Sự khác biệt về kiến thức, thực hành trong cách rửa tay và đeo khẩu trang giữa nam và nữ tại Bệnh viện Thống Nhất trong đại dịch Covid-19 Nghiên cứu được thực hiện trên 205 hồ sơ bệnh án được chẩn đoán khối u buồng trứng ở phụ nữ có thai đạt tiêu chuẩn tại kho lưu trữ hồi sơ của Bệnh viện Phụ sản Thái Bình. Kết quả cho thấy các khối u buồng trứng kích thước < 5cm chiếm tỷ lệ cao nhất 74,1%. U nang bì tần suất gặp nhiều nhất trong các u thường gặp, chiếm 45,9%. Xoắn u gặp chủ yếu trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tính chất UBT trên siêu âm: có 56,1% trường hợp được mô tả trên siêu âm. Trong đó: thưa âm 42,6%, bờ đều 90,4% và có vách, có nhú chiếm 13,9%. Có 42,3% được phát hiện do tình cờ đi khám thai và siêu âm. Khảo sát hoạt tính kháng viêm và ức chế enzyme xanthine oxydase của một số loài thuộc chi dây gắm (gnetum) Bài viết sử dụng số liệu điều tra khảo sát từ thực tế ở bảy tỉnh thành trong cả nước vừa qua để đánh giá liệu các yếu tố trên như nội dung kiểm soát ATTP, khó khăn hay nhận thức của người dân có ảnh hưởng đến mức độ ATTP. Kết quả nghiên cứu cho thấy nội dung liên quan đến kiểm soát ATTP ở nước ta có mối quan hệ thuận chiều với mức độ ATTP. Tuy vậy, những khó khăn khi người dân khi lựa chọn thực phẩm không có thấy tác động thuận chiều hay ngược chiều với mức độ ATTP. Khuyến nghị từ bài viết là các nhà quản lí tăng cường cung cấp thông tin, kiến thức về thực phẩm cho người dân thì sẽ làm cho thực phẩm được an toàn hơn. Kết quả phẫu thuật ở người bệnh trượt đốt sống được phẫu thuật bằng phương pháp PLIF/TLIF có hỗ trợ O-arm Mô tả được các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ban đầu của viêm thận Lupus nhóm V tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Phương pháp nghiên cứu: Thống kê mô tả hàng loạt ca. Triệu chứng tổn thương thận chủ yếu là hội chứng thận hư, với 12/15 trường hợp, đi kèm với suy thận cấp, tiểu máu đại thể, tăng huyết áp. Xét nghiệm miễn dịch phổ biến với giảm bổ thể C3, C4 và kháng thể kháng nhân ANA dương tính ở hầu hết các trường hợp. Tất cả bệnh nhân đều đạt được đạm niệu bằng 0 sau 6 đến 12 tháng điều trị, với chức năng thận ổn định ở hầu hết các trường hợp. Ảnh hưởng của một số yếu tố nghề nghiệp liên quan đến mức độ stress của nhân viên y tế từng mắc COVID-19 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022 Đánh giá một số yếu tố nguy cơ gây hẹp miệng nối sau mổ triệt căn ung thư trực tràng. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 256 BN ung thư trực tràng được phẫu thuật triệt căn, tỷ lệ hẹp miệng nối 3,52%. Có 3 yếu tố nguy cơ liên quan đến hẹp miệng nối là: xạ trị tiền phẫu (OR= 8,18, 95% CI= 1,66 – 40,32), phẫu thuật bảo tồn cơ thắt (ISR) (OR= 11,4, 95% CI= 2,30 – 56,42) và rò miệng nối sau mổ (OR= 23,24, 95% CI = 3,34 – 161,80). Kết luận: Các yếu tố nguy cơ gây hẹp miệng nối sau mổ là: Rò miệng nối, phẫu thuật ISR, tia xạ trước mổ. Tình trạng răng nhiễm fluor ở trẻ 12 tuổi dân tộc Thái ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An năm 2015 Nhận xét 1 số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính chấn thương sọ não ở trẻ em điều trị tại khoa Phẫu thuật Thần kinh-Cột sống Bệnh viên Đa khoa tỉnh Thái Bình. Không có tử vong. Kết luận: Nguyên nhân chấn thương sọ não ở trẻ em do tai nạn giao thông vẫn cao; Lứa tuổi tiểu học chiếm tỉ lệ cao nhất, do đó cần quan tâm hơn tới đối tượng này để giảm tỉ lệ chấn thương nói chung và chấn thương sọ não nói riêng. Mô tả cắt ngang 67 trường hợp chấn thương sọ não ở trẻ em điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2020. Kết quả: 67/534 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ (12,5%): gồm 51 nam (76,1%), 16 nữ (23,9%), Tuổi trung bình 10,1 ± 4,9; nhỏ tuổi nhất: 2 tuổi, lớn tuổi nhất: 18 tuổi. Nhóm tuổi mẫu giáo (20,9%), tiểu học (40,3%); trung học cơ sở (14,9%); phổ thông trung học (23,9%). Nguyên nhân tai nạn giao thông chiếm (55,2%). Tỉ lệ chấn thương sọ não nhẹ theo GCS: 65 bệnh nhân (97,0%); trung bình: 2 bệnh nhân (3,0%). Cắt lớp vi tính: vỡ xương sọ (31,3%); máu tụ ngoài màng cứng (28,4%); 2 loại tổn thương (22,4%). Thái độ xử trí: Điều trị nội khoa 63 bệnh nhân (94,0%); phẫu thuật 4 bệnh nhân (6,0%). Kết quả ra viện: Tốt 66 bệnh nhân (98,5%). Viêm rễ dây thần kinh hoặc hội chứng thần kinh thoáng qua sau tê tuỷ sống: Nhân một trường hợp Nghiên cứu tần suất, các yếu tố nguy cơ và ý nghĩa tiên lượng của rối loạn chức năng tâm thu thất phải (RLCNTTTP) ở bệnh nhân người lớn được phẫu thuật tim hở. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả có phân tích trên bệnh nhân (BN) được phẫu thuật tim hở tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 5 năm 2021. Kết quả: Nghiên cứu thu nhận được 105 BN. Tỉ lệ BN có đủ cả ba thông số của RLCNTTTP chiếm 29,5%, trong khi nếu chỉ tính một thông số thì tỉ lệ cao nhất là 87,6%. Các yếu tố nguy cơ của RLCNTTTP sau mổ gồm suy giảm chức năng thất phải trước mổ, rung nhĩ, kháng đông, mức độ hở van ba lá, diện tích thất phải cuối kỳ tâm trương trước mổ. RLCNTTTP làm tăng các chỉ điểm của bệnh nặng trong giai đoạn hồi sức như thời gian sử dụng thuốc vận mạch, thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức và thời gian nằm viện. Kết luận: RLCNTTTP thường gặp sau phẫu thuật tim hở và có ý nghĩa tiên lượng nặng trong giai đoạn hồi sức. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi mắc phải cộng đồng Viêm phổi cộng đồng là một trong những nguyên nhân gây nhập viện, tử vong và tiêu tốn chi phí y tế hàng đầu. Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi cộng đồng ở bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 76 bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi mắc phải cộng đồng nhập viện tại Bệnh viện Đại Học Y Dược Cần Thơ từ tháng 5/2017 đền tháng 5/2018. Kết quả: Triệu chứng cơ năng nổi bật là ho đàm 82,9%, khó thở 47,4%, đau ngực kiểu màng phổi 19,7% và ho khan 13,2%. Giá trị bạch cầu trung bình là 12,68 ± 5,41 / m m3 và có 64,5% bệnh nhân có bạch cầu > 10.000 / m m3, 35,5% bệnh nhân có bạch cầu ≤ 10.000 / m m3. Giá trị trung bình của CRP là 51,46 ± 61,35 mg / L và có 82,9% bệnh nhân có CRP > 10 mg / L, 17,1% bệnh nhân có CRP ≤ 10 mg / L. Về tổn thương X quang phổi, có 60,5% bệnh nhân tổn thương phế nang, 13,2% tổn thương thâm nhiễm dạng nốt, 11,8% tổn thương mô kẽ, 6,6% tổn thương phế quản và 7,9% không tổn thương. Kết luận: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm phổi cộng đồng rất đa dạng. Nghiên cứu giá trị chỉ số NLR, PLR trong dự báo đáp ứng điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ với phác đồ hoá chất có platinum Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân cắt tử cung hoàn toàn sau LEEP tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Nghiên cứu hồi cứu trên 51 bệnh nhân bệnh nhân được cắt tử cung hoàn toàn sau LEEP tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2020. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung bình thường và ASCUS, LSIIL có 95,65% tổn thương mô bệnh học từ CIN-II trở lên, kết quả sinh thiết chỉ phát hiện ra 19,6% trường hợp CIN-III và 3,92 ung thư cổ tử cung. Trong khi đó, khi làm LEEP phát hiện 64,92% ung thư cổ tử cung (19,6 CIN-III, 45,06 CIS và 19,6% ung thư xâm nhập). Trên bệnh phẩm cắt tử cung, có 3,92% CIN-III, 27,45% ung thư cổ tử cung (13,73% CIS, 1,96% AIS, 11,76% ung thư cổ tử cung xâm nhập). Xét nghiệm tế bào cổ tử cung trong những trường hợp tế bào bình thường, ASCUS và LSIL không tương ứng với tổn thương mô bệnh học; LEEP phát hiện tổn thương ung thư cổ tử cung cao hơn so với sinh thiết; tỷ lệ tổn thương nặng trên bệnh phẩm cắt tử cung thấp, nhưng tổn thương mức độ càng cao thì còn tồn tại sau điều trị LEEP càng tăng. Chế độ nuôi dưỡng sau phẫu thuật của bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan trên 40 người bệnh xơ gan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho kết quả: sức mạnh cơ trung bình của đối tượng nghiên cứu là: 20,7 ± 7,9 kg. Tỷ lệ có nguy cơ suy dinh dưỡng theo SGA cao, chiếm 60%, tỷ lệ giảm sức mạnh cơ là 75%. Người bệnh cao tuổi, xơ gan do virus, xơ gan mất bù, khẩu phần ăn không đạt nhu cầu khuyến nghị về năng lượng và protein có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn so với nhóm còn lại có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Vì vậy, việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng, giúp phát hiện sớm những vấn đề dinh dưỡng của người bệnh để có kế hoạch can thiệp dinh dưỡng sớm góp phần tăng hiệu quả điều trị cho người bệnh xơ gan. Xây dựng quy trình chiết cao định chuẩn kiểm soát hàm lượng nuciferin từ lá sen (Nelumbo nucifera Gaertn.) thu hái tại Đồng Tháp Một bệnh nhân nam 33 tuổi với tiền sử khoẻ mạnh vào viện vì chứng mất ngủ tăng dần và đôi khi có khó thở khi ngủ không do các nguyên nhân công việc, gia đình hay tâm lý. Khám lâm sàng không phát hiện dấu hiệu đặc biệt nào. Sau đó bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật lấy bỏ khối u, giải phẫu bệnh là Ganglioneuroma. Bệnh nhân tái khám sau đó 1 tháng và đã không còn các triệu chứng gây khó chịu. Giá trị xét nghiệm quantiferon-tuberculosis gold plus trong chẩn đoán trẻ mắc lao không bằng chứng vi khuẩn học Di lệch góc mắt trong gây ảnh hưởng lớn tới sự hài hoà và thẩm mỹ của khuôn mặt, làm biến dạng hệ thống dẫn lệ. Trong báo cáo này, chúng tôi trình bày hai case lâm sàng tạo hình góc mắt trong sử dụng kĩ thuật tạo hình chữ Z để đưa góc mắt về vị trí giải phẫu và sử dụng vít neo để cố định góc mắt. Kết quả phẫu thuật được đánh giá qua chỉ số nhân trắc tỉ lệ độ dài hai góc mắt bên bệnh / độ dài hai góc mắt bên lành. Kết quả phẫu thuật nội soi và vai trò của dẫn lưu ổ bụng trong điều trị nang ống mật chủ ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân Thalassemia tại bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2019-2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 64 bệnh nhi bị Thalassemia được điều trị tại Bệnh viện Nhi Thái Bình. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhi nam và nữ tương đương nhau. Thời điểm chẩn đoán bệnh cao nhất là từ 1 đến 6 tuổi (37,5%). 20,3% bệnh nhi nhập viện từ 5-10 lần trong 1 năm. Trẻ quá tải sắt mức độ nặng, trung bình và nhẹ là 28,1%, 12,5% và 31,3%. Lách to độ 2 chiếm tỷ lệ cao nhất 25,0%. Bệnh nhân vào viện có lượng huyết sắc tố từ 60 – 90 g / l chiếm tỷ lệ cao nhất 68,8%. Số lần truyền máu trung bình trong 1 năm của bệnh nhi từ 1 đến 3 lần chiếm tỷ lệ cao nhất 54,6%. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân bụi phổi silic điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương, năm 2019-2020 Đánh giá kết quả điều trị nội khoa chửa ngoài tử cung (CNTC) chưa vỡ bằng Methotrexat (MTX) đơn liều và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị. Đối tượng và phương pháp: 42 bệnh nhân (BN) chẩn đoán xác định chửa ngoài tử cung chưa vỡ được điều trị nội khoa bằng Methotrexat đơn liều Bệnh viện Quân y 103 từ 1/2018 đến 12/2021. Kết quả: Tỷ lệ thành công chung là 90,48%. Kích thước khối CNTC ban đầu càng nhỏ và nồng độ βhCG trước điều trị càng thấp thì tỷ lệ thành công càng cao. Tác dụng phụ của MTX rất ít gặp. Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy điều trị nội khoa CNTC chưa vỡ bằng MTX đơn liều có hiệu quả cao. Kích thước khối CNTC ban đầu và nồng độ βhCG trước điều trị có ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Đánh giá kết quả điều trị xuất huyết tiêu hoá ruột non bằng nội soi ruột non bóng kép Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn sự thích ứng với phản ứng trầm cảm ngắn với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn sự thích ứng với phản ứng trầm cảm ngắn. Ít gặp nhất là triệu chứng chậm chạp tâm thần vận động (39,4%). Bằng phương pháp mô tả cắt ngang ở 66 người bệnh điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc Gia, bệnh viện Bạch Mai, được chẩn đoán chính xác rối loạn sự thích ứng với phản ứng trầm cảm ngắn (F 43.20) theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD 10. Kết quả: phần lớn người bệnh rối loạn sự thích ứng với phản ứng trầm cảm ngắn gặp ở độ tuổi từ 20 – 29 và 30 – 39 với tỉ lệ cùng bằng 27,3%. Tuổi trung bình của nhóm người bệnh này là 33,6 ± 13,9. Sang chấn tâm lý trong nhóm nghiên cứu gặp nhiều nhất là những sang chấn trong công việc / học tập 69,7%. Trong 3 triệu chứng chính của trầm cảm, triệu chứng giảm năng lượng và tăng mệt mỏi là triệu chứng gặp nhiều nhất với tỉ lệ 80,3%. Trong 7 triệu chứng phổ biến của trầm cảm, triệu chứng rối loạn giấc ngủ là triệu chứng thường gặp nhất với tỉ lệ 93,9%. Không gặp triệu chứng có hành vi tự sát. Trong 8 triệu chứng cơ thể của trầm cảm thì triệu chứng tỉnh giấc vào lúc sáng sớm hơn 2 giờ là triệu chứng gặp nhiều nhất với tỉ lệ 93,9%. Nhân hai trường hợp viêm màng não tăng bạch cầu ái toan điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 175 Xác định tỉ lệ tuân thủ sử dụng thuốc Levothyroxine (L-T 4) và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy giáp tiên phát (SGTP) cao tuổi tại phòng khám Nội tiết, bệnh viện Hữu Nghị. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ sử dụng thuốc L-T 4: Trình độ học vấn và mục tiêu điều trị. Kiến nghị: hướng dẫn bệnh nhân tham khảo các tài liệu, sách báo, tạp trí, internet cùng sự hướng dẫn của nhân viên y tế về bệnh suy giáp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 82 bệnh nhân suy giáp tiên phát, tuổi từ 60 đến 87, tham gia khám bệnh tại phòng khám Nội tiết, bệnh viện Hữu Nghị từ 8/2020 đến 8/2021. Các xét nghiệm được tiến hành gồm TSH, FT 4. Kết quả và bàn luận: Có 85,4% bệnh nhân tuân thủ điều trị thuốc (TTĐTT). Mức độ TTĐTT: cao 69,5%; trung bình 15,9%; thấp 14,6%. Có 78,1% đạt mục tiêu điều trị (bình giáp), 21,9% chưa đạt mục tiêu điều trị. Kết luận: Tỷ lệ tuân thủ sử dụng thuốc L-T 4 trên bệnh nhân suy giáp tiên phát cao tuổi chiếm khoảng 85,4%. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về phòng ngừa chuẩn của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Vinh năm 2018 Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ về phòng ngừa chuẩn và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ phòng ngừa chuẩn của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Vinh, năm 2018. Phương pháp: Áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng (mô tả cắt ngang có phân tích) kết hợp định tính trên 337 sinh viên đại học điều dưỡng năm thứ 2 Trường Đại học Y khoa Vinh. Kết quả: Có 5,9% sinh viên cử nhân điều dưỡng có kiến thức đạt về phòng ngừa chuẩn. Có 65,9% sinh viên có thái độ tích cực về phòng ngừa chuẩn, 33,2% có thái độ trung tính và chỉ có 0,9% có thái độ tiêu cực trong phòng ngừa chuẩn. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ về PNC. Sinh viên nữ có thái độ tích cực về PNC cao gấp 4,1 lần so với sinh viên nam với CI 95% (1,7 - 7,9). Sinh viên có thái độ tích cực thì có kiến thức về vệ sinh tay cao gấp 2,7 lần (95% CI: 1,3 – 3,5), kiến thức về tiêm an toàn và phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn cao gấp 4,6 lần, kiến thức về vệ sinh ho và hô hấp cao gấp 3,7 lần so với sinh viên có thái độ chưa tích cực với CI 95% (1,8 – 7,2). Đánh giá đáp ứng sau 3 tháng xạ trị lập thể định vị thân ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm theo tiêu chuẩn RECIST và PERCIST Tăng bạch cầu ái toan ở máu ngoại vi khi số lượng > 1.5 x109 / L. Bệnh tăng bạch cầu ái toan do nguyên nhân ác tính tại tuỷ rất ít gặp ở trẻ dưới 2 tuổi và hiệu quả điều trị bằng imanitib còn chưa rõ ràng trên trẻ nhỏ. Chúng tôi báo cáo một ca bệnh lần đầu tiên được phát hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Một trẻ nam đến khám nhiều đợt từ lúc 15 tháng tuổi đến 23 tháng tuổi với biểu hiện tăng bạch cầu ái toan tăng dần từ 11.470 / μL (số lượng bạch cầu 37x 109 / L, bạch cầu ái toan 31%) đến 54.984 / μL (số lượng bạch cầu 174x 109 / L, bạch cầu ái toan 31,6%) với biểu hiện mệt mỏi, đau bụng, không sốt, gan lách to tăng dần, thiếu máu. Kết quả điều trị ung thư nội mạc tử cung tái phát bằng phác đồ paclitaxel carboplatin và một số yếu tố ảnh hưởng Gãy hai xương cẳng chân là tổn thương thường gặp. Thời gian liền xương trung bình: nhóm ≤ 4 tuổi là 4,1 ± 0,5 tuần; nhóm tuổi 4-10 tuổi là 6,3 ± 0,3 tuần. Việc điều trị tuỳ từng trường hợp cụ thể. Điều trị bảo tồn gãy kín thân hai xương cẳng chân được áp dụng chủ yếu ở trẻ em. Tại khoa khám xương và điều trị ngoại trú Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, từ tháng 10/2020 đến 10/2021 điều trị cho 61 Bệnh nhân gãy kín thân hai xương cẳng chân bằng phương pháp nắn chỉnh, bó bột cho kết quả thu được như sau: 93,4% các Bệnh nhân gãy typ A, 6,6% gãy typ B1 theo phân loại của AO / ASIF. Kết quả điều trị theo thang điểm Lyshome tại các thời điểm sau 2 tuần, sau 4 tuần và sau 6 tuần tháo bột, với tỷ lệ lần lượt là 42,6%; 60,7% và 83,6%. Kết quả đánh giá chức năng khớp cổ chân bằng thang điểm FADI cho thấy, điểm số trung bình tại thời điểm sau tháo bột 4 tuần là 77,8 ± 8,9, sau 6 tuần là 101,9 ± 6,9. Phân loại độ liền xương trên X-Quang theo thang điểm RUST với điểm số trung bình là 7,41 ± 1,12 tại thời điểm 4 tuần trong bột, 8,28 ± 0,78 sau tháo bột, 9,25 ± 1,01 sau tháo bột 2 tuần và 10,85 ± 0,67, sau tháo bột 6 tuần. Tỷ lệ liền xương theo phân loại thang điểm RUST tại thời điểm thay bột cẳng bàn chân là 42,6% và sau 6 tuần tháo bột là 100%. Kiến thức của sinh viên điều dưỡng về phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới Nang xương do phình động mạch Talus là bệnh lành tính, hiếm gặp. Việc tiếp cận mở thân taluy gặp nhiều khó khăn do vùng phẫu thuật hẹp, nguồn cung cấp máu và hầu như bề mặt của taluy là sụn khớp. Nội soi khớp cổ chân lấy khối u, ghép xương tự thân trong điều trị u nang xương mác là một kỹ thuật ưu điểm nhưng khó, khắc phục được những khó khăn nêu trên. Chúng tôi báo cáo một trường hợp nang xương phình động mạch khổng lồ chiếm toàn bộ thân taluy, điều trị bằng phương pháp nội soi cắt bỏ khối u khớp cổ chân, ghép xương tự thân tại Bệnh viện Đại học Việt Đức, kết quả tốt, không tái phát sau 32 tháng theo dõi. Đánh giá hoạt động kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2019 Đánh giá hoạt động kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Tỷ lệ đơn thuốc kê kháng sinh và thuốc tiêm lần lượt là 40,50% và 3,5%. Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm đánh giá hoạt động kê đơn theo các chỉ số kê đơn của Tổ chức Y tế thế giới. 400 đơn thuốc đã được thu thập tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thông tin về bệnh nhân như họ tên, tuổi, giới tính được ghi đầy đủ trong tất cả các đơn thuốc. Có 21,25% đơn thuốc viết tắt chẩn đoán. Tên thuốc, nồng độ, số lượng và đường dùng thuốc được ghi đầy đủ cho 100% số thuốc. Tổng số có 1314 thuốc được kê trong 400 đơn. Số thuốc trung bình trong một đơn là 3,29 ± 1,32 thuốc. Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê theo tên chung quốc tế và thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu là 29,45% và 39,27%. Mối liên quan tăng men gan và đợt cấp bệnh lupus ban đỏ hệ thống Scaffold là chất mang hay còn gọi là giá đỡ sinh học, hay giàn giáo sinh học, có vai trò quan trọng trong công nghệ cấy ghép tế bào gốc. Trong bài này chúng tôi xin giới sơ lược về scaffold, chất liệu, cấu trúc, các đặc tính của scaffold và cách tạo hình 3D scaffold Khảo sát chất lượng bộ câu hỏi Communication Assessment Tool dùng để đánh giá kỹ năng giao tiếp của nhân viên y tế Xác định tỉ lệ tăng men gan trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống (SLE) và mối liên quan giữa tăng men gan với đợt cấp bệnh SLE. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 157 bệnh nhân SLE được chẩn đoán theo tiêu chẩn SLICC 2012 điều trị tại Trung tâm Dị ứng Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: 44/157 (28,0%) bệnh nhân tăng men gan. Số lượng bạch cầu máu ngoại vi nhóm bệnh 5,267 ± 4,019 G / L thấp hơn nhóm chứng 8,509 ± 4,331 G / L (p= 0,000). Nồng độ C4 nhóm bệnh 0,099 ± 0,076 g / L thấp hơn nhóm chứng 0,135 ± 0,127 g / L (p= 0,038). Điểm SLEDAI nhóm bệnh 12,556 ± 7,229 cao hơn nhóm chứng 8,179 ± 5,191 (p= 0,002). Kết luận: Đợt cấp SLE gây tăng men gan. Đánh giá chức năng tâm trương thất trái bằng siêu âm doppler tim ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ Mô tả thực trạng sử dụng thuốc điều trị gút trên bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ. Chỉ có 6 bệnh án xuất hiện biến cố bất lợi trong quá trình điều trị, chiếm tỷ lệ 5,77%. Trong đó, rối loạn tiêu hoá chiếm tỷ lệ cao nhất với 50,0%. Kết luận: Bệnh nhân gút điều trị nội trú chủ yếu được chỉ định sử dụng colchicin, meloxicam. Các phác đồ chủ yếu được sử dụng trong đơn trị liệu là paracetamol và colchicin, phác đồ đa trị chủ yếu sử dụng các thuốc colchicin, meloxicam và paracetamol. Tác dụng phụ của thuốc có tỷ lệ thấp với 5,77%. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang, mô tả, không can thiệp dựa trên bệnh án nội trú điều trị Gút tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ có thời gian vào viện từ 06/2019 - 12/2019. Kết quả: Đa số các bệnh nhân được chỉ định colchicin, chiếm tỷ lệ 91,35%, tiếp theo là meloxicam dùng theo đường uống và đường tiêm, với tỷ lệ lần lượt là 55,77,0% và 29,81%. Bệnh nhân nội trú được dùng phác đồ đơn độc chủ yếu dùng thuốc paracetamol (chiếm 36,11%) và colchicin (chiếm 22,22%). Phác đồ 2 thuốc trên bệnh nhân nội trú được sử dụng nhiều nhất bao gồm: colchicin + paracetamol uống (30,43%), meloxicam uống + paracatamol uống (19,57%). Phác đồ phối hợp 3 thuốc trên nhóm bệnh nhân nội trú bao gồm: colchicin + meloxicam tiêm + paracetamol uống (chiếm tỷ lệ 61,11%). Phác đồ phối hợp 4 thuốc là colchicin + meloxicam tiêm + methylprednisolon uống + paracetamol truyền. Phần lớn bệnh nhân nội trú được thay đổi phác đồ do triệu chứng lâm sàng được cải thiện (chiếm 64,13%). Khoảng 25,54% bệnh nhân cần thay đổi do triệu chứng lâm sàng diễn tiến nặng hơn. Một số yếu tố liên quan đến thất bại dụng cụ khi sử dụng cấu hình ngắn trong phẫu thuật điều trị chấn thương cột sống Denis IIB vùng ngực thắt lưng Mô tả mức độ hoạt động thể chất ở người cao tuổi tăng huyết áp và xác định một số yếu tố liên quan đến hoạt động thể chất ở người cao tuổi tăng huyết áp năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 352 người cao tuổi tăng huyết áp được lựa chọn ngẫu nhiên từ 9 xã / phường của 03 huyện / thành phố của tỉnh Nam Định tham gia nghiên cứu. Các thang đo được sử dụng gồm: Thang đo đánh giá hoạt động thể chất của Tổ chức Y tế Thế giới; Thang đo nhận thức về rào cản hoạt động thể chất; Thang đo đánh giá mức độ tự tin trong hoạt động thể chất; Thang đo sự hỗ trợ xã hội. Kết quả: 100% đối tượng trong nghiên cứu có tham gia ít nhất 01 hoạt động thể chất; 47,7% đối tượng có mức độ hoạt động thể chất đủ theo khuyến cáo. Những người chưa nhận thức được các rào cản trong hoạt động thể chất thì mức độ hoạt động thể chất chỉ bằng 0,4 lần so với người đã nhận thức được; những người có sự hỗ trợ của gia đình sẽ có mức độ hoạt động thể chất cao hơn 2,5 lần so với những người không có hoặc nhận được rất ít sự hỗ trợ từ gia đình; những người ở nông thôn có mức độ hoạt động thể chất cao hơn 6,5 lần so với những người ở thành thị; những người từ 60-70 tuổi có mức độ hoạt động thể chất cao hơn 1,9 lần so với những người > 70 tuổi. Kết luận: Mức độ hoạt động của người cao tuổi tăng huyết áp còn thấp so với khuyến cáo. Các can thiệp cần giúp người cao tuổi tăng huyết áp nhận thức và ứng phó với các rào cản trong hoạt động thể lực. Thay lại khớp háng bằng kỹ thuật xâm nhập tối thiểu đường mổ trước: Báo cáo 02 trường hợp lâm sàng Đánh giá yếu tố nguy cơ theo thang điểm cha 2 ds 2 - vasc trên bệnh nhân đột quỵ có rung nhĩ không do bệnh van tim. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 91 bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ có rung nhĩ không do bệnh lý van tim. Kết luận: Hệ thống tính điểm CHA 2 DS 2 - VASc dễ thực hiện và khuyến cáo trong thực hành lâm sàng hàng ngày. Xác định tỷ lệ nhiễm vi nấm Candida spp gây viêm âm đạo trong thai kỳ và các yếu tố liên quan Mô tả đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính ngực của các ca bệnh nấm phổi Aspergillus xâm lấn có dấu hiệu lâm sàng, được chẩn đoán xác định bằng các xét nghiệm cận lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: 47 bệnh nhân được chẩn đoán xác định nấm phổi Aspergillus xâm lấn bằng 1 hoặc từ 2 các phương pháp: Vi sinh (soi tươi, nuôi cấy phân lập định danh), miễn dịch (kháng nguyên galactomanna, Aspergillus test nhanh LFD, nồng độ kháng nguyên 1,3 - β-D-gluca); xét nghiệm xác định nấm gián tiếp (IgG, IgE, IgM), sinh học phân tử (realtime PCR), giải phẫu bệnh học. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả, cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình 54 ± 14 năm, nam / nữ là 2/1, ho đờm (36,2%), khó thở (48,9%), sốt (40,4%), ho máu (6,4%), thời gian xuất hiện các triệu chứng phần lớn từ 1 - 3 tuần trước khi nhập viện; 100% bệnh nhân có bệnh lý nền, trong đó 63,8% có yếu tố vật chủ của EORTC / MSG, nhiều nhất là bệnh máu ác tính (34%) và dùng corticoid kéo dài (23,4%). Các kỹ thuật chẩn đoán dương tính: Nuôi cấy đờm (21/4 7 = 44,7%), nuôi cấy dịch rửa phế quản / BAL (15/4 7 = 31,9%), giải phẫu bệnh: Nội soi sinh thiết phế quản / NSSTPQ (15/4 7 = 31,9%, sinh thiết xuyên thành ngực / STXTN (11/4 7 = 23,4%), xét nghiệm galactomannan máu (12/4 7 = 25,5%), galactomannan BAL (2/4 7 = 4,3%); LFD máu (5/4 7 = 10,6%); LFD BAL (2/4 7 = 4,3%). Hình ảnh cắt lớp vi tính ngực: Nốt / nhiều nốt (66 - 70%), đông đặc (38,3 - 51,1%); hang / nhiều hang (29%), kính mờ quanh nốt / quầng sáng (53,2 - 66%), dày thành đường dẫn khí (20%). Kết luận: Cắt lớp vi tính ngực có vai trò quan trọng trong định hướng, hỗ trợ chẩn đoán nấm phổi Aspergillus xâm lấn. Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật tiêu hoá và một số yếu tố liên quan tại Khoa Phẫu thuật tiêu hoá Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2021 Không trẻ nào cần can thiệp / phẫu thuật tim trong vòng 6 tháng với TLT tự đóng 20/44 TH (45,45%). Kết luận: Thai nhi có thông liên thất đơn thuần trong thai kỳ có diễn tiến tốt trong và sau sinh 6 tháng. Mô tả kết cục của thai nhi có thông liên thất (TLT) được chẩn đoán trước sinh tại bệnh viện Từ Dũ (BV TD) và xác định tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể (NST) trong các trường hợp TLT đơn thuần. Các đặc điểm của thai phụ và thai nhi có TLT được ghi nhận, tỉ lệ bất thường NST, kết cục thai nhi và theo dõi đến 6 tháng sau sinh. Kết quả: Có 46 trường hợp (TH) TLT nhận vào nghiên cứu, trong đó TLT phần cơ chiếm tỉ lệ 43,47%, phần quanh màng: 41,30%, phần thoát: 13,06%, phần nhận: 2,17%, lỗ thông có đường kính trung bình: 2,06 ± 1,95 mm. Điều kiện lao động của công nhân xây dựng tại một công trường ở tỉnh Thanh Hoá năm 2021 Sinh viên y khoa là một trong những đối tượng có tỷ lệ bị stress rất cao do áp lực của môi trường học tập. Việc hiểu biết đúng về stress giúp các em biết cách điều chỉnh và giải toả cũng như phòng ngừa hiệu quả. Mục tiêu: Mô tả kiến thức về stress của sinh viên năm thứ 3 ngành Bác sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên sinh viên năm thứ 3 ngành Bác sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, bằng bộ câu hỏi gồm 2 phần: Thông tin chung và Kiến thức của sinh viên về stress. Kết quả: phần lớn sinh viên đã có kiến thức đúng về biểu hiện, nguyên nhân, ảnh hưởng và các cách ứng phó với stress. Tuy nhiên, vẫn còn có một tỷ lệ sinh viên không biết hoặc hiểu sai khi cho rằng: Buồn chán, suy nghĩ tiêu cực và có ý định tự sát (63,2%) là những biểu hiện khi bị stress; bị stress là do Tiếp xúc với người bị stress (47,5%), do Số phận của mỗi người (27,7%); Stress dẫn đến bị tâm thần, điên (58,9%), Sử dụng thuốc an thần (29,0%) khi bị stress. Kết luận: Sinh viên đã có kiến thức đúng nhưng chưa đầy đủ về stress và còn có một số nhầm lẫn. Việc cung cấp đầy đủ, chính xác các kiến thức cơ bản về stress là hết sức cần thiết nhằm nâng cao hiểu biết của các em về vấn đề này. Một số yếu tố liên quan đáp ứng của hoá trị phác đồ paclitaxel-carboplatin trên ung thư biểu mô buồng trứng giai đoạn IIIC, IV An toàn người bệnh (ATNB) là làm giảm tối đa các sự cố y khoa có thể xảy ra từ đó giảm nguy cơ gây tổn hại cho người bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc tại các cơ Sở Y tế. Thiết lập văn hoá an toàn người bệnh là ưu tiên hàng đầu trong cải thiện môi trường chuyên môn và nâng cao chất lượng điều trị. Mục tiêu: Mô tả thực trạng văn hoá an toàn người bệnh của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2020. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 638 nhân viên y tế (NVYT) đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn từ 6 tháng trở lên. Kết quả: Hơn 3/4 cán bộ y tế đánh giá tích cực về VHATNB hiện có của BVĐK Xanh Pôn, trong đó hai nhóm tiêu chí có tỷ lệ trả lời tích cực thấp nhất là nhân sự của Khoa / phòng (49,4%) và hành xử không buộc tội khi có sai sót của khoa / phòng (53,1%). Tỷ lệ đánh giá tích cực của từng khía cạnh trong 12 khía cạnh về VHATNB dao động từ 57,0% đến 92,6%. Đặc điểm lâm sàng phì đại lợi ở một nhóm người Việt Nam Đánh giá kết quả chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn bằng phương pháp TAPP. Kết quả: 92,6% bệnh nhân không xảy ra biến chứng toàn thân sau phẫu thuật, 100% trường hợp không nhiễm trùng vết mổ, tỷ lệ bệnh nhân hài lòng chiếm 88,9%, rất hài lòng chiếm 11,2%. Kết luận: Phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn bằng phương pháp TAPP là phương pháp điều trị ít xâm lấn, ít đau sau mổ, sẹo mổ rất nhỏ, thời gian hậu phẫu ngắn, nhẹ nhàng, người bệnh nhanh chóng trở lại với công việc và cuộc sống bình thường. Loãng xương nguyên phát ở phụ nữ sau mãn kinh Nghiên cứu cắt ngang, tiến hành năm 2018 trên 290 học sinh trung học cơ sở của 04 trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên, nhằm mô tả thực trạng thiếu máu, dự trữ sắt và thiếu vitamin D. Kết quả cho thấy, tỷ lệ thiếu máu chung là 30,3% ở ngưỡng trung bình về ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng; dự trữ sắt cạn kiệt là 22,4% (trong đó, tỷ lệ dự trữ sắt thấp và cạn kiệt là 53,8%); tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt là 6,6%; nồng độ Hemogolobin trung bình là 122,9 g / l± 11,1 và nồng độ Ferritin trung vị là 28,4 μg / l. Tỷ lệ vitamin D thấp là 9,3%; tỷ lệ có nguy cơ thiếu vitamin D là 86,6%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ vitamin D thấp theo nhóm tuổi (p < 0,05). Cần có những giải pháp can thiệp kịp thời cải thiện tình trạng thiếu máu, dự trữ sắt và thiếu vitamin D cho học sinh trung học cơ sở vùng dân tộc, khó khăn của tỉnh Điện Biên nói riêng và vùng núi phía Bắc nói chung. Stress và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân sau mắc Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh Mô tả thực trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại vùng trung du và miền núi phía Bắc năm 2019. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 488 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 - 49 tuổi. Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ là 8,6%. Nhóm tuổi 15 - 24 tuổi có tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn cao nhất 19,1%. Tỷ lệ thừa cân, béo phì tương ứng là 15,0% và 0,4% tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi 35 - 49 tuổi. Có mối liên quan giữa tuổi, điều kiện kinh tế hộ gia đình với tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ với p < 0,001. Theo dõi và chăm sóc tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá ở bệnh nhân ghép tế bào gốc tạo máu Đánh giá kết quả lâm sàng và hình ảnh học của kỹ thuật lấy nhân đệm và hàn xương cột sống cổ lối trước có đặt miếng ghép và nẹp. Sự thay đổi chiều cao trung bình của đĩa đệm là 5,4 ± 2,4%. Sáu bệnh nhân (27,3%) bị biến chứng khó nuốt. Mười lăm bệnh nhân (68,2%) đạt kết quả xuất sắc theo tiêu chí của Odom. NDI trung bình sau mổ là 5,1 ± 5,8 (trung vị 2,5 giới hạn 1-21). Kết luận: Lấy nhân đệm và hàn xương có đặt miếng ghép và nẹp cột sống cổ lối trước trong điều trị thoái hoá cột sống cổ một tầng là kỹ thuật an toàn hiệu quả cao, có tỉ lệ liền xương cao và bảo tồn được sự thẳng hàng của cột sống cổ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu. Bệnh nhân được lấy nhân đệm và hàn xương có đặt miếng ghép và nẹp một tầng để điều trị bệnh lý đốt sống cổ từ 8/2013 đến 10/2017. Phim X quang theo dõi được chụp ở tư thế thẳng / nghiêng, cúi / ngửa để đánh giá tỉ lệ liền xương, góc gù tại chỗ, đoạn cột sống cổ và thay đổi chiều cao đĩa đệm. Chúng tôi sử dụng tiêu chí của Odom và chỉ số mất chức năng của cổ để đánh giá kết quả điều trị. Kết quả: Hai mươi hai bệnh nhân được phẫu thuật bằng kỹ thuật này để điều trị bệnh thoái hoá cột sống cổ một tầng trong quá trình nghiên cứu. Thời gian theo dõi trung bình là 17,6 ± 7,3 tháng. Hai mươi mốt bệnh nhân (95,5%) biểu hiện hàn xương trên phim X quang. Sự thẳng hàng tại tầng phẫu thuật trên phim sau mổ ít thay đổi với góc (α) trung bình sau mổ là 4,30 ± 5,50, sự thẳng hàng của đoạn đốt sống tăng nhẹ độ lõm với góc Cobb sau mổ trung bình (15,70 ± 12,40). Mô tả ảnh hưởng của bơm CO2 lên mạch, huyết áp trên người bệnh phẫu thuật nội soi ổ bụng Đánh giá tổn thương phổi và phân tích một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân xơ cứng bì hệ thống (XCBHT). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 81 bệnh nhân được chẩn đoán XCBHT theo tiêu chuẩn ACR / EULAR 2013 tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương từ tháng 01/2020 đến tháng 07/2022. Kết quả: Tổn thương phổi kẽ chiếm 80,2%, tăng áp động mạch phổi chiếm 48,1%, phối hợp cả TTPK và TAĐMP 34,5%. Rối loạn thông khí hạn chế 60,5%, FVC 77,06 ± 18,04. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm Rodnan giữa bệnh nhân XCBHT có TAĐMP và không có TAĐMP (18,4 và 14,3 tương ứng; p= 0,023). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các chỉ số FVC (72,9% và 93,8%; p= 0,02); RLTKHC (OR= 0,23 và p= 0,008); Scl-70 (OR= 0,29 và p= 0,03); điểm Rodnan (OR= 4,61 và p= 0,009) giữa bệnh nhân XCBHT có TTPK và không có TTPK. Có nguy cơ giảm FVC ở bệnh nhân có Scl-70 dương tính (OR= 0,37 và p= 0,037). Có mối tương quan giữa FVC và điểm Rodnan (p= 0,00). Khảo sát kiến thức về ung thư cổ tử cung và tiêm vaccine ngừa HPV của nữ sinh viên khoa Dược năm thứ 5 Đại học Nguyễn Tất Thành Nhân viên y tế (NVYT) là nguồn lực quan trọng đối với mỗi cơ sở y tế. Kết quả phân tích đơn biến cho thấy, ba yếu tố liên quan đến mức độ hài lòng của NVYT là: giới tính, tuổi và thâm niên công tác (p < 0,05). “Không thể có hài lòng người bệnh nếu không có hài lòng nhân viên y tế ”, đó là một nhận định của một nhà quản lý bệnh viện nổi tiếng Joe Jansante, sự hài lòng đối với công việc của NVYT sẽ bảo đảm duy trì đủ nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế tại cơ sở y tế. Mục tiêu: Xác định thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mức độ hài lòng của NVYT đối với công việc của họ tại Phòng khám đa khoa Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp: Điều tra cắt ngang, nghiên cứu định lượng. Kết quả: Nghiên cứu thu thập thông tin từ 203 NVYT làm việc tại Phòng khám đa khoa Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh thông qua phỏng vấn bằng phiếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy 5/5 nhóm tiêu chí đều có tỷ lệ hài lòng đạt trên 83%. Kết luận: Tỷ lệ hài lòng chung của NVYT đạt ở mức khá cao (84,24%). Điểm trung bình là 4,21 ± 0,37. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả khởi phát chuyển dạ để chấm dứt thai kỳ bằng ống thông foley tại bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2016-2018 Khởi phát chuyển dạ (KPCD) khi cổ tử cung chưa thuận lợi là nhiệm vụ quan trọng của bác sĩ sản khoa. KPCD bằng ống thông Foley đặt ở lỗ trong CTC là phương pháp cơ học dễ thực hiện, can thiệp tối thiểu, ít tác dụng phụ và biến chứng, ngày càng được quan tâm và ứng dụng rộng rãi. Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả khởi phát chuyển dạ để chấm dứt thai kỳ bằng ống thông Foley tại Bệnh viện Phụ Sản Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 104 thai phụ nhập viện có chỉ định khởi phát chuyển dạ khi cổ tử cung chưa thuận lợi (Bishop ≤ 4) từ tháng 10/2016 đến tháng 3/2018. Thực trạng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên giai đoạn 2014-2018 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh có khả năng gây tàn phế và tử vong cao. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng phát hiện quản lý điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2018. Nghiên cứu đã tìm ra tỷ lệ bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính nam chiếm 89,24%. Nhóm 60 – 69 tuổi chiếm 40,18%. Tiền sử bệnh liên quan gồm tăng huyết áp chiếm 63,29%; viêm phế quản chiếm 58,22% và đái tháo đường chiếm 51,64%. Mức độ tắc nghẽn đường thở theo Sáng kiến toàn cầu cho Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - GOLD 2018 giai đoạn 2 với 46,4%. Nhân lực, nguồn lực, vật lực tại Đơn vị Quản lý bệnh phổi mãn tính đạt tiêu chuẩn. Kết quả điều trị tốt chiếm tỷ lệ lớn nhất với 80,04%. Tóm lại mô hình Đơn vị Quản lý bệnh phổi mãn tính tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên giai đoạn 2014-2018 phát hiện quản lý điều trị ổn định, duy trì, và bền vững. Đánh giá mối liên quan giữa đặc điểm tĩnh mạch tinh giãn trên mô bệnh học và chức năng tinh hoàn ở bệnh nhân phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh giãn Tỉ lệ rối loạn chức năng tuyến giáp do quá tải sắt ở trẻ em mắc bệnh thalassemia thể phụ thuộc truyền máu dao động 6-30%; tuỳ thuộc nồng độ ferritin, tuổi, mức độ truyền máu và các liệu pháp thải sắt. Mục tiêu: Xác định chức năng tuyến giáp ở trẻ em Thalassemia thể phụ thuộc truyền máu và các yếu tố ảnh hưởng lên chức năng tuyến giáp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả có phân tích 51 ca thalassemia 9-16 tuổi được truyền máu ≥ 10 lần mỗi năm. Loại khỏi nghiên cứu nếu có tiền căn suy giáp trước khi được chẩn đoán thalassemia. Kết quả: Tỉ lệ suy giáp trung ương chiếm tỉ lệ cao nhất 39,2% (20/5 1 ca), suy giáp nguyên phát 3,9% (2/5 1 ca) và suy giáp dưới lâm sàng 1,9% (1/5 1 ca). Nhóm suy giáp có tuổi trung vị 11,5 tuổi (9-15), nồng độ hemoglobin trước truyền máu 7,24 ± 0,13 g / dl, thể tích máu truyền 113 ml / kg / năm (64 - 175 ml / kg / năm), nồng độ ferritin 2.472 ng / ml (1.184-6.143) so với nhóm bình giáp lần lượt là 11 tuổi (9-16), 7,25 ± 0,10 g / dl, 117 ml / kg / năm (69 - 237 ml / kg / năm), 2.000 ng / ml (540 – 5.765 ng / ml); không có khác biệt về thống kê. Kết luận: Rối loạn chức năng tuyến giáp ở bệnh nhân thalassemia thể phụ thuộc truyền máu đa dạng từ suy giáp dưới lâm sàng, suy giáp nguyên phát đến suy giáp trung ương. Nghiên cứu nhu cầu cai nghiện thuốc lá bằng phương pháp y học cổ truyền của người dân thành phố Hà Nội Ngoài ra, ở những bệnh nhân suy tuyến thượng thận có thể cần điều chỉnh nhanh các liều glucocorticoid. Hơn nữa, trong cập nhật khuyến cáo này, vai trò của hormone sinh dục cũng như tuyến yên đặc biệt và các khía cạnh tuyến giáp của COVID-19 cũng đã được đề cập. Cuối cùng, trong quan điểm của việc tiêm phòng Vaccine phòng COVID với các tác động tiềm ẩn đối với bệnh nhân ĐTĐ và nội tiết cần được xem xét. Việc quản lý cần thận trọng bao gồm cả việc điều chỉnh phương pháp điều trị để bảo vệ bệnh nhân Nội tiết và ĐTĐ đã biết tránh được những hậu quả nguy hiểm nhất của COVID-19 hoặc nhập viện với nhiễm COVID-19, mà còn ở bệnh nhân ĐTĐ mới khởi phát do SARS-CoV -2 Bên cạnh đó Béo phì lại làm gia tăng tính nhạy cảm với SARS-CoV - 2 và nguy cơ đối với kết quả bất lợi COVID-19. Cần quản lý dinh dưỡng đầy đủ cho bệnh nhân béo phì hoặc suy dinh dưỡng để hạn chế sự gia tăng tính nhạy cảm và mức độ nghiêm trọng của nhiễm COVID-19. Ngoài ra sự thiếu hụt vitamin D, hạ calci huyết thanh và gãy xương đốt sống cũng là những phát hiện thường xuyên ở nhóm bệnh nhân COVID-19 nhập viện và có thể tác động đến kết cục lâm sàng xấu trên những bệnh nhân này. Hội chứng chèn ép khoang bụng sau can thiệp nội mạch điều trị vỡ phình động mạch chủ bụng: Báo cáo trường hợp lâm sàng và tổng quan y văn Trong 35 mẫu nhiễm nấm mốc có 25 mẫu nhiễm cả nấm men. 6/8 mẫu long nhãn có độ nhiễm cao, đáng chú ý là mẫu long nhãn cơ sở C và E có độ nhiễm vượt quá 104 CFU / g - tương ứng là (34 x 104 và 12,3 x 103) CFU / g. Một số mẫu ở cơ sở A, B và I có độ ẩm cao nhưng độ nhiễm nấm dưới 10 CFU / g và có một số dấu hiệu bất thường về cảm quan gợi ý tình trạng sử dụng thuốc nhuộm, chất bảo quản, pH sản phẩm thay đổi, … Hơn 60% mẫu khảo sát có nhiễm nấm men, gặp nhiều ở ngũ vị tử, câu kỉ tử, nhàu, long nhãn, … nhưng không tiến hành định danh. Một số yếu tố của mẹ và thai ảnh hưởng tới sự chính xác của công thức mcdonald trong ước tính trọng lượng thai Hẹp phì đại cơ môn vị là một bệnh xảy ra ở tuần thứ hai sau sinh, không rõ nguyên nhân, bao gồm hẹp môn vị do phì đại cơ đồng tâm, gây tắc nghẽn đường ra dạ dày kèm theo nôn nhiều dần dẫn đến suy dinh dưỡng, mất nước, và rối loạn chuyển hoá nghiêm trọng. Hẹp phì đại cơ môn vị cực kỳ hiếm ở trẻ sơ sinh non tháng và hiếm khi được báo cáo trong y văn. Báo cáo này là của một trẻ sơ sinh non tháng, cân nặng lúc sinh thấp bị hẹp phì đại cơ môn vị. Bệnh nhân xuất hiện nôn ra sữa lúc 4 ngày tuổi, chướng bụng vùng thượng vị và có bóng dạ dày giãn trên phim X quang bụng. Trẻ được điều trị theo hướng trào ngược dạ dày thực quản nhưng bệnh không có tiến triển, trẻ vẫn nôn dịch sữa. Chụp lưu thông dạ dày-ruột chỉ thấy dạ dày giãn to. Siêu âm lại ổ bụng vào ngày thứ 10 thấy cơ môn vị dày. Bệnh nhân được phẫu thuật mở cơ môn vị bằng phẫu thuật mở. diễn biến sau mổ bệnh nhân tốt lên không nôn ra sữa. xuất viện sau 1 tuần. Phân tích một số yếu tố liên quan đến chỉ định đặt nội khí quản ở bệnh nhân nhồi máu não diện rộng bán cầu Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ nhiễm và các đặc điểm cận lâm sàng gây viêm âm đạo ở phụ nữ bằng kỹ thuật soi tươi và nuôi cấy trên môi trường CHROMagar. Các trường hợp bệnh được làm xét nghiệm soi tươi, nuôi cấy và định danh nấm trên môi trường CHROMagar. Kết quả: 333 trường hợp được đưa vào nghiên cứu. Bằng kỹ thuật soi tươi và nuôi cấy đã phát hiện nguyên nhân gây viêm âm đạo là 40,2%, trong đó tỷ lệ viêm âm đạo do vi nấm Candida sp là chiếm 26,7%, Gardnerella vaginalis là 11,7%, do Trichomonas vaginalis là 1,2%. Trong 89 trường hợp nhiễm nấm Candida sp định danh trên môi trường CHROMagar đã phát hiện Candida albicans là 68,5%, Candida glabrata là 25,9%, Candida tropicalis là 4,5%, Candida krusei là 1,1%. Kết luận: Qua kỹ thuật soi tươi và nuôi cấy giúp phát hiện tác nhân gây viêm âm đạo. Tỷ lệ viêm âm đạo chủ yếu là vi nấm Candida sp. Xác định hàm lượng thiếc tổng số trong máu bằng quang phổ plasma cảm ứng cao tần kết nối khối phổ (ICP-MS) để giám sát sinh học nguy cơ phơi nhiễm với thiếc Can thiệp động mạch vành qua da (PCI) đã trở thành cuộc cách mạng trong chiến lược điều trị bệnh động mạch vành cấp và mạn tính. Trong thực hành lâm sàng, việc không đưa stent qua những sang thương phức tạp, xoắn vặn, vôi hoá khoảng 2,7-5%, dẫn đến thất bại về mặt thủ thuật trong can thiệp động mạch vành. Kỹ thuật “Mother - child ” có thể mang đến hiệu quả và an toàn trong những trường hợp này. Kỹ thuật này cho phép đưa sâu ống thông vào trong lòng mạch vành tạo thuận lợi cho việc đưa dụng cụ đến vị trí tổn thương. Đánh giá về kiến thức và tuân thủ thực hành của điều dưỡng tại Khoa Nội soi tiêu hoá, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Nghiên cứu của chúng tôi là áp dụng phương pháp xử lý mẫu máu bằng cách pha loãng trực tiếp rồi đo bằng hệ thống Quang phổ plasma cảm ứng cao tần kết nối khối phổ (ICP-MS) để xác định thiếc, kỹ thuật này được sử dụng trong giám sát sinh học cho người có nguy cơ phơi nhiễm với thiếc. Kết quả: Kết quả cho thấy phương pháp pha loãng mẫu có nhiều ưu điểm phù hợp đối với quá trình xử lý mẫu máu, thích hợp cho việc phân tích trên ICP-MS. Giới hạn định lượng (LOQ) của phương pháp là 1 g / L. Độ lệch chuẩn tương đối giao động từ 3,90% đến 6,68%, độ thu hồi của phương pháp là 96,47% chấp nhận được theo tiêu chuẩn AOAC. Kết quả khảo sát hàm lượng thiếc máu trung bình của 130 công nhân tiếp xúc nghề nghiệp là 2,59 g / L cao hơn nhóm đối chứng 0,53 g / L, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Kết luận: Kỹ thuật xác định thiếc trong máu đơn giản dễ thực hiện có độ chính xác cao, tốc độ phân tích nhanh, hàng loạt, đáp ứng được việc giám sát sinh học cho các đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm với thiếc. Thiếu máu do nhiễm Parvovirus B19 ở trẻ em sau ghép thận: Nhân hai trường hợp Mô tả nhận thức của điều dưỡng về thực hành dựa vào bằng chứng (EBP: Evidence-Based Practice), xác định một số yếu tố liên quan đến nhận thức về EBP. Kết quả: Điều dưỡng có kiến thức (ĐTB = 3,66; SD = 0,53) và kỹ năng thực hành EBP (ĐTB = 3,59; SD = 0,80) ở mức độ trung bình và có thái độ tiêu cực về EBP (ĐTB = 3,81; SD = 0,81). Điều dưỡng có kinh nghiệm làm việc > 10 năm sẽ có điểm số trung bình cao hơn điều dưỡng có kinh nghiệm làm việc ≤ 5 năm về cả ba mặt thực hành, thái độ và kiến thức / kỹ năng EBP. Các rào cản được tìm thấy có ảnh hưởng đến việc áp dụng EBP trong chăm sóc điều dưỡng bao gồm thiếu thời gian, tốn kém chi phí, kiến thức hạn chế / không đầy đủ và thiếu điều dưỡng có kiến thức nghiên cứu trong môi trường làm việc. Kết luận: Cần đưa ra những chiến lược phù hợp nhằm nâng cao kiến thức, thái độ, kỹ năng EBP cho điều dưỡng qua đó khuyến khích họ áp dụng các bằng chứng mới nhất trong chăm sóc người bệnh, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật chấn thương sọ não tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức năm 2022 Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng trên bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhtại khoa Bệnh phổi mạn tính Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 106 người bệnh được thu thập bằng cách chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Đối tượng có BMI trong giới hạn bình thường (18,5 ≤ BMI < 25) là 32,08%. Đối tượng thấp cân (BMI < 18,5) là 58,49% và thừa cân, béo phì (BMI ≥ 25) là 9,43%. BMI trung bình của ĐTNC là 18,1 ± 3,13 và 81,13% đối tượng nghiên cứu được xác định là có suy dinh dưỡng theo SGA. Trong 106 ĐTNC có 51 bệnh nhân (48,11%) được chẩn đoán có tình trạng suy dinh dưỡng nặng (SGA-C), 35 bệnh nhân (33,02%) được chẩn đoán suy dinh dưỡng mức độ nhẹ hoặc vừa (SGA-B) và 20 bệnh nhân (18,87%) có tình trạng dinh dưỡng tốt (SGA-A). Kết luận: tỷ lệ bệnh nhân COPD bị suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao, do đó cần có biện pháp cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phổi trung ương. Kết quả bơm xi măng có bóng qua da điều trị xẹp thân đốt sống ngực, thắt lưng do loãng xương tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là một trong những loại ung thư ác tính nhất trên thế giới. Xác định tình trạng MSI giúp sàng lọc hội chứng Lynch, cho phép dự báo khả năng đáp ứng với hoá trị cũng như liệu pháp miễn dịch. Sự mất ổn định vi vệ tinh (Microsatellite instability – MSI) trong UTĐTT liên quan chặt chẽ đến hội chứng Lynch và xảy ra ở khoảng 12-15% UTĐTT đơn lẻ. Mục tiêu: Đánh giá tình trạng MSI trong UTĐTT và liên quan mô bệnh học. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 97 bệnh nhân UTĐTT được nghiên cứu bằng phương pháp HMMD với các dấu ấn MLH1, PMS2, MSH2, MSH 6. Kết quả: Tỷ lệ MSI 12,4%. Độ tuổi < 50 hay gặp trong nhóm MSI (41,7%) hơn nhóm MSS (30,6%), vị trí đại tràng phải có tỉ lệ cao 83,3%. Tuyến chế nhày 50%, kém biệt hoá 66,7%, thâm nhiễm lymphô bào trong mô u 58,3% là những đặc điểm thường gặp trong nhóm MSI. Kết luận: UTĐTT có tình trạng mất ổn định vi vệ tinh (MSI) có đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học đặc trưng: độ tuổi trẻ thường < 50, vị trí đại tràng gần, típ mô học chế nhày và thể tuỷ, kém biệt hoá và thâm nhập lymphô bào trong mô u thường gặp. Kết quả điều trị phẫu thuật u quái trung thất lành tính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2015 - 2021 Khảo sát các biến cố bất lợi của thuốc (Adverse drug event - ADE) trên bệnh nhân sử dụng glucocorticoid (GC) đường uống ≥ 3 tháng. Kết luận: Cần giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng thuốc GC ở bệnh nhân điều trị ngoại trú để hạn chế ADE do GC gây ra Kết quả: Có 157 bệnh nhân được phỏng vấn khảo sát về ADE trong quá trình điều trị với GC. Tuổi trung vị là 60 tuổi, đa số là bệnh nhân nữ (64,1%). Hơn một nửa số bệnh nhân đã dùng GC trên 12 tháng (59,9%). Chỉ định chính sử dụng GC là suy thượng thận (38,2%). Hội chứng Cushing là triệu chứng ADE thường gặp phải nhất (55,4%). Giới tính là yếu tố liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc phải hội chứng Cushing ở bệnh nhân sử dụng GC đường uống dài hạn (OR = 2,72; 95% CI, 1,32 - 5,58). Gây mê cho bệnh nhân có hội chứng Brugada Kết luận: Suy giảm HĐCNCB ảnh hưởng đến tử vong nội viện, tái nhập viện và tử vong do mọi nguyên nhân sau 90 ngày. Cần phát hiện, dự phòng suy giảm HĐCNCB, xem xét suy giảm HĐCNCB như một yếu tố tiên lượng về dư hậu. Xác định tỷ lệ bệnh nhân suy giảm HĐCNCB trước nhập viện, khảo sát mối liên quan giữa suy giảm HĐCNCB với dự hậu (biến cố nội viện, tái nhập viện do mọi nguyên nhân và tử vong do mọi nguyên nhân tại thời điểm 90 ngày theo dõi) Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả và đoàn hệ tiến cứu bệnh nhân cao tuổi nhồi máu cơ tim không ST chênh lên nhập khoa Tim mạch cấp cứu và can thiệp bệnh viện (BV) Thống Nhất. Kết quả: 105 bệnh nhân cao tuổi nhồi máu cơ tim không ST chênh lên có tuổi trung bình 76,1 tuổi, tỷ lệ nam / nữ= 1,8 4:1. Tại thời điểm nhập viện ghi nhận đã có 27,4% bệnh nhân suy giảm HĐCNCB trước đó, với điểm trung bình là 5,39 điểm. Tỷ lệ tử vong ở nhóm suy giảm HĐCNCB cao hơn nhóm độc lập HĐCNCB (63,6% và 23,4%, p= 0,009). Suy giảm HĐCNCB làm tăng tỷ lệ tái nhập viện (OR= 5,49, KTC 95% = 1,40 - 21,46; p= 0,02), tăng tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân (OR = 5,92, KTC 95% = 1,07 - 32,61, p= 0,041) tại thời điểm 90 ngày theo dõi. Đánh giá kết quả sống thêm sau điều trị ung thư đại tràng giai đoạn T4 hoặc N1-2 bằng phẫu thuật cắt toàn bộ mạc treo đại tràng và hoá trị tại Khoa Điều trị theo yêu cầu Bệnh viện K Đánh giá sự thay đổi huyết động và các thông số hồi sức của phẫu thuật hở van 2 lá với phân suất tống máu giảm (EF ≤ 60%). Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu – mô tả hàng loạt ca 34 bệnh nhân hở van 2 lá mãn tính nguyên phát với phân suất tống máu giảm được phẫu thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2015 đến năm 2019 và được theo dõi trong 30 ngày sau phẫu thuật hoặc đến khi bệnh nhân được xuất viện. Kết quả: tổn thương van do hậu thấp chiếm tỉ lệ 35,3%, tỉ lệ thay van 2 lá chiếm 26,5%, thời gian chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình là 94,3 53,3; thời gian kẹp ĐMC trung bình là 128,1 66,1. Trong 34 trường hợp có 2 bệnh nhân tử vong, chiếm tỉ lệ 5,9%, biến chứng chung là 38,2% trong đó tràn dịch màng tim và tràn dịch màng phổi cần đặt dẫn lưu lần lượt là 11,8% và 22,6%, viêm phổi chiếm 8,8%, thời gian nằm hồi sức trung bình là 93 giờ, thời gian thở máy trung bình là 24 giờ, thời gian dùng thuốc vận mạch trung bình là 72 giờ. Có sự xuất hiện các rối loạn nhịp mới, 9 ca tạo nhịp tạm thời (26,5%), 1 ca đặt máy vĩnh viễn (2,9%), 1 ca rung thất (2,9%). Tỉ lệ suy thận sau mổ tăng 17,7%, tỉ lệ tăng men gan sau mổ tăng 41,2%, nồng độ bilirubin trung bình tăng gần gấp 2 lần so với trước mổ. Kết luận: Phẫu thuật hở van 2 lá mãn tính nguyên phát với phân suất tống máu giảm có sự gia tăng tần suất xuất hiện rối loạn nhịp, gia tăng thời gian hỗ trợ thông khí cơ học và thời gian dùng thuốc trợ tim, ảnh hưởng đáng kể đến chức năng gan thận. Kết quả này là do ngày càng có sự phát triển của các kỹ thuật phẫu thuật cũng như thiết bị hỗ trợ hậu phẫu đã giúp nâng cao trình độ năng lực phẫu thuật và hồi sức sau mổ Một số yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch trên cán bộ một trường Đại học ở Hà Nội năm 2016 Các u tế bào mầm chiếm khoảng 10% các u nguyên phát trong trung thất, chúng có nguồn gốc từ các tế bào gốc nguyên thuỷ thuộc dây sinh dục thời kỳ bào thai. Các u tế bào mầm gặp nhiều ở trung thất trước, 5% gặp ở trung thất sau; độ tuổi từ 20-40 tuổi. Phân loại mô bệnh học (MBH) U tế bào mầm bao gồm: (1) u quái lành tính và ác tính (teratoma); (2) u tế bào mầm tinh hoàn (seminoma); (3) ung thư biểu mô bào thai (embryonal carcinoma); (4) u xoang nội bì (endodermal sinus tumor); (5) ung thư biểu mô màng nuôi (choriocarcinoma) và (6) các u tế bào hỗn hợp. Hơn 80% các u tế bào mầm là lành tính trong đó chiếm phần lớn là các u quái lành tính. Phân bố bệnh ở hai giới là tương đương, tuy nhiên nam giới có xu hướng mắc các u tế bào mầm ác tính cao hơn nữ giới. Trong số u tế bào mầm ác tính hay gặp nhất là u tế bào mầm tinh hoàn (chiếm tỉ lệ khoảng 30%), sau đó là ung thư biểu mô bào thai và u quái ác tính khoảng 10% mỗi loại; U xoang nội bì và ung thư biểu mô màng nuôi cùng chiếm tỉ lệ khoảng 5%; các u tế bào mầm ác tính còn lại chiếm khoảng 40% số trường hợp là type tế bào hỗn hợp. Chúng tôi báo cáo ca u tế bào mầm tinh hoàn nguyên phát trong trung thất, được chẩn đoán xác định bằng GPB / MBH và nhuộm hoá mô miễn dịch; được điều trị bằng phẫu thuật và hoá trị, bước đầu cho kết quả tốt. Kết quả điều trị suy hô hấp do bệnh thần kinh cơ tại Khoa Điều trị Tích cực Bệnh viện Nhi Trung ương Đánh giá sống thêm và các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống thêm trong điều trị bước một Gefitinib bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến EGFR. Đối tượng nghiên cứu: 69 người bệnh được điều trị bằng Gefitinib 250 mg / ngày cho đến khi bệnh tiến triển hoặc độc tính không dung nạp được. Kết quả: Tỷ lệ đáp ứng chung 85,5%, tỷ lệ kiểm soát bệnh 94,2%. Thời gian sống bệnh không tiến triển 12,6 ± 1,1 tháng; thời gian sống toàn bộ 21,8 ± 2,5. Chỉ số toàn trạng và loại đột biến gen EGFR ảnh hưởng có ý nghĩa đến thời gian sống thêm bệnh không tiến triển. U trung biểu mô màng phổi ác tính - Tổng quan tài liệu và báo cáo ca bệnh Nhận xét kết quả điều trị và tìm một số yếu tố liên quan đến điều trị suy hô hấp do bệnh thần kinh cơ tại Khoa Điều trị tích cực bệnh viện Nhi Trung Ương, từ ngày 1/5/2017 đến ngày 30/7/2019. Nghiên cứu mô tả 49 bệnh nhân nhi được chẩn đoán bệnh thần kinh cơ và có suy hô hấp điều trị tại Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả có 59,2% tìm được nguyên nhân, còn 40,8% vẫn chưa tìm được nguyên nhân bệnh thần kinh cơ. Tỷ lệ tử vong là 12,2%, thời gian điều trị trung bình là 24,3 ± 23,6 ngày, ngắn nhất là 2 ngày, dài nhất là 112 ngày, thời gian thở máy trung bình là 21,8 ± 23 ngày, ngắn nhất là 1 ngày, dài nhất là 102 ngày, thở máy kéo dài có 37,5%. Các biến chứng hay gặp là xẹp phổi 39,5%, tiếp đến viêm phổi thở máy 27,1%, còn gặp ngừng tim 10,4%, tràn khí màng phổi 4,2%. Nguy cơ tử vong tăng lên 13 lần khi bệnh nhân có thời gian điều trị tại khoa Điều trị tích cực > 46 ngày, thời gian thở máy kéo dài > 43 ngày. Bệnh thần kinh cơ ở trẻ mắc bệnh trầm trọng tại khoa Điều trị tích cực điều trị khó khăn, tỷ lệ tử vong cao. Nghiên cứu xây dựng phương pháp phát hiện nhanh vi khuẩn Salmonella spp. trên nền mẫu thịt bằng phương pháp loop mediated isothermal amplification (LAMP) Salmonella là một trong những vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm và phân lập ở hầu hết thực phẩm. Mục tiêu của nghiên cứu này là thiết lập được quy trình phát hiện nhanh vi khuẩn Salmonella spp. trên nền mẫu thịt bằng phương pháp Loop Mediated Isothermal Amplification (LAMP) đặc hiệu với gen invA, đáp ứng yêu cầu ứng dụng phân tích. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được quy trình phân tích trực tiếp Salmonella từ mẫu thịt dựa trên phản ứng LAMP, bao gồm: (1) tăng sinh mẫu (25 g) trong môi trường (150 ml dung dịch đệm pepton: 75 ml canh thang RVS), trong thời gian 10 giờ trên nền mẫu thịt tươi; cải tiến phương pháp tách chiết nhanh thu DNA từ dịch tăng sinh mẫu thực phẩm đó là sử dụng đệm NaOH 100 mM, gia nhiệt 5 phút tại 95 °C, siêu âm 30 giây, ly tâm 10.000 vòng / phút trong 2 phút thu dịch DNA cho phản ứng LAMP. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp được xây dựng có độ đặc hiệu (SP) đạt 94%; độ chính xác (AC) đạt 94%; độ nhạy (SE) đạt 100%; tỷ lệ âm tính giả 0% và tỷ lệ dương tính giả 6%, LOD50 là 3 CFU / 2 5g. Hiệu quả phân tích Salmonella bằng phương pháp LAMP được được xây dựng tương đương với phương pháp nuôi cấy theo TCVN 10780 - 1:2 017 (ISO 6579 - 1:2 017) trên nền mẫu thịt nhưng có kết quả cho thời gian phân tích ngắn khoảng 10 giờ. Một số yếu tố ảnh hưởng đến đa thai ở bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh ngày ba Chẩn đoán dựa vào sự biểu hiện của tình trạng thiếu máu với xét nghiệm kháng globulin trực tiếp (hoặc nghiệm pháp Coombs trực tiếp) dương tính, loại trừ nguyên nhân tan máu do di truyền hoặc mắc phải khác [1]. Mục tiêu của điều trị là sử dụng các biện pháp để giảm lượng tự kháng thể được sản xuất bởi tế bào lympho B bao gồm: Glucocorticoid và các liệu pháp ức chế miễn dịch khác, truyền immune globulin tĩnh mạch, hoá chất độc tế bào hoặc sử dụng kháng thể đơn dòng, phẫu thuật cắt lách [2], [3]. Mối tương quan giữa hai phương pháp tạo đám hoại tử (PFU) và liều gây nhiễm 50% nuôi cấy tế bào (CCID50) của vắc xin sởi dự tuyển mẫu chuẩn quốc gia Việt Nam Kết quả: độ cắn trùm giảm 1.66 mm, chỉ số Par w thay đổi 22.53 điểm, cải thiện tốt 86.7%. Kết luận: Máng chỉnh nha trong suốt có hiệu quả trong điều trị lệch lạc khớp cắn sâu. Phát hiện đột biến mới trên gen AR ở bệnh nhân mắc hội chứng kháng androgen U nguyên bào nuôi sau đẻ thường có tiên lượng xấu do chẩn đoán muộn và khả năng kháng hoá chất cao. Việc lựa chọn phác đồ điều trị tại thời điểm phát hiện bệnh phụ thuộc vào diễn biến lâm sàng và vị trí tổn thương nhằm đảm bảo sự sống cũng như chất lượng sống của người bệnh. Kết luận: U nguyên bào nuôi di căn sau đẻ thường có thể điều trị khỏi hoàn toàn mà vẫn bảo tồn được tử cung nếu không phát hiện tổn thương nguyên phát ở tử cung Nhận xét một số đặc điểm mạch máu của thận ghép từ người cho sống tại Bệnh viện Quân y 103 Theo thông kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mỗi năm bệnh cúm mùa cướp đi sinh mạng của khoảng 650.000 người trên thê giới, với khoảng 10 triệu ca phải nhập viện. Người ta thường gọi “bệnh cảm - cúm ”, nhưng không chính xác, để chỉ chung các bệnh có triệu chứng tương tự, do các loại virus khác cũng gây bệnh ở đường hô hấp. Thải ghép thể dịch ở trẻ em Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh mày đay mạn tính bằng levocetirizin liều 10mg. Kết luận: Levocetirizin liều 10mg có tác dụng kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh mày đay mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, tự so sánh trước sau điều trị trên 40 bệnh nhân mày đay mạn tính đến khám và điều trị tại Phòng khám Da liễu, Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 09/2021 đến tháng 6/2022. Bệnh nhân được điều trị với levocetirizin liều 10mg mỗi ngày trong 4 tuần. Mức độ hoạt động và điểm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh được đánh giá sau mỗi tuần điều trị. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân mày đay mạn tính là 42,27 ± 15,37. Sau 4 tuần điều trị, chỉ số UAS giảm từ 4,58 ± 1,01 tại thời điểm trước điều trị xuống 1,33 ± 1,33 sau điều trị. Điểm chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt so với thời điểm trước nghiên cứu với điểm trung bình 31,50 ± 8,82. 45% bệnh nhân mày đay mạn tính đáp ứng tốt và không xuất hiện triệu chứng với liều levocetirizin 10mg mỗi ngày sau 04 tuần điều trị. Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là tác dụng gây buồn ngủ (12,5%). Nghiên cứu ứng dụng toán đồ Croes trong tiên đoán khả năng thành công của mini - PCNL tư thế nằm nghiêng Xác định tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk và các yếu tố liên quan đến tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 554 phụ nữ dân tộc thiểu số đã có ít nhất hai con, dưới 49 tuổi, đang sống chung với chồng, cư trú tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk hơn một năm. Kết quả: Qua khảo sát 554 phụ nữ đã có ít nhất hai con, dưới 49 tuổi sống tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk: tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại là 85,18%. Trong đó học vấn cao, mong muốn ngừa thai của người phụ nữ, cũng như sự hài lòng với phương pháp tránh thai hiện đại đang dùng làm tăng tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai. Kết luận: tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại ở phụ nữ dân tộc thiểu số đã hai con tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk là 85,18%. Cần tiếp tục phát huy chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình và tập huấn tại huyện KrôngNăng, tỉnh ĐăkLăk để biết nhiều phương pháp tránh thai hiện đại hơn. Thái độ về giáo dục kỹ năng hoạt động nhóm liên ngành của sinh viên điều dưỡng và y đa khoa tại trường đại học duy tân Đánh giá kết quả ứng dụng laser CO2 trong điều trị các bệnh lý phần mềm vùng hàm mặt tại Trung tâm Răng hàm mặt - Bệnh viện Trung ương Huế. Tái khám sau 6 tháng: Lành thương tốt 91,4%, tái phát 5,7%. Kết luận: Kết quả điều trị lành thương tốt cao cho thấy laser CO2 thực sự hiệu quả trong điều trị các khối u phần mềm vùng hàm mặt, tuy nhiên vẫn còn thương tổn lành thương xấu và tái phát sau điều trị 6 tháng. Đối tượng và phương pháp: 146 bệnh nhân có khối u và các thương tổn phần mềm vùng hàm mặt, có chỉ định điều trị bằng laser CO2 tại Trung tâm Răng hàm mặt-Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 01/2019 - 01/2022. Phương pháp: Tiến cứu có can thiệp lâm sàng. Kết quả: Tuổi trung bình 32 tuổi. Thương tổn ngoài mặt: u gai 39,0% và u sắc tố lành tính 36,6%. Tái khám sau 3 tháng: Mức độ nhận thấy sẹo độ 3: 34,1% và độ 2: 24,4%; màu sắc sẹo khá 34,1%, tốt 24,4%; lành thương tốt 80,5%; tái phát 0%. Tái khám sau 6 tháng: Độ nhận thấy sẹo độ 0: 46,3% và độ 1: 22,0%; màu sắc sẹo tốt 51,2%; lành thương tốt 87,8%, tái phát 7,3%. Thương tổn trong miệng: thắng môi - thắng lưỡi bám thấp 24,8%, u nhày 20,9%, tái khám sau 3 tháng: lành thương tốt 72,4%; tái phát 0%. Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ prolactin huyết tương với kết quả điều trị bằng Sertralin và Olanzapin ở bệnh nhân trầm cảm nữ Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu ngang mô tả. Bộ công cụ PSS-SR (Post-traumatic Stress Disorder Symptom Scale Self Report) phiên bản tiếng Việt, sau khi được đánh giá tính giá trị, được áp dụng trên 400 nhân viên y tế làm việc có điều trị và chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện Nhiệt đới trung ương và Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình. Các yếu tố nghề nghiệp được xem xét tới gồm khoa / phòng làm việc, thời gian tiếp xúc với bệnh nhân; thời gian làm việc trong ngày; các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm. Nghiên cứu giá trị thang điểm func trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết não tại bệnh viện Trung ương Huế Mô tả tình hình bệnh tật của trẻ sơ sinh được sinh ra từ bà mẹ nhiễm COVID-19 tại bệnh viện đa khoa Đức Giang và tìm hiểu một số yếu tố liên quan giữa bệnh lý của trẻ sơ sinh với những bà mẹ này. Sinh mổ là 74,3%, trong đó mổ do COVID-19 là 14,2%. Tỷ lệ hồi sức tại phòng sinh là 6,2%. Có 0,9% trẻ PCR COVID-19 dương tính. Có 96,4% ra viện. Các bệnh lý bao gồm nhiễm khuẩn sơ sinh sớm (26,5%), suy hô hấp (21,2%), vàng da tăng bilirubin tự do (16,8%). Nguyên nhân gây suy hô hấp sau sinh là ngạt (6,2%), cơn ngưng thở ở trẻ đẻ non (4,4%) và cơn thở nhanh thoáng qua (3,5%). Mẹ nhiễm COVID-19 nặng-nguy kịch thì tỷ lệ con đẻ non, hỗ trợ hô hấp khi sinh, chiếu đèn vàng da, nhiễm khuẩn sơ sinh sớm cao hơn (p < 0,001). Sau khi phân tích hồi quy đa biến, còn 1 yếu tố độc lập đó là mẹ nhiễm COVID-19 mức độ nặng-nguy kịch thì con sinh ra có nguy cơ phải hỗ trợ hô hấp khi sinh cao gấp 20 lần, p < 0,01. Mẹ có dùng thuốc chống đông trước sinh thì tỷ lệ con rối loạn đông máu cao hơn (p < 0,001). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, tiến cứu mô tả hàng loạt trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm COVID-19 và mẹ của những trẻ này từ 01/09/2021 – 31/3/2022. Kết luận: Nhiễm khuẩn sơ sinh sớm chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là suy hô hấp. Mẹ nhiễm COVID-19 mức độ nặng-nguy kịch thì con có nguy cơ cao phải hỗ trợ hô hấp khi sinh. Mẹ có dùng thuốc chống đông trước sinh thì tỷ lệ con rối loạn đông máu cao hơn. Kết quả: Có 113 trẻ (3 cặp song thai) và 110 bà mẹ đưa vào nghiên cứu. Tuổi mẹ trung bình là 29,33 ± 5,48. Có 56,4% bà mẹ tiêm vắc xin COVID-19. Có 14,5% bà mẹ mắc COVID-19 mức độ nặng-nguy kịch. Tỷ lệ trẻ nam 54,9%. Tỷ lệ trẻ đẻ non là 12,4%. Tỷ lệ trẻ có cân nặng ≥ 2500 gram là 92,9%. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ hố sọ sau dị dạng chiari loại I ở người trưởng thành Hiện nay, với những tiến bộ y học trong chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư; số lượng bệnh nhân được chẩn đoán với nhiều bệnh ung thư nguyên phát khác nhau ngày càng gia tăng. Cùng với đó, phẫu thuật đã là một phương pháp điều trị ung thư thiết yếu trong quản lý đa mô thức cho bệnh nhân ung thư. Chúng tôi báo cáo trường hợp bệnh nhân nam 71 tuổi cùng mắc ung thư tại hai cơ quan khác nhau: ung thư phổi và ung thư trực tràng, đã được điều trị phẫu thuật thành công tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Thực trạng kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh lao ngoại trú tại Trung tâm y tế Cao Lộc năm 2019 Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành về tuân thủ điều trị của người bệnh lao đang điều trị giai đoạn củng cố tại Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn năm 2019. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng bộ câu hỏi chuẩn bị trước để đánh giá kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị của 60 người bệnh mắc lao giai đoạn điều trị giai đoạn củng cố trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2019 tại Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Kết quả: Trong số 60 người bệnh tham gia nghiên cứu, tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng về tuân thủ điều trị là 58,3%; tỷ lệ người bệnh nhận biết 4 nguyên tắc điều trị chỉ đạt 21,7% trong đó tỷ lệ người bệnh biết nguyên tắc uống thuốc đều đặn chiếm 43,3%. Tỷ lệ người bệnh thực hành đạt về nguyên tắc điều trị là 48,3%; trong đó thực hành đạt nguyên tắc uống thuốc đều đặn chiếm 40,0%. Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của nhồi máu não tái phát do tổn thương động mạch não giữa tại Bệnh viện Bạch Mai Khảo sát thể tích tồn lưu dạ dày và mức độ hài lòng của người bệnh khi được uống 200ml dung dịch maltodextrin 12,5% trước gây mê phẫu thuật 2 giờ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu có so sánh được thực hiện trên 102 người bệnh phẫu thuật cố định cột sống tại Khoa Chấn thương Chỉnh hình Cột sống, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 09/2021 đến tháng 03/2022. Kết quả: Phân loại sức khoẻ theo ASA chiếm đa số ở nhóm II 82,35%; nhóm III chiếm 7,84%. Lượng dịch thể tích tồn dư dạ dày ở nhóm can thiệp là 29,68 ± 14,89 ml thấp hơn nhóm chứng là 32,45 ± 12,77 ml sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Mức độ khát ở nhóm can thiệp thấp hơn nhóm chứng trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 2 giờ. Nhóm can thiệp uống dung dịch maltodextrin trước gây mê phẫu thuật có tỷ lệ hài lòng cao hơn gấp 2,86 lần nhóm không uống. Kết luận: Người bệnh uống 200ml dung dịch maltodextrin 12,5% trước gây mê 2 giờ giảm mức độ khát, đói cho bệnh nhân phẫu thuật cột sống. Có sự khác biệt về sự hài lòng của nhóm uống dung dịch maltodextrin trước phẫu thuật đối với nhóm chứng. Thực trạng dịch tễ học bệnh cao huyết áp độ 1 ở người cao tuổi tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Bài viết khảo sát dịch tễ học bệnh cao huyết áp (CHA) độ 1 ở người cao tuổi tại thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An theo 4 tiêu chí: Mức độ bệnh, giới tính, khu vực sinh sông và nghề nghiệp chủ yếu trước đây. Kết quả cho thấy, tỷ lệ người bị CHA độ 1 chiếm tỷ lệ cao, trong đó nam có tỷ lệ cao hơn nữ. Đặc điểm tổn thương thành mạch trên cộng hưởng từ độ phân giải cao ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu cục bộ có hẹp động mạch nội sọ Đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật chuyển các tĩnh mạch phổi về nhĩ trái ở các bệnh nhân bất thường trở về tĩnh mạch phổi hoàn toàn có tắc nghẽn tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng-phương pháp: Từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 2 năm 2016, tổng số 35 trường hợp bất thường tĩnh mạch phổi có tắc nghẽn đã được phẫu thuật chuyển các tĩnh mạch phổi về nhĩ trái trong tổng số 179 trường hợp bất thường tĩnh mạch phổi đã được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Tỷ lệ tử vong chung trong nhóm bệnh là 14,3% (5/3 5) với tỷ lệ tử vong sớm sau phẫu thuật là 11,4% (4/3 5) và tỷ lệ tử vong muộn sau phẫu thuật là 2,9% (1/3 5). Kết quả kiểm tra sau phẫu thuật với thời gian theo dõi trung bình là 14,96 ± 15,99 tháng cho thấy tất cả các bệnh nhân đều ổn định, không có trường hợp nào xuất hiện hẹp miệng nối hoặc hẹp các tĩnh mạch phổi ngoại biên sau phẫu thuật. Kết luận: Kết quả điều trị phẫu thuật bệnh lý bất thường trở về tĩnh mạch phổi hoàn toàn có tắc nghẽn là khả quan. Đánh giá nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân nhập viện mắc bệnh lý tim mạch bằng thang điểm Padua Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng nồng độ homocystein huyết thanh và đa hình C677Tcủa gen MTHFR (Methylenetetrahydrofolate reductase) có liên quan đến loãng xương ở quần thể người phụ nữ mãn kinh châu Á. Các nghiên cứu tiến hành trên nam giới cao tuổi còn ít. Do vậy nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục tiêu tìm hiểu mối liên quan giữa đa hình gen MTHFR tại SNP (Single Nucleotid Polymorphysm) C677T với loãng xương ở nam giới cao tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng tiến hành trên 400 nam giới 50 tuổi trở lên (200 bệnh và 200 chứng) giá trị MĐX được xác định bằng phương pháp đo hấp phụ tia X năng lượng kép, tại vị trí đốt sống L 1 - L 4, cổ xương đùi (CXĐ) và đầu trên xương đùi. Tần xuất alen Cvà T lần lượt là (79,25%) và (20,75%), phân bố alen C và T tuân theo định luật Hardy-Weinberg. Trong đó kiểu gen CT và TT xuất hiện ở nhóm bệnh (36,5% và 6%) cao hơn nhóm chứng (30,5% và 2%) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p= 0,036); người mang kiểu gen CT / TT làm tăng nguy cơ loãng xương gấp 1,54 lần so với người mang kiểu gen CC (95% CI: 1,02-2,31 trong đó vị trí cổ xương đùi là 2,04 lần (95% CI: 1,23-3,38); sau khi kiểm định hồi quy tuyến tính đa biến với các yếu tố nguy cơ tuổi, chỉ số BMI, tiền sử hút thuốc lá, uống rượu, tiền sử gãy xương, mức độ hoạt động thể lực, nơi sống cho kết quả kiểu gen CT / TT làm tăng nguy cơ loãng xương lên gấp 1,52 lần so với kiểu gen CC, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê trong mô hình kiểm định đa biến. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh loãng xương tại Khoa Lão Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương Bệnh động mạch vành (ĐMV) là bệnh lý tim mạch thường gặp, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Có 4 biến số có khả năng ước lượng hẹp ĐMV có ý nghĩa là tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng LDL-c, kiểu đau ngực. Kết quả nghiên cứu xác định được phương trình hồi qui: Y = -6,317 + 3,074 x (tăng huyết áp) + 2,877 x (đái tháo đường) + 2,651 x (tăng LDL-c) + 2,377 x (đau ngực điển hình) với giá trị tiên đoán đúng là 69,9%. Kết luận: Mô hình ước đoán xác suất tiền nghiệm bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng LDL-c, kiểu đau ngực có thể giúp tiên đoán khả năng hẹp ĐMV ý nghĩa ở bệnh nhân đau ngực nghi ngờ bệnh ĐMV. Các hướng dẫn về bệnh ĐMV đã đưa ra mô hình ước lượng xác suất tiền nghiệm dựa trên nghiên cứu: giá trị, cập nhật và mở rộng của mô hình Diamond - Forrester. Xác định tỷ lệ hẹp động mạch vành và một số liên quan; 2. Khảo sát giá trị dự đoán hẹp ĐMV của mô hình Diamond - Forrester mở rộng ở bệnh nhân đau ngực nghi ngờ bệnh ĐMV tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích. Có 136 bệnh nhân đau ngực nghi ngờ bệnh ĐMV đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long. Kết quả: Từ tháng 6 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021, ghi nhận trên 136 bệnh nhân đau ngực nghi ngờ bệnh ĐMV có 35,3% là nam và 64,7% là nữ, tuổi trung bình là 69,86 ± 10,52 tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân hẹp ĐMV ý nghĩa là 58,8%. Giá trị của thang điểm Bisap trong tiên lượng độ nặng và tử vong của viêm tuỵ cấp Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán sớm và điều trị viêm tuỵ cấp (VTC) nhưng tỷ lệ tử vong trong VTC nặng vẫn còn cao từ 15-30%. Thang điểm BISAP với giá trị cao trong tiên lượng độ nặng và tử vong của VTC đã được nhiều tác giả nghiên cứu và đề nghị ứng dụng. Mục tiêu nghiên cứu: xác định giá trị của thang điểm BISAP trong tiên lượng độ nặng và tử vong của VTC. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang 44 bệnh nhân VTC nhập viện tại khoa Nội tiêu hoá - Huyết học lâm sàng Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ từ tháng 05/20 16-05/2018. Kết quả: Trong số 44 bệnh nhân, có 10 (22,7%) bệnh nhân VTC nặng, 2 (4,5%) bệnh nhân tử vong. Trong tiên lượng VTC nặng và tử vong, diện tích dưới đường cong của BISAP lần lượt là 0,81 và 0,75. Tại điểm cắt BISAP là 3 tiên đoán VTC nặng với độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm lần lượt là 70,0%, 88,2% và 63,6%, 90,9%. BISAP ≥ 3 tiên lượng tử vong với các giá trị lần lượt là 50,0%, 76,2%, 9,1% và 97,0%. Kết luận: BISAP là một thang điểm có giá trị trong tiên lượng VTC nặng và tử vong trong 24 giờ nhập viện. Đánh giá kết quả điều trị hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em tại Thái Nguyên Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm nông sản Việt Nam, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức như cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn với cả sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài nước, vấn đề này đòi hỏi ngành Nông nghiệp Việt Nam phải không ngừng đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, hình thức và mẫu mã, từng bước khẳng định vị thế và uy tín của các các sản phẩm nông sản trong đó có mặt hàng chè của Việt Nam trên thị trường thế giới. Những thay đổi này cần được bắt nguồn từ khâu sản xuất một cách bền vững và phải không ngừng gia tăng được giá trị cho người nông dân và cả khách hàng. Chè Tây Bắc và lân cận có nhiều tiềm năng nhưng việc nâng cao giá trị gia tăng cho khâu sản xuất chè vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Việc nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng khâu sản xuất chè sẽ là bước đi quan trọng, góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho toàn chuỗi cung ứng chè Việt Nam. Tuân thủ điều trị và kết cục lâm sàng ngắn hạn sau xuất viện ở bệnh nhân cao tuổi bị hội chứng vành cấp Mục tiêu của nghiên cứu nhằm nhận xét tình trạng tăng acid uric máu không triệu chứng và một số yếu tố liên quan ở nam giới đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với 798 nam giới từ 18 tuổi trở lên từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Uống rượu bia, tăng huyết áp, thừa cân / béo phì, rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ gây tăng acid uric máu (p < 0,05). Có mối tương quan đồng biến giữa nồng độ acid uric máu với nồng độ Cholesterol toàn phần, Triglycerid máu (p < 0,05). Tình trạng tăng acid uric máu không triệu chứng ở nam giới có xu hướng tăng cao, đặc biệt ở những người có rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và có sử dụng rượu bia. Đặc điểm nhân trắc và marker chu chuyển xương của trẻ chậm phát triển chiều cao từ 7 đến 10 tuổi tại 3 trường tiểu học huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Hiện nay, thừa cân, béo phì là bệnh không lây nhiễm gia tăng nhanh như bệnh dịch. Thừa cân, béo phì lại liên quan đến một loạt các bệnh lý ở hệ thống nội tiết, tim mạch, tiết niệu, hô hấp. Trong khi những hệ luỵ của thừa cân, béo phì với đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh tim mạch đã rất được chú ý, thì mối liên hệ giữa thừa cân, béo phì với suy sinh dục nam và ung thư chưa được lưu tâm đúng mức. Cá ngựa vằn (Danio rerio) - Mô hình động vật trong nghiên cứu y học và phát triển thuốc: Những ưu điểm nổi bật Xác định tỷ lệ nhiễm HPV-16 / -18 trên mẫu mô sinh thiết phổi ở bệnh nhân ung thư phổi (UTP) và phân tích một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân UTP dương tính với HPV-16 / -18. Đối tượng và phương pháp: Sử dụng phương pháp Multiplex Realtime PCR nhằm phát hiện HPV-16 / -18 trên mẫu bệnh phẩm lâm sàng. Nghiên cứu hồi cứu trên 273 bệnh nhân UTP được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 7/20 21-9/2022. DNA HPV-16 / -18 trong mẫu mô sinh thiết UTP được xác định bằng kỹ thuật Realtime PCR. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HPV-16 / -18 trong UTP là 5.1% trong đó HPV-16 chiếm 57.1% và HPV-18 chiếm 42.9%. Tỷ lệ nhiễm HPV-16 / -18 trên bệnh nhân UTP ở nữ cao hơn nam, ở bệnh nhân nữ có đột biến EGFR (+) cao hơn ở bệnh nhân nam có đột biến EGFR âm tính (p < 0.05). Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc tại nhà của bệnh nhân sau đột quỵ tại thành phố Huế, Việt Nam Mô tả nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc tại nhà của bệnh nhân sau đột quỵ tại thành phố Huế và tìm hiểu các yếu tố liên quan. Ngành y tế cần có những kế hoạch để làm cho những dịch vụ chăm sóc trở nên chuyên nghiệp và sẵn có đáp ứng nhu cầu người bệnh. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện ở thành phố Huế. 157 bệnh nhân đột quỵ đã xuất viện được phỏng vấn trực tiếp dựa trên bộ câu hỏi đã được cấu trúc sẵn. Bộ công cụ bao gồm các câu hỏi về tình trạng chức năng của người bệnh, tình hình chăm sóc và nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc tại nhà. Phân tích hồi quy đa biến logistic được áp dụng để tìm hiểu các yếu tố liên quan. Kết quả cho thấy có 81,5% đối tượng cho biết họ rất cần được chăm sóc tại nhà, trong đó nhu cầu chăm sóc ở các lĩnh vực thể chất, tinh thần và xã hội chiếm tỷ lệ lần lượt là 84,1%; 79,6% và 82,2%. Tình trạng vận động, bệnh mạn tính và sẵn sàng chi trả của người bệnh có liên quan đến nhu cầu chăm sóc tại nhà (p < 0,05). Kết luận: Hầu hết người bệnh sau đột quỵ đều có nhu cầu được chăm sóc tại nhà. Mối liên quan giữa kiểu hình miễn dịch CD44, ALDH với đặc điểm nội soi và mô bệnh học trong ung thư biểu mô tuyến dạ dày Xác định tỷ lệ sử dụng thuốc không phù hợp ở người cao tuổi bằng công cụ STOPP / START tại Khoa Nội Tim mạch - Lão khoa Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu. Kết luận: Tình hình kê đơn thuốc phù hợp cao, tuy nhiên vẫn còn những bất cập trong kê đơn thuốc cho bệnh nhân cao tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 235 hồ sơ bệnh án tại Khoa Nội Tim mạch - Lão khoa Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu. Kết quả: Trong 235 hồ sơ bệnh án, bệnh nhân có độ tuổi 73,60 ± 7,56, thời gian điều trị tại khoa 7,29 ± 4,29, số bệnh là 6,85 ± 2,20. Nhóm bệnh phổ biến nhất là bệnh hệ tuần hoàn. Thông qua đánh giá bằng bộ công cụ STOPP / START, tỷ lệ bệnh nhân gặp ít nhất 1 PIP là 25,1%. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân gặp ít nhất 1 PIM là 21,3%. Các tiêu chí PIM về sử dụng thuốc an thần, kháng histamin thế hệ 1, benzodiazepin chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ bệnh nhân gặp ít nhất 1 PPO là 12,3% và bỏ sót kê đơn tiềm ẩn thuốc chẹn beta cho bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim chiếm tỷ lệ cao nhất. Phân tích công tác quản lý vi phạm chất lượng thuốc tại Việt Nam năm 201 Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị thuốc kháng vitamin K ở bệnh nhân rung nhĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2020. Xác định một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị của người bệnh. Giải thích nhắc nhở chế độ tuân thủ điều trị cũng như giải thích về bệnh và yếu tố nguy cơ. Kết luận: Thực trạng tuân thủ điều trị thuốc kháng vitamin K của người bệnh trong nghiên cứu khá thấp 38,4%. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ của người bệnh bao gồm: kiến thức, dân tộc, chỉ số INR cũng như sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải tăng cường tư vấn, hướng dẫn tuân thủ sử dụng thuốc kháng vitamin K cho người bệnh. Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được thực hiện với 211 người bệnh rung nhĩ được chỉ định dùng thuốc kháng vitamin K, đang quản lý ngoại trú tại Phòng khám Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh từ 01/10/2019 đến 31/3/2020. Kết quả: Tỷ lệ người bệnh có kiến thức chung về bệnh và điều trị thuốc chống đông ở mức trung bình và mức tốt lần lượt là 44,6% và 46,4%. Tỷ lệ người bệnh đạt tuân thủ điều trị chung là 38,4%. Trong đó tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc chống đông 72,5%, tuân thủ chế độ ăn 51,2% và tuân thủ chế độ hạn chế rượu bia 91,5%. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị thuốc chống đông: dân tộc, nhóm chỉ số INR. Kiến thức về bệnh và điều trị. Hướng dẫn chế độ uống thuốc, theo dõi biến chứng. Hướng dẫn chế độ khám bệnh định kỳ. Đánh giá phơi nhiễm hợp chất BTEX đối với người bảo vệ làm việc tại tầng hầm đỗ xe ở các toà nhà cao tầng Hà Nội Hệ thống đỗ xe nhiều tầng có khả năng phát sinh các chất có nồng độ cao BTEX (Benzene (B), Toluene (T), Ethyl benzene (E) và Xylene (X)), là những chất gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Mục đích của nghiên cứu này là xác định nồng độ BTEX, nguồn phát sinh và đánh giá rủi ro sức khoẻ đối những người bảo vệ làm việc tại các bãi đỗ xe hầm tại một số toà nhà cao tầng Hà Nội. 27 mẫu khí được lấy chủ động và phân tích bằng GC / FID. Mô hình đánh giá rủi ro sức khoẻ được sử dụng dựa trên liều lượng hấp thụ hàng ngày (CDI) và hệ số ung thư (SF). Nồng độ trung bình được phát hiện là 16,99 μg / m3, 200,36 μg / m3 and 625,22 μg / m3 đối với B, T và X, tương ứng. Phát thải từ xăng dầu và khí thải động cơ là hai nguồn chính đóng góp vào phát sinh BTEX. Rủi ro không ung thư đối với Toluene và Xylene là thấp do HQ < 1. Một số yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến thói quen chăm sóc răng miệng cho con của bố mẹ học sinh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Nhận xét về đặc điểm lâm sàng ung thư khoang miệng. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắtngang trên 61 bệnh nhân đến ung thư khoang miệng trong giai đoạn từ 2014 đến 2020 tại bệnh viện Răng Hàm Mặt TƯ và bệnh viện Trung Ương Quân đội 108, ghi nhận các thông tin về tuổi, giới, hình thái, vị trí và giai đoạn bệnh, các triệu chứng lâm sàng. Bệnh phát hiện chủ yếu ở giai đoạn II và giai đoạn III, chiếm tỷ lệ 60,65% và 26,22%, không có bệnh nhân tới khám ở giai đoạn I. Hình thái u chủ yếu là thể loét 45. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau chiếm 85,2%, tăng tiết nước bọt - 65,6%, loét lâu liền -63,9%. Kết luận: Ung thư khoang miệng là bệnh lý ác tính vùng hàm mặt, thường được phát hiện ở giai đoạn muộn do các dấu hiệuban đầu thường mờ nhạt và ít được bệnh nhân và bác sĩ quan tâm. Do vậy cần khám xét sớm và kỹ lưỡng để phát hiện sớm ung thư giúp điều trị thuận lợi và hiệu quả. Đánh giá hiệu quả thành công của điều trị tiết chế ở thai phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ tại bệnh viện huyện Bình Chánh Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhân lymphoma thể nang với phác đồ có Rituximab tại khoa Huyết học – Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 7 năm 2021. Nhóm nguy cơ thấp, trung bình, cao theo thứ tự lần lượt là 18,5%, 29,6% và 61,1%. Hb trung bình (TB) là 126 ± 2,4 g / L, số lượng bạch cầu hạt TB là 4,4 ± 0,2 G / L, số lượng tiểu cầu TB là 257,8 ± 13,6 G / L, nồng độ LDH huyết thanh TB là 431,3 ± 31 U / L, β 2 - microglobulin trong máu TB là 3240 ± 273,1 g / L. Tất cả các bệnh nhân đều được điều trị với các phác đồ kết hợp Rituximab bao gồm RCHOP (72,2%), RB (18,5%), RCVP (3,7%) và Rituximab đơn trị (5,6%). 88,9% bệnh nhân duy trì Rituximab. Tỉ lệ đáp ứng tổng thể là 98,2% (đáp ứng hoàn toàn (CR) là 77,8%, đáp ứng một phần (PR) là 20,4%). Trung vị thời gian theo dõi là 38,5 tháng. Thời gian sống còn trung bình là 71,5 ± 4,3 tháng. Tỉ lệ sống còn toàn bộ 7 năm đạt 73,3%. Trung vị thời gian sống còn không bệnh tiến triển 7 năm là 64 tháng. Thời gian sống còn không bệnh tiến triển trung bình là 57,5 tháng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca nhóm bệnh nhân lymphoma thể nang có CD20 (+) được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ có Rituximab tại Khoa Huyết Học - Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2014 đến tháng 07/2021. Tỉ lệ sống còn không bệnh tiến triển 24 tháng đạt 82%. Tỉ lệ sống còn không bệnh tiến triển 7 năm đạt 44,9%. Tỉ lệ tái phát chung là 20,4%, tiến triển là 1,8%, chuyển dạng là 18,2%. Tỉ lệ tử vong của mẫu nghiên cứu là 18,5%. Tác dụng phụ liên quan đến điều trị bao gồm giảm bạch cầu hạt độ 2,3, thiếu máu nhẹ và ít khi giảm tiểu cầu. Tăng men gan thường gặp tuy nhiên ở mức độ nhẹ. Kết luận: Qua nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận điều trị bệnh nhân Lymphoma thể nang với phác đồ có Rituximab đạt tỉ lệ đáp ứng cao. Kết quả: Qua nghiên cứu 54 bệnh nhân lymphoma thể nang, bước đầu chúng tôi ghi nhận được các kết quả như sau: độ tuổi trung bình là 53,4 (từ 26 – 83 tuổi). Tỉ số nam / nữ là 1:1, 1. Hạch to ngoại vi là triệu chứng thường gặp nhất (81,5%), phần lớn BN có triệu chứng B (59,3%). Bệnh biểu hiện chủ yếu tại hạch (59,3% tại hạch đơn thuần, 37% tổn thương hạch kèm ngoài hạch). Trong đó, hạch ổ bụng là 90,7%, hạch đầu cổ là 74,1%; hạch trung thất là 50% và hạch nách 50%. Xâm lấn tuỷ 20,4%, và tại các cơ quan khác: hốc mắt 7,4%, ống tiêu hoá 13%, phổi và màng phổi 9,3%. Giai đoạn III chiếm 40,7%, giai đoạn IV chiếm 31,5%. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh u lympho tế bào B vùng rìa tại Viện Huyết học–Truyền máu Trung ương Mục tiêu của nghiên cứu là sử dụng phương pháp phân tích mô tả định lượng (QDA) để đánh giá các thuộc tính cảm quan của sản phẩm củ cải trắng và dưa leo muối chua trong môi trường cám gạo. Ba mươi cảm quan viên được lựa chọn và đào tạo để đánh giá các thuộc tính màu sắc, hình dạng, kết cấu, hương vị và khả năng chấp nhận tổng thể của hai sản phẩm. Phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) được sử dụng để xác định hai thành phần chính quan trọng chiếm lần lượt là 88,75% và 81,40% phương sai. Tỷ lệ phối chế cám gạo: nước: muối là 49: 48: 3 (mẫu củ cải F 3), 49: 48: 3 (mẫu dưa leo M 3) và 45: 52: 3 (mẫu dưa leo M 4) cho giá trị cảm quan cao và được yêu thích nhất. Kết quả thu nhận đã chứng minh tính hữu ích của phương pháp phân tích mô tả định lượng trong việc xác định và đo lường các đặc tính cảm quan của sản phẩm củ cải trắng và dưa leo muối chua trong môi trường cám gạo. Điều trị bệnh Crohn ở trẻ em bằng adalimumab sau nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Nhi đồng 2: báo cáo một trường hợp Một nghiên cứu định tính qua các cuộc phỏng vấn sâu với nhân viên y tế (NVYT) làm việc tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình trong thời điểm bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 năm 2020 nhằm đánh giá tác động tích cực và tiêu cực đến công việc của họ. Yếu tố ảnh hưởng tích cực đến công việc của NVYT là trách nhiệm và đạo đức nghề y; chuyên môn; mối quan hệ xã hội như hỗ trợ từ gia đình, đồng nghiệp, sự hợp tác của bệnh nhân và chính sách, hỗ trợ nhà nước, xã hội. Yếu tố tác động tiêu cực là gia đình có con nhỏ; không làm chuyên môn và sự kỳ thị của xã hội. Cần tăng cường hơn nữa những hỗ trợ về tâm lý, vật chất cho nhân viên và người nhà của họ nhằm nâng cao chất lượng công việc và đời sống tinh thần của NVYT trong thời kỳ chống dịch. Ứng dụng phẫu thuật nội soi một lỗ điều trị thoát vị bẹn ở trẻ nữ có sử dụng laser cắt ống phúc tinh mạc Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người dân về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em tại xã Vũ Hội và xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang trên đối tượng trẻ em tại xã Vũ Hội và xã Việt Thuận. Kết quả: các yếu tố bao gồm trình độ học vấn, mức thu nhập và nghề nghiệp có ảnh hưởng đến nhận thức đúng của đối tượng nghiên cứu về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ. Trong khi đó, giới tính và kênh tiếp nhận thông tin về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ không ảnh hưởng đến nhận thức của người dân. Bệnh lý Hoffa: Báo cáo ca lâm sàng Ung thư gan nguyên phát là bệnh ung thư phổ biến và có tỉ lệ tử vong cao. Gen HLA-DQ mã hoá các chuỗi polypeptid của phân tử MHC lớp II tham gia hoạt hoá tế bào trình diện kháng nguyên trong đáp ứng miễn dịch. Đa hình đơn nucleotide (SNP) rs2856718 của gen HLA-DQ có thể liên quan tới nhiễm virus viêm gan B mãn tính và nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu xác định sự phân bố của SNP rs2856718, đồng thời đánh giá mối liên quan giữa SNP này với nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan. Kỹ thuật RT-PCR được sử dụng để xác định kiểu gen SNP rs2856718 trên 93 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan và 93 người khoẻ mạnh. Kết quả đã xác định được tỷ lệ kiểu gen GG, AG, AA ở nhóm bệnh là 39,8%, 46,2%, 14% và nhóm chứng là 30,1%, 53,8%, 16,1%. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa SNP rs2856718 với nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan cũng như với một số yếu tố nguy cơ khác. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị u màng não củ yên bằng đường mổ lỗ khoá trên ổ mắt: Báo cáo 50 trường hợp Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân u lympho không Hodgkin tế bào B lớn nguyên phát thần kinh TW (CNS-DLBCL) và đánh giá kết quả sau 3 đợt điều trị bằng phác đồ Methotrexate liều cao kết hợp Rituximab. Đối tượng: 50 bệnh nhân CNSDLBCL được điều trị tại Viện Huyết học Truyền máu TW từ 01/01/2020 đến tháng 31/05/2022. Phương pháp: Mô tả cắt ngang, hồi cứu kết hợp tiến cứu. Kết quả: Dấu hiệu thần kinh khu trú và đau đầu là hai triệu chứng hay gặp nhất (54% và 52%). Tổn thương u nhiều vị trí, trong đó thuỳ trán chiếm tỷ lệ cao nhất (30%). Tỷ lệ dương tính với BCL2, BCL6, CmyC bằng phương pháp nhuộm hoá mô miễn dịch lần lượt là 84%, 86% và 30%. 94% trường hợp thuộc dưới nhóm không tâm mầm. 39/50 bệnh nhân được điều trị đủ đợt Methotrexate 8 g / m2 da kết hợp Rituximab cho kết quả đáp ứng hoàn toàn đạt 56,4%. Tỷ lệ có đáp ứng với điều trị (CR + PR) của nhóm có BCL6 dương tính cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có BCL6 âm tính với p= 0,01. Tính nhạy cảm kháng sinh và kết quả điều trị viêm phổi phế cầu tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá năm 2021- 2022 Bằng các phương pháp sắc ký, hai flavonoid đã được phân lập và xác định cấu trúc hoá học là apigenin 7 - O-rutinoside và isoquercitrin. Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm lậu cầu, Chlamydia trachomatis và HPV ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội bằng kỹ thuật realtime PCR Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị của Secukinumab trên bệnh nhân viêm cột sống dính khớp (VCSDK) giai đoạn hoạt động. Kết luận: Tính đến thời điểm tuần 16, Secukinumab cho thấy có hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng lâm sàng cũng như cận lâm sàng trên các bệnh nhân VCSDK. Thuốc cũng được đánh giá là an toàn khi sử dụng trên nhóm bệnh nhân này. Nghiên cứu mô tả, so sánh, kết hợp hồi cứu và tiến cứu có can thiệp điều trị, theo dõi dọc trên những bệnh nhân được chẩn đoán VCSDK theo tiêu chuẩn ACR-1984 sửa đổi (Tiêu chuẩn New York) điều trị nội trú hoặc ngoại trú tại khoa Nội Tổng hợp - Nội tiết Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế và khoa Nội Thận - Cơ xương khớp Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 5/2018 đến tháng 8/2019. Kết quả: Nghiên cứu thu nhận 38 bệnh nhân (76,3% nam giới), tuổi trung bình 29,76 ± 9,75 tuổi, tuổi khởi phát bệnh quanh khoảng 23 tuổi, trong đó 73,7% bệnh nhân mắc bệnh ở độ tuổi dưới 30. Đa số bệnh nhân nhập viện ở mức độ đau nặng (92,1%) với 86,8% bệnh nhân có biểu hiện đau cột sống, 71,1% bệnh nhân có biểu hiện đau khớp ngoại vi, hay gặp là ở khớp háng (44,7%). Những triệu chứng thường gặp là độ giãn cột sống thắt lưng (CSTL) khoảng 3 cm, khoảng cách tay đất khoảng 20 cm, BASDAI: 4,15 ± 1,01 điểm, ASDAS-CRP trung bình: 3,81 ± 0,94 điểm, tăng CRP (81,58%), tăng tốc độ lắng máu (81,6%), HLA-B 27 (+) chiếm 81,25% trong số những bệnh nhân được làm xét nghiệm này. Với những bệnh nhân được điều trị bằng Fraizeron, nhìn chung có sự thay đổi các thông số VAS toàn trạng, VAS cột sống về đêm, VAS sưng đau khớp ngoại vi, độ giãn cột sống thắt lưng theo chỉ số Schober, khoảng cách tay đất, BASDAI, ASDAS-CRP, tốc độ lắng máu, CRP. Sự thay đổi này theo chiều hướng tích cực với p < 0,05. Khi đánh giá tính an toàn của Secukinumab, nghiên cứu không ghi nhận bất kỳ trường hợp nào có tác dụng không mong muốn về mặt lâm sàng cũng như cận lâm sàng. Thực trạng sử dụng kháng sinh hợp lý tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình và Nam Định năm 2017 COPD là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính dẫn đến gây giảm từ từ, không hồi phục các giá trị chức năng thông khí phổi. COPD là một trong ba bệnh gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới và 90% số ca tử vong xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Người bệnh COPD thường được quản lý và luôn chiếm tỷ trọng hàng đầu về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại mỗi quốc gia. Các đợt cấp của bệnh thường xuất hiện và NB thường phải nhập viện điều trị. Tuy nhiên rất nhiều NB COPD phải nhập viện vì tình trạng viêm phổi, không phải đợt cấp đơn thuần. Việc chẩn đoán phân biệt sớm hai tình trạng này là vô cùng quan trọng vì vấn đề tiên lượng tử vong là rất khác biệt. Chúng tôi báo cáo ca bệnh viêm phổi / BN COPD ở BN nam, 65 tuổi, đến khám và điều trị tại bệnh viện Phổi trung ương cùng các tiêu chí chẩn đoán để cùng các đồng nghiệp tham khảo, thảo luận và đưa ra phương cách tiếp cận chẩn đoán phù hợp khi gặp những ca bệnh tương tự. Khảo sát vai trò của TREC trong dự đoán kết cục của người bệnh ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân suy tim. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, phân tích đặc điểm lâm sàng của rối loạn trầm cảm bằng phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân suy tim điều trị nội trú tại Viện Tim mạch Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2020 đến tháng 7/2021. Kết quả: Có 60 bệnh nhân trầm cảm trong tổng số 128 bệnh nhân suy tim, chiếm 46,87%. Phân tích 60 bệnh nhân trầm cảm, chúng tôi nhận thấy: Trong các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm hay gặp nhất là giảm năng lượng, tăng sự mệt mỏi (90%). Trong số các triệu chứng trầm cảm thường gặp, rối loạn giấc ngủ chiếm tỷ lệ cao nhất (96,7%), đặc biệt có ý định hoặc hành vi tự sát xuất hiện ở 3,3% bệnh nhân. Đánh giá kết quả nội soi ngược dòng tán sỏi niệu quản 1/3 dưới tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Mô tả kiểu hình và kiểu gen của bệnh nhân Pompe thể xuất hiện ở trẻ nhỏ tại bệnh viện Nhi Trung ương. Kết luận: Phát hiện đột biến gen phổ biến, đặc điểm kiểu hình ở người Việt Nam giúp cho lập kế hoạch điều trị và tư vấn di truyền phù hợp. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu chùm ca bệnh hồi cứu và tiến cứu 52 bệnh nhân IOPD từ 2014 tại bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: 49/52 bệnh nhân IOPD là thể điển hình. Tuổi chẩn đoán trung bình 4,5 tháng (10 ngày – 24 tháng). Tỉ lệ mắc bệnh nam / nữ: 23/2 9. 5/51 gia đình có tiền sử anh / chị ruột mắc bệnh tương tự. Đặc điểm kiểu hình: yếu cơ, bú kém, suy hô hấp, suy tim, phì đại lưỡi, tăng nhẹ men gan và CK, cơ tim phì đại trên siêu âm với chỉ số khối cơ tim / cơthể (LVMI) trung bình 183 g / m2. Đặc điểm kiểu gen GAA: 32 bệnh nhân được làm phân tích và đều tìm thấy đột biến. Tình hình tuân thủ điều trị ở bệnh nhân lao được quản lý tại các trung tâm y tế quận/huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2021 Đánh giá một số chỉ số trên phim đo sọ nghiêng của bệnh nhân có khớp cắn sâu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 60 bệnh nhân có khớp cắn sâu đến khám và điều trị tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương Hà Nội, sử dụng kết quả đo các chỉ số trên phim sọ nghiêng. Đánh giá kết quả bước đầu điều trị hoá chất tiền phẫu ung thư buồng trứng figo IIIC-IV tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Không tuân thủ điều trị là một thách thức và là rào cản lớn đối với kiểm soát bệnh lao trên toàn cầu. Do đó, tuân thủ điều trị là chìa khoá và nền tảng của điều trị lao, góp phần làm giảm gánh nặng do lao gây ra và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân lao. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân lao được quản lý tại các trung tâm y tế quận, huyện thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 300 bệnh nhân lao được quản lý tại 3 trung tâm y tế quận, huyện. Tuân thủ điều trị được đánh giá bằng thang đo tuân thủ điều trị thuốc tổng quát (GMAS). Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ điều trị là 91,0%. Các yếu tố liên quan với tuân thủ điều trị với p < 0,05 như: Có việc làm (OR= 13,0), thái độ chăm sóc của nhân viên y tế thân thiện (OR= 5,12), nhân viên y tế có giám sát việc dùng thuốc (OR= 10,6) và tác dụng phụ của thuốc chống lao ở mức nhẹ (OR= 10,7). Kết luận: Tuân thủ điều trị liên quan mật thiết với sự hỗ trợ từ cơ sở y tế tiếp nhận và điều trị bệnh nhân lao. Do đó, cần có các nghiên cứu dọc kết hợp với định tính để đánh giá mức độ tuân thủ điều trị theo chiều sâu và liên tục Thực trạng tổng dung tích phổi (TLC) ở người tiếp xúc trực tiếp bụi silic trong môi trường làm việc và yếu tố liên quan Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả sử dụng vạt tại chỗ che phủ tổn khuyết sau phẫu thuật cắt khối ung thư da tế bào đáy vùng má. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 28 bệnh nhân (13 nam và 15 nữ, tuổi từ 26 đến 87), được phẫu thuật tạo hình bằng vạt tại chỗ che phủ tổn khuyết vùng má sau cắt ung thư da tế bào đáy tại Khoa Ngoại đầu cổ Bệnh viện K từ tháng 6/2018 đến 6/2021. Kết quả được đánh giá trong quá trình nằm viện và sau mổ 6 tháng. Vị trí thường gặp nhất là vùng dưới ổ mắt với tỉ lệ 57,1%. Tổn khuyết sau cắt bỏ khối u có kích thước từ 1,5 x 1,5 cm đến 5 x 8cm. Các khuyết tổn này được che phủ bằng 15 vạt xoay, 7 vạt chuyển và 6 vạt đẩy. Sau mổ, 100% vạt sống hoàn toàn, 9 trường hợp gây co kéo cơ quan xung quanh. Theo dõi sau 6 tháng trên 20 bệnh nhân cho kết quả tốt về sẹo, tương đồng màu sắc, độ dày vạt, tình trạng co kéo cơ quan xung quanh được cải thiện đáng kể, chưa ghi nhận tình trạng tái phát ung thư. Kết quả nghiên cứu cho thấy tạo hình khuyết tổn sau cắt bỏ ung thư da tế bào đáy vùng má bằng vạt tại chỗ đem lại kết quả cao về chức năng và thẩm mỹ. Kích thước, vị trí và loại vạt sử dụng là các yếu tố chính ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật. Dẫn lưu đường mật qua da cấp cứu trong điều trị viêm đường mật cấp do sỏi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở người bệnh chấn thương tuỷ sống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 107 người bệnh chấn thương tuỷ sống điều trị nội trú tại Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng bệnh viện Bạch Mai và Khoa Cột Sống Ít Xâm Lấn bệnh viện Châm Cứu Trung Ương từ tháng 08/2020 đến tháng 08/2021. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nam giới (87,9%); độ tuổi trung bình 43,25 ± 13,74; nơi sinh sống chủ yếu ở nông thôn (65,4%); trình độ học vấn trung học cơ sở (38,3%). Có 32,7% người bệnh có rối loạn trầm cảm theo ICD10, trong đó trầm cảm nhẹ chiếm 18,7%; triệu chứng khởi phát hay gặp nhất là buồn chán, bi quan (40%); trong các triệu chứng đặc trưng của trầm cảm, khí sắc trầm là hay gặp nhất (100%); trong các triệu chứng phổ biến của trầm cảm, hay gặp nhất là giảm sút tính tự trọng, lòng tự tin và bi quan về tương lai với cùng tỷ lệ 94,3%. Trầm cảm thường khởi phát đầu tiên bởi buồn chán, bi quan. Triệu chứng đặc trưng hay gặp nhất là khí sắc trầm, triệu chứng phổ biến hay gặp là giảm sút tính tự trọng, lòng tự tin và bi quan về tương lai. Đánh giá hiệu quả và an toàn của thủ thuật bít thông liên thất quanh màng qua da bằng dụng cụ hai đĩa đồng tâm Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc tăng huyết áp cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh của Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu Nghĩa - Long An. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu, không can thiệp trên 180 bệnh nhân (BN) đến khám và điều trị tăng huyết áp tại Khoa khám bệnh được lưu trữ trên phần mềm của Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu Nghĩa – Long An. Trong các nhóm thuốc được sử dụng để điều trị tăng huyết áp, nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất là chẹn kênh canxi (58,25%), thấp nhất là nhóm thuốc lợi tiểu chiếm tỉ lệ 3,88%. Các phác đồ được sử dụng cho bệnh nhân, số phác đồ sử dụng 1 loại thuốc chiếm tỉ lệ lớn nhất chiếm 86,67%. Phác đồ sử dụng 2 loại thuốc chiếm 12,22% và thấp nhất là phác đồ phối hợp 3 loại thuốc chỉ có 2 bệnh nhân chiếm 1,11%. Trong liệu pháp đơn trị liệu được bác sĩ ưu tiên lựa chọn hơn là liệu pháp phối hợp thuốc, trong đó Amlodipin là thuốc được kê đơn nhiều nhất. Số lần dùng thuốc trong ngày của một số thuốc không đúng với khuyến cáo và tương tác thuốc chiếm tỷ lệ cao. Phác đồ điều trị THA chủ yếu là đơn trị với thuốc chẹn Calci, phổ biến nhất là Amlodipin. Tuy nhiên, số lần dùng thuốc trong ngày của một số thuốc không đúng với khuyến cáo và tương tác thuốc chiếm tỷ lệ cao. Ảnh hưởng của lo âu trước mổ đến sự hồi phục của bệnh nhân sau phẫu thuật ổ bụng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên Xác định sự ảnh hưởng của lo lắng trước mổ với sự hồi phục của bệnh nhân sau phẫu thuật ổ bụng tại khoa Ngoại – Tiêu Hoá Gan mật bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018. Kết quả: Điểm trung bình lo lắng trước phẫu thuật của bệnh nhân 51,9 ± 7,7. Trong đó, đa số bệnh nhân có mức độ lo âu trung bình (79,3%), tỷ lệ bệnh nhân lo âu ít chiếm 7,3%, có 11 bệnh nhân chiếm 13,4% lo âu nhiều trước phẫu thuật. Điểm đau trung bình của bệnh nhân sau mổ 5,6 ± 1,1 trong đó bệnh nhân đau ở mức độ trung bình chiếm 69,5%, bệnh nhân đau nhiều chiếm 30,5%. Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân 10,7 ± 1,8 ngày. Lo âu trước mổ có khả năng dự đoán 13,3% sự thay đổi của mức độ đau sau mổ và 5,6% sự thay đổi của thời gian nằm viện. Xây dựng mô hình phân tích chi phí – hiệu quả của pembrolizumab so với các phác đồ chuẩn trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ tại Việt Nam Tử suất sơ sinh chiếm 2,4% các trường hợp sinh. Kết luận: Kết quả bước đầu cho thấy đặt progesterone âm đạo kèm khâu vòng cổ tử cung có thể có hiệu quả trong dự phòng sinh non ở thai phụ đơn thai có cổ tử cung ngắn. Xác định tỉ lệ sinh non < 37 tuần của phương pháp dự phòng progesterone đặt âm đạo kèm khâu cổ tử cung ở thai phụ đơn thai có cổ tử cung ngắn ≤ 25 mm. Kết quả: Từ tháng 10/2019 – 7/2020, tỉ lệ sinh non < 37 tuần là 28,6%, trong đó tỉ lệ sinh 28 – 36 tuần chiếm 19,1%. Cân nặng sơ sinh là 2.852, 4g; tỉ lệ trẻ < 1.500 g chiếm 11,9% và < 2.500 g chiếm 14,3%. Kết cục sơ sinh xấu với Apgar ≤ 3 chiếm 2,4%. Khảo sát kiến thức của phụ nữ độ tuổi sinh đẻ về dị tật bẩm sinh tại xã Dân Tiến năm 2020 Mô tả đặc điểm đông cầm máu bằng xét nghiệm ROTEM trên bệnh nhân mổ tim hở và khảo sát mối tương quan giữa xét nghiệm ROTEM với lượng máu mất sau mổ trên bệnh nhân mổ tim hở. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 68 bệnh nhân mổ tim hở tại khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực, Bệnh viện Trung ương Huế. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 56,20 ± 17,95 và bệnh lý mạch vành chiếm tỷ lệ cao nhất là 42,6%. Chảy máu có ý nghĩa lâm sàng và không có ý nghĩa lâm sàng chiếm tỉ lệ lần lượt là 22,1% và 77,9%. Thời gian chảy máu kéo dài của INTEM, EXTEM và FIBTEM chiếm tỷ lệ lần lượt là 25%, 16% và 48,5%. Các chỉ số A5, A10 của INTEM, EXTEM, FIBTEM giảm với tỷ lệ lần lượt là 17,6%, 10,3%, 13,2%, 8,8%, 2,9%, 10,3%. Các chỉ số thời gian đông máu, góc anpha, A5 của INTEM, EXTEM và FIBTEM khác biệt có ý nghĩa thông kê giữa 2 nhóm chảy máu có ý nghĩa lâm sàng và không có ý nghĩa lâm sàng (p ≤ 0,05). Chỉ số A10 của INTEM và FIBTEM khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm trên (p < 0,05) nhưng của EXTEM thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Chỉ số INTEM CT, EXTEM CT và FIBTEM CT có mối tương quan thuận với lượng máu mất sau mổ (r > 0, p < 0,05), ngược lại các chỉ số INTEM ANPHA, INTEM A5, INTEM A10, FIBTEM ANPHA, FIBTEM A5, FIBTEM A10 có tương quan nghịch với lượng máu mất sau mổ (r < 0, p < 0,05). Hiệu quả và tác dụng phụ của phác đồ bốn thuốc chứa bismuth trong diệt trừ helicobacter pylori lần đầu và lần hai tại Việt Nam đánh giá về chất lượng giấc ngủ của sinh viên điều dưỡng tại Đại học Đại Nam và tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp NC: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 220 sinh viên điều dưỡng đang học từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 tại Trường Đại học Đại Nam. Kết quả: có 44,5% SV có điểm PSQI ≤ 5. Chất lượng giấc ngủ liên quan đến áp lực kết quả học, sự kỳ vọng từ gia đình, quá tình tham gia làm thêm ngoài giờ, sự tỉnh táo và cân bằng trong công việc (p < 0,05). Kết luận: Chất lượng giấc ngủ của SV chưa tốt, cần nâng cao hiểu biết cho SV về tầm quan trọng của giấc ngủ và cần có sự phối hợp hài hoà giữa nhà trường, gia đình để giảm tải tối đa những áp lực không đáng có cho SV. Ca lâm sàng: Tràn dịch màng ngoài tim ở bệnh nhân sau mắc Covid-19 Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có đối chứng so sánh trước sau được thực hiện trên 200 tân binh Binh chủng tăng thiết giáp. Nhóm can thiệp gồm 100 tân binh được tập huấn cung cấp kiến thức về bệnh điếc nghề nghiệp, tác hại của tiếng ồn đối với cơ quan thính giác và các biện pháp phòng chống tiếng ồn. Ngoài ra các tân binh cũng được tập huấn kỹ năng sử dụng mũ chống ồn tiêu chuẩn của Binh chủng Tăng thiết giáp. Nhóm chứng gồm 100 tân binh không được tham gia lớp tập huấn. Kết quả cho thấy, trước khi can thiệp nhận thức, 28% tân binh nhóm can thiệp biết rằng điếc nghề nghiệp không thể điều trị được. Sau can thiệp, số này tăng lên là 64%. Hiệu quả can thiệp là 92,16%, cao hơn nhóm chứng với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Sau tập huấn, về cách sử dụng đúng mũ chụp tai để chống tiếng ồn, chỉ số hiệu quaở̉ nhóm can thiệp là 17,24% với p < 0,05. So sánh kết quả sau đặt stent ống động mạch có và không phủ thuốc trên bệnh nhân tim bẩm sinh tuần hoàn phổi phụ thuộc ống động mạch tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và đánh giá kết quả điều trị túi phình động mạch não bằng phẫu thuật kẹp clip vi phẫu. Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, trên 41 bệnh nhân mắc bệnh phình động mạch não có chỉ định phẫu thuật kẹp clip túi phình Khoa Ngoại Thần kinh - Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 3/2017 đến tháng 6/2019. Chụp DSA kiểm tra sau mổ, kết quả 96,9% túi phình được loại bỏ hoàn toàn. Phình động mạch não vỡ chiếm tỉ lệ khá thấp nhưng để lại nhiều hậu quả nặng nề. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh phình động mạch nhưng phẫu thuật vẫn có nhiều ưu điểm riêng, vẫn đang tiếp tục được cải thiện nhằm đem lại kết quả điều trị tốt hơn cho bệnh nhân. Giả tắc ruột do lupus đỏ hệ thống – Một biến chứng hiếm gặp Mô tả một số đặc điểm chung và đ n i hiệu quả điều trị của p c đồ Paclitaxel + Carboplatin trên bệnh nhân un t ư p ổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) giai đoạn IV. Nồn độ CEA sau điều trị là 7,95 ± 6,22 ng / mL và thấp ơn nồn độ CEA trước điều trị là 14,73 ± 12,73 với p = 0,013 < 0,05. Trung vị thời gian sống thêm không tiến triển là 6,0 tháng (5,7-6,3), trung vị thời gian sống thêm toàn bộ là 11,1 tháng (8,6 – 13,5). Độc tính hầu hết ở mức độ nhẹ và được kiểm soát. Kết luận: Hoá trị liệu p c đồ Paclitaxel – Carboplatin tron điều trị bước 1 UTPKTBN iai đoạn IV giúp cải thiện triệu chứn cơ năn, c o tỷ lệ kiểm soát bệnh cao, kéo dài thời gian sống thêm không tiến triển và thời gian sống thêm toàn bộ, độc tính chấp nhận được. Đối tượng nghiên cứu: 42 bện n ân un t ư p ổi không tế bào nhỏ iai đoạn IV, điều trị bước 1 với p c đồ Paclitaxel – Carboplatin tại Trun tâm Un bướu – Bệnh viện Quân y 103 và K oa Un bướu – Bệnh viện Phổi Trun ươn, t ời gian từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2021. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu, mô tả cắt ngang, nghiên cứu can thiệp không có nhóm chứng. Kết quả: Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 58,7 ± 9,1. Un t ư biểu mô tuyến chiếm 69%. Bệnh nhân chủ yếu ở iai đoạn IVA chiếm 74%. Tỷ lệ đ p ứn cơ năn là 68,5%. Tỷ lệ đ p ứng toàn bộ là 33,4%; tỷ lệ kiểm soát bệnh là 69%. Thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tại hai trường tiểu học thành phố Hà Tĩnh, năm 2021 Thai bám sẹo mổ cũ là một dạng hiếm của thai ngoài tử cung, thường gây biến chứng nặng nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời. Lượng máu mất trung bình khi hút thai là 84,85 ml. Thời gian βhCG về bằng 0 trung bình là 4,42 (tuần). Kết luận: Phương pháp đặt Foley kết hợp hút thai dưới siêu âm đạt tỉ lệ thành công cao với thời gian nằm viện ngắn và thời gian theo dõi sau thủ thuật ngắn so với những phương pháp điều trị thai bám sẹo mổ cũ phối hợp khác. Tỉ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng, thai bám sẹo mổ cũ được xem là một vấn đề mới đáng được quan tâm hiện nay như là một hậu quả không mong muốn sau mổ lấy thai. Với vị trí địa lý cách xa các bệnh viện tuyến trung ương, Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang luôn cố gắng tiếp cận những phương thức điều trị nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cho nhân dân trong tỉnh. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân thai bám sẹo mổ cũ tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang từ năm 2020-2021. Đánh giá kết quả điều trị thai ở sẹo mổ cũ bằng bằng phương pháp đặt Foley kết hợp với hút thai dưới hướng dẫn siêu âm tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang từ năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích 33 bệnh nhân được chẩn đoán thai bám sẹo mổ cũ ≤ 8 tuần nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang trong khoảng thời gian từ 05/20 20-06/2021. Kết quả: Hầu hết bệnh nhân thai bám sẹo mổ cũ trong nghiên cứu có kết quả điều trị thành công chiếm 93,9%. Kết quả điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng bằng thở áp lực dương liên tục qua mũi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên Khảo sát các chế độ liều, việc theo dõi nồng độ amikacin trong trị liệu (TDM) và biến cố bất lợi của amikacin. Sử dụng đồng amikacin với furosemid hoặc thuốc cản quang có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ độc tính trên thận. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Dữ liệu được phân tích từ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân (BN) sử dụng amikacin từ 01/5/2019 đến 31/5/2020. Kết quả: Mẫu nghiên cứu bao gồm 74 BN, trung vị chỉ số bệnh kèm Charlson là 2,0 (1,0 – 3,0). Có 59 BN dùng chế độ liều 1 lần / ngày (ODD) với liều nạp trung bình là 16,5 ± 3,4 mg / kg. Có 51 BN thực hiện TDM, trung vị nồng độ đỉnh ở nhóm ODD là 46,5 (40,0 - 54,3) mcg / ml, ở nhóm dùng chế độ nhiều lần / ngày (MDD) là 32,2 (30,6 – 40,2) mcg / ml. Có 21 BN xuất hiện độc tính trên thận và độc tính có liên quan đến việc sử dụng đồng thời furosemid hoặc thuốc cản quang. Kết luận: Việc thực hiện TDM và chế độ liều ODD amikacin đem lại nhiều lợi ích cho BN. Hiệu quả giảm đau của phương pháp gây tê mặt dưới cơ dựng sống 1 bên (ESP Block) dưới hướng dẫn siêu âm cho phẫu thuật tim ít xâm lấn có nội soi Đánh giá sự thay đổi thực hành của bà mẹ về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ 6 - 24 tháng tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định sau can thiệp giáo dục sức khoẻ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là 75 bà mẹ có con từ 6-24 tháng tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định, thiết kế nghiên cứu can thiệp bán thực nghiệm. Kết quả: Điểm trung bình thực hành trước can thiệp là 5,8 ± 2,1 và sau can thiệp đã tăng lên thành 8,3 ± 1,9, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (t = 3,2; p < 0,05). Nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của can thiệp giáo dục sức khoẻ đã cải thiện đáng kể thực hành chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ từ đó trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính được chăm sóc dinh dưỡng tốt hơn. Kết luận: Sau khi can thiệp bằng giáo dục sức khoẻ, thực hành chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con 6 - 24 tháng đã tăng lên, thực hành mức độ đạt tăng từ 57,3% trước can thiệp lên 80% sau can thiệp. Đánh giá tác động gây hoại tử và phân mảnh ADN tế bào đơn nhân máu ngoại vi người của cao sài đất (Wedelia chinensis (Osbeck) Merr.) Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xác định và đo lường ảnh hưởng của quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết của nhân viên tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Minh Hải. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 238 nhân viên đang làm việc tại Bệnh viện. Các phương pháp kiểm định Cronbach ’ s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyên tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có 5 yếu tố ảnh hưởng đên sự gắn kết với tổ chức của nhân viên, bao gồm: (1) Đào tạo và phát triển, (2) Lương và phúc lợi, (3) Lãnh đạo, (4) Đánh giá và giám sát kết quả công việc, (5) Tuyển dụng và thuê lao động. Trong đó, yếu tố Đào tạo và phát triển có tác động mạnh nhất đến sự kết gắn kết của nhân viên. Đặc điểm tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 7 đến 10 tuổi tại một số trường tiểu học, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Trong nghiên cứu này, sử dụng phương pháp PCR-RFLP, chúng tôi đã xác định biến đổi A10398G của gen ND3 ty thể trong exosome huyết tương của 29 bệnh nhân UTPKTBN và 31 người không mắc bệnh ung thư làm đối chứng, đồng thời biến đổi này cũng được xác định ở 13 cặp mô u và mô lân cận u của bệnh nhân UTPKTBN, từ đó đánh giá mối liên quan giữa biến đổi này trong exosome huyết tương với mô và các đặc điểm bệnh học của bệnh nhân UTPKTBN. Kết quả bước đầu đã xác định được biến đổi A10398G ở dạng đồng tế bào chất và dị tế bào chất trong cả exosome huyết tương và mô phổi. Tỷ lệ dạng biến đổi 10398G của mtDNA trong mẫu exosome huyết tương là 62,1% đối với bệnh nhân UTPKTBN và 61,3% đối với nhóm đối chứng. Tuy nhiên, chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về biến đổi A10398G giữa nhóm bệnh và nhóm đối chứng. Biến đổi A10398G trong exosome huyết tương và trong mô có mối tương quan với nhau (R 2 = 0,69; p = 0,009). Tuy nhiên, biến đổi này không liên quan tới độ tuổi, giới tính, tình trạng hút thuốc, uống rượu, kích thước u, giai đoạn bệnh và giai đoạn TNM của bệnh nhân. Chi phí phẫu thuật ổ bụng: Nghiên cứu đa trung tâm Việt Nam Nghiên cứu đánh giá tính ổn định về hiệu giá và pH của 3 loạt vắc xin Rotavin ở điều kiện bảo quản lão hoá cấp tốc tại 370C, 250C và điều kiện bảo quản thực 2 ~ 8 oC, dự đoán và xác định hạn sư dung của vắc xin Rotavin công thức cải tiến có bổ sung chất ổn định gelatin thuỷ phân (Hydrolyzed gelatin) để có thể bảo quản ở nhiệt độ 2-8 oC, giúp thuận tiện trong quá trình bảo quản và phân phối vắc xin trên thị trường cũng như đưa vào sư dung trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia. Bằng phương pháp PFU xác định hiệu giá vắc xin Rotavin công thức cải tiến được bảo quản ở điều kiện lão hoá cấp tốc 37oC, 25oC và điều kiện bảo quản thực ở 2-8 oC tại các thời điểm khác nhau kể từ ngày sản xuất đã xác định được vắc xin Rotavin duy trì được sự ổn định về hiệu giá trong 7 ngày ở 37oC, trong 45 ngày ở 25oC và trong 24 tháng ở 2-8 oC. Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân nhồi máu não tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2017-2018 Các nghiên cứu về tình hình tăng huyết áp đã cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp trên bệnh nhân nhồi máu não khá cao. Kết luận: tỷ lệ tăng huyết áp trên bệnh nhân nhồi máu não chiếm tỷ lệ cao (90,7%). Do đó, ngành Y tế cần nâng cao hiệu quả kiểm soát huyết áp để phòng đột quỵ tái phát. Đối với những người bị tăng huyết áp không được kiểm soát, nguy cơ đột quỵ tăng lên đáng kể. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Xác định tỷ lệ và mức độ tăng huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não; 2) Đánh giá kết quả kiểm soát huyết áp trên bệnh nhân nhồi máu não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 118 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2017-2018. Mức độ tăng huyết áp giai đoạn 1 chiếm 51,4%, giai đoạn 2 chiếm 48,6%. Tỷ lệ bệnh nhân đạt hiệu quả kiểm soát 1 tuần mức 1 chiếm 100%. Phẫu thuật vá lỗ thông liên thất có kích thước lớn áp dụng phương pháp mổ tim hở ít xâm lấn qua đường mổ dọc nách giữa bên phải tại Bệnh viện Nhi Trung ương Kết luận: Phẫu thuật ít xâm lấn cắt bỏ khối u nhầy nhĩ trái bước đầu cho kết quả an toàn và hiệu quả với tỉ lệ biến chứng thấp có thể được thực hiện thường quy tại các trung tâm phẫu thuật tim đã được đào tạo. Kết quả: Lâm sàng của bệnh đa dạng: Thể không triệu chứng (9,7%), có triệu chứng ảnh hưởng huyết động (83,9%); triệu chứng tắc mạch (12,9%); triệu chứng toàn thân (25,8%). Thiếu máu và tăng tốc độ máu lắng gặp ở 45,2% và 74,2%. Kết quả siêu âm tim: kích thước u trung bình là 4,2 ± 1,7 cm (từ 1,7 cm đến 8 cm), vị trí bám của u chủ yếu ở vách liên nhĩ (77,4%). Thời gian chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình là 158 ± 43 phút (từ 100 đến 252 phút). Thời gian cặp động mạch chủ trung bình là 84 ± 34 phút (từ 42 đến 153 phút). Thời gian thở máy, hồi sức, nằm viện trung bình lần lượt là 10,8 ± 7,0 giờ (từ 3 đến 30 giờ); 1,5 ± 1,0 ngày (từ 0,5 đến 4 ngày); 9,5 ± 5,0 ngày (từ 3 đến 30 ngày). Kết quả sớm: tỉ lệ tử vong 0%, một trường hợp tai biến mạch máu não (3,2%), một trường hợp hẹp động mạch đùi (3,2%), một trường hợp rung nhĩ mới xuất hiện sau mổ (3,2%), không có trường hợp nào chảy máu phải mổ lại và các biến chứng nặng khác được ghi nhận. Đánh giá mô hình tiên lượng đái tháo đường thai kỳ của Hiệp hội Y học Bào thai trên thai phụ tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh Trên thế giới có khoảng 50 triệu người bị động kinh, 30% động kinh bị kháng thuốc. Tỷ lệ xuất hiện tác dụng phụ là 44,8%, mức độ nhẹ, không có bệnh nhân ngừng chế độ ăn ketogenic. Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng cấp là 13,8% (ban đầu) và 0% (sau 3 tháng). Chế độ ăn sinh ceton có hiệu quả trên một số hội chứng động kinh, đặc biệt là các hội chứng động kinh kháng thuốc ở trẻ em. Xây dựng thực đơn sinh ceton tại Việt nam còn mới và nhiều thử thách. 31 bệnh nhi động kinh kháng thuốc có chỉ định áp dụng thực đơn sinh ceton điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 9/2019 đến 7/2020, sử dụng các nguồn thực phẩm sẵn có tại Việt nam. Các bệnh nhân được bổ sung vitamin, khoáng chất theo nhu cầu, điều chỉnh các tác dụng phụ đi kèm. Áp dụng được cho 93,5% bệnh nhân (29/3 1). Tỷ lệ dung nạp là 75,86% (1 tháng), 65,52% (2 tháng) và 62,07% (3 tháng). 37,9% bệnh nhân giảm hơn 50% cơn động kinh sau 3 tháng. Kinh nghiệm 10 năm điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi laser holmium yag tại bệnh viện trường đại học y dược Cần Thơ năm 2012-2021. Phân tích một số yếu tố liên quan đến một số bệnh tim mạch (BTM) thường gặp ở người cao tuổi tại Huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang năm 2021. Không có mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI), chỉ số vòng eo / vòng mông (WHR), chỉ số Triglycerid, HDL-c và đái tháo đường với tình trạng mắc BTM ở người cao tuổi. Kết luận: Tuổi càng cao nguy cơ mắc một số BTM thường gặp càng cao. Kết quả gợi ý các chỉ số như: Tuổi, hút thuốc, tăng Cholesterol toàn phần, tăng LDL-c là yếu tố nguy cơ với một số BTM thường gặp ở người cao tuổi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 700 người cao tuổi tại huyện Bắc Mê. Đối tượng được khám sàng lọc, xét nghiệm (điện tim, siêu âm tim, sinh hoá máu) để chẩn đoán một số BTM thường gặp và khai thác các yếu tố liên quan. Kết quả: Nguy cơ mắc BTM ở nhóm uống rượu thường xuyên cao gấp 2,1 lần nhóm không uống. Đối tượng có rối loạn Lipid máu có nguy cơ mắc BTM cao gấp 1,5 lần nhóm bình thường. Qua phân tích hồi quy logistic đa biến, có 04 yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng mắc BTM ở người cao tuổi bao gồm: Tuổi, hút thuốc lá, chỉ số Cholesterol toàn phần và LDL-c. Khi các chỉ số Cholesterol toàn phần, LDL-c tăng lên 1 đơn vị (1 mmol / L) thì nguy cơ mắc BTM tăng lần lượt 4,8 và 5,3 lần. Bên cạnh đó, mỗi 5 tuổi tăng lên thì nguy cơ mắc BTM ở đối tượng tăng lên gấp 5,4 lần. Đối tượng hút thuốc lá có nguy cơ mắc BTM cao gấp 19,5 lần nhóm không hút. Tuân thủ điều trị arv ở người bệnh nhiễm hiv/aids điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Mường La, tỉnh Sơn La năm 2019 và một số yếu tố liên quan Sỏi niệu quản là một bệnh lý thường gặp; các phương pháp điều trị truyền thống như mổ mở lấy sỏi, phẫu thuật nội soi hông lưng là những phương pháp xâm hại, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh; hiện nay, phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng năng lượng LASER đang được ưa chuộng với nhiều ưu điểm. Kết luận: Điều trị sỏi niệu quản áp dụng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng Holmium YAG Laser là sự lưa chọn an toàn và hiệu qua Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng LASER tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ 2012 – 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu hồi cứu có phân tích trên 821 lượt bệnh nhân (BN) bị sỏi niệu quản tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, thời gian từ 9/2012 đến 9/2021. Kết quả: Có 821 bệnh nhân, trong đó có 465 nam (56,64%), 356 nữ (43,36%); tuổi trung bình là 46,1 ± 10,9 tuổi. Số lượng sỏi nhiều nhất được tán là 4 viên. Không có biến chứng gần cần can thiệp. Kết quả phẫu thuật cắt toàn bộ bàng quang, tạo hình bàng quang trực vị từ hồi tràng theo Abol-Enein trên bệnh nhân nam giới Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, những lĩnh vực liên quan đến sức khoẻ di động, sức khoẻ kỹ thuật số, sức khoẻ công nghệ thông tin hay y học từ xa đang ngày càng được quan tâm, áp dụng, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của cộng đồng. Y học từ xa (Telehealth) là xu hướng mới trên thế giới trong dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tích hợp thân thiện với công nghệ thông tin. Dịch vụ này có thể bao gồm cả chẩn đoán, điều trị, cung cấp thuốc men, tư vấn, giải đáp thắc mắc, xử trí tình huống khẩn cấp hay dự phòng dịch bệnh, mà không phải đối mặt với những thách thức về khoảng cách địa lý. Y học từ xa nổi bật với các ưu điểm như: sự nhanh chóng, thuận tiện, dễ tiếp cận và chi phí thấp. Đặc biệt, khi cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn đang phải đối mặt với mối nguy cơ đến từ đại dịch Covid-19, việc áp dụng y học từ xa trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khoẻ nhân dân không chỉ giúp quá trình khám chữa bệnh được duy trì thông suốt, kịp thời và chất lượng mà còn hỗ trợ đảm bảo an toàn phòng dịch. Tuy nhiên, trong thực tế, một số cơ sở y tế vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn để đưa y học từ xa đến với bác sĩ và người bệnh, những yêu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất vẫn là trở ngại lớn. Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật cắt toàn bộ bàng quang, tạo hình bàng quang bằng ruột điều trị ung thư bàng quang Polyp đại trực tràng (ĐTT) là bệnh lý phổ biến và có nguy cơ ác tính. Kết hợp hai phương pháp không làm tăng độ nhạy 91,7%, tuy nhiên làm tăng độ đặc hiệu trong chẩn đoán là 78%. Kết luận: Phân loại JNET, Kudo có khả năng giúp dự đoán kết quả mô bệnh học polyp đại trực tràng. Nội soi ánh sáng trắng là kĩ thuật giúp tầm soát polyp, tuy nhiên vẫn còn hạn chế trong dự đoán chính xác mô bệnh học polyp. Các kỹ thuật nội soi cải tiến đã được phát triển giúp quan sát chi tiết hơn bề mặt niêm mạc, cấu trúc mạch máu dưới niêm mạc từ đó dự đoán chính xác kết quả mô bệnh học polyp, hỗ trợ điều trị chính xác. Mục tiêu nghiên cứu: đối chiếu phân loại JNET trên nội soi dải tần hẹp (NBI) và phân loại Kudo trên nội soi nhuộm màu bằng indigocarmin với kết quả mô bệnh học ở tổn thương polyp đại trực tràng. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả đánh giá nghiệm pháp chẩn đoán. Kết quả: trong số 2000 bệnh nhân được nội soi sàng lọc tầm soát polyp và ung thư sớm ĐTT, nghiên cứu thu được 339 bệnh nhân có tổng số 490 polyp ĐTT được cắt bỏ qua nội soi hoặc phẫu thuật từ 1/2021 đến tháng 4/2022. Trong 490 polyp, có 408 polyp tân sinh (386 polyp u tuyến và 22 polyp ung thư). Phân tích chi phí hiệu quả bằng mô hình của BUDESONIDE/FORMOTEROL khi cần người bệnh hen nhẹ tại Viện Nam Nhằm xác định yếu tố ảnh hưởng đến tử vong ở bệnh nhân COVID-19 điều trị hồi sức tích cực tại bệnh viện Đa khoa Đức Giang năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả theo dõi dọc trên 91 bệnh nhân COVID-19 nguy kịch. Kết quả: Trong số 91 bệnh nhân nằm hồi sức tích cực, 81,3% tử vong và 18,7% còn sống. Yếu tố liên quan với nguy cơ tử vong tại bệnh viện là độ tuổi ≥ 64 tuổi, đã được tiêm vắc xin, bệnh kèm theo là cao huyết áp và tình trạng nguy kịch khi nhập viện (p < 0,05). Phân tích hồi quy cox cho thấy các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tử vong tại viện là mắc tăng huyết áp (HR= 1,93, 95% CI 1,05-3,55) và tình trạng nguy kịch khi nhập viện HR= 1,84, 95% CI 1,13-2,99). Kết luận: Yếu tố nguy cơ chính ở bệnh nhân tử vong tại bệnh viện là mắc tăng huyết áp và tình trạng nguy kịch khi nhập viện tại khu vực điều trị hồi sức tích cực. Nghiên cứu nhận thức của người nhà bệnh nhân về đột quỵ não, sự khác biệt thông qua giáo dục Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả bước đầu tái tạo tổn khuyết khoang miệng bằng vạt dưới cằm. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 12 bệnh nhân, tuổi trung bình là 62,1 ± 12, tỉ số nam / nữ là 1/1. Trong đó có 6 bệnh nhân ung thư ở sàn miệng, 5 bệnh nhân ở lưỡi, 1 bệnh nhân ở lợi-hàm dưới. Thời gian phẫu thuật trung bình là 175 ± 27 phút, thời gian nằm viện trung bình là 13,3 ± 4,4 ngày. Không có trường hợp nào hoại tử vạt toàn bộ, 11 bệnh nhân có vạt lành thương tốt, 1 bệnh nhân bị hoại tử một phần vạt. Chức năng phát âm và nuốt sau mổ ít nhất 6 tháng đều đạt kết quả tốt và trung bình ở tất cả các bệnh nhân. Nghiên cứu tình hình bệnh lý viêm tai ứ dịch lứa tuổi mẫu giáo nhà trẻ tại xã Quốc Tuấn, huyện An Dương, Hải Phòng Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và một số nguyên nhân gây bệnh mày đay cấp ở trẻ em tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2020-2021. Về nguyên nhân: Qua h i bệnh có 47,5% không rõ nguyên nhân, mày đay do nhiễm trùng (41,9%), do thức ăn (6,5%), thuốc (2,3%) và thời tiết (1,4%). Không có mối liên quan giữa kết quả test với nguyên nhân qua h i bệnh. Bệnh nhi ở ngoại thành vào viện nhiều hơn ở nội thành. Bệnh xảy ra quanh năm với các triệu chứng thường gặp là ban sẩn, ngứa, sốt và đau bụng. Qua h i bệnh đa số không rõ nguyên nhân. Mày đay cấp thường kèm theo nhiễm khuẩn. Xét nghiệm Panel dị ứng 60 dị nguyên thường gặp nhất là mạt bụi, bụi nhà, gián. Ngoài ra còn các dị nguyên khác như sữa bò, lòng trắng trứng, cua và cà chua ít gặp hơn. Đối tượng: 217 bệnh nhi được chẩn đoán mày đay cấp vào điều trị nội trú tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ ngày 01/10/2020 đến ngày 30/9/2021. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi mắc bệnh trung bình là 5,73 ± 3,51 tuổi, nhiều nhất ở trẻ dưới 6 tuổi (53,5%). Bệnh xảy ra quanh năm, nhiều hơn từ tháng 7 đến tháng 11. Bệnh nhi có bố mẹ mắc mày đay cấp có tỷ lệ mắc bệnh gấp 7 lần so với trẻ có bố mẹ không mắc. Về triệu chứng lâm sàng: ban sẩn phù (100%), ngứa (98,6%), sốt (40,1%), đau bụng (19,4%), nôn (6%), tiêu chảy (2,8%), khó thở (0,9%). Xét nghiệm: Tỷ lệ tăng bạch cầu ái toan (2,3%), IgE huyết thanh tăng (47%). Phẫu thuật nội soi toàn bộ cắt khối tá tuỵ, nhân trường hợp đầu tiên thực hiện tại Bệnh viện Bạch Mai, nhìn lại y văn về chỉ định và kết quả điều trị Đánh giá hiệu quả và tác dụng phụ của Tolvaptan trên bệnh nhân hạ Na máu nặng cấp đẳng tích hoặc thừa thể tích. Liều Tolvaptan chủ yếu là 7,5 mg và 11,25 mg (chiếm tỷ lệ 45,5% và 36,4%), 13,6% dùng liều 15mg và chỉ 4,5% dùng liều 18,75 mg. Lưu lượng nước tiểu (ml / h) trung bình của nhóm Tolvaptan tại các thời điểm 03 h; 06 h; 12h và 24h lần lượt là: 205,00 ± 61,00; 225,45 ± 52,44; 195,91 ± 48,17 và 167,27 ± 41,19. Mức tăng Na máu (mmol / L) trung bình của nhóm Tolvaptan tại các thời điểm 03 h; 06 h; 12h và 24h lần lượt là 2,32 ± 0,78; 4,50 ± 0,67; 8,18 ± 1,44 và 13,68 ± 1,62. Kết quả: Nhóm điều trị kinh điển phải áp dụng nhiều biện pháp để điều trị, gồm: Hạn chế tối đa lượng nước uống vào; lượng NaCl 0,9% (chai 500 ml) CTM trung bình là 6,60 ± 1,5; Trung vị lượng NaCl 3% (chai 100 ml) CTM và Furosemide (ống 20 mg) là 6,00 (5,00 – 7,00) và 1,00 (0,00 – 2,00) trong khi nhóm sử dụng Tolvaptan thì không cần hạn chế uống, không sử dụng NaCl 3%, không sử dụng Furosemid. Lượng NaCl 0,9% (chai 500 ml) CTM trung bình sử dụng ở nhóm Tolvaptan là 2,45 ± 1,34 ít hơn so với nhóm kinh điển (6,60 ± 1,5); p < 0,001. Thời gian (h) điều trị đạt mục tiêu Na máu của cả 2 nhóm đều lớn hơn thời gian kỳ vọng: Trung vị ở nhóm điều trị kinh điển là 36,00 (24,00 - 46,00) so với 22,00 (18,50 – 33,50), p = 0,001; Trung vị ở nhóm có Tolvaptan là 24,00 (23,50 - 35,00) so với 22,00 (20,00 – 35,00), p = 0,016. Trong đó thời gian điều trị thực của nhóm có Tolvaptan thấp hơn nhóm điều trị kinh điển (p = 0,027). Trung vị thời gian cải thiện dấu hiệu nôn ói và cải thiện dấu hiệu mệt mỏi là 03h và 12h ở nhóm có Tolvaptan, thấp hơn ở nhóm điều trị kinh điển (06 h và 22 h), p = 0,002 và 0,001. Về tác dụng phụ của điều trị: Phù và hạ Kali máu chỉ gặp ở nhóm điều trị kinh điển với tỷ lệ 20% và 55%, ngược lại nhóm có Tolvaptan không có BN nào bị phù hoặc hạ Kali máu trong khi có đến 81,8% BN tiểu nhiều, (p = 0,003 và p < 0,001), cả hai nhóm không có BN nào bị tăng Na máu theo thời gian vượt quá kỳ vọng gây nguy cơ huỷ Myelin. Sóng tổn thương dự đoán kết quả sớm ngưỡng tạo nhịp trong cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn Đa phần người trưởng thành trong cộng động đã từng nhiễm Cytomegalovirus (CMV), phần lớn không có triệu chứng và virus sẽ tồn tại ở trạng thái ẩn suốt đời. Đã có nhiều bằng chứng y học thuyết phục cho thấy CMV là tác nhân gây bệnh quan trọng trên các đối tượng suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên gần đây có nhiều nghiên cứu cho thấy tái nhiễm hoặc tái hoạt động CMV trên bệnh nặng, nguy kịch, không có suy giảm miễn dịch (KSGMD) tại hồi sức cấp cứu (HSCC) là thường gặp và có mối liên quan với tăng tỷ lệ bệnh nặng cũng như tử vong. Các tổn thương thường gặp nhất là viêm phổi kẽ và viêm gan. Chẩn đoán cần dựa trên đánh giá toàn diện quá trình diễn biến bệnh tật của bệnh nhân (BN) như xác định được các yếu tố nguy cơ (tình trạng nhiễm trùng nặng, nằm viện kéo dài, truyền chế phẩm máu nhiều lần), tổn thương gan, phổi (tổn thương dạng phổi kẽ), giảm các dòng tế bào máu mà không giải thích được bởi các các nguyên nhân khác. Xét nghiệm PCR CMV trong máu cũng như trong dịch rửa phế quản giúp xác định chẩn đoán, tuy nhiên không có ngưỡng rõ ràng để có thể đưa ra quyết định điều trị. Gancilovir là thuốc điều trị chính và có hiệu quả trên nhóm bệnh nhân này Nhận xét tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện đại học y thái bình Nhiễm toan acid lactic là một tình trạng tích tụ quá nhiều acid lactic trong máu, đây là trường hợp toan chuyển hoá thường gặp, nhất là trong những trường hợp đang bị bệnh cấp nặng, nhiễm toan acid lactic như một biến chứng của bệnh chính. Trong thực tế lâm sàng người ta chia ra 2 týp: Nhiễm toan acid lactic týp A thường do thiếu oxy ở mô, týp B do phối hợp với các bệnh cảnh khác. Điển hình nhiễm toan acid lactic xảy ra do chuyển hoá glucose trong bối cảnh thiếu oxy ở mô hoặc do gan không đủ khả năng loại bỏ acid lactic. Nhiễm toan nặng có thể làm giảm sức co bóp của tim, gia tăng sự đề kháng của mạch máu phổi, cơ tim tăng nhạy cảm dễ dẫn đến loạn nhịp, tăng Kali máu, ức chế sự chuyển hoá ở tế bào hoặc ở mức phân tử. Tỷ lệ tử vong cao, từ 40 - 60% các trường hợp. Kết quả ứng dụng các STR trong theo dõi mọc mảnh ghép trên người bệnh ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương giai đoạn 2018 – 6/2022 Hội chứng huỷ myelin do thẩm thấu (Osmotic Demyelination Syndrome - ODS) được ghi nhận là một biến chứng của việc điều chỉnh quá nhanh tình trạng hạ natri máu. Sinh lý bệnh của ODS được lý giải là do rối loạn thẩm thấu ở tế bào não gây phá huỷ myelin ở các tế bào thần kinh. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao và việc điều trị thường được thực hiện chủ yếu ở các trung tâm hồi sức. Chúng tôi báo cáo trường hợp lâm sàng hội chứng huỷ myelin do thẩm thấu, hậu quả của việc điều chỉnh quá mức tình trạng hạ natri máu. Kết luận: Hội chứng huỷ myelin do thẩm thấu là biến chứng của việc điều trị quá nhanh tình trạng hạ natri máu. Việc điều trị ODS đều chỉ dừng ở các báo cáo lâm sàng tuy nhiên với sự kết hợp của immunoglobulin, steroid và lọc huyết tương cho thấy hiệu quả không chỉ trong giai đoạn cấp mà còn giúp cải thiện kết cục thần kinh sau này. Mối liên quan nồng độ protein phản ứng C với xơ vữa động mạch cảnh và kiểm soát glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 So sánh kết quả phẫu thuật u tuyến giáp có đặt dẫn lưu và không đặt dẫn lưu tại bệnh viện K giai đoạn từ năm 2019 đến 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên các bệnh nhân u tuyến giáp được phẫu thuật có đặt dẫn lưu và không đặt dẫn lưu tại bệnh viện K từ T 1/2019 - T 8/2021. Đánh giá mức độ đau sau phẫu thuật, thời gian nằm viện và theo dõi các biến chứng sau phẫu thuật. Kết quả: 204 bệnh nhân phẫu thuật tuyến giáp được chia làm hai nhóm (102 BN có đặt và 102 BN không đặt dẫn lưu) có đặc điểm lâm sàng và phương pháp phẫu thuật tương đồng. Không có sự khác biệt về các biến chứng sau mổ như tụ dịch, tụ máu, chảy máu sau mổ, suy cận giáp, khàn tiếng ở hai nhóm có đặt và không đặt dẫn lưu. Thời gian nằm viện trung bình ở nhóm không dẫn lưu là 4.9 ± 0.86 (ngày) ngắn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm đặt dẫn lưu là 5.64 ± 1.03 (ngày), p < 0.001. Mức độ hài lòng sau phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân không dẫn lưu cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm dẫn lưu với p= 0.008. Kết luận: Phẫu thuật tuyến giáp không đặt dẫn lưu là một phương pháp an toàn và giúp giảm thời gian nằm viện, tăng mức độ hài lòng của bệnh nhân, Nội soi lồng ngực hỗ trợ trong phẫu thuật Nuss điều trị lõm ngực bẩm sinh Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người chế biến và kinh doanh thức ăn đường phố tại phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả với thiết kế cắt ngang trên toàn bộ người chế biến, kinh doanh thức ăn đường phố tại phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên. Thu thập thông tin bằng sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn được thiết kế sẵn. Sử dụng bảng kiểm quan sát thao tác thực hành của đối tượng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu: Trong số các chất phụ gia được kể đến chỉ có 27,7% đối tượng nghiên cứu cho rằng hàn the không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm; 51,5% cho rằng là phẩm màu; 55,0% trả lời formol; 20,3% trả lời các chất khác (nitrit, nitrat, oestradiol, …). Một số thực hành ATTP của đối tượng nghiên cứu chiếm tỷ lệ không cao: Có rửa tay sạch trước khi chế biến 62,4%, nước đá được lưu giữ riêng 64,4%, thực phẩm được để trong tủ kính 69,8%, chất thải được chứa trong thùng rác có nắp đậy 61,9%. Đối tượng nghiên cứu có kiến thức và thực hành chung tốt về an toàn thực phẩm chiếm tỷ lệ khá cao (85,6% và 83,7%). Bên cạnh đó còn tỷ lệ một số đối tượng nghiên cứu có kiến thức và thực hành chung chưa tốt (14,4% và 16,3%). Thực trạng ngoại tiêu răng hàm lớn thứ hai hàm dưới do răng khôn hàm dưới lệch gần trên phim CT Conbeam Xác định nhận thức, tâm lý và hành vi phòng chống dịch bệnh Covid 19 của người dân sử dụng dịch vụ y tế tại Bệnh viện quận Thủ Đức từ tháng 03-04 năm 2020. Phương pháp: thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả với cỡ mẫu bao gồm 437 người dân đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện quận Thủ Đức từ tháng 03-04/2020. Bảng hỏi được phát triển bởi nhóm nghiên cứu được gửi đến người dân qua ứng dụng Google Form trên thiết bị di động, các phản hồi của đối tượng nghiên cứu được ghi nhận, xử lý và phân tích trên phần mềm STATA phiên bản 13.0. Kết quả: Có 63,8% người dân quan tâm nhận biết thông tin về dịch bệnh kể từ khi có báo cáo những ca nhiễm đầu tiên; 89,2% người cho rằng dịch bệnh có tính chất rất nghiêm trọng. Tỷ lệ có tâm lý lạc quan chung với công tác phòng chống dịch là 64,3%, một số nội dung không mấy lạc quan: chỉ 53,3% cho rằng hệ thống y tế hiện tại có thể đáp ứng được khi dịch lây lan rộng, 49,0% tin tưởng chính phủ sẽ kiểm soát tốt vấn đề lương thực thực phẩm khi dịch bệnh lây lan rộng. Đa phần người dân thực hiện tốt các quy định về dãn cách xã hội, tỷ lệ hành vi đúng chung về phòng chống Covid 19 là 91,8%. Kết luận: Người dân tin tưởng cao vào các biện pháp phòng chống dịch và khả năng kiểm soát dịch, tuy nhiên ít lạc quan về hệ thống y tế và kiểm soát yếu tố xã hội nếu dịch bệnh lây lan rộng. Kết quả điều trị viêm ruột thừa cấp bằng phẫu thuật nội soi một trocar tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ Mô tả nồng độ Glycomark (1,5 AG) ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2 tại bệnh viện Việt Tiệp (9/2021). Kết luận: xét nghiệm Glycomark (1,5 AG) là xét nghiệm có khả năng hỗ trợ trong theo dõi điều trị bệnh lý ĐTĐ typ 2 cùng xét nghiệm HbA1c và Glucose máu lúc đói. Nghiên cứu vai trò Glycomark so với Glucose và HbA1c trong theo dõi điều trị bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 134 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 đang điều trị tại bệnh viện Việt Tiệp 9/2021, được thực hiện xét nghiệm 1,5 AG bằng phương pháp enzym của Glycomark và xét nghiệm Glucose lúc đói, HbA 1 C; phương pháp: mô tả cắt ngang. Kết quả: 134 bệnh nhân, nồng độ Glycomark trung bình là: 7,0 ± 5,9 (μg / mL). 56 bệnh nhân kiểm soát Glucose máu tốt và chấp nhận (n= 25), dựa vào kết quả xét nghiệm Glucose máu lúc đói, 83,9%; 28,0% bệnh nhân có 1,5 - AG < 10 μg / mL. 53 bệnh nhân kiểm soát Glucose máu kém dựa vào xét nghiệm Glucose máu lúc đói, 46,3% bệnh nhân có 1,5 - AG ≥ 10 μg / mL. 51 bệnh nhân kiểm soát Glucose máu tốt và chấp nhận được (n= 29), dựa vào kết quả xét nghiệm HbA1c có 11,8%; 13,7% bệnh nhân có nồng độ 1,5 - AG < 10 μg / mL. 54 bệnh nhân kiểm soát Glucose máu kém bằng xét nghiệm HbA1c, có 63,0% bệnh nhân có 1,5 - AG ≥ 10 μg / mL. 1,5 - AG và HbA1c có giá trị dự báo đường máu rất tốt, Glucose máu đói có giá trị dự báo đường máu tốt (AUCHbA 1 c = 0,988; AUC 1,5 - AG = 0,932; AUCGlucose = 0,875, p < 0,01). Bạo lực học đường của học sinh tại trường trung học phổ thông thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh năm 2019 Bệnh lý tồn tại ống phúc tinh mạc có tỷ lệ mắc cao ở trẻ em. Phẫu thuật nội soi ổ bụng thắt ống phúc tinh mạc qua da với sự hỗ trợ của rọ Dormia lấy chỉ có nhiều ưu điểm và giảm chi phí so với việc sử dụng kim chuyên dụng. Vì vậy, để đánh giá độ an toàn và hiệu quả của phương pháp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu 50 trẻ được phẫu thuật bằng phương pháp này. Kết quả cho thấy, độ tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 6,5 ± 7,7 tuổi. Thời gian phẫu thuật trung bình là 30,2 ± 15,6 phút, một bên là 23,2 ± 13,7 phút, hai bên là 31,7 ± 14,8 phút. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể ngồi dậy, vận động tại giường được sau 5,7 ± 1,0 giờ, bệnh nhân đi lại chậm quanh phòng được sau 13,1 ± 1,9 giờ, thời gian nằm viện trung bình là 26,4 ± 12,8 giờ. Theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật sau 3 và 6 tháng, tất cả trường hợp đều đạt kết quả tốt, không phát hiện biến chứng hoặc tái phát. Thư viện Liệu pháp hồi tưởng hỗ trợ người sa sút trí tuệ Đái tháo đường típ 2 hiện là một gánh nặng y tế toàn cầu. Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học của bệnh lý này, tuy nhiên, hiện nay có rất ít các nghiên cứu về vai trò của yếu tố di truyền trong bệnh lý đái tháo đường típ 2 trên quần thể người Việt Nam. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát mối liên quan giữa đểm đa hình đơn nucleotide rs266729 trên gen ADIPOQ và bệnh lý đái tháo đường típ 2 ở người Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu bệnh chứng. Bảy trăm sáu mươi tám đối tượng tham gia nghiên cứu bao gồm người bệnh được chẩn đoán đái tháo đường típ 2 và nhóm chứng được khảo sát điểm đa hình đơn rs266729 bằng phương pháp realtime PCR. Kết quả: Điểm đa hình rs266729 cho thấy có sự liên quan chặt chẽ với tình trạng bệnh đái tháo đường típ 2 ở người Việt Nam trên nhiều mô hình phân tích. Người mang điểm đa hình này có nguy cơ đái tháo đường típ 2 cao hơn từ 1,27 – 2,30 lần so với người không mang điểm đa hình này. Kết luận: Điểm đa hình đơn nucleotide rs266729 có mối liên hệ chặt chẽ với tình trạng đái tháo đường típ 2 ở người Việt Nam. Khảo sát tình trạng nhiễm fluor răng ở trẻ em Việt Nam năm 2019 Khảo sát microalbumin niệu và các yếu tố liên quan ở bênh nhân đái tháo đường typ 2 tại bệnh viện đại học Y Hà Nội năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, Chọn mẫu thuận tiện thu được 134 đối tượng nhóm nghiên cứu. Kết quả: Trong 134 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 87 bệnh nhân chiếm 64,9% xét nghiệm Mircoalbumin niệu (+). Không có mối liên quan giữa giới tính và Mircoalbumin niệu. Tỷ lệ Mircoalbumin niệu dương tính tăng dần theo thời gian phát hiện bệnh, kết quả có ý nghĩa thống kế p < 0,01. Với các bệnh nhân có chỉ số vòng bung, chỉ số B / M tăng có nguy cơ có Mircoalbumin niệu cao hơn nhóm bình thường, Bệnh nhân có THA có có nguy cơ có Mircoalbumin niệu cao hơn nhóm bình thường. Nộng độ glucose máu và HbA1C tăng nguy cơ có Mircoalbumin niệu (+) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Kết luận: Thời gian phát hiện bệnh, vòng bụng tăng, tăng huyết áp, chỉ số HDL-C giảm và kiểm soát đường máu kém là các yếu tố nguy cơ cho sự xuất hiện microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Nhận xét hiệu quả kỹ thuật cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi điều trị tổn thương loạn sản dạ dày độ cao và ung thư dạ dày sớm Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa ở phụ nữ mang thai tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Mô tả hồi cứu 35 trường hợp viêm ruột thừa ở phụ nữ mang thai được điều trị phẫu thuật nội soi. 100% bệnh nhân được mổ cắt ruột thừa nội soi. Thời gian phẫu thuật trung bình 50,7 ± 13,6 phút (30 - 70 phút). Thời gian phẫu thuật kéo dài hơn ở nhóm viêm phúc mạc ruột thừa (56,7 ± 8 (40 - 70) phút) so với viêm ruột thừa mà không có viêm phúc mạc (p < 0,05). Có 3 trường hợp phải chuyển viện do sốt, doạ sẩy thai, doạ đẻ non. Kết quả điều trị 91,4% kết quả tốt; 8,6% kết quả trung bình, không có trường hợp nào thai phụ bị tử vong, không có thai nhi bị tử vong. Phẫu thuật nội soi ổ bụng có thể ứng dụng an toàn để điều trị viêm ruột thừa ở phụ nữ mang thai, với tỉ lệ tai biến và biến chứng thấp cho thai phụ và thai nhi. Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân viêm phổi do nấm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương Kết quả: Đánh giá đáp ứng sau 4 chu kì VCD (Velcade – Cyclophosphamide – Dexamethason) bằng MFC ghi nhận trước ASCT tỷ lệ BN đạt MRD âm tính chiếm 42,9%. Sau ASCT, số BN đạt MRD âm tính tăng lên chiếm 85,7%. Tỷ lệ BN đạt được đáp ứng VGPR sau 4 chu kì VCD là 21,4% và sau ASCT tỷ lệ này đạt được 50%. Ngoài ra, chúng tôi còn ghi nhận MFC còn cung cấp các dấu ấn tương quan với tiên lượng như CD27, CD28, CD81, CD 117. Kết luận: Đánh giá MRD trên BN MM sau ASCT bằng MFC cho thấy MRD ở BN có ghép tốt hơn không ghép. Bên cạnh đó, MFC còn cung cấp các dấu ấn có vai trò tiên lượng trong MM mới chẩn đoán giúp định hướng cho quá trình điều trị. Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật khớp vai bằng gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường liên cơ bậc thang Đánh giá mối liên quan giữa hình ảnh nội soi NBI và mô học của polyp đại trực tràng. Đối tượng và phương pháp: polyp đại trực tràng được phát hiện qua nội soi đại trực tràng có NBI sử dụng máy nội soi đại tràng ống mềm olympus CV 170. Polyp được cắt và hoặc sinh thiết làm mô bệnh qua nội soi, đối chiếu hình ảnh nội soi NBI với kết quả mô bệnh học của polyp. Kết quả: Trong 77 bệnh nhân, polyp có kích lớn, bề mặt sùi hoặc chia múi thì tỷ lệ u tuyến cao hơn. Tỷ lệ loạn sản ở polyp có cuống và không cuống là như nhau. Kích thước polyp càng lớn thì mức độ loạn sản nặng càng cao. Độ nhạy của nội soi NBI trong chẩn đoán polyp tuyến là 93,6%, độ đặc hiệu là 85%. Kết luận: Nội soi đại trực tràng với NBI có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong phân loại và dự đoán được mô bệnh polyp đại trực tràng. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân chảy máu não cấp vùng nhân xám trung ương do tăng huyết áp Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả của liệu pháp thay huyết tương trong phối hợp điều trị viêm tuỵ cấp do tăng Triglyceride (TG). Biến chứng: 7.1% tắc quả lọc, 7.1% tắc catheter, 14.3% dị ứng. Tỷ lệ khỏi: 92.9%; tử vong 7.1%. Kết luận: Thay huyết tương là một liệu pháp an toàn và hiệu quả trong phối hợp điều trị viêm tuỵ cấp do tăng TG; cần được triển khai rộng rãi và thường quy trong bệnh viện. Đối tượng và phương pháp: 14 bệnh nhân được chẩn đoán viêm tuỵ có trị số TG > 11.3 mml / L, được điều trị thay huyết tương phối hợp điều trị viêm tuỵ cấp thường quy tại khoa Hồi sức tích cực và Chống độc từ 2/2018 đến 2/2021. Tiến cứu mô tả. Kết quả: Giới nam: 78.6%, nữ: 21.4%; tuổi trung bình 62 ± 17; tiền sử: 64.3% uống rượu, 57.1% rối loạn lipid máu, 42.9% đái tháo đường. Thời điểm nhập khoa; 100% đau bụng trên rốn, 85.7% buồn nôn, nôn; 100% chướng bụng, 71.4% bí trung, đại tiện; 64,3% đau điểm sườn lưng. Chỉ số trung bình Amylase: 642 ± 347 UI / L, TG: 35.7 ± 13.2 mmol / L; Cholesterol: 13.7 ± 4.2 mmol / L. CT bụng: 14.3% Baltaza E; 50% Baltaza D; 35.7% Baltaza C. Kết quả, thay huyết tương: 71.4% thay 01 lần; 21.4% thay 02 lần; 7.2% thay 03 lần. Dung dịch thay thế: 85.7% là plasma tươi và 14.3% laÀlbumin 5%. Nồng độ TG sau lọc lần 1: giảm từ 35.7 xuống 7.8; sau lần 2: 2.4 mmol / L. Một số yếu tố nguy cơ co giật do sốt ở trẻ em từ 3 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh 18 FDG-PET / CT của các tổn thương trong ung thư dạ dày trước điều trị. Giá trị SUVmax trung bình khối u của nhóm bệnh nhân M1 là 14,97 ± 8,12 cao hơn nhóm bệnh nhân M0 là 10,69 ± 8,2, p > 0,05. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, phân tích mô tả trên 36 bệnh nhân ung thư dạ dày được chụp PET / CT trước điều trị tại Bệnh viện quân y 103 từ tháng 03/2021 – tháng 08/2022. Kết quả: 36 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ từ T 3/2021 đến T 8/2022. Độ dày trung bình khối u là 16,5 ± 7,69, SUVmax trung bình khối u có độ dày trên 15mm cao hơn khối u có độ dày dưới 15mm, p < 0,05. SUVmax trung bình khối u typ ruột cao hơn typ lan toả, p < 0,05. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị SUVmax theo giai đoạn T. Sau chụp 8FDG PET / CT giai đoạn N0 chiếm 47,22%, giai đoạn N1 chiếm 11,11%, giai đoạn N2 chiếm 13,89%, giai đoạn N3 chiếm 27,78%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về SUVmax theo giai đoạn N. SUVmax cao nhất của tổn thương di căn trung bình là 10,96 ± 4,45. Gan là vị trí hay gặp di căn xa nhất với tỉ lệ 13,89%. Có 2 bệnh nhân có di căn xa ở 2 cơ quan (5,56%). Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X-quang và kết quả điều trị kết hợp xương gãy góc hàm dưới tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Nghiên cứu đã tối ưu hoá phương pháp định lượng đồng thời notoginsenoside R1, ginsenoside Rg1, ginsenoside Re, ginsenoside Rb1 trong chế phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ dạng rắn, lỏng, dầu bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC-DAD) kết hợp kỹ thuật chiết pha rắn (SPE). Các chất phân tích được tách bằng cột InertSustain C18 (250 × 4,6 mm; 5 µm) với chương trình rửa giải gradient dung môi gồm acetonitril và nước. Các chất phân tích tuyến tính trong khoảng từ 4,0 - 400 µg / mL, với hệ số R2 đều lớn hơn 0,999. Phương pháp cho giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng lần lượt nằm trong khoảng 2,13 - 6,89 µg / g chế phẩm và 7,11 - 22,98 µg / g chế phẩm. Độ thu hồi của bốn chất phân tích nằm trong khoảng từ 87,2 - 103,5%. Độ chụm với độ lệch chuẩn tương đối lặp lại trong ngày là 1,41 - 2,91% và độ lệch chuẩn tương đối khác ngày là 1,87 - 4,85% đáp ứng yêu cầu của AOAC. Phương pháp đã được ứng dụng để xác định hàm lượng các chất phân tích trong 20 mẫu thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa Nhân sâm, Tam thất. Mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, kết quả sinh thiết và phẫu thuật lymphoma não tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Đánh giá hiệu quả sàng lọc virus HBV, HCV, HIV của đơn vị máu bằng kỹ thuật khuếch đại Acid Nucleic (kỹ thuật NAT) của đơn vị máu ở người hiến máu tình nguyện tại Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên. Đối tượng: Gồm 17.200 mẫu máu của người hiến máu tình nguyện tại Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên từ tháng 01/2021 đến 12/2021. Nhân trường hợp điều trị papillary fibroelastoma tại Viện Tim mạch thành phố Hồ Chí Minh Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của các cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Thái Bình quản lý. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số khối cơ thể (BMI), chỉ số WHR và xét nghiệm định lượng Hemoglobin máu, Albumin huyết thanh, Cholesterol máu, Triglycerid, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol. Kết quả cho thấy tỉ lệ CED chung là 0,6%. Tỉ lệ thừa cân - béo phì chung là 14,4%, tỷ lệ thừa cân nữ là 7,3% thấp hơn nam là 15,8%. Tỷ lệ cán bộ có nguy cơ thừa cân, béo phì tính theo chỉ số vòng eo / vòng mông là 43,1%, trong đó cán bộ nữ là 44,5% cao hơn cán bộ nam là 42,8%. Nhóm cán bộ có sức khoẻ phân loại B1 cao nhất chiếm tỷ lệ 88,9%, loại A chiếm 7,1%, loại B2 chiếm 3,2%, loại C chiếm 0,8%. Mối tương quan giữa nồng độ hs-CRP với một số chỉ số xét nghiệm hoá sinh liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả tình hình kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện là Escherichia coli, Staphylococcus aureus phân lập tại khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội trong năm 2016. Trong nghiên cứu này, các mẫu bệnh phẩm được nuôi cấy, phân lập, định danh vi khuẩn và thực hiện kháng sinh đồ, sau đó tiến hành mô tả cắt ngang. Kết quả đã phân lập được 25 chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus (7,5%) và 38 chủng vi khuẩn Escherichia coli (11,5%) từ 1434 mẫu bệnh phẩm nhiễm khuẩn bệnh viện. Staphylococcus aureus có tỷ lệ kháng với kháng sinh nhóm carbapenem là 62,5%, ampicilline là 95% và còn nhạy hoàn toàn với vancomycine. Escherichia coli có tỷ lệ đề kháng với kháng sinh nhóm cephalosporin từ 45,5% đến 60,5%, các carbapenem như meropenem, imipenem, ertapenem có tỷ lệ kháng thấp dưới 9,1%. Khảo sát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Đại học Tây Nguyên giai đoạn 2017 – 2021 Bao gồm 53 bệnh nhân được phẫu thuật u nguyên bào tuỷ tại bệnh viện Việt Đức, có kết quả mô bệnh học, giai đoạn 9/2016 đến 9/2019. Lượng máu truyền trong mổ từ 250ml tới 1050ml. Không có biến chứng sau mổ 69,86%, các biến chứng khác cũng gặp với tỉ lệ 3 – 9%. Điểm GOS sau mổ ở độ 1, 2 chiếm 83%, độ 3 chiếm 9,46%, độ 4 chiếm 7,54%. U nguyên bào tuỷ là u não ác tính độ 4 theo WHO. Kích thước khối u > 30mm, tập trung chủ yếu ở thuỳ nhộng. Kết quả GOS sau phẫu thuật ở độ 1,2 chiếm 83%, độ 3 chiếm 9,46% và độ 4 chiếm 7,54%. Tuổi từ 02 - 43, tuổi trung bình 13,66 ± 11,52. Tỷ lệ Nam / Nữ = 1,52 / 1. Đau đầu gặp ở 83%. Trên cộng hưởng từ 17% nằm ở bán cầu tiểu não, 83% nằm ở thuỳ nhộng. Kích thước u 30 – 50 mm chiếm 81,13%. Điểm Karnofsky trước mổ trung bình 85,68 ± 12,21. U mật độ mềm chíem 81,14%, giàu mạch 83%. Mức độ lấy u toàn bộ (GTR) 73,6%, gần toàn bộ (NTR) 24,52%. Livespo ® navax: probiotic thế hệ mới hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm đường hô hấp cấp tính do nhiễm virus Mô tả thực trạng kiến thức về dự phòng đột quỵ não của người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường type II tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện từ tháng 11/2019 – 6/2020 trên 248 người bệnh là người cao tuổi bị đái tháo đường tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2020. Kết quả: Tỷ lệ kiến thức đúng não là cơ quan tổn thương của đột quỵ não là 89,1%. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về dấu hiệu bệnh đột quỵ tương đối tốt: đau đầu đột ngột và dữ dội là 76,2%; đột ngột yếu một bên người là 99,6%; đột ngột khó nói là 98,8%; chỉ có 25,4% câu trả lời đúng về dấu hiệu đột ngột mất trí nhớ là dấu hiệu của đột quỵ não. Kiến thức về hành động đúng của đối tượng nghiên cứu khi gặp một trường hợp nghi ngờ đột quỵ não là tốt, cụ thể: có 96% trả lời đúng phải tránh té ngã cho người bệnh khi đột quỵ não xảy ra; có 96,4% cho rằng người đột quỵ não cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt; chỉ có 0,4% người bệnh trả lời để người đột quỵ não ở nhà theo dõi. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh nhân viêm tiểu phế quản tại Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2020 Nghiên cứu được tiến hành để khảo sát đặc điểm lưu huyết não và các yếu tố liên quan đến tình trạng bất thường lưu huyết não ở bệnh nhân tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được tiến hành trên 50 bệnh nhân tăng huyết áp và 50 người khoẻ mạnh. Kết quả: Đỉnh tù chiếm tỷ lệ cao nhất (72%) và sóng phụ xuất hiện trong 84% trường hợp. Tỷ lệ giảm cường độ ở hệ động mạch cảnh trong, đốt sống – thân nền và não lần lượt là 50%, 48%, 38%, tỷ lệ tăng trương lực mạch máu não ở 3 hệ động mạch này lần lượt là 54%, 58% và 58%. Có tình trạng giảm cường độ dòng máu não ở nhóm tuổi ≥ 60 cao hơn so với nhóm < 60 tuổi, nhóm có rối loạn lipid máu cao hơn so với nhóm không rối loạn lipid máu. Bệnh nhân tăng huyết áp độ III có tình trạng giảm cường độ dòng máu não và tăng trương lực mạch máu não cao hơn so với tăng huyết áp độ I. Kết luận: Bệnh nhân tăng huyết áp có tình trạng giảm cường độ dòng máu não và tăng trương lực mạch máu não so với người bình thường. Sự tin tưởng và nhóm ứng dụng - Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ứng dụng chăm sóc sức khoẻ di động tại Việt Nam Nghiên cứu phân loại nhóm người bệnh PNH dựa trên đặc điểm lâm sàng và sinh học cũng như khảo sát sự phân bổ quần thể PNH trên các nhóm bệnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt ca, hồi cứu trên 125 người bệnh, được chẩn đoán PNH dựa trên sự thiếu hụt quần thể FLAER thông qua xét nghiệm tế bào dòng chảy, đến khám và điều trị tại Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 11/2016 đến hết tháng 12/2020. Nghiên cứu sử dụng các tiêu chuẩn của WHO về phân loại nhóm bệnh PNH đồng thời xây dựng bảng số liệu về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của từng nhóm bệnh PNH. Chúng tôi ghi nhận chỉ số Hb trung vị của người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi là 7,3 g / Dl, số lượng tiểu cầu trung vị là 48 x 109 / L, số lượng bạch cầu hạt trung vị là 2,5 x 109 / L. Có 42% người bệnh có giảm Haptoglobin; tăng bilirubin và tăng LDH diễn ra ở lần lượt 20,6% và 20% người bệnh. Xét tỉ lệ quần thể tế bào thiếu hụt FLAER, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ quần thể PNH trung bình trên tế bào bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân chiếm tỉ lệ cao nhất ở nhóm PNH cổ điển, tiếp theo là nhóm có tổn thương tuỷ xương và cuối cùng là nhóm PNH dưới lâm sàng. Mối liên quan giữa độ mô học theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2016 với một số đặc điểm giải phẫu bệnh khác trong ung thư biểu mô tế bào sáng của thận Nghiên cứu với mục đích nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân có khối u phát triển bên ở đại trực tràng (LSTs). Đối tượng và phương pháp: Tổng số 42 bệnh nhân được chẩn đoán có khối u phát triển bên ở đại trực tràng tại Trung tâm tiêu hoá gan mật bệnh viện Bạch mai được đưa vào nghiên cứu từ tháng 11/2018 đến 8/2021. Kết quả: Trong 42 bệnh nhân nghiên cứu ghi nhận kích thước trung bình khối u là 38,2 ± 18,4 cm. Phân loại KUDO của LSTs type IIIL, IV là 66,7% và 42,9%. Bệnh nhân có khối u lớn trên 40 mm, có tỷ lệ là 38,1%. Về kết quả mô bệnh học của LST thì chiếm đa số là u tuyến 69%, trong đó tổn thương ác tính là 31%. Kết luận: Tổn thương LST có xu hướng ác tính khi tăng kích thước vị trí và hình ảnh nội soi. Khảo sát sự ức chế vi khuẩn S. mutans, Lactobacillus spp. gây sâu răng từ cao chiết lá bàng (Terminalia catappa L.) Mô tả thực trạng vận động của người bệnh và xác định một số yếu tố liên quan đến vận động của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới tại khoa Chấn thương chỉnh hình – Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu gồm 149 người bệnh trên 18 tuổi sau phẫu thuật kết hợp xương chi dưới tại khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Kết quả: Đa số người bệnh bắt đầu tập vận động vào ngày thứ 2 sau phẫu thuật. Ngày thứ 3 sau phẫu thuật có 79,2% số người bệnh tập vận động đạt yêu cầu và khi ra viện số người bệnh tập vận động đạt yêu cầu là 92,6%. Nghiên cứu bước đầu cho thấy vận động của người bệnh sau phẫu thuật mức độ đạt yêu cầu khá cao. Kết luận: Khi ra viện đa số người bệnh vận động đạt yêu cầu và tốt hơn so với ngày thứ 3 sau phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật, mức độ đau của người bệnh có mối tương quan với vận động của người bệnh sau phẫu thuật. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân bị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn tại bệnh viện quân y 121 năm 2020-2021 Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến suy giảm nhận thức trên bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid tại Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng năm 2021. Đối tượng nghiên cứu: 41 bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid, có các triệu chứng suy giảm nhận thức điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 9 năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp mô tả cắt ngang. Kết luận: Giảm duy trì chú ý: 75,6%. Giảm trí nhớ ngắn hạn: 63,4%. Rối loạn định hướng bản thân: 80,5%. Rối loạn ngôn ngữ chiếm: 60,9%. Suy giảm một phần chức năng điều hành: 34,1%, suy giảm toàn bộ chức năng điều hành: 19,5%. Không có sự khác biệt về giới tính ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid có triệu chứng suy giảm nhận thức. Thực trạng tuân thủ quy trình an toàn phẫu thuật lấy thai của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Phụ năm 2019 Đánh giá kết quả điều trị và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng khi lấy huyết khối cơ học đối với bệnh nhân (BN) nhồi máu não cấp (NMNC) do tắc mạch lớn liên quan tới tình trạng xơ vữa động mạch. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả có theo dõi dọc ở 64 BN NMNC do tắc động mạch lớn tuần hoàn trước và tuần hoàn sau liên quan tới xơ vữa động mạch (XVĐM), được lấy huyết khối cơ học tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An từ tháng 01/2020 - 12/2021. Kết quả: Khoảng thời gian can thiệp trung bình là 60,3 phút, tỉ lệ tái thông tốt là 84,4%, tỉ lệ dùng bóng nong động mạch trong sọ là 17,2%, đặt stent động mạch ngoài sọ chiếm tỉ lệ 23,4%, kết quả tốt sau 3 tháng là 56,3%, tỉ lệ tử vong sau 3 tháng của nhóm chung là 14,4% và của nhóm tắc tuần hoàn não sau là 46,7%, tỉ lệ chảy máu não triệu chứng là 7,8%, NIHSS 24 giờ > 8 là yếu tố tiên lượng độc lập cho kết quả hồi phục sau 3 tháng. Kết luận: Phương pháp điều trị lấy huyết khối cơ học đạt tỉ lệ tái thông tốt và phục hồi tốt khá cao nhưng cần đòi hỏi các biện pháp điều trị cứu nguy, tỉ lệ chảy máu não triệu chứng thấp, nhưng tỉ lệ tử vong ở nhóm tắc động mạch thân nền còn cao. Hiệu quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến gen egfr: nhân một trường hợp lâm sàng và tổng quan ung thư phổi Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân xơ cứng rải rác, điều trị tại khoa thần kinh, bệnh viện bạch mai từ 1/20 18-7/2020. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu thực hiện trên 71 người bệnh xác định bị xơ cứng rải rác (nữ 76,1%). Kết quả: Có 54 bệnh nhân nữ bị xơ cứng rải rác, tỷ lệ nữ / nam ≈ 3:1. Tuổi bị bệnh trung bình 41,9 ± 13,6 tuổi, thường khởi phát dưới 40 tuổi (p < 0,05). Các triệu chứng thường gặp là tổn thương dây thần kinh thị giác, liệt vận động do tổn thương cột tuỷ đơn thuần và rối loạn cảm giác. Đa số (81,69%) bệnh nhân hồi phục sau đợt bệnh đầu tiên, kéo dài đợt bệnh từ 1 đến 6 tháng. Viêm tuỷ - thị thần kinh là thể bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất, 39,44% số bệnh nhân. Kết luận: Các bệnh nhân xơ cứng rải rác có triệu chứng lâm sàng phong phú, chủ yếu là các tổn thương gây liệt vận động và rối loạn cảm giác. Mặc dù tỷ lệ hồi phục cao sau đợt bệnh đầu tiên, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tổn thương đa kiểu hình, đa vị trí. Thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn gram âm đa kháng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Trong nghiên cứu này, dịch chiết ethanol của 3 cây thuốc đã được thử nghiệm về hoạt động ức chế enzyme α-glucosidase. Khả năng ức chế α-glucosidase được xác định bằng cách đo quang phổ hấp thụ ở bước sóng 405 nm để giảm sự hình thành para-nitrophenol. Các cây thuốc được chọn bao gồm Artocarpus altilis (Park.) (G. celosioides) dựa trên y học dân gian. Kết quả cho thấy p.guajava có khả năng ức chế α-glucosidase mạnh với giá trị IC5O lên đến 1,98 µg / mL, so với acarbose là 1,57 µg / mL. Bên cạnh đó, p.guajava và G. celosioides cho thấy tiềm năng tốt trong hoạt tính ức chế xanthine oxidase và chống oxy hoá so với các loại khác, hứa hẹn sẽ được ứng dụng trong điều trị bệnh gút. Vai trò của đường mở ngực bên xâm lấn tối thiểu trong cắt thuỳ phổi kèm nạo vét hạch điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ Đa đề kháng kháng sinh đang là một vấn đề cấp bách cho ngành y tế toàn cầu. Thở máy, nhập ICU và điều trị kháng sinh phù hợp là các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị (p < 0,05). Kết luận: Kháng sinh sử dụng trong điều trị nhiễm trùng vi khuẩn gram âm đa kháng hầu hết phù hợp với các hướng dẫn điều trị tham khảo. Mục tiêu: Xác định đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn Gram âm đa kháng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả cắt ngang, ghi nhận các đặc điểm xét nghiệm của 237 bệnh nhân thuộc khoa Hồi sức cấp cứu và Nội tiết - hô hấp của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2021. Kết quả: Tuổi của bệnh nhân trung bình là 73,2 ± 15,8 tuổi. Trung bình số ngày nằm viện của tất cả bệnh nhân là 18,3 ± 12,4 ngày. Trên 60% bệnh nhân được dùng phối hợp 2 kháng sinh cả trước và sau khi có kháng sinh đồ. Độ phù hợp với kháng sinh đồ trước khi có kháng sinh đồ là 25,0%, sau khi có kháng sinh đồ là 61,6%. Trong số các bệnh nhân dùng kháng sinh, 62,5% phải thay đổi sau khi có kháng sinh đồ, 35,4% không phải thay đổi. Tình trạng tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định các yếu tố tiên lượng thở máy ở hội chứng Guillain – Barré trẻ em. Kết luận: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng Guillain – Barré trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 2 tương tự với các nghiên cứu ở trẻ em và người lớn trên thế giới. Chưa ghi nhận yếu tố tiên lượng độc lập nào cho thở máy ở hội chứng Guillain – Barré trẻ em. Phương pháp: Hồi cứu dữ liệu của 112 bệnh nhân dưới 16 tuổi, chẩn đoán hội chứng Guillain – Barré và điều trị nội trú tại khoa Thần Kinh, bệnh viện Nhi Đồng 2 từ năm 2017 đến 2021. Kết quả: 112 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, 59% (n = 65) bệnh nhân là nam, tuổi trung vị là 67,5 tháng tuổi (khoảng tứ vị 33, 141), thường khởi phát các tháng mùa hè và thu. 46% (n = 52) bệnh nhân biểu hiện nhiễm trùng hoặc tiêm vaccin trước khởi bệnh. Triệu chứng thường gặp nhất là yếu hai chân (96%, n = 108), yếu hai tay (82%, n= 92), sau đó là đau, rối loạn cảm giác (67%, n = 76). 1/10 bệnh nhân thở máy, không ghi nhận trường hợp tử vong. 46% (n= 52) bệnh nhân có cải thiện điểm GDS trước ra viện. Bệnh nhân bị huỷ myelin thường đau, rối loạn cảm giác (81% so với 56%, p < 0,05) và phân ly đạm – tế bào (90% so với 58%, p < 0,05) nhiều hơn tổn thương sợi trục. Không ghi nhận yếu tố tiên lượng độc lập nào có ý nghĩa thống kê trong thở máy ở hội chứng Guillain – Barré trẻ em. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thương trên hình ảnh chụp mạch của bệnh nhân có tổn thương vữa xơ động mạch chậu mạn tính Prebiotic là một nhóm các chất có khả năng cải thiện hệ thống vi sinh vật đường ruột của con người. Sự tác động của các prebiotic đối với sức khoẻ của con người là một lĩnh vực ngày càng được quan tâm và nghiên cứu sâu trong những năm gần đây. Fructo-oligosaccharides và galacto-oligosaccharides là hai loại prebiotic chính được chứng minh có nhiều tác động có lợi đối với sức khoẻ của con người. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều hơn các phân tử carbohydrate cho thấy tiềm năng của một prebiotic. Bài báo này tổng quan sự phân loại, đặc điểm và các phương pháp phân tích prebiotic có trong thực phẩm. Phần lớn các phương pháp hiện nay được sử dụng là phương pháp sắc ký, đặc biệt là HPAEC-PAD và đồng thời còn có các phương pháp hữu ích khác như phương pháp quang phổ. Bài báo cũng chỉ ra những vấn đề đang tồn tại trong các phương pháp phân tích hiện nay và nhấn mạnh sự cần thiết trong việc phát triển các phương pháp phân tích để định lượng prebiotic trong các nền mẫu thực phẩm phức tạp. Nghiên cứu hiệu quả truyền ối trong điều trị thiểu ối tại Bệnh viện phụ sản Hải Phòng Chọc hút tổn thương dưới hướng dẫn nội soi phế quản siêu âm (EBUS-TBNA) dùng để chẩn đoán các tổn thương trung thất, rốn phổi. Chúng tôi nghiên cứu giá trị chẩn đoán và độ an toàn của thủ thuật như là một phương pháp chẩn đoán ban đầu. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang từ tháng 9/2017 tới tháng 7/2021. Kết quả: EBUS - TBNA có độ chẩn đoán chính xác 69%; độ nhạy, đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính, giá trị dự báo âm tính lần lượt là: 62%, 100%, 100%, và 38.9%. Không có biến chứng nào được ghi nhận. Kết luận: EBUS - TBNA là thủ thuật an toàn, hiệu quả, nên được sử dụng như một dụng cụ ban đầu để chẩn đoán các tổn thương trung thất, rốn phổi. Nghiên cứu và sản xuất mẫu chuẩn kim loại nặng (As, Cd, Pb, Hg) trong nước Khảo sát tần suất và các yếu tố tiên lượng tử vong 30 ngày ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện. Qua quá trình nghiên cứu ghi nhận 8 trường hợp tử vong chiếm tỉ lệ 7,6%. Các yếu tố có liên quan đến tử vong sau khi phân tích hồi quy đa biến gồm rối loạn tri giác OR 64,88, p= 0,013, số lượng bạch cầu neutrophil OR 1,14 p= 0,008 và xẹp phổi trên X-quang với OR 94,42, p= 0,005. Kết luận: Tần suất tử vong của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện trong 30 ngày còn cao. Trong đó một số các yếu tố có liên quan đến tử vong gồm: rối loạn tri giác, số lượng bạch cầu neutrophil trong máu và tình trạng xẹp phổi trên X-quang. Phương pháp nghiên cứu: Đoàn hệ tiến cứu Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2020 đến tháng 05/2021 chúng tôi ghi nhận 106 bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với độ tuổi trung bình là 68,5 ± 8,2 tuổi. Tỉ lệ nam: nữ là 14:1. Các đặc điểm về tiền sử bệnh ghi nhận 31,1% bệnh nhân còn đang hút thuốc lá, điểm mMRC ≥ 2 chiếm 74,5%. 45,3% bệnh nhân có suy dinh dưỡng và tiền căn nhập viện vì đợt cấp trong năm vừa qua chiếm 70.7%. Phân bố dân số nghiên cứu theo GOLD A, B, C, D lần lượt là 7,5%, 21,7%, 6,6%, 64,2%. Về đặc điểm hô hấp kí ghi nhận FEV1 trung bình là 41,6 ± 21.6%, trong đó mức độ tắc nghẽn nặng chiếm 45,3%, rất nặng chiếm 21,7%. Các đặc điểm lâm sàng ghi nhận tại cấp cứu có 9,4% bệnh nhân có rối loạn tri giác, mạch trung bình 112,9 ± 9,5 lần / phút, huyết áp tâm thu trung bình là 140,3 ± 32,9 mmHg, nhịp thở trung bình là 23,4 ± 6,2 lần / phút, SpO2 là 89,6 ± 9,6%. Các đặc điểm cận lâm sàng WBC 13,2 ± 7,5 K / uL, Neutrophil 9,7 ± 7,0 K / uL, pH 7,36 ± 0,13, PaCO2 48,1 ± 20,4 mmHg, toan hô hấp 25,5%. Đánh giá hiệu quả điều trị của bài thuốc “Bạch phụ thang” trên bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá kết quả điều trị sản phụ mắc COVID - 19 tại Bệnh Viện Đa Khoa Đức Giang. Tỷ lệ trẻ sau sinh nhiễm COVID-19 thấp ở những sản phụ nhiễm COVID-19. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các sản phụ có thai được chẩn đoán mắc COVID-19 điều trị tại bệnh viện Đa Khoa Đức Giang từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022. Kết quả: Bệnh nhân nhập viện phổ biến ở quý III thai kỳ trong đó tuổi thai ≥ 37 tuần chiếm 73,4%, triệu chứng phổ biến khi sản phụ mắc COVID-19 là sốt 43,8%; ho 44,5%; sổ mũi 22,7%. Sản phụ mắc bệnh ở thể nhẹ và không triệu chứng chiếm 80,4%, thể nặng và nguy kịch chiếm chiếm 10,2%. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 ở phụ nữ có thai 46,9%, trong nhóm bệnh nhân mắc bệnh nặng và nguy kịch 92,3% chưa được tiêm vaccin. Tỷ lệ mổ đẻ tăng khi sản phụ bị mắc COVID-19 phải nhập viện 55,55% so với đẻ thường 19,45%, trong đó mổ đẻ vì lý do liên quan trực tiếp đến bệnh COVID-19 chiếm 22,5%. Tỷ lệ bệnh nhân phải nhập ICU 7,03%, tỷ lệ tử thai phụ tử vong do bệnh COVID-19 chiếm 0,8%. Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy tiêm phòng vaccine COVID-19 ở phụ nữ có thai giảm ca bệnh nặng và tử vong, tỷ lệ mổ lấy thai và sinh non tăng ở những thai phụ nhiễm bệnh. Tỷ lệ hoàn thành gói hồi sức trong giờ đầu và các kết cục liên quan ở trẻ sốc nhiễm khuẩn Đối tượng và phương pháp: Tổng số 42 bệnh nhân được chẩn đoán có khối u phát triển bên ở đại trực tràng tại Trung tâm tiêu hoá gan mật bệnh viện Bạch mai được đưa thực hiện cắt tách dưới niêm mạc từ tháng 11/2018 đến 8/2021. Kết quả: Trong 42 khối u LSTs ở 42 bệnh nhân có kích thước lớn hơn 20 mm. Tỷ lệ cắt được nguyên khối toàn bộ tổn thương đảm bảo rìa tổn thương không có u đạt 83,3%, không có bệnh nhân nào có biến chứng thủng. Kết luận: Phương phát ESD là phương pháp hiệu quả an toàn trong điều trị tổn thương LST ở đại trực tràng. Nghiên cứu biến đổi hình thái, chức năng thất phải bằng siêu âm tim ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì có tăng áp động mạch phổi Khảo sát triệu chứng tổn thương thần kinh ngoại vi ở bệnh nhân hoá trị phác đồ có oxaliplatin. Đối tượng và phương pháp: Mô tả, hồi cứu trên 151 bệnh nhân ung thư dạ dày, đại tràng điều trị 6 tháng hoá chất bổ trợ phác đồ XELOX, mFOLFOX6 tại Khoa Ung thư tổng hợp - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: Triệu chứng thần kinh ngoại vi cấp tính thường gặp là tê buốt đầu chi khi gặp lạnh (64,4% ở phác đồ XELOX và 65,4% ở phác đồ mFOLFOX6, tê buốt tại vị trí truyền gặp nhiều hơn ở phác đồ XELOX (38,4% so với 15,4%; p= 0,001); đau khớp hàm gặp nhiều hơn ở phác đồ XELOX (20,5% so với 3,8%; p= 0,002). Tổn thương mạn tính với biểu hiện chính là tê bì đầu chi tăng dần theo liều tích luỹ oxaliplatin (từ 3,8% sau chu kỳ 1 lên 74,4% sau 12 chu kỳ mFOLFOX6 và từ 2,7% sau chu kỳ 1 lên 71,2% sau 8 chu kỳ XELOX) nhưng chủ yếu ở độ 1, 2 và giảm dần sau khi ngừng điều trị (73,1% kéo dài trong 24 tháng với phác đồ XELOX và 94,8% với phác đồ mFOLFOX 6). Kết luận: Tổn thương thần kinh ngoại vi do oxaliplatin gồm tổn thương cấp tính liên quan đến lạnh và xuất hiện trong và ngay sau truyền, tổn thương mạn tính tăng dần theo liều tích luỹ nhưng chủ yếu độ 1, 2 và giảm dần sau khi ngừng điều trị. Đánh giá kết quả điều trị gãy hở hai xương cẳng chân có sử dụng khung cố định ngoài tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Phân tích chi phí – hiệu quả các can thiệp trong điều trị hen phế quản (HPQ) được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có omalizumab. Tổng quan hệ thống và phân tích gộp chi phí – hiệu quả của omalizumab trong điều trị HPQ được thực hiện theo hướng dẫn PRISMA dựa trên nguồn dữ liệu Pubmed, Cochrane và Embase với các tiêu chí lựa chọn và loại trừ phù hợp và đánh giá chất lượng NC theo bảng kiểm CHEERS. Tổng quan hệ thống và phân tích gộp được thực hiện thông qua chỉ số ICER / QALY quy đổi thống nhất sang Đôla Mỹ (USD) năm 2020 dựa vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Với 212 NC được tìm thấy, sau khi sàng lọc với tiêu chí lựa chọn và loại trừ, 15 NC được đưa vào tổng quan và 06 NC được đưa vào phân tích gộp. Điểm chất lượng NC dao động từ 17 đến 22 điểm theo bảng kiểm CHEERS với 60% NC đạt chất lượng tốt. Đề tài ghi nhận sự chênh lệch khá lớn về chỉ số ICER / QALY giữa các NC, dao động từ $11.769 / QALY đến $897.559 / QALY. Với bệnh nhân hen dị ứng dai dẳng nặng không kiểm soát, kể cả với corticosteroids, liệu pháp bổ sung omalizumab có thể đạt chi phí - hiệu quả so với liệu pháp chuẩn. Kết quả phân tích gộp cho thấy so với liệu pháp chuẩn, chỉ số ICER / QALY của omalizumab đạt giá trị $59.052 / QALY (khoảng tin cậy 95%: $34.457 - $83.648 / QALY; p < 0,01). Liệu pháp bổ sung omalizumab có thể xem là đạt chi phí - hiệu quả khi so sánh với liệu pháp chuẩn trong trường hợp HPQ nghiêm trọng. Đánh giá đường huyết chu phẫu và các biến chứng sau phẫu thuật ở bệnh nhân đái tháo đường tại Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2020 Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định tình trạng dinh dưỡng ở học sinh 11 - 14 tuổi tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh sử dụng chỉ số tỉ lệ mỡ cơ thể. Cần có những hoạt động giáo dục, tuyên truyền về thói quen ăn uống lành mạnh và mức độ hoạt động thể lực để học sinh duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao, tăng cường sức khoẻ. Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 430 học sinh tại hai trường trung học cơ sở tại thị xã Từ Sơn. Tỉ lệ mỡ cơ thể được đánh giá bằng cân Omron HBF 375. Tỉ lệ mỡ cơ thể trung bình ở học sinh nam là 19,41%; ở nữ là 21,33% (P < 0,001). Từ ngưỡng bách phân vị tỉ lệ mỡ cơ thể được xây dựng trong nghiên cứu đã phân loại tình trạng dinh dưỡng cho trẻ tại thị xã Từ Sơn. Theo đó, tỉ lệ học sinh có tình trạng dinh dưỡng bình thường là 78,61%, học sinh bị thừa cân - béo phì là 15,81%. Như vậy, tỉ lệ thừa cân - béo phì ở học sinh tại thị xã Từ Sơn tương đối cao. Nghiên cứu tỷ lệ và đặc điểm ứ huyết phổi ở bệnh nhân suy tim bằng siêu âm phổi Kết quả nghiên cứu cho thấy: điểm trung bình hài lòng về môi trường làm việc là 3,35/5 (thang điểm 5) chiếm tỉ lệ 67%; điểm trung bình hài lòng chung với lãnh đạo trực tiếp, đồng nghiệp là 3,71 (thang điểm 5), chiếm tỉ lệ 74,2%; điểm trung bìnhhài lòng chung với quy chế nội bộ, tiền lương, phúc lợi là 3,48 (thang điểm 5), chiếm tỉ lệ 69,6%. Điểm trung bìnhhài lòng chung với công việc, cơ hội học tập và thăng tiến là 3,55 (thang điểm 5), chiếm tỉ lệ 71%. Một số yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự hài lòng với công việc của điều dưỡng như: cơ sở vật chất cũ xuống cấp, trang bị bảo hộ lao động như khẩu trang còn thiếu, lương còn thấp, áp lực công việc lớn nhưng chưa được quan tâm của lãnh đạo khoa phòng, một số bệnh nhân thiếu tôn trọng và hợp tác với điều dưỡng... Nghiên cứu chỉ ra, lãnh đạo cần quan tâm và đối xử bình đẳng với điều dưỡng, tạo nguồn kinh phí chi trả tiền lương và phụ cấp tương xứng với cống hiến của điều dưỡng do bệnh viện tự chi hoàn toàn và phân công công việc phù hợp với vị trí của từng điều dưỡng. Đối với đội ngũ điều dưỡng cần rèn luyện, trau dồi, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới và thực hành tốt y đức. Mối liên quan giữa đột biến gen IL36RN và CARD14 với một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh vảy nến thể mủ ở Việt Nam Đánh giá đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cắt lớp vi tính ở bệnh nhân máu tụ nội sọ tự phát trên lều. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu 35 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán xác định máu tụ nội sọ (MTNS) tự phát bằng chụp cắt lớp vi tinh (CLVT) từ 07/05/2017 đến 30/05/2021 tại Bệnh viện TƯQĐ 108. Vị trí MTNS ở đồi thị (60%), hạch nền (34,3%), còn lại là thuỳ não (5,7%). Thể tích ổ MTNS trung bình là 67,44 ± 24,32 ml. Mức độ di lệch đường giữa độ II (71,4%), độ III (28,6%). Mức độ phù não độ I (80%), độ II (20%). Kết quả: Nghiên cứu được tiến hành trên 35 BN chảy máu não tự phát tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 58,46 ± 9,97, nam (82,9%,), nữ (17,1%). Tiền sử tăng huyết áp (THA) (83,3%), nghiện rượu (8,3%), dùng thuốc ức chế tiểu cầu (8,3%) và xơ gan (2,8%). Tỉ lệ bệnh nhân nhập viện trước 6 giờ là 31,4%. Nhập viện trong 6-72 giờ (65,7%). Triệu chứng lâm sàng khởi phát đột ngột (97,1%). Triệu chứng lâm sàng liệt thần kinh khu trú (TKKT) (47,9%), liệt thần kinh sọ (28,8%) và đau đầu (17,8%), nôn có tỉ lệ (5,5%). Điểm Glasgow (GCS) nhập viện trung bình là 9,8 ± 1,75 điểm (từ 8-14 điểm). BN nhập viện trong tình trạng hôn mê với GCS từ 9-12 điểm (60%). Giá trị tiên lượng của L-FABP niệu ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết có tổn thương thận cấp Đánh giá hiệu quả giảm đau của các phương pháp vật lý trong điều trị thoát vị đĩa đệm mức độ 1 và 2. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, theo dõi dọc 65 bệnh nhân được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng mức độ 1 và mức độ 2, điều trị tại Khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện Trung ương 103 Quân đội Nhân dân Lào từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2022. Kết quả: Vị trí thường gặp là thoát vị đĩa đệm L 4-5 (40%) và L 5 - S 1 (33,85%); chủ yếu đau mức độ 2, đau thắt lưng lan xuống chân, chiếm 67,69%; với mức độ đau nặng chiếm 75,93%, đau vừa 24,61%; tập trung ở độ tuổi lao động 31-50 chiếm 73,84%, chủ yếu là lao động nặng 66,15%. Sau liệu trình điều trị, mức độ đau giảm có ý nghĩa, mức độ không đau và đau nhẹ tăng 90,77%, đau trung bình giảm xuống còn 9,23%, không còn tình trạng đau nặng. Kết luận: Các phương pháp điều trị vật lý có hiệu quả giảm đau tốt trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng mức độ 1 và mức độ 2. Đặc điểm lâm sàng rối loạn cảm xúc ở bệnh nhân động kinh điều trị ngoại trú Phẫu thuật cắt gan là phương pháp điều trị triệt để ung thư tế bào gan (UTTBG) ở những bệnh nhân (BN) giai đoạn còn sớm hoặc giai đoạn trung gian, chức năng gan bảo tồn và toàn trạng tốt. Phẫu thuật đã đem lại cơ hội tốt cho sự sống còn của bệnh nhân ung thư tế bào gan. Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt gan ở bệnh nhân ung thư tế bào gan, tỷ lệ biến chứng, thời gian sống thêm toàn bộ và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 50 trường hợp phẫu thuật cắt gan điều trị ung thư tế bào gan trong thời gian từ tháng 1/2017 đến tháng 8/2020 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Kết quả: Tuổi trung bình 60,76 và tỷ lệ nam / nữ là 2/1. Đa số bệnh nhân vào viện do đau bụng chiếm 72%. Tỷ lệ bệnh nhân có HBsAg và anti-HCV dương tính lần lượt là 68% và 36%. Hầu hết bệnh nhân có chức năng gan còn tốt Child-Pugh A chiếm 92%. Tỷ lệ tử vong là 2% và tỷ lệ biến chứng sau mổ 18%. Tỷ lệ sống thêm 1 năm, 2 năm sau phẫu thuật lần lượt là 86% và 72%. Chức năng gan có ảnh hưởng đến thời gian sống thêm. Kết luận: Điều trị ung thư tế bào gan bằng phẫu thuật trong giai đoạn hiện nay đạt kết quả tốt, tai biến và biến chứng có thể kiểm soát được. Khảo sát việc sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết do staphylococcus aureus tại các khoa ICU Bệnh viện Chợ Rẫy Bệnh hoại tử gan tuỵ cấp (AHPNS) do tác nhân vi khuẩn V. parahaemolyticus gây ra là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển bền vững của ngành nuôi tôm công nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố trích lý, có ảnh hưởng đến hiệu suất trích lý tinh dầu bạch đàn và các điều kiện phù hợp để chưng cất tinh dầu bạch đàn bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước là: tỷ lệ nguyên liệu / nước là 1/7, nhiệt độ 140 °C, thời gian 4,5 giờ. Thử nghiệm cho thấy khả năng ức chế các chủng vi khuẩn Vibrio gây AHPNS của dịch chiết tinh dầu cây Bạch đàn trắng tương đối tốt, khả năng ức chế vi khuẩn tỷ lệ thuận với lượng tinh dầu bổ sung. Đường kinh vòng vô khuẩn thu được thấp nhất là 9,35 mm ứng với lượng tinh dầu 25 µl và đường kinh vòng vô khuẩn thu được cao nhất là 23,55 mm với nồng độ thảo dược là 100 ul. Sử dụng chế phẩm nhũ tương tinh dầu bạch đàn trắng trị bệnh AHPNS trên tôm chân trắng cho thấy tỷ lệ chết giảm. Dự báo nguy cơ bệnh mạch vành trong 10 năm tới theo thang điểm Framingham ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân nghiện rượu mạn tính. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị trên 45 bệnh nhân nghiện rượu được điều trị tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103. Kết quả: Thời gian nghiện rượu trung bình 14,81 ± 5,85 năm với li li lượng rượu uống trung bình 1024,45 ± 126,74 ml rượu và mức nghiện rượu nặng chiếm 68,89%. Các triệu chứng của nghiện rượu: ảo thị giác (84,44%), hoang tưởng ghen tuông (64,44%), cảm xúc hưng phấn: 57,78%. 100% bệnh nhân được điều trị bằng thuốc bình thần và vitamin B1 với 100% và 86,67% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn sau 3 tuần điều trị. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính rất đa dạng và phong phú. Tình trạng dinh dưỡng và một số chỉ số sinh học của sinh viên đại học chính quy năm thứ 2 trường Đại học Điều dưỡng Nam Định Mô tả một số đặc điểm của chỉ số bạch cầu hạt chưa trường thành (IG) trên công thức máu của bệnh nhân bạch cầu cấp tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Tuy vậy, chỉ số này vẫn chưa thực sự được chú ý trên thực hành lâm sàng. Vì vậy, cần chú ý hơn chỉ số IG trên công thức máu, tránh bỏ sót, nhằm chẩn đoán sớm hơn và cải thiện tiên lượng điều trị bạch cầu cấp. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 130 trẻ được chẩn đoán bạch cầu cấp tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 1/2019 – 7/2021. Kết quả: Hơn 94% trường hợp giảm ít nhất 2 dòng tế bào máu trên công thức máu. Có 58,5% trường hợp ghi nhận tế bào báo động trong công thức máu, gồm các tế bào như Atypical Cells (CA), Atypical Lymphocytes (LA), hồng cầu nhân... Gần 50% trường hợp tăng tế bào bạch cầu hạt chưa trưởng thành (IG). Đặc biệt, 100% trường hợp đều ghi nhận ít nhất 1 trong 3 dấu hiệu bất thường sau: giảm ít nhất 2 dòng tế bào máu, ghi nhận tế bào báo động, và tăng bất thường chỉ số IG. Tất cả trường hợp ghi nhận tế bào bạch cầu báo động thuộc IG (n= 12) đều không phải là AML. Kết luận: Tăng IG là một dấu chỉ gợi ý cho những tình trạng bệnh lý như nhiễm trùng, viêm hay bệnh lý ung thư như bạch cầu cấp... Nghiên cứu chỉ ra rằng, 100% trường hợp BCC đều ghi nhận ít nhất 1 trong 3 dấu hiệu bất thường sau: giảm ít nhất 2 dòng tế bào máu, ghi nhận tế bào báo động, và tăng bất thường chỉ số IG. Đề kháng in vitro và đặc điểm vi khuẩn gây đợt kịch phát COPD nhiễm khuẩn nhập viện tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh 2020 Nghiên cứu này được nuôi theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) ở TP. Hà Nội, số liệu của nghiên cứu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 210 hộ chăn nuôi lợn ở 6 huyện: Chương Mỹ, Thanh Oai, Quốc Oai, Thường Tín, Thạch Thất, Gia Lâm thuộc địa bàn TP. Biến chứng sớm sau can thiệp vỡ phồng động mạch chủ ngực: nhân một trường hợp và nhìn lại y văn Đề xuất chỉ định mổ, phân độ lún và kỹ thuật mổ lún dương vật. Phẫu thuật bảo tồn bao qui đầu cho kết quả thẩm mỹ đẹp. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật. Phương pháp: - Đối tượng: 433 bệnh nhi bị lún dương vật được điều trị phẫu thuật từ 4/2013 đến 1/2022. Kết quả tốt của lún nhẹ là 100% (20/2 0), của lún trung bình là 79,4% (50/63), của lún nặng là 34,4% (7 9/2 29). Kết luận: Lún dương vật nên được chẩn đoán sớm và xác định mức độ lún để có chỉ định điều trị. Xây dựng bộ tư liệu ảnh giải phẫu chuột đồng nhỏ Rattus losea (Swinhoe, 1871) và thỏ nhà Oryctolagus cuniculus (Linnaeus, 1758) Bộ tư liệu ảnh giải phẫu của Chuột đồng nhỏ Rattus losea và Thỏ nhà Oryctolagus cuniculus đực và cái được cung cấp trong bài báo này. Mẫu vật được làm chết, giải phẫu, chụp lại ảnh để vẽ, phối màu và chú thích bằng phần mềm Adobe Illustrator CS 6. Các cơ quan của mẫu vật được thể hiện bằng màu sắc tương phản và chú thích bằng tiếng Việt và tiếng Anh, đây là điểm khác biệt của bộ ảnh này so với các ảnh trong các tài liệu trước đây. Bộ tư liệu ảnh này giúp buổi học được hiệu quả và linh động hơn. Báo cáo trường hợp lâm sàng: Phối hợp gây tê vùng để vô cảm phẫu thuật kết xương liên mấu chuyển xương đùi trên bệnh nhân 105 tuổi Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân nữ, 66 tuổi, phát hiện khối u ở gan qua siêu âm bụng khi khám tổng quát vì lý do gầy sút, ăn không ngon miệng. Bệnh nhân được phẫu thuật cắt gan trung tâm lấy toàn bộ khối u. Kết quả mô bệnh học và hoá mô miễn dịch là ung thư biểu mô nội tiết thần kinh. Tầm soát toàn thân không tìm thấy tổn thương tại các cơ quan khác. Trường hợp này cho thấy chẩn đoán ung thư biểu mô thần kinh nội tiết nguyên phát tại gan là một thách thức, đòi hỏi phân biệt với các khối gan khác và loại trừ u thần kinh ở vị trí khác di căn tới gan. Đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít điều trị gãy kín liên lồi cầu xương cánh tay ở người trưởng thành tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Khảo sát tỉ lệ kiểu gen và alen của biến thể gen AGT M235T ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang, mô tả trên các bệnh nhân NMCT cấp tại khoa Nội Tim Mạch và khoa Tim Mạch Can Thiệp, bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2020 đến 06/2020. Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) điểm đa hình AGT M235T được thực hiện tại Trung tâm Y Sinh Học Phân Tử, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu, 120 bệnh nhân NMCT cấp có tuổi trung bình 64,5 ± 11,5; nam giới chiếm 69,2%. Tăng huyết áp (86,7%) và rối loạn lipid máu (86,2%) là các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành thường gặp nhất. NMCT cấp ST chênh lên chiếm 55,0% và độ I chiếm chủ yếu trong phân độ Killip (78,3%). Tỉ lệ kiểu gen MM, MT và TT của điểm đa hình AGT M235T lần lượt là 0%; 21,7% và 78,3%. Tỉ lệ alen M và T là 17,8% và 82,2%. Kết luận: Kiểu gen TT và alen T chiếm tỉ lệ cao nhất trong biến thể gen AGT M235T của bệnh nhân NMCT cấp. Xây dựng quy trình tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế quận 10 Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích; phỏng vấn trực tiếp 2.203 đối tượng bằng bảng hỏi; đo huyết áp bằng máy Omron; đo chiều cao, vòng bụng, vong mông, cân trọng lượng cơ thể và tính chỉ số khối cơ thể (BMI). Kết quả cho thấy, tỷ lệ tăng huyết áp ở người từ 18 - 69 tuổi tại 3 phường nghiên cứu 33,5%; huyết áp tâm thu 123,28 ± 15,74 mmHg; huyết áp tâm trương 77,22 ± 9,90 mmHg. Đã xác định được 11 yếu tố nguy cơ có liên quan đến tăng huyết áp (nhóm tuổi; giới tính; thừa cân - béo phì; tỷ số vòng eo / vòng mông; hút thuốc lá; thói quen ăn mỡ động vật; đái tháo đường; tăng cholesterol máu; bệnh lý tim mạch; nhận biết tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, tăng đường huyết; theo dõi thành phần dinh dưỡng bữa ăn hằng ngày. Nghiên cứu chỉ ra, tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp ở người từ 18 - 69 tuổi là khá cao (33,5%). Có 11 yếu tố liên quan đến tăng huyết áp (2 yếu tố nhân khẩu học, 2 yếu tố trung gian và 7 yếu tố thuộc hành vi cá nhân, thói quen, lối sống). Đánh giá kết quả điều trị duy trì docetaxel trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An Nghiên cứu cắt ngang trên 60 bệnh nhân để đánh giá kết quả sau điều trị của nhổ răng khôn gây mê tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2022. Kết quả: Trên 95% bệnh nhân có lo lắng ít và vừa trước phẫu thuật. Về triệu chứng sưng đau, đa số sưng đau ít (trên 90%), sau 1 ngày cũng như 3 ngày hậu phẫu. Đánh giá về các triệu chứng khác: tê bì hết hoàn toàn sau 3 ngày theo dõi, không có trường hợp nào sốt. 100% hình thành cục máu đông trong ngày đầu tiên. Tuy nhiên còn một sô trường hợp gỉ máu nhẹ. Kết luận: Đa số bệnh nhân nhổ răng khôn gây mê tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có kết quả tốt, ít biến chứng. Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi kết hợp nối máy bệnh nhân ung thư đại tràng phải tại Bệnh viện Thanh Nhàn Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả mức độ nhận thức của sinh viên ngành Điều dưỡng Trường Đại học Trà Vinh về môi trường thực hành lâm sàng tại bệnh viện năm 2021. Phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 205 sinh viên được lựa chọn. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ nhận thức tích cực với điểm trung bình 130,83 ± 8,73. Trong đó, ‘ Sự tương tác và tham gia ’ có điểm trung bình 41,6 ± 2,99, ‘ Sinh viên làm trung tâm ’ có điểm trung bình là 45,92 ± 3,56, ‘ Cho phép cá nhân tham gia ’ có điểm trung bình 10,53 ± 1,82, ‘ Giá trị công việc điều dưỡng ’ có điểm trung bình 9,11 ± 1,11, ‘ Bồi dưỡng học tập tại nơi làm việc ’ có điểm trung bình 16,42 ± 2,80, ‘ Thiếu sự sáng tạo ’ có điểm trung bình 7,23 ± 1,48. Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành Điều dưỡng tại Trường Đại học Trà Vinh nói riêng cũng như các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành Điều dưỡng nói chung. Hạ bạch cầu trung tính và sốt hạ bạch cầu trung tính ở bệnh nhân ung thư vú được hoá trị phác đồ 4AC - 4T tại Trung tâm Ung bướu Thái Nguyên Bệnh α-thalassemia phần lớn là do đột biến xoá đoạn gen HBA1 và HBA2 gây thiếu hụt chuỗi α-globin cấu thành nên phân tử Hemoglobin (HGB). Tuỳ theo số lượng chuỗi α bị thiếu hụt mà mức độ biểu hiện lâm sàng của bệnh ở các cấp độ khác nhau. Bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường nên việc xác định người lành mang đột biến gen α-thalassemia có ý nghĩa quan trọng trong tư vấn di truyền trước sinh và trước hôn nhân nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng. Bằng kỹ thuật Multiplex ligation-dependent probe amplification (MLPA) trên mẫu máu của 15 người nghi ngờ mang đột biến gen α-thalassemia, kết quả xét nghiệm các chỉ số hồng cầu (RBC) và huyết sắc tố đã xác định được 12/15 người mang đột biến - - SEA, 1/15 người mang đột biến - α 3.7, 1/15 người mang đột biến - α 4.2 và 1/15 người mang đột biến điểm Hb constant spring (- αHbCs). Tỉ lệ thiếu máu trên bệnh nhân bệnh thận mạn đang lọc máu chu kỳ có điều trị erythropoietin và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, năm 2022 Quả tim của chúng ta là một cơ quan rất đặc biệt, khiến ai cũng phải ngạc nhiên, đó là việc tim hoạt động không mệt mỏi với gần 100.000 lần đập (co bóp) trong một ngày, như vậy mỗi năm tim đập 37 triệu lần và nói chung một đời người trung bình có đến 3 tỉ lần tim đập. Đúng là một bộ phận hoạt động bền bỉ và hiệu quả. Bình thường tim co bóp đều đặn (tiếng tim nghe được với khoảng cách thời gian đều nhau) nhưng đôi khi tim của chúng ta đập nhanh hoặc chậm hoặc không đèu. Có thể nguy hiểm khi bị rối loạn nhịp và nhiều trường hợp phải được điều trị bằng việc đặt máy tạo nhịp tim. Khảo sát độc tính cấp và tác động kháng viêm của dịch chiết nước cây Nở ngày đất (Gomphrena celosioides Mart., Amaranthaceae) Ở Việt Nam, những nghiên cứu về dược liệu Nở ngày đất (Gomphrena celosioides Mart.) Đây là cây thuốc có tiềm năng cao để điều trị các bệnh về viêm và cần được phân lập các nhóm chất có hoạt tính sinh học hoặc nghiên cứu thêm về các tác dụng dược lí khác. vẫn còn ít ỏi và hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát độc tính cấp và đánh giá tác động kháng viêm của cao đặc Nở ngày đất được chiết bằng dung môi nước. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Để khảo sát độc tính cấp, nghiên cứu đã cho chuột uống cao dược liệu liều tối đa có thể qua đường uống và ghi nhận sự sống chết của chuột trong 72 giờ tiếp theo. Mô hình gây phù chân chuột bằng carragenan được thực hiện để đánh giá khả năng kháng viêm của Nở ngày đất. Sau khi gây viêm, chuột được cho uống cao và được theo dõi độ sưng phù bàn chân mỗi ngày trong suốt quá trình thử nghiệm. Kết quả - Thảo luận: Nghiên cứu xác định liều tối đa có thể qua kim (Dmax) không làm chết chuột thử nghiệm, không gây độc tính cấp đường uống trên chuột là 11,8 g / kg. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy cao nước Nở ngày đất thể hiện tác động kháng viêm ở liều 300 mg / kg và 600 mg / kg. Kết luận: Nở ngày đất không gây độc ở liều khảo sát và có tác động kháng viêm. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc chấp nhận sử dụng dịch vụ y tế di động (mHealth) của người dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội Đánh giá kết quả điều trị hỗ trợ suy gan cấp bằng phương pháp thay huyết tương thể tích cao. Đối tượng và phương pháp: 45 bệnh nhân suy gan cấp được thu thập tại trung tâm chống độc từ tháng 06/2017 đến tháng 04/2021 bằng phương pháp nghiên cứu mô tả, tiến cứu can thiệp điều trị. Kết quả: Độ não gan sau và điểm SOFA sau PEX giảm có ý nghĩa thống kê so với trước PEX. Ở cả 3 lần thay huyết tương, các chỉ số AST, ALT, bilirubin toàn phần, bilirubin trực tiếp, INR đều giảm, Fibrinogen và prothrombin đều tăng có ý nghĩa thống kê, với p < 0,001. 53,3% bệnh nhâu sống sau khi kết thúc thay huyết tương thể tích cao. Kết luận: Thay huyết tương thể tích cao có hiệu quả tốt, cải tiên lượng cho bệnh nhân suy gan cấp. Mục đích của nghiên cứu nhằm phân tích hiệu quả điều trị và mức độ tuân thủ dùng thuốc trên bệnh nhân điều trị ĐTĐ týp 2 ngoại trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đang điều trị ngoại trú và được quản lý ít nhất 12 tháng tại phòng khám bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công An. Kết quả: Sau 12 tháng theo dõi điều trị giá trị glucose máu lúc đói (FPG) trung bình giảm từ 7.6 ± 1.76 mmol / l xuống 7.42 ± 1.81 mmol / l và tỷ lệ% bệnh nhân có thay đổi glucose máu hoặc đạt FPG mục tiêu tăng dần từ 38.3% đến 70.0%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Sau 6 tháng điều trị từ thời điểm T -6 tới T0, chỉ số HbA1c giảm 7.1 ± 1.0 xuống 6.4 ± 0.9% và tỷ lệ% bệnh nhân có thay đổi giá trị HbA1C hoặc đạt mục tiêu đã được cải thiện từ 50.0% lên 75.0%. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc tốt chiếm 60.8%. Đã phát hiện được hai yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ dùng thuốc của BN là tuổi của bệnh nhân và số thuốc ĐTĐ dùng trong đơn. Từ khoá: Tuân thủ điều trị, bệnh đái tháo đường, điều trị ngoại trú. Nghiên cứu chi phí trực tiếp điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) được thực hiện tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện E từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chi phí điều trị ở Việt Nam thấp hơn một số nước trong khu vực và sự phân bố từng loại chi phí giữa các nghiên cứu trong nước là có sự khác biệt. Từ khoá: Chi phí điều trị, đợt cấp COPD, Bệnh viện E. Thoái hoá khớp gối là bệnh khớp rất thường gặp phụ nữ sau mãn kinh, do béo phì và tăng phì đại xương và mọc gai xương ở khớp gối. Trái lại, loãng xương là hiện tượng mất xương dần dần sau mãn kinh. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân nữ thoái hoá khớp gối phối hợp loãng xương và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng loãng xương ở bệnh nhân nữ thoái hoá khớp gối. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 68 bệnh nhân thoái hoá khớp gối, được đánh giá loãng xương và các yếu tố nguy cơ loãng xương. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân nữ thoái hoá khớp gối phối hợp với loãng xương chiếm 37/68 (54,4%). Chỉ số khối cơ thấp –SMI < 6,75 chiếm 46/68 (67,6%), ở nhóm loãng xương chỉ số khối cơ là là 6,25 ± 0,75 và tỷ lệ bệnh nhân thiếu vitamine D là 57/68 (83,8%). Nghiên cứu 46 bệnh nhân được chẩn đoán sỏi túi mật trên siêu âm, có chỉ định đánh giá chức năng túi mật xét điều trị tán sỏi túi mật qua da tại Bệnh viện trên địa bàn Hà Nội trong thời gian từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 03 năm 2020. Kết quả: tuổi trung bình 41,76 ± 16,11, độ tuổi hay gặp 30-50. Sỏi túi mật hay gặp ở nữ hơn nam, tỉ lệ nam / nữ là 1/1, 1. BMI trung bình chiếm 76,9%; 45,7% trường hợp có 1 viên sỏi; sỏi có kích thước > 10 mm chiếm đa số 76,1%; 89% sỏi di động, 95,7% sỏi có tính chất đậm âm kèm bóng cản. Chỉ số co bóp túi mật ≥ 40% chiếm 95,7%. Chỉ số co bóp túi mật trung bình là 64,2 ± 16,1%, chỉ số này ở nam giới là 64,6 ± 15,5%, ở nữ giới là 63,7 ± 16,9%. 95,7% trường hợp còn chức năng co bóp túi mật. Kết luận: siêu âm có vai trò rất quan trọng và có nhiều ưu thế trong chẩn đoán sỏi túi mật và đánh giá chức năng túi mật trước tán sỏi túi mật qua da. Từ khoá: sỏi túi mật; chức năng túi mật; siêu âm; tán sỏi mật. Từ khoá: Rosuvastatin, hệ nano tự nhũ hoá, tiêu chuẩn chất lượng, kích thước giọt, tỷ lệ dược chất trong pha dầu. Việt Nam sở hữu một hệ sinh thái vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều loài thực vật được sử dụng làm thuốc. là một cây thuộc họ Fabaceae có tác dụng điều trị với các loại bệnh như: đau khớp, viêm khớp dạng thấp, vô kinh, viêm gan, lao, viêm phế quản mãn tính. Từ khoá: Cát sâm, Millettia speciosa, maackiain, calycosin, genistein và medicarpin. Xác định giá trị tiên lượng tử vong của thang điểm PELOD-2 ở trẻ bị suy chức năng các cơ quan. Nghiên cứu mô tả phân tích tiến cứu thực hiện trên 110 trẻ được chẩn đoán suy chức năng các cơ quan theo tiêu chuẩn của IPSCC 2002 tại khoa Điều trị Tích cực từ 01/07/2015 đến 31/06/2016. Điểm PELOD-2 trung bình cao (8,8 ± 3,85), nhóm tử vong cao hơn nhóm sống sót tương ứng là 7,07 ± 2,37 và 10,43 ± 4,28; tỷ lệ tử vong tỷ lệ thuận với chỉ số PELOD-2. Thang điểm PELOD-2 có khả năng phân tách giữa nhóm sống sót và tử vong với diện tích dưới đường cong ROC là 0,76; điểm PELOD-2 phân tách là 8,5. Khả năng tử vong tiên lượng của thang điểm PELOD2 ở mức > 10 điểm gần tương đương với tử vong thực tế. Thang điểm PELOD-2 có giá trị tốt trong tiên lượng tử vong khi trẻ bị suy giảm chức năng cơ quan. Từ khoá: Suy chức năng cơ quan, thang điểm PELOD-2. Từ khoá: Hội chứng thận hư kháng thuốc steroid, mô bệnh học. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của hội chứng thận hư tiên phát kháng thuốc steroid. Đối tượng nghiên cứu: 54 trẻ mắc HCTHTP kháng thuốc steroid nhập viện điều trị tại Khoa Thận-Lọc máu, bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 3 năm 2015. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu. Kết quả: 31 bệnh nhân (57,4%) kháng thuốc sớm, 42,6% kháng thuốc muộn. Triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất khi đến viện là phù 100%, đái máu 14,8%, cao huyết áp 7,4%. Sinh thiết thận 24 bệnh nhân cho thấy: 70,8% tổn thương thể xơ hoá cục bộ từng phần, 25% tổn thương tối thiểu, 4,2% xơ hoá lan toả. Kết quả điều trị 46,3% thuyên giảm hoàn toàn. Mục tiêu: Đánh giá kết quả thực hiện miệng nối bên tận sau phẫu thuật cắt trước thấp điều trị ung thư trực tràng thông qua kết quả sớm phẫu thuật và chức năng đại tiện sau mổ. Có 1 bệnh nhân xuất hiện biến chứng viêm phổi được điều trị nội khoa ổn định ra viện sau 12 ngày. 90% bệnh nhân không cần sử dụng thuốc giảm nhu động ngay cả khi tiêu chảy tại thời điểm 1 tháng. 100% bệnh nhân không cần sử dụng thuốc giảm nhu động sau 6 tháng và khả năng nhịn đại tiện với phân rắn > 15 phút tại thời điểm sau phẫu thuật 6 tháng. Kết luận: Miệng nối bên tận là kĩ thuật đơn giản, an toàn và khả thi. Từ khoá: Ung thư trực tràng, miệng nối bên tận Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 58,4 tuổi; nam chiếm 35,7%. Khoảng cách trung bình từ cực dưới u đến rìa hậu môn là 7,7 cm. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang, hình ảnh nội soi NBI được phân loại thành 4 type dựa trên cấu trúc khe tuyến và mạch máu dưới biểu mô. Kết quả: 89 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu từ ngày 01/11/2020 đến ngày 30/05/2021, trong đó 32 bệnh nhân được xếp loại type 1 chiếm 36%, 34 bệnh nhân xếp loại type 2 (38,2%), 21 bệnh nhân xếp loại type 3 (23,6%) và 2 bệnh nhân được xếp loại type 4 (2,2%), 36 bệnh chẩn đoán dương tính chiếm 53,7%, 31 bệnh nhân âm tính chiếm 46,3%. Độ nhạy của type 2 + type 3 + type 4 trong chẩn đoán H. pylori là 97,22%, độ đặc hiệu là 77,42%, giá trị dự báo dương tính là 83,33%, giá trị dự báo âm tính là 96%. Kết luận: Nội soi NBI có giá trị cao trong chẩn đoán nhiễm H. pylori. Từ khoá: Nội soi NBI, Helicobacter pylori. Mục tiêu: Khảo sát và đối chiếu kết quả điện thế niêm mạc thực quản ở bệnh nhân có viêm thực quản trào ngược trên nội soi và người bình thường. Từ khoá: Viêm thực quản trào ngược, điện thế niêm mạc thực quản, hệ thống máy TCM. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả từ tháng 3/2020 đến tháng 6/2020 trên bệnh nhân viêm thực quản trào ngược trên nội soi với nhóm chứng người khoẻ mạnh đến kiểm tra sức khoẻ và không có viêm thực quản trào ngược. Kết quả: Nghiên cứu thu thập được 34 bệnh nhân trong nhóm có viêm thực quản trào ngược và 24 đối tượng nhóm chứng. Tuổi trung bình là 37,4 ± 8,6 tuổi, triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất là đau thượng vị (29,3%), ợ trớ (15,5%), ợ nóng (8,6%). Tỷ lệ bệnh nhân không có viêm thực quản trào ngược, viêm thực quản trào ngược độ A và độ B lần lượt là 24 (41,4%), 32 (55%), 2 (3,4%). Giá trị trung vị điện thế niêm mạc thực quản ở vị trí trên đường Z 5cm và trên đường Z 15cm lần lượt là 39,7 (20 - 65,9) và 47,4 (27,6 - 73,6). Giá trị điện thế niêm mạc ở nhóm bệnh nhân có viêm thực quản trào ngược cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có tổn thương trào ngược ở cả hai vị trí (p < 0,001). Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa ở cả 2 vị trí giữa 2 nhóm có điểm GERD Q ≥ 8 và điểm GERD Q < 8 (p > 0,05). Kết luận: Giá trị trung vị điện thế niêm mạc của bệnh nhân có viêm thực quản trào ngược cao hơn so với bệnh nhân không có tổn thương trào ngược. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả lâm sàng và tính an toàn của dung dịch Diquas trên bệnh nhân mổ LASIK. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng, không có nhóm chứng. 50 mắt / 25 bệnh nhân sau mổ LASIK. Đánh giá test TBUT, schirmer I, fluorescein, rose bengal và các triệu chứng chủ quan (cộm vướng, đau rát, khô mắt, nóng mắt, mỏi, mờ, chảy nước mắt) trước và sau dùng thuốc 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng. Ghi nhận các tác dụng không mong muốn (cương tụ kết mạc, phù mi, kết mạc, đau rát, nhìn mờ, đau đầu...). Kết quả: Ở thời điểm 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng sau dùng thuốc: TBUT, schirmer I tăng lên trên bệnh nhân mổ LASIK, điểm nhuộm bắt màu fluorescein, rose bengal giảm đi có ý nghĩa với p < 0,01. Các triệu chứng chủ quan (cộm vướng, đau rát, khô mắt, nóng mắt, mỏi, mờ, chảy nước mắt) đều giảm với p < 0,01. Có 6 mắt mổ LASIK cương tụ kết mạc sau dùng thuốc 1 tuần kèm theo đau rát mắt. Kết luận: Diquas hiệu quả trong cải thiện triệu chứng khô mắt và an toàn trên bệnh nhân sau mổ LASIK. Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm, cận lâm sàng, hình ảnh PET / CT của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III không thể phẫu thuật. Từ khoá: Hoá xạ trị đồng thời, PET / CT, ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III không thể phẫu thuật. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram âm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Bạch cầu tăng chiếm 61,4%, chủ yếu là tăng nhẹ. 100% bệnh nhân có nồng độ procalcitonin tăng, chủ yếu tăng cao (Nồng độ procalcitonin > 10) chiếm 91%. E. coli là căn nguyên chủ yếu 59,1%, tiếp đó là K. pneumoniae 15,9%. Từ khoá: Lâm sàng, cận lâm sàng, sốc nhiễm khuẩn, vi khuẩn Gram âm. Đối tượng và phương pháp: 44 bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram âm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ năm 2016 đến năm 2018. Lựa chọn bệnh nhân theo tiêu chuẩn chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn của SSC 2016 và cấy máu dương tính với vi khuẩn Gram âm. Suy tạng, cao nhất là suy thận 74,4%, sau đó là suy gan 68,2%, suy hô hấp 65,9%. Tỷ lệ tử vong cao 65,9%, ổ nhiễm khuẩn tiên phát từ đường tiêu hoá chiếm tỷ lệ cao nhất 45,6%, sau đó là đường hô hấp 25%, đường tiết niệu 20,5%. Sỏi đường mật là một bệnh lý hay gặp, có nhiều phương pháp chẩn đoán sỏi ống mật chủ như siêu âm, cộng hưởng từ 3.0 T, siêu âm nội soi, nghiên cứu nhằm tìm hiểu giá trị của các phương pháp này. Kết luận: So với tiêu chuẩn vàng ERCP siêu âm nội soi có giá trị cao nhất tiếp đó là cộng hưởng từ 3.0 T và siêu âm trong chẩn đoán tắc mật do sỏi ống mật chủ. Từ khoá: Sỏi ống mật chủ, siêu âm nội soi, siêu âm, cộng hưởng từ. Mục tiêu: Đánh giá giá trị của siêu âm, cộng hưởng từ 3.0 T và siêu âm nội soi trong chẩn đoán tắc mật do sỏi ống mật chủ. Đối tượng và phương pháp: 62 bệnh nhân nghi có sỏi ống mật chủ được điều trị tại Khoa Nội tiêu hoá, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 1/2017 đến tháng 4/2018. Đánh giá giá trị của siêu âm, cộng hưởng từ 3.0 T và siêu âm nội soi bằng đối chiếu với tiêu chuẩn vàng là lấy sỏi mật tuỵ ngược dòng (ERCP). Kết quả: Bệnh nhân nam 56,4%, nữ 43,6%, tỷ lệ nam / nữ = 1,3. Dấu hiệu lâm sàng chủ yếu tam chứng Charcot: Đau hạ sườn phải 72,6%, sốt 48,3%, vàng da 45,1%. Siêu âm phát hiện sỏi 72,2%, cộng hưởng từ 3.0 T 83,3%, siêu âm nội soi 88,9%. Siêu âm nội soi và siêu âm có sự tương đồng yếu trong chẩn đoán sỏi ống mật chủ với K = 0,350. Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá kiến thức về bệnh tan máu bẩm sinh và các yếu tố liên quan trên đối tượng thanh niên chưa kết hôn tại tỉnh Yên Bái năm 2017. Đối tượng và phương pháp: Với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, số liệu được thu thập bằng bảng hỏi tự điền trên 385 thanh niên trong độ tuổi từ 18 tới 30. Bộ câu hỏi gồm 21 câu đánh giá kiến thức về khả năng di truyền, phòng bệnh, điều trị và chăm sóc bệnh. Kết quả: 90,1% đối tượng nghiên cứu đạt điểm số ở mức không đạt (15/2 1 điểm trở xuống). Tỷ lệ đạt cũng rất thấp ở tất cả ba lĩnh vực nội dung là khả năng di truyền, phòng bệnh, điều trị và chăm sóc bệnh. Không có mỗi liên quan có ý nghĩa thống kê nào giữa giới tính, nghề nghiệp, dân tộc, nơi sống, tiền sử gia đình với bệnh tan máu bẩm sinh và kiến thức bệnh. Tuy nhiên, nhóm có trình độ học vấn từ phổ thông trung học trở lên có tỷ lệ đạt kiến thức cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm còn lại (p < 0,05). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy kiến thức về bệnh tan máu bẩm sinh của thanh niên trong độ tuổi kết hôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái rất cần được nâng cao. Từ khoá: Bệnh tan máu bẩm sinh, kiến thức phòng bệnh, tỉnh Yên Bái. Mục tiêu: So sánh hiệu quả cai máy thở bằng phương thức hỗ trợ hiệu chỉnh theo tín hiệu thần kinh (NAVA) so với thông khí hỗ trợ áp lực (PSV). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng ở 65 bệnh nhân điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 01/10/2015 đến ngày 30/10/2017, trong đó 33 bệnh nhân thở máy NAVA và 32 bệnh nhân thở máy PSV. Kết luận: Thở máy hỗ trợ hiệu chỉnh theo tín hiệu thần kinh NAVA làm giảm sự không đồng bộ máy thở - bệnh nhân. Từ khoá: Thở máy hỗ trợ hiệu chỉnh theo tín hiệu thần kinh (NAVA), cai thở máy. Mục tiêu: Đánh giá sơ bộ kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan tại Khoa Ung bướu Bệnh viện C Thái Nguyên năm 2020. Kết luận: Khả năng chẩn đoán UTBMTBG tại Khoa Ung bướu - Bệnh viện C Thái Nguyên tương đối tốt, xong có rất ít khả năng điều trị. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới hướng dẫn siêu âm trong vi phẫu thuật nối mạch máu thần kinh vùng cẳng tay. Đối tượng và phương pháp: 45 bệnh nhân, ASA I, II, tuổi từ 16 đến 65, có chỉ định nối mạch máu, thần kinh vùng cẳng tay. Bệnh nhân được gây tê đám rối cánh tay đường gian cơ bậc thang dưới hướng dẫn siêu âm bằng marcain 0,375% (1,5 mg / kg) kết hợp lidocain 2% (2 mg / kg), đánh giá mức độ ức chế cảm giác đau theo thang điểm của Hollmen, ức chế vận động theo thang điểm Bromage. Từ khoá: Gây tê thần kinh, siêu âm, vi phẫu thuật. Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi về huyết động và tình trạng hô hấp, tuần hoàn, chức năng tim, phổi, gan thận của bệnh nhân chết não hiến tạng tiềm năng. Đối tượng và phương pháp: 47 bệnh nhân (18 - 64 tuổi), chẩn đoán chết não lần 1 dương tính, đo thông số PiCCO (pha loãng nhiệt qua phổi) mục đích đánh giá sự thay đổi về huyết động. Ghi lại thông số huyết động qua PiCCO, chức năng hô hấp, SOFA. Kết quả và kết luận: Chết não kèm theo những thay đổi sinh lý nặng nề dẫn đến rối loạn không hồi phục chức năng các tạng. Hậu quả là các biến chứng rối loạn huyết động (tụt huyết áp), rối loạn hô hấp (giảm trao đổi phổi và ứ nước nhu mô phổi), rối loạn chức năng gan (đường huyết, đông máu) và chức năng thận (đái tháo nhạt), rối loạn điện giải (natri máu tăng cao, kali máu giảm). Từ khoá: PiCCO, chết não hiến tạng. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật tắc mạch xạ trị với hạt vi cầu gắn Yttrium-90 trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. Từ khoá: Ung thư biểu mô tế bào gan, tắc mạch xạ trị với hạt vi cầu gắn Yttrium - 90. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu can thiệp không đối chứng gồm 52 bệnh nhân chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn trung gian và tiến triển có huyết khối tĩnh mạch cửa với kích thước khối u trung bình 9,8 ± 3,0 cm, được điều trị bằng phương pháp tắc mạch xạ trị với hạt vi cầu gắn Yttrium-90 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 10/2013 đến tháng 09/2017. Đánh giá thời gian sống toàn bộ và tỷ lệ sống còn tại các thời điểm 1 năm, 2, 3, 4 năm theo phương pháp Kaplan - Meier. Ngoài ra đánh giá hiệu quả điều trị dựa trên đáp ứng lâm sàng, AFP huyết thanh và đáp ứng khối u tại các thời điểm theo dõi theo tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng khối u mRECIST và RECICL (2010). Kết quả: Tổng cộng có 52 bệnh nhân với 52 lần can thiệp tắc mạch xạ trị với hạt vi cầu gắn Yttrium-90. Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình của cả nhóm là 27,5 ± 2,9 tháng; tỷ lệ sống còn sau 1, 2, 3 và 4 năm lần lượt là 69,8%, 52,2%, 46,4% và 17,4%; 88,5% số bệnh nhân cải thiện tốt triệu chứng lâm sàng; AFP huyết thanh đạt đáp ứng ở 55,2% số bệnh nhân tại thời điểm 3 tháng sau điều trị; kích thước u gan trung bình giảm từ 9,8 ± 3,0 cm trước điều trị xuống còn 4,7 ± 2,7 cm sau 12 tháng điều trị (p < 0,001); tỷ lệ đáp ứng tổng thể khối u tại thời điểm 3 tháng là 50,0%, trong đó đáp ứng hoàn toàn và đáp ứng 1 phần lần lượt là 13,5% và 36,5%. Kết luận: Tắc mạch xạ trị với hạt vi cầu gắn Yttrium-90 cho tỷ lệ đáp ứng lâm sàng, AFP huyết thanh, đáp ứng khối u cao sau can thiệp và cho kết quả tốt về sống thêm lâu dài sau điều trị. Mục tiêu: Mô tả tiền sử dị ứng và biểu hiện lâm sàng dị ứng thức ăn của trẻ hen phế quản điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2016. Triệu chứng lâm sàng của dị ứng thức ăn khá đa dạng ở da, hệ hô hấp và tiêu hoá, các dị nguyên thường gặp gây dị ứng thức ăn là đạm sữa bò, trứng và hải sản. Từ khoá: Dị ứng thức ăn, hen phế quản, trẻ em. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 172 trẻ hen phế quản, được khai thác tiền sử bản thân, tiền sử gia đình và các dấu hiệu lâm sàng của dị ứng thức ăn. Kết quả: Viêm mũi dị ứng là bệnh lý đồng mắc hay gặp nhất (47,67%). Tỷ lệ nghi ngờ dị ứng thức ăn chiếm 41,19%. Triệu chứng lâm sàng của dị ứng thức ăn nhanh theo cơ chế qua trung gian IgE bao gồm: Mày đay cấp gặp cao nhất (76,19%), triệu chứng đường hô hấp (47,62%), trong đó 28,57% có biểu hiện khó thở. Đối với dị ứng thức ăn chậm (không qua IgE) đặc điểm lâm sàng chủ yếu là tiêu chảy (62,50%), đau bụng (25,0%), chàm (50,0%), viêm da tiếp xúc (12,5%). Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn theo cơ chế IgE thường gặp nhiều nhất là đạm sữa bò (28,6%), cua (23,8%), tôm (19,0%), cá (14,3%). Nguyên nhân gây dị ứng theo cơ chế không IgE là sữa bò (37,5%), tôm (25,0%), cua (25,0%), lòng trắng trứng (12,5%). Kết luận: Viêm mũi dị ứng là bệnh lý đồng mắc hay gặp nhất. Mục tiêu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá tính an toàn, hiệu quả và những nguy cơ của kỹ thuật mở gốc động mạch chủ. Không có ca nào có biến chứng nặng nề hay tử vong sau mổ. Kết luận: Mở rộng gốc động mạch chủ là một giải pháp an toàn, có tính khả thi cho những bệnh nhân có gốc động mạch chủ nhỏ trong phẫu thuật thay van động mạch chủ. Từ khoá: Mở rộng gốc động mạch chủ, bất tương hợp van nhân tạo - bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu 12 hồ sơ bệnh nhân được thực hiện mở rộng gốc động mạch trong phẫu thuật thay van động mạch chủ có hoặc không phẫu thuật van hai lá hay bắc cầu chủ vành kèm theo tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ tháng 9/2015 đến tháng tháng 1/2018. Kết quả: 12 bệnh nhân được mở rộng gốc động mạch chủ trong tổng số 536 ca phẫu thuật có thay van động mạch chủ, chiếm tỷ lệ 2,2%. Tuổi trung bình 55,4 ± 17,9, tỷ lệ nữ / nam 3 / 1. Thời gian cặp động mạch chủ trung bình là 98 ± 14,9 phút, thời gian chạy máy trung bình là 121 ± 10,9 phút. Lượng máu mất trung bình trong 6 giờ đầu sau mổ là 226,3 ± 135,5 ml. Chênh áp qua van động mạch chủ sau mổ (tối đa / trung bình) là 26 ± 7,4 / 15,6 ± 4,6 mmHg. Không có ca nào chảy máu sau mổ phải mổ lại cầm máu. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả khởi phát chuyển dạ của sonde Foley 2 bóng cải tiến trong khởi phát chuyển dạ ở thai quá ngày sinh, có chỉ định sinh đường âm đạo. Từ khoá: Khởi phát chuyển dạ, sonde Foley 2 bóng, thai quá ngày sinh. Kết quả: Với tiêu chuẩn thành công KPCD là chỉ số Bishop ≥ 7, tỷ lệ KPCD thành công bằng sonde Foley 2 bóng cải tiến là 82,6%, chỉ số Bishop tăng trung bình 4,2 điểm có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Tỷ lệ sinh đường âm đạo chung là 86,9%. Không ghi nhận biến chứng với sơ sinh. Kết luận: Nghiên cứu đã ghi nhận sonde Foley 2 bóng cải tiến có hiệu quả cao trong khởi phát chuyển dạ và làm tăng tỉ lệ đẻ đường âm đạo. Phương pháp này hầu như không gây nguy hại gì cho sản phụ và thai nhi. Nuốt phải dị vật là một tình huống khá thường gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên, thủng ruột thừa do vô tình nuốt phải xương cá là một hiện tượng rất hiếm gặp. Thông thường chẩn đoán chính xác trước mổ thường bị bỏ sót do bệnh không có triệu chứng đặc hiệu nên dễ nhầm với các bệnh khác như viêm ruột thừa cấp, viêm túi thừa đại tràng, viêm manh tràng, viêm túi mật cấp... Sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị làm tăng tỷ lệ biến chứng và tử vong. Để bổ xung thêm kinh nghiệm vào thực hành lâm sàng chúng tôi báo cáo một trường hợp nam giới, 49 tuổi được chẩn đoán trước mổ là viêm ruột thừa cấp. Tuy nhiên, khi mổ nội soi cấp cứu lại phát hiện ruột thừa của bệnh nhân bị xuyên thủng bởi một xương cá gây áp xe ở vùng hố chậu phải. Bệnh nhân được lấy dị vật, cắt ruột thừa, lau rửa dẫn lưu hố chậu phải. Sau mổ bệnh nhân diễn biến tốt và ra viện an toàn. Mục tiêu: Nghiên cứu chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân nam bị sùi mào gà tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, được tiến hành trên 120 bệnh nhân nam, ≥ 18 tuổi, bị sùi mào gà tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 7/2019 đến tháng 1/2020, chẩn đoán sùi mào gà dựa vào lâm sàng, chất lượng cuộc sống được đánh giá dựa vào DLQI (Dermatology life quality index). Kết quả: Chỉ số chất lượng cuộc sống trung bình của mẫu nghiên cứu là 4,41 ± 4,07. Đa số bệnh nhân đều bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống từ mức độ ảnh hưởng ít đến ảnh hưởng nghiêm trọng (62,5%). Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến các mối quan hệ với bạn tình, người thân, quan hệ tình dục, và gây cảm giác bối rối, mặc cảm cho bệnh nhân. Không có mối liên quan nào được xác định giữa chỉ số chất lượng cuộc sống với nhóm tuổi, nơi cư trú, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, số lượng bạn tình, và thời gian mắc bệnh (p > 0,05). Vì vậy, bên cạnh việc theo dõi điều trị bệnh, cũng cần quan tâm đến khía cạnh hỗ trợ vấn đề tâm lý xã hội cho bệnh nhân. Từ khoá: Bệnh sùi mào gà, chất lượng cuộc sống, HPV. Mục tiêu: Đánh giá sống thêm không tái phát và các yếu tố liên quan sau phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hoá tái phát kháng 131I. Kết luận: Kích thước khối u và u tái phát xâm lấn là yếu tố tiên lượng độc lập cho sống thêm không tái phát ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hoá kháng 131I. Từ khoá: Ung thư tuyến giáp biệt hoá, ung thư tuyến giáp biệt hoá kháng 131I, sống thêm không tái phát. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 95 bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hoá tái phát kháng 131I từ tháng 12/2018 đến tháng 11/2021 được phẫu thuật tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Những bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ khối tái phát được đưa vào nghiên cứu. Phẫu thuật cắt bỏ khối tái phát là thời điểm ban đầu, trong khi điểm cuối của nghiên cứu là sống không tái phát. Kết quả: Trung vị thời gian theo dõi là 24 tháng, 25 bệnh nhân có tái phát tại thời điểm kết thúc nghiên cứu. Theo phân tích Kaplan-Meier, tỷ lệ sống không tái phát sau 1, 2, và 3 năm là 94,4%, 80,6% và 62,5%. Phân tích đơn biến và đa biến qua hồi quy Cox cho thấy các yếu tố như kích thước khối u và khối u tái phát xâm lấn là yếu tố liên quan đến sống thêm không tái phát. Mục tiêu: Đánh giá tác dụng điều trị dự phòng suy thận mạn của dịch chiết hạ khô thảo nam (Blumea lacera) trên chuột được gây tổn thương thận bằng adenine. Từ khoá: Hạ khô thảo nam, suy thận mạn, adenine. Đối tượng và phương pháp: Bột cây hạ khô thảo nam được chiết 3 lần bằng cồn 96%, bốc hơi dưới áp xuất giảm thu được cắn EtOH để làm thí nghiệm. 24 chuột nhắt trắng được chia thành 03 nhóm: (1) Nhóm chứng: Cho uống nước cất. (2) Nhóm điều trị dự phòng: Uống adenine liều 100 mg / kg cách ngày, các ngày còn lại uống dịch chiết hạ khô thảo nam liều 8gam dược liệu / kg. (3) Nhóm suy thận: Uống adenine liều 100 mg / kg cách ngày. Theo dõi trong vòng 35 ngày về tình trạng chung, cân nặng, tỷ lệ chuột sống / chết, nồng độ ure, creatinin, huyết đồ và giải phẫu bệnh thận. Kết quả: Sau 35 ngày theo dõi, các chỉ số được theo dõi ở nhóm chứng và nhóm điều trị dự phòng tương đương nhau. Nhóm chỉ uống đơn thuần adenine thì tỷ lệ chuột chết cao rõ rệt, nồng độ ure và creatine cao hơn rõ rệt, số lượng hồng cầu và hemoglobine giảm rõ rệt so với 2 nhóm còn lại. Kết luận: Cắn chiết EtOH hạ khô thảo nam có tác dụng điều trị dự phòng suy thận trên mô hình gây tổn thương thận chuột bằng adenine. Mục tiêu: Đánh giá kết quả chụp và can thiệp động mạch vành qua da tại Bệnh viện Trung ương 103 Quân đội Nhân dân Lào. Kết luận: Bước đầu triển khai chụp và can thiệp động mạch vành tại Bệnh viện Trung ương 103 Quân đội Nhân dân Lào đã mang lại những kết quả ban đầu khả quan, tỷ lệ tai biến và biến chứng trong giới hạn cho phép. Từ khoá: Bệnh lý động mạch vành, chụp mạch vành qua da, can thiệp động mạch vành qua da. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu trên 37 bệnh nhân chụp và can thiệp động mạch vành qua da tại Bệnh viện Trung ương 103 Quân đội Nhân dân Lào từ tháng 4/2021 đến tháng 4/2022. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 76,58 ± 6,24, yếu tố nguy cơ thường gặp là: Tăng huyết áp (62,1%), béo phì (48,6%), rối loạn lipid máu (45,9%), đái tháo đường (31,1%), thuốc lá (32,4%). Tổn thương động mạch liên thất trước là thường gặp nhất (51,7%). Tổn thương đa thân động mạch vành cũng chiếm tỷ lệ gần 50%. Can thiệp động mạch liên thất trước chiếm 51,7%. Tỷ lệ can thiệp thành công 88,8%. Tỷ lệ tai biến trong can thiệp là 0%. Tỷ lệ biến chứng sau can thiệp là 8,1%, tỷ lệ tử vong là 0%. Mục tiêu: Nghiên cứu tình trạng rối loạn đồng bộ thất trái bằng xạ hình GSPECT ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 140 đối tượng gồm 106 bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim và 34 người không mắc bệnh tim mạch có độ tuổi và tỷ lệ nam / nữ tương đương. 77% bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim tăng PSD và 81% tăng HBW. PSD và HBW tăng cao rõ rệt ở bệnh nhân suy tim có NYHA độ 3, 4, rối loạn tâm thu thất trái so với nhóm bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim có suy tim NYHA độ 1-2, không có rối loạn chức năng tâm thu thất trái (p < 0,01). Kết luận: Rối loạn đồng bộ thất trái hay gặp ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim và có thể phát hiện bằng GSPECT. PSD và HBW có mối liên quan tới phân độ suy tim NYHA và chức năng tâm thu thất trái. Từ khoá: Xạ hình tưới máu cơ tim, rối loạn đồng bộ thất trái, nhồi máu cơ tim. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ngoại khoa những trường hợp bệnh nhân suy thận cấp tắc nghẽn do sỏi niệu quản tại Bệnh viện Trung ương 103 Quân đội Nhân dân Lào. Từ khoá: Suy thận cấp tắc nghẽn, sỏi niệu quản. Đặc điểm bệnh nhân: 8 trường hợp sỏi niệu quản 2 bên (36,3%), 8 trường hợp sỏi niệu quản trên thận đơn độc mắc phải (36,3%), 6 trường hợp sỏi niệu quản trên thận đơn độc chức năng (27,2%). Mục tiêu: Xác định nồng độ magiê (Mg) huyết tương và đánh giá mối liên quan giữa nồng độ Mg huyết tương với bệnh cảnh lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Nồng độ Mg1 thấp hơn Mg 3. Nhóm thiếu Mg1 có điểm SOFA cao hơn nhóm không thiếu. Nhóm sốc nhiễm khuẩn có nồng độ Mg1 thấp hơn nhóm không sốc. Không có sự khác biệt nồng độ Mg1 giữa nhóm tử vong và nhóm sống 30 ngày. Từ khoá: Nhiễm khuẩn huyết, magiê. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 125 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 11/2019 đến tháng 02/2021. Nồng độ Mg huyết tương được đo tại thời điểm vào viện (Mg 1) và tại thời điểm ngày 3 (Mg 3) sau vào viện, theo dõi sống sót và tử vong 30 ngày. Kết quả: Tỷ lệ thiếu Mg1 là 48,8%. Nồng độ Mg1 và Mg3 tương ứng là 0,70 (0,6-0,81) và 0,75 (0,65-0,85) mmol / L, p= 0,001. Điểm SOFA ở nhóm thiếu Mg1 cao hơn nhóm không thiếu (8,48 ± 4,06 điểm và 6,8 ± 3,92 điểm, p < 0,05). Nồng độ Mg1 ở nhóm sốc thấp hơn nhóm không sốc (0,65 (0,57-0,73) mmol / L và 0,75 (0,67 - 0,87) mmol / L, p < 0,001). Không có sự khác biệt về nồng độ Mg1 giữa nhóm thở máy và nhóm không thở máy, giữa nhóm suy thận và không suy thận, giữa nhóm suy gan và không suy gan, giữa nhóm tử vong 30 ngày và nhóm sống. Kết luận: Thiếu Mg1 hay gặp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Mục tiêu: Mô tả chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật điều trị bệnh lý ung thư gan mật tuỵ và một số yếu tố liên quan. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy sau phẫu thuật điều trị bệnh lý ung thư gan mật tuỵ người bệnh có chất lượng cuộc sống ở mức trung bình và liên quan đến ngày nằm viện sau phẫu thuật, cơ quan ung thư và giai đoạn ung thư. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 102 người bệnh ung thư gan, mật, tuỵ được phẫu thuật tại Khoa Phẫu thuật Gan - Mật - Tuỵ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020, mô tả dựa vào bộ câu hỏi FACT-Hep. Kết quả: Tuổi trung bình người bệnh 57,7 ± 12,5 tuổi. Tỷ lệ nam / nữ là 3/1. Người bệnh ở giai đoạn III của bệnh 32,3%. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật là ngày nằm viện sau mổ, cơ quan ung thư, giai đoạn ung thư. Mục tiêu: Đánh giá tỉ lệ, đặc điểm của các tình trạng hậu nhiễm COVID-19 và đặc điểm lão khoa ở các bệnh nhân cao tuổi ngoại trú đã nhiễm COVID-19. Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 05/2022 đến 07/2022, nghiên cứu cắt ngang này thu nhận 316 bệnh nhân (tuổi ≥ 60, tuổi trung bình: 66,8 ± 6,3, nam giới: 26,6%) đến khám tại phòng khám hậu COVID-19 - Bệnh viện Đại Học Y Dược, Thành phố Hồ Chí Minh. Các bệnh nhân được phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập các đặc điểm dịch tễ, bệnh đồng mắc, vấn đề lão khoa và tình trạng hậu nhiễm COVID-19. Kết quả: Có 276/316 bệnh nhân (87,3%) có bất kỳ tình trạng hậu nhiễm COVID-19, bao gồm mệt mỏi (65,5%), rối loạn tập trung (10,1%), đau đầu (31,0%), rụng tóc (4,1%), khó thở (17,7%), yếu cơ chi dưới (20,9%) và giảm hoạt động thể lực (26,6%). Trong đánh giá lão khoa, tỉ lệ giới hạn ADL, giới hạn IADL, trầm cảm, suy yếu, giảm chất lượng giấc ngủ, sợ té ngã lần lượt là 1,9%, 13,6%, 22,2%, 11,4%, 64,2% và 43,0%. Tăng huyết áp, đái tháo đường và thoái hoá khớp là 3 bệnh thường gặp nhất trong nghiên cứu của chúng tôi. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận một tỉ lệ đáng kể của các tình trạng hậu nhiễm COVID-19 ở các bệnh nhân cao tuổi ngoại trú và mệt mỏi là triệu chứng thường gặp nhất. Từ khoá: Bệnh nhân cao tuổi, tình trạng hậu COVID-19, đánh giá lão khoa. Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ, đặc điểm sarcopenia bằng công thức Ishii ở người bệnh đái tháo đường típ 2. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 66,56 ± 8,84 tuổi (nam là: 66,70 ± 9,31, nữ là: 66,44 ± 8,38); cơ lực tay trung bình là 27,67 ± 8,48 kg (nam là: 33,11 ± 8,01, nữ là: 22,55 ± 5,03); chu vi bắp chân trung bình là 33,84 ± 2,92 cm (nam là: 34,54 ± 2,79, nữ là: 33,18 ± 2,89). Tỷ lệ sarcopenia khảo sát bằng công thức của Ishii là 22,8%, ở nam là 29,3%, ở nữ là 16,6%; ở nhóm < 60 tuổi là 6,9%, nhóm ≥ 60 tuổi là 27,8%; ở nhóm ĐTĐ > 10 năm là 28,6%, nhóm ≤ 17,0%; ở nhóm tăng huyết áp là 26,9%, không tăng huyết áp là 17,5%; ở nhóm BMI ≤ 22,5 là 31,1%, BMI > 22,5 là 17,3%; ở nhóm eGFR < 60 ml / phút / 1,73 m2 là 39,3%, ≥ 60 ml / phút / 1,73 m2 là 7,6%. Từ khoá: Sarcopenia, đái tháo đường típ 2, công thức của Ishii. Từ khoá: Chảy máu tiểu não, chèn ép thân não, phẫu thuật mở sọ, dẫn lưu não thất mở. Mục tiêu: Nội soi mật tuỵ ngược dòng (ERCP) ở bệnh nhân đã cắt dạ dày thường khó thực hiện vì giải phẫu ống tiêu hoá bị thay đổi. Vì vậy mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi đánh giá hiệu quả ERCP ở bệnh nhân đã cắt dạ dày kiểu Billroth II. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu 10 bệnh nhân có bệnh lý đường mật đã cắt dạ dày kiểu Billroth II được tiến hành ERCP bằng ống nội soi nhìn thẳng. Kết quả: Trong 10 bệnh nhân được can thiệp ERCP đã cắt dạ dày kiểu Billroth II có 3 bệnh nhân bị sỏi ống mật chủ, 7 bệnh nhân tắc mật do bệnh lý ung thư. Tỷ lệ can thiệp ERCP thành công là 7/10 bệnh nhân (70%), trong đó can thiệp lấy sỏi thành công là 3/3 bệnh nhân (100%), can thiệp đặt stent đường mật thành công là 4/7 bệnh nhân (57,1%), không có biến chứng. Kết luận: Kỹ thuật ERCP bằng máy nội soi nhìn thẳng nên được sử dụng ưu tiên ở bệnh nhân cắt dạ dày kiểu Billroth II có chỉ định lấy sỏi hoặc đặt stent đường mật trước khi chỉ định phẫu thuật. Từ khoá: Nội soi mật tuỵ ngược dòng, cắt dạ dày kiểu Billroth II, bệnh lý đường mật. Mục tiêu: Khảo sát thể tích tồn lưu dạ dày và mức độ hài lòng của người bệnh khi được uống 200ml dung dịch maltodextrin 12,5% trước gây mê phẫu thuật 2 giờ. Từ khoá: Maltodextrin 12,5%, điều dưỡng chăm sóc, phẫu thuật cột sống. Mục tiêu: Đánh giá các biến chứng của phẫu thuật đặt lại bản sọ sau các phẫu thuật mở sọ giải áp và xác định mối liên quan với một số yếu tố nguy cơ. Một số yếu tố liên quan: Thời điểm đặt lại bản sọ sớm (< 3 tháng) liên quan đến tình trạng nhiễm trùng và tiêu sập mảnh ghép với giá trị p < 0,05, thời điểm đặt lại bản sọ muộn có mối liên quan đến tình trạng động kinh (p= 0,007). Sự rối loạn lưu thông dịch tuỷ có liên quan đến tình trạng động kinh và tiêu sập mảnh ghép (p < 0,05). Kết luận: Mặc dù phẫu thuật tạo hình hộp sọ là một phẫu thuật đơn giản, nhưng nó thường có tỷ lệ biến chứng tương đối cao. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân và nhận biết sớm các biến chứng có thể giúp các bác sĩ tránh được các biến chứng. Từ khoá: Tạo hình hộp sọ, giãn não thất, nhiễm trùng, động kinh. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu 202 bệnh nhân được phẫu thuật đặt lại bản sọ sau phẫu thuật mở sọ giải áp do các nguyên nhân khác nhau tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 1 năm 2021. Tất cả các bệnh nhân đều được theo dõi ít nhất 6 tháng sau phẫu thuật. Các biến chứng chính được thống kê và đánh giá trong mối liên quan với một số yếu tố nguy cơ: Nguyên nhân mở sọ giải áp, các bệnh kèm theo (tăng huyết áp, tiểu đường, dùng thuốc chống đông), vị trí khuyết xương, thời điểm tiến hành phẫu thuật đặt lại bản sọ... Các thuật toán được sử dụng để phân tích bao gồm Student 's t-test, Chi-square tests và Fisher' s exact tests. Khoảng tin cậy được tính là 95%. Kết quả: Tỷ lệ biến chứng chung sau phẫu thuật là 23,26%. Các biến chứng thường gặp: Nhiễm trùng (6,44%), tiêu sập mảnh ghép (6,44%), động kinh (6,44%), chảy máu (3,46%). Thời gian đặt lại bản sọ sớm (trong vòng 3 tháng sau phẫu thuật giải áp) và sự rối loạn lưu thông dịch tuỷ là những yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ biến chứng (p < 0,05). Mục tiêu: Đánh giá các phương pháp phẫu thuật tạo hình di chứng hẹp khí quản sau mở khí quản hoặc đặt ống nội khí quản và kết quả sớm. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 72 trường hợp hẹp khí quản sau đặt nội khí quản, mở khí quản kéo dài có chỉ định phẫu thuật tạo hình khí quản tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2017. Kết quả: 72 bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật qua đường cổ (93,1%), đường cổ - ngực hình chữ T (6,9%) và cắt dọc xương ức (4,2%). Kĩ thuật sử dụng là cắt nối khí quản - khí quản tận tận (86,1%), cắt nối sụn nhẫn - khí quản (12,5%), thủ thuật hạ thanh quản (Montgomery) 2,8%. Đoạn khí quản cắt chủ yếu từ 1 - 2cm (40,3%), độ dài trung bình đoạn khí quản cắt 25,4 ± 9,7 (mm). Biến chứng ngay sau mổ 5 (7%) BN, biến chứng sớm trong thời gian hậu phẫu 11 (13,4%) bệnh nhân. Kết quả phẫu thuật theo phân loại Grillo nhóm tốt có tỷ lệ cao nhất 73,6%, đạt yêu cầu là 18,1%, kém là 6,9%, tử vong là 1,4%. Kết luận: Phẫu thuật tạo hình khí quản điều trị di chứng hẹp khí quản sau mở khí quản và đặt nội khí quản kéo dài cho kết quả sớm tốt và tỷ lệ biến chứng thấp. Từ khoá: Hẹp khí quản, nội khí quản, mở khí quản. Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và nồng độ insulin-like growth factor-1 (IGF-1) trong huyết thanh trên bệnh nhân trứng cá thông thường. Kết luận: Nồng độ IGF-1 huyết thanh ở nhóm bệnh nhân trứng cá thông thường cao hơn so với nhóm đối chứng một cách có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Từ khoá: Insulin-like growth factor-1, huyết thanh, trứng cá. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 59 bệnh nhân trứng cá thông thường đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh năm 2020-2021 và 30 người trong nhóm đối chứng. Kết quả: Tuổi bệnh nhân trứng cá thông thường có trung vị là 17. Tuổi khởi phát bệnh của bệnh nhân là có trung vị là 13 tuổi. Thời gian mắc bệnh có trung vị là 6 tháng. Bệnh nhân trứng cá thông thường có điểm số GAGS trung bình là 20,85 ± 5,55 điểm. Trứng cá ở mức độ trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất với 30 bệnh nhân (50,8%). Nồng độ IGF-1 trong huyết thanh ở những bệnh nhân trứng cá thông thường trung bình là 296,42 ± 71,21 ng / ml. Nồng độ IGF-1 trong huyết thanh ở nhóm người bình thường là 227,41 ± 101,86 ng / ml. Mục tiêu: Mô tả quy trình đánh dấu đồng vị phóng xạ với kháng thể đơn dòng bevacizumab để điều chế dược chất phóng xạ 99 mTc-bevacizumab trong chụp hình miễn dịch phóng xạ. Bevacizumab là kháng thể đơn dòng nhân hoá tái tổ hợp kháng yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch máu (VEGF) và có tác dụng trong việc ngăn chặn quá trình tăng sinh mạch. Đối tượng và phương pháp: Kháng thể bevacizumab được gắn với đồng vị phóng xạ 99mTc bằng phương pháp đánh dấu trực tiếp dùng thiếc (II) clorua làm chất khử. Các khảo sát tối ưu hoá được tiến hành như pH, nhiệt độ, thời gian, tỷ lệ các chất tham gia phản ứng. Phức miễn dịch phóng xạ được kiểm tra hiệu suất đánh dấu, độ tinh khiết hoá phóng xạ, độ ổn định. Kết quả: Kết quả nghiên cứu tối ưu cho thấy, bevacizumab đánh dấu với 99mTc trong đệm phosphat 0,5 M, pH = 7,5 ở nhiệt độ phòng và thời gian 15 phút. Kết luận: Phức hợp 99 mTc-bevacizumab bước đầu đạt các yêu cầu dược chất phóng xạ có thể dùng cho các nghiên cứu tiền lâm sàng. Từ khoá: Kháng thể đơn dòng bevacizumab, đồng vị phóng xạ Tc-99 m, chụp hình miễn dịch phóng xạ. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính tuỷ cổ cản quang, cộng hưởng từ và điện thần kinh trong tổn thương đám rối thần kinh cánh tay do chấn thương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 40 bệnh nhân có tiền sử chấn thương, nghi tổn thương đám rối thần kinh cánh tay trên lâm sàng, được chẩn đoán bằng cắt lớp vi tính tuỷ cổ cản quang, cộng hưởng từ tại Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, ghi điện thần kinh tại Khoa Thăm dò Chức năng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và được phẫu thuật tại Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong gần 2 năm, từ tháng 05 năm 2015 đến tháng 02 năm 2017. Kết quả: Cắt lớp vi tính tuỷ cổ cản quang có thể chẩn đoán tổn thương nhổ rễ hoàn toàn và không hoàn toàn với 5 mức độ khác nhau theo phân loại của Nagano. Cộng hưởng từ chẩn đoán được các loại tổn thương như nhổ rễ, đứt rễ và đụng giập ở cả rễ và thân. Điện thần kinh có thể chẩn đoán được tổn thương trước hạch và sau hạch, tổn thương rễ hoàn toàn và không hoàn toàn. Kết luận: Cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ và điện thần kinh là những phương pháp chẩn đoán có giá trị đối với tổn thương đám rối thần kinh cánh tay. Từ khoá: Chẩn đoán điện, cắt lớp vi tính tuỷ cổ cản quang, cộng hưởng từ, nhổ rễ, đám rối thần kinh cánh tay. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN CỦA LASER BÁN DẪN TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị của laser bán dẫn trên bệnh nhân viêm quanh răng tại Bình Dương. Mức giảm độ sâu túi quanh răng trung bình sau 1 tuần là 0,14 mm, sau 4 tuần là 0,29 mm.Tình trạng lợi được cải thiện tốt sau điều trị, sau 1 - 4 tuần hiệu quả tốt đạt 60%, trung bình 32,7% và kém 7,3%. Chỉ số OHI-S được cải thiện rõ rệt sau điều trị 1 tuần và 4 tuần: hiệu quả tốt đạt 70,3%, trung bình 20,5% và kém 9,2%. Kết luận: Điều trị bảo tồn bệnh viêm quanh răng sử dụng laser bán dẫn trong điều trị mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện các chỉ số quanh răng như giảm độ sâu túi quanh răng, cải thiện chỉ số lợi và chỉ số vệ sinh răng miệng tại các thời điểm sau điều trị so với trước điều trị. Từ khoá: viêm quanh răng, laser bán dẫn. KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ ALBUMIN HUYẾT TƯƠNG TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát nồng độ albumin huyết tương và mối liên quan với một số đặc điểm bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ. Phương pháp: 83 bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ được khám bệnh, làm các xét nghiệm huyết học và sinh hoá máu, định lượng albumin huyết tương. Kết quả: Nồng độ albumin huyết tương trung bình 35,13 ± 3,59 g / l, tỷ lệ giảm albumin huyết tương chiếm 44,6%. Nồng độ albumin huyết tương trung bình thấp hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi so với nhóm < 60 tuổi (≥ 60 tuổi: 32,55 ± 3,05 g / l; < 60 tuổi: 35,95 ± 3,38 g / l, p < 0,001); ở nhóm có thời gian lọc máu ≥ 5 năm so với nhóm < 5 năm (≥ 5 năm: 32,8 ± 2,44 g / l; < 5 năm: 35,93 ± 2,55 g / l, p < 0,01) và ở nhóm nhiễm virus viêm gan so với nhóm không nhiễm (nhiễm virus: 34,42 ± 3,54 g / l; không nhiễm: 36,55 ± 3,33 g / l, p < 0,05). Nồng độ albumin huyết tương có mối tương quan nghịch mức độ vừa với CRP-hs (r= -0,51, p < 0,001). Từ khoá: Albumin huyết tương; Bệnh nhân thận nhân tạo; Protein phản ứng C. KHẢO SÁT SAI KHỚP CẮN HẠNG III ANGLE ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TÓM TẮT Vấn đề lệch lạc răng và hàm có thể dẫn đến sai khớp cắn hạng III Angle làm bệnh nhân cắn chéo vùng răng cửa và răng sau chiếm tỷ lệ tương đối cao. Từ khoá: Sai khớp cắn hạng III Angle, cắn chéo, chỉnh nha cố định. Tỷ lệ sai khớp cắn hạng III Angle do xương ổ răng, do kém phát triển chiều ngang xương hàm trên và quá triển xương hàm dưới có khác nhau tuỳ theo dân tộc và khu vực dân cư sinh sống Trong thực hành lâm sàng chúng tôi đã tiến hành điều trị cho 38 trường hợp sai khớp cắn hạng III Angle nhằm các mục tiêu: - Khảo sát các đặc điểm lâm sàng, X quang của bệnh nhân sai khớp cắn hạng III Angle. - Đánh giá kết quả điều trị các bệnh nhân sai khớp cắn hạng III Angle, đã được điều trị bằng khí cụ dây cung thẳng. Kết quả: Trong 38 trường hợp sai khớp cắn hạng III Angle: do bất thường xương ổ răng chiếm 31,57%, do nền xương hàm trên kém phát triển chiếm 21,05%, do nền xương hàm dưới dài chiếm 5,26% và do nền xương hàm trên kém phát triển, nền xương hàm dưới quá triển chiếm tỷ lệ cao nhất 42,10%. - Chỉ số PAR trung bình trước điều trị 27,26 ± 3,15, sau điều trị: 3,86 ± 1,21. - Mối liên quan giữa nhóm chỉ số PAR và khoảng còn thiếu ở bệnh nhân sai khớp cắn hạng III Angle phải nhổ răng chiếm tỷ lệ 68,42%. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG NINH TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối bằng gân Hamstring sử dụng vít cố định sinh học tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả 57 bệnh nhân đứt dây chằng chéo trước khớp gối được chẩn đoán và điều trị phẫu thuật nội soi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 5 năm 2013. Kết quả: 57 bệnh nhân với thời gian theo dõi trung bình là 21,9 tháng, kết quả phục hồi chức năng khớp gối sau mổ theo thang điểm của Lysholm tăng từ 52 điểm lên 96,1 điểm. Tỷ lệ rất tốt và tốt đạt 94,7%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối bằng gân Hamstring sử dụng vít cố định sinh học là phương pháp điều trị hiệu quả, có thể triển khai ở bệnh viện tuyến tỉnh. NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ TÌNH TRẠNG KHÁNG TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết do E. coli và tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn. Đối tượng: 56 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do E. coli điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Quân y 103 trong thời gian từ 12/2012 – 6/2014. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả và kết luận: Nam chiếm 66,07%; nhóm tuổi hay gặp nhất là 60 trở lên (33,93%), tiếp theo là nhóm 50 – 59 tuổi (30,35%). Triệu chứng lâm sàng: 96,4% sốt cao; 39,6% đau bụng; 26,8% khó thở; suy hô hấp 21,6%; 25,2% rối loạn ý thức; đái buốt, đái dắt 21,6% và 26,8% có sốc. Tình trạng kháng kháng sinh: có 48,21% số chủng sinh ESBL; tỷ lệ vi khuẩn kháng cao nhất với Ampicilin (85,71%), tiếp theo Trimethopri m/s ulfamethoxazole (64,29%); Cephazolin (50%); Ciprofloxacin và Levofloxacin đều gặp kháng (35,71%). Những kháng sinh nhạy cảm cao là: Doripenem (96,43%); Ertapenem (94,64%); Amikacin (96,43%) và Cefepime (89,29%). Từ khoá: Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC), nhiễm khuẩn huyết (NKH), ESBL Khâu thì đầu có nhiều ưu điểm, vì thế nghiên cứu nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu quả của phẫu thuật khâu thì đầu vết thương đại tràng. Hồi cứu 68 trường hợp vết thương đại tràng được phẫu thuật cấp cứu, từ tháng 1 năm 2004 đến tháng 1 năm 2010. Tình trạng nhiễm bẩn ổ bụng mức độ vừa 47 (69,1%), đáng kể 14 (20,6%), nặng 1 (10,3%), đa số thời gian chờ trước mổ: ≤ 8 giờ: 57 (83,8%), > 8 giờ: 11 (16,2%). Với 45,6% (31/6 8) trường hợp được khâu thì đầu VTĐT, 54,4% (3 7/6 8) trường hợp làm hậu môn tạm.Biến chứng nhóm khâu thì đầu là 3,2% (1/3 1) xì chỗ khâu VTĐT, nhiễm trùng vết mổ chỉ có ở nhóm HMT 21,6% (8/3 7) (P= 0,03), không có trường hợp abscess tồn lưu hay tử vong. Từ khoá: HIV / AIDS, học sinh trung học phổ thông Nghiên cứu được tiến hành trên 293 học sinh được chọn bằng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm, phân tầng theo các khối lớp 10, lớp 11, lớp 12. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống HIV / AIDS của học sinh THPT khá cao. Có 72,4% học sinh có kiến thức chung đạt và 76,6% học sinh có thực hành đạt tuy nhiên chỉ có 40,3% học sinh có thái độ tích cực. Trong thực hành đáng lưu ý là có 20 học sinh đã từng quan hệ tình dục và thực hành sử dụng bao cao su trong khi QHTD của học sinh chưa tốt, 45% học sinh không sử dụng BCS trong khi QHTD. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa khối học với kiến thức, thái độ, thực hành. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thái độ về phòng chống HIV / AIDS. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ SỐ KIỂM SOÁT BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÓM TẮT Nghiên cứu 98 bệnh nhân gồm 61bệnh nhân nam và 37 bệnh nhân nữ, tuổi trung bình 45 - 55 tuổi cho thấy bệnh nhân có cải thiện tốt về kiến thức và thái độ thực hành sau tư vấn và làm giảm có ý nghĩa thống kê các thành phần lipid máu, HbA1c (≤ 6,5%) đạt 48,9%, đường huyết lúc đói chỉ còn 14,2%, huyết áp (1 10/7 0 mmHg - 1 20/8 0 mmHg). Các chỉ số vòng eo, cân nặng, béo phì và béo phì bụng giảm không có ý nghĩa thống kê. Tư vấn có cải thiện tốt trên kiến thức, thái độ thực hành và làm giảm có ý nghĩa thống kê HbA1c, đường huyết đói, lipid máu, huyết áp … Các chữ viết tắt: ĐTĐ: Đái tháo đường, ĐH: đường huyết, HA: huyết áp, TTGD: truyền thông giáo dục, TTGDSK: truyền thông giáo dục sức khoẻ, WHO: World Health Oganization, NCEP: National Cholesterol Education Program, ADA: American Diabetes Association, IDC: International Diabetes Center Từ khoá: Albumin, bệnh thận mạn tính Chúng tôi nghiên cứu trên 108 bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính, mức lọc cầu thận < 60 ml / ph được điều trị tại Khoa Thận tiết niệu Bệnh viện Bạch mai nhằm đánh giá nồng độ albumin máu và các yếu tố liên quan khác. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình: 46,75 ± 15,9, nam / nữ: 3/1. Albumin ≥ 35 g / l: 37,9%, 30 g / l ≤ albumin < 35 g / l: 39% và albumin < 30 g / l: 23,1%. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHẨN ĐOÁN VÀ KẾT QUẢ XA TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả chẩn đoán và kết quả xa của phẫu thuật nội soi (PTNS) trong điều trị vô sinh do tắc vòi tử cung. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu thực hiện trên 180 bệnh nhân vô sinh do tắc vòi tử cung được PTNS tại Bệnh viện Quân y 103 từ 01/2003 - 01/2013 và theo dõi sau mổ ít nhất 3 năm để đánh giá kết quả xa của PTNS. Kết quả: PTNS cho phép chẩn đoán chính xác độ thông vòi tử cung, mức độ dính và tổn thương cũng như nguyên nhân tắc vòi tử cung, từ đó giúp phẫu thuật viên quyết định chọn lựa phương pháp phẫu thuật xử lý vòi tử cung tắc hay chuyển bệnh nhân sang làm thụ tinh ống nghiệm. Kết quả xa của PTNS trong điều trị vô sinh so tắc vòi tử cung: Tỉ lệ bệnh nhân có thai sau mổ được theo dõi trong thời gian ít nhất 3 năm là 40,5% trong đó 37,7% thai trong tử cung và 2,8% thai ngoài tử cung. Tỉ lệ này phụ thuộc vào mức độ dính, giai đoạn tổn thương vòi tử cung, phương pháp phẫu thuật nội soi và thời gian theo dõi sau mổ. Kết luận: Phẫu thuật nội soi có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị vô sinh do tắc vòi tử cung. Từ khoá: phẫu thuật nội soi, vô sinh do vòi tử cung. HÌNH THÁI GIẢI PHẪU CỦA HẬU MÔN NHÂN TẠO TẠM THỜI TÓM TẮT Các biến chứng của hậu môn nhân tạo tạm thời có liên quan chặt chẽ đến chỉ định, kỹ thuật và các hình thái giải phẫu của hậu môn nhân tạo. Mục tiêu: mô tả các hình thái giải phẫu của hậu môn nhân tạo tạm thời tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát mô tả hồi cứu trên 131 bệnh nhân trên 16 tuổi có hậu môn nhân tạo tạm thời, đánh giá các đặc điểm giải phẫu của hậu môn nhân tạo tại thời điểm trước phẫu thuật đóng hậu môn nhân tạo tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức từ 1/2012 đến 10/2014. Kết quả: chỉ định làm hậu môn nhân tạo 28,2% do bệnh nhiễm trùng nặng hậu môn – tầng sinh môn, 25,2% do chấn thương, vết thương đại – trực tràng. 53,4% hậu môn nhân tạo được làm ở đại tràng xích ma, thời gian để hậu môn nhân tạo trung bình 4,6 tháng. Kết luận: chỉ định làm hậu môn nhân tạo chủ yếu là bệnh nhiễm trùng nặng tầng sinh môn, chấn thương và vết thương đại – trực tràng. Vị trí và kiểu làm hậu môn nhân tạo thay đổi đa dạng tuỳ mục đích phẫu thuật. Từ khoá: hậu môn nhân tạo, đặc điểm giải phẫu GHÉP GIÁC MẠC NỘI MÔ DSAEK ĐIỀU TRỊ BỆNH GIÁC MẠC BỌNG TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả và biến chứng của ghép giác mạc nội mô phối hợp với lấy thể thuỷ tinh (TTT) theo phương pháp phaco, đặt thể thuỷ tinh nhân tạo (IOL) trong điều trị bệnh giác mạc (GM) bọng trên mắt còn TTT. Việc hiệu chỉnh công suất IOL làm giảm bớt độ viễn thị sau mổ. Các biến chứng có thể gặp gồm: lật mảnh ghép, thất bại ghép, tăng nhãn áp. Từ khoá: ghép giác mạc nội mô, DSAEK, bệnh giác mạc bọng, phẫu thuật phaco Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tiến cứu trên 17 mắt của 16 bệnh nhân được ghép GM DSAEK phối hợp lấy TTT theo phương pháp phaco, đặt IOL. Các chỉ số được ghi nhận bao gồm: kết quả phẫu thuật (thị lực chỉnh kính tối ưu (TLCKTƯ), công suất IOL tính toán và thực đặt, khúc xạ nhãn cầu); các biến chứng trong và sau mổ. Kết quả: Trước mổ, có 14/17 mắt (82,4%) có thị lực dưới ĐNT 3m. Sau mổ 6 tháng, tỷ lệ thành công là 14/17 mắt (82,4%), với 13/14 mắt đạt thị lực trên 20/7 0. Sau khi hiệu chỉnh, công suất của IOL tính toán tăng thêm trung bình là 1,04 D ± 0,97 D. Khúc xạ cầu tương đương trung bình sau mổ là +0,87 D ± 2,22 D (từ -3,0 D đến +5,88 D). Sau mổ 6 tháng, độ loạn thị trung bình sau khi cắt chỉ là 1,27 D ± 0,86 D. Các biến chứng phẫu thuật gồm: 1 mắt bị lật mảnh ghép, 3 mắt thất bại ghép, 5 mắt bị tăng nhãn áp. Kết luận: Phẫu thuật ghép GM nội mô phối hợp với lấy TTT theo phương pháp phaco, đặt IOL có hiệu quả tốt trong điều trị bệnh GM bọng trên mắt còn TTT. KIẾN THỨC CỦA NGƯỜI SẢN XUẤT KINH DOANH TÓM TẮT Điều tra cắt ngang 130 người sản xuất chế biến thực phẩm tại 6 xã / phường của tỉnh Ninh Bình năm 2015 cho thấy: Đa phần người sản xuất là nữ giới (67,7%), chủ yếu trong độ tuổi lao động, từ 31 - 60 tuổi (86,9%). Không có ai đạt yêu cầu chung về kiến thức ATTP ở cả hai khu vực nội thành và ngoại thành. Từ khoá: ATVSTP, kiến thức Trình độ học vấn của người trực tiếp sản xuất quá nửa là THPT (50,8%). Điểm trung bình kiến thức ATTP của khu vực nội thành là 21,1 và ngoại thành là 21,5. Điểm trung bình chung của cả hai khu vực là 21,2. Tổng điểm trung bình của nam là 21,6 và của nữ là 21,1. Điểm trung bình kiến thức ATTP của người có trình độ THCS là 20,7. Cao hơn là điểm trung bình kiến thức ATTP của người có trình độ THTP là 21,3. Cao nhất người có trình độ trên THTP là 22,3. Tỷ lệ người sản xuất đạt yêu cầu kiến thức chung về ATTP ở cả 2 khu vực nội thành và ngoại thành là 51,5%. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH TÓM TẮT Hoàn cảnh, lý do nghiên cứu: Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến vị thành niên / thanh niên (VTN / TN). Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng bộ câu hỏi để hướng dẫn 2700 sinh viên (SV) chính quy của 06 trường Đại học, Cao đẳng của thành phố Hà Nội, năm thứ 01, chưa lập gia đình đọc và tự điền vào phiếu. Kết quả: có 69,6% và 78,3% SV biết về viên thuốc tránh thai (VTTT) hàng ngày và VTTT khẩn cấp. Tỷ lệ SV biết về chỉ định và thời điểm sử dụng VTTT thấp, giao động từ 2% đến 43,7%. 28,2% SV không chắc chắn với quan điểm “Sử dụng VTTT hàng ngày là sự lựa chọn tốt nhất cho các vị thành niên (VTN) có quan hệ tình dục (QHTD) ”. Có 12,4% và 2,9% SV đồng ý / rất đồng ý với quan điểm “Sử dụng VTTT khẩn cấp là sự lựa chọn tốt nhất cho các VTN có QHTD ”. Tỷ lệ SV sử dụng VTTT hàng ngày trong lần QHTD đầu tiên và gần nhất lần lượt là 0%; 0,7%, tỷ lệ này đối với VTTT khẩn cấp là 14,2%; 13,0%. Kết luận: Kiến thức, thái độ của sinh viên về VTTT còn hạn chế trong khi đã có 16,2% SV đã QHTD. Từ khoá: Viên thuốc tránh thai. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ GENEXPERT TRONG DỊCH RỬA PHẾ QUẢN PHẾ NANG CỦA BỆNH NHÂN NGHI LAO PHỔI TÓM TẮT Mục tiêu: 1. Phản ứng Mantoux dương tính 23,4%. CT ngực: tổn thương đông đặc chiếm 44,9%, tổn thương nốt 23,5%. Soi phế quản: không có hình ảnh tổn thương chiếm 34,7%, hay gặp nhất là tổn thương thuỳ trên phổi phải 22,4%, thuỳ trên trái 17,3%. Những trường hợp chẩn đoán xác định lao phổi, xét nghiệm GeneXpert có Se 77,4%, Sp 100%, PPV 100%, NPV 91%. Những trường hợp nuôi cấy vi khuẩn lao dương tính, xét nghiệm GeneXpert có Se 92,9%, Sp 85,1%, PPV 54,2%, NPV 98,4%. Kết luận: Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, xét nghiệm GeneXpert trong dịch rửa phế quản phế nang có độ nhạy và độ đặc hiệu cao và kỹ thuật này nên được chỉ định chẩn đoán lao ở những bệnh nhân nghi lao. Từ khoá: Tuberculosis, ESP, Genexpert. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân nghi lao phổi điều trị tại Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai 2. Tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ cao nhất 33,7%. Triệu chứng lâm sàng: sốt 53,1%, mệt mỏi 36,7%, ho có đờm 51%, ho khan và đau ngực chiếm 37,8%, ran nổ 37,7%. Mục tiêu nhằm phân tích một số nguy cơ của BTTS (chỉ bao gồm sẩy thai (ST), thai chết lưu (TCL) và sinh con dị tật bẩm sinh (DTBS)) ở huyện Phù Cát - Bình Định. NC cắt ngang phân tích 6.600 phụ nữ 15 - 49 tuổi đã từng mang thai ở huyện Phù Cát tính đến thời điểm tháng 1/2012. Phân tích số liệu bằng mô hình hồi quy logistic đa biến. Kết quả: có một số nguy cơ của cả 3 dạng BTTS: ≥ 3 lần mang thai (p < 0,001). Đối với ST: tuổi mẹ ≥ 35 (aOR = 3,66; p < 0,01); sống ở miền núi (aOR = 2,03; p < 0,05), vùng sân bay Phù Cát (aOR = 2,82; p < 0,01); phơi nhiễm thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) trước và trong thời gian mang thai (aOR = 1,27; p < 0,05 (nếu chồng phơi nhiễm) và aOR = 1,34; p < 0,01 (nếu vợ phơi nhiễm)). Đối với TCL: tuổi mẹ ≥ 35 (aOR = 6,97; p < 0,001); người chồng hút thuốc lá > 6 năm trước khi vợ có thai lần đầu (p < 0,05). Đối với sinh con DTBS: tiền sử vợ, chồng có bị bệnh tật di truyền (aOR = 1,9; p < 0,05). Từ khoá: Bất thường thai sản, sẩy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, hút thuốc lá, chất độc hoá học chiến tranh, thuốc bảo vệ thực vật. Trên lâm sàng, 10 vạt đã được sử dụng, trong đó 8 vạt sống hoàn toàn, 2 vạt bị hoại tử toàn bộ. Kết luận: Vạt da nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu là vật liệu lý tưởng cho việc tái tạo vú, việc hiểu rõ các đặc điểm giải phẫu của các nhánh xuyên có thể giúp cho phẫu thuật viên nâng vạt một cách an toàn. Các nhánh xuyên có hướng xuyên thẳng thường là ở hàng ngoài và dễ phẫu tích bộc lộ hơn so với cácnhánh xuyên có hướng xuyên chéo. Những thay đổi về mặt giải phẫu có thể gây khó khăn cho phẫu thuật viên và ảnh hưởng đến sự an toàn của vạt nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm giải phẫu cấp máu cho vạt da nhánh xuyên động mạch thượng vị dưới sâu và khả năng ứng dụng vạt trong tái tạo vú. Kết quả: Có 131 nhánh xuyên trên 30 vạt, trung bình 4,37 nhánh xuyên / 1 vạt. Ở hàng trong có 78 (59,54%) nhánh xuyên, trong đó có 62 (79,49%) nhánh xuyên chéo. Ở hàng ngoàicó 53 (40,46%) nhánh xuyên, trong đó có 39 (73,58%) nhánh xuyên thẳng. Có 79 (60,3%) nhánh xuyên nằm trong khoãng 10 – 40 cm tính từ rốn. Biến chứng mạch máu gồm: hẹp động mạch thận ghép tại vị trí thông nối 3/6 4TH (4,68%) xuất hiện sau 3 tháng hậu phẫu được đặt Stent cải thiện hoàn toàn, không có biến chứng tắc, huyết khối sau mổ. Từ khoá: thông nối mạch máu trong ghép thận. Chúng tôi trình bày đặc điểm mạch máu thận ghép, kết quả thông nối mạch máu và các tai biến, biến chứng về mạch máu trong ghép thận từ người cho sống tại bệnh viện Nhân Dân 115. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các trường hợp (TH) được chỉ định ghép thận từ người cho sống tại bệnh viện Nhân Dân 115 từ tháng 2 năm 2004 đến tháng 4 năm 2014. Phát hiện các biến chứng qua khám lâm sàng và cận lâm sàng. Phương pháp tiền cứu mô tả từng trường hợp lâm sàng. Kết quả: 64 trường hợp (TH) ghép thận từ người cho sống. Tuổi trung bình bệnh nhân nhận thận: 41,42 tuổi ± 11,65 (19 t-69 t) với 44 nam (68,75%) và 20 nữ (31,25%). Có 7/64 TH (10,93%) ≥ 2 động mạch, 2/64 TH (3,12%) có 2 tĩnh mạch thận phải cắm vào 2 vị trí khác nhau trên tĩnh mạch chậu ngoài ở người nhận. Có 10/64 TH (15,62%) ghép không theo quy tắc trong đó có 9/64 TH (14,06%) lấy thận phải ghép vào hố chậu phải (phải chuyển vị mạch máu). Kết luận: Laser cắt chỉ là phương pháp hiệu quả và an toàn giúp tăng cường bọng thấm sau phẫu thuật cắt bè củng giác mạc. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét hiệu quả điều trị suy thận cấp do viêm tuỵ cấp. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 68 bệnh nhân suy thận cấp do viêm tuỵ cấp điều trị tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai từ 01/09/2012 đến 31/08/2014. Kết quả: Tỉ lệ suy thận cấp do viêm tuỵ cấp là 23,1%. 35% trong giai đoạn R, 43% trong giai đoạn I và 22% trong giai đoạn F theo phân độ RIFLE [1]. Thời gian hồi phục chức năng thận nhóm R, I trong 2 - 3 ngày, nhóm F từ 15 - 16 ngày. Tỉ lệ tử vong 11,7%.  NỘI DUNG DẠY-HỌC KỸ NĂNG TIỀN LÂM SÀNG TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện với 371 sinh viên. Mục tiêu: Tìm hiểu ý kiến của sinh viên về nội dung dạy-học kỹ năng tiền lâm sàng tại trường Đại học Y Hà Nội. Kết quả: Môn Tiền lâm sàng gồm 33 kỹ năng thăm khám, thủ thuật và an toàn người bệnh rất thích hợp để giảng cho sinh viên năm thứ 3 (92.5%; 96.8%). Nội dung dạy-học kỹ năng và mục tiêu học tập phù hợp với sinh viên (97.3%; 98.1%), bảng kiểm dạy-học dễ hiểu và rất có ích khi học kỹ năng (91.6%; 96.8%). Bảng kiểm lượng giá giúp sinh viên tự lượng giá tốt (96.5%). Sinh viên hiểu và thuộc bảng kiểm và thường thực hành kỹ năng theo bảng kiểm (81.1%; 92.2%). Môn Tiền lâm sàng cho sinh viên cơ hội tốt học kỹ năng (98.4%). Sử dụng người bệnh đóng vai trong học kỹ năng là rất thích hợp và đã giúp sinh viên học tập tốt hơn (95.4%; 94.3%). Kết luận: Nội dung dạy-học kỹ năng tiền lâm sàng rất thích hợp để sinh viên đạt các mục tiêu học tập, bảng kiểm dạy-học và lượng giá phù hợp. Môn Tiền lâm sàng đã tạo cơ hội tốt cho sinh viên thực hành kỹ năng với mô hình và người bệnh đóng vai.  KHẢO SÁT BỆNH THẬN DO THUỐC CẢN QUANG TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát nồng độ ure, creatinin huyết thanh và bệnh thận do thuốc cản quang (CIN) ở bệnh nhân (BN) chụp và can thiệp động mạch vành qua da (PCI). Đối tượng và phương pháp: Định lượng Ure, Creatinin ở 136BN chụp động mạch vành, có hoặc không có can thiệp mạch vành qua da, so sánh sự biến đổi ure và creatinin trước và sau kỹ thuật. Kết quả: Nồng độ Creatinin sau chụp và can thiệp động mạch vành tăng so với trước khi chụp và can thiệp động mạch vành. Nồng độ Ure sau chụp và can thiệp động mạch vành thay đổi không có ý nghĩa so với trước khi chụp và can thiệp động mạch vành. Tỷ lệ mắc CIN ở nhóm có can thiệp mạch vành là 10,7%, ở nhóm chỉ chụp động mạch vành là 3,1%. Tỷ lệ mắc CIN ở nhóm BN trên 75 tuổi là 8%, ở nhóm có creatinin HT > 1,5 mg / dl là 11,1%, ở nhóm ĐTĐ là 6,3% và ở nhóm suy tim NYHA III-IV là 14,3%. Kết luận: Nồng độ Creatinin sau chụp và can thiệp động mạch vành tăng, tỷ lệ mắc CIN là 7,3%. Từ khoá: Bệnh thận do thuốc cản quang, Creatinin huyết thanh, Can thiệp mạch vành qua da. Giải phẫu bệnh ba trường hợp cắt đoạn ruột non do biến chứng bệnh crohn Thật lạ thường khi vào giữa năm 1999 khoa GPB / BVNDGĐ có nhận khảo sát 3 đoạn ruột non cắt do thủng hoặc do tắc ruột, và định bệnh Crohn ruột non đã được đưa ra do những tổn thương đặc thù đại thể và vi thể ghi nhận được. Sự kết hợp của tình trạng mất máu cấp và bệnh lý ung thư ở bệnh nhân ung thư tế bào gan (UTTBG) vỡ đòi hỏi cần tiếp cậnđa mô thưc trong điều trị. Mục tiêu ban đầu là cầm máu và ổn định huyết động sau đó mới đánh giá đến phần gan còn lại. Trong trường hợp huyết động không ổn định, các phương pháp điều trị nên được tính đến là tắc động mạch nuôi u (transcatheter arterial embolization - TAE) cầm máu hay cắt gan, làm TAE sau đó cắt gan tỏ ra hiệu quả đối với bệnh nhân (BN) UTTBG vỡ. Tuy nhiên cho đến nay chưa có thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng hay nghiên cứu so sánh được thiết kế tốt để xác định phương pháp tốt nhất cho cầm máu. Hầu hết các bằng chứng xuất phát từ các nghiên cứu đoàn hệ. Cắt gan vẫn được lựa chọn cho những trường hợp u có thể cắt được và nằm ở ngoại vi. Từ khoá: ung thư tế bào gan vỡ, transcatheter arterial embolization, cắt gan cấp cứu. Đánh giá các tổn thương thần kinh ngoại biên trên bệnh nhân hồi sức tích cực bằng điện cơ Mục tiêu: Nghiên cứu các đặc điểm dẫn truyền của các dây thần kinh, điện cơ kim và nhận xét mối tương quan giữa các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân có bệnh thần kinh ngoại biên trong hồi sức tích cực. Không có biện pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị nâng đỡ, điều trị nhiễm trùng huyết hoặc hạn chế sử dụng thuốc (4). Dẫn truyền thần kinh vận động và cảm giác có thời gian tiềm kéo dài nhẹ, thời gian tiềm sóng F kéo dài nhẹ, tốc độ dẫn truyền chậm, biên độ vận động và cảm giác giảm và điện cơ kim có tăng điện thế đâm kim, điện thế tự phát, nhiều ở cơ ngọn chi. Kết luận: Bệnh đa dây thần kinh trong hồi sức tích cực chủ yếu là bệnh đa dây thần kinh thể tổn thương sợi trục cấp tính, tỷ lệ tử vong cao. Kết quả điều trị bảo tồn viêm túi thừa đại tràng phải Đặt vấn đề: Điều trị viêm túi thừa đại tràng phải vẫn còn tranh cãi, từ điều trị bảo tồn với kháng sinh tới cắt đại tràng có túi thừa. 4 bệnh nhân tái phát (7,4%) với 1 bệnh nhân tái phát 2 lần. Kết luận: Điều trị bảo tồn với kháng sinh và tiết chế ăn uống là một lựa chọn an toàn và hiệu quả cho những bệnh nhân viêm túi thừa đại tràng phải. Từ khoá: Viêm túi thừa đại tràng phải, Điều trị bảo tồn, Kháng sinh. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị bảo tồn không mổ đối với bệnh nhân viêm túi thừa đại tràng phải. Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu can thiệp, 81 bệnh nhân liên tiếp với chẩn đoán là viêm túi thừa đại tràng phải được điều trị kháng sinh phổ rộng kèm tiết chế ăn uống từ tháng 1/2012 tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Phương pháp điều trị do bệnh nhân chọn. Kết quả: Tuổi trung bình là 36 tuổi (thay đổi từ 17-72 tuổi), nữ chiếm 37%. Tất cả bệnh nhân vào viện vì đau bụng phải. Thời gian đau trung bình là 1,7 ngày (1-7 ngày). Thời gian nằm viện trung bình là 5 ngày (1-10 ngày). Thời gian theo dõi trung bình là 35 tháng trong đó có 54 bệnh nhân vẫn còn liên lạc. Đặc điểm tiếng ồn tại khoa hồi sức sơ sinh Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm tiếng ồn tại khoa hồi sức sơ sinh của bệnh viện Nhi Đồng 1. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả dữ liệu về cường độ tiếng ồn được thu thập tại những thời điểm khác nhau và ở những vị trí khác nhau tại khoa hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1. Kết quả: Cường độ tiếng ồn cao nhất vào thứ 2 (76,4 ± 2,7 dB) và thấp nhất vào thứ 7 (67,3 ± 1,9 dB). Cường độ tiếng ồn cao nhất ở khu vực hành chánh (78,4 ± 3,4 dB) và thấp nhất ở khu vực cách ly (66,4 ± 8,2 dB). Những tác nhân có thể là nguyên nhân làm cho tiếng ồn tại khoa vượt quá tiêu chuẩn cho phép là tiếng ồn do dụng cụ rơi, báo động của pulse oximeter và máy thở rung tần số cao SensorMedics. Kết luận: Cường độ tiếng ồn tại khoa hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1 cao hơn tiêu chuẩn cho phép của Uỷ ban bảo vệ môi trường Mỹ và Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ. Từ khoá: Cường độ tiếng ồn, khoa hồi sức sơ sinh. Đặt vấn đề: Khẩu phần muối ăn (NaCl) đã được chứng minh là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp (THA). Khẩu phần muối trung bình ở nam (12,7 g / ngày) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nữ (10,5 g / ngày), p < 0,05. Khẩu phần này cao nhất ở Thừa Thiên Huế (12,3 g / ngày), sau đó đến thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (tương ứng là 11,1 và 10,7 g / ngày). Kết luận: Khẩu phần muối của người trưởng thành tại các địa điểm nghiên cứu đều cao hơn gấp 2 lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Cần có những nghiên cứu can thiệp trong những năm tới để giảm khẩu phần muối, góp phần dự phòng tăng huyết áp cho cộng đồng. Tuy nhiên, đã hơn một thập kỷ qua, chưa có nghiên cứu đánh giá lượng tiêu thụ muối của người Việt Nam trên quy mô lớn, trong khi tỷ lệ THA đang gia tăng ở nước ta. Mục tiêu: Xác định khẩu phần muối NaCl trong gia vị của người trưởng thành tại Hà Nội, Thừa Thiên Huế, và thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả đã được triển khai trong năm 2008 -2009. Tổng số 1518 người từ 20 tuổi trở lên đã tham gia nghiên cứu. Khẩu phần gia vị được thu thập bằng phương pháp cân đong tại gia đình. Hàm lượng Natri trong từng gia vị được phân tích bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp, từ đó tính được hàm lượng muối ăn trong gia vị đó dựa vào trọng lượng phân tử của NaCl. Khẩu phần muối ăn được tính toán bằng khẩu phần gia vị x hàm lượng muối ăn trong gia vị. U tim Đa số là các u nhầy, đặc biệt có 2 trường hợp u nhầy nằm ở thất phải. Các tác giả cũng gặp 1 trường hợp u máu nằm ở nhĩ trái. Đề tài tiến hành trên 346 trường hợp ung thư vú còn kinh nguyệt ở giai đoạn II, III có thụ thể hormon estrogen dương tính và di căn hạch nách tại Bệnh viện K. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tái phát, di căn giảm có ý nghĩa thống kê ở nhóm được điều trị hoá chất bổ trợ kết hợp với nội tiết so với nhóm chỉ được điều trị bằng nội tiết đơn thuần (15,6% so với 28,3%). Tỷ lệ sống thêm không bệnh sau 1 năm, 2 năm, 3 năm và 4 năm đều cao hơn có ý nghĩa ở nhóm có hoá trị liệu so với nhóm không được hoá trị liệu. Các tỷ lệ này tương ứng là: 97,53% so với 90,56%; 88,38% so với 74,77%; 80,05% so với 59,28%; 75,51% so với 51,64%. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau 1 năm, 2 năm, 3 năm và 4 năm ở nhóm được điều trị hoá chất đều cao hơn so với nhóm chứng theo thứ tự là: 100% so với 93,89%; 96,01% so với 87,99%; 88,98% so với 84,56%; 87,09% so với 80,53%. Tuy nhiên, sự khác biệt trong năm thứ 3 và 4 giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê do can thiệp điều trị sau khi tái phát. Chuẩn liều các chùm photon từ hệ thống máy gia tốc xạ trị tại bệnh viện k trung ương, so sánh kết quả cấp quốc gia và quốc tế Độ chính xác và tính ổn định về suất liều của các máy phát tia nói chung và máy gia tốc xạ trị nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng, liên quan đến kết quả điều trị ung thư. Làm cách nào để đảm bảo và trì độ chính xác cũng như tính ổn định các suất liều đó phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của các nhà Vật-lý. Nội dung bài báo trình bày phương pháp chuẩn liều và so sánh chéo quốc gia và quốc tế để đánh giá độ chính xác và tính ổn định về suất liều các chùm photon của hệ thống máy gia tốc xạ trị tại Bệnh viện K Trung ương. Các mẫu nhiệt huỳnh quang (TLD) bằng chất liệu LiF, hình dạng "con nhộng" (capsule), được chiếu xạ với liều lượng 200c Gy (200 MU) tại độ sâu 5 cm cho mức năng lượng 6MV và 10 cm cho mức năng lượng 15MV. Số liệu được gửi đi so sánh với Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam - VAEI, Bệnh viện Newcastles - Australia và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế - IAEA. Độ chính xác của các mức năng lượng 6MV và 15MV tương ứng là 99,7% và 100,6%. Trên EEG ban đêm tỉ lệ bản ghi xuất hiện phóng điện dạng động kinh là 69,2%, trong đó phóng điện dạng động kinh vùng thái dương chiếm 23,1%, vùng trán đơn độc chiếm 21,2%, vùng trán và các vùng chung quanh chiếm 34,6%. Phân tích thống kê bằng phép kiểm Chi bình phương, EEG ban đêm có tỉ lệ phóng điện dạng động kinh cao gấp 1,84 lần so với EEG ban ngày. Kết luận: EEG ban đêm là kĩ thuật có giá trị cao trong khảo sát phóng điện dạng động kinh trên bệnh nhân động kinh. Từ khoá: điện não đồ, phóng điện dạng động kinh. Đặt vấn đề: Xác định tỉ lệ phóng điện dạng động kinh của điện não đồ có vai trò quan trọng trong chẩn đoán. Tỉ lệ phóng điện dạng động kinh có thể thay đổi theo chu kỳ ngày đêm đêm trên bệnh nhân động kinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tại Bệnh viện Chuyên Khoa Ngoại Thần Kinh Quốc Tế, chúng tôi tiến hành 2 bản ghi điện não (EEG) trên 52 bệnh nhân động kinh đang hoặc chưa điều trị từ tháng 10/2013 đến 4/2014, bản ghi thứ nhất thực hiện vào ban ngày trong khoảng thời gian khoảng 15-20 phút, bản ghi thứ hai thực hiện vào ban đêm với khoảng thời gian từ 7-10 giờ tuỳ vào sinh hoạt và giấc ngủ của bệnh nhân. Kết quả: Trên EEG ban ngày, tỉ lệ bản ghi xuất hiện phóng điện dạng động kinh là 32,7%, trong đó phóng điện dạng động kinh vùng thái dương chiếm 11,5%, vùng trán đơn độc chiếm 3,9%, vùng trán và các vùng chung quanh chiếm 13,5%. Thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt trong ba tháng đầu thai kỳ tại bệnh viện quận thủ đức năm 2020 Đặt vấn đề: Thiếu máu trong thai kỳ là một vấn đề sức khoẻ toàn cầu nghiêm trọng. Từ khoá: thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt, phụ nữ mang thai, ba tháng đầu thai kỳ Ước tính khoảng 50% trường hợp thiếu máu là do thiếu sắt. Các nghiên cứu trước đây cho rằng thiếu máu trong thai kỳ là yếu tố nguy cơ dẫn đến các kết quả bất lợi khi mang thai như sinh con nhẹ cân, xuất huyết sau sinh, sinh non, tăng nguy cơ tử vong mẹ và chu sinh. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu thai kỳ đến khám tại bệnh viện Quận Thủ Đức và một số yếu tố liên quan. Tỷ lệ và thói quen chăm sóc, vệ sinh môi trường liên quan đến tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại tỉnh tiền giang Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), hàng năm trên toàn cầu có khoảng 1,3 nghìn triệu lượt tiêu chảy xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Ở các nước đang phát triển, mỗi trẻ trung bình mắc 3,3 lượt tiêu chảy trong một năm và có khoảng 4 triệu trẻ em chết vì bệnh này.Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hiện mắc tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại tỉnh Tiền Giang năm 2009 và thói quen chăm sóc, vệ sinh môi trường liên quan đến tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại tỉnh Tiền Giang.Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Trẻ dưới 5 tuổi tại tỉnh Tiền Giang cắt ngang mô tả.Kết quả: Qua khảo sát 719 bà mẹ tại 30 xã trên toàn tỉnh Tiền Giang năm 2009, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ mắc tiêu chảy của trẻ dưới 5 tuổi trong vòng một năm qua là 34,08%. Các yếu tố: Trẻ ăn thức ăn để nguội, Mẹ rửa tay trước khi ăn, Trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh có liên quan rõ đến bệnh tiêu chảy trẻ em.Kết luận: Tỷ lệ mắc tiêu chảy tại tỉnh Tiền Giang còn khá cao. Các thói quen ăn uống và vệ sinh cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến sự khởi phát, lây lan bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Đánh giá hiệu quả điều trị giãn tĩnh mạch hiển bằng phương pháp sử dụng laser nội mạch Mục tiêu: Đánh giá sự an toàn và hiệu quả sớm của phương pháp laser nội tĩnh mạch trong điều trị giãn tĩnh mạch hiển. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả 70 trường hợp giãn tĩnh mạch hiển được điều trị bằng phương pháp laser nội tĩnh mạch. Các bệnh nhân này được theo dõi 1 tuần – 6 tháng để đánh giá hiệu quả và các biến chứng sau điều trị. Bàn luận: Phương pháp laser nội tĩnh mạch là một phương pháp an toàn, hiệu quả cao trong điều trị giãn tĩnh mạch. Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận kết quả chẩn đoán nhiễm H. pylori với thử nghiệm urease trên mẫu sinh thiết ở 200 ca loét dạ dày tá tràng. Với tỉ lệ dùng thuốc trước soi là 83,5%, kết quả chẩn đoán H. pylori (+) ở mẫu hang vị và thân vị là như nhau (65% vs 68,5%) nhưng sinh thiết cùng lúc mẫu hang vị và thân vị đã làm gia tăng một cách có ý nghĩa kết quả chẩn đoán H. pylori (+) từ 65% lên 78%. Xây dựng quy trình định lượng đồng phân quang học của rabeprazole trong viên nén bằng phương pháp điện di mao quản sử dụng đồng thời hai tác nhân tách đồng phân Đặt vấn đề: Rabeprazole, 2 - {[[4 - (3 - methoxypropoxy) -3 - methyl-2 - pyri-dinyl] methyl] sulfinyl} -1 H-benzimidazole là một trong những thuốc ức chế bơm proton mới nhất được phát triển để ức chế bài tiết axit dạ dày của H + / K + - ATPase. Kết luận: Một phương pháp đơn giản, nhanh chóng, tin cậy để định lượng đồng phân quang học của rabeprazole trong viên nén. Từ khoá: esomeprazole, rabeprazol, điện di mao quản (CE), dẫn xuất của cyclodextrin (CD) Một trong những tác nhân trị liệu mạnh nhất được sử dụng để điều trị một số rối loạn tiêu hoá như loét dạ dày và tá tràng. Mục tiêu: Xây dựng quy trình định lượng đồng phân quang học của rabeprazole trong viên nén bằng phương pháp điện di mao quản sử dụng đồng thời hai tác nhân tách đồng phân. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của phương pháp là viên nén raperazole. Các đồng phân quang học của Rabeprazole được định lượng bằng kỹ thuật điện di mao quản với đầu dò DAD. So sánh hai kỹ thuật mlpa và pcr – rflp phát hiện mất đoạn đồng hợp tử exon 7 và 8 của gen smn1 ở bệnh nhân sma Mở đầu: Thoái hoá cơ tuỷ (Spinal muscular atrophy - SMA) là bệnh thần kinh cơ, di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Tỷ lệ mắc bệnh ước tính vào khoảng 1/10.000 trẻ sinh sống và tỷ lệ người lành mang gen bệnh chiếm 1/4 0 - 1/5 0. Tỉ lệ hiện mắc propionibacterium acnes và sự đề kháng in vitro đối với kháng sinh ở bệnh nhân mụn trứng cá thông thường tại bệnh viện da liễu tp hồ chí minh năm 2011-2012 Khảo sát mối liên hệ giữa nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) với các yếu tố: thời gian mắc bệnh, tiền sử gia đình có thân nhân mắc bệnh mụn trứng cá, tiền sử điều trị. Các yếu tố: thời gian mắc bệnh, tiền sử gia đình có thân nhân mắc bệnh, và tiền sử điều trị không liên quan đến nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của các kháng sinh. Kết luận: Nên tránh dùng Clindamycin và Trimethopri m/s ulfamethoxazole để điều trị mụn trứng cá đối với các bệnh nhân tại Bệnh Viện Da Liễu TP HCM. Kháng sinh Tetracycline, Doxycline, và Minocycline nên được lưu ý để sử dụng điều trị mụn trứng cá. Liệu pháp kháng sinh trong điều trị mụn trứng cá thông thường thường kéo dài nhiều tháng, và sự thất bại trong điều trị có liên quan đến sự phát triển của các chủng propionibacterium kháng thuốc. Đặc tính đề kháng kháng sinh của P. acnes rất khác biệt tại các quốc gia khác nhau. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu về phân lập P. acnes và sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn này. Nghiên cứu về vấn đề này sẽ giúp thầy thuốc sử dụng kháng sinh trong thực hành lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ hiện mắc của P. acnes và sự đề kháng in vitro đối với kháng sinh ở bệnh nhân bị mụn trứng cá thông thường tại Phòng Khám BV Da Liễu TP HCM. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca. Các bệnh nhân mụn trứng cá thông thường tại Phòng Khám Bệnh Viện Da Liễu được khám và lấy chất bã từ nhân mụn để nuôi cấy P. acnes. Ngưỡng đề kháng kháng sinh được xác định bằng nồng độ ức chế tối thiểu MIC theo tiêu chuẩn EUCAST. Tỉ lệ nhiễm giun, sán ở khu vực nam bộ - lâm đồng và hiệu quả của các biện pháp phòng chống giun, sán dựa vào cộng đồng Đặt vấn đề: Giun truyền qua đất (Soil-transmitted helminths) là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến trên toàn thế giới và ảnh hưởng chủ yếu đến những người dân nghèo và ở những cộng đồng dân cư còn kém phát triển. Từ khoá: tẩy giun, bệnh ít được quan tâm, truyền thông cộng đồng Các bệnh giun truyền qua đất cho đến nay vẫn bị xếp vào nhóm những bệnh “bị lãng quên ”, chưa có sự đầu tư thích đáng, mà mới chỉ có một vài tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ cho hoạt động này ở một số vùng có tỉ lệ nhiễm cao, nhưng không mang tính thường xuyên. Do đó việc áp dụng một số biện pháp phòng chống giun sán dựa vào cộng đồng ở khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng là cần thiết. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhiễm giun sán tại khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng và đánh giá hiệu quả một số biện pháp phòng chống giun sán dựa vào cộng đồng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu điều tra cắt ngang và can thiệp cộng đồng. Kết quả: Tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất chung ở khu vực là 24,46% (17 1/6 99), sán lá 0,00% (0/699), sán dải 0,00% (0/699). Ở 3 xã áp dụng biện pháp phòng chống giun sán bằng sử dụng thuốc Mebendazole 500mg để tẩy giun ở cộng đồng sau 6 tháng và 12 tháng tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất lần lượt là 1,71% (12/7 00) và 2,00% (14/7 00). Ở 3 xã áp dụng biện pháp phòng chống giun sán bằng truyền thông và vệ sinh môi trường ở cộng đồng sau 6 tháng và 12 tháng tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất là 5,29% (3 7/7 00) và 4,86% (3 4/7 00). Kết luận: Đã xác định được tỉ lệ nhiễm giun, sán ở các điểm nghiên cứu của khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng và đánh giá được hiệu quả phòng chống giun sán dựa vào cộng đồng. Nghiên cứu ung thư phổi tại bệnh viện bình dân 2014 – 2016 Đặt vấn đề: Khối u ở phổi rất đa dạng. Khám thấy giảm thở 1 bên 12%. X quang ngực thấy khối u 75%. U ở phổi trái 30%, phổi phải 45%. CT thấy u ở phổi trái 27%, u ở phổi phải 48%. Soi phế quản: Sinh thiết, hay chải rửa cho những khối u ở trung tâm hay gần trung tâm, dương tính được 70%. Nội soi lồng ngực: Sinh thiết cho những khối u ngoại biên. Phẫu thuật: 36 BN được phẫu thuật. Tất cả đều nội soi trước để lượng giá xem mổ nội soi được không. Khi khối u ở giai đoạn I và II, không dính thành ngực, chúng tôi thử mổ nội soi. Khi khối u trên 2 cm, thì ung thư chiếm 80%. Mô bướu trong 36 BN, có 26 BN bị ung thư: Ung thư tế bào tuyến (21), Ung thư tế bào gai (3), Ung thư tế bào lớn (2), Ung thư tế bào nhỏ (0). Kết quả điều trị: BN được chuyển về khoa sau 12 đến 24 giờ. Ống dẫn lưu được rút bỏ 24-48 giờ sau mổ sau khi chụp hình phổi kiểm tra thấy phổi còn lại nở đủ. Tai biến và Biến chứng: Xuất huyết: Có 1 TH bị xuất huyết nặng sau mổ, chúng tôi mở ngực để câm máu. - Suy hô hấp: 30% các thuỳ phổi của phổi còn lại không nở hoàn toàn. - Nhiễm trùng vết mổ hay phổi: Chúng tôi chưa có TH nào nhiễm trùng nặng. Tử vong: không có. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và phân loại mô học của ung thư phổi, tỷ lệ từng giai đoạn ung thư, đánh giá kết quả của các phương pháp điều trị. Kết luận: Ngày nay, khuynh hướng mổ nội soi ngày càng nhiều. Vấn đề là phải phát hiện bệnh sớm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Là nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt trường hợp. Bình Dân từ 2014 – 2016 với các triệu chứng và dấu chứng nghi khối u ở phổi. Kết quả: Nam / nữ 3/2, tuổi trung bình 42, 55% ở trong thành phố, 40% có hút thuốc lá trong nhiều năm. Lâm sàng: Đau ngực chiếm 72%, ho chiếm 53%, ho ra máu chiếm 24%, sốt chiếm 20%, mất ký chiếm 17%. Khảo sát nồng độ procalcitonin máu ở trẻ từ 2 tháng đến 15 tuổi bị viêm phổi tại bệnh viện đa khoa đồng tháp Mục tiêu: Khảo sát nồng độ procalcitonin (PCT) máu bằng test BRAHMS-PCT-LIAvà tìm mối liên quan giữa PCT với mức độ nặng của viêm phổi, C-Reactive Protein (CRP) máu, số lượng bạch cầu, tỷ lệ neutrophil máu ngoại vi và X quang phổi. Kết quả: Khảo sát 150 trẻ viêm phổi chúng tôi thấy: 72% trẻ có nồng độ PCT máu trong giới hạn bình thường (< 0,5 ng / ml); 18,7% trẻ có PCT máu tăng từ 0,5 - 2 ng / ml và 9,3% trẻ có PCT máu tăng > 2 ng / ml. Có liên quan giữa độ nặng của viêm phổi (p < 0,001), nồng độ CRP máu (p < 0,001) và các loại tổn thương trên X quang phổi (p < 0,05) với nồng độ PCT máu. Kết luận: 72% trẻ viêm phổi có nồng độ PCT máu bình thường. Mức độ nặng của viêm phổi, nồng độ CRP máu và tỷ lệ thâm nhiễm phế nang trên X quang phổi tăng theo mức độ gia tăng của nồng độ PCT máu, ngược lại thâm nhiễm kẽ có xu hướng giảm. Đặc điểm các trường hợp viêm phổi hậu phẫu thuật tim hở tại bệnh viện nhi đồng 1. tp.hcm từ 06-2008 đến 06-2010. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ, đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, tác nhân gây bệnh, điều trị của biến chứng viêm phổi hậu phẫu thuật tim hở (VPHPTTH), và những yếu tố liên quan tới nó.Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả phân tích được thực hiện trên 207 bệnh nhi nhập vào bệnh viện Nhi đồng 1 để phẫu thuật sửa chữa tim bẩm sinh (TBS), từ tháng 06-2008 đến 06-2010. 48,3% có tiền căn VP trước phẫu thuật. 28,3% bị VP phải nằm viện điều trị ngay trước phẫu thuật, thời gian điều trị là 11 ± 16,2 ngày. Thời điểm chẩn đoán xác định VPHPTTH là 3,1 ± 2,9 ngày sau phẫu thuật. 55% các trường hợp VP xuất hiện lúc còn đang thở máy. 90% được chẩn đoán xác định VP khi ở khoa Hồi sức ngoại. 46,7% có sốt, xuất hiện sau phẫu thuật 26,3 ± 27,9 giờ. Đàm mủ đặc trong nội khí quản là 40%, ho 18,3%, thở nhanh 70,4% và thở co lõm 100% (trên 27 bệnh nhân đã rút nội khí quản), rale ở phổi là 91,7%. CRP trung bình 42,7 ± 36,7 mg / L, bạch cầu máu 16.000 ± 2.600 / m m3. 78,3% có bạch cầu máu > 12.000 / m m3, 28,3% thiếu máu, 10% có tiểu cầu máu < 100.000 / m m3, 61,7% có toan máu trong đó toan chuyển hoá 43,3%. Tỉ lệ dương tính của cấy máu là 9,1%; của dịch nội khí quản là 28,6%, của dịch NTA là 14,3%. 14 trong 17 mẫu cấy dương tính là vi khuẩn gram âm (Acinetobacter, Klesiella, Enterobacter, Escherichia coli) nhạy với Ceftazidim, Quinolone, Imipenem, Ticarcillin và Polymycin B; 2 trường hợp nhiễm khuẩn gram dương Staphylococcus coagulase negative nhạy với Vancomycin và Rifampicin, 1 trường hợp nhiễm nấm Candida albicans. 70% viêm phổi lan toả trên XQ ngực. Kháng sinh ban đầu cho theo kinh nghiệm là Ceftriaxon 43,3%, Vancomycin 28,3%. Chỉ 29,4% trường hợp được cho kháng sinh ban đầu phù hợp với kháng sinh đồ. Thời gian cắt sốt sau điều trị kháng sinh là 22 ± 46,1 giờ, thời gian điều trị kháng sinh là 22,45 ± 30,25 ngày. Các dữ liệu được thu thập trong giai đoạn tiền - hậu phẫu và 1 tháng sau phẫu thuật để tính tỉ lệ VPHPTTH, mô tả đặc điểm các trường hợp VP, và so sánh với nhóm không VP để tìm yếu tố liên quan. Tử vong do VPHPTTH là 1,67%. Các yếu tố có liên quan tới VPHPTTH là: tuổi nhỏ < 12 tháng, giới nữ, có tật tim bẩm sinh phức tạp, có tiền căn viêm phổi trước phẫu thuật, bị viêm phổi ngay trước phẫu thuật, tăng áp động mạch phổi nặng, thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể lâu, thở máy kéo dài, lưu catheter tĩnh mạch trung tâm, catheter động mạch, ống dẫn lưu màng phổi, ống thông tiểu dài ngày, nằm viện dài ngày, phải đặt lại nội khí quản, để hở xương ức sau phẫu thuật, có thêm biến chứng hậu phẫu khác ngoài viêm phổi.Kết luận: Cần tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. Những cơ địa có nguy cơ như trẻ nhỏ < 12 tháng, mắc tật tim bẩm sinh phức tạp, tăng áp động mạch phổi nặng, viêm phổi ngay trước phẫu thuật nên được cho kháng sinh dự phòng cao hơn một bậc, thay vì sử dụng Cefazolin. Nên phối hợp một kháng sinh diệt khuẩn gram dương với một kháng sinh diệt khuẩn gram âm (quinolone, ceftazidim, imipenem) trong điều trị VPHPTTH.. Sử dụng các phép kiểm Chi bình phương, Student và Fisher để tìm yếu tố liên quan.Kết quả: Có 60 ca (28,99%) VPHPTTH trên tổng số 207 bệnh nhi TBS được phẫu thuật tim hở. Tuổi trung bình 11,9 ± 9,5 tháng, chủ yếu là trẻ nhỏ < 12 tháng (63,3%). Nữ: nam = 1, 3:1. Tỉ lệ VP ở TBS phức tạp (53,3%) nhiều hơn TBS đơn giản (p= 0,003). 3,3% có dị tật ngoài tim (ở miệng và hội chứng Di-George). So sánh tác dụng của bupivacaine đẳng trọng và chirocaine liều thấp trong phương pháp kết hợp gây tê tuỷ sống và ngoài màng cứng để mổ thay khớp háng cho người cao tuổi Phương pháp: Tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng phân nhóm ngẫu nhiên Kết quả: Thời gian bắt đầu ức chế cảm giác và thời gian liệt vận động của 2 nhóm không khác nhau có ý nghĩa (2,5 ± 1,7 phút của nhóm B so với 3 ± 1,8 phút nhóm C; 61,6 ± 13,5 phút của nhóm B sovới 60,7 ± 13 phút của nhóm C). Mục tiêu: Phương pháp điều trị kinh điển cho dị dạng hậu môn trực tràng thể cao và trung gian có nguy cơ của hậu môn tạm và gây mê nhiều lần. Tất cả bệnh nhi được đánh giá chi tiết phẫu thuật, biến chứng sau mổ, chức năng đi tiêu theo thời gian ngắn và dài hạn trong thời gian từ 6 tháng đến 52 tháng. Kết quả: Hầu hết bệnh nhân được điều trị hoàn toàn qua ngã dọc sau và chuyển vị đường dò ở 100 trường hợp (99,1%); trừ một trường hợp kết hợp ngã bụng vì có rò trực tràng bàng quang. Không có biến chứng trong mổ và gây mê. Biến chứng sau mổ gồm nhiễm khuẩn 8 trường hợp; 3 trường hợp tử vong vì nhiễm khuẩn huyết. Thời gian nằm viện từ 4 - 43 ngày (trung bình 15 ngày). Hẹp hậu môn sau mổ là 11 bệnh nhi và được nong hậu môn. Táo bón xảy ra ở 11 bệnh nhi (15,22%). 30 bệnh nhi bị són phân (32,6%) nhưng chỉ có một bệnh nhi trên 2 tuổi. Kết luận: Phẫu thuật một thì dị dạng hậu môn trực tràng thể cao và trung gian ở cả nam và nữ sơ sinh là phương pháp khả thi và an toàn. Gánh nặng kinh tế và tâm lý cho gia đình bệnh nhi. Những biến chứng sau mổ có thể chấp nhận và điều trị thành công. Tránh biến chứng của hậu môn tạm, gây mê và giảm gánh nặng cho gia đình vế kinh tế và tâm lý. Từ khoá: Dị dạng hậu môn trực tràng, phẫu thuật một thì, sơ sinh. Thời gian gần đây có nhiều sự quan tâm chú ý trong điều trị một thì cho dị dạng hậu môn trực tràng. Mục đích của nghiên cứu này nhằm khảo sát tính khả thi, an toàn và những kết quả của việc điều trị dị dạng hậu môn trực tràng thể cao và trung gian ở trẻ sơ sinh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này gồm 101 trẻ (40 nữ và 61 nam) với dị dạng hậu môn trực tràng thể cao (n = 59) và trung gian (n = 42) đã điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 1 trong hơn 4 năm từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 6 năm 2011. Trước mổ dùng siêu âm và X-quang đánh giá dị dạng hậu môn trực tràng và các dị tật kèm theo. Sàng lọc ảo các chất có khả năng ức chế caspase-1 Mở đầu: Caspase-1 là một enzym có vai trò quan trọng trong việc chuyển hoá interleukin-1 β, một cytokin tiền viêm tham gia vào nhiều phản ứng miễn dịch của cơ thể. Kết luận: Với kết quả thu được, nghiên cứu đề nghị thử nghiệm hoạt tính sinh học in vitro và in vivo đối với 26 chất và tiến hành sàng lọc trên các enzym caspase để đánh giá mức độ chọn lọc của các chất thu được. Từ khoá: caspase-1, interleukin-1 β, interleukin-18, thoái hoá khớp, viêm khớp dạng thấp. Việc ức chế caspase-1 góp phần giảm sản xuất interleukin-1 β và interleukin-18, từ đó hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh như thoái hoá khớp và viêm khớp dạng thấp. Các mô hình sàng lọc ảo được xây dựng để tìm kiếm các có khả năng ức chế caspase-1 từ các cơ sỡ dữ liệu. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Các mô hình in silico bao gồm 3D pharmacophore, 2 D-QSAR, docking nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu gồm 134 chất đã được thử nghiệm hoạt tính sinh học ức chế caspase-1, cấu trúc tinh thể caspase-1 mã pdb 2hbq. Kết quả: Mô hình 3D pharmacophore sáu điểm được xây dựng gồm một điểm tương tác kị nước, bốn điểm nhận liên kết hydro và một điểm cho liên kết hydro, được ứng dụng để sàng lọc các cấu trúc tương đồng với các chất có hoạt tính đã biết. Mô hình 2 D-QSAR giúp dự đoán giá trị hoạt tính sinh học để lựa chọn các phối tử tiềm năng. Mô hình docking được tiến hành cấu trúc pdb 2hbq cho thấy các chất có sự tương tác tốt với các acid amin quan trọng như Arg179, Cys 285. Tiến hành sàng lọc qua các mô hình in silico tìm ra được 26 chất có khả năng ức chế caspase-1. Đặc điểm xuất huyết tiêu hoá trên ở người cao tuổi tại bệnh viện chợ rẫy Mở đầu: Xuất huyết tiêu hoá trên (XHTHT) ở người cao tuổi (NCT) là một cấp cứu thường gặp, có nhiều đặc điểm khác với người trẻ như: nhập viện muộn, triệu chứng không điển hình. Tiền căn XHTHT trước đây chiếm 25%, trong đó XH do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản (TMTQ) 15%, XH do loét dạ dày tá tràng (DDTT) 10%. Tiền căn dùng thuốc kháng viêm giảm đau chiếm 56,1%. Bệnh nội khoa kết hợp chiếm 79,2%, trong đó nhiều nhất là các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, cơ xương khớp. Tỉ lệ tử vong gia tăng theo số bệnh kết hợp. Trong 33 ca XHTHT đơn thuần thì chỉ có 3 ca tử vong (8,3%), ngược lại 27 ca có ≥ 3 bệnh kết hợp thì tử vong 13 ca chiếm 48,1%, với P = 0,001. Nguyên nhân chính gây tử vong là do bệnh kết hợp chiếm 67,74%. Kết luận: NCT XHTHT thường nhập viện muộn, trong tình trạng nặng có sốc kèm theo hoặc nhiều bệnh lý nội khoa kết hợp. Xuất huyết ở NCT thường khó tự cầm, hay tái phát, phải truyền nhiều máu. Tuy có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, nhưng tỉ lệ tử vong do XHTHT hầu như không giảm qua nhiều thập niên gần đây, tử vong ở bệnh nhân (BN) XHTHT phần lớn là do bệnh lý kết hợp (7). Mục tiêu: Xác định các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của XHTHT ở NCT, các yếu tố liên quan đến xuất huyết tái phát và tử vong tại khoa nội tiêu hoá bệnh viện Chợ Rẫy. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang, thực hiện trên 173 bệnh nhân là NCT được chẩn đoán XHTHT tại khoa nội tiêu hoá bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 3 năm 2011. Kết quả: Tuổi trung bình 72,06 với tỉ lệ nam / nữ là 1,54 lần. Bệnh nhân nhập viện với triệu chứng không điển hình của XHTHT chiếm 16,2%, các triệu chứng như: đau bụng, mệt, chóng mặt, ngất, bụng báng, vàng da, tiêu lỏng, hôn mê, ho ra máu … có 16,1% BN nhập viện muộn sau 36 giờ từ khi có triệu chứng ban đầu. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng (với Hb < 10 g / dl) (4,8) chiếm 75,1%. Báo cáo 2 trường hợp u trong màng cứng ngoài tuỷ sống Các triệu chứng chèn ép tuỷ sống do khối u thường xuất hiện rời rạc lúc ban đầu làm dễ lầm lẫn với các bệnh lý khác và khi các triệu chứng lâm sàng chèn ép tuỷ sống đầy đủ thì khối u trong ống sống đều khá lớn, do đó khó phục hồi về chức năng thần kinh dù được can thiệp phẫu thuật lấy toàn bộ khối u. Kết quả giải phẫu bệnh: U sợi thần kinh (Neurofibroma). Trường hợp thứ nhất: 1 phu nữ 46 tuổi được nhập viện với tình trạng thần kinh xấu: bắt đầu liệt 2 chi dưới và bí tiểu. May mắn là đến ngày thứ hai sau mổ người bệnh bắt đầu cử động được hai bàn chân. Kết hợp với Vật lý trị liệu tích cực vận động hai chi dưới hồi phục dần dần những ngày sau đó. Kết quả giải phẫu bệnh: Bướu màng não sợi, xếp độ I mô học. Nghiên cứu tắc hay phình động mạch ngoại biên tại bệnh viện bình dân (2014-2016) Đặt vấn đề: Trong 3 năm, 2014-2016, Bệnh viện Bình Dân tiếp nhận một số trường hợp tắc hay phình động mạch ngoại biên. Kết quả thấy khả quan. 24 BN mổ khác. Từ khoá: phình / tắc động mạch ngoại biên Việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý này tương đối phức tạp và đa dạng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu xác định tỷ lệ chẩn đoán chính xác và tỷ lệ thành công của các phương pháp điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt trường hợp. Tất cả bệnh nhân (BN) bị tắc hay phình động mạch ngoại biên điều trị tại bệnh viện Bình Dân được chụp Digital subtraction angiography (DSA). Kết quả: Trong 3 năm, 2014 - 2016, có 188 trường hợp (TH) tắc hay phình mạch máu ngoại biên, đến BV Bình Dân điều trị, 162 BN có chụp DSA và 73 BN được điều trị phẫu thuật. Khảo sát siêu âm ca bệnh sốt xuất huyết-dengue độ i, ii ở trẻ tại bệnh viện nhi đồng cần thơ Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cúu cắt ngang được thực hiện trên 38 bệnh nhi sốt xuất huyết tại khoa sốt xuất huyết bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ các dấu hiệu "dầy thành túi mật", "dịch dưới bao gan", "dịch trong ổ bụng" và "dịch màng phổi" là 77,3%; 78,6%; 80%; 100% trong nhóm SXH chuyển độ. Kết luận: Dấu hiệu "dày thành túi mật", "dịch dưới bao gan", "dịch trong ổ bụng" và "dịch màng phổi" giúp tiên đoán vào sốc trong bệnh nhi SXH cần được khảo sát sớm. Nhận xét chẩn đoán và điều trị cắt gan rộngtheo phương pháp tôn thất tùng do chấn thương bụng kín và ung thư tế bào gan tại bệnh viện nhi thanh hoá Mục tiêu: Nhận xét về chẩn đoán, điều trị cắt gan rộng theo phương pháp Tôn Thất Tùng do chấn thương bụng kín và ung thư gan. Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo loạt ca. Kết quả: 3 ca: 2 ca vỡ gan độ 5 sau chấn thương bụng kín và 1ca u gan (T) đã được mổ cắt gan rộng theo phương pháp Tôn Thất Tùng tại bệnh viện Nhi Thanh Hoá có kết quả tốt. Kết luận: Phẫu thuật cắt gan theo phương pháp Tôn Thất Tùng điều trị vỡ gan nặng do chấn thương và UTBMG là an toàn và hiệu quả có thể áp dụng tại bệnh viện Nhi Thanh Hoá. Từ khoá: Cắt gan theo phương pháp Tôn Thất Tùng, vỡ gan nặng do chấn thương, u gan. Kết quả lâu dài của điều trị bệnh hở van ba laở́ bệnh nhân phẫu thuật hai lá tại viện tim tp.hcmtừ năm 2000 – 2012 Mục tiêu: Đánh giá kết quả lâu dài của điều trị bệnh hở van ba lá ở những bệnh nhân phẫu thuật van hai lá tại Viện Tim Tp. Các yếu tố liên quan đến kết quả ở nhóm can thiệp tốt hơn ở nhóm không can thiệp về lâu dài đó là loại hở van ba lá cơ năng, đường kính thất trái tâm thu (sVG) bình thường và đường kính thất phải bình thường (VD). HCM Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu kết hợp tiến cứu với 652 bệnh nhân nhập viện đã được điều trị phẫu thuật bệnh van hai lá có kèm theo thương tổn hở van ba lá trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2012. Kết quả: 652 bệnh nhân được tuyển chọn, trong đó có 581 được can thiệp điều trị van ba lá đồng thời với phẫu thuật van hai lá (89.11%), còn nhóm bệnh nhân không được can thiệp điều trị van ba lá có số lượng là 71 bệnh nhân (10.89%). 38 ca tử vong (5.82%) với các nguyên nhân gây tử vong như suy tim nặng (13/3 8), sốc nhiễm trùng (7/3 8) và những nguyên nhân khác như: block nhĩ thất độ 3; vỡ thất trái, suy thận nặng. Thời gian theo dõi là 6,16 ± 3,59 năm. Cả 2 nhóm bệnh nhân đều cải thiện tình trạng bệnh van 3 lá về mức độ hở van ba lá, mức độ NYHA và áp lực ĐMP tâm thu khi đánh giá vào thời điểm xuất viện. Kết quả đánh giá lâu dài sau phẫu thuật, nhóm được can thiệp có nguy cơ giảm so với nhóm không can thiệp về mức độ hở van ba lá (> 2 +) với HR= 0.62 (95% CI, 0.48 – 0.81 và p= 0.001), sự gia NYHA thêm 1 độ với HR= 0.68 (95% CI, 0.48 – 0.92 và p= 0.01) và sự tăng áp lực động mạch phổi tâm thu (> 50 mmHg) với HR= 0.72 (95% CI, 0.54 – 0.97 và p= 0.03). Kết luận: Đánh giá kết quả can thiệp van ba lá ngay sau phẫu thuật giữa 2 nhóm bệnh nhân không phản ánh được chính xác so với việc đánh giá kết quả theo thời gian dài sau phẫu thuật. Nhóm bệnh nhân được can thiệp van ba lá giảm được nguy cơ tái hở van ba lá vừa-nặng (> 2 +), giảm được nguy cơ tăng NYHA 1 độ và giảm được nguy cơ tăng áp lực ĐMP tâm thu trên 50mmHg khi so với nhóm bệnh nhân không can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05). Đánh giá tổn thương trên mri sọ naoở̃ bệnh nhân sa sút trí tuệ Mở đầu: Sa sút trí tuệ gồm nhiều thể bệnh, do nhiều nguyên nhân gây ra mà triệu chứng lâm sàng của các thể này thường trùng lấp, không thể chẩn đoán chính xác nếu chỉ dựa vào lâm sàng. 100% bệnh nhân có bất thường trên MRI não với teo não, tổn thương chất trắng, sang thương mạch máu, giãn não thất. Tỉ lệ tổn thương chất trắng nặng Fazekas > 1 cao hơn ở nhóm sa sút trí tuệ mạch máu so với nhóm sa sút trí tuệ còn lại. Bệnh mạch máu nhỏ là loại sang thương mạch máu gặp nhiều nhất và chiếm đến 100% trong nhóm sa sút trí tuệ mạch máu. Độ nặng của teo thái dương trong, teo não phía sau tương quan thuận với điểm MMSE, tỉ lệ giãn não thất cao nhất ở nhóm bệnh nhân có điểm MMSE từ 0 đến 11. Kết luận: 100% bệnh nhân sa sút trí tuệ có bất thường trên MRI não. Teo thái dương trong và teo não phía sau nặng gặp nhiều nhất ở bệnh Alzheimer (AD - Alzheimer disease) nhưng chỉ teo não phía sau giúp phân biệt bệnh Alzheimer với nhóm sa sút trí tuệ còn lại. Tổn thương chất trắng và bệnh lý mạch máu nhỏ đóng vai trò rất quan trọng trong sa sút trí tuệ mạch máu. Độ nặng của teo não phía sau, teo thái dương trong và sự hiện diện của giãn não thất phản ánh độ nặng của sa sút trí tuệ. Từ khoá: teo thái dương trong, teo não phía sau, điểm MMSE. Để góp phần chẩn đoán sa sút trí tuệ, chúng ta cần có thêm sự hỗ trợ của khảo sát hình ảnh học não, đặc biệt là MRI não (Magnetic Resonance Imaging). Mục tiêu: mô tả các sang thương trên MRI não ở bệnh nhân sa sút trí tuệ, mô tả đặc điểm các dạng sang thương trên MRI não theo từng nguyên nhân sa sút trí tuệ, đồng thời quan sát mối liên quan giữa mức độ tổn thương trên MRI não và độ nặng của sa sút trí tuệ thông qua điểm số MMSE (Mini Mental State Examination). Phương pháp: Đây là một nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Chúng tôi tiến hành khảo sát MRI não trên những bệnh nhân sa sút trí tuệ đến khám tại khoa Nội Thần Kinh hay nằm viện tại khoa Nội Tổng Hợp bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11/2012 đến tháng 4/2013. Kết quả: Có 61 bệnh nhân sa sút trí tuệ được khảo sát, tuổi trung bình 75,75; nữ chiếm 59%. Đặt vấn đề: tràn dịch màng tim là vấn đề về tim phổ biến nhất trong bệnh lý ác tính. Khi có chèn ép tim thì biểu hiện lâm sàng thường nặng nề, ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Mục đích điều trị là nhanh chóng cải thiện lâm sàng cho bệnh nhân, đồng thời tránh tái phát. Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá kết quả sớm phẫu thuật mở cửa sổ màng tim điều trị tràn dịch màng tim. Tất cả đều do di căn từ ung thư nơi khác. Khảo sát mức độ nhiễm nấm mốc và aflatoxin trong một số dược liệu bán ở quận 5 – thành phố hồ chí minh Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mức độ nhiễm nấm và aflatoxin B1 (AFB 1) trên một số mẫu dược liệu được bán ở quận 5 – thành phố Hồ Chí Minh. Vật liệu và phương pháp: Tổng số nấm mốc và nấm men trong 141 mẫu dược liệu được xác định bằng phương pháp pha loãng trong thạch khoai tây đường (xác định CFU / 1 g dược liệu). Định danh nấm mốc dựa vào đặc điểm khóm nấm trên môi trường thông thường và chọn lọc; quan sát hình thái vi nấm ở kính hiển vi. Hàm lượng aflatoxin B1 trong dược liệu được xác định bằng kit ELISA. Kết luận: Cần quan tâm hơn đến mức độ nhiễm nấm, giới hạn chủng loại vi nấm, giới hạn độc tố nấm trên dược liệu. Đặt vấn đề: Sử dụng liệu pháp truyền insulin tĩnh mạch giúp kiểm soát đường huyết nhưng cũng làm tăng nguy cơ hạ đường huyết ở những bệnh nhân nặng điều trị tại khoa Hồi sức tích cực (HSTC). Kết luận: Hạ đường huyết là biến chứng thường gặp ở những bệnh nhân kiểm soát đường huyết bằng liệu pháp truyền insulin tĩnh mạch tại khoa HSTC. Biến cố hạ đường huyết nặng liên quan đến tăng tỉ lệ tử vong nằm viện. Từ khoá: kiểm soát đường huyết, hạ đường huyết, truyền insulin tĩnh mạch, hồi sức tích cực Mục tiêu: Khảo sát tần suất hạ đường huyết và tỉ lệ đạt đường huyết mục tiêu ở những bệnh nhân kiểm soát đường huyết bằng truyền insulin tĩnh mạch tại khoa HSTC. Kết quả: Tổng cộng 416 bệnh nhân-ngày và 1735 lần kiểm tra đường huyết được khảo sát. Tỉ lệ đạt đường huyết trong khoảng mục tiêu là 36,4%. Tần suất hạ đường huyết là 14,5%; hạ đường huyết nặng là 7,8%. Trong suốt thời gian truyền insulin, tỉ lệ bệnh nhân có ít nhất một lần hạ đường huyết là 67,3%, hạ đường huyết nặng là 25,5%. Biến cố hạ đường huyết không làm tăng tỉ lệ tử vong có ý nghĩa (OR = 1,17; p = 0,783); tuy nhiên, biến cố hạ đường huyết nặng có liên quan đến tăng tỉ lệ tử vong nằm viện (OR = 6,3; p = 0,016). Các yếu tố nguy cơ hạ đường huyết bao gồm bệnh nhân đái tháo đường, có bệnh lý tim mạch nền, nhập khoa HSTC vì bệnh lý nội khoa và có điều trị thay thế thận hoặc thở máy. Phẫu thuật hoàn toàn nội soi trong phúc mạc:cắt tận gốc thận-niệu quản và một phần bàng quangđiều trị bệnh lý bướu niệu mạc đường tiểu trên Mở đầu: Bướu niệu mạc đường tiểu trên (BNMĐTT) là một bệnh lý khá hiếm gặp, chiếm khoảng 5-7% các trường hợp bướu của thận và 5% các trường hợp bướu của niệu mạc. Thời gian mổ: 120 phút. Lượng máu mất: 100ml. Số ngày nằm viện: 04 ngày. Kết luận: Phương pháp của chúng tôi đã cho thấy những lợi ích thiết thực và đáng kể so sánh với những phương pháp khác, cho thấy tính khả thi, dễ áp dụng và an toàn. Từ khoá: bướu niệu mạc đường tiểu trên, phẫu thuật nội soi Kỹ thuật cắt niệu quản đoạn xa và một phần bàng quang trong PTNS đã tỏ ra là một thách thức đáng kể về kỹ thuật và cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn được chuẩn hoá. Nhiều phương pháp khác nhau đã được mô tả. Mỗi phương pháp đều có những điểm lợi và bất lợi riêng. Thách thức đã và đang đặt ra là phát triển một phương pháp mà đem lại sự an toàn, dễ áp dụng và hợp lý về phương diện ung thư học. Mục tiêu: Trình bày một phương pháp phẫu thuật mới điều trị bệnh lý BNMĐTT. Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo trường hợp lâm sàng. Kết quả: BN nam, 52t. Mục đích: Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật cắt khối tá tuỵ tại khoa ngoại tổng quát bệnh viện Chợ Rẫy. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 101 bệnh nhân có bệnh lý vùng đầu tuỵ và quanh bóng Vater được phẫu thuật cắt bỏ khối tá tuỵ trong 6 năm (1997-2003). Tỉ lệ biến chứng lớn chung ở 32 bệnh nhân (31%) đòi hỏi phải mổ lại ở 5 bệnh nhân. Đánh giá qua 2 thời kỳ 1997-2001 và 2002-2003 cho thấy tỉ lệ tử vong và biến chứng ở thời kỳ sau giảm nhiều so với thời kỳ đầu lần lượt là 6,8% và 27,5% so với 11% và 32%. Kết luận: Rò miệng nối tuỵ không còn là biến chứng đáng sợ dẫn tới tỉ lệ tử vong cao sau phẫu thuật cắt khối tá tuỵ và hiếm khi phải can thiệp lại phẫu thuật như trước đây. Những tiến bộ về kỹ thuật phẫu thuật, thuốc octreotide và chăm sóc sau mổ dường như đã góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong và biến chứng của phẫu thuật này. Tái tạo mất chất vùng cổ mặt bằng vạt da cơ ngực lớn Mục tiêu: đánh giá kết quả tái tạo mất chất vùng cổ mặt bằng vạt da cơ ngực lớn. Đối tượng và Phương pháp: nghiên cứu trên 5 trường hợp ung thư vùng thanh quản, hạ họng tại khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy: 2 trường hợp ung thư xoang lê, 1 trường hợp ung thư thanh quản xâm lấn da cổ, 2 trường hợp ung thư hạ họng mất chất diện rộng cần tái tạo ống họng. Kết quả: 100% các vạt da đều sống tốt, không ghi nhận trường hợp nào vạt da bị hoại tử một phần hay toàn phần, không dò họng ra da, bệnh nhân ăn uống được. Kết luận: Vạt cơ ngực lớn rất hữu hiệu cho việc tái tạo ống họng thực quản hay là tái tạo mất chất vùng da cổ. Từ khoá: tái tạo, vạt da cơ ngực lớn Điều trị corticosteroid và cyclosporine trong hội chứng thận hư liên quan viêm gan siêu vi b có thật sự an toàn báo cáo ca và hồi cứu y văn Mục tiêu: Chúng tôi báo cáo một trường hợp hội chứng thận hư (HCTH) thứ phát do HBV được điều trị thành công bằng thuốc kháng siêu vi Tenofovir và thuốc ức chế miễn dịch Prednisone + Cyclosporine. Từ khoá: HCTH liên quan HBV, viêm cầu thận tăng sinh màng, tenofovir, thuốc ức chế miễn dịch, trẻ em Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo ca lâm sàng. Kết quả: Bệnh nhân nữ 11 tuổi, nhập viện lần đầu vào tháng 01/2015 vì phù toàn thân, tiểu vàng, HA 15/10 cmHg. Các xét nghiệm máu ghi nhận albumine 1,77 g%, cholesterol 8,88 mmol / l, creatinine cao nhất 251 micromol / l, C3 37,5 mg / dl và C4 4,9 mg / dl, ANA (-), AntiDsDNA (-), 6 ENA profile (-), HBsAg (+), HBeAg (+), Anti HBc total (+), HBV-DNA 1106x106 copies / ml, Anti HCV (-), AST 80 U / l, ALT 69 U / l. Tổng phân tích nước tiểu: pro + + + +, ery + + +, đạm niệu 24 giờ: 12,6 g / 1,73 m2 da / ngày. HCTH và cao huyết áp không cải thiện sau điều trị một tháng với Prednisone 2 mg / kg / ngày nhưng đạt được lui bệnh hoàn toàn HCTH và vi rút học (HBeAg âm, HBV-DNA ≤ 250 copies / ml) với điều trị Cyclosporine và Prednisone kết hợp với thuốc kháng siêu vi Tenofovir. Hội chứng chuyển hoá trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện đa khoa vĩnh long Mở đầu-Mục đích: hội chứng chuyển hoá đã được xác định là yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. Căn nguyên hội chứng chuyển hoá chính là tình trạng đề kháng insulin, do đó tỉ lệ mắc hội chứng này khá cao trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Tuy nhiên, tỉ suất bệnh sẽ thay đổi theo từng chủng tộc và vùng địa lý. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu hội chứng chuyển hoá trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện Vĩnh Long.Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 362 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện tỉnh Vĩnh Long, từ tháng 11/2008 đến tháng 8/2009. Hội chứng chuyển hoá được chẩn đoán theo tiêu chuẩn IDF cụ thể bao gồm béo bụng và thêm 2 trong 4 tiêu chuẩn tăng huyết áp, tăng triglyceride, giảm HDL, rối loạn đường huyết đói.Kết quả: Tỉ lệ hội chứng chuyển hoá theo tiêu chuẩn IDF là 59% và xu hướng tăng theo tuổi. Tỉ suất hội chứng chuyển hoá ở nữ gặp nhiều hơn nam. Tăng triglyceride chiếm tỉ lệ cao nhất 87,1%, tăng huyết áp, giảm HDL-C và béo bụng tỉ lệ gần tương đương, lần lượt 67,8%; 64,7%; 65%; trong đó 49,1% bệnh nhân có đủ 5 tiêu chuẩn hội chứng chuyển hoá. Kết luận: hội chứng chuyển hoá thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Tỉ lệ thay đổi tuỳ theo tiêu chuẩn chẩn đoán. Tác dụng kháng viêm và độc tính của thuốc nướcchứa tinh chất lá trầu (piper betle l.) Thử nghiệm độc tính bán trường diễn: Chia chuột nhắt thành 3 lô (1 chứng, 2 thử), mỗi lô 10 chuột, dùng thuốc nghiên cứu liên tục 60 ngày, liều thử nghiệm là 120 và 180 mg / kg. Cân thể trọng hàng tuần. Xét nghiệm huyết học, sinh hoá, vi thể gan, thận vào cuối thử nghiệm, 60 ngày sau uống thuốc. Kết quả: Trên mô hình gây phù chân chuột bằng carageenin, thuốc nước chứa tinh chất lá Trầu (TK) thể hiện tác dụng kháng viêm cấp ở cả 3 liều uống 60 mg / kg, 120 mg / kg và 180 mg / kg. Trên mô hình gây u hạt, thuốc nước TK thể hiện tác dụng kháng viêm mạn ở liều uống 120 mg / kg. LD50 đường uống của thuốc nước TK là 4069,23 mg / kg. So với lô chứng, ở liều uống 120 mg / kg và 180 mg / kg, thuốc nước TK không ảnh hưởng đến thể trọng, các chỉ số huyết học, sinh hoá cơ bản, hình thái vi thể gan thận của chuột nhắt trắng. Nghiên cứu này sẽ đánh giá tác dụng kháng viêm và độc tính của 1 một chế phẩm thuốc nước chứa tinh chất lá Trầu (TK) trên chuột nhắt trắng. Từ khoá: Lá Trầu Piper betle. leaves, carrageenan, u hạt, độc tính cấp, độc tính bán trường diễn. Phương tiện và pháp nghiên cứu: Chuột nhắt trắng trưởng thành cả 2 phái, chủng Swiss albino, thể trọng 18-22 g, 6-8 tuần tuổi, khoẻ mạnh, do viện Vaccin sinh phẩm Nha trang cung cấp. Chỉ tiêu theo dõi: Thể tích chân chuột sau tiêm carrageenan 1, 2, 3 giờ và 1 ngày, 2 ngày; Trọng lượng u hạt, tươi và khô ngày thứ 8 của thí nghiệm gây viêm mạn. Đánh giá độc tính cấp theo hướng dẫn OECD 423 áp dụng đối với dịch chiết thảo dược. Nghiên cứu điều tra một số mô hình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong ngành y tế, phục vụ giảng dạy cho sinh viên y - dược Hồ Chí Minh, phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy sinh viên Y Dược. Mở đầu: Nhịp nhanh kịch phát trên thất (NNKPTT) là một hội chứng lâm sàng riêng biệt. Phân tích ECG rất hữu ích trong việc phân biệt NNVVLNNT và NNVVLNT. Bệnh tăng huyết áp và bệnh van tim chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhóm nghiên cứu. Adenosine là thuốc thường được sử dụng nhiều nhất để cắt cơn nhịp nhanh. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 37 trường hợp phải kích thích nhĩ qua thực quản để chẩn đoán cơn NNKPTT. Kết luận: Nhóm bệnh nhân với NNVVLNT có tuổi trung bình khởi phát triệu chứng nhỏ hơn so với nhóm bệnh nhân có NNVVLNNT. Việc phân tích ECG rất hữu ích trong việc phân biệt NNVVLNNT và NNVVLNT. Chẩn đoán đúng cơn nhịp nhanh bằng ECG thường quy thì phổ biến hơn ở nhóm NNVVLNNT. Kích thích nhĩ qua thực quản thì giúp ích để chẩn đoán cơn nhịp nhanh ở những bệnh nhân không có ECG cơn nhịp nhanh và giúp phân biệt cơ chế NNKPTT. Từ khoá: Nhịp nhanh kịch phát trên thất, khảo sát điện sinh lý, vòng vào lại nút nhĩ thất, vòng vào lại nhĩ thất. Những nghiên cứu trước đây cho thấy chỉ 80% loại nhịp nhanh trên thất với QRS hẹp có thể được phân biệt bằng ECG 12 chuyển đạo. Nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất và nhịp nhanh vào lại nhĩ thất là hai dạng phổ biến của NNKPTT. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định những đặc điểm lâm sàng và khảo sát điện sinh lý của NNKPTT có vòng vại lại nút nhĩ thất và vòng vào lại nhĩ thất. Phương pháp nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu từ tháng 04/2012 – 03/2013 tại Bệnh viện Tim Tâm Đức chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 99 bệnh nhân có NNKPTT với phức bộ QRS hẹp gồm 62 bệnh nhân nhịp nhanh có vòng vào lại tại nút nhĩ thất (NNVVLNNT) và 37 bệnh nhân nhịp nhanh có vòng vào lại nhĩ thất (NNVVLNT). Kết quả: Tuổi trung bình lúc nhập viện là 45,42 ± 12,95 (tuổi trung bình trong nhóm NNVVLNNT là 47,20 ± 13,07 và trong nhóm NNVVLNT là 42,43 ± 12,34 với p= 0,07). Tuổi trung bình khởi phát triệu chứng cơn nhịp nhanh là 37,08 ± 13,62 (39,29 ± 14,34 ở nhóm NNVVLNNT và 33,37 ± 11,59 ở nhóm NNVVLNT với p= 0,03). Triệu chứng thường gặp trong cơn nhịp nhanh là hồi hộp, mệt, vã mồ hôi, choáng váng và đau ngực. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng rubella bẩm sinh tại phòng sơ sinh – khoa phụ sản – bệnh viện trung ương huế Phụ nữ mắc Rubella khi mang thai có khả năng sinh con bị các dị tật bẩm sinh cao. Virus Rubella đi qua máu mẹ nhiễm vào thai nhi gây nhiễm trùng bào thai và gây hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ, chiếm đến 90% khi mẹ nhiễm Rubella ở những tháng đầu của thai kỳ. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ sơ sinh tại Phòng sơ sinh – Khoa Phụ sản Bệnh viện Trung ương Huế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 92 trẻ sơ sinh được chẩn đoán hội chứng Rubella bẩm sinh và có tiến hành đầy đủ các xét nghiệm: Huyết học, Vi sinh, Sinh hoá và Chẩn đoán hình ảnh từ tháng 4 – 12/2011. Kết quả: 88,1% mẹ nhiễm Rubella ở quý I và 11,9% ở quý II của thai kỳ; 90,2% dấu chứng về da; 64,1% sơ sinh nhẹ cân; 16,3% dấu chứng về thị giác; 13% dấu chứng về thính giác; 78,3% tim bẩm sinh; 67,3% dị tật bẩm sinh não; 68,8% IgG dương tính; 18,4% IgM dương tính; 43,5% công thức máu có tiểu cầu thấp. Kết luận: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng Rubella bẩm sinh rất đa dạng. Tỷ lệ dị tật bẩm sinh cao khi mẹ nhiễm Rubella trong ba tháng đầu của thai kỳ. Nghiên cứu phân lập và nuôi cấy tế bào ung thư từ khối u tế bào gan người Mục tiêu: Xây dựng quy trình nuôi cấy tế bào từ khối mô ung thư tế bào gan (UTTBG). Phương pháp nghiên cứu: Sau khi thu nhận từ bệnh viện, khối mô được xử lí sơ bộ để loại bỏ mô mỡ thừa, mô hoại tử; được cắt nhỏ thành các mảnh mô 2 x 2 x 3 m m3. Tế bào từ khối mô được khảo sát nuôi cấy bằng 4 phương pháp: nuôi cấy tế bào đơn (tách bằng enzyme, cơ học, ép lame) và nuôi cấy mảnh mô. Trong 4 phương pháp, chúng tôi sử dụng cùng loại môi trường nuôi cấy là DMEM / F 12 bổ sung 10% FBS và 1% kháng sinh-kháng nấm trong điều kiện 370C, 5% CO 2. Hiệu quả nuôi cấy được đánh giá so sánh giữa 4 phương pháp để chọn phương pháp tốt nhất. Kết quả: Kết quả cho thấy phương pháp nuôi cấy mảnh mô là phương pháp tốt nhất với hiệu quả thành công đạt 90% (27/3 0). Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu, bước đầu chúng tôi đã xác định được phương pháp phù hợp cho việc nuôi cấy tế bào từ khối mô UTTBG người. Đây là tiền đề và công đoạn cần thiết để tiến hành các nghiên cứu sâu hơn về ung thư tế bào. Protein phản ứng c, tỷ lệ mỡ cơ thể và đặc điểm hội chứng chuyển hoá ở trẻ em thừa cân, béo phì Mở đầu-Mục Tiêu: Viêm được đánh giá bỡi protein phản ứng C và Hội chứng chuyển hoá (HCCH) có liên quan đến bệnh tim mạch và tỷ lệ HCCH ở trẻ em đang gia tăng đến mức báo động. Sự khác nhau có ý nghĩa giữa nhóm (0-1), nhóm 2 (2-3) và nhóm 3 (4-6) các thành tố chẩn đoán HCCH với giá trị trung bình BFP (p < 0,05) và thành tố chẩn đoán HCCH càng nhiều thì nguy cơ BFP càng tăng. Giá trị cắt tối ưu BFP dự đoán các yếu tố nguy cơ tim mạch là 25,10% (khoảng tin cậy 95%: 51,32-62,12). Kết luận: HCCH là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng đáng được cảnh báo ngay tại các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Có thể dùng điểm cắt cho BFP trong nghiên cứu này dự đoán các yếu tố nguy cơ tim mạch ở trẻ em TC, BP. Mục tiêu nghiên cứu này là xác định tỷ lệ HCCH và đánh giá mối tương quan CRP với các thành tố của HCCH. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 510 đối tượng thừa cân, béo phì từ 10 đến 15 tuổi. Xác định BMI, vòng eo HA, BFP bằng phân tích điện trở sinh học glucose máu, CRP và lipid máu. Dùng đường cong ROC để xác định điểm cắt tối ưu. Chẩn đoán HCCH theo định nghĩa của Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế (IDF). Kết quả: Tỷ lệ mắc HCCH là 31,37%. Đặt vấn đề: Nhồi máu não lớn trên lều (NMNLTL) kèm tiến triển nặng do thần kinh là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong tuần lễ đầu tiên của đột quị thiếu máu. Xác định sớm các yếu tố chọn lọc những bệnh nhân (BN) này giúp chỉ định mở sọ giải áp kịp thời nhằm giảm tỉ lệ tử vong và cải thiện chất lượng sống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: đây là nghiên cứu tiền cứu cắt ngang mô tả và phân tích những bệnh nhân NMNLTL nhập viện trong vòng 48 giờ sau khởi phát. Các đặc điểm về dân số học, lâm sàng, cận lâm sàng và hình CT được phân tích theo hai nhóm sống và tử vong do thần kinh. Kết quả: Trong 57 bệnh nhân NMNLTL, 22 ca tử vong do thần kinh và 35 ca sống. Phân tích hồi qui logistic xác định được các yếu tố dự đoán độc lập tình trạng phù não tử vong sau: Rối loạn ý thức lúc nhập viện (p < 0,001; OR = 13,56 với CI 95%: 3,50 - 52,63); Dấu chèn ép não thất (ENT) (p = 0,01; OR = 15,5 với CI 95%: 2,9 - 84,1); Và ASPECTS = 0 (p = 0,039; OR = 5 với CI 95%: 1,1 - 23,4). ASPECTS = 0 kết hợp với giảm đậm độ thuỳ trán và / hoặc thuỳ chẩm (giảm đậm độ toàn bán cầu) có ý nghĩa dự đoán với độ đặc hiệu 100% và độ nhạy 27,7%. Kết luận: Những BN rối loạn ý thức (ngủ gà, lơ mơ), ENT và ASPECTS = 0 trên CT có khả năng tiến triển đến phù não tử vong. Giảm đậm độ toàn bán cầu liên quan với tử vong do thần kinh với độ đặc hiệu cao nhưng độ nhạy thấp. Phình bóc tách đơn thuần động mạch mạc treo tràng trên: báo cáo lâm sàng Phình bóc tách động mạch mạc treo tràng trên (PBTĐMMTTT) là bệnh hiếm và có nguy cơ tử vong cao. Có nhiều phân loại chẩn đoán cũng như nhiều lựa chọn điều trị bao gồm điều trị bảo tồn, can thiệp nội mạch và phẫu thuật. Vì thế chúng tôi báo cáo kinh nghiệm của chúng tôi về chẩn đoán và điều trị PBTĐMMTTT và tổng quan y văn. Trong hai trường hợp được báo cáo có 1 ca điều trị bảo tồn sau đó can thiệp phẫu thuật, một trường hợp can thiệp nội mạch thành công. Điều trị bảo tồn kèm theo hoặc không kèm theo kháng đông là lựa chọn đầu tay cho điều trị PBTĐMMTTT. Can thiệp nội mạch nên được chỉ định chặt chẽ vì vẫn có nguy cơ. Chỉ can thiệp phẫu thuật khi có hoại tử ruột hoặc vỡ động mạch. Từ khoá: Động mạch mạc treo tràng trên. Ước lượng tuổi người việt dựa vào sự tăng trưởng của xê măng chân răng Đặt vấn đề: Là một trong ba mô cứng của răng, xê măng tiếp tục được bồi đắp liên tục suốt đời. Chọn phần ba giữa của chân răng để thực hiện các lát cắt ngang răng, quan sát dưới kính hiển vi quang học. Hình ảnh được chuyển vào máy tính, số lượng vòng xê măng được đo đạc bằng phần mềm Photoshop. Kết quả: Có tương quan cao giữa tuổi và số lượng đường tăng trưởng của xê măng (r= 0,911). Kết luận: Ước lượng tuổi dựa vào sự tăng trưởng của xê măng chân răng được coi như một phương pháp đáng tin cậy trong pháp y. Từ khoá: sự kết vòng xê măng, đường tăng trưởng, ước lượng tuổi Xê măng hình thành thành từng lớp sáng và tối theo từng năm. Mỗi cặp đường ứng với 1 năm cuộc sống. Mục tiêu: Xác định sự tương quan giữa tuổi và số lượng đường tăng trưởng của xê măng. Các cá thể lúc nhổ răng có độ tuổi từ 12-78. Bệnh nhân suy giảm miễn dịch tiên phát (SGMDTP) có những rối loạn về điều hoà miễn dịch và dễ bị nhiễm trùng, bệnh tự miễn hoặc bệnh lý ác tính. Ngược lại, không điều trị bệnh tự miễn hoặc tổn thương mô mạn tính do hiện tượng viêm không kiểm soát có thể cũng gây ra nguy hại bằng hoặc lớn hơn. Hội chẩn chuyên khoa là hết sức cần thiết để điều trị bệnh nhân bị bệnh tự miễn kèm SGMDTP. Từ khoá: suy giảm miễn dịch tiên phát Nhiều loại bệnh tự miễn có thể xuất hiện trên bệnh nhân SGMDTP như giảm tế bào máu, bệnh nội tiết, bệnh đường tiêu hoá, hoặc những bệnh lý tự miễn khác như viêm khớp, viêm gan, viêm cầu thận, lupus, các rối loạn thần kinh, da, mắt. Không có giới hạn về mức độ tổn thương cơ quan, mô nói chung cũng như không có ưu thế về tuổi hoặc giới tính trong các bệnh tự miễn trên bệnh nhân SGMDTP như thường thấy ở bệnh tự miễn ảnh hưởng đến dân số chung. Bệnh tự miễn ở bệnh nhân SGMDTP có thể do nhiều cơ chế gây ra. Những cơ chế đó bao gồm: (1) giảm tế bào lympho dẫn đến tăng sinh những dòng tế bào lympho tự phản ứng, (2) khiếm khuyết dung nạp miễn dịch, tình trạng cơ thể không phản ứng với những tác nhân có khả năng kích thích một phản ứng miễn dịch, (3) khiễm khuyết trong chu trình chết tế bào / loại bỏ các mảnh tế bào chết, (4) tăng hoạt hoá các lympho bào, (5) khiếm khuyết con đường truyền tín hiệu, (6) khiếm khuyết các thành phần bổ thể đầu dòng dẫn đến bệnh tự miễn. Khi các triệu chứng của bệnh tự miễn xuất hiện trước các biểu hiện của nhiễm trùng tái diễn thì SGMDTP có thể dễ bị bỏ sót và chẩn đoán có thể bị chậm trễ sau nhiều năm. Hai yếu tố gợi ý bệnh tự miễn xảy ra ở bệnh nhân bị SGMDTP là bệnh tự miễn xuất hiện ở tuổi sớm hơn so với thông thường, hoặc bệnh tự miễn xuất hiện ở đa cơ quan, không nhất thiết cùng lúc nhưng lại không thể gộp chung vào một chẩn đoán của bệnh thấp nào. Hầu hết các bệnh tự miễn ở bệnh nhân SGMDTP được điều trị với cùng phương thức như trong trường hợp không có SGMDTP. Trong một số trường hợp, việc điều trị kiểm soát bệnh tự miễn có thể gây ra suy giảm miễn dịch mắc phải hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng và bệnh lý ác tính. Đặt vấn đề: Sự thành công của việc ghép thận đã có những thay đổi rất lớn làm cải thiện khả năng sinh sản của cả người nam và nữ bị suy thận mạn giai đoạn cuối (STMGĐC). Do đó, người bệnh sau ghép có ý định sinh con cần có ý kiến của bác sĩ điều trị sau ghép, để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.Bệnh nhân và phương pháp: Nghiên cứu trường hợp lâm sàng đối với tất cả các trường hợp (TH) sau ghép thận đang được theo dõi sau ghép tại Bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR), thời gian từ 1992-2010. Kết quả: 19 TH nam có 1 con, 5 TH nam có 2 con, 1 TH nam sinh đôi sau ghép thận. Có 3 TH nữ có thai sau ghép (1 TH sau ghép 21 tháng, 2TH sau ghép 3 năm) Kết luận: Sau ghép thận, tâm lý và sức khoẻ người bệnh phục hồi khá tốt. Mục tiêu: Khảo sát độc tính cấp và tác dụng giảm đau, chống viêm của cao cồn 50% từ cây Cỏ bạc đầu (CBĐ) (Kyllinga nemoralis Rottb) trên chuột nhắt trắng. Từ khoá: Cỏ bạc đầu, chống viêm, giảm đau, độc tính cấp Kết quả: Cao CBĐ không có độc tính cấp đường uống, không xác định được LD50, ghi nhận liều tối đa Dmax là 2 g cao / kg trọng lượng chuột, tương đương 50 g dược liệu khô / kg trọng lượng chuột. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm các bệnh nhi (BN) nhiễm Enterovirus 71 (EV 71) có triệu chứng thần kinh điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 7/2011 đến tháng 12/2012. Kết luận: BN nhiễm EV71 có triệu chứng thần kinh có thể có sang thương ở tay chân miệng hoặc không. Bệnh diễn tiến cấp tính có thể gây suy hô hấp tuần hoàn nặng nhưng tỉ lệ điều trị khỏi hoàn toàn rất cao nếu được điều trị đúng và kịp thời. Từ khoá: enterovirus 71, triệu chứng thần kinh. Phương pháp: Hồi cứu, mô tả loạt ca. Kết quả: Có 328 BN dương tính với EV71 được chọn vào nghiên cứu. Bệnh gặp ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ, với tỉ số nam: nữ là 15 8:1. Tuổi trung bình 27 tháng. Có 79,6% trẻ dưới 36 tháng. Tất cả trẻ đều có sốt. Có 94,5% trẻ có phát ban, 64,9% trẻ có loét miệng và 3% trẻ không có sang thương da niêm. Đặc điểm di truyền học phân tử của bệnh bạch cầu cấp tiền tuỷ bào Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm di truyền học phân tử của bệnh bạch cầu cấp tiền tuỷ bào (APL: Acute Promyelocytic Leukemia), tạo cơ sở theo dõi bệnh tồn lưu tế bào ác tính (MRD: Minimal residual disease) bằng phương pháp PCR định lượng tại bệnh viện Truyền máu Huyết học TP. Từ khoá: bạch cầu cấp dòng tuỷ tiền tuỷ bào, FISH, RT-PCR, t (15; 17), PML / RARA Kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi cắt túi mật với 2 trocar Mở đầu: Ngày nay, cắt túi mật nội soi một vết mổ là một cải tiến kỹ thuật và là một trào lưu của thế giới, đã có nhiều nghiên cứu sử dụng 1 trocar rốn để cắt túi mật nhưng hầu hết các nghiên cứu này đều sử dụng một trocar rốn có nhiều kênh thao tác và dụng cụ phẫu thuật chuyên biệt không hiện có tại các bệnh viện. Kết quả: Từ tháng 8/2010 đến tháng 6/2013, chúng tôi thực hiện 45 trường hợp cắt túi mật qua ngã nội soi với 2 trocar qua 1 đường rạch da ở rốn, tỉ lệ thành công 86,8%, tuổi trung bình 48, thời gian mổ 60,4 ± 31 phút. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình 2 ngày. Có 6 (13,2%) trường hợp thêm trocar 5 mm hạ sườn phải để cầm máu giường túi mật và dẫn lưu, không có trường hợp nào chuyển mổ mở. Kết luận: Với tỉ lệ thành công 86,8, tỉ lệ biến chứng 2,2%, không có tử vong, phẫu thuật nội soi cắt túi mật với 2 trocar là một trong những chọn lựa cho phẫu thuật không thấy sẹo mổ. Chúng tôi giới thiệu kết quả bước đầu phương pháp cắt túi mật qua ngã nội soi ổ bụng, sử dụng 2 trocar qua 1 đường rạch da ở rốn với những dụng cụ phẫu thuật nội soi thường dùng để cắt túi mật. Mục tiêu nghiên cứu: nhằm đánh giá kết quả bước đầu của phương pháp phẫu thuật này qua 45 ca cắt túi mật. Đối tượng - Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca. Bệnh nhân đã được xác định cần phải phẫu thuật và chấp nhận phẫu thuật nội soi cắt túi mật với 2 trocar tại khoa hồi sức cấp cứu 1 bệnh viện Bình Dân, thành phố Hồ Chí Minh. Các yếu tố từ mẹ ảnh hưởng đến khiếm thính của trẻ sơ sinh bao gồm: Cảm cúm và động thai. Các yếu tố từ con bao gồm: Chỉ số Apgar thấp, vàng da, thở oxy và sứt môi Bàn luận: Chúng tôi bàn luận kết quả có so sánh với y văn trong nước và trên thế giới. Kết luận: Thực hiện sàng lọc khiếm thính ở trẻ sơ sinh là cần thiết. Việc phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ mang lại cho trẻ một cơ hội lớn trong việc hồi phục khả năng nghe, phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, giúp trẻ học tập, hoà nhập cộng đồng và giảm gánh nặng cho bản thân trẻ, gia đình và xã hội. Từ khoá: Khiếm thính, trẻ sơ sinh, phương pháp đo TEOAE Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả sàng lọc khiếm thính trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương ” nhằm khảo sát tỉ lệ khiếm thính ở trẻ sơ sinh bằng đo âm ốc tai (OAE) qua đó xác định một số yếu tố nguy cơ gây khiếm thính từ mẹ và con. Nam, nữ chiếm tỉ lệ tương đương nhau (50,4% và 49,6%). Tuổi bé khi đo (tính bằng ngày) là 2,85 ± 1,35. Tuổi thai trung bình là 38,54 ± 0,034. Kết quả đo OAE lần 1: có 108 trường hợp (8%) không đạt trong đó có 4,6% trẻ không đạt 1 tai, 3,4% không đạt cả 2 tai. Vai trò của phẫu thuật trong điều trị xuất huyết não do cao huyết áp: nhận xét qua 63 ca mổ Bối cảnh: Xuất huyết trong não (XHN) do bệnh cao huyết áp (CHA) (tăng huyết áp) là một biến chứng nặng cần được điều trị tích cực, trong đó điều trị nội khoa là chính yếu nhưng cũng có nhiều trường hợp can thiệp phẫu thuật có thể giúp cứu được bệnh nhân. Chụp mạch máu não xoá nền (DSA) được thực hiện ở một số trường hợp, đặc biệt ở các bệnh nhân trẻ tuổi, để loại trừ nguyên nhân do dị dạng mạch máu não hay túi phình động mạch. Thời gian từ lúc đột quị đến lúc mổ thay đổi từ 24 giờ đến 8 ngày. Vì nhiều lý do khác nhau, không có trường hợp nào trong nhóm này được mổ trong 24 giờ đầu sau đột quị. Phương pháp phẫu thuật được chọn tuỳ theo vị trí và độ lớn của XHN. Kỹ thuật mổ gồm có mở sọ hở theo phương pháp cổ điển, khoan sọ 1 lỗ và chọc hút, có hoặc không có khung "Stereotaxis". Kết luận: Một số điểm trong chỉ định điều trị XHN do CHA cũng đã được làm rõ: Bệnh nhân với XHN nhỏ (< 10cm3) hoặc thiếu sót thần kinh ít phải được điều trị nội khoa; Bệnh nhân với điểm Glasgow £4 cũng phải điều trị nội khoa vì hầu như đều chết hoặc có chức năng còn lại rất kém mà phẫu thuật cũng không giúp cải thiện được.Chỉ định mổ cần đặt ra với các ca XHN có điểm Glasgow = 7-10, thể tích XHN > 30 cm3, gây tác động khối choán chỗ, chèn ép cấu trúc não, đặc biệt là XHN đưới vỏ não hay XHN ở tiểu não. Trong tương lai, hiệu quả của điều trị nội khoa hay của phẫu thuật cần phải được chứng minh bằng nghiên cứu ngẫu nhiên lớn hơn và có phối hợp nhiều trung tâm. Tác giả trình bày một số nhận xét qua 63 ca mổ XHN do cao huyết áp đã thực hiện ở bệnh viện Nhân dân 115 từ tháng 7/1994 đến tháng 7/2003 nhằm góp phần tìm cách cải thiện tiên lượng của loại biến chứng nặng nầy. Phương pháp: Tác giả trình bày kết quả hồi cứu 63 trường hợp xuất huyết trong não (XHN) do cao huyết áp được mổ ở bệnh viện Nhân dân 115, TP. Hồ Chí Minh trong 10 năm gồm có 42 nam và 21 nữ; tuổi của bệnh nhân thay đổi từ 39 đến 78 tuổi; 30 trường hợp XHN ở bán cầu đại não và 14 trường hợp XHN ở tiểu não; có 19 trường hợp được mổ bằng phương pháp khoan sọ chọc hút máu tụ trong não bằng kim Backlund hoặc kim cải tiến theo mẫu kim này, 44 trường hợp được mở sọ lấy máu tụ trong não theo phương pháp cổ điển. Lúc nhập viện, tất cả bệnh nhân đều đã được khám lâm sàng, lượng giá với thang điểm Glasgow và chụp cắt lớp não (CT). Tiền sử CHA, vị trí và thể tích khối máu tụ, thể trạng bệnh nhân và tình trạng lâm sàng thần kinh của bệnh nhân là những yếu tố được xét cẩn thận để đặt chỉ định mổ. Chiết tách huyết tương: kỹ thuật, ứng dụng và tổ chức thực hiện Huyết tương là một thành phần của máu có vai trò quan trọng trong sự sống còn của cơ thể. Ngày nay với kỹ thuật hiện đại huyết tương còn là nguồn nguyên liệu sản xuất ra các chế phẩm được tái tổ hợp từ huyết tương và đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Các Chế phẩm có nguồn gốc từ huyết tương như: Huyết tương tươi đông lạnh; Huyết tương loại bỏ tủa; Huyết tương “bất hoạt ” virus; Tủa lạnh giàu yếu tố VIII; Các dung dịch albumin người; Yếu tố VIII đậm đặc; Yếu tố IX đậm đặc; Immunoglobulin dùng để chích bắp IMIG; Immunoglobulin dùng để chích tĩnh mạch IVIG; Immunoglobulin anti Rh D (Anti-D RhlG). Chúng ta hiện đang nhập các loại chế phẩm này với giá thành cao và không phải luôn sẵn có. trên cơ sở các tiêu chuẩn có sẵn và tham khảo các tiêu chuẩn của Châu Âu và Mỹ, các Trung tâm truyền máu khu vực của Việt Nam hướng tới triển khai thực hiện chiết tách huyết tương làm nguồn nguyên liệu để sản xuất các chế phẩm chiết tách từ huyết tương, phục vụ cho người dân nhằm làm giảm giá thành và phòng ngừa các nguy cơ khác khi phụ thuộc vào nguồn chế phẩm này, mà nguyên liệu từ các cộng đông dân cư khác. Từ khoá: huyết tương, ứng dụng và tổ chức thực hiện Đánh giá kết quả sớm điều trị phẫu thuật bệnh hẹp van động mạch chủ Mục tiêu: Bệnh hẹp van động mạch chủ thường diễn tiến âm thầm và một khi có triệu chứng thì tỷ lệ tử vong rất cao. Chỉ số Sokolow-Lyon trung bình trước mổ là 48,4 mm, giảm còn 40,8 mm sau mổ (p < 0,001). Có 13 bệnh nhân giảm phân suất tống máu trước mổ với EF trung bình 38,6%, sau mổ tăng lên 49,9% (P < 0,001). Các biến chứng hậu phẫu như rối loạn nhịp, nhồi máu cơ tim, suy thận, nhiễm trùng xảy ra với tỷ lệ lần lượt là: 12%, 4%, 15%, và 6%. Tỷ lệ tử vong phẫu thuật 4%. Kết luận: Bệnh hẹp van động mạch chủ ở bệnh nhân già thường do thoái hoá van trong khi ở người trẻ thường do van 2 mảnh bẩm sinh. Hầu hết bệnh nhân nhập viện đều ở tình trạng suy tim nặng. Phẫu thuật thay van động mạch chủ giúp cải thiện tình trạng suy tim cũng như phân suất tống máu, ngoài ra còn làm thoái triển sự phì đại và thu nhỏ kích thước thất trái. Phẫu thuật là phương thức điều trị chủ đạo bệnh hẹp van động mạch chủ.Nghiên cứu này nhằm khảo sát nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng, đánh giá những cải thiện về lâm sàng, cấu trúc và chức năng thất trái cũng như các biến chứng sau thay van động mạch chủ.Phương pháp: Hồi cứu loạt các trường hợp. So sánh tình trạng lâm sàng, cận lâm sàng trước và sau mổ. Ghi nhận các biến chứng trước khi bệnh nhân ra viện. Kết quả: Từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2009, tại BV Chợ Rẫy có 50 bệnh nhân được thay van động mạch chủ cơ học do hẹp van động mạch chủ. Về nguyên nhân, ở nhóm trên 70 tuổi, 42% do thoái hoá van; ở nhóm dưới 70 tuổi, 50% do van 2 mảnh bẩm sinh. Bệnh mạch vành kèm theo: 30%, phình động mạch chủ lên: 4%. Trước mổ có 58% bệnh nhân suy tim NYHA III-IV, sau mổ chỉ còn 8% (P < 0,001). Tỷ số tim-lồng ngực trung bình trước mổ là 0,63 giảm xuống 0,6 sau mổ (P < 0,01). Đánh giá kết quả buớc đầu gây tê đám rối thần kinh cánh tay để phẫu thuật tại bệnh viện nguyễn tri phương Mục đích: Nghiên cứu gây tê thần kinh cánh tay để phẫu thuật vùng cánh, cẳng hay bàn tay và giảm đau sau mổ. Bênh cạnh đó phương pháp vô cảm này còn có thể được áp dụng để giảm đau sau mổ trong một thời gian khá dài ((khoảng 4 -8 giờ / liều bolus). Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên trên 10 bệnh nhân. Phong bế đám rối thần kinh cánh tay dưới hướng dẫn của máy kích thích thần kinh cơ để phẫu thuật vùng cánh, cẳng hay bàn tay và giảm đau sau mổ bằng Lidocain, Bupivacain và Adrenalin. Theo dõi: mạch, huyết áp, SpO2, nhịp thở trước, trong và sau thủ thuật. Kết quả: Đạt yêu cầu để phẫu thuật: 100%. Cần tiền mê bằng Midazolam: 60%. Cần tiền mê bằng Propofol: 10%. Có cảm giác đau khi khoan xương: 10%. Mạch nhanh: 70% (từ 100 đến 120 l / p). Tăng huyết áp: 30% (dưới 150/90 mmHg). Khảo sát đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng tại bệnh viện nguyễn tri phương 2010-2011 Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương 2010-2011. Vi khuẩn gram dương thường gặp là Streptococcus pneumonia (15%). Từ khoá: viêm phổi cộng đồng; vi khuẩn gram dương; vi khuẩn gram âm Phương pháp: Các bệnh nhân người lớn viêm phổi cấp tính điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương thời gian 6/2010 đến 12/2011, có kết quả cấy đàm hay dịch rửa phế quản dương tính, gồm 228 bệnh nhân với 146 nam và 82 nữ. Kết quả: Đa số bệnh nhân ở nhóm nguy cơ trung bình và nặng. Vi khuẩn gram âm (VKGA) chiếm đa số (81,5%) so với Vi khuẩn gram dương (VKGD) (18,5%). Trong các tác nhân gây viêm phổi cộng đồng (VPCĐ), thường gặp nhất là H. influenza (19%), sau đó là các chủng Klebsiella spp. Các vi khuẩn gram dương cũng chiếm tỉ lệ khá cao (18,5%), với Streptococcus pneumonia (15%) và Staphylococcus aureus (3,5%). Theo mức độ nặng nhẹ VPCĐ, tác nhân gây bệnh thường là VKGA, thường gặp nhất là H. influenza (9%), P. aeruginosa (9,5%) và K. pneumonia (6%). Nghiên cứu hiệu quả tan bọt của simethicone trong chuẩn bị nội soi tiêu hoá dưới Mở đầu: Simethicone đã được sử dụng ở nhiều nước để chuẩn bị nội soi tiêu hoá dưới nhờ thuốc giúp giảm ứ đọng bọt. Tuy nhiên cho đến hiện tại ở Việt Nam chưa có báo cáo nào về sử dụng thuốc Simethicone để chuẩn bị nội soi tiêu hoá dưới. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả tan bọt của Simethicone trong nội soi tiêu hoá dưới. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu mô tả loạt ca. Tất cả bệnh nhân nội trú hoặc ngoại trú có chỉ định nội soi tiêu hoá dưới để chẩn đoán hoặc điều trị tại Khoa Nội soi Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.Trong nghiên cứu này, có 450 bệnh nhân sử dụng Simethicone. Kết quả: 100% bệnh nhân đạt mức độ sạch bọt hoàn toàn sau khi uống Simethicone. Kết luận: Chuẩn bị nội soi tiêu hoá dưới bằng Simethicone là phương pháp an toàn, đơn giản, chuẩn bị nhanh, giúp cải thiện rõ rệt tình trạng bọt, nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị trong nội soi tiêu hoá dưới. Từ khoá: Simethicone, chuẩn bị đại tràng, nội soi đại tràng Cắt túi mật nội soi một vết mổ 2 trocar Có 3 trường hợp thêm trocar 5 mm hạ sườn phải để cầm máu giường túi mật và dẫn lưu, không có trường hợp nào chuyển mổ mở. Chúng tôi không gặp tai biến hay biến chứng trong và sau mổ. Kết luận: Cắt túi mật qua ngả nội soi với 1 vết rạch da qua rốn, sử dụng các dụng cụ phẫu thuật nội soi thường dùng tại bệnh viện là an toàn, hiệu quả, và là chọn lựa cho những phẫu thuật viên đã quen thuộc với phẫu thuật nội soi với 2 trocar. Có nhiều nghiên cứu sử dụng 1 trocar rốn để cắt túi mật nhưng hầu hết các nghiên cứu này đều sử dụng một trocar rốn có nhiều kênh thao tác và dụng cụ phẫu thuật chuyên biệt không hiện có tại các bệnh viện. Chúng tôi giới thiệu kết quả bước đầu phương pháp cắt túi mật qua ngả nội soi ổ bụng, sử dụng 2 trocar qua 1 vết rạch da ở rốn với những dụng cụ phẫu thuật nội soi thường dùng để cắt túi mật nhằm đánh giá tính khả thi của phương pháp này. Đối tượng - Phương pháp: Từ tháng 8/2010 đến tháng 9/2011, chúng tôi thực hiện 19 trường hợp cắt túi mật qua ngả nội soi với 2 trocar qua 1 vết rạch da ở rốn. Túi mật được cắt và lấy ra ngoài qua vết rạch da ở rốn. Kết quả: 19 trường hợp cắt túi mật qua ngả nội soi với 2 trocar, tuổi trung bình 49, thời gian mổ 68,2 ± 40 phút. Ca lâm sàng: gan nhiễm mỡ cấp trong thai kỳ Gan nhiễm mỡ cấp trong thai kỳ (GNMCTTK) có tỉ lệ mới mắc khoảng 1/10000-15000 thai phụ, có thể gây tử vong xảy ra trong ba tháng cuối thai kỳhoặc hậu sản sớm. Mặc dù cơ chế bệnh sinh chính xác là không rõ, bệnh này có liên quan đến sự bất thường của thai nhi trong quá trình chuyển hoá acid béo. Chẩn đoán sớm GNMCTTK thường khó khăn bởi vì có thể biểu hiện triệu chứng tương tự một số bệnh lý trong thai kỳ như tiền sản giật, viêm gan siêu vi và ứ mật. Tuy nhiên, điều tra bệnh sử cẩn thận và khám lâm sàng và thực hiện những xét nghiệm thích hợp có thể giúp chẩn đoán, mặc dù sinh thiết gan giúp chẩn đoán xác định, nhưng hiếm khi được chỉ định. Chăm sóc hỗ trợ và sanh chỉ huy nhanh chóng là rất cần cho kết cục của mẹ và thai tối ưu và cho tới nay vẫn là điều trị chủ yếu. Từ khoá: mỡ, gan, thai kỳ Mục tiêu: đánh giá hiệu quả giảm đau liên cơ thang cải tiến bằng Marcaine phối hợp gây mê nội khí quản (NKQ), duy trì mê hơi Sevoran trong phẫu thuật nội soi khớp vai. Thời gian phẫu thuật 98,78 ± 35,44 phút (40-180 phút). Rút ống nội khí quản sau 19,66 ± 4,3 phút (10-30 phút). Thuốc tê có tác dụng giảm đau kéo dài 341,59 38,04 phút (EVS = 2). Bệnh nhân nằm lại hồi sức 209,27 ± 36,04 phút (120-300 phút). Không thay đổi về hô hấp, SpO2, EtCO2, ECG. Huyết áp giảm 8,40% (p= 0,09; 0,45; 0,02). Phương pháp nghiên cứu: tiền cứu, mô tả cắt ngang, thực hiện lâm sàng. Ít tai biến biến chứng. chi phí thấp đáng kể. Từ khoá: liên cơ thang, nội soi, nội soi khớp vai Đối tượng nghiên cứu: 41 bệnh nhân (BN), ASA I-II, gây tê đường liên cơ thang cải tiến thực hiện trước gây mê cho các BN có chỉ định phẫu thuật nội soi khớp vai từ tháng 10/2012 đến 09/2013 tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Kết quả: vị trí gây tê là trung điểm giữa đường liên cơ thang cổ điển của Winnie và điểm gây tê đường trên đòn của Kulenkampff, bờ sau cơ ức đòn chũm, nằm trong rãnh liên cơ thang. Vị trí mũi kim hướng vào trong-ra sau - xuống dưới một góc 80 độ, tương ứng gai bên đốt sống cổ C 6 C 7. Thời gian gây tê trung bình 4 phút. Sau gây tê, khởi mê cho bệnh nhân đặt ống nội khí quản như một cuộc gây mê thông thường nhưng chỉ duy trì mê bằng một thuốc mê hơi loại Sevoran. Thời gian chuẩn bị bệnh nhân để phẫu thuật 23 ± 9,03 phút. Đặt vấn đề: Ung thư biểu mô tế bào gan xếp trong số 5 loại ung thư thường gặp trên thế giới, là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 do ung thư. Phẫu thuật nội soi cắt gan có nhiều ưu điểm so với mổ mở; tuy nhiên, đây là kỹ thuật khó và phức tạp, nguy cơ chảy máu trong mổ là rất cao và chỉ định mổ còn nhiều quan điểm khác nhau. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá về kỹ thuật và kết quả ban đầu của 2 trường hợp cắt gan nội soi. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hai trường hợp cắt gan nội soi do ung thư tế bào gan. Kết quả: Hai trường hợp này có thời gian mổ là 120 phút, lượng máu mất trong mổ là 50 và 350 ml, kích thuớc u là 2,5 và 5 cm, diện cắt cách u từ 1,5 đến 2 cm, thời gian nằm viện là 4 và 7 ngày, không có biến chứng sau mổ. Kết luận: Phẫu thuật cắt gan nội soi có khả năng thực hiện được, an toàn và hiệu quả, thời gian nằm viện ngắn, hồi phục sớm. Từ khoá: Ung thư tế bào gan, phẫu thuật cắt gan nội soi Mở đầu: Ropivcaine là một thuốc tê vùng mới nhất, đã được chứng minh có giới hạn an toàn tốt hơn bupivacaine. Để duy trì được những ưu điểm của thuốc tê tuỷ sống và cải thiện chất lượng giảm đau trong, sau mổ, sự phối hợp thêm fentanyl với ropivacaine đã cho thấy nâng cao được chất lượng giảm đau mà không làm ảnh hưởng đến những ưu điểm của ropivacaine là phục hồi vận động sớm và bài tiết sớm. Mục tiêu: Mục tiêu chính: xác định thời gian ức chế cảm giác. Mục tiêu phụ: xác định thời gian và mức độ ức chế vận động, tỉ lệ các tác dụng phụ và biến chứng. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu tiền cứu trên 59 bệnh nhân phẫu thuật nội soi khớp gối với gây tê tuỷ sống tại khoa gây mê hồi sức, Bệnh viện Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh. Bệnh nhân được gây tê tuỷ sống với ropivacaine 0,5% 10mg phối hợp với 25 mcg fentanyl. Hiệu quả vô cảm, thời gian giảm đau sau mổ, thời gian ức chế vận dộng và tác dụng phụ của từng bệnh nhân được đánh giá trong mổ và 24 giờ đầu sau mổ. Kết quả: Tất cả bệnh nhân đều đạt vô cảm tốt trong mổ. Kết quả: Nọc thô và các phân đoạn nọc ở liều 0,34 mg / kg có tác động giảm đau ngoại biên. Trong đó, phân đoạn 4 có tác dụng giảm đau ngoại biên tương đương với aspirin 50 mg / kg. Kết quả cho thấy nọc rắn có nhiều tác dụng dược lý quan trọng như tác dụng hạ huyết áp, kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau, gây tê, gây mê, trị chứng xuất huyết … Gần đây, nọc rắn còn được chứng minh là có tác dụng ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư rất hiệu quả. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát tác động kháng viêm, giảm đau của nọc thô và các phân đoạn của rắn cạp nong Bungarus fasciatus. Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Nọc rắn cạp nong được thu từ trại rắn Vĩnh Sơn, Vĩnh Phúc. Đánh giá kết quả trung hạn phẫu thuật điều trị các túi sa vùng đỉnh âm đạo Đánh giá kết quả phẫu thuật dựa trên sự cải thiện của triệu chứng lâm sàng. Kết quả: Có 2 nhóm phẫu thuật chính phục hồi các túi sa vùng đỉnh âm đạo hoặc sa mỏm cụt âm đạo. Tỉ lệ và các yếu tố liên quan phá thai lặp lại ở phụ nữ trong tuổi sinh đẻ có chồng tại xã nhơn ái, huyện phong điền, thành phố cần thơ Mở đầu: Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, phá thai lặp lại còn phổ biến, nhưng còn ít nghiên cứu về vấn đề này. Xã Nhơn Ái, thuộc huyện Phong Điền, TP Cần Thơ là nơi còn có dân số cao, tuy nhiên số ca phá thai vẫn đang tăng dần: năm 2006 có 305 trường hợp, năm 2007 lên tới 456 trường hợp. Có thể số liệu thống kê được thấp hơn thực tế vì người phụ nữ có thể đi phá thai nhiều lần ở nhiều nơi khác nhau. Mục tiêu: Tìm tỉ lệ và các yếu tố liên quan với phá thai lặp lại trong nhóm phụ nữ đang tuổi sinh đẻ đã có chồng của xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ.Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 488 phụ nữ trong tuổi sinh đẻ đã có chồng tại xã Nhơn Ái từ ngày 23 đến ngày 29/3/2009. Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống, phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi soạn sẵn. Kết quả: Tỉ lệ phá thai lặp lại là 16,2%, khoảng tin cậy 95%: 12,9 - 19,5%. Phá thai ở cơ sở y tế công làm giảm việc phá thai lặp lại (OR = 0,21, khoảng tin cậy 95%: 0,09 - 0,49) và việc tư vấn về tác hại của phá thai cũng làm giảm phá thai lặp lại (OR = 0,53, khoảng tin cậy 95%: 0,30 - 0,94) thông qua việc gia tăng sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả và có tác dụng kéo dài sau phá thai. Kết luận: Cần tư vấn về tác hại của việc phá thai đồng thời tư vấn và cung cấp các phương tiện ngừa thai cho những người đi phá thai để thực hành tránh thai sau phá thai có hiệu quả. Vai trò của nội soi ổ bụng trong chẩn đoán báng bụng chưa rõ nguyên nhân Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả, cắt ngang, người bệnh bị báng bụng mạn tính chưa xác định được nguyên nhân được phẫu thuật nội soi ổ bụng để quan sát ổ bụng và sinh thiết thương tổn nghi ngờ. Kết quả: Từ 2002-2008 có 19 trường hợp phẫu thuật nội soi vì báng bụng chưa rõ nguyên nhân, trong đó có 13 trường hợp (68,4%) lao phúc mạc, 2 trường hợp (10,5%) ung thư và 4 trường hợp (21,1%) viêm mạn tính, Tỉ lệ biến chứng sớm của phẫu thuật là 0%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi là phương tiện an toàn và chính xác giúp chẩn đoán nguyên nhân báng bụng mạn tính. Tìm hiểu căn nguyên vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ và sự đề kháng kháng sinh tại bệnh viện 175 Mở đầu: Hiện nay, tình hình nhiễm khuẩn ngoại khoa ở một số bệnh viện vẫn chưa thuyên giảm mà còn có chiều hướng gia tăng. Kết luận: Cần thực hiện đầy đủ nguyên tắc vô khuẩn trong thực hành ngoại khoa và chăm sóc sau mổ. Đồng thời ngày càng xuất hiện nhiều các tác nhân gây bệnh cơ hội đề kháng cao với các loại kháng sinh thông thường, gây khó khăn cho điều trị. Mục tiêu: Tìm hiểu sự phân bố của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ và sự đề kháng kháng sinh của chúng. HCM từ tháng 5/2007 đến tháng 5/2008. Kết quả: Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ sạch là 17,11%. Vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn vết mổ là nhóm cầu khuẩn gram dương và trực khuẩn gram âm. Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ đề kháng khá cao với các kháng sinh thông dụng. Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc: các yếu tố giải phẫu liên quan đến tạo khoang sau phúc mạc Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố giải phẫu giúp cho việc tạo khoang sau phúc mạc dễ dàng và an toàn hơn. Kết luận: Cấu tạo giải phẫu của các lớp vùng sau phúc mạc, đặc biệt lớp mô liên kết và lớp mỡ giữa mạc ngang và phúc mạc đã cho việc bóc tách được dễ dàng. Hơn nữa, troca đầu tiên có thể đặt ra trước đường nách sau mà không làm tổn thương đại tràng và phúc mạc. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: Khảo sát 35 trường hợp được phẫu thuật nội soi sau phúc mạc vùng lưng. Tất cả bệnh nhân đều được thực hiện chụp cắt lớp trước phẫu thuật. Các thông số: bề dày lớp mỡ cạnh thận hay lớp trung gian giửa mạc ngang và phúc mạc thành sau, khoảng cách cơ vuông thắt lưng và đường nách sau ở tư thế nghiêng 90 độ, khoảng cách đường nách sau và đại tràng lên hoặc xuống ở tư thế nghiêng 90 độ trên hình chụp cắt lớp. Kết quả: 34,3% có bề dầy lớp mỡ cạnh thận không quá 0.5 cm, 2 trường hợp không thấy được lớp mỡ này. Chiểu dài lớp này tử đường nách sau ra trước có thể tới 8cm. 5,1% có khoảng cách đại tràng nách sau nhỏ hơn 1cm. 46% có đường nách sau nằm ngay hay phía sau cơ vuông thắt lưng. Không có trường hợp nào có tổn thương đại tràng hay phúc mạc. Khảo sát độ hẹp động mạch nội sọ bằng siêu âm màu xuyên sọ ở bệnh nhân thiếu máu não cục bộ cấp Kết quả: Hẹp động mạch nội sọ là nguyên nhân quan trọng, chiếm tỷ lệ đáng kể (39,8%). Các yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch nội sọ: tuổi trên 69, tiền sử có cơn thoáng thiếu máu não hay TMNCB, tiền sử rối loạn Lipid máu, tiền sử hút thuốc lá, huyết áp tâm trương lúc nhập viện (LNV) trên 88 mmHg, LDL Cholesterol LNV trên 121 mg / dL, điểm NIHSS LNV trên 11. Siêu âm mã hoá màu xuyên sọ có giá trị cao trong chẩn đoán mức độ hẹp bằng và trên 50% ở các động mạch não giữa, động mạch cảnh trong đoạn trong sọ và động mạch thân nền. Kết luận: Hẹp động mạch lớn nội sọ là nguyên nhân quan trọng trong gây thiếu máu não cục bộ và siêu âm mã hoá màu xuyên sọ là một kỹ thuật không xâm lấn có giá trị trong tầm soát nguyên nhân hẹp động mạch nội sọ này. Mục tiêu: Khảo sát và tối ưu hoá một số yếu tố ảnh hưởng đến quy trình điều chế giá mang lipid cấu trúc nano tải miconazol nitrat. Tương ứng, tính chất NLC tải miconazol có kích thước hạt trung bình là 58,1 nm, hệ số ổn định là 0,33 và hiệu suất bắt giữ 80,5%. Kết luận: Quy trình điều chế giá mang lipid cấu túc nano tải miconazol nitrat được tối ưu hoá thành công. Từ khoá: Giá mang lipid cấu trúc nano, miconazol nitrat, tối ưu hoá. Phương pháp: Quá trình thiết kế thực nghiệm và tối ưu hoá được thực hiện bằng phần mềm Design-Expert. Các yếu tố cần khảo sát trong quy trình điều chế NLC bao gồm: lượng mg MN / 100 ml THF, tỉ lệ tween 80 (%), tỉ lệ hỗn hợp lipid chứa MN (%), tốc độ khuấy (vòng / phút) và thời gian khuấy (giây). Đặt vấn đề: Viêm phổi bệnh viện là nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp nhất và là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện. Kết luận: Acinetobacter baumannii là vi khuẩn hàng đầu gây viêm phổi bệnh viện tại khoa nội hô hấp bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 7/2017 – 7/2018. Từ khoá: viêm phổi bệnh viện, vi khuẩn, đề kháng kháng sinh Mục tiêu nghiên cứu: Xác định vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại khoa nội hô hấp bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm từ tháng 7/2017 đến tháng 7/2018. Kết quả: Nguyên nhân gây viêm phổi bệnh viện chủ yếu là vi khuẩn gram âm chiếm tỷ lệ 83,8%: trong đó Acinetobacter baumannii là vi khuẩn hàng đầu gây viêm phổi bệnh viện chiếm tỉ lệ cao nhất với 29,7%, thứ 2 là Klebsiella pneumonia chiếm tỉ lệ 16,2%. Trong nhóm các vi khuẩn gram âm, kháng sinh bị kháng nhiều nhất là Ampicillin (93,3%), kế tiếp là Cefotaxime (80%). Trong nhóm các vi khuẩn gram dương, kháng sinh bị kháng nhiều nhất là Penicillin (83,3%), kế tiếp là Azithromycin (75%). Acinetobacter baumannii kháng cao với nhiều loại kháng sinh như Piperacillin / Tazobactam, Cefepime, Cefotaxime, Amikacin. Klebsiella pneumonia kháng cao nhất với Ampicillin (100%), Amoxicillin / Clavulanic acid (83,3%), Cefotaxime (83,3). Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật cắt gan điều trị ung thư tế bào gan tại bệnh viện chợ rẫy Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm của điều trị UTTBG bằng phẫu thuật đồng thời đánh giá một số yếu tố liên quan đến tai biến, biến chứng và xác định tỷ lệ tái phát sau mổ điều trị UTTBG. Từ khoá: Ung thư tế bào gan, phẫu thuật điều trị ung thư tế bào gan 42,7% bệnh nhân có AFP > 400 ng / ml, 80% u > 5cm, độ biệt hoá khối u theo Edmondson-Steiner lần lượt là I, II, III, IV như sau: 0%, 58,7%, 38,6% và 2,7%. Thời gian mổ trung bình 140 phút, lượng máu mất trung bình 353,3 ml, lượng máu truyền trung bình 129,3 ml với tỉ lệ truyền máu 14,6%. Tỷ lệ tai biến, biến chứng chung là 13,3% gồm: chảy máu 1,3%, suy gan 1,3%, tràn dịch màng phổi 6,7%, rò mật 2,7%. Tỉ lệ tái phát sau 6 tháng 23,3% Kết luận: Điều trị UTTBG bằng phẫu thuật trong giai đoạn hiện nay đạt kết quả tốt, tai biến và biến chứng có thể kiểm soát được, có thể chủ động kiểm soát được máu vào và ra khỏi gan khi mổ mà vẫn đảm bảo chức năng phần gan còn lại. Tỷ lệ tai biến biến chứng thấp, tử vong hầu như không đáng kể, và phẫu thuật đã đem lại cơ hội tốt cho sự sống còn của bệnh nhân ung thư tế bào gan. Đặt vấn đề: Hiện nay các chế phẩm probiotic thường được sử dụng trong hỗ trợ điều trị các rối loạn tiêu hoá do mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Kết luận: Có 05/13 chủng có khả năng chịu pH, muối mật và enzym tiêu hoá tốt đạt tiêu chí sàng lọc probiotic của FAO / WHO, 06/13 chủng có khả năng khả năng chịu đựng trung bình, 02/13 chủng không chịu được tác động của dịch tiêu hoá. Cần có khuyến cáo về thời gian sử dụng và phương pháp bảo vệ với các chủng chưa đạt tiêu chí chịu tác động của dịch tiêu hoá. Để có tác động, các vi khuẩn probiotic cần phải có khả năng sống sót qua các dịch tiêu hoá. Mục tiêu: Khảo sát khả năng chịu acid dạ dày, muối mật, pepsin và enzym tuỵ của các chủng probiotic phân lập từ chế phẩm đang lưu hành trên thị trường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 13 chủng vi khuẩn Lactobacillus, Bifidobacterium, Bacillus, Streptococcus và Enterococcus được phân lập từ chế phẩm probiotic. Tiến hành khảo sát khả năng chịu acid dạ dày, muối mật, pepsin và enzym tuỵ bằng môi trường dịch nhân tạo thích hợp. Sau mỗi thời điểm nhất định, cấy trải và đếm số khuẩn lạc để xác định tỉ lệ sống sót của các chủng thử nghiệm. Kết quả: Trong thử nghiệm khả năng chịu pH thấp kết hợp pepsin, 13 chủng vi khuẩn đều sống sót ở pH 3,5; 11 chủng tồn tại được ở pH 2,5 và 2 chủng L. kefir và B. bifidum sống sót được ở pH 1,5 của dịch dạ dày nhân tạo. Trong thử nghiệm khả năng chịu muối mật, có 12/13 chủng có khả năng chịu được nồng độ 0,5% và có 5 chủng tồn tại được ở nồng độ muối mật 2%. Trong thử nghiệm khả năng chịu enzym tuỵ, chủng B. polyfermenticus không sống sót được trong môi trường chứa enzym tuỵ 0,1% sau 4 giờ. Thu nhận bộ nhiễm sắc thể nhuộm band g ở prometaphase Việc thu nhận bộ nhiễm sắc thể (NST) ở prometaphase có số lượng dải band lớn, độ phân giải cao trên 500 band là phương pháp hiệu quả để phát hiện những bất thường về số lượng và cấu trúc NST (3-5 Mb), những bất thường này rất khó phát hiện được nếu thu nhận bộ NST ở metaphase. Mục tiêu: Thu nhận bộ nhiễm sắc thể nhuộm band G có độ phân giải cao ở prometaphase từ tế bào máu ngoại vi người. Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nuôi cấy tế bào máu ngoại vi của người, sau đó thu nhận tế bào ở prometaphase bằng hai phương pháp: bổ sung Thymine hoặc bổ sung BrdU và Thymine. Kết quả: Bộ NST ở prometaphase được xác định dựa trên hình thái nhân tế bào được nhuộm với Cresyl Violet và thu nhận thành công bộ NST ở prometaphase bằng phương pháp sử dụng thymine. Kết luận: Quy trình nuôi cấy có bổ sung Thymine cho phép thu nhận 60,6% bộ NST có độ phân giải band trên 500 band, hỗ trợ tốt sàng lọc trước sinh và chẩn đoán các bệnh di truyền người. Từ khoá: nhiễm sắc thể đồ, prometaphase, độ phân giải band cao, band G. Đặt vấn đề: Suy yếu là một hội chứng lão hoá thường gặp, làm gia tăng các kết cục lâm sàng bất lợi ở người cao tuổi. Trong các tiêu chí thành phần thì yếu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất. Từ khoá: suy yếu, người cao tuổi, đái tháo đường týp 2 Suy yếu và đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ 2) có thể hiện diện đồng thời ở người cao tuổi. Do đó, nhận diện suy yếu đóng vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc và điều trị người cao tuổi có ĐTĐ 2. Trong các công cụ đánh giá suy yếu thì tiêu chuẩn Fried được sử dụng nhiều nhất và được xem là tiêu chuẩn vàng trong đánh giá suy yếu. Mục tiêu: Xác định tần suất suy yếu theo tiêu chuẩn Fried và tỷ lệ các tiêu chí suy yếu thành phần ở các bệnh nhân ngoại trú cao tuổi có ĐTĐ 2. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, đa trung tâm được tiến hành từ 01/2019 đến 07/2020. Suy yếu được đánh giá bằng tiêu chuẩn Fried. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 638 bệnh nhân ≥ 60 tuổi (tuổi trung bình: 71,9 ± 7,2, nam giới: 55,5%). Tần suất suy yếu là 28,2%, tiền suy yếu là 53,9% và khoẻ mạnh là 17,9%. Đánh giá kết quả điều trị u tá tràng – đầu tuỵ Mở đầu: Ung thư đầu tuỵ, u tá tràng, ung thư bóng Vater, ung thư đoạn cuối ống mật chủ là những bệnh lý tương đối hiếm gặp. Do đó cần phải đánh giá toàn diện, cẩn trọng thương tổn trên lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng, siêu âm, CT Scan cũng như thực tế trong mổ. Điều bất lợi cho những phẫu thuật trừ căn hay tích cực là bệnh thường được phát hiện chậm, khối u đã ăn lan hay di căn. Vì vậy phẫu thuật trừ căn hay tích cực vẫn còn thấp, mặc dù đã có những phương tiện chẩn đoán hiện đại để phát hiện sớm, nhất là trong ung thư đầu tuỵ. Mục tiêu: nhận xét kết quả bước đầu điều trị u tá tràng đầu tuỵ. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu các trường hợp u tá tràng đàu tuỵ được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa Sài Gòn từ 1 / 1 / 2003 đến 31 / 12 / 2012. Kết quả: Trong 10 năm chúng tôi thu thập được 56 trường hợp u tá tràng đầu tuỵ đươc chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn. Kết luận: Phẫu thuật triệt để (Whipple) thực hiện khi u nhỏ, ít xâm lấn vào mạch máu. Phẫu thuật cắt khối tá tràng-đầu tuỵ trong bệnh lý các khối u vùng tá tràng-đầu tuỵ là phẫu thuật phức tạp nhiều tai biến cũng như biến chứng trong và sau mổ. Để đạt kết quả tốt vấn đề quan trọng nhất vẫn là chỉ định điều trị. Đặt vấn đề: Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh hiệu quả của phương pháp thuyên tắc động mạch trong điều trị bảo tồn các tạng đặc trong chấn thương bụng kín. Kết luận: Phương pháp tắc mạch trong vỡ tạng đặc do chấn thương bụng kín cho thấy tính hiệu quả và khả thi trong việc ứng dụng kỷ thuật mới. Từ Khoá: Thuyên tắc động mạch, chấn thương bụng kín. Hiện nay, Hiệp hội kiểm soát chấn thương Hoa Kỳ đã công nhận thuyên tắc động mạch là một lựa chọn điều trị. Đánh giá tính hiệu quả của phương pháp tắc mạch trong vỡ tạng đặc chấn thương bụng kín. Phương pháp: Nghiên cứu lâm sàng, tiền cứu, không đối chứng. Đánh giá tính hiệu quả bằng cách so sánh lượng dịch bù trước và sau can thiệp, chỉ số sốc trước và sau khi can thiệp, và tổng số ngày điều trị. Xác định các hình ảnh niêm mạc mỏm móc viêm mạn có pôlíp Mục tiêu: Xác định hình ảnh mô học của mỏm móc sau phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp: 39 bệnh nhân đã được chẩn đoán viêm xoang mạn và được điều trị phẫu thuật. Kết quả: Các trường hợp viêm mạn có pôlíp là 17/39 ca (43,6%), với các biểu hiện pôlíp điển hình, các nang tuyến rất lớn trong lớp đệm và pôlíp vi thể. Kết luận: Những hình ảnh này giúp hiểu rõ hơn về sự tương quan giữa các thể viêm xoang và tổn thương mô học niêm mạc vùng mỏm móc. Sự phân bố genotype hcv dựa trên vùng “core”ở bệnh nhân viêm gan c tại bệnh viện đại học y dược tp. hcm bằng phương pháp real-time rt-pcr Mở đầu: Virus viêm gan C (Hepatitis C Virus - HCV) là một trong những nguyên nhân thường gặp gây viêm gan mãn, xơ gan và ung thư gan. Chúng tôi ghi nhận được dữ liệu của 47 bệnh nhân người nước ngoài.Có sự khác biệt về sự phân bố genotype HCV giữa bệnh nhân Việt Nam và bệnh nhân nước ngoài. Kết luận: Genotype 6 chiếm tỷ lệ cao nhất (52,7%). Có thể dùng phương pháp Real-time RT-PCR để xác định genotype HCV dựa trên vùng gen core trước khi điều trị bệnh viêm gan C. Từ khoá: genotype HCV, real-time RT-PCR, vùng core. HCV có 6 kiểu gen (genotype) và trên 30 thứ type (subtype), trong đó genotype 1 khó đáp ứng với điều trị Interferon. Xác định genotype HCV từ huyết thanh bệnh nhân Việt nam và nước ngoài bị viêm gan C bằng phương pháp Real-time RT-PCR dựa trên trình tự gen vùng “core ” của HCV. Xét nghiệm được thực hiện tại phòng Sinh học phân tử - Khoa Xét nghiệm – BV. Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ và mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Kiến thức chiếm tỷ lệ cao nhất biết sữa đầu tiên là sữa non 100%, lợi ích của sữa non 100%, lợi ích cho bé khi NCBSM là 100%, biết thời gian ăn dặm lúc 6 tháng tuổi của trẻ chiếm 96%, duy trì nguồn sữa chiếm 90,6%, lợi ích cho mẹ khi NCBSM là 88,6%, bé bú mẹ khi nào cai sữa chiếm 86,9%, thấp nhất không biết hạn chế của sữa công thức chiếm 23,7%. Thái độ NCBSM: Tỷ lệ chiếm cao nhất đồng ý bú mẹ sớm sau sanh càng sớm càng tốt chiếm 94%, bú mẹ hoàn toàn theo nhu cầu chiếm 94%, cho bé bú ban đem chiếm 90,8%, bú mẹ hoàn toàn 4 đến 6 tháng chiếm 90%, đồng ý lời khuyên lợi ích NCBSM là 88%, đồng ý NCBSM là biện pháp bảo vệ sức khoẻ cho mẹ và bé chiếm 86,6%, không đồng ý cho bé uống nước sau mỗi cử bú chiếm 86,5%, không đồng ý cho bú them sữa công thức vài ngày chờ sữa mẹ lên chiếm 86,3%. Thái độ, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Từ khoá: Sữa mẹ. Vài nhận xét trong điều trị bảo tồn lách không mổ ở người trưởng thành Trong thời gian 5 năm kể từ 11/1999 - 8/2004, chúng tôi lựa chọn và điều trị bảo tồn lách trong vỡ lách do chấn thương. CT thực hiện trong 53 trường hợp (67%). Độ I trong 16 trường hợp (20,3%); độ II trong 39 trường hợp (49,4%); độ III trong 21 trường hợp (26,6%) và độ IV trong 3 trường hợp (3,8%). Điều trị bao gồm nằm nghĩ trên giường, truyền dịch, thuốc cầm máu, giảm đau, kháng sinh dư phòng và sinh tố C. Thành công trong 78/79 trường hợp (98,7%), thất bại 1 trường hợp vỡ độ IV có chỉ định cắt lách; không có tử vong. 60 nam và 19 nữ, tuổi từ 7 -78, gặp nhiều nhất từ 20 - 30, tuổi trung bình 33,2 ± 16,4 là tuổi lao động trong dân số. 51 trường hợp (64,6%) cư trú ở nông thôn và 28 trường hợp (35,4%) ở thành phố Hồ Chí Minh. Vào viện phần lớn trong bệnh cảnh đa chấn thương là 41 trường hơp (51,9%), trong khi chấn thương bụng đơn thuần chỉ có 38 trường hợp (48,1%); điễm số độ nặng tổn thương trung bình 10,2 ± 8,7. Nguyên nhân thường gặp nhiều nhất là tai nạn giao thông trong 53 trường hợp (67,1%). Lâm sàng biểu hiện sốc mất máu rất ít trong 10 trường hợp (12,7%), sinh hiệu luôn ổn (huyết áp > 90 mmHg là 63 trường hợp (79,7%) và mạch < 100 l / p là 55 trường hợp (69,6%), truyền máu trong 11 trường hợp với 44 đv máu. trung bình mỗi trường hợp 4 đơn vị máu. Khám bụng ghi nhận bụng lỏm trong 65 trường hợp (82,3%), đau khu trú hạ sườn trái trong 66 trường hợp (83,5%), không có cảm ứng phúc mạc trong 66 trường hợp (83,5%). Dung tích hờng cầu trung bình 33,8 ± 5,9, dung tích hồng cầu không đổi tính từ lúc vào viện và sau 48 giờ trong 63 trường hợp (79,7%). Siêu âm không dịch trong 13 trường hợp (16,5%), ít dịch trong 44 trường hợp (55,7%) và lượng dịch vừa trong 17 trường hợp (21,5%). Kết quả tập di chuyển sớm cho người bệnh thay khớp gối tại bệnh viện đại học y dược thành phố hồ chí minh Đặt vấn đề: Phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối, đặc biệt là tập di chuyển sớm trong 24 giờ, đã được áp dụng tại Việt Nam; tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về hiệu quả của phương pháp này. Kết luận: Tập di chuyển sớm sau thay khớp gối là phương pháp tập luyện an toàn, góp phần cải thiện mức độ đau, lấy lại tầm vận động khớp, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm thiểu các biến chứng hậu phẫu. Từ khoá: thay khớp gối, tập di chuyển sớm, phục hồi chức năng, thời gian nằm viện Mục tiêu: Nghiên cứu này đánh giá kết quả của việc tập di chuyển sớm trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật thay khớp gối. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả hàng loạt ca được tiến hành tại Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh từ tháng 10/2019 đến tháng 06/2020. Kết quả: Có 31 người bệnh được tập di chuyển sớm sau thay khớp gối được đưa vào nghiên cứu. Thời gian nằm viện trung bình là 6,0 ± 0,9 ngày. Biên độ gập gối chủ động trung bình là 69 ⁰ và gập gối thụ động trung bình là 96 độ. Mức độ đau theo thang điểm VAS của người bệnh giảm dần từ ngày 1 đến ngày 5 sau phẫu thuật, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Không biến chứng hậu phẫu (nhiễm trùng, thuyên tắc mạch, viêm phổi, té ngã …) nào được ghi nhận. Gây tê ngoài màng cứng và gây tê tuỷ sống phối hợp trong phẫu thuật chỉnh hình chi dưới Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2007 khoa Gây mê Hồi sức bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Quốc tế Sài Gòn (SÀI GÒN - ITO) đã sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng và tê tuỷ sống phối hợp cho 65 bệnh nhân phẫu thuật Chỉnh hình từ 39-90 tuổi (trung bình 68,4 ± 11,2). Thời gian mổ trung bình 125,16 ± 14,5 phút. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả vô cảm của phương pháp gây tê ngoài màng cứng và gây tê tuỷ sống phối hợp trong phẫu thuật Chỉnh hình chi dưới. Phương pháp: Tiến cứu thử nghiệm lâm sàng. Nhịp tim, nhịp thở, huyết áp ít thay đổi trong suốt quá trình phẫu thuật, ít biến chứng. Kết luận: Qua nghiên cứu chúng tôi thấy kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng và gây tê tuỷ sống phối hợp là phương pháp có hiệu quả vô cảm tốt cho phẫu thuật Chỉnh hình chi dưới và ít tai biến. Mục tiêu: Đánh giá kết quả xạ hình SPECT chẩn đoán, theo dõi các trường hợp ung thư được xạ hình bằng máy SPECT ECAM - Siemens, tại khoa Y học hạt nhân và Ung bướu (YHHN & UB) bệnh viện Bạch Mai từ 6/2007 đến 6/2008. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu mô tả 4900 trường hợp ung thư được xạ hình bằng máy SPECT ECAM - Siemens, tại khoa Y học hạt nhân và Ung bướu (YHHN & UB) bệnh viện Bạch Mai từ 6/2007 đến 6/2008. Kết quả: - Với Tc99 m-MIBI, Xạ hình SPECT ung thư phổi, ung thư vú giúp phát hiện u nguyên phát, và hạch di căn, góp phần chẩn đoán bệnh, xác định giai đoạn và theo dõi di căn, tái phát sau điều trị. Vai trò của cộng hưởng từ trong đánh giá giai đoạn ung thư trực tràng Mở đầu: Ung thư đại trực tràng là bệnh thường gặp nhất trong ung thư đường tiêu hoá. Kết luận: Chụp cộng hưởng từ vùng chậu là phương tiện chẩn đoán hình ảnh chính xác để đánh giá giai đoạn ung thư trực tràng trước mổ. Ở Việt Nam, Ung thư trực tràng đứng hàng thứ hai sau ung thư dạ dày. Đánh giá giai đoạn bệnh trước mổ đóng vai trò quyết định trong việc chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp. Mục tiêu: Xác định vai trò của chụp cộng hưởng từ trong đánh giá giai đoạn ung thư trực tràng trước mổ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 64 bệnh nhân ung thư trực tràng được chụp cộng hưởng từ vùng chậu để đánh giá giai đoạn ung thư trực tràng trước mổ tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Kết quả: Cộng hưởng từ có thể đánh giá chính xác giai đoạn của ung thư trực tràng trong 87,5% các trường hợp. Độ nhạy và độ đặc hiệu của cộng hưởng từ khi đánh giá từng giai đoạn của u nguyên phát lần lượt là T2 (88,9% - 89,1%), T3 (92,9% - 92,3%), T4 (81,5 – 100%). Độ nhạy và độ đặc hiệu khi phát hiện hạch bạch huyết di căn là 90,3% và 63,6%. Đặc điểm tiền phẫu lâm sàng và cận lâm sàng các trường hợp tứ chứng fallot dưới 17 tuổi được phẫu thuật tại bệnh viện chợ rẫy Mục tiêu: xác định đặc điểm tiền phẫu lâm sàng và cận lâm sàng các trường hợp tứ chứng Fallot dưới 17 tuổi được phẫu thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy. Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi cho rằng cần phải thiết kế chiến lược điều trị hợp lý trong những năm tới để bệnh nhân tứ chứng Fallot được chẩn đoán và phẫu thuật sớm, chuẩn bị tiền phẫu đầy đủ, nhằm làm giảm yếu tố nguy cơ trong và sau phẫu thuật. Phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca Kết quả: Từ tháng 1/2005 đến tháng 6/2008, 50 bệnh nhân tứ chứng Fallot dưới 17 tuổi đã được phẫu thuật tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Đa số bệnh nhân là nam (tỷ lệ nam: nữ = 2:1), 84% cư ngụ ở tỉnh. Triệu chứng xuất hiện trước 1 tuổi chiếm 88%, với triệu chứng thường gặp là tím, mệt, tím ngất, nhưng được chẩn đoán sớm trước 1 tuổi chỉ có 76%. Siêu âm tim và MSCT đều rất có giá trị trong chẩn đoán xác định tứ chứng Fallot và các tổn thương phối hợp, đồng thời việc cập nhật các giá trị Z về kích thước tim giúp chỉ định, lựa chọn phương pháp và tiên lượng phẫu thuật. Áp dụng phương pháp benchekroun trong tạo hình miệng chuyển lưu nước tiểu có kiềm chế tại bệnh viện bình dân Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật Benchekroun trong tạo hình miệng chuyển lưu nước tiểu có kiềm chế. Vật liệu & phương pháp: Ap dụng trên những bệnh nhân bị tiểu không kiểm soát mà điều trị nội khoa hay những biện pháp ngoại khoa khác thất bại, mà việc thực hiện tự thông tiểu sạch cách quãng qua ngả niệu đạo không thích hợp. Van chuyển lưu được thực hiện trên thành bàng quang nguyên thuỷ hay trên bàng quang tân tạo bằng ruột. Kết quả: 16 trường hợp tạo hình miệng chuyển lưu nước tiểu có kiềm chế theo phương pháp van thuỷ lực Benchekroun đã được thực hiện tại bệnh viện Bình Dân từ năm 1999 - 2005. Theo dõi được 15 trường hợp với thời gian theo dõi từ 12 - 48 tháng cho thấy tỉ lệ thành công của miệng chuyển lưu là 11/15 (73,3%). Kết luận: Tác giả nhận thấy đây là một phương pháp chuyển lưu nước tiểu có kiềm chế với ý tưởng rất thông minh, kỹ thuật mổ đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao, giúp các bệnh nhân bị bệnh lý bàng quang thần kinh có thể thực hiện dễ dàng phương pháp tự thông tiểu sạch cách quãng qua miệng chuyển lưu Đường đi của lồi cầu trong mặt phẳng đứng dọc đối với từng loại khớp cắn theo phân loại angle Các đối tượng được khám lâm sàng để xác định khớp cắn bên phải và bên trái, và ghi trục lồi cầu với bộ ghi trục Quick – Axis để xác định góc đường đi của lồi cầu trong mặt phẳng đứng dọc ở khớp thái dương hàm bên phải và bên trái. Các số liệu được nhập và xử lí bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả: 70 đối tượng chọn được đánh giá độc lập cho mỗi bên khớp thái dương hàm và giá trị trung bình của góc đường đi của lồi cầu trong mặt phẳng đứng dọc tương ứng ở bên phải và bên trái cho từng loại khớp cắn là: loại I 40,700 (27 đối tượng) và 42,460 (37 đối tượng), loại II 42,250 (22 đối tượng) và 45,970 (13 đối tượng), loại III 43,220 (21 đối tượng) và 41,590 (20 đối tượng). Góc đường đi của lồi cầu ở khớp cắn loại II cao hơn loại I và III, nhưng kiểm định Kruskal-Wallis cho thấy sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết luận: đường đi của lồi cầu trong mặt phẳng đứng dọc có sự thay đổi đáng kể giữa các cá thể, và không phụ thuộc vào tương quan khớp cắn theo phân loại Angle. Từ khoá: đường đi của lồi cầu trong mặt phẳng đứng dọc, phép ghi trục, loại I, loại II, loại III. Tác giả nêu những khó khăn trong chẩn đoán và điều trị nhân hai trường hợp chấn thương tá tràng phức tạp. Một trường hợp tiến hành cắt khối tá tuỵ cấp cứu trên bệnh nhân vỡ tá tràng đã mổ hai lần. Trường hợp kia được chẩn đoán là một áp xe khu trú do vỡ tá tràng, phẫu thuật dẫn lưu đơn giản. Cả hai trường hợp đều có kết quả tốt và xuất viện. Giá trị của các kỹ thuật: quan sát trực tiếp, kat- katz và sasa trong chẩn đoán nhiễm giun móc, giun lươn Mục tiêu nghiên cứu: xác định giá trị của các phương pháp quan sát trực tiếp (QSTT), Kato-Katz (KK), Sasa (SS) trong chẩn đoán nhiễm giun móc, giun lươn ở học sinh cấp 1 & 2 huyện Củ Chi, Tp. Đối với giun lươn, cấy phân SS nhạy hơn QSTT 9,6 [3,84 - 30,9] lần (21,3% so với 91,8%). Kết luận và kiến nghị: mẫu khảo sát thuộc cộng đồng nhiễm giun móc nhóm III và nhiễm giun lươn nhẹ. Phối hợp QSTT mẫu phân cố định với kỹ thuật KK là lựa chọn ưu tiên để phát hiện bệnh trong vùng nội dịch giun móc và giun lươn tại Việt Nam. Ở bệnh viện, nên khuyến cáo sử dụng cấy phân Sasa đối với cơ địa cần điều trị corticoides kéo dài nhưng nghi ngờ bị nhiễm giun lươn. Thời gian tối ưu từ lúc chuẩn bị hoàn tất tiêu bản KK đến khi được phép đọc là 30 - 45 phút với điều kiện nhiệt độ phòng khoảng 28oC - 29oC. HCM.Phương pháp: nghiên cứu được tiến hành theo thiết kế mô tả cắt ngang trên 2.778 trẻ học cấp 1 & 2 huyện Củ Chi, TP. Mỗi mẫu phân được xét nghiệm bằng quan sát trực tiếp, Kato-Katz, cấy phân Sasa và so sánh với tiêu chuẩn vàng là tập hợp hội các kết quả dương tính của ba kỹ thuật đối với giun móc, của hai kỹ thuật quan sát trực tiếp và Sasa đối với giun lươn. Độ nhạy (Sp), giá trị tiên đoán âm (PV -), trung bình thời gian tiêu biến trứng, tỉ lệ nhiễm, trung bình cường độ nhiễm được phân tích bằng Stata 8.0 ở ở mức tin cậy 95%, OR [KTC 95%]. Kết quả: tỉ lệ nhiễm và trung bình nhân số trứng trong 1 gram phân là 33,87% và 3,89 [3,5 - 4,3] với mức độ nhiễm trung bình-nặng là 4,52%. Nhìn chung, trong chẩn đoán giun móc, QSTT, KK và SS có độ nhạy lần lượt là 40,4%, 68,9%, 56,4% và giá trị tiên đoán dương là 76,6%, 86,2%, 81,8%. Ở nhóm nhiễm nặng, QSTT và SS phát hiện giun móc mạnh gấp KK 3,08 lần và 5 lần; cặp SS-QSTT hiệu quả hơn 5,91 và 4,26 lần so với cặp KK-QSTT và KK-SS. Thời gian thích hợp để đọc tiêu bản KK sau khi chuẩn bị hoàn tất là 30 - 45 phút, nếu vượt quá, trứng có thể tiêu biến theo dạng tiêu phôi (75,53%) hoặc teo nhỏ (27,47%). Nghiên cứu đa trung tâm theo dõi đến 8 năm: hiệu quả của phẫu thuật bắc cầu mạch vành dùng hai động mạch ngực trong Đặt vấn đề: Cầu nối động mạch đã được chứng minh là có tỷ lệ thông nối lâu dài hơn hẳn cầu nối tĩnh mạch. Tỷ lệ nhồi máu cơ tim sau mổ, suy thận cấp, nhiễm trùng xương ức lần lượt là 3%, 3% và 0,5%. Tỷ lệ tử vong sau mổ 2%. Thời gian theo dõi sau mổ trung bình 44 tháng, dài nhất 93 tháng. Có ba trường hợp tử vong không do nguyên nhân tim. 90,2% không đau ngực hoặc CCS I. 96,4%% NYHA I hoặc II. Kết luận: Phẫu thuật bắc cầu mạch vành dùng hai động mạch ngực trong khả thi, an toàn và có kết quả theo dõi lên tới 8 năm khả quan với tỷ lệ thông cầu nối cao. Từ khoá: phẫu thuật bắc cầu mạch vành, cầu nối hai động mạch ngực trong. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá tính khả thi, an toàn và kết quả dài hạn của phẫu thuật bắc cầu mạch vành dùng hai động mạch ngực trong trên bệnh nhân Việt Nam. Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm R. Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 202 bệnh nhân bắc cầu mạch vành dùng hai ĐMNT. Tuổi trung bình 55,5 ± 7,8 tuổi. Chỉ số EuroSCORE trung bình là 2,8 ± 2,3%. Tổng số có 691 cầu nối trong đó có 607 cầu nối động mạch ngực trong được thực hiện trên 202 bệnh nhân, mỗi bệnh nhân trung bình được ghép 3,4 cầu nối trong đó có 3 cầu động mạch ngực trong. Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở các trường hợp vô sinh Viêm nhiễm sinh dục là nguyên nhân thường gặp nhất khiến người phụ nữ đến gặp bác sĩ phụ khoa và đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến vô sinh. Chẩn đoán và điều trị kịp thời viêm nhiễm sinh dục là một trong những biện pháp hữu hiệu để phòng tránh vô sinh về sau. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở những trường hợp vô sinh và xác định một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 92 trường hợp vô sinh đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế thông qua khám lâm sàng, soi tươi và nhuộm gram dịch âm đạo, nuôi cấy vi sinh, xét nghiệm Chlamydia từ dịch ống cổ tử cung, thử nghiệm huyết thanh giang mai. Kết quả: Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới chiếm 42,4%. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 29,29 ± 5,97, thời gian mong con trung bình là 2,83 ± 2,47. Hình thái viêm nhiễm hay gặp nhất là viêm âm hộ, âm đạo phối hợp (28,3%); Tác nhân gây viêm nhiễm sinh dục dưới theo thứ tự thường gặp là viêm âm đạo vi khuẩn, nấm và Chlamydia. Các yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới như độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, địa dư, phân loại vô sinh, thói quen thụt rửa âm đạo, nguồn nước sinh hoạt, tiền sử viêm nhiễm đường sinh dục dưới. Kết luận: Viêm nhiễm đường sinh dục dưới chiếm tỷ lệ đáng kể ở các trường hợp vô sinh. Việc chẩn đoán và điều trị ở các đối tượng này là cần thiết để tăng khả năng mang thai cũng như để hạn chế các ảnh hưởng về sau cho thai kỳ. Mục tiêu: Đánh giá vai trò điều trị hỗ trợ của làm dính màng phổi bằng talc qua ống dẫn lưu màng phổi trong điều trị tràn khí màng phổi tự phát thứ phát (TKMPTPTP). Sau thời gian theo dõi từ 1 - 4 năm, tỉ lệ TKMP tái phát là 8,82% và biến chứng muộn là đau ngực nhẹ (44,12%) (chỉ xảy ra khi gắng sức nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động hàng ngày). Không trường hợp tử vong nào có liên quan đến nguyên nhân gây ra do talc. Đồng thời, không có xảy ra những biến chứng trầm trọng (suy hô hấp cấp, tụt huyết áp,...) trong thời gian theo dõi sau LDMP bằng talc. Kết luận: Làm dày dính màng phổi bằng talc qua ODLMP có hiệu quả và an toàn trong điều trị TKMPTPTP. Phương pháp nghiên cứu: Thực nghiệm can thiệp điều trị lâm sàng. Kết quả: từ 01/2002 đến 12/2006, có 123 trường hợp TKMPTPTP (gồm 109 nam giới, 14 nữ giới). Tỉ lệ mắc bệnh nam: nữ là 7,7 9:1. Phần lớn xảy ra ở lứa tuổi trên 40 tuổi (95,12%). Tuổi trung bình là 62,3 (từ 21 - 85 tuổi). TKMPTPTP tái phát gặp nhiều hơn TKMPTPTP lần đầu tiên nhưng không đáp ứng với đặt ODLMP (thời gian đặt ODLMP kéo dài quá 7 - 10 ngày) (76,42% so với 23,58%). Tỉ lệ thành công của LDMP bằng talc qua ODLMP (tính đến thời điểm xuất viện) là 93,5% với thời gian trung bình lưu ODLMP là 3,89 ngày (giới hạn từ 1 - 21 ngày). Ba biến chứng sớm là đau ngực (53,66%), sốt (26,02%) (xảy ra ngay trong vòng 4 giờ đầu tiên) và ho khan (28,46%) (xảy ra trong khoảng 4 - 12 giờ sau bơm talc màng phổi). Ngoài ra, có 3 trường hợp mủ màng phổi nhưng đáp ứng tốt với điều trị kháng sinh. Điều trị mất vững khớp gối do đứt dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau Mở đầu: Dây chằng chéo trước (DCCT) và dây chằng chéo sau (DCCS) là hai dây chằng chính giữ vững khớp gối. Lực chấn thương thường từ mức trung bình đến cao đủ để gây trật khớp gối. Tai bệnh viện chúng tôi là trung tâm chuyên sâu về chấn thương chỉnh hình trong cả nước, có rất nhiêu bệnh nhân bị chấn thương do tai nạn thể thao cũng như tai nạn khác bị tổn thương nặng nhiều dây chằng của khớp gối được gởi đến để điều trị. Chúng tôi bắt đầu tiến hành phẫu thuật nội soi tái tạo cả hai DCCT và DCCS vào năm 2008. Tỷ lệ bệnh loãng xương và các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân ≥ 50 tuổi tại khoa nội bvđkkv cái nước-cà mau Mục tiêu: Xác định tỷ lệ loãng xương và các yếu tố nguy cơ loãng xương tại bệnh viện huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau.Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành năm 2009. Kết quả: Có 154 nữ và 106 nam từ 50 tuổi trở lên. Tỷ lệ loãng xương 21, 53%,. Tuổi càng cao thì tỷ lệ loãng xương càng nhiều (p < 0, 05). Trong 71 trường hợp gãy xương đốt sống tỷ lệ loãng xương 53, 5% (p > 0, 05). Trong phân tích hồi quy đa biến; tuổi cao và nhẹ cân cả hai có liên quan đến BMD (r= 0, 63, p < 0, 05). Trong phân tích hồi quy logistic; tuổi cao, nhẹ cân, và mật độ xương thấp đều có liên quan đến gãy đốt sống.Kết luận: Tỷ lệ loãng xương 21, 53%. Trong 71 trường hợp gãy xương đốt sống tỷ lệ loãng xương 53, 5%. Tuổi cao, nhẹ cân, mật độ xương thấp đều có liên quan đến gãy xương đốt sống. Nghiên cứu đặc điểm tế bào học tổn thương dạng nang của tuyến giáp Đặt vấn đề: Chẩn đoán tế bào học và xử trí các tổn thương dạng nang của tuyến giáp bằng chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) là một trong những thách thức trong chẩn đoán và điều trị cho cả các bác sĩ giải phẫu bệnh và lâm sàng vì có nhiều hình ảnh chồng lấn giữa các thực thể bệnh khác nhau từ lành tính đến ác tính. Từ khoá: Tổn thương dạng nang tế bào học tuyến giáp Do đó, nghiên cứu này đưa ra nhằm chẩn đoán tổn thương dạng nang cụ thể hơn, có hướng gợi ý cho nhà lâm sàng, để quyết định điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Mục tiêu: Xác định đặc điểm tế bào học tổn thương dạng nang tuyến giáp có đối chiếu với kết quả giải phẫu bệnh. Phương pháp nghiên cứu: mô tả hồi cứu cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu: 91 trường hợp tế bào học tuyến giáp được chẩn đoán tổn thương dạng nang từ 01/9/2013 đến 31/3/2015. Carcinôm tuyến giáp dạng nang có đặc điểm tế bào học không khác bướu tuyến tuyến giáp, nhưng hiếm gặp (1,2%). Carcinôm tuyến giáp dạng nhú (CTGDN) biến thể nang, ngoài đặc điểm tế bào tạo nang nhỏ, có 100% TH biến đổi nhân kiểu CTGDN. Kết luận: dựa vào nhiều đặc điểm như: keo giáp, mật độ tế bào, cách sắp xếp mảng tế bào, nang nhỏ, sự chồng chất nhân và đặc điểm biến đổi nhân, có thể đưa ra chẩn đoán “Tổn thương dạng nang ” cụ thể hơn, có hướng gợi ý hơn. Kỹ thuật “lỗ khuy áo” – phương pháp được chọn lựa trong điều trị dị tật chuyển vị dương vật bìu Đặt vấn đề: Dị tật chuyển vị dương vật bìu là một dị tật bẩm sinh không thường gặp của cơ quan sinh dục ngoài. Đa số các phương pháp phẫu thuật đã được đề xuất trước đây là sử dụng các vạt da xoay mở rộng để đưa bìu về vị trí đúng. Chúng tôi báo cáo một kỹ thuật hoàn toàn khác để sửa tật chuyển vị dương vật bìu bằng cách di chuyển dương vật chứ không phải bìu đó là kỹ thuật “Lỗ khuy áo ” và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị dị tật chuyển vị dương vật bìu ở trẻ em bằng kỹ thuật“ Lỗ khuy áo ”. Kết quả: Có 72,7% trường hợp có kết quả tốt hoàn toàn với thẩm mỹ đẹp. Không có biến chứng cần phẫu thuật lại. Đặc điểm hình ảnh học bất thường tai trong trên bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hình ảnh học bất thường tai trong trên bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Từ khoá: phẫu thuật cấy ốc tai điện tử, bất thường tai trong Kết quả: Có 12 trường hợp bất thường giải phẫu tai trong (7,59%): 6 trường hợp phát triển không hoàn toàn loại 2 (chiếm tỉ lệ cao nhất, 50%), 3 trường hợp cốt hoá ốc tai (25%), 2 trường hợp ốc tai kém phát triển loại 3 (16,67%) và 1 trường hợp phát triển không hoàn toàn loại 3 (8,33%). Các bất thường tiền đình kèm theo bao gồm 4 trường hợp ống bán khuyên ngang dạng nang (33,33%), 2 trường hợp giãn rộng cống tiền đình (16,67%) và 1 trường hợp không có cả ba ống bán khuyên (8,33%). Khi phẫu thuật cấy ốc tai điện tử với bệnh nhân bất thường giải phẫu tai trong, thời gian phẫu thuật sẽ dài hơn (trung bình 18,5 phút), phẫu thuật viên sẽ gặp khó khăn hơn trong việc xác định cửa sổ tròn và tỉ lệ chảy dịch não tuỷ trong lúc phẫu thuật cao hơn (16,67%). Kết luận: Các bất thường giải phẫu tai trong hiện nay vẫn là một thử thách đối với các phẫu thuật viên khi phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Việc nắm vững kiến thức về các bất thường này sẽ giúp phẫu thuật viên lập kế hoạch cho việc phẫu thuật để đạt được hiệu quả tốt nhất. Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng của xuất huyết não – màng não ở trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân dưới 15 ngày tuổi tại bệnh viện nhi đồng i Trên trẻ sinh non nhẹ cân, xuất huyết não - màng não (XHN – MN) là một bệnh lý nguy cơ thường gặp, có tỷ lệ tử vong còn khá cao, di chứng ảnh hưởng trầm trọng và lâu dài trên tương lai phát triển của trẻ. 54,2% trẻ bệnh được xác định có tiêm vitamin K1 sớm trong 24 giờ đầu. 90,4% trẻ XHN có bệnh lý phối hợp, chiếm tỷ lệ cao là nhiễm khuẩn sơ sinh (50,7%), còn ống động mạch (45,3%), viêm phổi (29,3%), nhiễm khuẩn bào thai do Rubella (26,7%). 53% trẻ XHN có dị tật bẩm sinh đi kèm, thường gặp là tồn tại lỗ bầu dục (50%), thông liên nhĩ (47,8%). 70% trẻ XHN cần các hình thức hô hấp hỗ trợ trong quá trình điều trị. 33,7% trẻ bệnh có biểu hiện thiếu máu trên lâm sàng. 49,4% có các dấu hiệu thần kinh, trong đó thường gặp là không bú được (42,2%) và giảm trương lực cơ (24,4%). 42,2% trẻ XHN có thiếu máu ở ngưỡng Hemoglobin < 13, 5g / dl. Trẻ bệnh có Hct trung bình: 40,01 ± 9,53 (%), Hb trung bình: 13,76 ± 3,57 (g / dl), tiểu cầu trung bình: 148.000 / m m3 ± 12.370 / m m3. 60,4% trẻ XHN được xác định có toan chuyển hoá. Khảo sát các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng có liên quan đến xuất huyết não - màng não ở trẻ sinh non nhẹ cân góp phần nhận biết và phát hiện sớm bệnh. Siêu âm não xuyên thóp phát hiện 54% trường hợp XHN trong tuần đầu. Gần 76% XHN ở cả hai bên. 36,1% trường hợp có dạng xuất huyết cấp, 63,9% dạng bán cấp. Trên phân tích đa biến, XHN liên quan có ý nghĩa với các trường hợp cần hồi sức chống sốc / ngưng tim - ngưng thở ngay lúc nhập viện (p = 0,016); trẻ có hô hấp hỗ trợ (p = 0,041); tiểu cầu thấp < 50.000 / m m3 (p = 0,015); nhiễm khuẩn Rubella (p = 0,017). Kết luận: Tỷ lệ XHN trên trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân chứng tỏ bệnh khá phổ biến. Cần quan tâm phát hiện sớm bệnh trên tất cả trẻ nhập viện, đặc biệt trên các trẻ đã có hồi sức chống sốc, ngưng tim – ngưng thở ngay lúc nhập viện, trẻ có hô hấp hỗ trợ, có tiểu cầu thấp, trẻ nhiễm khuẩn Rubella. Thực hiện siêu âm não tầm soát trong tuần đầu tạo điều kiện phát hiện bệnh sớm. Mục tiêu: Xác định đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng của XHN –MN ở trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân (< 37 tuần và < 2500 g) dưới 15 ngày tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng I và mối liên quan giữa một số các đặc điểm này với XHN – MN. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả (hồi cứu và tiến cứu) và phân tích. Kết quả: Trong 336 trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân đủ tiêu chuẩn đưa vào nhóm nghiên cứu, 83 trẻ có siêu âm não xuyên thóp xác định có xuất huyết não, không có trường hợp xuất huyết màng não nào được ghi nhận. Tỷ lệ XHN tương ứng là 24,7%. Tỷ lệ XHN theo phân độ: 96,4% độ I (80/83); 1,2% độ II (1/8 3); 0% độ III (0/83); 2,4% độ IV (2/8 3). Trẻ nam mắc bệnh nhiều hơn. Tỷ lệ nam: nữ tương ứng là 1,18: 1. Nghiên cứu công thức và quy trình bào chế viên bao tan trong ruột rabeprazol natri 20 mg Mục tiêu: Xây dựng công thức và quy trình bào chế viên bao tan trong ruột rabeprazol natri 20 mg (RBPZ). Kết luận: Đã nghiên cứu thành công công thức và quy trình bào chế viên bao tan trong ruột RBPZ 20 mg đạt tiêu chuẩn cơ sở. Từ khoá: Rabeprazol natri, bao tan trong ruột, Eudragit L-100 Phương pháp: Điều chế viên nhân bằng phương pháp dập thẳng hoặc xát hạt ướt. Lớp bao lót hypromelose (HPMC) hoặc ethylcelulose (EC) và lớp bao tan trong ruột Eudragit L-100 55 được thăm dò để tìm ra hệ bao phù hợp nhất. Nâng cấp lên cỡ lô 20000 viên. Quy trình định lượng RBPZ trong chế phẩm và trong thử nghiệm độ hoà tan được tiến hành theo tiêu chuẩn cơ sở và được thẩm định theo quy định hiện hành. Chế phẩm được theo dõi độ ổn định trong điều kiện lão hoá cấp tốc và điều kiện dài hạn theo quy định của ASEAN. Kết quả: Công thức viên nhân gồm tá dược ổn định B, manitol, L-HPC với tỷ lệ thích hợp. Phương pháp xát hạt ướt với ethanol 96% được lựa chọn, sử dụng hệ HPMC làm lớp bao lót và hệ Eudragit L 100-55 làm lớp bao tan trong ruột. Quy trình định lượng RBPZ trong chế phẩm và trong thử nghiệm độ hoà tan được xây dựng và thẩm định đạt yêu cầu. Nghiên cứu gây mê phối hợp cân bằng trong phẫu thuật sỏi mật ở bệnh nhân lớn tuổi Rối loạn về huyết động học trong lúc gây mê có mối liên quan với bệnh nhân có bệnh lý đi kèm trước mổ. Đặt vấn đề: Túi thừa Meckel là bất thường bẩm sinh phổ biến nhất của đường tiêu hoá, tần suất từ 2% - 4% dân số. Kết quả: Bệnh nhân được phẫu thuật cầm máu và cắt đoạn ruột chứ túi thừa xuất huyết, không xảy ra biến chứng. Kết luận: Túi thừa Meckel là một bất thường bẩm sinh phổ biến ở ruột non. Biến chứng xuất huyết từ túi thừa thường gặp trong xuất huyết tiêu hoá ở trẻ em, ít gặp ở người lớn cho nên dễ bị bỏ qua. Ngày nay với sự hiểu biết sâu về mô phôi, bệnh học và XQ can thiệp (DSA), nội soi ruột non … có thể giúp chẩn đoán sớm hơn biến chứng chảy máu túi thừa Meckel. Từ khoá: túi thừa Meckel Mục tiêu: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng chẩn đoán xuất huyết túi thừa Meckel. Đánh giá kết quả điều trị xuất huyết túi thừa Meckel. Nghiên cứu tạo β-cyclodextrin từ dịch xử lý tinh bột với cgtase cố định Mở đầu: Cyclodextrin (CD) là các oligosaccharide dạng vòng chứa 6, 7, 8 đơn vị glucose liên kết với nhau bằng liên kết α-1 -4 glycosid, trong đó β-cyclodextrin (β-CD) được sử dụng nhiều nhất. Kết luận: Xác định được điều kiện tối ưu của phản ứng vòng hoá từ dịch xử lý tinh bột bằng enzym cố định trên alginat với lượng β-CD tạo thành là 181,7 g / L. Từ khoá: β-CD; CGTase; enzym cố định; alginat, dịch tinh bột xử lý. CD được sản xuất nhờ xúc tác của enzym cyclodextrin glucanotransferase. Enzym này có tác dụng vòng hoá tạo CD từ các cơ chất có liên kết α-1, 4 - glycosid như tinh bột, amylose, amylopectin, dextrin, maltodextrin, hoặc glycogen. Mục tiêu: Trong nghiên cứu này chúng tôi nghiên cứu việc tạo β-CD từ dịch tinh bột xử lý với enzym cố định trên alginat. Phương pháp: Khảo sát các điều kiện tạo β-CD từ enzym cố định bao gồm: nồng độ dịch tinh bột xử lý, lượng CGTase, thời gian phản ứng. Sản xuất β-CD theo qui trình sử dụng dung môi là cyclohexan. Số lần tái sử dụng enzym sau cố định được xác định bằng số lần sử dụng enzym cho đến khi hoạt tính hay hiệu suất chuyển đổi tinh bột thành β-CD còn khoảng 50% so với ban đầu. Kết quả: Xác định được điều kiện tối ưu của phản ứng tạo β-CD từ dịch xử lý tinh bột với enzym cố định là: nồng độ dịch tinh bột xử lý 26%, thời gian phản ứng 61 h, lượng enzym CGTase là 2,91 KU / L. Hiệu suất chuyển đổi từ tinh bột thành β-CD là 51%. Và enzym CGTase có khả năng tái sử dụng 5 lần trong quy trình tạo β-CD. Đặt vấn đề: Cường aldosterone nguyên phát (CANP) là nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát thường gặp nhất. Kết luận: Đột biến KCNJ5 thường gặp ở bệnh nhân CANP do bướu thượng thận. Cần có những nghiên cứu tiếp theo đánh giá tác động lên biến cố tim mạch của đột biến KCNJ 5. Từ khoá: cường aldosterone nguyên phát do bướu thượng thận 1 bên, đột biến gen KCNJ5 Các nghiên cứu gần đây cho thấy đột biến ở gen KCNJ5 có liên quan với cơ chế bệnh sinh của CANP do bướu thượng thận 1 bên. Hiện nay tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về tần suất và đặc điểm của đột biến gen KCNJ5 ở bệnh nhân CANP do bướu thượng thận. Mục tiêu: Xác định tần suất và đặc điểm của đột biến gen KCNJ5 ở bệnh nhân cường aldosterone nguyên phát do bướu thượng thận 1 bên được phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, quan sát, thực hiện trên các bệnh nhân được chẩn đoán cường aldosterone nguyên phát do bướu thượng thận 1 bên và được phẫu thuật cắt tuyến thượng thận. Sau phẫu thuật DNA được tách chiết từ mô tươi bệnh phẩm u tuyến, sau đó được khuếch đại và giải trình tự bằng kỹ thuật Sanger tìm đột biến KCNJ 5. Kết quả: 58,8% (20/3 4) bệnh nhân CANP do bướu thượng thận một bên được phẫu thuật có đột biến KCNJ 5. So với bệnh nhân không đột biến KCNJ5, bệnh nhân có đột biến KCNJ5 có tuổi trẻ hơn (42,1 ± 8,9 tuổi so với 49,2 ± 9,9 tuổi, p= 0,017), có thời gian bị tăng huyết áp ngắn hơn (5,8 ± 3,5 năm so với 10,0 ± 5,7 năm, p= 0,006), có nồng độ kali máu thấp nhất thấp hơn (2,5 ± 0,6 so với 2,9 ± 0,5 mmol / L, p= 0,04). Ngoài ra, bệnh nhân có đột biến KCNJ5 có kích thước bướu thượng thận lớn hơn (21,4 ± 5,5 so với 19,6 ± 6,9 mm) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p= 0,2. Khảo sát kiến thức - thái độ - hành vi về việc tầm soát ung thư cổ tử cung của nữ nội trợ từ 18 - 65 tuổi tại thành phố hồ chí minh từ 25/2/2008 đến 11/5/2008 Đặt vấn đề: Ung thư cổ tử cung là một trong hai loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới.Mục tiêu: Khảo sát kiến thức - thái độ - hành vi về việc tầm soát ung thư cổ tử cung của nữ nội trợ từ 18-65 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh.Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên đối tượng là nữ nội trợ sống tại thành phố Hồ Chí Minh từ 25/02/2008 đến 11/05/2008. Số liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn từ 768 nữ nội trợ.Kết quả: Kết quả cho thấy tỷ lệ nữ nội trợ có kiến thức khá-tốt về ung thư cổ tử cung và tầm soát bệnh là 27,7%. Có 75,7% nữ nội trợ cho rằng tầm soát ung thư cổ tử cung là cần thiết. Trong số những nữ nội trợ đã có quan hệ tình dục, tỷ lệ người có đi khám phụ khoa kiểm tra trong vòng 3 năm qua là 23,3% và chỉ có 12% là có chủ động đi khám phụ khoa định kỳ 6-12 tháng. Trong số những nữ nội trợ đã từng khám phụ khoa kiểm tra, chỉ có 19,3% biết mình có được làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung.Kết luận: Cần có những kế hoạch nâng cao kiến thức và sự quan tâm đúng mức về chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung cho các nữ nội trợ. Đặt vấn đề: Lo âu và trầm cảm sau sinh là những vấn đề phổ biến và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của phụ nữ sau sinh, hậu quả trầm trọng và đáng lo ngại nhất của trầm cảm sau sinh là tự tử và gây hại cho đứa trẻ của mình. Nghiên cứu nhằm đánh giá tỷ lệ lo âu, trầm cảm và các yếu tố liên quan trong nhóm phụ nữ sau sinh. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ lo âu và trầm cảm của phụ nữ sau sinh và các yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích trên 200 phụ nữ sau sinh tại bệnh viện Sản nhi Phú Yên. Kết quả: Tỷ lệ phụ nữ sau sinh 4-6 tuần có dấu hiệu lo âu, trầm cảm lần lượt là 31%, 22% và nhóm phụ nữ có cả hai triệu chứng lo âu và trầm cảm chiếm tỷ lệ 21,5% trong đó 37,2% phụ nữ cho biết đã có ý định tự tử trong 7 ngày trước đó. Nghiên cứu tìm thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa lo âu trầm cảm sau sinh với các yếu tố: đặc điểm nơi ở, chuẩn bị tâm lý trước sinh, tình cảm vợ chồng, chồng sử dụng rượu bia, lo lắng phiền muộn về các vấn đề trong cuộc sống và tình trạng mất ngủ sau sinh. Kết luận: Giáo dục sức khoẻ, cung cấp kiến thức, tư vấn cho phụ nữ trước và sau sinh về các vấn đề chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em là một trong những bước dự phòng hiệu quả lo âu trầm cảm của phụ nữ sau sinh. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. Đặt vấn đề: Chấn thương và tử vong do tai nạn giao thông đường bộ là một trong những mối quan tâm hàng đầu ở nhiều quốc gia. Số nhập viện, chấn thương, tử vong ở các bệnh viện lần lượt là: Chợ Rẫy (26.023; 18.355; 1.129), Chấn thương chỉnh hình (11.962; 11.960; 2), Trưng Vương (508; 2.042; 8). 3 nhóm giải pháp chính hạn chế tai nạn giao thông: truyền thông nâng cao nhận thức, thực thi xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng. Kết luận: Tai nạn giao thông ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ thể chất, tinh thần và kinh tế của người bị thương và người thân trong gia đình. Giảm tai nạn giao thông cần huy động sự góp sức của lãnh đạo chính quyền, các ban ngành đoàn thể và toàn thể cộng đồng. Từ khoá: Giao thông, giao thông và sức khoẻ Tai nạn giao thông (TNGT) và chấn thương là chủ đề chính được thảo luận ở các thành phố lớn, bao gồm thành phố Hồ Chí Minh (TP. Tại Việt Nam, số các trường hợp chấn thương trong một năm (2007) có thể đạt 115.666 vụ và tử vong do tai nạn giao thông có thể đạt 4.040 vụ (2007) (1) Mục tiêu nghiên cứu: Xác định nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh; gánh nặng về sức khoẻ, kinh tế, ảnh hưởng của tai nạn giao thông lên cuộc sống hàng ngày của người bị tai nạn giao thông và gia đình họ. Qua đó, đề xuất giải pháp nhằm hạn chế số vụ tai nạn giao thông, cải thiện tình trạng giao thông đường bộ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính (2 phỏng vấn sâu đại diện Ban An toàn giao thông TP. HCM và Phòng Cảnh sát giao thông huyện Củ Chi, 05 thảo luận nhóm cộng đồng tại Củ Chi), kết hợp hồi cứu số liệu tại Ban An toàn giao thông TP. HCM (Chợ Rẫy, Chấn thương chỉnh hình, Trưng Vương) Kết quả: 5 nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông thuộc về ý thức người dân: lưu thông không đúng phần đường, vi phạm tốc độ, không chú ý quan sát, tránh / vượt không đúng qui định, bộ hành qua đường không đúng qui định (Báo cáo của Ban An toàn giao thông). Gây tê đám rối thần kinh cánh taydưới hướng dẫn của máy kích thích thần kinh Mục đích: Nghiên cứu gây tê thần kinh cánh tay để phẫu thuật vùng cánh, cẳng hay bàn tay và giảm đau sau mổ. Bên cạnh đó phương pháp vô cảm này còn có thể được áp dụng để giảm đau sau mổ trong một thời gian khá dài (khoảng 4 -8 giờ / liều bolus). Kỹ thuật thực hiện tương đối đơn giản và ít tốn kém hơn so với gây mê toàn thân. Từ khoá: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay, máy kích thích thần kinh cơ. Theo dõi: mạch, huyết áp, SpO2, nhịp thở trước, trong và sau thủ thuật. Kết quả: Đạt yêu cầu để phẫu thuật: 100%. Cần tiền mê bằng Midazolam: 56,6%, bằng Propofol: 3,3%. Có cảm giác đau khi khoan xương hay rạch da: 3,3%. Mạch nhanh: 20% (từ 100 đến 120 l / p), tăng huyết áp: 6,6% (dưới 150/90 mmHg). Kết luận: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay là một trong những phương pháp vô cảm có thể sử dụng để phẫu thuật vùng chi trên một cách hiệu quả. Thở oxy trộn qua cannula mũi trong cai oxy trẻ sanh non tại khoa hồi sức sơ sinh bệnh viện nhi đồng 1 Mục tiêu: xác định kết quả của thở oxy trộn qua cannula mũi trong cai oxy trẻ sanh non. Kết luận: Trong quá trình cai oxy trẻ sanh non, thở oxy trộn và có thở oxy nguyên chất < 7 ngày rút ngắn thời gian thở cannula mũi và điều trị oxy so với có thở oxy ngyên chất ≥ 7 ngày. Phương pháp: tiền cứu, mô tả có phân tích. Những trẻ ≤ 32 tuần tuổi thai, lâm sàng ổn định 24 giờ với NCPAP: P ≤ 5cmH2O, FiO2 < 30%, được thở oxy trộn qua cannula mũi hoặc thở chuyển đổi với oxy nguyên chất khi thiếu bộ trộn khí. FiO2 bộ trộn khí được đo mỗi 8 giờ. Nghiên cứu sẽ chấm dứt khi cai oxy thành công 24 giờ hay lúc trẻ 40 tuần tuổi thai hiệu chỉnh. Kết quả: 30/32 (93,8%) trường hợp cai oxy thành công. Số ngày thở cannula mũi và số ngày điều trị oxy ở nhóm thở oxy trộn (14,9 ± 4,7 và 18,5 ± 7,7) và nhóm có thở oxy nguyên chất < 7 ngày (10,6 ± 3,9 và 13,2 ± 4,6) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có thở oxy ngyên chất ≥ 7 ngày (21,6 ± 6,8 và 30 ± 11,4) với p lần lượt 0,01 và 0,001. Khảo sát các thứ-týp (subtype)trên bệnh nhân nhiễm hiv tại thành phố hồ chí minh Mở đầu: Cho đến nay, khả năng đột biến của siêu vi HIV-1 tạo nên sự đa dạng sinh học nhằm tránh thoát hệ miễn dịch của ký chủ và đề kháng lại các thuốc kháng siêu vi vẫn là một thách thức trong việc điều trị căn bệnh thế kỷ này. Kết quả: Trong 200 mẫu, có 185 mẫu (chiếm 92,5%) đã thành công trong việc khuếch đại, giải trình tự. Kết quả cụ thể cho thấy: 175 mẫu (chiếm 94,59%) thuộc thể-tái-tổ-hợp CRF 01 AE; 5 mẫu (chiếm 2,7%) thuộc thứ týp B; và 3 mẫu (chiếm 1,6%) thuộc thể-tái-tổ-hợp CRF 01 AE B. Kết luận: Nghiên cứu đã góp phần khẳng định thể-tái-tổ-hợp CRF 01 AE của siêu vi HIV-1 lưu hành chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh. Từ khoá: HIV-1, thứ týp, CRF 01 AE Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự phân bố khác nhau theo địa lý của khoảng 11 thứ týp và khoảng 48 thể-tái-tổ-hợp (CRF) của HIV-1 khắp thế giới, và có sự khác biệt đáng kể về khả năng lây truyền cũng như diễn tiến bệnh. Tại Việt Nam vẫn còn ít số liệu công bố trong lĩnh vực này. Mục tiêu: Xác định thứ týp HIV-1 đang lưu hành tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm 2010-2011. Phương pháp: Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả, tiền cứu, thực hiện tại Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới TP. Tiêu chuẩn chọn mẫu: người bệnh được chẩn đoán xác định nhiễm HIV-1 theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Bộ Y Tế 2009 (3), chưa từng được điều trị thuốc kháng siêu vi. Tiến hành ly trích RNA từ huyết tương, tổng hợp cDNA, khuếch đại và giải trình tự nucleotid vùng gen envelop. Sau đó, dùng phần mềm Mega 5.05 phân tích trình tự và xây dựng cây quan hệ tiến hoá. Khảo sát quy trình khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh - bệnh viện cấp cứu trưng vương Mở đầu: Đề tài nhằm mang lại các thông tin khách quan đánh giá về quy trình khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh - Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, từ đó làm cơ sở cải tiến quy trình để việc khám chữa bệnh của bệnh nhân được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy thời gian các giai đoạn của quy trình khám chữa bệnh còn dài, cần có biện pháp để cải tiến quy trình để việc khám chữa bệnh của bệnh nhân được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Mục tiêu: Khảo sát các giai đoạn của quy trình khám chữa bệnh tại khoa khám bệnh, khảo sát thời gian trung bình của quy trình khám chữa bệnh: tổng thời gian, thời gian lấy số, phân bố phòng khám, khám bệnh, cận lâm sàng, cấp toa, đóng phí, lãnh thuốc, khảo sát các yếu tố liên quan đến thời gian trung bình của quy trình. Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên đến khám tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, giờ hành chính, từ tháng 1/2011 đến tháng 8/2011. Kết quả: Tổng số giai đoạn của quy trình là 4 -12, đa số 7 giai đoạn (42,29%). 100% bệnh nhân đều qua giai đoạn 1,2,4,5; 93,6% qua giai đoạn 13, 92,29% qua giai đoạn 14. Tổng thời gian thực tế của quy trình (từ bắt đầu đến kết thúc) là 246,87 ± 104,55 phút (4,11 ± 1,7 giờ). Thời gian giai đoạn 1: 73,41 ± 48,43 phút, giai đoạn 2: 11,84 ± 10,15 phút, giai đoạn 3: 9,83, ± 7,93 phút, giai đoạn 4: 7,43 ± 5,02 phút, giai đoạn 5: 13,05 ± 9,28 phút, giai đoạn 6: 10,44 ± 5,99 phút, giai đoạn 7: 96,46 ± 75,98 phút, giai đoạn 8: 33,6 ± 23,82 phút, giai đoạn 9: 12,63 ± 8,95 phút, giai đoạn 10: 12,87 ± 10,03 phút, giai đoạn 11: 9,03 ± 5,98 phút, giai đoạn 12: 10,8 ± 8,24 phút, giai đoạn 13: 8,82 ± 6,73 phút, giai đoạn 14: 36,4 ± 21,6 phút. Tổng thời gian trung bình các giai đoạn: 191,62 ± 83,42 phút (3,18 giờ ± 1,39 giờ). Thời gian quy trình khám chữa bệnh của nhóm dịch vụ: 180 ± 97 phút, nhóm bệnh nhân bảo hiểm y tế + dịch vụ: 247 ± 102 phút, nhóm bệnh nhân bảo hiểm y tế: 252 ± 104 phút. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ chọn lựa các biện pháp tránh thai hiện đại ở phụ nữ đến phòng tư vấn ngừa thai – bệnh viện Hùng Vương từ tháng 11/2015 đến tháng 05/2016. Kết quả: Trong 340 ĐTNC của chúng tôi, tất cả đều đã lập gia đình. Tỷ lệ chấp nhận biện pháp tránh thai hiện đại (BPTTHĐ) là 77,1% với KTC 95% (72,6 - 81,6); trong đó dụng cụ tử cung được chấp nhận nhiều nhất (38,5%) và thấp nhất là triệt sản (0,4%). Trong nhóm phụ nữ không lựa chọn BPTTHĐ, lý do chiếm tỷ lệ cao nhất là sợ khó có thai (53,8%). Phụ nữ đã từng sử dụng BPTTHĐ lựa chọn BPTTHĐ cao hơn 11,6 lần so với phụ nữ chỉ từng sử dụng biện pháp tránh thai truyền thống (BPTTTT). Không có sự liên quan giữa nghề nghiệp, tuổi kết hôn, số con hiện tại, nhu cầu sinh thêm con với sự chấp nhận các BPTTHĐ. Kết luận: Cần chủ động công tác hướng dẫn và tư vấn sớm về các biện pháp tránh thai có hiệu quả, cho phụ nữ trẻ tuổi và đặc biệt là phụ nữ có trình độ học vấn thấp, vì đây là nhóm đối tượng có sự lựa chọn biện pháp tránh thai chưa hợp lý. Từ khoá: biện pháp tránh thai hiện đại. Tác động của laser diode 810nm lên sự di cư của nguyên bào sợi nướu người Kết quả: Tế bào nhóm 1 di cư yếu nhất. Di cư tế bào nhóm 2 mạnh hơn nhóm chứng chỉ ở 24 giờ nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tế bào nhóm 3 di cư mạnh nhất. Di cư tế bào ở nhóm 3 khác biệt ý nghĩa so với tế bào nhóm 1 ở 24 giờ (p < 0,01) và khác biệt có ý nghĩa so với tất cả các nhóm khác ở 48 giờ (p < 0,001). Kết luận: Laser có ảnh hưởng lên sự di cư của nguyên bào sợi nướu người. Nghiên cứu này góp phần cung cấp thêm bằng chứng về tác động có thể có của laser lên tiến trình lành thương sau điều trị nha chu. Về phương diện lâm sàng, loại thiết bị và thông số cài đặt là đa dạng. Do vậy, việc tìm hiểu ý nghĩa tác động của các thông số là cần thiết. Mục tiêu: Đánh giá tác động của laser diode 810nm với các thông số chiếu khác nhau lên sự di cư của nguyên bào sợi nướu người. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu in vitro có nhóm chứng này đã dùng nguyên bào sợi nướu thu nhận từ mô nướu các răng trước trên ở người khoẻ mạnh. Các tế bào đơn lớp được chiếu laser diode bước sóng 810nm với các thông số khác nhau, nhóm 1: Loại bỏ mô viêm và biểu mô túi, nhóm 2: Khử nhiễm, nhóm 3: Kích thích sinh học, nhóm 4: nhóm chứng (không chiếu laser). Thử nghiệm lành thương in vitro đánh giá di cư tế bào sau 24, 48 giờ. Kiểm định One-way ANOVA (Post Hoc Tests Turkey HSD) được áp dụng để phân tích các dữ liệu. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư đường mật Mục tiêu: Nghiên cứu các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng để giúp chẩn đoán sớm bệnh ung thư đường mật. Chụp cắt lớp vi tính có độ nhạy 74%. Chụp hình đường mật xuyên gan qua da và qua ERCP cho thấy rõ hình ảnh cây đường mật và vị trí tắc mật. Tiên lượng bệnh xấu, hầu hết bệnh tử vong trong vòng chưa đến một năm từ khi phát hiện bệnh. Kết luận: Ung thư đường mật là bệnh khó chẩn đoán và điều trị. Để chẩn đoán sớm và chính xác cần có chiến lược tầm soát thích hợp, nên làm xét nghiệm chỉ điểm khối u thường qui. Thực hiện nội soi ổ bụng trước mổ đối với những bệnh nhân còn chỉ định phẫu thuật nhằm có phương thức điều trị thích hợp. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả. Hồi cứu tất cả bệnh nhân được chẩn đoán ra viện là ung thư đường mật tại bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ tháng 01 / 2004 đến 12/2006. Kết quả: Có 148 bệnh nhân, gồm 87 nam và 61 nữ, tuổi trung bình là 61,7 ± 14,5. Bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu là vàng da tăng dần, đau âm ỉ hạ sườn P, sụt cân và thiếu máu. Vùng rốn gan là vị trí thường gặp nhất, chiếm tỉ lệ 64,2%.. Chẩn đoán khó khăn, dựa vào các đặc điểm lâm sàng kết hợp với siêu âm, CT, PTC, ERCP, CA 19-9. Ở ngưỡng 35 U / l CA 19-9 có độ nhạy 79,2%. Xây dựng và đánh giá qui trình phát hiện acinetobacter baumannii bằng real-time pcr Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn bệnh viện đang là vấn đề rất được quan tâm vì hầu hết các tác nhân là những vi khuẩn đa kháng thuốc. Qui trình có thể được sử dụng để phát hiện nhanh các chủng A. baumannii dựa trên gene blaOXA-51 trong môi trường bệnh viện. Từ khoá: A. baumannii, carbapenemase, blaOXA-51, meronem, real-time PCR. Một trong những vi khuẩn hàng đầu gây nhiễm khuẩn bệnh viện hiện nay là Acinetobacter baumannii. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng qui trình real-time PCR phát hiện A. baumannii. Phương pháp nghiên cứu: Qui trình real-time PCR tối ưu cho phản ứng nhân bản gene blaOXA-51 đặc trưng cho A. baumannii và gene 16S rRNA đặc trưng cho Acinetobacter spp. được xây dựng. Kết quả phát hiện A. baumannii bằng real-time PCR được so sánh với kết quả định danh A. baumannii bởi hệ thống định danh vi sinh tự động Phoenix (BD). Kết quả: Kết quả cho thấy qui trình có thể phát hiện chính xác A. baumannii dựa vào gene blaOXA-51 với độ nhạy là 11 bản sao / phản ứng và độ đặc hiệu cao. Tỉ lệ phát hiện A. baumannii đạt 90,8%; trong khi phương pháp vi sinh tự động là 70,8% trên những mẫu khảo sát. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cán bộ tại tỉnh vĩnh long trong 3 năm 2016 – 2018 Mục tiêu: Chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cán bộ tại tỉnh Vĩnh Long trong 3 năm 2016 - 2018 ” nhằm mục đích: Thống kê mô hình bệnh tật của các đối tượng cán bộ tại tỉnh Vĩnh Long trong 3 năm 2016 - 2018 và đánh giá sơ bộ hiệu quả công tác quản lý - bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cán bộ tại tỉnh Vĩnh Long. Tổng số 12/65 ca có biểu hiện rối loạn chuyển hoá acid uric, các bệnh lý khác thường gặp là thoái hoá khớp. Có đến 58/65 người (92,3%) đạt sức khoẻ loại trung bình trở lên. Kết luận: Công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ tại tỉnh Vĩnh Long trong 3 năm 2016 2018 đạt kết quả khá tốt. Từ khoá: béo phì, cao huyết áp Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 65 đối tượng là cán bộ thuộc diên Trung ương quản lý tại Vĩnh Long trong thời gian 3 năm từ 2016 đến 2018. Phương pháp mô tả hồi cứu các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng cùng các biện pháp xử trí. Kết quả: Tuổi trung bình là 67,2 tuổi, có 5 trường hợp được ghi nhận là béo phì, 32/65 (49,2%) bị cao huyết áp chủ yếu gặp ở tuổi già > 60 tuổi (77,5%), lứa tuổi trung niên chỉ gặp có 2/16 ca (12,5%). Bệnh lý về tim mạch gặp chủ yếu ở người cao tuổi đã nghỉ hưu, thiếu máu cơ tim gặp nhiều nhất. Rối loạn chuyển hoá mỡ gặp nhiều ở tuổi già 26/5 0 (52%), rối loạn chức năng gan có 14/65 = 21,5% và gặp nhiều ở tuổi già. Bệnh lý về gan nhiễm mỡ gặp nhiều; U xơ tiền liệt tuyến chỉ gặp ở đối tượng tuổi già (12/6 5 = 18,5%). Có 03 ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và 08 ca viêm mũi xoang ở tuổi già. Bệnh tiểu đường chủ yếu là tiểu đường typ II, đa số gặp ở trên 60 tuổi. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm tuỵ cấp tại bệnh viện đa khoa trung tâm tiền giang Đặt vấn đề và mục tiêu: Viêm tuỵ cấp là một quá trình tổn thương cấp tính của tuỵ, bệnh thường xảy ra đột ngột với những triệu chứng lâm sàng đa dạng, phức tạp. Tiền sử liên quan đến rượu 77%, đái tháo đường 8%, rối loạn lipid 27%, viêm tuỵ cấp 6%. Triệu chứng cơ năng: đau bụng 100%, buồn nôn và nôn 31%, bí trung đại tiện 22%, tiêu lỏng 7%. Triệu chứng thực thể: chướng bụng 41%, đau điểm sườn lưng 22%. Amylase máu trung bình là 530,4 ± 28,3 U / L. 42/97 (43%) bệnh nhân được làm xét nghiệm lipid máu, trong đó 57% có rối loạn lipid máu và 14% có tăng triglycerid. 34% trường hợp có hình ảnh viêm tuỵ cấp trên siêu âm. Kết luận: Viêm tuỵ cấp gặp chủ yếu ở nam giới (77%), lứa tuổi 31 - 50 (67%), có tiền sử liên quan đến bia rượu (77%). Ở Việt Nam, qua một số nghiên cứu và thống kê cho thấy viêm tuỵ cấp ngày càng gia tăng. Tỉ lệ khỏi bệnh là 94%, tử vong 1%. Từ khoá: Viêm tuỵ cấp, Atlanta 2007, áp lực ổ bụng. Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu cũng như phác đồ điều trị viêm tuỵ cấp nhưng tỉ lệ biến chứng và tử vong do viêm tuỵ cấp nặng còn cao là từ 20 - 50%. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá tình hình bệnh cũng như kết quả điều trị bệnh tại đơn vị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, chọn bệnh nhân viêm tuỵ cấp theo tiêu chuẩn Atlanta 2007. Kết quả: Có 97 trường hợp được chọn. Tuổi trung bình: 40 ± 9,89 tuổi, 31-50 tuổi chiếm đa số (67%). Định lượng hoạt tính lipoprotein –associated phospholipase a2 (lp-pla2) trong huyết tương ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp người việt nam Mục tiêu: Xác định hoạt độ lipoprotein-associated phospholipase A2 ở đối tượng hội chứng mạch vành cấp người Việt Nam và xác định mối liên quan hoạt độ của chỉ dấu này với độ nặng của hội chứng mạch vành cấp. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích cắt ngang trên 323 bệnh nhân người Việt Nam có hội chứng mạch vành cấp: 210 nam, 113 nữ, tuổi trung bình 63 ± 13 tuổi (nhóm bệnh) và 91 người tình nguyện: 54 nam, 37 nữ là người bình thường, được chọn tương đương với nhóm bệnh về độ tuổi và giới (nhóm chứng). Thu thập mẫu từ tháng 1/2011 đến tháng 2/2012 tại bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: hoạt độ Lp-PLA 2 có phân bố bình thường ở cả hai nhóm đối tượng có và không có hội chứng mạch vành cấp.Bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp có hoạt độ Lp-PLA 2: 211 ± 58 nmol / min / mL cao hơn có ý nghĩa so với nhóm người bình thường: 182 ± 58 nmol / min / mL.Ở đối tượng hội chứng mạch vành cấp: Bệnh càng nặng (theo chẩn đoán lâm sàng) nồng độ Lp-PLA 2 càng cao có ý nghĩa trên phân tích đơn biến và đa biến: đau thắt ngực không ổn định: 189 ± 49 nmol / min / mL, nhồi máu cơ tim không ST chênh lên: 212 ± 56 nmol / min / mL và có ST chênh lên: 216 ± 59 nmol / min / mL. Kết luận: Cao toàn phần và các cao phân đoạn chiết từ rễ cây Đảng sâm Việt Nam có tác dụng chống oxy hoá theo hướng quét gốc tự do trong thử nghiệm DPPH. Trong đó cao ethyl acetat thể hiện tác dụng này mạnh nhất. Từ khoá: Đảng sâm, Lâm Đồng, chống oxy hoá, DPPH. trồng tại Lâm Đồng ". Đối tượng và phương pháp: Rễ Đảng sâm trồng 3 năm tuổi tại Lâm Đồng do Công ty TNHH Cao Lâm cung cấp. Chiết xuất và tách phân đoạn bằng kỹ thuật chiết hồi lưu và chiết lỏng-lỏng. Đánh giá hoạt tính chống oxy hoá của các phân đoạn này bằng phương pháp quét gốc tự do DPPH (in vitro). Kết quả: Giá trị IC50 của các mẫu cao toàn phần, cao diethyl ether, cao ethyl acetat, cao n-butanol và cao nước lần lượt là: 654,10 µg / ml; 874,62 µg / ml; 280,46 µg / ml; 945,41 µg / ml, 1113,30 µg / ml. Ứng dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị u trung thất tại bệnh viện 103 Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 51 bệnh nhân có u trung thất được điều trị bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực, tại Bệnh viện 103 từ tháng 9/2008 đến 9/2010.Kết quả: 51 bệnh nhân u trung thất được phẫu thuật nội soi với 23 nam và 28 nữ. Kết luận: Điều trị bệnh lý u trung thất bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực là phương pháp an toàn, khả thi và kết quả tốt sau mổ. Độ tuổi trung bình 45,6 (15 - 69). Triệu chứng chính khi vào viện là nhược cơ, đau ngực. Không có biến chứng nặng sau mổ. Mô bệnh học: U tuyến ức 35 (lành tính 31, ác tính 4), ung thư thực quản 10, bướu giáp đơn thuần 2, u thần kinh 2, u nang bì 2. 18 nc 908 khảo sát các dạng đường dẫn lưu xoang trán tương quan với các tế bào ngách trán bằng phần mềm scopis building blocks Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tế bào Agger Nasi, tế bào trên Agger Nasi và tế bào trên Agger Nasi xoang trán (theo phân loại mới) từ dữ liệu MSCT mũi xoang bằng phần mềm Scopis Building Blocks ở các trường hợp không có bệnh lý xoang trán, từ đó xác định các dạng tương quan của đường dẫn lưu xoang trán với 3 tế bào này và tỉ lệ của nó. Từ khoá: IFAC 2016, tế bào Agger Nasi, tế bào ngách trán, tế bào trên Agger Nasi, tế bào trên Agger Nasi xoang trán, đường dẫn lưu xoang trán, phần mềm Scopis Building Blocks. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 208 ngách trán (của 114 bệnh nhân) đến khám và chụp MSCT mũi xoang tại bệnh viện Tai Mũi Họng TP. HCM từ tháng 06/2016 đến tháng 06/2017. Kết quả: Phân tích 208 dữ liệu MSCT mũi xoang của các bệnh nhân không có bệnh lý xoang trán bằng phần mềm Scopis Building Blocks. Tỉ lệ các trường hợp có tế bào Agger Nasi là 95,7%, tế bào trên Agger Nasi là 16,35%, tế bào trên Agger Nasi xoang trán là 12,98%. Trong số 199 trường hợp có sự hiện diện của tế bào Agger Nasi trong mẫu nghiên cứu, tỉ lệ đường dẫn lưu đi sau tế bào này là 65,83%, đi trong tế bào này là 32,67%, đi ngoài tế bào này là 1,51%. Trong số 34 trường hợp có sự hiện diện của tế bào trên Agger Nasi trong mẫu nghiên cứu, tỉ lệ đường dẫn lưu đi sau tế bào này là 26,47%, đi trong tế bào này là 70,59%, đi ngoài tế bào Agger Nasi trong 2,94%. Trong số 27 trường hợp có sự hiện diện của tế bào trên Agger Nasi xoang trán trong mẫu nghiên cứu, tỉ lệ đường dẫn lưu đi sau tế bào này là 11,11%, đi trong tế bào này là 81,48%, đi ngoài tế bào Agger Nasi trong 7,41%. Đánh giá kết quả phẫu thuật thu nhỏ tuyến vú phì đại sử dụng cuống trên trong bằng đường sẹo dọc Đặt vấn đề: Phì đại tuyến vú không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn hạn chế sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Hai bên vú cân đối, sẹo khó thấy và không hoại tử phức hợp quầng – núm vú luôn là những thách thức của phẫu thuật viên. Có nhiều kỹ thuật được sử dụng với nhiều loại cuống trung bì – tuyến được ghi nhận. Tuy nhiên, kỹ thuật thu nhỏ vú đường sẹo dọc sử dụng cuống trên trong là một kỹ thuật an toàn và hiệu quả trong thu nhỏ ngực mức độ nhỏ đến vừa và ít hoại tử phức hợp quầng núm vú, ít gây mất cảm giác đầu vú. Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật thu nhỏ tuyến vú phì đại bằng sử dụng cuống trên trong bằng đường sẹo dọc. Phương pháp: Tiến cứu mô tả được thực hiện trên tất cả bệnh nhân có vú phì đại được phẫu thuật thu nhỏ ngực bằng phương pháp sử dụng cuống trên trong và đường sẹo dọc tại khoa Tạo hình Thẩm mỹ Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2014 đến 04/2016. Xây dựng quy trình chiết xuất cao nghệ curcuma longa l. Mục tiêu: Xây dựng quy trình chiết xuất cao khô từ Nghệ ở phòng thí nghiệm.Đối tượng và phương pháp: Dược liệu thân rễ Nghệ thu mua tại thành phố Hồ Chí Minh. Phần mềm thông minh: FormRules v 3.3 (Intelligensys, Ltd., 2007) được sử dụng để nghiên cứu liên hệ nhân quả và INForm v 3.7 (Intelligensys, Ltd, 2008) được dùng để tối ưu hoá đa biến. Nhằm đảm bảo độ tin cậy của thực nghiệm, quy trình sắc ký lỏng hiệu năng cao định lượng curcumin I, đã thẩm định về tính tương thích hệ thống, tính tuyến tính, độ đúng và độ lặp lại, được sử dụng trong phân tích. Kết quả: Dữ liệu phân tích cho thấy hàm lượng curcumin I chỉ liên quan trực tiếp với độ cồn trong khi hiệu suất chiết cao bị ảnh hưởng bởi cả 3 biến số khảo sát. Dựa trên các mô hình liên quan nhân quả, các thông số tối ưu của quy trình đã được xác định bao gồm độ cồn trung bình, tỷ lệ dược liệu / dung môi (1/4) và số lần chiết xuất (3). Kết luận: Nhờ sự hỗ trợ của phần mềm thông minh, quy trình chiết xuất cao Nghệ, với hàm lượng curcumin I cao nhất và hiệu suất chiết tối đa, đã được tối ưu hoá. Kết quả thực nghiệm kiểm chứng cho thấy các thông số tối ưu hoàn toàn phù hợp với thực nghiệm. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và công tác chăm sóc bệnh nhân sau mổ chấn thương cột sống ngực - thắt lưng tại bệnh viện đa khoa tỉnh gia lai Mục tiêu: Công trình nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và công tác chăm sóc bệnh nhân sau mổ chấn thương cột sống ngực - thắt lưng và đánh giá kết quả điều trị. Từ khoá: Chấn thương cột sống ngực lưng, ngoại khoa, đau sau mổ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu can thiệp trên 49 bệnh nhân bị chấn thương cột sống ngực - thắt lưng tại khoa phẫu thuật thần kinh cột sống bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2014. Bệnh nhân viêm phổi (4,1%), loét da (6,1%). Kết luận: Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân sau mổ chấn thương cột sống ngực - thắt lưng rất phong phú, bên cạnh các triệu chứng lâm sàng thần kinh do chấn thương cột sống, bệnh nhân đối diện nhiều nguy cơ như đau, nhiễm khuẩn tiết niệu, loét da, mất chức năng vận động. Việc chăm sóc dinh dưỡng tích cực sau mổ trên tất cả các hệ thống góp phần vào kết quả thành công của điều trị phẫu thuật chấn thương cột sống ngực - thắt lưng. Nội soi chẩn đoán trong chấn thương - vết thương bụng Đặt vấn đề Dù cho sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán trong chấn thương bụng và vết thương bụng (CT-VTB) như XQ, chọc rửa ổ bụng chẩn đoán, siêu âm, chụp cắt lớp điện toán, tỷ lệ mổ bụng thám sát hay mổ bụng vì những thương tổn không đáng mổ còn cao. 01 trường hợp tử vong sau mổ vì chấn thương sọ não nặng. Kết luận: nội soi ổ bụng có độ chính xác cao trong tìm kiếm các thương tổn tạng rỗng ở bn ct-vt bụng. Đối với vết thương ngực bụng, nội soi phối hợp ngực bụng là biện pháp hiêu quả an toàn và ít xâm phạm cho bệnh nhân. Những cuộc mổ thám sát này đã gây ra một số biến chứng có ý nghĩa, và thời gian nằm viện kéo dài, mất thẩm mỹ. Nội soi bụng trong CT-VTB được áp dụng tại nhiều trung tâm chấn thương lớn trên thế giới, và giá trị của nó còn đang được tranh luận. Việt nam, vai trò của nó chưa được xác định. Các chỉ định đối với chấn thương bụng kín của chúng tôi là: nghi ngờ tt tạng rỗng trên lâm sàng và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh. Đối với vết thương thấu bụng gồm: vết thương ngực bụng, tất cả các vết thương thấu bụng không kèm sốc mất máu, viêm phúc mạc, lòi ruột. Phát hiện được 37 thương tổn trong tổng số 39 thương tổn, đạt được độ nhạy 95%. Độ chuyên đối với ruột non là 100%, đại tràng 97%. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học trong chẩn đoán rò động mạch cảnh-xoang hang sau chấn thương Mục tiêu: Phân tích đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học chẩn đoán rò động mạch cảnh xoang hang sau chấn thương giúp chẩn đoán đúng và chẩn đoán sớm rò động mạch cảnh xoang hang sau chấn thương. Có 39% bệnh nhân bị giảm thị lực nặng từ dưới 5/10, trong số này 12% bệnh nhân có thị lực sáng tối (-). Siêu âm Doppler phát hiện có dãn tĩnh mạch mắt trong 98% các trường hợp nghe được âm thổi vùng mắt trên lâm sàng. Có 7% các bệnh nhân rò động mạch cảnh xoang hang kèm theo các tổn thương nặng trên CT sọ não như xuất huyết nhồi máu não, giả phình trong xoang bướm. Chụp mạch máu não xoá nền DSA là phương tiện chẩn đoán chính xác nhất vị trí và đặc điểm lỗ rò đồng thời giúp đánh giá được huyết động qua lỗ rò. Kết luận: Rò động mạch cảnh xoang hang ở nước ta chủ yếu là sau TNGT, nam giới trẻ tuổi chiếm đa số. Bệnh có thể chẩn đoán được bằng lâm sàng và cận lâm sàng đơn giản là siêu âm Doppler tĩnh mạch mắt. Bệnh có thể gây nhiều triệu chứng nặng ở mắt cũng như biến chứng nặng về thần kinh. Đa số các bệnh nhân nhập viện điều trị sau chấn thương 12 tuần. Số liệu được xử lý bằng phần mềm Stata 10.0. Kết quả nghiên cứu: Có 172 bệnh nhân rò động mạch cảnh xoang hang sau chấn thương được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình là 33 tuổi, nam chiếm 86%, nguyên nhân chấn thương do TNGT chiếm 92%. Thời gian từ lúc chấn thương đến lúc nhập viện trung bình là 12 tuần. Triệu chứng đỏ mắt lồi mắt chiếm 81% âm thổi ở vùng mắt được phát hiện trong 99% các bệnh nhân. Liệt thần kinh sọ gặp trong 55% trường hợp chủ yếu là liệt dây VI chiếm 31%. Mở đầu: Bướu nguyên bào gan là bướu ác tính của gan thường gặp nhất ở trẻ. Bên cạnh đó khả năng cắt trọn bướu cũng được tăng lên đáng kể (17%) và cũng có ý nghĩa về mặt thống kê.Có 63,9% trường hợp được cắt gan điển hình, 27,8% trường hợp được cắt bướu gan và chỉ có 8,3% trường hợp không cắt được bướu gan mà chỉ được sinh thiết. Tất cả các trường hợp cắt gan đều có bờ phẫu thuật sạch tế bào ung thư.Chảy máu là tai biến có thể gặp trong mổ (5,5%). Thời gian nằm hồi sức ngắn (1,5 ngày), thời gian cho ăn bằng đường miệng ngắn (2,2 ngày), thời gian nằm viện có thể chấp nhận được (25,4 ngày). Từ khoá: bướu nguyên bào gan, tân hoá trị, cắt gan Phẫu thuật cắt trọn bướu là nền tảng trong điều trị BNBG. Tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân không thể thực hiện được phẫu thuật cắt bướu ở thời điểm phát hiện bệnh khá cao. Tân hoá trị trước mổ giúp tạo thuận lợi cho phẫu thuật cắt gan nhờ đó tăng khả năng cắt trọn bướu. Số liệu và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu hồ sơ tất cả bệnh nhân được chẩn đoán bướu nguyên bào gan đã điều trị tân hoá trị trước mổ theo SIOPEL và phẫu thuật tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/2012 đến 03/2017. Kết quả: Tuổi trung bình của các BN là 19 tháng và nhóm tuổi ≤ 2 tuổi chiếm đa số (77,8%). Kết quả bước đầu phẫu thuật cấy ốc tai abtại bệnh viện nguyễn tri phương Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả bước đầu của phẫu thuật cấy ốc tai điện tử AB. Kết quả cấy ở người lớn là trường hợp điếc sau ngôn ngữ đã nghe nói được trong giao tiếp, khà năng nghe nói qua điện thoại có cải thiện. Kết luận: Phẫu thuật cấy ốc tai là 1 tiến bộ lớn trong điều trị các trường hợp điếc tiếp nhận từ nặng đến sâu. Tuy nhiên, sự cải thiện về khả năng nhận biết lời nói thính giác và khả năng tạo ra lời nói đòi hỏi huấn luyện 1 thời gian dài đối với trẻ em điếc trước ngôn ngữ. Ở người lớn điếc sau ngôn ngữ thì thời gian huấn luyện ngắn hơn. Từ khoá: Cấy ốc tai. Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh nhân nghe kém có chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử đa kênh AB (Advanced Bionic) tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 1/2014 đến tháng 9/2014. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, có can thiệp. Kết quả nghiên cứu: 9 trường hợp bệnh nhân nghe kém mức độ từ nặng đến sâu. Tất cả đều là nghe kém tiếp nhận. Có 8 trường hợp là trẻ em và 1 trường hợp là người lớn. Hiện tại chưa ghi nhận các tai biến và biến chứng nào xảy ra trong khi mổ và sau khi mổ. Tất cả đều được huấn luyện nghe nói tích cực sau mổ. Trẻ vẫn đang được huấn luyện nghe nói. Một số trẻ có thể nói được vài từ, vài câu ngắn, 1 số trẻ phát âm chưa rõ. Áp dụng nghiệm pháp cặn niệu động để phát hiện sớm sỏi thận trên một số đối tượng trong cộng đồng Để áp dụng những kỹ thuật thích hợp, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, chúng tôi dùng xét nghiệm cặn niệu động sau hoạt động thể lực (tìm hồng cầu). Qua điều tra ngẫu nhiên 6858 trường hợp, chúng tôi ghi nhận: - Có khoảng 1,7% dân chúng bị sỏi thận. - Vị trí, hình dáng, kích thước sỏi thận cũng như cách thực hiện động tác tập thể dục có ảnh hưởng nhiều đến kết quả nghiệm pháp. - X quang và siêu âm giúp chẩn đoán xác định trên những người có nghiệm pháp dương tính. Giá trị chẩn đoán của procalcitonin trên bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng Kết luận: Nồng độ procalcitonin không tăng trong nhiễm ký sinh trùng trừ trường hợp sốt rét ác tính. Nồng độ CRP tăng cao trong hầu hết các trường hợp nhiễm ký sinh trùng. Để tìm hiểu giá trị của xét nghiệm trên nhóm bệnh nhân này, đặc biệt là nhiễm ký sinh trùng sốt rét. Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 10 năm 2008 tại Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy. Gồm 4 nhóm: Nhóm 1 là những người tình nguyện khoẻ mạnh (n = 30); Nhóm 2 là những bệnh nhân sốt rét ác tính (n = 10); Nhóm 3 là những bệnh nhân sốt rét thường (n = 6); Nhóm 4 là những bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng khác (n = 5). So sánh kết quả nhóm 2 với nhóm 1: FBC = 1,717, PBC = 0,198 (Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05); FCRP = 196,102, PCRP < 0,001 (Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,001); FPCT = 5,463, PPCT = 0,025 (Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). So sánh kết quả nhóm 3 với nhóm 1: FBC = 8,162, PBC = 0,007 (Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05); FCRP = 39,729, PCRP < 0,001 (Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,001); FPCT = 48,260, PPCT < 0,001 (Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,001). So sánh kết quả nhóm 4 với nhóm 1: FBC = 2,440, PBC = 0,128 (Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). FCRP = 23,066, PCRP < 0,001 (Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,001). FPCT = 0,339, PPCT = 0,564 (Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Giá trị chẩn đoán của các triệu chứng lâm sàng trong bệnh lý động mạch ngoại biên chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường Kết luận: Các triệu chứng lâm sàng thường gặp trong chẩn đoán bệnh ĐMNBCD như ĐCH, mất mạch ngoại biên chi dưới, bất thường màu sắc da chi dưới có độ đặc hiệu cao nhưng độ nhậy thấp (với siêu âm duplex làm tiêu chuẩn vàng). Vận động hiến tạng cứu người khi chết: khó khăn và thuận lợi kinh nghiệm bước đầu tại bệnh viện chợ rẫy Đặt vấn đề: Ghép tạng ở Việt nam được các nhà y học trong nước quan tâm rất sớm nhưng mãi đến năm 1992 mới thực hiện thành công trường hợp từ người cho sống có mối quan hệ huyết thống tại học viện Quân y 103. Nhưng tạng hiến từ người cho sống không đủ đáp ứng nhu cầu ghép của xã hội, cần tận dụng nguồn tạng hiến từ người chết não hay khi ngừng tuần hoàn. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu loạt trường hợp bằng cách phỏng vấn gia đình bệnh nhân (BN) bị chấn thương sọ não và bệnh lý tim mạch nặng đang điều trị tại khoa Hồi sức ngoại thần kinh (HSNTK) và khoa Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR) qua các câu hỏi về kiến thức hiến tạng trong cộng đồng trong thời gian từ 8/2014 đến 5/2015. Kết quả: từ 8/2014 đến 5/2015 tiếp cận được với 30 gia đình của: 28/30 (93,33%) bệnh nhân (BN) bị chấn thương sọ não nặng tại khoa HSNTK và 2/30 (6,67%) BN có bệnh lý tim mạch nặng, hôn mê, thở máy, nguy cơ ngừng tim tại khoa Tim mạch BVCR. 46,66% gia đình đã có biết thông tin về hiến tạng khi chết, 20,0% có suy nghĩ về việc hiến tạng, nhưng thực tế 96,67% gia đình đã từ chối hiến tạng ngay trong giây phút cuối của người bệnh. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh hở van 3 lá ở những bệnh nhân phẫu thuật van hai lá tại viện tim tp.hcm Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh hở van 3 lá ở những bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật phẫu thuật van 2 lá tại Viện Tim Tp.HCM. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu - mô tả và phân tích 652 bệnh nhân nhập viện điều trị phẫu thuật bệnh van 2 lá có kèm theo thương tổn hở van 3 lá với mức độ từ nhẹ (độ 1 và 2) đến vừa nặng (độ 3 và 4) trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2012. Kết quả: Bệnh nhân nữ (65,64%) và độ tuổi trung bình là 46,85. Hở van 3 lá nhẹ (độ 1 & 2) ghi nhận ở 94 bệnh nhân (14,41%) và (độ 3 & 4) ở 558 bệnh nhân (85,86%). Rung nhĩ nhiều ở nhóm bệnh nhân bị hở van 3 lá vừa-nặng (63,8%) so với nhóm bệnh nhân bị hở van 3 lá nhẹ (36,17%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Mức độ suy tim NYHA trung bình 2,19 và số lượng bệnh nhận bị suy tim độ vừa-nặng (độ 2 & 3) chiếm tỷ lệ rất cao 96,48%. Hở thực thể (46,24%) ở bệnh vừa-nặng cao hơn so với bệnh nhẹ (7,45%), và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Các yếu tố tiên lượng bệnh hở van 3 lá vừa-nặng so với bệnh nhẹ bao gồm: Rung nhĩ (OR= 2,07; p= 0,01), Loại hở van 3 lá thực thể (OR= 3,08; p= 0,004), đường kính thất phải (OR= 1,09, p= 0,006) và áp lực ĐMP (OR= 1,02; p= 0,02). Kết luận: Các bệnh nhân bị van 2 lá kèm hở van 3 lá nhập viện điều trị muộn với các triệu chứng rõ như suy tim, độ hở van 3 lá (> 2), giãn đường kính vòng van 3 lá, tăng áp lực ĐMP, chủ yếu bị hở van 3 lá thực thể và tỷ lệ nữ cao hơn nam. Chỉ định phẫu thuật có liên quan với thương tổn chảy máu, đáp ứng cầm máu qua nội soi, vị trí, kích thước ổ loét và mức độ mất máu của bệnh nhân. Có 3 phương pháp phẫu thuật: khâu cầm máu (n= 10); phẫu thuật Weinberg (n= 3); cắt dạ dày (n= 18). Tỉ lệ chảy máu tái phát sau phẫu thuật là 19,4%, có liên quan với phương pháp phẫu thuật, trong đó khâu cầm máu có tỉ lệ chảy máu tái phát cao nhất. Tỉ lệ tử vong phẫu thuật là 25,8%. Đặc điểm giải phẫu học thần kinh giữa trong ống cổ tay Qua phẫu tích 30 bàn tay trên xác người Việt Nam, các tác giả ghi nhận được một số đặc điểm giải phẫu học của thần kinh giữa trong ống cổ tay. Sự đa dạng của phân nhánh vận động và cảm giác của thần kinh giữa trong ống cổ tay bước đầu giúp giải thích được một số triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán điện cơ trong hội chứng ống cổ tay. Sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị giữa lymphôm tế bào b và t: một nghiên cứu tại bvub tphcm Mục đích: Đánh giá sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị giữa Lymphôm tế bào B và T.Phương pháp: Hồi cứu 316 bệnh nhân Lymphôm không Hodgkin (LKH) điều trị tại BVUB từ 1/2007 đến 12/2008. Kết luận: Việc điều trị hiệu quả hơn là cần thiết để cải thiện tiên lượng của Lymphôm tế bào T. Kết quả: Có 254 bệnh nhân (80%) lymphôm tế bào B và 62 bệnh nhân (20%) lymphôm tế bào T. Tuổi > 60 thường gặp ở bệnh nhân Lymphôm tế bào B (36,3%). KPS < 70 thì thường gặp ở Lymphôm tế bào T (45,2%), trong khi hạch cổ to (> 5 cm) thì thường gặp ở Lymphôm tế bào B (23,1%). Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về LDH / máu, giai đoạn và Chỉ số tiên lượng quốc tế. Bệnh nhân Lymphôm tế bào T có tỉ lệ đáp ứng kém hơn, thời gian sống còn toàn bộ và không bệnh ngắn hơn Lymphôm tế bào B. Phân tích đa biến cho thấy phenotíp miễn dịch là yếu tố tiên lượng độc lập, có thể tiên đoán cho thời gian sống còn không bệnh. Khảo sát nồng độ troponin i tim trên người bình thường Cơ sở: Troponin I tim: chất đánh dấu nhạy cảm, chuyên biệt tim nhất giúp chẩn đoán tổn thương cơ tim, đặc biệt trong bệnh nhồi máu cơ tim cấp. Mục tiêu: Khảo sát nồng độ Troponin I tim trên người bình thường. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang, mô tả. Kết quả: Chúng tôi đã nghiên cứu 94 người khoẻ mạnh, 42 nam và 52 nữ, tuổi trung bình: 41,62 ± 13,09 (17-72 tuổi). Không có sự khác biệt về nồng độ Troponin I giữa nhóm người trẻ và người lớn tuổi. Tuy nhiên, có sự khác biệt về nồng độ Troponin I giữa nam và nữ, với nồng độ Troponin I ở nam lớn hơn. Điều trị tiểu không kiểm soát do gắng sức ở phụ nữ bằng phương pháp băng treo lỏng âm đạo t.v.t Giới thiệu: Phương pháp T.V.T. (Tension-free Vaginal Tape) hay là băng treo lỏng âm đạo là một kỹ thuật mới do tác giả người Thuỵ Điển là Umsten giới thiệu năm 1996 (1). Phương pháp này khá đơn giản nhưng đem lại hiệu quả điều trị rất cao và ít biến chứng nên đã trở thành một phương pháp mổ rất được ưa chuộng hiện nay để điều trị tiểu không kiểm soát (TKKS) khi gắng sức ở phụ nữ. từ cuối năm 2002 (4) tại BV Bình Dân trên các bệnh nhân nữ bị TKKS khi gắng sức, có kèm theo hay không tình trạng sa bàng quang. Không có dải băng prolene của chính hãng Ethicon vì quá đắt tiền, chúng tôi phải dùng tấm prolypropylene 30 x 30 cm cắt thành những dải băng rộng 1 cm để làm băng treo âm đao.. Kết quả n / c: Trong 3 năm 2002-2005, có 12 bệnh nhân được áp dụng phương pháp T.V.T. (4 trong số đó có kèm sa bàng quang). Với thời gian theo dõi hậu phẫu TB ~ 7,7 tháng (3 - 18 tháng), tỉ lệ thành công là 11/12 trường hợp ~ 91,6%. Kết luận: Ap dụng phương pháp T.V.T. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân ở nữ công nhân quận bình tân tp hcm năm 2008 Đặt vấn đề: Hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân đang là vấn đề xã hội được nhiều người quan tâm, hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân thường không an toàn là yếu tố nguy cơ đứng hàng thứ hai ở các nước nghèo (WHO) dẫn đến HIV / AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, mang thai ngoài ý muốn 2 Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân ở nữ công nhân tại khu nhà trọ quận Bình Tân, TPHCM năm 2008 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính, thu thập thông tin bằng 5 thảo luận nhóm, 6 phỏng vấn sâu công nhân và các bên có liên quan tại quận Bình Tân - TP. HCM từ tháng 4/2008 đến tháng 7/2008 Kết quả nghiên cứu: cho thấy một số nguyên nhân dẫn đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân như đa số công nhân có kiến thức thấp về sức khoẻ sinh sản, chưa tiếp cận được các dịch vụ sức khoẻ sinh sản, đặc biệt là thái độ xem chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân là bình thường, yếu tố khách quan như sống chung trước hôn nhân, chỉ có hai người nơi vắng vẻ, hoàn cảnh xa gia đình nên ít được sự quan tâm và chia sẽ từ người thân, thái độ phản đối gay gắt của người xung quanh dẫn đến việc che dấu hành vi tình dục, tự đưa ra quyết định thiếu chín chắn... Kết luận: Hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân ở công nhân thường là không an toàn dẩn đến mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV / AIDS, có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, có thể là vô sinh, ngoài ra còn ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ tinh thần... Mở đầu: Amoxicilin là kháng sinh nhóm beta-lactam được sử dụng tương đối phổ biến ở Việt Nam. Dược điển Việt Nam hiện hành và các dược điển tham chiếu đều chưa có chuyên luận cho phối hợp này. Cho đến nay, chưa có tác giả nào trong nước công bố quy trình định lượng đồng thời amoxicilin và sulbactam. Vì vậy đề tài này được thực hiện nhằm xây dựng quy trình định lượng đồng thời amoxicilin và sulbactam trong chế phẩm thuốc bột pha tiêm bằng phương pháp HPLC. Quy trình định lượng đồng thời amoxicilin và sulbactam được xây dựng và thẩm định bằng phương pháp HPLC - đầu dò PDA theo hướng dẫn của ICH. Kết quả: Amoxicilin và sulbactam được định tính và định lượng đồng thời bằng phương pháp HPLC; tiến hành trên cột Knauer C18 (250 x 4,6 mm; 5 mm), pha động gồm ACN – dung dịch TFA pH 3,0 (7: 93, tt / tt); đầu dò PDA bước sóng phát hiện 205 nm. Quy trình có tính chọn lọc, với khoảng tuyến tính lần lượt là 30,00 – 97,50 ppm (r = 0,9996) đối với amoxicilin; 15,00 – 48,75 ppm (r = 0,9997) đối với sulbactam, độ chính xác cao (RSD £2%), độ đúng cao với tỷ lệ phục hồi từ 98,0 – 102,0%. Kết luận: Đề tài đã xây dựng được quy trình định lượng đồng thời amoxicilin và sulbactam trong chế phẩm thuốc bột pha tiêm bằng phương pháp HPLC, góp phần vào công tác kiểm tra chất lượng cho chế phẩm chứa 2 thành phần hoạt chất này. Từ khoá: amoxicilin, sulbactam, HPLC, thuốc bột pha tiêm Viêm cơ tim cấp và tổn thương đa cơ quan do nhiễm cúm a/h1n1 Nhiễm virus cúm A / H 1 N1 gây tổn thương chủ yếu trên đường hô hấp từ khó thở nhẹ đến các biến chứng nặng như hội chứng nguy ngập hô hấp cấp, suy đa cơ quan và tử vong. Viêm cơ tim cấp là một trong những biến chứng nặng hiếm gặp do cúm A / H 1 N1 gây ra. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân 15 tuổi có bệnh sử sốt 3 ngày, khó thở tăng dần và nhập viện bệnh viện Chợ Rẫy với biểu hiện lâm sàng khó thở, truỵ mạch và suy đa cơ quan. Kết quả PCR cúm A / H 1 N1 dương tính trên mẫu bệnh phẩm phết họng. Bệnh nhân được cứu sống sau điều trị tích cực gồm đặt nội khí quản, thở máy hỗ trợ, điều trị thuốc vận mạch dopamin, dobutamin, kháng sinh và kháng virus oseltamivir. Đặt vấn đề: Viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) là một bệnh lý thường gặp tại các khoa hồi sức tích cực (HSTC) làm tăng tỉ lệ bệnh tật và tử vong. aureus (8,5%). A. baumannii hầu như kháng tất cả các kháng sinh, 73% còn nhạy cảm với colistin. Các tác nhân khác đều có tỉ lệ đề kháng kháng sinh cao đáng báo động. Kết luận: VPLQTM tại khoa HSTC, Bệnh viện Quân Y 175 có chiều hướng gia tăng. Tác nhân gây bệnh đề kháng kháng sinh cao. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác chống nhiễm khuẩn trong toàn bệnh viện và đặc biệt là tại khoa HSTC. Từ khoá: viêm phổi liên quan thở máy, đề kháng kháng sinh, Bệnh viện Quân Y 175 Mục tiêu: Xác định tỉ lệ, các yếu tố liên quan, tác nhân gây bệnh VPLQTM tại khoa HSTC, Bệnh viện Quân Y 175. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Chẩn đoán VPLQTM theo Bộ Y tế Việt Nam năm 2015. Bệnh phẩm được thu thập bằng hút qua ống nội khí quản hoặc qua nội soi phế quản. Cấy vi khuẩn và thực hiện kháng sinh đồ tự động bằng máy Vitek 2 Compact. Các tác nhân chính gây VPLQTM là: A. baumannii (40,7%); K. pneumonia (18,6%); P. aeruginosa (13,6%); Staph. Khảo sát tần suất các yếu tố nguy cơ tai biến mạch máu não Nghiên cứu khảo sát các tần xuất các nguy cơ tai biến mạch máu não ở các bệnh thiếu máu n ão cấp và xuất huyết não. Kết quả nghiên cứu cho thấy: yếu tố nguy cơ có chứng cứ; THA 67,7%, ĐTĐ 20,3%, bệnh tim 11.1%, TIAs 10%, Tiền sử TBMMN 43%. Mục tiêu: Đánh giá thực trạng về kiến thức trong phòng chống sốc phản vệ của điều dưỡng làm việc tại các khoa lâm sàng của Bệnh viện KĐối tượng và phương pháp: Điều tra trực tiếp kiến thức về sốc phản vệ theo mẫu phiếu định sẵn trên 140 điều dưỡng. Đánh giá kết quả được so sánh giữa các nhóm đối tượng thông qua cá tiêu chí về thâm niên công tác và trình độ chuyên môn.Kết quả: 100% nhận thức được đúng nguyên nhân là thuốc, nhưng vẫn còn đến 17% nhận thức không đúng khi coi các chế phẩm máu không nằm trong nguyên nhân sốc phản vệ, trên 60% trả lời sai về các biểu hiện tuần hoàn, hô hấp của sốc phản vệ, 25% trả lời sai về các nguyên tắc ngừng tiếp xúc dị nguyên và cho bệnh nhân nằm tại chỗ trong xử trí sốc phản vệ, 36,4% không trả lời đúng về thời gian theo dõi huyết áp, 72,1% trả lời sai về nồng độ kháng sinh thử test.Kết luận: Nhận thức của điều dưỡng về sốc phản vệ còn nhiều bất cập, tập huấn về vấn đề này vừa có tính cấp thiết vừa có tính lâu dài. Hiệu quả lâm sàng của kem đánh răng chứa calcium sodium phosphosilicate 5%, strontium acetate 8%, và potassium nitrate 5% trong điều trị nhạy cảm ngà răng Kết luận: KĐR chứa Calcium Sodium Phosphosilicate 5%, Strontium Acetate 8%, và Potassium Nitrate 5% đều có hiệu quả giảm NCN ngay sau 60 giây và tích luỹ tăng dần trong 8 tuần. Từ khoá: nhạy cảm ngà (NCN), kem đánh răng (KĐR), Calcium Sodium Phosphosilicate, Strontium Acetate, Potassium Nitrate, thử nghiệm lâm sàng (TNLS). Các thử nghiệm lâm sàng (TNLS) giúp đánh giá hiệu quả của những sản phẩm này. Mục tiêu: Đánh giá tác dụng giảm NCN của KĐR chứa Calcium Sodium Phosphosilicate 5%, Strontium Acetate 8%, và Potassium Nitrate 5%. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: TNLS ngẫu nhiên, song song, mù đơn, có nhóm chứng, trên 336 răng NCN mức độ vừa và nặng được đánh giá bằng kích thích cọ xát bằng thám trâm Yeaple Probe và kích thích thổi hơi (40-65 psi, 22 ± 20 C). Các đối tượng ở bốn nhóm được bôi KĐR đã chọn tại vị trí nhạy cảm ngà, sau đó hướng dẫn chải răng 2 lần / ngày trong 8 tuần, bằng KĐR chứa Calcium Sodium Phosphosilicate 5%, Strontium Acetate 8%, Potassium Nitrate 5% hoặc KĐR thông thường. Đánh giá NCN bằng cọ xát và thổi hơi, trước và 60 giây sau khi sử dụng lần đầu, sau 14, 28 và 56 ngày. Kết quả: Tình trạng NCN ở ba nhóm thử nghiệm đều giảm khi đánh giá bằng lực cọ xát hoặc thổi hơi ở các thời điểm, đạt tới mức độ nhạy cảm nhẹ và không nhạy cảm sau 8 tuần. Nhóm sử dụng KĐR chứa Strontium Acetate 8% thể hiện mức giảm nhạy cảm cao nhất trong các nhóm thử nghiệm, đối với cả hai loại kích thích, ở tất cả các thời điểm đánh giá. Cắt thực quản qua nội soi trong điều trị hẹp thực quản do hoá chất Không có TH nào tử vong. Biến chứng muộn gặp 2 trường hợp do hẹp miệng nối, được nong có kết quả tôt. Thời gian nằm viện trung bình là 13 ngày. Kết luận: Phẫu thuật cắt thực quản qua nội soi có phẫu trường rộng, quan sát rõ, có thể cầm máu tốt và thực hiện an toàn tại những trung tâm Y khoa có trang bị tốt về gây mê hồi sức và dụng cụ phẫu thuật nội soi. Có 07 TH thực quản hẹp cao phải nối ống dạ dày hoặc đại tràng trái vào đáy lưỡi. Có 3 ca phải cắt toàn bộ thực quản và dạ dày và dùng đại tràng trái thay thế thực quản đã cắt. Tuổi bệnh nhân trung bình là 31 (từ 20 tới 51). Khảo sát giá trị của ca 125 trong theo dõi carcinôm buồng trứng Đặt vấn đề: xét nghiệm định lượng CA125 (Cancer Antigen 125) có thể theo dõi các ung thư biểu mô buồng trứng sau điều trị, nhưng điều này chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ ở Việt Nam. Nồng độ CA125 sau hoá trị có tương quan với nồng độ CA125 sau hoá trị 3 chu kỳ đầu (R = 0,93). Không có sự khác biệt thống kê giữa các trị số này (như độ nhạy, độ đặc hiệu, trung bình, độ lệch chuẩn...). Kết luận: CA125 có thể dùng để theo dõi các ung thư biểu mô buồng trứng sau điều trị. Chúng ta phải kết hợp định lượng CA125 trong huyết thanh với các xét nghiệm khác (như CT Scan, siêu âm...) để phát hiện sớm và chính xác các tình trạng tái phát / di căn của các ung thư biểu mô buồng trứng. Chúng ta có thể dùng nồng độ CA125 sau hoá trị 3 chu kỳ đầu để thay thế nồng độ CA125 sau hoá trị trong việc theo dõi các ung thư biểu mô buồng trứng sau điều trị. Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện nhằm giải quyết vấn đề này. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mối tương quan giữa nồng độ CA125 sau hoá trị với tình trạng tái phát / di căn của các ung thư biểu mô buồng trứng. Xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của CA125 sau hoá trị với tình trạng tái phát / di căn của các ung thư biểu mô buồng trứng. Xác định mối tương quan giữa nồng độ CA125 sau hoá trị với các yếu tố khác như tuổi, giai đoạn, kết quả GPB, đáp ứng hoá trị... Phương pháp nghiên cứu: chúng tôi hồi cứu trên 77 bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng được mổ tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM và điều trị với các thuốc có Cisplatin từ năm 2002 đến 2003 (100% trường hợp có chẩn đoán vi thể). Kết quả: Nồng độ CA125 sau hoá trị có tương quan với tình trạng tái phát / di căn sau điều trị của các ung thư biểu mô buồng trứng (R = 0,513). Nồng độ CA125 sau hoá trị có tương quan với tình trạng đáp ứng hoá trị của các ung thư biểu mô buồng trứng (R = 0,550). Mục tiêu: Xác định tần suất suy sinh dục thứ phát, giảm hoc mon tăng trưởng và các yếu tố liên quan đến suy sinh dục thứ phát, giảm hocmon tăng trưởng trong giai đoạn cấp ở bệnh nhân chấn thương sọ não. Bệnh nhân có điểm Glasgow lúc vào viện > 9 điểm sẽ làm giảm nguy cơ suy sinh dục 43% (p > 0,05). Nữ giới có nguy cơ giảm hoc mon tăng trưởng nhiều hơn nam giới 1,49 lần (p > 0,05). Đường huyết lúc vào viện ≥ 180 mg / dl, điểm Glasgow lúc vào viện càng thấp là những yếu tố gia tăng nguy cơ giảm hoc mon tăng trưởng (p > 0,05). Kết luận: Tần suất suy sinh dục thứ phát và giảm hocmon tăng trưởng ở bệnh nhân chương sọ não giai đoạn cấp lần lượt là 88,7% và 20,6%. Giới nam có nguy cơ suy sinh dục nhiều hơn nữ, nữ giới có nguy cơ giảm hoc mon tăng trưởng nhiều hơn nam giới. Bệnh càng nặng càng làm tăng nguy cơ suy sinh dục thứ phát và giảm hocmon tăng trưởng. Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Bệnh nhân chấn thương sọ não giai đoạn cấp mức độ vừa và nặng được chọn thuận tiện, liên tục. Mỗi bệnh nhân được đo FSH, LH, testosterone (nam), astradiol và progesterone (nữ), IGF1 máu 8 giờ sáng ngoài các xét nghiệm, cận lâm sàng cần thiết khác. Kết quả: Nghiên cứu gồm 112 trường hợp chấn thương sọ não trong giai đoạn cấp tại bệnh viện Chợ Rẫy, có 20 bệnh nhân tử vong trong thời gian nằm viện (chiếm tỉ lệ 17,9%). Nam giới chiếm đa số với 86,6%. Có 99 bệnh nhân suy sinh dục thứ phát, chiếm tỉ lệ 88,7%. Có 23 trường hợp giảm hoc mon tăng trưởng, chiếm tỉ lệ 20,6%. Giới nam có nguy cơ suy sinh dục nhiều hơn nữ gần 130 lần (OR= 0,008; p = 0,000). Đặt vấn đề: Hở van hai lá bẩm sinh là một bệnh lý hiếm gặp, thường bị bỏ sót chẩn đoán và ít được điều trị thích hợp. 43,3% trường hợp suy dinh dưỡng. Các biến chứng thường gặp là tăng áp phổi (83,3%), suy tim (43,3%), rối loạn nhịp tim (10%) và tử vong (6,7%). Có 6 dạng tổn thương van hai lá bẩm sinh trên siêu âm tim: sa lá van, dãn vòng van, bất thường lá van, dính mép van, dây chằng ngắn và bất thường trụ cơ. Trong đó, sa lá van và dãn vòng van chiếm tỉ lệ cao nhất (73,3% và 63,3%). Cơ chế gây hở van loại II (theo Carpentier và theo Mitruka) chiếm tỉ lệ cao nhất (63,3% và 90%). Mức độ hở van nặng theo ASE chiếm đa số (60%). 93,3% trường hợp được điều trị nội khoa: dãn mạch (93,3%), lợi tiểu (32,3%), trợ tim (16,7%), chống loạn nhịp (3,3%). 90% trường hợp có chỉ định phẫu thuật nhưng chỉ có 13,3% trường hợp được phẫu thuật đúng chỉ định và đúng thời điểm với lý do là bác sĩ không chỉ định, trẻ không tái khám và không tuân thủ điều trị. 33,3% trường hợp đã được hội chẩn phẫu thuật trong đó 20% trường hợp chưa được phẫu thuật. Kết luận: Bệnh nhân hở van hai lá bẩm sinh không được theo dõi và điều trị thích hợp dẫn đến nhiều biến chứng suy tim, tăng áp phổi, rối loạn nhịp và tử vong. Trẻ hở van hai lá phải chịu đựng tình trạng suy tim nặng trong nhiều năm do không được phát hiện, điều trị nội khoa không đúng và chỉ định phẫu thuật muộn, dẫn tới trẻ tử vong hoặc bị bệnh cơ tim dãn nỡ không hồi phục sau phẫu thuật. Từ khoá: hở van hai lá bẩm sinh, phân loại Carpentier, phân loại Mitruka, phân độ hở van theo ASE Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm giúp các bác sĩ tránh bỏ sót chẩn đoán, nhìn lại điều trị nội ngoại khoa trên bệnh nhân hở van hai lá bẩm sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 06/2020 đến tháng 06/2021. Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng, siêu âm tim, điều trị nội khoa và tỉ lệ được phẫu thuật đúng chỉ định ở bệnh nhân hở van hai lá bẩm sinh. Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả loạt trường hợp. Chúng tôi nghiên cứu 30 trường hợp hở van hai lá bẩm sinh được chẩn đoán và điều trị tại phòng khám và khoa Tim mạch bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 06/2020 đến tháng 06/2021. Nữ chiếm đa số (70%) và tỉ lệ nữ: nam là 2, 3:1. Đặt vấn đề: An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) hiện nay đang là vấn đề y tế công cộng tại Việt Nam. Kiến thức và thực hành về ATVSTP của người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm còn thấp. Từ khoá: an toàn vệ sinh thực phẩm, ngộ độc thực phẩm. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan về ATVSTP của những người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm trong nhóm nấu ăn gia đình tại Cần Giuộc, Long An. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ có kiến thức và có thực hành về ATVSTP của những người trực tiếp chế biến thực phẩm, chiếm tỷ lệ lần lượt là 44,1% và 43,1%. Không có bếp ăn gia đình đạt tiêu chuẩn vệ sinh về cơ sở vật chất và vệ sinh trong chế biến bảo quản thực phẩm. Kết luận: Thực trạng tuân thủ ATVSTP của các bếp ăn gia đình trên địa bàn rất kém. Một số đặc điểm đại thể của ung thư biểu mô buồng trứng Mục tiêu: Nghiên cứu các đặc điểm đại thể của ung thư biểu mô buồng trứng tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Phương pháp: cắt ngang mô tả 273 trường hợp ung thư biểu mô buồng trứng tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương trong thời gian từ 1-2000 đến 6-2008. Kết quả: Hầu hết u ở một bên buồng trứng (97%), 8 trường hợp u hai bên và đều là ung thư chế nhầy. Chỉ có các ung thư biểu mô buồng trứng típ không biệt hoá, u Brenner ác tính và hỗn hợp có mặt ngoài không nhẵn chiếm tỷ lệ cao. Các ung thư dạng nội mạc, không biệt hoá, u Brenner ác tính và típ hỗn hợp có dịch chứa trong u lẫn máu và hoặc hoại tử chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ các típ phân bố không đều, típ ung thư chế nhầy gặp nhiều nhất (27,8%), thứ đến 2 típ ung thư thanh dịch và ung thư dạng nội mạc đều chiếm 27,1%; típ hỗn hợp gặp ít nhất với 1,1,%. Đặt vấn đề: U mô đệm đường tiêu hoá là các tổn thương bắt nguồn từ thành của ống tiêu hoá, điều trị triệt để là phẫu thuật cắt bỏ. Nằm viện trung bình là 6 ngày (2 - 10). Tất cả đều có diện cắt an toàn. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt u mô đệm của dạ dày là phẫu thuật an toàn không chỉ cho u kích thước nhỏ mà cho những trường hợp u có kích thước trên 5cm. Từ khoá: U mô đệm đường tiêu hoá; Phẫu thuật nội soi; Cắt hình chêm. Phẫu thuật nội soi cắt các u mô đệm kích thước nhỏ ở dạ dày đã được chấp nhận rộng rãi nhưng việc chỉ định cho u lớn hơn 5cm vẫn còn tranh cãi. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tính khả thi và an toàn của phẫu thuật nội soi cắt u mô đệm của dạ dày. Phương pháp: 24 bệnh nhân trải qua phẫu thuật nội soi cắt u mô đệm của dạ dày từ tháng 1/2010 đến tháng 8/2018 được đưa vào nghiên cứu. Các đặc điểm bệnh nhân, chẩn đoán hình ảnh, tổn thương trong mổ, phương pháp mổ, diễn tiến sau mổ và kết quả giải phẫu bệnh được ghi nhận. Kết quả: Phẫu thuật nội soi cắt hình chêm hoặc khoét u được thực hiện thành công trong 23/24 bệnh nhân. Tuổi trung bình là 61 tuổi (45 - 83), nam chiếm ưu thế (19/2 4, 79%). 16 trường hợp có u lớn hơn 5cm. Không có trường hợp nào bị vỡ u trong mổ, không có biến chứng nào đáng kể và không có tử vong. Thời gian mổ trung bình là 139 phút (60 - 235). 20/24 bệnh nhân (83,4%) có điểm Harris - Hip ở mức “Tốt ” hoặc“ Rất tốt ”, Điểm hệ số chất lượng cuộc sống trung bình là 0,89 ± 0,11 (0,65 - 1,00). Kết luận: Kết hợp xương nẹp khoá kèm phục hồi trụ sau trong cho gãy liên mấu chuyển xương đùi loại A2 an toàn, biến chứng thấp, tỉ lệ liền xương cao, phục hồi chức năng nhanh. Từ khoá: gãy đầu trên xương đùi, nẹp khoá Mục tiêu: Đánh giá kết quả sử dụng nẹp khoá cho loại gãy A2 (AO) kèm phục hồi trụ sau. Kết quả: Tuổi trung bình 70,6 ± 16,0 (32 - 90), nữ 65,4%, A 2.3 46,3%; A 2.2 30,8% và A 2.1 23,1%. 2/26 trường hợp tử vong sau mổ do bệnh lý nội khoa được loại trừ. Tỉ lệ lành xương 24/24, góc cổ thân giảm trung bình 3,8 ± 7,30 (p= 0,1303 > 0,05), 1/24 huỷ vỏ cổ chỏm. Đặc điểm của bệnh nhi viêm phổi do cúm a h1n1 Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhi bị viêm phổi do cúm A H1N1 và các yếu tố ảnh hưởng đến suy hô hấp. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca dựa trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân nhiễm cúm AH1N1 được xác định bằng xét nghiệm PCR điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01 / 01/2009 đến 31 / 12 / 2010. Kết quả: Tổng cộng có 43 ca viêm phổi do cúm AH1N1 trong tổng số 160 ca nhiễm cúm chiếm tỷ lệ 26,8%. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam là 51,2%, nữ 48,8%; tuổi ≤ 5 là 83,7%; bệnh nền là 18,6%. Tổn thương tế bào cơ tim chu phẫu là một vấn đề lớn trong quá trình PTBCMV. Kết luận: Sau PTBCMV, thời gian kẹp ĐMC là một trong nhiều yếu tố quan trọng làm gia tăng nồng độ các chất đánh dấu tổn thương cơ tim trong huyết tương. Nồng độ cTnI > 69 mg / L và cTnT > 1,39 mg / L vào giờ 24 sau mổ có liên quan tốt nhất với chẩn đoán NMCT chu phẫu. CK-MB đã được sử dụng từ lâu để chẩn đoán NMCT và troponin I và T có độ đặc hiệu và độ nhạy cao đánh dấu tổn thương cơ tim và TMCT. Mục đích nghiên cứu của chúng tôi nhằm khảo sát mối liên quan giữa sự gia tăng phóng thích các chất đánh dấu tổn thương cơ tim với thời gian kẹp ĐMC trong PTBCMV dưới THNCT và tìm kiếm giá trị ngưỡng của cTnI, cTnT, CK-MB trong chẩn đoán NMCT cấp chu phẫu. Phương pháp nghiên cứu: chúng tôi nghiên cứu trên 330 BN PTBCMV dưới THNCT tại Viện Tim TP HCM. Ghi nhận cTnI (165 BN) và cTnT (165 BN) và CK-MB (330 BN), ECG, các thông số và hiện tượng lâm sàng. Chẩn đoán NMCT chu phẫu được định nghĩa bởi xuất hiện sóng Q mới trên ECG và / hoặc giảm 25% sóng R và / hoặc CK-MB tăng > 100 UI / L trong 12 – 48 giờ sau mổ. Kết quả: Dựa vào các tiêu chuẩn trên 29 BN (8,8%) được chẩn đoán NMCT. Đặt vấn đề: Sự phối hợp can thiệp mạch vành qua da (CTMVQD) và thuốc kháng đông, kháng kết tập tiểu cầu ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp (NMCTC) gia tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hoá (XHTH). Tỉ lệ XHTH là 1,7%. Các yếu tố nguy cơ XHTH bao gồm tiền sử loét dạ dày tá tràng OR = 8,8 (1,7-45,6), p = 0,036, Killip IV OR = 13,7 (3,5-53,8), p = 0,001, suy thận trong thời gian nằm viện OR = 5,6 (1,5-21,1), p = 0,015 và thông khí cơ học OR = 73,7 (14,5 - 374,5), p < 0,0001. Trong phân tích đa biến, chỉ có 2 yếu tố nguy cơ độc lập XHTH bao gồm tiền sử đau thượng vị OR = 17,6 (1,4 – 225,8), p = 0,027 và thông khí cơ học OR = 115,2 (10,5 – 1259,1), p < 0,0001. Bệnh nhân có XHTH nằm viện lâu hơn bệnh nhân không có XHTH (14,7 ± 13,4 ngày vs 7,5 ± 4,6 ngày, p < 0,0001. Bệnh nhân có XHTH có tỉ lệ tử vong cao hơn bệnh nhân không có XHTH (44,4% vs 4,7%, p = 0,001). Kết luận: Bệnh nhân NMCTC sau CTMVQD có tỉ lệ biến cố XHTH là 1,7%. Các yếu tố nguy cơ cao XHTH bao gồm tiền sử đau thượng vị và thông khí cơ học. Bệnh nhân có XHTH nằm viện lâu hơn và tỉ lệ tử vong cao hơn so với không XHTH. Từ khoá: xuất huyết tiêu hoá, nhồi máu cơ tim cấp, can thiệp mạch vành qua da. Biến chứng này làm kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỉ lệ tái nhồi máu cơ tim, tắc nghẽntrong stent do huyết khối, tăng nguy cơ tử vong. Hiện nay chúng ta chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Mục tiêu: Xác định tần suất và đặc điểm XHTH, yếu tố nguy cơ của XHTH, thời gian nằm viện và tỉ lệ tử vong trong bệnh viện của bệnh nhân NMCTC có XHTH sau CTMVQD. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả (tiến cứu và hồi cứu). Chúng tôi đưa vào nghiên cứu tất cả bệnh nhân NMCTC có CTMVQD nhập viện từ tháng 1/2014 đến tháng 4/2016 tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Dữ liệu được khai thác từ bệnh nhân và hồ sơ bệnh án. Chúng tôi thu thập thông tin nghiên cứu theo bảng thu thập dữ liệu. Phân tích đơn biến và đa biến tìm yếu tố nguy cơ XHTH ở bệnh nhân NMCTC sau CTMVQD. Kết quả: Từ tháng 1/2014 đến tháng 4/2016 có 516 bệnh nhân NMCTC được CTMVQD tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Đặc điểm bệnh thalassemia tại bệnh viện nhi đồng cần thơ từ 12/2010 đến 06/2011 Thalassemia là bệnh lý thiếu máu tán huyết di truyền do khiếm khuyết trong việc tổng hợp các chuỗi hemoglobin gây tán huyết mạn tính ở nhiều mức độ khác nhau. Tỉ lệ trường hợp có tiền căn gia đình mắc bệnh thalassemia thể nặng là 8,1%. - Những đặc điểm lâm sàng thường gặp là: thiếu máu (97,3%), lách to (97,3%), gan to (78,4%) và suy dinh dưỡng (70,3%). - Đặc điểm cận lâm sàng: Hb trung bình: 5,8 ± 1,5 g / dL; MCV trung bình: 66,1 ± 8,6 fL; MCH trung bình: 20,2 ± 4,0 pg. Phết máu ngoại biên: hồng cầu nhỏ, nhược sắc: 92,3%. Ferritin máu trung bình: 967,7 ± 728,5 μg / L, tỉ lệ ferritin máu > 1.000 μg / L: 43,2%. X-quang sọ có bất thường: 8,1%. - Đặc điểm điều trị: Tỉ lệ truyền HCL là 94,6%. Tỉ lệ thải sắt: 16,2%. Không có trường hợp cắt lách nào. Kết luận: Tỉ lệ thiếu máu nặng là 62,2%. Thalassemia phổ biến tại các vùng Địa Trung Hải, Châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á. Tuy nhiên, ngày nay gen gây bệnh thalassemia đã phát tán rộng khắp thế giới làm cho thalassemia trở thành một vấn đề toàn cầu. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ suy dinh dưỡng cao (70,3%). Đa số bệnh nhi có nồng độ ferritin máu tăng cao (> 1000 μg / L chiếm 43,2%) là do phần lớn bệnh nhân là thể nặng, đã được truyền máu rất nhiều lần nhưng không được thải sắt đầy đủ. Biện pháp điều trị chủ yếu là truyền HCL (94,6%). Tỉ lệ bệnh nhi được thải sắt còn rất thấp (16,2%). Không có trường hợp cắt lách nào được ghi nhận. Quản lý tốt thalassemia sẽ giúp cho bệnh nhân thể nặng có thể có cuộc sống tương đối bình thường đồng thời làm giảm tần suất bệnh, giảm gánh nặng đáng kể cho ngân sách y tế của các nước. Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh thalassemia tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2010 – 2011. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca tiến hành trên 37 bệnh nhi từ 2 tháng đến 15 tuổi được chẩn đoán thalassemia, điều trị nội trú tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ 12/2010 đến 06/2011. Kết quả: Tỉ lệ các loại bệnh: β-thalassemia / HbE: 35,1%; β-thalassemia: 29,7%; α-thalassemia: 21,6%; α-thalassemia / HbC: 5,4%; HbE: 5,4%, Hb Lepore + HbS: 2,7%. - Tuổi trung bình lúc nhập viện là 7,4 ± 4,1. Đa số trường hợp khởi phát bệnh trước 2 tuổi, chiếm 56,8%. Mở đầu: Bệnh tay chân miệng (TCM) đã trở thành một vấn đề sức khoẻ quan trọng cho trẻ em Việt Nam. Bệnh có thể diễn tiến nặng với những biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp dẫn đến tử vong. Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu tiền cứu tìm hiểu những yếu tố tiên lượng nặng Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố liên quan đến diễn biến nặng của bệnh TCM. Phương pháp: Chúng tôi thực hiện một nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt ngang nhiều thời điểm trên 235 trẻ em bệnh TCM độ 1 và độ 2a nhập viện điều trị đầu tiên tại khoa Nhi bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới (BVBNĐ) từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013. Kết quả: 77 trẻ (32,8%) có chuyển độ được so sánh với 158 trẻ không chuyển độ: chuyển độ nhiều nhất vào ngày 3 (41,6%) và ngày 2 (34,7%) của bệnh, chuyển độ chủ yếu xảy ra trong 24 giờ sau khi nhập viện (79,3%). Các yếu tố liên quan chuyển độ: nhiệt độ trung bình sau 24 giờ > 380 C, nhịp tim nhanh sau 24 giờ, huyết áp cao sau 24 giờ, có hiện diện sang thương da, không loét miệng và có nhiễm EV 71. Từ khoá: Bệnh tay chân miệng, yếu tố liên quan bệnh nặng. Đặc điểm hội chứng rubella bẩm sinh tại bệnh viện nhi đồng 2 năm 2010 - 2011 Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tể học, lâm sàng và cận lâm sàng của trẻ bị hội chứng Rubella bẩm sinh (HCRBS) nhập viện Nhi Đồng 2 từ 1/1/2010 đến 30/6/2011. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 9,26% các trường hợp tử vong, 18,52% các trường hợp là bệnh nặng xin về (hấp hối), 72,22% các trường hợp là tạm ổn và xuất viện. Kết luận: Hội chứng Rubella bẩm sinh chiếm tỉ lệ rất thấp trong số các trường hợp có dị tật bẩm sinh nhập viện Nhi Đồng 2 từ 1/1/2010 đến 30/6/2011 (0,09% so với 6,72%), nhưng nó gây hậu quả nặng nề cho trẻ và gia đình. Triệu chứng lâm sàng đa dạng, nhưng chỉ có 61,68% các trường hợp có kết quả xét nghiệm IgM dương tính trong lần nhập viện đầu. Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Có 107 trẻ bị HCRBS nhập viện Nhi Đồng 2 từ 1/1/2010 đến 30/6/2011 trong tổng số 118,947 bệnh nhi nhập viện (chiếm tỉ lệ 0,09%). Trong hầu hết các trường hợp, mẹ đều không được tiêm ngừa vaccine Rubella. Các triệu chứng lâm sàng bao gồm: Đục thuỷ tinh thể và / hoặc tăng nhãn áp bẩm sinh 38%; bệnh tim bẩm sinh 69,15%, trong đó Còn ống động mạch chiếm 85,13% các trường hợp, thông liên nhĩ 54,1%, hẹp động mạch phổi 6,7%, thông liên thất 5,4%; 45,94% các trường hợp chỉ có một tật tim duy nhất, 47,3% các trường hợp có hai tật tim và 6,7% các trường hợp có ba tật tim; ban / chấm xuất huyết 42,6%; gan to 46,2%; lách to 45,4%; tật đầu nhỏ 3,7%; vàng da 26%. Một số trường hợp có biến chứng hoặc di chứng trong quá trình điều trị như nhiễm khuẩn huyết 3,7%, xuất huyết não 8,4%, não úng thuỷ 2,8%, giảm trương lực cơ 1,87% có thể sẽ dẫn đến chậm phát triển tâm thần vận động sau này. Không có trường hợp nào phát hiện bị điếc hay viêm màng não. Có 61,68% các trường hợp có IgM dương tính. Khảo sát đặc điểm túi phình nội sọ vỡ trên x quangmạch máu não số hoá xoá nền Đặt vấn đề: Loại trừ hoàn toàn túi phình nội sọ ra khỏi vòng tuần hoàn não là mục đích điều trị của cả phẫu thuật và can thiệp nội mạch. Theo chỉ số RSN thì cổ hẹp – trung bình chiếm 84,4%. 97,5% túi phình nội sọ vỡ có bờ không đều. Nhánh mạch máu liên quan túi phình vỡ chiếm 6,8%. Trường hợp túi phình ở động mạch thông trước có 48,8% thiểu sản A1 bên đối diện. Co thắt mạch sau vỡ túi phình chiếm tỉ lệ 28,3%. Bằng phép kiểm Fisher thấy không có mối tương quan giữa vị trí, kích thước túi phình hay kích thước cổ túi phình vỡ và tình trạng lâm sàng bệnh nhân. Tình trạng co thắt mạch não do vỡ túi phình nội sọ có liên quan đến tình trạng lâm sàng bệnh nhân. Kết luận: Phân tích đặc điểm túi phình nội sọ vỡ dựa trên tiêu chuẩn vàng là chụp DSA giúp chọn phương pháp điều trị hiệu quả và lập kế hoạch điều trị. Chọn lựa phương pháp điều trị cũng như tiên lượng kết quả điều trị bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm túi phình nội sọ. Chụp X quang mạch não số hoá xoá nền là tiêu chuẩn vàng giúp đánh giá tương đối đầy đủ các đặc điểm túi phình nội sọ. Mụch đích: Mô tả đặc điểm túi phình nội sọ vỡ trên chụp X quang mạch não số hoá xoá nền, từ đó tìm hiểu mối liên quan giữa hình ảnh học túi phình nội sọ vỡ và tình trạng lâm sàng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 237 bệnh nhân được chẩn đoán xác định có 237 túi phình nội sọ vỡ trên X quang mạch não số hoá xoá nền tại bệnh viện Chợ rẫy từ tháng 6/2012 đến tháng 2/2013. Kết quả: Đa số bệnh nhân nhập viện có độ Hunt – Hess từ độ I - III chiếm 74,3%. 94,5% túi phình vỡ thuộc hệ động mạch cảnh trong. Đa số BN có kích thước túi phình nhỏ và trung bình chiếm 97%, chỉ có 1,3% khổng lồ. Túi phình vỡ có kích thước cổ nhỏ chiếm 88,5%. Đặt vấn đề: Việc nhịn ăn uống kéo dài trước phẫu thuật làm tăng dị hoá và tăng đề kháng insulin. Kết luận: Việc cho bệnh nhân uống 400ml maltodextrin 12,5% 2 giờ trước gây mê là an toàn, không làm tăng thể tích tồn lưu dạ dày cũng như nguy cơ hít sặc trong phẫu thuật tuyến giáp. Không những thế, bệnh nhân sau khi uống dung dịch này cũng giảm cảm giác khát trước gây mê và sau phẫu thuật 2 giờ. Từ khoá: nhịn ăn uống trước mổ; liều nạp đường; maltodextrin; thể tích tồn lưu dạ dày Dung dịch maltodextrin 12,5% có ích lợi cho chuyển hoá mà không làm tăng nguy cơ hít sặc liên quan đến thể tích tồn lưu dạ dày khi cho bệnh nhân uống 2 giờ trước gây mê. Mục tiêu: So sánh thể tích tồn lưu dạ dày và cảm giác khát giữa bệnh nhân uống maltodextrin và bệnh nhân nhịn uống kéo dài. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng được thực hiện trên 60 bệnh nhân phẫu thuật tuyến giáp theo chương trình và được chia thành nhóm can thiệp và nhóm chứng. Bệnh nhân thuộc nhóm can thiệp (n = 30) uống 400ml maltodextrin 12,5% 2 giờ trước khởi mê. Bệnh nhân thuộc nhóm chứng (n = 30) nhịn uống dịch trong hơn 2 giờ. Thể tích tồn lưu dạ dày của 2 nhóm bệnh nhân sẽ đo dựa vào siêu âm trước khởi mê. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p > 0,05). Quy trình định týp gen caga và vaca của helicobacter pylori bằng phương pháp multiplex polymerase chain reaction Chúng tôi xây dựng quy trình phát hiện và định týp gen cagA và vacA của vi khuẩn Helicobacter pylori (H. Quy trình được xây dựng bao gồm các bước kiểm tra mẫu, phát triển phương pháp tách chiết DNA, tối ưu hoá phản ứng multiplex PCR và xác định độ nhạy của phản ứng. Tiếp theo, quy trình được kiểm tra trên một số mẫu sinh thiết dạ dày của bệnh nhân ung thư và viêm dạ dày. Kết quả cho thấy quy trình có khả năng phát hiện và định týp chính xác gen cagA và vacA của vi khuẩn H. pylori một cách nhanh chóng và đơn giản. Quy trình đã được xây dựng thành công, có khả năng phát triển thành một phương pháp chẩn đoán nhanh, chính xác và có thể được sử dụng như một công cụ nghiên cứu dịch tễ học sự nhiễm H. pylori, và tìm hiểu mối liên quan giữa các týp gene cagA và vacA với các biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân ung thư và viêm dạ dày. Đánh giá kiến thức, thái độ về các biện pháp tránh thai hiện đại trên phụ nữ đến nạo hút thai tại bệnh vệnh từ dũ (2017) Mục tiêu: Xác định tỷ lệ khách hàng đến nạo hút thai từ 9 đến 11 tuần có kiến thức và thái độ đúng về ba BPTT: bao cao su, thuốc tránh thai phối hợp, thuốc tránh thai khẩn cấp và các yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ đúng về 3 BPTT trên tại Bệnh Viện Từ Dũ TPHCM. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang vào tháng 12/2016 đến 04/2017 ở các khách hàng đến nạo hút thai 9 - 11 tuần tại Bệnh viện Từ Dũ TPHCM được chọn ngẫu nhiên đơn. Tỷ lệ có thái độ đúng về bao cao su, thuốc tránh thai phối hợp và thuốc tránh thai khẩn cấp lần lượt là: 29,9% (KTC 95%: 25,4-34,6), 19,2% (KTC 95%: 15,2-2,4), 19,4% (KTC 95%: 15,7-23,6). Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ của khách hàng nạo hút thai là: tuổi, địa chỉ, học vấn, nghề nghiệp, dân tộc, tình trạng hôn nhân, số con, số lần phá thai, có áp dụng tránh thai. Kết luận: Muốn giảm tỷ lệ nạo hút thai ngoài ý muốn và nâng cao sức khoẻ sinh sản, nhân viên y tế cần giáo dục người phụ nữ có kiến thức đúng về các biện pháp tránh thai. Từ khoá: Kiến thức, thái độ, bao cao su, thuốc tránh thai. Chẩn đoán hạch cổ ở bệnh nhân nhiễm hiv / aids Nhiễm HIV có thể coi là đại dịch của thế kỷ XX. Trong số đó, lao hạch kết hợp với lao phổi có 13 trường hợp (36,1%) và lao hạch đơn thuần, không có lao phổi là 23 trường hợp (63,9%). Phân lập được 8 chủng với 6 loài vi khuẩn khác nhau từ bệnh phẩm của 26 bệnh nhân trong lô nghiên cứu (26,92%). Đề xuất: Nên chọc hút hạch bằng kim nhỏ để lấy bệnh phẩm, đặc biệt đối với những người bị nhiễm HIV / AIDS. Nên dùng kỹ thuật PCR phối hợp với các kỹ thuật khác trong việc chẩn đoán lao hạch. Nhận xét các hình ảnh đăc biệt trên x quang phổi của bệnh nhân lao phổi - đái tháo đường Kết quả: Chúng tôi ghi nhận được các hình ảnh đặc biệt trên X quang phổi của bệnh nhân Lao phổi-Đái tháo đường: - Hình hang chiếm nhiều nhất 58,03%, ở nhiều vị trí khác biệt như hang ở rốn phổi, hang ở đáy phổi và nhiều hang đối xứng. Tổn thương lao phổi trên bệnh nhân đái tháo đường có những điểm khác biệt so với tổn thương lao phổi điển hình. Hiệu quả của điều trị liệt dây thần kinh vii ngoại biên bằng châm cứu tại khoa y học cổ truyền - bệnh viện đa khoa tiền giang Tình hình và mục tiêu nghiên cứu: Liệt thần kinh VII ngoại biên là một bệnh gặp khá phổ biến trong lâm sàng, nguyên nhân do lạnh, do nhiễm trùng, do chấn thương, do u, nhưng chủ yếu nguyên nhân do lạnh, chiếm tỷ lệ 82%. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của điều trị bằng châm cứu những trường hợp liệt thần kinh VII. Xử lý số liệu bằng toán thống kê.Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ bệnh nhân hồi phục hoàn toàn là 87%, Tỷ lệ bệnh nhân cải thiện các triệu chứng: miệng méo, mắt nhắm không kín, chảy nước mắt là 13%. Kết luận: Qua nghiên cứu này, xây dựng phác đồ điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên bằng điện châm. Thang điểm PIRO gồm bốn thành phần: cơ địa, nhiễm khuẩn, đáp ứng và rối loạn chức năng cơ quan, được xem là công cụ phân tầng lí tưởng cho những bệnh nhân NKH. Mục tiêu: Đánh giá khả năng tiên lượng tử vong của thang điểm PIRO trên bệnh nhân NKH nhập vào khoa cấp cứu (CC) và so sánh thang điểm này với thang điểm SOFA và qSOFA. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (theo tiêu chuẩn của hội nghị đồng thuận lần 3) nhập vào khoa CC bệnh viện Nhân Dân 115 từ tháng 8/2016 đến tháng 3/2017. Mối tương đồng giữa biểu hiện lâm sàng của hội chứng thiếu máu theo y học hiện đại và các hội chứng khí huyết hư suy theo y học cổ truyền Đặt vấn đề: Khí và Huyết là hai dạng vật chất không thể thiếu trong cơ thể. Xác định tỉ lệ từng triệu chứng lâm sàng trong từng mức độ thiếu máu và tỉ lệ biểu hiện Khí hư, Huyết hư, Khí huyết hư suy. Kết quả: Qua khảo sát 344 bệnh nhân thiếu máu theo WHO tại bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM, nhóm nghiên cứu có các kết luận như sau: Tỉ lệ các triệu chứng triệu cơ năng trong dân số thiếu máu nhiều nhất là mệt mỏi 80,23% và giảm dần theo thứ tự chóng mặt (74,13%), mất ngủ (55,81%), đoản hơi (54,36%), tự hãn (49,13%), hồi hộp (36,92%), tê đầu chi (25,58%). Các triệu chứng thực thể trong dân số thiếu máu nhiều nhất là da niêm nhạt, chiếm 84,9%, và giảm dần theo thứ tự móng trắng (76,5%), sắc lưỡi nhạt (45,4%), chất lưỡi bệu (22,1%). Các biểu hiện mạch nhiều nhất là mạch nhược (46,2%), mạch tế nhược (32,6%), mạch vi / tế (15,4%). Biểu hiện các hội chứng Khí huyết hư suy trong dân số thiếu máu chiếm tỉ lệ 42%, khí hư chiếm 14%, huyết hư 11%. Tỉ lệ Khí huyết hư suy tăng lên trong nhóm thiếu máu trung bình so với nhóm thiếu máu nhẹ hơn. Từ khoá: Thiếu máu, Khí hư, Huyết hư, Khí huyết hư suy. Huyết là phần vật chất màu hồng nuôi dưỡng cơ thể, có tác dụng vận tải dương khí, làm mềm mại cơ bắp, giúp vinh nhuận toàn thân. Khí có tác dụng làm ấm áp cơ bắp, hoá sinh ra tinh huyết, thống nhiếp huyết dịch. Huyết hư, Khí hư hay là Khí huyết hư suy đều gây ra những triệu chứng rối loạn dễ lẫn lộn trên lâm sàng và dễ nhầm lẫn với các triệu chứng thiếu máu theo YHHĐ. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mối tương đồng giữa biểu hiện lâm sàng của hội chứng Thiếu máu theo YHHĐ và các hội chứng Khí huyết hư suy theo YHCT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang - mô tả. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tp. Hồ Chí Minh đã được chẩn đoán xác định Thiếu máu theo tiêu chuẩn của WHO, có hoặc không có triệu chứng lâm sàng và đồng ý tham gia nghiên cứu, không phân biệt tuổi – giới – nghề nghiệp. Phương pháp tiến hành: Tiếp nhận bệnh nhân theo tiêu chuẩn chọn và loại bệnh, phỏng vấn và thống kê các biểu hiện lâm sàng có chẩn đoán Khí hư, Huyết hư, Khí huyết hư suy theo YHCT. Kết luận: Răng cối lớn thứ hai hàm dưới người Việt có tỷ lệ ống tuỷ hình C cao. Từ khoá: ống tuỷ hình C, răng cối lớn, hàm dưới, coneabeam CT. Sự phân bố ống tuỷ hình C theo tuổi và vị trí không khác biệt có ý nghĩa, nhưng có sự khác biệt theo giới. Đặc điểm ống tuỷ hình C ở răng cối lớn thứ hai hàm dưới có tính đối xứng cao với 75,8% người có ống tuỷ hình C là ở cả hai bên. Trong đó phần lớn có dạng chữ C liên tục ở phần ba cổ chân răng, sau đó tách ra thành hai hay ba ống tuỷ ở phần ba giữa rồi lại hợp thành một ở phần ba chóp và đi ra ngoài qua một lỗ chóp. Nghiên cứu trường hợp nhiễm ký sinh trùng sốt rét trên khỉ tại tỉnh bình phước Kết luận: có khỉ ở Bình Phước bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium inui. Mục tiêu: Xác định loài KSTSR trên khỉ bị nhiễm bệnh sốt rét. Sau khi thực hiện kỹ thuật PCR, tất cả các loại KSTSR trên đều âm tính. Kết quả giải trình tự ADN sequencing tại Viện Lâm sàng nhiệt đới Vương quốc Bỉ xác định 96% tương đồng với P. inui. Vấn đề quan tâm là có sự lây truyền ký sinh trùng sốt rét từ động vật sang người hay không? Điều trị phẫu thuật lún dương vật: báo cáo 47 bệnh nhân Mục tiêu: Đã có một số kỹ thuật mổ chữa lún dương vật. Rạch da chữ Z ở gốc dương vật - bìu, chuyển vạt da bìu lên che phủ khuyết da ở bụng dương vật. Kỹ thuật mổ trên dễ thực hiện, có kết quả tốt và vẫn giữ được bao qui đầu.Kết luận: Kỹ thuật mổ với đường rạch da dọc đường đan dương vật-bìu và hình chữ Z chữa được lún dương vật mà bảo tồn được bao qui đầu. Đánh giá hiệu quả dụng cụ cải tiến để đặt lưu jj trong phẫu thuật nội soi sau phúc mạc tại bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ. Mục tiêu: Trình bày kỹ thuật đặt JJ với dụng cụ mới và đánh giá hiệu quả của dụng cụ cải tiến trong việc đặt JJ trong các phẫu thuật nội soi sau phúc mạc.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 09 năm 2009, thực hiện nghiên cứu tiến cứu mô tả 47 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi sau phúc mạc có đặt JJ bằng dụng cụ cải tiến. Kết quả: Thành công 100%, trong đó 15 TH đặt ở bể thận, 29 TH đặt ở niệu quản lưng, 3 TH ở niệu quản chậu. Thời gian đặt JJ trung bình 4,10 phút (1,8 - 15 phút), không có tai biến trong và sau mổ, không có xì dò nước tiểu, không có nhiễm trùng. Tiết kiệm chi phí điều trị khoảng 30,3 triệu đồng không kể các chi phí không thể đo lường được.Kết luận: Kỹ thuật đặt JJ bằng dụng cụ cải tiến trong phẫu thuật nội soi sau phúc mạc rất đơn giản với những phẫu thuật viên mới thực hiện lần đầu, và có thể đặt JJ ở bất kỳ vị trí nào từ bể thận xuống tới bàng quang. Dụng cụ đặt JJ cải tiến rút ngắn thời gian đặt JJ, an toàn, và tiết kiệm chi phí vì tái sử dụng nhiều lần và có thể dùng trong mổ mở. Những trường hợp này được đánh giá sau mổ bằng giải phẫu bệnh Kết quả: Tỷ lệ bệnh tăng theo tuổi và phổ biến ở những người trên 50 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh của nam và nữ là 1,5. Ung thư đạI trực tràng chủ yếu là ung thư biểu mô (97%). Hầu hết là ung thư biểu mô tuyến (84%) Kết luận: Nghiên cứu trên 68 trường hợp ung thư đại trực tràng: Tỷ lệ Nam / Nữ là 1. 5/1. Tỷ lệ ung thư cao ở đại tràng phải. Đại thể: Ung thư dạng loét thường gặp (59%). Kiến thức thái độ và nhu cầu giáo dục về giới tính của học sinh trường thcs ngô tất tố, q.phú nhuận, tphcm năm 2008 Học sinh không được cung cấp thông tin về giới tính từ bất cứ nguồn nào có kiến thức đúng chỉ bằng 0,29 lần so với những học sinh có nhận thông tin từ ít nhất một nguồn (PR = 0,29, KTC 95% là 0,13-0,62). Kết luận: Việc GDGT ở tuổi học sinh cấp 2 rất cần thiết. Vì vậy hiện nay các em học sinh cần có một chương trình GDGT phù hợp với lứa tuổi của mình. Mẫu nghiên cứu gồm 669 học sinh được chọn theo phương pháp lấy mẫu cụm. Kết quả: Có 31,5% học sinh có kiến thức đúng về các vấn đề giới tính. Có 97% học sinh đồng ý việc GDGT và khối lớp bắt đầu GDGT là lớp 6 (35,7%). Có 36% học sinh nhận thông tin là từ bạn bè, 51,7% là từ sách, báo, tài liệu. Về nhu cầu GDGT, đối tượng cung cấp là bác sĩ / NVYT (44%), nguồn cung cấp là sách, báo, tài liệu (48,4%). Học sinh có kiến thức đúng thì có thái độ đồng ý "hành vi thủ dâm là bình thường" cao gấp 2,03 lần so với học sinh có kiến thức không đúng (PR = 2,03, KTC 95% là 1,65-2,51). Can thiệp nội mạch trong điều trịrò động tĩnh mạch thận: nhân 2 trường hợp Đặt vấn đề: Rò động tĩnh mạch thận là những thông nối bất thường giữa hệ thống động mạch và tĩnh mạch trong thận. Những bất thường này có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải. Chọn lựa điều trị thay đổi tuỳ theo từng bệnh nhân, bao gồm: điều trị bảo tồn, can thiệp nội mạch hay phẫu thuật. Nói chung, lựa chọn điều trị ban đầu của rò động tĩnh mạch thận có triệu chứng thường là thuyên tắc mạch dưới sự hướng dẫn của chụp hình mạch máu. Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu của can thiệp nội mạch trong điều trị rò động tĩnh mạch thận thông qua 2 trường hợp. Phương pháp nghiên cứu và kết quả: Báo cáo mô tả triệu chứng lâm sàng, dấu hiệu hình ảnh học và quá trình can thiệp nội mạch của 2 trường hợp rò động tĩnh mạch thận: một trường hợp rò động tĩnh mạch thận bẩm sinh và một trường hợp rò động tĩnh mạch thận mắc phải sau vết thương thận. Bàn luận về nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và biến chứng của các trường hợp trên. Kết luận: Can thiệp nội mạch là phương pháp điều trị nên được lựa chọn trong rò động tĩnh mạch thận có triệu chứng. Từ khoá: Rò động tĩnh mạch thận, can thiệp nội mạch, thuyên tắc động mạch. Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán đột biến gen kras bằng phương pháp pcr đặc hiệu allele tích hợp công nghệ bắt mồi 2 đoạn Đặt vấn đề: Các biệt dược mang bản chất là kháng thể kháng EGFR đã chứng tỏ được tính hiệu quả trong điều trị ung thư đại trực tràng, tuy nhiên chỉ một bộ phận bệnh nhân không mang đột biến gen Kras mới đáp ứng tốt với dược phẩm này. Vì thế cần thiết phải xây dựng được xét nghiệm chẩn đoán chính xác trạng thái đột biến gen Kras trên nhóm bệnh nhân có nhu cầu điều trị sử dụng biệt dược này. Đồng thời số xét nghiêm được giảm từ bảy (07) xuống còn ba (03) phản ứng vì thế tiết kiệm được chi phí xét nghiệm. Kết luận: quy trình chẩn đoán đột biến gen Kras đã được xây dựng thành công Báo cáo một trường hợp nút động mạch chọn lọc điều trị bướu mỡ - cơ - mạch thận khổng lồ liên quan đến thể xơ cứng củ Mục tiêu: Báo cáo một trường hợp bướu mỡ - cơ - mạch thận (AML) khổng lồ có liên quan đến thể xơ cứng củ được điều trị bằng phương pháp nút mạch chọn lọc ở thận trái và mô tả kết quả theo dõi trong 4 năm đối với thận phải. Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi báo cáo một trường hợp, người đàn ông 43 tuổi nhập viện vì đau bụng vùng hông lưng bên trái và tiểu máu, tiền căn đã nút mạch chọn lọc điều trị vỡ mạch máu nuôi bướu AML thận phải cách đây 4 năm. Chụp cắt lớp vi tính cho kết quả bướu AML 2 thận, bên phải có dấu đã nút mạch, bên trái có khối bướu AML rất to, kích thước: 10*10*8 cm, có xuất huyết ở vị trí trung tâm bướu. Bệnh nhân được can thiệp với phương pháp nút mạch chọn lọc động mạch nuôi bướu AML thận trái. Kết quả: Bệnh nhân không còn tiểu máu và giảm đau vùng hông lưng trái, chức năng thận ở giới hạn bình thường. Về thận bên phải, tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi theo dõi trong 4 năm, hiện tại, khối bướu AML thận giảm kích thước từ 7*8*10 cm còn 6*7*7 cm (giảm 47,5% thể tích). Kết luận: Phương pháp nút mạch chọn lọc an toàn và hiệu quả trong điều trị bướu AML thận, đặc biệt trường hợp bướu vỡ, bướu khổng lồ, bướu mỡ - cơ - mạch thận kèm thể xơ cứng củ, tiết kiệm tối ưu nhu mô thận bình thường để duy trì chức năng thận tối đa. Từ khoá: bướu mỡ - cơ - mạch thận, nút mạch chọn lọc Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi về xử trí sốt của bà mẹ có con điều trị tại Khoa Nhi, bệnh viện Đa khoa Tiền Giang. Kết quả: Về kiến thức: 48,7% bà mẹ biết dùng nhiệt kế để xác định trẻ bị sốt; 26% bà mẹ trả lời chính xác rằng trẻ bị sốt khi nhiệt độ > 37,5 oC; đa số bà mẹ cho rằng trẻ bị sốt là do bệnh nhiễm khuẩn hoặc thay đổi thời tiết (đều chiếm 34%). Về thái độ: 55,3% bà mẹ cho rằng khi trẻ sốt cần phải nhập viện điều trị; 52% bà mẹ co rằng sốt là dấu hiệu bệnh nặng; 73,3% bà mẹ biết rằng khi trẻ sốt quá cao có thể dẫn đến co giật. Về hành vi của các bà mẹ khi trẻ bị sốt: 40% bà mẹ cho rằng khi trẻ sốt có thể tự điều trị ở nhà; 63,3% bà mẹ biết cởi bỏ bớt quần áo khi trẻ sốt; 53,3% bà mẹ biết lau mát khi trẻ bị sốt cao; 62,7% bà mẹ đồng ý cho trẻ uống kháng sinh khi trẻ bị sốt; 79,3% bà mẹ không đồng ý cạo gió, cắt lễ khi trẻ sốt. Nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, số con, con có tiền sử nhập viện trước đó có liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi đúng của bà mẹ về sốt. Có mối liên quan giữa kiến thức đúng về sốt và hành vi đúng khi xử trí sốt cao ở trẻ em Kết luận: Cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ về sốt và cách xử trí sốt cho bà mẹ. Từ khoá: Sốt, kiến thức, thái độ, hành vi. Khảo sát các yếu tố dự đoán nguy cơ chảy máu tái phátở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng xuất huyết sau nội soi cầm máu Cơ sở: Đánh giá các yếu tố nguy cơ chảy máu tái phát sau nội soi điều trị của bệnh loét dạ dày tá tràng xuất huyết có lợi ích giúp xác lập các biện pháp xử trí thích hợp trên bệnh nhân nguy cơ cao. Những yếu tố dự đoán độc lập này có thể sử dụng hữu ích trong theo dõi và xử trí các trường hợp loét dạ dày tá tràng xuất huyết sau nội soi điều trị. Từ khoá: Loét dạ dày tá tràng xuất huyết, nội soi điều trị. Mục tiêu nghiên cứu là xác định các yếu tố nguy cơ chảy máu tái phát sau nội soi điều trị. Phương pháp: Các đối tượng nghiên cứu có loét dạ dày tá tràng được nội soi điều trị nhập vào khoa tiêu hoá bệnh viện Chợ Rẫy từ 05/2010 đến 05/2013. Các dữ liệu được ghi nhận bao gồm: bệnh cảnh lâm sàng, đặc điểm về kết quả nội soi và phương pháp điều trị. Phân tích hồi quy đa biến được sử dụng để xác định các yếu tố nguy cơ độc lập dự đoán chảy máu tái phát sau nội soi điều trị. Kết quả: 207 bệnh nhân thoả điều kiện nghiên cứu với độ tuổi trung bình 50,04 ± 18,11, giới nam / nữ = 2, 9/1. Tỷ lệ chảy máu tái phát là 19,8%. Các yếu tố dự đoán nguy cơ chảy máu tái phát sau nội soi điều trị là: tình trạng chảy máu đang tiếp diễn theo phân loại Forrest (Ia, OR 5,55 với độ tin cậy 95%: 1,65-18,63; Ib, OR 3,97, dộ tin cậy 95%: 1,49-9,65); kích thước ổ loét ≥ 2 cm (OR 18,38, độ tin cậy 95%: 5,78 - 58,48); vị trí loét tá tràng ở mặt sau dưới (OR 4,72, dộ tin cậy 95%: 1,13-19,6); liều thuốc ức chê bơm proton thấp (PPI) (PPI tiêm tĩnh mạch < 3 lần / ngày hoặc PPI đường uống) (OR 3,2, độ tin cậy: 1,12 - 14,73). Kết luận: Các yếu tố dự đoán nguy cơ chủ yếu chảy máu tái phát sau nội soi điều trị là loét Forrest Ia, Ib, kích thước ổ loét lớn, vị trí loét tá tràng mặt sau dưới và liều PPI thấp. Tương quan giữa bề dầy lớp áo trong-áo giữa động mạch cảnh trên siêu âm với các yếu tố nguy cơ xơ vữa mạch máu Trong bài viết này, chúng tôi trình bày kết quả một nghiên cứu cắt ngang trên 60 bệnh nhân nhập bệnh viện Nguyễn Trãi với chẩn đoán đau ngực, nhằm mục đích xem xét mối tương quan giữa bề dầy lớp áo trong-áo giữa động mạch cảnh với các yếu tố nguy cơ (YTNC) xơ vữa mạch máu. Phương pháp: Đo bề dầy lớp áo trong - áo giữa động mạch cảnh trên siêu âm B mode trong thời gian thực và thu thập các YTNC xơ vữa mạch máu. Kết quả: Trị số IMT động mạch cảnh phải tương quan dương tính và có ý nghĩa với huyết áp tâm thu, LDL và tương quan âm tính với HDL; ở động mạch cảnh bên trái, IMT chỉ tương quan dương tính với nồng độ LDL. Đánh giá phương pháp phẫu thuật ghép mộng thịt ghép kết mạc tự thân Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật mộng thịt ghép kết mạc tự thân. Tiến hành phẫu thuật ghép kết mạc tự thân từ tháng 11/2015 đến tháng 5/2016 cho 54 mắt của 54 bệnh nhân. Dữ liệu về tỷ lệ tái phát được thu thập và phân tích bằng phần mềm SPSS 16. Kết quả: Sau phẫu thuật, tỷ lệ mộng tái phát là 7,4%. Thị lực tăng sau phẫu thuật, từ 0,63 ± 0,31 lên 0,87 ± 0,13. Không có biến chứng nghiêm trọng nào trong phẫu thuật. Kết luận: Phẫu thuật mộng thịt ghép kết mạc tự thân có tác dụng làm giảm tỷ lệ tái phát của mộng thịt. Từ khoá: Mộng thịt, ghép kết mạc tự thân. Mục tiêu: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và khởi phát cùng với những đặc điểm của cơn tăng áp phổi cấp nguy hiểm sau phẫu thuật tim hở bệnh tim bẩm sinh có tăng áp phổi từ đó đưa ra cách theo dõi và chăm sóc bệnh nhân tốt nhất. Từ khoá: Bệnh tim bẩm sinh, tăng áp phổi, cơn tăng áp phổi cấp, phẫu thuật tim. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả. Kết quả: Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy đối với nhóm có tăng áp phổi (TAP) trung bình thời gian rút nội khí quản sớm (trước 8 giờ). Có 8 bệnh nhân (chiếm 25%) xuất hiện cơn TAP cấp với với các triệu chứng lâm sàng sau: mạch nhanh sau đó chậm dần, SPO2 tụt, huyết áp hệ thống tụt, CVP tăng, tình trạng thiểu niệu hoặc vô niệu xuất hiện sau cơn. Biến chứng thường gặp nhất là suy tim (15,6%) và tử vong (9,3%), đa số nằm trong nhóm bệnh nhân có TAP nặng trước mổ. Kết luận: Những bệnh tim bẩm sinh (TBS) phức tạp như: AVSD, thân chung động mạch, TGA, DORV có nguy cơ cao xuất hiện cơn TAP sau mổ. Các yếu tố thuận lợi như hút nội khí quản và gắng sức sau khi rút nội khí quản, tình trạng thiếu oxy, xẹp phổi, đau được cho là khởi phát cơn TAP cấp. Nên phẫu thuật sớm để làm giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng do TAP. Để hồi sức tốt bệnh nhân TAP chúng ta cần phải theo dõi sát các chỉ số huyết động, tránh các yếu tố gây gắng sức, thiếu oxy, và giảm đau cho bệnh nhân. Mục tiêu: Sử dụng màng ối đông khô đa lớp ghép trên lỗ thủng mất chất giác mạc có kích thước từ 2-5 mm do chấn thương để giúp giác mạc hồi phục và giữ ổn định lớp bề mặt nhãn cầu, thay thế giác mạc hiến tặng mà hiện nay ngân hàng Mắt chưa có khả năng cung cấp.Nơi thực hiện: Khoa Chấn thương, BV. Mắt TP. HCM từ tháng 8/2005 - tháng 12/2006. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu bao gồm 19 ca có độ tuổi trung bình 34,42 tuổi (từ 19 đến 69 tuổi), chia làm 2 nhóm theo dạng lâm sàng: nhóm 1, 12 ca thủng mất chất giác mạc vùng trung tâm; nhóm 2: 7 ca thủng mất chất giác mạc vùng chu biên. Ba lớp màng ối đông khô được cắt rộng ra ngoài bờ vết thủng mất chất giác mạc 2mm, đặt phủ lên trên lỗ thủng sau khi đã vùi 1 lớp màng ối đóng nút lỗ thủng, khâu liên tục các lớp từ bờ lỗ thủng đến rìa màng ối bằng chỉ nylon 10-0. Thời gian theo dõi hậu phẫu trung bình 10,2 ± 1,6 tháng (sắp xếp từ 1tháng đến 12 tháng). Cả 2 nhóm đều cho kết quả biểu mô hoá giác mạc 100% sau 2 tháng hậu phẫu, tân mạch vùng lành sẹo ít. Một số biến chứng sau mổ: xẹp tiền phòng 2/19 ca (10,52%), màng ối đóng nút lỗ thủng tồn tại trong tiền phòng 2/19 ca (10,52%), dính mống mắt sau màng ối 4/19 ca (21,05%). Tỉ lệ hiện mắc tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại huyện thủ thừa, tỉnh long an Đặt vấn đề: Tỉ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp (THA) tại Việt Nam ngày càng gia tăng, trong đó tỉnh Long An có tỉ lệ THA khá cao so với cả nước, tỉ lệ mắc THA ở nhóm tuổi trên 60 chiếm 52,5%. Từ khoá: THA, yếu tố nguy cơ. Huyện Thủ Thừa thuộc tỉnh Long An là một trong những huyện có số lượt bệnh nhân đến bệnh viện khám về THA ngày một gia tăng. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hiện mắc THA và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi (NCT) tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, năm 2014. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 780 trong tổng số 8359 người cao tuổi thường trú tại huyện Thủ Thừa – Long An từ tháng 4 - 8/2014. Kết quả: Tỉ lệ hiện mắc THA ở người cao tuổi là 65%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ THA giữa hai giới nam và nữ. Có mối liên quan giữa THA với nhóm tuổi, hút thuốc lá, thói quen ăn mặn và tình trạng vận động thể lực của NCT. Những người hút thuốc lá, ăn mặn và hoạt động tĩnh tại có tỉ lệ THA cao hơn nhóm còn lại. Kết luận: Tỉ lệ mắc bệnh THA ở NCT tại huyện Thủ Thừa là cao, đặc biệt cao hơn ở nhóm đối tượng có hút thuốc lá, có thói quen ăn mặn và hoạt động thể lực tĩnh tại. Ngành y tế huyện cần đặc biệt chú trọng quan tâm đến đối tượng NCT trong chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống Tăng huyết áp tại địa phương. Đánh giá kết quả đặt máy tạo nhịp tim tạm thời và vĩnh viễn trong điều trị rối loạn nhịp tim chậm. Tạo nhip tạm thời, ngưỡng thấp nhất là 0,5 volt, cao nhất là 1 volt là giới hạn cho phép. Không có trường hợp nào bị biến chứng: rung thất, tụ máu, tràn máu màng phổi tràn khí màng phổi, nhiễm trùng … Kết luận: Hiện tại, chỉ có một cách duy nhất làm tăng nhịp tim kéo dài là dùng máy tạo nhịp để gửi tín hiệu điện đến kích thích tim. Máy tạo nhịp vĩnh viễn cần thiết ở những bệnh nhân bị chậm nhịp tim mạn tính hoặc do những nguyên nhân không thể phục hồi được. Từ khoá: Tạo nhịp tạm thời, tạo nhịp vĩnh viễn, nhịp tim chậm. Đối tượng: Bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim chậm mạn tính hoặc bởi những nguyên nhân không hồi phục được. Phương pháp nghiên cứu: Can thiệp. Phương pháp gây tê tại chỗ là chủ yếu. Đặt máy tạo nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch dưới đòn phải, 1 trường hợp qua tĩnh mạch cảnh trong phải. Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn qua đường tĩnh mạch dưới đòn trái, có 4 trường hợp qua tĩnh mạch dưới đòn phải. Có 103 trường hợp đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn, trong đó 89 trường hợp theo phương thức VVI, 14 trường hợp tạo nhịp 2 buồng theo phương thức VDD, DDD và DDDR. Ngưỡng và các thông số khác của máy trong điều kiện cho phép. Thực trạng sử dụng kháng sinh tại khoa ngoại bệnh viện đa khoa tỉnh trà vinh năm 2017 Đặt vấn đề: Hiện nay, kháng kháng sinh đang là vấn đề toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. 100% trường hợp phẫu thuật có sử dụng kháng sinh. Kết luận: Tử kết quả thực trạng sử dụng kháng sinh, cần nghiên cứu thêm về tính hợp lý của việc sử dụng kháng sinh trong điều trị. Từ khoá: Kháng sinh, phẫu thuật. Xác định thực trạng sử dụng kháng sinh là cơ sở cho nâng cao hiệu quả của việc sử dụng kháng sinh trong điều trị. Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng kháng sinh tại khoa Ngoại của Bệnh viện đa khoa Trà Vinh năm 2017. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu hồ sơ bệnh án. Kết quả: Chúng tôi khảo sát trên 385 hồ sơ bệnh án. Số trường hợp sử dụng 1 loại kháng sinh chiếm 42,1%; sử dụng 2 loại kháng sinh chiếm 39,5%. Đường sử dụng phổ biến nhất là truyền tĩnh mạch chậm 33,2%, đường uống dưới dạng viên 32,0%. Thời gian sử dụng trung bình nhiều nhất 4 – 5 ngày, chiếm 49,1%. Kháng sinh chính được sử dụng nhiều nhất là nhóm cephalosporin thế hệ 2, cephalosporin thế hệ 3, penicilin + chất ức chế beta–lactamase và aminoglycosid. Nghiên cứu một số tác dụng không mong muốn của corticosteroid trong bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn ở người lớn tại bvtw huế Tăng bạch cầu thường gặp nhất, hạ Kali, tăng đường huyết và hạ Canxi ít gặp hơn. Tăng bạch cầu và hạ Kali nhiều gặp ở tuổi trẻ, còn lớn tuổi thì tăng đường huyết thường gặp hơn. Kết quả và bàn luận: Tuổi 16 đến 30 gặp tỉ lệ cao nhất chiếm 51,1%, tuổi trung bình là 33,9 ± 14,1. Tỉ lệ bị ITP lần đầu là 40%, tái phát 60%. Tỉ lệ bệnh mất ngủ gặp rất cao 82,2%, người lớn tuổi 17/37 bệnh nhân; viêm dạ dày 51,1%; tăng huyết áp 24,4%, tuổi lớn 8/11 bệnh nhân; Cushing là 17,8%, tuổi trẻ 6/8 bệnh nhân; tăng cân 40%, tuổi trẻ 8/18 bệnh nhân. Ở nhóm bệnh tái phát có tỉ lệ cao: Mất ngủ 25/37 bệnh nhân, viêm dạ dày 16/23 bệnh nhân, Cushing 6/8 bệnh nhân. Tỉ lệ tăng bạch cầu 95,6%, tuổi trẻ 21/43 bệnh nhân; tăng đương huyết tạm thời 22,2%, người lớn tuổi 6/10 bệnh nhân; hạ Kali gặp nhiều hơn hạ Canxi (40%; 6,7%) gặp nhiều ở nhóm trẻ tuổi.Kết luận: Mất ngủ, viêm dạ dày, tăng cân thường gặp nhất. Tăng huyết áp và mất ngủ thường gặp ở người lớn tuổi, còn tăng cân và Cushing thường gặp tuổi trẻ. Đặt vấn đề: Bệnh thận mạn (BTM) là một vấn đề sức khoẻ quan trọng đối với bệnh nhân (BN) nhiễm HIV, do làm gia tăng các biến cố bất lợi. Giảm độ thanh thải creatinin là khi độ thanh thải creatinin giảm ≥ 25% so với lúc bắt đầu uống ARV. Kết quả: 442 BN tham gia nghiên cứu với thời gian uống ARV là 34,6 ± 18,2 tháng. Độ thanh thải creatinin tăng dần theo thời gian uống ARV. Tỉ lệ giảm độ thanh thải creatinin là 9,0% và các yếu tố nguy cơ là là tuổi, giai đoạn lâm sàng 4 và Hb < 11 g / dl. Độ nhạy và độ đặc hiệu của giảm độ thanh thải creatinin trong tiên đoán suy thận mạn là 83,3% và 92,3%. Kết luận: ARV giúp cải thiện độ lọc cầu thận. Giảm ≥ 25% độ thanh thải creatinin là một chỉ số đáng tin cậy khi dõi chức năng thận. Từ khoá: HIV, ARV, độ lọc cầu thận, GFR, độ thanh thải creatinin, ClCr, suy thận mạn, giảm độ lọc cầu thận, giai đoạn lâm sàng, giai đoạn miễn dịch, tuổi, thiếu máu BTM có thể đến từ nhiều nguyên nhân: vi rút HIV, các bệnh đồng mắc, đồng nhiễm hay tác dụng phụ của các thuốc ARV. Khi khảo sát độ lọc cầu thận ở BN nhiễm HIV, các nghiên cứu cho các kết quả trái ngược nhau. Tỉ lệ suy thận mạn được ghi nhận khoảng 5%; tuy nhiên tiêu chuẩn chủ yếu là độ lọc cầu thận < 60 ml / phút / 1,73 m2 có thể bỏ sót tổn thương thận. Theo Mizhushima (2014), sau 18 tháng uống ARV, có khoảng 12,4% uống TDF giảm ≥ 25% độ thanh thải creatinin; tuy nhiên thời gian theo dõi ngắn nên không đánh giá được giá trị của chỉ số này trong tiên đoán suy thận mạn. Mục tiêu: Mô tả diễn tiến độ thanh thải creatinin của BN nhiễm HIV điều trị ARV ngoại trú. Xác định tỉ lệ mắc mới và các yếu tố liên quan của giảm độ thanh thải creatinin; Xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của chỉ số này trong tiên đoán suy thận mạn thật sự. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả theo chiều dọc. Áp dụng bước đầu quy trình theo dõi nồng độ gentamicin và vancomycin tại bệnh viện nhân dân gia định Đối với gentamicin ở chế độ đơn liều, việc áp dụng quy trình còn gặp khó khăn do nhiều lý do, nhiều nhất là tâm lý e ngại khi dùng liều cao như khuyến cáo của quy trình (5 - 7 mg / kg cho chế độ dùng đơn liều). Kết quả 100% không đạt nồng độ đỉnh như khuyến cáo của quy trình. Đối với gentamicin chế độ đa liều, 100% được can thiệp tăng liều và 100% đạt nồng độ khuyến cáo theo quy trình.Bàn luận: Theo dõi trị liệu thuốc có giới hạn trị liệu hẹp như vancomycin và gentamicin là cần thiết để đảm bảo hiệu quả điều trị và hạn chế thấp nhất độc tính. Cần cân nhắc trên thực tế lâm sàng để áp dụng quy trình sao cho đạt hiệu quả cao nhẩt với phí tổn thấp nhất. Đánh giá hiệu quả điều trị gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới bằng kết hợp xương qua đường dưới hàm. Mục tiêu: Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới bằng kết hợp xương qua đường dưới hàm. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu lâm sàng, 109 bệnh nhân với 124 ổ gãy lồi cầu được kết hợp xương tại khoa Phẫu thuật hàm mặt-Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TPHCM, được theo dõi và đánh giá trên lâm sàng và trên phim cho đến sau phẫu thuật 6 tháng. Kết quả và kết luận: Nghiên cứu này cho thấy điều trị gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới bằng kết hợp xương qua đường dưới hàm đem lại sự thành công về chức năng, giải phẫu, thẩm mỹ chấp nhận được và biến chứng thấp. Vai trò của cộng hưởng từ trong đánh giá lại giai đoạn của ung thư biểu mô trực tràng sau điều trị tân hỗ trợ Đặt vấn đề: Ung thư trực tràng nằm trong không gian hẹp, liên quan với nhiều cấu trúc trong khoang chậu nên tỉ lệ tái phát tại chỗ và di căn xa cao hơn so với phần còn lại của khung đại tràng. Về xâm lấn diện cắt theo chu vi, CHT có độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 27,5%, giá trị tiên đoán dương 23%, giá trị tiên đoán âm 96,7%. Kết luận: Độ chính xác yếu tố T của ung thư biểu mô trực tràng sau điều trị tân hỗ trợ có kết hợp chuỗi xung hình thái và khuếch tán cải thiện hơn so với với chuỗi xung hình thái đơn thuần. Về yếu tố hạch với tiêu chuẩn kích thước đường kính trục ngắn hạch là 5mm, CHT có độ chính xác cao. Trong chẩn đoán xâm lấn diện cắt theo chu vi, CHT có vai trò loại trừ với giá trị tiên đoán âm cao. Từ khoá: ung thư biểu mô trực tràng, đánh giá lại giai đoạn sau điều trị tân hỗ trợ, cộng hưởng từ Cộng hưởng từ với độ phân giải mô mềm cao cho phép phân biệt các cấu trúc giải phẫu phức tạp ở trực tràng và những biến đổi của u sau điều trị với hoá xạ. Tuy nhiên, đánh giá lại giai đoạn tại chỗ sau điều trị tân hỗ trợ là một thách thức. Mục tiêu: Đánh giá độ chính xác của cộng hưởng từ (CHT) trong đánh giá lại giai đoạn tại chỗ của ung thư biểu mô trực tràng sau điều trị tân hỗ trợ đối chiếu với giải phẫu bệnh (GPB). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca gồm 52 trường hợp ung thư trực tràng qua hội chẩn đa mô thức được điều trị tân hỗ trợ liệu trình dài trước phẫu thuật triệt căn tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Khi kết hợp hình T2W với hình DW thì độ chính xác tăng lên 67%, tỉ lệ đánh giá trên giai đoạn là 17%, dưới giai đoạn là 19%. Trong chẩn đoán di căn hạch mạc treo sau điều trị tân hỗ trợ, CHT có độ nhạy 83%, độ đặc hiệu 83%, giá trị tiên đoán dương 71%, giá trị tiên đoán âm 90,9%, độ chính xác 83,33%. Nghiên cứu các dạng động mạch thận trong cuống thận người việt nam Đặt vấn đề: Phẫu thuật về mạch máu cuống thận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực ghép thận. Tuy nhiên, việc mô tả các dạng động mạch cung cấp máu cho thận ở người Việt Nam vẫn chưa được khảo sát đầy đủ, nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hy vọng cung cấp cho các nhà phẫu thuật có thêm những thông tin về các dạng động mạch thận trong cuống thận ở người Việt Nam.Mục tiêu: Mô tả các dạng động mạch thận trong cuống thận ở người Việt Nam trưởng thành nhằm ứng dụng trong các phẫu thuật mạch máu thận đoạn ngoài thận.Phương pháp: Mô tả nghiên cứu cắt ngang với 78 xác ướp formol người Việt Nam trưởng thành tại bộ môn Giải phẫu học trường ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được phẫu tích từ năm 2003 đến năm 2010. Tỉ lệ xuất hiện ĐM cực trên khá cao (38,46%), ĐM cực dưới lại thấp (5,77%). Trong mẫu khảo sát này có đầy đủ các dạng ĐM thận mà các tác giả trong nước và nước ngoài đã từng công bố.Kết luận: Sự hiện diện đa ĐM thận trong việc cung cấp máu cho thận rất phổ biến. Sự thay đổi số lượng ĐM thận tại rốn thận, ĐM cực trên và cực dưới đã làm phong phú thêm tính đa dạng của ĐM trong cuống thận, và điều này sẽ làm phức tạp hơn cho những nhà niệu khoa trong việc cấy ghép thận như Spanos (1973), Benedetti (1995) và Troppmann (2001) đã từng công bố trước đây Phát hiện kiểu gen cyp2c19 bằng phương pháp multiplex realtime pcr trên mẫu sinh thiết dạ dày ở bệnh nhân nhiễm helicobacter pylori Mở đầu: Hiện nay, nhiễm H. pylori đang là vấn đề lớn của xã hội, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Kết quả: Trong tổng số 228 mẫu bệnh nhân được nghiên cứu, tần suất xuất hiện các kiểu gen được phát hiện là CYP 2 C 19*1 / * 1, * 1 / * 2, * 1 / * 3, * 2 / * 2 và * 2 / * 3 lần lượt là 118 (51,8%), 85 (37,3%), 13 (5,7%), 6 (2,6%) và 6 (2,6%). Không có kiểu gen đồng hợp CYP 2 C 19*3 / * 3 được phát hiện. Vì vậy, nghiên cứu dự đoán kiểu hình chuyển hoá thuốc nhanh là 51,8%, kiểu hình chuyển hoá thuốc trung bình là 43% và kiểu hình chuyển hoá thuốc chậm là 5,2%. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy multiplex realtime PCR xác định kiểu gen CYP2C19 là một phương pháp đơn giản, hạn chế nguy cơ ngoại nhiễm và chi phí phù hợp tại Việt Nam. Nghiên cứu xác định kiểu gen CYP2C19 cho từng bệnh nhân làm tăng khả năng đáp ứng thuốc PPI sử dụng trong điều trị, từ đó góp phần cải thiện tỉ lệ điều trị thành công H. pylori và tái nhiễm ở bệnh nhân Việt Nam. Từ khoá: multiplex realtime PCR Có khoảng 50% dân số trên thế giới nhiễm H. pylori. Đây là nguyên nhân chính gây ra hàng loạt căn bệnh về dạ dày như viêm dạ dày, viêm loét dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày. Mẫu mô sinh thiết thông qua nội soi của bệnh nhân được chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng được lấy từ bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM. Tiến hành nghiền nát khối mô, tách chiết DNA toàn bộ, phản ứng multiplex realtime PCR để phát hiện kiểu gen CYP 2 C 19*2 và kiểu gen CYP 2 C 19*3. Mối tương quan giữa một số chỉ tiêu thiếu máuvới hệ số thanh thải creatinin nội sinh trên bệnh nhân sỏi thận có biến chứng suy thận Đặt vấn đề và mục tiêu: Nghiên cứu nồng độ trung bình của HC, Hb, Hct theo từng giai đoạn suy thận và tìm hiểu mối liên quan giữa các thông số: nồng độ Hb, số lượng HC, Hct với hệ số thanh thải creatinin nội sinh ở bệnh nhân sỏi thận đã có biến chứng suy thận. 58 bệnh nhân được chẩn đoán sỏi thận đã có biến chứng suy thận được điều trị tại khoa phẫu thuật tiết niệu – Bệnh viện 103. Kết quả: Nồng độ trung bình của Hb, số lượng HC, giá trị Hct giảm dần theo mức độ giảm của HSTTcre nội sinh tính theo công thức cổ điển. Có mối tương quan thuận giữa HSTTcre nội sinh tính theo công thức cổ điển với số lượng HC (r = 0,36), nồng độ Hb máu (r = 0,36) và giá trị Hct (r = 0,28). Sự tương quan giữa nồng độ Hb máu và số lượng HC với HSTTcre nội sinh tính theo công thức cổ điển là chặt chẽ hơn giá trị Hct. Kết luận: Có mối tương quan thuận giữa các chỉ tiêu thiếu máu với HSTTcre nội sinh ở các bệnh nhân sỏi thận có biến chứng suy thận. Từ khoá: thiếu máu, hệ số thanh thải creatinin, sỏi thận, suy thận Phẫu thuật thay van tim nhân tạo ở trẻ em: kết quả tại viện tim Trong nhóm bệnh nhân thay van hai la, tất cả diều còn sống. Hai bệnh nhân thay van hai lá cơ học đã được mỗ lại do thoái hoá cấu trúc van. Tỉ lệ sống không biến chứng lên quan đến van là 64,3 ± 21%. Kết luận: Thay van tim có thể thực hiên với tỉ lệ tử vong và biến chứng thấp. Thay van hai lá cơ học tốt hơn van hai lá sinh học. Thuốc kháng đông acenocoumarol uống hiệu quả và an toàn. Tuổi trung bình từ 7 đến 15 tuổi. Bệnh nhân thay van cơ học được điều trị với acenocoumarol uống. Thời gian theo dõi 36 bệnh nhân / năm đối với nhóm thay van hai lá và 103,9 bệnh nhân / năm đối với nhóm thay van động mạch chủ. Kết quả: Trong nhóm bệnh nhân thay van động mạch chủ có 1 trường hợp tử vong tại bệnh viện và 1 tử vong muộn. Một bệnh nhân phải mổ lại vì tán huyết do hở van hai lá tồn lưu sau khi sửa van hai lá kèm theo. 3 bệnh nhân kẹt van. Hiện tại, tỉ lệ sống sót không có triệu chứng 78,6 ± 10,5%. Liều morphine truyền liên tục trung bình ở ngày hậu phẫu thứ 1, thứ 2 và thứ 3 lần lượt là 36,1; 32,0 và 23,5 µg / kg / giờ. Lấy máu và thay băng là thủ thuật gây đau thường được thực hiện trong giai đoạn hậu phẫu. Kết luận: Phần lớn trẻ sơ sinh được giảm đau sau phẫu thuật. Mức độ đau dựa theo thang điểm CRIES giảm dần trong vòng 72 giờ sau phẫu thuật. Thuốc thường được sử dụng để giảm đau là morphine và acetaminophen. Từ khoá: Đau sau phẫu thuật, thang điểm đau CRIES, morphine, acetaminophen. Kết quả: Trong tổng số 73 bệnh nhân được khảo sát, tỷ lệ nam / nữ là 1, 7/1. Tỷ lệ tử vong là 4,1%. Tuổi lúc được phẫu thuật trung bình là 7,7 ngày. Bệnh lý gặp nhiều nhất là teo thực quản 16,4%. Điểm số đau trung bình theo thang điểm CRIES ở thời điểm ngày hậu phẫu thứ 1, thứ 2 và thứ 3 lần lượt là 4,2; 3,4 và 2,2. Tổng cộng có 70 trường hợp (95,9%) được giảm đau sau phẫu thuật. Trong đó có 38 trường hợp được giảm đau bằng morphine (54,3%), 16 trường hợp giảm đau bằng acetaminophen (22,9%) và 14 trường hợp phối hợp morphine và acetaminophen (20%). Nghiên cứu thực nghiệm tác dụng bảo vệ gan và thận của các cao chiết cồn từ quả ổi (psidium guajava linn) Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu trước đây cho thấy các cao chiết cồn 70% từ hai giống Ổi ruột trắng không hạt và Ổi xá lị ruột đỏ có tác dụng hạ đường huyết trên chuột bị gây bệnh cảnh Đái tháo đường. Hàm lượng malondialdehyd (MDA) trong gan, thận và glutathion (GSH) trong gan được chọn là thông số khảo sát. Kết quả: Lô chuột chứng tiêm streptozotocin hay lô chuột chứng OVX và tiêm streptozotocin có hàm lượng MDA gan, MDA thận tăng và hàm lượng GSH gan giảm đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh lý, chứng tỏ gan và thận đã bị tổn thương oxy hoá. Điều trị bằng cao Ổi sau 2 tuần phục hồi các thông số này về giá trị sinh lý bình thường. Tác dụng của các cao Ổi tốt hơn gliclazid. Tác dụng của cao Ổi xá lị ruột đỏ trên chuột OVX tương đương với estradiol valerat (Progynova® 0,5 mg / kg). Kết luận: Cao chiết cồn 70% từ hai giống Ổi ruột trắng không hạt và Ổi xá lị ruột đỏ có tác dụng bảo vệ gan hay thận do tổn thương peroxy hoá trên chuột nhắt trắng bị gây Đái tháo đường hay mãn kinh thực nghiệm. Từ khoá: Quả Ổi, streptozotocin, cắt 2 buồng trứng (OVX), tác dụng bảo vệ gan, tác dụng bảo vệ thận. Đề tài được nghiên cứu tiếp tục nhằm khảo sát tác dụng bảo vệ gan và thận của cao chiết cồn 70% từ hai giống Ổi này trên chuột nhắt trắng bị cắt bỏ hai buồng trứng và bị gây Đái tháo đường thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu: Chuột nhắt trắng cái được tiêm phúc mạc (i.p.) streptozotocin với liều 170 mg / kg thể trọng. Sau 7 ngày tiêm, chuột đạt bệnh cảnh Đái tháo đường được chia lô thí nghiệm gồm lô chứng, lô đối chiếu (gliclazid) và lô thử (uống cao Ổi liều 1 g / kg trong 2 tuần). trong 5 ngày liên tiếp) và được điều trị bằng các thuốc đối chiếu (quercetin, gliclazid, estradiol valerat) hay cao Ổi trong 2 tuần. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng trước phẫu thuật, trong lúc phẫu thuật và trong thời gian hậu phẫu của các trẻ hẹp eo động mạch chủ kèm thông liên thất được phẫu thuật một thì tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 9-2010 đến 05-2013. 85% trẻ suy dinh dưỡng, 25% trẻ cao huyết áp, 90% trẻ suy tim. Siêu âm tim cho thấy phần lớn là hẹp eo động mạch chủ trước ống động mạch và 70% trường hợp có thiểu sản cung động mạch chủ đi kèm, thông liên thất chủ yếu là buồng thoát (30%) với đường kính trung bình là 6,94 ± 0,51 mm, đa số các trường hợp có cao áp phổi nặng (65%). Thời gian trung bình tuần hoàn ngoài cơ thể là 165,8 ± 7,64 phút, của kẹp động mạch chủ là 83,65 ± 5,07 phút. 100% các trường hợp được phẫu thuật sửa chữa hẹp eo bằng phương pháp cắt nối tận-tận hoặc tận-bên, 75% các trường hợp được vá thông liên thất bằng màng ngoài tim. Thời gian lưu nội khí quản là 72,57 ± 1,31 giờ, lưu ống dẫn lưu ngực là 127,3 ± 19,79 giờ. Thời gian nằm hồi sức trung bình là 6,9 ± 6,6 ngày. Biến chứng thường gặp là cao buyết áp 85%, viêm phổi 45%, giảm cung lượng tim 25%, chảy máu sau mổ 20%, rối loạn nhịp 20%, tràn dịch dưỡng chấp 20%, không có trường hợp nào tử vong sau phẫu thuật. Từ khoá: hẹp eo động mạch chủ kèm thông liên thất Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Từ 09-2010 đến 05-2013, 20 trẻ hẹp eo động mạch chủ kèm thông liên thất được phẫu thuật một thì tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Chẩn đoán dựa vào 2 lần siêu âm tim. Các biến số thu thập trong các thời điểm trước, trong và ngay sau phẫu thuật. Kết quả: Có 20 trường hợp, 10 nam và 10 nữ. Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của u não thất bên trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ. Không có mối liên quan giữa kết quả lấy u với các đặc điểm về chẩn đoán hình ảnh. Từ khoá: chẩn đoán hình ảnh, kết quả phẫu thuật, u não thất bên Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu trên 34 bệnh nhân u não thất bên được mổ và theo dõi tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Việt Đức từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 6 năm 2013. Kết quả: có 22 nam và 12 nữ (tỷ lệ nam / nữ là 1, 8/1); tuổi từ 10 đến 53, trung bình 27,7 ± 13,47. Kết luận: u não thất bên không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu. U chủ yếu nằm ở một bên não thất bên, có ranh giới rõ, với cấu trúc chủ yếu ổ đặc có nang. Đột biến gen smad4 trong ung thư đại trực tràng Đặt vấn đề: Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) nằm trong nhóm 5 loại ung thư thường gặp nhất. Ghi nhận 1 bệnh nhân có lâm sàng đa polyp, mang đột biến trên gen SMAD4, đồng thời mang đột biến trên p53 và KRAS. Kết luận: Nghiên cứu đầu tiên mô tả tỉ lệ đột biến (17,8%) trên gen SMAD4 ở Việt Nam. Từ khoá: Ung thư đại trực tràng, đột biến gen SMAD4, hội chứng đa polyp vị thành niên. SMAD4 tham gia con đường tín hiệu yếu tố tăng trưởng chuyển dạng ß (TGF-ß) đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học trong đó liên quan quá trình khởi phát và tiến triển ung thư. Con đường tín hiệu TGF-β / SMAD 4 đóng vai trò ức chế khối u ở giai đoạn đầu bằng việc dừng chu kỳ tế bào và apoptosis. Các đột biến trong gen SMAD4 phá vỡ tín hiệu của tế bào dẫn đến phát triển và phân chia không kiểm soát, tiếp đó sự hình thành polyp. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đột biến gen SMAD4 trong UTĐTT và mối liên quan giữa đột biến gen SMAD4 với các đặc điểm lâm sàng – giải phẫu bệnh. Vật liệu và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Thu nhận 101 mẫu mô u, thực hiện quy trình giải trình tự gen thế hệ mới trên hệ thống Illumina. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ đột biến trên gen SMAD4 là 17,8%. Không có sự tương quan giữa đột biến gen SMAD4 với độ tuổi, giới tính, giai đoạn bệnh và vị trí khối u. Hiệu quả phá thai nội khoa tại nhà đối với thai dưới 50 ngày vô kinh tại bệnh viện quận 12 Mở đầu: Phá thai nội khoa (PTNK) là dùng thuốc để chấm dứt thai kỳ. Kết luận: Phá thai nội khoa với phác đồ uống 200mg Mifepristone tại bệnh viện và đặt dưới lưỡi 400µg sau 36 đến 48 giờ tại nhà là an toàn và hiệu quả. Từ khoá: phá thai nội khoa, nghiên cứu dọc, tiền cứu Những nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh PTNK hiệu quả, an toàn và được chấp nhận cao. Phương pháp: Nghiên cứu dọc, tiến cứu trên 204 thai phụ có tuổi thai dưới 50 ngày vô kinh đến khám tại bệnh viện quận 12, thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016. Tất cả sản phụ là có thai ngoài ý muốn và muốn được phá thai bằng phương pháp dùng thuốc. Kết quả: Tỷ lệ thành công của phác đồ PTNK là 99% KTC 95% (97-100). Mức độ và thời gian ra huyết âm đạo sau dùng Misoprostol là: (i) Thời gian ra huyết âm đạo trung bình là 10,9 ± 5,9 ngày. (ii) Mức độ ra huyết âm đạo sau dùng Misoprostol: rất nhiều là 5,88%, nhiều hơn kinh là 61,27%, giống kinh là 32,35%, ít hơn kinh là 0,49%. Tỷ lệ các tác dụng ngoại ý gặp trong nghiên cứu là: Mức độ đau bụng nhiều là 33,82%, rất nhiều là 7,35%. Buồn nôn (26,47%), tiêu chảy (22,06%), mệt mỏi (22,06%), chóng mặt (20,1%), nhức đầu (19,11%), nôn (11,76%) và ngoài ra còn một số tác dụng phụ ít gặp như: dị ứng (3,43%) và sốt (1,96%). Nghiên cứu hiệu quả gây tê tuỷ sống với bupivacaine phối hợp morphine trong phẫu thuật nội soi khớp gối Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả vô cảm, giảm đau sau mổ, tác dụng phụ của phương pháp gây tê tuỷ sống với 10 mg Bupivacaine 0,5% phối hợp 100 µg Morphine trong phẫu thuật nội soi khớp gối.Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu tiền cứu, ngẫu nhiên có nhóm chứng trên 90 bệnh nhân phẫu thuật nội soi khớp gối với gây tê tuỷ sống. Tổng lượng thuốc giảm đau 24 giờ sau mổ nhóm 3 giảm đáng kể so với nhóm 1 và nhóm 2. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tác dụng phụ giữa 3 nhóm.Kết luận: So với gây tê tuỷ sống sử dụng Bupivacaine 0,5% đơn thuần hay với Fentanyl, sự phối hợp Bupivacaine 0,5% 10 mg và Morphine 100 µg trong phẫu thuật nội soi khớp gối là an toàn và kéo dài thời gian giảm đau sau mổ, giảm tổng lượng thuốc giảm đau trong 24 giờ đầu sau mổ mà không tăng tác dụng phụ. Bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm: nhóm 1 dùng Bupivacaine 0,5% 10 mg, nhóm 2 dùng Bupivacaine 0,5% 10 mg phối hợp Fentanyl 20 µg, nhóm 3 dùng Bupivacaine 0,5% 10 mg phối hợp Morphine 100 µg. Hiệu quả vô cảm, thời gian giảm đau sau mổ, tổng lượng thuốc giảm đau cần sử dụng, tác dụng phụ của từng bệnh nhân được đánh giá trong mổ và 24 giờ đầu sau mổ.Kết quả: Tất cả bệnh nhân đều đạt vô cảm tốt trong mổ. Không có sự khác biệt đáng kể về tuổi, giới tính, cân nặng, chiều cao, ASA giữa 3 nhóm. Thời gian giảm đau khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm, nhóm 3: 812,03 ± 134,01 phút, nhóm 2: 284,43 ± 38,34 phút, nhóm 1: 229,13 ± 49,96 phút. Điểm đau khi nghỉ và khi vận động tại các thời điểm 2, 4, 6, 12 giờ sau mổ ở nhóm 3 thấp hơn đáng kể so với nhóm 1. Điểm đau ở thời điểm 18 và 24 giờ sau mổ tương tự nhau giữa 3 nhóm. Kết luận: Phẫu thuật triệt để một thì để điều trị bệnh Hirschsprung cho trẻ sơ sinh có thể thực hiện một cách dễ dàng, an toàn và mang lại kết quả khả quan. Ghi nhận và phân tích các dữ kiện về lâm sàng, cận lâm sàng để chẩn đoán, thuận lợi, khó khăn trong mổ, kết quả sau mổ và biến chứng. Thời gian phẫu thuật trung bình 53,38 phút. Điều tra, phân loại và đáp ứng với ổ bệnh sốt rét trong loại trừ sốt rét tại miền trung-tây nguyên, 2015-2018 Đặt vấn đề: Trong loại trừ sốt rét, hệ thống giám sát được xem như là một can thiệp chính. Hoạt động báo cáo, điều tra, phân loại ca bệnh và điều tra, đáp ứng với ổ bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Kết luận: Chất lượng phân loại ca bệnh sốt rét rất quan trọng, từ đó ảnh hưởng đến kết quả phân loại ổ bệnh trong loại trừ sốt rét. Các hoạt động đáp ứng với ổ bệnh sốt rét cần đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng quy trình, đúng thời gian nhằm cắt đứt lan truyền tại tất cả các ổ bệnh đang hoạt động. Từ khoá: loại trừ sốt rét, ổ bệnh sốt rét Đặc biệt việc phát hiện, điều tra, phân loại ca bệnh và đáp ứng ổ bệnh là trọng tâm. Mục tiêu nghiên cứu: Phân loại ca bệnh, ổ bệnh sốt rét và đánh giá hoạt động điều tra, phân loại ca bệnh, ổ bệnh tại các điểm nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả Kết quả: Tổng cộng có 120 ca bệnh nội địa được phát hiện từ năm 2015-2018, tỷ lệ ca bệnh nội địa giảm dần, năm 2018 ca bệnh nội địa chiếm 61,33%, đặc biệt tại xã Ea Lâm ca bệnh nội địa chỉ chiếm 25%. Tổng cộng có 30 ổ bệnh được đánh giá, diễn biến trạng thái ổ bệnh tại các điểm nghiên cứu không ổn định, thay đổi theo năm. Năm 2018 có 13 ổ bệnh đang hoạt động, 5 ổ bệnh tiềm tàng và 12 ổ bệnh đã được xử lý. Năm 2018 có 69,23% ổ bệnh được điều tra. Các hoạt động đáp ứng với ổ bệnh chủ yếu thì 100% ổ bệnh đều thực hiện hoạt động RACD, với tổng dân số được sàng lọc thấp, chỉ 365 người và phát hiện được 3 trường hợp bệnh dương tính mới; 33,33% các ổ bệnh được điều tra côn trùng và 0% ổ bệnh thực hiện IRS. U tuỷ mỡ thượng thận: báo cáo 5 trường hợp U tuyến thượng thận có nhiều loại, vị trí ở vỏ hoặc ở tuỷ thượng thận, có biểu hiện nội tiết hoặc không. U tuỷ mỡ thượng thận là u nguyên phát, không có nguồn gốc tế bào nội tiết, hiếm gặp, thường phát hiện tình cờ. Về vi thể, u có hai thành phần chính là mô mỡ và mô tuỷ tạo huyết với tế bào tiền tiểu cầu (megakaryocyte) và các thành phần khác. Trong 3 năm qua (từ năm 2001 đến 2003), bệnh viện Chợ Rẫy đã chẩn đoán và điều trị 5 trường hợp với kết quả hình ảnh học phù hợp kết quả giải phẫu bệnh. U có diễn tính lành tính, khộng tái phát sau phẫu thuật cắt bỏ u. Đánh giá kết quả điều trị cận thị và loạn thị bằng laser excimer Trong thời gian gần đây, kỹ thuật laser in situ keratomileusis (LASIK) đã được áp dụng và phát triển ở nước ta để điều chỉnh tật khúc xạ. Kết luận: Lasik là phẫu thuật thích hợp cho cận thị nhẹ và trung bình. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả tính an toàn tính chính xác, múc độ ổn định của kết quả và các biến chứng của phẫu thuật trên mắt người Việt Nam. Bệnh nhân và phương pháp: 272 phẫu thuật Lasik được thực hiện liên tiếp cho 145 bệnh nhân tuổi từ 18 đến 52 tuổi, trung bình 28.99 tuổi. Dao cắt Moria LSK one và máy laser Scan 197 được dùng trong nghiên cứu này. Độ cận thị trung bình trước mổ là -6.16 D, Thị lực trung bình trước mổ là 8/10 (có kính điều chỉnh). Khám sau mổ được thực hiện ở ngày 1, tuần 1, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng sau mổ. Đặc điểm hình ảnh x quang cắt lớp điện toán của ung thư niệu mạc đường tiết niệu trên Mục đích: Mô tả đặc điểm hình ảnh của ung thư niệu mạc đường tiết niệu trên (ĐTNT) trên X quang cắt lớp điện toán (XQCLĐT) và xác định giá trị của XQCLĐT trong đánh giá xâm lấn, hạch vùng. 76,1% tổn thương là đồng nhất, hoại tử 11,9%, vôi hoá 6%. Kết luận: XQCLĐT có thể biểu hiện tốt những đặc điểm của ung thư niệu mạc đường tiết niệu trên, ít có giá trị trong đánh giá xâm lấn, giá trị khá tốt trong đánh giá hạch vùng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 67 bệnh nhân được phẫu thuật hoặc nội soi sinh thiết có kết quả giải phẫu bệnh ung thư niệu mạc ĐTNT tại bệnh viện Bình Dân và được chụp XQCLĐT trước đó. Thiết kế nghiên cứu hàng loạt ca. Kết quả: Đặc điểm hình ảnh XQCLĐT của 67 trường hợp ung thư niệu mạc ĐTNT: về vị trí ung thư niệu quản 50,8%, niệu quản 1/3 dưới 19,4%, hệ niệu bên trái 67,2%. Kích thước tổn thương ở đài bể thận trung bình là 3,4 ± 1,2 cm, ở niệu quản là 4,8 ± 3,8 cm. Trước khi tiêm chất tương phản 78,1% ung thư đài bể thận đồng đậm độ với nhu mô thận, 100% tổn thương có đậm độ cao hơn so với nước tiểu trong bể thận. Dày thành đài bể thận dạng chồi sùi 78,1%. 77,6% thận ung thư bị ứ nước, chậm bài tiết chất tương phản 47,8%. Vàng da (VD) là 1 vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh (TSS). Phương pháp: Nghiên cứu (NC) cắt ngang, mô tả và phân tích. Kết quả: PP đo BQD có giá trị và đáng tin cậy để theo dõi BLM. Hệ số tương quan giữa BQD đo ở trán (BQDt) và BLM là Rt= 0,98. BLM (ìmol / L) có thể được ước lượng bằng cách nhân số đo BQDt (TBI-transcutaneous bilirubin index) cho 10. Nếu chỉ định kiểm tra BLM khi số đo BQDt (TBI) cao hơn điểm cắt theo giờ đo đã chọn trên toán đồ bilirubin (< 48 giờ = 14; 48 - 72 giờ = 22; > 72 giờ = 26) thì PP đo BQD với máy Bilitest có độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 75,00%, giá trị tiên đoán dương 68,66%, giá trị tiên đoán âm 100% và diện tích dưới đường cong ROC 0,9872. Kết luận: NC của chúng tôi cho thấy PP đo BQD với máy Bilitest có giá trị và có độ tin cậy cao trong tầm soát VD cần chiếu đèn ở TSS đủ tháng khoẻ mạnh. Trẻ có số đo BQD cao hơn điểm cắt theo giờ đã chọn dựa trên toán đồ bilirubin cần được kiểm tra BLM để được chỉ định chiếu đèn. Cần có những NC trên những dân số đa dạng hơn để đánh giá thêm về giá trị của PP này. Bilirubin / máu (BLM) khi tăng quá cao có thể dẫn đến tổn thương thần kinh bất hồi phục. Vì vậy, việc theo dõi BLM là cần thiết, nhưng đây là 1 xét nghiệm tốn kém và xâm lấn. Đo bilirubin qua da (BQD) có thể là 1 phương tiện trung gian để ước lượng BLM. Mục tiêu: Đánh giá giá trị của phương pháp (PP) đo BQD nhằm tầm soát các trường hợp VD cần chiếu đèn ở TSS đủ tháng khoẻ mạnh. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 100 TSS VD và 30 TSS không VD sinh tại khoa Sản bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Chúng tôi sử dụng Bilitest (hãng Technomedica-Nga), là 1 máy trắc quang phản chiếu 2 màu, để đo BQD. Đo BQD được tiến hành từng cặp đồng thời với lấy máu tĩnh mạch để xét nghiệm BLM. BLM được thực hiện bằng kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu suất cao với 2,5 dichlorophenyl diazonium tetrafruoroborate. Bước đầu ứng dụng nội soi trong điều trị gãy mâm chày tại bệnh viện chợ rẫy Gãy mâm chày là một trong những loại gãy xương vùng khớp thường gặp. Trong đó, 04 trường hợp Schatzker I, 06 Schatzker II, 08 Schatzker III, 02 Schatzker IV; 70% trường hợp có thương tổn kèm theo và rách sụn chêm ngoài là 1 tổn thương thường gặp nhất. Theo thang điểm Rasmussen phần lớn các trường hợp được phẫu thuật cho kết quả khá tốt.Kết luận: Phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm và bước đầu cho kết quả khả quan trong điều trị gãy mâm chày. Ung thư tuyến mang tai chẩn đoán và điều trị Qua hồi cứu 87 trường hợp được chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến mang tai tại bịnh viện Ung bườu trong 03 năm (2001 - 2003), chúng tôi ghi nhận như sau: tuổi trung bình là 45 ± 10, tỉ lệ nam / nữ là 0,64, giai đoạn lâm sàng thường gặp là giai đoạn II (44,8%), loại vi thể thường gặp nhất là carcinôm nhầy bì (55,2%) và trên 1/2 trường hợp là loại tế bào có độ ác tính cao. - Biến chứng thường gặp của phẫu thuật: liệt thần kinh mặt tạm thời (69%). - Tỉ lệ sống còn không bệnh sau 4 năm: 73,8%, sống còn toàn bộ sau 4 năm: 86,7%. Các yếu tố ảnh hưởng thời gian sống còn: giai đoạn bệnh (p = 0,0110), xâm nhiễm thần kinh trên đại thể (p = 0,0451) và độ ác tính (p = 0,0358). - Phân tích đa biến bằng phương pháp hồi quy Cox cho thấy: độ ác tính, xâm nhiễm thần kinh trên đại thể là các yếu tố tiên lượng độc lập. Đặt vấn đề: Lối sống “tĩnh tại ” đang trở thành một vấn đề sức khoẻ. Trẻ thừa cân / béo phì dành nhiều thời gian cho các hoạt động học sau giờ đến trường hơn so với các trẻ khác (p < 0,001). Kết luận: Trẻ dành nhiều thời gian cho lối sống “tĩnh tại ”, trong đó chủ yếu là các hoạt động học sau giờ đến trường. Do đó, cần thực hiện các chương trình can thiệp nhằm giảm áp lực học tập cho trẻ em. Từ khoá: lối sống tĩnh tại, thừa cân, béo phì Trẻ dành nhiều thời gian cho hoạt động này có nguy cơ bị thừa cân / béo phì và các bệnh mạn tính. Nghiên cứu về đặc điểm lối sống “tĩnh tại ” ở trẻ vị thành niên đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các chương trình can thiệp hiệu quả nhằm thúc đẩy lối sống khoẻ mạnh. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định thời gian (phút / ngày) dành cho lối sống “tĩnh tại ” và mối liên hệ giữa các nhóm hoạt động của lối sống này với tuổi, giới tính và tình trạng dinh dưỡng trên học sinh trung học cơ sở tại các quận nội thành, TPHCM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu cắt ngang trên 1989 học sinh trung học cơ sở tại TP HCM năm 2010. Học sinh được đo BMI và hỏi về thời gian dành cho lối sống “tĩnh tại ” dựa trên Bộ câu hỏi về lối sống“ tĩnh tại ” đã được kiểm định tính giá trị. Lối sống “tĩnh tại ” được chia thành ba nhóm hoạt động: giải trí qua màn hình, học sau giờ đến trường và các hoạt động“ tĩnh tại ” tại khác. Định nghĩa thừa cân và béo phì được dựa trên các giá trị ngưỡng BMI theo tuổi, giới của IOTF (International Obesity Task Force). Kết quả: Học sinh dành 365 ± 198 phút / ngày (khoảng 6 giờ / ngày) cho lối sống “tĩnh tại ”. Có mối liên hệ giữa lối sống “tĩnh tại ” với giới tính (p < 0,001), tuổi (p < 0,001) và tình trạng kinh tế gia đình (p < 0,001). Tất cả bệnh nhân được giảm đau bằng Fentanyl và duy trì mê bằng Isoflurane. Thời gian phẫu thuật trung bình kéo dài là 88 ± 6 phút. Nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm phúc mạc là viêm ruột thừa, chiếm 51.68%. Bệnh nhân đến bệnh viện có thể trong tình trạng viêm phúc mạc khu trú (38.20%) hay toàn thể (61.80%), đã diễn tiến đến shock hay chưa. Phương pháp vô cảm an toàn và ưu tiên chọn lựa là gây mê toàn diện qua nội khí quản, chiếm 97.75% các trường hợp. Thuốc khởi mê tĩnh mạch sử dụng nhiều nhất là Propofol (75.86%), và thuốc dãn cơ được ưu tiên sử dụng là rocuronium (88.65%). Đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị tiệt khuẩn trung tâm bệnh viện nhi đồng 2 trong 6 tháng đầu 2009 Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả hoạt động của Đơn vị tiệt khuẩn trung tâm (ĐVTKTT) trong 6 tháng đầu 2009 Phương pháp: Thiết kế cắt ngang, mô tả Kết quả: So với 6 tháng đầu năm 2008, ĐVTKTT BVNĐ2 đã tiết kiệm được một số lượng lớn hoá chất và bao bì, chi phí tiết kiệm được từ hoá chất và bao bì lên đến 123.530.757 đồng. Thực hiện xử lý dụng cụ tập trung tại ĐVTKTT bảo đảm dụng cụ đến với BN và NVYT an toàn hơn và giúp người điều dưỡng có nhiều thời gian hơn trong chăm sóc và theo dõi bệnh nhân. ĐVTKTT BVNĐ2 thật sự cần thiết và đáp ứng được yêu cầu của các khoa liên quan. Ước tính kích cỡ quần thể nam quan hệ tình dục với nam ở thành phố hồ chí minh sử dụng phương pháp số nhân mạng xã hội trực tuyến Đặt vấn đề: Nam quan hệ tình dục với nam (MSM) là một trong những nhóm chính có nguy cơ nhiễm HIV cao tại TPHCM. Từ khoá: ước tính, quần thể nguy cơ, nam quan hệ tình dục với nam Tỷ lệ nhiễm mới được chuẩn đoán hằng năm trong nhóm MSM đã tăng từ 1,3% năm 2010 lên 47,63% năm 2019. Tuy nhiên, thông tin về quy mô quần thể MSM vẫn còn nhiều hạn chế. Mục tiêu: Ước tính quy mô quần thể MSM tại TP. HCM và đối chiếu kết quả ước tính bằng 03 nguồn số liệu khác nhau. Mục tiêu: Khảo sát loét tì đè ở tất cả bệnh nhân có theo dõi đấu sinh hiệu < = 6 giờ / 1 lần, nằm tại các phòng bệnh nặng, trong bệnh viện Nguyễn Tri Phương, từ tháng 7 đến tháng 10/2016. Từ khoá: Loét tì đè. Phương pháp nghiên cứu: Quan sát, mô tả. Kết quả: Tỷ lệ loét tì đè của BN tại các phòng bệnh nặng 8,23%. (khoa Lọc Máu 50%, Nội Hô Hấp 16,6%, nội Thần Kinh 13,3%, HS ngoại 20%, ngoại TK 21,4%, ngoại Tổng Hợp 16,6%, Ngoại Tiêu Hoá 16,6%, HSTCCĐ 8%). 67% BN bị loét tì đè > 60 tuổi, 42,1% BN được đánh giá có nguy cơ loét rất cao đã xảy ra loét, 11,2% ở nguy cơ cao có loét và 3,8% BN ở nguy cơ trung bình đã có loét. Thời gian xảy ra loét tính từ lúc nhập viện < 5 ngày: 16,2%, 5 - 20 ngày: 4,9%, > 20 ngày: 11,7%. Kết luận: Vẫn còn tình trạng loét tì đè xảy ra tại các phòng bệnh nặng trong BV. Khối ngoại có tỷ lệ loét do tì đè cao liên quan đến BN nặng phẫu thuật đường tiêu hoá, phẫu thuật sọ não, vấn đề dinh dưỡng kém, thể trạng suy kiệt, hôn mê kéo dài và phải can thiệp hô hấp bằng máy thở. Đánh giá ảnh hưởng của phẫu thuật lên chức năng thông khí và khí máu động mạch trong phẫu thuật điều trị ung thư phổi pH máu không thay đổi, paCO2 tăng ít, paO2 giảm 16,4%. Nhóm cắt thuỳ: Sau mổ 3 tháng FVC giảm 19,5%; FEV1 giảm 18,5%. pH máu không thay đổi, paCO2 ít thay đổi, paO2 giảm 6,7%. Kết luận: Chức năng thông khí phổi giảm nhiều sau mổ sau đó hồi phục lại sau 3 tháng sau mổ nhưng vẫn còn giảm nhiều so với trước mổ. Mức độ suy giảm này rất khác nhau đối với từng loại phẫu thuật. pH máu và paCO2 ít thay đổi. Phương pháp: 626 nhân viên y tế tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương (29% nam và 71% nữ) tham gia trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu gồm 25 câu hỏi về kiến thức, thái độ, hành vi của họ trong mối tương quan với tình trạng hút thuốc lá trong bệnh viện. Kết quả: Khoảng 40% biết rõ thành phần và tác hại của thuốc lá, 10% biết đến các biện pháp hỗ trợ cai thuốc lá do WHO khuyến cáo. 38% tự tin hoàn toàn có thể giải thích tác hại thuốc lá, 17,3% tự tin hoàn toàn có thể hỗ trợ cai thuốc lá, 25,6% tin rằng nội qui cấm hút thuốc lá trong bệnh viện được chấp hành nghiêm túc. Giới thiệu: Thiếu máu do thiếu sắt là vấn đề quan trọng trong thực hành lâm sàng. Từ khoá: nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới, huyết sắc tố ABSTRACT Xét nghiệm nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới giúp phản ánh chính xác tình trạng thiếu máu do thiếu sắt cũng như có thể đánh giá nhanh đáp ứng với điều trị cùng với những xét nghiệm khác như sắt, ferritin, transferrin huyết thanh. Mục tiêu: Khảo sát giá trị bình thường của nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới trên người lớn khoẻ mạnh. Đối tượng nghiên cứu: 178 người lớn khoẻ mạnh khi đến khám sức khoẻ định kỳ. Kết quả: Khảo sát 178 người lớn khoẻ mạnh đến khám sức khoẻ không ghi nhận bệnh lý ở thời điểm nghiên cứu. Nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới trên người lớn khoẻ mạnh trung bình 36,37 ± 10,59. Có mối liên quan thuận giữa nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới với thể tích trung bình hồng cầu (r= 0,683 – 0,726, p= 0,0001), lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (r= 0,798 – 0,830, p= 0,0001) và liên quan nghịch với số lượng hồng cầu (r= -0,478 – - 0,206, p= 0,006-0,0001). Kết luận: Nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới có thể giúp đánh giá tình trạng thiếu máu liên quan đến thiếu sắt và đáp ứng tạo máu từ tuỷ xương của cơ thể bên cạnh những xét nghiệm huyết học khác. Đánh giá sự cải thiện triệu chứng đường tiểu dưới và một số yếu tố liên quan sau phẫu thuật bốc hơi lưỡng cực tuyến tiền liệt qua nội soi niệu đạo Mục tiêu: đánh giá sự cải thiện triệu chứng đường tiểu dưới và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân (BN) tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (BPH) sau phẫu thuật bốc hơi lưỡng cực tuyến tiền liệt qua nội soi niệu đạo (B-TUVP). Kết luận: Sau phẫu thuật B-TUVPđiều trịBPH, triệu chứng đường tiểu dưới của BN được cải thiện rõ rệt. Từ khoá: triệu chứng đường tiểu dưới, bốc hơi lưỡng cực tuyến tiền liệt. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu-mô tả cắt ngang trên 106 BN với chẩn đoán BPH, được điều trị bằng B-TUVP, tại Khoa Phẫu thuật Tiết Niệu, Bệnh viện Quân Y 103, từ tháng 8/2013 đến tháng 6/2015. Kết quả: tuổi trung bình 71,1; khối lượng TTL trung bình 48,6 gam.PT thành công ở 100% BN. Trước PT, QoL trung bình 5,2; sau PT 1-6-12 tháng, điểm QoL trung bình giảm xuống lần lượt là 1,4 - 0,88 - 0,8 với tỷ lệ% cải thiện tương ứng là 72,7% - 82,4% - 84,3%. Trước PT, Qmax trung bình là 6,2 ml / s; sau PT 1-6-12 tháng, Qmax trung bình tăng lên là 19,9 - 21,2 - 21,2 (ml / s) với tỷ lệ% cải thiện tương ứng là 245% - 277% - 276%. Trước PT, PVR trung bình là 81,2 ml; sau PT 1-6-12 tháng, PVR trung bình giảm xuống còn 10,6 - 8,8 - 6,8 (ml). Tuổi của BN có mối tương quan tương đối chặt chẽ với sự cải thiện của IPSS, QoL, Qmax và PVR sau PT so với trước PT. Sử dụng phương pháp dấu ấn miễn dịch trong chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý ác tính của dòng lymphô Rối loạn tăng sinh dòng lympho là bệnh khá thường gặp, liên quan đến các đặc điểm lâm sàng hoặc sinh học cụ thể nhưng đôi khi cũng do tình cờ phát hiện. Phương pháp dấu ấn miễn dịch hay đo tế bào dòng chảy đa thông số đóng một vai trò quan trọng trong chẩn đoán nhanh trên các mẫu máu ngoại vi, tuỷ xương, mô lympho, giúp hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và theo dõi thích hợp cho bệnh nhân. Sự phát triển của các máy đo dòng chảy 8 và 10 màu rất hữu ích trong chẩn đoán u lympho không Hodgkin (lymphôm). Ngày nay có thể đạt được hồ sơ kiểu hình miễn dịch hoàn chỉnh của bất kỳ quần thể tế bào lympho nào nếu thiết kế được bộ kháng thể đầy đủ và tối ưu. Từ khoá: bệnh lý rối loạn tăng sinh dòng lympho (LPD), u lympho không Hodgkin (lymphôm) (NHL), đo tế bào dòng chảy (FMC) Xây dựng vhi (voice handicap index) phiên bản tiếng việt Mở đầu: Hiện nay chưa có VHI phiên bản tiếng Việt. Kết luận: Chúng tôi xây dựng được thang VHI phiên bản tiếng Việt đảm bảo tính giá trị và phù hợp với văn hoá Việt Nam. Mục tiêu: Xây dựng thang VHI phiên bản tiếng Việt sử dụng cho người nói tiếng Việt. Phương pháp NC: Thử nghiệm lâm sàng. Bước 2: Phương pháp Delphi dùng ý kiến chuyên gia và bước 3: Phỏng vấn thử trên bệnh nhân để chọn ra phiên bản VHI tiếng Việt chung cuộc. Kết quả: Dịch xuôi: 4 bảng VHI tiếng Việt được dịch bởi 4 giáo viên dạy Anh văn ở 4 trường Đại học. Dịch ngược: 4 bảng VHI tiếng Việt sẽ được 4 người nước ngoài nói tiếng Anh thông thạo đọc, viết và nói tiếng Việt dịch sang tiếng Anh. Chúng tôi hỏi ý kiến của 6 chuyên gia TMH có kinh nghiệm và phỏng vấn thử trên 20 bệnh nhân thanh quản. Mục tiêu: Đề tài nhằm nghiên cứu phương pháp định lượng các saponin chính trong viên nang mềm Sâm Việt Nam (SVN) bằng phương pháp HPLC với detector CAD (Charged Aerosol Detector). Kết luận: Phương pháp định lượng HPLC-CAD đã nghiên cứu có thể ứng dụng để định lượng đồng thời các saponin chính gồm G-Rb 1, G-Rd, G-Rg 1, và M-R 2 trong viên nang mềm SVN. Từ khoá: Sâm Việt Nam, viên nang mềm, HPLC-CAD, ginsenosid, majonosid-R 2. Đánh giá hiệu quả của hoá trị hỗ trợ trước mổ trên bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn muộn Kết quả: Sau các đợt hoá trị tiền phẫu, có 6,7% bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn, 80% đáp ứng một phần, 13,3% khối u không giảm và không có bệnh nhân nào khối u tiến triển thêm. Phẫu thuật giảm khối có thể thực hiện cho tất cả bệnh nhân trong đó số trường hợp có khối u tồn dư sau mổ < 2cm chiếm 80%. Kết luận: Hoá trị hổ trợ trước rồi tiến hành phẫu thuật giảm khối là một phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả và có thể là một biện pháp điều trị hổ trợ thay thế cho những trường hợp ung thư buồng trứng giai đoạn muộn không thể phẫu thuật giảm khối trước tiên. Tỷ lệ mổ giảm khối tối ưu (R < 2 cm) sau hoá trị hổ trợ trước mổ rất cao chiếm 80%. Đặt vấn đề: Tiểu cầu là một yếu tố quan trọng liên quan đến mất ổn định của mảng xơ vữa và tạo huyết khối. Từ khoá: thể tích tiểu cầu trung bình, nhồi máu cơ tim cấp Từ viết tắt: MPV: Thể tích tiểu cầu trung bình, MPV / PC: Thể tích tiểu cầu trung bình / số lượng tiểu cầu. Thể tích tiểu cầu lớn hơn thì sự chuyển hoá, tổng hợp enzyme và bộc lộ thụ thể bề mặt cũng nhiều hơn, do đó dễ tạo cục máu đông hơn nên ảnh hưởng đến kết cuộc điều trị bằng thuốc kháng tiểu cầu. Thể tích trung bình của tiểu cầu (MPV) và tỷ số thể tích tiểu cầu trung bình / số lượng tiểu cầu (MPV / PC) là những thông số đánh giá kích thước của tiểu cầu có thể góp phần trong đánh giá tiên lượng ngắn hạn trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Mục tiêu: Khảo sát giá trị tiên lượng ngắn hạn của thể tích tiểu cầu trung bình (MPV) và MPV / PC trong nhồi máu cơ tim cấp. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 233 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp nhập khoa Nội Tim mạch và khoa Tim mạch can thiệp bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2018 đến tháng 05/2018. Kết quả: Thể tích trung bình tiểu cầu bình thường chiếm 93,1%, tỉ lệ MPV / PC bình thường chiếm 81,1% trong dân số nghiên cứu. Giới thiệu: Trong phẫu thuật nội soi can thiệp tối thiểu, bước chìa khoá là đảm bảo sự dẫn lưu của các xoang, nhưng không làm tổn thương bất cứ đường dẫn lưu nào. Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của phẫu thuật nội soi can thiệp tối thiểu trong điều trị viêm mũi xoang mạn tính. Kết quả: 30 ca VXMT đã được phẫu thuật theo phương pháp nội soi can thiệp tối thiểu: 86,6% trường hợp VXMT có kết quả tốt sau mổ một năm. Kết luận: PT nội soi can thiệp tối thiểu là một lựa chọn hợp lý trong điều trị VMX mạn tính. Tỷ lệ hiện mắc của viêm âm đạo – viêm cổ tử cung và các yếu tố liên quan trên phụ nữ nhiễm hiv đến khám tại trung tâm y tế dự phòng quận thủ đức Mở đầu: Viêm âm đạo (VAĐ) - viêm cổ tử cung (VCTC) là bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLQTD) phổ biến ở phụ nữ lứa tuổi sinh sản, đặc biệt trên phụ nữ nhiễm HIV. Kết luận: Phụ nữ nhiễm HIV có tỷ lệ viêm âm đạo cao hơn viêm cổ tử cung. Cần có hướng điều trị và phòng ngừa nhằm giảm lây truyền HIV trong cộng đồng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có mối liên quan giữa nhiễm HIV và BLQTD. Việc chẩn đoán không khó nhưng vấn đề điều trị rất quan trọng vì sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho bạn tình và trẻ sơ sinh. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định được tỷ lệ hiện mắc của viêm âm đạo (VAĐ) – viêm cổ tử cung (VCTC) do các tác nhân thường gặp và các yếu tố liên quan trên phụ nữ nhiễm HIV tại Trung tâm Y tế Dự phòng Quận Thủ Đức. Kết quả: Tỷ lệ VAĐ là 33.09%, trong đó nấm hạt men 14,71%, vi khuẩn 13,6% và Trichomonas vaginalis 0,74% và không rõ nguyên nhân. Tỷ lệ VAĐ không liên quan với tuổi trừ VAĐ do vi khuẩn, trình độ học vấn, sử dụng BCS và độ nặng của nhiễm HIV. Các yếu tố có liên quan đến VCTC là sử dụng bao cao su đúng và tiền sử dự phòng nhiễm trùng cơ hội. Đánh giá việc sử dụng thuốc tự điều trị sốt rét ở xã đăk ơ, huyện bù gia mập, tỉnh bình phước Đặt vấn đề: Biện pháp cấp thuốc tự điều trị sốt rét cho đối tượng đi rừng, rẫy đã được thực hiện nhiều năm nay. Kết quả: Phỏng vấn 204 đối tượng tại xã, tỷ lệ mù chữ 20,1%, trong đó ở dân tộc Stieng 82,9% (3 4/4 1). Tỷ lệ biết ít nhất 1 triệu chứng bệnh sốt rét là 74,0%, không biết triệu chứng nào 19,6%. Trong số thường xuyên đi rừng, rẫy có 31,2% (3 4/10 9) từng nhận thuốc tự điều trị sốt rét, trong đó có 26,5% (9/3 4) có mang theo thuốc khi ngủ lại trong rừng, rẫy. Hiệu quả của bảo tồn bó mạch thần kinhtrong phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc Đặt vấn đề: Ung thư tuyến tiền liệt (TTL) bệnh lý ác tính hàng đầu trên hệ tiết niệu ở nam giới. Sự hồi phục của chức năng đi tiểu và chức năng cương được theo dõi và đánh giá sau mổ 6 tháng. Ghi nhận riêng sự phục hồi với bảo tồn 1 bên và 2 bên. Kết quả: Tổng cộng 14 TH trong đó 3 TH (21,4%) bảo tồn 1 bên và 11 TH (78,6%) bảo tồn 2 bên. Chức năng kiểm soát đi tiểu sau cắt TTL: 12 TH (85,7%) không rối loạn và 2 TH (14,3%) rối loạn đi tiểu độ 1. Chức năng tình dục sau phẫu thuật: 11 TH (78,6%) phục hồi chức năng cương tốt và khá, 3 TH (21,4%) phục hồi trung bình. Bảo tồn 2 bên hiệu quả hơn bảo tồn một bên. Từ khoá: cắt tuyến tiền liệt tận gốc, bảo tồn bó mạch – thần kinh Phẫu thuật triệt căn thường là một chọn lựa đối với giai đoạn còn khu trú trên những bệnh nhân có dự hậu sống còn trên 10 năm.Vấn đề hiện nay là chú trọng đến chất lượng điều trị. Tiểu không kiểm soát và rối loạn cương sau mổ là 2 vấn đề chính cần giải quyết. Bảo tồn bó mạch – thần kinh là kỹ thuật góp phần giảm những biến chứng trên. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật bảo tồn bó mạch thần kinh trên chất lượng sống của bệnh nhân sau phẫu thuật dựa trên 2 tiêu chí: tiểu không kiểm soát và rối loạn cương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu lâm sàng mô tả hàng loạt ca. Phẫu thuật có bảo tồn bó mạch-thần kinh được thực hiện trên những trường hợp (TH) ung thư TTL giai đoạn khu trú T 1-2. Bước đầu nhận xét kết quả thuyên tắc mạch hoá dầu trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát ở bệnh nhân lớn tuổi tại bệnh viện thống nhất Mục tiêu: Nhận xét bước đầu về kết quả tắc mạch hoá dầu trong điều trị ung thư tế bào gan nguyên phát ở bệnh nhân lớn tuổi tại bệnh viện Thống Nhất TP HCM từ tháng 4/2005 đến 5/2009.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi nghiên cứu trên 66 bệnh nhân lớn tuổi bị ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát, 34 bệnh nhân được thực hiện thuyên tắc mạch hoá dầu (TOCE) và 32 bệnh không thực hiện TOCE. Không có sự khác biệt với p > 0,05 về giới, tuổi, phân độ Child-Pugh, nguyên nhân cũng như các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng giữa nhóm có TOCE và không có TOCE. Nguyên nhân ung thư gan nguyên phát thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi gồm: 75,8% nhiễm viêm gan siêu vi B, 16,7% nhiễm viêm gan siêu vi C và 7,6% nguyên nhân khác. Số lượt làm TOCE 1 lần: 29,4%, 2 lần: 41,2%, 3 lần: 17,6%, 4 lần: 11,8%. Kích thước trung bình của khối u trước khi TOCE là 5,9 ± 2,51 cm và sau TOCE là 4,84,85 ± 2,04 cm (p < 0,05). Chỉ số trở kháng (RI) của ĐMC chung hai bên tăng lên theo mức độ nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm theo thang điểm Framingham.Kết luận. Chỉ số sức cản (RI) ĐMC chung có liên quan tuyến tính với nguy cơ ĐMV 10 năm theo thang điểm Framingham. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy chức năng động mạch cảnh (ĐMC) có mối liên quan với bệnh tim mạch. Nghiên cứu mối liên quan chức năng ĐMC với nguy cơ mắc bệnh động mạch vành (ĐMV) 10 năm theo Framingham ở người rối loạn lipid (RLLP) chưa được quan tâm ở Việt Nam.Mục tiêu. Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang mô tả, có phân tích.Kết quả. Trong nghiên cứu này, 131 người RLLP máu có độ tuổi trên 40 đã được siêu âm Doppler đánh giá chức năng ĐMC và tính nguy cơ bệnh ĐMV trong 10 năm theo thang điểm Framingham. Có sự tăng lên về vận tốc tâm trương (Vd) ở các nhóm khác nhau về nguy cơ bệnh ĐMV 10 năm theo Framingham nhung sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Khảo sát đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh của u nguyên bào ống tuỷ ở trẻ em Đặt vấn đề: U nguyên bào ống tuỷ là loại u ác tính nguyên phát của hệ thần kinh trung ương thường gặp ở trẻ em. Triệu chứng đau đầu nôn ói thường xuất hiện ở trẻ em và cần được quan tâm. U nguyên tuỷ bào dạng thoái sản thường gặp có độ ác tính cao với khả năng tái phát và di căn. Sự phân loại mô học của u nguyên bào ống tuỷ kết hợp với đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học là rất quan trọng để đưa được hướng điều trị thích hợp và góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong và di chứng cho bệnh nhân.Mục tiêu: Xác định đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và mối tương quan giữa đặc điểm lâm sàng và độ mô học của U nguyên bào ống tuỷ ở trẻ em.Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế cắt ngang mô tả với mẫu là 48 trường hợp được chẩn đoán u nguyên bào ống tuỷ ở trẻ em 1 - 15 tuổi tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2005 - 2009. Kết quả nghiên cứu: Trong 48 trường hợp u nguyên bào ống tuỷ ở trẻ em từ 1 - 15 tuổi, tuổi mắc bệnh trung bình là 7,88 tuổi (độ lệch chuẩn 3,42 tuổi). Giới nam chiếm tỉ lệ cao hơn giới nữ (1,2 8:1). Thời gian mắc bệnh từ khi có triệu chứng đến khi được chẩn đoán và điều trị khoảng 3 tháng chiếm 80%. Bệnh nhân thường đến nhập viện với hội chứng tăng áp lực nội sọ (93,75%) và hội chứng tiểu não (81,25%) (trong đó đau đầu 98%, nôn ói 100%, chóng mặt 58,33%, phù gai thị 75%, thất điều 81,25%). Khối u thường xuất hiện ở thuỳ nhộng tiểu não chiếm tỉ lệ 79,2%, bán cầu tiểu não 16,6%, có di căn ở đại não (2,1%) và tuỷ sống (2,1%). Phân loại độ mô học của u: U nguyên bào ống tuỷ sinh sợi (35,4%), u nguyên bào ống tuỷ nốt lớn (4,2%), u nguyên bào ống tuỷ thoái sản (60,4%). Kết luận: Độ tuổi mắc bệnh thường gặp nhất trong khoảng 6-10 tuổi với tỉ lệ 45,83%. Góp phần khảo sát đặc điểm lâm sàng, siêu âm và giải phẫu bệnh hạch cổ ở bệnh nhân ung thư biểu mô gai vùng họng – thanh quản tại bệnh viện chợ rẫy từ 10/2017 đến 6/2018 Đặt vấn đề: Hiện nay, siêu âm là phương tiện hình ảnh rẻ tiền nhưng lại có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích về tình trạng bệnh lý hạch cổ. Kết luận: Siêu âm là phương tiện chẩn đoán hình ảnh đơn giản, có độ nhạy và giá trị tiên đoán âm cao trong chẩn đoán sự di căn hạch cổ ở các bệnh nhân ung thư biểu mô gai vùng họng – thanh quản. Từ khoá: ung thư biểu mô gai họng – thanh quản, hạch cổ, siêu âm hạch Bên cạnh đó, siêu âm là phương tiện hình ảnh không xâm lấn, có thể ứng dụng để theo dõi tình trạng hạch cổ để đánh giá sớm sự di căn hạch trong ung thư vùng họng – thanh quản hoặc đánh giá sự tái phát tại hạch sau các đợt xạ trị hoặc phẫu trị có bảo tồn hạch cổ. Mục tiêu: Khảo sát hạch cổ trong ung thư biểu mô gai (UTBMG) vùng họng – thanh quản trên lâm sàng, siêu âm và giải phẫu bệnh. Phương pháp: Cắt ngang mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Trong 43 trường hợp có 13 trường hợp ung thư cho di căn hạch. Siêu âm ghi nhận hạch cổ ở 100% trường hợp, kích thước hạch từ 0,5 đến 1cm chiếm tỉ lệ nhiều nhất là 60,4%. Độ nhạy (Sn) = 92,3%; Độ chuyên (Sp) = 76,6%. Kỹ thuật và hiệu quả của "buồng tiêm tĩnh mạch đặt dưới da" tại khoa ngoại bệnh viện nhi đồng 1 năm 2002 Toàn bộ hệ thống được chôn dưới da. IVAD có nhiều thuận lợi như: giảm nguy cơ nhiễm trùng do tiêm chích nhiều lần, có thể giữ được lâu phù hợp với hoá trị liệu ung thư, giảm hạn chế hoạt động sinh hoạt, tránh nỗi sợ hãi, đau đớn cho bệnh nhi và có thể truyền được lượng dịch với tốc độ, an toàn và hiệu quả. Khảo sát tình trạng trầm cảm sau sanh ở những phụ nữ có thai kỳ nguy cơ cao đến khám tại bệnh viện từ dũ từ 01/06/2007 đến 30/12/2008 Đặt vấn đề: Ngày nay, với những tiến bộ của y học, cuộc sống con người ngày càng được kéo dài ra. Song song với việc đó là sự gia tăng thầm lặng của trầm cảm đặc biệt trầm cảm sau sanh, ảnh hưởng đến hàng triệu phụ nữ sau sanh trên toàn thế giới. Cho đến hiện nay vẫn có rất ít những nghiên cứu ở Việt Nam đề cập đến vấn đề này. Nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ trầm cảm sau sanh ở những phụ nữ có thai kỳ nguy cơ cao đến sanh tại BV Từ Dũ từ tháng 6 / 2007 đến tháng 12 / 2008. Phương pháp: Nghiên cứu phân tích cắt dọc bằng việc gửi bảng câu hỏi cho đối tượng là phụ nữ có thai kỳ nguy cơ cao đến sanh tại BV Từ Dũ. Nghiên cứu được thực hiện trên 335 người, thoả tiêu chuẩn chọn, nhằm tìm tỷ lệ trầm cảm sau sanh, đặc điểm mẫu và các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm sau sanh. Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0 trên 305 ca.Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm sau sanh là 21.6%, buồn sau sanh là 30.2%. Chúng tôi nhận thấy thiếu sự hỗ trợ của chăm sóc bé sau sanh, BSS, tình trạng bất thường thai nhi, sanh con không như mong đợi, trầm cảm trong thai kỳ, tình trạng sức khoẻ bé xấu, phương pháp sanh, hỗ trợ của chồng, bé khóc đêm, tình trạng kinh tế, mâu thuẫn với gia đình chồng và số lần sanh là những yếu tố dễ làm người phụ nữ bị TCSS. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê trong phân tích đơn biến.Kết luận: Các bác sĩ sản khoa và tâm thần học cần phải hiểu rõ hơn về trầm cảm sau sanh để có thể chọn lựa những phương pháp điều trị hoặc liệu pháp tâm lý để phòng ngừa trầm cảm sau sanh, anâng cao chất lượng cuộc sống, và giúp những phụ nữ trầm cảm sớm trở về với cuộc sống hiện tại. Điều trị lỗ tiểu thấp theo kỹ thuật cuộn ống tại chỗ có rạch sàn niệu đạo Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị lỗ tiểu thấp thể giữa và thể sau theo kỹ thuật cuộn ống tại chỗ có rạch sàn niệu đạo (Snodgrass) tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Từ khoá: lỗ tiểu thấp thể sau, tạo hình niệu đạo So sánh sự thay đổi các lĩnh vực nhận thức ở bệnh nhân alzheimer thể khởi phát sớm và muộn Đặt vấn đề: Sa sút trí tuệ (SSTT) do Alzheimer thể khởi phát sớm (EOAD) thường khó phát hiện hơn SSTT do AD thể khởi phát muộn (LOAD) do biểu hiện lâm sàng đa dạng và chức năng nhận thức bị khiếm khuyết không chỉ đơn thuần là trí nhớ. Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng trên bệnh nhân Alzheimer (mức độ có khả năng – DSM 5) có thang điểm MMSE ≥ 15 điểm tại bệnh viện Đại Học Y Dược Kết quả: 21 bệnh nhân Alzheimer thể khởi phát sớm và 27 bệnh nhân thể khởi phát muộn bằng cách đánh giá dựa trên các thang điểm MMSE, vẽ đồng hồ, gọi tên Boston có thay đổi, nói lưu loát các con vật, tốc độ vận động thị giác, trí nhớ tức thì, trí nhớ trì hoãn, nhận biết muộn, đọc chuỗi xuôi, đọc chuỗi ngược. Nhóm EOAD thực hiện kém hơn ở các thang điểm gọi tên Boston có thay đổi và vẽ đồng hồ có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) tương ứng với chức năng ngôn ngữ và thị giác kém hơn nhóm LOAD. Kết luận: 2 nhóm EOAD và LOAD có biểu hiện khiếm khuyết các lĩnh vực nhận thức khác nhau. Từ khoá: Alzheimer khởi phát sớm, Alzheimer khởi phát muộn, test chức năng nhận thức Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát cầu ngà sửa chữa tạo bởi vật liệu calcium silicate sau khi che tuỷ trực tiếp trên răng chuột bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) và phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX). Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên răng cối lớn thứ nhất hàm trên của 6 chuột đực Wistar 8 tuần tuổi. Sau khi làm lộ tuỷ, răng được che tuỷ trực tiếp với Biodentine™ và MTA. Cầu ngà sửa chữa tạo bởi vật liệu được đánh giá bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) và phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX) tại thời điểm 30 ngày. Kết quả: Hình ảnh SEM cho thấy cầu ngà sa chữa hình thành có nhiều ống ngà với các hướng khác nhau, mật độ thấp hơn nhiều so với ngà nguyên phát. Kết quả EDX cho thấy mức độ khoáng hoá của cầu ngà sửa chữa tương đương với ngà nguyên phát. Từ khoá: cầu ngà sửa chữa, calcium silicate, che tuỷ trực tiếp, SEM, EDX Nghiên cứu tìm nguyên nhân quá tải ở khoa ngoại chẩn bệnh viện ung bướu Đề nghị BVUB đẩy mạnh công tác tuyến (đưa BS về tuyến dưới để khám) và chuyển giao kỷ thuật cho Y tế địa phương. Vai trò của chụp cắt lớp vi tính mạch máu trong đánh giá tổn thương động mạch cảnh ở bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não cấp cùng bên Đặt vấn đề: Xơ vữa động mạch (XVĐM) là nguyên nhân quan trọng hàng đầu dẫn đến đột quỵ nhồi máu não với thuyên tắc là cơ chế chủ yếu. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy MXV đậm độ thấp (p= 0,02, OR= 2,77) là yếu tố tiên đoán độc lập của đột quỵ do thiếu máu não. Kết luận: Hẹp nặng đến tắc, độ dày thành ĐMC, MXV đậm độ thấp, loét và tăng quang thường gặp ở bên NMN. Trong đó, MXV đậm độ thấp là yếu tố có giá trị tiên đoán NMN độc lập. Ngược lại, MXV vôi hoá và bề mặt trơn láng dường như có tác dụng bảo vệ. Từ khoá: nhồi máu não, xơ vữa động mạch, mảng xơ vữa, CLVT mạch máu, động mạch cảnh Cắt lớp vi tính (CLVT) có giá trị cao trong đánh giá mức độ hẹp lòng động mạch chủ (ĐMC) và cung cấp thông tin về thành phần và hình thái bề mặt của mảng xơ vữa (MXV). Các đặc điểm tổn thương ĐMC như độ hẹp, MXV loét và đậm độ thấp dường như có liên quan đến biến cố nhồi máu não (NMN). Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh CLVT mạch máu của MXV ĐMC ở bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não cấp cùng bên. Đồng thời, xác định mối liên quan giữa các đặc điểm này và đột quỵ cấp, từ đó đưa ra các yếu tố tiên đoán đột quỵ trong tương lai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 102 bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não cấp được chụp CLVT mạch máu não cấp cứu. Tổn thương ĐMC được đánh giá thông qua các đặc điểm độ hẹp lòng, độ dày thành ĐMC, kích thước, hình thái bề mặt, thành phần và tăng quang MXV. Kết quả: Phân tích đơn biến cho thấy các đặc điểm hẹp nặng (p= 0,04, OR= 4,68) và tắc ĐMC (p < 0,001), tăng độ dày thành ĐMC (p= 0,01), loét MXV (p= 0,001, OR= 7,03), MXV đậm độ thấp (p= 0,001, OR= 3,82) và tăng quang MXV (p= 0,02, OR= 4,07) thường gặp ở ĐMC cùng bên nhồi máu não hơn. Ngược lại, các MXV có bề mặt trơn láng (p < 0,001, OR= 0,23) và vôi hoá (p < 0,001, OR= 0,19) lại liên quan với bên không triệu chứng. Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp an thần propofol với fentanyl có kiểm soát nồng độ đích trên bệnh nhân chấn thương sọ não nặng Đặt vấn đề: Chấn thương sọ não (CTSN) là vấn đề sức khoẻ cộng đồng của cả thế giới. BN nghiên cứu tại khoa Gây mê hồi sức (GMHS) bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre từ 10 / 2011 đến 9 / 2013. Kết quả: Các BN CTSN nặng sau PT có tỷ lệ nam 84,21%, ASA III 86,84%, tăng ALNS có 44,74%, tuổi từ 15-65 thời gian hồi sức 2-8 ngày. Với liều propofol TCI trung bình (TB) là 0,73 ± 0,15 mcg / ml có phối hợp với fentanyl liều TB 0,73 ± 0,15 ncg / ml. Điều chỉnh TCI tăng và giảm để đạt điểm an thần Ramsay 4-5, điểm đau PI 1-3 đáp ứng được yêu cầu điều trị. Phối hợp các phương pháp điều trị khác như: duy trì HATB 91,7-101,2 mmHg, cân bằng dịch điện giải. Kết quả: rất ít kháng máy thở (2/3 8 BN kháng > 1 lần); HATB, ALTMN, ALNS trước và sau hút ống nội khí quản (NKQ) hoặc thực hiện các thủ thuật khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05); sau điều trị CVP, ALTMN, GCS, HATB cải thiện hơn so với khi mới điều trị có ý nghĩa thông kê (p < 0,05); tử vong trong thời gian hồi sức là 13,16%. Kết luận: Nghiên cứu đã chứng minh propofol và fentanyl TCI chỉnh liều lượng thích hợp có tác dụng để BN được an thần - giảm đau tốt; ít kháng máy thở; ít bị kích thích khi hút ống NKQ; không ảnh hưởng trên hệ thống tuần hoàn nên duy trì được ALTMN tốt. Kết quả này thừa nhận propofol và fentanyl TCI là phương pháp an toàn có thể thay thế cho các thuốc và các phương pháp khác để an thần trong hồi sức BN CTSN nặng. Từ khoá: Áp lực nội sọ, chấn thương sọ não nặng, truyền tĩnh mạch propofol và fentanyl có kiểm soát nồng độ đích, hồi sức thần kinh. CTSN nặng là bệnh lý rất phức tạp do vậy công tác điều trị cần phối hợp nhiều phương pháp. An thần, giảm đau là phần thiết yếu của điều trị, và một số loại thuốc đã được sử dụng. Tuy nhiên chưa có một bằng chứng nào cho thấy có kết quả tốt hơn của thuốc này so với thuốc khác. Có nhiều cách phối hợp, cách dùng thuốc để đạt mục tiêu điều trị. Propofol với fentanyl có hệ thống kiểm soát nồng độ đích (TCI) đã chứng minh là cách cho thuốc có nhiều ưu điểm như: ổn định huyết động tốt hơn, bảo vệ thần kinh (TK), giảm chuyển hoá oxy não, giảm ALNS, ổn định áp lực tưới máu não (ALTMN). Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá các tác dụng của phương pháp an thần - giảm đau bằng propofol và fentanyl TCI trong hồi sức bệnh nhân (BN) CTSN nặng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc, quan sát phân tích 38 BN CTSN nặng có thang điểm hôn mê Glasgow (GCS) ≤ 8 sau phẫu thuật (PT). BN được theo dõi ALNS, thở máy, an thần propofol và fentanyl TCI liên tục, có điều chỉnh liều để đạt mục tiêu an thần giảm đau đau. Đặt vấn đề: Sốc nhiễm khuẩn là một hội chứng lâm sàng thường gặp tại các đơn vị Hồi sức - Cấp cứu nhi. Từ khoá: sốc nhiễm khuẩn, gói hồi sức trong giờ đầu Tuân thủ đúng phác đồ điều trị giúp giảm tỷ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hoàn thành gói hồi sức trong giờ đầu theo hướng dẫn của Hiệp hội chăm sóc tích cực Hoa Kỳ ACCM năm 2017 và các kết cục liên quan ở trẻ sốc nhiễm khuẩn tại khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả các bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn từ 1 tháng đến 15 tuổi tại khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 2 từ 01/2018 đến 12/2019. Đánh giá 3 năm thực hiện mô hình xã, phường điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố tại huyện long thành, đồng nai 2006-2008 Đặt vấn đề: Thực phẩm luôn là một trong những vấn đề quan trọng được mọi người và toàn xã hội quan tâm, thực phẩm là rất cần thiết cho đời sống, bởi vì đó là nhu cầu sống hàng ngày. Qua các giải pháp kriển khai phù hợp thực tế địa phương đã mang lại những chuyển biến tích cực, tình hình điều kiện về vệ sinh thực phẩm có chuyển biến rõ rệt theo 10 tiêu chuẩn thức ăn đường phố. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm các cơ sở kinh doanh thực phẩm thức ăn đường phố và đánh giá việc cải thiện trước và sau can thiệp theo 10 tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp, đánh giá trước sau Kết quả: Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm theo 10 tiêu chuẩn trước và sau can thiêp: Có đủ nước sạch tăng từ 81,01% đến 98,2%; có riêng dụng cụ sống chín tăng từ 72,47% đến 90,54%; chế biến trên giá cao tăng từ 32,28% đến 86,79%; trang bị bảo hộ lao động tăng từ 25,32% đến 52,7%, sử dụng phụ gia ngoài danh mục cho phép giảm từ 19% xuống 10%. Kết luận: Sau 3 năm triển khai mô hình xã điểm thức ăn đường phố tại 5 xã và 1 Thị Trấn đã công nhận xã An Phước đạt chuẩn mô hình xã điểm vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố. Điều trị phẫu thuật hẹp đường mật sau mổ Không có tử vong. Các yếu tố gây hẹp tái phát như: kỹ thuật mổ, loại phẫu thuật lần trước, miệng nối thiếu máu nuôi, mô xơ hoá, miệng nối còn mô nang đường mật, nhiễm trùng, sỏi đường mật kết hợp. Từ khoá: hẹp đường mật sau mổ; sỏi mật Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá vai trò của phẫu thuật trong điều trị hẹp đường mật sau mổ. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu và tiền cứu. Không chọn hẹp ĐM do ung thư. Kết quả: Trong 7 năm từ 01/05/2005 đến 31/05/2012, chúng tôi phẫu thuật điều trị 41 trường hợp hẹp đường mật sau mổ, tuổi trung bình 50,5, có 30 nữ, 11 nam. Khảo sát chức năng gan và chức năng đông máu ở bệnh nhân chảy máu thứ phát sau mổ trong bệnh lý tai-mũi-họng Chúng tôi có một số nhận xét sau đây: Tuổi thường gặp nhất trong chảy máu thứ phát sau mổ là 20-29 tuổi, chảy máu thứ phát sau mổ thường gặp nhất sau phẫu thuật cắt amiđan (80,56%) và thường chảy máu nhất vào ngày thứ 6-7 sau mổ. Đặt vấn đề: Viêm ruột thừa cấp tính (APP) ít phổ biến ở người cao tuổi so với người trẻ tuổi, tuy nhiên độ nặng ở NCT lại cao hơn so với người trẻ tuổi. Tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng đau bụng với vị trí đau nhiều nhất là vùng hố chậu phải (58,46%), kế đến là vùng thượng vị (45,38%). Có 45,38% bệnh nhân có triệu chứng cơn đau dịch chuyển từ vùng giữa bụng xuống hố chậu phải. Số lượng bạch cầu trung bình của các đối tượng là 13,93 ± 4,97 và có 63,08% bệnh nhân tăng bạch cầu. Các chỉ số creatinine, SGOT, SGPT trung bình lần lượt là 87,05 ± 23,07, 30,00 ± 19,9, 27,91 ± 21,34. Không có mối liên quan giữa các triệu chứng lâm sàng và đặc điểm bệnh nhân. Kết luận: Một số biểu hiện lâm sàng của viêm ruột thừa ở NCT có thể được sử dụng để xây dựng một bộ tiêu chí chẩn đoán viêm ruột thừa ở NCT. Chẩn đoán bệnh nhân NCT có đau bụng do viêm ruột thừa thường rất khó khăn do biểu hiện lâm sàng thường không đặc hiệu, bệnh nhân thường có các bệnh lý khác đi kèm và các yếu tố hành vi xã hội ở nhóm bệnh nhân này. Do đó, việc xác định đặc điểm viêm ruột thừa ở bệnh nhân NCT hết sức quan trọng giúp cải thiện độ chính xác và kịp thời trong chẩn đoán viêm ruột thừa ở nhóm bệnh nhân này. Mục tiêu: Mục tiêu chính là xác định tiền sử bệnh lý các triệu chứng lâm sàng và đặc điểm cận lâm sàng và mối liên quan giữa các yếu tố này và viêm ruột thừa ở bệnh nhân NCT đến khám tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu tiến hành trên 130 bệnh nhân NCT mắc viêm ruột thừa tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được sử dụng để thu thập các thông tin liên quan đến đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân. Phần mềm thống kê sử dụng là SPSS 16.0 Kết quả: Trong nghiên cứu này nữ chiếm phần lớn dân số nghiên cứu (61,54%). Viêm phổi bệnh viện tại khoa hồi sức tích cực – chống độc (icu) Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tình trạng viêm phổi bệnh viện tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (ICU). Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: mô tả, đoàn hệ, hồi cứu. 50 bệnh nhân nhập Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (ICU) Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh – từ 01/2009 đến 04/2010, được xác định Viêm phổi bệnh viện theo tiêu chuẩn của CDC Hoa Kỳ, được sử dụng kháng sinh kinh nghiệm ban đầu và có kết quả cấy vi sinh và kháng sinh đồ. Kết quả: Klebsiella và Acinetobacter chiếm tỷ lệ cao nhất gây viêm phổi bệnh viện tại Khoa ICU với tỷ lệ lần lượt là 36% và 32%. Viêm phổi bệnh viện liên quan thở máy (VAP) chiếm tỷ lệ 54%. Chỉ 12/50 bệnh nhân (24%) Viêm phổi bệnh viện được điều trị thích hợp với kháng sinh ban đầu. Kết luận: Viêm phổi bệnh viện thường do vi khuẩn đa kháng thuốc, điều trị khó khăn. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh ban đầu thích hợp đối với các trường hợp viêm phổi bệnh viện tại Khoa ICU thì thấp. Đặc điểm bệnh lý tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện nhi đồng i Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tim bẩm sinh (TBS) trong tổng số trẻ sơ sinh nhập viện Nhi Đồng I từ 01-01-2009 đến 31-08-2009 và phân bố của chúng theo tuần tuổi lúc phát hiện cùng các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị và tỉ lệ tử vong của các trường hợp này.Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca.Kết quả: Khảo sát 517 trẻ sơ sinh bị TBS tại khoa Sơ Sinh bệnh viện Nhi Đồng I từ 01-01-2009 đến 31-08-2009, kết quả như sau: tỉ lệ TBS trong tổng số trẻ sơ sinh nhập khoa là 11,2%, trong đó 83,4% là tim bẩm sinh không tím. 2,32% cha và 1,54% mẹ có bằng chứng tiếp xúc hoá chất thường xuyên với 5 loại hoá chất ghi nhận được trong nghiên cứu là: thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tẩy, thuốc nhuộm tóc, thuốc nhuộm giày da và chất độc màu da cam. Triệu chứng khởi phát gợi ý tim bẩm sinh thường gặp là: ho, khò khè (55,5%), bỏ bú - bú kém (45,3%), quấy khóc (37,9%), thở nhanh sau sanh (34%). Có một số trường hợp tình cờ phát hiện tim bẩm sinh với các triệu chứng khởi phát ngoài tim như: vàng da (22%), sốt (15,1%), chướng bụng (6,2%). Triệu chứng cơ năng thường gặp ở nhóm TBS không tím là: ho, khò khè (64%), thở bất thường (53,3%), quấy khóc (46,7%) và ở nhóm TBS tím là: tím (100%), thở bất thường (90,2%), quấy khóc (82,3%), bỏ bú - bú kém (56,8%). Thăm khám thực thể cho thấy 74,8% tim có âm thổi, 69% thở nhanh, 56,3% kèm co lõm ngực, 52,6% có gan to (nhóm TBS không tím) và 100% tím trung ương, 80% nghe âm thổi ở tim, 76,3% thở nhanh, 58,6% có gan to (nhóm TBS tím). Các dị tật bẩm sinh ngoài tim kèm theo thường gặp: 20,1% dị tật bẩm sinh hệ tiêu hoá, 12,96% đa dị tật, 6,96% HC Down. Các bệnh lý kèm theo TBS hay gặp là: nhiễm trùng huyết (46,22%), viêm phổi (42,36%), vàng da (23,79%), bệnh màng trong (14,31%). Khí máu động mạch trên nhóm TBS không tím cho thấy 93,02% có Pa02 ≤ 60 mmHg, 60,47% PaC02 ≥ 45 mmHg và 41,8% trường hợp toan máu. Thay đổi trên XQuang ngực chủ yếu là chỉ số tim / lồng ngực > 0,6 (64,6%), tổn thương nhu mô phổi (42,36%), 35,39% có XQuang ngực bình thường, 29,78% lớn thất trái, 22,05% lớn thất phải. Kết quả điện tâm đồ cho thấy 67,44% trường hợp bình thường, 27,13% phì đại thất trái, 23,25% phì đại thất phải và 13,18% lớn 2 thất. Kết quả siêu âm tim có 19,35% EF < 60%, 53,8% PAPs > 35 mmHg, 15,1% dãn thất trái và 13,4% dãn thất phải. Tỉ lệ tử vong trong lô nghiên cứu là 12,4%, trong đó nhóm TBS tím có tỉ lệ tử vong (57,8%) cao hơn hẳn nhóm TBS không tím (42,2%). Nguyên nhân trực tiếp gây tử vong là suy tim, sốc tim, cơn tím (nhóm TBS tím) và đa dị tật nặng, sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng bệnh viện đa kháng thuốc (nhóm TBS không tím). Kết luận: Tần suất xuất hiện TBS ngày càng tăng và là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tử vong sớm những ngày đầu sau sanh trên trẻ sơ sinh. Tỉ lệ nam: nữ là 1,6 8:1, phần lớn đến từ các tỉnh (75,7%), thời điểm phát hiện bệnh thường gặp từ 0-6 ngày tuổi. Đa số các trẻ là con lần đầu (58%), sanh thường (64,2%), đủ tháng (61,2%), cân nặng lúc sanh từ 2500 - ≤ 3500gr (51,6%), không sanh ngạt (47,8%). Tuổi cha, mẹ tập trung chủ yếu từ 19-35 tuổi (91,6%), nghề nghiệp chủ yếu là nông dân (36%) và nội trợ (56,5%). 59,6% bà mẹ mắc bệnh trong lúc mang thai với những bệnh lý có tần suất mắc cao là: cảm cúm (43,9%), nhiễm trùng bào thai (6,96%). Tỉ lệ bà mẹ mắc bệnh trước thai kỳ là 19,7% thường gặp là: viêm xoang (5,03%), viêm dạ dày (3,48%). 59,9% bà mẹ dùng thuốc trong thai kỳ, trong đó 29,8% là Acetaminophen và Decolgen (8,3%). Đặt vấn đề: Cây cải xoăn (Brassica oleracea) thuộc họ Cải (Brassicaceae) là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Từ khoá: cây cải xoăn (Brassica oleracea), kháng khuẩn, kháng nấm Những nghiên cứu gần đây cho thấy cây cải xoăn có tác dụng trong việc ngăn ngừa ung thư, chống oxy hoá. Tuy nhiên những hiểu biết về hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm vẫn chưa được tìm hiểu. Nghiên cứu này nhằm khẳng định và đánh giá một số tác dụng sinh học của cây cải xoăn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong nghiên cứu này đã xác định được các hợp chất tự nhiên có trong cây cải xoăn để đánh giá khả năng kháng khuẩn và kháng nấm từ cao chiết. Kết quả: Các hợp chất tự nhiên có trong cây cải xoăn như polyphenol, flavonoid, tannin và alkaloid đã được xác định trong cao chiết. Cao chiết này có khả năng kháng lại năm loại vi khuẩn như Acinetobacter baumannii, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus pneumoniae; kháng lại hai loại vi nấm như Candida albicans và Candida tropicalis. Tuy nhiên, cao chiết không có khả năng kháng lại hai loại vi khuẩn là Staphylococcus aureus và Staphylococus epidermidis ở các nồng độ khảo sát. Kết luận: Nghiên cứu này lần đầu đã xác định được các hợp chất tự nhiên có trong cây cải xoăn qua đó nhằm đánh giá khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. Khảo sát số lượng tế bào t dựa vào các dấu ấn cd3, cd8, cd4, hla-dr đơn thuần hay phối hợp ở bệnh nhân viêm gan siêu vi b cấp Tỷ lệ và số lượng TCD 8 + và tỷ số CD 4 + / CD 8 + không khác với các nghiên cứu khác. Số lượng tế bào CD 3 + / HLA-DR + gia tăng đáng kể (p < 0.001 ở nữ và p < 0.05 ở nam) cho thấy tình trạng hoạt tác của hệ thống miễn dịch gia tăng và đáp ứng ở phái nữ cao hơn ở phái nam. Kết luận. Tình trạng hoạt tác của hệ thống miễn dịch gia tăng trong thời gian viêm gan B cấp tính. Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân hen phế quản trước và sau khi điều trị theo gina qua bộ câu hỏi của juniper 101 bệnh nhân được chẩn đoán xác định hen phế quản tuổi từ 12-70 được chẩn đoán hen phế quản dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán của chiến lược toàn cầu về bệnh HPQ của tổ chức y tế thế giới và Viện Tim Phổi Huyết học Hoa Kỳ (GINA). Tất cả bệnh nhân đều được hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, chụp Xquang phổi, đo hô hấp ký và hoàn thành bộ câu hỏi. Sau đó tất cả bệnh nhân này đều được tái đánh giá lại sau 3 tháng.Kết quả: Có sự cải thiện đáng kể về mặt lâm sàng, hô hấp ký và đặc biệt là CLCS sau 3 tháng điều trị theo phác đồ của GINA 2006. Kết luận: Thang đo AQLQ (S) rất hiệu quả trong việc đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân hen phế quản. Phác đồ của GINA 2006 rất hiệu quả trong việc điều trị hen phế quản. Gân cơ mác dài: một chọn lựa thay thế mãnh ghép trong tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối Thần kinh bắp chân đoạn ở cổ chân và nhánh cảm giác thần kinh mác nông nằm cách xa các gân này. Kết luận Gân mác bên dài có khả năng trở thành nguồn cung cấp mãnh ghép, là một chọn lựa thay thế trong trường hợp các mãnh ghép kinh điển không đáp ứng được yêu cầu tái tạo dây chằng. Bước đầu xác định triển vọng làm mãnh ghép của gân mác dài Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi nghiên cứu trên 15 xác ướp một số đặc điểm giải phẫu của gân cơ mác bên và so sánh chúng với gân chân ngỗng (gân cơ bán gân và thon). Chúng tôi cũng tìm lực kéo đứt gân mác bên chập đôi, so sánh với lực kéo đứt 4 dãi gân chân ngỗng trên 5 xác tươi. Khảo sát đặc điểm polyp dạ dày Mở đầu: Phần lớn polyp dạ dày không gây ra triệu chứng gì và chỉ phát hiện hiện tình cờ qua nội soi đường tiêu hoá. Phương pháp thống kê: Xử lý số liệu với phần mềm SPSS 16.0. Biến định lượng: kiểm định bằng phép kiểm T-Test. Biến định tính: kiểm định bằng phép kiểm Chi - Square hoặc Fisher. Giá trị có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. Kết quả: Polyp dạ dày chiếm tỉ lệ 76% (7 25/9 54), bao gồm 43,7% polyp tăng sản, 54,2% polyp tuyến đáy vị và 2,1% u tuyến ống. Đặc điểm polyp tăng sản: 43,5% ở hang môn vị, 95,6% không cuống, 98,7% giống mô xung quanh, 4,1% viêm trợt bề mặt, 0,3% loạn sản nhẹ. Đặc điểm polyp tuyến đáy vị: 48,9% ở thân vị, 98,5% không cuống, 100% giống mô xung quanh, 0,3% viêm trợt bề mặt, 100% không loạn sản. Đặc điểm adenoma: 46,7% ở hang môn vị, 33,3% có cuống, 26,7% khác mô xung quanh, 6,7% viêm trợt bề mặt, 86,6% loạn sản nhẹ, 6,7% loạn sản vừa. Đặc điểm khác biệt giữa polyp tân sinh và không tân sinh bao gồm có cuống (OR = 17,25, p < 0,0001), khác mô xung quanh (OR = 64,18, p < 0,0001), kích thước lớn hơn (p = 0,026). Kết luận: Polyp ở dạ dày phần lớn là polyp không tân sinh. Một số polyp dạ dày có tiềm năng hoá ác. Hình dạng và kích thước polyp gợi ý phân biệt giữa polyp không tân sinh và polyp tân sinh (adenoma). Tình trạng viêm trợt hoặc loét bề mặt polyp dạ dày có thể đưa đến chảy máu ẩn và thiếu máu. Hiếm hơn, polyp dạ dày lớn ở vùng hang vị có thể gây hẹp môn vị. Các yếu tố ảnh hưởng đến tần suất của các loại polyp dạ dày bao gồm tình trạng nhiễm Helicobacter pylori, sử dụng ức chế bơm proton (PPI). Mục tiêu: xác định tỉ lệ các loại polyp dạ dày, đặc điểm của các loại polyp dạ dày và sự khác biệt về đặc điểm hình thái nội soi giữa polyp không tân sinh và tân sinh. Chúng tôi thu thập được 954 bệnh nhân có tổn thương dạng polyp ở dạ dày trong vòng 2 năm (2014 và 2015). Các biến số khảo sát: tuổi, giới, đặc điểm polyp dạ dày bao gồm vị trí, kích thước, số lượng, hình dạng, màu sắc, mô xung quanh và mô bệnh học. Đặc điểm lâm sàng - giải phẫu bệnh ung thư biểu mô tuyến giáp di căn xương qua 9 trường hợp ở bệnh viện c đà nẵng Qua 9 trường hợp ung thư biểu mô tuyến giáp di căn xương được chẩn đoán tại khoa Giải phẫu bệnh Bệnh viện C từ năm 1992 - 2002, chúng tôi đã ghi nhận được: Tỷ lệ di căn xương trên u xương ác tính là 45%. Xương sọ bị di căn nhiều hơn các vị trí khác chiếm tỷ lệ 66,6%, xương cột sống: 11,1%, xương ức: 11,1%; xương chậu: 11,1%. Biến chứng đau chỉ ghi nhận ở 22,2% tổng số bệnh nhân. Việc chẩn đoán xác định u nguyên phát di căn thường dễ dàng với phương pháp nhuộm thông thường và loại mô học di căn là ung thư biểu mô tuyến giáp thể nang chiếm 100% trường hợp được ghi nhận. Đặt vấn đề: Khuyến cáo mới nhất về tăng huyết áp của Hiệp hội tim mạch châu Âu nhấn mạnh tầm quan trọng của tuân thủ lên hiệu quả kiểm soát huyết áp. Trình độ học vấn cao hơn có liên quan đến tuân thủ dùng thuốc (OR = 2,515; CI 95%: 1,006 – 6,332; p= 0,049). Nam có tỉ lệ tuân thủ lối sống thấp hơn nữ (OR = 0,389; CI 95%: 0,222 – 0,681; p= 0,001). Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa việc tuân thủ điều trị chung và hiệu quả kiểm soát huyết áp (OR = 3,250; CI 95%: 1,485 – 7,112; p= 0,003). Bệnh nhân nữ có tỉ lệ tuân thủ lối sống cao hơn. Kết hợp tuân thủ dùng thuốc và tuân thủ lối sống có liên quan đến tăng tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc, tuân thủ lối sống, các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ; mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và kiểm soát huyết áp. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Tuân thủ dùng thuốc đánh giá qua thang đo MMAS-8. Đánh giá tuân thủ lối sống qua hành vi: giảm mặn, ngưng hút thuốc lá, bia rượu, tập thể dục. Kết quả: nghiên cứu gồm 243 bệnh nhân, tuổi trung bình 63,6 ± 8,2, nữ chiếm 59,7%. Tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc, tuân thủ lối sống và tuân thủ điều trị chung lần lượt là 78,6%, 51,9% và 45,3%. Mở đầu: Một trong những biến chứng của bệnh đái tháo đường là suy thận mạn. Kết luận: Cystatin C huyết thanh là một dấu ấn sinh học có giá trị trong chẩn đoán suy thận mạn do đái tháo đường týp 2. Từ khoá: cystatin C, chẩn đoán, theo dõi điều trị, đái tháo đường týp 2, suy thận mạn. Nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể phải chạy thận nhân tạo, ghép thận, đối diện với nguy cơ nhiễm khuyết huyết hoặc thậm chí là tử vong. Do vậy, nghiên cứu về cystatin C huyết thanh như một chỉ dấu sinh học, nhằm hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi điều trị suy thận mạn một cách hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có biến chứng này. Có 144 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, chia thành 3 nhóm: nhóm khảo sát gồm 57 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có biến chứng suy thận mạn, nhóm so sánh gồm 57 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 không có bệnh lý liên quan thận, và nhóm chứng gồm 30 người khoẻ mạnh. Nồng độ cystatin C sẽ được khảo sát và so sánh ở từng nhóm, giữa các nhóm để xác định giá trị của cystatin C trong chẩn đoán và điều trị. Kết quả: Nồng độ trung bình của cystatin C ở nhóm khảo sát là 1,36 ± 0,92 mg / L, cao hơn nhóm so sánh là 0,81 ± 0,24 mg / L và nhóm chứng là 0,69 ± 0,11 mg / L. Điểm cắt của cystatin C huyết thanh ở nồng độ 1,04 mg / L là tối ưu với độ nhạy là 89,09%, độ đặc hiệu 93,26%. Từ 01/2002 đến 12/2005, chúng tôi có 170 bệnh nhân được đưa vo nghin cứu bao gồm 83 ca xoắn ruột và 87 ca không xoắn ruột (nhóm chứng), được khảo sát siêu âm trước phẫu thuật và được can thiệp phẫu thuật. Kết quả: Siêu âm chẩn đoán xoắn ruột có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm là 78,3, 90,8, 89, 81,4. Các dấu hiệu siêu âm có giá trị chẩn đoán khác nhau, kết hợp theo phương trình hồi qui logistic: 4,88 x Whirlpool + 3,19 x dày thành ruột + 1,29 x nghẹt ruột > 2,9, có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm là 90,4,78,2,79,8, 89,5. Trong chẩn đoán xoắn ruột do RXBT, chỉ có dấu hiệu Whirlpool có giá trị chẩn đoán với độ nhạy, đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tiên đoán âm, là 84,5, 92, 84,5, 92. Khi có dấu hiệu siêu âm xoắn ruột, sự hiện diện dấu dày thành ruột có giá trị tiên lượng tình trạng thiếu máu nuôi, hoại tử ruột (OR= 30,6). Kết luận: Siêu âm có giá trị trong chẩn đoán xoắn ruột nói chung và trong chẩn đoán sớm RXBT có hoặc chưa có biến chứng xoắn ruột. Giá trị chẩn đoán của cd64 trên bạch cầu đa nhân và mối tương quan với mức độ nặng, tử vong trong nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn huyết là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong tại các khoa Hồi sức cấp cứu. Tuy nhiên, CD 64 / BCĐNTT chưa chứng minh được khả năng tiên lượng tử vong. Kết luận: CD 64 / BCĐNTT có khả năng chẩn đoán tốt nhiễm khuẩn huyết. CD 64 / BCĐNTT cũng có tương quan với mức độ nặng của bệnh: giá trị này càng cao thì bệnh nhân càng nặng. Từ khoá: CD 64 / BCĐNTT, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, khoa Hồi sức cấp cứu Bên cạnh CRP, procalcitonin, các interleukin … giúp chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, gần đây, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu gợi ý một chất chỉ dấu sinh học tiềm năng khác là CD64 trên bạch cầu đa nhân trung tính (BCĐNTT). Vì thế chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục đích làm sáng tỏ vai trò của CD64 trên BCĐNTT về mặt chẩn đoán và tiên lượng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang trên 73 bệnh nhân (trong đó có 49 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và 24 bệnh nhân không nhiễm khuẩn huyết) tại khoa Hồi sức Cấp cứu, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2019 đến tháng 10/2019. Kết quả: CD 64 / BCĐNTT ở nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại T0 (thời điểm nhập khoa ICU) và T48 (sau 48 giờ) lần lượt là 3286 (2164; 5236) và 2148 (1378; 3263,5) phân tử / tế bào. Giá trị này khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm bệnh nhân không nhiễm khuẩn huyết 660,5 (432,25; 886) phân tử / tế bào (p < 0,001). CD 64 / BCĐNTT có khả năng chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết với diện tích dưới đường cong AUC= 0,942, tại ngưỡng cắt 1653 phân tử / tế bào cho độ nhạy 87,8%, độ chuyên 95,8%. Giá trị CD 64 / BCĐNTT có tương quan thuận mức độ trung bình với các thang điểm độ nặng SOFA và APACHE II với R lần lượt là 0,55 và 0,43 (p < 0,001). Kiến thức, thái độ, thực hành về hoá chất bảo vệ thực vật của người dân trồng rau tại thành phố đà lạt tỉnh lâm đồng năm 2008 Đặt vấn đề: Việc ứng dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp cộng với việc không tuân thủ tốt những quy định an toàn trong thực hành là nguyên nhân dẫn đến những nguy cơ nguy hại cho sức khoẻ cộng đồng và môi trường sống. Từ đó giúp chúng ta đánh giá xem vấn đề đảm bảo an toàn trong thực hành hoá chất này được người dân tuân thủ như thế nào.Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến hành trên 201 người nông dân hiện đang trồng rau tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng trong tháng 5/2008. Trong bốn cụm địa lý chuyên canh rau, các đối tượng nghiên cứu được các điều tra viên trực tiếp phỏng vấn tại thực địa về kiến thức, thái độ, thực hành của họ liên quan đến cách bảo quản và sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật.Kết quả: Tỷ lệ người dân có kiến thức chung đúng về hoá chất bảo vệ thực vật chỉ có 35%, tuy nhiên, đa số họ đều biết rõ khi phun thuốc bảo vệ thực vật quá liều lượng và khi thu hoạch quá sớm so với thời gian cách ly là có hại cho người tiêu thụ rau. Chỉ có 29% số người dân trong nghiên cứu có thái độ chung đúng trong việc sử dụng và đảm bảo an toàn hoá chất bảo vệ thực vật và 27% trong số đối tượng nghiên cứu cho thấy việc thực hành an toàn trong sử dụng hoá chất trên. Kết luận: Kiến thức, thái độ và thực hành an toàn về HCBVTV của người dân vẫn chưa cao. Có thể thấy được rằng, tại thời điểm này, người dân địa phương vẫn chưa quan tâm đúng mức tới việc thực hành bảo quản và ứng dụng hoá chất bảo vệ thực vật một cách an toàn, và vẫn còn đó mối nguy hại cho sức khoẻ lên bản thân và cộng đồng. Cần có những biện pháp thúc đẩy và khuyến khích người dân nơi đây trong việc thực hành an toàn trong lao động khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời có những biện pháp tích cực để giám sát và hỗ trợ, như truyền thông giáo dục, khuyến cáo từ phòng nông nghiệp và trung tâm khuyến nông, kiểm tra từ chi cục bảo vệ thực vật... Thận được lấy bảo đảm thời gian thiếu máu nóng cho phép, rửa và bảo quản thận bằng dung dịch Euro-Collins lạnh 4 độ C. Sau đó, cho vào túi vô trùng bảo quản ở 4 độ C chờ ghép. Chức năng thận còn lại của người cho bình thường sau mổ: Creatinin-huyết thanh trung bình sau mổ 1,10 ± 0,22 mg%. Từ khoá: Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận để ghép trên người cho sống Từ khi Gaur (Mumbay, Ấn Độ) phát triển kỹ thuật nội soi sau phúc mạc, kỹ thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận để ghép (RPLDN) được nhiều tác giả Châu Á báo cáo. Ở Việt Nam, kỹ thuật này chưa thông dụng, bệnh viện Chợ Rẫy tiếp thu kỹ thuật LLDN vào tháng 5 / 2004 bởi các đồng nghiệp từ Pháp, và trường hợp RPLDN được thực hiện đầu tiên vào tháng 8/2005. Mục tiêu: Khảo sát nồng độ D-Dimer huyết tương bằng kỹ thuật miễn dịch đo độ đục nhằm góp phần sử dụng hiệu quả xét nghiệm định lượng D-Dimer trong chẩn đoán bệnh lý nhồi máu não. Kết luận: Với ngưỡng cắt là 575 ng / ml, D-Dimer có giá trị trong chẩn đoán nhồi máu não. Từ khoá: nhồi máu não Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang về nồng độ D-Dimer huyết tương của 23 bệnh nhân nhồi máu não, với nhóm chứng gồm 23 người bình thường tại Bệnh viện C Đà Nẵng. Kết quả: Xác định nồng độ trung bình D-Dimer huyết tương bằng kỹ thuật miễn dịch đo độ đục: Nhóm nhồi máu não: D-Dimer: 2217,6 ± 1579,3 ng / ml, cao hơn giá trị bình thường (< 500 ng / ml); nam: 1791,9 ± 1376,3 ng / ml, nữ: 2771 ± 1723,1 ng / ml (p > 0,05). Nhóm chứng: D-Dimer: 133,7 ± 113,6 ng / ml; nam: 85,7 ± 98,9 ng / ml, nữ: 154,7 ± 116,1 ng / ml (p > 0,05). Giá trị chẩn đoán của D-Dimer: Diện tích dưới đường cong (AUC) là 99,62% (95% CI: 91,5%-100%), với p < 0,001. Ngưỡng cắt của D-Dimer: 575 ng / ml cho phép định hướng chẩn đoán tốt đối với nhồi máu não. Giá trị tiên đoán dương: 100% (95% CI: 84,6%-100%). Giá trị tiên đoán âm: 95,8% (95% CI: 78,3%-99,9%). Mở đầu: Thai trứng là một bệnh lý có liên quan đến sự phát triển bất thường của tế bào nuôi. Nồng độ β-hCG sau hút nạo tuần thứ 2 là một yếu tố tiên lượng độc lập có ý nghĩa thống kê cho nguy cơ diễn tiến BNBNTT sau hút nạo ở các bệnh nhân TTTP (p < 0,001). Tại ngưỡng chẩn đoán của nồng độ β-hCG sau hút nạo tuần thứ 2 ≥ 850 mUI / mL cho giá trị tiên đoán BNBNTT với: độ nhạy 73%, độ chuyên 79%, giá trị tiên đoán dương 62%, và giá trị tiên đoán âm 86%. Kết luận: Nồng độ β-hCG sau hút nạo tuần thứ 2 có thể là một yếu tố giúptiên đoán sớm nguy cơ diễn tiến thành BNBNTT sau hút nạo TTTP. Từ khoá: thai trứng toàn phần, bệnh nguyên bào nuôi, bệnh nguyên bào nuôi tồn tại Mục tiêu: Xác định vai trò của nồng độ β-hCG sau hút nạo thai trứng toàn phần (TTTP) trong tiên lượng sớm BNBNTT. Phương pháp: Hồi cứu hồ sơ toàn bộ các bệnh nhân TTTP được chẩn đoán và theo dõi tại bệnh viện Hùng Vương từ tháng 11/2011 đến tháng 11/2012. Kết quả: Có 42 bệnh nhân diễn tiến thành BNBNTT được chẩn đoán theo tiêu chuẩn Charing Cross Hospital trong tổng số 131 bệnh nhân TTTP. Mục tiêu: Xác định các đặc điểm về dịch tễ, nguyên nhân, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị thiếu máu huyết tán (TMHT) ở trẻ em nhập viện lần đầu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 6/2005 đến 6/2006. Thiết kế nghiên cứu: tiền cứu mô tả hàng loạt ca. Da xanh, niêm nhạt là dấu hiệu thường gặp nhất 96%, kế đến là vàng da 60%, tiểu sậm màu 66%, gan lách to 58%, sốt 54%, biến dạng xương 20%. 38% các trường hợp TMHT có Hb < 6 g / dl. Tỉ lệ RI > 1%, BilirubinGT, sắt huyết thanh, ferritin tăng lần lượt là: 50%, 35,56%, 40,63%, 45,16%. 76% trường hợp TMHT được truyền máu. Kết luận: hội chứng thiếu máu huyết tán là bệnh thường gặp ở trẻ em. Trong đó những nguyên nhân thường gặp là: Thlassemia 42%, TMHTMD 24% và thể phối hợp 14%. Bệnh Thalassemia thường gặp ở trẻ < 6 tuổi 66,67% và TMHTMD gặp ở trẻ > 6 tuổi 66,67%. Kết quả nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trên 50 trường hợp TMHT nhập viện lần đầu tại BVNĐ 1 từ 01/06/2005 - 01/06/2006. Trong đó những nguyên nhân thường gặp là Thalassemia 42%, kế đến là thiếu máu huyết tán miễn dịch (TMHTMD) 24%, thể phối hợp 14%, KRNN 12% và thiếu men G6PD 6%. Bệnh gặp nhiều nhất ở ĐBSCL 42%. Tỉ lệ nam mắc bệnh nhiều hơn nữ: 1, 7/1. Mục đích: Khảo sát biểu hiện ở mắt trong bệnh leukemia cấp tại bệnh viện chợ rẫy. Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả, cắt dọc hàng loạt ca không so sánh Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 06 năm 2005 đến tháng 06 năm 2006 trên 85 bệnh nhân mới được chẩn đoán xác định leukemia cấp tại khoa huyết học bệnh viện Chợ rẫy (16-81 tuổi) được thăm khám mắt trong vòng 2-3 ngày trước khi tiến hành hoá trị. Kết quả: Kết quả 43 bệnh nhân được phát hiện có tổn thương ở mắt (50,59%), 38 bệnh nhân xuất huyết trong võng mạc (45%), 26 bệnh nhân có tổn thương xuất huyết nhân trắng (31%), 11 bệnh nhân có tổn thương nốt dạng bông (13%) và nhiều tổn thương khác được phát hiện. Một số bệnh nhân có 2-3 loại tổn thương ở mắt, không có sự khác biệt về biểu hiện chung ở mắt giữa nhóm leukemia cấp dòng tuỷ và leukemia cấp dòng lympho. Kết luận: Tổn thương ở mắt trong bệnh leukemia cấp rất thường gặp nên khám mắt cần được thực hiện thường qui vào thời điểm chẩn đoán bệnh leukemia cấp. Khảo sát chỉ định sử dụng pantoprazole trong điều trị lâm sàng Mục tiêu: Khảo sát việc sử dụng chưa hợp lý thuốc ức chế bơm proton pantoprazole trong điều trị lâm sàng.Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu kiểu hồi cứu với sự khảo sát ngẫu nhiên trên 70 bệnh án của bệnh nhân có sử dụng pantoprazole trong điều trị. Chỉ định sử dụng pantoprazole được chia thành 3 nhóm: có yếu tố nguy cơ gây xuất huyết tiêu hoá trên, dự phòng nguy cơ loét dạ dày do stress, và chỉ định chưa hợp lý.Kết quả: Khảo sát 70 bệnh án, gồm 37 bệnh lý nội khoa và 33 bệnh lý ngoại khoa, trên 31 nữ và 39 nam, với tuổi trung bình là 52 (18-91) và 43 (10-86) theo thứ tự bệnh nhân nội và ngoại khoa (p > 0.05). Tỷ lệ chỉ định sử dụng pantoprazole giống nhau giữa nội khoa và ngoại khoa: 10.8% và 12.1% có yếu tố nguy cơ, 35.2% và 48.4% dùng để dự phòng loét do stress, và 54.0 và 45.5% có chỉ định chưa đúng, theo thứ tự. Thời gian trung bình sử dụng pantoprazole trên 70 bệnh nhân là 8 (2-139) ngày, chiếm 72 (4.2-100)% thời gian nằm viện.Kết luận: Chỉ định pantoprazole chưa hợp lý chiếm khoảng 50% các trường hợp, cho thấy sự phổ biến của việc dùng pantoprazole chưa phù hợp ở bệnh viện. Dựa vào kết quả khảo sát này, hướng dẫn sử dụng hợp lý pantoprazole cần được thực hiện để giúp làm giảm tình trạng dùng thuốc không đúng theo chỉ định trong các bệnh lý nội cũng như ngoại khoa. Khảo sát nồng độ trong huyết tương của các cytokin (tnf-, il-1, il-1, il-2, il-6, il-8, il-10) ở bệnh nhân suy đa tạng tại khoa hồi sức cấp cứu - bệnh viện chợ rẫy Mở đầu: Suy đa tạng là biến chứng thường gặp tại các khoa Hồi sức cấp cứu, tỷ lệ tử vong còn ở mức cao 40% - 100%. Tác nhân ban đầu (nhiễm khuẩn, đa chấn thương nặng...) có thể tiến triển thành suy đa tạng chủ yếu là do dòng thác cytokin (TNF, IL-1, IL-6...) và chemokin (IL-8, IL-10) gây mất cân bằng giữa phản ứng tăng viêm - kháng viêm và tăng đông - kháng đông. Sáng tỏ về vai trò của cytokin trong sinh bệnh học sẽ góp phần vào nỗ lực tìm kiếm các biện pháp điều trị mới nhằm cải thiện tiên lượng của bệnh nhân suy đa tạng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên vào điều trị tại khoa HSCC - Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2005 đến hết tháng 12/2007 và có rối loạn chức năng ít nhất hai (02) hệ thống cơ quan theo tiêu chuẩn chẩn Knaus. - Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, có so sánh.Kết quả: Nồng độ trong huyết tương của các cytokine như sau: TNF-α là 17,59 (8,5-34,38), IL-1 a là 0,71 (0,00 - 6,76), IL-1 b là 1,97 (0,84 - 6,69), IL-2 là 7,93 (0,00 - 19,73), IL-6 là 267,20 (86,30 - 489,09), IL-8 là 185,85 (78,24 - 685,00) và IL-10 là 16,00 (4,6 - 59,83). Tỷ số IL-6 / IL-10 là 11,39 (3,76 - 42,59) và tỷ số IL-10 / TNF-α là 1,12 (0,33 - 2,7 b 6). Kết luận: Nồng độ của các cytokin TNF - , IL-6, IL-8 và IL-10 ở bệnh nhân suy đa tạng tăng cao hơn giá trị bình thường, nhưng trừ IL-10, không có khác biệt giữa nhóm bệnh nhân suy đa tạng sống và nhóm bệnh nhân suy đa tạng tử vong. Trường hợp lâm sàng: cơn bão điện thế sau nhồi máu cơ tim cấp – tiếp cận chẩn đoán và điều trị Đặt vấn đề: Cơn bão điện thế là một biến chứng điện học nguy hiểm của nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp, có dự hậu xấu cho BN và chưa có nhiều báo cáo ở bệnh nhân Việt Nam. Từ khoá: cơn bão điện thế, nhồi máu cơ tim, can thiệp mạch vành Trường hợp lâm sàng: Chúng tôi trình bày một trường hợp bệnh nhân (BN) nam, 56 tuổi, nhập Bệnh viện Nhân Dân Gia Định vì suy tim sau nhồi máu cơ tim thành trước ngày 08. Bệnh nhân được chụp, can thiệp mạch vành chương trình. Sau can thiệp, bệnh nhân vào cơn bão điện thế với nhịp nhanh thất, rung thất tái phát nhiều lần sau sốc điện. Bệnh nhân đáp ứng tốt điều trị, không tái phát rối loạn nhịp nguy hiểm và xuất viện sau 2 tuần nằm viện. Kết luận: Chẩn đoán và điều trị cơn bão điện thế ở BN NMCT cấp cần cá thể hoá điều trị, tuỳ thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân với các thuốc chống loạn nhịp được khuyến cáo, tình trạng huyết động và chức năng tim mạch của bệnh nhân, cân bằng lợi ích nguy cơ của các phương pháp điều trị. Điều trị phẫu thuật phình giáp hạt Mở đầu: Phình giáp hạt là bệnh lý tuyến giáp thường gặp và chiếm phần lớn trong các hạt giáp. Phẫu thuật cắt giáp toàn phần được chọn lựa khi hoàn thiện hai kỹ thuật trên. Kết luận: Phẫu thuật cắt trọn thuỳ và cắt giáp gần trọn được lựa chọn điều trị phẫu thuật bướu giáp đơn, đa hạt hay hạt giáp ác tính với tỉ lệ biến chứng chấp nhận được. Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật phình giáp hạt Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang. Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo loạt ca. Kết quả: Nữ chiếm đa số 83,3%. Hạt giáp thường có kích thước 2-4 cm và đa hạt; Siêu âm và chọc hút tế bằng kim nhỏ là hai xét nghiệm cần thiết và quan trọng giúp chẩn đoán và xử trí hạt giáp. Phẫu thuật cắt trọn thuỳ và cắt giáp gần trọn được lựa chọn điều trị phẫu thuật bướu giáp đơn, đa hạt hay hạt giáp ác tính với tỉ lệ biến chứng chấp nhận được. Nhân một trường hợp viêm não tự miễn thụ thể ampa Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và diễn tiến bệnh một trường hợp viêm não tự miễn thụ thể AMPA đầu tiên tại khoa Thần kinh bệnh viện Nhi Đồng 2, 11/2020. Bệnh nhân nam 10 tuổi khoẻ mạnh trước đây có diễn tiến bệnh chia thành 2 đợt bệnh, cách nhau 5 tháng với sự hồi phục không hoàn toàn sau mỗi đợt. Mỗi đợt bệnh đặc trưng bởi co giật tính chất cục bộ toàn thể hoá và rối loạn nhận thức - hành vi, giảm trí nhớ. Kết quả MRI não hai lần bình thường. Điện não đồ ghi nhận các hoạt động kịch phát dạng động kinh bên phải và bên trái. Dùng kĩ thuật miễn dịch huỳnh quang xác định được có tự kháng thể kháng thụ thể AMPA trong máu và dịch não tuỷ. Bệnh nhân được điều trị với liệu pháp miễn dịch gồm methylprednisolone liều cao và intravenous immunoglobulin (IVIG) và các thuốc chống động kinh oxcarbazepine, topiramate và levetiracetam. Báo cáo ca lâm sàng này đóng góp các hiểu biết về triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, cũng như đáp ứng điều trị và tái phát trong viêm não tự miễn thụ thể AMPA ở trẻ em. Đánh giá kết quả phẫu thuật khoét rỗng đá chũm tường thấp có chỉnh hình tai giữa trong điều trị viêm tai giữa mạn có cholesteatoma Đặt vấn đề: Cholesteatoma là một bệnh lý nguy hiểm có khả năng gây ra biến chứng nặng nề do cholesteatoma có thể phát triển, ăn mòn và phá huỷ các cấu trúc xung quanh. 95% xương đe bị huỷ ở nhiều mức độ. Từ khoá: viêm tai giữa mạn (VTGM), cholesteatoma, phẫu thuật khoét rỗng đá chũm tường thấp (KRĐCTT), chỉnh hình tai giữa (CHTG) Bệnh nhân Việt Nam với điều kiện kinh tế và khả năng tái khám còn thấp nên cần có một phương pháp phẫu thuật phù hợp cho viêm tai giữa mạn có cholesteatoma. Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật khoét rỗng đá chũm tường thấp có chỉnh hình tai giữa trong điều trị viêm tai giữa mạn có cholesteatoma. Phương pháp và đối tượng: Nghiên cứu mô tả loạt ca lâm sàng trên 40 bệnh nhân bị viêm tai giữa mạn có cholesteatoma được phẫu thuật khoét rỗng đá chũm tường thấp có chỉnh hình tai giữa bằng cân cơ thái dương và tái khám tại bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 07/2016 đến tháng 07/2017. Kết quả: Cholesteatoma thường là bệnh lý 1 bên với tỷ lệ nữ / nam tương đương nhau (1, 2/1). Triệu chứng thường gặp nhất là chảy tai (75%). Hình ảnh nội soi gặp nhiều nhất là khuyết thượng nhĩ – lõm màng chùng (52,5%). Về thính lực, nghe kém hỗn hợp chiếm đa số (75%). Khảo sát các di chứng và yếu tố tiên lượng sau 3 năm điều trị bệnh lí võng mạc trẻ sinh non Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát các kết quả và di chứng về chức năng thị giác, cấu trúc nhãn cầu ở thời điểm 3 năm, cùng mối tương quan với các yếu tố nguy cơ trước điều trị bệnh lí võng mạc trẻ sinh non bằng phương pháp laser quang đông, tại bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh. Các di chứng về cấu trúc nhãn cầu gồm: đục giác mạc 1,1%; đục thuỷ tinh thể 3,31%; dính mống 10,3%; co kéo mạch máu võng mạc 12,3%; thoái hoá hắc võng mạc 5,2%; gai thị bất thường 5,2%; bong võng mạc 3,3%; teo nhãn 2,2%. Kết luận: Kết quả sau 3 năm điều trị laser quang đông bệnh lí võng mạc trẻ sinh non rất khả quan cho thấy đây là phương pháp hiệu quả giúp hạn chế tỉ lệ mù loà do di chứng của bệnh. Từ khoá: bệnh lý võng mạc, trẻ sinh non, di chứng, yếu tố tiên lượng Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang có phân tích. Mẫu nghiên cứu gồm các trẻ được điều trị laser quang đông từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2009 và được theo dõi liên tục đến 3 tuổi. Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 272 mắt tương đương với 136 trẻ (72 nam, 64 nữ), với tuổi thai trung bình lúc sinh là 29,6 ± 2,5 tuần, cân nặng trung bình lúc sinh là 133 5g ± 289 g. Kết quả sau thời gian theo dõi trung bình 40,2 ± 3,5 tháng đạt được thị lực tốt 89,3%, cấu trúc võng mạc tốt 93,4%. Các di chứng về chức năng thị giác gồm: tật khúc xạ 95% (cận thị 82,7% với độ cầu trung bình − 6,2 D); bất đồng khúc xạ 35%; lé 9,9% và nhược thị 17,6%. Hiệu quả thiabendazole trong điều trị hội chứng ấu trùng di chuyển do gnathostoma spinigerum 2011 Mục tiêu: Xác định phổ lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả của thuốc thiabendazole trong điều trị hội chứng CE / CLM do G. spinigerum. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ngang mô tả và thử nghiệm lâm sàng không đối chứng. Kết quả: Hội chứng CE / CLM biểu hiện lâm sàng là một phổ triệu chứng đa dạng với các ban đỏ, ngoằn ngoèo như rắn bò, ngứa, sưng phồng di chuyển dưới da gây ra do sự xuyên da niêm mạc tình cờ và tiếp sau đó ấu trùng G. spinigerum di chuyển, đặc biệt trên thể có tam chứng điển hình (> 95%). Hiệu quả của thuốc thiabendazole đường uống rất cao và dung nạp tốt với liều duy nhất (tỷ lệ chữa khỏi 91,37-96,55%) không có tác dụng ngoại ý nghiêm trọng. Kết luận: CE / CLM là một tổn thương da niêm do nhiễm ấu trùng G. spinigerum. Đặc điểm lâm sàng với phổ đa dạng, dể chẩn đoán nhầm với bệnh da và nhiễm trùng. Điều trị bằng thiabendazole liều duy nhất có tỷ lệ chữa khỏi cao. Khảo sát đột biến gen bcr/abl kháng mạnh với imatinib bằng kỹ thuật aso-pcr tại bệnh viện truyền máu huyết học Mục tiêu: Ứng dụng kỹ thuật ASO-PCR khảo sát 6 kiểu đột biến G250E, Y253F, Y253H, E255K, E255V, T315I của tổ hợp gen BCR / ABL gây kháng mạnh với imatinib (IM) trên bệnh nhân (BN) bạch cầu mạn dòng tuỷ (BCMDT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 30 mẫu tuỷ xương của BN BCMDT kháng IM tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học từ tháng 01/2012 đến 05/2013 có chỉ định tìm đột biến BCR-ABL kháng IM bằng kỹ thuật giải trình tự DNA. Kết quả: Sau khi thay đổi nhiệt độ bắt cặp cho từng cặp mồi chuyên biệt, chúng tôi đã xác định được nhiệt độ tối ưu cho phản ứng ASO-PCR đối với 6 kiểu đột biến gen BCR / ABL kháng mạnh với IM là G250E và Y253H ở 650C, Y253F ở 550C, E255K và E255V ở 680C, và T315I ở 630C. Đồng thời, kết quả khảo sát 6 kiểu đột biến trên 30 BN BCMDT kháng IM bằng kỹ thuật ASO-PCR phát hiện 17 lượt đột biến trên 15 BN so với 15 lượt đột biến trên 14 BN bằng giải trình tự chuỗi DNA, cho thấy kỹ thuật ASO-PCR có độ nhạy cao hơn so với giải trình tự chuỗi DNA. Kết luận: Xây dựng thành công kỹ thuật ASO-PCR khảo sát 6 kiểu đột biến thường gặp, kháng mạnh với IM giúp các bác sĩ lâm sàng quyết định hướng điều trị phù hợp cho BN. Ngoài ra, ASO-PCR là kỹ thuật đơn giản, hiệu quả có thể triển khai rộng rãi ở các Bệnh viện có chuyên khoa huyết học để chẩn đoán đột biến điểm BCR / ABL đã biết. Từ khoá: bạch cầu mạn dòng tuỷ, đột biến kháng imatinib, ASO-PCR. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của tư vấn và đi bộ trên phụ nữ có loạn quanh mãn kinh và xác định các yếu tố ảnh hưởng lên kết quả của cách can thiệp này tại bệnh viện Từ Dũ. Kết luận: Tư vấn và đi bộ đã cải thiện chất lượng cuộc sống tốt cho phụ nữ có triệu chứng quanh mãn kinh. Phụ nữ thừa cân là yếu tố làm giảm hiệu quả của can thiệp. Từ khoá: tư vấn, đi bộ, chất lượng cuộc sống, quanh mãn kinh Phương pháp: Nghiên cứu giả thực nghiệm được thực hiện trên phụ nữ 45-55 tuổi có triệu chứng mãn kinh tại bệnh viện Từ Dũ từ 11/2012 đến 4/2013. 89 phụ nữ được nhận vào chương trình tư vấn và đi bộ. Những người tham gia đi bộ là trung bình 3 ngày mỗi tuần trong 12 tuần. Kết quả: Chất lượng cuộc sống cải thiện có ý nghĩa thống kê ở các lĩnh vực triệu chứng cơ thể và triệu chứng vận mạch. Sau tư vấn, khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống ở nhóm đi bộ > 3 ngày một tuần tăng lên 2,48 lần (KTC 95% 1,05 – 5,83) so với nhóm đi bộ ≤ 3 ngày một tuần. Phụ nữ thừa cân làm giảm khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống xuống 3 lần (KTC 95% 0,11 – 1,00) so với phụ nữ có cân nặng trung bình. Nhận xét 30 trường hợp thủng túi thừa đại tràng Đặt vấn đề: Thủng túi thừa đại tràng là một biến chứng nặng ở những bệnh nhân có túi thừa đại tràng, đa phần cần phải can thiệp ngoại khoa cấp cứu. Biểu hiện lâm sàng: đau bụng (96,7%), phản ứng thành bụng (83,3%), sốt (30%), bụng chướng (23,3%). 100% bệnh nhân có tăng bạch cầu (> 10.000 / uL). X-quang bụng không sửa soạn có liềm hơi dưới hoành trên 7/30 bệnh nhân (23,3%). CT-Scan bụng được thực hiện trên 19 bệnh nhân cho kết quả: 12/19 thủng túi thừa (63,2%), 3/19 dày thành, thâm nhiễm mỡ (15,8%), 2/19 áp xe ruột thừa (10,5%), 2/19 u đại tràng (10,5%). 7/30 bệnh nhân được cắt đại tràng nối ngay, 13/30 bệnh nhân được cắt đại tràng làm hậu môn nhân tạo, 7/30 bệnh nhân được làm hậu môn nhân tạo không cắt đại tràng, 3/30 bệnh nhân được khâu lỗ thủng dẫn lưu ổ bụng. Biến chứng sau mổ: nhiễm trùng vết mổ (16,7%), bung thành bụng (6,7%), tụ dịch sau mổ (3,3%), xì rò 0%, tử vong 0%. Kết luận: Thủng túi thừa đại tràng có thể chẩn đoán trước mổ với sự hỗ trợ của CT-Scan. Tỉ lệ bệnh nhân mang hậu môn nhân tạo sau mổ còn khá cao, cắt đại tràng nối tận tận có thể thực hiện đối với thủng túi thừa đại tràng bên phải. Từ khoá: Thủng túi thừa đại tràng, phân độ Hinchey. Mức độ nặng trên lâm sàng cũng rất thay đổi, có thể chỉ là một khối áp xe nhỏ trong mạc treo cho đến viêm phúc mạc toàn bộ do phân. Cho đến nay việc quyết định phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân vẫn là thách thức đối với các phẫu thuật viên. Tỉ lệ biến chứng và tử vong còn cao. Chẩn đoán và điều trị sớm là rất cần thiết để cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, đặc điểm phẫu thuật và hậu phẫu bệnh nhân thủng túi thừa đại tràng. Kết quả: Có 30 bệnh nhân trong đó 24 nam và 6 nữ, tuổi trung bình 58,8 (22-87), 3 bệnh nhân có tiền căn viêm túi thừa đại tràng. 26/30 bệnh nhân nhập viện vì đau bụng. Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sớm và tính an toàn của phương pháp bóc nhân tuyến tiền liệt bằng điện lưỡng cực trong điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt tại bệnh viện Bình Dân. Từ khoá: bóc nhân tuyến tiền liệt bằng điện lưỡng cực Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ 12/2018 đến 7/2019, 40 trường hợp tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt được bóc nhân tuyến tiền bằng điện lưỡng cực tại bệnh viện Bình Dân. Trước và sau phẫu thuật, bệnh nhân được đánh giá PSA, thang điểm quốc tế triệu chứng tuyến tiền liệt IPSS, thang điểm chất lượng cuộc sống (QoL), tốc độ dòng tiểu tối đa (Qmax), thể tích tuyến tiền liệt đánh giá qua siêu âm bụng. Sau xuất viện, bệnh nhân được hẹn tái khám 1 tháng và đánh giá lại thang điểm IPSS, QoL và Qmax. Thời gian lưu thông niệu đạo và thời gian nằm viện tương đối ngắn (trung bình là 1,5 ± 0,8 ngày và 2,5 ± 0,8 ngày). Nâng cao chất lượng xét nghiệm y học từ 2015 đến 6 tháng đầu 2018 qua các chương trình ngoại kiểm - trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học bộ y tế tại đại học y dược thành phố hồ chí minh Kết quả NK SH – HH tiến bộ qua các năm, 6 tháng đầu 2018 tỉ lệ đạt là trên 80%. Phết máu ngoại biên, Ký sinh trùng (KST), Sốt rét và Truyền máu là chương trình ngoại kiểm duy nhất đến thời điểm này tại Việt Nam do TTKC triển khai. Tăng cường đào tạo quản lý chất lượng và xây dựng chương trình NK đạt chất lượng quốc gia và quốc tế bao phủ danh mục XN, đặc biệt là khu vực vùng núi, kinh tế khó khăn như Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên,... trên cở sở mô hình “3 chân kiềng ”: TTKC - Bộ môn XN – Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. HCM để phát huy thế mạnh chuyên môn các chuyên gia, hội nhập Câu Lạc Bộ Hội Các Cơ Sở Đào Tạo XN / Kỹ Thuật Y Học và Hội các trường kỹ thuật y học khối ASEAN (AASMT) mà Bộ môn XN là Chủ nhiệm và Phó Chủ tịch. Từ khoá: NK, quản lý chất lượng PXN. Đánh giá chất lượng xét nghiệm (XN) qua kết quả các chương trình NK Sinh hoá, Huyết học ở đối tượng trên. Định hướng mô hình phát triển các chương trình NK. Đối tượng, Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, 634 PXN cấp Bộ, Tỉnh, huyện, phòng khám, thuộc mọi đối tượng công và ngoài công lập ở phía Nam từ Đà Nẵng trở vào từ 2015 – 6 tháng đầu 2018. Kết quả: Có 61,8% đơn vị tham gia NK trong 6 tháng đầu 2018. Chương trình sinh hoá (SH) có số lượng đơn vị tham gia cao nhất; tiếp đến huyết học (HH). Tỉ lệ kết quả 14 XN SH và 5 XN công thức máu thường quy trên 80% trong 6 tháng đầu 2018 trừ Amylase (75,6%) và Acid Uric (78,5%). Kết luận: Tỉ lệ các đơn vị tham gia NK tăng qua các năm (24,9% năm 2015 – 61,8% năm 2018). Đường mổ ludloff trong điều trị rối loạn phát triển khớp hông ở trẻ em Phẫu thuật Ludloff có chỉ định nơi các cháu từ 8 tháng đến 18 tháng tuổi nếu điều trị bảo tồn thất bại. Từ 1998 đến 2004có 15 ca trật khớp háng bẩm sinh (2-21 tháng tuổi) được điều trị bởi phẫu thuật Ludloff / Theo dõi trung bình 46,8 tháng (36-65 tháng). Dùng tiêu chuẩn đánh giá Robert và Seringe (1982) để lượng giá sự phát triển của đầu xương đùi. Tất cả bệnh nhân đều có biên độ hoạt động bình thường. Sai biệt độ dài chi: 53,2% (ngắn chân: 6,6%) Mô phỏng mô hình gây suy giảm bạch cầu thực nghiệm trên chuột nhắt bằng phối hợp doxorubicin và cyclophosphamid Mục tiêu: “Mô phỏng mô hình gây suy giảm bạch cầu bằng cyclophosphamid và doxorubicin trên chuột nhắt ” để làm công cụ sàng lọc và đánh giá khả năng khôi phục bạch cầu của các thuốc thử nghiệm, đặc biệt là các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu. Phương pháp: Suy giảm bạch cầu được tiến hành bằng cách tiêm phúc mạc cyclophosphamid và doxorubicin ở các liều lượng khác nhau. Sử dụng buồng đếm Neubauer và xét nghiệm công thức máu để xác định mô hình phù hợp. Kết luận: Mô hình này có thể được áp dụng làm công cụ sàng lọc các thuốc có tác dụng phòng ngừa suy giảm bạch cầu do thuốc hoá trị ung thư gây ra. Từ khoá: Cyclophosphamid, Doxorubicin, Suy giảm bạch cầu, Mô hình thực nghiệm Đối chiếu hình thái tế bào học và giải phẫu bệnh các mẩu sinh thiết ống tiêu hoá qua nội soi Phương pháp áp tế bào là một phương pháp đơn giản, ít tốn kém, dễ sử dụng, đáng tin cậy ngày càng được dùng phổ biến trong việc chẩn đoán tức thì các tổn thương đường tiêu hoá. Trong nghiên cứu này, các tác giả đối chiếu hình ảnh tế bào học qua phương pháp áp tế bào của 167 trường hợp sinh thiết niêm mạc đường tiêu hoá (103 trường hợp từ đường tiêu hoá trên và 64 trường hợp từ đường tiêu hoá dưới) với chẩn đoán giải phẫu bệnh. Trong các trường hợp này có 89 trường hợp cho kết quả tế bào học lành tính, 75 trường hợp cho kết quả ác tính, 3 trường hợp chẩn đoán nghi ngờ. Ap tế bào có 5 trường hợp dương tính giả (tất cả đều từ dạ dày), 12 trường hợp âm tính giả (1 từ thực quản, 5 từ dạ dày, 6 từ đại tràng). Kết quả cho thấy độ nhạy của phương pháp là 85,3%, độ đặc hiệu 93,5%, độ chính xác 89,3%, giá trị tiên đoán dương 93,3%, giá trị tiên đoán âm 85,8%. Đối chiếu với giải phẫu bệnh cho thấy phương pháp áp tế bào có thể được áp dụng cho các tổn thương đường tiêu hoá cho kết quả nhanh chóng và chính xác. Đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của ung thư đại trực tràng khởi phát sớm Đặt vấn đề: Đồng thuận của vùng Châu Á – TBD khuyến cáo cần bắt đầu tầm soát ung thư đại trực tràng (UTĐTT) kể từ tuổi 50. Kết quả: Tỉ lệ UTĐTT khởi phát sớm là 28% với tỉ lệ nam: nữ là 1,3. 22,3% (25/11 2) chỉ có triệu chứng đau bụng và / hoặc thay đổi thói quen đi tiêu mà không kèm triệu chứng báo động. 42,9% (4 8/11 2) mô tả triệu chứng tiến triển kiểu ngắt quãng, từng đợt. Tỉ lệ có tiền căn UTĐTT gia đình ở nhóm UTĐTT khởi phát sớm cao hơn ở nhóm ≥ 50 tuổi (21,4% so với 7,6%, p < 0,001). Phân bố vị trí của tổn thương ung thư ở trực tràng, đại tràng đoạn xa và đoạn gần ở nhóm UTĐTT khởi phát sớm lần lượt là 51,8% (5 8/11 2), 26,8% (30/11 2) và 21,4% (24/11 2); không có sự khác biệt so với nhóm bệnh nhân ≥ 50 tuổi (c 2, p = 0,29). Cũng không có sự khác biệt về tỉ lệ UTĐTT biệt hoá kém giữa hai nhóm tuổi: 12,4% (14/11 2) ở nhóm < 50 tuổi so với 8,3% (24/2 88) ở nhóm ≥ 50 tuổi (c 2, p = 0,25). Kết luận: Có một tỉ lệ đáng kể UTĐTT xảy ra sớm hơn độ tuổi được Đồng thuận vùng Châu Á – TBD khuyến cáo bắt đầu tầm soát. Tiền căn UTĐTT gia đình là một yếu tố nguy cơ của UTĐTT khởi phát sớm. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân UTĐTT này ở Việt Nam chưa được biết rõ. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của UTĐTT khởi phát sớm (< 50 tuổi). Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang được tiến hành tại BV ĐHYD TP HCM từ 03/2009 – 03/2011. Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định UTĐTT được đưa vào nghiên cứu. Đặc điểm của nhóm UTĐTT khởi phát sớm được mô tả và phân tích so sánh với nhóm bệnh nhân ≥ 50 tuổi. Ứng dụng máy phân tích huyết học tự động sysmex 4000i trong xét nghiệm tế bào các dịch cơ thể Đặt vấn đề: Xét nghiệm khảo sát tế bào trong các loại dịch cơ thể là một công cụ giúp cho các Bác sĩ lâm sàng định bệnh được ứng dụng từ rất lâu. Kết quả: Hệ số tin cậy của kết quả đếm hồng cầu là 0,97 và số lượng biến thiên của 2 đo lường là 12% (KTC 95%). Hệ số tin cậy của kết quả đo Bạch Cầu là 0,988 và biến thiên là 12,5%. Hệ số tin cậy đo bạch cầu đơn nhân là 0,81, dao động khoảng 11%. Và hệ số tin cậy của kết quả đo bạch cầu đa nhân là 0,80, dao dao động trong khảng 12%. Dịch màng bụng 32 mẫu chiếm tỉ lệ 27%, Dịch màng phổi 17 mẫu chiếm tỉ lệ 14%, Dịch màng tim 1 mẫu chiếm tỉ lệ 1%, Dịch não tuỷ 53 mẫu chiếm tỉ lệ 44%, Sau phúc mạc 1 mẫu chiếm tỉ lệ 1%, Dịch thẩm phân 16 mẫu chiếm tỉ lệ 13%. Kết luận: Dùng phương pháp đọc số lượng tế bào trong một số loại dịch bằng máy Sysmex 4000i, thuận lợi hơn phương pháp Cổ điển trong chẩn đoán và điều trị bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Phương pháp cổ điển (nhuộm lam và đọc bằng kính hiển vi) là xét nghiệm thường quy ở phòng xét nghiệm huyết học, thời gian thực hiện chậm (15 - 30 phút), kết quả đọc phụ thuộc chủ quan của người đọc kết quả, vì vậy đôi khi không đáp ứng công tác điều trị. Hiện nay, với máy phân tích huyết học tự động (máy Sysmex 4000 i) có chức năng phân tích tế bào trong dịch cơ thể, cho kết quả nhanh (khoảng 2 phút), hoàn toàn khách quan, giúp việc chẩn đoán và điều trị tốt hơn. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá độ tin cậy và hiệu quả của phương pháp đếm tế bào trong các loại dịch cơ thể bằng máy phân tích huyết học để có thể triển khai thực hiện thường quy, giúp các Bác sĩ lâm sàng có kết quả nhanh và khách quan hơn. Mục tiêu: So sánh 2 kết quả phân tích dịch bằng phương pháp cổ điển và phương pháp chạy máy Sysmex 4000 i.Phương pháp: Có 120 mẫu dịch lấy từ 120 bệnh nhân, mỗi mẫu máu được đếm bằng phương pháp cổ điển và phương pháp Máy 4000i, tuân thủ nghiêm ngặc quy trình xét nghiệm và kết quả được sử lý bằng phương pháp BlandAltman. So sánh ứng dụng kỹ thuật mạng thần kinh và lập trình di truyền trong mô hình hoá dữ liệu công thức viên nén phóng thích có kiểm soát Kết quả từ thực nghiệm cho thấy, việc ứng dụng hai kỹ thuật là lập trình di truyền và mạng thần kinh trong việc mô hình hoá dữ liệu là rất thành công.Kết luận: Khi đánh giá các mô hình được xây dựng bởi hai kỹ thuật, mạng thần kinh cho kết quả trội hơn. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và xét nghiệm của bệnh nhân hẹp động mạch cảnh nặng do xơ vữa có triệu chứngtại bệnh viện đại học y dược thành phố hồ chí minh Mở Đầu: Hẹp động mạch cảnh do xơ vữa (HMCXV) là 1 trong những nguyên nhân quan trọng gây nhồi máu não. Độ HMCXV nặng tăng 0,9% (khoảng tin cậy 95% từ 0,2 – 1,4) cho mỗi 10 mg / dL tăng lên của cholesterol toàn phần hoặc 3% (khoảng tin cậy 95% từ 0,8 – 5,3) cho 1 đơn vị tăng lên của tỷ số LDL / HDL. Tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng cholesterol, hút thuốc lá và bệnh mạch vành hiện diện lần lượt ở 36 (95%), 11 (29%), 13 (36%), 22 (58%), 18 (47%) bệnh nhân.Trong nghiên cứu này, huyết áp không liên quan tuyến tính có ý nghĩa với độ HMC nặng.Hầu hết vị trí hẹp là chỗ chia đôi của động mạch cảnh. Kết Luận: Bệnh nhân mắc HMCVX nặng có triệu chứng có nguy cơ cao nhồi máu não cùng bên. Từ khoá: Hẹp động mạch cảnh, DSA: digital subtraction angiography, tỷ số LDL / HDL. Tại Việt Nam, có ít các nghiên cứu về HCMXV được thực hiện nên một nghiên cứu về các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của HMCXV là cần thiết. Mục Tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và xét nghiệm ở những bệnh nhân HMCXV nặng có triệu chứng tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (ĐHYD tp HCM). Phương pháp: Đây là một nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Kết Quả: Tỷ lệ nam: nữ là 4, 4:1. Tuổi trung bình là 65,3 tuổi ± 9,36; 34,2% người dưới 60 tuổi. Khám lâm sàng tím thấy: yếu liệt nửa người ở 26 (68,4%) bệnh nhân, liệt mặt trung ương ở 8 (21,1%), dị cảm nửa người ở 7 (18,4%), mất ngôn ngữ ở 2 (5,3%), âm thổi cảnh ở 3 (7,9%) người. 26 (68,4%) bệnh nhân bị nhồi máu não cùng bên với HMC nặng. Đặt vấn đề: Nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên so sánh giữa mổ nội soi và mổ mở trong điều trị u trung thất là rất ít. Kết quả: thời gian mổ trung bình (phút) 128,9 (Mở) so với 75,8 (NS), p < 0,0001. Máu mất trung bình (ml) 253,3 (Mở) so với 65,2 (NS), p < 0,0001. Thời gian hậu phẫu 7,8 ngày (Mở) so với 5,4 ngày (NS), p < 0.0001. Thời gian lưu ống dẫn lưu trung bình (ngày) 3,1 (Mở) so với 2,1 (NS), p < 0.0001. Điểm đau sau mổ 6,6 (Mở) so với 4,5 (NS), p < 0,0001. Tỉ lệ biến chứng 6,7% (Mở) so với 0,9% (NS), p = 0,011. Kết luận: Kết quả cho thấy mổ nội soi trong điều trị u trung thất tốt hơn về thời gian mổ, lượng máu mất, thời gian hậu phẫu, thời gian lưu ống dẫn lưu, đau sau mổ. Từ khoá: u trung thất, phẫu thuật nội soi lồng ngực, phẫu thuật nội soi lồng ngực hỗ trợ Chúng tôi phân tích một nghiên cứu đoàn hệ so sánh một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả sớm giữa hai phương pháp mổ. Phương pháp nghiên cứu: Đoàn hệ tiền cứu từ 7/2010-7/2013 tại khoa ngoại lồng ngực bệnh viện Chợ Rẫy. Các yếu tố chu phẫu ảnh hưởng đến tỉ lệ tử vong, tỉ lệ biến chứng như: tuổi, giới, kích thước u, chỉ số bệnh kèm theo (CCI), phân loại ASA. Kết quả tầm soát thân nhân người bệnh ung thư đại-trực tràng Tổng quan: Hiện nay các khuyến cáo cho rằng nên tầm soát ung thư ở thân nhân trực hệ của bệnh nhân ung thư đại – trực tràng. Mục tiêu: Nhằm nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh ở các thân nhân trực hệ. Phương pháp nghiên cứu: Nội soi tầm soát theo mẫu bệnh án. Kết quả: Tổng cộng 470 thân nhân trực hệ của bệnh nhân được xác định và tham gia nội soi tầm soát, tỉ lệ ung thư là 11,06%. Kết luận: Nên nội soi đại tràng tầm soát cho các thân nhân trực hệ của bệnh nhân ung thư đại – trực tràng. Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm khí áp mũi ở bệnh nhân có biểu hiện viêm mũi dị ứng trước và sau dùng corticoid xịt mũi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang, thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng. 62 bệnh nhân có biểu hiện viêm mũi dị ứng được chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm. Nhóm 1: dùng Budesonide 1.28 mg / ml và Fexofenadine 60 mg. Đánh giá triệu chứng nghẹt mũi và đo khíáp mũi trước điều trị, 1 tuần và 1 tháng sau điều trị ở 2 nhóm. Kết quả: Trung bình tổng lưu lượng khí qua mũi ở áp lực 150 Pa trước điều trị, trước co mạch là: 472,48 ± 140,3, sau co mạch 551,03 ± 118,24 ml / s ở nhóm Budesonide và tương tự ở nhóm NaCl 9 ‰ là 473,61 ± 136,92, 540.13 ± 132,99 ml / s. Trung bình tổng trở kháng mũi ở áp lực 150 Pa trước điều trị, trước co mạch là: 0,55 ± 0,19, sau co mạch 0,5 ± 0,16 ở nhóm Budesonide và nhóm NaCl 9 ‰ lần lượt là: 0,54 ± 0,17 và 0,52 ± 0,14. Chúng tôi nhận thấy cả đánh giá nghẹt mũi qua cảm nhận chủ quan của bệnh nhân và khách quan bằng khí áp mũi, nhóm Budesonide có cải thiện tốt hơn nhóm NaCl 9 ‰ cóý nghĩa thống kê. Kết luận: sử dụng Budesonide trong điều trị viêm mũi dị ứng giúp cải thiện nghẹt mũi, tổng lưu lượng khí qua mũi và tổng trở kháng mũi. Budesonide nên dùng lâu dài sẽ mang lại hiệu quả tốt cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Từ khoá: khí áp mũi, corticoid xịt mũi Viêm phổi nặng trên bệnh nhân hiv/aids tại bệnh viện bệnh nhiệt đới năm 2020 Đặt vấn đề: Viêm phổi là một trong những nguyên nhân nhập viện thường xuyên ở bệnh nhân (BN) HIV / AIDS. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là sốt và ho (91,8%). Xquang phổi ghi nhận 100% trường hợp có tổn thương mô kẽ và 83,7% có tổn thương phế nang phối hợp. P.jirovecii là tác nhân chiếm tỉ lệ nhiều nhất (69,4%), vi khuẩn 63,3%, vi nấm 34,7% và lao 36,5%. 73,5% BN viêm phổi do P.jirovecii có đồng nhiễm với tác nhân khác. Kết luận: Viêm phổi nặng thường xảy ra khi BN đã vào giai đoạn AIDS. P.jirovecii là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất, và thường đồng nhiễm nhiều tác nhân, gây khó khăn cho việc điều trị. Cần quan tâm đến điều trị dự phòng PCP với cotrimoxazole ở BN nhiễm HIV hiện nay. Từ khoá: viêm phổi nặng, HIV / AIDS, P. jirovecii, PCP Tỷ lệ tử vong còn cao, không chỉ do tình trạng suy giảm miễn dịch từ ký chủ, mà còn có thể do điều trị không phù hợp với nhiều loại tác nhân gây bệnh khác nhau ở bệnh nhân HIV. Tại Việt Nam, nghiên cứu về các tác nhân gây viêm phổi trên nhóm đối tượng này còn hạn chế. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm tiền căn, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị và xác định tỉ lệ các tác nhân phát hiện được trong bệnh phẩm đường hô hấp của bệnh nhân HIV / AIDS bị viêm phổi nặng điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (BVBNĐ). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca các trường hợp nhiễm HIV / AIDS bị viêm phổi nặng tại khoa Nhiễm E, BVBNĐ (tháng 1 đến tháng 6 năm 2020). Có 98% BN thuộc giai đoạn AIDS (TCD 4 trung vị là 14 tế bào / m m3) và 85,7% không điều trị dự phòng cotrimoxazole trước nhập viện. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn fasciolae spp. tại khu vực miền trung - tây nguyên, việt nam, 2006-2008 Giới thiệu: Bệnh do sán lá gan lớn Fasciola gigantica và Fasciola hepatica đang gia tăng và đe doạ sức khoẻ cộng đồng và gia súc tại các vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Mục tiêu: Nghiên cứu tiến hành nhằm ghi nhận và đánh giá các triệu chứng, triệu chứng lâm sàng và các thông số cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh trên bệnh nhân mắc SLGL. Phương pháp nghiên cứu: Cỡ mẫu lớn 750 bệnh nhân, đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu theo thiết kế một nghiên cứu ngang mô tả. Kết quả: Triệu chứng lâm sàng trên bệnh nhân nhiễm Fasciolae rất đặc trưng: đau bụng vùng thượng vị và đầu tuỵ ống mật chủ (96,80%), mỏi cơ dưới vai, nhức đầu (98%), mệt lả người (68%), sốt nhẹ (68%), rối loạn tiêu hoá với táo bón và đau bụng (14,93%), tiêu chảy, phân lỏng (22,93%), buồn nôn hoặc có nôn (29,87%), dị ứng với ngứa hoặc mề đay (65,2%); vàng da và kết mạc mắt (1,47%), suy nhược và sụt cân (28%), thiếu máu (3,6%), đặc biệt có hội chứng Hazouhn ở vùng hầu họng không nhiều nhưng đáng chú ý (0,93%), các triệu chứng khác hiếm gặp như gan, lách to (1,6%); các thông số cận lâm sàng về sinh hoá huyết học không có gì thay đổi, ngoại trừ xét nghiệm ELISA 96,4% dương tính, tăng bạch cầu eosin (83,07%), 95,73% số bệnh nhân tổn thương hệ gan mật qua siêu âm, chủ yếu là gan phải (81,33%) trong giai đoạn cấp tính và tổn thương hệ đường mật giai đoạn mạn tính; nội soi cho thấy sung huyết niêm mạc dạ dày tá tràng (79,84%) hoặc kèm theo loét (82,26%), không tìm thấy trứng trong phân. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng khó phân biệt với một số bệnh lý tiêu hoá hoặc gan mật; thông số cận lâm sàng, đặc biệt FasELISA và bạch cầu eosin và tổn thương trên siêu âm rất có giá trị chẩn đoán xác định và theo dõi diễn tiến bệnh sán lá gan lớn. kết quả phẫu thuật fontan cho các bệnh tim bẩm sinh phức tạp chỉ có một tâm thất chức năng tại viện tim tphcm Mục đích và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu các bệnh nhân bệnh tim chỉ có một thất chức năng được thực hiện phẫu thuật Fontan tại Viện Tim Tp HCM. 35 bệnh nhân được theo dõi chỉ có 1 ca tử vong muộn 12 tháng sau mổ do huyết khối làm tắc đường dẫn máu. Kết luận: phẫu thuật Fontan cải tiến nên được áp dụng để làm tăng khả năng sống còn và giảm các biến chứng muộn cho những bệnh nhân chỉ có một tâm thất chức năng. Việc sử dụng ống ghép làm đường dẫn máu ở ngoài tim là kỹ thuật được thực hiện rộng rãi nhất hiện nay cho phẫu thuật Fontan. Từ khoá: Phẫu thuật Fontan. Tất cả các bệnh nhân đều có nhịp xoang trước mổ. Áp lực động mạch phổi trung bình là 14 ± 2 mmHg (11 – 16 mmHg). 35 bệnh nhân được dùng ống ghép nhân tạo (ống Dacron hoặc Goretex) và 2 bệnh nhân không dùng ống ghép. Tử vong trong 30 ngày là 5.4%. Có sự cải thiện có ý nghĩa về độ bão hoà oxy sau mổ là 95 ± 3.6% so với trước mổ là 76 ± 5.7% (p < 0.01). Biến chứng thường gặp nhất là tràn dịch màng phổi. Nối lại ống dẫn tinh - mào tinh sau thất bại của thụ tinh trong ống nghiệm với trích tinh trùng mào tinh Mở đầu: Trong trường hợp phẫu thuật nối ống dẫn tinh - mào tinh thất bại, bệnh nhân có thể tiếp tục điều trị vô sinh bằng một hay nhiều chu kỳ tiêm tinh trùng vào bào tương trứng với tinh trùng được trích từ mào tinh. Nếu thụ tinh trong ống nghiệm vẫn thất bại thì bệnh nhân vẫn có thể được phẫu thuật nối lại ống dẫn tinh - mào tinh, để có con.Kết luận: Nối lồng hai mũi tận - bên ống dẫn tinh - mào tinh có thể thực hiện lại nếu lần nối trước và cả trích tinh trùng mào tinh để thụ tinh trong ống nghiệm đều thất bại. Tần suất thông thương và thụ thai rất hứa hẹn. Tuy nhiên, một số những bệnh nhân này vẫn không thành công nên mong muốn được phẫu thuật nối lại nếu được. Mục tiêu: Đánh giá khả năng nối lại ống dẫn tinh - mào tinh trên những trường hợp đã nối thất bại và thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng trích từ mào tinh cũng thất bại. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu lâm sàng tiến cứu thực hiện trên những bệnh nhân đã thất bại với cả nối ống dẫn tinh - mào tinh và tiêm tinh trùng vào bào tương trứng với tinh trùng được trích từ mào tinh. Kết quả: Nối ống dẫn tinh - mào tinh được thực hiện lại cả hai bên ở bốn bệnh nhân và một bên ở tám bệnh nhân. 7/12 (58,33%) bệnh nhân có tinh trùng trở lại trong tinh dịch, 5/12 (41,66%) người vợ có thai và sinh ra trẻ sống sau thời gian theo dõi ít nhất là 2 năm. Bàn luận: Phẫu thuật nối thông đường dẫn tinh và thụ tinh trong ống nghiệm với vi thao tác tiêm tinh trùng vào bào tương trứng là hai biện pháp giúp bệnh nhân vô sinh do bế tắc có thể có con sinh học. Khi phẫu thuật nối thất bại, chọn lựa kế tiếp của bệnh nhân thường là thụ tinh trong ống nghiệm. Đối chiếu đặc điểm teo niêm mạc dạ dày trên nội soi theo phân loại kimura - takemoto với viêm dạ dày mạn teo trên mô bệnh học Mục tiêu: (1) Đối chiếu đặc điểm teo niêm mạc dạ dày trên nội soi (TNMNS) theo hệ thống Kimura - Takemoto với viêm dạ dày mạn teo trên mô bệnh học theo hệ thống OLGA, (2) nghiên cứu mối liên quan giữa giai đoạn viêm dạ dày mạn teo trên mô bệnh học theo hệ thống OLGA với tổn thương nghịch sản ở dạ dày. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 280 bệnh nhân. Kết luận: Viêm dạ dày giai đoạn OLGA III - IV có liên quan với nghịch sản ở dạ dày và hầu hết xảy ra ở những bệnh nhân có dấu hiệu TNMNS vừa - nặng. Đánh giá TNMNS theo hệ thống phân loại Kimura - Takemoto. Đánh giá teo niêm mạc trên mô bệnh học theo hệ thống phân loại viêm dạ dày OLGA. Đánh giá nghịch sản ở dạ dày theo phân loại Vienna. Có 13 (4,6%) bệnh nhân viêm dạ dày giai đoạn OLGA III - IV; tất cả các bệnh nhân này đều trên 40 tuổi (p = 0,01), nhiễm H. pylori (p = 0,0006) và TNMNS mức độ vừa - nặng (p < 0,001). Có 7 trường hợp nghịch sản độ thấp bao gồm 4/13 (30,7%) trường hợp viêm dạ dày giai đoạn OLGA III - IV, so với 3/267 (1,1%) trường hợp giai đoạn OLGA 0 - II (p < 0,0001). Có 6/7 trường hợp này có TNMNS mức độ vừa - nặng (p = 0,048). Nghiên cứu hiệu quả corticoid liều cao trong bệnh lý thị thần kinh do chấn thương Từ tháng 3/2003 đến tháng 3/2004 tại bệnh viện Chợ Rẫy, 47 bệnh nhân (47 mắt) bệnh lý thị thần kinh do chấn thương nhập viện, trong đó có 39 ca được điều trị Corticoid liều cao. Nhận xét hiệu quả điều trị dự phòng nôn chu kỳ ở trẻ em theo khuyến cáo của naspghan năm 2008 tại bệnh viện nhi trung ương Mục tiêu: Nhận xét hiệu quả điều trị dự phòng nôn chu kỳ theo khuyến cáo của NASPGHAN năm 2008. Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất của Cyproheptadine là thèm ăn (22,2%) và tăng cân (22,2%), của Amitriptylin là táo bón (5,6%). Kết luận: Nôn chu kỳ thường được chẩn đoán muộn hơn tuổi khởi phát. Điều trị dự phòng nôn chu kỳ còn nhiều khó khăn do tỷ lệ bỏ điều trị còn cao. Cần tuân thủ điều trị và tái khám thường xuyên để kiểm soát bệnh tốt hơn. Từ khoá: Nôn chu kỳ, điều trị dự phòng, bệnh viện Nhi Trung Ương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở, so sánh trước và sau điều trị trên 30 trẻ dưới 18 tuổi được chẩn đoán nôn chu kỳ tại phòng khám Tiêu hoá và khoa Tiêu hoá bệnh viện Nhi Trung Ương. Kết quả: Tuổi khởi phát nôn trung bình là 24,0 ± 22,2 tháng. Tuổi được chẩn đoán nôn chu kỳ trung bình là 36,6 ± 32,2 tháng. Khoảng cách từ khi khởi phát nôn đến khi được chẩn đoán nôn chu kỳ trung bình là 13,5 ± 10,4 tháng. Có 73,3% bệnh nhân được dự phòng bằng Cyproheptadine, 26,7% bệnh nhân được dự phòng bằng Amitriptylin. Tỷ lệ tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ là 60%. Tỷ lệ bệnh nhân cần tăng liều thuốc và kết hợp thuốc ở nhóm dùng Cyproheptadine và Amitriptylin lần lượt là 53,8% và 30,8%; 100% và 20%. Viêm tuỵ trên bệnh nhân lupus: báo cáo trường hợp lâm sàng Đặt vấn đề: Viêm tuỵ cấp ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống (SLE) tuy hiếm gặp nhưng tiên lượng xấu. Sau nhập viện một ngày thì xuất hiện triệu chứng đau bụng vùng thượng vị, nôn ói gợi ý chẩn đoán viêm tuỵ lupus. Mức amylase huyết thanh là: 1989 U / L và amylase niệu: 2080 U / L và lipase huyết thanh: 1496,91 U / L. Kết luận: Viêm tuỵ cấp nên được nghĩ đến ở bệnh nhân Lupus, có đau bụng đặc biệt trong giai đoạn hoạt động của lupus. Từ khoá: Lupus, viêm tuỵ. Tỉ lệ tử vong 61% nếu không được điều trị đặc hiệu. Khi được chẩn đoán sớm và điều trị bằng Steroids tĩnh mạch và bù dịch đủ thì cải thiện đáng kể tiên lượng (tỉ lệ tử vong 20%). Chúng tôi xin báo cáo về một trường hợp viêm tuỵ cấp do lupus. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo ca lâm sàng 1 trường hợp viêm tuỵ cấp do lupus và tham khảo y văn qua 30 năm qua bao gồm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị, tiên lượng. Kết quả: Một phụ nữ 19 tuổi được chẩn đoán SLE từ năm 2011. Trong năm năm điều trị tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương bệnh nhân đã có biến chứng trên thận, khớp, huyết học và xuất hiện nhiều đợt cấp. Bệnh nhân đã được điều trị bằng nhiều phác đồ (Steroids, Rituximab, Celcept). Bệnh nhân nhập vào bệnh viện Bình Dân với mục đích sinh thiết thận. Khảo sát hiệu quả và biến chứng của nong van hai lá bằng bóng inoue tại bệnh viện chợ rẫy - Mức độ triệu chứng khó thở của bệnh nhân giảm nhiều (1,5 độ theo phân loại NYHA) - Tai biến: tử vong 0,73%, chèn ép tim 0,73%, hở van hai lá thêm 21,15% (độ I, II). Tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại khoa nhi - bv đa khoa đồng tháp từ 2004 - 2006 Mục tiêu: Khảo sát tình hình bệnh tật, tử vong sơ sinh (TVSS) tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp (BVĐKĐT). Phương pháp: Cắt ngang mô tả và phân tích. Kết quả: Qua nghiên cứu 1.875 trẻ sơ sinh (TSS) nhập viện từ ngày 01.01.2004 đến 31.12.2006 tại khoa Nhi, BVĐKĐT. Nguyên nhân tử vong thường gặp: non tháng (35,5%), nhiễm trùng (32,2%), ngạt (16,8%), dị tật bẩm sinh (8,9%). Các yếu tố tiên đoán tử vong là dấu hiệu nặng lúc nhập viện (OR = 13,4), dị tật bẩm sinh (OR = 3,5), chuyển viện từ BV huyện (OR = 3,2), nhập viện trước 24 giờ tuổi (OR = 2,5), nhẹ cân (OR = 1,8), non tháng (OR = 1,8). Kết luận: Mô hình bệnh tật và TVSS ở khoa Nhi, BVĐKĐT phù hợp với mô hình bệnh tật và TVSS ở các nước đang phát triển. Việc tăng cường kỹ năng hồi sức cấp cứu TSS, xử trí, chăm sóc TSS non tháng, nhẹ cân cho cán bộ y tế làm công tác Nhi khoa tại các cơ sở y tế sẽ góp phần làm giảm đáng kể TVSS. Mục tiêu: so sánh hiệu quả tẩy trắng răng tại nhà của NUPROGoldTM 10% với thời gian mang khay khác nhau: mang thời gian ngắn trong ngày (2 giờ) và mang thời gian dài qua đêm (7 giờ). Phương pháp: Nghiên cứu lâm sàng thực hiện trên 19 bệnh nhân; mỗi bệnh nhân được làm 2 khay tẩy trắng có cửa sổ bên phải hoặc bên trái. Bệnh nhân mang 1 khay để tẩy trắng các răng bên phải vào ban đêm 7 giờ và mang khay còn lại để tẩy trắng các răng bên trái vào ban ngày 2 giờ và ngược lại. Dùng bảng so màu Vitapan 3 D-Master để đánh giá màu răng (độ sáng, độ bão hoà màu, màu) ở bên phải và trái vào các ngày 0, 2, 7, 14. Kết quả: Độ sáng và độ bão hoà màu của răng có sự khác biệt có ý nghĩa so với trước khi điều trị (p < 0,001 và p < 0,05); riêng màu răng không có khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về hiệu quả tẩy trắng răng giữa hai bên (p > 0,05). Kết luận: sau điều trị tẩy trắng, răng sáng lên và nhạt màu đi nhưng không thay đổi về bản chất của màu. Mang khay tẩy trắng răng qua đêm 7 giờ hay mang vào ban ngày 2 giờ cho hiệu quả tương tự nhau. Từ khoá: tẩy trắng răng, độ sáng, độ bão hoà màu, màu. Nhận diện đoạn trình tự fip trong tế bào nuôi cấy nấm ganoderma colossum Mở đầu: Protein điều chỉnh miễn dịch FIP được tìm thấy ở nhiều loài nấm khác nhau nhưng chưa được xác định trong loài Hoàng chi Ganoderma colossum. Mục tiêu: Nhận diện đoạn gen quy định FIP trong sợi nấm G. colossum nuôi cấy. Kết luận: Nghiên cứu lần đầu tiên xác định sự hiện diện của dòng gen FIP ly trích từ hệ sợi nuôi cấy nấm Hoàng chi ở Việt Nam. Những nghiên cứu tiếp theo sẽ tìm hiểu trình tự đầy đủ của gen mã hoá FIP, ứng dụng tiếp theo trong công nghệ sản xuất protein tái tổ hợp để bào chế dược liệu từ thảo mộc giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh hiện nay. Từ khoá: Ganoderma colossum, FIPs Nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá theo hướng bảo vệ gan của nấm linh chi đỏ (ganoderma lucidum) Mục tiêu nghiên cứu: Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh nấm linh chi đỏ có tác dụng chống oxy hoá, kích thích hoạt động của hệ miễn dịch và có hiệu quả trị liệu tốt cho các bệnh nhân bị ung thư cũng như bị các bệnh về gan. Đề tài này được thực hiện với mục tiêu khảo sát tác dụng chống oxy hoá theo hướng bảo vệ gan của cao chiết cồn và cao chiết nước linh chi đỏ giống của Nhật được nuôi trồng ở Việt Nam trên mô hình thực nghiệm gây tổn thương oxy hoá tế bào gan bằng cyclophosphamide.Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Cao cồn được chuẩn bị bằng cách chiết hồi lưu bột nguyên liệu với cồn 96%. Cao nước được chuẩn bị bằng cách đun nguyên liệu với nước nóng ở 100 ° C.Nghiên cứu in vitro: khảo sát hoạt tính dập tắt gốc tự do bằng thử nghiệm 1,1 - diphenyl-2 - picrylhydrazyl (DPPH) và hoạt tính ức chế peroxy hoá lipid màng tế bào não chuột bằng thử nghiệm malonyl dialdehyd (MDA). Nghiên cứu in vivo cho thấy cyclophosphamide làm tăng hàm lượng MDA trong gan ở lô chứng uống nước cất. Cao cồn linh chi đỏ chưa thể hiện tác dụng làm giảm sự gia tăng hàm lượng MDA gây bởi cyclophosphamide trong khi cao nước lại làm giảm đạt ý nghĩa thống kê sự gia tăng hàm lượng MDA so với lô chứng.Kết luận: Linh chi đỏ có tác dụng chống oxy hoá, thải trừ các gốc tự do, ức chế quá trình peroxy hoá màng tế bào, làm giảm sự tăng hàm lượng MDA trong gan bị gây tổn thương oxy hoá bởi cyclophosphamide. Đặt vấn đề: Cortisol là 1 dấu ấn sinh học của stress (căng thẳng). Từ khoá: cortisol, nước bọt, căng thẳng, nồng độ cortisol trong nước bọt Đo nồng độ cortisol nước bọt (CNB) là phương pháp không xâm lấn, thân thiện với đối tượng nghiên cứu và không cần nhân viên y tế trong quá trình lấy mẫu. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy nồng độ CNB trong NS cao hơn đáng kể NBT tại 2 thời điểm lúc 10g và 12g. Trong NBT, nồng độ CNB lúc thức dậy cao hơn có ý nghĩa các thời điểm lúc 10g, 12g và 16g. Ngoài ra, lúc 16g, nồng độ CNB đạt giá trị thấp nhất trong NS và không có sự khác biệt với NBT. Tình hình sử dụng dịch vụ y tế thành thị và nông thôn tại hai tỉnh cần thơ và hậu giang năm 2010 Tuy nhiên, khi có bệnh nặng, người dân có khuynh hướng tìm đến các bệnh viện tuyến trên nhiều hơn. Theo nhận định của họ thì có tới 31,7% và 31,5% nhân viên ở trung tâm y tế có khả năng điều trị, trong khi tỷ lệ này ở trạm y tế chỉ chiếm 21,3% và 17,3%. Kết luận: Kết quả nghiên cứu gợi ý một số giải pháp cho ngành y tế và các ban ngành có liên quan trong việc đảm bảo tính công bằng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân tại Cần Thơ, Hậu Giang. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế tại thành thị và nông thôn thuộc hai tỉnh Cần Thơ và Hậu Giang và các yếu tố quyết định xã hội liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả, có phân tích, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ người mắc bệnh trong sáu tháng qua tại Cần Thơ và Hậu Giang lần lượt là 24,5%, 19,2%. Ở trẻ em, bệnh hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất (26%), ở người lớn thì bệnh thường gặp là xương khớp (28,4%), người trên 60 tuổi thì tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao (35,8%). Thời gian và khoảng cách đến trạm y tế ở 2 nơi đều ngắn hơn so với đến trung tâm y tế huyện. Nghiên cứu sự biến đổi áp lực tĩnh mạch trung tâm đặt qua tĩnh mạch nền trong điều trị sốc sốt xuất huyết dengue tại bệnh viện nhi đồng cần thơ. Mục tiêu: Khảo sát sự biến đổi của áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP) đặt qua đường tĩnh mạch nền và tìm hiểu mối tương quan giữa giá trị áp lực tĩnh mạch trung tâm với các đặc điểm lâm sàng trong theo dõi sốc sốt xuất huyết Dengue (SXH-D). Đối tượng và phương pháp: bao gồm 43 bệnh nhân được chẩn đoán sốc SXH-D độ III và độ IV vừa nhập khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ từ 03/2009 – 08/2010. Mỗi bệnh nhân sẽ được đặt CVP qua tĩnh mạch nền. Kết quả: giá trị trung bình của CVP được đo lần đầu là 7,3 ± 3,0 CmH2O, sau 30 phút là 9,5 ± 2,6 CmH2O, sau 60 phút là 10,2 ± 2,3 CmH2O, sau 2 giờ là 10,4 ± 2,3 CmH2O, sau 3 giờ là 10,5 ± 2,4 CmH2O, sau 6 giờ là 10,5 ± 2,5 CmH2O, sau 12giờ là 10,8 ± 2,5 CmH2O, sau 24 giờ là 12 ± 2,8 CmH2O, sau 36 giờ là 12,4 ± 4,1 CmH2O. Có mối tương quan nghịch mức độ vừa giữa trị số CVP lúc bắt đầu đo với thời gian làm đầy mao mạch (r= -0,32; p < 0,05), với tăng tần số tim (r= -0,43, p < 0,05). Có tương quan thuận mức độ vừa giữa trị số CVP lúc bắt đầu đo với hiệu số huyết áp tâm thu (r= 0,31, p < 0,05). Kết luận: Trị số của CVP biến đổi rõ rệt nhất trong giờ đầu theo dõi. Trị số của CVP ít thay đổi qua các thời điểm 2, 3, 6, 12 giờ. Thời điểm bắt đầu đo CVP cho thấy: có mối tương quan nghịch mức độ vừa giữa trị số CVP với thời gian làm đầy mao mạch, với tăng tần số tim, có sự tương quan thuận mức độ vừa giữa trị số CVP với hiệu số huyết áp tâm thu. Kiến thức về sinh sản và vô sinh của nam giới tuổi trưởng thành. Giới thiệu: Nguyên nhân do nam giới có thể có vai trò trong một nửa các trường hợp vô sinh. Khoảng một nửa trường hợp đồng ý rằng vô sinh có thể do vợ hoặc chồng với tỷ lệ tương đương (48,8%) và có đến 26,4% tin rằng không thể có vô sinh thứ phát khi trước đó đã có con. Về các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, mặc dù một số yếu tố được đề cập với tỷ lệ cao như nghiện rượu (52,6%), mắc quai bị có viêm tinh hoàn (59,6%), viêm nhiễm sinh dục và mắc bệnh lây qua đường tình dục (61,4%) nhưng cũng chỉ chiếm phân nửa trường hợp. Chỉ có 47,2% trường hợp hiểu được vai trò quan trọng của chất lượng tinh trùng kém gây vô sinh nam. Nhận thức rằng việc thăm khám và điều trị vô sinh cần có cả hai vợ chồng chỉ chiếm 48,8%. Vẫn còn một số người lựa chọn phương cách đi cầu nguyện (5,2%) hay tìm đến thầy lang theo tin đồn (4,4%) để mong muốn có con thành hiện thực. Liên quan đến khả năng can thiệp của y tế đối với khả năng sinh sản, có đến 53,0% cho rằng việc điều trị vô sinh phải đến tuyến y tế cao nhất và đa số không biết được các phương pháp điều trị thường dùng. Kết luận: nhiều vấn đề liên quan đến hiểu biết của nam giới về sinh sản và vô sinh cần được trang bị và tư vấn tốt hơn. Kiến thức đầy đủ giúp người dân có nhiều cơ hội tiếp cận và lựa chọn đúng đắn dịch vụ y tế phù hợp, hợp tác tốt hơn với cán bộ y tế trong việc thăm dò, chẩn đoán các nguyên nhân hiếm muộn và điều trị hiệu quả và kịp thời. Từ khoá: vô sinh, kiến thức sinh sả Trong nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến vô sinh nam, một số trường hợp có thể dự phòng được nếu người dân có kiến thức và thái độ thực hành đúng đắn. Ngoài ra, sự hiểu biết đúng về khả năng sinh sản ở nam giới cũng giúp bệnh nhân hiếm muộn có sự hợp tác cao với thầy thuốc trong chẩn đoán và điều trị vô sinh. Nghiên cứu này nhằm khảo sát kiến thức của nam giới tuổi trưởng thành về sinh sản và vô sinh. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang kiến thức của 500 nam giới độ tuổi từ 18-50 về sinh sản nam, nguy cơ và nguyên nhân vô sinh nam cũng như thái độ cần làm khi bị vô sinh theo mẫu bộ câu hỏi soạn sẵn tự chọn. Kết quả: nam giới tuổi trưởng thành với 81,2% đã lập gia đình, trong đó 91,1% đã có con. Chỉ có 43,6% hiểu được sự sinh tinh ở nam giới diễn ra từ tuổi dậy thì đến lúc già, có đến 46,4% cho rằng khi xuất tinh bình thường tức sinh sản bình thường và thậm chí tin rằng quan hệ tình dục càng nhiều tức khả năng sinh sản càng mạnh (30,8%). Chỉ có 37,4% hiểu được tần suất quan hệ tình dục 2-4 lần / tuần để có cơ hội có thai tốt nhất. Rất ít trường hợp biết được khái niệm vô sinh (14,0%) cũng như tỷ lệ vô sinh hiện nay tại Việt Nam (24,8%). Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ cea và ca 19-9 với các đặc điểm giải phẫu bệnh ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Mục tiêu: Nghiên cứu mối liên quan kết hợp nồng độ CEA và CA 19-9 với các đặc điểm giải phẫu bệnh cũng như theo dõi tái phát và di căn ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Tỷ lệ bệnh nhân tái phát là 9,1%, di căn là 18,2%. Kết luận: Kết hợp xét nghiệm nồng độ CEA và CA 19-9 trước phẫu thuật có giá trị trong việc tiên lượng bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở giai đoạn muộn (Dukes C và D). Đồng thời, CEA và CA 19-9 cũng rất có giá trị trong việc theo dõi và phát hiện bệnh nhân có tái phát hoặc di căn. Từ khoá: Ung thư đại trực tràng CEA, CA 19-9, tái phát, di căn Đối tượng và PPNC: Nghiên cứu ở 66 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện nghiên cứu từ tháng 4/2012 đến tháng 7/2013. Nồng độ CEA > 5 ng / ml là tiêu chuẩn CEA (+). Nồng độ CA 19-9 > 37 U / mL là tiêu chuẩn CA 19-9 (+). Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có tăng nồng độ CEA và CA 19-9 trước phẫu thuật là 46,9%; 16,7%. Khi kết hợp CEA và CA 19-9 trước phẫu thuật tăng tỷ lệ dương tính lên 50%. Ung thư biểu mô tuyến chiếm tỷ lệ cao 94,0%, tuyến nhầy 6,0%. Độ biệt hoá tốt chiếm tỷ lệ cao nhất 62,1%, Dukes B cao nhất (53%). Nồng độ CEA tăng có liên quan đến giai đoạn Dukes (p < 0,05). Tình hình mắc bệnh glôcôm và các yếu tố liên quan của người trên 40 tuổi tại thành phố huế. Đặt vấn đề: Bệnh glôcôm là một bệnh mắt thường gặp, khá nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng vì là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây mù loà vĩnh viễn. Mặc dù tình trạng mù loà do glôcôm có thể phòng tránh được, tuy nhiên phần lớn bệnh nhân glôcôm không được chẩn đoán đòi hỏi phải có một hệ thống sàng lọc để giúp bệnh nhân phát hiện mình bị glôcôm và điều trị kịp thời. Mục tiêu: 1) Mô tả tình hình mắc bệnh glôcôm ở trên 40 tuổi tại thành phố Huế. 2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh glôcôm tại địa điểm nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 2025 người trên 40 tuổi tại 27 phường của thành phố Huế. Kết quả: Tỷ lệ glôcôm là 4,7% trong đó glôcôm góc đóng chiếm 55,2%, có 9,1% người dân nghi ngờ glôcôm. 58,3% glôcôm mới được phát hiện lần đầu. Tỷ lệ bệnh nhân glôcôm bị mù chiếm 21,7%. Có sự liên quan giữa bệnh glôcôm và các yếu tố: tuổi, giới, bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, tiền sử gia đình bị glôcôm, tiền sử phẫu thuật mắt. Kết quả bước đầu trong chẩn đoán và điều trị dị dạng động tĩnh mạch ngoại biên bằng cồn tuyệt đối. Tổng quan: Dị dạng động tĩnh mạch ngoại biên là một trong những bệnh lý không thường gặp, tuy nhiên vấn đề điều trị là một thách thức cho y học. Tất cả các trường hợp còn lại đều có dấu hiệu giảm triệu chứng giảm về lâm sàng, và hình ảnh khảo sát mạch máu giảm nhân dị dạng. Kết luận: Chẩn đoán dị dạng động tĩnh mạch ngoại biên dựa vào phối hợp lâm sàng và hình ảnh học, trong đó hình ảnh chụp mạch máu số hoá xoá nền là tiêu chuẩn vàng để phân loại và kế hoạch điều trị. Điều quan trọng trong điều trị bằng cồn tuyệt đối chính là hiểu được cấu trúc nhân dị dạng, và chọn vị trí điều trị an toàn. Từ khoá: dị dạng động tĩnh mạch, cồn tuyệt đối Trên thế giới, việc phân loại dị dạng động tĩnh mạch ngoại biên dựa vào bảng phân loại ISSVA 2014. Ở Việt nam chưa có nhiều nghiên cứu về dị dạng động tĩnh mạch ngoại biên. Việc điều trị bằng cồn tuyệt đối không có nhiều báo cáo trên thế giới, hai tác giả Wayne Francis Yakes và Young Soo Do có nhiều nghiên cứu và điều trị trong lĩnh vực này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi báo cáo loạt trường hợp (13 trường hợp) được chẩn đoán và điều trị tại BV Nhân Dân Gia Định bằng phương pháp can thiệp nội mạch bằng cồn tuyệt đối từ năm 2015 đến 2019. Chúng tôi điều trị và theo dõi lâm sàng tiến cứu, và đánh giá kết quả điều trị. Kết quả: Chẩn đoán dị dạng động tĩnh mạch ngoại biên dựa vào lâm sàng, tuy nhiên chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là hình ảnh chụp mạch máu số hoá xoá nền (Digital Substraction Angiography). Kết quả điều trị, hai trong số các trường hợp được điều trị khỏi hoàn toàn trên lâm sàng và trên hình ảnh khảo sát mạch máu. Hai trường hợp được điều trị gần khỏi hoàn toàn, chỉ ghi nhận phần nhỏ nhân dị dạng tồn tại, hoặc tái phát lại sau đó. Đanh giá hiệu quả làm giảm nhạy cảm ngà của kem chứa 8% arginine và canxi carbonate trong thủ thuật lấy cao răng. Đặt vấn đề: Nhạy cảm ngà (NCN) là tình trạng ê buốt răng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, việc điều trị răng miệng. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả làm giảm NCN của kem chứa 8% arginine và canxi carbonate (A-C) trong thủthuật lấy cao răng (CR). Đối tượng và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng mù đơn được tiến hành trên 64 bệnh nhân với 328 răng bị NCN, trong đó, nhóm A: bôi kem 8% A-C trước khi lấy CR, nhóm B: bôi kem 8% A-C sau lấy CR. Trên mỗi bệnh nhân, răng nhạy cảm ở mỗi phía trái, phải của cung hàm lại được phân ngẫu nhiên vào 2 nhóm: nhóm can thiệp: bôi kem 8% A-C, nhóm chứng: dùng bột đánh bóng không fluor. Điểm số NCN được đánh giá qua 5 thời điểm: T0 (ban đầu), T1 (nhóm A: ngay sau bôi kem 8% A-C ở nhóm can thiệp và bột đánh bóng không fluor ở nhóm chứng; nhóm B: ngay sau lấy CR), T2 (nhóm A: ngay sau lấy CR; nhóm B: ngay sau bôi kem 8% A-C ở nhóm can thiệp và bột đánh bóng không fluor ở nhóm chứng), T3 (sau lấy CR 1 tuần) và T4 (sau lấy CR 4 tuần). Kết quả: Nhóm A: so sánh với ban đầu, nhóm can thiệp biểu hiện giảm NCN sau khi bôi kem 8% A-C qua các thời điểm T1 (giảm 43,11%), T2 (43,11%), T3 (44,89%), T4 (44,45%). Nhóm B: sau lấy CR, điểm số NCN của nhóm can thiệp và nhóm chứng đều tăng nhưng sau khi bôi kem 8% A-C, nhóm can thiệp giảm NCN ngay qua các thời điểm T2 (giảm 42,32%), T3 (44,81%), T4 (43,98%) so với thời điểm ngay sau lấy CR. Kết luận: Kem chứa 8% arginine và canxi carbonate sử dụng trước hoặc sau thủ thuật lấy CR đều có tác dụng làm giảmtình trạng nhạy cảm ngà tức thì và kéo dài 4 tuần. Từ khoá: Nhạy cảm ngà, kem chứa 8% arginine và canxi carbonate Báo cáo trường hợp: ung thư vú trên bệnh nhân có tiền sử bơm silicon lỏng để nâng ngực. Nâng ngực bằng cách bơm silicon lỏng đã được thực hiện từ những năm của thập niên 60 thế kỉ 20 nhưng đã bị cấm sau hàng loạt các biến chứng được báo cáo sau đó, như là: silicon di chuyển tự do đến vị trí khác trong cơ thể, viêm, biến đổi màu sắc da và hình thành u hạt, loét và tạo đường dò, lymphoma tế bào lớn thoái sản, ung thư biểu mô tuyến vú. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú bảo tồn núm vú 2 bên đã được lựa chọn cho bệnh nhân này. Đối với mô tuyến vú bên phải (bên có u), rìa phẫu thuật dưới, ngay bờ trên phần núm vú được chừa lại đã được đánh giá bằng sinh thiết tức thì (frozen section) ngay trong phẫu thuật trước khi tiến hành tái tạo tuyến vú trong cùng một cuộc phẫu thuật. Kĩ thuật tái tạo vú phải bằng vạt cơ thẳng bụng (TRAM flap - transverse rectus abdominis flap) và vú trái bằng túi ngực. Kết quả phẫu thuật làm hài lòng bệnh nhân và thầy thuốc. Từ khoá: Ung thư vú, bơm silicon lỏng, tái tạo tuyến vú. Nghiên cứu sự kết hợp sst2 và bnp huyết thanh trong tiên lượng suy tim và tử vong trong 30 ngày ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp st chênh lên. Mở đầu: Nồng độ sST2 huyết thanh có liên quan đến suy tim không do bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhưng giá trị tiên lượng của ST2 trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên chưa được nghiên cứu. Từ khoá: sST 2, nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên, biến cố tim mạch Kết quả: Đo nồng độ sST2 huyết thanh lúc nhập viện ở nhóm đối tượng nêu trên. Nồng độ sST2 lúc nhập viện cao có liên quan đến tử suất (< 35 ng / ml so với > 35 ng / ml, P= 0,01) và suy tim tiến triển (< 35 ng / ml so với > 35 ng / ml, P= 0,002) trong vòng 30 ngày theo dõi. Hơn nữa, ở bệnh nhân có sST2 > 35 ng / ml và BNP > 500 pg / ml thì càng có liên quan đến biến cố tim mạch nặng trong vòng 30 ngày ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên (P < 0,0001). Phong cách học yêu thích của sinh viên điều dưỡng tại trường đại học y dược thái nguyên. Đặt vấn đề: Mỗi người học có thể ưa thích một hay nhiều phong cách học khác nhau. Kết luận: Phong cách học yêu thích của sinh viên điều dưỡng rất đa dạng. Trong quá trình thiết kế bài giảng, giảng viên không nên chỉ tập trung vào một phương pháp tiếp cận mà nên lưu tâm nhiều hơn tới việc thiết kế bài giảng đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau, đặc biệt là Thính giác, Đọc / Viết, và Vận động Từ khoá: phong cách học, đào tạo điều dưỡng, phương pháp giảng dạy Nghiên cứu này được tiến hành để tìm hiểu phong cách học yêu thích của sinh viên Cử nhân Điều dưỡng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Với thiết kế mô tả cắt ngang, khảo sát được tiến hành bằng bộ câu hỏi tự điền trên 158 sinh viên Cử nhân Điều dưỡng năm thứ 2 đại học hệ Chính quy của Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Bộ câu hỏi đánh giá phong cách học được xây dựng dựa trên bộ câu hỏi VARK của Flemming, đánh giá sự yêu thích của sinh viên với bốn phong cách học: Thị giác, Thính Giác, Đọc / Viết, Vận động. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy có 32,7% sinh viên không có yêu thích rõ ràng một phong cách học nào. Trong khi gần một phần ba (28,2%) số sinh viên được hỏi chỉ yêu thích 1 phong cách học, tỷ lệ sinh viên yêu thích cùng lúc 2, 3, và cả 4 phong cách lần lượt là 17,9%, 12,2% và 9%. Đáng chú ý, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ yêu thích của sinh viên với phong cách học Thính giác, Đọc / Viết và Vận động. Tuy nhiên, mức độ yêu thích của sinh viên với phong cách học Thị giác lại thấp hơn hẳn so với cả ba phong cách học còn lại. Vai trò của một số thang điểm lâm sàng trong đánh giá kết cục ở bệnh nhân xuất huyết não. Đặt vấn đề: Xuất huyết não có tỉ lệ tử vong tại bệnh viện cao nhất trong các thể đột quỵ, kết cục chức năng tốt chỉ đạt được khoảng 12-39% bệnh nhân. Kết quả: Tuổi trung bình là 64,32 ± 13,625, điểm NIHSS trung bình 15,17 ± 10,793, 43,3% bệnh nhân có điểm ý thức theo NIHSS là 0. Essen ICH = 0 có 93,8% bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, và với ICH ≥ 7 100% tử vong. Essen ICH cho thấy có giá trị cao trong tiên lượng kết cục tàn tật và tử vong. Trong đó thang điểm Essen tỏ ra trội hơn thang điểm ICH và mICH Từ khoá: thang điểm Essen, xuất huyết não, thang điểm ICH. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm túi mật cấp do sỏi. Đặt vấn đề: Viêm túi mật cấp do sỏi là bệnh lý tiêu hoá thường gặp. Kết luận: Điều trị viêm túi mật cấp do sỏi bao gồm phẫu thuật và điều trị bảo tồn. Trong đó, phẫu thuật nội soi cắt túi mật là phương pháp an toàn, hiệu quả đối với những bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật. Từ khoá: viêm túi mật cấp, viêm túi mật cấp do sỏi, phẫu thuật nội soi cắt túi mật, sỏi túi mật Đánh giá kết quả cắt lách nội soi. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đưa ra một vài nhận xét về đặc điểm bệnh lý, kỹ thuật, tai biến, biến chứng và kết quả điều trị phẫu thuật nội soi cắt lách. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 61 bệnh nhân bệnh lý lách được phẫu thuật cắt lách nội soi ở Bệnh viện Trung ương Huế từ 2010 – 2015. Phân tích các đặc điểm về bệnh lý, kỹ thuật, tai biến, biến chứng và đánh giá kết quả. Kết quả: phẫu thuật cắt lách nội soi chỉ định chủ yếu vẫn là bệnh lý lành tính của lách. Tuổi nhỏ nhất 16, lớn nhất 71, trung bình 36 ± 9.2. Phẫu thuật thành công (95,2%), ba trường hợp chuyển đổi kỹ thuật (4,8%). Thời gian nằm viện 5 – 7 ngày. So sánh kết quả can thiệp nhánh thủ phạm và can thiệp theo giai đoạn ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim st chênh lên có tổn thương nhiều mạch. Cho đến nay, có nhiều phương pháp khác nhau để can thiệp cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên (NMCTSTCL) có tổn thương nhiều mạch. Mục tiêu: So sánh kết quả các phương pháp can thiệp ở bệnh nhân NMCTSTCL có tổn thương nhiều mạch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu 64 bệnh nhân NMCTSTCL có tổn thương nhiều mạch trên chụp mạch vành đã được can thiệp tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 5/2013 đến tháng 1/2014. Các bệnh nhân được chia làm hai nhóm: nhóm can thiệp nhánh thủ phạm, sau đó điều trị nội khoa (nhóm 1) và nhóm can thiệp nhánh thủ phạm sau đó can thiệp trì hoãn nhánh không phải thủ phạm (nhóm 2). Kết quả: nhóm 2 có tỉ lệ gộp các biến cố (tử vong + nhồi máu cơ tim + tái can thiệp) tương đương nhưng phát hiện được nhiều nhánh hẹp cần can thiệp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm 1. Từ khoá: Nhồi máu cơ tim cấp, bệnh lí nhiều mạch, can thiệp động mạch vành qua da tiên phát Nghiên cứu tối ưu hoá khoảng dẫn truyền nhĩ thất bằng siêu âm doppler tim ở bệnh nhân được đặt máy tái đồng bộ tim. Mục tiêu: So sánh mức độ tương quan của các phương pháp tối ưu hoá máy tái đồng bộ tim bằng siêu âm tim so với phương pháp tối ưu hoá bằng thông tim. Vì vậy, nếu chọn lựa phương pháp tối ưu hoá bằng siêu âm tim để thay thế phương pháp thông tim xâm lấn đo dP / dtmax thì tối ưu hoá AVsense và AVpace bằng cách siêu âm đo VTI sóng EA qua van 2 lá là lựa chọn tốt hơn. Kết luận: Tối ưu hoá AVsense và AVpace bằng cách siêu âm đo VTI sóng EA qua van 2 lá có độ tương quan tốt hơn PP đo VTI qua van động mạch chủ khi so sánh với phương pháp thông tim xâm lấn đo dP / dtmax. Đặc điểm kỹ thuật của giảm đau qua catheter ngoài màng cứng ngực sau phẫu thuật bụng. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm kỹ thuật của giảm đau qua catheter ngoài màng cứng ngực sau các phẫu thuật tầng trên ổ bụng. Từ khoá: Đặc điểm kĩ thuật, giảm đau ngoài màng cứng ngực Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, 50 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, (địa điểm nghiên cứu) có ASA I - III có chỉ định phẫu thuật vùng bụng trên được đặt catheter vào khoang ngoài màng cứng ngực ở khe liên đốt T7 - T8 hoặc T8 - T 9. Xác định khoang ngoài màng cứng bằng kỹ thuật mất sức cản. Ghi nhận các thông số kĩ thuật về thất bại trong việc xác định khoang ngoài màng cứng, thủng màng cứng, đường chọc kim, khoảng cách từ da đến khoang ngoài màng cứng, di lệch hoặc tắc catheter trong quá trình giảm đau. Kết quả: Tỉ lệ thành công đến 98%, có 2% không xác định được khoang ngoài màng cứng, 4% thủng màng cứng khi chọc kim. Chọc kim để đặt catheter đường giữa trong 80,9% đường bên 19,1%. Khoảng cách da - đến khoang ngoài màng cứng từ 4 đến 5 cm chiếm 58%, 3 - 4 cm chiếm 24,5% và trên 5 cm chiếm 18,4%. Có 2,04% catheter bị tắc khi kiểm tra sau luồn, 2,04% bị tuột catheter khi chuyển bệnh nhân ra phòng hồi tỉnh, 2,04% tắc catheter tắc vào ngày thứ 2. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh về chất lượng dịch vụ dược tại khoa dược - bệnh viện trường đại học y - dược huế. Nghiên cứu nhằm xây dựng thang đo về chất lượng dịch vụ (CLDV) dược tại bộ phận cấp phát thuốc ngoại trú và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ dược tại bộ phận này. Từ khoá: chất lượng dịch vụ dược, sự hài lòng của người bệnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bộ công cụ đánh giá mức độ hài lòng (MĐHL) và các yếu tố liên quan được xây dựng và khám phá thông qua phỏng vấn người bệnh. Đánh giá kết quả thông qua các phương pháp kiểm định thang đo và phân tích. Kết quả: Thang đo được xây dựng với 26 biến quan sát. Năm nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh là hoạt động quầy cấp phát, cơ sở vật chất, khả năng chuyên môn, thuốc và nhân viên với thứ tự giảm dần; giải thích được 55,3% sự biến thiên của sự hài lòng. Kết luận: Đã xây dựng được thang đo đo lường sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ dược. Người bệnh hài lòng với CLDV dược tại Khoa Dược. Nhân tố hoạt động quầy cấp phát ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự hài lòng của người bệnh. Đánh giá thực trạng nhân lực y tế tại một số tỉnh miền trung và tây nguyên. Đặt vấn đề: Nhân lực y tế luôn được coi là một thành phần rất quan trọng của hệ thống y tế, là yếu tố chính bảo đảm tính hiệu quả và chất luợng của dịch vụ y tế. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân ngày càng cao, đòi hỏi yêu cầu ngày càng cao đối với cán bộ y tế (CBYT) cả về số lượng lẫn chất lượng. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng nhân lực y tế tại một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang cán bộ y tế biên chế tại Sở Y tế các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà và Đắk Lắk dựa trên báo cáo nhân lực y tế của các tỉnh. Kết quả: Số lượng CBYT trên 10.000 dân là 34,9; tỷ lệ CBYT có trình độ sau đại học (SĐH) là 9,3%, đại học (ĐH) là 20,7%, trung học và cao đẳng (TH, CĐ) là 62,3%. Số lượng bác sĩ trên 10.000 dân là 5,8, tỷ lệ bác sĩ có trình độ đại học là 50,5%; sau đại học là 49,5%, tỷ lệ bác sĩ ở tuyến tỉnh chiếm 46,8%, tuyến huyện là 33,9% và tuyến xã 19,3%. Viết tắt: nhân lực y tế, cán bộ y tế, bác sĩ Ứng dụng doppler trong đánh giá sức khoẻ thai. Siêu âm Doppler trong sản khoa là một kỹ thuật không xâm lấn bằng cách đánh giá âm thanh và phân tích Doppler hình thái phổ Doppler, các chỉ số về phía thai động mạch rốn, động mạch não giữa..) và về phía mẹ động mạch tử cung). Từ khoá: động mạch tử cung, động mạch rốn, động mạch não giữa Tần suất xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng theo y học cổ truyền ở bệnh nhân đau vai gáy. Đặt vấn đề: Đau vai gáy là bệnh lý thường gặp ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới mà đang có xu hướng ngày càng trẻ hoá gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động và chất lượng sống của người bệnh. Chứng trạng về nhiệt: miệng họng khô khát chiếm tỷ lệ cao nhất (34,5%). Về đặc điểm đau: thường gặp đau thiện án (64,4%), đau âm ĩ (71,3%) và đau liên tục (69%). Về mạch: chứng trạng mạch trầm chiếm tỷ lệ 65,5%, mạch trì (31,1%), mạch hoãn (47,1%), mạch vô lực (55,2%). Kết luận: Các chứng trạng có tỷ lệ cao như lưỡi hồng nhuận, rêu lưỡi trắng, đau âm ỉ, mạch trầm. Một số chứng trạng khác ít gặp hơn như lưỡi màu xanh tím và ứ huyết, rêu nhầy dính. Có mối liên quan giữa thể lâm sàng với tuổi, giới, thời gian mắc bệnh, chườm ấm đỡ đau, án chẩn và tần số mạch (p < 0,05). Từ khoá: tần suất, chứng trạng, đau vai gáy, y học cổ truyền Khảo sát chứng trạng theo y học cổ truyền sẽ làm phong phú thêm cho chẩn đoán và hướng tới điều trị một cách toàn diện cho bệnh nhân. Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn hoá chẩn đoán các chứng trạng theo Y học cổ truyền. Mục tiêu: Khảo sát tần suất xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng theo Y học cổ truyền và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tần suất xuất hiện các thể lâm sàng ở bệnh nhân đau vai gáy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: gồm 87 bệnh nhân được chẩn đoán xác định đau vai gáy điều trị tại Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Huế và bệnh viện Y học cổ truyền Thừa Thiên Huế. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Về chất lưỡi: nhóm bất thường chiếm tỷ lệ cao là 18,4% lưỡi nhạt màu, 27,6% lưỡi bệu. Về rêu lưỡi: 75,9% rêu lưỡi trắng, 58,6% rêu mỏng, rêu ướt (31%) cao hơn rêu khô (17,2%). Chứng trạng về hàn: chườm ấm đỡ đau chiếm tỷ lệ cao nhất (62,1%). Nồng độ thyroglobulin (tg) và anti thyroglobulin (tgab) huyết thanh ở bệnh nhân có bướu giáp nhân. Mục tiêu: (1) So sánh nồng độ và giá trị bệnh lý của nồng độ Thyroglobulin (Tg) và kháng thể Thyroglobulin (TgAb) huyết thanh giữa nhóm bệnh nhân có bướu giáp nhân lành tính và ác tính; (2) Xác định mối liên quan giữa nồng độ Tg và TgAb huyết thanh với đặc điểm bờ và độ đàn hồi của nhân giáp qua siêu âm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 30 bệnh nhân có bướu giáp nhân được xét nghiệm Tg, TgAb, siêu âm đàn hồi trước khi phẫu thuật và mô bệnh học sau phẩu thuật. Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân có nồng độ Tg (+) có nhân giáp ác tính cao hơn nhóm nhân lành tính (16,7% so với 8,3%) nhưng nồng độ Tg huyết thanh khác biệt không đáng kể (33,48 ± 38,67 ng / ml so với 27,32 ± 28,44 ng / ml, p > 0,05) và Tỉ lệ nồng độ TgAb (+) của nhóm nhân giáp ác tính cao hơn so với nhân lành tính (22,2% so với 0%) nhưng nồng độ TgAb huyết thanh cũng không khác biệt (64,15 ± 14,91 UI / ml so với 16,9 ± 14,48 UI / ml, p > 0,05). Kết hợp nồng độ Tg (+) và TgAb (+) không thấy sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa giá trị bệnh lý của nhân giáp lành và ác tính (5,6% so với 0%). Tuy nhiên, nồng độ Tg huyết thanh nhóm bờ nhân không đều cao hơn nhóm bờ đều nhưng nồng độ Tg không khác biệt theo phân độ của siêu âm đàn hồi mô. Kết luận: Nồng độ trung bình và tỷ lệ giá trị bệnh lý của Tg và TgAb huyết thanh không khác biệt giữa bướu giáp nhân ác tính và lành tính. Có mối liên quan giữa nồng độ Tg và đặc điểm bờ nhân của bướu giáp (p < 0,05). Từ khoá: nồng độ thyroglobulin huyết thanh, nồng độ anti thyroglobulin huyết thanh, bướu giáp nhân Chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn i-iiia bằng chụp cắt lớp vi tính ngực. Mục đích: Đánh giá mức độ chính xác khi chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) giai đoạn I-IIIA bằng chụp cắt lớp vi tính ngực. Từ khoá: Ung thư phổi không tế bào nhỏ, giai đoạn lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính ngực Bệnh nhân và phương pháp: Hồi cứu các trường hợp UTPKTBN điều trị phẫu thuật tại Khoa Ngoại 2, Bệnh viện Ung bướu TP. HCM trong hai năm 2018-2019. Kết quả: Chụp cắt lớp vi tính ngực chẩn đoán chính xác yếu tố T trong 79% bệnh nhân, nhưng bỏ sót 3 bệnh nhân T 3-4 (8%). Giai đoạn lâm sàng (cTNM) và giai đoạn sau mổ (pTNM) tương hợp kém với Kappa= 0,186. Chỉ có 48% bệnh nhân được chẩn đoán đúng giai đoạn, với 45% chẩn đoán thấp giai đoạn, trong đó đã bỏ sót không chẩn đoán đúng 13 trường hợp giai đoạn IIIA (21%). Chụp cắt lớp vi tính ngực chẩn đoán giai đoạn IIIA có độ nhạy thấp, chỉ 19%. Kết luận: Chụp cắt lớp vi tính ngực không thể chẩn đoán chính xác giai đoạn lâm sàng các bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn I-IIIA. Để tránh các hậu quả xấu do chẩn đoán giai đoạn lâm sàng không chính xác, cần tuân thủ các hướng dẫn chẩn đoán giai đoạn UTPKTBN hiện hành. Nghiên cứu hiệu quả điều trị atorvastatin phối hợp aspirin chống viêm ở bệnh nhân nhồi máu não cấp. Đặt vấn đề: Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị phối hợp Atorvastatin + Aspirin ở bệnh nhân NMN cấp với yếu tố viêm hs-CRP, fibrinogen. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có đối chứng và theo dõi chiều dọc, trên 66 bệnh nhân NMN cấp vào điều trị tại Khoa Nội TH-NT-Bệnh viện Trường ĐH Y Dược Huế. Xử lý số liệu theo pp thống kê y học thông thường và SPSS 15.0. Kết quả: i) Nồng độ hs-CRP, fibrinogen huyết thanh ở bệnh nhân NMN cấp tăng cao: nồng độ hs-CRP là 6,46 ± 4,49 mg / L; fibrinogen là 4,59 ± 1,52 g / L. Tương quan thuận mức độ chặt chẽ giữa hs-CRP với fibrinogen khi vào viện (r= 0,5055; p < 0,001); tương quan thuận mức độ vừa giữa hs-CRP với kích thước NMN khi vào viện (r= 0,3775; p < 0,01) và giữa fibrinogen với kích thước NMN (r= 0,3343; p < 0,01). ii) Hiệu quả chống viêm khi điều trị phối hợp Atorvastatin + Aspirin so với điều trị Aspirin đơn thuần: + Hiệu số nồng độ hs-CRP, fibrinogen lúc vào viện với sau 1 tháng điều trị của nhóm phối hợp Atorvastatin + Aspirin thứ tự với (t ghép đôi 6,16; p < 0,01) và (t ghép đôi 6,51; p < 0,01). Kết luận: Bệnh nhân NMN cấp được điều trị phối hợp Atorvastatin + Aspirin với hiệu quả giảm rõ rệt nồng độ các yếu tố viêm hs-CRP, fibrinogen so với điều trị Aspirin đơn thuần. Nhân một trường hợp thoát vị qua lỗ bịt hiếm gặp. Thoát vị bịt là một loại thoát vị vùng chậu hiếm gặp, chiếm tỉ lệ # 1% các trường hợp thoát vị trong ổ bụng. Triệu chứng lâm sàng thường không điển hình và dễ bị bỏ sót. Chẩn đoán thoát vị bịt chủ yếu dựa vào các kỹ thuật chẩn đoán như hình ảnh cắt lớp vi tính và siêu âm. Chúng tôi giới thiệu một trường hợp thoát vị bịt ở một bệnh nhân nữ, lớn tuổi, đã được chẩn đoán và điều trị thành công tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Từ khoá: thoát vị bịt, tắc ruột cơ học, tắc ruột non, thoát vị Richter, nghẹt Nghiên cứu về cảm giác sợ ngã ở người cao tuổi và một số yếu tố liên quan tại một số phường thành phố huế. Giới thiệu: Cảm giác sợ ngã thường tác động tiêu cực về thể chất, tinh thần và chức năng của người cao tuổi, dẫn đến hạn chế người già thực hiện những công việc hằng ngày. Những chính sách hỗ trợ chăm sóc người cao tuổi nên khuyến khích người cao tuổi sống lối sống lành mạnh và tập trung vào đảm bảo môi trường sống an toàn cho người cao tuổi nhằm phòng ngừa té ngã. Từ khoá: cảm giác sợ ngã, FES-I, người cao tuổi, thành phố Huế Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 427 người cao tuổi trên địa bàn thành phố. Bộ công cụ Fall Efficacy Scale – International (FES-I) và The Lawton Instrumental Activities of Daily Living Scale (IADL) được dùng nhằm đánh giá cảm giác sợ ngã và khả năng thực hiện công việc hằng ngày ở người cao tuổi. Mô hình hồi quy logistics đa biến để tìm hiểu các yếu tố liên quan đến cảm giác sợ ngã ở người cao tuổi. Kết quả: Tỷ lệ cảm giác sợ ngã nhiều ở người cao tuổi tại thành phố Huế là 42,9%, trong đó đi bộ trên bề mặt trơn trượt và gồ ghề là hai hoạt động NCT cảm thấy quan ngại nhất. Mô hình hồi quy logistics đa biến cho thấy không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa CGSN và khả năng độc lập thực hiện các hoạt động hằng ngày (p > 0,05) nhưng có mối liên quan ý nghĩa thống kê với nữ giới, hoạt động thể lực, thời gian tĩnh tại, khó khăn đi lại và bất tiện với môi trường sống (p < 0,05). Kết luận: Cảm giác sợ ngã trong cộng đồng người cao tuổi khá phổ biến. Kết quả bước đầu ứng dụng phân loại acr lung-rads và chụp cắt lớp vi tính ngực liều thấp trong chẩn đoán và theo dõi nốt mờ phổi: nhân 6 trường hợp. Việc ứng dụng chụp cắt lớp vi tính ngực liều thấp và bảng phân loại ACR LungRADS đã được ứng dụng thường quy trong việc chẩn đoán sớm các nốt mờ phổi tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dượ̣c Huế. Đánh giá nốt mờ phổi theo hệ thống phân loại của Hiệp hội Điện quang Hoa Kỳ (ACR LungRADS), cho thấy có rất nhiều ưu điểm, giúp tăng giá trị dự báo dương tính (PPV) của chụp CLVT ngực liều thấp tầm soát ung thư phổi. Bài viết này nhằm đánh giá bước đầu việc ứng dụng ACR LungRADS và phân tích các dấu hiệu hình ảnh gợi ý ác tính trên phim cắt lớp vi tính ngực liều thấp trong 3 năm (2015-2017) tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, nhân 6 trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán nốt mờ phổi LungRADS 4X đã có can thiệp hoặc theo dõi. Từ khoá: LungRADS, tầm soát nốt mờ phổi, cắt lớp vi tính liều thấp, ung thư phổi Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u tuyến nước bọt mang tai tại bệnh viện trường đại học y - dược huế. Đặt vấn đề: Các khối u tuyến mang tai chiếm 80% các loại u tuyến nước bọt, nhưng 80% các khối u tuyến mang tai là lành tính. Kết quả chọc tế bào bằng kim nhỏ (FNA) trước phẫu thuật cho kết quả 35,5% u đa hình. Kết luận: Các xét nghiệm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ, siêu âm và cắt lớp vi tính rất có giá trị trong chẩn đoán Từ khoá: U tuyến nước bọt mang tai, bóc u tuyến mang tai Khi có khối u ở mang tai, khám lâm sàng là công cụ chẩn đoán đầu tiên và trong hầu hết các trường hợp, nó hướng dẫn bác sĩ lâm sàng theo hướng thích hợp. Sinh thiết chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) đã được một số tác giả chỉ định cho công việc chẩn đoán. Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và / hoặc chụp cộng hưởng từ là những công cụ bổ sung hữu ích để lập kế hoạch phẫu thuật thích hợp. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u tuyến nước bọt mang tai. Đối tượng và phương pháp: 31 bệnh nhân u tuyến nước bọt mang tai đến khám và điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ 06/2019 đến 06/2020được ghi nhận kết quả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng khối u... Kết quả: U tuyến nước bọt mang tai ở nam giới chiếm tỷ lệ 54,8, tuổi mắc bệnh trung bình là 53,7 ± 12,3. Kích thước u tuyến nước bọt mang tai trên siêu âm thường gặp từ 2-4 cm (67,7%), cấu trúc âm đồng nhất (67,7). Kích thước u tuyến nước bọt mang tai trên cắt lớp vi tính thường gặp từ 2 - 4cm (67,7%), cấu trúc đồng nhất (61,3%) và nằm ở thuỳ nông (96,8%). Khảo sát thành phần hoá học, hoạt tính kháng oxy hoá và độc tính cấp đường uống của cao chiết từ vỏ quả lựu (punica granatum l.). Đặt vấn đề: Các chất kháng oxy hoá tự nhiên có vai trò quan trọng trong phòng ngừa nhiều bệnh lý. Kết luận: Cao chiết vỏ quả Lựu không thể hiện độc tính cấp và có hoạt tính kháng oxy hoá cao. Từ khoá: Vỏ quả Lựu; polyphenol; flavonoid; acid gallic; quercetin; kháng oxy hoá; độc tính cấp đường uống Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát thành phần hoá thực vật, hoạt tính kháng oxy hoá và độc tính cấp đường uống của cao chiết từ vỏ quả Lựu (Punica granatum L.) Hoạt tính kháng oxy hoá được đánh giá bằng thực nghiệm DPPH và MDA. Phương pháp Karber-Behlings được dùng khảo sát độc tính cấp đường uống để xác định LD 50. Kết quả: Vỏ quả Lựu chủ yếu chứa flavonoid, alkaloid, tannin, triterpen, saponin và coumarin. Cao chiết có hàm lượng polyphenol tổng và flavonoid tổng lần lượt là 189,97 mg đương lượng acid gallic / g trọng lượng khô và 9,42 mg đương lượng quercetin / g trọng lượng khô. Hoạt tính đánh bắt gốc tự do và ức chế peroxy hoá lipid của cao chiết (IC 50) lần lượt là 4,80 μg / ml và 0,38 μg / ml. Liều Dmax (liều tối đa sử dụng trên chuột mà không có độc tính) của cao chiết là 21,28 g / kg, tương đương với 35,64 g dược liệu khô. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của ung thư đại trực tràng tại bệnh viện đà nẵng trong 02 năm (2016-2017). Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Đà Nẵng. Kích thước u theo chu vi: U chiếm ≥ 3/4 chu vi (39%), chiếm toàn bộ chu vi (37,0%), chiếm ≥ 1/2 chu vi (15,6%), chiếm 1/4 chu vi (8,4%). Tỉ lệ hẹp hoàn toàn lòng đại tràng là 70,73%. Hẹp không hoàn toàn là 29,27%. Thể mô bệnh học: ung thư biểu mô tuyến chiếm tỉ lệ 85,85% và ung thư biểu mô nhầy chiếm 9,27% và ung thư biểu mô không biệt hoá là 4,88%. Kết luận: Ung thư ĐTT là khá phổ biến và thường phát hiện ở giai đoạn tiến triển. Do đó cần có chiến lược chỉ định sớm hơn tầm soát các đối tượng có các yếu tố nguy cơ để phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả. Từ khoá: mô bệnh học, đại trực tràng, ung thư đại trực tràng, nội soi Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu và mô tả các trường hợp bệnh từ 01/01/2016 - 31/12/2017 tại Bệnh viện Đà Nẵng. Giới nam cao hơn nữ, tỉ lệ nam / nữ ~ 1, 4/1. Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi nhập viện < 3 tháng chiếm ưu thế (83,8%). Một số triệu chứng lâm sàng phổ biến là: Đau bụng (85,85%), đi ngoài ra máu (63,41%), rối loạn đại tiện (62,44%), thiếu máu (34,63%), sụt cân (25,85%), mệt mỏi (17,56%), chướng bụng (12,19%), nôn, buồn nôn (5,36%). Vị trí u trên nội soi: Trực tràng (43,42%), đại tràng Sigma (20%), đại tràng phải (10,73%), manh tràng (10,73%), đại tràng ngang (7,80%), đại tràng trái (7,32%). Hình thái đại thể của khối u chiếm ưu thế là thể sùi (63,41%), thể loét sùi (21,95%), thể loét (7,32%), polyp ung thư hoá (7,32). Đánh giá vai trò dect trong bệnh gout và khảo sát mối liên quan với các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng. Đặt vấn đề: Nhận diện tinh thể Urate từ dịch khớp dưới kính hiển vi phân cực được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh Gout. Các ca bệnh được chọn liên tục, không có trường hợp mất mẫu. Phân tích đa biến hồi qui logistic được sử dụng để xác định mối liên quan độc lập giữa các biến số lâm sàng và cận lâm sàng với hình ảnh DECT. Kết quả: 61 trong số 80 bệnh nhân Gout có DECT dương tính chiếm 77,25%, có mối liên quan giữa DECT và số cơn gout (> 3 lần), thời gian bị bệnh (> 36 tháng), hạt tô phi. Không tìm thấy mối liên quan giữa các biến số lâm sàng và các đặc tính nền trong nghiên cứu. Về cận lâm sàng, hình ảnh lắng đọng tinh thể urate thể hiện dấu ấn rõ ràng về bệnh Gout, còn các biến số khác không tìm thấy thể hiện. Kết luận: DECT có liên quan mật thiết với tần số xuất hiện cơn Gout, thời gian bị bệnh và hạt tô phi. Bệnh Gout là hệ quả của hành vi lối sống, thói quen ăn uống sinh hoạt chưa hợp lí, tiếp xúc nhiều với các yếu tố nguy cơ trong cuộc sống. Từ khoá: DECT (Dual-energy Computed Tomography: Chụp cắt lớp điện toán năng lượng kép), Hoà HảoMedic, Gout Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng chọc hút được đủ lượng dịch khớp hoặc trong trường hợp bị đau không thể chọc hút dịch được. Chụp cắt lớp điện toán năng lượ̣ng kép (DECT) là công cụ mới để chẩn đoán bệnh Goute. DECT cho thấy hình ảnh lắng đọng các tinh thể urate và những hình ảnh cấu trúc xương nhờ sử dụng màu hiển thị khác nhau. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự thống nhất từ những kết quả nghiên cứu trên thế giới. Tại Việt Nam, chưa thấy có một nghiên cứu gốc nào được công bố. Mục tiêu: Đánh giá vai trò DECT trong bệnh Gout và khảo sát mối liên quan với các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng. Phương pháp: Một nghiên cứu cắt ngang phân tích được thực hiện ở những bệnh nhân tới khám tại phòng khám đa khoa Hoà Hảo-Medic thành phố Hồ Chí Minh. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút dựa theo ACR / EULAR 2015; và có kết quả DECT. Ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn tiến triển: liệu có thể chỉ định điều trị tại chỗ?. Mục tiêu: Phân loại bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) giai đoạn tiến triển có thể chỉ định điều trị tại chỗ. Kết luận: Bệnh nhân UTBMTBG giai đoạn tiến triển không đồng nhất về đặc điểm hình ảnh, chức năng gan và toàn trạng. Việc phân loại chi tiết bệnh nhân ở giai đoạn này giúp tối ưu hoá chiến lược điều trị. Từ khoá: ung thư biểu mô tế bào gan, cắt lớp vi tính, Child-Pugh, ALBI, điều trị tại chỗ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 62 bệnh nhân UTBMTBG giai đoạn tiến triển tại Bệnh viện trường Đại học Y - Dược Huế từ 11/2020 đến 8/2022. Tiêu chuẩn để xem xét điều trị tại chỗ gồm kích thước u ≤ 10 cm, huyết khối tĩnh mạch cửa type I, Child-Pugh A và PS 0 - 1. Kết quả: Tuổi trung bình: 59,4 ± 11 tuổi, nam / nữ: 9/1. Nghiên cứu sự biến đổi của nồng độ troponin t độ nhạy cao trong nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em tại bệnh viện đa khoa bình định. Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa nồng độ Troponin T độ nhạy cao với mức độ nhiễm khuẩn, tử vong và cấy máu dương tính trong nhiễm khuẩn huyết. Phương pháp nghiên cứu: tiến hành ở 39 trẻ em bị nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn nhập viện tại khoa hồi sức cấp cứu Nhi Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Bình Định. Kết quả: Nồng độ hs-Troponin T tăng cao ở 84,6% trẻ bị nhiễm khuẩn huyết. Giá trị trung vị và tứ phân vị của hs-Troponin T là 29,9 (17,9 - 112,9) pg / ml. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê về nồng độ hs-Troponin T theo tuổi với p > 0,05. Có mối tương quan thuận mức độ vừa giữa sự tăng nồng độ hs-Troponin T với mức độ nặng của nhiễm khuẩn huyết với hệ số tương quan rs = 0,39, p < 0,05. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tăng nồng độ hs-Troponin T với tỷ lệ tử vong của nhiễm khuẩn huyết với p < 0,01. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sự tăng nồng độ hs-Troponin T với tỷ lệ cấy máu dương tính với p < 0,05. Kết luận: có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sự biến đổi của hs-Troponin T với mức độ nặng của nhiễm trùng huyết, tỷ lệ tử vong và cấy máu dương tính trong nhiễm khuẩn huyết. Từ khoá: Nồng độ Troponin T, nhiễm khuẩn huyết Nghiên cứu thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm hiv/aids tại tỉnh khánh hoà, năm 2013. Đặt vấn đề: Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng và các ảnh hưởng, tác hại của kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV / AIDS tại Khánh Hoà. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang kết hợp giữa định lượng và định tính, với cỡ mẫu 200 người nhiễm HIV từ 16 tuổi trở lên. Kết quả: Có 4,5% người nhiễm bị xâm phạm quyền, 3% người nhiễm bị ruồng bỏ, xa lánh, 8% bị từ chối tham gia các hoạt động trong cộng đồng. Ảnh hưởng, tác hại của kỳ thị và phân biệt đối xử tác động đến cả về thể chất và tinh thần của người nhiễm: tỷ lệ người nhiễm có ý định tự tử chiếm 10% và 72,5% đối tượng trả lời không tiếp cận các phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện vì sợ bị kỳ thị; 16,7% đối tượng không thể tiếp cận với điều trị kháng vi rút HIV vì lý do sợ kỳ thị. Gợi ý phân biệt chẩn đoán một số bệnh trong phân luồng/sàng lọc bệnh nhân covid-19 tại bệnh viện trường đại học y dược huế. Những gợi ý này hy vọng góp phần vào việc phân luồng / sàng lọc tốt hơn ở phòng khám bệnh, phòng cấp cứu bệnh viện trong thời điểm COVID-19 đang lây lan và gây bệnh trên khắp thế giới Từ khoá: phân luồng, sàng lọc, COVID-19, SARS-CoV -2, chụp CT scanner ngực Đặt vấn đề: Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính của ung thư đầu tuỵ, giúp cải thiện thời gian sống thêm của người bệnh. Tỷ lệ tử vong sau mổ là 2,4%. Thời gian sống thêm trung bình toàn bộ là 12,35 ± 1,36 tháng; tỷ lệ sống thêm sau 2 năm là 20,3%. Các yếu tố như cắt được khối tá tuỵ, không có di căn hạch, không có di căn xa đều làm tăng thời gian sống thêm của người bệnh (p < 0,05) Kết luận: Phẫu thuật điều trị ung thư đầu tuỵ nói chung và phẫu thuật cắt khối tá tuỵ nói riêng là khả thi, an toàn; và phẫu thuật cắt khối tá tuỵ làm tăng thời gian sống thêm của người bệnh Từ khoá: ung thư đầu tuỵ, cắt khối tá tuỵ, nối tắt, Các nghiên cứu ở Việt Nam ít tập trung vào thời gian sống thêm sau mổ. Do đó chúng tôi tiên hành nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị ung thư đầu tuỵ bằng phẫu thuật tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, các người bệnh ung thư đầu tuỵ được phẫu thuật tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2015. Kết quả: Từ T 1/2014 đến tháng 12/2015, có 83 người bệnh ung thư đầu tuỵ được phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức. Tuổi trung bình là 57,7 ± 11,5 (tuổi), tỷ lệ nam, nữ lần lượt là 57,8% và 42,2%. Có 18,1% người bệnh có suy dinh dưỡng trước mổ; Tỷ lệ cắt được u (cắt khối tá tuỵ) là 57,9%. Tỷ lệ nối tắt là 36,1%, tỷ lệ mổ thăm dò là 6%. Các biến chứng chảy máu sau mổ, rò tuỵ, rò miệng nối mật-ruột lần lượt là 6%; 3,6% và 1,2%. Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng thấp bảo tồn cơ thắt. Thời gian cho ăn lại bằng đường miệng là 5,3 ± 1,4 ngày. Không có trường hợp nào xảy ra tai biến trong mổ. Tổng số biến chứng sau mổ là 22,8% nhưng đa phần các biến chứng nhẹ và không có trường hợp nào tử vong. Thời gian hậu phẫu trung bình là 10,7 ± 2,8 ngày. Đa số người bệnh ra viện cho kết quả tốt với 77,1%, không có người bệnh nào ra viện với kết quả xấu. Kết quả theo dõi sau mổ cho thấy nhóm người bệnh có kết quả tốt. Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng thấp bảo tồn cơ thắt của nhóm người bệnh trên là an toàn, không tai biến và ít biến chứng. Từ khoá: Phẫu thuật đại trực tràng bảo tồn cơ thắt, ung thư trực tràng, phẫu thuật nội soi cắt trực tràng. Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi cắt trực tràng bảo tồn cơ thắt trong ung thư trực tràng thấp là một chủ đề đã và đang thu hút nhiều tác giả nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật và kết quả về mặt ung thư học của nhóm đối tượng người bệnh ung thư trực tràng thấp được phẫu thuật nội soi cắt trực tràng bảo tồn cơ thắt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu mô tả tiến cứu trên nhóm người bệnh chẩn đoán ung thư trực tràng thấp theo tiêu chuẩn của Nhật Bản, được phẫu thuật nội soi cắt trực tràng bảo tồn cơ thắt bởi một kỹ thuật thống nhất do một kíp mổ thực hiện. Kết quả: Nhóm nghiên cứu bao gồm 35 người bệnh có độ tuổi trung bình là 65,07 ± 11,2 tuổi, trong đó có 68,6% nam và 31,5% nữ. Tất cả 35 người bệnh có khối u nằm vị trí dưới nếp phúc mạc và chủ yếu là giai đoạn II (74,3%). Thời gian phẫu mổ trung bình là 247,7 ± 46,5 phút. Lượng máu mất trung bình trong mổ là 28,3 ± 6,5 ml. Các trung tâm phẫu thuật tim mạch lớn của chúng ta đã tiến hành phẫu thuật KNT bán phần nhưng thực sự chưa có nhiều nghiên cứu tổng quan về việc chẩn đoán, phương tiện chẩn đoán, vai trò của siêu âm Doppler tim trong chẩn đoán, tiên lượng và chỉ định phẫu thuật, các phương pháp điều trị cũng như các đặc điểm trước mổ ảnh hưởng thế nào đến kết quả điều trị, các biến đổi về hình thái và chức năng tim sau phẫu thuật trên đối tượng bệnh nhân Việt Nam. Điện tim đồ: phân tích theo tiêu chuẩn đọc điện tim đồ. 2.2.3.3 Siêu âm tim: được thực hiện tại các thời điểm thăm khám, theo hướng dẫn ESC 2010 và SGK. Các tiêu chuẩn chẩn đoán KNT bán phần và các thông số hình thái, chức năng và huyết động. 2.2.3.4 Các thông số trong mổ và kỹ thuật mổ: ghi nhận các thông số liên quan đến cách thức phẫu thuật (nhận định về các bất thường cấu trúc), các kỹ thuật mổ được thực hiện, các thông số về thời gian chu phẫu và các biến chứng. Chúng tôi cũng đưa ra một số tiêu chí đánh giá kết quả điều trị ngắn hạn: tỷ lệ tử vong sớm sau mổ, tỷ lệ bệnh nhân nặng xin về, tỷ lệ bệnh nhân phải cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn, tỷ lệ phải mổ lại sớm trong vòng 30 ngày, mức độ giảm HoHL, mức độ giảm ALĐMP và một số thông số khác. 2.2.4 Xử lý số liệu Nhập số liệu: phiếu thông tin của đối tượng được trích từ bệnh án, mã hoá bằng mã số để đảm bảo thông tin bí mật. Các câu trả lời được làm sạch bằng tay, sau đó được nhập và quản lý vào máy tính bằng phần mềm Microsoft Excel. Phân tích số liệu Các số liệu được xử lý, chuyển đổi và phân tích bằng phần mềm Stata 12.0. Trong quá trình xử lý, làm sạch các giá trị bị thiếu, nhập sai, không hợp lý, không rõ ràng bằng so sánh với phiếu điều tra giấy. Thống kê mô tả được thực hiện qua việc tính toán các tần số, trung bình, các tỷ lệ để tìm sự phân bố của các biến nhân khẩu học (tuổi, giới), đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân KNT bán phần trước và sau phẫu thuật. Thống kê suy luận được thể hiện qua test thống kê Fisher – Exact test (vì có > 20% số ô có tần số mong đợi < 5) khi kiểm định sự khác biệt giữa 4 nhóm bệnh nhân theo 4 nhóm tuổi về tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. Sử dụng test thống kê ANOVA (phân bố chuẩn và phương sai đồng nhất) hoặc Krusal – Wallis test (nếu phân bố không chuẩn) để so sánh sự khác biệt giữa các chỉ số định lượng theo 4 nhóm tuổi. Sử dụng test thống kê Student 's t–test ghép cặp (với phân bố chuẩn) hoặc Wilcoxon signed – rank test (không phân bố chuẩn) để so sánh sự khác biệt trước sau về các chỉ số định lượng ở từng thời điểm. Với các biến định tính, so sánh các tỉ lệ trước sau bằng sử dụng test Chi square của McNemar (với bảng 2 x 2) và McNemar – Bowker test (với bảng 2 xn) để đánh giá ở các thời điểm trên so với lúc vào viện. Mức ý nghĩa thống kê α = 0,05 được áp dụng. Tính giá trị của siêu âm tim trong chẩn đoán: Chẩn đoán của phẫu thuật Tổng (+) (–) Chẩn đoán của siêu âm (+) a c a + c (–) b d b + d Tổng a + b c + d a + b + c + d Độ nhạy = a / (a + b); Độ đặc hiệu = d / (c + d) Giá trị tiên đoán dương = a / (a + c); Giá trị tiên đoán âm =d / (b + d) Các kết quả được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ. 2.3 Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu không vi phạm các quy định về đạo đức khi nghiên cứu y sinh học. Trước khi đưa vào nghiên cứu này, bệnh nhân được giải thích đầy đủ về mục đích, yêu cầu và nội dung của nghiên cứu. Sau đó những bệnh nhân nào tự nguyện hợp tác tham gia sẽ được đưa vào nghiên cứu, được phẫu thuật sửa toàn bộ khi có chỉ định và được hội chẩn toàn bệnh viện, có biên bản hội chẩn, bệnh nhân đồng ý phẫu thuật. Các thông tin về tình trạng bệnh và thông tin cá nhân khác của bệnh nhân được giữ bí mật. Nghiên cứu đã được phê duyệt bởi hội đồng đạo đức cấp bệnh viện. Không đưa bệnh nhân ra làm thử nghiệm các phương pháp điều trị chưa được công nhận. Mục đích của nghiên cứu là bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cộng đồng. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU CHƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Tuổi trung vị của nhóm là 192 tháng (16 năm), nhỏ nhất 4 tháng lớn nhất 64 năm. Phân chia bệnh nhân theo 4 nhóm tuổi, từ 2 tuổi trở xuống (22,4%), từ 2 đến 5 tuổi (14,9%), từ 5 đến 16 tuổi (13,4%) và trên 16 tuổi (49,3%). Phân bố bệnh nhân theo giới tính nam / nữ là 46,3% và 53,7%. 3.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 3.2.1 Đặc điểm lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu – Lý do phát hiện bệnh: đa dạng, khó thở chiếm 22,4% và lý do khác 29,9%. – Đặc điểm cơ năng: triệu chứng thường gặp nhất là khó thở với 56,7% bệnh nhân ở mức NYHA II, 1,5% ở mức NYHA III, không có bệnh nhân nào ở mức NYHA IV. – Đặc điểm thực thể: nghe tim thấy tiếng T2 phổi mạnh và T2 tách đôi lần lượt là 46,3% và 23,9%. Tiếng thổi của HoHL và HoBL lần lượt là 88,1% và 53,7%. Mục tiêu nghiên cứu a. – Bệnh nhân có hội chứng Down với tỷ lệ 7,5%. – Tiền sử viêm phế quản tái diễn và chậm lên cân thường gặp ở trẻ nhỏ (tỷ lệ lần lượt là 40% và 26.7% ở nhóm trẻ dưới 2 tuổi). 3.2.2 Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu 3.2.2.1 Một số đặc điểm cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu X quang tim phổi: 94,0% có CSTN > 50%, 49,3% có dấu hiệu tăng tuần hoàn phổi. Điện tim đồ – Một số thông số cơ bản: chủ yếu nhịp xoang (91%), có 5 bệnh nhân rung nhĩ (7,5%) và 1 bệnh nhân có BAV III (1,5%). Trục điện tim chủ yếu trục trái (62,7%). 01 trường hợp WPW (1,5%), không có rối loạn nhịp khác. – Một số đặc điểm về dẫn truyền: bloc nhánh phải không hoàn toàn chiếm đa số (67,2%). BAV I cũng thường gặp (34,3%). 3.2.2.2 Một số đặc điểm siêu âm Doppler tim của nhóm nghiên cứu Một số thông số cơ bản – Đa số bệnh nhân có chức năng tâm thu thất trái (EF) trước mổ tốt và không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi. Có 16,4% trường hợp có giãn thất trái, nhưng có tới 92,5% có giãn thất phải. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân KNT bán phần. – Đặc điểm giải phẫu van tim: 97% có xẻ lá trước VHL. 89,6% bệnh nhân có đủ 2 cột cơ cân đối (10,4% có 2 cột cơ nhưng không cân đối). 22,4% có xẻ lá vách VBL. 22,4% có thiểu sản lá vách VBL. – Đặc điểm hở van tim: HoHL nhiều 65,7%, HoBL nhiều 47,8%. – Đặc điểm lỗ thông vách tim: TLN lỗ thứ nhất (100%) rộng với đường kính trung vị 22 mm, 94% shunt trái – phải, 6% shunt 2 chiều không thường xuyên chiếm. – Một số đặc điểm huyết động: 13,6% bệnh nhân không có TAĐMP trước mổ, mức độ TAĐMP nhẹ – vừa – nặng lần lượt là: 18,2% – 39,4% và 28,8%. Nhóm ALĐMP cao nhất (≥ 60 mmHg) có độ tuổi lớn nhất (trung vị là 20 tuổi). 2. – Tiếng T2 mạnh, tách đôi cũng hầu như không xuất hiện ở bệnh nhân sau mổ. 3.3.2 Các thay đổi cận lâm sàng sau mổ 3.3.2.1 Sự thay đổi một số đặc điểm cận lâm sàng X quang tim phổi: CSTN ≥ 50% trước mổ 94% sau mổ 1 tháng 32,7%, dấu hiệu tăng tuần hoàn phổi giảm 49,4% 1,9%. Điện tim đồ: Không có sự thay đổi có ý nghĩa với các thông số như kiểu nhịp tim, trục điện tim, bloc nhánh, bloc nhĩ thất. 3.3.2.2 Sự thay đổi các đặc điểm siêu âm Doppler tim sau mổ Một số thông số cơ bản: tăng đường kính thất trái cuối tâm trương (Dd), ngược lại, đường kính thất phải cuối tâm trương so với trước mổ và không có sự thay đổi có ý nghĩa chỉ số EF. Sự thay đổi mức độ hở van nhĩ thất theo thời gian: Cho thấy có sự cải thiện có ý nghĩa mức độ HoHL và HoBL theo thời gian. Mức độ hở van nhĩ thất theo thời gian Đặc điểm M-1 (1) Mo (2) M1 (3) M3 (4) M6 (5) p n (%) n (%) n (%) n (%) n (%) Hở VHL Không – Nhẹ 9 (13,4) 39 (58,2) 36 (69,2) 29 (70,7) 29 (74,4) p 2-1: < 0,001 p 3-1: < 0,001 p 4-1: < 0,001 p 5-1: < 0,001 Vừa 14 (20,9) 25 (37,3) 15 (28,9) 9 (22,0) 7 (17,9) Nhiều 44 (65,7) 3 (4,5) 1 (1,9) 3 (7,3) 3 (7,7) Hở VBL Không –Nhẹ 14 (20,9) 46 (68,7) 48 (92,3) 37 (90,2) 34 (87,2) p 2-1: < 0,001 p 3-1: < 0,001 p 4-1: < 0,001 p 5-1: < 0,001 Vừa 21 (31,3) 17 (25,4) 4 (7,7) 4 (9,8) 5 (12,8) Nhiều 32 (47,8) 4 (6,0) 0 0 0 Đánh giá sự thay đổi ALĐMP theo thời gian: ALĐMP tâm thu trung vị trước mổ là 43,3 mmHg, sau mổ 1 tháng – 3 tháng – 6 tháng lần lượt là 25 – 26 và 25 mmHg. 3.3.3 Các thông số phẫu thuật và liên quan với tình trạng trước mổ Đối chiếu một số tổn thương van nhĩ thất đánh giá lúc mổ so với siêu âm tim trước mổ – Các phẫu thuật viên thống nhất với chẩn đoán KNT bán phần: 100%. – Có sự thống nhất cao về tỷ lệ chẩn đoán xẻ VHL (siêu âm 97% và phẫu thuật viên 94%). Giá trị của siêu âm tim trong chẩn đoán một số bất thường giải phẫu van nhĩ thất Bảng 3.36: Giá trị của siêu âm tim trong chẩn đoán một số bất thờng giải phẫu van nhĩ thất Thông số Xẻ VHL Giãn vòng VHL Xẻ VBL Thiểu sản lá vách VBL Độ nhạy 98 2,4 66.6 29,2 Độ đặc hiệu 25 96 79,7 88,5 Giá trị tiên đoán dơng tính 98,4 50 13,3 80 Giá trị tiên đoán âm tính 50 38 98 44 Kết quả cho thấy: đánh giá tổn thương xẻ VHL có độ nhạy và giá trị tiên đoán dương tính cao. Đánh giá sự biến đổi lâm sàng, cận lâm sàng và hình thái, chức năng tim Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và những đóng góp mới của đề tài b. Các kỹ thuật thực hiện với sửa VHL và sửa VBL: nhiều nhất là đóng xẻ VHL (94%), đối với VBL kỹ thuật sử dụng nhiều nhất là phương pháp De Vega (49,3%). Đánh giá mối liên quan cho thấy mức độ hở của HoHL, HoBL trước mổ có liên quan chặt với số phương pháp được sử dụng để sửa van. Phân tích mối liên quan của ALĐMP tâm thu trước mổ với các mốc thời gian chu phẫu: có mối liên quan chặt chẽ với thời gian thở máy, ALĐMP tâm thu trước mổ càng cao thì thời gian thở máy càng kéo dài. Nhưng không thấy có mối liên quan giữa mức độ HoHL trước mổ với các mốc thời gian chu phẫu. Tóm tắt một số kết quả điều trị ngắn hạn Thông số Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%) Ra viện 67 100 Mổ lại 2 3,0 Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn 1 1,5 Đặt máy tạo nhịp tạm thời 4 6,0 Nặng xin về 0 0 Tử vong 0 0 Đánh giá kết quả điều trị theo tiêu chí giảm HoHL, giảm ALĐMP tâm thu hoặc cả hai: đều cho thấy sự cải thiện rõ rệt (so sánh các thời điểm sau mổ 1 tuần – 1 tháng với trước mổ): mức độ HoHL giảm tốt sau mổ 1 tuần – 1 tháng lần lượt là 73,1% và 82,7%; tương tự với giảm ALĐMP tâm thu tốt sau mổ 1 tuần – 1 tháng lần lượt là 89,4% và 90,4%; kết hợp cái 2 tiêu chí trên thì tỷ lệ này lần lượt là 61,2% và 73,1%. Một số biến chứng trong và sau mổ: không có tử vong sớm, tỷ lệ BAV III là 11,9% tuy nhiên 6/8 ca này hồi phục về xoang trước khi xuất viện, ngoài ra tỷ lệ viêm phổi – phế quản phổi chiếm 17,9%, suy tim 7,5% và một số biến chứng khác. CHƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1 Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Tuổi bệnh nhân: phát hiện tim bẩm sinh muộn là một đặc trưng trong điều kiện kinh tế – xã hội của chúng ta hiện nay. Nghiên cứu 40 năm phẫu thuật KNT bán phần tại trung tâm Mayo Clinic, tuổi trung vị của bệnh nhân lần lượt là 9,6 năm, 6,1 năm và 7,2 năm qua các thập niên 50, 70 và 80. 4.3 Sự biến đổi lâm sàng, cận lâm sàng và hình thái, chức năng tim sau phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu 4.3.1 Các thay đổi lâm sàng sau mổ 4.3.1.1 Sự thay đổi các dấu hiệu cơ năng: có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê các dấu hiệu cơ năng trước và sau mổ (khó thở trước mổ ở mức NYHA II, III chiếm 58,2% thì ở các thời điểm sau mổ 100% ở mức NYHA I), kết quả này tương tự kết quả của tác giả Đào Quang Vinh và một số tác giả khác. Điều này thể hiện sự cải thiện ở bệnh nhân sau mổ dù ở lứa tuổi nào. 4.3.2.2 Sự thay đổi các dấu hiệu thực thể: – Có sự thay đổi rõ các triệu chứng nghe tim, tỷ lệ tiếng thổi tâm thu của HoHL và HoBL được ghi nhận giảm nhiều so với trước mổ. Điều này có ý nghĩa khi HoHL sau mổ là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới việc mổ lại của bệnh nhân KNT bán phần, sự xuất hiện mới hay gia tăng tiếng thổi của HoHL sẽ là dấu hiệu gợi ý các chỉ định tiếp theo cần làm để khảo sát (siêu âm Doppler tim). – Tiếng T2 mạnh, tách đôi không xuất hiện sau mổ (thể hiện sự giảm lưu lượng máu lên phổi, giảm ALĐMP có ý nghĩa). 4.3.2 Các thay đổi cận lâm sàng sau mổ 4.3.2.1 Sự thay đổi một số đặc điểm cận lâm sàng X quang tim phổi CSTN, dấu hiệu tăng tuần hoàn phổi cùng giảm rõ đồng nghĩa với sự giảm đáng kể ALĐMP sau mổ, gián tiếp cho thấy bệnh mạch máu phổi chưa phải là vấn đề của nhóm nghiên cứu. Điện tim đồ Không có sự thay đổi có ý nghĩa với phần lớn các thông số cơ bản ngoại trừ tần số tim giảm có ý nghĩa so với trước mổ. Riêng 5 trường hợp rung nhĩ trước mổ đều > 40 tuổi, sau mổ có 2 bệnh nhân về nhịp xoang. Điều này thực sự rất có ý nghĩa đối với bệnh nhân, khi mà tình trạng rung nhĩ là tiền đề của nguy cơ đột quỵ. Có 2 ca BAV III phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn (tỷ lệ 3%), thấp hơn một số nghiên cứu khác như báo cáo của tác giả Di Mambro và cộng sự là 7,5%. + X quang tim phổi: tăng CSTN và tăng tuần hoàn phổi có tính chất gợi ý bệnh tim có luồng shunt trái – phải. 4.3.2.2 Sự thay đổi các đặc điểm siêu âm Doppler tim sau mổ Một số thông số cơ bản Theo dõi dọc cho thấy có sự thay đổi có ý nghĩa đường kính TT cuối tâm trương (Dd) lớn hơn trước mổ, ngược lại, đường kính TP cuối tâm trương nhỏ trước mổ và không có sự thay đổi có ý nghĩa chỉ số EF. Kết quả này của chúng tôi cũng tương tự như báo cáo của tác giả Nguyễn Thị Mai Ngọc, tác giả Đào Quang Vinh. Không có shunt trái – phải sau mổ giúp giảm quá tải thể tích và áp lực TP, vì vậy cũng không gây ảnh hưởng tới VLT và thất trái. Chức năng tâm thu thất trái duy trì trong giới hạn bình thường từ trước mổ và dọc theo thời gian theo dõi, như nghiên cứu của tác giả Đào Quang Vinh cho thấy việc phẫu thuật không gây ảnh hưởng bất lợi tới chức năng tim. Đặc điểm HoHL và HoBL sau phẫu thuật Tỷ lệ HoHL nhiều trước mổ và giảm có ý nghĩa sau mổ. Ba bệnh nhân có mức độ HoHL nhiều ở thời điểm 3 tháng, 6 tháng đều > 50 tuổi và 2 trong số đó có rung nhĩ trước mổ. + Điện tim đồ: có một số dấu hiệu điển hình như trục trái (62,7%), bloc nhánh phải không hoàn toàn (67,2%). Nghiên cứu của Stulak và cs cho thấy thời gian mổ lại khoảng 10 năm. Vì vậy chúng ta cần phải tiếp tục theo dõi và đánh giá tiến triển HoHL bằng siêu âm Doppler tim. Sửa HoBL cũng đạt kết quả tốt, tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Đào Quang Vinh, của tác giả Waqar và cộng sự. Kết quả trên phương diện huyết động học Trong nghiên cứu của chúng tôi, cho thấy sự giảm có ý nghĩa của ALĐMP so với trước mổ ở tất cả các thời điểm với giá trị trung vị ALĐMP tâm thu tại thời điểm trước mổ, sau mổ 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng lần lượt là 43,4 – 25 – 26 và 25 mmHg và ở tất cả các lứa tuổi. Như vậy hiệu quả phẫu thuật thấy được ở bệnh nhân trên mọi nhóm tuổi, dù trẻ hay già. Hạn chế của nghiên cứu: – Cỡ mẫu nhỏ: 67 bệnh nhân, độ tuổi bệnh nhân nghiên cứu phân tán. – Thời gian theo dõi dọc ngắn hạn. – Chưa áp dụng được một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác hỗ trợ (như siêu âm tim qua thực quản 3D thời gian thực). KẾT LUẬN 1 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân KNT bán phần 1.1 Đặc điểm lâm sàng – Tuổi trung vị: 192 tháng (tỷ lệ nam / nữ: 1/1, 16), bệnh nhân trên 16 tuổi chiếm 49,3%. Dấu hiệu cơ năng thường gặp là khó thở với NYHA II chiếm 56,7%. + Siêu âm tim: đặc trưng với sự tồn tại TLN lỗ thứ nhất (100%) phối hợp có xẻ lá trước VHL (97%). – Dấu hiệu thực thể: nghe tim phát hiện tiếng TTT của HoHL là 88,1% và tiếng TTT của HoBL là 53,7%. Tiếng T2 phổi mạnh và T2 tách đôi với tỷ lệ 46,3% và 23,9%. 1.2 Một số đặc điểm cận lâm sàng – X quang tim phổi: 94,0% có CSTN ≥ 50%, 49,3% tăng tuần hoàn phổi. – Điện tim đồ: 91% nhịp xoang, 7,5% rung nhĩ, 1,5% BAV III. Trục trái chiếm 62,7%, bloc nhánh phải không hoàn toàn chiếm 67,2% và BAV I chiếm 34,3%. 1.3 Đặc điểm siêu âm Doppler tim: thống nhất chẩn đoán xác định KNT bán phần 100% với nhận định của PTV. - 100% có TLN lỗ thứ nhất rộng (TLN rộng dạng tâm nhĩ độc nhất chiếm 9%). - 97% có xẻ VHL. Sự gia tăng ALĐMP tỷ lệ với đường kính TLN và mức độ tăng ALĐMP liên quan chặt với thời gian thở máy sau mổ. - 86,6% có HoHL vừa – nhiều. Mức độ HoHL có liên quan đến số kỹ thuật được sử dụng để sửa van. - 79,1% có HoBL vừa – nhiều. Mức độ HoBL có liên quan đến số kỹ thuật được sử dụng để sửa van. - Giá trị chẩn đoán có tổn thương xẻ VHL có độ nhạy cao (98%) cũng như giá trị tiên đoán dương tính cao (98,4%) - TAĐMP với ALĐMP tâm thu trung vị là 43,3 mmHg. Mức độ TAĐMP có liên quan với tuổi và đường kính TLN và có liên quan chặt với thời gian thở máy. Không còn TTT của HoBL. 2.2 Biến đổi cận lâm sàng và hình thái, chức năng tim sau phẫu thuật – X quang tim phổi có sự cải thiện rõ rệt: CSTN ≥ 50% chiếm 94% sau mổ 1 tháng chiếm 32,7%). – Điện tim đồ: 2 trường hợp chuyển rung nhĩ về xoang, 2 trường hợp BAV III không hồi phục (3%). 2.3 Biến đổi về hình thái và chức năng tim theo các thông số siêu âm Doppler tim sau phẫu thuật Siêu âm Doppler tim: có sự cải thiện rõ ngay sau mổ và duy trì đến 6 tháng với một số thông số chủ yếu như sau - 100% không có TLN tồn dư. - HoHL nhiều giảm từ 65,7% 7,7%. Không còn HoBL nhiều. - ALĐMP tâm thu giảm có ý nghĩa từ 43,3 25 mmHg. KIẾN NGHỊ Trên cơ sở kết quả nghiên cứu chúng tôi có một số kiến nghị sau: 1. Nhiều bệnh nhân trong nghiên cứu được phát hiện ở lứa tuổi trên 16 cao hơn nhiều so với lứa tuổi khuyến cáo phẫu thuật do nhiều lý do. Khi bệnh nhân có các dấu hiệu nghi ngờ có TBS tăng tưới máu lên phổi cần chỉ định siêu âm tim chẩn đoán. Mức độ hở van tỷ lệ với số kỹ thuật được dùng để sửa van. Mức độ hở van nhĩ thất nhiều, hay mức độ TALĐMP nhiều trước mổ là những thông số tiên lượng bệnh, vì vậy cũng cần được đánh giá đầy đủ và chính xác bằng siêu âm Doppler tim. Tuy nhiên, việc đánh giá chi tiết tổn thương giải phẫu VHL và VBL bằng siêu âm tim qua thành ngực còn những hạn chế nhất định, chúng ta cần phải tìm hiểu và áp dụng thêm những phương pháp chẩn đoán mới để cải thiện việc chẩn đoán. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm để chỉ định phẫu thuật cho các bệnh nhân này trừ khi có chống chỉ định. Siêu âm tim qua thành ngực hoàn toàn là một phương tiện chẩn đoán đơn giản, không tốn kém, dễ áp dụng để đánh giá kết quả điều trị cũng như theo dõi lâu dài. Bố cục của luận án – Luận án có 132 trang bao gồm các phần: Đặt vấn đề (2 trang), chương I: Tổng quan (32 trang), chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (25 trang), chương III: Kết quả nghiên cứu (39 trang), chương IV: Bàn luận (31 trang), Kết luận (2 trang), Kiến nghị (1 trang). – Luận án có 52 bảng, 8 biểu đồ, 31 hình, 2 sơ đồ. CHƠNG I TỔNG QUAN 1.1 Những hiểu biết cơ bản về bệnh KNT bán phần 1.1.1 Lịch sử nghiên cứu và sơ lược phôi thai học, bất thường giải phẫu bệnh KNT bán phần Năm 1846, lần đầu tiên KNT được mô tả bởi Peacock, định danh tổn thương là không hoàn thiện vách liên nhĩ và vách liên thất. Đến năm 1875, Rokitansky là người đã đưa ra khái niệm toàn phần và bán phần để mô tả bệnh lý này. Tiêu chuẩn giải phẫu của KNT bán phần là TLN lỗ thứ nhất và xẻ lá trước VHL (số ít không có). KNT bán phần có VHL và VBL riêng với vòng van hoàn chỉnh và riêng biệt. 1.1.3 Sinh lý bệnh KNT bán phần Trên cơ sở bất thường giải phẫu nhiều bệnh nhân KNT có một hoặc nhiều rối loạn sau: shunt qua TLN, hở van nhĩ thất trái và phải. Nếu không phẫu thuật khoảng 15% bệnh nhân không được điều trị sẽ tiến triển thành bệnh mạch máu phổi và rung nhĩ trong thời kỳ niên thiếu. 1.1.4 Chẩn đoán bệnh KNT bán phần 1.1.4.1 Chẩn đoán bệnh KNT bán phần Các biểu hiện lâm sàng của KNT bán phần thay đổi và liên quan đến các biến đổi huyết động. Các triệu chứng lâm sàng thường đến muộn với biểu hiện như khó thở, hồi hộp, mệt mỏi. Các dấu hiệu thực thể: nghe tim thấy tiếng thổi tâm thu do tăng lưu lượng qua van ĐMP, tiếng T2 phổi mạnh và tách đôi (kéo dài thành phần phổi của tiếng thứ 2). Ngoài ra, có thể nghe thấy tiếng thổi tâm thu của HoHL ở mỏm, hay HoBL ở ổ VBL. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN ĐẶT VẤN ĐỀ KNT là bất thường được đặc trưng bởi sự thiếu hụt vách hoá nhĩ thất với sự bất thường đa dạng của van nhĩ thất. 1.1.4.2 Cận lâm sàng KNT bán phần X quang tim phổi Thông thường TP giãn, ĐMP giãn và tăng tưới máu phổi. Điện tim đồ Kinh điển, điện tim có trục trái với góc từ 0 tới – 90. Dấu hiệu phì đại thất phải với kiểu rsR 'ở các chuyển đạo trước tim phải. Chuyển đạo trước tim trái hoặc dạng qRs hoặc qRS, phản ánh các mức độ phì đại thất phải. Bloc nhánh phải cũng thường gặp. Siêu âm Doppler tim Siêu âm tim cho phép chẩn đoán xác định và phân loại hình thái KNT. Ngoài đánh giá sự biến đổi về hình thái, siêu âm tim còn đánh giá sự biến đổi các thông số huyết động và chức năng. Hình thái van nhĩ thất: VHL và VBL nằm trên cùng một mặt phẳng, lá VHL và lá VBL bám vào mỏm của vách liên thất, có 2 lỗ van nhĩ thất riêng biệt. Tình trạng xẻ van nhĩ thất: mặt cắt dưới sườn và cạnh ức theo trục ngang, mặt cắt bốn buồng từ mỏm giúp nhìn rõ van nhĩ thất. Xẻ VHL sẽ hướng về phía VLT của buồng nhận. Sự biến đổi đường ra thất trái: sự dịch chuyển ra phía trước của ĐMC, không chêm vào giữa vòng VHL và VBL khiến ĐMC nằm phía trước của vị trí nối nhĩ thất có thể gây hẹp ĐRTT. Đặc điểm thông liên nhĩ lỗ thứ nhất: TLN được thấy trải rộng tới van nhĩ thất, không còn đoạn vách nhĩ thất, kích thước rất thay đổi nhưng thường là rộng. Một số đặc điểm khác phối hợp. Sự kéo dài ĐRTT với tỷ lệ buồng tống / buồng nhận > 1. Sự dịch chuyển ngược chiều kim đồng hồ của cột cơ VHL. Sự cân đối / mất cân đối của hai thất, hai nhĩ. Và một số bất thường khác có thể gặp (thiểu sản thất, hẹp ĐR TP...) Các thông số huyết động và chức năng Các thông số siêu âm tim mang lại bao gồm: kích thước và chức năng thất trái, kích thước thất phải, mức độ HoHL, HoBL, shunt TLN, ALĐMP và lưu lượng phổi (Qp), lưu lượng chủ (Qs). Các thông số trên hoàn toàn có thể đánh giá một cách đơn giản và chính xác bằng siêu âm Doppler tim và có thể lặp lại nhiều lần, an toàn và không tốn kém. Trên thế giới, những hiểu biết cơ bản về bệnh KNT cũng như việc điều trị bằng phẫu thuật đã được nghiên cứu từ khá lâu. Năm 1954, Lillehei và cộng sự đã lần đầu tiên tiến hành thành công phẫu thuật sửa chữa KNT bán phần với báo cáo kết quả khá tốt. Nghiên cứu của Hani K. Najm thu thập dữ liệu 180 trẻ được phẫu thuật sửa chữa KNT bán phần từ 7/1982 đến 12/1996 tại Canada, tuổi trung bình 3,6 năm (1 tháng – 16,4 năm). Tỷ lệ tử vong sớm là 1,6%. Các biến chứng khác sau: rối loạn nhịp nhĩ, bloc nhĩ thất thoáng qua giai đoạn sớm sau phẫu thuật. Theo dõi siêu âm sau phẫu thuật được thực hiện trung bình 4,6 ± 3,6 năm (2 tháng – 13,7 năm) cho thấy shunt TLN tồn lưu không đáng kể chiếm 1%, HoHL theo các mức độ nhẹ (hoặc không), vừa và nặng với tỷ lệ lần lượt 85%, 14% và 1%. Nghiên cứu của tác giả Krupickova và cộng sự (2000 – 2015) ở 51 bệnh nhân KNT bán phần và dạng chuyển tiếp có triệu chứng với tuổi trung bình 179 ngày (0 – 357 ngày), trong đó 31% bệnh nhân có bất thường giải phẫu van nặng. Kết quả tử vong trong bệnh viện chiếm 5,9%, 22% bệnh nhân phải mổ lại (4 ngày – 5,1 năm), 1 bệnh nhân phải thay van cơ học. Phân tích đa biến cho thấy tình trạng giải phẫu không thuận lợi của VHL là yếu tố nguy cơ độc lập đối với việc mổ lại VHL. Mặt khác, nghiên cứu của tác giả Barnett và cộng sự trên đối tượng bệnh nhân người lớn (từ 13 – 65 tuổi, trung bình là 48 tuổi), với tỷ lệ Qp / Qs: 3,9 (từ 2,4 đến 4,4) cho thấy không có tử vong trong thời gian nằm viện, cải thiện tình trạng suy tim thông qua đánh giá NYHA sau mổ của bệnh nhân. Điều này cho thấy, việc phẫu thuật sửa chữa KNT bán phần an toàn và hiệu quả, nên được khuyến cáo cho mọi bệnh nhân để dự phòng các biến đổi về hình thái và chức năng tim. Chiến lược điều trị phẫu thuật vào thời điểm nào là phù hợp cũng như kết quả lâu dài là vấn đề đã được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm và nghiên cứu. 1.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, việc phát hiện, chẩn đoán sớm gặp khó khăn vì vậy nhiều bệnh nhân đến điều trị ở lứa tuổi khá cao so với lứa tuổi được khuyến cáo. Tác giả Lê Thị Thanh Xuân và Nguyễn Tấn Viên đã công bố kết quả nghiên cứu về hình thái và huyết động của bệnh KNT ở đối tượng trẻ em bằng siêu âm Doppler tim. Kết quả cho thấy tỷ lệ KNT toàn phần chiếm 71,6%, còn lại là thể bán phần; 44% có hở van nhĩ thất, trong đó không có trường hợp nào hở van nhĩ thất nặng, 48% có TAĐMP, 11% có dị tật tim khác phối hợp. Nghiên cứu của Bùi Đức Phú và Lê Bá Minh Du tại bệnh viện Trung ương Huế về kết quả phẫu thuật 17 ca KNT giai đoạn từ 1/2000 đến 6/2005. Kết quả phẫu thuật không trường hợp nào tử vong, tình trạng hở van nhĩ thất có cải thiện. Gần đây nhất (2015) tác giả Đào Quang Vinh đã tiến hành nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật KNT bán phần. Nghiên cứu bao gồm 89 bệnh nhân, tỷ lệ tử vong sớm và 6 tháng đầu chiếm 1,1%, HoHL nặng phải mổ lại 1,1%. Mức độ HoHL nặng giảm và cải thiện tình trạng suy tim. CHƠNG 2 ĐỐI TỢNG VÀ PHƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tợng nghiên cứu Bao gồm 67 bệnh nhân, được chẩn đoán kênh nhĩ thất bán phần và có chỉ định phẫu thuật tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Thời gian từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 12 năm 2014. Đồng thời tỷ lệ phải phẫu thuật lại còn cao với 10 – 25%, tuỳ trung tâm chủ yếu do sự tiến triển của HoHL hoặc hẹp ĐRTT. Tiêu chuẩn chọn bệnh: BN được đưa vào nghiên cứu khi có đầy đủ các tiêu chuẩn sau: a. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là KNT bán phần, đến điều trị tại bệnh viện Tim Hà Nội dựa trên kết quả siêu âm tim qua thành ngực với các tiêu chuẩn: + TLN lỗ thứ nhất (hoặc TLN lỗ thứ nhất rộng dạng tâm nhĩ độc nhất). + Van hai lá và van ba lá riêng biệt nằm trên cùng mặt phẳng (không còn khoảng vách nhĩ thất nằm giữa 2 vòng van). + Xẻ lá trước van hai lá (số ít không có). Bệnh nhân (hoặc bố mẹ của bệnh nhi) đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: a. Vì vậy, việc theo dõi lâu dài sau mổ đặc biệt bằng siêu âm Doppler tim là chỉ định bắt buộc với bệnh nhân KNT. Bệnh nhân không đến tái khám theo hẹn hoặc chậm hơn ngày hẹn > 2 tuần. Các thời điểm đánh giá bệnh nhân bao gồm: trước phẫu thuật (thời điểm M-1), sau phẫu thuật và trước khi ra viện (thường khoảng 1 tuần sau mổ – thời điểm M 0), sau mổ 1 tháng (thời điểm M 1), sau mổ 3 tháng (thời điểm M 3) và sau mổ 6 tháng (thời điểm M 6). 2.2.3.1 Các thông số lâm sàng – Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu – Đặc điểm lâm sàng: dấu hiệu toàn thân và bộ phận 2.2.3.2 Các thông số cận lâm sàng X quang tim phổi: đo CSTN và đánh giá tình trạng tuần hoàn phổi. NGHIÊN CỨU TỶ LỆ NHIỄM HELICOBACTERPYLORIỞ BỆNH NHÂN MÀY ĐAY MẠN VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG PHÁC ĐỒ BA THUỐC DIỆT VI KHUẨN 1: Tỷ lệ nhiễm H.pylori ở bệnh nhân mày đay mạn Đối tượng n% Có nhiễm H. pylori 159 64,9 Không nhiễm H. pylori 86 35,1 Tổng 245 100 Nhận xét: Tỷ lệ BN mày đay mạn nhiễm vi khuẩn H.pylori (MĐM / H. pylori +) là 64,9% Bảng 3. 2: Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với thời gian tồn tại của sẩn phù, ngứa Đối tượng Thời gian MĐM / H. pylori + (n= 159) MĐM / H. pylori – (n= 86) Tổng P n% n% n% < 1 giờ 20 12,6 2 2,3 22 9,0 < 0,01 1 giờ - 6giờ 38 23,9 39 45,4 77 31,4 < 0,01 > 6 giờ 101 63,5 45 52,3 146 59,6 < 0,01 Nhận xét: 59,6% BN có thời gian tồn tại của sẩn phù và ngứa kéo dài > 6 giờ. Tỷ lệMĐM / H. pylori + có thời gian tồn tại của sẩn phù và ngứa kéo dài > 6 giờ lớn hơn nhóm MĐM / H. pylori - (p < 0,01). Hiệu quả điều trị bệnh mày đay mạn có H. pyloribằng kháng Histamin H1 kết hợp với phác đồ 3 thuốc diệt H. pylori. Sau điều trị 4 tuần, điểm này giảm còn 33,2 ± 5,9, thấp hơn trước điều trị vàthấp hơn 2 nhóm còn lại (p 12 < 0,05; p 13 < 0,05) Bảng 3. 9: Tác dụng không mong muốn sau 4 tuần điều trị Đối tượng Triệu chứng MĐM / H. pylori + (n= 107) MĐM / H. pylori – (n= 86) p n% n% Buồn ngủ 0 0 1 1,2 > 0,05 Mệt mỏi 1 0,9 0 0 > 0,05 Khô miệng 2 1,9 0 0 > 0,05 Nhận xét: Sau 4 tuần điều trị, tỷ lệ bệnh nhân bị tác dụng phụ rất thấp và không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Helicobacterpylori ở bệnh nhân mày đay mạn và mối liên quan với lâm sàng của bệnh. Năm 2015, Huiyuan Gu đã phân tích 16 nghiên cứu đánh giá mối liên hệ sinh bệnh học có thể có giữa nhiễm H. pylori và mày đay mạn, kết quả thấy tỉ lệ nhiễm H. pylori ở bệnh nhân mày đay mạn là 49,74% cao hơn ở nhóm chứng 40,81% sự khác biệt này cho thấy nhiễm H. pylori có thể là yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của mày đay mạn. Về thời gian tồn tại của sẩn phù, ngứa, kết quả bảng 3.14 cho thấy 59,6% BN có thời gian tồn tại của sẩn phù và ngứa kéo dài > 6 giờ, trong đó, tỷ lệ MĐM / H. pylori + cao hơncó ý nghĩa so với nhómMĐM / H. Tỷ lệ BN có sẩn phù mức độ nặng ở nhóm MĐM / H. pylori + chiếm 55,3% cao hơn có ý nghĩa so với nhóm MĐM / H. pylori - 4.2. Sau 4 tuần điều trị, điểm UAS trung bình của cả 3 nhóm đều giảm so với trước điều trị.Nhóm MĐM / H. pylori + đáp ứng với điều trị diệt vi khuẩn, mức giảm nhiều nhất còn 1,9 ± 0,7. Điểm này thấp hơn có ý nghĩa so với trước điều trịvà thấp nhất trong 3 nhóm đối tượng, sự khác biệt có ý nghĩa với p 12 < 0,05; p 13 < 0,05. Nghiên cứu của Fukuda thấy trong số BN mày đay mạn có H. pylori dương tính, đã được điều trị diệt trừ vi khuẩn thành công, 35% BN đã thuyên giảm hoàn toàn và 65% đã thuyên giảm 1 phần triệu chứng nổi mày đay. Mức độ kiểm soát bệnh mày đay mạn sau khi dừng điều trị Tổng hợp sau dừng điều trị 3 tháng, tỷ lệ kiểm soát tốt bệnh của của nhóm MĐM / H. pylori + đáp ứng điều trị diệt VK là 36,8% lớn hơn có ý nghĩa so với nhóm MĐM / H. pylori + điều trị diệt vi khuẩn thành công, sau 3 tháng thấy 58,3% BN thuyên giảm hoàn toàn triệu chứng mày đay.Robert Pawowicz báo cáo thử nghiệm mù đôi, có kiểm soát giả dược đánh giá hiệu quả của điều trị diệt H.pylori trên BN mày đay mạn, đã đưa ra kết quả đáng chú ý là: Điều trị diệt H.pylori ở BN MĐM / H.pylori + có hiệu quả đáng kể nhưng chỉ là tạm thời. Qua phân tích y văn chúng tôi cho rằng kết quả này có thể do: Một là, vi khuẩn có thể hoạt động như một yếu tố gây kích thích của quá trình sinh lý bệnh dẫn đến sự xuất hiện của mày đay mạn. Việc sản xuất kháng thể có thể tiếp tục ngay cả sau khi loại trừ VK, góp phần lý giải những trường hợp VK đã được tiệt trừ nhưng triệu chứng mày đay vẫn còn biểu hiện. Hai là tình trạng lâm sàng xấu đi đã được nhận định có thể là do tái nhiễm vi khuẩn. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 245 bệnh nhân mày đay mạn điều trị tại bệnh viện Đạihọc Y Hải Phòng từ tháng 8/2016 đến tháng 02/2018, đề tài có một số kết luận chính sau: 1. Tỷ lệ nhiễm Helicobacterpylori ở bệnh nhân mày đay mạn và mối liên quan với lâm sàng của bệnh. Điểm này thấp hơn có ý nghĩa so với trước điều trị và thấp hơn so với 2 nhóm còn lại. Trước điều trị, nhóm MĐM / H. Khảo sát tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Helicobacterpylori ở bệnh nhân mày đay mạn và mối liên quan với lâm sàng của bệnh. Hiệu quả điều trị mày đay mạn được đánh giá bằng Test kiểm soát mày đay UCT 1.2. Nhiều nghiên cứu về vai trò của H. pylori trong mày đay mạn đã được thực hiện và đề xuất một số lý thuyết để giải thích mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với mày đay mạn là: Thứ nhất, một số thành phần protein của vi khuẩn H. pylori có thể có vai trò kích hoạt tế bào mast gây mày đay mạn. Thứ hai, vi khuẩn đóng vai trò như các kháng nguyên đầy đủ và tự gây dị ứng, gây phản ứng miễn dịch. Kháng thể IgG và IgA liên kết với lipoprotein 19 - kDa của H. pylori đã được tìm thấy có vai trò trong quá trình sinh bệnh của mày đay mạn. Thứ ba, một số chất trung gian gây viêm đã được giải phóng trong quá trình đáp ứng miễn dịch đối với nhiễm H. pylori, có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sinh bệnh của bệnh mày đay, ít nhất là tạo ra tăng nhạy cảm không đặc hiệu của mạch máu da với các chất tăng cường khả năng giãn mạch. Thứ tư, quá trình lây nhiễm vi khuẩn làm suy giảm chức năng rào cản của niêm mạc đường tiêu hoá, tạo điều kiện cho các hạt thức ăn dị ứng vào máu. H. pylori cũng có thể điều chỉnh tăng lượng protein eosinophil cationic có độc tố tế bào được tiết ra bởi kích hoạt hoạt tính của bạch cầu ái toan góp phần gây ra mày đay mạn tính. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu là 245 bệnh nhân mày đay mạn đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng, từ 8/2016 đến 02/2018. Bệnh nhân ≥ 18 tuổi. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu - Mục tiêu 1: Nghiên cứu mô tả cắt ngang - Mục tiêu 2: Nghiên cứu lâm sàng so sánh trước và sau điều trị 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu - Mục tiêu 1: Lấy mẫu thuận tiện. Từ 8/2016 đến 2/2018, chọn được 245 bệnh nhân mày đay mạn đến khám tại bệnh viện Đại học Y Hải Phòng, đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ. NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ HỖ TRỢ TUẦN HOÀN CỦA PHƯƠNG PHÁP TRAO ĐỔI OXY QUA MÀNG NGOÀI CƠ THỂ (ECMO) TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN VIÊM CƠ TIM CẤP - Đánh giá tổn thương thận cấp: theo phân độ RIFLE - Đánh giá suy tạng: theo thang điểm SOFA 2.5. Thu thập số liệu: theo mẫu bệnh án nghiên cứu 2.6. Phân tích và xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê y học. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm nghiên cứu của bệnh nhân Nghiên cứu của chúng tôi có 54 BN, Nữ có 36 BN (66,7%), Tuổi trung bình 35,6 11,17 (min 18 – max 67), 18 BN (33,3%) ngừng tuần hoàn Bảng 3.1: Một số chỉ số nặng của bệnh nhân trước ECMO Nhóm chung (X ±SD) Nhóm sống (X ±SD) Nhóm tử vong (X ±SD) p APACHE II 10,3 ± 5,45 (n= 54) 8,9 ± 4,43 (n= 44) 16,4 ± 5,52 (n= 10) < 0,05 SOFA trước ECMO 7,8 ± 2,68 (n= 54) 7,4 ± 2,68 (n= 44) 9,6 ± 2,01 (n= 10) < 0,05 Lactat (mmol / l) 7,60 ± 4,47 (n= 54) 7,2 ± 4,08 (n= 44) 9,05 ± 5,94 (n= 10) > 0,05 EF (%) 34,3 ± 13,92 (n= 49) 33,2 ± 13,55 39,8 ± 15,46 (n= 8) > 0,05 SAVE Median: 2.5 (n= 54) Median 5 (n= 44) Median -3 (n= 10) < 0,05 Troponin T (ng / L) Median 4409 (n= 53) Median 4409 (n= 43) Median 4756 (n= 10) > 0,05 Thời gian ngừng tuần hoàn (phút) Median 35 (n= 18) Median 30 (n= 11) Median 40 (n= 7) < 0,05 Nhận xét: Các BN trong nghiên cứu đều trong tình trạng nặng, điểm SOFA, APACHE II, lacat cao, Troponin Ttăng cao và EF thấp phản ánh mức độ tổn thương cơ tim nặng nề và sốc tim nặng. Thời gian ngừng tuần hoàn khoảng 31 phút Biểu 3.1: Thời gian chạy ECMO và số màng lọc ECMO Nhận xét: 95% các BN chạy ECMO trong vòng 2 tuần, hầu hết các BN chỉ dùng 01 màng lọc ECMO. 3.2. Mục tiêu 1: Cải thiện về tuần hoàn, khí máu, chức năng tạng 3.2.1. Mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan đến tử vong và tác dụng không mong muốn 3.3.1. ĐẶT VẤN ĐỀ VCT là tình trạng cơ tim bị viêm, nguyên nhân thường gặp là do vi rút. Một số yếu tố liên quan đến tử vong Có 44/54 BN sống, tỷ lệ là 81,5% 3.3.1.1. Tỷ lệ sống tử vong ở bệnh nhân ngừng tuần hoàn Bảng 3.7: Tỷ lệ tử vong liên quan đến ngừng tuần hoàn Sống (n= 44) Chết (n= 10) OR CI-95% Có ngừng tuần hoàn 11 (25%) 7 (70%) 7,14 0,03-0,65 Không ngừng tuần hoàn 33 (75%) 3 (30%) Nhận xét: BN có ngừng tuần hoàn nguy cơ tử vong cao hơn 7,14 lần so với nhóm không ngừng tuần hoàn 3.3.1.2. Mối liên quan tỷ lệ tử vong với độ chênh HA Bảng 3.8: Tỷ lệ tử vong liên quan đến độ chênh HA ngày thứ 5 Sống n (%) Chết n (%) OR CI-95% Độ chênh HA ngày 5 (mmHg) > 20 31 (96,8) 1 (3,2) 12,5 0,01-0,8 < = 20 10 (71,4) 4 (27,8) Nhận xét: BN có độ chênh HA ngày 05 chạy ECMO dưới 20 mmHg có nguy cơ tử vong cao gấp 12,5 lần so với nhóm có độ chênh HA trên 20 mmHg. Biểu 3.5: Biến chứng huyết khối động mạch chi dưới Nhận xét: Huyết khối động mạch chi dưới lúc kết ECMO phát hiện tăng cao hơn 2 lần so với siêu âm sau kết ECMO. Đặc điểm chung Trong nghiên cứu có 54 BN, nữ có 36 BN (66,7%), với độ tuổi trung bình 35,6 (min 13 - max 67), độ tuổi 31-50 chiếm 57,4%, kết quả cũng tương tự các nghiên cứu của các tác giả khác, hầu hết BN viêm cơ tim là nữ, một số các nghiên cứu cho thấy tỷ nam nữ thì có thể khác nhau nhưng trẻ tuổi gặp nhiều hơn. Những bệnh nhân (BN) VCT nặng như VCT thể tối cấp dẫn đến suy tim nặng biến chứng sốc tim hoặc rối loạn nhịp tim nguy hiểm làm BN tử vong. Trong nghiên cứu của chúng tôi các BN đều có tình trạng sốc tim nặng, suy đa phủ tạng với điểm APACHE II 10,35,45 và điểm SOFA 7,82,68 và nồng độ lactat máu có trung vị là 7,64,47 mmol / l. Nồng độ lactat máu cao như vậy phản ánh tình trạng BN sốc nặng dẫn đến giảm tưới máu mô. Thời gian chạy ECMO và số màng lọc ECMO Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian chạy ECMO trung bình là 7,62,9 (ngày), trong đó có một BN chạy được hơn một ngày không đáp ứng với điều trị và BN không duy trì được HA và tử vong. Khi phân tích dưới nhóm về số ngày chạy ECMO thì chúng tôi có kết quả 34 BN (63%) chạy ECMO 7 ngày, 17 BN (31,4%) chạy từ 8-14 ngày và chỉ có 3 BN chạy trên 14 ngày. Kết quả cho thấy các BN viêm cơ tim thường chạy ECMO trong vòng 1 tuần là ngừng được máy. Những BN này sử dụng các thuốc tăng co bóp cơ tim và các thuốc vận mạch có thể BN không đáp ứng hoặc đáp ứng kém cải thiện huyết động tạm thời nhưng càng làm tăng tổn thương cơ tim và hậu quả dẫn đến tổn thương cơ tim không hồi phục và hậu quả cuối cùng là sốc không hồi phục và BN tử vong. Mục tiêu 1: Cải thiện về tuần hoàn, khí máu, chức năng tạng 4.2.1. Cải thiện về tuần hoàn Huyết áp trung bình của các BN trước khi được ECMO là 62,424,60 mmHg mặc dù đang được duy trì chỉ số thuốc vận mạch liều cao với trung vị 70 μg / kg / phút. Sau ECMO thì HA trung bình được tăng lên 76,79,93 mmHg có ý nghĩa thống kê so với trước ECMO. Trong 54 BN của chúng tôi đều trong tình trạng sốc nặng, có nồng độ lactat máu trước ECMO tăng cao với trung vị 7,55 mmol / l và sau ECMO thì lactat giảm rõ rệt từ ngày thứ 2 trung vị còn 1,90 mmol / l. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 18 BN có nhịp nhanh thất (33,3%), 3 BN ngoại tâm thu thất và 11 BN có rối loạn dẫn truyền block AV cấp III 20,4% và 22 BN có nhịp xoang ở thời điểm vào viện. Qua đó cho thấy hơn 50% BN viêm cơ tim cấp trong nghiên cứu của chúng tôi có rối loạn nhịp nguy hiểm đe doạ tính mạng. Trong nghiên cứu của chúng tôi trước ECMO Troponin Ttrung vị là 4409,0 ng / L và giảm dần có ý nghĩa thống kê từ ngày 3 sau ECMO, đến thời điểm kết ECMO Troponin Tlà 259,0 ng / L. Kỹ thuật tim phổi nhân tạo tại giường, trao đổi oxy qua màng (ECMO – Extracorporeal Membrance Oxygenation) theo phương thức tĩnh mạch - động mạch là kỹ thuật lấy máu từ hệ thống tĩnh mạch lớn (tĩnh mạch chủ trên và chủ dưới) thông qua một bơm máu li tâm để đưa máu đến một màng trao đổi khí (nhận oxy và thải khí CO 2) sau đó máu được trả về động mạch chủ bụng thực hiện chức năng nuôi dưỡng các tạng, chính điều này đã làm cắt vòng xoắn bệnh lý của sốc tim và trong lúc đó cơ tim được nghỉ ngơi chờ đợi hồi phục. Cải thiện khí máu Trước ECMO các BN trong nghiên cứu của chúng tôi có pH 7,300,14, PaCO2 32,614,3 mmHg và HCO3 16,14,88 mmol / l, kết quả khí máu phản ánh BN có tình trạng toan chuyển hoá nặng điều này hoàn toàn phù hợp với tình trạng sốc nặng của BN trước ECMO. Cải thiện tình trạng suy tạng Trong nghiên cứu của chúng tôi, BN có điểm suy tạng SOFA trước ECMO là 7,82,68, diễn biến những ngày sau ECMO, điểm suy tạng không giảm, thậm chí còn tăng lên bởi lẽ đa phần những BN nếu có tổn thương suy thận cấp thì cần từ 2-4 tuần để hồi phục bình, trước khi ECMO tiểu cầu là 19271,2 G / l và sau ECMO thì tiểu cầu giảm có ý nghĩa thống kê các ngày sau đó như ngày 2 là 11146,0 G / l và lúc kết ECMO 8943, 3G / l. Một số yếu tố liên quan đến tử vong Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ BN sống ra viện là 44/54 ca chiếm 82,14%, tỷ lệ này cũng cao hơn so với các tác giả khác. Một số tác dụng không mong muốn 4.3.2.1. Biến chứng chảy máu Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ biến chứng chảy máu ở chân ống thông ECMO là gặp 20/54 BN (37%) sau 1 ngày ECMO và đến ngày 4 sau ECMO thì có 33/54 BN (61,5%) và đến hôm kết ECMO còn 28/54 BN (51,8%), tiếp theo tần suất chảy máu ở ống thông động mạch theo dõi HA liên tục thấp hơn là sau 1 ngày ECMO là 10/54 BN (18,5%) và cao nhất là ngày kết ECMO 25/54 BN (46,2%), trong khi đó tỷ lệ chảy máu ống thông tĩnh mạch trung tâm thấp hơn hẳn, cao nhất là 6/48 (12,5%) vào ngày thứ 5. Biến chứng tắc mạch Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có ca nào có biểu hiện thiếu máu chi dưới nặng nề phải can thiệp trong quá trình chạy ECMO, tuy nhiên có 5/54 (9,4%) trường hợp sau kết ECMO siêu âm phát hiện huyết khối mạch máu bằng siêu âm, nhưng các ca đó không phải can thiệp lấy huyết khối mà được dùng chống đông điều trị. Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả cứu sống các BN sốc tim nặng do VCT từ 60 đến 70%. Biến chứng phù phổi cấp và thần kinh trung ương Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 16/54 (29,6%) BN có phù phổi cấp, có nhiều bọt hồng trào qua nội khí quản, điều này có thể liên quan đến tình trạng giảm gánh thất trái, do dòng ECMO và dòng máu từ tim BN ra ngược chiều nhau cho nên làm tăng hậu gánh thất trái, phản ánh độ co hồi động mạch hiệu quả tăng, được coi là thành phần của thất trái hậu gánh, chính điều này dẫn đến tăng áp lực cuối thì tâm trương thất trái. Các BN giảm EF nhiều, ECMO VA có thể gây ra tăng sức căng thành tim và tăng nhu cầu oxy của cơ tim làm cản trở của việc hồi phục chức năng tim và có thể làm thúc đẩy phù phổi cấp tiến triển, tổn thương phổi cấp và tiên lượng tồi hơn. Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được 01 ca có biến chứng thần kinh trung ương là nhồi máu não, tuy nhiên có điều chắc chắn 4 4/5 4 (81,5%) BN sống không có BN nào sau kết ECMO đến lúc ra viện có di chứng thần kinh trung ương, do vậy chúng tôi loại trừ được biến chứng thần kinh ở các BN này, còn 09 BN tử vong còn lại chúng tôi không thể loại trừ được BN có biến cố thần kinh trung ương hay không vì tình trạng BN nặng không cho phép chúng tôi đưa BN đi chụp cắt lớp vi tính sọ não. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 54 BN viêm cơ tim cấp được hỗ trợ VA - ECMO, chúng tôi thu được kết quả như sau: 1 / Đánh giá kết quả cải thiện về tuần hoàn, khí máu, chức năng tạng Phương pháp VA - ECMO có giá trị cải thiện tuần hoàn, khí máu và chức năng tạng ở các bệnh nhân viêm cơ tim cấp có chỉ định hỗ trợ ECMO. Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này do vậy chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu kết quả hỗ trợ tuần hoàn của phương pháp trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO) trong điều trị bệnh nhân viêm cơ tim cấp với 02 mục tiêu sau: 1. - Cải thiện về khí máu: tình trạng toan chuyển hoá cải thiện rõ rệt, pH trước ECMO là 7,300,14, đến lúc kết ECMO là 7,440,12 (p < 0,05). Áp dụng kỹ thuật phương thức trao đổi oxy qua màng tĩnh mạch - động mạch cho các bệnh nhân viêm cơ tim cấp nặng có biến chứng sốc tim, rối loạn nhịp tim nguy hiểm đe doạ tính mạng và xem xét cụ thể khi có biến chứng ngừng tuần hoàn. Đánh giá hiệu quả lâm sàng ở bệnh nhân sốc tim do viêm cơ tim cấp được hỗ trợ oxy qua màng ngoài cơ thể tĩnh mạch-động mạch. Nhận xét một số biến chứng trong quá trình hỗ trợ oxy qua màng ngoài cơ thể tĩnh mạch-động mạch ở bệnh nhân sốc tim do viêm cơ tim cấp. Luận án có 119 tài liệu tham khảo, trong đó 02 tiếng Việt, 117 tiếng Anh. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1. Viêm cơ tim cấp 1.1. Khái niệm và cơ chế bệnh sinh Viêm cơ tim là tình trạng viêm của tế bào cơ tim, có nhiều nguyên nhân gây sốc tim trong đó viêm cơ tim chiếm 6%, biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân bị VCT cũng rất đa dạng từ BN không có triệu chứng tự hồi phục mà không cần điều trị đến những BN diễn biến tiến triển sốc tim và rối loạn nhịp đe doạ tính mạng và ngừng tuần hoàn. Dựa vào quan sát VCT do vi rút coxsackie trên người cũng như trên chuột, tác nhân VCT vi rút có thể được mô tả qua ba giai đoạn. Giai đoạn đầu là nhiễm vi rút và nhân lên của vi rút trong tế bào cơ tim. Sự ly giải protein vi rút và hoạt hoá của các cytokine làm tổn thương cơ tim dẫn đến chết các tế bào cơ tim theo chu trình. Giai đoạn nhân lên của vi rút rất khó phát hiện trên lâm sàng vì BN trong giai đoạn này có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng cúm không đặc hiệu. Giai đoạn hai liên quan đến hoạt hoá miễn dịch của vật chủ. Kích thích phản ứng miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể làm giảm sự nhân lên của vi rút và kết quả là khỏi bệnh. Tuy nhiên hoạt hoá miễn dịch không yếu đi có thể do các tê bào Thoạt hoá chống lại cơ tim thông qua phản ứng với peptid vi rút. Điều này đã dẫn đến giải phóng ra các cytokine như yếu tố hoại tử u (TNF), IL-1 và IL-6 kết quả gây tổn thương tế bào cơ tim nhều hơn. Sự hoạt hoá quá mức của miễn dịch tế bào hoặc các vi rút không được tiêu diệt hoàn toàn tiếp tục nhân lên tái phát dẫn đến giai đoạn ba, giai đoạn tổn thương tế bào cơ tim mạnh xảy ra. Giai đoạn này là thất trái giãn ra và chỉnh sửa lại, rối loạn chức năng thất trái tâm thu và biểu hiện lâm sàng suy tim. Nếu quá trình viêm này giảm đi thất trái sẽ nhỏ lại và chức năng thất trái sẽ cải thiện nếu quá trình viêm tiếp tục tiến triển sẽ dẫn đến bệnh cơ tim giãn. Hỗ trợ hô hấp: tuỳ tình trạng bệnh nhân cần thở oxy kính, oxy mặt nạ, thở không xâm nhập, và thở xâm nhập 1.3.2. Các biện pháp hỗ trợ tuần hoàn cơ học tạm thời khi mà các BN không đáp ứng với các biện pháp điều trị thường quy. Ưu điểm của hệ thống ECMO có thể thiết lập nhanh chóng tại giường để giúp hỗ trợ tuần hoàn cho BN sốc tim nặng trong thời gian ngắn 1 vài tuần. Matsumoto tỷ lệ sống là 26/37 (70,2%) (ca cao hơn so với tỷ lệ cai ECMO thành công bởi lẽ những BN không cai được ECMO đã được chuyển sang hỗ trợ bằng các thiết bị hỗ trợ thất trái để tiếp tục kéo dài quá trình điều trị và ghép tim nếu cần. Aoyama 30/52 (57,7%) BN có tỷ lệ sống, thấy nhóm BN tử vong thì mức độ suy tim trước ECMO nặng nề hơn và nhóm tử vong BN có biến cố suy thận cao hơn. Theo nghiên cứu Diddle tỷ lệ BN sống ra viện là 61% nhưng BN có suy thận thì nguy cơ cao hơn OR 3,6, CI 1,4-9,3 với khoảng tin cậy 95%). X.Liao tỷ lệ sống ở 33 BN là 78,7%, nồng độ lactat máu cao trước khi ECMO, BN cần phải truyền số lượng lớn các chế phẩm máu trong khi ECMO cũng như các biến chứng suy thận, chảy máu não, suy đa tạng tăng bilirubin là các yếu tố liên quan đến tiên lượng xấu cho BN. Wigfield đã chỉ ra suy đa tạng là nguyên nhân chính gây tử vong ở BN ECMO. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. - Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh lí mạch vành (hẹp trên 50% mạch vành), bệnh lí van tim / ngoài tim có thể lí giải được triệu chứng b / Và được chẩn đoán sốc tim theo tiêu chuẩn hiệp hội châu Âu 2012 - Tụt HA: HA tâm thu < 90 mmHg kéo dài trên 30 phút hoặc cần phải dùng thuốc vận mạch để duy trì HA ≥ 90 mmHg - Áp lực đổ đầy thất trái tăng: phù phổi hoặc áp lực đổ đầy thất trái bình thường hoặc tăng > 20 mmHg - Có dấu hiệu của giảm tưới máu tạng, có ít nhất một dấu hiệu sau: thay đổi ý thức, da lạnh, nổi vân tím, thiểu niệu, nồng độ lactat máu tăng và có chỉ số IE ≥ 40 g / kg / phút) c / Và / hoặc rối loạn nhịp tim nguy hiểm đe doạ tính mạng nhịp nhanh thất, rung thất không đáp ứng với điều trị bằng thuốc và / hoặc ngừng tuần hoàn. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: - Nghiên cứu tiến cứu mô tả, theo dõi dọc, có can thiệp, tự chứng. Các tiêu chí đánh giá trong nghiên cứu 2.3.5.1. Đặc điểm chung về bệnh và các thông số ECMO - Họ và tên, tuổi (năm), giới (nam / nữ), cân nặng, tiền sử bệnh: khoẻ mạnh, bệnh lý (suy tim, tăng HA, COPD), sốt, khó thở, đau ngực, da lạnh, nổi vân tím, ngừng tuần hoàn, bao lâu, liều adreanlin, liều noradrenalin, liều dobutamin, liều dopamin, chỉ số thuốc vận mạch, trợ tim, điểm SAVE, APACHE II. Điện tim vào viện: rung thất và nhịp nhanh thất, ngoại tâm thu thất, block AV III, nhịp nhĩ, nhịp xoang. Kỹ thuật vào ống thông ECMO: qua da hay bộc lộ mạch máu, thời gian chạy ECMO. Các thông số ECMO trong quá trình điều trị: CO, lưu lượng khí, FiO 2. Tiêu chí cải thiện chức năng tạng Điểm SOFA theo dõi trước ECMO, ngày 2, ngày 3, ngày 4 ngày 5, ngày kết ECMO và sau kết ECMO 24 giờ. Biến chứng liên quan đến đông máu:, PT, APTTs, fibrinogen, D-dimer, nghiệm pháp rượu trước ECMO, ngày 2, ngày 3, ngày 4 ngày 5 và ngày kết ECMO, sau kết ECMO 1 ngày. - Liều heparin: liều bolus, vào ECMO, ngày 2, ngày 3, ngày 4 ngày 5 và ngày kết ECMO. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể kháng thuốc bằng cách làm biến đổi mục tiêu vi khuẩn mà kháng sinh hướng tới, làm bất hoạt thuốc hoặc thải thuốc ra ngoài. Dotiwala nói: “Chúng tôi lý luận rằng việc khai thác hệ thống miễn dịch để tấn công đồng thời vi khuẩn trên hai mặt khác nhau khiến chúng khó phát triển sức đề kháng. ” Ông và các đồng nghiệp tập trung vào một con đường trao đổi chất chủ yếu cho hầu hết các vi khuẩn nhưng không có ở người, khiến nó trở thành mục tiêu lý tưởng cho sự phát triển của kháng sinh. Con đường này, được gọi là methyl-D-erythritol phosphate (MEP) hoặc con đường không mevalonate, chịu trách nhiệm sinh tổng hợp isoprenoids – các phân tử cần thiết cho sự tồn tại của tế bào ở hầu hết các vi khuẩn gây bệnh. Phòng thí nghiệm đã nhắm mục tiêu đến enzym IspH, một enzym thiết yếu trong quá trình sinh tổng hợp isoprenoid, như một cách để ngăn chặn con đường này và tiêu diệt vi khuẩn. Do sự hiện diện rộng rãi của IspH trong thế giới vi khuẩn, phương pháp này có thể nhắm mục tiêu đến nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình máy tính để sàng lọc hàng triệu hợp chất có sẵn trên thị trường về khả năng liên kết với enzyme và chọn những hợp chất mạnh nhất ức chế chức năng IspH làm điểm khởi đầu cho việc nghiên cứu thuốc. Do các chất ức chế IspH có sẵn trước đây không thể xâm nhập vào thành tế bào vi khuẩn, Dotiwala đã hợp tác với nhà hoá dược học Joseph Salvino của Wistar, giáo sư tại Trung tâm Ung thư Viện Wistar và là đồng tác giả của nghiên cứu, để xác định và tổng hợp các phân tử ức chế IspH mới có thể xâm nhập vào bên trong vi khuẩn. Nhóm nghiên cứu đã chứng minh rằng các chất ức chế IspH kích thích hệ thống miễn dịch với hoạt tính tiêu diệt vi khuẩn mạnh hơn và đặc hiệu hơn các kháng sinh tốt nhất hiện nay khi thử nghiệm in vitro trên các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh phân lập lâm sàng, bao gồm một loạt các vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương gây bệnh. Trong các mô hình tiền lâm sàng về nhiễm vi khuẩn gram âm, tác dụng diệt khuẩn của các chất ức chế IspH vượt trội hơn so với các kháng sinh truyền thống. Tất cả các hợp chất được thử nghiệm đã được chứng minh là không độc hại đối với tế bào của con người. “Kích hoạt miễn dịch đại diện cho dòng tấn công thứ hai của chiến lược DAIA ”, Kumar Singh, Ph.D, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại phòng thí nghiệm Dotiwala và là tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết. Dotiwala nhấn mạnh: “Chúng tôi tin rằng chiến lược DAIA sáng tạo này có thể đại diện cho một bước ngoặt tiềm năng trong cuộc chiến chống lại AMR của thế giới, tạo ra sức mạnh tổng hợp giữa khả năng tiêu diệt trực tiếp của thuốc kháng sinh và sức mạnh tự nhiên của hệ thống miễn dịch. ” Đồng tác giả: Rishabh Sharma, Poli Adi Narayana Reddy, Prashanthi Vonteddu, Madeline Good, Anjana Sundarrajan, Hyeree Choi, Kar Muthumani, Andrew Kossenkov, Aaron R. Goldman, Hsin-Yao Tang, Joel Cassel, Maureen E. Murphy, Rajasekharan Somasundaram, và Meenhard Herlyn từ Wistar; và Maxim Totrov từ Molsoft LLC. Công việc được hỗ trợ bởi: Quỹ G. Harold và Leila Y. Mathers, quỹ từ Chương trình Nâng cao Nghiên cứu Phổ quát Khối thịnh vượng chung (CURE) và Quỹ Khám phá Khoa học Wistar; Quỹ từ thiện Pew đã hỗ trợ Farokh Dotiwala với khoản tài trợ tuyển dụng của Viện Wistar; Hỗ trợ bổ sung được cung cấp bởi Quỹ Nghiên cứu Y tế Adelson và Bộ Quốc phòng. Hỗ trợ cho các cơ sở của Viện Wistar được cung cấp bởi Trợ cấp Hỗ trợ Trung tâm Ung thư P 30. Các nhà khoa học của Viện Wistar đã phát hiện ra một nhóm hợp chất mới kết hợp độc đáo việc tiêu diệt kháng sinh trực tiếp các mầm bệnh vi khuẩn kháng thuốc với một phản ứng miễn dịch nhanh chóng cùng lúc để chống lại sự kháng thuốc (AMR). Phát hiện này đã được công bố hôm nay trên tạp chí Nature. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố AMR là một trong 10 mối đe doạ sức khoẻ cộng đồng toàn cầu chống lại loài người. Người ta ước tính rằng đến năm 2050, các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh có thể cướp đi sinh mạng của 10 triệu người mỗi năm và tạo ra gánh nặng tích luỹ 100 nghìn tỷ đô la cho nền kinh tế toàn cầu. Danh sách các vi khuẩn đang trở nên kháng thuốc với tất cả các loại kháng sinh hiện có đang ngày càng gia tăng và một số loại thuốc mới đang được sản xuất, tạo ra nhu cầu bức thiết về các loại kháng sinh mới để ngăn chặn khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng. Farokh Dotiwala, M.B.B.S, Ph.D., trợ lý giáo sư của Trung tâm Tiêm chủng & Miễn dịch và là tác giả chính của nỗ lực xác định một thế hệ kháng sinh mới có tên là kháng sinh miễn dịch tác dụng kép (DAIA), cho biết: “Chúng tôi đã thực hiện một chiến lược kép sáng tạo để phát triển các phân tử mới có thể tiêu diệt các bệnh nhiễm trùng khó điều trị đồng thời tăng cường phản ứng miễn dịch tự nhiên của vật chủ. ” Các loại thuốc kháng sinh hiện tại nhắm vào các hoạt động chức năng chủ yếu của vi khuẩn, bao gồm tổng hợp axit nucleic và protein, xây dựng màng tế bào và các con đường trao đổi chất. Các yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 2 tuổi ở vùng núi Phía Bắc Và Tây Nguyên. Tóm tắt tiếng Việt: Mục tiêu: Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi của trẻ dưới 2 tuổi ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng tại cộng đồng được thực hiện trên 600 trẻ dưới 2 tuổi bao gồm nhóm bệnh (thấp còi) và nhóm chứng (không thấp còi) tại 4 tỉnh khó khăn (Lào Cai và Lai Châu của vùng núi phía Bắc; Gia Lai và Kon Tum của Tây Nguyên). Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ có cân nặng sơ sinh thấp; trẻ được sinh liền năm một, trẻ bị thiếu máu, chiều cao của bố mẹ thấp, bố hoặc mẹ hút thuốc, gia đình có điều kiện kinh tế kém, tháng tuổi của trẻ là những yếu tố có liên quan đến SDD thấp còi của trẻ. Từ khoá: SDD, thấp còi, nhẹ cân, thiếu máu, thiếu kẽm, cân nặng sơ sinh. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội. Năng lượng khẩu phần trung bình / ngày là 1362 Kcal / ngày, phân bố theo tỷ lệ 17%: 16%: 67% tương ứng cho protid: lipid: glucid. Chỉ số dị hoá protein (PCR) cho thấy 21,5% số bệnh nhân (27,6% ở nam, 11,4% ở nữ) cung cấp không đủ protid cho cơ thể. Protid khẩu phần thấp < 1 g / kg cân nặng có nguy cơ Alb huyết thanh thấp cao hơn 3 lần (OR= 2,98; p < 0,05) so với đủ protid khẩu phần. Từ khoá: Suy dinh dưỡng, khẩu phần, thận nhân tạo. Tóm tắt tiếng Việt: Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) và một số yếu tố liên quan đã được đánh giá trên 93 bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại đơn vị Thận nhân tạo (TNT), bệnh viện Thanh Nhàn trong thời gian 11/2004 - 07/2005. Kết quả cho thấy tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (CED, BMI < 18,5) là 38,7%, trong đó 44,8% ở nam, 28,6% ở nữ. Tỷ lệ bệnh nhân có BMI > 23 là 14% (nữ 25,7%, nam 6,9%). Có 47,3% bệnh nhân với mức BMI bình thường (18,5-22,9). Tỷ lệ mỡ cơ thể có xu hướng tăng dần theo tuổi của bệnh nhân, tỷ lệ mỡ ở nữ sinh nhiều hơn có ý nghĩa so với nam giới. Tỷ lệ albumin (Alb) huyết thanh thấp (< 3 5g / L) là 22,6% (nam 24,1%, nữ 22,6%). Có 10,8% số bệnh nhân thiếu kết hợp cả protein và năng lượng. Tỷ lệ thiếu máu là 97,8%; trong đó 25,8% thiếu máu nặng; 43% thiếu máu vừa và 29% thiếu máu nhẹ. Đánh giá hiệu quả kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường type II điều trị tại Trung tâm Y tế dự phòng Thái Bình. Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Hân, Đặng Bích Thuỷ, Vũ Đình Triển và cộng sự Tạp chí DD & TP / Journal of Food and Nutrition Sciences - Tập 6 - Số 1 - Tháng 4 / Vol. 6 - No. Luật và thực trạng sử dụng các Hormone trong nông nghiệp của một số nước trên thế giới và Việt Nam - ảnh hưởng của thực phẩm có tồn dư Hormone cao đến sức khoẻ con người. Các nghiên cứu đều khẳng định có mối tương quan chặt giữa việc sử dụng các TP có tồn dư hormone với nhiều loại bệnh tật hiểm nghèo. Điều này đã được khẳng định với một số chất như các chất kháng tuyến giáp trạng (tapazol, 4 (6) - R-thiouracil); các β-agoniste như clenbuterol; các diethylstilbestrol được dùng như là chất kích thích sinh trưởng. Các hormone tự nhiên như estradiol, testostrogene, progesterol … biểu hiện hoạt động của các hormone sinh dục. Từ khoá: Pháp lệnh thực phẩm, an toàn TP, chất tăng trọng, chất KTST, chất BQTP, hormone. Tác giả: Vũ Thị Thư, Trần Thị Định. Tạp chí DD & TP / Journal of Food and Nutrition Sciences - Tập 9 - Số 2 - Tháng 6 / Vol. 9 - No. Tóm tắt tiếng Việt: Hầu hết các nước trên thế giới đều có luật hoặc pháp lệnh thực phẩm với mục đích cơ bản là bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng khi họ sử dụng thực phẩm. Luật thực phẩm của nhiều nước được hình thành từ rất lâu, được cụ thể hoá bằng các chỉ thị, nghị định quy định việc sử dụng các chất độc hại nói chung và các hormone nói riêng trong sản xuất thực phẩm (SXTP). Ở Việt Nam, Quốc hội đã ban hành luật an toàn TP số 55/2010/QH12,trong đó có quy định việc sử dụng chất tăng trọng, chất kích thích sinh trưởng (KTST), chất bảo quản TP … Tuy nhiên việc sử dụng các hormone trong chăn nuôi, trong trồng trọt vẫn diễn ra rất phức tạp, với những thủ đoạn tinh vi khó kiểm soát. Ở các nước phát triển như liên minh châu Âu, người ta đã sử dụng các hormone trong chăn nuôi gia súc từ rất sớm (từ những năm 1980) nhưng do luật pháp nghiêm, biện pháp kiểm tra chặt chẽ nên việc sử dụng ngày càng ít hơn so với các nước châu Á. Ở Việt Nam do việc nhập lậu các hormone như β-agoniste và các chất độc hại trong TP từ Trung Quốc và một số nước liền kề khác nên tình trạng sử dụng chúng hiện nay có chiều hướng gia tăng, làm mất an toàn TP và ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất thịt cũng như rau quả của nông dân. Tình trạng thiếu máu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai 6 – 16 tuần ở Hà Nam. Từ khoá: Thiếu máu, thiếu sắt, dinh dưỡng, phụ nữ mang thai, Hà Nam. Tóm tắt tiếng Việt: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tình trạng thiếu máu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai (PNMT) và một số yếu tố liên quan được hoàn thành vào năm 2013 ở Hà Nam với 657 PNMT tuổi thai từ 6-16 tuần. Kết quả điều tra cho thấy đây là một cộng đồng có mức độ thiếu máu ở mức trung bình với tỷ lệ PNMT bị thiếu máu là 20,7%. Trong đó tỷ lệ thiếu máu trung bình là 3,7%, thiếu máu nhẹ là 17,0%, không có PNMT nào bị thiếu máu nặng. Tỷ lệ dự trữ sắt thấp (ferritin huyết thanh < 30 µg / L) là 17,4%; trong đó có 4,3% PNMT có dự trữ sắt cạn kiệt (ferritin huyết thanh < 15 µg / L). Tỷ lệ thiếu máu ở PNMT có xu hướng tăng dần theo nhóm tuổi. Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm dữ liệu về TMDD ở PNMT và là cơ sở cho các nghiên cứu can thiệp. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) về vệ sinh an toàn thực phẩm của bốn nhóm đối tượng tại một số đô thị phía Bắc. Tóm tắt tiếng Việt: Hiện nay ở Việt Nam, hằng năm thường có những vụ ngộ độc thực phẩm và các loại bệnh tật khác do ô nhiễm thực phẩm gây nên. Hà Tĩnh). Năm 2005, cho thấy: Hiểu biết đúng kiến thức về ATVSTP đạt trung bình (85,4%), trong đó, người chế biến thực phẩm đạt thấp hơn (82,9%) và TP. Thái Bình đạt thấp nhất (79,1%). Thái độ về ATVSTP đạt trung bình (92,2%), trong đó người quản lý thực phẩm đạt thấp hơn (82,4%) và TP. Thái Bình đạt thấp nhất (85,5%). Thực hành đúng về ATVSTP là kém nhất, đạt trung bình (73,6%), trong đó người quản lý thực phẩm chỉ đạt (52,5%) và TP. Thái Bình đạt thấp nhất (65,4%). Từ khoá: Kiến thức, thái độ và thực hành, vệ sinh an toàn thực phẩm. Dinh dưỡng và hội chứng chuyển hoá. Quá trình xơ vữa mạch máu thường kéo dài hàng chục năm và gần như không có triệu chứng điển hình nào có thể phát hiện được ở những người lao động “khoẻ mạnh ” trong cộng đồng. Do đó, việc đánh giá nguy cơ tích luỹ gây xơ vữa động mạch và xử trí can thiệp ngay nếu cần thiết là rất quan trọng trong đề phòng các tai biến nghiêm trọng mà nó có thể gây nên. Hiện tượng kháng insulin ở người bệnh Hội chứng chuyển hoá là nguyên nhân chính của các rối loạn về mỡ máu, đường huyết và huyết áp. Sự rối loạn chức năng của các mô mỡ, tăng tiết các cytokine kháng viêm, TNF-α do tiêu thụ nhiều chất béo đã dẫn đến suy giảm hoạt tính của insulin trong cơ thể. Một thử nghiệm trên động vật đã cho thấy việc sử dụng quá nhiều chất béo đã chuyển tới 30% mô mỡ nội tạng thành các mô mỡ tăng tiết TNF-α. Như vậy, ăn uống hợp lý được xem là yếu tố chính trong việc phòng chống Hội chứng chuyển hoá. Hiện tại, kiểm soát chế độ ăn uống, đặc biệt là hạn chế tiêu thụ chất béo được xem là biện pháp hữu hiệu để phòng chống xơ vữa động mạch không chỉ ở Hoa Kỳ, Nhật Bản mà còn ở Việt Nam. Tóm tắt tiếng Việt: Trong vài năm gần đây, khái niệm về Hội chứng chuyển hoá trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Việc một tỷ lệ lớn người Nhật mắc Hội chứng chuyển hoá (20 – 30%) ở nam giới trên 40 tuổi) đã thực sự là một sự kiện gây bất ngờ. Hội chứng chuyển hoá thường xuất hiện cùng với các rối loạn lipid máu, cao huyết áp, rối loạn dung nạp đường huyết, béo phì trung tâm ở các mức độ trung bình. Người bệnh có Hội chứng tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa thành mạch. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi bị biếng ăn tại Bệnh viện Nhi trung ương. Từ khoá: Biếng ăn, tình trạng dinh dưỡng, Bệnh Viện Nhi Trung Ương. Tóm tắt tiếng Việt: Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi tại phòng khám dinh dưỡng, Bệnh Viện Nhi Trung Ương. Đối tượng: Gồm 124 trẻ biếng ăn dưới 5 tuổi và các bà mẹ của những trẻ này. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ biếng ăn gặp nhiều nhất ở nhóm trẻ 12-24 tháng tuổi (38,7%) và tỷ lệ suy dinh dưỡng của lứa tuổi này cũng cao nhất (30,4%). Biếng ăn rất ít gặp ở trẻ < 6 tháng tuổi (4%) và không gặp suy dinh dưỡng thể gày còm ở lứa tuổi này. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ biếng ăn cao với suy dinh dưỡng thể thấp còi cao nhất (32,3%), suy dinh dưỡng nhẹ cân (28,2%) và gầy còm (13,71%), tuy nhiên hầu hết là suy dinh dưỡng mức độ vừa (77,5 - 88,6%). Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân gặp nhiều ở nhóm trẻ 48-60 tháng tuổi (31,6%), suy dinh thể thấp còi gặp nhiều ở nhóm trẻ từ 12-24 tháng tuổi (35%) và tiếp đến là trẻ từ 24-36 tháng (22,5%). Kiến thức và thực hành về các quy định vệ sinh an toàn thực phấm của chủ cửa hàng và quán ăn tại Hà Nội năm 2008. Có mối liên quan chặt chẽ giữa thời gian mở quán, thời gian nhân viên phục vụ với khả năng thực hành về các quy định VSATTP (p < 0,01), giữa thời gian phục vụ của nhân viên với khả năng thực hành về các quy định VSATTP (p < 0,01, giữa thời gian mở quán với kiến thức về các quy định VSATTP (p < 0,01) và giữa kiến thức với khả năng thực hành về các quy định VSATTP (p < 0,01). Từ khoá: KAP, vệ sinh an toàn thực phẩm, cửa hàng ăn. Tóm tắt tiếng Việt: Nghiên cứu được tiến hành trong năm 2008 tại 4029 cửa hàng ăn và quán ăn cùng với 4029 chủ cơ sở trên địa bàn 14 quận, huyện thuộc Hà Nội cũ. Chỉ có 49,3% số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Tỷ lệ đạt kiến thức về các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm: 61,8%, về các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm: 52,2%. Kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm của người kinh doanh thức ăn đường phố trên thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương năm 2014. Kết quả: Đa phần người KD TĂĐP quan tâm đến kiến thức về sức khoẻ (75,8%), ít quan tâm đến kiến thức về vệ sinh cơ sở (10,8%) và kiến thức về ngộ độc thực phẩm (NĐTP) (25,8%). Kiến thức chung đúng về ATTP chiếm tỷ lệ thấp (6,1%). Người KD TĂĐP thực hành tốt các quy định không hút thuốc lá, không khạc nhổ trong khu vực chế biến, không đeo trang sức, không sơn móng tay, khám sức khoẻ, tập huấn kiến thức ATTP (trên 60%), tuy nhiên chưa chấp hành đầy đủ quy định về trang phục bảo hộ khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (9,7%). Có mối liên quan giữa kiến thức đúng về ATTP với thực hành đúng [PR = 9,4; KTC 95% (5,1 – 17,3), p < 0,001]. Có mối liên quan giữa kiến thức đúng về ATTP với thực trạng điều kiện cơ sở [PR = 1,7; KTC 95% (1,2 – 2,3), p < 0,015]. Kết luận: Nâng cao kiến thức về vệ sinh đối với cơ sở và kiến thức về NĐTP. Tuyên truyền vận động người KD TĂĐP mặc đồng phục, mang nón và khẩu trang khi chế biến thực phẩm. Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thực hành của người KD TĂĐP với thực trạng ATTP TĂĐP. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 360 cơ sở KD TĂĐP được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp kiến thức và bảng kiểm để quan sát thực hành và điều kiện ATTP, sử dụng phép c2 để xác định mối liên quan giữa các biến số. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn và một số yếu tố liên quan của công nhân chế biến thuỷ hải sản tại Công ty Thuỷ Đặc Sản, Hồ Chí Minh năm 2017. Kết luận: Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở công nhân chế biến thuỷ hải sản ở mức cao theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới. Từ khoá: CED, chế biến thuỷ hải sản, công nhân, thiếu năng lượng trường diễn. Tác giả: Lê Thị Xuân Quỳnh, Phạm Thị Lan Anh, Vương Thuận An. Tạp chí DD & TP / Journal of Food and Nutrition Sciences - Tập 14 - Số 5 - Tháng 9 / Vol. 14 - No. Phương pháp: Điều tra cắt ngang trên 320 công nhân trực tiếp chế biến thuỷ hải sản. Đối tượng được đo chiều cao, cân nặng và phỏng vấn theo bộ câu hỏi soạn sẵn. Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn được xác định khi chỉ số khối cơ thể < 18,5 kg / m 2. Xét mối liên quan giữa thiếu năng lượng trường diễn và giới, nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, tuổi nghề, tính chất công việc, thời gian tăng ca, thói quen tập thể dục. Kết quả: Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn của công nhân chế biến thuỷ hải sản là 26,3% (nam 23,7%; nữ 28,1%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thiếu năng lượng trường diễn với nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, thói quen tập thể dục. Đặc điểm khẩu phần bệnh nhân đái tháo đường type II điều trị tại khoa nội tiết – thần kinh bệnh viện đa khoa Hưng Yên. Từ khoá: Khẩu phần, Đái tháo đường type II, Bệnh viện đa khoa Hưng Yên. Tóm tắt tiếng Việt: Nghiên cứu được tiến hành từ 10/2016 – 2/2017 theo phương pháp dịch tễ học mô tả qua điều tra cắt ngang trên 160 bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ type 2 từ 30 – 60 tuổi điều trị tại Khoa Nội tiết – thần kinh Bệnh viện đa khoa Hưng Yên, với mục tiêu mô tả đặc điểm khẩu phần của đối tượng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng nghiên cứu thường ăn 3 bữa / ngày. Chỉ có 41,9% bệnh nhân thực hiện ăn đúng giờ. Năng lượng khẩu phần của đối tượng là 1365,6 ± 383,9 kcal. Chỉ có 32,5% đối tượng đạt nhu cầu năng lượng; 55% đối tượng đạt nhu cầu protein; 73,8% đối tượng đạt nhu cầu lipid; 28,8% đối tượng đạt nhu cầu glucid. Bệnh nhân SDD thường có khẩu phần ăn thiếu năng lượng và những người thừa cân - béo phì thường gặp ở những đối tượng có khẩu phần ăn thừa năng lượng. Xác định hàm lượng một số acid amin trong đậu tương và các sản phẩm chế biến bằng kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao. Tóm tắt tiếng Việt: Nghiên cứu nhằm xác định hàm lượng của 17 axit amin khác nhau trong đậu tương và các chế phẩm bằng kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) tại Trung tâm kiểm nghiệm của Viện Dinh dưỡng. Kết quả cho thấy, hàm lượng của các axit amin trong đậu tương dao động trong khoảng từ 33 đến 40 g / 100 g. Lượng acid amin trong đậu phụ từ 7 đến 10 g / 100 g, trong sữa đậu nành từ 11 đến 18 mg / l. Trong các thực phẩm được phân tích, ngoài axit glutamic có tỷ lệ khá cao thì một số axit amin thiết yếu khác cũng có hàm lượng tương đối cao. Đặc biệt, đậu phụ Mơ có hàm lượng acic amin cao nhất so với các loại đậu phụ khác. Từ khoá: Axit amin, đậu tương, sản phẩm đậu tương, HPLC. HCM …), đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan bao gồm Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các bệnh viện. Tóm tắt tiếng Việt: Tình trạng phổ biến của vi khuẩn kháng kháng sinh trong thực phẩm ở Việt Nam đã ở mức báo động. Việc có những chính sách phù hợp và biện pháp áp dụng một cách mềm dẻo và linh hoạt phù hợp với đặc điểm của Việt Nam có thể đem lại hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa sự bùng phát và lây lan của vi khuẩn kháng thuốc. Thực trạng đáp ứng các tiêu chí xã, phường, thị trấn an toàn thực phẩm và điều kiện bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, 2018. Chợ có KDTP đạt yêu cầu theo quy định là 44,4%, các cửa hàng thực phẩm an toàn đạt 66,7% và 88,9% bếp ăn bán trú trường học đảm bảo điều kiện theo qui định. Từ khoá: Quản lý chăm sóc sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, điều kiện ATTP, tỉnh Thanh Hoá. Năm 2018 có 5,4% xã, phường, thị trấn được công nhận là xã ATTP. 100% các xã đã thành lập BCĐ, các giải pháp có hiệu quả về ATTP mới đạt 74,0%; 50,0% thực hiện công khai các vi phạm và 16,7% số xã thực hiện xác nhận nguồn gốc xuất sứ thực phẩm theo đúng qui định. Kiến thức đúng của chủ các cơ sở thực phẩm cấp xã là 48,0%, thực hành đúng của đối tượng này là 38,8%. Có mối liên quan chặt chẽ giữa kiến thức và thực hành của các đối tượng này. Một số chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng Lipid ở bệnh nhân viêm gan điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa thành phố Thái Bình năm 2017. Kết luận: Bệnh nhân viêm gan có tăng men gan, rối loạn mỡ máu, phần trăm mỡ cơ thể tăng ở hầu hết các nhóm viêm gan; đặc biệt tăng cao trong VGR và VGC. Từ khoá: Tình trạng dinh dưỡng lipid, viêm gan, rối loạn mỡ máu, men gan, Thái Bình. Tóm tắt tiếng Việt: Mục tiêu: Nghiên cứu một số chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng lipid ở bệnh nhân viêm gan. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả qua điều tra cắt ngang ở 124 bệnh nhân viêm gan vào điều trị nội trú tại khoa Nội tổng hợp, bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình năm 2017. Kết quả: Tất cả các bệnh nhân viêm gan cấp (VGC), viêm gan mạn tính (VGM) và viêm gan do rượu (VGR) đều có tăng men gan. Trong đó, bệnh nhân VGR là nhóm có rối loạn chuyển hoá lipid chiếm tỷ lệ cao nhất. Cụ thể: Tỷ lệ% khối mỡ cơ thể tăng cao ở 59,5% bệnh nhân VGC, ở 43,3% bệnh nhân VGM và 58,9% bệnh nhân VGR. Có 63,7% bệnh nhân có lớp mỡ dưới da tăng và có 50% bệnh nhân tăng khối mỡ nội tạng, cả hai tỷ lệ này đều tăng cao nhất ở bệnh nhân VGR (80,0%). Tỷ lệ bệnh nhân viêm gan có cholesterol máu thấp là 10,5% và có 58,9% có cholesterol máu tăng cao, trong đó bệnh nhân VGR có tỷ lệ tăng cholesterol nhiều hơn VGC và VGM. Hiệu quả can thiệp khẩu phần cho trẻ suy dinh dưỡng nhằm cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em người dân tộc Sán Dìu tại Thái Nguyên. Tóm tắt tiếng Việt: Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ suy dinh dưỡng, người dân tộc Sán Dìu tại xã Nam Hoà huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên bằng can thiệp khẩu phần. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp can thiệp khẩu phần được tiến hành trên 144 cặp các bà mẹ và con dưới 5 tuổi người dân tộc Sán Dìu (72 bà mẹ có con suy dinh dưỡng và 72 bà mẹ có con không bị suy dinh dưỡng). Số trẻ có chỉ số hồng cầu dưới 3,5 triệu giảm từ 24% xuống còn 16%; Huyết sắc tố dưới 110 g / l giảm từ 26% xuống còn 14%; Ferritin huyết thanh dưới 30 μg / l giảm từ 16% xuống còn 8%. Kết luận: tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, người dân tộc Sán Dìu tại xã Nam Hoà huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã được cải thiện rõ rệt sau can thiệp khẩu phần dinh dưỡng. Từ khoá: Thiếu vi chất dinh dưỡng, ăn uống, can thiệp, trẻ em, dân tộc thiểu số Tài liệu đính kèm: Nâng cao nhận thức của phụ huynh và học sinh về hoạt động thể lực và cân nặng hợp lý là yếu tố quan trọng trong phòng chống thừa cân, béo phì trẻ em. Tóm tắt tiếng Việt: Tìm hiểu về hoạt động thể lực (HĐTL) của trẻ và vai trò chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ là cần thiết trong các đánh giá cũng như xây dựng các can thiệp nhằm kiểm soát thừa cân (TC), béo phì (BP) ở trẻ em. Mục tiêu: (1) Xác định một số đặc điểm HĐTL của trẻ em ở một số trường tiểu học tại Hải Phòng; 2) Xác định mối liên quan giữa TC-BP ở trẻ với nhận thức của cha mẹ về cân nặng / hình dáng của trẻ. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đánh giá nhân trắc và phỏng vấn 256 trẻ 6-10 tuổi và cha / mẹ của trẻ. Kết quả: Sự sẵn có của sân chơi, công viên là yếu tố thúc đẩy sự tham gia HĐTL của trẻ. Có mối liên quan giữa TC-BP ở trẻ với nhận thức của cha mẹ về hình dáng và cân nặng của trẻ: 53,3% và 46,4% bố mẹ có con lần lượt bị TC-BP và béo bụng cho rằng con mình bình thường. Nếu bố mẹ cho rằng trẻ TC-BP có cân nặng bình thường hoặc gầy thì trẻ có nguy cơ tăng TC-BP thêm lần lượt 1,8 hoặc 61,2 lần (p < 0,001). Từ khoá: Hoạt động thể lực, hoạt động tĩnh tại, học sinh tiểu học, thừa cân-béo phì, Hải Phòng. Hàm lượng một số chất chống oxy hoá trong khẩu phần người trưởng thành. Hàm lượng lycopen trong khẩu phần ở vùng đồng bằng đều thấp hơn một cách có ý nghĩa so với vùng thành phố và miền núi (n= 30, p < 0,05). Kết luận: Hàm lượng các chất chống oxy hoá chính, ‘ các yếu tố bảo vệ ”, bao gồm vitamin E, lycopen và beta-caroten trong khẩu phần của người trưởng thành ở các vùng đều ở mức thấp so với nhu cầu khuyến nghị, cho thấy có thể là có yếu tố nguy cơ liên quan đến chuyển hoá lipid và các bệnh mạn tính không lây. Từ khoá: Chất chống oxy hoá, vitamin E, beta-caroten, lycopen. Tóm tắt tiếng Việt: Mục tiêu: Đánh giá hàm lượng các chất chống oxy hoá chính gồm vitaminE, beta-carotene và ly-copene trong khẩu phần người trưởng thành tại các vùng sinh thái ở Việt Nam, qua đó tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố bảo vệ trong chế độ ăn với tình trạng dinh dưỡng lipid. Phương pháp: 120 mẫu khẩu phần trong một ngày, đại diện cho chế độ ăn người trưởng thành được thu thập tại 8 tỉnh thuộc 4 vùng sinh thái. Mẫu khẩu phần được đồng nhất và phân tích để xác định hàm lượng vitamin E, lycopen và beta-caroten bằng thiết bị sắc ký lỏng hiệu nâng cao với detector UV và huỳnh quang. Sự khác biệt về hàm lượng vitamin E và β-caroten trong khẩu phần vùng thành phố đối với 3 vùng sinh thái còn lại là có ý nghĩa thống kê (non-parametric test, n= 30, p < 0,05). Nâng cao công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn thành phố Bắc Giang. Tóm tắt tiếng Việt: Xây dựng một đính hướng quản lý thức ăn đường phố là nhu cầu tất yếu của một xã hội đang phát triển. Kết quả nghiên cứu 128 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên thành phố Bắc Giang cho thấy: Tỷ lệ cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố được đánh giá đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) chiếm 78,1%; Còn 14,4% nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến của các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố thường không rõ ràng; 18,0% người kinh doanh thức ăn đường phố chưa thực hiện khám sức khoẻ theo quy định; Còn phát hiện thực phẩm sử dụng phụ gia không có trong danh mục; phát hiện 08 mẫu dầu rán (chiếm 23,5%) dương tính với độ ôi khét do sử dụng lại nhiều lần; 24 mẫu dụng cụ chứa đựng thực phẩm (bát, đĩa sau khi đã vệ sinh) còn phát hiện thấy tinh bột; 30,0% mẫu nước giải khát, 20% mẫu sản phẩm chế biến từ ngũ cốc (bún, bánh phở, bánh giò, bánh cuốn, bánh đúc … 0 không đảm bảo tiêu chuẩn về vi khuẩn Coliforms; 60% mẫu rau ăn sống, 40,0% mẫu nước giải khát, 20% mẫu thịt đã qua chế biến và các sanrp hẩm chế biến từ ngũ cốc không đảm bảo tiêu chuẩn về vi khuẩn Escherichia coli. Từ khoá: Thức ăn đường phố, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nghiên cứu hoạt tính kháng vi sinh vật của Aminoreductone. Tóm tắt tiếng Việt: Phản ứng Maillard một phản ứng vô cùng quan trọng đối với thực phẩm vì ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của sản phẩm thực phẩm. Trong nghiên cứu này, hoạt tính kháng vi sinh vật của aminoreductone (AR) – sản phẩm được tạo thành trong giai đoạn đầu của phản ứng Maillard được khảo sát và so sánh với hoạt tính của một số kháng sinh thông dụng (amikacin (AN), ciprofloxacin (CIP), meropennem (MEM) and levofloxacin (LVX)). Bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch nghiên cứu đã xác định AR có khả năng ức chế mạnh mẽ tới sự phát triển của các 7 chủng vi sinh vật thử nghiệm khá tương đồng với các chất kháng sinh. Với 2,5 mg AR, với đường kính vòng tròn kháng khuẩn dao động từ 15 ± 0 mm (Bacillus cereus ATCC® 13061 ™) tới 28,25 ± 0,35 mm (Staphylococcus aureus ATCC® 25923 ™). Do AR kết hợp với kháng sinh có khả năng ức chế sự phát triển lại của một số khuẩn lạc kháng kháng sinh nên AR có thể là hợp chất tiềm năng trong sản phẩm thực phẩm có lợi cho sức khoẻ và hỗ trợ thuốc kháng sinh trong điều trị một số bệnh do vi sinh vật. Diễn biến khẩu phần ăn của người Việt Nam trong thế kỷ XX (1940-2000) và ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Biến dạng cổ thiên nga Theo David R. Steinberg, MD, Perelman School of Medicine at the University of Pennsylvania Đánh giá về mặt y tế Thg4 2022 Nguồn chủ đề Biến dạng cổ thiên nga Biến dạng ngón tay hình cổ thiên nga bao gồm quá duỗi khớp ngón gần (PIP), gấp khớp ngón xa (DIP), và đôi khi gấp khớp bàn ngón tay (MCP). Cùng với sự mất vững ngón cái, động tác cầm nắm cũng bị yếu nhiều. Biến dạng này có thể được sửa chữa bằng kĩ thuật làm cứng khớp gian đốt cùng với tái tạo gân tại khớp bàn ngón tay. Mặc dù là triệu chứng điền hình trong bệnh viêm khớp dạng thấp, biến dạng ngón tay hình cổ thiên nga có một số nguyên nhân bao gồm ngón tay bóng chày (ngón tay vồ) không được điều trị, sự lỏng lẻo của các dây chằng mặt gan tay của khớp ngón gần (PIP) (ví dụ như có thể xảy ra sau thấp khớp cấp hoặc bệnh khớp Jaccoud trong lupus ban đỏ hệ thống [SLE]), co cứng cơ bàn tay và đứt gân gấp của khớp ngón gần, và can xương lệch do gãy giữa hoặc đầu gần ngón tay. Không có khả năng phục hồi hoặc bù lại sự duỗi quá mức của khớp gian đốt ngón gần làm cho ngón tay không thể gấp lại được và gây ra tàn tật nặng. Điều trị biến dạng cổ thiên nga là điều trị bệnh lý nền khi còn khả năng (ví dụ, sửa ngón tay bóng chày hay bất kỳ lệch trục xương, giải phóng tình trạng co cứng cơ bên trong). Những biến dạng nhẹ ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể được điều trị bằng một nẹp tròn nhỏ chức năng. Khuyết tật nặng có thể phải điều trị bằng phẫu thuật. Biến dạng cổ thiên nga không ảnh hưởng đến ngón tay cái là ngón chỉ có một khớp gian đốt. Tuy nhiên, tình trạng khớp gian đốt ngón cái duỗi quá mức nặng kèm theo gấp khớp bàn ngón có thể xảy ra, được gọi là mỏ vịt, ngón cái hình chữ Z (kiểu zíc zắc) hoặc biến dạng góc 90 °. Thăm khám khớp háng Theo Alexandra Villa-Forte, MD, MPH, Cleveland Clinic Đánh giá về mặt y tế Thg2 2022 Khám khớp háng Hút dịch khớp háng Nguồn chủ đề Cách khám khớp háng Đánh giá khớp háng khám lâm sàng và đôi khi là chọc hút dịch khớp. Cách khám khớp háng VIDEO Hút dịch khớp háng Thủ thuật hút dịch khớp háng thường được thực hiện bởi bác sĩ chuyến khoa chỉnh hình dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc bác sĩ can thiệp điện quang, và không được thảo luận ở đây. Khám khớp háng Đầu tiên đánh giá dáng đi của bệnh nhân. Bệnh nhân viêm khớp háng thường có dáng đi khập khiễng và có thể gây ra bởi bất kỳ nguyên nhân sau: Đau Chân ngắn co rút chân Yếu cơ Bệnh lý của khớp gối Mất khả năng thực hiện các động tác xoay trong (trong giai đoạn đầu của thoái hoá khớp háng hay viêm màng hoạt dịch khớp háng), gấp, duỗi hoặc dạng khớp có thể được chứng minh. Khi khám đặt một tay lên mào chậu của bệnh nhân để phát hiện chuyển động của khung chậu do có thể dễ nhầm với vận động của khớp háng. Khám phát hiện dấu hiệu co rút khớp ở tư thế gấp bằng cách cố gắng duỗi chân trong khi khớp háng bên đối diện được đắt ở tư thế gấp tối đa để cố định khung chậu. Dấu hiệu đau ở vị trí mấu chuyển lớn xương đùi gợi ý viêm bao thanh dịch (cấu trúc nằm ở ngoài khớp) hơn là bất thường tại trong khớp. Đau khi vận động thụ động khớp (bệnh nhân nằm ngửa, gối và háng gấp 90 °, người khám thực hiện các động tác xoay trong và xoay ngoài khớp háng) thường gợi ý các tổn thương nội khớp. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể có đồng thời tổn thương nội khớp và ngoài khớp. Liệu pháp vitamin đường tĩnh mạch (Myers 'Cocktail) Liệu pháp vitamin đường tĩnh mạch (IV) (còn được gọi là liệu pháp vi chất dinh dưỡng đường tĩnh mạch và liệu pháp bù nước) tạo điều kiện thuận lợi cho lượng vitamin trong máu cao và nhanh chóng. Vào năm 2018, Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) đã buộc tội một công ty tiếp thị và bán cocktail Myers cũng như các loại thuốc truyền vitamin và khoáng chất đường tĩnh mạch khác về việc đưa ra "tuyên bố sức khoẻ lừa đảo và không có căn cứ" về khả năng điều trị các bệnh như là ung thư của các loại thuốc truyền này, đa xơ cứng, tiểu đường, đau cơ xơ hoá và suy tim. FTC lập luận rằng các phương pháp điều trị sức khoẻ và tuyên bố về hiệu quả này là sai hoặc không được hỗ trợ bởi bằng chứng khoa học có thẩm quyền và đáng tin cậy (xem Vụ án và Thủ tục tố tụng của FTC). Tác dụng phụ Ở những người có bất thường về nồng độ magie hoặc kali trong máu, việc truyền dịch có chứa magie hoặc ít phổ biến hơn là kali có thể gây rối loạn nhịp tim hoặc yếu cơ. Nếu truyền dịch quá nhanh, nó có thể làm giảm huyết áp (có thể là do magie), có thể dẫn đến choáng váng và ngất xỉu. Tuy nhiên, một số người có thể bị tăng huyết áp dần dần. Các tác dụng bất lợi khác đã được báo cáo là trầm cảm, mất ngủ và đau dạ dày. Độ an toàn của liệu pháp vitamin đường tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai và cho con bú chưa được nghiên cứu. Tương tác thuốc Loại thuốc nào tương tác với phương pháp điều trị bằng vitamin đường tĩnh mạch phụ thuộc vào loại vitamin và khoáng chất nào được truyền và liều lượng của các chất đó. Sau đây là một số ví dụ về tương tác: Vitamin B6 đường tĩnh mạch có thể dẫn đến đáp ứng kém hơn đối với các loại thuốc dùng để kích thích tạo máu (ví dụ: erythropoietin, epoetin alfa và darbepoetin alfa). Cocktail Myers là một công thức phổ biến giữa các nhà cung cấp thuốc bổ sung và thay thế cho liệu pháp vitamin đường tĩnh mạch (1). Ceftriaxone có thể gắn kết với canxi được truyền vào máu và sự kết hợp này có thể gây hại cho thận, phổi hoặc túi mật. Công thức của Myers bao gồm liều cao vitamin B, vitamin C, khoáng chất (magiê và canxi), hydroxocobalamin, pyridoxine và dexpanthenol, hoà với nước vô trùng. Một phương pháp điều trị bằng vitamin tổng hợp khác đường tĩnh mạch có thiamine, axit folic, magiê và vitamin tổng hợp cũng được gọi là "túi chuối". Phương pháp đó đã được sử dụng trong điều trị thường quy trên lâm sàng để điều trị cho những bệnh nhân bị nghi ngờ suy dinh dưỡng, chẳng hạn như những người uống một lượng lớn rượu trong thời gian dài. Các yêu cầu Liệu pháp vitamin đường tĩnh mạch được cho là sử dụng tốt nhất cho những người không đủ vitamin và khoáng chất vì họ không thể ăn đủ thức ăn hoặc một căn bệnh ngăn cản họ hấp thụ chất dinh dưỡng (2). Một số người ủng hộ cho rằng liệu pháp vitamin đường tĩnh mạch có thể tăng cường sức khoẻ ngay cả ở những người không bị thiếu hụt vitamin (hoặc khoáng chất). Các phòng khám và công ty cung cấp cocktail Myers và các công thức bào chế vitamin đường tĩnh mạch liều cao khác tuyên bố rằng những dịch truyền này có thể làm như sau: Điều trị mất nước sau khi tập thể dục quá sức hoặc uống quá nhiều rượu Tăng cường hệ miễn dịch Tăng mức năng lượng và giảm mệt mỏi Giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm Đào thải độc tố ra khỏi cơ thể Làm cho làn da khoẻ mạnh hơn Điều trị bệnh hen suyễn, dị ứng, viêm xoang mạn tính, huyết áp cao, đau cơ xơ hoá, tiểu đường, bệnh tim, co thắt cơ cấp tính và bệnh Parkinson Điều trị chứng đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng Bằng chứng Không có đủ bằng chứng khoa học cho thấy liệu pháp vitamin đường tĩnh mạch có bất kỳ tác dụng có lợi nào ở trên hoặc có hiệu quả để điều trị bất kỳ bệnh nào (3, 4). Dehydroepiandrosterone (DHEA) là một steroid được sản xuất bởi tuyến thượng thận và là tiền thân của estrogen và androgens. Ngoài ra, đa số tổ chức thể thao chuyên nghiệp cấm sử dụng DHEA vì nó được phân loại là "prohormone". Mức DHEA giảm tự nhiên theo tuổi và do đó nhiều người không tìm kiếm được suối nguồn tươi trẻ chuyển sang bổ sung DHEA như một giải pháp khả dĩ cho các bệnh liên quan đến tuổi tác. Các nghiên cứu đã được báo cáo cho thấy kết quả cả tích cực và tiêu cực. Các nghiên cứu sâu hơn chỉ ra không chỉ có tác dụng với lão hoá mà còn với tất cả các tình trạng sức khoẻ trên lâm sàng. Một phân tích dữ liệu từ 4 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng ở phụ nữ và nam giới ≥ 55 tuổi cho thấy rằng việc bổ sung DHEA hàng ngày so với giả dược làm tăng đáng kể mật độ khoáng trong xương ở cột sống thắt lưng và mấu chuyển ở phụ nữ chứ không phải nam giới, mặc dù nam giới giảm đáng kể trong khối lượng chất béo (1). Một phân tích tổng hợp năm 2013 về số liệu thu thập được từ nghiên cứu 1353 đàn ông cao tuổi trong một số thử nghiệm chỉ ra rằng bổ sung DHEA có liên quan đến việc giảm khối mỡ; Tuy nhiên, không thấy có hiệu quả đối với các thông số lâm sàng khác, bao gồm chuyển hoá lipid và glycemic, sức khoẻ xương, chức năng tình dục, hoặc chất lượng sống (2). Một phân tích tương tự đã được thực hiện ở phụ nữ bị suy thượng thận và chỉ ra rằng bổ sung DHEA có thể cải thiện chất lượng sống và các triệu chứng của chứng trầm cảm, trong khi không có hiệu quả đến lo âu và ham muốn tình dục (3). Một đánh giá hệ thống năm 2020 và phân tích tổng hợp 15 thử nghiệm chọn ngẫu nhiên có đối chứng ở 853 đối tượng đã báo cáo rằng, so với giả dược, DHEA cải thiện đáng kể các triệu chứng trầm cảm. Tuy nhiên, các tác giả cho biết có chất lượng bằng chứng thấp vì các nghiên cứu bao gồm các quần thể nhỏ với các chẩn đoán tâm thần khác nhau và kết quả là khác nhau (4). Một đánh giá có hệ thống năm 2006 về 5 nghiên cứu đã thấy rất ít bằng chứng về tác dụng có lợi của việc bổ sung DHEA đối với chức năng nhận thức của những người trung niên trở lên không mắc chứng mất trí nhớ (5). Các hiệu quả trên cơ thể tương tự như của testosterone. Các hướng dẫn của Mạng lưới Điều trị Tâm trạng và Lo âu Canada (CANMAT) về phương pháp điều trị bằng thuốc bổ sung và thay thế trong điều trị trầm cảm đã tuyên bố rằng DHEA có thể được coi là phương pháp điều trị trầm cảm bước ba (6). Tác dụng phụ Không rõ tác dụng phụ. Theo lý thuyết, có những nguy cơ về chứng vú to ở nam giới, chứng rậm lông ở phụ nữ, mụn trứng cá, nhức đầu, thay đổi tâm trạng và kích thích ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan và ung thư vú. Nó có thể làm giảm cholesterol HDL, tăng triglycerides và làm trầm trọng thêm hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Có một báo cáo ca bệnh bị chứng hưng cảm và co giật. DHEA đã gây ra chứng hưng cảm ở những người dùng thuốc chống trầm cảm. DHEA có thể đối kháng với tác dụng kháng estrogen của tamoxifen, thuốc ức chế aromatase (chẳng hạn như anastrozole) và fulvestrant. DHEA có thể làm tăng nồng độ của benzodiazepine triazolam và làm giảm hiệu quả của vắc xin trực khuẩn Calmette-Gúerin (BCG) phòng lao. DHEA có thể được tổng hợp từ tiền chất trong Mexico khoai lang rừng; loại này có thể là phổ biến nhất. Tuy nhiên, không khuyến cáo tiêu thụ khoai lang rừng như một cách bổ sung vì cơ thể không thể chuyển đổi các tiền chất thành DHEA. Các yêu cầu DHEA bổ sung được cho là để cải thiện tâm trạng, năng lượng, cảm giác hạnh phúc và có khả năng hoạt động tốt dưới áp lực. Chất này cũng được cho là cải thiện cơ lực bắp và hiệu suất thể thao, kích thích hệ miễn dịch, ngủ sâu hơn, giảm nồng độ cholesterol, giảm mỡ trong cơ thể, xây dựng cơ bắp, tăng mật độ chất khoáng của xương, giảm trầm cảm, đảo ngược lão hoá, cải thiện vẻ ngoài của làn da lão hoá, cải thiện chức năng não ở bệnh nhân Alzheimer, điều trị vô sinh ở phụ nữ trải qua hỗ trợ sinh sản, tăng ham muốn và giảm các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Viên trứng DHEA theo đơn hoặc thuốc đạn đã được sử dụng để điều trị chứng teo âm đạo. Bằng chứng Các tuyên bố dược phẩm của DHEA đã không được hỗ trợ đủ bằng chứng. Phục hồi chức năng đột quỵ Theo Salvador E. Portugal, DO, New York University, Robert I. Grossman School of Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg8 2021 Phục hồi chức năng sau đột quỵ nhằm mục đích bảo vệ hoặc cải thiện tầm vận động, cơ lực, chức năng ruột và bàng quang, khả năng hoạt động chức năng và khả năng nhận thức. Những vấn đề về di chuyển, co cứng cơ, tổn thương thị trường (như bán manh), thất điều, thất ngôn đều cần các liệu trình điều trị chuyên biệt. Liệt nửa người Đối với bệnh nhân liệt nửa người, có thể đặt 1 hoặc 2 gối dưới cánh tay bên liệt nhằm giúp ngăn ngừa trật khớp vai. Thanh nẹp đặt sau chân cố định cổ chân ở góc 90 °, giúp ngăn ngừa biến dạng bàn chân thuổng và bàn chân rủ. Các bài tập có kháng trở ở bên chi liệt có thể làm gia tăng sự co cứng và do đó, vai trò của những bài tập này vẫn còn gây tranh cãi. Tuy nhiên, các bài tập cải thiện và phối hợp của các chi bị ảnh hưởng được bổ sung ngay khi dung nạp, thường trong vòng 1 tuần. Các bài tập chủ động và chủ động có trợ giúp hết tầm vận động khớp sẽ được bắt đầu ngay sau đó nhằm duy trì tầm vận động khớp. Cần khuyến khích việc tập luyện bên chi không liệt, miễn là các bài tập không gây mệt cho bệnh nhân. Bệnh nhân cần tập luyện nhiều loại bài tập sinh hoạt hàng ngày khác nhau (như di chuyển trên giường, lăn trở, thay đổi tư thế, ngồi dậy). Đối với bệnh nhân liệt nửa người, cơ tứ đầu đùi bên lành là cơ quan trọng nhất giúp bệnh nhân di chuyển. Các chương trình cụ thể dựa trên tình hình bệnh nhân (như triển vọng về việc trở về nhà hoặc làm việc), khả năng tham gia vào chương trình phục hồi chức năng có giám sát bởi y tá và chuyên gia trị liệu, khả năng học tập, động lực và kỹ năng đối phó. Dáng đi bất thường ở bệnh nhân liệt nửa người do nhiều nguyên nhân (do yếu cơ, co cứng, biến dạng) và do đó rất khó sửa chữa. Ngoài ra, những nỗ lực để sửa chữa dáng đi thường làm tăng co cứng, có thể gây mệt cơ, tăng nguy cơ ngã, từ đó dễ gây gãy xương hông. Tiên lượng cải thiện chức năng của bệnh nhân liệt nửa dưới có gãy xương hông là rất thấp. Do đó, không nên cố gắng sửa dáng đi cho bệnh nhân liệt nửa người, miễn là họ có khả năng đi lại một cách an toàn và thoải mái. Các điều trị bổ trợ cho bệnh nhân liệt nửa người: Liệu pháp luyện tập cưỡng bức: Bên chi lành sẽ bị cố định hoàn toàn, ngoại trừ trong một số vận động cụ thể, và bệnh nhân buộc phải thực hiện các hoạt động với phần chi bên liệt. Liệu pháp robot: Các thiết bị robot được sử dụng để tạo ra các hoạt động trị liệu cường độ cao lặp lại nhiều lần, hướng dẫn bệnh nhân sử dụng chi liệt để thực hiện động tác đó, cung cấp phản hồi (trên màn hình máy tính) cho bệnh nhân và đo lường sự tiến bộ của bệnh nhân. Di chuyển hỗ trợ một phần trọng lượng: Bệnh nhân trong quá trình di chuyển sẽ được thiết bị đỡ giúp một phần trọng lượng cơ thể. Có thể điều chỉnh được trọng lượng hỗ trợ và tốc độ di chuyển trên máy. Các thiết bị được sử dụng sẽ giúp bệnh nhân di chuyển, nhưng vẫn buộc họ phải tạo lực để tự di chuyển. Rung toàn thân: Bệnh nhân đứng trên một máy tập luyện có nền rung, do có sự dịch chuyển trọng lực liên tục từ chân này sang chân kia. Suy giảm nhận thức do đột quỵ thường làm cho việc phục hồi chức năng trở nên rất khó khăn. Sự di chuyển trọng lực này kích thích sự co cơ theo phản xạ. Các vấn đề khi di chuyển Bệnh nhân cần có khả năng đứng vững trước khi có thể tập luyện di chuyển. Trước tiên, bệnh nhân cần học cách chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng. Bệnh nhân có thể cần thay đổi chiều cao ghế ngồi. Bệnh nhân phải đứng với tư thế hông và đầu gối duỗi toàn bộ, hướng về phía trước và nghiêng về bên chi lành. Tập đứng với thanh song song là phương pháp an toàn nhất. Mục tiêu của các bài tập di chuyển là thiết lập và duy trì dáng đi an toàn, không phải để khôi phục lại dáng đi bình thường. Hầu hết các bệnh nhân liệt nửa người đều có dáng đi bất thường, do nhiều nguyên nhân (như yếu cơ, co cứng, biến dạng) và do đó rất khó sửa chữa. Ngoài ra, những nỗ lực để sửa chữa dáng đi thường làm tăng co cứng, có thể gây mệt cơ, tăng nguy cơ ngã. Trong các bài tập di chuyển, bệnh nhân đặt hai bàn chân cách nhau > 15 cm (> 6 in) và nắm các thanh song song bằng bàn tay không bị ảnh hưởng. Bệnh nhân sử dụng chân liệt để bước ngắn và sử dụng chân lành để bước dài hơn. Các đối tượng bệnh nhân bắt đầu đi lại không có thanh song song có thể vẫn cần hỗ trợ, sau đó có sự giám sát chặt chẽ từ chuyên gia trị liệu. Thông thường, bệnh nhân sử dụng gậy hoặc khung tập đi, khi khởi đầu tập đi không có thanh song song. Đường kính của tay cầm gậy phải đủ lớn để có thể cầm nắm dễ dàng. Khi leo cầu thang, leo lên khởi đầu bằng chân lành, leo xuống khởi đầu bằng chân bệnh. Nếu được, cho bệnh nhân leo cầu thang với thanh nắm được gắn phía bên lành, giúp họ có thể nắm vào đó nếu cần. Nên tránh nhìn lên cầu thang, do có thể gây chóng mặt. Khi leo xuống, bệnh nhân nên sử dụng gậy. Khi leo xuống cầu thang, gậy nên xuống trước, rồi chân bệnh xuống theo ngay sau đó. Bệnh nhân cần được hướng dẫn ngăn ngừa tình trạng ngã, bởi đó là tai nạn thường gặp nhất ở các bệnh nhân đột quỵ não và thường dẫn đến gãy xương hông. Để ngăn ngừa các thương tật thứ cấp (như co cơ) và giúp ngăn ngừa trầm cảm, cần bắt đầu phục hồi chức năng ngay khi tình trạng bệnh nhân ổn định. Đối với bệnh nhân liệt nửa người, hầu như họ sẽ ngã về phía bên liệt, do đó việc nghiêng phía bên liệt vào thanh nắm lan can (khi đứng hoặc leo cầu thang) có thể giúp ngăn ngừa tình trạng ngã. Các bài tập giúp gia tăng cơ lực cho các cơ, đặc biệt là cơ thân mình và chân, cũng có thể hữu ích với bệnh nhân. Đối với bệnh nhân hạ huyết áp tư thế có triệu chứng, điều trị bằng tất áp lực hỗ trợ, thuốc và nghiệm pháp bàn nghiêng. Vì bệnh nhân liệt nửa người có nguy cơ xuất hiện chóng mặt, do đó, họ nên thay đổi tư thế từ từ và dành chút thời gian để đứng vững trước khi bắt đầu đi lại. Bệnh nhân nên đi các loại giày dép thoải mái, có đế cao su và gót cao ≤ 2 cm (3/4 in). Co cứng Co cứng là tình trạng có thể tiến triển ở một số bệnh nhân đột quỵ. Co cứng là tình trạng gia tăng trương lực cơ phụ thuộc, ngoài ý muốn và tăng dần, gây cản trở các động tác (1). Co cứng cơ gây đau và hạn chế vận động. Co cứng cơ duỗi khớp gối có thể khiến khớp gối bị khoá cứng khi đứng, hoặc gây ra hiện tượng quá duỗi, cần đến nẹp khớp gối có điểm giới hạn duỗi. Các biện pháp phòng ngừa loét tỳ đè cần phải được bắt đầu ngay trước khi tình trạng bệnh nhân ổn định. Co cứng tư thế gấp tiến triển chủ yếu tại bàn tay và cổ tay bên liệt. Khi có tình trạng co cứng tư thế gấp, nếu bệnh nhân không được tập các bài tập tầm vận động vài lần / ngày, tình trạng này sẽ tiến triển nhanh chóng dẫn đến đau và gây khó khăn trong việc vệ sinh của bệnh nhân. Bệnh nhân và thành viên trong gia đình được hướng dẫn và khuyến khích cách tiến hành những bài tập này. Nẹp cổ tay cũng có thể có ích, đặc biệt là khi đeo về đêm. Liệu pháp nhiệt nóng hoặc nhiệt lạnh có thể tạm thời làm giảm tình trạng co cứng và gây giãn cơ. Bệnh nhân liệt nửa người có thể sử dụng benzodiazepine để giảm lo âu, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục, nhưng thuốc không giúp làm giảm tình trạng co cứng. Hiệu quả lâu dài của benzodiazepine trong giảm co cứng vẫn còn nhiều nghi vấn. Methocarbamol có rất ít giá trị trong việc giảm co cứng và gây an thần. Bệnh nhân có thể bắt đầu ngồi dậy sau khi đã tỉnh hoàn toàn và không còn thiếu sót thần kinh tiến triển, thường ≤ 48 giờ sau đột quỵ. Bán manh Bệnh nhân có biểu hiện bán manh (tổn thương thị trường hoặc mất nửa thị trường của một hoặc cả hai mắt) cần được chẩn đoán sớm, đồng thời được hướng dẫn quay đầu về phía liệt khi chụp phim. Các thành viên trong gia đình có thể trợ giúp bằng cách đưa đồ vật hoặc tiến đến phía bệnh nhân từ bên không bệnh. Việc sắp xếp lại giường có thể giúp ích cho bệnh nhân, nhằm giúp họ nhìn thấy người ra vào qua cửa phòng. Khi đi lại, bệnh nhân bán manh có xu hướng va đập vào khung cửa hoặc các chướng ngại vật ở bên liệt; có thể bệnh nhân sẽ cần các bài tập đặc biệt để tránh vấn đề này. Khi đọc sách báo, nếu bệnh nhân gặp khó khăn trong việc nhìn sang trái, họ có thể vạch 1 đường dọc màu đỏ ở phía bên trái. Bằng cách này, khi đọc đến cuối dòng, họ sẽ nhìn sang trái cho tới khi thấy vạch đỏ, vạch đỏ này sẽ ra hiệu cho họ bắt đầu đọc dòng tiếp theo. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng thước kẻ để tập trung đọc từng dòng một. Hoạt động trị liệu Sau đột quỵ, tình trạng thất điều có thể gây nhiều khó khăn cho bệnh nhân. Các nhà trị liệu nghề nghiệp có thể cần sửa đổi các hoạt động của bệnh nhân và đề xuất các thiết bị trợ giúp (xem bảng Thiết bị hỗ trợ). Đầu giai đoạn phục hồi chức năng, khi các chi bị mềm nhũn, mỗi khớp được vận động thụ động trong tầm vận động bình thường 3 đến 4 lần / ngày. Các chuyên viên hoạt động trị liệu cũng nên đánh giá độ an toàn của nơi ở của bệnh nhân, đồng thời xác định mức trợ giúp cần có. Họ cũng có thể giúp đỡ bệnh nhân trong việc lựa chọn các dụng cụ hỗ trợ cần thiết (ghế tắm bồn, thanh nắm gắn cạnh bồn tắm hoặc nhà vệ sinh). Các chuyên gia hoạt động trị liệu cũng có thể tư vấn cho bệnh nhân về một số thay đổi tại nơi ở, nhằm cho phép bệnh nhân thực hiện các sinh hoạt hàng ngày một cách an toàn và độc lập nhất có thể - ví dụ như sắp xếp lại nội thất. Bệnh nhân và người chăm sóc được hướng dẫn cách di chuyển giữa các địa điểm (vòi hoa sen, toilet, giường, ghế) và những chi tiết cần thay đổi trong cách thức thực hiện những sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ, bệnh nhân có thể được hướng dẫn cách mặc quần áo hoặc cạo râu chỉ bằng một tay, hoặc cách loại bỏ các cử động không cần thiết khi nấu ăn hoặc khi đi mua sắm. Có thể gợi ý cho bệnh nhân sử dụng quần áo và giày dép có quai dán hoặc các loại đĩa có vành và tay cầm cao su (để thuận tiện cho việc xử lý). Cần hướng dẫn cho bệnh nhân suy giảm nhận thức cách hoạt động bù trừ. Ví dụ như dùng lịch sử dụng thuốc (đánh dấu các thuốc vào mỗi ngày trong tuần). Việc giúp bệnh nhân phục hồi khả năng di chuyển an toàn ra khỏi giường và tới ghế hoặc xe lăn một cách độc lập đóng vai trò rất quan trọng trên cả phương diện thể chất lẫn tâm lý. Các lỗi nhận thức trong việc ra quyết định lâm sàng Theo Brian F. Mandell, MD, PhD, Cleveland Clinic Lerner College of Medicine at Case Western Reserve University Đánh giá về mặt y tế Thg5 2021 Các loại lỗi nhận thức Các yếu tố nguy cơ đối với lỗi nhận thức Mặc dù các mô hình toán học định lượng có thể hướng dẫn việc ra quyết định lâm sàng, các bác sĩ lâm sàng hiếm khi có thể sử dụng các phép tính chính thức để đưa ra các quyết định chăm sóc bệnh nhân trong thực hành hàng ngày. Lỗi khả dụng Lỗi sẵn có là khi bác sĩ lâm sàng chọn điều đầu tiên xuất hiện trong đầu họ. Điều này thường nhầm lẫn xác suất thực tế trước đây của một căn bệnh vì trải nghiệm gần đây hoặc đáng nhớ làm cho chẩn đoán nhất định trở nên "sẵn có" hơn trong tâm trí. Kinh nghiệm thường dẫn đến sự đánh giá quá cao về xác suất khi có một sự ghi nhớ ấn tượng về một trường hợp lâm sàng không mong muốn hoặc liên quan đến kiện tụng. Ví dụ, một bác sĩ lâm sàng đã bỏ lỡ chẩn đoán tắc mạch phổi ở một phụ nữ trẻ khoẻ mạnh bị đau ngực, nhưng không có những yếu tố nguy cơ rõ ràng, từ đó có thể đánh giá quá cao nguy cơ tắc mạch phổi ở những bệnh nhân tương tự và dẫn đến chỉ định chụp MSCT mạch phổi cho những ca nguy cơ thấp tương tự. Kinh nghiệm cũng có thể dẫn đến đánh giá thấp khả năng bị bênh. Ví dụ, một bệnh nhân cơ sở chỉ thấy một vài bệnh nhân bị đau ngực, tất cả đều có nguyên nhân lành tính, có thể đánh giá sơ bộ về bệnh tim mạch hoặc huyết khối tắc mạch ngay cả trong số các quần thể bệnh nhân có tỷ lệ mắc bệnh ở mức độ vừa phải. lỗi đại diện Sai số đại diện là khi bác sĩ lâm sàng tập trung vào sự hiện diện hoặc không có các biểu hiện kinh điển của bệnh mà không tính đến tỷ lệ hiện mắc bệnh. Ví dụ, bệnh nhân nam 60 tuổi, thể trạng gầy, xuất hiện triệu chứng đau ngực mơ hồ trong vài giờ, và không có tiền sử gì đặc biệt trước đây, dù những triệu chứng này không phù hợp với triệu chứng của nhồi máu cơ tim điển hình, tuy nhiên cũng không được bỏ sót chẩn đoán nhồi máu cơ tim ở những bệnh nhân này, vì nhồi máu cơ tim rất phổ biến ở độ tuổi đó, và triệu chứng lâm sàng của nhồi máu cơ tim rất biến đổi. Ngược lại, có thể nghi ngờ tách thành động mạch chủ trên đối tượng nam khoẻ mạnh 20 tuổi khởi phát đau ngực và đau lưng dữ dội, vì tách thành động mạch chủ thường có những triệu chứng lâm sàng như vậy. Lỗi nhận thức là không tính đến thực tế là việc mổ xẻ động mạch chủ là đặc biệt hiếm ở một bệnh nhân 20 tuổi, nếu không thì khoẻ mạnh mà không có tiền sử gia đình về các sự kiện như vậy; rối loạn đó có thể được loại bỏ và các nguyên nhân khác, có nhiều khả năng hơn (ví dụ, tràn khí màng phổi, viêm màng phổi) nên được xem xét. Thay vào đó, một sự hiểu biết trực quan về xác suất được kết hợp với các quá trình nhận thức được gọi là heuristic để hướng dẫn chẩn đoán lâm sàng. Sai số đại diện cũng xảy ra khi các bác sĩ lâm sàng không nhận ra rằng kết quả xét nghiệm dương tính (đối với bất kỳ xét nghiệm nào có độ đặc hiệu dưới 100%) trong một quần thể mà bệnh được xét nghiệm hiếm gặp có nhiều khả năng là dương tính giả hơn là dương tính thật. Đóng sớm Đóng sớm là kết luận sớm. Đây là một trong những lỗi phổ biến nhất; bác sĩ lâm sàng chẩn đoán nhanh chóng (thường dựa trên nhận dạng mẫu), không xem xét các chẩn đoán khác có thể xảy ra và ngừng thu thập dữ liệu sớm. Chẩn đoán nghi ngờ thậm chí không được khẳng định bằng các xét nghiệm thích hợp. Các lỗi kết luận sớm có thể xảy ra bất cứ khi nào nhưng nó đặc biệt phổ biến khi bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng của một bệnh lý đã biết trước - ví dụ, nếu một bệnh nhân nữ có tiền sử đau nửa đầu nhiều năm, nay xuất hiện đau đầu dữ dội, bác sĩ dễ chẩn đoán ngay là một cơn đau nửa đầu, mặc dù thực sự bệnh nhân đang có tình trạng xuất huyết dưới nhện. Một biến thể khác của chẩn đoán sớm xảy ra khi các nhà lâm sàng tiếp theo (ví dụ như chuyên gia tư vấn các ca bệnh phức tạp) dễ dàng chấp nhận các chẩn đoán trước đó mà không thu thập và xem xét dữ liệu liên quan một cách độc lập. Hồ sơ y tế điện tử có thể làm trầm trọng thêm các lỗi kết luận sớm, vì chẩn đoán không chính xác trước đây có thể tiếp diễn cho đến khi chúng bị loại bỏ. lỗi neo Lỗi mỏ neo xảy ra khi các bác sĩ lâm sàng kiên định bám vào một ấn tượng ban đầu ngay cả khi dữ liệu xung đột và mâu thuẫn tích tụ. Ví dụ, một kết quả chẩn đoán viêm tuỵ cấp khá hợp lý ở một người đàn ông 60 tuổi bị đau vùng thượng vị và buồn nôn, người ngồi ôm bụng về phía trước và có tiền sử bị viêm tuỵ cấp do rượu. cảm thấy tương tự như những gì ông ấy đang cảm thấy hiện tại. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân cho biết mình đã bỏ rượu nhiều năm nay, xét nghiệm enzyn tuỵ bình thường, bác sĩ lâm sàng sẽ phạm lỗi mỏ neo nếu đơn giản bỏ qua những dữ liệu này hoặc đưa ra các lý lẽ để bào chữa cho những dữ liệu không hợp lý với chẩn đoán (bệnh nhân đang nói dối, tuyến tuỵ bị phá huỷ hoặc xét nghiệm sai). Heuristics thường được gọi là quy tắc ngón tay cái, ước đoán, hoặc lối tắt. Các bác sĩ lâm sàng nên xem việc mâu thuẫn giữa các dữ liệu này như là bằng chứng về sự cần thiết phải tiếp tục tìm ra chẩn đoán thật sự (nhồi máu cơ tim cấp), chứ không phải chỉ đơn giản là bỏ qua chúng. Có thể không có bằng chứng hỗ trợ (để chẩn đoán sai) trong một số trường hợp, trong đó có các lỗi neo. Thiên kiến xác nhận Thành kiến xác nhận là "hái quả anh đào", có nghĩa là các bác sĩ lâm sàng chấp nhận một cách có chọn lọc dữ liệu lâm sàng ủng hộ một giả thuyết mong muốn và bỏ qua những dữ liệu không ủng hộ. Thiên kiến xác nhận thường gây ra một lỗi neo khi bác sĩ lâm sàng sử dụng dữ liệu xác nhận để hỗ trợ giả thuyết, ngay cả khi có bằng chứng mâu thuẫn rõ ràng. Ví dụ, bác sĩ có thể kiên định bám vào bệnh sử của bệnh nhân cho thấy hội chứng mạch vành cấp (ACS) để xác nhận nghi ngờ ban đầu của ACS ngay cả khi không có sự biến đổi động học trên điện tâm đồ và men tim. lỗi quy kết Lỗi phân bổ liên quan đến việc đưa ra quyết định dựa trên những định kiến tiêu cực, có thể khiến các bác sĩ lâm sàng bỏ qua hoặc giảm thiểu khả năng mắc bệnh nghiêm trọng. Ví dụ, bác sĩ lâm sàng có thể cho rằng một bệnh nhân vô thức có mùi rượu là "say rượu" và bỏ lỡ tình trạng hạ đường huyết, đa xeton hoặc chấn thương nội sọ, hoặc bác sĩ có thể cho rằng bệnh nhân có tiền sử nghiện ma tuý có biểu hiện đau lưng chỉ đơn giản là tìm kiếm ma tuý và bỏ lỡ chẩn đoán áp xe ngoài màng cứng do dùng kim tiêm bẩn. Các bệnh nhân tâm thần bị rối loạn thể chất đặc biệt có khả năng mắc lỗi quy kết vì họ không chỉ có thể bị định kiến tiêu cực mà còn thường mô tả các triệu chứng của mình theo những cách không rõ ràng, không nhất quán hoặc khó hiểu, khiến các bác sĩ lâm sàng không thận trọng cho rằng các triệu chứng của họ về bản chất là có tính chức năng. lỗi cảm tính Lỗi ảnh hưởng liên quan đến việc để cho cảm xúc cá nhân (tích cực hoặc tiêu cực) về một bệnh nhân ảnh hưởng đến quyết định. Ví dụ, tránh các kiểm tra hoặc thăm khám khó chịu nhưng cần thiết vì yêu mến hoặc thông cảm cho bệnh nhân (ví dụ: tránh kiểm tra vùng chậu và xét nghiệm STD trên một bệnh nhân tôn giáo hoặc một nhà điều hành có vị trí cao hoặc tránh cấy máu trên một bệnh nhân bị bệnh nặng có tĩnh mạch yếu). Heuristics thường liên quan đến việc nhận biết khuôn mẫu và dựa vào sự tích hợp những kinh nghiệm với những bệnh nhân trước đó, chứ không phải là một chẩn đoán phân biệt nghiêm ngặt được đánh giá chính thức bằng cách sử dụng dữ liệu cụ thể. Tương tự như vậy sai sót về tình cảm bao gồm việc không theo đuổi đánh giá tiêu chuẩn đối với một bệnh nhân không thích nghi (ví dụ: giảm thiểu mức độ khó thở ở một bệnh nhân lạm dụng lời nói hoặc một người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tiếp tục hút thuốc). Các yếu tố nguy cơ đối với lỗi nhận thức Các yếu tố bên trong và bên ngoài có thể làm tăng nguy cơ mắc lỗi nhận thức. Các yếu tố bên trong bao gồm Kiến thức, đào tạo và kinh nghiệm y tế thiếu ngủ Cân bằng giữa việc chấp nhận rủi ro / không thích rủi ro Các yếu tố nguy cơ trên lâm sàng bao gồm Khối lượng công việc sao nhãng Quản lý tài nguyên nhóm và áp lực đồng nghiệp Giảm thiểu các lỗi nhận thức Một số chiến lược cụ thể có thể giúp giảm thiểu các lỗi nhận thức. Thông thường, sau hỏi bệnh và khám lâm sàng, bác sĩ lâm sàng thường đưa ra một chẩn đoán sơ bộ dựa trên heuristic (phương pháp tự tìm tòi). Tại thời điểm này, việc tạm dừng để đưa ra một số phản biện hoặc một vài câu hỏi là tương đối dễ dàng: Nếu đó không phải là chẩn đoán sơ bộ, có thể có chẩn đoán khác là gì? Chẩn đoán nguy hiểm nhất có thể là gì? Có bằng chứng nào trái ngược với chẩn đoán sơ bộ đó không? Những câu hỏi này có thể giúp mở rộng chẩn đoán phân biệt để đưa ra những chẩn đoán có thể đã bị bỏ sót vì các lỗi nhận thức, và do đó, thúc đây các bác sĩ lâm sàng khai thác thêm thông tin cần thiết. Lý luận không chính thức như vậy không thể thực hiện được vì heuristic có thể gây ra một số loại lỗi vô thức (lỗi nhận thức). Các nghiên cứu cho thấy nhiều lỗi y khoa liên quan đến lỗi nhận thức hơn là thiếu kiến thức hoặc thông tin. Các loại lỗi nhận thức Có nhiều loại lỗi nhận thức (lý luận), và mặc dù rõ ràng việc tránh sai sót quan trọng hơn là phân loại chúng một cách chính xác khi đã mắc phải, nhận thức về các loại lỗi nhận thức phổ biến có thể giúp bác sĩ lâm sàng nhận ra và tránh các lỗi đó. Các lỗi nhận thức có thể được phân loại như sau Đánh giá sai về xác suất thử nghiệm trước (đánh giá quá cao hoặc đánh giá thấp khả năng mắc bệnh) Không xem xét nghiêm túc tất cả các khả năng liên quan Ngọc trai & cạm bẫy Có rất nhiều loại lỗi nhận thức được đặt tên, nhưng chúng có xu hướng chia thành 2 nhóm: lỗi đánh giá xác suất trước khi kiểm tra và không xem xét nghiêm túc tất cả các khả năng liên quan. Cả hai loại lỗi đều có thể dẫn đến việc xét nghiệm không đúng (quá nhiều hoặc quá ít) và chẩn đoán không đúng. Bảo mật và HIPAA Theo Charles Sabatino, JD, American Bar Association Đánh giá về mặt y tế Thg5 2021 Theo truyền thống, đạo đức chăm sóc sức khoẻ bao hàm nhu cầu giữ bí mật thông tin y tế của bệnh nhân. Truy cập hồ sơ bệnh án Thông thường, bệnh nhân hoặc đại diện được uỷ quyền của họ có thể xem và lấy bản sao hồ sơ y tế của họ và yêu cầu sửa chữa nếu họ nhận ra lỗi. Đối với mục đích của luật riêng tư, đại diện cá nhân được uỷ quyền của bệnh nhân (ví dụ như người đại diện được uỷ quyền cho chăm sóc sức khoẻ, người thay thế sức khoẻ được uỷ quyền của tiểu bang hoặc người nào đó được uỷ quyền bằng văn bản theo HIPAA để có quyền truy cập thông tin bí mật) nên được điều trị giống như bệnh nhân. Thông báo về bảo mật riêng tư Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ phải cung cấp thông báo về việc họ có thể sử dụng các thông tin y tế cá nhân và về các quyền của bệnh nhân theo các quy định của HIPAA. Hạn chế sử dụng thông tin y tế cá nhân HIPAA giới hạn cách các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ có thể sử dụng PHI. Hành động này không hạn chế các bác sĩ, y tá, và những người hành nghề khác chia sẻ thông tin cần thiết để điều trị bệnh nhân của họ. Tiết lộ cho các trao đổi thông tin y tế và các cơ quan y tế công cộng vì mục đích sức khoẻ cộng đồng trong các sự kiện như đại dịch COVID-19 cũng được phép tiết lộ theo hướng dẫn của Văn phòng Dân quyền thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ. Tuy nhiên, những người hành nghề chỉ có thể sử dụng hoặc chia sẻ lượng thông tin được bảo vệ tối thiểu cần thiết cho một mục đích cụ thể. Trong hầu hết các tình huống, thông tin sức khoẻ cá nhân không được sử dụng cho các mục đích không liên quan đến chăm sóc sức khoẻ. HIPAA yêu cầu phải có giấy phép cụ thể của bệnh nhân trước khi tiết lộ thông tin cho mục đích tiếp thị. Các nhà cung cấp chăm sóc sức khoẻ phải tiết lộ bất kỳ khoản thanh toán nào sẽ nhận được do tiếp thị. Tuy nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ y tế có thể tự do liên lạc với bệnh nhân về các lựa chọn điều trị, sản phẩm và các dịch vụ liên quan đến sức khoẻ khác, bao gồm các chương trình quản lý bệnh. Thông tin mật Các bác sĩ nên có những bước hợp lý để đảm bảo rằng các thông tin liên lạc của họ với bệnh nhân là bí mật và phù hợp với sở thích của bệnh nhân. Ví dụ, các cuộc thảo luận y tế về bác sĩ-bệnh nhân nói chung phải ở dạng riêng tư hoặc bệnh nhân có thể thích bác sĩ gọi vào văn phòng chứ không phải ở nhà. Tuy nhiên, trừ khi bệnh nhân phản đối, các bác sĩ có thể chia sẻ thông tin y tế với các thành viên trong gia đình của bệnh nhân hoặc người được biết đến là bạn thân của bạn nếu thông tin liên quan đến sự tham gia của người đó với việc chăm sóc bệnh nhân hoặc thanh toán cho việc chăm sóc và thông tin được giới hạn ở những gì cần thiết cho sự tham gia của người đó. Các bác sĩ được trông chờ sẽ thực hiện quyết định chuyên nghiệp. Đại diện cá nhân được uỷ quyền của bệnh nhân phải được đối xử giống như bệnh nhân trong việc tiếp cận thông tin và tham gia vào quá trình ra quyết định. Như vậy, người đại diện có quyền truy cập thông tin như nhau và được thực hiện các quyền như nhau về bảo mật thông tin. Nói chung, đây là các thực thể được bảo vệ theo HIPAA. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể hạn chế thông tin hoặc tiếp cận nếu có sự lo ngại hợp lý về bạo lực gia đình, lạm dụng, hoặc bỏ bê bởi người đại diện. Người hành nghề chăm sóc sức khoẻ đôi khi được pháp luật yêu cầu tiết lộ một số thông tin nhất định, thường là vì tình trạng có thể gây nguy hiểm cho người khác. Ví dụ, một số bệnh truyền nhiễm (ví dụ COVID-19, HIV, giang mai, lao) phải được báo cáo cho các cơ quan y tế công cộng của bang hoặc địa phương. Các dấu hiệu của trẻ em, và ở nhiều tiểu bang, người lớn hoặc người cao tuổi bị ngược đãi hoặc bỏ rơi, thường phải được báo cáo cho các dịch vụ bảo vệ. Các điều kiện có thể làm suy yếu nghiêm trọng khả năng lái xe của bệnh nhân, chẳng hạn như chứng sa sút trí tuệ hoặc các cơn co giật gần đây, phải được báo cáo cho Sở Ô tô ở một số tiểu bang. Khiếu nại Bệnh nhân có thể nộp đơn khiếu nại về việc tuân thủ các quy định về bảo mật này. Khiếu nại có thể được gửi trực tiếp đến chuyên gia chăm sóc sức khoẻ, Văn phòng Dân quyền trong Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ hoặc viên chức tuân thủ quyền riêng tư được tổ chức chỉ định tuân thủ HIPAA. Có hình phạt dân sự và hình sự đối với việc tiết lộ không đúng thông tin sức khoẻ cá nhân. Các quy định chính của HIPAA được thể hiện trong ba quy tắc (hiện được chứa trong quy tắc nhiều nội dung): Quy tắc về Bảo mật, An ninh, và Thông báo Vi phạm, tất cả đều nhằm để bảo vệ sự riêng tư và bảo mật thông tin sức khoẻ có thể nhận dạng cá nhân, được gọi là thông tin sức khoẻ được bảo vệ (PHI). Một tiến trình học đúng đắn nhất cho các bác sĩ chăm sóc sức khoẻ là phải được thông báo rõ về HIPAA, hành động có thiện chí và thực hiện những nỗ lực hợp lý để tuân thủ. Quy tắc bảo mật quy định các tiêu chuẩn để bảo vệ PHI và cung cấp cho bệnh nhân các quyền quan trọng liên quan đến thông tin y tế của họ. Quy tắc bảo mật thiết lập các biện pháp bảo vệ mà các thực thể và các cộng sự kinh doanh của họ phải thực hiện để bảo vệ sự riêng tư, toàn vẹn và an toàn của PHI điện tử. Quy tắc thông báo vi phạm yêu cầu các thực thể được bảo hiểm thông báo cho cá nhân bị ảnh hưởng, chính phủ liên bang, và trong một số trường hợp, các phương tiện truyền thông về vi phạm PHI không có bảo đảm. Văn phòng Dân quyền thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ thực thi ba quy tắc này và đưa ra hướng dẫn về việc tuân thủ các quy tắc. Các khía cạnh chính của Quy tắc bảo mật được mô tả dưới đây. Ngộ độc rượu và hội chứng cai Theo Gerald F. O ’ Malley, DO, Grand Strand Regional Medical Center; Rika O ’ Malley, MD, Grand Strand Medical Center Đánh giá về mặt y tế Thg12 2022 Sinh lý bệnh Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Nguồn chủ đề Sàng lọc lượng rượu bằng... Đánh giá lâm sàng mức độ... Rượu (ethanol) là một chất ức chế thần kinh trung ương (CNS). Tuy nhiên, ngộ độc rượu cấp là một yếu tố quan trọng trong thương tích, đặc biệt là các trường hợp do bạo lực giữa cá nhân, tự tử và xe cộ. Điều trị có thể bao gồm Thiamin đường tĩnh mạch để ngăn ngừa bệnh não Wernicke Benzodiazepin hoặc phenobarbital để kiểm soát kích động và / hoặc co giật Thiamin 100 mg đường tĩnh mạch được dùng để ngăn ngừa bệnh não Wernicke. Người lạm dụng rượu có thể dung nạp chéo với một số thuốc thông thường được sử dụng để điều trị cai nghiện (ví dụ, các thuốc benzodiazepine). Benzodiazepine là thuốc cơ bản. Liều dùng và đường dùng phụ thuộc vào mức độ kích động, dấu hiệu sinh tồn và tình trạng ý thức. Diazepam, cho 5 đến 10 mg IV hoặc uống mỗi giờ cho đến khi triệu chứng dịu xuống, là điều trị khởi đầu; lorazepam từ 1 đến 2 mg tĩnh mạch hoặc uống là một lựa chọn thay thế. Chlordiazepoxide 50 đến 100 mg mỗi 4 đến 6 giờ, sau đó giảm dần liều, là liệu pháp thay thế cũ hơn có thể dùng đối với các trường hợp cai nghiện nhẹ hơn. Phenobarbita l 10 mg / kg (trọng lượng cơ thể lý tưởng) đường tĩnh mạch có thể được sử dụng thay thế hoặc phối hợp với benzodiazepin nếu dùng benzodiazepin đơn trị liệu không hiệu quả, nhưng có nguy cơ ức chế hô hấp khi sử dụng đồng thời. Carbamazepine, gabapentin hoặc axit valproic (khi không có bệnh gan hoặc mang thai) cũng có thể được sử dụng như một thuốc hỗ trợ cho các thuốc benzodiazepine hoặc khi các thuốc benzodiazepine bị chống chỉ định (1). Phenothiazines và haloperidol không được khuyến cáo khởi đầu vì chúng có thể làm giảm ngưỡng co giật. Đối với bệnh nhân bị tổn thương gan nặng, một benzodiazepine tác dụng ngắn (lorazepam) hoặc một chất chuyển hoá bằng glucuronidation (oxazepam) được ưu tiên. Lạm dụng rượu ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp xã hội và làm việc. (CHÚ Ý: Benzodiazepines có thể gây ngộ độc, phụ thuộc thuốc, và hội chứng cai ở bệnh nhân rối loạn sử dụng rượu và do đó không nên tiếp tục sau giai đoạn cai nghiện. Có thể thay thế bằng Carbamazepine 200 mg uống 4 lần một ngày có thể được sử dụng như một sự thay thế và sau đó giảm dần.) Đối với hoạt động cường giao cảm nghiêm trọng hoặc để giảm nhu cầu benzodiazepine, điều trị ngắn hạn (12 đến 48 giờ) với thuốc chẹn beta được chuẩn độ (ví dụ: metoprolol 25 đến 50 mg đường uống hoặc 5 mg đường tĩnh mạch 4 đến 6 tiếng một lần) và clonidine 0,1 đến 0,2 mg đường tĩnh mạch 2 đến 4 tiếng một lần có thể được sử dụng, nhưng chỉ như một thuốc hỗ trợ và chỉ khi thực sự cần thiết. Co giật, nếu ngắn và đơn độc, không cần điều trị; tuy nhiên, một số bác sĩ thường sử dụng lorazepam từ 1 đến 2 mg IV liều duy nhất để dự phòng cơn động kinh khác. Cơn co giật Lặp đi lặp lại hoặc kéo dài hơn (nghĩa là, > 2 đến 3 phút) cần được điều trị và thường đáp ứng với lorazepam từ 1 đến 3 mg đường tĩnh mạch. Thường xuyên sử dụng phenytoin là không cần thiết và không có hiệu quả. Điều trị ngoại trú với phenytoin ít khi được chỉ định cho bệnh nhân co giật do hội chứng cai rượu khi không có nguyên nhân co giật khác vì động kinh chỉ xảy ra khi stress do cai rượu, do bệnh nhân đang cai rượu hoặc uống nhiều rượu có thể không dùng thuốc chống co giật. Hoang tưởng có thể gây tử vong và do đó phải được điều trị kịp thời bằng thuốc benzodiazepine IV liều cao, nên được điều trị trong đơn vị hồi sức tích cực. Liều dùng cao hơn và thường xuyên hơn so với hội chứng cai rượu nhẹ. Có thể cần liều benzodiazepine rất cao, và không có liều tối đa hoặc chế độ điều trị cụ thể nào. Mặc dù ước tính khác nhau giữa các nghiên cứu, khoảng 13,9% người lớn đáp ứng các tiêu chí về rối loạn sử dụng rượu (lạm dụng hoặc lệ thuộc) trong bất kỳ năm nào (1). Diazepam từ 5 đến 10 mg IV hoặc lorazepam từ 1 đến 2 mg IV mỗi 10 phút nếu cần để điều trị hoang tưởng; một số bệnh nhân cần vài trăm miligram trong vài giờ đầu tiên. Ở những bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng, bằng chứng cho thấy phác đồ liều của diazepam bắt đầu từ 10 mg tiêm tĩnh mạch với liều gấp đôi mỗi 10 đến 15 phút cho đến khi bệnh nhân được an thần là có hiệu quả. Bệnh nhân không dùng thuốc benzodiazepin liều cao có thể đáp ứng với phenobarbital 120 đến 240 mg IV mỗi 20 phút khi cần thiết; tuy nhiên, nếu phenobarbital được sử dụng sau các thuốc benzodiazepin, có thể gây ức chế hô hấp đáng kể. Là một thay thế, phenobarbital có thể được sử dụng như là tác nhân đầu tiên. DT kháng thuốc nặng có thể được điều trị bằng truyền liên tục lorazepam, diazepam, midazolam, propofol hoặc dexmedetomidine, thường kèm theo thở máy. Phải tránh các tác động vật lý để giảm thiểu sự kích cộng hưởng, nhưng bệnh nhân không được phép bỏ trốn, loại bỏ các chất IV, hoặc gây nguy hiểm cho chúng. Nhiệt độ tăng đáng kể với hoang tưởng là một dấu hiệu tiên đoán xấu. Nghiện rượu, được định nghĩa là uống ≥ 5 ly một lần cho nam giới và ≥ 4 lần uống một lần cho phụ nữ, là một vấn đề đặc biệt trong số những người trẻ tuổi. Sinh lý bệnh của ngộ độc rượu và cai nghiện rượu Một lần uống rượu (một lon bia 12 oz, một ly rượu vang 6 oz, hoặc 1,5 oz rượu chưng cất) chứa 10 đến 15 g ethanol. Rượu được hấp thu vào máu chủ yếu từ ruột non, một số được hấp thụ từ dạ dày. Nồng độ đỉnh khoảng 30 đến 90 phút sau khi uống nếu dạ dày trống trước đó. Uống lượng lớn nhanh có thể gây suy hô hấp, hôn mê và tử vong. Khoảng 5 đến 10% lượng rượu uống vào được bài tiết dưới dạng không thay đổi qua nước tiểu, mồ hôi và khí thở ra; phần còn lại được chuyển hoá, chủ yếu ở gan, nơi rượu dehydrogenase chuyển hoá ethanol thành acetaldehyde. Acetaldehyde cuối cùng được oxy hoá thành CO2 và nước với tốc độ từ 5 đến 10 mL / h (đối với rượu tuyệt đối); mỗi mililit sản lượng khoảng 7 kcal. Alcohol dehydrogenase trong niêm mạc dạ dày chiếm một số chuyển hoá; nữ giới có hoạt tính dehydrogenase rượu trong dạ dày thấp hơn nam giới. Tác động của rượu bằng nhiều cơ chế. Ảnh hưởng mãn tính Dung nạp rượu tăng nhanh; lượng tương tự cũng ít gây độc. Dung nạp do sự thay đổi thích ứng của các tế bào thần kinh trung ương (di động, hoặc dược động học, dung nạp) và do sự kích thích các enzyme chuyển hoá. Những người khả năng dung nạp có thể đạt được một hàm lượng cồn trong máu cao (BAC). Tuy nhiên, khả năng dung nạp ethanol không hoàn toàn, và dường như ngộ độc và suy giảm đáng kể xảy ra với một lượng lớn đủ. Uống lượng lớn trong thời gian dài làm tổn thương gan và các cơ quan khác. Nhưng ngay cả những người đã có khả năng dung nạp cũng có thể chết vì suy hô hấp thứ phát do dùng quá liều rượu. Người uống rượu dễ bị nhiễm toan ceton do rượu, đặc biệt là khi lạm dụng rượu. Những người uống rượu có khả năng dung nạp chéo với nhiều chất ức chế hệ thần kinh trung ương khác (ví dụ: barbiturates, thuốc an thần không bão táp, benzodiazepine). Sự phụ thuộc thể chất kèm theo sự dung nạp là rất sâu sắc, và cai rượu có khả năng dẫn đến các tác dụng phụ nguy kịch. Uống nhiều rượu lâu dài thường dẫn đến rối loạn gan (ví dụ: gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu, xơ gan); cần lượng rượu và thời gian uống khác nhau (xem Bệnh gan liên quan đến rượu). Bệnh nhân bị tồn thương gan nặng thường bị rối loạn đông máu do giảm tổng hợp các yếu tố đông máu, làm tăng nguy cơ chảy máu đáng kể do chấn thương (ví dụ như ngã hoặc tai nạn xe) và xuất huyết tiêu hoá (ví dụ, do viêm dạ dày, do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản do tăng áp lực tĩnh mạch cửa); những người lạm dụng rượu có nguy cơ đặc biệt bị xuất huyết tiêu hoá. Lạm dụng rượu cũng thường gây ra những hậu quả sau đây: Viêm dạ dày Viêm tuỵ Bệnh cơ tim, thường kèm theo rối loạn nhịp và tăng huyết áp Bệnh lý thần kinh ngoại biên Tổn thương não bao gồm Bệnh não Wernicke, rối loạn tâm thần Korsakoff, Bệnh Marchiafava-Bignami, và suy giảm trí nhớ liên quan tới rượu Một số bệnh ung thư (ví dụ: ung thư gan, ung thư đầu và cổ, ung thư thực quản), đặc biệt là khi uống rượu kết hợp với hút thuốc Tác động lâu dài gián tiếp bao gồm suy dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin. Mặt khác, uống rượu ở mức độ thấp đến trung bình (≤ 1 đến 2 ly / ngày) có thể làm giảm nguy cơ tử vong do rối loạn tim mạch (1). Đã có nhiều giải thích, bao gồm tăng nồng độ lipoprotein trọng lượng phân tử cao (HDL) và tác dụng chống huyết khối trực tiếp. Cai nghiện rượu biểu hiện như một sự liên tục, từ run tay đến co giật, ảo giác, và dấu hiệu thần kinh tự động nguy hiểm đến tính mạng trong hội chứng cai nghiện nặng (delirium tremens). Quần thể đặc biệt Trẻ nhỏ uống rượu có nguy cơ bị hạ đường huyết cao vì rượu làm suy giảm dự trữ glucose và các phân tử dự trữ glycogen nhanh chóng cạn kiệt. Nữ giới có thể nhạy cảm hơn nam giới, ngay cả trên cơ sở cân nặng, vì quá trình chuyển hoá rượu trong dạ dày (lần đầu tiên) của họ ít hơn do tác dụng của rượu dehydrogenase trong niêm mạc dạ dày thấp hơn. Uống rượu trong khi mang thai có thể dẫn đến rối loạn phổ rượu bào thai. Các triệu chứng và dấu hiệu ngộ độc rượu và cai nghiện rượu Tác dụng cấp tính Triệu chứng tương ứng với BAC. Mức độ thực tế cần để gây ra các triệu chứng nhất định khác nhau tuỳ theo khả năng dung nạp, nhưng ở những người dùng thông thường, những tình trạng sau đây sẽ xảy ra: 20 đến 50 mg / dL (4,3 đến 10,9 mmol / L): Sự yên tĩnh, an thần nhẹ, và giảm phối vận động 50 đến 100 mg / dL (10,9 đến 21,7 mmol / L): Giảm khả năng phán đoán và giảm sự phối hợp hơn nữa 100 đến 150 mg / dL (21,7 đến 32,6 mmol / L): Dáng đi không ổn định, rung giật nhãn cầu, nói lắp, mất tập trung hành động và suy giảm trí nhớ 150 đến 300 mg / dL (32,6 đến 65,1 mmol / L): Mê sảng và ngủ gà (có thể) Nôn là triệu chứng phổ biến với ngộ độc từ vừa đến nặng; bởi vì nôn thường xảy ra kèm theo ý thức lơ mơ, sặc là một nguy cơ đáng kể. Ở hầu hết các tiểu bang ở Mỹ, định nghĩa về ngộ độc là BAC ≥ 0,08% (≥ 80 mg / dL, [17,4 mmol / L]); 0,08% được sử dụng phổ biến nhất. Ngộ độc hoặc quá liều Ở những người chưa từng uống rượu, BAC từ 300 đến 400 mg / dL (65,1 đến 86,8 mmol / L) thường gây bất tỉnh và BAC ≥ 400 mg / dL (86,8 mmol / L) có thể gây tử vong. Chẩn đoán dựa trên lâm sàng hoặc dựa trên chẩn đoán các biến chứng điển hình (ví dụ: bệnh gan do rượu). Đột tử vì suy hô hấp hoặc rối loạn nhịp tim có thể xảy ra, đặc biệt khi lượng uống lớn, nhanh. Các tác động thông thường khác bao gồm hạ huyết áp và hạ đường huyết. Ảnh hưởng của BAC cụ thể rất khác nhau; một số người nghiện rượu lâu năm dường như không ảnh hưởng với BAC trong phạm vi 300 đến 400 mg / dL (65,1 đến 86,8 mmol / L), trong khi ở những người không uống rượu và người uống ít bị suy giảm ở BAC mà không cần thiết đối với người nghiện rượu. Ảnh hưởng mãn tính Dấu hiệu của việc sử dụng lâu dài bao gồm mạch máu hình nhện, và ở nam giới, các dấu hiệu của thiểu năng sinh dục và nữ tính hoá (ví dụ: da mịn màng, không có chứng hói đầu ở nam giới, chứng vú to ở nam giới, teo tinh hoàn). Suy dinh dưỡng có thể dẫn đến tuyến mang tai to. Hội chứng cai Sự liên tục của các triệu chứng và dấu hiệu thần kinh trung ương thần kinh (bao gồm cả tự động) có thể liên quan với việc ngừng uống rượu. Hội chứng cai rượu nhẹ bao gồm run, mệt, nhức đầu, đổ mồ hôi, tăng phản xạ, và các triệu chứng tiêu hoá. Nhịp tim nhanh có thể xuất hiện và huyết áp có thể tăng nhẹ. Triệu chứng thường bắt đầu trong khoảng 6 giờ sau khi ngừng. Một số bệnh nhân bị co giật tăng trương lực toàn thân (được gọi là co giật liên quan đến rượu, hoặc co giật do rượu rum) nhưng thường không > 2 lần trong giai đoạn ngắn. (Xem thêm Rối loạn sử dụng rượu và phục hồi chức năng.) Co giật thường xảy ra sau khi ngừng rượu từ 6 đến 48 tiếng. Ảo giác do rượu (ảo giác mà không có sự suy đồi ý thức khác) sau khi ngưng đột ngột ở người sử dụng rượu kéo dài, quá mức, thường là trong vòng 12 đến 24 giờ. Ảo giác thường là ảo thị. Triệu chứng cũng có thể bao gồm các ảo thính và ảo giác buộc tội và bị hại; bệnh nhân thường sợ hãi và có thể sợ hãi bởi ảo giác và những giấc mơ sống động và đáng sợ. Triệu chứng không giống với ngủ gà của hội chứng não cấp tính nhiều như mê sảng (DT) hoặc các phản ứng bệnh lý khác liên quan đến việc hội chứng cai. Ý thức vẫn còn tỉnh, và không có các dấu hiệu của thần kinh tự động xảy ra trong DT. Khi xuất hiện triệu chứng ảo thị, nó thường đi trước DT và thoáng qua. Sảng thường bắt đầu từ 48 đến 72 giờ sau khi cai rượu; lo lắng, lẫn lộn, khó ngủ (với những giấc mơ đáng sợ hoặc ảo giác ban đêm), vã mồ hôi và trầm cảm nặng cũng xảy ra. Ảo giác thoáng qua gây ra sự bồn chồn, sợ hãi, và thậm chí hoảng hốt là hay xảy ra. Khoảng một nửa số người trưởng thành ở Hoa Kỳ hiện đang uống rượu, 20% là những người từng uống rượu và 30 đến 35% là những người kiêng rượu suốt đời. Triệu chứng điển hình của hoang tưởng, lẫn lộn và mất định hướng là quay lại một hoạt động thường xuyên; ví dụ như, bệnh nhân thường tưởng tượng rằng họ đang trở lại làm việc và cố gắng thực hiện một số hoạt động có liên quan. Khả năng tự chủ, bằng chứng là vã mồ hôi và tăng nhịp tim và nhiệt độ, đi kèm với hoang tưởng và tiến triển với nó. Sảng nhẹ thường đi kèm với vã mồ hôi, nhịp tim từ 100 đến 120 nhịp / phút, và nhiệt độ từ 37,2 đến 37,8 ° C. Sảng, với sự mất định hướng trầm trọng và suy giảm sự thức tỉnh, kèm theo mất ngủ, nhịp tim > 120 nhịp / phút và nhiệt độ > 37.8 ° C; nguy cơ tử vong là cao. Khi sảng nặng, bệnh nhân nhiều kích thích cảm giác, đặc biệt đối với các vật thể nhìn thấy trong ánh sáng mờ. Sự rối loạn thăng bằng có thể khiến họ nghĩ rằng sàn nhà đang di chuyển, các bức tường đang rơi, hoặc phòng đang quay. Khi sảng xảy ra, run tay tăng lên, đôi khi lan ra đến đầu và thân. Các triệu chứng khác nhau giữa các bệnh nhân nhưng thường là như nhau đối với một bệnh nhân cụ thể với mỗi lần tái phát. Chẩn đoán ngộ độc rượu và cai nghiện rượu Thông thường là chẩn đoán lâm sàng Ngộ độc cấp: Đôi khi nồng độ cồn trong máu (BAC) và xét nghiệm đường trong huyết nhanh Sử dụng lâu dài: Công thức máu, định lượng magiê, các xét nghiệm chức năng gan và PT / PTT Trạng thái cai: Loại trừ tổn thương và nhiễm trùng CNS Chẩn đoán thường được thực hiện dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng điển hình. Trong tình trạng say rượu cấp tính, các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm thường không hữu ích; chẩn đoán thường được thực hiện trên lâm sàng. Các trường hợp ngoại lệ bao gồm glucose đầu ngón tay để loại trừ hạ đường huyết và đôi khi xét nghiệm để xác định BAC. Xác nhận bằng test thở hoặc nồng độ cồn trong máu rất hữu ích cho các mục đích pháp lý (ví dụ, để làm bằng chứng ngộ độc của lái xe hoặc nhân viên mắc khuyết điểm). Mức BAC không phải lúc nào cũng tương quan với mức độ say; đối với một mức BAC nhất định, những người uống rượu kinh niên có thể ít bị suy yếu hơn so với người không uống rượu thường xuyên. Tuy nhiên, việc phát hiện BAC thấp ở những bệnh nhân có tình trạng tâm thần thay đổi là hữu ích vì nó giúp đẩy nhanh việc tìm kiếm nguyên nhân khác. Các bác sĩ không nên cho rằng BAC cao ở bệnh nhân có chấn thương nhẹ là do mất ý thức vì có thể là do chấn thương nội sọ hoặc các bất thường khác. Những bệnh nhân như vậy cũng nên được đánh giá bổ sung để tìm kiếm bằng chứng về chấn thương hoặc độc tính do các chất khác. Lạm dụng rượu mạn tính và phụ thuộc rượu mạn tính là những chẩn đoán lâm sàng; các chất chỉ điểm xét nghiệm sử dụng lâu dài chưa được chứng minh là đủ nhạy cảm hoặc cụ thể để sử dụng chung. Các xét nghiệm sàng lọc như AUDIT (Thử nghiệm Nhận dạng Rối loạn do rượu) hoặc bộ câu hỏi CAGE questionnaire có thể được sử dụng. Tuy nhiên, những người nghiện rượu nặng có thể có một số rối loạn trao đổi chất cần được sàng lọc, vì vậy thường nên làm xét nghiệm công thức máu, chất điện giải (bao gồm cả magiê), xét nghiệm gan (bao gồm hồ sơ đông máu [PT / PTT]), amoniac huyết thanh và albumin huyết thanh. Trong trường hợp cai nghiện và nhiễm độc nặng, các triệu chứng có thể giống với các triệu chứng của tổn thương hoặc nhiễm trùng ở hệ thần kinh trung ương. Đối với hầu hết người nghiện rượu, tần suất và lượng rượu không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ thể chất hoặc tinh thần hoặc khả năng sinh hoạt hàng ngày một cách an toàn. Vì các tình trạng bệnh lý và phẫu thuật đồng thời có thể xảy ra đồng thời với quá trình cai rượu, nên có thể cần phải đánh giá y khoa bằng chụp CT và chọc dò tuỷ sống. Bệnh nhân có triệu chứng nhẹ không cần phải làm thường quy trừ khi các triệu chứng không cải thiện trong vòng từ 2 đến 3 ngày. Một công cụ đánh giá lâm sàng cho mức độ nặng của hội chứng cai rượu. Điều trị ngộ độc rượu và cai nghiện rượu Các biện pháp hỗ trợ Đối với hội chứng cai, benzodiazepine và đôi khi cũng phenobarbital hoặc propofol Ngộ độc hoặc quá liều Điều trị ngộ độc rượu bao gồm: Bảo vệ đường thở Đôi khi các thiamin đường tĩnh mạch, Mg, và vitamin Ưu tiên hàng đầu là đảm bảo thông khí; đặt nội khí quản và thông khí nhân tạo là cần thiết khi ngưng thở hoặc suy hô hấp. Bù dịch đường tĩnh mạch khi có hạ huyết áp hoặc bằng chứng về sự suy giảm thể tích nhưng không làm tăng đáng kể độ thanh thải ethanol. Khi bù đủ dịch, một liều duy nhất của thiamin 100 mg IV được dùng để điều trị hoặc phòng ngừa Bệnh não Wernicke. Nhiều bác sĩ lâm sàng cũng bổ sung thêm vitamin và Mg vào dịch truyền. Ngọc trai & cạm bẫy Truyền dịch qua đường tĩnh mạch không làm tăng đáng kể sự thanh thải ethanol. Điều trị bệnh nhân bị ngộ độc cấp tính phụ thuộc vào đáp ứng lâm sàng, không dựa vào BAC cụ thể. Hội chứng cai Bệnh nhân bị cai rượu nặng hoặc chứng hoang tưởng nên được điều trị trong đơn vị hồi sức tích cực cho đến khi những triệu chứng này giảm đi. Đánh giá trước phẫu thuật Theo Paul K. Mohabir, MD, Stanford University School of Medicine; André V Coombs, MBBS, Texas Tech University Health Sciences Center Đánh giá về mặt y tế Thg11 2020 Các yếu tố nguy cơ của phẫu thuật Các yếu tố nguy cơ thuộc về bệnh nhân Thông tin thêm Nguồn chủ đề Chỉ số khối cơ thể (chỉ số... Thuật toán phân chia rủi... Trước khi thực hiện các thủ thuật mổ phiên, cho dù được thực hiện ở cơ sở ngoại trú hay nội trú, nhóm phẫu thuật có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nội khoa để đánh giá trước mổ nhằm giảm thiểu nguy cơ bằng cách xác định các bất thường có thể sửa được và bằng cách xác định có cần phải theo dõi và điều trị thêm trước phẫu thuật hay không. Ví dụ, nếu một phẫu thuật cấp cứu được chỉ định (ví dụ: chảy máu trong ổ bụng, thủng tạng rỗng, viêm tuỵ hoại tử), thường không có thời gian để đánh giá đầy đủ trước khi mổ. Tuy nhiên, tiền sử bệnh của bệnh nhân cần được xem xét càng nhanh càng tốt, đặc biệt là đối với tiền sử dị ứng và để giúp xác định các yếu tố làm tăng nguy cơ phẫu thuật cấp cứu (ví dụ như tiền sử bệnh chảy máu hoặc các phản ứng phụ với thuốc tê). Tiền sử Bệnh sử trước mổ bao gồm thông tin về tất cả những điều sau đây: Các triệu chứng hiện tại gợi ý rối loạn tim phổi (như ho, đau ngực, khó thở trong lúc gắng sức, sưng mắt cá chân) hoặc nhiễm trùng (ví dụ như sốt, khó thở) Các yếu tố nguy cơ chảy máu quá nhiều (ví dụ như chứng rối loạn chảy máu, chảy máu quá mức với thủ thuật nha khoa, phẫu thuật trước đó, hoặc sinh đẻ) Yếu tố nguy cơ thuyên tắc huyết khối (xem Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)) Các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch Các rối loạn được biết đến làm tăng nguy cơ biến chứng, đặc biệt là cao huyết áp, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan, tiểu đường, hen suyễn và COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) Phẫu thuật trước, gây tê, hoặc cả hai, đặc biệt là các biến chứng của chúng A Dị ứng (Allergies) Thuốc lá, rượu và ma tuý Thuốc theo đơn, không theo đơn hiện tại và thuốc sử dụng bổ sung Tiền sử khó thở khi ngủ hay ngáy quá nhiều Nếu cần đặt ống thông bàng quang, bệnh nhân cần được hỏi về việc đi tiểu hàng ngày và phẫu thuật tiền liệt tuyến trước đó. Khám thực thể Khám thực thể không chỉ nhắm đến những vùng bị ảnh hưởng bởi phẫu thuật mà còn cả hệ thống tim phổi cũng như tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng đang diễn ra (ví dụ như đường hô hấp trên, da). Khi gây tê tuỷ sống có thể sẽ được sử dụng, bệnh nhân cần được đánh giá về chứng vẹo cột sống và các bất thường về mặt giải phẫu khác có thể làm phức tạp việc chọc tuỷ sống. Bất kỳ rối loạn nhận thức nào, đặc biệt ở những bệnh nhân cao tuổi người mà sẽ được gây mê nói chung, đều cần phải chú ý. Triệu chứng rối loạn chức năng cơ quan trước đó có thể trở nên rõ ràng hơn sau phẫu thuật, và nếu không phát hiện trước, có thể được hiểu sai như là một biến chứng phẫu thuật. Xét nghiệm Bởi vì bệnh nhân khoẻ mạnh được mổ phiên có tỷ lệ hiện hành của bệnh thầm lặng thấp mà nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc xử trí ở giai đoạn chu phẫu, không nên thực hiện xét nghiệm thường quy trước phẫu thuật ở những người không có triệu chứng lâm sàng hoặc bệnh nền đáng kể. Xét nghiệm như vậy không hiệu quả về chi phí và dẫn đến các kết quả xét nghiệm dương tính giả, báo động bệnh nhân ngoài ý muốn và sự chậm trễ trong phẫu thuật. Do đó, xét nghiệm tiền phẫu nên theo cá nhân và dựa trên biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân, mặc dù xét nghiệm thử thai beta-hCG (gonadotropin chorionic ở người) trước phẫu thuật nên được thực hiện ở tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (1, 2, 3). Mục tiêu của việc đánh giá kỹ lưỡng trước phẫu thuật là cung cấp cho bệnh nhân một kế hoạch phẫu thuật theo cá nhân để giảm thiểu nguy cơ phẫu thuật và các biến chứng sau phẫu thuật. Ở những bệnh nhân có triệu chứng, những người có bệnh lý có từ trước hoặc những người đang có phẫu thuật có nguy cơ chảy máu đáng kể hoặc các biến chứng khác cao hơn, việc đánh giá trong phòng thí nghiệm có thể bao gồm các xét nghiệm sau: Công thức máu (CBC) và phân tích nước tiểu (glucose, protein, và tế bào) thường được thực hiện. Công thức máu đặc biệt có liên quan ở những bệnh nhân > 65 tuổi hoặc ở những bệnh nhân trẻ hơn bị mất máu đáng kể. Điện giải đồ, creatinine và glucose huyết tương được đo trừ khi bệnh nhân cực kỳ khoẻ mạnh và < 50 tuổi, thủ thuật này được coi là rất thấp, và sử dụng các thuốc không gây độc thận. Xét nghiệm về gan thường được đo lường nếu nghi ngờ bất thường dựa trên tiền sử hoặc khám lâm sàng. Các nghiên cứu về đông máu và thời gian chảy máu chỉ cần thiết nếu bệnh nhân có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị chảy máu tạng hoặc rối loạn liên quan đến chảy máu. Điện tâm đồ được thực hiện cho những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh mạch vành (CAD), bao gồm tất cả nam > 45 và nữ > 50, và cho những bệnh nhân béo phì nặng (chỉ số cơ thể ≥ 40 kg / m 2) có ít nhất một yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch xơ vữa động mạch (ví dụ, tiểu đường, hút thuốc lá, tăng huyết áp, hoặc tăng lipid máu) hoặc khả năng dung nạp thể dục kém (4). Chụp X-quang ngực chỉ ở những bệnh nhân có các triệu chứng hoặc các yếu tố nguy cơ của bệnh tim phổi tiềm ẩn. Test đánh giá chức năng phổi có thể được thực hiện nếu bệnh nhân có rối loạn phổi mãn hoặc có biểu hiện bệnh phổi. Bệnh nhân có triệu chứng của bệnh mạch vành cần thêm các xét nghiệm (thí dụ nghiệm pháp gắng sức, chụp mạch vành) trước phẫu thuật. Trong một số trường hợp, các thủ thuật mổ phiên nên được trì hoãn khi có thể để xác định kỹ các rối loạn bệnh kèm theo (ví dụ, cao huyết áp, tiểu đường, bất thường huyết học) có thể được kiểm soát tối ưu. Các yếu tố nguy cơ của phẫu thuật Rủi ro về phẫu thuật cao nhất với những điều sau: Phẫu thuật tim hoặc phổi Cắt gan Các phẫu thuật trong ổ bụng thời gian phẫu thuật kéo dài hoặc có nguy cơ xuất huyết khối lượng lớn (ví dụ, phẫu thuật Whipple, phẫu thuật động mạch chủ, phẫu thuật sau phúc mạc) Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt Các phẫu thuật chỉnh hình lớn (ví dụ, thay khớp háng) Những bệnh nhân đang trải qua một cuộc mổ phiên có nguy cơ xuất huyết đáng kể nên cân nhắc việc ngân hàng máu để truyền máu tự thân nếu cần. Truyền máu đồng loại làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và phản ứng truyền máu. Trong các trường hợp khác, những bệnh nhân được coi là có nguy cơ cao đối với đại phẫu có thể được xác định trước phẫu thuật là những ứng viên cho các can thiệp ít xâm lấn hơn. Phẫu thuật khẩn cấp có nguy cơ tử vong cao hơn phẫu thuật theo lịch có sự chuẩn bị đầy đủ. Các yếu tố nguy cơ thuộc về bệnh nhân Sự đóng góp của các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân vào tỷ lệ mắc bệnh và tử vong chu phẫu được ước tính tốt nhất bằng các máy tính nguy cơ định lượng đã được xác nhận. Ví dụ, Chương trình Cải thiện Chất lượng Phẫu thuật Quốc gia của Hiệp hội Phẫu thuật Hoa Kỳ (ACS NSQIP) đã phát triển một máy tính nguy cơ để dự đoán các biến cố bất lợi sau phẫu thuật (xem Máy tính nguy cơ phẫu thuật ACS NSQIP). Việc sử dụng các công cụ này không chỉ cho phép sự đồng nhất trong việc giải thích dữ liệu kết quả của bác sĩ phẫu thuật mà còn góp phần đưa ra quyết định và chấp thuận tham gia cho bệnh nhân và người nhà (1). Tuổi cao có liên quan đến việc giảm dự trữ sinh lý và bệnh tật cao hơn nếu xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, các rối loạn mãn tính có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong hơn là chỉ riêng tuổi đơn thuần. Tuổi già không phải là một chống chỉ định tuyệt đối cho phẫu thuật. Các yếu tố nguy cơ về tim Các yếu tố nguy cơ tim mạch tăng đáng kể nguy cơ cho phẫu thuật. Nguy cơ tim mạch thường được đánh giá bằng cách sử dụng Chỉ số Nguy cơ Tim mạch đã được Sửa đổi của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (American Heart Association)). (xem Hình: Thuật toán phân chia rủi ro cho phẫu thuật không phải tim mạch). Nó xem xét các yếu tố độc lập sau đây về nguy cơ tim: Tiền sử bị bệnh động mạch vành (CAD) Tiền sử suy tim Tiền sử bệnh mạch não Bệnh tiểu đường cần điều trị bằng insulin Creatinine huyết thanh (2,0 mg / dL) Nguy cơ biến chứng tim tăng cùng với sự gia tăng các yếu tố nguy cơ: Không có yếu tố nguy cơ: 0,1 đến 0,8%, trung bình 0,4% (khoảng tin cậy 95%) 1 yếu tố nguy cơ: 0,5 đến 1,4%, trung bình 1,0% (khoảng tin cậy 95%) 2 yếu tố nguy cơ: 1,3 đến 3,5%, trung bình 2,4% (khoảng tin cậy 95%) ≥ 3 yếu tố nguy cơ: 2,8 đến 7,9%, trung bình 5,4% (khoảng tin cậy 95%) Phẫu thuật có nguy cơ cao (ví dụ phẫu thuật mạch máu, mở ngực hoặc mở bụng) cũng không phụ thuộc nguy cơ tim mạch cao trong mổ. Đánh giá bệnh kỹ lưỡng trước khi phẫu thuật có thể cần phải có tư vấn từ các chuyên gia tư vấn không phẫu thuật (ví dụ: bác sĩ nội khoa, bác sĩ tim mạch, bác sĩ chuyên khoa phổi) để giúp đánh giá nguy cơ trong phẫu thuật. Bệnh nhân có các triệu chứng tim mạch (ví dụ như suy tim hoặc đau thắt ngực không ổn định) có nguy cơ đặc biệt cao trong mổ. Bệnh nhân có đau thắt ngực không ổn định có khoảng 28% nguy cơ nhồi máu cơ tim trong mổ. Ở những bệnh nhân bị đau thắt ngực ổn định, nguy cơ tương ứng với mức độ luyện tập. Bệnh nhân có các triệu chứng tim hoạt động do đó cần phải đánh giá kỹ lưỡng. Ví dụ, nguyên nhân gây suy tim nên được xác định để theo dõi và điều trị trong khi phẫu thuật có thể được tối ưu hoá trước khi lựa chọn phẫu thuật. Các xét nghiệm tim mạch khác, chẳng hạn như siêu âm tim có gắng sức hoặc thậm chí chụp mạch phải được xem xét nếu có bằng chứng về thiếu máu cục bộ đảo ngược trong việc đánh giá trước phẫu thuật. Chăm sóc trước phẫu thuật nhằm mục đích kiểm soát các rối loạn (ví dụ như suy tim, đái tháo đường) bằng các phương pháp điều trị tchuẩn. Ngoài ra, cần phải có các biện pháp để giảm thiểu nhịp tim nhanh trong thời gian phẫu thuật, nhịp tim nhanh có thể làm nặng thêm chứng suy tim và tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim; ví dụ, kiểm soát đau nên được tối ưu hoá và điều trị thuốc chẹn β nên được xem xét, đặc biệt là nếu bệnh nhân đã dùng thuốc chẹn β. Cần phải xem xét đặt stent mạch vành cho những bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định. Nếu rối loạn nhịp tim không thể được điều chỉnh trước khi phẫu thuật hoặc nếu bệnh nhân có nguy cơ cao bị biến chứng tim mạch, thì nên theo dõi bằng catheter động mạch phổi. Các chuyên gia tư vấn này cũng có thể giúp kiểm soát bệnh nền sẵn có (ví dụ như tiểu đường) và giúp ngăn ngừa và điều trị các biến chứng trong thời gian phẫu thuật và sau phẫu thuật (ví dụ như tim, phổi, nhiễm trùng). Đôi khi rủi ro về tim mạch cao hơn lợi ích của phẫu thuật. Trong những trường hợp như vậy, một thủ thuật ít xâm lấn hơn có thể cung cấp hoặc đóng vai trò là cầu nối để điều trị dứt điểm (ví dụ, cắt túi mật qua ống thông cho bệnh viêm túi mật) và giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Thuật toán phân chia rủi ro cho phẫu thuật không phải tim mạch * Các tình trạng lâm sàng: bao gồm hội chứng vành không ổn định, suy tim mất bù, loạn nhịp nặng, bệnh van tim nặng. † Xem ACC / AHA ‡ Các yếu tố nguy cơ lâm sàng bao gồm bệnh mạch vành, tiền sử suy tim, tiền sử bệnh mạch não, đái tháo đường, và creatinine trước phẫu thuật > 2,0 mg / dL. ACC = American College of Cardiology; AHA = Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ; HR = nhịp tim; MET = tương đương trao đổi chất. Fleisher LA, Fleischmann KE, Auerbach AD, et al Nhiễm trùng Những trường hợp nhiễm trùng phát hiện ra trước phẫu thuật nên được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, khi nhiễm trùng cũng không nên trì hoãn phẫu thuật trừ cấy ghép vật liệu nhân tạo; trong những trường hợp như vậy, phẫu thuật nên được hoãn lại cho đến khi nhiễm trùng được kiểm soát hoặc loại bỏ. Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp cần được điều trị và có bằng chứng cho thấy nhiễm trùng đã được giải quyết trước khi gây tê, gây mê. Nhiễm virut có sốt hoặc không sốt được điều trị trước phẫu thuật, đặc biệt khi gây mê. Vấn đề tâm lý của người bệnh đôi khi cần được đánh giá để giúp giải quyết các vấn đề tâm lý tiềm ẩn gây trở ngại cho việc hồi phục. Mất cân bằng nước và điện giải Sự mất cân bằng nước và điện giải nên được điều chỉnh trước khi phẫu thuật. Hạ kali máu, tăng kali máu, hạ canxi huyết và hạ kali máu phải được điều chỉnh trước khi gây mê toàn thân để giảm nguy cơ loạn nhịp tim có thể gây chết người. Mất nước và giảm thể tích tuần hoàn phải được bù bằng dịch truyền tĩnh mạch trước khi gây mê để tránh gây hạ huyết áp nặng khi gây mê toàn thân. Rối loạn dinh dưỡng Suy dinh dưỡng và béo phì làm tăng nguy cơ biến chứng sau mổ ở người lớn. Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá trước phẫu thuật qua hỏi tiền sử, khám lâm sàng và qua các xét nghiệm. Các yếu tố nguy cơ dinh dưỡng nặng bao gồm: Chỉ số khối cơ thể < 18,5 > 2 hoặc tiền sử giảm cân không chủ ý > 10% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng hoặc 5% trong 1 tháng Khám thực thể gợi ý (ví dụ: teo cơ, dấu hiệu đặc trưng khác của suy dinh dưỡng) Nồng độ albumin huyết thanh thấp (< 3 g / dL mà không có bằng chứng về rối loạn chức năng thận hoặc gan) Điều quan trọng là phải hỏi liệu giảm cân có chủ ý hay không, vì giảm cân không chủ ý có thể phản ánh trạng thái dị hoá khó bổ sung dinh dưỡng, cho thấy bệnh lý nền nghiêm trọng như ung thư. Albumin huyết thanh là một chỉ số không đắt tiền, có sẵn và đáng tin cậy về suy dinh dưỡng; đo nồng độ albumin máu bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng trước mổ. Giá trị < 2,8 g / dL dự đoán tỷ lệ mắc bệnh tăng lên (bao gồm cả việc chữa lành vết thương kém) và tỷ lệ tử vong. Vì chu kỳ bán huỷ của albumin máu là 18 đến 20 ngày, do đó nồng độ albumin máu không phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng cấp. Nếu nghi ngờ suy dinh dưỡng cấp tính, đo nồng độ protein có thời gian bán huỷ ngắn hơn; ví dụ transferrin (chu kỳ bán huỷ 7 ngày) hoặc transthyretin (tiền albumin; thời gian bán huỷ 3 đến 5 ngày). Bệnh nhân người cao tuổi có thể hưởng lợi từ sự tham gia của đội ngũ chăm sóc người cao tuổi, có thể cần liên quan đến các nhân viên xã hội, các nhà vật lý trị liệu, các nhà đạo đức, và các bác sĩ khác. Hỗ trợ dinh dưỡng trước phẫu thuật và chu phẫu với sự hỗ trợ của chuyên gia dinh dưỡng để ngăn ngừa và điều trị các thiếu hụt dinh dưỡng và điện giải cụ thể có nhiều khả năng cải thiện kết quả ở những bệnh nhân có tiền sử sụt cân và nồng độ protein cho thấy suy dinh dưỡng nặng (2). Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể bị trì hoãn để bệnh nhân có thể được hỗ trợ dinh dưỡng, đôi khi trong vài tuần (ví dụ, ở những bệnh nhân bị suy dinh dưỡng mạn tính, để giúp ngăn ngừa hội chứng nuôi dưỡng lại). Béo phì đáng kể (chỉ số khối cơ thể > 40 kg / m 2) làm tăng nguy cơ tử vong chu phẫu vì những bệnh nhân này tăng nguy cơ rối loạn tim và phổi (ví dụ, tăng huyết áp, tăng áp động mạch phổi, phì đại thất trái, suy tim, bệnh mạch vành). Béo phì là một yếu tố nguy cơ độc lập huyết khối tĩnh mạch sâu và tắc mạch phổi; dự phòng huyết khối tĩnh mạch được chỉ định ở hầu hết bệnh nhân béo phì. Béo phì cũng làm tăng nguy cơ biến chứng vết mổ sau phẫu thuật (ví dụ, hoại tử mỡ tại vết mổ, nhiễm trùng, bục vết mổ và thoát vị thành bụng). Bởi vì không phải tất cả các thủ thuật ngoại khoa đều là mổ phiên, nên cân nhắc mức độ kịch liệt và loại phẫu thuật được đề xuất cũng như nguy cơ của bệnh nhân khi phẫu thuật. Rối loạn chức năng ống dẫn trứng và bất thường vùng chậu Theo Robert W. Rebar, MD, Western Michigan University Homer Stryker M.D. Chụp X quang buồng tử cung và vòi trứng hiếm khi chỉ ra sự thông ống dẫn giả nhưng cho thấy nghẽn ống dẫn giả trong khoảng 15% trường hợp. Xét nghiệm này cũng có thể phát hiện một số bất thường ở vùng chậu và trong buồng tử cung. Vì những lý do không giải thích được, khả năng thụ thai dường như được tăng lên sau khi người phụ nữ chụp tử cung - vòi tử cung nếu kết quả xét nghiệm bình thường. Vì vậy, nếu kết quả chụp Xquang buồng tử cung và vòi trứng bình thường, các xét nghiệm chẩn đoán bổ sung chức năng của vòi có thể trì hoãn trong một vài chu kỳ kinh ở phụ nữ trẻ. Siêu âm kết hợp bơm nước buồng tử cung (tiêm dịch lỏng đẳng trương qua cổ tử cung vào tử cung trong quá trình siêu âm) được thực hiện để phát hiện hoặc đánh giá thêm các bất thường trong tử cung và ở ống dẫn trứng nó đã thay thế chụp tử cung ở nhiều trung tâm chuyên khoa hiếm muộn. Hiếm khi, nội soi ổ bụng được thực hiện để đánh giá thêm các tổn thương của ống dẫn trứng. Chẩn đoán và điều trị thường được thực hiện đồng thời trong khi nội soi ổ bụng hoặc soi buồng tử cung. Điều trị rối loạn chức năng ống dẫn trứng và các bất thường vùng chậu Thuốc kháng sinh nếu bị viêm cổ tử cung hoặc PID Phẫu thuật nội soi và / hoặc nội soi buồng tử cung Kỹ thuật sinh sản được hỗ trợ Viêm cổ tử cung hoặc PID, nếu có, được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Điều trị nhiễm trùng hiện tại nói chung là quan trọng và có thể cải thiện chất nhầy cổ tử cung. School of Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg9 2022 Căn nguyên Chẩn đoán Điều trị Nguồn chủ đề Tắc nghẽn ống dẫn trứng Rối loạn chức năng ống dẫn trứng là tắc nghẽn ống dẫn trứng hoặc rối loạn chức năng biểu mô làm suy giảm khả năng vận động của tế bào trứng, hợp tử và / hoặc tinh trùng; các bất thường về cấu trúc khung chậu có thể cản trở quá trình thụ tinh hoặc làm tổ. Liệu pháp kháng sinh không điều trị dính vùng chậu do nhiễm trùng vùng chậu hiện tại hoặc trong quá khứ. Trong khi nội soi ổ bụng, dính vùng chậu, có thể được bóc tách, hoặc viêm nội mạc tử cung vùng chậu có thể được đốt hoặc lấy bỏ bằng la-ze. Trong khi nội soi buồng tử cung, vùng dính trong tử cung có thể được tách và u xơ tử cung dưới niêm mạc và polyp buồng tử cung có thể được lấy bỏ. Tỷ lệ mang thai sau khi điều trị bằng nội soi các bất thường ở vùng chậu thấp (thường không quá 25%), nhưng việc điều trị các bất thường trong buồng tử cung bằng nội soi buồng tử cung thường thành công, với tỉ lệ mang thai khoảng 60 đến 70%. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thường là cần thiết hoặc thay thế, đặc biệt là ở phụ nữ dưới 30 tuổi. Căn nguyên của rối loạn chức năng ống dẫn trứng và các bất thường ở vùng chậu Rối loạn chức năng ống dẫn trứng có thể là kết quả của Bệnh viêm vùng chậu Có thai ngoài tử cung Ruột thừa bị vỡ Phẫu thuật vùng bụng dưới dẫn đến sự kết dính vùng chậu Rối loạn viêm (ví dụ, bệnh viêm ruột, bệnh lao) Các bất thường về cấu trúc vùng chậu có thể cản trở khả năng sinh sản bao gồm Dính buồng tử cung (hội chứng Asherman) U xơ cản trở các ống dẫn trứng hoặc bóp méo biến dạng buồng tử cung Polyp trong tử cung Một số dị tật nhất định (ví dụ: tử cung hai sừng) Niêm mạc tử cung có thể gây tổn thương ở vòi, tử cung, hoặc các tổn thương khác làm suy giảm khả năng sinh sản. Ngoài ra, các yếu tố cổ tử cung, bao gồm viêm cổ tử cung hoặc chấn thương (ví dụ, các thủ thuật khoét chóp đối với tân sinh u trong biểu mô cổ tử cung, vết rách cổ tử cung trong sản khoa), có thể góp phần gây vô sinh do làm giảm sản sinh chất nhầy cổ tử cung. Chẩn đoán rối loạn chức năng ống dẫn trứng và các bất thường vùng chậu Xét nghiệm bệnh lậu cổ tử cung hoặc chlamydia, nếu nghi ngờ viêm cổ tử cung hoặc PID Chụp siêu âm hoặc siêu âm Nội soi tử cung để đánh giá thêm các bất thường Hiếm khi nội soi ổ bụng Nếu nghi ngờ nhiễm trùng vùng chậu, cần làm các xét nghiệm để tìm bệnh lậu hoặc chlamydia. Ngoài ra, sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường được thực hiện như một phần của chăm sóc trước thụ thai định kỳ. Tất cả các đánh giá vô sinh bao gồm đánh giá các vòi trứng. Thông thường, chụp buồng tử cung vòi trứng (hình ảnh bằng huỳnh quang của tử cung và vòi trứng sau khi bơm chất cản quang vào tử cung) được thực hiện từ 2 đến 5 ngày sau khi ngừng chảy kinh. Phù chi dưới trong những tháng cuối của thai kỳ Theo Emily E. Bunce, MD, Wake Forest School of Medicine; Robert P. Heine, MD, Wake Forest School of Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg12 2020 | đã sửa đổi Thg9 2022 Căn nguyên Đánh giá Điều trị Những điểm chính Nguồn chủ đề Một số nguyên nhân gây phù... Một số phát hiện gợi ý tiền... Phù thường gặp trong giai đoạn muộn của thai kỳ. Khi viêm tế bào tiến triển, mà thường gây ra đỏ da tại chỗ, có thể phù toàn thân. Bảng Đánh giá Đánh giá bệnh nhân bị phù chi dưới trong giai đoạn cuối của thai kỳ nhằm loại trừ DVT, tiền sản giật, bệnh cơ tim chu sinh và các nguyên nhân bệnh lý khác gây phù. Phù sinh lý là chẩn đoán loại trừ. Tiền sử Tiền sử của bệnh hiện tại bao gồm triệu chứng khởi phát và thời gian, đợt cấp hoặc các yếu tố giảm nhẹ (phù nề về sinh lý giảm khi nằm ở vị trí nghiêng cao bên trái), và các yếu tố nguy cơ cho huyết khối tĩnh mạch sâu, tiền sản giật và bệnh cơ tim chu sinh. Các yếu tố nguy cơ cho DVT bao gồm Suy tĩnh mạch Chấn thương Rối loạn về huyết động học Rối loạn huyết khối Hút thuốc lá Bất động Ung thư Béo phì Các yếu tố nguy cơ cho tiền sản giật bao gồm Tăng huyết áp mạn tính Bệnh nhân có tiền sử bản thân hoặc gia đình bị tiền sản giật < 17 tuổi hoặc > 35 tuổi Mang thai lần đầu Đa thai Bệnh tiểu đường Rối loạn mạch máu Chửa trứng Kết quả xét nghiệm huyết thanh mẹ bất thường Béo phì Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh cơ tim chu sinh bao gồm Tuổi > 30 Tiền sử bệnh cơ tim Gốc Phi Đa thai Tiền sử tăng huyết áp và / hoặc rối loạn tăng huyết áp của thai kỳ (ví dụ, tiền sản giật) Rà soát hệ thống nên tìm kiếm các triệu chứng của nguyên nhân có thể, bao gồm những điều sau đây: Buồn nôn và nôn, đau bụng, và vàng da: Tiền sản giật Đau, đỏ, hoặc nóng ở một chi: DVT hoặc viêm mô tế bào Khó thở: Phù phổi, bệnh cơ tim chu sinh và tiền sản giật Tăng đột ngột trọng lượng hoặc phù nề của bàn tay và mặt: Tiền sản giật Nhức đầu, lú lẫn, thay đổi trạng thái tinh thần, nhìn mờ, hoặc co giật: Tiền sản giật Tiền sử y khoa nên bao gồm tiền sử của huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, bệnh tim, tiền sản giật và cao huyết áp. Khám thực thể Thăm khám bắt đầu bằng việc xem xét các sinh hiệu, đặc biệt là huyết áp. Đánh giá sự phân bố các vị trí phù (tức là ở hai bên và đối xứng hay một bên) và xem có thay đổi màu sắc, chuyển đỏ, ấm, và nhạy cảm đau. Khám tổng quát tập trung vào các cơ quan để có thể phát hiện các dấu hiệu của tiền sản giật. Kiểm tra mắt bao gồm kiểm tra thị lực đối với trường hợp nhìn mờ, và khám đáy mắt để tìm phù gai thị. Khám tim mạch bao gồm việc nghe tim và phổi để đánh giá tình trạng thừa dịch (ví dụ, nghe S3 hoặc là S4 tiếng tim, thở nhanh, rale ẩm và rale nổ) và kiểm tra tĩnh mạch cổ xem có căng phồng không. Khám xem bụng có nhạy cảm đau hay không, chú ý vùng thượng vị và hạ sườn phải. Khám thần kinh để đánh giá tình trạng sức khoẻ tâm thần có nhầm lẫn và tìm các thiếu hụt thần kinh khu trú. Các dấu hiệu cảnh báo Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt: Huyết áp ≥ 140/90 mm Hg Chân hoặc bắp chân một bên có biểu hiện sưng nóng đỏ đau, có thể sốt hoặc không sốt Cao huyết áp và bất kỳ triệu chứng toàn thân nào đặc biệt là sự thay đổi tâm lý Các triệu chứng hoặc dấu hiệu của phù phổi Giải thích các dấu hiệu Mặc dù phù hay xảy ra trong thời kỳ mang thai nhưng vẫn cần xem xét và loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm nhất (tiền sản giật, bệnh cơ tim chu sinh và huyết khối tĩnh mạch sâu) là rất quan trọng: Nếu huyết áp > 140/90 mm Hg, cần nghĩ đến tiền sản giật. Nếu chỉ phù một bên chân, đặc biệt khi có dấu hiệu sưng nóng đỏ đau thì nên nghĩ đến huyết khối tĩnh mạch sâu và viêm tế bào. Phù chân hai bên cho thấy nguyên nhân là do quá trình sinh lý, tiền sản giật hoặc bệnh cơ tim chu sinh. Các triệu chứng hoặc dấu hiệu của phù phổi, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị tiền sản giật (hoặc các yếu tố nguy cơ khác), gợi ý bệnh cơ tim chu sinh. Các dấu hiệu lâm sàng giúp gợi ý nguyên nhân (xem bảng Một số nguyên nhân gây phù trong giai đoạn cuối của thai kỳ). Các phát hiện khác có thể gợi ý tiền sản giật (xem bảng Một số phát hiện gợi ý tiền sản giật). Bảng Xét nghiệm Nếu nghi ngờ tiền sản giật nên đo nồng độ protein nước tiểu; tăng huyết áp và protein niệu chỉ dấu tiền sản giật. Thường là xét nghiệm nước tiểu, nhưng nếu chẩn đoán không rõ ràng, protein niệu có thể được đo trong lượng nước tiểu thu thập được trong 24 giờ. Nó thường liên quan đến chi dưới nhưng đôi khi xuất hiện như sưng nề hoặc sưng húp ở mặt hoặc bàn tay. Nhiều phòng xét nghiệm có thể nhanh chóng đánh giá protein niệu bằng cách đo và tính tỷ lệ protein niệu: creatinin niệu. Protein niệu không còn cần thiết để chẩn đoán tiền sản giật; các dấu hiệu bất thường trong phòng thí nghiệm hoặc trên lâm sàng về tiền sản giật ở bệnh nhân tăng huyết áp cũng có thể xác nhận tiền sản giật. Nếu nghi ngờ bị huyết khối tĩnh mạch sâu, siêu âm hai chi dưới được thực hiện. Nếu nghi ngờ bệnh cơ tim chu sinh, thực hiện đo điện tâm đồ, chụp X-quang phổi và siêu âm tim. Đo BNP hoặc NT-proBNP. Điều trị Nguyên nhân cụ thể của phù nề khi mang thai được điều trị. Phù sinh lý có thể được giảm bớt bằng cách sau: Nằm không liên tục bên trái (tư thế nàm nghiên bên trái), vị trí này dịch chuyển tử cung ra khỏi tĩnh mạch chủ dưới Nâng cao chi dưới không liên tục tất áp lực Mặc quần áo rộng không hạn chế lưu lượng máu, đặc biệt là ở chân Những điểm chính Chứng phù thường gặp và thường lành tính (sinh lý) trong thời kỳ cuối của quá trình mang thai. Phù sinh lý giảm khi nằm nghiêng trái, nâng cao chi dưới hay dùng tất chống giãn tĩnh mạch. Đánh giá bệnh nhân DVT nếu họ bị phù chân một bên, đỏ, nóng và ấn đau. Căn nguyên Nguyên nhân phổ biến nhất của chứng phù trong thai kỳ là Phù nề sinh lý Phù nề sinh lý là kết quả của giữ Na do hormone. Đánh giá bệnh nhân về bệnh cơ tim chu sinh nếu họ có khó thở và nếu khám thực thể phát hiện bằng chứng thừa dịch. Vì tiền sản giật làm tăng đáng kể nguy cơ bệnh cơ tim sau sinh, nên nhanh chóng đánh giá bệnh nhân bị tiền sản giật và có thể có rối loạn chức năng tim và / hoặc phù phổi đối với bệnh cơ tim chu sinh. Phù cũng có thể xảy do tử cung tăng kích thước chèn ép tĩnh mạch chủ dưới khi nằm nghiêng, ngăn cản đường thoát máu của hai tĩnh mạch đùi. Các nguyên nhân bệnh lý gây phù nề ít gặp hơn nhưng thường nguy hiểm. Tiền sản giật gây ra do cao huyết áp bởi thai nghén; tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ bị chứng tiền sản giật đều bị phù. Bệnh cơ tim sau sinh có thể gây ra các triệu chứng không đặc hiệu khác của thai kỳ, bao gồm khó thở và mệt mỏi. Hỏng thai liên tiếp (sảy thai tái phát; sảy thai theo thói quen) Theo Antonette T. Dulay, MD, Main Line Health System Đánh giá về mặt y tế Thg10 2022 Căn nguyên Chẩn đoán Điều trị Những điểm chính Sẩy thai liên tiếp là ≥ 2 đến 3 lần sẩy thai tự nhiên. Nguyên nhân rau thai bao gồm các rối loạn mạn tính có trước đây được kiểm soát kém (ví dụ như bệnh lupus ban đỏ hệ thống [SLE], cao huyết áp mạn tính). Nguyên nhân ở bào thai thường Bất thường về nhiễm sắc thể hoặc di truyền Dị dạng giải phẫu Bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi có thể gây ra 50% số trường hợp sảy thai liên tiếp; sảy thai do bất thường nhiễm sắc thể phổ biến hơn trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Lệch bội thể liên quan tới 80% số ca sẩy thai tự nhiên xảy ra khi được < 10 tuần tuổi thai nhưng chiếm < 15% trong các trường hợp xảy ra ở ≥ 20 tuần. Chẩn đoán sẩy thai liên tiếp Đánh giá lâm sàng Các xét nghiệm để xác định nguyên nhân Chẩn đoán sảy thai tái phát dựa trên tiền sử sẩy thai tự nhiên 2 hoặc 3 lần trước đó. Đánh giá về hỏng thai liên tiếp nên bao gồm những điều sau để giúp xác định nguyên nhân: Đánh giá di truyền (nhiễm sắc thể đồ) của cả cha mẹ và bất kỳ thành phần nào của thai nghén khi được chỉ định về lâm sàng để loại trừ các nguyên nhân di truyền có thể Sàng lọc các rối loạn huyết khối mắc phải: Anticardiolipin antibodies (IgG and IgM), anti-beta 2 glycoprotein I (IgG và IgM) và kháng đông lupus Hormone kích thích tuyến giáp Kiểm tra bệnh tiểu đường Chụp Xquang buồng tử cung và vòi tử cung hoặc siêu âm bơm nước buồng tử cung để kiểm tra các bất thường về cấu trúc tử cung Nguyên nhân không thể xác định ở hơn 50% phụ nữ. Xác định nguyên nhân có thể đòi hỏi sự đánh giá rộng cả cha lẫn mẹ. Việc tầm soát các rối loạn huyết khối di truyền không được khuyến cáo thường quy trừ khi có sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa về bà mẹ và thai nhi. Điều trị sẩy thai liên tiếp Điều trị nguyên nhân nếu có thể Một số nguyên nhân gây hỏng thai liên tiếp có thể được điều trị. Nếu không xác định được nguyên nhân, khả năng sinh sống trong lần mang thai tiếp theo là 27 đến 75% (1, 2). Những điểm chính Sẩy thai liên tiếp là ≥ 2 đến 3 lần sẩy thai tự nhiên. Nguyên nhân gây ra sẩy thai liên tiếp có thể là từ mẹ, cha, thai nhi, hoặc nhau thai. Bất thường nhiễm sắc thể (đặc biệt là dị bội) có thể gây ra 50% số lần mang thai tái phát. Căn nguyên của sẩy thai liên tiếp Nguyên nhân gây ra sẩy thai liên tiếp có thể là từ mẹ, cha, thai nhi, hoặc nhau thai. Các nguyên nhân thường thấy ở mẹ bao gồm Các bất thường tử cung hoặc cổ tử cung (ví dụ như polyp, u xơ, dính buồng, chứng suy yếu cổ tử cung) Các bất thường về nhiễm sắc thể mẹ (hoặc cha) có thể xảy ra (ví dụ, chuyển đoạn cân bằng) Các rối loạn mạn tính được kiểm soát kém (ví dụ, suy giáp, cường giáp, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận mạn tính) Rối loạn huyết khối mắc phải (ví dụ, liên quan đến hội chứng kháng thể kháng phospholipid với thuốc chống đông máu lupus, kháng ardiolipin [IgG hoặc IgM], hoặc kháng beta2 glycoprotein I [IgG hoặc IgM]) có liên quan đến 3 lần mất thai tái phát sau 10 tuần, sau khi nguyên nhân ở mẹ và các nguyên nhân di truyền khác đã được loại trừ. Mất một hoặc nhiều thai kỳ bình thường sau 10 tuần có thể làm dấy lên nghi ngờ về hội chứng kháng thể kháng phospholipid (1). Sự kết hợp với rối loạn huyết khối di truyền thì ít rõ ràng nhưng dường như không mạnh, ngoại trừ có thể là đột biến yếu tố V Leiden. Nguyên nhân từ người mẹ ít rõ ràng hơn, nhưng nguy cơ sẩy thai cao hơn nếu người cha có một số bất thường trong phân tích tinh dịch đồ. Tuổi của bà mẹ > 35 đã được nghiên cứu, nhưng dữ liệu về tăng nguy cơ sẩy thai tự nhiên còn mâu thuẫn. Tổng quan về thai nghén nguy cơ cao Theo Raul Artal-Mittelmark, MD, Saint Louis University School of Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg9 2022 Đánh giá nguy cơ trong thời kỳ mang thai Trong thai kỳ có nguy cơ cao, mẹ, thai nhi hoặc trẻ sơ sinh có nguy cơ cao về bệnh tật hoặc tử vong trước, trong hoặc sau khi sinh. Mang thai có nguy cơ cao đòi hỏi phải theo dõi chặt chẽ và đôi khi chuyển đến trung tâm sinh sản để theo dõi, đặc biệt là nếu phụ nữ có các tình trạng phức tạp có nguy cơ cao. Các trung tâm này cung cấp nhiều dịch vụ chuyên khoa và phụ chuyên khoa, do các bác sĩ chuyên khoa bà mẹ, thai nhi và trẻ sơ sinh cung cấp (1). Khi cần chuyển tuyến, chuyển trước, thay vì chuyển sau khi sinh, điều này sẽ dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ sơ sinh thấp hơn. Các nguyên nhân phổ biến để chuyển viện trước khi sinh là Sinh non (thường là do vỡ ối sớm) Tiền sản giật Có các rối loạn đã tồn tại trước đó hoặc đang tiến triển (ví dụ, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, béo phì [bệnh] nặng) Đánh giá nguy cơ là một phần của chăm sóc tiền sản thông thường. Các nguy cơ cũng được đánh giá trong hoặc ngay sau khi chuyển dạ và bất cứ lúc nào có tình trạng mới dẫn đến nguy cơ. Các yếu tố nguy cơ được đánh giá một cách có hệ thống vì mỗi yếu tố nguy cơ đơn lẻ sẽ làm tăng nguy cơ chung. Đánh giá nguy cơ trong thời kỳ mang thai Có một số hệ thống đánh giá và theo dõi các yếu tố có nguy cơ xảy ra trong khi mang thai. Có một số hệ thống đánh giá và theo dõi các yếu tố có nguy cơ xảy ra trong khi mang thai Hệ thống được sử dụng rộng rãi nhất là Hệ thống Theo dõi và Đánh giá khi mang thai (PRAMS), là một dự án của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và các sở y tế nhà nước. PRAMS cũng cho phép CDC và các tiểu bang giám sát những thay đổi về chỉ số sức khoẻ (ví dụ như mang thai ngoài ý muốn, chăm sóc trước khi sinh, cho con bú, hút thuốc, uống rượu, sức khoẻ của trẻ sơ sinh). Rối loạn cực khoái ở phụ nữ Theo Allison Conn, MD, Baylor College of Medicine, Texas Children 's Pavilion for Women; Kelly R. Hodges, MD, Baylor College of Medicine, Texas Children' s Pavilion for Women Đánh giá về mặt y tế Thg3 2021 Căn nguyên Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Những điểm chính Rối loạn cực khoái ở phụ nữ bao gồm không xuất hiện cực khoái, không thường có cực khoái, xuyên giảm mạnh về cường độ, hoặc chậm trễ rõ rệt để đáp ứng sự kích thích mặc dù ở mức độ kích thích chủ quan bình thường. Do loại kích thích gây ra cực khoái rất khác nhau, bác sĩ lâm sàng phải sử dụng đánh giá lâm sàng để xác định xem liệu phản ứng của người phụ nữ có bị thiếu hay không, dựa trên tuổi tác, kinh nghiệm tình dục và mức độ đầy đủ của kích thích tình dục mà người phụ nữ nhận được. Điều trị rối loạn cực khoái Tự kích thích Trị liệu tâm lý Dữ liệu hỗ trợ khuyến khích tự kích thích (thủ dâm). Phương pháp điều trị bước đầu đối với chứng rối loạn cực khoái ở phụ nữ là thủ dâm có hướng dẫn, bao gồm một loạt các bài tập theo đơn kê. Máy rung được đặt trên mỏm xương mu gần âm vật có thể có tác dụng, cũng như có thể làm tăng số lượng và cường độ kích thích đồng thời nếu cần. Giáo dục về chức năng tình dục (ví dụ cần kích thích các vùng khác của cơ thể trước khi đến âm vật) có thể giúp ích. Liệu pháp tình dục cho phụ nữ, có hoặc không có bạn tình, thường có thể giúp họ giải quyết những lo lắng về cảm xúc và hoạt động tình dục. Các liệu pháp tâm lý khác, bao gồm điều trị hành vi nhận thức và trị liệu tâm lý, có thể giúp phụ nữ xác định và quản lý sự lo sợ dễ bị tổn thương và các vấn đề tin cậy với một đối tác. Đề nghị thực hành chánh niệm và sử dụng liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm (MBCT) có thể giúp phụ nữ quan tâm đến cảm giác tình dục (bằng cách ở trong thời điểm này) và không đánh giá hoặc giám sát những cảm giác này. Hiện tại, không có dữ liệu nào cho thấy bất kỳ loại thuốc nào có hiệu quả trong điều trị chứng rối loạn cực khoái ở phụ nữ. Những điểm chính Chẩn đoán rối loạn cực khoái dựa trên tiêu chí lâm sàng DSM-5. Rối loạn cực khoái ở phụ nữ có thể là nguyên phát hoặc thứ phát: Nguyên phát: Phụ nữ chưa bao giờ có thể đạt cực khoái. Điều trị bằng thủ dâm có hướng dẫn, thường là liệu pháp bước đầu. Đề xuất liệu pháp tình dục và các liệu pháp tâm lý khác để giúp phụ nữ xác định và kiểm soát các yếu tố góp phần gây rối loạn cực khoái. Thứ phát: Phụ nữ trước đây có thể đạt cực khoái nhưng bây giờ không còn khả năng đó nữa. Căn nguyên Các yếu tố góp phần gây ra rối loạn cực khoái ở phụ nữ bao gồm Yếu tố ngữ cảnh (ví dụ, màn dạo đầu thường xuyên không đủ, đối tác xuất tinh sớm, giao tiếp kém về sở thích tình dục) Yếu tố tâm lý (ví dụ: lo lắng, căng thẳng, thiếu tin tưởng vào bạn đời) Các yếu tố văn hoá (ví dụ, thiếu sự thừa nhận hoặc không chú ý đến khoái cảm tình dục của người phụ nữ) Thuốc điều trị (ví dụ, một số thuốc chống loạn thần hoặc, thông thường, các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc [SSRI]) Thiếu kiến thức về chức năng tình dục. Tổn thương các dây thần kinh hoặc đường dẫn truyền cảm giác hoặc thực vật ở bộ phận sinh dục (ví dụ: do bệnh tiểu đường hoặc bệnh đa xơ cứng) Loạn dưỡng âm hộ (ví dụ: lichen xơ hoá) Triệu chứng và Dấu hiệu Phụ nữ bị rối loạn cực khoái thường có các dạng rối loạn chức năng tình dục khác (ví dụ, đau khi giao hợp, rối loạn chức năng sàn chậu). Rối loạn lo âu và trầm cảm cũng phổ biến hơn ở những phụ nữ mắc chứng rối loạn này. Chẩn đoán Tiêu chuẩn lâm sàng (Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần), ấn bản lần thứ năm [DSM-5]) Các bác sĩ lâm sàng phỏng vấn cả hai đối tác riêng biệt và cùng nhau nếu có thể; người phụ nữ được yêu cầu mô tả vấn đề bằng lời của mình và nên bao gồm các yếu tố cụ thể (xem bảng Các phần tiền sử tình dục để đánh giá rối loạn tình dục ở phụ nữ). Chẩn đoán rối loạn cực khoái là lâm sàng, dựa trên các tiêu chí trong DSM-5: Cực khoái bị trì hoãn, không thường xuyên hoặc không có hoặc cường độ cực khoái giảm rõ rệt sau giai đoạn kích thích tình dục bình thường trong tất cả hoặc hầu hết tất cả các lần sinh hoạt tình dục Đau khổ hoặc các vấn đề giữa các cá nhân do rối loạn chức năng cực khoái Không có rối loạn hoặc chất kích thích nào khác gây ra rối loạn cực khoái Các triệu chứng phải xuất hiện ≥ 6 tháng. Thai quá ngày sinh Theo Julie S. Moldenhauer, MD, Children 's Hospital of Philadelphia Đánh giá về mặt y tế Thg7 2021 Điều trị Những điểm chính Thai quá ngày sinh là những thai kỳ kéo dài ≥ 42 (> 41 6/7) tuần. Các nguy cơ bao gồm Sự phát triển của thai bất thường (thai to bất thường và hội chứng rối loạn trưởng thành) Thiểu ối Dịch ối màu phân su Kết quả xét nghiệm thai không chắc chắn Chết thai và trẻ sơ sinh Cần chăm sóc tích cực sơ sinh Khó sinh (chuyển dạ bất thường hoặc khó khăn) Sinh mổ Sinh bằng thủ thuật qua đường âm đạo Rách tầng sinh môn Xuất huyết sau sinh Thai nghén quá kì đề cập đến tình trạng của thai nhi là kết quả khi rau thai không còn duy trì lâu hơn môi trường lành mạnh cho sự tăng trưởng và phát triển, thường là do thời kỳ mang thai đã kéo dài quá lâu. Thai nhi có thể có da khô, lột da, móng mọc dài lên, một lượng lớn da đầu, nếp nhăn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân, thiếu chất béo sự trữ, và da bị màu xanh lá cây hoặc màu vàng bởi phân su. Hít phải phân su là một nguy cơ. Theo dõi trước sinh nên được xem xét ở 41 tuần; nó liên quan đến một trong những điều sau đây: Test không áp lực Hồ sơ sinh học cải tiến (thử nghiệm không áp lực và đánh giá lượng nước ối) Hồ sơ sinh học đầy đủ (đánh giá khối lượng nước ối và cử động của thai nhi, nhịp điệu, nhịp thở, và nhịp tim) Điều trị Khởi phát chuyển dạ và sinh con Đôi khi sinh mổ Nếu có bằng chứng về sự tổn thương của thai nhi hoặc thiểu ối, việc sinh cần phải được thực hiện. Khởi phát chuyển dạ có thể được cân nhắc từ 41 đến 42 tuần, đặc biệt nếu cổ tử cung thuận lợi và được khuyến cáo sau 42 tuần. Những điểm chính Ước tính tuổi thai chính xác là rất cần thiết trong việc chẩn đoán thai quá ngày sinh; siêu âm thai sớm (tối đa 20 tuần) là phương pháp chính xác nhất. Khuyến cáo sử dụng phương pháp giám sát thai nhi ở tuần 41 (ví dụ test không kích thích, hồ sơ sinh lý học). Nếu có bằng chứng về sự tổn thương của thai nhi hoặc thiểu ối, việc sinh cần phải được thực hiện. Cân nhắc khởi phát chuyển dạ từ 41 đến 42 tuần; Nó được khuyến cáo sau 42 tuần. Thai đủ tháng muộn được xác định là 41 0/7 đến 41 6/7 tuần. Theo dõi trước khi sinh cần được xem xét ở 41 tuần. Gây chuyển dạ nên được xem xét sau 41 tuần và được khuyến nghị sau 42 tuần. Ước tính tuổi thai chính xác là rất cần thiết trong việc chẩn đoán thai quá ngày sinh. Ở phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều, bình thường có thể ước tính tuổi thai dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Nếu ngày dự kiến không chắc chắn hoặc không phù hợp với dự kiến theo kinh nguyệt, siêu âm sớm trong thời kỳ mang thai (đến 20 tuần) là chính xác nhất với dao động được chấp nhận + / − 7 ngày. Trong thời kỳ mang thai muộn hơn, dao động tăng lên + / − 14 ngày ở tuần thứ 20 đến tuần thứ 30 và + / − 21 ngày sau 30 tuần. Thai quá ngày sinh làm tăng nguy cơ cho phụ nữ và thai nhi. Các chiến lược sàng lọc trước khi sinh không xâm lấn Theo Jeffrey S. Dungan, MD, Northwestern University, Feinberg School of Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg10 2022 Sàng lọc trong tam cá nguyệt thứ nhất Sàng lọc ở tam cá nguyệt thứ 2 Kiểm tra sàng lọc trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ 2 Nguồn chủ đề Siêu âm cho thấy khoảng mờ... Khám nghiệm người mẹ không xâm lấn, không giống như xét nghiệm xâm lấn, không có nguy cơ biến chứng liên quan đến xét nghiệm. Khám sàng lọc ở nhiều thai kỳ Tất cả các hình thức sàng lọc ở các trường hợp mang thai đơn (mô tả ở trên) đều có sẵn cho bệnh nhân mang song thai. Đối với song thai, việc sàng lọc bằng các phương pháp truyền thống (ba, bốn) có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp hơn so với thai đơn. Hiệu suất sàng lọc DNA không tế bào (cfDNA) dường như có thể so sánh được đối với các trường hợp mang thai đơn và song thai. Bởi vì hầu hết các trường hợp mang thai song sinh lưỡng tính đều có bất thường về nhiễm sắc thể, nên xét nghiệm chẩn đoán là cần thiết để phân biệt cặp song sinh nào bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc sàng lọc các bất thường về nhiễm sắc thể giới tính trong các trường hợp song thai thường không có sẵn. Không có quy trình sàng lọc huyết thanh hoặc quy trình sàng lọc cfDNA nào được xác nhận cho các trường hợp mang thai ba hoặc thai bậc cao hơn. Sàng lọc trong tam cá nguyệt thứ nhất Theo truyền thống, sàng lọc tổng hợp trong tam cá nguyệt thứ nhất bao gồm đo lường Beta-hCG huyết thanh ở bà mẹ (toàn bộ hoặc tự do) Protein A huyết tương đi kèm theo thai nghén (PAPP-A) Khoảng mờ sau gáy thai nhi (bằng siêu âm) Hội chứng Down ở thai nhi thường liên quan đến nồng độ beta-hCG cao, nồng độ PAPP-A thấp và khoảng mờ ở gáy của thai nhi (NT) to ra. Mặc dù khoảng mờ của da gáy to ra có liên quan đến tăng nguy cơ thai nhi bị Hội chứng Down, không có giá trị ngưỡng dành cho khoảng mờ của da gáy để được coi là chẩn đoán. Trong các nghiên cứu tiến cứu rộng ở Hoa Kỳ có sự tham gia của phụ nữ ở các độ tuổi khác nhau, độ nhạy cảm chung đối với phát hiện hội chứng Down là khoảng 85%, với tỷ lệ dương tính giả là 5%. Việc đào tạo siêu âm chuyên sâu và tuân thủ theo dõi chất lượng nghiêm ngặt của các phép đo khoảng mờ của da gáy là cần thiết để đạt được mức độ chính xác sàng lọc này. Bằng cách đánh giá chính xác hơn nguy cơ dị tật ở thai nhi, tầm soát người mẹ không xâm lấn có thể giúp phụ nữ quyết định có làm xét nghiệm xâm lấn hay không. Các xét nghiệm sàng lọc trong tam cá nguyệt thứ nhất nên được thực hiện cho tất cả phụ nữ mang thai. Nó cung cấp thông tin sớm để chẩn đoán xác định có thể được thực hiện với CVS. Một ưu điểm quan trọng của việc sàng lọc trong tam cá nguyệt thứ nhất là việc chấm dứt thai kỳ giai đoạn đầu an toàn hơn hẳn trong tam cá nguyệt thứ 2. Xét nghiệm axit nucleic trong tế bào tự do của thai nhi Cách tiếp cận ngày càng được sử dụng, được gọi là kiểm tra sàng lọc trước khi sinh không xâm lấn hoặc sàng lọc tìm DNA trong tế bào tự do (cfDNA), có thể xác định đơn lẻ những bất thường về nhiễm sắc thể thai ở thai kỳ bằng cách phân tích axit nucleic thai trong tế bào tự do di động trong mẫu máu mẹ. Xét nghiệm này có thể được thực hiện sớm nhất là tuần thứ 10 của thai nhi, có thể thay thế các xét nghiệm không xâm lấn truyền thống trước đó trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ 2. Axit nucleic trong tế bào tự do của thai nhi, hầu hết là các mảnh DNA, được đổ vào tuần hoàn của mẹ trong suốt quá trình phá vỡ bình thường của các nguyên bào nuôi phôi của rau thai. Thay đổi số lượng các đoạn từ các nhiễm sắc thể cụ thể dự đoán các bất thường về nhiễm sắc thể của thai nhi với độ chính xác cao hơn so với sàng lọc kết hợp giữa ba tháng thứ nhất và ba tháng thứ 2 của thai kỳ theo truyền thống bằng cách sử dụng các chất phân tích huyết thanh và siêu âm. Ngoài ra, các bất thường nhiễm sắc thể giới tính (X, XXX, XYY, và XXY) có thể được nhận diện trong thai kỳ đơn, mặc dù với độ chính xác thấp hơn một chút. Các thử nghiệm xác nhận sớm đã báo cáo > 99% độ nhạy và độ đặc hiệu để xác định hội chứng Down (trisomy 21) và trisomy 18 trong các thai kỳ có nguy cơ cao. Nên sàng lọc người mẹ không xâm lấn những bất thường về nhiễm sắc thể thai cho tất cả phụ nữ mang thai chưa quyết định thực hiện chọc ối hoặc lấy mẫu nhung mao màng đệm (CVS). Sàng lọc DNA tự do trong hệ tuần hoàn (cfDNA) trước đây được khuyến cáo cho những phụ nữ có các yếu tố nguy cơ từ trước đối với trisomy ở bào thai. Tuy nhiên, trong một thử nghiệm đa trung tâm lớn gần đây nghiên cứu hiệu quả của việc sàng lọc cfDNA ở nhóm quần thể có nguy cơ thấp, độ nhạy của việc phát hiện hội chứng Down ở thai nhi tương đương với nhóm có nguy cơ cao. Với tỷ lệ thấp hơn của hội chứng Down ở thai nhi ở phụ nữ mang thai trẻ hơn, tính đặc hiệu và giá trị tiên đoán dương tính thấp hơn nếu chỉ sàng lọc ở những phụ nữ có nguy cơ cao. Tuy nhiên, việc sàng lọc cfDNA là tốt hơn so với xét nghiệm phân tích truyền thống ở những phụ nữ có nguy cơ thấp trong thực hiện tổng thể. Việc sàng lọc DNA không tế bào đã thay thế phần lớn việc sàng lọc chất được phân tích huyết thanh ở những phụ nữ có nguy cơ cao và ở những phụ nữ có nguy cơ thấp, nó nhanh chóng vượt qua việc sử dụng sàng lọc kết hợp truyền thống trong ba tháng thứ nhất và ba tháng thứ 2 của thai kỳ với các chất được phân tích trong huyết thanh và siêu âm (1). Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến nghị tất cả phụ nữ mang thai nên sàng lọc DNA tự do trong hệ tuần hoàn (2). Các kết quả bất thường từ xét nghiệm sàng lọc cfDNA nên được xác nhận bằng chẩn đoán karyotyping sử dụng các mẫu bào thai thu được bằng kỹ thuật xâm lấn. Tuy nhiên, ngay cả khi CVS được thực hiện, vẫn nên xét nghiệm huyết thanh để kiểm tra thai các khuyết tật ống thần kinh ở mẹ. Nồng độ MSAFP cao cho thấy tật nứt đốt sống, thai vô sọ, hoặc khuyết tật ở thành bụng. Một sự tăng không rõ ràng trong MSAFP có thể liên quan đến nguy cơ gia tăng các biến chứng mang thai muộn, như thai chết lưu hoặc thai chậm phát triển trong tử cung. Sàng lọc bốn lần (chủ yếu nhằm vào trisomy 21): Nồng độ beta-hCG mẹ, estrogen không liên hợp, alpha-fetoprotein, và đôi khi inhibin A: Xét nghiệm sàng lọc này có thể được sử dụng để thay thế hoặc bổ sung vào các sàng lọc trong tam cá nguyệt thứ nhất. Việc sàng lọc đánh giá nhiều chất chỉ điểm trong tam cá nguyệt thứ 2 được sử dụng để giúp đánh giá nguy cơ hội chứng Down, trisomy 18, và một vài hội chứng hiếm gặp đơn thuần (ví dụ như hội chứng Smith-Lemli-Opitz). Xét nghiệm huyết thanh ở mẹ rất phổ biến, nhưng tỷ lệ phát hiện đối với hội chứng Down không cao như những kết quả thu được với xét nghiệm trong tam cá nguyệt thứ nhất hoặc với cfDNA. Ngoài ra, chấm dứt thai kỳ trong tam cá nguyệt thứ 2 có nguy cơ cao hơn trong tam cá nguyệt thứ nhất. Các xét nghiệm sàng lọc trong tam cá nguyệt thứ 2 cũng có thể bao gồm Mục tiêu của siêu âm Xét nghiệm sàng lọc huyết thanh ở mẹ đối với khuyết tật ống thần kinh Nồng độ MSAFP cao có thể cho thấy một dị tật thai như tật nứt đốt sống. Kết quả chính xác nhất khi lấy mẫu ban đầu từ 16 đến 18 tuần tuổi thai, mặc dù có thể làm xét nghiệm từ khoảng 15 đến 20 tuần. Chỉ định một giá trị cắt để xác định liệu các xét nghiệm tiếp theo có được đảm bảo bao gồm việc cân nhắc nguy cơ bỏ lỡ bất thường đối với nguy cơ biến chứng từ các xét nghiệm không cần thiết. Thông thường, giá trị cắt off trong phần trăm 95 đến 98, hoặc 2,0 đến 2,5 lần so với trung bình thai kỳ bình thường (trung bình hoặc trung vị) được sử dụng. Giá trị này là khoảng 80% độ nhạy đối với tật nứt đốt sống và 90% độ nhạy cho thai vô sọ. Tật đóng đốt sống thường không bị phát hiện. Chọc ối là được yêu cầu thực hiện trong 1 đến 2% phụ nữ được sàng lọc ban đầu. Các giá trị cắt ngang thấp của MSAFP làm tăng độ nhạy nhưng giảm tính đặc hiệu, dẫn đến cần thêm chọc ối. Phụ nữ đã được sàng lọc các rối loạn nhiễm sắc thể thai nhi bằng cfDNA nên có xét nghiệm sàng lọc huyết thanh chỉ với MSAFP, không phải sàng lọc nhiều dấu ấn. Siêu âm là bước tiếp theo nếu thêm xét nghiệm được bảo đảm. Điều chỉnh trọng lượng mẹ, đái tháo đường, chủng tộc và các yếu tố khác là cần thiết. Mục tiêu siêu âm với có hoặc không có chọc ối được thực hiện nếu không có lời giải thích có thể được xác định bằng siêu âm cơ bản. Siêu âm có thể Xác nhận tuổi thai (có thể bị đánh giá thấp) Phát hiện ra đa thai, thai chết, hoặc các dị dạng bẩm sinh Ở một số phụ nữ, siêu âm không thể xác định nguyên nhân gây tăng nồng độ alpha-fetoprotein. Một số chuyên gia tin rằng nếu siêu âm có độ phân giải cao được thực hiện bởi một thầy thuốc có kinh nghiệm là bình thường, việc làm thêm là không cần thiết. Tuy nhiên, vì xét nghiệm này đôi khi bỏ lỡ các khuyết tật ống thần kinh, nhiều chuyên gia khuyên bạn nên thử nghiệm thêm bằng cách chọc ối bất kể kết quả siêu âm. Chọc ối với việc đo nồng độ alpha-fetoprotein và acetylcholinesterase trong dịch ối được thực hiện nếu xét nghiệm thêm là cần thiết. Tăng alpha-fetoprotein trong dịch ối cho thấy Một khiếm khuyết ống thần kinh Một dị dạng khác (ví dụ, thoát vị rốn, dị tật thận bẩm sinh, nang hygroma, thoát vị bụng, teo đường tiêu hoá trên Sự nhiễm bẩn của mẫu với máu thai nhi Sự có mặt của acetylcholinesterase trong dịch ối cho thấy Một khiếm khuyết ống thần kinh Một dị dạng khác Tăng alpha-fetoprotein cộng với sự hiện diện của acetylcholinesterase trong dịch ối thì hầu như 100% độ nhạy với thai vô sọ và 90 đến 95% nhạy đối với tật nứt cột sống. Các chất chỉ điểm trong nước ối bất thường chỉ ra rằng một dị tật thậm chí nếu siêu âm có độ phân giải cao (có thể phát hiện được hầu hết các dị tật) không phát hiện ra dị dạng, và cha mẹ cần được thông báo. Xét nghiệm sàng lọc huyết thanh ở phụ nữ cho bất thường nhiễm sắc thể Trong tam cá nguyệt thứ 2, cách tiếp cận phổ biến nhất để sàng lọc là với cfDNA hoặc nhiều chất chỉ điểm huyết thanh. Các chất chỉ điểm này, được điều chỉnh theo tuổi thai, được sử dụng chủ yếu để tinh chỉnh ước lượng của Hội chứng Down có nguy cơ cao hơn cùng với tuổi mẹ. Với việc sàng lọc ba chất chỉ điểm (ví dụ, alpha-fetoprotein, hCG, và estrogen không liên hợp), độ nhạy của hội chứng Down là khoảng 65 đến 70%, với tỷ lệ dương tính giả khoảng 5%. Việc sàng lọc có thể được thực hiện trong Tam cá nguyệt thứ nhất Tam cá nguyệt thứ 2 Cả hai tam cá nguyệt (được gọi là sàng lọc tuần tự hoặc sàng lọc tích hợp) Bất kỳ cách tiếp cận nào trong ba phương pháp đều có thể chấp nhận được. Sàng lọc 4 (Quad) là sàng lọc ba chất chỉ điểm cộng với đo lường ức chế A. Sàng lọc Quad tăng độ nhạy lên khoảng 80%, với tỷ lệ dương tính giả 5%. Nếu xét nghiệm sàng lọc huyết thanh ở người mẹ cho thấy hội chứng Down, siêu âm được làm để xác định tuổi thai, và nguy cơ được tính lại nếu tuổi thai được cho là không chính xác. Nếu mẫu ban đầu được rút ra quá sớm, thì phải lấy một mẫu khác vào thời điểm thích hợp. Chọc ối được thực hiện đặc biệt là nếu nguy cơ vượt quá ngưỡng xác định trước cụ thể (thường là 1/270, tương đương với nguy cơ khi mẹ > 35 tuổi). Sàng lọc 3 chất chỉ điểm cũng có thể đánh giá nguy cơ trisomy 18, được chỉ ra bởi mức độ thấp của tất cả 3 chất chỉ điểm huyết thanh. Độ nhạy của trisomy 18 là 60 đến 70%; tỷ lệ dương tính giả là khoảng 0,5%. Kết hợp siêu âm và sàng lọc huyết thanh làm tăng độ nhạy lên khoảng 80%. Phân tích cfDNA không phụ thuộc vào tuổi thai và do đó không dễ mắc lỗi. Mục tiêu của siêu âm Mục tiêu của siêu âm được cung cấp ở một số trung tâm trước sinh và được sử dụng để đánh giá nguy cơ bất thường về nhiễm sắc thể bằng cách tìm kiếm các đặc điểm cấu trúc có liên quan đến lệch bội thể thai nhi (được gọi là các dấu hiệu mềm). Tuy nhiên, không có phát hiện về cấu trúc nào có thể chẩn đoán bất thường về nhiễm sắc thể, và tất cả các dấu hiệu mềm cũng có thể nhìn thấy ở thai nhi nhiễm sắc thể bình thường. Nồng độ alpha-fetoprotein mẹ nên được đo trong tam cá nguyệt thứ 2 để kiểm tra khuyết tật ống thần kinh. Nếu kết quả từ sàng lọc trisomy trước đó là âm tính (giảm nguy cơ), nhiều dấu ấn mềm không có liên quan đến lâm sàng và có thể bị bỏ qua (1). Tuy nhiên, việcphát hiện ra một dấu hiệu như vậy có thể dẫn đến việc chỉ định chọc ối để xác nhận hoặc loại trừ một bất thường nhiễm sắc thể. Nếu có một dị tật cấu trúc lớn, một bất thường về nhiễm sắc thể thai ở bào thai nhiều khả năng xảy ra hơn. Những bất lợi bao gồm sự lo lắng không cần thiết nếu phát hiện thấy một dấu hiệu mềm và việc chọc ối là không cần thiết. Một số trung tâm có kinh nghiệm báo cáo độ nhạy cao, nhưng liệu một siêu âm bình thường có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm sắc thể bất thường ở thai nhi là không rõ ràng. Sàng lọc kế tiếp được thực hiện bằng chọc ối cho các cha mẹ có nguy cơ cao tăng độ nhạy với hội chứng Down tới 95% với dương tính giả chỉ là 5%. Ngọc trai & cạm bẫy Đo nồng độ alpha-fetoprotein của mẹ trong tam cá nguyệt thứ 2 để kiểm tra khuyết tật ống thần kinh bất kể các xét nghiệm khác đã được lên kế hoạch và thời gian của các xét nghiệm đó. Một sự thay đổi của sàng lọc liên tục, được gọi là sàng lọc liên tục kế tiếp, dựa trên mức độ nguy cơ được chỉ ra bởi sự kiểm tra trong tam cá nguyệt thứ nhất: Nguy cơ cao: Xét nghiệm xâm lấn được cung cấp mà không cần làm xét nghiệm trong tam cá nguyệt thứ 2. Nguy cơ trung bình: sàng lọc trong tam cá nguyệt thứ 2 được thực hiện. Nguy cơ thấp (ví dụ: < 1/1500): sàng lọc trong tam cá nguyệt thứ 2 để xem có hội chứng Down không được đưa ra vì nguy cơ trong tam cá nguyệt thứ nhất rất thấp. Những bệnh nhân có bất thường trong ba tháng đầu của thai kỳ, ba tháng thứ hai của thai kỳ hoặc tầm soát tuần tự nên được làm xét nghiệm chẩn đoán (ví dụ như chọc dò ối). Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể chọn theo đuổi xét nghiệm thêm để tìm ba nhiễm sắc thể ở bào thai bằng phân tích cfDNA (DNA không tế bào) (1). Kết quả của xét nghiệm cfDNA có thể cho thấy nguy cơ thấp và yên tâm nhưng không dứt khoát. Khối u buồng trứng lành tính Theo Kilpatrick, MD, MEd, Baylor College of Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg2 2023 Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Những điểm chính Các khối buồng trứng lành tính bao gồm các u nang chức năng (ví dụ: u nang hoàng thể) và khối u (ví dụ: u quái lành tính). Những nang này có thể xuất huyết trong nang làm cho nang trứng phình to hoặc có thể vỡ vào khoang ổ bụng. Hầu hết các nang cơ năng có Đường kính < 1,5 cm; một vài nang to tới 5 cm. Nang cơ năng thường tự mất đi sau vài ngày hoặc vài tuần. Hội chứng buồng trứng đa nang thường được định nghĩa như là một hội chứng lâm sàng, không phải do sự hiện diện của u nang buồng trứng. Tuy nhiên, buồng trứng thường chứa nhiều nang trứng 2 - đến 6 - mm và đôi khi chứa các nang lớn hơn chứa các tế bào atretic. U buồng trứng lành tính Các u buồng trứng lành tính thì thường phát triển chậm và hiếm khi trở thành ác tính. Chúng bao gồm: U quái lành tính (trưởng thành): Những khối u này là khối u tế bào mầm; các khối u còn được gọi là u nang bì vì mặc dù có nguồn gốc từ cả 3 lớp tế bào mầm nhưng các khối u này chủ yếu bao gồm mô ngoài da. U xơ: Những nang này tiến triển chậm, có đường kính < 7 cm. Các triệu chứng và dấu hiệu của khối u lành tính ở buồng trứng Hầu hết các u nang chức năng và khối u lành tính đều không có triệu chứng, nhưng một số gây đau vùng chậu âm ỉ hoặc dữ dội hoặc hiếm khi đau sâu khi giao hợp. Hầu hết là không có triệu chứng; một số gây đau vùng chậu. Các nang hoàng thể khi chảy máu thì gây đau và phản ứng phúc mạc, đặc biệt khi chúng vỡ. Thỉnh thoảng, đau bụng nghiêm trọng do có xoắn phần phụ của một u nang hay khối u có kích thước > 4 cm. Hiếm khi, cổ chướng và tràn dịch màng phổi đi kèm với u xơ buồng trứng; bộ ba triệu chứng này được gọi là hội chứng Meigs. Chẩn đoán khối u lành tính của buồng trứng Siêu âm qua âm đạo Đôi khi xét nghiệm các chất chỉ điểm khối u Các khối thường được phát hiện tình cờ khi khám hoặc chẩn đoán hình ảnh vùng chậu nhưng có thể được gợi ý từ các triệu chứng và các dấu hiệu. Xét nghiệm thử thai được thực hiện để loại trừ thai ngoài tử cung hoặc doạ sảy thai ở bệnh nhân bị đau vùng chậu hoặc chảy máu tử cung bất thường. Siêu âm qua âm đạo thường là kiểm tra bước đầu để xác định chẩn đoán. Các khối có đặc điểm X quang của ung thư (ví dụ: các thành phần nang và đặc hỗn hợp, nổi trội trên bề mặt, hình dạng đa bào, vách ngăn dày, hình dạng bất thường) hoặc đi kèm với cổ trướng cần được tư vấn với bác sĩ chuyên khoa và cắt bỏ. Các xét nghiệm các chất chỉ điểm khối u được thực hiện nếu nghi ngờ ung thư buồng trứng. CA 125 thường được đo ở phụ nữ sau mãn kinh có khối ở buồng trứng, nhưng việc sử dụng CA 125 ở phụ nữ tiền mãn kinh cần được đánh giá lâm sàng. Chất này và các chất chỉ điểm khối u khác không đáng tin cậy để chẩn đoán vì chúng thiếu độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán đầy đủ. Đánh giá bao gồm khám vùng chậu, siêu âm qua âm đạo và đôi khi đo các chất chỉ điểm khối u. Ví dụ, giá trị chất chỉ điểm khối u có thể tăng giả ở những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm phúc mạc, viêm túi mật, viêm tuỵ, bệnh viêm ruột hoặc các bệnh ung thư khác nhau. Chất chỉ điểm khối u được sử dụng tốt nhất để theo dõi đáp ứng với điều trị ở những bệnh nhân đã biết là bị ung thư buồng trứng Điều trị khối u lành tính ở buồng trứng Theo dõi bằng siêu âm qua âm đạo tuần tự với các u nang được chọn Đôi khi phẫu thuật (cắt bỏ bàng quang hoặc cắt buồng trứng) Nhiều nang cơ năng < 5 cm có thể tự mất đi không cần điều trị, siêu âm để theo dõi. Nếu phụ nữ trong độ tuổi sinh sản không có triệu chứng có khối u phần phụ dạng nang đơn giản, thành mỏng từ 5 cm đến 8 cm (thường là dạng nang) không có đặc điểm hình ảnh của ung thư, thì việc xử trí là theo bằng siêu âm lặp lại (ví dụ: 6 tuần đến 8 tuần một lần) là phù hợp. U lành tính cần điều trị. Các khối có đặc điểm X quang của ung thư cần nội soi thăm dò hoặc phẫu thuật nội soi và cắt bỏ. Nếu kỹ thuật khả thi, các bác sĩ phẫu thuật nhằm mục đích bảo tồn buồng trứng (ví dụ, bằng cách cắt bỏ bàng quang). Cắt buồng trứng được thực hiện như sau: Các khối u xơ mà không thể phẫu thuật bóc bỏ Nang nguồn gốc từ tế bào biểu mô tuyến U quái > 10 cm Các loại u nang khác không thể phẫu thuật cắt bỏ riêng biệt ra khỏi buồng trứng Ở phụ nữ sau mãn kinh, hầu hết u nang hoặc khối u, đặc biệt nếu các khối u > 5 cm Những điểm chính U nang buồng trứng và u buồng trứng lành tính là các vấn đề phụ khoa thường gặp. U nang cơ năng, phát triển trong khuôn khổ của chu kỳ kinh nguyệt, có xu hướng nhỏ (đường kính thường là < 1,5 cm), xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinh và tự khỏi. U nang chức năng và khối u lành tính thường không có triệu chứng, nhưng đôi khi các khối này gây đau vùng chậu âm ỉ hoặc dữ dội. Cắt bỏ các khối có đặc điểm X-quang của bệnh ung thư (ví dụ: các thành phần nang và đặc, nổi gồ lên bề mặt, hình dạng đa bào, hình dạng bất thường) hoặc có kèm theo cổ trướng. Điều trị khác nhau tuỳ thuộc vào loại khối lượng; phẫu thuật cắt bàng quang hoặc cắt buồng trứng được thực hiện nếu khối có triệu chứng hoặc nghi ngờ ung thư. xử lý các nang và các u lành tính, bao gồm các nang mà chúng không tự mất đi. U nang buồng trứng hoặc các khối khác ở buồng trứng là một vấn đề phụ khoa phổ biến. U nang chức năng, phát triển trong khuôn khổ của chu kỳ kinh nguyệt, là phổ biến và thường tự khỏi mà không cần điều trị. Các khối có triệu chứng hoặc không thuyên giảm có thể cần được phẫu thuật cắt bỏ để được điều trị và kiểm tra ung thư buồng trứng. U nang buồng trứng chức năng Có 2 loại nang cơ năng: Nang cơ năng: Những u nang này phát triển từ nang graafian (túi chứa đầy dịch có chứa trứng và nằm trong buồng trứng). nang hoàng thể: Những u nang này phát triển từ hoàng thể (hình thành từ nang trội sau khi rụng trứng). Rối loạn né tránh / hạn chế tiếp nhận thức ăn (ARFID) Theo Evelyn Attia, MD, Columbia University Medical Center; B. Timothy Walsh, MD, College of Physicians and Surgeons, Columbia University Đánh giá về mặt y tế Thg7 2022 Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Những điểm chính Rối loạn ăn / hạn chế ăn (ARFID) được đặc trưng bởi hạn chế ăn; nó không bao gồm việc có một hình ảnh cơ thể méo mó hoặc bị bận tâm với hình ảnh cơ thể (ngược với chứng biếng ăn tâm thần và chứng cuồng ăn). Chẩn đoán ARFID Tiêu chuẩn lâm sàng Tiêu chuẩn về chứng rối loạn ăn uống tránh / hạn chế (1) bao gồm những điều sau: Hạn chế thực phẩm dẫn đến giảm cân đáng kể, không tăng trưởng như mong đợi ở trẻ em, thiếu hụt dinh dưỡng đáng kể, phụ thuộc vào hỗ trợ dinh dưỡng, và / hoặc rối loạn chức năng tâm lý xã hội Việc hạn chế thực phẩm không phải do thực phẩm không có sẵn, tập quán văn hoá (ví dụ như ăn chay theo tôn giáo), bệnh thể chất, điều trị y tế (ví dụ, xạ trị, hoá trị), hoặc rối loạn ăn uống khác — đặc biệt là chán ăn tâm thần hoặc ăn vô độ Không có bằng chứng về một nhận thức bị xáo trộn về trọng lượng hoặc hình dạng cơ thể. Tuy nhiên, những bệnh nhân mắc rối loạn thể chất, gây ra việc giảm lượng thức ăn, nhưng lại duy trì lượng thức ăn giới hạn ở mức dài hơn so với dự kiến và tới mức đòi hỏi phải có một can thiệp cụ thể có thể cân nhắc có rối loạn né tránh / hạn chế tiếp nhận thức ăn. Điều trị ARFID Liệu pháp nhận thức-hành vi Liệu pháp hành vi nhận thức thường được sử dụng để giúp bệnh nhân bình thường hoá việc ăn uống của họ. Những điểm chính Trong rối loạn né tránh / hạn chế tiếp nhận thức ăn có thể gây sụt cân đáng kể và sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể đe doạ tính mạng, và các chức năng xã hội (ví dụ tham gia vào các bữa ăn gia đình) có thể bị suy giảm đáng kể. Chẩn đoán dựa trên các tiêu chí cụ thể, đặc biệt là phân biệt rối loạn ăn uống hạn chế chán ăn tâm thần hoặc tâm thần kinh. Rối loạn ăn uống hạn chế / hạn chế thường bắt đầu trong thời thơ ấu nhưng có thể phát triển ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân chính xác của rối loạn chưa được biết rõ, nhưng nó có thể có các thành phần di truyền và tâm lý xã hội, bao gồm chấn thương, lo âu, tự kỷ và khuyết tật phát triển. ARFID thường có thể bắt đầu trong thời thơ ấu và ban đầu có thể giống với việc kén ăn rất phổ biến trong thời thơ ấu - khi trẻ không ăn các loại thực phẩm nhất định hoặc thức ăn có màu nhất đinh, một loại thức ăn kéo dài, hoặc có mùi. Tuy nhiên, kiểu ăn uống như vậy, không giống như rối loạn né tránh / hạn chế tiếp nhận hức ăn, thường chỉ bao gồm một vài loại thực phẩm, và sự thèm ăn, lượng thức ăn tổng thể, tăng trưởng và phát triển là bình thường. Bệnh nhân có lượng thức ăn tránh / hạn chế có thể không ăn vì họ không thích ăn hoặc vì họ sợ rằng ăn sẽ dẫn đến hậu quả nguy hiểm như nghẹt thở hoặc nôn. Họ có thể tránh một số thực phẩm nhất định vì đặc điểm cảm giác của họ (ví dụ như màu sắc, tính nhất quán, mùi). Triệu chứng và dấu hiệu của ARFID Bệnh nhân mắc chứng rối loạn ăn kiêng / hạn chế ăn uống tránh ăn thức ăn và hạn chế ăn đến mức họ có ≥ 1 trong những điều sau: Giảm cân một cách đáng kể, hoặc ở trẻ em, không phát triển như mong đợi Sự thiếu hụt dinh dưỡng đáng kể Phụ thuộc vào nuôi dưỡng đường ruột (ví dụ, thông qua xông ăn) hoặc bổ sung dinh dưỡng đường miệng Rối loạn chức năng tâm lý xã hội một cách đáng kể Thiếu hụt dinh dưỡng có thể đe doạ tính mạng, và hoạt động xã hội (ví dụ như tham gia các bữa ăn gia đình, dành thời gian cho bạn bè trong các tình huống có thể xảy ra khi ăn) có thể bị suy giảm rõ rệt. Tổng quan về Sang chấn và Rối loạn Liên quan đến Stress Theo John W. Barnhill, MD, New York-Presbyterian Hospital Đánh giá về mặt y tế Thg4 2020 Các rối loạn liên quan đến stress và sang chấn liên quan đến việc phơi nhiễm với một sự kiện gây căng thẳng hoặc sang chấn. ASD và PTSD tương tự nhau ngoại trừ ASD thường bắt đầu ngay sau sang chấn và kéo dài từ 3 ngày đến 1 tháng, trong khi PTSD kéo dài > 1 tháng, hoặc là sự tiếp nối của ASD hoặc là một sự xuất hiện riêng biệt trong vòng 6 tháng sau sang chấn. Trước đây, rối loạn liên quan đến stress và sang chấn được coi là các rối loạn lo âu. Tuy nhiên, hiện nay chúng được coi là khác biệt vì nhiều bệnh nhân không có lo âu nhưng lại có các triệu chứng mất khoái cảm hoặc khó chịu, tức giận, khích động, hay phân ly. Đối với những người có rối loạn nhân cách (không giống như những người khác tìm kiếm đến sự tư vấn), nỗi đau khổ do hậu quả của hành vi không thích nghi xã hội của bản thân thường là lý do họ tìm kiếm đến sự điều trị, hơn là bất kỳ sự không thoải mái nào với những suy nghĩ và cảm xúc của họ. Do đó, đầu tiên bác sĩ lâm sàng phải giúp bệnh nhân nhận thấy rằng đặc tính nhân cách của họ là gốc rễ của vấn đề. Rối loạn nhân cách thường bắt đầu trở nên rõ ràng trong giai đoạn muộn ở độ tuổi vị thành niên hoặc giai đoạn đầu ở độ tuổi người lớn, và các đặc tính và các triệu chứng của chúng khác nhau đáng kể về mức độ kéo dài của chúng; nhiều trường hợp cần thời gian để giải quyết. Các đặc tính và các triệu chứng của chúng khác nhau đáng kể về mức độ kéo dài của chúng; nhiều trường hợp cần thời gian để giải quyết. Cẩm nang chẩn đoán và thống kê về rối loạn tâm thần, Ấn bản lần thứ Năm (DSM-5) liệt kê 10 loại rối loạn nhân cách, mặc dù hầu hết bệnh nhân đáp ứng tiêu chí cho một loại cũng đáp ứng tiêu chí cho một hoặc nhiều loại khác. Một số loại (ví dụ, chống đối xã hội, ranh giới) có xu hướng giảm bớt hoặc biến mất khi con người già đi; những người khác (ví dụ, ám ảnh cưỡng chế, tâm thần phân liệt) ít có khả năng làm như vậy. Khoảng 10% dân số nói chung và tới một nửa số bệnh nhân tâm thần ở các đơn vị bệnh viện và phòng khám có rối loạn nhân cách. Nhìn chung, không có sự khác biệt rõ ràng về giới tính, tầng lớp kinh tế xã hội và chủng tộc. Tuy nhiên, trong rối loạn nhân cách chống đối xã hội, nam giới gặp nhiều hơn nữ giới với tỉ lệ 6:1. Trong rối loạn nhân cách ranh giới, phụ nữ chiếm tỉ lệ lớn hơn nam giới 3:1 (nhưng chỉ ở các cơ sở lâm sàng chứ không phải ở dân số chung). Đối với hầu hết các rối loạn nhân cách, tỉ lệ di truyền khoảng 50%, tương đương hoặc cao hơn nhiều so với nhiều rối loạn tâm thần điển hình khác. Tỷ lệ di truyền này đối ngược với giả thuyết chung rằng các rối loạn nhân cách là những khiếm khuyết về nhân cách chủ yếu hình thành bởi một môi trường bất lợi. Chi phí chăm sóc sức khoẻ trực tiếp và các chi phí gián tiếp của việc mất năng suất lao động liên quan đến rối loạn nhân cách, đặc biệt là rối loạn nhân cách ranh giới và rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế, lớn hơn đáng kể so với các chi phí tương tự liên quan đến rối loạn trầm cảm điển hình hoặc rối loạn lo âu lan toả. Các loại rối loạn nhân cách DSM-5 nhóm 10 loại rối loạn nhân cách thành 3 nhóm (A, B, và C), dựa trên các đặc điểm tương tự. Tuy nhiên, sự hữu ích lâm sàng của các nhóm này vẫn chưa được thiết lập. Nhóm A được đặc trưng bởi tính kỳ quặc hoặc lập dị. Nó bao gồm các rối loạn nhân cách sau đây với các đặc điểm phân biệt của chúng: Hoang tưởng: Không tin tưởng và nghi ngờ Phân liệt: Mất quan tâm đến người khác Loại phân liệt: Ý tưởng và hành vi lập dị Nhóm B được đặc trưng bởi tính kịch tính, xúc cảm, hoặc thất thường. Nó bao gồm các rối loạn nhân cách sau đây với các đặc điểm phân biệt của chúng: Chống đối xã hội: Thiếu trách nhiệm với xã hội, không tôn trọng người khác, lừa dối, và thao túng người khác vì lợi ích cá nhân Ranh giới: Sự trống rỗng bên trong, các mối quan hệ không ổn định và rối loạn điều chỉnh cảm xúc Kịch tính: Tìm kiếm sự chú ý và cảm xúc quá mức Tự yêu bản thân: Tự cao tự đại, cần được ngưỡng mộ và thiếu sự đồng cảm Nhóm C được đặc trưng bởi đặc tính lo âu hoặc sợ hãi. Nó bao gồm các rối loạn nhân cách sau đây với các đặc điểm phân biệt của chúng: Né tránh: Né tránh sự tiếp xúc giữa các cá nhân do tính nhạy cảm về sự bị từ chối Phụ thuộc: Tính phục tùng và nhu cầu phải được chăm sóc Ám ảnh nghi thức: Chủ nghĩa hoàn hảo, cứng nhắc, và sự bướng bỉnh Các triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn nhân cách Theo DSM-5, rối loạn nhân cách chủ yếu là vấn đề của Sự tự xác định bản thân Hoạt động giữa các cá nhân Các vấn đề tự xác định bản thân có thể biểu hiện như một hình ảnh không ổn định về bản thân (ví dụ như có người dao động bản thân giữa sự tự tế hay sự xấu xa) hoặc là những điểm không nhất quán trong các giá trị, mục tiêu và ngoại hình (ví dụ như có người có tính tôn giáo sâu sắc khi ở nhà thờ, nhưng lại báng bổ và thiếu tôn trọng ở những nơi khác). Những vấn đề liên quan đến tương tác cá nhân thường biểu hiện bởi sự thất bại trong việc phát triển hoặc duy trì các mối quan hệ gần gũi và / hoặc thiếu nhạy cảm với người khác (ví dụ, không thể đồng cảm). Các rối loạn nhân cách khác nhau đáng kể trong các biểu hiện của chúng, nhưng tất cả đều được cho là do sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường. Những người có rối loạn nhân cách thường có vẻ không nhất quán, bối rối và bực bội đối với những người xung quanh họ (bao gồm cả các bác sĩ lâm sàng). Những người này có thể gặp khó khăn trong việc biết ranh giới giữa chính họ và những người khác. Lòng tự trọng của họ cao hay thấp một cách không thích hợp. Họ có thể có các hình thức nuôi dạy con không phù hợp, tách rời, quá xúc cảm, lạm dụng, hoặc không có trách nhiệm, có thể dẫn đến các vấn đề về thể chất và tinh thần ở vợ / chồng và / hoặc con cái của họ. Những người có rối loạn nhân cách có thể không nhận ra rằng họ có vấn đề. Chẩn đoán các loại rối loạn nhân cách Tiêu chuẩn lâm sàng (DSM-5) Rối loạn nhân cách bị chẩn đoán thiếu. Khi những người bị rối loạn nhân cách tìm cách điều trị, những phàn nàn chủ yếu của họ thường là trầm cảm hoặc lo âu hơn là những biểu hiện của rối loạn nhân cách của họ. Một khi các nhà lâm sàng nghi ngờ có một rối loạn nhân cách, họ đánh giá các khuynh hướng nhận thức, cảm xúc, tương tác cá nhân và hành vi sử dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán cụ thể. Có nhiều công cụ chẩn đoán tinh vi và thực nghiệm hơn dành cho các chuyên gia lâm sàng chuyên sâu hơn. Chẩn đoán rối loạn nhân cách đòi hỏi những điều sau đây: Một hình thái dai dẳng, không có tính mềm dẻo, mang tính xâm phạm về các đặc tính không thích nghi liên quan đến ≥ 2 trong số những điều sau đây: nhận thức (các cách hoặc nhận thức và giải thích về bản thân, những người khác và các sự kiện), tính xúc cảm, chức năng tương tác cá nhân và kiểm soát xung động Khó chịu hoặc sự suy giảm chức năng đáng kể là kết quả từ hình thái không thích nghi Tính ổn định tương đối và sự khởi phát sớm (bắt nguồn từ ít nhất là tuổi vị thành niên hoặc giai đoạn đầu trưởng thành) của mô hình Ngoài ra, phải loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng này (ví dụ như rối loạn sức khoẻ tâm thần khác, sử dụng chất, chấn thương đầu). Nhiều rối loạn dần trở nên ít trầm trọng hơn theo độ tuổi, nhưng những đặc tính nhất định vẫn có thể tồn tại ở một mức độ nào đó sau các triệu chứng cấp tính dẫn đến việc gợi ý chẩn đoán giảm đi. Đối với các rối loạn nhân cách được chẩn đoán ở những bệnh nhân < 18 tuổi, hình thái phải kéo dài ≥ 1 năm, ngoại trừ rối loạn nhân cách chống đối xã hội, không thể chẩn đoán ở bệnh nhân < 18 tuổi. Vì nhiều bệnh nhân rối loạn nhân cách thiếu sự thấu hiểu về tình trạng của họ nên bác sĩ lâm sàng có thể cần phải khai thác tiền sử từ các bác sĩ lâm sàng trước đây đã điều trị cho những bệnh nhân, các bác sĩ khác, các thành viên trong gia đình, bạn bè hoặc những người khác có liên hệ với họ. Điều trị rối loạn nhân cách Tâm lý trị liệu Tiêu chuẩn vàng điều trị rối loạn nhân cách là liệu pháp tâm lý. Cả trị liệu tâm lý cá nhân và nhóm đều có hiệu quả đối với nhiều loại rối loạn nếu bệnh nhân tìm kiếm sự điều trị và có động cơ để thay đổi. Thông thường, rối loạn nhân cách không thật sự đáp ứng với thuốc, mặc dù một số loại thuốc có thể nhắm vào các triệu chứng cụ thể (ví dụ như trầm cảm, lo âu). Rối loạn thường xảy ra đồng thời với rối loạn nhân cách (ví dụ như rối loạn trầm cảm, lo âu, rối loạn lạm dụng chất kích thích, rối loạn triệu chứng cơ thể và rối loạn ăn uống) có thể làm cho điều trị trở nên khó khăn, kéo dài thời gian cho sự thuyên giảm, tăng nguy cơ tái phát và mặt khác giảm đáp ứng với các điều trị hiệu quả. Khuyến cáo điều trị cho từng rối loạn, xem bảng Điều trị Rối loạn Nhân cách. Bảng Nguyên tắc điều trị chung Nói chung, điều trị rối loạn nhân cách nhằm mục đích Giảm bớt khó chịu chủ quan Giúp bệnh nhân hiểu rằng vấn đề của họ là bên trong bản thân họ Giảm đáng kể các hành vi không thích nghi và không thích hợp về mặt xã hội Điều chỉnh các đặc tính nhân cách có vấn đề Giảm sự khó chịu chủ quan (ví dụ, lo âu, trầm cảm) là mục tiêu đầu tiên. Những triệu chứng này thường đáp ứng với sự hỗ trợ tâm lý xã hội gia tăng, thường bao gồm việc đưa bệnh nhân ra khỏi các tình huống căng thẳng hoặc mối quan hệ căng thẳng. Liệu pháp hoá dược có thể giúp giảm căng thẳng. Giảm căng thẳng giúp điều trị các rối loạn nhân cách tiềm ẩn dễ dàng hơn. Nỗ lực giúp bệnh nhân thấy rằng vấn đề của họ là bên trong bản thân họ nên được thực hiện sớm. Bệnh nhân cần phải hiểu rằng những vấn đề của họ với công việc hoặc các mối quan hệ là do các cách họ quan hệ với thế giới có vấn đề (ví dụ như công việc, quyền hạn, hoặc trong các mối quan hệ thân mật). Đạt được sự hiểu biết như vậy đòi hỏi phải có một khoảng thời gian, sự kiên nhẫn và cam kết đáng kể của bác sĩ lâm sàng. Các bác sĩ cũng cần có sự hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực nhạy cảm về cảm xúc của bệnh nhân và cách đối phó thông thường của bệnh nhân. Các thành viên trong gia đình và bạn bè có thể giúp xác định những vấn đề mà bệnh nhân và bác sĩ lâm sàng không biết đến. Những hành vi không thích nghi và không mong muốn (ví dụ, thiếu thận trọng, cô lập xã hội, thiếu quyết đoán, bùng nổ) nên nhanh chóng giải quyết để giảm thiểu việc ảnh hưởng đến công việc và mối quan hệ hiện tại. Thay đổi hành vi là quan trọng nhất đối với những bệnh nhân bị rối loạn nhân cách sau đây: Ranh giới Chống đối xã hội Né tránh Hành vi thường có thể được cải thiện trong vòng vài tháng bằng liệu pháp nhóm và thay đổi hành vi; giới hạn về hành vi thường phải được thiết lập và tuân theo. Đôi khi bệnh nhân được điều trị trong bệnh viện ban ngày hoặc khu nhà ở. Điều trị bằng phương pháp trị liệu tâm lý xã hội và đôi khi điều trị bằng thuốc. Bởi vì các thành viên trong gia đình và bạn bè có thể tác động theo cách củng cố hoặc giảm bớt hành vi hoặc suy nghĩ có vấn đề của bệnh nhân, sự tham gia của họ là có ích; với việc huấn luyện, họ có thể là đồng minh trong điều trị. Điều chỉnh các đặc tính nhân cách có vấn đề (ví dụ, phụ thuộc, không tin tưởng, kiêu ngạo, thao túng) mất nhiều thời gian - điển hình là > 1 năm. Nền tảng cho việc thực hiện thay đổi đó là Trị liệu tâm lý cá nhân Trong quá trình điều trị, bác sĩ lâm sàng cố gắng xác định các vấn đề về mối quan hệ giữa các cá nhân như khi chúng xảy ra trong đời sống của bệnh nhân. Các bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân hiểu được những vấn đề này liên quan đến tính cách của họ như thế nào và cung cấp đào tạo kỹ năng để phát triển những cách tương tác mới tốt hơn. Thông thường, bác sĩ lâm sàng phải chỉ ra nhiều lần các hành vi không mong muốn và hậu quả của chúng trước khi bệnh nhân nhận thức được chúng. Chiến lược này có thể giúp bệnh nhân thay đổi hành vi không thích nghi và nhầm lẫn niềm tin. Mặc dù các bác sĩ lâm sàng nên tác động với sự nhạy cảm, họ nên biết rằng sự tử tế và lời khuyên nhạy cảm của họ không làm thay đổi các rối loạn nhân cách. Những điểm chính Rối loạn nhân cách bao gồm các tính cách cứng nhắc, không thích nghi được cho là đủ để gây ra tình trạng đau khổ đáng kể hoặc làm suy giảm đến công việc và / hoặc chức năng tương tác giữa các cá nhân. Các phương pháp trị liệu trở nên hiệu quả chỉ sau khi bệnh nhân thấy rằng các vấn đề của họ là ở bên trong chính họ, không chỉ là các nguyên nhân bên ngoài. Các liệu pháp tâm lý xã hội là phương pháp điều trị chính. Đặc tính nhân cách đại diện cho các mẫu suy nghĩ, nhận thức, phản ứng và các mối quan hệ có tính chất tương đối ổn định theo thời gian. Thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng cụ thể chỉ trong các trường hợp chọn lọc - ví dụ như để kiểm soát lo âu đáng kể, cơn tức giận và trầm cảm. Rối loạn nhân cách thường không thay đổi, nhưng nhiều rối loạn dần dần trở nên ít nghiêm trọng hơn theo thời gian. Skodol AE, Bender DS, Oldham JM: Personality pathology and personality disorders. Trong American Psychiatric Association Publishing Textbook of Psychiatry, 7th Edition, do LW Roberts hiệu đính, Washington, DC, 2019, pp. Rối loạn nhân cách tồn tại khi những đặc tính trở nên rõ ràng, cứng nhắc, và không thích nghi làm suy giảm chức năng tương tác cá nhân và / hoặc công việc. Những sự không thích nghi xã hội này có thể gây ra những khó chịu đáng kể với những người có rối loạn nhân cách và những người xung quanh họ. Tự miễn do thuốc Theo Jennifer M. Barker, MD, Children 's Hospital Colorado, Division of Pediatric Endocrinology Đánh giá về mặt y tế Thg4 2023 Bệnh nhân đang dùng thuốc trong lớp mới điều trị ung thư chất ức chế miễn dịch, có nguy cơ gia tăng rối loạn tự miễn dịch, bao gồm rối loạn nội tiết. Viêm tuyến yên, bệnh tuyến giáp tự miễn (cả cường giáp và suy giáp), type 1 tiểu đường và suy thượng thận nguyên phát đã được báo cáo (1, 2). Điều trị là thay thế các hormone được ghi nhận là thiếu hụt. Chúng có thể bao gồm hormone tuyến giáp, insulin hoặc glucocorticoid. (Nhanh hơn gấp 3 đến 4 lần so với dùng các mũi khâu.) Nếu vết thương có độ căng cơ bản đáng kể, hãy khâu các mũi khâu sâu, tự tiêu trước khi ghim để giảm độ căng. Bắt đầu từ một đầu của vết rách. Chỉ định Các vết rách tương đối thẳng, sắc cạnh ở thân mình hoặc ở chi và các vết rách nông ở da đầu Chống chỉ định Chống chỉ định tuyệt đối Thận trọng trước khi chụp MRI, vì từ trường có thể làm rách kim ra khỏi da Chống chỉ định tương đối Vết rách ở mặt hoặc ở cổ do kết quả thẩm mỹ thường kém ưu việt hơn so với khâu Vết rách ở bàn tay hoặc ở bàn chân vì đau thường tăng lên Thận trọng trước khi chụp CT đầu vì ghim mô tạo ra ảnh giả trên phim chụp Có thể có chống chỉ định đóng kín vết thương bất kể kiểu gì đối với vết thương bị nhiễm bẩn, tương đối cũ hoặc có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn nếu được đóng lại, chẳng hạn như các vết cắn nhỏ ở bàn tay hoặc ở bàn chân, vết thương đâm thủng hoặc vết thương do vật phóng ra với tốc độ cao. Lộn mép vết thương bằng kẹp, tốt nhất là do bác sĩ phẫu thuật thứ hai thực hiện. Đôi khi, có thể lộn da đơn giản bằng cách véo da giữa ngón cái và ngón trỏ. Khi các mép đã lộn ra, hãy nhẹ nhàng khâu ghim lên vết thương. Để đảm bảo việc đóng vết thương tốt nhất, hãy đặt tâm của dụng cụ ghim vuông góc với và trên tâm của vết thương. Khi bóp tay cầm của súng bắn kim, kim ghim sẽ tự động ghim vào vết thương và uốn cong theo cấu hình thích hợp. Khi được ghim đúng cách, phần ngang của ghim sẽ được nâng cao hơn vài mm so với bề mặt của da. Khâu từ đầu này đến đầu kia của vết rách, ghim này cách ghim kia khoảng 0,5 đến 1 cm, nếu cần để đạt được độ khép của các mép dọc theo toàn bộ chiều dài của vết thương. Chăm sóc sau thủ thuật Bôi thuốc mỡ kháng sinh nếu muốn, sau đó để hở hoặc băng kín bằng băng vô trùng. Yêu cầu bệnh nhân tháo băng và nhẹ nhàng làm sạch vết thương trong 24 đến 48 giờ. Các vết rách da đầu có thể được làm sạch bằng cách tắm sen trong vòng vài giờ. Loại bỏ ghim bằng cách sử dụng cùng khoảng thời gian với mũi khâu. (Xem Cách phục hồi vết rách bằng mũi khâu rời đơn giản: chăm sóc sau thủ thuật.) Để tháo ghim, hãy sử dụng một dụng cụ chuyên dụng do nhà sản xuất thiết bị bấm ghim đó chế tạo riêng. Đặt hàm dưới của dụng cụ gỡ ghim dưới phần ngang của ghim và bóp vào tay cầm. Cảnh báo và các lỗi thường gặp Khép mép vết thương không đúng cách (khiến mép vết thương chồng lên nhau) và không lộn mép vết thương ra là những lỗi phổ biến nhất. Căn chỉnh phần giữa ghim với tâm của vết thương. Ấn quá mạnh vào thiết bị khi bấm ghim có thể khiến cho ghim quá chặt, gây thiếu máu cục bộ ở vết thương. Loại bỏ ghim có thể khó chịu hơn loại bỏ các mũi khâu. Ghim có thể gây ra sẹo đáng kể nếu để tại chỗ quá lâu. Các mẹo và thủ thuật Thay vì bắt đầu từ một đầu của vết rách, nhiều bác sĩ thấy dễ dàng hơn khi bắt đầu ở giữa và sau đó bấm ghim tiếp theo vào giữa mỗi phần hở, cho đến khi không còn khoảng trống nào trên vết thương. Các biến chứng Khép mép vết thương không đúng cách dẫn đến đóng vết thương kém và kết quả thẩm mỹ kém Ở những bệnh nhân dễ bị sẹo, vết sẹo lớn hơn Hiệu quả thẩm mỹ trầm trọng hơn, đặc biệt là nếu ghim để quá lâu Nhiễm trùng Thiết bị Kỹ thuật vệ sinh và đóng vết thương không nhất thiết phải là thủ thuật vô trùng. Nếu không có kẹp, có thể lộn da bằng cách véo da (ví dụ: bằng ngón cái và ngón trỏ). Thủ thuật sạch, bảo vệ hàng rào Khẩu trang và kính bảo hộ (hoặc tấm che mặt), mũ đội đầu, áo choàng, găng tay Săng mổ, khăn lau vô trùng (để cắt lọc vết thương và khâu lại) Chất tẩy rửa sát trùng như chlorhexidine Bơm tiêm, kim tiêm và gây tê cục bộ Kẹp mô Thiết bị ghim (bao gồm cả thiết bị tháo) Thuốc mỡ kháng sinh Băng không bịt kín Cân nhắc bổ sung Khâu và ghim có kết quả chữa lành, độ bền kéo vết thương, tỷ lệ biến chứng, khả năng chịu đựng của bệnh nhân, hiệu quả đóng lại, độ rộng của sẹo, màu sắc, hình dáng chung, vết hằn của mũi khâu hoặc của ghim, tỷ lệ nhiễm trùng, chi phí và sự chấp nhận của bệnh nhân là tương đương. Trong các nghiên cứu trên động vật, ghim có ít viêm vết thương hơn và khả năng chống nhiễm trùng cao hơn ở các vết thương bị nhiễm bẩn. Ưu điểm chính của việc sử dụng ghim là thời gian đóng vết thương nhanh hơn. Cách dùng nẹp gan bàn tay cánh tay Theo Miranda Lewis, MD, University of Washington Đánh giá về mặt y tế Thg7 2021 Chỉ định Chống chỉ định Các biến chứng Thiết bị Cân nhắc bổ sung Tư thế Mô tả các bước tiến hành thủ thuật. Chăm sóc sau thủ thuật Cảnh báo và các lỗi thường gặp Các mẹo và thủ thuật Nguồn chủ đề Đặt nẹp mặt gan Cách dùng nẹp gan bàn tay... Nẹp gan bàn tay là dụng cụ được dùng để bất động cổ tay và bàn tay. Đặt một chiều dài vật liệu nẹp phù hợp với khoảng cách từ ngay đầu gần của khớp bàn ngón tay đến mặt gan bàn tay của phần giữa cẳng tay của cẳng tay – nó phải ngắn hơn diện tích được bao phủ bởi lớp đệm. Áp vật liệu nẹp từ các khớp bàn ngón tay vào giữa cẳng tay dọc theo mặt gan bàn tay. Chỉ định Gãy xương quay đầu xa riêng biệt Gãy khối xương cổ tay không cần nẹp băng chéo ngón cái (xương tháp, xương móc, xương đậu, xương thang) Bong gân cổ tay nặng Bất động vì chấn thương mô mềm của bàn tay hoặc cổ tay (ví dụ: viêm mô tế bào) Chống chỉ định không Các biến chứng Tổn thương do nhiệt (do phản ứng toả nhiệt giữa thạch cao hoặc sợi thuỷ tinh và nước gây ra) Tì đè quá mức gây lở loét da và / hoặc tổn thương do thiếu máu cục bộ Phần bọc vòng theo chu vi quá chặt có thể góp phần gây hội chứng khoang Thiết bị Tất lót bột (đủ để bao phủ vùng từ khớp bàn ngón tay [MCP] đến giữa cẳng tay) Đệm cuộn (ví dụ: cuộn bông) chiều rộng 7,5 cm (3 inch) Vật liệu nẹp bằng thạch cao hoặc sợi thuỷ tinh, chiều rộng 7,5 đến 10 cm (3 đến 4 inch) – đủ rộng để bao phủ từ các khớp bàn ngón tay và kéo dài dọc theo bề mặt gan bàn tay của bàn tay và cẳng tay đến giữa cẳng tay Kéo khoẻ và / hoặc kéo cắt Băng thun, thường rộng 7,5 - 10 cm (3 - 4 inch) Nước ấm và xô hoặc thùng chứa khác Găng tay không vô trùng Cân nhắc bổ sung Nẹp gan bàn tay không ngăn cản được động tắc lật sấp hoặc lật ngửa. Giữ cổ tay ở tư thế duỗi từ 10 đến 20 ° cho đến khi vật liệu nẹp cứng lại. Cách dùng nẹp gan bàn tay cánh tay VIDEO Chăm sóc sau thủ thuật Khuyên bệnh nhân giữ nẹp khô ráo. Nếu những cử động này nên được bất động, nên sử dụng nẹp sugar tong. Đặt nẹp mặt gan Tư thế Bệnh nhân nên ở tư thế để bác sĩ phẫu thuật có thể tiếp cận thích hợp với bàn tay bị tổn thương của bệnh nhân. Nẹp cổ tay ở tư thế duỗi từ 10 đến 20 °. Để tất lót bột phủ vùng từ đầu xa của khớp bàn ngón tay đến giữa cẳng tay. Quấn đệm từ khớp bàn ngón tay đến giữa cẳng tay một chút ngoài vùng được bao phủ bởi vật liệu nẹp; chồn mỗi lượt bằng một nửa chiều rộng của lớp đệm và xé lớp bọc theo chiều rộng của nó theo chu kỳ để giảm nguy cơ chèn ép mô. Chấn thương khí áp phổi Theo Richard E. Moon, MD, Duke University Medical Center Đánh giá về mặt y tế Thg4 2023 Chẩn đoán Điều trị Phòng ngừa Những điểm chính Thông tin thêm Chấn thương khí áp là tổn thương mô do sự thay đổi thể tích khí trong khoang cơ thể liên quan đến sự thay đổi áp suất. Dạng phổ biến nhất của chấn thương khí áp ở phổi là tràn khí trung thất. Không khí ở trung thất có thể đi vào cổ, gây ra khí phế thũng dưới da có thể phát hiện được dưới dạng tiếng lạo xạo và thay đổi giọng nói. Hiếm khi nghe thấy tiếng lạo xạo ở tim ("tiếng lạo xạo ở trung thất", dấu hiệu Hamman). Không khí đôi khi có thể theo caudad vào khoang phúc mạc (giả là dấu hiệu vỡ tạng và nhu cầu mổ bụng), nhưng nó thường không gây ra các dấu hiệu phúc mạc. Tràn khí màng phổi áp lực, mặc dù hiếm gặp với chấn thương khí áp có thể gây hạ huyết áp, tĩnh mạch cổ nổi, gõ vang, và các dấu hiệu phát hiện muộn như lệch khí quản. Vỡ phế nang có thể cho không khí vào hệ tuần hoàn tĩnh mạch phổi gây thuyên tắc khí động mạch sau đó, đặc biệt nguy hiểm khi liên quan đến não, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác (ví dụ: tuỷ sống, tim, da, thận, lá lách, đường tiêu hoá). Ép phổi có thể xảy ra khi lặn xuống rất sâu trong quá trình lặn nín thở; sự chèn ép có thể hiếm khi làm giảm thể tích phổi dưới thể tích còn lại, gây phù niêm mạc, cương căng mạch máu, phù phổi và xuất huyết, biểu hiện lâm sàng là khó thở và ho ra máu khi bơi lên. Chẩn đoán chấn thương khí áp ở phổi Chẩn đoán hình ảnh lồng ngực X-quang ngực được thực hiện để tìm dấu hiệu của tràn khí màng phổi hoặc tràn khí trung thất (thấy các đường sáng dọc theo ranh giới của tim). Nếu X-quang phổi âm tính nhưng vẫn nghi ngờ trên lâm sàng thì chụp CT ngực, độ nhạy cao hơn so với chụp X-quang. Siêu âm cũng có thể hữu ích cho chẩn đoán nhanh chóng của tràn khí màng phổi. Các yếu tố làm tăng nguy cơ chấn thương khí áp phổi bao gồm các hành vi (ví dụ như đi lên nhanh, nín thở, thở không khí nén) và các bệnh phổi (ví dụ: COPD [bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính]). Tràn khí màng phổi mà không có tạng bị vỡ nên được nghi ngờ khi có tràn khí màng bụng. Nếu bệnh nhân có bất kỳ thiếu sót thần kinh nào được phát hiện khi khám chuyên khoa thần kinh, cần nghi ngờ thuyên tắc khí động mạch lên não. Điều trị chấn thương khí áp ở phổi Oxy 100% Đôi khi dẫn lưu màng phổi Nghi ngờ tràn khí màng phổi áp lực cần được điều trị bằng chọc kim giải ép, tiếp theo là dẫn lưu màng phổi. Nếu tràn khí màng phổi ít (ví dụ: 10 đến 20%) và không có dấu hiệu bất thường về huyết động hoặc hô hấp, tràn khí màng phổi có thể giải quyết bằng thở oxy 100% trong 24 đến 48 giờ. Nếu điều trị này không hiệu quả hoặc nếu tràn khí nhiều hơn, thì phải dẫn lưu khoang màng phổi (sử dụng catheter có đầu dẫn hoặc ống dẫn lưu ngực loại nhỏ). Không cần phải điều trị đặc hiệu cho tràn khí trung thất; các triệu chứng thường tự hết trong vài giờ tới vài ngày. Sau vài giờ theo dõi, hầu hết bệnh nhân có thể được điều trị như bệnh nhân ngoại trú; thở oxy 100% được khuyến cáo để đẩy nhanh việc hấp thụ khí ngoài phế nang ở những bệnh nhân này. Ít khi, phẫu thuật mở ngực được đề nghị làm để giải quyết tràn khí trung thất áp lực. Phòng ngừa chấn thương khí áp ở phổi Phòng ngừa chấn thương khí áp phổi thường là ưu tiên hàng đầu. Thời gian đi lên thích hợp và kỹ thuật là điều cần thiết. Tràn khí màng phổi và tràn khí trung thất là những dấu hiệu thường gặp. Bệnh nhân có nguy cơ cao tràn khí màng phổi trong quá trình lặn bao gồm những người có bóng khí phổi, Hội chứng Marfan, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hoặc tràn khí màng phổi tự phát trước đó. Những người như vậy không nên lặn hoặc làm việc trong khu vực có khí nén. Bệnh nhân hen có thể có nguy cơ bị chấn thương khí nén phổi, mặc dù nhiều người bị hen có thể lặn an toàn sau khi được đánh giá và điều trị thích hợp. Bệnh nhân tràn khí trung thất sau khi lặn nên được chuyển đến một chuyên gia về lặn để đánh giá nguy cơ của việc lặn trong tương lai. Sau khi nhiễm COVID-19, một số người bị bệnh ở phổi (chẳng hạn như bóng khí) có thể làm tăng nguy cơ bị chấn thương khí áp ở phổi khi lặn. Các hướng dẫn đề xuất (1, 2) khuyến nghị đo phế dung và chẩn đoán hình ảnh ngực cho bất kỳ ai có các triệu chứng về hô hấp hoặc dấu hiệu về tim (bao gồm đau ngực, đánh trống ngực, ho nhiều hoặc khó thở) do nhiễm COVID-19 Những điểm chính Mặc dù hiếm gặp, chấn thương khí áp phổi có thể gây tràn khí màng phổi áp lực, cần phải được giảm áp ngay lập tức. Bệnh nhân cần được khám thần kinh và chụp lồng ngực. Kiểm tra tất cả các bệnh nhân có cấn thương khí áp phổi về các dấu hiệu rối loạn chức năng của não, các gợi ý cho tắc động mạch do khí. Điều trị tất cả các bệnh nhân bị nghi ngờ chấn thương khí áp phổi bằng thở oxy 100% trong khi chờ xét nghiệm chẩn đoán. Tràn khí màng phổi đã được điều trị. Dự phòng bao gồm việc giảm các hành vi nguy cơ và tư vấn cho thợ lặn có nguy cơ cao. Tình trạng giãn nở quá mức và vỡ phế nang có thể xảy ra khi xảy ra tình trạng nín thở (thường là khi thở khí nén) trong quá trình đi lên, đặc biệt là đi lên nhanh. Kết quả có thể là Tràn khí màng phổi (gây khó thở, đau ngực và giảm tiếng thở một bên) Tràn khí trung thất (gây cảm giác đầy ngực, đau cổ, đau ngực màng phổi có thể lan ra vai, khó thở, ho, khàn giọng và khó nuốt). Chấn thương khí áp tai và xoang Theo Richard E. Moon, MD, Duke University Medical Center Đánh giá về mặt y tế Thg4 2023 Chẩn đoán Điều trị Phòng ngừa Những điểm chính Thông tin thêm Chấn thương khí áp là tổn thương mô do sự thay đổi thể tích khí trong khoang cơ thể liên quan đến sự thay đổi áp suất. Khi áp lực bên trong tai giữa vẫn tăng trong hoặc sau khi đi lên từ một lần lặn, dây thần kinh mặt có thể bị nén (liệt mặt do khí áp), dẫn đến chứng liệt mặt trên và dưới cùng bên. Yếu ở cả mặt trên và mặt dưới giúp phân biệt liệt nửa mặt do khí áp với đột quỵ hoặc thuyên tắc động mạch do khí (1). Chấn thương khí áp vùng tai trong (IEBT) xảy ra do vỡ cửa sổ mê cung (cửa sổ tròn hoặc bầu dục) hoặc rách màng Reissner, màng đáy hoặc màng mái. Các triệu chứng, bao gồm ù tai, mất thính giác, choáng váng, mất thăng bằng, chóng mặt, rung giật nhãn cầu, mất điều hoà, buồn nôn và nôn, thường nặng hơn khi hoạt động và tiếng ồn lớn, và cải thiện khi nghỉ ngơi. Các triệu chứng thường bắt đầu khi lặn xuống khi khó cân bằng áp suất tai giữa, nhưng có thể xảy ra khi bơi lên, có thể do sự giãn nở không khí trong ốc tai hoặc bộ máy tiền đình. Các triệu chứng cũng có thể xảy ra vài ngày sau khi lặn, thường do nâng hoặc căng cơ (2). Chấn thương khí áp ở xoang thường ảnh hưởng nhất đến xoang trán, tiếp theo là xoang sàng và xoang hàm trên (3). Thợ lặn cảm thấy áp lực nhẹ đến đau dữ dội, với cảm giác tắc nghẽn trong các xoang khi bơi lên hoặc bơi xuống và thỉnh thoảng có chảy máu cam. Có thể đau nhiêu, đôi khi kèm theo cảm giác đau ở mặt khi thăm khám. Áp suất quá mức trong xoang hàm trên có thể chèn ép nhánh hàm trên của dây thần kinh sinh ba, gây ra tình trạng tăng cảm giác trên má. Nó có thể ảnh hưởng đến tai (gây đau tai, mất thính lực, và / hoặc triệu chứng tiền đình) hoặc xoang (gây đau và tắc nghẽn). Áp suất quá mức trong xoang bướm đôi khi chèn ép dây thần kinh thị giác, gây giảm thị lực hoặc mù loà (3, 4). Hiếm gặp, xoang có thể vỡ và gây tràn khí nội sọ với các biểu hiện đau miệng, đau mặt hoặc buồn nôn, chóng mặt, hoặc đau đầu. Sự vỡ xoang hàm trên có thể làm không khí tràn vào sau hốc mắt gây triệu chứng nhìn đôi do rối loạn chức năng vận động nhãn cầu. Sự chèn ép dây thần kinh sinh ba ở xoang hàm trên có thể gây ảo giác trên khuôn mặt. Khám thực thể có thể phát hiện đau xoang hoặc chảy máu mũi. Chấn thương khí áp cũng có thể xảy ra do giảm áp suất xung quanh trong quá trình lên độ cao. Chẩn đoán đôi khi cần đó thính giác và xét nghiệm tiền đình. Chẩn đoán chấn thương khí áp ở tai và xoang Đánh giá lâm sàng Đôi khi, kiểm tra bằng đo thính giác và kiểm tra tiền đình Chấn thương khí áp chỉ gây đau ở tai hoặc xoang thường được chẩn đoán trên lâm sàng. Bệnh nhân có các triệu chứng của chấn thương khí áp ở tai trong (ví dụ: ù tai, nghe kém hoặc chóng mặt) cần phải được kiểm tra các dấu hiệu của rối loạn chức năng tiền đình và tiến hành đo thính lực chính thức khẩn cấp, kiểm tra tiền đình và có thể là phẫu thuật. Điều trị khi cần có thể bao gồm thuốc làm thông mũi, thuốc giảm đau, và đôi khi dùng corticosteroid đường uống hoặc phẫu thuật sửa chữa tai trong, tai giữa hoặc xoang khi có tổn thương nghiêm trọng. Những bệnh nhân này nên được chuyển đến bác sĩ tai mũi họng vì điều trị phẫu thuật kịp thời đối với vết rách cửa sổ mê cung có thể đảo ngược tình trạng mất thính lực. Chẩn đoán hình ảnh (ví dụ: chụp X-quang không chuẩn bị, chụp CT) là không cần thiết để chẩn đoán chấn thương khí áp không biến chứng ở xoang, nhưng chụp CT rất hữu ích nếu nghi ngờ vỡ xoang hoặc chèn ép dây thần kinh sọ. Điều trị chấn thương khí áp ở tai và xoang Thuốc làm thông mũi và giảm đau Đôi khi corticosteroid uống, phẫu thuật sửa chữa, hoặc cả hai Hầu hết các chấn thương khí áp tai và xoang đều hồi phục tự nhiên và chỉ cần điều trị triệu chứng và theo dõi ngoại trú. Điều trị bằng thuốc cho chấn thương khí áp ở xoang và tai giữa là như nhau. Thuốc làm thông mũi (thường là oxymetazoline 0,05%, 2 lần xịt mũi mỗi lần 2 lần / ngày trong 3 đến 5 ngày hoặc pseudoephedrine 30 đến 60 mg uống 2 đến 4 lần / ngày, tối đa 240 mg / ngày trong 3 đến 5 ngày) có thể giúp lưu thông các xoang mũi. Các trường hợp nặng có thể được điều trị bằng corticosteroid tại mũi. Đau có thể được kiểm soát bằng NSAID hoặc opioid. Nếu xuất hiện chảy máu hoặc có dấu hiệu tràn dịch, cần dùng kháng sinh (ví dụ, amoxicillin 500 mg uống mỗi 12 giờ trong 10 ngày, trimethopri m/s ulfamethoxazole 1 liều tăng gấp đôi 2 lần / ngày trong 10 ngày). Đối với chấn thương khí áp tai giữa, một số bác sĩ cũng tán thành một đợt điều trị ngắn ngày corticosteroid uống (ví dụ prednisone 60 mg uống một lần / ngày trong 6 ngày, sau đó giảm dần trong 7 đến 10 ngày). Giới thiệu đến một bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng được chỉ định cho các triệu chứng nặng hoặc kéo dài. Phẫu thuật gẩn cấp (ví dụ, rạch màng nhĩ để sửa chữa trực tiếp cửa sổ hình tròn hoặc bầu dục, thủ thuật chọc màng nhĩ để thoát dịch từ tai giữa, giải phóng xoang) có thể cần thiết cho chấn thương tai trong hoặc tai giữa hoặc xoang nghiêm trọng. Ngăn ngừa chấn thương khí áp ở tai và xoang Trong khi lặn, có thể tránh được chấn thương tai khi xuống dưới bằng cách thường xuyên nuốt hoặc thở ra với lỗ mũi bị chèn ép để mở vòi tai và cân bằng áp suất giữa tai giữa và môi trường. Áp suất trong tai khi dùng bịt tai không thể được cân bằng, vì vậy không nên dùng bịt tai khi lặn. Điều trị bằng oxymetazoline 0,05% xịt mũi, 2 lần xịt vào mỗi lỗ mũi hai lần mỗi ngày hoặc pseudoephedrine 30 đến 60 mg uống 2 lần hoặc 4 lần / ngày, tối đa là 240 mg / ngày, bắt đầu từ 12 đến 24 giờ trước khi lặn, có thể giảm tỷ lệ chấn thương khí áp tai giữa và xoang. Lặn không nên được thực hiện nếu tắc nghẽn không giải quyết được hoặc nếu một nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc viêm mũi dị ứng không kiểm soát được. Những điểm chính Nếu bệnh nhân bị ù tai, mất thính giác, hoặc chóng mặt, sắp xếp kiểm tra thính lực và xét nghiệm tiền đình. Cân nhắc chụp CT nếu đánh giá lâm sàng không chắc chắn hoặc nếu tổn thương xoang phức tạp do chèn ép dây thần kinh sọ. Nếu các triệu chứng trầm trọng, kê toa thuốc giảm đau và thuốc giảm tắc nghẽn mũi. Giảm nguy cơ chấn thương tai và xoang bằng cách tư vấn chống lặn khi nghẹt mũi và đôi khi bằng cách kê toa oxymetazoline hoặc pseudoephedrine dự phòng. Thông thường, thợ lặn cảm thấy ù tai và đau khi lặn xuống sâu; nếu áp suất không được cân bằng nhanh chóng, xuất huyết tai giữa hoặc thủng màng nhĩ có thể xảy ra. Dòng nước lạnh chảy vào tai giữa có thể gây chóng mặt, buồn nôn, và mất phương hướng trong lúc lặn. Khi kiểm tra ống tai, màng nhĩ có thể thấy tắc nghẽn, chảy máu, thủng, hoặc giảm khả năng di động trong quá trình bơm khí bằng ống soi tai khí nén; mất dẫn truyền thính giác thường xuất hiện. Nó cũng có thể là kết quả của sự phóng thích hormone tuyến giáp quá mức từ tuyến giáp mà không tăng tổng hợp. Các nguyên nhân khác của cường giáp dưới lâm sàng cũng tương tự như các nguyên nhân gây cường giáp. Bệnh nhân có TSH huyết thanh < 0,1 microU / mL (0,1 mU / L) có tăng tỷ lệ rung nhĩ (đặc biệt là bệnh nhân lớn tuổi), giảm mật độ xương, tăng gãy xương và tăng tỷ lệ tử vong. Bệnh nhân có TSH huyết thanh chỉ hơi thấp hơn bình thường ít có khả năng có những biểu hiện này. Điêu trị bệnh Cường giáp Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân (1) nhưng có thể bao gồm Iốt phóng xạ Methimazole hoặc propylthiouracil Thuốc chẹn beta Iốt Phẫu thuật Muối iốt hoạt động phóng xạ (iốt-131, iốt phóng xạ) Tại Hoa Kỳ, iốt-131 là phương pháp điều trị cường giáp phổ biến nhất. Iốt phóng xạ thường được khuyến cáo là lựa chọn điều trị cho bệnh Graves và bướu cổ nốt độc ở tất cả bệnh nhân, kể cả trẻ em. Liều dùng iốt-131 rất khó điều chỉnh bởi vì không thể dự đoán trước được đáp ứng của tuyến giáp; một số bác sĩ cho liều tiêu chuẩn từ 8 đến 15 millicurie. Những người khác điều chỉnh liều dựa trên ước tính kích thước tuyến giáp và sự hấp thu 24 giờ để cung cấp một liều 80-120 microcurie / gram mô tuyến giáp. Khi đủ iốt-131 được cho là gây ra bình giáp, khoảng 25 đến 50% bệnh nhân suy giáp 1 năm sau đó, và tỷ lệ này tiếp tục tăng mỗi năm. Vì vậy, hầu hết bệnh nhân cuối cùng đều tiến triển thành suy giáp. Sự phóng thích này thường gây ra bởi những thay đổi phá huỷ tuyến giáp của các dạng viêm tuyến giáp. Liều lớn hơn, chẳng hạn như 10 đến 20 millicurie, thường gây ra chứng suy giáp trong vòng 6 tháng, và do đó liệu pháp cắt bỏ (ví dụ, iốt-131) đã trở thành phương pháp tiếp cận ưu tiên. Iốt phóng xạ không được sử dụng trong thời gian cho con bú vì nó có thể xâm nhập vào sữa mẹ và gây ra chứng suy giáp ở trẻ sơ sinh. Nó không được sử dụng trong thời kỳ mang thai vì nó đi qua nhau thai và có thể gây ra chứng suy giáp trạng nặng ở bào thai. Không có bằng chứng nào cho thấy Iốt phóng xạ làm tăng tỷ lệ mắc u bướu, ung thư bạch cầu, ung thư tuyến giáp, hoặc dị tật bẩm sinh ở trẻ em sinh ra từ những phụ nữ trước đó bị tăng triglycerid khi mang thai sau này. Methimazole và propylthiouracil Những thuốc kháng giáp này ức chế hoạt động peroxidaza tuyến giáp, làm giảm sự hình thành iodide, và làm giảm phản ứng ghép cặp. Propylthiouracil liều cao cũng ức chế chuyển đổi T4 thành T3 ở ngoại vi. Methimazole là thuốc được ưu tiên hơn. Liều khởi đầu thông thường của methimazole là từ 5 đến 20 mg, uống 2 hoặc 3 lần mỗi ngày. Quá trình trở lại bình thường của TSH chậm hơn quá trình trở lại bình thường của nồng độ T4 và T3 từ một tuần trở lên. Do đó, khi nồng độ T4 và T3 bình thường, liều lượng được giảm xuống mức hiệu quả thấp nhất, thường là methimazole 2,5 đến 10 mg mỗi ngày một lần để tránh gây suy giáp. Các nguyên nhân phổ biến nhất tổng thể bao gồm Bệnh Graves Bướu đa nhân Viêm tuyến giáp Nhân nóng cường chức năng, nhân độc, tự trị Bệnh Graves (bệnh bướu độc lan toả), nguyên nhân phổ biến nhất của cường giáp, được đặc trưng bởi cường giáp và một trong những biểu hiện sau đây: Bướu cổ Vận nhãn ngoài Bệnh da do thâm nhiễm Bệnh Basedow là do tự kháng thể kháng thụ thể tuyến giáp đối với hormone kích thích tuyến giáp (TSH); không giống như hầu hết các tự kháng thể, gây ra sự ức chế, thì tự kháng thể này lại kích thích, do đó gây ra sự tổng hợp liên tục và bài tiết quá nhiều T4 và T 3. Liều duy trì của methimazole có thể được tiếp tục trong một hoặc nhiều năm tuỳ thuộc vào hoàn cảnh lâm sàng. Carbimazole, được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu nhưng không khả dụng ở Hoa Kỳ, thuốc được chuyển hoá nhanh chóng thành methimazole. Liều khởi đầu thông thường tương tự như liều methimazole; liều duy trì từ 2,5 đến 10 mg uống 1 lần / ngày hoặc 2,5 đến 5 mg 2 lần / ngày. Do khả năng gây suy gan nặng ở một số bệnh nhân < 40 tuổi, đặc biệt là trẻ em, propylthiouracil hiện nay chỉ được khuyến cáo trong những trường hợp đặc biệt (ví dụ như trong ba tháng thứ nhất của thai kỳ, trong cơn bão giáp). Liều khởi đầu thông thường của propylthiouracil là 100 đến 150 mg uống, 8 giờ một lần. Có thể đạt được kiểm soát bệnh nhanh bằng cách tăng liều propylthiouracil lên 150 đến 200 mg 8 giờ một lần. Liều dùng như vậy hoặc liều lượng cao hơn (đến 400 mg mỗi 8 giờ) thường được dùng cho những bệnh nhân nặng, bao gồm nhưng bệnh nhân có cơn bão giáp, để ngăn chặn sự chuyển đổi T4 thành T 3. Liều duy trì với propylthiouracil là 50 mg x 2 lần / ngày hoặc 3 lần / ngày Khoảng 20 đến 50% bệnh nhân bị bệnh Basedow thuyên giảm bệnh sau giai đoạn từ 1 đến 2 năm điều trị bằng một trong hai loại thuốc. Sự trở lại bình thường hoặc giảm đáng kể kích thước tuyến giáp, phục hồi mức TSH huyết thanh bình thường, và cường giáp nặng ít hơn trước điều trị là những dấu hiệu tiên lượng tốt cho sự thuyên giảm bệnh lâu dài. Bệnh Basedow (như viêm tuyến giáp Hashimoto đôi khi xảy ra cùng với các rối loạn tự miễn khác, bao gồm bệnh đái tháo đường type 1, bạch biến, tóc bạc sớm, thiếu máu ác tính, các bệnh mô liên kết, và hội chứng suy đa tuyến. Việc sử dụng đồng thời phác đồ các thuốc kháng giáp trạng và levothyroxine không làm tăng tỉ lệ thuyên giảm bệnh ở bệnh nhân bị bệnh Graves. Bởi vì bướu nhân độc hiếm khi có thể thuyên giảm, liệu pháp điều trị bằng thuốc kháng giáp trạng chỉ được dùng điều trị trong chuẩn bị phẫu thuật hoặc điều trị bằng iốt-131. Tác dung phụ bao gồm phát ban, phản ứng dị ứng, bất thường chức năng gan (bao gồm suy gan với propylthiouracil), và khoảng 0,1% bệnh nhân, giảm bạch cầu hạt trung tính. Bệnh nhân dị ứng với một loại thuốc có thể được chuyển sang thuốc khác, nhưng sự nhạy cảm chéo có thể xảy ra. Nếu xuất hiện giảm bạch cầu hạt, bệnh nhân không thể chuyển sang các loại thuốc khác; có thể sử dụng các liệu pháp khác (như iốt phóng xạ, phẫu thuật). Ngọc trai & cạm bẫy Nếu hạ bạch cầu trung tính xảy ra với một trong các loại thuốc kháng giáp peroxidase (methimazole hoặc propylthiouracil), tránh sử dụng một loại thuốc khác trong cùng nhóm; có thể sử dụng một phương pháp điều trị khác (ví dụ iốt phóng xạ, phẫu thuật). Các tác dụng ngoại ý có thể xảy ra hoặc các đặc điểm khác khác nhau giữa hai loại thuốc và hướng dẫn các chỉ định cho mỗi loại. Methimazole chỉ cần uống một lần / ngày, giúp bệnh nhân tuân thủ tốt hơn. Hơn nữa, khi methimazole được sử dung với liều < 20 mg / ngày, mất bạch cầu trung tính ít gặp hơn; với propylthiouracil, sự mất bạch cầu hạt có thể xảy ra ở bất kỳ liều lượng nào. Methimazole đã được sử dụng thành công ở phụ nữ có thai và cho con bú mà không có biến chứng ở thai nhi hoặc trẻ sơ sinh, nhưng một số hiếm các trường hợp methimazole có liên quan đến các dị tật trên da đầu và đường tiêu hoá ở trẻ sơ sinh và với bệnh phôi thai hiếm. Yếu tố di truyền làm gia tăng nguy cơ bệnh Basedow, mặc dù các gen liên quan chưa được biết đến. Do những biến chứng này, propylthiouracil được sử dụng trong tam cá nguyệt thứ nhất. Propylthiouracil được ưu tiên dùng để điều trị cơn bão giáp, vì liều lượng cao được sử dụng (trên 800 mg mỗi ngày) ngăn chặn một phần sự chuyển đổi ngoại vi của T4 thành T3 ngoài việc giảm sản sinh ở tuyến giáp. Sự kết hợp của liều cao propylthiouracil và dexamethasone, cũng làm ức chế mạnh chuyển đổi T4 đến T3, có thể làm giảm các triệu chứng của cường giáp nặng đã được quan sát thấy ở bệnh nhân có bão giáp và phục hồi T3 huyết thanh về bình thường trong vòng một tuần. Thuốc chẹn beta Các triệu chứng và dấu hiệu của cường giáp do kích thích giao cảm có thể đáp ứng với thuốc chẹn beta; propranolol hay được sử dụng nhiều nhất, atenolol hoặc metoprolol có thể thích hợp hơn. Các biểu hiện thường phản ứng với thuốc kháng beta: Nhịp tim nhanh, run, triệu chứng tâm thần, co cơ mi; thỉnh thoảng không dung nạp được nhiệt độ nóng và đổ mồ hôi, tiêu chảy, yếu cơ gốc chi. Các biểu hiện thường không đáp ứng với thuốc chẹn bêta: bướu cổ, lồi mắt, sụt cân, béo phì, tăng tiêu thụ oxy và tăng nồng độ thyroxine trong tuần hoàn Propranolol được chỉ định trong cơn bão giáp (xem bảng Điều trị cơn bão giáp). Nó làm giảm nhịp tim nhanh, thường là trong vòng 2 đến 3 giờ với đường uống và trong vài phút nếu tiêm tĩnh mạch. Esmolol chỉ nên được sử dụng trong phòng chăm sóc đặc biệt vì nó yêu cầu chuẩn độ và theo dõi cẩn thận. Thuốc chẹn beta cũng được chỉ định cho nhịp tim nhanh do cường giáp, đặc biệt là ở bệnh nhân cao tuổi, bởi vì thuốc kháng giáp thường mất vài tuần mới đạt hiệu quả đầy đủ. Thuốc chẹn kênh canxi có thể kiểm soát nhịp tim nhanh ở những bệnh nhân có chống chỉ định với thuốc chẹn beta. Bệnh sinh của bệnh mắt do thâm nhiễm (gây lồi mắt trong bệnh Basedow) chưa được hiểu biết rõ ràng nhưng có thể là do các globulin miễn dịch tác động trực tiếp trên thụ thể TSH trong nguyên bào sợi và tế bào mỡ trong hốc mắt gây ra giải phóng các cytokine tiền viêm, viêm và tích tụ glycosaminoglycans. Iốt Iốt trong liều dược lý ức chế sự giải phóng T3 và T4 trong vài giờ và ức chế sự phân bố iốt, hiệu ứng chuyển tiếp kéo dài từ vài ngày đến một tuần, sau đó sự ức chế thường chấm dứt. Iốt được sử dụng để điều trị cơn cường giáp, đối với những bệnh nhân bị cường giáp trải qua phẫu thuật cấp cứu không phải tuyến giáp, và vì nó cũng làm giảm chảy máu tuyến giáp để chuẩn bị trước phẫu thuật cho các bệnh nhân cường giáp cần phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Iốt thường không được sử dụng để điều trị cường giáp. Liều thông thường là từ 2 đến 3 giọt (100 đến 150 mg) dung dịch kali iodide bão hoà uống 3 hoặc 4 lần một ngày hoặc bằng muối natri iodide trong 1 L dung dịch muối 0,9% 0,5 đến 1 g truyền chậm cho một lần một ngày. Các biến chứng của điều trị iốt bao gồm viêm tuyến nước bọt, viêm kết mạc và phát ban. Phẫu thuật Phẫu thuật được chỉ định cho những bệnh nhân bị bệnh Basedow có cường giáp tái phát sau liệu trình thuốc kháng giáp và những người từ chối iốt-131, những bệnh nhân không thể dung nạp thuốc kháng giáp, những bệnh nhân có bướu giáp rất lớn, và ở một số bệnh nhân trẻ tuổi có bướu nhân độc và bướu đa nhân. Phẫu thuật có thể được thực hiện ở bệnh nhân cao tuổi có bướu giáp nhân khổng lồ. Sự tái phát sau phẫu thuật thay đổi từ 2 đến 16%; nguy cơ suy giáp liên quan trực tiếp đến mức độ rộng của phẫu thuật lấy mô giáp. Liệt dây thanh và suy cận giáp là những biến chứng không thường gặp. Biểu hiện mắt cũng có thể xảy ra trước khi bắt đầu có tình trạng cường giáp hoặc có thể xuất hiện muộn đến 20 năm sau và thường xấu đi hoặc giảm một cách độc lập với biểu hiện lâm sàng của cường giáp. Dung dịch muối kali iodide 3 giọt (khoảng 100 đến 150 mg) uống 3 lần / ngày nên được cho trong 10 ngày trước khi phẫu thuật để làm giảm chảy máu trong tuyến. Methimazole cũng phải được cho vì bệnh nhân nên được đưa về bình giáp trước khi sử dụng iodide. Dexamethasone có thể được bổ sung để nhanh đạt bình giáp. Phẫu thuật ở phần trước cổ khó khăn hơn ở những bệnh nhân trước đó đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoặc liệu pháp radiodine. Điều trị cơn bão giáp Một chế độ điều trị cho cơn bão giáp được chỉ ra trong bảng Điều trị Bão giáp. Bảng Điều trị bệnh lý da thâm nhiễm và bệnh mắt Basedow. Trong bệnh da do thâm nhiễm (ở bệnh Basedow), corticosteroid tại chỗ hoặc tiêm corticosteroid vào tổn thương có thể làm giảm bệnh lý da. Bệnh da đôi khi thuyên giảm tự nhiên sau vài tháng hoặc nhiều năm. Bệnh mắt nên được điều trị đồng thời bởi bác sĩ nội tiết và bác sĩ nhãn khoa cùng điều trị và có thể cần đến selen, corticosteroid, xạ quanh mắt và phẫu thuật. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp có thể giúp giải quyết hoặc ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh mắt. Bệnh mắt điển hình khi chức năng tuyến giáp bình thường được gọi là bệnh Basedow bình giáp. Teprotumumab, một thuốc ức chế thụ thể yếu tố tăng trưởng 1 (IGF-1) giống insulin, là liệu pháp rất hiệu quả cho bệnh nhãn khoa mức độ vừa phải (2). Liệu pháp iốt phóng xạ có thể làm tăng tiến triển của bệnh mắt khi bệnh mắt đang hoạt động và do vậy chống chỉ định iốt phóng xạ trong giai đoạn bệnh mắt hoạt động. Xử trí cường giáp cận lâm sàng Ở những bệnh nhân có cường giáp dưới lâm sàng đang dùng levothyroxine, giảm liều là cách điều trị thích hợp nhất trừ khi liệu pháp điều trị nhằm mục đích duy trì mức TSH bị ức chế ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Phương pháp trị liệu được chỉ định cho những bệnh nhân có cường giáp dưới lâm sàng nội sinh (TSH huyết thanh < 0,1 mU / L), đặc biệt là những người có rung nhĩ hoặc giảm mật độ xương. Cách điều trị thông thường là điều trị iốt-131, nhưng methimazole liều thấp cũng có hiệu quả. Bướu đơn nhân hoặc đa nhân độc (bệnh Plumeer) đôi khi là kết quả từ các đột biến gen thụ thể TSH gây ra hoạt hoá tuyến giáp liên tục. Những điểm chính Cường giáp có nhiều nguyên nhân; căn nguyên phổ biến nhất là bệnh Graves, gây ra bởi sự tổng hợp quá mức hormone của một tuyến giáp bất thường. Các nguyên nhân khác của cường giáp bao gồm sự kích thích quá mức của tuyến giáp bình thường (ví dụ: bằng hormone kích thích tuyến giáp [TSH], gonadotrophin màng đệm ở người [hCG], uống i-ốt hoặc thuốc chứa i-ốt), tổng hợp quá nhiều hormone bởi tuyến giáp bất thường (ví dụ: bướu cổ dạng nốt độc), giải phóng quá nhiều hormone tuyến giáp (ví dụ: do viêm tuyến giáp), hoặc uống quá nhiều hormone tuyến giáp. Các triệu chứng và dấu hiệu rất nhiều bao gồm nhịp tim nhanh, mệt mỏi, giảm cân, căng thẳng và run; bệnh nhân bị bệnh Graves cũng có thể bị lồi mắt và bệnh da thâm nhiễm. T4 tự do, và / hoặc T3 tự do hoặc toàn phần tăng, và TSH bị ức chế (trừ những trường hợp hiếm gặp hơn của cường giáp do nguyên nhân tuyến yên). Sự tổng hợp hormone có thể bị ức chế bởi methimazole (hoặc trong một số trường hợp nhất định, propylthiouracil) và các triệu chứng cường giao cảm giảm khi điều trị bằng các thuốc chẹn beta; điều trị lâu dài có thể cần phải loại bỏ nhu mô giáp bằng iốt phóng xạ hoặc phẫu thuật. Cơn bão giáp - do cường giáp nặng không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ - là một trường hợp cấp cứu đe doạ tính mạng với các triệu chứng nặng của cường giáp và có thể dẫn đến truỵ tim mạch hoặc sốc; tình trạng này được điều trị bằng phác đồ gồm thuốc kháng giáp, i-ốt và hỗ trợ huyết động. Bệnh nhân có bướu nhân độc không có biểu hiện tự miễn dịch hoặc các kháng thể lưu hành được quan sát thấy ở bệnh nhân bị bệnh Basedow. Ngoài ra, trái ngược với bệnh Basedow, những người bướu nhân độc và bướu đa nhân thường không thuyên giảm bệnh. Bệnh tuyến giáp viêm (viêm tuyến giáp) bao gồm viêm tuyến giáp u hạt bán cấp, viêm tuyến giáp Hashimoto và viêm tuyến giáp tế bào lympho im lặng, một biến thể của viêm tuyến giáp Hashimoto. Cường giáp thường gặp hơn trong viêm tuyến giáp u hạt bán cấp và là kết quả của những thay đổi phá huỷ trong tuyến và giải phóng hormone dự trữ chứ không phải do tăng tổng hợp. Suy giáp có thể xảy ra sau đó. Tiết TSH không thích hợp là một nguyên nhân hiếm. Bệnh nhân cường giáp thường có nồng độ TSH rất thấp, ngoại trừ những người có u thuỳ trước tuyến yên giai giải phóng TSH hoặc đáp ứng tuyến yên với hormone tuyến giáp. Nồng độ TSH cao và TSH sản xuất ra tại tuyến giáp tổn thương có hoạt tính sinh học cao hơn TSH bình thường. Tăng dưới nhóm alpha TSH trong máu (hữu ích trong chẩn đoán phân biệt) xảy ra ở những bệnh nhân có u tuyến yên tiết TSH. Cường giáp do thuốc có thể do amiodarone, chất ức chế điểm kiểm soát được sử dụng trong điều trị ung thư, alemtuzumab được sử dụng trong điều trị bệnh đa xơ cứng hoặc interferon-alfa, có thể gây viêm tuyến giáp kèm theo cường giáp và các rối loạn tuyến giáp khác. Mặc dù thường gây ra chứng suy giáp, lithium hiếm khi gây ra chứng cường giáp. Bệnh nhân điều trị thuốc này nên được theo dõi chặt chẽ. Nhiễm độc giáp giả tạo là cường giáp do cố ý hoặc tình cờ tiêu thụ quá nhiều hormone tuyến giáp. Ăn quá nhiều iốt gây ra chứng cường giáp với sự hấp thụ iốt phóng xạ của tuyến giáp thấp. Nó thường xảy ra nhất ở những bệnh nhân có bướu cổ dạng nốt không độc cơ bản (đặc biệt là những bệnh nhân lớn tuổi) được sử dụng thuốc có chứa iốt (ví dụ: amiodaron) hoặc những người trải qua các nghiên cứu phóng xạ bằng cách sử dụng các chất cản quang giàu iốt. Nguyên nhân có thể do quá thừa iốt cung cấp chất nền cho các vùng tự trị có chức năng (tức là không theo sự điều hoà của TSH) của tuyến giáp để sản sinh hormone. Suy giáp thường kéo dài khi lượng iốt dư thừa vẫn còn cao trong tuần hoàn. Mang thai trứng nước (chửa trứng) và ung thư đường mật tạo ra nồng độ gonadotropin màng đệm người (hCG) cao trong huyết thanh, một chất kích thích tuyến giáp yếu. Mức độ hCG cao nhất trong tam cá nguyệt thứ nhất và gây ra khi giảm nồng độ TSH, tăng nhẹ nồng độ T4 tự do huyết thanh đôi khi cũng được quan sát thấy. Sự kích thích tuyến giáp tăng có thể một phần do tăng mức hCG, một biến thể hCG dường như là một chất kích thích tuyến giáp mạnh hơn so với hCG sialated hơn. Cường giáp trong chửa trứng, ung thư biểu mô màng đệm, và chứng nôn nghén quá mức là tình trạng thoáng qua; chức năng tuyến giáp bình thường trở lại khi tình trạng chửa trứng được giải quyết, bệnh ung thư biểu mô màng đệm được điều trị thích hợp, hoặc chứng nôn nghén giảm đi. Các triệu chứng bao gồm đánh trống ngực, mệt mỏi, giảm cân, không chịu được nhiệt, lo lắng và run. Cường giáp không tự miễn do đột biến trội nhiễm sắc thể thường biểu hiện trong suốt thời thơ ấu. Nó là kết quả của sự đột biến trong gen quy định thụ thể TSH gây ra sản xuất hormone kích thích tuyến giáp liên tục. Ung thư tuyến giáp di căn có thể là nguyên nhân. Sự sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp hiếm khi xảy ra do ung thư tuyến giáp thể nang di căn có chức năng, đặc biệt là trong các di căn phổi. U quái giáp buồng trứng phát triển khi các khối u quái buồng trứng chứa đủ mô tuyến giáp gây ra cường giáp. Sự hấp thu iốt phóng xạ xảy ra trong khung chậu, và sự hấp thu ở tuyến giáp thường bị triệt tiêu. Sinh lý bệnh Cường giáp Trong cường giáp, T3 huyết thanh thường tăng lên nhiều hơn T4, có thể là do tăng tiết của T3 cũng như chuyển đổi T4 thành T3 trong mô ngoại vi. Ở một số bệnh nhân, chỉ tăng T3 (nhiễm độc T 3). Nhiễm độc T3 có thể xảy ra trong bất kỳ rối loạn phổ biến nào gây ra chứng cường giáp, bao gồm bệnh Basedow, bướu đa nhân tuyến giáp và nhân độc tuyến giáp tự trị chức năng. Nếu nhiễm độc T3 không được điều trị, bệnh nhân cũng thường phát triển những bất thường về xét nghiệm điển hình của cường giáp (ví dụ tăng T4 và tăng hấp thu iốt-123). Chẩn đoán bằng lâm sàng và xét nghiệm chức năng tuyến giáp. Các thể viêm tuyến giáp thường có một giai đoạn cường giáp, sau đó là giai đoạn suy giáp. Triệu chứng và Dấu hiệu Cường giáp Hầu hết các triệu chứng và dấu hiệu đều giống nhau bất kể nguyên nhân. Các ngoại lệ bao gồm bệnh mắt và bệnh lý da do thâm nhiễm, chỉ xảy ra trong bệnh Basedow. Ngọc trai & cạm bẫy Người cao tuổi có thể có các triệu chứng giống như trầm cảm hoặc chứng mất trí. Biểu hiện lâm sàng có thể rầm rộ hoặc khó nhận biết. Có thể có bướu cổ hoặc nhân. Nhiều triệu chứng phổ biến của cường giáp là do tăng cường độ nhạy cảm với hormone adrenergic, chẳng hạn như hồi hộp, đánh trống ngực, tăng động, tăng tiết mồ hôi, mẫn cảm với nhiệt, mệt mỏi, tăng cảm giác thèm ăn, sụt cân, mất ngủ, suy nhược và đi tiêu thường xuyên (thỉnh thoảng tiêu chảy). Có thể xuất hiện giảm kinh nguyệt. Các dấu hiệu có thể bao gồm da ấm, ẩm, run, nhịp tim nhanh, áp lực mạch mở rộng và rung nhĩ. Bệnh nhân người cao tuổi, đặc biệt là những người có bướu cổ có độc, có thể có biểu hiện cường giáp không điển hình (không thờ ơ hoặc bị che khuất) với các triệu chứng giống như trầm cảm hoặc chứng mất trí. Hầu hết không có lồi mắt hoặc run. Rung nhĩ, ngất, thay đổi cảm giác, suy tim và suy nhược có nhiều khả năng hơn. Các triệu chứng và dấu hiệu có thể chỉ liên quan đến một cơ quan. Các dấu hiệu mắt bao gồm lồi mắt, co cơ mi trên, mí mắt, và viêm kết mạc nhẹ và phần lớn do cường giao cảm quá mức. Các dấu hiệu mắt thường giảm nếu điều trị thành công. Bệnh mắt do thâm nhiễm, một sự phát triển bệnh mắt nghiêm trọng hơn, là đặc trưng của bệnh Basedow và có thể xảy ra nhiều năm trước hoặc sau khi cường giáp. Nó được đặc trưng bởi đau vùng mắt, chảy nước mắt, kích ứng, chói mắt, tăng mô hậu nhãn cầu, lồi mắt, và thâm nhiễm tế bào lympho của các cơ vận nhãn, gây yếu các cơ mắt thường dẫn đến nhìn đôi. Biểu hiện mắt của bệnh Graves Biểu hiện mắt của bệnh Basedow © Springer Science + Business Media Cận cảnh lồi mắt © Springer Science + Business Media Biểu hiện mắt của bệnh Graves – Không có khả năng nhắm mắt © Springer Science + Business Media Biểu hiện mắt của bệnh Graves – Túi dưới ổ mắt © Springer Science + Business Media Bệnh mắt thâm nhiễm Một bệnh nhân bị bệnh Graves có các dấu hiệu ở mắt, bao gồm các vết nứt mí mặt mở rộng, co rút mi mắt, lác và lồi mắt. Của Mulligan M, Cousins M. Trong Atlas of Anesthesia: Preoperative Preparation and Intraoperative Monitoring. Do R Miller (biên tập loạt bài) và JL Lichtor biên tập. Bệnh lý da xâm lấn, còn gọi là phù niêm trước xương chày (một thuật ngữ gây nhầm lẫn, vì phù niêm thường gặp trong suy giáp), được đặc trưng bởi sự xâm nhập của chất có nguồn gốc từ protein, thường ở khu vực trước xương chày. Nó hiếm khi xảy ra trong trường hợp không có bệnh mắt Basedow. Thương tổn thường xuất hiện gồm ngứa và ban đỏ trong giai đoạn đầu và sau đó trở nên cứng. Bệnh da thâm nhiễm có thể xuất hiện nhiều năm trước hoặc sau khi cường giáp. Bão giáp Cơn bão giáp là một dạng cường giáp cấp tính do cường giáp nặng không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ. Rất hiếm, xảy ra ở những bệnh nhân bị bệnh Basedow hoặc bướu đa nhân độc (bướu nhân độc là nguyên nhân ít phổ biến hơn và thường biểu hiện ít nghiêm trọng hơn). Triệu chứng có thể rầm rộ do nhiễm trùng, chấn thương, phẫu thuật, tắc mạch, toan ceton do đái tháo đường, hoặc chứng tiền sản giật. Cơn bão giáp gây ra các triệu chứng triệu chứng cường giáp rầm rộ, đột ngột với một hoặc nhiều biểu hiện sau: sốt, suy nhược cơ thể và nhược cơ, hưng cảm với sự thay đổi về cảm xúc, lẫn lộn, rối loạn tâm thần, hôn mê, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy và gan to có vàng da. Cường giáp có thể được phân loại dựa trên sự hấp thu iốt phóng xạ của tuyến giáp và sự hiện diện hoặc vắng mặt của các chất kích thích tuyến giáp lưu hành (xem bảng). Bệnh nhân có thể biểu hiện suy tim và sốc. Cơn bão giáp là tình trạng cấp cứu đe doạ tính mạng đòi hỏi phải điều trị kịp thời. Chẩn đoán Cường giáp TSH T4 tự do, cùng với T3 tự do hoặc T3 toàn phần Đôi khi là đo hấp thụ iốt phóng xạ Chẩn đoán dựa trên các tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng và xét nghiệm chức năng tuyến giáp. Đo nồng độ TSH huyết thanh là xét nghiệm chẩn đoán tốt nhất vì TSH bị ức chế ở bệnh nhân cường giáp, ngoại trừ số ít các trường hợp khi nguyên nhân là u tuyến yên tuyến yên tiết TSH hoặc có sự đề kháng tuyến yên với sự ức chế thông thường của hormone tuyến giáp. T4 tự do tăng trong cường giáp. Tuy nhiên, T4 có thể bình thường giả trong bệnh cường giáp thực sự ở bệnh nhân bị bệnh toàn thân nặng (tương tự như nồng độ thấp giả xảy ra trong hội chứng bệnh lý có tuyến giáp bình thường) và trong nhiễm độc T 3. Nếu T4 tự do bình thường và TSH thấp ở bệnh nhân có triệu chứng khó nhận biết và có dấu hiệu cường giáp, thì nên đo T3 huyết thanh để phát hiện nhiễm độc T 3; kết quả T3 tăng cao khẳng định chẩn đoán đó. Nguyên nhân thường có thể được chẩn đoán bằng lâm sàng (ví dụ: đang sử dụng thuốc, hoặc sự có mặt của các dấu hiệu đặc biệt đối của bệnh Basedow). Nếu không, có thể đo độ hấp thu iốt phóng xạ của tuyến giáp bằng sử dụng iốt-123. Nếu cường giáp là do sản xuất quá nhiều hormone, sự hấp thu iốt phóng xạ ở tuyến giáp thường tăng. Nguyên nhân Cường giáp Cường giáp có thể là kết quả của tăng tổng hợp và bài tiết hormone tuyến giáp (thyroxine [T 4] và triiodothyronine [T 3]) từ tuyến giáp, do các chất kích thích tuyến giáp hoặc do tăng chức năng tuyến giáp tự trị. Khi cường giáp do viêm tuyến giáp, ăn uống iốt, hoặc sản xuất hormone lạc chỗ, lượng iốt phóng xạ thấp. Các kháng thể thụ thể TSH có thể được đo để đánh giá bệnh Graves. Có thể định lượng kháng thể kháng thụ thể TSH để phát hiện bệnh Basedow, nhưng đo lường là hiếm khi cần thiết, ngoại trừ trong 3 tháng cuối của thai kỳ để đánh giá nguy cơ bệnh Basedow sơ sinh; Các kháng thể thụ thể TSH dễ dàng xuyên qua nhau thai để kích thích tuyến giáp bào thai. Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh Basedow đều có các kháng thể peroxidase tuần hoàn, và ít kháng thể chống thromboglulin hơn. Sự tiết TSH không thích hợp là không phổ biến. Chẩn đoán được xác nhận khi cường giáp xảy ra với tăng nồng độ T4 tự do và T3 trong tuần hoàn và TSH huyết thanh bình thường hoặc tăng. Nếu nghi ngờ nhiễm độc giáp, có thể đo thyroglobulin; chỉ số này thường thấp hoặc bình thường - thấp, không giống như ở tất cả các nguyên nhân khác của cường giáp. Cường giáp dưới lâm sàng Cường giáp dưới lâm sàng là tình trạng TSH thấp ở bệnh nhân có nồng độ T4 tự do và T3 huyết thanh bình thường và không có các triệu chứng hoặc có rất ít các triệu chứng cường giáp. Cường giáp dưới lâm sàng ít phổ biến hơn suy giáp dưới lâm sàng. Nhiều bệnh nhân có cường giáp dưới lâm sàng do đang dùng levothyroxine. Đặc vụ Hoá chất Kiểm soát Bạo động Theo James M. Madsen, MD, MPH, U.S. Army Medical Research Institute of Chemical Defense (USAMRICD) Đánh giá về mặt y tế Thg1 2023 Sinh lý bệnh Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Các tác nhân chống bạo loạn là những hợp chất ban đầu được phát triển để kiểm soát đám đông nhưng cũng đã được sử dụng trong xung đột quân sự (xem thêm Tác nhân Chiến tranh Hoá học). DM được cho là tác dụng của nó một phần thông qua quá trình oxy hoá arsenic của nó từ As (III) đến As (V) và sau đó phóng thích chlorine. OC gây đau bằng cách gắn kết với receptor thụ thể các thụ thể vanilloid tiềm năng (TRPV 1) trong các nơ-ron sau đó được kích thích để giải phóng neurokinin A, calcitonin, peptide liên quan đến gen, và chất P. Các hợp chất này gây viêm thần kinh liên quan đến đau, rò rỉ mao mạch, phù nề, sản sinh niêm mạc, và co thắt phế quản. Các triệu chứng và dấu hiệu của thương tổn hoá chất chống bạo loạn Mặc dù có sự khác biệt nhỏ giữa các hợp chất nhưng hầu hết các chất chống bạo động gây ra sự kích ứng gần như ngay lập tức và đau đớn liên quan đến mắt, niêm mạc và da, và cũng có thể trở nên đỏ da. Các tác dụng trên hô hấp do hít phải rõ ràng là nghe rõ (ví dụ, ho, hắt hơi và thở khò khè) do tổn thương loại 1, mặc dù tổn thương loại 2 (khó thở xuất hiện chậm do thương phổi cấp) có thể xảy ra với liều cao. Tử vong thường do phù phổi do liều lượng cao trong khoang kín. Các tác nhân cũ chủ yếu là DM có thể gây ra kích ứng khởi phát tức thì hoặc trì hoãn khởi phát cùng với nôn. Ảnh hưởng của tất cả các tác nhân kiểm soát bạo loạn thường giải quyết trong vòng nửa giờ, mặc dù chất độc trên da có thể gây ra phỏng nước. Hội chứng rối loạn chức năng đường thở phản ứng (RADS) có thể xuất hiện lâu sau khi phơi nhiễm và kéo dài vô hạn, mặc dù không thể dự đoán bệnh nhân sẽ phát triển sự biến chứng này. Chẩn đoán thương tổn do hoá chất chống bạo loạn Đánh giá lâm sàng Chẩn đoán dựa vào bệnh sử, dấu hiệu (chảy nước mắt, co cứng, đỏ da, các dấu hiệu hô hấp loại 1) và các triệu chứng (kích ứng nhanh và đau, liều cao, thở nhanh hoặc ngực). Chất kiểm soát bạo động là các chất quấy rối, chất làm rách, hoặc chất làm chảy nước và thường được gọi nhầm là hơi cay, nhưng trên thực tế chúng không tồn tại dưới dạng khí hoặc hơi. Chụp X-quang ngực thường rõ và không cần thiết trừ khi bệnh nhân xuất hiện khó thở, gợi ý phù phổi. Các xét nghiệm không góp phần vào chẩn đoán. Bằng chứng về phù phổi ban đầu nên được vận chuyển khẩn cấp cho đơn vị chăm sóc tích cực phổi. Điều trị thương tổn do hoá chất chống bạo loạn Loại bỏ phơi nhiễm Khử nhiễm da Nếu cơn đau mắt không tự hết, cần khủ nhiễm mắt Băng ép lạnh nén và giảm đau nếu cần thiết nếu đau Khi dấu hiệu phơi nhiễm đầu tiên hoặc tiếp xúc tiềm ẩn, mặt nạ sẽ được áp dụng khi có. Mọi người sẽ được đưa ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng khi có thể. Việc khử nhiễm bằng phương pháp cơ học hoặc rữa (đánh răng, rửa, rửa) chất rắn hoặc chất lỏng. Nước có thể làm trầm trọng thêm cơn đau do CS và OC nhưng vẫn có hiệu quả, mặc dù dầu có chứa chất béo hoặc xà phòng có thể có hiệu quả hơn đối với OC. Khử nhiễm mắt bằng nước vô trùng hoặc nước muối hoặc (với OC) mở mắt thổi gió bằng quạt. Cần phải chuyển khám bác sĩ nhãn khoa nếu việc kiểm tra bằng đèn chùm cho thấy sự kết dính của các phần tử rắn. Thay vào đó, chúng là các chất rắn có thể phân tán thành chất lỏng (bằng cách hoà tan chất rắn để tạo ra dung dịch và sau đó phun dung dịch) hoặc dưới dạng chất hơi (các hạt nhỏ phát ra bùng nổ hoặc như khói). Hầu hết các hiệu ứng gây ra bởi các tác nhân chống bạo loạn là tạm thời và không cần điều trị ngoài việc khử nhiễm, và hầu hết bệnh nhân không cần phải theo dõi quá 4 giờ. Tuy nhiên, nên hướng dẫn bệnh nhân trở lại nếu họ phát triển các hiệu ứng như phỏng nước hoặc khó thở xuất hiện muộn. Giống như các chất chống cholinergic, chúng có ý gây ra tình trạng bất lực hơn là thương tích hoặc tử vong nghiêm trọng, mặc dù đã xảy ra tử vong do phù phổi (tổn thương phổi cấp tính). Các phiên bản quân sự của các tác nhân này bao gồm chloroacetophenone (CN, còn được gọi là Mace®), chlorobenzylidenemalononitrile (CS), dibenzoxazepine (CR) và diphenylaminoarsine (adamsite, hoặc DM, gọi là chất nôn ói). Ớt Oleoresin (OC, phun tiêu) là một chất chống bạo loạn được phát triển gần đây được sử dụng chủ yếu để thực thi pháp luật và bảo vệ cá nhân. Chloropicrin (PS) là một hợp chất được sử dụng trong Thế chiến thứ nhất đôi khi được coi là một chất kiểm soát bạo động, mặc dù nó được phân loại chính xác hơn là một tác nhân phổi. Sinh lý bệnh của thương tổn do hoá chất chống bạo loạn Các enzyme CN và CS alkylate như dehydrogenase lactic; cơ chế này có thể gây ra tổn thương mô thoáng, được giải quyết nhờ sự thay thế nhanh chóng của các enzym bất hoạt. Sự giải phóng các cytokine như bradykinin góp phần gây ra những cơn đau do các hợp chất này, cũng như việc tạo ra axit clohiđric với liều cao. Làm thế nào để chữa trật khớp vai trước: Theo Matthew J. Streitz, MD, San Antonio Uniformed Services Health Education Consortium Đánh giá về mặt y tế Thg9 2022 Chỉ định Chống chỉ định Các biến chứng Thiết bị Cân nhắc bổ sung Giải phẫu liên quan Tư thế Mô tả các bước tiến hành thủ thuật. Chăm sóc sau thủ thuật Cảnh báo và các lỗi thường gặp Các mẹo và thủ thuật Nguồn chủ đề Thần kinh, động mạch và dây... Kỹ thuật kéo nắn khi trật khớp vai ra trước. Chống chỉ định với kéo nắn Chống chỉ định nắn kín đơn giản: Gãy lồi củ lớn có di lệch > 1 cm Biến dạng Hill-Sachs đáng kể (≥ 20% biến dạng đầu xương cánh tay do sự đè ép lên bờ ổ chảo) Gãy cổ phẫu thuật Gãy xương Bankart (vành trước-sau) liên quan đến mảnh xương trên 20% Gãy gần xương cánh tay từ 2 phần trở lên Những loại gãy liên quan đáng kể này đòi hỏi phải được đánh giá và điều trị chỉnh hình, bởi vì nguy cơ của chấn thương sẽ tăng lên khi di lệch và chấn thương. Cân nhắc bổ sung cho kéo nắn Nỗ lực giảm có nhiều khả năng thành công hơn nếu bệnh nhân bình tĩnh và có thể thư giãn cơ. Thường cần dùng thuốc an thần và giảm đau theo thủ thuật (PSA) nếu cơn đau đáng kể, lo lắng và co thắt cơ cản trở thủ thuật. Giải phẫu liên quan cho kéo nắn Trong hầu hết các trật khớp trước, đầu xương cánh tay bị mắc kẹt bên ngoài và chống lại bờ trước của ổ chảo. Phương pháp nắn kéo giãn được sử dụng phổ biến nhất, đòi hỏi cần một hoặc nhiều người giúp đỡ, lực kéo và đôi khi cần cả sức bền. Định vị kéo nắn Cho bệnh nhân nằm ngửa trên giường. Mô tả từng bước về kéo nắn Khám thần kinh Thực hiện kiểm tra trước phẫu thuật thần kinh của cánh tay bị tổn thương, và lặp lại việc kiểm tra sau mỗi lần nắn chỉnh. Thuốc an thần và giảm đau (PSA) thường cần được sử dụng. Kéo giãn không còn là một phương pháp nắn chỉnh bậc một nhưng vẫn còn khá phổ biến, do có tỷ lệ thành công cao, an toàn, dễ thực hiện và quen thuộc. Nắn khớp vai trước – Kéo nắn Quấn một tấm vải quanh thân trên bệnh nhân, luồn nó xuống dưới trục khớp vai bị trật, buộc hai đầu quanh hông (không quấn quanh thắt lưng vì làm mỏi lưng) của người phụ đứng bên đối diện. Giạng cánh tay bị tổn thương 45 ° và gấp khuỷu tay lên 90 °. Quấn một tấm thứ hai quanh cẳng tay phần gần và sau đó quanh hông của bạn. Hai tay giữ thẳng, giữ cẳng tay bị ảnh hưởng bằng cả hai tay, duy trì gấp cẳng tay. Sau đó, nghiêng người về phía sau, tạo ra lực kéo lên cánh tay của bệnh nhân. Đồng thời, người phụ ngả người ra sau, tạo lực đẩy xuống nách. Sử dụng trọng lượng cơ thể của bạn và người phụ, chứ không phải lực của tay, để cung cấp lực liên tục cho kỹ thuật này. Nếu tấm che trượt lên trên cẳng tay của bệnh nhân, hãy khắc phục tình trạng này bằng cách gấp nhẹ cẳng tay. Thủ thuật có thể mất nhiều phút để thành công. Sử dụng nhẹ nhàng, hạn chế xoay ngoài để tạo điều kiện nắn chỉnh nếu cần thiết. Nếu không nắn chỉnh được, người phụ thứ hai quấn một tấm vải quanh đầu xương cánh tay bị tổn thương, tạo lực kéo về phía đầu, lực này giúp đầu xương cánh tay hướng về phía hố rãnh. Chăm sóc sau thủ thuật kéo nắn Phẫu thuật nắn chỉnh thành công được xác nhận sơ bộ bằng cách phục hồi đường viền vai bình thường, giảm đau, và bằng cách đặt tay lên ngực và đặt lòng bàn tay lên vai đối diện. Cảnh báo và các lỗi thường gặp đối với kéo nắn Trật khớp vai rõ ràng ở trẻ thường là gãy liên quan đến tấm tăng trưởng, có xu hướng bị gãy trước khi khớp bị gãy. Cần có thời gian để giãn cơ trước khi tiến hành thủ thuật; nắn chỉnh quá nhanh là nguyên nhân hay gặp nhất khiến thủ thuật thất bại. Lời khuyên và thủ thuật cho kéo nắn Quấn tấm vải quanh hông người phẫu thuật (thay vì thắt lưng) để tránh căng cơ lưng. Việc buộc tấm vải bằng cách sử dụng một nút vuông thích hợp làm giảm nguy cơ nó bị tuột ra trong quá trình thực hiện. An thần và kiểm soát đau thích hợp là chìa khoá. Chỉ định cho kéo nắn Trật khớp vai ra trước Cần phải nắn chỉnh sớm (ví dụ, trong vòng 30 phút) sau khi chẩn đoán được thực hiện. Nếu có nghi ngờ tổn thương thần kinh, cần sử dụng các phương pháp nắn chỉnh với lực ít hơn. Glôcôm góc mở nguyên phát Theo Douglas J. Rhee, MD, University Hospitals / Case Western Reserve University Đánh giá về mặt y tế Thg4 2023 Căn nguyên Sinh lý bệnh Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Những điểm chính Nguồn chủ đề Thuốc dùng để điều trị bệnh... Dây thần kinh thị giác bình... Glôcôm (Trung bình) Glôcôm (nâng cao) Tăng nhãn áp (xuất huyết... Glôcôm góc mở nguyên phát là một hội chứng gồm tổn thương đầu thị thần kinh liên quan tới góc tiền phòng mở và nhãn áp tăng hoặc đôi lúc ở mức trung bình. Trong bệnh tăng nhãn áp góc mở nguyên phát, có sự bất thường của chất nền ngoại bào ở phần lưới trabecular (TM) tiếp giáp ngay với kênh Schlemm (gọi là TM thấu kính) tương tự như quá trình lão hoá nhanh; tính tế bào của lưới trabecular cũng có thể giảm. Glôcôm nhãn áp cao Hai phần ba bệnh nhân glôcôm có nhãn áp tăng (> 21 mm Hg). Lưu lượng thoát thuỷ dịch giảm trong khi lưu lượng sản xuất bình thường. Không rõ cơ chế (ví dụ: glôcôm góc mở thứ phát). Các cơ chế thứ phát bao gồm dị tật phát triển, sẹo gây ra bởi chấn thương hoặc nhiễm trùng, và tắc ống do bong biểu mô mống mắt (tức là hội chứng phân tán sắc tố) hoặc các lắng đọng protein bất thường (ví dụ, hội chứng giả bong bao). Bệnh tăng nhãn áp áp suất bình thường hoặc bệnh tăng nhãn áp căng thẳng (áp suất thấp) Ít nhất một phần ba bệnh nhân bị tăng nhãn áp, nhãn áp nằm trong phạm vi trung bình, nhưng tổn thương thần kinh thị giác và tổn thương thần kinh thị giác điển hình của bệnh tăng nhãn áp hiện nay. Những bệnh nhân này có tỷ lệ mắc các bệnh mạch máu cao hơn (ví dụ như chứng đau nửa đầu, hội chứng Raynaud) so với dân số nói chung, cho thấy rối loạn mạch máu làm suy yếu lưu lượng máu đến dây thần kinh thị giác có thể đóng một vai trò. Bệnh tăng nhãn áp xảy ra với IOP phạm vi trung bình phổ biến hơn ở bệnh nhân châu Á. Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp góc mở nguyên phát Glôcôm góc mở nguyên phát thường không biểu hiện triệu chứng sớm. Thông thường, bệnh nhân cảm nhận được thị trường bị thu hẹp khi gai thị teo rõ; có sự chậm trễ này là ro sự tổn hại không đều của thị thần kinh hai bên. Các triệu chứng là kết quả của tổn hại thị trường. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có phàn nàn hay bị vấp ở cầu thang khi mất nửa dưới thị trường, phát hiện bị khuyết các góc của chữ khi đọc hoặc khó khăn khi lái xe sớm hơn trong diễn biến của bệnh. Nhãn áp có thể bình thường hoặc cao nhưng hầu như luôn cao hơn trong mắt với tổn thương thần kinh thị giác nhiều hơn. Thị thần kinh Đầu thị thần kinh thường có đường kính dọc dài hơn một chút với phần lõm sinh lý ở trung tâm. Viền thần kinh là mô ở giữa viền của lõm và bờ của đĩa thị chứa sợi trục của các tế bào hạch từ võng mạc. Các thay đổi thần kinh thị giác đặc trưng bao gồm Tăng tỷ lệ lõm: đĩa (đặc biệt là tỷ lệ tăng theo thời gian) Mỏng viền thần kinh Khuyết viền thần kinh Xuất huyết lớp sợi thần kinh vượt qua ranh giới đĩa (tức là xuất huyết Drance hoặc xuất huyết nhỏ hình dằm) Kéo dài theo chiều dọc Nhanh chóng (tức là, thay đổi đột ngột quá trình tạo góc trong các mạch máu thoát ra [được gọi là tạo lưỡi lê]) Sự mỏng của viền thần kinh (thần kinh thị giác hoặc lớp sợi thần kinh võng mạc) theo thời gian có giá trị chẩn đoán xác định glôcôm bất kể nhãn áp hoặc thị trường và là dấu hiệu tổn thương sớm trong 40 đến 60% trường hợp. Trong các trường hợp khác, dấu hiệu tổn thương sớm là một số biến đổi của thị trường. Các vùng tổn hại lớp sợi hình chêm có thể tiến triển, phản tổn thương của lớp sợi thần kinh võng mạc. Khuyết thị trường Biến đổi thị trường do tổn hại của thị thần kinh gồm Các bậc thang phía mũi (không vượt qua đường ngang - một đường tưởng tượng giữa nửa trên và dưới của thị trường) Ám điểm hình cung mở rộng về phía mũi từ điểm mù Khuyết hình chêm phía thái dương Ám điểm cạnh trung tâm Ngược lại, sự tổn hại của đường dẫn truyền thị giác ở những vị trí gần với trung khu thị giác (tức là từ thể gối ngoài tới vỏ não thuỳ chẩm) gây ra khuyết góc tư hoặc khuyết nửa thị trường tôn trọng đường dọc. Chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp góc mở nguyên phát Khám thị trường Khám đáy mắt Đo độ dày giác mạc trung tâm và nhãn áp (IOP) Loại trừ các bệnh thần kinh thị giác khác Chẩn đoán glôcôm góc mở nguyên phát dựa vào khám lâm sàng, nhưng nhiều bệnh lý thị thần kinh khác cũng có những triệu chứng tương tự (ví dụ, do thiếu máu cục bộ, nhiễm trùng cytomegalovirus, hoặc thiếu vitamin B 12). Chẩn đoán dựa vào soi đáy mắt, soi góc tiền phòng, đánh giá thị trường, đo chiều dày giác mạc trung tâm và đo nhãn áp. Trước khi chẩn đoán glôcôm nhãn áp bình thường có thể cần phải loại trừ các yếu tố sau: Số đọc IOP không chính xác Dao động lớn trong ngày (tạo ra các khoảng bình thường của nhãn áp) Tổn thương dây thần kinh thị giác do glôcôm thứ phát đã ổn định trước đó (ví dụ, do sử dụng corticosteroid hoặc viêm màng bồ đào) Glôcôm góc đóng gián đoạn Các bệnh lý mắt hoặc thần kinh khác gây ra các khuyết thị trường tương tự Độ dày giác mạc trung tâm được đo để giúp giải thích kết quả đo nhãn áp. Chụp ảnh đĩa thị hoặc vẽ chi tiết lại đĩa thị giúp so sánh tổn thương trong tương lai. Tần suất các lần khám lại tiếp theo thay đổi từ vài tuần đến vài tháng, tuỳ thuộc vào độ tin cậy của bệnh nhân, mức độ trầm trọng của glôcôm và đáp ứng với điều trị. Điều trị bệnh tăng nhãn áp góc mở nguyên phát Hạ nhãn áp 20 đến 40% Ban đầu, thuốc (ví dụ: chất tương tự prostaglandin như là latanoprost hoặc tafluprost, thuốc chẹn beta như là timolol) Đôi khi phải phẫu thuật, laze hoặc phẫu thuật lỗ rò Tổn thương thị giác trong glôcôm là không thể đảo ngược. Mục đích là để ngăn ngừa tiến triển tổn thương thần kinh thị giác và thị trường thông qua hạ nhãn áp. Mục tiêu là từ 20 - 40% dưới nhãn áp trước điều trị hoặc mức nhãn áp có thể gây tổn thương. Nhìn chung, nhãn áp càng thấp thì càng phòng ngừa được sự tiến triển của các tổn thương trong glôcôm. Nếu tổn thương tiếp tục tiến triển, nhãn áp phải thấp hơn nữa và cần điều trị bổ sung. Điều trị ban đầu từng là điều trị nội khoa, tiến tới điều trị bằng laser và sau đó phẫu thuật chích rạch nếu IOP mục tiêu không được đáp ứng; tuy nhiên, các bằng chứng sau đó cho thấy rằng điều trị ban đầu bằng laser tạo hình bè bảo tồn thị trường dẫn đến việc các ca phẫu thuật chích rạch điều trị bệnh tăng nhãn áp sau đó ít phổ biến hơn so với điều trị bằng thuốc (1). Phẫu thuật có thể là phương pháp điều trị ban đầu nếu IOP quá cao, bệnh nhân không muốn sử dụng hoặc gặp khó khăn trong việc tuân thủ điều trị nội khoa hoặc nếu có tổn thương thị trường đáng kể khi đến khám. Điều trị bao gồm phẫu thuật laser và / hoặc thuốc bôi (ví dụ: chất tương tự prostaglandin, thuốc chẹn beta) và thường cần phải phẫu thuật chích rạch để tăng dẫn lưu nước. Liệu pháp y tế Có nhiều loại thuốc (xem bảng). Các thuốc tra mắt được lựa chọn nhiều hơn. Phổ biến nhất là prostaglandin tái tổ hợp, tiếp theo là các thuốc chẹn beta (đặc biệt là timolol). Các loại thuốc khác bao gồm thuốc chủ vận adrenergic chọn lọc alpha-2, thuốc ức chế anhydrase carbonic, thuốc ức chế rho kinase và thuốc chủ vận cholinergic. Các chất ức chế anhydrase carbonic uống có hiệu quả, nhưng các tác dụng bất lợi hạn chế việc sử dụng chúng. Bệnh nhân dùng thuốc điều trị bệnh tăng nhãn áp tại chỗ cần phải được hướng dẫn nhắm mí mắt thụ động kèm theo phẫu thuật nút điểm lệ để giúp làm giảm hấp thu nước mắt của hệ thống và các tác dụng bất lợi liên quan, mặc dù hiệu quả của các thao tác này còn gây tranh cãi. Bệnh nhân khó tra thuốc trực tiếp vào mắt có thể tra vào cạnh mũi gần dây chằng mi trong sau đó xoay đầu về phía mắt để thuốc từ từ chảy vào mắt. Thông thường, để đánh giá hiệu quả, các bác sĩ lâm sàng bắt đầu dùng thuốc cho một (thử nghiệm trên một mắt) hoặc cả hai mắt. Bảng Phẫu thuật Phẫu thuật trong glôcôm góc mở nguyên phát và nhãn áp bình thường gồm laze tạo hình vùng bè, phẫu thuật lỗ rò và các thủ thuật tăng lưu thông thuỷ dịch. Laze chọn lọc vùng bè (SLT) sử dụng xung neodymium: yttrium-aluminum-garnet tần số nhân đôi. (Xem thêm Tổng quan về tăng nhãn áp.) SLT và ALT có hiệu quả ban đầu tương đương, nhưng SLT có thể có hiệu quả cao hơn trong các lần điều trị tiếp theo. SLT đang nổi lên là một loại thuốc điều trị tiêu chuẩn để điều trị ban đầu cho những bệnh nhân mới được chẩn đoán. Tạo hình bè bằng laser argon (ALT) cũng có thể được cân nhắc nhưng hiếm khi được sử dụng thay cho SLT. Năng lượng laze được áp dụng cho cả 180º hoặc 360º của vùng bè củng giác mạc để tăng thoát thuỷ dịch. Trong vòng 2 đến 5 năm, khoảng 50% bệnh nhân cần điều trị bằng thuốc bổ sung hoặc phẫu thuật vì không kiểm soát được nhãn áp. Phẫu thuật lỗ rò là phẫu thuật phổ biến nhất. Một lỗ nhỏ được tạo ra trong củng mạc rìa (trabeculectomy), được đậy bởi nắp vạt có độ dày một phần giúp kiểm soát lưu lượng thoát của thuỷ dịch tạo thành sẹo bọng. Tác dụng bất lợi của phẫu thuật lọc trong bệnh tăng nhãn áp bao gồm tăng tốc độ phát triển đục thuỷ tinh thể, áp lực quá thấp và tích tụ dịch trong thời gian ngắn trong không gian màng mạch (tức là tràn dịch màng mạch) trong giai đoạn chu phẫu thuật. Bệnh nhân bị cắt bè có nguy cơ cao bị viêm nội nhãn do vi khuẩn và cần phải được hướng dẫn báo cáo ngay bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu nào của nhiễm trùng bọng mắt (viêm bọng mắt) hoặc viêm nội nhãn (ví dụ: thị lực kém đi, sung huyết kết mạc, đau) ngay lập tức. Các phẫu thuật một phần chiều dày đã giúp tăng thoát cho một phần thuỷ dịch, không giống như các phẫu thuật lỗ rò, ngay cả khi được tăng cường về cơ học, vẫn tạo ra sự thông thương trực tiếp giữa tiền phòng và khoang dưới kết mạc. Căn nguyên của bệnh tăng nhãn áp góc mở nguyên phát Mặc dù bệnh tăng nhãn áp góc mở có thể do nhiều nguyên nhân (xem bảng), 60% đến 70% số trường hợp ở Hoa Kỳ không xác định được nguyên nhân và được gọi là bệnh tăng nhãn áp góc mở nguyên phát. Nói chung, các quy trình bắc cầu vùng bè có vẻ an toàn hơn nhưng kém hiệu quả hơn so với phẫu thuật cắt bỏ bè: Ab externo, phương pháp tiếp cận từ bên ngoài mắt, bao gồm nong ống Schlemm bằng nhầy phẫu thuật, cắt củng mạc sâu và tạo hình ống Schlemm đều liên quan đến phẫu thích > 98% chiều dày củng mạc, để lại cửa sổ màng Descement và / hoặc thành trong ống Schlemm và bè củng giác mạc. Ống được nong bằng nhầy phẫu thuật (trong phẫu thuật nong ống Schlemm) hoặc bằng ống siêu nhỏ (trong tạo hình ống). Cắt củng mạc sâu thường dựa vào sự tạo thành sẹo bọng kết mạc. Trong phương pháp phẫu thuật mở bè (phương pháp tiếp cận từ bên trong mắt), một thiết bị được sử dụng để loại bỏ (ví dụ: với phẫu thuật mở bè hoặc phẫu thuật cắt bè) hoặc bắc cầu (ví dụ: với một số thủ thuật đặt stent) vùng bè, tạo liên lạc trực tiếp giữa tiền phòng và gom các kênh. Những điểm chính Glôcôm góc mở nguyên phát thường liên quan đến tăng nhãn áp nhưng có thể xảy ra với nhãn áp bình thường. Mất thị lực do glôcôm không thể phục hồi. Bắt đầu quy trình thăm khám với soi đáy mắt, đo nhãn áp, và kiểm tra thị trường. Cả hai mắt thường bị ảnh hưởng, nhưng không đều nhau. Mục tiêu giảm nhãn áp từ 20 đến 40%. Bắt đầu điều trị bằng phẫu thuật laser và / hoặc thuốc bôi (ví dụ: thuốc tương tự prostaglandin như latanoprost hoặc tafluprost, thuốc chẹn beta như là timolol). Cân nhắc việc phẫu thuật chích rạch nếu phẫu thuật laze và / hoặc thuốc bôi không hiệu quả hoặc nếu mất thị lực nặng. Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh glôcôm góc mở nguyên phát gồm Tuổi cao Có tiền sử gia đình Chủng tộc người da đen Mỏng giác mạc trung tâm Tăng huyết áp toàn thân Bệnh tiểu đường Cận thị Ở người Da đen, bệnh tăng nhãn áp nặng hơn và phát triển ở độ tuổi sớm hơn, đồng thời khả năng mù loà cao hơn từ 6 đến 8 lần. Sinh lý bệnh của bệnh tăng nhãn áp góc mở nguyên phát Nhãn áp có thể tăng hoặc ở mức trung bình. Bệnh mắt hột (Viêm mắt Ai Cập, Viêm kết mạc dạng hạt) Theo Zeba A. Syed, MD, Wills Eye Hospital Đánh giá về mặt y tế Thg4 2023 Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Những điểm chính Nguồn chủ đề Viêm thanh quản - Viêm nang... Sẹo do bệnh mắt hột (TS)... Lông quặn do bệnh mắt hột... Mắt hột là một bệnh viêm kết mạc mạn tính gây ra bởi Chlamydia trachomatis và được đặc trưng bởi các đợt tiến triển xấu đi hoặc tốt lên của bệnh. Sinh vật gây bệnh là Chlamydia trachomatis (type huyết thanh A, B, Ba, và C). Tại Hoa Kỳ, bệnh đau mắt hột rất hiếm gặp, thỉnh thoảng xảy ra ở người Mỹ da đỏ và người nhập cư. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 3 đến 6 tuổi. Trẻ lớn hơn và người lớn ít bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng tính miễn nhiễm và vệ sinh cá nhân tốt hơn. Triệu chứng và Dấu hiệu mắt hột Mắt hột thường ảnh hưởng đến cả hai mắt. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà có thể phòng ngừa được trên toàn thế giới. Viêm kết mạc - viêm bao hoạt dịch (TF): Đặc trưng bởi 5 hoặc nhiều nang ở kết mạc cổ chân trên Viêm mô liên kết (TI): Đặc trưng bởi sự dày lên rõ rệt của viêm kết mạc sụn Bệnh sẹo mắt (TS): Đặc trưng bởi sẹo trong kết mạc sụn bệnh lông quặm (TT): Đặc trưng bởi ít nhất một lông mi cọ xát nhãn cầu Độ mờ giác mạc (CO): Đặc trưng bởi độ mờ giác mạc trên đồng tử Hiếm khi tân mạch giác mạc hoàn toàn thoái triển mà không cần điều trị và độ trong suốt của giác mạc được phục hồi. Khi điều trị và phục hồi, kết mạc trở nên mịn và xám trắng. Trong một cuộc điều tra dân số ở đồng bằng sông Nile của Ai Cập, 6,5% số người trưởng thành mắc bệnh đau mắt hột; trong số đó, 13% số người bị suy giảm thị lực và 8% số người bị mù. Chẩn đoán mắt hột Các biểu hiện lâm sàng (ví dụ như hột lympho, sẹo kết mạc, màng máu giác mạc) Chẩn đoán mắt hột thường dựa vào lâm sàng vì khó có đầy đủ xét nghiệm ở vùng dịch. Các hột lympho trên sụn mi hoặc dọc theo rìa giác mạc, sẹo kết mạc, và màng máu giác mạc được coi là triệu chứng để chẩn đoán xác định trong bối cảnh lâm sàng phù hợp. C. trachomatis có thể được phân lập trong môi trường nuôi cấy hoặc được xác định bằng xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT) và kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang và việc xét nghiệm cần phải được thực hiện khi có sẵn. Trong trường hợp giới hạn tài nguyên, việc xét nghiệm có thể bị giới hạn đối với các trường hợp chẩn đoán không chắc chắn. Trong giai đoạn đầu, phân biệt giữa viêm kết mạc không do chlamydia với bệnh mắt hột dựa vào thể kết hợp trong tế bào chất ái kiềm của biểu mô kết mạc trong bệnh phẩm nạo kết mạc nhuộm Giemsa. Các thể kết hợp cũng được tìm thấy trong viêm kết mạc người lớn, nhưng bệnh cảnh lâm sàng giúp phân biệt với mắt hột. Các triệu chứng ban đầu là cương tụ kết mạc, phù mi, chứng sợ ánh sáng, và chảy nước mắt. Viêm kết mạc mùa xuân tương tự như bệnh mắt hột ở giai đoạn phì đại hột, nhưng các triệu chứng khác nhau, nhú phẳng màu trắng sữa, và bạch cầu ái toan (không phải là thể kết hợp ái kiềm) được tìm thấy trong các bệnh phẩm nạo kết mạc. Điều trị mắt hột Thuốc kháng sinh, tốt nhất là dùng theod đường toàn thân nhưng cũng có thể dùng tại chỗ Phẫu thuật cho dị dạng mí mắt và / hoặc đục giác mạc Chương trình SAFE (Phẫu thuật, Kháng sinh, Rửa mặt, Cải thiện môi trường) ở các vùng lưu hành Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị rằng các trường hợp cá nhân hoặc lẻ tẻ bị viêm nang lông mắt hột cần phải được điều trị tại chỗ. WHO cũng khuyến nghị điều trị tại chỗ đối với bệnh viêm mắt hột – dữ dội, nhưng cần phải xem xét việc điều trị theo đường toàn thân. Sẹo mắt cá không cần điều trị cho đến khi nó tiến triển thành bệnh sán lá gan lớn. Đối với những trường hợp mắc bệnh mắt hột cá nhân hoặc lẻ tẻ, azithromycin 20 mg / kg (tối đa 1 g) uống khi dùng liều duy nhất có hiệu quả 78% đến 95%. Các lựa chọn thay thế bao gồm erythromycin 500 mg x 2 lần / ngày trong 14 ngày hoặc doxycycline 100 mg x 2 lần / ngày trong 10 ngày (không dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú hoặc trẻ em dưới 8 tuổi). Đối với điều trị tại chỗ, thuốc mỡ tetracycline 1% cho cả hai mắt mỗi ngày trong 6 tuần có thể được sử dụng. WHO khuyến cáo phẫu thuật cắt mí mắt. Nếu tình trạng mờ đục giác mạc đã tiến sâu vào trung tâm giác mạc thì được coi là giai đoạn mù loà không thể chữa trị được. Sau đó, xuất hiện sự tân mạch giác mạc và sẹo kết mạc, giác mạc và mi mắt. Quy trình này rất phức tạp và việc chăm sóc sau thường xuyên và chuyên sâu để ngăn ngừa thải ghép và nhiễm trùng khiến việc ghép giác mạc trở nên không thực tế đối với nhiều bệnh nhân ở hầu hết các quốc gia hạn chế về nguồn lực. Kiểm soát bệnh mắt hột ở các khu vực lưu hành Tổ chức Y tế Thế giới đã thông qua một chương trình 4 bước để kiểm soát bệnh mắt hột ở các vùng lưu hành. Chương trình này được gọi là SAFE: Phẫu thuật để điều chỉnh các biến dạng mí mắt (ví dụ: quặm và lông quặm) khiến bệnh nhân có nguy cơ bị mù A (Kháng sinh) để điều trị bệnh nhân và chỉ định kháng sinh rộng rãi để giảm gánh nặng bệnh tật trong cộng đồng F (Rửa mặt) sạch sẽ để giảm lây truyền từ các cá nhân bị nhiễm bệnh E (Cải thiện môi trường) (ví dụ, tiếp cận với nước uống và cải thiện vệ sinh) để giảm sự truyền bệnh và tái nhiễm trên bệnh nhân Ở những vùng tăng huyết áp, sử dụng đại trà cho toàn bộ cộng đồng trên 6 tháng tuổi một liều uống duy nhất của azithromycin 20 mg / kg (tối đa 1 g) hoặc tetracycline hoặc thuốc mỡ tra mắt erythromycin, bôi hai lần mỗi ngày trong 5 ngày liên tục mỗi tháng trong 6 tháng đã được có tác dụng điều trị và dự phòng. Dịch mắt hột đặc được kiềm chế đáng kể bằng azithromycin uống trong cộng đồng một liều duy nhất hoặc liều lặp lại. Tuy nhiên, tình trạng tái nhiễm do tái tiếp xúc là phổ biến ở các vùng lưu hành bệnh. Việc kiểm soát ruồi có thể được giảm bớt sự tái hoàn thiện; tiếp cận tốt hơn với nước sạch, giặt giũ và vệ sinh; xây dựng thêm nhà tiêu hợp vệ sinh; và di chuyển vật nuôi và nhà tiêu ra xa nơi ở của gia đình. Những điểm chính Đau mắt hột là một bệnh viêm kết mạc mạn tính do chlamydia, trầm trọng hơn và thuyên giảm, phổ biến ở trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi ở một số khu vực hạn chế về nguồn lực trên toàn thế giới. Các biểu hiện tiến triển theo từng giai đoạn và bao gồm viêm kết mạc, hình thành hột, tân mạch giác mạc, và sẹo giác mạc. Khoảng 7% số bệnh nhân bị giảm thị lực hoặc mù loà; bệnh mắt hột là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà có thể phòng ngừa được trên toàn thế giới. Chẩn đoán thường dựa vào lâm sàng, nhưng các phương pháp chuẩn để phát hiện bệnh Chlamydia không phải khi nào cũng sẵn có. Đối với các vùng lưu hành đặc biệt, Tổ chức Y tế Thế giới cũng ủng hộ phẫu thuật chỉnh hình, nhấn mạnh vai trò của rửa mặt sạch, và các biện pháp can thiệp môi trường để giảm sự lây truyền. Bệnh mắt hột lưu hành ở những vùng hạn chế về tài nguyên ở Bắc Phi, Trung Đông, tiểu lục địa Ấn Độ, Úc và Đông Nam Á, ảnh hưởng đến 1,9 triệu người. Bệnh này cũng là nguyên nhân gây ra khoảng 1,4% trường hợp mù loà trên toàn thế giới (1). Xuất huyết dưới kết mạc Theo Zeba A. Syed, MD, Wills Eye Hospital Đánh giá về mặt y tế Thg4 2023 Nguồn chủ đề Xuất huyết kết mạc Xuất huyết dưới kết mạc là các hiện tượng chảy máu bên dưới kết mạc. Xuất huyết dưới kết mạc thường là hậu quả của chấn thương nhỏ, căng thẳng, hắt hơi hoặc ho; hiếm khi là xảy ra tự phát. Mức độ và vị trí cương tụ có thể giúp xác định nguyên nhân. Cương tụ lan toả kết mạc nhãn cầu và kết mạc sụn mi là điển hình của viêm kết mạc. Xuất huyết dưới kết mạc gây chú ý nhưng không có ý nghĩa nhiều về bệnh học trừ trường hợp có chấn thương hoặc bất thường đông máu. Chúng được hấp thụ tự nhiên, thường là trong vòng 2 tuần. Thuốc tra corticosteroid, kháng sinh, thuốc co mạch và băng ép không giúp tăng tái hấp thu. Thiếu niacin Bệnh Pellagra Theo Larry E. Johnson, MD, PhD, University of Arkansas for Medical Sciences Đánh giá về mặt y tế Thg11 2022 Căn nguyên Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Những điểm chính Nguồn chủ đề Dấu hiệu găng tay pellagra Dấu hiệu vòng cổ casal Thay đổi ở da do bệnh pellagra... Thay đổi ở da do bệnh pellagra... Thay đổi ở da do bệnh pellagra... Thiếu niacin trong chế độ ăn uống (gây ra bệnh pellagra) không phổ biến ở các quốc gia có tỷ lệ mất an ninh lương thực thấp. Niacin bị bao bọc, được tìm thấy trong bắp, không được tiêu hoá trong đường tiêu hoá trừ khi nó đã được xử lý trước bằng kiềm, như khi chuẩn bị làm bánh tortillas. Protein trong bắp cũng không có đủ tryptophan. Tỷ lệ mắc bệnh pellagra ở Ấn Độ cao trong số những người ăn kê với hàm lượng cao chất leucine đã dẫn đến giả thuyết rằng mất cân bằng axit amin có thể dẫn đến thiếu hụt. Sự thiếu hụt protein và nhiều vitamin B thường song hành với thiếu niacin nguyên phát. Thiếu niacin thứ phá t có thể là do tiêu chảy, xơ gan hoặc rối loạn sử dụng rượu. Bệnh Pellagra cũng có thể xảy ra trong hội chứng carcinoid (tryptophan được chuyển hướng để tạo thành 5 - hydroxytryptophan và serotonin) và trong Bệnh Hartnup (sự hấp thu tryptophan ở đường ruột và thận bị khiếm khuyết). Các triệu chứng và dấu hiệu của thiếu hụt niacin Bệnh Pellagra được đặc trưng bởi các triệu chứng da, màng niêm mạc, hệ thần kinh trung ương và đường ruột. Bệnh Pellagra tiến triển có thể gây ra phát ban nhạy quang đối xứng, viêm miệng, viêm lưỡi, tiêu chảy và tâm thần. Các triệu chứng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc phối hợp. Các triệu chứng da bao gồm một số loại tổn thương, thường là đối xứng hai bên. Các biểu hiện lâm sàng bao gồm ba dữ liệu: nổi ban sắc tố cục bộ (viêm da); viêm dạ dày ruột (tiêu chảy); và khiếm khuyết thần kinh lan rộng, bao gồm suy giảm nhận thức (chứng mất trí). Việc phân bố của các tổn thương – tại các điểm chịu áp lực hoặc phần da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời – là đặc trưng bệnh nhiều hơn là hình thức của tổn thương. Các tổn thương có thể phát triển theo phân bổ dạng găng tay (găng tay pellagra) hoặc phân bố theo hình giầy ở bàn chân và cẳng chân (Giầy ống pellagra). Ánh sáng mặt trời gây ra vòng cổ Casal và những tổn thương hình bướm trên mặt. Biểu hiện ngoài da của bệnh Pellagra Dấu hiệu găng tay pellagra Ảnh này cho thấy các mảng có vảy, ban đỏ đến nâu trên bề mặt mu tay có tiếp xúc với ánh nắng ở cả hai tay do thiếu hụt niacin. © Springer Science + Business Media Dấu hiệu vòng cổ casal Bức ảnh này cho thấy phát ban vảy tăng sắc tố hình vòng cổ ở một bệnh nhân mắc bệnh pellagra. Hình ảnh từ Thư viện Hình ảnh Y tế Công cộng của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh. Thay đổi ở da do bệnh pellagra (mông) Hình ảnh này cho thấy các thay đổi da tăng sắc tố và tăng sừng đặc trưng bởi bệnh pellagra (thiếu niacin). Hình ảnh do bác sĩ Karen McKoy cung cấp. Thay đổi ở da do bệnh pellagra (bàn chân) Hình ảnh này cho thấy các thay đổi da tăng sắc tố và tăng sừng đặc trưng bởi bệnh pellagra (thiếu niacin). Chẩn đoán thường là trên lâm sàng, và sự bổ sung chế độ ăn (đường uống hoặc, nếu cần thiết, đường tiêm bắp) thường hiệu quả. Thay đổi ở da do bệnh pellagra (bàn tay) Hình ảnh này cho thấy các thay đổi da tăng sắc tố và tăng sừng đặc trưng bởi bệnh pellagra (thiếu niacin). Viêm lưỡi và viêm miệng đặc trưng cho sự thiếu hụt cấp tính. Khi sự thiếu hụt tiến triển, lưỡi và màng nhầy miệng trở thành màu đỏ, tiếp theo là đau ở miệng, tăng tiết nước bọt, và phù nề lưỡi. Bệnh loét có thể xuất hiện, đặc biệt ở dưới lưỡi, niêm mạc của môi dưới, và đối diện với các răng hàm lớn. Các triệu chứng đường ruột sớm khi thiếu hụt bao gồm nóng trong họng và thực quản và khó chịu ở vùng bụng và chướng bụng. Sau đó có thể xuất hiện buồn nôn, nôn ói, và tiêu chảy. Tiêu chảy thường có máu vì ruột bị xung huyết và loét. Các triệu chứng thần kinh trung ương bao gồm bệnh loạn thần, bệnh về não (đặc trưng là suy giảm ý thức), và suy giảm nhận thức (chứng mất trí). Bệnh rối loạn tâm thần được đặc trưng bởi suy giảm trí nhớ, mất phương hướng, nhầm lẫn, và nói luyên thuyên; triệu chứng nổi trội hơn có thể là sự phấn khích, trầm cảm, hưng cảm, mê sảng, hoặc hoang tưởng. Không rõ bất kỳ mối quan hệ nào giữa tình trạng niacin và tăng huyết áp. Chẩn đoán thiếu hụt niacin Đánh giá lâm sàng Chẩn đoán thiếu niacin là trên lâm sàng và có thể thấy rõ khi có tổn thương da và miệng, bị tiêu chảy, mê sảng và chứng mất trí xảy ra đồng thời. Thông thường, biểu hiện là không đặc trưng. Phân biệt những thay đổi từ hệ thần kinh trung ương với những thay đổi do thiếu thiamin là khó khăn. Một tiền sử của một chế độ ăn thiếu niacin và tryptophan có thể giúp thiết lập chẩn đoán. Một đáp ứng thuận lợi khi điều trị bằng niacin có thể thường xác nhận điều này. Nếu được, xét nghiệm có thể giúp xác nhận chẩn đoán, đặc biệt khi chẩn đoán không rõ ràng. Bài tiết N 1 - methylnicotinamit (NMN) qua nước tiểu giảm; nồng độ < 0.8 mg / day (< 5,8 mcmol / day) cho thấy thiếu hụt niacin. Điều trị thiếu hụt niacin Nicotinamide và các chất dinh dưỡng khác Do thường có sự đa thiều hụt, một chế độ ăn cân bằng, bao gồm các vitamin B khác (đặc biệt là riboflavin và pyridoxine) là cần thiết. Nicotinamide thường được sử dụng để điều trị thiếu niacin vì chất nicotinamide, không giống như axit nicotinic (dạng phổ biến nhất của niacin), không gây chảy, ngứa, nóng, hoặc cảm giác đau nhói dây thần kinh. Nicotinamide được dùng liều từ 250 đến 500 mg uống mỗi ngày. Những điểm chính Thiếu hụt niacin có thể gây ra bệnh pellagra, chủ yếu ở các nước có tỷ lệ mất an ninh lương thực cao. Bệnh pellagra gây ra phát ban nhạy quang, viêm niêm mạc, rối loạn tiêu hoá, và rối loạn chức năng tâm thần. Chẩn đoán trên lâm sàng nếu có thể. Sử dụng nicotinamide để điều trị sự thiếu hụt; một đáp ứng thuận lợi có thể xác nhận chẩn đoán. Nguồn thực phẩm giàu niacin bao gồm Gan, thịt đỏ, cá, gia cầm, đậu, ngũ cốc nguyên hạt hoặc ngũ cốc và bánh mì làm giàu. Bởi vì tryptophan trong khẩu phần đưa vào có thể được chuyển hoá thành niacin, những thực phẩm giàu chất tryptophan (ví dụ, các sản phẩm từ sữa) có thể bù đắp cho việc đưa vào không đủ niacin. Căn nguyên của thiếu hụt niacin Thiếu vitamin B3 tiên phát là kết quả từ việc đưa vào không đầy đủ cả hai chất viamin B3 và tryptophan, thường gặp ở những vùng mà bắp (ngô Ấn Độ) được coi như một phần chính của chế độ ăn. Độc tính Crom Theo Larry E. Johnson, MD, PhD, University of Arkansas for Medical Sciences Đánh giá về mặt y tế Thg12 2021 Chỉ có 1 đến 3% Crom hoạt động sinh học hoá trị 3 (Cr) được hấp thụ. Liều cao crom hoá trị ba được truyền tĩnh mạch gây kích ứng da, nhưng khi uống liều thấp hơn thì không gây độc. Phơi nhiễm với crom hoá trị 6 (CrO 3) khi làm việc vùng có thể gây kích ứng da, phổi và đường tiêu hoá và có thể gây thủng vách mũi và ung thư phổi. Tổng quan về rối loạn học tập Theo Stephen Brian Sulkes, MD, Golisano Children ’ s Hospital at Strong, University of Rochester School of Medicine and Dentistry Đánh giá về mặt y tế Thg2 2022 Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Thông tin thêm Nguồn chủ đề Các rối loạn học tập cụ thể... Các rối loạn học tập là điều kiện gây ra sự khác biệt giữa hiệu suất học tập tiềm năng và trên thực tế được dự đoán vởi khả năng trí tuệ của trẻ. Các rối loạn học tập cụ thể ảnh hưởng đến khả năng: Hiểu hoặc sử dụng ngôn ngữ nói Hiểu hoặc sử dụng ngôn ngữ viết Hiểu và sử dụng số và lý do sử dụng các khái niệm toán học Phối hợp các vận động Tập trung chú ý vào một nhiệm vụ Do đó, những rối loạn này liên quan đến các vấn đề về đọc, toán học, đánh vần, diễn đạt bằng văn bản hoặc chữ viết tay, và hiểu hoặc sử dụng ngôn ngữ bằng lời nói và ngôn ngữ không lời (xem bảng Các rối loạn học tập cụ thể thường gặp). Hầu hết các rối loạn học tập là phức tạp hoặc hỗn hợp, với sự thiếu hụt trong nhiều hệ thống. Mặc dù tổng số trẻ em ở Hoa Kỳ bị rối loạn học tập là không rõ, trong năm học 2019-2020, 7,3 triệu học sinh (hoặc 14% của tất cả học sinh công lập) từ 3 đến 21 tuổi ở Hoa Kỳ đã nhận được các dịch vụ giáo dục đặc biệt theo Đạo luật Giáo dục Cá nhân Khuyết tật (IDEA). Trong số học sinh được nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt, 33% (hoặc khoảng 5% tổng số học sinh) có khuyết tật học tập cụ thể (1). Trẻ nam bị rối loạn học tập nhiều hơn nữ 5:1. Mặc dù các chẩn đoán chính thức có thể giúp một số trẻ em nhận được sự giúp đỡ, đặc trưng cho các khả năng khác nhau là các rối loạn có nguy cơ gây bệnh cho trẻ như là một bệnh lý nào đó. Điều quan trọng là xác định những người cần sự giúp đỡ khác nhau hoặc bổ sung cho việc học tập và cung cấp quyền truy cập vào sự hỗ trợ mà họ cần. Rối loạn học tập có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải. Không có nguyên nhân đơn lẻ nào được xác định, nhưng thiếu sót thần kinh được cho là có liên quan đến việc có hay không các biểu hiện thần kinh khác. Thường kèm theo các ảnh hưởng về di truyền. Các rối loạn học tập liên quan đến các khiếm khuyết hoặc khó khăn trong việc tập trung hoặc chú ý, phát triển ngôn ngữ, hoặc xử lý thông tin thị giác và nghe. Triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn khả năng học hành Trẻ có rối loạn học tập thường có trí tuệ mức trung bình trở lên tuy nhiên những rối loạn này có tể xảy ra ở trẻ có nhận thức hơi thấp hơn bình thường một chút. Các triệu chứng và dấu hiệu rối loạn nghiêm trọng có thể xuất hiện từ khi rất nhỏ, nhưng hầu hết các chứng rối loạn học tập từ mức độ nhẹ đến trung bình không được nhận ra cho đến khi đi học, khi gặp phải rắc rối trong học tập. Giảm khả năng học tập Những trẻ này thường có khó khăn khi học bảng chữ cái và có thể chậm tiếp thu các vấn đề liên quan đến học (ví dụ gọi tên màu, đánh dấu, đếm, đọc chữ cái). Chẩn đoán bao gồm đánh giá về nhận thức, giáo dục, lời nói và ngôn ngữ, y tế, và tâm lý. Có thể hạn chế nhận thức về lời nói, học ngôn ngữ chậm hơn, và giảm số lượng từ vựng. Những trẻ này không hiểu được những gì đã đọc, chữ viết lộn xộn hoặc cầm bút lúng túng, gặp vấn đề khi sắp xếp hoặc bắt đầu công việc, kể lại câu chuyện theo thứ tự hoặc nhầm lẫn các biểu tượng và con số toán học. Nhận thức của các chức năng khiếm khuyết Các rối loạn hoặc chậm phát triển trong diễn đạt ngôn ngữ hoặc nghe hiểu là những yếu tố dự đoán các vấn đề về học tập của trẻ trước tuổi đến trường. Khiếm khuyết trong trí nhớ, bao gồm trí nhớ ngắn hạn và dài hạn, trí nhớ đã sử dụng (ví dụ tập luyện) và nhớ lại thông tin. Các vấn đề có thể xảy ra trong việc khái niệm hoá, trừu tượng hoá, tổng hợp, lập luận, tổ chức và lập kế hoạch giải quyết vấn đề. Những người có vấn đề về chức năng điều hành thường gặp khó khăn trong việc tổ chức và hoàn thành bài tập. Có thể xảy ra các vấn đề về sự nhận biết hình ảnh và âm thanh, bao gồm: khó khăn trong định hướng không gian (ví dụ vị trí của một vật hoặc một địa điểm), sự chú ý hình ảnh và trí nhớ, phân biệt và phân tích các loại âm thanh). Các vấn đề về hành vi Một số trẻ không có khả năng học tập gặp khó khăn trong việc tuân theo các quy ước xã hội (ví dụ: thay phiên nhau, đứng quá gần người nghe, không hiểu những câu chuyện cười); những khó khăn này cũng thường là thành phần của rối loạn phổ tự kỷ nhẹ. Các dấu hiệu sớm là sự giảm chú ý, luôn vận động tay chân (ví dụ như vẽ và sao chép kém), và có sự thay đổi trong cách trình bày và hành vi nhiều lần. Có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát kiểm soát sự bốc đồng, các hành vi không đúng mục tiêu và tăng động, các vấn đề về kỷ luật, hành vi hiếu chiến, rút lui và tránh xa, nhút nhát quá mức và sợ hãi quá mức. Điều trị chủ yếu bao gồm quản lý giáo dục và đôi khi cần điều trị y tế, hành vi và tâm lý. Giảm khả năng học tập và tăng động giảm chú ý (ADHD) thường xảy ra cùng nhau. Chẩn đoán rối loạn khả năng học hành Đánh giá về mặt nhận thức, giáo dục, y tế và tâm lý Tiêu chuẩn lâm sàng Trẻ bị rối loạn học tập thường được xác định khi có sự khác biệt giữa tiềm năng học tập và thành tích học tập. Cần phải đánh giá về ngôn ngữ, lời nói, nhận thức, giáo dục, y tế và tâm lý để xác định những thiếu sót về các kỹ năng và các quá trình nhận thức. Đánh giá hành vi xã hội và cảm xúc cũng cần thiết cho việc lên kế hoạch điều trị và theo dõi sự tiến bộ của trẻ. Đánh giá Đánh giá nhận thức thường bao gồm kiểm tra trí tuệ băng lời nói và không lời và thường được nhân viên nhà trường thực hiện. Test tâm lý học có thể hữu ích trong việc mô tả cách xử lý thông tin ưa thích của đứa trẻ (ví dụ, theo cách tổng quát hoặc phân tích, trực quan hoặc lắng nghe). Đánh giá về mặt thần kinh đặc biệt hữu ích ở trẻ bị tổn thương hệ thần kinh trung ương hoặc tổn thương một vùng não tương ứng với các chức năng cụ thể. Đánh giá ngôn ngữ và lời nói để xác định tính toàn vẹn của việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ, xử lý ngữ âm và trí nhớ bằng lời nói. Đánh giá giáo dục và diễn đạt bởi sự quan sát của giáo viên về hành vi trong lớp học và xác định thành tích học tập là rất cần thiết. Đánh giá khả năng đọc trong việc giải mã và nhận ra, hiểu và thông thạo từ vựng. Viết các mẫu câu cần thiết để đánh giá chính tả, ngữ pháp và sự trôi chảy của các ý tưởng. Đánh giá về kỹ năng tính toán, kiến thức về hoạt động, sự hiểu biết về các khái niệm, và giải thích các "vấn đề về từ". Đánh giá y tế bao gồm tiền sử gia đình, tiền sử của đứa trẻ, khám sức khoẻ, và khám thần kinh hoặc sự phát triển thần kinh để tìm các rối loạn tiềm ẩn. Mặc dù những bất thường và các dấu hiệu thần kinh có thể không thường xuyên nhưng có thể định hướng được phương pháp điều trị cho nguyên nhân gây thiểu năng trong học tập. Các vấn đề về phối hợp vận động cơ thể có thể cho biết sự thiếu hụt thần kinh hay chậm phát triển thần kinh. Mức độ phát triển được đánh giá theo các tiêu chuẩn. Đánh giá tâm lý giúp xác định ADHD, rối loạn chức năng, rối loạn lo âu, trầm cảm, và lòng tự trọng thấp, thường xuyên đi kèm và phải được phân biệt với những khuyết tật về học tập. Thái độ đối với trường học, động lực, mối quan hệ bạn bè, và sự tự tin được đánh giá. Tiêu chuẩn lâm sàng Chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn trong Chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần, Tái bản lần thứ năm (DSM-5), và có ít nhất một trong rối loạn sau đây tồn tại ≥ 6 tháng mặc dù đã điều trị theo mục tiêu: Đọc từ không chính xác, chậm và / hoặc tốn thời gian Không hiểu nghĩa của từ viết Khó đánh vần Viết khó (ví dụ, viết sai ngữ pháp và lỗi chấm câu, ý tưởng không rõ ràng) Khó hiểu chủ quan về số lượng (ví dụ hiểu được mối tương quan giữa độ lớn và con số; trẻ lớn hơn khó làm các phép tính đơn giản) Khó khăn trong lập luận toán học (ví dụ, sử dụng các khái niệm toán học để giải quyết vấn đề) Các kỹ năng thấp hơn đáng kể so với độ tuổi của trẻ và làm giảm đáng kể khả năng thể hiện của trẻ ở trường học hoặc hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, những khó khăn không nên được giải thích thiểu năng trí tuệ hoặc các rối loạn phát triển thần kinh khác. Các rối loạn phát triển thần kinh là các tình trạng thần kinh xuất hiện sớm trong thời thơ ấu, điển hình là trước khi đi học. Điều trị rối loạn khả năng học hành Quản lý giáo dục Các phương pháp về y tế, hành vi và liệu pháp tâm lí Có thể điều trị bằng thuốc Điều trị tập trung vào quản lý giáo dục nhưng cũng có thể bao gồm điều trị y tế, hành vi và tâm lý. Hiệu quả của các chương trình giảng dạy có thể dùng để điều trị, củng cố hoặc chiến lược (ví dụ dạy trẻ cách học). Nếu phương pháp dạy không phù hợp với rối loạn học tập của trẻ sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh của trẻ. Một số trẻ cần được hướng dẫn đặc biệt trong khu vực khi chúng tiếp tục tham gia các lớp học bình thường. Các trẻ khác cần có chương trình giáo dục riêng biệt và chuyên sâu. Theo mong muốn và theo yêu cầu của luật pháp Hoa Kỳ, trẻ em bị ảnh hưởng nên tham gia càng nhiều càng tốt trong các lớp hoà nhập với những người bạn không có khả năng học tập. Một số thuốc ảnh hưởng đến thành tích học tập, trí thông minh và khả năng học tập nói chung, mặc dù một số loại thuốc nhất định (ví dụ, thuốc kích thích thần kinh như methylphenidate và một số chế phẩm amphetamine) có thể làm tăng sự chú ý và tập trung, cho phép trẻ đáp ứng hiệu quả hơn trong việc giảng dạy. Nhiều phương pháp và liệu pháp điều trị phổ biến (như loại bỏ các chất phụ gia trong thực phẩm, sử dụng các chất chống oxy hoá hoặc bổ sung vitamin, kích thích cảm giác và vận động thụ động, liệu pháp tăng cường cảm giác thông qua các bài tập tư thế, tập luyện thần kinh thính giác, các chương nhãn khoa để khắc phục các quá trình nhận thức thị giác và các chương trình phối hợp vận động và cảm giác) chưa được chứng minh là có hiệu quả. Những rối loạn này ảnh hưởng đến sự phát triển của các hoạt động cá nhân, xã hội, học tập, và / hoặc nghề nghiệp và thường liên quan đến những khó khăn trong việc thu nhận, duy trì, hoặc áp dụng các kỹ năng hoặc thông tin. Các rối loạn này bao gồm mất chứng năng trong sự chú ý, trí nhớ, nhận thức, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề hoặc tương tác xã hội. Các rối loạn phát triển thần kinh phổ biến khác bao gồm rối loạn tăng động / giảm chú ý, rối loạn phổ tự kỷ và thiểu năng trí tuệ. © Springer Science + Business Media Viêm da chữ W Ảnh này cho thấy chứng viêm da kích ứng do tã lót (“viêm da chữ W ”). © Springer Science + Business Media Bệnh do nấm candida (gây hăm tã) Hình ảnh do bác sĩ Thomas Habif cung cấp Hăm tã nặng do bị bỏ mặc Bức ảnh này cho thấy tình trạng viêm da tã nặng do bị bỏ mặc. © Springer Science + Business Media Hồng ban đa dạng (lưng) Hồng ban đa dạng có đặc trưng là các tổn thương đích hoặc mống mắt, đó là các tổn thương hình khuyên với một trung tâm màu tím và quầng hồng được phân tách bằng một vòng màu nhạt. BÁC SĨ P. MARAZZI / SCIENCE PHOTO LIBRARY Mụn thịt Bức ảnh này cho thấy những nang nhỏ màu ngọc trai thường thấy trên khuôn mặt của trẻ sơ sinh. THƯ VIỆN HÌNH ẢNH KHOA HỌC Nấm miệng do HIV Bức ảnh này cho thấy chất dịch trắng mịn trên lưỡi của một đứa trẻ bị nhiễm HIV. © Springer Science + Business Media Viêm da cơ địa (cấp tính) Viêm da cơ địa thường phát triển ở thời kỳ sơ sinh. Ở giai đoạn cấp tính, các tổn thương xuất hiện ở mặt sau đó lan xuống cổ, da đầu, tứ chi. Hình ảnh do bác sĩ Thomas Habif cung cấp Viêm da tiếp xúc (Hình xăm) Bức ảnh này cho thấy viêm da tiếp xúc dị ứng ở cẳng tay của trẻ sau khi xăm "henna" tạm thời, màu đen. © Springer Science + Business Media Viêm da tiếp xúc dị ứng Biểu hiện ngoài da của viêm da tiếp xúc dị ứng bao gồm từ ban đỏ qua mụn nước đến phù nề với bọng nước. Các thay đổi thường xảy ra theo một kiểu hoặc một dạng phân phối cho thấy mức độ phơi nhiễm cụ thể. Trong hình ảnh này, vệt sọc thẳng trên một chi cho thấy có tiếp xúc với thực vật (ví dụ: cây thường xuân độc hoặc cây thù du độc). Hình ảnh do bác sĩ Thomas Habif cung cấp Nhìn chung nguyên nhân phổ biến nhất của phát ban ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ bao gồm: Phát ban ở vùng mặc tã (có hoặc không có nhiễm nấm candida) Seborrhea Viêm da dị ứng (chàm) ban virus không đặc hiệu Nhiễm một sô virus gây ra phát ban. Một số vi rút (ví dụ: thuỷ đậu và sởi, cả hai hiện đều không phổ biến do tiêm chủng nhưng nên được xem xét ở trẻ chưa được tiêm chủng; hồng ban nhiễm trùng) có hình dạng và biểu hiện lâm sàng khá điển hình; những vi rút khác không có biểu hiện cụ thể. Da phản ứng thuốc thường là các ban dát sẩn tự giới hạn, nhưng đôi khi có những phản ứng nghiêm trọng hơn xảy ra. Nguyên nhân không thường gặp nhưng nghiêm trọng của phát ban bao gồm Hội chứng bong vảy da do tụ cầu nhiễm khuẩn máu do não mô cầu bệnh Kawasaki Hội chứng Stevens-Johnson Bảng Đánh giá phát ban ở nhũ nhi và Trẻ nhỏ Tiền sử Tiền sử của các bệnh hiện nay tập trung vào thời gian của đợt bệnh, đặc biệt là mối quan hệ giữa phát ban và các triệu chứng khác. Rà soát hệ thống tập trung vào các triệu chứng do các rối loạn gây ra, bao gồm các triệu chứng đường tiêu hoá (gợi ý bệnh viêm mạch liên quan đến IgA (hoặc Henoch-Schönlein purpura) hoặc hội chứng ure máu-huyết tán), các triệu chứng của khớp (gợi ý bệnh viêm mạch liên quan đến IgA hoặc bệnh Lyme), đau đầu hoặc các triệu chứng thần kinh (gợi ý viêm màng não hoặc bệnh Lyme). Tiền sử y khoa nên lưu ý bất kỳ loại thuốc mới được sử dụng gần đây, đặc biệt là kháng sinh và thuốc chống co giật. Hầu hết các phát ban là không nghiêm trọng. Tiền sử gia đình bị dị ứng được ghi nhận. Khám thực thể Khám bắt đầu bằng việc đánh giá các dấu hiệu sống, đặc biệt là kiểm tra sốt. Quan sát ban đầu nhằm đánh giá trẻ nhũ nhi hoặc trẻ em có dấu hiệu li bì, kích thích, hoặc khó thở. Khám sức khoẻ toàn diện được thực hiện, đặc biệt chú ý đến đặc điểm của tổn thương da, bao gồm sự xuất hiện của phồng rộp, bọng nước, ban xuất huyết, hoặc nổi mày đay và tổn thương niêm mạc. Trẻ em cần được đánh giá các dấu hiệu màng não (cổ cứng, dấu hiệu Kernig và Brudzinski) mặc dù những dấu hiệu này thường không có ở trẻ < 2 tuổi. Các dấu hiệu cảnh báo Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt: Phỏng rộp hoặc bong tróc da Tiêu chảy và / hoặc đau bụng Sốt và kích thích quá mức hoặc liên tục Viêm niêm mạc Đốm xuất huyết và / hoặc ban xuất huyết Mề đay với suy hô hấp Giải thích các dấu hiệu Những đứa trẻ xuất hiện mà không có triệu chứng hoặc dấu hiệu toàn thân ít khả năng bị các rối loạn nguy hiểm. Sự xuất hiện của ban điển hình giúp hạn chế chẩn đoán phân biệt. Các triệu chứng và dấu hiệu liên quan giúp xác định bệnh nhân có rối loạn nghiêm trọng và thường giả định được chẩn đoán (xem Bảng: Một số nguyên nhân gây phát ban ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ). Bọng nước và / hoặc bong tróc giả định hội chứng bong tróc da do tụ cầu hoặc Hội chứng Stevens-Johnson và được xem là một cấp cứu trong da liễu. Viêm kết mạc có thể xảy ra trong bệnh Kawasaki, bệnh sởi, hội chứng bong tróc da do tụ cầu, và hội chứng Stevens-Johnson. Căn nguyên của phát ban ở nhũ nhi và Trẻ nhỏ Ban có thể gây ra do nhiễm trùng (virut, nấm hoặc vi khuẩn), tiếp xúc với chất kích ứng, dị ứng, quá mẫn cảm với thuốc, các phản ứng dị ứng khác, các tình trạng viêm, hoặc viêm mạch (xem Bảng: Một số nguyên nhân gây phát ban ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ). Bất cứ trẻ em nào có sốt và có chấm hoặc ban xuất huyết đều phải đánh giá cẩn thận về khả năng bệnh não mô cầu. Tiêu chảy phân máu có xanh xao và ban xuất huyết cần chú ý đến khả năng hội chứng huyết tán urê huyết cao. Sốt > 5 ngày với bằng chứng của viêm niêm mạc và phát ban cần khẩn trương xem xét và đánh giá thêm đối với bệnh Kawasaki. Xét nghiệm Đối với hầu hết trẻ em, bệnh sử và khám lâm sàng là đủ để chẩn đoán. Xét nghiệm nhắm mục tiêu xác định các yếu tố nguy cơ đe doạ cuộc sống; bao gồm nhuộm Gram và cấy máu và chọc dịch não tuỷ để xác định viêm màng não do não mô cầu; công thức máu, xét nghiệm chức năng thận, và xét nghiệm phân cho hội chứng huyết tán ure huyết). Điều trị phát ban ở nhũ nhi và trẻ nhỏ Điều trị ban là điều trị trực tiếp nguyên nhân (ví dụ, kem chống nấm cho nhiễm nấm Candida). Đối với phát ban vùng mặc tã, mục đích là giữ cho khu vực tã lót sạch sẽ và khô, chủ yếu bằng cách thay tã thường xuyên hơn và nhẹ nhàng vệ sinh vùng này xà phòng nhẹ và nước. Đôi khi thuốc mỡ có chứa kẽm oxit hoặc vitamin A và D có thể có ích. Ngứa ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ có thể giảm bớt bằng thuốc kháng histamine đường uống: Diphenhydramine: Đối với trẻ em > 6 tháng, 1,25 mg / kg, 6 giờ một lần (tối đa 50 mg, 6 giờ một lần) Hydroxyzine: Đối với trẻ em > 6 tháng, 0,5 mg / kg, 6 giờ một lần (tối đa cho trẻ em < 6 tuổi, 12,5 mg, 6 giờ một lần; trẻ ≥ 6 tuổi, 25 mg, 6 giờ một lần) Cetirizin: Đối với trẻ từ 6 đến 23 tháng, 2,5 mg x 1 lần / ngày; đối với những người từ 2 đến 5 tuổi, 2,5 đến 5 mg mỗi ngày một lần; đối với những người > 6 tuổi, 5 đến 10 mg mỗi ngày một lần Loratadine: Đối với trẻ em từ 2 đến 5 tuổi, 5 mg x 1 lần / ngày; đối với những trẻ > 6 tuổi, 10 mg x 1 lần / ngày Một số tác dụng bất lợi thường gặp của thuốc kháng histamine bao gồm khô miệng, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn và nôn, bồn chồn hoặc ủ rũ (ở một số trẻ em), khó đi tiểu đầu bãi, mờ mắt và lú lẫn. Những điểm chính Hầu hết các trường hợp phát ban ở trẻ em đều lành tính. Ví dụ về phát ban ở trẻ em U mềm lây trên mặt của một trẻ Hình ảnh cho thấy các tổn thương của u mềm lây. Đối với hầu hết các trường hợp phát ban ở trẻ nhũ nhi và trẻ em, tiền sử và khám lâm sàng là đủ để chẩn đoán. Trẻ em bị phát ban do bệnh nặng thường có dấu hiệu toàn thân của bệnh. Tổn thương thường là các sẩn có kích thước từ 1 đến 5 mm, đơn độc hoặc thành từng đám, chắc, không đau. Các sẩn này có màu như ngọc trai đến màu hồng, hình vòm và có thể có rốn. © Springer Science + Business Media Molluscum Contagiosum ở trẻ nhiễm HIV Bức ảnh này cho thấy những tổn thương rất nặng trên khuôn mặt của một đứa trẻ bị nhiễm HIV. Động vật thân mềm khổng lồ cho thấy suy giảm miễn dịch tiến triển. Ho ở trẻ em Theo Deborah M. Consolini, MD, Thomas Jefferson University Hospital Đánh giá về mặt y tế Thg11 2022 Căn nguyên Đánh giá Điều trị Những điểm chính Nguồn chủ đề Một số nguyên nhân gây ho... Ho là một phản xạ giúp tống các chất dịch trong đường thở ra ngoài, làm sạch đường thở, bảo vệ đường thở khỏi các dị vật xâm nhập, và có thể là triệu chứng của bệnh. Rà soát hệ thống cần lưu ý đến các triệu chứng gợi ý nguyên nhân, bao gồm đau bụng (một số bệnh phổi do vi khuẩn), giảm cân hoặc tăng cân chậm và phân có mùi hôi (xơ nang) và đau cơ (có thể liên quan đến bệnh do vi rút hoặc viêm phổi không điển hình nhưng thường không liên quan đến viêm phổi do vi khuẩn). Tiền sử y khoa cần đánh giá các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp mới mắc, viêm phổi tái đi tái lại, tiền sử về các dị nguyên đã được xác định liên quan đến hen, nguy cơ mắc lao (tiếp xúc với người đã mắc hoặc nghi ngờ nhiễm lao, tiếp xúc với nhà tù, nhiễm HIV, đi du lịch hoặc nhập cảnh từ các quốc gia có nguy cơ mắc bệnh lao) và tiếp xúc với chất kích thích hô hấp. Khám thực thể Các dấu hiệu sống, bao gồm nhịp thở, nhiệt độ và độ bão hoà oxy, cần lưu ý. Dấu hiệu suy hô hấp (ví dụ như phập phồng cánh mũi, co kéo cơ liên sườn, tím, thở rên, thở rít thì thở vào, mệt mỏi) cần được lưu ý. Kiểm tra đầu và cổ nên tập trung vào sự xuất hiện và lượng dịch mũi và tình trạng cuốn mũi (nhợt nhạt, sưng nề, hoặc viêm). Kiểm tra họng bao gồm cả dịch ở lỗ mũi sau. Khu vực cổ và hố thượng đòn cũng cần lưu ý và sờ kiểm tra hạch bạch huyết. Khám hô hấp tập trung phát hiện tiếng thở bất thường như thở rít thanh quản, thở khò khè, rale nổ, ral phế quản, giảm thông khí phổi và các dấu hiệu của hội chứng đông đặc (ví dụ, rung thanh tặng, thay đổi từ E đến A, gõ đục). Kiểm tra ổ bụng nên tập trung vào dấu hiệu đau bụng, đặc biệt là ở phần 1/4 trên bụng (gợi ý viêm phổi thuỳ dưới bên trái hoặc phải). Khám chi cần lưu ý dấu hiệu tím hoặc móng tay móng chân dùi trống (xơ nang). Ho là một trong những triệu chứng thường gặp nhất khiến cha mẹ đưa con mình tới cơ sở y tế. Các dấu hiệu cảnh báo Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt: Tím hoặc thiếu oxy được đo qua máy đo bão hoà oxy qua da Thở rít Suy hô hấp Biểu hiện hội chứ nhiễm độc Khám phổi bất thường Giải thích các dấu hiệu Các dấu hiệu lâm sàng thường chỉ ra một nguyên nhân cụ thể (xem Bảng: Một số nguyên nhân gây ho ở trẻ em); sự khác biệt giữa ho cấp tính và mạn tính đặc biệt hữu ích, mặc dù điều quan trọng cần lưu ý là nhiều bệnh gây ho mạn tính bắt đầu cấp tính và bệnh nhân có thể đến khám trước khi 4 tuần trôi qua. Các đặc điểm khác của ho rất hữu ích nhưng không đặc hiệu. Ho ông ổng gợi ý viêm thanh khí phế quản hoặc là viêm khí quản; nó cũng có thể là đặc trưng của ho thần kinh hoặc ho do viêm long đường hô hấp trên. Ho khan là đặc tính của ho do virut hay viêm phổi không điển hình. Ho dữ dội là đặc điểm của ho gà hoặc viêm phổi do virus (adenovirus). Chậm lớn hoặc sút cân có thể xảy ra với Lao hoặc xơ nang. Ho về đêm có thể do chảy dịch ở lỗ mũi sau hoặc hen. Ho vào lúc bắt đầu giấc ngủ và vào buổi sáng gây thức giấc thường chỉ ra viêm xoang; ho vào giữa đêm liên quan nhiều đến hen. Ở trẻ nhỏ bị ho đột ngột và không sốt hoặc không có các triệu chứng viêm đường hô hấp trên, bác sỹ cần lưu ý nguy cơ dị vật đường thở. Xét nghiệm Trẻ em với các dấu hiệu cờ đỏ cần đo bão hoà oxy và chụp X-quang ngực. Căn nguyên của ho ở trẻ em Nguyên nhân của ho khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất ho cấp tính (< 4 tuần) hoặc mạn tính (> 4 tuần). Trẻ thở khò khè, chảy nước dãi, sốt và lo lắng rõ rệt cần được đánh giá viêm nắp thanh quản thường trong phòng mổ bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẵn sàng đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản ngay lập tức. Nếu nghi ngờ dị vật đường thở, cần chụp X-quang ngực cả hai thì hít vào và thở ra (hoặc ở một số trung tâm chụp CT ngực). Trẻ em có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh lao hoặc sụt cân nên chụp X-quang ngực và xét nghiệm dẫn xuất protein tinh khiết (PPD) hoặc xét nghiệm giải phóng interferon-gamma. Trẻ bị viêm phổi tái đi tái lại, chậm phát triển, phân có mùi hôi cần chụp X-quang ngực và làm test mồ hôi để chẩn đoán bệnh xơ nang. Ho cấp tính ở trẻ em có các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên và không có dấu hiệu cảnh báo thường là do nhiễm vi rút. Xét nghiệm hiếm khi được chỉ định trừ khi cần thiết để kiểm soát lây nhiễm (ví dụ: đợt bùng phát COVID-19 tại trường học hoặc trung tâm chăm sóc ban ngày). Nhiều trẻ em khác không có dấu hiệu cờ đỏ được giả định chẩn đoán sau khi hỏi bệnh sử và khám lâm sàng. Xét nghiệm không cần thiết trong mọi trường hợp; tuy nhiên nếu điều trị theo kinh nghiệm không đạt hiệu quả, cần phải làm xét nghiệm. Ví dụ, nếu nghi ngờ viêm xoang dị ứng và điều trị bằng thuốc kháng histamine không làm giảm triệu chứng, chụp CT vùng đầu có thể là cần thiết để đánh giá thêm. Nghi ngờ rối loạn trào ngược dạ dày thực quản được điều trị không thành công bằng thuốc chẹn H2 và / hoặc thuốc ức chế bơm proton có thể yêu cầu đánh giá bằng nghiên cứu que đo pH hoặc que đo trở kháng hoặc nội soi. Điều trị ho ở trẻ em Điều trị ho là điều trị bệnh nền. Ví dụ, kháng sinh dùng để điều trị viêm phổi do vi khuẩn; thuốc giãn phế quản và thuốc chống viêm dùng cho bệnh hen. Trẻ em bị nhiễm virut nên được chăm sóc hỗ trợ, bao gồm oxy và / hoặc thuốc giãn phế quản nếu cần. Có rất ít bằng chứng ủng hộ việc sử dụng thuốc giảm ho và tiêu đờm. Ho là một cơ chế quan trọng để làm sạch các chất bài tiết từ đường thở và có thể hỗ trợ phục hồi sau nhiễm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Không khuyến khích sử dụng các thuốc không đặc hiệu để giảm ho ở trẻ em. Những điểm chính Chẩn đoán lâm sàng thường đầy đủ. Cần có chỉ số nghi ngờ cao đối với việc hút dị vật nếu trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi. Thiếu các bằng chứng chứng minh thuốc giảm ho và long đờm có hiệu quả trong hầu hết các trường hợp. Nguyên nhân phổ biến nhất của ho cấp tính là Nhiễm trùng đường hô hấp trên do vi rút Nguyên nhân phổ biến nhất của ho mạn tính là Hen (thường gặp nhất) Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) Hội chứng chảy dịch mũi sau Hít phải dị vật và các bệnh như xơ nang và rối loạn vận động lông mao tiên phát là các bệnh hiếm gặp, nhưng chúng có thể dẫn đến ho kéo dài. Chụp X-quang ngực nếu bệnh nhân có dấu hiệu cờ đỏ hoặc ho mãn tính. Bảng Đánh giá ho ở trẻ em Tiền sử Bệnh sử của các bệnh hiện nay gồm thời gian và tính chất của ho (ho ông ổng, ho khan, ho bất thường) và tính chất khởi phát (đột ngột hoặc nhẹ nhàng). Bác sĩ nên hỏi về các triệu chứng có liên quan. Một số triệu chứng này rất phổ biến (ví dụ: sổ mũi, đau họng, sốt); những triệu chứng khác có thể gợi ý một nguyên nhân cụ thể: nhức đầu, ngứa mắt và đau họng (chảy nước mũi sau); thở khò khè và ho khi gắng sức (hen suyễn); đổ mồ hôi ban đêm (lao [TB]); và ở trẻ sơ sinh, nôn trớ, dễ kích thích hoặc ưỡn lưng sau khi bú (trào ngược dạ dày thực quản). Đối với trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi, cha mẹ cần được hỏi về khả năng trẻ bị dị vật đường thở, bao gồm anh chị lớn hơn hoặc khách viếng thăm với các đồ chơi nhỏ, tiếp cận các vật nhỏ và ăn các loại thực phẩm nhỏ, mềm như lạc, nho. Viêm ruột hoại tử Theo William J. Cochran, MD, Geisinger Clinic Đánh giá về mặt y tế Thg8 2021 Căn nguyên Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Phòng ngừa Những điểm chính Nguồn chủ đề Đặc điểm X-quang của viêm... Viêm ruột hoại tử là một bệnh mắc phải, chủ yếu ở trẻ đẻ non hoặc trẻ sơ sinh bị bệnh, đặc trưng bởi hoại tử ruột ở lớp niêm mạc ruột hoặc thậm chí là ở lớp sâu hơn. Người ta tin rằng một tổn thương do thiếu máu cục bộ gây thương tổn lớp niêm mạc ruột, dẫn đến làm tăng tính thấm của ruột và khiến cho ruột nhạy cảm với sự xâm nhập của vi khuẩn. Viêm ruột hoại tử hiếm khi xảy ra trước khi bắt đầu cho trẻ ăn qua đường ruột và ít gặp hơn ở trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, khi bắt đầu cho ăn, có nhiều thức ăn sẽ dẫn đến sự tăng sinh của vi khuẩn trong lòng ruột, các vi khuẩn này có thể xâm nhập vào thành ruột bị thương tổn và sản sinh ra khí hydro. Khí này có thể tích tụ trong thành ruột (ứ khí ruột non) hoặc đi vào tĩnh mạch cửa. Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột (thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột), chẳng hạn như xảy ra sau khi điều trị bằng kháng sinh hoặc bằng thuốc ức chế axit, cũng có thể là một yếu tố góp phần gây bệnh vì nó làm tăng loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh. Tổn thương thiếu máu cục bộ ban đầu có thể là do co thắt các động mạch mạc treo, điều này có thể là do thương tổn thiếu ô xi dẫn đến kích hoạt phản xạ lặn nguyên thuỷ làm giảm đáng kể lưu lượng máu đến ruột. Thiếu máu cục bộ ở ruột cũng có thể do lưu lượng máu thấp trong quá trình thay máu, nhiễm trùng huyết, hoặc do sử dụng các công thức nuôi dưỡng với áp lực thẩm thấu cao. Tương tự như vậy, bệnh tim bẩm sinh có giảm lưu lượng tuần hoàn hệ thống hoặc mất bão hoà ô xi máu động mạch có thể dẫn đến tình trạng thiếu ô xi / thiếu máu cục bộ ở ruột và dẫn đến viêm ruột hoại tử. NEC có thể xảy ra như các cụm bệnh hoặc bùng phát trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Một số nhóm ca bệnh dường như có liên quan đến các vi khuẩn cụ thể (ví dụ: Klebsiella, Escherichia coli, coagulase-negative staphylococci, Pseudomonas, Clostridioides difficile), nhưng thường không xác định được tác nhân gây bệnh cụ thể. Đây là tình trạng cấp cứu đường tiêu hoá thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Biến chứng của viêm ruột hoại tử Hoại tử bắt đầu ở niêm mạc và có thể tiến triển đến hết chiều dày của thành ruột, gây thủng ruột kèm theo viêm phúc mạc sau đó và thường có khí tự do trong ổ bụng. Thủng ruột thường xảy ra ở đoạn cuối hồi tràng; ít xảy ra hơn ở đại tràng và đoạn đầu ruột non. Nhiễm khuẩn huyết xảy ra ở 20 đến 30% số trẻ sơ sinh bị NEC và có thể gây tử vong ở 20% số trẻ sơ sinh bị NEC. Triệu chứng và dấu hiệu của NEC Có thể khó cho trẻ ăn và phần còn lại ở dạ dày toàn máu hoặc toàn dịch mật (sau khi cho ăn) có thể tiến triển thành nôn ra dịch mật, tắc ruột biểu hiện bằng chướng bụng hoặc có máu đại thể trong phân. Nhiễm khuẩn huyết có thể có biểu hiện li bì, thân nhiệt không ổn định, cơn ngưng thở tăng lên và nhiễm toan chuyển hoá. Chẩn đoán NEC Phát hiện thấy máu trong phân X-quang bụng Siêu âm Chụp X-quang sớm có thể không đặc hiệu và chỉ cho thấy hình ảnh tắc ruột. Tuy nhiên, một quai ruột giãn cố định (quai gác), không thay đổi trong nhiều lần chụp X-quang cho thấy có viêm ruột hoại tử là rất cần nghĩ đến NEC. Dấu hiệu chẩn đoán trên X-quang của viêm ruột hoại tử là ứ khí ruột non và khí ở tĩnh mạch cửa. Tràn khí ổ bụng cho thấy thủng ruột và cần phải phẫu thuật gấp. Siêu âm đang được sử dụng ngày càng nhiều trong các trường hợp viêm ruột hoại tử. Triệu chứng và dấu hiệu bao gồm không dung nạp thức ăn, li bì, thân nhiệt không ổn định, tắc ruột, đầy hơi, nôn ra dịch mật, đại tiện phân có máu, giảm các chất trong phân, ngưng thở và đôi khi có dấu hiệu nhiễm trùng huyết. Khi siêu âm, các bác sĩ lâm sàng có khả năng nhìn độ dày thành ruột, ứ khí ruột non và lưu lượng máu. Tuy nhiên, kỹ thuật này phụ thuộc rất nhiều vào người vận hành và chụp X-quang thường vẫn được sử dụng phổ biến hơn. Điều trị NEC Ngừng cho ăn Hút dịch dạ dày Hồi sức bằng dịch Kháng sinh phổ rộng Dinh dưỡng đường tĩnh mạch toàn bộ (TPN) Đôi khi phẫu thuật hoặc dẫn lưu qua da Tỷ lệ tử vong là 20 đến 30%. Điều trị hỗ trợ tích cực và thời gian can thiệp phẫu thuật hợp lý sẽ tối đa hoá cơ hội sống sót. Hỗ trợ Điều trị hỗ trợ không phẫu thuật là đủ đối với hơn 75% số trường hợp. Nếu nghi ngờ viêm ruột hoại tử, phải dừng cho trẻ ăn ngay lập tức và giảm áp lực cho ruột bằng sonde mũi-dạ dày hai lòng duy trì hút ngắt quãng. Phải cho dịch keo và dịch tinh thể để hỗ trợ tuần hoàn vì viêm ruột rộng và viêm phúc mạc có thể dẫn đến mất nước đáng kể ở khoang thứ ba. Cần phải nuôi dưỡng hoàn toàn đường tĩnh mạch trong 10 đến 14 ngày trong khi chờ ruột hồi phục. Cần phải bắt đầu sử dụng kháng sinh toàn thân ngay lập tức bằng một loại kháng sinh beta-lactam (ví dụ: ampicillin) và một loại aminoglycosid (ví dụ: gentamicin, amikacin). Cũng có thể xem xét việc dùng thuốc có tác dụng với kỵ khí bổ sung (ví dụ, clindamycin, metronidazole). Chẩn đoán dựa vào lâm sàng và được xác định bằng các chẩn đoán hình ảnh. Thuốc kháng sinh cần dùng liên tục trong 10 đến 14 ngày (để biết liều lượng, xem Bảng: Khuyến cáo liều đề nghị của một số thuốc kháng sinh dùng đường tĩnh mạch ở trẻ sơ sinh). Vì một số vụ bùng phát có thể lây nhiễm nên cần cân nhắc việc cách ly bệnh nhân, đặc biệt là nếu có vài ca xảy ra trong một thời gian ngắn. Cần theo dõi trẻ chặt chẽ; thường xuyên đánh giá lại toàn bộ (ví dụ, ít nhất 12 giờ một lần); và chụp một loạt phim X-quang bụng, xét nghiệm công thức máu, số lượng tiểu cầu và khí máu. Chít hẹp ruột là biến chứng lâu dài phổ biến nhất của viêm ruột hoại tử, xảy ra ở 10 - 36% số trẻ còn sống sau biến cố ban đầu. Chít hẹp ruột thường biểu hiện trong 2 đến 3 tháng sau một đợt viêm ruột hoại tử. Chít hẹp ruột thường bị ở đại tràng nhất, đặc biệt là đại tràng trái. Hội chứng ruột ngắn phát triển ở khoảng 10% số trẻ sơ sinh bị NEC. Phẫu thuật Phẫu thuật là cần thiết trong < 25% số trẻ. Chỉ định tuyệt đối là thủng ruột (tràn khí ổ bụng), các dấu hiệu của viêm phúc mạc (mất tiếng nhu động ruột và phản ứng thành bụng lan toả, nhạy cảm đau hoặc ban đỏ và phù thành bụng) hoặc hút ra mủ ở khoang màng bụng khi chọc dịch màng bụng. Chủ yếu là điều trị hỗ trợ, bao gồm hút dịch dạ dày, truyền dịch, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch hoàn toàn, kháng sinh, cách ly trong trường hợp nhiễm trùng, và đôi khi phải phẫu thuật. Cần xem xét phẫu thuật ở những trẻ bị viêm ruột hoại tử có tình trạng lâm sàng và xét nghiệm xấu đi mặc dù được điều trị hỗ trợ không phẫu thuật. Dẫn lưu màng bụng qua da cơ bản là một lựa chọn và có thể được thực hiện tại giường. Trong thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật rạch một đường ở góc phần tư phía dưới bên phải, qua đó bụng được tưới bằng dung dịch muối sinh lý ấm. Một ống dẫn lưu sau đó được đặt vào để tiếp tục dẫn lưu ổ bụng. Khi ngừng dẫn lưu, có thể rút ống dẫn lưu ra một chút mỗi ngày và sau đó rút bỏ ống. Thủ thuật này được thực hiện phổ biến hơn ở những trẻ rất ốm yếu, cực kỳ nhẹ cân, sẽ có nguy cơ nếu được đưa vào phòng mổ; tuy nhiên, thủ thuật này có thể liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn. Đối với trẻ sơ sinh được phẫu thuật mở bụng, cắt bỏ đoạn ruột thừa, và tạo hình xương. (Quá trình tái tạo máu nguyên phát có thể được thực hiện nếu phần ruột còn lại không có dấu hiệu thiếu máu cục bộ). Với việc giải quyết nhiễm trùng huyết và viêm phúc mạc, tính liên tục của ruột có thể được tái lập vài tuần hoặc vài tháng sau đó. Phòng ngừa NEC Lý tưởng là những trẻ sơ sinh có nguy cơ cần phải được cho bú sữa mẹ và cần phải bắt đầu với một lượng nhỏ, sau đó tăng dần lên theo phác đồ chuẩn. Hơn 90% số trường hợp viêm ruột hoại tử (NEC) xảy ra ở trẻ sinh non. (Sữa công thức non tháng là sự thay thế thích hợp nếu không có sữa mẹ.) Nên tránh dùng sản phẩm dinh dưỡng công thức sữa bột, thuốc hoặc chất cản quang ưu trương. Thiếu máu, bão hoà oxy thấp và đa hồng cầu cần được điều trị kịp thời. Khi có thể, cần phải tránh dùng các loại kháng sinh và các thuốc ức chế tiết axit. Probiotics (ví dụ: Bifidus infantis, Lactobacillus acidophilus) giúp ngăn ngừa viêm ruột hoại tử, nhưng cần phải có thêm các nghiên cứu để xác định liều tối ưu và các chủng thích hợp trước khi sử dụng theo thường quy (1). Những điểm chính Viêm ruột hoại tử (NEC) là hoại tử đường ruột chưa rõ nguyên nhân; xảy ra chủ yếu ở trẻ đẻ non hoặc trẻ sơ sinh bị bệnh sau khi bắt đầu cho ăn theo đường ruột. Vấn đề này xả ra ở khoảng 1-8% số trường hợp phải nhập viện vào khoa hồi sức tích cực sơ sinh. Các biến chứng bao gồm thủng ruột (thường gặp nhất là ở đoạn cuối hồi tràng) và viêm phúc mạc; nhiễm trùng huyết xảy ra ở 20 đến 30% số trường hợp và có thể tử vong có thể xảy ra ở 20%. Các biểu hiện ban đầu là bú kém và phần còn lại ở dạ dày toàn máu hoặc toàn dịch mật (sau khi cho ăn) sau đó là nôn ra dịch mật, chướng bụng và / hoặc có máu đại thể trong phân. Chẩn đoán bằng cách sử dụng phim chụp X-quang thường. Điều trị hỗ trợ bằng cách sử dụng hồi sức bằng dịch, hút qua sông mũi-dạ dày, kháng sinh phổ rộng và nuôi dưỡng hoàn toàn ngoài đường tiêu hoá có hiệu quả > 75% số các trường hợp. Cần phải phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột hoại tử và điều trị thủng ruột ở < 25% số trẻ. Các yếu tố nguy cơ Các yếu tố nguy cơ chung với viêm ruột hoại tử ngoài đẻ non còn có Vỡ ối kéo dài kèm theo viêm màng ối Ngạt lúc sinh Trẻ sinh ra nhỏ hơn so với tuổi thai Bệnh tim bẩm sinh Thiếu máu Thay máu Thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột (rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột) Nuôi con không phải bằng sữa mẹ Ba yếu tố về ruột thường gặp là: Tổn thương dẫn đến thiếu máu cục bộ có từ trước Sự thâm nhập của vi khuẩn Các chất trong lòng ruột (tức là cho ăn qua ruột) Căn nguyên của NEC Căn nguyên chính xác gây viêm ruột hoại tử còn chưa rõ. Tuy nhiên, sự gia tăng tính thấm và chức năng miễn dịch chưa trưởng thành của đường ruột chưa trưởng thành là yếu tố tạo nên nguy cơ. Kernicterus (Bilirubin Bệnh não) Theo Kevin C. Dysart, MD, Nemours / Alfred I. duPont Hospital for Children Đánh giá về mặt y tế Thg3 2021 | đã sửa đổi Thg9 2022 Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Vàng da nhân là tổn thương não do lắng đọng bilirubin không liên hợp trong hạch nền và nhân thân của não. Chẩn đoán xác định vàng da nhân có thể được thực hiện chỉ bằng khám nghiệm tử thi. Điều trị vàng da nhân Phòng ngừa tăng bilirubin máu Không điều trị một khi vàng da nhân phát triển; nó phải được ngăn chặn bởi điều trị tăng bilirubin máu. Thông thường, bilirubin gắn với albumin huyết thanh ở trong không gian nội mạch. Tuy nhiên, bilirubin có thể vượt qua hàng rào máu-não và gây vàng da nhân khi nồng độ bilirubin huyết thanh tăng cao đáng kể (tăng bilirubin máu); nồng độ albumin huyết thanh rất thấp (ít nhất ở trẻ non tháng), hoặc bilirubin được di chuyển từ albumin bởi các chất kết dính cạnh tranh (ví dụ: sulfisoxazole, ceftriaxone, và aspirin, các axit béo tự do và các ion hydro ở trẻ nhịn ăn, nhiễm khuẩn hoặc axit). Các triệu chứng và dấu hiệu của vàng da nhân Ở trẻ sinh non, vàng da nhân có thể không gây triệu chứng lâm sàng hay dấu hiệu lâm sàng. Các triệu chứng ban đầu của vàng da nhân ở trẻ đủ tháng là tình trạng hôn mê, ăn kém và nôn. Cột sống cong phía sau, viêm mắt, động kinh và tử vong có thể xảy ra. Vàng da nhân có thể dẫn đến khuyết tật về trí tuệ, chứng múa vờn bại não, mất thính giác, và liệt nhìn lên phía trên muộn ở trẻ. Không rõ liệu các mức độ nhỏ của vàng da nhân có thể gây suy giảm thần kinh ít nghiêm trọng hơn (ví dụ như các vấn đề về cảm giác - vận động, rối loạn học tập). Chẩn đoán vàng da nhân Đánh giá lâm sàng Không có bài kiểm tra đáng tin cậy nào để xác định sự hiện diện của bệnh vàng da nhân, và chẩn đoán được thực hiện một cách giả định. Chứng sợ khoảng trống ở trẻ em và thanh thiếu niên Theo Josephine Elia, MD, Nemours/A.I. chứng sợ khoảng trống phải được phân biệt như sau: ám ảnh sợ đặc hiệu (ví dụ, đối với một tình huống nhất định) Rối loạn lo âu xã hội Rối loạn hoảng sợ Trầm cảm, có thể khiến bệnh nhân tránh rời nhà vì những lý do không liên quan đến lo âu Điều trị chứng sợ khoảng rộng Liệu pháp hành vi Trị liệu hành vi đặc biệt hữu ích cho các triệu chứng của chứng sợ khoảng trống. Thuốc hiếm khi hữu ích ngoại trừ để kiểm soát bất kỳ cơn hoảng sợ có liên quan. duPont Hospital for Children Đánh giá về mặt y tế Thg4 2021 | đã sửa đổi Thg9 2022 Chẩn đoán Điều trị chứng sợ khoảng trống là nỗi sợ hãi liên tục bị mắc kẹt trong tình huống hoặc nơi chốn mà không có cách nào để trốn thoát một cách dễ dàng và không có sự giúp đỡ. (Xem thêm chứng sợ khoảng trống ở người trưởng thành.) chứng sợ khoảng trống không thường gặp ở trẻ em, nhưng nó có thể phát triển ở thanh thiếu niên, đặc biệt là những người cũng có cơn hoảng sợ. Chẩn đoán chứng sợ khoảng rộng Tiêu chuẩn lâm sàng Đối với chứng sợ khoảng rộng được chẩn đoán, bệnh nhân phải luôn sợ hãi hoặc lo âu vô lý về ≥ 2 trong số những điều sau đây trong ≥ 6 tháng: Sử dụng phương tiện giao thông công cộng Đang ở trong không gian mở Đang ở trong không gian kín Đứng trong hàng hoặc đang ở trong đám đông Đang ở ngoài nhà một mình Ngoài ra, nỗi sợ hãi phải khiến bệnh nhân tránh né tình trạng buồn phiền đến mức họ gặp khó khăn khi hoạt động bình thường (ví dụ như đi học, thăm trung tâm, làm các hoạt động điển hình khác). Cystin niệu Theo Christopher J. LaRosa, MD, Perelman School of Medicine at The University of Pennsylvania Đánh giá về mặt y tế Thg12 2022 Sinh lý bệnh Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Những điểm chính Cystin niệu là một khiếm khuyết di truyền của ống thận trong đó quá trình tái hấp thu cystine (homodimer của axit amin cysteine) bị suy giảm, bài tiết qua nước tiểu tăng lên và hình thành sỏi cystine trong đường tiết niệu. Sinh lý bệnh của Cystin niệu Các bất thường chính dẫn đến việc làm giảm tái hấp thu cystine trong ống lượn gần và tăng nồng độ cystine trong nước tiểu. Cystine tan kém trong nước tiểu có tính axit, do đó, khi nồng độ trong nước tiểu vượt quá khả năng hoà tan, tinh thể và cystine kết tủa tạo thành sỏi thận. Sự tái hấp thu các axit amin dibasic khác (lysine, ornithine, arginine) cũng bị suy giảm nhưng không gây ra vấn đề vì các axit amin này có một hệ thống vận chuyển thay thế riêng biệt với cystine. Hơn nữa, chúng hoà tan nhiều hơn cystine trong nước tiểu, và sự bài tiết tăng lên của chúng không dẫn đến sự hình thành tinh thể hoặc sỏi. Sự tái hấp thụ của chúng (và của cystine) cũng giảm trong ruột non. Các triệu chứng và dấu hiệu của Cystin niệu Các triệu chứng của cystin niêu, hầu hết là cơn đau quặn thận, có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh nhưng thường xuất hiện ở độ tuổi từ 10 đến 30. Nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh thận mạn tính do tắc nghẽn đường tiết niệu có thể phát triển. Chẩn đoán Cystin niệu Phân tích sỏi thận thu được Xét nghiệm soi cặn nước tiểu Định lượng nồng độ cystine trong nước tiểu Chụp X-quang phát hiện sỏi cystin hình thành trong bể thận hoặc bàng quang, thường gặp là sỏi san hô. Sỏi Staghorn là loại phổ biến. Triệu chứng là cơn đau do sỏi hay nhiễm trùng đường tiểu hoặc do di chứng của bệnh thận mạn tính. Cystine có thể xuất hiện trong nước tiểu dưới dạng tinh thể lục giác vàng nâu. Nồng độ Cystine quá mức trong nước tiểu có thể được phát hiện bằng xét nghiệm nitroprusside cyanide. Định lượng cystine niệu thường > 400 mg / ngày ở bệnh nhân đái cystin (thường là < 30 mg / ngày). Điều trị Cystin niệu Uống nhiều nước Kiềm hoá nước tiểu Chế độ ăn hạn chế natri Hạn chế protein động vật trong chế độ ăn uống (nếu có thể) Bệnh thận giai đoạn cuối có thể phát triển. Giảm nồng độ cystine trong nước tiểu dưới 250 đến 300 mg / L (1 đến 1,25 mmol / L) làm giảm độc tính của thận và có thể cho phép thanh thải cystine trong dung dịch. Việc làm giảm này được thực hiện bằng cách tăng thể tích nước tiểu với lượng dịch đưa vào đủ để cung cấp tốc độ dòng nước tiểu từ 1,5 đến 2 L / m2 / ngày, có thể cần lượng dịch đưa vào cao tới 2 đến 4 L / ngày (1). Bù nước đặc biệt quan trọng vào ban đêm khi lượng nước tiểu và độ pH giảm xuống. Kiểm hoá nước tiểu để pH > 7,0 với kali citrate hoặc kali bicarbonate 1 mEq / kg uống 3 đến 4 lần / ngày và acetazolamide 5 mg / kg (đến 250 mg) đường uống lúc đi ngủ trong một số trường hợp giúp làm tăng độ tan của cystine. Hạn chế nhẹ natri trong chế độ ăn uống (100 mEq / ngày) và protein động vật (0,8 đến 1,0 g / kg / ngày) có thể giúp giảm bài tiết cystine. Khi các biện phát tăng lượng dịch đưa vào cơ thể và kiềm hoá nước tiểu không làm giảm sự hình thành sỏi, các thuốc khác có thể được thử. Chẩn đoán bằng cách đo lượng Cystine bài tiết trong nước tiểu. Penicillamine (7,5 mg / kg 4 lần một ngày ở trẻ nhỏ và 125 mg đến 0,5 g 4 lần một ngày ở trẻ lớn hơn) cải thiện độ tan của cystine, tuy nhiên độc tính làm hạn chế tính hữu dụng của nó. Khoảng một nửa số bệnh nhân phát triển một số biểu hiện nhiễm độc, chẳng hạn như sốt, phát ban, đau khớp, hoặc ít phổ biến hơn là hội chứng thận hư, giảm toàn thể huyết cầu hoặc phản ứng giống lupus. Nên bổ sung pyridoxine (50 mg một lần / ngày) cùng với penicillamine. Tiopronin (100 đến 300 mg x 4 lần / ngày) có thể được sử dụng thay cho penicillamine để điều trị cho một số trẻ em vì nó có tần suất tác dụng bất lợi thấp hơn. Captopril (0,3 mg / kg 3 lần / ngày) không hiệu quả bằng penicillamine nhưng ít độc hơn. Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ đáp ứng với điều trị. Các mô hình động vật (ví dụ, chuột loại bỏ gen) hiện đang được sử dụng để phát triển các liệu pháp mới cho bệnh cystinosis (2). Điều trị là tăng lượng dịch vào và kiềm hoá nước tiểu. Những điểm chính Giảm tái hấp thu cystine nước tiểu làm tăng nồng độ cystine niệu, dẫn đến sỏi cystine và gây ra bệnh thận mãn. Những tinh thể lục giác vàng nâu trong nước tiểu là triệu chứng đặc hiệu của bệnh; lượng bài tiết cystine thường là > 400 mg / ngày. Điều trị bằng cách tăng lượng dịch vào cơ thể để đạt được lượng nước tiểu 1,5 đến 2 L / m2 / ngày, và kiềm chế nước tiểu với kali citrate hoặc kali bicarbonate. Hạn chế chế độ ăn kiêng natri và protein động vật. Thuốc như penicillamine, tiopronin, hoặc captopril có thể là cần thiết, nhưng nên lưu ý các tác dụng phụ của chúng. Cystin niệu ban đầu được phân loại theo sự bài tiết của axit amin cystine và dibasic trong các chất vận chuyển bắt buộc. Trong phân loại này, cha mẹ của trẻ em bị ảnh hưởng đã được đánh giá sự tăng tiết cystin ở mức bình thường (loại I), vừa phải (loại III), hoặc đáng kể (loại II). Một phân loại mới hơn dựa trên kiểu gen: Bệnh nhân type A có đột biến đồng hợp tử trong gen SLC3A1 và bệnh nhân type B có đột biến đồng hợp tử trong SLC7A9. Những gen này mã hoá protein tạo thành một heterodimer chịu trách nhiệm vận chuyển axit amin cystine và dibasic trong ống lượn gần. Cystin niệu không nên nhầm lẫn với bệnh nhiễm cystin (xem Hội chứng Fanconi di truyền). Bệnh đơn dây thần kinh ở nhiều dây thần kinh (Bệnh đơn dây thần kinh hỗn hợp) Theo Michael Rubin, MDCM, New York Presbyterian Hospital-Cornell Medical Center Đánh giá về mặt y tế Thg4 2022 Bệnh đơn dây thần kinh hỗ hợp đặc trưng bởi rối loạn cảm giác và yếu cơ trong vùng chi phối trên 2 dây thần kinh ngoại biên. Điều trị các bệnh lý căn nguyên. Bệnh nhiều đơn dây thần kinh riêng rẽ thường là theo sau các rối loạn: Bệnh lý mô liên kết (ví dụ, viêm đa khớp, lupus ban đỏ hệ thống [SLE], các loại khác viêm mạch, Hội chứng Sjögren, Viêm khớp dạng thấp [RA]) Sarcoidosis Bệnh lý chuyển hoá (ví dụ, đái tháo đường, amyloidosis) Bệnh truyền nhiễm (ví dụ, Bệnh Lyme, nhiễm HIV, bệnh phong) Tuy nhiên, đái tháo đường thường gây ra bệnh lý tổn thương đa dây thần kinh ngoại biên. Bệnh viêm nhiều dây thần kinh đặc trưng bởi đau, yếu, và dị cảm theo vùng phân phối của các dây thần kinh đó. Lúc đầu, bệnh viêm nhiều dây thần kinh thường không cân đối; dây thần kinh có thể bị tổn thương tất cả cùng một lúc hoặc theo tiến trình. Sự tổn thương của nhiều dây thần kinh có thể giống như bệnh lý đa dây thần kinh. Gần như có thể chẩn đoán bằng các triệu chứng và thăm khám lâm sàng đối với bệnh đơn dây thần kinh. Nếu lâm sàng không gợi ý, điện cơ có thể xác định chẩn đoán, định khu thương tổn, đánh giá mức độ nghiêm trọng và tiên lượng bệnh. Tăng sản thượng huyết bẩm sinh gây ra do thiếu hụt 11 Beta-Hydroxylase Theo Andrew Calabria, MD, The Children 's Hospital of Philadelphia Đánh giá về mặt y tế Thg8 2022 Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Những điểm chính Nguồn chủ đề Tổng hợp hoocmon tuyến thượng... Sự thiếu hụt 11 Beta-hydroxylase (CYP 11 B 1) liên quan đến sai sót trong sản xuất cortisol, với sự tích tụ các tiền chất của mineralocorticoid, dẫn đến tăng natri máu, hạ kali máu, và cao huyết áp và tăng sản xuất androgens thượng thận, dẫn đến hiện tượng nam tính hoá. Triệu chứng và Dấu hiệu Trẻ sơ sinh nữ có thể có sự mơ hồ về bộ phận sinh dục, bao gồm âm vật lớn, môi lớn phình ra, và xoang niệu sinh dục. Trẻ sơ sinh nam giới thường bình thường, nhưng một số có dương vật to hơn bình thường. Một số trẻ có biểu hiện muộn hơn, dậy thì sớm hoặc ở nữ, kinh nguyệt không đều và rậm lông. Sự giữ muối với tình trạng tăng natri huyết, cao huyết áp, và hạ kali máu có thể là kết quả của sự tăng hoạt động mineralocorticoid do nồng độ deoxycorticosterone gia tăng. Chẩn đoán Nồng độ 11 - deoxycortisol trong huyết tương và androgens tuyến thượng thận Chẩn đoán trước khi sinh không khả thi. Chẩn đoán trước khi sinh không khả thi Chẩn đoán thiếu hụt 11 beta-hydroxylase ở trẻ sơ sinh được xác định bằng nồng độ 11 - deoxycortisol và androgen tuyến thượng thận (DHEA, androstenedione, và testosterone). Hoạt động renin huyết tương thường bị ức chế do tăng hoạt tính mineralocorticoid; xét nghiệm này có thể hữu ích ở trẻ lớn hơn nhưng ít tin cậy hơn ở trẻ sơ sinh. Nếu chẩn đoán là không chắc chắn, nồng độ 11 - deoxycortisol và androgen tuyến thượng thận được đo trước và sau 60 phút khi kích thích ACTH. Ảnh hưởng ở tuổi vị thành niên, nồng độ cơ bản trong huyết tương có thể là bình thường, do đó kích thích ACTH được khuyến cáo. Chẩn đoán là bằng cách đo cortisol, tiền thân của nó, androgen tuyến thượng thận và đôi khi bằng cách đo 11 - deoxycortisol sau khi dùng hormone vỏ thượng thận. Cao huyết áp xuất hiện ở khoảng 2/3 bệnh nhân thiếu CYP11B1 và phân biệt nó với thiếu CYP21A2, gây hạ huyết áp. Bởi vì cả hai tình trạng thiếu hụt CYP11B1 và CYP21A2 có thể làm tăng mức độ 17 - hydroxyprogesterone, được đo trong quá trình sàng lọc trẻ sơ sinh, bệnh nhân có mức độ tăng 17 - hydroxyprogesterone từ nhẹ đến trung bình nên đo được 11 - deoxycortisol. Hạ kali huyết có thể xảy ra nhưng không ở tất cả các bệnh nhân. Ngọc trai & cạm bẫy Sự thiếu hụt 11 Beta-hydroxylase gây tăng huyết áp và đôi khi hạ kali, ngược lại với thiếu hụt 21 - hydroxylase, gây hạ huyết áp và tăng kali máu. Điều trị Corticosteroid thay thế Đôi khi điều trị tăng huyết áp Đôi khi phẫu thuật tái tạo Điều trị thiếu hụt 11 beta-hydroxylase là thay thế cortisol, điển hình bằng hydrocortisone 3,5 đến 5 mg / m 2 uống 3 lần / ngày, với tổng liều hàng ngày thường ≤ 20 mg / m 2, ngăn ngừa sự nam hoá thêm và cải thiện tình trạng tăng huyết áp bằng cách giảm nồng độ 11 - deoxycortisol, deoxycorticosterone và androgen tuyến thượng thận do ACTH kích thích. không giống CYP21A2 thiếu hụt, thay thế mineralocorticoid là không cần thiết bởi vì cân bằng natri và kali được duy trì không bị ảnh hưởng bởi mineral corticoid bởi hiệu quả của deoxycorticosterone. Đáp ứng điều trị nên được theo dõi, thông thường bằng cách đo nồng độ huyết thanh 11 - deoxycortisol và androgens tuyến thượng thận và bằng cách đánh giá tốc độ sinh trưởng và sự trưởng thành của xương. Huyết áp nên được theo dõi chặt chẽ ở những bệnh nhân có huyết áp cao. Thuốc chống tăng huyết áp, như thuốc lợi tiểu kali hoặc thuốc chẹn kênh calci. Trẻ sơ sinh nữ bị ảnh hưởng có thể cần phẫu thuật tái tạo, tạo hình âm vật và mở thông âm đạo. Thông thường, cần phải phẫu thuật thêm ở tuổi trưởng thành, nhưng với sự chăm sóc thích hợp và chú ý đến các vấn đề tâm lý, chức năng tình dục bình thường và khả năng sinh sản có thể được mong đợi. Những điểm chính Trẻ thiếu 11 beta-hydroxylase có tăng hoạt động mineralocorticoid quá mức và tăng androgens thượng thận, gây tăng huyết áp, hạ kali máu, và nam tính hoá. Ở nữ giới, sự dư thừa của androgen thường biểu hiện khi sinh với bộ phận sinh dục ngoài không rõ ràng (ví dụ như âm vật to, môi lớn to, xoang niệu dục tồn tại hơn là niệu đạ và âm đạo tách biệt); sau này trong cuộc đời họ có thể có chứng rậm lông, thiểu kinh và mụn trứng cá. Trẻ sơ sinh nam thường có vẻ ngoài bình thường nhưng sau đó có thể dậy thì sớm. Chẩn đoán bằng các mức hormone steroid và đôi khi kích thích hormone vỏ thượng thận. Điều trị bằng corticosteroid thay thế và đôi khi giảm huyết áp; phụ nữ có thể cần phẫu thuật tái tạo. Sự thiếu hụt 11 Beta-hydroxylase gây ra khoảng 5-8% trong tất cả các trường hợp tăng sản thượng thận bẩm sinh. Một số tiểu bang cũng xét nghiệm cho xơ nang, rối loạn oxy hoá axit béo, axit hữu cơ khác, và suy giảm miễn dịch kết hợp nặng. Theo một số tiểu bang yêu cầu sàng lọc HIV cho con của các bà mẹ có HIV dương tính hoặc những người có nguy cơ cao với HIV. Kiểm tra độc tính được chỉ định khi có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây: mẹ có tiền sử sử dụng ma tuý, không giải thích được nhau bong non, không giải thích được sinh non, chăm sóc trước khi sinh kém, hoặc bằng chứng của bỏ thuốc ở trẻ sơ sinh. Sàng lọc bệnh tim bẩm sinh nặng (CCHD) đo bão hoà oxy qua da là một phần của quy trình đánh giá trẻ sơ sinh thông thường. Trước đây, trẻ sơ sinh được sàng lọc CCHD qua siêu âm trước sinh và khám lâm sàng, nhưng phương pháp tiếp cận này không thể xác định được nhiều trường hợp CCHD, dẫn đến gia tăng bệnh suất mắc và tử vong. Việc sàng lọc được thực hiện khi trẻ sơ sinh ≥ 24 giờ tuổi và được coi là dương tính nếu Độ bão hoà oxy < 90%. Độ bão hoà oxy ở cả tay phải và chân < 95% trên 3 lần đo riêng biệt cách nhau 1 giờ. Có > 3% sự khác biệt tuyệt đối giữa độ bão hoà oxy ở tay phải (trước ống) và chân (sau ống) trên 3 phép đo riêng biệt cách nhau 1 giờ. Bất kỳ trẻ sơ sinh nào sàng lọc dương tính cần phải được kiểm tra thêm, bao gồm chụp X-quang ngực, ECG và siêu âm tim. Bác sĩ chuyên khoa nhi sơ sinh nên được thông báo, và trẻ sơ sinh có thể cần được đánh giá bởi bác sĩ tim mạch. Kiểm tra thính giác thay đổi theo từng bang. Mất thính lực là một trong những dị tật bẩm sinh thường xảy ra nhất. Khoảng 3/1000 trẻ được sinh ra với mất thính giác vừa phải, sâu, hoặc tổn thương nặng. Mất thính giác thậm chí còn phổ biến hơn ở những trẻ sơ sinh được nhận vào đơn vị chăm sóc đặc biệt khi sinh. Hiện tại, một số tiểu bang chỉ sàng lọc những trẻ sơ sinh có nguy cơ cao xem Bảng: Yếu tố nguy cơ cao về thính lực ở trẻ sơ sinh); các tiểu bang khác sàng lọc toàn bộ trẻ sơ sinh. Sàng lọc ban đầu thường liên quan đến việc sử dụng thiết bị cầm tay để kiểm tra tiếng vọng từ tai trẻ khoẻ mạnh để đáp ứng với kích thích nhẹ (sàng lọc thính lực); nếu thử nghiệm này là bất thường, thử nghiệm phản ứng thân não thính giác (ABR) cần được thực hiện. Một số tổ chức sử dụng thử nghiệm ABR như là một thử nghiệm sàng lọc ban đầu. Cần phải thử nghiệm thêm bởi chuyên gia thính lực. Bảng Yếu tố nguy cơ cao về thính lực ở trẻ sơ sinh Yếu tố Cụ thể Trọng lượng sơ sinh < 1500 g điểm số Apgar ≤ 7 ở 5 phút Bilirubin huyết thanh > 22 mg / dL (> 376 micromol / L) ở trẻ sơ sinh có cân nặng khi sinh > 2000 g > 17 mg / dL (> 290 micromol / L) ở trẻ sơ sinh có cân nặng khi sinh < 2000 g Rối loạn Thiếu oxy máu chu sinh hoặc thiếu oxy Nhiễm trùng huyết sơ sinh hoặc là viêm màng não Bất thường xương sọ mặt Động kinh hay đợt ngừng thở Nhiễm trùng bẩm sinh Rubella Bệnh giang mai Nhiễm trùng herpes simplex Nhiễm Cytomegalovirus Toxoplasmosis Phơi nhiễm mẹ Aminoglycosides Tiền sử gia đình Mất thính giác sớm ở cha mẹ hoặc họ hàng gần Xác định nhóm máu được chỉ định khi người mẹ có nhóm máu O hoặc Rh âm tính hoặc khi có mặt các kháng nguyên máu nhỏ vì có nguy cơ bị bệnh huyết tán ở trẻ mới sinh. Tất cả trẻ sơ sinh được đánh giá về vàng da trong suốt thời gian nằm viện và trước khi xuất viện. Nguy cơ tăng bilirubin máu được đánh giá bằng các tiêu chí nguy cơ, đo bilirubin, hoặc cả hai. Bilirubin có thể đo được qua da hoặc trong huyết thanh. Nhiều bệnh viện sàng lọc tất cả các trẻ sơ sinh và sử dụng một biểu đồ dự đoán để xác định nguy cơ tăng bilirubin máu bất thường. Việc theo dõi dựa trên tuổi xuất viện, mức bilirubin trước khi xuất viện và / hoặc tốc độ tăng bilirubin từ lần xác định này đến lần xác định khác, và nguy cơ phát triển bệnh vàng da. Hầu hết các tiểu bang kiểm tra cụ thể bệnh di truyền, bao gồm bệnh phenylketon niệu, bệnh tyrosin máu, thiếu hụt biotinidase, xét nghiệm homocystin niệu, Bệnh Xi-rô maple niệu, bệnh galactosemia, tăng sản thượng thận bẩm sinh, bệnh hồng cầu hình liềm, và suy giáp. Các nhóm thuốc uống được sử dụng để điều trị tăng huyết áp bao gồm Thuốc bổ trợ Adrenergic (thuốc đối kháng beta và alpha, thuốc chủ vận alpha-2, thuốc chẹn beta) Chất ức chế men chuyển angiotensin Thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARBs) Thuốc chẹn kênh canxi (CCB) Thuốc lợi tiểu thiazide Thuốc giãn mạch Điều trị bằng đường uống cho bệnh tăng huyết áp dai dẳng ở trẻ em nói chung nên bắt đầu bằng thuốc ức ACE hoặc CCB. (Thuốc ARB có hiệu quả như nhau và không gây ho, nhưng có nhiều dữ liệu hơn ở trẻ em về việc sử dụng thuốc ức chế ACE.) Cả hai loại thuốc đều có thể được dùng như một liều duy nhất hàng ngày và dường như có hiệu quả như nhau. Thuốc ức chế ACE nên được sử dụng cho bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính hoặc bệnh tiểu đường vì những loại thuốc này cũng có thể bảo vệ thận. Thuốc CCB nên được sử dụng cho những cô gái đang trong thời kỳ kinh nguyệt nếu có nguy cơ mang thai vì các thuốc ức chế ACE và ARB có ảnh hưởng đáng kể đến thai nhi. CCB cũng không có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hoá học máu. Thuốc lợi tiểu thiazide đã được sử dụng để điều trị ban đầu, nhưng lượng muối ăn vào ở thanh thiếu niên thường quá cao nên hiếm khi có hiệu quả. Nếu điều trị ban đầu bằng một loại thuốc duy nhất không đạt được huyết áp mục tiêu, thì nên thêm một loại thuốc thứ hai. Nếu thuốc đầu tiên là thuốc ức chế ACE hoặc ARB, thuốc lợi tiểu thiazide đã được chứng minh là hoạt động tốt như thuốc thứ hai, nhưng thay vào đó có thể thêm CCB. Nếu thuốc đầu tiên là CCB, thuốc ức chế ACE hoặc ARB thường có tác dụng như thuốc thứ hai, nhưng nếu có nguy cơ mang thai, cần phải tránh các thuốc này và có thể thử dùng thuốc lợi tiểu thiazide hoặc thuốc khác. Nếu sử dụng thuốc lợi tiểu thiazide, thì chlorthalidone là loại lý tưởng để sử dụng vì có thể dùng thuốc này một lần mỗi ngày. Trừ những trường hợp đặc biệt, thuốc giãn mạch và thuốc chẹn alpha và beta là thuốc bước 3, nếu cần phải được sử dụng sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc cường adrenergic Các thuốc cường adrenergic bao gồm thuốc chủ vận alpha-2 trung ương, thuốc chẹn alpha-1 sau synap và thuốc chẹn adrenergic tác dụng ngoại vi (xem bảng Thuốc Adrenergic đường uống điều trị tăng huyết áp ở trẻ em). Thuốc chủ vận alpha-2 (ví dụ, clonidine) kích thích thụ thể alpha-2 - adrenergic ở thân não và làm giảm hoạt động thần kinh giao cảm, hạ HA. Bởi vì các thuốc này có tác dụng ở trung ương, nên chúng có nhiều khả năng gây buồn ngủ, hôn mê và trầm cảm hơn các thuốc hạ huyết áp khác; các thuốc này không còn được sử dụng rộng rãi. Clonidine có thể được bôi qua da mỗi tuần một lần dưới dạng miếng dán; do đó, nó có thể hữu ích cho những bệnh nhân không quen. Thuốc chẹn alpha-1 sau synap (ví dụ, prazosin, terazosin, doxazosin) không còn được sử dụng làm biện pháp điều trị chính cho tăng huyết áp vì bằng chứng cho thấy không làm giảm tỷ lệ tử vong. Bảng Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) Thuốc ức chế men chuyển (xem bảng Thuốc ức chế men angiotensin chuyển dạng uống cho bệnh tăng huyết áp ở trẻ em) làm giảm HA bằng cách can thiệp vào quá trình chuyển đổi angiotensin I thành angiotensin II và bằng cách ức chế sự phân huỷ của bradykinin, do đó làm giảm sức cản mạch ngoại vi mà không gây ra nhịp tim nhanh phản xạ. Những thuốc này làm giảm huyết áp ở nhiều bệnh nhân tăng huyết áp, bất kể hoạt tính của renin huyết tương. Vì những loại thuốc này bảo vệ thận, nên là những loại thuốc được lựa chọn cho bệnh nhân tiểu đường và cho trẻ em cao huyết áp với nhiều dạng rối loạn thận. Ho khan, gây khó chịu là tác dụng bất lợi thường gặp nhất (ít gặp ở trẻ em hơn nhiều so với bệnh nhân cao tuổi), nhưng phù mạch là nghiêm trọng nhất và nếu ảnh hưởng đến hầu họng, có thể gây tử vong. Phù mạch phổ biến nhất ở người da đen và những người hút thuốc lá. Các thuốc ức chế ACE có thể làm tăng nồng độ kali và creatinine huyết thanh, đặc biệt ở những bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính và những người dùng thuốc lợi tiểu giữ kali, các chế phẩm bổ sung kali hoặc NSAID. Thuốc ức chế ACE bị chống chỉ định trong thời kỳ mang thai và nên sử dụng thận trọng cho phụ nữ vị thành niên có nguy cơ mang thai. Ở những bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận gây rối loạn chức năng thận, nên kiểm tra nồng độ creatinin và kali huyết thanh trong vòng 2 đến 4 tuần kể từ khi bắt đầu điều trị. Nếu nồng độ đó tăng lên, thì nên theo dõi nồng độ đó ít nhất 3 đến 6 tháng một lần (thường xuyên hơn nếu mức tăng là đáng kể). Thuốc ức chế ACE có thể gây tổn thương thận cấp ở những bệnh nhân có giảm thể tích tuần hoàn, suy tim nặng, hẹp nặng động mạch thận 2 bên, hoặc nếu chỉ có một thận thì hẹp nặng động mạch thận cấp máu cho thận duy nhất đó. Thuốc lợi tiểu loại thiazide tăng cường hoạt tính hạ huyết áp của thuốc ức chế men chuyển hơn so với các nhóm thuốc hạ huyết áp khác. Spironolactone và eplerenone cũng xuất hiện để tăng cường tác dụng của các thuốc ức chế ACE. Bảng Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB) Thuốc ARB (xem bảng Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II đường uống (ARB) điều trị bệnh tăng huyết áp ở trẻ em) chặn thụ thể angiotensin II và do đó can thiệp vào hệ thống renin-angiotensin cũng như thuốc ức chế ACE. Thuốc ARB và thuốc ức chế ACE có hiệu quả tương đương với thuốc hạ huyết áp. ARB có thể có thêm các lợi ích khác nhờ vào việc chặn thụ thể ACE ở mô. Hai loại thuốc này có tác dụng tương tự ở bệnh nhân suy thất trái hoặc bệnh thận do tiểu đường và các loại bệnh thận khác. ARB không nên được sử dụng cùng với thuốc ức chế ACE. ARB có thể được bắt đầu một cách an toàn ở trẻ em và thanh thiếu niên bị suy giảm chức năng thận, nhưng nồng độ creatinin và kali cần được kiểm tra từ 1 đến 4 tuần nếu nồng độ tăng lên, thì nên theo dõi nồng độ đó ít nhất 3 đến 6 tháng một lần (thường xuyên hơn nếu mức tăng là đáng kể). Tỷ lệ bị các tác dụng bất lợi thấp; phù mạch có thể xảy ra nhưng ít hơn nhiều so với thuốc ức chế ACE. Thận trọng khi sử dụng ARB ở bệnh nhân tăng huyết áp mạch máu, giảm thể tích tuần hoàn và suy tim nặng cũng giống như đối với thuốc ức chế ACE (xem bảng Thuốc ức chế ACE trong điều trị bệnh tăng huyết áp ở trẻ em). ARB bị chống chỉ định trong thai kỳ và ở thanh thiếu niên có thể mang thai Bảng Thuốc chẹn kênh canxi (CCB) Thuốc chẹn kênh canxi (xem bảng Thuốc chẹn kênh canxi qua đường uống (CCB) trong điều trị tăng huyết áp ở trẻ em) là thuốc giãn mạch ngoại vi và giảm HA bằng cách giảm tổng sức cản mạch ngoại vi (TPR); đôi khi chúng gây ra nhịp tim nhanh phản xạ, nhưng những loại thuốc này có ảnh hưởng trực tiếp tối thiểu đến tim. Bảng Thuốc lợi tiểu thiazide Ngoài các tác dụng hạ huyết áp khác, thuốc lợi tiểu thiazide (xem bảng Thuốc lợi tiểu thiazide uống cho bệnh tăng huyết áp ở trẻ em) gây giãn mạch một lượng nhỏ miễn là thể tích nội mạch vẫn bình thường. Tất cả các thiazide đều có hiệu quả như nhau với liều lượng tương đương. Thuốc lợi tiểu thiazide làm mất kali, vì vậy cần theo dõi kali huyết thanh cho đến khi mức ổn định. Trừ khi kali huyết thanh bình thường, đóng các kênh kali trên thành động mạch và co thắt mạch máu gây khó khăn cho việc đạt được huyết áp mục tiêu. Bệnh nhân có nồng độ kali < 3,5 mEq / L (< 3,5 mmol / L) được bổ sung kali hoặc được hướng dẫn về những thay đổi chế độ ăn uống có thể làm tăng lượng kali. Hạ kali máu ít gặp ở trẻ cao huyết áp, trong đó thiazide thường được kết hợp với thuốc ức chế men chuyển (ACE) hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB), có xu hướng làm tăng nồng độ kali. Ở hầu hết bệnh nhân đái tháo đường, thuốc lợi tiểu thiazid không ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh. Một số ít trường hợp, thuốc lợi tiểu có thể làm kết tủa các chất chuyển hoá, làm tăng nặng hơn bệnh đái tháo đường type 2 ở những bệnh nhân có kèm theo các hội chứng rối loạn chuyển hoá. Bảng Thuốc giãn mạch Thuốc giãn mạch trực tiếp, bao gồm minoxidil và hydralazine (xem bảng Thuốc giãn mạch dùng đường uống trong điều trị tăng huyết áp ở trẻ em), tác dụng trực tiếp trên mạch máu, độc lập với hệ thần kinh thực vật. Minoxidil có tác dụng mạnh hơn hydralazine nhưng có nhiều tác dụng bất lợi hơn, bao gồm giữ natri và nước và chứng ho ra máu. Minoxidil nên được dành riêng cho những trường hợp tăng huyết áp nặng, khó chữa. Hydralazine được sử dụng cho phụ nữ có thai (ví dụ, đối với tiền sản giật) như là thuốc hạ áp bổ sung. Hydralazine liều cao, kéo dài (> 300 mg / ngày) có liên quan đến hội chứng lupus do thuốc, sẽ khỏi khi ngừng thuốc. Nói chung, việc điều trị bằng thuốc nên bắt đầu với một loại thuốc ở đầu thấp của dãy liều và tăng lên 1 đến 4 tuần một lần cho đến khi huyết áp được kiểm soát, khi đạt đến đầu cao của dãy liều, hoặc các tác dụng bất lợi phát sinh ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc. Tại thời điểm đó, nếu chưa đạt được mục tiêu huyết áp, một loại thuốc thứ hai có thể được thêm vào và chuẩn độ như với loại thuốc ban đầu. Động mạch chủ hai lá van Theo Lee B. Beerman, MD, Children 's Hospital of Pittsburgh of the University of Pittsburgh School of Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg4 2023 Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Thông tin thêm Hở van động mạch chủ hai lá là sự hiện diện của chỉ hai (chứ không phải là ba) van bình thường. Các triệu chứng và dấu hiệu của van động mạch chủ hai lá Trẻ em có van động mạch chủ hai lá có thể không có triệu chứng nếu có ít hoặc không có rối loạn chức năng van. Các triệu chứng phụ thuộc vào loại biến chứng và có thể bao gồm sốt trong viêm nội tâm mạc nhiễm trùng hoặc khó thở, mệt mỏi, ngất, đánh trống ngực, và không dung nạp được do hẹp van tim. Thăm khám phát hiện tiếng click tâm thu sớm, tiếng thổi tâm thu, và nếu có hở van động mạch chủ thì tiếng thổi tâm trương giảm dần. Chẩn đoán van động mạch chủ hai lá Khám thực thể Siêu âm tim Chẩn đoán dựa vào khám lâm sàng và siêu âm tim. Khám thực thể thường cho thấy tiếng tống máu tâm thu sớm nổi bật (tiếng tách) ở đỉnh và đáy tim. Dấu hiệu này thường nghe rõ nhất khi bệnh nhân đang ngồi; người khám nghe ở đỉnh tim để tìm tiếng tách ngay sau tiếng tim đầu tiên (S 1), mô phỏng tiếng tách rõ ràng của S 1. Van động mạch chủ hai lá là bất thường tim mạch bẩm sinh phổ biến nhất. Có thể có tiếng thổi tâm thu ở đáy tim do hẹp động mạch chủ hoặc tiếng thổi tâm trương âm cao nếu có hở van động mạch chủ. Siêu âm tim cho thấy hình ảnh đặc trưng của sự kết hợp của hai trong số ba lá van động mạch chủ. Sự kết hợp của các lá vành phải và vành trái là hình thái phổ biến nhất. Trẻ em có sự kết hợp của các lá vành phải và không có vành có nhiều khả năng có sự tiến triển của rối loạn chức năng van và cần can thiệp trong thời gian trẻ. Điều trị van động mạch chủ hai lá Bóng bay giãn nở hoặc phẫu thuật sửa chữa Điều trị van động mạch chủ hai lá được chỉ định nếu có rối loạn chức năng van nghiêm trọng và nếu có triệu chứng. Điều trị bao gồm nong bóng hoặc phẫu thuật sửa van. Van hở được điều trị bằng phẫu thuật. Thay động mạch chủ lên hoặc gốc động mạch chủ có thể được chỉ định nếu có giãn nhiều hoặc giãn tiến triển ở các cấu trúc đó. Nó xảy ở 0,5 đến 2% trẻ sống (1). Bệnh nhân có van động mạch chủ hai lá có xu hướng phát triển viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, hở van động mạch chủ, và / hoặc hẹp động mạch chủ. Van động mạch chủ hai lá cũng có thể đi kèm với giãn gốc động mạch chủ hoặc động mạch chủ lên và có hẹp eo động mạch chủ. Có một khuynh hướng di truyền đối với van động mạch chủ hai lá, với tỷ lệ gia đình được báo cáo là 9%, vì vậy những người cùng huyết thống cấp một của bệnh nhân có van động mạch chủ hai lá cần phải được siêu âm tim sàng lọc. Nhận biết van hai lá, ngay cả ở bệnh nhân có chức năng van bình thường, rất quan trọng cho mục đích theo dõi vì mức độ liên quan của van hai lá với bệnh lý động mạch chủ dẫn đến hình thành giãn hoặc phình gốc động mạch chủ hoặc động mạch chủ lên tiến triển. Nhiễm glucose niệu ở thận (Glycose niệu) Theo L. Aimee Hechanova, MD, Texas Tech University Health Sciences Center, El Paso Đánh giá về mặt y tế Thg5 2022 Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Glucose niệu là tình trạng có glucose trong nước tiểu không kèm tăng glucose máu do nguyên nhân mắc phải hoặc do di truyền, khiếm khuyết nguyên phát ở hệ thống vận chuyển glucose hoặc xuất hiện với các bệnh lý ống thận khác. Với những dấu hiệu này, cần tìm kiếm các khiếm khuyết vận chuyển khác ngoài glucose niệu. Chẩn đoán glucose niệu do thận Xét nghiệm nước tiểu Rối loạn này thường được ghi nhận ban đầu trên phân tích nước tiểu thường quy, và được định nghĩa là glucos niệu khi không có tăng glucose huyết (glucose huyết thanh < 140 mg / dL). Một số chuyên gia yêu cầu phải có kết quả bình thường khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán. Điều trị glucos niệu do thận Không cần điều trị Glucose niệu nguyên phát lành tính và không cần điều trị. Glucose niệu là sự bài tiết glucose trong nước tiểu khi có nồng độ glucose huyết tương bình thường. Glucose niệu có thể do di truyền. Thể này thường do giảm tối đa sự vận chuyển glucose (tốc độ tối đa mà glucose có thể được tái hấp thu) và hậu quả là thoát glucose trong nước tiểu. Bệnh lý di truyền thường di truyền gen lặn nhiễm sắc thể thường không hoàn toàn (dị hợp tử có glucose niệu ít nhất). Glucose niệu có thể xảy ra mà không có bất kỳ bất thường khác về chức năng thận hoặc là một phần của bất thường chức năng ống lượn gần (Hội chứng Fanconi). Nó cũng có thể xảy ra với các bệnh hệ thống khác nhau, bao gồm cystinosis, bệnh Wilson, tyrosine máu di truyền và hội chứng mắt não thận (hội chứng Lowe). Các triệu chứng và dấu hiệu của glucose niệu do thận Glucose niệu không có triệu chứng và không có di chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu có một bất thường liên quan tới chức năng ống lượn gần, các triệu chứng và dấu hiệu có thể bao gồm bệnh còi xương giảm phospho máu, suy giảm thể tích, tầm vóc thấp, giảm trương lực cơ và những thay đổi ở mắt như đục thuỷ tinh thể hoặc tăng nhãn áp (hội chứng mắt não thận) hoặc các vòng Kayser-Fleischer (hội chứng Wilson). Đái máu đơn độc Theo Geetha Maddukuri, MD, Saint Louis University Đánh giá về mặt y tế Thg12 2022 Sinh lý bệnh Căn nguyên Đánh giá Điều trị Những điểm chính Nguồn chủ đề Một số nguyên nhân phổ biến... Đái máu là tình trạng có hồng cầu (RBCs) trong nước tiểu, đặc biệt > 3 tế bào hồng cầu trên mỗi vi trường có độ phóng đại cao ở mẫu nước tiểu xét nghiệm. Các nguyên nhân cụ thể nhất khác nhau đôi chút theo độ tuổi, nhưng phổ biến nhất là Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) Viêm tuyến tiền liệt Sỏi tiết niệu (ở người trưởng thành) Các bất thường giải phẫu bẩm sinh hoặc mắc phải Ung thư Tập luyện mạnh có thể gây đái máu thoáng qua. Ung thư và bệnh tuyến tiền liệt là một mối quan tâm chủ yếu ở bệnh nhân > 50, mặc dù vậy các bệnh nhân trẻ hơn có các yếu tố nguy cơ có thể bị ung thư. Bệnh lý cầu thận có thể là nguyên nhân ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý cầu thận có thể đại diện là bệnh cầu thận nguyên phát (mắc phải hoặc di truyền) hoặc là thứ phát do nhiều nguyên nhân, bao gồm nhiễm trùng (ví dụ, nhiễm trùng liên cầu tan huyết beta), bệnh lý mô liên kết và viêm mạch (ví dụ, lupus ban đỏ hệ thống [SLE] ở mọi lứa tuổi, viêm mạch liên quan với Ig A ban xuất huyết Schönlein - Henoch ở trẻ em, và các bệnh lý huyết học (ví dụ, cryoglobulin máu hỗn hợp, bệnh huyết thanh). Trên thế giới, viêm thận IgA là dạng viêm cầu thận phổ biến nhất. Bệnh màng đáy và bệnh thận IgA nhẹ có thể gây đái máu đơn thuần; tuy nhiên, hầu hết các nguyên nhân cầu thận khác của đái máu đều kèm theo protein niệu. Schistosoma haematobium - sán máng, một loại sán ký sinh gây bệnh nghiêm trọng ở châu Phi (mức độ nghiêm trọng thấp hơn ở Ấn Độ và một phần của Trung Đông) có thể xâm nhập vào đường tiết niệu, gây ra tiểu máu. Schistosomiasis chỉ được xem xét nếu người bệnh đã từng đi vào vùng dịch tễ. Mycobacterium tuberculosis - lao cũng có thể nhiễm vào đường niệu cao hoặc thấp và gây ra đái máu, đôi khi có thể gây ra hẹp niệu đạo. Các nguyên nhân gây tiểu máu bao gồm Dụng cụ hoặc thủ thuật đường tiết niệu (ví dụ: đặt ống thông Foley, sinh thiết tuyến tiền liệt hoặc thận, tán sỏi) Viêm bàng quang sau xạ trị Viêm bàng quang xuất huyết do thuốc Nguyên nhân mạch máu – hiếm gặp (ví dụ: nhồi máu thận, thuyên tắc tĩnh mạch thận, dị dạng động-tĩnh mạch thận) Bảng Đánh giá đái máu đơn thuần Tiền sử Tiền sử của bệnh hiện tại bao gồm đặc điểm thời gian tiểu máu hiện nay và các đợt tiểu máu trước đó. Nước tiểu có thể có màu đỏ, màu máu, hoặc màu giống nước cola (xuất hiện khi đái máu đại thể với quá trình oxi hoá máu bị ứ đọng lại trong bàng quang) hoặc nước tiểu không bị đổi màu rõ rệt (đái máu vi thể). Các triệu chứng tắc nghẽn đường niệu (ví dụ như đái không hết bãi, tiểu đêm, khó khăn khi bắt đầu đi tiểu hoặc khi dừng tiểu lại) và các triệu chứng kích thích (tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu buốt rắt) nên được chú ý. Bệnh nhân cần được hỏi xem có đau hay không, vị trí và mức độ của đau và hỏi họ liệu xem đã từng luyện tập thể lực gắng sức không. Xem xét hệ thống nên tìm kiếm các triệu chứng của các nguyên nhân có thể xảy ra, bao gồm đau khớp và phát ban (rối loạn mô liên kết), mất thính giác hoặc các biểu hiện ở mắt (viêm thận di truyền, còn gọi là hội chứng Alport). Sự xuất hiện triệu chứng sốt, ra mồ hôi ban đêm hoặc sụt cân cũng cần lưu ý. Tiền sử bệnh trước đây nên bao gồm các câu hỏi về bất kỳ trường hợp nhiễm trùng nào gần đây, đặc biệt là đau họng có thể chỉ ra nhiễm trùng liên cầu tan huyết beta nhóm A. Các tình trạng được biết là gây chảy máu đường tiết niệu (đặc biệt là sỏi thận, bệnh hồng cầu hình liềm hoặc thể nhẹ của bệnh hồng cầu hình liềm và bệnh cầu thận) nên được tìm kiếm, cùng với bất kỳ tiền sử dị tật đường tiết niệu bẩm sinh nào. Ngoài ra, cần xác định các tình trạng dẫn đến rối loạn cầu thận, chẳng hạn như rối loạn mô liên kết (đặc biệt là lupus ban đỏ hệ thống [SLE] và viêm khớp dạng thấp), viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng shunt và áp xe bụng. Các yếu tố nguy cơ ung thư niệu dục (GU) cần được xác định, bao gồm hút thuốc (đáng kể nhất) thuốc (ví dụ như cyclophosphamide, phenacetin) và tiếp xúc với các hoá chất công nghiệp (ví dụ nitrat, nitrilotriacetate, nitrit, trichloroethylene). Tiền sử gia đình nên xác định các bệnh như: bệnh thận đa nang, bệnh lý cầu thận, hoặc ung thư niệu dục. Bệnh nhân cần được hỏi về việc đi đến các khu vực nơi lưu hành bệnh sán máng, và đánh giá các yếu tố nguy cơ mắc lao. Đái máu đơn độc là tình trạng chỉ có RBCs mà không có các bất thường khác trong nước tiểu (ví dụ: protein niệu, trụ niệu). Tiền sử dùng thuốc nên lưu ý các thuốc chống đông, thuốc chống ngưng tập tiểu cầu (mặc dù việc sử dụng các thuốc kháng đông có kiểm soát không gây ra tiểu máu) và thuốc giảm đau. Khám thực thể Các dấu hiệu sinh tồn cần được đánh giá như sốt và tăng huyết áp. Nghe tim phát hiện tiếng thổi (gợi ý viêm nội tâm mạc). Sờ nắn để phát hiện khối trong ổ bụng; vỗ hông lưng để đánh giá hai thận. Ở nam giới, nên thăm trực tràng để kiểm tra kích thước, các nhân, và mật độ của tuyến tiền liệt. Khám vùng đầu mặt để phát hiện dấu hiệu của phù (gợi ý bệnh lý cầu thận), và khám da phát hiện các ban da (gợi ý viêm mạch, SLE, hoặc là IgA liên quan viêm mạch). Các dấu hiệu cảnh báo Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt: Đái máu đại thể và protein niệu cùng xuất hiện Đái máu vi thể dai dẳng, đặc biệt ở bệnh nhân lớn tuổi > 50 tuổi Tăng huyết áp và phù Các triệu chứng toàn thân (ví dụ: sốt, ra mồ hôi ban đêm, sụt cân) Giải thích các dấu hiệu Biểu hiện lâm sàng của các nguyên nhân khác nhau chồng lấp lên nhau, do đó cần phải có xét nhiệm nước tiểu và các xét nghiệm máu hỗ trợ. Dựa vào các kết quả trên, chẩn đoán hình ảnh có thể được yêu cầu sau đó. Tuy nhiên, một số dấu hiệu lâm sàng cung cấp các thông tin hữu ích (Xem bảng: Một số nguyên nhân thường gặp của đái máu). Đái ra máu cục giúp loại trừ bệnh lý cầu thận. Nước tiểu đỏ không phải lúc nào cũng là do có RBCs. Bệnh lý cầu thận thường kèm theo phù, tăng huyết áp, hoặc cả hai; các triệu chứng này có thể xuất hiện sau một nhiễm trùng (đặc biệt là nhiễm trùng liên cầu tan huyết nhóm A ở trẻ em). Sỏi tiết niệu thường đau dữ dội, đau quặn thắt. Đỡ đau hơn nhưng đau liên tục có thể là kết quả của nhiễm trùng, ung thư, bệnh thận đa nang, viêm cầu thận, và hội chứng đái máu đau hông lưng - Loin pain hematuria syndrome. Các triệu chứng kích thích đường niệu gợi ý có thể viêm bàng quang hoặcviêm tiền liệt tuyến nhưng có thể đi cùng với một số loại ung thư (chủ yếu là ung thư bàng quang và tuyến tiền liệt). Các triệu chứng tắc nghẽn khi tiểu tiện thường gợi ý bệnh tiền liệt tuyến. Một khối trong ổ bụng gợi ý bệnh thận đa nang hoặc ung thư tế bào thận. Tiền sử gia đình bị viêm thận, bệnh hồng cầu hình liềm hoặc mang gen đột biến bệnh hồng cầu hình liềm, hoặc bệnh thận đa nang gợi ý như là một nguyên nhân. Du lịch đến Châu Phi, Trung Đông, hoặc Ấn Độ cho thấy khả năng mắc bệnh sán máng. Các triệu chứng toàn thân (ví dụ như sốt, ra mồ hôi vào ban đêm, sụt cân) có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư hoặc nhiễm trùng bán cấp (ví dụ bệnh lao) hoặc bệnh tự miễn (Bệnh lý mô liên kết). Mặt khác, một số phát hiện hay gặp (ví dụ tuyến tiền liệt to, dùng thuốc chống đông máu quá mức), mặc dù các nguyên nhân đó có thể gây ra tiểu máu tiềm tàng, không nên được coi là nguyên nhân mà không cần đánh giá thêm nguyên nhân khác. Sự đổi màu nước tiểu thành màu đỏ hoặc nâu đỏ có thể là kết quả của những nguyên nhân sau: Hemoglobin hoặc myoglobin trong nước tiểu Bệnh Porphyria (hầu hết các thể) Thực phẩm (ví dụ, củ cải đường đỏ, đại hoàng, đôi khi màu thực phẩm) Thuốc (phổ biến nhất là phenazopyridine, nhưng đôi khi là trà thảo mộc cascara, diphenylhydantoin, methyldopa, phenacetin, phenindione, phenolphthalein, phenothiazine, và phan tả diệp) Sinh lý bệnh của đái máu đơn thuần RBCs có thể đi vào nước tiểu từ bất cứ nơi nào dọc theo đường niệu - từ thận, hệ thống ống góp và niệu quản, tuyến tiền liệt, bàng quang và niệu đạo. Xét nghiệm Trước khi làm xét nghiệm khác, phải chắc chắn đái máu là thực sự và cần được phân biệt với nước tiểu đỏ bằng xét nghiệm phân tích nước tiểu. Ở phụ nữ bị chảy máu âm đạo, cần lấy mẫu nước tiểu qua ống thông tiểu để tránh bị nhiễm bẩn. Nước tiểu màu đỏ mà không có hồng cầu gợi ý do myoglobin niệu hoặc hemoglobin niệu, bệnh porphyria, hoặc dùng một số loại thuốc hoặc do màu thực phẩm. Nói chung đái máu cần được xác nhận bằng xét nghiệm mẫu nước tiểu thứ 2. Sự xuất hiện của trụ, protein, hoặc các hồng cầu biến dạng về hình thái (có hình dạng bất thường, với màng hồng cầu có gai nhỏ, nhăn nheo gấp nếp, và có các bóng tròn) gợi ý một bệnh lý cầu thận. Bạch cầu niệu hoặc vi khuẩn gợi ý nguyên nhân nhiễm trùng. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân viêm bàng quang vì xét nghiệm nước tiểu cho thấy có nhiều hồng cầu, nên việc nuôi cấy nước tiểu cần được thực hiện. Điều trị bằng kháng sinh khi kết quả nuôi cấy dương tính. Nếu đái máu được giải quyết sau khi điều trị và không có các triệu chứng khác, không cần phải đánh giá thêm đối với bệnh nhân < 50 tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Nếu bệnh nhân < 35 (bao gồm cả trẻ em) chỉ có đái máu vi thể và không có kết quả xét nghiệm nước tiểu gợi ý bệnh lý cầu thận, không biểu hiện lâm sàng gợi ý nguyên nhân, không có yếu tố nguy cơ ung thư và một nguyên nhân lành tính đã được xác định (ví dụ: nhiễm trùng, chấn thương nhẹ), có thể được theo dõi bằng cách phân tích nước tiểu 6 đến 12 tháng một lần. Ở nữ giới, chảy máu tử cung bình thường hoặc bất thường có thể bị chẩn đoán nhầm là đái máu. Nếu nguyên nhân lành tính không rõ ràng hoặc đái máu là dai dẳng, xét nghiệm được chỉ định (1), bắt đầu bằng siêu âm hoặc CT có cản quang, đôi khi tiếp theo là nội soi bàng quang. Bệnh nhân < 50 tuổi có đái máu đại thể hoặc có triệu chứng toàn thân không rõ nguyên nhân cần phải có siêu âm hoặc chụp CT ổ bụng và khung chậu. Nếu nước tiểu hoặc các dấu hiệu lâm sàng gợi ý bệnh cầu thận, chức năng thận được đánh giá bằng cách đo nitơ urê máu, creatinine huyết thanh và chất điện giải; làm phần tích nước tiểu; và định kỳ xác định tỷ lệ protein / creatinine trong nước tiểu. Đánh giá thêm bệnh lý cầu thận có thể cần phải xét nghiệm huyết thanh học, sinh thiết thận hoặc cả hai. Tất cả bệnh nhân ≥ 35 tuổi cần phải có soi bàng quang, cũng như những bệnh nhân < 35 tuổi nhưng có các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư hoặc các triệu chứng toàn thân (1). Căn nguyên của đái máu đơn thuần Hầu hết các trường hợp đều là đái máu vi thể thoáng qua, tình trạng này sẽ tự hết và là tự phát. Xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm cặn nước tiểu giúp phân biệt bệnh lý cầu thận với các nguyên nhân ngoài cầu thận. Nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng tăng lên cùng với tuổ tác, thời gian và mức độ đái máu. Soi bàng quang và kiểm tra chẩn đoán hình ảnh là cần thiết cho những bệnh nhân > 35 tuổi hoặc những bệnh nhân trẻ tuổi có triệu chứng toàn thân hoặc các yếu tố nguy cơ ung thư. Đái máu vi thể thoáng qua thường thấy ở trẻ em, biểu hiện ở trên 5% mẫu nước tiểu của các cháu. Áp xe não Theo John E. Greenlee, MD, University of Utah Health Đánh giá về mặt y tế Thg3 2022 Căn nguyên Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Những điểm chính Nguồn chủ đề Áp xe tiểu não Áp xe não là sự tích tụ mủ trong nhu mô não. Enterobacteriaceae có thể được phân lập trong viêm tai mạn tính. Sau khi bị viêm tai giữa mưng mủ mạn tính, vi khuẩn kỵ khí, liên cầu và vi khuẩn gram âm là những nguyên nhân phổ biến. Nấm (ví dụ, Aspergillus) và động vật đơn bào (ví dụ, Toxoplasma gondii, đặc biệt ở những bệnh nhân nhiễm HIV) có thể gây áp xe. Các triệu chứng và dấu hiệu của áp xe não Các triệu chứng do tăng áp lực nội sọ, hiệu ứng khối và đôi khi chấn thương sọ não. Bệnh cảnh kinh điển bao gồm đau đầu, buồn nôn, nôn vọt, mệt mỏi, co giật, thay đổi tính cách, phù gai và thiếu sót thần kinh khu trú tiến triển qua nhiều ngày đến vài tuần lễ; tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, các biểu hiện này rất kín đáo hoặc không có cho đến cuối đợt tiến triển lâm sàng. Sốt, ớn lạnh và tăng bạch cầu có thể phát triển trước khi nhiễm trùng được tạo bao, nhưng các dấu hiệu này có thể không xuất hiện khi có biểu hiện, giảm dần theo thời gian hoặc không phát triển. Chẩn đoán áp xe não MRI có thuốc đối quang hoặc, nếu không có, chụp CT có thuốc cản quang Khi các triệu chứng gợi ý áp xe, chụp MRI có thuốc đối quang từ với chuỗi xung khuếch tán hoặc, nếu không có, thì chụp CT có thuốc cản quang. Khối này có thể khó phân biệt được với u não hoặc ổ nhồi máu não; có thể chọc hút dưới hướng dẫn của CT, nuôi cấy, phẫu thuật cắt bỏ, hoặc phối hợp các phương pháp. Nuôi cấy mủ được hút từ ổ áp xe có thể giúp lựa chọn kháng sinh phù hợp để điều trị áp xe. Tuy nhiên, không nên trì hoãn điều trị kháng sinh để chờ đợi kết quả nuôi cấy. Các triệu chứng có thể bao gồm đau đầu, mệt mỏi, sốt và dấu hiệu thần kinh khu trú. Không nên chọc dịch tuỷ sống vì nó có thể làm thoát vị qua lều vì kết quả dịch não tuỷ (CSF) không đặc hiệu (xem bảng Bất thường dịch não tuỷ trong các rối loạn). Điều trị áp xe não Kháng sinh (ban đầu dùng cefotaxime hoặc ceftriaxone, cùng với metronidazole đối với loài Bacteroides hoặc cộng với vancomycin đối với Staphylococcus aureus dựa theo nghi ngờ lâm sàng, sau đó theo hướng dẫn của nuôi cấy và các xét nghiệm nhạy cảm) Thường là hút mủ dưới hướng dẫn của CT hoặc phẫu thuật dẫn lưu Đôi khi dùng corticosteroid, thuốc chống co giật, hoặc cả hai Tất cả các bệnh nhân được điều trị kháng sinh trong ít nhất 4 đến 8 tuần. Kháng sinh theo kinh nghiệm ban đầu bao gồm một trong những loại sau: Cefotaxime 2 g đường tĩnh mạch, 4 giờ một lần Ceftriaxone 2 g đường tĩnh mạch, 12 giờ một lần Cả hai đều có hiệu quả chống lại streptococci, Enterobacteriaceae, và hầu hết các vi khuẩn kỵ khí nhưng không chống lại Bacteroides fragilis. Nếu bác sĩ lâm sàng nghi ngờ các loài Bacteroides (như trong viêm xoang hoặc viêm tai giữa mạn tính), metronidazole 15 mg / kg (liều tấn công), sau đó 7,5 mg / kg đường tĩnh mạch, 6 giờ một lần cũng cần phải sử dụng. Nếu nghi ngờ S. aureus (ví dụ, sau chấn thương sọ não hoặc phẫu thuật thần kinh hoặc trong viêm nội tâm mạc), vancomycin 1 g, 12 giờ một lần được sử dụng (cùng với cefotaxime hoặc ceftriaxone) cho đến khi xác định được nhạy cảm với nafcillin (2 g, 4 giờ một lần). Đáp ứng với thuốc kháng sinh được theo dõi tốt nhất bằng chụp MRI hoặc CT nhiều lần. Dẫn lưu (phẫu thuật định vị dưới hướng dẫn của CT hoặc phẫu thuật mở) là liệu pháp điều trị tối ưu và cần thiết cho hầu hết cácloại áp xe đơn độc và có thể phẫu thuật, đặc biệt là các ổ áp xe có đường kính > 2 cm. Nếu ổ áp xe có đường kính < 2 cm, có thể thử dùng kháng sinh đơn trị liệu, nhưng sau đó phải theo dõi ổ áp xe bằng MRI hoặc CT theo tuần tự thường xuyên (ban đầu thường là 2 đến 3 ngày một lần); nếu ổ áp xe to ra sau khi điều trị bằng kháng sinh, phẫu thuật dẫn lưu sẽ được chỉ định. Bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ (được đánh giá bằng các dấu hiệu và phát hiện trên chẩn đoán hình ảnh thần kinh) có thể được hưởng lợi từ một đợt điều trị ngắn hạn bằng corticosteroid liều cao (dexamethasone 10 mg đường tĩnh mạch một lần, sau đó 4 mg đường tĩnh mạch, 6 giờ một lần trong 3 hoặc 4 ngày). Thuốc chống co giật thường được sử dụng để ngăn ngừa co giật. Tỷ lệ hồi phục phụ thuộc vào mức độ thành công của điều trị ổ áp xe và tình trạng miễn dịch của bệnh nhân. Chẩn đoán bằng MRI hoặc CT có tiêm thuốc cản quang. Nếu bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch (ví dụ, bệnh nhân nhiễm HIV không kiểm soát được) bị áp xe do Toxoplasma gondii hoặc nấm, họ có thể phải dùng thuốc kháng sinh suốt đời. Những điểm chính Áp xe não có thể do sự lan toả ổ viêm trực tiếp (ví dụ như viêm xương chũm, viêm tuỷ xương, viêm xoang, viêm mủ dưới màng cứng), vết thương xuyên thấu (bao gồm cả phẫu thuật thần kinh), hoặc lan toả theo đường máu. Đau đầu, buồn nôn, nôn vọt, hôn mê, co giật, thay đổi nhân cách, phù gai thị và thiếu sót thần kinh khu trú tiến triển qua nhiều ngày đến nhiều tuần; có thể không sốt trong thời gian bị bệnh. Chụp MRI có tiêm thuốc đối quang từ hoặc, nếu không có, chụp CT có thuốc cản quang. Điều trị tất cả các áp xe não bằng thuốc kháng sinh (thường là ceftriaxone hoặc cefotaxime kết hợp với metronidazole nếu thầy thuốc lâm sàng nghi ngờ các loài Bacteroides hoặc cộng với vancomycin nếu họ nghi ngờ S. aureus), nối tiếp chọc hút mủ định vị dưới hướng dẫn của CT hoặc phẫu thuật dẫn lưu. Nếu ổ áp xe có đường kính < 2 cm có thể điều trị bằng kháng sinh đơn thuần nhưng sau đó phải theo dõi sát bằng MRI hoặc CT; Nếu ổ áp xe to ra sau khi điều trị bằng kháng sinh, phẫu thuật dẫn lưu sẽ được chỉ định. Điều trị là bằng kháng sinh và thường hút mủ dưới hướng dẫn của CT hoặc phẫu thuật dẫn lưu. Ổ áp xe hình thành khi một khu vực viêm trong não hoại tử được bao bọc bởi các tế bào thần kinh đệm và nguyên bào sợi. Phù nề quanh ổ áp xe có thể làm tăng áp lực nội sọ. Căn nguyên của áp xe não Áp xe não có thể do Nhiễm trùng trực tiếp từ các ổ viêm qua xương sọ (ví dụ như viêm tuỷ xương, viêm xương chũm, viêm xoang, viêm mủ dưới màng cứng) Vết thương xuyên sọ (bao gồm cả thủ thuật phẫu thuật thần kinh) Sự lây lan qua đường máu (ví dụ, trong viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, bệnh tim bẩm sinh với đường dò từ phải sang trái, hoặc lạm dụng ma tuý đường tĩnh mạch) Nguyên nhân không rõ Các vi khuẩn có liên quan thường là kỵ khí và đôi khi hỗn hợp, thường bao gồm các vi khuẩn kỵ khí như Bacteroides và streptococci. Tụ cầu thường liên quan đến chấn thương sọ, phẫu thuật thần kinh, hoặc viêm nội tâm mạc. Bảng Bệnh kháng thể kháng màng đáy cầu thận. Bệnh kháng thể kháng màng đáy cầu thận (GBM) là viêm cầu thận tự miễn và chiếm tới 10% số trường hợp RPGN. Bệnh có thể khởi phát khi tiếp xúc các tác nhân đường hô hấp (ví dụ, khói thuốc lá, nhiễm virus đường hô hấp trên) hoặc một số yếu tố kích thích khác tiếp xúc với collagen mao mạch phế nang kích thích sự hình thành kháng thể kháng collagen. Các kháng thể kháng collagen phản ứng chéo với màng đáy cầu thận, cố định bổ thể và kích hoạt đáp ứng viêm qua trung gian tế bào ở thận cũng như ở phổi. Thuật ngữ hội chứng Goodpasture dùng để chỉ sự kết hợp của viêm cầu thận và xuất huyết phế nang với sự có mặt của kháng thể kháng màng đáy cầu thận. Viêm cầu thận không kèm xuất huyết phế nang với sự có mặt của kháng thể kháng màng đáy cầu thận gọi là viêm cầu thận có kháng thể kháng màng đáy cầu thận. Nhuộm miễn dịch huỳnh quang mô sinh thiết thận cho thấy sự lắng đọng IgG thành chuỗi dài. Nhuộm miễn dịch huỳnh quang cho thấy các lắng đọng miễn dịch hạt không đặc hiệu. Tình trạng này chiếm đến 40% các trường hợp RPGN. Sinh bệnh học hiện chưa được biết rõ. RPGN không lắng đọng phức hợp miễn dịch RPGN không lắng đọng phức hợp miễn dịch được phân biệt bởi sự vắng mặt của phức hợp miễn dịch hoặc sự lắng đọng bổ thể trên nhuộm miễn dịch huỳnh quang. Nó chiếm đến 50% các trường hợp RPGN. Hầu hết các bệnh nhân có tăng kháng thể kháng bào tương của bạch cầu đa nhân trung tính (ANCAs, thường là antiproteinase 3 - ANCA hoặc myeloperoxidase-ANCA) và viêm mạch hệ thống. Bệnh kháng thể đôi Bệnh kháng thể đôi xuất hiện với sự có mặt của các kháng thể kháng GBM và kháng thể ANCA. Chúng bao gồm các bệnh nhân với một trong những dấu hiệu sau: Các phức hợp miễn dịch nhưng không có nguyên nhân rõ ràng như nhiễm trùng, bệnh mô liên kết hoặc bệnh cầu thận Các biểu hiện của không lắng đọng phức hợp miễn dịch nhưng không có kháng thể ANCA. Triệu chứng và Dấu hiệu Các triệu chứng thường âm thầm gồm yếu mệt, mệt mỏi, sốt, buồn nôn, nôn ói, chán ăn, đau khớp và đau bụng. Một số bệnh nhân xuất hiện triệu chứng tương tự như viêm cầu thận sau nhiễm trùng với đái máu khởi phát đột ngột. Khoảng 50% bệnh nhân có phù và có tiền sử mắc bệnh giống cúm cấp tính trong vòng 4 tuần khi bắt đầu khởi phát suy thận, tiếp theo sau là thiểu niệu nặng. Hội chứng thận hư gặp ở 10 đến 30% bệnh nhân. Tăng huyết áp không phổ biến và hiếm khi nặng. Bệnh nhân có kháng thể kháng màng đáy cầu thận có thể chảy máu phổi, có thể biểu hiện bằng chứng ho ra máu hoặc chỉ phát hiện được bằng các dấu hiệu thâm nhiễm phế nang lan toả trên phim x-quang ngực (hội chứng phổi thận hoặc hội chứng xuất huyết phế nang lan toả). Chẩn đoán Suy thận tiến triển trong vài tuần đến vài tháng Biểu hiện cặn nước tiểu trong viêm thận Xét nghiệm huyết thanh học Nồng độ bổ thể trong huyết thanh Sinh thiết thận Chẩn đoán được nghĩ đến ở bệnh nhân tổn thương thận cấp có đái máu và hồng cầu biến dạng hoặc trụ niệu. Xét nghiệm bao gồm creatinin huyết thanh, xét nghiệm nước tiểu, công thức máu, xét nghiệm huyết thanh học và sinh thiết thận. Chẩn đoán thường dựa vào xét nghiệm huyết thanh học và sinh thiết thận. Creatinine huyết thanh thường luôn tăng. Xét nghiệm nước tiểu cho thấy đái máu luôn có và trụ hồng cầu thường có mặt. Cặn niệu (ví dụ, cặn niệu có nhiều thành phần, bao gồm bạch cầu, hồng cầu biến dạng và trụ bạch cầu, trụ hồng cầu, trụ hạt, trụ sáp và trụ rộng). Trên công thức máu, thường có thiếu máu và tăng bạch cầu. Xét nghiệm huyết thanh học nên bao gồm các xét nghiệm kháng thể kháng màng đáy cầu thận (bệnh kháng thể kháng màng đáy cầu thận); kháng thể kháng streptolysin O, kháng thể kháng DNA hoặc cryoglobulins (RPGN do phức hợp miễn dịch) và hiệu giá ANCA (RPGN không có lắng đọng phức hợp miễn dịch). Triệu chứng phổ biến đối với tất cả các type RPGN là tăng sinh tế bào biểu mô cầu thận, đôi khi xen kẽ với nhiều bạch cầu đa nhân trung tính, tạo nên một khối tế bào hình liềm (crescents) và lấp đầy khoang Bowman ở > 50% số cầu thận. Các búi mao mạch cầu thận thường nghèo tế bào và bị phá huỷ. Hoại tử trong búi mao mạch hoặc tổn thương hình liềm có thể xuất hiện và có thể là dấu hiệu nổi bật nhất. Ở những bệnh nhân này, cần tìm kiếm bằng chứng viêm mạch trên mô bệnh học. Các dấu hiệu trên kính hiển vi miễn dịch huỳnh quang thay đổi ở từng typ: Trong bệnh kháng thể kháng màng đáy cầu thận, sự lắng đọng thành dải hoặc ruy băng của IgG dọc theo màng đáy cầu thận là dấu hiệu nổi bật nhất và thường đi kèm với lắng đọng hạt C3 thành dải. Trong RPGN do lắng đọng phức hợp miễn dịch, hiển vi miễn dịch huỳnh quang cho thấy các lắng đọng IgG và C3 lan toả bất thường ở gian mạch. Trong RPGN không lắng đọng phức hợp miễn dịch, không phát hiện được các lắng đọng miễn dịch. Tuy nhiên, fibrin xuất hiện trong các tổn thương hình liềm ở bất kỳ dạng miễn dịch huỳnh quang nào. Chẩn đoán dựa vào tiền sử, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm huyết thanh học và sinh thiết thận. Trong RPGN kháng thể đôi, có hình ảnh bắt màu màng đáy cầu thận thành rải. Với RPGN nguyên phát một số bệnh nhân có các phức hợp miễn dịch và số bệnh nhân còn lại không có lắng đọng phức hợp miễn dịch. Điều trị Corticosteroid Cyclophosphamide Rituximab Trao đổi plasma Điều trị thay đổi theo type bệnh, dù vậy chưa có phương pháp điều trị nào được nghiên cứu đầy đủ. Điều trị nên được tiến hành sớm, lý tưởng khi creatinine huyết thanh < 5 mg / dL (442 micromol / L) và trước khi sinh thiết thận biểu hiện tổn thương hình liềm ở tất cả các cầu thận hoặc hình thành hình liềm cũng như xơ hoá khoảng kẽ và teo ống thận. Ngay cả các bệnh nhân có tổn thương thận và nồng độ creatinine tăng cao nên được điều trị tích cực nếu chưa cần ngay liệu pháp thay thế thận suy. Điều trị trở nên kém hiệu quả khi các dấu hiệu này trở nên nặng hơn và có thể gây hại ở một số bệnh nhân (ví dụ người cao tuổi, bệnh nhân bị nhiễm trùng). Corticosteroid và cyclophosphamide hoặc rituximab thường được cho dùng. Đối với phức hợp miễn dịch và bệnh suy giảm miễn dịch, corticosteroid (methylprednisolone 1 g đường tĩnh mạch 1 lần / ngày trong hơn 30 phút trong 3 đến 5 ngày, sau đó prednisone 1 mg / kg 1 lần / ngày) có thể làm giảm nồng độ creatinine huyết thanh hoặc trì hoãn được lọc máu > 3 năm ở 50% số bệnh nhân. Cyclophosphamide từ 1,5 đến 2 mg / kg uống 1 lần / ngày thường được cho dùng và có thể có lợi ích đặc biệt ở bệnh nhân có kháng thể kháng bào tương của bạch cầu trung tính (ANCA) dương tính; phác đồ liều cao đợt ngắn hàng tháng có thể gây ra ít tác dụng bất lợi hơn (ví dụ như giảm bạch cầu, nhiễm trùng) so với liệu pháp đường uống vì liều tích luỹ giảm nhưng vai trò của nó chưa được xác định. Prednisone và cyclophosphamide thường được bắt đầu đồng thời với trao đổi huyết tương đối với bệnh kháng thể kháng màng đáy cầu thận và tiếp tục hạn chế tối đa sự hình thành kháng thể mới. Điều trị bằng corticosteroid, có hoặc không có cyclophosphamide và đôi khi cần trao đổi huyết tương. Các bệnh nhân thể nguyên phát thường được điều trị bằng corticosteroids và cyclophosphamide, nhưng dữ liệu về hiệu quả còn ít. Rituximab 375 mg / m 2 mỗi tuần trong 4 tuần như được sử dụng trong thử nghiệm RAVE (tiêu đề chính thức: R ituximab in A NCA-Associated V asculitis (rituximab trong viêm mạch liên quan đến ANCA); [1]). Một chế độ điều trị thay thế là liều ban đầu là 1g và tiếp theo là liều 1 g sau đó 2 tuần. Rituximab đã không được sử dụng trong điều trị chống GBM. Trao đổi huyết tương (trao đổi hàng ngày 3 đến 4L trong 14 ngày) được khuyến cáo cho bệnh kháng thể kháng màng đáy cầu thận. Trao đổi huyết tương cũng có thể được xem xét chỉ định với RPGN liên quan ANCA không lắng đọng phức hợp miễn dịch có chảy máu phổi hoặc suy giảm chức năng thận nặng trên lâm sàng liên thận (creatinine huyết thanh > 5 đến 7 mg / dL [442 đến 618,8 micromol / L] hoặc tuỳ thuộc vào lọc máu). Trao đổi huyết tương có thể là có hiệu quả vì nó giúp loại bỏ nhanh các kháng thể tự do, các phức hợp miễn dịch còn nguyên vẹn và các hoá chất trung gian gây viêm (ví dụ: fibrinogen, bổ thể). Liệu pháp ức chế miễn dịch tích cực có thể có hiệu quả ở các bệnh nhân không có nồng độ creatinin tăng cao. Liệu pháp huyết tương tinh chế cùng với prednisolone và cyclophosphamide có hiệu quả ở những bệnh nhân có tổn thương thận nhưng không cần liệu pháp thay thế thận ngay, ngay cả khi nồng độ creatinine tăng trên 5 đến 7 mg / dL (442 đến 618,8 micromol / L); [3]). Ghép thận có hiệu quả đối với tất cả các type, nhưng bệnh có thể tái phát ở mô thận ghép; nguy cơ giảm dần theo thời gian. Bệnh kháng thể kháng màng đáy cầu thận, hiệu giá kháng thể kháng màng đáy cầu thận có thể không được phát hiện trong ít nhất 12 tháng trước ghép thận. Bệnh tương đối hiếm gặp, ảnh hưởng đến 10 đến 15% bệnh nhân bị viêm thận cầu thận và xảy ra chủ yếu ở bệnh nhân từ 20 đến 50 tuổi. Những điểm chính Cần nghĩ tới viêm cầu thận tiến triển nhanh nếu bệnh nhân có tổn thương thận cấp có đái máu và hồng cầu biến dạng hoặc trụ hồng cầu, đặc biệt là nếu có các triệu chứng toàn thân bán cấp hoặc không đặc hiệu (ví dụ: mệt mỏi, sốt, chán ăn, đau khớp, đau bụng). Làm xét nghiệm huyết thanh học và sinh thiết thận sớm. Các loại và nguyên nhân được phân loại dựa trên kết quả hiển vi miễn dịch huỳnh quang và xét nghiệm huyết thanh học (ví dụ: kháng thể kháng màng đáy cầu thận, kháng thể kháng bào tương của bạch cầu đa nhân trung tính [ANCA] (xem bảng Phân loại viêm cầu thận tiến triển nhanh dựa trên kính hiển vi miễn dịch huỳnh quang). Bắt đầu điều trị sớm, bằng corticosteroid, cyclophosphamide, và trong một số trường hợp dùng phương pháp trao đổi huyết tương. Xem xét ghép thận sau khi bệnh được kiểm soát. Sinh thiết thận là không cần thiết nhưng thường được thực hiện như là một phần trong đánh giá tìm nguyên nhân đái máu. Ở giai đoạn sớm, bệnh màng đáy mỏng có thể khó phân biệt với hội chứng Alport vì những điểm tương đồng về mô học. Điều trị Đối với các đái máu đại thể thường xuyên, đau thắt lưng hoặc protein niệu, thuốc ức chế men chuyển hoặc các thuốc chẹn thụ thể angiotensin II được chỉ định. Tiên lượng lâu dài thường tốt và thường không cần điều trị ở đa số các trường hợp. Các bệnh nhân có đái máu thường xuyên, đau thắt lưng hoặc protein niệu (ví dụ tỷ lệ protein / creatinine nước tiểu > 0,2) có thể có hiệu quả từ thuốc ức chế men chuyển angiotensin hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II, có thể làm giảm áp suất trong cầu thận. Bệnh màng đáy mỏng là một loại của hội chứng viêm thận. Đây là bệnh di truyền và thường di truyền gen trội nhiễm sắc thể thường. Không phải tất cả các đột biến gen đều được mô tả, nhưng ở một số gia đình có bệnh màng đáy mỏng có một đột biến ở gen collagen type IV alpha-4. Tỷ lệ mắc ước tính từ 5 đến 9%. Triệu chứng và Dấu hiệu Hầu hết các bệnh nhân đều không có triệu chứng và tình cờ được phát hiện đái máu vi thể trên xét nghiệm nước tiểu thường quy, đái máu đại thể và protein niệu mức độ nhẹ thường thỉnh thoảng xuất hiện. Chức năng thận thường bình thường, nhưng một vài bệnh nhân có suy thận tiến triển không rõ lý do. Đau thắt lưng tái diễn, tương tự như ở bệnh thận IgA, là một biểu hiện hiếm gặp. Chẩn đoán Đánh giá lâm sàng Đôi khi sinh thiết thận Chẩn đoán được dựa trên tiền sử gia đình và các triệu chứng đái máu không kèm các triệu chứng hoặc bệnh lý khác, đặc biệt nếu các thành viên trong gia đình không có triệu chứng cũng có đái máu. Chảy máu dưới nhện (SAH) Theo Ji Y. Chong, MD, Weill Cornell Medical College Đánh giá về mặt y tế Thg4 2020 Căn nguyên Sinh lý bệnh Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Tiên lượng Điều trị Những điểm chính Nguồn chủ đề Hiệu chỉnh khoảng QT (Điện... Huyết áp trung bình (huyết... Xuất huyết dưới màng nhện Chảy máu dưới nhện là chảy máu đột ngột vào khoang dưới nhện. Phình động mạch bẩm sinh trong sọ hình túi hoặc hình quả mọng là nguyên nhân trong khoảng 85% bệnh nhân. Chảy máu có thể ngừng tự phát. Chảy máu do vỡ phình động mạch có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở độ tuổi từ 40 đến 65. Các nguyên nhân ít gặp hơn là phình động mạch hình nấm, dị dạng động tĩnh mạch và bệnh lý chảy máu. Sinh lý bệnh của SAH Máu trong khoang dưới nhện gây ra viêm màng não hoá học, thường làm tăng áp lực nội sọ trong vài ngày hoặc vài tuần. Co thắt mạch thứ phát có thể gây ra thiếu máu não cục bộ; khoảng 25% bệnh nhân có các dấu hiệu của cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA) hoặc đột quỵ thiếu máu não cục bộ. Phù não đạt mức tối đa và nguy cơ co thắt mạch và hậu quả là nhồi máu (gọi là bộ não giận dữ) cao nhất trong khoảng từ 72 giờ đến 10 ngày. Tràn dịch não cấp thứ phát cũng hay gặp. Vỡ thứ phát (chảy máu tái phát) đôi khi cũng xảy ra, thường gặp nhất trong vòng 7 ngày đầu. Triệu chứng và dấu hiệu của SAH Đau đầu thường nặng, đạt cường độ nặng nhất trong vài giây. Nguyên nhân phổ biến nhất của chảy máu tự phát là vỡ phình động mạch. Mất ý thức có thể xảy ra, thường là ngay lập tức nhưng đôi khi trong vòng vài giờ. Thiếu sót thần kinh nặng có thể có và trở thành không hồi phục trong vòng vài phút hoặc vài giờ. Hệ thống cảm giác có thể bị suy giảm, và bệnh nhân có thể trở nên bồn chồn, bứt rứt không yên. Động kinh có thể xảy ra. Thông thường, cổ không cứng ngay từ đầu, trừ khi có thoát vị hạnh nhân tiểu não. Tuy nhiên, trong vòng 24 giờ, viêm màng não hoá học gây ra các dấu hiệu màng nào rõ ràng hơn, nôn, và đôi khi là đáp ứng duỗi bàn chân hai bên. Tần số tim và tần số thở thường là bất thường. Sốt, đau đầu liên tục, và lú lẫn thường gặp trong 5 đến 10 ngày đầu tiên. Tràn dịch não thứ phát có thể gây đau đầu, trạng thái trơ với các kích thích, và thiếu sót vận động kéo dài trong vài tuần. Chảy máu tái phát có thể gây ra các triệu chứng tái diễn hoặc mới. Các triệu chứng bao gồm đau đầu nặng đột ngột, thường kèm theo mất ý thức hoặc suy giảm ý thức. Chẩn đoán SAH Thường là CT không tiêm thuốc đối quang và, nếu âm tính, chọc dịch não tuỷ Chẩn đoán chảy máu dưới nhện được gợi ý bởi các triệu chứng đặc trưng. Xét nghiệm cần được thực hiện càng nhanh càng tốt, trước khi tổn thương trở thành không hồi phục. CT không tiêm thuốc đối quang được thực hiện trong vòng 6 giờ từ khi khởi phát triệu chứng. MRI có độ nhạy tương đương nhưng ít có khả năng hơn để thực hiện được ngay. Kết quả âm tính giả xuất hiện nếu thể tích máu chảy là nhỏ hoặc nếu bệnh nhân thiếu máu đến mức máu đồng tỷ trọng với nhu mô não. Nếu trên lâm sàng nghi ngờ chảy máu dưới nhện nhưng không được xác định được bằng chẩn đoán hình ảnh hoặc nếu không thể thực hiện chẩn đoán hình ảnh ngay thì nên thực hiện chọc dịch não tuỷ. Chọc hút thắt lưng là chống chỉ định nếu tăng áp lực nội sọ vì có thể giảm áp lực CSF đột ngột có thể làm giảm chèn ép cục máu đông ở chỗ phình động mạch vỡ, dẫn đến chảy máu thêm. Ngọc trai & cạm bẫy Nghi ngờ chảy máu dưới nhện nếu đau đầu dữ dội và đạt cường độ cao nhất trong vòng vài giây hoặc gây mất ý thức. Chọc dịch não tuỷ nếu trên lâm sàng nghi ngờ chảy máu dưới nhện nhưng CT không thấy chảy máu hoặc không thực hiện được; tuy nhiên, chống chỉ định chọc dịch não tuỷ nếu nghi ngờ tăng áp lực nội sọ. Kết quả dịch não tuỷ gợi ý chảy máu dưới nhện bao gồm: Nhiều tế bào hồng cầu (RBCs) Có màu vàng Tăng áp lực Hồng cầu trong dịch não tuỷ cũng có thể do tổn thương mạch máu trong quá trình chọc dịch não tuỷ. Co thắt mạch thứ phát (gây ra thiếu máu não cục bộ), kích thích màng não, và tràn dịch não (gây đau đầu dai dẳng và sững sờ) là thường gặp. Nghi ngờ tổn thương mạch máu trong quá trình chọc dịch não tuỷ nếu số lượng hồng cầu giảm dần trong các ống dịch não tuỷ sau trong cùng một lần thực hiện thủ thuật. Khoảng 6 giờ trở đi sau chảy máu dưới nhện, hồng cầu trở nên có khía và bị phân huỷ, dẫn đến có lớp sắc tố vàng trên bề mặt dịch não tuỷ và nhìn thấy hồng cầu có khía (qua kính hiển vi); những kết quả này thường chỉ ra rằng chảy máu dưới nhện đã có trước khi chọc dịch não tuỷ. Nếu vẫn còn nghi ngờ, vẫn nên coi như là một trường hợp có chảy máu dưới nhện, hoặc chọc dịch não tuỷ lại trong 8 đến 12 giờ. Ở bệnh nhân chảy máu dưới nhện, chụp động mạch não thường quy được thực hiện càng sớm càng tốt sau khởi phát chảy máu; các phương pháp thay thế bao gồm chụp cộng hưởng từ mạch máu và chụp CT mạch máu. Tất cả 4 động mạch (2 động mạch cảnh và 2 động mạch đốt sống) nên được tiêm thuốc cản quang vì có tới 20% bệnh nhân (phần lớn là nữ) có nhiều phình động mạch. Trong chảy máu dưới nhện, điện tim đồ có thể có ST chênh lên hoặc chênh xuống. Nó có thể gây ngất, giống nhồi máu cơ tim. Các bất thường khác có thể có trên điện tâm đồ bao gồm khoảng QRS hoặc QT kéo dài và sóng T âm, sâu, đối xứng. Tiên lượng về SAH Khoảng 35% bệnh nhân tử vong sau chảy máu dưới nhện do vỡ phình động mạch lần đầu tiên; 15% khác chết trong vòng vài tuần do vỡ tái phát. Sau 6 tháng, vỡ lần 2 xảy ra với tỷ lệ khoảng 3% / năm. Chẩn đoán bằng CT hoặc MRI; nếu hình ảnh là bình thường, chẩn đoán bằng xét nghiệm dịch não tuỷ. Nhìn chung, tiên lượng xấu với phình động mạch, tốt hơn với dị dạng động tĩnh mạch, và tốt nhất khi chụp mạch cả 4 mạch không phát hiện tổn thương, trường hợp này được cho là nguồn gốc chảy máu nhỏ và có thể tự cầm. Trong số những người sống sót, tổn thương thần kinh hay gặp, ngay cả khi đã điều trị tối ưu. Điều trị SAH Điều trị tại một trung tâm đột quỵ toàn diện Nicardipine nếu huyết áp động mạch trung bình > 130 mm Hg Nimodipin để dự phòng co thắt mạch não Gây tắc túi phình động mạch là nguyên nhân chảy máu Bệnh nhân chảy máu dưới nhện cần được điều trị tại một trung tâm đột quỵ toàn diện nếu có thể. Tăng huyết áp chỉ nên được điều trị nếu huyết áp động mạch trung bình > 130 mm Hg; duy trì tình trạng dịch đẳng trương, và nicardipine đường tĩnh mạch được điều chỉnh liều như đối với xuất huyết nội sọ (1). Bắt buộc phải nghỉ ngơi tại giường. Điều trị triệu chứng đối với bồn chồn và đau đầu. Thuốc làm mềm phân được sử dụng dùng để tránh táo bón, tình trạng có thể dẫn đến căng thẳng. Chống chỉ định thuốc chống đông và chống tiểu cầu. Co thắt mạch não được dự phòng bằng nimodipine 60 mg uống mỗi 4 giờ trong 21 ngày, nhưng huyết áp cần phải được kiểm soát (con số được cân nhắc thường là huyết áp động mạch trung bình 70 đến 130 mm Hg và huyết áp tâm thu từ 120 đến 185 mm Hg). Nếu có dấu hiệu lâm sàng của tràn dịch não cấp, cần xem xét chỉ định dẫn lưu não thất. Điều trị với các biện pháp hỗ trợ và phẫu thuật hoặc can thiệp nội mạch, sẽ tốt hơn nếu được thực hiện trong một trung tâm đột quỵ toàn diện. Phình động mạch được làm tắc để giảm nguy cơ tái chảy máu. Có thể can thiệp nút coils nội mạch trong khi chụp mạch để gây tắc phình động mạch. Bên cạnh đó, nếu phình động mạch dễ tiếp cận, phẫu thuật kẹp clip hoặc đặt stent túi phình động mạch có thể được thực hiện, đặc biệt ở bệnh nhân có khối máu tụ có thể phẫu thuật hút ra được hoặc bệnh nhân có tràn dịch não cấp. Nếu bệnh nhân tỉnh, hầu hết các bác sĩ phẫu thuật thần kinh mạch máu sẽ tiến hành phẫu thuật trong vòng 24 giờ đầu để giảm nguy cơ chảy máu tái phát và các nguy cơ do "não tức giận". Những điểm chính Các biến chứng có thể xảy ra sau chảy máu dưới nhện bao gồm viêm màng não hoá học, co thắt mạch não, tràn dịch não, chảy máu tái phát và phù não. Nghi ngờ chảy máu dưới nhện nếu đau đầu dữ dội lúc khởi phát và đạt cường độ mạnh nhất trong vòng vài giây hoặc gây mất ý thức. Căn nguyên của SAH Chảy máu dưới nhện là chảy máu giữa màng nhện và màng mềm. Nếu chảy máu dưới nhện được xác định, cần đánh giá cả hai động mạch cảnh và động mạch đốt sống bằng phương pháp chụp động mạch não thường quy, chụp cộng hưởng từ mạch máu, hoặc chụp CT mạch máu vì nhiều bệnh nhân có nhiều phình động mạch. Nếu có thể, hãy chuyển bệnh nhân đến một trung tâm đột quỵ toàn diện để điều trị. Nói chung, chấn thương đầu là nguyên nhân thường gặp nhất xuất huyết dưới nhện, nhưng chảy máu dưới nhện do chấn thương thường được coi là một bệnh lý riêng. Chảy máu dưới nhện tự phát (nguyên phát) thường là do vỡ phình động mạch. Thuyên tắc do xơ vữa mạch thận Theo Zhiwei Zhang, MD, Loma Linda University School of Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg3 2023 Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Tiên lượng Những điểm chính Nguồn chủ đề Thuyên tắc do xơ vữa mạch thận Hoại tử vỏ thận Thuyên tắc do xơ vữa mạch thận là sự tắc nghẽn các tiểu động mạch thận do xơ vữa động mạch gây nên bệnh thận mạn tiến triển. Phản ứng miễn dịch với chất lạ thường xảy ra sau tắc mạch dẫn đến tiếp tục làm suy giảm chức năng thận trong 3 đến 8 tuần. Suy thận cấp thường do tắc mạch khối lớn hoặc các đợt tắc mạch tái phát. Các triệu chứng và dấu hiệu của thuyên tắc do xơ vữa mạch thận Các triệu chứng thường nằm trong bệnh cảnh rối loạn chức năng thận cấp hoặc mạn có đi kèm tăng ure máu (xem Thương tổn thận cấp [AKI]: triệu chứng). Đau bụng, buồn nôn, và nôn có thể bắt nguốn từ các tổn thương vi tuần hoàn động mạch của các tạng trong ổ bụng (ví dụ như tuỵ, đường tiêu hoá). Mù đột ngột và hình thành các mảng màu vàng tươi ở võng mac (mảng Hollenhorst) có thể là do tắc tiểu động mạch võng mạc. Các triệu chứng của tắc mạch ngoại vi lan toả đôi khi xuất hiện (ví dụ, viêm mạch mạng xanh tím, nổi cục cơ gây đau, hoại tử rõ và thường được gọi là hội chứng trash). Chẩn đoán thuyên tắc do xơ vữa mạch thận Các dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ Đôi khi, sinh thiết thận Vị trí nguồn gốc của các mảng di chuyển gây tắc Gợi ý chẩn đoán khi chức năng thận xấu đi ở bệnh nhân có các can thiệp ở động mạch chủ gần đây, đặc biệt nếu có các triệu chứng tắc mạch. Chẩn đoán phân biệt bao gồm bệnh thận do thuốc cản quang và bệnh thận do thuốc. Nếu còn nghi ngờ thuyên tắc do xơ vữa nhiều nên sinh thiết thận để chẩn đoán với độ nhạy 75%. Chẩn đoán là quan trọng vì có thể có các nguyên nhân của mảng di chuyển có thể điều trị được trong khi không có tắc mạch. Bệnh bắt nguồn từ sự vỡ các mảng xơ vữa động mạch. Các tinh thể cholesterol trong mảng xơ vữa có thể bị hoà tan trong quá trình cố địch mẫu mô sinh thiết để lại các khe hình kim, lõm hai mặt khá rõ ở mạch bị tắc. Đôi khi sinh thiết da, cơ hoặc đường tiêu hoá có thể cho thông tin tương tự và gián tiếp giúp chẩn đoán xác định. Các xét nghiệm máu và nước tiểu có thể khẳng định chẩn đoán tổn thương thận cấp hoặc là bệnh thận mạn nhưng không cho biết được nguyên nhân. Phân tích nước tiểu thường cho thấy có đái máu vi thể và protein niệu không đáng kể; tuy nhiên, protein niệu đôi khi ở ngưỡng thận hư (> 3 g / ngày). Tăng bạch cầu ái toan trong máu, nước tiểu và đôi khi giảm bổ thể máu có thể xuất hiện. Nếu có tắc mạch thận hoặc tắc mạch hệ thống tái phát chưa rõ ổ huyết khối nguyên phát, nên tiến hành siêu âm qua thực quản để phát hiện các tổn thương xơ vữa của động mạch chủ ngực đoạn lên và nguồn gốc tim của mảng di chuyển; chụp CT xoắn kép có thể giúp đánh giá rõ đặc điểm của cung động mạch chủ và động mạch chủ lên. Điều trị thuyên tắc do xơ vữa mạch thận Điều trị ổ huyết khối nguyên phát khi có thể Các biện pháp hỗ trợ Kiểm soát thay đổi các yếu tố nguy cơ Đôi khi, ổ huyết khối nguyên phát (ví dụ, sử dụng thuốc chống đông ở bệnh nhân huyết khối nguồn gốc tim - rung nhĩ và đối với bệnh nhân có huyết khối trở thành ổ nguyên phát tạo mảng huyết khối di chuyển mới). Tuy nhiên, chưa có phương pháp điều trị trực tiếp nào có hiệu quả với huyết khối thận. Corticosteroid, thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, thuốc giãn mạch và thay huyết tương không hiệu quả. Không có lợi ích nào của thuốc chống đông máu được chứng minh và theo hầu hết các chuyên gia, việc sử dụng thuốc này thực sự có thể làm tăng thuyên tắc mạch do xơ vữa. Triệu chứng gồm các triệu chứng của suy thận; các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh tắc động mạch nhiều nơi. Điều trị rối loạn chức năng thận bao gồm kiểm soát tăng huyết áp, điện giải đồ và cân bằng dịch; đôi khi lọc máu cần được chỉ định. Thay đổi các yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch có thể làm chậm sự tiến triển của nó và giúp cản thiện tình hình bệnh. Các chiến lược bao gồm kiểm soát tăng huyết áp, tăng lipid máu và đái tháo đường; cai thuốc lá; và khuyến khích tập thể dục nhịp điệu thường xuyên và dinh dưỡng tốt (Xơ vữa động mạch: Điều trị). Tiên lượng về thuyên tắc do xơ vữa mạch thận Các bệnh nhân bị tắc động mạch thận do xơ vữa có tiên lượng chung xấu. Những điểm chính Thuyên tắc mạch do xơ vữa ở thận thường do thao tác động mạch chủ trong phẫu thuật mạch máu, nong mạch hoặc chụp động mạch và hiếm khi do thuyên tắc do xơ vữa tự phát. Cần nghĩ tới chẩn đoán nếu có suy giảm chức năng thận sau các thủ thuật được làm tại động mạch chủ hoặc các mạch máu lớn khác. Chẩn đoán xác định dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và đôi khi là sinh thiết thận qua da. Điều trị hỗ trợ, điều chỉnh các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được và, khi có thể, điều trị nguồn gây thuyên tắc mạch; tuy nhiên, tiên lượng chung vẫn còn kém. Tiên lượng xa thường xấu. Điều trị nhằm mục đích ngăn ngừa tắc mạch tiến triển. Mảng xơ vữa vỡ bắt nguồn từ sự tác động vào động mạch chủ hoặc các mạch máu lớn khác trong quá trình phẫu thuật mạch, nong mạch hoặc chụp động mạch. Mảng xơ vữa hiếm khi vỡ tự phát, thường xảy ra hầu hết ở các bệnh nhân có xơ vữa động mạch bị xói mòn lan toả hoặc các bệnh nhân được điều trị với thuốc chống đông hoặc thuốc tiêu sợi huyết. Tắc động mạch có xu hướng gây nên tắc không hoàn toàn với teo thận thứ phát do thiếu máu hơn là nhồi máu thận. Tigecycline Theo Brian J. Werth, PharmD, University of Washington School of Pharmacy Đánh giá về mặt y tế Thg5 2022 Dược động học Chỉ định Chống chỉ định Sử dụng trong thời kỳ mang thai và cho con bú Tác dụng phụ Liều cân nhắc Tigecycline, một dẫn xuất của tetracycline minocycline, là kháng sinh glycylcycline đầu tiên có sẵn. Tigecycline có hoạt tính in vitro chống lại những vi khuẩn sau: Nhiều trực khuẩn gram dương, bao gồm Staphylococcus aureus nhạy cảm với methicillin và kháng methicillin, Phế cầu khuẩn nhạy cảm với penicillin và Enterococcus faecalis nhạy cảm với vancomycin Nhiều trực khuẩn gram âm Acinetobacter baumannii đa kháng, Stenotrophomonas maltophilia, Haemophilus influenzae âm tính với beta-lactamse, và hầu hết các Enterobacterales (trước đây là Enterobacteriaceae; bao gồm một số chủng tạo ra beta-lactamases phổ rộng và các chủng khác có khả năng kháng carbapenem dựa trên sản xuất carbapenemase hoặc metallo-beta-lactamaza). Nhiều mầm bệnh gây bệnh đường hô hấp không điển hình (chlamydiae, các loài Mycoplasma), Mycobacterium abscessus, M. fortuitum và vi khuẩn kỵ khí, bao gồm Bacteroides fragilis, Clostridium perfringens và Clostridioides difficile (trước đây là Clostridium difficile) Nó không có hiệu quả chống lại các chủng Pseudomonas aeruginosa, chủng Providencia, chủng Morganella morganii, hoặc chủng Proteus. Tigecycline được chỉ định cho Nhiễm trùng da và mô mềm phức tạp Nhiễm trùng trong ổ bụng nặng Viêm phổi cộng động Tuy nhiên, một phân tích tổng hợp gần đây cho thấy bệnh nhân điều trị tigecycline (đặc biệt là những người điều trị viêm phổi liên quan đến thở máy) có tỷ lệ tử vong cao hơn những người dùng kháng sinh khác, theo cảnh báo từ FDA. Nói chung, tigecycline nên được dành riêng cho các bệnh nhiễm trùng với các vi khuẩn đa kháng (MDR) khi các lựa chọn điều trị khác độc hại hơn hoặc ít hiệu quả hơn. Bởi vì hoạt động ngoài ruột của nó chống lại C. difficile, tigecycline có thể là một loại thuốc kháng sinh hữu ích khi bệnh nhân cần điều trị đồng thời với tình trạng nhiễm MDR và C. difficile. Chống chỉ định với Tigecycline Tigecycline bị chống chỉ định ở những bệnh nhân có phản ứng dị ứng với nó và ở trẻ < 8 tuổi. Tigecycline bị cảnh báo hộp đen vì nó làm tăng nguy cơ tử vong và do đó nên dành cho những trường hợp không có thuốc thay thế phù hợp. Sử dụng trong thời kỳ mang thai và cho con bú Tigecycline tetracycline, có thể ảnh hưởng đến xương và răng của thai nhi. Nếu phụ nữ mang thai dùng thuốc trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ, nó có thể gây ra sự đổi màu vĩnh viễn cho răng của thai nhi. Cho dù không rõ tigecycline vào sữa mẹ và an toàn khi sử dụng trong thời kỳ cho con bú hay không tuy nhiên, khả dụng sinh học đường uống bị giới hạn. Tác dụng phụ của Tigecycline Tác dụng phụ bao gồm Buồn nôn, nôn mửa, và tiêu chảy Mẫn cảm với ánh sáng Nhiễm độc gan Buồn nôn và ói mửa là phổ biến. Tigecycline ức chế tổng hợp protein bằng cách liên kết với tiểu đơn vị 30S của ribosom. Tăng amylase huyết thanh, nồng độ bilirubin toàn phần, PT, và transaminase có thể xảy ra ở bệnh nhân điều trị bằng tigecycline. Các trường hợp rối loạn chức năng gan nặng và suy gan đã được báo cáo ở những bệnh nhân đang điều trị bằng tigecycline. Nhiều tác dụng phụ tigecycline tương tự như các tetracyclines (ví dụ, mẫn cảm với ánh sáng). Cân nhắc về liều lượng đối với Tigecycline Liều được điều chỉnh ở những bệnh nhân có rối loạn chức năng gan nhưng không ở những bệnh nhân có rối loạn chức năng thận. Nồng độ warfarin huyết thanh có thể tăng, nhưng INR dường như không tăng. Nó là kháng sinh kìm khuẩn. Dược động học Tigecycline được tiêm tĩnh mạch. Tigecycline có lượng phân bố cao (> 12 L / kg), thâm nhập sâu vào các mô xương, phổi, gan, thận. Tuy nhiên, do phân bố rộng rãi vào mô, nồng độ thuốc trong máu thấp nên tigecycline có lẽ không phải là lựa chọn tốt cho bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, đặc biệt là những người có nguồn nhiễm trùng nội mạch. Phần lớn thuốc được bài tiết qua mật và phân. Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận. Chỉ định cho Tigecycline Tigecycline có hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc, kể cả những loại kháng với tetracyclines. Sulfonamid Theo Brian J. Werth, PharmD, University of Washington School of Pharmacy Đánh giá về mặt y tế Thg5 2022 Dược động học Chỉ định Chống chỉ định Sử dụng trong thời kỳ mang thai và cho con bú Tác dụng phụ Liều cân nhắc Nguồn chủ đề Cơ chế tác dụng: Thuốc ức... Sulfonamid là kháng sinh sinh tổng hợp có khả năng cạnh tranh ức chế sự chuyển đổi p - aminobenzoic tới dihydropteroate, mà vi khuẩn cần cho tổng hợp folate và cuối cùng purine và tổng hợp DNA. Chúng được chuyển hoá chủ yếu ở gan và thải bởi thận. Sulfonamides cạnh tranh với các vị trí liên kết bilirubin với albumin. Chỉ định cho Sulfonamides Sulfonamides hoạt tính chống lại Một phổ trực khuẩn Gram dương và nhiều gram âm Plasmodium và Toxoplasma spp Sulfasalazine có thể dùng cho bệnh viêm ruột. Sulfonamid được sử dụng phổ biến nhất với các thuốc khác (ví dụ như nocardiosis, nhiễm trùng tiết niệu, falciparum malaria kháng chloroquin). Các sulfonamid tại chỗ có thể được sử dụng để điều trị những điều sau đây: Bỏng: Silver sulfadiazine và mafenide acetate Viêm âm đạo: Kem và thuốc đặt âm đạo co sulfanilamide Nhiễm trùng bề mặt mắt: Thuốc nhỏ mắt sulfacetamid Chống chỉ định với Sulfonamides Không sử dụng sulfonamid ở những bệnh nhân có phản ứng dị ứng với kháng sinh này hoặc có porphyria. Sulfonamid không loại trừ Streptococci nhóm A ở bệnh nhân viêm họng và không nên dùng để điều trị viêm họng do Streptococcus nhóm A. Sử dụng trong thời kỳ mang thai và cho con bú Bằng chứng liên quan đến mối liên quan giữa sulfonamid và dị tật bẩm sinh là hỗn hợp. Các nghiên cứu trên động vật với sulfonamid cho thấy một số nguy cơ, và các nghiên cứu đầy đủ đã không được thực hiện ở phụ nữ mang thai. Chống chỉ định sử dụng thuốc trong thời gian gần hạn và cho các bà mẹ đang cho con bú, cũng như sử dụng cho bệnh nhân < 2 tháng tuổi (ngoại trừ liệu pháp bổ trợ với pyrimethamine để điều trị bệnh do toxoplasma bẩm sinh). Nếu được sử dụng trong thời kỳ gần tháng trong thời kỳ mang thai hoặc ở trẻ sơ sinh, những loại thuốc này sẽ làm tăng nồng độ bilirubin không liên hợp trong máu và tăng nguy cơ mắc chứng kernicterus ở thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Con người không tổng hợp folate nhưng hấp thu được từ thức ăn, do đó sự tổng hợp DNA của chúng ta ít bị ảnh hưởng hơn. Sulfonamid nhập sữa mẹ. Tác dụng phụ của Sulfonamides Tác dụng ngoại ý của sulfonamid có thể do sulfonamid uống và đôi khi bôi tại chỗ; hiệu ứng bao gồm Phản ứng quá mẫn, như phát ban, hội chứng Stevens-Johnson, viêm mạch máu, bệnh huyết thanh, sốt do thuốc, sốc phản vệ, và phù mạch Tinh thể, sỏi niệu, và vô niệu Các phản ứng huyết học, như tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, và ở bệnh nhân thiếu glucose-6 - phosphate (G 6 PD), thiếu máu tan máu Vàng da ở trẻ sơ sinh Mẫn cảm với ánh sáng Tác dụng thần kinh, như mất ngủ, và nhức đầu Suy giáp, viêm gan, và lupus ban đỏ hệ thống có thể xảy ra ở bệnh nhân dùng sulfonamid. Những loại thuốc này có thể làm trầm trọng thêm chứng porphyrias. Tỷ lệ tác dụng ngoại ý khác nhau đối với các sulfonamid khác nhau, nhưng độ nhạy chéo là phổ biến. Sulfasalazine có thể làm giảm sự hấp thu folate (folic acid) trong ruột. Do đó, việc sử dụng thuốc này có thể gây thiếu folate ở bệnh nhân bị bệnh viêm ruột, điều này cũng làm giảm sự hấp thu, đặc biệt nếu chế độ ăn uống không đầy đủ. Mafenide có thể gây ra toan chuyển hoá bằng việc ngăn cản phản ứng oxy hoá. Cân nhắc về liều lượng đối với Sulfonamides Để tránh lắng đọng tinh thể, các bác sỹ lâm sàng nên bù dịch tốt (ví dụ sản xuất nước tiểu từ 1200 đến 1500 mL / ngày). Sulfonamid có thể được sử dụng ở bệnh nhân suy thận, nhưng nên đo nồng độ đỉnh trong huyết tương và mức độ sulfamethoxazol không được vượt quá 120 mcg / mL. Sulfonamid có thể làm tăng sulfonylurea (với hậu quả hạ đường huyết), phenytoin (có tác dụng phụ tăng lên), và thuốc chống đông máu coumarin. Sulfonamit bao gồm những chất sau: Mafenide Sulfacetamide Sulfadiazine Sulfadoxine Sulfamethizole Sulfamethoxazole Sulfanilamide Sulfasalazine Sulfisoxazole Ba sulfonamid, sulfisoxazole, sulfamethizole và sulfasalazine, có sẵn dưới dạng thuốc đơn để sử dụng bằng đường uống. Sulfamethoxazole được phối hợp với trimethoprim (như TMP / SMX). Sulfadoxine kết hợp với pyrimethamine có sẵn để sử dụng. Sulfonamit có sẵn để sử dụng tại chỗ bao gồm sulfadiazine bạc và kem bôi bỏng mafenide, kem bôi âm đạo sulfanilamide và thuốc đạn, và sulfacetamide nhỏ mắt. Sự kháng thuốc Kháng sulfonamide là phổ biến và kháng một sulfonamide cho thấy khả năng kháng tất cả. Dược động học Hầu hết sulfonamid đều dễ hấp thu qua đường miệng, và khi áp dụng cho bỏng, tại chỗ. Sulfonamid được phân bố khắp cơ thể. Giới thiệu về trực khuẩn gram âm Theo Larry M. Bush, MD, FACP, Charles E. Schmidt College of Medicine, Florida Atlantic University; Maria T. Vazquez-Pertejo, MD, FACP, Wellington Regional Medical Center Đánh giá về mặt y tế Thg4 2022 Trực khuẩn Gram âm là căn nguyên gây ra nhiều bệnh. Một số nằm trong hệ vi sinh vật đường ruột bình thường. Những vi sinh vật này nếu phối hợp với những vi sinh vật khác từ động vật hoặc môi trường có thể gây bệnh. Viêm đường tiết niệu, tiêu chảy, viêm phúc mạc và nhiễm khuẩn huyết, thường gây ra bởi trực khuẩn gram âm. Vi khuẩn Gram âm gây ra dịch hạch, bệnh tả, và thương hàn. Những bệnh nhiễm trùng này hiếm gặp ở Hoa Kỳ nhưng phổ biến hơn ở các khu vực trên thế giới có điều kiện vệ sinh kém và / hoặc nguồn cung cấp nước và thực phẩm không an toàn. Những nhiễm trùng này có thể nghiêm trọng. Nhiễm trùng do Klebsiella, Enterobacter, và Serratia Theo Larry M. Bush, MD, FACP, Charles E. Schmidt College of Medicine, Florida Atlantic University; Maria T. Vazquez-Pertejo, MD, FACP, Wellington Regional Medical Center Đánh giá về mặt y tế Thg4 2022 Điều trị Trực khuẩn gram âm Klebsiella, Enterobacter và Serratia có liên quan mật thiết với hệ vi khuẩn đường ruột bình thường mà hiếm khi gây bệnh ở những người bình thường. Điều trị Kháng sinh dựa trên kết quả kháng sinh đồ Điều trị bằng cephalosporin thế hệ 3, cefepime, carbapenems, fluoroquinolones, piperacillin / tazobactam hoặc aminoglycosides. Tuy nhiên, vì một số phân lập kháng với nhiều kháng sinh, nên xét nghiệm kháng sinh đồ là cần thiết. Klebsiella các chủng tạo ra phổ rộng beta-lactamase (ESBL) có thể phát triển đề kháng với cephalosporin trong quá trình điều trị, đặc biệt là với ceftazidime; những chủng ESBL này bị ức chế bởi chất ức chế beta-lactamase (ví dụ sulbactam, tazobactam, clavulanate, vaborbactam, avibactam). Các chủng K. pneumoniae (KPC) sinh carbapenemase được phát hiện trên phạm vi quốc tế cũng như ở Mỹ, là vấn đề lớn trong điều trị. Ceftazidime / avibactam, imipenem / evalbactam và meropenem / vaborbactam (bao gồm các thuốc ức chế beta-lactamase mới cũng ức chế KPC carbapenemases) cũng như eravacycline và cefiderocol có hoạt tính chống lại các phân lập KPC. Enterobacter có thể trở nên đề kháng với hầu hết kháng sinh beta lactam, bao gồm cephalosporin thế hệ thứ 3; enzym beta-lactamase (AmpC beta-lactamase) không bị ức chế bởi các chất ức chế beta-lactamase thông thường (clavulanate, tazobactam, sulbactam). Tuy nhiên, những Enterobacter có thể nhạy cảm với nhóm carbapenems (ví dụ, imipenem, meropenem, doripenem, ertapenem). Enterobacterales kháng carbapenemase cũng đã được phát hiện. Nhiễm trùng với Klebsiella, Enterobacter và Serratia tại bệnh viện và xảy ra chủ yếu ở bệnh nhân bị suy giảm sức đề kháng. Ba vi khuẩn gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng bao gồm nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm trùng đường mật, viêm đường tiết niệu hoặc viêm phế quản và có thể tiến triển đến áp xe phổi, mủ màng phổi, nhiễm khuẩn huyết và trong những trường hợp sau đây: Viêm phổi do Klebsiella, bệnh nặng và hiếm gặp với đờm sẫm màu hoặc nhày đỏ, áp xe phổi, mủ màng phổi phổ biến nhất trong số người bị tiểu đường và rối loạn sử dụng rượu. Serratia, đặc biệt S. marcescens, có ái lực lớn hơn đối với đường tiết niệu. Enterobacter thường gây nhiễm trùng bệnh viện nhưng có thể gây viêm tai giữa, viêm mô tế bào và nhiễm khuẩn huyết sơ sinh. Chẩn đoán bằng nuôi cấy máu và / hoặc các mô bị nhiễm bệnh khác. Kiểm tra tính nhạy cảm cũng được thực hiện. Vắc-xin viêm gan B (HepB) Theo Margot L. Savoy, MD, MPH, Lewis Katz School of Medicine at Temple University Đánh giá về mặt y tế Thg10 2022 Chế phẩm Chỉ định Chống chỉ định và Thận trọng Liều lượng và cách tiêm Tác dụng phụ Thông tin thêm Vắc-xin viêm gan B có hiệu quả từ 80 đến 100% trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc lâm sàng viêm gan B ở những người hoàn thành loạt vắc-xin. Hai loại vắc xin đơn kháng nguyên, Engerix-B và Recombivax HB, được liên hợp với nhôm. Một công thức bào chế mới hơn, HepB-CpG, sử dụng tá dược kích thích miễn dịch, cytidine-phosphate-guanosine oligodeoxynucleotide (CpG-ODN). Hiện có một công thức bào chế phối hợp kết hợp vắc xin viêm gan A và viêm gan B (Twinrix). Chỉ định của vắc xin viêm gan B Vắc-xin HepB là một tiêm chủng thường quy cho trẻ em (xem Bảng: Lịch tiêm chủng khuyến nghị cho trẻ từ 0-6 tuổi). Vắc xin HepB cũng được chỉ định cho tất cả người lớn từ 19 đến 59 tuổi chưa được tiêm vắc xin trước đó. Vắc xin HepB cũng được chỉ định cho người lớn từ 60 tuổi trở lên, những người chưa được chủng ngừa trước đây và những người mắc bất kỳ trường hợp nào sau đây: Mong muốn được bảo vệ khỏi bệnh viêm gan B Người có lối sống tình dục cởi mở, ở những người không có quan hệ một vợ một chồng (ví dụ, > 1 bạn tình trong 6 tháng trước) Cần đánh giá hoặc điều trị bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục Sử dụng thuốc tiêm bất hợp pháp hiện tại hoặc gần đây Quan hệ tình dục giữa nam giới Việc làm trong đó người lao động có thể bị phơi nhiễm với máu hoặc các chất dịch cơ thể có khả năng lây nhiễm khác (ví dụ nhân viên y tế, giám hộ, hoặc công an) Bệnh tiểu đường ở những người < 60 tuổi (càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán) và đôi khi ở những người ≥ 60 tuổi (dựa trên việc ra quyết định lâm sàng chung giữa bác sĩ lâm sàng và bệnh nhân về nguy cơ bị nhiễm bệnh, hậu quả nặng nề nếu bị nhiễm bệnh và có đủ đáp ứng miễn dịch với tiêm vắc xin) Bệnh thận giai đoạn cuối (ví dụ, đang được điều trị bằng lọc máu) Nhiễm HIV Tình trạng rối loạn mạn tính ở gan (ví dụ: những người bị viêm gan B, viêm gan C, xơ gan, bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh gan liên quan đến rượu, viêm gan tự miễn hoặc nồng độ alanine aminotransferase [ALT] hoặc aspartate aminotransferase [AST] lớn hơn hai lần giới hạn trên của giá trị bình thường) Tiếp xúc giữa người trong gia đình và / hoặc tiếp xúc tình dục với những người dương tính với kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg) Đi du lịch đến các vùng dịch lưu hành Thời gian sử dụng (như bệnh nhân, người dân hoặc nhân viên) trong các cơ sở cải tạo hoặc trong các cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, xét nghiệm và điều trị HIV, các dịch vụ cho người nghiện ma tuý hoặc chăm sóc cho bệnh nhân khuyết tật phát triển hoặc với bệnh thận giai đoạn cuối (bao gồm cả những trường hợp lọc máu kéo dài) Vắc-xin HepA và HepB kết hợp có thể được sử dụng ở những người ≥ 18 tuổi, những người có chỉ định cho vắc-xin viêm gan A hoặc viêm gan B và những người chưa từng được chủng ngừa một trong các thành phần vắc-xin. Chống chỉ định và thận trọng của vắc xin viêm gan B Các chống chỉ định chính vắc-xin HepB là Phản ứng dị ứng trầm trọng (ví dụ, sốc phản vệ) sau khi uống trước hoặc với nấm men hoặc bất kỳ thành phần vắc-xin nào Các thận trọng chính vắc-xin HepB là Bệnh nhẹ hoặc nặng có hoặc không có sốt (tiêm vắc-xin được trì hoãn lại cho đến khi hồi phục) Liều và cách dùng vắc xin viêm gan B Liều của Engerix-B và Recombivax HB là 0,5 mL tiêm bắp cho đến 20 tuổi hoặc 1 mL tiêm bắp cho người lớn (≥ 20 tuổi). Liều của HepB-CpG là 0,5 mL tiêm bắp cho người lớn ≥ 18 tuổi. Tiêm phòng cho trẻ em với 3 mũi ở tháng thứ 0, từ 1 đến 2 tháng, và từ 6 đến 18 tháng. Trẻ sơ sinh không được tiêm liều lúc sinh phải bắt đầu liệu trình này càng sớm càng tốt. Để biết thêm thông tin, xem Viêm gan B, ACIP (Uỷ ban Cố vấn Thực hành Tiêm chủng) khuyến nghị về vắc-xin và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC): Tiêm vắc-xin viêm gan B. Tất cả trẻ em chưa được tiêm phòng trước đây với vắc-xin viêm gan B nên tiêm vắc-xin ở tuổi 11 hoặc 12 tuổi. Một lịch trình 3 liều được sử dụng; liều thứ nhất và thứ hai được cách nhau ≥ 4 tuần, và liều thứ 3 được tiêm sau liều thứ 2 từ 4 đến 6 tháng. Tuy nhiên, có thể sử dụng một liều 2 lần sử dụng Recombivax HB; liều thứ hai được cho từ 4 đến 6 tháng sau lần thứ nhất. Người lớn từ 19 đến 59 tuổi chưa được chủng ngừa trước đó nên hoàn tất liệu trình dạng 2 hoặc 3 hoặc 4 liều. Lịch trình thông thường dành cho người lớnsử dụng Engerix-B hoặc Recombivax HB là một loạt 3 liều với 2 liều cách nhau ≥ 4 tuần, và liều thứ 3 từ 4 đến 6 tháng sau liều thứ 2. HepB-CpG được tiêm 2 liều cách nhau ít nhất 4 tuần và có thể được dùng thay thế trong một loạt 3 liều với vắc-xin HepB khác. HepB-CpG không nên dùng trong thời gian mang thai vì không có dữ liệu an toàn trong quá trình mang thai. Người lớn chưa được tiêm vắc xin đang được điều trị bằng thẩm phân máu hoặc người bị suy giảm miễn dịch nên được tiêm đồng thời 2 liều Engerix-B 20 mcg / mL theo lịch trình 4 liều ở thời điểm 0, 1, 2 và 6 tháng. Nếu mọi người chưa được tiêm chủng hoặc chưa được tiêm chủng hoàn toàn thì nên tiêm các liều còn thiếu để hoàn thành đợt 3 liều HepB. Liều thứ hai được tiêm sau liều thứ nhất 1 tháng; liều thứ ba được tiêm sau liều thứ hai ≥ 2 tháng (và sau liều đầu tiên ≥ 4 tháng). Nếu dùng vắc xin kết hợp kháng nguyên viêm gan A và viêm gan B, thời gian giữa các mũi trong phác đồ 3 mũi là 0, 1, và 6 tháng, hoặc phác đồ 4 liều vào ngày 0, 7, và 21 đến 30, tiếp theo là liều củng cố lúc 12 tháng. Nếu một người không được theo dõi để hoàn thành lịch trình tiêm phòng, không cần phải tiêm lại từ đầu. Tác dụng bất lợi của vắc xin viêm gan B Tác dụng phụ nghiêm trọng rất hiếm và bao gồm sốc phản vệ. Những ảnh hưởng nhẹ bao gồm đau ở chỗ tiêm và thỉnh thoảng tăng nhiệt độ lên khoảng 38 ℃. Thông tin thêm Sau đây là các tài nguyên tiếng Anh có thể hữu ích. Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP): Hepatitis B ACIP Vaccine Recommendations Centers for Disease Control and Prevention (CDC): Hepatitis B Vaccination: Information for Healthcare Providers Summary of changes to the 2022 adult immunization schedule Chế phẩm vắc xin viêm gan B Vắc-xin viêm gan B (HepB) được sản xuất bằng công nghệ DNA tái tổ hợp. Một plasmid chứa gen kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg) được chèn vào nấm men, sau đó tạo ra HBsAg. Vắc-xin này không thể gây nhiễm vi-rút viêm gan B vì không có DNA vi rút hoặc các hạt vi rút hoàn chỉnh được sản xuất trong quá trình này. Có một số loại vắc xin. Hội chứng khoá trong Theo Kenneth Maiese, MD, Rutgers University Đánh giá về mặt y tế Thg5 2022 Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Tiên lượng Điều trị Hội chứng khoá trong là trạng thái tỉnh táo và có nhận thức kèm theo liệt tứ chi và liệt các dây thần kinh sọ phía dưới, dẫn đến mất khả năng biểu hiện khuôn mặt, di chuyển, nói chuyện hoặc giao tiếp, ngoại trừ các cử động của mắt được mã hoá. Vì bệnh nhân thiếu các đáp ứng vận động (ví dụ, co chi lại trước các kích thích đau) thường được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng, nên họ có thể bị nhầm là bất tỉnh. Vì vậy, tất cả bệnh nhân không thể di chuyển nên kiểm tra khả năng hiểu của họ bằng cách yêu cầu mắt chớp mắt hoặc cử động mắt theo chiều dọc. Như trong trạng thái thực vật, chẩn đoán hình ảnh thần kinh được chỉ định để loại trừ các bệnh lý điều trị được. Chẩn đoán hình ảnh não bằng CT hoặc MRI được thực hiện và giúp xác định các bất thưởng ở cầu não. Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET), chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn photon (SPECT), MRI chức năng hoặc các đáp ứng gợi ý có thể được thực hiện để đánh giá thêm chức năng não nếu chẩn đoán còn nghi ngờ. Ở bệnh nhân bị hội chứng bị khoá trong, điện não đồ cho thấy các mô hình ngủ-thức bình thường. Tiên lượng về hội chứng khoá trong Tiên lượng cho những bệnh nhân bị hội chứng khoá trong phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ hỗ trợ tiếp theo được đưa ra. Ví dụ, hội chứng khoá trong do thiếu máu thoáng qua hoặc đột quỵ nhỏ thuộc phân bố của động mạch sống nền có thể khỏi hoàn toàn. Khi nguyên nhân (ví dụ, hội chứng Guillain-Barré) có thể điều trị một phần, bệnh nhân có thể phục hồi sau nhiều tháng nhưng hiếm khi phục hồi hoàn toàn. Các yếu tố tiên lượng thuận lợi bao gồm Phục hồi sớm các cử động mắt sang hai bên Hồi phục sớm các điện thế khêu gợi đáp ứng với kích thích từ trường vỏ não vận động Bệnh lý không hồi phục hoặc tăng dần (ví dụ, ung thư gây tổn thương hố sau và cầu não) thường gây tử vong. Hội chứng khoá trong thường là kết quả của một cơn đột quỵ (xuất huyết hoặc nhồi máu cầu não) gây ra liệt tứ chi, làm gián đoạn và tổn thương các dây thần kinh sọ não dưới và các trung tâm điều khiển nhìn ngang. Điều trị hội chứng khoá trong Chăm sóc hỗ trợ Đào tạo giao tiếp Chăm sóc hỗ trợ là trọng tâm điều trị cho bệnh nhân bị hội chứng khoá trong và nên bao gồm những điều sau: Phòng ngừa các biến chứng cơ thể do bất động (ví dụ, viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu, bệnh huyết khối tắc mạch) Cung cấp dinh dưỡng tốt Phòng ngừa loét tỳ đè Thực hiện vật lý trị liệu để ngăn ngừa sự co rút chi Không có điều trị cụ thể cho hội chứng khoá trong. Vì chức năng nhận thức còn nguyên vẹn và có thể giao tiếp, nên bệnh nhân tự quyết định việc chăm sóc sức khoẻ của mình. Các nhà trị liệu ngôn ngữ có thể giúp thiết lập mã giao tiếp bằng cách sử dụng chớp mắt hoặc các cử động của mắt. Một số bệnh nhân bị hội chứng khoá trong giao tiếp với nhau thông qua Internet bằng cách sử dụng một máy tính điều khiển bằng các cử động mắt và các phương tiện khác. Các rối loạn khác gây liệt lan toả nặng (ví dụ hội chứng Guillain-Barré) và các loại ung thư gây tổn thương hố sau và cầu não là những nguyên nhân ít phổ biến hơn. Hội chứng khoá trong cũng có thể do nhiễm trùng, khối u, chất độc, chấn thương, dị dạng động mạch tĩnh mạch và sử dụng opioid. Các triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng khoá trong Bệnh nhân bị hội chứng khoá trong có chức năng nhận thức còn nguyên vẹn và tỉnh táo, mắt mở và chu kỳ ngủ-thức bình thường. Họ có thể nghe và nhìn. Tuy nhiên, họ không thể di chuyển phần dưới khuôn mặt, nhai, nuốt, nói, hít thở, di chuyển chân tay của họ, hoặc di chuyển mắt sang bên. Có thể di chuyển mắt theo chiều dọc; bệnh nhân có thể mở và nhắm mắt hoặc nháy mắt một số lần cụ thể để trả lời câu hỏi. Chẩn đoán hội chứng khoá trong Đánh giá lâm sàng Chẩn đoán hội chứng khoá trong chủ yếu dựa trên lâm sàng. Tổng quan về nhiễm trùng ký sinh trùng đơn bào đường ruột và Microsporidia Theo Chelsea Marie, PhD, University of Virginia; William A. Petri, Jr, MD, PhD, University of Virginia School of Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg6 2022 Chẩn đoán Động vật nguyên sinh là một thuật ngữ không chắc chắn để chỉ một số sinh vật có nhân, đơn bào (sinh vật nhân chuẩn) không có thành tế bào và không phải là động vật, thực vật hay nấm. Chẩn đoán Rất khó để chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng do động vật nguyên sinh và microsporidia đường ruột dựa trên các triệu chứng và các phát hiện thực thể; xét nghiệm phân để tìm kháng nguyên ký sinh trùng hoặc DNA và xét nghiệm phân để tìm u nang hoặc sinh vật bằng kính hiển vi là cần thiết. Xét nghiệm kháng nguyên phân nhạy và đặc hiệu với một số ký sinh trùng đơn bào hiện có gồm: Chủng Cryptosporidium E. histolytica G. duodenalis Chẩn đoán vi sinh có thể đòi hỏi một số mẫu bệnh phẩm, phương pháp nồng độ, và nhuộm bệnh phẩm; do đó, phòng thí nghiệm phải được thông báo khi có mầm bệnh hoặc mầm bệnh nghi ngờ. Một số bệnh nhân cần thực hiện các phương pháp xâm lấn một phần ví dụ như nội soi sinh thiết (xem bảng). Chẩn đoán phân tử: sử dụng phản ứng chuỗi polymerase có sẵn cho nhiều ký sinh trùng đơn bào đường ruột. Các mầm bệnh đơn bào đường ruột quan trọng nhất gây nhiễm trùng đường ruột ở người bao gồm Chủng cryptosporidium (xem bệnh do cryptosporidium) Cyclospora cayetanensis (xem Cyclosporiasis) Cystoisospora belli (trước đây được gọi là Isospora belli – xem Bệnh do Cystoisospora) Entamoeba histolytica (nhiễm a míp) § Giardia duodenalis (trước đây gọi là G lamblia, G intestinalis – xem Bệnh do giardia) Các loài của ngành Microsporidia từng được xếp loại vào nhóm ký sinh trùng đơn bào, tuy nhiên hiện nay dựa trên bằng chứng ADN của các nghiên cứu chúng được xếp vào giới Nấm hoặc nhóm sinh vật có liên quan rất gần với giới Nấm. Các căn nguyên ký sinh trùng gây bệnh và các sinh vật hội sinh không gây bệnh đều có thể cùng lúc tồn tại ở đường ruột. Các bệnh do ký sinh trùng đơn bào đường ruột lây truyền qua đường phân - miệng, do vậy nhiễm trùng dễ lây lan ở những khu vực có điều kiện vệ sinh thiếu thốn và xử lý nước không đúng. Các bệnh này cũng hay gặp tại Mỹ ở những nơi thông thường có điều kiện vệ sinh kém và phân không được kiểm soát, có thể gặp ở các viện tâm thần và trung tâm chăm sóc ban ngày. Đôi khi sự bùng phát dịch bệnh do lây lan qua nước dùng đã từng xảy ra tại Mỹ (ví dụ như bùng phát bệnh nhiễm Cyclospora cayetanensis vào năm 2018 tại nhiều tiểu bang được cho là do khay rau tươi bị nhiễm khuẩn và bùng phát Cryptosporidium trên diện rộng tại Milwaukee vào năm 1993). Một số động vật nguyên sinh đường tiêu hoá lây lan qua đường tình dục, đặc biệt là khi quan hệ tình dục miệng-hậu môn. Một số loài đơn bào gây nhiễm trùng cơ hội nặng ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, kể cả những người bị AIDS. Các bệnh do ký sinh trùng đơn bào biểu hiện hệ thống được thảo luận ở mục khác, bao gồm có Bệnh sốt rét, Bệnh nhiễm Babesia, Bệnh nhiễm Leishmania, Bệnh nhiễm Toxoplasma, bệnh Chagas và Nhiễm Trypanosomia châu Phi. Anisakiasis (Bệnh giun cá trích; Bệnh giun cá tuyết; Bệnh giun hải cẩu) Theo Chelsea Marie, PhD, University of Virginia; William A. Petri, Jr, MD, PhD, University of Virginia School of Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg9 2022 Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Phòng ngừa Những điểm chính Nguồn chủ đề Vòng đời của Anisakis Anisakiasis là nhiễm ấu trùng của giun thuộc phức hợp Anisakis simplex và các loài anisakid khác, phức hợp Pseudoterranova decipiens và phức hợp Contracecum osculatum. Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh Anisakiasis Các triệu chứng của anisakiasis dạ dày thường bao gồm đau bụng, buồn nôn, và nôn mửa trong vòng vài giờ sau khi ăn ấu trùng. Tổn thương ở ruột non ít phổ biến hơn và có thể dẫn đến một khối viêm và các triệu chứng bán cấp tính giống như bệnh Crohn phát triển từ 1 đến 2 tuần sau đó. Nhiễm trùng lạc chỗ bên ngoài lòng ống tiêu hoá có thể hiếm khi xảy ra. Nhiễm Anisakiasis thường tự khỏi sau vài tuần; hiếm khi nó tồn tại trong nhiều tháng. Chẩn đoán bệnh Anisakiasis Nội soi đường tiêu hoá trên Anisakiasis có thể được chẩn đoán bằng cách nhìn thấy ký sinh trùng trong quá trình nội soi trên, và bệnh nhân có thể ho ra ấu trùng và mang chúng vào để phân tích. Xét nghiệm phân không có ích. Thử nghiệm huyết thanh học có sẵn ở một số quốc gia. Điều trị bệnh Anisakiasis Loại bỏ ấu trùng bằng nội soi Có thể là albendazole Loại bỏ ấu trùng bằng nội soi là cách chữa bệnh. Điều trị chứng anisakiasis được cho là với albendazole 400 mg, uống hai lần một ngày trong 6 đến 21 ngày có thể có hiệu quả, nhưng dữ liệu còn hạn chế. Phòng ngừa bệnh Anisakiasis Điều kiện đông lạnh thích hợp là chìa khoá để ngăn ngừa bệnh anisakiasis trong sushi. Nhiễm trùng có thể xảy ra khi ăn cá hoặc mực nước mặn sống hoặc nấu chưa chín; ấu trùng xâm nhập vào niêm mạc của đường tiêu hoá, gây đau bụng và đôi khi nôn mửa. Anisakis Ấu trùng bị phá huỷ bởi Nấu chín đến > 63 °C (> 145 °F) Làm lạnh ở ─ 20 °C (─ 4 °F) hoặc thấp hơn trong 7 ngày Ướp lạnh ở nhiệt độ – 35 °C (– 31 °F) hoặc ở dưới cho đến khi rắn, sau đó bảo quản ở nhiệt độ đó trong ≥ 15 giờ, hoặc ở nhiệt độ ─ 20 °C (─ 4 °F) trong 24 giờ Ấu trùng có thể chịu được chua, muối, và khói. Những điểm chính Con người nhiễm Anisakis khi ăn các vật chủ trung gian (cá hoặc mực) sống hoặc nấu chưa chín; do đó anisakiasis phổ biến ở Nhật Bản và các nền văn hoá khác có truyền thống ăn cá sống. Bệnh Anisakiasis thường gây đau bụng, buồn nôn, và nôn trong vòng vài giờ sau khi ăn ấu trùng; một khối viêm có thể hình thành trong ruột non và các triệu chứng có thể giống với bệnh Crohn. Anisakiasis thường tự khỏi sau vài tuần. Làm nội soi tiêu hoá trên để chẩn đoán anisakiasis. Loại bỏ ấu trùng bằng nội soi là cách chữa bệnh. Anisakis là một ký sinh trùng nằm trong đường tiêu hoá của động vật biển có vú. Trứng nở thành các ấu trùng bơi tự do trong nước, sau đó bị cá và mực ăn; người bị nhiễm do ăn thịt các vật chủ trung gian này sống hoặc chưa được nấu chín kĩ. Do đó, sự lây nhiễm đặc biệt phổ biến ở các địa điểm như Nhật Bản, Hàn Quốc và các khu vực khác nơi truyền thống tiêu thụ cá sống. Ấu trùng xâm nhập vào dạ dày và ruột non của người. Sushi thương mại được chế biến ở Hoa Kỳ và những nơi khác, nơi cá được đông lạnh trong các điều kiện tiêu diệt ấu trùng anisakid là an toàn. Toxoplasmosis Theo Chelsea Marie, PhD, University of Virginia; William A. Petri, Jr, MD, PhD, University of Virginia School of Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg12 2022 Sinh lý bệnh Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Phòng ngừa Những điểm chính Thông tin thêm Nguồn chủ đề Lý giải xét nghiệm huyết... Vòng đời Toxoplasma gondii Viêm võng mạc (bệnh do Toxoplasma... Bệnh Toxoplasma do nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma gondii. Nguy cơ phát triển bệnh nghiêm trọng là rất thấp ngoại trừ thai nhi bị nhiễm trùng trong tử cung và những người đang hoặc trở nên suy giảm miễn dịch nghiêm trọng do mắc bệnh AIDS hoặc các bệnh khác. Cần nghi ngờ nhiễm trùng cấp tính ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch nếu IgG dương tính. Tuy nhiên, mức kháng thể IgG ở bệnh nhân AIDS với Toxoplasma viêm não thường thấp đến trung bình, và đôi khi không có kháng thể IgG; IgM kháng thể không xuất hiện. Nếu nghi ngờ chẩn đoán bệnh do toxoplasma ở hệ thần kinh trung ương là chính xác, cải thiện lâm sàng và X quang sẽ trở nên rõ ràng trong vòng 7 đến 14 ngày. Nếu các triệu chứng xấu đi trong tuần đầu tiên hoặc không giảm xuống vào cuối tuần thứ 2, sinh thiết não nên được xem xét. Bệnh mắt được chẩn đoán dựa trên sự xuất hiện của các tổn thương ở mắt, triệu chứng, tiến trình bệnh và kết quả xét nghiệm huyết thanh học. Điều trị bệnh do toxoplasma ở mắt Pyrimethamine và sulfadiazine cộng với leucovorin (để ngăn chặn sự ức chế tuỷ xương); cách khác, kết hợp thuốc cố định trimethoprim-sulfamethoxazole trong một số trường hợp Clindamycin hoặc atovaquone cộng với pyrimethamine khi bệnh nhân dị ứng sulfonamid hoặc không dung nạp sulfadiazine Điều trị bệnh Toxoplasma không được chỉ định cho những bệnh nhân suy giảm miễn dịch không có triệu chứng hoặc có nhiễm khuẩn cấp tính nhẹ, không biến chứng; điều trị chỉ được yêu cầu khi có bệnh ở tạng hoặc các triệu chứng nặng hoặc kéo dài. Tuy nhiên, điều trị đặc hiệu được chỉ định đối với nhiễm toxoplasma cấp tính sau đây: Trẻ sơ sinh Phụ nữ có thai bị bệnh do toxoplasma cấp tính Bệnh nhân suy giảm miễn dịch Ngọc trai & cạm bẫy Không cần điều trị cho những bệnh nhân suy giảm miễn dịch không có triệu chứng hoặc có bệnh do toxoplasma nhẹ không biến chứng. Điều trị bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường Phác đồ hiệu quả nhất ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch có liên quan đến nội tạng hoặc các triệu chứng nặng hoặc dai dẳng là pyrimethamine cộng với sulfadiazine trong 2 đến 4 tuần. Liều dùng là Pyrimethamine 50 mg 2 lần / ngày trong 2 ngày, sau đó 25 đến 50 mg 1 lần / ngày ở người lớn (ở trẻ em, 2 mg / kg uống vào ngày 1, sau đó 1 mg / kg 1 lần / ngày; tối đa 25 mg / ngày) cộng với Sulfadiazine 1 g đường uống x 4 lần / ngày ở người lớn (ở trẻ em, 50 mg / kg x 2 lần / ngày) Folinic acid (leucovorin) được cho dùng đồng thời để bảo vệ chống lại sự ức chế tuỷ xương: người lớn 10 đến 20 mg uống 1 lần / ngày (trẻ em 7,5 mg uống 1 lần / ngày) Ở những bệnh nhân có hoặc phát triển quá mẫn với sulfonamid, clindamycin 600 đến 800 mg uống 3 lần mỗi ngày dùng pyrimethamine và leucovorin thay vì sulfonamid. Một lựa chọn khác là atovaquone kết hợp với pyrimethamine và leucovorin. Sinh lý bệnh của Bệnh do Toxoplasma T. gondii là phổ biến ở chim và động vật có vú. Phối hợp cố định của trimethoprim với sulfamethoxazole đã được sử dụng thay thế cũng như pyrimethamine và leucovorin cộng với clarithromycin, hoặc dapsone, hoặc azithromycin, nhưng chúng chưa được nghiên cứu rộng rãi. Điều trị bệnh nhân AIDS hoặc các tình trạng suy giảm miễn dịch khác Điều quan trọng là tối ưu hoá điều trị kháng retrovirus. Liều cao hơn của pyrimethamine được sử dụng ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, hầu hết trong số họ bị AIDS khi có bệnh do toxoplasma ở CNS hoặc, không phổ biến, liên quan đến các cơ quan khác. Một liều tấn công pyrimethamine 200 mg uống vào ngày đầu tiên, sau đó 50mg một lần mỗi ngày ở bệnh nhân < 60 kg và 75 mg một lần mỗi ngày ở những người > 60 kg, cộng với sulfadiazine 1.000 mg uống 4 lần mỗi ngày ở bệnh nhân < 60 kg và 1.500 mg uống 4 lần mỗi ngày ở bệnh nhân > 60 kg trong ít nhất 6 tuần và 4 đến 6 tuần sau khi hết các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng. Giảm bạch cầu tuỷ xương bằng pyrimethamine có thể được giảm thiểu với leucovorin (còn gọi là axit folinic, không phải folat, làm giảm tác dụng điều trị). Liều dùng của leucovorin là 10 đến 25 mg uống một lần / ngày (7,5 mg một lần / ngày ở trẻ em). Ngay cả khi dùng leucovorin, số lượng bạch cầu phải được theo dõi hàng tuần. Nếu không có pyrimethamine, trimethoprim-sulfamethoxazole, 5 mg / kg trimethoprim và 25 mg / kg sulfamethoxazole đường uống hoặc hai lần mỗi ngày là một phương pháp thay thế có hiệu quả, nhưng pyrimethamine có hoạt tính mạnh hơn trimethoprim chống lại men dihydrofolate reductase của ký sinh trùng. Nếu bệnh nhân không thể dùng sulfonamid, có thể dùng pyrimethamine và leucovorin cộng với clindamycin 600 mg 4 lần mỗi ngày. Atovaquone 1.500 mg 2 lần / ngày có hoặc không có pyrimethamine và leucovorin là một lựa chọn khác. Ký sinh trùng nội bào bắt buộc này xâm nhập và nhân lên vô tính dưới dạng tachyzoites trong tế bào chất của bất kỳ tế bào có nhân nào (xem hình). Tái phát đặc biệt phổ biến ở bệnh nhân AIDS với số lượng CD4 < 200 / mcL Điều trị duy trì được tiếp tục cho đến khi số lượng CD4 duy trì > 200 / mcL trong > 6 tháng khi điều trị kháng retrovirus. Có nhiều lựa chọn cho điều trị duy trì, bao gồm: Sulfadiazine, pyrimethamine và leucovorin Clindamycin, pyrimethamine, và leucovorin Atovaquone, pyrimethamine và leucovorin Atovaquone và sulfadiazine Atovaquone Sulfadiazine và pyrimethamine và leucovorin có thể được tiếp tục ở liều thấp hơn so với điều trị ban đầu: Sulfadiazine được cho 1 g x 2 lần / ngày đến 4 lần / ngày với pyrimethamine 25 đến 50 mg x 1 lần / ngày và leucovorin 10 đến 25 mg x 1 lần / ngày. Một lựa chọn thay thế cho những bệnh nhân không dung nạp sulfonamid là clindamycin 600 mg x 3 lần / ngày cộng với pyrimethamine 25 đến 50 mg x 1 lần / ngày cộng với leucovorin 10 đến 25 mg x 1 lần / ngày, nhưng cần dùng thêm thuốc để ngăn ngừa viêm phổi do jirovecii. Nếu pyrimethamine không có sẵn hoặc không dung nạp được, có thể sử dụng trimethoprim-sulfamethoxazole 1 viên hai lần mỗi ngày. Các lựa chọn khác cho điều trị duy trì mãn tính bao gồm atovaquone 750 đến 1.500 mg x 2 lần / ngày với pyrimethamine 25 mg x 1 lần / ngày cộng với leucovorin 10 mg x 1 lần / ngày; atovaquone 750 đến 1.500 mg cộng với sulfadiazine 1 g x 2 lần / ngày đến 4 lần / ngày; hoặc atovaquone đơn trị liệu 750 đến 1.500 mg x 2 lần / ngày. Tỷ lệ tái phát có thể cao hơn với các thuốc thay thế atovaquone. Điều trị bệnh toxoplasma ở mắt Điều trị tăng nhãn áp dựa trên kết quả đánh giá toàn diện về mắt (mức độ viêm, mức độ nhìn, kích thước, vị trí và sự tồn tại của tổn thương). Liều lượng là Pyrimethamine 100 mg vào ngày 1 là liều tấn công duy nhất, sau đó 25 đến 50 mg uống một lần mỗi ngày ở người lớn (ở trẻ em, 2 mg / kg vào ngày 1, sau đó 1 mg / kg một lần mỗi ngày) thêm Sulfadiazine 2 đến 4 g uống vào ngày 1 làm liều tấn công, sau đó 500 mg đến 1 g bốn lần mỗi ngày ở người lớn (ở trẻ em, 50 mg / kg hai lần mỗi ngày) thêm Folinic acid (leucovorin) 5 đến 25 mg uống một lần mỗi ngày với mỗi liều pyrimethamine miễn là pyrimethamine được cho dùng ở người lớn (ở trẻ em, 7,5 mg một lần mỗi ngày) CDC khuyến cáo rằng liệu trình điều trị bệnh toxoplasma ở mắt được tiếp tục trong 4 đến 6 tuần, sau đó là đánh giá lại tình trạng của bệnh nhân (xem thêm CDC: Bệnh do Toxoplasma: Nguồn thông tin dành cho chuyên gia y tế). Khi khả năng miễn dịch của vật chủ phát triển, sự nhân lên của thể hoạt động chấm dứt và hình thành các nang ở mô; nang tồn tại ở trạng thái không hoạt động trong nhiều năm, đặc biệt là ở não, mắt và cơ. Bệnh nhân bị toxoplasma ở mắt cũng thường được dùng corticosteroid để giảm viêm. Điều trị trên bệnh nhân có thai Điều trị cho phụ nữ mang thai bị toxoplasma cấp tính có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng bào thai. Spiramycin 1 g uống 3 hoặc 4 lần mỗi ngày đã được sử dụng một cách an toàn để giảm lây truyền sang thai nhi ở phụ nữ có thai bị nhiễm toxoplasma cấp tính trong 18 tuần đầu của thai kỳ, nhưng spiramycin có hoạt tính kém hơn pyrimethamine cộng với sulfonamide và không qua nhau thai. Spiramycin được tiếp tục cho đến khi tình trạng nhiễm bệnh ở thai nhi được ghi nhận hoặc loại trừ ở thời điểm 18 tuần tuổi thai khi nước ối được lấy và xét nghiệm bằng cách sử dụng xét nghiệm dựa trên phản ứng chuỗi polymerase (PCR). Nếu không có lây truyền nào xảy ra, có thể tiếp tục sử dụng spiramycin. Nếu thai nhi bị nhiễm bệnh hoặc người mẹ bị nhiễm bệnh sau 18 tuần, sử dụng pyrimethamine cộng với sulfadiazine cộng với leucovorin. Pyrimethamine là một chất gây dị ứng có tiềm tàng và không nên dùng trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai của thai kỳ. Chú ý: Spiramycin không được bán trên thị trường ở Hoa Kỳ, nhưng được cung cấp thông qua Bộ phận Sản phẩm Thuốc Chống Nhiễm trùng của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (điện thoại: 301-796-1400). Tư vấn với chuyên gia về bệnh truyền nhiễm. Điều trị trẻ sơ sinh bị bệnh do toxoplasma bẩm sinh Trẻ sơ sinh bị bệnh do toxoplasma bẩm sinh cần phải được điều trị bằng pyrimethamine cộng với sulfonamide trong 1 năm (1). Dạng không hoạt động của Toxoplasma trong các nang được gọi là thể đoản trùng. Trẻ sơ sinh cũng nên dùng leucovorin trong khi tiếp nhận pyrimethamine và trong 1 tuần sau khi ngừng dùng pyrimethamine để ngăn ngừa phá huỷ tuỷ xương. Các khuyến nghị từ Phòng thí nghiệm Tham chiếu Quốc gia về bệnh do toxoplasma (PAMF-TSL) và Trung tâm Bệnh do Toxoplasma tại Đại học Chicago về điều trị trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh bẩm sinh là Pyrimethamine 1 mg / kg uống 2 lần / ngày trong 2 ngày đầu; sau đó từ ngày 3 đến 2 tháng (hoặc 6 tháng nếu có triệu chứng) 1 mg / kg một lần mỗi ngày, sau đó 1 mg / kg 3 lần mỗi tuần để hoàn tất 12 tháng điều trị cộng Sulfadiazine 50 mg / kg x 2 lần / ngày cộng với Axit foolinic (leucovorin) 10 mg 3 lần mỗi tuần Phòng ngừa bệnh do toxoplasma Rửa tay kỹ lưỡng sau khi xử lý thịt, đất, hoặc mèo thật là cần thiết để dự phòng toxoplasma. Thức ăn có thể bị ô nhiễm phân mèo nên tránh. Thịt phải được nấu tới 165 đến 170 °F (73,9 đến 76,7 °C). Nếu tiếp xúc là không thể tránh khỏi, phụ nữ mang thai ít nhất nên tránh dọn vệ sinh chuồng mèo hoặc đeo găng tay khi làm như vậy. Cũng nên đeo găng tay khi làm vườn để tránh tiếp xúc với đất. Điều trị dự phòng bằng hoá chất ban đầu được khuyến nghị cho bệnh nhân nhiễm HIV và xét nghiệm huyết thanh IgG T. gondii dương tính khi số lượng tế bào CD4 < 100 / mcL. Sinh sản hữu tính của T. gondii chỉ xảy ra ở đường ruột của mèo; kết quả các nang trứng được thải qua phân vẫn lây nhiễm trong đất ẩm qua nhiều tháng. Một viên tăng gấp đôi trimethopri m/s ulfamethoxazole một lần / ngày, cũng là thuốc dự phòng chống lại Pneumocystis jirovecii, được khuyến khích. Nếu không dung nạp được liều này, các thuốc thay thế là một viên tăng gấp đôi uống 3 lần / tuần hoặc một viên mỗi ngày một viên. Các lựa chọn thay thế cho những bệnh nhân không thể dung nạp trimethopri m/s ulfamethoxazole bao gồm dapsone 50 mg x 1 lần / ngày cộng với pyrimethamine 50 mg x 1 lần / tuần và leucovorin 25 mg x 1 lần / tuần; hoặc dapsone 200 mg x 1 lần / tuần cộng với pyrimethamine 75 mg x 1 lần / tuần cộng với leucovorin 25 mg x 1 lần / tuần. Việc điều trị dự phòng bằng thuốc vẫn tiếp tục cho đến khi số lượng tế bào CD4 là > 200 / mcL. Những điểm chính T. gondii sinh sản hữu tính trong đường ruột của mèo; hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh do con người gây ra từ tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với phân mèo nhưng có thể xảy ra đột ngột hoặc bằng cách ăn thịt không được nấu chín có chứa nang. Khoảng 11% dân số Mỹ đã bị nhiễm T. gondii, nhưng bệnh triệu chứng rất hiếm và xảy ra chủ yếu ở bào thai bị nhiễm khi người mẹ bị nhiễm trùng cấp tính trong thời kỳ mang thai và lây truyền qua đường tình dục quá mức hoặc ở những người bị suy giảm miễn dịch. Nhiễm trùng cấp tính thường không có triệu chứng ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, nhưng 10 đến 20% bệnh nhân có biểu hiện, tương tự như chứng bạch cầu đơn nhân, bao gồm nổi hạch. Các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch điển hình thường có viêm não và có tổn thương khối nội tạng tăng cường nội soi, được thấy trên MRI hoặc CT tương phản. Để chẩn đoán, sử dụng xét nghiệm huyết thanh học (đối với kháng thể IgG và IgM), mô bệnh học, hoặc PCR. Điều trị được chỉ định chủ yếu cho trẻ sơ sinh nhiễm bẩm sinh, phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng cấp tính và các bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Vòng đời Toxoplasma gondii Vật chủ được biết đến duy nhất cho T. gondii là họ Mèo (mèo nhà và các loài mèo khác). Sử dụng pyrimethamine và sulfadiazine cộng với leucovorin hoặc, nếu bệnh nhân dị ứng với sulfonamid hoặc sulfadiazine không được dung nạp, pyrimethamine và clindamycin. Pyrimethamine là một chất gây quái thai tiềm năng và không nên dùng trong tam cá nguyệt thứ 1 và thứ 2 của thai kỳ; spiramycin được khuyến cáo sau đó cho nhiễm trùng mẹ. Điều trị kháng vi rút được tối ưu hoá ở bệnh nhân AIDS; điều trị ức chế được tiếp tục cho đến khi bệnh nhân không có triệu chứng và số tế bào CD4 > 200 / mcL trong > 6 tháng. Centers for Disease Control and Prevention (CDC): Resources for Health Professionals: Toxoplasmosis AIDSinfo: Hướng dẫn về Phòng ngừa và Điều trị Các Nhiễm trùng Cơ hội ở Người lớn và Thanh thiếu niên Nhiễm HIV Nang trứng được thải ra trong phân của mèo. Số lượng lớn được thải ra nhưng thường chỉ trong 1-2 tuần. Triệu chứng từ không biểu hiện đến hạch to lành tính (bệnh giả tăng bạch cầu đơn nhân) tới đe doạ đến mạng sống bệnh lý thần kinh trung ương hoặc cùng với biểu hiện ở các cơ quan khác ở những người bị suy giảm miễn dịch. Nang trứng mất từ 1-5 ngày để sinh bào tử và trở thành thoa trùng. Mèo bị tái nhiễm khi nuốt nang trứng. Đất, nước, cây cối, hoặc vật vệ sinh của mèo là nguồn chứa nang trứng. Các vật chủ trung gian trong tự nhiên (ví dụ như chim, động vật gặm nhấm, động vật hoang dã, động vật lấy thịt) bị nhiễm bệnh sau khi ăn phải thức ăn bị nhiễm bệnh. Nang trứng phát triển thành thể hoạt động ngay sau khi được ăn vào. Thể hoạt động lan truyền khắp cơ thể và hình thành nang giả ở mô thần kinh, mắt và cơ. Mèo bị nhiễm sau khi tiêu thụ vật chủ trung gian có chứa mô nang. Con người có thể bị nhiễm bệnh do ăn thịt nấu chưa chín có chứa mô nang. Con người có thể bị nhiễm bệnh do ăn phải thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm phân mèo hoặc các vật chủ nhiễm phân khác (ví dụ đất) hoặc tiếp xúc với đồ dùng vệ sinh của mèo. Hiếm khi, nhiễm bệnh do truyền máu hoặc ghép tạng. Hiếm khi, lây truyền mẹ sang thai nhi xảy ra. Viêm võng mạc, co giật, và tình trạng thiểu năng xảy ra trong nhiễm bệnh bẩm sinh. Trong ký chủ người, ký sinh trùng tạo thành nang trong mô, thường gặp nhất ở cơ xương, cơ tim, não và mắt; những nang này có thể tồn tại trong suốt cuộc đời của người chủ và có thể kích hoạt lại nếu người bị suy giảm miễn dịch. Nhiễm trùng có thể xảy ra Ăn vào nang trứng Ăn các nang trong mô Lây truyền mẹ con Truyền máu hoặc ghép tạng Việc nuốt nang trứng trong thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm phân mèo là phương thức phổ biến nhất của nhiễm trùng đường miệng. Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra khi ăn thịt sống hoặc thịt chưa nấu chín có chứa mô nang, thông thường là thịt cừu, thịt lợn, hoặc ít khi thịt bò. Sau khi ăn vào nang trứng hoặc mô nang, thể hoạt động được phóng thích và lan truyền khắp cơ thể. Nhiễm trùng cấp tính này được theo sau bởi sự phát triển của phản ứng miễn dịch bảo vệ và sự hình thành nang trong mô ở nhiều cơ quan. Các kén có thể tái hoạt gây bệnh, chủ yếu ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Bệnh do toxoplasma tái hoạt động ở 30 đến 40% bệnh nhân AIDS không dùng dự phòng kháng sinh, nhưng việc sử dụng rộng rãi trimethopri m/s ulfamethoxazole cho dự phòng Pneumocystis đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc. Bệnh do toxoplasma có thể lây lan qua nhau thai nếu người mẹ bị nhiễm trong thai kỳ hoặc nếu suy giảm miễn dịch tái hoạt hoá một nhiễm trùng trước đó. Lây truyền Toxoplasma cho thai nhi hiếm gặp ở những bà mẹ có đủ khả năng miễn dịch đã bị Toxoplasma trước đây và đã phát triển khả năng miễn dịch trước khi mang thai. Chẩn đoán bằng các xét nghiệm huyết thanh học, mô bệnh học hoặc PCR. Sự lây truyền có thể xảy ra thông qua truyền máu toàn phần hoặc thành phần máu hoặc qua sự cấy ghép của cơ quan từ người hiến tặng huyết thanh. Ở những người khoẻ mạnh khác, nhiễm trùng bẩm sinh hoặc mắc phải có thể tái hoạt động ở mắt. Tái kích hoạt không phải mắt là rất hiếm ở người khoẻ mạnh. Nhiễm trùng trong quá khứ làm tăng khả năng đề kháng. Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh do Toxoplasma Nhiễm trùng có thể biểu hiện bằng nhiều cách: Bệnh Toxoplasma cấp tính Bệnh do toxoplasma hệ thần kinh trung ương (CNS) Bệnh Toxoplasma bẩm sinh Bệnh do toxoplasma ở mắt Bệnh lan toả hoặc ngoài hệ thần kinh trung ương gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch Bệnh Toxoplasma cấp tính Nhiễm trùng cấp tính thường không có triệu chứng, nhưng từ 10 đến 20% bệnh nhân nổi hạch cổ hoặc hạch nách hai bên, không đau. Một vài trong số này cũng có triệu chứng giả cúm, sốt nhẹ, khó chịu, đau cơ, gan lách to, và ít gặp hơn, viêm họng, có thể giả tăng bạch cầu đơn nhân và hạch viêm. Tăng lympho bào không điển hình, thiếu máu nhẹ, giảm bạch cầu, và tăng men gan nhẹ là phổ biến. Hội chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần nhưng hầu như luôn tự khỏi. Bệnh Toxoplasma ở hệ thần kinh trung ương Hầu hết bệnh nhân AIDS hoặc các bệnh nhân suy giảm miễn dịch khác biểu hiện bệnh Toxoplasma là viêm não và hình ảnh tổn thương vòng nhẫn trên phim chụp CT hoặc MRI sọ não hoặc cả hai với chất tương phản. Nguy cơ cao nhất ở những người có số lượng CD4 < 50 / mcL; Viêm não do toxoplasma hiếm gặp khi số lượng CD4 > 200 / mcL. Điều trị bằng pyrimethamine cộng với sulfadiazine hoặc clindamycin. Triệu chứng điển hình của bệnh nhân là nhức đầu, thay đổi tâm thần, xuất huyết não, hôn mê, sốt, và thỉnh thoảng tổn thương thần kinh có tính định vị, như mất vận động hoặc mất cảm giác, liệt dây thần kinh sọ, rối loạn thị giác, và tai biến mạch não. Bệnh Toxoplasma bẩm sinh Bệnh do Toxoplasma bẩm sinh là kết quả của một nhiễm trùng nguyên phát, thường không triệu chứng do người mẹ mắc phải trong thai kỳ. Phụ nữ bị nhiễm trước khi thụ thai thông thường không lây toxoplasma cho thai nhi trừ khi nhiễm trùng được tái hoạt trong thai kỳ bằng suy giảm miễn dịch. Sẩy thai, thai chết lưu, hoặc dị tật bẩm sinh có thể xảy ra. Tỷ lệ thai nhi còn sống sót sinh ra với bệnh toxoplasma phụ thuộc vào thời điểm nhiễm trùng của mẹ mắc phải; tăng từ 15% trong tam cá nguyệt thứ nhất lên 30% trong tam cá nguyệt thứ 2 đến 60% trong tam cá nguyệt 3 của thai kỳ. Mức độ nặng của các bệnh bẩm sinh càng giảm nếu người mẹ mắc bệnh càng muộn trong thai kỳ. Bệnh ở trẻ sơ sinh có thể nặng, đặc biệt là nếu trẻ bị nhiễm sớm trong thai kỳ; các triệu chứng bao gồm vàng da, phát ban, gan lách to, và bốn đặc điểm bất thường: Viêm võng mạc hai bên Vôi hoá não Não úng thuỷ hoặc đầu nhỏ Chậm phát triển tâm thần Tiên lượng kém. Nhiều trẻ em bị bệnh nhẹ và hầu hết trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị nhiễm trong 3 tháng cuối của thai kỳ khoẻ mạnh khi sinh nhưng có nguy cơ cao bị động kinh, suy giảm trí tuệ, viêm võng mạc, hoặc các triệu chứng khác xuất hiện sau vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau. Bệnh do toxoplasma ở mắt Kết quả của nhiễm trùng bẩm sinh được tái hoạt động, thường là ở trẻ vị thành niên và 20 tuổi, nhưng hiếm khi xảy ra với nhiễm trùng mắc phải. Viêm võng mạc hoại tử hoại tử và viêm màng mạch dạng tràng hạt thứ phát xảy ra và có thể gây đau mắt, nhìn mờ, và đôi khi mù. Tái phát bệnh phổ biến. Nhiễm trùng lan toả và ngoài hệ thần kinh trung ương Bệnh ngoài mắt và hệ thần kinh trung ương ít gặp hơn và xảy ra chủ yếu ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng. Chúng có thể xuất hiện với viêm phổi, viêm cơ tim, viêm đa cơ, ban phát lan toả, sốt cao, ớn lạnh, và suy kiệt. Trong viêm phổi do toxoplasma, thâm nhiễm kẽ lan toả có thể tiến triển nhanh chóng và gây suy hô hấp, trong khi viêm nội mạch có thể dẫn đến nhồi máu ở các mạch máu phổi nhỏ. Không được điều trị thường gây tử vong. Chẩn đoán bệnh do Toxoplasma Xét nghiệm huyết thanh học Đối với bệnh ở thần kinh trung ương, chụp CT sọ hoặc MRI sọ và chọc dịch não tuỷ Đánh giá mô bệnh học của sinh thiết Xét nghiệm dựa trên phản ứng chuỗi polymerase máu, dịch não tuỷ, mô, hoặc khi mang thai lấy dịch màng ối Bệnh Toxoplasma thường được chẩn đoán về huyết thanh học sử dụng xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA) hoặc xét nghiệm miễn dịch men (EIA) đối với các kháng thể IgG và IgM (xem bảng:). Các kháng thể IgM đặc hiệu xuất hiện trong 2 tuần đầu của bệnh cấp tính, đạt đỉnh trong vòng 4 đến 8 tuần, và cuối cùng trở nên không thể phát hiện được, nhưng chúng có thể tồn tại lâu đến 18 tháng sau nhiễm trùng cấp tính. Các kháng thể IgG phát sinh chậm hơn, đạt đỉnh từ 1 đến 2 tháng, và có thể duy trì ở mức cao và ổn định trong nhiều tháng đến nhiều năm. Xét nghiệm IgM Toxoplasma thiếu tính đặc hiệu. Con người phơi nhiễm với bệnh do toxoplasma là phổ biến ở bất cứ nơi nào có mèo. Bảng Việc chẩn đoán bệnh do toxoplasma cấp tính trong thai kỳ và ở thai nhi hoặc trẻ sơ sinh có thể rất khó khăn và nên tham khảo ý kiến của chuyên gia. Nếu bệnh nhân có thai và IgG và IgM dương tính thì nên làm xét nghiệm ái lực IgG. Các kháng thể ái lực cao trong 12 đến 16 tuần đầu tiên của thai kỳ về cơ bản là sẽ loại trừ nhiễm trùng mắc phải trong thai kỳ. Tuy nhiên kết quả IgG thấp không thể giải thích được do nhiễm trùng gần đây bởi vì một số bệnh nhân có IgG thấp trong nhiều tháng sau khi nhiễm bệnh. Có thể nghi ngờ nhiễm trùng gần đây ở phụ nữ mang thai trước khi can thiệp bằng cách lấy mẫu xét nghiệm tại phòng xét nghiệm bệnh do toxoplasma. Nếu bệnh nhân có bệnh lâm sàng tương thích với bệnh toxoplasma nhưng mức IgG thấp, thì sau 2 đến 3 tuần mức kháng thể tăng lên nếu bệnh là do toxoplasma cấp tính, trừ khi chủ nhân bị suy giảm miễn dịch nặng. Nói chung, phát hiện kháng thể IgM đặc hiệu ở trẻ sơ sinh cho thấy nhiễm trùng bẩm sinh. IgG mẹ đi qua nhau thai, nhưng IgM thì không. Phát hiện kháng thể IgA đặc hiệu của Toxoplasma nhạy hơn IgM ở trẻ bị nhiễm bẩm sinh, nhưng nó chỉ có ở các cơ sở tham khảo đặc biệt (ví dụ, Xét nghiệm huyết thanh Toxoplasma, Học viện nghiên cứu Palo Alto, Palo Alto, CA). Cần phải xin ý kiến của một chuyên gia khi nghi ngờ bị nhiễm trùng ở thai nhi hoặc bẩm sinh. Ước tính có khoảng 11% cư dân ≥ 6 tuổi ở Hoa Kỳ có huyết thanh dương tính, điều này cho thấy họ đã bị nhiễm bệnh và hơn 60% dân số ở các khu vực khác đã bị nhiễm bệnh (xem Centers for Disease Control and Prevention: Epidemiology & Risk Factors). Toxoplasma đôi khi được mô tả về mặt mô học. Thể hoạt động, thấy trong nhiễm khuẩn cấp tính, lấy nhuộm Giemsa hoặc Wright nhưng có thể khó tìm thấy ở mẫu mô thường quy. Các mô nang không phân biệt cấp tính với nhiễm trùng mãn tính. Toxoplasma phải được phân biệt với các sinh vật trong tế bào khác, chẳng hạn như Histoplasma, Trypanosoma cruzi, và Leishmania. Các xét nghiệm PCR xác định DNA của ký sinh trùng trong máu, dịch não tuỷ, hoặc nước ối tại một số phòng thí nghiệm mang tính tham khảo. Phương pháp phân tích nước ối dựa trên PCR là phương pháp được lựa chọn để chẩn đoán bệnh toxoplasma trong thai kỳ. Nếu nghi ngờ bị bệnh Toxoplasma ở thần kinh trung ương nên chụp CT sọ có tiêm chất cản quang hoặc MRI có tiêm chất đối quang từ hoặc cả hai cộng với chọc dịch não tuỷ nếu không có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ. Mặc dù những tổn thương này không đặc trưng, nhưng sự hiện diện của chúng ở những bệnh nhân bị AIDS và triệu chứng ở hệ thần kinh trung ương cho phép điều trị T. gondii. Dịch não tuỷ có thể dương tính với sự tăng tế bào lympho, và mức protein có thể tăng lên. Tiếp cận Bệnh nhân Thần kinh Theo Michael C. Levin, MD, College of Medicine, University of Saskatchewan Đánh giá về mặt y tế Thg7 2021 Tiền sử Khám thực thể và xét nghiệm Bệnh nhân có các triệu chứng thần kinh sẽ được tiếp cận từng bước theo phương pháp thần kinh, bao gồm những bước sau đây: Xác định vị trí giải phẫu của một hoặc nhiều tổn thương gây ra các triệu chứng Xác định cơ chế sinh lý bệnh liên quan Đưa ra chẩn đoán phân biệt Lựa chọn các xét nghiệm đặc hiệu và phù hợp Xác định vị trí giải phẫu và cơ chế bệnh sinh của tổn thương thông qua hỏi bệnh kỹ lưỡng và khám thần kinh chính xác sẽ làm giảm đáng kể các chẩn đoán phân biệt và do đó sẽ làm giảm số lượng các xét nghiệm cần thiết. Thông thường, bác sĩ lâm sàng có thể nhanh chóng xác định liệu phần bệnh sử và tiền sử sắp được trình bày có đáng tin cậy hay không, hay nên hỏi một thành viên khác trong gia đình. Tiền sử của bệnh hiện tại nên bao gồm những yếu tố sau: Các câu hỏi cụ thể làm rõ về chất lượng, cường độ, sự phân bố, thời gian tồn tại và tần số của mỗi triệu chứng. Điều gì làm trầm trọng thêm hay giảm nhẹ các triệu chứng và nên xác định liệu việc điều trị trong quá khứ có hiệu quả hay không. Việc yêu cầu bệnh nhân mô tả trình tự triệu chứng xảy ra có thể giúp xác định nguyên nhân. Những khuyết tật cụ thể cần được mô tả có tính định lượng (ví dụ, đi bộ nhiều nhất là 25 feet trước khi dừng lại để nghỉ), đồng thời cần ghi nhận ảnh hưởng của chúng đến hoạt động hàng ngày của bệnh nhân. Tiền sử và khám toàn thân rất cần thiết vì các biến chứng thần kinh thường phổ biến nhiều dạng bệnh lý, nhất là nghiện rượu, đái tháo đường, ung thư, bệnh lý mạch máu, và HIV. Tiền sử gia đình cũng quan trọng vì chứng đau đầu migrain và nhiều bệnh lý chuyển hoá, cơ, thần kinh, và các bệnh thoái hoá thần kinh có tính di truyền. Tiền sử xã hội, nghề nghiệp và du lịch sẽ cung cấp thông tin về các nhiễm trùng bất thường và sự tiếp xúc với các độc tố và ký sinh trùng. Đôi khi các triệu chứng thần kinh và các dấu hiệu mang tính chức năng hoặc hystery, phẩn ánh một bệnh lý tâm thần. Thông thường, các triệu chứng và dấu hiệu như vậy không phù hợp với các quy tắc về giải phẫu và sinh lý, bệnh nhân thường bị trầm cảm hoặc sợ hãi bất thường. Không nên thay thế phương pháp này bằng phản xạ chỉ định chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) và các xét nghiệm khác; điều đó dẫn tới các sai sót và chi phí không cần thiết. Tuy nhiên, các rối loạn chức năng và thực thể đôi khi cùng tồn tại, và việc phân biệt chúng có thể gặp khó khăn. Khám thực thể và xét nghiệm Khám thực thể toàn thân để đánh giá tất cả các hệ thống của cơ thể, nhưng tập trung vào hệ thống thần kinh (khám thần kinh). Khám thần kinh, được thảo luận chi tiết tại các phần khác trong Cẩm nang, bao gồm những phần sau đây: Trạng thái tâm thần Thần kinh sọ Hệ thống vận động Cơ lực Dáng đi, tư thế và phối hợp động tác Cảm giác Phản xạ Hệ thần kinh thực vật Trong nhiều trường hợp, người ta cũng thực hiện thăm khám mạch não. Có thể cần đến các xét nghiệm chẩn đoán để xác định hoặc loại trừ các bệnh lý khác có thể xảy ra. Để xác định vị trí giải phẫu, thầy thuốc thăm khám phải cân nhắc các câu hỏi như Tổn thương ở một hay nhiều vị trí? Tổn thương chỉ giới hạn trong hệ thần kinh hay là một phần của một bệnh toàn thân? Phần nào của hệ thần kinh bị ảnh hưởng? Các phần cụ thể của hệ thần kinh cần được xem xét bao gồm vỏ não, chất trắng dưới vỏ, hạch nền, đồi thị, tiểu não, thân não, tuỷ sống, đám rối thần kinh cánh tay hoặc thắt lưng cùng, các dây thần kinh ngoại vi, khớp thần kinh cơ, và cơ. Một khi xác định được vị trí tổn thương, các nhóm cơ chế gây bệnh sẽ cần được xem xét; Chúng bao gồm Mạch máu Nhiễm trùng Bệnh lý khối u Thoái hoá Sng chấn Nhiễm độc-rối loạn chuyển hoá Miễn dịch Khi được áp dụng đúng, phương pháp thần kinh sẽ cung cấp cách tiếp cận có trình tự cho cả những trường hợp phức tạp nhất và các bác sỹ lâm sàng rất ít bị nhầm lẫn bởi những bệnh cảnh thần kinh có biểu hiện tương tự nhau - ví dụ các triệu chứng đột quỵ cấp tính thực ra là do u não hoặc khi liệt tiến triển nhanh gợi ý hội chứng Guillain-Barré, nhưng thực ra lại do ép tuỷ. Tiền sử Bệnh sử và tiền sử là phần quan trọng nhất của đánh giá thần kinh. Bệnh nhân nên được thoải mái và tự kể bệnh sử của mình. Chóng mặt kịch phát tư thế lành tính (Chóng mặt tư thế lành tính; Chóng mặt tư thế lành tính; BPPV) Theo Lawrence R. Lustig, MD, Columbia University Medical Center and New York Presbyterian Hospital Đánh giá về mặt y tế Thg6 2021 | đã sửa đổi Thg9 2022 Căn nguyên Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Những điểm chính Nguồn chủ đề Nghiệm pháp Epley: Một cách... Chóng mặt kịch phát tư thế lành tính, các cơn chóng mặt ngắn (< 60 giây) xảy ra với một số vị trí cụ thể của đầu. Thạch nhĩ di chuyển này kích thích các tế bào lông thường gặp nhất ở ống bán khuyên sau (và ít khi ở ống bán khuyên trên), tạo ra ảo giác chuyển động. Các yếu tố bệnh sinh bao gồm Sự thoái hoá tự phát biểu mô soan nang Chấn động mê nhĩ Viêm tai giữa Phẫu thuật tai Nhiễm virut gần đây (ví dụ, viêm dây thần kinh tiền đình do virus) Chấn thương đầu Gây mê kéo dài hoặc nằm trên giường quá lâu Các rối loạn tiền đình trước đây (ví dụ bệnh Meniere) Thu hẹp động mạch trước tiền đình Các triệu chứng và dấu hiệu của Chóng mặt kịch phát tư thế lành tính Chóng mặt được khởi phát khi đầu của bệnh nhân di chuyển (ví dụ như khi lăn trên giường hoặc uốn cong để nhặt cái gì đó). Cơn chóng mặt kịch phát chỉ kéo dài vài giây đến vài phút; giai đoạn có xu hướng cao điểm vào buổi sáng và giảm trong suốt cả ngày. Buồn nôn và nôn có thể xảy ra, nhưng nghe kém và ù tai thì không. Chẩn đoán Chóng mặt kịch phát tư thế lành tính Đánh giá lâm sàng MRI tiêm đối quang từ Gadolinium nếu các phát hiện cho thấy tổn thương nội sọ Chẩn đoán chóng mặt kịch phát lành tính dựa trên các triệu chứng đặc trưng, trên động mắt như được xác định bởi nghiệm pháp Dix-Hallpike (một test kích thích động mắt tư thế) và khi không có các bất thường khác về kiểm tra thần kinh. Những bệnh nhân như vậy không cần phải kiểm tra thêm nữa. Không giống như động mắt vị trí gây ra bởi BPPV, động mắt vị trí gây ra bởi tổn thương hệ thần kinh trung ương Không có sự tiềm tàng, mệt mỏi, và cảm giác chủ quan nghiêm trọng Có thể tiếp tục khi vị trí vẫn được duy trì Có thể theo chiều dọc hoặc hướng thay đổi Nếu quay, có thể là theo hướng bất ngờ Bệnh nhân bị động mắt cho thấy một tổn thương nội sọ cần chụp MRI tiêm đối quang từ gadolinium. Điều trị Chóng mặt kịch phát tư thế lành tính Nghiệm pháp kích thích cho các triệu chứng mệt mỏi Nghiệm pháp dịch chuyển thạch nhĩ Điều trị bằng thuốc thường không được đề nghị BPPV thường tự giảm xuống trong vài tuần hoặc vài tháng, nhưng có thể tiếp tục trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Bởi vì tình trạng này có thể kéo dài, điều trị bằng thuốc (như sử dụng trong Bệnh Meniere) không được khuyến khích. Thông thường, các tác dụng phụ của thuốc làm tồi tệ hơn. Buồn nôn và động mắt xuất hiện. Bởi vì BPPV là mệt mỏi, nên một điều trị là để bệnh nhân thực hiện những cử động kích thích buổi sáng trong ngày trong một môi trường an toàn. Triệu chứng sau đó sẽ giảm cho đến hết ngày. Nghiệm pháp chuyển động thạch nhĩ (thường là nghiệm pháp Epley, hoặc, theo cách khác, các nghiệm pháp Semont hoặc bài tập Brandt-Daroff) liên quan đến việc di chuyển đầu thông qua một loạt các vị trí cụ thể nhằm trả lại thạch nhĩ bị lệch về soan nang. Sau khi thực hiện các nghiệm pháp Epley hoặc Semont, bệnh nhân nên giữ đầu thẳng hoặc thẳng đầu một nửa trong 1 đến 2 ngày, tránh cứng cổ hoặc căng cơ. Những nghiệm pháp này có thể được lặp lại khi cần thiết. Ngược lại, các bài tập Brandt-Daroff được thực hiện bởi bệnh nhân ở nhà 5 lần liên tiếp, 3 lần / ngày, trong khoảng 2 tuần hoặc tới khi không còn chóng mặt khi tập. Với nghiệm pháp Semont, bệnh nhân ngồi thẳng đứng ở giữa giường. Đầu của bệnh nhân được xoay về tai không bị tổn thương; tư thế quay đầu này được duy trì trong suốt quá trình làm nghiệm pháp. Tiếp theo, nằm xuống bên cạnh giường để bệnh nhân nằm bên tai bệnh xuống và mũi hướng lên trên. Sau 3 phút ở vị trí này, bệnh nhân nhanh chóng di chuyển qua vị trí thẳng đứng mà vẫn giữ đầu quay và được nằm xuống phía bên kia với mũi chĩa xuống. Sau 3 phút ở vị trí này, bệnh nhân dần dần quay trở lại vị trí thẳng đứng, và đầu quay trở lại bình thường. Bệnh nhân ngồi thẳng, sau đó nằm nghiêng với mũi hướng lên trên và mặt tạo góc 45 độ với mặt giường. Bệnh nhân vẫn ở vị trí này trong khoảng 30 giây hoặc cho đến khi chóng mặt giảm xuống và sau đó di chuyển trở lại vị trí ngồi. Cùng một chuyển động được lặp lại ở phía đối diện. Chu kỳ này được lặp lại 5 lần liên tiếp, 3 lần / ngày, trong khoảng 2 tuần, hoặc cho đến khi không có cơn chóng mặt khi tập. Những điểm chính Chóng mặt xảy ra do sự dịch chuyển thạch nhĩ tở ống bán khuyên; các triệu chứng được khởi phát sau sự chuyển động của đầu. Thường có nôn và buồn nôn nhưng không ù tai hoặc nghe kém. Điều trị liên quan đến việc dịch chuyển thạch nhĩ. Chẩn đoán là lâm sàng, nhưng một số bệnh nhân cần MRI để loại trừ những tình trạng khác. Điều trị bằng các nghiệm pháp dịch chuyển thạch nhĩ. Thuốc hiếm khi giúp đỡ và có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Chứng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính (BPPV) là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra chóng mặt. Nó ảnh hưởng đến con người ngày càng tăng theo tuổi tác và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến người cao tuổi, dẫn đến những nguy cơ bị té ngã gây chấn thương. Nguyên nhân gây Chóng mặt kịch phát tư thế lành tính Tình trạng này được cho là do sự dịch chuyển các thạch nhĩ (tinh thể Canxi cacbonat thường nằm vào trong soan nang và cầu nang). Hội chứng Goodpasture (Hội chứng của Goodpasture, Bệnh kháng thể GBM) Theo Joyce Lee, MD, MAS, University of Colorado School of Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg9 2021 Sinh lý bệnh Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Tiên lượng Điều trị Những điểm chính Nguồn chủ đề Xuất huyết phế nang (Hội... Hội chứng Goodpasture, một kiểu phụ của hội chứng thận phổi, là một hội chứng tự miễn dịch bao gồm xuất huyết phế nang và bệnh viêm cầu thận do các kháng thể kháng màng đáy cầu thận (anti-GBM) lưu thông trong hệ tuần hoàn gây ra. Đàn ông bị ảnh hưởng nhiều hơn phụ nữ. Các kháng thể anti-GBM được định hướng chống lại noncollagenous (NC-1) của alpha 3 chuỗi collagen IV, cái mà tập trung cao nhất trong màng nền của mao mạch thận và mao mạch phổi. Phơi nhiễm môi trường-hút thuốc lá phổ biến nhất, và nhiễm trùng hô hấp do virus và hít dung môi hydrocarbon ít phổ biến hơn, tiếp xúc với các kháng nguyên mao mạch phế nang hình thành các kháng thể lưu hành ở người nhạy cảm, đặc biệt là những người có HLA-DRw 15, - DR 4, và - DRB 1 alleles. Các kháng thể lưu hành anti-GBM gắn kết với màng nền, lắng đọng bổ thể và kích hoạt phản ứng viêm qua tế bào trung gian, gây ra viêm cầu thận, viêm mao mạch phổi, hoặc cả hai. Các triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng Goodpasture Ho máu là triệu chứng nổi bật nhất; tuy nhiên, ho máu không xảy ra ở những bệnh nhân xuất huyết phế nang, và bệnh nhân có thể chỉ có thâm nhiễm trên X-quang ngực hoặc có thâm nhiễm và gắng sức hô hấp, suy hô hấp, hoặc cả hai. Các triệu chứng thông thường bao gồm Ho Khó thở Mệt mỏi Sốt Đái máu Sụt cân Có tới 40% bệnh nhân có máu tiểu, mặc dù xuất huyết phổi có thể xuất hiện trước các biểu hiện bệnh thận trong vài tuần tới nhiều năm. Các dấu hiệu khác nhau theo thời gian và bao gồm nghe phổi có tiếng ran nổ, ran rít. Một số bệnh nhân có phù nề ngoại biên do suy thận và ngứa do thiếu máu. Chẩn đoán hội chứng Goodpasture Xét nghiệm kháng thể anti GBM huyết thanh Đôi khi sinh thiết thận Bệnh nhân được xét nghiệm kháng thể anti-GBM huyết thanh bằng xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang gián tiếp hoặc nếu có, xét nghiệm miễn dịch trực tiếp liên kết enzym (ELISA) với NC-1 alpha 3 tái tổ hợp hoặc của con người. Sự hiện diện của các kháng thể này khẳng định chẩn đoán. Hội chứng Goodpasture thường di truyền phát hiện ở những người hút thuốc, nhưng tiếp xúc với hydrocacbon và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virut là những yếu tố kích hoạt có thể xảy ra. Xét nghiệm ANCA (ANCA) là dương tính (trong máu ngoại vi) chỉ ở 25% bệnh nhân có hội chứng Goodpasture. Nếu kháng thể anti-GBM âm tính và bệnh nhân có bằng chứng về viêm cầu thận (tiểu máu, protein niệu, các tế bào hồng cầu trong xét nghiệm nước tiểu, suy thận hoặc kết hợp những dấu hiệu này), sinh thiết thận được chỉ định để xác nhận chẩn đoán. Viêm cầu thận hoại tử tiến triển nhanh có sự hình thành của lưỡi liềm được tìm thấy trong các mẫu sinh thiết ở những bệnh nhân có hội chứng Goodpasture và tất cả các nguyên nhân khác của hội chứng thận và phổi. Lắng đọng phức hợp miễn dịch tại mô thận hoặc phổi cổ điển cho thấy lắng đọng IgG dọc theo các mao mạch cầu thận hoặc phế nang. Sự lắng đọng IgG cũng xảy ra ở thận của bệnh nhân tiểu đường hoặc với bệnh thận cầu thận dạng sợi (một rối loạn hiếm gặp gây hội chứng phổi-thận), nhưng màng đáy cầu thận gắn các kháng thể trong những rối loạn này là không đặc hiệu và không xảy ra trong các mô hình tuyến tính. Tiên lượng của hội chứng Goodpasture Hội chứng Goodpasture thường tiến triển nhanh và có thể gây tử vong nếu chẩn đoán và điều trị bị trì hoãn. Tiên lượng là tốt khi điều trị trước khi có suy hô hấp hoặc suy thận. Tỷ lệ sống kéo dài liên quan đến mức độ suy thận khi chẩn đoán. Bệnh nhân cần lọc máu khẩn cấp và những người có > 50% tổn thương liềm trong mẫu bệnh phẩm sinh thiết (những người thường cần phải chạy thận) thường sống < 2 năm nếu không được ghép thận. Ho máu có thể là một dấu hiệu tiên đoán tốt vì nó dẫn đến việc phát hiện sớm; số ít bệnh nhân ANCA dương tính đáp ứng tốt hơn với điều trị. Triệu chứng là khó thở, ho, mệt mỏi, ho máu và tiểu máu. Tái phát xảy ra ở một số nhỏ và liên quan đến việc tiếp tục sử dụng thuốc lá và nhiễm trùng đường hô hấp. Ở những bệnh nhân có bệnh thận giai đoạn cuối được ghép thận, bệnh có thể tái phát trong ghép. Điều trị hội chứng Goodpasture Trao đổi plasma Corticosteroid và cyclophosphamide Cứu sống ngay lập tức ở bệnh nhân xuất huyết phế nang và suy hô hấp liên quan đến kiểm soát đường thở; đặt nội khí quản và thông khí cơ học được khuyến cáo cho bệnh nhân có kết quả khí máu nghi ngờ và suy hô hấp sắp xảy ra. Bệnh nhân suy thận nặng có thể cần lọc máu hoặc là ghép thận. Điều trị là trao đổi huyết tương hàng ngày hoặc cách ngày trong 2-3 tuần sử dụng trao đổi 4 - L để loại bỏ các kháng thể kháng GBM, kết hợp với corticosteroid (thường là methylprednisolone 1 g truyền tĩnh mạch trong 20 phút một lần / ngày hoặc cách ngày với 3 liều theo sau là prednisone (1 mg / kg một lần / ngày uống trong 3 tuần, sau đó điều chỉnh liều đến 20 mg một lần / ngày trong 6 đến 12 tháng) và cyclophosphamide (2 mg / kg uống hoặc IV một lần / ngày trong 6 đến 12 tháng) để ngăn ngừa sự hình thành các kháng thể mới. Liệu pháp có thể được giảm dần hoặc dừng lại khi chức năng hô hấp và thận không được cải thiện. Rituximab có thể được sử dụng ở một số bệnh nhân có tác dụng phụ nghiêm trọng do cyclophosphamide hoặc từ chối cyclophosphamide, nhưng nó không được nghiên cứu ở bệnh nhân có hội chứng Goodpasture. Những điểm chính Bệnh nhân có hội chứng Goodpasture có thể có cả xuất huyết phế nang và viêm cầu thận hoặc một trong hai trường hợp riêng biệt. Phát hiện bệnh tại phổi có thể nhẹ hoặc không đặc hiệu. Xét nghiệm huyết thanh đối với kháng thể kháng màng đáy cầu thận. Hội chứng Goodpasture được nghi ngờ ở bệnh nhân bị ho máu hoặc tiểu máu và được khẳng định bởi sự có mặt của các kháng thể GBM trong máu hoặc trong mẫu sinh thiết thận. Làm sinh thiết thận nếu bệnh nhân có viêm cầu thận. Chẩn đoán và điều trị hội chứng Goodpasture trước khi có sự suy giảm chức năng của các cơ quan. Điều trị bằng cách sử dụng trao đổi huyết tương, corticosteroid, và cyclophosphamide. Tiên lượng là tốt khi điều trị bắt đầu trước khi khởi phát suy hô hấp hoặc suy thận. Điều trị bao gồm thay huyết tương, corticosteroid và thuốc ức chế miễn dịch, chẳng hạn như cyclophosphamide. (Xem thêm Hội chứng thận phổi.) Sinh lý bệnh của hội chứng Goodpasture Hội chứng Goodpasture là sự kết hợp của bệnh lý cầu thận với xuất huyết phế nang và anti-GBM. Hội chứng Goodpasture thường được thể hiện dưới dạng xuất huyết phế nang lan toả và bệnh thận cầu thận nhưng đôi khi có thể gây viêm cầu thận (10 đến 20%) hoặc bệnh phổi (10%) đơn độc. Liệt trên nhân tiến triển (PSP) (Hội chứng Steele-Richardson-Olszewski) Theo Hector A. Gonzalez-Usigli, MD, HE UMAE Centro Médico Nacional de Occidente Đánh giá về mặt y tế Thg2 2022 Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Những điểm chính Liệt trên nhân tiến triển là bệnh lý thoái hoá hệ thần kinh trung ương hiếm gặp, gây liệt vận nhãn tiến triển, chậm vận động, co cứng cơ, loạn trương lực quanh trục tiến triển, giả liệt hành não, và sa sút trí tuệ. Bệnh nhân có khuynh hướng dễ bị ngã ra sau. Khó nuốt, rối loạn vận ngôn đi kèm rối loạn cảm xúc (liệt giả hành não), trầm cảm và rối loạn giấc ngủ là các triệu chứng rất phổ biến. Run tĩnh trạng có thể tiến triển. Sa sút trí tuệ xảy ra cuối cùng. Nhiều bệnh nhân mất khả năng hoạt động trong khoảng 5 năm và tử vong trong vòng 10 năm. Liệt trên nhân tiến triển có một số loại lâm sàng khác nhau dựa trên các triệu chứng hoặc dấu hiệu nổi trội (1): Hội chứng Richardson: Liệt mặt tiến triển cổ điển với liệt vận nhãn tiến triển nặng và các vấn đề về thăng bằng nặng (dạng phổ biến nhất, ≥ 70% trường hợp) PSP-P: Bệnh Parkinson của liệt trên nhân tiến triển nhanh, đáp ứng với levodopa, dẫn đến sự cải thiện nhẹ, thoáng qua PSP-PAFG: Đặc trưng bởi không vận động thuần tuý với sự đóng băng của dáng đi PSP-PGF: Đặc trưng bởi sự đóng băng của dáng đi PSP-PNFA (SL-SL): Đặc trưng bởi thất ngôn không tiến triển hoặc rối loạn ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ PSP-AOS: Đặc trưng bởi mất khả năng nói PSP-FTLD (PSP-F): Đặc trưng bởi sự thoái hoá trước trán PSP-CBS: Đặc trưng bởi hội chứng vỏ não, gây ra các triệu chứng bất đối xứng sâu sắc PSP-MN (PSP-PLS): Đặc trưng bởi các triệu chứng liên quan đến xơ cứng cột bên Các dạng khác có thể bao gồm: PSP-C: Đặc trưng bởi dấu hiệu tiểu não PSP-PI: Đặc trưng bởi sự mất ổn định tư thế Trong các dạng khác với hội chứng Richardson (dạng không điển hình [gọi là hội chứng liệt rung parkinson không điển hình]), liệt vận nhãn có thể bị trì hoãn theo năm. Các dạng lâm sàng khác nhau của liệt trên nhân tiến triển có các đặc điểm khác nhau (ví dụ, các đặc điểm của bệnh parkinson, hội chứng vỏ não hạch đáy, các vấn đề về lời nói, các dấu hiệu thoái hoá vùng trán-thái dương, rối loạn vận động, dáng đi đóng băng). Chẩn đoán liệt trên nhân tiến triển Đánh giá lâm sàng Chẩn đoán liệt trên nhân tiến triển chủ yếu dựa vào lâm sàng. MRI thường được thực hiện để loại trừ các bệnh lý khác. Trong các ca bệnh tiến triển, MRI cho thấy tổn thương đặc trưng giảm kích thước não giữa, rõ nhất ở mặt cắt dọc giữa phía trước, làm cho não giữa có dạng hình chim ruồi hoặc chim cánh cụt. Khi nhìn theo mặt cắt dọc, não giữa có thể giống với hình ảnh hào quang buổi sáng (2). Một số trường hợp, levodopa và / hoặc amantadine có thể làm giảm co cứng. Vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu có thể giúp cải thiện khả năng di chuyển và giảm nguy cơ ngã. Điều trị tập trung vào việc cải thiện các triệu chứng. Vì liệt trên nhân tiến triển tiên lượng sẽ tử vong, cần khuyến khích bệnh nhân chuẩn bị di chúc y tế sớm sau khi được chẩn đoán. Đây là văn bản chỉ ra những loại chăm sóc y tế nào họ muốn vào cuối đời. Những điểm chính Triệu chứng đầu tiên của chứng liệt hạt nhân tiến triển kinh điển có thể là khó nhìn lên hoặc xuống mà không di chuyển cổ hoặc khó leo lên và xuống cầu thang. Tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng; xem xét levodopa và / hoặc amantadine để làm giảm cứng khớp, và kê toa liệu pháp vật lý và cơ năng. Nguyên nhân gây liệt trên nhân tiến triển đến nay vẫn còn chưa rõ. Các nơ-ron trong hạch nền và thân não bị thoái hoá; có sự hiện diện của protein tau phosphoryl hoá bất thường trong đám rối sợi thần kinh. Triệu chứng và dấu hiệu của PSP Các triệu chứng liệt trên nhân tiến triển thường bắt đầu vào cuối tuổi trung niên. Triệu chứng khởi phát là Khó nhìn lên hoặc xuống khi giữ nguyên cổ hoặc khó khăn khi lên xuống cầu thang Các cử động mắt tự nguyện, đặc biệt là nhìn xuống, trở nên khó khăn, nhưng các chuyển động mắt theo phản xạ dọc được kích hoạt bởi cử động đầu thụ động (gập cổ, mở rộng) thì không bị ảnh hưởng. Vận động chậm lại, các cơ co cứng và loạn trương lực theo trục dọc. Sinh lý bệnh của viêm màng não cấp do vi khuẩn Phổ biến nhất, các vi khuẩn thông qua đường máu vào khoang dưới nhện và màng não. Khi dừng lại, nên tăng dần PCO2 về mức bình thường vì tăng đột ngột có thể gây tăng ICP đáng kể. Thông thường, người lớn dùng mannitol 1 g / kg IV bolus trong 30 phút, lặp lại khi cần mỗi 3 đến 4 giờ hoặc 0,25 g / kg mỗi 2 đến 3 giờ, và trẻ dùng 0,5 đến 2,0 g / kg trong 30 phút, lặp lại khi cần. Các biện pháp bổ trợ bao gồm Truyền dịch Thuốc chống động kinh Điều trị nhiễm trùng kèm theo Điều trị các biến chứng cụ thể (ví dụ, corticosteroid cho hội chứng Waterhouse-Friderichsen, phẫu thuật dẫn lưu dịch mủ dưới màng cứng) Phòng ngừa viêm màng não cấp do vi khuẩn Sử dụng vắc-xin giúp phòng viêm màng não do vi khuẩn H. influenzae type B, ở mức độ nào đó, giúp phòng cả N. meningitidis và S. pneumoniae. Các biện pháp vật lý Bệnh nhân được cách ly hô hấp (sử dụng biện pháp phòng ngừa giọt bắn) trong 24 giờ đầu tiên có thể giúp ngăn lây lan viêm màng não. Vắc xin phế cầu liên hợp có hiệu quả chống lại 13 typ, bao gồm > 80% các sinh vật gây viêm màng não, được khuyến cáo cho tất cả trẻ em (xem bảng). Tiêm chủng định kỳ với vaccin liên hợp H. influenzae typ b cho hiệu quả phòng bệnh cao và tiêm mũi đầu tiên khi trẻ 2 tháng. Vắc-xin phòng não mô cầu tổng hợp được tiêm cho Trẻ em từ 2 đến 10 tuổi nếu bị suy giảm miễn dịch hoặc bệnh nhân đã cắt lách Tất cả trẻ em từ 11 đến 12 tuổi với liều bổ sung ở tuổi 16 Những trẻ lớn hơn, sinh viên đại học sống ở ký túc xá, và quân nhân chưa được tiêm vacxin trước đây Khách du lịch hoặc cư dân của các vùng lưu hành Nhân viên phòng thí nghiệm thường xuyên xử lý mẫu bệnh phẩm viêm màng não mô cầu Trong mùa dịch viêm màng não, cần xác định người có nguy cơ cao (ví dụ sinh viên đại học, một thị trấn nhỏ) và quy mô của nó trước khi tiến hành tiêm chủng mở rộng. Tuy là tốn kém và đòi hỏi sự giáo dục và hỗ trợ của cộng đồng, nhưng nó làm giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ bị bệnh. Vi khuẩn cũng có thể đến màng não từ cấu trúc lân cận bị nhiễm trùng hoặc do bất thường cấu trúc mắc phải hoặc bẩm sinh ở xương sọ hoặc cột sống (đường vào). Vaccine viêm màng não mô cầu không chống lại viêm màng não mô cầu typ B; nên lưu ý ở bệnh nhân được tiêm vacin nhưng có triệu chứng của viêm màng não. Điều trị dự phòng Bất cứ ai tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bị viêm màng não (ví dụ: người giúp việc, người chăm sóc, nhân viên y tế và những người khác tiếp xúc với chất bài tiết của bệnh nhân) nên được điều trị dự phòng sau khi tiếp xúc. Đối với viêm màng não mô cầu, điều trị dự phòng bằng thuốc bao gồm một trong số phác đồ sau: Rifampin 600 mg (dành cho trẻ em > 1 tháng, 10 mg / kg; cho trẻ em < 1 tháng, 5 mg / kg) uống 12 liều cách nhau 4h. Ceftriaxone 250 mg (đối với trẻ em < 15 tuổi, 125 mg) tiêm bắp x 1 liều Đối với người lớn, fluoroquinolone (ciprofloxacin hoặc levofloxacin 500 mg hoặc ofloxacin 400 mg) uống 1 liều Đối với viêm màng não do H. influenzae typ b, điều trị dự phòng bằng rifampin 20 mg / kg một lần / ngày (tối đa 600 mg / ngày) trong 4 ngày. Chưa có thống nhất về việc trẻ em < 2 tuổi cần phải dự phòng tránh tiếp xúc ở nhà trẻ. Việc điều trị dự phòng thường không cần thiết bởi bệnh nhân có thể tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn gây viêm màng não khác. Những điểm chính Nguyên nhân gây viêm màng não cấp do vi khuẩn bao gồm N. meningitidis và S. pneumoniae ở trẻ em và người lớn và loài Listeria ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi; S. aureus gây viêm màng não ở mọi lứa tuổi. Các đặc điểm điển hình có thể không có hoặc khó phát hiện ở trẻ sơ sinh, bệnh nhân nghiện rượu, bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân suy giảm miễn dịch và bệnh nhân bị viêm màng não sau thủ thuật phẫu thuật thần kinh. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu thần kinh khu trú, lơ mơ, co giật, hoặc phù gai thị (gợi ý tăng ICP hoặc hiệu ứng khối nội sọ) cần trì hoãn chọc dịch não tuỷ cho đến khi có kết quả chẩn đoán hình ảnh. Điều trị viêm màng não cấp tính càng sớm càng tốt, ngay cả trước khi có chẩn đoán. Các phác đồ kháng sinh thông thường được chọn theo kinh nghiệm thường bao gồm các cephalosporin thế hệ 3 (đối với S. pneumoniae và N. meningitidis), ampicillin (đối với L. monocytogenes), và vancomycin (đối với các chủng đề kháng penicillin S. pneumoniae va cho S. aureus). Do trong dịch não tuỷ, bạch cầu, globulin miễn dịch và bổ thể thường có ít hoặc không có nên ban đầu vi khuẩn nhân lên mà không gây ra phản ứng viêm. Tiêm phòng định kỳ đối với H. influenza, S. pneumoniae và N. meningitidis và dự phòng hoá chất chống lại N. meningitidis giúp ngăn ngừa viêm màng não. Practice Guidelines for the Management of Bacterial Meningitis: Bài viết này xem xét các khuyến nghị về chẩn đoán và xử trí viêm màng não do vi khuẩn, bao gồm cách tiếp cận ban đầu, chỉ định chụp CT trước khi chọc dò tuỷ sống, các xét nghiệm để phân biệt viêm màng não do vi rút với viêm màng não do vi khuẩn, các xét nghiệm đặc hiệu để xác định vi khuẩn gây bệnh, thời gian dùng thuốc kháng sinh cho trường hợp nghi ngờ viêm màng não, các loại thuốc đặc hiệu được sử dụng để điều trị bệnh viêm màng não do vi khuẩn nghi ngờ hoặc đã xác định và vai trò của dexamethasone. 2017 Infectious Diseases Society of America ’ s Clinical Practice Guidelines for Healthcare-Associated Ventriculitis and Meningitis: Bài viết này xem xét các tài liệu, đánh giá bằng chứng và đưa ra các khuyến nghị. Nó thảo luận cụ thể về cách tiếp cận các bệnh nhiễm trùng liên quan đến shunt dịch não tuỷ, dẫn lưu dịch não tuỷ, thuốc tiêm trong vỏ não (ví dụ: baclofen), phần cứng kích thích não sâu, phẫu thuật thần kinh và chấn thương đầu. Sau đó, vi khuẩn giải phóng nội độc tố, acid teichoic và các chất khác kích hoạt phản ứng viêm với các trung gian như bạch cầu và yếu tố hoại tử u (TNF). Thông thường trong CSF, nồng độ protein tăng, và do vi khuẩn tiêu thụ glucose đồng thời lượng glucose ít được vận chuyển vào CSF hơn, nên nồng độ glucose giảm. Nhu mô não thường bị ảnh hưởng trong viêm màng não cấp do vi khuẩn. Nhiễm trùng trong khoang dưới nhện thường phối hợp với viêm vỏ não và viêm não thất. Các biến chứng của viêm màng não do vi khuẩn thường gặp bao gồm Não úng thuỷ (ở một số bệnh nhân) Nhồi máu động mạch hoặc tĩnh mạch do viêm và huyết khối động mạch và tĩnh mạch ở các khu vực bề mặt và đôi khi ở sâu trong não. Liệt dây vận nhãn ngoài do chèn ép hoặc viêm dây thần kinh sọ số 6 Điếc do viêm dây thần kinh sọ 8 hoặc viêm cấu trúc tai giữa Viêm mủ dưới màng cứng Tăng áp lực nội sọ (ICP) do phù não Áp xe não (nếu nhiễm trùng xâm nhập vào nhu mô não) Thoát vị não (nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất trong giai đoạn cấp tính) Các biến chứng toàn thân (đôi khi gây tử vong), chẳng hạn như sốc nhiễm khuẩn, đông máu nội mạch rải rác (DIC), hoặc hạ natri máu do hội chứng tiết hormone bài niệu không thích hợp (SIADH) Căn nguyên của viêm màng não cấp do vi khuẩn Nguyên nhân có thể của viêm màng não do vi khuẩn phụ thuộc vào Tuổi bệnh nhân Đường vào Tình trạng miễn dịch của bệnh nhân Tuổi Ở trẻ em và thanh thiếu niên, các nguyên nhân phổ biến nhất của viêm màng não do vi khuẩn là Liên cầu nhóm B, đặc biệt là Streptococcus agalactiae Escherichia (E.) coli Escherichia coli hoặc các vi khuẩn gram âm khác Listeria monocytogenes Ở trẻ em và thanh thiếu niên, các nguyên nhân phổ biến nhất của viêm màng não do vi khuẩn là Neisseria meningitidis Phế cầu khuẩn Viêm màng não do N. meningitidis đôi khi gây tử vong trong vòng vài giờ. Nhiễm khuẩn huyết do N. meningitidis đôi khi dẫn đến bệnh đông máu và nhồi máu xuất huyết thượng thận hai bên (hội chứng Waterhouse-Friderichsen). Haemophilus influenzae nhóm B, trước đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm màng não ở trẻ < 6 tuổi, hiện nay là một nguyên nhân hiếm gặp ở Mỹ và Tây Âu, do ở đây sử dụng rộng rãi vắc xin H. influenzae. Tuy nhiên, ở những nơi không được sử dụng vắc xin rộng rãi, H. influenzae là nguyên nhân phổ biến gây viêm màng não, đặc biệt ở trẻ em từ 2 tháng đến 6 tuổi. Ở người trung niên và người cao tuổi, nguyên nhân phổ biến nhất của viêm màng não do vi khuẩn là S. pneumoniae Ít phổ biến hơn, N. meningitidis gây ra viêm màng não ở tuổi trung niên và người cao tuổi. Bởi hàng rào phòng vệ của cơ thể giảm theo tuổi, nên người bệnh có thể bị viêm màng não do L. monocytogenes hoặc vi khuẩn gram âm. Bảng Đường vào Đường vào bao gồm: Đường máu (phổ biến nhất) Từ các cấu trúc bị nhiễm trùng lân cận (như xoang, tai giữa, xương chũm), đôi khi liên quan đến sự rò rỉ CSF Thông qua một vết thương đâm xuyên Sau khi phẫu thuật thần kinh (ví dụ, nếu ống dẫn lưu não thất bị nhiễm khuẩn) Qua các khuyết tật bẩm sinh hoặc mắc phải trong hộp sọ hoặc cột sống Bị một trong những bệnh lý trên sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm màng não. Bảng Trạng thái miễn dịch Nhìn chung, các nguyên nhân phổ biến nhất của viêm màng não do vi khuẩn thường trên những bệnh nhân suy giảm miễn dịch. S. pneumoniae L. monocytogenes Pseudomonas aeruginosa Mycobacterium tuberculosis N. meningitidis Trực khuẩn gram âm Khả năng vi khuẩn gây bệnh tuỳ thuộc vào từng loại suy giảm miễn dịch: Khiếm khuyết trong miễn dịch qua trung gian tế bào (ví dụ: bệnh AIDS, u lympho Hodgkin hoặc gây ức chế miễn dịch do thuốc gây ra): L. monocytogenes hoặc mycobacteria Khiếm khuyết trong miễn dịch dịch thể hoặc cắt lách: S. pneumoniae hoặc, ít gặp hơn, N. meningitidis (cả hai có thể gây viêm màng não) Giảm bạch cầu: P. aeruginosa hoặc vi khuẩn đường ruột gram âm Ở trẻ rất nhỏ (đặc biệt là trẻ sinh non) và người lớn tuổi, khả năng miễn dịch tế bào T có thể yếu; do đó, những nhóm tuổi này có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não do L. monocytogenes. Các triệu chứng và dấu hiệu của viêm màng não cấp do vi khuẩn Hầu hết các trường hợp, viêm màng não do vi khuẩn trong 3 đến 5 ngày đầu thường có triệu chứng âm thầm và không đặc hiệu như sốt, khó chịu và nôn. Tuy nhiên, viêm màng não có thể khởi phát nhanh và có thể đột ngột khởi phát, làm cho viêm màng não trở thành một trong số ít các bệnh lý làm những người trẻ khoẻ mạnh có thể rơi vào hôn mê với các triệu chứng nhẹ và không thể tỉnh lại được. Các triệu chứng và dấu hiệu điển hình của bệnh viêm màng não bao gồm: Sốt Nhịp tim nhanh Đau đầu Sợ ánh sáng Thay đổi trạng thái tâm thần (ví dụ mệt thỉu hoặc lú lẫn) Gáy cứng (mặc dù không phải tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng này) Đau lưng (ít dữ dội hơn và bị che lấp bởi đau đầu) Tuy nhiên, sốt, đau đầu, gáy cứng có thể không có ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (xem Viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ sơ sinh). Khi được ba mẹ ôm ấp và vỗ về thì lại gây khó chịu, cáu gắt nghịch thường cho bé hơn là cảm giác thoái mái, điều đó gợi ý viêm màng não do vi khuẩn. Nếu viêm màng não trở nên nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thóp có thể phình ra do tăng áp lực nội sọ. 40% trẻ bị viêm màng não cấp do vi khuẩn có co giật và có thể xảy ra ở cả người lớn. Có đến 12% bệnh nhân bị hôn mê. Viêm màng não nặng làm tăng áp lực nội sọ (ICP) và thường gây ra phù gai, nhưng phù gai có thể vắng mặt sớm hoặc bị suy giảm do các yếu tố liên quan đến tuổi tác hoặc các yếu tố khác. Kèm theo nhiễm trùng các cơ quan có thể gây ra Phát ban, đốm xuất huyết, hoặc ban xuất huyết hoại tử (gợi ý do não mô cầu meningococemia) Có tổn thương phổi phối hợp (thường là viêm màng não do S. pneumoniae) Tiếng thổi ở tim (gợi ý viêm nội tâm mạc, thường do S. aureus hoặc là S. pneumoniae) Các triệu chứng không điển hình ở người lớn Sốt và cứng gáy có thể không có hoặc nhẹ ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc bệnh nhân cao tuổi và ở bệnh nhân rối loạn sử dụng rượu. Thông thường, ở người cao tuổi trước đây tỉnh táo hoặc nhanh nhẹn, triệu chứng duy nhất dễ nhầm là họ bị sa sút trí tuệ. Ở những bệnh nhân này, như ở trẻ sơ sinh, ngưỡng chọc dịch não tuỷ nên thấp. Chẩn đoán hình ảnh não (MRI hoặc, ít tối ưu hơn, CT) nên được thực hiện nếu có thiếu sót thần kinh khu trú hoặc tăng ALNS. Nếu viêm màng não do vi khuẩn sau phẫu thuật thần kinh, các triệu chứng thường vài ngày mới biểu hiện. Chẩn đoán viêm màng não cấp do vi khuẩn Xét nghiệm dịch não tuỷ Ngay khi nghi ngờ viêm màng não cấp tính do vi khuẩn, cấy máu và chọc dịch não tuỷ để phân tích CSF (trừ khi có chống chỉ định) được thực hiện. Máu nên được phân tích khi chọc dịch não tuỷ được thực hiện để có thể so sánh nồng độ glucose máu. Điều trị nên được bắt đầu ngay như sau: Nếu nghi ngờ viêm màng não do vi khuẩn và bệnh nhân nặng, trước khi chọc dịch não tuỷ cần chỉ định ngay kháng sinh và corticosteroid. Nếu nghi ngờ viêm màng não do vi khuẩn và phải trì hoãn chọc dịch não tuỷ do chờ đợi chụp CT / MRI, cần điều trị kháng sinh ngay sau khi cấy máu và trước khi thực hiện xong các biện pháp chẩn đoán hình ảnh, không nên trì hoãn điều trị đến khi chẩn đoán xác định. Những bệnh nhân có các triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể điển hình như sốt, thay đổi trạng thái tinh thần và gáy cứng nên nghi ngờ viêm màng não vi khuẩn. Tuy nhiên, các bác sĩ lâm sàng phải biết rằng các triệu chứng và dấu hiệu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là khác nhau và có thể không có hoặc ban đầu nhẹ ở bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân nghiện rượu và bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Chẩn đoán có thể khó ở những bệnh nhân sau: Những người đã có can thiệp phẫu thuật thần kinh bởi vì các can thiệp như vậy cũng có thể làm thay đổi trạng thái tâm thần và độ cứng của cổ Bệnh nhân cao tuổi và bệnh nhân rối loạn sử dụng rượu do thay đổi trạng thái tâm thần có thể là do bệnh não chuyển hoá (có thể có nhiều nguyên nhân) hoặc do té ngã và tụ máu dưới màng cứng Các cơn động kinh cục bộ hoặc dấu hiệu thần kinh khu trú có thể do tổn thương não khu trú như áp xe não. Viêm màng não do vi khuẩn không được điều trị có thể gây tử vong, do đó cần phải làm xét nghiệm dù có một thay đổi nhỏ nghi do viêm màng não. Xét nghiệm đặc biệt hữu ích ở trẻ sơ sinh, bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân nghiện rượu, bệnh nhân suy giảm miễn dịch và bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật thần kinh vì các triệu chứng có thể không điển hình. Ngọc trai & cạm bẫy Tiến hành chọc dò tuỷ sống ngay cả khi các dấu hiệu lâm sàng không đặc hiệu đối với viêm màng não, đặc biệt ở trẻ sơ sinh, bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân nghiện rượu, bệnh nhân suy giảm miễn dịch và bệnh nhân đã phẫu thuật thần kinh. Nếu các phát hiện gợi ý viêm màng não cấp do vi khuẩn, xét nghiệm thường quy bao gồm Phân tích dịch não tuỷ Công thức máu toàn phần Xét nghiệm bilan chuyển hoá Cấy máu cộng với phản ứng chuỗi polymerase (PCR), nếu có Chọc dò tuỷ sống Trừ khi có chống chỉ định, chọc dò tuỷ sống (xem thêm Cách chọc dò tuỷ sống) được thực hiện ngay lập tức để lấy dịch não tuỷ để phân tích, là cơ sở chẩn đoán chính. Các chống chỉ định chọc dò tuỷ sống ngay lập tức là những dấu hiệu gợi ý tăng rõ rệt áp lực nội sọ (ICP) hoặc hiệu ứng khối nội sọ (ví dụ: do phù nề, xuất huyết hoặc khối u). Vì vậy, chọc dò tuỷ sống cần phải được coi là nguy cơ cao với bất kỳ tình trạng nào sau đây: Phù gai thị Dấu hiệu thần kinh khu trú Các cơn động kinh cục bộ Một tổn thương dạng khối đã biết ở hệ thần kinh trung ương Đột quỵ rộng Nghi ngờ nhiễm trùng khu trú ở hệ thần kinh trung ương Trong những trường hợp như vậy, chọc dò tuỷ sống có thể gây ra thoát vị não và do đó được hoãn lại cho đến khi chẩn đoán hình ảnh thần kinh (thường là chụp CT hoặc chụp MRI) được thực hiện để kiểm tra ICP tăng hoặc hiệu ứng khối. Khi chọc dịch não tuỷ bị trì hoãn, tốt nhất phải bắt đầu điều trị ngay lập tức (sau khi lấy máu nuôi cấy và trước khi có chẩn đoán hình ảnh thần kinh). Sau khi ICP, nếu tăng, đã hạ xuống hoặc nếu không phát hiện thấy hiệu ứng khối hoặc não úng thuỷ tắc nghẽn, có thể tiến hành chọc dò thắt lưng. CSF cần được gửi đi để phân tích: số lượng tế bào, protein, glucose, nhuộm Gram, nuôi cấy, PCR và các xét nghiệm khác theo chỉ định của lâm sàng. Bảng PCR film-array multiplex có thể giúp sàng lọc nhanh chóng nhiều loại vi khuẩn và vi rút cùng với Cryptococcus neoformans trong mẫu dịch não tuỷ. Xét nghiệm này hỗ trợ nhưng không thay thế được các phương pháp nuôi cấy và các xét nghiệm truyền thống. Số tế bào trong CSF nên được xét nghiệm càng sớm càng tốt bởi vì bạch cầu có thể dính vào thành của ống nghiệm dẫn đến số lượng tế bào thấp giả tạo; trong trường hợp CSF có mủ đặc, tế bào bạch cầu có thể bị phân rã. Các kết quả CSF điển hình trong viêm màng não do vi khuẩn bao gồm như sau (xem bảng): Tăng áp lực Dịch thường đục Số lượng bạch cầu cao (bao gồm phần lớn các tế bào đa nhân trung tính) Protein tăng cao Tỷ lệ glucose CSF / máu thấp Tỷ lệ glucose CSF / máu < 50% có thể là viêm màng não. Các triệu chứng thường bao gồm đau đầu, sốt và gáy cứng. Glucose CSF ≤ 18 mg / dL hoặc tỷ lệ glucose CSF / máu < 0,23 nghĩ nhiều đến viêm màng não do vi khuẩn. Tuy nhiên, sự thay đổi glucose CSF có thể chậm 30 đến 120 phút sau khi thay đổi lượng glucose máu. Trong viêm màng não cấp do vi khuẩn, nồng độ protein tăng (thường từ 100 đến 500 mg / dL) cho thấy tổn thương hàng rào máu-não. Ở bệnh nhân viêm màng não cấp tính do virus số lượng tế bào và nồng độ protein và glucose trong CSF thường không điển hình. Bảng Xác định được căn nguyên vi khuẩn gây bệnh trong CSF cần đến nhuộm gram, nuôi cấy, và PCR nếu có. Nhuộm Gram cung cấp thông tin nhanh chóng, nhưng thông tin còn hạn chế. Kết quả nhuộm Gram đáng tin cậy khi số lượng vi khuẩn 10 5 vi khuẩn / mL. Kết quả có thể âm tính giả nếu xảy ra bất kỳ điều nào sau đây: CSF được xử lý không cẩn thận. Vi khuẩn không được xác định chính xác sau khi dịch não tuỷ ổn định. Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm dịch não tuỷ. Lỗi trong quá trình khử màu hoặc đọc các lát tiêu bản. Nếu các bác sĩ nghi ngờ nhiễm trùng kị khí hoặc các vi khuẩn bất thường khác, nên báo cho phòng xét nghiệm trước khi lấy mẫu để nuôi cấy. Sử dụng kháng sinh trước có thể làm giảm độ nhạy của nhuộm Gram và nuôi cấy. PCR, nếu có, có thể là một xét nghiệm hữu ích, đặc biệt ở những bệnh nhân đã dùng kháng sinh. Phải nuôi cấy vi khuẩn để xác đinh sự nhạy cảm của kháng sinh. Cho đến khi xác định được nguyên nhân gây ra viêm màng não, các xét nghiệm khác sử dụng dịch não tuỷ hoặc máu có thể được thực hiện để kiểm tra căn nguyên khác của viêm màng não, chẳng hạn như vi-rút (đặc biệt là herpes simplex), nấm và tế bào ung thư. Các xét nghiệm khác Các mẫu từ các vị trí khác nghi ngờ bị nhiễm khuẩn (ví dụ đường tiết niệu hay đường hô hấp) cũng nên nuôi cấy. Tiên lượng về viêm màng não cấp do vi khuẩn Với điều trị kháng sinh, tỷ lệ tử vong ở trẻ em < 19 tuổi có thể thấp đến 3% nhưng thường cao hơn; những người sống sót có thể bị điếc và suy giảm chức năng tâm lý thần kinh. Tỷ lệ tử vong, ngay cả khi điều trị bằng kháng sinh, là khoảng 17% ở người lớn < 60 tuổi nhưng lên đến 37% ở những người > 60 tuổi. Viêm màng não mắc phải trong cộng đồng do S. aureus có tỷ lệ tử vong là 43%. Nói chung, tỷ lệ tử vong tương quan với mức độ hôn mê. Các yếu tố liên quan đến tiên lượng xấu bao gồm Tuổi > 60 tuổi Các bệnh lý nặng đồng mắc Điểm hôn mê Glasgow thấp khi nhập viện (xem bảng và) Dấu hiệu thần kinh khu trú Số lượng tế bào CSF thấp Áp lực CSF tăng (đặc biệt quan trọng) Co giật và tỷ lệ glucose CSF / máu thấp cũng là tiên lượng xấu. Điều trị viêm màng não cấp do vi khuẩn Thuốc kháng sinh Corticosteroid làm giảm phản ứng viêm và phù não Thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị chính cho bệnh viêm màng não cấp tính do vi khuẩn. Ngoài kháng sinh, điều trị bao gồm chống viêm dây thần kinh sọ não và giảm ICP. Hầu hết bệnh nhân đều phải nhập viện khoa hồi sức tích cực ICU. Thuốc kháng sinh Kháng sinh phải là thuốc diệt vi khuẩn gây bệnh và phải có khả năng qua được hàng rào máu-não. Nếu bệnh nhân biểu hiện bệnh và các kết quả gợi ý viêm màng não, kháng sinh (xem bảng) và corticoid được bắt đầu càng sớm càng tốt ngay sau khi nuôi cấy máu, thậm chí trước khi chọc dịch não tuỷ. Ngoài ra, nếu chọc dịch não tuỷ bị trì hoãn đợi kết quả chẩn đoán hình ảnh sọ não, điều trị kháng sinh và corticosteroid bắt đầu trước khi có kết quả chẩn đoán hình ảnh sọ não. Ngọc trai & cạm bẫy Nếu bệnh nhân có biểu hiện bệnh nặng và nghi ngờ bị viêm màng não cấp, nên điều trị bằng kháng sinh và corticosteroid ngay sau khi lấy máu nuôi cấy. Kháng sinh theo kinh nghiệm thích hợp phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và tình trạng miễn dịch và đường lây nhiễm (xem bảng). (Xem thêm tổng quan về Viêm màng não và viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ sơ sinh.) Nói chung, bác sĩ nên sử dụng kháng sinh có hiệu quả chống lại S. pneumoniae, N. meningitidis, và S. aureus. Ở phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người cao tuổi và bệnh nhân suy giảm miễn dịch, Listeria viêm màng não là có thể; Nó đòi hỏi điều trị kháng sinh đặc hiệu, thường là ampicillin. Viêm não do herpes simplex có thể biểu hiện lâm sàng giống với viêm màng não do vi khuẩn; do đó, acyclovir được thêm vào. Kháng sinh có thể phải điều chỉnh dựa trên kết quả kháng sinh đồ. Thường sử dụng kháng sinh bao gồm Cephalosporin thế hệ 3 cho S. pneumoniae và N. meningitidis Ampicillin cho L. monocytogenes Vancomycin đối với các chủng kháng penicillin S. pneumoniae va cho S. aureus Bảng Bảng Bảng Corticosteroid Dexamethasone được sử dụng để giảm viêm dây thần kinh, vỏ não và phù não; cần dùng ngay khi bắt đầu điều trị. Người lớn được tiêm tĩnh mạch 10 mg; trẻ em dùng 0,15 mg / kg IV. Dexamethasone được tiêm ngay trước hoặc cùng với liều kháng sinh đầu tiên, tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ trong 4 ngày. Sử dụng dexamethasone có tác dụng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân viêm màng não do phế cầu. Bệnh nhân có biểu hiện phù gai thị hoặc có dấu hiệu thoát vị não sắp xảy ra được điều trị để tăng ICP bằng các biện pháp sau: Nâng cao đầu giường 30 độ Tăng thông khí đến PCO2 từ 27 đến 30 mm Hg trong không quá 24 giờ để gây co mạch nội sọ Thuốc lợi tiểu thẩm thấu với mannitol đường tĩnh mạch Tăng thông khí được sử dụng cho đến khi các biện pháp khác có hiệu quả và không được sử dụng trong hơn 24 giờ. Điều trị thiếu máu Theo Evan M. Braunstein, MD, PhD, Johns Hopkins University School of Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg7 2022 Nếu xác định được thì nguyên căn thiếu máu sẽ được điều trị. Khi hemoglobin (Hb) giảm đáng kể nguy hiểm (ví dụ: < 7 g / dL [< 70 g / L] đối với bệnh nhân không bị suy tim phổi hoặc cao hơn ở bệnh nhân có suy tim), truyền máu tạm thời làm tăng khả năng vận chuyển oxy. Nên truyền khối hồng cầu cho bệnh nhân khi Có bệnh hoặc có nguy cơ cao về các triệu chứng tim phổi Khi mất máu cấp, không kiểm soát được Với một số dạng thiếu oxy hoặc suy cơ quan do thiếu máu cục bộ (ví dụ: các triệu chứng thiếu máu cục bộ thần kinh, đau thắt ngực, nhịp tim nhanh ở bệnh nhân suy tim hoặc COPD nặng) Quy trình truyền máu và thành phần máu được thảo luận ở phần khác, cũng như đánh giá thiếu máu. Thiếu máu của bệnh thận Theo Evan M. Braunstein, MD, PhD, Johns Hopkins University School of Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg9 2021 Chẩn đoán Điều trị Thiếu máu của bệnh thận là tình trạng thiếu máu giảm sinh do thiếu erythropoietin (EPO) nguyên phát hoặc giảm đáp ứng với nó; thường là thiếu máu hồng cầu bình thường bình sắc. Xét nghiệm tuỷ xương có thể thấy giảm sản dòng hồng cầu. Có mảnh vỡ hồng cầu trên tiêu bản máu ngoại vi, đặc biệt nếu có giảm tiểu cầu, cho thấy sự tan máu chấn thương xảy ra đồng thời. Điều trị bệnh thận thiếu máu Điều trị bệnh thận cơ bản Đôi khi bổ sung cả erythropoietin tái tổ hợp (EPO) và sắt Điều trị thiếu máu do bệnh thận là Cải thiện chức năng thận Giảm sản xuất hồng cầu Nếu chức năng thận trở lại bình thường, thiếu máu cũng sẽ được điều chỉnh từ từ. EPO tái tổ hợp đã được chứng minh giúp cải thiện tình trạng thiếu máu và giảm nhu cầu truyền máu ở những bệnh nhân bị bệnh thận mãn tính. Ở những bệnh nhân được lọc máu kéo dài, cân sử dụng EPO tái tổ hợp, bắt đầu từ 50 đến 100 đơn vị / kg IV hoặc tiêm dưới da 3 lần / tuần phối hợp bổ sung sắt. Tuy nhiên do có thể xuất hiện cả tình trạng tuỷ xương kháng EPO và giảm sản sinh EPO, liều EPO tái tổ hợp có thể cần từ 150 đến 300 đơn vị / kg tiêm dưới da 3 lần / tuần. Mục tiêu là huyết sắc tố từ 10 đến 12 g / dL (100 đến 120 g / L). Cần theo dõi sự tăng lên của hemoglobin vì có thể có các phản ứng phụ (ví dụ, huyết khối tắc nghẽn tĩnh mạch, nhồi máu cơ tim, tử vong) có thể xảy ra khi hemoglobin tăng lên > 12 g / dL (> 120 g / L). Điều trị bao gồm các biện pháp để điều chỉnh các rối loạn tiềm ẩn và bổ sung EPO và đôi khi là sắt. Ngoài ra, cần bổ sung đầy đủ lượng sắt dự trữ để đảm bảo đáp ứng đầy đủ với EPO tái tổ hợp và thường cần bổ sung sắt đồng thời. Trong hầu hết các trường hợp, hồng cầu tăng tối đa đạt được từ 8 đến 12 tuần. (Xem thêm Tổng quan về Giảm sinh hồng cầu.) Thiếu máu ở bệnh thận mạn tính do nhiều yếu tố. Cơ chế phổ biến nhất là Giảm sinh hồng cầu do giảm sản xuất EPO Thiếu EPO dẫn đến mất khả năng sản sinh erythroferrone, gây ức chế hepcidin và tăng sự cô lập sắt (như đã thấy trong thiếu máu do bệnh mãn tính – 1). Các tổn thương cầu thận (ví dụ, do bột thận, bệnh thận tiểu đường) thường dẫn đến thiếu máu trầm trọng nhất do mất chức năng bài tiết. Bệnh hồng cầu liềm (Bệnh Hb S) Theo Evan M. Braunstein, MD, PhD, Johns Hopkins University School of Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg6 2022 Sinh lý bệnh Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Tiên lượng Điều trị Những điểm chính Thông tin thêm Nguồn chủ đề Hồng cầu hình liềm Bệnh hồng cầu liềm (bệnh huyết sắc tố) gây ra chứng thiếu máu tan máu mạn tính xảy ra hầu như chỉ ở những người có tổ tiên gốc Phi. Điều trị hỗ trợ các biến chứng. Không có thuốc đặc hiệu. Cắt lách là không có giá trị. Chỉ định nhập viện khi nghi ngờ nhiễm trùng nghiêm trọng (bao gồm hệ thống), cơn bất sản, hội chứng ngực cấp tính, và, đau khó chữa hoặc cần truyền máu. Sốt dơn thuần không cần nhập viện. Tuy nhiên, những bệnh nhân có biểu hiện bệnh nặng và nhiệt độ > 38 ° C nên được nhập viện để có thể cấy dịch và cho dùng kháng sinh đường tĩnh mạch. Thuốc kháng sinh Bệnh nhân nghi ngờ nhiễm khuẩn nặng hoặc hội chứng ngực cấp tính cần sử dụng kháng sinh phổ rộng ngay lập tức. Thuốc giảm đau Kiểm soát cơn đau bằng thuốc giảm đau, thường là opioid. Morphin đường tĩnh mạch (liên tuc hoặc viên to) có hiệu quả và an toàn; tránh dùng meperidine. Trong cơn, đau và sốt có thể kéo dài đến 5 ngày. Bệnh huyết sắc tố là bệnh lý di truyền ảnh hưởng đến phân tử huyết sắc tố. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) thường hữu ích trong việc giảm nhu cầu opioid; tuy nhiên, các thuốc này phải được sử dụng thận trọng trên những bệnh nhân mắc bệnh thận. Truyền dịch Trạng mất nước góp phần vào hiện tượng liềm và có thể dẫn đến các cơn khủng hoảng, nhưng vẫn chưa rõ liệu việc hydrat hoá mạnh có hữu ích trong các cơn khủng hoảng hay không. Tuy nhiên, nên duy trì thể tích tuần hoàn bình thường. Oxy Oxy được cung cấp nếu cần để điều trị tình trạng thiếu oxy. Transfusion Truyền máu được đưa ra trong nhiều tình huống, trong đó hiệu quả của nó đã chưa được chứng minh. Tuy nhiên, phương pháp truyền máu mạn tính được chỉ định để phòng ngừa huyết khối não tái diễn, đặc biệt ở trẻ em, để duy trì tỷ lệ Hb S dưới 30%. Chỉ định truyền máu với trường hợp: Nhồi máu lách Cơn bất sản Triệu chứng tim phổi, (ví dụ suy tim cung lượng cao, giảm oxy máu với PO2 < 65 mm Hg) Trong chuẩn bị tiền phẫu Cương dương vật kéo dài Sự kiện đe doạ tính mạng cần cải thiện oxy (ví dụ: nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng nặng, hội chứng ngực cấp tính, đột quỵ, thiếu máu mô cấp) Đôi khi có thể trong thai kỳ Truyền máu không có giá trị nếu không có biến chứng. Có thể truyền máu khi mục tiêu là để điều chỉnh thiếu máu, chẳng hạn như trong thời kỳ bất sản, hoặc lách hay gan giam giữ nhiều hồng cầu. Có thể truyền trao đổi khi có biểu hiện cấp tính nghiêm trọng, ví dụ như hội chứng ngực cấp tính hoặc đột quỵ để giảm tỷ lệ Hb S và ngăn ngừa thiếu máu cục bộ. Kỹ thuật này có thể được thực hiện với các máy tách té bào hiện đại. Hemoglobin S là hemoglobin bất thường đầu tiên được xác định. Nếu Hb thấp (< 7 g / dL [< 70 g / L]) cần truyền hồng cầu trước khi trao đổi. Truyền máu trao đổi một phần giúp giảm tối đa sự tích luỹ sắt và độ nhớt máu. Điều trị tiệt căn Ghép tế bào gốc tạo máu vẫn là phương pháp điều trị duy nhất cho bệnh hồng cầu liềm. Do các nguy cơ liên quan đến liệu pháp này, thường chỉ áp dụng ở những bệnh nhân bệnh tiến triển, có biến chứng. Các liệu pháp gen hoặc kỹ thuật chỉnh sửa gen để làm giảm Hb S hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Lĩnh vực này đang tiến triển mạnh mẽ, và sử dụng liệu pháp tế bào gốc để điều trị bệnh hồng cầu hình liềm nhiều khả năng sẽ mở rộng trong tương lai gần. Duy trì sức khoẻ Cần thực hiện các biện pháp sau để giảm tỷ lệ tử vong, đặc biệt trong thời thơ ấu: Tiêm phòng Phế cầu, Haemophilus influenzae, cúm (bất hoạt, chết), và màng não cầu khuẩn Chẩn đoán và điều trị sớm nhiễm khuẩn nặng Kháng sinh dự phòng, bao gồm điều trị dự phòng liên tục với penicillin uống từ 4 tháng tuổi đến 6 năm Sử dụng hydroxyurea và bổ sung folate Thường kê đơn bổ sung axit folic, 1 mg uống 1 lần / ngày. Hydroxyurea làm tăng Hb F và do đó làm giảm hồng cầu liềm, dẫn đến làm giảm các cơn đau (50%) và giảm hội chứng ngực cấp, giảm nhu cầu truyền máu. Nó được chỉ định ở bệnh nhân có cơn đau tái diễn hoặc các biến chứng khác. Liều hydroxyurea rất khác nhau và được điều chỉnh dựa trên công thức máu và tác dụng phụ. Những người đồng hợp tử (khoảng 0,3% số người có tổ tiên gốc Phi ở Hoa Kỳ) bị thiếu máu do hồng cầu hình liềm; dị hợp tử (8 đến 13% những người có tổ tiên gốc Phi ở Hoa Kỳ) thường không bị thiếu máu nhưng có nguy cơ bị các biến chứng khác. Hydroxyurea gây ra giảm bạch cầu và tiểu cầu. Nó cũng gây quái thai và không nên sử dụng cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Có ba loại thuốc bổ sung để điều trị bệnh hồng cầu hình liềm. Cả L-glutamine và crizanlizumab đều tập trung chữa trị tắc nghẽn mạch máu, và phát hiện có tác dụng làm giảm cơn đau trong các nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng (1, 2). L-glutamine được cho là làm giảm căng thẳng oxy hoá trong hồng cầu hình liềm, trong khi crizanlizumab ức chế P-selectin, góp phần kết dính hồng cầu hình liềm vào nội mạc mạch máu. Voxelotor ức chế sự trùng hợp Hb S, ổn định hemoglobin được oxy hoá và được chứng minh là làm tăng nồng độ hemoglobin trong một thử nghiệm chọn ngẫu nhiên, có đối chứng (3. Mặc dù những loại thuốc trên hiện đang được đưa vào phác đồ điều trị cho bệnh nhân hồng cầu hình liềm, dữ liệu về hiệu quả của thuốc vẫn còn hạn chế. Doppler xuyên sọ ở trẻ em dự đoán nguy cơ đột quỵ, thực hiện sàng lọc ở trẻ em từ 2 đến 16 tuổi. Trẻ em có nguy cơ cần điều trị dự phòng bằng truyền máu trao đổi với mục tiêu để Hb S < 30% tổng Hemoglobin; cần kiểm tra và điều trị nếu xảy ra quá tải sắt. Đối với những bệnh nhân được truyền hồng cầu thường xuyên, nên cân nhắc liệu pháp thải sắt để ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng do quá tải sắt. Sinh lý bệnh Hồng cầu hình liềm Các phân tử hemoglobin (Hb) bao gồm các chuỗi polypeptit có cấu trúc hoá học được kiểm soát về mặt di truyền. Những điểm chính Bệnh nhân đồng hợp tử về huyết sắc tố S có chuỗi beta bất thường, dẫn đến tình trạng hồng cầu tương đối kém linh hoạt, dễ vỡ có thể làm tắc các mao mạch, gây nhồi máu mô và dễ bị tán huyết, gây thiếu máu. Bệnh nhân có đợt cấp bao gồm cơn đau, cơn lách tăng giam giữ hồng cầu, cơn bất sản, và hội chứng ngực cấp tính. Hậu quả lâu dài bao gồm tăng áp phổi, bệnh thận mạn tính, đột quỵ, hoại tử vô khuẩn và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi có cơn đau cấp tính, cần điều trị bằng thuốc giảm đau, kiểm tra xem có thiếu máu nặng lên (cơn bất sản hoặc cơn giam giữ hồng cầu), xác định các dấu hiệu của hội chứng ngực cấp, nhiễm khuẩn, cần truyền dịch để duy trì thể tích tuần hoàn bằng muối 0,9%. Ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách sử dụng vắc xin và kháng sinh dự phòng; hạn chế cơn đau và nguy cơ bị các biến chứng của bệnh bằng cách cho dùng hydroxyurea. Máu người lớn bình thường chứa ≤ 2,5% Hb A2 (bao gồm chuỗi alpha và delta) và < 1,4% Hb F (hemoglobin bào thai), có chuỗi gamma ở vị trí của chuỗi beta (xem thêm Bệnh huyết sắc tố trong thai kỳ). Hemoglobin F chiếm ưu thế trong thời kỳ mang thai và giảm dần, đặc biệt là trong những tháng đầu đời; nồng độ Hb F tăng lên trong một số rối loạn tổng hợp hemoglobin và trong thiếu máu bất sản, các bệnh suy tuỷ xương khác và ung thư tăng sinh tuỷ. Nguyên nhân do di truyền đồng hợp tử của các gen cho hemoglobin (Hb) S. Hồng cầu liềm gây tắc mạch và tan máu, dẫn đến các cơn đau nghiêm trọng, thiếu máu cục bộ, và các biến chứng có hệ thống khác. Các hemoglobins (Hbs) khác nhau, được phân biệt theo tính di động khi điện di, được sắp xếp theo thứ tự chữ cái theo thứ tự khám phá (ví dụ, A, B, C). Mặc dù là hemoglobin bất thường đầu tiên, hemoglobin hồng cầu hình liềm, được chỉ định là Hb S. Hemoglobin cấu trúc khác nhau có cùng tính di động điện di được đặt tên cho thành phố hoặc vị trí mà chúng được phát hiện (ví dụ: Hb S Memphis, Hb C Harlem). Tại Hoa Kỳ, thiếu máu phổ biến bao gồm những bệnh do đột biến gen gây ra bệnh Hb S hoặc bệnh Hb C và bệnh thalassemias. Trong hemoglobin S, axit glutamic thế chỗ valine ở vị trí axit amin thứ 6 của chuỗi beta. Các hồng cầu mất tính mềm dẻo, kết dính vào lớp nội mô mạch máu làm tắc động mạch và mao mạch, dẫn đến nhồi máu. Tắc nghẽn mạch máu cũng gây tổn thương nội mô, gây viêm và có thể dẫn đến huyết khối. Bởi vì hồng cầu hình liềm rất dễ vỡ, chấn thương cơ học trong tuần hoàn gây ra tán huyết (xem Tổng quan về thiếu máu tan máu). Do tuỷ xương tăng sinh mạnh để bù sự tan máu trong thời gian dài nên gây biến dạng xương. Cơn tan máu trầm trọng ngày càng thường xuyên. Các đợt cấp Các cơn đau xảy ra đột ngột, thường xuyên không rõ lý do. Trong một số trường hợp, cơn đau xuất hiện dịu hơn Sốt Nhiễm vi rút Chấn thương tại chỗ Cơn tắc mạch máu (cơn đau) là loại phổ biến nhất; nó được gây ra bởi tình trạng thiếu oxy ở mô và dẫn đến thiếu máu cục bộ và nhồi máu, điển hình là ở xương, nhưng cũng có thể ở lách, phổi hoặc thận. Cơn bất sản xảy ra khi quá trình tạo hồng cầu của tuỷ xương bị chậm lại trong quá trình nhiễm trùng cấp tính do parvovirus ở người, trong thời gian đó có thể xảy ra tình trạng giảm nguyên hồng cầu cấp tính. Hội chứng ngực cấp do tắc nghẽn vi mạch phổi và là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong, với tỷ lệ tử vong lên đến 10%. Nó xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở trẻ em. Các đợt lặp đi lặp lại có xu hướng gây tăng áp động mạch phổi mạn tính. Khủng hoảng tăng bắt giữ tiểu cầu thường xảy ra ở trẻ em có lách chưa bị xơ hoá do nhồi máu lách lặp đi lặp lại. Ở lách có thể xảy ra tích tụ cấp tính hồng cầu liềm, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu. Hiện tượng tích tụ ở gan có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ, gây đau hạ sườn phải. Gan to nhanh có thể xảy ra và có thể kèm theo ứ mật trong gan và suy thận. Nhiễm trùng, bất sản tuỷ xương, hoặc bệnh phổi (hội chứng ngực cấp tính) có thể phát triển nghiêm trọng và gây tử vong. Tắc tĩnh mạch dương vật, một biến chứng nghiêm trọng có thể gây rối loạn chức năng cương dương, phổ biến nhất ở thanh niên. Các biến chứng Tổn thương lách mạn tính có thể dẫn đến tự nhồi máu và dễ nhiễm trùng, đặc biệt là phế cầu và Salmonella thương hàn (Salmonella bao gồm viêm tuỷ xương do thương hàn). Nhiễm trùng này đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể gây tử vong. Thiếu máu cục bộ và nhồi máu tái diễn có thể gây ra rối loạn chức năng mạn tính của nhiều hệ thống cơ quan khác nhau. Các biến chứng bao gồm đột quỵ thiếu máu não cục bộ, co giật, hoại tử xương chậu, thận khiếm khuyết, hoại tử nhú thận, suy thận mạn tính, suy tim, tăng áp động mạch phổi và xơ phổi, bệnh võng mạc. Dị hợp tử Bệnh nhân dị hợp tử (Hb AS) không bị tan máu hoặc đau. Tuy nhiên, họ có nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính và tắc mạch phổi. Ngoài ra, hiện tượng tiêu cơ vân và đột tử có thể xảy ra khi gắng sức trong thời gian dài. Mất khả năng cô đặc nước tiểu. Có thể tiểu máu (chưa rõ cơ chế), tuy nhiên tự ngừng Có thể tiểu máu (chưa rõ cơ chế), tuy nhiên tự ngừng Có thể hoại tử nhú thận điển hình nhưng ít phổ biến hơn so với các bệnh nhân đồng hợp tử, và có mối liên hệ với ung thư biểu mô tuỷ thận cực kỳ hiếm gặp. Thiếu máu, có các hồng cầu liềm trên tiêu bản máu ngoại vi. Triệu chứng và Dấu hiệu bệnh Hồng cầu hình liềm Hầu hết các triệu chứng chỉ xảy ra ở những bệnh nhân đồng hợp tử Thiếu máu Nghẽn mạch dẫn đến thiếu máu cục bộ và nhồi máu mô Thiếu máu thường nặng nhưng khác nhau giữa các bệnh nhân và thường còn bù; da xanh và vàng da nhẹ. Trẻ em hay gặp gan lách to, ở người lớn lách teo do nhồi máu tái diễn và xơ hoá sau đó. Hay gặp tim to, có tiếng thổi tâm thu. Hay gặp viêm đường mật, loét mắt cá chân mạn tính. Khủng hoảng tắc mạch đau đớn ở các xương dài, bàn tay, bàn chân, lưng và khớp. Đau hông có thể do hoại tử đầu xương đùi. Đau bụng dữ dội, có thể do huyết khối tĩnh mạch gan, có thể phát sinh kèm theo hoặc không kèm theo nôn mửa và thường đi kèm đau lưng và đau khớp. Hội chứng ngực cấp tính gồm sốt đột ngột đau ngực, và thâm nhiễm phổi. Nó có thể xảy ra sau khi viêm phổi do vi khuẩn. Có thể thiếu oxy nhanh, gây khó thở. Chẩn đoán bệnh Hồng cầu hình liềm Xét nghiệm DNA (chẩn đoán trước sinh) Tiêu bản máu ngoại vi Kiểm tra độ hoà tan Điện di Hemoglobin (hoặc tập trung các lớp mỏng điện môi) Loại xét nghiệm được thực hiện tuỳ thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân. Xét nghiệm DNA có thể được sử dụng để chẩn đoán trước khi sinh hoặc để xác nhận chẩn đoán kiểu gen của tế bào hình liềm. Sàng lọc sơ sinh có ở hầu hết các tiểu bang của Hoa Kỳ và liên quan đến điện di hemoglobin. Chẩn đoán và chẩn đoán ở trẻ em và người lớn bao gồm kiểm tra xét nghiệm ngoại vi, xét nghiệm độ hoà tan heoglobin và điện di hemoglobin. sàng lọc trước khi sinh Độ nhạy của chẩn đoán trước sinh đã được cải thiện đáng kể nhờ kỹ thuật PCR. Cần khuyến cáo cho các gia đình có nguy cơ bị bệnh hồng cầu liềm (ví dụ, cặp vợ chồng có bệnh sử hoặc tiền sử gia đình có thiếu máu hoặc có nguồn gốc dân tộc có tỷ lệ bệnh cao). Mẫu DNA có thể thu được bằng cách lấy mẫu lông màng đệm khi mang thai từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 12. Có thể xét nghiệm nước ối ở tuần 14-16. Chẩn đoán rất quan trọng cho tư vấn di truyền. Cơn đau được điều trị bằng thuốc giảm đau và các biện pháp hỗ trợ khác. Sàng lọc trẻ sơ sinh Thử nghiệm phổ quát hiện nay được khuyến cáo và thường xuyên là một trong những kiểm tra sàng lọc cho trẻ sơ sinh. Để phân biệt giữa hemoglobin (Hb) F, S, A và C, các xét nghiệm được khuyến cáo bao gồm điện di Hemoglobin bằng cellulose hoặc agar, tập trung đẳng điện lớp mỏng, hoặc phân đoạn hemoglobin bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Xét nghiệm lặp lại khi trẻ được 3-6 tháng để có thể khẳng định kết quả. Xét nghiệm độ hoà tan cho Hb S không chính xác ở trẻ vài tháng tuổi. Sàng lọc và chẩn đoán trẻ em và người lớn Bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh hồng cầu hình liềm nên được kiểm tra bằng xét nghiệm máu ngoại vi, độ hoà tan của hemoglobin (Hb) và điện di hemoglobin. Bệnh nhân có các triệu chứng hoặc dấu hiệu cho thấy rối loạn hoặc các biến chứng của bệnh (ví dụ: tăng trưởng kém, đau xương cấp tính và không rõ nguyên nhân, đặc biệt là ở các ngón tay, hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, tiểu máu không rõ nguyên nhân) và bệnh nhân có tổ tiên gốc Phi bị thiếu máu hồng cầu bình thường (đặc biệt là nếu có hiện tượng tan máu) yêu cầu các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để tìm thiếu máu tan máu, điện di huyết sắc tố và kiểm tra hồng cầu để tìm hồng cầu hình liềm. Nếu có bệnh hồng cầu liềm, số lượng hồng cầu thường là từ 2 đến 3 triệu / microL (từ 2 đến 3 x 10 12 / L) với hemoglobin giảm; các hồng cầu kích thước bình thường (nếu hồng cầu nhỏ thường có alpha hoặc beta thalassemia kèm theo). Máu ngoại vi thường có hồng cầu có nhân, hồng cầu lưới ≥ 10% là phổ biến. Đôi khi cần truyền máu. Phân biệt Hb S với các loại hemoglobin khác có cùng đặc tính điện di thông qua hình thái hồng cầu bệnh lý. Xét nghiệm tuỷ xương không được sử dụng để chẩn đoán. Nếu được thực hiện để phân biệt với các thiếu máu khác, sẽ thấy tăng sản, với nguyên hồng cầu bình thường chiếm ưu thế; tuỷ xương có thể trở nên bất sản khi nhiễm trùng nặng hoặc ốm. Tốc độ máu lắng thấp, sử dụng để loại trừ các rối loạn khác (ví dụ viêm khớp dạng thấp thiếu niên gây đau tay và chân). Biến dạng xương trên X quang có thể bao gồm việc mở rộng không gian lưỡng bội của hộp sọ và sự xuất hiện của các hình thái lưỡng bội. Các xương dài có vỏ xương mỏng, mật độ xương bất thường và tạo xương mới ở vùng tuỷ. Đái máu không giải thích được, thậm chí ngay ở những bệnh nhân không nghĩ đến bệnh hồng cầu liềm, vẫn nên cân nhắc xem có phải hồng cầu liềm trait hay không. Đánh giá đợt cấp Đợt cấp ở bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu liềm gồm đau, sốt, hoặc các triệu chứng khác của nhiễm trùng, thì sẽ xảy ra cơn bất sản vì vậy cần xét nghiệm công thức máu, hồng cầu lưới. Xác định cơn bất sản khi Hồng cầu lưới < 1%, đặc biệt khi Hemoglobin giảm dưới mức bình thường của bệnh nhân. Nếu chỉ có cơn đau, không có bất sản, khi đó bạch cầu tăng, có bạch cầu chưa trưởng thành, đặc biệt nếu nhiễm khuẩn. Cần tiêm chủng phòng các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, kháng sinh dự phòng và điều trị tích cực các bệnh nhiễm trùng để kéo dài sự sống. Số lượng tiểu cầu thường tăng lên nhưng có thể giảm với hội chứng ngực cấp tính. Bilirubin huyết thanh thường tăng cao (ví dụ, từ 2 đến 4 mg / dL [34 đến 68 micromol / L]), và nước tiểu có thể chứa urobilinogen. Ở những bệnh nhân đau ngực hoặc khó thở, cần xem xét hội chứng ngực cấp tính và thuyên tắc phổi; cần chụp X-quang ngực và đo oxy. Vì hội chứng ngực cấp tính là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong bệnh hồng cầu liềm, việc nhận biết và điều trị sớm là rất quan trọng. Thiếu oxy hoặc hình ảnh thâm nhiễm màng phổi trên phim X quang cho thấy có hội chứng ngực cấp tính hoặc viêm phổi. Thiếu oxy không có thâm nhiễm phổi cho thấy thuyên tắc phổi. Ở những bệnh nhân bị sốt, nhiễm trùng và hội chứng ngực cấp tính cần chụp X-quang ngực, và các xét nghiệm chẩn đoán thích hợp khác. Tiên lượng bệnh Hồng cầu hình liềm Khoảng thời gian sống của bệnh nhân đồng hợp tử hiện đã tăng dần tới > 50 năm. Nguyên nhân gây tử vong thường gặp là hội chứng ngực cấp tính, nhiễm trùng liên cầu, thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ quan, tăng áp động mạch phổi và bệnh thận mạn tính. Điều trị bệnh Hồng cầu hình liềm Kháng sinh phổ rộng (đối với nhiễm trùng) Thuốc giảm đau, truyền dịch (đối với cơn đau do nghẽn mạch) Oxy (cho tình trạng thiếu oxy) Đôi khi truyền máu Tiêm chủng, bổ sung axit folic và hydroxyurea (để duy trì sức khoẻ) Cấy ghép tế bào gốc (đối với các biến chứng tiến triển) Điều trị bao gồm các biện pháp chăm sóc sức khoẻ thường xuyên cũng như điều trị cụ thể các biến chứng khi chúng phát sinh. Hemosiderosis Theo James Peter Adam Hamilton, MD, Johns Hopkins University School of Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg9 2022 Nhiễm hemosiderin là sự lắng đọng tập trung sắt mà thường không gây tổn thương mô. Một vị trí khác có thể tích luỹ là thận, nguyên nhân do tan máu nội mạch. Hemoglobin tự do được lọc ở cầu thận, dẫn đến lắng đọng sắt trong thận. Nu mô của thận không bị tổn thương, tuy nhiên, hemosiderin niệu nặng có thể dẫn đến thiếu sắt. Hemosiderosis tập trung có thể do xuất huyết nội tạng. Sắt được giải phóng khỏi các hồng cầu ngoài mạch sẽ lắng đọng trong cơ quan đó và có thể gây lắng động một lượng hemosiderin đáng kể. Đôi khi, mất sắt do xuất huyết mô gây ra thiếu máu thiếu sắt vì sắt trong các mô không thể được tái sử dụng. Hội chứng viêm mạn tính, như bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và hội chứng chuyển hoá, cũng có thể dẫn đến lắng đọng sắt. Ở những bệnh nhân bị ảnh hưởng, MRI bụng có thể cho thấy thừa sắt trong gan và lách. Khi phổi bị ảnh hưởng nguyên nhân thường là xuất huyết phổi tái diễn, hoặc do tụ phát (vô căn) (ví dụ, Hội chứng Goodpasture) hoặc do tăng áp động mạch phổi mạn tính (ví dụ, tăng áp động mạch phổi, xơ hoá phổi, hẹp van hai lá, trầm trọng). Viêm da quanh miệng Theo Jonette E. Keri, MD, PhD, University of Miami, Miller School of Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg2 2022 Chẩn đoán Điều trị Nguồn chủ đề Viêm da quanh miệng Viêm da quanh miệng là một ban đỏ, hồng ban nhiễm sắc dạng dát sẩn trên mặt giống như mụn trứng cá và / hoặc bệnh trứng cá đỏ nhưng thường bắt đầu xung quanh miệng. Sinh thiết, nói chung là không cần thiết về mặt lâm sàng, hình ảnh xốp bào và sự thâm nhiễm lympho ở vùng nang lông. Trong biến thể lupoid, u hạt có thể gặp. Điều trị viêm da quanh miệng Tránh các sản phẩm kem đánh răng có florua và corticosteroid tại chỗ Đôi khi cần kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân. Điều trị viêm da quanh miệng cần ngừng các sản phẩm nha khoa có florua và corticosteroid tại chỗ (nếu đang được sử dụng) và sau đó sử dụng kháng sinh tại chỗ (ví dụ, erythromycin 2% hoặc metronidazole 0,75% gel hoặc cream 2 lần / ngày). Nếu không có đáp ứng, có thể cho uống doxycycline hoặc minocycline 50 đến 100 mg 2 lần / ngày hoặc tetracycline 250 đến 500 mg uống 2 lần / ngày (giữa các bữa ăn) trong 4 tuần và sau đó giảm dần đến liều thấp nhất có hiệu quả. Khác với trứng cá, thuốc kháng sinh thường có thể được ngừng sử dụng lại. Thuốc pimecrolimus tại chỗ (đối với người > 2 tuổi) cũng làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Isotretinoin đã được sử dụng thành công để điều trị viêm da quanh miệng. Chẩn đoán dựa vào vị trí xuất hiện Điều trị bao gồm việc tránh các nguyên nhân, và các kháng sinh tại chỗ và đôi khi kháng sinh toàn thân. Nhiều nguyên nhân gây viêm da quanh miệng đã được đề xuất, bao gồm tiếp xúc với corticosteroid tại chỗ và / hoặc fluoride trong nước và kem đánh răng, nhưng nguyên nhân của viêm da quanh miệng thường là không rõ. Mặc dù tên bệnh là viêm da quanh miệng nhưng không phải là một bệnh viêm da thực sự. Phản ứng thường bắt đầu ở các rãnh mũi má và lan rộng ra vùng quanh miệng, thường không bị ở vùng bờ môi. Nhưng phản ứng cũng có thể lan ra vùng quanh mắt và trước trán. Chẩn đoán viêm da quanh miệng Đánh giá lâm sàng Chẩn đoán viêm da quanh miệng bao gồm cách thức xuất hiện tổn thương; viêm da quanh miệng được chẩn đoán phân biệt với trứng cá là không có nhân mụn và phân biệt với trứng cá đỏ là không có tổn thương vùng quanh miệng và mắt. Bệnh vẩy Phấn hồng Theo Shinjita Das, MD, Harvard Medical School Đánh giá về mặt y tế Thg8 2021 Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Những điểm chính Nguồn chủ đề Bệnh vảy phấn hồng (mảng... Bệnh vẩy Phấn hồng Bệnh vẩy phấn hồng (đầu và... Bệnh vẩy phấn hồng (lưng) Bệnh vẩy phấn hồng ở bẹn Vẩy phấn hồng là một bệnh viêm tự giới hạn, có đặc điểm là sần hoặc mảng vẩy rải rác. Hầu hết bệnh nhân ngứa có thể dữ dội. Sẩn có thể ít hoặc không có vẩy ở trẻ và phụ nữ có thai. Màu hoa hồng hoặc màu nâu không rõ ràng ở những bệnh nhân da sẫm màu hơn; trẻ em thường có bệnh vẩy phấn hồng đảo ngược (tổn thương ở nách hoặc háng mà lan ra ly tâm). Biểu hiện của bệnh vảy phấn hồng Bệnh vảy phấn hồng (mảng báo trước) Ban đầu, hầu hết mọi người có một mảng vảy lớn (mảng báo trước; mũi tên), và trong vòng 1 đến 2 tuần, các mảng nhỏ hơn màu hồng có thể xuất hiện trên thân mình, tay và chân. Bệnh vẩy Phấn hồng Bệnh vẩy phấn hồng được đặc trưng bởi một tổn thương báo trước ban đầu từ 2 đến 10 cm sau đó xuất hiện sẩn hoặc mảng có tính chất hướng tâm, hình bầu dục có bờ hơi gồ lên và có vẩy, thường xuất hiện dọc theo các đường da. Hình ảnh do bác sĩ Thomas Habif cung cấp Bệnh vẩy phấn hồng (đầu và thân) Hình ảnh này cho thấy các sẩn dạng ban đỏ và có vi-ô-lông, hình trứng, có vảy liên kết lại thành các mảng trên đầu và trên thân của một bệnh nhân bị bệnh vẩy phấn hồng. Bệnh vẩy phấn hồng (lưng) Hình ảnh này cho thấy các mảng có vảy, vi-ô-lông trên lưng và cánh tay của một bệnh nhân bị bệnh vẩy phấn hồng. Các mảng có màu hồng hơn ở những bệnh nhân có làn da sáng hơn, có vẻ như vi-ô-lông và / hoặc tăng sắc tố ở những bệnh nhân có làn da sẫm màu. Bệnh vẩy phấn hồng ở bẹn Bức ảnh này cho thấy bệnh vẩy phấn hồng không điển hình (nghịch đảo) có đặc điểm là các mảng vảy hình bầu dục ở các nếp gấp bẹn. Hình ảnh do bác sĩ E. Laurie Tolman cung cấp. Điển hình, các tổn thương định hướng dọc theo da, tạo cho PR một sự phân bố giống như cây thông Noel khi nhiều tổn thương xuất hiện ở lưng. Một số triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, và đôi khi đau khớp xảy ra trước các tổn thương ở một số ít bệnh nhân. Chẩn đoán vẩy phấn hồng Đánh giá lâm sàng Chẩn đoán bệnh vẩy phấn hồng dựa vào lâm sàng. Chẩn đoán phân biệt bao gồm Nấm thân lang ben Phát ban do thuốc Bệnh vẩy nến Parapsoriasis Vẩy phấn dạng lichen mạn tính Lichen phẳng Bệnh giang mai thứ phát Khi không nhìn thấy tổn thương sơ cấp báo hiệu hoặc khi các tổn thương xuất hiện với trình tự hoặc phân bố bất thường ở lòng bàn tay hoặc bàn chân cần chỉ định xét nghiệm huyết thanh học cho giang mai. Điều trị vẩy phấn hồng Chống ngứa Không cần phải điều trị đặc biệt vì tổn thương thường kéo dài trong vòng 5 tuần và rất hiếm tái phát. Bệnh vẩy phấn hồng (PR) thường gặp nhất ở độ tuổi từ 10 đến 35. Có thể sử dụng trị liệu chống viêm như corticosteroid tại chỗ, thuốc kháng histamine trong miệng, hoặc các biện pháp tại chỗ khác khi cần. Những bệnh nhân có biểu hiện sớm và có bệnh lan rộng, hoặc có triệu chứng cúm điều trị bằng acyclovir 800 mg uống 5 lần một ngày trong 7 ngày. Lưu ý, PR trong thời kỳ mang thai (đặc biệt là trong 15 tuần đầu của thai kỳ) có liên quan đến sinh non hoặc thai chết sớm. Phụ nữ có thai nên được điều trị bằng acyclovir; tuy nhiên, điều trị bằng thuốc kháng vi-rút đã không chứng minh được làm giảm các biến chứng sản khoa. Những điểm chính Vẩy phấn hồng là một bệnh tự phát, có thể gây ra bởi các loại virut gây bệnh herpes loại 6, 7, hoặc 8 hoặc các loại thuốc. Một tổn thương ban đầu từ 2 đến 10 cm sau đó xuất hiện sẩn hoặc mảng hình bầu dục với bờ hơi gồ cao và có vẩy, thường xuất hiện dọc theo các đường da. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng và phân bố. Vẩy phấn hồng trong 15 tuần đầu của thai kỳ có liên quan đến sinh non hoặc tử vong của bào thai. Phụ nữ có thai nên được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút, mặc dù điều này không làm giảm các biến chứng về sản khoa. Nguyên nhân có thể là nhiễm virut (một số nghiên cứu đã liên quan đến virus herpes của người 6, 7, và 8). Thuốc có thể gây ra phản ứng giống như PR. Các triệu chứng và dấu hiệu của vẩy phấn hồng Tổn thương cơ bản bắt đầu bằng một miếng mảng đơn độc đầu tiên, từ 2 đến 10 cm xuất hiện trên thân hoặc các đầu gần của chi. Một đợt phát bệnh toàn thân với tổn thương sản hoặc mảng kích thước trung bình từ 0,5 đến 2 cm hình bầu dục trong vòng 7 đến 14 ngày. Các tổn thương có vẩy, bờ hơi cao (collarette) và giống như nấm (tinea corporis). Tổng quan về cấp cứu nha khoa Theo Michael N. Wajdowicz, DDS, Veterans Administration Đánh giá về mặt y tế Thg10 2022 Khi bác sĩ răng hàm mặt không có mặt, cấp cứu nha khoa được xử lý bởi nhân viên y tế trong các trường hợp sau: Gãy răng và trật khớp Trật khớp xương hàm dưới Các vấn đề gặp phải sau khi nhổ răng (ví dụ: chảy máu, sưng và đau, viêm huyệt ổ răng, viêm xương tuỷ hàm, hoại tử xương hàm [ONJ]) Giảm đau và điều trị nhiễm trùng Thuốc giảm đau đường uống có hiệu quả đối với hầu hết các vấn đề nha khoa, bao gồm acetaminophen 650 đến 1000 mg mỗi 6 giờ và NSAID như ibuprofen 400 đến 800 mg mỗi 6 giờ. Đối với những người không thể dung nạp penicillin, các lựa chọn thay thế bao gồm cephalexin 2 g, azithromycin hoặc clarithromycin 500 mg, hoặc doxycycline 100 mg. Tất cả các lựa chọn thay thế này cũng được dùng một lần bằng đường uống từ 30 đến 60 phút trước khi làm thủ thuật. Clindamycin không còn được khuyến nghị để điều trị dự phòng. Có thể sử dụng kết hợp Ibuprofen và acetaminophen trong một thời gian ngắn, luân phiên thuốc mỗi 3 giờ. Đối với đau nặng, các thuốc này có thể kết hợp với opioid như codeine 60 mg; hydrocodone 5 mg, 7,5 mg, hoặc 10 mg; hay oxycodone 5 mg. Thuốc kháng sinh trị nhiễm trùng răng miệng bao gồm amoxicillin 500 mg uống 8 giờ một lần trong 3 đến 7 ngày, hoặc penicillin VK 500 mg uống 6 giờ một lần trong 3 đến 7 ngày. Ở những bệnh nhân nhạy cảm hoặc dị ứng với penicillin hoặc các chất tương tự của nó, nên dùng azithromycin 250 mg với liều tấn công ban đầu là 500 mg, sau đó là 250 mg trong 4 ngày. Ngoài ra, có thể kê đơn clindamycin 300 mg uống, 6 giờ một lần trong 3 đến 7 ngày. Bệnh nhân cần được theo dõi về khả năng kháng azithromycin và tăng nguy cơ nhiễm Clostridium difficile với clindamycin. Những bệnh nhân không đáp ứng với amoxicillin hoặc penicillin có thể được chuyển sang amoxicillin clavulanate 500/125 mg 3 lần mỗi ngày trong 7 ngày; những người bị dị ứng với penicilin có thể được dùng metronidazol 500 mg 3 lần mỗi ngày trong 7 ngày cùng với phác đồ ban đầu của họ (1). Kháng sinh dự phòng Để phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, hướng dẫn của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ năm 2021 (2), cũng như Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (3), khuyến nghị dùng kháng sinh dự phòng ở những bệnh nhân thực hiện các thủ thuật nha khoa chỉ dành cho những bệnh nhân bị Van tim nhân tạo, bao gồm bộ phận giả cấy ghép bằng máy biến áp hoặc vật liệu sử dụng để sửa chữa van tim Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng trước đây Các bệnh tim bẩm sinh đặc trưng Những bệnh nhân có vấn đề về van tim đã được cấy ghép tim (liệu pháp van) Đối với bệnh nhân có khớp giả, hướng dẫn của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ năm 2021 (2) khuyến cáo thường không cần sử dụng kháng sinh dự phòng, nhưng có thể xem xét nếu bệnh nhân có Tình trạng suy giảm miễn dịch Đái tháo đường không kiểm soát Đã từng bị nhiễm trùng khớp Mới đặt khớp giả gần đây Những can thiệp nha khoa cần phải dự phòng là những thủ thuật đòi hỏi thao tác hoặc rạch trên lợi, niêm mạc miệng hoặc các thủ thuật liên quan đến vùng chóp răng (những thủ thuật này có nguy cơ gây nhiễm khuẩn huyết nhất). Các thuốc hay được dùng là amoxicillin 2 g một lần, đường uống trước khi làm thủ thuật 30 đến 60 phút. Sprue nhiệt đới Theo Zubair Malik, MD, Lewis Katz School of Medicine at Temple University Đánh giá về mặt y tế Thg3 2023 Căn nguyên Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Bệnh Sprue nhiệt đới là một bệnh mắc phải hiếm gặp, có thể là căn nguyên truyền nhiễm, đặc trưng bởi tình trạng kém hấp thu và thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh Sprue nhiệt đới Bệnh nhân thường bị tiêu chảy cấp kèm theo sốt và khó chịu. Sau đó là giai đoạn mạn tính của tiêu chảy nhẹ, buồn nôn, chán ăn, đau quặn bụng và mệt mỏi. Chứng phân mỡ (phân có mùi hôi, bạc màu, to và nhờn) là phổ biến. Thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là folate và vitamin B12, cuối cùng sẽ xuất hiện sau vài tháng đến vài năm. Bệnh nhân cũng có thể bị sụt cân, viêm lưỡi, viêm miệng và phù ngoại biên. Chẩn đoán bệnh Sprue nhiệt đới Nội soi có sinh thiết ruột non Xét nghiệm máu để sàng lọc hậu quả của kém hấp thu Nghi ngờ bệnh Sprue nhiệt đới ở những người sống trong hoặc đã đến thăm các khu vực lưu hành bệnh và những người bị thiếu máu nguyên bào khổng lồ và các triệu chứng kém hấp thu. Xét nghiệm được lựa chọn là nội soi đường tiêu hoá trên có sinh thiết ruột non. Những thay đổi mô học đặc trưng (xem bảng) thường liên quan đến toàn bộ ruột non và bao gồm tình trạng cùn nhung mao kèm theo xâm nhập các tế bào viêm mạn tính trong biểu mô và lớp đệm. Không giống như trong bệnh Celiac, kháng thể kháng mô transglutaminase (tTG) và kháng thể kháng vỏ nội cơ (EMA) âm tính ở bệnh nhân mắc bệnh Sprue nhiệt đới. Chẩn đoán bằng lâm sàng và sinh thiết ruột non. Các nghiên cứu bổ sung trong phòng thí nghiệm (ví dụ, công thức máu; albumin; canxi; thời gian prothrombin; nồng độ sắt, folate và B 12) giúp đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Chụp lưu thông ruột non có bari có thể thấy bari phân đoạn, lòng ruột phình ra và các nếp gấp niêm mạc dày lên. Hấp thu D-xylose là bất thường trong > 90% số trường hợp. Tuy nhiên, các xét nghiệm này không đặc hiệu hoặc không cần thiết để chẩn đoán bệnh Sprue nhiệt đới. Điều trị bệnh Sprue nhiệt đới Tetracycline lâu dài Điều trị bệnh Sprue nhiệt đới là tetracyclin 250 mg uống 4 lần / ngày trong 1 hoặc 2 tháng, sau đó 3 lần / ngày trong tối đa 6 tháng, tuỳ thuộc vào mức độ nặng của bệnh và đáp ứng với điều trị. Có thể sử dụng doxycycline 100 mg đường uống 2 lần mỗi ngày thay cho tetracycline. Folate 5 đến 10 mg uống 1 lần / ngày trong tháng đầu tiên cùng với vitamin B12 1 mg tiêm bắp hàng tuần trong vài tuần. Thiếu máu nguyên bào khổng lồ nhanh chóng thuyên giảm và đáp ứng lâm sàng rất ấn tượng. Các chất thay thế dinh dưỡng khác được cho dùng khi cần thiết. Không đáp ứng sau 4 tuần điều trị cho thấy một tình trạng khác. Bệnh Sprue nhiệt đới là một hội chứng kém hấp thu. Căn nguyên của bệnh Sprue nhiệt đới Bệnh Sprue nhiệt đới chủ yếu xảy ra ở Caribê, nam Ấn Độ và Đông Nam Á, ảnh hưởng đến cả người bản địa và du khách. Bệnh hiếm gặp ở những du khách sống < 1 tháng ở những vùng có dịch bệnh lưu hành. Mặc dù nguyên nhân không rõ ràng, nhưng sprue nhiệt đới được cho là do nhiễm trùng mạn tính ở ruột non doi các chủng vi khuẩn coliform sinh độc tố gây ra. Tình trạng kém hấp thu folate và thiếu hụt vitamin B12 dẫn đến thiếu máu nguyên bào khổng lồ. Bệnh sprue nhiệt đới hiếm khi được báo cáo ở Hoa Kỳ và tỷ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới đã giảm trong những thập kỷ gần đây, có lẽ do việc sử dụng kháng sinh ngày càng tăng để điều trị bệnh tiêu chảy của người du lịch giai đoạn cấp tính. Giãn mạch bạch huyết đường ruột (Giảm protein máu nguyên phát) Theo Zubair Malik, MD, Lewis Katz School of Medicine at Temple University Đánh giá về mặt y tế Thg3 2023 Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Giãn mạch bạch huyết ruột non là một rối loạn hiếm gặp, đặc trưng bởi sự tắc nghẽn hoặc dị dạng của hệ bạch huyết trong niêm mạc của ruột non. Trong những trường hợp mắc phải, khiếm khuyết có thể là thứ phát sau xơ hoá sau phúc mạc, viêm màng ngoài tim co thắt, viêm tuỵ, khối u tân sinh và rối loạn thâm nhiễm làm tắc nghẽn bạch huyết. Tình trạng dẫn lưu bạch huyết bị suy giảm dẫn đến tăng áp lực và rò rỉ bạch huyết vào lòng ruột non. Suy giảm khả năng hấp thụ vi thể nhũ trấp và lipoprotein dẫn đến kém hấp thu chất béo và protein. Bởi vì carbohydrate không được hấp thụ qua hệ thống bạch huyết, sự hấp thu của chất này không bị suy giảm. Các triệu chứng và dấu hiệu của giãn mạch bạch huyết ruột non Các biểu hiện ban đầu của giãn mạch bạch huyết ruột non bao gồm phù ngoại vi rất nhiều và thường không đối xứng, tiêu chảy từng đợt, buồn nôn, nôn và đau bụng. Một số bệnh nhân bị chứng phân mỡ ở mức độ nhẹ đến trung bình (phân có mùi hôi, bạc màu, to và nhờn). Có thể có tràn dưỡng chấp màng phổi (tràn dưỡng chấp màng phổi) và báng bụng do dưỡng chấp. Tăng trưởng chậm lại nếu khởi phát trong thập kỷ đầu tiên của cuộc đời. Chẩn đoán giãn mạch bạch huyết ruột non Nội soi sinh thiết ruột non Đôi khi chụp bạch mạch có chất cản quang Chẩn đoán giãn mạch bạch huyết ruột non thường cần phải có sinh thiết ruột non qua nội soi, cho thấy rõ phình và giãn các mạch bạch huyết niêm mạc và dưới niêm mạc ở các đầu của nhung mao. Ngoài ra, chụp bạch mạch có chất cản quang (tiêm chất cản quang qua hệ thống bạch huyết ở bàn chân) có thể cho thấy hệ thống bạch huyết bất thường ở ruột non. Các bất thường về xét nghiệm bao gồm giảm bạch cầu lympho và nồng độ albumin huyết thanh, cholesterol, IgA, IgM, IgG, transferrin và ceruloplasmin thấp. Các nghiên cứu về bari có thể cho thấy các nếp gấp niêm mạc dày lên, có nốt sần giống như đồng xu xếp chồng lên nhau. Hấp thụ D-xylose bình thường. Có thể thấy tình trạng mất protein trong ruột bằng cách sử dụng albumin có đánh dấu crom-51. Điều trị giãn mạch bạch huyết ruột non Chăm sóc hỗ trợ Đôi khi phẫu thuật cắt bỏ hoặc phục hồi Bạch huyết bất thường không thể phục hồi được. Điều trị hỗ trợ giãn mạch bạch huyết ruột non bao gồm chế độ ăn ít chất béo (< 30 g / ngày), giàu protein có bổ sung triglycerid chuỗi trung bình. Cho dùng bổ sung canxi và vitamin tan trong chất béo. Cắt bỏ ruột và nối thông các bạch huyết bất thường với các kênh tĩnh mạch có thể có hiệu quả. Tràn dịch màng phổi cần phải được dẫn lưu bằng phương pháp chọc dò ngực. Các triệu chứng bao gồm kém hấp thu, phù nề và chậm phát triển. Giãn mạch bạch huyết ruột non là một rối loạn kém hấp thu. Dị dạng hệ bạch huyết là bẩm sinh hoặc mắc phải. Các trường hợp bẩm sinh thường biểu hiện ở trẻ em (thường được chẩn đoán trước 3 tuổi) và ít gặp hơn ở thanh thiếu niên hoặc thanh niên. Nam và nữ bị ảnh hưởng như nhau. Hội chứng cơ nâng hậu môn Theo Parswa Ansari, MD, Hofstra Northwell-Lenox Hill Hospital, New York Đánh giá về mặt y tế Thg1 2023 Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Hội chứng cơ nâng hậu môn là đau trực tràng từng cơn do co thắt cơ nâng hậu môn. Trong những trường hợp nặng, cơn đau có thể kéo dài nhiều giờ và tái phát thường xuyên. Bệnh nhân có thể đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật trực tràng khác nhau để điều trị những triệu chứng này mà không mang lại hiệu quả gì. Chẩn đoán hội chứng cơ nâng hậu môn Đánh giá lâm sàng Khám thực thể có thể loại trừ tình trạng đau trực tràng do nguyên nhân khác (ví dụ, huyết khối trĩ, nứt kẽ hậu môn, áp xe). Khám thực thể thường bình thường, mặc dù có thể bị đau khi ấn hoặc căng chặt cơ nâng, thường ở bên trái. Đôi khi đau do các tình trạng ở thắt lưng hoặc ở tuyến tiền liệt. Các nguyên nhân khác là đau vùngchậu (ví dụ ung thư) phải được loại trừ. Trong hầu hết các trường hợp, không xác định được nguyên nhân cụ thể của hội chứng cơ nâng hậu môn. Điều trị hội chứng cơ nâng hậu môn Thuốc giảm đau, tắm ngồi Đôi khi kích thích bằng dòng điện Điều trị hội chứng levator bao gồm giải thích cho bệnh nhân về bản chất lành tính của tình trạng này. Đợt cấp tính có thể thuyên giảm bằng cách trung tiện hoặc đại tiện, bằng cách ngâm mình trong bồn nước hoặc bằng thuốc giảm đau loại nhẹ. Khi các triệu chứng dữ dội hơn, vật lý trị liệu có thể có hiệu quả. Có thể thử dùng thuốc giãn cơ xương hoặc xoa bóp cơ thắt hậu môn có gây tê cục bộ hoặc gây tê vùng, nhưng lợi ích không rõ ràng. Điều trị bao gồm thuốc giảm đau và ngồi ngâm mông và đôi khi vật lý trị liệu. Đau hậu môn vô căn (cảm thấy đau trong trực tràng) và đau xương cụt (đau ở vùng cụt) là các dạng của hội chứng cơ nâng hậu môn. Các triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng cơ nâng hậu môn Co thắt trực tràng gây đau, thường không liên quan với đại tiện, thường kéo dài < 20 phút. Nó có thể xảy ra một cách tự nhiên hoặc khi ngồi và có thể đánh thức bệnh nhân dậy khi đang ngủ. Cơn đau có thể cảm thấy như thể nó sẽ thuyên giảm khi trung tiện hoặc sau đại tiện. Khó nuốt do động mạch dưới đòn phải lạc chỗ Theo Kristle Lee Lynch, MD, Perelman School of Medicine at The University of Pennsylvania Đánh giá về mặt y tế Thg3 2022 Khó nuốt động mạch dưới đòn phải lạc chỗ là thực quản bị chèn ép do bất kỳ bất thường bẩm sinh nào của mạch máu. Bất thường ở mạch máu thường là động mạch dưới đòn phải khác thường xuất phát từ phía bên trái cung động mạch chủ, cung động mạch chủ kép, hoặc cung động mạch chủ phải kèm theo dây chằng động mạch bên trái. Khó nuốt có thể xuất hiện khi còn bé hoặc khi lớn lên do thay đổi xơ vữa động mạch ở mạch máu khác thường. Chụp X-quang thực quản nuốt bari cho thấy hình ảnh chèn ép phía bên ngoài nhưng cần phải chụp động mạch để chẩn đoán xác định. Hầu hết bệnh nhân không cần điều trị, nhưng phục hồi bằng phẫu thuật đôi khi được thực hiện sau khi cân nhắc cẩn thận các nguy cơ và lợi ích. Hội chứng Wiskott-Aldrich Theo James Fernandez, MD, PhD, Cleveland Clinic Lerner College of Medicine at Case Western Reserve University Đánh giá về mặt y tế Thg1 2023 Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Hội chứng Wiskott-Aldrich là một rối loạn suy giảm miễn dịch liên quan đến khiếm khuyết kết hợp giữa tế bào B và T và được đặc trưng bởi nhiễm trùng tái phát, bệnh chàm và giảm tiểu cầu. Các triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng Wiskott-Aldrich Các biểu hiện đầu tiên thường xuất huyết (thường là xuất huyết đẫm máu), tiếp theo là nhiễm trùng đường hô hấp tái phát, chàm và giảm tiểu cầu. Ung thư, đặc biệt là u lympho tế bào B (EBV +) và bệnh bạch cầu dòng lympho cấp, phát triển ở khoảng 10% số bệnh nhân > 10 tuổi. Chẩn đoán Hội chứng Wiskott-Aldrich Nồng độ globulin miễn dịch Đánh giá số lượng và thể tích tiểu cầu Các xét nghiệm chức năng bạch cầu (ví dụ, hoá ứng động bạch cầu trung tính, chức năng tế bào T) Chẩn đoán hội chứng Wiskott-Aldrich được dựa trên những điều sau đây: Giảm số lượng và chức năng tế bào T Mức IgE và IgA tăng cao Mức IgM thấp Mức IgG thấp hoặc bình thường Giảm độc tế bào NK Suy giảm hoá ứng động bạch cầu trung tính Các kháng thể kháng kháng nguyên polysaccharid (ví dụ: kháng nguyên nhóm máu A và B) có thể bị thiếu hụt một cách chọn lọc; đáp ứng định lượng globulin miễn dịch đối với vắc xin polysacarit (ví dụ: vắc xin phế cầu khuẩn) thường được đo. Tiểu cầu nhỏ và khiếm khuyết và sự huỷ hoại của tiểu cầu sẽ tăng lên ở lách, gây giảm tiểu cầu. Phân tích đột biến có thể được sử dụng để xác nhận chẩn đoán nếu có bằng chứng lâm sàng và xét nghiệm về hội chứng Wiskott-Aldrich. Xét nghiệm di truyền được khuyến cáo cho người có quan hệ huyết thống mức 1. Do nguy cơ U lymphoma và bệnh bạch cầu tăng lên, nên một công thức máu toàn bộ thường được thực hiện mỗi 6 tháng. Sự thay đổi cấp tính trong các triệu chứng liên quan đến rối loạn chức năng tế bào B đòi hỏi phải có nhiều đánh giá sâu hơn. Điều trị Hội chứng Wiskott-Aldrich Chăm sóc hỗ trợ bằng cách dự phòng globulin miễn dịch, kháng sinh, và acyclovir Đối với triệu chứng giảm tiểu cầu, truyền tiểu cầu và hiếm khi cắt lách Ghép tế bào gốc tạo máu Liệu pháp gen Điều trị hội chứng Wiskott-Aldrich là kháng sinh dự phòng và globulin miễn nhiễm ngăn ngừa nhiễm khuẩn tái phát, acyclovir để ngăn ngừa nhiễm trùng herpes simplex tràn lan, và truyền tiểu cầu để điều trị xuất huyết. Nếu giảm tiểu cầu trầm trọng, cắt lách có thể được thực hiện, nhưng thường tránh vì nó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết. Phương pháp chữa trị được thiết lập tốt nhất là cấy ghép tế bào gốc tạo máu, nhưng liệu pháp gen đang được nghiên cứu. Một nghiên cứu nhỏ gần đây về liệu pháp gen tế bào gốc / tế bào tiền thân tạo máu lentivirus ở 8 bệnh nhân mắc hội chứng Wiskott-Aldrich được theo dõi trong 7,6 năm đã chứng minh khả năng khỏi các bệnh nhiễm trùng nặng và bệnh chàm cũng như giảm các rối loạn tự miễn dịch và chảy máu ở tất cả các bệnh nhân (1). Nếu không can thiệp tích cực bằng cấy ghép hoặc liệu pháp gen, hầu hết bệnh nhân sẽ chết ở tuổi 15; tuy nhiên, một số bệnh nhân sống sót đến tuổi trưởng thành. Hội chứng Wiskott-Aldrich là một rối loạn suy giảm miễn dịch tiên phát có liên quan đến sự thiếu hụt kết hợp hài hoà và hài hoà tế bào. Di truyền gen lặn liên kết X nhiễm sắc thể thường. Hội chứng Wiskott-Aldrich là do các đột biến trong gen mã hoá protein Wiskott-Aldrich (WASP), một protein tế bào chất cần thiết cho tín hiệu B và tế bào T bình thường. Giảm tiểu cầu có thể xảy ra do nhiều lý do, bao gồm tăng độ thanh thải tiểu cầu, quá trình tạo tiểu cầu không hiệu quả và / hoặc giảm thời gian sống của tiểu cầu (1). Vì các chức năng của tế bào B và T bị suy giảm, nguy cơ nhiễm trùng với vi khuẩn sinh mủ và vi sinh vật cơ hội đặc biệt là vi-rút và Pneumocystis jirovecii, phát triển. Nhiễm vi-rút varicella zoster và vi-rút herpes simplex rất phổ biến. Bệnh suy giảm miễn dịch đa dạng thông thường (CVID) Theo James Fernandez, MD, PhD, Cleveland Clinic Lerner College of Medicine at Case Western Reserve University Đánh giá về mặt y tế Thg1 2023 Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Đặc điểm của suy giảm miễn dịch đa dạng phổ biến (gamaglobulin thấp tiên phát hoặc thứ phát) có đặc điểm là mức globulin miễn dịch thấp (Ig) với các tế bào B bình thường kiểu hình có thể sinh sôi nảy nở nhưng không phát triển thành tế bào sản xuất Ig. Suy giảm khả năng miễn dịch tế bào T cũng có thể xuất hiện ở một số bệnh nhân. Rối loạn tự miễn có thể xảy ra, bao gồm giảm tiểu cầu tự miễn dịch, thiếu máu tán huyết tự miễn dịch hoặc thiếu máu ác tính, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh Addison, viêm tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp và rụng tóc từng vùng. Bệnh nhân cũng có thể bị kém hấp thu, tăng sản hạch bạch huyết dạng nốt ở đường tiêu hoá, viêm u hạt toàn thân, viêm phổi kẽ tăng bạch cầu lymph o, lách to và / hoặc giãn phế quản. Ung thư biểu mô dạ dày hoặc u lympho xảy ra ở 10% số bệnh nhân. Các triệu chứng và dấu hiệu của CVID Bệnh nhân CVID bị nhiễm trùng xoang-phổi tái phát gây tắc nghẽn và chèn ép xoang, ho, khó thở, đau ngực, tiết nhầy, sốt, ớn lạnh và / hoặc nổi hạch. Chẩn đoán CVD Đo nồng độ immunoglobulin (Ig) huyết thanh và kháng thể huyết thanh Đo dòng tế bào T và các tế bào B-cell Điện di protein huyết thanh Chẩn đoán suy giảm miễn dịch thông thường được gợi ý bởi nhiễm trùng hô hấp tái phát và đòi hỏi tất cả những điều sau đây: Nồng độ IgG thấp (ít nhất 2 độ lệch chuẩn dưới mức trung bình) Mức IgA, IgM thấp, hoặc cả hai Phản ứng kém với chủng ngừa (thường là cả vắc-xin protein và polysaccharide) Loại trừ các rối loạn miễn dịch khác Không nên đo nồng độ kháng thể hoặc tự kháng thể nếu bệnh nhân đã được điều trị bằng globulin miễn dịch đường tĩnh mạch (IVIG) trong vòng 6 tháng trước đó vì bất kỳ kháng thể nào được phát hiện đều có thể là từ IVIG. Việc xác định số lượng tế bào B và tế bào T bằng phương pháp đo dòng chảy được thực hiện để loại trừ các rối loạn miễn dịch khác và phân biệt suy giảm miễn dịch đa dạng phổ biến (CVID) khỏi chứng rối loạn agammaglobulin máu liên kết X, đa u tuỷ xương và bệnh bạch cầu lympho mạn tính; các phát hiện có thể bao gồm số lượng thấp các tế bào B nhớ chuyển nhóm hoặc các tế bào CD 21+. Protein huyết thanh trong huyết thanh được thực hiện để chẩn đoán các bệnh lý tuyến đơn dòng (ví dụ, u tuỷ), có thể liên quan với mức giảm các isotypes immunoglobulin khác. Đo chức năng hô hấp, công thức máu, xét nghiệm chức năng gan và bảng chuyển hoá cơ bản được khuyến cáo hàng năm để kiểm tra các rối loạn liên quan. Nếu thay đổi chức năng phổi, CT nên được thực hiện. Bệnh nhân có nhiễm trùng hô hấp tái phát. Vì những đột biến thường không lẻ tẻ nên không khuyến cáo người thân đi sàng lọc trừ khi có tiền sử CVID gia đình đáng kể. Điều trị CVD Liệu pháp thay thế globulin miễn dịch dự phòng (IgG) Kháng sinh cho các bệnh nhiễm trùng Điều trị bệnh đặc hiệu đối với các rối loạn suy giảm miễn dịch kèm theo như là bệnh phổi u hạt hoặc bệnh tự miễn liên quan Điều trị CVID bao gồm globulin miễn nhiễm và kháng sinh nếu cần để điều trị nhiễm trùng. Rituximab, vedolizumab, thuốc ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF) - alpha (ví dụ: etanercept, infliximab), corticosteroid và / hoặc các phương pháp điều trị khác có thể cần phải có để điều trị các biến chứng như rối loạn tự miễn dịch, bệnh đường ruột miễn dịch, viêm phổi kẽ bạch huyết và viêm u hạt. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào nồng độ Ig huyết thanh. Điều trị bao gồm liệu pháp thay thế IgG dự phòng và kháng sinh cho nhiễm trùng. Bệnh suy giảm miễn dịch đa dạng phổ biến (CVID) là rối loạn suy giảm miễn dịch cơ bản có liên quan đến khiếm khuyết về miễn dịch dịch thể. Việc này bao gồm một số khiếm khuyết phân tử khác nhau, nhưng ở hầu hết các bệnh nhân, khiếm khuyết phân tử đó không rõ. Các đột biến là lẻ tẻ trong > 90% số trường hợp. CVID có tính lâm sàng tương tự như thiếu gammaglobulin máu liên kết X trong các loại nhiễm trùng phát triển, nhưng khởi phát có xu hướng muộn hơn (thường là từ 20 đến 40 tuổi). Hội chứng tái cực sớm Theo L. Brent Mitchell, MD, Libin Cardiovascular Institute of Alberta, University of Calgary Đánh giá về mặt y tế Thg1 2023 Chẩn đoán Điều trị Hội chứng tái cực sớm là một rối loạn di truyền về chức năng kênh ion của tế bào cơ tim (bệnh lý kênh ion). Nguy cơ bị loạn nhịp tim cao hơn khi kiểu tái cực sớm ở các chuyển đạo dưới, các chuyển đạo bên hoặc cả hai. Hội chứng tái cực sớm dường như là kết quả của các đột biến tạo ra một Đạt được chức năng của các kênh ion của dòng kali đi ra HOẶC Mất chức năng của kênh ion dòng natri hoặc kênh ion dòng canxi đi vào Những thay đổi ở kênh ion này phóng đại các gradient điện áp xuyên thành nhỏ bình thường trong giai đoạn bình nguyên của điện thế hoạt động. Những gradient này tạo ra sóng J và điểm J chênh lên trên ECG và dẫn đến nhịp nhanh thất đa hình có thể suy biến thành rung thất. Trước khi có nhịp nhanh thất / rung thất, mô hình tái cực sớm có thể trở nên phóng đại hơn và nhịp nhanh thất / rung thất có thể được thúc đẩy bởi một đợt thiếu máu cục bộ ở cơ tim. Nhịp nhanh thất đa hình thường bắt đầu bằng một chuỗi khoảng RR ngắn-dài-ngắn (mặc dù chuỗi này không đặc hiệu cho hội chứng tái cực sớm): Khoảng RR ngắn đầu tiên nằm giữa nhịp cơ sở (thường là nhịp bình thường) và nhịp sớm (thường là nhịp ngoại tâm thu thất). Khoảng RR dài là khoảng tạm dừng sau ngoại tâm thu và kết thúc bằng nhịp cơ bản (thường là nhịp bình thường). Khoảng tạm dừng này sau đó là một khoảng RR ngắn khi nhịp nhanh thất bắt đầu. Hội chứng tái cực sớm dường như là do di truyền, nhưng các đột biến gen đặc hiệu của bệnh hiếm khi được xác định, cho thấy rối loạn này thường là đa gen. Loạn nhịp thất có thể gây đánh trống ngực và / hoặc ngừng tim. Ngất có thể xảy ra nhưng không phổ biến vì nhịp nhanh thất xảy ra với hội chứng tái cực sớm hiếm khi tự chấm dứt (không giống như một số rối loạn khác gây ra nhịp nhanh thất trong đó ngất phổ biến hơn). Bệnh nhân dễ bị nhịp nhanh thất đa hình (VT) và rung thất (VF). Chẩn đoán hội chứng tái cực sớm Biểu hiện lâm sàng và ECG đặc trưng Sàng lọc lâm sàng các thành viên gia đình có quan hệ huyết thống bậc một Chẩn đoán cần phải được nghĩ đến ở những bệnh nhân có nhịp nhanh thất đa dạng, rung thất hoặc ngừng tim đột ngột (hoặc tiền sử gia đình có những biến cố đó mà không có bệnh tim do cấu trúc) và những người cũng có thay đổi trên ECG cho thấy kiểu tái cực sớm ở thành dưới và / hoặc thành bên. Dấu hiệu trên ECG điển hình của tái cực sớm là điểm J chênh lên ≥ 1 mm (≥ 0,1 mV), sau đó là đoạn ST chênh lên ở hai hoặc nhiều chuyển đạo dưới và / hoặc bên liền kề. Do các khiếm khuyết gen cụ thể hiếm khi được xác định nên xét nghiệm di truyền thường không được khuyến nghị cho bệnh nhân hoặc thành viên gia đình. Tuy nhiên, các thành viên gia đình có quan hệ huyết thống bậc một cần phải được đánh giá lâm sàng và bằng ECG. Điều trị hội chứng tái cực sớm Máy khử rung tim cấy ghép vào cơ thể (ICD) nếu có triệu chứng Đối với những bệnh nhân không có triệu chứng có kiểu ECG tái cực sớm và không có tiền sử gia đình đột tử, không nên điều trị vì những bệnh nhân này có nguy cơ rất thấp. Những bệnh nhân đã bị ngừng tim hoặc những người đã chứng tỏ có rung thất hoặc nhịp nhanh thất đa hình có nguy cơ cao và cần phải đặt ICD. ICD cần phải được cân nhắc cho một số bệnh nhân có kiểu ECG tái cực sớm và một số đặc điểm nguy cơ cao khác (1). Khi cần ức chế phóng điện ICD thường xuyên, quinidin, chẹn dòng kali đi ra có thể tăng lên trong hội chứng tái cực sớm, có thể có hiệu quả. Isoproterenol đường tĩnh mạch có thể hữu ích ở những bệnh nhân có nhiều đợt loạn nhịp thất liên tiếp nhanh chóng (cơn bão điện). Một số bệnh nhân cần máy khử rung tim cấy ghép vào cơ thể (ICD). Tái cực sớm đề cập đến các dấu hiệu trên ECG điển hình bao gồm điểm J chênh lên ≥ 0,1 mV, thường có hình dạng mờ hoặc dạng khía, tiếp theo là đoạn ST chênh lên ở từ 2 chuyển đạo liền kề trở lên. Dạng ECG này không phải là hiếm, vì nó xảy ra ở khoảng 5% đến 10% dân số, đặc biệt là ở nam giới, bệnh nhân trẻ tuổi và vận động viên. Hầu hết những người có kiểu ECG tái cực sớm này không có biểu hiện loạn nhịp tim. Tuy nhiên, tái cực sớm về cơ bản phổ biến hơn ở những người sống sót sau rung thất (VF) rõ ràng là vô căn và hội chứng tái cực sớm đề cập đến những người tái cực sớm trên ECG đồng thời có loạn nhịp thất có triệu chứng. Tâm phế mạn Theo Nowell M. Fine, MD, SM, Libin Cardiovascular Institute, Cumming School of Medicine, University of Calgary Đánh giá về mặt y tế Thg9 2022 Sinh lý bệnh Căn nguyên Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Những điểm chính Nguồn chủ đề Nguyên nhân gây tâm phế mạn Cor Pulmonale (Siêu âm tim) Tâm phế mạn là tâm thất phải (RV) phì đại thứ phát sau một rối loạn phổi gây tăng huyết áp động mạch phổi. Tình trạng tăng độ quánh máu do đa hồng cầu thứ phát sau thiếu oxy mạn tính có thể sẽ buộc thất phải phải hoạt động nhiều hơn. Trong một số ít các trường hợp, suy tim phải có thể gây ảnh hưởng tới thất trái, do vách liên thất bị đẩy lệch sang trái, gây ảnh hưởng tới giai đoạn đổ đầy và từ đó gây suy giảm chức năng tâm trương. Căn nguyên của bệnh tim phổi Có rất ít nguyên nhân dẫn tới tình trạng tâm phế cấp. Tâm phế mạn thường do COPD nhưng cũng có những nguyên nhân khác, ít phổ biến hơn (Xem bảng). Ở các bệnh nhân COPD, đợt cấp hoặc nhiễm trùng hô hấp có thể gây khởi phát tình trạng quá tải thất phải. Bảng Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh tim phổi Tâm phế mạn giai đoạn đầu thường không có triệu chứng, các triệu chứng của bệnh nhân (như khó thở, mệt mỏi khi gắng sức) thường do bệnh lý hô hấp nền. Sau đó, khi áp lực RV tăng lên, các dấu hiệu thực thể thường bao gồm tiếng thổi tâm thu cạnh xương ức trái, thành phần phổi to của tiếng tim thứ 2 (S 2) và tiếng thổi của suy van ba lá và suy van động mạch phổi (hở). Ở giai đoạn muộn, khám phát hiện tiếng ngựa phi ([S 3], [S 4]) tăng lên khi hít sâu, tĩnh mạch cổ nổi (thường có sóng tĩnh mạch xuất hiện rõ, trừ trường hợp có hở van ba lá), gan to và phù hai chi dưới. Chẩn đoán bệnh tim phổi Các dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ Siêu âm tim Nên nghi ngờ tình trạng tâm phế mạn trên tất cả các bệnh nhân có yếu tố căn nguyên. X-quang ngực có biểu hiện giãn thất phải, giãn các động mạch phổi trung tâm và giảm mật độ các mạch phổi ngoại vi. Bằng chứng suy tim phải trên điện tâm đồ (trục phải, sóng QR ở chuyển đoạn V1, sóng R cao từ V1 đến V 3) có liên quan nhiều với mức độ tăng áp động mạch phổi. Tuy nhiên, do tình trạng thâm nhiễm quá mức đi cùng các tổn thương dạng bóng trong COPD gây tái cấu trúc tim, nên khám thực thể, chụp X-quang ngực và điện tâm đồ sẽ chỉ có độ nhạy tương đối. Tiến hành siêu âm tim hoặc chụp xạ hình tim nhằm đánh giá chức năng thất trái và thất phải; siêu âm tim có thể đánh giá áp lực tâm thu thất phải, nhưng thường các bệnh lý hô hấp sẽ gây hạn chế về mặt kỹ thuật; MRI tim có thể hữu ích trong đánh giá cấu trúc và chức năng các buồng tim. Có thể yêu cầu phải lấy catheter bên phải để xác nhận. Điều trị bệnh tim phổi Điều trị nguyên nhân Điều trị bệnh tâm phế rất khó khăn; việc điều trị này tập trung vào nguyên nhân (xem bảng), đặc biệt là làm giảm hoặc điều chỉnh tình trạng giảm oxy máu. Chẩn đoán và điều trị sớm đóng vai trò rất quan trọng, trước khi những thay đổi cấu trúc trở nên không thể đảo ngược. Lợi tiểu tỏ ra phù hợp trong những trường hợp có phù ngoại vi, nhưng chúng chỉ hữu ích khi bệnh nhân có tình trạng suy tim trái và sung huyết phổi. Thuốc lợi tiểu nên được sử dụng thận trọng vì giảm nhẹ tiền gánh thường làm gia tăng mức độ bệnh tim phổi. Các thuốc giãn mạch phổi (hydralazine, chẹn kênh canxi, nitrous oxide, prostacyclin, chất ức chế phosphodiesterase) tuy có lợi trong giai đoạn đầu, nhưng nhìn chung không có hiệu quả. Các triệu chứng bao gồm phù ngoại vi, tĩnh mạch cổ nổi, gan to, và ổ đập cạnh ức. Bosentan, một loại thuốc chẹn thụ thể endothelin, cũng có thể có lợi cho bệnh nhân tăng áp động mạch phổi nguyên phát, nhưng chưa được nghiên cứu nhiều trong tâm phế mạn. Digoxin chỉ có hiệu quả khi bệnh nhân có rối loạn chức năng thất trái đi kèm; cần sử dụng thận trọng vì bệnh nhân COPD nhạy cảm với các tác dụng của digoxin. Cũng có nhiều đề xuất về việc tiến hành mở tĩnh mạch đối với bệnh nhân tâm phế mạn có hạ oxy máu, nhưng lợi ích của việc giảm độ nhớt máu không thể bù đắp được tác hại của việc làm giảm khả năng vận chuyển oxy, trừ khi bệnh nhân có tình trạng đa hồng cầu mức độ nặng. Đối với bệnh nhân bị tâm phế mạn, thuốc chống đông sử dụng kéo dài có tác dụng làm giảm nguy cơ huyết khối tĩnh mạch. Những điểm chính Tâm phế mạn là tình trạng giãn thất phải thứ phát sau bệnh lý hô hấp gây tăng áp động mạch phổi. Bản thân bệnh tâm phế mạn thường không có triệu chứng nhưng các dấu hiệu thực thể thông thường bao gồm tiếng thổi tâm thu cạnh xương ức trái, tiếng S2 ở phổi to, tiếng thổi cơ năng của van ba lá và hở van động mạch phổi và sau đó là tĩnh mạch cổ nổi, gan to và phù chi dưới. Chẩn đoán xác định dựa vào siêu âm tim hoặc chụp xạ hình, đôi khi cần thông tim phải. Việc xác định và điều trị sớm nguyên nhân là rất quan trọng, trước khi những thay đổi về cấu trúc tim trở nên không thể đảo ngược được. Dù bệnh nhân có thể có phù ngoại vi mức độ nhiều, nhưng sử dụng lợi tiểu thường không hữu ích và có thể gây hại; do giảm nhẹ tiền gánh thường làm tăng nặng tình trạng tâm phế mạn. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng và siêu âm tim. Tâm phế mạn thường là tình trạng mạn tính, nhưng cũng có thể mang tính cấp tính và có thể đảo ngược. Tăng áp động mạch phổi nguyên phát (không phải do bệnh lý tim mạch hoặc hô hấp) sẽ được thảo luận tại phần khác. Sinh lý bệnh của bệnh tim phổi Rối loạn ở phổi gây tăng áp động mạch phổi có thể dẫn đến bệnh tâm phế mạn theo một số cơ chế: Tổn thương giường mao mạch (do những thay đổi dạng bóng trong COPD hoặc do huyết khối trong tắc mạch phổi) Co mạch do thiếu oxy, tăng CO2 máu, hoặc cả hai Tăng áp lực phế nang (ví dụ trong COPD, do thông khí cơ học) Tăng sản lớp trung mạc mạnh (đáp ứng với tình trạng tăng áp phổi do các cơ chế khác) Tăng áp động mạch phổi làm gia tăng hậu gánh thất phải, dẫn đến hàng loạt các biến cố tương tự như suy tim trái, bao gồm gia tăng áp lực cuối tâm trương, áp lực tĩnh mạch trung tâm, phì đại và giãn buồng thất. Trong trường hợp rung thất, không cần thiết phải sốc điện đồng bộ hoá với QRS, hơn nữa, việc này cũng không thể thực hiện được. Kiểu sốc điện mà không cần đồng bộ hoá với phức bộ QRS được gọi là sốc điện phá rung. Chuyển dòng điện trực tiếp (DC) hoặc khử rung tim có thể được cung cấp dưới dạng Dòng điện một pha Dòng điện hai pha Dòng điện một pha di chuyển theo một hướng giữa hai điện cực. Trong các thiết bị hai pha, dòng điện đảo chiều một phần thông qua dạng sóng xung động. Thiết bị hai pha đòi hỏi năng lượng thấp hơn và đã được chứng minh là có tỷ lệ hồi phục tuần hoàn tự nhiên cao hơn (ROSC). Tuy nhiên, kết quả sống ở các thiết bị là tương tự nhau (1). Hầu hết các máy khử rung tim bằng tay và tự động bên ngoài (AEDs) hiện nay đều có hai pha do hiệu quả của việc phục hồi nhịp xoang. Các thiết bị hai pha cũng có kích thước nhỏ hơn (làm cho thiết bị di động hơn). Thủ thuật sốc điện chuyển nhịp Nếu sốc điện có kế hoạch, bệnh nhân cần được nhịn ăn 6 - 8 giờ trước thủ thuật để tránh viêm phổi sặc. Cần tiến hành gây mê toàn thân ngắn (ví dụ Fentanyl 1 mcg / kg, sau đó Midazolam 1-2 mg mỗi 2 phút cho tới liều tối đa 5 mg) vì thủ thuật sốc điện có thể làm cho bệnh nhân đau. Phải có thiết bị và nhân viên để duy trì đường thở. Sau khi trên máy sốc có dấu hiệu thể hiện cú sốc đồng bộ hoá với phức bộ QRS, bác sĩ làm thủ thuật sẽ ấn nút phóng điện. Tuỳ vào loại nhịp nhanh mà lựa chọn mức năng lượng của cú sốc phù hợp. Với khử rung của rung thất hoặc nhịp nhanh thất vô mạch, mức năng lượng cho lần sốc điện đầu tiên là 120 đến 200 joules cho các thiết bị hai pha (hoặc theo đặc điểm kỹ thuật của nhà sản xuất) mặc dù nhiều người sử dụng thiết bị đầu ra tối đa trong thiết lập này 360 joules cho các thiết bị một pha (hoặc theo đặc điểm kỹ thuật của nhà sản xuất) Các cú sốc tiếp theo là ở mức năng lượng tương đương hoặc cao hơn đối với các thiết bị hai pha và ở cùng mức đối với các thiết bị một pha. Với khử rung đồng bộ của rung nhĩ mức năng lượng cho lần sốc đầu tiên là 100 đến 200 joules cho các thiết bị hai pha (hoặc tuỳ thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của nhà sản xuất) 200 joules cho các thiết bị một pha (hoặc theo đặc điểm kỹ thuật của nhà sản xuất) Các cú sốc tiếp theo được phân phối ở mức năng lượng tương đương hoặc cao hơn đối với các thiết bị hai pha cũng như các thiết bị một pha. Trong phẫu thuật tim hở, có thể dùng bản cực sốc điện đặt trực tiếp vào tim để sốc điện chuyển nhịp hoặc phá rung. Tuy nhiên, trong trường hợp này, mức năng lượng sẽ thấp hơn. Trong các trường hợp bệnh nhân có chức năng thất trái ở mức ranh giới hoặc khi sốc quá nhiều lần, bệnh nhân có thể bị tổn thương cơ tim nhiều hoặc đôi khi gây phân ly điện cơ. Trong trường hợp cần thiết, có thể áp dụng một phương pháp điều trị chống loạn nhịp trực tiếp, bao gồm thuốc chống loạn nhịp, sốc điện chuyển nhịp-phá rung, cấy máy chuyển nhịp-phá rung tự động (ICD), máy tạo nhịp tim (và một dạng đặc biệt của tạo nhịp tim, máy tạo nhịp tái đồng bộ tim), triệt đốt rối loạn nhịp qua đường ống thông, phẫu thuật hoặc một phương pháp kết hợp. Phương pháp sốc điện ngoài lồng ngực tạo ra một dòng điện một chiều với mức năng lượng lớn đủ để khử cực toàn bộ cơ tim trong một khoảng thời gian ngắn, đưa cơ tim rơi vào thời kỳ trơ với các xung khử cực. Tiếp đó, ổ chủ nhịp có tính tự động cao nhất của tim (thường là nút xoang) sẽ "tiếp quản" vai trò phát xung để kiểm soát nhịp tim. Tuy nhiên, phương pháp này ít có hiệu quả trong cắt các cơn nhịp nhanh do cơ chế tăng tính tự động vì sau khi sốc điện, các ổ rối loạn nhịp do tăng tính tự động sẽ dễ dàng làm tái phát cơn nhịp nhanh. Trong 20% bệnh nhân có triệu chứng Raynaud là biểu hiện ban đầu của bệnh lý khác ví dụ xơ cứng bì hệ thống. Hội chứng Raynaud thứ phát đi kèm với các rối loạn và tình trạng khác nhau, hầu hết là các rối loạn mô liên kết. (xem bảng Nguyên nhân của hội chứng Raynaud thứ phát). Bảng Nicotine thường góp phần vào hội chứng Raynaud thứ cấp nhưng dễ bị bỏ qua. Hội chứng Raynaud có thể kèm theo các chứng đau nửa đầu, đau thắt ngực, và tăng áp động mạch phổi, cho thấy các rối loạn này có cùng cơ chế co mạch. Các triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng Raynaud cảm thấy lạnh, đau rát, dị cảm, hoặc thay đổi màu sắc không liên tục của một hoặc nhiều ngón do tiếp xúc với lạnh, căng thẳng tình cảm, hoặc rung động. Làm ấm bàn tay sẽ nhanh chóng phục hồi màu sắc và cảm giác về binhg thường. Thay đổi màu sắc phân ranh giới rõ ràng giữa các ngón. Chúng có thể ba pha (nhợt, tiếp theo là tím xanh và sau khi nóng lên, hồng ban do phản ứng tăng dòng máu), hai màu (tím xanh, hồng ban), hoặc một pha (chỉ có màu xanh hoặc đỏ tím). Thay đổi thường có tính đối xứng. Hội chứng Raynaud không xảy ra gần với các khớp bàn ngón tay; nó thường ảnh hưởng đến 3 ngón giữa và ít khi ảnh hưởng đến ngón tay cái. Sự co thắt mạch có thể kéo dài vài phút đến vài giờ, nhưng hiếm khi gây ra tổn thương mô trong hội chứng Raynaud nguyên phát. Hội chứng Raynaud liên quan với rối loạn mô liên kết có thể tiến triển thành mảng hoại tử, đau đớn; Hội chứng Raynaud thứ phát do chứng xơ cứng bì hệ thống có khuynh hướng gây ra những vết loét cực kỳ đau đớn trên đầu ngón tay. Biểu hiện của hội chứng Raynaud Hội chứng Raynaud với dấu hiệu xanh tím Nhiều đầu ngón tay có màu xanh tím. © Springer Science + Business Media Hội chứng Raynaud có xanh nhợt Các ngón tay nhợt nhạt không đều. © Springer Science + Business Media Hội chứng Raynaud có hoại thư ngón Loét và hoại thư ảnh hưởng đến ngón tay thứ 2 ở bệnh nhân bị hội chứng Raynaud thứ phát sau bệnh xơ cứng toàn thân. © Springer Science + Business Media Chẩn đoán hội chứng Raynaud Tiêu chuẩn lâm sàng Kiểm tra xét nghiệm tìm các rối loạn tiềm ẩn Hội chứng Raynaud được chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Chứng xanh tím đầu chi cũng gây ra thay đổi màu sắc của các ngón tay để đáp ứng với lạnh nhưng khác với hội chứng Raynaud ở chỗ nó là liên tục, không dễ dàng đảo ngược, và không gây ra thay đổi dinh dưỡng, loét, hoặc đau. Căn nguyên nguyên phát hay thứ phát được phân biệt trên lâm sàng, được hỗ trợ bởi các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm mạch máu và xét nghiệm máu. Các dấu hiệu lâm sàng Tiền sử và khám lâm sàng toàn diện nhằm xác định nguyên nhân rối loạn là hữu ích nhưng hiếm. Thỉnh thoảng, các bộ phận khác (ví dụ như mũi, lưỡi) bị ảnh hưởng. Các phát hiện gợi ý hội chứng Raynaud nguyên phát như sau: Tuổi khi khởi phát < 40 tuổi (trong hai phần ba trường hợp) Có tính chất đối xứng, đau thường nhẹ Không có hoại tử mô Không có tiền sử hoặc lâm sàng gợi ý một nguyên nhân khác Các phát hiện gợi ý hội chứng Raynaud thứ phát là như sau: Tuổi khi khởi phát > 30 Đợt cấp gây đau đớn nghiêm trọng có thể không đối xứng Tổn thương thiếu máu cục bộ Tiền sử và lâm sàng gợi ý một rối loạn đi kèm thử nghiệm trong phòng thí nghiệm Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm mạch bao gồm các dạng sóng mạch và áp lực. Các xét nghiệm máu chính là để chẩn đoán các bệnh mạch máu collagen (ví dụ: đo tốc độ lắng máu hồng cầu [ESR] hoặc protein phản ứng C, kháng thể kháng DNA, RF, anti CCP, kháng thể Scl 70). Điều trị hội chứng Raynaud Tránh yếu tố khởi phát Cai thuốc lá Thuốc chẹn kênh canxi hoặc prazosin Điều trị hội chứng Raynaud nguyên phát liên quan đến việc tránh lạnh, ngừng hút thuốc lá, và căng thẳng tâm lý cũng là yếu tố khởi phát, các kỹ thuật thư giãn (ví dụ, phản hồi sinh học) hoặc tư vấn. Thuốc được sử dụng thường xuyên hơn là điều chỉnh lối sống. Các thuốc chẹn kênh canxi (nifedipine 60 đến 90 mg một lần / ngày, amlodipine 5 đến 20 mg uống một lần / ngày, liều felodipine 2,5 đến 10 mg hai lần / ngày, hoặc isradipine 2,5 đến 5 mg uống hai lần / ngày) có hiệu quả nhất, sau đó có thể dùng prazosin 1 đến 5 mg một đến hai lần / ngày. Thuốc nitroglycerine dán tại chỗ, pentoxifylline 400 mg uống hai hoặc ba lần / ngày lúc no, hoặc cả hai có thể có hiệu quả, nhưng không có bằng chứng ủng hộ sử dụng thường quy. Các thuốc chẹn beta, clonidin và các chế phẩm từ nấm ergot đều bị chống chỉ định vì chúng gây co mạch và có thể gây nên hoặc trầm trọng thêm các triệu chứng. Điều trị hội chứng Raynaud thứ phát tập trung vào bệnh nền. Thuốc chẹn kênh canxi hoặc prazosin cũng được chỉ định như trên đối với hội chứng Raynaud nguyên phát. Kháng sinh, thuốc giảm đau, và, thỉnh thoảng, phẫu thuật cắt bỏ có thể là cần thiết cho loét thiếu máu cục bộ. Bệnh có thể là nguyên phát hay thứ phát. Aspirin liều thấp có thể ngăn ngừa huyết khối nhưng về mặt lý thuyết có thể làm tồi tệ hơn sự co mạch bằng cách ức chế prostaglandin. Prostaglandins dạng tiêm (alprostadil, epoprostenol, iloprost) có thể có hiệu quả và là một lựa chọn cho bệnh nhân bị thiếu máu cục bộ. Tuy nhiên, các loại thuốc này vẫn không được phổ biến rộng rãi, và vai trò của họ vẫn chưa được xác định. Phẫu thuật cắt dây thần kinh giao cảm cổ hoặc vùng gây nhiều tranh cãi; nó được dành riêng cho những bệnh nhân có triệu chứng tiến triển không đáp ứng với tất cả các biện pháp khác, bao gồm điều trị các rối loạn cơ bản. Phẫu thuật cắt dây giao cảm thường loại bỏ các triệu chứng, nhưng tác dụng có thể kéo dài chỉ từ 1 đến 2 năm. Những điểm chính Hội chứng Raynaud là co mạch có khả năng hồi phục của các bộ phận của bàn tay để đáp ứng với lạnh hoặc cảm xúc. Hội chứng Raynaud có thể là nguyên phát hoặc thứ phát sau một rối loạn khác, điển hình là bệnh của mô liên kết. Hội chứng Raynaud nguyên phát, không giống như dạng thứ phát, hiếm khi gây hoại hoạn hoặc mất mô. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng nhưng xem xét xét nghiệm để chẩn đoán một nguyên nhân nghi ngờ. Tránh lạnh, hút thuốc, và bất kỳ yếu tố khởi phát khác. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng; xét nghiệm tập trung vào phân biệt bệnh nguyên phát hay bệnh thứ phát. Dùng thuốc chẹn kênh canxi hoặc prazosin. Điều trị những trường hợp không biến chứng bao gồm tránh lạnh, ngừng hút thuốc, và, nếu cần, làm giãn mạch bằng các chất chẹn kênh Ca (ví dụ nifedipine) hoặc prazosin. Tỷ lệ phổ biến là khoảng 3 đến 5%; phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới, và người trẻ tuổi bị ảnh hưởng nhiều hơn người cao tuổi. Hội chứng Raynaud có lẽ là do phản ứng adrenergic alpha-2 gây ra chứng co thắt mạch; cơ chế không được xác định. Hội chứng Raynaud nguyên phát phổ biến hơn (> 80% số trường hợp) so với thứ phát; nó xảy ra mà không có triệu chứng hoặc dấu hiệu của các rối loạn khác. Tái thông mạch vành cho bệnh nhân hội chứng vành cấp Theo Ranya N. Sweis, MD, MS, Northwestern University Feinberg School of Medicine; Arif Jivan, MD, PhD, Northwestern University Feinberg School of Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg6 2022 Đau ngực không ổn định và Nhồi máu cơ tim ST không chênh Nhồi máu cơ tim ST chênh Nguồn chủ đề Liệu pháp tiêu sợi huyết... Thang điểm TIMI cho bệnh... Tái thông động mạch vành là sự phục hồi cung cấp máu cho vùng cơ tim thiếu máu cục bộ nhằm hạn chế tổn thương đang tiến triển, giảm kích thích thất và cải thiện các kết cục ngắn hạn và lâu dài ở bệnh nhân có hội chứng vành cấp. Nhồi máu cơ tim ST chênh PCI cấp cứu là phương pháp điều trị ưu tiên đối với nhồi máu cơ tim có đoạn ST chênh lên (STEMI) khi có sẵn một cách kịp thời (thời gian bơm phồng bóng < 90 phút) bởi một người thực hiện có kinh nghiệm (1). Các chỉ định PCI cấp giai đoạn muộn ở STEMI bao gồm huyết động không ổn định, rối loạn loạn nhịp tim ác tính đòi hỏi tạo nhịp đường tĩnh mạch hoặc lặp lai sốc điện chuyển nhịp, và tuổi > 75. Nếu tổn thương đòi hỏi CABG, tỷ lệ tử vong khoảng từ 4 đến 12% và tỷ lệ bệnh từ 20 đến 43%. Nếu khả năng có PCI bị chậm trễ đáng kể, thì nên thực hiện liệu pháp tan huyết khối cho bệnh nhân STEMI đáp ứng các tiêu chuẩn (xem bảng Liệu pháp tiêu sợi huyết cho STEMI). Cùng với aspirin, thuốc tiêu sợi huyết làm giảm tỷ lệ tử vong trong viện từ 30 đến 50% và cải thiện chức năng thất. Các phương thức tái thông mạch máu bao gồm: Làm tan huyết khối bằng thuốc tiêu sợi huyết Can thiệp động mạch vành qua da (PCI), có hoặc không đặt stent Chụp ghép động mạch vành (CABG) Việc sử dụng, thời gian và phương thức tái thông mạch vành phụ thuộc vào hội chứng mạch vành cấp tính (ACS) nào xuất hiện, thời điểm xuất hiện, mức độ và vị trí của các tổn thương giải phẫu cũng như khả năng sẵn có nhân viên và cơ sở vật chất (xem hình – 1). Việc sử dụng thuốc tiêu sợi huyết trước khi đến viện bởi nhóm nhân viên y tế được đào tạo có thể làm giảm đáng kể thời gian điều trị và cần được xem xét trong trường hợp không thể thực hiện được PCI trong vòng 90 phút, đặc biệt là ở những bệnh nhân có triệu chứng xuất hiện trong vòng 3 giờ. Cho dù thế nào thì hầu hết bệnh nhân đang dùng liệu pháp tan huyết khối cuối cùng được yêu cầu chuyển đến một cơ sở có khả năng chụp và can thiệp mạch vành trước khi xuất viện. PCI nên được xem xét sau tiêu sợi huyết nếu còn đau ngực hoặc ST còn chênh lên ≥ 60 phút sau khi bắt đầu điều trị tiêu sợi huyết hoặc nếu đau và ST chênh lên tái diễn, nhưng chỉ khi PCI có thể được bắt đầu < 90 phút sau khi triệu chứng tái phát xuất hiện. Nếu không có PCI, có thể lặp lại các thuốc tiêu sợi huyết. Đau ngực không ổn định và Nhồi máu cơ tim ST không chênh Tái tưới máu không cấp cứu ở những bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST không chênh (NSTEMI), những bệnh nhân mà tắc nghẽn hoàn toàn động mạch vành là không phổ biến, hoặc ở những bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định đáp ứng điều trị nội khoa. Một cách tiếp cận không can thiệp và điều trị nội khoa được sử dụng cho những bệnh nhân mà chụp động mạch cho thấy Chỉ có một diện nhỏ cơ tim bị nguy cơ Hình thái học tổn thương không phù hợp với PCI Tổn thương hẹp không có ý nghĩa (Hẹp động mạch vành < 50%) Tổn thương có ý nghĩa ở thân chung động mạch vành trái ở bệnh nhân ứng viên cho CABG Hơn nữa, chụp mạch hoặc PCI nên được trì hoãn để ưu tiên điều trị nội khoa cho bệnh nhân có nguy cơ cao biến cố hoặc tử vong do thủ thuật. Ngược lại, những bệnh nhân đau ngực liên tục mặc dù điều trị nội khoa tối ưu hoặc có biến chứng (ví dụ, dấu ấn sinh học tim tăng rõ rệt, sốc tim, hở van hai lá cấp, thủng vách liên thất, rối loạn loạn nhịp) nên được chuyển thẳng đến phòng thông tim để đánh giá tổn thương mạch vành yêu cầu PCI hoặc CABG. Những bệnh nhân đau thắt ngực ổn định, CABG trước đây thường được ưu tiên hơn PCI cho những bệnh nhân có tổn thương nặng thân chung động mạch vành trái (mặc dù dữ liệu ủng hộ đang dần thay đổi) và những bệnh nhân có rối loạn chức năng tâm thất trái hoặc bệnh tiểu đường. CABG cũng được cân nhắc khi PCI không thành công, hoặc không thể tiến hành (ví dụ như những tổn thương dài hoặc gần vị trí chia nhánh), hoặc gây ra lóc tách cấp động mạch vành. Tiêu sợi huyết không được chỉ định cho bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định hoặc NSTEMI. Thoát vị nhân tuỷ thắt lưng (Thoát vị đĩa đệm thắt lưng; Rách đĩa đệm thắt lưng; Sa đĩa đệm cột sống) Theo Peter J. Moley, MD, Hospital for Special Surgery Đánh giá về mặt y tế Thg10 2022 Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Những điểm chính Nguồn chủ đề Thoát vị đĩa đệm (MRI Scan) Thoát vị nhân đĩa đêm là sự lồi nhân đĩa đệm qua một chỗ rách trên mô xơ xung quanh đĩa đệm. Thoát ra phía sau có thể chèn ép tuỷ ở cột sống cổ, ngực, cột sống thắt lưng hoặc cột sống thắt lưng, hoặc đuôi ngựa, đặc biệt là ở hẹp ống sống bẩm sinh (hẹp ống sống). Ở vùng thắt lưng, > 80% số ca vỡ đĩa đệm làm tổn thương đến rễ thần kinh L5 hoặc S 1. Thường gặp thoát vị đĩa đệm. Các triệu chứng và dấu hiệu của thoát vị nhân tuỷ thắt lưng Thoát vị đĩa đệm thường không gây triệu chứng, hoặc chúng có thể gây ra các triệu chứng cơ năng và thực tại vùng phân bố của rễ thần kinh bị ảnh hưởng. Cơn đau thường phát sinh đột ngột và cơn đau lưng thường thuyên giảm khi nghỉ ngơi và điều chỉnh hoạt động. Ngược lại, đau rễ thần kinh do khối u hoặc áp xe ngoài màng cứng bắt đầu ngấm ngầm hơn và đau lưng trầm trọng hơn vào ban đêm khi nằm trên giường. Chèn ép vùng đuôi ngựa thường dẫn đến bí tiểu hoặc tiểu mất tự chủ do mất chức năng cơ tròn. Ở những bệnh nhân bị thoát vị thắt lưng cùng, ho, hắt hơi và các hoạt động như ngồi và cúi về phía trước làm đau tăng lên. Chẩn đoán thoát vị nhân tuỷ thắt lưng MRI hoặc CT Chẩn đoán thường được nghi ngờ khi hỏi bệnh sử và khám thực thể và xác nhận bằng chụp MRI hoặc chụp CT. Việc khám thực thể nên bao gồm việc đánh giá cơ lực, cảm giác và phản xạ. Rách gây đau do kích ứng các dây thần kinh nhạy cảm trong đĩa đệm, và khi nhân đĩa chạm đến các rễ thần kinh xung quanh sẽ gây các biểu hiện rễ thần kinh theo tiết đoạn tuỷ, với các biểu hiện liệt và yếu cơ trong vùng phân bố của rễ thần kinh bị ảnh hưởng. Các xét nghiệm về độ căng màng cứng cũng nên được thực hiện. Khi khám, bệnh nhân nằm ngửa, duỗi chân, nâng cao chân có thể gây đau lan xuống đùi sau đến dưới đầu gối (nghiệm pháp nâng chân thẳng). Duỗi thẳng đầu gối khi ngồi cũng có thể gây ra cơn đau tương tự (thử nghiệm nâng cao chân khi ngồi thẳng). Một biến thể của bài kiểm tra này trong đó duỗi thẳng đầu gối khi bệnh nhân ngồi và gập người về phía trước ở phần thắt lưng khi gập mu bàn chân được gọi là nghiệm pháp ngồi lưng tôm. Trong thoát vị đĩa đệm thắt lưng trên (L 1-2, L 2-3), duỗi thẳng chân ở phần khớp háng khi bệnh nhân nằm sấp có thể gây đau lan ra mặt trước đùi (nghiệm pháp kéo giãn đùi). Phản xạ gân gót và phản xạ xương bánh chè có thể giảm hoặc không có. MRI hoặc CT có thể xác định nguyên nhân và xác định chính xác vị trí tổn thương. Hiếm khi (khi có chống chỉ định với MRI và CT không chẩn đoán được), cần phải chụp CT cản quang. Xét nghiệm điện học chẩn đoán có thể giúp xác định rễ có liên quan. Chẩn đoán thường được xác định bằng chụp MRI hoặc chụp CT. Do thoát vị đĩa đệm không có triệu chứng là phổ biến, bác sĩ lâm sàng phải xem xét cẩn thận tương quan giữa các triệu chứng với các bất thường trên MRI trước khi cân nhắc các thủ thuật xâm lấn. Điều trị thoát vị nhân tuỷ thắt lưng Điều trị bảo tồn trước tiên Cần các thủ thuật xâm lấn, đôi khi bao gồm cả phẫu thuật, nếu khiếm khuyết thần kinh tiến triển hoặc nặng Do đĩa đệm thoát vị khô đi và co lại theo thời gian, các triệu chứng có xu hướng giảm bất kể có điều trị hay không. Có tới 85% bệnh nhân bị đau lưng - bất kể nguyên nhân gì - phục hồi mà không cần phẫu thuật trong vòng 6 tuần. Điều trị bảo tồn Điều trị thoát vị đĩa đệm cần phải là điều trị bảo tồn trừ khi tình trạng suy giảm chức năng thần kinh tiến triển hoặc nặng. Tránh hoạt động thể lực mạnh hoặc nặng, nhưng được phép vận động và hoạt động nhẹ (ví dụ, nâng vật < 2,5 đến 5 kg [≈ 5 đến 10 lb] đúng kỹ thuật); nghỉ ngơi trên giường kéo dài và lực kéo không còn được chỉ định. Acetaminophen, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), hoặc thuốc giảm đau khác nên được sử dụng khi cần thiết để giảm đau. Có thể dùng Methylprednisolone uống, giảm dần trong vòng 6 ngày, bắt đầu với uống 24 mg / ngày và giảm 4 mg mỗi ngày. Ở những bệnh nhân được chọn, gabapentin và amitriptyline thường được sử dụng để điều trị đau thần kinh khó chữa. Vật lý trị liệu và tập luyện tại nhà có thể cải thiện tư thế và cơ lực lưng và do đó làm giảm các vận động cột sống gây kích thích hoặc ép rễ thần kinh. Đối với các trường hợp nhẹ, điều trị thuốc giảm đau thay đổi hoạt động, và vật lý trị liệu. Các phương pháp tiếp cận qua da để loại bỏ đĩa đệm phồng vẫn đang được đánh giá. Không khuyến cáo loại bỏ phần đĩa đệm thoát vị bằng tiêm tại chỗ enzym chymopapain. Đánh giá phẫu thuật ngay lập tức các tổn thương chèn ép tuỷ sống cấp tính hoặc hội chứng đuôi ngựa (ví dụ, gây bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ) yêu cầu đánh giá phẫu thuật ngay lập tức (xem chẩn đoán chèn ép tuỷ sống). Những điểm chính Thoát vị đĩa đệm thường gặp và thường ảnh hưởng đến rễ thần kinh ở L5 hoặc S 1. Nghi ngờ thoát vị đĩa đệm hơn là u ngoài màng cứng hay áp xe nếu các triệu chứng xuất hiện đột ngột và đau lưng giảm khi nghỉ ngơi. Khuyến cáo thuốc giảm đau, hoạt động nhẹ theo sức chịu đựng, và các bài tập để cải thiện tư thế và cơ lực; tuy nhiên, cân nhắc các biện pháp can thiệp xâm lấn nếu đau hoặc khiếm khuyết thần kinh nặng hoặc trầm trọng hơn. Ít khi chỉ định nghỉ ngơi tại giường. Bệnh nhân bị thiếu hụt thần kinh nặng hoặc tiến triển, đau khó chữa, thất bại điều trị bảo tồn, bệnh cơ hoặc hội chứng đuôi ngựa kèm theo rối loạn chức năng cơ vòng có thể cần phải phẫu thuật ngay lập tức hoặc mổ phiên sau đó (ví dụ: cắt bỏ đĩa đệm, thủ thuật cắt bỏ cung sau). Các đốt sống được phân cách bằng đĩa sụn bao gồm vòng xơ ở vỏ ngoài bao quanh chất mềm được gọi là nhân đệm. Khi các thay đổi thoái hoá (có hoặc không có chấn thương) dẫn đến sự chồi hoặc thoát nhân qua bao xơ ở vùng thắt lưng cùng hoặc cổ hoặc cổ, hạt nhân được di chuyển về phía sau hoặc phía bên trong khoang ngoài màng cứng. Bệnh rễ thần kinh xảy ra khi nhân đĩa đệm thoát vị chèn ép hoặc kích thích các rễ thần kinh. Viêm gân chày sau và viêm bao gân chày sau (Rối loạn chức năng gân chày sau) Theo Kendrick Alan Whitney, DPM, Temple University School of Podiatric Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg10 2021 | đã sửa đổi Thg11 2021 Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Nguồn chủ đề Cách khám bàn chân Cách khám cổ chân Viêm gân chày sau, do sự thoái hoá của gân và viêm bao gân chày sau là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau phía sau mắt cá trong. Nếu gân bị đứt (ví dụ như trong viêm gân mạn tính), bàn chân có thể bị bẹt (bàn chân dẹt) và đau có thể kéo dài xuống lòng bàn chân. Trong viêm bao gân, đau cấp tính nhiều hơn và có thể thấy gân dày lên và sưng lên xung quanh mắt cá trong. Chẩn đoán MRI Bệnh viêm sau xương chày và viêm bao hoạt dịch gân được chẩn đoán trên lâm sàng. Ấn vào gân với bàn chân ở tư thế gấp bàn chân về phía gan chân và nghiêng trong kèm theo kháng trở thường gây đau. Đứng bằng mũi bàn chân thường gây đau và có thể không làm được nếu gân bị đứt hoặc rối loạn chức năng nặng. Sưng và đau kèm theo nhạy cảm đau khi ấn vào vị trí gân chày sau phía sau mắt cá trong gợi ý tình trạng viêm bao gân. Bàn chân dẹt một bên kèm theo phì đại vùng mắt cá trong và bàn chân giạng ngoài (dấu hiệu quá nhiều ngón chân) đặc biệt gợi ý bệnh lý gân tiến triển và cho phép đánh giá đứt gân. MRI hoặc siêu âm có thể xác định dịch xung quanh gân (chỉ ra viêm bao gân) hoặc mức độ thoái hoá mạn tính hoặc rách gân có liên quan đến viêm gân. Cách khám bàn chân VIDEO Cách khám cổ chân VIDEO Điều trị Chỉnh hình và băng cố định hoặc phẫu thuật Rách hoàn toàn gân sau chày cần phải phẫu thuật nếu mục tiêu là phục hồi chức năng bình thường. Phẫu thuật đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân trẻ còn hoạt động bị rách cấp tính. Gân chày sau nằm ngay phía sau mắt cá trong. Liệu pháp bảo tồn bao gồm thiết bị giảm tải cho gân bằng cách sử dụng băng chun cổ chân hoặc các dụng cụ chỉnh hình khác nhau với một khay đệm gót chân và miếng đệm hình chêm phía trong phù hợp. Tiêm corticosteroid làm trầm trọng thêm quá trình thoái hoá (xem Cân nhắc khi sử dụng corticosteroid tiêm). Đối với viêm gân, nghỉ ngơi và liệu pháp chống viêm thâm nhập được chỉ định. Thoái hoá là hậu quả của tình trạng cơ học kéo dài, chẳng hạn như nghiêng ngoài quá mức (thường ở người béo phì) hoặc viêm bao gân mạn tính. Viêm bao gân bắt đầu bằng tình trạng viêm cấp tính. Gân có thể liên quan đến các bệnh lý viêm nguyên phát, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc là gút. Triệu chứng và Dấu hiệu Ngay từ đầu, đôi khi bệnh nhân có biểu hiện đau phía sau mắt cá trong. Theo thời gian, cơn đau trở nên nặng kèm theo sưng đau phía sau mắt cá trong. Đứng, đi bộ, và đứng trên mũi bàn chân trở nên khó khăn. Viêm túi thanh dịch phía sau gân Achilles Theo Kendrick Alan Whitney, DPM, Temple University School of Podiatric Medicine Đánh giá về mặt y tế Thg10 2021 | đã sửa đổi Thg11 2021 Triệu chứng và Dấu hiệu Chẩn đoán Điều trị Nguồn chủ đề Cách khám bàn chân Cách khám cổ chân Viêm túi thanh dịch sau gân Achilles là viêm của túi thanh dịch hình thành ở vùng chịu áp lực của giày và khu trú tại mép trên của phía sau phần đệm gót giày giữa da và gân Achilles. Các triệu chứng sớm có thể bị hạn chế đỏ, đau và nóng. Muộn hơn, sự mỏng đi của da bề mặt có thể xảy ra. Sau vài tháng hoặc lâu hơn, xuất hiện nang dịch mềm chưa ổn định về kích thước, có đường kính từ 1 đến 3 cm. Nó có màu đỏ hoặc màu của da. Trong các trường hợp mạn tính, túi thanh dịch trở nên xơ hoá và lắng đọng canxi. Chẩn đoán Các triệu chứng và hạt nhỏ, mềm có màu da hoặc đỏ Có nốt nhỏ, ấn đau có màu da hoặc đỏ ở một bệnh nhân có các triệu chứng thích hợp với viêm bao thanh dịch gân Achilles sau giúp chẩn đoán. Hiếm khi, một u vàng gân Achilles xuất hiện ở mép trên phía sau phần đệm gót giày nhưng có xu hướng màu vàng nhạt và không có triệu chứng. Bệnh lý điểm bám gân Achilles gây đau chủ yếu ở vị trí bám của gân nhưng cũng có thể gây đau ở mép trên phía sau phần đệm gót giày. Bệnh lý điểm bám gân được phân biệt bởi sự vắng mặt của tổn thương mô mềm. Cách khám bàn chân VIDEO Cách khám cổ chân VIDEO Điều trị thay đổi giày dép Đi giày phù hợp với gót thấp là điều cần thiết đối với những người bị viêm bao thanh dịch gân Achilles sau. Một miếng cao xu xốp hoặc miếng nỉ đệm gót chân để nâng gót chân lên đủ cao giúp túi thanh dịch không bị cọ sát với phần đệm gót giày. Dùng các tấm gel, miếng đệm bảo vệ bao quanh túi thanh dịch, hoặc đi giày không có phần đệm gót giày cho đến khi tình trạng viêm giảm xuống. Dụng cụ chỉnh hình có thể làm tăng độ vững phía sau bàn chân và giúp giảm vận động gây kích thích lên phía sau xương gót khi đi bộ. Chườm ấm hoặc chườm mát, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và tiêm vào trong cơ thể dung dịch gây tê cục bộ / corticosteroid giúp giảm đau tạm thời; bản thân gân Achilles không được tiêm (xem phần Cân nhắc khi sử dụng corticosteroid tiêm). Phẫu thuật cắt bỏ xương phía dưới để làm giảm tác động đến mô mềm hiếm khi cần thiết. Điều trị bằng thay đổi giày dép. Viêm bao thanh dịch gân gót chân sau xảy ra chủ yếu ở phụ nữ trẻ. Đi giày cao gót là một yếu tố nguy cơ. Một yếu tố nguy cơ khác là xương lồi lên (biến dạng Haglund) trên xương gót. Sự biến dạng này dẫn đến hình thành túi thanh dịch nếu bị kích thích liên tục phần đệm gót giầy. Triệu chứng và Dấu hiệu Các triệu chứng và dấu hiệu của viêm túi thanh dịch sau gân Achilles xuất hiện tại mép trên của phía sau phần đệm gót giầy. Tỷ lệ chuyển mổ mở là 3,9%. Thời gian rút dẫn lưu sau mổ trung bình (n= 74) là 2,84 ± 0,89 ngày (Ngắn nhất 2 ngày – Dài nhất 6 ngày). Thời gian nằm viện sau mổ trung bình (n= 74) là 5,57 ± 1,14 ngày (Ngắn nhất 3 ngày – Dài nhất 8 ngày). Biến chứng của phương pháp là 1,3% (biến chứng độ I). Tỷ lệ BN theo dõi được là 76 / 77 (98,7%). Thời gian theo dõi trung bình: 31,95 ± 26,23 tháng (1 - 80 tháng); Kết quả tốt chiếm 85,52%, trung bình chiếm 9,21%. Tái phát u 1 trường hợp chiếm 1,32% và 3 trường hợp còn nhược cơ nhưng đều giảm liều thuốc điều trị nhược cơ. Chất lượng cuộc sống sau mổ được bệnh nhân đánh giá là hài lòng và rất hài lòng chiếm 94,74%. Về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm u trung thất được điều trị bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực Tỷ lệ có biểu hiện lâm sàng chiếm 68,83% trong đó triệu chứng đau ngực, ho và khó thở thường gặp nhất, thời gian diễn biến của triệu chứng trước khi nhập viện trung bình là 5,82 ± 7,69 tháng (0,5 - 36 tháng). Tỷ lệ u được phát hiện trên X quang là 88,31%; 100% u trung thất được phát hiện bằng cắt lớp vi tính với tỷ lệ u trung thất trước và trước - trên 59,74%, u trung thất giữa 18,18% và u trung thất sau 22,08%. Kích thước u trung bình trên cắt lớp vi tính là 5,58 ± 1,89 cm (Nhỏ nhất 2,3 cm – Lớn nhất 12,3 cm). Tỷ lệ u trung thất được sinh thiết xuyên thành qua hướng dẫn của cắt lớp vi tính để chẩn đoán tế bào trước mổ tăng dần. Tất cả u trung thất sau có bản chất là u thần kinh đều tăng tín trên cộng hưởng từ ở thì T2 và u không phát triển vào ống tuỷ. Không thấy bất thường trên xét nghiệm dấu ấn miễn dịch khối u trong máu của nhóm u quái và kết quả đo chức năng hô hấp ở nhóm u tuyến ức. Về chỉ định và kết quả của PTNSLN trong điều trị UTT Khối u đặc trung thất có kích thước dưới 10cm chưa xâm lấn vào các cơ quan lân cận và nang trung thất chỉ định phẫu thuật nội soi lồng ngực có tỷ lệ thành công là 96,1% với thời gian mổ trung bình (n= 74) là 116,28 ± 29,32 phút (Ngắn nhất 40 phút – Dài nhất 180 phút). Typ TNB + và TNB - chủ yếu gặp ở nhóm tuổi trẻ và tiền mãn kinh, nhóm nguy cơ trung bình và cao. Typ TNB + có tỷ lệ cao ở giai đoạn I, II, trái lại typ TNB - hay gặp ở giai đoạn II, III. Typ HER2 chủ yếu gặp ở nhóm tuổi trẻ, < 60 tuổi, giai đoạn II và III và ở nhóm nguy cơ trung bình và cao. Typ LAHH và LBHH: chỉ gặp ở nhóm nguy cơ trung bình và cao. GPB: Typ lòng ống: có tỷ lệ cao ở NPI thấp và trung bình; trong đó, typ LUMA có tỷ lệ cao ở NPI thấp, u ≤ 2 cm, ít di căn hạch và ĐMH I; trái lại typ LUMB có tỷ lệ cao ở NPI trung bình, u > 2-5 cm và ĐMH II. Typ TNB + và TNB -: chủ yếu gặp ở NPI trung bình và cao, di căn > 3 hạch, ĐMH cao. Typ TNB - có tỷ lệ cao hơn TNB + ở ĐMH III, di căn hạch, NPI cao, u > 5 cm. Typ HER2 có tỷ lệ cao nhất ở u > 2-5 cm và di căn hạch; hay gặp ở ĐMH III, NPI trung bình và cao. Typ LAHH và LBHH: có tỷ lệ cao ở NPI thấp và trung bình, ĐMH III. Typ LAHH có tỷ lệ cao ở u ≤ 2 cm, trong khi LBHH hay gặp ở u > 2-5 cm. Lê Đình Roanh Cơ sở đào tạo: Đại học Y Hà Nội NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN: Sử dụng HMMD để thay thế phân tích gen nhằm xác định các typ phân tử ung thư vú theo tiêu chuẩn bảng phân loại của Bhagarva-2010. Qua nghiên cứu 495 bệnh nhân ung thư vú chúng tôi rút ra một số kết luận sau: (1) Các typ phân tử phổ biến hơn gồm LUMA, HER2, TNB + và LUMB; các typ có tỷ lệ thấp hơn là LBHH, TNB - và LAHH. Trong đó, typ lòng ống có tỷ lệ cao ở Ki67 thấp, p 53 (-) và p 53 - Bcl 2 +, LUMA luôn có tỷ lệ cao hơn typ LUMB. Typ TNB + và TNB -: bộc lộ ở nhóm Ki67 cao, p 53 (+) 3 điểm, nhóm p 53 + Bcl 2 - và bộc lộ thấp với Bcl 2. Typ HER 2: tương tự TNB + và TNB -, nhưng với tỷ lệ thấp hơn. Typ LAHH và LBHH: bộc lộ ở nhóm Ki67 trung bình hoặc cao, p 53 (+) 2-3 điểm và nhóm p 53 + Bcl 2 +. (2) Mối liên quan giữa typ phân tử với đặc điểm GPB-LS: LUMA có tỷ lệ cao ở nhóm tuổi già, giai đoạn I, nhóm nguy cơ thấp và trung bình. Trong khi typ LUMB hay gặp ở giai đoạn II và ở nhóm nguy cơ trung bình và cao. Đã xác lập quy trình kỹ thuật và sản xuất thành công lần đầu tiên tại Việt Nam và trên thế giới Huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia đa giá F (ab) 2 của hai loài rắn cạp nia Bungarus multicinctus và Bungarus candidus. Sản phẩm đã được chuẩn hoá theo Tiêu chuẩn Quốc gia, Dược điển Việt Nam IV, 2009 (mới nhất) về huyết thanh kháng nọc rắn dùng cho người và theo khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới (WHO guidelines, 2008). Phương pháp tinh chế có hiệu quả cao trong tập trung cô đặc và tinh sạch mảnh F (ab) 2, một yếu tố cần thiết để trung hoà độc tố nọc rắn cạp nia, với mức độ cô đặc globulin đạt 97,2%; trong đó F (ab) 2 chiếm 95,6%; lượng albumin được loại bỏ gần như hoàn toàn (chỉ còn 2,8%). Huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia đa giá F (ab) 2 từ ngựa đã khẳng định tính an toàn và hiệu lực trong phòng thí nghiệm qua kết quả Kiểm định chất lượng cấp cơ sở và Kiểm định quốc gia của Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế, Bộ y tế. Sản phẩm được xác nhận đạt tất cả các chỉ tiêu (8/8) về tính an toàn (an toàn chung, chí nhiệt tố, vô khuẩn và các tiêu chuẩn lý hoá: pH, nồng độ merthiolat, nồng độ NaCl, hàm lượng protein) và có hiệu giá 267,5 LD 50 / lọ (5 ml), trung hoà được 620 µg nọc rắn cạp nia: theo Phiếu trả lời kết quả kiểm định của Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế, Bộ y tế. U tế bào hình sao có thể gặp dạng nang dịch. U nguyên tuỷ bào và u màng não thất có thể di căn tuỷ sống và xâm lấn thân não. Các u nguyên tuỷ bào đều có độ ác tính độ IV, các u tế bào sao bậc thấp (độ I và II) chiếm tỷ lệ cao 92,9%, độ ác tính thấp của u màng não thất là 64,7%. Thực trạng kết quả điều trị về các u tiểu não theo mô bệnh học còn thấp. Đa số bệnh nhân tử vong trong năm đầu (78,3% số tử vong). Đường cong Kaplan – Meier ước đoán tỷ lệ còn sống sau 5 năm nói chung là 38%, riêng đối với u nguyên tuỷ bào là 27%, u tế bào hình sao là 60%, u màng não thất thấp nhất đều tử vong trước 5 năm theo dõi. Kết quả thu được đã đưa ra kiến nghị cần thiết chẩn đoán và điều trị sớm, phối hợp các liệu pháp điều trị đầy đủ. Cần có tổ chức quản lý, nghiên cứu liệu pháp điều trị, chăm sóc thích hợp để nâng cao khả năng sống cho trẻ u não và tiểu não. Biểu hiện lâm sàng với nhức đầu, nôn, loạng choạng, mất điều hoà động tác là các triệu chứng nổi bật đối với u tiểu não nói chung và cả các u nguyên tuỷ bào, u tế bào hình sao, riêng u màng não thất nhức đầu và nôn lại thấp hơn rõ rệt. Xác định được tỷ lệ mắc u nguyên tuỷ bào chiếm 49,2%, u tế bào hình sao 33,9%, u màng não thất 13,7%, và các loại khác 3,2%. Hình ảnh cộng hưởng từ của các u mô bệnh học về vị trí thấy u nguyên tuỷ bào và u màng não thất chủ yếu gặp ở thuỳ nhộng, u tế bào hình sao gặp ở cả thuỳ nhộng và bán cầu tiểu não. Tên luận án: Nghiên cứu giá trị của phương pháp sinh thiết cột sống qua da dưới hướng dẫn Cắt lớp vi tính trong chẩn đoán một số tổn thương cột sống Mã số: 62720166. - Đối với các trường hợp có nhiều loại hình tổn thương (đặc xương, phần mềm, ổ dịch hoại tử), sinh thiết vào vị trí tổn thương phần mềm có giá trị chẩn đoán tốt hơn (mức độ thoả đáng 100% so với 95,1%). Chuyên ngành: Chẩn đoán hình ảnh. Họ và tên NCS: Phạm Mạnh Cường. - Đối với các trường hợp nghi ngờ lao cột sống cần kết hợp giữa xét nghiệm Mô bệnh học, cấy bệnh phẩm và xét nghiệm PCR lao đối với bệnh phẩm sinh thiết để đạt được tỉ lệ chẩn đoán đặc hiệu cao nhất. Tên luận án: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp sinh thiết hạch cửa trong điều trị ung thư biểu mô tuyến vú giai đoạn sớm. Sinh thiết hạch cửa nên được áp dụng thường qui cho các bệnh nhân ung thư vú không sờ thấy hạch trên lâm sàng. Hạch cửa phản ánh khá chính xác tình trạng di căn hạch nách của bệnh nhân ung thư vú (UTV), với các chỉ số như sau: xét nghiệm hạch cửa tức thì cho độ nhạy 88,9%, độ đặc hiệu 100%, độ chính xác toàn bộ 98,7% và tỷ lệ âm tính giả là 11,1%. Các yếu tố như tuổi, vị trí u, độ mô học hay kích thước u không thấy mối liên quan đến khả năng di căn hạch trên những bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm, không sờ thấy hạch trên lâm sàng trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi. Đánh giá hiệu quả của phương pháp sinh thiết hạch cửa: với thời gian theo dõi trung bình 33,24 tháng, kết quả đau, phù tay và rối loạn cảm giác mặt trong cánh tay ở nhóm chỉ sinh thiết hạch cửa thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm có kèm theo vét hạch nách, mức thống kê P < 0,001. Kết quả sống thêm toàn bộ trong tổng số 243 trường hợp ước tính theo phương pháp Kaplan Meier trong 3 năm là 98,7% và sống thêm không bệnh ước đạt 98,3%. Tỷ lệ tái phát tại thành ngực 2,4% trong nhóm điều trị bảo tồn và không có trường hợp nào tái phát tại nách cùng bên. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, phương pháp sinh thiết hạch cửa bằng xanh methylene trong điều trị phẫu thuật (UTV) giai đoạn sớm là an toàn và hiệu quả ở những trung tâm phẫu thuật vú chưa triển khai đơn vị y học hạt nhân. Cung cấp dữ liệu lớn về ứng dụng kết quả phân tích đột biến gen trong điều trị: chuyển đổi thành công từ điều trị bằng tiêm insulin sang uống sulfonylurea trên số lượng bệnh nhân lớn nhất tại Việt Nam, theo dõi diễn biến ngừng điều trị cho 9 bệnh nhân đái tháo đường sơ sinh tạm thời. Công bố kết quả điều trị toàn diện số lượng lớn bệnh nhân đái tháo đường sơ sinh tại một trung tâm: kiểm soát glucose máu, HbA1C, phát triển tâm thần vận động. Khẳng định kết quả điều trị bằng sulfonylurea ở bệnh nhân đái tháo đường sơ sinh. Nguyễn Thị Hoàn Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y Hà Nội Những kết luận mới của luận án: 1. Lần đầu nghiên cứu toàn diện về phát hiện đột biến của trên 20 gen và vùng imprinting trên nhiễm sắc thể số 6 trên số lượng lớn nhất các bệnh nhân Việt Nam mắc bệnh đái tháo đường sơ sinh. Kết quả đã phát hiện được đột biến ở 33/40 (82,5%) bệnh nhân đái tháo đường sơ sinh. Lần đầu công bố dữ liệu về đột biến gen gây bệnh đái tháo đường sơ sinh tại Việt Nam. Phát hiện được đột biến ở 6 gen và tỷ lệ bệnh nhân có đột biến ở mỗi gen: ABCC8 (33,3%), KCNJ 11 (27,3%), INS (18,2%); bất thường nhiễm sắc thể số 6 q 24 (15,2%), EIF2AK3 (1 bệnh nhân) và FOXP3 (1 bệnh nhân). Kiều Đình Hùng Cơ sở đào tạo: Bộ môn Ngoại – Trường Đại học Y Hà Nội Những kết luận mới của luận án: Nghiên cứu đã đánh giá được đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh của u sao bào lông ở các vị trí khác nhau: tiểu não, thân não, giao thoa thị giác và vùng bán cầu đại não Đưa ra được tỷ lệ thành công phẫu thuật cũng như đặc điểm không tương xứng giữa hình ảnh ngấm thuốc đối quang từ trên công hưởng từ và mức độ chảy máu trong mổ Đưa ra được một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị vi phẫu thuật: tuổi, tình trạng toàn thân trước mổ, vị trí u, mức độ lấy u. Tên đề tài: Nghiên cứu hình thái của chấn thương bụng trên những nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường bộ qua giám định Y Pháp Mã số: 62.72.01.05; Chuyên ngành: Giải phẫu bệnh – Y pháp Những kết luận mới của luận án: Trên cơ sở giám định pháp y tại Bệnh viện Việt Đức các trường hợp tử vong do tai nạn giao thông đường bộ có chấn thương bụng xảy ra ở một số tỉnh phía Bắc trong thời gian từ 01/01/2011 đến 31/12/2015, đề tài đã xác định được một số yếu tố liên quan đến tai nạn giao thông đường bộ như tính phổ cập của loại hình phương tiện giao thông, thời gian xảy ra tai nạn, tình trạng và mức độ phức tạp của tổn thương, khoảng thời gian còn tồn tại sự sống của nạn nhân sau khi gặp nạn, nhằm mục đích cảnh báo cho người dân khi tham gia giao thông, đồng thời đưa ra bằng chứng hiện thực một cách khoa học về tình hình tai nạn giao thông đường bộ để các cơ quan chức năng xây dựng và triển khai các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu hơn. Đề tài tập trung nghiên cứu các hình thái tổn thương bên ngoài cũng như bên trong có giá trị đặc biệt quan trọng trong lĩnh giám định pháp y. Các tổn thương bên ngoài giúp cho các giám định viên có thể xác định được cơ chế hình thành dấu vết thương tích, phương thức cũng như hoàn cảnh gây thương tích của phương tiện giao thông, từ đó có thể hướng đến khả năng truy cứu trách nhiệm dân sự hoặc hình sự. Nghiên cứu các tổn thương bên trong cho phép đánh giá vị trí các tạng thường bị chấn thương, mức độ chấn thương, các tổn thương kết hợp nhằm cảnh báo tránh bỏ sót chúng khi cấp cứu, điều trị cho nạn nhân. Với việc nghiên cứu tìm hiểu cơ chế gây ra loại hình thương tích tương ứng cùng với việc thống kê, mô tả tổn thương đã giúp giám định viên pháp y có thể dự kiến hình thái và mức độ tổn thương bên trong một cách xác thực nhất có thể ở những trường hợp thân nhân không cho phép cơ quan điều tra mổ tử thi. Những hiểu biết này chính là cơ sở cho việc chẩn đoán và cấp cứu các nạn nhân bị tai nạn giao thông đường bộ. Tên đề tài: Thực trạng sức khoẻ răng miệng và đánh giá hiệu quả can thiệp chăm sóc răng miệng ở người cao tuổi tại Đắk Lắk Mã số: 62720601 Chuyên ngành: Răng hàm mặt Nghiên cứu sinh: Lê Nguyễn Bá Thụ Người hướng dẫn: PGS. Đây là phương pháp chải răng phù hợp với quá trình lão hoá sinh lý răng ở người cao tuổi. TS. Trương Mạnh Dũng PGS. Nghiên cứu mô tả cắt ngang là một phần của đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu thực trạng bệnh răng miệng ở người cao tuổi Việt Nam. Nghiên cứu đánh giá thực trạng bệnh răng miệng, nhu cầu điều trị và một số yếu tố liên quan bằng bộ câu hỏi phỏng vấn và bệnh án theo mẫu của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1997, được bổ sung năm 2013 và điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc lần 1 năm 1990, lần 2 năm 2000. Bằng một số biện pháp đơn giản, dễ thực hiện (truyền thông giáo dục sức khoẻ và điều trị sâu răng, bệnh quanh răng) nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả can thiệp khá tốt mặc dù mới chỉ tiến hành trong thời gian ngắn: tỷ lệ sâu mới và sâu tái phát thấp, tỷ lệ miếng trám thành công cao, giảm tỷ lệ người cao tuổi có nhu cầu điều trị bệnh quanh răng, thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc sức khoẻ răng miệng theo hướng tích cực. Tên đề tài: Nghiên cứu chỉ số Doppler ống tĩnh mạch ở thai bình thường từ 22 đến 37 tuần để thiết lập biểu đồ bách phân vị và ứng dụng lâm sàng. PGS.TS Lê Hoàng. Số phẫu thuật và làm thủ thuật cũng ngày một tăng cao, tương ứng năm 1995 là 9378 ca và 4356 ca, năm 2012 là 11645 ca và 4868 ca. Công suất sử dụng giường bệnh từ 66,2% năn 2009 đến năm 2012 là 77,3%. Số lần khám bệnh của bác sỹ không cao, bình quân số lần khám bệnh / ngày năm 1995 là 3,4 lần, năm 2012 là 3,5 lần. Khám cận lâm sàng bình quân cho 1 bệnh nhân có xu hướng tăng, năm 1995 là 4,0, năm 2012 là 4,8. Nghiên cứu can thiệp về quản lý ở bệnh viện Chăm Pa Sắc là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện ở Lào. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các tồn tại trong hoạt động lập kế hoạch, thống kê báo cáo của bệnh viện. Hoạt động can thiệp bằng một số giải pháp cải thiện quản lý ở bệnh viện, cụ thể là công tác lập kế hoạch hoạt động, thống kê báo cáo được thực hiện. Hoạt động can thiệp bước đầu đã thu được kết quả đáng khích lệ. Lần đầu tiên ở Lào nghiên cứu về mô hình bệnh tật được thực hiện tại bệnh viện Chăm Pa Sắc, từ 1995 đến 2012 mô hình bệnh tật của bệnh nhân nội trú có nhóm bệnh lây là nhóm chiếm cao nhất. Cả số lượng và chất lượng lập kế hoạch và thống kê báo cáo, giám sát, đánh giá đã được cải thiện. Kết quả này sẽ đóng góp phần vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện Chăm Pa Sắc và mở rộng ra các can thiệp về quản lý ở các bệnh viện tuyến tỉnh của Lào, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân nói chung. Bệnh không lây có xu hướng tăng, đặc biệt là tai nạn giao thông. Tỷ lệ bệnh lây, bệnh không lây và tai nạn ngộ độc tương ứng trong năm 1995 là 49,6%; 38,4% và 11,9%; năm 2012 là 37,1%; 42,8% và 20,1%). Bệnh nhân tập trung cao nhất vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Tên luận án: Nghiên cứu dọc sự phát triển của đầu - mặt và cung răng ở một nhóm học sinh Hà Nội từ 11 đến 13 tuổi Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt Mã số: 62720601 Nghiên cứu sinh: Phạm Cao Phong, Khoá 33 - Chuyên ngành Răng Hàm Mặt Người hướng dẫn: 1. Công trình đã xác định được 48 chỉ số sọ mặt răng, 7 kích thước cung răng của mỗi hàm; mô tả được mô hình tăng trưởng đầu mặt, cung răng của 122 học sinh từ lúc 11 tuổi đến 13 tuổi để thấy được quy luật phát triển của các cấu trúc sọ mặt người Việt. Đây là những số liệu cơ bản, lần đầu tiên được công bố tại Việt Nam làm cơ sở cho chẩn đoán, lập kế hoạch điều trị cho các bệnh nhân nắn chỉnh răng và là cơ sở tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này. Hiện nay ở Việt nam tuy đã có một số nghiên cứu về nhân trắc sọ mặt nhưng chuẩn số đo kích thước cho từng độ tuổi, trong đó có độ tuổi từ 11 đến 13 còn chưa đầy đủ, độ tuổi này là độ tuổi có nhu cầu nắn chỉnh răng nhiều. Do vậy, các bác sỹ phải vững chỉ số sọ mặt từng lứa tuổi, hiểu biết sâu sự tăng trưởng đầu mặt và cung răng để chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị cho trẻ. Với phương pháp đo đạc và phân tích trên phim sọ nghiêng từ xa và mẫu thạch cao cung răng của 122 học sinh từ lúc trẻ 11 tuổi đến khi trẻ được 13 tuổi ở ba thời điểm đo đạc khác nhau, sử dụng phần mềm Autocad để vẽ phim đảm bảo độ chính xác trong kỹ thuật chồng phim sọ nghiêng là phương pháp mà các công trình nghiên cứu tăng trưởng ở Việt nam chưa được sử dụng. 62,1% có rỗng tuỷ kèm theo. Mức độ thoát vị hạnh nhân tiểu não trung bình là 13,2 mm. Thời gian chẩn đoán bệnh trung bình là 49,8 tháng. 29,3% được chẩn đoán bệnh lý khác và điều trị nội khoa kéo dài trước mổ. Chụp cộng hưởng từ (CHT) sọ não và hoặc cột sống cổ là phương pháp chẩn đoán chủ yếu, chỉ rõ 100% BN DDC loại I có thoát vị hạnh nhân tiểu não qua lỗ chẩm xuống ống sống cổ. 100% thấy bể lớn dịch não tuỷ (DNT) ở hố sau bị chèn ép hoặc không còn. Kích thước hố sọ sau bị thu hẹp, có hình phễu, thông qua các chỉ số chiều dài rãnh trượt và chiều cao xương chẩm bị ngắn lại và góc nền sọ Boogard rộng ra. Mức độ thoát vị trung bình của hạnh nhân tiểu não là 13,2 mm, 58,7% thoát vị trên 10 mm. 36 BN (62,1%) xuất hiện rỗng tuỷ kèm theo. 6 BN (10,3%) có gù vẹo cột sống. 6 BN (10,3%) có giãn não thất. Điều trị phẫu thuật Tất cả các BN đều có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và trên phim chụp CHT có biểu hiện thoát vị hạnh nhân tiểu não qua lỗ chẩm từ 3 mm trở lên. Mở xương sọ hố sau và cắt cung sau C1, tạo hình rộng màng cứng bằng cân cơ là phương pháp hiệu quả để tái lập lại dòng chảy của DNT qua vùng bản lề cổ chẩm, có 11 BN (18,97%) được dẫn lưu rỗng tuỷ ra khoang dưới nhện kèm theo, 24 trường hợp (41,38%) có sử dụng keo sinh học phủ chỗ vá màng cứng. Kết quả điều trị phẫu thuật Qua theo dõi và khám lại sau mổ được 91,4% BN; thời gian theo dõi sau mổ từ 1-50 tháng, chỉ rõ kết quả tốt về mặt lâm sàng đạt 84,9%; kết quả không thay đổi 13,2% và xấu 1,9%. Chụp CHT sọ não và hoặc cột sống cổ kiểm tra sau mổ được thực hiện ở 66% BN, trong đó 19 trường hợp tốt, 10 trường hợp có kích thước rỗng tuỷ giảm, 5 trường hợp rỗng tuỷ còn tồn tại và 1 BN còn tình trạng giãn não thất. Không có trường hợp nào chảy máu trong và sau mổ. Không có BN nào tử vong trong thời gian theo dõi sau mổ. Chẩn đoán 89,7% trường hợp có biểu hiện đau đầu dưới chẩm, đau lan lên đỉnh, xuống cổ và 2 vai. 69% BN có biểu hiện tê chân tay. Nghiệm pháp Valsalva là 46,6% và 84,5% trường hợp từ 18 tuổi trở lên. Tuổi trung bình là 33,5. Tỉ lệ nữ / nam là 3/1. Nghiên cứu sự biến đổi và giá trị nồng độ LH trong tiên lượng điều trị kích thích phóng noãn bệnh nhân vô sinh do buồng trứng đa nang bằng clomiphene citrate đơn thuần và kết hợp với FSH Phân tích hồi qui đơn biến nhận thấy có mối quan hệ tuyến có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ LH và nồng độ FSH, oestrogen được biểu diễn theo các phương trình sau: [LH] = 0,09 x [oestrogen] + 10,06 R2 = 0,094 [LH] = 1,35 x [FSH] + 6,31 R2 = 0,148 Có mối liên quan tuyến tính giữa nồng độ LH và xác suất không đáp ứng điều trị qua phương trình sau: Ln (= -0,881 + 0,017 x LH = e -0,881+0,017 xLH hay odd = e -0,881+0,017 xLH Có sự giảm nồng độ LH một cách có ý nghĩa thống kê khi bệnh nhân có đáp ứng với điều trị kích thích phóng noãn (có phóng noãn). Ngược lại, nếu không đáp ứng điều trị thì nồng độ LH hầu như không thay đổi trước và sau điều trị. Chuyên ngành: Sản Phụ Khoa Những kết luận mới của luận án: Nồng độ LH trung bình ở bệnh nhân vô sinh có BTĐN là: 14,48 ± 5,32 và nồng độ LH ≥ 10 chiếm 81,4%. Nồng độ LH trung bình cao hơn rất nhiều nghiên cứu của các nước thuộc chủng tộc khác nhưng tương đương nghiên cứu của Việt nam và Châu Á. Nồng độ LH trung bình của nhóm bệnh nhân có hình ảnh siêu âm buồng trứng đa nang (13,78 ± 5,76) thấp hơn nồng độ LH trung bình của nhóm có hình ảnh siêu âm buồng trứng bình thường (15,45 ± 4,5). Có mối liên quan tỷ lệ nghịch giữa nồng độ LH và cân nặng: LH = 22,83 – 0,167 x cân nặng (kg) R = 0,223 R2 = 0,050 Có sự dậy thì muộn ở các bệnh nhân BTĐN không đáp ứng với CC, trung bình tuổi bắt đầu có kinh là: 14,51 ± 1,75 (tuổi) Bệnh nhân BTĐN không đáp ứng CC có chỉ số BMI trung bình bình thường TS. Lê Văn Quảng Cơ sở đào tạo: Đại học Y Hà Nội Những kết luận mới của luận án: - Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam, sử dụng Xanh Methylen làm hiện hình phát hiện hạch cửa trong ung thư tuyến giáp, giúp xác định chính xác tình trạng di căn hạch cổ tiềm ẩn, từ đó đưa ra chiến lược vét hạch cổ cùng thì với phẫu thuật cắt tuyến giáp hợp lý. - Tỷ lệ phát hiện hạch cửa bằng Xanh Methylen là rất cao: 98,2%; Đa số hạch cửa nằm ở nhóm trước khí quản (nhóm 6): 90,4%. - Không có mối liên quan giữa các yếu tố: tuổi, giới, vị trí u trong thuỳ, kích thước u, giai đoạn T và số lượng u đến kết quả hiện hình sinh thiết hạch cửa bằng Xanh Methylen. - Tỷ lệ hạch cửa không di căn trên MBH: 55,7%; di căn trên MBH: 44,3%; tỷ lệ di căn hạch cổ tiềm ẩn là rất cao: 51,5%. - Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính, giá trị dự báo âm tính, độ chính xác toàn bộ và tỷ lệ âm tính giả của phương pháp lần lượt là: 86%, 100%, 100%, 87,1%, 92,8% và 14%. Vì khi sử dụng hai chuỗi xung này cũng không làm tăng thêm giá trị chẩn đoán so với khi sử dụng một mình chuỗi xung Diffusion HASTE. Sự kết hợp giữa các chuỗi xung này với nhau và với Diffusion HASTE cũng không làm tăng thêm giá trị chẩn đoán. Phạm Minh Thông 2. PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Hoa Cơ sở đào tạo: Trường Đại Học Y Hà Nội Những kết luận mới của luận án: - Cộng hưởng từ có giá trị cao trong chẩn đoán cholesteatoma tai giữa tái phát. Giúp phát hiện cholesteatoma tai giữa tái phát để phẫu thuật kịp thời, tránh các biến chứng do cholesteatoma gây ra. Đồng thời giúp giảm bớt các phẫu thuật thì hai chỉ với mục đích là để kiểm tra xem có cholesteatoma tái phát hay không. - Các chuỗi xung T1W, T2W không đặc hiệu trong chẩn đoán cholesteatoma tái phát. - Chuỗi xung Diffusion HASTE là chuỗi xung có giá trị cao nhất trong chẩn đoán cholesteatoma tai giữa tái phát với độ nhạy Sn = 84,8%; độ đặc hiệu Sp = 100%; giá trị dự báo dương tính PPV = 100%; giá trị dự báo âm tính NPV = 70,5%; và độ chính xác Ac = 86,7%. - Không cần sử dụng chuỗi xung Diffusion EPI và chuỗi xung DPI (T 1 W chụp muộn từ 30-45 phút sau tiêm), giảm được thời gian thăm khám, giảm chi phí thuốc đối quang từ, giảm nguy cơ dị ứng với thuốc đối quang từ. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật: Các yếu tố gồm nhóm tuổi, vị trí lỗ tiểu, cong dương vật, chiều dài đoạn niệu đạo thiếu, da che phủ dương vật không liên quan đến kết quả phẫu thuật theo HOSE và biến chứng chung trong thời gian hậu phẫu. Nhóm tuổi có liên quan đến kết quả niệu dòng đồ ở thời điểm 6 tháng, nhưng không liên quan ở thời điểm 12 tháng. Mức độ hợp tác có liên quan đến kết quả đo niệu dòng đồ 6 tháng và 12 tháng sau phẫu thuật. Ứng dụng thành công phẫu thuật tạo hình niệu đạo bằng vạt da niêm mạc bao quy đầu có cuống mạch trục ngang điều trị LTLT thể dương vật theo kỹ thuật Duckett có cải tiến. Áp dụng thang điểm HOSE để đánh giá kết quả phẫu thuật lỗ tiểu lệch thấp: Tỷ lệ thành công đạt 83,7%; thất bại 16,3%. Luận án vừa mang tính nhân văn đồng thời mang tính thực tiễn và khoa học cao. Creatinin máu sau 6 tháng là: 115.58 ± 25.06 µmol / l, sau 1 năm: 122.8 ± 33.1 µmol / l. Kết quả thận hoạt động tốt sau 3 năm ghép đạt: 89.48%. Kết quả nghiên cứu đã mở ra một hướng mới cho việc cung cấp nguồn tạng ghép, và đặc biệt có thêm sự lựa chọn cho những BN suy thận mạn có chỉ định ghép. Mục đích của luận án nhằm đánh giá một mô hình hay nói đúng hơn là một qui trình lấy, bảo quản, ghép thận từ người cho chết não tại bệnh viện Việt Đức. Trong khoảng thời gian ngắn từ tháng 5/2010 đến tháng 12/2013 với số lượng 20 BN chết não hiến tạng và ghép thận 38 trường hợp, luận án có 1 số đóng góp như sau: Luận áp đã góp phần chuẩn hoá lại qui trình lấy đa tạng, và ghép thận từ người cho chết não. Các tiêu chuẩn nghiên cứu đưa ra đầy đủ, cụ thể khoa học cập nhật những phương tiện nghiên cứu hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Luận án thể hiện kết quả thu được khách quan, theo dõi tỉ mỉ chi tiết từ kết quả gần đến kết quả lâu dài. Đây là tư liệu tốt để các trung tâm ghép tạng trong cả nước tham chiếu. Kết quả lấy thận tốt đạt 97.37%. Chức năng thận hồi phụ sớm 35/38 ghép thận: 92.10%. Thời gian theo dõi thời gian theo dõi dài nhất là ngắn nhất là 3 tháng, nhiều nhất là 43 tháng. Nghiên cứu chỉ ra phân bố xác thực về genotype của HPV tại mô ung thư sinh dục. Nhiễm HPV16 chiếm tỉ lệ cao nhất, 43,5%, tiếp theo là HPV18 - 23%, đồng nhiễm HPV16, 18 chiếm 16,2%. Nhiễm HPV52 chỉ chiếm 4,2%. 94% (9 4/10 0) các trường hợp nhiễm HPV16 thuộc lineage European; sublineage Asian chiếm tỉ lệ cao nhất, 80% (80/100); European prototype - 14%, Asian-American a - 5% và African 2-1%. Ung thư tế bào biểu mô chiếm 99,5% (2 13/2 14) các trường hợp ung thư sinh dục, trong đó, ung thư biểu mô vảy chiếm tỉ lệ cao nhất (79,8%-170/213). Sublineage Asian của HPV16 xuất hiện ở tất cả các loại tế bào ung thư và tần suất xuất hiện ở ung thư tế bào vảy chiếm 90%. Ung thư tế bào vảy nhiễm tất cả các sublineage của HPV16, nhiễm sublineage Asian chiếm 78,3%. Phẫu thuật cắt rộng u đơn thuần chiếm 85,2%. Tỷ lệ cắt rộng u diện cắt ≥ 1cm chiếm 52,8%. Biến chứng phù bạch huyết do xạ trị chiếm 23,2%. Biến chứng da cấp tính do xạ trị đa số gặp thể nhẹ (độ 1) chiếm 59,2%. Biến chứng muộn do tia xạ trên da chiếm 45,1%, đa số gặp thể nhẹ (độ 1) 37,4%. Hạn chế vận động khớp hiếm gặp 7,8%. Phù chi chiếm 18,1%. Tỷ lệ sống thêm 5 năm toàn bộ là 63,2%. Sống thêm 5 năm không bệnh là 54,4%. Tỷ lệ tái phát 5 năm là 28,8%. Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam với cỡ mẫu đủ lớn để cho kết quả đầy đủ nhất về hiệu quả của phẫu thẫu thuật bảo tồn chi kết hợp với tia xạ bổ trợ đối với ung phần mềm chi. Các yếu tố kích thước u, độ sâu của u và độ mô học là những yếu tố ảnh hưởng đến sống thêm toàn bộ 5 năm. Kích thước u, độ sâu của u, độ mô học và phương pháp phẫu thuật là những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tái phát 5 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy Vị trí khối u hay gặp nhất ở đùi chiếm 59,2%. Thể sarcom đa hình không biệt hoá chiếm cao nhất 21,2%. Độ mô học 3 chiếm tỷ lệ 52,1%. Mai Trọng Khoa và PGS. 79,3% bệnh nhân được phẫu thuật trong đó 67,8% bệnh nhân được phẫu thuật triệt căn; 12,6% bệnh nhân được phẫu thuật bảo tồn cơ thắt hậu môn. - Phác đồ xạ trị bằng máy gia tốc tuyến tính liều 46Gy kết hợp Capecitabine trước mổ trong bệnh ung thư trực tràng thấp giai đoạn tiến triển tại chỗ là phương pháp điều trị an toàn, ít độc tính, chấp nhận được: độc tính trên hệ huyết học, gan thận, tiêu hoá, tiết niệu, trên da ít, chủ yếu độ 1,2. - HLA-B * 15:02 là allele HLA-B có tần suất cao nhất ở các bệnh nhân có hội chứng Stevens-Johnson (SJS) và hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN) người Việt (dân tộc Kinh). Allele HLA-B * 5 1:02 có thể đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của SJS / TEN do thuốc đông y. Có mối liên quan giữa allele HLA-B và SJS / TEN do một số thuốc. Định type HLA-B có thể hữu ích trong chẩn đoán sơ bộ thuốc nghi ngờ gây SJS / TEN. - Nồng độ huyết thanh granulysin ở các bệnh nhân SJS / TEN cao hơn các bệnh nhân hồng ban đa dạng (EM). Sau khởi phát, nồng độ huyết thanh granulysin không tương quan với mức độ nặng của bệnh. - Ở các bệnh nhân SJS / TEN, nồng độ huyết thanh GM-CSF, TNF-α, IFN -, IL-6 và IL-12 cao hơn so với các bệnh nhân EM. Tại thời điểm tái tạo thượng bì, nồng độ huyết thanh GM-CSF, TNF-α, IFN -, IL-1 β, IL-5, IL-6 và IL-12 thấp hơn so với lúc nhập viện. Nồng độ huyết thanh IFN - có thể là một dấu ấn tốt để chẩn đoán phân biệt SJS / TEN với EM cũng như đánh giá sự tiến triển và mức độ nặng của SJS / TEN. Qua nghiên cứu sàng lọc ung thư cổ tử cung cho 8.000 phụ nữ trong độ tuổi 21 - 65 tuổi, đã quan hệ tình dục, tại 24 xã vùng nông thôn thuộc hai huyện Vũ Thư và Kiến Xương của tỉnh Thái Bình, chúng tôi rút ra các kết luận như sau: 1. Hiệu quả phát hiện tổn thương tiền ung thư cổ tử cung trong cộng đồng bằng VIA và các yếu tố liên quan: Tỷ lệ VIA dương tính là 6,89%, bất thường tế bào học là 0,3375%, bất thường qua soi cổ tử cung và mô bệnh học là 27/27 (trong đó: 26 LSIL, 01 HSIL). Một số yếu tố liên quan đến kết quả VIA (+) trong nghiên cứu của chúng tôi là những phụ nữ có: nhóm tuổi từ 40 - 49; có trình độ học vấn từ cao đẳng / đại học; có tiền sử nạo hút thai ≥ 3 lần; có số lần sinh ≥ 3 lần; có tiền sử bị viêm nhiễm; có liên quan đến hút thuốc lá; quan hệ tình dục ≤ 18 tuổi. Kết quả nghiên cứu đã góp phần chứng minh VIA là phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả, phù hợp và có tính khả thi tại tuyến y tế cơ sở, được cộng đồng chấp nhận rộng rãi, giúp phát hiện sớm những tổn thương ở cổ tử cung để điều trị kịp thời cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Đánh giá kết quả điều trị tổn thương tiền ung thư cổ tử cung bằng phương pháp laser CO2 Tỷ lệ khỏi bệnh sau 1 lần điều trị là 96,6%; Tỷ lệ khỏi bệnh trong 3 tháng đầu 96,6% và sau 6 tháng là 100%; Thời gian khỏi bệnh trung bình chung theo đường kính tổn thương là 70,9 ± 21,6 ngày; Thời gian tiết dịch trung bình là 7,32 ± 3,14 ngày; Biến chứng sau điều trị là 4,96%. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều trị bằng laser CO2 là phương pháp điều trị hiệu quả và đáng tin cậy đối với trường hợp có tổn thương tiền ung thư cổ tử cung. Phương pháp có các ưu điểm như dễ thực hiện, chi phí không cao, hiệu quả và an toàn, bảo tồn chức năng sinh sản cho người phụ nữ. Đây là luận án tiến sĩ đầu tiên tại Việt Nam đánh giá kết quả điều trị dị dạng động tĩnh mạch não vỡ bằng phối hợp nút mạch và phẫu thuật. Chúng tôi kết luận: - Phương pháp phối hợp nút mạch và phẫu thuật chỉ định điều trị các khối dị dạng động tĩnh mạch não vỡ độ cao (độ Spetzler-Martin III, IV) - Mục tiêu của nút mạch trước phẫu thuật bao gồm: 1. Nút tắc một phần ổ dị dạng, 2. - Lợi ích của phối hợp nút mạch và phẫu thuật: giảm chảy máu trong mổ (lượng máu mất trung bình là 393,75 ml), tỷ lệ lấy hết khối dị dạng cao (100%) Kết quả điều trị cuối cùng khả quan: tốt (mRS 0-2) 79,17%, trung bình (mRS 3-4) 16,67%, xấu (mRS 5-6) 4,16% Qua nghiên cứu trên 109 bệnh nhi thalassemia phụ thuộc truyền máu được đánh giá tình trạng nhiễm sắt; và 65 bệnh nhi thalassemia phụ thuộc truyền máu được đánh giá tình trạng nhiễm sắt, được điều trị thải sắt bằng deferipron và theo dõi trong thời gian 1 năm, chúng tôi rút ra một số kết luận về tính mới của luận án như sau: - Có thể đồng thời sử dụng nhiều phương pháp để đánh giá tình trạng nhiễm sắt: đánh giá qua chỉ số ferritin huyết thanh 97,2% bệnh nhi thalassemia có nhiễm sắt; ứng dụng kỹ thuật mới chụp cộng hưởng từ T 2 * đo chỉ số LIC và T 2 * tim chẩn đoán chính xác mức độ nhiễm sắt tại các tổ chức của bệnh nhi thalassemia có nhiễm sắt: phát hiện 99,1% có nhiễm sắt trong gan và 12,8% có nhiễm sắt trong. - Có sự tương quan giữa các chỉ số đánh giá quá tải sắt qua chụp MRI T 2 * như LIC, T 2 * tim và ferritin huyết thanh, do đó ở những cơ sở không có điều kiện sử dụng kỹ thuật chụp MRI T 2 * để đánh giá nhiễm sắt tổ chức hoặc ở những bệnh nhi có chống chỉ định hoặc không có khả năng phối hợp để thực hiện kỹ thuật này chúng ta vẫn có thể đánh giá tình trạng nhiễm sắt của bệnh nhi qua ferritin huyết thanh từ đó đưa ra phác đồ điều trị thải sắt phù hợp. - Deferiprone có hiệu quả và an toàn trong điều trị nhiễm sắt trong gan, tim và giảm nồng độ ferritin huyết thanh ở bệnh nhi thalassemia nhiễm sắt, truyền máu định kỳ: giảm ferritin huyết thanh trung bình 459 ng / ml, giảm LIC trung bình 4,7 mg / g gan khô, tăng T 2 * tim trung bình 8,1 ms. - Các kết quả thu được của luận án đã góp phần thiết thực trong việc đánh giá tình trạng nhiễm sắt cũng như theo dõi hiệu quả điều trị thải sắt cho bệnh nhi thalassemia, giúp kịp thời ngăn chặn biến chứng nặng nề của tình trạng nhiễm sắt tổ chức, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhi thalassemia. - Luận án đã thành công trong phân lập, tăng sinh, biệt hoá và bảo quản lạnh tế bào gốc ngoại bì thần kinh phôi chuột cống trắng thành tế bào dạng tiết dopamin - Bước đầu thành công trong việc phân lập, tăng sinh và biệt hoá tế bào gốc thần kinh phôi – thai người thành tế bào dạng tiết dopamin - Đây là công trình nghiên cứu có số lượng mẫu lớn, công phu về phân lập, nuôi cấy và biệt hoá tế bào tế bào gốc thần kinh chuột và người, làm tiền đề cho các nghiên cứu thực nghiệm điều trị bệnh Parkinson bằng tế bào gốc ngoại bì thần kinh trên động vật cũng như tiến hành cho các bệnh nhân tình nguyện trong tương lai. - Lần đầu tiên ở Việt Nam, bệnh lý lỗ hoàng điểm do chấn thương đụng dập nhãn cầu đã được khám, đánh giá một cách toàn diện, chi tiết trên lâm sàng cũng như trên OCT về những biến đổi giải phẫu như kích thước đỉnh lỗ hoàng điểm, kích thước đáy lỗ hoàng điểm, mối liên kết phần trong-phần ngoài tế bào quang thụ - Chúng tôi đã đo đạc, đánh giá một cách chính xác, khách quan những biến đổi giải phẫu của lỗ hoàng điểm trước và sau phẫu thuật bằng OCT. Những kết quả này đã góp phần khẳng định vai trò và tính hiệu quả của phương pháp phẫu thuật cắt dịch kính, bóc màng ngăn trong, bơm khí nở nội nhãn trong điều trị bệnh lý lỗ hoàng điểm do chấn thương. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng MHI và HFF có giá trị trong tiên lượng khả năng thành công của phẫu thuật điều trị lỗ hoàng điểm chấn thương. Một số các yếu tố khác như nang bờ lỗ hoàng điểm, dịch dưới bờ lỗ hoàng điểm, chiều dày hoàng điểm, tổn hại EZ cũng có liên quan đến kết quả điều trị lỗ hoàng điểm chấn thương. - Thời gian khởi mê bằng propofol TCI cài đặt nồng độ đích tại não kết hợp với ketamin 0,3 mg / kg dài hơn so với khởi mê bằng etomidat nhưng ngắn hơn và liều lượng thấp hơn so với khởi mê bằng propofol TCI cài đặt nồng độ đích tại huyết tương. - Khởi mê và đặt ống NKQ bằng propofol TCI cài đặt nồng độ đích tại não kết hợp ketamin 0,3 mg / kg ít gây ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp hơn so với cài đặt nồng độ đích tại huyết tương và khởi mê bằng etomidat. - Thời gian đủ điều kiện rút ống NKQ của phương pháp gây mê bằng propofol TCI kết hợp với ketamin ngắn hơn phương pháp gây mê bằng etomidat kết hợp với sevofluran. Tỷ lệ kích thích; nôn, buồn nôn; ảo giác sau gây mê của các phương pháp này có tỷ lệ thấp và không có sự khác biệt Kết quả luận án cho thấy tỷ lệ bệnh phổi kẽ trong nghiên cứu là 31,6%. Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có bệnh phổi kẽ có tỷ lệ biểu hiện triệu chứng lâm sàng thấp: có 17,9% bệnh nhân có triệu chứng ho khan, 4,5% bệnh nhân có triệu chứng ho đờm, 4,5% bệnh nhân có biểu hiện khó thở khi gắng sức, 14,9% bệnh nhân có rale nổ khi thăm khám phổi. Tổn thương trên chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, lớp mỏng, độ phân giải cao với 32,8% bệnh nhân có tổn thương dạng lưới; 67,2% bệnh nhân có tổn thương dạng kính mờ; 1,5% bệnh nhân có tổn thương dạng tổ ong và 14,9% bệnh nhân có giãn phế quản co kéo. Có 26,9% bệnh nhân có rối loạn thông khí hạn chế mức độ nhẹ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy có mối liên quan giữa tuổi, giai đoạn bệnh viêm khớp dạng thấp, nồng độ RF, nồng độ anti CCP huyết thanh, tình trạng hút thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp với bệnh phổi kẽ. - Đây là nghiên cứu dựa trên cỡ mẫu lớn tại Việt Nam trên nhóm đối tượng bệnh nhân tiên lượng đáp ứng kém với kích thích buồng trứng trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm với 2 phác đồ flare-up và antagonist. Mặt khác vẫn giữ được tỷ lệ có thai lâm sàng cao, thời gian sử dụng thuốc ngắn hơn và tổng liều FSH ít hơn đáng kể. - Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân tiên lượng đáp ứng kém là tiêu chuẩn mới. + Bệnh nhân có nồng độ AMH ≤ 1,25 ng / ml hoặc / và + Số nang noãn thứ cấp (AFC) ít hơn 5 nang. - Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là thiết kế nghiên cứu so sánh hiệu quả của 2 phác đồ kích thích buồng trứng. Để thực hiện được nghiên cứu đòi hỏi sự tương đồng cao nhất có thể giữa 2 nhóm phác đồ, đặc biệt với nghiên cứu có cỡ mẫu lớn. Nghiên cứu đánh giá được hiệu quả điều trị của 2 phác đồ flare-up và antagonist trên bệnh nhân có tiên lượng đáp ứng kém với KTBT. Phác đồ flare-up và phác đồ antagonist ghi nhận sự tương đồng về độ dày và hình thái niêm mạc tử cung và tỷ lệ huỷ chu kỳ trong quá trình kích thích buồng trứng. Chất lượng noãn, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ có thai lâm sàng cũng tương đồng giữa 2 phác đồ. Phác đồ antagonist là phác đồ có hiệu quả về kinh tế hơn so với phác đồ flare-up. Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả của phương pháp gây tê tuỷ sống và gây tê tuỷ sống – ngoài màng cứng phối hợp để mổ lấy thai ở bệnh nhân tiền sản giật nặng Chuyên ngành: Gây mê hồi sức; Mã số: 62.72.33.01 Nghiên cứu sinh: Nguyễn Đức Lam – NCS khoá 28 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quốc Tuấn Cơ sở đào tạo: Trường Đại học y Hà Nội Những kết luận mới của luận án: - Trong vô cảm để mổ lấy thai ở bệnh nhân tiền sản giật nặng, gây tê tuỷ sống, đặc biệt là gây tê tuỷ sống – ngoài màng cứng phối hợp có hiệu quả vô cảm trong mổ và giảm đau sau mổ tốt, ốn định về huyết động, ít tác dụng phụ và ít gây ức chế sơ sinh so với gây mê nội khí quản. - Có thể áp dụng gây tê tuỷ sống, hoặc gây tê tuỷ sống - ngoài màng cứng phối hợp ở các cơ sở có điều kiện thay vì gây mê nội khí quản trong vô cảm để mổ lấy thai ở các bệnh nhân TSG nặng không có rối loạn đông máu và tiểu cầu > 100 G / l. Các nhà khoa học lần đầu tiên đặt ra câu hỏi này vào giữa những năm 1990, sau khi các nhà nghiên cứu phát hiện ra một tác nhân hoá học mà ở loài gặm nhấm dường như tái tạo nhiều lợi ích của việc hạn chế calo. Chưa tìm thấy hợp chất nào có thể đạt được thành tích tương tự ở người một cách an toàn, nhưng cuộc tìm kiếm đã cung cấp nhiều thông tin và làm dấy lên hy vọng rằng cuối cùng các mô phỏng hạn chế calo (CR) thực sự có thể được phát triển. Việc săn lùng các mô phỏng CR phát triển từ mong muốn hiểu rõ hơn về nhiều tác động của việc hạn chế calo đối với cơ thể. Các nhà khoa học lần đầu tiên nhận ra giá trị của phương pháp này hơn 60 năm trước, khi họ phát hiện ra rằng những con chuột được cho ăn chế độ ăn ít calo trung bình sống lâu hơn những con chuột được cho ăn tự do và cũng giảm tỷ lệ mắc các bệnh ngày càng phổ biến ở tuổi già. Hơn nữa, một số động vật được điều trị sống sót lâu hơn so với những động vật sống lâu nhất trong nhóm đối chứng, điều đó có nghĩa là tuổi thọ tối đa (tuổi già nhất có thể đạt được), chứ không chỉ là tuổi thọ bình thường, đã tăng lên. Nhiều biện pháp can thiệp khác nhau, chẳng hạn như thuốc chống nhiễm trùng, có thể làm tăng thời gian sống sót trung bình của quần thể, nhưng chỉ những phương pháp làm chậm tốc độ lão hoá của cơ thể mới giúp tăng tuổi thọ tối đa. Những phát hiện về chuột đã được nhân rộng nhiều lần và mở rộng cho các sinh vật từ nấm men đến ruồi giấm, giun, cá, nhện, chuột nhắt và chuột đồng. Cho đến khá gần đây, các nghiên cứu chỉ giới hạn ở những sinh vật có thời gian sống ngắn, cách xa con người về mặt di truyền. Nhưng các dự án hạn chế lượng calo đang được tiến hành ở hai loài có quan hệ họ hàng gần gũi hơn với con người - khỉ rhesus và khỉ sóc - khiến các nhà khoa học lạc quan rằng mô phỏng CR có thể giúp ích cho con người. Các dự án về khỉ chứng minh rằng so với những động vật đối chứng ăn chế độ ăn hạn chế calo thông thường, khỉ có nhiệt độ cơ thể và mức độ hormone tuyến tuỵ insulin thấp hơn, đồng thời chúng giữ được mức độ trẻ trung hơn của một số hormone có xu hướng giảm theo tuổi tác. Các nghiên cứu về hạn chế calo đang đưa ra phương pháp. Các động vật hạn chế calo cũng trông tốt hơn trên các chỉ số về nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác. Ví dụ, họ có huyết áp và mức chất béo trung tính thấp hơn (biểu thị khả năng mắc bệnh tim giảm) và họ có mức đường huyết bình thường hơn (chỉ ra nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm, được đánh dấu bằng mức đường huyết cao bất thường). Hơn nữa, gần đây người ta đã chứng minh rằng những con khỉ rhesus duy trì chế độ ăn hạn chế calo trong một thời gian dài (gần 15 năm) ít mắc bệnh mãn tính hơn. Tuy nhiên, chúng và những con khỉ khác vẫn phải được theo dõi lâu hơn để biết liệu lượng calo thấp có thể làm tăng cả tuổi thọ trung bình và tối đa ở khỉ hay không. Không giống như vô số thần dược được quảng cáo là phương thuốc chống lão hoá mới nhất, các chất mô phỏng CR sẽ thay đổi các quá trình cơ bản làm cơ sở cho quá trình lão hoá. Chúng tôi mong muốn phát triển các hợp chất đánh lừa các tế bào kích hoạt sự duy trì và chỉnh chữa. Ứng cử viên được nghiên cứu tốt nhất cho mô phỏng hạn chế calo, 2DG (2 - deoxy-D-glucose), hoạt động bằng cách can thiệp vào cách tế bào xử lý glucose, nó đã tỏ ra độc hại ở một số liều lượng ở động vật và do đó không thể sử dụng ở người. Nhưng nó đã chứng minh rằng hoá chất có thể tái tạo ảnh hưởng của việc hạn chế calo; mẹo là tìm ra hoá chất phù hợp. Bằng cách hạn chế lượng thức ăn, hạn chế calo sẽ giảm thiểu lượng glucose đi vào tế bào và giảm quá trình tạo ATP. Như các nhà nghiên cứu về lão hoá đã lưu ý gần đây, không có phương pháp điều trị nào trên thị trường hiện nay được chứng minh là có thể làm chậm quá trình lão hoá của con người - sự tích tụ của các tổn thương phân tử và tế bào làm tăng khả năng bị bệnh khi chúng ta già đi. Khi 2DG được sử dụng cho động vật ăn uống bình thường, glucose sẽ đến được các tế bào một cách dồi dào nhưng thuốc ngăn chặn phần lớn glucose được xử lý và do đó làm giảm quá trình tổng hợp ATP. Các nhà nghiên cứu đã đề xuất một số giải thích về lý do tại sao việc gián đoạn quá trình xử lý glucose và sản xuất ATP có thể làm chậm quá trình lão hoá. Một khả năng liên quan đến sự phát thải các gốc tự do của bộ máy tạo ATP, được cho là góp phần gây ra lão hoá và các bệnh liên quan đến tuổi tác như ung thư bằng cách làm hỏng các tế bào. Hoạt động của máy móc giảm sẽ hạn chế sự sản xuất ATP và do đó hạn chế thiệt hại. Một giả thuyết khác cho rằng việc giảm quá trình xử lý glucose có thể chỉ ra cho các tế bào rằng thức ăn đang khan hiếm (ngay cả khi không phải vậy) và khiến chúng chuyển sang chế độ chống lão hoá, tập trung vào việc bảo tồn sinh vật đối với những 'xa xỉ' như tăng trưởng và sinh sản. Nhưng một biện pháp can thiệp, tiêu thụ chế độ ăn ít calo * nhưng cân bằng dinh dưỡng, có tác dụng cực kỳ hiệu quả ở nhiều loại động vật, giúp tăng tuổi thọ và kéo dài sức khoẻ khoẻ khoắn. Những phát hiện này cho thấy rằng hạn chế calo cũng có thể làm chậm quá trình lão hoá và tăng tuổi thọ ở người. Thật không may, để đạt được lợi ích tối đa, mọi người có thể sẽ phải giảm khoảng 30% lượng calo tiêu thụ, tương đương với việc giảm từ 2.500 calo mỗi ngày xuống còn 1.750. Rất ít người có thể tuân theo chế độ khắc nghiệt đó, đặc biệt là trong nhiều năm liên tục. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó có thể tạo ra một loại thuốc bắt chước các tác động sinh lý của việc ăn ít hơn mà không thực sự ép mọi người ăn ít hơn? Liệu một 'mô phỏng hạn chế calo' như vậy, như chúng ta gọi, có thể giúp mọi người khoẻ mạnh lâu hơn, trì hoãn các rối loạn liên quan đến tuổi tác (chẳng hạn như tiểu đường, xơ cứng động mạch, bệnh tim và ung thư) cho đến muộn nhất có thể trong một đời người? Thiết bị này làm rộng đường dẫn khí ở phía sau họng và tiếng ồn chấm dứt ngay lập tức. Tuy nhiên cũng nhu các thiết bị khác, một số trong những thiết bị này là những giải pháp kém cỏi. Ví dụ như, một số ngàm miệng khiến hàm rơi vào vị trí đóng, và kết quả là bạn cảm thấy không thoải mái và không tự nhiên khi ngủ. Một số khác thì đòi hỏi bạn phải làm mềm vật chất bên trong những khay cứng bằng cách đun chúng trong nước, và đòi hỏi một khuôn răng cắn khớp gần như hoàn hảo để đặt chúng vào vị trí phù hợp. Phương pháp điều trị bằng MRD thường được nha sĩ thực hiện cho bệnh nhân và có thế tiêu tốn hàng trắm đô la cho thiết bị và chi phí lắp đặt và chỉnh sửa của nha sĩ. Đó là lý do tại sao các chuyên gia trong lĩnh vực ngáy rất hứng thú với thiết bị ZQuiet mouthpiece Living Hinge mới mẻ này. Thiết bị ngàm miệng ZQuiet cung cấp một số cải tiến cơ bản so với thiết bị ngàm miệng chống ngáy truyền thống: - Sự thoải mái – Công ty sở hữu bằng sáng chế Living Hinge làm cho thiết bị ngàm miệng trở nên thoải mái hơn nhiều. - Sự vừa vặn ngay lập tức – ZQuiet đã phát triển một hệ thống kích cỡ thống nhất cho tất cả sản phẩm để khách hàng có thể sự dụng ngay không phải đun sôi hay chỉnh sửa. - Hiệu quả – Thiết bị ngàm miệng ZQuiet đã được hàng ngàn người sử dụng thành công, và khác với hầu hết các ngàm miệng chữa ngáy được cung cấp trực tuyến khác, thiết bị này đã được cục Dược phẩm và thực phẩm FDA xác nhận để điều trị ngáy. Nhìn chung, đa số chúng ta đều có ngáy ở một mức độ nào đó, và càng lớn lớn tuổi thì tình trạng này càng trở nên tồi tệ hơn. - Giá trị – Có lẽ điều đổi mới nhất về thiết bị ZQuiet, theo như cam kết của công ty về việc cung cấp thiết bị cho khách hàng, là một giá cả hợp lý. Thiết bị ngàm miệng ZQuiet được bán với giá thấp hơn 60$. Ngáy có thể tạo ra sự căng thẳng lớn trong các mối quan hệ quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, khi một người ngủ chung giường với một người khác phải khổ sở quanh năm suốt tháng chỉ vì người kia ngáy. Bởi vì ngáy có thể là triệu chứng hàng đầu của ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, mà nếu không được điều trị có thể dẫn đến sự mệt mỏi kéo dài, huyết áp cao, tăng cân, thậm chí là suy tim và đột quỵ. Vì vậy, điều trị ngáy có thế mang đến một sự khác biệt lớn trong sức khoẻ lâu dài của một người, chưa kể đến những lợi ích tức thời là ngon giấc mỗi đêm, thức dậy thoải mái và sẵn sàng cho một ngày mới. Không may là, các cách điều trị ngáy có hiệu quả lại có tính xâm nhập cao và đắt tiền. Chúng bao gồm các thủ thuật như là phẩu thuật để cắt bỏ hoặc làm co các mô ở phía sau vòm họng, hay dùng một cái mặt nạ CPAP đắt tiền và thường không thoải mái để đưa không khí vào trong phổi giữ cho đường dẫn khí mở trong khi bạn ngủ. Một cách điều trị ngáy phổ biến hơn là thiết bị tái định vị hàm dưới (MRD), mà được mang như một cái ngàm răng trong nha khoa và hoạt động bằng cách điều chỉnh vị trí của hàm dưới trong khi bạn ngủ. Đậu xanh giúp đỡ trong giải độc cơ thể vì chúng là một thực phẩm có vị ngọt và làm mát, bác sỹ đông y sĩ Nguyễn Công Đức, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết Đậu xanh (đậu mun) là một thành phần phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Nấu lớn lửa với một lít nước trong 30 phút. Nấu vừa sôi thì khuấy đều cho đến khi hỗn hợp đạt được độ rền giống như cháo. Thêm vào gan heo 100g thái lát và nấu cho đến khi thịt chín vàng đều. - Để ngăn chặn và trị say nắng, nấu đậu xanh 50g, gạo 50g và hai bát nước với ngọn lửa lớn khoảng 20 phút cho đến khi thành cháo. - Để làm mát cơ thể, để điều trị sốt và để ngăn chặn chảy máu cam, hãy ăn chè đậu. Nấu 50g đậu xanh và rễ sen 200g với hai bát nước với ngọn lửa cao khoảng 30 phút cho đến khi đậu và rễ sen trở nên mềm. Thêm đường. - Để giải độc sau một trận ngộ độc thực phẩm, 120g đậu xanh đun sôi, cam thảo 60g (cam thảo tươi) và hai bát nước, nấu già lửa trong 30 phút. Đậu được thêm vào các món ăn với cơm, được sử dụng để nấu cháo (đặc biệt là trong món chè), và nghiền thành bột để làm bánh. Ăn ngay sau khi ngộ độc thực để giải độc hoàn toàn. - Để loại bỏ các chất độc như thuỷ ngân và asen từ cơ thể bạn, dùng đậu xanh với lòng trắng trứng. 50g bột đậu xanh trộn với 100g lòng trắng trứng và nấu lửa vừa cho đến khi trứng chín. - Để điều trị rối loạn tiêu hoá và làm giảm sởi phát ban, nấu chè đậu đỏ và xanh lá. Nấu hai loại đậu với tỷ lệ bằng nhau với nước trong 30 phút hoặc cho đến khi mềm. - Để điều trị khó chịu sau say rượu, rửa một nắm đậu xanh trong nước sôi nóng. Giã hạt trong một cái cối. Bỏ vào ly, một thìa hạt đẫ giã và thêm nước sôi. Để nguội, uống phần nước đậu lọc ra. Tuy nhiên, hạt đậu xanh khiêm tốn lại là phương thuốc sở trường về dinh dưỡng đáng ngạc nhiên. Một cách khác, đun sôi đậu xanh nghiền nát với một ít lá chè với nước trong 10 phút. Hãy để cho hỗn hợp nguội trước khi uống từ từ. - Để kiểm soát bệnh tiểu đường, đun sôi 200g đậu xanh, hai quả lê thái lát, 250g củ cải trong ba bát nước để 45 phút cho đến khi chín. Thường xuyên tiêu thụ các món này giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. - Để chấm dứt buồn nôn, nấu đậu xanh 16g và 16g đường phèn với hai bát nước, nấu già lửa khoảng 20 phút. Lọc và uống nước đậu. Cũng có thể, xay 100 đậu xanh với 10 hạt tiêu mười trong máy xay thực phẩm. Lấy một thìa bột này và thêm nước nóng để làm một thức uống chống buồn nôn. Theo bác sỹ đông y sĩ Nguyễn Công Đức Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, đậu xanh là một thức ăn có vị ngọt và tính mát. Giúp giải độc cơ thể. Đậu xanh hoạt động như một thuốc lợi tiểu, giúp bổ tỳ vị, và giảm chất béo. Các loại đậu rất giàu kali và natri, do đó, họ hạ huyết áp. Lương y Đức đề nghị kết hợp đậu xanh vào chế độ ăn uống của bạn bằng các công thức nấu ăn: - Để chống lại sự lão hoá và củng cố làn da, hãy cho đậu xanh và cháo gan lợn. Cho vào nồi 100g đậu xanh và 100g gạo. Bệnh Alzheimer Mất trí nhớ là một rối loạn não ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ, tư duy và suy đoán của một người.Người bị chứng mất trí thường gặp khó khăn về tư duy và nói năng rành mạch, nhớ những sự kiện mới xảy ra, và học những điều mới. Bệnh Alzheimer được đặt tên theo Tiến sĩ Alois Alzheimer, một thầy thuốc người Đức. Năm 1906, Tiến Sĩ Alzheimer đã nhận thấy những thay đổi trong mô não của một người phụ nữ đã chết do một căn bệnh tâm thần bất thường. Ông đã tìm thấy các khối kết vi khuẩn bất thường và các bó sợi bị rối. Các khối kết vi khuẩn nay được gọi là các mảng bám amyl và các đám rối được gọi là các đám rối thần kinh. Ngày nay, các mảng kết bám và các đám rối trong não được coi là các dấu hiệu của bệnh Alzheimer. Các nhà khoa học cũng đã tìm thấy các biến đổi khác ở não của bệnh nhân Alzheimer. Có sự tổn thương các tế bào thần kinh và đường dẫn truyền trong các vùng não quyết định ký ức và các năng lực tâm thần khác. Cũng có hàm lượng thấp trong não của một số hoá chất (làm công việc) chuyển các thông điệp phức tạp qua lại giữa các tế bào thần kinh. Bệnh Alzheimer có thể làm rối loạn tư duy và trí nhớ bình thường bằng cách ngăn chặn các thông điệp giữa các tế bào thần kinh. Theo thời gian, việc thực hiện các hoạt động hàng ngày và tự chăm sóc bản thân sẽ trở nên khó khăn đối với họ. Có những nhiều nguyên nhân của chứng mất trí nhớ, nhưng bệnh Alzheimer là nguyên nhân thông thường nhất của chứng mất trí nhớ ở người cao tuổi. Các nhà khoa học nghĩ rằng có tới 4.5 triệu người ở Hoa Kỳ bị bệnh Alzheimer. Bệnh thường bắt đầu sau tuổi 65 và nguy cơ tăng dần lên theo tuổi tác. Những người trẻ hơn cũng có thể bị bệnh Alzheimer, nhưng ít phổ biến hơn nhiều. Khoảng 5% nam giới và phụ nữ tuổi 65 đến 74 có bệnh Alzheimer, và gần một nửa số người 85 tuổi trở lên có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý, là bệnh Alzheimer không phải là một phần bình thường của sự lão hoá. Để có dáng đi tốt Hiểu chính xác tư thế đúng bao gồm những gì là điều hết sức quan trọng, tuy nhiên những điều đó với nhiều người không dễ đạt. Tư thế vai Với phần trên cơ thể, bạn cũng phải kéo vai của mình ra phía sau, bằng cách riết xương bả vai trong khi mở rộng ngực tối đa. Khi bạn làm điều này, bạn sẽ cảm nhận thấy toàn bộ phần trên cơ thể được nâng lên một tí, thậm chí bạn thấy như mình tăng về chiều cao. Tư thế cổ Yếu tố tiếp theo để đánh giá tư thế đúng là tư thế cổ. Cổ luôn luôn được đặt ở tư thế thoải mái với hai vai thả xuống. Nhiều người trong chúng ta chọn tư thế nhô cổ bị ra trước trong khi nhún vai (do stress). Hãy dành một giây trong ngày để hạ vai xuống và phải chắc chắn rằng cổ bạn được thoải mái. Tư thế bàn chân Cuối cùng, trong khi một vài người có tư thế chân hướng ra ngoài một cách tự nhiên, phần nhiều, bạn muốn bàn chân của bạn hướng về phía trước, khoảng cách rộng bằng vai. Điều này quan trọng để bạn không bị đau đầu gối hoặc đau thắt lưng khi bạn đi bộ. Khi bàn chân không được đặt đúng cách, có thể có áp lực căng thẳng lên dây chằng đầu gối, điều này có thể trở thành vấn đề trong thời gian dài. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn có một ý tưởng tốt về tư thế đúng là như thế nào và sau đó biến nó thành hành động. Điều này thật là không may vì tư thế đúng sẽ ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của bạn như sự tự tin, dáng người trông mập hay gầy, nguy cơ chấn thương, và năng lượng bạn có hằng ngày. Thực hiện một nỗ lực có ý thức hàng ngày để theo dõi tư thế của bạn và chắc chắn rằng bạn không bị mắc lỗi. Dưới đây là những gì bạn cần biết về một tư thế đúng. Tư thế hông Khi cố gắng để có được tư thế đúng, hông của bạn nên hướng lên trên, bằng cách siết cơ mông lại. Tốt nhất là bạn nên kéo hông lên để tránh điều này xảy ra. Bằng cách nhìn nghiêng vào gương bạn có thể xác định được vị trí hông của mình. Tư thế bụng Tiếp theo, khi bạn nâng hông bạn lên, đồng thời điều này khiến bụng bạn thóp nhẹ. Điều này cho phép dạ dày của bạn ở một tư thế vững chắc hơn, ngay lập tức làm bạn trông gầy hơn. NÃO ĐANG YÊU Tôi cùng hai đồng nghiệp Art Aron và Lucy Brown và những người khác, đã đưa 37 người đang yêu điên cuồng vào trong một máy quét MRI chức năng não. Vì vậy, ông đã xây dựng một ngôi đền để tôn vinh bà, đối diện với đền thờ của ông. Và mỗi mùa xuân và mùa thu, chính xác vào ngày xuân phân và thu phân, mặt trời mọc đằng sau đền thờ của ông, và hoàn che bóng ngôi đền của bà. Và khi mặt trời lặn phía sau ngôi đền của bà vào buổi chiều, nó hoàn toàn che bóng ngôi đền của ông. Sau 1.300 năm, hai người yêu vẫn âu yếm và hôn nhau từ trong mộ địa. 17 người đang hạnh phúc trong tình yêu, 15 người vừa bị tình phụ, và chúng tôi chỉ mới bắt đầu thử nghiệm thứ ba của chúng tôi: những người nghiên cứu báo cáo rằng họ vẫn còn trong tình yêu sau 10 đến 25 năm kết hôn. Vì vậy, đây là câu chuyện ngắn về nghiên cứu đó. Trong những khu rừng của Guatemala, ở Tikal, có một ngôi đền. Nó được xây dựng bởi ông vua Mặt Trời vỹ đại nhất, của quốc gia vỹ đại nhất, của nền văn minh vỹ đại nhất châu Mỹ, văn minh Maya. Tên của ông là Jasaw Chan K 'awiil. Ông sống đến những năm 80 tuổi, và ông được chôn cất bên dưới tượng đài này năm 720 AD. Và dòng chữ khắc của người Maya tuyên bố rằng ông yêu vợ sâu sắc. Thai giáo Các hướng dẫn về các chức năng cảm giác và hành động của thai nhi ngay lập tức cần được thực hiện từng bước một cách có kế hoạch để thúc đẩy sự phát triển trí thông minh của trẻ con và hành vi trong giai đoạn phát triển tốt nhất của các chức năng của hệ thống cảm giác của thai nhi. Vì vậy, người phụ nữ mang thai nên tránh các kích thíc xấu như khiêu dâm và điều ác, bạo lực, giết chóc và hình ảnh xấu xí để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thai giáo dục lúc bốn tháng Nhiều việc quan trọng đang diễn ra trong não của bé. Trong tháng này, tế bào thần kinh sẽ tăng nhanh, đặc biệt là ở thuỳ trước của bộ não, nơi mà suy nghĩ diễn ra. Bao vỏ chất béo, mà hoạt động như chất cách điện trên dây điện để tăng tốc độ dẫn truyền thông tin, đã bắt đầu hình thành xung quanh các dây thần kinh tuỷ sống. Cũng trong tháng này, các giác quan của bé tiếp tục trổi dậy. Em bé đã bắt đầu phát triển / tai từ trong ra ngoài. Bé có thể không chỉ nghe thấy tiếng tim đập của mẹ, mà còn phân biệt được tiếng nói nữa. Theo những thay đổi này, nên thay đổi thực hành thai giáo dục một chút. Trong tháng này nên làm những điều sau đây cho bé: 1. Phấn đấu cho sự yên tĩnh, thiết lập an toàn và hỗ trợ mà mẹ cần để nuôi dưỡng tâm hồn bình yên. Ví dụ, 13 tuần sau khi mang thai, có kế hoạch nói và đọc những bài thơ dành cho thai nhi, hát ca khúc và chơi các đĩa nhạc được soạn riêng để cho thai nhi nghe nhạc hay các bài hát du dương và êm dịu. Hãy cố gắng tránh những người và những việc làm mẹ lo lắng, tránh tức giận, trầm cảm, hay buồn. Nghe nhạc đơn giản, nhẹ nhàng và hay một lần một ngày. Âm nhạc không quá to và cũng không ồn ào, và mẹ chỉ nên nghe nó mỗi lần không quá 20 phút. Đặt cho bé một biệt danh và trò chuyện yêu thương với bé. Mỗi ngày khi mẹ thức dậy, chải răng, ăn sáng / ăn trưa / ăn tối hoặc bắt đầu làm việc, mẹ gọi bé bằng biệt danh đó và nói với bé mẹ đang làm gì. Và mẹ cũng khuyến khích bố làm như thế, mặc dù cuộc trò chuyện của bố đơn giản hơn nhiều. Bố tội nghiệp của bé..., hoặc Chào, em bé, bố đi làm về đây. Bên cạnh đó, giọng của người mẹ nói chuyện và cười đùa với những người khác, tiếng chim hót, tiếng côn trùng và suối róc rách trong một khu rừng tất cả đều là những thông tin tốt để thúc đẩy sự phát triển của việc cảm nhận âm thanh của và hệ thần kinh thai nhi. Hôm nay bé thế nào? Tiếp tục để tạo ra một môi trường yên tĩnh, yêu thương, hoà bình trong nhà. Cung cấp cho bé một mô tả chi tiết và sinh động các hoạt động hàng ngày của mẹ. Mẹ không chỉ nói với con những gì mẹ làm hàng ngày, nhưng cũng có yêu cầu bé tham gia, hỏi bé và thắc mắc xin ý kiến giống như một cuộc trò chuyện thực sự. Đồng thời, mẹ cũng khuyến khích bố nói chuyện với bé bất cứ khi nào bố có thời gian, bảo bố xoa hay vỗ bụng mẹ nhẹ nhàng khi bố nói chuyện với bé, và nói cho bé biết bố là ai, nói lời chào bé, bày tỏ tình thương biết bao nhiêu đối với bé, vv. Cả bố và mẹ đối xử với bé như một thành viên gia đình thực sự, cho bé tình yêu của cả nhà, nói với bé bố mẹ hạnh phúc và mong mỏi biết bao muốn nhìn thấy bé sau vài tháng nữa. Các nghiên cứu đã tìm thấy rằng nếu người phụ nữ mang thai thường xuyên nghe nhạc sống động và ngọt ngào, thai nhi sẽ ít bị bồn chồn và phát triển và phát triển tốt, nếu người phụ nữ mang thai thường tiếp xúc với nhạc rock ồn ào và chói tai, thai nhi sẽ bị bồn chồn nhiều hơn. Bắt đầu đọc những bài thơ ngắn hoặc những câu chuyện trẻ em cho bé. Một hoặc hai lần một tuần, mẹ đọc một bài thơ cổ cho bé. Mẹ chọn một bài thơ rất đơn giản và lặp đi lặp lại cùng với bé. Bài thơ mẹ đọc cho bé nói về một nông dân nghèo làm việc dưới ánh nắng thiêu đốt của buổi trưa, với những giọt mồ hôi rơi thánh thót xuống mặt đất. Bài thơ muốn mọi người hiểu biết rằng mỗi hạt trong bát cơm của chúng ta được làm ra với từng giọt mồ hôi của người nông dân. Sau khi đọc bài thơ cho bé nghe, mẹ cũng giải thích cho bé hiểu ý nghĩa đạo đức, và mong bé sẽ tôn trọng công việc khó khăn của người khác và học cách tiết kiệm trong tương lai. Một lần nữa, mục đích đọc những bài thơ hay những câu chuyện cho em bé không phải là để làm cho bé nhớ những bài thơ hay những câu chuyện, cũng không ảnh hưởng để bé trở thành một người yêu văn học, nhưng để cho bé làm quen với tiếng nói của mẹ, biểu lộ chăm sóc và tình yêu của mẹ, và xây dựng một mối quan hệ mẹ-con tràn đầy từ tâm. Điều chỉnh chế độ ăn uống Chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai nên có thức ăn tươi, nhạt, giàu dinh dưỡng, nhẹ, và điều độ. Ba tháng đầu tiên của thai kỳ (ba tháng kể từ khi thụ thai): nên ăn uống tốt nhưng có số lượng ít do sự thai nhi phát triển chậm cũng như phản ứng của việc mang thai. Mỗi tối trước khi đi ngủ, nằm trên giường, người phụ nữ mang thai đặt tay lên bụng và vuốt nhẹ thai nhi để thúc đẩy sự vận động của thai nhi. Người phụ nữ mang thai có thể lựa chọn thực phẩm thích hợp với khẩu vị của mình và hơi chua để kích thích thèm ăn, rau tươi và trái cây là những thứ tốt nhất. Tuy nhiên, thức ăn tanh, cay và kích thích nên được chống chỉ định để tránh làm nặng thêm nôn mửa do ốm nghén. Ba tháng thứ hai của thai kỳ: Bào thai phát triển nhanh chóng. Ăn phải thực phẩm giàu protein, canxi và phốt pho được khuyến khích cho phụ nữ mang thai. Lúa, đậu, cá thịt, và trứng có chứa các protein phong phú. Canxi có trong lòng đỏ trứng, sữa, tôm khô nhỏ, xương động vật và các loại rau lá màu xanh, phốt-pho có trong đậu tương, thịt gà và thịt cừu. Ăn những thực phẩm này có thể thúc đẩy tăng trưởng mô, tăng cường xương, lợi tuỷ, bổ dưỡng não và thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Ba tháng thứ ba của thai kỳ: Tốc độ tăng trưởng và phát triển của thai nhi gia tăng. Đây là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển não. Vì vậy, chất dinh dưỡng nhiều hơn nên được dự trữ. Điều này có thể khơi dậy sự chủ động di chuyển của thai nhi để thai nhi nhận được huấn luyện sớm về việc đứng và đi hơn so với thai nhi không được huấn luyện. Người phụ nữ mang thai nên ăn nhiều protein tốt, chú ý đến tỷ lệ thích hợp của protein động vật và protein thực vật, ăn ít muối và thực phẩm cơ bản để phòng ngừa phù nề. Người phụ nữ mang thai nên tránh những thức ăn kích thích như ớt, các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như thịt cua, và nai và thỏ. Thai phụ nên bỏ hút thuốc lá, không uống rượu và trà đặc để đề phòng sẩy phá thai, sinh non, thai chết lưu, dị dạng và các bệnh bẩm sinh có thể xảy ra. Sống cuộc sống hàng ngày bình thường Sau khi thụ thai, các yếu tố ngoại sinh gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào người phụ nữ mang thai, làm tăng các bệnh khác nhau của thai nhi, thậm chí hư thai. Do đó, người phụ nữ mang thai nên sống một cuộc sống hàng ngày bình thường một cách thận trọng và sắp xếp lịch trình hàng ngày một cách khoa học. Nên dậy sớm và đi ngủ sớm, và làm việc, học tập và sinh hoạt đều đặn. Bên cạnh đó, nên thay đổi quần áo của mình để ngăn ngừa cảm lạnh và cái nóng mùa hè, y phục phù hợp và thay đổi theo mùa. Tập thể dục mạnh không được khuyến khích cho phụ nữ mang thai. Người phụ nữ mang thai không nên leo lên cao, đi bộ nhanh, ngồi nghiêng, cúi gập người, đi cà nhắc, tì người dực lưng, nhấc một vật lên cao, đại và tiểu tiện ở chỗ xa, đứng, ngồi và nằm quá lâu, tiếp xúc với quá lạnh và quá nóng. Người phụ nữ mang thai nên thận trọng không để bị đụng vào bụng, tránh tiếp xúc với các chất độc hại như chì, thuỷ ngân, benzen và asen cũng như các tia phóng xạ. Phương pháp này được khuyến khích sử dụng thường xuyên và quan trọng hơn là trong thời gian thai kỳ. Không nên đến những nơi công cộng thường xuyên để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm gây tổn thương bào thai hoặc sẩy thai. Người phụ nữ mang thai nên duy trì đi tiểu và đại tiện nhẹ nhàng thông suốt. Trong trường hợp táo bón không thuyên giảm hoặc tiểu khó, nên đến gặp khám bác sĩ kịp thời. Nhưng đó là chống chỉ định ở phụ nữ mang thai với co thắt tử cung sớm. Tránh điều ác Tiếp xúc thường xuyên với những điều tốt đẹp có thể làm đẹp thai nhi. Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ sẽ không đạt được Thực hiện phóng viên Jane Dreaper Y tế, BBC News Tỷ lệ tử vong dưới 5 tuổi vẫn còn rất cao ở các nước đang phát triển Các nhà nghiên cứu cho rằng 9 trong số 137 quốc gia phát triển sẽ đạt được mục tiêu đầy tham vọng nhằm cải thiện sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em. Chiến lược can thiệp Có 27,500 ca tử vong bà mẹ, trong đó có 56,100 liên quan đến HIV. Năm 1990, ước tính khoảng 409,100 phụ nữ chết trong thời kỳ mang thai hoặc sinh con. Mức tử vong cao bà mẹ nhất được thấy ở Eritrea, Liberia và Afghanistan. Tỷ lệ thấp nhất là Iceland và Austria. Các quốc gia có sự tiến bộ chậm hơn trong mục tiêu tử vong trẻ sơ sinh bao gồm Nigeria và Ethiopia. Các tác giả cho biết có 223 quốc gia ở Châu Phi cận Sahara khó bắt kịp tốc độ hiện nay để đạt được Mục tiêu thiên niên kỷ 4 (MD G4). Họ nói, Nhiều khía cạnh về hệ thống y tế giới hạn việc nâng cao quy mô các biện pháp can thiệp với trẻ em và bà mẹ. Mặc dù vậy, một số chiến lược can thiệp vẫn có thể được chuyển giao mà không có hệ thống y tế có khả năng và quản lý chuyển bệnh và cấp cứu. Điều này bao gồm tiêm phòng, phân phối mùng tẩm thuốc diệt côn trùng, bổ sung vitamin A và tẩy giun. Ấn Độ được khen ngợi về sự tiến bộ đầy triển vọng và đáng kể trong việc giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ trong 5 năm qua. Phân tích trong bản cập nhật đăng trên tạp chí Lancet ước tính trước về sự tiến bộ của mục tiêu thứ tư và thứ năm trong danh mục các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs). Các tác giả đã kết luận: Mục tiêu thiên niên kỷ đã giúp các nhà tài trợ nhận ra những nhu cầu cần thiết để đầu tư thêm. Ngay với những nỗ lực tăng tốc lớn, hầu hết các quốc gia cũng không đạt được cả hai mục tiêu. Mặc dù một số người có thể nhìn nhận điều này như một thất bại của hoạt động y tế toàn cầu, nhưng có lẽ điều quan trọng là theo dõi liệu tiến độ của tiến bộ đối với trẻ em và bà mẹ đã được cải thiện hay chưa. Một năm trước, các chính phủ khắp trên thế giới cam kết 25 tỉ bảng Anh nhằm phục hồi nổ lực trên cả 2 mục tiêu. Tuy nhiên theo tạp chí Lancet thì tiềm năng cung cấp viện trợ là không rõ ràng, bởi vì tiền viện trợ cho y tế được tăng lên với tốc độ chậm trong những năm gần đây. Đào tạo nữ hộ sinh Các tác giả đã thừa nhận có tranh cãi trong ước tính tỷ lệ tử vong, và rằng công trình của họ đã gây ra một cuộc tranh luận học thuật mạnh mẽ về chiến lược đo lường. Trong một bình luận đi kèm, các chuyên gia y tế toàn cầu Peter Byass và Wendy Graham cho nói, Đánh giá Mục tiêu thiên niên kỷ bằng con số chắc chắn là một quá trình bị cản trở bởi dữ liệu thiếu thốn và mất mát. Hiển nhiên rằng con số lớn nhất về các trường hợp tử vong có thể tránh khỏi xảy ra ở các quốc gia lớn nhất thế giới. Một báo cáo của Đối tác về sức khoẻ bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em (PMNCH) – cũng được phát hành vào ngày thứ ba – cho biết một số quốc gia nghèo nhất thế giới đã cam kết đóng góp nguồn lực 7 tỷ bảng Anh vào nổ lực giảm tỷ lệ tử vong. Bangladesh đã cam kết đào tạo 3,000 nữ hộ sinh trước năm 2015, trong khi đó Công-gô hứa cung cấp chăm sóc sản khoa miễn phí, bao gồm mổ lấy thai. Các chuyên gia dự đoán rằng không có một quốc gia Châu Phi cận Sahara sẽ đáp ứng được mục tiêu giảm tử vong mạnh mẽ vào năm 2015. Nhưng họ nói rằng tiến bộ được đẩy mạnh ở hầu hết các quốc gia. Các chỉ tiêu đã được thiết lập bởi các nhà lãnh đạo thế giới năm 2000. Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MD G4) nhằm mục đích làm giảm hai phần ba tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trong giai đoạn 1990 đến 2015. Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG 5) nêu tham vọng cắt giảm ba phần tư tử vong ở phụ nữ mang thai và các bà mẹ trẻ trong cùng một khoảng thời gian. Các nhà nghiên cứu từ Seattle ước tính có khoảng 7.2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trên thế giới trong năm qua so với 11.6 năm 1990. Trung Quốc, Rwanda và Botswana được ca ngợi về tăng tốc quan trọng trong giải quyết tỷ lệ tử vong ở trẻ em trong thập kỷ qua.