id,question,answer,link 1,"Em nghe nói kích trứng nhiều lần sẽ làm rối loạn nội tiết và tăng khả năng ung thư buồng trứng có phải không? Vì em có dự trữ buồng trứng rất thấp, được chỉ định gom trứng nên nghe thông tin trên em rất lo lắng.","Theo thông tin chị cung cấp thì chưa đủ dữ liệu để kết luận là kích trứng gây rối loạn nội tiết hay ung thư, tuy nhiên những điều này vẫn có thể ảnh hưởng về sau.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p20 2,Tại sao tỷ lệ dịch chuyển tinh trùng thấp?," Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ dịch chuyển tinh trùng thấp là do tinh trùng tổn thương đuôi, tinh trùng không hoạt động, tinh trùng chết. Bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa và có phương pháp điều trị thích hợp, tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu được bạn nên giảm thức đêm. Thức đêm cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng. Ngoài ra, bạn cần ăn uống các loại thực phẩm tươi sạch bổ dưỡng, cần bỏ rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác như rượu, cần sa, amphetamin... nếu hai vợ chồng đang cố gắng thụ thai. Ngoài ra, cần tập luyện thể dục đều đặn để nâng cao thể lực, duy trì cân nặng ở mức phù hợp, giảm cân nếu đang thừa cân và hạn chế tiếp xúc với điện thoại di động.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tai-sao-ty-le-dich-chuyen-tinh-trung-thap/ 3,Ngồi dậy hay nằm xuống đều bị chóng mặt có phải bị tổn thương dây thần kinh do phẫu thuật không?,"Xương đòn khi mổ rất lâu liền xương, 3 tuần chưa thể có cal xương dù là cal non, Để đánh giá có tổn thương thần kinh hay không cần khám về lâm sàng, bạn có thể đến khám tại bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để bác sĩ tư vấn rõ hơn và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/ngoi-day-hay-nam-xuong-deu-bi-chong-mat-co-phai-bi-ton-thuong-day-kinh-do-phau-thuat-khong/ 4,"Hàng ngày, tôi uống thuốc huyết áp hỗ trợ điều trị viêm gan do gan nhiễm mỡ thì có thể tiêm vaccine Covid-19 được không? Nếu tiêm vaccine có phải ngưng uống thuốc gì không?","Nếu huyết áp sau điều trị ổn định ở mức huyết áp tối thiểu <90 mmHg và huyết áp tối đa <140 mmHg thì Anh/Chị có thể tiêm tại các cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng. Nếu huyết áp của Anh/Chị ở mức cao hơn thì Anh/Chị cần tiêm vaccine tại bệnh viện hoặc cơ sở đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu theo quy định của Bộ Y tế. Đồng thời, khi tiêm vắc xin, Anh/Chị vẫn duy trì uống thuốc điều trị của mình và không cần ngưng thuốc.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p56 5,Co giật có phải dấu hiệu của Viêm não Nhật Bản không?,"Vì chị không nói rõ bé ở độ tuổi nào, các cơn co giật xuất hiện lúc nào, lúc đó bé có bị sốt hay không nên tôi không thể tư vấn được cụ thể cho chị. Tuy nhiên, có một số cơn co giật là lành tính, một số cơn co giật khác là do bệnh lý. Với trường hợp của bé, để chắc chắn tình trạng của bé của là co giật lành tính hay là bệnh lý thì chị nên đưa bé đi khám chuyên khoa Thần kinh nhi để được tư vấn và có hướng điều trị phù hợp.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/co-giat-co-phai-dau-hieu-cua-viem-nao-nhat-ban-khong/ 6,Em muốn đăng ký tiêm dịch vụ vaccine Pfrizer thì đăng ký như thế nào? Khi nào vaccine được tiêm dịch vụ?,"Theo thông tin từ Bộ Y tế, hơn 90. 000 liều vaccine Covid-19 Pfizer/BioNTech đã về đến sân bay Nội Bài vào sáng ngày 7/7/2021. Đây là lô vaccine đầu tiên của hãng này về Việt Nam. Hiện nay, Chính phủ chưa có cơ chế triển khai tiêm chủng loại vaccine này. Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành tiêm chủng vaccine AstraZeneca (Vương quốc Anh) cho các đối tượng, địa bàn ưu tiên theo hướng dẫn chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p8 7,Tôi đã tiêm vacine AstraZeneca mũi 1. Xin hỏi nếu xét nghiệm nhanh thì có được không và kết quả chính xác không.,Không rõ xét nghiệm nhanh của anh để test nhanh Covid-19 hay là hiệu quả bảo vệ của vaccine. Nếu như để test nhanh Covid-19 thì bác có thể test và sẽ không bị ảnh hưởng đến kết quả của việc test tuy nhiên test nhanh Covid-19 có độ chính xác thấp nên anh cần lưu ý; còn với việc xét nghiêm kiểm tra hiệu quả bảo vệ hiện tại không khuyến cáo phải thực hiện kiểm tra.,https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p35 8,Sốt phát ban và viêm Amidan khi mọc răng khôn có sao không và có nên đi khám điều trị không?,"Bạn mọc răng khôn, đồng thời sốt phát ban, đây có thể là sự trùng hợp giữa mọc răng khôn và viêm họng Amidnl cấp, bạn nên đi khám để được bác sĩ Tai mũi họng và Răng hàm mặt chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp, ngoài ra còn loại trừ khả năng sốt xuất huyết nữa.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/sot-phat-ban-va-viem-amidan-khi-moc-rang-khon-co-sao-khong-va-co-nen-di-kham-dieu-tri-khong/ 9,"Hay quên, đau đầu, lơ mơ, bầm mắt sau tai nạn giao thông có sao không?","Chị cháu chụp hình không thấy gì, nhưng hiện tại đang có các triệu chứng hay quên, đau đầu, lơ mơ, bầm mắt sau tai nạn giao thông kèm theo thay đổi tính cách. Đó là các dấu hiệu cảnh báo cần phải chụp lại sọ não (Cắt lớp vi tính hoặc Cộng hưởng từ). Vì nhiều trường hợp sau tai nạn chụp không có vấn đề gì nhưng sau đó có thể có dấu hiệu tụ máu não bán cấp hoặc mạn tính trong sọ, gây ra các triệu chứng liệt, giảm ý thức, rối loạn nhận thức, đau đầu, nôn...Do vậy chị cháu cần đi bệnh viện khám ngay nhé. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/hay-quen-dau-dau-lo-mo-bam-mat-sau-tai-nan-giao-thong-co-sao-khong/ 10,Hút thuốc thường nôn ọe ở cổ là triệu chứng bệnh gì?,"Buồn nôn, nôn là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Em có hút thuốc lá nên có yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến hầu họng, phổi, dạ dày. . . Triệu chứng của em gợi ý nhiều đến bệnh lý dạ dày hoặc tổn thương vùng hầu họng. Em nên khám Chuyên khoa Tiêu Hóa và Tai - Mũi - Họng để được khám và tư vấn đầy đủ.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hut-thuoc-thuong-non-oe-o-co-la-trieu-chung-benh-gi/ 11,"Tôi bị cao huyết áp nhưng do ăn uống, tập thể dục nhiều và uống thuốc điều độ nên nhiều năm nay rất ổn định 120-130/80-90. Tôi có bệnh hen phế quản nhưng kiểm soát được, không bị nặng. Tôi vẫn tiêm vaccine Covid-19 bình thường phải không?","Trường hợp của anh/chị, bệnh nền đã được điều trị ổn định thì hoàn toàn có thể tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19. Tuy nhiên, anh/chị thuộc nhóm đối tượng cần thận trọng, do vậy nên tiến hành khám sàng lọc và tiêm chủng tại khối bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p78 12,Hàm khi nhai phát ra tiếng kêu cụp cụp là bị làm sao?,"Các triệu chứng bạn tả thì cần thăm khám kiểm tra khớp thái dương hàm của bạn, ưu tiên cơ sở có X quang răng toàn cảnh để chụp đánh giá ổ khớp. Còn vấn đề mặt của bạn không cân xứng, nếu không cân xứng do răng thì niềng răng có cải thiện cho bạn một vài phần, còn không cân xứng do thói quen (ăn nhai một bên,...) thì hơi khó cải thiện hơn. Bạn cần thay đổi cả thói quen. Bạn cần đi khám để bác sĩ tư vấn cụ thể hơn cho bạn.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/ham-khi-nhai-phat-ra-tieng-keu-cup-cup-la-bi-lam-sao/ 13,"Tôi huyết áp cao, đang uống thuốc hàng ngày, tiểu cầu thấp, viêm mũi dị ứng. Tôi có tiêm được vaccine Covid-19 không?","Trường hợp có bệnh lý mạn tính đã ổn định thì bạn có thể tiêm ngừa vaccine Covid-19 tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu. Cần lưu ý thêm rằng, nếu mức tiểu cầu thấp dưới mức cho phép, dưới 100 G/l (hiện chưa rõ mức độ thấp của bạn) thì bạn có nguy cơ bị chảy máu khó cần tại vết tiêm. Bạn cần thông báo cho bác sĩ và điều dưỡng phòng tiêm biết tình trạng này của bạn để nhân viên y tế có những hướng dẫn và kỹ thuật tiêm phù hợp với tình trạng này của bạn hạn chế thấp nhất mức độ chảy máu/bầm máu vết tiêm.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p65 14,"Nữ giới đau nửa đầu, buồn nôn nguyên nhân là gì?","Thông tin bạn đưa ra quá ít để bác sĩ có thể nhận định về loại đau đầu và nguyên nhân đau đầu của bạn. Có thể là một loại đau đầu nguyên phát có kèm buồn nôn như Migraine hoặc các loại đau đầu thứ phát nguy hiểm như u não,... Bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nu-gioi-dau-nua-dau-buon-non-nguyen-nhan-la-gi/ 15,Bị tiểu đường sau khi điều trị viêm tụy là do đâu?,"Theo như em mô tả thì em không có tiền sử đái đường. Người bệnh bị viêm tụy cấp phải lọc máu, sau đó bị tiểu đường. Đây là bệnh đái đường thứ phát sau viêm tụy, gây tổn thương tuyến tụy, giảm tiết insulin. Trường hợp này em nên đi khám chuyên khoa nội nội tiết để được tư vấn và có hướng điều trị phù hợp. Tiểu đường tuýp 1 thường gặp ở người trẻ. Nguyên nhân thường gặp là do bệnh tự miễn gây tổn thương nặng tuyến tụy vùng tiết ra insulin gây tang cao đường huyết. Nếu không điều trị thì dễ dẫn đến biến chứng hôn mê nhiễm toan ceton. Điều trị đái đường tuýp 1 chỉ dùng insulin đường tiêm, không dùng thuốc uống.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/bi-tieu-duong-sau-khi-dieu-tri-viem-tuy-la-do-dau/ 16,Tăng Progesterone ở nam giới có ảnh hưởng gì không?,"Nam giới cũng có một lượng nhỏ Progesterone giúp duy trì cân bằng hormone, Progesterone có thể dao động rất nhiều, thậm chí trong một ngày. Bạn nên kiểm tra lại chỉ số này trước khi nghĩ đến một dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tang-progesterone-o-nam-gioi-co-anh-huong-gi-khong/ 17,Nang thùy phải tuyến giáp có nguy hiểm không?,"Nang thùy phải tuyến giáp thường lành tính. Bạn không nói về những triệu chứng cơ năng của bạn (nghĩa là bạn có thấy gì khó chịu với tuyến giáp) và kết quả siêu âm của bạn, bác sĩ siêu âm mô tả đặc điểm của nhân giáp ra sao, kích thước, phân loại TIRADS, . . . Vì thế bạn cần sớm được khám chuyên khoa Nội tiết để có phương hướng điều trị kịp thời, tránh để các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bác sĩ khuyến khích bạn đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để khám các bệnh lý về tuyến giáp. Khi thực hiện thăm khám các bác sĩ có thể hỏi rõ về bệnh sử, khám lâm sàng, khảo sát hình ảnh (Siêu âm tuyến giáp) và chức năng tuyến giáp (xét nghiệm máu). Tùy theo kết quả hỏi bệnh, khám và các xét nghiệm cận lâm sàng mà bạn sẽ được tư vấn về các hướng điều trị, tiên lượng và theo dõi sau đó. Bạn không nói về những triệu chứng cơ năng của bạn (Nghĩa là bạn có thấy gì khó chịu với tuyến giáp) và kết quả siêu âm của bạn, bác sĩ siêu âm mô tả đặc điểm của nhân giáp ra sao, kích thước, phân loại TIRADS, . . . Vì thế bạn cần sớm được khám chuyên khoa Nội tiết để có phương hướng điều trị kịp thời, tránh để các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nang-thuy-phai-tuyen-giap-co-nguy-hiem-khong/ 18,Cứ vài tháng lại ho ra máu dù chụp X quang phổi bình thường có đáng lo?,"Với trường hợp của bạn, cứ vài tháng lại ho ra máu dù chụp X quang phổi bình thường thì bạn nên đi khám chuyên sâu. Có thể bạn sẽ cần làm thêm các thăm dò như: Chụp CT phổi, nội soi phế quản. . . để loại trừ các căn nguyên như: u nội phế quản, lao nội phế quản hoặc giãn động mạch phế quản.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hoi-dap-cu-vai-thang-lai-ho-ra-mau-du-chup-x-quang-phoi-binh-thuong-co-dang-lo/ 19,"Tôi sinh 1960 mổ u màng não tháng 1/2020 u lành, bị huyết áp, cao 140/83 và đang uống thuốc hàng ngày, mỡ máu cao nữa, vậy tôi có thể chích ngừa vaccine Covid-19 được không?","Các bệnh lý huyết áp, chỉ số mỡ máu trong giới hạn cho phép ổn định >= 3 tháng thì anh/chị có thể tiêm được vaccine Covid-19, còn tiền sử mổ u màng não không bị ảnh hưởng đến hiệu quả vaccine và sức khỏe.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p15 20,"Bác sĩ cho em hỏi, em có tiền sử đặt stent mạch máu não (động mạch cảnh trong trái) từ 2015. Vậy có tiêm vaccine Covid-19 được không? Cần chú ý điều gì khi tiêm?",Trường hợp của chị đã đặt stent mạch máu não từ năm 2015.,https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p89 21,Độ lọc cầu thận GFR là 61ml/phút có được coi suy thận?,Với tình trạng hiện tại thì bác chưa thể chẩn đoán suy thận được ạ. Với độ tuổi 64 và GFR như vậy thì có thể giải thích rằng đây là chức năng thận theo tuổi. Do đó bác thường xuyên nên kiểm tra chức năng thận mỗi 6 tháng 1 lần để được theo dõi tốt hơn.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/do-loc-cau-than-gfr-la-61mlphut-co-duoc-coi-suy-than/ 22,Thường xuyên đau nhức xương hàm kèm hôi miệng khắc phục thế nào?,"Với tình trạng như bạn mô tả, bạn cần đi khám răng hàm mặt, bác sĩ sẽ chỉ định chụp Xquang răng. Khi đó, bác sĩ sẽ làm vệ sinh răng miệng cho bạn, kiểm tra cả răng khôn, răng sâu, bác sĩ răng hàm mặt sẽ chỉ cho bạn vấn đề răng miệng bạn đang gặp phải và điều trị cho bạn.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/thuong-xuyen-dau-nhuc-xuong-ham-kem-hoi-mieng-khac-phuc-nao/ 23,Chóng mặt kèm buồn nôn có phải do thiếu máu không?,"Chóng mặt là triệu chứng của nhiều bệnh và cũng có thể là do triệu chứng của bệnh lý thiếu máu mà bạn đang mắc phải. Tuy nhiên, nó còn có thể do các căn nguyên khác như chóng mặt do rối loạn chức năng tiền đình, do rối loạn giấc ngủ, do suy nhược cơ thể, do tăng chức năng gan, thận,... Đôi khi mệt mỏi, chóng mặt liên quan trầm cảm.Bác sĩ quyết định có tăng liều Medrol cho bạn hay không là rất khó khi mà bác sĩ không trực tiếp khám lâm sàng cũng như không có các xét nghiệm hỗ trợ để chẩn đoán. Vì vậy, bạn cần cố gắng liên hệ với cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được thăm khám bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/chong-mat-kem-buon-non-co-phai-do-thieu-mau-khong/ 24,Trẻ gãy răng sữa bị sâu vẫn còn chân răng chảy máu có ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này không?,"Sâu răng sữa là sự tiêu hủy cấu trúc vôi hóa chất vô cơ của ngà răng và men răng, tạo lên lỗ hổng trên bề mặt răng do vi khuẩn gây ra. Sâu răng cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm xương hàm, viêm áp xe các phần mềm vùng miệng. Vì vậy, khi trẻ gãy răng sữa bị sâu vẫn còn chân răng chảy máu thì bạn cần đưa con đến bác sĩ Nha khoa để được nhổ bỏ chân răng đã bị gãy hỏng, và được khám, tư vấn điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng sớm hạn chế biến chứng.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-gay-rang-sua-bi-sau-van-con-chan-rang-chay-mau-co-anh-huong-den-rang-vinh-vien-sau-nay-khong/ 25,Trẻ ngủ không sâu giấc thường vặn mình và đi ngoài phân lỏng nước vàng có sao không?,"Bé nhà em có các dấu hiệu gợi ý của đầy hơi bụng và giai đoạn đoạn đầu của bệnh Colic đa phần do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, có thể do các nguyên nhân khác nữa. Việc massage bụng, vỗ ợ hơi, cho trẻ nằm trên người mình có thể giúp con thoải mái hơn. Nhưng em nên cho con đến để bác sĩ đánh giá toàn diện và cho hỗ trợ thuốc nếu cần. v",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-ngu-khong-sau-giac-thuong-van-minh-va-di-ngoai-phan-long-nuoc-vang-co-sao-khong/ 26,Trẻ 10 tuổi có nên dùng máng chống nghiến răng?,"Máng chống nghiến răng rất có hiệu quả điều trị trong trường hợp nghiến răng. Tuy nhiên, con bạn 10 tuổi, là tuổi trẻ đang thay răng, có thể có biến động của sự cắn chạm giữa các răng. Tùy thuộc vào những bất thường trên hàm răng của trẻ nếu có, việc điều trị nghiến răng có thể sẽ không phải là đeo máng chống nghiến răng. ",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-10-tuoi-co-nen-dung-mang-chong-nghien-rang/ 27,"Bị khó thở vào ban đêm, đã đi khám và siêu âm tim kết quả bình thường phải làm sao?","Triệu chứng khó thở khi ngủ vào ban đêm có thể là của nhiều bệnh lý hô hấp như hen phế quản... hoặc bệnh lý khác. Vì thế, để có đáp án chính xác, bị khó thở vào ban đêm, đã đi khám và siêu âm tim kết quả bình thường phải làm sao? thì bác sĩ cần thăm khám trực tiếp để có chẩn đoán sơ bộ.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/bi-kho-tho-vao-ban-dem-da-di-kham-va-sieu-am-tim-ket-qua-binh-thuong-phai-lam-sao/ 28,"Bụng chướng căng cứng, đau nhói vùng đỉnh đầu, đau cứng cơ là triệu chứng của bệnh lý gì?","Cả 3 vấn đề của bạn có thể xuất phát từ một hội chứng y khoa có tên là: hội chứng mệt mỏi mãn tính (chronic fatigue syndrome). Đây là một hội chứng do rất nhiều nguyên nhân gây ra, dẫn đến tình trạng suy nhược kéo dài. Biểu hiện của bệnh cũng tương đối đa dạng, bao gồm các triệu chứng như đau cơ, rối loạn giấc ngủ, nhịp tim nhanh, tăng cân/sút cân, rối loạn tiêu hóa, có thể sốt. . . . Chẩn đoán bệnh đòi hỏi phải tiếp cận một cách toàn diện, đa chuyên khoa nhằm loại trừ các bệnh thực thể, xác định nguyên nhân. . .",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/bung-chuong-cang-cung-dau-nhoi-vung-dinh-dau-dau-cung-co-la-trieu-chung-cua-benh-ly-gi/ 29,Bệnh dị dạng mạch máu não có chữa được không?,"Anh bị dị dạng mạch máu não là tổn thương thực thể, hiện nay đã điều trị được bằng can thiệp chuyên sâu mạch máu. Anh nên khám và điều trị chuyên sâu mạch máu, bệnh của anh có nguy cơ cao vỡ dị dạng mạch não rất nguy hiểm đến tính mạng.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/benh-di-dang-mach-mau-nao-co-chua-duoc-khong/ 30,Trẻ 7 tuổi thường chóng mặt kèm đau đầu dấu hiệu bệnh gì?,"Em nên cho bé ngủ đủ giấc, uống đủ nước, ăn uống đa dạng đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Về tinh thần, em xem bé có gặp vấn đề gì về học tập, gia đình, môi trường xung quanh làm bé áp lực, mệt mỏi, căng thẳng không.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-7-tuoi-thuong-chong-mat-kem-dau-dau-dau-hieu-benh-gi/ 31,"Chân bị sưng, máu dồn khi tập đi trong thời gian bó bột có sao không?","Gãy xương bàn chân thường lành sau 3-6 tuần tùy vào loại hình gãy xương. Trong trường hợp của bạn đang được bó bột 20 ngày tức là quá trình liền xương vẫn đang diễn ra. Thông thường giai đoạn này bạn chỉ được phép chịu lực 1 phần khi đi lại bằng nạng và tăng dần theo thời gian tùy thuộc vào mức độ lành xương. Việc chịu lực như thế nào sẽ do bác sĩ đánh giá và tư vấn cụ thể cho bạn, do đó bạn nên tái khám thường xuyên để bác sĩ có thể đánh giá đúng quá trình phục hồi của bạn. Trong giai đoạn đầu tập chịu lực thì hiện tượng máu dồn xuống chân và bàn chân sưng nề là chấp nhận được, hiên tượng này sẽ giảm dần theo thời gian. Bạn có thể chia nhỏ các khoản thời gian tập chịu lực và kê cao chân sau tập để cải thiện vấn đề này.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/chan-bi-sung-mau-don-khi-tap-di-trong-thoi-gian-bo-bot-co-sao-khong/ 32,Đau tức ngực là dấu hiệu bệnh gì?,"Nếu bạn đã khám với bác sĩ tim mạch và được làm các xét nghiệm, siêu âm, chụp X quang loại trừ các nguyên nhân đau do tim và phổi thì một nguyên nhân đau ngực hay gặp ở người trẻ là đau thần kinh liên sườn hoặc có thể là viêm khớp ức sườn. Những cơn đau này thường không nguy hiểm, bác sĩ có thể điều trị bằng những thuốc giảm đau thông thường và bệnh sẽ hết.Đau ngực ở người trẻ đôi khi cũng gặp ở những người không có tổn thương thực thể mà do người bệnh cảm giác lo lắng quá mức về bệnh tật và bác sĩ có thể phải điều trị bằng những thuốc chống lo âu. Nếu bạn vẫn thấy tình trạng đau ngực không cải thiện thì cần khám lại với bác sĩ đề được thay đổi thuốc và điều trị.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-tuc-nguc-la-dau-hieu-benh-gi/ 33,"Em 40 tuổi, kết hôn 1 năm, chưa từng mang thai. Hiện tại, em có khối u lạc nội mạc tử cung buồng trứng phải (kích thước 66x85 mm), nhân giảm âm thành sau tử cung (đường kính 5mm). Em được biết phải xử lý khối lạc nội mạc trước khi tiến hành IVF. Xin bác sĩ tư vấn giúp các bước điều trị cho trường hợp của em! Chỉ số CA 125 cao hơn khoảng tham chiếu có phải là dấu hiệu ung thư không ạ?","Lạc nội mạc tử cung buồng trứng là tình trạng các mô nội mạc của tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung tại vị trí buồng trứng làm tổn thương mô buồng trứng lành. Lạc nội mạc tử cung làm giảm dự trữ buồng trứng có thể gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người phụ nữ, mặc dù một số người vẫn có thể sinh sản hoàn toàn bình thường mà không cần can thiệp gì. Tùy vào kích thước khối u, mức độ ảnh hưởng đến đời sống, độ tuổi của bệnh nhân và ý định sinh con trong tương lai, chúng tôi mới có thể đưa ra hướng điều trị. Bởi vì phẫu thuật bóc lạc nội mạc tử cung rất khó, nguy cơ chảy máu và dính cao, nguy cơ tái phát cao, không thể mổ nhiều lần. Kích thước nhân giảm âm của bạn rất nhỏ nhưng tùy vào vị trí mới ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Xét nghiệm CA 125 có thể tăng trong rất nhiều bệnh cảnh, ngay cả lạc nội mạc buồng trứng cũng gây tăng. Vì vậy, bạn cần đi thăm khám trực tiếp để chúng tôi đánh giá tình trạng sinh sản của hai vợ chồng.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p4 34,Dạ e muốn nhờ bác sĩ tư vấn giúp e. Em hiện tại đang cho con bú và em có tiền sử dị ứng kháng sinh và vaccine uốn ván. Liệu e có nên tiêm vaccine Covid-19 không ạ? Còn chồng em có tiền sử dị ứng hải sản có nên tiêm không ạ?,"Bạn có tiền sử bị dị ứng nhưng không biết mức độ dị ứng của bạn như thể nào. Nếu dị ứng phải vào bệnh viện để điều trị thì bạn nằm trong chống chỉ định tiêm vaccine, còn nếu dị ứng nhẹ tự khỏi hay chỉ uống thuốc thì bạn vẫn có thể tiêm phòng được. Tuy nhiên, bạn nên tiêm tại cơ sở tiêm chủng có năng lực điều trị cấp cứu bạn đầu, hiện tại bạn đang con bú, theo hướng dẫn của Bộ Y tế bạn sẽ hoãn tiêm vaccine phòng Covid-19, trong giai đoạn này bạn nên phòng bệnh bằng thực hiện thông điệp 5K của Chính phủ và Bộ Y tế.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p40 35,"Lỗ rò luân nhĩ sưng đỏ, đã rạch mủ liệu có thể phẫu thuật không?","Em đã cho bé đến viện khi lỗ rò luân nhĩ sưng đỏ, có mủ là rất đúng. Em nên tuân thủ các quy trình của bác sĩ. Thông thường bé được điều trị nội khoa trước, sau đó bác sĩ sẽ cân nhắc trước khi phẫu thuật lỗ rò luân nhĩ em nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/lo-ro-luan-nhi-sung-do-da-rach-mu-lieu-co-the-phau-thuat-khong/ 36,Móng tay bé có vệt trắng là bình thường hay bất thường?,"Móng tay trẻ có vệt trắng do nhiều nguyên nhân: do chấn thương móng tay, do nhiễm nấm móng, do thiếu canxi, Mg, kẽm, do di truyền, do dị ứng, tác dụng phụ của thuốc hay do một số bệnh lý khác.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/mong-tay-be-co-vet-trang-la-binh-thuong-hay-bat-thuong/ 37,Vì sao vaccine Covid-19 lại gây đông máu? Tôi bị tiểu cầu thấp có tiêm vaccine được không và nếu tiêm được thì chọn loại vaccine nào phù hợp với bản thân nhất?,"Nói đến trường hợp đông máu của vaccine Covid-19, thứ nhất về tỷ lệ là rất hiếm, thứ hai chuyện phát hiện tác dụng đông máu không quá khó. Thời gian đầu ở các nước trên thế giới, việc phát hiện các trường hợp đông máu tương đối khó vì chưa có kinh nghiệm, tuy nhiên hiện nay cả thế giới đều có kinh nghiệm trong phát hiện sớm vấn đề đông máu. Ở Việt Nam cũng đã đưa ra những phác đồ cụ thể, thậm chí những nơi như ở mức bệnh viện, điểm tiêm chủng huyện vẫn có thể xử lý được. Việc xét nghiệm đông máu cho chủng ngừa vaccine Covid-19 hoàn toàn không có giá trị gì vì không có tác dụng cụ thể trong việc giúp cho bác sĩ khám sàng lọc các quyết định trong việc chỉ định tiêm chủng. Cơ chế rối loạn đông máu của một người đang có với cơ chế tạo ra cục máu đông hoàn toàn khác nhau. Hiện nay nguyên nhân gây đông máu sau tiêm vaccine Covid-19 vẫn còn đang được các nhà sản xuất vắc xin nghiên cứu và tìm cách khắc phục.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p112 38,Thường xuyên đau âm ỉ vùng rốn lan lên ngực kèm ợ hơi là bệnh gì?,"Với các triệu chứng như bạn mô tả, nhiều khả năng bạn có biểu hiện của tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/thuong-xuyen-dau-am-i-vung-ron-lan-len-nguc-kem-o-hoi-la-benh-gi/ 39,"Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi chưa rụng rốn, rốn chảy nước liệu có nguy hiểm?","Với những triệu chứng bạn mô tả, cụ thể là: trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi chưa rụng rốn, xung quanh rốn đỏ và chảy nước, bác sĩ cho rằng bé có biểu hiện nhiễm khuẩn. Tình trạng này nếu không xử lý đúng có thể nặng thêm. Bạn cần đưa bé đi khám ngay nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-so-sinh-1-tuan-tuoi-chua-rung-ron-ron-chay-nuoc-lieu-co-nguy-hiem/ 40,Sâu răng gây đau nhức có nhổ được không?,"Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng. Sâu răng là do sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm vi khuẩn trong miệng, ăn vặt thường xuyên, sử dụng đồ uống có đường và vệ sinh răng miệng không tốt.Nguyên nhân sâu răng có thể do một số chủng vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao nhất trong nghiên cứu thực nghiệm là Streptococcus mutans. Một số chủng vi khuẩn khác như Actinomyces, Lactobacillus,... cũng được xác định có khả năng gây ra sâu răng.Các dấu hiệu và triệu chứng của sâu răng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và vị trí của chúng. Khi sâu răng mới bắt đầu, người bệnh có thể không có bất kỳ triệu chứng nào cả. Khi sâu răng nặng hơn, nó có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng như: Đau răng, đau tự phát hoặc đau xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng.Răng nhạy cảm.Đau nhẹ đến đau khi ăn hoặc uống thứ gì đó ngọt, nóng hoặc lạnh.Người bệnh có thể nhìn thấy lỗ hổng trên răng.Nhuộm màu nâu, đen hoặc trắng trên bất kỳ bề mặt nào của răng.Đau khi cắnCác phương pháp điều trị sâu răng: Điều trị sâu răng bằng florua, trám, bọc răng, nhổ răng.Tùy theo tình trạng sâu răng, mức độ viêm đau, ảnh hưởng đến tủy, bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt sẽ tư vấn thời gian nhổ phù hợp nhất để tránh ảnh hưởng đến các răng kế cận. Bạn nên qua thăm khám và tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa sớm để được hướng dẫn.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/sau-rang-gay-dau-nhuc-co-nho-duoc-khong/ 41,"Người trên 60 tuổi đã đặt stent tim và hiện duy trì thuốc chống đông máu có nên tiêm vaccine Covid 19-hay không? Nếu tiêm được thì xin hỏi trên thế giới,hiện nay, vaccine của hãng nào ít ghi nhận biến chứng với người có tiền sử bệnh tim hơn ạ?","Người đã đặt stent và đang dùng thuốc chống đông cần phải tiêm vaccine Covid-19 tại bệnh viện nơi có đầy đủ điều kiện cấp cứu. Hiện nay trên thế giới, các nghiên cứu của từng loại vaccine Covid-19 đã cho thấy vaccine an toàn và hiệu quả đối với người có bệnh nền tim mạch. Do vậy, anh/chị hoàn toàn yên tâm và tiêm chủng bất kỳ loại vaccine nào hiện có ở Việt Nam.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p102 42,Mưng mủ vùng kín đã bôi xanh Methylen nhưng không lành phải điều trị thế nào?,"Theo theo mô tả của bạn, thì bác sĩ chẩn đoán bệnh của bạn là: Viêm da tiếp xúc kích ứng do côn trùng. Biến chứng bội nhiễm. Bệnh của bạn là khá nặng. bệnh này cần uống thêm thuốc kháng sinh và các thuốc hỗ trợ khác.Theo bác sĩ bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Da Liễu để được điều trị và tư vấn cụ thể hơn.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/mung-mu-vung-kin-da-boi-xanh-methylen-nhung-khong-lanh-phai-dieu-tri-nao/ 43,Chụp CT giúp phát hiện vấn đề gì?,"Chụp CT có thể phát hiện được rất nhiều tổn thương trong sọ cũng như xương và phần mềm như trong tai biến phát hiện chảy máu não hay nhồi máu, thiếu máu não, u não. . . . Trường hợp của bạn có tai nạn nên bị va đập thì chụp sọ não để phát hiện có vỡ xương sọ, vỡ xương hàm mặt, xác định xem có chảy máu trong não, dập não, hay tụ máu ngoài màng cứng hay dưới màng cứng không. Trường hợp dập não hay tụ máu não thì xác định xem có phù não, có thoát vị não không, đồng thời xác định chỉ định có mổ hay không mổ. Chụp CT sọ sau chấn thương thường được tiến hành trong khoảng 2-3 giờ đầu sau tai nạn. Một số ít có chảy máu rỉ rả do tổn thương mạch máu nhỏ thì có thể chụp lại sau 48-72h thường sẽ có triệu chứng, hiếm có trường hợp chảy máu dưới màng cứng sau tiến triển thành tụ máu mạn tính dưới màng cứng không có triệu chứng, người bệnh sinh hoạt bình thường và có khi chỉ phát hiện tình cờ sau nhiều năm sau đi kiểm tra sức khỏe. Nếu như bạn đã được chẩn đoán bình thường sau khi chụp CT và không có những triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn thì bạn không cần thiết phải chụp CT lại nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/chup-ct-giup-phat-hien-van-de-gi/ 44,"Trẻ đau đầu kéo dài kèm mệt mỏi, nôn mửa là dấu hiệu bệnh gì?","Ở đây mẹ không nói rõ bé khởi phát đau từ khi nào, có các biểu hiện gì khác ngoài đau đầu, nôn mửa không?Bé đã được thăm khám và điều trị gì chưa?Mẹ nên cho bé đi khám và được tư vấn về vấn đề của bé",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-dau-dau-keo-dai-kem-met-moi-non-mua-la-dau-hieu-benh-gi/ 45,Trẻ sơ sinh khó đi ngoài do đâu?,"Thật tiếc bạn không nói bé nhà mình bị đi ngoài thế này lâu chưa, bé đang dùng sữa mẹ hay sữa công thức, và đi ngoài mấy lần một ngày?Và phân són nước hay cục và con bạn có tăng cân?Bình thường nếu con bạn bú mẹ đi ị khoảng 6-8 lần/ngày, sẽ đi phân lỏng, có màu vàng mù tạt. Hoặc bé ăn sữa công thức, phân của bé chắc hơn, có màu vàng hay nâu, số lần 3-4 lần trong ngày cũng là bình thường. Những trẻ được bú mẹ hoàn toàn hiếm khi bị táo bón. Sữa mẹ là nguồn cung cấp cân bằng các loại chất béo và protein, do vậy trẻ bú mẹ thường đại tiện ra phân mềm ngay cả trong khi 2-3 ngày trẻ mới đại tiện một lần. Tuy nhiên nếu trẻ đang sử dụng sữa công thức, rất có khả năng là một thành phần nào đó trong loại sữa này đã khiến trẻ bị táo bón. Nếu tình trạng táo bón xuất hiện sau khi trẻ sử dụng 1 loại sữa công thức nào đó hoặc kéo dài trong khi trẻ uống sữa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc thay đổi loại sữa dùng cho trẻ. Quấy khóc, biếng ăn là một trong những dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh, hãy đưa trẻ đi khám nếu trẻ gặp khó khăn khi đại tiện hoặc không có dấu hiệu muốn đại tiện trong vòng 24 giờ",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-so-sinh-kho-di-ngoai-do-dau/ 46,Nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt là do đâu?,"Nước bọt có vai trò chính là giữ cho miệng ẩm ướt và góp phần tiêu hóa thức ăn. Có 02 tuyến nước bọt chính là tuyến nước bọt mang tai ở vùng góc hàm, phía sau tai và tuyến nước bọt dưới hàm ở dưới lưỡi. Hai tuyến nước bọt chính này đều có ống tuyến để dẫn nước bọt từ tuyến đổ vào trong miệng. Tuyến nước bọt sẽ tăng tiết nước bọt khi có kích thích như lúc ăn, nhìn thấy đồ chua,..Bình thường, ống tuyến thông sẽ không gây ứ trệ nước bọt ở tuyến ngay khi có tăng tiết nước bọt. Tuy nhiên, nếu ống tuyến bị tắc nghẽn thì nước bọt sẽ bị ứ lại làm kích thước tuyến to lên. Khi ngừng kích thích, việc tiết nước bọt sẽ giảm đi và kích thước của tuyến sẽ nhỏ lại như ban đầu. Việc ống tuyến tắc nghẽn lâu ngày sẽ làm nước bọt bị ứ đọng lại và gây viêm tuyến nước bọt.Như bạn mô tả thì có vẻ là dấu hiệu của ống tuyến nước bọt dưới hàm của bạn bị tắc nghẽn. Có nhiều nguyên nhân gây tắc ống tuyến nước bọt và hay gặp nhất là có sỏi ở ống tuyến. Bạn nên đi khám chuyên khoa Răng hàm mặt sớm nhất để có hướng xử lý sớm tránh được những biến chứng có thể xảy ra.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nguyen-nhan-gay-viem-tuyen-nuoc-bot-la-do-dau/ 47,Khám tiền mê và xét nghiệm máu khi khám mê trong IVF là gì? Tại sao lại phải khám tiền mê và xét nghiệm máu?,"Khi bạn làm IVF, trong quá trình chọc hút để thu trứng (noãn), chúng tôi sẽ thực hiện gây mê cho bạn để giảm đau và để thủ thuật điễn ra thuật lợi, nhanh chóng. Trong quá trình gây mê có nhiều nguy cơ có thể xảy ra, vì vậy chúng tôi cần khám tiền mê cho bạn, bao gồm: hỏi tiền sử, khám lâm sàng, làm các xét nghiệm máu (như tổng phân tích tế bào máu, chức năng đông máu, chức năng gan, chức năng thận, đường máu, nhóm máu. . . ), đo điện tâm đồ. . . để xem bạn có đủ điều kiện để gây mê không?Nếu bạn không đủ điều kiện để gây mê thì chúng tôi không thể tiến hành thủ thuật chọc hút noãn cho bạn được.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p7 48,Vi mất đoạn sắc thể số 4 thì có thể điều trị được không?,"Hiện nay những bất thường về di truyền gần như không có cách sửa chữa, đặc biệt các bất thường lớn như mất đoạn nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, gia đình cần đến gặp bác sĩ di truyền để được tư vấn cho lần mang thai sau.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/vi-mat-doan-sac-so-4-thi-co-dieu-tri-duoc-khong/ 49,"Em mới vừa tiêm 1 mũi vaccine phòng ngừa viêm gan B vào tháng 4/2021, đáng lẽ ra em phải tiêm thêm 2 mũi nữa mà do có kháng thể sẵn có từ lúc trước nên em chỉ cần tiêm 1 mũi thôi và chỉ cần đi xét nghiệm lại là được, thời gian gần quá vậy em có thể tiêm ngừa vaccine Covid- 19 không vậy ạ?","Vaccine Covid-19 chỉ yêu cầu khoảng cách với các loại vaccine khác trước và sau tiêm Covid19 từ 14 ngày là được nên chị đã tiêm mũi vaccine ngừa viêm gan B từ tháng 4/2021 đã đủ thời gian, có thể đăng ký đi tiêm ngừa Covid-19 bất cứ lúc nào.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p33 50,"Khó thở, ăn không ngon, đầy hơi có phải hiện tượng teo niêm mạc dạ dày không?","teo niêm mạc dạ dày thường khó nhận biết qua các triệu chứng lâm sàng. Teo niêm mạc dạ dày thường được chẩn đoán chính xác qua nội soi. Qua thông tin bạn không cho biết là bạn đã được nội soi hay chưa và nếu có thì đã bao lâu?Nếu như đã nội soi lâu (hơn 1 năm), bạn cần nội soi kiểm tra lại mức độ viêm loét dạ dày cũng như trào ngược để có được hướng tiếp cận tốt hơn.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/kho-tho-an-khong-ngon-day-hoi-co-phai-hien-tuong-teo-niem-mac-da-day-khong/ 51,Triệt tủy răng cối có nguy hiểm không?,"Triệt tủy răng cối đúng chỉ định và phương pháp thì cũng rất ít có những biến chứng nguy hiểm. Việc điều trị tủy răng có thể phải bao gồm nhiều lần hẹn với bác sĩ tùy vào mức độ bệnh. Cảm giác đau thường sẽ đỡ dần nhưng cũng có những lúc đột ngột xuất hiện trong thời gian điều trị. Nếu cảm giác đau vẫn không đỡ có thể do tình trạng viêm không đỡ (có thể do sức đề kháng kém), còn sót tủy hoặc điều trị tủy sai quy cách.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/triet-tuy-rang-coi-co-nguy-hiem-khong/ 52,Nhiễm ký sinh trùng có phải nguyên nhân gây nổi mề đay không?,"Nổi mề đay (hay còn gọi là mày đay) là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây phù cấp hoặc mãn tính ở trung bì. Dựa theo tiến triển, bệnh chia thành 2 dạng: mề đay cấp (kéo dài trong 24 giờ hoặc dưới 6 tuần) và mề đay mãn tính (kéo dài trên 6 tuần). Có nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay. Trong đó, nhiễm các loại ký sinh trùng là một nguyên nhân. Bệnh có thể kéo dài, dai dẳng. Khi bệnh kéo dài trên 6 tuần thì chẩn đoán là mày đay mạn tính. Việc điều trị sẽ tùy từng giai đoạn và tình trạng bệnh. Bạn nên đến các bệnh viện có bác sĩ chuyên khoa Da Liễu để khám, có chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán, chỉ định điều trị và tư vấn cụ thể. Bên cạnh đó, để kiểm soát bệnh nổi mề đay, bạn cần áp dụng các biện pháp sau:Mặc quần áo sáng màu;Tránh chà xát lên vùng da bị nổi mề đay hoặc sử dụng các loại xà phòng độc hại;Làm mát khu vực bị nổi mẩn bằng vòi sen, quạt, vải mát hoặc kem dưỡng da loại nhẹ;Lập danh sách khi nào và ở đâu bệnh xuất hiện, lúc đó đang làm gì, ăn gì... điều này có thể giúp người bệnh và bác sĩ xác định chính xác yếu tố gây bệnh;Tránh các thức ăn, đồ uống gây dị ứng.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nhiem-ky-sinh-trung-co-phai-nguyen-nhan-gay-noi-me-day-khong/ 53,Dùng liệu pháp tế bào gốc để điều trị tiểu đường type 2 không?,"Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam, tế bào gốc đang được ứng dụng trong y học tái tạo để điều trị nhiều loại bệnh như tự kỷ, bại não, chấn thương tủy sống, bệnh tự miễn, ung thư máu, . . . Bệnh tiểu đường type 2 cũng nằm trong số này và đang trong giai đoạn thử nghiệm. Các nguồn tế bào gốc có thể thu nhận như từ máu cuống rốn, dây rốn của em bé, hay có thể thu tự thân từ mô mỡ, tủy xương của bản thân chồng bạn. Tuy nhiên để biết thông tin chính xác, khả năng áp dụng liệu pháp tế bào gốc để điều trị tiểu đường type 2, chồng bạn nên đến khám trực tiếp tại Vinmec. Các bác sĩ sẽ xem xét đầy đủ các tiêu chí về tình trạng bệnh, khả năng đáp ứng, . để có tư vấn cụ thể hơn.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dung-lieu-phap-te-bao-goc-de-dieu-tri-tieu-duong-type-2-khong/ 54,"Nổi hạch ở hàm hơi mềm, ấn đau nhẹ, không di động gần vị trí răng cối lung lay chưa nhổ là dấu hiệu bệnh gì?","Nếu nổi hạch ở cùng bên và gần với vị trí của răng cối lung lay thì đó là hạch nổi do phản ứng viêm. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh thì bác sĩ cần thăm khám trực tiếp, quan sát hạch, cùng vị trí răng cối.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/noi-hach-o-ham-hoi-mem-dau-nhe-khong-di-dong-gan-vi-tri-rang-coi-lung-lay-chua-nho-la-dau-hieu-benh-gi/ 55,"Ho kéo dài, dịch mũi chảy xuống thành sau họng phải làm sao?","Triệu chứng của bạn thì có thể do bạn bị viêm mũi xoang, dịch trên mũi xoang chảy xuống gây ho. Bạn nên đến khám chuyên khoa Tai - Mũi - Họng và hô hấp để điều trị dứt điểm nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/ho-keo-dai-dich-mui-chay-xuong-thanh-sau-hong-phai-lam-sao/ 56,"Bé có khối thịt ở rốn bị ướt, chảy máu là bệnh gì?","Thông thường bệnh lý về rốn ở trẻ em hay gặp là chồi rốn hoặc tồn tại ống niệu rốn. Phương pháp điều trị cũng khác nhau ở hai trường hợp này. Bạn cần cho bé đi khám để được làm thêm xét nghiệm nhằm chẩn đoán bé có khối thịt ở rốn bị ướt, chảy máu là bệnh gì? Từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho bé nhé. ",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/be-co-khoi-thit-o-ron-bi-uot-chay-mau-la-benh-gi/ 57,"Mắt thỉnh thoảng đau nhức, xuất hiện những tia máu nhỏ có phải bị glôcôm không?","Theo những triệu chứng bạn cung cấp mắt thỉnh thoảng đau nhức, xuất hiện những tia máu nhỏ, rất có thể liên quan đến bệnh lý tăng nhãn áp.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/mat-thinh-thoang-dau-nhuc-xuat-hien-nhung-tia-mau-nho-co-phai-bi-glocom-khong/ 58,Trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ có làm sao không?,"Nôn là hiện tượng thức ăn ở trong dạ dày bị đẩy qua miệng rồi qua thực quản trào ra miệng có áp lực. Nôn thường là các bệnh lý của đường tiêu hóa như tắc ruột, viêm ruột, viêm dạ dày, hẹp môn vị cũng có thể là bệnh lý hô hấp hay bệnh lý toàn thân. Trớ là hiện tượng phổ biến hay gặp ở sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa hay thức ăn có thể trào ra khóe miệng. Trớ không phải là dấu hiệu bệnh lý, nên không phải điều trị tại viện, nhưng khi điều trị tại nhà gia đình cần chú ý 2 vấn đề: về tư thế của trẻ và dinh dưỡng của trẻ, ví dụ không nên cho trẻ bú quá nhiều mà nên chia nhỏ lượng sữa, không nên cho bú lại ngay sau khi trớ. Chú ý cho trẻ nằm đầu cao 30 độ, nên bế trẻ sau khi cho ăn 30 phút và không nên mặc quần áo quá chật. Còn thắc mắc trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ có cần đi khám bác sĩ không thì bác sĩ xin tư vấn như sau: Nếu bé nhà bạn bị nôn thực sự hoặc từ trước bé không nôn mà gần đây trẻ mới nôn thì bạn cần cho con đến các trung tâm y tế, bệnh viện uy tín như bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị thích hợp.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-so-sinh-hay-bi-non-tro-co-lam-sao-khong/ 59,Tôi và các thành viên trong gia đình có thể tiêm dịch vụ vaccine Covid-19 không? Nếu có thể thì tiêm ở đâu?,"Hiện tại chính phủ và Bộ Y tế vẫn đang triển khai tiêm cho các đối tượng được ưu tiên, vì vậy nếu anh/chị thuộc diện được tiêm theo chính sách thì có thể đăng ký tại nơi mình sinh sống hoặc nơi mình công tác. Ngoài ra nếu chưa thuộc nhóm đối tương ưu tiên theo NĐ 21-CP thì vui lòng chờ hoặc đăng ký nhu cầu của mình qua hệ thống tổng đài VNVC, ngay khi có thể được đáp ứng và cho phép của Bộ Y tế về cơ chế tiêm dịch vụ chúng tôi sẽ thông báo và mời đến tiêm.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p51 60,Mất răng hàm số 7 có ảnh hưởng như thế nào khi trồng răng Implant không?,"Trường hợp của bạn mất răng hàm số 7 thì phương pháp trồng implant là phương án tối ưu nhất vì phương pháp làm cầu răng phải mài răng số 6 và số 8 rất khó, chỉ định rất hạn chế.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/mat-rang-ham-so-7-co-anh-huong-nhu-nao-khi-trong-rang-implant-khong/ 61,Liệt dây thanh quản trái gây trào ngược thức ăn sau khi ăn có cần điều trị ngay không?,"Liệt dây thanh một bên (Unilateral vocal cord paralysis) là một hình thái phổ biến tại các phòng khám Tai mũi họng. Tình trạng này thường gây khó thở và khó nuốt, và xảy ra thứ phát do tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược (recurrent laryngeal nerve) do các nguyên nhân như ung thư, chấn thương và phẫu thuật. Đây là một tình trạng phức tạp đòi hỏi được khảo sát và thăm khám Tai mũi họng một cách đầy đủ để có kế hoạch can can thiệp phẫu thuật hoặc không phẫu thuật. Thông thường, bạn sẽ được yêu cầu theo dõi (watchful waiting) từ 6-9 tháng, nhằm đánh giá khả năng phục hồi tự nhiên và tính thích ứng của thanh quản. Bạn tiếp tục khám và tư vấn thêm với các bác sĩ Tai mũi họng, để các bác sĩ theo dõi tình hình bệnh của bạn và đưa ra hướng điều trị thích hợp. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/liet-day-thanh-quan-trai-gay-trao-nguoc-thuc-sau-khi-co-can-dieu-tri-ngay-khong/ 62,"Sau lần sinh con gái đầu lòng, hai năm sau tôi mắc quai bị và tới giờ mặc dù vợ chồng tôi sinh hoạt bình thường nhưng không có con nữa. Cuối năm 2020, tôi có đi khám thì bác sĩ bảo tinh hoàn tôi không thấy sản sinh tinh trùng. Bác sĩ cho tôi hỏi, liệu có phương pháp nào sinh con được nữa không?","Trường hợp của bạn có hai khả năng xảy ra là hoàn toàn không còn khả năng sinh tinh trùng và vẫn còn khả năng sinh tinh trùng. Bạn nên thăm khám chuyên khoa để khảo sát thêm (siêu âm, thử nội tiết. . . ), từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Với trường hợp của bạn, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (IVFTA) sẽ thực hiện kỹ thuật micro TESE để tối ưu hóa khả năng tìm thấy tinh trùng.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p16 63,17 tuổi uống Glutathione 1000mg/ngày làm trắng da có an toàn không?,"17 tuổi uống Glutathione 1000mg/1 ngày để trắng da về lâu dài là không an toàn, thuốc này dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh da tăng sắc tố. Bạn còn trẻ nên bổ sung Glutathione có trong thức ăn như hoa quả, trái cây, . . . bạn không nên dùng thuốc. Việc dùng thuốc Glutathione cần có chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/17-tuoi-uong-glutathione-1000mgngay-lam-trang-da-co-toan-khong/ 64,Đi vệ sinh phân đen kèm chảy máu có sao không?,"Nếu là đại tiện máu tươi cuối mỗi lần đại tiện thì có khả năng bạn đang có trĩ hoặc rách mép hậu môn và cũng chưa loại trừ các bệnh lý khác như polyp chảy máu, u trực tràng, hậu môn.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/di-ve-sinh-phan-den-kem-chay-mau-co-sao-khong/ 65,Tôi có thể đăng ký tiêm vaccine ở đâu. Mong được bác sĩ tư vấn.,"Hiện tại, Chính phủ và Bộ Y tế vẫn đang triển khai tiêm cho các đối tượng được ưu tiên. Vì vậy, nếu anh thuộc diện được tiêm theo chính sách có thể đăng ký tại nơi mình sinh sống hoặc nơi mình công tác. Ngoài ra, nếu chị chưa thuộc nhóm đối tương ưu tiên theo NĐ 21-CP vui lòng chờ hoặc đăng ký nhu cầu của mình qua hệ thống tổng đài VNVC. Ngay khi có thể được đáp ứng và cho phép của Bộ Y tế về cơ chế tiêm dịch vụ, chúng tôi sẽ thông báo và mời khách hàng đến tiêm.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p16 66,Hay bị đau ngực và theo từng cơn liên tiếp là triệu chứng bệnh gì?,"Mẹ cháu lớn tuổi hay đau ngực từng cơn nên cảnh giác bệnh lý tim mạch gây đau ngực như: Nhồi máu cơ tim, bóc tách động mạch chủ, huyết khối động mạch phổi. . .",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hay-bi-dau-nguc-va-theo-tung-con-lien-tiep-la-trieu-chung-benh-gi/ 67,Mắc tiểu đường có ăn cơm được không?,"Cơm trắng là món ăn quen thuộc hàng ngày của người Việt Nam. Bữa ăn bình thường khó thiếu được món cơm. Một chén cơm trắng 100gr cho khoảng 130 calo. 28,2 gr carb. Cơm trắng thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Vì vậy, trong chế độ dinh dưỡng của người đái tháo đường thường hạn chế cơm trắng, nhưng không phải là kiêng tuyệt đối. Bạn vẫn có thể ăn cơm trắng hàng ngày với lượng cân đối, đảm bảo đường huyết của bạn nằm trong mục tiêu kiểm soát.Để trả lời câu hỏi của bạn là ăn bao nhiêu cơm trắng thì vừa, bên cạnh việc bạn cần sự tư vấn, xây dựng chế độ dinh dưỡng với bác sĩ của mình, bác sĩ cung cấp thêm một số thông tin về nguyên tắc chung xây dựng chế độ ăn cho người mắc bệnh tiểu đường.Đảm bảo đủ năng lượng để giữ cân nặng bình thường. Chế độ ăn phải cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng sinh năng lượng theo một tỷ lệ cân đối.Chế độ ăn nên giàu chất xơ vì nó có tác dụng khống chế việc tăng glucose, cholesterol, triglycerid sau bữa ăn. Thực phẩm giàu chất xơ làm chậm lại quá trình hấp thu đường vào máu, qua đó giữ cho mức đường trong máu không bị tăng đột ngột ngay sau bữa ăn, mà tiêu hóa hấp thu từ từ, giữ cho lượng đường trong máu không xuống quá thấp, có lợi cho quá trình điều trị bệnh. Nên có chế độ ăn giàu chất xơ, khoảng 30-40g/ngày.Các thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt vitamin nhóm B (B1, B2, PP) cũng cần có mặt trong khẩu phần ăn.Khẩu phần ăn của người tiểu đường cần hạn chế muối (ít hơn 6g/ngày).Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày (5-6 bữa/ngày) để góp phần khống chế đường huyết, không để xảy ra tăng đường huyết quá mức sau bữa ăn và chống hạ đường huyết khi đói, nhất là với người dùng thuốc hạ đường huyết. Với người bệnh điều trị bằng insulin có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá nhiều trong một bữa.Chế biến thức ăn dạng luộc và nấu là chính, không rán, rang với mỡ.Bỏ rượu, bia, thuốc lá,...Quy tắc đĩa thức ăn để kiểm soát lượng đường trong máu: Chia đĩa làm 4 phần: 1/4: Tinh bột (carb): Nên ăn yến mạch, gạo lứt, nui, mì, bánh mì đen,...2/4: rau, củ: Phần lớn rau củ xanh, carot, bắp cải, ớt chuông, 1 ít trái cây ít ngọt,... 1/4: Protein (đạm): Cá, hạt đậu, hải sản, trứng, gà, heo, bò,... 1 muỗng nhỏ dầu tương đương 2ml. Không nên nhịn ăn nhưng hãy tránh những thực phẩm sau: Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng. Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng. Không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, siro, các loại nước có ga,... Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả,... bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bạn cần tuân thủ chế độ vận động hợp lý, khám bệnh và điều trị thuốc hàng ngày.Một khi bạn tuân thủ đầy đủ các yếu tố trên, sẽ hạn chế tối đa các biến chứng do tiểu đường mạng lại. Bạn sẽ có cuộc sống vui khỏe mỗi ngày.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/mac-tieu-duong-co-com-duoc-khong/ 68,"Chỉ số IgE 145,0H có sao không?","IgE là một loại kháng thể trong cơ thể đặc hiệu cho dị ứng hoặc nhiễm ký sinh trùng. Nồng độ IgE huyết tương của bạn là 145,0 IU/ml là cao (H bên cạnh ý chỉ mức cao- High) chứng tỏ cơ thể bạn đang có đáp ứng với nhiễm ký sinh trùng hoặc dị ứng bằng các triệu chứng như: Mày đay, chàm, dị ứng thời tiết gây ngứa mắt, hắt hơi, ho, hen suyễn, khó thở, đau bụng, nôn, tiêu chảy... Để phát hiện cụ thể nguyên nhân bạn nên đi khám chuyên khoa dị ứng, da liễu, nếu xét nghiệm công thức máu của bạn có bạch cầu acid tăng cao thì nên đi khám chuyên khoa ký sinh trùng.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/chi-so-ige-1450h-co-sao-khong/ 69,"Tôi bị bệnh đau đầu, đau tiền đình hay mất ngủ, chóng mặt có tiêm vaccine Covid-19 được không?","Đối với những trường hợp rối loạn tiền đình thường xuyên đau đầu, chóng mặt, mất ngủ cần phải đảm bảo được tình trạng sức khỏe tốt ngay tại thời điểm tiêm ngừa vaccine. Mặt khác, theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế, trong trường hợp này cần được tiêm vaccine tại những cơ sở trong bệnh viện hoặc cơ sở có điều kiện cấp cứu ban đầu tốt, để anh/chị có thể yên tâm hơn trong quá trình chích ngừa.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p105 70,Điều trị ho kéo dài không dứt như thế nào?,"Tình trạng ho kéo dài hơn 2 tuần, ho nhiều thì không nên tự ý điều trị nữa. Ho chỉ là một triệu chứng trong rất nhiều bệnh khác nhau, có thể do viêm họng cấp, viêm Amidan, viêm mũi xoang dị ứng, viêm phế quản, viêm phổi, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản. Ho nhiều sẽ làm cơ thể mệt mỏi, mất sức, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bạn nên cho mẹ đi khám để được các bác sĩ tai mũi họng khám xét kỹ lưỡng bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dieu-tri-ho-keo-dai-khong-dut-nhu-nao/ 71,Tôi bị huyết áp thấp không ổn định có tiêm vaccine Covid-19 được không?,"Đối với người bị bệnh mãn tính như huyết áp cao, huyết áp thấp. . . cần được thăm khám và tiêm chủng tại các cơ sở cở đủ điều kiền hồi sức cấp cứu để đề phòng các tai biến nặng có thể xảy ra. Nếu huyết áp của chị chưa ổn định thì sẽ tạm hoãn tiêm chủng. Chỉ định tiêm chủng chỉ được thực hiện khi bệnh đã ổn định, các chỉ số về mạch, huyết áp, nhịp thở ở giới hạn cho phép.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p127 72,"Cườm cả hai mắt, nhìn không rõ có cần phải phẫu thuật cườm sớm không?",Tùy vào thị lực và độ cứng của cườm thì bác sĩ mới có chỉ định phẫu thuật cườm hoặc điều trị cườm thích hợp.,https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/cuom-ca-hai-mat-nhin-khong-ro-co-can-phai-phau-thuat-cuom-som-khong/ 73,Xuất hiện triệu chứng run tay chân có phải mắc bệnh Parkinson?,"Triệu chứng run chân tay nếu đơn thuần không kèm các triệu chứng như: cơ bắp cứng, đau vai, đi chậm, thay đổi cách viết. . . . thì chưa nghĩ đến bệnh Parkinson. Triệu chứng run có thể gặp trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Để xác định được rõ nguyên nhân bạn cần thiết đến cơ sở y tế để khám chuyên khoa Nội Tổng quát hay Nội Thần kinh để bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể. ",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/xuat-hien-trieu-chung-run-tay-chan-co-phai-mac-benh-parkinson/ 74,Ù tai nguyên nhân do đâu?,"Ù tai là triệu chứng chứ không phải là bệnh lý, nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến ù tai như bệnh lý tai ngoài, tai giữa, vòi nhĩ, tai trong, . . . bạn nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để được khám lâm sàng, chẩn đoán và làm các xét nghiệm cần thiết.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/u-tai-nguyen-nhan-do-dau/ 75,Nhiễm vi khuẩn HP điều trị như thế nào?,"Nhiều người khi phát hiện bị nhiễm vi khuẩn HP thường lo lắng không biết vi khuẩn HP có gây ung thư không. Thực tế, vi khuẩn HP có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính tiến triển và là nguyên nhân chính gây loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạdày. Theo nghiên cứu, có khoảng 1% những người nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori có nguy cơ mắc ung thư. Điều trị diệt vi khuẩn HP trên những đối tượng nhiễm khuẩn HP được chỉ định trong các trường hợp: viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày đã được điều trị, thiếu máu do thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu. Điều trị dự phòng ung thư dạ dày cho những người nhiễm HP trong trường hợp: gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ dày, có polyp dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày sử dụng thuốc chống viêm không steroid(NSAIDs) kéo dài hoặc người mong muốn diệt trừ HP. Phương pháp điều trị HP được sử dụng là kết hợp các loại kháng sinh và kèm 1 loại thuốc giảm tiết acid dịch vị. Việc dùng các loại thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như phân đen, tiêu chảy, rối loạn vị giác (vị kim loại), lưỡi đen và phản ứng cai rượu (hiệu ứng antabuse).",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nhiem-vi-khuan-hp-dieu-tri-nhu-nao/ 76,"Em sinh em bé được 3 tháng, bé đang bú sữa mẹ, tiêm vaccine Covid-19 có cần lưu ý gì? Chồng em da bị chàm, tiêm vaccine có cần lưu ý gì không?","Đúng vậy, chị đang nuôi con bằng sữa mẹ nên cần tạm thời hoãn tiêm vaccine Covid-19. Hiện chưa có bằng chứng chứng minh vaccine Covid-19 có tiết qua sữa mẹ hay không. Trong trường hợp nếu đã tiêm chủng vaccine Covid-19 cho phụ nữ đang cho con bú cũng không cần phải ngừng cho bú. Bệnh lý chàm da của chồng chị vẫn có thể tiêm vaccine, tùy mức độ khác nhau bác sĩ khám sàng lọc sẽ kiểm tra cụ thể và tư vấn chính xác hơn cho chồng chị.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p109 77,Điều trị viêm dạ dày Hp trong bao lâu thì khỏi hoàn toàn?,"Đối với bệnh trào ngược, tiến triển của bệnh còn đáp ứng tùy theo loại thuốc được sử dụng và đáp ứng của mỗi cá thể. Thông thường với PPI thời gian đạt tác dụng đỉnh 3-5 ngày. Nếu bạn dùng phác đồ điều trị diệt HP có thể bạn sẽ cảm giác mệt hơn trước khi điều trị bạn nhé!",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dieu-tri-viem-da-day-hp-trong-bao-lau-thi-khoi-hoan-toan/ 78,"Cổ họng trái đau khi gập, xoay cổ, nghiêng người là bệnh gì?","Tình trạng của bạn có thể bị đau cơ, phần mềm ở vùng cổ. Bạn nên khám bác sĩ để được khám xét nghiệm kịp thời phát hiện sớm tình trạng bệnh.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/co-hong-trai-dau-khi-gap-xoay-co-nghieng-nguoi-la-benh-gi/ 79,"Tôi bị cao huyết áp (15 năm), uống thuốc hàng ngày huyết áp ổn định 120/80; hở van hai lá 1/4; xơ vữa nặng thành mạch hệ động mạch cảnh, đốt sống 2 bên hiện chưa tắc - hẹp đáng kể các đoạn động mạch ngoài sọ, đang uống thuốc ức chế. Xin bác sĩ cho biết tôi chích ngừa Covid-19 có được không?","Trường hợp bệnh lý nền của Anh/Chị cần đi khám chuyên khoa để bác sĩ kiểm tra xem mức độ bệnh đã ổn định hay chưa?Nếu các bệnh lý đã ổn định trong vòng 03 tháng trước khi tiêm chủng (có nghĩa là bệnh không cần thay đổi điều trị đáng kể hoặc nhập viện vì bệnh lý nặng hơn), các chỉ số xét nghiệm duy trì ở mức độ ổn thì Anh/Chị hoàn toàn có thể tiêm được vaccine phòng Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p60 80,"Vợ cháu chuyển phôi đã năm lần (phôi ngày năm) nhưng cứ được khoảng hai tuần là vợ cháu lại chảy máu vùng kín, chảy nhiều dẫn đến hỏng. Vợ cháu đã xét nghiệm thì kết qua hàm lượng beta cao, đã sinh thiết phôi và làm các xét nghiệm. Lần gần nhất là trước Tết, vợ cháu chuyển phôi ngày 26/12 âm lịch đến ngày 6/1 âm lịch lại chảy máu dẫn đến bị hỏng tiếp, trước khi chuyển phôi, đã truyền thuốc chống co thắt tử cung.Xin hỏi bác sĩ có cách nào để tiếp tục chuyển phôi và có thuốc gì nhằm tránh tình trạng chảy máu để thai nhi phát triển bình thường không bị sảy thai hoặc thai lưu (trước đó vợ cháu đã có bị một lần thai lưu phải hút). Bện viện Tâm Anh TP HCM có áp dụng các phương pháp làm IVF cho tỷ lệ thành công cao không?","Trường hợp của chị được gọi là thai lưu liên tiếp nhiều lần. Một số nguyên nhân gặp phải là tử cung bất thường, bộ nhiễm sắc thể của phôi bất thường, các vấn đề về di truyền, hội chứng antiphospholipid. . . Anh chị nên đến bệnh viện khám và làm các xét nghiệm loại trừ các nguyên nhân gây thai lưu liên tiếp, sau đó, làm IVF/PGS tức là thụ tinh trong ống nghiệm có sàng lọc tiền làm tổ. Trước khi chuyển phôi vào buồng tử cung của chị, chúng tôi sẽ sinh thiết phôi để phân tích bộ nhiễm sắc thể của phôi có bình thường hay không?Nếu bộ nhiễm sắc thể của phôi bình thường thì sẽ chuyển, còn nếu bộ NST của phôi bất thường chắc chắn khi chuyển vào sẽ gây sẩy thai hoặc thai lưu. Vợ anh nên đi thăm khám ngay để làm các xét nghiệm nhằm tìm ra nguyên nhân và có thể đưa ra hướng khắc phục. Một số nguyên nhân gây sẩy thai đã có thể được điều trị thành công.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p5 81,"Nữ giới mệt, khó thở sau uống vitamin E có ảnh hưởng gì?","Ở liều dùng thông thường theo đúng hướng dẫn, bổ sung vitamin E đường uống tương đối an toàn và hiếm khi gây ra các phản ứng không mong muốn do thuốc. Một số phản ứng phụ có thể gặp khi dùng vitamin E như buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, đau đầu, nhìn mờ, ban ngứa,... Nguy cơ gặp các phản ứng này gia tăng nếu dùng thuốc ở liều cao.Do thông tin bạn cung cấp chưa nêu rõ về liều lượng cũng như chỉ định bổ sung vitamin E, việc có đang mắc bệnh nền hay dùng các thuốc khác nên chưa thể kết luận chắc chắn tình trạng bạn gặp phải có phải do vitamin E hay không. Tuy nhiên, bạn có thể tạm ngưng sử dụng thuốc, theo dõi xem các biểu hiện trên có cải thiện sau khi ngưng không. Nếu không cải thiện hoặc tiến triển nặng hơn, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được đánh giá đầy đủ hơn.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nu-gioi-met-kho-tho-sau-uong-vitamin-e-co-anh-huong-gi/ 82,Phụ nữ mang thai bị mất ngủ và rối loạn tiền đình nên dùng thuốc gì?,"Với 1 phụ nữ có thai và có nhiều tác động từ xã hội, gia đình, lo lắng bản thân có thể dẫn đến stress và gây lo lắng mất ngủ và các triệu chứng khác như chóng mặt. . . . . Khi phụ nữ có thai và thai của bạn đang trong tam cá nguyệt thứ 2 nếu dùng thuốc để điều trị rất cẩn trọng vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, với tình trạng trên bạn nên đến khám với bác sĩ Chuyên khoa sản để tầm soát các dấu hiệu thiếu máu thai kỳ hay các bất thường khác rối loạn tiền đình. Ngoài ra, phải tránh các căng thẳng, lo lắng thì mới có thể giảm bớt các triệu chứng trên được. Thuốc điều trị chỉ dùng khi thật sự có các vấn đề về bệnh lý mà thôi.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/phu-nu-mang-thai-bi-mat-ngu-va-roi-loan-tien-dinh-nen-dung-thuoc-gi/ 83,"Bị tai biến liệt nửa người, còn đặt ống thông tiểu và mới xuất viện được 2 tuần thì bao lâu mới tập phục hồi chức năng?","Đối với người bệnh liệt nửa người do tai biến mạch não thì phục hồi chức năng sau tai biến là một phần không thể thiếu giúp các bệnh nhân có thể có một cuộc sống khỏe mạnh và có thể tham gia vào những sinh hoạt hằng ngày tốt nhất.Đây là biện pháp cơ bản và cực kỳ quan trọng trong quá trình phục hồi chức năng sau tai biến của bệnh nhân. Tập luyện và sử dụng những máy móc, dụng cụ để hỗ trợ bệnh nhân phục hồi chức năng sau tai biến, dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của những nhân viên y tế có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực này, các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến cần được thực hiện càng sớm càng tốt và đều đặn, phù hợp với từng thể bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/bi-tai-bien-liet-nua-nguoi-con-dat-ong-thong-tieu-va-moi-xuat-vien-duoc-2-tuan-thi-bao-lau-moi-tap-phuc-hoi-chuc-nang/ 84,"Tức ngực, khó thở kèm tim đập loạn xạ là dấu hiệu bệnh gì?","Hay hồi hộp, khó thở, đánh trống ngực tưởng chừng chỉ là những dấu hiệu thông thường khi cơ thể mệt mỏi hoặc làm việc nặng quá sức. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì đó có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác, đặc biệt là các bệnh tim mạch, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến ngất, đột tử, suy tim.Việc chẩn đoán triệu chứng hồi hộp, khó thở, đánh trống ngực là bệnh gì không khó. Bạn chỉ cần đến khoa Tim mạch để các bác sĩ thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm hỗ trợ như đo điện tâm đồ, holter điện tâm đồ 24 giờ, siêu âm tim có thể giúp tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tuc-nguc-kho-tho-kem-tim-dap-loan-xa-la-dau-hieu-benh-gi/ 85,"Tôi bị mề đay ngứa mãn tính, thường xuyên uống thuốc kháng histamin vậy tôi có được tiêm chủng vaccine Covid-19 không bác sĩ?","Với thông tin về bệnh lý mà anh cung cấp, anh vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, anh nên tiến hành tiêm chủng tại khối bệnh viện cơ sở y tế có năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p88 86,Xét nghiệm vitamin B12 kết quả cao gấp đôi bình thường có nguy hiểm không?,"Vitamin B12 thuộc các vitamin nhóm B. Chúng cần thiết cho sự hình thành các hồng cầu bình thường, sửa chữa các mô và tế bào, tổng hợp DNA là vật liệu di truyền trong các tế bào. Mức độ vitamin B12 huyết thanh người khỏe mạnh với người trưởng thành: 220-925 pg/mL hay 162-683 pmol/L. Mức độ cao vitamin B12 là hiếm gặp và thường không được theo dõi trên lâm sàng. Tuy nhiên, nếu một bệnh nhân có một tình trạng như khối u tủy xương mạn tính (chronic myeloproliferative neoplasm), tiểu đường, suy tim, béo phì, bệnh AIDS, bệnh gan nặng, thì người đó có thể có nồng độ vitamin B12 tăng. Uống estrogen, vitamin C hay vitamin A cũng có thể gây ra mức độ vitaminB12 cao. Bạn nên đi khám tổng quát và làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác để bác sĩ lâm sàng có thể đưa ra những tư vấn cụ thể hơn cho bạn. ",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/xet-nghiem-vitamin-b12-ket-qua-cao-gap-doi-binh-thuong-co-nguy-hiem-khong/ 87,"Mệt mỏi, buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì?"," Các triệu chứng của bạn có thể liên quan đến rối loạn tiền đình và một số bệnh lý khác. Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn... Bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/met-moi-buon-non-la-dau-hieu-cua-benh-gi/ 88,"Trẻ mắc Thalassemia ngủ không sâu giấc, quấy đêm liệu có phải thiếu canxi?","Bé 3 tháng tuổi được chẩn đoán Thalassemia phải truyền máu định kỳ 1 tháng 1 lần, chứng tỏ bé là một trong những thể nặng của Thalassemia. Ngoài biểu hiện thiếu máu bé có thể mắc bệnh khác đi kèm. Nếu bạn thấy bé có biểu hiện thiếu canxi (vitamin D) thì bạn nên cho bé khám thêm chuyên khoa dinh dưỡng để bé được đánh giá kỹ trước khi có kế hoạch điều trị cụ thể.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-mac-thalassemia-ngu-khong-sau-giac-quay-dem-lieu-co-phai-thieu-canxi/ 89,Người 70 tuổi một bên tay không nắm chắc được đồ vật có phải tai biến không?,"Triệu chứng yếu sức cơ một bên tay có thể có liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương (não, tủy sống) và cũng có thể từ hệ thần kinh ngoại biên.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nguoi-70-tuoi-mot-ben-tay-khong-nam-chac-duoc-do-vat-co-phai-tai-bien-khong/ 90,Người có dấu hiệu của bệnh bại não có thuốc để chữa khỏi không?,"Qua những thông tin của quý cháu cung cấp, bác sĩ xin trả lời như sau: Dấu hiệu nhận biết của bệnh bại não: là có khuyết tật vận động, nếu người bệnh vận động bình thường thì không phải là bị bại não. Người bệnh có các dấu hiệu của chậm trí tuệ, cần phải đi khám chuyên khoa tâm thần, tâm lý để được chẩn đoán xác định, từ đó mới đưa ra được các tư vấn điều trị và can thiệp chính xác.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nguoi-co-dau-hieu-cua-benh-bai-nao-co-thuoc-de-chua-khoi-khong/ 91,Xin hỏi sau khi tiêm vaccine Covid-19 bao lâu thì có thể mang thai ạ?,"Đối với vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca hay của Pfizer đều là những vaccine có bản chất không phải là vaccine sống giảm độc lực, nên sau khi tiêm vaccine có thể mang thai mà không cần giữ khoảng cách. Tuy nhiên tốt nhất, vợ anh nên hoàn thành phác đồ tiêm 2 liều vaccine ít nhất một tháng trước khi mang thai để cơ thể có đủ thời gian sinh miễn dịch sau khi tiêm vaccine.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p123 92,Sưng ở vùng mặt dấu hiệu bệnh gì và nên điều trị ra sao?,"Có rất nhiều tổn thương gây nên các triệu chứng như bạn mô tả như các bệnh lý viêm nhiễm vùng hàm mặt hay các khối u, viêm xoang, bệnh lý mạch máu, bệnh lý tuyến nước bọt...Tuy nhiên, để xác định loại tổn thương và có điều trị chính xác, các bác sĩ cần phải thăm khám trực tiếp và làm thêm một số các xét nghiệm cận lâm sàng mới có thể đưa ra các chẩn đoán chính xác nguyên nhân sưng ở vùng mặt dấu hiệu bệnh gì?Bạn cũng không nên quá lo lắng và theo sát các chỉ dẫn của các bác sĩ đang điều trị cho bạn và thông báo kịp thời khi có những vấn đề bất thường",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/sung-o-vung-mat-dau-hieu-benh-gi-va-nen-dieu-tri-ra-sao/ 93,Bệnh tiểu đường có uống được dầu cá không?,"Những trường hợp bị đái tháo đường hầu hết đều không có chống chỉ định với uống dầu cá. Bác có thể sử dụng dầu cá để bổ sung omega - 3 một hoạt chất với nhiều bằng chứng về lợi ích trên tim mạch, mỡ máu.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/benh-tieu-duong-co-uong-duoc-dau-ca-khong/ 94,Mắt đau nhức kèm biểu hiện sợ ánh sáng do bụi bay vào có đáng lo?,"mắt của chồng bạn sau khi khoan tường bụi bay vào mắt nên vô ý dụi mắt nên làm trầy lớp biểu mô giác mạc nên gây đau nhức, chảy nước mắt liên tục, bạn nên đưa chồng đến phòng khám chuyên khoa mắt, nếu ở gần những nơi có Hệ thống Y tế Vinmec thì vào để được bác sĩ rửa sạch dị vật bụi trong mắt và điều trị thuốc nhỏ mắt nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/mat-dau-nhuc-kem-bieu-hien-so-anh-sang-do-bui-bay-vao-co-dang-lo/ 95,"Cách đây 8 năm tôi đi cắt amidan nhưng không cắt được. Bác sĩ bảo tôi bị tiểu cầu thấp, máu khó đông nên không cắt amidan được. Vậy, xin hỏi bác sĩ trường hợp của tôi có tiêm vaccine Covid-19 được không? Tôi phải làm sao nếu không tiêm được vaccine Covid-19?","Với kết quả xét nghiệm của anh/chị cách đây đã 8 năm, chúng tôi không rõ sau đó anh/chị đã đi khám và điều trị như thế nào?Để đảm bảo chính xác và an toàn, anh/chị nên mang hồ sơ và cung cấp thông tin đầy đủ hơn cho bác sĩ để được tư vấn phù hợp.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p107 96,Đã phẫu thuật hở hàm ếch và cấy ghép màn thành hầu nhưng giọng nói vẫn ngọng phải làm thế nào?,"Theo như cháu mô tả thì cháu đã phẫu thuật hở hàm ếch và cấy ghép màn thành hầu nhưng giọng nói vẫn ngọng và như ngậm gì đó trong miệng. Theo bác sĩ, cháu nên đến khám tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế để đánh giá chức năng màn hầu, đánh giá cả khe hở vòm xem đã được đóng kín chưa. Việc phục hồi chức năng màn hầu không phải là việc dễ dàng.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/da-phau-thuat-ho-ham-ech-va-cay-ghep-man-thanh-hau-nhung-giong-noi-van-ngong-phai-lam-nao/ 97,"Chướng bụng, suy tĩnh mạch chi dưới và thoái hóa đốt sống cổ nên điều trị thế nào?","Chướng bụng, đầy hơi, đại tiện khó là vấn đề của tiêu hóa. Nên khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chướng bụng. Có thể được cải thiện bằng thuốc và chế độ ăn hợp lý, tránh táo bón. Suy tĩnh mạch chi dưới: Không biết bạn đang ở mức độ thế nào. Các biện pháp cải thiện tùy mức độ: Thuốc, mang vớ. . . Thoái hóa cột sống cổ: Có thể được cải thiện bằng thuốc và các biện pháp vật lý trị liệu, tùy mức độTình trạng mất ngủ: Có thể có căn nguyên riêng hoặc bệnh là hậu quả của một tình trạng chung là cơ thể không được khỏe mạnh, tạo nên một vòng luẩn quẩn. Tốt nhất bạn nên đến khám bác sĩ để được kiểm tra chi tiết nhằm có hướng điều trị phù hợp. Các bệnh lý mà bạn đang gặp phải có thể liên quan đến nhau: ví dụ: Uống nhiều thuốc chống đau khi bị thoái hóa cột sống có thể dẫn đến bệnh lý dạ dày.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/chuong-bung-suy-tinh-mach-chi-duoi-va-thoai-hoa-dot-song-co-nen-dieu-tri-nao/ 98,Sốt nhẹ kèm mệt mỏi nhiều ngày nên làm gì?,"Sốt là tình trạng phản ứng của cơ thể khi có các vi khuẩn, vi rút tấn công cơ thể. Hiện nay, đang có nhiều ca bệnh sốt xuất huyết Dengue. Nếu bạn sốt, bạn nên đi khám để sàng lọc các căn nguyên sốt.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/sot-nhe-kem-met-moi-nhieu-ngay-nen-lam-gi/ 99,"Làm sao để biết con có bị gan, thận đa nang di truyền từ bố không?","Bác sĩ khuyên chồng và các con bạn cần được khám và tư vấn di truyền, sau đó là xét nghiệm gen. Khi có kết quả sẽ tư vấn được nguyên nhân và nguy cơ mắc gan, thận đa nang ở hai con bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/lam-sao-de-biet-con-co-bi-gan-than-da-nang-di-truyen-tu-bo-khong/ 100,Phương pháp tăng kích thước dương vật?,"Dương vật khi cương cứng 6-7cm, khi co lại 3cm, như vậy dương vật của bạn có hơi ngắn hơn so với bình thường. Có thể bạn thể trạng mập, hoặc đặc thù làm gốc dương vật lún sâu vào trong. Bạn có thể tiến hành phẫu thuật để vừa nống dài gốc dương vật ra đồng thời làm to băng mô mỡ tự thân tại chỗ giúp tăng kích thước dương vật. Tuy nhiên, chỉ định phẫu thuật hay không cần phải khám cụ thể, bác sĩ mới kết luận được. Bạn nên đến khám với bác sĩ Nam khoa để được tư vấn chính xác.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/phuong-phap-tang-kich-thuoc-duong-vat/ 101,Sau khi tiêm vaccine Covid-19 mất thời gian bao lâu để phụ nữ có thể mang thai được an toàn.,"Hiện nay chưa có quy định về việc sau tiêm bao lâu có thể mang thai, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên tiêm đủ phác đồ 2 mũi để đảm bào hiệu quả phòng bệnh tốt nhất, sau đó ít nhất một tháng có thể có thai.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p4 102,Khắc phục di chứng trẻ dưới 1 tuổi bị viêm màng não tủy có mủ như thế nào?,Viêm màng não mủ là bệnh lý nặng ở trẻ em và có thể để lại nhiều di chứng sau này. Với tình trạng của con bạn trước tiên cần điều trị triệt để đợt bệnh này. Sau khi khỏi bệnh bạn sẽ cho bé đi khám chuyên khoa phục hồi chức năng để đánh giá về mức độ ảnh hưởng và có kế hoạch can thiệp cho con nhé.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/khac-phuc-di-chung-tre-duoi-1-tuoi-bi-viem-mang-nao-tuy-co-mu-nhu-the-nao/ 103,Trẻ 7 tháng rốn đỏ hơi ướt có sao không?,"Có một số khả năng có thể xảy ra: Viêm rốn, ngoài ra có thể gặp dị tật ống niệu rốn. . . Vì vậy, cháu cần cho bé đi khám để được làm xét nghiệm khẳng định chẩn đoán cho bé trong thời gian sớm nhất.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-7-thang-ron-do-hoi-uot-co-sao-khong/ 104,"Triệu chứng viêm phế quản, hen suyễn ở người già","Tình trạng của mẹ em có thể đang suy hô hấp nặng do viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen cấp, thuyên tắc phổi, suy tim sung huyết. . . Mẹ em cần phải nhập viện cấp cứu để bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh để lâu có thể nguy hiểm tới sức khỏe của bác.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/trieu-chung-viem-phe-quan-hen-suyen-o-nguoi-gia/ 105,Vết thương chụp DSA ngày càng đau liệu có sao không?,"Bác sĩ khuyên bạn nên tái khám với bác sĩ điều trị chính, hoặc bác sĩ can thiệp mạch tại cơ sở y tế mà bạn đang điều trị để được đánh giá chính xác tình trạng nhiễm trùng, tình trạng chảy máu tại vị trí can thiệp, từ đó có phương án điều trị thích hợp với tình trạng của bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/vet-thuong-chup-dsa-ngay-cang-dau-lieu-co-sao-khong/ 106,Thủng màng nhĩ có nên phẫu thuật?,"không biết bạn bị thủng màng nhĩ do chấn thương hay do bệnh lý viêm tai giữa. Nếu do chấn thương và thủng nhỏ, điều trị nội khoa thích hợp đa số sẽ tự liền, bạn nên đến khám bác sĩ tai mũi họng để được chẩn đoán và tư vấn điều trị thích hợp hơn.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/thung-mang-nhi-co-nen-phau-thuat/ 107,"Em bị mề đay mãn tính (ngứa), cho em hỏi là em có thể tiêm vaccine AstraZeneca không ạ? ","Bệnh mề đay mạn tính vẫn có thể tiêm được vaccine Covid-19 của Astrazeneca, tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn cần đến các điểm tiêm có đầy đủ trang thiết bị hồi sức cấp cứu (khối bệnh viện), khai báo với bác sĩ tiêm chủng tiền sử bệnh lý rõ ràng để được chỉ định tiêm chủng chính xác.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p4 108,Nguyên nhân gây ra bệnh huyết trắng là gì?,"Huyết trắng hay còn gọi là khí hư, là chất dịch nhầy âm đạo tiết ra, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng kín. Tuy nhiên, nếu khí hư đột nhiên ra nhiều hơn bình thường thì bạn cần đặc biệt lưu ý bởi đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý phụ khoa. Khi ra nhiều huyết trắng, da ở vùng kín của bạn sẽ bị ẩm ướt, dễ dẫn đến viêm nhiễm. Trước hết bạn phải điều trị viêm nhiễm phụ khoa kết hợp với điều trị viêm da ở vùng kín. Bạn nên kết hợp khám chuyên khoa da liễu để bác sĩ cho bạn phương pháp điều trị hiệu quả nhất",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nguyen-nhan-gay-ra-benh-huyet-trang-la-gi/ 109,Xét nghiệm máu có biết được nhiễm covid hay không?,"Bạn phải căn cứ vào việc có tiếp xúc với vùng dịch tễ Covid -19 hay không, nếu không có yếu tố dịch tễ thì không cần xét nghiệm, vì có thể là sốt thường.Các bệnh nhân mắc bệnh do Coronavirus chủng mới - COVID-19 được cảnh báo các triệu chứng có thể thay đổi mức độ từ nhẹ đến nặng và thậm chí là tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Khi nhiễm virus corona triệu chứng điển hình gồm có:Sốt.Ho.Khó thở.Trong những trường hợp nặng hơn, tình trạng nhiễm trùng có thể gây viêm phổi, hội chứng hô hấp cấp tính nặng, suy thận và có thể gây tử vong. Các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện sau ít nhất 2 - 14 ngày tiếp xúc. Điều này được đưa ra dựa trên thời gian ủ bệnh của các chủng coronavirus trước đây.Để biết chắc chắn thì bạn có thể đến các điểm xét nghiệm để được thực hiện xét nghiệm bằng cách lấy dịch hút mũi họng.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/xet-nghiem-mau-co-biet-duoc-nhiem-covid-hay-khong/ 110,"Em có tiền sử dị ứng kháng sinh và các thuốc có gốc sulfamid, viên đặt phụ khoa. Em đã từng sốc phản vệ độ 2, nằm viện cấp cứu 5 ngày cách đây khoảng 4 năm với các triệu chứng sưng phồng 2 mắt, phù mặt, sưng đỏ tay chân, tăng nhịp tim, khó thở. Lần đầu, em bị dị ứng cách đây 13 năm, lúc đó, em bị nhẹ hơn, chỉ nổi đỏ, sưng mặt, bác sĩ cho uống thuốc 5 ngày thì hết. Xin hỏi em có được tiêm vaccine Covid-19 không? Và nếu được thì tiêm ở đâu?","Chị có tiền sử phản vệ độ II nên theo QĐ 2995 BYT ngày 18/6/2021 thuộc đối tượng chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19 hiện tại. Về các loại vaccine khác, chị vui lòng đợi hướng dẫn từ nhà sản xuất và Bộ Y tế.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p56 111,Bệnh giãn tĩnh mạch cằm nguyên nhân do đâu?,"Triệu chứng của em gái bạn có thể do tăng sinh mạch máu hoặc giãn mạch. Đa số là lành tính, đến một giai đoạn nhất định sẽ ngừng tiến triển. Nguyên nhân giãn tĩnh mạch cằm có thể do: Di truyềnRối loạn nội tiếtTăng cân nhanh, béo phì. Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Lạm dụng thuốc. Bạn nên đưa em gái đến viện khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp. v",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/benh-gian-tinh-mach-cam-nguyen-nhan-do-dau/ 112,Trẻ sưng viêm tai tái phát liên tục cần điều trị thế nào?,"Trường hợp trẻ sưng viêm tai tái phát liên tục như vậy thì nên phẫu thuật để lấy đường rò, tránh áp xe tái phát nhiều lần. Rò luân nhĩ không gây biến chứng điếc nhưng có thể gây viêm, áp xe đường rò tái đi tái lại.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-sung-viem-tai-tai-phat-lien-tuc-can-dieu-tri-nao/ 113,Nguyên nhân chảy máu cam nhiều lần?,"Tình trạng chảy máu mũi vẫn thường gặp ở các lứa tuổi khác nhau. Có những nguyên nhân bệnh lý tại mũi như viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang, lệch vẹo vách ngăn, u hốc mũi, u vòm họng. Có những nguyên nhân không phải tại mũi như các bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu, bệnh lý về gan mật, . . . Nếu tình trạng chảy máu mũi thường xuyên, số lượng nhiều anh nên tới khám chuyên khoa Tai mũi họng để được khám nội soi tai mũi họng đồng thời làm các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nguyen-nhan-chay-mau-cam-nhieu-lan/ 114,"Tôi bị huyết áp cao, tiểu cầu hơi thấp (163). Tôi có tiêm được vaccine Covid-19 hay không?","Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, anh/chị thuộc nhóm đối tượng phải cẩn trọng khi tiêm cần phải tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu. Chỉ định tiêm chủng khi bệnh đã ổn định, các chỉ số về mạch, huyết áp, nhịp thở ở giới hạn cho phép.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p127 115,"Sụt cân, tiểu nhiều về đêm có phải mắc bệnh tiểu đường?","Những triệu chứng như bạn mô tả phù hợp với triệu chứng lâm sàng của bệnh tiểu đường.Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn, bạn cần đến bệnh viện để xét nghiệm chỉ số glucose máu. Khi chỉ số Glucose trong máu của bạn tăng cao phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường thì lúc đó mới kết luận được chính xác tình trạng bệnh của bạn.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/sut-can-tieu-nhieu-ve-dem-co-phai-mac-benh-tieu-duong/ 116,Nứt bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường nên bôi thuốc gì?,"Theo thông tin bạn cung cấp thì bố bạn bị bệnh đái tháo đường typ 2 biến chứng bàn chân. Vì vậy, bạn phải cho bố bạn đi khám chuyên khoa nội tiết tại các bệnh viện thuộc hệ thống Vinmec để được kiểm tra và kiểm soát đường máu. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn hướng chăm sóc bàn chân để tránh nhiễm trùng. Vì vậy bạn không nên để ba tự bôi thuốc vào chân, làm như vậy sẽ khiến cho bàn chân nặng lên. Hiện tại đã có rất nhiều người bị đái tháo đường có bàn chân nhiễm trùng phải cắt cụt rồi bạn nhé. Bạn nên khuyên ba đi thăm khám bác sĩ để có được những tư vấn và cách điều trị hiệu quả nhất nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nut-ban-chan-o-benh-nhan-tieu-duong-nen-boi-thuoc-gi/ 117,Nguyên nhân dẫn đến bệnh mất trí nhớ ở người già?,"Mặc dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh mất trí nhớ ở người già, nhưng có thể kể đến 2 nguyên nhân chủ yếu là:Nguyên nhân do tuổi tác: Cùng với sự lão hóa và suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể, não bộ cũng dẫn bị lão hóa khiến tình trạng rối loạn phản xạ xảy ra ngày càng thường xuyên, nhất là những phản xạ có điều kiện như ghi nhớ, tập trung, tư duy...Vì vậy, nguyên nhân đầu tiên gây bệnh mất trí nhớ ở người già là do neuron thần kinh bị lão hóa. Nếu người bệnh không được giám sát, khơi gọi thường xuyên sẽ dễ rơi vào trạng thái lãng quên hoàn toàn.Nguyên nhân do bệnh tật: Suy giảm trí nhớ cũng có thể là hệ lụy khi người bệnh chấn thương sọ não, viêm não, bệnh Alzheimer, tai biến mạch máu não, rối loạn tuần hoàn não, stress, lạm dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ hay nghiện rượu...Triệu chứng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn khi người bệnh đã cao tuổi. Khi đó, bệnh nhân có thể mất trí nhớ tạm thời, quên nhanh và không thể nhớ lại những sự việc chỉ vừa diễn ra ngay trước đó, tuy nhiên vẫn có thể nhớ được những ký ức xưa cũ chứ không quên hẳn.Những dấu hiệu phổ biến của bệnh mất trí nhớ ở người già có thể kể đến là:Bệnh nhân gặp khó khăn trong các công việc hằng ngày như thường bối rối khi mặc quần áo, nấu ăn hay đơn giản là gọi điện thoại.Rất nhiều lần quên những từ đơn giản, khó giao tiếpQuên những nơi chốn dù rất quen thuộc như đường về nhà, địa điểm muốn đến và có khi không biết mình đã về nhà như thế nào. Bệnh nhân suy giảm trí nhớ cũng dễ nhầm lẫn giữa ngày và đêm.Thay đổi tâm trạng thất thường không rõ lý do, đồng thời họ cũng ít biểu lộ cảm xúc hơn trước.Người suy giảm trí nhớ thường hay nghi ngờ, khó chịu, hờ hững, bồn chồn, lo lắng hoặc kích động mãnh liệt trong các tình huống gặp trở ngại về bộ nhớ.Bệnh mất trí nhớ ở người già có thể được cải thiện bằng chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất bà bổ sung những thực phẩm hỗ trợ não bộ. Cụ thể hơn, chế độ ăn uống của bệnh nhân suy giảm trí nhớ cần tuân thủ những điều sau:Hạn chế ăn nhiều mỡ động vật bão hòa nhiều cholesterol như nội tạng, thịt mỡ. Thay vào đó nên bổ sung chất béo với lượng dưới 25% tổng như cầu năng lượng hằng ngày dưới dạng omega-3 có nhiều trong các loại cá nhằm giúp tế bào não chống lão hóa. Năng lượng từ chất béo chỉ nên ở mức dưới 25% tổng nhu cầu năng lượng hàng ngày.Tăng cường các loại rau và hoa quả sẫm màu để chống lại sự lão hóa não.Sử dụng sản phẩm bổ sung các chất dinh dưỡng: Folate và vitamin B12, Vitamin E và C, Axit Folic, PS (Phosphatidylserine).Người thân trong gia đình bạn nên khuyến khích bà duy trì luyện tập thể dục và thường xuyên thực hiện các bài tập luyện trí nhớ như tập tính nhẩm cộng, trừ, nhân, chia; tập nhớ tên người mới quen; chơi cờ; ôn lại những việc xảy ra trong ngày trước khi ngủ... để cải thiện tính năng ghi nhớ của não bộ.Khi bà của bạn bị mất trí nhớ đột ngột. Gia đình cần đưa bà đến bệnh viện uy tín thăm khám. Bà cần làm một số thăm dò chuyên sâu để tìm kiếm những bất thường trong hoạt động của điện não và lưu lượng máu trong não. Bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc kết hợp các kỹ thuật này:Chụp cộng hưởng từ (MRI)Chụp cắt lớp vi tính (CT)Điện não đồ (EEG)",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nguyen-nhan-dan-den-benh-mat-tri-nho-o-nguoi-gia/ 118,Tỷ lệ nhiễm HIV sau 2 lần giao hợp có cao không? Xét nghiệm HIV bằng que thử có chính xác?,"Tỷ lệ nhiễm HIV sau 2 lần giao hợp có cao không: Tỷ lệ lây nhiễm HIV qua 1 lần giao hợp là 0. 1-1%. Tuy nhiên, khả năng nhiễm HIV phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Quan hệ tình dục có làm bộ phận sinh dục bị tổn thương, trầy xước không (nếu bị trầy xước, làm tăng nguy cơ nhiễm HIV); bạn có mắc các bệnh lây qua đường tình dục mạn tính không: giang mai, lậu, hạ cam. . . (nếu mắc các bệnh này, nguy cơ nhiễm HIV cao gấp hàng chục lần so với người không mắc); kết quả đo tải lượng HIV của bạn nữ, nếu kết quả này dưới 200 bản sao/1ml máu thì khả năng lây bệnh là không hoặc rất thấp. Bạn mới làm xét nghiệm HIV bằng que thử, đây không phải là xét nghiệm để khẳng định có nhiễm HIV hay không. Hơn nữa, khoảng thời gian từ sau khi phơi nhiễm mới là 7 tuần, vẫn đang trong giai đoạn cửa sổ, muốn có kết quả chính xác hơn, bạn cần làm xét nghiệm HIV đo tải lượng hệ thống tự động. Nếu kết quả âm tính, bạn cần theo dõi và làm xét nghiệm lại sau 3 tháng và 6 tháng để chắc chắn về kết quả của mình. Do đó, bạn nên đến các cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc được đào tạo về tư vấn HIV để khám, chỉ định xét nghiệm HIV chính xác giúp bạn có được chẩn đoán chính xác.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/ty-le-nhiem-hiv-sau-2-lan-giao-hop-co-cao-khong-xet-nghiem-hiv-bang-que-thu-co-chinh-xac/ 119,Tiết nước bọt nhiều nguyên nhân do đâu?,"Như dấu hiệu bạn mô tả thì bạn bị tăng tiết nước bọt. Theo nghiên cứu thì mỗi ngày có khoảng 800 - 1. 500ml nước bọt được tiết ra. Nước bọt là chất dịch trong khoang miệng, có trách nhiệm hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa trong cơ thể diễn ra suôn sẻ, khi bị tăng tiết nước bọt quá nhiều thì có thể đó chính là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý sau: Trào ngược dạ dày, bệnh viêm tụy, bệnh gan, bệnh về răng miệng.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tiet-nuoc-bot-nhieu-nguyen-nhan-do-dau/ 120,"Đi ngoài rát, có búi da thừa ở hậu môn là bệnh gì?","Tình trạng của bạn thường là do nứt kẽ hậu môn, bạn cố gắng đi cầu thường xuyên, tránh táo bón, ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước cho mềm phân nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/di-ngoai-rat-co-bui-da-thua-o-hau-mon-la-benh-gi/ 121,Thuốc tránh thai nào phù hợp với phụ nữ sau sinh 1 tháng?,"Người mẹ ngay sau sinh vẫn có khả năng thụ thai kể cả khi kinh nguyệt chưa trở lại bình thường cũng như đang cho con bú. Do vậy cần phải thực hiện biện pháp ngừa thai nếu gia đình vẫn chưa có kế hoạch thêm thành viên mới.Về thuốc uống tránh thai chứa hormone thì có một số loại an toàn cho trẻ bú mẹ dù thuốc vẫn có thể qua sữa mẹ ở lượng nhỏ. Tuy nhiên việc lựa chọn thuốc còn phải đảm bảo an toàn cho người mẹ, hạn chế nguy cơ tạo cục máu đông gây thuyên tắc mạch nên còn phải căn cứ tình trạng sức khỏe, các bệnh lý đi kèm của mẹ. Bên cạnh đó, một số loại thuốc có thể gây giảm tiết sữa nên cũng cần xem xét. Do vậy, bạn nên gặp trực tiếp và tham khảo ý kiến bác sĩ Sản khoa để có lựa chọn cụ thể và phù hợp nhất.Nếu còn thắc mắc về vấn đề này, bạn có thể đến cơ sở y tế gần nhất hoặc Bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn kỹ hơn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Vinmec, chúc bạn thật nhiều sức khỏe.Trân trọng!",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/thuoc-tranh-thai-nao-phu-hop-voi-phu-nu-sau-sinh-1-thang/ 122,Tôi bị thiếu men G6PD bẩm sinh có tiêm được vaccine Covid-19 không?,"Bệnh thiếu men G6PD là bệnh lý di truyền có các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nếu bệnh lý của bạn ở mức độ nhẹ và vừa, không phải can thiệp thì bạn vẫn tiêm chủng vaccine Covid-19 bình thường được. Tuy nhiên, nếu mức độ bệnh lý nặng cần phải truyền máu, bạn phải hoãn đến khi nào tình trạng ổn định trên 3 tháng mới tiêm chủng. Vì vậy, bạn có tiền sử thiếu men G6PD cần kiểm tra tình trạng bệnh lý của mình và mang kết quả khám tới cho bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm. Bác sĩ sẽ xem tình trạng cụ thể của bạn để quyết định bạn có thể tiêm ngay hay tạm hoãn tiêm vaccine Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p70 123,Amidan to (J31) có nên cắt không?,"Amidan to không phải là chỉ định cần phải cắt, nếu amidan đó gây viêm đi viêm lại nhiều lần, thường là trên 3 lần/năm hoặc amidan to gây ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ thì mới cần phải cắt bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/amidan-j31-co-nen-cat-khong/ 124,Cơm rượu nếp cẩm có làm tăng chỉ số đường huyết không?,"Gạo nếp cẩm hay còn gọi là black sticky rice không phải là gạo nếp nấu với lá cẩm. Nếu là gạo nếp nấu với lá cẩm thì không nên cho người tiểu đường ăn vì có chỉ số GI cao(>80) còn nếu là gạo nếp cẩm thực sự thì chỉ số đường huyết là 42,3 (người tiểu đường ăn được những thực phẩm có chỉ số đường huyết(GI) nhỏ hơn 55) nên người tiểu đường có thể ăn được so với gạo trắng (GI 89), và gạo lứt (GI 50)Gạo nếp cẩm nấu lên và ủ men thành cơm rượu sẽ tạo thành C2H5OH sau đó sẽ chuyển hóa thành Ketones trong máu nếu ăn hàm lượng nhỏ thì có thể ăn được nhưng nếu ăn hàm lượng nhiều và thường xuyên thì có thể gây ra toan chuyển hóa và không tốt cho tình trạng tiểu đường",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/com-ruou-nep-cam-co-lam-tang-chi-so-duong-huyet-khong/ 125,Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh tiểu đường?,"Bác sĩ cần biết thêm các thông tin khác để có thể tư vấn cụ thể hơn như mẹ của bạn có thừa cân, béo phì hay nhẹ cân không, chế độ ăn hàng ngày của mẹ bạn như thế nào, đường huyết và HbA1C là bao nhiêu, mẹ bạn có kiểm soát đường huyết ổn định không hay là dao động, hiện mẹ bạn có uống thuốc tiểu đường không hay chỉ điều chỉnh bằng chế độ ăn. Về nguyên tắc dinh dưỡng cho người đái tháo đường là ăn lượng thực phẩm ổn định hàng ngày và phải cân đối, đủ dinh dưỡng, nên chia nhỏ bữa ăn thành 4-6 bữa 1 ngày. Vì vậy, để tính được khẩu phần cho mẹ bạn thì bạn nên đưa mẹ đến bệnh viện uy tín để nhận được tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa và theo dõi tái khám để kiểm soát bệnh tốt bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/che-do-dinh-duong-cho-nguoi-bi-benh-tieu-duong/ 126,"Năm nay em 31 tuổi, bị thai lưu ngưng phát triển hai lần, lần đầu 7 tuần, lần sau 6 tuần, hai lần cách nhau một năm. Vợ chồng em muốn đi khám để biết nguyên nhân để tiếp tục mang thai, thì cần chọn gói xét nghiệm và khám những gì, chi phí tầm khoảng bao nhiêu?","Tình trạng của chị được xếp vào nhóm bệnh nhân có sẩy thai liên tiếp. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra có thể kể đến như bất thường về di truyền của cả hai vợ chồng dẫn đến phôi tạo thành có bất thường, do nhiễm trùng, các bệnh lý mãn tính đi kèm hoặc do những bệnh lý tại tử cung của người phụ nữ. Để điều trị, anh chị nên được khảo sát về các xét nghiệm di truyền, tình trạng nhiễm trùng, các bệnh lý mãn tính, nội tiết của chị.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p4 127,"Em từng chọc trứng một lần tạo được bốn phôi, chọc từ ngày 17/2/2020 đến ngày 8/12/2020 em mới được chuyển phôi lần một, không đậu đến ngày 11/1/2020, em chuyển nốt hai phôi lần hai và thất bại, cả hai lần bác sỹ đều cho em bơm tiểu cầu. Trường hợp của em luôn quá sản niêm mạc và từng nội soi polyp buồng và cổ tử cung, trong tử cung luôn có các sợi dải dính.Vợ chồng em dự định 1-2 tháng tới tiếp tục làm lại IVF. Em muốn hỏi các bác trường hợp của em nên kiểm tra gì hay theo phác đồ nào để có hiệu quả sau 2 lần chuyển phôi thất bại? Em hỏi thêm là hông bên trái của em luôn lạnh vậy có phải do em lạnh tử cung không và có biện pháp nào để cải thiện không?","Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vô sinh hiếm muộn, trong đó bao gồm các nguyên nhân từ phía người vợ (dự trữ buồng trứng thấp, rối loạn nội tiết/phóng noãn, tắc vòi tử cung, . . . ), người chồng (tinh trùng yếu, rối loạn sinh dục, . . . ), vô sinh do cả hai vợ chồng, hoặc các trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân. Xác định rõ nguyên nhân gây ra vô sinh là một bước quan trọng trong quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn. Theo những gì chị cung cấp, nguyên nhân có thể do bất thường niêm mạc tử cung (quá sản niêm mạc, polyp, dính buồng tử cung khiến phôi khó làm tổ) và chị sẽ cần điều trị những nguyên nhân đó bằng nhiều phương pháp khác nhau như dùng thuốc nội tiết, nong dính hoặc phẫu thuật cắt polyp hoặc cắt dính buồng tử cung. Tuy nhiên, từ những gì chị cung cấp cũng chưa thể loại trừ các nguyên nhân khác đến từ phôi (bất thường di truyền của phôi). Rất mong anh chị sắp xếp tới thăm khám để bác sĩ có thể tư vấn cụ thể hơn về tình trạng và phác đồ điều trị phù hợp. Y học hiện đại không có khái niệm ""tử cung lạnh"". Đây là khái niệm của đông y dùng mô tả tình trạng mất cân bằng âm dương khiến thiếu máu đến nuôi dưỡng tử cung, khiến khó thụ thai cũng như giảm nuôi dưỡng cho phôi thai khi đã làm tổ. Đây không phải khái niệm về cảm nhận nóng, lạnh trong cơ thể. Trong y học hiện đại, trường hợp giảm dòng máu đến tử cung cũng có thể gặp phải, thường trên đối tượng bệnh nhân có bệnh lý nền liên quan đến tim mạch, đông cầm máu.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p23 128,Bệnh herpes môi tái phát nhiều lần làm thế nào?,"Bệnh Herpes thường gây các mụn nước thành cụm ở cạnh môi và hay tái phát, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính kèm theo gây suy giảm miễn dịch. Nếu bạn thường xuyên bị bệnh herpes môi tái phát nhiều lần thì bạn nên đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để khám chuyên khoa da liễu. Tại đây các bác sĩ sẽ thăm khám để loại trừ các bệnh gây suy giảm miễn dịch kèm theo, đặc biệt ngoài thuốc bôi kháng virus Acyclovir. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống điều trị duy trì để tránh tái phát.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hoi-dap-benh-herpes-moi-tai-phat-nhieu-lan-lam-the-nao/ 129,Phương pháp phẫu thuật điều trị sà ruột và rủi ro có thể xảy ra,"Theo triệu chứng bạn mô tả có thể sơ bộ chẩn đoán bạn bị thoát vị bẹn, là tình trạng ruột hoặc cả cơ quan khác trong ổ bụng sa ra ngoài qua một chỗ yếu ở thành bụng vùng ống bẹn, nơi cấu trúc mạch mạch máu, thần kinh và ống dẫn tinh nối thông giữa tinh hoàn và các cơ quan khác trong ổ bụng. Trường hợp của bạn, phẫu thuật là chỉ định điều trị tuyệt đối, bác sĩ sẽ xử lý chủ yếu của thành bụng, thường sẽ đặt một mảnh ghép nhân tạo để giúp cơ thể tái cấu trúc lại vị trí bị yếu đó, giúp các tạng trong ổ bụng không bị sa ra ngoài khi vận động mạnh nữa. Những rủi ro phẫu thuật có thể gặp nhìn chung với tỷ lệ khá thấp, là rủi ro liên quan đến biến chứng phẫu thuật như tổn thương mạch máu, thần kinh hoặc ống dẫn tinh đặc biệt khi túi thoát vị hình thành lâu ngày, viêm dính nhiều, rủi ro do phản ứng dị ứng với thuốc, quá trình gây mê (hoặc gây tê tủy sống . . . ).",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/phuong-phap-phau-thuat-dieu-tri-sa-ruot-va-rui-ro-co-the-xay-ra/ 130,Tại sao cần phải tư vấn trước khi mổ?,"Lỗi thông thường trong các cuộc khiếu kiện hiện nay tại các cơ sở y tế hay được quy kết là do bác sĩ không tư vấn kỹ trước các ca phẫu thuật hay thủ thuật, vì bất kì một can thiệp thủ thuật hay phẫu thuật là chuyện hệ trọng, tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro. Là một người bác sĩ, tôi thấy vấn đề trên cần được thực hiện để hạn chế các tranh chấp y khoa giữa bệnh nhân và bác sĩ. Còn đứng về phía bệnh nhân, chúng ta có quyền đặt các câu hỏi trước khi quyết định tham gia điều trị cùng bác sĩ, nhất là trước khi phẫu thuật vì mổ là chuyện hệ trọng và có nhiều rủi ro. Trừ những trường hợp mổ cấp cứu khẩn cấp để cứu nguy tính mạng, còn phần lớn cuộc phẫu thuật đều có thể trì hoãn được. Tư vấn trước khi mổ là quyền của bệnh nhân. Theo đó, để tìm hiểu kỹ lưỡng cũng tạo tâm lý thật tốt trước khi thực hiện phẫu thuật thì bạn có thể đặt câu hỏi cho bác sĩ. Một số câu hỏi bạn có thể đặt ra cho bác sĩ như sau: Bác sĩ chẩn đoán căn bệnh là gì?Có bao nhiêu phương án điều trị căn bệnh này?Nếu phẫu thuật là phương án tối ưu thì cuộc phẫu thuật sẽ làm gì và trong thời gian bao lâu?Các tai biến và biến chứng có thể xảy ra, cách xử trí khi chúng xảy ra như thế nào?Chi phí ước chừng cho cuộc mổ bao nhiêu?Sau mổ có cần người nuôi bệnh?Thời gian tự sinh hoạt sau mổ bao lâu?Có một thực tế là đa số chúng ta đều tránh nói về tai biến, biến chứng xảy ra trong và sau cuộc mổ. Với bác sĩ, nhiều người ngại nói là do sợ bệnh nhân hoang mang không dám đi mổ. Với bệnh nhân, đa số không nhắc đến chuyện này là do không dám đối mặt với thực tế, vì bệnh nhân hay đòi hỏi bác sĩ phải cam kết kết quả tốt 100%. Chúng ta phải chấp nhận một thực tế là không có kết quả tốt 100% cho tất cả các cuộc phẫu thuật, mà luôn có một tỉ lệ rủi ro nhất định. Các bác sĩ chỉ có thể giảm thiểu tới mức thấp nhất nguy cơ mà thôi.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hoi-dap-tai-sao-can-phai-tu-van-truoc-khi-mo/ 131,Tôi có bệnh giãn tĩnh mạch chân. Xin hỏi tôi chính ngừa Covid-19 thì có bị huyết khối không?,"Sau tiêm ngừa vaccine Covid-19 có nguy cơ huyết khối và chính trên bệnh lý nền của anh/chị cũng có nguy cơ về huyết khổi, vì thế nếu bác được tiêm ngừa vaccine Covid-19 thì nên theo dõi sát 28 ngày sau khi tiêm chủng về các nguy cơ huyết khối.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p2 132,Vì sao 2 lần siêu âm khoèo bàn chân khác nhau?,"Bạn nên siêu âm kiểm tra lại và khi siêu âm nên nhắc bác sĩ siêu âm kiểm tra kỹ chân bên nào của bé bị khoèo bàn chân, bác sỹ siêu âm lần trước có thể ghi nhầm bên hoặc xác định nhầm bên phải hoặc bên trái.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/vi-sao-2-lan-sieu-am-khoeo-ban-chan-khac-nhau/ 133,"Tôi hiện 66 tuổi, đang điều trị bệnh bazedo hàng ngày, ngoài ra tôi có bệnh dị ứng thời tiết hay hắt hơi sổ mũi, xin hỏi bác sĩ liệu tôi có nên tiêm phòng vaccine Covid-19 hay không, nếu tiêm thì nên tiêm loại thuốc nào là thích hợp?","Hiện tại, anh đã 66 tuổi và có bệnh lý nền mãn tính, bị dị ứng thời tiết thì theo Quyết định 2995/QĐ-BYT, anh vẫn có thể tiêm chủng vaccine covid-19 tại khối bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p23 134,Chỉ số xét nghiệm HBV-DNA ở mức nào sẽ được chỉ định dùng thuốc?,"Trong trường hợp của bạn, cần làm thêm các xét nghiệm: Anti-HBc IgM, HBeAg, ALT, AST để xác định mức độ xơ hóa gan và các xét nghiệm cần thiết khác nếu phải điều trị, ví dụ như: Công thức máu, bilirubin, albumin, tỷ lệ prothrombin để đánh giá giai đoạn và mức độ bệnh. Việc chỉ định điều trị không chỉ dựa vào tải lượng HBV-DNA mà còn dựa vào nồng độ ALT, mức độ xơ hóa gan và độ tuổi. Do đó, bạn cần đến Trung tâm gan để các bác sĩ thăm khám lâm sàng chỉ định xét nghiệm và tư vấn trong từng trường hợp cụ thể. ",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/chi-so-xet-nghiem-hbv-dna-o-muc-nao-se-duoc-chi-dinh-dung-thuoc/ 135,Cách điều trị tắc nghẹt mũi nặng vào ban đêm tại nhà?,"Hiện nay, tình trạng nghẹt mũi khi ngủ vào ban đêm xảy ra rất nhiều, đối với mọi lứa tuổi. Để điều trị bệnh tại nhà, bạn cần lưu ý:Gối cao đầu khi đi ngủ. Lưu ý không nên gối cao quá vì có thể gây mỏi cổ, đau vai gáy do sai tư thế khi ngủ.Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%.Duy trì độ ẩm trong phòng ngủ, tránh để điều hòa thông gió quá lâu. Trường hợp nếu không khí trong phòng bị khô quá có thể sử dụng các máy tạo ẩm và vòi phun sương ở đầu giường để tăng độ ẩm trong phòng.Hạn chế, không nên ăn uống trước khi đi ngủ. Điều này còn giúp hạn chế những bệnh dạ dày và tiêu hóa.Uống nhiều nước mỗi ngày, tối thiểu 2lit.Điều trị triệt để các bệnh lý vùng mũi.Tuy nghẹt mũi về đêm không phải là triệu chứng cấp tính nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây ra những phiền phức và khó chịu. Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để kịp thời phát hiện những vấn đề về sức khỏe để có phương pháp điều trị tốt nhất.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/cach-dieu-tri-tac-nghet-mui-nang-vao-ban-dem-tai-nha/ 136,"Tôi bị huyết áp cao và tim mạch đang dùng thuốc hàng ngày. Ngoài ra, tôi bị dị ứng thời tiết, khi ăn xong bữa thường có dịch mũi. Vậy sắp tới tiêm vacccine Covid-19 thì tôi có tiêm được không và nên tiêm loại nào?","Theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì người đang điều trị bệnh nền đã ổn định có thể tiêm ngừa vaccine Covid-19. Ngoài ra, Anh/Chị có tiền sử dị ứng cần cẩn trọng khi tiêm chủng và cần được tiêm tại bệnh viện hoặc cơ sở tiêm chủng có đủ khả năng cấp cứu ban đầu. Trước khi tiêm, Anh/Chị cần cung cấp đầy đủ thông tin điều trị bệnh cho bác sĩ khám sàng lọc biết để đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại Anh/Chị và chỉ định tiêm chủng nếu đủ điều hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Anh/Chị có thể tiêm bất cứ loại vaccine Covid-19 nào hiện đang có ở địa phương.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p99 137,"Em năm nay 35 tuổi, có bệnh nền là viêm dạ dày, viên họng amidan còn lại sức khỏe bình thường. Xin hỏi bác sĩ em có tiêm vaccine Covid-19 được không?","Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, anh có thể được tiêm ngừa vaccine Covid-19 nếu bệnh nền của anh đã được điều trị ổn định. Khi điêm tiêm vaccine, anh nên đem theo giấy tờ kết quả khám bệnh, đơn thuốc và trao đổi cụ thể hơn với bác sĩ về tình trạng sức khoẻ của mình khi khám sàng lọc trước tiêm ngừa để bác sĩ có thể tư vấn rõ hơn cho anh.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p86 138,"Tắc nghẽn phổi mãn tính có phải hay ho, khó thở và nên điều trị thế nào?","Chẩn đoán xác định bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần phải được đo hô hấp ký có hội chứng tắc nghẽn. Qua đó cũng có thể đánh giá mức độ rối loạn thông khí, đây là bệnh mạn tính.Em cần đưa bố đến gặp bác sĩ chuyên khoa Hô hấp để được hướng dẫn điều trị và chung sống hòa bình với bệnh nhằm có một chất lượng sống tốt nhất có thể.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tac-nghen-phoi-man-tinh-co-phai-hay-ho-kho-tho-va-nen-dieu-tri-the-nao/ 139,Hiện tượng trẻ sơ sinh nổi mụn đỏ ở cổ là do đâu?,"Ở trẻ nhỏ thường gặp một số bệnh viêm da do vi khuẩn, virus, nấm, hoặc do cơ địa viêm da dị ứng. Sau khi được điều trị khỏi, một số bé có thể để lại những nốt đỏ, thâm hoặc trắng và thường sẽ hết một thời gian ngắn. Nếu trên da trẻ có những đốm trắng tồn tại lâu hoặc ngứa, cần cho con đi khám với bác sĩ da liễu để đề phòng con bị nấm, lang ben nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hien-tuong-tre-so-sinh-noi-mun-do-o-co-la-do-dau/ 140,"Kết quả xét nghiệm EOS% là 2,0, RDW-CV là 17,8 có sao không?","Kết quả EOS% là 2,0 là bình thường. Còn RDW-CV là 17,8 là tăng hơn so với bình thường. Các giá trị tham chiếu này có khác nhau giữa các phòng xét nghiệm. Bạn có thể tham khảo chỉ số EOS % bình thường từ 0,4 đến 8,4 %, RDW: Giá trị bình thường từ 11,8 đến 13,4%. Chỉ số RDW thường tăng trong các trường hợp thiếu sắt, bệnh lý huyết sắc tố, thiếu hụt vitamin B12, ...Vì vậy, bạn nên kiểm tra thêm các xét nghiệm chuyên sâu hơn để phục vụ cho chẩn đoán.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/ket-qua-xet-nghiem-eos-la-20-rdw-cv-la-178-co-sao-khong/ 141,"Đau đầu, suy nghĩ nhiều, lo âu là dấu hiệu của bệnh gì?","Theo như triệu chứng em mô tả thì tôi chẩn đoán đây là bệnh lý rối loạn lo âu - đau đầu - căng cơ. Đây là một trong những dạng rối loạn tâm lý phổ biến. Người bệnh thường có cảm giác lo lắng quá mức đối với một tình huống hoặc sự việc, thậm chí có thể lo lắng rất vô lý. Nếu tình trạng này kéo dài và lặp lại nhiều lần có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống thì em nên đến khám chuyên khoa sức khỏe tâm thần và Nội Thần kinh để có hướng điều trị cụ thể.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-dau-suy-nghi-nhieu-lo-au-la-dau-hieu-cua-benh-gi/ 142,Nội soi dạ dày có phải gây mê không?,"Nội soi dạ dày là một thủ thuật. Bác sĩ sẽ dùng ống nội soi đưa vào miệng xuống hầu họng, thực quản và đến dạ dày - tá tràng với thủ thuật này khi đưa ống thông vào miệng, hầu họng, bạn sẽ có cảm giác rất khó chịu vì sự kích thích của ống soi làm cho bạn chảy nước mắt, mũi và cảm giác buồn nôn và nôn nhất là khi ống thông đưa xuống sâu.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/-noi-soi-da-day-co-phai-gay-me-khong/ 143,Ưu điểm khi tán sỏi thận qua da bằng ống soi mềm là gì?,"Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser là phương pháp hiện đại, ít xâm lấn, có nhiều ưu điểm nổi bật cũng như là kỹ thuật tiến bộ nhất trong tiết niệu nói chung và điều trị sỏi tiết niệu nói riêng. Kỹ thuật tán sỏi laser bằng ống soi mềm đi theo đường tự nhiên qua niệu đạo, niệu quản vào thận lấy sỏi.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/uu-diem-khi-tan-soi-than-qua-da-bang-ong-soi-mem-la-gi/ 144,"Tôi bị đái tháo đường, đang uống thuốc mỗi ngày, trước chưa uống thuốc thì chỉ số đường HbA1c > 8.0, 6 tháng gần đây mới bắt đầu uống thì chỉ số này về khoảng 7.0. Tôi tiêm vaccine Covid-19 loại AstraZeneca có được không?","Nếu hiệu tại chỉ số HbA1c của anh/chị ở mức 7% so với trước đây là có kiểm soát tốt hơn, tuy nhiên chỉ số này cũng đang trên ngưỡng (6, 5%), anh/chị nên dùng thuốc đều đặn, có chế độ ăn uống phù hợp để HbA1c được kiểm soát tốt hơn. Với trường hợp của anh/chị đang dùng thuốc đều, không có bệnh lý nền nào khác, không biến chứng và không có chống chỉ định nào khác thì anh/chị vẫn có thể tiêm phòng vaccine Covid-19 được.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p25 145,Trẻ hơn 2 tháng đi ngoài phân lỏng do không hợp sữa hay chưa khỏi bệnh viêm ruột?,"bạn đã cho cháu tái khám và bác sĩ nói đã khỏi bệnh thì tốt nhất trong giai đoạn này nên cho bé bú mẹ hoàn toàn nếu mẹ đủ sữa và theo dõi phân của bé. Đây là phương án tốt nhấtVề việc bé chưa uống vắc-xin ngừa Rota, bạn có thể chờ khi bé uống sữa mẹ hoàn toàn, phân bé ổn định dần thì có thể uống được vắc-xin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-hon-2-thang-di-ngoai-phan-long-do-khong-hop-sua-hay-chua-khoi-benh-viem-ruot/ 146,Trẻ đi học không nói có phải mắc hội chứng sợ đám đông?,"Qua những gì bạn miêu tả về con mình có thể không phải bé mắc hội chứng sợ đám đông. Phần lớn những người mắc hội chứng sợ đám đông thường sợ ra khỏi nhà một mình. Sợ xếp hàng, hoặc nơi đông người. Các không gian kín, chẳng hạn như rạp chiếu phim, thang máy, tiệm tạp hóa nhỏ. Các không gian mở, chẳng hạn như bãi đỗ xe, các cây cầu, các trung tâm thương mại lớn,...Trường hợp con bạn, bé ở nhà bé rất lanh lợi nhưng trẻ đi học không nói, nhìn bé căng thẳng có thể là do bé bị bạn bè bắt nạt, không hòa nhập được với mọi người hoặc bé sợ tới lớp.Trước tiên bạn nên nhẹ nhàng nói chuyện với con để bé chia sẻ và cần thiết có thể trao đổi thêm cùng cô giáo để tìm ra nguyên nhân.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tre-di-hoc-khong-noi-co-phai-mac-hoi-chung-so-dam-dong-/ 147,Mũi không phân biệt được mùi điều trị thế nào?,"Trường hợp của anh ghi nhận tình trạng mất mùi (mất khứu giác) sau chấn thương đầu có thể do các nguyên nhân sau: Chấn thương gây tắc nghẽn vùng mũi làm cản trở các loại mùi tiếp cận khu vực khứu giác, tổn thương niêm mạc hoặc sợi thần kinh vùng khứu giác ở mũi, tổn thương ở não chi phối khứu giác,... Do đó tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân gây mất khứu giác mà có cách điều trị khác nhau. Riêng trường hợp của anh do tình trạng mất khứu giác đã lâu (05 năm) nên khả năng hồi phục khứu giác sẽ khó. Anh có thể đến phòng khám Tai mũi họng để khám và tư vấn cụ thể hơn.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/mui-khong-phan-biet-duoc-mui-dieu-tri-nao/ 148,Chỉ số Creatinin ở mức 123.35 Micromol/L có được xác định là suy thận hay không?,"Với tuổi của anh, chỉ số Creatinin máu 123. 35, dựa trên tuổi và chỉ số thì độ lọc cầu thận của anh đúng là 57 ml/ph, tương ứng với suy thận độ II. Suy thận có cấp hoặc mãn, nếu tình trạng Creatinine kéo dài 6 tháng thì được xem là suy thận mãn tính. Vì vậy, với thắc mắc “chỉ số Creatinin ở mức 123. 35 Micromol/L có được xác định là suy thận hay không?” Bác sĩ khuyên anh nên đến khám chuyên khoa nội thận để xác định nguyên nhân. Thường một số bệnh lâu dài có biến chứng suy thận như: Cao huyết áp, đái đường, sỏi thận, u tiền liệt tuyến. . . là hay gặp nhất. Có những nguyên nhân nếu điều trị thì tình trạng suy thận cải thiện hoặc làm chậm tình trạng suy thận.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/chi-so-creatinin-o-muc-12335-micromoll-co-duoc-xac-dinh-la-suy-than-hay-khong/ 149,Khi đi nội soi dạ dày cần lưu ý những gì để đạt kết quả tốt nhất?,"Khi thực hiện nội soi dạ dày, bệnh nhân cần lưu ý 4 điều sau: Bệnh nhân cần nhịn ăn trước khi soi 6 tiếng để dạ dày rỗng, tránh trào ngược thức ăn từ dạ dày vào đường hô hấp khi soi. Bác sĩ có thể quan sát niêm mạc dạ dày tốt hơn. Không nên uống các thuốc bọc niêm mạc dạ dày nư Gastropulgite, Phosphalugel trước khi nội soi. Cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ càng trước khi nội soi. Thông báo với bác sĩ nội soi về các bệnh có sẵn như tim mạch, hen suyễn, .",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/khi-di-noi-soi-da-day-can-luu-y-nhung-gi-de-dat-ket-qua-tot-nhat/ 150,"Đau nhức đầu vào ban đêm, huyết áp tăng có sao không?","Nguyên nhân đau đầu trong trường hợp ba của bạn có thể do bị tăng huyết áp (khả năng cao nhất) tuy nhiên, cũng chưa loại trừ do những nguyên nhân khác như: Căng thẳng, mất ngủ, stress, bệnh lý mạch máu não, viêm, u,...Tốt nhất, bạn nên đưa ba của bạn đi khám chuyên khoa Tim mạch để bác sĩ kiểm tra mức độ tăng huyết áp, có tổn thương cơ quan đích (gan, thận, mắt, mạch máu..) hay chưa, từ đó xây dựng phác đồ điều trị và sinh hoạt hợp lý.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-nhuc-dau-vao-ban-dem-huyet-ap-tang-co-sao-khong/ 151,Người cao tuổi nói chuyện ghé sát vào tai trẻ sơ sinh có sao không?,"Tai chỉ bị thương tổn thính lực khi tiếp xúc với tiếng ồn quá lớn hoặc môi trường làm việc tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn gây điếc nghề nghiệp.Vì vậy, việc người lớn tuổi do thính lực giảm nên hay ghé tai cháu nói hơi to, âm lượng bình thường khi bà nội nói chuyện với cháu hoàn toàn không ảnh hưởng. Ngoài ra, bạn có thể cho bé đến cơ sở y tế thăm khám thính lực để an tâm nhất.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nguoi-cao-tuoi-noi-chuyen-ghe-sat-vao-tai-tre-so-sinh-co-sao-khong/ 152,Teo cơ đùi do tai nạn có cách nào khắc phục không?,"Sau tai nạn tùy thuộc vào tổn thương cơ quan bộ phận nào mà từ đó sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Teo cơ có thể do tổn thương thần kinh, hay bản thân cơ bị tổn thương, hay do chân bên đó giảm vận động. Việc điều trị cần toàn diện dựa trên nguyên nhân gây ra teo cơ và các tổn thương khác kèm theo. Vì vậy em nên đến khám trực tiếp với bác sĩ vật lý trị liệu - phục hồi chức năng để được khám và tư vấn.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/teo-co-dui-do-tai-nan-co-cach-nao-khac-phuc-khong/ 153,Đau ở trong giữa xương sườn bên trái có phải dấu hiệu bệnh gan?,"Gan phần lớn nằm ở hạ sườn phải, còn một phần gan trái ở thượng vị. Trừ khi gan to thì có thể nằm sang bên trái. Nên triệu chứng của cháu khả năng nhiều không phải của gan.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-o-trong-giua-xuong-suon-ben-trai-co-phai-dau-hieu-benh-gan/ 154,"Tôi là bệnh nhân ung thư não đã phẫu thuật, xạ trị và hóa trị xong. Tôi đang theo dõi và bắt buộc phải uống thuốc hàng ngày do có tiền sử động kinh gây ra bởi u não và sẹo thần kinh sau phẫu thuật. Xin hỏi các bác sĩ trường hợp bệnh nền như tôi có nên tiêm vaccine Covid-19 không?","Nếu nói về ung thư, theo hướng dẫn của Bộ Y tế chỉ có ung thư giai đoạn cuối mới thuộc nhóm đối tượng hoãn tiêm chờ chỉ đạo của Bộ Y tế. Các trường hợp có bệnh lý nền ung thư đã được điều trị khỏi ổn định hoàn toàn có thể tiêm được vaccine Covid-19 nhưng phải đảm bảo khoảng cách các đợt hóa trị xạ trị và ngày tiêm vaccine Covid-19 > 14 ngày. Trường hợp của chị cần cung cấp rõ hồ sơ điều trị cho bác sĩ và cần phải tiêm tại bệnh viện nơi có đủ năng lực hồi sức cấp cứu.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p115 155,Trẻ 3 tuổi không chịu nói phải làm sao?,Gia đình nên đưa cháu đến khám chuyên khoa sâu tâm thần kinh nhi mới có thể đánh giá đầy đủ và chính xác tình trạng bệnh của cháu và có tư vấn chính xác cụ thể.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-3-tuoi-khong-chiu-noi-phai-lam-sao/ 156,Điều trị lợi dưới không dính vào chân răng tại nhà thế nào?,"Triệu chứng lợi mất bám dính của bạn là biểu hiện của viêm nha chu. Vì vậy, bạn nên đến viện để được lấy sạch cao răng và làm các phẫu thuật nha chu. Tại nhà, bạn chỉ có thể vệ sinh răng miệng, chấm thuốc và uống thuốc. Nếu chỉ điều trị tại nhà thì kết quả điều trị sẽ không đảm bảo.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dieu-tri-loi-duoi-khong-dinh-vao-chan-rang-tai-nha-nao/ 157,Răng hàm bị sâu và nứt có hàn được không?," Theo triệu chứng biểu hiện của nứt răng có thể chia vết nứt thành 3 loại:Đường rạnNứt (gãy) răngChia thân răngTình trạng răng bị sâu và nứt nếu thăm khám chưa bị đau, còn vững, chưa ảnh hưởng đến tủy răng thì có thể phục hồi hàn răng lại. Trong trường hợp đã ảnh hưởng đến tủy răng thì bạn có thể điều trị tủy sau đó bọc mão vững chắc cho thân răng. Nếu mảnh vỡ lớn, sâu xuống dưới lợi mà không thể phục hồi được thì bác sĩ sẽ xét chỉ định nhổ răng sau đó phục hình Implant. Bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết và có phương pháp điều trị thích hợp.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/rang-ham-bi-sau-va-nut-co-han-duoc-khong/ 158,Nguyên nhân và cách điều trị ho kéo dài không khỏi?,"Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ho kéo dài, ví dụ như: Hen phế quản, viêm phế quản mãn tính, nhiễm khuẩn, trào ngược dạ dày, hút thuốc lá, thuốc lào, ung thư phổi,...Điều quan trọng nhất là tìm ra nguyên nhân gây bệnh, kiểm tra xem liệu có phải do nhiều bệnh lý cùng gây ra ho kéo dài trên một bệnh nhân. Ngoài ra, thay vì sử dụng thuốc ho, nên chuyển hướng điều trị các vấn đề dạ dày thực quản trong bệnh trào ngược, ho sẽ tự động biến mất sau đó. Bạn đã ho kéo dài hơn 2 tháng, tình trạng này khá nghiêm trọng, bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-ho-keo-dai-khong-khoi/ 159,Viêm dây thần kinh thị giác có điều trị được dứt điểm không?,"Bệnh viêm dây thần kinh thị giác có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: ngộ độc, nhiễm khuẩn, do các bệnh lý toàn thân, . . . có trường hợp không tìm được nguyên nhân. Bệnh thường khó điều trị và sau điều trị thị lực được cải thiện ít. Trường hợp của bạn nên đến khám lại chuyên khoa mắt để xác định tình trạng hiện tại mới có thể tư vấn và và đưa ra cách điều trị phù hợp. ",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/viem-day-than-kinh-thi-giac-co-dieu-tri-duoc-dut-diem-khong/ 160,Xin phép hỏi bác sĩ tôi tiêm uốn ván VAT bị dị ứng sưng đỏ chỗ test nên không tiêm thật được. Vậy xin hỏi tôi có tiêm vacccine AstraZêneca được không?,"Trường hợp của anh vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19 nhưng cần cẩn trọng khi tiêm chủng, cần tiêm chủng trong bệnh viện hoặc cơ sở y tế đủ năng lực cấp cứu ban đầu.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p40 161,"Bao quy đầu bị dài, xuất hiện chấm nhỏ ở vành dương vật có nên đi cắt không?","Bao quy đầu dài ảnh hưởng đến vấn đề vệ sinh và hay bị viêm nhiễm, tuy nhiên không bắt buộc phải cắt bao quy đầu nếu bạn chịu khó vệ sinh. Các chấm nhỏ ở vành dương vật thường là chuỗi hạt ngọc dương vật, một hiện tượng bình thường ở nam giới nên không cần điều trị bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/bao-quy-dau-bi-dai-xuat-hien-cham-nho-o-vanh-duong-vat-co-nen-di-cat-khong/ 162,Liệt dây thần kinh tứ chi có điều trị được không?,"Triệu chứng bạn mô tả, gợi ý có thể nguyên nhân từ tủy cổ cao, có thể lan lên cả phần hành não. Để chẩn đoán bệnh cho mẹ bạn, bạn nên cho mẹ khám bác sĩ thần kinh để được thăm khám và tư vấn cụ thể hơn.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/liet-day-kinh-tu-chi-co-dieu-tri-duoc-khong/ 163,"Bề mặt răng xuất hiện mảng bám đen dù được vệ sinh sạch sẽ, vì sao?","như bạn mô tả thì răng bạn có nhiều mảng bám đen trên bề mặt răng. Bạn nên tìm hiểu về vệ sinh răng miệng đúng cách bao gồm cách đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa trên các trang mạng của Colgate hay của Hiệp hội nha sĩ Hoa kỳ (FDA). Tốt nhất bạn nên đặt lịch hẹn với nha sĩ để lấy cao răng và mảng bám. Trong buổi hẹn, nha sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn cách chải răng đúng cách và cách dùng chỉ tơ nha khoa để chải kẽ răng.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/be-mat-rang-xuat-hien-mang-bam-den-du-duoc-ve-sinh-sach-se-vi-sao/ 164,"Trẻ 2 tuần tuổi bị đi ngoài phân lỏng, có bọt, bụng kêu kêu thì uống được thuốc gì không?","bình thường, trẻ sơ sinh sẽ đi cầu sau mỗi lần bú sữa mẹ. Trung bình, trẻ sẽ đi ngoài khoảng 5 - 7 lần/ngày. Phân của trẻ có màu vàng sậm, hơi sệt. Nếu bé nhà bạn đi ngoài phân lỏng, phân có bọt, đi ngoài nhiều lần trong ngày thì có thể là bé đã bị tiêu chảy. Khi bị tiêu chảy, bé thường quấy khóc, bú kém, đau bụng. Đi ngoài quá nhiều khiến có thể bị mất nước dẫn đến mệt mỏi.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-2-tuan-tuoi-bi-di-ngoai-phan-long-co-bot-bung-keu-keu-thi-uong-duoc-thuoc-gi-khong/ 165,"Rối loạn thần kinh thực vật kèm nhức đầu, khó thở điều trị thế nào?","với những gì mô tả thì có thể em đang bị rối loạn tuần hoàn não kèm suy nhược thần kinh, tốt nhất em nên vào viện khám bác sĩ chuyên khoa Nội tổng hợp thần kinh để bác sĩ khám và chẩn đoán chính xác đồng thời đưa ra phương án điều trị nhé",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/roi-loan-kinh-thuc-vat-kem-nhuc-dau-kho-tho-dieu-tri-nao/ 166,Trẻ 3 tháng chưa cứng cổ có phải bị vẹo cổ không?,3 tháng tuổi một số bạn nhỏ vẫn chưa kiểm soát hoàn toàn được đầu cổ. Vì vậy bạn cần theo dõi thêm nhé. Nếu khi bé lẫy được mà vẫn chưa giữ được cổ thì bạn nên cho bé đi khám để được tư vấn nhé.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-3-thang-chua-cung-co-co-phai-bi-veo-co-khong/ 167,Bệnh thiên đầu thống điều trị lấy lại thị lực được không và có nguy cơ ảnh hưởng đến mắt còn lại không?,"Nếu đã mất thị lực do bệnh thiên đầu thống (glocom hay cườm nước) thì không thể phục hồi thị lực được, vì bệnh gây tổn thương thần kinh thị giác.Mắt còn lại vẫn có khả năng bị, vì thế người bệnh cần khám và theo dõi định kỳ để phát hiện và điều trị sớm.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/benh-thien-dau-thong-dieu-tri-lay-lai-thi-luc-duoc-khong-va-co-nguy-co-anh-huong-den-mat-con-lai-khong/ 168,Cách dùng que thử ma túy đá?,"Sử dụng 10ml nước tiểu, mẫu nước tiểu không được pha loãng và nên lấy buổi sáng sau khi ngủ dậy để kết quả test chính xác nhất.Lấy que thử ra khỏi túi đựng và nên sử dụng ngay. Cầm que thử sao cho mũi tên trên que thử hướng xuống và nhúng que thử theo phương pháp thẳng đứng, cho bộ đầu thấm hút nhập vào mẫu nước tiểu đựng trong cốc đựng nước tiểu và ngâm ít nhất 10 – 15 giây.Đặt que thử trên mặt phẳng nằm ngang không hút nước và bắt đầu tính thời gian. Chú ý là không nhúng kit thử sâu quá vạch tối đa (Max Line – đầu mũi tên) trên kit thử.Chờ đến khi các vạch đỏ xuất hiện trên kit thử. Đọc kết quả trong vòng 5 phút. Không sử dụng kết quả sau 10 phút.Kết Quả: Đọc kết quả đối với mỗi chất gây nghiện tại ô kết quả tương ứng với chất gây nghiện đó trên que thử.Kết quả là âm tính: Nếu trong ô kết quả xuất hiện hai vạch đỏ rõ rệt, một ở vùng chứng gọi là vạch chứng (C) còn vạch kia ở vùng kết quả gọi là vạch kết quả (T). Kết luận: Đối tượng không sử dụng chất gây nghiện này.*Lưu ý: Độ đậm màu đỏ của vạch kết quả (T) có thể khác nhau. Tuy nhiên, bất cứ độ mờ nào ở vạch kết quả (T) cũng đều được coi là âm tính.Kết quả là dương tính: Nếu trong ô kết quả chỉ xuất hiện một vạch chứng (C). Không thấy xuất hiện vạch kết quả (T) dù đậm hay mờ. Kết luận: Đối tượng đã sử dụng chất gây nghiện này.Kết quả không có giá trị (hỏng): Trong ô kết quả không thấy xuất hiện vạch chứng (C). Nguyên nhân thường gặp là do lượng mẫu phẩm không đủ hoặc thao tác xét nghiệm sai.6. Trường hợp sử dụng ma túy đá thì sau 24-72 giờ, kết quả thử sẽ âm tính. Vậy nên sau cả tuần kể từ lần cuối cùng sử dụng mà vẫn còn xuất hiện một vạch mờ mờ thì bạn nên kiểm tra lại chính xác bạn mình có thật sự không sử dụng trong suốt thời gian đó hay không. Đồng thời cần thiết xét nghiệm lại kiểm tra lần 2 để loại trừ khả năng kết quả sai do mẫu nước tiểu không đủ hoặc que thử bị lỗi.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/cach-dung-que-thu-ma-tuy-da/ 169,Bệnh suy tủy xương vô căn có nguy hiểm không và điều trị thế nào?,"Suy tủy xương vô căn tùy thuộc vào từng giai đoạn thì cách điều trị khác nhau. Nếu số lượng máu quá thấp thì phải điều trị ức chế miễn dịch hoặc ghép tủy.Có những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị, tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân chữa khỏi.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/benh-suy-tuy-xuong-vo-can-co-nguy-hiem-khong-va-dieu-tri-the-nao/ 170,Đã điều trị viêm tuyến nước bọt nhưng không đỡ: Cần làm gì?,"Bạn đã dùng một đơn thuốc mà vẫn còn đau quai hàm thì có thể do tình trạng viêm của bạn vẫn chưa hết. Bạn nên đến viện khám lại tình trạng tuyến nước bọt, khi đến khám bạn nhớ mang theo đơn thuốc đã dùng.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/da-dieu-tri-viem-tuyen-nuoc-bot-nhung-khong-do-can-lam-gi/ 171,"Hay khó thở, tay chân lạnh và đổ mồ hôi cảm giác giống ngưng thở là dấu hiệu của bệnh gì?","Các biểu hiện của chị (khó thở, tay chân lạnh, đổ mồ hôi, cảm giác giống ngưng thở. . . ) có trong nhiều bệnh (hô hấp, tim mạch, thần kinh, nội tiết. . . ), thường bệnh nhân sẽ đến khám, bác sĩ kiểm tra, sau khi loại trừ các bệnh lý hô hấp, tim mạch. . , thì đây thường là bệnh rối loạn thần kinh thực vật, bệnh cũng hay gặp ở lứa tuổi của chị, chị nên hít sâu, thở mạnh, hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng, thời gian thở ra bằng hai lần thời gian hít vào. Chị đang lao động ở nước ngoài nên chưa đi thăm khám được, chị nên thu xếp thăm khám nếu biểu hiện trên ngày càng nặng và ít cải thiện nhé. ",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hay-kho-tho-tay-chan-lanh-va-do-mo-hoi-cam-giac-giong-ngung-tho-la-dau-hieu-cua-benh-gi/ 172,"Tiêu xương ổ răng, lệch khớp cắn liệu có nên niềng răng không?","Nguyên nhân tiêu xương ổ răng có nhiều yếu tố khác nhau, mỗi nguyên nhân cũng có cách điều trị riêng. Để xác định xem bạn có nên niềng răng hay không thì các bác sĩ cần khám lâm sàng nhằm đánh giá chính xác tình trạng. Vì vậy, Bạn cần đến khám trực tiếp tại khoa Răng Hàm Mặt để bác sĩ chỉ định nhé",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tieu-xuong-o-rang-lech-khop-can-lieu-co-nen-nieng-rang-khong/ 173,"Tôi mổ u góc cầu tiểu não phải từ tháng 8/2020. Đến tháng 12/2020, tôi xạ phẫu bằng dao gamma, đang thuốc. Tôi có thể chích ngừa vaccine Covid-19 được không?","Từ khi mổ lần cuối đến nay đã hơn 7 tháng, tuy nhiên chị không mô tả rõ tình hình hiện tại sức khỏe có ổn định không?Đang điều trị bằng thuốc gì?Với bệnh sử của chị nếu sức khỏe ổn định theo hướng dẫn 2995 của Bộ Y tế không nằm trong hoãn tiêm hay chống chỉ định tiêm chủng phòng bênh Covid-19, tuy nhiên chị nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về tình trạng sức khỏe của mình trước khi đến tiêm chủng.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p44 174,Rốn trẻ bị ướt để tự khô được không?,"Nếu con em được 50 ngày tuổi rồi mà rốn trẻ sơ sinh vẫn rỉ ít dịch, không có mủ thì nên cho con đi khám lại và làm thêm xét nghiệm thăm dò khác.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/ron-tre-bi-uot-de-tu-kho-duoc-khong/ 175,"Da xanh, mệt mỏi có phải là biểu hiện của bệnh thiếu máu không?","Những triệu chứng như bạn mô tả cũng thường xuất hiện ở người bị thiếu máu. Để chẩn đoán chính xác có bị thiếu máu hay không và mức độ thiếu máu, bạn chỉ cần xét nghiệm công thức máu. Xét nghiệm công thức máu cho kết quả nhanh, chi phí hợp lý và mọi cơ sở y tế đều có thể làm được. Bạn nên tới cơ sở y tế để xét nghiệm để rõ chẩn đoán.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/da-xanh-met-moi-co-phai-la-bieu-hien-cua-benh-thieu-mau-khong/ 176,Gây mê có an toàn cho trẻ mới biết đi không?,"Gây mê an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, cần thực hiện gây mê cho trẻ em tại các cơ sở có đầy đủ các phương tiện theo dõi và nhân lực (kip phẫu thuật - gây mê) có chuyên môn",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/gay-me-co-toan-cho-tre-moi-biet-di-khong/ 177,Thường xuyên nổi mề đay là do đâu?,"Nguyên nhân xuất hiện mề đay rất đa dạng tùy vào thời gian của mỗi đợt mề đay mà bạn có thể mắc mề đay cấp hoặc mạn tính, chẩn đoán nguyên nhân và cách điều trị của 2 trường hợp sẽ khác nhau hoàn toàn. Bạn cần khám lại với các bác sĩ Dị ứng để được tư vấn kỹ hơn và tìm hướng điều trị.Mặt khác, có thể bạn có dị ứng với vacxin mũi 3 đã tiêm trước đó, ngoài việc cần điều trị triệu chứng của mề đay, cần đánh giá lại nguy cơ dị ứng của bạn với vacxin để đảm bảo an toàn hơn khi bạn tiêm tiếp những mũi vacxin sau trong tương lai. Bạn có thể đặt hẹn khám với bác sĩ chuyên khoa Dị ứng tại nơi bạn đang sống hoặc đặt hẹn khám từ xa (online) với bác sĩ chuyên khoa Dị ứng tại bệnh viện Vinmec Times City để được tư vấn cụ thể cho từng trường hợp.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/thuong-xuyen-noi-me-day-la-do-dau/ 178,Thận trái có nốt nhỏ kích thước 1cm là dấu hiệu bệnh gì?,"Để chẩn đoán bệnh cần phải dựa vào triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh,... Trường hợp của bạn chỉ có hình ảnh mô tả của phim CT là thận trái có 1 nốt nhỏ kích thước 1cm, có đốm đậm ở trên phim không thuốc, có bắt thuốc tương phản kém nhưng bác sĩ không rõ vị trí của đốm, triệu chứng lâm sàng đi kèm,...vì vậy rất khó để hướng đến chẩn đoán là bệnh gì. Bạn nên đi khám chuyên khoa Tiết Niệu để có hướng chẩn đoán cụ thể.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/trai-co-not-nho-kich-thuoc-1cm-la-dau-hieu-benh-gi/ 179,Đau 2 đầu vú có phải biểu hiện dậy thì sớm? Cần làm gì để chậm quá trình dậy thì?,"Dậy thì sớm ở bé gái được xác định là khởi phát trước 8 tuổi. Con bạn 9 tuổi nếu chỉ đau 2 đầu vú thì khả năng không phải dậy thì sớm. Tuy nhiên, để xác định bé dậy thì sớm cần đưa trẻ đến khám nội tiết nhi mới xác định được chắc chắn. Bạn có thể đưa cho con tới bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được bác sĩ làm các xét nghiệm, kiểm tra và có hướng can thiệp kịp thời.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-2-dau-vu-co-phai-bieu-hien-day-thi-som-can-lam-gi-de-cham-qua-trinh-day-thi/ 180,"Em và vợ đã có một con trai năm nay ba tuổi. Vợ em sinh mổ, sau bao lâu em và vợ nên có con nữa? Dì vợ em cũng sinh mổ bé đầu nhưng gần 10 năm sau khi dì mang thai và sinh đứa thứ hai thì bị rách vết mổ của bé đầu nên em lo.","Hiện tại bé đã ba tuổi, vợ chồng bạn hoàn toàn có thể bắt đầu kế hoạch cho lần mang thai tiếp theo. Đối với thai kỳ có vết mổ cũ, vợ bạn cần lưu ý khám thai đầy đủ theo lịch hẹn, từ khi bắt đầu mang thai vì nguy cơ, dù rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra như thai bám sẹo mổ lấy thai, nhau cài răng lược hoặc vỡ tử cung trong quá trình theo dõi sanh. . .",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p10 181,"Xét nghiệm máu của tôi bị hồng cầu nhỏ nhược sắt. Dì ruột, cậu ruột tôi cũng bị hồng cầu nhỏ nhược sắt. Xin cho hỏi tôi, dì tôi, cậu tôi có thể tiêm vaccine Covid-19 được không? Nếu có rủi ro gì có thể xảy ra ?","Với tình trạng bệnh lý của bạn, dì và cậu của bạn vẫn tiêm vaccine phòng Covid-19. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những trường hợp như bạn cần được khám sàng lọc và tiêm chủng tại tuyến bệnh viện hoặc tại các cơ sở y tế có đủ năng lực về hồi sức cấp cứu ban đầu.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p113 182,Chỉ số huyết áp 134/90mmHg có phải tăng huyết áp không?,Theo khuyến cáo của Hội tim mạch Việt nam thì gọi là Tăng huyết áp khi huyết áp đo tại nhà từ 135/85 mmHg trở lên và huyết áp đo ở phòng khám từ 140/90 mmHg trở lên.Nếu huyết áp của bạn đo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và lớn hơn các chỉ số đã nêu trên thì bạn bị tăng huyết áp.,https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/chi-so-huyet-ap-13490mmhg-co-phai-tang-huyet-ap-khong/ 183,"Nổi đốm đen trên cổ, mu bàn tay và cánh tay là dấu hiệu của bệnh gì?","Như bạn mô tả: các đốm đen xuất hiện ở cổ, mu bàn tay và cánh tay có thể là một tình trạng rối loạn sắc tố da do nhiều nguyên nhân. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/noi-dom-den-tren-co-mu-ban-tay-va-canh-tay-la-dau-hieu-cua-benh-gi/ 184,"Trước khi tiêm vaccine Covid-19, mình đo huyết áp, nhân viên y tế báo huyết áp cao. Mình có được uống thuốc hạ huyết áp để huyết áp ổn định rồi tiến hành tiêm vaccine không?","Với tình trạng huyết áp cao của anh/chị, tôi chưa rõ đây là lần đầu tiên phát hiện cao huyết áp hay đã có tiền sử cao huyết áp từ trước. Nếu như anh/chị phát hiện cao huyết áp khi được khám sàng lọc tiêm phòng vaccine Covid-19, anh/chị nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Nếu đã có tiền sử cao huyết áp và dùng thuốc thường xuyên, tình trạng huyết áp đã ổn định, anh/chị vẫn đủ điều kiện tiêm phòng vaccine Covid-19; nhưng nếu huyết áp tại thời điểm khám sàng lọc cao, anh/chị có thể được chuyển tiêm vaccine Covid-19 tại khối bệnh viện.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p105 185,Lời khuyên nào dành cho bệnh nhân đã điều trị ung thư thành công?,"Nhiều bệnh nhân cảm thấy rằng cuộc sống của họ đã thay đổi hoàn toàn sau khi nghe bác sĩ thông báo mình bị mắc ung thư và nhất là sau quá trình điều trị bệnh ung thư. Có nhiều cách để giúp bạn lấy lại tự tin của mình và tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó chẳng hạn như: Đánh giá lại các ưu tiên và mục tiêu trong cuộc sốngLàm những việc mà bạn luôn muốn làm như: đi du lịch, gặp gỡ những người mới, trải nghiệm những nền văn hóa mới và kết bạn mới. Ngoài ra, bạn nên tìm kiếm những sở thích mới như yoga, âm nhạc, thiền và hội họa có thể mang lại sự thư giãn. Bạn nên cố gắng thư giãn, thư giãn cùng với gia đình, tìm tới các chuyên gia tư vấn về đời sống tình dục sau điều trị để tìm cách phục hồi. Quay trở lại với cuộc sống bình thường, bạn nên quay trở lại làm việc hoặc tìm những niềm vui mới. Ngoài ra, bạn nên tìm kiếm những sở thích mới như yoga, âm nhạc, thiền và hội họa có thể mang lại sự thư giãn. Bạn nên cố gắng thư giãn, thư giãn cùng với gia đình, tìm tới các chuyên gia tư vấn về đời sống tình dục sau điều trị để tìm cách phục hồi. Quay trở lại với cuộc sống bình thường, bạn nên quay trở lại làm việc hoặc tìm những niềm vui mới.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/loi-khuyen-nao-danh-cho-benh-nhan-da-dieu-tri-ung-thu-thanh-cong/ 186,Bệnh nhân u phổi có nên ăn táo hay cam không?,"Mẹ em bị ung thư phổi hay u lành ở phổi?Nếu ung thư phổi thì đang được điều trị theo dõi tại chuyên khoa Ung bướu đúng không?Bác sĩ xin trả lời câu hỏi bệnh nhân u phổi có nên ăn táo hay cam không như sau. Táo hay cam đều là thức ăn dễ tiêu hóa, đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị u phổi. Mẹ em không kiêng cữ quá nhiều để duy trì cân nặng. Ngoài ra, em nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ đang điều trị cho mẹ em bệnh nhân ung thư phổi nên ăn gì và không nên ăn gì nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hoi-dap-benh-nhan-u-phoi-co-nen-an-tao-hay-cam-khong/ 187,Đại tiện có máu sau phẫu thuật trĩ liệu sao không? Làm thế nào để vết mổ mau chóng lành?," Tình trạng chảy máu vết mổ sau phẫu thuật trĩ có thể gặp, kéo dài 1 vài tuần sau mổ, thông thường chỉ một ít máu do phân đi qua vùng sẹo mổ gây trầy xước, mức độ nhẹ, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày. Đặc biệt nếu có tình trạng táo bón như bạn mô tả, triệu chứng có thể nặng thêm.Hiện tại là tuần lễ thứ 3 sau phẫu thuật trĩ, triệu chứng như vậy là khá kéo dài, bạn nên tái khám với bác sĩ phẫu thuật để được tư vấn điều trị, giúp cải thiện triệu chứng và thúc đẩy tiến trình liền vết thương tiến triển thuận lợi nhé.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dai-tien-co-mau-sau-phau-thuat-tri-lieu-sao-khong-lam-nao-de-vet-mo-mau-chong-lanh/ 188,"Đau tai và quai hàm bên phải, đau tăng khi nhai thức ăn là biểu hiện bệnh gì?",theo như triệu chứng bạn ghi nhận thì có thể tình trạng của bạn liên quan đến rối loạn khớp thái dương hàm.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-tai-va-quai-ham-ben-phai-dau-tang-khi-nhai-thuc-an-la-bieu-hien-benh-gi/ 189,Sử dụng sản phẩm có corticoid khi mang thai có nguy hiểm không?,"Các dữ liệu nghiên cứu khuyến cáo không nên sử dụng các sản phẩm có corticoid khi bắt đầu mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/su-dung-san-pham-co-corticoid-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong/ 190,Bệnh thoái hóa khớp gối có cần thay khớp trong điều trị không?,"Thoái hóa khớp gối là bệnh mạn tính, dai dẳng, tái đi tái lại và theo thời gian sẽ ngày càng nặng dần. Tùy theo mức độ thoái hóa khớp gối mà có biện pháp điều trị: từ việc dùng thuốc uống, thuốc tiêm, cho đến các biện pháp phẫu thuật nội soi, nặng hơn nữa thì phải mổ thay khớp. Hiện tại Vinmec đang có phương pháp điều trị mới là tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP). Đây là phương pháp điều trị hiệu quả mà không dùng thuốc và cũng không phẫu thuật.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/benh-thoai-hoa-khop-goi-co-can-thay-khop-trong-dieu-tri-khong/ 191,"Lúc nhỏ, tôi thường hay bị dị ứng, nổi mề đay khắp cơ thể, có lần uống thuốc cảm bị dị ứng sưng phù mặt và toàn thân phải uống thuốc gấp. Hiện tại, tôi bị huyết áp cao, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, bao tử HP. Tôi làm trong một doanh nghiệp nhà nước và cũng thuộc diện ưu tiên được tiêm vaccine phòng Covid-19. Các đồng nghiệp khuyên tôi không nên tiêm hoặc phải vào bệnh viện khám kỹ rồi mới tiêm vì sợ gặp phản ứng phụ nguy hiểm sau tiêm. Xin cho tôi lời khuyên để an tâm hơn.","Lúc nhỏ bạn thường hay dị ứng nổi mề đay khắp người, và có lần bạn uống thuốc cảm bị sưng phù mặt và toàn thân. Nếu hiện tại gần đây những tác nhân gây dị ứng lúc còn nhỏ không còn hoặc vẫn còn nhưng nhẹ thì bạn vẫn có thể được tiêm vaccine Covid- 19. Tuy nhiên theo hưỡng dẫn của Bộ Y tế thì bạn thuộc nhóm đối tượng cẩn trọng khi tiêm vaccine Covid-19, vì vậy, bạn nên tiêm chủng vaccine Covid-19 tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu để được xử trí tốt hơn nếu khi có phản vệ. Ngoài ra, bạn nên lưu ý thông báo cho bác sĩ sàng lọc trước tiêm để bác sĩ có thể khám, chỉ định và tư vấn kỹ về các dấu hiệu của phản vệ. Người được tiêm cần phải theo dõi tại cơ sở y tế ít nhất 30 phút và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 7 ngày, nếu có các dấu hiệu phản vệ như: Mày đay, phù niêm, tím tái, khó thở, tức ngực, thở rít, đau quặn bụng, tiêu chảy hoặc nôn/buồn nôn, tụt huyết áp hoặc ngất, rối loạn ý thức, . . . bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất được xử trí kịp thời. Còn về bệnh tăng huyết áp, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, bao tử HP nếu giai đoạn ổn định bạn vẫn có thể tiêm được bình thường. Đồng thời, bạn sẽ cung cấp đầy đủ cho bác sĩ khám sàng lọc biết về vấn đề dị ứng và bệnh mạn tính đang điều trị để được bác sĩ tư vấn kỹ hơn và cụ thể hơn cho bạn khi khám sàng lọc.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p113 192,Đi đến tỉnh có dịch nhưng không tiếp xúc ca bệnh có cách ly y tế không?,"Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, việc phân loại, cách ly người nhiễm, nghi nhiễm và tiếp xúc với người nhiễm, nghi nghiễm có ý nghĩa quan trọng để khoanh vùng dịch, hạn chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.Về Đối tượng phải cách ly tập trung, theo Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch Covid-19 ban hành kèm Quyết định số 878/QĐ-BYT ngày 12/3/ 2020, những đối tượng phải cách ly tập trung để để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh ra cộng đồng bao gồm:Người đi về hoặc từng qua vùng có dịch của quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch Covid-19 (theo thông tin của Bộ Y tế).Người tiếp xúc gần với trường hợp xác định mắc Covid-19. Cụ thể, theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ban hành kèm Quyết định số 2008/QĐ-BYT ngày 26/4/2021.Các đối tượng khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 và tùy theo diễn biến cụ thể của dịch bệnh thì Bộ Y tế tiếp tục có hướng dẫn tiếp theo.Trên đây là quy định về các đối tượng phải cách ly y tế. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Sở Y tế/Trung tâm kiểm soát bệnh tật tại địa phương để được hỗ trợ.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/di-den-tinh-co-dich-nhung-khong-tiep-xuc-ca-benh-co-cach-ly-y-te-khong/ 193,Vì sao bệnh quai bị gây sốt về đêm?,Có thể bạn bị quai bị có biểu hiện viêm tinh hoàn. Bạn cần khám bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm để được chẩn đoán nhé.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/vi-sao-benh-quai-bi-gay-sot-ve-dem/ 194,Mang bầu thường xuyên nghẹt mũi nên làm gì và dùng thuốc jazxylo ảnh hưởng thai nhi không?,"Phụ nữ có thai thông thường 18-40% là đã bị ngạt mũi, khi có những đợt viêm cấp tính hoặc trên cơ địa dị ứng bệnh sẽ trầm trọng hơn, dùng thuốc co mạch không được sử dụng kéo dài. Bạn nên đi khám để bác sĩ đánh giá tình trạng viêm mũi của bạn, nếu thấy bị viêm cấp tính do vi khuẩn có thể phải sử dụng kháng sinh, nếu do viêm mũi dị ứng phải sử dụng thêm thuốc dị ứng. Tình trạng nghẹt mũi khi mang thai liên tục dễ dẫn tới viêm xoang, phải thở qua miệng dẫn tới viêm họng, viêm phế quản, sử dụng thuốc co mạch kéo dài làm nhịp tim đập nhanh tác động nhiều sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của bào thai.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/mang-bau-thuong-xuyen-nghet-mui-nen-lam-gi-va-dung-thuoc-jazxylo-anh-huong-thai-nhi-khong/ 195,"Tôi có tiền sử dị ứng thời tiết hoặc thỉnh thoảng dị ứng ngoài da khi va chạm vào các sợi bông vải. Tôi có bệnh nền hen từ bé nhưng khi trưởng thành đỡ dần. Do liên quan đến phế quản và bị dị ứng thời tiết nên nếu tôi tiêm vaccine Covid-19 có được hay không?Bố tôi có tiền sử cao huyết áp, tiểu đường (đã ổn định), ngoài 70 tuổi. Bố tôi hay bị dị ứng thuốc chẹn giao cảm và thuốc cao huyết áp. Không biết bố tôi có tiêm vaccine Covid-19 được không?","Tiền sử dị ứng của anh/chị chỉ có ngoài da và hen phế quản bệnh đã ổn định, nếu trong vòng 3 tháng trở lại đây không có cơn hen nào tái phát thì anh/chị có thể tiêm phòng được vaccine Covid-19 tại khối bệnh viện. Trường hợp thứ hai, bố của anh/chị trên 70 tuổi thì theo quy định của Bộ Y tế cần thận trọng với nhóm đối tượng này.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p101 196,Sỏi tuỵ có nguy hiểm không?,"Sỏi tụy thường có trên bệnh nhân viêm tụy mạn tính. Căn cứ vào vị trí của sỏi chia làm 2 loại, sỏi trong nhu mô tụy và sỏi trong ống tụy. Nếu sỏi trong nhu mô tụy, sỏi nhỏ mà không có triệu chứng lâm sàng: Đau bụng, viêm tụy cấp thì chỉ theo dõi, chưa phải can thiệp gì.Ngược lại, sỏi trong ống tụy gây tắc hoặc cản trở dịch tụy gây đau bụng, viêm tụy cấp thì phải can thiệp. Có thể can thiệp tán hoặc lấy sỏi qua nội soi ngược dòng (ERCP) thường áp dụng cho sỏi nhỏ, nằm hoàn toàn trong ống tụy chính. Các trường hợp sỏi lớn, sỏi nằm trong nhu mô thì phải phẫu thuật, điều trị nội khoa ( bằng thuốc) có thể giảm đau bụng nhưng không làm sỏi nhỏ lại được.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/soi-tuy-co-nguy-hiem-khong-/ 197,Trồng răng có được tiêm thuốc tê không và nếu gây tê ảnh hưởng gì đến sức khỏe?,"Tùy theo phương pháp phẫu thuật mà bác sĩ Răng - Hàm - Mặt sử dụng, các bác sĩ sẽ có phương pháp vô cảm phù hợp để giúp bạn không đau, dễ dàng vượt qua sự lo lắng, nỗi sợ hãi của mình.Thông thường với các phẫu thuật về răng thì bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp tiêm thuốc gây tê thần kinh khu vực sẽ can thiệp, kiểm tra về mức độ gây tê trước khi can thiệp, do đó bạn sẽ không đau khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật. Phương pháp gây tê thần kinh khu vực phẫu thuật là tương đối an toàn, dễ sử dụng, giúp bạn có thể về nhà ngay mà không cần nằm lại bệnh viện.Các thuốc tê sau khi hết thời gian tác dụng (trung bình khoảng từ 1 đến 3 giờ) sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể, các cảm giác khu vực gây tê sẽ phục hồi lại như ban đầu mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.Tuy nhiên, phương pháp vô cảm nào cũng đều có những lợi ích và nguy cơ riêng. Nguy cơ của phương pháp gây tê thường là: Dị ứng, ngộ độc thuốc tê, tổn thương thần kinh do gây tê, đau khi tiêm thuốc tê, chảy máu nhiễm trùng khu vực gây tê... nhưng tỷ lệ này thường rất thấp và sẽ được các bác sĩ thăm khám, đánh giá, giải thích cũng như điều trị một các nhanh chóng, phù hợp.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/trong-rang-co-duoc-tiem-thuoc-te-khong-va-neu-gay-te-anh-huong-gi-den-suc-khoe/ 198,Có thể chữa tật nói ngọng cho trẻ lớn không?,Tật nói ngọng do nhiều nguyên nhân gây nên. Em nên cho bé đến khám bác sĩ Răng Hàm Mặt xem có bị ngắn hãm lưỡi từ nhỏ chưa được can thiệp không. Sau đó phải đến khám chuyên gia về dạy phát âm chữa ngọng nhé!,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/co-chua-tat-noi-ngong-cho-tre-lon-khong/ 199,"Trước đây tôi từng bị dị ứng thuốc có tác dụng tăng hệ miễn dịch, chống nhiễm khuẩn, tôi uống thuốc này bị mẩn ngứa và nổi mề đay khoảng 30 phút sau đó tự hết, liệu tôi có thể tiêm vaccine Covid-19 không?","Trường hợp của bạn chỉ dị ứng nhẹ, chỉ nên theo dõi và nếu dị ứng là tự khỏi, không nhập viện thì có thể tiêm chủng vaccine Covid-19 bình thường, tuy nhiên sẽ tiêm chủng tại tuyến cơ sở bệnh viện có các trang thiết bị cấp cứu ban đầu.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p13 200,Dấu hiệu chóng mặt và thường xuyên tê ngón tay là bệnh gì?,"Dấu hiệu này không phải do thiếu canxi. Nếu anh bị lần đầu tiên, khởi phát chóng mặt đột ngột kèm tê tay thì cần phải loại trừ tổn thương não (đột quỵ,...). Anh nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt để bác sĩ tầm soát nguyên nhân bệnh cho anh (có thể cần phải chụp MRI) và có kế hoạch điều trị phù hợp.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-hieu-chong-mat-va-thuong-xuyen-te-ngon-tay-la-benh-gi/ 201,"Tôi 73 tuổi, bị cao huyết áp, tiểu đường type 2, mỡ máu. Tôi có thể chích vaccine Covid-19 được không?","Theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong quyết định 2995 về việc tiêm phòng vaccine Covid-19, trường hợp người có bệnh lý mạn tính, tuổi cao >65 tuổi thuộc nhóm đối tượng cần thận trọng với tiêm chủng. Anh có những bệnh lý mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu nếu như chưa được kiểm soát tốt (tăng liều thuốc điều trị, theo dõi biến chứng, . . . )cần tạm hoãn tiêm chủng vaccine Covid-19 đến khi bệnh ổn định.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p41 202,Trường hợp nào cần cắt bao quy đầu?,"Với người châu Á, kích thước dương vật như của bạn là bình thường, không cần phải tự ti. Theo như bạn mô tả thì bao quy đầu của bạn hơi dài, tuy nhiên nếu bạn giữ vệ sinh sạch sẽ và không thấy bất tiện khi quan hệ thì cũng không cần phải phẫu thuật.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/truong-hop-nao-can-cat-bao-quy-dau/ 203,Lác có chữa khỏi được không?,"Trường hợp của bạn mắt trái do chấn thương gây đục thủy tinh thể từ nhỏ, đã có biến chứng nhược thị, từ nhược thị sẽ gây ra lác. Với bệnh nhược thị nếu được điều trị nguyên nhân gây bệnh sớm trước 15 tuổi thì còn khả năng cải thiện thị lực. Tuy nhiên, hiện tại bạn đã hơn 20 tuổi, nếu điều trị thì thị lực cũng không thể cải thiện hơn được. Tuy vậy, bạn có thể phẫu thuật lác để cải thiện về thẩm mỹ. Song, do bạn bị nhược thị nên vẫn có nguy cơ lác lại. Bạn nên đến viện khám chuyên khoa Mắt sớm để xác định tình trạng bệnh hiện tại, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp nhất.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/lac-co-chua-khoi-duoc-khong/ 204,Nổi u cứng hơn 3 năm dưới da đầu có nguy hiểm không?,"Theo lời bạn mô tả thì khối u vùng dưới da, di động được, đã xuất hiện hơn 3 năm, nguyên nhân thường gặp là u nang biểu bì, hay còn gọi là u bã nhờn, u chất sừng hoặc u nang biểu mô, là những cục u nhỏ và cứng phát triển dưới da. Các u này không gây ra triệu chứng và gần như không bao giờ biến thành u ác tính. Việc khối u gần đây lớn dần, ấn vào thấy đau có thể là do khối u nhiễm trùng, bạn nên sắp xếp khám thêm chuyên khoa Ngoại thần kinh, nếu cần có thể làm tiểu phẫu bóc khối u và hoặc sinh thiết khối u để đánh giá thêm.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/noi-u-cung-hon-3-nam-duoi-da-dau-co-nguy-hiem-khong/ 205,"Tôi năm nay 67 tuổi, có dị ứng với kháng sinh và mề đay mãn tính, ngày nào cũng phải uống thuốc liều cao. Như vậy tôi có tiêm ngừa vaccine Covid-19 được không?","Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trường hợp của bạn là bị dị ứng mề đay là đối tượng cẩn trọng khi tiêm vaccine Astrazeneca, nên cần được khám sàng lọc và tiêm tại cơ sở bệnh viện hoặc cơ sở tiêm chủng có đủ năng lực cấp cứu hồi sức ban đầu. Sau tiêm bạn cần theo dõi chặt chẽ các phản ứng phụ của vaccine tại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất từ 7-28 ngày tiếp theo để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường như phản vệ hay huyết khối (mặc dù rất hiếm). Nếu có triệu chứng bất thường như tím tái, khó thở, tụt huyết áp, đau quặn bung, tiêu chảy, buồn nôn/nôn. . . cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và xử trí kịp thời.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p1 206,"Tôi từng bị sốc phản vệ, bị huyết áp, tắc phổi nghẽn mãn có nên chích vaccine Covid-19 không? Mặc dù tôi rất muốn chích để chủ động phòng bệnh ạ?",Rất tiếc hiện nay vaccine Covid-19 hiện đang có chống chỉ định với các trường hợp phản vệ từ độ 2 trở lên với bất cứ tác nhân nào,https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p123 207,Viêm xung huyết niêm mạc dạ dày và dương tính HP có nên điều trị kháng sinh?,"Viêm dạ dày là căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Biểu hiện bệnh thường diễn ra âm ỉ, thậm chí ở nhiều người hầu như không xuất hiện triệu chứng. Một số triệu chứng điển hình của bệnh là đau vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đau bụng có tính chất chu kỳ theo mùa hay theo thời gian dùng bữa. Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) được biết đến là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong cơ quan dạ dày. Loại vi khuẩn này có thể thâm nhập vào cơ thể người thông qua nhiều con đường khác nhau, sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Do đặc tính của vi khuẩn HP có khả năng tiết ra một loại enzyme có tên là Urease có khả năng trung hòa acid trong dạ dày, Theo đó, HP gây viêm loét dạ dày bằng 2 cách: Chúng tiết ra một loại men phá hủy lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó tạo điều kiện cho axit dạ dày tấn công vào lớp niêm mạc gây tổn thương tại chỗ. Tiết ra độc tố gây thoái hóa và hoại tử tế bào dạ dày, khiến axit dịch vị thấm vào mạnh mẽ gây trợt, loét dạ dày. Trường hợp của bạn đã được nội soi và được chẩn đoán viêm dạ dày do HP thì nên được điều trị diệt trừ HP với kháng sinh theo phác đồ điều trị. ",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/viem-xung-huyet-niem-mac-da-day-va-duong-tinh-hp-co-nen-dieu-tri-khang-sinh/ 208,"Tiểu đêm, đau bụng dưới, đau bàng quang là triệu chứng của bệnh gì và điều trị như thế nào?","Bạn không nên tự điều trị với những loại thuốc dân gian chưa được kiểm định mà không có ý kiến của bác sĩ. Các triệu chứng của bạn là hội chứng kích thích bàng quang, có thể do sỏi di chuyển xuống đoạn thấp hay tình trạng nhiễm khuẩn niệu kèm theo. Dữ kiện bạn cung cấp chưa thể đưa ra kết luận điều trị.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tieu-dem-dau-bung-duoi-dau-bang-quang-la-trieu-chung-cua-benh-gi-va-dieu-tri-nhu-nao/ 209,Đau đầu choáng váng sau chấn thương sọ não điều trị thế nào?,"Triệu chứng đau đầu choáng váng sau chấn thương sọ não có thể gặp trong các trường hợp chấn động não, máu tụ cấp tính ngoài màng cứng, máu tụ bán cấp hoặc mạn tính dưới màng cứng nhưng đôi khi chỉ là đau do tổn thương tại chỗ hay do yếu tố tâm lý. Trường hợp của bạn còn hơi đau đầu, choáng váng sau chấn thương khoảng 1 tháng thì có lẽ không có gì đáng lo cả.Chụp cộng hưởng từ hay chụp cắt lớp vi tính sọ não giúp phát hiện tổn thương xương sọ, máu tụ ngoài màng cứng hay dưới màng cứng, máu tụ trong nhu mô não hay đụng dập não...Bạn nên theo dõi tình trạng bệnh trong vòng 2-3 tháng, nếu xuất hiện đau đầu tăng, buồn nôn, giảm trí nhớ hay có cơn co giật hoặc yếu chân tay thì có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để khám và chụp cộng hưởng từ hay cắt lớp vi tính sọ não để chẩn đoán xác định bệnh. Nếu đau đầu nhẹ hoặc hết đau thì không nhất thiết phải chụp lại.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-dau-choang-vang-sau-chan-thuong-so-nao-dieu-tri-nao/ 210,Tắc nghẽn mạch máu não có gây đau đầu không?,"Tắc mạch máu não sẽ dẫn đến đột quỵ thiếu máu não với biểu hiện thường gặp là méo miệng, nói đớ, yếu liệt tay chân chứ rất ít khi gây đau đầu. Đột quỵ thiếu máu não kèm theo đau đầu thường có nguyên nhân đặc biệt (viêm mạch, bóc tách động mạch,...).Do đó, bạn nên đi khám bệnh để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân đau đầu là gì, có thực sự bị tắc mạch máu não hay không và nếu có tắc mạch máu não thì nguyên nhân của tắc mạch máu não là gì, từ đó mới có chế độ điều trị phù hợp.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tac-nghen-mach-mau-nao-co-gay-dau-dau-khong/ 211,"Tôi bị tứ chứng Fallot, đã phẫu thuật lần 2 cách đây 10 năm. Hiện giờ sức khỏe ổn định, không phải sử dụng thuốc gì. Xin hỏi tôi có nên tiêm vaccine Covid-19?","Bạn đã phẫu thuật cách đây khá lâu, do đó nếu hiện tại sức khỏe của bạn hoàn toàn bình thường, không đang tiến hành điều trị bất kỳ bệnh lý nào, bạn vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19. Trước khi tiêm vaccine bạn sẽ được khám sàng lọc, bạn cần khai báo tình trạng bệnh lý hiện tại, các thuốc điều trị. .",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p110 212,Dùng thuốc điều trị hen suyễn không đỡ phải làm sao?,"Hen suyễn là tên gọi dân gian của hen phế quản. Đây là bệnh lý hô hấp mãn tính có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh xảy ra do cơ thể phản ứng với các dị ứng nguyên, liên quan đến các yếu tố di truyền và các tác nhân từ môi trường bên ngoài.Mẹ bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa Hô hấp để được điều trị đúng. Bác sĩ sẽ kê thuốc cắt và ngăn ngừa cơn hen cho mẹ bạn, bác sĩ sẽ hướng dẫn khi nào dùng thuốc gì, chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện cụ thể để kiểm soát được bệnh, các thuốc nam có ghi điều trị hen, chưa được đưa vào các hướng dẫn của bộ Y tế.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dung-thuoc-dieu-tri-hen-suyen-khong-do-phai-lam-sao/ 213,Nam giới mắc bướu cổ có ảnh hưởng vấn đề sinh sản không?,"Bướu giáp là 1 bệnh lý thường hay gặp, tỷ lệ nữ nhiều hơn nam. Đối với nam giới khi mắc bệnh này sẽ không gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Vì thế bạn không nên quá lo lắng. Tuy nhiên để chắc chắn, bạn có thể dành thời gian đến khám tại các bệnh viện có điều kiện thăm khám tốt, trang thiết bị hiện đại như bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để bác sĩ đánh giá và có hướng điều trị triệt để giúp bệnh không cơ nguy cơ tái phát về sau.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nam-gioi-mac-buou-co-co-anh-huong-van-de-sinh-san-khong/ 214,Thường xuyên chóng mặt kèm buồn nôn phải làm gì?,"vấn đề sức khỏe của bạn rất nhiều người bị và quan tâm, bạn nên tiếp tục dùng thuốc theo toa và tái khám đúng hẹn, nên hạn chế thay đổi nhanh tư thế đầu, ngủ đủ giấc, tập thể dục nhẹ nhàng những bài tập hạn chế sử dụng thay đổi tư thể đầu, cột sống để tránh chóng mặt bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/thuong-xuyen-chong-mat-kem-buon-non-phai-lam-gi/ 215,Đau thắt 2 bên ngực khi hắt hơi triệu chứng bệnh gì?,"Qua những triệu chứng em mô tả có thể xuất hiện trong bệnh viêm thần kinh liên sườn, em nên nghỉ ngơi, hạn chế khiêng vác, làm việc nặng.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-that-2-ben-nguc-khi-hat-hoi-trieu-chung-benh-gi/ 216,Bé sổ mũi nước trong có phải dấu hiệu cảm lạnh không?,"Bé bị sổ mũi nước trong em nên nhỏ mũi cho bé bằng Natriclorid 0. 9% mỗi ngày 3 – 4 lần, làm bấc sâu kèn 2 lần/ ngày để lau sạch mũi cho bé, tăng cường cho bé bú mẹ để tăng đề kháng. Nếu bé không sốt, vẫn chơi, ngủ, bú tốt, em tiếp tục theo dõi bé tại nhà. Nếu bé có dấu hiệu sau sốt trên 38. 5 độ C, lừ đừ, bứt rứt, bú kém, bỏ bú, ho tăng lên, thở mệt, rút lõm ngực thì em đưa bé đến bệnh viện khám ngay nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/be-so-mui-nuoc-trong-co-phai-dau-hieu-cam-lanh-khong/ 217,Đau rát sau khi tự tuột bao quy đầu phải làm sao?,"Khi tự tuột bao quy đầu tại nhà, cần phải vệ sinh tay và dương vật sạch sẽ trước khi tuột, rửa sạch những mảng bám dơ của quy đầu và sau đó phải nhớ tuột bao quy đầu trở lại như trước, nếu không vùng da quy đầu sẽ bị sưng to, phồng nước và rất đau, lúc này không thể tuột lại được, cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị. Đau và sưng sau khi nong bao quy đầu là chuyện bình thường nếu bạn áp dụng đúng các kỹ thuật thực hiện (như trên), thường sẽ tự khỏi sau 2-3 ngày bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-rat-sau-khi-tu-tuot-bao-quy-dau-phai-lam-sao/ 218,Chỉ số Triglyceride kèm chỉ số LDL cao có sao không?,"Triglyceride là một dạng mỡ trong cơ thể. Những người có triglycerides trong máu tăng cao thường đi kèm tăng cholesterol toàn phần, bao gồm tăng LDL (loại xấu) và giảm HDL (tốt). Hiện nay, các nhà khoa học cho thấy việc tăng Triglyceride trong máu cũng có thể liên quan đến các biến cố tim mạch. LDL – Cholesterol (được coi là cholesterol xấu) khi nó tăng nhiều trong máu dẫn đến sự dễ dàng lắng đọng ở thành mạch máu (đặc biệt ở tim và ở não) và gây nên mảng xơ vữa động mạch. Tăng triglycerides, LDL-c thường gặp ở những người béo phì / thừa cân, lười vận động, hút thuốc lá, đái tháo đường, uống quá nhiều rượu, tăng huyết áp,...Giá trị bình thường của Triglyceride:Bình thường: Nhỏ hơn 1,70 mmol/L.Cận cao: 1,7 – 2,25 mmol/L.Cao: 2.26 – 5.64 mmol/L.Rất cao: lớn bằng 5,65 mmol/L.LDL Cholesterol: LDL – c: Nhỏ hơn 2,6 mmol/L: Rất tốt.LDL – c: 2,6 – 3,3 mmol/L: Tốt.LDL – c: 3,3 – 4,1 mmol/L: Tăng giới hạn.LDL – c: 4,1 – 4,9 mmol/L: Nguy cơ cao.LDL – c: 4,9 mmol/L: Nguy cơ rất cao.Trường hợp của bạn Triglyceride ở mức rất cao, LDL – c ở mức cao khi đó nó sẽ gây lắng đọng ở thành mạch, lâu ngày trở thành các mảng xơ vữa khiến mạch máu bị xơ cứng và thu hẹp dần. Sự tuần hoàn máu qua thành mạch bị cản trở và có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu. Đó là nguyên nhân chính gia tăng các biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ,...Bạn cần đi khám ngay và làm thêm một số xét nghiệm có liên quan để đánh giá chính xác tình trạng hiện tại và được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/chi-so-triglyceride-kem-chi-so-ldl-cao-co-sao-khong/ 219,"Tôi 31 tuổi, nữ, bị rối loạn nhịp tim, nhịp tim chậm, bị tiểu đường sau sinh, cơ thể không dung nạp đường lactose thì có thể tiêm được tất cả các loại vaccine Covid-19 được không? Ngoài ra, tôi cần đến khám ở bệnh viện nào khám để biết mình có đủ tiêu chuẩn tiêm vaccine hay không?","Chị có thể đến thăm khám bệnh lý của mình tại bất kỳ cơ sở y tế hay bệnh viện đa khoa nào gần nơi chị sinh sống, sau khi thăm khám chị nên mô tả kỹ hơn về chẩn đoán và mang theo hồ sơ đơn thuốc điều trị cụ thể bệnh. Điều này giúp cho các bác sĩ khám sàng lọc chỉ định tiêm vaccine Covid-19 có nhận định phù hợp vì bác sĩ còn cần phải căn cứ trực tiếp vào các kết quả thăm khám của chị. Ở trường hợp các chỉ số bình thường ổn định, sức khỏe của chị hiện tại tốt có thể tiêm được vaccine Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p119 220,Người bị viêm kết mạc nên dùng thuốc gì?,"Viêm kết mạc là căn bệnh khá phổ biến, do nhiều nguyên nhân gây như: Vi khuẩn, virus, nấm, dị ứng,... Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Thông thường kéo dài 1 - 2 tuần, với một số nguyên nhân như: Dị ứng, virus bệnh có thể tái phát. Thông thường bệnh không gây ảnh hưởng đến thị lực trừ khi có biến chứng. Hiện tại sau 3 tháng, chị lại thấy có biểu hiện ngứa và đỏ mắt và kèm theo giảm thị lực thì rất có thể bệnh đã tái phát kèm theo biến chứng hoặc có bệnh khác kèm theo. Thuốc gilan ultra - comfort dùng để dưỡng ẩm cho mắt, không giúp điều trị hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh nên không có hiệu quả trong trường hợp của chị. Để có phương pháp điều trị phù hợp chị cần đến khám chuyên khoa mắt sớm để bác sĩ tư vấn hợp lý.Nếu chị còn thắc mắc về viêm kết mạc, chị có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc chị có thật nhiều sức khỏe.Trân trọng!",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nguoi-bi-viem-ket-mac-nen-dung-thuoc-gi/ 221,"Đau họng, ho khan, ngạt mũi kèm tức ngực, nổi vài nốt như mề đay có phải nhiễm Covid không?","Những người mắc bệnh COVID-19 đã có một loạt các triệu chứng được báo cáo từ các triệu chứng nhẹ đến bệnh nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể xuất hiện 2-14 ngày sau khi phơi nhiễm với virus. Những người có các triệu chứng này có thể nhiễm COVID-19:Sốt hoặc ớn lạnhHoHụt hơi hoặc khó thởMệt mỏiĐau cơ hoặc đau ngườiĐau đầuMới mất vị giác hoặc khứu giácĐau họngNgạt mũi hoặc chảy nước mũiBuồn nôn hoặc nôn mửaTiêu chảyTình trạng đau họng, ho khan, ngạt mũi nhưng vẫn thở bình thường, thỉnh thoảng tức ngực, nổi vài nốt như mề đay có phải đã nhiễm Covid-19 không?Nếu bạn không có yếu tố dịch tễ tiếp xúc với người bị nhiễm Covid hoặc đi từ các vùng dịch về thì nguy cơ là thấp. Mặc dù vậy bạn nên đến khám ở các cơ sở y tế để được kiểm tra và tư vấn điều trị.Cần làm gì khi xuất hiện các triệu chứng này. Nếu các triệu chứng trên vẫn dai dẳng, xuất hiện nhiều lần thì bạn nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để được kiểm tra và kê đơn điều trị.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-hong-ho-khan-ngat-mui-kem-tuc-nguc-noi-vai-not-nhu-me-day-co-phai-nhiem-covid-khong/ 222,Gỡ nẹp gãy xương đòn sau 5 tuần nhưng vẫn đau phải làm sao?,"Cháu không nói rõ là gãy có di lệch hay không, gãy đoạn nào. Nhưng với xương đòn gãy 5 tuần, đã được nẹp cố định và ở người trẻ thì xương có thể lành tốt rồi. Nhưng trường hợp này, cháu nên đeo lại nẹp và hạn chế vận động, sau đó quay trở lại bệnh viện chụp kiểm tra đánh giá lại nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/go-nep-gay-xuong-don-sau-5-tuan-nhung-van-dau-phai-lam-sao/ 223,Điều trị bàn chân khoèo bằng phương pháp bó bột trong một thời gian có đau không,"Bó bột để điều trị bàn chân khoèo là phương pháp không xâm lấn cho cơ thể. Quá trình nắn chỉnh bàn chân có thể gây đau nhẹ hoặc hoàn toàn không đau. Việc điều trị và các vấn đề khó chịu cho người bệnh cần được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa thì mới có thể mang lại kết quả tốt. Vì vậy, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn điều trị cụ thể.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dieu-tri-ban-chan-khoeo-bang-phuong-phap-bo-bot-trong-mot-thoi-gian-co-dau-khong/ 224,Trẻ béo phì do điều trị giảm tiểu cầu khắc phục thế nào?,"Thường sau điều trị giảm tiểu cầu bằng thuốc có chứa Corticoid trẻ có dấu hiệu béo và lông rậm. Trường hợp này chẩn đoán Cushing do dùng thuốc, bé cần định lượng nồng độ Cortisol máu sáng sớm lúc 9-10 giờ sáng để cần can thiệp hay tuyến thượng thận tự phục hồi. Tốt nhất em cho bé đến khám tại bệnh viện và mang theo các xét nghiệm đã làm trước đó.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-beo-phi-do-dieu-tri-giam-tieu-cau-khac-phuc-the-nao/ 225,"Bác sĩ chẩn đoán tôi không có trứng nên không thể có thai được. Hiện tình trạng kinh nguyệt tôi không đều, thường mấy tháng mới có, tuy nhiên lượng máu mỗi lần rất nhiều, cường kinh. Xin bác sĩ cho tôi hỏi: trường hợp của tôi như vậy có nên làm gì để đạt được khát vọng có con hay không? Có cách nào để điều kinh hàng tháng không?","Tôi chưa biết được bạn bao nhiêu tuổi và tình trạng không có trứng là do xét nghiệm thấy lượng nội tiết thấp hay đi siêu âm không nhìn thấy nang trứng phát triển đủ để có thể thu thai được. Do đó, tôi sẽ đưa ra 2 trường hợp: Thứ nhất, nếu không có trứng do nội tiết bị suy giảm làm cho các nang trứng không phát triển gọi là suy sớm buồng trứng hoặc người phụ nữ lớn tuổi, chức năng buồng trứng bị suy giảm. Dưới sự hỗ trợ của các bác sĩ, những phụ nữ gặp trường hợp này có khi phải xin noãn, sau đó thụ tinh với tinh trùng của người chồng để làm thụ tinh ống nghiệm. Thứ hai, nếu trường hợp những bạn trẻ tuổi do rối loạn kinh nguyệt, siêu âm thấy các nang trứng nhỏ, không phát triển hay gặp trong hội chứng buồng trứng đa nang. Khi đó, bác sĩ sẽ đưa vào liệu pháp điều trị có thể có những bệnh lý kèm theo như béo phì, cường androgen tức là nam tính hóa hơi nhiều. . . Lúc đấy, bạn điều trị nội tiết để chu kỳ kinh nguyệt trở về bình thường. Bạn phải thật sự giảm cân để nội tiết được điều hòa trở lại sau đó hoặc có thể thụ tinh bình thường hoặc dưới sự hỗ trợ sinh sản bằng thuốc hoặc thụ tinh ống nghiệm để mang thai. Về vấn đề cường kinh, bạn cần thăm khám với bác sĩ để xác đinh xem nguyên nhân là do nội tiết hay do những tổn thương thực thể ở bên trong tử cung. Ví dụ như cường kinh do quá sản niêm mạc tử cung hoặc do polyp buồng tử cung, u xơ tử cung chẳng hạn. Nếu loại trừ được những trường hợp này mà do nội tiết, bạn có thể sử dụng thuốc để điều trị được. Trong trường hợp bị quá sản niêm mạc tử cung hoặc polyp, bác sĩ có thể dùng phẫu thuật để cắt hết polyp hoặc nạo niêm mạc buồng tử cung sau đó dùng thuốc điều hòa kinh nguyệt.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p10 226,Ù tai lâu năm có thể điều trị không?,ù tai (Tinnitus) nhìn chung là phức tạp trong chẩn đoán và điều trị. Cần nhiều thời gian và phương tiện để khảo sát một cách kỹ lưỡng nhất có thể. Bạn nên đến trực tiếp khoa Tai Mũi Họng khám và tham vấn nhé!,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/u-tai-lau-nam-co-dieu-tri-khong/ 227,"Hay nghẹt mũi, chảy nước mũi kèm đau mũi là dấu hiệu bệnh gì?","Bạn đang bị ngạt mũi, chảy mũi, mũi chảy xuống họng,... thông thường đây là triệu chứng của viêm mũi xoang. Bạn tự soi và thấy cục màu hồng trong hốc mũi bạn đó là cấu trúc giải phẫu cuốn mũi bình thường. Bạn nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để được các bác sĩ Tai mũi họng khám nội soi, tư vấn điều trị cho bạn. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/hay-nghet-mui-chay-nuoc-mui-kem-dau-mui-la-dau-hieu-benh-gi/ 228,"Trẻ sơ sinh hay quấy khóc, giật mình và khó chịu, phải làm sao?","Cân nặng lúc sinh là 2, 7kg, lúc 1, 5 tháng là hơn 4kg, tính trung bình 1 tháng tăng khoảng 1kg, tốc độ tăng là bình thường so với lứa tuổi (trung bình 6 tháng đầu của năm đầu tiên tăng 700g/tháng). Mẹ bé nên duy trì chế độ ăn hiện tại. Khi bé có biểu hiện khó chịu như quấy khóc, không chơi, . . . cha mẹ nên kiểm tra xem bé có bị đói, ướt, ị, nóng hay lạnh quá, ồn ào, phòng có thông thoáng không, . . . Nếu tìm hiểu hết các yếu trên và mọi thứ vẫn bình thường thì cha mẹ nên khám chuyên khoa để bác sĩ có thể đánh giá tổng quát xem bé có bất thường gì khác gây nên tình trạng khó chịu của bé hay không.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-so-sinh-hay-quay-khoc-giat-minh-va-kho-chiu-phai-lam-sao/ 229,Nguyên nhân gây rụng tóc là do đâu?,"Bạn bị rụng tóc đã 3 năm và hiện tóc thưa, đã khám được chẩn đoán Viêm da cơ địa. Viêm da cơ địa không liên quan đến rụng tóc trên đầu. Bạn không nói tuổi của mình tuy nhiên rụng tóc 3 năm chân tóc đã teo không hồi phục khó mọc lại. Bạn không cần phải xét nghiệm Nội tiết.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nguyen-nhan-gay-rung-toc-la-do-dau/ 230,Điều trị rụng tóc ở phụ nữ như thế nào?," Rụng tóc có nhiều nguyên nhân: Di truyền (thường hệ nam có tình trạng hói đầu), bệnh lý về da đầu (nấm, vảy nến, ...), nội tiết tố nữ (thai kỳ), bệnh lý (sốt xuất huyết, cường giáp,...), thuốc (điều trị ung thư), tâm lý (stress), chế độ ăn kiêng,...Điều trị sẽ tùy theo nguyên nhân gây rụng tóc. Nếu bạn bị tình trạng vảy da đầu, ngứa da đầu thì nên đến khám bác sĩ da liễu để có chẩn đoán và điều trị đúng. Nếu do nguyên nhân di truyền (hói), bạn cần điều trị lâu dài, với mục đích làm chậm quá trình rụng tóc. Hiện tại có các phương pháp cải thiện tình trạng hói đầu như: PRP, liệu pháp ánh sáng, cấy tóc kết hợp với thuốc uống và thuốc xịt. Người có tóc mỏng yếu nên hạn chế tác động hóa chất lên da đầu (uốn, duỗi, tẩy tóc, nhuộm tóc), không tác động nhiều phương pháp tạo kiểu tóc cùng 1 lúc. Ngoài ra, khi chăm sóc tóc cần chú ý: chọn dầu gội phù hợp với da đầu, gội đầu nhẹ nhàng, không dùng móng tay cào gãi da đầu, không thoa dầu xả trực tiếp lên da đầu, không chà xát tóc ngay sau khi gội đầu mà chỉ dùng khăn thấm khô nhẹ nhàng, không sấy tóc quá nóng (tốt nhất dùng chế độ gió của máy sấy), đưa máy sấy cách xa tóc ít nhất 20cm, sử dụng lược răng thưa chải đầu, không chải đầu khi tóc còn ướt. Về chế độ sinh hoạt, ăn uống: cải thiện tình trạng stress, nghỉ ngơi hợp lý, không dùng các chất kích thích (rượu, bia, caffeine), ăn uống đầy đủ vitamin và khoáng chất.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dieu-tri-rung-toc-o-phu-nu-nhu-nao/ 231,"Bị lợi trùm răng hàm trên, không há to được miệng phải làm sao?","Bị lợi trùm răng điều trị như thế nào là câu hỏi được rất nhiều độc giả quan tâm, bởi đây là tình trạng mà nhiều người mắc phải. Tuy nhiên, bị lợi trùm răng hàm trên không há to được miệng gây đau phải làm sao trong trường hợp của bạn thì bác sĩ cần nhiều thông tin về tiền sử bệnh trong quá trình thăm khám thì mới có thể đưa ra câu trả lời chính xác về phương pháp điều trị.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/bi-loi-trum-rang-ham-tren-khong-ha-duoc-mieng-phai-lam-sao/ 232,"Tôi đã cắt mật và bị đau dạ dày mãn tính cộng viêm đa khớp, ôi có tiêm được vaccine Covid-19 không?","Anh/chị có tiền sử cắt mật, bệnh lý viêm dạ dày mãn tính, viêm đa khớp, theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì có thể tiêm vaccine phòng Covid-19 bình thường.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p41 233,"Em bị dị ứng với thành phần trong thuốc giảm đau, sau khi uống mắt bị sưng phù đã bị 2 lần. Em có tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca được không ạ? Nếu được xin cho biết phải tiêm loại vaccine nào phù hợp?","Theo những thông tin mà anh mô tả, anh vẫn có thể tiêm ngừa vaccine Covid-19 Astrazeneca, tuy nhiên cần tiêm chủng tại khối bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p11 234,Chỉ số CA 72-4 giá trị 122 có phải là ung thư dạ dày không?,"CA 72-4 là tên viết tắt của Carbohydrate antigen 72-4, là 1 loại glycoprotein được thấy trên bề mặt nhiều loại tế bào như tế bào buồng trứng, vú, đại tràng, đặc biệt là biểu mô dạ dày. Giá trị bình thường của chỉ số này nhỏ hơn 6,9 microgam/ ml. Độ đặc hiệu là 60%, do đó nếu CA 72-4 tăng thì chưa thể khẳng định 100% là ung thư dạ dày. Do vậy, bạn nên làm thêm các xét nghiệm phù hợp để được chẩn đoán và thăm khám các triệu chứng lâm sàng.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/chi-so-ca-72-4-gia-tri-122-co-phai-la-ung-thu-da-day-khong/ 235,Nổi hạch nách trái kèm nổi ban tay trái là dấu hiệu bệnh gì?,"Theo dấu hiệu bạn cung cấp có thể là hạch viêm hoặc tổ chức viêm dưới da hoặc u phần mềm, chưa rõ bản chất nên bạn cần đi khám để có chẩn đoán chính xác và hướng điều trị cụ thể.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/noi-hach-nach-trai-kem-noi-ban-tay-trai-la-dau-hieu-benh-gi/ 236,"Bị tiểu buốt, tiểu rắt phải làm sao?"," Tiểu rắt là khái niệm để diễn tả tình trạng đi tiểu thường xuyên. Bệnh nhân bị tiểu rắt khi số lần đi tiểu đột ngột gia tăng hơn so với bình thường và cảm giác mắc tiểu này không kiểm soát được. Tiểu rắt gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến chức năng bàng quang do bị kích thích nhiều lần liên tục. Tuy nhiên, tiểu rắt thường không đơn độc mà đi kèm với các triệu chứng khác của đường tiết niệu như tiểu buốt (hiện tượng nóng rát, đau buốt khi đi tiểu), tiểu không hết hoặc mót tiểu liên tục. Bên cạnh đó, một số triệu chứng đi kèm khác như:Thay đổi tính chất nước tiểu: Nước tiểu có màu đục, có dịch mủ và đôi khi kèm theo máu.Đau bụng dưới rốn hoặc đau rát khi quan hệ tình dục qua âm đạo.Đôi khi bệnh nhân sẽ có sốt cao, ớn lạnh nếu nguyên nhân gây tiểu rắt là do nhiễm trùng đường tiểu.Tiểu buốt và tiểu rắt thường do nhiễm khuẩn tiết niệu hoặc bàng quang kích thích. Để có thể chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị thích hợp, bạn nên đến thăm khám tại chuyên khoa Thận - Tiết Niệu. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, bạn cần chú ý:Uống nhiều nước, từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày.Chế độ dinh dưỡng nhiều rau củ quả tươi, đủ các nhóm chất khác nhau.Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giữ cho luôn khô thoáng, thay băng vệ sinh thường xuyên khi đến kỳ kinh nguyệt.Không mặc quần lót ẩm ướt.Hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh dễ gây kích ứng, có chứa chất tẩy rửa mạnh.Hạn chế thụt rửa sâu hoặc phun nước trực tiếp vào âm đạo.Không nên nhịn tiểu, cần xây dựng lối sống tình dục an toàn, lành mạnh.Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/bi-tieu-buot-tieu-rat-phai-lam-sao/ 237,Phương pháp điều trị bệnh đau thượng vị kéo dài như thế nào?,"Ngoài vấn đề dùng thuốc bạn cần phối hợp chế độ sinh hoạt, ăn uống, và thể lực (nếu béo phì cũng gây triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ).",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/phuong-phap-dieu-tri-benh-dau-thuong-vi-keo-dai-nhu-the-nao/ 238,"Tháng 6.2020 tôi bị rối loạn nhịp tim. Khám và điều trị tại bệnh viện. Tôi đã ngừng sử dụng thuốc từ 1.4.2021. Hiện tại ổn dù thỉnh thoảng có cảm giác nặng nặng ngực nhưng không kéo dài, chủ yếu khi làm việc căng thẳng hay thời tiết thay đổi. Ngoài ra, tôi cũng bị viêm họng mãn. Xin tư vấn có nên tiêm vaccine phòng Covid-19 không ạ?","Với tình trạng bệnh lý như bạn mô tả, bạn nên đi thăm khám lại bởi các bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng bệnh lý của bạn ổn định (có kết luận của tuyến chuyên khoa) vẫn tiêm phòng vaccine Covid-19 được. Tuy nhiên, theo Quyết định 2995/QĐ-BYT ngày 18/06/2021 của Bộ Y tế, những trường hợp có tiền sử bệnh lý nền, bệnh lý mãn tính. . . đã được điều trị ổn định nên được thăm khám, tiêm phòng vaccine Covid-19 tại tuyến bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p89 239,Đánh giá kết quả xét nghiệm miễn dịch tự động HbsAg kết quả 0.5 âm tính,"Bạn làm xét nghiệm 2 lần với 2 phương pháp khác nhau nên không thể khẳng định được kết quả có chính xác không. Bạn cần nói rõ khoảng thời gian làm 2 lần xét nghiệm trên. Nếu trường hợp cả 2 lần kết quả đều đúng, có thể trong lần xét nghiệm đầu tiên, bạn đang bị nhiễm virus viêm gan B giai đoạn cấp tính, sau đó cơ thể tự sinh kháng thể chống lại virus và khỏi hoàn toàn. Bạn có thể làm thêm xét nghiệm Anti-HBc total để đánh giá chính xác trước đó đã từng nhiễm virus viêm gan B hay chưa và làm Anti-HBs để đánh giá đáp ứng miễn dịch của cơ thể.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/danh-gia-ket-qua-xet-nghiem-mien-dich-tu-dong-hbsag-ket-qua-05-am-tinh-/ 240,Có tiền sử bị xoang gây ảnh hưởng thần kinh và mệt mỏi khi vận động mạnh phải làm thế nào?,"Tình trạng của em gợi ý đến rối loạn lo âu, tuy nhiên cần phân biệt với các bệnh lý khác. Vậy nên em cần gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm thần, Nội Thần kinh hoặc Nội Tổng quát để được tư vấn cụ thể hơn.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/co-tien-su-bi-xoang-gay-anh-huong-kinh-va-met-moi-khi-van-dong-manh-phai-lam-nao/ 241,Trẻ 2 tuổi chụp MRI không cần gây mê được không?,Chụp MRI là kỹ thuật chụp cộng hưởng từ mà người bệnh cần phải nằm yên tư thế trong khoảng thời gian ít nhất 30 phút để hình ảnh được rõ nét. Trẻ 2 tuổi chưa có ý thức về việc nằm yên tại chỗ nên cần phải gây mê khi chụp MRI cho trẻ.,https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tre-2-tuoi-chup-mri-khong-can-gay-me-duoc-khong/ 242,Khám sỏi thận dùng phương pháp gì chính xác?,"Hiện tại, siêu âm được sử dụng đầu tiên để phát hiện bệnh lý hệ tiết niệu (thận ứ nước, niệu quản giãn, sỏi, u bướu,.. Nếu hình ảnh trên siêu âm hạn chế thì bác sĩ sẽ cho chụp CT Scanner bụng (có thuốc cản quang hoặc không) để chẩn đoán chính xác hơn, nhất là những trường hợp sỏi không cản quang, không phát hiện được trên phim X quang chụp bụng thông thường.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/kham-soi-dung-phuong-phap-gi-chinh-xac/ 243,Tổn thương da dạng phỏng nước ở trẻ là bệnh gì? Điều trị thế nào?,"tổn thương da dạng phỏng nước của trẻ là một triệu chứng của rất nhiều bệnh khác nhau. Có rất nhiều bệnh có thể gặp tình trạng như bé nhà mình, như: Nhiễm Herpes simplex virus, chốc, hội chứng 4s, viêm nang lông do tụ cầu, ly thượng bì bỏng nước bẩm sinh. . . Để chẩn đoán chính xác, bé cần được thăm khám trực tiếp, đôi khi phải làm cả xét nghiệm. Vì vậy, bạn nên cho bé đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Da liễu nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/ton-thuong-da-dang-phong-nuoc-o-tre-la-benh-gi-dieu-tri-the-nao/ 244,Sau khi bắn mụn cóc có cần uống thêm thuốc gì ngăn ngừa tái phát không?,"Theo như em mô tả thì bắn rồi là ổn rồi, nhưng nếu tái nhiễm và bị lại bệnh thì em nên khám bác sĩ da liễu để có chỉ định thuốc cụ thể.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/sau-khi-ban-mun-coc-co-can-uong-them-thuoc-gi-ngan-ngua-tai-phat-khong/ 245,Người già 60 tuổi nhiễm vi khuẩn HP điều trị như thế nào?,"Để điều trị vi khuẩn HP cần sử dụng 2 - 3 loại kháng sinh phối hợp với PPI – thuốc giảm bài tiết acid của dạ dày. Việc điều trị vi khuẩn HP này cần có đơn của bác sĩ, vậy nên em nên đưa mẹ đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để được tư vấn lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng nhiễm khuẩn HP của mẹ em.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nguoi-gia-60-tuoi-nhiem-vi-khuan-hp-dieu-tri-nhu-the-nao/ 246,"Tôi hiện đang sinh sống và làm việc ở một tỉnh thành miền Nam. Tôi muốn hỏi nếu người dân không tham gia BHXH, BHYT, là lao động tự do thì có thể đăng ký để được tiêm vaccine không? Nếu được thì đăng ký ở đơn vị nào, hoặc có cách nào để người dân chủ động tiếp cận với vaccine nhanh nhất không?","Hiện tại vaccine Covid-19 của AstraZeneca đang được tiêm cho các đối tượng ưu tiên theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Người không tham gia BHXH, BHYT hoặc lao động tự do nếu thuộc vào nhóm đối tượng ưu tiên hoàn toàn có thể được tiêm sớm. Bạn hãy liên hệ với chính quyền địa phương nơi bạn sinh sống để biết mình có được tiêm hay không và khi nào được tiêm. Ngoài ra bạn có thể chủ động liên hệ với các cơ sở tiêm chủng dịch vụ để tiêm nếu các cơ sở đó có vaccine.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p63 247,"Bị nứt lưỡi khá sâu không đau nhưng hay bị tê rát khi ăn đồ chua, mặn và cafe là bị bệnh gì?","Theo các triệu chứng nứt lưỡi bạn mô tả thì có thể bạn bị viêm lưỡi bản đồ. Theo đó, việc điều trị căn bệnh này chủ yếu là điều trị triệu chứng như dùng thuốc giảm đau nếu đau nhiều, bôi thuốc để giảm đau, giảm nhiễm trùng,...Tuy nhiên, để có chẩn đoán bị nứt lưỡi khá sâu không đau nhưng hay bị tê rát khi ăn đồ chua, mặn và cafe là bị bệnh gì thì bạn nên đi khám chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt tại bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec. Tại đây các bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám trực tiếp và đưa ra kết luận bệnh chính xác và tư vấn hướng điều trị tốt nhất. Theo đó, việc bạn cần làm ngay là tránh dùng đồ cay, nóng, chua, cafe...để tránh cho lưỡi bị kích thích.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/bi-nut-luoi-kha-sau-khong-dau-nhung-hay-bi-te-rat-khi-do-chua-man-va-cafe-la-bi-benh-gi/ 248,Khi nào có thể đăng ký tiêm vaccine Covid 19?,"Hiện tại, vaccine Covid-19 của AstraZeneca đang được tiêm cho các đối tượng ưu tiên theo hướng dẫn của Bộ Y Tế. Bạn hãy liên hệ với chính quyền địa phương nơi bạn sinh sống để biết mình có được tiêm hay không và khi nào được tiêm. Ngoài ra, nếu bạn chưa thuộc nhóm đối tượng ưu tiên theo NĐ 21-CP vui lòng chờ hoặc đăng ký nhu cầu của mình qua hệ thống tổng đài VNVC. Ngay khi có thể được đáp ứng và cho phép của Bộ Y tế về cơ chế tiêm dịch vụ chúng tôi sẽ thông báo và mời khách hàng đến tiêm.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p29 249,Đã bị viêm gan B có thể tiêm phòng nữa không?,"Viêm gan B là bệnh do virus HBV gây ra, nếu tình trạng nhiễm trở nên mãn tính thì điều quan trọng cần làm là ngăn chặn và giảm thiểu tổn hại cho gan. Nếu được điều trị đúng cách thì tiên lượng bệnh thường rất tốt. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng phải điều trị ngay bằng các thuốc kháng virus mà cần theo dõi và xét nghiệm đánh giá tình trạng gan cũng như cơ thể để việc điều trị đạt được hiệu quả cao nhất. Việc cần làm của bạn là nên theo dõi và khám gan định kỳ, hạn chế các gắng sức quá mức, bổ sung dinh dưỡng và hạn chế tiêu thụ các chất gây hại cho gan. Nhiều người thắc mắc bị viêm gan B có tiêm phòng được không, trên thực tế, nếu kết quả xét nghiệm đưa ra HBsAg dương tính đồng nghĩa với việc đã nhiễm virus viêm gan B thì việc tiêm ngừa sẽ không còn hiệu quả. Vắc-xin phòng viêm gan B chỉ có tác dụng với những người chưa từng mắc viêm gan B. Nếu người bệnh xét nghiệm máu phát hiện đang nhiễm virus viêm gan B (HBsAg dương tính) thì nên thực hiện tiếp các xét nghiệm chuyên sâu để theo dõi tình trạng và diễn biến của bệnh, không cần tiêm phòng vắc-xin.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/da-bi-viem-gan-b-co-the-tiem-phong-nua-khong/ 250,"Bé đầy hơi, đại tiện ít, phải kích thích hậu môn mới đi được nên làm gì?","Bé bú tốt, đi tiểu đều chứng tỏ lượng sữa như vậy là đủ cho bé. Còn hiện tượng bé đại tiện ít thì thường liên quan đến hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, trong khi lượng sữa bé ăn tăng nhiều. Trong quá trình tiêu hóa thì sẽ sinh hơi trong lòng ruột (gây hiện tượng bụng căng đầy hơi), nhu động ruột kém nên bé khó đi ngoài. Bạn nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn, massage bụng lúc đói kết hợp với động tác đạp xe đạp vừa giảm đầy hơi vừa tăng nhu động ruột cho bé, có thể làm nhiều lần trong ngày, vỗ ợ hơi khi bé vừa bú xong.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/be-day-hoi-dai-tien-it-phai-kich-thich-hau-mon-moi-di-duoc-nen-lam-gi/ 251,tôi và gia đình muốn đăng ký chích vaccine Covid-19 sớm nhất có thể thì đăng ký như thế nào?,"Hiện tại chính phủ và Bộ Y tế vẫn đang triển khai tiêm cho các đối tượng được ưu tiên, vì vậy nếu anh/chị thuộc diện được tiêm theo chính sách thì có thể đăng ký tại nơi mình sinh sống hoặc nơi mình công tác. Ngoài ra nếu anh/chị chưa thuộc nhóm đối tương ưu tiên theo NĐ 21-CP thì vui lòng chờ hoặc đăng ký nhu cầu của mình qua hệ thống tổng đài VNVC, ngay khi có thể được đáp ứng và cho phép của Bộ Y tế về cơ chế tiêm dịch vụ chúng tôi sẽ thông báo và mời đến tiêm.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p24 252,"Bác sĩ cho biết thông tin về vaccine Pfizer, Moderna tại TP HCM?","Theo thông tin từ Bộ Y tế, hơn 90. 000 liều vaccine Covid-19 Pfizer/BioNTech đã về đến sân bay Nội Bài vào sáng ngày 7/7/2021. Đây là lô vaccine đầu tiên của hãng này về Việt Nam. Hiện nay, Chính phủ chưa có cơ chế triển khai tiêm chủng loại vaccine này. Theo thông tin từ Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), 2 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 Moderna đã về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) và Chính phủ chưa có cơ chế triển khai tiêm chủng loại vaccine này. Anh vui lòng chờ thêm thông tin từ Chính phủ và Bộ Y tế. Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành tiêm chủng vaccine AstraZeneca (Vương quốc Anh) cho các đối tượng, địa bàn ưu tiên theo hướng dẫn chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế. Hệ thống tiêm chủng VNVC tự hào là đơn vị duy nhất được Bộ Y tế chỉ định sát cánh cùng các cơ sở y tế Nhà nước thực hiện tiêm chủng cho các đối tượng ưu tiên theo quy định. Để theo dõi về tình hình vaccine Covid-19 và tiêm vaccine Covid-19, Anh vui lòng theo dõi website vnvc.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p25 253,"“TD"" là viết tắt của từ nào? Nên dùng thuốc chống lao hay kháng sinh khi phát hiện bệnh lao?",“TD” là viết tắt của “Theo dõi”; nghĩa là bác sĩ chưa chẩn đoán xác định bác nhiễm bệnh lao.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/td-la-viet-tat-cua-tu-nao-nen-dung-thuoc-chong-lao-hay-khang-sinh-khi-phat-hien-benh-lao/ 254,Chướng bụng là dấu hiệu của bệnh viêm ruột ở trẻ sơ sinh?,"Nếu em bé bú tốt, không ọc sữa, đi ngoài phân không có nhầy máu, không rặn nhiều khi đi ngoài thì vẫn nằm trong giới hạn bình thường.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/chuong-bung-la-dau-hieu-cua-benh-viem-ruot-o-tre-so-sinh/ 255,Đau đầu kéo dài kèm chóng mặt là dấu hiệu bệnh gì?,"Bạn bị đau đầu nên dễ dẫn đến cáu gắt. Đau đầu có rất nhiều nguyên nhân, đa phần là các đau đầu cơ năng. Có những nguyên nhân đau đầu liên quan đến bệnh cơ thể hoặc thời tiết, stress, rối loạn giấc ngủ. Trong trường hợp của bạn nếu đau đầu có kèm theo chóng mặt khi thay đổi tư thế, bạn có thể bị rối loạn tiền đình. Tuy vậy có một số nguyên nhân đau đầu nguy hiểm như: Dị dạng mạch não, tai biến mạch não, u não, viêm não, . . . . Vì vậy, bạn cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa Thần kinh để tìm nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-dau-keo-dai-kem-chong-mat-la-dau-hieu-benh-gi/ 256,Buồn nôn khi sốt xuất huyết có bất thường không?," Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch, do virus dengue gây ra. Trước hết, bác sĩ cần thông tin về phương pháp chẩn đoán bệnh của bạn. Có nhiều bệnh biểu hiện rất giống nhau ở giai đoạn đầu tiên, cần phải làm xét nghiệm mới có thể xác định được. Trong trường hợp việc chẩn đoán sốt xuất huyết đã được khẳng định, những dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn, nôn nhiều ở ngày thứ ba là các dấu hiệu mang tính cảnh báo bệnh có nguy cơ diễn biến nặng. Bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được chăm sóc điều trị và theo dõi phù hợp. Ngoài ra, bạn hãy lưu ý luôn theo dõi sát thân nhiệt, báo ngay cho bác sĩ nếu nhận thấy dấu hiệu sốt lên, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc chưa có sự chỉ định của bác sĩ.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/buon-non-khi-sot-xuat-huyet-co-bat-thuong-khong/ 257,Ho ra máu kèm đau bụng bên hông sườn phải là bệnh gì?,"em đã được bác sĩ cho làm 1 số chỉ định cần thiết rồi, em nên làm thêm 1 số xét nghiệm nữa là nội soi dạ dày – tá tràng xem có bị viêm loét dạ dày – tá tràng không nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/ho-ra-mau-kem-dau-bung-ben-hong-suon-phai-la-benh-gi/ 258,"Đau bụng dưới, chán ăn, rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu của bệnh gì?","Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng dưới như do đau ruột thừa, hội chứng ruột kích thích, nhiễm trùng đường tiết niệu hay bạn mắc một số bệnh lý phụ khoa. Tuy nhiên, bạn có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thì nguyên nhân gây đau bụng dưới có thể do nguyên nhân này. Vì thế để trả lời đáp án chính xác cho câu hỏi: “Đau bụng dưới, chán ăn, rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu của bệnh gì?” thì bác sĩ cần biết thêm nhiều thông tin bệnh sử và triệu chứng cụ thể của bạn nữa.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-bung-duoi-chan-roi-loan-tieu-hoa-la-dau-hieu-cua-benh-gi/ 259,Nguyên nhân hôi miệng là do đâu?,"Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, xuất phát từ trong khoang miệng. Người bị hôi miệng thường cảm thấy bối rối, mất tự tin khi giao tiếp. Bạn bị hôi miệng, trước tiên bạn cần đi khám bác sĩ Răng hàm mặt để đánh giá tình trạng cao răng, viêm lợi, răng sâu, nếu có tình trạng này bác sĩ sẽ xử lý giúp bạn, nếu trong tình trạng răng miệng ổn định hết mà miệng bạn vẫn thấy hôi lúc đó bạn cần thăm khám thêm các chuyên khoa khác nữa (Tai mũi họng, Tiêu hóa, . . . . ). Còn vấn đề bạn hay mệt mỏi ở bụng và tiểu rắt thì bạn nên đi khám chuyên khoa để điều trị cụ thể.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nguyen-nhan-hoi-mieng-la-do-dau/ 260,Đau nhức mắt sau va chạm có đáng lo?,Như lời bạn kể thì mắt của bạn chỉ bị sang chấn nhẹ thôi. Nhưng để cẩn thận hơn thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để khám và nhận được lời tư vấn thỏa đáng.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-nhuc-mat-sau-va-cham-co-dang-lo/ 261,"Tôi cao huyết áp, mở máu, đang dùng thuốc, huyết áp ổn định ở mức 110/70. Xin hỏi với tình trạng tôi nếu tiêm vaccine có gây biến chứng đông máu không? Tôi muốn chờ được tiêm vaccine Pfizer cho yên tâm. Mong bác sĩ chỉ dẫn.","Hiện tại, theo thông tin Anh/Chị cung cấp, tình trạng bệnh của Anh/Chị đã ổn định và Anh/Chị sử dụng thuốc chống đông. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Anh/Chị cần tiêm chủng trong bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực cấp cứu ban đầu. Với tình trạng của Anh/Chị không làm tăng nguy cơ huyết khối do vaccine, nhưng có thể khiến máu khó đông và bầm máu nơi vết tiêm, Anh/Chị cần thông báo các thông tin này cho bác sĩ và điều dưỡng khi tiêm chủng để điều dưỡng áp dụng kỹ thuật tiêm an toàn cho Anh/Chị. Tuy nhiên, nguy cơ huyết khối có thể gặp với bất cứ ai nên sau tiêm, Anh/Chị cần theo dõi sát các phản ứng sau tiêm theo hướng dẫn của bác sĩ để kịp thời phản hiện các dấu hiệu bất thường và đến ngay bệnh viện để được xử trí sớm. Ngoài ra, nguy cơ đông máu có thể gây ra bởi các vaccine Covid-19 khác, không chỉ vaccine của AstraZeneca. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nên chủng ngừa càng sớm càng tốt với bất kỳ loại vaccine nào có sẵn tại địa phương.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p97 262,"Nếu quá trình chuyển phôi lần đầu không thành, sau bao lâu thì có thể chuyển tiếp thưa bác sĩ?","Đối với tình trạng của bạn, sau một lần chuyển phôi không thành công, bạn chỉ cần đợi đến chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo là có thể chuyển phôi được. Vào ngày thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên đến khám để bác sĩ đánh giá và chuẩn bị nội mạc tử chung cho lần chuyển phôi tiếp theo. Hiện tại, bạn có thể tiếp tục chuyển phôi trong lần thứ hai. Tuy nhiên, nếu chuyển phôi thất bại nhiều lần, bạn nên được khám và đánh giá giúp kiểm tra nguyên nhân thất bại làm tổ liên tiếp.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p3 263,"Tôi có tiền sử bệnh viêm gan B, đã điều trị cách đây 11 năm. Sau thời gian đó, tôi không đi tái khám lần nào nữa. Như vậy, trước khi tiêm vaccine phòng Covid-19, tôi có cần đi tái khám không? Việc khám sàng lọc trước khi tiêm có biết được tôi còn mắc viêm gan B không?","Theo như câu hỏi của anh/chị, chúng tôi không biết anh/chị đã bị viêm gan B mãn tính hay cấp tính. Nếu anh/chị bị viêm gan B mãn tính có thể tiêm vaccine Covid-19 khi sức khỏe ổn định. Nếu anh/chị bị viêm gan B cấp tính, sau khi khỏi anh/chị có thể tiêm chủng. Việc khám sàng lọc trước tiêm không thể biết được anh/chị còn mắc viêm gan B hay không, anh/chị cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và chẩn đoán.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p129 264,"Em có bầu từ tháng 3/2020 tuy nhiên bị chửa ngoài dạ con, may mắn phát hiện sớm khi thai được 5 tuần chưa bị vỡ. Đã đến một bệnh viện phụ sản ở Hà Nội phẫu thuật. Vậy cơ hội có thai tự nhiên của em còn không? Bao nhiêu lâu có thể có thai trở lại? Cần chú ý điều gì không? Em đã khám định kỳ sau khi mổ theo lịch của bệnh viện rồi.","Khả năng mang thai tự nhiên trở lại sau khi chửa ngoài dạ con phụ thuộc vào cách thức phẫu thuật tại vị trí chửa ngoài cũng như chức năng vòi trứng bên còn lại. Nếu bạn vẫn còn ít nhất một vòi trứng thông, chức năng buồng trứng bình thường, bạn hoàn toàn có khả năng mang thai tự nhiên. Khả năng có thai trở lại trong vòng một năm khi hai vợ chồng quan hệ với tần suất 2-3 lần một tuần có thể lên đến 60-70%.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p28 265,Rách võng mạc điều trị như thế nào?,"Rách bong võng mạc là tình trạng lớp mô võng mạc bị bong ra khỏi vị trí bình thường bên trong mắt. Ban đầu nguyên nhân có thể là do một vết rách nhỏ trên võng mạc khiến cho dịch trong mắt tràn xuống dưới võng mạc, dần dần làm tách lớp võng mạc ra khỏi vị trí ban đầu. Khi đó, võng mạc sẽ không được nuôi dưỡng, dẫn đến bệnh nhân có thể bị nhìn mờ (mất thị lực một phần) hoặc mù hoàn toàn vĩnh viễn nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đây là một cấp cứu nhãn khoa. Bệnh nhân có thể bị tổn thất thị lực vĩnh viễn nếu không được điều trị trong vòng từ 24 đến 72 giờ. Nếu võng mạc bị rách nhưng việc bong chưa xảy ra, việc điều trị nhanh có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của việc bong hoàn toàn. Nếu võng mạc bị bong, cần được điều trị bằng phẫu thuật. Nếu bạn thật sự bị rách võng mạc, đây thực sự là tình trạng nguy hiểm, bạn cần nhập viện để được điều trị và phẫu thuật trong thời gian sớm nhất.Có nhiều phương pháp điều trị bong võng mạc. Một số phương pháp giúp điều trị những vết rách và lỗ nhỏ, gồm:Phẫu thuật Laser – Các vết đốt nhỏ được thực hiện xung quanh lỗ bị rách giúp “hàn” võng mạc về vị trí cũ.Cryopexy (Làm lạnh cường độ cao) – Điều trị bằng cách đông lạnh cũng có thể điều trị những vết rách hoặc lỗ nhỏ. Làm lạnh cường độ cao ở những vùng xung quanh lỗ rách và giúp gắn võng mạc trở lại vị trí cũ.Bơm khí (Gas injection) – Ở phương pháp này, bác sĩ nhãn khoa sẽ bơm một bong bóng khí vào mắt. Bác sĩ có thể thực hiện phương pháp này kết hợp với điều trị bằng laser hoặc Cryopexy. Bóng khí có thể giúp đẩy võng mạc về lại thành mắt trong khi điều trị bằng laser hoặc Cryopexy giúp võng mạc gắn chặt trở lại vị trí cũ, bóng khí có thể tự biến mất sau một tuần.Hầu hết các trường hợp bị bong võng mạc đều được điều trị bằng phẫu thuật, bao gồm:Ấn độn củng mạc: gây dính võng mạc vào các lớp phía dưới từ bên ngoài. Phương pháp này hay được sử dụng ở những người trẻ cận thị nặng, rách võng mạc không ở quá phía sau hậu cực hoặc không có quá nhiều lỗ rách.Cắt dịch kính, laser nội nhãn và bơm khí nở hoặc silicon nội nhãn, có tác dụng gây dính võng mạc từ bên trong.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/rach-vong-mac-dieu-tri-nhu-nao/ 266,"Sốt, đau đầu kèm theo chán ăn là dấu hiệu của stress?","Stress có thể gây sốt do kích thích hệ thần kinh tự động (hay còn gọi là hệ thần kinh thực vật). Tuy nhiên thường là sốt nhẹ, hơn nữa em phải dùng nhiệt kế đo thân nhiệt mới khẳng định được sốt hay không. Về nguyên tắc thì sốt từ 38. 5 độ C mới cần dùng thuốc hạ sốt, còn nếu sốt dưới 38. 5 độ C thì tùy cơ địa và tình trạng cụ thể từng người sẽ cân nhắc dùng thuốc hay không. Vấn đề chủ yếu của em hiện nay là do lối sống và sinh hoạt không hợp lý. Trước hết, em cần thay đổi lối sống, hạn chế dùng điện thoại, máy tính và tivi, nên đọc sách nhiều, tập thể dục đều đặn, gặp gỡ bạn bè, đi làm dần trở lại. Hiện tại đã kết thúc cách ly xã hội, em có thể đi lại tự do hơn. Nhưng nếu sau vài ngày thay đổi lối sống mà tình trạng không thay đổi, em nên đến khám lại để được bác sĩ xác định chính xác vấn đề nhé",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/sot-dau-dau-kem-theo-chan-an-la-dau-hieu-cua-stress/ 267,Kích thước sỏi niệu quản 17mm có sao không?,"Kích thước sỏi niệu quản 17mm là lớn. Trường hợp sỏi của bạn phải đi khám chuyên khoa ngoại Tiết niệu để sớm điều trị.Những trường hợp sỏi niệu quản với kích thước nhỏ hơn 6mm thì khi điều trị nội với uống nhiều nước và dùng các thuốc giãn cơ thì còn hy vọng sỏi trôi ra, nhưng với sỏi kích thước 17mm thì rất khó, cần phải can thiệp của bác sĩ Ngoại Tiết niệu. Do vậy, bạn nên khám bác sĩ chuyên khoa để tùy tình trạng bệnh mà bác sĩ đưa ra hướng can thiệp: Bắn sỏi, mổ hoặc bắn sỏi qua nội soi,...Bạn không nên để kéo dài sẽ dẫn đến biến chứng, nhất là nhiễm trùng thận, hoặc ảnh hưởng đến chức năng thận.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/kich-thuoc-soi-nieu-quan-17mm-co-sao-khong/ 268,"Em đang nuôi bé 5,5 tháng bằng sữa mẹ hoàn toàn. Nếu em chích vaccine Covid-19 mà không hoãn lại thì có buộc phải cai sữa mẹ cho bé không hay chỉ cần hút bỏ sữa của vài ngày sau chích? Nếu hút bỏ thì bỏ của bao nhiêu ngày là được ạ? Em rất mong chờ câu trả lời của bác sĩ.","Thông thường, Việc tiêm vaccine Covid-19 cho đối tượng phụ nữ đang cho con bú được đánh giá qua 3 yếu tố. Thứ nhất là tính an toàn đối với người mẹ. Thứ hai là sự tác động cũng như ảnh hưởng của vaccine lên trẻ sơ sinh đang được bú sữa mẹ, khi mẹ tiêm vaccine Covid-19. Thứ ba là mức độ ảnh hưởng lên khả năng tạo và tiết sữa.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p85 269,Ưu và nhược điểm của kính áp tròng?,"Ortho-K là phương pháp điều trị tật khúc xạ ở mắt và chỉ dùng khi ngủ. Phương pháp này có thể làm chậm lại hoặc chặn đứng tiến trình tăng độ khúc xạ, giúp những người bị tật khúc xạ không còn lệ thuộc vào kính có gọng hoặc lens mắt trong sinh hoạt thường ngày. Con bạn 14 tuổi độ cận 5 diop bạn có thể cho con dùng kính áp tròng. Tuy nhiên, chỉ có tác dụng tạm thời, độ cận có thể quay trở về như cũ nếu bạn ngừng sử dụng trong một thời gian dài. Phải thay kính thường xuyên với giá thành không hề rẻ là một trong những vấn đề gây ảnh hưởng đến chi phí. Ngoài ra khi dùng kính ortho-k nếu vệ sinh không tốt sẽ có những biến chứng nhiễm trùng mắt , viêm -loét giác mạc. . .",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/uu-va-nhuoc-diem-cua-kinh-ap-trong/ 270,"Một ca thụ tinh trong ống nghiệm chi phí hết khoảng bao nhiêu tiền? Tôi tim hiểu thấy bệnh viện có cho trả góp điều trị vô sinh hiếm muộn, tôi rất mừng vì sau 10 năm điều trị tiền của trong nhà cũng đội nón ra đi. Đăng ký trả góp thì cần những thủ tục và yêu cầu gì? Tôi 42 tuổi, vợ tôi 38 thì tỷ lệ IVF thành công được bao nhiêu?","Tôi cũng gặp rất nhiều cặp vợ chồng giống như anh chị, điều trị hiếm muộn 5 năm, 10 năm, 15-25 năm và chi phí không thể nói hết được. Chi phí điều trị IVF còn phụ thuộc vào từng loại bệnh lý, từng trường hợp bệnh nhân và phụ thuộc vào khả năng điều trị, ví dụ như một chu kỳ IVF thông thường gồm chi phí tiền thuốc và tiền thủ thuật. Nhưng nếu trong trường hợp đặc biệt như các bệnh nhân lớn tuổi thực hiện IVF ở Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có thể chi phí tiền thuốc sẽ giảm rất nhiều. Bởi vì bác sĩ có thể sử dụng phác đồ kích thích nhẹ buồng trứng, sử dụng thuốc đơn giản hơn, chi phí thấp hơn, nên có thể làm được nhiều chu kỳ. Tuy nhiên, chị đã 38 tuổi cũng khá lớn, có thể làm được nữa hay không, tiếp tục như thế nào phải cân nhắc nhiều thứ. Thứ nhất là thăm khám cho chị để xem khả năng trứng của chị còn hay không, thứ hai là tuổi lớn có thể trứng không còn tốt như còn trẻ, số lượng trứng không nhiều. Trứng giúp tạo phôi, nếu như phôi còn được thì còn có thể làm IVF. Tuy nhiên, phôi sẽ giảm hơn so với các bạn còn trẻ. Bác sĩ cũng phải xem tình hình của chồng có vấn đề gì hay không.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p16 271,Hoạt độ GGT và Triglycerid máu như thế nào là tốt?,"Khoảng tham chiếu sinh học của GGT trong máu là < 55U/L (với nam giới) và < 38U/L (với nữ giới)Khoảng tham chiếu sinh học của Triglycerid máu là < 1.70 mmol/L (ngưỡng cận cao là 1.7 – 2.25 mmol/L, ngưỡng cao là từ 2.26 – 5.64 mmol/L và ngưỡng rất cao là >=5.65 mmol/L)Khoảng tham chiếu sinh học các chất hóa sinh trong máu có thể thay đổi khác nhau tùy loại máy móc, hóa chất hoặc đặc tính dân cư của khu vực, tuy nhiên phòng xét nghiệm sẽ đưa ra khoảng tham chiếu sinh học tại phòng lab thực hiện bên cạnh kết quả của bạn.Theo kết quả của bạn thì:- Hoạt độ GGT trong máu đang ở mức bình thường ( < 55U/L). Hoạt độ GGT sẽ tăng khi có tổn thương gan do rượu, sử dụng các loại thuốc, viêm gan, tăng lipid máu, tổn thương tụy ..- Nồng độ Triglyceride máu ở mức cận cao (182 mg/dl tương đương với 2.0548 mmol/L). Tăng triglyceride máu thường do các nguyên nhân như sử dụng rượu, xơ gan, đái tháo đường, chế độ ăn (tỷ lệ protein thấp, tỷ lệ carbohydrate cao), suy giáp, tăng huyết áp ..Do đó, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn để giảm triglyceride máu và tránh cho GGT tăng bằng một số cách sau:- Bổ sung nhiều chất xơ và vitamin trong thành phần bữa ăn- Nên ăn cá từ 2 - 3 lần/ tuần, sử dụng dầu lạc, dầu oliu thay cho mỡ, ăn các loại hạt có dầu như lạc, vừng- Nên sử dụng nhiều các loại thịt trắng như gà, vịt, ngan ..- Uống đầy đủ nước mỗi ngày- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn.- Tránh hút thuốc lá.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/hoat-do-ggt-va-triglycerid-mau-nhu-nao-la-tot/ 272,"Phương pháp nào dùng để hỗ trợ trẻ nói khó, nói lắp?","Với những triệu chứng bạn mô tả về bé, nhiều khả năng bé bị chậm phát triển về ngôn ngữ. Bạn nên đưa bé đến các bệnh viện chuyên nhi để bác sĩ thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết, từ đó cho ra chẩn đoán chính xác và xử trí thích hợp cho bé nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/phuong-phap-nao-dung-de-ho-tro-tre-noi-kho-noi-lap/ 273,Rò túi lệ có nguy hiểm và cần thiết phải phẫu thuật không?,"Rò túi lệ nguyên nhân là do viêm túi lệ, bệnh có thể không nguy hiểm tới tính mạng nhưng về lâu dài có thể dẫn đến viêm, nhiễm trùng tại chỗ và lan tỏa ra vùng mặt. Vì vậy, người bệnh cần sớm thăm khám để nhận được lời tư vấn về việc điều trị phẫu thuật.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/ro-tui-le-co-nguy-hiem-va-can-thiet-phai-phau-thuat-khong/ 274,"Nam giới khạc đờm nhiều, đau vùng lưng nguyên nhân là gì?","Đối với các tình trạng triệu chứng hô hấp như khạc đờm, đau vùng lưng đã kéo dài 1 năm thì là 1 dấu hiệu bất thường và bạn nên đi khám. Khi đi khám bạn sẽ được bác sĩ khám kiểm tra kỹ về phổi và các cơ quan lân cận vì có thể các triệu chứng của bạn ngoài hô hấp có thể là bệnh lý khác như khạc đờm có thể là vấn đề liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản hoặc đau vùng lưng liên quan đến bệnh lý cột sống. Hiện nay, có rất nhiều kỹ thuật thăm dò hiện đại có thể giúp bạn chẩn đoán bệnh như nội soi, thăm dò chức năng hô hấp hoặc phát hiện sớm các bệnh lý ung thư như chụp cắt lớp vi tính,... Bạn nên thu xếp để đến khám chuyên khoa Hô hấp.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nam-gioi-khac-dom-nhieu-dau-vung-lung-nguyen-nhan-la-gi/ 275,"Phụ nữ cho con bú bị đau đầu, sốt cao tái đi tái lại là do đâu?",Bạn cần cho vợ đi khám bệnh để tìm nguyên nhân vì sốt và đau đầu là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Nguyên nhân đau đầu sau sinh kèm sốt có thể là do sốt virus hoặc sốt xuất huyết Dengue... Cần thăm khám bác sĩ chuyên môn mới tìm ra chính xác lý do.,https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/phu-nu-cho-con-bu-bi-dau-dau-sot-cao-tai-di-tai-lai-la-do-dau/ 276,"Tôi bị dị ứng với thuốc chống viêm, tiểu cầu thấp, đang uống thuốc huyết áp cao có tiêm vaccine phòng Covid-19 được không? Tôi nên tiêm loại vaccine nào ạ?","Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, nếu anh/chị không dị ứng nặng (phản vệ độ 2) với bất cứ kháng nguyên nào hoặc không quá mẫn với thành phần có trong vaccine, anh/chị vẫn có thể tiêm ngừa. Nếu anh/chị dị ứng nhẹ với thuốc chống viêm, tiền sử giảm tiểu cầu, tăng huyết áp đã điều trị ổn định, anh/chị có thể tiêm ngừa tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu. Anh/chị có thể tiêm bất cứ loại vaccine nào hiện có ở địa phương hãy liên hệ với chính quyền địa phương để biết thông tin chi tiết.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p69 277,Hiến thận có gây ảnh hưởng hay di chứng gì không?,"Người ta thường nghĩ rằng, một khi mất đi 1 thận, người sẽ suy yếu, không còn mạnh khỏe. Với suy nghĩ này cũng không thật chính xác, vì thận là cơ quan linh hoạt thích ứng tốt, người ta vẫn có thể sinh hoạt bình thường với 1 quả thận. Đối với người hiến thận, nhất thiết người đó sức khỏe còn tốt. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy: Không có sự khác biệt về tỷ lệ sống giữa người không hiến thận và người hiến thận, kể cả tuổi tác, giới tính, chủng tộc. Theo nghiên cứu: Người hiến thận , thân còn lại có sự tăng hoạt động ở mức 70% sau thời điểm hiến thận 2 tuần, thậm chí tăng thêm 75-85% khi theo dõi lâu dài. Do đó khi hiến thận, người hiến vẫn sống khỏe mạnh do thận còn lại tăng cường hoạt động bù đắp cho thận đã mất.Những lưu ý sau hiến thận: Nghĩ ngơi hợp lý, có thể làm việc lại sau 10 - 14 ngày. Nếu công việc năng phải sau ít nhất 6 tuần.Nên khám sức khỏe định kỳ.Duy trì cuộc sống lành mạnh, hạn chế bia rượu, không thuốc lá.Thận trong khi uống thuốc, nên có tư vấn của bác sĩ mỗi lần uống thuốc.Ăn uống bồi dưỡng, uống nhiều nước trong ngày.Nên tránh các thể thao vận động mạnh như bóng đá, võ thuật ngừa chấn thương vùng thận. Nói chung, sống khỏe mạnh, thận còn lại có thể thích nghi để đảm bảo hoạt động hiệu quả .",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/hien-co-gay-anh-huong-hay-di-chung-gi-khong/ 278,"Em năm nay 37 tuổi, mới phát hiện cao huyết áp 2 năm. Bình thường em uống thuốc huyết áp khống chế tương đối, không cao lắm, dưới 140/90. Ngoài ra, em có bị HP dạ dày và hội chứng kích thích ruột. Cho em hỏi với tình trạng như vậy em có thể tiêm vaccine Covid 19 được không ạ? Vì em có nhu cầu ra nước ngoài học tập nên em cần tiêm ạ.","Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bạn có thể tiêm chủng vaccine Covid-19 nếu hiện tại các bệnh lý của bạn trong giai đoạn ổn định và khi khám sàng lọc bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Nếu sức khỏe tốt và các chỉ số sinh hiêụ như huyết áp, mạch, nhịp tim, nhịp thở. . . trong giới hạn cho phép, các cơ quan khác không có dấu hiệu bất thường thì bạn vẫn được chỉ định tiêm vaccine Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p112 279,Màng nhĩ trái lõm một phần trung tâm có phải mổ không?,"Tai bạn bị ù, ù tai có thể viêm tai ngoài, tai giữa, thủng màng nhĩ, rối loạn vòi nhĩ,... tùy nguyên nhân có các phương pháp điều trị khác nhau. Tốt nhất, bạn nên đến thăm khám bác sĩ Tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/mang-nhi-trai-lom-mot-phan-trung-tam-co-phai-mo-khong/ 280,Bé 1 tháng tuổi thường xuyên bị sặc và ọc sữa nguyên nhân do đâu?,"Theo chị mô tả, bé 1 tháng tuổi thường xuyên bị sặc và ọc sữa rất có thể là biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản. Ở độ tuổi của bé, tình trạng này thường là sinh lý, đa số tự khỏi khi qua 1 tuổi. Để hạn chế trào ngược, chị có thể áp dụng những mẹo trị ọc sữa ở trẻ sau đây: Cho bé nằm tư thế người cao (gối trào ngược)Mỗi cữ bú khoảng 15ml/kg, chia nhỏ cữ bú. . . Nếu bé có các dấu hiệu như sụt cân, đứng cân, ói máu...",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/be-1-thang-tuoi-thuong-xuyen-bi-sac-va-oc-sua-nguyen-nhan-do-dau/ 281,Tôi đang cho con bú có tiêm vaccine Covid-19 được không ạ?,Theo Quyết định 2995/QĐ-BYT thì các trường hợp phụ nữ đang cho con bú sẽ tạm hoãn tiêm chủng vaccine Covid-19 nhé ạ.,https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p14 282,"Hôi miệng nặng dù đã vệ sinh kỹ lưỡng, phải làm thế nào?","Nguyên nhân chủ yếu của hôi miệng là do cao răng. Cao răng là những mảng bám cứng chứa nhiều loại vi khuẩn trong miệng, mảnh vụn thức ăn, . . . Cao răng lại bám ở phần răng sát lợi và ở dưới lợi nên gây viêm lợi, hôi miệng. Cháu nên đi khám, lấy cao răng và điều trị viêm lợi ngay. Tốt nhất, cháu nên đi khám răng miệng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để hàm răng được giữ gìn mạnh khỏe. Hàng ngày vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng là yếu tố rất quan trọng để giữ hàm răng khỏe mạnh cháu nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hoi-mieng-nang-du-da-ve-sinh-ky-luong-phai-lam-nao/ 283,Tôi uống kháng sinh đã nghỉ 1 tuần có tiêm vaccine Covid-19 được không?,"Sau khi sử dụng kháng sinh điều trị bệnh lý cấp tính nào đó 1 tuần, hiện tại sức khỏe ổn định thì Anh/Chị đủ điều kiện tiêm phòng vacicne Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p65 284,"Tôi có người nhà là nam 26 tuổi, bị dị ứng kháng sinh, vậy xin hỏi người nhà tôi có thể tiêm chủng vaccine Covid-19 được không? Nếu tiêm được thì vaccine nào ít bị phản ứng với kháng sinh?","Với tiền sử dị ứng kháng sinh, anh vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19 nhưng nên thận trọng tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p31 285,Tăng tiểu cầu tiên phát với chỉ số tiểu cầu 666g/l có nguy hiểm không?,"Tăng tiểu cầu tiên phát xét nghiệm với chỉ số tiểu cầu 666g/l là bất thường. Hiện bác sĩ nghi ngờ đến những bệnh Tăng tiểu cầu tiên phát hoặc bệnh cảnh thuộc hội chứng loạn sản tủy.Em dâu bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Nếu tiểu cầu tăng quá cao mà không được điều trị sẽ gây tăng độ quánh máu, tắc mạch, gây rối loạn đông máu, hậu quả có thể gây chảy máu - nghiêm trọng là chảy máu nội tạng, trong đó chảy máu não.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tang-tieu-cau-tien-phat-voi-chi-so-tieu-cau-666gl-co-nguy-hiem-khong/ 286,Phương pháp điều trị và khắc phục cận thị nặng và thoái hóa võng mạc một bên mắt trái ở trẻ 8 tuổi là gì?,"Bệnh nhân bị cận thị nặng và đã bị thoái hóa 1 mắt thì bây giờ cần được mang kính đúng độ, khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần để kiểm tra võng mạc và độ cận, và bổ sung Omega 3,6,9 và Vitamin A để hỗ trợ thêm cho võng mạc và mắt em của cháu.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/phuong-phap-dieu-tri-va-khac-phuc-can-thi-nang-va-thoai-hoa-vong-mac-mot-ben-mat-trai-o-tre-8-tuoi-la-gi-/ 287,Điều trị sâu răng chỉ còn chân răng như thế nào?,"Bạn 15 tuổi có 4 răng số 6 hàm trên và hàm dưới bị sâu ăn chỉ còn chân răng. Bạn nên đến phòng khám Răng Hàm Mặt thuộc hệ thống bệnh viện quốc tế Vinmec để được thăm khám và điều trị. Trường hợp của bạn nên nhổ chân răng, khi lành thương thì làm phục hình răng lại bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dieu-tri-sau-rang-chi-con-chan-rang-nhu-nao/ 288,"Nướu răng sưng, ê buốt là bị làm sao?","Bạn chưa mô tả cụ thể nang răng đã mổ ở vị trí nào và cục nhỏ nổi lên ở vòm họng ngang với răng nào nên bác sĩ không đủ thông tin để tư vấn cụ thể. Với tình trạng nướu răng sưng nề, răng ê buốt, bạn nên đi khám chuyên khoa Răng-Hàm-Mặt ngay để được chẩn đoán chính xác và được điều trị ngay.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nuou-rang-sung-e-buot-la-bi-lam-sao/ 289,Dựa vào chỉ số ALT và AST có đánh giá được viêm gan B không?,Để đánh giá bạn có nhiễm viêm gan B không cần làm xét nghiệm HBsAg. Chỉ số ALT và AST không đánh giá được nhé. Bên cạnh đó nếu có bất kỳ dấu hiệu gì của bệnh viêm gan B bạn cần đến bệnh viện để khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Qua đó bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra những lời khuyên phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dua-vao-chi-so-alt-va-ast-co-danh-gia-duoc-viem-gan-b-khong/ 290,"Trẻ sơ sinh bú ít, biếng ăn có phải do thiếu chất không?","Bé 3 tháng tăng 2 Kg, vậy trung bình là 700g/tháng. So với mức tăng cân trung bình của lứa tuổi 0 – 12 tháng (6 tháng đầu đời, mỗi tháng tăng trung bình 700gr) là bình thường. Tuy nhiên bé có biểu hiện không thích thú với việc ăn. Có nhiều nguyên nhân làm trẻ biếng ăn như: Các bệnh lý nhiễm khuẩn, các bệnh lý đường tiêu hóa, thiếu vi chất, biếng ăn sinh lý, . . . Xét nghiệm vi chất là sàng lọc, đánh giá xem có thực sự thiếu vi chất hay không thì sẽ có kế hoạch bổ sung kịp thời.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-so-sinh-bu-it-bieng-co-phai-do-thieu-chat-khong/ 291,Khắc phục tình trạng biếng ăn của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi thế nào?,"Quá trình tăng trưởng của bé tháng thứ 2 là tăng cân thấp hơn bình thường, hiện tại 6 tháng 5 ngày có cân nặng thấp hơn bạn cùng tuổi. Giấc ngủ chưa đủ trong ngày, đặc biệt ban đêm. Vì vậy trường hợp này gia đình nên đưa trẻ đi khám được đánh giá phát triển vận động cũng như tâm thần của trẻ có phát triển như thế nào, cần làm xét nghiệm biết bé có thiếu vi chất không để được bổ sung. Trong độ tuổi phát triển, trẻ cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C), . . . để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/khac-phuc-tinh-trang-bieng-an-cua-tre-so-sinh-6-thang-tuoi-nao/ 292,Tôi bị hẹp mạch vành đang sử dụng thuốc chống đông máu hàng ngày. Cho tôi hỏi là tình trạng như tôi có chích vaccine ngừa Covid-19 được không?,Với bệnh lý mạch vành ổn định bạn vẫn có thể tiêm chủng vaccine Covid-19 bình thường.,https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p44 293,"Người bệnh sau khi sử dụng thuốc điều trị lao hạch bị nôn, sốt là do đâu?","Đối với lao hạch, điều trị nội khoa là chủ yếu. Điều trị lao hạch cũng phải tuân theo những nguyên tắc của điều trị bệnh lao nói chung: Phối hợp các thuốc chống lao, ít nhất từ 3 thuốc trở lên. Giai đoạn tấn công nên dùng phối hợp 3 đến 4 loại thuốc chống lao, giai đoạn duy trì nên dùng 2 loại thuốc chống lao.Thời gian điều trị lao hạch (kể cả giai đoạn củng cố) nên kéo dài 9 - 12 tháng vì lao hạch hay tái phát. Tuy nhiên do đặc điểm tổn thương tại hạch, thuốc ngấm vào hạch khó nên kết quả điều trị thường không nhanh như các thể lao khác.Một số thuốc điều trị lao thiết yếu: Isoniazid (H), Rifampicin (R), Pyrazinamid (Z), Streptomycin (S), Ethambutol (E). Isoniazid được xếp là một trong những thuốc kháng lao mạnh nhất. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm viêm gan, viêm dây thần kinh ngoại vi và các tác dụng trên tiêu hóa như nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau thượng vị. Bạn nên đưa người nhà đến bệnh viện chuyên khoa Lao để kiểm tra và tư vấn điều trị. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nguoi-benh-sau-khi-su-dung-thuoc-dieu-tri-lao-hach-bi-non-sot-la-do-dau/ 294,"Cậu nhỏ sưng, đau rát kèm mùi hôi khó chịu có nguy hiểm không?","có thể kết luận là bé bị hẹp da quy đầu, có biến chứng viêm da quy đầu và viêm tiết niệu. Với tình trạng này, bạn nên đưa bé đi khám sớm và phẫu thuật cắt da quy đầu càng sớm càng tốt bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/cau-nho-sung-dau-rat-kem-mui-hoi-kho-chiu-co-nguy-hiem-khong/ 295,Sản phụ mang thai 18 tuần gây mê nội soi tiêu hóa được không?,"Trong quá trình mang thai, việc sử dụng các thuốc gây mê không phải là chống chỉ định tuyệt đối. Tuy nhiên, ở thời kỳ 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, nên cần thận trọng khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào vì có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trường hợp của bạn là thai thuộc quý 2, nếu tình trạng dạ dày của bạn quá nặng cần phải nội soi thì việc gây mê không có ảnh hưởng gì.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/san-phu-mang-thai-18-tuan-gay-me-noi-soi-tieu-hoa-duoc-khong/ 296,Bệnh nhân tiền sử vôi hóa phổi lưng bị nóng như lửa đốt cảnh báo điều gì?,"Lưng bác bị nóng, có thể do nguyên nhân thần kinh cột sống bị chèn ép hoặc bệnh viêm đường tiết niệu. Vì vậy, bác không nên khiêng vác nặng, không ngồi quá lâu và nên khám chuyên khoa ngoại cột sống, chuyên khoa nội. Còn về tình trạng vôi hóa phổi, bác nên tập hít thở sâu, tập thể dục đều và khám chuyên khoa hô hấp để đánh giá chức năng phổi định kỳ. Bác nên tiêm vắc-xin phòng ngừa viêm phổi do virus cúm, vi khuẩn phế cầu. Ngoài ra, bác nên nâng cao sức miễn dịch bằng chế độ ăn uống lành mạnh. Bác nên gặp chuyên viên dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn một cách hợp lý nhất bác nhé!",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/benh-nhan-tien-su-voi-hoa-phoi-lung-bi-nong-nhu-lua-dot-canh-bao-dieu-gi/ 297,Nguyên nhân xuất tinh ra máu là do bệnh lý gì?,"Xuất tinh có triệu chứng như bạn mô tả nghĩa là bạn có viêm ở đường dẫn tinh gây xuất huyết, thường gặp là viêm túi tinh. Bạn nên đi khám để xét nghiệm tinh dịch và kiểm tra để chẩn đoán chính xác và điều trị.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nguyen-nhan-xuat-tinh-ra-mau-la-do-benh-ly-gi/ 298,Chỉ số nước ối Dmax là 55mm ở tuần thai 31 có ý nghĩa gì?,"Chỉ số nước ối hay còn gọi là chỉ số AFI, là một thông số cho biết lượng nước ối trong bụng người phụ nữ đang mang thai trong khoảng mức nào, để có thể đánh giá về nước ối của mẹ bầu là thiếu, thừa hay là bình thường. Thông số này được đo bằng cách: Lấy rốn làm mốc, chia bụng làm 4 phần bởi 2 đường dọc ngang, ở mỗi phần, chọn ra túi ối sâu nhất để đo chiều dài. Cộng 4 chiều dài vừa đo được lại sẽ ra chỉ số nước ối tính bằng đơn vị cm. Việc siêu âm để xác định chỉ số nước ối phải được đo và đánh giá ít nhất 2 lần, đo liên tục cách nhau từ 2 - 6 giờ để xác định tình trạng thiểu ối hay thừa nước ối. Với chỉ số Dmax = 55mm của bạn là chỉ số bình thường. Bạn cần thăm khám định kỳ, không cần phải lo lắng.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/chi-so-nuoc-oi-dmax-la-55mm-o-tuan-thai-31-co-y-nghia-gi/ 299,"Tôi bị kháng kháng sinh nặng, 2 năm trước tôi sinh mổ, không may bị nhiễm trùng tử cung, dị ứng chỉ may. Bác sĩ phải thay đổi vài lần kháng sinh và cuối cùng kháng sinh đặc biệt mạnh, đắt mới trị được. Tôi xin hỏi trường hợp của tôi có thể tiêm vaccine Covid-19 được không?",Với trường hợp kháng kháng sinh của anh/chị vẫn có thể tiêm chủng vaccine Covid-19 bởi anh chị cần phân biệt rằng phản ứng kháng kháng sinh khác với phản ứng dị ứng.,https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p92 300,"Liệt dây thần kinh 9,10 sau mổ u tuyến nước bọt có khả năng phục hồi không?","Điều trị phẫu thuật và làm xét nghiệm mô bệnh học là phương pháp điều trị các khối u tuyến nước bọt tốt nhất. Phẫu thuật khối u tuyến nước bọt mang tai phụ thuộc vào loại, kích thước, tính chất khối u. Theo đó, phẫu thuật có thể tiến hành loại bỏ một phần hoặc loại bỏ toàn bộ tuyến nước bọt và có hoặc không kèm theo loại bỏ các hạch bạch huyết, dây thần kinh có liên quan.Bên cạnh đó còn có phương pháp phẫu thuật tái tạo, nghĩa là sau khi phẫu thuật để loại bỏ khối u, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật tái tạo để sửa chữa khu vực. Trong quá trình phẫu thuật tái tạo, bác sĩ phẫu thuật làm việc để sửa chữa cải thiện khả năng nhai, nuốt, nói hoặc thở, có thể cần ghép da, mô hoặc dây thần kinh từ các bộ phận khác của cơ thể để xây dựng lại các khu vực trong miệng, cổ họng hoặc hàm của bệnh nhân.Vì không có thông tin về chẩn đoán của em trước mổ, tính chất (mềm hay cứng, đau hay không đau, có xâm lấn hay không...) và kích thước khối u, phương pháp phẫu thuật, thời gian phẫu thuật bao lâu rồi, em đã thăm khám lại với bác sĩ mổ cho mình hay chưa. Nên chưa thể kết luận liệt dây thần kinh 9,10 sau mổ u tuyến nước bọt có khả năng phục hồi khôngTuy nhiên, bác sĩ có một vài lời khuyên dành cho em:Tái khám đúng lịch để theo dõi tiến triển của khối u cũng như khả năng tái phát của khối u sau điều trị. Đồng thời bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương thần kinh, kết hợp khám chuyên khoa Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng để tập luyện chức năng nói, nuốt.Xét nghiệm thường xuyên theo chỉ định của bác sĩBổ sung dinh dưỡng và uống nhiều nước.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/liet-day-than-kinh-910-sau-mo-u-tuyen-nuoc-bot-co-kha-nang-phuc-hoi-khong/ 301,Vắc-xin bạch hầu bao gồm những loại nào?,"Hiện tại, đang sử dụng vắc-xin phối hợp bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt. Đối với Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đang sử dụng 3 loại: Vắc-xin 5 trong 1 Combe Five phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ/viêm phổi do Hib và viêm gan BVắc-xin 3 trong 1 phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván cho trẻ từ 16-18 thángVắc xin DT phòng bệnh bạch hầu, uốn ván được tiêm ở những vùng khi có dịchTrong tiêm chủng dịch vụ, vắc-xin bạch hầu được phối hợp với nhiều loại vắc-xin khác như vắc- xin 6 trong 1, 5 trong 1, 4 trong 1, 3 trong 1",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/vac-xin-bach-hau-bao-gom-nhung-loai-nao/ 302,Điều trị viêm mũi dị ứng như thế nào?,"Những triệu chứng của bạn phù hợp với bệnh viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng tuy là bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên sẽ gây mệt mỏi, giảm chất lượng cuộc sống. Điều trị viêm mũi dị ứng chủ yếu dùng kháng viêm, kháng dị ứng, vệ sinh mũi xoang. Tuy nhiên để điều trị đúng và tránh những biến chứng không mong muốn bạn nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để được các bác sĩ khám và tư vấn điều trị cho bạn. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dieu-tri-viem-mui-di-ung-nhu-nao/ 303,"Đau đầu, mất ngủ sau khi va đập mạnh có sao không?","Em có đau đầu mức độ tăng dần, gây mất ngủ, có yếu tố chấn thương vùng đầu trước đó nên em cần đi khám chuyên khoa thần kinh sớm nhé. Trường hợp của em cần phải chụp sọ não để loại trừ các nguyên nhân đau đầu do tổn thương trong sọ do chấn thương, sau đó sẽ có hướng xử trí tiếp theo.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-dau-mat-ngu-sau-khi-va-dap-manh-co-sao-khong/ 304,Chỉ số xét nghiệm CYFRA 21-1 giúp chẩn đoán bệnh gì?,"Cyfra 21-1 là cytokeratin nhỏ nhất và là yếu tố cơ bản cấu thành nên bộ khung của các tế bào biểu mô. Đặc biệt Cyfra 21-1 xuất hiện ở biểu mô lót và thể hiện một cách quá mức khi bạn mắc một số căn bệnh ác tính như ung thư phổi. Ngoài ra chỉ số Cyfra 21-1 có thể tăng khi bạn mắc một số bệnh như ung thư vú, ung thư thực quản, ung thư cổ tử cung,...Tuy nhiên, mỗi xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu riêng. Trong một số trường hợp mắc ung thư mà chỉ số Cyfra 21-1 không tăng, hoặc đôi khi Cyfra 21-1 tăng nhưng không do nguyên nhân ung thư. Vì vậy, sau khi có kết quả xét nghiệm, cần thực hiện các bước chẩn đoán xác định khác để thăm khám tình trạng người bệnh.Trường hợp của bạn nên chú ý đến sức khỏe của cơ thể, phát hiện sớm các bất thường như sụt cân, ho, đau ngực hoặc bất kỳ các bất thường khác. Chụp X-quang phổi hoặc CT scan phổi để kiểm tra và nên khám bệnh trực tiếp với bác sĩ tại bệnh viện để được thăm khám toàn diện và chẩn đoán chính xác.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/chi-so-xet-nghiem-cyfra-21-1-giup-chan-doan-benh-gi/ 305,Cổ xuất hiện lỗ nhỏ thường chảy nước khi ăn uống có cần phẫu thuật?,"Như triệu chứng em mô tả thì khả năng lớn em bị rò khe mang hoặc rò giáp – lưỡi, đây là bệnh lý bẩm sinh. Đây là bệnh lý phức tạp vùng cổ, phẫu thuật ở chuyên Khoa Tai - Mũi - Họng và đầu cổ, việc thực hiện phẫu thuật đòi hỏi phẫu thuật viên kinh nghiệm và đúng phương pháp.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/co-xuat-hien-lo-nho-thuong-chay-nuoc-khi-an-uong-co-can-phau-thuat/ 306,Suy thận mạn độ 2 kèm tăng huyết áp có cần điều trị thuốc thận không hay chỉ uống thuốc huyết áp?,"Điều trị tăng huyết áp là một trong những biện pháp cơ bản của điều trị làm chậm tiến triển suy thận. Ngoài điều trị tăng huyết áp còn phải điều chỉnh cân nặng (giảm cân), ăn giảm muối, chống tăng mỡ máu, ăn giảm đạm...Hiện nay chưa có thuốc nào tác động trực tiếp lên tiến triển của suy thận, vì vậy không có khái niệm “ điều trị thuốc thận”. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/suy-than-man-do-2-kem-tang-huyet-ap-co-can-dieu-tri-thuoc-than-khong-hay-chi-uong-thuoc-huyet-ap/ 307,Cảm giác khó thở khi căng thẳng là dấu hiệu của bệnh gì?," Nhiều trường hợp người bệnh có những triệu chứng liên quan đến tình trạng căng thẳng như cảm giác khó thở, thở nhanh, tức ngực, hồi hộp, tê tay chân. Những triệu chứng này khiến người bệnh và thân nhân lo lắng nhưng khi được thăm khám tại bệnh viện thì hầu hết đều không phát hiện bất thường về thực thể. Bệnh lý này thường được gọi là rối loạn lo âu.Trường hợp triệu chứng không thường xuyên và không gây khó chịu nhiều, bạn có thể tự luyện tập để kiềm chế tình trạng này, tránh căng thẳng quá mức, tránh lạm dụng các chất kích thích, ngủ đủ giấc, chơi các môn thể thao phù hợp với thể lực của mình... Khi xuất hiện triệu chứng, cần bình tĩnh, hít sâu thở chậm, nghỉ ngơi. Nếu bạn gặp phải nhóm triệu chứng này thường xuyên, ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên đến thăm khám tại chuyên khoa Nội Thần kinh để được tư vấn chi tiết và có phương pháp điều trị thích hợp.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/cam-giac-kho-tho-khi-cang-thang-la-dau-hieu-cua-benh-gi/ 308,Ngoài cấy tế bào gốc tự thân liệu có phương pháp nào khác để điều trị viêm tủy thị thần kinh không?,"Theo như bạn mô tả, như vậy người nhà bạn đã được khám chuyên khoa, được tư vấn và bệnh đã đến giai đoạn liệt toàn bộ nên việc điều trị hiện nay rất khó khăn, hy vọng trong tương lai sẽ có cách điều trị đặc hiệu hơn, còn hiện nay chỉ điều trị triệu chứng với các thuốc corticoid, ức chế miễn dịch,... bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/ngoai-cay-te-bao-goc-tu-than-lieu-co-phuong-phap-nao-khac-de-dieu-tri-viem-tuy-thi-than-kinh-khong/ 309,Em hỏi lịch tiêm và chi phí tiêm vaccine Covid-19?,"Về vấn đề cách thức đăng ký tiêm vaccine Covid-19, anh cần liên hệ với các cơ sở y tế địa phương để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn. Hiện tại, Chính phủ và Bộ Y tế vẫn đang triển khai tiêm cho các đối tượng được ưu tiên. Vì vậy, nếu anh thuộc diện được tiêm theo chính sách có thể đăng ký tại nơi mình sinh sống hoặc nơi mình công tác.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p14 310,Em đang ở Vũng Tàu và phải đến Sài Gòn bằng taxi để tiên vaccine AstraZeneca. Tiêm xong em ở lại theo dõi 30 phút rồi em di chuyển về lại Vũng Tàu bằng taxi. Như vậy có ảnh hưởng sức khỏe sau tiêm vaccine không?,"Theo đúng quy định, sau tiêm vaccine chị sẽ được theo dõi 30 phút tại cơ sở tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 7-28 ngày để kịp thời phát hiện những bất thường có thể xảy ra sau khi tiêm đặc biệt là các dấu hiệu phản vệ và huyết khổi cần được xử trí sớm. Trường hợp của chị, sau khi tiêm sẽ được theo dõi tại cơ sở tiêm chủng 30 phút và trở về nhà bằng xe taxi, việc này không ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, phản vệ vẫn có thể xảy ra sau 30 phút sau tiêm (tuy rất hiếm). Vì vậy, tốt nhất không nên đi một mình với quãng đường cũng khá xa, mặt khác cần dặn người đồng hành hoặc lái xe taxi về việc bản thân mới tiêm chủng và nếu thấy có dấu hiệu bất thường cần đưa tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Chị vẫn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ nhé.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p79 311,Hậu môn xuất hiện cục thịt thừa nhỏ có phải bị trĩ không?,"Như lời bạn kể, cục thịt thừa mà bạn tả rất có thể là khối trĩ ngoại nhỏ, khối nhú hậu môn, khối da thừa hậu môn, ... Thường sẽ là khối lành tính. Nếu có điều kiện, bạn có thể đến khám chuyên khoa tiêu hóa để bác sĩ có chẩn đoán chính xác, có hướng xử lý loại bỏ hay theo dõi thêm.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/hau-mon-xuat-hien-cuc-thit-thua-nho-co-phai-bi-tri-khong/ 312,Viêm nang lông khiến da nổi màu đen có thuốc bôi không?,"Viêm nang lông trông như những chỗ sưng đỏ nhỏ hoặc như những nhọt đầu trắng xung quanh nang lông. Nhiễm trùng có thể lan ra khiến tổn thương không lành mà trở nên cứng và đau. Đôi khi nhiễm trùng diễn tiến nghiêm trọng khiến nang lông bị phá hủy hoàn toàn, lông (hoặc tóc) không thể mọc lại và để lại sẹo.Nếu chỉ bị viêm nang lông nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau một vài ngày chỉ với những chăm sóc cá nhân đơn giản. Với những trường hợp bị nặng hoặc tái đi tái lại thì cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn điều trị thích hợp.Viêm nang lông cần được thăm khám lâm sàng và kỹ thuật soi da. Bạn nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để tìm nguyên nhân gây bệnh và được tư vấn phù hợp nhất. Ngoài ra, để phòng tránh bệnh viêm nang lông, bạn cần chú ý:Tránh mặc quần áo chật.Phơi khô mặt trong của găng cao su sau mỗi lần sử dụng.Hạn chế cạo râu nếu bị viêm nang lông ở cằm.Cạo, tẩy lông thật cẩn thận.Chỉ tắm bồn hoặc bể nước nóng được vệ sinh đảm bảo.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/viem-nang-long-khien-da-noi-mau-den-co-thuoc-boi-khong/ 313,Uống thuốc điều trị bạch sản 2 năm không khỏi phải làm sao?,Bạn đã uống thuốc điều trị bạch sản 2 năm không khỏi nên có thể cân nhắc phẫu thuật điều trị bạch sản dứt điểm. Bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa để được khám và chỉ định cụ thể hơn.Bạn có thể đến các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được thăm khám bởi các bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi.,https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/uong-thuoc-dieu-tri-bach-san-2-nam-khong-khoi-phai-lam-sao/ 314,"Sau chấn thương mặt do tai nạn, răng bị nhức kèm đau và lung lay phải làm sao?","Chấn thương hàm mặt do tai nạn giao thông thì có khả năng gây ra các tổn thương về răng và các cấu trúc phần mặt liên quan. Để xác định chính xác tổn thương và có phương pháp điều trị nhanh chóng, bác sĩ khuyên em nên khám bác sĩ Răng Hàm Mặt.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/sau-chan-thuong-mat-do-tai-nan-rang-bi-nhuc-kem-dau-va-lung-lay-phai-lam-sao/ 315,"Tôi bị dị ứng mề đay mãn tính, dị ứng đồ ăn hải sản và khi thay đổi thời tiết. Tôi đã cắt tuyến giáp lành tính và uống thuốc mỗi ngày. Vậy tôi có nên tiêm vaccine không?","Như các anh/chị cũng biết, tiền sử dị ứng để các bác sĩ sàng lọc quyết định tiêm hay không thì người chủng ngừa cần phải thông báo những tiền sử dị ứng của mình cụ thể là gì, mức độ dị ứng nhẹ như đồ ăn, thời tiết thì các bác sĩ sẽ có những lời tư vấn cụ thể.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p95 316,Tập phục hồi chức năng cho trẻ bị viêm não tủy có vận động được không?,"Yếu, tê hai chân do di chứng của viêm não tủy có thể phục hồi hoàn toàn hay một phần tùy mức độ tổn thương não tủy và đáp ứng điều trị của bé. Do đó, tập phục hồi chức năng cho trẻ bị viêm não tủy cần thực hiện sớm ngay khi tình trạng bệnh cho phép và kết quả phục hồi chức năng sẽ tốt hơn nếu như tập lâu dài. Bạn hãy kiên trì nhé. Hy vọng bé sẽ phục hồi hoàn toàn.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hoi-dap-tap-phuc-hoi-chuc-nang-cho-tre-bi-viem-nao-tuy-co-van-dong-duoc-khong/ 317,Chỉ số xét nghiệm chức năng gan và mỡ máu thế nào là bình thường?,"AST, ALT và GGT là các chỉ số men gan giúp phản ánh tình trạng tổn thương gan. Chỉ số AST bình thường 20-40 U/L. Chỉ số ALT bình thường 7-56 U/L. Chỉ số GGT ở nam: < 55 U/L, ở nữ < 38 U/L. Đối với các chỉ số mỡ máu còn lại: Triglyceride cao, thường xuyên ở mức trên 200 mg/dl, người bệnh có nguy cơ bị xơ vữa động mạch, cao huyết áp, béo phì, mỡ máu. . . Chỉ số Triglycerid bình thường: Dưới 150 mg/dl (1, 7 mmol/L). Chỉ số Triglyceride ở mức ranh giới cao: 150-199 mg/dl (1, 7-2 mmol/L). Chỉ số Triglyceride cao: 200 - 499 mg/dl ( 2 - 6 mmol/L). Chỉ số Triglycerid rất cao: trên 500mg/dl ( > 6 mmol/L). Theo khuyến nghị của Hội Tim Mạch Học Việt Nam, tất cả những người từ 20 tuổi trở lên đều nên thực hiện xét nghiệm Cholesterol toàn phần. Cụ thể như sau: Chỉ số Cholesterol toàn phần <200 mg/dL (5, 1 mmol/L) cho biết tình trạng bình thường, nguy cơ mắc bệnh động mạch vành rất thấp. Chỉ số Cholesterol toàn phần đạt khoảng 200 - 239mg/dL (5, 1 - 6, 2 mmol/L) cho biết người bệnh đã hoặc đang có vấn đề về sức khỏe, cần chú trọng sinh hoạt điều độ và nên theo dõi sức khỏe định kỳ. Chỉ số Cholesterol toàn phần >= 240 mg/dL (6, 2 mmol/L) cho biết lượng Cholesterol trong máu tăng cao, người bệnh rất dễ có nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch. Xét nghiệm LDL-cholesterol (LDL-c): Chỉ định dành cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường, . . . Mức bình thường là: <130 mg/dL (<3, 3 mmol/L). Ngưỡng hại cho sức khỏe là: > 160 mg/dL (>4. 1mmol/lit). LDL-c càng cao, nguy cơ bị xơ vữa động mạch càng lớn. LDL-c tăng xảy ra trong các trường hợp: xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, bệnh béo phì, . . . LDL-c giảm trong các trường hợp: xơ gan, hội chứng kém hấp thu, suy kiệt, cường tuyến giáp, . . . Xét nghiệm HDL-cholesterol (HDL-c): Thường được chỉ định cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho những người trên 40 tuổi, . . . Chỉ số bình thường: > 50 mg/dL (>1. 3mmol/lit). Ngưỡng gây hại cho sức khỏe là: dưới 40 mg/dL (<1 mmol/lit). HDL-c tăng: Ít nguy cơ gây xơ vữa động mạch. HDL-c giảm: dễ có nguy cơ gây xơ vữa động mạch, hay gặp trong các trường hợp rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực, . . . Trong trường hợp của bạn, các chỉ số chức năng gan và mỡ máu đều tăng, có thể nghĩ đến viêm gan, gan nhiễm mỡ, . . . kèm theo hiện tượng tê tay. Vì vậy, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh và có phương án điều trị hợp lý.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/chi-so-xet-nghiem-chuc-nang-gan-va-mo-mau-nao-la-binh-thuong/ 318,Trẻ 13 tuổi bị hẹp bao quy đầu có nên tự nong bao quy đầu không?,"Theo tình huống của bạn: Bao quy đầu vẫn lộn được (lộn hoàn toàn có nghĩa là lộ đến vành quy đầu) thì không gọi là hẹp bao quy đầu và khi đó thì biện pháp nong bao quy đầu là không cần thiết.Trong trường hợp bao quy đầu lộn nhưng chưa hết (chưa hoàn toàn) còn dính một phần thì cần nong hẹp để vệ sinh sạch sẽ, biện pháp đơn giản là xịt tê tại chỗ và được nong hẹp với bác sĩ chuyên khoa.Còn trong trường hợp bao quy đầu đã lộn được hết nhưng da quy đầu thừa nhiều trùm kín quy đầu thì đó là chứng: Thừa da bao quy đầu, bệnh có chỉ định điều trị trong một số trường hợp cụ thể. Tốt nhất, bạn nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, điều trị cụ thể.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tre-13-tuoi-bi-hep-bao-quy-dau-co-nen-tu-nong-bao-quy-dau-khong/ 319,Làm thế nào khi trẻ sinh non vàng da kéo dài?,"Vàng da ở trẻ sinh non xuất hiện sớm và kéo dài hơn so với trẻ đủ tháng. Con bạn 1 tháng tuổi còn vàng da, song vàng da giảm dần. Nếu các xét nghiệm sàng lọc của con bình thường, con bài phân vàng, bạn có thể theo dõi thêm 2 tuần nữa. Trong trường hợp con bạn chưa được làm xét nghiệm sàng lọc sơ sinh, con đi phân trắng hoặc bạc màu, vàng da trên 6 tuần cần cho con tới khám chuyên khoa bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/lam-the-nao-khi-tre-sinh-non-vang-da-keo-dai/ 320,Mất ngủ sau sinh phải làm thế nào?,"Mất ngủ thường liên quan đến yếu tố tâm lý căng thẳng nhiều hơn là các tổn thương thực sự tại não.Với trường hợp của bạn: Vì đây là lần sinh đầu tiên, lại sinh mổ, sức khỏe của bạn yếu hơn, bé quấy đêm nên làm đảo lộn giấc ngủ của bạn, cùng với việc làm mẹ lần đầu bạn sẽ rất bối rối, ảnh hưởng đến tâm lý của bạn. Vì vậy bạn xuất hiện các triệu chứng trên. Khi mất ngủ việc tiết sữa sẽ giảm.Các cách khắc phục:Bạn có thể cho con đi khám bác sỹ, kiểm tra xem bé có thiếu các vi lượng và dinh dưỡng đã đủ chưa, tìm nguyên nhân quấy khóc của bé. Sau đó bác sĩ nhi sẽ hướng dẫn gia đình điều chỉnh giấc ngủ cho con để ngủ nhiều về ban đêm hơn.Với mẹ: Bạn nên ăn uống đầy đủ hơn, đặc biệt uống đủ nước, tăng cường các giấc ngủ ngắn trong ngày, để làm tăng lượng sữa về. Bạn nên làm xét nghiệm trước khi bổ sung sắt hay calci.Bạn nên có thái độ tích cực với việc nuôi con: Khi chăm bé thường các mẹ đều rất vất vả, bạn cứ bình tĩnh mọi việc sẽ ổn. Khi có người trông bé, bạn lên yên tâm giao cho gia đình, ngủ cách xa bé và cho bé bú theo giờ đừng thấy bé khóc lại cho bú liên tục. Đôi khi lượng sữa ít thì em có thể bổ sung sữa công thức cho con, cho con tái khám bác sỹ để bản thân yên tâm về sức khỏe của con, trẻ khóc không phải lúc nào cũng nguy hiểm. Con càng lớn càng đáng yêu, đấy chính là động lực cho các bà mẹ.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/mat-ngu-sau-sinh-phai-lam-nao/ 321,Viêm cầu thận không điều trị ngay liệu có đáng lo ngại?,"Có một tỉ lệ bị viêm cầu thận thứ phát do viêm gan siêu vi B, tuy nhiên thực tế rất khó xác định nguyên nhân có phải do đó hay không. Trước tiên cần xác định viêm gan siêu vi B của em đang ở thể nào, cần điều trị hoặc chỉ cần theo dõi. Sau đó khảo sát toàn diện vấn đề tiểu đạm của em, do nguyên nhân gì. Sau đó bác sĩ sẽ kết hợp các dữ liệu sẽ cho em hướng điều trị và theo dõi chính xác",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/viem-cau-khong-dieu-tri-ngay-lieu-co-dang-lo-ngai/ 322,"Má tôi năm nay 71 tuổi, có bệnh tiểu đường type 2 và huyết áp. Hàng ngày vẫn duy trì uống thuốc kết hợp tiêm insulin, kèm theo thuốc huyết áp và thuốc hỗ trợ tim mạch. Vậy xin hỏi bác sĩ, má tôi có tiêm ngừa vaccine Covid-19 được không?","Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người có bệnh nền nếu đã được điều trị ổn định/đã khỏi vẫn có thể tiêm ngừa vaccine Covid-19. Trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 2 và huyết áp của mẹ chị, nếu đã điều trị ổn định, bệnh đã được kiểm soát thì mẹ chị vẫn được tiêm chủng vaccine Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p51 323,Khi nào viêm đại tràng sigma sẽ biến chứng thành ung thư?,"viêm đại tràng có rất nhiều phân loại khác nhau, chẩn đoán, điều trị viêm đại tràng, theo dõi, tiên lượng khác nhau, tùy theo phân loại bệnh viêm đại tràng, các kết quả xét nghiệm khác nữa mới có thể đánh giá, tiên lượng được nguy cơ ung thư.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/khi-nao-viem-dai-trang-sigma-se-bien-chung-thanh-ung-thu/ 324,Đau âm ỉ trước ngực và sau lưng kèm ho là bệnh gì?,"Em phải tới gặp bác sĩ chuyên khoa hô hấp, mang theo phim CT phổi đã chụp, đơn thuốc đã uống.Bác sĩ cần phải thăm khám lại, có thể bổ sung một số xét nghiệm để có thể điều trị tiếp cho em cũng như tư vấn thêm cho em về vấn đề đau âm ỉ trước ngực và sau lưng kèm ho là bệnh gì?",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-am-i-truoc-nguc-va-sau-lung-kem-ho-la-benh-gi/ 325,"Trẻ bị hẹp tuyến lệ, đôi khi có rỉ mắt cần phải can thiệp thế nào?","trường hợp bé nhà bạn hiện nay có thể lệ đạo vẫn bị hẹp hoặc tắc, cũng có thể bị các bệnh lý khác nên có ghèn mắt như: viêm kết mạc, viêm bờ mi. Để chắc chắn hơn bạn nên đưa bé đến khám chuyên khoa mắt để nhận được sự tư vấn và có cách xử trí phù hợp nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-bi-hep-tuyen-le-doi-khi-co-ri-mat-can-phai-can-thiep-nao/ 326,"Con tôi đang uống thuốc điều trị thần kinh do bệnh tâm thần phân liệt, đang dùng thuốc khoảng 10 tháng, xin hỏi bác sĩ cháu có tiêm vaccine Covid-19 được không, cháu năm nay 20 tuổi. Cháu đang điều trị mất ngủ.",Với trường hợp con của chị nếu tình trạng bệnh lý không phải thay đổi điều trị đáng kể hoặc không phải nhập viện vì bệnh lí nặng hơn trong ít nhất 3 tháng gần đây thì có thể tiêm ngừa vaccine Covid-19. Tuy nhiên nên tiêm tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.,https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p13 327,"Viêm phế quản, khó thở khi ho điều trị như thế nào?","Qua những triệu chứng bác kể thì nhiều khả năng bác bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (nhóm ho có đờm) mà trước đây thường gọi là viêm phế quản mạn. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do hút thuốc lá. Vì bác không cho biết thông tin cụ thể trước đây bác có hút thuốc lá không, hút thuốc lá từ năm bao nhiêu tuổi, mỗi ngày hút bao nhiêu điếu? Do đó, để đưa ra lời tư vấn chuyên sâu hơn nữa thì bác có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để các bác sĩ chuyên khoa đưa ra lời tư vấn cũng như thực hiện một số phương pháp thăm khám bệnh cụ thể như chụp X quang, đo chức năng hô hấp, từ đó có hướng điều trị phù hợp.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/viem-phe-quan-kho-tho-khi-ho-dieu-tri-nhu-nao/ 328,Kết quả xét nghiệm AMH 8.59ng/mL có gì bất thường không?,"Hiện nay, trong hệ thống khám chữa bệnh đang sử dụng nhiều loại thiết bị xét nghiệm (miễn dịch) khác nhau. Với mỗi loại thiết bị sẽ có khoảng tham chiếu đi kèm (khoảng tham chiếu này sẽ khác nhau ít nhiều tùy từng thiết bị). Trong câu hỏi của bạn gửi không kèm theo thông tin về thiết bị xét nghiệm và khoảng tham chiếu (đã được các phòng xét nghiệm cung cấp cùng với kết quả xét nghiệm của bạn), do vậy người đọc kết quả sẽ thiếu cơ sở để xem xét kết quả có bất thường hay không.Bộ xét nghiệm nội tiết của bạn được làm vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh - có vẻ như là bạn đang chuẩn bị cho việc mang mang thai. Bạn tham khảo thông tin dưới đây để có thể sơ bộ đánh giá kết quả xét nghiệm của mình nhé:Xét nghiệm của bạn được thực hiện vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh, như vậy bạn sẽ sử dụng khoảng tham chiếu của “Pha noãn” để so sánh kết quả các xét nghiệm FSH, LH, E2 và Progesteron.Xét nghiệm Prolactin thì so sánh với khoảng tham chiếu của phụ nữ không mang thai; Testosteron thì dùng khoảng tham chiếu cho phụ nữ 20-49 tuổi.AMH thì dùng khoảng tham chiếu cho phụ nữ 25-29 tuổi. Nếu không thấy nêu tuổi trong khoảng tham chiếu thì có nghĩa khoảng tham chiếu đã được phòng xét nghiệm cung cấp phù hợp với tuổi của bạn rồi.Ý nghĩa của khoảng tham chiếu: 95-97,5% số người được xét nghiệm có kết quả trong khoảng này. “Khoảng tham chiếu” còn được gọi theo cách khác “Giá trị bình thường”. Tuy nhiên, để đánh giá tình trạng sức khỏe sinh sản/sinh dục thì thông thường không chỉ đơn thuần dựa vào mỗi kết quả của bộ xét nghiệm nội tiết nêu trên, các bác sĩ còn cần phải đánh giá dựa trên thăm khám lâm sàng và một số thăm dò khác. Các bác sĩ Sản Phụ khoa và Nội tiết nhiều kinh nghiệm của bệnh viện Vinmec với sự hỗ trợ đầy đủ của hệ thống phòng xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh,... luôn sẵn sàng và mong muốn được đồng hành chăm sóc, hỗ trợ bạn.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/ket-qua-xet-nghiem-amh-859ngml-co-gi-bat-thuong-khong/ 329,Bác sĩ và VNVC cho tôi hỏi khi nào có vacince cho người dân như tôi và tôi có thể đăng ký ở đâu?,"Hiện tại vaccine Covid-19 đang được tiêm chủng cho các đối tượng, khu vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ là vaccine của hãng dược Astrazeneca, hiện VNVC chưa có dịch vụ tiêm chủng các loại vaccine phòng Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p104 330,Phân biệt suy giáp bẩm sinh và suy giáp mắc phải thế nào?,"Suy giáp gồm 2 loại: Bẩm sinh ở trẻ em và suy giáp mắc phải ở người lớn. 1. Suy giáp bẩm sinhSuy giáp bẩm sinh là bệnh lý gây ra bởi thiếu hụt hormone tuyến giáp. Bẩm sinh tức là sinh ra đã mắc rồi, tuy nhiên tùy mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà biểu hiện sớm hay muộn. Hiện nay có thể phát hiện bệnh sớm, ngay sau sinh bằng các xét nghiệm sàng lọc sơ sinh. Các trường hợp được chẩn đoán muộn hơn thường là có các dấu hiệu chỉ điểm của bệnh sau đó mới được xét nghiệm chẩn đoán: Các biểu hiện của suy giáp bẩm sinh: Giai đoạn sơ sinh: Tiền sử thai già tháng, chậm phân su (chưa ỉa phân su sau 24 giờ sau sinh), ngủ nhiều, ít vận động, ít quấy khóc, vàng da kéo dài, chậm lên cân, chân tay lạnh. Giai đoạn sau sơ sinh và trẻ nhỏ: Chậm tăng cân và chiều cao, kém linh hoạt, chậm tiếp thu, chân tay lạnh. 2. Suy giáp ở người lớnSuy giáp mắc phải ở người lớn là bệnh nội tiết gây suy giảm hormone tuyến giáp. Nguyên nhân thường gặp là do: Teo tuyến giáp, viêm tuyến giáp tự miễn, sau điều trị cường giáp. Triệu chứng của suy giáp nhẹ thường không rõ ràng: ăn không ngon, táo bón, da xanh hoặc khô, giảm trí nhớ, giọng khàn, đau khớp hoặc đau cơ, giảm nhu cầu tình dục. Biểu hiện suy giáp nặng: Lưỡi phình to, phù toàn thân, da sậm và xù xì. Bạn xét nghiệm mới phát hiện suy giáp thì có thể bạn chưa có biểu hiện lâm sang, giai đoạn sớm.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/phan-biet-suy-giap-bam-sinh-va-suy-giap-mac-phai-nao/ 331,"1/ Thưa bác sĩ, tôi trên 65 tuổi nơi tiêm vaccine Covid-19 không cho tiêm, như vậy sẽ có loại vaccine khác dành cho người cao tuổi? hay người cao tuổi sẽ không được tiêm?2/ Vợ tôi 62 tuổi cách đây 5 năm bị K thận giai đoạn sớm, đã cắt và có tiến sử bệnh suyễn, xin hỏi có tiêm ngừa vaccine Covid-19 được không?","Hiện tại theo quyết định 2995/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 18/6/2021 hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm Covid-19 thì đối tượng tiêm tại các trung tâm tiêm chủng là từ 18-65 tuổi. Độ tuổi Anh được chuyển tiêm tại các cơ sở bệnh viện. Còn trường hợp của chị nếu hiện tại đã khỏi (có ý kiến của bác sĩ điều trị), chỉ theo dõi và không phải điều trị gì có thể tiêm chủng, tuy nhiên ưu tiên tiêm chủng tại tuyến cơ sở bệnh viện.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p84 332,"Trẻ 3 tuổi bị co giật, mắt trợn trắng là do đâu?","Có một số cơn co giật do sốt cao là lành tính, một số cơn co giật khác là do động kinhVới trường hợp của bé, để chắc chắn tình trạng của bé của là co giật lành tính hay là bệnh lý thì bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa Thần kinh nhi để được tư vấn và có hướng điều trị phù hợp. .",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-3-tuoi-bi-co-giat-mat-tron-trang-la-do-dau/ 333,Dương vật xuất hiện mụn kèm ngứa nên bôi loại thuốc nào?,"Các triệu chứng của bạn có thể là dấu hiệu của một số bệnh như: Viêm nhiễm, nấm, Herpes sinh dục. . . Bạn nên vệ sinh bộ phận sinh dục nhiều lần trong ngày với nước sạch hoặc dung dịch Betadin. Nếu không đỡ cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/-duong-vat-xuat-hien-mun-kem-ngua-nen-boi-loai-thuoc-nao/ 334,Viêm động mạch thái dương nông cần dùng thuốc gì để điều trị?,"Theo những thông tin bạn cung cấp thì bác sĩ thấy bạn đã biết rất rõ về tình trạng bệnh của mình. Trường hợp bạn đã được xác định là viêm động mạch thái dương nông, thì cần phải khám và điều trị theo bác sĩ chuyên khoa mạch máu.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/viem-dong-mach-thai-duong-nong-can-dung-thuoc-gi-de-dieu-tri/ 335,Ho nhiều do bướu tuyến giáp có cần phẫu thuật không?,"Chỉ định phẫu thuật bướu tuyến giáp còn tùy thuộc vào tính chất, kích thước của bướu. Triệu chứng ho của chị cũng có thể do bệnh lý về hô hấp gây nên. Do vậy, chị cần đi khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết để xác định về tính chất bướu giáp và xem xét ho nhiều do bướu tuyến giáp có cần phẫu thuật không.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/ho-nhieu-do-buou-tuyen-giap-co-can-phau-thuat-khong/ 336,Ngứa cánh tay và ngang đùi vào mùa lạnh là dấu hiệu bệnh gì?,"Bạn có biểu hiện ngứa cánh tay và ngang đùi vào mùa lạnh. Trường hợp không xuất hiện các ban, dát đỏ trên da có thể do hiện tượng khô da, bạn cần bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày, tránh tắm xà phòng và nước quá nóng. Nếu trên da có xuất hiện các dát, sẩn đỏ có thể bạn bị viêm da cơ địa. Bệnh viêm da cơ địa, bác sĩ chẩn đoán chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng, tổn thương trên da, tiền sử gia đình,.. Ngoài ra có thể cần làm thêm các xét nghiệm máu như định lượng IgE toàn phần, Định lượng IgE đặc hiệu với Dị nguyên Hô hấp - Thức ăn để sơ bộ đánh giá nguyên nhân dị ứng.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/ngua-canh-tay-va-ngang-dui-vao-mua-lanh-la-dau-hieu-benh-gi/ 337,Bác sĩ cho tôi hỏi hiệu lực của các loại vaccine Covid-19.,"Hiện tại theo dữ liệu công bố của nhà sản xuất, hiệu lực bảo vệ của vaccine Covid-19 AstraZeneca đạt 89%, theo nghiên cứu mới nhất, người được chủng ngừa đầy đủ 2 mũi vaccine Covid-19 của AstraZeneca sẽ giúp giảm 92% nguy cơ nhập viện do biến chủng Delta. Theo nghiên cứu, vaccine Covid-19 của Pfizer có hiệu quả bảo vệ là 95% và vaccine Moderna có hiệu quả bảo vệ là 94, 1%. Những hiệu lực của vaccine Covid-19 đều là những nghiên cứu trên nhóm đối tượng khác nhau nên không thể so sánh trực tiếp hiệu quả của các loại vaccine. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ""hiệu quả bảo vệ"" của vaccine phải đạt tối thiểu 50% trước khi được cấp phép khẩn cấp, và các vaccine hiện có tại Việt Nam đều đáp ứng tiêu chuẩn này của WHO.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p27 338,Khi bị bệnh viêm da dầu nên tránh nắng lúc sử dụng thuốc hay cả những lúc khác?,"Viêm da dầu là viêm của vùng da tiết bã nhờn như da đầu, rãnh mũi má, cung mày, ngực, lưng,...Biểu hiện của bệnh là da đỏ, bong tróc thành từng đợt và hay tái phát. Cơ chế bệnh hiện chưa rõ ràng, nhiều giả thuyết cho rằng có sự tham gia của nấm men,...Các thuốc điều trị gồm thuốc bôi chống viêm và thuốc kháng nấm dạng gội hoặc bôi, với các thuốc này không có chỉ định tránh nắng khi sử dụng thuốc. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/khi-bi-benh-viem-da-dau-nen-tranh-nang-luc-su-dung-thuoc-hay-ca-nhung-luc-khac/ 339,Viêm mũi dị ứng trong thai kỳ có nên dùng thuốc không?,"Theo như mô tả, đây là triệu chứng của Viêm mũi dị ứng/ Thai kỳ. Bạn có thể rửa mũi thường xuyên bằng nước muối nhằm giảm triệu chứng và Khám bác sĩ Tai-Mũi-Họng để được tư vấn viêm mũi dị ứng trong thai kỳ có nên dùng thuốc không và đưa ra hướng điều trị cụ thể nhằm giảm thiểu biến chứng không mong muốn",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/viem-mui-di-ung-trong-thai-ky-co-nen-dung-thuoc-khong/ 340,"Em bị nhịp nhanh trên thất đã cắt đốt tháng 10 năm 2019, bị tăng huyết áp vô căn, rối loạn lo âu lan tỏa. khi tiêm mũi 1 bị sốt, đau cơ, mệt mỏi khoảng 2 ngày. Xin hỏi khi tiêm mũi hai cần phải lưu ý những gì? Mũi 2 có phản ứng giống mũi 1 không?","Sau khi tiêm phòng vaccine Covid-19 mũi 1, anh có những biểu hiện sốt, mệt mỏi khoảng 2 ngày. Đây là những biểu hiện thông thường sau tiêm phòng vaccine Covid-19. Về lưu ý sau tiêm mũi 2 vaccine Covid-19, các phản ứng có thể gặp sau tiêm tương tự mũi 1 nhẹ hoặc nặng hơn tùy thuộc vào đáp ứng cơ địa của mỗi người. Khi đi tiêm phòng vaccine Covid-19 mũi 2, các bác sĩ khám sàng lọc sẽ tư vấn kỹ hơn cho anh về các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm vaccine.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p76 341,"Em có tiền sử dị ứng thuốc kháng sinh, có phản ứng phản vệ là mề đay và phù mặt nhiều. Lúc đó, em đã nhanh chóng đến bệnh viện tiêm thuốc kháng nên sau vài tiếng thì ổn định. Ngoài ra, em cũng hay dị ứng một số loại hóa chất, thời tiết...Đợt này em nghe nói có test dị ứng với vaccine thì em có nên làm test trước khi tiêm hay không? Em không rõ cách làm test sẽ như thế nào, vẫn là test nội bì với vaccine? ","Trường hợp của chị theo thông tư 51 BYT, chị có triệu chứng của phản vệ độ I và theo Quyết định 2995 BYT ngày 18/6/2021 có thể tiêm vaccine Covid-19 tại tuyến bệnh viện. Lưu ý vaccine Covid-19 hiện tại không áp dụng test vaccine.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p32 342,"Em từng bị thai ngoài tử cung vòi trái và đã phẫu thuật bảo tồn, sau khi chụp vòi trứng tử cung bác sĩ bảo vòi trái của em không bắt được trứng nữa. Em đang được tư vấn làm IVF, bác sĩ tư vấn em có thể phải phẫu thuật cắt bỏ vòi trái để tăng cơ hội thành công. Bác sĩ cho em hỏi trong trường hợp nào thì em nên cắt vòi trái và ở Tâm Anh có kỹ thuật phẫu thuật Keyhole cho thủ thuật đó không?","Thai ngoài tử cung hay còn gọi là thai làm tổ ở vị trí bất thường là một trong những biến chứng sản khoa nghiêm trọng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Vị trí thường gặp nhất của thai ngoài tử cung thường nằm ở vòi tử cung, ngoài ra, có thể gặp ở các vị trí khác với tỷ lệ thấp hơn như cổ tử cung, kẽ vòi tử cung hay ổ bụng. Khi có chỉ định làm IVF, trong quá trình thăm khám, chúng tôi sẽ đánh giá các hình ảnh bất thường liên quan đến vòi tử cung mà có thể làm giảm tỷ lệ thành công khi tiến hành chuyển phô như ứ dịch vòi tử cung. Trong trường hợp của chị, nếu chỉ đơn thuần tắc vòi tử cung, không có giãn ứ dịch vòi tử cung thì can thiệp phẫu thuật cắt vòi tử cung là chưa cần thiết. Kỹ thuật One Keyhole được áp dụng ưu tiên cho những can thiệp phẫu thuật thủ thuật đơn giản. Kỹ thuật này có ưu điểm là thẩm mỹ, tuy nhiên nếu cuộc mổ của chị phát sinh các vấn đề khác, cần mở rộng phẫu trường để thao tác thì kỹ thuật One Keyhole sẽ có nhiều nhược điểm và làm cho cuộc mổ khó khăn. Để đánh giá được trường hợp của chị có thể áp dụng kỹ thuật này không, các bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p1 343,"Trẻ sốt nhẹ kèm theo chảy nước dãi, hay cắn là dấu hiệu của sốt mọc răng?","thông thường trong giai đoạn từ 4 – 7 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc cái răng đầu tiên. Khi bước vào giai đoạn mọc răng, bé sẽ có các dấu hiệu điển hình để bạn dễ dàng nhận như: Chảy nước dãi, cáu kỉnh, bú kém, hay cắn, nhai, phát ban, nướu sưng và đỏ, một số bạn có thể bị cả tiêu chảy. Do phản ứng tại nướu nên một số bạn có thể có nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường. Như vậy, rất có khả năng bé nhà mình đang bị sốt mọc răng. Tuy nhiên, nếu bé có sốt cao trên 39 độ, sốt kéo dài, li bì, quấy khóc quá nhiều thì bạn nên cho bé đi khám sớm để loại trừ các nguyên nhân khác.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-sot-nhe-kem-theo-chay-nuoc-dai-hay-can-la-dau-hieu-cua-sot-moc-rang/ 344,Tiêm mũi 2 viêm não Nhật Bản cách mũi đầu 1 tháng còn hiệu quả không?,"Vắc-xin viêm não Nhật Bản mà bạn đề cập là vắc-xin Jevax, có 3 mũi cơ bán: mũi 2 cách mũi 1 từ 1-2 tuần, mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm, nếu mũi 2 tiêm trễ vẫn tiêm được chứ không tiêm lại từ đầu bạn nhé!",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tiem-mui-2-viem-nao-nhat-ban-cach-mui-dau-1-thang-con-hieu-qua-khong/ 345,"Tôi năm nay 41 tuổi, đi khám bệnh viên tim được kết quả nhịp nhanh kịch phát trên thất, dương tính type 1 hỗn hợp. Vậy có đủ điều kiện tiêm vaccine 19 không ạ?","Anh có nhịp nhanh kịch phát trên thất, dương tính type1 hỗn hợp, nhưng chúng tôi chưa rõ hiện bệnh của anh đã ổn định hay chưa?Nếu bệnh của anh đã ổn định hơn 3 tháng thì anh có thể tiêm vaccine phòng Covid-19 tại các điểm tiêm khối bệnh viện",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p1 346,"Hiện giờ, Việt Nam đang có vaccine AstraZeneca. Loại vaccine này có tiêm dịch vụ hay có vaccine phòng Covid-19 nào để tiêm dịch vụ không?","Hiện tại, Chính phủ và Bộ Y tế vẫn đang triển khai tiêm cho các đối tượng được ưu tiên. Vì vậy, nếu chị thuộc diện được tiêm theo chính sách, chị có thể đăng ký tại nơi mình sinh sống hoặc nơi mình công tác.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p55 347,"Bé 2 tháng tuổi ngủ ít, hay giật mình là bị làm sao?","Chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh ngắn khoảng 15-20 phút, mỗi chu kỳ bé sẽ tỉnh giấc. Nếu bé có tình trạng giảm bú, khóc nhiều không rõ nguyên nhân, chị có thể đưa bé đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/be-2-thang-tuoi-ngu-it-hay-giat-minh-la-bi-lam-sao/ 348,Người bị bệnh nền mỡ máu cao có tiêm được vaccine Covid-19 được không?,Người có bệnh nền mỡ máu cao vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19 nếu tình trạng bệnh trong 3 tháng trở lại đây ổn định.,https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p16 349,Trẻ đái dắt nhưng không đau là triệu chứng của bệnh gì?,"Khả năng bé bị nhiễm trùng đường tiểu rất cao, tuy nhiên điều trị chưa dứt điểm hoặc trẻ bị tái phát nhiều đợt liên tiếp.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-dai-dat-nhung-khong-dau-la-trieu-chung-cua-benh-gi/ 350,"Đau nhói ngực nhẹ, bóng tim hơi to liệu có vấn đề gì không?","Bác sĩ khuyên em nên đến chuyên khoa tim mạch để được tư vấn và làm nhiều xét nghiệm, trong đó có siêu âm tim để bác sĩ đo kích thước buồng tim, chức năng tim sẽ giúp xác định tim em thật sự có lớn hay không?Có bệnh lý tim mạch hay không?Bởi đau nhói ngực nhẹ đôi lúc do bệnh lý thần kinh cơ, rối loạn lo âu. . .",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-nhoi-nguc-nhe-bong-tim-hoi-to-lieu-co-van-de-gi-khong/ 351,Đau nửa đầu nên dùng thuốc giảm đau nào hiệu quả?,"Theo mô tả thì các triệu chứng đó thuộc hội chứng đau nửa đầu (đau đầu vận mạch hay còn gọi là Migraine). Gọi là hội chứng vì nó có nhiều dạng, có rất nhiều nguyên nhân. Các cơn đau do mạch máu não bị căng ra rồi co lại bất thường vì chất dẫn truyền thần kinh serotonin được phóng thích và phân hủy đột ngột khi gặp các yếu tố khởi phát như stress, mất ngủ, thay đổi thời tiết, thay đổi nội tiết tố, bia rượu. . . Thuốc nền tảng để điều trị đau nửa đầu là Tamik (Dihydroergotamine). Đây là thuốc cần được bác sĩ kê đơn. Vì vậy, anh vui lòng đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất!",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-nua-dau-nen-dung-thuoc-giam-dau-nao-hieu-qua/ 352,Chỉ số bạch cầu tăng 17.000/mm3 khi đang mang thai có sao không?,Hiện tại đái tháo đường type 1 thuốc điều trị duy nhất và tốt nhất vẫn là insulin. Vậy bạn tiếp tục tiêm insulin và tái khám chuyên khoa nội tiết định kỳ để kiểm soát đường máu nhé.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/chi-so-bach-cau-tang-17000mm3-khi-dang-mang-thai-co-sao-khong/ 353,"Tôi bị hở nhẹ van hai lá, tăng auric, tăng men gan, tăng mỡ máu thì có tiêm vaccine được không?","Hiện tại, theo thông tin mà bạn cung cấp, bạn cần trì hoãn tiêm chủng trong giai đoạn này cho đến khi các bệnh lý của bạn được điều trị khỏi hoặc đã được kiểm soát. Bạn hãy đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được hướng dẫn và điều trị. Trong thời gian này, bạn hãy phòng bệnh Covid-10 bằng các biện pháp khác của Chính phủ như thông điệp 5K.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p69 354,Đau đầu kèm nổi hạch dưới cổ là dấu hiệu bệnh gì?,"Bạn bị đau đầu, nổi hạch loét mang tai, nổi hạch cổ, nghẹn họng thì rất có thể bạn đang có nhiễm khuẩn ở họng và tai (viêm họng, viêm tai giữa bên phải cấp). Vì thế, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để được khám, tư vấn và điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nặng ảnh hưởng tới sức khỏe.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-dau-kem-noi-hach-duoi-co-la-dau-hieu-benh-gi/ 355,Tôi có cháu trai 16 tuổi sang tháng sẽ đi học ở Mỹ. Tôi có thể cho cháu tiêm vaccine phòng Covid-19 của Pfizer được không? Tôi ở Sài Gòn.,"Vaccine xin phòng Covid-19 của Pfizer-BioNTech được khuyến cáo có thể sử dụng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Con trai anh 16 tuổi, có thể tiêm vaccine phòng loại vaccine Covid-19 này. Tuy nhiên, anh cần liên hệ với chính quyền địa phương nơi cư trú để biết điểm đăng ký tiêm chủng phù hợp.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p64 356,Tôi muốn đăng ký tiêm vaccine Covid-19 loại Pfizer (của Mỹ) hoặc Sputnik V (của Nga) cho cả gia đình thì tiêm ở đâu? Nếu đang có bầu có tiêm được không?,"Hiện nay, vaccine phòng Covid-19 của Pfizer (của Mỹ) hoặc Sputnik V (của Nga) chưa được nhập về Việt Nam và cũng chưa có cơ chế tiêm dịch vụ đối với những vắc xin này. Anh vui lòng chờ thêm thông tin từ Chính phủ và Bộ Y tế. Ngoài ra, vì vợ của anh đang mang thai nên sẽ tạm hoãn tiêm chủng vaccine Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p121 357,"Ho, sổ mũi, sưng phù hai mắt là dấu hiệu bệnh gì?","Dấu hiệu sổ mũi, ho, sưng phù hai mắt xảy ra lặp lại nhiều lần có thể là biểu hiện của tình trạng dị ứng, cần tìm hiểu yếu tố dị ứng, khi ngưng tiếp xúc yếu tố dị ứng thì tình trạng bệnh có thể cải thiện hơn. Dị ứng nguyên ở đây có thể là thuốc, thức ăn nên khi dùng thuốc bạn nên dùng từng loại cách nhau khoảng 1-2 giờ để theo dõi có xuất hiện các dấu hiệu dị ứng, từ đó xác định dị nguyên và ngừng dùng loại thuốc hoặc thức ăn nghi ngờ đó. Có thể là do bạn bị dị ứng thời tiết, đôi khi là tình trạng nhiễm ký sinh trùng, bạn có thể kiểm tra xét nghiệm máu tầm soát nhiễm ký sinh trùng. Tuy nhiên, dị ứng không gây đau họng, bạn cần tầm soát thêm các nguyên nhân viêm mũi họng do siêu vi hoặc do vi trùng. Việc điều trị phải xác định rõ nguyên nhân, nếu là dị ứng thì thường được điều trị bởi Corticoid, Antihistamine và quan trọng nhất là ngừng tiếp xúc dị nguyên. Hiện tại, Vinmec có bộ xét nghiệm tầm soát một số các dị nguyên hay gặp cũng như các xét nghiệm nhiễm ký sinh trùng, bạn có thể liên hệ để được tư vấn và điều trị hiệu quả. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/ho-so-mui-sung-phu-hai-mat-la-dau-hieu-benh-gi/ 358,"Em đã tiêm mũi một vaccine AstraZeneca được một tuần, sau bao lâu em sẽ tiêm tiếp mũi hai ạ? Hoàn thành xong hai mũi bao lâu có thể mang thai ạ?","Vaccine Covid-19 chỉ hoãn tiêm với đối tượng phụ nữ đang mang thai. Hiện vẫn chưa có bất kỳ kết quả nghiên cứu và khuyến cáo nào về thời gian có thai sau khi tiêm vaccine Covid-19. Tuy nhiên, để có được hiệu quả bảo vệ cao nhất, chị nên hoàn thành 2 mũi tiêm và chia sẻ cụ thể với bác sĩ thăm khám sàng lọc về dự định có thai trong thời gian tới để có nhận định tư vấn phù hợp.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p120 359,Có những phương pháp điều trị chứng tự kỷ trẻ nhỏ nào?,"Mấy chục năm qua rất nhiều phương pháp điều trị chứng tự kỷ trẻ nhỏ đã được thực hiện. Phương pháp được đa số công nhận là can thiệp giáo dục, bên cạnh đó là dùng thuốc, oxy cao áp, châm cứu. . . Chưa có phương pháp nào là lý tưởng để điều trị bệnh tự kỷ. Cách tốt nhất là khi trẻ có dấu hiệu của chứng tự kỷ, cha mẹ cần chủ động đưa con tới bệnh viện thăm khám và được tư vấn bởi những bác sĩ chuyên môn về hướng điều trị chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hoi-dap-co-nhung-phuong-phap-dieu-tri-chung-tu-ky-tre-nho-nao/ 360,"Chóng mặt, mất cân bằng cảnh báo bệnh lý gì? Điều trị như thế nào?","Triệu chứng của bác xuất hiện 02 ngày, đột ngột thành cơn ngắn, liên quan đến tư thế. Tình trạng của bác có thể gặp trong hội chứng rối loạn tiền đình ngoại biên, cơn chóng mặt cấp tư thế lành tính . . . Để xác định chính xác nguyên nhân và cách điều trị.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/chong-mat-mat-can-bang-canh-bao-benh-ly-gi-dieu-tri-nhu-the-nao/ 361,"Đau bụng âm ỉ, khó thở liệu có đáng lo ngại?","Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất là bạn cần khám chuyên khoa Tiêu hóa để được tư vấn xét nghiệm xác định chẩn đoán, từ đó sẽ có hướng điều trị phù hợp cho bạn.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-bung-am-i-kho-tho-lieu-co-dang-lo-ngai/ 362,Cách điều trị vết ong đốt hiệu quả?,"Thông thường, sau khi bị ong đốt sẽ có hiện tượng sưng, nóng, đau rất nhiều ở vị trí ong đốt, có thể lan rộng ra xung quanh. Tùy theo loại ong, mức độ nặng sẽ khác nhau. Em cần đi khám ở cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ đánh giá, kê đơn thuốc bao gồm thuốc kháng viêm, giảm đau, giảm phù nề...triệu chứng sẽ cải thiện dần trong vòng 01 tuần đến 10 ngày.Trong một số ít trường hợp, sau khi bị ong đốt sẽ gây tình trạng phản vệ và suy thận cấp nên cần theo dõi tình trạng toàn thân, nước tiểu. Nếu em bị sốt cao liên tục, mệt mỏi, nước tiểu màu đỏ hoặc tiểu ít thì cần tới bệnh viện khám ngay. Việc dùng miệng hút từ chỗ ong đốt không được khuyến cáo em nhé.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/cach-dieu-tri-vet-ong-dot-hieu-qua/ 363,Quan hệ không xuất tinh có mang thai không?,"Theo khuyến cáo của các bác sĩ, thuốc tránh thai khẩn cấp không nên dùng quá 2 lần/ tháng và 3 lần/ năm. Việc dùng thuốc tránh thai với tần suất lớn có thể ảnh đến sức khỏe nữ giới đặc biệt là chức năng sinh sản về sau. Vì thế bạn chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp đặc biệt, khi không sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào để tránh mang thai ngoài ý muốn.Đối với trường hợp của 2 bạn có quan hệ chưa xuất tinh bên trong, bạn gái bạn vẫn có khả năng mang thai. Lý do bởi khi quan hệ tình dục cơ quan sinh dục của nam giới sẽ luôn bị kích thích, khi đó dương vật sẽ tiết ra một chất dịch nhầy trộn với tinh trùng để tạo thành tinh dịch và làm trơn đường tiết niệu sinh dục.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/quan-he-khong-xuat-tinh-co-mang-thai-khong/ 364,"Tôi năm nay 41 tuổi, có tiền sử hen phế quản, hiện giờ lên cơn cấp 3-4 lần có tiêm vaccine Covid-19 được không bác sĩ?","Hiện anh có bệnh nền mạn tính là hen phế quản, nếu bệnh kiểm soát tốt và ổn định trong vòng 3 tháng trước thời điểm tiêm vaccine Covid-19, ổn định có nghĩa là anh không cần thay đổi phác đồ điều trị đáng kể hoặc nhập viện vì bệnh nặng hơn. Nói cách khác trong vòng 3 tháng trước thời điểm tiêm vaccine thì anh vẫn tiêm vaccine Covid-19 được.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p27 365,"Ngứa, đau rát mắt kéo dài là bệnh gì? Có nguy hiểm không?",Những dấu hiệu em kể có thể là triệu chứng của bệnh viêm kết mạc dị ứng. Em nên đi khám chuyên khoa mắt để được chẩn đoán xác định và điều trị kịp thời tránh để bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng đến thị lực của mắt.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/ngua-dau-rat-mat-keo-dai-la-benh-gi-co-nguy-hiem-khong/ 366,Trẻ bị sâu răng ăn mòn đến lợi có nên nhổ hay không?,"2 chiếc răng cửa giữa hàm trên của bé bị sâu lâu ngày gây vỡ mất phần thân răng chỉ còn lại chân răng và tủy ở giữa răng bị nhiễm trùng nên sẽ gây ra hiện tượng đau cho bé. Theo đó, 2 chiếc răng này sẽ được thay khi con khoảng 8 tuổi. Vì thế, bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa Răng-Hàm-Mặt. Tùy vào tình trạng ổ nhiễm trùng và phần răng còn lại, các nha sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể cho bạn để đảm bảo 2 răng vĩnh viễn sẽ thay thế 2 răng bị bệnh này của bé được phát triển tốt và không bị tổn thương.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-bi-sau-rang-mon-den-loi-co-nen-nho-hay-khong/ 367,Mất khứu giác sau khi chấn thương đầu có nguy hiểm không?,"Khoảng 5% đến 20% tổng số bệnh nhân đến khám tại các trung tâm chuyên khoa có rối loạn chức năng khứu giác được chẩn đoán là bị rối loạn sau chấn thương. Cùng với mất khứu giác sau nhiễm trùng và bệnh xoang mũi, chấn thương đầu là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giảm khứu giác. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương đầu, mất khứu giác có thể xảy ra trong 30% trường hợp. Mức độ phục hồi sau khi mất khứu giác sau chấn thương là khoảng 10%. Trong hầu hết các trường hợp, phải mất vài tháng cho đến khi có lại khứu giác. Tuy nhiên, sự phục hồi sau khi mất khứu giác sau chấn thương đã được ghi nhận trong 5, 7 năm sau khi mất khứu giác. Bạn nên đưa mẹ đi khám để khảo sát mức độ, vị trí và đặc tính của chấn thương đầu, vấn đề này không thể kết luận nếu không được khảo sát.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/mat-khuu-giac-sau-khi-chan-thuong-dau-co-nguy-hiem-khong/ 368,"Không muốn ăn, đau nóng phần ngực và bụng bên trái dấu hiệu bệnh gì?","Có thể đang gặp vấn đề về mạch vành (hệ động mạch cấp máu cho Tim) bạn nên đi khám sớm để chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó, cần loại trừ nhóm bệnh lý đường tiêu hóa (viêm dạ dày ruột đại tràng).",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/khong-muon-an-dau-nong-phan-nguc-va-bung-ben-trai-dau-hieu-benh-gi/ 369,"Tôi đang điều trị viêm gan B, hiện vẫn còn đang uống thuốc. Vậy tôi chích ngừa vaccine Covid-19 được không?","Trường hợp chị đang điều trị viêm gan B và đang dùng thuốc theo chỉ định của Bộ Y tế cần hoãn tiêm chủng vaccine Covid-19. Sau khi bệnh đã điều trị ổn định sau 3 tháng trở lên, chị có thể đi tiêm chủng bình thường.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p108 370,Khoang miệng xuất hiện cục máu đen kèm sốt và đau họng cảnh báo bệnh gì?,"Theo như thông tin bạn cung cấp, hiện tại bạn đang có triệu chứng sốt.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/khoang-mieng-xuat-hien-cuc-mau-den-kem-sot-va-dau-hong-canh-bao-benh-gi/ 371,"Dấu hiệu nhìn thấy vòng tròn ánh sáng quanh đèn cảnh báo bệnh lý gì, có nguy hiểm không?","biểu hiện như bạn mô tả có thể do rất nhiều bệnh lý khác nhau ở mắt như: Loạn thị, tổn thương đáy mắt...Để xác định rõ mức độ nghiêm trọng của bệnh bạn nên đến khám chuyên khoa mắt sớm mới có thể đưa ra được hướng điều trị phù hợp nhất.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-hieu-nhin-thay-vong-tron-anh-sang-quanh-den-canh-bao-benh-ly-gi-co-nguy-hiem-khong/ 372,Khi nào có thể cho trẻ sinh non ăn dặm?,"Thường khi trẻ 6 tháng bắt đầu cho bé ăn dặm. Đầu tiên, nên cho ăn bột sữa theo nguyên tắc từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Các cháu sinh đôi chưa đủ tháng thì tiến độ này nên từ từ. Còn 5 ngày nữa là đủ 6 tháng, bé đã ăn bột và phản ứng tốt như: Thèm ăn, phân vàng đẹp thì có thể tiếp tục cho bé ăn tiếp bột sữa nhưng loãng và số lượng ít bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/khi-nao-co-the-cho-tre-sinh-non-an-dam/ 373,"Em mới phát hiện dị ứng sau khi sinh em bé được 3 năm nay. Em dị ứng vỏ tôm và cua biển, khi bóc vỏ thì bị mẩn ngứa tay nổi mụn nước li ti ở kẽ tay, ăn thì không sao, viêm da cơ địa ở vùng da ngực khi thấy đổi thời tiết. Em có thể tiêm vaccine Pfizer được không?","Những trường hợp dị ứng nhẹ với bất kỳ dị nguyên nào mà tự khỏi, không phải điều trị gì thì có thể tiêm chủng vaccine bình thường, tuy nhiên ưu tiên tiêm vaccine tại tuyến cơ sở bệnh viện.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p42 374,Sốt xuất huyết hơn 2 tuần phải làm sao?,"Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengue gây nên. Vi rút Dengue có 4 tuýp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Sốt xuất huyết chia 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt 1 - 2 ngày đầu, giai đoạn nguy hiểm từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, sau 7 ngày là giai đoạn hồi phục. Nếu bạn có biểu hiện xuất huyết mà kèm theo sốt kéo dài hơn 2 tuần thì bạn phải đi khám chuyên khoa để có chẩn đoán cụ thể.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/sot-xuat-huyet-hon-2-tuan-phai-lam-sao/ 375,Bong gân cổ tay do ngã cần bao lâu để bình phục?," Bong gân cổ tay nếu được điều trị đúng cách cần ít nhất 6 tuần để lành và hoàn toàn hồi phục. Bạn chỉ mới bị bong gân 2 tuần thì chưa đủ thời gian để lành hoàn toàn. Do đó, bạn cần tái khám với bác sĩ chuyên khoa đã điều trị cho bạn để được theo dõi và hướng dẫn tập phục hồi chức năng thích hợp. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/bong-gan-co-tay-do-nga-can-bao-lau-de-binh-phuc/ 376,"Em bị suy giãn tĩnh mạch đã từng phẫu thuật bằng phương pháp RO, thoái hóa đốt sống lưng l4_l 5, như vậy có tiêm được vacine Covid-19 không?","Theo quyết định 2995, Bộ Y tế đã quy định rõ những đối tượng chống chỉ định, tạm hoãn hay thận trọng trong tiêm chủng vắc xin Covid-19. Trường hợp của chị đang gặp phải là những bệnh lý mạn tính (thoái hóa xương khớp, suy giãn tĩnh mạch) nếu đã được điều trị ổn định có thể tiêm chủng được vaccine Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p41 377,"Ho về đêm kèm ngứa họng, đau váng đầu cảnh báo bệnh gì?",triệu chứng như anh mô tả là triệu chứng của viêm mũi xoang cấp. Anh nên đăng ký khám chuyên khoa Tai mũi họng để được điều trị nhé kịp thời.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/ho-ve-dem-kem-ngua-hong-dau-vang-dau-canh-bao-benh-gi/ 378,Thoái hóa chất trắng ở thái dương đỉnh đầu có nguy hiểm không?,"Thoái hóa chất trắng ở thái dương đỉnh đầu là tình trạng lão hóa của chất trắng trong não bộ. Bệnh gây ra các rối loạn vận động, tư duy, trí nhớ,.. làm ảnh đến chất lượng cuộc sống. Bệnh có thể gặp ở những người bị thiếu dinh dưỡng, rối loạn nước điện giải kéo dài,...Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân thực sự của căn bệnh này.Hiện tại, bạn chỉ hay bị đau đầu và chóng mặt, không có triệu chứng gì khác (như suy giảm nhận thức, co cứng, mất các kỹ năng, rối loạn vận động,...) nên việc dùng thuốc chỉ hỗ trợ điều trị triệu chứng, còn về lâu dài cần phải theo dõi, tích cực vận động, rèn luyện thể dục, hạn chế tránh căng thẳng, điều độ công việc và nghỉ ngơi hợp lý. Dùng thêm thuốc chống gốc tự do, Coq10, bổ trợ cho tái tạo myelin,...tăng cường tuần hoàn não.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/thoai-hoa-chat-trang-o-thai-duong-dinh-dau-co-nguy-hiem-khong/ 379,"Tôi năm nay 44 tuổi, bị viêm gan siêu vi B mạn tính, sỏi mật, thoái hóa khớp. Hiện tôi dị ứng thuốc giảm đau, kháng viêm phải đi cấp cứu. Tôi xin hỏi có tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 được không?","Đối với các bệnh lý mạn tính, nếu đã điều trị ổn định, đã được kiểm soát thì có thể chích ngừa vaccine Covid-19. Còn đối với tiền sử dị ứng của bạn, đã từng đi cấp cứu nhưng bạn không nói rõ triệu chứng và chẩn đoán của bác sĩ về mức độ dị ứng. Nếu bạn bị dị ứng nặng (phản vệ độ 2) với các triệu chứng khó thở, thở rít, đau quặn bụng, tụt huyết áp, nôn ói, ngất. . phải nhập viện điều trị cấp cứu thì bạn thuộc đối tượng chống chỉ định tiêm chủng vắc xin Covid. Nếu các mức độ nhẹ hơn (chỉ ở da niêm mạc, ngứa. . . đôi khi có phù mắt, môi thì tương ứng với phản vệ độ 1), bạn có thể được tiêm vaccine Covid-19 nhưng cần tiêm trong bệnh viện và theo dõi chặt chẽ các triệu chứng của phản vệ.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p97 380,Đau nửa đầu và lan xuống cổ là dấu hiệu của bệnh lý gì?,"Theo mô tả như trên thì có thể là một chẩn đoán đau đầu căng cơ. Tuy nhiên, cần phân biệt với một số dạng đau đầu khác.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-nua-dau-va-lan-xuong-co-la-dau-hieu-cua-benh-ly-gi/ 381,"Tôi bị huyết áp cao (140/90), xơ vữa động mạch hai bên (35%). Tôi có thể tiêm vaccine Covid-19 được không ạ? Mong được bác sĩ tư vấn.","Đối với tình trạng cao huyết áp và xơ vữa động mạch, anh nên tiêm tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đầy đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu. Khi khám, anh cần cung cấp tất cả hồ sơ có liên quan đến bệnh lý của mình để bác sĩ có thể đánh giá và tư vấn phù hợp.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p130 382,"Đau nửa đầu nhẹ, uể oải 1 - 2 ngày rồi hết là bị làm sao?","Theo thông tin bạn (không rõ nam hay nữ) cung cấp chỉ đau nửa đầu nhẹ kéo dài 1-2 ngày rồi hết, khoảng cách 3-4 tuần/lần, vậy thì có thể trì hoãn do dịch bệnh, còn nếu có thể thì vẫn nên đến bệnh viện để kiểm tra, vì tính chất không đau nhiều nhưng lặp lại nhiều lần. Đồng thời cuộc sống có nhiều yếu tố tác động nên có thể có thỉnh thoảng đau đầu. Vì chưa rõ chẩn đoán nên không thể trả lời tình trạng bệnh có nguy hiểm hay không, và phương pháp điều trị cũng chưa thể quyết định. Trước hết hãy tránh căng thẳng, làm việc điều độ, ngủ đủ giấc, hạn chế các chất kích thích, thường xuyên rèn luyện thể dục.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-nua-dau-nhe-ue-oai-1-2-ngay-roi-het-la-bi-lam-sao/ 383,Triệu chứng đau đầu phần trên kèm theo đau cổ họng là bệnh gì?,"Đau đầu là triệu chứng của nhiều bệnh, thuộc nhiều chuyên khoa (tâm lý, thần kinh, tim mạch . . . ), có nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có biện pháp điều trị tối ưu, bác sĩ cần thăm khám kỹ thông qua hỏi bệnh và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám đúng chuyên khoa, xác định nguyên nhân để có biện pháp điều trị tối ưu. ",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/trieu-chung-dau-dau-phan-tren-kem-theo-dau-co-hong-la-benh-gi/ 384,"Tôi bị bệnh tiểu đường, khi thực hiện khám sàng lọc để tiêm vaccine Covid-19 tại bệnh viện Đại hoc Y. Tôi được chỉ định làm xét nghiệm máu, chỉ số đường huyết là 15 và được hoãn tiêm để điều trị tiểu đường. Xin hỏi để đủ điều kiện được tiêm vaccine Covid-19 thì mức đường huyết của tôi cần ở mức nào?","Chúng tôi chưa nhận được thông tin đầy đủ về chỉ số đường huyết, chúng tôi cần biết đây là đường huyết lúc đói hay sau ăn. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người bệnh nền, bệnh mạn tính đã ổn định thì vẫn có thể tiêm ngừa vaccine phòng Covid-19. Anh/chị cần tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường, khi bác sĩ điều trị khám và nhận định bệnh của đã ổn định, đường huyết ổn định, sức khỏe ổn định thì anh/chị vẫn có thể tiêm ngừa vaccine Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p59 385,Điều trị dứt điểm viêm đường tiết niệu như thế nào?,"Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiết niệu do vi khuẩn. Cụ thể, khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hay thận, sinh sôi nảy nở ở các cơ quan này; chúng có thể gây nhiễm khuẩn nước tiểu và cuối cùng là ảnh hưởng nghiêm trọng tới từng cơ quan của hệ tiết niệu. Điều trị viêm đường tiết niệu bao gồm :Kháng sinh chống nhiễm khuẩn: Bạn cần chọn kháng sinh theo kháng sinh đồ, kháng sinh ít độc với thậnĐiều trị nguyên nhân: loại bỏ nguyên nhân thuận lợi như sỏi thận, u, dị tật đường tiểu, u xơ tiền liệt...Điều trị hỗ trợ: Uống nhiều nước trong ngày (ít nhất 1,5 l/ngày), vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài. Những trường hợp tái phát nhiều lần, bệnh nhân cần phải khám chuyên khoa thận tiết niệu để xét nghiệm, làm các kỹ thuật chuyên sâuNhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ nếu không sớm điều trị thì sẽ gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh và thậm chí là dẫn tới những biến chứng khó lường. Với trường hợp của bạn, bạn đã bị tái phát viêm đường tiết niệu nhiều lần. Bạn nên khám chuyên khoa nội thận tiết niệu để kiểm tra, làm các xét nghiệm cần thiết như cấy nước tiểu, nội soi bàng quang, CT hệ tiết niệu... Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước trong ngày, không nín tiểu, khám phụ khoa.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dieu-tri-dut-diem-viem-duong-tiet-nieu-nhu-nao/ 386,Tôi bị viêm gan B mạn tính và đang uống thuốc mỗi ngày. Vậy tôi có tiêm vaccine Covid-19 được không?,"Bệnh viêm gan B mạn tính của bạn đang điều trị bằng thuốc Tenofovir không phải là trường hợp chống chỉ định của vaccine Covid-19, nếu tình trạng bệnh của bạn ổn định trên 3 tháng (tải lượng virus thấp, men gan không tăng, lâm sàng không phù, không vàng da) thì bạn vẫn tiêm được vaccine Covid-19. Khi khám, bạn cần cung cấp các hồ sơ liên quan đến bệnh, bác sĩ sẽ khám trực tiếp và đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn trước khi chỉ định tiêm chủng.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p96 387,Người cao tuổi bị chó ngoài đường cắn có cần tiêm vắc-xin phòng dại không?,"Trường hợp bà cụ trên là vết thương có nguy cơ phơi nhiễm bệnh dại cấp độ II vẫn cần tiêm vắc-xin ngừa dại và tiêm đủ thuốc, đủ liều theo lịch khuyến cáo để hạn chế tối đa bệnh có thể xảy ra.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nguoi-cao-tuoi-bi-cho-ngoai-duong-can-co-can-tiem-vac-xin-phong-dai-khong/ 388,"Tôi có tiền sử dị ứng với các loại thuốc giảm đau, kháng viêm. Lần gần nhất là tháng 2 vừa rồi, tôi có uống thuốc điều trị thoái hóa cột sống cổ thì bị sưng phù nề mắt, thanh quản, dẫn đến khó thở. Bệnh viện chẩn đoán tôi bị phản vệ độ 2 và nhắc nhở cần thận trọng khi sử dụng thuốc. Trường hợp của tôi có được tiêm vaccine phòng Covid-19 được không?","Đối cới trường hợp phản vệ độ II bất cứ nguyên nhân nào đều chống chỉ định với việc tiêm phòng vaccine Covid-19, cho nên anh sẽ thuộc nhóm đối tượng hoãn tiêm.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p53 389,"Em từng bị sảy thai hai lần, lúc thai được 12 tuần và 9 tuần; bị lạc nội mạc tử cung; tử cung to hơn bình thường. Em muốn làm IVF, nhờ bác sĩ tư vấn thêm cho em phác đồ phù hợp để tăng khả năng mang thai trong trường hợp của em.","Vì chị có tiền sử thai lưu hai lần trước đó, thai cũng khá lớn nên trước khi can thiệp hỗ trợ sinh sản hai vợ chồng nên làm thêm các xét nghiệm đánh giá các nguyên nhân dẫn tới sảy và lưu thai như nhiễm sắc thể đồ cho hai vợ chồng, hội chứng Antiphospholipid cho vợ. . . . để đánh giá bất thường điều trị dự phòng cho lần mang thai sau cũng như có hướng điều trị tốt nhất cho anh chị. Ngoài ra nếu chị cao tuổi và có chỉ định làm IVF thì nếu được chị nên làm IVF và nuôi phôi D5 rồi làm sàng lọc phôi tiền làm tổ trước khi chuyển để tìm ra nhưng phôi bình thường, loại trừ những phôi bất thường về nhiễm sắc thể.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p3 390,Có phương pháp nào điều trị trào ngược dạ dày ở người cao tuổi không?,"Điều trị trào ngược dạ dày ở người cao tuổi ngoài việc dùng thuốc trị trào ngược dạ dày, người bệnh cần thay đổi lối sống như: tăng cường vận động, cân nặng phù hợp, không ăn uống thức ăn sinh hơi (café, đồ nếp, bia, sữa. . ), không nằm ngay sau khi ăn.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hoi-dap-co-phuong-phap-nao-dieu-tri-trao-nguoc-da-day-o-nguoi-cao-tuoi-khong/ 391,Nguyên nhân ngứa kèm nổi mẩn đỏ là gì?,"Nguyên nhân ngứa và nổi mẩn đỏ có rất nhiều, có thể là bệnh da liễu (như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, nấm da, mày đay, . . . . ), nhiễm kí sinh trùng giun sán, bệnh gan, bệnh thận, . . . Vì vậy, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chỉ định xét nghiệm phù hợp tìm nguyên nhân.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nguyen-nhan-ngua-kem-noi-man-do-la-gi-/ 392,Tinh trùng tôi bị yếu và dị dạng phải làm sao?,"Hiện tại có ba phương án cải thiện số lượng, chất lượng tinh trùng gồm điều chỉnh lối sống (ví dụ ăn uống lành mạnh, cữ rượu bia, thuốc lá, tránh tiếp xúc mội trường độc hại); điều trị nội khoa hoặc dùng thuốc (chỉ phù hợp với các trường hợp suy giảm sinh dục, các loại thực phẩm chức năng hiện nay cho thấy chưa đem lại hiệu quả rõ rệt); phẫu thuật nguyên nhân làm ảnh hưởng khả năng sinh tinh (ví dụ giãn tĩnh mạch thừng tinh, tràn dịch tinh mạc, thoát vị bẹn. . . ). Để lựa chọn phương án điều trị phù hợp nhất và hiệu quả nhất, bạn cần được thăm khám, hỏi bệnh sử và làm một số xét nghiệm chuyên sâu.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p8 393,Liệu pháp nhiệt trị dùng để chữa loại ung thư nào?,"Trên thế giới, nhiệt trị đã được nhiều trung tâm ung thư ở Mỹ, Nhật Bản, Đức áp dụng trong điều trị ung thư vú tái phát, ung thư cổ tử cung, ung thư đầu cổ, ung thư xương và mô mềm. . . Kết quả cho thấy khi kết hợp thêm liệu pháp nhiệt trị với xạ hay hóa trị, tỷ lệ đáp ứng điều trị tăng trung bình 50- 67% (so với không kết hợp là 40%). Tại Việt Nam, Trung tâm Ung bướu - Xạ trị, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City lần đầu tiên áp dụng liệu pháp nhiệt trị từ tháng 10/2018. Liệu pháp được kết hợp đồng thời với điều trị xạ trị, hóa trị và liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân đem lại nhiều kết quả khả quan, đặc biệt không có tác dụng phụ được ghi nhận.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/lieu-phap-nhiet-tri-dung-de-chua-loai-ung-thu-nao/ 394,Co giật toàn thân kèm thiếu tỉnh táo biểu hiện bệnh gì?,"Với thông tin bạn cung cấp nhiều khả năng bạn bị loạn trương lực cơ (một dạng rối loạn vận động) nguyên nhân nhiều khả năng từ não, chính vì thế điện não đồ trong trường hợp này không có giá trị và chẩn đoán bệnh đã sai ngay từ đầu nên việc dùng thuốc không đúng đã làm cho bệnh không thuyên giảm và có thể còn nặng thêm.Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện có bác sĩ chuyên khoa thần kinh, có phương tiện hỗ trợ chẩn đoán như MRI (cộng hưởng từ), điện cơ,...để xác định chẩn đoán, từ đó mới hy vọng hồi phục được. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/co-giat-toan-kem-thieu-tinh-tao-bieu-hien-benh-gi/ 395,"Tôi bị K giáp 2 năm nay, có thăm khám định kỳ 6 tháng một lần và cũng điều trị iot 2 lần, không bị di căn. Hàng ngày, tôi đều uống hormone tuyến giáp, cộng thêm Block AV độ 1, không phải dùng thuốc tim mạch. Bác sĩ cho tôi hỏi bệnh lý nền của tôi có tiêm được vaccine Covid-19 không? Trong trường hợp tôi có thể tiêm có cần đi khám lại rồi sau đó mới tiêm không?","Đối với bệnh ung thư đã điều trị ổn định, bạn vẫn có thể được tiêm ngừa vaccine Covid-19. Trước khi tiêm vaccine bạn sẽ được khám sàng lọc và cần khai báo tình trạng bệnh lý hiện tại, các thuốc điều trị. . . với cán bộ y tế để được chỉ định tiêm chủng chính xác. Trong thời gian chưa được tiêm chủng, bạn vẫn có thể phòng bệnh bằng các biện pháp khác như thông điệp 5K của Chính phủ.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p91 396,Nguyên nhân mắc chứng thận hư ở trẻ 5 tuổi?,"Bệnh lý thận hư thường xảy ra ở trẻ em và có rất nhiều nguyên nhân gây nên, đặc biệt là nguyên nhân tự miễn dịch, đôi khi không tìm được nguyên nhân rõ ràng. Thường nếu bé đáp ứng với điều trị tốt thì có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Thông thường nếu điều trị đúng phác đồ sẽ không dẫn đến suy thận. Tình trạng suy thận còn phụ thuộc nhiều yếu tố nữa nên không thể trả lời chính xác là khi nào sẽ suy thận.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nguyen-nhan-mac-chung-than-hu-o-tre-5-tuoi/ 397,Tổn thương dây chằng điều trị như thế nào?,Đầu gối đứng lên ngồi xuống kêu lụp cụp và nặng dây chằng bên trong đầu gối phải. Bạn cần đến khám với bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra đánh giá thực tế tình trạng tổn thương từ đó đưa ra hướng xử trí và tư vấn phù hợp nhất.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/ton-thuong-day-chang-dieu-tri-nhu-nao/ 398,Xét nghiệm gan Anti HBs - Positive 769.55 và Anti HCV- Negative 0.31 có bị viêm gan B không,Xét nghiệm Anti HBs - Positive 769. 55 có nghĩa bạn đã có kháng thể phòng bệnh viêm gan B và cần tiêm mũi nhắc lại khi nồng độ kháng thể < 100 IU/L. Xét nghiệm Anti HCV- Negative: Có ý nghĩa hiện tại bạn không bị nhiễm vi rút viêm gan C.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/xet-nghiem-gan-anti-hbs---positive-76955-va-anti-hcv--negative-031-co-bi-viem-gan-b-khong/ 399,"Bé 3 tuổi bị chậm nói, thường xuyên phá phách có nghiêm trọng không?","Với biểu hiện bé 3 tuổi bị chậm nói, thường xuyên phá phách theo như bạn mô tả, bạn nên cho bé đi khám Chuyên khoa Tâm bệnh Nhi tại cơ sở Y tế uy tín hoặc một trong các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để làm các test đánh giá tâm lý vận động để có can thiệp sớm",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/be-3-tuoi-bi-cham-noi-thuong-xuyen-pha-phach-co-nghiem-trong-khong/ 400,Đau khớp vai sau khi chơi cầu lông một thời gian dài không khỏi có nguy hiểm không?,"Với các triệu chứng như bạn mô tả thì có thể bạn đã bị tổn thương gân cơ chóp xoay của khớp vai và tình trạng cũng không phải đơn giản do bạn vẫn đau nhiều sau một thời gian dài điều trị và nghỉ chơi thể thao. Do đó, để đảm bảo sức khỏe bạn cần đi khám chuyên sâu để chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hoi-dap-dau-khop-vai-sau-khi-choi-cau-long-mot-thoi-gian-dai-khong-khoi-co-nguy-hiem-khong/ 401,"Vợ tôi bị viêm tai giũa, thủng màng nhĩ có thể chích vaccine ngừa Covid-19 được không?",Trường hợp nếu đã điều trị xong viêm tai giữa và ổn định thì có thể tiêm chủng vaccine Covid-19 bình thường.,https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p11 402,"Bị bệnh Thalasmesia mức độ trung bình, có tiêm vaccine Covid-19 được không ạ?","Bệnh lý Thalasmesia nếu hiện tại ổn định không phải điều trị gì, không có biểu hiện gì khác, có ý kiến của bác sĩ điều trị thì bạn có thể tiêm chủng vaccine Covid-19, tuy nhiên sẽ tiêm chủng tại bệnh viện, nơi có đầy đủ trang thiết bị cấp cứu ban đầu.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p4 403,Siêu âm vú có những lợi ích và rủi ro nào?,"Sau đây mình xin tư vấn cho bạn về lợi ích cũng như rủi ro khi siêu âm vú nhé. Lợi ích: Siêu âm là thủ thuật không xâm lấn (Không dùng kim tiêm hoặc tiêm) và không đau. Siêu âm có sẵn và dễ sử dụng, ít tốn kém hơn các Phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Hình ảnh siêu âm không sử dụng bất kỳ bức xạ ion hóa. Siêu âm cho hình ảnh rõ ràng về các mô mềm không hiển thị tốt trên hình ảnh X quang. Siêu âm cho hình ảnh thời gian thực, nên là công cụ tốt để hướng dẫn các thủ thuật xâm lấn tối thiểu như sinh thiết và chọc hút kim. Siêu âm giúp phát hiện các tổn thương vú ở phụ nữ có ngực dày (do hạn chế nhìn trên phim Xquang). Siêu âm có thể kết hợp để phát hiện và phân loại một tổn thương vú không thể giải thích đầy đủ thông qua chụp nhũ ảnh. Siêu âm giúp xác định các tổn thương lâm sang nghi ngờ là mô bình thường (Như thùy mỡ) hoặc u nang lành tính. Đối với hầu hết phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, chụp x-quang tuyến vú sẽ được sử dụng cùng siêu âm. Đối với phụ nữ dưới 30 tuổi, siêu âm thường đủ để xác định xem vùng tổn thương có cần sinh thiết hay không. Rủi ro: Siêu âm tiêu chuẩn không có tác dụng có hại nào đối với con người. Siêu âm có thể dẫn tới việc phải theo dõi kiểm tra định kỳ hoặc sinh thiết những tổn thương nghi ngờ mà không phải là ung thư.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/sieu-am-vu-co-nhung-loi-ich-va-rui-ro-nao/ 404,Da có nhiều vết thâm lâu phai có nên uống vitamin C không?,"Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic. Đây là chất cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và sửa chữa tất cả các mô cơ thể. Nó liên quan đến nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm sự hình thành collagen, hấp thu sắt, hệ thống miễn dịch, chữa lành vết thương và duy trì sụn, xương, răng.Vitamin C có thể mang lại lợi ích sức khỏe để giảm các triệu chứng như: Căng thẳng, đột quỵ, lão hóa da, giảm viêm, trị thâm mụn, giảm sắc tố da,... Ngoài ra, thời gian tốt nhất để uống vitamin C là khi đói bụng. Điều đó, có nghĩa là bạn nên uống vào buổi sáng, 30 phút trước khi ăn hoặc hai giờ sau bữa ăn.Bên cạnh đó, vitamin C cũng có nhiều trong các loại hoa quả và rau củ như: Trái cây họ cam quýt, ớt xanh, dâu tây, cà chua, bông cải xanh, khoai tây trắng, khoai lang, các loại rau có màu xanh đậm, dưa đỏ, đu đủ, xoài, súp lơ, bắp cải, quả mâm xôi, quả việt quất,..",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/da-co-nhieu-vet-tham-lau-phai-co-nen-uong-vitamin-c-khong/ 405,Biến chứng chảy xệ cơ sau điều trị liệt dây thần kinh số 7 phục hồi như thế nào?,"Liệt dây thần kinh VII của bạn là mạn tính. Do đó, bạn cần đi khám bác sĩ phục hồi chức năng và bác sĩ nội thần kinh tại các cơ sở Y tế hoặc bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để được điều trị và tư vấn các biến chứng liệt dây thần kinh VII (cơ mặt bị chảy xệ. . . ). ",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/bien-chung-chay-xe-co-sau-dieu-tri-liet-day-than-kinh-so-7-phuc-hoi-nhu-the-nao/ 406,Nghẹn ở cổ họng là triệu chứng của bệnh gì?," Dựa trên thông tin mô tả, có khả năng đây là triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược dạ dày - thực quản còn được gọi là trào ngược axit dạ dày, là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản có thể sinh lý, chức năng (không ảnh hưởng sinh hoạt và phát triển thể chất của cơ thể) hoặc bệnh lý có thể gây ra suy dinh dưỡng, viêm thực quản, và một số biến chứng hô hấp khác, thậm chí tử vong. Tuy nhiên bạn vẫn cần loại trừ các bệnh lý khác. Bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân, tư vấn chi tiết và có phương pháp điều trị thích hợp.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nghen-o-co-hong-la-trieu-chung-cua-benh-gi/ 407,Sau mổ hút dịch phổi bị ho nhiều có sao không?,"Thường bệnh lý ở màng phổi hoặc sau chọc hút dịch màng phổi thường ho nhiều do kích thích màng phổi, nếu ho quá nhiều, em cần đến gặp bác sĩ để được điều chỉnh sớm.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/sau-mo-hut-dich-phoi-bi-ho-nhieu-co-sao-khong/ 408,"Chồng tôi 61 tuổi có bệnh huyết áp trên 10 năm, gout, men gan cao. Như vậy cần chuẩn bị gì trước khi tiêm vaccine Covid-19? Chồng tôi có thuộc đối tượng hoãn tiêm không? Có phải đến bệnh viện để được theo dõi sức khỏe sau tiêm không? Tôi muốn được tư vấn rõ hơn.","Các bệnh lý mạn tính của chồng chị cần được điều trị ổn định >=3 tháng mới có thể tiêm chủng vaccine Covid-19. Nếu các chỉ số ngoài giới hạn cho phép chồng chị sẽ hoãn tiêm chủng. Khi đi tiêm chồng chị mang theo kết quả xét nghiệm gần nhất và các thuốc đang sử dụng, bác sĩ khám sàng lọc sẽ quyết định bác đủ điều kiện tiêm hay hoãn và sẽ hướng dẫn cách theo dõi chăm sóc sau tiêm cho chồng chị.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p129 409,Điều trị mất ngủ kinh niên do trầm cảm như thế nào?,"Mất ngủ có thể là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên sau khi cháu sử dụng biện pháp bấm huyệt tình trạng mất ngủ chỉ cải thiện được một thời gian rồi lại trở về như cũ thì cháu nên khám lại bác sĩ chuyên khoa về tâm thần kinh. Bác sĩ sẽ để cháu kiểm tra bằng một số phương pháp như: Điện Não, Điện Cơ, CT Scan, MRI, . để từ đó đưa ra kết luận cuối cùng và phương pháp điều trị.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dieu-tri-mat-ngu-kinh-nien-do-tram-cam-nhu-nao/ 410,Có phải ấu trùng sán lợn gây phát ban và ngứa ở hai bên má không?,"Dấu hiệu phát ban đỏ ngứa 2 bên má trán thường có nguyên nhân miễn dịch như bệnh lý Lupus, dị ứng, hoặc nhiễm ký sinh trùng. Trường hợp của bạn đã khám và loại trừ bệnh lý Lupus. Còn lại 2 bệnh lý hay gặp là dị ứng và nhiễm ký sinh trùng. Trường hợp dị ứng sẽ điều trị các thuốc antihistamine phối hợp corticoid, tuy nhiên quan trọng nhất là xác định dị nguyên. Chỉ khi ngừng tiếp xúc với dị nguyên thì bệnh mới không tái phát. Việc tìm dị nguyên thực tế rất khó, bạn phải xem lại các loại mỹ phẩm sử dụng, nguồn nước dùng có thay đổi không... và đôi khi có thể do dị ứng thời tiết.Nhiễm ký sinh trùng cũng là nguyên nhân gây ban dị ứng, ở bạn là trường hợp nhiễm ấu trùng sán lợn. Bệnh ấu trùng sán lợn (hay còn gọi là bệnh sán dây) là 1 bệnh nhiễm ký sinh trùng khá phổ biến. Người mắc bệnh ấu trùng sán lợn là do ăn phải thức ăn bị nhiễm bẩn có nhiễm trứng sán dây lợn. Bệnh nhân cần điều trị hết ấu trùng sán lợn mới đánh giá lại và xác định đó có là nguyên nhân không. Tuy nhiên các thuốc điều trị ký sinh trùng thường chống chỉ định trên phụ nữ mang thai vì nguy cơ ảnh hưởng thai nhi bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/co-phai-au-trung-san-lon-gay-phat-ban-va-ngua-o-hai-ben-ma-khong/ 411,Răng khôn bị đau kèm chảy máu có ảnh hưởng gì không?,"Bác sĩ khuyên bạn nên đến phòng khám chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt để khám răng, chụp phim hoặc kê toa thuốc hay nhổ răng khôn bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/rang-khon-bi-dau-kem-chay-mau-co-anh-huong-gi-khong/ 412,"Khi đi khám em bị nhịp nhanh xoang 120ck/p kèm nhịp đập hụt, huyết áp 150/90 và không có bệnh thực thể ở tim. Hiện tại em đang duy trì uống thuốc 1 lần vào buổi sáng thì chỉ số HA là 110/70 và nhịp tim là 80ck/p thi thoảng vẫn thấy nhịp hụt. Vậy BS cho em hỏi em có thể tiêm vaccine Covid-19 được không ạ.","Anh/chị đang bị bệnh lý tim mạch, huyết ấp cao, tuy anh/chị đã uống thuốc nhưng vẫn chưa ổn định, vì vậy nên hoãn tiêm chủng chỉ tiêm khi nào tình trạng bệnh ổn định trên 3 tháng và nếu tiêm nên tiêm và theo dõi tại khối bệnh viện.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p17 413,Phẫu thuật hạ tinh hoàn mới xuống bẹn bao lâu tinh hoàn sẽ ở bìu?,Em nên đợi một thời gian cho vết thương ổn định rồi cố gắng phẫu thuật lần 2 để đưa tinh hoàn xuống bìu.,https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/phau-thuat-ha-tinh-hoan-moi-xuong-ben-bao-lau-tinh-hoan-se-o-biu/ 414,Có nên cho trẻ đi tiêm vắc-xin thuỷ đậu khi đang dịch bệnh không?,"Hiện nay, tuy có dịch nhưng vẫn nên thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho bé bạn nhé. Nếu tiêm xong, bé có biểu hiện bệnh thì bạn đưa bé đi khám, bác sĩ sẽ có phương pháp chẩn đoán phân biệt cho bé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/co-nen-cho-tre-di-tiem-vac-xin-thuy-dau-khi-dang-dich-benh-khong/ 415,"Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi EOS 5,14% có sao không?","Chỉ số EOS có tên đầy đủ là Eosinophils hay còn gọi là Bạch cầu đoạn ưa axit, thuộc xét nghiệm “Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi”. Giá trị bình thường của EOS từ 0 - 7 % (0 – 0,7 G/L) với số lượng Bạch cầu bình thường 4 - 10 G/L.Kết quả của chỉ số EOS 5,14 % là bình thường. Có nhiều nguyên nhân gây tăng EOS. Hiện nay thường gặp nhất là do nhiễm ký sinh trùng (chiếm tỷ lệ lớn các trường hợp tăng EOS), hoặc EOS tăng do sử dụng một số thuốc như: Thuốc kháng lao (Rifampicin, Ethambutol, Ethionamide), thuốc kháng sinh (Penicillin, Streptomycin, Erythromycin), muối vàng;... các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm mũi xuất tiết, sốt dị ứng, mề đay mãn tính, viêm mao quản dị ứng, chàm, bệnh da bóng nước, hồng ban đa dạng;... các bệnh tạo keo (viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì...); ung thư; một số bệnh đường ruột (bệnh viêm đại tràng xuất tiết, bệnh Crohn...).",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/xet-nghiem-te-bao-mau-ngoai-vi-eos-514-co-sao-khong/ 416,"Bị bỏng nặng, các ngón chân co rút sau khi ghép da liệu có trở lại bình thường không?"," Nếu bị bỏng nặng, các ngón chân bị co rút sau ghép da thì nó không trở lại bình thường được, tuy nhiên sau 6 tháng lành hẳn thì có thể đánh giá lại để giải phóng sẹo do bỏng em nhé.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/bi-bong-nang-cac-ngon-chan-co-rut-sau-khi-ghep-da-lieu-co-tro-lai-binh-thuong-khong/ 417,"Ý nghĩa chỉ số Neutrophile, Eosinophile, Mpv, Glucose trong xét nghiệm máu","Kết quả xét nghiệm: chỉ số Neutrophile 66. 70; Eosinophile 0. 37; Mpv 5. 39: các kết quả này trong giới hạn bình thường. Glucose 6. 51 hơi cao hơn bình thường một chút thôi, nhưng không có nghĩa là bạn bị bệnh. Đường máu có thể tăng nếu bạn ăn trước khi lấy máu làm xét nghiệm, hoặc tối hôm trước bạn ăn tinh bột nhiều hơn, hoặc ăn hoa quả ngọt, uống nước ngọt. . .",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/y-nghia-chi-so-neutrophile-eosinophile-mpv-glucose-trong-xet-nghiem-mau/ 418,Viêm tủy mà uống thuốc không bớt đau có thể tiêm thuốc giảm đau phong bế rễ thần kinh không?,"Đau nguyên nhân thần kinh sau bệnh lý viêm tủy là một trong những loại đau gây khó chịu cho bệnh nhân nhất, thường sẽ nặng về đêm hoặc khi trời tiết lạnh.Tiếp cận điều trị bệnh lý đau thần kinh này sẽ tiến hành từng bước. Đầu tiên cần phải xác định là bạn bị đau thần kinh không theo tiêu chuẩn đau (DN4), nếu xác định bạn đúng là đau thần kinh thì các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị.Với đau thần kinh ưu tiên hàng đầu là sử dụng thuốc đúng và đủ, chỉ khi nào đã sử dụng đúng phác đồ rồi mà vẫn không kiểm soát cơn đâu thì lúc này sẽ tiến đến các biện pháp can thiệp.Hiện tại bác sĩ đã đang phối hợp triển khai các biện pháp can thiệp sau: Phong bế rễ thần kinh, kích thích điện thần kinh qua da, đặt điện cực kích thích tủy. Tùy từng loại bệnh bác sĩ sẽ chọn các biện pháp can thiệp phù hợp.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/viem-tuy-ma-uong-thuoc-khong-bot-dau-co-tiem-thuoc-giam-dau-phong-be-re-kinh-khong/ 419,"Dưới lưỡi có nổi hạt, chạm vào cộm và khó chịu nguy hiểm không?","Theo như mô tả của bạn thì có thể đó là hiện tượng nhiệt lưỡi (aphthe), nhú lưỡi lành tính, viêm nhiễm do virus HPV hoặc do vi khuẩn. . . Các bệnh trên thường không nguy hiểm nếu được điều trị sớm. ",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/duoi-luoi-co-noi-hat-cham-vao-com-va-kho-chiu-nguy-hiem-khong/ 420,"Tập vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm nhưng vẫn đau nhiều, phải làm sao?","Em đang điều trị vật lý trị liệu trong thoát vị đĩa đệm là đúng hướng. Nếu lâu chưa đỡ, em nên hỏi bác sĩ Phục hồi chức năng đang trực tiếp điều trị cho em xem liệu có cần tư vấn thêm với bác sĩ cơ - xương – khớp hay bác sĩ chấn thương chỉnh hình không nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tap-vat-ly-tri-lieu-chua-thoat-vi-dia-dem-nhung-van-dau-nhieu-phai-lam-sao/ 421,Phụ nữ trong thời kỳ thai sản và cho con bú được WHO khuyến khích tiêm vaccine Covid-19 khi có điều kiện nhưng tại sao ở Việt Nam đối tượng này lại bị trì hoãn vì đây là đối tượng dễ bị tổn thương khi bị nhiễm?,"Hiện tại, chưa có đầy đủ dữ liệu lâm sàng về vaccine Covid-19 trên đối tượng nữ mang thai và cho con bú, tùy theo tình hình dịch tễ từng quốc gia, từng địa phương và dựa trên lợi ích của việc tiêm chủng, nhà nước sẽ có quyết định đúng nhất cho từng đối tượng. Hiện tại theo hướng dẫn của Bộ Y tế, phụ nữ đang mang thai và cho con bú là đối tượng hoãn tiêm chủng trong giai đoạn hiện tại, chị chờ hướng dẫn mới của Bộ Y tế. Để phòng bệnh Covid-19, chị nên thực hiện thông điệp 5K của nhà nước đang khuyến cáo.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p4 422,"Hai vợ chồng cháu dự kiến sinh con đầu lòng, cả 2 vợ chồng cháu năm nay 30 tuổi. Bác sĩ cho cháu hỏi có nên tiêm vaccine Covid-19 trước khi mang thai không ạ? Và khi tiêm có ảnh hưởng gì về sau khi vợ cháu có bầu và thai nhi không ạ?","Hiện tại, Bộ Y tế đang quy định tạm hoãn tiêm vaccine Covid-19 Astrazeneca cho đối tượng là phụ nữ mang thai và cho con bú. Do vậy, bạn có thể tiêm vaccine Covid-19 trước khi mang thai. Hiện tại không có nghiên cứ nào về việc ảnh hưởng sau khi tiêm vaccine Covid-19 gây ảnh hưởng đến thai nhi.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p123 423,"Hay hoa mắt, chóng mặt kèm mờ mắt là dấu hiệu bệnh gì?","Triệu chứng hoa mắt, chóng mặt là triệu chứng chung chung có thể phản ánh tình trạng cơ thể. Có thể gặp trong các bệnh như rối loạn tiền đình, thiếu máu, suy nhược cơ thể hoặc bệnh lý của màng não, bệnh tại mắt.Để chẩn đoán bệnh, ngoài các dấu hiệu mà bạn cung cấp, bác sĩ cần thiết có các thông tin kết hợp khác như tính chất của hoa mắt, chóng mặt có xuất hiện khi thay đổi tư thế không, có kèm nôn ói không, da niêm mạc của bạn là hồng hào hay nhợt nhạt,...các bệnh lý và tình trạng kèm theo là rất quan trọng khi xem xét và chẩn đoán bệnh nào đó.Các xét nghiệm sẽ hỗ trợ chẩn đoán như: Công thức máu cho phép khẳng định hay loại trừ tình trạng thiếu máu,... Vì vậy, bạn cần thiết phải khám bệnh trực tiếp với bác sĩ để được chẩn đoán xác định và điều trị phù hợp.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/hay-hoa-mat-chong-mat-kem-mo-mat-la-dau-hieu-benh-gi/ 424,"Nên làm gì khi da môi bong tróc, chuyển màu?","Như mô tả bạn bị bệnh đã 5 tháng, môi thay đổi màu sắc, thường khô và bong tróc thì có thể bạn bị tình trạng khô da. Ngoài việc dùng các thuốc theo đơn của bác sĩ, bạn cần bôi dưỡng môi nhiều lần trong ngày, uống nhiều nước, sử dụng kem đánh răng dành cho da nhạy cảm, tránh để mỹ phẩm và hóa chất tiếp xúc vào vùng môi. Trường hợp bạn đã thử các biện pháp trên nhưng không cải thiện, bạn cần đi khám chuyên khoa da liễu tại bệnh viện để được kiểm tra xác định nguyên nhân và điều trị hiệu quả nhé",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nen-lam-gi-khi-da-moi-bong-troc-chuyen-mau/ 425,"Mình muốn đăng ký tiêm dịch vụ vaccine Covid-19, không biết khi nào mới được đăng ký được?","Hiện tại chính phủ và Bộ Y tế vẫn đang triển khai tiêm cho các đối tượng được ưu tiên, vì vậy nếu thuộc diện được tiêm theo chính sách thì anh/chị có thể đăng ký tại nơi mình sinh sống hoặc nơi mình công tác. Ngoài ra nếu chưa thuộc nhóm đối tương ưu tiên theo NĐ 21-CP thì anh/chị vui lòng chờ hoặc đăng ký nhu cầu của mình qua hệ thống tổng đài VNVC.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p16 426,"Tôi có bệnh tiền sử huyết áp đã 17 năm (yếu tố di truyền). Bản thân vẫn duy trì uống thuốc đều đặn mỗi ngày một viên, huyết áp thông thường ở mức 140/90. Tuy nhiên có khi do thuốc tôi thường uống không về kịp tôi phải uống loại khác thay thế tạm thời thì huyết áp ở mức 150/100. Vậy tôi có thể tiêm vaccines phòng Covid-19 được không?","Đối với những trường hợp bị cao huyết áp nếu thời điểm khám sàng lọc huyết áp tối đa >140 mmHg, huyết áp tối thiểu >90mmHg thì sẽ tiêm vaccine tại tuyến cơ sở bệnh viện ạ.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p12 427,"Tôi đang bị rối loạn thần kinh thực vật với các triệu trứng tim đập nhanh huyết áp tăng, đau đầu chóng mặt mỗi ngày có khoảng 2 đến 3 lần lên cơn hoảng sợ. Như vậy tôi có tiêm vaccine Covid-19 được không?","Với tình trạng bệnh lý của anh/chị hiện tại chưa được ổn định, anh/chị cần hoãn tiêm chủng trong giai đoạn này. Anh/chị hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị sớm. Sau khi bệnh được kiểm soát, anh sẽ sẽ được tiêm chủng vaccine Covid-19. Trong thời gian này, anh/ chị hãy tuân thủ theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế về áp dụng các biện pháp phòng bệnh hiệu quả như thông điệp 5K của Chính phủ.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p61 428,Chụp gan có cần tiêm thuốc cản quang không?,"Thuốc cản quang là những chất được sử dụng để làm tăng mức độ tương phản của cấu trúc hoặc dịch cơ thể khi chụp hình trong kỹ thuật chụp cộng hưởng từ, siêu âm hay chụp X-quang. Thuốc cản quang thường được dùng để xác định rõ các mạch máu và các bộ phận trong hệ tiêu hóa. Trong trường hợp chụp Cắt lớp vi tính hoặc chụp MRI không thuốc mà phát hiện có tổn thương tại gan thì cần phải có tiêm thuốc cản quang để làm rõ tổn thương. Còn trong trường hợp không phát hiện gì thì không cần bạn nhé",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/chup-gan-co-can-tiem-thuoc-can-quang-khong/ 429,Mổ tái tạo dây chằng đầu gối hết bao nhiêu? Khi mổ có phải gây tê hay gây mê không?,"Thông thường trước các cuộc mổ bác sĩ gây mê sẽ trao đổi với bác sĩ mổ và bạn để đưa ra phương pháp gây mê thích hợp nhất cho cuộc phẫu thuật. Bạn bị đứt dây chằng đầu gối nay cần mổ, với phẫu thuật tạo hình dây chằng đầu gối thông thường bác sĩ gây mê sẽ áp dụng: Gây tê tuỷ sống: được áp dụng khi không có chống chỉ định gây tê; gây tê tuỷ sống là tiêm thuốc tê vào cột sống vùng thắt lưng, sau khi tiêm 5-10 phút thuốc có tác dụng chân bạn không thể vận động và mất cảm giác đau, bác sĩ sẽ mổ cho bạn, trong suốt quá trình mổ bạn vẫn tỉnh táo nhưng không bị đau, gây tê tuỷ sống thời gian tác dụng ngắn 2-3 giờ nên không có tác dụng giảm đau kéo dài, do vậy khi hết tác dụng thuốc tê bạn sẽ có cảm giác đau sớm nên phải dùng thuốc giảm đau",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/mo-tai-tao-day-chang-dau-goi-het-bao-nhieu-khi-mo-co-phai-gay-te-hay-gay-me-khong/ 430,"17 tuổi nhưng chưa vỡ giọng, chiều cao tăng ít có sao không?","Theo thống kê, nam giới thường kết thúc quá trình phát triển chiều cao muộn hơn so với nữ giới vì dậy thì chậm hơn. Nhiều khảo sát đã được thực hiện và chứng minh, nam giới ngừng phát triển chiều cao vào khoảng năm 22 tuổi, muộn hơn 2 năm so với nữ giới.Về mặt khoa học, nam giới sẽ kết thúc giai đoạn phát triển xương và chiều cao vào năm 20 tuổi. Còn 2 năm tăng trưởng, song thông thường giai đoạn này sẽ chỉ tăng thêm khoảng 0,4cm. Một số trường hợp có thể tăng nhiều hơn, 2-3cm.Trong trường hợp của bạn 17 tuổi đang trong giai đoạn dậy thì đang phát triển chiều cao nhưng chiều cao không thể trong thời gian ngắn mà tăng vọt lên được. Vì vậy, bạn cần tích cực ăn uống đầy đủ và kiên trì tập luyện. Trong giai đoạn dậy thì này, khẩu phần nên bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm giàu protein, canxi, vitamin D và vitamin K2 như thịt, cá, trứng và sữa, giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa nguy cơ loãng xương hoặc gãy xương sau này.Ở tuổi này, bạn cần hạn chế thức khuya, hạn chế đồ uống có cồn, caffeine, không hút thuốc lá, nên ngủ đủ giấc. Phối hợp giữa dinh dưỡng với luyện tập thể thao sẽ giúp bạn có chiều cao như mong muốn.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/17-tuoi-nhung-chua-vo-giong-chieu-cao-tang-it-co-sao-khong/ 431,Người có tiền sử hồng cầu thấp bị sốt cao cảnh báo bệnh lý gì?,"Sốt là một trong những triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau như: sốt Dengue xuất huyết, cúm, bệnh máu. . . . Với những thông tin mà bác đưa ra chưa thể kết luận được bác có bị cảm cúm hay là không.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nguoi-co-tien-su-hong-cau-thap-bi-sot-cao-canh-bao-benh-ly-gi/ 432,Cách điều trị mụn cóc ở chân và tay?,"Mụn cóc là u trong thượng bì ở da và niêm mạc do nhiễm HPV (human papilloma virus) - 1 loại virus gây u nhú. HPV được phát tán từ những tế bào sừng nông và lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc tự tiêm nhiễm. Trường hợp mụn cóc lan tỏa như xuất hiện nhiều hơn 20 sang thương ở da, phân bố nhiều hơn 1 vùng cơ thể hoặc chỉ giới hạn phân bố ở đầu chi, ảnh hưởng đến đa số các ngón thì bạn cần được thăm khám kỹ và làm xét nghiệm cần thiết để tìm ra trường hợp suy giảm miễn dịch tiềm ẩn.Hiện tại có nhiều phương pháp để loại bỏ mụn cóc, tùy theo vị trí, kích thước, số lượng và khả năng chịu đau của bệnh nhân và không có phương pháp nào ưu thế hoàn toàn. Mụn cóc lòng bàn tay, bàn chân có các phương pháp điều trị như thoa chất tiêu sừng, áp lạnh nitơ lỏng, laser, tiểu phẫu,...",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/cach-dieu-tri-mun-coc-o-chan-va-tay/ 433,Sau khi bị gãy khớp khuỷu tay co duỗi tay bị đau liệu có đáng lo?,Việc cứng khớp sau khi bị gãy xương là rất hay xảy ra và cần được điều trị phối hợp nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/sau-khi-bi-gay-khop-khuyu-tay-co-duoi-tay-bi-dau-lieu-co-dang-lo/ 434,"Tiểu buốt, sưng đầu lỗ tiểu nguyên nhân là gì?","Theo như triệu chứng bạn mô tả, bạn bị viêm niệu đạo. Bạn nên đến khám tại chuyên khoa Thận - Tiết niệu để làm thêm các xét nghiệm khẳng định chẩn đoán và có phương pháp điều trị.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tieu-buot-sung-dau-lo-tieu-nguyen-nhan-la-gi/ 435,"Tôi bị viêm mũi dị ứng hàng ngày, thường bị hắt hơi, sổ mũi trong, ngứa mắt, tôi phải thường xuyên dùng thuốc để giảm các triệu chứng trên. Xin hỏi tối có thể tiêm vaccine được không?","Theo như báo cáo của Mỹ, những người có cơ địa dị ứng, tức là những người mắc các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, dị ứng thuốc, dị ứng vaccine, sốc phản vệ, dị ứng thức ăn, dị ứng latex, dị ứng nọc côn trùng. . . là những người dễ dị ứng/phản vệ với vaccine hơn so với những người khác. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể bị phản vệ sau tiêm vaccine dù không có tiền sử dị ứng. Trong trường hợp của anh/chị nên được tiêm vaccine Covid-19 ở khối bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu. Để giảm thiểu rủi ro do phản vệ, điều quan trọng là cần chú ý theo dõi, phát hiện và xử trí sớm phản vệ ngay ở những triệu chứng phản vệ như nổi mề đay, phù niêm, tím tái, khó thở, tức ngực, thở rít, đau quặn bụng, tiêu chảy hoặc nôn/buồn nôn, tụt huyết áp hoặc ngất, rối loạn ý thức, . . . sau tiêm vaccine Covid- 19. Người được tiêm cần phải theo dõi tại cơ sở y tế ít nhất 30 phút và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 7 ngày, nếu có các dấu hiệu phản vệ như trên anh/chị cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất được xử trí điều trị kịp thời.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p41 436,"Tôi 58 tuổi trước đây 2015 bị lao ngoài màng phổi đã chữa khỏi, nhưng sức khoẻ yếu (42kg/180cm). Xin hỏi tôi có chích vaccine ngừa Covid 19 được không?","Theo những thông tin mà anh mô tả, nếu bệnh lao của anh đã khỏi, anh có thể tiêm vaccine Covid-19 được.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p41 437,"Tôi bị viêm mũi dị ứng. Da sẽ bị mẩn đó nếu có ngoại lực tác động và tự hết sau đó. Trước giờ tôi không bị dị ứng thuốc (đã từng gây mê và gây tê); nhưng có lần sinh mổ bị (trong lúc gây tê màng cứng), bác sĩ cũng không báo với tôi là bị sốc thuốc gây tê màng cứng.","Như những thông tin chị cung cấp, chị bị viêm mũi dị ứng, da hay bị nổi mẩn đỏ. . . nên thuộc nhóm đối tượng có cơ địa dị ứng. Ngoài ra, chị có được bác sĩ thông báo là bị sốc thuốc khi sử dụng thuốc gây tê tủy sống. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế những người đã từng có phản vệ nặng (phản ứng phản vệ từ độ II) với bất kỳ tác nhân nào trước đó đều phải chống chỉ định tiêm chủng vaccine Covid-19. Vì vậy, chị thuộc nhóm đối tượng không được chỉ định tiêm vaccine Covid-19. Tuy nhiên, các biện pháp phòng bệnh ngoài việc tiêm chủng vaccine là biện pháp thiết thực và hiệu quả nhất thì chúng ta còn có thể phòng bệnh hiệu quả bằng các biện pháp khác như Thông điệp 5K của Chính phủ.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p72 438,Điều trị đau bao tử trào ngược kèm đau nhức vùng quai hàm như thế nào?,"Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi lượng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản vượt quá giới hạn bình thường, gây ra các triệu chứng có hoặc không kèm theo tổn thương niêm mạc thực quản. Bệnh nhân bị GERD có thể biểu hiện các triệu chứng điển hình và không điển hình. Các triệu chứng điển hình bao gồm: Ợ nóng, trào ngược và khó nuốt. Các triệu chứng không điển hình bao gồm: Đau ngực không do tim, hen, viêm phổi, khàn giọng và ho sặc do hít dịch.Trào ngược dạ dày nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng và rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Hầu hết, bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản điển hình được điều trị bằng thuốc ức chế tiết axit dạ dày (PPI) và không trải qua xét nghiệm chẩn đoán. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân có các triệu chứng báo động như khó nuốt, nuốt đau, chán ăn, sụt cân và chảy máu đường tiêu hóa, cần được thăm khám với nội soi tiêu hóa trên và lựa chọn phương thức điều trị phù hợp, hiện có cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản, như là thay đổi lối sống, thuốc, phẫu thuật, nội soi can thiệp.Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý mãn tính, khó điều trị dứt điểm. Do đó, điều quan trọng là cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để tăng hiệu quả điều trị và tránh các rủi ro không mong muốn.Bạn cũng bị đau vùng quai hàm, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được đánh giá tình trạng và điều trị sớm.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dieu-tri-dau-bao-tu-trao-nguoc-kem-dau-nhuc-vung-quai-ham-nhu-nao/ 439,Viêm nha chu 1 năm rồi chưa khỏi phải làm sao?,"Bạn nên vệ sinh răng miệng định kỳ, nếu viêm nhiều thời gian lấy cao răng của bạn có thể ngắn hơn. Bạn cũng nên thăm khám với bác sĩ chuyên sâu và nha chu để điều trị viêm nha chu theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/viem-nha-chu-1-nam-roi-chua-khoi-phai-lam-sao/ 440,Làm thế nào cho trẻ hết gắt ngủ?,"Trường hợp trẻ gắt ngủ bạn không cần dùng thuốc cho con. Về thói quen ngủ của trẻ thì nên tham khảo thời gian thức phù hợp với lứa tuổi, các dấu hiệu khi trẻ buồn ngủ (để tránh trẻ quá giấc, khó ngủ), trình tự đi ngủ và môi trường ngủ để có thể giúp bé cải thiện giấc ngủ.",https://www.vinmec.com/vi/nhi-so-sinh/tu-van-bac-si/lam-nao-cho-tre-het-gat-ngu/ 441,Mình muốn hỏi khi nào có thể đăng ký tiêm vaccine Covid-19?,"Chị cần liên hệ với các cơ sở y tế địa phương để được tư vấn cụ thể hơn về việc đăng ký tiêm ngừa vaccine covid 19, hiện tại vẫn đang triển khai tiêm vaccine theo chỉ định của Bộ Y tế.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p44 442,"Em có tiền sử bị dị ứng bia, rượu. Sau khi sinh em bị nổi mề đay khoảng vài tháng rồi tự hết. Như vậy em có được tiêm vaccine Covid-19 không. Nếu không được tiêm chủng mở rộng mà phải vào bệnh viện tiêm dưới sự giám sát của bác sĩ có được miễn phí không hay chi phí như thế nào ạ?","Với các vấn đề bạn nêu, bạn có tiền sử dị ứng bia rượu. . . cần tiêm chủng tại bệnh viện, nơi có điều kiện hồi sức cấp cứu được đảm bảo.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p123 443,Đau mỏi hai bên mông sau điều trị thoát vị đĩa đệm nguyên nhân do đâu?,"Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một tình trạng bệnh lý cần điều trị kiên trì, bao gồm dùng thuốc hỗ trợ trong những đợt đau nhiều, tập luyện hàng ngày các bài tập vùng thắt lưng hợp lý theo hướng dẫn của nhân viên y tế, đeo đai lưng hỗ trợ trong sinh hoạt vận động, hạn chế các động tác đột ngột và mạnh vùng lưng, hạn chế cúi người về trước, xoay hông, hạn chế bưng vật nặng trong tư thế cúi về trước. .",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-moi-hai-ben-mong-sau-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-nguyen-nhan-do-dau/ 444,Lịch học lớp tiền sản tại Vinmec được bố trí thế nào?,"Hiện lịch học lớp tiền sản tại Vinmec được phân chia cụ thể như sau: Bài 1: Thời kỳ mang thaiSự thay đổi cơ thể mẹ, dinh dưỡng vận động khi mang thaiSự hình thành và phát triển của thai nhi qua các thời kỳBài 2: Các giai đoạn chuyển dạDấu hiệu chuyển dạTiến triển cuộc chuyển dạGiảm đau trong chuyển dạCác phương pháp sinhBài 3: Chăm sóc béChăm sóc bé sau sinh: chăm sóc rốn, dinh dưỡng, vệ sinhLịch khám – tiêm phòngCách tắm bé- massage cho béBài 4: Chăm sóc mẹ thời kỳ hậu sảnSự hồi phục sau sinhNuôi con bằng sữa mẹBài 5: Thể dụcTập thể dục khi mang thaiTập thở, tập rặn khi chuyển dạThông tin được cập nhật vào tháng 05/2020. Thông tin có thể thay đổi vào từng thời điểm mà không báo trước. Mọi thông tin chi tiết về Chương trình thai sản trọn gói tại Vinmec xin liên hệ Hotline: 0899 648 761 để được tư vấn và giải đáp. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ những lo lắng tới Vinmec",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/lich-hoc-lop-tien-san-tai-vinmec-duoc-bo-tri-the-nao/ 445,"Đau sườn trái khi hắt hơi, ngồi làm việc là bệnh gì?","Triệu chứng đau vùng mạng sườn, đặc biệt khi hít sâu là triệu chứng khá thường gặp, có thể do rất nhiều nguyên nhân như: Đau do căng cơ, do chấn thương, do zona, đau thần kinh liên sườn, do bệnh lý tim mạch, hoặc do hô hấp như viêm phổi, màng phổi.Nếu triệu chứng đau chỉ mức độ nhẹ, không kèm theo triệu chứng khác như sốt, ho, khí thở, biểu hiện tổn thương trên da,... thì bạn chỉ cần uống thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, nghỉ ngơi, giảm căng thẳng, theo dõi, phần triệu chứng sẽ cải thiện, người bệnh sẽ hết đau.Trong trường hợp cơn đau kéo dài, liên tục, mức độ tăng lên hoặc kèm theo triệu chứng sốt, ho, khó thở,...thì bạn nên tới bệnh viện để bác sĩ kiểm tra xác định nguyên nhân và có hướng điều trị.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-suon-trai-khi-hat-hoi-ngoi-lam-viec-la-benh-gi/ 446,Đã có thuốc đặc trị viêm gan B mạn tính chưa?,"Đối với bệnh lý viêm gan siêu vi B mạn hiện nay chỉ có thuốc ức chế virus, chưa có thuốc điều trị tiệt trừ virus. Bạn cần xét nghiệm theo dõi men gan, chức năng thận trong quá trình uống thuốc. Riêng đại kiện can là thực phẩm chức năng, chưa có nghiên cứu khoa học nên bác sĩ sẽ không có khuyến cáo cho khách hàng.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/da-co-thuoc-dac-tri-viem-gan-b-man-tinh-chua/ 447,"Trẻ sơ sinh vàng da, vàng mắt mức độ nhẹ có đáng lo ngại?","Vàng da là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Hơn một nửa trong số trẻ được sinh ra là bị vàng da với các mức độ khác nhau và sẽ tự thuyên giảm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài lại là một dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn. Vàng da sơ sinh ở mức độ nhẹ sẽ thường tự biến mất trong vòng hai hoặc ba tuần. Đối với chứng vàng da vừa hoặc nặng, em bé có thể cần được theo dõi tại bệnh viện và tích cực điều trị nhằm phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do vàng da gây ra dù rất hiếm gặp. Trường hợp của em bé nhà bạn sinh non có 36 tuần là một yếu tố nguy cơ gây vàng da kéo dài. Nếu da bé còn vàng, bố mẹ nên cho bé đi khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi để được kiểm tra mức độ vàng da và có lời khuyên chính xác nhất.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-so-sinh-vang-da-vang-mat-muc-do-nhe-co-dang-lo-ngai/ 448,Tiểu nhiều lần kèm đau lưng có phải là dấu hiệu của suy thận không?,"Có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng đi tiểu nhiều lần như bệnh đái tháo đường, sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận mạn tính,... Để biết chính xác nguyên nhân bạn nên đi khám để phân tích nước tiểu, tùy vào kết quả phân tích nước tiểu sẽ quyết định làm thêm các xét nghiệm khác. Ngoài ra bạn cần đưa mẹ đi khám để xác định đau lưng do bệnh thận hay do cột sống",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tieu-nhieu-lan-kem-dau-lung-co-phai-la-dau-hieu-cua-suy-khong/ 449,"Tôi năm nay 43 tuổi, vợ 42 tuổi. Vợ chồng tôi lấy nhau được 16 năm. Ba năm sau khi cưới mới có một bé gái, mong muốn có thêm mà không được. Hai vợ chồng đã đi khám nhiều nơi nhưng không tìm ra nguyên nhân vô sinh, đã làm IVF ba lần nhưng đều thất bại. Lần gần đây nhất làm IVF là năm 2018. Mỗi lần làm IVF chỉ lấy được 3-4 trứng, lên phôi chỉ được độ hai và độ ba. Mong bác sĩ cho hướng tư vấn chữa trị, nơi khám và chi phí.","Với tiền sử bạn kể thì hai vợ chồng cần đi thăm khám tìm nguyên nhân thất bại trước khi làm chu kỳ mới. Với độ tuổi của vợ bạn, số lượng trứng thường giảm và chất lượng trúng kém, nhiều trứng bất thường nên tỷ lệ tạo phôi thấp và chất lượng phôi kém. Vợ chồng bạn có thể tiếp tục làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) làm nhiều chu kỳ để gom phôi, nuôi phôi ngày năm để làm sàng lọc bệnh lý cho phôi hoặc làm IVF/xin noãn",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p28 450,Đau đầu do chơi thể thao có nguy hiểm không?,"Đau đầu do chơi thể thao là một triệu chứng hay gặp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này như thay đổi áp lực của não đột ngột, gắng sức gây mạch nhanh làm thiếu oxy lên não tạm thời, do mất nước qua mồ hôi hơi thở, thiếu điện giải như thiếu natri, kali.... Đặc biệt một nguyên nhân đau đầu khi chơi thể thao là do vỡ mạch máu não trên những người có dị dạng mạch não từ trước. Thường với nguyên nhân này thì người mắc có biểu hiện đau đầu dữ dội, nôn, gáy cứng, có thể kèm theo các dấu hiệu thần kinh khác như liệt nửa người, nói khó, nuốt khó, nhìn đôi..... Khi bạn có triệu chứng này nên dừng tập, nghỉ ngơi, bù đủ nước điện giải, uống thuốc giảm đau paracetamol 500 mg, uống 1 viên 1 lần, 1 ngày không quá 4 lần khi bạn không có dị ứng với thuốc. Bạn sẽ được tập luyện trở lại khi hết triệu chứng đau đầu và nên tập với cường độ thấp hơn.Bạn nên đến khám tại bệnh viện để được kiểm tra ngay trong trường hợp có triệu chứng đau đầu nhiều, nôn, hoặc có đi kèm theo các dấu hiệu thần kinh khu trú như mô tả ở phần trên, hoặc uống thuốc giảm đau không đỡ bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-dau-do-choi-thao-co-nguy-hiem-khong/ 451,Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là gì và điều trị thế nào?,"Rối loạn lưỡng cực là rối loạn cảm xúc được đặc trưng bằng một giai đoạn rối loạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ phối hợp với các giai đoạn rối loạn trầm cảm trong quá trình phát triển của bệnh.Rối loạn cảm xúc lưỡng cực chiếm tỷ lệ 1% dân số, giữa hai giới không có sự khác biệt, tuổi khởi phát thường thấp hơn rối loạn trầm cảm chủ yếu.Hiện nay có nhiều thuốc được dùng để điều trị rối loạn lưỡng cực nhưng nhìn chung được xếp vào 2 nhóm chính:Ổn định khí sắc.Chống loạn thần.Việc chọn đơn trị liệu hay đa trị liệu cần phải cân nhắc kỹ dựa trên đặc tính của từng loại thuốc cũng như đặc tính của từng bệnh nhân cụ thể làm sao phát huy tối đa tác dụng của thuốc và hạn chế tối đa các tác dụng phụ để đem đến cuộc sống chất lượng cho người bệnh.Bạn nên tới các bệnh viện thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, tư vấn điều trị.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/roi-loan-cam-xuc-luong-cuc-la-gi-va-dieu-tri-nao/ 452,"Mình sinh năm 1986, vợ sinh năm 1984, mới kết hôn được hơn một tháng nhưng chưa có em bé. Vợ chồng mình rất mong con, không biết sức khỏe sinh sản vợ chồng mình có vấn đề gì không mà một tháng trôi qua chưa có tin vui. Vợ chồng mình muốn đi khám xem sao nhưng không biết khám ở đâu và chi phí khám bao nhiêu? Mong bác sĩ tư vấn.","Theo như khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nếu hai vợ chồng sinh hoạt đều đặn, không sử dụng biện pháp tránh thai và không có bệnh lý biết trước trong vòng một năm mà chưa có thai (với phụ nữ trên 35 tuổi là sáu tháng) thì nên đi thăm khám sức khỏe sinh sản. Trường hợp vợ chồng bạn kết hôn được một tháng và chưa có tin vui, không nên lo lắng. Hai bạn vẫn có thể tiếp tục đợi năm tháng nữa. Tuy nhiên tâm lý rất quan trọng trên con đường tìm con",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p9 453,Sâu răng khi mang thai phải làm sao để bớt đau?,"bác sĩ khuyên bạn nên đi khám chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt để bác sĩ tiến hành kiểm tra, sẽ điều trị xử lý 1 phần cho bạn đỡ đau. Vì lỗ sâu to như bạn tả có thể gây viêm tủy cấp rất là đau.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/sau-rang-khi-mang-thai-phai-lam-sao-de-bot-dau/ 454,Dương vật khi cương lên bị cụp xuống không thẳng phải làm sao?,"Các dị dạng bẩm sinh tại dương vật cũng có nhiều loại, trong đó có cong dương vật kèm theo với lỗ tiểu bị lệch thấp hay có vạt da dương vật, tuy nhiên nếu trẻ bị thể nặng ai cũng có thể phát hiện thấy ngay, còn khi bi thể nhẹ thì khi dương cương lên mới thấy rõ sự cong của nó. Không phải do đóng bỉm liên tục mà làm cho dương vật bị cong. Vì vậy bạn nên cho con tới các trung tâm ngoại nhi để được khám và tư vấn cụ thể.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/duong-vat-khi-cuong-len-bi-cup-xuong-khong-thang-phai-lam-sao/ 455,Lượng virus viêm gan B tăng nên có cần dùng thuốc không?,"Số lượng virus viêm gan B trong máu không phải là yếu tố duy nhất để bác sĩ xác định em có cần uống thuốc hay không. Bác sĩ còn cần thăm khám, hỏi về tiền sử bệnh và các yếu tố gia đình, đánh giá chức năng gan thận, . . . để quyết định có bắt đầu điều trị hay không. Vì vậy, em cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể và kê đơn thuốc nếu cần.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/luong-virus-viem-gan-b-tang-nen-co-can-dung-thuoc-khong/ 456,"Em đang cho con bú sữa mẹ, bé nhà em nay được gần 10 tháng, ăn 2 bữa cháo, còn lại là bú sữa mẹ. Em có tiêm được vaccine phòng Covid-19 không? Nếu tiêm có ảnh hưởng gì tới bé không ạ?","Hiện tại đối với vaccine Covid-19 của Astrazeneca, theo thông tin kê toa thì vaccine này chưa có nghiên cứu về việc có truyền qua sữa mẹ hay không và thời gian có thể truyền qua sữa mẹ là bao lâu. Do vậy theo hướng dẫn về việc khám sàng lọc Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì hiện tại với đối tượng là phụ nữ mang thai và cho con bú thì sẽ tạm hoãn tiêm chủng.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p69 457,"Tôi đang có một con trai đang học lớp 9. Hồi bé lúc 3,4,5 tuổi bé bị quai bị và viêm đỏ phần bìu cháu kêu đau tôi mới biết. Bây giờ tôi rất lo liệu hồi bé mắc quai bị có ảnh hưởng đến sinh sản của cháu sau này không?Và muốn khám kiểm tra thì khám ở đâu?","Quai bị là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh hoàn, làm teo tế bào sinh tinh và làm tinh hoàn không phát triển. Đối với những trường hợp này vẫn còn có cơ hội khi cơ sở nam khoa chuyên chữa, chúng tôi có những phác đồ chữa cho tinh hoàn lớn lên, có thuốc kích thích sinh tinh trùng khi cháu ở độ tuổi trưởng thành.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p11 458,"Điều trị khó ngủ, nhức đầu như thế nào?","Với thông tin bạn cung cấp nhiều khả năng bạn bị suy nhược thần kinh nên khi dùng thuốc hoạt huyết Nhất Nhất tình trạng đỡ hơn. Bạn cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống bồi dưỡng, rèn luyện thể dục, tránh thức khuya, hạn chế sử dụng các chất kích thích (cafe, rượu bia,...). Nếu cần có thể đến cơ sở y tế để làm thêm một số xét nghiệm để loại trừ bệnh lý thực thể, đặc biệt nếu tình trạng bệnh kéo dài nhiều tháng.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dieu-tri-kho-ngu-nhuc-dau-nhu-nao/ 459,Viêm hang vị dạ dày mãn tính có thể chữa khỏi không?,Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây viêm hang vị dạ dày mới có thể tiên lượng điều trị được.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/viem-hang-vi-da-day-man-tinh-co-the-chua-khoi-khong/ 460,"Tôi bị viêm gan B, cơ địa dị ứng đang điều trị thuốc lao phổi ở tháng thứ 4. Trường hợp của tôi có tiêm vaccine Covid-19 được không? Nếu tiêm được thì tôi muốn tiêm Pfizer, vậy liên hệ ở đâu để được tiêm?",Anh/Chị cần hoàn tất quá trình điều trị lao phổi cho đến khi nào bệnh ở giai đoạn ổn định (thường là 3 tháng trở lên) khi đấy Anh/Chị có thể tiêm ngừa vaccine Covid-19.,https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p56 461,Bé 4 tuổi hay sờ bộ phận sinh dục có bình thường không?,"Cháu có hiện tượng như vậy là bất thường, nếu nhiều lần lặp lại có thể là hiện tượng thủ dâm, cháu cần khám Chuyên khoa sâu về Nội tiết để loại trừ các u nội tiết sinh dục, sau đó mới khám Chuyên khoa tâm bệnh bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/be-4-tuoi-hay-so-bo-phan-sinh-duc-co-binh-thuong-khong/ 462,Điều trị dứt điểm viêm họng kéo dài như thế nào?,"Viêm họng kéo dài có thể do những nguyên nhân sau:Người bệnh chủ quan với các biểu hiện họ, đau, sưng họng ở mức độ nhẹ, cộng với cơ thể vốn đã yếu ớt, dễ bị tác động bởi thời tiết và đang mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp,... nên khiến cho bệnh trở nặng thành viêm họng kéo dài;Viêm họng trào ngược dạ dày cũng là một trong những yếu tố khiến tình trạng bệnh kéo dài không thuyên giảm. Trong trường hợp này, giải pháp hiệu quả nhất chính là uống thuốc kiểm soát chứng trào ngược dạ dày song song với thuốc chữa viêm họng;Do bệnh viêm xoang: Những người mắc bệnh viêm xoang cũng có khả năng bị viêm họng kéo dài;Do thói quen ho, khạc cổ: Thói quen này khiến cho các mao mạch trong họng của người bệnh bị căng lên, rách vỡ và dẫn đến niêm mạc họng tổn thương nặng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm lấn và bệnh viêm họng kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần;Do sức đề kháng yếu: Nếu người bệnh thường xuyên viêm họng kéo dài thì có thể là do hệ thống miễn dịch kém nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công, trong trường hợp này nên tích cực tăng cường sức đề kháng để hạn chế các tác nhân gây bệnh.Để điều trị bệnh viêm họng kéo dài một cách hiệu quả, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ thì người bệnh còn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau: Hạn chế tiếp xúc với những thứ có thể khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương như khói bụi, nước đá, rượu bia,...; Nếu nằm điều hòa thì không nên để nhiệt độ quá thấp, phải giữ ấm cơ thể trong mùa đông; Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, nên uống nhiều nước, ăn đồ ăn nhiều dinh dưỡng, mềm; Điều trị triệt để các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm tai, viêm xoang, viêm miệng,... để tránh dịch chứa vi khuẩn, virus, nấm chảy xuống khiến cho người bệnh bị viêm họng kéo dài; Phải vệ sinh miệng, mũi, họng sạch sẽ hàng ngày; Khi phát bệnh cần điều trị kịp thời, tuy nhiên không được lạm dụng kháng sinh vì sẽ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh. Tóm lại, viêm họng kéo dài không khỏi xuất phát từ nhiều nguyên nhân, người bệnh cần chủ động thăm khám để biết nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng của mình là gì để có phương án điều trị dứt điểm, tránh xảy ra hậu quả không mong muốn.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dieu-tri-dut-diem-viem-hong-keo-dai-nhu-nao/ 463,Tôi muốn tiêm vaccine Covid- 19 cho gia đình phải làm thế nào?,"Hiện tại, vaccine phòng Covid-19 chưa được triển khai tiêm dịch vụ.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p16 464,Cách chữa trị bệnh cường giáp?,"Hội chứng cường giáp mà nguyên nhân hay gặp nhất là bệnh Basedow. Bệnh có thể chữa khỏi được bằng 1 trong 3 phương pháp điều trị: Dùng thuốc (nội khoa), iod phóng xạ hoặc phẫu thuật. Tùy từng ca bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp, thời gian nhanh hay chậm tùy theo ca bệnh và biện pháp điều trị. Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để có lời tư vấn đúng đắn nhất.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/cach-chua-tri-benh-cuong-giap/ 465,Trẻ bị viêm hạch phản ứng có nặng không?,"Em nên đưa con đi khám chuyên khoa Nội tiết Nhi đánh giá tuyến giáp: chức năng, hình thái, siêu âm lại để biết tiến triển nốt giảm âm thùy phải như thế nào. Từ đó sẽ có phương án điều trị và tiên lượng phù hợp nhất với tình trạng viêm hạch phản ứng ở trẻ.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-bi-viem-hach-phan-ung-co-nang-khong/ 466,Xét nghiệm Rubella Igm âm tính h0 .225 và IgG dương tính 253 ảnh hưởng gì không?,"Với kết quả hiện tại của bạn Rubella IgM âm tính và Rubella IgG dương tính có nghĩa là bạn đang không ở giai đoạn nhiễm rubella cấp tính tối thiểu 10 tuần trước đó. Tuy nhiên, điều này cũng không loại trừ bạn đã mắc Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bạn cần nêu rõ tuần tuổi thai, tình trạng sức khỏe trước khi mang bầu của bạn, thời gian làm xét nghiệm để có thể tư vấn được đầy đủ hơn.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/xet-nghiem-rubella-igm-am-tinh-h0-225-va-igg-duong-tinh-253-anh-huong-gi-khong/ 467,Bị mất ngủ có nên dùng Vitamin B6 không?,"Bình thường giấc ngủ sinh lý của con người kéo từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày. Trong khoảng thời gian này, cơ thể có thời gian phục hồi chức năng, là thời điểm hoạt động mạnh của của một số hệ cơ quan trong cơ thể. Một số hoạt động của cơ thể chỉ diễn ra khi đã ngủ sâu giấc. Một giấc ngủ được gọi là bình thường và tốt khi đáp ứng đủ các yếu tố: Ngủ đủ giờ, ngủ sâu giấc và cơ thể luôn cảm thấy sảng khoái, khỏe mạnh khi ngủ dậy. Vậy mất ngủ chính là tình trạng cơ thể không thể duy trì được giấc ngủ sinh lý. Biểu hiện của mất ngủ bao gồm: Trằn trọc khó ngủ, thức giấc nhiều lần giữa đêm, không ngủ được cả đêm, thức dậy quá sớm và không ngủ lại được. Nguyên nhân gây mất ngủ thường do: Thói quen, chế độ sinh hoạt thay đổi: Những thói quen đã đi vào nề nếp sinh hoạt bỗng nhiên bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Áp lực cuộc sống: Công việc, mối quan hệ, lo lắng cho đời sống khiến cơ thể luôn rơi vào tình trạng căng thẳng, khủng hoảng, stress. . . Thường là nguyên nhân gây mất ngủ ở giới trẻ và tuổi trung niên. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thần kinh, các hệ thống chi phối ở vỏ não từ đó gây mất ngủ. Dùng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: Sử dụng các thiết bị điện tử, điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ khiến cho giấc ngủ không được sâu. Ngoài ra, sóng bức xạ cũng ảnh hưởng đến bộ não và hệ thần kinh. Sử dụng chất kích thích: Tiêu biểu là cà phê, khiến cho người uống không thể đi vào giấc ngủ bình thường. Thuốc lá và rượu bia sử dụng lâu ngày cũng có tác động tương tự. Do mắc một số bệnh lý: Bệnh tim mạch, cao huyết áp, hen suyễn, dị ứng, viêm sưng đau khớp, bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa. Những bệnh này theo nhiều cơ chế khác nhau đều gây rối loạn giấc ngủ. Nếu bị mất ngủ kéo dài hơn 1 tháng mà không rõ nguyên nhân thì cần phải đi khám bác sĩ tâm - thần kinh, không nên tự ý hay lạm dụng thuốc ngủ bạn nhé. Còn vitamin B6 (pyridoxine) là một loại vitamin tan trong nước, thường được dùng để điều trị một loại bệnh thiếu máu di truyền là thiếu máu nguyên bào sắt, thiếu hụt vitamin B6, nồng độ homocysteine trong máu cao, một số tình trạng co giật ở trẻ sơ sinh. Vitamin B6 gồm một số dẫn xuất, bao gồm pyridoxal, pyridoxal 5-phosphate và pyridoxamine. Các hợp chất này đều liên quan đến nhiều chức năng sinh học của thần kinh, tuần hoàn, thể chất.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/bi-mat-ngu-co-nen-dung-vitamin-b6-khong/ 468,Đau mắt đỏ lặp lại mỗi năm có phải biểu hiện của bệnh lý nào không?,Theo như mô tả của bạn thì nếu mỗi lần đau mắt chưa rõ nguyên nhân gì mà dùng thuốc kháng sinh là không đúng rồi và tình trạng như thế lại kéo dài thì không tốt.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-mat-do-lap-lai-moi-nam-co-phai-bieu-hien-cua-benh-ly-nao-khong/ 469,Hậu môn nhân tạo to phình lên và cứng có nguy hiểm không?,hậu môn nhân tạo là đưa phần ruột trên chỗ thương tổn ra ngoài với mục đích đưa phân chủ động ra ngoài để xử lý tạm thời hoặc vĩnh viễn. Hậu môn nhân tạo với mục đích như vậy nên không có vấn đề gì ảnh hưởng đến ra phân thì không nên can thiệp. Còn vấn đề về phương pháp thay thế bọc hậu môn nhân tạo thì hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể thay thế bạn nhé!,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hau-mon-nhan-tao-phinh-len-va-cung-co-nguy-hiem-khong/ 470,Tôi đang bị nhiễm virus viêm gan B có tiêm được vaccine Covid-19 không ạ?,"Theo thông tin của anh, tôi không biết được anh đang bị nhiễm virus viêm gan B cấp hay mãn tính. Để được tiêm chủng vaccine, tình trạng bệnh của anh phải được điều trị ổn định hoặc khỏi (nếu nhiễm cấp). Bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của anh để chỉ định tiêm vaccine Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p126 471,Điều trị dứt điểm viêm đường tiết niệu ở bé gái như thế nào?,"Bé gái dễ bị viêm đường tiết niệu nhưng chỉ đái buốt đái dắt hoặc tiểu vặt. Nếu có khí hư ra ở âm hộ cần khám chuyên khoa phụ khoa để bác sĩ lấy dịch âm hộ ra soi chẩn đoán bị viêm âm hộ hay không, sau đó mới có hướng điều trị dứt điểm viêm đường tiết niệu cho bé gái.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dieu-tri-dut-diem-viem-duong-tiet-nieu-o-be-gai-nhu-nao/ 472,Tôi và gia đình muốn tiem vaccine Covid -19 loại Pfizer hoặc mũi tiêm Moderna thì tôi đăng ký ở đâu và bao nhiêu tiền?,"Theo thông tin từ Bộ Y tế, hơn 90. 000 liều vaccine Covid-19 Pfizer/BioNTech đã về đến sân bay Nội Bài vào sáng ngày 7/7/2021, đây là lô vaccine đầu tiên của hãng này về Việt Nam. Hiện nay, Chính phủ chưa có cơ chế triển khai tiêm chủng loại vaccine này. Theo thông tin từ Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), 2 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 Moderna do chính phủ Mỹ hỗ trợ thông qua cơ chế Covax đã về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) và Chính phủ chưa có cơ chế triển khai tiêm chủng loại vaccine này. Chị vui lòng chờ thêm thông tin từ Chính Phủ và Bộ Y tế.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p39 473,Trẻ bị giật cơ có trị khỏi dứt điểm được không?,"Giật cơ là cơn động kinh toàn bộ thể cơn giật cơ. Triệu chứng bệnh thường là những cơn giật cơ ngắn và đối xứng hai bên. Trong cơn giật bệnh nhân có thể bị ngã và vẫn ý thức được cơn co giật của mình do không bị mất ý thức. Hiện tại có nhiều phương pháp để điều trị động kinh trong đó thuốc chống động kinh là thuốc điều trị bắt buộc. Ngoài ra tùy theo thể và mức độ đáp ứng điều trị, mà có thể thực hiện thêm các biện pháp khác như phẫu thuật, chế độ ăn kiêng. . . Đa số các bố mẹ đều rất bi quan khi con bị động kinh. Tuy nhiên trên 60% các bệnh nhi được chữa khỏi hoàn toàn và có chất lượng cuộc sống tốt khi được điều trị sớm và tuân thủ điều trị. Một số những bệnh nhân kháng trị cũng được phẫu thuật và cho kết quả chất lượng cuộc sống tốt hơn. Do vậy bệnh này của cháu có thể được điều trị dứt điểm. Để điều trị tốt cho bé mong bạn cho con tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ để đạt kết quả tốt nhất.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-bi-giat-co-co-tri-khoi-dut-diem-duoc-khong/ 474,Bị viêm cục lệ ở mắt nên dùng thuốc nào?,Khi mắt bị viêm cục lệ thì bác sĩ sẽ cho bạn thuốc kháng viêm để điều trị. Nhưng thuốc điều trị viêm cục lệ ở mắt phải dùng theo hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/bi-viem-cuc-le-o-mat-nen-dung-thuoc-nao/ 475,"Viêm phế quản cấp, ho có đờm kèm đau họng phải làm sao?","Đối với viêm phế quản cấp thường gặp do virus, sau điều trị bạn nên giữ ấm. Nếu các triệu chứng hô hấp vẫn còn và tăng lên thì bạn nên đi khám chuyên khoa Hô Hấp, các bác sĩ có thể cho bạn thăm dò chức năng hô hấp để loại trừ các bệnh viêm đường thở mãn tính: Hen phế quản. Đối với vết mờ phổi trái của bạn sau theo dõi 1 năm vẫn còn thì bạn cũng nên cung cấp phim 2 lần chụp cho bác sĩ Hô hấp. Nhiều trường hợp tổn thương vết mờ trên phổi có tính chất tổn thương viêm cũ thì chỉ cần theo dõi, tuy nhiên nếu các triệu chứng hô hấp: Ho, đau ngực đặc biệt ho ra máu xuất hiện và tái phát thì có thể bạn cần thăm dò chuyên sâu hơn: Nội soi phế quản, sinh thiết chẩn đoán, . . . Tốt nhất, bạn nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa Hô hấp để được tư vấn cụ thể.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/viem-phe-quan-cap-ho-co-dom-kem-dau-hong-phai-lam-sao/ 476,"Xuất hiện 4 polyp kích thước từ 0,4 đến 0,6 có nguy cơ mắc ung thư đại tràng không?","Polyp đại tràng là một bệnh lý lành tính nhưng đó cũng là một yếu tố nguy cơ gây ung thư đại tràng. Qua kết quả có thể thấy đây là polyp nhỏ, bạn chỉ cần theo dõi hằng năm qua nội soi.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/xuat-hien-4-polyp-kich-thuoc-tu-04-den-06-co-nguy-co-mac-ung-thu-dai-trang-khong/ 477,Làm thế nào để giúp vùng da dưới mắt săn chắc hơn?,Giấc ngủ có ảnh hưởng mật thiết tới thẩm mỹ vùng mắt. Một chế độ ăn giàu rau củ quả tươi cũng có lợi cho việc tăng sinh Collagen. Tập thể thao và tránh căng thẳng là các giải pháp không tốn tiền và an toàn. Massage mắt đúng cách cũng có lợi ngăn cản da vùng quanh mắt lão hóa.,https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/lam-nao-de-giup-vung-da-duoi-mat-san-chac-hon/ 478,Cách vệ sinh mũi xoang và thuốc điều trị hiệu quả,"Theo như mô tả, em bị viêm mũi xoang mạn tính – Polyp mũi. Khi đã hình thành Polyp thì tùy mức độ có thể điều trị nội khoa duy trì, trường hợp nặng thì có chỉ định phẫu thuật. Em nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để được chẩn đoán và tư vấn điều trị thích hợp em nhé.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/cach-ve-sinh-mui-xoang-va-thuoc-dieu-tri-hieu-qua/ 479,Tình trạng trẻ uống sữa công thức ít đi ngoài kéo dài bao lâu?,"Bạn cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức cho đến khi bé tròn 6 tháng mới cho ăn dặm là tốt. Khi bắt đầu ăn dặm, bạn nên cho bé ăn theo nguyên tắc: từ ít đến nhiều, từ lỏng như sữa đến đặc, từ mịn đến thô và từ ngọt đến mặn. Đầu tiên bạn nên dùng các loại bột ăn dặm chế biến sẵn, pha lỏng như sữa, cho bé làm quen ngày 1-2 thìa tăng dần và theo dõi sát các phản ứng của bé như: nôn trớ, tiêu chảy, da nổi ban đỏ. . . để thăm dò xem bé có bị dị ứng với thức ăn nào đó không.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tinh-trang-tre-uong-sua-cong-thuc-it-di-ngoai-keo-dai-bao-lau/ 480,"Tôi ung thư đại tràng giai đoạn 4b di căn buồng trứng, tử cung hạch, manh tràng, phúc mạch, đã phẫu thuật 2 lần từ 23/2/2018 và 25/5/2020. Đã điều trị hóa chất 26 lần vậy tôi có được tiêm không? Gia đình tôi di truyền dị ứng, con trai tôi 28, và 17 tuổi có bệnh nền dị ứng có được tiêm không ?","Ung thư đại tràng ở giai đoạn 4b, đã được điều trị ổn định vẫn có thể tiêm phòng vaccine Covid-19. Tuy nhiên, ở trường hợp của chị, theo khuyến cáo của Bộ Y tế nên được tiêm phòng vaccine Covid-19 tại tuyến bệnh viện hoặc các cơ sở tiêm chủng có đầy đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu. Đối với trường hợp con của chị, 28 tuổi và 17 tuổi, có tiền sử di truyền dị ứng. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tất cả những trường hợp có tiền sử dị ứng nên tiêm phòng vaccine Covid-19 tại tuyến bệnh viện hoặc các cơ sở tiêm chủng có đầy đủ năng lực hồi sức cấp cứu. Mặc khác, con chị 17 tuổi nằm ngoài độ tuổi được khuyến cáo tiêm phòng vaccine Covid-19 (theo khuyến cáo của Bộ Y tế độ tuổi tiêm phòng vaccine Covid-19 từ 18 tuổi trở lên).",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p76 481,"Đau má, tê răng khi há miệng là dấu hiệu của bệnh gì?","Thông thường đau khớp hàm khi há miệng chủ yếu là do người bệnh mở khớp hàm quá mức khiến dây chằng bị giãn ngay lập tức không thể trở lại trạng thái ban đầu và gây đau trong một vài ngày.Tuy nhiên, nếu hiện tượng đau kéo dài trên 1 tuần thì có khả năng mắc một số bệnh lý như: loạn năng khớp thái dương hàm, các bệnh lý liên quan răng miệng...",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-ma-te-rang-khi-ha-mieng-la-dau-hieu-cua-benh-gi-/ 482,Mũi tiêm kích trứng có nên tiêm đúng giờ không? Nên tiêm như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?,"Làm IVF là một quá trình rất phức tạp và tốn kém chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả của IVF. Do vậy, chúng ta nên tuân thủ hết sức cẩn thận bất kì hướng dẫn gì trong IVF, đặc biệt là quá trình tiêm như tiêm thuốc gì, liều bao nhiêu, tiêm vào giờ nào. Trong trường hợp có vấn đề phát sinh thì cần liên hệ ngay với các bạn hỗ trợ bệnh viện. Ở trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có hệ thống hỗ trợ rất tốt, chúng ta có thể liên hệ để các bạn tiếp nhận thông tin và liên hệ ngay đến các bộ phận có thể giúp đỡ ngay cho bệnh nhân. Nếu các bạn đến trực tiếp viện thì sẽ có những bộ phận có thể hỗ trợ ngay cho bệnh nhân.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p18 483,Men gan cao có làm phẫu thuật hút mỡ bụng được không?,"Các phẫu thuật hút mỡ được chỉ định khi việc tập luyện và chế độ ăn thay đổi nhưng còn lượng mỡ tích tụ nhiều Tuy nhiên đây là chỉ định thẩm mỹ, nên tất cả các bệnh lý nội khoa cần được điều trị ổn định, khi đó mới có thể phẫu thuật. Bạn khám với bác sĩ nội tiêu hóa để có tư vấn điều trị đến ổn định trước khi hút mỡ. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/men-gan-cao-co-lam-phau-thuat-hut-mo-bung-duoc-khong-/ 484,"Tôi 43 tuổi, bị bệnh lupus có thể can thiệp hiếm muộn được không? Thụ tinh ống nghiệm giá bao nhiêu, tỷ lệ thành công là bao nhiêu? ","Để can thiệp hỗ trợ sinh sản mang thai thành công, các cặp vợ chồng cần thăm khám và điều trị các bệnh lý nền ổn đinh. Khi đã kiểm soát chặt chẽ phối hợp giữa chuyên khoa, các bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp hỗ trợ sinh sản cho vợ chồng chị.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p31 485,"Em có tiền sử ung thư vú, đã hóa trị cách đây 3 năm, huyết áp thấp, thường xuyên đau đầu có tiêm vaccine Covid-19 được không?","Theo hướng dẫn gần nhất của Bộ Y tế, Quyết định 2995 ngày 18/6/2021 cho thấy, hiện nay Bộ Y tế đã có một hướng mở và hướng dẫn một cách cụ thể là những trường hợp bị ung thư giai đoạn cuối phải hoãn tiêm chủng. Trường hợp của chị ung thư được phát hiện sớm. Chị đã điều trị với khoảng thời gian đã trên 6 tháng, có nghĩa là bệnh lý cũng đã ổn định thì có thể chủng ngừa được. Trong hướng dẫn của Bộ Y tế lần này, những trường hợp ung thư đang điều trị, hóa trị hay xạ trị chỉ cần hoãn tiêm 14 ngày thì có thể tiêm được vaccine Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p57 486,Đau và yếu cơ lan từ tay xuống chân là dấu hiệu của bệnh gì và điều trị thế nào?,"Theo thông tin bạn nói như vậy là bạn có một tình trạng đau và yếu cơ lan dần từ tay xuống chân và sau đó lan đến các cơ nhai, tiến triển có vẻ là ngày càng nặng hơn. X quang và MRI không rõ là chụp cơ quan nào, có lẽ là MRI sọ não, kết quả là bình thường. Tuy nhiên tình trạng bệnh của bạn cần làm nhiều xét nghiệm nữa mới có thể ra được bệnh, ví dụ như điện cơ, xét nghiệm máu, hoặc thậm chí là sinh thiết cơ. Triệu chứng như vậy thì khả năng nhiều là bệnh cơ hoặc bệnh thần kinh-cơ, tuy nhiên cũng chưa loại trừ bệnh thần kinh ngoại biên hoặc thần kinh trung ương. Và để biết được cụ thể là bệnh nào bạn cần phải đi khám sớm bác sĩ chuyên khoa Thần kinh, tránh để bệnh nặng hơn điều trị sẽ khó khăn hơn.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-va-yeu-co-lan-tu-tay-xuong-chan-la-dau-hieu-cua-benh-gi-va-dieu-tri-the-nao/ 487,"Tôi bị bênh viêm gan C đã điều trị xong từ 2014. Từ đó đến nay, các chỉ số men gan từ 15-20u/l và đang điều trị u tuyến yên từ 2011 tới nay, hiện đang uống thuốc tuần 2 lần, thận san 4mm. Vậy cho tôi hỏi, tôi tiêm vaccine Covid-19 có được hay không?","Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những người mắc bệnh nền, bệnh mãn tính được điều trị ổn định có thể tiêm vaccine phòng Covid-19 tại khối bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu. Do vậy, anh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để hiểu rõ chính xác nhất về tình trạng bệnh lý, tình trạng sức khỏe của anh để chắc chắn rằng sức khỏe, bệnh nền đã ổn định. Lúc đó, anh có thể tiêm ngừa vaccine Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p73 488,Bị hẹp động mạch vành (75-80%) có tiêm vaccine Covid-19 được không?,Trường hợp của anh không nói rõ là hẹp động mạch vành (75-80%) nhưng có điều trị thuốc kèm theo hay không?Nếu bệnh chưa ổn định đang dùng thuốc thì hoãn tiêm vaccine Covid-19.,https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p14 489,"Tôi bị cao huyết áo, đang uống thuốc mỗi ngày một viên vào buổi sáng. Lúc khoảng 7,8 tuổi tôi từng bị sốc một lần khi đang truyền nước biển. Sau này khi lập gia đình, sinh mổ. Tôi truyền nước biển nhiều lần nữa nhưng không sao. Tôi mổ sinh con 2 lần, mổ cắt tử cung do u xơ một lần, hiện nay đang theo dõi u nang buồng trứng, mỡ máu cao. Tôi có thể tiêm ngừa vaccine Covid-19 không ? Trước và sau tiêm tôi phải lưu ý những gì?","Chị có tiền sử cao huyết áp điều trị duy trì, mỡ máu cao, u nang buồng trứng ngoài ra có tiền sử nghi ngờ sốc do truyền nước muối biển, sau đó truyền các lần tiếp theo thì bình thường, theo chúng tôi chị có thể tiêm ngừa vaccine ngừa Covd-19 bình thường. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chị nên tiêm chủng tại khối bệnh viện hoặc các cơ sở y tế đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu. Khi đi tiêm chị cần mang theo đơn thuốc đang sử dụng, không tự ý ngưng sử dụng thuốc, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, đầy đủ trước khi đi tiêm chủng. Tại điểm tiêm, chị cần khai báo đầy đủ tiền sử bệnh tật tiền sử dị ứng của mình cho bác sĩ khám sàng lọc được biết, tuân thủ các hướng dẫn của cán bộ y tế tại điểm tiêm hướng dẫn.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p42 490,Gây tê ngoài màng cứng có tác dụng bao lâu?,"Gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật giúp bệnh nhân không phải chịu đau đớn trong cuộc phẫu thuật và giảm đau sau mổ. Gây tê ngoài màng cứng cũng giúp giảm đau trong chuyển dạ hay trong một số bệnh cảnh đau phức tạp. Gây tê ngoài màng cứng có tác dụng bao lâu hay thời gian tác dụng gây tê ngoài màng cứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cách thức gây tê: bơm thuốc một lần hay dùng ống dây nối khoang ngoài màng cứng ra bên ngoài để bơm thuốc khi cần cũng như loại thuốc gây tê sử dụng và cả nồng độ thuốc. Khi đặt ống dây, do nguy cơ nhiễm trùng nên bác sĩ thường sẽ chỉ định để không quá 3 ngày tức 72 giờ. Như vậy tùy vào nhu cầu giảm đau của bệnh nhân, bác sĩ gây mê sẽ thảo luận và quyết định thời gian giảm đau của ngoài màng cứng cho phù hợp.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hoi-dap-gay-te-ngoai-mang-cung-co-tac-dung-bao-lau/ 491,Điều trị thận đa nang và gan đa nang thế nào?,"Em bị gan thận đa nang, có thể gọi gộp lại như vậy. Hậu quả cuối cùng là suy thận, kèm tăng huyết áp. Em sẽ phải khám với chuyên khoa Thận niệu để chẩn đoán giai đoạn bệnh, để xem huyết áp của em có phải do nguyên nhân của “gan thận đa nang” không từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cho em thích hợp.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dieu-tri-da-nang-va-gan-da-nang-nao/ 492,"Đang chích 6 trong 1, chuyển sang 5 trong 1 có được không?","Bé vẫn có thể tiêm được vắc-xin 5 trong 1 trong trường hợp thành phần của vaccine 5 trong 1 không có bại liệt (như vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem hay ComBE-Five của chương trình tiêm chủng mở rộng) hoặc không có vắc-xin viêm gan B (vắc-xin Pentaxim dịch vụ). Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Nhi, bác sĩ sẽ xem xét bổ sung vắc-xin bại liệt hay viêm gan B nếu cần thiết.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dang-chich-6-trong-1-chuyen-sang-5-trong-1-co-duoc-khong/ 493,Hai người không nhiễm HIV dùng chung bàn chải đánh răng có nhiễm HIV không?,"HIV là loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú.Bạn và người yêu dùng chung bàn chải đánh răng nhưng cả 2 đều không nhiễm HIV thì không sao. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp xúc bên ngoài, có khả năng (thấp) một trong 2 bị lây nhiễm từ một nguồn khác, do vậy 2 bạn vẫn nên sử dụng riêng 2 bàn chải đánh răng.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/hai-nguoi-khong-nhiem-hiv-dung-chung-ban-chai-danh-rang-co-nhiem-hiv-khong/ 494,"Tôi bị viêm gan B mãn tính và đang uống thuốc điều trị, hiện tình hình bệnh ổn định. Vậy tôi có tiêm vaccine Covid-19 được không?",Bệnh viêm gan B mạn tính của anh/chị nếu bác sĩ điều trị kết luận bệnh ổn định thì anh chị vẫn tiêm vaccine Covid-19 được.,https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p31 495,Đau bụng quanh rốn ban đêm và sáng sớm là bệnh gì?,cháu nên được tẩy giun định kỳ và cháu nên khám trực tiếp tại chuyên khoa tiêu hóa để được bác sĩ khám và tư vấn.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-bung-quanh-ron-ban-dem-va-sang-som-la-benh-gi/ 496,Khắc phục nghẹt mũi thường xuyên như thế nào?,"Hiện nay, trên lâm sàng, tình trạng bị nghẹt mũi xảy ra rất nhiều, có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào từ người già đến trẻ nhỏ. Ở những người có sức đề kháng yếu hay những người có các bệnh về hệ miễn dịch dẫn tới việc suy giảm chức năng của hàng rào bảo vệ cơ thể thì tình trạng này có thể xảy ra thường xuyên hơn, ở mức độ nghiêm trọng hơn.Với thông tin bạn cung cấp, bạn nên đi khám trực tiếp chuyên khoa Tai mũi họng để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị thích hợp. Mũi là một cơ quan rất quan trọng trong hệ hô hấp. Khi mũi gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự lưu thông đường thở. Do đó, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, khi có dấu hiệu bất thường biểu hiện của tình trạng nghẹt mũi thì cần lưu ý những điều sau:Gối cao đầu khi đi ngủ. Lưu ý không nên gối cao quá vì có thể gây mỏi cổ, đau vai gáy do sai tư thế khi ngủ.Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%.Duy trì độ ẩm trong phòng ngủ, tránh để điều hòa thông gió quá lâu. Trường hợp nếu không khí trong phòng bị khô quá có thể sử dụng các máy tạo ẩm và vòi phun sương ở đầu giường để tăng độ ẩm trong phòng.Hạn chế, không nên ăn uống trước khi đi ngủ. Điều này còn giúp hạn chế những bệnh dạ dày và tiêu hóa.Uống nhiều nước mỗi ngày, tối thiểu 2 lít.Điều trị triệt để các bệnh lý vùng mũi.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/khac-phuc-nghet-mui-thuong-xuyen-nhu-nao/ 497,"Điều trị trẻ nói ngọng, không phát âm được nhiều tiếng như thế nào?","Với tình trạng nói ngọng của cháu, anh nên đưa cháu đi khám và kiểm tra xem có vấn đề ngữ âm hoặc dính thắng lưỡi không. Từ đó các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phụ hợp.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dieu-tri-tre-noi-ngong-khong-phat-am-duoc-nhieu-tieng-nhu-nao/ 498,"Em đang bị rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn nhịp tim. Em đã tiêm vaccine mũi một, có xuất hiện triệu chứng bị sốt và đau đầu. Nay sắp tiêm mũi 2 thì liệu có bị sao không?","Anh/chị đã tiêm được mũi một vaccine Covid-19. Tại thời điểm thăm khám lâm sàng để tiêm tiếp mũi 2 nếu nhịp tim trong giới hạn cho phép, anh/chị có thể tiếp tục tiêm mũi 2 bình thường, phản ứng sau tiêm của cơ thể mỗi lần tiêm sẽ khác nhau. Anh/chị nên thực hiện theo dõi sát để phát hiện, thông báo với các bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p93 499,Nước tiểu đục vàng khi đang điều trị hạch lao có ảnh hưởng gì không?,Điều trị bệnh Lao hạch với các thuốc lao là các thuốc có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng gan và đường mật. Nếu bạn có biểu hiện nước tiểu đục vàng khi đang điều trị hạch lao như bạn mô tả thì có thể là một dấu hiệu chức năng gan của bạn bị suy giảm.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hoi-dap-nuoc-tieu-duc-vang-khi-dang-dieu-tri-hach-lao-co-anh-huong-gi-khong/ 500,Mất ngủ kèm hay cáu gắt là dấu hiệu bệnh gì?,"Bạn bị mất ngủ, hay cáu gắt, rối loạn cảm xúc thì bạn cần đi khám bác sĩ Nội Thần kinh để khám và có kế hoạch điều trị, tìm ra nguyên nhân mất ngủ, . . . Bên cạnh đó, bạn cần tập thể dục, ăn nhiều rau xanh, điều chỉnh chế độ học tập và nghỉ ngơi hợp lý.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/mat-ngu-kem-hay-cau-gat-la-dau-hieu-benh-gi/ 501,"Tôi hiện vẫn đang uống thuốc điều trị viêm gan B dạng mãn tính; đang duy trì uống thuốc tháng thứ 33. Hiện các chỉ số về hàm lượng virus dưới ngưỡng phát hiện, chỉ số men gan bình thường. Xin hỏi bác sĩ tôi có tiêm vaccine Covid-19 được không? Khi tiêm  có cần phải tạm dừng uống thuốc không? Nếu phải tạm dừng thì dừng trước tiêm bao nhiêu thời gian?","Trường hợp chị đang nhiễm viêm gan siêu vi B mạn tính đang dùng thuốc điều trị, tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện, các chỉ số chức năng gan của chị bình thường thì vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19 được mà không cần phải ngưng thuốc điều trị. Khi khám sàng lọc chị cần cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh lý và thuốc đang điều trị cho bác sĩ. Nếu bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại tốt và không có tiêu chuẩn chống chỉ định hay hoãn tiêm khác thì chị sẽ được chỉ định tiêm vaccine Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p50 502,Sau khi hết nhiễm Covid 19 có cho bé bú sữa mẹ được không?,"Bạn vẫn cho em bé bú lại bình thường bạn nhé. Nhiều nghiên cứu xác nhận virus không lây qua sữa mẹ, đối với virus Corona đến nay cũng chưa có bằng chứng truyền qua sữa mẹ. Nếu người mẹ mắc Covid 19 nặng hoặc có biến chứng thì tạm thời cách ly mẹ con, nhưng phải vắt sữa gửi ra cho bé bú, trong quá trình chuyển sữa cho con cũng phải đảm bảo an toàn, không để bình sữa, cốc, ly...dính phải virus Corona. Khi bệnh tình của người mẹ ổn thì có thể cho bé bú sữa mẹ trực tiếp.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/sau-khi-het-nhiem-covid-19-co-cho-be-bu-sua-me-duoc-khong/ 503,"Em có tiền sử dị ứng hải sản, thịt bò, gà, sau khi ăn vào khoảng 6 tiếng thì sẽ bị đau đầu cần uống thuốc kháng. Vậy em có được tiêm vaccine Covid-19 không ạ? Nếu bắt buộc phải tiêm ở bệnh viện thì bao giờ mũi tiêm đó sẽ được thực hiện?",Theo triệu chứng dị ứng mà bạn mô tả bạn có biểu hiện dị ứng với 1 số đồ ăn và phải sử dụng thuốc để điều trị thì theo QĐ 2995- BYT bạn sẽ tiêm phòng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế đủ năng lực hỗ trợ cấp cứu và bạn cần liên hệ với nơi cư trú gần nhất hoặc cơ quan công tác về việc chọn lựa địa điểm tiêm chủng nào theo thông báo từ Bộ Y tế hoặc CDC địa phương.,https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p78 504,"1. Tôi có bệnh viêm mũi dị ứng, thường xuyên dị ứng với phấn hoa, bụi, mùi lạ, thời tiết... Cách đây 5 năm, sau khi tôi sinh con, trong thời gian cho con bú và sau khi cai sữa một năm, tôi không uống được bất kỳ loại thuốc gì vì cứ uống là bị ngứa và nổi mề đay. Tôi có đi khám nhưng không tìm ra nguyên nhân gây dị ứng là thành phần nào của thuốc. Giờ thì tôi uống thuốc bình thường, nhưng bệnh viêm mũi dị ứng thì vẫn đang bị. Vậy tôi có tiêm được vaccine Covid-19 không?2. Bố tôi 68 tuổi, có bệnh tiểu đường và sỏi thận thì có tiêm được vaccine Covid-19 không?","1. Trong trường hợp viêm mũi dị ứng và thường xuyên dị ứng với phấn hoa, bụi, mùi là, thời tiết… nếu tình trạng dị ứng với phấn hoa, mùi lạ không ở mức độ nặng tức là anh/chị không có các dấu hiệu nghiêm trọng về hô hấp như khó thở, thở khò khè, tim mạch như hạ huyết áp, mạch nhanh. . . Vì vậy không phải nhập viện điều trị thì vẫn có thể tiêm được vaccine Covid-19. Tuy nhiên những nguời có cơ địa dị ứng trước đó thì có nguy cơ phản vệ cao hơn người bình thường nên anh/chị sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về dị ứng trước đó cho bác sĩ khám sàng lọc biết để bác sĩ cân nhắc và dặn dò theo dõi kỹ hơn các phản ứng nặng sau tiêm vaccine Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p107 505,Mặt nổi mụn li ti kèm vảy nến có sao không?,"Bạn bị nổi mụn li ti kèm vảy nến ở mặt có thể là nổi mụn trứng cá ở vùng mặt. Vì vậy, bạn cần đi khám bác sĩ Da liễu để được chẩn đoán,điều trị và tư vấn cụ thể.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/mat-noi-mun-li-ti-kem-vay-nen-co-sao-khong/ 506,Bệnh đa dây thần kinh có điều trị được không?,"Bệnh đa dây thần kinh thường được chia làm 2 loại là cấp tính và mạn tính. Bệnh đa dây thần kinh cấp tính cần điều trị bằng liệu pháp miễn dịch là truyền tĩnh mạch globulin miễn dịch hoặc lọc huyết tương, có thể khỏi trong 2/3 trường hợp. Bệnh đa dây thần kinh mạn tính thì có nhiều lựa chọn điều trị như corticoid, truyền tĩnh mạch globulin miễn dịch, lọc huyết tương, hoặc thuốc ức chế miễn dịch và điều trị nguyên nhân nếu tìm được nguyên nhân. Bệnh đa dây thần kinh mạn tính phải điều trị lâu dài và có thể kiểm soát được triệu chứng bằng cách phương pháp điều trị trên. Đó là những vấn đề cơ bản về lý thuyết của bệnh đa dây thần kinh, còn trong trường hợp cụ thể như của vợ bạn thì cần phải khám xét đầy đủ, làm các xét nghiệm mới có thể tư vấn rõ ràng hơn được. Nếu bạn thấy tình hình không cải thiện, bạn có thể đưa vợ đến bệnh viện Vinmec để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị nhé. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/benh-da-day-kinh-co-dieu-tri-duoc-khong/ 507,"Tôi bị dị ứng với histamin, bụi bẩn quanh năm. Thường xuyên phải uống thuốc để chống hắt hơi, sổ mũi. Tôi có nên tiêm vaccine Covid-19 ngay hay không ạ? Cảm ơn các bác sĩ và quý báo VnExpress rất nhiều.","Theo như báo cáo của Mỹ, những người có cơ địa dị ứng, tức là những người mắc các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, dị ứng thuốc, dị ứng vaccine, sốc phản vệ, dị ứng thức ăn, dị ứng latex, dị ứng nọc côn trùng. . . là những người dễ dị ứng/phản vệ với vaccine hơn so với những người khác. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể bị phản vệ sau tiêm vaccine dù không có tiền sử dị ứng. Trong trường hợp của anh/chị nên được tiêm vaccine Covid-19 ở khối bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu. Để giảm thiểu rủi ro do phản vệ, điều quan trọng là cần chú ý theo dõi, phát hiện và xử trí sớm phản vệ ngay ở những triệu chứng phản vệ như: nổi mề đay, phù niêm, tím tái, khó thở, tức ngực, thở rít, đau quặn bụng, tiêu chảy hoặc nôn/buồn nôn, tụt huyết áp hoặc ngất, rối loạn ý thức. . . sau tiêm vaccine Covid- 19. Người được tiêm cần phải theo dõi tại cơ sở y tế ít nhất 30 phút và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 7 ngày, nếu có các dấu hiệu phản vệ như trên anh/chị cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất được xử trí điều trị kịp thời.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p81 508,Xét nghiệm thấy trong máu có 0.13OD chất gây nghiện liều lượng đó nhiều hay ít và mức như thế nào ạ?,"Thông tin bạn đưa ra chưa thật đầy đủ để có thể tư vấn. Ví dụ: Cụ thể chất gây nghiện đó là gì, Phương pháp, thiết bị hay khoảng tham chiếu là gì? Thường thì các phương pháp hóa sinh dựa trên nguyên lý miễn dịch cạnh tranh. Mật độ quang (OD) đo được càng nhỏ tỷ lệ với nồng độ chất gây nghiện càng cao. Do đó nếu kết quả có tỷ số OD càng thấp và < khoảng tham chiếu thì càng dương tính mạnh.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/xet-nghiem-thay-trong-mau-co-013od-chat-gay-nghien-lieu-luong-do-nhieu-hay-it-va-muc-nhu-nao/ 509,"Tôi đang dùng đon thuốc sau: thuốc giảm đau do bệnh ở thực quản, dạ dày, tá tràng, thuốc điều trị suy tĩnh mạch mãn tính, thuốc giảm hội chứng ruột kích thích, thuốc phục hồi niêm mạc đại tràng, thuốc điều trị trào ngược dạ dày. Xin hỏi tôi có tiêm được vaccine phòng Covid-19 được không ạ?","Các bệnh nền như chị đang mắc hiện tại theo quy định của Bộ Y tế không thuộc nhóm đối tượng có chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19. Tuy nhiên, chị đang dùng thuốc điều trị có nghĩa là bệnh của chị chưa ổn định. Chị phải hoãn tiêm vaccine Covid-19 cho đến khi nào bệnh ổn định trên 3 tháng rồi mới tiến hàng tiêm chủng vaccine Covid-19 được.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p19 510,Cắt da bao quy đầu có được chích thuốc tê không?,"Phẫu thuật cắt da bao quy đầu là một phẫu thuật đơn giản, thực hiện trong thời gian ngắn và ít gây ra các biến chứng. Thông thường, trước khi thực hiện phẫu thuật này, bạn sẽ được gây tê tại chỗ hoặc gây tê gốc dương vật để giảm đau trong quá trình phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ gây tê trước khi tiến hành phẫu thuật nên bạn yên tâm rằng mình sẽ không đau trong lúc mổ. Nhưng quá trình tiêm thuốc gây tê có thể gây đau tức, khó chịu thậm chí sốc do quá lo lắng, sợ hãi.Tuy nhiên, tại Hệ thống Y tế Vinmec, các bác sĩ sẽ sử dụng nhiều phương pháp vô cảm khác nhau tùy theo tình trạng để giúp bạn vượt qua nỗi lo sợ và không đau khi phẫu thuật cắt bao quy đầu như: Gây tê gốc dương vật đơn thuần, sử dụng thuốc an thần - giảm đau kết hợp với gây tê gốc dương vật, gây mê mask thanh quản kết hợp với gây tê gốc dương vật dưới hướng dẫn siêu âm, gây mê nội khí quản...",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/cat-da-bao-quy-dau-co-duoc-chich-thuoc-te-khong/ 511,"Gãy xương hàm, nẹp đinh vít 13 năm chưa tháo có làm sao không?","Hiện tại bạn không bị loại thải nẹp vít nên bạn cảm thấy bình thường và không có vấn đề gì, . Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe sau khi bị gãy xương hàm và phải nẹp đinh vít thì bạn cần đến bệnh viện để phẫu thuật và lấy ra. Bởi để lâu can xương phủ nẹp vít khi cần sẽ khó tháo và sẽ không an toàn khi chụp MRI nếu cần.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/gay-xuong-ham-nep-dinh-vit-13-nam-chua-thao-co-lam-sao-khong/ 512,"Tôi năm nay 43 tuổi, vợ tôi 40 tuổi. Chúng tôi hiện chưa có con và đang muốn có con. Chúng tôi đã dùng thuốc bắc, thuốc tây để hỗ trợ cho việc thụ thai nhưng đều không hiệu quả. Tôi muốn có con theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm nhưng không biết chi phí tốn kém bao nhiêu? Xin bác sĩ cho xin phương án và chi phí cho một lần thụ tinh thành công bao nhiêu? Vì vợ chồng tôi ở xa và muốn về Việt Nam làm thì thời gian mất bao lâu? Xin bác sĩ cho biết để vợ chồng tôi biết và chuẩn bị.","Chi phí cho một lộ trình điều trị hỗ trợ sinh sản IVF là không cố định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp hỗ trợ sinh sản, cơ địa, thể trạng, thuốc sử dụng. . . Thông thường, chi phí cho một lộ trình khoảng 95 triệu, tỷ lệ thành công trung bình là 63% (năm 2020). Một lộ trình IVF thuận lợi mất khoảng 2-3 chu kỳ kinh của Chị.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p8 513,Tại sao cần truyền máu trước khi mổ?,"Khi có chỉ định, truyền máu trước mổ có vai trò quan trọng trong việc điều trị và hỗ trợ điều trị các bệnh lý cho người bệnh cần phẫu thuật như: Bổ sung, khôi phục lượng huyết sắc tố nhằm duy trì chức năng vận chuyển oxy của máu. Khôi phục thể tích máu đã mất, thiếu do các nguyên nhân khác nhau nhằm duy trì chức năng sống của cơ thể như: vận chuyển chất dinh dưỡng, hệ đệm, cung lượng tim, huyết áp. . . Khôi phục, bổ sung chức năng đông cầm máu, tránh các nguy cơ chảy máu tiếp diễn, chảy máu kéo dài trước, trong và sau mổ. Tăng cường, trợ giúp khả năng miễn dịch, chức năng chống nhiễm trùng. . . của cơ thể. Như vậy, truyền máu trước mổ nhằm bổ sung lượng máu đã mất, thiếu trước đó. Giúp cho cơ thể người bệnh đạt được trạng thái cân bằng tốt nhất, hạn chế các nguy cơ biến chứng liên quan đến thiếu máu, mất máu, chảy máu trong và sau mổ. Giúp cho người bệnh ổn định hơn trong quá trình gây mê phẫu thuật cũng như tăng khả năng phục hồi sau mổ, tăng khả năng lành vết thương và chống nhiễm trùng.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tai-sao-can-truyen-mau-truoc-khi-mo/ 514,"Tôi bị viêm gan B mạn tính đang phải điều trị thuốc kháng virus thì việc tiêm vaccine Covid-19 có ảnh hưởng gì không? Loại vaccine nào phù hợp?Bố tôi cách đây 3 năm mổ thay van tim, hàng ngày uống thuốc chống đông máu và bị tăng huyết áp cũng phải uống thuốc hàng ngày thì việc tiêm vaccine Covid-19 có ảnh hưởng gì không? Loại vaccine nào phù hợp?","Chị đang điều trị thuốc kháng virus viêm gan B thì theo thông tin kê toa của nhà sản xuất việc tiêm vaccine Covid-19 không làm ảnh hưởng đến bệnh lý và quá trình điều trị. - Vaccine hiện nay có ở Việt Nam đều có thể tiêm chủng được, phụ thuộc vào từng địa phương được phân bổ. - Bố của chị đang mổ thay van tim, đang sử dụng thuốc chống đông máu và đang sử dụng thuốc cao huyết áp theo khuyến cáo của Bộ Y tế QĐ/2995, nếu trong 3 tháng trở lại đây tình trạng ổn định không có tiển triển nặng vẫn tiêm chủng vaccine Covid-19 được và sẽ tiêm và theo dõi tại bệnh viện.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p7 515,"Bé đầu bị Down, bé sau có khả năng bị Down tiếp không?","Hội chứng Down có hai dạng nguyên nhân gây bệnh, do tam nhiễm nhiễm sắc thể 21 hoặc do bất thường chuyển đoạn. Nếu do tam nhiễm 21 thì tỉ lệ lặp lại ở bé sau là thấp 3-5%, mẹ cần làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh cẩn thận. Còn với trường hợp Down do chuyển đoạn nhiễm sắc thể ở bố mẹ thì cần làm chẩn đoán trước sinh ở thai.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/be-dau-bi-down-be-sau-co-kha-nang-bi-down-tiep-khong/ 516,Răng hàm dưới xuất hiện dãy sụn cứng có nguy hiểm không?,"Triệu chứng của anh, bác sĩ cũng gặp ở khá nhiều. Thường thì đó là những lồi xương lành tính nhô ra trong miệng. Lồi xương này thường xuất hiện ở những người có tật nghiến răng nhiều hơn. Anh nên khám chuyên khoa Răng hàm mặt tại các cơ sở Y tế uy tín hoặc các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để được thăm khám và chẩn đoán chính xác hơn. Nếu những lồi xương lành tính nhỏ, không đau, không vướng thì anh chưa cần làm gì. Nếu có hiện tượng đau, vướng thì anh sẽ được chỉ định làm tiểu phẫu.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/rang-ham-duoi-xuat-hien-day-sun-cung-co-nguy-hiem-khong/ 517,Có phương pháp điều trị hẹp môn vị không cần phẫu thuật không?,"Vấn đề của bác là hẹp môn vị. Bác sĩ khuyên bác nên khám, tìm thêm nguyên nhân hẹp môn vị. Như vậy sau đó sẽ có hướng điều trị thích hợp cho bác. Tất nhiên, đa số các hẹp môn vị sẽ được điều trị phẫu thuật nếu tình trạng bệnh và thể trạng người bệnh cho phép.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/co-phuong-phap-dieu-tri-hep-mon-vi-khong-can-phau-thuat-khong/ 518,"Tôi có xét nghiệm công thức máu, có 2 chỉ số bạch cầu cao WBC 12,07 (4->10). NEU 7,58 (1,7->7,0). Vậy có gặp vấn đề gì khi tiêm vaccine không? Tim mạch và huyết áp của tôi bình thường.","Ngoài hai chỉ số xét nghiệm trên, anh có triệu chứng bệnh lý gì khác không?Nếu trong trường hợp anh có sốt hay nhiễm khuẩn một cơ quan nào đó, anh có thể tạm hoãn tiêm, chờ bệnh ổn định thì có thể tiêm được vaccine Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p95 519,"Tôi 66 tuổi có nằm ngoài độ tuổi tiêm vaccine không? Tôi có bệnh lý nền là huyết áp, tim mạch và ung thư đã điều trị. Xin hỏi việc tiêm vaccine sẽ áp dụng cho trường hợp của tôi thế nào?","Hiện nay, độ tuổi tiêm vaccine đươc quy định từ 18 tuổi trở lên, không có giới hạn tuổi trên. Do đó với tuổi của anh/chị vẫn có thể được tiêm vaccine nếu đáp ứng đủ các điều kiện khác. Nếu anh/chị có các bệnh lý nền như đã nêu nhưng được điều trị ổn định tối thiểu 3 tháng tính tới thời điểm tiêm chủng, sức khỏe ổn định thì bác vẫn có thể được chỉ định tiêm vaccine phòng Covid-19. Tuy nhiên, anh/chị nên tiêm ở bệnh viện hay các có sở có đủ năng lực cấp cứu ban đầu để đảm báo an toàn trong quá trình tiêm chủng.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p3 520,"Mất ngủ, ăn uống khó tiêu nguyên nhân là gì?","Mất ngủ kéo dài sẽ gây ra hậu quả mệt mỏi, kém tập trung. Về nguyên nhân, mất ngủ thường do thay đổi thói quen sinh hoạt, do căng thẳng, stress,... Tùy nguyên nhân khác nhau sẽ có cách xử lý khác nhau. Em gái bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Ngoài ra, về vấn đề khó tiêu và đau bụng, bệnh nhân nên khám thêm chuyên khoa Tiêu hóa. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/mat-ngu-uong-kho-tieu-nguyen-nhan-la-gi/ 521,Viêm dạ dày do HP tái lại nhiều lần có nguy hiểm cho trẻ nhỏ?,"khi bệnh nhân bị viêm dạ dày do HP thì cần phải tuân thủ phác đồ điều trị, kết hợp chế độ ăn uống thích hợp. Cũng như bệnh rất dễ tái phát lại ngay sau khi được điều trị. Vậy nên, sau 1 đợt điều trị, thì bạn nên cho bé tái khám để kiểm tra lại vi khuẩn HP.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/viem-da-day-do-hp-tai-lai-nhieu-lan-co-nguy-hiem-cho-tre-nho/ 522,"Tôi bị dị ứng với các loại tôm, cua, ghẹ thì có nên tiêm vaccine phòng Covid-19 hay không?","Tình trạng dị ứng với thức ăn như tôm, cua, ghẹ. . . nhìn chung nếu không phải nhập viện và điều trị với chẩn đoán là phản vệ độ II thì không phải là nhóm đối tượng chống chỉ định với tiêm vaccine Covid-19. Tuy nhiên, anh nên cẩn trọng cung cấp rõ các thông tin cụ thể về tình trạng của anh và nên thực hiện tiêm vaccine Covid-19 tại khối bệnh viện, nơi có đủ điều kiện cơ sở vật chất và khả năng cấp cứu ban đầu.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p116 523,"Tôi bị viêm da cơ địa tổ đỉa ở hai bàn chân, bị nhiều năm nay và có bôi nhiều thuốc kháng viêm có chứa corticoid. Đến nay tôi chưa dị ứng với bất kỳ loại thuốc hay thức ăn nào khác. Bác sĩ cho tôi hỏi tôi có thuộc đối tượng cần cẩn trọng khi tiêm vaccine Covid-19 hay không?","Với bệnh viêm da cơ địa tổ đỉa, anh/chị có thể được tiêm chủng vaccine Covid-19 ở các cơ sở tiêm chủng bình thường. Cũng giống những người tiêm chủng khác, sau khi tiêm, anh/chị cần phải theo dõi sức khỏe tại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 7 ngày, nếu có bất kỳ triệu chứng của phản vệ như tím tái, khó thở, đau quặn bụng, tiêu chảy, nôn/buồn nôn. . . Anh/chị cần thông báo cho nhân viên y tế hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p126 524,"Người cao tuổi trên 65 có thuộc diện ưu tiên tiêm vaccine ngừa covid-19 không ? Nếu khôg được tiêm, họ có thể tiêm vaccine ngừa covid-19 dịch vụ bên ngoài được không ?","Theo Nghị quyết 21 của Chính phủ, anh/chị thuộc nhóm đối tượng ưu tiên thứ 5. Hiện nay, do tình hình dịch căng thẳng cũng như việc cung ứng vaccine còn hạn chế nên các địa phương đang triển khai tiêm chủng ưu tiên cho nhóm tuyến đầu chống dịch, tiếp sau sẽ tới các nhóm ưu tiên khác. Anh/chị hãy liên hệ với chính quyền/cơ sở y tế của địa phương để biết lịch tiêm chủng cụ thể. Trong trường hợp các cơ sở dịch vụ có vaccine anh/chị hoàn toàn có thể được tiêm nếu tình trạng sức khỏe tốt/ổn định. Bác sĩ khám sáng lọc sẽ trực tiếp thăm khám và đánh giá sức khỏe của bác trước khi chỉ định vaccine Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p106 525,Bơm và kim tiêm vắc-xin phế cầu Synflorix 10 là bơm tự hủy hay tái sử dụng?,"Vắc-xin Synflorix là vắc-xin phế cầu cộng hợp 10 chủng, vắc-xin này mỗi hộp sẽ có sẵn 1 xi-lanh có chứa thuốc, liều lượng là 0. 5ml và dùng 1 lần duy nhất. Do vậy, sẽ không có khả năng dùng của bé trước tiêm tiếp cho bé sau được. Vì thế anh không cần quá lo lắng.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/bom-va-kim-tiem-vac-xin-phe-cau-synflorix-10-la-bom-tu-huy-hay-tai-su-dung/ 526,"Bé như người vô thức, hỏi gì cũng không biết là bị bệnh gì?","Theo mô tả của bạn, có thể bé đã mắc chứng động kinh cơn vắng ý thức, vì vậy bạn nên cho bé khám chuyên khoa Nhi để được tư vấn cụ thể về chứng động kinh trên. ",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/be-nhu-nguoi-vo-thuc-hoi-gi-cung-khong-biet-la-bi-benh-gi/ 527,Tôi đang để mang thai thì có thể tiêm vaccine Covid-19 được không?,"Việc đang mang thai khiến cho bà mẹ có nguy cơ mắc Covid-19 cao nếu phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2. Sau khi tiêm vaccine Covid-19, ngoài việc theo dõi các phản ứng của vaccine, cơ thể cần 2-3 tuần để đáp ứng với vaccine sinh được kháng thể miễn dịch. Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế phụ nữ đang mang thai cần hoãn tiêm trong đợt này. Do đó tùy theo kế hoạch dự định của chị, chị có thể chủ động cân nhắc lợi ích và nguy cơ. Nếu hoãn lại việc mang thai thì chị nên hoàn thành phác đồ tiêm chủng vaccine Covid-19 AstraZeneca gồm 2 mũi trước khi mang thai ít nhất một tháng.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p30 528,"Rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ cần phải làm gì?","Rối loạn lo âu, trầm cảm là một chứng bệnh thuộc chuyên khoa tâm thần. Vậy chồng của bạn đã được khám chuyên khoa và đang được sử dụng loại thuốc điều trị nào?Thời gian mắc bệnh đã lâu chưa?Cần xác định chính xác lại nguyên nhân cũng như tiền sử bệnh, sử dụng thuốc thì bác sĩ mới có thể đưa ra lời tư vấn điều trị phù hợp.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hoi-dap-roi-loan-lo-au-tram-cam-mat-ngu-can-phai-lam-gi/ 529,"Không giao tiếp, mất tập trung biểu hiện của bệnh gì?","Tình trạng con của bạn là biểu hiện của hội chứng tâm lý dễ mắc ở tuổi dậy thì như:Rối loạn cảm xúc: Những biến đổi tâm lý khiến các em nhạy cảm hơn, cảm xúc cũng dễ thay đổi hơn. Rối loạn cảm xúc xảy ra khi có tình trạng rối loạn tại não bộ, gây nên những bất ổn về tinh thần như chuyển từ cảm xúc hưng phấn sang cảm xúc ức chế một cách nhanh chóng hoặc ngược lại, thoắt buồn thoắt vui. Biểu hiện của rối loạn cảm xúc là chán ăn (dù đang đói), mất ngủ, gầy sút, hoạt động chậm chạp, mất tập trung, hay quên, vẻ mặt không tươi tắn,...Các em dễ bị sốc trước những lời chọc ghẹo của bạn bè, hay suy diễn đến những trạng thái tiêu cực,...Stress và trầm cảm: Ở độ tuổi nhạy cảm này thường dễ bị áp lực từ học tập, gia đình, bạn bè,... Thậm chí, cả những suy nghĩ tiêu cực về vóc dáng hay trình độ cá nhân, những mong muốn vượt quá khả năng bản thân và gia đình,... cũng dẫn đến stress. Khi rơi vào trạng thái stress, các em cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, lo âu, đau đầu, suy nghĩ luẩn quẩn, giấc ngủ không yên,... Chính vì vậy, kết quả học tập của các em thường giảm sút, sức khỏe cũng yếu hơn so với các bạn bình thường. Trầm cảm là rối loạn tâm thần dễ mắc phải ở lứa tuổi dậy thì do những thay đổi từ lượng hormon trong cơ thể, áp lực từ xung quanh, từ học hành, bố mẹ, thầy cô, bạn bè hay cả từ các chất kích thích với nhiều triệu chứng như hay buồn bã, không quan tâm tới mọi thứ xảy ra xung quanh và cả với bản thân, dễ mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, bi quan, sống thu mình, ngại giao tiếp với bạn bè và người thân,... Khi bị trầm cảm, các em thường tự cô lập mình với thế giới bên ngoài. Thậm chí, rất nhiều bạn chỉ quan tâm và sống trong thế giới “ảo”. Nguy hiểm hơn, stress và trầm cảm ở tuổi dậy thì còn có thể dẫn đến hành vi tự tử.Rối loạn tâm lý và hành vi: Ở lứa tuổi dở trẻ em, dở người lớn này, nhiều em tự nghĩ mình kém cỏi, tự ti và mất bình tĩnh. Tự ti dần dần khiến trẻ trở nên e dè, ngại tiếp xúc, không thích bộc lộ, nghi ngờ khả năng của bản thân,... Với sức khỏe, tự ti sẽ khiến các em dễ rơi vào trạng thái stress, mệt mỏi thường xuyên, thừa cân,... Đây chính là nền tảng đẩy các em rơi vào những hội chứng tâm lý khác như: trầm cảm, hoang tưởng,... Ở tuổi này, các em dễ bị tác động từ sách báo, phim ảnh bạo lực, các văn hóa phẩm đồi trụy và cả từ bạn bè xấu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến rối loạn hành vi và gây nên những hậu quả nghiêm trọng như gây thương tích cho người khác, chống người thi hành công vụ, trộm cắp, đua xe mạo hiểm,...Các rối loạn tâm lý, hành vi, rối loạn tâm thần tuổi dậy thì tuy dễ gặp nhưng cũng có thể điều trị khỏi được nếu bệnh của các em được chẩn đoán sớm và điều trị sớm bởi các bác sĩ chuyên khoa Tâm lý, Tâm thần. Về phía các bậc cha mẹ, khi thấy con em mình có những biểu hiện tâm lý không bình thường thì không nên giấu giếm, mặc cảm về những rối loạn hành vi, rối loạn tâm thần của con cái mà nên đưa các em đến bác sĩ chuyên khoa Tâm lý, Tâm thần càng sớm càng tốt.Đây là lúc các em rất cần sự chăm sóc, hướng dẫn của người thân trong gia đình cũng như của các thầy thuốc. Chính sự chăm sóc và điều trị sớm sẽ giúp các em nhanh chóng thoát khỏi những rối loạn hành vi, rối loạn tâm thần. Cha mẹ nên là người bạn thân nhất của con. Khuyến khích con tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tránh tiếp xúc với các loại phim ảnh, các trò chơi bạo lực hay văn hóa phẩm đồi trụy,... Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nếu thấy diễn biến tâm lý của con ngày càng theo chiều hướng tiêu cực hơn, cần đưa con đi gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm lý ngay để có hướng điều trị kịp thời.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/khong-giao-tiep-mat-tap-trung-bieu-hien-cua-benh-gi/ 530,Mang thai 2 tháng có nhổ răng số 7 được không?,"Có chống chỉ định tương đối khi nhổ răng ở 03 tháng đầu của thai kỳ bạn nhé. Việc đau nhiều và mất ngủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn và em bé. Bạn nên đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt ngay để có chẩn đoán chính xác, từ đó sẽ xác định được cách điều trị cụ thể hơn ngoài việc nhổ răng.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/mang-thai-2-thang-co-nho-rang-so-7-duoc-khong/ 531,"Hiện nay tình hình nhiễm virus gây bệnh Covid-19 ở TP HCM rất phức tạp và nguy hiểm, F0 âm thầm (không triệu chứng) và khó kiểm soát. Xin hỏi nếu những người đang là F0 (không triệu chứng hay chưa có triệu chứng) mà đi tiêm ngừa vaccine thì sẽ gây ra hậu quả gì? Vì hiện nay chưa có việc tầm soát bệnh trước khi tiêm ngừa vaccine Covid-19. Theo tôi biết, nếu thực hiện như vậy trên gia súc thì sẽ gây hậu quả lớn.","Hiện nay, chưa có quy định phải xét nghiệm Covid-19 trước khi tiêm chủng vaccine. Tiêm vaccine khi cơ thể đã nhiễm virus SARS-CoV-2 mà không có triệu chứng sẽ làm vaccine Covid-19 chưa có tác dụng, chứ không làm các biểu hiện bệnh nặng lên. Do vậy, khi tới ngày tiêm cơ thể anh khỏe mạnh bình thường và không có yếu tố dịch tễ trước đó, anh có thể hoàn toàn yên tâm tiêm chủng.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p93 532,"Tôi sinh năm 1984, bị viêm gan B mãn tính đang điều trị thuốc kháng virus được 4 năm. Giờ tôi tiêm vaccine phòng Covid-19 có được không và nên tiêm loại vaccine nào cho an toàn?","Trường hợp bệnh lý của anh hiện tại ổn định, duy trì thuốc hàng ngày, không thay đổi phác đồ điều trị, không phải nhập viện điều trị đợt cấp, không có biểu hiện nào khác thì có thể tiêm chủng. Vaccine Covid-19 nào tiêm về cũng có thể có những phản ứng sau tiêm tùy thuộc vào từng cơ địa nên với tình hình dịch hiện tại hết sức phức tạp, có vaccine nào thì anh nên tiêm vaccine đấy để được phòng bệnh sớm.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p11 533,Có nên cắt da bao quy đầu khi quan hệ bị chảy máu không?,"Bao quy đầu dài cần phải phẫu thuật cắt da quy đầu trong các trường hợp sau: viêm bao quy đầu tái phát, thắt nghẹt bao quy đầu, da quy đầu đau hay rách do chấn thương khi giao hợp. Do đó, đối với trường hợp của bạn, bác sĩ khuyên bạn nên cắt da quy đầu.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/co-nen-cat-da-bao-quy-dau-khi-quan-he-bi-chay-mau-khong/ 534,"Tôi đang cho bé bú, bé nhà tôi 16 tháng tuổi. Tôi bị trào ngược dạ dày, bị nhân giáp thùy trái khoảng 7 mm, nang tuyến vú. Ngoài ra, tôi còn có đờm xanh ở cổ dù không có ho (từ hồi có bầu tôi bị viêm họng không có uống thuốc nên sinh đờm). Tôi có điều trị một lần mà đến nay vẫn còn đờm. Tôi xin hỏi tôi có chích ngừa vaccine Covid-19 được không?","Hiện tại, chị đang có những triệu chứng, bệnh lý liên quan đến cơ quan tiêu hóa, tuyến giáp, tuyến vú, có dấu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và đặc biệt là đang cho con bú, theo QĐ 2995/BYT ngày 18/06/2021, chị thuộc nhóm đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng vaccine Covid-19. Ngoài ra, chị nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị ổn định sớm.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p90 535,"Tôi nam giới, 49 tuổi bị tiểu đường điều trị 9 năm, sức khỏe bình thường. Tôi muốn sinh con có được không?","Ở nam giới, số lượng và chất lượng tinh trùng giảm theo độ tuổi, nhưng thời gian và khả năng sinh sản thường kéo dài khá lâu. Các bệnh lý nền ví dụ như tiểu đường, tim mạch cũng có thể liên quan đến việc suy giảm chất lượng tinh trùng nếu không được kiểm soát tốt. Mặt khác, các yếu tố về lối sống như hút thuốc, tình trạng thừa cân béo phì, chế độ ăn và chế độ luyện tập cũng đã được chứng minh rằng có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tinh trùng cũng như sức khỏe của người đàn ông. Ngoài ra, khả năng sinh con phụ thuộc vào cả hai vợ chồng.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p31 536,"Thường xuyên chóng mặt, hoa mắt nên điều trị thế nào?","Vì anh sinh năm 1954 nên bố anh chắc cũng trên 80 tuổi. Đây là người lớn tuổi, tuổi này hay mắc các bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, mỡ máu, . . . Vì thế, anh nên đưa bố đến các trung tâm, bệnh viện có chuyên khoa Tim mạch tại bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được khám điều trị đúng. Còn về bài viết chóng mặt hoa mắt như anh thấy nguyên nhân rất nhiều, nên việc tìm ra nguyên nhân để điều trị gặp nhiều khó khăn.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/thuong-xuyen-chong-mat-hoa-mat-nen-dieu-tri-the-nao/ 537,Bị trĩ khi mang thai chữa trị thế nào?,Em nên đi khám để phát hiện mức độ của bệnh trĩ để có hướng điều trị phù hợp. Nếu trĩ độ nặng thì có thể phải phẫu thuật em nhé.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/bi-tri-khi-mang-thai-chua-tri-nao/ 538,"Nổi ban đỏ, tím ở chân lan lên đùi là dấu hiệu bệnh gì?","Dấu hiệu ban đỏ tím xuất hiện dạng mạch máu ở chân, tăng về mùa đông có thể là triệu chứng của hội chứng Raynaud hoặc viêm mạch. Tuy nhiên, các triệu chứng mà bạn mô tả không rõ ràng và đặc hiệu cho bệnh cụ thể nào, vì vậy việc nhận định tổn thương da do nguyên nhân gì và lựa chọn phương pháp điều trị cần được dựa trên đánh giá của bác sỹ chuyên môn Dị ứng miễn dịch.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/noi-ban-do-tim-o-chan-lan-len-dui-la-dau-hieu-benh-gi/ 539,Bệnh nhân đang phục hồi xuất huyết não bị tê chân tay và ho về đêm có sao không?,"Bệnh nhân đang bị xuất huyết não giai đoạn hồi phục nên phải được theo dõi sức khỏe thường xuyên (kiểm tra huyết áp, khám chuyên khoa thần kinh định kỳ...) và được chăm sóc kĩ, có chế độ ăn hợp lý. Ngoài ra, bệnh nhân không nên hút thuốc lá vì thuốc lá gây tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp... có thể làm xuất huyết não tái phát và các bệnh lý khác đi kèm.Bệnh nhân bị tê chân tay có thể là dấu hiệu của di chứng tổn thương thần kinh cũ hoặc mới. Bạn nên đưa bệnh nhân đến khám chuyên khoa nội thần kinh để được tư vấn theo dõi điều trị. Tùy theo tình trạng bệnh và yếu tố cần đánh giá, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định chụp CT hoặc MRI sọ não.Triệu chứng ho về đêm ít liên quan đến nguyên nhân thần kinh. Bệnh nhân nên được khám chuyên khoa Nội hô hấp để phát hiện thêm các bệnh lý đi kèm. Bên cạnh đó, co giật có thể là một trong những di chứng của xuất huyết não, không liên quan đến chụp CT sọ não.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/benh-nhan-dang-phuc-hoi-xuat-huyet-nao-bi-te-chan-tay-va-ho-ve-dem-co-sao-khong/ 540,"Em đang cho con bú, có thể tiêm vaccine Covid-19 được không? Nếu tiêm về em có cần cho bé ngưng bú không? Do em từng đọc thông tin cho con bú thì trì hoãn, nhưng do tính chất công việc nên em muốn được tiêm để đảm bảo an toàn cho mình và gia đình. Xin bác sĩ cho em ý kiến.","Theo quy định của Bộ Y tế cần hoãn tiêm vaccine Covid-19 cho phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên, tôi không biết hiện tại con của bạn được bao nhiêu tháng tuổi. Nếu con của bạn <12 tháng, bạn nên ưu tiên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, hoãn tiêm vaccine Covid-19 trong đợt này. Nếu con bạn đã lớn, bạn cân nhắc giữa lợi ích cho con bú và phòng bệnh bằng vaccine Covid-19 để có thể tự quyết định tiêm hay không.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p119 541,Có những phương pháp nào ngăn ngừa tăng độ cận?,"Có nhiều phương pháp giúp hạn chế tăng độ cận. như: Đeo kính đúng số đoĐiều tiết chế độ nghỉ ngơi, làm việc: Sau mỗi 45 phút làm việc với máy tính cần cho mắt nghỉ ngơi 5 phútChế độ dinh dưỡng tốtKhi ra ngoài trời nên đeo kính mát. Thường xuyên đi khám mắt định kỳ 6 tháng/lần",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/co-nhung-phuong-phap-nao-ngan-ngua-tang-do-can/ 542,"Em dự định làm IVF tại Tâm Anh, trước khi thực hiện phương pháp này thì vợ chồng em cần chuẩn bị gì để đạt được kết quả tốt nhất? Trước đó chúng em có thực hiện IUI nhưng thất bại.","Trước khi thực hiện IVF, các bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định những xét nghiệm cần thiết đánh giá chức năng sinh sản của hai vợ chồng và tư vấn lộ trình thăm khám cụ thể. Về chuẩn bị trước thăm khám IVF, hai vợ chồng nên có thói quen sinh hoạt điều độ, ăn uống đầy đủ các thành phần dinh dưỡng bổ sung thêm các vitamin E, C. . , tránh sử dụng rượu bia, các chất kích thích. Người vợ có thể sử dụng thêm viatmin tổng hợp hay vitamin E (tuy nhiên đây không phải là thuốc và cũng không bắt buộc phải sử dụng).",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p21 543,"Con gái tôi 7 tuổi bị bệnh hen phế quản, phát hiện bệnh cách đây 3 năm. Con tôi thể trạng tốt, cân nặng 3 9kg. Với bệnh lý như vậy, con tôi tiêm vaccine phòng Covid-19 có được không?","Hiện nay, tại Việt Nam đã có khá nhiều loại vaccine Covid-19 được triển khai tiêm chủng cho người dân, nhưng chưa có loại vaccine nào được chỉ định cho trẻ dưới 12 tuổi. Vì vậy, con gái của anh/chị vẫn chưa thể tiêm chủng trong giai đoạn này. Anh/chị hãy hướng dẫn bé tuân thủ các biện pháp phòng dịch theo thông điệp 5K của Chính phủ nhé.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p85 544,"Tôi là nữ, 43 tuổi, bị ngoại tâm thu thất, nhịp tim nhanh, suy tĩnh mạch ngoại biên chi dưới, gần đây hay nổi mề đay. Tôi đang uống thuốc điều trị loạn nhịp tim, hạ men gan, suy tĩnh mạch do bệnh viện kê đơn.Vậy nếu tôi tiêm vaccine Covid-19 có rủi ro gì không, có cần phải trì hoãn tiêm không? Nếu tiêm thì nên tiêm ở đâu để có đủ thiết bị và y bác sĩ đề phòng lúc cần cấp cứu?","Bạn có bệnh nền về tim mạch, đang điều trị, chưa ổn định nên hiện tại bạn nên hoãn tiêm vaccine Covid-19. Bạn nên điều trị cho bệnh ổn định rồi mới quyết định tiêm vaccine Covid-19. Nếu tiêm bạn nên tiêm tại khối bệnh viện hoặc các cơ sở y tế - nơi có đầy đủ phương tiện cấp cứu theo quy định của Bộ Y tế.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p120 545,Sau tiểu phẫu cắt bỏ sẹo lồi cần lưu ý gì?,"Sau phẫu thuật sửa sẹo nói chung, cần chú ý:Giữ sạch vết mổ tránh nhiễm trùng.Thay băng theo chỉ định của bác sĩ.Tránh ánh nắng trực tiếp làm thay đổi sắc tố da dẫn tới sẹo thâm.Bạn có thể dùng kem sẹo Stratamed ngay ở giai đoạn sau mổ khi chưa cắt chỉ: Giúp làm ẩm, dinh dưỡng tại chỗ, hạn chế sức căng lên sẹo, tạo màng ngăn chống nhiễm trùng.Vì nguy cơ tái phát sẹo rất cao nên bạn phải thăm khám bác sĩ sớm để phát hiện dấu hiệu của lồi sẹo lại: Tăng sinh mạch, đỏ sẹo, lồi sẹo,... để xử lý sớm.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/sau-tieu-phau-cat-bo-seo-loi-can-luu-y-gi/ 546,Phương pháp điều trị dứt điểm viêm tai xương chũm?,"Những trường hợp viêm tai xương chũm phẫu thuật nhiều lần như bạn thông thường là phức tạp. Bạn nên tái khám lại trực tiếp tại chuyên khoa tai - mũi - họng để tìm hiểu lý do chảy mủ và có hướng điều trị thích hợp nhé. Các phương pháp phẫu thuật tai xương chũmPhẫu thuật mở khoét chũm đơn thuầnMục đích: Dẫn lưu ổ mủ của xương chũm bằng cách mở hang chũm cùng các xoang chũm và đảm bảo nạo lấy hết các bệnh tích. Chỉ định: viêm xương chũm cấp tính, viêm xương chũm bán cấp, viêm tai xương chũm ở trẻ em không đáp ứng điều trị nội. Phẫu thuật khoét rỗng đá chũm bán phầnMục đích: Mở hang chũm, xoang chũm ở tầng trên tai giữa, ống thông hang, để trực tiếp kiểm traChỉ định: mở đầu cho một phẫu thuật vá màng tai đi kế tiếp theo phẫu thuật khoét đá chũm bán phần, trường hợp cholesteatoma đã lan từ tầng trên tai giữa vào hang chũm. Phẫu thuật khoét rỗng đá chũm toàn phầnMục đích: San bằng hang chũm, xoang chũm tầng trên tai giữa, ống thông hang, bỏ xương búa, xương đe, tác dụng để giải quyết các viêm mủ mạn tính tầng trên tai giữa, viêm mủ xoang chũm tầng trên tai giữa kèm có viêm các xương con. Chỉ định: viêm tai xương chũm mạn tính với bệnh tích nhiều và lan rộng. Các kiểu phẫu thuật viêm tai - xương chũm trong một số thể lâm sàng",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/phuong-phap-dieu-tri-dut-diem-viem-tai-xuong-chum/ 547,"năm 2018 và năm 2019 tôi đến bệnh viện tiêm ngừa cảm cúm. Năm 2020 vừa rồi, tôi đến để xin tiêm tiếp nhưng lần này bệnh viện báo đã hết thuốc nên hẹn tôi hôm khác nhưng đến nay tôi vẫn chưa quay lại để tiêm ngừa cảm cúm. Ngày 19/6 rồi tôi đã tiêm vaccine Covid-19 mũi 1, như vậy thì sau bao lâu tôi mới tiêm vaccine cảm cúm được.","Khoảng cách giữa vaccine Covid-19 với các loại vaccine khác là 14 ngày. Vì vậy, anh sẽ được tiêm vaccine Covid-19 sau mũi vaccine cúm 14 ngày.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p125 548,Nghẹt mũi 1 bên kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?," Hiện tượng nghẹt mũi 1 bên thông thường do viêm mũi vận mạch. Bạn đã dùng Otrivin thấy cải thiện ngay, tuy nhiên Otrivin chỉ được dùng ngắn ngày (5 ngày). Nếu lạm dụng thuốc sẽ gây viêm mũi. Bạn nên xịt rửa mũi nước muối thường xuyên, nhất là trước khi đi ngủ bằng các dung dịch nước muối rửa mũi như Xisat, Humer,... Nếu sau một thời gian bệnh không cải thiện, bạn nên đăng ký khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn điều trị chi tiết.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nghet-mui-1-ben-keo-dai-la-dau-hieu-cua-benh-gi/ 549,Giãn phế nang và giãn phế quản là 2 bệnh khác nhau phải không?,"Giãn phế quản và giãn phế nang là cùng 1 bệnh. Giãn phế quản là bệnh giãn thường xuyên không hồi phục của một hay nhiều phế quản từ cấp 3 đến cấp 8 kèm theo phá hủy cấu trúc thành phế quản. Các phế quản giãn thành ổ không hồi phục, thường kèm theo nhiễm khuẩn mạn tính và kết hợp với những bệnh khác. Giãn phế quản không lây nhiễm. Nên bạn không nên quá lo lắng nhé. Bạn nên đến khám để được chẩn đoán và điều trị. Điều trị có thể giúp bệnh giãn phế quản không trở nên tồi tệ hơn, ngăn chặn vòng luẩn quẩn của việc nhiễm trùng lặp đi lặp lại.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/gian-phe-nang-va-gian-phe-quan-la-2-benh-khac-nhau-phai-khong/ 550,Nên làm gì khi ướt vết mổ nội soi ung thư 1/3 thực quản?,"Giống như các loại phẫu thuật khác, quá trình thực hiện phẫu thuật nội soi thực quản cũng có những rủi ro, tai biến nhất định, chẳng hạn như: Thủng thực quản. Rách phế quản. Mạch máu lớn bị tổn thương. Chảy máu sau phẫu thuật. Suy hô hấp. Rò miệng nối, dò dưỡng chấp. Nếu có biến chứng như trên tốt nhất bạn nên thông báo ngay cho bác sĩ điều trị, đồng thời lựa chọn những cơ sở y tế gần và uy tín để kịp thời cấp cứu và xử lý. Còn đối với trường hợp của bác, bạn trước hết cần thay băng khi bị ướt và nên khám lại bác sĩ phẫu thuật để được tư vấn cụ thể hơn.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nen-lam-gi-khi-uot-vet-mo-noi-soi-ung-thu-13-thuc-quan/ 551,Xuất hiện máu đông khi nhổ răng khôn khi nào sẽ hết?,"Thường thì sau nhổ răng 3-5, tình trạng xuất hiện máu đông khi nhổ răng khôn sẽ tan dần và mất đi. Vì thế em không nên quá lo lắng.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/-xuat-hien-mau-dong-khi-nho-rang-khon-khi-nao-se-het/ 552,Những bệnh cụ thể nào sẽ không được tiêm vaccine Covid-19? Có một quy định nào hay không thưa bác sĩ?,"Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, mới đây nhất là quyết định 2995, Bộ Y tế đã quy định rất là rõ những người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên thì chống chỉ định tiêm, đồng thời chống chỉ định theo những quy định của nhà sản xuất. Chúng ta biết, không chỉ vaccine Covid-19 mà tất cả các vaccine khác, nếu bạn có dị ứng với thành phần của vaccine, phản ứng phản vệ thì chống chỉ định. Ngoài ra, chúng ta có những quy định về vấn đề hoãn tiêm, những trường hợp nào cần hoãn tiêm, những trường hợp nào cần thận trọng ví dụ như phụ nữ đang có thai, phụ nữ đang cho con bú, mắc bệnh nền mãn tính, bệnh nền chưa kiểm soát được, người ung thư giai đoạn cuối, người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, người đang điều trị hóa trị, xã trị. Cần hoãn tiêm với những người mắc Covid-19 vòng 6 tháng. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng hướng dẫn những người đang bệnh cấp tính/mãn tính triển cũng hoãn tiêm. Còn những trường hợp thận trọng là người có tiền sử dị ứng mà không phản vệ độ 2, các bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm chủng sẽ đánh giá lại xem các tác nhân gây dị ứng đó, các tình trạng dị ứng như thế nào để có quyết định chính xác nhất, thận trọng có thể tiêm tại những cơ sở ngoài bệnh viện hoặc tại bệnh viện.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p133 553,Ù tai kéo dài có nguy hiểm không?,"Ù tai là khi xuất hiện tiếng ồn hoặc tiếng kêu trong tai. Ù tai phải nhiều tuần là một dấu hiệu bất thường cần phải khám kiểm tra kỹ. Có rất nhiều bệnh lý từ viêm tai ngoài, tai giữa hoặc thần kinh (từ tai trong) đều có thể gây nên bệnh lý ù tai. Ù tai không gây nguy hại tới người bệnh, tuy nhiên, nó gây ra cảm giác khó chịu, tâm trạng lo lắng, mất ngủ, suy nhược cơ thể,... Bạn nên đến khám tại phòng khám Tai mũi họng để khám kiểm tra và điều trị hiệu quả.Có một vài cách sau để phòng tránh ù tai:Gạc bông có thể khiến ráy tai cọ xát vào màng nhĩ, gây ù tai vì vậy không nên sử dụng miếng gạc bông để làm sạch lỗ taiKhi ở trong môi trường có tiếng ồn lớn, bạn cần mang đồ bảo vệ tai để làm giảm âm lượng tiếng ồn.Khi sử dụng tai nghe, không nên bật quá to hoặc nghe trong thời gian quá dài.Không nên sử dụng chất kích thích như rượu, thuốc lá, tránh tiếp xúc thụ động với khói thuốc. Các chất kích thích làm giảm lưu thông máu đến cấu trúc tai cũng là nguyên nhân gây ù tai.Các tiếng ồn trong sinh hoạt hàng ngày như tiếng máy sấy, máy cắt cỏ cũng gây nên chứng ù tai vì vậy nên mang theo nút bịt tai khi làm các công việc này.Tỷ lệ những người béo phì mắc chứng ù tai thường cao hơn so với người bình thường. Những người béo phì dễ mắc bệnh huyết áp cao, khiến tai dễ nhạy cảm hơn với tiếng ồn. Cần duy trì chế độ luyện tập thể dục thường xuyên, duy trì trọng lượng cơ thể để làm tăng lưu thông máu đến các cấu trúc tai và giúp phòng tránh được bệnh ù tai.Giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/u-tai-keo-dai-co-nguy-hiem-khong/ 554,"Phù toàn thân kèm đau thắt lưng, có protein trong nước tiểu là dấu hiệu của bệnh lý gì?","Theo thông tin mà bạn cung cấp, bạn bị phù toàn thân kèm đau thắt lưng, có protein trong nước tiểu, rất có thể đây là những dấu hiệu bệnh lý ở thận (viêm cầu thận, hội chứng thận hư, sỏi thận...). Tuy nhiên, dấu hiệu phù nếu không rõ thì khó có thể kết luận. Ngoài ra, dấu hiệu đau lưng có thể đến từ bệnh lý thực thể hoặc chỉ là đau do tập luyện, vận động. Do đó, để có kết luận chính xác về nguyên nhân toàn thân bị phù thì bạn nên đến khám chuyên khoa Thận tiết niệu trong thời gian sớm tại cơ sở Y tế uy tín hoặc một trong các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/phu-toan-than-kem-dau-that-lung-co-protein-trong-nuoc-tieu-la-dau-hieu-cua-benh-ly-gi/ 555,"Tôi bị ung thư tuyến giáp dạng nhú biến thể nang trên nền viêm tuyến giáp HASHIMOTO, đã cắt bỏ tuyến giáp 2 bên, điều trị phóng xạ iod 131 đến nay được 6 năm, hiện đang uống thuốc tuyến giáp ngày 1 viên. Bác sĩ vui lòng cho biết tôi có thể tiêm vaccine Covid-19 được không? Cám ơn bác sĩ.Chồng tôi bị lao phổi đã điều trị ổn định đến nay 10 năm. Trường hợp có tiêm vaccine Covid-19 được không bác sĩ?","Theo như thông tin chị cung cấp, bệnh ung thư tuyến giáp của chị đã ổn định và bệnh lao phổi của chồng chị đã khỏi. Anh và chị vẫn có thể được tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 nếu không có chống chỉ định nào khác. Khi đi khám, anh chị hãy mang theo các hồ sơ của bệnh và thông tin cho bác sĩ, ngoài việc xem xét tiền sử bệnh của anh chị, bác sĩ sẽ khám toàn trạng và đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại để có thể tư vấn và chỉ định tiêm chủng thích hợp. Sau tiêm chủng, anh chị hãy tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về theo dõi các phản ứng sau tiêm nhé.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p77 556,Trẻ bị rụng hết toàn bộ lông và tóc là dấu hiệu của bệnh gì?,"Lông và tóc là bộ phận phụ thuộc da. Rất nhiều bệnh lý khác nhau có biểu hiện rụng lông (rối loạn nội tiết, suy dinh dưỡng vi lượng, thiếu máu, giang mai, bệnh tự miễn, nhiễm độc, bệnh lý di truyền,...). Việc chẩn đoán chính xác nhiều khi cũng không dễ dàng. Tuy nhiên lông tóc là tấm gương phản ánh sức khỏe. Bạn cần đưa cháu thăm khám kỹ thậm chí hội chẩn liên chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị các bệnh lý có thể mắc phải kèm theo. Việc phục hồi tóc trên thế giới cũng chưa có nhiều giải pháp đáng kể, một mái tóc giả có thể là giải pháp đơn giản.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tre-bi-rung-het-toan-bo-long-va-toc-la-dau-hieu-cua-benh-gi/ 557,Có thể tiêm thêm thuốc gây tê khi khâu tầng sinh môn không?,"Tại tất cả các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec, trong trường hợp bạn mua gói thai sản thì bạn sẽ được gây tê ngoài màng cứng khi chuyển dạ. Thuốc gây tê ngoài màng cứng còn có tác dụng giảm đau trong và sau cắt khâu hồi phục tầng sinh môn. Sau khi sinh, bạn được gây tê thần kinh thẹn giảm đau sau khi cắt khâu tầng sinh môn bạn nhé. Mọi chi phí dịch vụ nằm trong gói thai sản. Nếu bạn sử dụng dịch vụ lẻ sẽ được nhân viên tư vấn từng dịch vụ cụ thể.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hoi-dap-co-tiem-them-thuoc-gay-te-khi-khau-tang-sinh-mon-khong/ 558,Phương pháp điều trị bệnh hen?,"Bệnh hen phế quản là bệnh mãn tính, chữa lành nhưng không chữa khỏi, bệnh có thể kiểm soát được. Hiện tại với các triệu chứng em mô tả đang ở mức độ nhẹ, em nên đăng ký khám với Bác sĩ chuyên khoa hô hấp (trực tiếp/ trực tuyến) để được tư vấn chuyên sâu, theo dõi và quản lý bệnh cho em để em có cuộc sống bình thường. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/phuong-phap-dieu-tri-benh-hen/ 559,Làm thế nào để chữa được chứng ù tai?,Ù tai hiện có nhiều nguyên nhân gây nên.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/lam-the-nao-de-chua-duoc-chung-u-tai/ 560,"Đau nửa đầu thường xuyên, kéo dài thì phải làm sao?","Dựa trên thông tin mô tả, có vẻ như bạn không phải bị hội chứng đau nửa đầu. Bác sĩ cho rằng, có thể bạn bị rối loạn lo âu, trầm cảm và rối loạn giấc ngủ.Bạn đang bị mất phương hướng với bệnh tật và lo âu quá mức. Bệnh này liên quan đến tâm lý nên bạn kết quả kiểm tra não bộ của bạn bình thường. Đây là một điều rất tốt, chứng tỏ não của bạn không bị tổn thương. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần chú ý:Bạn nên bình tĩnh với bệnh tật của mình, nếu bạn quá lo sợ bệnh thì triệu chứng sẽ nặng thêm lên rất nhiều. Bạn nên đi khám bác sĩ tâm lý.Điều chỉnh giấc ngủ bằng cách ngủ đúng giờ. Ở giai đoạn điều trị đầu tiên, bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn thuốc an dịu thần kinh. Nếu ngủ đủ giấc, tình trạng bệnh của ngày hôm sau sẽ được cải thiện.Bạn nên tập thể dục, sống tích cực, chọn mục tiêu sống tốt, tham gia sinh hoạt cộng đồng, trợ giúp người khác, hạn chế dùng máy tính, điện thoại để tránh mệt mỏi và tránh đau cơ vai gáy.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-nua-dau-thuong-xuyen-keo-dai-thi-phai-lam-sao/ 561,"Chồng tôi bị viêm gan B và đang uống thuốc kháng virus, vậy tiêm vaccine Covid-19 có vấn đề gì không?","Theo thông tin mà chị cung cấp, chúng tôi chưa rõ tình trạng bệnh viêm gan B của chồng chị đã được kiểm soát chưa, tải lượng virus và men gan như thế nào, nếu bệnh viêm gan B của chồng chị đã được điều trị ổn định, các chỉ số xét nghiệm đều trong ngưỡng cho phép thì chồng chị có thể được tiêm chủng vaccine Covid-19, nếu không có chống chỉ định nào khác. Bác sĩ sẽ trực tiếp khám để đánh giá tình trạng sức khỏe của chồng chị trước khi chỉ định tiêm ngừa.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p62 562,"17 ngày sau khi tiêm liều một vaccine AstraZeneca tôi bị đau buốt từ mông đến đùi trước và đùi sau, đặc biệt đau khi ngồi lâu hoặc đang từ nằm chuyển sang đi. Tôi uống thuốc thì thấy giảm đau. Bị đau có phải do phản ứng của vaccine? một ngày sau tiêm tôi chỉ bị hơi ớn lạnh + hơi đau lưng.","Giống như với tất cả các loại vaccine khác, vaccine Covid-19 có thể gây ra các phản ứng phụ, mặc dù không phải ai cũng gặp phải. Trong các nghiên cứu lâm sàng, hầu hết các tác dụng phụ không mong muốn của vaccine Covid-19 đều ở mức độ từ nhẹ đến trung bình và đều được giải quyết trong vòng vài ngày. Trường hợp bạn đang gặp phải là triệu chứng đau buốt vùng đùi, cẳng chân xuất hiện muộn sau tiêm chủng, mặc dù ít gặp nhưng có thể là một trong số những phản ứng không mong muốn sau tiêm. Bạn cần theo dõi triệu chứng này trong vòng 2-3 ngày, nếu tình trạng không cải thiện hoặc có xu hướng đau tăng lên, phù. . . thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra thêm.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p9 563,Cách sử dụng các loại kem trị mụn cho mặt?,"Bạn đang điều trị mụn bằng thuốc uống Isotretinoin và bôi Derma IDL plus. Trường hợp mụn giảm và không có chống chỉ định với Isotretinoin, bạn có thể tiếp tục điều trị theo đơn bác sĩ đã kê. Trường hợp mụn không giảm bạn có thể bôi các thuốc trị mụn chứa Adapalene hoặc tretinoin, . . . Tuy nhiên, khi bôi các thuốc này, bạn nên bôi thật mỏng vào vùng mụn, ban đầu có thể bôi thưa (cách tối), trường hợp không đỏ rát bạn bôi 1 lần/ngày vào buổi tối.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/cach-su-dung-cac-loai-kem-tri-mun-cho-mat/ 564,"Tử cung nhi hóa thì có cơ hội mang thai không? Em kinh nguyệt không đều, có khi phải 2-3 tháng mới tới tháng một lần. Vì chủ quan nên em chưa từng đi khám, đến khi lập gia đình 8 tháng không có em bé đi khám thì mới biết mình bị mắc bệnh. Vậy tử cung nhi hóa có điều trị được không, em có thể mang bầu và sinh con không?","Tử cung nhi hóa có hai loại. Thứ nhất. tử cung nhi hóa là những bất thường về buồng tử cung, thứ hai là bất thường về kích thước của tử cung. Khi buồng tử cung bất thường, có thể do tử cung bị dị dạng, tử cung đôi, tử cung có vách ngăn hay trong những trường hợp tử cung bị dị dạng do trước đây dùng những thuốc nội tiết, lâu ngày làm cho buồng tử cung hẹp lại, gọi là buồng tử cung hình T. Lúc đấy, buồng tử cung rất hẹp nên khả năng mang thai khó hoặc mang thai xong sẽ bị sẩy thai. Phụ nữ đã bị sẩy thai, nạo thai làm dính buồng tử cung cũng khiến buồng tử cung rất hẹp. Sau khi phát hiện ra những trường hợp như thế, bác sĩ phẫu thuật buồng tử cung, làm thế nào để cho buồng tử cung rộng ra. Khi buồng tử cung rộng ra, bạn có thể mang thai một cách dễ dàng. Trong những trường hợp tử cung đôi, bác sĩ sẽ làm để sao ghép hai buồng tử cung lại để làm buồng tử cung rộng ra hoặc cắt những vách ngăn của buồng tử cung giúp mang thai dễ dàng. Trường hợp thứ hai, có thể nói tử cung nhi tính, những trường hợp bất thường về nội tiết. Ví dụ, nội tiết của bạn là một người phụ nữ, nhưng do suy buồng trứng chẳng hạn, gọi là hội chứng suy buồng trứng sớm. Trong trường hợp đấy, bạn phải đến thăm khám thầy thuốc, các bác sĩ sẽ cho bạn thuốc điều trị về nội tiết, làm sao để buồng tử cung to ra. Tuy nhiên trong những trường hợp suy buồng trứng sớm, việc mang thai tự nhiên sẽ khó, nang trứng không còn nữa, đôi khi bạn có thể phải xin noãn của người khác để mang thai. Còn lại các trường hợp tử cung nhi tính mà bạn chỉ có giảm nồng độ estrogen trong máu. Nếu các xét nghiệm nội tiết khác bình thường, bác sĩ có thể hỗ trợ thêm nội tiết, tăng cường estrogen cho bạn, làm cho tử cung to lên, kích thước niêm mạc tử cung dày lên để có thể dễ dàng mang thai.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p19 565,"tôi bị dị ứng rất nhiều loại thuốc giảm đau, hạ sốt hoặc các loại thuốc giảm đau/ kháng viêm, ngoài ra tôi còn bị bệnh tim, thỉnh thoảng lên cơn nhịp nhanh trên thất. Xin hỏi như vậy tôi có nên tiêm vaccine Covid-19 không ? Nếu được thì tư vấn và khám sàng lọc ở đâu ạ.","Nếu chị không có tiền sử dị ứng nặng (phản vệ độ II trở lên) thì chị không thuộc đối tượng chống chỉ định tiêm chủng vaccine Covid-19. Tuy nhiên, với tiền sử dị ứng với nhiều loại thuốc và bệnh lý tim mạch, chị cần được bác sĩ khám sàng lọc kỹ ở trong bệnh viện hoặc ở cơ sở y tế đủ năng lực cấp cứu ban đầu. Trước khi tiêm chủng, bệnh lý tim mạch của chị cần phải được điều trị ổn định. Bác sĩ sẽ khám sức khỏe của chị trước khi tiêm chủng.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p66 566,"Tôi năm nay 47 tuổi mắc bệnh viêm gan B, gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ có tiêm được vaccine Covid-19 không thưa bác sĩ?","Các bệnh lý của anh/chị không được xếp vào trường hợp chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19 của Astrazeneca. Tại thời điểm tiêm chủng, bác sĩ sẽ khám sàng lọc cũng như đánh giá tình trạng sức khoẻ của anh/chị để có cơ sở chỉ định tiêm chủng. Anh/chị nên khai báo với bác sĩ tiền sử bệnh lý, các dị ứng, mẫn cảm nếu có để được chỉ định tiêm chủng vaccine chính xác.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p125 567,"Tôi có bệnh van hai lá hẹp nhẹ, hở nhẹ thì tôi có thể tiêm vaccine Covid-19 được không?",Theo như các bệnh lý mà anh/chị mô tả thì hoàn toàn có thể tiêm được vaccine Covid-19. Song để các bác sĩ khám sàng lọc có được chỉ định chính xác hơn khi đi tiêm anh/chị cần mang theo kết quả tái khám gần nhất.,https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p96 568,"Nghẹn vùng cổ, khó thở là dấu hiệu của bệnh gì?","Triệu chứng mỏi, nghẹn vùng cổ, cảm giác khó thở là các triệu chứng thường gặp trong bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản hay Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi...) trào ngược lên thực quản. Trong điều kiện sinh lý bình thường, mỗi khi chúng ta ăn uống, thức ăn đưa từ miệng xuống thực quản, cơ vòng thực quản dưới mở ra cho phép thức ăn xuống dưới dạ dày, sau đó tự động đóng kín lại để ngăn không cho thức ăn và dịch vị trào ngược trở lại. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên gây tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng,...Tuy vậy các triệu chứng trên cũng có thể gặp trong các bệnh lý u vùng tai mũi họng, cổ, thực quản. Vì vậy, bạn nên đến phòng khám Tai mũi họng để khám kiểm tra và điều trị hiệu quả.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nghen-vung-co-kho-tho-la-dau-hieu-cua-benh-gi/ 569,Em 31 tuổi bị di ứng thuốc ibuprofen có được chích ngừa vaccine Covid-19 được không Bác sĩ?,"Theo bạn chia sẻ thì bạn có bị dị ứng kháng sinh, chúng tôi không biết mức độ dị ứng đó có phải nhập viện cấp cứu hay chỉ bị nổi mẩn trên da rồi tự hết. Có 2 trường hợp để bạn biết mình có thể tiêm được vaccine Covid-19 hay không gồm: - Nếu bạn dị ứng kháng sinh có khó thở, có tím tái phải nhập viện thì trường hợp này chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. - Nếu bạn chỉ bị nổi mẩn đỏ ít trên da, không cần điều trị, tự hết thì vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19, tuy nhiên bạn cần tiêm tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p87 570,"Thường khó thở, khó nuốt và mắc bệnh dạ dày uống thuốc không đỡ nên làm gì?","Qua thông tin vừa nêu, bác sĩ không rõ bạn có nội soi dạ dày chưa. Nếu bạn chưa nội soi dạ dày, bác sĩ tư vấn bạn nên nội soi dạ dày kiểm tra xem có viêm loét hay nhiễm Hp dạ dày không để có được hướng điều trị chính xác. Vì nếu có nhiễm Hp mà không điều trị mà chỉ cho thuốc dạ dày thì bệnh sẽ không giảm. Nội soi dạ dày cũng kiểm tra được thực quản của bạn xem có gì tắc nghẽn hay không mà lại có cảm giác khó nuốt. Bên cạnh việc kèm theo thuốc uống, bạn cũng nên thay đổi lối sống bao gồm các biện pháp hạn chế ăn chua cay, nước uống có gas, rượu bia, hạn chế stress, nên ăn uống đúng giờ.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/thuong-kho-tho-kho-nuot-va-mac-benh-da-day-uong-thuoc-khong-do-nen-lam-gi/ 571,"Mất cảm giác tai, tê môi khi phát cơn hen có sao không?","Bác sĩ cần khẳng định rằng không có biện pháp nào giúp phòng tránh bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, người mắc bệnh hoàn toàn có thể dự phòng các cơn hen phế quản bằng các cách sau: Tiêm vắc-xin phòng cúm. Xác định và tránh tiếp xúc với các dị nguyên khởi phát cơn hen. Nhận diện các dấu hiệu báo trước của một cơn hen ho, thở dốc hay thở rít. Điều trị các cơn hen phế quản càng sớm càng tốt, giúp dự phòng các đợt cấp tiến triển nặng nề hơn. Tuân thủ việc điều trị. Không được tự ý ngưng sử dụng thuốc ngay khi thấy triệu chứng thuyên giảm. Tái khám theo hẹn, đảm bảo tuân theo kế hoạch điều trị và kiểm soát bệnh hen mà bác sĩ đề ra. Cần gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu của cơn hen nặng. Lưu ý đến việc tăng tần suất sử dụng các thuốc hít cắt cơn nhanh vì dấu hiệu này có nghĩa là bệnh lý hen suyễn ở người bệnh vẫn chưa được kiểm soát tốt. Bạn nên đưa vợ đến khám chuyên Khoa hô hấp để có phác đồ điều trị hen hiệu quả hơn. Tai biến mạch máu não nhẹ hay còn được gọi là thiếu máu não thoáng qua, là dạng tai biến mạch máu não hồi phục nhanh, hồi phục trong khoảng vài phút đến vài giờ và không để lại di chứng yếu liệt. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những yếu tố có nguy cơ hàng đầu gây thiếu máu não thực sự và còn làm tăng tỷ lệ tử vong trong những năm đầu sau tai biến. Dấu hiệu tai biến nhẹ: Nhức đầu dữ dội và đột ngột. Chóng mặt, choáng, ù tai đột ngột. Nếu người bệnh đang đứng sẽ thấy một bên chân bị yếu hẳn và đứng không vững. Một bên tay không thể cầm nắm chắc đồ vật và làm rơi, cảm thấy khó khi nhặt lại vật đã rơi. Rối loạn ngôn ngữ đột ngột, bao gồm các dấu hiệu tai biến nhẹ như nói khó hoặc nói ngọng, khiến người nghe không hiểu. Triệu chứng rối loạn ngôn ngữ có thể chỉ diễn ra trong ít phút, tuy nhiên cũng có thể kéo dài cả ngày trước khi bị tai biến nghiêm trọng, lúc đó người bệnh không còn khả năng phát ngôn. Có cảm giác tê ở đầu ngón tay, chân và nửa thân trên như kim châm, kiến đốt một cách đột ngột. Người bệnh thỉnh thoảng mất hẳn kiểm soát bản thân, như đang nói thì ngừng lại, để rơi vật đang cầm nắm trong tay mà không hay biết, vài giây sau mới sực nhớ và nhặt lên. Rối loạn trí thức đột ngột, người bệnh đột nhiên mất định hướng về không gian và thời gian trong vài phút hoặc vài giờ, bị điếc hoặc quên lãng trong khoảng thời gian ngắn. Mất thị lực hoàn toàn hoặc một phần, ở một hoặc hai bên mắt trong khoảng vài giây. Tai biến mạch máu não nhẹ không gây tổn thương vĩnh viễn, tuy nhiên khi xuất hiện các triệu chứng, người bệnh không nên chủ quan vì không thể xác định được đó là dấu hiệu của tai biến mạch máu não nhẹ hay nghiêm trọng. Khi người bệnh có dấu hiệu tai biến nhẹ nêu trên, trước tiên cần gọi cấp cứu ngay cả khi các triệu chứng chỉ xuất hiện và biến mất trong vài phút. Việc xử lý và điều trị phòng ngừa sớm bệnh tai biến, đặc biệt là ở những bệnh nhân có nguy cơ cao (trên 60 tuổi), có tiền sử các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn ngôn ngữ, yếu nửa người kéo dài hơn 60 phút sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ đột quỵ thực sự sau này. Phương pháp điều trị chủ yếu bệnh bệnh tai biến mạch máu não nhẹ là sử dụng thuốc chống đông máu. Trong đó, Aspirin được chỉ định phổ biến vì thuốc làm giảm khả năng liên kết và hình thành cục máu đông. Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng kết hợp các loại thuốc như Aggrenox, Clopidogel, Heparin, . . . Tuy nhiên, khi sử dụng, bệnh nhân lưu ý phải uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, vì các loại thuốc này đều có tác dụng phụ và dược tính mạnh cũng như khả năng tương tác với các loại thuốc khác cao, kể cả các thuốc không kê đơn.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/mat-cam-giac-tai-te-moi-khi-phat-con-hen-co-sao-khong/ 572,Xuất hiện phần thịt ở dưới hậu môn có phải dấu hiệu bệnh trĩ?,"Bệnh trĩ được chia làm hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại, bệnh phân chia lấy đường lược ở ống hậu môn làm ranh giới. Trĩ nội lại được chia thành 04 độ, độ I – và độ II thì không thò ra ngoài, chỉ thập thò ở hậu môn khi đi đại tiện, độ III trở lên thì thường xuyên ờ bên ngoài ống hậu môn nhưng ở mức độ này thường có những triệu chứng kèm theo như khó chịu, ẩm ướt, ngứa, đau hoặc chảy máu. . Trĩ ngoại ở bên ngoài đường lược và hay sờ thấy khối ở hậu môn, nó sẽ phồng to lên hơn khi đại tiện, rặn, hay ho. . . Ngoài ra, khối ở hậu môn có có thể là những vấn đề khác như u, áp xe hay đơn giản chỉ là những nếp da thừa lành tính. Vì thế để có chẩn đoán chính xác tình trạng xuất hiện phần thịt ở dưới hậu môn có phải dấu hiệu bệnh trĩ hay không thì bạn phải đi khám chuyên khoa. ",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/xuat-hien-phan-thit-o-duoi-hau-mon-co-phai-dau-hieu-benh-tri/ 573,Tiêm thuốc đẻ không đau có hại không?,"Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi gây tê ngoài màng cứng như giảm huyết áp, lạnh run, ngứa, tê chân, hai chân hơi nặng. Tuy nhiên bác sĩ sẽ cố gắng hết sức để giảm thiểu những nhược điểm này. Tuy nhiên bác sĩ sẽ cố gắng hết sức để giảm thiểu những nhược điểm này.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tiem-thuoc-de-khong-dau-co-hai-khong/ 574,Vì sao bị nổi mụn nước trong miệng?,"Trong miệng có nhiều tổ chức khác nhau như lợi dính, lợi di động, lưỡi, vòm miệng, tuyến nước bọt, . . Bạn nên đi khám khuyên khoa Răng - Hàm - Mặt ngay để được chẩn đoán ra bệnh và có hướng chữa trị kịp thời.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/vi-sao-bi-noi-mun-nuoc-trong-mieng/ 575,"Cháu năm nay 27 tuổi, vợ chồng cháu hiếm muộn đã 7 năm. Hiện cháu đang điều trị hiếm muộn tại bệnh viện Tâm Anh. Ngày 23/2/2020 cháu được bác sĩ Lê Hoàng chuyển phôi cho, lần đầu cháu đậu thai đôi nhưng không may cháu sảy ở tuần 22.Sau 6 tháng nghỉ ngơi và thăm khám, tháng 12 cháu được canh niêm mạc đến ngày 3/1/2021 cháu được bác sĩ Sơn chuyển phôi cho (vì bác sĩ Hoàng bận). Nhưng không may cháu bị thai ngoài tử cung, sau mổ nội soi 20 ngày cháu có kinh nhưng cháu bị rong 15 ngày rồi mà vẫn chưa sạch, giờ cháu nên làm gì ạ?Cháu đi khám gần nhà thì bảo sĩ bảo là do nội tiết chưa ổn định nên dẫn đến rong kinh. Tới hôm nay là 20 ngày cháu thấy ra ít hơn nhưng chưa hết. Sau khi mổ thai ngoài tử cung cháu cần làm những xét nghiệm gì và bao lâu cháu có thể chuyển phôi lại được? Cháu nên làm gì để tránh thai ngoài và sảy ạ.","Trường hợp của chị thật đáng tiếc khi thai kỳ không thuận lợi. Để chị có thể tiếp tục chuyển phôi, trước tiên chị cần đến thăm khám để được điều trị chấm dứt tình trạng rong kinh. Sau khi điều trị ổn định kinh nguyệt, nếu tình trạng sức khỏe của chị bình thường, không có tình trạng thiếu máu do rong kinh trước đó, các thăm khám cơ bản về sức khỏe sinh sản bình thường, chị có thể tiếp tục canh niêm mạc tử cung để chuyển phôi. Để giảm thiểu các thai kỳ có nguy cơ như sẩy thai trong đa thai, chị nên thảo luận với bác sĩ về chiến lược chuyển phôi ở lần chuyển phôi tiếo theo.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p2 576,"Em bị hẹp cổ tử cung, kinh nguyệt ra ít gây ra đau bụng, em có phẫu thuật rồi nhưng không thành công, bác sĩ bảo khả năng mang thai là rất khó. Xin bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị hẹp cổ tử cung, nếu không có thai tự nhiên được thì trường hợp em nên làm IUI hay IVF? Tỷ lệ thành công thế nào?","Những thông tin chị đưa chưa đủ để chúng tôi đánh giá và đưa ra hướng điều trị tốt nhất. Nếu tình trạng của chị là hẹp ống cổ tử cung do viêm dính thì tùy thuộc vào mức độ dính, chúng tôi có thể tiến hành phẫu thuật cắt dính hoặc chỉ cần làm thủ thuật nong cổ tử cung tách dính. Khi ống cổ tử cung không bị hẹp nữa, tùy tình trạng sức khỏe sinh sản của cả hai vợ chồng, có thể không dùng biện pháp tránh thai để có thai tự nhiên hay thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản bơm IUI hoặc làm IVF. Nếu được cả hai vợ chồng nên sắp xếp thời gian và đến IVF Tâm Anh, mang toàn bộ các xét nghiệm đã làm trước đó để các bác sĩ thăm khám và đánh giá chính xác chức năng sinh sản của hai vợ chồng. Nếu tất cả chức năng sinh sản của hai vợ chồng đều bình thường, hai vợ chồng mới thả mong con dưới một năm và các bác sĩ có thể tư vấn các phương pháp để làm tăng tỷ lệ có thai tự nhiên. Nếu hai vợ chồng đã mong con đã hơn một năm thì nên tham gia hỗ trợ sinh sản sớm cụ thể. Nếu chị tuổi còn trẻ, dự trữ buồng trứng AMH trong giới hạn bình thường, chụp phim tử cung vòi trứng buồng tử cung bình thường, hai vòi tử cung thông, nội tiết sinh hay đáp ứng buồng trứng bình thường kết hợp với tinh dịch đồ của chồng tốt thì có thể tiến hành bơm IUI 2-3 chu kỳ với tỷ lệ thành công 20-25%. Nếu thăm khám thấy tuổi chị đã cao, AMH đã giảm nhiều, hai vòi tử cung tắc hoặc chất lượng tinh trùng của chồng yếu nhiều, anh chị có thể cân nhắc làm IVF với tỷ lệ thành công khoảng 50-60% trong một lần chuyển phôi.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p6 577,Em có giấy định cư có được ưu tiên chích ngừa Covid-19 không? Em muốn đăng ký tiêm vaccine Covid-19 theo dạng dịch vụ có thể đăng ký ở đâu?,Hiện tại các đối tượng ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 vẫn phải tuân theo quy định hướng dẫn của Bộ Y Tế.,https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p47 578,"Năm nay tôi 50 tuổi, đã lập gia đình đến nay 18 năm nhưng hiện nay chưa có con vì năm 2008 có kiểm tra bị giãn tinh và không có tinh trùng nên đã phẫu thuật. Tuy nhiên đến nay, tôi vẫn chưa thấy có kết quả khả quan.Vậy tôi có khả năng tái tạo lại được tinh trùng hay không? Nếu được phải làm phương pháp nào? Bây giờ tôi muốn đến Tâm Anh để điều trị, cho tôi hỏi ở TP HCM có thực hiện không hay phải bay ra Hà Nội?","Mổ giãn tĩnh mạch tinh không phải chỉ có ở Bệnh viện Tâm Anh Hà Nội hay Bệnh viện Tâm Anh TP HCM mà nhiều bệnh viện các tỉnh, các bệnh viện lớn.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p14 579,Dương vật không cương cứng được sau đột quỵ phải làm sao?,"Sau đột quỵ thì trung khu thần kinh điều khiển quá trình cương và hưng phấn có thể bị tổn thương chưa hồi phục. Để điều trị tình trạng này, chồng bạn cần phải đánh giá nhiều yếu tố: Thần kinh, hormon, cảm giác,...Vì vậy, tốt nhất bạn nên đưa chồng đến khám ở phòng khám Nam học để bác sĩ đánh giá kỹ hơn và tìm nguyên nhân điều trị triệt để. Có thể sử dụng nhóm thuốc điều trị rối loạn cương trước để test phản ứng như Viagra, Levitra,...",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/duong-vat-khong-cuong-cung-duoc-sau-dot-quy-phai-lam-sao/ 580,Làm sao để khắc phục tình trạng nôn ói ở trẻ độ tuổi ăn dặm?,"Bạn cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức cho đến khi bé tròn 6 tháng mới cho ăn dặm là tốt. Khi bắt đầu ăn dặm, bạn nên cho bé ăn theo nguyên tắc: từ ít đến nhiều, từ lỏng như sữa đến đặc, từ mịn đến thô và từ ngọt đến mặn nhé. Đầu tiên bạn nên dùng các loại bột ăn dặm chế biến sẵn, pha lỏng như sữa, cho bé làm quen ngày 1-2 thìa tăng dần và theo dõi sát các phản ứng của bé như: nôn trớ, tiêu chảy, da nổi ban đỏ. . . để thăm dò xem bé có bị dị ứng với thức ăn nào đó không bạn nhé. Ngoài chế độ ăn uống, trẻ cần được bổ sung: lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/lam-sao-de-khac-phuc-tinh-trang-non-oi-o-tre-do-tuoi-an-dam/ 581,"Mình cưới được hơn một năm rồi nhưng thả mãi vẫn chưa có con, đi xét nghiệm thì mình bình thường, chỉ là vỏ trứng dày nên tinh trùng khó vào được. Mong bác sĩ cho lời khuyên.",Bạn và chồng không kế hoạch hơn một năm mà chưa có tin vui. Bạn nên đến các trung tâm hỗ trợ sinh sản để được sử dụng các phương pháp hỗ trợ.,https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p27 582,"Hiện tôi đang uống thuốc trị gout. Vậy cho hỏi, tôi có được tiêm vaccine Covid-19 bình thường không? Hay phải ngưng thuốc bao lâu mới được tiêm vaccine? Nếu chân đau, nhức có được tiêm không?","Anh/chị đang uống thuốc điều trị gout, nhưng không nói rõ là tình trạng cấp tính hay mạn tính, chỉ số acid Uric đã về mức bình thường chưa. Nếu hiện tại anh/chị đang dùng thuốc cho đợt cấp thì phải hoãn tiêm khi nào ổn định > 3 tháng mới được tiêm vaccine Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p23 583,Chấn thương đầu sau té xe gây máu bầm có vấn đề gì không?,"Tụ máu não xảy ra khi có một mạch máu bên trong não hoặc nằm giữa não và hộp sọ bị vỡ, tích tụ máu gây chèn ép các mô não. Nguyên nhân gây nên hiện tượng tụ máu não thường do một chấn thương vùng đầu sau một vụ tai nạn giao thông hoặc va đập mạnh ở vùng đầu, trong đó tụ máu não sau chấn thương sọ não thường hay gặp nhất.Khi bị tụ máu não các biểu hiện và triệu chứng có thể sẽ xảy đến ngay trong vài tuần đầu hoặc lâu hơn tính từ cú va đập vùng đầu. Thậm chí nhiều người sau một chấn thương còn thấy hoàn toàn ổn, không có bất cứ bất thường nào, hiện tượng này được gọi là khoảng sáng. Lâu dần, khối máu tụ hình thành và lớn lên làm tăng áp lực nội sọ, bệnh nhân mới bắt đầu cảm thấy một số triệu chứng như sau:Đau nhức đầu tăng dần về cường độ đến khi đau dữ dội.Buồn nôn và nôn mửa, chóng mặt.Thường xuyên buồn ngủ, hay quên, lú lẫn và dần mất ý thức.Đồng tử không bằng nhau.Một bên chân tay bị yếu.Huyết áp tăng.Khi khối máu tụ càng lớn thì các triệu chứng như hôn mê, bất tỉnh, động kinh ngày càng rõ ràng hơnBạn của bạn cần đi khám tổng quát tại các cơ sở y tế uy tín sớm nhất. Việc ngã xe gây chấn thương máu bầm có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng nếu coi nhẹ, bỏ qua.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/chan-thuong-dau-sau-te-xe-gay-mau-bam-co-van-de-gi-khong/ 584,Cảm giác nóng ran nhẹ ở 2 chân 2 tay là dấu hiệu bệnh gì?,"Bạn bị cảm giác nóng ran nhẹ 2 chân 2 tay cả tháng nay, có thể là rối loạn cảm giác da, hình ảnh trên X-quang phổi như bạn mô tả thường không liên quan đến bệnh cảnh của bạn, bạn nên khám ở bác sĩ chuyên về thần kinh, mạch máu, sau đó nếu chưa đỡ thì tái khám lại. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/cam-giac-nong-ran-nhe-o-2-chan-2-tay-la-dau-hieu-benh-gi/ 585,Xét nghiệm máu có thể phát hiện mang thai hay không?,"Bạn bị tai nạn xe và vào viện điều trị. Buổi sáng ngày xuất viện bạn có lấy máu làm xét nghiệm và bạn lại thấy trễ kinh thì bạn cần kiểm tra lại phiếu xét nghiệm khi bệnh viện làm cho bạn có làm xét nghiệm beta hCG không? Bởi phương pháp xét nghiệm máu để chẩn đoán có thai là xét nghiệm beta hCG. Vì thế, nếu bệnh viện chưa cho làm thì bạn có thể xin làm xét nghiệm này để biết mình có thai hay không. ",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/xet-nghiem-mau-co-phat-hien-mang-thai-hay-khong/ 586,Tôi bị dị ứng với kháng sinh thì tôi có thể tiêm vaccine Covid-19 được không?,"Theo chị chia sẻ, chị có tiền sử dị ứng kháng sinh nặng, chúng tôi không biết lần dị ứng đó có phải nhập viện cấp cứu hay chỉ bị nổi mẩn trên da rồi tự hết. Có 2 trường hợp để chị biết mình có thể tiêm được vaccine Covid-19 hay không gồm: - Nếu trường hợp chị dị ứng kháng sinh mà có khó thở, có tím tái phải nhập viện thì chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. - Nếu chị chỉ bị nổi mẩn đỏ ít trên da, không cần điều trị, tự hết vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19. Tuy nhiên, chị cần tiêm tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p60 587,"Em là nam giới 26 tuổi, hiện tại chỉ đi làm công ty. Em không biết đối tượng nhân viên văn phòng khi nào được tiêm vaccine Covid-19 và tiêm theo công ty hay tiêm theo phường nơi mình ở? Em bị dị ứng hải sản, không kèm bệnh lý nền thì tiêm vaccine có ảnh hưởng nặng gì không?","Về vấn đề tiêm vaccine Covid-19 ở đâu, khi nào, anh hãy liên hệ với công ty hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú để biết thông tin vì mỗi địa phương sẽ có lịch tiêm chủng khác nhau. Tình trạng dị ứng của anh cần được bác sĩ đánh giá mức độ dị ứng, tiền sử dùng thuốc và các triệu chứng có liên quan để quyết định tiêm chủng ngay hay nên tiêm chủng trong bệnh viện hay chống chỉ định. Sau khi tiêm chủng cần phải được theo dõi sát để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu của phản vệ.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p119 588,"Triệu chứng chóng mặt, tim đập nhanh khi mất ngủ kéo dài có nguy hiểm không?","Với tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ gây ra các triệu chứng như chóng mặt, xây xẩm này.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/trieu-chung-chong-mat-tim-dap-nhanh-khi-mat-ngu-keo-dai-co-nguy-hiem-khong/ 589,"Trẻ 6 tháng tuổi tiêu chảy, đi ngoài ra máu điều trị thế nào?","Tình trạng tiêu chảy, đi ngoài ra máu như bạn mô tả có thể là dấu hiệu của Hội chứng Lỵ. Tuy nhiên, để xác định chính xác tình trạng của bé, bạn nên đưa bé đến khám chuyên khoa Tiêu hóa Nhi để được tư vấn cụ thể và có hướng điều trị phù hợp bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-6-thang-tuoi-tieu-chay-di-ngoai-ra-mau-dieu-tri-nao/ 590,"Tôi bị dị ứng hải sản như cua, ghẹ, tôm, nhất là vỏ tôm, đầu tôm. Khi ăn vào, người sẽ mẩn nốt đỏ ngứa, đau bụng. Trường hợp của tôi có tiêm được vaccine Covid-19 không?","Với thông tin mà anh/chị cung cấp, chúng tôi chưa thể kết luận được anh/chị có thể tiêm chủng vaccine Covid-19 được hay không, vì điều này còn phụ thuộc vào mức độ dị ứng của anh/chị. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nếu mức độ dị ứng nặng (từ độ II trở lên) có triệu chứng ngứa, nổi sẩn mề đay, phù mạch xuất hiện nhanh, kèm các triệu chứng hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, tri giác. . . thì anh/chị thuộc nhóm chống chỉ định tiêm chủng vaccine Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p71 591,"Tôi từng bị phản ứng sau khi tiêm ngừa uốn ván (dù chỉ mới thử thuốc), tiêm ngừa cúm mùa thì bị nổi mề đay cả người, tay chân, mặt mày sưng húp, tim đập nhanh, thường bị tụt huyết áp, rối loạn tiền đình... Vậy tôi có thể tiêm ngừa vaccine phòng Covid-19 được không?",Theo như các triệu chứng mà anh/chị đang miêu tả là phản vệ độ 2. Trường hợp anh/chị thuộc đối tượng chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca.,https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p116 592,Vì sao nên cho trẻ sinh non cần thở oxy lồng?,"Trước tiên, bác sĩ chúc mừng bạn, vì con gái đã được chuyển từ thở máy sang thở oxy lồng. Đây là một tiến triển rất tốt vì ít nhất con cũng tự thở được, không phụ thuộc vào máy thở. Tuy nhiên, vẫn còn chặng đường khá dài để con tự thở và bú tốt được.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/vi-sao-nen-cho-tre-sinh-non-can-tho-oxy-long/ 593,Chụp CT 3 lần/ tuần ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?,"Chụp CT scan sọ não 1 tuần mà 3 lần thì đúng là nhiều, vì nó thể gây nhiễm xạ, tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng vì với liều như vậy thì hầu như không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn. Hơn nữa chụp sọ não thì càng ít ảnh hưởng đến các cơ quan khác do nó ở xa vùng chụp. Đề giảm thiểu tác động của tia X lên cơ thể thì sau khi chụp bạn nên nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và nhất là uống sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như uống nhiều nước (khoảng 2-2,5l/ngày tùy nhu cầu).",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/chup-ct-3-lan-tuan-anh-huong-toi-suc-khoe-nhu-nao/ 594,Cẩn trọng khi Lupus ban đỏ biến chứng viêm cầu thận,"Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn. Bệnh có biểu hiện và gây biến chứng trên khắp các hệ cơ quan trong cơ thể. Nguyên nhân của bệnh lupus nói riêng và các bệnh lý tự miễn nói chung là do cơ thể có những sai lệch về đáp ứng miễn dịch, dẫn đến hệ miễn dịch chống lại chính những cơ quan trong cơ thể. Hiện chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh lupus ban đỏ nhưng có thể kiểm soát được nếu điều trị đúng cách ngay từ đầu. Theo thống kê, trong số các bệnh nhân bị lupus ban đỏ, 90% là nữ giới. Lứa tuổi thường gặp là từ 15 đến 50 tuổi và bệnh chiếm tỷ lệ 50/100. 000 dân. Bệnh lupus ban đỏ diễn biến phức tạp, tiến triển thành từng đợt, đợt sau nặng hơn đợt trước và gây tổn thương gần như toàn bộ các cơ quan trong cơ thể như thận, hệ tạo máu, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, . . . Trong trường hợp nặng, bệnh có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Nếu bệnh không được điều trị kiểm soát bệnh lupus ban đỏ có thể gây ra những tổn thương nặng nề ở hầu hết các cơ quan nội tạng theo các hệ cơ quan, tương xứng với các triệu chứng biểu hiện. . Do đó, bạn cần khám chuyên khoa Nội thận để được chẩn đoán xác định, chỉ định sinh thiết thận và điều trị phù hợp giai đoạn bệnh.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/can-trong-khi-lupus-ban-do-bien-chung-viem-cau-than/ 595,Mang thai 2 tháng có thể điều trị sâu răng hàm được không?,"Bà bầu bị sâu răng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động xấu tới sự phát triển của bào thai và sự hoàn chỉnh của hàm răng em bé sau này. Đau răng khi mang thai còn gây ra một số biến chứng như tăng nguy cơ sảy thai, sinh non gấp 2-3 lần, lượng canxi bé hấp thụ từ mẹ giảm sút, tăng nguy cơ sâu răng cho bé ngay từ khi mới sinh,...Ngoài ra bà bầu sâu răng cũng nên có chế độ chăm sóc răng miệng khi mang thai thường xuyên hơn:Chải răng 2 lần/ngày (sáng, tối)Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa 1 lần/ngàySúc miệng sạch sau khi ănLấy cao răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳTăng cường thực phẩm giàu canxi photphoTăng cường sử dụng những nguồn thực phẩm giàu canxi từ sữa (sữa chua, phô mai, sữa tiệt trùng...), vừng đen, trắng; một số loại rau quả (chuối, kiwi, cam, rau súp lơ xanh, rau cải chíp, rau mồng tơi, muống, đậu, rau cần, cà rốt...).",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/mang-thai-2-thang-co-dieu-tri-sau-rang-ham-duoc-khong/ 596,Méo miệng sau phẫu thuật hút mỡ mặt và hút mỡ nọng cằm có thể khỏi dứt điểm không?,"Nghe các triệu chứng bạn mô tả thì không đủ để kết luận bạn có hay không có tổn thương thần kinh. Hiện tại các triệu chứng của bạn có dấu hiệu cải thiện, nếu có tổn thương thần kinh thì sẽ đánh giá khách quan nhất sau 06 tháng (Hồi phục hoặc di chứng). Hiện tại bạn có thể thực hiện massage hoặc châm cứu, dùng thuốc để hỗ trợ điều trị méo miệng. Bạn cần khám lại với bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định và đơn thuốc phù hợp.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/meo-mieng-sau-phau-thuat-hut-mo-mat-va-hut-mo-nong-cam-co-the-khoi-dut-diem-khong/ 597,Bé 14 tháng tuổi mọc được hai răng liệu có phải chậm mọc răng?,"Thông thường theo mốc mọc răng thì 14 tháng đã có 4 răng cửa và đang mọc răng hàm sữa. Như vậy con bạn chậm mọc răng. Bạn nên cho bé đến cơ sở y tế khám để được xem xét các vấn đề như mầm răng sữa, hàm lợi và xem bé có thiếu canxi, vitamin D hay không bạn nhé!",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/be-14-thang-tuoi-moc-duoc-hai-rang-lieu-co-phai-cham-moc-rang/ 598,Mắt phải màn đen cụp xuống có phải dấu hiệu đột quỵ không?,"Triệu chứng mắt phải màn đen cụp xuống như vậy có thể là một triệu chứng của cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (một dấu hiệu đột quỵ nhẹ). Có lẽ, ba cháu đã có tuổi và có hút thuốc lá thường xuyên là những yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Ngoài ra, không biết ba cháu có tiền sử bệnh gì không? Cháu cần đưa ba cháu đi khám ngay để tìm nguyên nhân và điều trị dự phòng sớm (nếu cần thiết)",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/mat-phai-man-den-cup-xuong-co-phai-dau-hieu-dot-quy-khong/ 599,"Tôi bị huyết áp thấp, thường xuyên 90/60, đang điều trị viêm dạ dày, trào ngược dạ dày mãn tính và có u tuyến giáp lành tính. Như vậy có thể tiêm vaccine Covid-19 được không? ","Trường hợp của bác hoàn toàn có thể được tiêm vaccine Covid-19. Bác sĩ khám sàng lọc sẽ đánh giá sức khỏe của bác qua khám và các chỉ số về huyết áp, nhịp tim, nhịp thở nếu trong giới hạn bình thường, các cơ quan khác không có gì bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm chủng vaccine Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p51 600,Trẻ mọc hạch dưới cằm có nguy hiểm không?,Bé bao nhiêu tuổi?Hạch dưới cằm của bé kích thước lớn hay nhỏ?Có phải bé đã được khám và chẩn đoán lao hạch không?Mà mẹ lại hỏi lao hạch?Có 1 số hạch phản ứng của cơ thể là bình thường chứ không gọi là lao hạch. Thông tin mẹ cung cấp chưa rõ ràng nên bác sĩ không tư vấn cụ thể được. Trong trường hợp bé chưa khám lần nào thì mẹ nên cho bé đi khám nhé.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-moc-hach-duoi-cam-co-nguy-hiem-khong/ 601,"Xin chào chuyên gia,Vui lòng cho hỏi là:- Người có bệnh viêm gan siêu vi B trên 20 năm, đã hơn chục năm ko uống thuốc điều trị.Vậy điều kiện cần và đủ để được tiêm vaccine Covid-19 là gì ạ?","Trường hợp bệnh viêm gan siêu vi B đã điều trị ổn định vẫn có thể tiêm được vaccine Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Điều kiện cần và đủ để tiêm vaccine Covid-19 là không có tiền sử dị ứng nặng (phản vệ độ II trở lên) đối với bất kỳ tác nhân nào trước đây. Ngoài ra, người đi tiêm phải có các chỉ số sinh tồn ổn định, trong giới hạn bình thường về mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ. . . ngoài ra không đang mắc các bệnh cấp tính. . . có thể tiêm vaccine Covid-19. Trước khi tiêm ngừa, bạn cần phải nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe tốt. Sau tiêm vaccine, cần ăn uống bình thường, hạn chế uống rượu bia, chất kích thích, . . theo dõi các phản ứng sau tiêm như phản ứng phản vệ, huyết khối đến 28 ngày sau tiêm (tuy rất hiếm).",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p21 602,"Kính gửi chuyên gia! Mẹ tôi năm nay 65 tuổi, có bệnh tiểu đường không phụ thuộc Insulin, huyết áp cao, mỡ máu và thừa cân. Tôi muốn hỏi có nên tiêm vaccine Covid-19 không?","Với tình trạng bệnh lý của mẹ anh/chị nếu bệnh lý ổn định vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19. Khi bệnh lý nền ổn định, mẹ anh/chị có thể tiêm tại các cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện tiêm chủng để các bác sĩ theo dõi các phản ứng dau tiêm đầy đủ nhất.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p33 603,"Trong tình hình dịch bệnh mà tất cả mọi người đều phải xem nhau như F0 thế này, thì có phải khi đi mua thức ăn ở siêu thị về, chúng ta phải xịt cồn/rửa xà bông khử khuẩn toàn bộ thực phẩm, vật dụng không? Có những thứ không thể rửa xà bông hay khử khuẩn thì phải làm sao? Tôi thấy việc ra ngoài mua thức ăn chế biến sẵn cũng không ổn lắm, nhỡ người chế biến thức ăn là F0 thì nguy cơ lây nhiễm khi ăn thức ăn do họ chế biến là rất cao. Ngoài ra, cho tôi hỏi cách phòng bệnh khi chờ tiêm vaccine Covid-19?",Anh/chị nên thực hiện khuyến cáo 5k của Bộ Y Tế trọng mọi tình huống để hạn chế lây nhiễm dịch bênh trong thời gian chờ đợi tiêm vaccine phòng Covid-19.,https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p9 604,Phải làm sao khi hơi thở có mùi?,"Mùi hôi ở vùng mũi họng có thể do tình trạng viêm nhiễm tại chỗ như: viêm mũi xoang, viêm lợi, viêm amidan hoặc có thể là căn nguyên của nhiều căn bệnh khác.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/phai-lam-sao-khi-hoi-tho-co-mui/ 605,"Sỏi thận phải 9mm, giãn đài bể thận độ 1 có cần điều trị gấp không?","Theo nhiều nghiên cứu cho thấy sau 2-4 tuần, thận ứ nước ít nhất là độ 1 cũng sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng thận dù có được điều trị tốt sau đó. Do đó bệnh của em cần được tán sỏi ngoài cơ thể hoặc theo dõi trong vòng 2-4 tuần, nếu sỏi rơi xuống niệu quản thì sẽ tán sỏi ngược dòng bạn nhé",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/soi-than-phai-9mm-gian-dai-be-than-do-1-co-can-dieu-tri-gap-khong/ 606,"Nôn ói, khó nuốt, ăn không ngon, đau tức ngực, ù tai sau khi uống thuốc là dấu hiệu của bệnh gì?",Theo như các triệu chứng nôn ói sau khi uống thuốc bạn mô tả thì có thể bạn đang bị viêm xước họng do uống thuốc.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/non-oi-kho-nuot-khong-ngon-dau-tuc-nguc-u-tai-sau-khi-uong-thuoc-la-dau-hieu-cua-benh-gi/ 607,Thời gian ủ bệnh lao trong bao lâu?,"để khẳng định thời gian ủ bệnh lao trong bao lâu thì rất khó. Vì thời gian ủ bệnh Lao thay đổi theo từng người tùy tuổi tác, thể trạng, bệnh kèm theo. . . Bệnh có thể ủ trong vòng 4 đến 12 tuần nhưng cũng có thể vài tháng tới vài năm. Người bệnh nên đi khám nếu có các triệu chứng: mệt mỏi , kém ăn, gầy sút, sốt về chiều, ho, đờm, vã mồ hôi. . . . Trường hợp bạn muốn kiểm tra bệnh lao ở trẻ nhỏ 5 tuổi thì bạn nên nhờ tư vấn thêm bởi bác sĩ chuyên khoa Nhi để được tư vấn cụ thể nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hoi-dap-thoi-gian-u-benh-lao-trong-bao-lau/ 608,Thường xuyên đau mỏi người kèm chướng bụng biểu hiện bệnh gì?,"Với trường hợp của bạn, bạn có sốt kèm đau mỏi người nhiều trong giai đoạn này, vì thế bạn cần sớm đến cơ sở y tế khám để chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Bạn không nên để tình trạng này kéo dài, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến bệnh diễn biến phức tạp hơn.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/thuong-xuyen-dau-moi-nguoi-kem-chuong-bung-bieu-hien-benh-gi/ 609,Gây mê hồi sức phẫu thuật tắc ruột cần lưu ý theo dõi thông số nào?,"Khi bệnh nhân được chẩn đoán là tắc ruột và có chỉ định phẫu thuật để điều trị tắc ruột. Đây là một cuộc phẫu thuật lớn đòi hỏi người bệnh phải được gây mê hồi sức phù hợp tạo điều kiện thuận lợi tối ưu cho công tác phẫu thuật và sự an toàn của người bệnh. Tắc ruột có thể gây ra những biến đổi nghiêm trọng như viêm phúc mạc, sốc nhiễm trùng, rối loạn điện giải và thăng bằng kiềm toan. Vì vậy người bệnh cần được khám đánh giá đầy đủ, hội chẩn trước phẫu thuật gây mê cũng như lập kế hoạch về phương pháp phẫu thuật, gây mê hồi sức trước trong và sau mổ và điều trị đau .Trước khi gây mê cho phẫu thuật tắc ruột phải theo dõi các thông số lâm sàng của người bệnh như mạch nhiệt độ huyết áp, nhịp thở cách thở kiểu thở, màu sắc da niêm mạc, tình trạng đau, khô mất nước, nhiễm trùng. Các xét nghiệm cận lâm sàng như công thức máu, điện giải cần thiết là khí máu ở những bệnh nhân nặng, chức năng gan thận và các xét nghiệm về nhiễm trùng, nhiễm độc, mất nước rối loạn kiềm toan...Các theo dõi trong khi phẫu thuật gồm: mạch, nhiệt độ, điện tim, huyết áp, độ bão hòa oxy, nồng độ khí CO2 trong khí thở ra, độ đau, độ mê, độ giãn cơ, nồng độ thuốc mê, nồng độ Oxy trong khí thở vào thở ra. Ngoài ra khi bệnh nhân nặng cần hồi sức tích cực sẽ phải tiếp tục điều chỉnh các rối loạn và có những theo dõi tùy thuộc vào tình trạng người bệnh như khí máu động mạch, lưu lượng tim, các xét nghiệm về máu và đông máu...Sau gây mê phẫu thuật bệnh nhân tiếp tục được đánh giá điều trị tùy thuộc tình trạng. Trong trường hợp bệnh nhân nặng cần hồi sức tích cực tiếp theo sẽ phải theo dõi các thông số như trước và trong phẫu thuật.Các dấu hiệu tắc ruột muộn sẽ rất nguy hiểm như bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết, rối loạn điện giải thậm chí dẫn đến suy đa cơ quan. Khi gây mê có thể dễ bị viêm phổi hít, tụt huyết áp gây trầm trọng hơn tình trạng thiếu oxy tổ chức. Các điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng của người bệnh và có các phác đồ xử lý.Tại Vinmec, bệnh nhân luôn thực hiện khám trước gây mê. Bác sĩ gây mê sẽ tư vấn cho bệnh nhân, lựa chọn những phương án vô cảm tối ưu giúp người bệnh hiểu rõ về các vấn đề liên quan, giải đáp các thắc mắc, vững vàng tâm lý khi bước vào một cuộc phẫu thuật quan trọng cũng như điều chỉnh những rối loạn cần thiết, hội chẩn và lên kế hoạch gây mê hồi sức cho từng bệnh nhân cụ thể.Bệnh nhân sẽ được theo dõi đầy đủ các thông số cần thiết như trên nhằm mục đích đảm bảo an toàn người bệnh, phát hiện xử lý sớm những rối loạn và đảm bảo tốt cho cuộc phẫu thuật.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/gay-me-hoi-suc-phau-thuat-tac-ruot-can-luu-y-theo-doi-thong-so-nao/ 610,Di chứng động kinh do viêm màng não có hết hẳn được không?,"Theo như thông tin bạn cung cấp, chồng bạn bị động kinh do di chứng viêm màng não. Để dự phòng động kinh, bệnh nhân phải điều trị liên tục và tái khám định kỳ. Sau mỗi đợt tái khám, bác sĩ sẽ đánh giá tần suất và mức độ cơn động kinh để xem xét giảm liều thuốc điều trị nếu có thể. Sau khi đã giảm được liều thấp nhất và theo dõi cơn co giật không tái phát thì có thể xem xét ngưng thuốc. Nhưng nguy cơ tái phát vẫn có thể xảy ra. Trong trường hợp bệnh nhân co giật do sốt, thì bệnh nhân nên được kiểm soát sốt tốt như chủ động hạ sốt khẩn trương khi phát hiện sốt bằng thuốc phối hợp các biện pháp lau mát.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/di-chung-dong-kinh-do-viem-mang-nao-co-het-han-duoc-khong/ 611,Điều trị viêm tai ngoài có ảnh hưởng đến sữa mẹ?,"Trong trường hợp viêm tai ngoài bị nhiễm trùng thì cần phải đi khám, nếu có ổ mủ phải chích thoát mủ, nếu phù nề nhiều hoặc tiết nhiều dịch các bác sĩ sẽ lấy dịch tìm vi khuẩn và lựa chọn kháng sinh hợp lý cho bạn. Ngoài ra, vệ sinh tai và làm thuốc tại chỗ rất quan trọng trong điều trị viêm tai ngoài.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dieu-tri-viem-tai-ngoai-co-anh-huong-den-sua-me/ 612,Kiểm tra nguy cơ mắc sốt phát ban hoặc rubella?,Cách tốt và chính xác nhất là em nên làm xét nghiệm kháng thể chốngrubella.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/kiem-tra-nguy-co-mac-sot-phat-ban-hoac-rubella/ 613,Chỉ số bạch cầu mono giảm 2.2 có sao không?,"Bạch cầu mono là một loại bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể thông qua cơ chế thực bào. Khoảng tham chiếu ở bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City là 0,3-0,9G/L. Trong kết quả xét nghiệm bạch cầu mono 2,2 của em chưa rõ đơn vị tính là G/L hay % nên bác sĩ không tư vấn rõ hơn cho em được, em tự đối chiếu nhé.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/chi-so-bach-cau-mono-giam-22-co-sao-khong/ 614,Tôi bị hẹp một bên mạch cảnh 40% vì xơ vữa có tiêm được vaccine Covid-19 AstraZeneca được không?,Theo quyết định 2295 của Bộ Y tế trường hợp anh/chị bị hẹp một bên mạch cảnh 40% vì xơ vữa nếu điều trị ổn định trong vòng 3 tháng có thể tiêm chủng tại tuyến bệnh viện.,https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p53 615,"Tôi bị bệnh nền là đái tháo đường, hiện nay đã nghỉ hưu và đăng ký khám bảo hiểm y tế tại một bệnh viện ở TP HCM. Nơi nào, đơn vị hay tổ chức nào sẽ báo cho tôi biết tôi được tiêm vaccine Covid-19 vào thời gian nào, ở đâu thưa bác sĩ?",Hiện tại chính phủ và Bộ Y tế vẫn đang triển khai tiêm cho các đối tượng được ưu tiên.,https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p116 616,Trẻ 5 tuổi teo não thùy chẩm 2 bên có phẫu thuật được không?,"Xin chào mẹ!Tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đến khám khoa ngoại thần kinh trẻ em để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó bác sĩ mới có thể quyết định trẻ 5 tuổi teo não thùy chẩm 2 bên có phẫu thuật được không và có nên phẫu thuật không mẹ nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-5-tuoi-teo-nao-thuy-cham-2-ben-co-phau-thuat-duoc-khong/ 617,Người bị nấm bẹn dùng thuốc Itraconazole được không?,"Nấm bẹn là một bệnh thường gặp, nguyên nhân gây bệnh do nấm sợi. Để điều trị nấm, trường hợp nhẹ có thể bôi các thuốc kháng nấm chứa ketoconazole, clotrimazole, terbinafine, . . . kết hợp với việc vệ sinh, thay giặt quần áo hàng ngày, là hoặc sấy kĩ quần trước khi mặc, tránh ẩm ướt. Các thuốc kháng nấm đường toàn thân như Itraconazole được chỉ định khi dùng thuốc bôi bệnh không giảm, cần được bác sĩ kê đơn. Vì vậy, bạn nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nguoi-bi-nam-ben-dung-thuoc-itraconazole-duoc-khong/ 618,Nguyên nhân khiến trẻ ho kéo dài khi vận động là gì?,"Có nhiều nguyên nhân gây ho ở trẻ em, theo đó cơn ho kéo dài từ 1-2 tiếng như bạn mô tả là những cơn ho có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của trẻ. Do đó, bạn nên đưa bé đến khám chuyên khoa Nhi hô hấp để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân, loại trừ các bệnh lý về hô hấp, đặc biệt là bệnh hen phế quản.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nguyen-nhan-khien-tre-ho-keo-dai-khi-van-dong-la-gi/ 619,"Đau họng, nhức người kèm theo ho là dấu hiệu bệnh gì?","Ho đau họng là tình trạng họng bị viêm do rất nhiều nguyên nhân (Vi khuẩn, Virus, nấm . . )Và khi bị viêm họng thường kèm theo sốt sẽ làm cho nhức đầu mệt mỏi.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-hong-nhuc-nguoi-kem-theo-ho-la-dau-hieu-benh-gi/ 620,"Trẻ khó chịu, quấy khóc về đêm có phải do hẹp bao quy đầu?","một số bé có hiện tượng thở mạnh lúc ngủ, đêm thường quấy khóc khó chịu, bạn nên kiểm tra mũi của bé xem có nước mũi khiến bị nghẹt mũi hay không. Vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý trước khi ngủ. Gia đình cũng nên đưa bé đến gặp bác sĩ Nhi khám, cần thiết có thể kiểm tra thêm chuyên khoa Tai Mũi họng để xem vấn đề ngáy nhiều khi ngủ và Ngoại Nhi về tình trạng hẹp bao quy đầu của trẻ.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-kho-chiu-quay-khoc-ve-dem-co-phai-do-hep-bao-quy-dau/ 621,Ngứa ở rìa hậu môn lâu ngày là do đâu? Cần dùng thuốc gì?,"ngứa ở rìa hậu môn thường do biểu hiện nhiễm ký sinh trùng đường ruột (nhiễm giun, sán. . . ). Đi tiểu tiện nhiều lần, có đau có rát không?Thường là triệu chứng của đường tiết niệu. Em cần đến cơ sở y tế để được tư vấn xét nghiệm nước tiểu, soi phân tìm ký sinh trùng đường ruột.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/ngua-o-ria-hau-mon-lau-ngay-la-do-dau-can-dung-thuoc-gi/ 622,"Con rể tôi xét nghiệm không có tinh trùng trưởng thành, chỉ sinh tinh nửa vời. Liệu con tôi có thể có con chính chủ được không? Bằng cách nào?","Tùy vào nguyên nhân dẫn tới tình trạng không có tinh trùng mà có hướng điều trị khác nhau. Không có tinh trùng được chia làm hai loại là vô tinh do tắc nghẽn và vô tinh không do tắc nghẽn. Nếu con rể của bác bị vô tinh do tắc nghẽn, chúng tôi có thể tiến hành các thủ thuật thu tinh trùng PESA, MESA vào mào tinh để lấy tinh trùng. Nhưng nếu con rể bạn bị vô tinh không do tắc nghẽn, chúng tôi sẽ thăm khám để đánh giá khả năng sinh tinh. Nếu có thể có quá trình sinh tinh thì tiến hành phẫu thuật thu tinh trùng từ tinh hoàn bằng TESE hoặc micro-TESE. Con rể của bác có thể mang toàn bộ các xét nghiệm đã làm đến IVF tâm Anh để được các bác sĩ khám đánh giá tiên lượng có hướng điều trị tốt nhất.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p1 623,Trẻ mắc hội chứng Tourette nên dùng phương pháp điều trị nào?,"A. Rối loạn tic vận động nhiều loại và một hoặc nhiều loại tic âm thanh cùng xuất hiện trong một khoảng thời gian của bệnh, mặc dù không nhất thiết phải xuất hiện đồng thời. (Tic là những vận động hoặc âm thanh xuất hiện đột ngột, nhanh, tái diễn, không nhịp điệu, định hình). B. Các rối loạn tic xuất hiện nhiều lần trong ngày (thường thành từng đợt), gần như hàng ngày hoặc không liên tục trong suốt giai đoạn hơn một năm, và trong thời gian đó không có giai đoạn nào dài quá 3 tháng không có biểu hiện tic. C. Khởi phát trước 18 tuổiD. Rối loạn không gây ra bởi ảnh hưởng về cơ thể của một chất nào đó (ví dụ: chất kích thích) hoặc một trạng thái bệnh lý cơ thể (bệnh Huntington, sau viêm não do virus ) Phần lớn trẻ mắc tic vận động đơn giản nhất thời không cần phải điều trị. Quyết định bắt đầu điều trị dựa vào mức độ trầm trọng của triệu chứng tic như biểu hiện tic ít nhất từ mức độ trung bình trở lên và tic gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, sự tự tin, các mối quan hệ cá nhân với các thành viên trong gia đình, bạn bè và các thầy cô giáo) và khả năng thực hiện các nhiệm vụ của trẻ ở trường học. Nhiều trường hợp mắc hội chứng Tourette gây ảnh hưởng nhiều đến các thành viên trong gia đình hơn là ảnh hưởng đến cá nhân người bệnh cũng có thể điều trị thành công với các phương pháp khác nhau mà không nhất thiết sử dụng thuốc. Thêm vào đó, vì triệu chứng tic thay đổi lúc giảm đi, lúc tăng lên, nên tốt nhất là bắt đầu quá trình điều trị bằng liệu pháp tâm lý giáo dục và thích ứng cuộc sống trước khi quyết định sử dụng thuốc. Với những trường hợp mắc bệnh phối hợp với tăng động giảm chú ý, rối loạn ám ảnh cưỡng bức, trầm cảm, lo âu. . . nên chọn lựa đầu tiên là điều trị các rối loạn phối hợp, bởi vì sau khi điều trị các rối loạn này biểu hiện tic có thể thuyên giảm. Can thiệp giáo dục đối với tic nhất thời và hội chứng Tourette đơn thuần ảnh hưởng mức nhẹ, nhiều bệnh nhân chỉ cần đánh giá, giải thích về bệnh và thực hiện liệu pháp tâm lý giáo dục phối hợp hỗ trợ ở trường học. Các chương trình giáo dục cho gia đình, giáo viên, bạn bè nhằm nâng cao sự hiểu biết về bệnh và chấp nhận người bệnh, có thể mang lại những ảnh hưởng tích cực đối với tất cả các giai đoạn của bệnh. Sự kết hợp tích cực với nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, cho phép những hành vi cố gắng hạn chế sự khởi phát tic và chấp nhận hành vi tic. Chế độ ăn và lối sống các stress cấp và mạn tính đều có thể làm tăng tic, bởi vậy cần giáo dục về vai trò quan trọng của stress với tic. Các liệu pháp tâm lý có thể cải thiện về đánh giá bản thân, kỹ năng ứng phó, căng thẳng trong gia đình và sự thích ứng ở trường học, nhưng không có hiệu quả rõ ràng trực tiếp đến các hành vi tic ở mức độ trầm trọng. Không có chế độ ăn đặc biệt nào có hiệu quả cho tic, nhưng một chế độ ăn cân đối, nâng cao sức khỏe có thể góp phần tạo sự thoải mái và giảm được stress. Các chất kích thích như Caffeine nên được hạn chế tối đa vì có thể làm tăng tic ở một số trẻ. Tác động của tập thể dục đến các triệu chứng tic cũng chưa được nghiên cứu có hệ thống, mặc dù các chương trình thể dục đều đặn hàng ngày có thể có hiệu quả như một biện pháp để đối phó với stress, giúp trẻ bị tic có cảm giác chủ động, nhanh nhẹn góp phần tạo nên sự thoải mái, khỏe mạnh. Liệu pháp hành vi hàng loạt các can thiệp hành vi được nghiên cứu trong điều trị tic nhưng hiệu quả chưa thuyết phục. Tuy nhiên, trị liệu nhận thức hành vi đã được ghi nhận có đáp ứng và duy trì mang tính chất dự phòng trong điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng bức, do đó có thể áp dụng trong điều trị hội chứng Tourette có phối hợp với rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Tập huấn cho cha mẹ, kiểm soát sự tức giận đối với hành vi bất thường của trẻ bị tic và hội chứng Tourette đã được xác định là có hiệu quả hỗ trợ. Mặc dù chưa được chứng minh chính xác là có hiệu quả với rối loạn tic trong các nghiên cứu có so sánh đối chứng, nhưng các biện pháp hỗ trợ tâm lý hoặc khuyến khích sự năng động cá nhân, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mối quan hệ bạn bè, tăng thích ứng với trường học, xây dựng nhân cách gắn kết và kiểm soát stress hàng ngày. Tại Vinmec Time city và Vinmec Central Park có trung tâm tự kỷ, bại não sẽ hỗ trợ các phương pháp điều trị này. Với mong muốn chăm sóc tốt hơn sức khỏe tinh thần cho người lớn và trẻ em, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chính thức đưa Trung tâm Điều trị kỹ thuật cao bại não & tự kỷ đi vào hoạt động với các dịch vụ thăm khám, phát hiện, điều trị tự kỷ bằng các phương pháp tâm lý, âm nhạc, thiền, yoga.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-mac-hoi-chung-tourette-nen-dung-phuong-phap-dieu-tri-nao/ 624,"Lúc nhỏ, tôi có bị dị ứng thuốc kháng sinh dạng nổi mề đay nhưng tôi đã chích nhiều loại vaccine như viêm gan B, cảm cúm. Khi tôi chích ngừa những vaccine trên, cơ thể vẫn bình thường. Xin hỏi tôi có thể chích vaccine Covid-19 ở các điểm tiêm tập trung hay bệnh viện?","Theo bạn chia sẻ thì có bị dị ứng kháng sinh, chúng tôi không biết lần dị ứng đó có phải nhập viện cấp cứu hay chỉ bị nổi mẩn trên da rồi tự hết. Có 2 trường hợp để bạn biết mình có thể tiêm được vaccine Covid-19 hay không gồm: - Nếu trường hợp bạn dị ứng kháng sinh mà có khó thở, có tím tái phải nhập viện thì trường hợp này chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p54 625,Nốt ruồi hai màu nâu đen có chấm xung quanh có sao không?,"Các đặc điểm quan trọng cần xem xét khi kiểm tra nốt ruồi như tính đối xứng, viền nốt ruồi, màu sắc không đồng nhất, đường kính lớn và thay đổi tính chất theo thời gian. Dấu hiệu của 1 nốt ruồi nghi ngờ ác tính:Không đối xứng: Một nửa nốt ruồi không khớp với nửa kia.Hình dạng: Đường viền hoặc cạnh của nốt ruồi bị rách, mờ hoặc không đều.Màu sắc: Màu của nốt ruồi không giống nhau (trong suốt hoặc có các sắc tố nâu, đen, xanh, trắng, đỏ).Đường kính: Đường kính của nốt ruồi lớn hơn 6mm.Sự phát triển: Nốt ruồi đang thay đổi kích thước, hình dạng hoặc màu sắc, có thể chảy dịch, chảy máu.Nốt ruồi trên da có thể cần phải điều trị nhiều lần mới hết. Nốt ruồi của bạn sau điều trị 1 lần đã chưa hết hẳn và có sẹo tăng sắc tố do tổn thương mô xung quanh do acid, đồng thời có thêm những chấm xung quanh, bạn nên đến khám chuyên khoa Da liễu để được khám trực tiếp và chẩn đoán chính xác tình trạng hiện tại.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/not-ruoi-hai-mau-nau-den-co-cham-xung-quanh-co-sao-khong/ 626,Có thể phẫu thuật nối dài bao quy đầu ở Vinmec không?,"Phẫu thuật cắt da thừa bao quy đầu đem lại lợi ích rõ ràng liên quan đến vệ sinh, sinh hoạt, và chất lượng cuộc sống, tuy nhiên không phải là không có những phiền toái và một trong số đó là vấn đề bạn đang gặp phải. ",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/co-phau-thuat-noi-dai-bao-quy-dau-o-vinmec-khong/ 627,"Tiểu tiện không kiểm soát, đứng lên ngồi xuống hoa mắt trong thời gian cai ma tuý đá có sao không?","Người nghiện ma túy đá phải đối mặt với hậu quả suy giảm nhận thức và cảm xúc trầm uất trong giai đoạn mới ngưng sử dụng. Phục hồi từ nghiện ma túy đá mất một thời gian dài, và một số tổn thương não có thể không hồi phục hoàn toàn được. Phải có những chương trình điều trị chuyên sâu cho những đối tượng nghiện ma túy đá, thường điều trị theo hình thức ngoại trú. Điều trị nên kéo dài ít nhất 3 tháng cho tới khoảng một năm hoặc lâu hơn.Bạn có thể liên lạc các Trung tâm Sức khỏe thần kinh hoặc Trung tâm cai nghiện ma túy tại địa phương để được tư vấn thêm.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tieu-tien-khong-kiem-soat-dung-len-ngoi-xuong-hoa-mat-trong-thoi-gian-cai-ma-tuy-da-co-sao-khong/ 628,"Tôi trước đây có bị dị ứng khi uống thuốc, nay có tiêm ngừa vaccine Covid-19 được không ạ?","Trường hợp của bạn có thể tiêm vaccine Covid-19 vì có tiền sử dị ứng không đồng nghĩa với việc sẽ dị ứng với vaccine Covid-19. Theo báo cáo ở Mỹ, tần suất phản vệ là 1/100. 000 liều vaccine được tiêm và 80% những người bị phản vệ có tiền sử bị dị ứng.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p28 629,Sỏi niệu quản trái xuống bàng quang có nguy hiểm không?,"Sỏi niệu quản là nguyên nhân gây mất chức năng thận rất nhanh do tắc nghẽn đường bài xuất. Trường hợp mẹ của bạn có sỏi niệu quản trái khoảng 5. 5 mm, đã được điều trị nội khoa ban đầu là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên để tránh những biến chứng do sỏi niệu quản gây ra, chỉ nên điều trị nội khoa trong vòng 4-6 tuần. Thuốc sẽ hỗ trợ cho việc giảm đau, vỡ và đào thải sỏi khỏi niệu quản chứ không làm tan được sỏi. Muốn biết được sỏi niệu quản đã ra hay chưa, bạn cần đưa mẹ của bạn đến bệnh viện để khám lại. Mẹ của bạn cần làm siêu âm, có thể phải Chụp CT nếu trường hợp khó quan sát để kiểm tra chính xác sỏi đã được ra ngoài hay chưa, chứ không thể đánh giá bằng việc triệu chứng đau hay không đau bụng. Nếu sỏi rơi ra khỏi niệu quản và xuống bàng quang thì người bệnh có thể tự đái ra được.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/soi-nieu-quan-trai-xuong-bang-quang-co-nguy-hiem-khong/ 630,Chấn thương sọ não rạn sọ thái dương và tụ máu não nguy hiểm không?,"Bệnh nhân nếu hồi phục sau giai đoạn cấp của chấn thương sọ não cần lưu ý, nếu có dịch qua mũi kéo dài cần được đánh giá bởi bác sĩ để xem có dò dịch não tủy không. Nếu có bệnh nhân cần được điều trị ngay để tránh diễn tiến thành nhiễm trùng hệ thần kinh (viêm màng não)Phương pháp điều trị bao gồm:Bảo tồn: Một số bệnh nhân chảy dịch não tủy ít có thể tự hết sau 7 ngày. Một số bệnh nhân chảy dịch não tủy nhiều hoặc dai dẳng có thể phải được đặt dẫn lưu thắt lưng và có thể kết hợp với thuốc giảm chế tiết dịch não tủy.Phẫu thuật: Đối với bệnh nhân điều trị bảo tồn thất bại hoặc chảy dịch não tủy nhiều kèm hình ảnh CT không phù hợp để điều trị bảo tồn có thể can thiệp phẫu thuật để vá lại chỗ rách màng cứng.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/chan-thuong-so-nao-ran-so-thai-duong-va-tu-mau-nao-nguy-hiem-khong/ 631,Bé 1 tuổi chậm mọc răng có phải do thiếu vitamin không?,"Trẻ sẽ bắt đầu mọc răng lúc 4 – 6 tháng tuổi và hoàn chỉnh bộ răng sữa (20 chiếc) lúc 24 tháng tuổi. Số răng trung bình của bé 1 tuổi là khoảng 8 chiếc, mẹ bé không cung cấp số răng của bé hiện tại là bao nhiêu nên chưa có kết luận được bé có chậm mọc răng hay không. Tuy nhiên ở lứa tuổi 1 tuổi thì bé vẫn nên được bổ sung vitamin D với liều 400 – 600 UI/ngày. Hiện tại có nhiều chế phẩm cung cấp vitamin D cho bé, mẹ nên lựa chọn chế phẩm dễ sử dụng như: Dễ uống, dễ chia liều. Mẹ có thể cân nhắc và lựa chọn cho bé nhé",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/be-1-tuoi-cham-moc-rang-co-phai-do-thieu-vitamin-khong/ 632,Da đen sau gãy hở 1/3 xương chày cẳng chân trái làm sao?,Da bị đen tùy kích thước và phần da xung quanh để có chỉ định cắt lọc ghép da hay chờ liền da. Bạn nên gặp lại bác sĩ mổ cho mình để khám trực tiếp và được tư vấn cụ thể.,https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/da-den-sau-gay-ho-13-xuong-chay-cang-chan-trai-lam-sao/ 633,"Chồng tôi 45 tuổi có bệnh nền lơ xê mi cấp dòng tủy phát hiện cuối năm 2017.Đã ghép tế bào gốc 2018, đến nay sức khỏe bình thường và không uống thuốc bệnh viện. Trường hợp của chồng tôi tiêm vaccine Covid-19 có an toàn không?","Tình trạng bệnh của chồng bạn không thuộc tiêu chuẩn chống chỉ định hay hoãn tiêm chủng đối với vaccine Covid-19. Hiện tại, nếu bệnh của chồng chị đã được điều trị ổn định/đã được kiểm soát thì có thể tiêm chủng vaccine Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p50 634,"Thường xuyên mất ngủ, ngủ không sâu giấc phải làm sao?","Theo những triệu chứng bạn mô tả có khả năng bạn bị rối loạn lo âu, gây nên tình trạng suy nghĩ lung tung và mất ngủ. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống của bạn. Bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/thuong-xuyen-mat-ngu-ngu-khong-sau-giac-phai-lam-sao/ 635,"Thưa bác sĩ em từng làm IVF nhiều lần nhưng chưa thành công. Qua tìm hiểu em thấy ở Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có tủ cấy Scopt, cho em hỏi thiết bị này có ưu điểm gì ạ? Có góp phần nâng cao tỷ lệ nuôi phôi sống sót và thành công hơn không ạ?",Đối với tủ cấy Scopt tạo ra môi trường gần giống như môi trường trong cơ thể của người phụ nữ để tăng khả năng thụ tinh.,https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p33 636,"Viêm xoang bướm, xoang sàng sau kèm đau hốc mắt điều trị thế nào?","Viêm xoang sàng là tình trạng niêm mạc ở các xoang bị viêm, có dịch mủ bị ứ đọng, gây bít tắc và tạo áp lực lên vùng xoang sàng (gồm 4 khoang rỗng thông với nhau, nằm giữa hai bên mắt).Viêm xoang bướm là tình trạng viêm nhiễm xảy ra bên trong xoang bướm, do xoang bướm nằm ở vị trí khá gần với mắt, nên khi xoang bướm bị viêm có thể dẫn tới tổn thương mắt, thậm chí gây mù vĩnh viễn nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời.Bạn bị viêm xoang bướm, viêm xoang sàng sau và đau hốc mắt, nguyên nhân tình trạng đau hốc mắt là do viêm xoang sàng sau và xoang bướm ảnh hưởng, Bạn nên điều trị Tai mũi họng cho ổn định thì sẽ không còn đau hốc mắt.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/viem-xoang-buom-xoang-sang-sau-kem-dau-hoc-mat-dieu-tri-nao/ 637,"Vợ chồng em lấy nhau đã được gần 5 năm nhưng chưa có mụn con nào. Mới đây đi khám bác sĩ bảo vợ em bị buồng trứng đa nang. Bác sĩ cho em hỏi, bệnh này có thể điều trị được không? Điều trị bằng phương pháp nào và khả năng mang thai sau điều trị của vợ em có cao không?","Buồng trứng đa nang là một hội chứng gây ra do rối loạn cân bằng hormone. Những phụ nữ bị buồng trứng đa nang có sự gia tăng bất thường về nồng độ androgen (hormone nam giới) trong cơ thể nữ. Những chất này sẽ gây gián đoạn quá trình phát triển của nang noãn, từ đó, buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ do nang noãn không phát triển được, trứng không thể trưởng thành và không có hiện tượng rụng trứng. Trước đây, có một vài phương pháp điều trị buồng trứng đa nang như phẫu thuật cắt góc buồng trứng hoặc đốt điểm buồng trứng. . . nhưng hiện nay ít được áp dụng do hiệu quả điều trị không được đảm bảo và phụ thuộc vào phẫu thuật viên rất nhiều. Hiện nay, có nhiều phương pháp hỗ trợ giúp phụ nữ bị đa nang sớm có con mà không cần can thiệp phẫu thuật như IUI, IVF.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p27 638,Đi tiểu nhiều lần sau mổ giãn tĩnh mạch nguyên nhân là gì?,"Vì là một phẫu thuật với vết mổ nhỏ và tương đối đơn giản nên sau mổ người bệnh sẽ trở lại trạng thái bình thường rất nhanh và hầu như không gặp bất cứ vấn đề gì trong sinh hoạt. Sau mổ khoảng 5 - 7 ngày, người bệnh có thể trở lại các hoạt động sinh hoạt bình thường. Sau mổ giãn tĩnh mạch tinh sẽ không có tác động phụ trợ nào khiến bạn đi tiểu nhiều lần. Bạn nên đi khám lại để xác định xem có bị nhiễm khuẩn niệu hay bị bệnh lý gì khác gây tiểu nhiều hay không. Từ đó, các bác sĩ sẽ chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp.Ngoài ra, sau mổ giãn tĩnh mạch tinh, bạn cần chú ý những vấn đề dưới đây:Nên ăn thức ăn nhẹ như cháo, sữa, hoa quả,... để tránh bị đầy bụng, khó tiêu như khi ăn thực phẩm rắn.Nếu bị căng tức, thâm tím hoặc đỏ bìu sau khi mổ, người bệnh nên nằm im trên giường trong vòng 24 giờ đầu và dùng khăn lạnh chườm mát vùng bìu trong 1 - 2 ngày đầu.Sau mổ 48 giờ người bệnh có thể trở lại công việc học tập, lao động như trước.Nên dùng bông băng hoặc gạc đắp lên vết mổ nếu bị đau nhẹ, sưng bìu ít và có dịch rỉ ra từ vết mổ để giữ vệ sinh.Ăn nhiều thực phẩm giàu các nhóm dưỡng chất sau mổ để bồi bổ cơ thể.Dùng thuốc giảm đau theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.Tái khám sau mổ 2 tuần để kiểm tra tình trạng vết mổ.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/di-tieu-nhieu-lan-sau-mo-gian-tinh-mach-nguyen-nhan-la-gi/ 639,Kết quả xét nghiệm thế nào sẽ bị tăng huyết áp và đái tháo đường?,"Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường là : Đường máu đói (sau nhịn ăn > 8h) >= 7mmol/lĐường máu bất kỳ > 11. 1 mmol/l . Trường hợp của em gọi là đường máu bất kỳ: 8, 5 mmol/l thì không bị đái đường. Tuy nhiên, em nên làm lại đường máu đói và HBA1C để khẳng định. Huyết áp được gọi là cao khi >= 140/90 mmHg. Trường hợp của em 152/90 mmHg là bị cao huyết áp.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/ket-qua-xet-nghiem-nao-se-bi-tang-huyet-ap-va-dai-thao-duong/ 640,Có tiền sử bệnh thận nếu mang thai ảnh hưởng gì không?,Vợ bạn có tiền sử viêm cầu thận và đã khỏi cách đây 16 năm tuy nhiên sau khi khỏi không biết có định kỳ khám kiểm tra chức năng thận và phân tích nước tiểu không. Các trường hợp tổn thương thận mạn tính (bệnh thận mạn) đôi khi chỉ thể hiện thay đổi ở phân tích nước tiểu mà không có triệu chứng lâm sàng. Các trường hợp bệnh thận mạn tính này thường sẽ nặng lên hoặc thể hiện rõ hơn khi mang thai. Trường hợp của vợ bạn nên được theo dõi bởi chuyên khoa thận trong suốt quá trình mang thai và cả sau sinh nữa.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/co-tien-su-benh-than-neu-mang-thai-anh-huong-gi-khong/ 641,Tôi 61 tuổi phải uống thuốc huyết áp và uống thuốc trương lực cơ tay (đang điều trị) hàng ngày tiêm vaccine có cần điều kiện gì không?,"Trường hợp của bác không thuộc đối tượng hoãn tiêm hay chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tuy nhiên, tại địa điểm tiêm chủng, bác cần khám sàng lọc và nghe tư vấn cụ thể về trường hợp của mình. Nếu huyết áp hiện tại của bác ổn định, không có biểu hiện của trương lực cơ tay thì bác vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19 bình thường.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p75 642,Da phát ban kèm sưng đỏ khi gãi ngứa chân tay vào ban đêm nên làm gì?,"Bạn có biểu hiện ngứa ở hai ống chân và hai cẳng tay vào ban đêm, khi gãi thì da đỏ, phát ban, sưng. Có thể bạn bị bệnh mày đay, bạn cần mặc quần, áo chất cotton thoáng rộng, tránh tiếp xúc với hóa chất, xà phòng.Ngoài ra, bạn có thể bôi các kem dưỡng ẩm sau tắm có thể làm dịu cảm giác ngứa, và đặc biệt tuyệt đối không được cào gãi lên da. Trường hợp ngứa nhiều bạn có thể uống các thuốc chống dị ứng như: Clorpheniramin, Desloratadine,... Nếu bệnh không giảm, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được điều trị sớm nhất.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/da-phat-ban-kem-sung-do-khi-gai-ngua-chan-tay-vao-ban-dem-nen-lam-gi/ 643,Vì sao bị viêm tai giữa dẫn đến thủng màng nhĩ có chảy dịch tai?,"Theo triệu chứng bạn vừa mô tả, bác sĩ nghĩ nhiều khả năng bạn bị viêm tai giữa mạn tính có lỗ thủng. Nguyên nhân gây chảy dịch mủ ở tai thường là do có thể nước vào trong tai hoặc các viêm nhiễm từ mũi họng lan sang tai.Vì vậy, để có thể nhận được tư vấn cụ thể hơn và thăm khám chắc chắn hơn, bạn nên đến bệnh viện để được đánh giá mức độ viêm và độ lớn của lỗ thủng để nhận được chăm sóc hợp lý.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/vi-sao-bi-viem-tai-giua-dan-den-thung-mang-nhi-co-chay-dich-tai/ 644,Đau đầu gối do ngã xe điều trị bằng thuốc không khỏi là do đâu?,"Mặc dù không bị đứt dây chằng, nhưng khi có chấn thương gối, sẽ có tổn thương như đụng dập dây chằng gân, tổn thương bao khớp, cần thời gian dài để phục hồi. Em nên đi tái khám để xem xét tình trạng hiện tại để điều trị, nếu cần để kết hợp với vật lý trị liệu.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-dau-goi-do-nga-xe-dieu-tri-bang-thuoc-khong-khoi-la-do-dau/ 645,Trẻ bị bệnh não trơn lissencephaly có điều trị được không?,"Con bạn bị bệnh não trơn lissencephaly là 1 khiếm khuyết não bẩm sinh trong quá trình hình thành não, dẫn đến thiếu sự phát triển của nếp nhăn và rãnh não. Trẻ bị bệnh não trơn thường chậm phát triển, học kém, động kinh. . . Rất tiếc điều trị bệnh chỉ là điều trị triệu chứng, thuốc chống động kinh. . . không có điều trị chữa khỏi.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-bi-benh-nao-tron-lissencephaly-co-dieu-tri-duoc-khong/ 646,"Tôi bị viêm mũi dị ứng đang uống thuốc có thể chích ngừa vaccine Covid-19 được không? Tôi không bị tiểu đường, huyết áp ổn định đo thường 116/65.","Tình trạng viêm mũi dị ứng đang dùng thuốc, chị nên trì hoãn tiêm vaccine Covid-19 đến khi bệnh được điều trị ổn định.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p103 647,Trẻ bị táo bón có dùng được thuốc đặt hậu môn?,"Nhiều cha mẹ khi thấy con xuất hiện triệu chứng táo bón cũng thường thắc mắc vấn đề trẻ bị táo bón có dùng được thuốc đặt hậu môn không?Thực tế táo bón là tình trạng trẻ khó đi cầu (dưới 3 lần/tuần) thân trở nên cứng, kích thước lớn gây khó tống xuất, trẻ buồn đi mà không đi cầu được phải rặn nhiều hoặc trẻ có biểu hiện sợ đi cầu, nén giữ phân hoặc chỉ són phân. Táo bón lâu ngày có thể gây sốt, nôn, chướng bụng, đau bụng, nứt kẽ hậu môn ở trẻ v. v. . Táo bón chức năng thường xuất hiện khi trẻ khoảng 1 tuổi, liên quan đến chế độ ăn. Để điều trị cần cho điều chỉnh chế độ ăn lành mạnh cho trẻ ăn nhiều chất xơ, cho trẻ uống nhiều nước, tăng hoa quả tươi, cho trẻ ăn đủ bữa, xoa bụng. Với trẻ lớn hơn cần tạo thói quen đi cầu, cải thiện tâm lý sợ đi cầu. Các thuốc làm mềm phân, thuốc bôi trơn, thuốc nhuận tràng chỉ là thuốc chữa triệu chứng, không nên sử dụng kéo dài quá 8 ngày. Dùng lâu sẽ gây biến chứng làm mất khả năng co bóp đào thải phân tự nhiên, gây lệ thuộc vào thuốc. Trường hợp táo bón bệnh lý do bệnh lý tại đường tiêu hóa như: Phình đại tràng bẩm sinh hoặc bệnh ngoài đường tiêu hóa như suy giáp trạng cần phải xử trí theo chuyên khoa. ",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-bi-tao-bon-co-dung-duoc-thuoc-dat-hau-mon/ 648,Huyết áp tăng cao gây co giật có hồi phục được không?,"Mẹ của em bị cơn tăng huyết áp cấp cứu em nhé, tức là tăng huyết áp có kèm tổn thương cơ quan đích là tổn thương thần kinh (Co giật là hậu quả đột quỵ não). Bác sĩ ở bệnh viện cần làm các xét nghiệm chuyên sâu để tìm xem đột quỵ thể nhồi máu não hay đột quỵ thể xuất huyết não để có hướng điều trị tiếp cho mẹ em. Hiện tại mẹ em chưa tỉnh chứng tỏ bệnh nặng, vấn đề hồi phục hay có để lại di chứng hay không cần phụ thuộc tổn thương cơ quan đích mức độ nào, bệnh nền kèm theo, sức khỏe của bà nữa nhé. Bác sĩ hồi sức đang điều trị cho mẹ em sẽ thông báo cho em kết quả như thế nào.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/huyet-ap-tang-cao-gay-co-giat-co-hoi-phuc-duoc-khong-/ 649,Mắt bị ghèn mắt kéo dài kèm khô mắt là dấu hiệu bệnh gì?,"Nhiều ghèn gì mắt có thể là bệnh của viêm nhiễm tại mắt, nếu để lâu không tốt cho sức khỏe của mắt. Bác sĩ khuyên bạn nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% để sạch ghèn dử, không dùng khăn mặt cũ, bẩn. Bạn nên phơi khăn tại nơi có ánh sáng mặt trời, khô ráo, sạch sẽ. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Mắt để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/mat-bi-ghen-mat-keo-dai-kem-kho-mat-la-dau-hieu-benh-gi/ 650,Cách điều trị bệnh xẹp mắc xương sống ở người già,"theo chị nói thì mẹ chị bị gãy lún đốt sống. Ở tuổi này thường có kèm loãng xương. Lúc mới chấn thương, nếu mẹ chị không có liệt, không có bí tiểu, chụp X-quang chỉ thấy gãy lún đơn thuần thì mẹ chị cần được điều trị bảo tồn đúng phương pháp: Nằm nghỉ tuyệt đối tại giường (ăn uống tiêu tiểu đều ở tư thế nằm), không được ngồi dậy trong 6-8 tuần. Trong thời gian này mẹ chị cần dùng thuốc giảm đau (nếu đau nhiều không chịu được), thuốc kháng viêm, bổ sung các vitamin và khoáng chất, thuốc chống loãng xương. Tập uống sữa để bổ sung canxi và dinh dưỡng mỗi ngày. Tập vận động tứ chi, tập hít thở sâu mỗi ngày càng nhiều lần càng tốt, xoay trở chống loét do tì đè vùng lưng, cùng cụt. Mỗi sáng nên cho cụ phơi nắng khoảng 20 phút. Sau khoảng 8 tuần thì mẹ chị nên ngồi dậy từ từ để tập đi (có người hỗ trợ). Nếu mẹ chị không nằm nghỉ tuyệt đối 6-8 tuần đầu thì xương gãy khó lành và trở thành đau mãn tính, xương gãy sẽ lún thêm, nguy cơ chèn ép ống sống gây liệt chân. Trường hợp của mẹ chị, hiện tại cần khám lại xem có còn cơ hội điều trị bảo tồn được không ?Nếu không, có thể xét đến chỉ định bơm xi măng sinh học làm vững cột sống, giúp hết đau và có thể sớm ngồi dậy, đi lại được.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/cach-dieu-tri-benh-xep-mac-xuong-song-o-nguoi-gia/ 651,Nam giới rụng tóc nguyên nhân là gì?,"Như bạn mô tả, bạn bị rụng tóc ở phía trước da đầu (phía trán và đỉnh đầu) đã khám tại nhiều bệnh viện nhưng điều trị không có hiệu quả. Có thể bạn bị rụng tóc do hormon Androgen. Bệnh này thường do gen di truyền quyết định. Một số phương pháp điều trị như xịt tại chỗ Minoxidil nhưng cần dùng liên tục, bệnh có thể tái phát khi ngưng thuốc.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nam-gioi-rung-toc-nguyen-nhan-la-gi/ 652,Uống canxi CalciDgold và sắt Fenulin cùng lúc vào buổi sáng được không?,"CalciDgold có chứa thành phần là canxi cacbonat (một dạng muối của canxi) và vitamin D. Fenulin có chứa thành phần Ferrous fumarate (một dạng muối của sắt), acid folic và inulin. Khi uống 2 thuốc này cùng lúc, calci carbonat có thể làm giảm hấp thu của sắt khoảng 30-40%. Do đó để các thuốc có hiệu quả tối ưu, bạn nên uống 2 thuốc này cách nhau khoảng 2 giờ.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/uong-canxi-calcidgold-va-sat-fenulin-cung-luc-vao-buoi-sang-duoc-khong/ 653,Run tay khi hồi hộp là dấu hiệu bệnh gì?,"Run tay có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do căn nguyên tâm lý, bệnh tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Nếu được chẩn đoán run tay do căn nguyên tâm lý thì ngoài việc trấn an tâm lý thì bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa Nội Thần kinh kê thêm một số thuốc để giúp bạn đỡ lo lắng cũng như tư vấn giúp bạn điều chỉnh công việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/run-tay-khi-hoi-hop-la-dau-hieu-benh-gi/ 654,Tôi muốn được tiêm phòng vaccine Covid-19. Xin hỏi tôi phải liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào để được tiêm?,"Hiện tại, vaccine Covid-19 của AstraZeneca đang được tiêm cho các đối tượng ưu tiên theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Nếu bạn chưa thuộc nhóm đối tượng ưu tiên theo NĐ 21-CP thì vui lòng chờ hoặc đăng ký nhu cầu của mình qua hệ thống tổng đài VNVC. Ngay khi có thể được đáp ứng và được sự cho phép của Bộ Y tế về cơ chế tiêm dịch vụ, chúng tôi sẽ thông báo và mời khách hàng đến tiêm.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p4 655,Điều trị sỏi mật bằng phương pháp nội soi ống mềm có tốt không?,"Điều trị sỏi mật bằng phương pháp nội soi ống mềm là biện pháp nội soi ít xâm lấn, giảm đau cho nhận nhân sỏi đường mật, đặc biệt là sỏi đường mật ngoài gan, sỏi ống mật chủ (sỏi OMC). Bên cạnh đó phương pháp này còn có rất nhiều ưu điểm, trong đó là bệnh nhân không phải phẫu thuật, nhẹ nhàng, thẩm mỹ, không để lại sẹo và thời gian phục hồi nhanh.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hoi-dap-dieu-tri-soi-mat-bang-phuong-phap-noi-soi-ong-mem-co-tot-khong/ 656,Làm thế nào chữa dứt điểm bệnh viêm họng tái phát nhiều lần?,"Nếu bị lệch vách ngăn và tình trạng lệch đó gây ra các biến chứng như viêm họng, viêm mũi xoang tái phát, ngạt mũi, đau đầu. . . thì chú nên phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn để tránh tình trạng bít tắc, kém lưu thông trong hốc mũi gây ra tình trạng trên",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/lam-the-nao-chua-dut-diem-benh-viem-hong-tai-phat-nhieu-lan/ 657,Tôi ược biết vaccine Covid-19 được sản xuất trước khi xuất hiện biến chủng Alpha và Delta. Vậy vaccine của AstraZeneca có thể phòng các biến chủng mới hay không?,"Đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Biến chủng Delta hiện nay đã lây lan đến hơn 70 quốc gia trên thế giới. Thế giới cũng đang theo dõi các loại vaccine Covid-19 nói chung chứ không phải riêng vaccine AstraZeneca có bị biến chủng mới này vô hiệu hóa hay không. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng, các loại vaccine Covid-19 đã dùng vẫn còn tác dụng bảo vệ đối với các biến chủng mới, đặc biệt vaccine có thể giảm triệu chứng nặng, tỷ lệ nhập viện và nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, thông tin này rất thận trọng đối với các nhà khoa học, cần phải nghiên cứu tiếp kỹ hơn, đặc biệt như ở Anh, Mỹ.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p133 658,"Bị chóng mặt, ù tai kéo dài phải làm sao?"," Nếu triệu chứng hoa mắt chóng mặt chỉ xuất hiện thoáng qua rồi hết, thỉnh thoảng lặp lại nhưng thời gian xảy ra ngắn, không thay đổi tính chất, không kèm theo các dấu hiệu khác như song thị, nói đớ, tê yếu tay chân, đau đầu, mất ý thức, co giật,.....hoặc không kèm theo các bệnh lý toàn thân như ung thư, sốt, sụt cân, thiếu máu, tim mạch,... thì bệnh nhân chỉ cần tăng cường nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ là được. Tuy nhiên, nếu tình trạng chóng mặt, tức ngực kéo dài, bạn cần đi khám bác sĩ Nội thần kinh và Nội tim mạch để kiểm tra. Ngoài ra, bạn cần tập thể dục nhiều, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, cân bằng giữa chế độ làm việc và nghỉ ngơi. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/bi-chong-mat-u-tai-keo-dai-phai-lam-sao/ 659,Đọc kết quả sinh hoá sau hoá trị ung thư đại tràng,"Hiện nay, điều trị ung thư đại tràng cần kết hợp nhiều phương pháp, gọi là điều trị đa mô thức: Phẫu trị, hóa trị. . . Nếu trường hợp bạn đã mổ và hóa trị, thì cũng cần tuân thủ hóa trị đủ hết các chu kỳ và tái khám định kỳ để bác sĩ khám lại, làm xét nghiệm máu, nội soi, CT. . . tùy thời điểm Kết quả CEA và CA 19. 9 như vậy là trong giới hạn bình thường, tuy nhiên chất đánh dấu ung thư như trên giá trị còn giới hạn, và cần sử dụng nhiều phương tiện để theo dõi bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/doc-ket-qua-sinh-hoa-sau-hoa-tri-ung-thu-dai-trang/ 660,Sung huyết niêm mạc dạ dày kèm theo trào ngược có nguy cơ ung thư không?,"Với những bệnh lý là viêm niêm mạc dạ dày, viêm trào ngược dạ dày – thực quản về lý thuyết có thể có liên quan đến ung thư dạ dày. Tuy vậy, bạn không phải quá lo lắng, bạn có thể uống thuốc điều trị viêm dạ dày, viêm trào ngược dạ dày – thực quản, diệt vi khuẩn HP nếu có. Nếu tình trạng viêm ổn định, bạn có thể nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng khoảng 5 năm/1 lần để tầm soát phát hiện sớm ung thư.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/sung-huyet-niem-mac-da-day-kem-theo-trao-nguoc-co-nguy-co-ung-thu-khong/ 661,"Em cảm thấy sức khỏe bình thường, chích vaccine truyền thống lâu nay, không bị phản ứng sau tiêm nào. Nhưng mỗi lần em đi thăm khám mà y tá kiểm tra dấu hiệu sinh tồn thì luôn kết luận huyết áp thấp và mạch chậm (57-58 giống như ba em, nhưng ba em rất khỏe mạnh ở tuổi 75). Vậy em có an toàn chích vaccine AstraZeneca được không?Nếu có lịch đi chích vaccine mà cơ thể lúc đó đang nổi mề đay vài hột nhỏ, uống thuốc dị ứng thì có sao không hay phải hoàn toàn ngưng trước bao nhiêu ngày và cơ thể hoàn toàn không còn nổi hột ngứa? Em đã làm labtest bộ dị nguyên 75 thành phần, nhưng không phát hiện ra dị ứng gì.Sau khi chích 2 mũi, bao lâu phải tiếp tục mũi thứ 3 vì nhiều biến thể xung quanh?Mẹ em 69 tuổi, huyết áp cao, đã hiến một quả thận, có an toàn chích vaccine Covid-19 không?Anh trai của em 40 tuổi ghép thận được hơn 2 năm, uống thuốc hằng ngày, vậy có an toàn để chích vaccine Covid-19?Em kính mong quý bác sĩ dành thời gian một chút cho đại gia đình nhà em.","Với tình trạng hiện tại của anh, trước khi tiêm bác sĩ khám sàng lọc sẽ khám và kiểm tra lại, nếu các chỉ số sinh tồn của anh bình thường vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19. Còn nếu có huyết áp thấp (HA tối thiểu < 60mmHg, HA tối đa <90mmHg) hoặc mạch <60 lần/phút anh sẽ được chuyển tiêm tại tuyến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p78 662,Chảy mủ chỗ vết khâu ở đùi có phải nhiễm trùng hay không?,"Vết thương sau khi khâu có hiện tượng chảy mủ là dấu hiệu nhiễm trùng tại chỗ, dù các vùng khác đã lành. Bạn nên đi khám lại sớm để được bác sĩ kiểm tra vết thương",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/chay-mu-cho-vet-khau-o-dui-co-phai-nhiem-trung-hay-khong/ 663,"Lệch mặt, đau nửa đầu kèm đau tê chân tay phải điều trị thế nào?","Bạn còn trẻ thì nguy cơ tai biến mạch máu não là rất thấp. Tuy nhiên, các triệu chứng của bạn phản ánh có thể có tổn thương ở não: Lệch mặt, đau nửa đầu, đau tê chân tay phải. Hơn nữa, bạn còn có tiền sử tai nạn bị chấn thương vào đầu. Tình trạng này của bạn trước hết cần chụp MRI sọ não để tìm nguyên nhân. Thuốc hoạt huyết dưỡng não sẽ không có tác dụng với trường hợp của bạn. Vì vậy, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được đánh giá, chẩn đoán chính xác tình trạng của mình và hướng điều trị cụ thể.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/lech-mat-dau-nua-dau-kem-dau-te-chan-tay-phai-dieu-tri-nao/ 664,Sau nhổ răng khôn 3 ngày má còn sưng nên làm gì?,"Các răng khôn thường mọc lệch, mọc ngầm ở các vị trí trong cùng của hàm và là các răng nhổ khó.Do đó, sau phẫu thuật nhổ răng khôn người bệnh thường sẽ sưng nề một thời gian, sưng lâu hay chậm tùy thuộc vào mức độ khó của răng, cơ địa của người bệnh.Vì vậy để cẩn thận, bạn nên tới tái khám để các bác sĩ kiểm tra xem tình trạng cụ thể của ổ răng sau nhổ, loại trừ các viêm nhiễm nếu có từ đó đưa ra hướng xử lý kịp thời.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/sau-nho-rang-khon-3-ngay-ma-con-sung-nen-lam-gi/ 665,"Tôi 35 tuổi, bị thoát vị đĩa đệm, chân đi hơi yếu, không có sức. Tôi đã điều tri đông y cũng ổn và dừng thuốc từ đầu năm nay. Cho hỏi liệu tôi tiêm vaccine ngừa Covid-19 có được không?","Trường hợp bị thoát vị đĩa đệm và có chèn ép ảnh hướng đến vận động hai chi dưới, bệnh của Anh/Chị có thể tiêm được vaccine phòng Covid-19 , tuy nhiên cần đi kiểm tra lại chuyên khoa về bệnh lý của mình và sẻ tiêm phòng vaccine tại các điểm tiêm khối bệnh viện.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p107 666,Ngày 1/7 tôi đi xét nghiệm công thức máu cho kết quả đa nhân trung tính (Poly Neutrophils) 37.80 (thấp hơn bình thường); Lympho (Lymphocytes) 50.70 (cao hơn bình thường). Với các các chỉ số như trên tôi có tiêm ngừa vaccine Covid-19 được không?,Với tình trạng xét nghiệm của anh/chị thì bác sĩ có chẩn đoán là bệnh lý gì gây nên tình trạng xét nghiệm máu có các chỉ số cao hơn và thấp hơn so với bình thường không ạ? Anh/chị nên có kết quả chẩn đoán của bác sĩ khám bệnh để bác sĩ tư vấn có tiêm phòng được/tạm hoãn/chống chỉ định tiêm phòng vaccine Covid-19.,https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p14 667,Nguyên nhân đái dầm ở tuổi 18 và cách điều trị?,"Con bạn 18 tuổi nhưng cứ cách 2-3 ngày là lại đái dầm, có thể con bạn mắc bệnh tiểu dầm ban đêm. Ban đầu, con bạn có thể thử những phương pháp dưới đây:Luyện tập nhịn đi tiểu và đi tiểu vào thời gian đã được cố định. Khi bị kích thích đi tiểu, hãy nhịn đi tiểu từ 5 đến 10 phút và sau đó cứ tăng dần thời gian giữa hai đi tiểu. Điều này sẽ giúp bàng quang luyện tập để giữ nhiều nước tiểu hơn.Không uống chất lỏng trước khi đi ngủ sẽ không tạo ra nhiều nước tiểu. Ngoài ra, cần tránh caffeine và rượu, do hai đồ uống này có thể kích thích bàng quang khiến bạn đái dầm.Đặt báo thức để đánh thức để dậy đi tiểu vào một thời gian cố định trong đêm.Cho đến khi hoàn toàn kiểm soát được tình trạng đái dầm, con bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo sau:Đặt một tấm phủ chống thấm lên giường để tránh làm ướt đệm.Mặc đồ lót thấm nước hoặc bỉm trước khi đi ngủ.Sử dụng các sản phẩm làm sạch và dưỡng da để ngăn ngừa da bị kích ứng do nước tiểu tiếp xúc với da trong đêm.Nếu chỉ thỉnh thoảng hoặc một lần ở tuổi trưởng thành con bạn xảy ra đái dầm thì bạn không cần phải lo lắng. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nguyen-nhan-dai-dam-o-tuoi-18-va-cach-dieu-tri/ 668,"Sau khi ăn bị đi ngoài và đau bụng dưới ở bệnh nhân mổ trĩ có sao không, khi nào cần tái khám?","Sau khi mổ trĩ Longo vấn đề cần quan tâm là biến chứng chảy máu và hẹp hậu môn (đi cầu khó, phân nhỏ, dẹt. . . ), và cần tái khám theo dõi. Còn các rối loạn tiêu hóa có thể có sau mổ, tuy nhiên sẽ ổn trong 1 thời gian ngắn. Nếu triệu chứng nặng hơn hoặc kéo dài bạn cần khám chuyên khoa để đánh giá thêm nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/sau-khi-bi-di-ngoai-va-dau-bung-duoi-o-benh-nhan-mo-tri-co-sao-khong-khi-nao-can-tai-kham/ 669,Viêm da dầu điều trị không khỏi phải làm gì?,"Viêm da dầu hay còn gọi là viêm da tiết bã nhờn, chàm da mỡ là tình trạng viêm da thường gặp, mạn tính và dễ tái phát. Vị trí bắt gặp chủ yếu là ở mặt, đầu, ngực và vùng liên bả vai. Bệnh hay gặp trên người có mồ hôi dầu. Vì vậy, điều trị rồi bệnh có thể tái phát.Theo như bạn mô tả thì bạn bị viêm nang lông do Demodex. Bệnh này hay gặp trên người tăng tiết bã nhờn và người hay dùng các loại mỹ phẩm. Bệnh này điều trị khá khó khăn và lâu lành bệnh.Tốt nhất, bạn nên đến các bệnh viện có bác sĩ chuyên khoa Da Liễu để khám, sẽ có chẩn đoán và chỉ chỉ định điều trị và tư vấn cụ thể cho bạn.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/viem-da-dau-dieu-tri-khong-khoi-phai-lam-gi/ 670,"Tháng 8/2019, tôi phát hiện bị u ác tính tuyến giáp dạng nhú, không có di căn. Tôi đã mổ cắt toàn bộ tuyến giáp và 2 lần uống phóng xạ I131 liều 30. Đến tháng 8/2020, tôi tái khám và bác sĩ kết luận sức khỏe tôi bình thường, hết tế bào ung thư và hẹn tái khám sau một năm nữa. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi có được tiêm vaccine ngừa Covid-19 hay không?","Theo hướng dẫn gần nhất của Bộ Y tế, Quyết định 2995 ngày 18/6/2021 cho thấy, hiện nay Bộ Y tế đã có một hướng mở và hướng dẫn một cách cụ thể rằng là những trường hợp bị ung thư giai đoạn cuối thì phải hoãn tiêm chủng.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p91 671,Trẻ mọc răng hàm bị sưng có mủ có phải dấu hiệu viêm lợi không?,"Bác sĩ rất chia sẻ với tình trạng của cháu. Con của em đang trong lứa tuổi mọc răng sữa. Bình thường thì việc mọc răng sữa sẽ chỉ khiến cho trẻ hơi khó chịu, quấy khóc, biếng ăn. . . hoặc ở một số trẻ thì hoàn toàn bình thường không có triệu chứng gì. Tuy nhiên nếu đúng như em mô tả lợi bị sưng mủ là dấu hiệu của nhiễm trùng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lợi sưng có mủ và bật ra ít thịt thừa, nhất là khi cháu bé đang mọc răng hàm trên.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hoi-dap-tre-moc-rang-ham-bi-sung-co-mu-co-phai-dau-hieu-viem-loi-khong/ 672,"Vợ chồng em kết hôn được bốn năm. Em sức khỏe bình thường, chu kỳ kinh nguyệt đều, không bất thường. Chồng em không thuốc lá, rượu bia, không có bệnh lý gì. Vợ chồng em thả tự nhiên mấy năm nay nhưng vẫn chưa có tin vui, ba mẹ hai bên thì ngóng cháu quá nên hối. Giờ tụi em có nên đi làm xét nghiệm để làm IVF luôn không, hay đợi thêm một thời gian nữa?","Vợ chồng bạn mong con bốn năm, theo Tổ chức Y thế Thế giới (WHO) được chẩn đoán là vô sinh, do đó bạn cần đi thăm khám kiểm tra sớm về tình trạng sức khỏe sinh sản của hai vợ chồng. Sau khi có thông tin cụ thể chúng tôi mới có thể tư vấn cho vợ chồng bạn có cần điều trị gì không, hay lựa chọn phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp để bạn sớm có con.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p19 673,Trẻ 3 tháng bị bại não cấy tế bào gốc có khỏi hoàn toàn không và chi phí điều trị thế nào?,"bại não là do những tổn thương não bộ gây ra. Phương pháp tế bào gốc giúp hỗ trợ và hồi phục những tổn thương đấy. Hiện nay hệ thống y tế Vinmec đã áp dụng liệu pháp tế bào gốc để điều trị bại não, hiệu quả thu được khá rõ rệt, được đánh giá rất cao ở Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên bất cứ phương pháp điều trị nào cũng khó tỷ lệ đáp ứng nhất định, việc chữa khỏi hoàn toàn hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có bản thân các yếu tố nội tại của em bé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-3-thang-bi-bai-nao-cay-te-bao-goc-co-khoi-hoan-toan-khong-va-chi-phi-dieu-tri-nao/ 674,"Tôi đang điều trị lao phổi (J98) từ 4/1/2021 đến nay, còn vài ngày nữa là đủ 6 tháng và vẫn đang dùng thuốc hàng ngày. Tình trạng sức khỏe tốt sau khi uống thuốc một tháng. Trong suốt quá trình điều trị tôi không có các triệu chứng thường thấy của lao phổi. Trong tuần này tôi có suất tiêm Covid19 AstraZeneca, theo bác sĩ tôi có nên chích ngừa không?","Nếu các bệnh lý mãn tính đã ổn định trong vòng 3 tháng trước khi tiêm chủng (có nghĩa là bệnh không cần thay đổi điều trị đáng kể hoặc nhập viện vì bệnh lý nặng hơn), các chỉ số xét nghiệm duy trì ở mức độ ổn, anh/chị hoàn toàn có thể tiêm được vaccine phòng Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p94 675,"Sau khi tiêm mũi thứ nhất em bị tê môi và lưỡi, bác sĩ cho em hỏi bị phản ứng như vậy có thì em có bị ảnh hưởng gì khi tiêm mũi thứ hai không?","Sau khi tiêm mũi một vaccine Covid-19, chị bị tê môi và lưỡi, đây là phản ứng của vaccine nhưng bác sĩ không rõ tình trạng này kéo dài bao lâu và có sử dụng thuốc không. Tuy nhiên, khi tiêm lần 2, chị cần phải cẩn trọng, cần được tiêm chủng trong bệnh viện nơi có đủ điều kiện cấp cứu nếu chẳng may có bất thường xảy ra. Khi khám tiêm lần 2, chị cần thông báo cho bác sĩ biết các triệu chứng mà chị gặp phải để bác sĩ có thể đánh giá và chỉ định tiêm chủng an toàn.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p43 676,Tại sao bị đau bọng mắt và phương pháp điều trị thế nào?,"Với biểu hiện đau bọng mắt, kèm theo nhức, tấy đỏ thì khả năng cao do bạn bị lẹo mắt. Lẹo là tình trạng viêm cấp tính của tuyến bờ mi, khi bị lẹo bệnh nhân sẽ có các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau ở phần mí mắt.Cần điều trị lẹo mắt theo từng giai đoạn của bệnh lý. Những ngày đầu tiên, bạn có thể chườm ấm mí mắt ở vùng có lẹo, kết hợp nhỏ thuốc kháng sinh. Ở giai đoạn viêm cấp, bạn nên dùng kháng sinh tại chỗ và toàn thân. Đến giai đoạn khu trú mủ, có khả năng bạn sẽ phải chích lẹo tại các cơ sở y tế.Trường hợp đau mắt của bạn đã sang ngày thứ hai, mắt vẫn sưng và nhức nhiều thì bạn nên đến khám tại chuyên khoa mắt để xác định rõ mức độ và giai đoạn của bệnh để có hướng điều trị phù hợp nhất.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tai-sao-bi-dau-bong-mat-va-phuong-phap-dieu-tri-nao/ 677,U máu gan 14mm có gây nên các cơn đau không?,"Đau, căng tức hạ sườn phải có rất nhiều nguyên nhân. Tuy vậy, với u máu gan 14mm không thể là nguyên nhân được.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/u-mau-gan-14mm-co-gay-nen-cac-con-dau-khong/ 678,"Ngứa, loét dương vật và lưỡi là dấu hiệu bệnh gì?","Các bệnh lý lây qua đường tình dục hay nấm chỉ lây khi tiếp xúc trực tiếp giữa da-da hoặc khi quan hệ tình dục, chứ không lây qua đường hô hấp. Nên chuyện em đi đám tang người thân không liên quan gì đến triệu chứng em gặp phải. Em cần đi khám để bác sĩ xác định đúng bệnh của em và điều trị triệt để em nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/ngua-loet-duong-vat-va-luoi-la-dau-hieu-benh-gi/ 679,Cần làm gì khi có các dấu hiệu nhiễm covid-19?,"Đầu tiên, mong bạn bình tĩnh với đại dịch covid -19, để cùng đẩy lùi dịch bệnh. Theo thông tin bạn cung cấp, hiện tại bạn đã hết đau họng, chỉ còn cảm giác khó thở khi nằm. Nếu bạn vẫn còn khó thở, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất khám và cung cấp thông tin để cơ sở y tế sẽ làm xét nghiệm covid cho bạn.Xét nghiệm covid test nhanh kháng nguyên có kết quả nhanh trong vòng 30-45 phút, nếu nghi ngờ bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm PCR khẳng định bạn có bị covid hay không. Theo bác sĩ đó là cách tốt nhất vì hiện tại bạn lo lắng nên mọi triệu chứng bạn cảm giác, có được đều liên quan đến covid và như vậy làm sức khỏe của bạn không tốt nhất là về tinh thần.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/can-lam-gi-khi-co-cac-dau-hieu-nhiem-covid-19/ 680,Đau bụng bên phải nhiều ngày liền có phải bị viêm ruột thừa không?,Đối với triệu chứng đau bụng của cháu đã diễn ra trong vòng 05 tháng thì không phải là dấu hiệu của viêm ruột thừa nhé.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-bung-ben-phai-nhieu-ngay-lien-co-phai-bi-viem-ruot-thua-khong/ 681,Điều trị viêm giác mạc kịp thời có để lại di chứng giảm thị lực hay không?,"Viêm giác mạc là bệnh lý khá nguy hiểm, không điều trị viêm giác mạc kịp thời sẽ gây loét giác mạc làm giảm thị lực trầm trọng. Đối với các trường hợp được điều trị khỏi kịp thời mà vùng viêm nhỏ xa trung tâm của giác mạc thì thị lực không bị ảnh hưởng, nhưng nếu vùng viêm sâu, rộng và gần trung tâm vẫn có thể gây giảm thị lực nhưng mức độ nhẹ hơn khi bạn được điều trị sớm.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dieu-tri-viem-giac-mac-kip-thoi-co-de-lai-di-chung-giam-thi-luc-hay-khong-/ 682,Tôi muốn đặt lịch tư vấn IVF ở Tâm Anh TP HCM. Cho tôi hỏi nếu đặt lịch rồi thì khi đến có được khám ngay không hay vẫn phải bốc số chờ đến lượt? Vì tôi chỉ đi được vào khung giờ 9-10h hàng ngày thôi ạ.,"Để thuận tiện cho việc khám cũng như phù hợp với khoảng thời gian của mình, bạn có thể gọi điện đến tổng đài 0287 102 6789 để đặt hẹn khám theo khung giờ mình mong muốn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khẩn cấp có thể chênh lệch thời gian khám so với giờ hẹn, mong bạn có thể thông cảm khi gặp phải trường hợp này.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p6 683,Áp xe phổi mạn tính có thể mổ nội soi không?,"áp xe phổi có thể hiểu nhanh là ổ mủ trong phổi, thường điều trị cần dùng thuốc liều cao, đường tiêm, thời gian dài, KHÔNG NÊN xin uống thuốc lâu dài, áp xe phổi rất dễ tái phát. Bác sĩ đề nghị mổ kết hợp thuốc sẽ giải quyết dứt điểm tránh biến chứng, mổ nội soi được hay không còn do bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực sẽ phải thăm khám và xem cụ thể tình trạng của anh nữa nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/ap-xe-phoi-man-tinh-co-the-mo-noi-soi-khong/ 684,Người mất khứu giác và hẹp vách ngăn mũi sau 18 tuổi mổ được không?,"Theo lẽ thường và theo Y văn, nhìn chung hiếm khi có hẹp vách ngăn tới mức độ mất khứu giác hay không thể ngửi mùi. Những trường hợp như vậy là rất hiếm và đặc biệt. Mất khứu giác thông thường do các nguyên nhân thường gặp hơn như Polyp mũi, chấn thương đầu gây tổn thương thần kinh khứu, tổn thương thần kinh khứu do hít phải hóa chất độc hại, hít các chất gây nghiện kéo dài như cocain và cũng có thể do tuổi tác hay những điều kiện bệnh lý như Alzheimer, xơ cứng sợi. Vì vậy, bạn nên đi khám nhằm xác định nguyên nhân ấy. Một khi xác định được nguyên nhân thì mới có giải pháp chính xác và tiên lượng chính xác hơn. Nếu nguyên nhân thật sự do vẹo hẹp tới mức mất khứu giác thì các bác sĩ tai mũi họng sẽ giải thích cụ thể hơn với bạn về phương án chỉnh hình lại vách ngăn và tiên lượng khả năng phục hồi dựa vào từng trường hợp cụ thể.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nguoi-mat-khuu-giac-va-hep-vach-ngan-mui-sau-18-tuoi-mo-duoc-khong/ 685,Tôi muốn đăng ký tiêm vaccine Covid-19 cho gia đình tôi thì phải làm như thế nào ạ?,"Hiện tại, Chính phủ và Bộ Y tế vẫn đang triển khai tiêm cho các đối tượng được ưu tiên, vì vậy, nếu chị thuộc diện được tiêm theo chính sách có thể đăng ký tại nơi mình sinh sống hoặc nơi mình công tác.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p31 686,Một bên mắt không mổ bị đỏ và cộm như kim châm là bị làm sao?,"Bạn không nói rõ ba của mình phải mổ mắt vì nguyên do bệnh lý gì nên bác sĩ chưa đủ thông tin để trả lời chính xác câu hỏi: “Một bên mắt không mổ bị đỏ và cộm như kim châm là bị làm sao?”. Tuy nhiên, sau khi mổ mắt mà bên mắt đỏ và cộm thì có thể ba của bạn bị viêm sau mổ.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/mot-ben-mat-khong-mo-bi-do-va-com-nhu-kim-cham-la-bi-lam-sao/ 687,Có thể dùng than hoạt tính để hỗ trợ bệnh thận được không?,"Không rõ là bạn đã nghe thông tin này ở đâu? Bác sĩ không thấy có cách điều trị này. Than hoạt tính chủ yếu để chống độc và cũng chủ yếu cho nhiễm độc đường tiêu hóa, vì nguyên lý của nó là hấp thụ chất độc trực tiếp.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/co-dung-hoat-tinh-de-ho-tro-benh-duoc-khong/ 688,Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ gần ngày sắp ngày kinh có ảnh hưởng đến kết quả không?,"Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ được chỉ định trong các trường hợp bác sĩ cần theo dõi lượng và tính chất của nước tiểu để đánh giá chức năng thận và hệ tiết niệu. Qua xét nghiệm này, bác sĩ có thể: Xác định cơ thể người bệnh lọc được bao nhiêu nước tiểu hoặc bài tiết bao nhiêu chất cụ thể (protein, aldosterone, natri, kali,...) trong 24 giờ.Tính bilan dịch vào ra.Mỗi một bệnh nhân phải tự lấy nước tiểu 24 giờ, do đó cần thông hiểu về cách lấy là yêu cầu bắt buộc để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Dụng cụ: Thường dùng bô có nắp đậy hoặc bình có vạch chia thể tích. Bô và bình đựng nước tiểu phải rửa sạch, không lẫn chất tẩy rửa, dội nước sôi để diệt khuẩn kể cả có nắp đậy.Đến giờ ấn định cho bệnh nhân tiểu hết, bỏ phần nước tiểu đó đi. Trong 24 giờ tiếp theo hứng tất cả nước tiểu của bệnh nhân tiểu ra vào một cái bô hoặc bình sạch (hứng cả phần nước tiểu khi bệnh nhân đi đại tiện). Ngày hôm sau vào giờ thứ 24 cho bệnh nhân tiểu lần cuối cùng vào bô hoặc bình đựng nước tiểu 24 giờ.Sau lần đi tiểu cuối cùng (vào giờ định trước) sáng hôm trước đến giờ đó sáng hôm sau, điều dưỡng đo và ghi số lượng nước tiểu trong ngày vào bảng theo dõi. Không cần sử dụng chất chống thối cho mẫu nước tiểu 24 giờ ngoại trừ mẫu làm xét nghiệm định lượng catecholamine niệu phải bảo quản bằng 5mL HCl 10%. Lắc đều, lấy đủ lượng nước tiểu theo yêu cầu cho vào ống nghiệm, gửi nước tiểu và giấy xét nghiệm đến phòng xét nghiệm.Khi đang trong thời kỳ kinh nguyệt, nếu bạn làm xét nghiệm nước tiểu rất có thể kết quả sẽ không được chính xác, bởi mẫu nước tiểu có thể lẫn máu kinh vào và lúc làm xét nghiệm phân tích sẽ bị ảnh hưởng. Những người đang trong chu kỳ kinh nguyệt, hay gần bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt nên thông báo với bác sĩ để chờ tới lần sau thực hiện xét nghiệm. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/xet-nghiem-nuoc-tieu-24-gio-gan-ngay-sap-ngay-kinh-co-anh-huong-den-ket-qua-khong/ 689,Khó khăn khi nhai do viêm khớp thái dương hàm nên làm gì?,Theo như cháu mô tả thì có thể bị loạn năng khớp thái dương hàm. Cháu nên đến bệnh viện để được kiểm tra tình trạng răng miệng và chụp CT Scanner khớp thái dương để có chẩn đoán chính xác xem có đúng bệnh loạn năng khớp thái dương hàm không và tư vấn điều trị thích hợp hơn.,https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/kho-khan-khi-nhai-do-viem-khop-thai-duong-ham-nen-lam-gi/ 690,Điều trị bệnh giời leo như thế nào?,"Bệnh giời leo còn gọi là Zona, là bệnh nhiễm trùng da do virus thần kinh Varicella zoster (VZV) - virus gây bệnh thủy đậu, thuộc họ virus Herpes gây nên. Khi bị Zona, em gái bạn nên kiên trì dùng thuốc đúng và đủ liều theo toa của bác sĩ trực tiếp điều trị để ngăn ngừa virus nhân đôi và tránh các biến chứng lâu dài về sau. Thời gian điều trị zona nếu chưa có biến chứng thì khoảng 7-10 ngày. Thời gian trung bình từ khi phát bệnh đến khi lành sẹo khoảng 2 – 4 tuần. Chưa có phương pháp tự nhiên nào được chứng minh là điều trị được Zona. Thực tế, có nhiều bệnh nhân tự đắp các lá cây, dùng các phương pháp dân gian như khoán, . . . đã gặp phải tình trạng nhiễm trùng, sẹo vĩnh viễn và di chứng về thần kinh không thể phục hồi. Khi có bỏng nước thì không nên chọc vỡ vì dễ dẫn đến nhiễm trùng. Khi bị bệnh Zona thần kinh nên kiêng ăn những thực phẩm nhiều chất béo, đồ uống có cồn, chất kích thích, thức ăn nhiều đường, có Axit amin arginine, ngũ cốc tinh chế, đồ ăn chế biến sẵn, các sản phẩm từ đậu nành. Trong thời gian bệnh, em bạn nên ăn uống các thực phẩm giàu kẽm và vitamin B6, B12, C như: Trái cây tươi, rau quả màu xanh, khoai tây, . . . để tăng sức đề kháng cho cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch, kháng lại virus VZV, giúp kháng viêm và giảm đau nhức.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dieu-tri-benh-gioi-leo-nhu-nao/ 691,Thủy đậu mọc nhiều ở lưng phải làm sao?," Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên Varicella virus gây ra. Loại virus này là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn.Thủy đậu có những biến chứng như: Viêm phổi, nhiễm trùng da, viêm não... Bạn cần theo dõi dấu hiệu như sốt, ho, khó thở... để khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa kịp thời nếu có triệu chứng bất thường. Bạn nên nằm ngủ ở tư thế thoải mái, hạn chế tổn thương nốt đậu. Ngoài ra, khi điều trị tại nhà, bạn cần chú ý:Mặc đồ rộng, vải mềm và dễ thấm hút mồ hôi để tránh làm vỡ các nốt mụn nước, cần tránh ra gió nhiều.Không gãi vào các nốt mụn nước thủy đậu, tránh để dịch lây lan ra nhiều hơn.Giữ gìn vệ sinh cơ thể bằng các dung dịch sát khuẩn, sử dụng nước ấm để tắm rửa nhẹ nhàng, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng.Khi có dấu hiệu của những biến chứng do thủy đậu gây ra, cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện uy tín để khám chữa kịp thời.Cần chủ động cách ly tránh gây lây truyền bệnh sang cho người khác.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/thuy-dau-moc-nhieu-o-lung-phai-lam-sao/ 692,Trẻ sốt không rõ nguyên nhân có cần đi khám không?,"Các cháu bé bị sốt nóng, sốt cơn thì không phải do mọc răng, vì thế bạn cần cho con đi khám để tìm nguyên nhân cụ thể. Mọc răng là sinh lý nếu sốt mọc răng thì chỉ nửa ngày là hết sốt nên bạn không chủ quan được.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-sot-khong-ro-nguyen-nhan-co-can-di-kham-khong/ 693,Thủng màng nhĩ bên tai trái có chữa được không?,Trường hợp của mẹ bạn thủng màng nhĩ nhưng có kèm theo chảy mủ tai không?Thủng màng nhĩ có thể phẫu thuật để màng nhĩ kín lại. Sức nghe lên được nhiều hay ít hoặc không lên được tùy từng trường hợp. Bạn nên cho mẹ đến khám bác sĩ chuyên khoa để đánh giá cụ thể và có hướng tư vấn chuyên sâu về tình trạng hiện tại.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/thung-mang-nhi-ben-tai-trai-co-chua-duoc-khong/ 694,"em được biết có thông tin là phụ nữ mang thai và cho con bú ở Việt Nam thì không chích được vaccine Covid-19 như ở Mỹ, vậy thông tin này có đúng không ạ? Và nếu có được tiêm thì tại sao khi khám sàng lọc, phụ nữ cho con bú lại được khuyến cáo không tiêm vaccine Astrazeneca ạ? Vì sao tiêm vaccine Astrazeneca lại có hiện tượng máu đông? Hiện tượng có người sốt trên 38 độ và sốt lạnh dưới 35 độ C là do gì vậy ạ?","Thứ nhất, theo QĐ 2995/ QĐ-BYT về hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm vaccine Covid-19 thì phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú sẽ thuộc nhóm đối tượng tạm hoãn tiêm chủng vaccine Covid-19. Thứ hai, về nguyên nhân gây hiện tượng đông máu sau tiêm vaccine AstraZeneca, các nhà nghiên cứu trên thế giới có nhiều cách giải thích khác nhau, một trong các giả thuyết có thể liên quan tới gai protein, tuy nhiên tý lệ xảy ra hiện tượng này rất hiếm. Thứ ba, trước khi tiêm nếu thân nhiệt >37, 5 hoặc < 35, 5 sẽ tạm hoãn tiêm chủng và nguời được tiêm sẽ chuyển khám chuyên khoa tìm nguyên nhân.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p125 695,Trật khớp hàm vẫn nhai được nhưng đau và mỏi răng phải làm sao?,"Tổn thương khớp thái dương hàm là một bệnh lý thường gặp, ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai và trong nhiều trường hợp cả thẩm mỹ của bệnh nhân nữa.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/trat-khop-ham-van-nhai-duoc-nhung-dau-va-moi-rang-phai-lam-sao/ 696,Thuốc tránh thai hàng ngày có làm ảnh hưởng đến kết quả test thở C13 không?,"Test thở C13, còn gọi là xét nghiệm hơi thở ure C13. Dựa trên nguyên tắc đưa vào dạ dày chất có chứa Ure gắn phân tử cacbon đồng vị C13. Nếu có vi khuẩn HP trong dạ dày thì HP sẽ tạo men Urease và thủy phân ure trong thuốc uống vào Thành Amoniac và khí cacbonic. Khí cacbonic với phân tử C13 hoặc C14 này được hấp thu vào máu và đào thải qua phổi. Kết quả đo lượng C13 hoặc C14 thải ra trong hơi thở cho phép xác định được vi khuẩn HP có hoạt động trong dạ dày không. Dựa trên nguyên lý đó thì việc bạn dùng thuốc tránh thai hàng ngày không ảnh hưởng đến kết quả test hơi thở C13.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/thuoc-tranh-thai-hang-ngay-co-lam-anh-huong-den-ket-qua-test-tho-c13-khong/ 697,"Trẻ sơ sinh uống sữa công thức bị nôn trớ, mẩn đỏ có phải bị dị ứng không?","Theo như bạn mô tả trẻ sơ sinh uống sữa công thức bị nôn trớ, mẩn đỏ: Bé có thể bị dị ứng đạm sữa bò. . Bạn nên cho con đi khám chuyên khoa tiêu hóa Nhi để được khẳng định chẩn đoán. Sau đó bác sĩ sẽ tư vấn chế độ ăn thay thế tiếp theo phù hợp với sự phát triển của con theo giai đoạn.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-so-sinh-uong-sua-cong-thuc-bi-non-tro-man-do-co-phai-bi-di-ung-khong/ 698,Sau điều trị nhiễm giun vẫn bị ngứa phải làm sao?,"bạn nên khám bác sĩ chuyên khoa da liễu. Vì rất nhiều nguyên nhân gây ngứa, có thể trong trường hợp của bạn còn có nguyên nhân khác ngoài nhiễm giun",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/sau-dieu-tri-nhiem-giun-van-bi-ngua-phai-lam-sao/ 699,Trẻ nổi mụn nước gây ngứa là bệnh gì?,Bé cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn cụ thể. Nếu là bệnh phong cần làm thêm xét nghiệm.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-noi-mun-nuoc-gay-ngua-la-benh-gi/ 700,"Trẻ biếng ăn, buồn nôn và ợ hơi là dấu hiệu bệnh đau dạ dày?","Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương chủ yếu là do bị viêm loét. Người bị đau dạ dày sẽ thường cảm thấy đau âm ỉ, khó chịu vô cùng. Khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói đều có thể bị đau. Triệu chứng đau bao tử thường có những biểu hiện rõ rệt. Tuy nhiên, một số trường hợp lại không xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng mà chỉ có những cơn đau bụng âm ỉ. Sau đây là 5 biểu hiện điển hình của bệnh nhân bị đau dạ dày: Đau thượng vị, Ăn uống kém hơn, Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng , Cảm giác buồn nôn, nôn, Bị chảy máu tiêu hóa, Còn đối với trường hợp của bé, bác sĩ khuyên bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ trực tiếp. Bác sĩ sẽ khám và chẩn đoán bé có bị viêm dạ dày hay không, từ đó sẽ đưa ra phương pháp điều trị cũng như tư vấn về ăn uống cho bé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-bieng-an-buon-non-va-o-hoi-la-dau-hieu-benh-dau-da-day/ 701,"Polyp túi mật 0,9 mm có phải mổ không?","Polyp túi mật, kích thước <6mm: Nên siêu âm ổ bụng định kỳ 1 năm/ lần để theo dõi tình trạng polyp túi mật, nếu to lên, đau bụng, rối loạn tiêu hóa cần khám bác sĩ tiêu hóa để điều trị và tư vấn theo dõi. Polyp túi mật, kích thước 6 - 9mm: Nếu có cả sỏi túi mật thì cần khám bác sĩ tiêu hóa để điều trị và tư vấn. Nếu không có sỏi thì theo dõi bằng siêu âm ổ bụng mỗi 6 tháng/ lần. Polyp túi mật, kích thước >1cm hoặc nhiều polyp: Nên khám chuyên khoa ngoại tiêu hóa xét phẫu thuật.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/polyp-tui-mat-09-mm-co-phai-mo-khong/ 702,"Tôi có bệnh lý nền bao gồm: huyết áp, tiểu đường, mỡ máu thì có thể tiêm vaccine Covid-19 được không?","140mmHg, huyết áp tối thiểu >90 mmHg thì sẽ tiêm tại các cơ sở bệnh viện. Nên khi đi tiêm Anh/Chị sẽ được các bác sĩ khám sàng lọc trực tiếp và tư vấn cụ thể dựa trên lâm sàng. Trường hợp bệnh lý ổn định, không thay đổi phác đồ điều trị, không phải nhập viện điều trị từ 3 tháng trở lên thì bác có thể tiêm chủng vaccine bình thường. Còn trường hợp cao huyết áp nếu huyết áp tối đa >140mmHg, huyết áp tối thiểu >90 mmHg thì sẽ tiêm tại các cơ sở bệnh viện. Nên khi đi tiêm Anh/Chị sẽ được các bác sĩ khám sàng lọc trực tiếp và tư vấn cụ thể dựa trên lâm sàng.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p58 703,Mảng trắng ở lưỡi là dấu hiệu của bệnh gì?,"Bề mặt lưỡi có những mảng trắng có thể do viêm lưỡi bởi thiếu một số vitamin như kẽm, vitamin A, vitamin PP, sắt hoặc do các vi khuẩn ký sinh tại chỗ, nhiễm nấm, hoặc ảnh hưởng của bệnh lý trào ngược. Những dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm là đau nhức tăng lên, có các ổ loét vùng bờ lưỡi, chảy máu. Với thông tin như bạn mô tả thì không phải là những dấu hiệu nguy hiểm ở lưỡi. Bạn có thể mua Betadin cho vùng họng, vệ sinh họng hàng ngày. Ngoài ra, bạn nên chú ý bổ sung một số vitamin và yếu tố vi lượng như kẽm, sắt, vitamin PP, vitamin A.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/mang-trang-o-luoi-la-dau-hieu-cua-benh-gi/ 704,Thiếu lưỡi gà bẩm sinh có phẫu thuật phục hình được không?,"Lưỡi gà là cấu trúc giải phẫu nằm ở sau cùng của khẩu cái mềm, có cấu tạo ở ngoài là niêm mạc bao phủ lớp cân và cơ ở trong. Chức năng đóng eo họng khi nuốt, mở ra khi hít thở, tham gia chức năng phát âm. Bạn không nói rõ bạn có bị sứt môi hay hở hàm ếch không, bạn 22 tuổi nếu bạn ăn uống bình thường, phát âm ít bị ngọng thì bạn yên tâm, còn nếu có một số vấn đề về ăn nói, phát âm bất thường bạn có thể đến phòng khám Răng hàm mặt Vinmec để khám và phẫu thuật phục hình.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/thieu-luoi-ga-bam-sinh-co-phau-thuat-phuc-hinh-duoc-khong/ 705,"Con có cơ địa dị ứng, di ứng hải sản, thuốc kháng viêm với triệu chứng nổi mề đay, sưng mắt, môi và đau tức ngực và bụng khi uống nước. Khi uống thuốc kháng histamin triệu chứng dị ứng sẽ dần dần biến mất. Vậy con có thể tiêm vaccine Covid-19 đươc không ạ?","Theo như báo cáo của Mỹ, những người có cơ địa dị ứng, tức là những người mắc các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, dị ứng thuốc, dị ứng vaccine, sốc phản vệ, dị ứng thức ăn, dị ứng latex, dị ứng nọc côn trùng. . . là những người dễ dị ứng/phản vệ với vaccine hơn so với những người khác. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể bị phản vệ sau tiêm vaccine dù không có tiền sử dị ứng. Để giảm thiểu rủi ro do phản vệ, điều quan trọng là cần chú ý theo dõi, phát hiện và xử trí sớm phản vệ ngay ở những triệu chứng phản vệ như nổi mề đay, phù niêm, tím tái, khó thở, tức ngực, thở rít, đau quặn bụng, tiêu chảy hoặc nôn/buồn nôn, tụt huyết áp hoặc ngất, rối loạn ý thức. . . sau tiêm vaccine Covid- 19. Người được tiêm cần phải theo dõi tại cơ sở y tế ít nhất 30 phút và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 7 ngày, nếu có các dấu hiệu phản vệ như trên chị cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất được xử trí điều trị kịp thời.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p27 706,"Vàng da, thiếu máu và kinh nguyệt không đều phải làm sao?","Cháu bị vàng da và thiếu máu, nếu cấp tính thì coi chừng bị tan máu đó; Thường hay do các bệnh tan máu bẩm sinh, nhiễm trùng nặng, bệnh gan cấp,.... Nếu thiếu máu mãn tính thì vàng da ít hơn, da mai mái, chì chì, sẽ có nhiều bệnh: Suy thận, suy gan, ... Cháu nên đi khám, không thể coi thường vấn đề vàng da được.Cháu có thể đến cơ sở y tế gần nhất",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/vang-da-thieu-mau-va-kinh-nguyet-khong-deu-phai-lam-sao/ 707,"Người mắc hẹp ống dẫn mật, bị nám da mặt nên điều trị thế nào?","Nếu tắc mật sẽ gây vàng da, nám mặt không liên quan đến tắc mật. Siêu âm hẹp ống dẫn mật, anh/ chị cần làm thêm các xét nghiệm khác để xem việc hẹp ống dẫn mật đã ảnh hưởng đến chức năng chưa. Dựa vào xét nghiệm và mức độ hẹp từ đó bác sĩ mới có tư vấn phù hợp.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nguoi-mac-hep-ong-dan-mat-bi-nam-da-mat-nen-dieu-tri-the-nao/ 708,Sự khác nhau giữa nhiễm trùng tiêu hóa và rối loạn tiêu hóa,"Sự khác nhau giữa nhiễm trùng tiêu hóa và rối loạn tiêu hóa chính là: Nhiễm trùng tiêu hóa là các sinh vật bao gồm nấm men, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào đường tiêu hóa. Chúng tồn tại, phát triển và gây bệnh đường tiêu hóa với nhiều mức độ tùy vào từng loại và từng cá thể người bệnh, Rối loạn tiêu hóa: Hệ thống tiêu hóa bao gồm nhiều cơ quan tham gia như thực quản – dạ dày – ruột – đại tràng, gan, mật, tụy . . bất cứ một vấn đề nào của một hay nhiều cơ quan trên ảnh hưởng đến việc tiếp nhận, chuyển hóa, hấp thu và bài tiết thức ăn đều được coi là rối loạn tiêu hóa.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/su-khac-nhau-giua-nhiem-trung-tieu-hoa-va-roi-loan-tieu-hoa/ 709,Uống thuốc rối loạn tuần hoàn não không đỡ phải làm sao?,"Rối loạn tuần hoàn não thường gây ra các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. . . Bạn cần đi khám lại toàn diện để tìm ra các nguyên nhân khác gây đau đầu bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/uong-thuoc-roi-loan-tuan-hoan-nao-khong-do-phai-lam-sao/ 710,Nhân tuyến giáp kích thước 7x5mm có cần sinh thiết để biết u ác hay lành tính không?,"Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã siêu âm tuyến giáp có nhân kích thước 7x5mm nhưng không được đánh giá độ TIRADS mấy. Nếu siêu âm đánh giá nhân tuyến giáp là TIRADS 1 và 2 thì không phải chọc hút tế bào sàng lọc ung thư. Nếu từ TIRADS 3 trở lên thì dựa vào kích thước và tính chất của nhân quyết định chọc hút tế bào nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nhan-tuyen-giap-kich-thuoc-7x5mm-co-can-sinh-thiet-de-biet-u-ac-hay-lanh-tinh-khong/ 711,"Bị đau mắt đỏ, nhìn vào ánh sáng nhức phải làm sao?","Bạn đang thắc mắc về vấn đề bị đau mắt đỏ, nhìn vào ánh sáng nhức phải làm sao?Tuy nhiên, với những triệu chứng mà bạn cung cấp, bác sĩ khó có thể chẩn đoán chính xác được, nhưng khả năng cao nhất là bạn bị bệnh Glocom. Vì vậy, bạn nên đi khám mắt để được bác sĩ kiểm tra nhãn áp nhằm phát hiện và điều trị sớm bệnh về mắt nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/bi-dau-mat-do-nhin-vao-anh-sang-nhuc-phai-lam-sao/ 712,"Đánh trống ngực, suy nghĩ tiêu cực kèm mất tập trung nên làm gì?","Trường hợp bạn thường là do nguyên nhân căng thẳng tâm lý, hoặc cường giao cảm, một số trường hợp ít hơn là do nguyên nhân bệnh lý về nội tiết (như cường giáp), hoặc tim mạch (như Rối loạn nhịp,..)... Vì vậy, bạn nên đến khám bác sĩ Nội tổng quát để được kiểm tra xét nghiệm tổng thể hoặc trường hợp bạn muốn khám Bác sĩ chuyên khoa thì ưu tiên khám Bác sĩ Thần kinh hay Tâm lý tâm thần trước.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/danh-trong-nguc-suy-nghi-tieu-cuc-kem-mat-tap-trung-nen-lam-gi/ 713,Cơ địa dị ứng khi gây mê cần lưu ý những gì?,"Gây mê toàn thân trong phẫu thuật nội soi ổ bụng là một phương pháp gây mê có sử dụng nhiều loại thuốc như: thuốc an thần, giảm đau, gây ngủ, dãn cơ, chống nôn, thuốc mê bốc hơi, thuốc kháng sinh. . . Dị ứng và phản ứng phản vệ trong gây mê có tỷ lệ từ 1/4000 đến 1/25000, nghĩa là khoảng 4000 đến 25000 người bệnh cần gây mê thì có 1 người bị phản ứng với thuốc mê. Các loại có tỷ lệ cao gây phản ứng dị ứng trong gây mê phẫu thuật là: thuốc dãn cơ, găng tay cao su latex, thuốc kháng sinh, dung dịch cao phân tử. Bạn có cơ địa dị ứng thì trước khi phẫu thuật hay điều trị bất cứ bệnh lý gì thì hãy thông báo cho bác sĩ về tiền sử dị ứng, các chất gây dị ứng, các bác sĩ sẽ thăm khám, tìm hiểu, đánh giá và xác định các nguyên nhân gây dị ứng, mức độ của phản ứng. . . từ đó tư vấn và đưa ra các biện pháp phòng ngừa, xử trí trước, trong và sau gây mê, phẫu thuật.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/co-dia-di-ung-khi-gay-me-can-luu-y-nhung-gi/ 714,"Tôi từng bị viêm phổi, lao kháng thuốc và đã điều trị. 2 năm nay tôi đã ngưng điều trị và tái khám định kỳ cho kết quả sức khỏe tốt. Bác sĩ cho tôi hỏi là tôi tiêm vaccine thì có nguy hiểm không?","Nếu các bệnh lý mãn tính đã ổn định trong vòng 3 tháng trước khi tiêm chủng (có nghĩa là bệnh không cần thay đổi điều trị đáng kể hoặc nhập viện vì bệnh lý nặng hơn), các chỉ số xét nghiệm duy trì ở mức độ ổn, bạn hoàn toàn có thể tiêm được vaccine phòng Covid-19. Các vaccine Covid-19 đều có các phản ứng không mong muốn sau tiêm chủng. Vì vậy, bạn theo dõi sát các phản ứng sau tiêm tại điểm tiêm chủng 30 phút sau tiêm và tại nhà ít nhất 7-28 ngày sau tiêm phòng vaccine Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p72 715,"Đau đầu chóng mặt, cổ họng đau rát amidan sưng và hơi thở có mùi có phải do trào ngược dạ dày không?","Bạn không cung cấp thông tin bạn có sốt không, triệu chứng hiện tại của bạn có thể đang có tình trạng nhiễm trùng, viêm họng, viêm amidan. Bạn nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để điều trị. Trào ngược dạ dày thực quản cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm họng tái phát nhiều lần",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-dau-chong-mat-co-hong-dau-rat-amidan-sung-va-hoi-tho-co-mui-co-phai-do-trao-nguoc-da-day-khong/ 716,"Tôi bị tiểu đường 7.5mm Hba1c 6,7% , rối loan nhịp, xin hỏi có tiêm được vaccine Covid-19 không?","Trường hợp của anh không thuộc nhóm chống chỉ định hoặc hoãn tiêm với vaccine Covid-19, tuy nhiên, anh cần cung cấp cụ thể hơn về tình trạng bệnh lý và phương pháp điều trị bệnh của mình để các bác sĩ khám sàng lọc có nhận định tư vấn chỉ định phù hợp.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p118 717,Mắt bị bạc đục nhân mắt có phải đục thủy tinh thể không?,"Đục nhân mắt là từ dân gian để chỉ bệnh đục thủy tinh thể. Bệnh này do nhiều nguyên nhân và có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp là do tuổi tác và phổ biến ở lứa tuổi trên 50. Bệnh thường diễn biến từ từ, không gây đau nhức hay dấu hiệu gì khác ngoài giảm thị lực ở giai đoạn đầu. Đến giai đoạn nặng, người bệnh có thể thấy các dấu hiệu như: Nhìn đôi, nhìn như có màn sương che trước mắt, hay lóa mắt, nhìn ở ngoài sáng khó hơn khi nhìn trong bóng râm do tăng nhạy cảm với ánh sáng và giảm thị lực là triệu chứng điển hình, triệu chứng có thể thấy ở một hoặc hai mắt. Khi thị lực giảm nhiều gây khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt hay khi có nguy cơ gây biến chứng, người bệnh sẽ được điều trị bằng phẫu thuật để lấy thủy tinh thể đục và thay bằng thủy tinh thể nhân tạo. Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau tùy theo nguyên nhân, giai đoạn, mức độ bệnh cũng như tình trạng các bệnh khác tại mắt và toàn thân. Vì vậy, bạn nên đến khám chuyên khoa Mắt để bác sĩ khám, đánh giá mức độ bệnh ở thời điểm hiện tại, từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/mat-bi-bac-duc-nhan-mat-co-phai-duc-thuy-tinh-khong/ 718,"tôi có con nhỏ 19 tháng tuổi. Dù rất muốn cho bé bú mẹ đến 24 tháng nhưng tôi đang phải cho bé cai sữa để tiêm vaccine Astra Zenecca. Cho con bú sau khi tiêm vaccine có nguy hiểm gì cho bé hay không? Tại sao khi khám sàng lọc, bác sĩ tại điểm tiêm lại khuyên còn nuôi con bằng sữa mẹ thì không nên tiêm.","Trường hợp của chị đang cho con bú sữa mẹ, hiện tại vaccine phòng Covid-19 chưa được nghiên cứu trên đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú, do vậy chưa có dữ liệu về độ an toàn của vaccine trên cơ thể người đang tiết sữa cũng như ảnh hưởng của vaccine đến trẻ đang bú sữa mẹ. Hiện tại theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y Tế về công tác khám sàng lọc và tiêm chủng vaccine Covid-19, phụ nữ đang cho con bú mẹ sẽ hoãn tiêm chủng vaccine Covid-19. Chị có thể cân nhắc yếu tố nguy cơ nhiễm Covid-19 của mình để quyết định tiếp tục cho bé bú mẹ hay ngưng sữa cho bé để tiêm vaccine. Nếu trong trường hợp chị đã quyết định tiêm vaccine Covid-19 thì sau đó không nên cho bé bú sữa mẹ tiếp nữa.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p66 719,"Tôi có một số bệnh nền là hẹp động mạch vành (50%), cao huyết áp, tiểu đường tuýp 2. Hiện hàng ngày đang uống thuốc. Vậy tôi có tiêm được vaccine Covid-19 không?","Hiện nay theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì những người có bệnh lý mãn tính đã được điều trị ổn định thì vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19. Trường hợp các bệnh lý của anh/chị, nếu đã ổn định, bệnh đã được kiểm soát thì bạn có thể chích ngừa vaccine. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của anh chị trước khi tiêm chủng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Vì vậy, anh/chị hãy cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh cũng như các thuốc đang sử dụng để bác sĩ có thể hướng dẫn và chỉ định tiêm chủng an toàn.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p39 720,Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai và dưới lưới lâu năm có điều trị khỏi hẳn được không?,"Bệnh viêm tuyến nước bọt có rất nhiều thể, có nhiều trường hợp viêm lâu ngày tạo thành sỏi trong ống tuyến gây tắc nghẽn và khó điều trị, có trường hợp do những khối u hoặc nang trong tuyến nước bọt gây bít tắc ống tuyến dẫn đến khi viêm làm tuyến nước bọt dễ to lên. Nếu tình trạng tái diễn liên tục, đáp ứng điều trị kém có thể phải phẫu thuật cắt bỏ tuyến bị viêm. Vì vậy xác định nguyên nhân bị bệnh là quan trọng trong định hướng điều trị, bác sĩ có thể phải dùng siêu âm hoặc MRI để xác định thêm nguyên nhân tính chất của viêm tuyến mang tai.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/benh-viem-tuyen-nuoc-bot-mang-tai-va-duoi-luoi-lau-nam-co-dieu-tri-khoi-han-duoc-khong/ 721,"Ngạt mũi, đau mỏi khớp vai là dấu hiệu bệnh gì?","Theo mô tả thì bạn có 2 vấn đề. Một là tình trạng ngạt mũi. Hai là đau mỏi xương bả vai. Về vấn đề ngạt mũi cũng có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như: Viêm mũi do tiếp xúc với bụi bẩn, tiếp xúc với khí lạnh, nhiễm trùng, xuất hiện khối u. . . Để biết chắc chắn em nên khám chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, tùy tình trạng, bác sĩ sẽ nội soi mũi để khảo sát nguyên nhân cho bạn. Về vấn đề đau khớp vai cũng có nhiều nguyên nhân như: Chấn thương khi mang vác vật nặng, do viêm khớp vai, nhiễm trùng khớp vai, chèn ép thần kinh, hoặc do đau nhức xương khớp trong trường hợp nhiễm virus. . . Bạn nên thăm khám chuyên khoa Cơ Xương Khớp để xác định nguyên nhân nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/ngat-mui-dau-moi-khop-vai-la-dau-hieu-benh-gi/ 722,"Cháu năm nay 29 tuổi, đã lấy vợ được 4 năm nhưng đến giờ vẫn chưa có em bé. Năm ngoái chúng cháu có đi thực hiện IVF thì siêu âm vợ cháu có 16 trứng, nhưng khi chọc hút toàn bộ số trứng này đều không có noãn. Theo cháu hiểu, vợ cháu bị trứng lép, không thể tiến hành thụ tinh được. Cháu rất buồn, không biết được nguyên nhân chính xác do đâu mà vợ bị như vậy. Vợ cháu xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ thì kết quả bình thường, không bị đột biến. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu, liệu bây giờ hai vợ chồng cháu bắt buộc phải xin trứng, hay có thể thay đổi phác đồ dùng thuốc khác để vợ cháu có thể có con được không? Cháu cũng mong muốn được qua Bệnh viện Tâm Anh để thăm khám trực tiếp thì đăng ký như thế nào?","Tôi chia sẻ với nỗi buồn của bạn, trong trường hợp chọc hút mà không có noãn thì có rất nhiều lý do, chúng ta sẽ bỏ qua các lý do mang tính chủ quan, còn với các lý do khách quan có thể là: Vợ của bạn không phù hợp với loại thuốc đã được sử dụng để kích thích gây ra hiện tượng phóng noãn, do đó trong trường hợp này trước khi đi tới quyết định xin noãn thì tôi khuyên hai vợ chồng nên đi khám lại mang theo toàn bộ giấy tờ của đợt điều trị lần trước để tôi biết được lần trước sử dụng thuốc gây phóng noãn là loại nào để trong các lần kế tiếp sử dụng nhóm thuốc khác có thể cải thiện được tình hình hay không trước khi đưa ra kết luận có xin noãn hay không.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p24 723,Tôi có nhu cầu tiêm vaccine Covid19 thì liên hệ đơn vị nào để tiêm theo hình thức dịch vụ. Con trai tôi sinh 2005 có tiêm được không.,"Hiện nay, vaccine phòng bệnh Covid-19 đang được triển khai tiêm miễn phí cho các nhóm đối tượng ưu tiên theo quy định của Nhà nước và Bộ Y tế (Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26 tháng 2 năm 2021). Trường hợp bạn muốn tiêm ngừa dịch vụ xin vui lòng đợi thêm các hướng dẫn mới của Bộ Y tế. Bạn có thể liên hệ, đăng kí thông tin qua hotline VNVC (028 7300 6595) để ngay khi có thông tin mới bạn sẽ cập nhật kịp thời. Vaccine phòng bệnh Covid-19 của AstraZeneca sử dụng tiêm cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên. Con trai bạn sinh năm 2005, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa đủ 18 tuổi để được tiêm ngừa vaccine này.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p114 724,Đeo kính cận nhìn ngang thấy hình ảnh phía sau phản lên mặt kính có bình thường không?,"Theo những gì bạn thông tin thì hiện tượng đó là bình thường bạn nhé, vì khi bạn nhìn thẳng thị trường của bạn chủ yếu chỉ tập trung phía trước. Nhưng khi bạn nhìn sang bên thì thị trường của bạn rộng ra phía thái dương nên bạn nhìn rõ hơn phía thái dương và vùng sau một ít nên thấy như bạn miêu tả không sao bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/deo-kinh-can-nhin-ngang-thay-hinh-anh-phia-sau-phan-len-mat-kinh-co-binh-thuong-khong/ 725,Đau họng kèm theo lưỡi có nốt đỏ có nguy hiểm không?,"thành sau họng có các tổ chức Lympho, khi viêm thì sẽ đỏ mọng hơn bình thường. Những nốt lớn màu đỏ bạn mô tả, thì có thể là các tổ chức Lympho thành sau họng.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-hong-kem-theo-luoi-co-not-do-co-nguy-hiem-khong/ 726,"Trẻ 33 tháng chưa biết nói, kém tập trung, thích chơi một mình là bệnh gì?","Bé có vấn đề về chậm ngôn ngữ và tương tác xã hội nên mẹ cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa tâm thần kinh để xác định nguyên nhân và cách điều trị hợp lý nhé, nhất là loại trừ bệnh tự kỷ.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-33-thang-chua-biet-noi-kem-tap-trung-thich-choi-mot-minh-la-benh-gi/ 727,Bệnh gan nhiễm mỡ độ 3 có nguy hiểm không?,"Gan nhiễm mỡ độ 3 nguy cơ diễn tiến đến xơ gan, ung thư gan. Bạn nên khám chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật tại cơ sở Y tế uy tín hoặc một trong các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để được tư vấn kỹ hơn bệnh gan nhiễm mỡ độ 3 có nguy hiểm không. Đồng thời, làm xét nghiệm mỡ máu, chức năng gan và điều trị nếu có rối loạn. Bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống, hạn chế bia rượu và tăng cường luyện tập thể dục. Kiểm soát mỡ máu tốt, siêu âm gan và xét nghiệm men gan định kỳ 6 tháng đến 1 năm/lần.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/benh-gan-nhiem-mo-do-3-co-nguy-hiem-khong/ 728,"Sốt xuất huyết, nóng khắp người điều trị như thế nào?","Sốt xuất huyết chia 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt 1 - 2 ngày đầu, giai đoạn nguy hiểm từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, sau 7 ngày là giai đoạn hồi phục. Giai đoạn 1 - 2 ngày đầu bạn có thể điều trị tại nhà, từ ngày thứ 3 trở đi bạn cần khám bệnh viện để bác sĩ theo dõi và đưa lời khuyên thích hợp.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/sot-xuat-huyet-nong-khap-nguoi-dieu-tri-nhu-nao/ 729,"Bé 4 tuổi bị ngã đập đầu, chảy máu nhiều, bong da khâu 2 mũi có ảnh hưởng gì không?","Bé bị ngã đập đầu, chảy máu nhưng không nóng sốt, buồn nôn và vẫn ăn và chơi năng động bình thường thì khả năng bé không bị chấn thương sọ não.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/be-4-tuoi-bi-nga-dap-dau-chay-mau-nhieu-bong-da-khau-2-mui-co-anh-huong-gi-khong/ 730,Bị đau dưới bụng sau khi đi tiểu có nguy hiểm không?,"Đau bụng dưới sau khi đi tiểu là triệu chứng các bệnh đường tiết niệu, sinh dục.Nguyên nhân của bệnh viêm đường tiết niệu:Viêm đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo và phát triển lan tới bàng quang. Đường tiết niệu có cấu trúc giải phẫu để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, tuy nhiên, đôi khi hàng phòng thủ này thất bại, khi đó, vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển gây tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu có thể là:Nhiễm trùng bàng quang (hay còn gọi viêm bàng quang): nguyên nhân thường gặp là do vi khuẩn Escherichia coli (E. coli)Quan hệ tình dục có thể dẫn đến viêm bàng quang, tuy nhiên bạn không cần phải không quan hệ tình dục để phòng ngừa viêm đường tiết niệu. Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ bị viêm bàng quang vì giải phẫu đường hệ niệu của nữ giới từ niệu đạo đến hậu môn và lỗ niệu đạo đến bàng quang có chiều dài ngắn hơn với nam giới.Nhiễm trùng niệu đạo (viêm niệu đạo): Loại này có thể xảy ra khi vi khuẩn GI lây lan từ hậu môn đến niệu đạo. Ngoài ra, do niệu đạo nữ gần với âm đạo, các bệnh lây truyền qua đường tình dục như herpes, lậu, chlamydia và mycoplasma cũng có thể gây viêm đường niệu đạo.Bạn nên đăng ký khám theo chuyên khoa nội niệu, được hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng, để hướng đến bệnh gì. Từ đó các bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm, siêu âm để chẩn đoán bệnh.Bệnh liên quan đến đường tiết niệu có thể phòng ngừa và chữa trị nếu người bệnh phát hiện sớm dấu hiệu và chủ động đi khám để điều trị. Tuyệt đối không được tự sử dụng thuốc khi chưa có chỉ thị của bác sĩ vì nó có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển xấu, gây hậu quả không đáng có. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn cung cấp các gói sàng lọc các bệnh lý về đường tiết niệu, đây là phương pháp hiệu quả giúp người bệnh có thể tầm soát bệnh lý, bảo vệ sức khỏe của chính mình. Với các bà mẹ mang thai nên thăm khám và xét nghiệm định kỳ cùng những chẩn đoán chính xác sẽ giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và có hướng điều trị triệt để.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/bi-dau-duoi-bung-sau-khi-di-tieu-co-nguy-hiem-khong/ 731,Người có tiền sử tiểu đường với chỉ số đường huyết là 7.2 đã ổn định chưa?,"Mẹ bạn 52 tuổi, đái tháo đường 4 năm với kết quả xét nghiệm đường máu 7.2 mmol/l (đường máu lúc đói), chưa có xét nghiệm HbA1c. Như vậy sơ bộ có thể thấy mức kiểm soát đường máu cũng chưa tốt lắm (mục tiêu đường máu lúc đói < 7.0 mmol/l). Với chế độ ăn như bạn nói mỗi bữa 1,5 bát thì theo bác sĩ trước mắt bác vẫn có thể giữ nguyên liều thuốc đang dùng và giảm xuống ăn mỗi bữa 1 bát.Với triệu chứng như bạn mô tả: Đau mỏi vai gáy, sưng phù co cứng ngón tay, chóng mặt cần cho bác đi khám thì mới chẩn đoán và điều trị được.Chế độ ăn trước mắt với người tiểu đường thì bạn cần chú ý: Hạn chế tinh bột (ăn giảm tinh bột như ăn cơm từ gạo trắng, xôi, bún phở, bánh mì trắng, bánh đa); không dùng các loại thực phẩm, đồ uống có đường như bánh kẹo, nước ngọt; có thể dùng các loại gạo như gạo xay, gạo giã, bánh mì đen. Không dùng quá nhiều các loại hoa quả ngọt. Bác cần tăng cường thể dục hàng ngày, tối thiểu 30 phút/ ngày, 5 ngày/ tuần.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nguoi-co-tien-su-tieu-duong-voi-chi-so-duong-huyet-la-72-da-dinh-chua/ 732,Nổi u nhú gần cuống lưỡi có phải sùi mào gà cuống lưỡi không?,"Bệnh sùi mào gà cuống lưỡi có thể phát triển sau khi quan hệ bằng miệng nếu bạn tình bị nhiễm bệnh ở cơ quan sinh dục. Thời gian ủ bệnh sùi mào gà tương đối dài, khoảng từ 3 - 8 tuần, do đó, ban đầu người bệnh sẽ không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu sùi mào gà nào rõ rệt. Sau giai đoạn ủ bệnh, triệu chứng sùi mào gà ở miệng ban đầu là xuất hiện từng mảng màu trắng hoặc đỏ ở trong khoang miệng và trên lưỡi. Trong khi đó, ở cổ họng sẽ có biểu hiện sưng, tấy đỏ và có cảm giác nóng, rát, gây đau, đặc biệt là khi nuốt nước bọt hoặc ăn uống. Triệu chứng này tương tự bệnh viêm vòm họng, vì vậy, người bệnh thường tự ý mua thuốc điều trị viêm họng, dẫn đến bệnh không thuyên giảm. Sau đó, tại những vị trí sùi mào gà ở họng bắt đầu xuất hiện những gai nhú đơn lẻ rồi nhanh chóng lan rộng thành từng chùm, vỡ và tiết dịch, gây lở loét,...Nhưng theo bạn mô tả thì cơ quan sinh dục của hai vợ chồng bạn chưa thấy bất thường, nên khả năng bạn bị bệnh sùi mào gà cuống lưỡi thấp. Bạn nên đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/noi-u-nhu-gan-cuong-luoi-co-phai-sui-mao-ga-cuong-luoi-khong/ 733,Bị sưng phù và đau nhức 2 bàn tay có phải do bị tắc tĩnh mạch?,"Hiện tượng sưng phù và đau nhức bàn tay có thể do 1 số nguyên nhân như do viêm khớp, viêm mô tế bào hay do tắc tĩnh mạch. Với những triệu chứng bạn kể, bác sĩ không thể kết luận bố bạn có bị tắc tĩnh mạch hay không. Tốt nhất bạn nên đưa bố đi khám tại bệnh viện, nơi có đủ phương tiện xét nghiệm, siêu âm, . . để bác sĩ có thể chẩn đoán, theo dõi và điều trị chính xác.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/bi-sung-phu-va-dau-nhuc-2-ban-tay-co-phai-do-bi-tac-tinh-mach/ 734,Chỉ số đường huyết sau ăn là 7.5 có cao không?,"Bạn chưa cho biết bạn đã có bệnh đái tháo đường hay chưa. Nói chung, đường huyết sau bữa ăn là 7.5 mmol/L là không cao. Bạn không nói đơn vị đo đường huyết 7.5 của bạn là đơn vị gì, xét nghiệm sau ăn bao lâu, bạn có bệnh gì khác hay có đang điều trị bệnh gì hay uống thuốc gì không. Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng đến số đo đường huyết. Nếu bạn lo lắng thì nên đến gặp bác sĩ nội tiết để bác sĩ khám xác định nguy cơ của bạn với bệnh đái tháo đường ở mức độ nào.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/chi-so-duong-huyet-sau-la-75-co-cao-khong/ 735,Đau lồng ngực khi cử động và nằm có phải dấu hiệu bệnh viêm sườn sụn?,Theo như dấu hiệu bạn mô tả thì bác sĩ chẩn đoán có thể bạn đang mắc bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Tuy nhiên để có thể trả lời chính xác cho câu hỏi của bạn thì bác sĩ cần thêm nhiều thông tin về bệnh lý cũng như triệu chứng của bạn.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-long-nguc-khi-cu-dong-va-nam-co-phai-dau-hieu-benh-viem-suon-sun/ 736,Điều trị sỏi thận bằng thuốc tây có làm tái phát bệnh đại tràng không?,"em bị sỏi thận trái (7mm), nhưng em thường xuyên đau lưng bên phải thì có thể do 1 bệnh lý khác, có thể do căng cơ, do thoát vị đĩa đệm . . . em nên đi khám chuyên khoa nội để làm các xét nghiệm loại trừ bệnh lý khác. Với sỏi thận trái (7mm), em nên uống nhiều nước trong ngày là tốt và siêu âm theo dõi mỗi 6 -12 tháng. Em nên đến khám chuyên khoa ngoại tiết niệu để tư vấn và điều trị thêm thuốc tan sỏi. Em không phải ngại dùng thuốc tây, vì bao giờ bác sĩ cho thuốc cũng cân nhắc lợi hại.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dieu-tri-soi-bang-thuoc-tay-co-lam-tai-phat-benh-dai-trang-khong/ 737,"Tôi bị cao huyết áp (có uống thuốc thường xuyên hiện vẫn ổn khoảng 120/80) và viêm gan C đã điều trị, vảy nến đang điều trị. Bệnh nền của tôi có tiêm vaccine ngừa Covid-19 được không?","Trường hợp của anh/chị bị cao huyết áp, viêm gan C nhưng đã ổn đinh vì thế Anh/ Chị hoàn toàn có thể chích ngừa vaccine Covid-19. Tuy nhiên, bệnh vẩy nến đang điều trị thì cần phải được bác sỹ khám trực tiếp để xem bệnh đang ở giai đoạn nào (cấp tính, đang tiến triển hay đã được kiểm soát), thuốc điều trị đang sử dụng có ảnh hưởng đến đáp ứng vaccine không đặc biệt là một số thuốc ức chế miễn dịch liều cao dùng dai ngày có thể ảnh hưởng đến hiệu quả vắc xin.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p70 738,Trẻ 1 tháng tuổi có thể phẫu thuật điều trị áp xe hậu môn không?,"và cũng xin chia sẻ các khó khăn của gia đình bạn vừa gặp phải nhé. Áp xe cạnh hậu môn thường xuất hiện sau khi tuyến bã ở trong hậu môn bị nhiễm trùng. Các tuyến bã ở trong hậu môn bị bít tắc bởi vi khuẩn, phân, dị vật và tạo thành môi trường để hình thành ổ áp xe. Điều trị một ổ áp xe bằng việc mổ (trích rạch) mở, làm sạch và dẫn lưu ổ áp xe. Một đường rạch da ở vùng cạnh hậu môn chỗ có ổ áp xe để mở và làm sạch nó. Hầu hết các bệnh nhân bị áp xe và rò hậu môn được chẩn đoán bằng các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng. Các xét nghiệm hỗ trợ như siêu âm, chụp CT scan (chụp cắt lớp vi tính) và chụp MRI (cộng hưởng từ) chỉ hỗ trợ chẩn đoán những ổ áp xe nằm ở sâu và gợi ý hướng đi của đường rò. Bạn thấy đấy nhiều nguyên nhân gây áp xe cạnh hậu môn , và dù nguyên nhân nào thì đều có cách giải quyết, nên vẫn có thể phẫu thuật dù ở lứa tuổi nào nếu có chỉ định. Do vậy bạn phải tuân thủ theo hướng dẫn và theo dõi điều trị tiếp theo ở nơi bé đã chích áp xe để có thể điều trị triệt để nhất cho con bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-1-thang-tuoi-co-phau-thuat-dieu-tri-ap-xe-hau-mon-khong/ 739,Nam giới đau buốt răng sau khi lấy tủy nguyên nhân là gì?,"Sau khi chữa tủy, có vài răng vẫn có cảm giác ê buốt sau một thời gian vì những lý do sau:Tủy răng chưa được lấy hết đi trong quá trình chữa tủy.Răng có cảm giác ngoài do thần kinh trong tủy răng, còn do các ống ngà chi phối (ống ngà là vi cấu trúc tạo nên ngà răng). Vì lý do nào đó, đầu các ống ngà bị lộ ra gây mất nước trong các ống ngà và gây ê buốt răng.Vì những lý do trên, răng nên được theo dõi sau chữa tủy 3 - 6 tháng với một chụp tạm để bảo vệ phần thân răng ở trên. Khi tình trạng ê buốt răng dần hết, khám lâm sàng và chụp phim răng không có dấu hiệu bất thường thì răng có thể làm chụp sứ được.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nam-gioi-dau-buot-rang-sau-khi-lay-tuy-nguyen-nhan-la-gi/ 740,"Người mệt mỏi, bàn chân lạnh ngắt, đổ mồ hôi là triệu chứng của bệnh gì?","Người mệt mỏi, bàn chân lạnh ngắt, đổ mồ hôi là triệu chứng của bệnh gì? bác sĩ xin được trả lời như sau: Dựa vào triệu chứng bạn mô tả, bác sĩ kết luận có thể liên quan đến tình trạng thiếu máu trong cơ thể, bệnh lý thần kinh ngoại biên chi dưới hoặc có thể thiếu máu 2 chi dưới (không rõ tình trạng 2 chi dưới của chị có yếu hoặc đi lại khó khăn hay không).",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nguoi-met-moi-ban-chan-lanh-ngat-do-mo-hoi-la-trieu-chung-cua-benh-gi/ 741,Viêm mũi dị ứng khi mang thai phải làm sao?,"Tình trạng viêm mũi dị ứng sẽ thường nặng lên khi có thai kèm theo vì tình trạng thay đổi nội tiết trong quá trình mang bầu làm cho cuốn mũi dễ bị phù nề, thậm chí nhiều người không bị viêm mũi dị ứng lúc mang thai vẫn bị ngạt tắc mũi gọi là viêm mũi trong quá trình thai nghén (Pregnancy rhinitis) ảnh hưởng từ 18-42%, hay xảy ra trong 3 tuần đầu và lặp lại ở 3 tuần cuối thai kỳ, tình trạng ngạt mũi làm cho thai phụ rất mệt mỏi, mất ngủ, ảnh hưởng tới nồng độ oxy trong máu và có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai. Thông thường với tình trạng nhẹ chỉ cần vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý, đảm bảo độ ẩm trong phòng, vệ sinh phòng ốc sạch sẽ, xông mũi họng bằng các tinh dầu tràm hoặc bạc hà giúp thông thoáng mũi. Tuy nhiên khi tình trạng nặng, ngạt mũi thường xuyên, hắt hơi nhiều, đặc biệt có yếu tố dị ứng kèm theo thì phải đi khám bác sĩ tai mũi họng để có hướng sử dụng thuốc hợp lý. Một số thuốc dị ứng được chấp nhận sử dụng trong thời kỳ mang thai như: Clopheniramine, Loratadin. , Rhinocort xịt mũi. . . tất nhiên không được tự ý dùng thuốc mà phải được bác sĩ chỉ định và theo dõi, đặc biệt không nên sử dụng các loại thuốc co mạch như: Naphazolin, coldi B. . . bạn nhé",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/viem-mui-di-ung-khi-mang-thai-phai-lam-sao/ 742,Hệ thống tiêm chủng VNVC đã có dịch vụ tiêm vaccine Covid-19 chưa?,"Hiện tại chính phủ và Bộ Y tế vẫn đang triển khai tiêm cho các đối tượng được ưu tiên, vì vậy nếu anh thuộc diện được tiêm theo chính sách thì anh có thể đăng ký tại nơi mình sinh sống hoặc nơi mình công tác. Ngoài ra nếu anh chưa thuộc nhóm đối tương ưu tiên theo NĐ 21-CP thì anh vui lòng chờ hoặc đăng ký nhu cầu của mình qua hệ thống tổng đài VNVC, ngay khi có thể được đáp ứng và cho phép của Bộ Y tế về cơ chế tiêm dịch vụ chúng tôi sẽ thông báo và mời KH đến tiêm.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p55 743,"Đường huyết lúc đói ở khoảng 5,9 đến 6,4 có phải rối loạn chuyển hóa và giai đoạn tiền tiểu đường không?","Tiền đái tháo đường không gây ra bất cứ triệu chứng hay dấu hiệu gì. Xét nghiệm máu là phương pháp duy nhất để có thể xác định được bệnh, thử glucose trong máu khi đói. Một số trường hợp sẽ có các triệu chứng như đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, nhìn mờ, khát, thay đổi màu da. Bệnh nhân bị tiền đái tháo đường có xu hướng màu da bị tối hơn, đặc biệt là vùng quanh cổ, nách, đầu gối, khủy tay, khớp ngón tay.Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đang bị nguy cơ cao tiền đái tháo đường. Bạn cần khám bác sĩ nội tiết làm thêm xét nghiệm HbA1C để khẳng định chẩn đoán.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/duong-huyet-luc-doi-o-khoang-59-den-64-co-phai-roi-loan-chuyen-hoa-va-giai-doan-tien-tieu-duong-khong/ 744,"Cháu bị dị ứng thuốc giảm đau, nổi mề đay hơi nhiều, rồi uống chanh một ngày là hết. Cháu ăn bún riêu cua, tôm kèm vỏ là dị ứng nổi mề đay khắp người, đi mua thuốc ở nhà thuốc uống là hết. Cháu uống được thuốc paracetamol. Vậy có được tiêm vaccine Covid-19 không ạ?","Trường hợp của anh/chị không thuộc nhóm chống chỉ định với tiêm vaccine Covid-19, tuy nhiên cần được tiêm tại khối bệnh viện, nơi có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p80 745,Em bị bệnh đau nửa đầu phải uống thuốc lâu dài. Xin hỏi bác sĩ em đang uống thuốc như vậy có tiêm ngừa vaccine Covid-19 được không ạ?,"Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nếu tình trạng đau đầu của bạn đã được điều trị ổn định tối thiểu trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm tiêm chủng, bạn vẫn có thể được tiêm vaccine phòng Covid-19. Tuy nhiên bạn nên chọn tiêm tại bệnh viện hoặc cơ sở có đủ năng lực y tế ban đầu. Trước khi tiêm chủng, bạn cần cũng cấp đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh, loại thuốc điều trị, tình trạng đáp ứng điều trị . . . để bác sĩ khám sàng lọc có thể đánh giá và chỉ định tiêm chủng phù hợp hơn.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p3 746,"Hiện em đang ở nước ngoài, do Covid-19 nên em chưa thể về Việt Nam theo đúng kế hoạch. Em được biết đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh rất mát tay chữa hiếm muộn, nên hai vợ chồng muốn về làm IVF tại Việt Nam, nhưng do không có nhiều thời gian, em muốn gửi mẫu và kết quả xét nghiệm từ bên đây về viện trước để làm các thủ tục, sau đó đến khi Covid-19 bớt căng thẳng thì vợ chồng em bay về Việt Nam trực tiếp làm các thủ thuật được không? Nếu không thì phương pháp nào là tốt nhất cho vợ chồng em? Thật tâm mong được bác sĩ tư vấn.","Đối với trường hợp của anh chị, có thể đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và mang các xét nghiệm và cận lâm sàng hiện có về cho các chuyên gia của chúng tôi xem xét và tư vấn.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p8 747,Điều trị mất ngủ vì cai thuốc như thế nào?,"Với tình trạng của bạn thì bạn nên đặt hẹn để được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn cho bạn, bệnh viện sẽ có kế hoạch và điều trị cho bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dieu-tri-mat-ngu-vi-cai-thuoc-nhu-nao/ 748,"Ra mồ hôi tay, chân và nách kiểu nhỏ giọt, phải làm sao?","bạn nên khám chuyên khoa ngoại lồng ngực và ngoại thần kinh để được tư vấn phẫu thuật cắt đốt hạch giao cảm, khi cắt các hạch giao cảm này, tuyến mồ hôi của bạn sẽ không tiết ra mồ hôi nữa nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/ra-mo-hoi-tay-chan-va-nach-kieu-nho-giot-phai-lam-sao/ 749,"Phục hồi chức năng điều trị rạn xương, gãy xương như thế nào?","Bác sĩ rất muốn biết em bị rạn xương nào và thời gian cách đây bao lâu, có bó bột không hay bó thuốc lá. Sau tình trạng bất động (giữ nguyên) một phần nào đó liên quan đến vùng gãy để xương có thời gian lành thì các khớp, gân, cơ, dây chằng gần đó đều bị ảnh hưởng, mức độ nhiều hay ít còn tùy thuộc thời gian bất động, xương nào gãy, số lượng và vị trí gãy. . . Việc lựa chọn phương pháp tập luyện phục hồi chức năng điều trị rạn xương, gãy xương phụ thuộc vào các yếu tố kể trên và giai đoạn nào của sự lành xương. Do vậy, em cần được thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng để chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Với các tổn thương theo như em mô tả đã xảy ra 9 năm, cơ hội phục hồi sẽ giảm hơn nhiều so với việc em được can thiệp phục hồi ở giai đoạn sớm hơn. Mặc dù khả năng điều trị khó khăn hơn, đòi hỏi nghị lực và sự phối hợp từ em là rất lớn, nhưng dù ở giai đoạn nào thì việc duy trì tập luyện cũng rất quan trọng, bởi điều này sẽ giúp cho tình trạng bệnh của em không nặng hơn (như giúp phòng tránh teo cơ nặng hơn, cứng khớp, rối loạn vận động, rối loạn cảm giác, rối loạn dinh dưỡng, rối loạn cơ tròn (tức là vệ sinh kém tự chủ), di chuyển và đi lại vững hơn, phòng tránh ngã. Vì vậy, em nên sớm đặt lịch khám các bác sĩ Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng để được chẩn đoán và điều trị phù hợp, hiệu quả.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hoi-dap-phuc-hoi-chuc-nang-dieu-tri-ran-xuong-gay-xuong-nhu-the-nao/ 750,"Nổi mạch máu li ti ở chân, tê chân khi ngủ là dấu hiệu bệnh gì?","Hiện tượng nổi mạch máu đỏ li ti ở chân, tê chân khi ngủ về đêm có thể là giãn tĩnh mạch chân.Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới có thể được điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn sớm khi bệnh còn nhẹ, chưa có biến chứng và người bệnh kiên trì phối hợp điều trị tốt với thầy thuốc.Giãn tĩnh mạch chi dưới giai đoạn sớm có đáp ứng tốt với việc thay đổi thói quen làm việc và sinh hoạt như hạn chế đứng hay ngồi lâu một tư thế, mặc áo quần rộng rãi, thay đổi chế độ dinh dưỡng với bổ sung chất xơ và vitamin C để tăng cường sức bền thành mạch, phòng ngừa biến chứng viêm thành mạch, sử dụng các thuốc tăng cường trương lực tĩnh mạch và mang vớ y tế đúng theo hướng dẫn.Việc phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn là phương án điều trị cuối cùng, điều trị triệt để bệnh với tỷ lệ thành công cao trên 95%. Tuy nhiên, bạn cần khám, siêu âm tĩnh mạch đề có điều trị phù hợp.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/noi-mach-mau-li-ti-o-chan-te-chan-khi-ngu-la-dau-hieu-benh-gi/ 751,Bé ngưng dùng thuốc Tolsus 3 ngày có tiêm được mũi viêm não Nhật Bản không?,"Con bạn uống thuốc Tolsus là kháng sinh có thành phần là Trimethoprim và Sulfamethoxazole, hiện tại đã dừng thuốc được 3 ngày. Nếu trẻ không có biểu hiện gì về bệnh lý cấp tính như đang sốt > 38 0 C, ho, khó thở, tiêu chảy cấp...thì con vẫn tiêm được vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản mà không ảnh hưởng gì đến việc sinh kháng thể bảo vệ của vắc-xin. Trước khi tiêm chủng, bác sĩ sẽ khám sàng lọc đánh giá trẻ đủ điều kiện sức khỏe để tiêm chủng mới cho chỉ định tiêm vắc-xin.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/be-ngung-dung-thuoc-tolsus-3-ngay-co-tiem-duoc-mui-viem-nao-nhat-ban-khong/ 752,Vệ sinh vết trầy xước da sau 1 giờ đồng hồ thì có bị sao không?,"Với các vết thương trầy da đơn giản ở môi trường sạch thì không đáng lo ngại, nhưng nếu ở môi trường bẩn thì bạn cần thận trọng trong việc xử trí và theo dõi vết thương. Nếu thấy vết thương sưng đỏ hay có dịch mủ thì bạn nên đi khám để bác sĩ có thể kiểm tra và điều trị sớm tránh các trường hợp nhiễm trùng nặng vết thương do đến muộn.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/ve-sinh-vet-tray-xuoc-da-sau-1-gio-dong-ho-thi-co-bi-sao-khong/ 753,Sốt cao kèm đau nhức cơ thể có sao không?,"Bạn bị sốt cao, đau nhức cơ thể kèm buồn nôn có thể do các bệnh lý như: Viêm họng cấp, sốt siêu vi, sốt Dengue xuất huyết,...Nếu tình trạng nôn, sốt còn kéo dài, bạn nên khám bác sĩ để được làm xét nghiệm loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm và có hướng điều trị chính xác.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/sot-cao-kem-dau-nhuc-co-the-co-sao-khong/ 754,Tỷ lệ điều trị khỏi lao kháng thuốc là bao nhiêu %?,"Lao kháng thuốc và lao siêu kháng thuốc ( đa kháng thuốc ) là bệnh hết sức nguy hiểm, nguyên nhân thường do người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị lao, bệnh lao thường chỉ cần chữa trong 6 tháng với tỷ lệ khỏi cao trên 90%, còn lao kháng thuốc thời gian điều trị dài hơn 9 tháng, tỷ lệ khỏi chỉ 75%, lao siêu kháng thuốc thời gian còn kéo dài hơn có thể lên tới 2 năm với nhiều độc tính của thuốc.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/ty-le-dieu-tri-khoi-lao-khang-thuoc-la-bao-nhieu/ 755,Đau đầu kèm ù tai là dấu hiệu bệnh gì?,"Với triệu chứng đau đầu đã nhiều ngày, kèm ù tai một bên phải,.. gợi ý có bất thường ở tai phải hay ở trong não, chính vì thế bạn cần phải đi khám bệnh ngay, nơi có bác sĩ chuyên khoa Thần kinh và có phương tiện cận lâm sàng hiện đại như CT hoặc MRI để hỗ trợ chẩn đoán bệnh, ngoài ra có thể kết hợp khám thêm chuyên khoa Tai mũi họng để loại trừ căn nguyên tại tai phải.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-dau-kem-u-tai-la-dau-hieu-benh-gi/ 756,Cảm giác tiểu không hết là bị bệnh gì?,"Theo triệu chứng bạn kể là tình trạng tiểu dắt, bắt đi nhiều lần, lần đi chỉ ít nước tiểu, cảm giác không hết nước tiểu. Triệu chứng này thường gặp trong một số bệnh như: Nhiễm trùng đường tiểu, người bệnh thường hay tiểu rắt, tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu hôi, hay đục, bệnh này thường hay gặp ở phụ nữ; bàng quang tăng hoạt, người bệnh có thể do căng thẳng , bị stress, mất ngủ,... làm cho người bệnh đi tiểu nhiều lần, đi rồi lại bắt đi, chỉ tiểu ít làm người bệnh rất mệt mỏi, nói chung phụ nữ cũng hay bị. Để xác định tình trạng bệnh, bạn nên đến bệnh viện khám chuyên khoa nội thận tiết niệu để bác sĩ khám cụ thể và làm các xét nghiệm máu nước tiểu, siêu âm,... để xác định chẩn đoán và điều trị tích cực. Viêm đường tiết niệu thấp là bệnh hay gặp ở phụ nữ và hay tái phát nếu không được điều trị tích cực.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/cam-giac-tieu-khong-het-la-bi-benh-gi/ 757,Cảm giác nặng ngực kèm khó thở cảnh báo bệnh gì?,"cảm giác nặng ngực, khó thở cần được khai thác rõ hơn về tính chất của cơn khó thở, nặng ngực và những triệu chứng đi kèm lúc đó. Bạn nên khám chuyên khoa tim mạch để được đánh giá thêm nha! ",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/cam-giac-nang-nguc-kem-kho-tho-canh-bao-benh-gi/ 758,"Em năm nay 34 tuổi, xin có câu hỏi về lưu ý với những người bị dị ứng khi tiêm vaccine Covid-19 mong bác sĩ giúp đỡ. Cụ thể, em trước hay bị ngứa nổi mề đay không rõ nguyên nhân. Sau đó, em đi khám ở bệnh viện, bác sĩ có bảo em bị dị ứng với bọ nhà. Đợt gần đây công ty em có tổ chức tiêm vaccine do y tế huyện đến tiêm. Em đang phân vân là có nên tiêm hay không tiêm?","Theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong quyết định 2995 về việc tiêm phòng vaccine Covid-19, những người có tiền sử dị ứng thuộc nhóm đối tượng cần thận trọng với tiêm chủng, đặc biệt người từng có phản ứng phản vệ độ 2 với bất cứ nguyên nhân gì thuộc nhóm chống chỉ định tiêm.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p26 759,Triệu chứng cảnh báo viêm thanh quản cấp,"thanh quản đóng vai trò phát âm, theo mô tả của em có thể em bị chấn thương dây thanh âm kèm theo có viêm thanh quản cấp. Em cần phải đi gặp bác sĩ Tai mũi họng để khám nhé, tạm thời em hạn chế nói to, tránh cơ thể nhiễm lạnh",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/trieu-chung-canh-bao-viem-thanh-quan-cap/ 760,Thường xuyên đau đầu do căng thẳng khắc phục thế nào?,"Với thông tin bạn cung cấp nhiều khả năng bạn bị đau đầu do căng thẳng. Nguyên nhân do bạn thức khuya và có stress trong công việc, khi dùng thuốc giảm đau thông thường thì có đỡ. Nhưng cách tốt nhất nên điều chỉnh giờ ngủ cho phù hợp sinh lý, đảm bảo ngủ đủ giấc, hạn chế stress trong công việc, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh và nguy cơ là trầm cảm sau này. Tuy nhiên, nếu đã điều chỉnh chế độ sinh hoạt nhưng vẫn còn đau đầu thì bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra thêm (chụp CT hoặc MRI) để loại trừ các tổn thương thực thể trong não. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/thuong-xuyen-dau-dau-do-cang-thang-khac-phuc-nao/ 761,Nổi hạch ở cổ sau khi sốt phát ban có nguy hiểm?,"Việc sờ thấy hạch thường gặp ở những người gầy. Trường hợp hạch tăng kích thước, ấn đau hoặc kèm theo cáo dấu hiệu, sốt, sụt cân, ăn uống kém. . . cần tầm soát nguyên nhân nhằm xác định là hạch viêm hay hay hạch tăng sinh – ung thư hạch. Để xác định cần thực hiện sinh thiết hạch. Bạn có thể đăng ký khám bác sĩ Ung Bướu để được tư vấn thêm.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/noi-hach-o-co-sau-khi-sot-phat-ban-co-nguy-hiem/ 762,Tôi bị dị ứng với thuốc giảm đau giãn cơ. Tôi uống thuốc này lúc bị sút lưng (phồng đĩa đệm). Vậy xin hỏi tôi có tiêm vaccine Covid-19 được không ạ?,"Nếu tình trạng dị ứng của anh/chị ở mức độ thông thường, không có phản vệ từ độ 2 trở lên, anh/chị vẫn có thể tiến hành tiêm chủng tại bệnh viện được.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p100 763,"Mẹ tôi bị ung thư vú giai đoạn 3 đang điều trị hóa trị, chưa mổ có nên tiêm vaccine Covid-19 được không ạ?",Với tình trạng bệnh lý ung thư vú giai đoạn 3 và đang được điều trị hoá trị thì tạm hoãn tiêm phòng vaccine Covid-19.,https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p46 764,"Tôi bị K vòm hầu và viêm da cơ bì (do K gây ra) đã điều trị xong từ tháng 12/2020. Nhưng hiện nay vẫn phải uống thuốc hàng ngày, cơ thể rất nhạy cảm và dễ dị ứng các loại thực phẩm như bò, trứng, sữa, đồ biển. Vậy tôi có nên chích vaccine Covid-19 không? Vaccine nào là phù hợp? Chích tại đâu thì được (kể cả chích dịch vụ)?","Dị ứng nhẹ với các loại kháng nguyên, thức ăn, thuốc vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19. Đối với trường hợp của chị bị dị ứng với thức ăn, có bệnh lý nền nên tiêm vaccine Covid-19 tại khối bệnh viện hoặc các cơ sở Y tế đầy đủ điều kiện về hồi sức cấp cứu ban đầu. Ngoài ra, chị đang bị bệnh, điều trị bằng thuốc chưa rõ loại nào, do đó nên đến xin thêm ý kiến bác sĩ đang điều trị để chắc chắn rằng chị không đang dùng thuốc corticoid liều từ 2mg/kg/ngày trong 2 tuần, có đủ khả năng đáp ứng miễn dịch đối với vaccine Covid-19, sức khỏe đã ổn định. Khi đi tiêm, chị nên cung cấp đầy đủ các thông tin về dị ứng cũng như bệnh lý của bản thân để bác sĩ khám sàng lọc có lời khuyên cụ thể cho chị.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p73 765,Đau bụng dưới bên phải âm ỉ là dấu hiệu của bệnh gì?,"Đau bụng dưới bên phải có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý vùng chậu và ổ bụng. Biểu hiện của các cơn đau bụng cũng đa dạng. Đau bụng dưới bên phải ở nữ rất đa dạng nguyên nhân và rất nhiều trong số đó liên quan tới các bệnh lý ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ. Vì vậy, bạn không nên xem nhẹ các dấu hiệu đau bụng dưới bên phải. Bạn cần đi khám bác sĩ sớm, cung cấp thông tin chính xác cho bác sĩ nhằm đạt hiệu quả cao trong phát hiện và điều trị bệnh. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-bung-duoi-ben-phai-am-i-la-dau-hieu-cua-benh-gi/ 766,Cách đây 3 ngày e có test Covid. Có xếp hàng. Có giữ khoảng cách. Có mang khẩu trang. Nhưng lúc lấy mẫu thì kéo xuống và khi lấy xong em có khoảng 1 phút không mang khẩu trang vì em bỏ để thay cái mới. Xin hỏi vậy có khả năng lây nhiễm không. Vì trong lúc ngồi chờ kết quả có 2 ca duong tính và tuyệt đối không ngồi gần.,"Theo như mô tả của bạn thì nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 là rất thấp. Khi bạn giữ đủ khoảng cách an toàn và mang khẩu trang đầy đủ, đúng phương pháp có thể yên tâm về sức khỏe của mình.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p20 767,Khi nào viêm gan B được coi là mãn tính?,"Nếu bạn đã kiểm tra ở 2 nơi đều có kết quả là viêm gan B thì có lẽ bạn đã bị viêm gan B thật. Nếu bạn mắc viêm gan B hơn 6 tháng thì đó gọi là mãn tính. Bác sĩ sẽ có một xét nghiệm gọi là IgM AntiHBc, xét nghiệm này sẽ biết chính xác là bạn có bị mãn tính hay không. Nếu bạn bị viêm gan B mạn tính bạn sẽ phải kiểm tra thêm men gan (AST/ALT) và tùy vào kết quả đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn nên theo dõi mỗi 3-6 tháng hay nên làm thêm một số xét nghiệm khác để hỗ trợ điều trị. Viêm gan B thông thường sẽ lây qua đường mẹ sang con, vợ sang chồng. Do đó nếu chồng bạn không mắc viêm gan B thì có thể anh ấy đã có kháng thể viêm gan B từ trước nên không bị lây từ vợ. Tuy nhiên để chắc chắn, nên đưa chồng bạn kiểm tra kháng thể Anti HBs, nếu kháng thể này cao thì không cần tiêm ngừa cho chồng bạn, nếu kháng thể này thấp hoặc không có thì nên tiêm ngừa cho chồng bạn ngay. Bạn cũng nên kiểm tra viêm gan B cho 3 con của bạn cho yên tâm. Tuy nhiên khả năng mắc bệnh của 3 bé là không cao vì thông thường theo quy trình gần đây thì các bé sinh ra có mẹ viêm gan B đều được tiêm kháng huyết thanh và tiêm ngừa viêm gan B ngay sau khi sinh bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/khi-nao-viem-gan-b-duoc-coi-la-man-tinh/ 768,"Tiêm filler mũi bị hỏng, chảy dịch vàng có sao không?","Sau tiêm filler, nếu thấy vùng da mũi nhìn rất giống bị bỏng da . Đầu mũi chảy nước vàng thì rất có thể em bị biến chứng sau tiêm filler",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tiem-filler-mui-bi-hong-chay-dich-vang-co-sao-khong/ 769,Trẻ bị đi ngoài nhiều lần và có ít máu đỏ có sao không?,"Bé nhà mình mới tiêm được 2 mũi vắc-xin 5 trong 1 nên giờ bé được 18 tháng tuổi sẽ tiêm tiếp vắc-xin 5 trong 1 lần thứ 3 mẹ nhé! Sau đó 1 năm mẹ cho bé tiêm mũi nhắc, lúc đấy bé sẽ tiêm vắc-xin 4 trong 1 và HiB vì vắc-xin 5 trong 1 không tiêm cho trẻ quá 24 tháng tuổi.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-bi-di-ngoai-nhieu-lan-va-co-it-mau-do-co-sao-khong/ 770,Cho em hỏi em bị viêm gan B vậy em có tiêm vaccine Covid-19 được không ạ?,"Đối với trường hợp của Anh/Chị, nếu bệnh lý hiện tại không phải đợt cấp, không phải điều trị gì thì Anh/Chị có thể tiêm chủng vaccine Covid-19 bình thường.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p74 771,Nếu làm IUI thất bại và chuyển sang phương pháp IVF thì có cần phải làm lại các xét nghiệm nội tiết và tinh dịch đồ không? Xin bác sĩ cho biết thêm về chi phí cho trường hợp của em.,"Hiện nay tại IVF Tâm Anh, các xét nghiệm nội tiết nữ có hạn sử dụng trong vòng 6 tháng đối với NB <40 tuổi và 3 tháng đối với NB >40 tuổi, xét nghiệm tinh dịch đồ có thể sử dụng được trong vòng ba tháng. Nếu các xét nghiệm của bạn còn hạn, bạn không bắt buộc làm lại các xét nghiệm đã có.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p19 772,Phần lợi trùm bị rách có lành lại được không?,"Trong trường hợp bạn đang mô tả đến sự mọc răng khác ở lợi thì lợi đó thông thường rách ra cho răng mọc lên bạn nhá nó không liền lên, nó sẽ rộng dần lên do cái răng mọc và đẩy lên dần. Còn nếu bạn mô tả không phải sự mọc răng, bạn cần đến thăm khám bác sĩ Nha khoa ngay.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/phan-loi-trum-bi-rach-co-lanh-lai-duoc-khong/ 773,Chỉ cho con bú một bên liệu có làm sao không?,"Tuyến sữa là tuyến bán hủy, chu kỳ là 3 giờ tức là sau 3 giờ các nang tuyến tự vỡ ra để giải phóng sữa vào ống tuyến rồi bài xuất ra ngoài. Vậy trong quá trình em cho con bú, bé chỉ bú một bên thì bên còn lại sự sản xuất bài tiết sữa vẫn diễn ra. Sữa trong ống sữa là sữa mới được sản xuất. Hiện tại em vẫn có thể cho bé bú bình thường. Em nên vệ sinh sạch sẽ vú trước khi cho bé bú để đảm bảo vệ sinh",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/chi-cho-con-bu-mot-ben-lieu-co-lam-sao-khong/ 774,"Bé 5 tháng rưỡi bị u xơ cơ ức đòn chũm, nằm sấp luôn há miệng, đầu to nhô về trước và sau là bị làm sao?","Bé bị u xơ cơ ức đòn chũm, bạn không mô tả cụ thể đã được điều trị ra sao nhưng hiện chưa khỏi. Do đó, bạn cần đưa bé đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa nhi để bé được các bác sĩ thăm khám kỹ, làm các xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh cần thiết để có chẩn đoán chính xác trạng bé 5 tháng rưỡi bị u xơ cơ ức đòn chũm nằm sấp luôn há miệng, đầu to nhô về trước và sau. ",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/be-5-thang-ruoi-bi-u-xo-co-uc-don-chum-nam-sap-luon-ha-mieng-dau-to-nho-ve-truoc-va-sau-la-bi-lam-sao/ 775,"Em năm nay 30 tuổi có một bé trai một tuổi. Em bị tăng tuyến thượng thận bẩm sinh. Giờ vợ chồng em muốn sinh thêm nữa, nhưng sợ cháu sau bị giống bé đầu. Em có đọc trên mạng có nói nguy cơ bé sau bị là 25%. Vậy giờ có phương pháp, kỹ thuật nào để vợ chồng em có thêm cháu mà được bình thường không?","Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh là bệnh nội tiết di truyền do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể số sáu, gây ra do giảm hoặc mất tổng hợp hoàn toàn enzym tham gia vào quá trình tổng hợp các hormon tuyến thượng thận. Các nhà nghiên cứu đã xác định được các đột biến gen này xảy ra chủ yếu trên gen CYP21A2. Bệnh mang đặc tính di truyền đơn gen lặn, nhiễm sắc thể thường và tuân theo quy luật di truyền của Menden. Trong phả hệ của người bệnh, người mang gen dị hợp tử có kiểu hình bình thường nhưng nguy cơ truyền gen bệnh cho con. Nếu hai người mang gen dị hợp tử kết hôn với nhau, khả năng 25% con sinh ra sẽ bị bệnh. Nếu trường hợp hai vợ chồng bạn có nguy cơ di truyền bệnh lý này cho các con, bạn có thể làm thụ tinh ống nghiệm (IVF) và làm sàng lọc đơn gen bệnh lý này cho phôi (PGT-M) để tạo và tìm ra những phôi không có nguy cơ hoặc không mang gen bệnh, sau đó chuyển phôi cho người mẹ để có những em bé khỏe mạnh.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p7 776,"Tai biến, chân tay tê bì điều trị như thế nào?","Nếu vấn đề chính là rối loạn điện giải, nhiễm trùng huyết và gan thận, bạn nên đưa bố đến khám chuyên khoa Nội tiết hoặc Nội tổng quát. Về thần kinh, bác sĩ khám cần xem lại phim CT/MRI não để đánh giá lại tổn thương não mới có thể có được kế hoạch phòng ngừa đột quỵ tái phát, điều trị giảm đau thần kinh và phục hồi chức năng tối ưu.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tai-bien-chan-tay-te-bi-dieu-tri-nhu-nao/ 777,"Nữ giới uống cùng lúc sắt, canxi, omega 3 có được không?","Sắt và canxi là 2 khoáng chất thiết yếu của cơ thể. Tuy nhiên, canxi làm cản trở khả năng hấp thu sắt vì thế không nên uống sắt cùng thời điểm với canxi mà nên cách nhau khoảng 4 giờ. Với omega 3, không có tương tác giữa chất này với 2 khoáng chất kể trên. Do vậy, bạn có thể dùng đồng thời với hoặc sắt hoặc canxi.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nu-gioi-uong-cung-luc-sat-canxi-omega-3-co-duoc-khong/ 778,"Chỉ số đường huyết khi đói 9.8mmol/l, khi no 11.9 mmol/l có phải uống thuốc không?","Tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh đái đường : (1) Glucose đói >= 7mmol/l, (2) Glucose bất kỳ >= 11.1 mmol/l. Em có xét nghiệm, kết quả chỉ số đường huyết khi đói 9.8mmol/l, khi no 11.9 mmol/l, kết quả này cho thấy em đã bị bệnh đái tháo đường. Em nên khám chuyên khoa Nội tiết để bác sĩ tư vấn điều trị và theo dõi lâu dài.Ngoài ra, em phải thực hiện chế độ ăn kiêng, năng vận động và uống thuốc đái đường. Không nên để kéo dài mà sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/chi-so-duong-huyet-khi-doi-98mmoll-khi-no-119-mmoll-co-phai-uong-thuoc-khong/ 779,Tiểu cầu giảm có phải mắc sốt virus không và nên điều trị thế nào?,"Có rất nhiều bệnh lý gây ra tình trạng giảm tiểu cầu trong máu như: nhiễm virus liên quan đến tủy xương (Sốt xuất huyết-nhiễm virus Dengue, quai bị, rubella, thủy đậu, viêm gan B-C, . . ), xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn, xơ gan, suy tủy, ung thư máu, do dùng thuốc (Heparin, chloramphenicol, quinine, rifampin. . ), do hóa trị, xạ trị . . v. v. Mỗi bệnh đều có cách phát hiện và điều trị khác nhau.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tieu-cau-giam-co-phai-mac-sot-virus-khong-va-nen-dieu-tri-the-nao/ 780,Phổi trái xẹp hoàn toàn có ảnh hưởng tới phổi phải không?,"Xẹp phổi có nhiều nguyên nhân gây nên như: Khối u phát triển trong đường thở, tích tụ chất nhầy, khối u, tràn dịch màng phổi, sẹo phổi....Để có thể trả lời cụ thể câu hỏi “Phổi trái xẹp hoàn toàn có ảnh hưởng tới phổi phải không?” bạn cần khám trực tiếp, kiểm tra Film chụp (khuyến cáo chụp cắt lớp vi tính) và có thể phải nội soi phế quản.Qua kết quả thăm khám, bác sĩ mới có đủ cơ sở để kết luận cho bạn về tình trạng hiện tại cũng như đưa ra hướng điều trị trong trường hợp cần thiết, mục đích để cải thiện sức khỏe của bạn.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/phoi-trai-xep-hoan-toan-co-anh-huong-toi-phoi-phai-khong/ 781,Chăm sóc trẻ sốt phát ban tại nhà như thế nào?,"Để đảm bảo sức khỏe thì cháu cần được tăng cường bú sữa mẹ, vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt khi cháu đi tiêu, gia đình cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn cho cháu để tránh tình trạng bị hăm tã. Bên cạnh đó, gia đình cần theo dõi cháu thường xuyên, khi có những dấu hiệu bất thường thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, tránh để các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/cham-soc-tre-sot-phat-ban-tai-nha-nhu-nao/ 782,Điều trị viêm da mủ như thế nào nhanh khỏi?,"Viêm da mủ thường do tụ cầu (viêm nang lông, nhọt), do liên cầu (chốc, viêm quầng) và viêm da mủ hoại thư hiếm gặp. Bạn không cung cấp thông tin về triệu chứng hay hình ảnh sang thương da nên không thể xác định được thể bệnh và điều trị thích hợp.Tuy nhiên, nếu thật sự là tình trạng viêm da mủ thì bạn cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa Da liễu để khám và có phác đồ điều trị thích hợp, không nên tự ý dùng thuốc để điều trị tình trạng da này. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dieu-tri-viem-da-mu-nhu-nao-nhanh-khoi/ 783,"Người có nhiều bệnh lý nền, tim mạch, huyết áp, tiểu đường... có tiêm vaccine Covid19 được không? Nhờ chuyên gia hỗ trợ tư vấn giúp em với ạ!? Em bối rối quá vì đã có nhiều trường hợp không hay xảy.","Nếu các bênh lý nền của anh trong giai đoạn ổn định, 3 tháng gần đây không tiến triển, không thay đổi phác đồ điều trị thì anh có thể tiêm ngừa vaccine Covid tại các cơ sở bệnh viện.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p35 784,"Khi tôi 18 tuổi kinh nguyệt không đều. Đến năm 26 tuổi tôi lập gia đình, không có kinh nguyệt. Việc quan hệ cũng rất khó khăn, nay tôi lập gia đình được ba năm 6 tháng nhưng chưa có bầu, có đi khám nhưng bác sĩ cho thuốc về uống, không tư vấn gì thêm. Đến nay tình trạng vẫn vậy. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp.",Như chị kể đã không có kinh nguyệt nhiều năm nên khả năng rất khó để có thể mang thai tự nhiên hay thậm chí làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).,https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p25 785,"Thỉnh thoảng đau bụng, đau tức ngực kèm chóng mặt là bệnh gì?","Bạn có triệu chứng đau bụng âm ỉ, đau tức ngực, chóng mặt thì bạn nên đăng ký khám tổng quát kiểm tra sức khỏe, không chỉ trong thiếu máu thiếu sắt gây chóng mặt mà còn nhiều bệnh khác liên quan chóng mặt và đau đầu. Các xét nghiệm kiểm tra bao gồm công thức máu, sinh hóa kiểm tra, chụp X - quang ngực.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/thinh-thoang-dau-bung-dau-tuc-nguc-kem-chong-mat-la-benh-gi/ 786,"Vợ chồng tôi đã có một con gái, khi muốn có đứa thứ hai thì không được, trong khi vợ chồng tôi sinh hoạt ""thả cửa"". Đi khám bác sĩ bảo vợ tôi bị tắc buồng trứng. Bác sĩ cho tôi hỏi đây có phải là nguyên nhân mà đến nay vợ chồng tôi chưa có con không? Ở trường hợp của vợ chồng tôi, nên làm IVF hay IUI là phù hợp?","Phụ nữ có hai vòi tử cung là đường di chuyển của tinh trùng vào gặp noãn (hay trứng). Nếu tắc một trong hai con đường sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Nếu tắc cả hai không thể có thai tự nhiên mà phải can thiệp bằng thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Xác định tắc vòi tử cung chính xác nhất là mổ nội soi xác định, còn lại các phương pháp khác đều có tỷ lệ âm tính giả (tức là phương pháp trả lời tắc nhưng thực tế không tắc, vấn đề này do nhiều nguyên nhân). Nếu thực sự tắc vòi trứng là một phần nguyên nhân hiếm muộn. Nếu thực sự tắc vòi trứng là một phần nguyên nhân hiếm muộn. Nếu tắc cả hai vòi trứng chỉ còn cách làm IVF, nếu chỉ tắc một bên mà các vấn đề sức khoẻ khác của hai vợ chồng bình thường thì có thể làm IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung).",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p11 787,Đau trong sườn phải khi nằm nghiêng bên phải và thở khò khè là dấu hiệu bệnh gì?,"Theo mô tả của bạn, các triệu chứng bạn gặp phải trước hết phải nghĩ đến phổi. Bạn nên đi chụp phổi, nếu không có gì đặc biệt cả thì nên nghĩ đến đau do thần kinh liên sườn. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-trong-suon-phai-khi-nam-nghieng-ben-phai-va-tho-kho-khe-la-dau-hieu-benh-gi/ 788,Phẫu thuật có thể ngăn chặn các triệu chứng lạc nội mạc tử cung không?,"Phẫu thuật có thể sẽ được bác sĩ áp dụng trong trường hợp người bệnh bị các cơn đau dữ dội hoành hành mặc dù đã dùng các loại thuốc hỗ trợ khác, hoặc trong trường hợp khối u nang của bệnh nhân lớn hơn 1, 5 inch. Việc phẫu thuật cắt bỏ để tránh trường hợp khối u nang bị vỡ sẽ gây ra các tác hại nghiêm trọng đến người bệnh. Đôi khi, bác sĩ cũng có thể thực hiện rút dịch trong u nang. Việc cắt bỏ khối u nang nội mạc tử cung có thể làm giảm các cơn đau và ngăn ngừa các u nang khác phát triển. Đối với bệnh nhân không có ý định sinh con thì có thể chỉ định cắt bỏ buồng trứng hoặc cắt bỏ tử cung. Đối với một số trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp như phẫu thuật cắt bỏ mô lạc nội mạc tử cung để tạo điều kiện cho tinh trùng tiếp xúc và thụ tinh với trứng.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/phau-thuat-co-ngan-chan-cac-trieu-chung-lac-noi-mac-tu-cung-khong/ 789,Lọc máu trong điều trị viêm tụy cấp có biến chứng gì không?,"Việc lọc máu trong viêm tụy cấp thường có những biến chứng hay gặp sau đây: Chảy máu chỗ đặt catheter. Tụt huyết áp. Phản ứng dị ứng với màng lọc, huyết tương truyền vào.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/loc-mau-trong-dieu-tri-viem-tuy-cap-co-bien-chung-gi-khong/ 790,Chỉ số xét nghiệm Bilirubin là 51 phimol/l có sao không?,"Chỉ số cho phép của Bilirubin trong nước tiểu: 0. 4-0. 8 mg/dl hoặc 6. 8- 13. 6 mmol/l. Thông thường Bilirubin sẽ thải qua đường phân, trong nước tiểu không có Bilirubin hoặc nếu có thì rất ít. Lượng Bilirubin trong nước tiểu tăng là dấu hiệu cảnh báo về các bệnh lý ở gan và túi mật. Bilirubin nước tiểu xuất hiện trong xơ gan, bệnh lý gan, viêm gan do nhiễm khuẩn, virus, hủy tế bào gan, tắc ống mật chủ. . . Với kết quả của bạn, bác sĩ chưa rõ đơn vị như thế nào, nếu là 51 mmol/l thì tăng cao hơn so với bình thường. Bạn nên đến khám chuyên khoa tiêu hóa và làm thêm xét nghiệm chức năng gan, mật để bác sĩ có thể kết luận chính xác.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/chi-so-xet-nghiem-bilirubin-la-51-phimoll-co-sao-khong/ 791,Thuốc nào chống chỉ định khi gây mê cho bệnh nhân Thalassemia cắt lách?,"Thalassemia là bệnh thiếu máu tán huyết bẩm sinh, biểu hiện chính là thiếu máu. Bệnh Thalassemia cũng có triệu chứng lâm sàng khác nhau được phân ra 3 mức độ nặng, trung bình và nhẹ. Thể nặng có thể phải truyền máu thường xuyên, các biến chứng nặng nề như chậm phát triển thể lực, biến dạng xương, suy tim, xơ gan. Cắt lách có chỉ định khi truyền máu không hiệu quả hoặc lách quá to gây đau ảnh hưởng lớn cho người bệnh. Khi gây mê cho bệnh nhân thalassemia cần đánh giá kỹ mức độ thiếu máu, tình trạng đông máu và các rối loạn thứ phát và chuẩn bị các chế phẩm máu phù hợp đề phòng trong trường hợp cần truyền máu khẩn cấp đồng thời phải chuẩn bị sẵn cho tình trạng đặt ống nội khí quản khó khăn và tình trạng tổn thương các cơ quan quan trọng.Khi gây mê cho bệnh nhân thalassemia, các thuốc mê tĩnh mạch và thuốc mê hô hấp thông thường đều có thể dùng được. Tuy nhiên cần đánh giá chức năng tim phổi, tình trạng huyết động, gan, thận và nguy cơ đặt nội khí quản khó để có phương án gây mê tốt nhất và lựa chọn các thuốc ít ảnh hưởng nhất cũng như liều dùng phù hợp cho tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/thuoc-nao-chong-chi-dinh-khi-gay-me-cho-benh-nhan-thalassemia-cat-lach-/ 792,Tôi đang bị viêm gan siêu vi B có nên tiêm vaccine Covid-19 không?,"Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người có bệnh nền nếu đã được điều trị ổn định/đã khỏi vẫn có thể tiêm ngừa vaccine Covid-19. Trường hợp bệnh viêm gan siêu vi B của bạn, nếu đã điều trị ổn định, bệnh đã được kiểm soát thì bạn vẫn được tiêm vaccine Covid-19. Khi đi tiêm ngừa bác sĩ khám sàng lọc sẽ thăm khám đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn trước khi chỉ định tiêm. Điều quan trọng là bạn nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sỹ về theo dõi các phản ứng sau tiêm chủng để kịp thời xử trí khi có dấu hiệu bất thường xảy ra.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p56 793,Chấn thương vùng hàm dưới gây lệch mặt có khắc phục được không?,"Tình trạng mặt của bạn thỉnh thoảng đau nhức, mặt bị lệch có thể là do di chứng của chấn thương hàm dưới cách đây 10 năm, cũng có thể là do bất thường trong quá trình phát triển vùng mặt. Tuy nhiên, hiện nay, các bác sĩ có thể chỉnh sửa gần như tất cả các biến dạng vùng mặt. Vì thế, bạn đến khám chuyên khoa Răng hàm mặt để được các bác sĩ tư vấn cụ thể.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/chan-thuong-vung-ham-duoi-gay-lech-mat-co-khac-phuc-duoc-khong/ 794,"Chồng em bị biến chứng quai bị cách đây sáu năm. Hiện tại, một bên tinh hoàn bị teo, làm tinh dịch đồ rất ít tinh trùng và yếu. Bác sĩ nói tinh trùng của chồng em không đủ để làm IUI. Chồng em có hút thuốc và nhậu, có hạn chế nhưng không bỏ được. Bác sĩ cho em hỏi có cách nào làm tăng số lượng và chất lượng tinh trùng không? Vì hiện tại kinh tế vợ chồng em chưa đủ để thực hiện IVF.","Đối với trường hợp của anh, khả năng cải thiện về số lượng và chất lượng tinh trùng là rất khó. Thứ nhất, tinh hoàn của anh đã bị teo và khả năng sinh tinh đã giảm. Thứ hai, khả năng sinh lý yếu nên việc giao hợp tự nhiên để có thai cũng rất thấp. Anh nên đến khám bác sĩ để xác định xem có nguyên nhân nào kèm theo hay không. Nếu có nguyên nhân kèm theo như giãn tĩnh mạch thừng tinh hay một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh, bác sĩ sẽ giúp anh giải quyết những khó khăn này. Trong trường hợp vẫn không cải thiện được khả năng sinh tinh, anh có thể được điều trị ở một bước cao hơn là điều trị hỗ trợ sinh sản, trong đó có phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF).",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p32 795,"HbA1Cb: 7%, chỉ số đường huyết lúc đói: 8.5 mmol/L có phải bị tiểu đường không?"," Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa insulin khiến glucose trong máu tăng cao. Chỉ số đường huyết được phân thành 4 loại: đường huyết bất kỳ, đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn 1h và sau ăn 2h và đường huyết được thể hiện qua chỉ số HbA1C. Chỉ số đường huyết lúc đói được đo lần đầu vào buổi sáng nhịn ăn ít nhất 8h trở nên lúc đó bạn chưa ăn hay uống bất kỳ loại thực phẩm nào. Đường huyết lúc đói mục tiêu là: 4-7.2 mmol/L, HbA1c mục tiêu: 6.5-7%. Đường huyết trong máu lúc đói của bạn chưa đạt mục tiêu. Bạn cần khám bác sĩ nội tiết để hiểu cơ chế đái tháo đường và rút ra phương pháp tốt nhất cho bản thân. Ngoài ra, để duy trì mức độ đường huyết ổn định lành mạnh cần có chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục và duy trì một lối sống khỏe mạnh để duy trì mức đường huyết tốt. Bạn có thể tham khảo một số cách sau để giúp đường huyết ổn định hơn:Bổ sung thực phẩm màu xanh và đỏ tươi: Các loại thực phẩm có chứa anthocyanins có trong các thực phẩm màu xanh và đỏ tươi như: nho, dâu và quả mọng giúp kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn.Theo dõi đường huyết thường xuyên và đều đặn.Uống đều đặn thuốc hạ đường huyết hay tiêm insulin: Cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, tuân thủ theo đơn thuốc, lộ trình điều trị của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng thuốc hay thêm thuốc mới mà không có sự đồng ý của bác sĩ;Thực hiện chế độ ăn hợp lý, cân đối các thành phần: Thành phần dinh dưỡng hàng ngày được khuyến nghị là glucid 50- 60%, protid 15- 20%, lipid 20 – 30% tổng số calo trong ngày. Đặc biệt không được bỏ qua bữa sáng do ăn sáng giúp ổn định lượng đường huyết suốt cả ngày. Kết hợp lành mạnh protein, tinh bột và chất béo cộng với các loại trái cây hoặc các loại hạt sẽ giúp bạn duy trì một lượng đường huyết ổn định;Tập thể dục: Bạn nên tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần, lưu ý kiểm tra đường huyết, huyết áp, tình trạng tim mạch trước khi tập. Việc đổ mồ hôi trong khi tập thể dục giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi duy trì một chế độ tập luyện phù hợp lâu dài, các tế bào sẽ trở nên nhạy cảm hơn với insulin.Uống sữa: Các sản phẩm từ sữa góp phần làm giảm đáng kể nguy cơ kháng insulin, vì các protein và enzyme trong sữa đã làm chậm sự chuyển hóa lượng đường trong thức ăn thành lượng đường trong máu. Uống sữa mỗi ngày có thể giảm được nguy cơ kháng insulin lên tới 20%.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/hba1cb-7-chi-so-duong-huyet-luc-doi-85-mmoll-co-phai-bi-tieu-duong-khong/ 796,"Bị cận và loạn, lúc mắt phải nhìn rõ lúc mắt trái nhìn rõ là do đâu?","Theo những thông tin mà em chia sẻ thì theo chị, những vấn đề đó phụ thuộc vào kính mắt em mang, nếu được em hãy đến phòng khám chuyên khoa mắt thuộc hệ thống Y tế Vinmec nơi gần nhất để được Bác sĩ chuyên khoa khám khúc xạ tốt nhất và tư vấn kỹ lưỡng tính trạng mắt của em",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/bi-can-va-loan-luc-mat-phai-nhin-ro-luc-mat-trai-nhin-ro-la-do-dau/ 797,"Đau bụng, khó đi ngoài sau sinh phải làm sao?","Để đảm bảo sức khỏe, tình trạng của vợ bạn tốt nhất là nên đưa đi khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiêu hóa ngay bạn nhé!Bạn có thể thăm khám tại các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để được bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm tư vấn kỹ càng hơn.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-bung-kho-di-ngoai-sau-sinh-phai-lam-sao/ 798,Xuất huyết não thùy thái dương do tai biến có nguy hiểm không?,"Theo những thông tin nhận được, bạn mắc bệnh xuất huyết não vùng thái dương (T). Tổn thương xuất huyết não vẫn tồn tại trên phim chụp MRI 1 thời gian dài. Bạn cần được chẩn đoán rõ là xuất huyết não mới xuất hiện hay tổn thương cũ từ tháng 06/2020. Vì vậy, để xác định chẩn đoán, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa Thần Kinh đột quỵ để được tư vấn về tình trạng bệnh.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/xuat-huyet-nao-thuy-thai-duong-do-tai-bien-co-nguy-hiem-khong/ 799,Nước tiểu hơi ngọt có phải do ăn nhiều đồ ngọt gây ra không?,"Người bình thường thì trong nước tiểu không bao giờ có đường (Glucose), cho dù người đó có ăn nhiều đường. Nhưng khi có đường trong nước tiểu thì có thể người đó bị bệnh đái tháo đường, hoặc ngưỡng thận bài tiết Glucose bị thấp.Khi khám sức khỏe bạn được nhắc nhở là nước tiểu hơi ngọt, bác sĩ không rõ dựa vào đâu để kết luận nước tiểu của bạn hơi ngọt. Tuy nhiên bạn nên kiểm tra xem mình có bị đái đường không? Nếu bạn đã khám sức khỏe, bạn đã làm xét nghiệm đường máu chưa? Nếu bạn chưa làm thì nên làm xét nghiệm để loại trừ bệnh đái tháo đường.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nuoc-tieu-hoi-ngot-co-phai-do-nhieu-do-ngot-gay-ra-khong/ 800,Bao giờ vaccine Covid-19 tiêm dịch vụ ạ?,"Hiện tại Chính phủ và Bộ Y tế vẫn đang triển khai tiêm cho các đối tượng được ưu tiên, vì vậy nếu anh/chị thuộc diện được tiêm theo chính sách thì có thể đăng ký tại nơi mình sinh sống hoặc nơi mình công tác. Ngoài ra nếu chưa thuộc nhóm đối tương ưu tiên theo NĐ 21-CP thì anh/chị vui lòng chờ.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p14 801,"Tôi bị dị ứng với các loại thức ăn như hải sản, thịt gà có được tiêm vaccine Covid-19 không?","Đối với các trường hợp dị ứng dị ứng nặng theo khuyến cáo của Bộ Y tế, anh nên tiêm chủng ở các bệnh viện để có thể đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình. Đối với những trường hợp dị ứng nhẹ hơn, anh có thể tiêm chủng ở các cơ sở ngoài bệnh viện như VNVC. Tuy nhiên, nếu tình trạng dị ứng nếu phải nhập viện điều trị với chẩn đoán phản vệ độ II thì mới thuộc nhóm chống chỉ định với tiêm vaccine Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p103 802,Người bệnh tràn dịch tinh hoàn bị đau khi ngồi lâu cần làm gì?,"Bạn cho biết mình bị “tràn dịch màng tinh hoàn 3mm” nghĩa là bạn đã được phát hiện trên siêu âm tinh hoàn. Đây là bệnh có tình trạng sưng phồng ở bìu khi có dịch tập trung ở màng màng mỏng bao xung quanh tinh hoàn. Nguyên nhân có thể đơn giản do viêm nhiễm không đặc hiệu hay do chấn thương va đập, . . . hay thoát vị ở tinh hoàn, . . . Để chữa bệnh hiệu quả tránh tái phát và biến chứng, bạn cần đăng ký tư vấn bác sĩ chuyên khoa Nam học để xác định đúng nguyên nhân điều trị đặc hiệu. Trước mắt, bạn cần thư giãn, tránh mặc quần lót bó, chật tiếp xúc tinh hoàn, không sinh hoạt tình dục (nếu có nhu cầu).",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nguoi-benh-tran-dich-tinh-hoan-bi-dau-khi-ngoi-lau-can-lam-gi/ 803,Lao màng phổi có lây không?,"Khi được bác sĩ chẩn đoán người bệnh mắc phải bệnh lý này, hầu hết người bệnh đều lo lắng không biết rằng bệnh lao màng phổi có lây không. Nhưng theo như nghiên cứu thì có thể thấy rằng đây là một dạng lao ngoài phổi và không lây truyền qua đường hô hấp như bệnh lao phổi. Do đó bệnh lao màng phổi đơn thuần không có kèm theo bệnh lao phổi nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm là không lây cho người khác qua đường hô hấp đâu nhé. Tuy nhiên lao màng phổi thường hay phối hợp với lao phổi (nhu mô phổi), khi đó sẽ có nguy cơ lây qua đường hô hấp bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/lao-mang-phoi-co-lay-khong/ 804,Đã mổ nội soi tràn khí màng phổi có thể tập gym được không?,"Tràn khí màng phổi nói đến một tình trạng xẹp của một hoặc cả hai phổi do thoát khí vào trong khoang màng phổi. Khoang màng phổi là khoảng không gian nằm giữa các lá màng phổi, hai lớp màng bao bọc các lá phổi của bạn. Kén khí vỡ gây tràn khí màng phổi hay gặp sau gắng sức, hoặc động tác làm tăng áp lực lồng ngực đột ngột, . . . Bạn đã bị và đã phẫu thuật, đúng là sau 06 tháng bạn hoạt động thể dục bình thường, tuy nhiên tập gym gắng sức nhiều cũng là yếu tố làm dễ vỡ kén khí khác. Để có lời khuyên chính xác trên từng cơ địa, bạn cần đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/da-mo-noi-soi-tran-khi-mang-phoi-co-tap-gym-duoc-khong/ 805,Tức ngực nguyên nhân là gì?,"Trường hợp của bạn có nhiều nguyên nhân như bệnh tim mạch, phổi, màng phổi hay đơn giản chỉ là đau thành ngực (đau do cơ, thần kinh liên sườn,...). Muốn khẳng định hay loại trừ bệnh cần khám cụ thể và làm điện tim, X - quang lồng ngực hoặc xét nghiệm máu,...",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tuc-nguc-nguyen-nhan-la-gi/ 806,"Ngứa mắt dị ứng, phải làm sao?",ngứa mắt dị ứng để giảm bớt thì cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng và dùng các thuốc chống dị ứng tùy theo với mức độ bệnh. Bạn nên đến khám chuyên khoa mắt để có hướng điều trị phù hợp.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/ngua-mat-di-ung-phai-lam-sao/ 807,Giữa nhổ hai răng số 4 hàm dưới và mài kẽ để niềng răng phương pháp nào tốt hơn?,"Mục đích của việc mài kẽ hoặc nhổ hai răng số 4 là để tạo khoảng trống giữa các răng nhằm điều chỉnh lại vị trí giữa các răng trên cung răng. Tuy nhiên, tùy tình trạng khớp cắn, vị trí các răng của mỗi bệnh nhân khác nhau mà có chỉ định khác nhau. Vì vậy bác sĩ chỉnh nha nhất định phải là bác sĩ chuyên khoa chỉnh nha được đào tạo bài bản mới có thể thăm khám và đưa ra chỉ định phù hợp. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/giua-nho-hai-rang-so-4-ham-duoi-va-mai-ke-de-nieng-rang-phuong-phap-nao-tot-hon/ 808,"Tôi đã từng tiêm vaccine ngừa uốn ván năm 20 tuổi (do khi tiêm thử thì người bị chống mặt, sưng vết tiêm) nên không thể chích ngừa uốn ván. Vậy tôi có thể tiêm vaccine Covid-19 không?","Như anh/chị mô tả, có thể anh, chị dị ứng với vaccine uốn ván. Đối với những người có tiền sử dị ứng mức độ nặng (từ phản vệ độ 2 trở lên) cần chống chỉ định tiêm ngừa vaccine Covid-19. Nếu dị ứng dưới mức phản vệ độ 2 có thể tiêm ngừa vaccine tại các cơ sở bệnh viện và các cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu ban đầu để đảm bảo an toàn cho người được tiêm vaccine.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p109 809,"Vùng bắt ốc vít sưng, đau, há miệng khó sau phẫu thuật gãy xương quai hàm phải làm thế nào?","bác sĩ cần nắm rõ được thông tin về bệnh sử của bạn hơn nữa. Vì thế trong trường hợp này, bác sĩ khuyên bạn nên đến cơ sở đã bắt ốc vít kết hợp xương cho bạn để kiểm tra, bởi 4 năm mà chưa đi rút ốc vít thì có thể bạn đã để quá thời gian hơi dài.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/vung-bat-oc-vit-sung-dau-ha-mieng-kho-sau-phau-thuat-gay-xuong-quai-ham-phai-lam-nao/ 810,nếu tiêm vaccine không may bị phản ứng phản vệ mức độ 3 thì cơ sở có cứu được không bác sĩ? Cám ơn sự tư vấn của bác sĩ.,"Tại các cơ sở tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 nói chung và Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC nói riêng, các nhân viên y tế đều được tập huấn rất kỹ về quy trình xử trí phản vệ. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế hiện hành, nếu chị thuộc nhóm đối tượng cần thận trọng khi tiêm chủng vaccine Covid-19 sẽ được tiến hành tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu. Sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine Covid-19 là phản ứng rất hiếm gặp nên chị đừng quá lo lắng, điều quan trọng chị cần theo dõi kỹ các triệu chứng của phản vệ như mày đay, phù niêm, tím tái, khó thở, tức ngực, đau quặn bụng, tiêu chảy. . . Sau khi tiêm phòng vaccine Covid-19, chị xuất hiện các triệu chứng đó thì liên hệ ngay đến nhân viên y tế hoặc cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị kịp thời.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p76 811,Châm chích khó chịu lan từ ót xuống ngực và tay có liên quan đến dây thần kinh không?,"Bệnh nhân có bệnh lý thần kinh ngoại biên thường đi khám vì những cơn đau mô tả như châm chích, thiêu đốt hoặc ngứa ran. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng có thể tự cải thiện; đôi khi tái phát, lặp đi lặp lại nhiều lần.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/cham-chich-kho-chiu-lan-tu-ot-xuong-nguc-va-tay-co-lien-quan-den-day-than-kinh-khong/ 812,Bé rụng rốn nhưng chưa khô có thể vệ sinh bằng cồn đỏ không?,"Trường hợp bé rụng rốn nhưng chưa khô rốn bạn nên sát khuẩn cho bé bằng cồn trắng 70 độ. Ngoài ra bạn nên chú ý vệ sinh rốn cho con sạch sẽ, tránh để rốn nhiễm trùng.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/be-rung-ron-nhung-chua-kho-co-the-ve-sinh-bang-con-do-khong/ 813,Nếu em có tiêm filler hoặc collagen thì tiêm vaccine có ảnh hưởng gì không ạ?,Với trường hợp hoàn toàn tiêm chủng vaccine Covid-19 bình thường vì filler và collagen không ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine Covid-19.,https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p94 814,Người bệnh tiểu đường lâu năm bị tê nhức chân phải làm sao?,"Bệnh nhân tiểu đường nếu không điều trị ổn định đường huyết, sẽ gây nhiều biến chứng. Trong đó có biến chứng tê và đau nhức chân, loét chân nguy cơ cắt cụt chân.Việc điều trị cần kết hợp đa mô thức như: Điều chỉnh chế độ ăn, không ăn ngọt, giảm chất bột, chất béo, nhu cầu năng lượng đưa vào mỗi ngày nừa đủ, tránh để dư thừa năng lượng (ăn quá nhiều so với nhu cầu). Duy trì tập thể dục mỗi ngày tùy theo từng tình trạng sức khỏe, sở thích thói quen, giúp kiểm soát cân nặng.Dùng thuốc theo đơn.Theo dõi đường huyết tại nhà, tái khám định kỳ.Tránh ăn quá kiêng quá mức, gây mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất, thiếu dinh dưỡng.Trường hợp đã có tê, đau mất cảm giác cần khám chuyên khoa để được bác sĩ kê đơn, hướng dẫn cách chăm sóc bàn chân tại nhà và tái khám khi có bất thường để bác sĩ điều chỉnh kế hoạch điều trị (nếu cần).",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nguoi-benh-tieu-duong-lau-nam-bi-te-nhuc-chan-phai-lam-sao/ 815,Thalassemia có gây nên hội chứng tê tay chân không?,"Thalassemia (còn được gọi là bệnh tan máu bẩm sinh), là một bệnh lý huyết học di truyền liên quan đến sự bất thường của hemoglobin (một cấu trúc protein trong hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy). Ở bệnh nhân Thalassemia, các hồng cầu bị phá hủy quá mức dẫn đến tình trạng thiếu máu.Thalassemia là 1 bệnh về máu, bạn bị tê tay chân. Tuy nhiên, bạn chưa cung cấp cho bác sĩ biết mức độ tê của bạn như thế nào, có thường xuyên không,.. nên bác sĩ chưa thể tư vấn kỹ cho bạn được. Tốt nhất, bạn cần khám bác sĩ chuyên khoa huyết học để tư vấn thêm về bệnh của mình.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/thalassemia-co-gay-nen-hoi-chung-te-tay-chan-khong/ 816,Làm thế nào để điều trị tình trạng nghiến răng khi ngủ?,"với trường hợp này của bạn, bạn cần khám lâm sàng tại chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt, bác sĩ sẽ kiểm tra trên lâm sàng và tư vấn cho bạn trực tiếp nha",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/lam-nao-de-dieu-tri-tinh-trang-nghien-rang-khi-ngu/ 817,Sưng và ngứa mắt sau khi uống thuốc giảm đau có phải dị ứng thuốc không?,"Phản ứng sưng và ngứa mắt sau khi uống thuốc giảm đau cũng đã được ghi nhận là phản ứng có hại liên quan đến thuốc giảm đau (nhóm không steroid). Tuy nhiên, cần loại trừ các nguyên nhân khác cũng có thể gây dị ứng như: thức ăn, đồ uống, mỹ phẩm, chất tẩy rửa..., hoặc thậm chí cả các thuốc, thực phẩm chức năng dùng cùng. Do đó, để đảm bảo an toàn cho các lần sử dụng thuốc sau, cháu nên đi khám chuyên khoa Dị ứng miễn dịch để xác định nguyên nhân dị ứng và từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn chuyên sâu hơn cho mình nhé.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/sung-va-ngua-mat-sau-khi-uong-thuoc-giam-dau-co-phai-di-ung-thuoc-khong/ 818,"Bệnh nhân viêm tuyến yên, suy tuyến thượng thận và tuyến giáp có khả năng sinh sản không?","Các bệnh viêm tuyến yên, suy tuyến thượng thận và tuyến giáp có thể làm giảm nồng độ testosterone và ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.Bạn nên đưa em trai đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết và có phương pháp điều trị thích hợp. Em trai bạn cần làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn như testosterone, LH, FSH, Prolactin, Estradiol và xét nghiệm tinh dịch đồ để đánh giá chính xác hơn.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/benh-nhan-viem-tuyen-yen-suy-tuyen-thuong-va-tuyen-giap-co-kha-nang-sinh-san-khong/ 819,Thở nhanh và lồng ngực lõm có phải dấu hiệu viêm phổi?,"Hiện bé còn ho 1 - 2 cái/ lần, ho 2 lần /ngày có thể chỉ là ho gió nhưng có thể là giai đoạn đầu của bệnh lý đường hô hấp. Bệnh lý hô hấp hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Con mới sinh đã bị viêm phổi, viêm kết mạc, mềm sụn thanh quản, . . . thì rất có khả năng con sẽ bị tái lại. Vì thế, bạn nên giữ ấm cho con, cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, không tiếp xúc với người ốm và thực hiện tiêm chủng đầy đủ, . . . để làm giảm bớt tình trạng này.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hoi-dap-tho-nhanh-va-long-nguc-lom-co-phai-dau-hieu-viem-phoi/ 820,"Hàm phải xuất hiện dị vật, đau khi sờ vào là dấu hiệu bệnh gì?","Bác sĩ rất chia sẻ với những lo lắng của em. Việc xuất hiện dị vật, đau khi sờ vào, có di chuyển là dấu hiệu chung ở nhiều loại bệnh khu vực hàm mặt. Vì vậy, để chẩn đoán chinh xác, em nên đến khám với bác sĩ Răng - Hàm - Mặt, thực hiện một số xét nghiệm nếu cần để có phương án điều trị phù hợp em nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hoi-dap-ham-phai-xuat-hien-di-vat-dau-khi-so-vao-la-dau-hieu-benh-gi/ 821,"Mệt mỏi, buồn ngủ, mắt vàng có phải dấu hiệu của bệnh gan?",Theo như các triệu chứng bạn mô tả thì chỉ có dấu hiệu mắt hơi vàng là dấu hiệu của các bệnh về gan.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/met-moi-buon-ngu-mat-vang-co-phai-dau-hieu-cua-benh-gan/ 822,Chế độ ăn uống cho người viêm tụy cấp như thế nào?," Bạn bị viêm tụy cấp, sau khi ổn định cần tập ăn trở lại với đầy đủ các nhóm thực phẩm chính dần dần không phải ăn kiêng, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng tuy nhiên cũng cần tiếp cận một cách khoa học xem thức ăn nào phù hợp với mình. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/che-do-uong-cho-nguoi-viem-tuy-cap-nhu-nao/ 823,Sùi mào gà ở nữ giới nguyên nhân là gì?,"Nguyên nhân gây nên sùi mào gà do virus HPV gây ra. Đường lây của sùi mào gà là đường tình dục do da tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của người bị nhiễm bệnh, nên tự bản thân không mắc bệnh sùi mào gà. Bạn nên đưa bạn gái đến cơ sở y tế uy tín để được khám và tư vấn.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/sui-mao-ga-o-nu-gioi-nguyen-nhan-la-gi/ 824,"Mình 28 tuổi. Cơ địa bị dị ứng rất thường xuyên từ rượu, đồ uống có cồn, thời tiết, hải sản, thay đổi môi trường sống. Bên cạnh đó mình cũng bị viêm da cơ địa và viêm mũi dị ứng. Mỗi lần dị ứng nhẹ sẽ bị nổi mẩn, ngứa ngáy, sốt, khó thở. Nặng sẽ phải đến bệnh viện (một làn mình ăn bạch tuộc bị dị ứng khó thở đến bệnh viện). Vậy mình có nên tiêm vaccine Covie-19 không ạ? Bên cạnh đó, mẹ mình 63 tuổi, cơ địa yếu, viêm da cơ địa, bị viêm khớp, huyết áp thấp thì có nên tiêm không ạ ?","Với tình trạng dị ứng khó thở đến nhập viện của anh/chị, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, anh/chị đang ở trong nhóm chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19. Trong trường hợp không thể tiêm vaccine Covid-19, anh/chị có thể phòng bệnh bằng cách chủ động thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K của Bộ Y tế.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p20 825,Mọc mụn gần cuống lưỡi đau rát phải làm gì?,"Phần cuống lưỡi ở vài người có nhiều nốt nổi lên. Những nốt này không đau khi chạm vào, kích thước mụn ở lưỡi không to lên theo thời gian, vùng lưỡi xung quanh các nốt không đổi màu khác. Nếu bạn có những nốt như vậy thì không đáng lo. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau rát ở lưỡi thì cần đi khám chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt hoặc Tai - Mũi - Họng để chẩn đoán chính xác. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/moc-mun-gan-cuong-luoi-dau-rat-phai-lam-gi/ 826,"Khó thở, không thở được sâu và gấp gáp, thỉnh thoảng khạc ra máu là biểu hiện của bệnh gì?","Biểu hiện khó thở, thở không được sâu của cháu có thể từ bệnh hô hấp hoặc bệnh tim mạch. Tuy nhiên để có thể trả lời chính xác tình trạng khó thở, không thở được sâu và gấp gáp, thỉnh thoảng khạc ra máu là biểu hiện của bệnh gì thì cháu nên đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để làm xét nghiệm máu, đàm, x -quang phổi, khám tai mũi họng, khám nội. . . . tìm nguyên nhân gây triệu chứng bệnh.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/kho-tho-khong-tho-duoc-sau-va-gap-gap-thinh-thoang-khac-ra-mau-la-bieu-hien-cua-benh-gi/ 827,"Có lần em ăn cua bị dị ứng phải đi cấp cứu. Ngoài ra, em bị dị ứng thuốc, khi dị ứng mắt thường bị sưng, khó thở. Vậy em có tiêm vaccine Covid-19 được không?","Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, mà mới đây nhất là quyết định 2995, Bộ Y tế đã quy định rất rõ những người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19, đồng thời chống chỉ định theo những quy định của nhà sản xuất. Chúng ta biết, không chỉ vaccine Covid-19 mà tất cả các vaccine khác, nếu bạn có dị ứng với thành phần của vaccine, phản ứng phản vệ là chống chỉ định. Theo mô tả tiền sử của bạn, bạn đã bị phản vệ độ 2 sau khi ăn cua. Vì vậy, bạn sẽ là đối tượng chống chỉ định tiêm ngừa vaccine Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p103 828,Thân nhiệt bé lúc tăng lúc hạ là do đâu? Có thể tiêm phòng không?,"Vắc-xin 5 trong 1 hay 6 trong 1 tiêm cho trẻ bắt đầu từ lúc 2 tháng tuổi. Bé nhà bạn chưa được tiêm nên cần phải đưa bé đi tiêm chủng càng sớm càng tốt. Trước khi tiêm, bé sẽ được nhân viên y tế kiểm tra nhiệt độ và khám sàng lọc để đảm bảo trẻ đủ sức khỏe cho việc tiêm chủng. Theo quyết định 2470/QĐ BYT ban hành tháng 6/2019 về khám sàng lọc trước tiêm chủng thì tại các phòng tiêm chủng ngoài bệnh viện, bé vẫn có thể được tiêm chủng nếu nhiệt độ dưới 37. 5 độ C (bé không có bệnh lý cấp tính kèm theo và không thuộc đối tượng chống chỉ định hay hoãn tiêm). Tuy nhiên, hệ thống điều nhiệt của bé chưa ổn định nên bé có thể tăng nhiệt độ do nóng, do bệnh lý có sốt thực sự (nhiệt độ đo nách từ 37. 5 độ C trở lên được coi là sốt). Để tránh trường hợp bé tăng nhiệt độ do bạn quấn ủ con quá nhiều thì bạn nên hạn chế quấn, ủ bé quá nóng, kể cả ở nhà hay đi đường, nên để bé mặc vừa phải, thoáng mát, cho bé nghỉ ngơi, nới lỏng quần áo 10-15 phút trước khi đo nhiệt độ. Nếu sức khỏe bé ổn định, bé vẫn được tiêm chủng bình thường bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/than-nhiet-be-luc-tang-luc-ha-la-do-dau-co-the-tiem-phong-khong/ 829,"Tôi bị bệnh hen, khi siêu âm tim bị hở 3 van tim mức độ nhẹ. Xin hỏi bác sĩ tôi có nên tiêm vaccine Covid-19 được không?","Khi nào các bệnh lý hen và hở van tiêm của anh/chị được điều trị ổn định, không có cơn hen hay có biểu hiện nặng hơn trong vòng 3 tháng thì có thể tiêm được vaccine Covid-19 tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p95 830,Vùng bụng và lưng ra nhiều mồ hôi sau mổ điều trị mồ hôi tay chân phải làm sao?,"Tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis) là tình trạng tiết mồ hôi vượt quá mức cần thiết cho sự điều hòa thân nhiệt của cơ thể.Chứng tăng tiết mồ hôi cục bộ tiên phát là sự đáp ứng quá mức của thần kinh trung ương với kích thích cảm xúc bình thường, thường không có lý do về sử dụng thuốc, nhưng có thể có yếu tố gia đình. Tăng tiết mồ hôi thứ phát, liên quan đến dùng thuốc, thường ra toàn thân, liên quan đến một số tình trạng hoặc bệnh lý sau: Tiểu đường.Mãn kinh. Bệnh tuyến giáp.Hạ đường huyết. Ung thư. Nhồi máu cơ tim.Nhiễm khuẩn.Cắt hạch giao cảm là phẫu thuật nhằm phá hủy hạch giao cảm hoặc chuỗi liên kết hạch chi phối việc tăng tiết mồ hôi. Có thể là cắt bỏ, đốt điện hoặc sử dụng các clip phẫu thuật kẹp cắt hạch giao cảm, chuỗi hạch giao cảm ngực giữa T2 và T4 hoặc T5. Hiện nay, hạch có thể không bị phá hủy nhưng chuỗi liên kết hạch sẽ bị cắt đứt (nếu vậy từ chính xác phải là Sympathicotomy nhưng thuật ngữ “Cắt hạch giao cảm” vẫn được sử dụng như một quy ước). Cắt hạch giao cảm cũng được sử dụng cho một số bệnh khác như: thiếu máu chi trên, hội chứng Raynaud.Sau mổ cắt hạch thần kinh giao cảm điều trị mồ hôi tay chân thì vùng bụng và lưng ra mồ hôi nhiều là điều bình thường sau loại phẫu thuật này, gọi là ra mồ hôi bù trừ. Bạn cần hiểu là, để giữ thân nhiệt hằng định trong một điều kiện nhất định (hoạt động cơ thể, nhiệt độ, độ ẩm,...) thì cơ thể cần bốc một lượng hơi nước nhất định (ra mồ hôi, thở). Nếu hạn chế mồ hôi vùng này, thì cần thoát ra ở vùng khác nếu không sẽ tăng nhiệt độ. Bạn không nên dùng thuốc để điều trị ra mồ hôi vùng bụng và lưng, hãy thay đổi môi trường nhiệt độ, độ ẩm hoặc giảm hoạt động cơ thể.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/vung-bung-va-lung-ra-nhieu-mo-hoi-sau-mo-dieu-tri-mo-hoi-tay-chan-phai-lam-sao/ 831,"Cải thiện tình trạng đau bụng sau khi uống thuốc điều trị hen suyễn, dị ứng như thế nào?","Tình trạng đau bụng sau khi uống thuốc điều trị hen suyễn, dị ứng xảy ra có thể cho tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên để có thể trả lời chính xác cho câu hỏi thì bác sĩ cần nhiều thông tin bệnh sử hơn nữa. Vì thế, trong trường hợp của bé nhà bạn thì bác sĩ khuyên bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ đã điều trị cho bé để có thể chỉnh lại liều thuốc hay bổ sung thêm thuốc điều trị phù hợp, tránh tình trạng đau bụng kéo dài ở bé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/cai-thien-tinh-trang-dau-bung-sau-khi-uong-thuoc-dieu-tri-hen-suyen-di-ung-nhu-nao/ 832,"Bị amidan mãn tính, ho nhiều không sưng nên uống thuốc gì?",Viêm Amidan mạn tính em nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để được tư vấn điều trị nội khoa hay phẫu thuật bằng Coblator dứt điểm em nhé. Việc dùng thuốc kéo dài là không cần thiết.,https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/bi-amidan-man-tinh-ho-nhieu-khong-sung-nen-uong-thuoc-gi/ 833,"Mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, lòng trắng mắt bị đỏ, mắt đau mỗi khi nhìn vào ánh sáng có sao không?","Bệnh tiểu đường type 1 (Type 1 diabetes) hay còn được gọi là tiểu đường vị thành niên, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên. Trong bệnh tiểu đường loại 1, tuyến tụy của người bệnh sản xuất ít hoặc không có insulin, vì vậy khiến người bệnh phải điều trị bằng insulin suốt đời.Do tiểu đường type 1 là bệnh tự miễn, nên những người mắc các bệnh tự miễn khác như bệnh Hashimoto hoặc suy tuyến thượng thận nguyên phát (còn gọi là Bệnh Addison) cũng có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường type 1.Khi mắc bệnh tiểu đường, con có nguy cơ mắc các biến chứng về mắt như xuất huyết võng mạc sẽ nhìn thấy “lòng trắng” mắt đỏ, đục thủy tinh thể, xuất huyết đáy mắt...",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/mac-benh-tieu-duong-tuyp-1-long-trang-mat-bi-do-mat-dau-moi-khi-nhin-vao-anh-sang-co-sao-khong/ 834,Đánh giá bệnh lý cường giáp và suy giáp thông qua kết quả xét nghiệm,"Em đang điều trị cường giáp mà xét nghiệm hiện tại chỉ số TSH trong giới hạn bình thường có nghĩa là em đã bình giáp. Còn xét nghiệm T3, T4 mỗi máy sẽ có khoảng tham chiếu chỉ số xét nghiệm riêng. Em đối chiếu T3, T4 vẫn trong khoảng tham chiếu bình thường thì có nghĩa là bệnh cường giáp của em đã điều trị ổn định hiện tại là bình giáp.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/danh-gia-benh-ly-cuong-giap-va-suy-giap-thong-qua-ket-qua-xet-nghiem/ 835,Ra máu và quên uống thuốc tránh thai nên làm gì?,"Hiện tượng ra máu bạn gặp phải có thể do rối loạn nội tiết sau khi ngừng uống thuốc tránh thai hàng ngày. Nếu lượng máu ra không nhiều, không có màu và mùi bất thường, không gây đau bụng thì bạn không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu biểu hiện này kéo dài và trở nặng hơn, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám. Đối với trường hợp quên 3 viên thuốc tránh thai hàng ngày, bạn nên bỏ vỉ thuốc đang uống, tránh quan hệ tình dục hoặc dùng bao cao su khi có quan hệ tình dục. Bạn nên chờ cho đến khi xuất hiện kinh nguyệt trở lại, thì mới bắt đầu dùng vỉ thuốc mới. Tình huống này được xem như mới bắt đầu dùng thuốc, 7 ngày đầu tiên thuốc chưa có tác dụng nên cần tránh quan hệ tình dục, nếu có quan hệ tình dục phải dùng các biện pháp hỗ trợ khác như bao cao su hoặc màng chắn âm đạo.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/ra-mau-va-quen-uong-thuoc-tranh-thai-nen-lam-gi/ 836,"Tôi bị bệnh nền cao huyết áp, bị suy thận mãn. Hiện tại huyết áp ổn định. Bác sĩ cho tôi uống thuốc điều trị thận.",anh/chị có thể tiêm vaccine ngừa Covid-19 nếu các bệnh lý của anh/chị đã được điều trị ổn định. Nhưng anh/chị có bệnh mãn tính nên theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì anh/chị là trường hợp cần thận trọng tiêm chủng. Bác sĩ khám sàng lọc sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của anh/chị để quyết định tiêm chủng an toàn. Khi đi khám anh/chị cần cung cấp hồ sơ bệnh cho bác sĩ và các thuốc đang sử dụng vì có thể có một số thuốc sẽ cần phải cân nhắc trước khi tiêm.,https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p77 837,Sưng hai bên má lúc to lúc nhỏ đã uống thuốc không đỡ phải làm thế nào?,"Theo như bạn mô tả sưng má mặt đột ngột 2 bên, hoặc sưng má mặt tái hồi, thông thường do các bệnh lý ảnh hưởng đến tuyến nước bọt ở trước tai, dưới hàm, miệng như bệnh quai bị, viêm tắc tuyến nước bọt, các tác dụng phụ của một số loại thuốc, như dị ứng thuốc hoặc các chế phẩm thuốc gây giữ nước, các bệnh lý răng hàm mặt, các bệnh lý hệ thống,...Nhìn chung, bạn nên tái khám lại và trình bày rõ ràng các vấn đề đáp ứng điều trị, để các bác sĩ đang điều trị cho bạn nắm rõ và có thể chỉ định các khảo sát khác nếu thật sự cần thiết.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/sung-hai-ben-ma-luc-luc-nho-da-uong-thuoc-khong-do-phai-lam-nao/ 838,Bị đứt tủy sống liệu có cách nào hồi phục không?,"Chấn thương tủy sống là một tổn thương nặng nề, dù tổn thương tủy hoàn toàn hay không hoàn toàn đều có thể gây mất chức năng vận động hoặc cảm giác. Chấn thương tủy hoàn toàn sẽ mất hết chức năng vận động cảm giác bên dưới vùng tổn thương, do đó khả năng phục hồi rất thấp.Tổn thương tủy sống không hoàn toàn có thể còn mức độ cảm giác và vận động khác nhau như có thể cử động được 1 phần tay hoặc chân và có cơ hội phục hồi cao hơn về chức năng vận động và cảm giác.Biện pháp phục hồi và thời gian phục hồi sẽ tùy thuộc vào mức độ tổn thương tủy và vị trí tổn thương, tuy nhiên bệnh nhân chấn thương tủy sống cần thời gian tập luyện kiên trì để đạt được mức độ hồi phục tốt nhất có thể được và duy trì những chức năng đạt được trong suốt thời gian sau chấn thương em nhé.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/bi-dut-tuy-song-lieu-co-cach-nao-hoi-phuc-khong/ 839,Trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn khi nào nên đi bệnh viện?,"Khi trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn mà có dấu hiệu mất nước (không đái được hoặc khóc không có nước mắt. . . )hoặc đe dọa sốc nhiễm khuẩn (trẻ mệt, sốt cao. . . )thì mới có chỉ định nhập viện.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-bi-tieu-chay-nhiem-khuan-khi-nao-nen-di-benh-vien/ 840,Đau nửa đầu dữ dội là dấu hiệu bệnh gì?,"Đau đầu là bệnh lý thường gặp nhất trong chuyên khoa thần kinh, liên quan đến nhiều nguyên nhân và yếu tố thuận lợi. Bạn cần đến khám chuyên khoa thần kinh tại cơ sở y tế để được thăm khám kỹ, xét nghiệm chuyên sâu để tầm soát nguyên nhân, từ đó phân loại chính xác và quyết định phương án điều trị. Tuy nhiên, nếu đau đầu dữ dội kèm theo các triệu chứng như sốt, buồn nôn và nôn, nhìn mờ, giảm thính lực, rối loạn ý thức hoặc xuất hiện dấu hiệu thần kinh khu trú như tê, yếu vận động, . . thì đó là dấu hiệu đau đầu nguy hiểm. Trong trường xuất hiện những triệu chứng kể trên kèm theo đau đầu bạn cần đến khám tại các cơ sở y tế ngay lập tức.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-nua-dau-du-doi-la-dau-hieu-benh-gi/ 841,Đau nhói nửa đầu trái sau sốt kéo dài có sao không?,"Đau đầu của bạn khả năng nhiều là do hậu quả của đợt sốt vừa qua, nghi do nhiễm khuẩn. Khi nhiễm khuẩn gây ra các hóa chất trung gian tác động lên cảm thụ đau và gây đau đầu. Nếu không có biểu hiện bất thường khác, đau đầu này có thể uống Paracetamol (nếu không bị dị ứng với Paracetamol hoặc bị bệnh gan). Đau đầu này sau khi khỏi nhiễm trùng thường giảm dần và hết. Nếu đau đầu không giảm hoặc kéo dài hoặc kèm các triệu chứng khác như nôn, sốt lại, có dấu hiệu bệnh lý thần kinh thì nên khám chuyên khoa thần kinh ngay.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-nhoi-nua-dau-trai-sau-sot-keo-dai-co-sao-khong/ 842,Chứng són đái và són tiểu ở trẻ em có cần điều trị không?,"Trẻ bị són tiểu nếu bé không sốt, trước hết bạn kiểm tra xem bé có thói quen nhịn tiểu thường xuyên không (cái này có thể gặp ở các bé mải chơi, ham chơi mà quên đi tiểu hoặc sợ không dám đi tiểu vì lý do nào đó). Nếu có, bạn nên hướng dẫn giúp bé điều chỉnh thói quen đi tiểu, sau đó bạn xem bé có hẹp bao quy đầu (đối với bé trai), xem âm hộ của bé có đỏ, ngứa không (với bé gái). Nếu có bạn nên cho bé uống nhiều nước, có thể uống thêm vitamin C, vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Nếu vẫn không cải thiện, bạn nên cho bé đi kiểm tra để tìm và điều trị nguyên nhân nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/chung-son-dai-va-son-tieu-o-tre-em-co-can-dieu-tri-khong/ 843,Có thể tiêm vắc-xin phế cầu mũi 3 khi có lịch hẹn tiêm Viêm não Nhật Bản sau 2 ngày không?,"Sau khi tiêm vắc-xin có thể gặp 1 số phản ứng phụ như sốt, sưng đau, đỏ vị trí tiêm. . . Vì thế, bạn nên để theo dõi phản ứng phụ sau tiêm và tốt nhất nên tiêm tách 2 mũi vắc-xin này ra cách nhau tối thiểu 1-2 tuần. Trong trường hợp không thể đi tiêm được 2 lần thì bạn có thể tiêm được 2 mũi vắc-xin này vào cùng 1 ngày là ngày 18. Tuy nhiên, trước khi tiêm bác sĩ sẽ khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng để xem xét với trường hợp con của bạn tiêm như thế nào là hợp lý nhất và sinh kháng thể tốt nhất.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/co-tiem-vac-xin-phe-cau-mui-3-khi-co-lich-hen-tiem-viem-nao-nhat-ban-sau-2-ngay-khong/ 844,Bệnh viêm màng não và nhiễm trùng huyết giống và khác nhau như thế nào?,"Trong một số trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn huyết và theo đường máu thì vi khuẩn cũng sẽ xâm nhập vào màng não và gây nên viêm màng não. Ví dụ, não mô cầu thường gây viêm màng não đồng thời có các biểu hiện của nhiễm khuẩn huyết với các ban xuất huyết hoại tử hình sao xuất hiện nhiều nơi, tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, cấy máu và dịch não tủy đều dương tính. Các vi khuẩn khác cũng có thể xảy ra các tình trạng tương tự, vì đường xâm nhập của vi khuẩn vào màng não phổ biến nhất là theo đường máu.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/benh-viem-mang-nao-va-nhiem-trung-huyet-giong-va-khac-nhau-nhu-the-nao/ 845,Răng khôn mọc được 1⁄3 nhưng chưa nhổ có sao không?,"Theo mô tả của bạn, hiện răng khôn của bạn đã mọc được 1/3, nhưng bạn chưa muốn nhổ vì bận ôn thi thì có thể nhổ răng khôn sau được bạn nhé. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác hơn, bạn nên đi khám chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/rang-khon-moc-duoc-13-nhung-chua-nho-co-sao-khong/ 846,"Tôi có tiền sử dị ứng tôm cua, ăn vào bị nổi ngứa khắp ngươi, có lúc không bị. Vậy tôi tiêm vaccine Covid-19 có được hay không? Tôi nên tiêm tập trung hay tới bệnh viện để được chích vaccine.","Bạn bị dị ứng tôm cua, hay nổi mẫn ngứa khi ăn hải sản. Những trường hợp này không chống chỉ định tiêm ngừa vaccine Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p82 847,"Tôi bị xương khớp, mỡ máu và dị ứng khi ăn tôm, cua. Xin hỏi tôi có nên đăng ký tiêm vacxin phòng Covid-19 không?","Chỉ trừ khi tiền sử dị ứng tôm cua của bạn đã từng phải nhập viện với chẩn đoán phản vệ độ 2 trở lên thì bạn chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19. Còn lại bạn không thuộc nhóm chống chỉ định tiêm vaccine thì hãy đăng ký khi tới lượt nhé. Tại thời điểm khám sàng lọc, bác sĩ sẽ căn cứ tiền sử dị ứng, tình trạng bệnh mạn tính để quyết định hoãn tiêm hay đủ điều kiện tiêm chủng ngay.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p7 848,Thường xuyên bị chóng mặt có phải là dấu hiệu bệnh lý không?,"Theo các triệu chứng như bạn mô tả, bạn bị hội chứng tiền đình. Tuy nhiên, để xác định chính xác hội chứng tiền đình trung ương hay ngoại biên và nguyên nhân do đâu bạn phải được thăm khám, kiểm tra một cách chi tiết. Bạn còn quá trẻ nên việc cần làm ngay để nâng cao tổng trạng là lựa chọn môn thể thao thích hợp để luyện tập hàng ngày kết hợp chế độ dinh dưỡng lành mạnh.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/thuong-xuyen-bi-chong-mat-co-phai-la-dau-hieu-benh-ly-khong/ 849,Tăng bạch cầu có ảnh hưởng gì tới viêm lợi không?,"Bé nhà bạn ngoài hay bị nhiệt, viêm lợi ra thì còn có vấn đề sức khỏe nào khác không?Cháu đã uống thuốc gì để điều trị nhiệt, viêm lợi ?Bạch cầu của cháu tăng có thể do nhiều nguyên nhân, thường gặp là do viêm nhiễm hoặc do dùng một số loại thuốc. Bạn nên đưa bé đến khám để được chẩn đoán tốt hơn.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tang-bach-cau-co-anh-huong-gi-toi-viem-loi-khong/ 850,Đau thắt giữa ngực ở người 26 tuổi dấu hiệu bệnh gì?,"Những triệu chứng liên quan đến vùng ngực có thể liên quan đến những bệnh lý khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp như: Viêm dạ dày trào ngược, Rối loạn thần kinh tim, Bệnh mạch vành, bệnh lý liên quan động mạch chủ,... Vì vậy, để có được câu trả lời đầy đủ và kế hoạch điều trị, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế có đầy đủ chuyên khoa.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-giua-nguc-o-nguoi-26-tuoi-dau-hieu-benh-gi/ 851,"Tôi thấy có nhiều chuyên gia khuyến cáo sau khi đến chỗ đông người về đến nhà ngoài việc phải xịt sát khuẩn, đeo khẩu trang còn phải tắm gội liền cho virus khỏi bám vào quần áo và tóc trên người có chính xác không?","Việc khuyến cáo ""Sau khi đến chỗ đông người thì về đến nhà ngoài việc phải xịt sát khuẩn, đeo khẩu trang còn phải tắm gội liền cho virus khỏi bám vào quần áo và tóc trên người"" của các chuyên gia là chính xác, bởi vì virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên vải ít nhất 1 ngày.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p54 852,Viêm nướu và răng hơi lung lay có nên phẫu thuật?,"Ngoài nguyên nhân gây răng lung lay do viêm nướu răng, còn có những nguyên nhân khác.Phẫu thuật nướu phải có chỉ định cụ thể phù hợp với tuổi và tình trạng bệnh. Em nên hỏi kỹ lại nha sĩ đang điều trị cho em để tìm thêm nguyên nhân khác và xử lý ngay.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/viem-nuou-va-rang-hoi-lung-lay-co-nen-phau-thuat/ 853,Thường xuyên ho nhiều là biểu hiện của bệnh gì?,"Trào ngược dạ dày thực quản cũng là một nguyên nhân gây ho. Tuy nhiên, cũng còn do rất nhiều nguyên nhân khác. Nếu bạn xác định chính xác do trào ngược thì bạn nên đến khám chuyên khoa tiêu hóa để điều trị vấn đề trào ngược nhé. ",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/thuong-xuyen-ho-nhieu-la-bieu-hien-cua-benh-gi/ 854,Thông tin về dịch vụ tiêm chủng của VNVC khi nào vaccine Covid-19 mới bắt đầu triển khai tiêm chủng bên VNVC? Cách thức đăng ký và chi phí cho một lần tiêm là bao nhiêu?,"Hiện tại chính phủ và Bộ Y tế vẫn đang triển khai tiêm cho các đối tượng được ưu tiên, vì vậy nếu anh/chị thuộc diện được tiêm theo chính sách thì anh/chị có thể đăng ký tại nơi mình sinh sống hoặc nơi mình công tác. Ngoài ra nếu chưa thuộc nhóm đối tương ưu tiên theo NĐ 21-CP thì anh/chị vui lòng chờ hoặc đăng ký nhu cầu của mình qua hệ thống tổng đài VNVC, ngay khi có thể được đáp ứng và cho phép của Bộ Y tế về cơ chế tiêm dịch vụ chúng tôi sẽ thông báo và mời khách hàng đến tiêm.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p63 855,"Hiện tại em đang bị viêm gan B mãn tính, đang yếu thuốc điều trị và đang dùng thuốc dự phòng của bệnh hen suyễn. Vậy xin hỏi em có thể tiêm vaccine Covid-19 được không ạ?","Với bệnh lý của anh nên để tình trạng ổn định sau 3 tháng. Sau đó, anh có thể tới các cơ sở tiêm chủng để bác sĩ khám sàng lọc và có chỉ định cụ thể hơn.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p123 856,Sau khi tiêm vaccine Covid-19 bao lâu mới được mang thai?,"Hiện chưa có khuyến cáo về khoảng cách bắt buộc sau tiêm vaccine Covid- 19 bao lâu mới được có thai. Tuy nhiên, để có hiệu quả cao về việc phòng bệnh, chị nên hoàn tất lịch tiêm mũi 2 và chia sẻ với bác sĩ khám sàng lọc của mình về dự kiến thời gian cụ thể để bác sĩ có nhận định phù hợp nhất.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p67 857,Có thuốc đặc trị bệnh viêm mũi dị ứng không?,"Bệnh viêm mũi dị ứng là một vấn đề lớn với toàn xã hội, chưa có phương pháp điều trị triệt để, tuy nhiên hạn chế sự tiến triển của bệnh, tránh các biến chứng, đảm bảo chất lượng cuộc sống là mục đích chính của điều trị loại bệnh này, có nhiều phương pháp để hạn chế triệu chứng của bệnh. Với tình trạng của bạn có thể đang giai đoạn cấp của bệnh, cần được khám và chữa trị bài bản, liệu trình điều trị có thể từ 2-3 tháng và được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ. Bên cạnh việc dùng thuốc, vấn đề dự phòng là rất quan trọng, tránh tiếp xúc các yếu tố dị nguyên, vệ sinh phòng ốc sạch sẽ, tránh nuôi các động vật như chim, mèo trong nhà, vệ sinh nước muối hàng ngày, luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/co-thuoc-dac-tri-benh-viem-mui-di-ung-khong/ 858,Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bao nhiêu giờ có thể sử dụng loại thuốc khác?,"Thuốc tránh thai khẩn cấp có nhiều loại chứa thành phần hoạt chất khác nhau nên mức độ ảnh hưởng khi dùng đồng thời các thuốc khác cũng sẽ khác nhau. Ví dụ: Thuốc chứa thành phần Mifepristone không nên dùng cùng aspirin và các NSAID (như ibuprofen, celecoxib...) vì theo lý thuyết có thể làm giảm tác dụng của thuốc Mifepristone nên trong cùng ngày không khuyến cáo dùng đồng thời.Khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, bạn có thể uống thuốc giảm đau thông thường như paracetamol trong cùng ngày. Các loại thuốc khác muốn sử dụng bạn cần cung cấp tên thuốc để nhân viên y tế có thể tư vấn kỹ hơn cho bạn.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/uong-thuoc-tranh-thai-khan-cap-bao-nhieu-gio-co-the-su-dung-loai-thuoc-khac/ 859,Người bệnh Covid có đờm ở họng kèm nghẹt mũi phải làm gì?,"Bạn bị nhiễm Covid, đang cách ly tại nhà và có triệu chứng có đờm ở cổ họng, nghẹt mũi thì bạn bị nhiễm Covid 19 mức độ nhẹ. Điều trị cần dùng thuốc điều trị triệu chứng như súc họng bằng nước súc họng và uống thuốc long đờm, nhỏ thuốc nhỏ mũi 2 - 3 lần/ ngày. Theo dõi nhiệt độ và tần số thở, spO2. Nếu thở nhanh hơn 20 lần/phút, spO2 giảm hơn 93% cần liên hệ y tế địa phương để được hướng dẫn đến bệnh viện theo dõi điều trị tiếp.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nguoi-benh-covid-co-dom-o-hong-kem-nghet-mui-phai-lam-gi/ 860,Trẻ sơ sinh bị co giật điều trị bằng kháng sinh có khỏi không?,"Co giật ở trẻ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân. Chỉ một triệu chứng rất khó khẳng định đó là bệnh gì và tiên lượng ra sao. Tuy nhiên, con bạn bị co giật và đang phải dùng kháng sinh khả năng con có nhiễm khuẩn thần kinh trung ương. Vì vậy, bạn nên hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị của con về chẩn đoán và tiên lượng của con để được tư vấn cụ thể bạn nhé. ",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-so-sinh-bi-co-giat-dieu-tri-bang-khang-sinh-co-khoi-khong/ 861,Xuống cân khi điều trị tiểu đường có nên dùng thuốc tiếp không?,"Anh không nói rõ tên thuốc anh đang dùng nên bác sĩ không thể tư vấn chính xác được. Việc xuống cân khi điều trị tiểu đường, nhất là khi đường huyết đã bình thường có thể do tác dụng phụ của thuốc tiểu đường. Anh nên khám chuyên khoa nội tiết để được tư vấn kỹ lựa chọn thuốc. Ngoài ra, một số bệnh có thể kết hợp gây sụt cân như bệnh cường giáp,...khi mắc đái tháo đường cũng cần được loại trừ. Anh không nên dừung thuốc điều trị đái tháo đường vì sẽ gây biến chứng tiểu đường không thể sửa chữa như suy thận, thiếu máu cục bộ cơ tim, bệnh võng mạc đái tháo đường,...",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/xuong-can-khi-dieu-tri-tieu-duong-co-nen-dung-thuoc-tiep-khong/ 862,"Tôi bị viêm cơ tim 4 năm, giờ tạm ổn và có bệnh xương khớp có tiêm vaccine Covid-19 được không?","Theo quyết định 2995/BYT quy định, nếu trong 3 tháng gần đây tình trạng bệnh lý của bạn ổn định, không tiến triển và không thay đổi phác đồ điều trị, bạn có thể tiêm ngừa vaccine Covid-19. Bạn nên kiểm tra lại tình trạng bệnh lý và thông báo với bác sĩ khám sàng lọc tiêm chủng để được tư vấn cụ thể.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p15 863,Nước muối sinh lý pha cồn 90 độ có sát trùng tay được không?," Xin chào bạn Giàng A Củ, việc pha nước muối sinh lý với cồn sẽ có tác dụng sát khuẩn rửa tay nếu bạn đảm bảo được việc sau khi pha loãng cồn có nồng độ từ 60% đến 95% (nồng độ cồn được CDC Hoa Kỳ khuyến cáo để sát khuẩn tay).Khi rửa tay xong bạn nên đảm bảo cồn bay hơi hết trên tay sau đó mới có các hoạt động khác, đặc biệt như chạm vào mắt, mũi, miệng... để tránh lượng cồn tiếp xúc và gây kích ứng vùng da tiếp xúc và các tác dụng phụ khác không có bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nuoc-muoi-sinh-ly-pha-con-90-do-co-sat-trung-tay-duoc-khong/ 864,Đang uống kháng sinh có tiêm phòng lao được không?,"Không rõ con bạn nằm trong trường hợp nào trong 4 trường hợp sau hay không, nếu có thì tạm hoãn tiêm chủng. Tiêm chủng vắc xin BCG cần được lùi đến thời điểm khác khi: Trẻ sơ sinh đang ốm hoặc nặng dưới 2, 5 kgTrẻ sơ sinh có mẹ dương tính với HIV và kết quả xét nghiệm HIV của trẻ vẫn chưa biếtCá nhân mới tiếp nhận một loại vắc xin sống trong vòng 4 tuần trờ lại đâyMột người trong tình trạng không khỏe do đang bị sốt hay mang bệnh lý nghiêm trọng.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dang-uong-khang-sinh-co-tiem-phong-lao-duoc-khong/ 865,Đường huyết xuống sau khi tiêm insulin liệu có uống thuốc được không?,"Khi bị bệnh đái tháo đường, tiêm insulin hay uống thuốc do bác sĩ chuyên khoa nội tiết chỉ định cụ thể vì phải dựa vào thời gian mắc, biến chứng của bệnh, chức năng gan thận và đặc biệt chỉ số HbA1C đánh giá tình trạng kiểm soát glucose máu trong ba tháng gần nhất ạ.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/duong-huyet-xuong-sau-khi-tiem-insulin-lieu-co-uong-thuoc-duoc-khong/ 866,"Hay quên, ngủ không sâu giấc, nguyên nhân do đâu?",với những gì mô tả thì có thể em bị suy nhược thần kinhđể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh thì em cần khám bác sĩ chuyên khoa Nội tổng hợp thần kinh nhé.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hay-quen-ngu-khong-sau-giac-nguyen-nhan-do-dau/ 867,Dấu hiệu nhận biết bệnh Polyp đại tràng là gì?,"Tình trạng bệnh lý của bạn có nhiều nguyên nhân gây ra, từ hội chứng ruột kích thích đến các bệnh lý viêm loét đại tràng, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, hoặc một số bệnh lý tuyến giáp cũng gây rối loạn đi tiện. Ngoài nội soi đại tràng, bạn cần làm thêm một số xét nghiệm máu và xét nghiệm phân để tìm một số nguyên nhân khác. Tùy vào tiền sử gia đình có ai bị ung thư đại tràng trực tràng hay không, tiền sử bản thân có béo phì, hút thuốc lá, chế độ ăn ít chất xơ. . . hay không, mới quyết định sau bao lâu thì nội soi đại tràng lại. Bạn nên đăng ký khám tại phòng khám nội tiêu hóa hoặc ngoại tiêu hóa, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ hơn và đưa ra các xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán bệnh cho bạn, cũng như đưa ra thời điểm cho lần nội soi đại tràng tiếp theo.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-hieu-nhan-biet-benh-polyp-dai-trang-la-gi/ 868,Có cách nào khôi phục lại thẩm mỹ như ban đầu sau chấn thương xoang sàng không?,"Trường hợp tụt nhãn cầu do chấn thương xoang có thể can thiệp điều trị để cải thiện thẩm mỹ và tránh ảnh hưởng đến chức năng bằng phẫu thuật nội soi, giúp tái tạo lại sàn hốc mắt. Song bạn cần đến khám, để xác định rõ mức độ bệnh cũng như các tổn thương khác kèm theo, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách điều trị phù hợp nhất.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/co-cach-nao-khoi-phuc-lai-tham-my-nhu-ban-dau-sau-chan-thuong-xoang-sang-khong/ 869,Bé gái mắc bệnh Hirschsprung di truyền có cao không?,"bệnh phình đại tràng có thể di truyền, nên bé gái thứ 3 có thể mắc bệnh này như hai anh trai. Hiện tại trẻ 6 tháng tuổi, mẹ theo dõi bé có hay đi ngoài phân táo bón, bụng chướng hoặc suy dinh dưỡng, . .",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/be-gai-mac-benh-hirschsprung-di-truyen-co-cao-khong/ 870,Khắc phục chứng nghẹo cổ ở trẻ như thế nào?,"Nếu cháu vẫn phát triển bình thường, chỉ có đầu hơi lệch sang 1 phía. Đây là hiện tượng khá hay gặp ở trẻ sau sinh. Do tư thế bé nằm trong tử cung mẹ: đầu bé luôn nghiêng sang 1 bên. Mẹ có thể cho bé khám Phòng khám lý liệu pháp Nhi, có Phương pháp xoa mềm cơ ức đòn chũm để khác phục phần nào.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/khac-phuc-chung-ngheo-co-o-tre-nhu-nao/ 871,"Khi nào tôi được tiêm vaccine Covid-19, tiêm ở đâu và có phải đăng ký ở đâu để tiêm không? Do tính chất công việc hay đi xuống các khu công nghiệp mong được tiêm sớm.","Hiện tại vaccine Covid-19 chưa được tiêm rộng rãi, đang ưu tiên cho một số đối tượng.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p25 872,Đau sườn phải khi hắt hơi có liên quan đến bệnh phổi không?,"Trường hợp hắt hơi và đau ngực thì nguyên nhân đầu tiên bác sĩ nghĩ tới là triệu chứng của nhiễm siêu vi (hắt hơi, đau mỏi cơ có thể có hay không có sốt, đau rát họng, ho...) Trước tiên, bạn nên đi khám để bác sĩ nhận định tình trạng hiện tại sau đó mới đưa ra kết luận chính xác.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-suon-phai-khi-hat-hoi-co-lien-quan-den-benh-phoi-khong/ 873,Cảnh báo khi sử dụng bơm kim tiêm không đảm bảo vô trùng,"Việc sử dụng bơm kim tiêm không đảm bảo vô trùng có thể gây những hậu quả rất nghiêm trọng (như sốc phản vệ, sốc nhiễm khuẩn. . . thậm chí gây tử vong). Để đảm bảo không xảy ra trường hợp xấu nhất, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế nếu có các triệu chứng tương tự sau tiêm như: mẩn ngứa, khó thở, sốt cao, rét run, mệt mỏi. . để được theo dõi và điều trị đúng cách.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/canh-bao-khi-su-dung-bom-kim-tiem-khong-dam-bao-vo-trung/ 874,Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch tinh như thế nào?,"Bệnh giãn tĩnh mạch tinh không nguy hiểm nhưng nếu giãn và ứ máu tĩnh mạch nhiều dưới bìu sẽ làm tinh hoàn nóng lên, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. nếu bệnh nhân có suy giảm chất lượng tinh trùng thì chỉ định mổ là cần thiết.Hiện nay, giãn tĩnh mạch tinh không còn phân cấp độ mà chủ yếu điều trị dựa trên ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của người bệnh. Phương pháp điều trị triệt để trong giãn tĩnh mạch tinh là phẫu thuật thắt các tĩnh mạch tinh bị giãn. Vì thế, bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm để được đánh giá chính xác tình trạng của mình và phương pháp điều trị thích hợp.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/phuong-phap-dieu-tri-gian-tinh-mach-tinh-nhu-the-nao/ 875,"Tiểu buốt, tiểu máu ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?",Tiểu máu và tiểu buốt thường là triệu chứng của viêm bàng quang. Viêm bàng quang thường diễn tiến nặng trên phụ nữ có thai nên cần điều trị kháng sinh triệt để. Hiện nay có nhiều kháng sinh đã được chứng minh là an toàn với thai nhi nên bạn cần đi khám để được điều trị sớm bạn nhé.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tieu-buot-tieu-mau-o-phu-nu-mang-thai-co-nguy-hiem-khong/ 876,Bệnh giãn tĩnh mạch màng nhện có chữa khỏi hoàn toàn được không?,"Giãn tĩnh mạch màng nhện là bệnh thường gặp, đặc biệt khi tuổi càng cao. Bệnh xuất hiện nhiều đường tĩnh mạch chằng chịt màu tím, thường nằm ngay dưới da ở đùi, cẳng chân, mắt cá, . . . Bên cạnh đó, bệnh thường gặp ở nữ giới hơn so với nam giới, những người hay phải đứng lâu, nhân viên văn phòng phải ngồi kéo dài, người ít vận động, Hiện nay, có nhiều biện pháp điều trị như mang tất, thay đổi lối sống, chích xơ, chiếu laser, phẫu thuật, . . . Bằng việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp thì giãn tĩnh mạch mạng nhện có thể biến mất nhưng giãn tĩnh mạch mạng nhện mới vẫn có thể xuất hiện tại vị trí cũ hoặc vị trí khác trên da.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/benh-gian-tinh-mach-mang-nhen-co-chua-khoi-hoan-toan-duoc-khong/ 877,"Nữ giới miệng đắng, nước bọt có nhầy màu vàng là dấu hiệu bệnh gì?","Các triệu chứng bạn miêu tả chưa rõ ràng, do vậy, rất khó có thể kết luận bạn bị bệnh lý gì, rất có thể bạn bị một nhiễm trùng mạn ở đâu đó hoặc 1 bệnh lý ở hệ tiêu hóa gan mật,... Bạn nên đến bệnh viện khám, xét nghiệm để tìm nguyên nhân và điều trị.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nu-gioi-mieng-dang-nuoc-bot-co-nhay-mau-vang-la-dau-hieu-benh-gi/ 878,Bệnh ROP ở trẻ sinh non có nguy hiểm không?,"Bệnh ROP là bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non, do sự phát triển bất thường của mạch máu ở võng mạc, thường gặp ở trẻ sinh non trước 31 tuần hoặc trẻ nhẹ cân dưới 1, 25kg. Bệnh có thể xuất hiện 1 mắt hoặc cả 2 mắt, nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây mất thị lực lúc nhỏ và có thể gây mù mắt. Tình trạng bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non được chia làm hai loại là bệnh nhẹ có thể tự khỏi và bệnh nặng cần phải điều trị, Bạn nên thăm khám cháu theo lịch hẹn của bác sĩ nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/benh-rop-o-tre-sinh-non-co-nguy-hiem-khong/ 879,"Thường đau tức bụng, khó thở là dấu hiệu của bệnh gì?","Theo các triệu chứng mà bạn kể thì rất khó để chẩn đoán chính xác bệnh gì. Triệu chứng trên chỉ cho biết vùng bụng bạn có vấn đề. Ví dụ như: tràn dịch màng bụng cũng có các dấu hiệu như bạn kể. . . Nên tốt nhất bạn hãy đi khám bác sĩ để được khám trực tiếp, siêu âm bụng và làm các cận lâm sàng khác để chẩn đoán xác định.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/thuong-dau-tuc-bung-kho-tho-la-dau-hieu-cua-benh-gi/ 880,Tiểu ra máu kèm đau mạn sườn phải ở nam giới là do bệnh gì?,"Đàn ông từ 40 tuổi mà thỉnh thoảng có đái máu, đau mạn sườn phải, sốt, sụt cân thì có khả năng gặp những vấn đề như sỏi thận, viêm thận bể thận, u hệ tiết niệu, bệnh lý cầu thận,...Trường hợp của chồng bạn cần đến khám chuyên khoa Thận - Tiết niệu để thăm khám. Có thể chồng bạn cần làm xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh qua kết quả chụp cắt lớp, soi bàng quang để tìm và chẩn đoán chính xác, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tieu-ra-mau-kem-dau-man-suon-phai-o-nam-gioi-la-do-benh-gi/ 881,Bé quấy khóc trước khi ngủ liệu có đáng lo ngại?,"Không biết bé nhà bạn bao nhiêu tháng tuổi nhỉ. Khóc là cách để trẻ giao tiếp với bố mẹ của mình khi trẻ chưa biết nói. Sở dĩ nói như vậy là vì tiếng khóc của trẻ, đặc biệt là khi trẻ quấy khóc bất thường thể hiện được trẻ đang đói, đang buồn ngủ, đang khát hay đang bị đau ốm và các cảm xúc khác.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/be-quay-khoc-truoc-khi-ngu-lieu-co-dang-lo-ngai/ 882,"Tôi bị cao huyết áp tâm lý, khi đến phòng khám tự nhiên hồi hộp và huyết áp tăng cao bất thường nhưng ở nhà tự đo bằng máy điện tử thì chỉ số huyết áp 120/80. Tôi đã được bác sĩ cho ngồi tại chỗ nghỉ ngơi giữ bình tĩnh nhưng khi bác sĩ đo huyết áp lại tăng cao. Do đây là bệnh tâm lý nên càng cố giữ bình tĩnh thì huyết áp lại càng tăng cao. Tôi rất muốn tiêm ngừa vaccine Covid-19 nhưng qua khám sàng lọc chắc tôi sẽ không được tiêm. Mong quý bác sĩ lưu ý dùm các trường hợp tương tự như vậy và có phương án xử lý, tôi sẵn sàng cam kết chịu trách nhiệm mạng sống của mình để được tiêm vaccine vì chúng tôi không muốn bị bỏ rơi trong cuộc chiến này.","Triệu chứng mà bạn gặp phải được gọi là hiện tượng áo choàng trắng, hiện tượng này gặp ở nhiều người, đây là bệnh tâm lý nên rất khó kiểm soát vì vậy chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn tâm lý và sức khỏe cụ thể: Trước hôm tiêm, bạn cần duy trì ăn uống hợp lý, uống đủ nước, ngủ sớm, hạn chế các chất kích thích như rượu, bia. . . sáng hôm sau, bạn nên đến sớm một chút để ngồi nghỉ ngơi thoải mái, hãy mang theo máy đo huyết áp cá nhân (nếu có, nếu cần thiết có thể sử dụng máy đo của bạn để bạn cảm thấy thoải mái nhất), thư giãn trước khi khám. Ngoài việc đo các dấu hiệu sinh tồn như mạch, huyết áp. . . bác sĩ sẽ đánh giá tổng trạng sức khỏe của bạn trước khi tiêm. Nếu huyết áp của bạn vẫn cao > 140/90 mmHg nhưng sức khỏe của bạn đạt theo các tiêu chuẩn mà Bộ Y tế hướng dẫn, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định tiêm chủng cho bạn. Bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu để được khám, tư vấn và chỉ định tiêm chủng an toàn. Điều quan trọng là sau khi tiêm cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về theo dõi các phản ứng sau tiêm đặc biệt là các dấu hiệu của phản vệ để kịp thời xử trí. Bạn hãy yên tâm và tin tưởng vào các bác sĩ.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p67 883,Viêm xoang trán kèm viêm mũi dị ứng hay tái phát phải làm sao?,"Vách ngăn mũi là phần xương và sụn hợp nhất để chia hốc mũi hai bên. Thông thường luôn có sự lệch vẹo nhất định, khi không gây ngạt tắc mũi, viêm xoang thì không có chỉ định phẫu thuật. Trong trường hợp của bạn đã được chỉnh sửa rất hiếm khi nó lệch vẹo nhiều đến mức cần phẫu thuật lại. Tuy nhiên, triệu chứng của bạn thường xuất hiện khi mùa đông tới có nghĩa là bệnh của bạn liên quan đến sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, thường liên quan đến yếu tố viêm mũi vận mạch, bạn nên vệ sinh mũi bằng nước muối hàng ngày, xịt vào mũi các loại gel chống khô mũi có bán tại nhà thuốc Vinmec.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/viem-xoang-tran-kem-viem-mui-di-ung-hay-tai-phat-phai-lam-sao/ 884,Xuất hiện cục cứng lớn trên đùi sau khi tiêm phòng là do đâu?,"Nếu bé không sốt, vùng tiêm không nóng, không đỏ, không đau thì chị có thể theo dõi thêm ở nhà. Còn nếu bé có bất cứ dấu hiệu nào như trên thì chị nên đưa bé đi khám để được xử trí kịp thời.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/xuat-hien-cuc-cung-lon-tren-dui-sau-khi-tiem-phong-la-do-dau/ 885,Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch tinh như thế nào?,"Bệnh giãn tĩnh mạch tinh không nguy hiểm nhưng nếu giãn và ứ máu tĩnh mạch nhiều dưới bìu sẽ làm tinh hoàn nóng lên, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. nếu bệnh nhân có suy giảm chất lượng tinh trùng thì chỉ định mổ là cần thiết.Hiện nay, giãn tĩnh mạch tinh không còn phân cấp độ mà chủ yếu điều trị dựa trên ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của người bệnh. Phương pháp điều trị triệt để trong giãn tĩnh mạch tinh là phẫu thuật thắt các tĩnh mạch tinh bị giãn. Vì thế, bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm để được đánh giá chính xác tình trạng của mình và phương pháp điều trị thích hợp.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/phuong-phap-dieu-tri-gian-tinh-mach-tinh-nhu-nao-/ 886,Mắt bị viêm tủy thị thần kinh có phục hồi được không?,"Viêm tủy thị thần kinh là một bệnh tự miễn gây tổn thương vỏ bọc myelin của các dây thần kinh trung ương trong đó có dây thần kinh thị giác và tổn thương tủy sống. Bệnh tiến triển từng đợt và có tích lũy tổn thương. Bệnh không chữa khỏi hoàn toàn.Trường hợp của em trai bạn, bệnh không còn ở giai đoạn đầu, việc phục hồi hoàn toàn thì khó nhưng nếu điều trị tích cực thì các triệu chứng có thể giảm đi so với hiện tại nhưng không thể trở về mức ban đầu được. Với các giai đoạn cấp tính của bệnh, em bạn nên được nằm điều trị tại bệnh viện, dùng thuốc theo phác đồ tích cực để nhằm hạn chế thấp nhất các tổn thương mới phát sinh.Nếu em bạn chỉ có giãn đồng tử hai bên, bạn cần kiểm tra thêm xem em bạn có thể mắc một bệnh khác không phải là viêm tủy thị thần kinh. Vì viêm tủy thị thần kinh ngoài tổn thương tại mắt còn các tổn thương khác về tủy sống như giảm vận động hai chân, bí tiểu...",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/mat-bi-viem-tuy-thi-kinh-co-phuc-hoi-duoc-khong/ 887,Thai nhi 20 tuần giãn đài bể thận điều trị thế nào?,Giãn đài bể thận ở thai nhi là dị dạng bẩm sinh đòi hỏi phải theo dõi chặt chẽ tiến triển trước sinh để đưa ra quyết định xử lý sau sinh. Bạn nên đăng ký khám bác sĩ phẫu thuật tiết niệu nhi khoa để theo dõi và có kế hoạch xử trí sau sinh.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/thai-nhi-20-tuan-gian-dai-be-dieu-tri-nao/ 888,"Viêm tủy, xuất huyết tủy ngực gây liệt 2 chân có chữa được không? Cách điều trị như thế nào?","Viêm tủy và xuất huyết tủy là 2 bệnh khác nhau. Không biết cháu bị bệnh gì? Nếu bị như vậy phải điều trị tích cực trong vòng 72 giờ. Còn nếu muộn thì có thể xem xét làm tế bào gốc, nhưng hiện tại làm tế bào gốc chưa thấy có hiệu quả trên tủy sống và não bộ.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/viem-tuy-xuat-huyet-tuy-nguc-gay-liet-2-chan-co-chua-duoc-khong-cach-dieu-tri-nhu-the-nao/ 889,"Tôi đã có một cháu trai năm nay 14 tuổi. Vợ chồng tôi vẫn sinh hoạt vợ chồng bình thường, không sử dụng biện pháp tránh thai nào nhưng đến nay vẫn chưa có tin vui. Bác sĩ tư vấn giúp tôi về nguyên nhân của trường hợp này. Chúng tôi có thể đến đâu để khám. Mong bác sĩ giải đáp.","Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa, vô sinh là tình trạng một cặp vợ chồng sau một năm chung sống, quan hệ tình dục đều đặn 2-3 lần mỗi tuần không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào mà người vợ vẫn chưa có thai. Phụ nữ trên 35 tuổi thì thời gian là sáu tháng. Vô sinh được chia làm nguyên phát và thứ phát. Vô sinh nguyên phát là những cặp vợ chồng chưa từng sinh con, trong khi vô sinh thứ phát là những cặp vợ chồng hiếm muộn đã có thể mang thai ít nhất một lần trước đó. Nguyên nhân của những trường hợp này có thể do vợ, chồng, cả hai hoặc không rõ nguyên nhân. Vì vậy, vợ chồng bạn nên đi thăm khám tại trung tâm hỗ trợ sinh sản để có thể được thăm khám và đánh giá toàn diện cả hai vợ chồng.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p20 890,Cách khắc phục tê viền môi sau khi nhổ răng như nào?,"Bạn không nói rõ là bạn đã nhổ răng hàm trên hay hàm dưới? Nếu nhổ răng hàm dưới, hàm trên bác sĩ sẽ gây tê vùng dây thần kinh V2, V3 nên có thể tê môi. Vì trường hợp của bạn thì thời gian tê mà kéo dài 2 ngày, khô môi, da sần sùi, bạn nên đến phòng khám Răng Hàm Mặt bệnh viện Vinmec để thăm khám và điều trị nhé.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/cach-khac-phuc-te-vien-moi-sau-khi-nho-rang-nhu-nao/ 891,Khóe mắt trái thường xuyên bị co giật có nguy cơ mắc bệnh về mắt không?,"Như bạn mô tả thì có thể nghĩ nhiều tới khả năng mắt bạn bị rối loạn điều tiết. Hoặc do tổn thương dây thần kinh chi phối vùng mắt (dây thần kinh số v , dây vii . Do đó, để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng khóe mắt trái thường xuyên bị co giật có nguy cơ mắc bệnh về mắt không?, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa Mắt và chuyên khoa Thần kinh - Bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được kiểm tra và có những tư vấn chuyên sâu vấn đề mắt bị giật.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/khoe-mat-trai-thuong-xuyen-bi-co-giat-co-nguy-co-mac-benh-ve-mat-khong/ 892,Đau kèm nóng rát vùng ngực là dấu hiệu bệnh gì?,"Đau ngực và nóng rát vùng ngực là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Tùy theo đặc điểm đau, các yếu tố nguy cơ và triệu chứng kèm theo mà các bác sĩ sẽ có những định khu cụ thể từ đó chỉ định thêm các thăm dò xét nghiệm hay chụp chiếu mới tìm được nguyên nhân.Nếu bạn vẫn có cảm giác đau và nóng rát vùng ngực thì cần đi khám lại. Phim chụp X - quang phổi thẳng chỉ là kỹ thuật cơ bản phát hiện những tổn thương liên quan đến phổi, lồng ngực, trung thất. Những tổn thương ở dạ dày thực quản hay nguyên nhân mạch vành thì không phát hiện được trên phim X quang.Bạn có thể đặt lịch khám với bác sĩ nội khoa để các bác sĩ thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết tìm nguyên nhân đau ngực. Khi đi khám bạn cần mang hết những kết quả đã khám trước đây để bác sĩ tham khảo. Bệnh viện Vinmec có thể làm được thường quy những kỹ thuật bạn hỏi với các máy móc hiện đại nhất. Loại trừ một số xét nghiệm chuyên sâu như giải phẫu bệnh hay định lượng virus viêm gan cần thời gian 2 - 3 ngày sau khi lấy mẫu, còn các kết quả khác đều có sau 02 tiếng.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-kem-nong-rat-vung-nguc-la-dau-hieu-benh-gi/ 893,"Chỉ số protein, SG trong xét nghiệm nước tiểu có ý nghĩa gì?","Ở người có chức năng thận bình thường, không có protein trong nước tiểu, do màng lọc cầu thận không cho các phân tử protein có trọng lượng phân tử lớn thấm qua. Trong trường hợp thận bị rối loạn chức năng (ví dụ viêm cầu thận. . . ), màng lọc cầu thận bị tổn thương, điều này khiến các phân tử protein có thể đi qua và xuất hiện trong nước tiểu. Vì vậy xét nghiệm này là một trong những biện pháp giúp chẩn đoán bệnh nhân có bị bệnh thận hay không. Giá trị bình thường âm tính. Protein niệu dương tính: Thường gặp trong đái tháo đường, tình trạng gắng sức, viêm cầu thận, tăng huyết áp ác tính, đa u tủy xương, protein niệu tư thế đứng, tiền sản giật, viêm thận bể thận. . . Kết quả dương tính giả có thể xảy ra khi nước tiểu có tính kiềm cao, bị cô đặc quá mức, có vi khuẩn trong nước tiểu, do dùng một số loại thuốc hay sau ăn một lượng protein lớn. . . Chỉ số SG (tỷ trọng nước tiểu): Là số đo nồng độ của nước tiểu so sánh với nồng độ của nước (được coi là 1000). Nước tiểu có tỷ trọng cao có nghĩa là nó đang bị cô đặc. Xét nghiệm này là một chỉ dẫn cho khả năng cô đặc và bài tiết nước tiểu. Tỷ trọng nước tiểu tăng thường gặp trong viêm cầu thận, suy tim, mất nước, đái tháo đường, tiêu chảy cấp, sốt, mất quá nhiều dịch, uống ít nước, tăng tiết ADH. . . Ngoài ra, tỷ trọng nước tiểu có thể tăng khi mẫu nước tiểu bị nhiễm bẩn hay giấy vệ sinh. Hồng cầu niệu là tình trạng bất thường tại hệ tiết niệu khi các tế bào hồng cầu đi vào nước tiểu. Hồng cầu niệu có thể được phát hiện khi quan sát thấy nước tiểu chuyển màu đỏ hoặc xét nghiệm hồng cầu niệu dương tính. Tất cả các đái máu ở nam cần được tiến hành thăm dò chuyên khoa hệ tiết niệu. Ở nữ có hồng cầu trong nước tiểu có thể là hậu quả của nhiễm bẩn từ âm đạo (đặc biệt là trong thời gian hành kinh). Nếu nguồn gốc phụ khoa được loại trừ thì cần tiến hành thăm dò chuyên khoa hệ tiết niệu. ",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/chi-so-protein-sg-trong-xet-nghiem-nuoc-tieu-co-y-nghia-gi/ 894,Khi nào có vaccine Covid-19 được đưa vào tiêm dịch vụ? Giá khoảng bao nhiêu?,"Hiện tại vaccine Covid-19 đang được ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu chống dịch là các bác sĩ, nhân viên y tế, người dân đang sống trong vùng dịch theo nghị định số 21 của Chính phủ. Những đối tượng ngoài chính sách này phải chờ thêm quyết định của Chính phủ ban hành tiếp theo. Trong thời gian này người dân được khuyến cáo thực hiện nghiêm túc, chấp hành quy định của địa phương, thực hiện thông điệp 5K để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p41 895,"Bị chậm phát triển do viêm não, viêm màng não có chữa được không?","Đối với tình trạng bị chậm phát triển do viêm não, viêm màng não có thể cải thiện bằng các phương pháp can thiệp nhận thức. Tuy nhiên, tùy vào mức độ rối loạn nhận thức mà mức độ cải thiện và thời gian hồi phục sẽ khác nhau. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/bi-cham-phat-trien-do-viem-nao-viem-mang-nao-co-chua-duoc-khong/ 896,"Tôi có bệnh viêm mũi dị ứng và viêm đa khớp dạng thấp, đều mãn tính và nặng. Tôi khá lo lắng không biết có nên tiêm vaccine Covid-19 không vì bệnh của tôi đều là viêm tự miễn, không biết cơ thể sẽ phản ứng như nào. Xin bác sĩ cho lời khuyên.","Đối với trường hợp trên, chị cần cố gắng điều trị các bệnh lý ổn định trước khi tiêm vaccine Covid-19. Tùy thời điểm khám sàng lọc, bác sĩ sẽ quyết định chị có phải hoãn tiêm hay không, nếu đủ điều kiện tiêm chủng, chị sẽ tiến hành tiêm tại bệnh viện.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p81 897,Sau mổ sỏi niệu quản vẫn đau phải làm sao?,"Bạn không ghi rõ bạn đã mổ sỏi niệu quản 2 lần trước bằng phương pháp gì và các lần mổ đó có thành công hay không? Tuy nhiên khi bị đau lại thì có nhiều nguyên nhân như: Nhiễm trùng, hẹp niệu quản, sỏi niệu quản tái phát. Có nguyên nhân cần phẫu thuật, có nguyên nhân chỉ cần điều trị bằng thuốc. Do đó bạn cần đi khám để được chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp. ",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/sau-mo-soi-nieu-quan-van-dau-phai-lam-sao/ 898,Sưng nướu kèm đau nhức chân răng khắc phục thế nào?,Theo như bạn mô tả thì có thể răng đó đang bị viêm quanh cuống hoặc viêm quanh răng. Tùy vào mức độ mà bác sĩ sẽ chỉ định chữa tủy lại hoặc nhổ bỏ răng. Bạn nên đến khám sớm để được chẩn đoán đúng và điều trị sớm.,https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/sung-nuou-kem-dau-nhuc-chan-rang-khac-phuc-nao/ 899,"Bác sĩ có thể cho em biết thêm thông tin về dịch vụ IVF tại Bệnh viện Tâm Anh có gì đặc biệt nổi trội hơn các bệnh viện khác, giá của một liệu trình IVF như thế nào?","Hiện tại IVF Tâm Anh có phòng lab với đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình nuôi và trữ đông phôi. Trong đó, dịch vụ nuôi phôi bằng Timelapse và trí tuệ nhân tạo Eeva là một trong những trang thiết bị hiện đại nhất, giúp theo dõi được động học phát triển của phôi đồng thời với trí tuệ nhân tạo sẽ giúp đánh giá chất lượng phôi một cách khách quan và khoa học. Sự ra đời của hệ thống tủ nuôi cấy phôi time-lapse geri plus (Geri®+) là phát minh nhằm tạo ra điều kiện nuôi cấy “cá thể hóa” như bên trong cơ thể người mẹ, cung cấp điều kiện nuôi cấy ổn định trong môi trường tối ưu, giúp cải thiện chất lượng phôi và nâng cao khả năng sống của phôi thai.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p19 900,Bé 5 tháng tuổi đi ngoài có nhầy và máu có phải bị ruột kích thích không?,"Phân có máu và có nhầy như lời mẹ kể là không bình thường. Đây có thể là triệu chứng của nhiễm trùng đường ruột, dị ứng sữa.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/be-5-thang-tuoi-di-ngoai-co-nhay-va-mau-co-phai-bi-ruot-kich-thich-khong/ 901,Cách điều trị viêm quanh khớp vai hiệu quả nhất là gì?,"Viêm quanh khớp vai thể đông cứng gây giới hạn vận động khớp vai rất nhiều, đau kéo dài, làm ảnh hưởng đến vận động sinh hoạt của bệnh nhân. Nếu còn đau em nên tới khám bác sỹ để được tư vấn dùng thêm các thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ. Bạn có thể tới các khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng để được tập vận động đúng kỹ thuật, kết hợp tiếp tục tập vận động khớp vai theo hướng dẫn tại nhà để gia tăng tầm vận động khớp. Có thể mất vài tháng để phục hồi lại tầm vận động khớp vai.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hoi-dap-cach-dieu-tri-viem-quanh-khop-vai-hieu-qua-nhat-la-gi/ 902,Tôi đang mang thai 4 tuần có tiêm được vaccine Covid-19 không?,Phụ nữ mang thai và cho con bú thuộc nhóm đối tượng hoãn tiêm vaccine Covid-19. Chị nên chờ hướng dẫn tiếp theo của Bộ Y tế trong thời gian tới.,https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p96 903,Bị mọc mụn thịt ở cổ và xuất hiện nhiều nốt có màu là bị làm sao?,Tình trạng bị mọc mụn thịt ở cổ và xuất hiện nhiều nốt có màu cho thấy tình trạng tổn thương da của bạn khá đa dạng. Đây có thể là dấu hiệu phối hợp của nhiều bệnh da liễu như bệnh dày sừng nang lông ở hai tay hay u mềm treo vùng cổ. . .,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hoi-dap-bi-moc-mun-thit-o-co-va-xuat-hien-nhieu-not-co-mau-la-bi-lam-sao/ 904,Tôi muốn đăng ký tiêm vaccine Covid-19 sớm để thuận lợi cho hoạt động công việc của công ty thì đăng ký ở đâu?,"Hiện tại, Chính phủ và Bộ Y tế vẫn đang triển khai tiêm cho các đối tượng được ưu tiên. Vì vậy, nếu anh thuộc diện được tiêm theo chính sách, anh có thể đăng ký tại nơi mình sinh sống hoặc nơi mình công tác.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p108 905,em bị dị ứng thuốc Ciprofloxascin có được tiêm vaccine Covid-19 không ạ?,"Theo thông tin bạn cung cấp chưa đủ để chúng tôi xác định được mức độ dị ứng của bạn. Nếu bạn có dị ứng với Ciprofloxacin mức độ nhẹ, triệu chứng chỉ ở ngoài da niêm như nổi ban, hoặc ngứa. . . vẫn có thể được tiêm vaccine Covid-19. Tuy nhiên, bạn cần phải được khám sàng lọc kỹ tại cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu hoặc tại bệnh viện. Nếu trường hợp bạn dị ứng Ciprofloxacin mức độ nặng (phản vệ độ II trở lên) có những triệu chứng nặng như ngất, tụt huyết áp, khó thở, tím tái, đau quặn bụng, nôn/buồn nôn. . . phải nhập viện điều trị cấp cứu thì bạn thuộc nhóm chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p88 906,Khó thở kèm thở gấp là dấu hiệu bệnh gì?,"Khó thở không phải là bệnh mà nó là triệu chứng bệnh phổ biến liên quan đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Biểu hiện này tồn tại dưới dạng cấp tính hoặc mãn tính. Việc tìm hiểu nguyên nhân khó thở sẽ giúp bạn có những phương pháp điều trị bệnh phù hợp, hiệu quả.Các bệnh lý có triệu chứng khó thở, thở gấp phổ biến như: Viêm phổi, lao, hen suyễn, ung thư phổi, tràn khí màng phổi, bệnh lý tim mạch,... Người bệnh cần đi khám sức khỏe khi có biểu hiện trên. Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh như siêu âm qua nội soi phổi, chụp X-Quang tim phổi, chụp cắt lớp vi tính để chẩn đoán và tư vấn điều trị tốt nhất.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã ứng dụng kỹ thuật chụp X-quang trong thăm khám, chẩn đoán nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh tim mạch. Kỹ thuật chụp X-quang tại Vinmec được thực hiện bài bản, đúng chuẩn quy trình bởi đội ngũ y bác sĩ tay nghề chuyên môn cao, hệ thống máy móc hiện đại, nhờ vậy cho kết quả chính xác, góp phần không nhỏ vào việc xác định bệnh và giai đoạn bệnh.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/kho-tho-kem-tho-gap-la-dau-hieu-benh-gi/ 907,"Cổ họng vướng khi nuốt, người mệt mỏi kèm nóng trong là dấu hiệu bệnh gì?","Với trường hợp của bạn nếu vẫn ăn, nuốt được bình thường thì không đáng ngại. Nhưng bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và có những tư vấn chuyên sâu về tình trạng cổ họng vướng khi nuốt, người mệt mỏi kèm nóng trong là dấu hiệu bệnh gì?",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/co-hong-vuong-khi-nuot-nguoi-met-moi-kem-nong-trong-la-dau-hieu-benh-gi/ 908,Khớp hàm đau mỏi khi nói chuyện nên làm gì?,"Trường hợp của bạn cần đi khám chuyên sâu và làm thêm các xét nghiệm đánh giá ổ khớp thái dương hàm, các cơ nhai, cơ cắn. . . . . . Còn cách khắc phục tạm thời thì hạn nên ăn nhai đồ mềm và nói chuyện.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/khop-ham-dau-moi-khi-noi-chuyen-nen-lam-gi/ 909,Tôi cắt lách từ năm 4 tuổi có thể tiêm vaccine ngừa Covid-19 được không?,Lật sơ mi cổ chân là một chấn thương khá thường gặp đối với những người chơi thể thao hoặc trong các sinh hoạt hàng ngày. Thông thường tình trạng này không quá nguy hiểm nếu được xử trí kịp thời và đúng cách sẽ sớm hồi phục. Đây không phải là lý do tạm hoãn hay chống chỉ định tiêm chủng với vaccine AstraZeneca nên vẫn có thể tiêm chủng được.,https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p43 910,Nguyên nhân và cách khắc phục rối loạn ngôn ngữ?,"Ngôn ngữ là một hệ thống các biểu tượng được ràng buộc trong mối liên hệ với nhau theo các quy luật nhất định về ý thức, tri giác và ứng suất của hệ thần kinh xử lý trung ương. Ngôn ngữ có thể thể hiện bằng lời nói hay chữ viết hoặc hình tượng. Trong đó, những hình thức này đòi hỏi quá trình tập luyện, vận động thể hiện và cả quá trình suy nghĩ, nhận thức.Rối loạn ngôn ngữ được định nghĩa là những rối loạn mắc phải tại bất cứ giai đoạn nào, thành phần nào trong quá trình nêu trên. Nguyên nhân cốt lõi của rối loạn ngôn ngữ là do các tổn thương trên hệ thần kinh trung ương, làm mất tính toàn vẹn về chức năng của bán cầu não.Rối loạn ngôn ngữ cần phải được phân biệt với rối loạn nói. Đây là những bất thường trong quá trình vận động để thể hiện và phát triển ngôn ngữ, không phải do tổn thương thần kinh trung ương.Rối loạn ngôn ngữ nhẹ không yêu cầu phải điều trị, có thể cải thiện bằng liệu pháp đối thoại. Một số rối loạn ngôn ngữ đơn giản có thể tự khỏi.Cách điều trị phụ thuộc vào kiểu rối loạn người bệnh mắc phải. Trong liệu pháp đối thoại, một chuyên gia trị liệu sẽ hướng dẫn bạn thông qua các bài tập để tăng cường các cơ ở mặt và cổ họng. Bạn sẽ học cách kiểm soát hơi thở trong khi nói. Bài tập để tăng cường cơ và kiểm soát hơi thở giúp cải thiện cách âm thanh của bạn. Bạn cũng sẽ được thực hành nói chuyện một cách mượt mà và trôi chảy hơn.Một số người có rối loạn ngôn ngữ cảm thấy bồn chồn, bối rối hoặc trầm cảm. Điều trị bằng cách đối thoại có thể hữu ích trong những tình huống này. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn cách để đối mặt với tình trạng này và cách để cải thiện nó. Nếu chứng trầm cảm của bạn nghiêm trọng, có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm.Vì vậy, bạn nên đến khám bác sỹ để có hiệu quả tốt nhất.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-roi-loan-ngon-ngu/ 911,Người nhiễm HIV đang điều trị ARV có được tiêm vaccine không bác sĩ?,"Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, những đối tượng nhiễm HIV đang điều trị ARV nếu sức khỏe ổn định, các chỉ số ở ngưỡng cho phép có thể tiêm phòng vaccine Covid-19 bình thường.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p88 912,"Trẻ sơ sinh khó đi nặng, bị ọc sữa có thể dùng men Biogaia không?","Trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên có một số biểu hiện sinh lý như: Dạ dày nằm ngang nên dễ nôn trớ sau ăn uống. Để hạn chế biểu hiện này, khi cho trẻ bú miệng trẻ cần ngậm kín ít nhất 2⁄3 quầng vú mẹ, nên chia nhỏ bữa vú, sau bú nên để trẻ ở tư thế thân trên cao, vỗ lưng giữa 2 xương bả vai để trẻ ợ hơi. Trong tháng đầu trẻ có thể có biểu hiện rối loạn bài tiết phân, trẻ có thể són ít phân khi khóc, gồng mình, sau bú, rặn khi đại tiện. Bạn có thể cho trẻ dùng men Biogaia để giúp trẻ tăng thêm thức đề kháng hệ tiêu hóa, miễn dịch.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-so-sinh-kho-di-nang-bi-oc-sua-co-dung-men-biogaia-khong/ 913,Bé 3 tháng tuổi ngủ mê man kèm co giật có phải triệu chứng viêm não Nhật Bản?,"Khi trẻ có các triệu chứng như ngủ li bì khó đánh thức, co giật, sốt cao, mệt mỏi, bú kém, bỏ bú, nôn, táo bón, . . . là những biểu hiện bệnh lý và bạn cần đưa trẻ đến khám để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/be-3-thang-tuoi-ngu-me-man-kem-co-giat-co-phai-trieu-chung-viem-nao-nhat-ban-khong/ 914,"Con trai tôi 25 tuổi, bị nhiễm virus viêm gan B thể hoạt động nhưng chưa phải uống thuốc điều trị. Thỉnh thoảng, cháu bị dị ứng với hải sản (có thể có chất bảo quản). Như vậy, cháu có nên tiêm vaccine Covid-19 không?","Với trường hợp của con anh/chị bị viêm gan B thể hoạt động nhưng không điều trị thì đây là bệnh mạn tính và trong giai đoạn ổn định (không dùng thuốc) sẽ vẫn tiêm được vaccine Covid-19. Ngoài ra, khi khám sàng lọc con trai anh/chị nên thông báo tình trạng dị ứng của mình để bác sĩ khám trực tiếp đánh giá mức độ dị ứng và quyết định chỉ định tiêm chủng ngay hay cần chuyển viện.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p127 915,Thường xuyên khó ngủ là triệu chứng của bệnh gì?,"Chị hiện đang mắc chứng rối loạn giấc ngủ và hiện tại như những thông tin chị nói thì không thấy các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Tình trạng của chị về bản chất vẫn là rối loạn giấc ngủ, buổi sáng chị khó tỉnh dậy sớm, có hôm 11h mới dậy như vậy là mất cả thời gian của buổi sáng mà mình có thể làm được nhiều việc. Tình trạng của chị để lâu có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và có thể phát sinh các triệu chứng khác nữa do rối loạn giấc ngủ kéo dài. Do vậy, chị cần đi khám để điều chỉnh giấc ngủ sao cho hợp lý.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/thuong-xuyen-kho-ngu-la-trieu-chung-cua-benh-gi/ 916,"Thở khò khè kèm theo quấy khóc, khó ngủ về đêm là triệu chứng của bệnh gì?","Khò khè là tiếng thở bất thường của đường hô hấp dưới, do luồng không khí đi qua chỗ hẹp. Khò khè thường bị nhầm với khụt khịt mũi (khụt khịt thường nghe tiếng thở thô hơn, to và rõ hơn). Khò khè là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ. Trong đó, trẻ từ lúc sinh ra đến 2 tuổi bị khò khè ít nhất 1 lần trong đời do đường hô hấp của trẻ hẹp hơn, khả năng ho khạc đờm của trẻ kém hơn. Triệu chứng của bé nhà bạn nghe như tiếng ngáy thì khả năng cao bé bị tắc nghẽn đờm đường hô hấp trên mà cụ thể có thể do VA hoặc Amidan quá to. Ngoài ra, do bé thở khò khè như ngáy nên bé sẽ bị khô họng vì phải thở bằng miệng, điều này dẫn đến việc khó ngủ, giật mình và khóc đêm.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tho-kho-khe-kem-theo-quay-khoc-kho-ngu-ve-dem-la-trieu-chung-cua-benh-gi/ 917,Cho tôi hỏi về chi phí thụ tinh ống nghiệm.,". Chi phí cho một lộ trình điều trị hỗ trợ sinh sản IVF là không cố định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: phương pháp hỗ trợ sinh sản, cơ địa, thể trạng, thuốc sử dụng. . . Thông thường, chi phí cho một lộ trình dao động trên 80 triệu.",https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p14 918,Bé 3 tuổi bị mòn men răng gây sún có cách nào khắc phục được không?,"Việc giữ răng sạch sẽ là rất quan trọng. Bé nhà bạn 3 tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng hàm và lần lượt thay răng, chuyển từ răng sữa sang răng vĩnh viễn. Đến lúc này, cha mẹ có thể cho trẻ tự đánh răng mỗi ngày dưới sự giám sát của người lớn.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/be-3-tuoi-bi-mon-men-rang-gay-sun-co-cach-nao-khac-phuc-duoc-khong-/ 919,"Ho nhiều, rát ngứa cổ họng nguyên nhân do đâu?","em ho nhiều có thể do tình trạng viêm dạ dày gây trào ngược, em nên tiếp tục uống thuốc ho thảo dược, nếu không cải thiện em nên đi khám để bác sĩ kiểm tra lại cho em nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/ho-nhieu-rat-ngua-co-hong-nguyen-nhan-do-dau/ 920,"Em bị rối loạn thần kinh thực vật, hiện tại đã tạm ổn. Vậy em có tiêm vaccine Covid-19 được hay không?","Hiện tại, sức khỏe của bạn đã ổn định, các chỉ số sinh tồn như mạch huyết áp nhịp thở của anh trong giới hạn bình thường thì anh hoàn toàn có thể tiêm phòng vaccine phòng Covid-9. Bác sĩ khám sàng lọc sẽ thăm khám trực tiếp và tư vấn cụ thể cho anh.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p102 921,Cắt tuyến giáp có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không?,"Việc cắt tuyến giáp có thể ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp. Một trong những hậu quả của việc cắt tuyến giáp là tình trạng suy giáp. Khi người mẹ bị suy giáp trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Vì vậy, người bệnh có tiền sử cắt tuyến giáp dự định mang thai cần phải khám lại bệnh tuyến giáp và cần điều trị chức năng tuyến giáp về bình thường nếu có tình trạng suy giáp trước khi mang thai.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/cat-tuyen-giap-co-anh-huong-den-kha-nang-mang-thai-khong/ 922,Trẻ 8 tháng nặng 7kg có phải suy dinh dưỡng không?,"Bé 8 tháng mà cân nặng và chiều dài như vậy là trẻ bị nhẹ cân. Lứa tuổi này thì sữa là quan trọng nhất. Có thể do lượng sữa trẻ uống hằng ngày bị thiếu nên trẻ phát triển không tốt. Trẻ biếng ăn do nhiều nguyên nhân. Để biết chính xác, bạn nên cho bé đến các bệnh viện để bác sĩ dinh dưỡng thăm khám và tư vấn thêm. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung cho trẻ: lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-8-thang-nang-7kg-co-phai-suy-dinh-duong-khong/ 923,"Chồng và con trai tôi thừa cân, bị huyết áp cao, tiểu đường tuýp 2, vẫn uống thuốc đều nên ổn định với chỉ số cho phép, vậy có tiêm vaccine phòng Covid-19 được không? Bản thân tôi chỉ số Triglycerid cao uống thuốc và một số loại kháng sinh bị dị ứng rát và mẩn đỏ, ngứa nhẹ thì có tiêm được không?","Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người có bệnh nền nếu đã được điều trị ổn định/đã khỏi vẫn có thể tiêm ngừa vaccine phòng bệnh Covid-19. Trường hợp bệnh của các thành viên trong gia đình chị, nếu đã điều trị ổn định, bệnh đã được kiểm soát thì mọi người vẫn được tiêm chủng vaccine Covid-19. Trường hợp dị ứng nhẹ của chị cũng vẫn có thể tiêm chủng vaccine Covid-19 bình thường. Khi đi tiêm ngừa bác sĩ khám sàng lọc sẽ thăm khám đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của mọi người trước khi chỉ định tiêm. Điều quan trọng là mọi người nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về theo dõi các phản ứng sau tiêm chủng để kịp thời xử trí khi có dấu hiệu bất thường xảy ra.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p51 924,Phải làm sao khi bé 18 tháng chậm nói?,"Theo như thông tin bạn đưa ra thì có thể bé đang chậm nói. Bạn cần đưa bé đi khám chuyên khoa tâm bệnh Nhi để được loại trừ các bệnh lý gây chậm nói ở trẻ nhỏ như: Bất thường môi miệng, thính lực, hệ thần kinh, tâm lý, tự kỷ. . . nhé!",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/phai-lam-sao-khi-be-18-thang-cham-noi/ 925,"Đau đầu, chân tay bị run kèm người mệt mỏi là dấu hiệu bệnh gì?","Đau đầu có rất nhiều nguyên nhân, tùy theo độ tuổi, bệnh lý đi kèm, công việc đang làm hay stress về mặt tâm lý mà triệu chứng đau đầu có thể khởi phát ở nhiều mức độ khác nhau. Những người ở độ tuổi của bạn thường gặp ở những bệnh lý đau đầu cơ năng. Tuy nhiên, nếu thấy lo lắng bạn nên đi khám và kiểm tra ở các cơ sở Y tế để có kết quả chính xác hơn. ",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-dau-chan-tay-bi-run-kem-nguoi-met-moi-la-dau-hieu-benh-gi/ 926,Chụp cộng hưởng từ có chống chỉ định thế nào?,"Chụp cộng hưởng từ (MRI) không chống chỉ định với lứa tuổi của bạn. Trước khi thực hiện chụp MRI, bệnh viện sẽ có những tư vấn an toàn cộng hưởng từ. Chống chỉ định MRI chủ yếu ở các bệnh nhân có cấy ghép các bộ phận kim loại.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/chup-cong-huong-tu-co-chong-chi-dinh-nao/ 927,"Tôi bệnh suy thận mãn giai đoạn cuối, tăng huyết áp, đang uống thuốc và chưa lọc máu. Tôi có tiêm vaccine Covid-19 được không thưa bác sĩ?","Bệnh lý mãn tính cần được ổn định trong vòng 3 tháng, các chỉ số xét nghiệm và biến chứng cần được kiểm soát tốt thì tiêm được vaccine Covid-19. Anh/chị nên cung cấp cụ thể hồ sơ khám bệnh và đơn thuốc điều trị cũng như tiên lượng của bác sĩ chuyên khoa để các bác sĩ thăm khám sàng lọc có nhận định phù hợp.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p103 928,"Sau khi khóc có biểu hiện co giật, khó thở, lạnh run là bệnh gì?","Bạn bị co giật, khó thở, lạnh run sau khi khóc, căng thẳng hay xúc động có thể là biểu hiện của rối loạn cảm xúc. Rối loạn cảm xúc là trạng thái cảm xúc bị trầm trọng quá mức, người bệnh ít có khả năng kiểm soát, dẫn tới tâm trạng trầm cảm, khả năng học tập, làm việc bị suy yếu. Chứng bệnh rối loạn cảm xúc thường dễ chữa khỏi.Bệnh nhân mắc chứng rối loạn cảm xúc thường sẽ có những biểu hiện và triệu chứng sau đây:Người bệnh thường có cảm giác tuyệt vọng, tiêu cực.Luôn cảm thấy vô dụng, bất tài.Sức khỏe sụt giảm.Khó tập trung và ghi nhớ.Bồn chồn, đứng ngồi không yên, dễ cáu giận/Xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, rối loạn tiêu hóa.Người mắc chứng rối loạn cảm xúc sẽ thấy chán ăn, hoặc ăn quá nhiềuTùy thuộc vào nguyên nhân mà các chuyên gia y tế sẽ đưa ra các phương án điều trị chứng rối loạn tâm lý, cảm xúc khác nhau. Các bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp trị liệu về hành vi hoặc trò chuyện để giúp người bệnh bày tỏ và kiểm soát cảm xúc đúng mực.Phương pháp trị liệu hành vi tâm lý: Giúp bệnh nhân nhận thức rõ ảnh hưởng của cảm xúc và suy nghĩ lên hành vi. Suốt quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân sẽ học được cách kiểm soát và thay đổi suy nghĩ tiêu cực đến hành vi của mình.Trong trường hợp rối loạn tâm thần khác nhau, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để điều trị các bệnh nàyTốt nhất, bệnh nhân có rối loạn tâm lý, cảm xúc nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ tư vấn và đưa ra các bài kiểm tra tâm lý để xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà các chuyên gia y tế sẽ đưa ra các phương án điều trị phù hợp.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/sau-khi-khoc-co-bieu-hien-co-giat-kho-tho-lanh-run-la-benh-gi/ 929,"Em bị viêm da cơ địa mãn tính không khỏi, bị viêm mũi dị ứng nhưng đã đỡ, thỉnh thoảng mới bị lại, bị dị ứng cua biển khi ăn như đau bụng, nhịp tim hơi nhanh thì có được tiêm vaccine Covid-19 không ạ?","Theo như báo cáo của Mỹ, những người có cơ địa dị ứng, tức là những người mắc các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, dị ứng thuốc, dị ứng vaccine, sốc phản vệ, dị ứng thức ăn, dị ứng latex, dị ứng nọc côn trùng. . . là những người dễ dị ứng/phản vệ với vaccine hơn so với những người khác. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể bị phản vệ sau tiêm vaccine dù không có tiền sử dị ứng. Trong trường hợp của anh/chị nên được tiêm vaccine Covid-19 ở khối bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu. Để giảm thiểu rủi ro do phản vệ, điều quan trọng là cần chú ý theo dõi, phát hiện và xử trí sớm phản vệ ngay ở những triệu chứng phản vệ như: nổi mề đay, phù niêm, tím tái, khó thở, tức ngực, thở rít, đau quặn bụng, tiêu chảy hoặc nôn/buồn nôn, tụt huyết áp hoặc ngất, rối loạn ý thức. . . sau tiêm vaccine Covid- 19. Người được tiêm cần phải theo dõi tại cơ sở y tế ít nhất 30 phút và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 7 ngày, nếu có các dấu hiệu phản vệ như trên anh/chị cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất được xử trí điều trị kịp thời.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p59 930,"Sổ mũi, hắt hơi, có dịch trong họng, nhức mắt là dấu hiệu bệnh gì?","Tình trạng của bạn có thể là viêm xoang cấp. Bệnh viêm xoang (viêm mũi xoang) là bệnh lý khá phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi ở Việt Nam. Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc hô hấp lót trong các xoang cạnh mũi. Đây là tình trạng phù nề gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc các xoang do một vài tác nhân nào đó gây tắc nghẽn xoang. Triệu chứng của bệnh viêm xoang thường bắt đầu bằng việc người bệnh có thể hắt hơi, sổ mũi như một nhiễm cúm thông thường. Sau đó thường xuất hiện hai triệu chứng là nghẹt mũi và chảy nước mũi, dịch tiết ở nước mũi có thể trong hoặc màu vàng xanh. Triệu chứng của bệnh viêm xoang nặng là người bệnh có thể sốt, ho, nặng mặt, đau nhức đầu vùng trán, thái dương hoặc gò má, giảm khả năng cảm nhận mùi, thậm chí không ngửi thấy mùi. Bạn cần phải đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để có chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/so-mui-hat-hoi-co-dich-trong-hong-nhuc-mat-la-dau-hieu-benh-gi/ 931,"Tôi bị động kinh, hiện đang uống thuốc để điều trị bệnh. Tôi muốn hỏi tôi có được tiêm vaccine ngừa Covid 19 hay không?","Với trường hợp của anh, chúng tôi chưa rõ anh đã mắc và điều trị bệnh bao nhiêu thời gian rồi. Tuy nhiên, nếu bệnh lý của anh đã ổn định trong vòng 3 tháng trở lại đây, anh có thể hoàn toàn tiêm phòng vaccine Covid-19.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p107 932,Trẻ bị chó cắn vừa tiêm phòng dại vừa chữa bằng thuốc Nam có được không?,hiện nay chưa có loại thuốc Nam nào được khuyến cáo là có thể phòng ngừa hay chữa được bệnh dại. Tốt hơn hết bạn nên đưa cháu đi tiêm đủ liều và đủ 05 mũi tiêm ngừa dại nhé.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-ci-cho-can-vua-tiem-phong-dai-vua-chua-bang-thuoc-nam-co-duoc-khong/ 933,Đo nhãn áp bằng độ lõm giác mạc điện tử và bằng khí kết quả nào chính xác hơn?,Các nghiên cứu trước đây là phương pháp đo nhãn áp bằng độ lõm giác mạc điện tử sẽ chính xác hơn so với đo nhãn áp không tiếp xúc bằng hơi. Tuy nhiên nhãn áp trong ngày cũng dao động 3mmHg – 5mmHg nên không biết là bạn đo cùng 1 buổi trong ngày hay sáng chiều.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/do-nhan-ap-bang-do-lom-giac-mac-dien-tu-va-bang-khi-ket-qua-nao-chinh-xac-hon/ 934,Xước giác mạc do dính thuốc tê có sao không?,"Xước giác mạc do dính thuốc tê có thể gây ra những triệu chứng khó chịu ở giai đoạn đầu như: Đau nhức mắt, đỏ mắt, nhìn mờ, khó mở mắt, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng,...Tuy nhiên, nếu được xử lý sớm và không để bị nhiễm khuẩn thì giác mạc sẽ chóng liền và khi đó các triệu chứng khó chịu sẽ thuyên giảm nhanh chóng.Bởi vậy, bạn cần đến khám chuyên khoa Mắt ngay để bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị giúp giảm bớt triệu chứng khó chịu cũng như mau chóng lành bệnh.Trong khi chưa đến khám được, bạn nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý ngày 4 - 6 lần, tránh day dụi mắt, nếu thấy biểu hiện khó chịu tại mắt tăng lên, bạn cần đến khám chuyên khoa Mắt ngay.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/xuoc-giac-mac-do-dinh-thuoc-te-co-sao-khong/ 935,Tiểu dắt có phải do kích thích bàng quang không?,"Theo thông tin bạn cung cấp thì khả năng cao bị nhiễm khuẩn tiết niệu (vì có tiểu dắt) nhưng có rất nhiều nguyên nhân như nhóm nhiễm khuẩn do vi khuẩn, nấm và nhóm không nhiễm khuẩn như sỏi đường tiết niệu, u. Bạn đã xét nghiệm nước tiểu, siêu âm tiết niệu đều bình thường. Do đó, bạn cần khám ngay lại chuyên khoa Thận làm thêm các xét nghiệm khác như soi bàng quang, chụ cắt lớp vi tính, cấy nước tiểu,...",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tieu-dat-co-phai-do-kich-thich-bang-quang-khong/ 936,Trẻ sinh non bị vàng da có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?,"Bé sinh non vàng da thì em nên cho cháu đi khám để xác định mức độ vàng da trên lâm sàng và trên kết quả xét nghiệm Bilirubin, từ đó mới quyết định cho chiếu đèn hay không em nhé",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-sinh-non-bi-vang-da-co-nguy-hiem-khong-dieu-tri-nao/ 937,"Từng bị viêm tụy cấp, làm thế nào để không ảnh hưởng đến thai kỳ?",Bạn cần khám Bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để được tư vấn chế độ ăn uống và theo dõi Bilan lipid máu trong giai đoạn có thai.,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tung-bi-viem-tuy-cap-lam-nao-de-khong-anh-huong-den-thai-ky/ 938,"Da dương vật nổi mụn, có mùi hôi, chảy máu là dấu hiệu bệnh lý gì?","Dây thần kinh lưng dương vật là tổ chức nằm sâu dưới da và không thể thấy được. Da dương vật nổi mụn có mùi hôi là có thể em bị viêm nhiễm từ các loại vi trùng, nấm, virus, . . . thường nhất là lây qua đường tình dục. Có rất nhiều bệnh lý có cùng biểu hiện như trên nên em phải đi khám để được chẩn đoán và điều trị nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/da-duong-vat-noi-mun-co-mui-hoi-chay-mau-la-dau-hieu-benh-ly-gi/ 939,Xét nghiệm HBV - DNA kết quả 210 copies/ml có nguy hiểm không?,"HBV - DNA là một xét nghiệm quan trọng để đánh giá lượng virus cũng như theo dõi đáp ứng điều trị viêm gan B. Thông thường, giá trị trung bình của HBV-DNA: Từ 10^3 - 10^5 copies/ml máu thì virus đang ở giai đoạn sao chép chưa mạnhTừ 10^5 - 10^7 copies/ml máu thì virus đang ở giai đoạn sao chép tương đối mạnhTừ vượt ngưỡng 10^7 copies/ml máu thì virus đang ở giai đoạn sao chép rất mạnh. Hàm lượng virus trong máu người bệnh càng cao thì nguy cơ gan tổn thương cũng như biến chứng xơ gan và ung thư gan càng lớn. Bên cạnh đó, càng dễ lây nhiễm cho người khác.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/xet-nghiem-hbv---dna-ket-qua-210-copiesml-co-nguy-hiem-khong/ 940,Điều trị viêm tai giữa ở phụ nữ đang cho con bú như thế nào?,"Viêm tai giữa mạn tính thường có những đợt tái phát liên quan đến viêm mũi họng. Nó phụ thuộc vào việc vệ sinh tai có tốt hay không, đề kháng miễn dịch bản thân. Nếu như tái phát liên tục sẽ có thể tiến triển thành viêm tai xương chũm, tổn thương vào sâu hơn, nguy hiểm hơn. Triệu chứng bệnh nặng lên là tái phát chảy mủ tăng, đau đầu, nghe kém, sốt, mệt mỏi. . . Vì thế em nên phải đi khám Tai Mũi Họng ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh hiện nay và có những phương pháp điều trị bệnh càng sớm càng tốt.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dieu-tri-viem-tai-giua-o-phu-nu-dang-cho-con-bu-nhu-nao/ 941,Tôi bị suy thận mãn 18 năm. Ure 16.5. Creatinin là 281 thì có tiêm phòng vaccine Covid-19 được không? Và tôi muốn tiêm vaccine Pfizer thì đăng ký tiêm ở đâu? Năm nay tôi 58 tuổi.,"Như thông tin anh/chị cung cấp thì đã bị suy thận mạn 18 năm, chỉ số Ure 16. 5mmol/l, chỉ số Creatinein 281 micromol/L ở mức độ suy thận độ III. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về khám sàng lọc trước tiêm vaccine Covid-19, đối với trường hợp của anh/chị nếu thời gian qua tình trạng bệnh đã ổn (không cần nhập viện điều trị). Anh/chị vẫn có thể tiêm ngừa vaccine Covid-19. Hiện nay, vaccine phòng bệnh Covid-19 đang được triển khai tiêm miễn phí cho các nhóm đối tượng ưu tiên theo quy định của Nhà nước và Bộ Y tế là vaccine Astrazeneca/Moderna/Pfizer/Sinopharm. Theo thông tin từ Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), 2 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 Moderna đã về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) và Chính phủ chưa có cơ chế triển khai tiêm chủng loại vaccine này.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p40 942,"Tiêm vaccine Covid-19 có ảnh hưởng đến quá trình kinh nguyệt không? Em đã tiêm vaccine cách đây 10 ngày, hiện tại tới ngày kinh nguyệt, em thấy kinh ra rất ít, đôi khi lại cách một ngày mới ra lại (bất thường so chu kinh nguyệt bình thường của em).","Hiện chưa có bằng chứng khoa học về việc vaccine Covid-19 có ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt của nữ giới hay không, với tình trạng của chị nên theo dõi thêm những bất thường để kịp thời thăm khám chuyên khoa và có những can thiệp điều trị đúng đắn.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p53 943,Tôi bị dị dạng mạch máu não có nên tiêm vaccine ngừa Covid-19 không?,"Dị dạng mạch máu não là một bệnh lý nguy hiểm, có nhiều vấn đề lớn đối với sức khỏe. Bệnh thường có phác đồ điều trị khác nhau tùy vị trí mạch máu dị dạng. Do vậy về trường hợp của anh/chị cần có ý kiến của bác sĩ điều trị về việc tiến triển, phác đồ điều trị sau đó mới có được khuyến cáo vụ thể về việc tiêm phòng vaccine Covid 19. Theo hướng dẫn hiện nay của Bộ Y tế việc tiêm phòng trên đối tượng bệnh lý nền ổn định cần được theo dõi sát phản ứng sau tiêm và nên được tiêm trong Bệnh viện để được theo dõi và xử trí kịp thời.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p17 944,Điều trị mày đay sau sinh như thế nào?,"Bạn bị nổi mày đay, đã điều trị bằng thuốc kháng Histamin nhưng không đỡ, có thể mày đay của bạn là mày đay sau sinh (liên quan đến thai nghén) hoặc mày đay mạn tính, cả hai tình trạng này đều cần được điều trị và theo dõi lâu dài (thường trong vài tháng) và loại tìm các nguyên nhân có thể gây mày đay mạn tính để điều trị bệnh nguyên nhân đi kèm. Các thuốc điều trị mày đay mạn tính (mày đay kéo dài trên 6 tuần) phụ thuộc vào mức độ bệnh của bạn, thường sẽ có các bậc điều trị và cần tăng bậc nếu không đáp ứng. Để có được chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp, bạn có thể đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng để được tư vấn cụ thể.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dieu-tri-may-day-sau-sinh-nhu-nao/ 945,"Tai phải bị ù to, đau nhức phải làm sao?","Ù tai là triệu chứng của nhiều bệnh lý, nguyên nhân ù tai có thể gặp trong viêm tai ngoài, viêm tai giữa, thủng màng nhĩ, u vòm, do tai trong, do u não - u dây thần kinh thính giác,... Như đề cập nguyên nhân ở trên, ù tai gặp trong nhiều bệnh lý phức tạp, tùy mỗi bệnh lý sẽ có cách điều trị khác nhau. Em nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để được các bác sĩ khám lâm sàng nội soi, đo thính lực, đo nhĩ lượng, chụp CT Scan cũng như MRI để kiểm tra nhằm chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu em còn thắc mắc về việc tai phải bị ù to, em có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn em đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc em có thật nhiều sức khỏe.Trân trọng!",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tai-phai-bi-u-dau-nhuc-phai-lam-sao/ 946,"Tôi bị viêm gan B mãn tính, men gan ổn định, không uống thuốc, tôi muốn tiêm vaccine ngừa Covid-19 có được không và tôi cần đăng ký tiêm dịch vụ ở đâu?","Đối với tình trạng bệnh viêm gan B ổn định, chị có thể tiêm vaccine Covid-19 như những người bình thường khác.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p106 947,Mắc đa nhân thùy trái tuyến giáp nghi ngờ carcinom thể nhú nên làm gì?,"Carcinoma thể nhú tuyến giáp có thể phẫu thuật cắt bán phần hay toàn phần tuyến giáp để điều trị còn tùy theo mức độ ác tính, xâm lấn của khối u.Trong trường hợp người nhà em, mắc đa nhân thùy trái tuyến giáp nghi ngờ carcinom thể nhú, em nên đưa người nhà đi khám chuyên khoa để được làm xét nghiệm thăm dò đánh giá thêm trước khi quyết định phẫu thuật.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/mac-da-nhan-thuy-trai-tuyen-giap-nghi-ngo-carcinom-nhu-nen-lam-gi/ 948,Người mắc bệnh lao phổi cần làm gì để hạn chế lây nhiễm?,"Vi khuẩn lao chỉ có nguy cơ lây nhiễm khi bệnh lao chưa được điều trị. Em đã hoàn tất liệu trình điều trị, hiện khỏe mạnh thì không có nguy cơ lây nhiễm cho người xung quanh. Em chỉ nên tiêm vắc-xin phòng các bệnh do vi khuẩn phế cầu (1 mũi duy nhất) và vắc-xin phòng cúm hằng năm. Bên cạnh đó, em nên duy trì dinh dưỡng lành mạnh, tập thể dục nhẹ đều, hạn chế căng thẳng thì bệnh lao sẽ không tái phát.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nguoi-mac-benh-lao-phoi-can-lam-gi-de-han-che-lay-nhiem/ 949,Bị xuất huyết thân não có cấy tế bào gốc được không?,"Thân não là nơi tiếp nhận và dẫn truyền các chức năng thần kinh ở não và tủy sống. Khi bệnh nhân bị tổn thương do xuất huyết thân não sẽ có các biểu hiện triệu chứng thần kinh ở đầu và thân mình. Theo mô tả của bạn, bệnh nhân có các triệu chứng di chứng ở đầu và thân mình. Thời điểm hiện tại (sau 6 tháng), kế hoạch điều trị chủ yếu sẽ xoay quanh vấn đề phục hồi chức năng, và ngăn ngừa nguy cơ tái xuất huyết. Điều trị sẽ do một nhóm bác sĩ, bao gồm: bác sĩ nội thần kinh, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu. Mục đích giúp bệnh nhân phục hồi một phần chức năng thần kinh, và thích nghi với thay đổi do di chứng thần kinh. Muốn có kế hoạch điều trị tốt, bệnh nhân cần đến khám để bác sĩ có đánh giá toàn diện về hệ thần kinh và các triệu chứng của bệnh nhân. Hiện nay, việc sử dụng tế bào gốc để điều trị bệnh đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm. Tế bào gốc có khả năng chữa trị nhiều loại bệnh lý khác nhau do tổn thương tế bào - mô như các bệnh tim mạch, tiểu đường, thoái hóa khớp, . . . hoặc di chứng thần kinh như di chứng xuất huyết não, di chứng chấn thương cột sống, bại não. . . Đối với trường hợp của bố bạn, có những trường hợp tương tự đã được cải thiện nhờ ghép tế bào gốc. Tuy nhiên để có thể sử dụng các phương pháp này, các bác sĩ cần thăm khám cụ thể để đánh giá mức độ triệu chứng, khả năng phù hợp, khả năng cải thiện, . . .",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/bi-xuat-huyet-nao-co-cay-te-bao-goc-duoc-khong/ 950,Triệu chứng đau tức ngực lan xuống eo kèm buồn nôn cảnh báo bệnh gì?,"Em nên tái khám với bác sĩ chuyên khoa về tiêu hóa để được nội soi dạ dày kiểm tra bên cạnh đó không được thức quá khuya, chế độ ăn uống nên đúng bữa, thức ăn không quá cay, quá chua,không uống bia rượu, các chất kích thích..nên sinh hoạt ngủ đúng giờ giấc, hạn chế các yếu tố làm mình stress trong cuộc sống.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/trieu-chung-dau-tuc-nguc-lan-xuong-eo-kem-buon-non-canh-bao-benh-gi/ 951,"Trẻ 21,5 tháng nói được vài tiếng có được xem là chậm nói?","Bé 21. 5 tháng mà mới nói vài từ thì có khả năng trẻ chậm nói, vì theo mốc phát triển tâm vận động bình thường trẻ 20 tháng có thể nói câu 2-3 từ. Bé có thể chỉ là chậm nói đơn thuần hoặc chậm nói là triệu chứng của bệnh tự kỷ hoặc các vấn đề thực thể khác về tai mũi họng. Xác định rõ vấn đề của trẻ và nguyên nhân để từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời là rất quan trọng. Bạn có thể cho trẻ tới Phòng khám tâm lý – Trung tâm Y học tái tạo, bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được thăm khám và tư vấn. Tại bệnh viện cũng cung cấp dịch trị vụ trị liệu ngôn ngữ cho trẻ.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-215-thang-noi-duoc-vai-tieng-co-duoc-xem-la-cham-noi/ 952,Phương pháp điều trị tai biến mạch máu não tốt nhất cho người cao tuổi đang bị liệt nửa người?,"Ông bạn đã 85 tuổi, bị tai biến mạch máu não thể nhồi máu não (có cục máu đông trong não) mới bị được 2 tuần nên việc điều trị còn nhiều rủi ro. Hiện giờ tốt nhất ngoài việc dùng thuốc tại bệnh viện (hoặc tại nhà) cần kết hợp tập phục hồi chức năng, hạn chế các yếu tố nguy cơ để tránh bị trở lại. Đây là việc làm đòi hỏi sự kết hợp cả bác sĩ, bệnh nhân và sự hỗ trợ của người nhà. Sự kiên trì, động viên khích lệ để bệnh nhân chịu khó tập luyện thì mới có thể thành công.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/phuong-phap-dieu-tri-tai-bien-mach-mau-nao-tot-nhat-cho-nguoi-cao-tuoi-dang-bi-liet-nua-nguoi/ 953,Phương pháp phẫu thuật đặt ống thông bàng quang có để lại biến chứng gì không?,"Bệnh lý bàng quang thần kinh là một bệnh lý khá khó khăn trong điều trị, bàng quan khả năng hồi phục rất kém nên phải đặt thông bàng quang để dẫn lưu nước tiểu ra. Đa số các trường hợp đều phải lưu ống sonde vĩnh viễn và được thay khoảng 1 tháng/ lần nếu ống sonde cũ. Vì vậy bác sĩ điều trị của bạn đã thông báo cho bạn chính xác như vậy.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/phuong-phap-phau-thuat-dat-ong-thong-bang-quang-co-de-lai-bien-chung-gi-khong/ 954,"Tư vấn kết quả xét nghiệm G6PD, 17-OHP, TSH ở trẻ sơ sinh","G6PD để sàng lọc bệnh thiếu men G6PD trên màng hồng cầu, nghi ngờ bệnh khi kết quả thấp hơn ngưỡng tham chiếu. 17-OHP để sàng lọc bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh, nghi bệnh nếu kết quả cao hơn ngưỡng tham chiếu.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tu-van-ket-qua-xet-nghiem-g6pd-17-ohp-tsh-o-tre-so-sinh/ 955,Mắc cường giáp chuyển thành suy giáp có chữa khỏi không?,"Việc điều trị cường giáp là làm hormon tuyến giáp trở về trong giới hạn bình thường. Trong quá trình điều trị có thể gây suy giáp do thuốc đủ liều.Trong trường hợp em mắc cường giáp chuyển thành suy giáp, em cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để giảm liều thuốc hạ hormon tuyến giáp thì hormon tuyến giáp sẽ trở về trong giới hạn bình thường.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/mac-cuong-giap-chuyen-thanh-suy-giap-co-chua-khoi-khong/ 956,Chỉ số PSA trong xét nghiệm máu chẩn đoán tiền liệt tuyến có ý nghĩa gì?,"Để biết kết quả xét nghiệm chỉ số PSA toàn phần là 5. 8 ng/mL nói lên điều gì và cần làm gì tiếp theo, xin bác tham khảo một số thông tin dưới đây: PSA (Prostate Specific Antigen) là kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt chỉ được tìm thấy ở tế bào biểu mô tuyến tiền liệt và được coi là một chất chỉ dẫn khối u tin cậy đối với ung thư tuyến tiền liệt. Ở nam giới nồng độ PSA ≤ 4 ng/mL. Tăng nồng độ PSA có thể gặp ở các trường hợp sau: Người có các bệnh lý của tuyến tiền liệt như phì đại lành tính tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, thiếu máu cục bộ tuyến tiền liệt, tình trạng ứ nước tiểu cấp. Các tác động cơ học tới tuyến tiền liệt gây tăng PSA như thăm khám và có xoa ấn tuyến tiền liệt, soi bàng quang, sinh thiết- cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu quản, chấn thương tuyến tiền liệt, điều trị bằng tia xạ, tập thể lực mạnh và lâu bằng xe đạp. Một số tình trạng bệnh lý khác cũng có thể thấy tăng PSA như bệnh xơ gan, đặt catheter hay tiến hành các thủ thuật trên đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu, một số trường hợp ung thư khác, suy thận cấp, nhồi máu cơ tim. Như vậy, kết quả xét nghiệm PSA của bác 5. 8 ng/mL là mức không bình thường. Bác xem xét về việc kết quả xét nghiệm của mình có bị ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan nào kể trên không nhé. Về việc cần làm: Bác nên khám – theo dõi và được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa thận-tiết niệu hoặc Ung Bướu. Về xét nghiệm PSA, từ tuổi trung niên nam giới nên làm xét nghiệm PSA 1 lần/năm, nếu như PSA có khuynh hướng tăng dần (tăng ít nhất 0. 75 ng/ml mỗi năm thì phải coi là bất thường) và được coi như là một dấu hiệu gợi ý ung thư tuyến tiền liệt. Nồng độ PSA trong khoảng từ 410 ng/mL được mô tả là “vùng xám” chẩn đoán. Cần làm thêm xét nghiệm định lượng Free PSA (fPSA), dấu hiệu tốt nếu tỷ lệ FPSA/PSA >25%. Lưu ý là: Cả 2 xét nghiệm PSA toàn phần và fPSA phải làm trên cùng 1 mẫu máu và trên cùng máy phân tích. . Ở nam giới có PSA < 4 ng/mL vẫn có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt (tỷ lệ là 12 % đến 22 %)Xét nghiệm chỉ số PSA được sử dụng cùng với các xét nghiệm khác (khám, siêu âm, sinh thiết) để chẩn đoán bổ sung thêm",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/chi-so-psa-trong-xet-nghiem-mau-chan-doan-tien-liet-tuyen-co-y-nghia-gi/ 957,"Tôi sinh năm 1932, không có bệnh mãn tính, chỉ bị cao huyết áp nhẹ (thường 150/85/75 đo sau 21 giờ) có thể chích vaccine ngừa Covid-19 được không ?","Trường hợp của anh/chị trên 65 tuổi và có bệnh nền là tăng huyết áp, do vậy để đảm bảo an toàn, anh/chị nên đến tiêm chủng tại khối bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p80 958,Hay mệt mỏi kèm chân tay cắn nhức có phải là dấu hiệu ung thư không?,"Bạn hay mệt mỏi, chân tay thỉnh thoảng hay bị cắn nhức, giữa lưng dưới 2 xương bả vai hay bị khó chịu không phải là triệu chứng bệnh ung thư.Bạn còn ít tuổi, thỉnh thoảng mệt mỏi, đau giữa lưng dưới 2 xương bả vai, bạn cần đi khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu, chụp X-quang ngực, chụp cột sống ngực để kiểm tra chuyên sâu.Hiện nay, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có nhiều các gói khám, chẩn đoán, điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp. Với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quy trình thăm khám bởi các bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại cho bạn phương pháp điều trị tốt nhất.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/hay-met-moi-kem-chan-tay-can-nhuc-co-phai-la-dau-hieu-ung-thu-khong/ 959,"Đau nhức xương khớp hàng ngày, phải làm sao?","vì bạn không nói rõ về công việc của mình, có phải lao động nặng thường xuyên không, hay có chơi các môn thể thao như tennis? Các khớp xương của bạn có bị sưng - nóng - đỏ không?Vì vậy, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và kê toa giúp giảm bớt triệu chứng đau nhé!",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-nhuc-xuong-khop-hang-ngay-phai-lam-sao/ 960,Xét nghiệm HIV bằng que thử có chính xác không?," Với thông tin bạn cung cấp, bác sĩ không rõ bạn làm xét nghiệm ở đâu (tự làm xét nghiệm hay ở cơ sở y tế/bệnh viện hay phòng khám nào) và bằng sinh phẩm xét nghiệm của hãng nào. Có nhiều phương pháp xét nghiệm HIV với kết quả chính xác ở các mức độ khác nhau tùy theo mục đích là để sàng lọc hay xét nghiệm khẳng định. Bác sĩ có thể đoán là bạn đã được làm test nhanh dạng Combo, tức là vừa chẩn đoán được kháng nguyên, vừa chẩn đoán kháng thể kháng virus HIV ở trong giai đoạn sớm. Nhiễm HIV giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng gì. Chỉ có xét nghiệm mới có thể phát hiện được một người có nhiễm HIV hay không. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng do việc bảo quản sinh phẩm, thời điểm lấy mẫu hoặc điều kiện xét nghiệm của cơ sở y tế không đảm bảo.Thông thường, khi một người nào đó cần xét nghiệm HIV, sẽ được bác sĩ chuyên khoa khám, tư vấn và đánh giá mức độ nguy cơ phơi nhiễm sau đó chỉ định xét nghiệm. Khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ là người trả lời và thực hiện các chỉ định tư vấn sau xét nghiệm hoặc điều trị, theo dõi cần thiết. Với xét nghiệm HIV, việc xác định các nguy cơ cũng như các biện pháp giảm thiểu nguy cơ là rất quan trọng. Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để xét nghiệm, có kết quả chính xác và được bác sĩ chuyên khoa tư vấn đầy đủ.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/xet-nghiem-hiv-bang-que-thu-co-chinh-xac-khong/ 961,"Tôi bị dị ứng thuốc, vậy xin hỏi tôi có tiêm vaccine Covid-19 được không?","Như các anh/chị cũng biết, tiền sử dị ứng để các bác sĩ sàng lọc quyết định tiêm hay không thì người chủng ngừa cần phải thông báo những tiền sử dị ứng của mình cụ thể là gì, mức độ dị ứng nhẹ ví dụ như uống thuốc vào bị ngứa, ngưng không uống nữa, . . .",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p96 962,"Bị đau ngực, thăm khám và làm các xét nghiệm đều bình thường là dấu hiệu bệnh gì?","Mẹ bạn 64 tuổi và bị đau ngực, đã làm các xét nghiệm men gan (AST, ALT) bình thường, CK,CKMB cũng bình thường, còn glucose (6,2) chưa đạt tiêu chuẩn chẩn đoán đái đường ( >= 7mmol/l). Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ của bạn bị đau ngực thì bạn nên đưa mẹ của mình đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec khám chuyên khoa nội tim mạch, vì người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc các bệnh lý về huyết áp và cần loại trừ các bệnh lý tim mạch, mạch vành và làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác bệnh đái tháo đường.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/bi-dau-nguc-tham-kham-va-lam-cac-xet-nghiem-deu-binh-thuong-la-dau-hieu-benh-gi/ 963,Đeo tai nghe nhiều có ảnh hưởng đến điều trị thiểu năng tuần hoàn não không?,"Thiểu năng tuần hoàn não là khái niệm chung để chỉ tình trạng giảm tưới máu não. Các bác sĩ sẽ cần tìm nguyên nhân gây thiếu máu não như: Bệnh lý về tim mạch, huyết áp thấp, tình trạng thiếu dịch trong cơ thể, bệnh thiếu máu,... Việc đeo tai nghe không ảnh hưởng đến tưới máu não. Tuy nhiên, nếu bạn đeo tai nghe thường xuyên thì có thể gây giảm thính lực.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/deo-tai-nghe-nhieu-co-anh-huong-den-dieu-tri-thieu-nang-tuan-hoan-nao-khong/ 964,"Tôi bị viêm mũi dị ứng, dị ứng bụi, còn bị viêm gan B mãn tính, đã và đang uống thuốc điều trị được 6 năm. Tôi có tiêm vaccine phòng Covid-19 được hay không?","Anh/chị cung cấp thông tin bị viêm gan mãn tính, đang điều trị và hiện nay đã ở giai đoạn ổn định, trong những trường hợp bệnh mãn tính ổn định vẫn có thể tiêm ngừa được vaccine Covid-19. Tuy nhiên, anh/chị cũng cung cấp thông tin rằng đang có những biểu hiện về dị ứng như dị ứng thời tiết, viêm mũi dị ứng. Theo khuyến cáo, tất cả những trường hợp dị ứng, anh/chị cần cung cấp đầy đủ thông tin khi đến khám sàng lọc để tiêm vaccine Covid-19. Trường hợp dị ứng đến mức độ là phản vệ độ 2 trở lên, đó là những trường hợp chống chỉ định. Còn trong những trường hợp có những biểu hiện như phản vệ độ 1 thì có thể tiêm tại bệnh viện. Trong trường hợp biểu hiện nhẹ, anh/chị có thể tiêm tại các cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p131 965,"Khoảng giữa năm 2019, tôi đã phẫu thuật cắt bỏ toàn phần phình giáp ở cổ, giải phẫu bệnh lành tính. Hiện mỗi ngày, tôi uống một viên thuốc nên thỉnh thoảnh tim đập nhanh hơn bình thường. Ngày 28/6 vừa rồi, tôi được kiểm tra trước khi tiêm vaccine Covid-19, huyết áp bình thường nhưng mạch hơi cao (có thể do lo lắng và hơi hồi hộp) nên bác sĩ bảo không nên tiêm đó, bảo về chờ đợt tiêm tại địa phương.Bình thường tôi uống những loại nước có cồn thì tim sẽ đập nhanh hơn bình thường. Vậy tôi có thể tiêm vaccine Covid-19 như bình thường không?","Trường hợp của bạn hoàn toàn có thể được tiêm vaccine Covid -19. Trước khi tiêm bạn cần có tâm lý thật tốt, tránh tình trạng lo lắng dẫn tới nhịp tim tăng, trước hôm tiêm chủng, bạn nên duy trì ăn uống đầy đủ, hạn chế rượu, bia, chất kích thích, đi ngủ sớm. Hôm tiêm chủng, bạn hãy đến sớm một chút để nghỉ ngơi thư giãn trước khi khám, hít sâu và thở ra chậm để ổn định nhịp tim. Bác sĩ sẽ đánh giá lại tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn trước khi tiêm chủng. Sau tiêm bạn cần theo dõi tại chỗ ít nhất 30 phút và về nhà theo dõi từ 7-28 ngày nếu thấy có triệu chứng bất thường cần đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p71 966,"Tôi bị bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Thỉnh thoảng bị hồi hộp, bồn chồn, tim đập nhanh, hơi thở nông, khó thở, người mệt. Những triệu chứng này thường chỉ kéo dài khoảng 10 phút, sau đó tôi cố gắng trấn tĩnh đi lại, hoạt động thì lại bình thường. Ngoài ra tôi có bị u tuyến giáp nhưng là u lành tính, không phải uống thuốc. Vậy tôi có tiêm được vaccine phòng Covid-19 không ạ?","Với bệnh lý rối loạn thần kinh thực vật, hiện tại anh/chị có những triệu chứng như: bồi hồi, khó thở, tim đập nhanh, . . .",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p88 967,Tôi đọc một thông báo từ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh triển khai xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp sinh học phân tử Realtime-PCR để khẳng định Covi-19. Bác sĩ Khanh có thể cho tôi biết phương pháp Realtime-PCR khác gì so với test nhanh? Nếu tôi mong muốn xét nghiệm Covid-19 phải lựa chọn phương pháp nào?,"Để xét nghiệm Covid-19 thì có rất nhiều loại, có loại Realtime-PCR, có loại kiểm tra nhanh tìm kháng nguyên, kiểm tra nhanh tìm kháng thể và lấy máu. Kiểm tra nhanh có kết quả nhanh trong vòng 15-30 phút, còn xét nghiệm PCR thì phải chờ thời gian lâu hơn. Test Realtime-PCR được đánh giá là loại test gần như là chính xác nhất hiện nay. Muốn xét nghiệm Realtime-PCR đòi hỏi phòng xét nghiệm phải đủ chuẩn, nếu một cơ sở có test nhanh và kèm luôn Realtime-PCR thì sẽ rất an toàn. Nếu gấp thì có thể làm test nhanh, sau đó có thể làm thêm Realtime-PCR. Tôi biết hiện nay có một nhu cầu rất lớn, là muốn đi xét nghiệm nhưng không biết đi đâu, chúng ta nên tìm hiểu xem nơi nào có khả năng xét nghiệm khi mình có triệu chứng nghi ngờ thì đến đó làm sẽ an toàn hơn.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p133 968,"Bìu dương vật sưng to, cứng và tinh hoàn không cân đối có nguy hiểm không?","Với câu hỏi bìu dương vật sưng to, cứng và tinh hoàn không cân đối có nguy hiểm không?bác sĩ xin tư vấn như sau. Theo như mô tả thì có khả năng em bị teo tinh hoàn 1 bên. Điều này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sinh lý và sinh sản của em.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/biu-duong-vat-sung-to-cung-va-tinh-hoan-khong-can-doi-co-nguy-hiem-khong/ 969,"Tim đập nhanh, hồi hộp, mất ngủ, đổ mồ hôi về đêm là bệnh gì?","Các triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộp, mất ngủ, đổ mồ hôi về đêm của vợ anh có vẻ phù hợp với rối loạn thần kinh thực vật và thực tế cách đây vài năm đã được chẩn đoán như vậy. Không rõ vợ anh đã uống thuốc gì chưa? Mấy năm nay đỡ là uống thuốc hay bệnh tự đỡ? Hiện nay lại có các triệu chứng trên thì anh cần đưa vợ khám lại bác sĩ chuyên khoa Thần kinh để kiểm tra lại chắc chắn có phải rối loạn thần kinh thực vật không và cho đơn thuốc điều trị. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tim-dap-nhanh-hoi-hop-mat-ngu-do-mo-hoi-ve-dem-la-benh-gi/ 970,"Bố tôi bị tiểu đường, tim mạch đã đặt stent, uống thuốc chống đông máu, có tiêm được vaccine không?","Theo hướng dẫn 2995 của Bộ Y tế với những người đang điều trị các bệnh mạn tính ổn định, tình trạng sức khỏe hiện tại hoàn toàn bình thường có thể được chỉ định tiêm vaccine Covid-19. Đối với người cao tuổi có tình trạng bệnh lý nên thì cần cẩn trọng khi tiêm chủng, nên tiêm chủng trong bệnh viện hoặc những cơ sở đủ năng lực cấp cứu ban đầu. Trước khi tiêm hãy cung cấp cho bác sỹ khám sàng lọc đầy đủ thông tin bệnh đang điều trị cũng như các thuốc đang sử dụng để được chỉ định tiêm an toàn.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p77 971,"Tôi bị nổi mề đay ngứa mỗi ngày, sức khoẻ bình thường. Vậy, liệu tôi chích vaccine Covid-19 có ảnh hưởng gì không ạ?","Với những thông tin mà bạn cung cấp, bác sĩ chưa có đủ cơ sở để đánh giá và chẩn đoán về tình trạng của bạn. Vì vậy, bạn nên đi khám trực tiếp với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh và điều trị bệnh ổn định. Sau khi tình trạng bệnh ổn định, bạn có thể tiêm chủng vaccine Covid-19. Trường hợp của bạn có tiền sử dị ứng, thuộc nhóm đối tượng thận trọng khi tiêm vaccine Covid-19. Do đó, bạn nên tiêm chủng tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p4 972,"Tôi năm nay 63 tuổi bị huyết áp cao 130/90mmHg, tôi uống thuốc hạ áp hàng ngày vậy hỏi tôi có tiêm phòng vaccine Covid-19 được không?","Trường hợp người có bệnh lý mạn tính như cao huyết áp nếu đang điều trị ổn định, không có biến chứng đặc biệt và huyết áp tại thời điểm thăm khám < 140/90mmHg có thể tiêm chủng bình thường.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p5 973,Tôi xin hỏi khi nào người dân được đăng ký tiêm vaccine Covid-19 dịch vụ?,"Hiện tại, Chính phủ và Bộ Y tế vẫn đang triển khai tiêm cho các đối tượng được ưu tiên. Vì vậy, nếu chị thuộc diện được tiêm theo chính sách có thể đăng ký tại nơi mình sinh sống hoặc nơi mình công tác. Ngoài ra, nếu chị chưa thuộc nhóm đối tương ưu tiên theo NĐ 21-CP thì vui lòng chờ hoặc đăng ký nhu cầu của mình qua hệ thống tổng đài VNVC.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p28 974,"Đau bụng, đi ngoài ra máu tươi sau khi uống rượu cảnh báo bệnh lý gì?","Đại tiện ra máu là vấn đề nghiêm trọng, vì vậy bạn nên đến cơ sở Y tế uy tín hoặc một trong các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để khám và làm nội soi tiêu hóa loại trừ ung thư ngay. Nếu bệnh lý ung thư bị loại trừ, bác sĩ sẽ tư vấn giúp bạn đau bụng, đi ngoài ra máu tươi sau khi uống rượu cảnh báo bệnh lý gì và có hướng điều trị thích hợp.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-bung-di-ngoai-ra-mau-tuoi-sau-khi-uong-ruou-canh-bao-benh-ly-gi/ 975,"Chóng mặt khi thay đổi tư thế, kèm theo đau lưng và đau bụng có nguy hiểm không?","Theo em kể thì em gặp rất nhiều vấn đề ở rất nhiều cơ quan từ đầu, ngực, bụng, lưng và chân tay.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/chong-mat-khi-thay-doi-tu-the-kem-theo-dau-lung-va-dau-bung-co-nguy-hiem-khong/ 976,Dưới đáy lưỡi có vết sưng cứng gây đau là dấu hiệu bệnh gì?,"Nếu lưỡi sưng đau, sờ thấy cứng, căng tức có thể có sỏi tuyến nước bọt, hoặc có nhiễm trùng.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/duoi-day-luoi-co-vet-sung-cung-gay-dau-la-dau-hieu-benh-gi/ 977,Thiếu máu não gây nặng đầu và đau thái dương nên làm gì?,"Hiện tình trạng của anh cần đi khám lại chuyên khoa Thần kinh và có thể chụp thêm MRI sọ não, sau đó mới có thể tư vấn cho anh về tình trạng bệnh và cách điều trị.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/thieu-mau-nao-gay-nang-dau-va-dau-thai-duong-nen-lam-gi/ 978,Tôi bị gout và dị ứng thuốc điều trị gout vậy có tiêm được vaccine Covid-19 không?,"Theo bạn chia sẻ thì bạn bị dị ứng thuốc điều trị gout, chúng tôi không biết mức độ dị ứng có phải nhập viện cấp cứu hay chỉ bị nổi mẩn trên da rồi tự hết. Có hai trường hợp để bạn biết mình có thể tiêm được vaccine Covid-19 hay không gồm: - Nếu trường hợp bạn dị ứng kháng sinh mà có khó thở, có tím tái phải nhập viện thì trường hợp này chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. - Nếu bạn chỉ bị nổi mẩn đỏ ít trên da, không cần điều trị, tự hết thì vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19, tuy nhiên bạn cần tiêm tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p52 979,Rối loạn tiền đình kèm thiếu máu lên não điều trị không đỡ phải làm thế nào?,"Rối loạn tiền đình và thiếu máu não đều có những biểu hiện rất giống nhau bao gồm các triệu chứng của hệ thống tiền đình: Hoa mắt, chóng mặt, nôn mửa,... Xét về định nghĩa và nguyên nhân, thiếu máu não chỉ là một trong nhiều yếu tố gây nên rối loạn tiền đình. Ở một bệnh nhân bị thiếu máu não nếu không được chẩn đoán sớm thì sẽ dẫn đến di chứng và tàn tật hay có thể dẫn đến tử vong.Để điều trị dứt điểm và ngăn ngừa tái phát, người bệnh nên hiểu rõ căn nguyên của 2 căn bệnh rối loạn tiền đình thiếu máu não, tránh nhầm lẫn và đặc biệt là không được tự ý mua thuốc uống. Thay vào đó, nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa khám để tìm ra nguyên nhân gây đau đầu, chóng mặt thường xuyên và có hướng điều trị kịp thời.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/roi-loan-tien-dinh-kem-thieu-mau-len-nao-dieu-tri-khong-do-phai-lam-nao/ 980,"Mỏi lưng, tiểu khó kèm táo bón là dấu hiệu bệnh gì?","Bạn bị đau mỏi vùng thắt lưng, đi tiểu khó, táo bón. Triệu chứng của bạn hướng tới bệnh lý ở thận tiết niệu ví dụ như sỏi thận - niệu quản. Tuy nhiên chưa được khám và chẩn đoán bệnh, bạn đã tự mua thuốc Kim Tiền Thảo uống là không đúng. Trường hợp của bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được khám các bác sĩ chuyên khoa cho làm các xét nghiệm cơ bản giúp chẩn đoán như: Siêu âm ổ bụng, chụp X - quang ổ bụng hoặc chụp cắt lớp vi tính khung chậu - tiểu khung, xét nghiệm máu, nước tiểu,....Từ đó, các bác sĩ mới cho bạn hướng điều trị cụ thể. ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/moi-lung-tieu-kho-kem-tao-bon-la-dau-hieu-benh-gi/ 981,Đẻ không đau chống chỉ định với trường hợp nào?,"Các trường hợp sốt cao, nhiễm trùng vị trí ở lưng, rối loạn đông máu, bệnh lý ở sản phụ (thần kinh, cột sống, đang chảy máu, cấp cứu, thoát vị đĩa đệm, vẹo cột sống, đau thần kinh tọa) là những trường hợp được chống chỉ định sử dụng phương pháp đẻ không đau bạn nhé. Khi sản phụ có nhu cầu, bác sĩ gây mê hồi sức sẽ xem xét tình hình sức khỏe để tư vấn thực hiện phương pháp này.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/de-khong-dau-chong-chi-dinh-voi-truong-hop-nao/ 982,Tôi bị gout liệu có thể tiêm vaccine Covid-19 được không bác sĩ?,"Theo QĐ 2995 của Bộ Y tế thì những trường hợp bệnh mạn tính đã ổn định thì vẫn được tiêm chủng vaccine Covid-19. Vì thế nếu bệnh gout của đã điều trị ổn định, anh/chị vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19. Khi đi tiêm chủng, anh/chị cần mang theo các hồ sơ sức khỏe liên quan đến bệnh, bác sỹ khám sàng lọc sẽ đánh gía cụ thể tình trạng sức khỏe trước khi chỉ định tiêm chủng.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p114 983,Sốt và đau họng có phải dấu hiệu cúm A?,"triệu chứng bạn mô tả gợi ý viêm họng cấp, tác nhân gây ra có thể là vi khuẩn hoặc virus ( Cúm A, B. . . ), bạn có thể đến hệ thống Y tế Vinmec gần nhất để kiểm tra nhé, bạn nên tránh không khí lạnh, bụi, khói, uống nhiều nước , bổ sung Vitamin C.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/sot-va-dau-hong-co-phai-dau-hieu-cum/ 984,"Đau hậu môn lan sang bộ phận sinh dục sau phẫu thuật trĩ, có phải đau dây thần kinh?","Triệu chứng đau, phù nề sau mổ trĩ là một trong những biến chứng phổ biến rất thường hay gặp ở những bệnh nhân cắt trĩ. Người bệnh thường có cảm giác đau đớn, vướng víu, khó chịu ở vùng hậu môn. Một số trường hợp bệnh có thể khỏi khi vết thương đã lành nhưng nhiều người vẫn bị đau đớn, sưng tấy. Mức độ đau, phù nề kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Lý do là vùng quanh hậu môn rất nhạy cảm với cảm giác đau, dù phẫu thuật Longo là phương pháp phẫu thuật chỉ can thiệp ở phần niêm mạc sẽ ít đau hơn rất nhiều so với các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ kinh điển. Bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả, tránh táo bón có thể hạn chế cảm giác đau vùng này. Bạn cũng nên khám lại bác sĩ phẫu thuật của mình và khám chuyên khoa tiết niệu để phát hiện những bất thường nếu có nhé. ",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-hau-mon-lan-sang-bo-phan-sinh-duc-sau-phau-thuat-tri-co-phai-dau-day-kinh/ 985,Trẻ 18 ngày tuổi nên bổ sung liều lượng Vitamin K như thế nào?,"Vitamin K thường được tiêm khi trẻ mới sinh ra để dự phòng tình trạng xuất huyết. Không biết con chị đã được tiêm Vitamin K1 lúc mới sinh chưa?Nếu đã tiêm rồi thì trong giai đoạn này bé không cần thiết phải bổ xung Vitamin K1, còn nếu chưa chị nên gặp bác sĩ để được khám và có chỉ định thích hợp. Tránh việc tự ý bổ sung Vitamin K sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-18-ngay-tuoi-nen-bo-sung-lieu-luong-vitamin-k-nhu-the-nao/ 986,Nấm bẹn có chữa khỏi được không?,"Nấm bẹn hay nấm hắc lào, gây ra do nấm sợi. Bệnh có thể điều trị khỏi bằng các thuốc chống nấm đường bôi, trường hợp nặng cần kết hợp thuốc bôi chống nấm và kháng sinh chống nấm đường toàn thân. Ngoài ra, bạn cần phối hợp với các biện pháp vệ sinh như: thay quần, giặt quần hàng ngày, sấy khô quần trước khi mặc, tránh ẩm ướt. Bạn bị nấm dai dẳng, cần đi khám trực tiếp để bác sĩ xét nghiệm kiểm tra và kê đơn hợp lý ",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nam-ben-co-chua-khoi-duoc-khong/ 987,Trẻ 10 tuổi rụng hết lông trên cơ thể có phải do bệnh tự miễn?,Cháu có thể cho bé đến khám lại bác sĩ nội tiết nhi để xác định tình trạng hội chứng Cushing do dùng thuốc hay hội chứng buồng trứng đa nang (nếu ở bé gái).,https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-10-tuoi-rung-het-long-tren-co-the-co-phai-do-benh-tu-mien/ 988,Điều trị tuyến giáp nhân thùy phải như thế nào?,"Theo như mô tả, chị đang có 1 nhân tuyến giáp kích thước 7x10x15mm, nhân này có các nốt vi vôi hóa. Với những đặc tính trên, nhân tuyến giáp cần được chọc hút tế bào xét nghiệm giải phẫu bệnh để xác định nhân giáp lành tính hay ác tính. Sau khi có kết quả giải phẫu bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cho chị phương pháp điều trị tuyến giáp nhân thùy phải và theo dõi bệnh phù hợp.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dieu-tri-tuyen-giap-nhan-thuy-phai-nhu-the-nao/ 989,Hiệu quả của phương pháp PRP làm đẹp được ví như thần dược trẻ hóa không?,"PRP - viết tắt của từ Platelet-rich plasma là phương pháp dùng huyết tương giàu tiểu cầu, chiết tách từ chính máu khách hàng, sau đó đưa trở lại da nhằm mục đích trẻ hóa da, giảm nếp nhănCó nhiều cách để đưa PRP trở lại da: Tiêm vào trong daBôi sau lăn kimPhối hợp với laser fractionalHiện nay, tại Vinmec phối hợp 2 phương pháp trẻ hóa da laser fractional và PRP có tác dụng kích thích, tăng sinh collagen, giảm tế bào sắc tố, sáng da, cung cấp các chất tăng trưởng cho da giúp da trẻ đẹp kéo dài.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/hieu-qua-cua-phuong-phap-prp-lam-dep-duoc-vi-nhu-than-duoc-tre-hoa-khong/ 990,Đau xương ức và cơ ngực kèm khó thở là dấu hiệu bệnh gì?,"Tình trạng đau ngực của anh có rất nhiều nguyên nhân, ngoài khả năng liên quan đến các vấn đề tim, phổi, màng phổi, còn có thể liên quan đến thành ngực (viêm/đau cơ thành ngực, sụn sườn, thần kinh liên sườn. . . )hoặc đôi khi do tình trạng viêm dạ dày trào ngược (GERD) gây ra. . . Do đó, anh cần được thăm khám để bác sĩ khai thác thêm nhiều thông tin liên quan đến tính chất đau.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-xuong-uc-va-co-nguc-kem-kho-tho-la-dau-hieu-benh-gi/ 991,Ngực và chân bị rạn phải làm thế nào?,"Rạn da là tình trạng đứt, gãy các sợi collagen và elastine. Hiện tượng này gặp ở một số trường hợp như phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ: Do thay đổi hormone, tăng cân nhanh, trẻ ở độ tuổi dậy thì do thay đổi hormone và cân nặng, người tập thể thao do các động tác làm da căng giãn quá mức, người tăng cân quá nhanh,...Hiện tượng này không tự mất đi, tuy nhiên các vết rạn da sẽ mờ dần theo thời gian. Bạn có thể sử dụng các loại kem bôi chống rạn da tại các hiệu thuốc để tình trạng cải thiện.",https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nguc-va-chan-bi-ran-phai-lam-nao/ 992,"Tôi bị thoái hóa xương khớp, bị chèn dây thần kinh gây tê bì chân tay, hay đau, nhức mỏi có tiêm được vaccine Covid-19 không?","Đối với trường hợp người bệnh điều trị bệnh mạn tính trong giai đoạn ổn định thì có thể tiêm vaccine Covid-19. Tuy nhiên, trước khi tiêm chị cần cung cấp đầy đủ về tiền sử bệnh, các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ khám sàng lọc có đủ thông tin để đưa ra chỉ định tiêm phù hợp. Nếu như các chỉ số huyết áp, nhịp thở mạch đập ổn định thì chị có thể được bác sĩ chỉ định tiêm bình thường.",https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p92 993,Uống bia chung ly với người từng bị lao phổi có nguy cơ nhiễm bệnh không?,"Để an toàn cho mọi người và tránh lây lan thì ở các nước phương tây và những nước phát triển họ sẽ cách ly người bệnh lao cho tới lúc nào hoàn thành điều trị (tức là khoảng 4-6 tháng và xác nhận bằng việc cấy đờm tìm vi trùng lao âm tính). Ở Việt Nam thì việc này khá khó khăn nhưng nếu cách ly được càng lâu thì càng tốt. Chúng tôi vẫn khuyên tránh tiếp xúc với người bị lao phổi AFB (+) ít nhất trong thời gian tấn công, tức 2-3 tháng đầu điều trị. Người nhà bạn đã hoàn thành điều trị bệnh lao phổi nên việc uống bia cùng sẽ không có nguy cơ nhiễm vi trùng lao bạn nhé.",https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/uong-bia-chung-ly-voi-nguoi-tung-bi-lao-phoi-co-nguy-co-nhiem-benh-khong/