source
stringlengths 64
222
| subject
stringlengths 8
234
| text
stringlengths 31
1.44M
| meta
dict |
---|---|---|---|
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Quyet-dinh-60-2004-QD-BCN-De-an-Phat-trien-cong-nghiep-hoa-chat-den-2010-phuc-vu-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-nong-nghiep-nong-thon-52237.aspx | Quyết định 60/2004/QĐ-BCN Đề án "Phát triển công nghiệp hoá chất đến 2010 phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn | BỘ CÔNG NGHIỆP
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 60/2004/QĐ-BCN
Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2004
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 60/2004/QĐ-BCN NGÀY 15 THÁNG 7 NĂM 2004 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT ĐẾN NĂM 2010 PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN”
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Chỉ thị số 24/2003/CT-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản;
Căn cứ Chương trình hành động của ngành công nghiệp thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Cơ khí, Luyện kim và hóa chất và Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Đề án “phát triển công nghiệp hóa chất đến năm 2010 phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” với những nội dung chính sau đây:
1. Quan điểm và mục tiêu phát triển
a. Đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế quốc dân, trước hết là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn, tác động thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển và nâng cao đời sống của nhân dân;
b. Phát triển có chọn lọc và song song cả hai lĩnh vực tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trên cơ sở đi thẳng vào công nghệ hiện đại, tiết kiệm nguyên vật liệu, bảo vệ môi trường;
c. Huy động tổng hợp và sử dụng có hiệu quả những lợi thế của các nguồn lực trong nước và tranh thủ mọi nguồn lực ngoài nước để phát triển ngành công nghiệp hóa chất, tập trung vào những sản phẩm trọng điểm phục vụ nông nghiệp, nông thôn, như các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất cơ bản, sản phẩm chế biến từ các hợp chất thiên nhiên, cao su, chất dẻo v.v...;
d. Ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực hóa chất cơ bản, hóa dầu, phân đạm, bột màu, sản xuất các loại pin cao cấp, khí trơ công nghiệp... Tự đầu tư dưới nhiều hình thức như liên doanh trong nước, nhập thiết bị, nhập kỹ thuật v.v...;
đ. Kết hợp một cách chặt chẽ và có hiệu quả giữa phát triển công nghiệp hóa chất phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, củng cố an ninh, quốc phòng.
2. Định hướng phát triển
2.1. Phát triển các sản phẩm hóa chất phục vụ nông nghiệp
a. Phân bón: Phát triển phân bón là một trong những nhiệm vụ trung tâm của ngành công nghiệp hóa chất đến năm 2010 và những năm tiếp theo để phục vụ nông nghiệp. Tăng nhanh về số lượng, đa dạng hóa chủng loại, nhất là các loại hữu cơ, phân vi sinh và nâng cao chất lượng phân bón cho phù hợp với từng loại cây trồng và điều kiện thổ nhưỡng khác nhau.
Đến năm 2005 và 2010, ngành phân bón tập trung đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng mới hai nhà máy sản xuất phân đạm, một nhà máy từ khí tại Cà Mau công suất 800.000 tấn urê/năm; một nhà máy tại miền Bắc từ than cám công suất 560.000 tấn urê/năm; một nhà máy sản xuất phân diamino phosphat (DAP) tại Đình Vũ, Hải Phòng công suất 330.000 tấn/năm, một nhà máy sản xuất amon sunphat (SA) công suất 100.000 tấn/năm. Tiếp tục đầu tư mở rộng năng lực sản xuất phân supe lân tại Lâm Thao lên 850.000 tấn/năm; tại Long Thành lên 200.000 tấn/năm, các nhà máy sản xuất phân lân nung chảy lên 500.000 tấn/năm.
Về phân bón hỗn hợp NPK: Không đầu tư mới các cơ sở sản xuất phân NPK theo công nghệ hiện có. Đầu tư chiều sâu, phát triển sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm như hàm lượng dinh dưỡng, độ bền cơ học, khả năng chống hút ẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng thời tăng cường tự động hóa, cơ giới hóa khâu sản xuất.
Về phân bón hữu cơ, vi sinh: Căn cứ nhu cầu và nguồn nguyên liệu tại chỗ để xác định quy mô, sản phẩm thích hợp.
Ngoài các loại phân bón truyền thống nêu trên, tiến hành việc nghiên cứu phát triển một số loại phân bón mới như phân bón lá, phân tan chậm. Nghiên cứu sản xuất các chủng loại vi sinh vật hữu ích để chủ động trong việc sản xuất phân hữu cơ sinh học và phân vi sinh.
Nguyên liệu cho sản xuất phân bón: Đầu tư đồng bộ các dự án khai thác các loại quặng như apatit, secpentin nhằm bảo đảm nguyên liệu cho sản xuất phân bón.
b. Hóa chất bảo vệ thực vật: Sử dụng các hoạt chất mới có hoạt tính cao, ít độc hại cho người và động vật máu nóng và ít gây ô nhiễm môi trường. Áp dụng công nghệ gia công tiên tiến, sử dụng dung môi nước thay thế các dung môi hữu cơ để có các sản phẩm an toàn và thân thiện với môi trường như sản phẩm huyền phù đậm đặc, vi nhũ tương, hạt phân tán trong nước. Nghiên cứu sử dụng các hoạt chất vi sinh và các hoạt chất chiết xuất từ thảo mộc. Ưu tiên các dự án đầu tư sản xuất các hoạt chất để giảm tỷ lệ nhập khẩu. Đầu tư mới trang thiết bị sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật, tự động hóa khâu đóng gói. Đẩy mạnh sản xuất các chế phẩm sát trùng gia dụng, các loại kích thích tố, thuốc trừ nấm, trừ cỏ.
c. Sản phẩm hóa chất thực phẩm, bảo quản sau thu hoạch và phục vụ nuôi trồng thủy sản: Từ nay đến 2010 đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị và tiếp tục đầu tư để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng các loại hóa chất dùng trong lĩnh vực thực phẩm, hóa chất phục vụ bảo quản sau thu hoạch và nuôi trồng thủy sản nhằm thay thế hàng nhập khẩu. Lựa chọn và tiếp cận công nghệ mới tiên tiến có tính cạnh tranh cao để đầu tư mới. Phát triển sản xuất một số chế phẩm như zeolit và diatomit phục vụ nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu sản xuất một số tác nhân làm lạnh như nitơ lỏng và CO2
rắn từ khí đồng hành của các dự án chế biến dầu khí.
d. Thuốc tăng trọng, thức ăn gia súc: Tăng cường đầu tư sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi như nguồn protein, bột cá, bột thịt xương, khoáng và vitamine,...
đ. Than hoạt tính: Tiếp tục đầu tư chiều sâu kết hợp đầu tư mở rộng để nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu than hoạt tính.
e. Hóa phân tích phục vụ nông nghiệp: Phát triển ngành hóa phân tích phục vụ nông nghiệp: phân loại và đánh giá chất lượng của đất, dung tích trao đổi ion của đất, độ mùn của đất, đánh giá chất lượng của phân bón, thuốc trừ sâu, nước nuôi trồng thủy sản đến phân tích chất lượng của thực phẩm, phân tích vi lượng trong cây trồng, v.v....
2.2 Phát triển các sản phẩm hóa chất phục vụ nông thôn
a. Các sản phẩm cao su: Đảm bảo cung cấp các loại lốp máy kéo, lốp ô tô phục vụ cho giao thông và chuyên dùng trong nông nghiệp. Nghiên cứu và triển khai sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật, sản phẩm từ mủ latex.
b. Chất tẩy rửa: Từ nay đến 2010 chủ yếu tập trung hiện đại hóa dây chuyền hiện có, ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại các sản phẩm chất tẩy rửa, đáp ứng thị trường trong nước, nhất là thị trường nông thôn với giá cả phù hợp sức mua của đa số nông dân.
c. Ắc quy: Tiếp tục phát triển sản xuất các loại ắc quy, pin để phục vụ cho ngư dân và nông thôn vùng sâu, vùng xa theo hướng sản xuất các loại ắc qui không bảo dưỡng chì antimon thấp, chì canxi; giảm định mức nguyên liệu, tăng dung lượng, tăng tuổi thọ, giảm độ tự phóng trong thời gian lưu kho, nâng tổng sản lượng ắc quy đạt 1,5 - 1,9 triệu KWh vào năm 2010. Đầu tư sản xuất một số nguyên liệu cho sản xuất pin như chì hoàn nguyên, kẽm bột,...
d. Hóa dược: Tăng cường xây dựng các cơ sở sản xuất hóa chất và nguyên liệu làm thuốc. Phối hợp với ngành công nghiệp dược phẩm đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa dược, thực hiện mục tiêu sản xuất trong nước đáp ứng 60% nhu cầu thuốc phòng bệnh và chữa bệnh của xã hội, nâng mức tiêu dùng thuốc lên 12-15 USD/người/năm vào năm 2010.
đ. Khí công nghiệp: Đáp ứng toàn bộ nhu cầu về sản phẩm khí công nghiệp như oxy, nitơ, oxyt carbon cho thị trường trong nước. Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất khí công nghiệp đi kèm với các dự án điện - đạm Phú Mỹ và điện - đạm Cà Mau.
2.3. Lĩnh vực tiêu thụ các sản phẩm của nông thôn cung cấp cho ngành hóa chất.
a. Hóa chất cơ bản
Muối công nghiệp: Đầu tư sản xuất xút, clo và sô đa đáp ứng nhu cầu trong nước đồng thời tạo điều kiện cho ngành sản xuất, muối công nghiệp phát triển. Nhằm đáp ứng những đòi hỏi về chất lượng muối để sản xuất xút - clo, ngành muối cần tăng cường đầu tư kỹ thuật và trang thiết bị cho khâu sản xuất cũng như khâu tinh chế,
b. Cây dược liệu: Trên cơ sở nguồn dược liệu tự nhiên, ngành hóa dược tận dụng tiềm năng nội sinh sẵn có để xây dựng công nghiệp nguyên liệu với quy mô công nghiệp, tạo thế chủ động cho sản xuất bào chế thuốc. Phân bố các cơ sở sản xuất nguyên liệu hóa dược theo các khu vực có lợi thế và tiềm năng nguyên liệu, nhân lực, môi trường. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển trồng và chế biến các loại dược liệu theo quy hoạch phát triển chung của Nhà nước.
c. Cây nguyên liệu: Đa dạng hóa các sản phẩm sản xuất từ cao su và từ một số loại cây có dầu như dầu trẩu, nhựa chai, nhựa thông, dầu hạt cao su..., qua đó góp phần phát triển các loại cây nguyên liệu. Sử dụng có hiệu quả cao su thiên nhiên và mủ cao su, hạn chế xuất khẩu cao su thô.
d. Cồn: Phát triển nhiên liệu ethanol góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng thời mở ra khả năng tiêu thụ nông sản. Tổ chức thí điểm ở qui mô nhỏ và nhập công nghệ để rút ngắn thời gian nghiên cứu trước khi phát triển loại nhiên liệu này.
2.4. Xây dựng các cơ sở chế biến và dịch vụ: Công nghiệp hóa chất tham gia đầu tư phát triển các hoạt động dịch vụ như bảo quản nông sản, chống mối mọt, dịch vụ cung ứng nhiên liệu và các sản phẩm hóa chất tiêu dùng. Phối hợp với ngành công nghiệp cơ khí xây dựng các cơ sở chế biến dầu thực vật, trên cơ sở một số nhà máy sơ chế dầu trẩu hiện có nâng cấp thành các cơ sở chế biến hiện đại, có qui hoạch vùng nguyêu liệu.
2.5. An toàn hóa chất tại nông thôn: Nâng cao nhận thức về an toàn hóa chất đặc biệt đối với thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất dễ gây cháy nổ cho các hộ nông dân thông qua các hình thức tuyên truyền bằng các lớp phổ biến kiến thức, tờ rơi, áp phích.
3. Giải pháp và chính sách phát triển
Các giải pháp và chính sách phát triển cần phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Phát triển cân đối về cơ cấu sản phẩm;
- Tạo điều kiện tốt nhất để huy động có hiệu quả các nguồn lực trong nước;
- Tạo tốc độ phát triển cao cho các sản phẩm hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn và cho cả ngành công nghiệp hóa chất;
- Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội chung và điều kiện thu hút đầu tư, phát triển ngành công nghiệp hóa chất đủ mạnh trong tương lai.
Một số giải pháp và chính sách chính:
Giải pháp và chính sách về vốn: Vốn nhà nước sẽ đầu tư tập trung cho những công trình trọng điểm; thực hiện các chính sách ưu đãi về vốn hiện hành đối với những dự án đầu tư sản xuất phân bón, không đầu tư dàn trải.
Khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt là vào những lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, lĩnh vực công nghệ cao và các ngành công nghiệp hỗ trợ, chế biến sâu nguyên liệu phục vụ sản xuất hóa chất, phân bón trong nước.
Giải pháp và chính sách về thuế: Nghiên cứu để giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp về giảm thuế VAT cho một số năm đầu đối với các dự án đầu tư mới sản xuất phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất cơ bản và giảm thuế VAT mặt hàng phân bón xuống mức 0% phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp.
Giải pháp và chính sách nâng cao năng lực sản xuất: Huy động tổng hợp các nguồn lực trong và ngoài nước, sử dụng có hiệu quả nguồn lực sẵn có để nâng cao năng lực sản xuất các sản phẩm hóa chất nhằm cung ứng đủ, kịp thời cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất.
Giải pháp và chính sách về khoa học & công nghệ: Đầu tư phát triển theo hướng đi thẳng vào sử dụng các loại công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ đồng thời đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các sản phẩm mới. Nâng cao năng lực nghiên cứu triển khai và trình độ của đội ngũ quản lý và triển khai công tác khoa học, công nghệ. Hệ thống khuyến nông, khuyến công hỗ trợ về kinh phí và nhân lực cho công tác chuyển giao công nghệ, nghiên cứu triển khai, xúc tiến thị trường của các cơ sở chế biến sản phẩm hóa chất, phân bón phục vụ nông nghiệp.
Giải pháp và chính sách cơ cấu sản phẩm và vùng lãnh thổ: Xây dựng các dự án đầu tư mới gần khu vực nguyên liệu và nơi tiêu thụ sản phẩm. Trước mắt đẩy nhanh việc phát triển công nghiệp hóa chất tại miền Trung thông qua việc phát triển một số dự án: nhựa alkyd, hóa chất cơ bản, chất tẩy rửa, hóa dầu.
Giải pháp và chính sách về đất đai và sử dụng tài nguyên: Các ngành, các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thuê đất xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm hóa chất, phân bón phục vụ nông nghiệp. Khuyến khích sử dụng tài nguyên trong nước hiệu quả và tiết kiệm. Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp trong khâu tìm kiếm thăm dò khoáng sản, qui hoạch phát triển các vùng cây nguyên liệu, cây dược liệu phục vụ cho ngành hóa chất.
Giải pháp và chính sách về tổ chức, quản lý: Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với một số sản phẩm như phân bón NPK, phân hữu cơ sinh học, hóa chất bảo vệ thực vật để tránh tình trạng đầu tư tràn lan, vi phạm các qui định về bảo vệ môi trường và chất lượng sản phẩm.
Giải pháp và chính sách về thị trường: Thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ thị trường nội địa trong tiến trình hội nhập chủ yếu là sử dụng hàng rào kỹ thuật nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu những sản phẩm kém chất lượng, không an toàn, gây ô nhiễm, ngoài ra cần tăng cường chống hàng nhái, hàng giả.
Điều 2.
Tổ chức thực hiện:
1. Bộ Công nghiệp:
a. Vụ Cơ khí, luyện kim và hóa chất:
- Phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược - Qui hoạch phát triển công nghiệp hóa chất đến năm 2010 có tính đến năm 2020". Chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện sau khi được ban hành.
- Phối hợp với Cục Công nghiệp địa phương, các Vụ chức năng thuộc Bộ, các Sở Công nghiệp địa phương theo dõi sát, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh nhằm hỗ trợ các cơ sở hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
- Chỉ đạo Tổng Công ty hóa chất Việt Nam, Tổng công ty dầu khí Việt Nam bố trí sản xuất đủ, đáp ứng nhu cầu của nông nghiệp, nông thôn.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan như Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản, Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Hội Hóa học Việt Nam triển khai các dự án cụ thể.
b. Cục Công nghiệp địa phương:
- Phối hợp các Sở Công nghiệp, các Vụ chức năng, các Tổng Công ty thuộc Bộ để triển khai các nội dung của đề án.
- Báo cáo định kỳ về những thuận lợi và vướng mắc trong quá trình thực hiện đề án cho lãnh đạo Bộ.
c. Vụ Hợp tác quốc tế:
- Phối hợp với các Vụ chức năng thuộc Bộ Xây dựng quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các tổ chức quốc tế và nước ngoài trong lĩnh vực cung cấp thông tin, tiến bộ KHKT, các hỗ trợ về tài chính, kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
d. Vụ Khoa học & Công nghệ:
- Phối hợp với các Vụ chức năng thuộc Bộ chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu thuộc Bộ nâng cao năng lực nghiên cứu và đẩy mạnh ứng dụng các giải pháp khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và nông thôn.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và đề xuất các hàng rào kỹ thuật nhằm bảo vệ thị trường nội địa.
- Chủ trì phối hợp phổ biến tuyên truyền an toàn hóa chất cho nông nghiệp, nông thôn.
2. Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam:
- Theo dõi, chỉ đạo các doanh nghiệp trực thuộc xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm nhằm phục vụ kịp thời nhu cầu các sản phẩm hóa chất cho nông nghiệp, nông thôn.
- Đẩy mạnh tiến độ đầu tư xây dựng Nhà máy DAP công suất 330.000 tấn/năm, Nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám công suất 560.000 tấn/năm.
Đầu tư mở rộng năng lực sản xuất phân lân supe tại Lâm Thao lên 850.000 tấn/năm, tại Long Thành lên 200.000 tấn/năm, các nhà máy sản xuất lân nung chảy lên 500.000 tấn/năm.
- Đầu tư công nghệ thiết bị để đổi mới công nghệ gia công, sản xuất các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật. Đầu tư sản xuất hoạt chất công suất 6.000 tấn/năm. Đầu tư đồng bộ các dự án đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất phân bón, như quặng apatit, secpentin.
- Tiến hành lập báo cáo NCKT dự án đầu tư sản xuất soda và xút - clo từ muối công nghiệp.
3. Tổng Cổng ty Dầu khí Việt Nam:
- Vận hành ổn định nhà máy phân đạm Phú Mỹ, phấn đấu từ năm 2005 chạy đạt công suất thiết kế, đồng thời xây dựng mạng lưới phân phối phục vụ nhu cầu sử dụng phân đạm ure của nông dân.
- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng nhà máy phân đạm Cà Mau công suất 800.000 tấn/năm.
4. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Chỉ đạo các Sở, Ban, ngành xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm cụ thể hóa các nội dung của đề án phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng địa phương để phát huy tối đa khả năng của ngành công nghiệp hóa chất phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
- Củng cố, kiện toàn bộ máy Sở Công nghiệp để thực hiện tốt vai trò đầu mối tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Công nghiệp trong việc phát triển công nghiệp hóa chất phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
5. Hội Hóa học Việt Nam:
- Hợp tác với các tổ chức hữu quan nhằm hỗ trợ đưa nhanh các tiến bộ khoa học và kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
- Phổ biến các kiến thức khoa học và kỹ thuật hóa chất cho nông dân và những người có các hoạt động liên quan đến công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
6. Hiệp hội Phân bón Việt Nam:
- Phối hợp các doanh nghiệp sản xuất, các nhà nhập khẩu, kinh doanh phân bón trong công tác thông tin, tìm kiếm thị trường, kiểm tra giám sát giá bán sản phẩm, giá nhập khẩu, chất lượng sản phẩm, tham gia cân đối cung - cầu để tránh xẩy ra những biến động về giá cả.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng Cục thuộc Bộ, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Hoàng Trung Hải
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Bộ Công nghiệp",
"promulgation_date": "15/07/2004",
"sign_number": "60/2004/QĐ-BCN",
"signer": "Hoàng Trung Hải",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-01-2007-QD-UBND-xu-ly-no-dong-cho-ho-ngheo-vay-von-xoa-doi-giam-ngheo-Dong-Nai-271138.aspx | Quyết định 01/2007/QĐ-UBND xử lý nợ đọng cho hộ nghèo vay vốn xóa đói giảm nghèo Đồng Nai | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/2007/QĐ-UBND
Biên Hòa, ngày 02 tháng 01 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH XỬ LÝ NỢ TỒN ĐỌNG TRONG CHO HỘ NGHÈO VAY TỪ NGUỒN VỐN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA TỈNH TRƯỚC QUYẾT ĐỊNH 986/QĐ.UBT NGÀY 30/3/1998 CỦA UBND TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 69/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách Xã hội;
Căn cứ Thông tư số 65/2005/TT-BTC ngày 16/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện quy chế xử lý nợ rủi ro của Ngân hàng Chính sách Xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 69/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 55/QĐ-HĐQT ngày 24/02/2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội về việc ban hành Quy định xử lý nợ bị rủi ro trong hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội;
Xét đề nghị của Thường trực BCĐ.XĐGN-VL tỉnh Đồng Nai tại Tờ trình số 51/BCĐ.XĐGN-VL ngày 07 tháng 8 năm 2006 và Báo cáo bổ sung số 54/BCĐ.XĐGN-VL ngày 13 tháng 9 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về xử lý nợ tồn đọng trong cho hộ nghèo vay từ nguồn vốn XĐGN của tỉnh trước Quyết định 986/QĐ.UBT ngày 30/3/1998 của UBND tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đồng Nai, Giám đốc Sở Lao động-TBXH (Cơ quan Thường trực BCĐ.XĐGN-VL tỉnh Đồng Nai), Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các Sở, ngành của tỉnh có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Võ Văn Một
QUY ĐỊNH
XỬ LÝ NỢ TỒN ĐỌNG TRONG CHO HỘ NGHÈO VAY TỪ NGUỒN VỐN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA TỈNH TRƯỚC QUYẾT ĐỊNH 986/QĐ.UBT NGÀY 30/3/1998 CỦA UBND TỈNH ĐỒNG NAI
(Kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-UBND ngày 02/01/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích
- Xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng cho vay hộ nghèo giai đoạn (1994-1998) trước khi có Quyết định 986/QĐ.UBT (Quy định ủy thác toàn bộ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, kể cả dư nợ cho Ngân hàng phục vụ người nghèo, nay là Ngân hàng Chính sách Xã hội theo dõi cho vay, thu nợ (gọi tắt là nợ trước 986); thu hồi các khoản nợ tạo nguồn vốn quay vòng cho vay hộ nghèo.
- Tạo điều kiện hỗ trợ cho các hộ nghèo khắc phục khó khăn tiếp tục sản xuất, kinh doanh tạo nguồn thu nhập.
- Góp phần làm lành mạnh hoạt động cho vay hộ nghèo theo đúng chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo.
Điều 2. Đối tượng phạm vi áp dụng
Toàn bộ số dư nợ cũ thuộc nguồn vốn xóa đói giảm nghèo (sau đây ghi tắt là XĐGN) của địa phương do các cấp chính quyền trực tiếp cho vay từ 1994-1998 trước Quyết định 986/QĐ.UBT, hiện đang được hạch toán theo dõi tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội Đồng Nai.
Điều 3. Nguyên tắc xử lý nợ
- Được xem xét xử lý từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào nguyên nhân hoàn cảnh và khả năng trả nợ của hộ vay. Bảo đảm đủ hồ sơ pháp lý, đúng trình tự, khách quan, công bằng giữa các đối tượng vay vốn.
- Nợ tồn đọng do nguyên nhân chủ quan của người vay phải được kiên quyết xử lý thu hồi. Nợ do các tổ chức, cá nhân chiếm dụng dưới mọi hình thức thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Nợ tồn đọng do nguyên nhân khách quan được kiểm kê, phân loại nguyên nhân cụ thể và căn cứ vào hoàn cảnh, khả năng tài chính của hộ vay để xử lý theo quy định này.
Điều 4. Hội đồng xử lý nợ các cấp
1. Hội đồng xử lý nợ của các cấp gồm: Toàn bộ thành viên của BCĐ.XĐGN-VL tỉnh, huyện (hoặc Ban XĐGN-VL xã), 1 đại diện của cơ quan Tư pháp, 1 đại diện của Ban Văn hóa xã hội-Hội đồng nhân dân, 1 cán bộ chuyên trách XĐGN cùng cấp. Hội đồng xử lý nợ do Trưởng Ban chỉ đạo XĐGN - VL làm Chủ tịch, Phó Ban Thường trực làm Phó Chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng cử Thư ký Hội đồng. Hội đồng xử lý nợ cấp nào do Trưởng ban XĐGN-VL cấp đó làm Chủ tịch và điều hành.
2. Hội đồng xử lý nợ có nhiệm vụ và quyền hạn kiểm tra, thẩm định kết quả kiểm kê xác nhận nợ, phân loại nguyên nhân nợ trên địa bàn, đề xuất biện pháp xử lý nợ đối với từng hộ vay và đôn đốc việc thu hồi nợ theo quyết định của cấp thẩm quyền.
3. Hội đồng xử lý nợ tự giải thể khi việc xử lý nợ trước Quyết định 986 hoàn tất.
Điều 5. Thời điểm kiểm kê, xử lý nợ trước 986
Thời điểm thực hiện kiểm kê, xử lý thu hồi nợ trước 986 theo quy định này bắt đầu từ 31/01/2007 và thu hồi nợ dứt điểm trước 31/12/2007.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 6. Kiểm kê đối chiếu, phân loại nguyên nhân nợ chưa trả
Tổ chức kiểm kê đối chiếu, phân loại nguyên nhân nợ chưa trả theo các trường hợp cụ thể như sau:
1. Các nguyên nhân khách quan:
a) Hộ vay chưa vượt được chuẩn nghèo, còn có tên trong danh sách hộ nghèo giai đoạn III (2006 - 2010) hoặc tái nghèo nhưng chưa cập nhật trong danh sách (nếu có).
b) Hộ mới thoát nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn III nhưng thực tế còn khó khăn về tài chính, thu nhập bình quân trong hộ thấp hơn 300.000 đồng/người/tháng ở nông thôn; 450.000 đồng/người/tháng ở thành thị và tài sản của hộ có giá trị dưới 10 triệu đồng (không tính giá trị đất sản xuất, đất ở, nhà ở).
c) Người vay: Chết, bỏ đi nơi khác không xác định được địa chỉ; mất tích; tâm thần; ốm đau thường xuyên; có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không nơi nương tựa; không còn tài sản để trả nợ, không có người thừa kế hoặc người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho người vay.
d) Hộ nhận tiền từ vốn XĐGN của địa phương thuộc đối tượng đặc thù, theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, nhằm hỗ trợ một số hộ khó khăn ở một số địa phương trong tỉnh.
2. Các nguyên nhân chủ quan:
a) Hộ đã thực sự vượt nghèo, có đời sống trung bình trở lên, có khả năng trả nợ đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng không trả.
b) Nợ bị các tổ chức, cá nhân chiếm dụng dưới mọi hình thức.
Điều 7. Các biện pháp xử lý nợ
1. Các khoản nợ chưa trả do nguyên nhân khách quan:
a) Miễn số lãi vay tại thời điểm kiểm kê cho những hộ vay nêu tại điểm a khoản 1 Điều 6 quy định này, thực sự có khó khăn về tài chính, nhưng còn khả năng trả nợ. Số dư nợ gốc hộ vay phải trả trong thời hạn tối đa 09 tháng, tính từ ngày nhận được quyết định xử lý nợ.
b) Giảm 50% lãi tiền vay còn lại tại thời điểm kiểm kê cho những hộ nêu tại điểm b khoản 1 Điều 6 quy định này, có khó khăn về tài chính, còn khả năng trả nợ. Số dư nợ gốc và số tiền lãi còn lại hộ vay phải trả trong thời gian tối đa 06 tháng, tính từ ngày nhận được quyết định xử lý nợ.
c) Xóa nợ (gốc và lãi) còn lại tại thời điểm kiểm kê, sau khi đã áp dụng các biện pháp tận thu cho những hộ bị rủi ro hoặc có hoàn cảnh nêu tại điểm c khoản 1 Điều 6 quy định này, không còn tài sản để trả nợ, không có người thừa kế, hoặc có người thừa kế nhưng người thừa kế không có khả năng trả nợ.
d) Thực hiện theo quyết định của cấp thẩm quyền đối với các khoản nợ thuộc đối tượng được nêu tại điểm d khoản 1 Điều 6 quy định này.
2. Các khoản nợ chưa trả do nguyên nhân chủ quan:
a) Đối với các khoản nợ chưa trả do nguyên nhân chủ quan của người vay được nêu tại điểm a khoản 2 Điều 6 của quy định này thì UBND và BCĐ.XĐGN-VL địa phương (huyện, xã) có các biện pháp kiên quyết thích hợp để thu hồi nợ.
b) Đối với khoản nợ chưa trả do nguyên nhân chủ quan được nêu tại điểm b khoản 2 Điều 6 quy định này thì UBND và BCĐ.XĐGN-VL địa phương phải kiên quyết xử lý thu hồi kể cả chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật để xử lý theo luật định.
Điều 8. Hồ sơ pháp lý để xem xét xử lý nợ trước 986
1. Đối với miễn giảm lãi tiền vay, thu hồi tiền gốc và lãi còn lại, hồ sơ gồm:
a) Biên bản xác nhận nợ vay và cam kết trả nợ của hộ vay có xác nhận của người vay và cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.
b) Bản sao hợp đồng vay vốn hoặc sổ tiết kiệm vay vốn có số dư (nợ gốc, nợ lãi) đến ngày đề nghị xử lý, có xác nhận sao y của Ngân hàng Chính sách Xã hội cấp huyện (sau đây viết tắt là NHCSXH huyện).
c) Đơn xin miễn, giảm lãi tiền vay của người vay.
d) Biên bản họp Hội đồng xử lý nợ của chính quyền cấp xã xét đề nghị miễn giảm lãi vay đối với từng hộ vay.
e) Quyết định xử lý nợ của cấp thẩm quyền.
2. Đối với xóa nợ, hồ sơ pháp lý gồm:
a) Biên bản xác nhận nợ vay bị rủi ro do người vay: Chết; mất tích; bỏ đi nơi khác không xác định được địa chỉ; tâm thần; ốm đau thường xuyên phải điều trị dài ngày, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không nơi nương tựa có xác nhận của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.
b) Bản sao hợp đồng tín dụng hoặc sổ tiết kiệm vay vốn có số dư (nợ gốc, nợ lãi) đến ngày đề nghị xử lý có xác nhận sao y của NHCSXH cấp huyện.
c) Đơn xin xóa nợ của người vay vốn (hoặc người nhận vốn nêu ở điểm d khoản 1 Điều 6 quy định này); trường hợp người vay chết; bỏ đi nơi khác không xác định được địa chỉ; mất tích; bị tâm thần mà không có người thừa kế theo pháp luật thì không cần có đơn xin xóa nợ, mà thay bằng: Giấy chứng tử, giấy chứng nhận tâm thần, giấy chứng nhận bỏ đi nơi khác không rõ địa chỉ, mất tích của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
d) Biên bản họp Hội đồng xử lý nợ của chính quyền cấp xã xét đề nghị xóa nợ cho từng hộ.
e) Quyết định của cấp thẩm quyền.
3. Đối với thu hồi nợ do nguyên nhân chủ quan, hồ sơ pháp lý gồm:
3.1. Đối với nợ do người vay đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng không chịu trả nợ:
a) Biên bản xác nhận nợ vay và cam kết trả nợ của hộ vay vốn có xác nhận của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.
b) Bản sao khế ước vay vốn có xác nhận sao y của Ngân hàng CSXH cấp huyện.
c) Biên bản họp Hội đồng xử lý nợ của chính quyền cấp xã đề nghị biện pháp xử lý để thu hồi nợ.
d) Quyết định về biện pháp xử lý để thu hồi nợ của cấp có thẩm quyền.
3.2. Đối với nợ do các tổ chức, cá nhân chiếm dụng dưới mọi hình thức hồ sơ pháp lý gồm:
a) Biên bản xác nhận nợ vay có ghi rõ lời khai của hộ vay vốn về tổ chức, cá nhân chiếm dụng dưới mọi hình thức, có xác nhận của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.
b) Giấy chứng nhận thu nợ, thu lãi chứng minh tổ chức, cá nhân chiếm dụng dưới mọi hình thức hoặc giấy tờ liên quan tương tự khác.
c) Bản sao Hợp đồng vay vốn có xác nhận sao y của Ngân hàng CSXH cấp huyện.
d) Biên bản họp Hội đồng xử lý nợ của chính quyền cấp xã đề nghị biện pháp xử lý đối với tổ chức, cá nhân chiếm dụng để thu hồi nợ.
e) Quyết định về biện pháp xử lý nợ đối với tổ chức, cá nhân chiếm dụng của cấp có thẩm quyền.
Điều 9. Thẩm quyền và trách nhiệm xử lý nợ
1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định biện pháp xóa nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan hoặc do nguyên nhân đặc thù khác trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch UBND huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và thẩm định, đề xuất của Hội đồng xử lý nợ của tỉnh.
2. Chủ tịch UBND huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và Hội đồng xử lý nợ của huyện (TX, TP) quyết định việc xử lý nợ đối với các biện pháp còn lại theo các nguyên tắc sau đây:
- Ra quyết định xử lý đối với từng hộ vay vốn.
- Ra quyết định thực hiện biện pháp thích hợp để thu hồi nợ đối với những trường hợp có khả năng trả nợ đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng không trả, nay tiếp tục không thực hiện quyết định xử lý nợ của cấp có thẩm quyền.
3. Chủ tịch UBND xã:
- Tổ chức việc kiểm kê, xác nhận nợ và bình xét phân loại nguyên nhân, hoàn cảnh, khả năng tài chính của từng hộ, lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ theo quy định trên địa bàn xã.
- Tổ chức việc thực hiện quyết định xử lý thu hồi nợ của cấp có thẩm quyền.
- Phối hợp với Mặt trận, đoàn thể tổ chức việc tuyên truyền, động viên và theo dõi kiểm tra thường xuyên kết quả thực hiện cam kết của hộ vay, xử lý kịp thời những phát sinh trong quá trình thực hiện ở địa phương.
4. Sở Tài chính hướng dẫn hạch toán, kế toán về nguồn vốn để xử lý nợ và quyết toán chi phí phục vụ công tác xử lý nợ theo quy định này.
5. Chi nhánh hoặc phòng giao dịch NHCSXH cung cấp bản sao kê danh sách hộ nợ tại thời điểm kiểm kê của từng xã; cung cấp bản sao hợp đồng vay vốn của từng hộ có số dư nợ gốc, lãi vay, ký xác nhận sao y, tham gia xử lý và thu nợ; thực hiện hạch toán, kế toán theo quyết định của cấp có thẩm quyền và báo cáo thống kê tiến độ, kết quả xử lý, thu hồi nợ cho Hội đồng xử lý nợ của tỉnh, huyện.
Điều 10. Trình tự thực hiện xử lý nợ
1. Tổ chức tập huấn cho cán bộ tỉnh, huyện, xã, ấp trực tiếp tham gia việc kiểm kê xử lý nợ về chủ trương, giải pháp và nghiệp vụ, bảo đảm tính pháp lý và thống nhất trong xử lý.
2. Triển khai việc kiểm kê xác nhận nợ, phân loại nguyên nhân dẫn đến nợ tồn đọng và hoàn cảnh, khả năng tài chính của từng hộ vay một cách trực tiếp, chính xác, khách quan theo địa bàn từng xã.
3. Hội đồng xử lý nợ cấp xã xem xét thẩm định kết quả kiểm kê, phân loại và kiến nghị biện pháp xử lý nợ đối với từng hộ trên địa bàn xã, lập biên bản cuộc họp và hoàn chỉnh bộ hồ sơ pháp lý đề nghị xử lý nợ gửi Hội đồng xử lý nợ cấp huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là huyện).
4. Hội đồng xử lý nợ cấp huyện kiểm tra lại kết quả kiểm kê và các kiến nghị của Hội đồng xử lý nợ của xã, xác định biện pháp xử lý nợ đối với từng trường hợp (hộ) trên địa bàn huyện và:
- Lập hồ sơ trình Chủ tịch UBND huyện ra Quyết định xử lý từng trường hợp theo thẩm quyền được giao.
- Lập hồ sơ trình Chủ tịch UBND huyện kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh xử lý những trường hợp ngoài thẩm quyền của huyện.
- Tổng hợp kết quả kiểm kê, phân loại nguyên nhân và đề nghị biện pháp xử lý nợ kèm bộ hồ sơ đề nghị gửi về Hội đồng xử lý nợ của tỉnh.
5. Hội đồng xử lý nợ của tỉnh:
- Kiểm tra hồ sơ, báo cáo, đề nghị xử lý nợ của cấp huyện, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định xử lý các trường hợp ngoài thẩm quyền của huyện.
- Tổng hợp kết quả xử lý nợ trên địa bàn toàn tỉnh báo cáo với UBND tỉnh và thông báo kết quả cho các ngành có liên quan để theo dõi đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện.
6. Tổ chức thu hồi nợ: Việc thu hồi nợ được thực hiện trên địa bàn từng xã, mỗi xã có một số tổ phụ trách thu hồi nợ. Những nơi có nhiều khó khăn huyện cần tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra kể cả tăng cường cán bộ nghiệp vụ để thu nợ.
Điều 11. Hạch toán nguồn vốn để xử lý nợ và lãi tiền vay
1. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội hạch toán giảm nguồn vốn ủy thác XĐGN của địa phương theo quyết định xóa nợ của Chủ tịch UBND tỉnh.
2. Số vốn gốc thu hồi được NHCSXH tiếp tục quay vòng cho vay hộ nghèo.
3. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh thực hiện việc hạch toán tiền lãi thu được vào tài khoản tiền lãi cho vay hộ nghèo thuộc nguồn vốn ủy thác của tỉnh do Thường trực Ban chỉ đạo XĐGN-VL tỉnh quản lý để chi theo quy định.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Trách nhiệm của người vay và người chiếm dụng vốn XĐGN dưới mọi hình thức
1. Người vay và người chiếm dụng vốn XĐGN dưới mọi hình thức có trách nhiệm làm đầy đủ các thủ tục cá nhân liên quan, phục vụ hoạt động xử lý nợ theo quy định này.
2. Người vay và người chiếm dụng dưới mọi hình thức có trách nhiệm thực hiện đúng cam kết việc trả nợ hoặc quyết định xử lý nợ của cấp có thẩm quyền.
Điều 13. Khen thưởng, kỷ luật
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động xử lý nợ được xét khen thưởng theo quy định.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm làm cản trở, sai lệch các nội dung liên quan đến công tác xử lý nợ, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Kinh phí phục vụ các hoạt động xử lý nợ
1. Kinh phí phục vụ kiểm kê và xử lý nợ giao cho Thường trực BCĐ.XĐGN-VL tỉnh cùng Giám đốc Sở Tài chính thống nhất quy định bằng văn bản theo chế độ hiện hành.
2. Nguồn chi: Từ phần lãi thực thu phục vụ quản lý thuộc nguồn vốn ủy thác quỹ XĐGN của địa phương do Thường trực BCĐ.XĐGN-VL tỉnh quản lý.
Điều 15. Tổ chức thực hiện
1. Thường trực BCĐ.XĐGN-VL tỉnh chủ trì phối hợp cùng Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Chi nhánh Ngân hàng CSXH hướng dẫn cụ thể việc thực hiện quy định này.
2. Về trình tự thủ tục hạch toán theo hướng dẫn của Ngân hàng CSXH tỉnh.
3. UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể cấp huyện tập trung chỉ đạo tuyên truyền và thực hiện quy định này trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Đồng Nai",
"promulgation_date": "02/01/2007",
"sign_number": "01/2007/QĐ-UBND",
"signer": "Võ Văn Một",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-quyet-62-2008-NQ-HDND-phe-chuan-ke-hoach-su-dung-dat-nam-2009-thanh-pho-Nam-Dinh-87441.aspx | Nghị quyết 62/2008/NQ-HĐND phê chuẩn kế hoạch sử dụng đất năm 2009 thành phố Nam Định | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 62/2008/NQ-HĐND
Nam Định, ngày 24 tháng 12 năm 2008
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2009 THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật đất đai năm 2003;
Xét tờ trình số: 315/TT-UBND ngày 22/12/2008 của UBND thành phố về kế hoạch sử dụng đất năm 2009 thành phố Nam Định và báo cáo thẩm định của Ban Kinh tế - xã hội HĐND thành phố;
Hội đồng nhân dân thành phố đã thảo luận và nhất trí,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê chuẩn kế hoạch sử dụng đất năm 2009 thành phố Nam Định (có biểu kế hoạch sử dụng đất chi tiết kèm theo). Trong đó:
1. Kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đăng ký: 518,15ha
a. Đất ở: diện tích: 112,70ha.
b. Đất chuyên dùng: diện tích 403,50ha.
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 1,11ha.
- Đất an ninh, quốc phòng: 5,00ha.
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 188,16ha.
+ Đất công nghiệp: 184,20ha.
+ Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh: 3,96ha
- Đất có mục đích công cộng: 209,23ha
+ Đất giao thông: 133,72ha.
+ Đất thủy lợi: 20,96ha.
+ Đất để truyền dẫn năng lượng, truyền thông: 1,97ha.
+ Đất cơ sở văn hóa: 19,08ha.
+ Đất cơ sở y tế: 0,70ha.
+ Đất cơ sở giáo dục đào tạo: 12,92ha.
+ Đất thể dục thể thao: 0,48ha.
+ Đất chợ: 4,30ha.
+ Đất có di tích danh thắng: 15,00ha.
+ Đất bãi thải, xử lý chất thải: 0,10ha.
c. Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Đăng ký kế hoạch với diện tích: 0,49ha.
d. Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Đăng ký kế hoạch với diện tích: 1,46ha.
2. Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp: 208,88ha.
3. Bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010):
a. Đất phi nông nghiệp:
- Đất ở: 3,85ha
+ Đấu giá Nam Phong: 3,65ha
+ Đấu giá đất dôi dư của phòng Giáo dục và đào tạo: 0,20ha
- Đất chuyên dùng: 67,94ha
+ Đất giao thông: 67,20ha.
+ Đất cơ sở văn hóa: 0,01ha
+ Đất cơ sở y tế: 0,10ha
+ Đất giáo dục và đào tạo: 0,13ha
+ Đất chợ: 0,50ha
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 0,52ha
b. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng: 154,60ha
Điều 2. Giao UBND thành phố hoàn tất các thủ tục, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành trong năm 2009.
Điều 4. Thường trực HĐND, các Ban HĐND và các đại biểu HĐND thành phố giám sát việc thực hiện nghị quyết này.
Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân thành phố khóa XIV, kỳ họp thứ 11 thông qua.
CHỦ TỊCH
Trần Đăng Hùng
BIỂU 03/KH
CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2009 CỦA UBND TP NAM ĐỊNH
Thứ tự
CHỈ TIÊU
Mã
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN
4.622,84
100,00
1
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
NNP
1.142,46
24,71
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
796,63
17,23
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
657,99
14,23
1.1.1.1
Đất trồng lúa
LUA
544,65
11,78
1.1.1.1.1
Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
469,39
10,15
1.1.1.1.2
Đất trồng lúa nước còn lại
LUK
75,26
1,63
1.1.1.1.3
Đất trồng lúa nương
LUN
1.1.1.2
Đất trồng cây hàng năm còn lại
HNC(a)
113,34
2,45
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
138,64
3,00
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
1.3
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
345,60
7,48
1.4
Đất làm muối
LMU
1.5
Đất nông nghiệp khác
NKH
0,23
0,00
2
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
PNN
3.451,42
74,66
2.1
Đất ở
OTC
831,51
17,99
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
ONT
126,22
2,73
2.1.2
Đất ở tại đô thị
ODT
705,29
15,26
2.2
Đất chuyên dùng
CDG
2.274,93
49,21
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
CTS
35,56
0,77
2.2.2
Đất quốc phòng an ninh
CQA
42,31
0,92
2.2.3
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
CSK
826,96
17,89
2.2.3.1
Đất khu công nghiệp
SKK
511,85
11,07
2.2.3.2
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
SKC
297,18
6,43
2.2.3.3
Đất cho hoạt động khoáng sản
SKS
2.2.3.4
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ
SKX
17,93
0,39
2.2
Đất có mục đích công cộng
CCC
1.370,10
29,64
2.2.4.1
Đất giao thông
DGT
776,04
16,79
2.2.4.2
Đất thủy lợi
DTL
148,08
3,20
2.2.4.3
Đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền thông
DNT
9,04
0,20
2.2.4.4
Đất cơ sở văn hóa
DVH
146,58
3,17
2.2.4.5
Đất cơ sở y tế
DYT
18,83
0,41
2.2.4.6
Đất cơ sở giáo dục đào tạo
DGD
137,12
2,97
2.2.4.7
Đất cơ sở thể dục thể thao
DTT
19,23
0,42
2.2.4.8
Đất chợ
DCH
12,84
0,28
2.2.4.9
Đất có di tích danh thắng
LDT
78,21
1,69
2.2.4.10
Đất bãi thải, xử lý chất thải
RAC
24,13
0,52
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
7,21
0,16
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
62,25
1,35
2.5
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
SMN
275,52
5,96
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
3
ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG
CSD
28,96
0,63
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
28,96
0,63
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS
3.3
Núi đá không có rừng cây
NCS | {
"issuing_agency": "Tỉnh Nam Định",
"promulgation_date": "24/12/2008",
"sign_number": "62/2008/NQ-HĐND",
"signer": "Trần Đăng Hùng",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-4969-QD-UBND-2020-Danh-muc-san-pham-uu-tien-trien-khai-truy-xuat-nguon-goc-Binh-Dinh-472739.aspx | Quyết định 4969/QĐ-UBND 2020 Danh mục sản phẩm ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc Bình Định | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 4969/QĐ-UBND
Bình Định, ngày 04 tháng 12 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC SẢN PHẨM, NHÓM SẢN PHẨM TRỌNG ĐIỂM, ƯU TIÊN TRIỂN KHAI TRUY XUẤT NGUỒN GỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc;
Căn cứ Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 12/3/2020 của UBND tỉnh về việc thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 117/TTr-SKHCN ngày 23/11/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm trọng điểm, ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Bình Định (có danh mục kèm theo).
Điều 2.
Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Y tế; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, PCT Nguyễn Phi Long;
- PVP VX;
- Lưu: VT, K16.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Phi Long
DANH MỤC
SẢN PHẨM, NHÓM SẢN PHẨM TRỌNG ĐIỂM, ƯU TIÊN TRIỂN KHAI TRUY XUẤT NGUỒN GỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4969/QĐ-UBND, ngày 04/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh)
STT
DANH MỤC
I
Nhóm vật liệu xây dựng
1
Sản phẩm đá Granite
II
Nhóm sản phẩm lâm sản
1
Sản phẩm gỗ
III
Nhóm sản phẩm phân bón
1
Phân hữu cơ
2
Phân vô cơ
3
Phân vi sinh
IV
Nhóm sản phẩm nông sản
1
Trà Gò Loi
2
Rau, củ, quả:
Rau an toàn Lá Lành
Rau an toàn Phước Hiệp
Rau sạch Thuận Nghĩa
Bí đao Mỹ Thọ
Củ hành Hương
Dưa các loại
3
Cây ăn quả:
Bưởi Hoài Ân
Bưởi da xanh
Cam Xoàn An Lão
Cam sành An Lão
Dừa xiêm Hoài Ân
Chuối Mốc Hoài Sơn
Cau trái
4
Nếp các loại:
Nếp Bàu Chánh Trạch
Nếp ngự Hoài Sơn
5
Gạo hữu cơ Ân Tín
6
Mì lát
7
Tinh bột sắn
V
Nhóm sản phẩm thủy sản
1
Cá ngừ đại dương
2
Chình mun Phù Mỹ
3
Nước mắm:
Nước mắm Đề Gi
Nước mắm Như Hoa
Nước mắm 24 Tân Thịnh
Nước mắm Như Mười
Nước mắm Minh Nhạn
Nước mắm Phù Cát
4
Hải sản khô
VI
Nhóm sản phẩm chăn nuôi
1
Bò thịt chất lượng cao
2
Trứng vịt lộn Hoài Mỹ
3
Gà giống
4
Heo Hoài Ân
VII
Nhóm sản phẩm thực phẩm
1
Mật ong rừng An Lão
2
Nem, chả các loại
3
Bánh tráng các loại
4
Bánh ngọt các loại (bánh hồng, bánh ít lá gai, bánh kem)
5
Bánh gạo lức
6
Bánh cốm
7
Bánh Dây Hoài Nhơn
8
Yến sào Hoài Nhơn
9
Bún phở các loại:
Bún Song Thằn
Bún phở Cô Phương
Bún gạo khô Biên Thắm
Bún gạo khô Phương Anh
Bún số 8 Tam Quan Nam
10
Dầu thực vật các loại
Dầu dừa Hoài Nhơn
Dầu phộng Hoài Nhơn
Dầu phộng Công Chính
11
Muối Đề Gi
12
Nấm ăn
VIII
Nhóm sản phẩm đồ uống có cồn và giải khát
1
Rượu Bàu đá
2
Rượu đậu xanh Tây Sơn
3
Rượu vang Belifood
4
Rượu Vĩnh Cửu
5
Rượu Trung Thứ
6
Rượu hoàng đế Quang Trung
7
Nước tinh khiết
IX
Nhóm sản phẩm dược liệu
1
Trà Cà gai leo
2
Trà Dung
3
Nấm linh chi
X
Nhóm sản phẩm khác
1
Mai vàng Nhơn An
2
Nón ngựa Phú Gia
3
Nón lá Thuận Hạnh
4
Nón lá Gò Găng
5
Vải thổ cẩm Hà Văn Trên
6
Chiếu cói Hoài Nhơn
7
Nhang trầm các loại
8
Quả thể đông trùng hạ thảo
9
Súng thần công
10
Chế phẩm các loại
11
Hoa cúc chậu
12
Than sinh học
13
Giấm gỗ
14
Bình hoa composit Thanh Duy
15
Mây tre đan Hoài Nhơn | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Định",
"promulgation_date": "04/12/2020",
"sign_number": "4969/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Phi Long",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Lenh-cong-bo-Luat-bo-sung-dieu-cua-Luat-Ngan-hang-Nha-nuoc-Viet-Nam-19-2003-L-CTN-55834.aspx | Lệnh công bố Luật bổ sung điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 19/2003/L-CTN | CHỦ TỊCH NƯỚC
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 19/2003/L-CTN
Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2003
LỆNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội Khóa X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Điều 91 của Luật Tổ chức Quốc hội;
Căn cứ vào Điều 50 của Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật,
NAY CÔNG BỐ:
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003./.
CHỦ TỊCH NƯỚC
Trần Đức Lương | {
"issuing_agency": "Chủ tịch nước",
"promulgation_date": "26/06/2003",
"sign_number": "19/2003/L-CTN",
"signer": "Trần Đức Lương",
"type": "Lệnh"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Nghi-quyet-12-2018-NQ-HDND-ho-tro-dau-tu-co-so-ha-tang-doi-voi-36-thon-ban-kho-khan-Bac-Giang-390811.aspx | Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đối với 36 thôn bản khó khăn Bắc Giang | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 12/2018/NQ-HĐND
Bắc Giang, ngày 11 tháng 7 năm 2018
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐỐI VỚI 36 THÔN, BẢN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN NHẤT TỈNH BẮC GIANG, GIAI ĐOẠN 2019 - 2021
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
KHOÁ XVIII - KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Xét Tờ trình số 99/TTr-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2018 của UBND tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đối với 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2019 - 2021, như sau:
1. Đối tượng hỗ trợ: 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất.
(Có danh sách các thôn, bản kèm theo)
2. Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ xây dựng các công trình giao thông (ngầm, đường tránh lũ, khắc phục sạt lở, trơn trượt), công trình thủy lợi (hồ, đập).
3. Kinh phí hỗ trợ: 54 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh.
Định mức phân bổ: 18 tỷ đồng/năm.
Mức hỗ trợ: 1,5 tỷ đồng/thôn, bản.
4. Các thôn, bản thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết này khi xây dựng đường giao thông nông thôn được hỗ trợ xi măng theo Nghị quyết số 07/2017/NQ- HĐND ngày 13/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang Quy định chính sách hỗ trợ cứng hoá đường trục thôn, đường liên thôn và đường nội đồng gắn với giao thông liên thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2017 - 2021; Nghị quyết số 06/2018/NQ-HĐND ngày 11/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 07/2017/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 Quy định chính sách hỗ trợ cứng hóa đường trục thôn, đường liên thôn và đường nội đồng gắn với giao thông liên thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2017-2021.
Điều 2. Giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang Khóa XVIII, Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 11 tháng 7 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019./.
CHỦ TỊCH
Bùi Văn Hải
DANH SÁCH
36 THÔN, BẢN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN NHẤT TỈNH BẮC GIANG, GIAI ĐOẠN 2019-2021
(Kèm theo Nghị quyết số 12/2018/NQ-HĐND ngày 11/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang)
TT
Thôn, bản
Xã
Huyện
1
Bản Mùng
Xã Dương Hưu
Huyện Sơn Động
2
Thôn Đồng Làng
3
Thôn Đồng Mương
Xã Phúc Thắng
4
Thôn Rèm
Xã Giáo Liêm
5
Thôn Rộc
Nẩy Xã Cẩm Đàn
6
Thôn Biểng
Xã An Lạc
7
Thôn Thác
8
Thôn Luông
Xã Vĩnh Khương
9
Thôn Thanh Chung
Xã Tuấn Mậu
10
Thôn Nam Bồng
Xã Bồng Am
11
Thôn Dần 3
Xã Hữu Sản
12
Thôn Đồng Tàn
Xã An Bá
13
Thôn Gà
Xã Thanh Luận
14
Thôn Đồng Bang
Xã Chiên Sơn
15
Thôn Rãng Ngoài
Xã Sa Lý
Huyện Lục Ngạn
16
Thôn Khuân Tỏ
Xã Tân Sơn
17
Thôn Khuôn Kén
18
Thôn Đồng Mậm
Xã Sơn Hải
19
Thôn Cổ Vài
20
Thôn Chả
Xã Phong Vân
21
Thôn Chằm Khon
Xã Cấm Sơn
22
Thôn Ruồng
Xã Đèo Gia
23
Thôn Hòa Trong
Xã Tân Lập
24
Thôn Khuôm
Xã Phú Nhuận
25
Thôn Đồng Vành 2
Xã Lục Sơn
Huyện Lục Nam
26
Thôn Suối Mản
Xã Bình Sơn
27
Thôn Đá Húc
28
Thôn Khe Sâu
Xã Trường Sơn
29
Bản Vua Bà
30
Thôn Đồng Mận
Xã Vô Tranh
31
Thôn Bắc Máng
32
Thôn Đồng Cờ
Xã Tiến Thắng
Huyện Yên Thế
33
Thôn Trại Mới
Xã Đồng Hưu
34
Bản Nà Táng
Xã Canh Nậu
35
Bản Trại Mía
Xã Đồng Vương
36
Bản Đồng An
Xã Đồng Tiến | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Giang",
"promulgation_date": "11/07/2018",
"sign_number": "12/2018/NQ-HĐND",
"signer": "Bùi Văn Hải",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Ke-hoach-1130-KH-UBND-2020-thuc-hien-Quyet-dinh-630-QD-TTg-tinh-Quang-Binh-454440.aspx | Kế hoạch 1130/KH-UBND 2020 thực hiện Quyết định 630/QĐ-TTg tỉnh Quảng Bình | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1130/KH-UBND
Quảng Bình, ngày 30 tháng 6 năm 2020
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 630/QĐ-TTG NGÀY 11/5/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ TIẾP TỤC HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
Thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy (sau đây viết tắt là Quyết định số 630/QĐ-TTg); Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 99/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy (Nghị quyết số 99/2019/QH14) và Quyết định số 630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) giai đoạn 2014 - 2018 đã được Đoàn Giám sát của Quốc hội nêu tại Báo cáo số 41/BC-ĐGS ngày 17/10/2019 về kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách pháp luật về PCCC giai đoạn 2014 - 2018”.
2. Yêu cầu
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 630/QĐ-TTg theo đúng tiến độ đề ra; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả kế hoạch này.
- Xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp, phân công trách nhiệm và cơ chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan, đơn vị; đề cao tính chủ động của các cơ quan, đơn vị trong thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC & CNCH); bảo đảm tập trung, thống nhất, phối hợp chặt chẽ trong triển khai thực hiện, không để bị động bất ngờ; kịp thời hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát sinh, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả trong quá trình thực hiện.
II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Công tác tham mưu, xây dựng ban hành văn bản chỉ đạo về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Luật Phòng cháy, chữa cháy và các văn bản chỉ đạo công tác PCCC & CNCH, trọng tâm là: Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC; Nghị quyết số 99/2019/QH14; Quyết định số 630/QĐ-TTg ; Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 24/8/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình về thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC.
- Tập trung rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Phòng cháy, chữa cháy và các quy định của pháp luật có liên quan; chủ động rà soát, tham mưu, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.
(Thực hiện từ năm 2020 và các năm tiếp theo)
- Tham mưu xây dựng, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến PCCC; quy định chế độ, chính sách hỗ trợ cho lực lượng làm công tác PCCC & CNCH tương xứng với tính chất, yêu cầu nhiệm vụ; có chính sách cụ thể để khuyến khích, động viên quần chúng Nhân dân tham gia hoạt động PCCC.
(Thực hiện từ năm 2020 và các năm tiếp theo)
- Nghiên cứu xây dựng đề xuất UBND tỉnh ban hành Quy định về việc xử lý các cơ sở trên địa bàn không bảo đảm yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy, chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực.
(Hoàn thành trong năm 2021)
- Rà soát các cơ sở, công trình, phương tiện giao thông có tính chất đặc thù của địa phương để xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về bảo đảm an toàn PCCC đối với các loại hình, đối tượng đặc thù nhưng chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo đảm an toàn PCCC.
(Hoàn thành trong năm 2022)
2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về PCCC cho mọi tầng lớp nhân dân; đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp, phương pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, kiến thức, kỹ năng về PCCC, kỹ năng thoát nạn, sử dụng các phương tiện, thiết bị chữa cháy ban đầu; phát hành cẩm nang, tờ rơi phổ biến kiến thức bảo đảm an toàn PCCC tới các hộ gia đình, người lao động.
(Thực hiện từ năm 2020 và các năm tiếp theo)
- Chỉ đạo cơ quan báo chí, tuyên truyền tại địa phương tăng cường xây dựng, đăng tải tuyên truyền tin, bài, phóng sự, hướng dẫn các biện pháp PCCC và thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. Chỉ đạo nghiên cứu hoàn thiện giáo trình, bài giảng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về PCCC, đưa vào chương trình học tập, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và các cơ sở giáo dục phù hợp.
(Thực hiện từ năm 2020 và các năm tiếp theo)
3. Tập trung xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Xây dựng phong trào toàn dân PCCC & CNCH sâu rộng, với phương châm “bốn tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ), nòng cốt là lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng PCCC chuyên ngành.
(Thực hiện từ năm 2020 và các năm tiếp theo)
- Chỉ đạo tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác PCCC & CNCH; xác định rõ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác chỉ huy, hiệp đồng, bảo đảm thống nhất, chặt chẽ khi xử lý các vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn, nhất là các vụ việc huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia.
(Hoàn thành trong Quý IV năm 2020)
- Chú trọng xây dựng, nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến theo hướng tự phòng, tự quản về đảm bảo an toàn PCCC tại cụm dân cư, doanh nghiệp; giải quyết chế độ, chính sách kịp thời, thỏa đáng đối với người bị thương, hi sinh hoặc thiệt hại về tài sản khi tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; kịp thời động viên, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác PCCC & CNCH. Chỉ đạo vận động, khuyến khích người dân tình nguyện tham gia công tác PCCC & CNCH.
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo PCCC & CNCH của tỉnh và các huyện, thị xã thành phố phù hợp với yêu cầu thực tế.
(Hoàn thành trong Quý IV năm 2020)
4. Xây dựng chiến lược, kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy
- Khi xem xét quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương phải xem xét tới quy hoạch hạ tầng PCCC; tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã ban hành để bảo đảm yêu cầu về PCCC.
(Thực hiện từ năm 2020 và các năm tiếp theo)
- Rà soát, sửa đổi và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch, giải pháp hạ tầng PCCC trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch, giải pháp PCCC, nhất là đối với địa bàn, công trình trọng điểm quốc gia, khu đô thị, khu công nghệ cao, trung tâm thương mại có nguy cơ cháy, nổ cao, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; xây dựng và hướng dẫn thực hiện các mô hình, điển hình tự quản, mô hình liên gia, liên cơ quan, liên khu vực trong bảo đảm an toàn PCCC.
(Thực hiện từ năm 2020 và các năm tiếp theo)
- Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch di dời kho chứa sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, các cơ sở sản xuất, kinh doanh loại hàng hóa, chất nguy hiểm về cháy, nổ ra khỏi khu dân cư, nơi tập trung đông người bảo đảm khoảng cách an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC.
(Thực hiện trong Quý IV năm 2020)
5. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động đầu tư, thi công các công trình xây dựng tại địa phương; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ thiết kế và cấp phép xây dựng; hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đúng quy định của pháp luật về xây dựng và PCCC; tổ chức thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC, cấp phép hoạt động đúng quy định của pháp luật; chỉ đạo tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác thẩm định, nghiệm thu công trình xây dựng, cấp phép xây dựng, cấp phép hoạt động gắn với công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC; kịp thời phát hiện sai phạm trong quản lý đầu tư xây dựng công trình.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm; có biện pháp đôn đốc, yêu cầu khắc phục sơ hở, thiếu sót về PCCC và an toàn trong sử dụng điện; làm rõ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở vi phạm và những người có liên quan; tăng cường hướng dẫn người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, hộ gia đình, chủ rừng, chủ phương tiện giao thông tự kiểm tra an toàn PCCC và an toàn về sử dụng điện trong phạm vi quản lý của mình.
- Công khai các dự án, công trình vi phạm quy định về PCCC trên phương tiện thông tin đại chúng để các cơ quan, tổ chức và người dân tham gia giám sát.
(Thực hiện từ năm 2020 và các năm tiếp theo)
6. Nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của lực Iượng phòng cháy, chữa cháy
- Thường xuyên tổ chức tập huấn, diễn tập, thực tập các phương án, tình huống xử lý sự cố cháy, nổ và cứu nạn, cứu hộ. Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy, nổ, nhất là số vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Nghiên cứu xây dựng phê duyệt phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có huy động nhiều lực lượng, phương tiện; hàng năm tổ chức diễn tập ít nhất 01 phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia ở quy mô cấp tỉnh.
- Tăng cường xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chú trọng phát triển mạng lưới các Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực. Bố trí quỹ đất xây dựng trụ sở, doanh trại cho các đơn vị Cảnh sát PCCC theo hướng ưu tiên vị trí, địa điểm phù hợp với yêu cầu của công tác PCCC & CNCH.
(Thực hiện từ năm 2020 và các năm tiếp theo)
7. Bảo đảm ngân sách nhà nước cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy
- Nghiên cứu, đề xuất Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết quy định mức hỗ trợ thường xuyên cho chức danh Đội trưởng, Đội phó Đội dân phòng và trang bị, phương tiện PCCC cho Đội dân phòng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2020 - 2025.
- Nghiên cứu, đề xuất Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán ngân sách cho hoạt động PCCC hàng năm; phê duyệt các dự án mua sắm, trang bị, bảo dưỡng, sửa chữa, hiện đại hóa phương tiện, xây dựng doanh trại cho lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH để kịp thời bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; đẩy nhanh tiến độ bố trí vốn và giải ngân cho các dự án PCCC đang thực hiện.
(Thực hiện từ năm 2021 và các năm tiếp theo)
8. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng cháy, chữa cháy
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác PCCC; có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng phát triển hạ tầng kỹ thuật PCCC. Chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
9. Mở rộng hợp tác quốc tế về phòng cháy, chữa cháy
Tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn về PCCC với các nước trong khu vực và trên thế giới.
III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Công an tỉnh
a) Thực hiện tốt vai trò của Cơ quan thường trực, tham mưu UBND tỉnh tổ chức chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật, chỉ đạo của Đảng, nhà nước và Bộ Công an về công tác PCCC & CNCH trên địa bàn tỉnh; theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này và chỉ đạo của Bộ Công an, UBND tỉnh về công tác PCCC & CNCH.
- Rà soát, báo cáo UBND tỉnh đề xuất Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định về việc xử lý các cơ sở trên địa bàn không bảo đảm yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy, chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực.
(Hoàn thành trong năm 2021)
b) Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan rà soát, hệ thống hóa các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến công tác PCCC để đề xuất ban hành hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về PCCC trong tình hình mới.
c) Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường, đổi mới hình thức tuyên truyền về PCCC; xây dựng, đăng tải các tin, bài, phóng sự tuyên truyền về công tác bảo đảm an toàn PCCC & CNCH; hướng dẫn người dân biện pháp PCCC và thoát nạn khi có cháy, nổ xảy ra; biểu dương người tốt, việc tốt trong công tác PCCC & CNCH; thông báo công khai các dự án, công trình vi phạm quy định về PCCC trên các phương tiện thông tin đại chúng để cơ quan, tổ chức và người dân tham gia giám sát.
d) Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC & CNCH trên địa bàn tỉnh; nắm chắc tình hình, địa bàn liên quan đến công tác; phối hợp các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra an toàn PCCC & CNCH các cơ sở trọng điểm theo chuyên ngành, chuyên đề; tiếp tục rà soát, đánh giá thực trạng công tác PCCC tại các khu, cụm công nghiệp, kho bãi, cơ sở sản xuất, các chung cư, nhà cao tầng, khu dân cư, chợ, trung tâm thương mại, các cơ sở kinh doanh hoạt động vui chơi giải trí, vũ trường, karaoke, nơi tập trung đông người... Kịp thời phát hiện, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; xử lý nghiêm vi phạm, kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở không bảo đảm an toàn PCCC theo quy định của pháp luật.
đ) Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC & CNCH cho lực lượng PCCC và các đối tượng khác theo quy định. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ, PCCC cơ sở, chuyên ngành.
e) Bảo đảm về lực lượng, phương tiện, tổ chức thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận, xử lý thông tin về chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Tổ chức diễn tập, thực tập các phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia.
g) Triển khai các biện pháp PCCC & CNCH để bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng của Đảng, Nhà nước và địa phương; các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao... diễn ra trên địa bàn. Xây dựng các phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để chủ động giải quyết, xử lý hiệu quả các vụ cháy, nổ lớn, phức tạp có thể xảy ra. Phối hợp lực lượng Quân sự, Biên phòng, Kiểm lâm, các sở, ngành và đơn vị liên quan xây dựng phương án, xử lý cháy, nổ, sự cố thảm họa, cứu nạn, cứu hộ cần huy động nhiều lực lượng ở cấp tỉnh.
h) Nghiên cứu đề tài khoa học về PCCC & CNCH trên địa bàn tỉnh để ứng dụng vào thực tiễn, đáp ứng yêu cầu PCCC & CNCH, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan, triển khai các phương án thực hiện tốt công tác PCCC & CNCH tại các đơn vị quốc phòng hoạt động trên địa bàn tỉnh; thực hiện có hiệu quả Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; huy động lực lượng, phương tiện, phối hợp chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến công tác PCCC; tăng cường thời lượng, tuyên truyền công tác bảo đảm an toàn PCCC & CNCH. Thông báo công khai các dự án, công trình vi phạm quy định về PCCC trên các phương tiện thông tin đại chúng để các cơ quan, tổ chức và người dân cùng tham gia giám sát.
4. Sở Xây dựng
a) Phối hợp với Công an tỉnh tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước về PCCC trên lĩnh vực xây dựng. Phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh trong việc phê duyệt quy hoạch, kiến trúc các dự án, công trình và cơ sở hạ tầng đảm bảo theo đúng quy định về PCCC.
b) Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động xây dựng, phối hợp Công an tỉnh trong công tác thẩm định, nghiệm thu công trình xây dựng gắn với thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC; không cấp phép xây dựng, cấp phép hoạt động đối với công trình chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC.
c) Trong quá trình lập dự án quy hoạch, cải tạo các khu dân cư, khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cảng biển, chợ, trung tâm thương mại, khu kinh tế, làng nghề... cần chú trọng đến việc quy hoạch, cải tạo đồng bộ về giao thông, cấp điện, nước, PCCC, thông tin liên lạc...
d) Phối hợp với Công an tỉnh rà soát, đề xuất UBND tỉnh xây dựng, lắp đặt bổ sung các trụ cấp nước chữa cháy, bể nước dự trữ chữa cháy tại các khu dân cư, các khu đô thị, xây dựng các bến lấy nước, hố ga thu nước tại các hồ chứa nước trữ lượng lớn.
5. Sở Công Thương
a) Phối hợp với Công an tỉnh tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn PCCC trong quá trình sử dụng điện, sản xuất, kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng, hóa chất... trong phạm vi quản lý; tăng cường phối hợp kiểm tra công tác PCCC đối với các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ, đặc biệt là cơ sở hoạt động liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp. Kiên quyết không cấp giấy phép hoạt động, kinh doanh đối với những cơ sở, doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện về an toàn PCCC theo quy định của pháp luật.
b) Quản lý chặt chẽ an toàn về PCCC đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, lưu trữ xăng dầu, khí hóa lỏng, hóa chất trên địa bàn tỉnh. Phối hợp Công an tỉnh trong thẩm định, phê duyệt các kế hoạch, biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất đối với các cơ sở trên địa bàn tỉnh.
c) Chủ trì, phối hợp các ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh rà soát, lập kế hoạch di dời kho chứa, công trình chế biến sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, các cơ sở sản xuất, kinh doanh loại hàng hóa, chất nguy hiểm cháy, nổ ra khỏi khu dân cư, nơi tập trung đông người bảo đảm khoảng cách an toàn theo quy định.
6. Sở Giao thông vận tải
a) Tiếp tục tổ chức kiểm tra, xử lý, giải tỏa ngay các công trình, vật kiến trúc, cọc, bục, barie... không phù hợp cản trở công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trên các tuyến giao thông, tuyến phố, đường liên huyện, liên xã…
b) Phối hợp với Công an tỉnh có phương án tổ chức phân luồng giao thông cho từng địa bàn cụ thể, đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến giao thông chính để xử lý kịp thời mọi tình huống khi xảy ra cháy, nổ, sự cố tai nạn; có phương án nâng cấp các cầu có tải trọng nhỏ xe chữa cháy không đi qua được.
7. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Phối hợp các sở, ngành liên quan tham mưu đề xuất UBND tỉnh bố trí ngân sách đầu tư cho hoạt động PCCC theo định kỳ hàng năm đáp ứng được yêu cầu công tác đảm bảo an toàn PCCC & CNCH trên địa bàn.
b) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của doanh nghiệp bảo hiểm; phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
c) Nghiên cứu, đề xuất Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán ngân sách cho hoạt động PCCC hàng năm; phê duyệt các dự án đầu tư trang bị phương tiện, xây dựng doanh trại cho lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH để kịp thời bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; đẩy nhanh tiến độ bố trí vốn và giải ngân cho các dự án PCCC đang thực hiện.
8. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Phối hợp Công an tỉnh tuyên truyền, hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ; kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các cơ sở, doanh nghiệp và công trình xây dựng.
9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tăng cường phương tiện, thiết bị phục vụ công tác PCCC rừng của lực lượng Kiểm lâm. Phát huy hiệu quả công tác phối hợp trong kiểm tra an toàn PCCC rừng; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
b) Xây dựng phương án, kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện của các sở, ban, ngành, địa phương trong công tác chữa cháy rừng để kịp thời phát hiện, tổ chức chữa cháy rừng hiệu quả, không để xảy ra cháy lan, cháy lớn.
10. Sở Giáo dục và Đào tạo
Nghiên cứu hoàn thiện giáo trình, bài giảng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về PCCC, đưa vào chương trình học tập, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và các cơ sở giáo dục phù hợp với từng cấp học, ngành học theo quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy.
11. Các sở, ban, ngành khác
a) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ tăng cường chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hướng dẫn các kiến thức về PCCC & CNCH; tích cực tham gia công tác PCCC & CNCH. Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác PCCC & CNCH trên địa bàn tỉnh.
b) Tiếp tục củng cố, kiện toàn lực lượng PCCC cơ sở, PCCC chuyên ngành... Xây dựng lực lượng này đáp ứng cho công tác PCCC & CNCH theo phương châm “bốn tại chỗ”.
12. Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình
a) Tăng cường công tác tuyên truyền với nhiều cách làm phong phú, đa dạng có sức lan tỏa lớn đến mọi tầng lớp Nhân dân. Phối hợp các cơ quan chức năng xây dựng các chương trình tuyên truyền, đưa các tin, bài, phóng sự có nội dung giáo dục pháp luật về công tác PCCC & CNCH; nêu những gương điển hình tiên tiến, những mô hình tiêu biểu, kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả, sáng tạo trong PCCC & CNCH; cảnh báo những nguy cơ gây cháy, nổ và hướng dẫn cách tự phòng ngừa.
b) Mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền thường xuyên về công tác PCCC & CNCH trên sóng truyền hình, các ấn phẩm báo chí của địa phương.
13. Ban Quản lý các Khu kinh tế Quảng Bình
a) Phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC tại các dự án, công trình thuộc các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đề xuất xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức về PCCC & CNCH đến người lao động tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và cá nhân trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; kiện toàn, củng cố đảm bảo 100% các khu, cụm công nghiệp có Đội PCCCC cơ sở, chuyên ngành đảm bảo hoạt động có hiệu quả; trang bị các phương tiện, thiết bị và bảo đảm các điều kiện thực hiện nhiệm vụ PCCC & CNCH theo quy định.
14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; phối hợp với các cơ quan tổ chức tập huấn về PCCC cho các tổ chức thành viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân. Gắn thực hiện các quy định PCCC với nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, khu dân phố văn hóa”.
b) Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC; biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác PCCC & CNCH.
15. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an, UBND tỉnh về công tác PCCC. Kiện toàn Ban Chỉ đạo PCCC & CNCH cấp huyện đảm bảo hoạt động hiệu quả.
b) Tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới hình thức, phương pháp và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC & CNCH, trong đó tập trung nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong công tác PCCC & CNCH; vận động Nhân dân tự giác chấp hành và tích cực tham gia công tác PCCC & CNCH. Dự trù kinh phí, tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ, lực lượng PCCCC cơ sở và lực lượng PCCC chuyên ngành...
c) Nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về PCCC, nhất là đối với các cơ sở tiềm ẩn nguy hiểm về cháy, nổ tại khu dân cư. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về PCCC, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đồng thời xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ để xảy ra tình trạng vi phạm, mất an toàn về PCCC; tại địa bàn, cơ sở nơi nào, địa phương nào để xảy ra cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản thì Thủ trưởng đơn vị, địa phương nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật.
d) Huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân vào việc thực hiện nhiệm vụ PCCC & CNCH. Củng cố, duy trì hoạt động hiệu quả của lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ trong hoạt động PCCC; quan tâm đầu tư trang bị phương tiện, thiết bị PCCC và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng dân phòng, thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung Kế hoạch này xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với đặc điểm tình hình, chức năng, nhiệm vụ. Định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) trước ngày 01/9 để tổng hợp, báo cáo cấp trên theo quy định.
2. Giao Công an tỉnh theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo theo quy định./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công an (V01, C07);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Ban: Nội chính, Tuyên giáo, Dân vận Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, NC, CAT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Công Thuật | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Bình",
"promulgation_date": "30/06/2020",
"sign_number": "1130/KH-UBND",
"signer": "Trần Công Thuật",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Nghi-quyet-273-NQ-UBTVQH15-2022-chu-truong-chuyen-dat-rung-Du-an-cao-toc-Bac-Nam-phia-Dong-521966.aspx | Nghị quyết 273/NQ-UBTVQH15 2022 chủ trương chuyển đất rừng Dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông | ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 273/NQ-UBTVQH15
Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2022
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHỦ TRƯƠNG CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG, ĐẤT RỪNG VÀ ĐẤT TRỒNG LÚA NƯỚC TỪ HAI VỤ TRỞ LÊN CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC BẮC - NAM PHÍA ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Đất đai số 45/2013/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14;
Căn cứ Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 64/2020/QH14, Luật số 72/2020/QH14 và Luật số 03/2022/QH15;
Căn cứ Nghị quyết số 44/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025;
Sau khi xem xét Tờ trình số 248/TTr-CP ngày 08 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra số 1020/BC-UBKT15 ngày 08 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và các tài liệu liên quan,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi là Dự án), với nội dung cụ thể như sau:
1. Diện tích đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là 1.863,94 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 1.054,63 ha (bao gồm: 111,84 ha rừng phòng hộ, 4,45 ha rừng đặc dụng, 802,91 ha rừng sản xuất, 135,43 ha rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng). Chi tiết tại Phụ lục số 01 và 02 kèm theo.
2. Diện tích đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên là 1.537,23 ha. Chi tiết tại Phụ lục số 02 kèm theo.
Điều 2.
Giao Chính phủ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Dự án đi qua khẩn trương hoàn thiện hồ sơ lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện làm căn cứ để thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; triển khai thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất để triển khai Dự án thống kê, kiểm đếm chính xác về loại đất, diện tích đất, tài sản trên đất, về loại rừng, diện tích rừng; giám sát tận thu đúng trong phạm vi chuyển đổi mục đích sử dụng đất; không để các đối tượng lợi dụng khai thác lâm sản ngoài phạm vi cho phép, lấn, chiếm đất, khai thác và vận chuyển khoáng sản không đúng quy định; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; bảo đảm quyền lợi, đời sống, an sinh xã hội cho người dân có đất, rừng bị thu hồi.
2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa rà soát, điều chỉnh bổ sung diện tích bảo đảm chỉ tiêu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất của tỉnh, cập nhật Dự án vào Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
3. Chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát diện tích rừng, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất, đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên cần phải chuyển mục đích sử dụng bảo đảm hiệu quả tối ưu; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm khi chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên theo quy định của pháp luật.
4. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.
5. Báo cáo Quốc hội việc triển khai thực hiện Nghị quyết này tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Điều 3.
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 11/7/2022.
2. Ủy ban Kinh tế, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội; đại biểu Quốc hội và Kiểm toán nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát, kiểm toán việc thực hiện Nghị quyết này.
Nơi nhận:
- Chủ tịch Quốc hội;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các PCTQH, Ủy viên UBTVQH;
- HĐDT, các UB của QH, TTK QH;
- VPTW Đảng, VPCTN, VPQH, VPCP, KTNN;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau và thành phố Cần Thơ;
- Lưu: HC, KT;
- E-Pas: 55483
TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH
Vương Đình Huệ
PHỤ LỤC SỐ 01
DIỆN TÍCH RỪNG CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC BẮC - NAM PHÍA ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 273/NQ-UBTVQH15 ngày 11 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội)
TT
Tỉnh
Diện tích rừng (ha)
Tổng đề nghị
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
Tổng
Rừng phòng hộ
Rừng sản xuất
Tổng
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng
Rừng sản xuất
Rừng ngoài quy hoạch
Tổng
1.054,63
39,83
20,04
19,79
1.014,80
91,80
4,45
783,12
135,43
1
Hà Tĩnh
100,85
3,32
0,98
2,34
97,53
17,53
80,00
2
Quảng Bình
437,25
11,84
5,57
6,27
425,41
61,41
285,27
78,73
3
Quảng Trị
84,19
84,19
84,19
4
Quảng Ngãi
43,40
43,40
43,40
5
Bình Định
158,05
13,49
13,49
144,56
8,05
99,73
36,78
6
Phú Yên
176,99
176,99
4,81
4,45
159,36
8,37
7
Khánh Hòa
53,90
11,18
11,18
42,72
31,17
11,55
PHỤ LỤC SỐ 02
DIỆN TÍCH ĐẤT RỪNG PHÒNG HỘ, ĐẤT RỪNG ĐẶC DỤNG, ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT, ĐẤT TRỒNG LÚA NƯỚC TỪ HAI VỤ TRỞ LÊN CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC BẮC - NAM PHÍA ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 273/NQ-UBTVQH15 ngày 11 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội)
TT
Tỉnh, thành phố
Diện tích đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên (ha)
Diện tích đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất (ha)
Tổng diện tích
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất rừng sản xuất
Tổng
1.537,23
1.863,94
138,10
4,61
1.721,23
1
Hà Tĩnh
357,09
167,55
30,81
0,00
136,74
2
Quảng Bình
50,98
598,17
69,89
0,00
528,28
3
Quảng Trị
9,67
84,19
0,00
0,00
84,19
4
Quảng Ngãi
141,37
43,74
0,00
0,00
43,74
5
Bình Định
331,48
513,94
32,60
0,00
481,34
6
Phú Yên
158,45
224,54
4,80
4,61
215,13
7
Khánh Hòa
149,04
231,81
0,00
0,00
231,81
8
Hậu Giang
299,22
0,00
0,00
0,00
0,00
9
Kiên Giang
19,95
0,00
0,00
0,00
0,00
10
Bạc Liêu
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
11
Cà Mau
6,38
0,00
0,00
0,00
0,00
12
Cần Thơ
13,60
0,00
0,00
0,00
0,00 | {
"issuing_agency": "Uỷ ban Thường vụ Quốc hội",
"promulgation_date": "11/07/2022",
"sign_number": "273/NQ-UBTVQH15",
"signer": "Vương Đình Huệ",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-352-QD-UBND-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-linh-vuc-moi-truong-Ha-Noi-301541.aspx | Quyết định 352/QĐ-UBND công bố thủ tục hành chính lĩnh vực môi trường Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 352/QĐ-UBND
Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 2430/QĐ-UBND ngày 7/5/2014 của Chủ tịch UBND Thành phố ban hành Quy chế phối hợp công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 9231/TTr-STNMT ngày 23/12/2015 và ý kiến của Sở Tư pháp tại văn bản số 3711/STP-KSTTHC ngày 9/12/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 05 thủ tục hành chính mới ban hành, 01 thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường trong lĩnh vực môi trường (có phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các quy định có liên quan tại Quyết định số 2579/QĐ-UBND ngày 15/4/2013 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC, Bộ Tư pháp;
- Thường trực: TU, HĐND TP;
- Chủ tịch UBND TP;
- Các PCT UBND TP;
- Website Chính phủ;
- VPUBTP: CVP, các PCVP, NC, KT, TH;
- Trung tâm Tin học Công báo TP;
- Cổng giao tiếp Điện tử Hà Nội;
- Lưu: VT, STN.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Hồng Khanh
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MỒI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 352/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường
STT
Tên thủ tục hành chính
I. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường.
1
Thủ tục: cấp, cấp lại sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
2
Thủ tục: Thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản
3
Thủ tục: Thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đối với hoạt động khai thác khoáng sản
4
Thủ tục: Kiểm tra, xác nhận hoàn thành từng phần phương án/phương án bổ sung cải tạo phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
5
Thủ tục: Cấp, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện vệ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
2. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường
STT
Số hồ sơ TTHC (1)
Tên thủ tục hành chính
Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính (2)
I. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường.
1
Thủ tục: cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu
Luật Bảo vệ môi trường 2014
Phần II
NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Thủ tục: Cấp, cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
a. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
+ Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (Số 18, phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) - lấy phiếu nhận và hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;
+ Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, thông báo cho chủ nguồn thải chất thải nguy hại để hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 2: Cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
+ Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét và cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
* Trường hợp đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại thuộc đối tượng tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải nguy hại:
+ Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra cơ sở (Thời gian kiểm tra đối với một cơ sở không quá 02 (hai) ngày làm việc);
+ Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra cơ sở, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Trường hợp chưa đủ điều kiện, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại sửa đổi, bổ sung và nộp lại hồ sơ theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường. Thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ không tính vào thời hạn xem xét, cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
- Bước 3: Trả kết quả
b. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội - số 18 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần:
1. Đơn đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bản chính);
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương.
(*) Đối với trường hợp đăng ký tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý thu hồi năng lượng từ CTNH, thành phần hồ sơ gồm mục 1, 2 và các giấy tờ sau:
- Bản sao báo cáo ĐTM, Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ, giấy tờ tương đương (Bản cam kết bảo vệ môi trường, Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, Đề án bảo vệ môi trường hoặc giấy tờ về môi trường khác) kèm theo Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận tương ứng;
- Bản sao văn bản chấp thuận phương án tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH trong trường hợp chưa nằm trong báo cáo ĐTM hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ, giấy tờ tương đương.
- Văn bản xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đối với cơ sở thuộc đối tượng lập báo cáo ĐTM (trừ trường hợp tích hợp vào thủ tục cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải);
- Bản mô tả chi tiết hệ thống, thiết bị hoặc phương án cho việc tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH kèm theo kết quả 03 (ba) lần lấy mẫu, phân tích đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với các hệ thống, thiết bị xử lý và bảo vệ môi trường.
(*) Trường hợp cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH:
- Đơn đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A) ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bản chính);
- Các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến việc thay đổi, bổ sung so với hồ sơ đăng ký cấp lần đầu.
(Lưu ý: Bản sao giấy tờ trong hồ sơ, kế hoạch và báo cáo lập theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường không phải chứng thực nhưng phải được tổ chức, cá nhân đóng dấu giáp lai hoặc dấu treo vào từng trang bản sao và chịu trách nhiệm về tính xác thực của bản sao trước khi nộp cơ quan có thẩm quyền).
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
d. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
- Trường hợp đăng ký chủ nguồn thải CTNH thuộc đối tượng tự tái sử dụng sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH trong khuôn viên cơ sở phát sinh CTNH: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
* Lưu ý: Thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ không tính vào thời hạn xem xét cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến chất thải nguy hại.
* Lưu ý: Đối với trường hợp cấp lại sổ đăng ký chủ nguồn thải: chỉ thực hiện cấp lại sổ khi có sự thay đổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Bản gốc Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
h. Lệ phí:
Không có
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo mẫu quy định tại Phụ lục 6A kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Không
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
PHỤ LỤC 6
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ, SỔ ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI
(Kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)
A. Mẫu Đơn đăng ký chủ nguồn thải CTNH
……..(1)…….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
….., ngày … tháng … năm ……
ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI
(cấp/cấp lại)
Kính gửi: ………….(2)……………..
1. Phần khai chung về chủ nguồn thải CTNH:
1.1. Tên:
Địa chỉ văn phòng/trụ sở chính:
Điện thoại: Fax: E-mail:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ngày cấp: nơi cấp:
Giấy CMND (nếu là cá nhân) số: ngày cấp: nơi cấp:
Mã số QLCTNH (trường hợp cấp lại sổ đăng ký chủ nguồn thải):
Tên người liên hệ (trong quá trình tiến hành thủ tục):
1.2. Cơ sở phát sinh CTNH (trường hợp có nhiều hơn một thì trình bày lần lượt từng cơ sở):
Tên (nếu có):
Địa chỉ:
Loại hình (ngành nghề) hoạt động#:
Điện thoại Fax: E-mail:
2. Dữ liệu về sản xuất:
(Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở phát sinh CTNH thì phân biệt rõ đối với từng cơ sở)
2.1. Danh sách nguyên liệu thô/hóa chất (dự kiến):
TT
Nguyên liệu thô/hóa chất
Số lượng trung bình (kg/năm)
2.2. Danh sách máy móc, thiết bị (dự kiến):
TT
Máy móc, thiết bị
Công suất
2.3. Danh sách sản phẩm (dự kiến):
TT
Tên sản phẩm
Sản lượng trung bình (kg/năm)
3. Dữ liệu về chất thải:
(Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở phát sinh CTNH thì phân biệt rõ đối với từng cơ sở)
3.1. Danh sách CTNH phát sinh thường xuyên (ước tính):
TT
Tên chất thải
Trạng thái tồn tại
Số lượng trung bình (kg/năm)
MãCTNH
(rắn/lỏng/bùn)
Tống số lượng
3.2. Danh sách CTNH tồn lưu (nếu có):
TT
Tên chất thải
Trạng thái tồn tại
Số lượng
(kg)
Mã CTNH
Thời điểm bắt đầu tồn lưu
(rắn/lỏng/bùn)
Tổng số lượng
4. Danh sách CTNH đăng ký tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH tại cơ sở (nếu có):
(Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở phát sinh CTNH thì phân biệt rõ đối với từng cơ sở)
TT
Tên chất thải
Trạng thái tồn tại
Số lượng (kg/năm)
Mã CTNH
Phương án tự tái sử dụng/sơ chế/tái chế/xử lý/đồng xử lý/thu hồi năng lượng
Mức độ xử lý
(rắn/lỏng/bùn)
(tương đương tiêu chuẩn, quy chuẩn nào)
Tổng số lượng
5. Hồ sơ kèm theo Đơn đăng ký:
-
-
-
Tôi xin cam đoan rằng những thông tin cung cấp ở trên là đúng sự thật. Đề nghị quý Sở cấp (hoặc cấp lại) Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.
.......(3).......
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Tên chủ nguồn thải CTNH;
(2) Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đăng ký chủ nguồn thải CTNH;
(3) Người có thẩm quyền ký của chủ nguồn thải CTNH.
# Loại hình (ngành nghề) hoạt động được phân loại như sau: Chế biến thực phẩm; cơ khí; dầu khí; dược; điện; điện tử; hóa chất; khoáng sản; luyện kim; nông nghiệp; quản lý, xử lý nước, nước thải, chất thải; sản xuất hàng tiêu dùng; sản xuất vật liệu cơ bản (cao su, nhựa, thủy tinh,...); sản xuất vật liệu xây dựng; xây dựng (bao gồm cả phá dỡ công trình); y tế và thú y; ngành khác.
2. Thủ tục: Thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản
a. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
+ Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội - số 18 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
+ Trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
- Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn không quá 50 (năm mươi) ngày làm việc (thời gian thẩm định là 35 ngày và thời gian phê duyệt là 15 ngày), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định và phê duyệt hồ sơ.
- Bước 3: Trả kết quả.
b. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC của Sở Tài nguyên và Môi trường - 18 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Phương án gồm:
- 01 (một) bản chính Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt Phương án theo mẫu tại Phụ lục số 1A ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT;
- 07 (bảy) bản chính Phương án. Cấu trúc và nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT;
- 01 (một) bản sao (có xác nhận của tổ chức, đơn vị) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch BVMT hoặc Bản cam kết BVMT hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Đề án BVMT đơn giản hoặc Đề án BVMT chi tiết đã được phê duyệt hoặc xác nhận.
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn thẩm định Phương án tối đa là 35 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.
- Thời hạn phê duyệt: Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt, cơ quan phê duyệt ban hành quyết định phê duyệt và xác nhận vào mặt sau trang phụ bìa của Phương án.
* Lưu ý: Thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ không tính vào thời hạn Thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Cá nhân, tổ chức
f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
01 (một) Quyết định phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường và 01 (một) quyển Phương án đã được phê duyệt có xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại mặt sau trang phụ bìa.
h. Phí, lệ phí:
Không có
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt Phương án cải tạo phục hồi môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1A Thông tư 38/2015/TT-BTNMT .
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Không có
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;
PHỤ LỤC SỐ 1A
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN, PHƯƠNG ÁN BỔ SUNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Mội trường)
….(1)….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …
V/v đề nghị thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung "... (2)…"
(Địa danh), ngày …. tháng …. năm ….
Kính gửi: ... (3) ...
Chúng tôi là: ... (1)… chủ dự án của ...(2)... thuộc đối tượng phải lập phương án cải tạo phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung thuộc đối tượng tại Khoản ... Điều ... Nghị định số 19/2015/NĐ-CPngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Địa chỉ:…;
- Điện thoại: ...; Fax: ...; E-mail: ...
Xin gửi quý ... (3) ... hồ sơ phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung gồm:
- 07 (bảy) bản thuyết minh phương án/phương án bổ sung kèm theo các bản vẽ liên quan;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc Đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Kính đề nghị ...(3)... xem xét, thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung ...(2)... của chúng tôi./.
... (4) ...
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
Ghi chú: (1) Tên tổ chức, cá nhân; (2) Tên đầy đủ của dự án khai thác khoáng sản; (3) Cơ quan thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường; (4) Thủ trưởng, người đứng đầu của tổ chức, cá nhân.
PHỤ LỤC SỐ 2
CẤU TRÚC VÀ HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Phần I.
THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN
MỞ ĐẦU
Nêu tóm tắt những yếu tố hình thành, xuất xứ, sự cần thiết lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
Chương I.
KHÁI QUÁT CHUNG
I. Thông tin chung
- Tên tổ chức, cá nhân:
- Địa chỉ liên lạc:
- Điện thoại: …….. Fax:……..
- Giấy đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đầu tư).
- Hình thức đầu tư và quản lý phương án. Hình thức đầu tư, nguồn vốn và lựa chọn hình thức quản lý phương án. Trường hợp thuê tư vấn quản lý phương án phải nêu rõ thông tin, địa chỉ, tính pháp lý của tổ chức tư vấn quản lý phương án.
II. Cơ sở để lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường
Cơ sở pháp lý: Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ; Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ; Giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có), quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi/phương án đầu tư, kết quả thẩm định thiết kế cơ sở, các văn bản phê duyệt quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất khu vực triển khai phương án, quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường và các văn bản khác có liên quan; quy định về công tác dự toán, đơn giá, định mức, quy chuẩn kỹ thuật khai thác khoáng sản, quy chuẩn môi trường áp dụng xây dựng phương án cải tạo phục hồi môi trường.
Tài liệu cơ sở: Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ được phê duyệt và thiết kế cơ sở được thẩm định hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt/xác nhận; tài liệu quan trắc môi trường.
Nêu rõ tên tổ chức tư vấn lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường, tên người chủ trì và danh sách những người trực tiếp tham gia.
III. Đặc điểm khai thác khoáng sản, hiện trạng môi trường
Mô tả rõ ràng vị trí địa lý, tọa độ, ranh giới... của địa điểm thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
1. Công tác khai thác khoáng sản
- Nêu tóm tắt đặc điểm địa hình, địa mạo của khu vực khai thác khoáng sản; điều kiện địa chất, địa chất công trình, đặc điểm thành phần thạch học, thành phần khoáng vật khoáng sản; đặc điểm phân bố khoáng sản.
- Tài nguyên, biên giới và trữ lượng khai trường: Nêu tóm tắt về trữ lượng tài nguyên khoáng sản, điều kiện kỹ thuật khai thác.
- Chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ: Nêu chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ.
- Mở vỉa, trình tự và hệ thống khai thác: Nêu tóm tắt phương án mở vỉa trình tự khai thác và hệ thống khai thác.
- Vận tải, bãi thải và thoát nước mỏ: Nêu phương thức vận tải trong mỏ công tác đổ thải và thoát nước mỏ.
- Kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy: Nêu các giải pháp về kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ.
- Tổng mặt bằng, vận tải ngoài và tổ chức xây dựng: Mô tả tóm tắt giải pháp bố trí tổng mặt bằng, tổ chức vận tải ngoài và tổ chức xây dựng của dự án; các giải pháp kiến trúc-xây dựng, thiết kế cơ sở đã lựa chọn.
2. Hiện trạng môi trường
- Tóm tắt điều kiện tự nhiên, hệ thống đường giao thông, hệ thống sông suối, đặc điểm địa hình..., điều kiện kinh tế - xã hội và các đối tượng xung quanh khu vực khai thác khoáng sản.
- Nêu hiện trạng môi trường thời điểm lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Kết quả phân tích môi trường thời điểm lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
Chương II.
CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
I. Lựa chọn giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng loại hình khai thác khoáng sản ảnh hưởng của quá trình khai thác đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất, thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường của khu vực tổ chức, cá nhân phải xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khả thi Giai pháp cải tạo, phục hồi môi trường phải đảm bảo không để xảy ra các sự cố môi trường, sức khỏe cộng đồng.
- Việc cải tạo, phục hồi môi trường thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này và các quy định có liên quan.
- Mô tả khái quát các giải pháp; các công trình và khối lượng công việc cải tạo, phục hồi môi trường. Xây dựng bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác và thể hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường.
- Đánh giá ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của phương án (bao gồm: sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, nứt gãy, sự cố môi trường,...).
- Tính toán “chỉ số phục hồi đất” cho các giải pháp lựa chọn (tối thiểu 02 giải pháp cho mỗi hạng mục công trình) được xác định theo biểu thức sau:
Ip = (Gm - Gp)/Gc
Trong đó:
+ Gm: giá trị đất đai sau khi phục hồi, dự báo theo giá cả thị trường tại thời điểm tính toán;
+ Gp: tổng chi phí phục hồi đất để đạt được mục đích sử dụng;
+ Gc: giá trị nguyên thủy của đất đai trước khi mở mỏ ở thời điểm tính toán (theo đơn giá của Nhà nước);
Trên cơ sở đánh giá và so sánh chỉ số phục hồi đất và ưu điểm, nhược điểm của các giải pháp (tối thiểu 02 giải pháp cho mỗi hạng mục công trình), lựa chọn giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường tối ưu.
II. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường
Từ giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường đã lựa chọn, xây dựng nội dung, danh mục, khối lượng các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường cụ thể:
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường theo hướng dẫn tại Phụ lục số 11 của Thông tư này.
- Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo, phục hồi môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế;
- Thiết kế các công trình để giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với từng giai đoạn trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Lập bảng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng công việc thực hiện theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường;
- Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.
Các chỉ tiêu kỹ thuật để thiết kế, thi công các công trình cải tạo, phục hồi môi trường dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác mỏ hoặc thiết kế cơ sở khai thác mỏ hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường
III. Kế hoạch thực hiện
Trình bày sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.
Trình bày tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình.
Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận.
Trong quá trình khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân có thể kết hợp sử dụng kết quả giám sát môi trường trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt.
Lập bảng tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo mẫu sau:
TT
Tên công trình
Khối lượng/đơn vị
Đơn giá
Thành tiền
Thời gian thực hiện
Thời gian hoàn thành
Ghi chú
I
Khu vực khai thác
I.1
Đối với khai thác lộ thiên
1
Cải tạo bờ mỏ, đáy mỏ, bờ moong, đáy mong khu A
2
Trồng cây khu A
...
…
I.2
Đối với khai thác lộ thiên
1
Cải tạo đường lò, cửa lò khu A
2
Hệ thống thoát nước khu A
…
…
II
Khu vực bãi thải
1
San gạt khu A
2
Trồng cây khu A.
...
...
III
Khu vực SCN và phụ trợ
1
Tháo dỡ khu A
2
Trồng cây khu A
...
…
IV
Công tác khác
...
….
Chương III.
DỰ TOÁN KINH PHÍ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
I. Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường
- Căn cứ tính dự toán: định mức, đơn giá mới nhất của địa phương hoặc theo các Bộ, ngành tương ứng trong trường hợp địa phương chưa có định mức, đơn giá.
- Nội dung của dự toán: theo điều kiện thực tế của công tác cải tạo, phục hồi môi trường; theo khối lượng và nội dung công việc cải tạo, phục hồi nêu trên và theo hướng dẫn tại Phụ lục số 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Lập bảng tổng hợp chi phí gồm các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; khối lượng; đơn giá từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường.
II. Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ
Các khoản tiền ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo, thời điểm ký quỹ lần đầu và các lần tiếp theo theo hướng dẫn quy định của Thông tư này.
III. Đơn vị nhận ký quỹ: Tổ chức, cá nhân lựa chọn đơn vị nhận ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường (Quỹ bảo vệ môi trường địa phương hoặc Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam).
Chương IV.
CAM KẾT THỰC HIỆN VÀ KẾT LUẬN
I. Cam kết của tổ chức, cá nhân
Các cam kết của tổ chức, cá nhân về thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường; tuân thủ các quy định chung về cải tạo, phục hồi môi trường, bảo vệ môi trường có liên quan đến các giai đoạn của phương án. Cụ thể:
- Cam kết tính trung thực, khách quan khi tính toán khoản tiền ký quỹ;
- Các cam kết thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại Quỹ bảo vệ môi trường... theo đúng cam kết trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường;
- Cam kết bố trí nguồn vốn để thực hiện;
- Các cam kết thực hiện và hoàn thành các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường;
- Cam kết thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và cam kết đền bù, khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp gây ra sự cố môi trường;
- Cam kết thực hiện chế độ nộp báo cáo, chế độ kiểm tra theo đúng quy định;
- Cam kết lập báo cáo về kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung và kết quả chương trình giám sát môi trường gửi cơ quan có phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của địa phương theo quy định.
II. Kết luận
Nêu kết luận và đánh giá hiệu quả của phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Tính hợp lý của số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.
Phần II.
CÁC PHỤ LỤC
1. Phụ lục các bản vẽ
TT
Tên bản vẽ
1
Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000)
2
Bản đồ địa hình có (hoặc không có) lô vỉa khu mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000)
3
Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác
4
Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật.
5
Bản đổ kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000)
6
Bản đồ tổng mặt bằng hiện trạng mỏ (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000), có thể hiện tất cả các hạng mục công trình và mạng kỹ thuật
7
Bản đồ vị trí khu vực cải tạo, phục hồi môi trường (tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000)
8
Bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn, từng năm
9
Bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000)
10
Các bản vẽ thiết kế chi tiết các công trình cải tạo, phục hồi môi trường
11
Sơ đồ vị trí các công trình quan trắc môi trường, giám sát môi trường
2. Phụ lục các Hồ sơ, tài liệu liên quan
- Bản sao quyết định phê duyệt giấy xác nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường đơn giản/Đề án bảo vệ môi trường chi tiết/Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản; Giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có);
- Bản sao quyết định phê duyệt Dự án đầu tư khai thác và Thông báo thẩm định thiết kế cơ sở hoặc tài liệu tương đương (nếu có);
- Đơn giá sử dụng tính dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường; đơn giá, định mức của các bộ, ngành và địa phương liên quan; bản đồ quy hoạch sử dụng đất (nếu có).
3. Thủ tục: Thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đối với hoạt động khai thác khoáng sản
a. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
+ Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội - số 18 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
+ Trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn không quá 50 (năm mươi) ngày làm việc (thời gian thẩm định là 35 ngày và thời gian phê duyệt là 15 ngày), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định và phê duyệt hồ sơ.
- Bước 3: Trả kết quả
b. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC của Sở Tài nguyên và Môi trường - 18 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Phương án bổ sung gồm:
- 01 (một) bản chính Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt Phương án bổ sung theo mẫu tại Phụ lục số 1A ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ;
- 07 (bảy) bản chính Phương án bổ sung, cấu trúc và nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT;
- 01 (một) bản sao (có xác nhận của tổ chức, đơn vị) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch BVMT hoặc Bản cam kết BVMT hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Đề án BVMT đơn giản hoặc Đề án BVMT chi tiết đã được phê duyệt hoặc xác nhận.
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn thẩm định Phương án bổ sung tối đa là 35 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.
- Thời hạn phê duyệt: Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt, cơ quan phê duyệt ban hành quyết định phê duyệt và xác nhận vào mặt sau trang phụ bìa của Phương án bổ sung.
* Lưu ý: Thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ không tính vào thời hạn Thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Cá nhân, tổ chức
f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
01 (một) Quyết định phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung và 01 (một) quyển Phương án bổ sung đã được phê duyệt có xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại mặt sau trang phụ bìa.
h. Phí, lệ phí:
Không có
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt Phương án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1A Thông tư 38/2015/TT-BTNMT .
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Không có.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;
PHỤ LỤC SỐ 1A
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN, PHƯƠNG ÁN BỔ SUNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Mội trường)
….(1)….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …
V/v đề nghị thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung "... (2)…"
(Địa danh), ngày …. tháng …. năm …..
Kính gửi: ... (3) ...
Chúng tôi là: ... (1)… chủ dự án của ...(2)... thuộc đối tượng phải lập phương án cải tạo phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung thuộc đối tượng tại Khoản ... Điều ... Nghị định số 19/2015/NĐ-CPngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Địa chỉ:…;
- Điện thoại: ...; Fax: ...; E-mail: ...
Xin gửi quý ... (3) ... hồ sơ phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung gồm:
- 07 (bảy) bản thuyết minh phương án/phương án bổ sung kèm theo các bản vẽ liên quan;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc Đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
- …
Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Kính đề nghị ...(3)... xem xét, thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung ...(2)... của chúng tôi./.
... (4) ...
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
Ghi chú: (1) Tên tổ chức, cá nhân; (2) Tên đầy đủ của dự án khai thác khoáng sản; (3) Cơ quan thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường; (4) Thủ trưởng, người đứng đầu của tổ chức, cá nhân.
PHỤ LỤC SỐ 4
CẤU TRÚC VÀ HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Chương 1.
KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên phương án
Nêu đúng như tên trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được cấp quyết định phê duyệt trước đó. Trường hợp đã được đổi tên khác thì nêu cả tên cũ, tên mới và thuyết minh rõ về quá trình, tính pháp lý của việc đổi tên này.
2. Tổ chức, cá nhân
- Nêu đầy đủ: tên, địa chỉ và phương tiện liên hệ với tổ chức, cá nhân; họ tên và chức danh của người đứng đầu tổ chức, cá nhân tại thời điểm lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung.
- Tên và địa chỉ đơn vị tư vấn, những người trực tiếp tham gia thực hiện xây dựng phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung.
3. Căn cứ và mục tiêu đặt ra đối với phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung.
4. Vị trí địa lý của phương án
Mô tả vị trí địa lý, địa điểm thực hiện phương án theo quy định như đối với phương án cải tạo, phục hồi môi trường trước đó khi có sự thay đổi của các đối tượng tự nhiên, các đối tượng về kinh tế - xã hội và các đối tượng khác xung quanh khu vực phương án chịu ảnh hưởng trực tiếp của phương án, kèm theo sơ đồ vị trí địa lý thể hiện các đối tượng này, có chú giải rõ ràng.
5. Hiện trạng môi trường tự nhiên và các yếu tố kinh tế, xã hội của khu vực thực hiện phương án (cho đến thời điểm lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung).
Chương 2.
CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
1. Những thay đổi về nội dung của phương án
Mô tả chi tiết, rõ ràng lý do và những nội dung thay đổi của phương án cho đến thời điểm lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung.
2. Các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường
- Mô tả các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã và đang thực hiện (nếu có);
- Mô tả lại các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường được giữ nguyên, không thay đổi trong phương án đã phê duyệt;
- Nêu chi tiết những giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường; danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung và các thay đổi so với phương án đã được phê duyệt.
Chương 3.
DỰ TOÁN KINH PHÍ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
1. Kinh phí cải tạo phục hồi môi trường và trình tự ký quỹ
- Đối với các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã được xác nhận từng phần, tổ chức, cá nhân trong quá trình tính toán khoản tiền ký quỹ được loại bỏ các hạng mục này nhưng phải giải trình chi tiết;
- Tổ chức, cá nhân tính toán lại khoản tiền ký quỹ cho các hạng mục chưa được xác nhận hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường và các hạng mục công trình có sự thay đổi về giải pháp thực hiện, khối lượng bổ sung có áp dụng các đơn giá mới tại thời điểm lập phương án bổ sung. Việc tính toán khoản tiền ký quỹ tương tự như tính toán trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường quy định tại Thông tư này;
- Tổng số tiền ký quỹ trong phương án bổ sung bằng tổng số tiền ký quỹ của các hạng mục công trình sau khi trừ đi số tiền tổ chức, cá nhân đã ký quỹ. Số tiền ký quỹ hàng năm trong phương án bổ sung được xác định tương tự như quy định tại Thông tư này.
2. Kế hoạch thực hiện
Phân chia kế hoạch thực hiện theo từng năm, từng giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường, chương trình quản lý, giám sát trong thời gian cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án bổ sung
Chương 4.
CAM KẾT VÀ KẾT LUẬN
Cam kết và Kết luận
Các phụ lục đính kèm tương tự với Phần II của Phụ lục số 2.
4. Thủ tục: Kiểm tra, xác nhận hoàn thành từng phần phương án/phương án bổ sung cải tạo phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
a. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
+ Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hà Nội (Số 18, phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, thành phố Ha Nội) - lấy phiếu nhận và hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;
+ Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thành lập đoàn kiểm tra. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn không quá 40 (bốn mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định và phê duyệt hồ sơ.
- Bước 3: Trả kết quả
b. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC của Sở Tài nguyên và Môi trường - 18 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- 01 (một) bản chính văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành từng phần Phương án/Phương án bổ sung theo mẫu quy định tại Phụ lục số 14 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ;
- 07 (bảy) Báo cáo hoàn thành từng phần Phương án/Phương án bổ sung theo mẫu quy định tại Phụ lục số 15 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT- BTNMT.
* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
Thời hạn kiểm tra, xác nhận tối đa là 40 (bốn mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Cá nhân, tổ chức
f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
g. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
01 (một) Giấy xác nhận hoàn thành từng phần Phương án/Phương án bổ sung.
h. Phí, lệ phí:
Không có
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành từng phần Phương án/Phương án bổ sung theo mẫu quy định tại Phụ lục số 14 ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT .
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Không có
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;
PHỤ LỤC SỐ 14
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA, XÁC NHẬN HOÀN THÀNH TỪNG PHẦN PHƯƠNG ÁN/PHƯƠNG ÁN BỔ SUNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Mội trường)
….(1)….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:…
V/v đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành từng phần phương án/phương án bổ sung "…(2)…"
(Địa danh), ngày …. tháng …. năm ….
Kính gửi: ... (3) ...
Chúng tôi là: ... (1) ..Chủ phương án, phương án bổ sung “…(2)…”
- Địa điểm thực hiện phương án: ...
- Địa chỉ liên hệ: ...
- Điện thoại: ...; Fax: ...; E-mail: ...
Xin gửi đến ... (3) ... những hồ sơ sau:
- 07 (bảy) bản báo cáo hoàn thành từng phần phương án/phương án bổ sung;
- 01 (một) bản sao phương án/phương án bổ sung kèm theo bản sao Quyết định phê duyệt phương án/phương án bổ sung "… (2) ...";
Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Kính đề nghị ...(3).. .xem xét, báo cáo cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung..(2)..của chúng tôi./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
-
- Lưu ...
….(5)….
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
Ghi chú: (1) Cơ quan tổ chức, cá nhân; (2) Tên đầy đủ của phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung; (3) Cơ quan tổ chức việc thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung; (4) Cơ quan đã ra quyết định phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường; (5) Thủ trưởng cơ quan tổ chức, cá nhân.
PHỤ LỤC SỐ 15
BÁO CÁO HOÀN THÀNH TỪNG PHẦN PHƯƠNG ÁN/PHƯƠNG ÁN BỔ SUNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
BÁO CÁO
HOÀN THÀNH TỪNG PHẦN NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG/PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG
"…(2) ...” (Lần thứ...)
I. Thông tin chung
1. Địa điểm thực hiện: ...
2. Tên cơ quan, doanh nghiệp Tổ chức, cá nhân: ...
Địa chỉ liên hệ: ...; Điện thoại: …; Fax: …; E-mail: ...
3. Tên cơ quan, doanh nghiệp thực hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có):
Địa chỉ: ...; Điện thoại: ...; Fax: ....;E-mail: ...
4. Tổng số tiền ký quỹ: ……
Số tiền đã ký quỹ: ……… tại Quỹ bảo vệ môi trường...
Số tiền đã rút:...
II. Các công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã hoàn thành
1. Nội dung hoàn thành:
- Trình bày nội dung tổng thể và chi tiết đã hoàn thành theo từng giai đoạn hoặc toàn bộ quá trình cải tạo, phục hồi môi trường theo nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đã phê duyệt và yêu cầu của quyết định phê duyệt;
- Nêu mục tiêu tổng quát và chất lượng đạt được của các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt.
2. Các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã hoàn thành
- Mô tả chi tiết các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã hoàn thành theo phương án đã được phê duyệt;
- Khối lượng công việc thực hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã hoàn thành;
- Khối lượng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường phát sinh (không có trong kế hoạch) để thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường đã đề ra;
- Công tác quản lý và giám sát môi trường để thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường đã đề ra;
- Lập bảng khối lượng công việc đã hoàn thành, thời gian và kinh phí thực hiện:
TT
Các công trình đã hoàn thành
Khối lượng/đơn vị
Đơn giá
Thành tiền
Thời gian hoàn thành
Ghi chú
III. Kết quả giám sát và giám định
1. Kết quả giám sát
- Trình bày chuỗi số liệu về hiện trạng môi trường tại khu vực theo báo cáo giám sát môi trường hàng năm mà tổ chức, cá nhân đã cam kết trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường;
- Đánh giá kết quả chất lượng môi trường từ bắt đầu triển khai thi công công trình đến khi kết thúc thi công công trình cải tạo, phục hồi môi trường.
2. Kết quả giám định
- Kết quả giám định kỹ thuật của đơn vị giám định các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã hoàn thành (nêu rõ chỉ tiêu đạt được, chỉ tiêu chưa đạt được và nguyên nhân).
- Số liệu giám sát, kết quả phân tích, kết quả giám định được sao gửi kèm báo cáo.
IV. Đánh giá, đề xuất, kiến nghị
1. Đánh giá kết quả đạt được:
2. Đề xuất, kiến nghị:
- Đề xuất thay đổi kinh phí ký quỹ do thay đổi hệ số trượt giá, định mức, đơn giá của địa phương, ngành.
- Kiến nghị: cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, xác nhận hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ của các nội dung trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
V. Phụ lục
- Các đơn giá, định mức sử dụng.
- Giấy xác nhận đã nộp tiền ký quỹ.
- Bản đồ không gian trước và sau quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.
- Kết quả giám sát môi trường.
- Kết quả giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; giám định môi trường.
5. Thủ tục: Cấp, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
a. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
+ Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (Số 18, phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội) - lấy phiếu nhận và hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc có văn bản thông báo gửi tổ chức, cá nhân để hoàn thiện.
- Bước 2: Cấp Giấy xác nhận
Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường; trong trường hợp cần thiết, tiến hành lấy mẫu, phân tích, tham vấn các tổ chức, cá nhân có liên quan. Trường hợp đáp ứng đủ điều kiện, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, cấp Giấy xác nhận; trường hợp chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Thời hạn giải quyết: 30 (ba mươi) ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới; 20 (hai mươi) ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại.
* Đối với trường hợp cấp lại Giấy xác nhận do bị mất hoặc hư hỏng: thời hạn cấp lại là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của tổ chức, cá nhân.
- Bước 3: Trả kết quả
b. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC của Sở Tài nguyên và Môi trường - 18 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Trường hợp cấp mới Giấy xác nhận:
1. Một (01) văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 2a ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (Bản chính);
2. Bảy (07) báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, 3b ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bản chính);
3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (Bản sao có đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân);
4. Một (01) trong các văn bản sau: Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (nếu có); Giấy chứng nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường; Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường; Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường; Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết; Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản; Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường (Bản sao có đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân);
5. Một (01) trong các văn bản sau: Giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, dự án; Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương (nếu có) (Bản sao có đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân);
6. Hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm, chất thải phát sinh) (Bản sao có đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân);
7. Báo cáo kết quả giám sát môi trường định kỳ của cơ sở (trường hợp báo cáo không có kết quả giám sát môi trường đối với các công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu thì phải bổ sung) (Bản sao có đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân);
8. Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý phế liệu nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục 4a ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bản chính).
- Trường hợp cấp lại Giấy xác nhận do hết hạn:
1. Một (01) văn bản đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục 2b ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bản chính);
2. Ba (03) báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, 3b ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bản chính);
3. Báo cáo kết quả giám sát môi trường định kỳ gần nhất của cơ sở, nhưng không quá sáu (06) tháng trước ngày cơ sở đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp lại Giấy xác nhận do hết hạn (Bản sao có đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân).
- Trường hợp cấp lại Giấy xác nhận do bị mất hoặc hư hỏng:
Tổ chức, cá nhân có văn bản đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục 2c ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để được cấp lại Giấy xác nhận (Bản chính).
* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
* Lưu ý:
- Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất không phải nộp báo cáo quy định tại mục 7 trong trường hợp phế liệu lần đầu tiên được đề nghị nhập khẩu và công trình, thiết bị sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu đề nghị nhập khẩu chưa đi vào vận hành tại thời điểm đề nghị cấp Giấy xác nhận. Trong thời hạn sáu (06) tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận, tổ chức, cá nhân phải nộp bổ sung báo cáo kết quả giám sát môi trường đối với các công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu để sử dụng có thay đổi về chủng loại, tăng khối lượng phế liệu nhập khẩu thì thực hiện thủ tục như đối với trường hợp cấp mới.
d. Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp cấp mới: 30 ngày làm việc.
- Trường hợp cấp lại do Giấy xác nhận hết hạn: 20 ngày làm việc.
- Trường hợp cấp lại do Giấy xác nhận bị mất hoặc hư hỏng: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của tổ chức, cá nhân.
* Lưu ý: Thời hạn giải quyết hồ sơ được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội.
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
h. Lệ phí:
Không có
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy xác nhận theo quy định tại Phụ lục 2a ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Mẫu văn bản đề nghị cấp lại do Giấy xác nhận hết hạn theo quy định tại Phụ lục 2b ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Mẫu văn bản đề nghị cấp lại do bị mất, hư hỏng Giấy xác nhận theo quy định tại Phụ lục 2c ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Mẫu báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định tại Phụ lục 3a, 3b ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Mẫu bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Phụ lục 4a ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Không có
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
- Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
- Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
PHỤ LỤC 2a
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
….(1)….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………………….
V/v đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
(Địa danh), ngày …. tháng …. năm .…
Kính gửi: ………..... (2) ...............
1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị: ……………………………………………………………
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …………………………………………………
Ngày cấp: ………………………………… Nơi cấp: …………………………………………
2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………
3. Họ và tên người đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân: ………………………
Số điện thoại: ……………………….. Fax: ........................... Email: ………………………
4. Chúng tôi gửi kèm theo văn bản này Hồ sơ đề nghị xem xét cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
5. Hình thức và khối lượng phế liệu nhập khẩu:
a) Trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
TT
Loại phế liệu nhập khẩu
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận (tấn) (*)
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
Tên phế liệu
Mã HS
1
2
…
(*) Chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này.
b) Nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu.
TT
Loại phế liệu nhập khẩu
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận (tấn) (*)
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
Tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu
Tên phế liệu
Mã HS
1
2
...
(*) Chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này.
6. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm, các quy định, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Đề nghị (2) xem xét, kiểm tra và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Nơi nhận:
- Như trên;
- …..
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1)
<Ký tên, đóng dấu>
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
(2) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
PHỤ LỤC 2b
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI DO HẾT HẠN GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
….(1)….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………………….
V/v đề nghị cấp lại do hết hạn Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
(Địa danh), ngày …. tháng …. năm .…
Kính gửi: ………..... (2) ...............
1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị: ……………………………………………………………
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ………. Ngày cấp: ………… Nơi cấp: ………
2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………
3. Họ và tên người đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân: ………………………
Số điện thoại: ……………………….. Fax: ........................... Email: ………………………
4. Giấy xác nhận đã được cấp: Số …………… ngày …. tháng …. năm …..
5. Chúng tôi gửi kèm theo văn bản này Hồ sơ đề nghị xem xét cấp lại do hết hạn Giấy xác nhận.
6. Hình thức và khối lượng phế liệu nhập khẩu:
a) Trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
TT
Loại phế liệu nhập khẩu
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
Tên phế liệu
Mã HS
1
2
…
b) Nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu.
TT
Loại phế liệu nhập khẩu
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
Tổ chức, cá nhân ủy thác nhập khẩu phế liệu
Tên phế liệu
Mã HS
1
2
…
7. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm, các quy định, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Đề nghị (2) xem xét, kiểm tra và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Nơi nhận:
- Như trên;
- …..
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1)
<Ký tên, đóng dấu>
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
(2) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
PHỤ LỤC 2c
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI DO BỊ MẤT, BỊ HƯ HỎNG GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
….(1)….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………………….
V/v đề nghị cấp lại do bị mất, bị hư hỏng Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
(Địa danh), ngày …. tháng …. năm .…
Kính gửi: ………..... (2) ...............
1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị: ……………………………………………………………
2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………
3. Họ và tên người đại diện có thẩm quyền của tổ chức, cá nhân: ………………………
Số điện thoại: ……………………….. Fax: ........................... Email: ………………………
4. Giấy xác nhận đã được cấp: Số …………… ngày …. tháng …. năm …..
Còn thời hạn đến ngày …. tháng …. năm ……
5. Chúng tôi gửi kèm theo Công văn này Hồ sơ giải trình và đề nghị xem xét cấp lại Giấy xác nhận do bị mất (hoặc bị hư hỏng, kèm theo Giấy xác nhận bị hỏng).
6. Chúng tôi cam kết những lý do bị mất (bị hư hỏng) Giấy xác nhận nêu trong hồ sơ giải trình là đúng và cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm, các quy định, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Đề nghị (2) xem xét, kiểm tra và cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Nơi nhận:
- Như trên;
- …..
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1)
<Ký tên, đóng dấu>
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
(2) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận.
PHỤ LỤC 3a
MẪU BÌA VÀ TRANG PHỤ BÌA CỦA BÁO CÁO CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
(TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU)
BÁO CÁO CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NHẬP
KHẨU PHẾ LIỆU (*)
(Người đại diện có thẩm quyền
ký, ghi họ tên, đóng dấu)
CƠ QUAN TƯ VẤN (nếu có) (*)
(Người đại diện có thẩm quyền
ký, ghi họ tên, đóng dấu)
Tháng... năm…
Ghi chú:
(*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.
PHỤ LỤC 3b
BÁO CÁO CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
(Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
BÁO CÁO CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
MỤC LỤC
I. Thông tin về tổ chức, cá nhân
1. Tên Tổ chức, cá nhân đề nghị: ……………………………………………………………
- Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …………………………………………………
Ngày cấp: ……………………………….. Nơi cấp: ……………..……………………………
2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………
3. Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu: (cơ sở sản xuất trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất).
4. Tên người liên hệ: ……………………….……………………………………………………
Chức vụ: …………………. Điện thoại: ………………. Fax: ………………. Email: ………..
5. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu đã được cấp số …………… ngày .... tháng …. năm ……, Cơ quan cấp ………. (nếu có).
II. Mô tả tóm tắt cơ sở và các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
1. Mô tả tóm tắt việc hình thành cơ sở.
2. Mô tả chi tiết loại hình sản xuất của cơ sở, công nghệ sản xuất; công nghệ tái chế, tái sử dụng phế liệu; công suất; nhu cầu nguyên liệu đầu vào (trong đó mô tả rõ nguyên liệu không phải là phế liệu và nguyên liệu là phế liệu).
3. Mô tả phế liệu nhập khẩu:
a) Đối với phế liệu trong danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:
- Loại phế liệu nhập khẩu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu, xác định các loại chất thải và kết quả phân tích thành phần chất thải đi kèm phế liệu.
b) Trường hợp cơ sở đề nghị nhập khẩu phế liệu không thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài với mục đích để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất thì cung cấp các thông tin sau:
- Tên phế liệu.
- Loại hình sản xuất phát sinh loại phế liệu: mô tả cụ thể loại hình sản xuất và công đoạn phát sinh loại phế liệu.
- Kết quả phân tích thành phần, tính chất của loại phế liệu.
- Những tạp chất, chất nguy hại có khả năng bám dính kèm với phế liệu.
- Mô tả cụ thể mục đích nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất.
- Lợi ích kinh tế - xã hội khi sử dụng loại phế liệu dự kiến nhập khẩu.
4. Mô tả các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, sử dụng phế liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015:
a) Mô tả kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
- Tình trạng hoặc hình thức sở hữu kho.
- Tổng diện tích khu vực kho tập kết phế liệu.
- Hệ thống thu gom nước mưa; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý các loại nước thải, chất thải rắn phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu.
- Nền, sàn, tường, vách ngăn, mái che khu vực lưu giữ phế liệu.
- Thiết bị phòng cháy chữa cháy.
- Tình trạng tiếp giáp của khu vực kho phế liệu với khu vực xung quanh và khả năng ảnh hưởng có thể có.
- Phương pháp cách ly các yếu tố ảnh hưởng.
b) Mô tả bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
- Tình trạng hoặc hình thức sở hữu bãi.
- Tổng diện tích khu vực bãi tập kết phế liệu.
- Hệ thống thu gom và biện pháp xử lý nước mưa đợt đầu chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu và các loại nước thải, chất thải rắn phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu.
- Nền, sàn bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
- Biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu.
- Thiết bị phòng cháy chữa cháy.
- Tình trạng tiếp giáp của khu vực bãi tập kết phế liệu với khu vực xung quanh và khả năng ảnh hưởng có thể có.
- Phương pháp cách ly các yếu tố ảnh hưởng.
c) Các biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sơ chế, chuẩn bị phế liệu trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất, tái chế. Mô tả rõ những nội dung sau:
- Các biện pháp thu gom chất thải phát sinh từ phế liệu nhập khẩu.
- Khu vực lưu giữ chất thải phát sinh.
- Phương tiện, thiết bị được sử dụng để lưu giữ chất thải (chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại).
- Phương tiện được sử dụng để vận chuyển phế liệu trong nội bộ cơ sở sản xuất.
- Các biện pháp xử lý chất thải phát sinh trong quá trình chuẩn bị, sơ chế phế liệu nhập khẩu.
d) Công trình, thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất, tái chế, tái sử dụng phế liệu. Mô tả rõ những nội dung sau:
- Công nghệ, thiết bị được sử dụng để xử lý chất thải (công suất, hiệu quả xử lý...)
- Một số đặc tính kỹ thuật, yêu cầu đặc thù của công nghệ, thiết bị xử lý chất thải (nếu có).
- Khu vực lắp đặt hệ thống, thiết bị xử lý chất thải.
- Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xử lý, tái chế chất thải phát sinh (khí thải, nước thải,...)
- Hệ thống quan trắc, giám sát chất lượng môi trường (nếu có).
đ) Phương án ký hợp đồng thuê đơn vị có chức năng để xử lý chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (kèm theo hợp đồng xử lý chất thải).
III. Phương án xử lý đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường hoặc không thể tái xuất
1. Phương án công nghệ áp dụng để xử lý (hoặc thuê đơn vị có năng lực xử lý): Nêu chi tiết phương án xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm.
- Cách thức vận chuyển.
- Cách thức xử lý phù hợp với loại phế liệu nhập khẩu.
- Cách thức xử lý sản phẩm thu được sau khi xử lý.
- Cách thức xử lý khác (tiêu hủy).
2. Đơn vị thực hiện việc xử lý.
- Nêu rõ chức năng xử lý, năng lực xử lý.
- Các nội dung khác của đơn vị xử lý.
IV. Kết luận và cam kết
Chúng tôi bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong báo cáo nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
<Ký tên, đóng dấu>
PHỤ LỤC SỐ 4a
BẢN CAM KẾT VỀ TÁI XUẤT HOẶC XỬ LÝ PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU
(Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu để sản xuất)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Mội trường)
….(1)….
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …………….
Địa danh, ngày …. tháng …. năm …..
BẢN CAM KẾT
TÁI XUẤT HOẶC XỬ LÝ PHẾ LIỆU TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU
Kính gửi: ............(2) .............
I. Thông tin chung:
1. Tổ chức, cá nhân (1): ………………………………………………………………………
2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………, Fax: …………………….., Email: ……………………
3. Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu:
4. Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất số: ………….. ngày .... tháng …. năm ….. Cơ quan cấp (nếu có).
II. Thông tin về phế liệu dự kiến nhập khẩu:
TT
Loại phế liệu nhập khẩu
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy xác nhận (tấn) (*)
Khối lượng phế liệu đề nghị được phép nhập khẩu trong thời hạn của Giấy xác nhận (tấn)
Tên phế liệu
Mã HS
1
2
…
(*) Chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này.
III. Nội dung cam kết:
1. Chúng tôi cam kết chỉ nhập khẩu phế liệu khi biết rõ xuất xứ, thành phần và hàm lượng tạp chất đi kèm với phế liệu và đáp ứng các yêu cầu quy định của Việt Nam.
2. Chúng tôi cam kết trong hợp đồng mua bán hoặc thỏa thuận giao dịch với bên xuất khẩu có điều khoản yêu cầu bên xuất khẩu phải nhận lại hàng nếu phế liệu không đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường và quy định hiện hành của Việt Nam về bảo vệ môi trường mà hai bên đã thống nhất.
3. Chúng tôi cam kết lưu giữ, vận chuyển và sử dụng phế liệu bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật.
4. Chúng tôi cam kết phế liệu nhập khẩu chỉ sử dụng làm nguyên liệu sản xuất tại cơ sở sản xuất của mình.
5. Nếu để xảy ra vi phạm về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu, chúng tôi cam kết tái xuất toàn bộ lô hàng phế liệu nhập khẩu và chịu toàn bộ chi phí tài chính để khắc phục các hậu quả gây ô nhiễm môi trường.
6. Trường hợp không thể tái xuất được, chúng tôi chịu trách nhiệm xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu với các nội dung cụ thể như sau:
- Thực hiện đúng các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu.
- Lập phương án chi tiết xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm pháp luật trình cơ quan quản lý về môi trường xem xét, quyết định.
- Chịu toàn bộ chi phí cho hoạt động xử lý lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm quy định về bảo vệ môi trường không tái xuất được.
Nơi nhận:
- Như trên;
- …..
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1)
<Ký tên, đóng dấu>
Ghi chú:
(1) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu.
(2) Cơ quan thẩm quyền cấp Giấy xác nhận. | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "21/01/2016",
"sign_number": "352/QĐ-UBND",
"signer": "Vũ Hồng Khanh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-bao-1987-TB-KBNN-ty-gia-hach-toan-ngoai-te-thang-11-nam-2009-96919.aspx | Thông báo 1987/TB-KBNN tỷ giá hạch toán ngoại tệ tháng 11 năm 2009 | BỘ TÀI CHÍNH
KHO BẠC NHÀ NƯỚC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số: 1987/TB-KBNN
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2009
THÔNG BÁO
TỶ GIÁ HẠCH TOÁN NGOẠI TỆ THÁNG 11 NĂM 2009
- Căn cứ Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;
- Căn cứ Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước thông báo tỷ giá hạch toán kế toán và báo cáo thu chi ngoại tệ tháng 11 năm 2009, áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước như sau:
1/ Tỷ giá hạch toán giữa đồng Việt Nam với đôla Mỹ (USD) tháng 11 năm 2009 là 1 USD = 17.002 đồng.
2/ Tỷ giá hạch toán giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác của tháng 11 năm 2009 được thực hiện theo phụ lục đính kèm công văn này.
3/ Tỷ giá hạch toán trên được áp dụng trong các nghiệp vụ:
- Quy đổi và hạch toán thu, chi NSNN bằng ngoại tệ kể cả các khoản thu hiện vật có gốc bằng ngoại tệ.
- Quy đổi và hạch toán sổ sách kế toán của Kho bạc Nhà nước.
Đề nghị các cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước và các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước căn cứ vào tỷ giá được thông báo để hạch toán và báo cáo thu chi ngoại tệ theo chế độ quy định./.
Nơi nhận:
- VPQH, VPCP, VP CTN;
- Viện KSNDTC, Toà án NDTC;
- VP TW Đảng, Ban đối ngoại TW Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP, cơ quan TW của các đoàn thể;
- Tổng cục Thuế;
- Tổng cục Hải quan;
- NH PT VN;
- Kiểm toán nhà nước;
- KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- STC các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Cục, Vụ trực thuộc BTC;
- Lưu: VT; KHTH.
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Tạ Anh Tuấn
PHỤ LỤC
(Kèm theo Thông báo số 1987/TB-KBNN ngày 30/10/2009 của Kho bạc Nhà nước)
Kho bạc Nhà nước thông báo tỷ giá giữa Việt Nam đồng với các loại ngoại tệ áp dụng trong thống kê kể từ ngày 01/11/2009 cho đến khi có thông báo mới như sau:
TÊN NƯỚC
TÊN NGOẠI TỆ
Ký hiệu ngoại tệ
VND/Ngoại tệ
Bằng số
Bằng chữ
SLOVAKIA
SLOVAKKORUNA
09
SKK
789.10
MOZAMBIQUE
MOZAMBICAN METICAL
10
MZN
588.30
NICARAGUA
CORDOBA ORO
11
NIO
822.72
NAM TƯ
NEW DINAR
12
YUM
-
CHÂU ÂU
EURO
14
EUR
25,237.77
GUINÉ - BISSAU
GUINEA BISSAU PESO
15
GWP
-
HONDURAS
LEMPIRA
16
HNL
899.81
ALBANIA
LEK
17
ALL
183.71
BA LAN
ZLOTY
18
PLN
5,971.06
BULGARIA
LEV
19
BGN
12,907.68
LIBERIA
LIBERIAN DOLLAR
20
LRD
244.63
HUNGARY
FORINT
21
HUF
93.13
SNG (NGA)
RUSSIAN RUBLE( NEW)
22
RUB
583.04
MÔNG CỔ
TUGRIK
23
MNT
11.99
RUMANI
LEU
24
RON
5,866.60
TIỆP KHẮC
CZECH KORUNA
25
CZK
961.71
TRUNG QUỐC
YAN RENMINBI
26
CNY
2,490.41
CHDCND TRIỀU TIÊN
NORTH KOREAN WON
27
KPW
118.85
CUBA
CUBAN PESO
28
CUP
17,002.00
LÀO
KIP
29
LAK
2.01
CAMPUCHIA
RIEL
30
KHR
4.05
PAKISTAN
PAKISTAN RUPEE
31
PKR
203.98
ARGENTINA
ARGENTINE PESO
32
ARS
4,453.12
ANH VÀ BẮC IRELAND
POUND STERLING
35
GBP
28,165.51
HÔNG KÔNG
HONG KONG DOLLAR
36
HKD
2,193.92
PHÁP
FRENCH FRANC
38
FRF
2,288.69
THỤY SĨ
SWISS FRANC
39
CHF
16,714.51
CHLB ĐỨC
DEUTSCH MARK
40
DEM
7,675.85
NHẬT BẢN
YEN
41
JPY
186.26
BỒ ĐÀO NHA
PORTUGUESE ESCUDO
42
PTE
74.88
GUINÉE
GUINEA FRANC
43
GNF
3.41
SOMALIA
SOMA SHILING
44
SOS
12.14
THÁI LAN
BAHT
45
THB
508.74
BRUNEI DARUSSALAM
BRUNEI DOLLAR
46
BND
12,151.23
BRASIL
BRAZILIAN REAL
47
BRL
9,813.56
THỤY ĐIỂN
SWEDISH KRONA
48
SEK
2,440.50
NA UY
NORWEGIAN KRONE
49
NOK
3,018.55
ĐAN MẠCH
DANISH KRONE
50
DKK
3,391.51
LUCXEMBOURG
LUXEMBOURG FRANC
51
LUF
372.16
ÚC
AUSTRALIAN DOLLAR
52
AUD
15,546.63
CANADA
CANADIAN DOLLAR
53
CAD
15,937.38
SINGAPORE
SINGAPORE DOLLAR
54
SGD
12,185.19
MALAYSIA
MALAYSIAN RINGGIT
55
MYR
4,988.85
ALGÉRIE
ALGERIAN DINAR
56
DZD
240.02
YEMEN
YEMENI RIAL
57
YER
83.84
IRAQ
IRAQI DINAR
58
IQD
14.78
LIBYA
LEBANESE DINAR
59
LYD
13,999.18
TUNISIA
TUNISIAN DINAR
60
TND
13,174.74
BỈ
BELGIAN FRANC
61
BEF
372.16
MAROC
MOROCCAN DIRHAM
62
MAD
2,221.38
COLOMBIA
COLOMBIAN PESO
63
COP
8.63
CÔNG GÔ
CFA FRANC BEAC
64
XAF
38.48
ANGOLA
KWANZA REAJUSTADO
65
AOR
201.21
HÀ LAN
NETHERLANDS GUILDER
66
NLG
6,812.52
MALI
CFA FRANC BEAC
67
XOF
38.48
MYANMA
KYAT
68
MMK
2,652.42
AI CẬP
EGYPTIAN POUND
69
EGP
3,108.23
SYRIA
SYRIAN POUND
70
SYP
369.61
LI BĂNG
LIBIAN POUND
71
LBP
11.34
ETHIOPIA
ETHIOPIAN BIRR
72
ETB
1,349.37
IRELAND
IRISH POUND
73
IEP
19,040.54
THỔ NHĨ KỲ
NEW TURKISH LIRA
74
TRY
11,454.56
ITALY
ITALIAN LIRA
75
ITL
7.75
PHẦN LAN
MARKKA
76
FIM
2,524.95
MEXICO
MAXICAN PESO
77
MXN
1,304.25
PHILIPPINES
PHILIPINE PESO
78
PHP
358.01
PARAGUAY
GUARANI
79
PYG
3.51
HY LẠP
DRACHMA
80
GRD
44.06
ẤN ĐỘ
INDIAN RUPEE
81
INR
364.30
SRI LANKA
SRILANCA RUPEE
82
LKR
148.13
BANGLADESH
TAKA
83
BDT
247.66
INDONESIA
RUPIAH
84
IDR
1.79
ÁO
SCHILLING
85
ATS
1,091.02
QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ
SDR
86
SDR
-
ECUADOR
SUCRE
87
ECS
0.68
NEW ZEALAND
NEWZELAND DOLLAR
88
NZD
12,428.46
DJIBOUTI
DJIBOUTI FRANC
89
DJF
97.56
TÂY BAN NHA
SPANISH PESETA
90
ESP
90.23
PERU
NUEVO SOL
92
PEN
5,884.06
PANAMA
BALBOA
93
PAB
17,002.00
ĐÀI LOAN
NEW TAIWAN DOLLAR
94
TWD
523.94
MA CAO
PATACA
95
MOP
2,131.91
IRAN
IRANIAN RIAL
96
IRR
1.72
CÔ OÉT
KUWAITI DINAR
97
KWD
59,522.48
HÀN QUỐC
WON
98
KRW
14.37
KHỐI CÁC NƯỚC XHCN
RÚP CHUYỂN NHƯỢNG
100
RCN
17,002.00
ĐÔNG ĐỨC
EAST GERMAN MARK
101
DDM
7,675.85
AFGHANISTAN
AFGHAN AFGHANI
102
AFN
357.94
BAHAMAS
BAHAMIAN DOLLAR
103
BSD
17,002.00
BAHRAIN
BAHARAINI DINAR
104
BHD
45,102.93
BARBADOS
BARBADOS DOLLAR
105
BBD
8,543.72
BELIZE
BELIZE DOLLAR
106
BZD
8,543.72
MADAGASCAR
MALAGASY ARIARY
107
MGA
8.52
ISRAEL
NEW ISRAELI SHEKEL
108
ILS
4,544.77
JAMAICA
JAMACAN DOLLAR
109
JMD
193.69
BOLIVIA
BOLIVIANO
110
BOB
2,439.31
COSTA RICA
COSTA RICAN COLON
111
CRC
29.54
GHANA
CEDI
112
GHC
1.84
GUATEMALA
QUETZAL
113
GTQ
2,047.20
MAURITANIA
OUGUIYA
114
MRO
65.39
NEPAL
NEPALESE RUPEE
115
NPR
230.16
NIGERIA
NAIRA
116
NGN
112.52
SIERRA LEONE
LEONE
117
SLL
4.62
NAM PHI
RAND
118
ZAR
2,199.48
LESOTHO
RAND
119
ZAR
2,199.48
URUGUAY
PESO URUGUAYO
120
UYU
833.43
VENEZUELA
BOLIVAR
121
VEF
7,927.82
CYPRUS
CYPRUS POUND
122
CYP
6,758.30
TIỆP KHẮC (CŨ)
CZECH KORUNA
123
CSK
961.71
SLOVENIA
TOLAR
124
SIT
93.67
SOLOMON ISLANDS
SOLOMON ISLANDS DOLLAR
125
SBD
145,814.75
ZAMBIA
KWACHA
126
ZMK
3.66
ZIMBABWE
ZIMBABWEAN DOLLAR
127
ZWD
46.33
ICELAND
ICELAND KRONA
128
ISK
136.83
RWANDA
RWANDA FRANC
129
RWF
30.09
MONTSERRAT
EAST CARIBEAN DOLLAR
130
XCD
6,367.79
SAINT HELENA
ST. HELENA POUND
131
SHP
10,278.08
SAINT KITTS AND NEVIS
EAST CARIBEAN DOLLAR
132
XCD
6,367.79
SAINT LUCIA
EAST CARIBIAN DOLLAR
133
XCD
6,367.79
LATVIA
LATVIAN LATS
134
LVL
35,628.67
ARMENIA
ARMENIAN DRAM
135
AMD
44.16
ARUBA
ARUBAN GUILDER
136
AWG
9,551.69
GIOOC ĐA NI
JORDANIAN DINAR
137
JOD
24,031.10
KAZAKHSTAN
TENGE
138
KZT
112.77
HAITI
GOURDE
139
HTG
427.72
KENYA
KENYAN SHILING
140
KES
226.39
MOLDOVA
MOLDOVAN LEU
141
MDL
1,542.83
QATA
QATARI RIAL
142
QAR
4,669.72
WALLIS & FUTUNA ISLANDS
CFP FRANC
143
XPF
213.00
FRENCH POLYNESIA
CFP FRANC
144
XPF
213.00
MAURITIUS
MAURITUS RUPEE
145
MUR
562.98
ST. VINCENT& THE GRENADINES
EAST CARIBIAN DOLLAR
146
XCD
6,367.79
USSR
RUP XO VIET
147
USR
583.04
ĐÔNG SAHARA
MOROCCAN DIRHAM
148
MAD
2,221.38
LITHUANIA
LITHUANIAN LITAS
149
LTL
7,319.93
SAMOA
TALA
150
WST
43,472.26
UZBEKISTAN
UZBEKISTAN SUM
151
UZS
11.31
VANUATU
VATU
152
VUV
178.69
GIBRALTA
GIBRALTAR POUND
153
GIP
10,271.87
OMAN
RIAL OMANI
154
OMR
44,165.63
SWAZILAND
LILANGENI
155
SZL
2,202.90
FALKLAND ISLANDS (MALVINAS)
FALKLAND ISLANDS POUND
156
FKP
10,271.87
GRENADA
EAST CARIBIAN DOLLAR
157
XCD
6,367.79
FIJI
FIJI DOLLAR
158
FJD
32,434.19
UGANDA
UGANDA SHILING
159
UGX
9.04
CAPE VERDE
CAPE VERDE ESCUDO\
160
CVE
215.22
NETH. ANTILLES
NETH.ANTILLIAN GUILDER
161
ANG
10,367.07
UKRAINA
HRYVNIA
162
UAH
2,081.03
CAYMAN ISLANDS
CAYMAN ISLANDS DOLLAR
163
KYD
21,252.50
UNITED ARAB EMIRATES
UAE DIRHAM
164
AED
4,629.17
MALDIVES
RUFIYAA
165
MVR
1,347.23
COMOROS
COMORO FRANC
166
KMF
50.87
CHILÊ
UNIDADES DE FOMENTO
167
CLF
32.01
CỘNG HOÀ CÔNG GÔ
FRANC CONGOLAIS
168
CDF
19.86
ERITREA
NAKFA
169
ERN
1,133.47
ZAMBIA
DALASI
170
GMD
661.56
ANGÔLA
ANGOLAN KWANZA
171
AOA
201.21
CHILÊ
CHILEAN PESO
172
CLP
32.01
COOK ISLANDS
NEW ZWALAND DOLLAR
173
NZD
12,428.46
ESTONIA
KROON
174
EEK
1,612.37
GEORGIA
LARI
175
GEL
10,163.19
ANGUILLA
EAST CARIBIAN DOLLAR
176
XCD
6,367.79
NEW CALEDONIA
CFP FRANC
177
XPF
213.00
ANTIGUA AND BARBUDA
EAST CARIBIAN DOLLAR
178
XCD
6,367.79
BERMUDA
BERMUDIAN DOLLAR
179
BMD
17,173.74
BURUNDI
BURUNDI FRANC
180
BIF
14.03
CROATIA
KUNA
181
HRK
3,498.64
GUYANA
GUYANA DOLLAR
182
GYD
83.55
MALTA
MALTESE LIRA
183
MTL
4,989.29
SEYCHELLES
SEYCHELLESS RUPEE
184
SCR
1,637.64
NAMIBIA
NAMIBIA DOLLAR
185
NAD
2,212.79
EL SALVADOR
EL SALVADOR COLON
186
SVC
1,944.75
NAMIBIA
RAND
187
ZAD
2,212.79
LESOTHO
LOTI
188
LSL
2,202.33
TURKMENISTAN
MANAT
189
TMM
1.20
SÃO TOMÉ AND PRÍNCIPE
DOBRA
190
STD
1.10
Ả RẬP XÊÚT
SAUDI RYAL
191
SAR
4,533.87
MEXICO
MEX.UNIDAD DE INVERSIOR
192
MXV
1,304.25
BHUTAN
NGULTRUM
193
BTN
360.21
SUDAN
SUDANESE DINAR
194
SDD
85.00
BOLIVIA
MVDOL
195
BOV
2,439.31
SURINAME
SURINAME DOLLAR
196
SRD
6,273.80
BELARUS
BELARUSIAN RUBLE
197
BYB
6.20
BOSNIA AND HERZEGOVINA
CONVERTIBLE MARKS
198
BAM
13,021.87
AZERBAIJAN
AZERBAIJANIAN MANAT
199
AZN
21,186.29
BOTSWANA
PULA
200
BWP
115,189.70
ECUADOR
UNIDAD DE VALOR CONSTANTE(UVC)
201
ECV
0.68
TONGA
PAANGA
202
TOP
32,176.38
DOMINICA
EAST CARIBIAN DOLLAR
203
XCD
6,367.79
TRINIDAD AND TOBAGO
TRINIDAD &TOBACO DOLLAR
204
TTD
2,711.64
ANDORRA
ANDORRAN PESETA
205
ADP
90.31
CỘNG HOÀ DOMINICANA
DOMINICAN PESO
206
DOP
472.93
ĐÔNG TIMOR
RUPIAH
207
IDR
1.79
PAPUA NEW GUINEA
KINA
209
PGK
45,951.35
TAJIKISTAN
TAJIK RUBLE
210
TJR
12.88
MACEDONIA
DENAR
211
MKD
238.86
TANZANIA
TANZANIAN SHILLING
212
TZS
12.88
KYRGYZSTAN
SOM
213
KGS
390.85
MALAWI
KWACHA
214
MWK
121.05 | {
"issuing_agency": "Kho bạc Nhà nước Trung ương",
"promulgation_date": "30/10/2009",
"sign_number": "1987/TB-KBNN",
"signer": "Tạ Anh Tuấn",
"type": "Thông báo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Ke-hoach-07-KH-UBND-2024-quy-dinh-xuat-khau-san-pham-hang-hoa-Son-La-595322.aspx | Kế hoạch 07/KH-UBND 2024 quy định xuất khẩu sản phẩm hàng hóa Sơn La | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 07/KH-UBND
Sơn La, ngày 15 tháng 01 năm 2024
KẾ HOẠCH
XUẤT KHẨU SẢN PHẨM HÀNG HÓA TỈNH SƠN LA NĂM 2024
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 30/3/2021 của UBND tỉnh về xuất khẩu sản phẩm hàng hóa tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 252/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; Quyết định số 2665/QĐ-UBND ngày 09/12/2023 của UBND tỉnh về việc giao Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024;
Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 169/TTr-SCT ngày 22/12/2023 về việc đề nghị UBND tỉnh ban hành Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm hàng hóa tỉnh Sơn La năm 2024.
Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch Xuất khẩu sản phẩm hàng hóa tỉnh Sơn La năm 2024, với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển xuất khẩu hàng hóa bền vững, gắn với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, phát triển nền sản xuất xanh sạch, bền vững, tuần hoàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hóa của tỉnh Sơn La.
2. Phát triển xuất khẩu gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh Sơn La nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh, khai thác hiệu quả cơ hội và hạn chế tác động của các thách thức trong thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu; Chuyển dịch dần sang xuất khẩu trực tiếp, qua hợp đồng thương mại quốc tế.
3. Đẩy mạnh hàng hóa tham gia xuất khẩu góp phần phát triển sản xuất xanh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó, tác động tích cực đến hoạt động chế biến, tiêu thụ hàng hóa có lợi thế của tỉnh tại thị trường trong nước và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La nhanh và bền vững.
II. CHỈ TIÊU XUẤT KHẨU
1. Chỉ tiêu xuất khẩu chung
Phấn đấu giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu của tỉnh năm 2024 đạt 196,1 triệu USD, tăng 5,07% so với năm 2023 (Trong đó, sản phẩm nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu đạt 186,8 triệu USD, tăng 5,12% so với năm 2023) góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới.
2. Chỉ tiêu xuất khẩu chi tiết
2.1. Sản phẩm nông sản, thực phẩm
a, Sản phẩm trái cây
Giá trị sản phẩm trái cây tham gia xuất khẩu phấn đấu đạt 34,22 triệu USD (tăng 4,43% so với năm 2023). Một số sản phẩm trái cây chủ yếu:
- Sản phẩm Xoài tham gia xuất khẩu đạt 12.900 tấn (gồm 6.400 tấn quả tươi; 5.500 tấn xoài quả tươi đưa vào sơ chế, chế biến xuất khẩu tại các nhà máy trong và ngoài tỉnh; 1.000 tấn sản phẩm xoài IQF, nước ép xoài cô đặc tại Nhà máy chế biến hoa quả của công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao). Giá trị sản phẩm xoài tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 5,6 triệu USD. Thị trường tham gia xuất khẩu: Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mông Cổ....
- Sản phẩm Nhãn tham gia xuất khẩu đạt 5.500 tấn sản phẩm (gồm 1.000 tấn nhãn quả tươi, 4.500 tấn long nhãn). Giá trị sản phẩm nhãn tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 24,9 triệu USD. Thị trường tham gia xuất khẩu: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...
- Sản phẩm Chanh leo tham gia xuất khẩu đạt 1.700 tấn. Giá trị sản phẩm Chanh leo tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 0,9 triệu USD. Thị trường tham gia xuất khẩu: Trung Quốc, các nước EU (Pháp, Thụy Sỹ...).
- Sản phẩm Chuối tham gia xuất khẩu đạt 6.000 tấn. Giá trị sản phẩm chuối tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 1,8 triệu USD; Thị trường tham gia xuất khẩu: Trung Quốc;
b, Nông sản chế biến và nông sản khác
Giá trị nông sản chế biến và nông sản khác tham gia xuất khẩu phấn đấu đạt 152,58 triệu USD (tăng 5,28% so với năm 2023). Một số mặt hàng chủ yếu:
- Sản phẩm Chè tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 10.500 tấn; giá trị sản phẩm chè tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 21,8 triệu USD; Thị trường xuất khẩu: Trung Quốc, Đài Loan, Pakistan, Afghanistan, Nhật Bản...
- Sản phẩm Cà phê tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 32.000 tấn; giá trị sản phẩm cà phê tham gia xuất khẩu đạt trên 89,3 triệu USD; Thị trường EU, Bắc Mỹ, Hoa Kỳ, các nước Trung Đông và ASEAN.
- Sản phẩm sắn tham gia xuất khẩu đạt khoảng 100.000 tấn (gồm 60.000 tấn tinh bột sắn; 40.000 tấn các sản phẩm từ sắn như sắn lát khô…); giá trị sản phẩm sắn tham gia xuất khẩu đạt 38,2 triệu USD. Thị trường: Trung Quốc.
- Các sản phẩm nông sản chế biến khác (dứa, ngô ngọt, rau chân vịt…) tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 2.600 tấn; giá trị các sản phẩm nông sản chế biến khác (dứa, ngô ngọt, rau chân vịt…) tham gia xuất khẩu đạt 2,58 triệu USD. Đơn vị chế biến: Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao tại Ninh Bình và chi nhánh tại tỉnh Sơn La. Thị trường xuất khẩu: Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mông Cổ....
2.2. Sản phẩm khác
Tổng giá trị các sản phẩm khác của tỉnh tham gia xuất khẩu năm 2024 dự kiến đạt 9,3 triệu USD. Các mặt hàng tham gia xuất khẩu chủ yếu gồm xi măng, sản phẩm dệt may và các sản phẩm khác.
(chi tiết có phụ lục kèm theo)
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
a, Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố:
Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp thực chất, hiệu quả, khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng. Xây dựng và phát triển hiệu quả các vùng nguyên liệu tập trung, cơ giới hóa đồng bộ, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm và mã vùng nguyên liệu theo yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu;
Phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, theo hướng hiện đại, chuyên canh hàng hoá tập trung, quy mô lớn, bảo đảm an toàn thực phẩm dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, cơ giới hoá, tự động hoá; gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản.
Chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ và dịch vụ hỗ trợ để hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của nông sản. Hình thành hệ thống logistic nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, thương mại của hàng nông sản.
b, Phối hợp với Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh:
- Tổ chức, khuyến khích doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, có lợi thế cạnh tranh của tỉnh, tập trung vào các sản phẩm nông sản, thực phẩm.
- Hỗ trợ phát triển thương mại điện tử của tỉnh đối với các doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản đặc trưng, có lợi thế cạnh tranh của tỉnh tại thị trường trong nước và quốc tế.
2. Sở Công Thương
a. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố:
- Là cơ quan đầu mối chủ trì tổ chức thực hiện, theo dõi, đôn đốc các Sở, ngành, đơn vị, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu, nội dung và tiến độ Kế hoạch đề ra.
- Tham mưu phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản; khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh; chế biến công nghệ cao. Chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ và dịch vụ hỗ trợ để nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh tiếp tục thu hút, khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư, các tập đoàn lớn đến đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhà máy chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu nông nghiệp…
- Thực hiện có hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm trong triển khai Kế hoạch Xúc tiến thương mại và phát triển thương mại điện tử tỉnh Sơn La năm 2024, tập trung vào các sản phẩm nông sản, thực phẩm; nghiên cứu việc triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại tại nước ngoài, khuyến khích doanh nghiệp, HTX của tỉnh tham gia các hoạt động thương mại điện tử quốc tế.
- Nghiên cứu các mô hình, chương trình đấu giá vùng nguyên liệu xuất khẩu nông sản, chợ đấu giá nông sản… đã áp dụng thành công tại một số quốc gia trên thế giới hoặc tại các tỉnh/thành phố trong cả nước để tham mưu với UBND tỉnh áp dụng trên địa bàn tỉnh.
b. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Thu hút đầu tư, phát triển các dịch vụ logistics gắn với vùng sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến nông sản.
- Xây dựng Sổ tay hướng dẫn diện tích sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP…, diện tích được cấp mã vùng trồng. Trong đó, bổ sung, cập nhật thông tin về các quy định của một số nước nhập khẩu đối với sản phẩm nông nghiệp, tập trung vào sản phẩm trái cây.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan hướng dẫn các nhà đầu tư về thủ tục đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; các dự án nhà máy chế biến nông sản tại tỉnh. Tiếp tục thu hút, khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư, các tập đoàn lớn đến đầu tư nhà máy chế biến nông sản, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng thương mại, các cơ sở thu gom, chợ đầu mối, cơ sở chế biến, bảo quản các sản phẩm nông sản theo các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và định hướng thu hút đầu tư của tỉnh.
4. Sở Tài Chính
- Căn cứ khả năng ngân sách địa phương, tham mưu cân đối, bố trí kinh phí năm 2024 giao cho các cơ quan, đơn vị để thực hiện Kế hoạch này.
- Hướng dẫn các sở, ngành và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí triển khai các nhiệm vụ được giao đảm bảo chủ động, hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy định của pháp luật.
5. Sở Khoa học và công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan:
- Định hướng nghiên cứu hàng năm tập trung vào các nội dung ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ hữu cơ trong sản xuất, chế biến; lựa chọn nhân giống, sản xuất giống mới có năng suất, chất lượng tốt, chống chịu với sâu bệnh phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh đối với cây trồng, vật nuôi…
- Triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp, HTX đầu tư, áp dụng chuyển giao đổi mới công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch thân thiện với môi trường.
- Tập trung cao cho việc xây dựng, quản lý nhãn hiệu, tem truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh; đẩy mạnh việc thực hiện đăng ký bảo hộ tại nước ngoài cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh; tổ chức các chương trình công bố văn bằng bảo hộ lồng ghép với các chương trình XTTM về nông sản; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ.
- Hỗ trợ cập nhật các thông tin liên quan đến các quy định về các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế; các quy định về hàng rào phi thuế; các cam kết về quy tắc xuất xứ hàng hóa; hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn của nước nhập khẩu.
6. Công an tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài đến khảo sát, đầu tư chế biến, tiêu thụ nông sản của tỉnh; quản lý, hướng dẫn đảm bảo các thủ tục liên quan để triển khai các hoạt động quảng bá, giới thiệu, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa tại thị trường nước ngoài.
7. Sở Ngoại Vụ
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chủ trì thẩm định trình UBND tỉnh liên quan đến người nước ngoài vào khảo sát, đầu tư chế biến, tiêu thụ nông sản của tỉnh tuân thủ theo quy định hiện hành.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đảm bảo các thủ tục cần thiết để triển khai các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa nông sản tại thị trường nước ngoài.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tham mưu với UBND tỉnh làm việc với các Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài, các Cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế… nhằm tăng cường thông tin thị trường, tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường; tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá, kết nối thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của tỉnh Sơn La.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ chuyển đổi số theo Kế hoạch số 251/KH-UBND ngày 01/11/2021 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 31/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí, thông tin truyền thông tuyên truyền, phản ánh kịp thời, chính xác về các hoạt động xúc tiến thương mại và tình hình tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh.
9. Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm; tập huấn kỹ năng và hỗ trợ tham gia các sàn thương mại điện tử uy tín; đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực thương mại.
- Tổ chức, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX của tỉnh tham gia, gửi hàng mẫu giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh Sơn La tại các sự kiện xúc tiến thương mại tại thị trường nước ngoài như hội chợ, triển lãm, các hội nghị trực tuyến….
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên minh hợp tác xã tỉnh, Tỉnh Đoàn, Hội nông dân tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh…
- Đẩy mạnh tập huấn, học tập mô hình để nâng cao chất lượng hoạt động; tiếp tục thành lập mới các hợp tác xã, nhất là các hợp tác xã trồng cây ăn quả theo hướng có sản phẩm đảm bảo yêu cầu xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản, các doanh nghiệp thu gom, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản.
- Phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu và kết nối giao thương các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của tỉnh, tập trung vào sản phẩm nông sản.
- Thường xuyên nắm bắt, đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, HTX, Đoàn viên, Hội viên… và nhân dân trong sản xuất, thu hoạch và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của tỉnh, nhất là các sản phẩm nông sản.
11. Báo Sơn La, Đài PTTH tỉnh
- Xây dựng chuyên mục, các phóng sự, tin bài để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa nông sản của Sơn La tham gia xuất khẩu.
- Xây dựng các phóng sự, tin bài để phổ biến về khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng nông sản an toàn VietGAP, GlobalGAP theo quy định của các nước có nhu cầu nhập khẩu.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tham mưu với Ban Thường vụ Huyện ủy, Thành ủy duy trì hoạt động của Tổ công tác sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản của huyện, thành phố trực thuộc Ban chỉ đạo 598 do Đồng chí Bí thư Huyện ủy làm tổ trưởng; ban hành Kế hoạch, Kết luận lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu trên địa bàn năm 2024 (phấn đấu tốc độ tăng trưởng sản phẩm hàng hóa của huyện, thành phố tham gia xuất khẩu đạt 5-6%/năm).
- Tiếp tục rà soát các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế phát triển của huyện; hình thành các vùng sản xuất tập trung có quy mô đủ lớn, đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; từng bước nâng cao chuỗi giá trị cho các loại cây ăn quả chủ lực, phù hợp với nhu cầu thị trường, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dựng công nghệ cao tập trung tại các địa bàn có điều kiện phát triển thuận lợi.
- Ban hành Kế hoạch sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu trên địa bàn năm 2024 (chi tiết theo từng tháng, từng sản phẩm; rõ đơn vị sản xuất, đơn vị thu gom, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ, xuất khẩu; cụ thể hóa công tác phối hợp triển khai hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản với từng nhà máy, doanh nghiệp, HTX trên địa bàn).
- Xây dựng mỗi loại sản phẩm nông sản đều có doanh nghiệp, hợp tác xã đóng vai trò đơn vị thu gom chuyên nghiệp (có đủ năng lực về tài chính, phương tiên, quản trị kinh doanh, thông tin thị trường, có đối tác tiêu thụ, xuất khẩu) thực hiện kế hoạch xuất khẩu nông sản của tỉnh.
b. Phối hợp với các sở, ban, ngành triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chỉ đạo đơn vị chuyên môn phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan liên quan trong công tác cấp, quản lý đánh giá, giám sát mã số vùng trồng theo quy định; phối hợp huy động nguồn lực, tham gia xây dựng hệ thống logistic nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, thương mại của hàng nông sản.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng các sản phẩm đã và đang xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt, giữ vững và khẳng định danh tiếng trên thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
- Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ về phát triển vùng sản xuất nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu của Tổ công tác vận động sản xuất nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh (Tổ công tác 837).
- Chủ động phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản trong nước và quốc tế, phát triển thương mại điện tử.
14. Đề nghị các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu hàng hóa
- Xây dựng Kế hoạch sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của tỉnh năm 2024, nhất là các sản phẩm nông sản và thông báo với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất trong hoạt động thu gom, ký kết hợp đồng tiêu thụ, quản lý chất lượng sản phẩm…; cung cấp thông tin về kết quả sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm, các khó khăn, vướng mắc (nếu có);
- Chủ động nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn tiêu thụ, xuất khẩu; đề xuất cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ hữu cơ trong sản xuất, chế biến; lựa chọn nhân giống, sản xuất giống mới có năng suất, chất lượng tốt, chống chịu với sâu bệnh phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh đối với cây trồng, vật nuôi…
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Nguồn ngân sách: Căn cứ vào nội dung kế hoạch và các nhiệm vụ cụ thể của các sở ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng dự toán kinh phí và lồng ghép với các hoạt động khác gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
Nguồn xã hội hóa từ các doanh nghiệp, HTX và các nguồn huy động hợp pháp khác.
V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Các Sở, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo đúng yêu cầu, đạt hiệu quả cao. Định kỳ hàng tháng (trước ngày 16 hàng tháng), 6 tháng (trước ngày 16/6), tổng kết năm (trước ngày 20/11 hàng năm) hoặc khi có yêu cầu báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch, gửi Sở Công thương tổng hợp báo cáo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.
Sở Công Thương tổng hợp báo cáo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về tình hình thực hiện Kế hoạch này định kỳ hàng tháng (trước ngày 18 hàng tháng), 6 tháng (trước ngày 18/5), tổng kết năm (trước ngày 30/11 hàng năm) hoặc khi có yêu cầu báo cáo đột xuất.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo UBND tỉnh xem xét chỉ đạo giải quyết, điều chỉnh kế hoạch này (qua Sở Công Thương)./.
Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy (b/c);
- TT. HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- TT Huyện ủy, Thành ủy (phối hợp chỉ đạo);
- UB MTTQVN tỉnh (phối hợp thực hiện);
- Tỉnh Đoàn Sơn La (phối hợp thực hiện);
- Liên đoàn Lao động tỉnh (phối hợp thực hiện);
- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Liên minh HTX tỉnh;
- Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh;
- Báo Sơn La, Đài PTTH tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Công
PHỤ LỤC 1
KẾT QUẢ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM HÀNG HÓA TỈNH SƠN LA NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 15/01/2024 của UBND tỉnh Sơn La)
TT
Sản phẩm
Thực hiện năm 2022
Kế hoạch năm 2023
ƯTH năm 2023
ƯTH năm 2023 so với TH năm 2022 (%)
ƯTH năm 2023 so với KH năm 2023 (%)
Số lượng (Tấn)
Giá trị (Nghìn USD)
Số lượng (Tấn)
Giá trị (Nghìn USD)
Số lượng (Tấn)
Giá trị (Nghìn USD)
1
2
3
4
5
6
7
8=7/3
9=7/5
Tổng cộng
174.839,31
184.000
186.636,83
106,75
101,43
A
MẶT HÀNG NÔNG SẢN
163.172,72
171.880
177.693,77
108,90
103,43
I
Sản phẩm trái cây
18.524
20.019,17
18.705
25.255
24.793
32.768,07
163,68
129,75
1
Sản phẩm Xoài
9.080
2.951,25
8.000
4.880
12.584
5.187,76
175,78
106,31
1.1
Sản phẩm xoài tươi
2.903,5
1.742,80
3.000
700
6.406
2.910,82
167,02
161,71
1.2
Xoài sơ chế, chế biến xuất khẩu tại nhà máy ngoài tỉnh
6.176,5
1.208,45
3.500
700
5.500
1.266,09
104,77
180,87
1.3
Xoài sơ chế, chế biến xuất khẩu tại nhà máy trong tỉnh
1.500
2.380
678
1.010,85
42,47
-
Xoài IQF
1.000
1.730
322
551,94
31,90
-
Nước ép xoài cô đặc
500
650
356
458,91
70,60
2
Sản phẩm Nhãn
3.734
14.428,99
4.500
17.540
5.250
24.594,72
170,45
140,22
2.1
Nhãn quả tươi
1.268
880,09
1.300
900
950
663,09
75,34
73,68
2.2
Long nhãn
2.466
13.548,90
3.000
16.300
4.300
23.931,63
176,63
146,82
2.3
Nước ép nhãn
200
340
3
Sản phẩm Chanh leo
1.009
1.121,59
1.000
1.130
1.436
788,03
70,26
69,74
3.1
Chanh leo tươi
1.009
1.121,59
1.000
1.130
343
188,46
16,80
16,68
3.2
Dịch chanh leo
1.093
599,57
4
Sản phẩm Chuối
4.500
1.364,06
5.000
1.500
4.700
1.202,32
88,14
80,15
5
Sản phẩm Mận hậu
50
60,09
6
Sản phẩm Thanh long
138
134,25
140
135
747
926,22
689,92
686,09
7
Sản phẩm Sơn tra
63
19,03
65
70
26
8,93
46,93
12,76
II
Nông sản chế biến và nông sản khác
143.153,55
146.545
144.925,70
101,24
98,90
8
Sản phẩm Chè
10.700
21.541,61
11.100
23.265
9.300,00
20.562,29
95,45
88,38
8.1
Chè viên
2.300
8.412,64
2.500
9.100
2.000
8.923,02
106,07
98,06
8.2
Chè xanh
8.400
13.128,97
8.600
14.165
7.300
11.639,27
88,65
82,17
9
Sản phẩm Cà phê
28.858
82.377,7
31.500
83.115
31.500
81.014,48
98,35
97,47
10
Sản phẩm sắn
91.254
4.919,40
94.000
35.650
94.200
36.580,24
104,76
102,61
10.1
Tinh bột sắn
60.000
26.860
60.000
27.000
60.000
26.850,10
99,96
99,44
10.2
Sản phẩm khác
31.254
8.059
34.000
8.650
34.200
9.730,14
120,73
112,49
11
Đường mía
8.000
3.818
8.200
3.900
7.850
3.943,14
103,28
101,11
12
Rau các loại
100
110
13
Hạt giống Takii
50
50
400
800
800
14
Ngô giống
80
80
80
100
100
15
Sản phẩm chế biến khác (Dứa, ngô ngọt, rau chân vịt…)
1.958
366,91
2.000
375
4.620
2.345,54
639,27
625,48
15.1
Sản phẩm dứa (Doveco)
1.459
556,70
15.2
Sản phẩm ngô ngọt (Doveco)
1.808
786,61
15.3
Sản phẩm đậu tương rau (Doveco)
1.353
1002,23
B
MẶT HÀNG KHÁC
11.666,59
12.200
98.200,00
8.943,06
76,66
73,30
1
Xi măng và clanke
134.000
10.574,24
134.500
10.800
98.200
7.673,06
72,56
71,05
2
Điện thương phẩm
150
150
3
Sản phẩm Dệt may
300
450
450
150
100
4
Sản phẩm từ thép
234,08
300
220
93,98
73,33
5
Sản phẩm khác
408,27
500
600
146,96
120,00
PHỤC LỤC 02
KẾ HOẠCH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM HÀNG HÓA TỈNH SƠN LA NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 15/01/2024 của UBND tỉnh Sơn La)
TT
Sản phẩm
Thực hiện năm 2023
Kế hoạch năm 2024
KH năm 2024 so với TH năm 2023 (%)
Số lượng (Tấn)
Giá trị (Nghìn USD)
Số lượng (Tấn)
Giá trị (Nghìn USD)
1
2
3
4
5
6=5/3
Tổng cộng
186.636,83
196.100
105,07
A
MẶT HÀNG NÔNG SẢN
177.693,77
186.800
105,12
I
Sản phẩm trái cây
24.793
32.768,07
26.950
34.220
104,43
1
Sản phẩm Xoài
12.584
5.187,76
12.900
5.600
107,95
1.1
Sản phẩm xoài tươi
6.406
2.910,82
6.400
2.900
99,63
1.2
Xoài sơ chế, chế biến xuất khẩu tại nhà máy ngoài tỉnh
5.500
1.266,09
5.500
1.270
100,31
1.3
Xoài sơ chế, chế biến xuất khẩu tại nhà máy trong tỉnh
678
1.010,85
1.000
1.430
141,47
-
Xoài IQF
322
551,94
400
670
121,39
-
Nước ép xoài cô đặc
356
458,91
600
760
165,61
2
Sản phẩm Nhãn
5.250
24.594,72
5.500
24.900
101,24
2.1
Nhãn quả tươi
950
663,09
1.000
700
105,57
2.2
Long nhãn
4.300
23.931,63
4.500
24.200
101,12
3
Sản phẩm Chanh leo
1.436
788,03
1.700
900
114,21
3.1
Chanh leo tươi
343
188,46
600
300
159,18
3.2
Dịch chanh leo
1.093
599,57
1.100
600
100,07
4
Sản phẩm Chuối
4.700
1.202,32
6.000
1.800
149,71
5
Sản phẩm Mận hậu
50
60,09
50
60
99,85
6
Sản phẩm Thanh long
747
926,22
750
940
101,49
7
Sản phẩm Sơn tra
26
8,93
50
20
223,96
II
Nông sản chế biến và nông sản khác
144.925,70
152.580
105,28
8
Sản phẩm Chè
9.300
20.562,29
10.500
21.800
106,02
8.1
Chè viên
2.000
8.923,02
2.150
9.200
103,10
8.2
Chè xanh
7.300
11.639,27
8.350
12.600
108,25
9
Sản phẩm Cà phê
31.500
81.014,48
32.000
89.300
110,23
10
Sản phẩm sắn
94.200
36.580,24
100.000
38.200
104,43
10.1
Tinh bột sắn
60.000
26.850
60.000
27.000
100,56
10.2
Sản phẩm khác
34.200
9.730,14
40.000
11.200
115,11
11
Đường mía
7.850
3.943,14
440
220
5,58
12
Hạt giống Takii
400
400
100
13
Ngô giống
80
80
100
14
Sản phẩm chế biến khác
4.620
2.345,54
2.600
2.580
110,00
14.1
Sản phẩm dứa (Doveco)
1.459
556,70
1.000
580
104,19
14.2
Sản phẩm ngô ngọt (Doveco)
1.808
786,61
800
900
114,42
14.3
Sản phẩm đậu tương rau (Doveco)
1.353
1.002,23
800
1.100
109,75
B
MẶT HÀNG KHÁC
98.200
8.943,06
9.300
103,99
1
Xi măng và clanke
98.200
7.673,06
106.000
7.800
101,65
2
Sản phẩm Dệt may
450
500
111,11
3
Sản phẩm từ thép
220
250
113,64
4
Sản phẩm khác
600
750
125,00 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Sơn La",
"promulgation_date": "15/01/2024",
"sign_number": "07/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Thành Công",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-825-QD-UBND-2024-phe-duyet-Ke-hoach-su-dung-dat-huyen-Van-Canh-Binh-Dinh-602834.aspx | Quyết định 825/QĐ-UBND 2024 phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất huyện Vân Canh Bình Định | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 825/QĐ-UBND
Bình Định, ngày 12 tháng 3 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2024 HUYỆN VÂN CANH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 148/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số nghị định, quy định chi tiết thi hành luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/4/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Căn cứ Quyết đinh số 12/QĐ-UBND ngày 04/01/2023 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất huyện Vân Canh thời kỳ 2021-2030;
Theo đề nghị của UBND huyện Vân Canh tại Tờ trình số 38/TTr-UBND ngày 28/02/2024 và theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 266/TTr-TNMT ngày 08/3/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Vân Canh với các chỉ tiêu chủ yếu sau:
1.1. Phân bổ các loại đất trong năm kế hoạch
(theo Phụ lục I đính kèm)
1.2. Kế hoạch thu hồi đất năm 2024
(theo Phụ lục II đính kèm)
1.3. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2024
(theo Phụ lục III đính kèm)
1.4. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2024
(theo Phụ lục IV đính kèm)
Điều 2.
Căn cứ vào Điều 1 của Quyết định này, UBND huyện Vân Canh có trách nhiệm:
- Công khai và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất chặt chẽ từ cấp huyện đến cấp xã, thị trấn; chủ động triển khai các công trình, dự án được phê duyệt; có giải pháp cụ thể để huy động vốn và các nguồn lực khác đáp ứng vốn đầu tư cho việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất của huyện Vân Canh; đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
- Chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và thu hồi đất, việc chuyển mục đích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng theo đúng danh mục công trình đã được HĐND tỉnh thông qua và phải được giám sát chặt chẽ, sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Việc giao đất, cho thuê đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ, Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03/04/2023 của Chính phủ và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Tổ chức rà soát điều chỉnh, bổ sung các công trình, dự án vào Quy hoạch sử dụng đất huyện Vân Canh thời kỳ 2021-2030; đồng thời, tổng hợp Danh mục công trình, dự án Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội và danh mục các công trình, dự án sử dụng dưới 10 ha đất trồng lúa, dưới 20ha đất rừng phòng hộ, dưới 20ha đất rừng đặc dụng, báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để trình HĐND tỉnh thông qua làm cơ sở triển khai thực hiện.
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kế hoạch sử dụng đất và các trường hợp được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không sử dụng, sử dụng sai mục đích; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh trong việc quản lý, sử dụng đất theo các quy định của pháp luật.
- Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật đất đai để người sử dụng đất nắm vững các quy định của pháp luật, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Kết thúc năm kế hoạch, báo cáo chi tiết kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2024; đồng thời, báo cáo Danh mục các công trình thu hồi đất, Danh mục các công trình có sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất chưa thực hiện nhưng phù hợp quy hoạch xin chuyển sang thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm sau để trình UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp), báo cáo HĐND tỉnh theo đúng quy định.
- Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất theo quy định.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND huyện Vân Canh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tuấn Thanh
PHỤ LỤC I
PHÂN BỔ CÁC LOẠI ĐẤT TRONG NĂM 2024
(Kèm theo Quyết định số: 825/QĐ-UBND ngày 12/3/2024 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: ha
STT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã loại đất
Tổng diện tích (ha)
Phân theo đơn vị hành chính
Thị trấn Vân Canh
Xã Canh Hòa
Xã Canh Hiển
Xã Canh Thuận
Xã Canh Hiệp
Xã Canh Vinh
Xã Canh Liên
(1)
(2)
(3)
(4)=(5)+… +(11)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN
79.913,44
1.949,33
4.809,93
3.666,74
8.362,72
12.750,91
9.957,24
38.416,58
I
Loại đất
1
Đất nông nghiệp
NNP
75.630,91
1.554,68
4.640,62
3.284,45
8.120,02
12.185,44
8.001,53
37.844,17
Trong đó:
1.1
Đất trồng lúa
LUA
931,04
44,52
45,10
125,49
71,00
32,33
388,78
223,82
-
Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
277,23
24,06
83,02
1,85
32,32
135,98
-
Đất trồng lúa nước còn lại
LUK
653,81
20,46
45,10
42,47
69,15
0,01
252,80
223,82
1.2
Đất trồng cây hàng năm còn lại
HNK
2.648,84
572,67
425,70
243,26
686,09
294,60
406,54
19,99
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN
3.344,84
206,20
315,79
295,55
638,76
235,15
1.053,78
599,61
1.4
Đất rừng phòng hộ
RPH
27.673,47
256,84
904,13
655,08
4.090,17
7.492,05
1.881,54
12.393,67
1.5
Đất rừng đặc dụng
RDD
1.6
Đất rừng sản xuất
RSX
40.958,03
467,97
2.949,90
1.955,82
2.634,00
4.107,06
4.256,61
24.586,67
-
Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên
RSN
15.966,28
15,74
233,43
74,02
399,88
723,60
301,81
14.217,80
-
Đất có rừng sản xuất là rừng trồng
RST
24.991,75
452,23
2.716,46
1.881,80
2.234,13
3.383,46
3.954,80
10.368,87
1.7
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
1,74
1,74
1.8
Đất làm muối
LMU
1.9
Đất nông nghiệp khác
NKH
72,94
6,48
7,50
24,26
14,28
20,41
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
4.238,11
392,08
162,97
354,46
240,27
563,45
1.952,87
572,01
Trong đó:
2.1
Đất quốc phòng
CQP
121,97
2,01
10,98
44,03
62,95
2,00
2.2
Đất an ninh
CAN
1,39
0,67
0,05
0,07
0,23
0,15
0,16
0,06
2.3
Đất khu công nghiệp
SKK
969,37
969,37
2.4
Đất cụm công nghiệp
SKN
106,05
75,27
10,00
0,40
20,37
2.5
Đất thương mại, dịch vụ
TMD
14,46
10,07
0,18
1,44
0,30
2,47
2.6
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
SKC
68,82
0,88
3,19
6,92
30,20
9,37
18,26
2.7
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
SKS
2.8
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
SKX
139,70
4,30
46,86
60,80
27,74
2.9
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
DHT
722,76
117,88
36,12
82,73
52,63
76,52
268,84
88,32
Trong đó:
-
Đất giao thông
DGT
469,24
74,33
30,50
43,81
36,00
49,88
193,05
41,68
-
Đất thuỷ lợi
DTL
49,64
6,48
20,38
0,70
7,78
14,58
-
Đất cơ sở văn hóa
DVH
5,58
3,59
0,42
1,00
0,37
0,20
-
Đất cơ sở y tế
DYT
3,14
1,57
0,10
0,41
0,16
0,14
0,63
0,13
-
Đất cơ sở giáo dục - đào tạo
DGD
43,22
10,32
1,75
2,98
4,55
1,77
18,70
3,15
-
Đất cơ sở thể dục - thể thao
DTT
9,68
1,20
1,10
2,31
0,10
3,74
1,23
-
Đất công trình năng lượng
DNL
31,45
2,49
0,13
4,07
0,90
23,87
-
Đất công trình bưu chính viễn thông
DBV
0,54
0,34
0,02
0,02
0,07
0,02
0,03
0,03
-
Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia
DKG
-
Đất có di tích lịch sử - văn hóa
DDT
0,88
0,07
0,51
0,30
-
Đất bãi thải, xử lý chất thải
DRA
7,40
7,40
0,00
-
Đất cơ sở tôn giáo
TON
2,32
1,23
0,05
1,03
-
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
NTD
93,30
15,98
2,15
11,79
9,75
3,98
31,62
18,03
-
Đất cơ sở nghiên cứu khoa học
DKH
-
Đất cơ sở dịch vụ về xã hội
DXH
-
Đất chợ
DCH
6,38
0,27
0,43
1,50
4,17
2.10
Đất danh lam thắng cảnh
DDL
2.11
Đất sinh hoạt cộng đồng
DSH
6,48
1,07
0,43
0,62
1,48
0,63
1,40
0,85
2.12
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
DKV
28,03
0,22
27,68
0,13
2.13
Đất ở tại nông thôn
ONT
383,25
25,71
28,90
27,99
23,30
246,40
30,96
2.14
Đất ở tại đô thị
ODT
63,78
63,78
2.15
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
TSC
9,37
6,51
0,44
0,60
0,52
0,26
0,72
0,32
2.16
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
DTS
4,28
2,03
0,02
0,74
0,05
1,18
0,25
2.17
Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
DNG
2.18
Đất cơ sở tín ngưỡng
TIN
0,61
0,61
2.19
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
SON
828,99
90,34
92,47
106,91
123,02
38,79
223,85
153,61
2.20
Đất có mặt nước chuyên dùng
MNC
768,79
21,52
0,05
57,70
3,77
309,39
80,86
295,51
2.21
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
3
Đất chưa sử dụng
CSD
44,42
2,56
6,34
27,83
2,43
2,01
2,84
0,40
PHỤ LỤC II
KẾ HOẠCH THU HỒI ĐẤT NĂM 2024
(Kèm theo Quyết định số: 825/QĐ-UBND ngày 12/3/2024 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: ha
STT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã loại đất
Tổng diện tích (ha)
Phân theo đơn vị hành chính
Thị trấn Vân Canh
Xã Canh Hòa
Xã Canh Hiển
Xã Canh Thuận
Xã Canh Hiệp
Xã Canh Vinh
Xã Canh Liên
(1)
(2)
(3)
(4)=(5)+… +(11)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
1
Đất nông nghiệp
NNP
483,35
62,77
8,32
25,68
7,21
73,66
297,41
8,30
Trong đó:
1.1
Đất trồng lúa
LUA
13,98
0,78
0,21
1,51
0,76
10,72
-
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
3,19
0,74
0,01
1,51
0,42
0,51
-
Đất trồng lúa nước còn lại
LUK
10,79
0,04
0,20
0,34
10,21
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
72,74
50,24
1,65
2,10
5,70
4,96
7,32
0,76
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN
237,35
11,69
1,50
7,31
0,45
216,35
0,07
1.4
Đất rừng phòng hộ
RPH
11,92
9,33
2,59
1.5
Đất rừng đặc dụng
RDD
1.6
Đất rừng sản xuất
RSX
147,35
0,06
5,17
16,07
58,15
63,02
4,88
-
Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên
RSN
-
Đất có rừng sản xuất là rừng trồng
RST
147,35
0,06
5,17
16,07
58,15
63,02
4,88
1.7
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
1.8
Đất làm muối
LMU
1.9
Đất nông nghiệp khác
NKH
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
71,62
2,76
0,98
3,27
63,96
0,65
Trong đó:
2.1
Đất quốc phòng
CQP
2.2
Đất an ninh
CAN
2.3
Đất khu công nghiệp
SKK
2.4
Đất cụm công nghiệp
SKN
20,66
20,66
2.5
Đất thương mại, dịch vụ
TMD
2.6
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
SKC
1,60
1,60
2.7
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
SKS
2.8
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
SKX
2.9
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
DHT
10,89
0,77
0,89
1,46
7,77
Trong đó:
-
Đất giao thông
DGT
10,01
0,36
0,89
1,36
7,40
-
Đất thủy lợi
DTL
0,33
0,17
0,00
0,10
0,06
-
Đất xây dựng cơ sở văn hóa
DVH
-
Đất xây dựng cơ sở y tế
DYT
-
Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
DGD
-
Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
DTT
0,16
0,16
-
Đất công trình năng lượng
DNL
-
Đất công trình bưu chính, viễn thông
DBV
-
Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia
DKG
-
Đất có di tích lịch sử - văn hóa
DDT
-
Đất bãi thải, xử lý chất thải
DRA
-
Đất cơ sở tôn giáo
TON
-
Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
NTD
0,39
0,24
0,15
-
Đất xây dựng cơ sở khoa học công nghệ
DKH
-
Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội
DXH
-
Đất chợ
DCH
2.10
Đất danh lam thắng cảnh
DDL
2.11
Đất sinh hoạt cộng đồng
DSH
2.12
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
DKV
2.13
Đất ở tại nông thôn
ONT
33,94
0,09
0,12
33,72
0,02
2.14
Đất ở tại đô thị
ODT
0,43
0,43
2.15
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
TSC
2.16
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
DTS
2.17
Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
DNG
2.18
Đất tín ngưỡng
TIN
2.19
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
SON
4,09
1,55
1,70
0,21
0,63
2.20
Đất có mặt nước chuyên dùng
MNC
2.21
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
PHỤ LỤC III
KẾ HOẠCH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2024
(Kèm theo Quyết định số: 825/QĐ-UBND ngày 12/3/2024 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: ha
STT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã loại đất
Tổng diện tích (ha)
Phân theo đơn vị hành chính
Thị trấn Vân Canh
Xã Canh Hòa
Xã Canh Hiển
Xã Canh Thuận
Xã Canh Hiệp
Xã Canh Vinh
Xã Canh Liên
(1)
(2)
(3)
(4)=(5)+…+(11)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
1
Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp
NNP/PNN
654,56
74,75
13,21
66,40
23,64
134,12
326,64
15,80
Trong đó:
1.1
Đất trồng lúa
LUA/PNN
15,81
0,78
0,21
2,11
0,76
11,95
Trong đó: đất chuyên trồng lúa nước
LUC/PNN
3,36
0,74
0,01
1,51
0,42
0,68
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK/PNN
111,80
59,76
2,24
5,87
11,59
5,42
18,65
8,26
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN/PNN
252,15
14,15
1,50
8,31
9,94
0,76
217,43
0,07
1.4
Đất rừng phòng hộ
RPH/PNN
11,92
9,33
2,59
1.5
Đất rừng đặc dụng
RDD/PNN
1.6
Đất rừng sản xuất
RSX/PNN
262,88
0,06
9,47
52,01
117,85
78,61
4,88
Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên
RSN/PNN
1.7
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS/PNN
1.8
Đất làm muối
LMU/PNN
1.9
Đất nông nghiệp khác
NKH/PNN
2
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp
35,36
1,87
7,50
24,26
1,73
Trong đó:
2.1
Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm
LUA/CLN
2.2
Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng rừng
LUA/LNP
2.3
Đất trồng lúa chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản
LUA/NTS
2.4
Đất trồng lúa chuyển sang đất làm muối
LUA/LMU
2.5
Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản
HNK/NTS
2.6
Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất làm muối
HNK/LMU
2.7
Đất rừng phòng hộ chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng
RPH/NKR(a)
2.8
Đất rừng đặc dụng chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng
RDD/NKR(a)
2.9
Đất rừng sản xuất chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng
RSX/NKR(a)
25,68
7,50
17,04
1,14
Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên
RSN/NKR(a)
3
Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở
PKO/OCT
18,02
0,21
17,02
0,80
PHỤ LỤC IV
KẾ HOẠCH ĐƯA ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG VÀO SỬ DỤNG NĂM 2024
(Kèm theo Quyết định số: 825/QĐ-UBND ngày 12/3/2024 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: ha
STT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã loại đất
Tổng diện tích (ha)
Phân theo đơn vị hành chính
Thị trấn Vân Canh
Xã Canh Hòa
Xã Canh Hiển
Xã Canh Thuận
Xã Canh Hiệp
Xã Canh Vinh
Xã Canh Liên
(1)
(2)
(3)
(4)=(5)+… +(11)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
1
Đất nông nghiệp
NNP
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
7,30
0,46
6,07
0,06
0,71
Trong đó:
2.1
Đất quốc phòng
CQP
2.2
Đất an ninh
CAN
2.3
Đất khu công nghiệp
SKK
2.4
Đất cụm công nghiệp
SKN
2.5
Đất thương mại, dịch vụ
TMD
0,02
0,02
2.6
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
SKC
2.7
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
SKS
2.8
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
SKX
2.9
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
DHT
6,59
0,46
6,07
0,06
Trong đó:
-
Đất giao thông
DGT
0,58
0,36
0,18
0,04
-
Đất thủy lợi
DTL
6,01
0,10
5,89
0,02
-
Đất xây dựng cơ sở văn hóa
DVH
-
Đất xây dựng cơ sở y tế
DYT
-
Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
DGD
-
Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
DTT
-
Đất công trình năng lượng
DNL
-
Đất công trình bưu chính, viễn thông
DBV
-
Đất xây dựng kho dự trữ quốc
gia
DKG
-
Đất có di tích lịch sử - văn hóa
DDT
-
Đất bãi thải, xử lý chất thải
DRA
-
Đất cơ sở tôn giáo
TON
-
Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
NTD
-
Đất xây dựng cơ sở khoa học công nghệ
DKH
-
Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội
DXH
-
Đất chợ
DCH
2.10
Đất danh lam thắng cảnh
DDL
2.11
Đất sinh hoạt cộng đồng
DSH
2.12
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
DKV
2.13
Đất ở tại nông thôn
ONT
0,68
0,68
2.14
Đất ở tại đô thị
ODT
2.15
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
TSC
2.16
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
DTS
2.17
Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
DNG
2.18
Đất tín ngưỡng
TIN
2.19
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
SON
2.20
Đất có mặt nước chuyên dùng
MNC
2.21
Đất phi nông nghiệp khác
PNK | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Định",
"promulgation_date": "12/03/2024",
"sign_number": "825/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Tuấn Thanh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-342-QD-UBND-2019-thu-tuc-hanh-chinh-linh-vuc-thi-dua-khen-thuong-Kien-Giang-410489.aspx | Quyết định 342/QĐ-UBND 2019 thủ tục hành chính lĩnh vực thi đua khen thưởng Kiên Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 342/QĐ-UBND
Kiên Giang, ngày 19 tháng 02 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG THUỘC NGÀNH NỘI VỤ ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-BNV ngày 09 tháng 3 năm 2018 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực thi đua, khen thưởng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 59/TTr-SNV ngày 01 tháng 02 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực thi đua, khen thưởng thuộc ngành Nội vụ áp dụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Quyết định này bãi bỏ toàn bộ thủ tục hành chính lĩnh vực thi đua, khen thưởng ban hành kèm theo Quyết định số 1636/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc ngành Nội vụ áp dụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Các sở, ban ngành thuộc UBND tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã căn cứ Quyết định công bố này, vào Website Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh Kiên Giang tại địa chỉ http://botthc.kiengiang.gov.vn tải danh mục và nội dung chi tiết từng thủ tục hành chính để niêm yết công khai và thực hiện đúng quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC - VPCP;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Website Kiên Giang;
- LĐVP; Phòng KSTTHC, HCTC;
- Lưu: VT, phmanh.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Anh Nhịn
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG THUỘC NGÀNH NỘI VỤ ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 342/QĐ-UBND ngày 19 tháng 02 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
TT
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm thực hiện
Phí, lệ phí
Căn cứ pháp lý
01
Tặng thưởng Bằng khen cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương
- 25 ngày làm việc thẩm định hồ sơ kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- 10 ngày làm việc cơ quan trình khen thưởng thông báo kết quả khen thưởng.
Bộ phận Một cửa của Sở Nội vụ hoặc thông qua hệ thống bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến
Không có
- Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
02
Tặng Cờ thi đua cấp Bộ ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương
- 25 ngày làm việc thẩm định hồ sơ kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- 10 ngày làm việc cơ quan trình khen thưởng thông báo kết quả khen thưởng.
Bộ phận Một cửa của Sở Nội vụ hoặc thông qua hệ thống bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến
Không có
- Luật Thi đua, khen thưởng đã được sửa đổi, bổ sung;
- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.
03
Tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.
- 25 ngày làm việc thẩm định hồ sơ kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- 10 ngày làm việc cơ quan trình khen thưởng thông báo kết quả khen thưởng.
Bộ phận Một cửa của Sở Nội vụ hoặc thông qua hệ thống bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến
Không có
- Luật Thi đua, khen thưởng đã được sửa đổi, bổ sung;
- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.
04
Tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc.
- 25 ngày làm việc thẩm định hồ sơ kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- 10 ngày làm việc cơ quan trình khen thưởng thông báo kết quả khen thưởng.
Bộ phận Một cửa của Sở Nội vụ hoặc thông qua hệ thống bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến
Không có
- Luật Thi đua, khen thưởng đã được sửa đổi, bổ sung;
- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.
05
Tặng thưởng Bằng khen cấp Bộ ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương theo đợt hoặc chuyên đề
- 25 ngày làm việc thẩm định hồ sơ kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- 10 ngày làm việc cơ quan trình khen thưởng thông báo kết quả khen thưởng.
Bộ phận Một cửa của Sở Nội vụ hoặc thông qua hệ thống bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến
Không có
- Luật Thi đua, khen thưởng đã được sửa đổi, bổ sung;
- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.
06
Tặng Cờ thi đua cấp Bộ ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương theo đợt hoặc chuyên đề.
- 25 ngày làm việc thẩm định hồ sơ kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- 10 ngày làm việc cơ quan trình khen thưởng thông báo kết quả khen thưởng.
Bộ phận Một cửa của Sở Nội vụ hoặc thông qua hệ thống bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến
Không có
- Luật Thi đua, khen thưởng đã được sửa đổi, bổ sung;
- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.
07
Tặng thưởng Bằng khen cấp Bộ ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương về thành tích đột xuất.
- 25 ngày làm việc thẩm định hồ sơ kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- 10 ngày làm việc cơ quan trình khen thưởng thông báo kết quả khen thưởng.
Bộ phận Một cửa của Sở Nội vụ hoặc thông qua hệ thống bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến
Không có
- Luật Thi đua, khen thưởng đã được sửa đổi, bổ sung;
- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.
08
Tặng thưởng Bằng khen cấp Bộ ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương cho gia đình.
- 25 ngày làm việc thẩm định hồ sơ kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- 10 ngày làm việc cơ quan trình khen thưởng thông báo kết quả khen thưởng.
Bộ phận Một cửa của Sở Nội vụ hoặc thông qua hệ thống bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến
Không có
- Luật Thi đua, khen thưởng đã được sửa đổi, bổ sung;
- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.
09
Tặng thưởng Bằng khen cấp Bộ ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương về thành tích đối ngoại.
- 25 ngày làm việc thẩm định hồ sơ kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- 10 ngày làm việc cơ quan trình khen thưởng thông báo kết quả khen thưởng.
Bộ phận Một cửa của Sở Nội vụ hoặc thông qua hệ thống bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến
Không có
- Luật Thi đua, khen thưởng đã được sửa đổi, bổ sung;
- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
TT
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm thực hiện
Phí, lệ phí
Căn cứ pháp lý
01
Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện về thành tích thực hiện nhiệm vụ chính trị.
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bộ phận Một cửa của UBND cấp huyện hoặc thông qua hệ thống bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến
Không có
- Luật Thi đua, khen thưởng đã được sửa đổi, bổ sung;
- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.
02
Tặng danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến.
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bộ phận Một cửa của UBND cấp huyện hoặc thông qua hệ thống bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến
Không có
- Luật Thi đua, khen thưởng đã được sửa đổi, bổ sung;
- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.
03
Tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bộ phận Một cửa của UBND cấp huyện hoặc thông qua hệ thống bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến
Không có
- Luật Thi đua, khen thưởng đã được sửa đổi, bổ sung;
- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.
04
Tặng danh hiệu Lao động tiên tiến
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bộ phận Một cửa của UBND cấp huyện hoặc thông qua hệ thống bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến
Không có
- Luật Thi đua, khen thưởng đã được sửa đổi, bổ sung;
- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.
05
Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện về thành tích thi đua theo đợt, chuyên đề.
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bộ phận Một cửa của UBND cấp huyện hoặc thông qua hệ thống bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến
Không có
- Luật Thi đua, khen thưởng đã được sửa đổi, bổ sung;
- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.
06
Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện về thành tích đột xuất.
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bộ phận Một cửa của UBND cấp huyện hoặc thông qua hệ thống bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến
Không có
- Luật Thi đua, khen thưởng đã được sửa đổi, bổ sung;
- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.
07
Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện về khen thưởng đối ngoại.
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bộ phận Một cửa của UBND cấp huyện hoặc thông qua hệ thống bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến
Không có
- Luật Thi đua, khen thưởng được sửa đổi, bổ sung;
- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.
08
Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện cho gia đình.
10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bộ phận Một cửa của UBND cấp huyện hoặc thông qua hệ thống bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến
Không có
- Luật Thi đua, khen thưởng đã được sửa đổi, bổ sung;
- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.
III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
TT
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm thực hiện
Phí, lệ phí
Căn cứ pháp lý
01
Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp xã về thực hiện nhiệm vụ chính trị.
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bộ phận Một cửa của UBND cấp xã hoặc thông qua hệ thống bưu chính
Không có
- Luật Thi đua, khen thưởng đã được sửa đổi, bổ sung;
- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.
02
Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp xã về thành tích thi đua theo đợt hoặc chuyên đề.
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bộ phận Một cửa của UBND cấp xã hoặc thông qua hệ thống bưu chính
Không có
- Luật Thi đua, khen thưởng đã được sửa đổi, bổ sung;
- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.
03
Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp xã về thành tích đột xuất.
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bộ phận Một cửa của UBND cấp xã hoặc thông qua hệ thống bưu chính
Không có
- Luật Thi đua, khen thưởng đã được sửa đổi, bổ sung;
- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.
04
Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp xã cho gia đình.
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bộ phận Một cửa của UBND cấp xã hoặc thông qua hệ thống bưu chính
Không có
- Luật Thi đua, khen thưởng đã được sửa đổi, bổ sung;
- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.
05
Tặng danh hiệu Lao động tiên tiến.
10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bộ phận Một cửa của UBND cấp xã hoặc thông qua hệ thống bưu chính
Không có
- Luật Thi đua, khen thưởng đã được sửa đổi, bổ sung;
- Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.
B. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
STT
Số hồ sơ TTHC
Tên thủ tục hành chính
Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
1
B-BNV-264747-TT
Tặng thưởng Bằng khen cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương
Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
2
B-BNV-264748-TT
Tặng Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương
Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
3
B-BNV-264749-TT
Tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương
Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
4
B-BNV-264750-TT
Tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc
Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
5
B-BNV-264751-TT
Tặng thưởng Bằng khen cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương theo đợt hoặc chuyên đề
Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
6
B-BNV-264752-TT
Tặng Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương theo đợt hoặc chuyên đề
Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
7
B-BNV-264753-TT
Tặng thưởng Bằng khen cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương về thành tích đột xuất
Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
8
B-BNV-264754-TT
Tặng thưởng Bằng khen cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương về thành tích đối ngoại
Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
1
B-BNV-264755-TT
Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện về thành tích thực hiện nhiệm vụ chính trị
Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
2
B-BNV-264756-TT
Tặng danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến
Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
3
B-BNV-264757-TT
Tặng danh hiệu thôn, ấp, bản, làng, khu phố văn hóa
Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
4
B-BNV-264758-TT
Tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở
Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
5
B-BNV-264759-TT
Tặng danh hiệu Lao động tiên tiến
Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
6
B-BNV-264760-TT
Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện về thành tích thi đua theo đợt, chuyên đề
Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
7
B-BNV-264761-TT
Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện về thành tích đột xuất
Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
8
B-BNV-264762-TT
Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện về khen thưởng đối ngoại
Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
1
B-BNV-264763-TT
Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp xã về thực hiện nhiệm vụ chính trị
Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
2
B-BNV-264764-TT
Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp xã về thành tích thi đua theo đợt hoặc chuyên đề
Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
3
B-BNV-264765-TT
Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp xã về thành tích đột xuất
Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
4
B-BNV-264766-TT
Tặng danh hiệu Gia đình văn hóa
Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
5
B-BNV-264767-TT
Tặng danh hiệu Lao động tiên tiến
Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Tỉnh Kiên Giang",
"promulgation_date": "19/02/2019",
"sign_number": "342/QĐ-UBND",
"signer": "Mai Anh Nhịn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1425-QD-UBND-2016-co-quan-thuoc-nguon-nop-luu-tai-lieu-vao-Luu-tru-lich-su-Quang-Tri-368315.aspx | Quyết định 1425/QĐ-UBND 2016 cơ quan thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử Quảng Trị | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1425/QĐ-UBND
Quảng Trị, ngày 24 tháng 6 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH DANH MỤC CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC THUỘC NGUỒN NỘP LƯU TÀI LIỆU VÀO LƯU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH QUẢNG TRỊ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ;
Căn cứ Thông tư số 17/2014/TT-BNV ngày 20/11/2014 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn xác định cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử các cấp; Quyết định số 135/QĐ-BNV ngày 06/3/2015 của Bộ Nội vụ về việc đính chính Thông tư số 17/2014/TT-BNV ngày 20/11/2014 của Bộ Nội vụ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số: 216/TTr-SNV ngày 06 tháng 6 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh Quảng Trị (Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh).
Điều 2. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu, hàng năm có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị và lựa chọn tài liệu giao nộp vào Lưu trữ lịch sử tỉnh Quảng Trị theo đúng quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 783/QĐ-UBND ngày 15/5/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Danh mục các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh Quảng Trị.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có tên trong Danh mục chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Cục VT & LTNN;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Chi cục VTLT tỉnh (03);
- Lưu: VT, NC.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chính
DANH MỤC
CƠ QUAN, TỔ CHỨC THUỘC NGUỒN NỘP LƯU TÀI LIỆU VÀO LƯU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1425/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị)
Số TT
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
I
CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CẤP TỈNH
1
Hội đồng nhân dân
2
Ủy ban nhân dân tỉnh
3
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội
4
Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh
5
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
6
Tòa án án nhân dân tỉnh
7
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
8
Sở Nội vụ
9
Sở Tư pháp
10
Sở Kế hoạch và Đầu tư
11
Sở Tài chính
12
Sở Công thương
13
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
14
Sở Giao thông vận tải
15
Sở Xây dựng
16
Sở Tài nguyên và Môi trường
17
Sở Thông tin và Truyền thông
18
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
19
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
20
Sở Khoa học và Công nghệ
21
Sở Giáo dục và Đào tạo
22
Sở Y tế
23
Sở Ngoại vụ
24
Thanh Tra tỉnh
25
Ban Dân tộc
26
Ban Quản lý Khu kinh tế
27
Đài Phát thanh - Truyền hình
28
Trường Cao đẳng Sư phạm
29
Trường Cao đẳng Y tế
30
Liên minh Hợp tác xã
31
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
32
Công an tỉnh
33
Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh
34
Ban Thi đua khen thưởng, Sở Nội vụ
35
Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ
36
Chi cục Văn thư - Lưu trữ, Sở Nội vụ
37
Chi cục Quản lý thị trường, Sở Công thương
38
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở NN&PTNT
39
Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở NN&PTNT
40
Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Sở NN&PTNT
41
Chi cục Kiểm lâm, Sở NN&PTNT
42
Chi cục Thủy sản, Sở NN&PTNT
43
Chi cục Thủy lợi, Sở NN&PTNT
44
Chi cục Phát triển nông thôn, Sở NN&PTNT
45
Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Sở N&PTNT
46
Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở TN&MT
47
Chi cục Biển, Hải đảo và Khí tượng thủy văn, Sở TN&MT
48
Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Sở KHCN
49
Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Sở Y tế
50
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế
51
Cục Thống kê
52
Cục Thuế tỉnh
53
Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị (bao gồm cả Cục Hải quan và 04 Chi cục trực thuộc: Khu TM Lao Bảo, Cửa Việt, La Lay, Chi cục kiểm tra sau thông quan)
54
Kho bạc Nhà nước tỉnh
55
Bảo hiểm xã hội tỉnh
56
Cục thi hành án dân sự
57
Bưu điện tỉnh Quảng Trị
58
Viễn thông tỉnh Quảng Trị
59
Chi nhánh Viettel Quảng Trị
60
Công ty Điện Lực Quảng Trị
61
Công ty Xăng dầu Quảng Trị
62
Công ty Thủy điện Quảng Trị
63
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Quảng Trị
64
Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam chi nhánh Quảng Trị
65
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Trị
66
Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam chi nhánh Quảng Trị
67
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Trị
68
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quảng Trị
69
Ngân hàng Quân đội Việt Nam chi nhánh Quảng Trị
70
Ngân hàng Phát triển chi nhánh Quảng Trị
71
Ngân hàng Sài Gòn thương tín chi nhánh Quảng Trị
72
Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị
73
Công ty TNHH MTV xổ số Quảng Trị
74
Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị
75
Công ty TNHH MTV Môi trường và đô thị Quảng Trị
76
Công ty TNHH MTV cấp nước và xây dựng Quảng Trị
77
Công ty TNHH MTV Cảng Cửa Việt
78
Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị
79
Công ty THHH MTV Lâm trường Bến Hải
80
Công ty THHH MTV Lâm trường Triệu Hải
81
Công ty THHH MTV Lâm trường Đường 9
82
Hội Nhà báo tỉnh
83
Hội Văn học nghệ thuật tỉnh
84
Hội Chữ thập đỏ tỉnh
85
Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi
86
Hội Người mù
87
Hội Liên hiệp thanh niên
88
Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh
89
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Quảng Trị
90
Hội Khuyến học
91
Hội Cựu Thanh niên xung phong
92
Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin
93
Hội Người cao tuổi
94
Hội Từ thiện
II
CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CẤP HUYỆN
1. Thành phố Đông Hà
95
Hội đồng nhân dân
96
Ủy ban nhân dân
97
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
98
Phòng Nội vụ
99
Phòng Giáo dục và Đào tạo
100
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
101
Phòng Tài chính - Kế hoạch
102
Phòng Tư pháp
103
Phòng Y tế
104
Thanh tra thành phố
105
Phòng Văn hóa - Thông tin
106
Phòng Tài nguyên - Môi trường
107
Phòng Quản lý Đô thị
108
Phòng Kinh tế
109
Đội trật tự xây dựng thành phố
110
Tòa án nhân dân
111
Viện Kiểm sát nhân dân
112
Công an
113
Ban chỉ huy Quân sự
114
Chi cục Thống kê
115
Chi cục Thuế
116
Chi cục Thi hành án dân sự
117
Bảo hiểm xã hội
2. Thị xã Quảng Trị
118
Hội đồng nhân dân
119
Ủy ban nhân dân
120
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
121
Phòng Nội vụ
122
Phòng Giáo dục và Đào tạo
123
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
124
Phòng Tài chính - Kế hoạch
125
Phòng Tư pháp
126
Phòng Y tế
127
Phòng Thanh tra
128
Phòng Văn hóa - Thông tin
129
Phòng Tài nguyên - Môi trường
130
Phòng Quản lý Đô thị
131
Phòng Kinh tế
132
Tòa án nhân dân
133
Viện Kiểm sát nhân dân
134
Công an
135
Ban chỉ huy Quân sự
136
Chi cục Thống kê
137
Chi cục Thuế
138
Chi cục Thi hành án dân sự
139
Bảo hiểm xã hội
140
Kho bạc Nhà nước
3. Huyện Triệu Phong
141
Hội đồng nhân dân
142
Ủy ban nhân dân
143
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
144
Phòng Nội vụ
145
Phòng Giáo dục và Đào tạo
146
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
147
Phòng Tài chính - Kế hoạch
148
Phòng Tư pháp
149
Phòng Y tế
150
Thanh tra huyện
151
Phòng Văn hóa - Thông tin
152
Phòng Tài nguyên - Môi trường
153
Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
154
Phòng Kinh tế - Hạ tầng
155
Tòa án nhân dân
156
Viện Kiểm sát nhân dân
157
Công an
158
Ban chỉ huy Quân sự
159
Chi cục Thống kê
160
Chi cục Thuế
161
Chi cục Thi hành án dân sự
162
Bảo hiểm xã hội
163
Kho bạc Nhà nước
4. Huyện Hải Lăng
164
Hội đồng nhân dân
165
Ủy ban nhân dân
166
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
167
Phòng Nội vụ
168
Phòng Giáo dục và Đào tạo
169
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
170
Phòng Tài chính - Kế hoạch
171
Phòng Tư pháp
172
Phòng Y tế
173
Thanh tra huyện
174
Phòng Văn hóa - Thông tin
175
Phòng Tài nguyên - Môi trường
176
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
177
Phòng Kinh tế và Hạ tầng
178
Tòa án nhân dân
179
Viện Kiểm sát nhân dân
180
Công an
181
Ban chỉ huy Quân sự
182
Chi cục Thống kê
183
Chi cục Thuế
184
Chi cục Thi hành án dân sự
185
Bảo hiểm xã hội
186
Kho bạc Nhà nước
5. Huyện Gio Linh
187
Hội đồng nhân dân
188
Ủy ban nhân dân
189
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
190
Phòng Nội vụ
191
Phòng Giáo dục và Đào tạo
192
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
193
Phòng Tài chính - Kế hoạch
194
Phòng Tư pháp
195
Phòng Y tế
196
Thanh tra huyện
197
Phòng Văn hóa - Thông tin
198
Phòng Tài nguyên - Môi trường
199
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
200
Phòng Kinh tế và Hạ tầng
201
Tòa án nhân dân
202
Viện Kiểm sát nhân dân
203
Công an
204
Ban chỉ huy Quân sự
205
Chi cục Thống kê
206
Chi cục Thuế
207
Chi cục Thi hành án dân sự
208
Bảo hiểm xã hội
209
Kho bạc Nhà nước
6. Huyện Vĩnh Linh
210
Hội đồng nhân dân
211
Ủy ban nhân dân
212
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
213
Phòng Nội vụ
214
Phòng Giáo dục - Đào tạo
215
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
216
Phòng Tài chính - Kế hoạch
217
Phòng Tư pháp
218
Phòng Y tế
219
Thanh tra huyện
220
Phòng Văn hóa - Thông tin
221
Phòng Tài nguyên - Môi trường
222
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
223
Phòng Kinh tế và Hạ tầng
224
Tòa án nhân dân
225
Viện Kiểm sát nhân dân
226
Công an
227
Ban chỉ huy Quân sự
228
Chi cục Thống kê
229
Chi cục Thuế
230
Chi cục Thi hành án dân sự
231
Bảo hiểm xã hội
232
Kho bạc Nhà nước
7. Huyện Cam Lộ
233
Hội đồng nhân dân
234
Ủy ban nhân dân
235
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
236
Phòng Nội vụ
237
Phòng Giáo dục - Đào tạo
238
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
239
Phòng Tài chính - Kế hoạch
240
Phòng Tư pháp
241
Phòng Y tế
242
Thanh tra huyện
243
Phòng Văn hóa - Thông tin
244
Phòng Tài nguyên - Môi trường
245
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
246
Phòng Kinh tế và Hạ tầng
247
Tòa án nhân dân
248
Viện Kiểm sát nhân dân
249
Công an
250
Ban chỉ huy Quân sự
251
Chi cục Thống kê
252
Chi cục Thuế
253
Chi cục Thi hành án dân sự
254
Bảo hiểm xã hội
255
Kho bạc Nhà nước
8. Huyện Đakrông
256
Hội đồng nhân dân
257
Ủy ban nhân dân
258
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
259
Phòng Nội vụ
260
Phòng Giáo dục - Đào tạo
261
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
262
Phòng Tài chính - Kế hoạch
263
Phòng Tư pháp
264
Phòng Y tế
265
Thanh tra huyện
266
Phòng Văn hóa - Thông tin
267
Phòng Tài nguyên - Môi trường
268
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
269
Phòng Kinh tế và Hạ tầng
270
Phòng Dân tộc
271
Tòa án nhân dân
272
Viện Kiểm sát nhân dân
273
Công an
274
Ban chỉ huy Quân sự
275
Chi cục Thống kê
276
Chi cục Thuế
277
Chi cục Thi hành án dân sự
278
Bảo hiểm xã hội
279
Kho bạc Nhà nước
9. Huyện Hướng Hóa
280
Hội đồng nhân dân
281
Ủy ban nhân dân
282
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
283
Phòng Nội vụ
284
Phòng Giáo dục - Đào tạo
285
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
286
Phòng Tài chính - Kế hoạch
287
Phòng Tư pháp
288
Phòng Y tế
289
Thanh tra huyện
290
Phòng Văn hóa - Thông tin
291
Phòng Tài nguyên - Môi trường
292
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
293
Phòng Kinh tế và Hạ tầng
294
Phòng Dân tộc
295
Tòa án nhân dân
296
Viện Kiểm sát nhân dân
297
Công an
298
Ban chỉ huy Quân sự
299
Chi cục Thống kê
300
Chi cục Thuế
301
Chi cục Thi hành án dân sự
302
Bảo hiểm xã hội
303
Kho bạc Nhà nước
10. Huyện Đảo Cồn Cỏ
304
Hội đồng nhân dân
305
Ủy ban nhân dân
306
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
307
Phòng Kinh tế - Xã hội
308
Ban Quản lý Cảng cá
309
Công an
310
Ban Chỉ huy Quân sự
311
Chi cục Thuế | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Trị",
"promulgation_date": "24/06/2016",
"sign_number": "1425/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Đức Chính",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-94-NQ-CP-2021-phien-hop-chuyen-de-ve-xay-dung-phap-luat-thang-8-485385.aspx | Nghị quyết 94/NQ-CP 2021 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 | CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 94/NQ-CP
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2021
NGHỊ QUYẾT
PHIÊN HỌP CHUYÊN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THÁNG 8 NĂM 2021
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;
Trên cơ sở thảo luận của các thành viên Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, tổ chức vào ngày 17 tháng 8 năm 2021,
QUYẾT NGHỊ:
Công tác xây dựng thể chế, pháp luật trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số mặt chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tích cực, chủ động, sáng tạo hơn nữa trong việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới theo thẩm quyền; trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, giải phóng năng lực sản xuất, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh của các thành phần kinh tế, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu kép, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Các dự án Luật, dự thảo Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ cần được xây dựng trên cơ sở tổng kết thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, bảo đảm hiệu quả của hệ thống pháp luật; các vấn đề phát sinh từ thực tiễn nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc quy định của pháp luật còn có mặt chưa phù hợp với thực tiễn thì xây dựng quy định thí điểm để thực hiện, từ đó tổng kết, xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phù hợp. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trực tiếp phụ trách và chỉ đạo công tác xây dựng thể chế, pháp luật; Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng, hoàn thiện chính sách, bảo đảm nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư thỏa đáng cho công tác xây dựng thể chế, pháp luật.
Chính phủ quyết nghị các nội dung cụ thể như sau:
1. Về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)
Chính phủ thống nhất về sự cần thiết và mục tiêu xây dựng Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển thị trường bảo hiểm; khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế; nâng cao năng lực quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm; thực hiện có hiệu quả các cam kết hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm; đồng thời khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật; tương thích với các chuẩn mực quốc tế về quản lý, giám sát bảo hiểm; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Chính phủ thống nhất đối với nội dung cơ bản của dự án Luật và yêu cầu chỉnh lý một số nội dung theo hướng sau đây:
- Quy định về tổ chức cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô: Tổ chức cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô, gồm: doanh nghiệp bảo hiểm được cấp phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam; tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được cấp phép thành lập, hoạt động để cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô cho chính các thành viên của mình. Không mở rộng đối tượng cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô đối với Hợp tác xã và Doanh nghiệp bảo hiểm vi mô.
- Quy định điều chỉnh về bảo hiểm bắt buộc tại các luật chuyên ngành khác: Bổ sung quy định về mặt nguyên tắc việc điều chỉnh đối với bảo hiểm bắt buộc được quy định tại các luật chuyên ngành khác và giao Chính phủ quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu và các vấn đề có liên quan khác.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Thành viên Chính phủ, hoàn thiện các quy định của dự thảo Luật về: hợp đồng bảo hiểm; liên kết giữa bảo hiểm y tế của Nhà nước với bảo hiểm sức khỏe trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài; phê chuẩn, chấp thuận một số chức danh trong doanh nghiệp; đồng tiền sử dụng để góp vốn điều lệ; chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; đào tạo, cấp chứng chỉ môi giới bảo hiểm, phụ trợ bảo hiểm; thanh tra hoạt động bảo hiểm và các nội dung khác nhằm cải cách thủ tục hành chính; bảo đảm tính minh bạch, khả thi, tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; hoàn thiện hồ sơ dự án Luật.
Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Quốc hội về dự án Luật này tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV.
2. Về Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện
Chính phủ cơ bản thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu, quan điểm sửa đổi Luật Tần số vô tuyến điện và các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ ý kiến của các Thành viên Chính phủ, khẩn trương hoàn thiện các nội dung chính sách theo hướng:
- Hoàn thiện quy định quản lý tài nguyên tần số vô tuyến điện về quy hoạch, cơ chế cấp phép theo hướng bảo đảm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia quan trọng, bảo đảm công khai, minh bạch và giám sát, quản lý chặt chẽ, phù hợp với các cam kết quốc tế, bảo đảm an ninh quốc gia trong mọi trường hợp. Quy định các nguyên tắc cấp phép quyền sử dụng tần số vô tuyến điện thông qua đấu giá, thi tuyển đối với băng tần có giá trị thương mại, ngoài việc phân bổ băng tần phục vụ hoạt động an ninh, quốc phòng; giao Chính phủ quy định cụ thể về trình tự, thủ tục đấu giá, thi tuyển, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, các biện pháp bảo đảm tần số vô tuyến điện phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh và các mục đích khác;
- Hoàn thiện các quy định để tách bạch các khoản thu mà tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ thực hiện khi sử dụng tài nguyên tần số vô tuyến điện, trong đó: quy định rõ về phí, lệ phí, tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện và giao Chính phủ quy định mức thu, phương thức thu đối với tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện cho phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
- Hoàn thiện các quy định về quản lý, đào tạo và cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên, theo đó xã hội hóa công tác đào tạo, cấp chứng chỉ; Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý việc đào tạo và cấp chứng chỉ để bảo đảm thống nhất trong quản lý tần số, trừ trường hợp luật chuyên ngành hoặc điều ước quốc tế có quy định khác;
- Nâng cao trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình quản lý, khai thác, sử dụng đảm bảo tính an toàn, không can nhiễu và bảo đảm an ninh, an toàn, chủ quyền quốc gia về tần số vô tuyến điện.
Giao Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Tư pháp hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật.
Giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Quốc hội về bổ sung dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV.
3. Về Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung các luật để tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh trong tình hình dịch Covid-19
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cần tập trung đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có quy định chồng chéo, mâu thuẫn, không còn phù hợp với thực tiễn, đang gây khó khăn, cản trở các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay.
Chính phủ cơ bản thông qua Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung 10 luật (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật Thi hành án dân sự; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Luật Doanh nghiệp; Luật Điện lực) nhằm giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn còn tồn tại giữa các luật, bảo đảm sự thống nhất, khắc phục những vướng mắc trong thực hiện; cắt bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết nhằm giảm chi phí, thủ tục cho doanh nghiệp; khơi thông mọi nguồn lực cho đầu tư, kinh doanh; hỗ trợ phòng chống Covid-19, thực hiện thắng lợi mục tiêu kép; tăng cường phân cấp, phân quyền đi liền với công tác kiểm tra, giám sát, quản lý nhà nước.
Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, tổ chức liên quan tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, tiếp tục rà soát, hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật này theo hướng chỉ sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết, cấp bách, có trọng tâm, trọng điểm; những vấn đề còn mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu thống nhất giữa các luật; những vấn đề không còn phù hợp với thực tiễn từ nhiều năm nay, đang gây khó khăn, vướng mắc, cần phải khắc phục ngay. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 để Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Giao các Bộ có nội dung sửa đổi, bổ sung trong 10 luật nêu trên khẩn trương tổ chức soạn thảo, chịu trách nhiệm về nội dung dự thảo Luật, gửi Bộ Tư pháp trước ngày 23 tháng 8 năm 2021 để tổng hợp; Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, tổ chức liên quan hoàn thiện hồ sơ dự án Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Chính phủ cho ý kiến tại Phiên họp thường kỳ tháng 8 năm 2021.
4. Về việc thực hiện kết quả rà soát, kiến nghị của địa phương đối với các văn bản quy phạm pháp luật
- Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1079/CĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2021 và kết quả rà soát, thống kê của Văn phòng Chính phủ tại các văn bản số 3777/VPCP-PL ngày 07 tháng 6 năm 2021, số 2253/BC-VPCP ngày 17 tháng 8 năm 2021, các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết của Quốc hội chưa được đề xuất sửa đổi, bổ sung tại điểm 3 Nghị quyết này; phối hợp với Bộ Tư pháp lập các Đề nghị xây dựng luật, trình Chính phủ bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và các năm tiếp theo.
- Đối với kiến nghị của địa phương về việc sửa đổi, bổ sung 188 Nghị định của Chính phủ, 20 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 135 Thông tư thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của 21 bộ, cơ quan ngang bộ được thống kê tại Công văn số 3777/VPCP-PL nêu trên, các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trực tiếp chỉ đạo, ưu tiên các nguồn lực cho công tác rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành ngay theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành theo Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1079/CĐ-TTg nêu trên.
5. Về dự thảo Nghị định thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, đấu giá, cấp phép, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần
Chính phủ thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu, quan điểm và nội dung của dự thảo Nghị định. Giao Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý, Thư ký TTg, các PTTg; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, TGĐ Cổng TTĐTCP;
- Lưu: VT, PL(3b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Phạm Minh Chính | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "20/08/2021",
"sign_number": "94/NQ-CP",
"signer": "Phạm Minh Chính",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-18-KH-TLD-2014-phat-trien-gia-dinh-Viet-Nam-phong-chong-bao-luc-gia-dinh-den-2020-230333.aspx | Kế hoạch 18/KH-TLĐ 2014 phát triển gia đình Việt Nam phòng chống bạo lực gia đình đến 2020 | TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 18/KH-TLĐ
Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2014
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐẾN NĂM 2020, TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC 20 THÁNG 3 HÀNG NĂM
Nhằm tiếp tục triển khai Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quyết định 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 2 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động Quốc gia phòng chống bạo lực gia đình đến năm 2020; Quyết định số 2589/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về “Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm”, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng kế hoạch triển khai như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nâng cao nhận thức của cán bộ công chức, viên chức, người lao động (sau đây viết tắt là CNVCLĐ) của các cấp công đoàn đề cao vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình, hôn nhân gia đình, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình; về ý nghĩa của ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm, từ đó có hành động cụ thể, thiết thực xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc của Việt Nam.
- Tuyên truyền để các thành viên trong gia đình CNVCLĐ kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình. Việc tổ chức các hoạt động phải thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, tránh lãng phí.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Xây dựng gia đình CNVCLĐ no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng hạnh phúc của Việt Nam.
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp công đoàn, của CNVCLĐ trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến năm 2020 đạt 100% cán bộ chủ chốt công đoàn các cấp và cán bộ nữ công công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng tuyên truyền về công tác gia đình, về bình đẳng giới, lồng ghép giới trong hoạt động công đoàn và nâng cao năng lực phòng chống bạo lực gia đình.
2.2. Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 90% và đến năm 2020 đạt trên 95% gia đình CNVCLĐ được phổ biến, tuyên truyền và cam kết thực hiện tốt các chủ trương, chính sách pháp luật về hôn nhân, gia đình, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình; xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
2.3. Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 90% và đến năm 2020 đạt trên 95% CNVCLĐ trước khi kết hôn được trang bị kiến thức cơ bản về gia đình, về sức khỏe sinh sản, tình dục trước hôn nhân, về phòng chống bạo lực gia đình.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tăng cường công tác truyền thông nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức cho CNVCLĐ và đội ngũ cán bộ công đoàn về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, vị trí, vai trò của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.
2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nữ công, công tác gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, việc thực hiện các chính sách pháp luật về gia đình, hôn nhân gia đình và lồng ghép trong các nhiệm vụ hoạt động công đoàn.
3. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 6b ngày 29 tháng 01 năm 2011 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa X về công tác vận động nữ CNVCLĐ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và Chỉ thị 03/CT-TLĐ ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ gắn với việc tổ chức cuộc vận động xây dựng “Gia đình CNVCLĐ hạnh phúc”. Hàng năm, phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp tổ chức hiệu quả các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), ngày Gia đình Việt Nam (28/6), đồng thời bình xét, khen thưởng, biểu dương kịp thời những gia đình CNVCLĐ tiêu biểu để tuyên truyền và nhân rộng.
4. Xây dựng mô hình tổ chức công đoàn không có đoàn viên là người gây bạo lực gia đình. Vận động CNVCLĐ ký cam kết xây dựng gia đình văn hóa, gia đình không có bạo lực và tham gia cuộc vận động xây dựng “Gia đình CNVCLĐ hạnh phúc”.
5. Làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho CNVCLĐ; tham gia xây dựng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật liên quan CNVCLĐ, đặc biệt những chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn, vệ sinh lao động, nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo cho con CNVCLĐ.
6. Tổ chức hiệu quả các hoạt động xã hội trong CNVCLĐ, tạo điều kiện cho CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ vay vốn, phát triển kinh tế gia đình; hỗ trợ con CNVCLĐ vượt khó vươn lên.
7. Tuyên truyền về gương người tốt, việc tốt; chuyện thực, việc thực, kinh nghiệm, mô hình hay về các hoạt động vì hạnh phúc, xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc; phê phán những biểu hiện, hành vi bạo lực gia đình, vi phạm pháp luật về gia đình; khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức, cộng đồng có hoạt động tích cực đem lại hạnh phúc cho người thân, gia đình và cộng đồng.
8. Trong năm 2014, các hoạt động hưởng ứng ngày Quốc tế Hạnh phúc sẽ được tổ chức từ ngày 8/3/2014 đến ngày 21/3/2014 trong đó tổ chức cao điểm vào ngày 20/3/2014 với chủ để “Yêu thương và chia sẻ” theo tinh thần công văn 342/BVHTTDL-GĐ ngày 18/2/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
1.1. Tiếp tục cụ thể hóa việc chỉ đạo triển khai các nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình gắn với triển khai Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam.
1.2. Chỉ đạo các cơ quan báo chí trong hệ thống công đoàn, trang thông tin điện tử, bản tin công đoàn các cấp phối hợp các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền về công tác gia đình, phòng chống bạo lực gia đình và tuyên truyền, nhân rộng các gương gia đình CNVCLĐ tiêu biểu.
1.3. Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan liên quan hướng dẫn các cấp công đoàn trong việc tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn thực hiện chính sách, pháp luật về công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình.
1.4. Hướng dẫn tổ chức cuộc vận động xây dựng “Gia đình CNVCLĐ hạnh phúc” .
1.5. Giao cho Ban Nữ công Tổng Liên đoàn chủ trì, phối hợp với các Ban, đơn vị để tham mưu Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn triển khai thực hiện và định kỳ hàng năm báo cáo kết quả với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
2. Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương
2.1. Căn cứ kế hoạch này và tình hình thực tế của địa phương, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam và Chương trình hành động Quốc gia phòng chống bạo lực gia đình, tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc hàng năm có hiệu quả và định kỳ sơ kết, báo cáo kết quả hoạt động về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (qua Ban Nữ công).
2.2. Phối hợp với chính quyền đồng cấp, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn công đoàn cơ sở tuyên truyền vận động đoàn viên, CNVCLĐ thực hiện tốt chính sách, pháp luật về công tác gia đình, phòng chống bạo lực gia đình.
2.3. Tổ chức thực hiện cuộc vận động xây dựng “Gia đình CNVCLĐ hạnh phúc” và tùy theo điều kiện thực tế, hàng năm có thể tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm về vấn đề gia đình và hạnh phúc gia đình, phòng chống bạo lực gia đình; biểu dương, khen thưởng gia đình CNVCLĐ tiêu biểu.
Đề nghị các cấp công đoàn triển khai thực hiện tốt kế hoạch này.
Nơi nhận:
- Thường trực ĐCT (B/c);
- Thủ tướng Chính phủ (B/C);
- Văn phòng Chính phủ (B/C);
- Bộ VHTT&DL (P/h);
- LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành TW, CĐ tổng Cty trực thuộc TLĐ (T/h);
- Lưu VP, NC, Văn thư TLĐ.
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Thu Hồng
DANH MỤC TÀI LIỆU
KÈM THEO KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐẾN NĂM 2020, TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC 20 THÁNG 3 HÀNG NĂM
(Số 18/KH-TLĐ ngày 28 tháng 2 năm 2014)
1. Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
2. Quyết định số 2589/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về “Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm”.
3. Quyết định 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 2 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động Quốc gia phòng chống bạo lực gia đình.
4. Công văn số 342/BVHTTDL-GĐ ngày 18 tháng 2 năm 2014 của Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch về việc tổ chức hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 năm 2014.
5. Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 20 tháng 2 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020.
Đề nghị các đơn vị truy cập vào địa chỉ: http//congdoanvn.org.vn để lấy các tài liệu trên, đồng thời nghiên cứu thêm các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn liên quan đến công tác nữ công (đã in và phát hành tới các đơn vị vào tháng 6/2013). | {
"issuing_agency": "Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam",
"promulgation_date": "28/02/2014",
"sign_number": "18/KH-TLĐ",
"signer": "Nguyễn Thị Thu Hồng",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Quyet-dinh-05-2021-QD-UBND-Quy-che-nang-bac-luong-truoc-han-can-bo-xuat-sac-Hoa-Binh-517421.aspx | Quyết định 05/2021/QĐ-UBND Quy chế nâng bậc lương trước hạn cán bộ xuất sắc Hòa Bình | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 05/2021/QĐ-UBND
Hòa Bình, ngày 22 tháng 3 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ NÂNG BẬC LƯƠNG TRƯỚC THỜI HẠN DO LẬP THÀNH TÍCH XUẤT SẮC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngày 22/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/02/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 707/SNV-TCBC&TCPCP ngày 18 tháng 3 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 4 năm 2021 và thay thế Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 27/01/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Quy định về việc nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tỉnh Hòa Bình; Quyết định số 10/2018/QĐ-UBND ngày 09/02/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 27/01/2014.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có chức năng liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nội vụ;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Ban đảng thuộc Tỉnh ủy;
- UBMTTQVN tỉnh và các Đoàn thể tỉnh;
- Các cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh;
- Chánh VP, các phó Chánh VPUBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NC (V100b).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Bùi Văn Khánh
QUY CHẾ
NÂNG BẬC LƯƠNG TRƯỚC THỜI HẠN DO LẬP THÀNH TÍCH XUẤT SẮC TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2021/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định đối tượng, nguyên tắc, tiêu chuẩn, cấp độ, thứ tự ưu tiên, cách tính chỉ tiêu và quy trình nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến cấp xã, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức Hội có tính chất đặc thù sử dụng biên chế nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình.
2. Đối tượng áp dụng
a) Cán bộ trong các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến cấp huyện thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
b) Công chức, viên chức (hưởng lương từ ngân sách nhà nước và hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp) xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Cán bộ cấp xã quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 và công chức cấp xã quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2019 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
d) Những người xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định thuộc chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các tổ chức hội có tính chất đặc thù;
đ) Những người xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành phục vụ do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam mà vẫn thuộc danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị;
Các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quy chế này, sau đây gọi tắt là cán bộ, công chức, viên chức.
3. Đối tượng không áp dụng: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Điều 2. Nguyên tắc áp dụng
1. Việc xem xét, quyết định nâng lương trước thời hạn phải đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai, động viên khích lệ phong trào thi đua nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Đảm bảo số người được nâng lương trước thời hạn trong năm không vượt quá 10% tổng số người trong danh sách trả lương tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
2. Người được xem xét nâng lương trước thời hạn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện và cấp độ thành tích đạt được trong khoảng thời gian 6 năm gần nhất đối với các ngạch hoặc chức danh có yêu cầu thời gian nâng bậc lương thường xuyên đủ 36 tháng và trong khoảng thời gian 4 năm gần nhất đối với các ngạch hoặc chức danh có yêu cầu thời gian nâng bậc lương thường xuyên đủ 24 tháng tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn. Thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn được xác định theo thời điểm ban hành quyết định công nhận thành tích đạt được trong khoảng thời gian nêu trên.
3. Việc xét nâng bậc lương trước thời hạn được căn cứ vào thành tích cao nhất đạt được của cán bộ, công chức, viên chức trong khoảng thời gian 6 năm hoặc 4 năm gần nhất nêu tại Khoản 2 Điều 2 Quy chế này.
4. Khi có quyết định nâng bậc lương trước thời hạn thì các thành tích công tác được khen thưởng trước đó không được tính vào thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn cho các lần tiếp theo.
5. Không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ trong cùng ngạch hoặc cùng chức danh.
6. Không xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử theo quy định pháp luật hiện hành.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Tiêu chuẩn nâng bậc lương trước thời hạn
Cán bộ, công chức, viên chức được xem xét nâng bậc lương trước thời hạn khi đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Trong khoảng thời gian theo quy định tại Khoản 2, Điều 2, Quy chế này được cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm từ mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
2. Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.
3. Lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền công nhận bằng văn bản.
Điều 4. Điều kiện xét nâng bậc lương trước thời hạn
Mức lương hiện hưởng chưa xếp vào bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định.
Điều 5. Cấp độ về thành tích xuất sắc để xét nâng bậc lương trước thời hạn
Cán bộ, công chức, viên chức đạt đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 quy chế này thì căn cứ vào cấp độ thành tích lập được trong khoảng thời gian theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Quy chế này để xét nâng bậc lương trước thời hạn, cụ thể như sau:
1. Nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng trong trường hợp đạt một trong các danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng:
a) Huân chương các loại, các hạng: Sao vàng, Hồ Chí Minh, Độc lập, Lao động.
b) Danh hiệu vinh dự Nhà nước: Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; Nhà giáo nhân dân; Nhà giáo ưu tú; Thầy thuốc nhân dân; Thầy thuốc ưu tú; Nghệ sỹ nhân dân; Nghệ sỹ ưu tú; Nghệ nhân nhân dân; Nghệ nhân ưu tú;
c) Giải thưởng Hồ Chí Minh; Giải thưởng Nhà nước;
d) Danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc;
đ) Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
e) Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;
g) 4 năm liên tục gần nhất tại thời điểm xét nâng bậc lương trước thời hạn đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở đối với các ngạch hoặc chức danh nghề nghiệp có yêu cầu thời gian nâng bậc lương thường xuyên đủ 03 năm (36 tháng); 3 năm liên tục gần nhất tại thời điểm xét nâng bậc lương trước thời hạn đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở đối với các ngạch hoặc chức danh nghề nghiệp có yêu cầu thời gian nâng bậc lương thường xuyên đủ 02 năm (24 tháng).
2. Nâng bậc lương trước thời hạn 9 tháng trong trường hợp đạt một trong các điều kiện, danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng:
a) 01 năm được tặng Bằng khen cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương và 01 năm gần nhất tại thời điểm xét nâng bậc lương trước thời hạn đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở hoặc 01 năm đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và 01 năm gần nhất tại thời điểm xét nâng bậc lương trước thời hạn được tặng Bằng khen cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;
b) 03 năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở đối với các ngạch hoặc chức danh nghề nghiệp có yêu cầu thời gian nâng bậc lương thường xuyên đủ 03 năm (36 tháng); 02 năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở đối với các ngạch hoặc chức danh nghề nghiệp có yêu cầu thời gian nâng bậc lương thường xuyên đủ 02 năm (24 tháng);
c) 04 năm được đánh giá, xếp loại chất lượng “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” đối với các ngạch hoặc chức danh nghề nghiệp có yêu cầu thời gian nâng bậc lương thường xuyên đủ 03 năm (36 tháng); 03 năm được đánh giá, xếp loại chất lượng “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” đối với các ngạch hoặc chức danh nghề nghiệp có yêu cầu thời gian nâng bậc lương thường xuyên đủ 02 năm (24 tháng);
3. Nâng bậc lương trước thời hạn 6 tháng trong trường hợp đạt một trong các điều kiện, danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng:
a) 01 năm đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở;
b) Được Giám đốc các Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; cơ quan Đảng, đoàn thể cấp tỉnh, Huyện ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân cấp huyện tặng giấy khen 03 lần trở lên đối với các ngạch hoặc chức danh nghề nghiệp có yêu cầu thời gian nâng bậc lương thường xuyên đủ 03 năm (36 tháng) hoặc tặng giấy khen 02 lần trở lên đối với các ngạch hoặc chức danh nghề nghiệp có yêu cầu thời gian nâng bậc lương thường xuyên đủ 02 năm (24 tháng);
c) 03 năm được đánh giá, xếp loại chất lượng “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” đối với các ngạch hoặc chức danh nghề nghiệp có yêu cầu thời gian nâng bậc lương thường xuyên đủ 03 năm (36 tháng); 02 năm được đánh giá, xếp loại chất lượng“Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” đối với các ngạch hoặc chức danh nghề nghiệp có yêu cầu thời gian nâng bậc lương thường xuyên đủ 02 năm (24 tháng);
d) 01 lần được Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương tặng Bằng khen.
4. Trường hợp đặc biệt khác do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thống nhất với cấp ủy Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp nhất trí đề nghị khi xét thấy cần thiết và chỉ giải quyết trong tỷ lệ số người được xét nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định.
Điều 6. Thứ tự ưu tiên trong xét nâng bậc lương trước thời hạn
1. Trường hợp trong một lần xét nâng bậc lương trước thời hạn, số người đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc nhiều hơn tỷ lệ quy định thì ưu tiên xét hết nhóm đối tượng có cấp độ thành tích được nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng mới xét đến nhóm đối tượng có cấp độ thành tích được nâng bậc lương trước thời hạn 9 tháng và cuối cùng là 6 tháng.
2. Trường hợp có từ hai người trở lên có cùng một cấp độ thành tích mà không đủ chỉ tiêu để nâng bậc lương trước thời hạn cho tất cả, thì ưu tiên theo thứ tự sau:
a) Người có nhiều thành tích hơn (thành tích được quy định tại Điều 5 Quy chế này).
b) Người có thành tích xuất sắc đã xét trong đợt nâng lương trước thời hạn kỳ trước, nhưng chưa được nâng do không còn chỉ tiêu;
c) Người có công trình nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến trong công tác được ứng dụng và mang lại hiệu quả (được Hội đồng tư vấn nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh hoặc Hội đồng khoa học công nghệ cấp cơ sở công nhận) hoặc chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo hoặc Tổ biên tập văn bản quy phạm pháp luật; văn bản quy phạm pháp luật đã được cấp có thẩm quyền ban hành).
d) Người chưa được nâng bậc lương trước thời hạn trong quá trình công tác;
đ) Người có năm công tác nhiều hơn;
e) Người dân tộc thiểu số;
g) Giới tính nữ;
h) Người không giữ chức vụ lãnh đạo;
i) Người có mức lương thấp hơn.
Điều 7. Cách tính chỉ tiêu và thời điểm được nâng bậc lương trước thời hạn
1. Căn cứ vào số cán bộ, công chức, viên chứctrong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị để làm cơ sở tính chỉ tiêu nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ. Danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị được xác định theo quyết định của cấp có thẩm quyền giao biên chế (đối với cán bộ, công chức) hoặc phê duyệt số lượng người làm việc (đối với viên chức) tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.
2. Cách tính chỉ tiêu nâng lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị được giao từ 10 biên chế trở lên:
a) Cứ mỗi 10 người trong danh sách trả lương, cơ quan đơn vị được xác định có 01 chỉ tiêu nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc.
b) Đối với số người trong danh sách trả lương dư ra dưới 10 người của cơ quan, đơn vị được tính như sau:
- Nếu số dư từ 08 đến 09 thì được bổ sung thêm 01 chỉ tiêu;
- Nếu số dư từ 04 đến 07 thì trong 02 năm được bổ sung thêm 01 chỉ tiêu;
- Nếu số dư từ 03 trở xuống thì không bổ sung thêm chỉ tiêu.
3. Cách tính chỉ tiêu tại cơ quan, đơn vị được giao dưới 10 biên chế:
a) Từ 08 đến 09 người thì được 01 chỉ tiêu;
b) Từ 07 người trở xuống thì trong 02 năm được 01 chỉ tiêu;
4. Số chỉ tiêu nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc của đơn vị sự nghiệp công lập, của chi cục thuộc sở hoặc đơn vị sự nghiệp thuộc Chi cục được tính riêng theo số biên chế hoặc số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao.
5. Đối với phòng chuyên môn, tổ chức khác thuộc sở, ban, ngành; phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã thì chỉ tiêu nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc được tính chung trong tổng chỉ tiêu biên chế của sở, ban, ngành, của Ủy ban nhân dân huyện,tổng số cán bộ, công chức cấp xã (theo từng đơn vị) được cấp có thẩm quyền giao sau khi trừ đi số chỉ tiêu biên chế của đơn vị sự nghiệp công lập, của chi cục thuộc sở, đơn vị sự nghiệp thuộc Chi cục (nếu có).
6. Đến hết quý I của năm sau liền kề với năm xét nâng bậc lương trước thời hạn, nếu cơ quan, đơn vị không thực hiện hết số người trong tỷ lệ được nâng bậc lương trước thời hạn của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn (kể cả số người được cơ quan quản lý cấp trên giao thêm, nếu có) thì không được tính vào tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc của năm sau.
7. Thời điểm hưởng bậc lương mới do được nâng bậc lương trước thời hạn được tính kể từ ngày cán bộ, công chức, viên chức có số tháng giữ bậc lương cũ cộng với số tháng được nâng bậc lương trước thời hạn bằng số tháng theo quy định để được nâng bậc lương thường xuyên. Trường hợp tính từ ngày 01 tháng 01 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn đến thời điểm đủ điều kiện để nâng bậc lương thường xuyên theo quy định không còn đủ để nâng bậc lương trước thời hạn 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng tương ứng với cấp độ thành tích đạt được thì thời điểm hưởng bậc lương mới do được nâng bậc lương trước thời hạn được tính kể từ ngày 01 tháng 01 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.
8. Trường hợp ngày ký quyết định nâng bậc lương trước thời hạn sau thời điểm được tính hưởng bậc lương mới thì cán bộ, công chức, viên chức được truy lĩnh tiền lương và truy nộp bảo hiểm xã hội phần chênh lệch tiền lương tăng thêm giữa bậc lương mới so với bậc lương cũ.
Điều 8. Quy trình xét nâng bậc lương trước thời hạn
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ quy định này có trách nhiệm trao đổi, thống nhất với cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp tiến hành xét chọn những người đủ điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích trong số những trường hợp tính đến ngày 31/12 của năm xét nâng lương trước thời hạn còn thiếu từ 01 đến 12 tháng là đến hạn nâng bậc lương thường xuyên theo quy định. Hoàn thành việc tổng hợp, họp xét xong trước ngày 15/6 (6 tháng đầu năm) và 15/11 (6 tháng cuối năm).
2. Sau khi có kết quả xét nâng lương trước thời hạn, cơ quan, đơn vị, tổ chức có người được xét nâng lương trước thời hạn thông báo, đăng tải danh sách người được nâng lương trước thời hạn trên trang thông tin điện tử hoặc niêm yết công khai tại cơ quan, đơn vị, tổ chức (trong thời hạn 05 ngày làm việc).
3. Hết thời hạn thông báo công khai, nếu không có phản ánh, vướng mắc, thực hiện bước tiếp theo như sau:
a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Tỉnh ủy, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý hoặc giữ ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, các cơ quan, đơn vị tổng hợp hồ sơ nâng bậc lương trước thời hạn gửi về Sở Nội thẩm định trước thời điểm đủ điều kiện nâng bậc lương thường xuyên ít nhất 03 tháng để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức còn lại thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Giám đốc Sở Nội vụ.
c) Đối với các trường hợp đủ điều kiện xét nâng bậc lương trước thời hạn 6 tháng đầu năm hoặc 6 tháng cuối năm nhưng thời gian hưởng thực tế (tính từ ngày 01 tháng 01 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn đến ngày đủ điều kiện xét nâng bậc lương thường xuyên) ít hơn 6 tháng thì đơn vị chủ động có văn bản gửi Sở Nội vụ thẩm định trước thời điểm đối tượng đủ điều kiện nâng bậc lương thường xuyên ít nhất 01 tháng.
4. Hồ sơ xét nâng bậc lương trước thời hạn bao gồm:
a) Công văn của cơ quan, đơn vị kèm theo danh sách đề nghị các trường hợp nâng bậc lương trước thời hạn (theo mẫu số 1).
b) Biên bản cuộc họp xét nâng bậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong đó tóm tắt kết quả thực hiện nâng bậc lương trước thời hạn 02 năm gần nhất của cơ quan, đơn vị; ghi rõ số biên chế được giao, số biên chế trả lương và chỉ tiêu được nâng bậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị theo cách tính chỉ tiêu tại khoản 1, Điều 5 Quy chế này; danh sách các trường hợp được xét nâng bậc lương trước thời hạn của năm hiện tại.
c) Báo cáo tóm tắt thành tích đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn.
d) Bản sao các quyết định khen thưởng.
đ) Bản sao quyết định tuyển dụng, điều động, tiếp nhận hoặc quyết định chuyển ngạch, bổ nhiệm ngạch (đối với những người mới được tuyển dụng, điều động, tiếp nhận, chuyển ngạch, bổ nhiệm ngạch); bản sao quyết định nâng bậc lương gần nhất.
e) Hồ sơ đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích của cán bộ lãnh đạo diện Tỉnh ủy quản lý hoặc công chức, viên chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương lập thành 03 bộ; công chức, viên chức khác là 01 bộ.
Điều 9. Quy định chuyển tiếp
1. Lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ trong chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền giao, được tiếp tục áp dụng quy định về nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc tại Quy chế này cho đến khi Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai việc điều chỉnh lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về dân sự, pháp luật về thương mại tại Thông tư số 03/2019/TT-BNV ngày 14/5/2019 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Các trường hợp thuộc chỉ tiêu nâng lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc của năm 2020 nhưng thực hiện trong Quý I của năm 2021thì tiếp tục áp dụng các quy định về nâng bậc lương trước thời hạn tại Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 27/01/2014 và Quyết định số 10/2018/QĐ-UBND ngày 09/02/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
1. Tổ chức triển khai Quy chế này tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Thực hiện việc nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định. Chịu trách nhiệm về đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc.
3. Ban hành Quyết định nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích đối với công chức, viên chức theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh (sau khi được Giám đốc Sở Nội vụ thẩm định, thỏa thuận).
4. Định kỳ có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện chế độ nâng bậc lương trước thời hạn tại các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý (qua Sở Nội vụ) trước ngày 30 tháng 11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nội vụ theo quy định.
Điều 11. Giám đốc Sở Nội vụ
1. Thẩm định, tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo diện Tỉnh ủy, Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý; các trường hợp xếp ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương (trình Bộ Nội vụ thỏa thuận trước khi quyết định).
2. Thẩm định, thỏa thuận để Giám đốc các sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch các tổ chức hội có tính chất đặc thù ban hành quyết định nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích đối với cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp.
3. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, kiểm tra, thanh tra, tổng hợp báo cáo việc thực hiện chế độ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hòa Bình",
"promulgation_date": "22/03/2021",
"sign_number": "05/2021/QĐ-UBND",
"signer": "Bùi Văn Khánh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Quyet-dinh-60-HDBT-sua-doi-che-do-tro-cap-doi-voi-cong-nhan-vien-chuc-nghi-viec-vi-mat-suc-lao-dong-37921.aspx | Quyết định 60-HĐBT sửa đổi chế độ trợ cấp đối với công nhân viên chức nghỉ việc vì mất sức lao động | HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 60-HĐBT
Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 1990
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC NGHỈ VIỆC VÌ MẤT SỨC LAO ĐỘNG
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng bộ trưởng trong phiên họp toàn thể Hội đồng Bộ trưởng ngày 13 tháng 9 năm 1989;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Từ nay tất cả công nhân viên chức nghỉ việc vì mất sức lao động theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 236-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng được hưởng trợ cấp hàng tháng bằng 1/2 thời gian công tác đã quy đổi.
Điều 2. Những đối tượng đặc biệt sau đây, sau khi đã hết hạn trợ cấp theo quy định ở điều 1, được tiếp tục trợ cấp mất sức lao động hàng tháng:
1- Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang.
2- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được xếp hạng thương tật.
3- Những người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được xếp hạng thương tật.
4- Những người bị mất sức lao động từ 81% trở lên.
5- Những người khi về nghỉ việc đã hết tuổi lao động (năm đủ 60, nữ đủ 55 tuổi).
6- Những người không nơi nương tựa và không có nguồn thu nhập.
Đối với những người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng trước ngày ban hành Quyết định số 176-HĐBT ngày 9-10-1989 của Hội đồng Bộ trưởng thì ngoài những đối tượng nói trên, nếu thuộc diện dước đây cũng tiếp tục được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng:
- Những người có đủ 5 năm công tác thực tế ở các chiến trường B, K, C, ở biên giới, đảo xa, vùng có nhiều khó khăn gian khổ.
- Những người có đủ 25 năm công tác quy đổi trở lên.
- Những người tính đến ngày 1 tháng 1 năm 1990 đã hết tuổi lao động.
Điều 3. Những người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động không thuộc diện đối tượng đặc biệt quy định tại điều 2, nếu đã hết thời hạn hưởng trợ cấp thì sẽ thôi hưởng trợ cấp từ 1 tháng 7 năm 1990.
Điều 4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành Quyết định này.
Điều 5. Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ tướng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Võ Văn Kiệt
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Hội đồng Bộ trưởng",
"promulgation_date": "01/03/1990",
"sign_number": "60-HĐBT",
"signer": "Võ Văn Kiệt",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-866-QD-UBND-2014-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-moi-So-Y-te-Dien-Bien-259830.aspx | Quyết định 866/QĐ-UBND 2014 công bố thủ tục hành chính mới Sở Y tế Điện Biên | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 866/QĐ-UBND
Điện Biên, ngày 12 tháng 11 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ TỈNH ĐIỆN BIÊN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 18 thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Điện Biên (Chi tiết theo biểu Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
CHỦ TỊCH
Mùa A Sơn
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Tỉnh Điện Biên",
"promulgation_date": "12/11/2014",
"sign_number": "866/QĐ-UBND",
"signer": "Mùa A Sơn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1171-QD-UBND-phan-cap-giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-122344.aspx | Quyết định 1171/QĐ-UBND phân cấp giải quyết thủ tục hành chính | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1171/QĐ-UBND
Đà Lạt, ngày 31 tháng 5 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CẤP GIẢI QUYẾT MỘT SỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG CHO UBND CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, BẢO LỘC.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bảo hiểm Y tế và trợ cấp mai táng phí đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp;
Căn cứ Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 24/2009/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 7 năm 2009 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bảo hiểm Y tế và trợ cấp mai táng phí đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp;
Căn cứ Thông tư số Liên tịch 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2005 của Bộ Quốc phòng, Bộ lao động – Thương binh và xã hội, Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 2142/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng;
Căn cứ Quyết định 696/QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thực hiện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Văn bản số 677/LĐTBXH ngày 12 tháng 5 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phân cấp cho UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thực hiện việc giải quyết một số thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực người có công như sau:
1. Giải quyết tuất từ trần và mai tang phí cho thân nhân của người có công với cách mạng- Mã số hồ sơ:T-LDG-120951-TT;
2. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm y tế cho các đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước- Mã số hồ sơ: T-LDG-121225-TT;
3. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm y tế đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống pháp - Mã số hồ sơ :T-LDG-121345-TT;
4. Trợ cấp mai táng phí đối với thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp- Mã số hồ sơ: T-LDG-121366-TT.
Điều 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Huỳnh Đức Hòa | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lâm Đồng",
"promulgation_date": "31/05/2010",
"sign_number": "1171/QĐ-UBND",
"signer": "Huỳnh Đức Hòa",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Chi-thi-19-CT-UBND-chien-luoc-tiep-can-muc-tieu-90-90-90-phong-chong-HIV-AIDS-Thanh-Hoa-2016-313621.aspx | Chỉ thị 19/CT-UBND chiến lược tiếp cận mục tiêu 90-90-90 phòng chống HIV AIDS Thanh Hóa 2016 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 19/CT-UBND
Thanh Hóa, ngày 31 tháng 05 năm 2016
CHỈ THỊ
V/V TĂNG CƯỜNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TIẾP CẬN MỤC TIÊU 90-90-90, PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh cũng đã thu được những thành quả đáng khích lệ, tỷ lệ người nhiễm HIV mới, tử vong và bệnh nhân chuyển AIDS giảm rõ rệt qua các năm.
Tuy nhiên, công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: vấn đề kỳ thị đối với người nhiễm HIV vẫn còn tồn tại; tỷ lệ nhiễm HIV mới còn cao ở nhóm đối tượng nguy cơ cao (nghiện chích ma túy, mại dâm...).
Thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam với Chương trình phòng chống HIV/AIDS của Liên hiệp quốc về việc thực hiện chiến lược tiếp cận mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020; Công văn số 862/BYT-UBQG50 ngày 18/02/2016 của Bộ Y tế về việc triển khai Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2016 và Quyết định số 1446/QĐ-UBND ngày 28/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa năm 2016, để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS và thực hiện chiến lược tiếp cận mục tiêu 90-90-90 vào năm 2017 của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:
1. Giao Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình triển khai rà soát, đôn đốc chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới” và nghiêm túc thực hiện Quyết định số 1446/QĐ-UBND ngày 28/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa năm 2016, theo ngành, lĩnh vực được phân công quản lý.
Tăng cường công tác tuyên truyền ở cơ sở thực hiện tốt thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng đối với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
2. Sở Y tế - Cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS tỉnh:
- Phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn và tăng cường kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị y tế thực hiện theo đúng chỉ tiêu kế hoạch được giao, đặc biệt chú trọng các hoạt động để đạt chiến lược tiếp cận mục tiêu 90-90-90 vào năm 2017 phù hợp với Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa năm 2016 đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1446/QĐ-UBND ngày 28/4/2016.
- Thành lập và kiện toàn các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV tại Trung tâm Y tế, Bệnh viện đa khoa các huyện, thị xã, thành phố; tổ chức xét nghiệm phát hiện HIV theo các hình thức cố định và lưu động tại các xã, phường, thị trấn; rà soát, nắm chắc số bệnh nhân nhiễm HIV chưa được điều trị, chuyển gửi đến các cơ sở điều trị theo quy định.
- Thành lập và kiện toàn các cơ sở điều trị HIV tại Bệnh viện đa khoa huyện, thị xã, thành phố, Bệnh viện đa khoa tỉnh và Bệnh viện Nhi. Tổ chức thu dung bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS vào điều trị theo quy định của Bộ Y tế.
- Chỉ đạo Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, tổ chức đào tạo, tập huấn đảm bảo nguồn nhân lực; dự kiến chỉ tiêu thực hiện đối với từng huyện, thị xã, thành phố; phối hợp với các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ cung ứng đủ sinh phẩm, hóa chất, vật tư và trang thiết bị thiết yếu nhằm đảm bảo cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh.
3. Công an tỉnh chỉ đạo đơn vị trực thuộc tăng cường theo dõi, nắm chắc tình hình nghiện chích ma túy, mại dâm. Phối hợp với ngành Y tế tổ chức triển khai lồng ghép các hoạt động phòng, chống ma túy với điều trị thay thế và xét nghiệm phát hiện HIV.
4. Bảo hiểm xã hội tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn các cơ quan trực thuộc thực hiện chi trả một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS qua hệ thống bảo hiểm. Đẩy mạnh và mở rộng việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đối với người nhiễm HIV/AIDS thông qua hệ thống Bảo hiểm y tế.
5. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng và Đài truyền thanh cơ sở triển khai thực hiện tốt các chương trình truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS và nội dung thực hiện chiến lược tiếp cận mục tiêu 90-90-90; góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân đối với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tăng cường tuyên truyền, thông tin về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS.
6. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn rà soát, lập danh sách các đối tượng nguy cơ cao (nghiện chích ma túy, mại dâm, vợ hoặc chồng, con, bạn tình của người nhiễm HIV, quan hệ tình dục đồng giới...). Động viên, giới thiệu các đối tượng trên đi làm xét nghiệm HIV và điều trị đối với người nhiễm HIV.
- Chỉ đạo cơ quan văn hóa và truyền thông trên địa bàn tổ chức tuyên truyền về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS và các hoạt động trong chiến lược tiếp cận mục tiêu 90-90-90.
- Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với các đơn vị y tế trên địa bàn thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được giao.
7. Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp:
- Phối hợp với ngành Y tế và các ngành có liên quan cùng cấp tăng cường huy động các tổ chức dựa vào cộng đồng tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn kinh phí tự huy động được.
- Triển khai rộng khắp phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”. Đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào, các cuộc vận động quần chúng, các sinh hoạt cộng đồng ở cơ sở.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc tổ chức thực hiện Chỉ thị này. Giao Sở Y tế hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị và tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế (UBQG50) (để b/c);
- TTr Tỉnh ủy, HĐND (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT (để b/c);
- Các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, VXsln.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Đăng Quyền | {
"issuing_agency": "Tỉnh Thanh Hóa",
"promulgation_date": "31/05/2016",
"sign_number": "19/CT-UBND",
"signer": "Phạm Đăng Quyền",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-627-QD-UBND-2019-quy-trinh-noi-bo-giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-So-Tai-nguyen-An-Giang-410367.aspx | Quyết định 627/QĐ-UBND 2019 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính Sở Tài nguyên An Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 627/QĐ-UBND
An Giang, ngày 26 tháng 3 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT, QUẢN LÝ CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1562/QĐ-UBND ngày 03/07/2018 của UBND tỉnh An Giang về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Khoáng sản thuộc thẩm quyền quản lý Sở Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 1116/QĐ-UBND ngày 21/5/2018 của UBND tỉnh An Giang về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên nước thuộc thẩm quyền quản lý Sở Tài nguyên và Môi trường.
Căn cứ Quyết định số 2045/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 và Quyết định số 71/QĐ-UBND ngày 14/01/2016 của UBND tỉnh An Giang về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền quản lý Sở Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 06/3/2018 của UBND tỉnh về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền quản lý Sở Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 3208/QĐ-UBND ngày 17/12/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành danh mục các thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận và không thực hiện tiếp nhận tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh An Giang;
Căn cứ Quyết định số 3209/QĐ-UBND ngày 17/12/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành danh mục các thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận và không thực hiện tiếp nhận tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh An Giang;
Xét đề nghị của Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường tại tờ trình 55/TTr- STNMT ngày 18 tháng 03 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Phê duyệt kèm theo Quyết định này quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết, quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang, cụ thể:
Phụ lục 1: Quy trình nội bộ thủ tục hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường và thực hiện tại một cửa điện tử.
Phụ lục 2: Quy trình nội bộ thủ tục hành thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh và thực hiện tại một cửa điện tử.
Phụ lục 3: Quy trình nội bộ thủ tục hành thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện và thực hiện tại một cửa điện tử.
Phụ lục 4: Quy trình nội bộ thủ tục hành thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã và thực hiện tại một cửa điện tử.
Điều 2:
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan trên cơ sở quy trình được ban hành kèm theo Quyết định này cập nhật quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính vào hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh.
Điều 3:
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Cục kiểm soát TTHC-VP Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- TT. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Sở, Ban, Ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Trung tâm Hành chính công;
- Website tỉnh;
- Phòng KGVX, TH, KTN, KTTH;
- Lưu: VT, KSTT.
CHỦ TỊCH
Vương Bình Thạnh
PHỤ LỤC 1
QUY TRÌNH NỘI BỘ THỦ TỤC HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC HIỆN TẠI MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
I. LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG
1. Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
a) Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 20 ngày làm việc x 08 giờ = 160 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định (giờ)
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
04
Bước 2
Phòng, ban chuyên môn
Chuyên viên Chi cục BVMT
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh (nếu có).
- Niêm yết, công khai (nếu có).
- Tổ chức Hội đồng thẩm định.
- Trình lãnh đạo phê duyệt.
144
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
- Thông báo kết quả.
08
Bước 4
Văn phòng
Chuyên viên
- Đóng dấu (nếu có).
- Gửi kết quả TTHCC.
04
Bước 5
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
b) Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 10 ngày làm việc x 08 giờ = 80 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định (giờ)
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
04
Bước 2
Phòng, ban chuyên môn
Chuyên viên Chi cục BVMT
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh (nếu có).
- Niêm yết, công khai (nếu có).
- Lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị (nếu có)
- Trình lãnh đạo phê duyệt.
64
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
- Thông báo kết quả (không đạt)
- Phê duyệt kết quả.
08
Bước 4
Văn phòng
Chuyên viên
- Đóng dấu (nếu có).
- Gửi kết quả TTHCC.
04
Bước 5
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
2. Thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết
a) Thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 15 ngày làm việc x 08 giờ = 120 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định (giờ)
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
04
Bước 2
Phòng, ban chuyên môn
Chuyên viên Chi cục BVMT
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh (nếu có).
- Niêm yết, công khai (nếu
có).
- Lấy ý kiến các cơ quan,
đơn vị (nếu có)
- Tổ chức đoàn kiểm tra
thực tế tại cơ sở.
- Trình lãnh đạo phê duyệt.
104
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
- Thông báo kết quả
08
Bước 4
Văn
phòng
Chuyên viên
- Đóng dấu (nếu có).
- Gửi kết quả TTHCC.
04
Bước 5
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Trả kết quả cho tổ chức,
cá nhân.
b) Phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 10 ngày làm việc x 08 giờ = 80 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định (giờ)
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
04
Bước 2
Phòng, ban chuyên môn
Chuyên viên Chi cục BVMT
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh (nếu có).
- Niêm yết, công khai (nếu có).
- Lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị (nếu có)
- Trình lãnh đạo phê duyệt.
64
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
- Thông báo kết quả (không đạt)
- Phê duyệt kết quả.
08
Bước 4
Văn phòng
Chuyên viên
- Đóng dấu (nếu có).
- Gửi kết quả TTHCC.
04
Bước 5
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
3. Thẩm định, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 10 ngày làm việc x 08 giờ = 80 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định (giờ)
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
04
Bước 2
Phòng, ban chuyên môn
Chuyên viên Chi cục BVMT
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh (nếu có).
- Niêm yết, công khai (nếu có).
- Lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị (nếu có)
- Trình lãnh đạo phê duyệt.
64
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
- Thông báo hoặc phê duyệt kết quả.
08
Bước 4
Văn phòng
Chuyên viên
- Đóng dấu (nếu có).
- Gửi kết quả TTHCC.
04
Bước 5
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
4. Thẩm định, xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 10 ngày làm việc x 08 giờ = 80 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định (giờ)
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
04
Bước 2
Phòng, ban chuyên môn
Chuyên viên Chi cục BVMT
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh (nếu có).
- Niêm yết, công khai (nếu có).
- Lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị (nếu có)
- Tổ chức đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở.
- Trình lãnh đạo phê duyệt.
64
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
- Thông báo hoặc phê duyệt kết quả.
08
Bước 4
Văn phòng
Chuyên viên
- Đóng dấu (nếu có).
- Gửi kết quả TTHCC.
04
Bước 5
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
5. Thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung
a) Thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 10 ngày làm việc x 08 giờ = 80 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định (giờ)
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
04
Bước 2
Phòng, ban chuyên môn
Chuyên viên Chi cục BVMT
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh (nếu có).
- Niêm yết, công khai (nếu có).
- Tổ chức Hội đồng thẩm định.
- Trình lãnh đạo phê duyệt.
144
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Chi cục BVMT
- Thông báo kết quả
08
Bước 4
Văn phòng
Chuyên viên
- Đóng dấu (nếu có).
- Gửi kết quả TTHCC.
04
Bước 5
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
b) Phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 20 ngày làm việc x 08 giờ = 160 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định (giờ)
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
04
Bước 2
Phòng, ban chuyên môn
Chuyên viên Chi cục BVMT
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh (nếu có).
- Niêm yết, công khai (nếu có).
- Lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị (nếu có)
- Trình lãnh đạo phê duyệt.
64
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
- Thông báo kết quả (không đạt)
- Phê duyệt kết quả.
08
Bước 4
Văn phòng
Chuyên viên
- Đóng dấu (nếu có).
- Gửi kết quả TTHCC.
04
Bước 5
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
6. Thẩm định, xác nhận hoàn thành từng phần phương án cải tạo, phục hồi môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung
a) Thẩm định hồ sơ hoàn thành từng phần phương án cải tạo, phục hồi môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung:
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 20 ngày làm việc x 08 giờ = 160 giờ:
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định (giờ)
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
04
Bước 2
Phòng, ban chuyên môn
Chuyên viên Chi cục BVMT
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh (nếu có).
- Niêm yết, công khai (nếu có).
- Lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị (nếu có)
- Tổ chức đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở.
- Trình lãnh đạo phê duyệt.
144
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
- Thông báo kết quả
08
Bước 4
Văn phòng
Chuyên viên
- Đóng dấu (nếu có).
- Gửi kết quả TTHCC.
04
Bước 5
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
b) Xác nhận hồ sơ hoàn thành từng phần phương án cải tạo, phục hồi môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung:
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 20 ngày làm việc x 08 giờ = 160 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định (giờ)
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
04
Bước 2
Phòng, ban chuyên môn
Chuyên viên Chi cục BVMT
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh (nếu có).
- Niêm yết, công khai (nếu có).
- Lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị (nếu có)
- Trình lãnh đạo phê duyệt.
144
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
- Phê duyệt kết quả.
08
Bước 4
Văn phòng
Chuyên viên
- Đóng dấu (nếu có).
- Gửi kết quả TTHCC.
04
Bước 5
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
7. Kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 30 ngày làm việc x 08 giờ = 240 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định (giờ)
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
04
Bước 2
Phòng, ban chuyên môn
Chuyên viên Chi cục BVMT
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh (nếu có).
- Niêm yết, công khai (nếu có).
- Lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị (nếu có)
- Tổ chức đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở.
- Trình lãnh đạo phê duyệt.
224
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
- Thông báo kết quả (không đạt)
- Phê duyệt kết quả.
08
Bước 4
Văn phòng
Chuyên viên
- Đóng dấu (nếu có).
- Gửi kết quả TTHCC.
04
Bước 5
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
8. Cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Tổng thời gian thực hiện TTHC (không kiểm tra): 10 ngày làm việc x 08 giờ = 80 giờ;
Tổng thời gian thực hiện TTHC (có kiểm tra): 15 ngày làm việc x 08 giờ = 120 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định (giờ)
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
04
Bước 2
Phòng, ban chuyên môn
Chuyên viên Chi cục BVMT
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh (nếu có).
- Niêm yết, công khai (nếu có).
- Lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị (nếu có)
- Tổ chức đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở (nếu thuộc trường hợp.
- Trình lãnh đạo phê duyệt.
64 (không KT) 104 (có KT)
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
- Thông báo kết quả (không đạt)
- Phê duyệt kết quả.
08
Bước 4
Văn phòng
Chuyên viên
- Đóng dấu (nếu có).
- Gửi kết quả TTHCC.
04
Bước 5
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
9. Thẩm định, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 30 ngày làm việc x 08 giờ = 240 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định (giờ)
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
04
Bước 2
Phòng, ban chuyên môn
Chuyên viên Chi cục BVMT
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh (nếu có).
- Niêm yết, công khai (nếu có).
- Lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị (nếu có)
- Tổ chức đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở.
- Trình lãnh đạo phê duyệt.
224
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
- Thông báo kết quả (không đạt)
- Phê duyệt kết quả.
08
Bước 4
Văn phòng
Chuyên viên
- Đóng dấu (nếu có).
- Gửi kết quả TTHCC.
04
Bước 5
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
10. Chứng nhận cơ sở đã hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 30 ngày làm việc x 08 giờ = 240 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định (giờ)
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
04
Bước 2
Phòng, ban chuyên môn
Chuyên viên Chi cục BVMT
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh (nếu có).
- Niêm yết, công khai (nếu có).
- Lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị (nếu có)
- Tổ chức đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở.
- Trình lãnh đạo phê duyệt.
224
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
- Thông báo kết quả (không đạt)
- Phê duyệt kết quả.
08
Bước 4
Văn phòng
Chuyên viên
- Đóng dấu (nếu có).
- Gửi kết quả TTHCC.
04
Bước 5
Trung tâm HCC
Chuyên viên
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
II. LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
1. Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 30 (ngày làm việc) x 08 giờ = 240 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
08 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Cập nhật thông tin thửa đất đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
- Lập giấy xác nhận đăng ký đất đai cho người sử dụng đất.
- Lưu trữ hồ sơ và chuyển kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
224 giờ
Bước 3
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
08 giờ
2. Đăng ký đất đai lần đầu đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 15 (ngày làm việc) x 08 giờ = 120 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
08 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Kiểm tra hiện trạng sử dụng đất.
- Cập nhật thông tin thửa đất đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
- Lập giấy xác nhận đăng ký đất đai cho người sử dụng đất.
- Lưu trữ hồ sơ và chuyển kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
104 giờ
Bước 3
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
08 giờ
3. Xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 03 (ngày làm việc) x 08 giờ = 24 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
04 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính.
- Lưu trữ hồ sơ và chuyển kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
16 giờ
Bước 3
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
04 giờ
4. Đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ); giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 10 (ngày làm việc) x 08 giờ = 80 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
08 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính.
- Gửi thông tin địa chính cho Cục Thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
24 giờ
Bước 3
Cục Thuế
…
- Xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển kết quả cho người sử dụng đất, Văn phòng Đăng ký đất đai
24 giờ
Bước 4
Người sử dụng đất
…
Thực hiện nghĩa vụ tài chính và nộp chứng từ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
Không quy định
Bước 5
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp.
- Lưu trữ hồ sơ và chuyển kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
16 giờ
Bước 6
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
04 giờ
5. Đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề sau khi được cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 10 (ngày làm việc) x 08 giờ = 80 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
08 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Kiểm tra, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thể hiện trên Giấy chứng nhận (nếu có yêu cầu).
- Lưu trữ hồ sơ và chuyển kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
64 giờ
Bước 3
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
08 giờ
6. Tách thửa hoặc hợp thửa đất
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 15 (ngày làm việc) x 08 giờ = 120 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai
08 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Thực hiện nghiệp vụ về lập bản đồ địa chính khu đất, đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, in giấy chứng nhận.
- Chuyển hồ sơ cho Chi cục QLĐĐ.
72 giờ
Bước 3
Sở Tài nguyên và Môi trường
Công chức Chi cục QLĐĐ
Thẩm định trình ký giấy chứng nhận.
08 giờ
Lãnh đạo Chi cục QLĐĐ
Duyệt trình Giám đốc Sở.
08 giờ
Giám đốc Sở
Ký giấy chứng nhận.
08 giờ
Bước 4
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
08 giờ
Bước 5
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
08 giờ
7. Cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 07 (ngày làm việc) x 08 giờ = 56 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai
04 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Thực hiện nghiệp vụ về đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, in giấy chứng nhận.
- Chuyển hồ sơ cho Chi cục QLĐĐ.
16 giờ
Bước 3
Sở Tài nguyên và Môi trường
Công chức Chi cục QLĐĐ
Thẩm định trình ký giấy chứng nhận.
08 giờ
Lãnh đạo Chi cục QLĐĐ
Duyệt trình Giám đốc Sở.
08 giờ
Giám đốc Sở
Ký giấy chứng nhận.
08 giờ
Bước 4
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
08 giờ
Bước 5
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
04 giờ
8. Đính chính Giấy chứng nhận đã cấp
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 10 (ngày làm việc) x 08 giờ = 80 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
08 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn và trình cơ quan có thẩm quyền đính chính Giấy chứng nhận, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, lưu trữ hồ sơ địa chính.
- Lưu trữ hồ sơ và chuyển kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
64 giờ
Bước 3
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
08 giờ
9. Thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện
Tổng thời gian thực hiện TTHC: không quy định.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
08 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
Tiếp nhận hồ sơ và chuyển cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
08 giờ
Bước 3
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Công chức
- Kiểm tra, thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do; sau 30 ngày kể từ ngà y gửi thông báo cho người sử dụng đất mà không có đơn khiếu nại thì ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp (trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đã thực hiện thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất và đã được giải quyết theo quy định của pháp luật)
Không quy định
Bước 4
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Thực hiện việc thu hồi và quản lý Giấy chứng nhận đã thu hồi theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.
- Thông báo kết quả về Trung tâm Hành chính.
Không quy định
10. Đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 16 (ngày làm việc) x 08 giờ = 128 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
08 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lập bản đồ địa chính khu đất, đăng ký đất đai, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, in Giấy chứng nhận.
- Gửi thông tin địa chính cho Cục Thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
24 giờ
Bước 3
Cục Thuế
…
- Xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển kết quả cho người sử dụng đất, Văn phòng Đăng ký đất đai
40 giờ
Bước 4
Người sử dụng đất
…
Thực hiện nghĩa vụ tài chính và nộp chứng từ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
Không quy định
Bước 5
Sở Tài nguyên và Môi trường
Công chức Chi cục QLĐĐ
Thẩm định trình ký giấy chứng nhận.
24 giờ
Lãnh đạo Chi cục QLĐĐ
Duyệt trình Giám đốc Sở.
08 giờ
Giám đốc Sở
Ký giấy chứng nhận.
08 giờ
Bước 6
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính.
- Chuyển kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
08 giờ
Bước 7
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
08 giờ
11. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người đã đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 16 (ngày làm việc) x 08 giờ = 128 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
08 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lập bản đồ địa chính khu đất, đăng ký đất đai, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, in Giấy chứng nhận.
- Gửi thông tin địa chính cho Cục Thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
24 giờ
Bước 3
Cục Thuế
…
- Xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển kết quả cho người sử dụng đất, Văn phòng Đăng ký đất đai
40 giờ
Bước 4
Người sử dụng đất
…
Thực hiện nghĩa vụ tài chính và nộp chứng từ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
Không quy định
Bước 5
Sở Tài nguyên và Môi trường
Công chức Chi cục QLĐĐ
Thẩm định trình ký giấy chứng nhận.
24 giờ
Lãnh đạo Chi cục QLĐĐ
Duyệt trình Giám đốc Sở.
08 giờ
Giám đốc Sở
Ký giấy chứng nhận.
08 giờ
Bước 6
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính.
- Chuyển kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
08 giờ
Bước 7
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
08 giờ
12. Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 16 (ngày làm việc) x 08 giờ = 128 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
08 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lập bản đồ địa chính khu đất, đăng ký đất đai, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, in Giấy chứng nhận.
- Gửi thông tin địa chính cho Cục Thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
24 giờ
Bước 3
Cục Thuế
…
- Xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển kết quả cho người sử dụng đất, Văn phòng Đăng ký đất đai
40 giờ
Bước 4
Người sử dụng đất
…
Thực hiện nghĩa vụ tài chính và nộp chứng từ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
Không quy định
Bước 5
Sở Tài nguyên và Môi trường
Công chức Chi cục QLĐĐ
Thẩm định trình ký giấy chứng nhận.
24 giờ
Lãnh đạo Chi cục QLĐĐ
Duyệt trình Giám đốc Sở.
08 giờ
Giám đốc Sở
Ký giấy chứng nhận.
08 giờ
Bước 6
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính.
- Chuyển kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
08 giờ
Bước 7
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
08 giờ
13. Đăng ký thay đổi tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 15 (ngày làm việc) x 08 giờ = 120 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
08 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lập bản đồ địa chính khu đất, tài sản gắn liền với đất, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, in Giấy chứng nhận.
- Gửi thông tin địa chính cho Cục Thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
16 giờ
Bước 3
Cục Thuế
…
- Xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển kết quả cho người sử dụng đất, Văn phòng Đăng ký đất đai
40 giờ
Bước 4
Người sử dụng đất
…
Thực hiện nghĩa vụ tài chính và nộp chứng từ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
Không quy định
Bước 5
Sở Tài nguyên và Môi trường
Công chức Chi cục QLĐĐ
Thẩm định trình ký giấy chứng nhận.
24 giờ
Lãnh đạo Chi cục QLĐĐ
Duyệt trình Giám đốc Sở.
08 giờ
Giám đốc Sở
Ký giấy chứng nhận.
08 giờ
Bước 6
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
08 giờ
Bước 7
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
08 giờ
14. Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 15 (ngày làm việc) x 08 giờ = 120 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
08 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính.
- Gửi thông tin địa chính cho Cục Thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
40 giờ
Bước 3
Cục Thuế
…
- Xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển kết quả cho người sử dụng đất, Văn phòng Đăng ký đất đai
40 giờ
Bước 4
Người sử dụng đất
…
Thực hiện nghĩa vụ tài chính và nộp chứng từ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
Không quy định
Bước 5
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Chỉnh lý giấy chứng nhận.
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
24 giờ
Bước 6
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
08 giờ
15. Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà bên chuyển quyền đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 10 (ngày làm việc) x 08 giờ = 80 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
08 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính.
- Gửi thông tin địa chính cho Cục Thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
24 giờ
Bước 3
Cục Thuế
…
- Xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển kết quả cho người sử dụng đất, Văn phòng Đăng ký đất đai
24 giờ
Bước 4
Người sử dụng đất
…
Thực hiện nghĩa vụ tài chính và nộp chứng từ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
Không quy định
Bước 5
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Chỉnh lý giấy chứng nhận.
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
16 giờ
Bước 6
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
08 giờ
16. Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; tăng thêm diện tích do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận
a) Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất:
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 10 (ngày làm việc) x 08 giờ = 80 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
08 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính.
- Gửi thông tin địa chính cho Cục Thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
24 giờ
Bước 3
Cục Thuế
…
- Xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển kết quả cho người sử dụng đất, Văn phòng Đăng ký đất đai
24 giờ
Bước 4
Người sử dụng đất
…
Thực hiện nghĩa vụ tài chính và nộp chứng từ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
Không quy định
Bước 5
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Chỉnh lý giấy chứng nhận.
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
16 giờ
Bước 6
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
08 giờ
b) Trường hợp cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất:
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 03 (ngày làm việc) x 08 giờ = 24 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
04 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, lưu trữ hồ sơ địa chính.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
16 giờ
Bước 4
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
04 giờ
17. Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý nợ hợp đồng thế chấp, góp vốn; kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức; đăng ký biến động đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đưa quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 10 (ngày làm việc) x 08 giờ = 80 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
08 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính.
- Gửi thông tin địa chính cho Cục Thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
24 giờ
Bước 3
Cục Thuế
…
- Xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển kết quả cho người sử dụng đất, Văn phòng Đăng ký đất đai
24 giờ
Bước 4
Người sử dụng đất
…
Thực hiện nghĩa vụ tài chính và nộp chứng từ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
Không quy định
Bước 5
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Chỉnh lý giấy chứng nhận.
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
16 giờ
Bước 6
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
08 giờ
18. Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 10 (ngày làm việc) x 08 giờ = 80 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
08 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Kiểm tra sự phù hợp quy hoạch, thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, chỉnh lý giấy chứng nhận, lưu trữ hồ sơ địa chính.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
64 giờ
Bước 3
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
08 giờ
19. Chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 10 (ngày làm việc) x 08 giờ = 80 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
08 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Kiểm tra điều kiện thực hiện việc chuyển nhượng giá trị quyền sử dụng đất.
- Gửi thông tin địa chính cho Cục Thuế xác định nghĩa vụ tài chính.
24 giờ
Bước 3
Cục Thuế
…
- Xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển kết quả cho người sử dụng đất, Văn phòng Đăng ký đất đai
24 giờ
Bước 4
Người sử dụng đất
…
Thực hiện nghĩa vụ tài chính và nộp chứng từ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
Không quy định
Bước 5
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Xác nhận nội dung biến động vào giấy chứng nhận đã cấp.
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; lưu trữ hồ sơ địa chính.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
16 giờ
Bước 6
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
08 giờ
III. LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC
1. Cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 45 (ngày làm việc) x 08 giờ = 360 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
(ghi rõ họ tên)
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
08 giờ
Bước 2
Phòng TNN & BĐKH
Lãnh đạo Phòng
- Duyệt hồ sơ, chuyển cho CV xử lý.
08 giờ
Chuyên viên thẩm định
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh thực tế.
- Tổ chức Hội đồng thẩm định (nếu có).
- Tham mưu Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo phê duyệt.
264 giờ
Bước 2.1
Cơ quan, liên quan
- Văn bản trả lời
….
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Ban Giám đốc Sở
- Phê duyệt kết quả.
40 giờ
Bước 4
Văn phòng
Văn phòng Sở
- Đóng dấu.
- Gửi kết quả TTHCC.
08 giờ
Bước 5
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
32 giờ
2. Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 35 (ngày làm việc) x 08 giờ = 280 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
(ghi rõ họ tên)
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
08 giờ
Bước 2
Phòng TNN & BĐKH
Lãnh đạo Phòng
- Duyệt hồ sơ, chuyển cho CV xử lý.
08 giờ
Chuyên viên thẩm định
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh thực tế.
- Tổ chức Hội đồng thẩm định (nếu có).
- Tham mưu Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo phê duyệt.
184 giờ
Bước 2.1
Cơ quan, liên quan
- Văn bản trả lời
….
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Ban Giám đốc Sở
- Phê duyệt kết quả.
40 giờ
Bước 4
Văn phòng
Văn phòng Sở
- Đóng dấu.
- Gửi kết quả TTHCC.
08 giờ
Bước 5
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
32 giờ
3. Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 45 (ngày làm việc) x 08 giờ = 360 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
(ghi rõ họ tên)
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
08 giờ
Bước 2
Phòng TNN & BĐKH
Lãnh đạo Phòng
- Duyệt hồ sơ, chuyển cho CV xử lý.
08 giờ
Chuyên viên thẩm định
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh thực tế.
- Tổ chức Hội đồng thẩm định (nếu có).
- Tham mưu Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo phê duyệt.
264 giờ
Bước 2.1
Cơ quan, liên quan
- Văn bản trả lời
….
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Ban Giám đốc Sở
- Phê duyệt kết quả.
40 giờ
Bước 4
Văn phòng
Văn phòng Sở
- Đóng dấu.
- Gửi kết quả TTHCC.
08 giờ
Bước 5
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
32 giờ
4. Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 35 (ngày làm việc) x 08 giờ = 280 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
(ghi rõ họ tên)
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
08 giờ
Bước 2
Phòng TNN & BĐKH
Lãnh đạo Phòng
- Duyệt hồ sơ, chuyển cho CV xử lý.
08 giờ
Chuyên viên thẩm định
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh thực tế.
- Tổ chức Hội đồng thẩm định (nếu có).
- Tham mưu Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo phê duyệt.
184 giờ
Bước 2.1
Cơ quan, liên quan
- Văn bản trả lời
….
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Ban Giám đốc Sở
- Phê duyệt kết quả.
40 giờ
Bước 4
Văn phòng
Văn phòng Sở
- Đóng dấu.
- Gửi kết quả TTHCC.
08 giờ
Bước 5
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
32 giờ
5. Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng dưới 2 m3/giây; phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000 Kw; cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000 ngày đêm m3/ngày đêm.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 45 (ngày làm việc) x 08 giờ = 360 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
(ghi rõ họ tên)
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
08 giờ
Bước 2
Phòng TNN & BĐKH
Lãnh đạo Phòng
- Duyệt hồ sơ, chuyển cho CV xử lý.
08 giờ
Chuyên viên thẩm định
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh thực tế.
- Tổ chức Hội đồng thẩm định (nếu có).
- Tham mưu Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo phê duyệt.
264 giờ
Bước 2.1
Cơ quan, liên quan
- Văn bản trả lời
….
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Ban Giám đốc Sở
- Phê duyệt kết quả.
40 giờ
Bước 4
Văn phòng
Văn phòng Sở
- Đóng dấu.
- Gửi kết quả TTHCC.
08 giờ
Bước 5
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
32 giờ
6. Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng dưới 2 m3/giây; phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000 Kw; cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000 ngày đêm m3/ngày đêm.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 35 (ngày làm việc) x 08 giờ = 280 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
(ghi rõ họ tên)
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
08 giờ
Bước 2
Phòng TNN & BĐKH
Lãnh đạo Phòng
- Duyệt hồ sơ, chuyển cho CV xử lý.
08 giờ
Chuyên viên thẩm định
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh thực tế.
- Tổ chức Hội đồng thẩm định (nếu có).
- Tham mưu Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo phê duyệt.
184 giờ
Bước 2.1
Cơ quan, liên quan
- Văn bản trả lời
….
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Ban Giám đốc Sở
- Phê duyệt kết quả.
40 giờ
Bước 4
Văn phòng
Văn phòng Sở
- Đóng dấu.
- Gửi kết quả TTHCC.
08 giờ
Bước 5
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
32 giờ
7. Cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng dưới 30.000 m3/ngày đêm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản; với lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm đối với hoạt động khác
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 45 (ngày làm việc) x 08 giờ = 360 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
(ghi rõ họ tên)
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
08 giờ
Bước 2
Phòng TNN & BĐKH
Lãnh đạo Phòng
- Duyệt hồ sơ, chuyển cho CV xử lý.
08 giờ
Chuyên viên thẩm định
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh thực tế.
- Tổ chức Hội đồng thẩm định (nếu có).
- Tham mưu Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo phê duyệt.
264 giờ
Bước 2.1
Cơ quan, liên quan
- Văn bản trả lời
….
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Ban Giám đốc Sở
- Phê duyệt kết quả.
40 giờ
Bước 4
Văn phòng
Văn phòng Sở
- Đóng dấu.
- Gửi kết quả TTHCC.
08 giờ
Bước 5
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
32 giờ
8. Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng dưới 30.000 m3/ngày đêm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản; với lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm đối với hoạt động khác
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 35 (ngày làm việc) x 08 giờ = 280 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
(ghi rõ họ tên)
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
08 giờ
Bước 2
Phòng TNN & BĐKH
Lãnh đạo Phòng
- Duyệt hồ sơ, chuyển cho CV xử lý.
08 giờ
Chuyên viên thẩm định
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh thực tế.
- Tổ chức Hội đồng thẩm định (nếu có).
- Tham mưu Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo phê duyệt.
184 giờ
Bước 2.1
Cơ quan, liên quan
- Văn bản trả lời
….
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Ban Giám đốc Sở
- Phê duyệt kết quả.
40 giờ
Bước 4
Văn phòng
Văn phòng Sở
- Đóng dấu.
- Gửi kết quả TTHCC.
08 giờ
Bước 5
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
32 giờ
9. Cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ và vừa
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 21 (ngày làm việc) x 08 giờ = 168 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
(ghi rõ họ tên)
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHCC
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
08 giờ
Bước 2
Phòng TNN & BĐKH
Lãnh đạo Phòng
- Duyệt hồ sơ, chuyển cho CV xử lý.
16 giờ
Chuyên viên thẩm định
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh thực tế.
- Tham mưu Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo phê duyệt.
120 giờ
Bước 2.1
Cơ quan, liên quan
- Văn bản trả lời
….
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Ban Giám đốc Sở
- Phê duyệt kết quả.
16 giờ
Bước 4
Văn phòng
Văn phòng Sở
- Đóng dấu.
- Gửi kết quả TTHCC.
04 giờ
Bước 5
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
04 giờ
10. Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ và vừa
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 16 (ngày làm việc) x 08 giờ = 128 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
(ghi rõ họ tên)
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
08 giờ
Bước 2
Phòng TNN & BĐKH
Lãnh đạo Phòng
- Duyệt hồ sơ, chuyển cho CV xử lý.
16 giờ
Chuyên viên thẩm định
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh thực tế.
- Tham mưu Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo phê duyệt.
80 giờ
Bước 2.1
Cơ quan, liên quan
- Văn bản trả lời
….
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Ban Giám đốc Sở
- Phê duyệt kết quả.
16 giờ
Bước 4
Văn phòng
Văn phòng Sở
- Đóng dấu.
- Gửi kết quả TTHCC.
04 giờ
Bước 5
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
04 giờ
11. Cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 11 (ngày làm việc) x 08 giờ = 88 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
(ghi rõ họ tên)
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHCC
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
08 giờ
Bước 2
Phòng TNN & BĐKH
Lãnh đạo Phòng
- Duyệt hồ sơ, chuyển cho CV xử lý.
16 giờ
Chuyên viên thẩm định
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh thực tế.
- Tham mưu Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo phê duyệt.
40 giờ
Bước 2.1
Cơ quan, liên quan
- Văn bản trả lời
….
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Ban Giám đốc Sở
- Phê duyệt kết quả.
16 giờ
Bước 4
Văn phòng
Văn phòng Sở
- Đóng dấu.
- Gửi kết quả TTHCC.
04 giờ
Bước 5
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
04 giờ
12. Cấp lại giấy phép tài nguyên nước
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 20 (ngày làm việc) x 08 giờ = 160 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
(ghi rõ họ tên)
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
08 giờ
Bước 2
Phòng TNN & BĐKH
Lãnh đạo Phòng
- Duyệt hồ sơ, chuyển cho CV xử lý.
08 giờ
Chuyên viên thẩm định
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh thực tế.
- Tham mưu Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo phê duyệt.
64 giờ
Bước 2.1
Cơ quan, liên quan
- Văn bản trả lời
….
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Ban Giám đốc Sở
- Phê duyệt kết quả.
40 giờ
Bước 4
Văn phòng
Văn phòng Sở
- Đóng dấu.
- Gửi kết quả TTHCC.
08 giờ
Bước 5
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
32 giờ
IV. LĨNH VỰC GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
1. Tên thủ tục hành chính: Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (gồm trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất hoặc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở)
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 1 (ngày làm việc) x 08 giờ = 08 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
02 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Lãnh đạo Viên chức
- Nhập dữ liệu vào Vilis, kiểm tra xác nhận ĐKTC và trình ký.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
04 giờ
Bước 3
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
02 giờ
2. Tên thủ tục hành chính: Đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 1 (ngày làm việc) x 08 giờ = 08 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
02 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Lãnh đạo Viên chức
- Nhập dữ liệu vào Vilis, kiểm tra xác nhận ĐKTC và trình ký.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
04 giờ
Bước 3
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
02 giờ
3. Tên thủ tục hành chính: Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất không phải là nhà ở mà tài sản đó đã hình thành nhưng chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 1 (ngày làm việc) x 08 giờ = 08 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
02 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Lãnh đạo Viên chức
- Nhập dữ liệu vào Vilis, kiểm tra xác nhận ĐKTC và trình ký.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
04 giờ
Bước 3
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
02 giờ
4. Tên thủ tục hành chính: Đăng ký bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất có bảo lưu quyền sở hữu
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 1 (ngày làm việc) x 08 giờ = 08 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
02 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Lãnh đạo Viên chức
- Nhập dữ liệu vào Vilis, kiểm tra xác nhận ĐKTC và trình ký.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
04 giờ
Bước 3
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
02 giờ
5. Tên thủ tục hành chính: Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 1 (ngày làm việc) x 08 giờ = 08 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
02 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Lãnh đạo Viên chức
- Nhập dữ liệu vào Vilis, kiểm tra xác nhận ĐKTC và trình ký.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
04 giờ
Bước 3
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
02 giờ
6. Tên thủ tục hành chính: Sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký
ổng thời gian thực hiện TTHC: 1 (ngày làm việc) x 08 giờ = 08 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
02 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Lãnh đạo Viên chức
- Nhập dữ liệu vào Vilis, kiểm tra xác nhận ĐKTC và trình ký.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
04 giờ
Bước 3
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
02 giờ
7. Tên thủ tục hành chính: Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 1 (ngày làm việc) x 08 giờ = 08 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
02 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Lãnh đạo Viên chức
- Nhập dữ liệu vào Vilis, kiểm tra xác nhận ĐKTC và trình ký.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
04 giờ
Bước 3
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
02 giờ
8. Tên thủ tục hành chính: Chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 1 (ngày làm việc) x 08 giờ = 08 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
02 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Lãnh đạo Viên chức
- Nhập dữ liệu vào Vilis, kiểm tra xác nhận ĐKTC và trình ký.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
04 giờ
Bước 3
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
02 giờ
9. Tên thủ tục hành chính: Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 1 (ngày làm việc) x 08 giờ = 08 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
02 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Lãnh đạo Viên chức
- Nhập dữ liệu vào Vilis, kiểm tra xác nhận ĐKTC và trình ký.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
04 giờ
Bước 3
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
02 giờ
PHỤ LỤC 2
QUY TRÌNH NỘI BỘ THỦ TỤC HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH VÀ THỰC HIỆN TẠI MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh)
I. LĨNH VỰC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
01. Tên thủ tục hành chính: Thủ tục cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 17 (ngày làm việc) x 08 giờ = 136 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện (ghi rõ họ tên)
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
08 giờ
Bước 2
Phòng TNN & BĐKH
Lãnh đạo Phòng
- Duyệt hồ sơ, chuyển cho CV xử lý.
08 giờ
Chuyên viên thẩm định
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh thực tế.
- Tham mưu Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo phê duyệt.
64 giờ
Bước 2.1
Cơ quan, liên quan
- Văn bản trả lời
….
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Ban Giám đốc Sở
- Trình phê duyệt kết quả.
20 giờ
Bước 4
Lãnh đạo UBND tỉnh
PCT Phụ trách
- Phê duyệt kết quả.
24 giờ
Bước 5
Văn phòng
Văn phòng Sở
- Đóng dấu.
- Gửi kết quả TTHCC.
04 giờ
Bước 6
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
08 giờ
02. Tên thủ tục hành chính: Thủ tục sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 17 (ngày làm việc) x 08 giờ = 136 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện (ghi rõ họ tên)
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
08 giờ
Bước 2
Phòng TNN & BĐKH
Lãnh đạo Phòng
- Duyệt hồ sơ, chuyển cho CV xử lý.
08 giờ
Chuyên viên thẩm định
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh thực tế.
- Tham mưu Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo phê duyệt.
64 giờ
Bước 2.1
Cơ quan, liên quan
- Văn bản trả lời
….
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Ban Giám đốc Sở
- Trình phê duyệt kết quả.
20 giờ
Bước 4
Lãnh đạo UBND tỉnh
PCT Phụ trách
- Phê duyệt kết quả.
24 giờ
Bước 5
Văn phòng
Văn phòng Sở
- Đóng dấu.
- Gửi kết quả TTHCC.
04 giờ
Bước 6
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
08 giờ
03. Tên thủ tục hành chính: Thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 5 (ngày làm việc) x 08 giờ = 40 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện (ghi rõ họ tên)
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
04 giờ
Bước 2
Phòng TNN & BĐKH
Lãnh đạo Phòng
- Duyệt hồ sơ, chuyển cho CV xử lý.
04 giờ
Chuyên viên thẩm định
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh thực tế.
- Tham mưu Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo phê duyệt.
08 giờ
Bước 2.1
Cơ quan, liên quan
- Văn bản trả lời
….
Bước 3
Lãnh đạo cơ quan
Ban Giám đốc Sở
- Trình phê duyệt kết quả.
04 giờ
Bước 4
Lãnh đạo UBND tỉnh
PCT Phụ trách
- Phê duyệt kết quả.
08 giờ
Bước 5
Văn phòng
Văn phòng Sở
- Đóng dấu.
- Gửi kết quả TTHCC.
04 giờ
Bước 6
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
08 giờ
II. LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
1. Tên thủ tục hành chính: Điều chỉnh quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành trước 01/7/2004.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 20 (ngày làm việc) x 08 giờ = 160 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
08 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Xác định diện tích, loại đất, vị trí.
- Thực hiện nghiệp vụ về lập bản đồ địa chính khu đất (nếu có).
- Chuyển hồ sơ cho Chi cục QLĐĐ.
08 giờ
Bước 3
Sở Tài nguyên và Môi trường
Công chức Chi cục QLĐĐ
- Thẩm định hồ sơ.
- Dự thảo Tờ trình.
52 giờ
Lãnh đạo Chi cục QLĐĐ
Duyệt trình Lãnh đạo Sở.
08 giờ
Lãnh đạo Sở
Phê duyệt Tờ trình.
16 giờ
Văn thư Chi cục QLĐĐ
Thực hiện nghiệp vụ văn thư và chuyển hồ sơ sang UBND tỉnh.
04 giờ
Bước 4
Văn phòng UBND tỉnh
….
Trình UBND tỉnh ký Quyết định.
40 giờ
Bước 5
Sở Tài nguyên và Môi trường
Văn thư Chi cục QLĐĐ
Nhận kết quả từ Văn phòng UBND tỉnh và chuyển cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
04 giờ
Viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai
- Thực hiện nghiệp vụ về chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, lưu trữ hồ sơ.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
12 giờ
Bước 6
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
08 giờ
2. Tên thủ tục hành chính: Gia hạn sử dụng đất nông nghiệp của cơ sở tôn giáo
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 07 (ngày làm việc) x 08 giờ = 56 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai
04 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Gửi thông tin địa chính cho Cục Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển hồ sơ cho Chi cục QLĐĐ.
04 giờ
Bước 3
Sở Tài nguyên và Môi trường
Công chức Chi cục QLĐĐ
- Thẩm định hồ sơ.
- Dự thảo Tờ trình.
06 giờ
Lãnh đạo Chi cục QLĐĐ
Duyệt trình Lãnh đạo Sở.
04 giờ
Lãnh đạo Sở
Phê duyệt Tờ trình.
04 giờ
Văn thư Chi cục QLĐĐ
Thực hiện nghiệp vụ văn thư và chuyển hồ sơ sang UBND tỉnh.
02 giờ
Bước 3.1
Cục Thuế
…
- Xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển kết quả cho người sử dụng đất, Văn phòng Đăng ký đất đai
24 giờ
Bước 4
Văn phòng UBND tỉnh
…
Trình UBND tỉnh ký Quyết định.
16 giờ
Bước 5
Sở Tài nguyên và Môi trường
Văn thư Chi cục QLĐĐ
Nhận kết quả từ Văn phòng UBND tỉnh và chuyển cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
02 giờ
Viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai
- Xác nhận gia hạn sử dụng đất vào giấy chứng nhận đã cấp.
- Chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, lưu trữ hồ sơ.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
06 giờ
Bước 6
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
08 giờ
3. Tên thủ tục hành chính: Giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với dự án phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc phải cấp giấy chứng nhận đầu tư mà người xin giao đất, thuê đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 20 (ngày làm việc) x 08 giờ = 160 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
08 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Xác định diện tích, loại đất, vị trí.
- Thực hiện nghiệp vụ về lập bản đồ địa chính khu đất (nếu có).
- Gửi thông tin địa chính cho Cục Thuế, Sở Tài chính để xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển hồ sơ cho Chi cục QLĐĐ.
08 giờ
Bước 3
Sở Tài nguyên và Môi trường
Công chức Chi cục QLĐĐ
- Thẩm định hồ sơ.
- Dự thảo Tờ trình.
20 giờ
Lãnh đạo Chi cục QLĐĐ
Duyệt trình Lãnh đạo Sở.
08 giờ
Lãnh đạo Sở
Phê duyệt Tờ trình.
08 giờ
Văn thư Chi cục QLĐĐ
Thực hiện nghiệp vụ văn thư và chuyển hồ sơ sang UBND tỉnh.
04 giờ
Bước 3.1
Sở Tài chính
…
- Xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển kết quả cho người sử dụng đất, Văn phòng Đăng ký đất đai
40 giờ
Bước 3.2
Cục Thuế
…
- Xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển kết quả cho người sử dụng đất, Văn phòng Đăng ký đất đai
40 giờ
Bước 4
Văn phòng UBND tỉnh
…
Trình UBND tỉnh ký Quyết định.
24 giờ
Bước 5
Sở Tài nguyên và
Văn thư Chi cục QLĐĐ
Nhận kết quả từ Văn phòng UBND tỉnh và chuyển cho
02 giờ
Môi trường
Văn phòng Đăng ký đất đai.
Viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai
- Thực hiện nghiệp vụ về chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, tổ chức bàn giao đất thực địa;
- In giấy chứng nhận (nếu có).
06 giờ
Bước 6
Người sử dụng đất
…
Thực hiện nghĩa vụ tài chính và nộp chứng từ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
Không quy định
Bước 7
Sở Tài nguyên và Môi trường
Công chức Chi cục QLĐĐ
Thẩm định trình ký giấy chứng nhận.
04 giờ
Lãnh đạo Chi cục QLĐĐ
Duyệt trình Giám đốc Sở.
04 giờ
Giám đốc Sở
Ký giấy chứng nhận.
08 giờ
Viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
08 giờ
Bước 8
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
08 giờ
4. Tên thủ tục hành chính: Giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà người xin giao đất, thuê đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 20 (ngày làm việc) x 08 giờ = 160 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
08 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Xác định diện tích, loại đất, vị trí.
- Thực hiện nghiệp vụ về lập bản đồ địa chính khu đất (nếu có).
- Gửi thông tin địa chính cho Cục Thuế, Sở Tài chính để xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển hồ sơ cho Chi cục QLĐĐ.
08 giờ
Bước 3
Sở Tài nguyên và Môi trường
Công chức Chi cục QLĐĐ
- Thẩm định hồ sơ.
- Dự thảo Tờ trình.
20 giờ
Lãnh đạo Chi cục QLĐĐ
Duyệt trình Lãnh đạo Sở.
08 giờ
Lãnh đạo Sở
Phê duyệt Tờ trình.
08 giờ
Văn thư Chi cục QLĐĐ
Thực hiện nghiệp vụ văn thư và chuyển hồ sơ sang UBND tỉnh.
04 giờ
Bước 3.1
Sở Tài chính
…
- Xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển kết quả cho người sử dụng đất, Văn phòng Đăng ký đất đai
40 giờ
Bước 3.2
Cục Thuế
…
- Xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển kết quả cho người sử dụng đất, Văn phòng Đăng ký đất đai
40 giờ
Bước 4
Văn phòng UBND tỉnh
…
Trình UBND tỉnh ký Quyết định.
24 giờ
Bước 5
Sở Tài nguyên và Môi trường
Văn thư Chi cục QLĐĐ
Nhận kết quả từ Văn phòng UBND tỉnh và chuyển cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
02 giờ
Viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai
- Thực hiện nghiệp vụ về chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, tổ chức bàn giao đất thực địa;
- In giấy chứng nhận (nếu có).
06 giờ
Bước 6
Người sử dụng đất
…
Thực hiện nghĩa vụ tài chính và nộp chứng từ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
Không quy định
Bước 7
Sở Tài nguyên và Môi trường
Công chức Chi cục QLĐĐ
Thẩm định trình ký giấy chứng nhận.
04 giờ
Lãnh đạo Chi cục QLĐĐ
Duyệt trình Giám đốc Sở.
04 giờ
Giám đốc Sở
Ký giấy chứng nhận.
08 giờ
Viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
08 giờ
Bước 8
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
08 giờ
5. Tên thủ tục hành chính: Chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép cơ quan có thẩm quyền đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 15 (ngày làm việc) x 08 giờ = 120 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
04 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Xác định diện tích, loại đất, vị trí.
- Thực hiện nghiệp vụ về lập bản đồ địa chính khu đất (nếu có).
- Gửi thông tin địa chính cho Cục Thuế, Sở Tài chính để xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển hồ sơ cho Chi cục QLĐĐ.
04 giờ
Bước 3
Sở Tài nguyên và Môi trường
Công chức Chi cục QLĐĐ
- Thẩm định hồ sơ.
- Dự thảo Tờ trình.
16 giờ
Lãnh đạo Chi cục QLĐĐ
Duyệt trình Lãnh đạo Sở.
04 giờ
Lãnh đạo Sở
Phê duyệt Tờ trình.
08 giờ
Văn thư Chi cục QLĐĐ
Thực hiện nghiệp vụ văn thư và chuyển hồ sơ sang UBND tỉnh.
04 giờ
Bước 3.1
Sở Tài chính
…
- Xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển kết quả cho người sử dụng đất, Văn phòng Đăng ký đất đai
32 giờ
Bước 3.2
Cục Thuế
…
- Xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển kết quả cho người sử dụng đất, Văn phòng Đăng ký đất đai
32 giờ
Bước 4
Văn phòng UBND tỉnh
…
Trình UBND tỉnh ký Quyết định.
24 giờ
Bước 5
Sở Tài nguyên và Môi trường
Văn thư Chi cục QLĐĐ
Nhận kết quả từ Văn phòng UBND tỉnh và chuyển cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
02 giờ
Viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai
- Thực hiện nghiệp vụ về chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, tổ chức bàn giao đất thực địa;
- In giấy chứng nhận (nếu có).
06 giờ
Bước 6
Người sử dụng đất
…
Thực hiện nghĩa vụ tài chính và nộp chứng từ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
Không quy định
Bước 7
Sở Tài nguyên và Môi trường
Công chức Chi cục QLĐĐ
Thẩm định trình ký giấy chứng nhận.
02 giờ
Lãnh đạo Chi cục QLĐĐ
Duyệt trình Giám đốc Sở.
02 giờ
Giám đốc Sở
Ký giấy chứng nhận.
04 giờ
Viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
04 giờ
Bước 8
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
04 giờ
6. Tên thủ tục hành chính: Gia hạn sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 07 (ngày làm việc) x 08 giờ = 56 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai
04 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Gửi thông tin địa chính cho Cục Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển hồ sơ cho Chi cục QLĐĐ.
04 giờ
Bước 3
Sở Tài nguyên và Môi trường
Công chức Chi cục QLĐĐ
- Thẩm định hồ sơ.
- Dự thảo Tờ trình.
06 giờ
Lãnh đạo Chi cục QLĐĐ
Duyệt trình Lãnh đạo Sở.
04 giờ
Lãnh đạo Sở
Phê duyệt Tờ trình.
04 giờ
Văn thư Chi cục QLĐĐ
Thực hiện nghiệp vụ văn thư và chuyển hồ sơ sang UBND tỉnh.
02 giờ
Bước 3.1
Cục Thuế
…
- Xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển kết quả cho người sử dụng đất, Văn phòng Đăng ký đất đai
24 giờ
Bước 4
Văn phòng UBND tỉnh
…
Trình UBND tỉnh ký Quyết định.
16 giờ
Bước 5
Sở Tài nguyên và Môi trường
Văn thư Chi cục QLĐĐ
Nhận kết quả từ Văn phòng UBND tỉnh và chuyển cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
02 giờ
Viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai
- Xác nhận gia hạn sử dụng đất vào giấy chứng nhận đã cấp.
- Chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, lưu trữ hồ sơ.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
06 giờ
Bước 6
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
08 giờ
7. Tên thủ tục hành chính: Bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 30 (ngày làm việc) x 08 giờ = 240 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
08 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Thực hiện nghiệp vụ về lập bản đồ địa chính khu đất, xác định diện tích, loại đất, vị trí.
- Gửi thông tin địa chính cho Cục Thuế, Sở Tài chính để xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển hồ sơ cho Chi cục QLĐĐ.
40 giờ
Bước 3
Sở Tài nguyên và Môi trường
Công chức Chi cục QLĐĐ
- Thẩm định hồ sơ.
- Dự thảo Tờ trình.
36 giờ
Lãnh đạo Chi cục QLĐĐ
Duyệt trình Lãnh đạo Sở.
08 giờ
Lãnh đạo Sở
Phê duyệt Tờ trình.
08 giờ
Văn thư Chi cục QLĐĐ
Thực hiện nghiệp vụ văn thư và chuyển hồ sơ sang UBND tỉnh.
04 giờ
Bước 3.1
Sở Tài chính
…
- Xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển kết quả cho người sử dụng đất, Văn phòng Đăng ký đất đai
40 giờ
Bước 3.2
Cục Thuế
…
- Xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển kết quả cho người sử dụng đất, Văn phòng Đăng ký đất đai
40 giờ
Bước 4
Văn phòng UBND tỉnh
…
Trình UBND tỉnh ký Quyết định.
24 giờ
Bước 5
Sở Tài nguyên và Môi trường
Văn thư Chi cục QLĐĐ
Nhận kết quả từ Văn phòng UBND tỉnh và chuyển cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
04 giờ
Viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai
- Thực hiện nghiệp vụ về chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, tổ chức bàn giao đất thực địa;
- In giấy chứng nhận.
12 giờ
Bước 6
Người sử dụng đất
…
Thực hiện nghĩa vụ tài chính và nộp chứng từ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
Không quy định
Bước 7
Sở Tài nguyên và Môi trường
Công chức Chi cục QLĐĐ
Thẩm định trình ký giấy chứng nhận, hợp đồng thuê đất.
16 giờ
Lãnh đạo Chi cục QLĐĐ
Duyệt trình Giám đốc Sở.
08 giờ
Giám đốc Sở
Ký giấy chứng nhận, hợp đồng thuê đất.
08 giờ
Viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai
- Thông báo bằng văn bản cho Cơ quan thuế về việc hết hiệu lực của Hợp đồng thuê đất đối với người bán, người góp vốn bằng tài sản.
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
08 giờ
Bước 8
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
08 giờ
8. Tên thủ tục hành chính: Đăng ký biến động đối với trường hợp chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 30 (ngày làm việc) x 08 giờ = 240 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
08 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Thực hiện nghiệp vụ về lập bản đồ địa chính khu đất, xác định diện tích, loại đất, vị trí.
- Gửi thông tin địa chính cho Cục Thuế, Sở Tài chính để xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển hồ sơ cho Chi cục QLĐĐ.
40 giờ
Bước 3
Sở Tài nguyên và Môi trường
Công chức Chi cục QLĐĐ
- Thẩm định hồ sơ.
- Dự thảo Tờ trình.
36 giờ
Lãnh đạo Chi cục QLĐĐ
Duyệt trình Lãnh đạo Sở.
08 giờ
Lãnh đạo Sở
Phê duyệt Tờ trình.
08 giờ
Văn thư Chi cục QLĐĐ
Thực hiện nghiệp vụ văn thư và chuyển hồ sơ sang UBND tỉnh.
04 giờ
Bước 3.1
Sở Tài chính
…
- Xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển kết quả cho người sử dụng đất, Văn phòng Đăng ký đất đai
40 giờ
Bước 3.2
Cục Thuế
…
- Xác định nghĩa vụ tài chính.
- Chuyển kết quả cho người sử dụng đất, Văn phòng Đăng ký đất đai
40 giờ
Bước 4
Văn phòng UBND tỉnh
…
Trình UBND tỉnh ký Quyết định.
32 giờ
Bước 5
Sở Tài nguyên và Môi trường
Văn thư Chi cục QLĐĐ
Nhận kết quả từ Văn phòng UBND tỉnh và chuyển cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
04 giờ
Viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai
- Thực hiện nghiệp vụ về chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, tổ chức bàn giao đất thực địa;
- In giấy chứng nhận (nếu có).
12 giờ
Bước 6
Người sử dụng đất
…
Thực hiện nghĩa vụ tài chính và nộp chứng từ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
Không quy định
Bước 7
Sở Tài nguyên và Môi trường
Công chức Chi cục QLĐĐ
Thẩm định trình ký hợp đồng thuê đất, giấy chứng nhận (đối với trường hợp cấp mới GCN)
08 giờ
Lãnh đạo Chi cục QLĐĐ
Duyệt trình Giám đốc Sở.
08 giờ
Giám đốc Sở
Ký hợp đồng thuê đất, giấy chứng nhận (đối với trường hợp cấp mới GCN).
08 giờ
Viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai
- Xác nhận nội dung biến động vào giấy chứng nhận (đối với trường hợp đăng ký biến động trên GCN đã cấp).
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
16 giờ
Bước 8
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
08 giờ
9. Tên thủ tục hành chính: Cấp lại Giấy chứng nhận hoặc cấp lại Trang bổ sung của Giấy chứng nhận do bị mất
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 16 (ngày làm việc) x 08 giờ = 128 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký đất đai.
08 giờ
Bước 2
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
Thực hiện việc viết thông báo về việc mất giấy chứng nhận hoặc trang bổ sung giấy chứng nhận.
08 giờ
Bước 3
Người sử dụng đất
…
Thực hiện việc đăng tin trên Báo An Giang về việc mất giấy chứng nhận hoặc trang bổ sung giấy chứng nhận.
240 giờ (không tính vào thời gian thực hiện TTHC)
Bước 4
Văn phòng Đăng ký đất đai
Viên chức
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, in giấy chứng nhận hoặc trang bổ sung giấy chứng nhận.
- Chuyển hồ sơ cho Chi cục QLĐĐ.
24 giờ
Bước 5
Sở Tài nguyên và Môi trường
Công chức Chi cục QLĐĐ
- Thẩm định hồ sơ.
- Dự thảo Tờ trình.
08 giờ
Lãnh đạo Chi cục QLĐĐ
Duyệt trình Lãnh đạo Sở.
04 giờ
Giám đốc Sở
Phê duyệt Tờ trình.
08 giờ
Văn thư Chi cục QLĐĐ
Thực hiện nghiệp vụ văn thư và chuyển hồ sơ sang UBND tỉnh.
04 giờ
Bước 6
Văn phòng UBND tỉnh
…
Trình UBND tỉnh ký Quyết định hủy giấy chứng nhận.
24 giờ
Bước 7
Sở Tài nguyên và Môi trường
Công chức Chi cục QLĐĐ
- Nhận kết quả từ Văn phòng UBND tỉnh.
- Thẩm định hồ sơ trình ký giấy chứng nhận.
08 giờ
Lãnh đạo Chi cục QLĐĐ
Duyệt trình Lãnh đạo Sở.
08 giờ
Giám đốc Sở
Ký giấy chứng nhận.
08 giờ
Viên chức Văn phòng Đăng ký đất đai
- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính.
- Trả kết quả cho Trung tâm Hành chính công.
08 giờ
Bước 8
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
08 giờ
III. LĨNH VỰC KHOÁNG SẢN
1. Thủ tục cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 125 ngày làm việc x 08 giờ = 1.000 giờ (Thời gian lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan và thời gian tổ chức, cá nhân hoàn thiện hoặc lập lại đề án thăm dò khoáng sản không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ).
Cơ quan
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
B1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
02 ngày (16 giờ)
Cơ quan giải quyết
B2
Phòng Khoáng sản
Lãnh đạo phòng
Phân công cán bộ thẩm định hồ sơ.
01 ngày (08 giờ)
Cán bộ thẩm
Hoàn thành việc xét chọn và thẩm định, trình lãnh đạo phòng xem xét nội dung đề án thăm dò khoáng sản.
57 ngày (456 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét nội dung đề án thăm dò khoáng sản.
03 ngày (24 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh nội dung đề án thăm dò khoáng sản.
04 ngày (32 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển hồ sơ đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
UBND tỉnh
B3
Xem xét, quyết định việc thông qua nội dung đề án thăm dò khoáng sản để cấp phép hoặc thành lập Hội đồng thẩm định trong trường hợp cần thiết.
20 ngày (160 giờ)
Cơ quan giải quyết
B4
Phòng Khoáng sản
Cán bộ thẩm
Hoàn thành thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn thiện đề án thăm dò khoáng sản theo ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc ý kiến của Hội đồng thẩm định.
01 ngày (08 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét nội dung thông báo.
01 ngày (08 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, ký duyệt thông báo.
01 ngày (08 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển thông báo đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
Phòng Khoáng sản
Cán bộ thẩm
Khi tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh đề án thăm dò khoáng sản, cán bộ thẩm định trình lãnh đạo phòng xem xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản.
10 ngày (80 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản
03 ngày (24 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản.
05 ngày (40 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển hồ sơ đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
UBND tỉnh
B5
Xem xét, quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản.
07 ngày (56 giờ)
B6
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Thông báo tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả.
07 ngày (56 giờ)
2. Thủ tục cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản trong trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực chưa thăm dò khoáng sản.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 95 ngày làm việc x 08 giờ = 760 giờ (Thời gian lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan và thời gian tổ chức, cá nhân hoàn thiện hoặc lập lại đề án thăm dò khoáng sản không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ).
Cơ quan
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
B1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
02 ngày (16 giờ)
Cơ quan giải quyết
B2
Phòng Khoáng sản
Lãnh đạo phòng
Phân công cán bộ thẩm định hồ sơ.
01 ngày (08 giờ)
Cán bộ thẩm
Hoàn thành thẩm định và trình lãnh đạo phòng xem xét nội dung đề án thăm dò khoáng sản.
37 ngày (296 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét nội dung đề án thăm dò khoáng sản.
03 ngày (24 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh nội dung đề án thăm dò khoáng sản.
04 ngày (32 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển hồ sơ đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
UBND tỉnh
B3
Xem xét, quyết định việc thông qua nội dung đề án thăm dò khoáng sản để cấp phép hoặc thành lập Hội đồng thẩm định trong trường hợp cần thiết.
10 ngày (80 giờ)
Cơ quan giải quyết
B4
Phòng Khoáng sản
Cán bộ thẩm
Hoàn thành thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn thiện đề án thăm dò khoáng sản theo ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc ý kiến của Hội đồng thẩm định.
01 ngày (08 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét nội dung thông báo.
01 ngày (08 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, ký duyệt thông báo.
01 ngày (08 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển thông báo đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
Phòng Khoáng sản
Cán bộ thẩm
Khi tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh đề án thăm dò khoáng sản, cán bộ thẩm định trình lãnh đạo phòng xem xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản.
10 ngày (80 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản
03 ngày (24 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản.
05 ngày (40 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển hồ sơ đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
UBND tỉnh
B5
Xem xét, quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản.
07 ngày (56 giờ)
B6
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Thông báo tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả.
07 ngày (56 giờ)
3. Thủ tục gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 53 ngày làm việc x 08 giờ = 424 giờ (Thời gian lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ).
Cơ quan
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
B1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
02 ngày (16 giờ)
Cơ quan giải quyết
B2
Phòng Khoáng sản
Lãnh đạo phòng
Phân công cán bộ thẩm định hồ sơ.
01 ngày (08 giờ)
Cán bộ thẩm
Hoàn thành thẩm định và trình lãnh đạo phòng xem xét hồ sơ đề nghị cấp gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản.
34 ngày (272 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét hồ sơ đề nghị cấp gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản.
03 ngày (24 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh hồ sơ đề nghị cấp gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản.
04 ngày (32 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển hồ sơ đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
UBND tỉnh
B3
Xem xét, quyết định việc cho phép hoặc không cho phép gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản.
05 ngày (40 giờ)
B4
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Thông báo tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả.
03 ngày (24 giờ)
4. Thủ tục trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 53 ngày làm việc x 08 giờ = 424 giờ (Thời gian lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ).
Cơ quan
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
B1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
02 ngày (16 giờ)
Cơ quan giải quyết
B2
Phòng Khoáng sản
Lãnh đạo phòng
Phân công cán bộ thẩm định hồ sơ.
01 ngày (08 giờ)
Cán bộ thẩm
Hoàn thành thẩm định và trình lãnh đạo phòng xem xét hồ sơ đề nghị trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản.
34 ngày (272 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét hồ sơ đề nghị trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản.
03 ngày (24 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh hồ sơ đề nghị trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản.
04 ngày (32 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển hồ sơ đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
UBND tỉnh
B3
Xem xét, quyết định việc cho phép hoặc không cho phép trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản.
05 ngày (40 giờ)
B4
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Thông báo tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả.
03 ngày (24 giờ)
5. Thủ tục chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 53 ngày làm việc x 08 giờ = 424 giờ (Thời gian lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ).
Cơ quan
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
B1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
02 ngày (16 giờ)
Cơ quan giải quyết
B2
Phòng Khoáng sản
Lãnh đạo phòng
Phân công cán bộ thẩm định hồ sơ.
01 ngày (08 giờ)
Cán bộ thẩm
Hoàn thành thẩm định và trình lãnh đạo phòng xem xét hồ sơ đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản.
34 ngày (272 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét hồ sơ đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản.
03 ngày (24 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh hồ sơ đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản.
04 ngày (32 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển hồ sơ đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
UBND tỉnh
B3
Xem xét, quyết định việc cho phép hoặc không cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản.
05 ngày (40 giờ)
B4
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Thông báo tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả.
03 ngày (24 giờ)
6. Thủ tục phê duyệt trữ lượng khoáng sản.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 190 ngày làm việc x 08 giờ = 1.520 giờ (Thời gian lấy ý kiến đóng góp về các nội dung có liên quan trong báo cáo kết quả thăm dò và thời gian bổ sung, hoàn thiện báo kết quả thăm dò không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ).
Cơ quan
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
B1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
02 ngày (16 giờ)
Cơ quan giải quyết
B2
Phòng Khoáng sản
Lãnh đạo phòng
Phân công cán bộ thẩm định hồ sơ.
01 ngày (08 giờ)
Cán bộ thẩm
Hoàn thành việc thẩm định và trình lãnh đạo phòng xem xét hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản.
117 ngày (936 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản.
04 ngày (32 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản.
05 ngày (40 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển hồ sơ đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
UBND tỉnh
B3
Xem xét, quyết định việc thành lập hoặc không thành lập Hội đồng tư vấn kỹ thuật.
30 ngày (240 giờ)
Cơ quan giải quyết
B4
Phòng Khoáng sản
Cán bộ thẩm
Hoàn thành thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn thiện đề án thăm dò khoáng sản theo ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc ý kiến của Hội đồng.
02 ngày (16 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét nội dung thông báo.
01 ngày (08 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, ký duyệt thông báo.
01 ngày (08 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển thông báo đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
Phòng Khoáng sản
Cán bộ thẩm
Khi tổ chức, cá nhân hoàn thiện báo cáo kết quả thăm dò báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, cán bộ thẩm định trình lãnh đạo phòng xem xét báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.
07 ngày (56 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản.
03 ngày (24 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản.
04 ngày (32 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển hồ sơ đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
UBND tỉnh
B5
Xem xét, ban hành quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản
05 ngày (40 giờ)
B6
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Thông báo tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả.
05 ngày (40 giờ)
7. Thủ tục cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 95 ngày làm việc x 08 giờ = 760 giờ (Thời gian lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ).
Cơ quan
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
B1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
02 ngày (16 giờ)
Cơ quan giải quyết
B2
Phòng Khoáng sản
Lãnh đạo phòng
Phân công cán bộ thẩm định hồ sơ.
01 ngày (08 giờ)
Cán bộ thẩm
Hoàn thành thẩm định và trình lãnh đạo phòng xem xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
69 ngày (552 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
03 ngày (24 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
05 ngày (40 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển hồ sơ đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
UBND tỉnh
B3
Xem xét, quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
07 ngày (46 giờ)
B4
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Thông báo tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả.
07 ngày (56 giờ)
8. Thủ tục gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 53 ngày làm việc x 08 giờ = 424 giờ (Thời gian lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ).
Cơ quan
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
B1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
02 ngày (16 giờ)
Cơ quan giải quyết
B2
Phòng Khoáng sản
Lãnh đạo phòng
Phân công cán bộ thẩm định hồ sơ.
01 ngày (08 giờ)
Cán bộ thẩm
Hoàn thành thẩm định và trình lãnh đạo phòng xem xét hồ sơ đề nghị cấp gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản.
34 ngày (272 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét hồ sơ đề nghị cấp gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản.
03 ngày (24 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh hồ sơ đề nghị cấp gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản.
04 ngày (32 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển hồ sơ đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
UBND tỉnh
B3
Xem xét, quyết định việc cho phép hoặc không cho phép gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản.
05 ngày (40 giờ)
B4
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Thông báo tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả.
03 ngày (24 giờ)
9. Thủ tục trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 53 ngày làm việc x 08 giờ = 424 giờ (Thời gian lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ).
Cơ quan
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
B1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
02 ngày (16 giờ)
Cơ quan giải quyết
B2
Phòng Khoáng sản
Lãnh đạo phòng
Phân công cán bộ thẩm định hồ sơ.
01 ngày (08 giờ)
Cán bộ thẩm
Hoàn thành thẩm định và trình lãnh đạo phòng xem xét hồ sơ đề nghị trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản.
34 ngày (272 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét hồ sơ đề nghị trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản.
03 ngày (24 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh hồ sơ đề nghị trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản.
04 ngày (32 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển hồ sơ đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
UBND tỉnh
B3
Xem xét, quyết định việc cho phép hoặc không cho phép trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản.
05 ngày (40 giờ)
B4
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp
Thông báo tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả.
03 ngày
nhận TTHC
(24 giờ)
10. Thủ tục chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 53 ngày làm việc x 08 giờ = 424 giờ (Thời gian lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ).
Cơ quan
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
B1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
02 ngày (16 giờ)
Cơ quan giải quyết
B2
Phòng Khoáng sản
Lãnh đạo phòng
Phân công cán bộ thẩm định hồ sơ.
01 ngày (08 giờ)
Cán bộ thẩm
Hoàn thành thẩm định và trình lãnh đạo phòng xem xét hồ sơ đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản khoáng sản.
34 ngày (272 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét hồ sơ đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.
03 ngày (24 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh hồ sơ đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.
04 ngày (32 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển hồ sơ đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
UBND tỉnh
B3
Xem xét, quyết định việc cho phép hoặc không cho phép chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.
05 ngày (40 giờ)
B4
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Thông báo tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả.
03 ngày (24 giờ)
11. Thủ tục cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 35 ngày làm việc x 08 giờ = 280 giờ (Thời gian lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ).
Cơ quan
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
B1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
02 ngày (16 giờ)
Cơ quan giải quyết
B2
Phòng Khoáng sản
Lãnh đạo phòng
Phân công cán bộ thẩm định hồ sơ.
01 ngày (08 giờ)
Cán bộ thẩm
Hoàn thành thẩm định và trình lãnh đạo phòng xem xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
18 ngày (144 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
02 ngày (16 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
03 ngày (24 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển hồ sơ đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
UBND tỉnh
B3
Xem xét, quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
05 ngày (40 giờ)
B4
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Thông báo tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả.
03 ngày (24 giờ)
12. Thủ tục gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 20 ngày làm việc x 08 giờ =160 giờ (Thời gian lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ).
Cơ quan
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
B1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
02 ngày (16 giờ)
Cơ quan giải quyết
B2
Phòng Khoáng sản
Lãnh đạo phòng
Phân công cán bộ thẩm định hồ sơ.
01 ngày (08 giờ)
Cán bộ thẩm
Hoàn thành thẩm định và trình lãnh đạo phòng xem xét hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
08 ngày (64 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét hồ sơ đề nghị cấp gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
01 ngày (08 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
02 ngày (16 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển hồ sơ đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
UBND tỉnh
B3
Xem xét, quyết định việc cho phép hoặc không cho phép gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
03 ngày (24 giờ)
B4
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Thông báo tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả.
02 ngày (16 giờ)
13. Thủ tục trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 20 ngày làm việc x 08 giờ =160 giờ (Thời gian lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ).
Cơ quan
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
B1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
02 ngày (16 giờ)
Cơ quan giải quyết
B2
Phòng Khoáng sản
Lãnh đạo phòng
Phân công cán bộ thẩm định hồ sơ.
01 ngày (08 giờ)
Cán bộ thẩm
Hoàn thành thẩm định và trình lãnh đạo phòng xem xét hồ sơ đề nghị trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
08 ngày (64 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét hồ sơ đề nghị trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
01 ngày (08 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh hồ sơ đề nghị trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
02 ngày (16 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển hồ sơ đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
UBND tỉnh
B3
Xem xét, quyết định việc cho phép hoặc không cho phép trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
03 ngày (24 giờ)
B4
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Thông báo tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả.
02 ngày (16 giờ)
14. Thủ tục phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 63 ngày làm việc x 08 giờ = 504 giờ (Thời gian lấy ý kiến đóng góp về các nội dung có liên quan trong đề án đóng cửa mỏ khoáng sản và thời gian hoàn thiện, bổ sung đề án đóng cửa mỏ khoáng sản không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ).
Cơ quan
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
B1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
02 ngày (16 giờ)
Cơ quan giải quyết
B2
Phòng Khoáng sản
Lãnh đạo phòng
Phân công cán bộ thẩm định hồ sơ.
01 ngày (08 giờ)
Cán bộ thẩm
Hoàn thành thẩm định và trình lãnh đạo phòng xem xét hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
21 ngày (168 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
03 ngày (24 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
05 ngày (40 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển hồ sơ đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
UBND tỉnh
B3
Xem xét, quyết định thời điểm tổ chức phiên họp Hội đồng thẩm định.
07 ngày (56 giờ)
Cơ quan giải quyết
B4
Phòng Khoáng sản
Cán bộ thẩm
Hoàn thành thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh đề án đóng cửa mỏ khoáng sản theo ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc ý kiến của Hội đồng thẩm định.
02 ngày (16 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét nội dung thông báo.
02 ngày (16 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, ký duyệt thông báo.
01 ngày (08 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển thông báo đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
Phòng Khoáng sản
Cán bộ thẩm
Khi tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, cán bộ thẩm định trình lãnh đạo phòng xem xét hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
03 ngày (24 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
02 ngày (16 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
02 ngày (16 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển hồ sơ đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
UBND tỉnh
B5
Xem xét, ban hành quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
07 ngày (56 giờ)
B6
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Thông báo tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả.
02 ngày (16 giờ)
15. Thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 30 ngày làm việc x 08 giờ = 240 giờ (Thời gian lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ).
Cơ quan
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
B1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
02 ngày (16 giờ)
Cơ quan giải quyết
B2
Phòng Khoáng sản
Lãnh đạo phòng
Phân công cán bộ thẩm định hồ sơ.
01 ngày (08 giờ)
Cán bộ thẩm
Hoàn thành thẩm định và trình lãnh đạo phòng xem xét hồ sơ đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản.
09 ngày (72 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét hồ sơ đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản.
03 ngày (24 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh hồ sơ đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản.
04 ngày (32 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển hồ sơ đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
UBND tỉnh
B3
Xem xét, ban hành quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản.
07 ngày (56 giờ)
B4
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Thông báo tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả.
03 ngày (24 giờ)
16. Thủ tục đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích dự án đầu tư xây dựng công trình.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 57 ngày làm việc x 08 giờ = 456 giờ (Thời gian lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ).
Cơ quan
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
B1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
02 ngày (16 giờ)
Cơ quan giải quyết
B2
Phòng Khoáng sản
Lãnh đạo phòng
Phân công cán bộ thẩm định hồ sơ.
01 ngày (08 giờ)
Cán bộ thẩm
Hoàn thành thẩm định và trình lãnh đạo phòng xem xét hồ sơ đăng ký khai thác khoáng sản.
33 ngày (264 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét hồ sơ đăng ký khai thác khoáng sản.
03 ngày (24 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh hồ sơ đăng ký khai thác khoáng sản.
05 ngày (40 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển hồ sơ đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
UBND tỉnh
B3
Xem xét, quyết định việc cho phép hoặc không cho phép đăng ký.
07 ngày (56 giờ)
B4
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Thông báo tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả.
05 ngày (40 giờ)
17. Tên thủ tục hành chính: Thủ tục đăng ký khối lượng cát thu hồi từ dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 57 ngày làm việc x 08 giờ = 456 giờ (Thời gian lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ).
Cơ quan
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
B1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
02 ngày (16 giờ)
Cơ quan giải quyết
B2
Phòng Khoáng sản
Lãnh đạo phòng
Phân công cán bộ thẩm định hồ sơ.
01 ngày (08 giờ)
Cán bộ thẩm
Hoàn thành thẩm định và trình lãnh đạo phòng xem xét hồ sơ đăng ký khối lượng cát thu hồi từ dự án nạo vét.
33 ngày (264 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét hồ sơ đăng ký khối lượng cát thu hồi từ dự án nạo vét.
03 ngày (24 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh hồ sơ đăng ký khối lượng cát thu hồi từ dự án nạo vét.
05 ngày (40 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển hồ sơ đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
UBND tỉnh
B3
Xem xét, quyết định việc cho phép hoặc không cho phép đăng ký.
07 ngày (56 giờ)
B4
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Thông báo tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả.
05 ngày (40 giờ)
18. Thủ tục đăng ký khối lượng cát thu hồi từ dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 72 ngày làm việc x 08 giờ = 576 giờ (Thời gian lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ).
Cơ quan
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
B1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
02 ngày (16 giờ)
Cơ quan giải quyết
B2
Phòng Khoáng sản
Lãnh đạo phòng
Phân công cán bộ thẩm định hồ sơ.
01 ngày (08 giờ)
Cán bộ thẩm
Hoàn thành thẩm định và trình lãnh đạo phòng xem xét hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình.
43 ngày (344 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét hồ sơ đề nghị đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình.
03 ngày (24 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh hồ sơ đề nghị đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình.
05 ngày (40 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển hồ sơ đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
UBND tỉnh
B3
Xem xét, quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
07 ngày (56 giờ)
B4
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Thông báo tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả.
10 ngày (80 giờ)
19. Thủ tục điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản.
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 40 ngày làm việc x 08 giờ = 320 giờ (Thời gian lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ).
Cơ quan
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
B1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
02 ngày (16 giờ)
Cơ quan giải quyết
B2
Phòng Khoáng sản
Lãnh đạo phòng
Phân công cán bộ thẩm định hồ sơ.
01 ngày (08 giờ)
Cán bộ thẩm
Hoàn thành thẩm định và trình lãnh đạo phòng xem xét hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản.
18 ngày (144 giờ)
Lãnh đạo phòng
Trình Giám đốc Sở xem xét hồ sơ đề nghị đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản.
03 ngày (24 giờ)
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Sở
Xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh hồ sơ đề nghị đề nghị điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản.
05 ngày (40 giờ)
Văn phòng Sở
Cán bộ Văn phòng
Đóng dấu, chuyển hồ sơ đến nơi nhận.
01 ngày (08 giờ)
UBND tỉnh
B3
Xem xét, quyết định việc điều chỉnh hoặc không điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản.
07 ngày (56 giờ)
B4
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
Thông báo tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả.
03 ngày (24 giờ)
IV. LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC
1. Điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 20 (ngày làm việc) x 08 giờ = 160 giờ.
CQ
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
(ghi rõ họ tên)
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
B 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
08 giờ
Sở Tài nguyên và Môi trường
B 2
Phòng TNN & BĐKH
Lãnh đạo Phòng
- Duyệt hồ sơ, chuyển cho CV xử lý.
08 giờ
Chuyên viên thẩm định
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh thực tế (nếu có).
- Tham mưu Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo phê duyệt.
32 giờ
Cơ quan, được gửi lấy ý kiến
- Văn bản trả lời
….
Lãnh đạo cơ quan
Ban Giám đốc Sở
- Duyệt trình Lãnh đạo UBND tỉnh.
24 giờ
Văn phòng
Văn phòng Sở
- Đóng dấu.
- Gửi Văn thư VP UBND tỉnh
08 giờ
UBND tỉnh
B 3
Văn thư VP UBND tỉnh
…
- Chuyển hồ sơ cho phòng, ban chuyên môn.
72 giờ
Phòng, ban chuyên môn
LĐ …
Duyệt, chuyển CV xử lý.
CV …
- Thẩm tra hồ sơ
- Soạn thảo văn bản
- Trình lãnh đạo
LĐ VP UBND tỉnh
….
- Duyệt trình LĐ UBND tỉnh
Lãnh đạo UBND tỉnh
….
- Duyệt
Văn thư
….
- Đóng dấu
- Chuyển TTHCC
B 4
TTHCC
….
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
08 giờ
2. Tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với trường hợp đã được cấp giấy phép trước ngày 1/9/2017
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 30 (ngày làm việc) x 08 giờ = 240 giờ.
CQ
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
(ghi rõ họ tên)
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
B 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
08 giờ
Sở Tài nguyên và Môi trường
B 2
Phòng TNN & BĐKH
Lãnh đạo Phòng
- Duyệt hồ sơ, chuyển cho CV xử lý.
08 giờ
Chuyên viên thẩm định
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Xác minh thực tế (nếu có).
- Tham mưu Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo phê duyệt.
112 giờ
Cơ quan, được gửi lấy ý kiến
- Văn bản trả lời
….
Lãnh đạo cơ quan
Ban Giám đốc Sở
- Duyệt trình Lãnh đạo UBND tỉnh.
24 giờ
Văn phòng
Văn phòng Sở
- Đóng dấu.
- Gửi Văn thư VP UBND tỉnh
08 giờ
UBND tỉnh
B 3
Văn thư VP UBND tỉnh
…
- Chuyển hồ sơ cho phòng, ban chuyên môn.
72 giờ
Phòng, ban chuyên môn
LĐ …
Duyệt, chuyển CV xử lý.
CV …
- Thẩm tra hồ sơ
- Soạn thảo văn bản
- Trình lãnh đạo
LĐ VP UBND tỉnh
….
- Duyệt trình LĐ UBND tỉnh
Lãnh đạo UBND tỉnh
….
- Duyệt
Văn thư
….
- Đóng dấu
- Chuyển TTHCC
B 4
TTHCC
….
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
08 giờ
3. Lấy ý kiến UBND tỉnh đối với các dự án đầu tư có chuyển nước từ nguồn nước liên tỉnh, dự án đầu tư xây dựng hồ, đập trên dòng chính thuộc lưu vực sông liên tỉnh
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 67 (ngày làm việc) x 08 giờ = 536 giờ.
CQ
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
(ghi rõ họ tên)
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
B 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
08 giờ
Sở Tài nguyên và Môi trường
B 2
Phòng TNN & BĐKH
Lãnh đạo Phòng
- Duyệt hồ sơ, chuyển cho CV xử lý.
08 giờ
Chuyên viên thẩm định
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Gửi các tài liệu liên quan của dự án đến các Sở, ban, ngành liên quan thuộc tỉnh.
- Tổ chức các buổi làm việc, cuộc họp với sở, ban, ngành liên quan thuộc tỉnh và các tổ chức, cá nhân liên quan cho ý kiến về công trình dự kiến xây dựng hoặc đối thoại trực tiếp với chủ dự án.
- Tổng hợp các ý kiến và tham mưu Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo phê duyệt.
408 giờ
Cơ quan, được gửi lấy ý kiến
- Văn bản trả lời
….
Lãnh đạo cơ quan
Ban Giám đốc Sở
- Duyệt trình Lãnh đạo UBND tỉnh.
24 giờ
Văn phòng
Văn phòng Sở
- Đóng dấu.
- Gửi Văn thư VP UBND tỉnh
08 giờ
UBND tỉnh
B 3
Văn thư VP UBND tỉnh
…
- Chuyển hồ sơ cho phòng, ban chuyên môn.
72 giờ
Phòng, ban chuyên môn
LĐ …
Duyệt, chuyển CV xử lý.
CV …
- Thẩm tra hồ sơ
- Soạn thảo văn bản
- Trình lãnh đạo
LĐ VP
….
- Duyệt trình LĐ UBND
UBND tỉnh
tỉnh
Lãnh đạo UBND tỉnh
….
- Duyệt
Văn thư
….
- Đóng dấu
- Chuyển TTHCC
B 4
TTHCC
….
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
08 giờ
4. Thẩm định, phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện và hố chứa thủy lợi
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 40 (ngày làm việc) x 08 giờ = 320 giờ.
CQ
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện (ghi rõ họ tên)
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
B 1
Trung tâm HCC
Cán bộ tiếp nhận TTHC
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
08 giờ
Sở Tài nguyên và Môi trường
B 2
Phòng TNN & BĐKH
Lãnh đạo Phòng
- Duyệt hồ sơ, chuyển cho CV xử lý.
08 giờ
Chuyên viên thẩm định
- Xử lý, thẩm định hồ sơ.
- Lấy ý kiến của Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hồ chứa, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thành lập Hội đồng thẩm định phương án cắm mốc (nếu có).
- Tổng hợp các ý kiến và gửi tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa để hoàn thiện.
- Tham mưu Lãnh đạo Phòng trình Lãnh đạo phê duyệt.
192 giờ
Cơ quan, được gửi lấy ý kiến
- Văn bản trả lời
….
Lãnh đạo cơ quan
Ban Giám đốc Sở
- Duyệt trình Lãnh đạo UBND tỉnh.
24 giờ
Văn phòng
Văn phòng Sở
- Đóng dấu.
- Gửi Văn thư VP UBND tỉnh
08 giờ
UBND tỉnh
B 3
Văn thư VP UBND tỉnh
…
- Chuyển hồ sơ cho phòng, ban chuyên môn.
72 giờ
Phòng, ban chuyên môn
LĐ …
Duyệt, chuyển CV xử lý.
CV …
- Thẩm tra hồ sơ
- Soạn thảo văn bản
- Trình lãnh đạo
LĐ VP UBND tỉnh
….
- Duyệt trình LĐ UBND tỉnh
Lãnh đạo UBND tỉnh
….
- Duyệt
Văn thư
….
- Đóng dấu
- Chuyển TTHCC
B 4
TTHC C
….
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
08 giờ
PHỤ LỤC 3
QUY TRÌNH NỘI BỘ THỦ TỤC HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN VÀ THỰC HIỆN TẠI MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
I. LĨNH VỰC GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
1. Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (gồm trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất hoặc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất)
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả.
04 giờ
2. Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất không phải là nhà ở mà tài sản đó đã hình thành nhưng chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả.
04 giờ
3.Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả.
04 giờ
4. Sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả.
04 giờ
5. Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả.
04 giờ
6. Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả.
04 giờ
II. LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
1. Thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất để xem xét giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ của cơ quan tài nguyên và môi trường là ba mươi ngày (30) ngày làm việc. Trong đó: Bộ phận một cửa huyện (01 ngày), Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (8 ngày); Phòng Tài nguyên và Môi trường (22 ngày) cụ thể như sau:
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ về lập bản đồ địa chính khu đất, xác định diện tích, loại đất, vị trí.
07 ngày (56 giờ)
03
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Thẩm tra hồ sơ và tổ chức cuộc họp thẩm định hoặc gửi xin ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức kiểm tra thực địa. Sau đó, có văn bản thẩm định gửi đến người xin giao đất, thuê đất.
22 ngày (176 giờ)
04
Bộ phận một cửa huyện
Thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ
04 giờ
2. Thủ tục giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình, cá nhân; giao đất cho cộng đồng dân cư đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ là 20 ngày làm việc. Trong đó: Bộ phận một cửa huyện 01 ngày; Phòng Tài nguyên và Môi trường 05 ngày làm việc; UBND huyện 06 ngày, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai 05 ngày, Chi Cục thuế 03 ngày, cụ thể như sau:
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lập bản đồ địa chính khu đất, xác định vị trí, diện tích và kiểm tra điều kiện giao đất, cho thuê đất (Đo đạc tăng thêm 5 ngày)
24 giờ
03
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm tra hồ sơ, trình UBND huyện ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất
16 giờ
04
UBND cấp huyện
UBND huyện ký quyết định giao đất, cho thuê đất
24 giờ
05
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính và in giấy chứng nhận; chuyển cơ quan tài chính (nếu có) và cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định.
08 giờ
06
Cơ quan thuế, tài chính
Cơ quan thuế, tài chính (nếu có) xác định nghĩa vụ tài chính và trả kết quả cho bộ phận một cửa (thực hiện song song với bước 7, bước 8)
24 giờ
07
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm tra hồ sơ, trình UBND huyện ký giấy chứng nhận
24 giờ
08
UBND cấp huyện
UBND huyện ký Giấy chứng nhận
24 giờ
09
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa
08 giờ
10
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện
Bộ phận một cửa thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ
04 giờ
3. Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hộ gia đình, cá nhân
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ là 15 ngày làm việc. Trong đó: Bộ phận một cửa huyện là 01 ngày; Phòng Tài nguyên và Môi trường là 03 ngày; UBND huyện là 04 ngày Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai là 04 ngày, Chi cục thuế 03 ngày cụ thể như sau:
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lập bản đồ địa chính khu đất, xác định vị trí, diện tích và kiểm tra điều kiện chuyển mục đích (Đo đạc tăng thêm 5 ngày)
24 giờ
03
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm tra hồ sơ, trình UBND huyện ban hành quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
16 giờ
04
UBND cấp huyện
UBND huyện ký quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
16 giờ
05
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính và in giấy chứng nhận; chuyển cơ quan tài chính và cơ quan thuế để xác định số tiền sử dụng đất phải nộp và được giảm trừ theo quy định.
04 giờ
06
Cơ quan thuế, tài chính
Cơ quan thuế, tài chính xác định nghĩa vụ tài chính và trả kết quả cho bộ phận một cửa (thực hiện song song với bước 7, bước 8)
24 giờ
07
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm tra hồ sơ, trình UBND huyện ký giấy chứng nhận
08 giờ
08
UBND cấp huyện
UBND huyện ký Giấy chứng nhận
16 giờ
09
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai chỉnh lý Giấy chứng nhận; thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa
04 giờ
10
Bộ phận một cửa huyện
Bộ phận một cửa thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ
04 giờ
4. Thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ là 30 ngày làm việc (không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất). Trong đó: Bộ phận một của huyện là 01 ngày làm việc;Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai là 11 ngày làm việc; UBND cấp xã là 18 ngày làm việc, cụ thể như sau:
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lập bản đồ địa chính khu đất, chuyển UBND cấp xã nơi có đất xác nhận hồ sơ
80 giờ
03
UBND cấp xã
UBND cấp xã kiểm tra về hiện trạng sử dụng đất, xác minh tình trạng tranh chấp, nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng đất; niêm yết công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở UBND cấp xã trong thời hạn 15 ngày (kể cả ngày nghỉ, ngày lễ); xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai, lập biên bản kết thúc niêm yết công khai và gửi hồ sơ về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai.
144 giờ
04
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện cập nhật thông tin thửa đất đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; lập Giấy xác nhận đăng ký đất đai cho người sử dụng đất; lưu trữ hồ sơ địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa.
08 giờ
05
Bộ phận một cửa huyện
Bộ phận một cửa thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ
04 giờ
5. Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà bên chuyển quyền đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ là 23 ngày làm việc (không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất). Trong đó: UBND huyện là 03 ngày làm việc; cơ quan tài nguyên và môi trường là 05 ngày làm việc; Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai là 11 ngày làm việc; Chi Cục thuế 03 ngày; bộ phận một cửa huyện là 01 ngày làm việc, cụ thể như sau:
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lập bản đồ địa chính khu đất, xác định vị trí, diện tích (08 ngày) Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai viết thông báo, người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đăng thông báo về việc xin cấp Giấy chứng nhận trên báo An Giang 03 kỳ liên tiếp (chi phí đăng tin do người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính chi trả (01 ngày). Sau thời hạn 30 ngày (kể cả ngày nghỉ, ngày lễ) kể từ ngày đăng thông báo lần đầu mà không phát sinh tranh chấp, khiếu nại thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai chỉnh lý hồ sơ địa chính, in Giấy chứng nhận; Chuyển cơ quan thuế đồng thời chuyển hồ sơ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường (01 ngày)
80 giờ
03
Cơ quan thuế, tài chính
Cơ quan thuế xác định nghĩa vụ thuế và trả kết quả
24 giờ
04
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận
40 giờ
05
UBND cấp huyện
UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận
24 giờ
06
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa.
08 giờ
07
Bộ phận một cửa huyện
Bộ phận một cửa thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ
04 giờ
6. Thủ tục xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ của Văn phòng đăng ký đất đai là 03 ngày làm việc. Trong đó: Bộ phận một của huyện 01 ngày làm việc;Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai là 02 ngày làm việc, cụ thể như sau:
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ;
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa
16 giờ
03
Bộ phận một cửa huyện
Bộ phận một cửa thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ
04 giờ
7. Thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ); giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ là 10 ngày làm việc trong đó: một cửa huyện 01 ngày làm việc; Văn phòng đăng ký đất đai là 06 ngày làm việc; Cơ quan thuế 03 ngày làm việc, cụ thể như sau:
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ;
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, chuyển cơ quan thuế
24 giờ
03
Cơ quan thuế
Cơ quan thuế xác định nghĩa vụ thuế và trả kết quả cho Bộ phận một cửa
24 giờ
04
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Văn phòng Đăng ký đất đai xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp; thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa
24 giờ
05
Bộ phận một cửa huyện
Bộ phận một cửa thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ (01 ngày)
04 giờ
8. Thủ tục đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề sau khi được cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ là 07 ngày làm việc trong đó: một cửa huyện 01 ngày làm việc; Văn phòng đăng ký đất đai là năm 06 ngày làm việc, cụ thể như sau:
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ;
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính; xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp; lưu trữ hồ sơ địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa.
48 giờ
03
Bộ phận một cửa huyện
Bộ phận một cửa thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả cho người sử dụng đất.
04 giờ
9. Gia hạn sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ không quá (7) ngày làm việc : Trong đó : Bộ phận một của huyện không quá (01) ngày làm việc; Chi nhánh Văn Phòng Đăng ký đất đai (2) ngày làm việc; Cơ quan thuế không quá (01) ngày làm việc; Phòng Tài Nguyên và Môi Trường không quá (1) ngày làm việc, UBND huyện (02) ngày làm việc.
STT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một của huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn Phòng Đăng ký Đất Đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lập bản đồ địa chính khu đất, xác định vị trí, diện tích và chuyển hồ sơ về Phòng Tài nguyên và Môi trường.
08 giờ
03
Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện
Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định nhu cầu sử dụng đất; trường hợp đủ điều kiện để gia hạn thì giao Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định gia hạn quyền sử dụng đất.
08 giờ
04
UBND huyện
Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định gia hạn quyền sử dụng đất
16 giờ
05
Cơ quan thuế
Cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính phải nộp và trả kết quả cho người sử dụng đất, Văn phòng Đăng ký đất đai.
08 giờ
06
Chi nhánh Văn Phòng Đăng ký Đất Đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện xác nhận gia hạn sử dụng đất vào Giấy chứng nhận đã cấp; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai, lưu trữ hồ sơ địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa
08 giờ
07
Bộ phận một của huyện
Bộ phận một cửa thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ.
04 giờ
10. Thủ tục xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất đối với trường hợp có nhu cầu.
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ (5) ngày làm việc : Trong đó : Bộ phận một cửa huyện không quá (1) ngày làm việc; Chi nhánh Văn Phòng Đăng ký đất đai không quá (4) ngày làm việc.
STT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ
04 giờ
02
Chi nhánh Văn Phòng Đăng Ký Đất Đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký biến động tiếp tục sử dụng đất, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, chỉnh lý Giấy chứng nhận và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa
32 giờ
03
Bộ phận một cửa huyện
Bộ phận một cửa thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ
04 giờ
11. Thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ (15) ngày làm việc : Trong đó : Bộ phận một cửa huyện không quá (1) ngày làm việc; Chi nhánh Văn Phòng Đăng ký đất đai không quá (7) ngày làm việc; Sở Tài Nguyên và Môi Trường không quá (7) ngày làm việc.
STT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn Phòng Đăng Ký Đất Đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lập bản đồ địa chính khu đất, đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính Đồng thời, luân chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường
32 giờ
03
Sở Tài Nguyên và Môi Trường
Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, ký Giấy chứng nhận và chuyển về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai.
56 giờ
04
Chi nhánh Văn Phòng Đăng Ký Đất Đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa.
24 giờ
05
Bộ phận một cửa huyện
Bộ phận một cửa thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ.
04 giờ
12. Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ (7) ngày làm việc : Trong đó : Bộ phận một cửa huyện không quá (1) ngày làm việc; Chi nhánh Văn Phòng Đăng ký đất đai không quá (2) ngày làm việc; Sở Tài Nguyên và Môi Trường không quá (4) ngày làm việc.
STT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ .
04 giờ
02
Chi nhánh Văn Phòng Đăng Ký Đất Đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lập bản đồ địa chính khu đất, đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính. Đồng thời, luân chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
12 giờ
03
Sở Tài Nguyên và Môi Trường
Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, ký Giấy chứng nhận và chuyển về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai.
32 giờ
04
Chi nhánh Văn Phòng Đăng Ký Đất Đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa (04 giờ).
04 giờ
05
Bộ phận một cửa huyện
Bộ phận một cửa thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ.
04 giờ
13. Thủ tục đính chính Giấy chứng nhận đã cấp.
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ không quá (10) ngày làm việc : Trong đó : Bộ phận một cửa huyện không quá (01) ngày làm việc; Chi nhánh Văn Phòng Đăng ký đất đai không quá (09) ngày làm việc.
STT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn Phòng Đăng Ký Đất Đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn và trình cơ quan có thẩm quyền đính chính Giấy chứng nhận, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa.
09 ngày
03
Bộ phận một cửa huyện
Bộ phận một cửa thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ (04 giờ).
04 giờ
14.Thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai do người sử dụng đất chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện.
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ : 35 ngày
STT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một của huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn Phòng Đăng ký Đất Đai
Văn phòng Đăng ký đất đai rà soát hồ sơ lưu trữ và kiểm tra thông tin sau đó chuyển hồ sơ cho UBND cấp huyện.
08 giờ
03
UBND cấp huyện
Chỉ đạo cơ quan chuyên môn kiểm tra, thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do; sau 30 ngày kể từ ngà y gửi thông báo cho người sử dụng đất mà không có đơn khiếu nại thì ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp (trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đã thực hiện thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất và đã được giải quyết theo quy định của pháp luật)
30 ngày
04
Chi nhánh Văn Phòng Đăng ký Đất Đai
Thực hiện việc thu hồi và quản lý Giấy chứng nhận đã thu hồi theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền và thông báo kết quả về Bộ phận 01 cửa.
24 giờ
05
Bộ phận một của huyện
Bộ phận một cửa thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ.
04 giờ
15. Thủ Đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ (30) ngày làm việc : Trong đó : Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả không quá (01) ngày làm việc; Chi nhánh Văn Phòng Đăng ký đất đai không quá (4) ngày làm việc; Cơ quan thuế không quá (3) ngày làm việc, Phòng Tài Nguyên và Môi Trường không quá (3) ngày làm việc; UBND huyện không quá (3) ngày làm việc; UBND Cấp xã không quá (15) ngày.
STT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ .
04 giờ
02
Chi nhánh Văn Phòng Đăng ký Đất Đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lập bản đồ địa chính khu đất, chuyển UBND cấp xã nơi có đất xác nhận hồ sơ.
16 giờ
03
UBND Cấp Xã
UBND cấp xã kiểm tra về hiện trạng sử dụng đất, xác minh tình trạng tranh chấp, nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng đất; niêm yết công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở UBND cấp xã trong thời hạn 15 ngày (kể cả ngày nghỉ, ngà y lễ); xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai, lập biên bản kết thúc niêm yết công khai và xác nhận vào Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; gửi hồ sơ về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai.
15 ngày
04
Chi nhánh Văn Phòng Đăng ký Đất Đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, in Giấy chứng nhận; Chuyển cơ quan thuế đồng thời chuyển hồ sơ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường .
16 giờ
05
Cơ quan thuế
Cơ quan thuế xác định nghĩa vụ thuế và trả kết quả cho Bộ phận một cửa.
24 giờ
06
Phòng Tài Nguyên và Môi Trường (huyện)
Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận.
24 giờ
07
UBND Cấp Huyện
UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận.
24 giờ
08
Chi nhánh Văn Phòng Đăng ký Đất Đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa.
08 giờ
09
Bộ phận một cửa huyện
Bộ phận một cửa thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ.
04 giờ
16. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người đã đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ không quá (15) ngày làm việc: Trong đó : Bộ phận một cửa huyện không quá (01) ngày làm việc; Chi nhánh Văn Phòng Đăng ký đất đai không quá (06) ngày làm việc; Cơ quan thuế không quá (03) ngày làm việc, Phòng Tài Nguyên và Môi Trường không quá (02) ngày làm việc; UBND huyện không quá (03) ngày làm việc.
STT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn Phòng Đăng ký Đất Đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lập bản đồ địa chính khu đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, in Giấy chứng nhận; Chuyển cơ quan thuế đồng thời chuyển hồ sơ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường (03 ngày).
40 giờ
05
Cơ quan thuế
Cơ quan thuế xác định nghĩa vụ thuế và trả kết quả cho Bộ phận một cửa (16 giờ).
24 giờ
06
Phòng Tài Nguyên và Môi Trường ( huyện )
Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận (02 ngày).
16 giờ
07
UBND Cấp Huyện
UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận (03 ngày).
24 giờ
08
Chi nhánh Văn Phòng Đăng ký Đất Đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa (01 ngày).
08 giờ
09
Bộ phận một cửa huyện
Bộ phận một cửa thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ (04 giờ).
04 giờ
17. Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ là ba mươi (30) ngày làm việc. Trong đó: Bộ phận một cửa huyện một (01) ngày làm việc, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai 10 ngày (10) ngày làm việc, UBND cấp xã ba ngày (03) ngày công khai, Cơ quan quản lý xây dựng bảy (7) ngày làm việc, Cơ quan thuế ba (03) ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường ba ngày (3) ngày làm việc, UBND cấp huyện ba (03) ngày việc. Cụ thể như sau:
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lập bản đồ địa chính khu đất và tài sản gắn liền với đất, chuyển UBND cấp xã nơi có đất xác nhận hồ sơ.
56 giờ
03
UBND cấp xã
Xác minh tình trạng tranh chấp, nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng đất; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai, lập biên bản kết thúc niêm yết công khai và xác nhận vào Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; gửi hồ sơ về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai.
24 giờ
04
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý xây dựng đối với loại tài sản đăng ký đối với trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ theo quy định
08 giờ
05
Cơ quan quản lý xây dựng
Có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, xử lý và thông báo kết quả xử lý (bao gồm nội dung tài sản đó được phép tồn tại ha y không được tồn tại, sự phù hợp quy hoạch) về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai.
56 giờ
06
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, in Giấy chứng nhận; Chuyển cơ quan thuế đồng thời chuyển hồ sơ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường
08 giờ
07
Cơ quan thuế
Xác định nghĩa vụ thuế và trả kết quả cho Bộ phận một cửa
24 giờ
08
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận.
24 giờ
09
UBND cấp huyện
Ký Giấy chứng nhận.
24 giờ
10
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa.
08 giờ
11
Bộ phận một cửa huyện
Thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ.
04 giờ
18. Đăng ký thay đổi tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp.
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ không quá (15) ngày làm việc : Trong đó : Bộ phận một cửa huyện không quá (01) ngày làm việc; Chi nhánh Văn Phòng Đăng ký đất đai không quá (5) ngày làm việc; Cơ quan thuế không quá (3) ngày làm việc; Phòng Tài Nguyên và Môi Trường không quá (3) ngày làm việc; UBND huyện không quá (3) ngày làm việc.
STT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn Phòng Đăng ký Đất Đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lập bản đồ địa chính khu đất, Đăng ký đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, in Giấy chứng nhận; Chuyển cơ quan thuế đồng thời chuyển hồ sơ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường.
24 giờ
03
Cơ quan thuế
Cơ quan thuế xác định nghĩa vụ thuế và trả kết quả cho Bộ phận một cửa. Bước này thực hiện song song với các bước quy định tại Điểm e và g Khoản 3 Điều này.
24 giờ
04
Cơ quan Tài Nguyên và Môi Trường ( huyện )
Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận.
24 giờ
05
UBND Cấp Huyện
UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận.
24 giờ
06
Chi nhánh Văn Phòng Đăng ký Đất Đai
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa.
16 giờ
07
Bộ phận một cửa huyện
Bộ phận một cửa thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ.
04 giờ
19. Đăng ký bổ sung thay đổi tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp.
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ là mười lăm (15) ngày làm việc. Trong đó: Bộ phận một cửa huyện một (01) ngày làm việc, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ba (03) ngày làm việc, Cơ quan quản lý xây dựng năm (05) ngày làm việc, Cơ quan thuế ba (03) ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường ba (03) ngày làm việc, UBND cấp huyện ba (03) ngày việc. Cụ thể như sau:
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý xây dựng đối với loại tài sản đăng ký đối với trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ theo quy định
08 giờ
03
Cơ quan quản lý xây dựng
Có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, xử lý và thông báo kết quả xử lý (bao gồm nội dung tài sản đó được phép tồn tại ha y không được tồn tại, sự phù hợp quy hoạch) về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai.
40 giờ
04
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính; Chuyển cơ quan thuế đồng thời chuyển hồ sơ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường
08 giờ
05
Cơ quan thuế
Xác định nghĩa vụ thuế và trả kết quả cho Bộ phận một cửa
24 giờ
06
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận
24 giờ
07
UBND cấp huyện
Ký Giấy chứng nhận
24 giờ
08
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa
08 giờ
09
Bộ phận một cửa huyện
Thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ
04 giờ
20. Đăng ký đất đai lần đầu đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ là mười lăm (15) ngày làm việc.Trong đó: Bộ phận một cửa huyện một (01) ngày làm việc, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ba (14) ngày làm việc. Cụ thể như sau:
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi. Cập nhật thông tin thửa đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
14 ngày
03
Bộ phận một cửa huyện
Thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ
04 giờ
21. Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ là mười lăm (15) ngày làm việc. Trong đó: Bộ phận một cửa huyện một (01) ngày làm việc, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai bốn ngày rưỡi (4.5) ngày làm việc, Cơ quan thuế ba (03) ngày làm việc, Văn phòng Đăng ký đất đai ba ngày rưỡi (3.5) ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường ba (03) ngày làm việc. Cụ thể như sau:
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, chuyển cơ quan thuế
24 giờ
03
Cơ quan thuế
Xác định nghĩa vụ thuế và trả kết quả cho Bộ phận một cửa
24 giờ
04
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Chỉnh lý Giấy chứng nhận. Trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận thì lập thủ tục gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
08 giờ
05
Văn phòng Đăng ký đất đai
Thẩm định và trình ký Giấy chứng nhận
24 giờ
06
Sở Tài nguyên và Môi trường
Ký cấp đổi Giấy chứng nhận
24 giờ
07
Văn phòng Đăng ký đất đai
Chuyển giấy chứng nhận đã ký về Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
04 giờ
08
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa
04 giờ
09
Bộ phận một cửa huyện
Thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ
04 giờ
22. Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng.
1. Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất:
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ là mười (10) ngày làm việc. Trong đó: Bộ phận một cửa huyện một (01) ngày làm việc, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sáu (06) ngày làm việc, Cơ quan thuế ba (03) ngày làm việc. Cụ thể như sau:
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, chuyển cơ quan thuế
24 giờ
03
Cơ quan thuế
Xác định nghĩa vụ thuế và trả kết quả cho Bộ phận một cửa
24 giờ
04
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Chỉnh lý Giấy chứng nhận. Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa
24 giờ
05
Bộ phận một cửa huyện
Thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ
04 giờ
2. Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất:
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ là ba (3) ngày làm việc. Trong đó: Bộ phận một cửa huyện một (01) ngày làm việc, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hai (02) ngày làm việc. Cụ thể như sau:
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Chỉnh lý Giấy chứng nhận, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa
16 giờ
03
Bộ phận một cửa huyện
Thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ
04 giờ
3. Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng:
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ là năm (5) ngày làm việc. Trong đó: Bộ phận một cửa huyện một (01) ngày làm việc, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai bốn (04) ngày làm việc. Cụ thể như sau:
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Chỉnh lý Giấy chứng nhận, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa
32 giờ
03
Bộ phận một cửa huyện
Thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ
04 giờ
23. Bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ là ba mươi (30) ngày làm việc. Trong đó: Bộ phận một cửa huyện (1,5) ngày làm việc, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai mười bốn (14) ngày làm việc, Cơ quan thuế ba (03) ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường (5,5) ngày làm việc, UBND cấp huyện sáu (06) ngày việc. Cụ thể như sau:
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lập bản đồ địa chính khu đất, xác định vị trí, diện tích xin thuê đất. Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;
12 ngày
03
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Thẩm tra hồ sơ và điều kiện mua bán tài sản gắn liền với đất thuê, trình UBND huyện ban hành quyết định thu hồi đất của bên bán, bên góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê để cho bên mua, bên nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất tiếp tục thuê đất.
24 giờ
04
UBND cấp huyện
Xem xét ký quyết định thu hồi đất và cho thuê đất.
24 giờ
05
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Ký hợp đồng thuê đất, thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế về việc hết hiệu lực của hợp đồng thuê đất đối với người bán, người góp vốn bằng tài sản.
20 giờ
06
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính; chuyển cơ quan thuế.
08 giờ
07
Cơ quan thuế
Xác định nghĩa vụ thuế và trả kết quả cho Bộ phận một cửa.
24 giờ
08
Bộ phận một cửa huyện
Thông tin cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính nhận thông báo thuế (nhận trực tiếp tại trụ sở hoặc nhận qua đường bưu điện theo yêu cầu), người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đi thực hiện nghĩa vụ tài chính và nộp chứng từ cho Bộ phận một cửa
04 giờ
09
UBND huyện
UBND huyện ký Giấy chứng nhận
24 giờ
10
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa
08 giờ
11
Bộ phận một cửa huyện
Thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ
04 giờ
24. Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý nợ hợp đồng thế chấp, góp vốn; kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, của nhóm người sử dụng đất; chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình vào doanh nghiệp tư nhân
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ là mười lăm (15) ngày làm việc. Trong đó: Bộ phận một cửa huyện một (01) ngày làm việc, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai bốn ngày rưỡi (4.5) ngày làm việc, Cơ quan thuế ba (03) ngày làm việc, Văn phòng Đăng ký đất đai ba ngày rưỡi (3.5) ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường ba (03) ngày làm việc. Cụ thể như sau:
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, chuyển cơ quan thuế
24 giờ
03
Cơ quan thuế
Xác định nghĩa vụ thuế và trả kết quả cho Bộ phận một cửa
24 giờ
04
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Chỉnh lý Giấy chứng nhận. Trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận thì lập thủ tục gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
08 giờ
05
Văn phòng Đăng ký đất đai
Thẩm định và trình ký Giấy chứng nhận
24 giờ
06
Sở Tài nguyên và Môi trường
Ký Giấy chứng nhận
24 giờ
07
Văn phòng Đăng ký đất đai
Chuyển giấy chứng nhận đã ký về Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
04 giờ
08
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa
04 giờ
09
Bộ phận một cửa huyện
Thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ
04 giờ
25. Đăng ký biến động đối với trường hợp chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ là hai mươi ba (23) ngày làm việc. Trong đó: Bộ phận một cửa huyện một (01) ngày làm việc, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai chín (09) ngày làm việc, Cơ quan thuế ba (03) ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường ba (07) ngày làm việc, UBND cấp huyện ba (03) ngày việc. Cụ thể như sau:
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lập bản đồ địa chính khu đất, xác định vị trí, diện tích và kiểm tra điều kiện chuyển hình thức sử dụng đất. Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;
56 giờ
03
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Thẩm tra hồ sơ, trình UBND huyện ban hành quyết định chuyển hình thức sử dụng đất
40 giờ
04
UBND cấp huyện
Xem xét ký quyết định chuyển hình thức sử dụng đất
24 giờ
05
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Ký lại hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất
16 giờ
06
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính; chuyển cơ quan tài chính và cơ quan thuế để xác định số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp và được giảm trừ theo quy định.
08 giờ
07
Cơ quan thuế
Xác định nghĩa vụ thuế và trả kết quả cho Bộ phận một cửa
24 giờ
08
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa
08 giờ
09
Bộ phận một cửa huyện
Thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ
04 giờ
26. Cấp lại Giấy chứng nhận hoặc cấp lại Trang bổ sung của Giấy chứng nhận do bị mất
Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận hoặc Trang bổ sung của Giấy chứng nhận. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận hoặc Trang bổ sung của Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận hoặc Trang bổ sung của Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người bị mất Giấy chứng nhận hoặc Trang bổ sung của Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận hoặc Trang bổ sung của Giấy chứng nhận tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ là mười (10) ngày làm việc. Trong đó: Bộ phận một cửa huyện một (01) ngày làm việc, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ba ngày rưỡi (3.5) ngày làm việc, Văn phòng Đăng ký đất đai ba ngày rưỡi (3.5) ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường hai (02) ngày làm việc . Cụ thể như sau:
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, in Giấy chứng nhận. Lập thủ tục gửi hồ sơ về Văn phòng Đăng ký đất đai.
24 giờ
03
Văn phòng Đăng ký đất đai
Thẩm định và trình ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất hoặc Trang bổ sung của Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
24 giờ
04
Sở Tài nguyên và Môi trường
Ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất hoặc Trang bổ sung của Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
16 giờ
05
Văn phòng Đăng ký đất đai
Chuyển giấy chứng nhận đã ký về Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
04 giờ
06
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai
Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa
04 giờ
07
Bộ phận một cửa huyện
Thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ
04 giờ
27. Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ là bốn (6) ngày làm việc. Trong đó: Bộ phận một cửa huyện một (01) ngày làm việc, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ba (05) ngày làm việc.Cụ thể như sau:
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Chỉnh lý Giấy chứng nhận, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa
40 giờ
03
Bộ phận một cửa huyện
Thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ
04 giờ
28. Thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ là mười (10) ngày làm việc. Trong đó: Bộ phận một cửa huyện một (01) ngày làm việc, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sáu (06) ngày làm việc, Cơ quan thuế ba (03) ngày làm việc. Cụ thể như sau:
TT
Cơ quan thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian giải quyết
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
01
Bộ phận một cửa huyện
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ.
04 giờ
02
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, chuyển cơ quan thuế
24 giờ
03
Cơ quan thuế
Xác định nghĩa vụ thuế và trả kết quả cho Bộ phận một cửa
24 giờ
04
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Chỉnh lý Giấy chứng nhận. Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về lưu trữ hồ sơ địa chính và chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa
24 giờ
05
Bộ phận một cửa huyện
Thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả; kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính; thu phí, lệ phí theo quy định và trao kết quả giải quyết hồ sơ
04 giờ
III. LĨNH MÔI TRƯỜNG
1. Xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ : 10 (ngày làm việc) x 08 giờ = 80 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện (chức vụ)
Kết quả thực hiện
TG quy định (giờ)
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Bộ phận TN&TKQ
Chuyên viên
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ
04
Bước 2
* Trường hợp không được ủy quyền:
72
Phòng TNMT
Chuyên viên; Lãnh đạo
- Tiếp nhận hồ sơ.
- Thẩm tra hồ sơ và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xác minh thực tế (nếu cần).
- Trình lãnh đạo phiếu trình để tham mưu UBND huyện xác nhận hoặc trả hồ sơ (trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu theo các quy định).
UBND huyện
Chuyên viên; Lãnh đạo
- Tiếp nhận hồ sơ.
- Thẩm tra hồ sơ và trình lãnh đạo xem xét xác nhận hoặc trả hồ sơ theo phiếu trình tham mưu của lãnh đạo Phòng TNMT.
* Trường hợp được ủy quyền:
Phòng TNMT
Chuyên viên; Lãnh đạo
- Tiếp nhận hồ sơ.
- Thẩm tra hồ sơ và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xác minh thực tế (nếu cần).
- Trình Lãnh đạo Giấy xác nhận hoặc trả hồ sơ (trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu theo các quy định của pháp luật).
Bước 3
Văn phòng
Chuyên viên
- Đóng dấu.
- Trả kết quả về Bộ phận TN & TKQ
04
Bước 4
Bộ phận TN&TKQ
Chuyên viên
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
2. Xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ: 10 (ngày làm việc) x 08 giờ = 80 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện (chức vụ)
Kết quả thực hiện
TG quy định (giờ)
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Bộ phận TN&TKQ
Chuyên viên
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ
04
Bước 2
* Trường hợp không được ủy quyền:
72
Phòng TNMT
Chuyên viên; Lãnh đạo
- Tiếp nhận hồ sơ.
- Thẩm tra hồ sơ và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xác minh thực tế (nếu cần).
- Trình lãnh đạo phiếu trình để tham mưu UBND huyện xác nhận hoặc trả hồ sơ (trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu theo các quy định của pháp luật).
UBND huyện
Chuyên viên; Lãnh đạo
- Tiếp nhận hồ sơ.
- Thẩm tra hồ sơ và trình lãnh đạo xem xét xác nhận hoặc trả hồ sơ theo phiếu trình tham mưu của lãnh đạo Phòng TNMT.
* Trường hợp được ủy quyền:
Phòng TNMT
Chuyên viên; Lãnh đạo
- Tiếp nhận hồ sơ.
- Thẩm tra hồ sơ và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xác minh thực tế (nếu cần).
- Trình Lãnh đạo Giấy xác nhận hoặc trả hồ sơ (trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu theo các quy định của pháp luật).
Bước 3
Văn phòng
Chuyên viên
- Đóng dấu.
- Trả kết quả về Bộ phận TN & TKQ
04
Bước 4
Bộ phận TN&TKQ
Chuyên viên
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
IV. TÀI NGUYÊN NƯỚC
01. Tên thủ tục: Thủ tục đăng ký khai thác nước dưới đất
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ: 10 ngày
Bước thực hiện
Cơ quan thực hiện
Người thực hiện
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện
Viên chức
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, sự đầy đủ của hồ sơ, viết biên nhận hồ sơ. Chuyển hồ sơ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường.
08 giờ
Bước 2
Phòng Tài nguyên và Môi trường
Công chức - Lãnh đạo
Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra nội dung thông tin, nếu đủ căn cứ xác nhận thì trình UBND huyện xác nhận; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo lý do không xác nhận
40 giờ
Bước 3
Ủy ban nhân dân huyện
Công chức - Lãnh đạo
Xem xét, xác nhận và chuyển phòng Tài nguyên và Môi trường. Phòng thông báo kết quả về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
16 giờ
Bước 4
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện
Viên chức
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thông báo cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đến nhận kết quả.
02 ngày
PHỤ LỤC 4
QUY TRÌNH NỘI BỘ THỦ TỤC HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ VÀ THỰC HIỆN TẠI MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
I. LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
1. Tên thủ tục hành chính: Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai
Tổng thời gian thực hiện TTHC: 45 ngày (ngày làm việc) x 08 giờ = 360 giờ.
Bước thực hiện
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện (ghi rõ họ tên)
Kết quả thực hiện
TG quy định
Trước hạn (2đ)
Đúng hạn (1đ)
Quá hạn (0đ)
Bước 1
Bộ phận TN & TKQ
Công chức
- Viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả.
- Chuyển hồ sơ.
04 giờ
Bước 2
CC cấp xã
Công chức
- Xem xét nội dung đơn tranh chấp, giấy tờ có liên do bên tranh chấp cung cấp...,
- Dự thảo giấy mời, mời các bên tranh chấp
- Trình lãnh đạo UBND xã ký
24 giờ
Bước 3
Văn phòng
Công chức
- Đóng dấu (nếu có).
- Gửi bên tranh chấp, bên bị tranh chấp, lưu hồ sơ.
04 giờ
Bước 4
CC cấp xã
Công chức
- Nghiên cứu hồ sơ.
- Tiếp xúc với các bên tranh chấp tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, xác định tư cánh (người sử dụng đất, người đại diện hợp pháp theo pháp luật) của các bên tranh chấp, yêu cầu các bên tranh chấp cung cấp giấy tờ có liên nguồn gốc, quá trình sử dụng…,
- Trích lục hồ sơ địa chính, kiểm tra hiện trạng xác định diện tích đất tranh chấp…
- Xác định ngày, giờ mời các bên tranh chấp đến để tiến hành hòa giải.
- Dự thảo giấy mời, mời bên tranh chấp, bên bị tranh chấp để hòa giải.
- Trình lãnh đạo UBND xã ký giấy mời;
256 giờ
Bước 5
Văn phòng
Công chức
- Đóng dấu giấy mời.
- Gửi các bên tranh chấp,
04 giờ
Bước 6
Cơ quan, liên quan
Hội đồng hòa giải, UBND xã
- Tổ chức hòa giải (thực hiện theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai, Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Khoản 57 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP).
- lập biên bản hòa giải;
- Sao, giao biên bản hòa giải cho các bên tranh chấp;
- Hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tiếp theo (nếu hòa giải không thành);
40 giờ
Bước 7
CC cấp xã
Công chức
- Dự thảo thông báo kết quả hòa giải;
- Trình lãnh đạo UBND xã ký
- Chuyển hồ sơ kết quả hòa giải thành đến Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường để trình UBND ban hành quyết định công nhận hòa giải thành theo thẩm quyền.
24 giờ
Bước 8
Văn phòng
Công chức
- Đóng dấu niêm yết công khai thông báo;
- Gửi bên tranh chấp, bên bị tranh chấp, lưu hồ sơ.
04 giờ | {
"issuing_agency": "Tỉnh An Giang",
"promulgation_date": "26/03/2019",
"sign_number": "627/QĐ-UBND",
"signer": "Vương Bình Thạnh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-1403-QD-UBND-2022-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-luu-thong-So-Cong-thuong-Vung-Tau-517357.aspx | Quyết định 1403/QĐ-UBND 2022 công bố thủ tục hành chính lưu thông Sở Công thương Vũng Tàu | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1403/QĐ-UBND
Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 09 tháng 5 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH VÀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC LƯU THÔNG HÀNG HÓA TRONG NƯỚC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 2729/QĐ-BCT ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được thay thế, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công thương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại tờ trình số 15/TTr-SCT ngày 26 tháng 4 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành 01 thủ tục và sửa đổi, bổ sung 09 thủ tục hành chính lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương (đã được công bố tại Quyết định số 862/QĐ-UBND ngày 04 tháng 4 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố thủ tục mới ban hành, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong nước; công nghiệp tiêu dùng; Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu; Hóa chất thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương).
(Đính kèm Danh mục thủ tục hành chính).
Nội dung chi tiết của thủ tục hành chính được ban hành kèm theo Quyết định số 2729/QĐ-BCT ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được thay thế, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Lưu thông hàng hóa trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công thương.
Giao Giám đốc Sở Công thương chịu trách nhiệm về hình thức, nội dung công khai thủ tục hành chính theo đúng quy định đối với những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của đơn vị mình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Quyết định và Danh mục kèm theo được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, địa chỉ http://www.baria-vungtau.gov.vn
Điều 3. Giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan có liên quan căn cứ các thủ tục hành chính công bố tại Quyết định này rà soát, xây dựng quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Căn cứ Quyết định phê duyệt quy trình nội bộ, Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm của Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công thương; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Tuấn
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1403/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
Stt
Mã số TTHC
Tên thủ tục hành chính mới
Thời hạn giải quyết
Địa điểm thực hiện
Cách thức thực hiện
Phí, lệ phí
Căn cứ pháp lý
Ghi chú
Lĩnh vực Lưu thông hàng hóa trong nước
1
1.010696
Cấp Giấy tiếp nhận Thông báo kinh doanh xăng dầu bằng thiết bị bán xăng dầu quy mô nhỏ.
-Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (Buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 12 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
-Thời gian giải quyết:
Năm (05) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ
Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
+Qua Bưu điện.
+Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh của tỉnh.
+Nộp qua mạng điện tử theo địa chỉ: http: //Soct.baria-vungtau.gov.vn/dkqm.
- Mức độ : 4
+Theo quy định của Bộ Tài chính
+ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Nghị định 95/NĐ-CP ngày 01/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Thông tư số 28/2017/TT-BCT ngày 08/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Thông tư trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và xuất nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
+ Theo Thông tư số 168/2016/TT-BTC ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.
+ Theo Thông tư 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
+ Thông tư số 17/2021/TT-BCT ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Các nội dung còn lại của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2729/QĐ-BCT ngày 03/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được thay thế, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Lưu thông hàng hóa trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công thương
II. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
Stt
Mã số TTHC
Tên thủ tục hành chính cũ
Tên thủ tục hành chính mới
Thời hạn giải quyết
Địa điểm thực hiện
Cách thức thực hiện
Phí, lệ phí
Căn cứ pháp lý
Ghi chú
1
2.000674
Cấp xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu thuộc thẩm quyền cấp của Sở Công thương
Cấp xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu thuộc thẩm quyền cấp của Sở Công thương
-Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (Buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 12 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
-Thời gian giải quyết:
+ Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Sở Công thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
+ Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu theo Mẫu số 08 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy xác nhận, Sở Công thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
+Qua Bưu điện.
+Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh của tỉnh.
+Nộp qua mạng điện tử theo địa chỉ: http: //Soct.baria-vungtau.gov.vn/dkqm.
- Mức độ : 4
+Theo quy định của Bộ Tài chính
+ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Nghị định 95/NĐ-CP ngày 01/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Thông tư số 28/2017/TT-BCT ngày 08/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Thông tư trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và xuất nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
+ Theo Thông tư số 168/2016/TT-BTC ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.
+ Theo Thông tư 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
+ Thông tư số 17/2021/TT-BCT ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Các nội dung còn lại của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2729/QĐ-BCT ngày 03/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được thay thế, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Lưu thông hàng hóa trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công thương
2
2.000666
Cấp bổ sung, sửa đổi xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu thuộc thẩm quyền cấp của Sở Công thương
Cấp bổ sung, sửa đổi xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu thuộc thẩm quyền cấp của Sở Công thương
- Thời gian tiếp nhận hồ Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (Buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 12 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Thời gian giải quyết: + Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Sở Công thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
+ Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu theo Mẫu số 08 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp sửa đổi, bổ sung Giấy xác nhận, Sở Công thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
+Qua Bưu điện.
+Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh của tỉnh.
+Nộp qua mạng điện tử theo địa chỉ: http: //Soct.baria-vungtau.gov.vn/dkqm.
- Mức độ : 4
+Theo quy định của Bộ Tài chính.
+ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Nghị định 95/NĐ-CP ngày 01/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Thông tư số 28/2017/TT-BCT ngày 08/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Thông tư trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và xuất nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
+ Theo Thông tư số 168/2016/TT-BTC ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.
+ Theo Thông tư 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
+ Thông tư số 17/2021/TT-BCT ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu..
Các nội dung còn lại của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2729/QĐ-BCT ngày 03/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được thay thế, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Lưu thông hàng hóa trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công thương
3
2.000664
Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu thuộc thẩm quyền của cấp của Sở Công thương
Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu thuộc thẩm quyền của cấp của Sở Công thương
- Thời gian tiếp nhận hồ Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (Buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 12 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Thời gian giải quyết: + Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Sở Công thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
+ Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu theo Mẫu số 08 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp lại Giấy xác nhận, Sở Công thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
+Qua Bưu điện.
+Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh của tỉnh.
+Nộp qua mạng điện tử theo địa chỉ: http: //Soct.baria-vungtau.gov.vn/dkqm.
- Mức độ : 4
+Theo quy định của Bộ Tài chính.
+ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Nghị định 95/NĐ-CP ngày 01/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Thông tư số 28/2017/TT-BCT ngày 08/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Thông tư trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và xuất nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
+ Theo Thông tư số 168/2016/TT-BTC ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.
+ Theo Thông tư 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
+ Thông tư số 17/2021/TT-BCT ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Các nội dung còn lại của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2729/QĐ-BCT ngày 03/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được thay thế, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Lưu thông hàng hóa trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công thương
4
2.000673
Cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu
Cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu
- Thời gian tiếp nhận hồ Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (Buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 12 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Thời gian giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
+Qua Bưu điện.
+Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh của tỉnh.
+Nộp qua mạng điện tử theo địa chỉ: http: //Soct.baria-vungtau.gov.vn/dkqm.
- Mức độ : 4
+Theo quy định của Bộ Tài chính
+ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Nghị định 95/NĐ-CP ngày 01/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-+ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Nghị định 95/NĐ-CP ngày 01/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Thông tư số 28/2017/TT-BCT ngày 08/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Thông tư trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và xuất nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
+ Theo Thông tư số 168/2016/TT-BTC ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.
+ Theo Thông tư 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
+ Thông tư số 17/2021/TT-BCT ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Các nội dung còn lại của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2729/QĐ-BCT ngày 03/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được thay thế, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Lưu thông hàng hóa trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công thương
5
2.000669
Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu
Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu
- Thời gian tiếp nhận hồ Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (Buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 12 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Thời gian giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
+Qua Bưu điện.
+Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh của tỉnh.
+Nộp qua mạng điện tử theo địa chỉ: http: //Soct.baria-vungtau.gov.vn/dkqm.
- Mức độ : 4
+Theo quy định của Bộ Tài chính
+ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Nghị định 95/NĐ-CP ngày 01/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Thông tư số 28/2017/TT-BCT ngày 08/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Thông tư trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và xuất nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
+ Theo Thông tư số 168/2016/TT-BTC ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.
+ Theo Thông tư 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
+ Thông tư số 17/2021/TT-BCT ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Các nội dung còn lại của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2729/QĐ-BCT ngày 03/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được thay thế, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Lưu thông hàng hóa trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công thương
6
2.000672
Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu
Cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu
- Thời gian tiếp nhận hồ Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (Buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 12 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Thời gian giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
+Qua Bưu điện.
+Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh của tỉnh.
+Nộp qua mạng điện tử theo địa chỉ: http: //Soct.baria-vungtau.gov.vn/dkqm.
- Mức độ : 4
+Theo quy định của Bộ Tài chính
+ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Nghị định 95/NĐ-CP ngày 01/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Thông tư số 28/2017/TT-BCT ngày 08/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Thông tư trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và xuất nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
+ Theo Thông tư số 168/2016/TT-BTC ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.
+ Theo Thông tư 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
+ Thông tư số 17/2021/TT-BCT ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Các nội dung còn lại của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2729/QĐ-BCT ngày 03/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được thay thế, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Lưu thông hàng hóa trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công thương
7
2.000648
Cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu
Cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu
- Thời gian tiếp nhận hồ Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (Buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 12 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Thời gian giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
+Qua Bưu điện.
+Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh của tỉnh.
+Nộp qua mạng điện tử theo địa chỉ: http: //Soct.baria-vungtau.gov.vn/dkqm.
- Mức độ : 4
+Phí thẩm Tại khu vực thành phố trực thuộc trung ương và khu vực thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh: 600.000 đồng.
+Phí thẩm Tại khu vực khác: 300.000 đồng.
(đến hết ngày 30/6/2022)
+ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Nghị định 95/NĐ-CP ngày 01/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Thông tư số 28/2017/TT-BCT ngày 08/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Thông tư trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và xuất nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
+ Theo Thông tư số 168/2016/TT-BTC ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.
+ Theo Thông tư 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
+ Thông tư số 17/2021/TT-BCT ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Các nội dung còn lại của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2729/QĐ-BCT ngày 03/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được thay thế, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Lưu thông hàng hóa trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công thương
8
2.000645
Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu
Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu
- Thời gian tiếp nhận hồ Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (Buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 12 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Thời gian giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
+Qua Bưu điện.
+Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh của tỉnh.
+Nộp qua mạng điện tử theo địa chỉ: http: //Soct.baria-vungtau.gov.vn/dkqm.
- Mức độ : 4
+Phí thẩm Tại khu vực thành phố trực thuộc trung ương và khu vực thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh: 600.000 đồng.
+Phí thẩm Tại khu vực khác: 300.000 đồng.
(đến hết ngày 30/6/2022)
+ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Nghị định 95/NĐ-CP ngày 01/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Thông tư số 28/2017/TT-BCT ngày 08/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Thông tư trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và xuất nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
+ Theo Thông tư số 168/2016/TT-BTC ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.
+ Theo Thông tư 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
+ Thông tư số 17/2021/TT-BCT ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Các nội dung còn lại của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2729/QĐ-BCT ngày 03/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được thay thế, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Lưu thông hàng hóa trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công thương
9
2.000347
Cấp lại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu
Cấp lại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu
- Thời gian tiếp nhận hồ Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (Buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 12 giờ 00, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30), trừ ngày lễ.
- Thời gian giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
+Phí thẩm Tại khu vực thành phố trực thuộc trung ương và khu vực thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh: 600.000 đồng.
+Phí thẩm Tại khu vực khác: 300.000 đồng.
(đến hết ngày 30/6/2022)
+ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Nghị định 95/NĐ-CP ngày 01/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
+ Thông tư số 28/2017/TT-BCT ngày 08/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Thông tư trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và xuất nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
+ Theo Thông tư số 168/2016/TT-BTC ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.
+ Theo Thông tư 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
+ Thông tư số 17/2021/TT-BCT ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Các nội dung còn lại của TTHC thực hiện theo Quyết định số 2729/QĐ-BCT ngày 03/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được thay thế, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Lưu thông hàng hóa trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công thương | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu",
"promulgation_date": "09/05/2022",
"sign_number": "1403/QĐ-UBND",
"signer": "Trần Văn Tuấn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-137-2001-QD-BTC-sua-doi-ten-thue-suat-nhom-mat-hang-trong-Bieu-thue-thue-nhap-khau-uu-dai-48717.aspx | Quyết định 137/2001/QĐ-BTC sửa đổi tên thuế suất nhóm mặt hàng trong Biểu thuế thuế nhập khẩu ưu đãi | BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SỐ 137/2001/QĐ-BTC
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2001
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 137/2001/QĐ-BTC NGÀY 18 THÁNG 12 NĂM 2001 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TÊN VÀ THUẾ SUẤT CỦA MỘT SỐ NHÓM MẶT HÀNG TRONG BIỂU THUẾ THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, Cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
Căn cứ khung thuế suất quy định tại Biểu thuế nhập khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị quyết số 63/NQ-UBTVQH10 ngày 10/10/1998 của ủy ban thường vụ Quốc hội khóa X;
Căn cứ Điều 1 Nghị định số 94/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 04/1998/QH10 ngày 20/05/1998;
Sau khi tham khảo ý kiến tham gia của các Bộ, ngành có liên quan và theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Sửa đổi, bổ sung tên, mã số và mức thuế suất thuế nhập khẩu của một số nhóm mặt hàng quy định tại Biểu thuế thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Quyết định số 1803/1998/QĐ/BTC ngày 11/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Danh mục sửa đổi, bổ sung tên và mức thuế suất của một số nhóm mặt hàng trong Biểu thuế thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Quyết định số 38/1999/QĐ/BTC ngày 03/04/1999; Quyết định số 67/1999/QĐ/BTC ngày 24/06/1999; Quyết định số 139/1999/QĐ/BTC ngày 11/11/1999; Quyết định số 41/2000/QĐ/BTC ngày 17/03/2000; Quyết định số 91/2000/QĐ/BTC ngày 02/06/2000; Quyết định số 193/2000/QĐ/BTC ngày 05/12/2000; Quyết định số 34/2001/QĐ/BTC ngày 18/04/2001; Quyết định số 120/2001/QĐ/BTC ngày 26/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thành tên và mức thuế suất mới quy định tại Danh mục sửa đổi, bổ sung tên và mức thuế suất của một số mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi thuộc Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2: Mức thuế suất thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục I của Quyết định này có hiệu lực thi hành và áp dụng cho các Tờ khai hàng nhập khẩu đã nộp cho cơ quan Hải quan từ ngày 01/01/2002.
Mức thuế suất thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục II của Quyết định này có hiệu lực thi hành và áp dụng cho các Tờ khai hàng nhập khẩu đã nộp cho cơ quan Hải quan từ ngày 15/01/2002. Những quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Vũ Văn Ninh
(Đã ký)
PHỤ LỤC I
DANH MỤC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TÊN VÀ MỨC THUẾ SUẤT CỦA MỘT SỐ NHÓM MẶT HÀNG TRONG BIỂU THUẾ THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 137/2001/QĐ-BTC ngày 18 tháng 12 năm 2001của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Mã số
Mô tả nhóm, mặt hàng
Thuế suất
(%)
Nhóm
Phân nhóm
1513
Dầu dừa, dầu hạt cọ hoặc dầu cọ ba-ba-su và các thành phần của chúng đã hoặc chưa tinh chế, nhưng chưa thay đổi thành phần hóa học
- Dầu dừa và các thành phần của dầu dừa:
1513
11
00
- - Dầu thô
5
1513
19
- - Loại khác:
1513
19
10
- - - Dầu đã tinh chế
50
1513
19
20
- - - Thành phần của dầu dừa chưa tinh chế
5
1513
19
90
- - - Loại khác
50
- Dầu hạt cọ, dầu cọ ba-ba-su và các thành phần của chúng:
1513
21
00
- - Dầu thô
5
1513
29
- - Loại khác:
1513
29
10
- - - Dầu đã tinh chế
40
1513
29
20
- - - Thành phần của dầu hạt cọ, dầu cọ ba-ba-su chưa tinh chế
5
1513
29
90
- - - Loại khác
40
7207
Sắt thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm
- Có chứa hàm lượng các bon dưới 0,25%:
7207
11
00
- - Mặt cắt ngang hình chữ nhật (kể cả hình vuông), có kích thước chiều rộng nhỏ hơn hai lần chiều dầy
7
7207
12
- - Loại khác, có mặt cắt ngang hình chữ nhật (trừ hình vuông):
7207
12
10
- - - Phôi dẹt
3
7207
12
90
- - - Loại khác
7
7207
19
00
- - Loại khác
7
7207
20
- Có chứa hàm lượng các bon bằng hoặc trên 0,25%:
- - Có chứa hàm lượng cácbon từ 0,6% trở lên:
7207
20
11
- - - Phôi dẹt
3
7207
20
19
- - - Loại khác
7
- - Loại khác:
7207
20
91
- - - Phôi dẹt
3
7207
20
99
- - - Loại khác
7
PHỤ LỤC II
DANH MỤC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TÊN VÀ MỨC THUẾ SUẤT CỦA MỘT SỐ NHÓM MẶT HÀNG TRONG BIỂU THUẾ THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 137/2001/QĐ-BTC ngày 18 tháng 12 năm 2001của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Mã số
Mô tả nhóm, mặt hàng
Thuế suất
(%)
Nhóm
Phân nhóm
0403
Sản phẩm còn lại sau khi lấy bơ ra khỏi kem sữa, sữa đông và kem sữa đông, sữa chua, ki-phia (kephir) và sữa, kem khác đã lên men hoặc a-xít hóa, đã hoặc chưa: cô đặc, pha thêm đường hoặc chất ngọt khác, hương liệu, hoa quả, hạt hoặc ca cao
0403
10
- Sữa chua:
0403
10
10
- - Chưa pha hương liệu, hoa qủa, hạt hoặc ca cao
30
0403
10
90
- - Loại khác
30
0403
90
- Loại khác:
0403
90
10
- - Sản phẩm còn lại sau khi lấy bơ ra khỏi kem sữa
30
0403
90
90
- - Loại khác
30
0406
Pho mát và sữa đông
0406
10
00
- Pho mát tươi (kể cả pho mát từ váng sữa), chưa lên men và sữa đông dùng làm pho mát
20
0406
20
- Pho mát mài bột hoặc pho mát làm thành bột các loại:
0406
20
10
- - Đóng gói với trọng lượng trên 20kg
20
0406
20
90
- - Loại khác
20
0406
30
00
- Pho mát chế biến chưa mài bột hoặc chưa làm thành bột các loại
20
0406
40
00
- Pho mát vân xanh
20
0406
90
00
- Loại khác
20
0506
Xương và lõi sừng, chưa chế biến, đã khử mỡ, sơ chế (nhưng chưa cắt thành hình), xử lý bằng a - xít hoặc khử gelatin; bột và phế liệu từ các sản phẩm trên
0506
10
00
- Chất sụn và xương đã xử lý bằng a - xít
5
0506
90
00
- Loại khác
5
0712
Rau khô, ở dạng nguyên, cắt, thái lát, vụn hoặc ở dạng bột nhưng chưa chế biến thêm
0712
20
00
- Hành
30
0712
30
00
- Nấm và nấm cục
30
0712
90
00
- Rau khác; hỗn hợp các loại rau
30
0901
Cà phê, rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất ca-phê-in; vỏ quả và vỏ hạt cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó
- Cà phê chưa rang:
0901
11
- - Chưa khử chất ca-phê-in:
0901
11
10
- - - Arabica WIB hoặc Robusta OIB
20
0901
11
90
- - - Loại khác
20
0901
12
- - Đã khử chất ca-phê-in:
0901
12
10
- - - Arabica WIB hoặc Robusta OIB
20
0901
12
90
- - - Loại khác
20
- Cà phê đã rang:
0901
21
- - Chưa khử chất ca-phê-in:
0901
21
10
- - - Chưa tán
50
0901
21
20
- - - Đã tán
50
0901
22
- - Đã khử chất ca-phê-in:
0901
22
10
- - - Chưa tán
50
0901
22
20
- - - Đã tán
50
0901
90
00
- Loại khác
50
1001
Lúa mì và hỗn hợp giữa lúa mì và mạch đen (meslin)
1001
10
00
- Lúa mì durum
5
1001
90
- Loại khác:
- - Dùng cho người:
1001
90
11
- - - Hỗn hợp giữa lúa mì và mạch đen (meslin)
0
1001
90
19
- - - Loại khác
5
- - Loại khác:
1001
90
91
- - - Hỗn hợp giữa lúa mì và mạch đen (meslin)
0
1001
90
99
- - - Loại khác
5
1209
Hạt, qủa và mầm dùng để gieo trồng
1209
10
00
- Hạt củ cải đường
0
- Hạt cỏ, trừ hạt củ cải:
1209
21
00
- - Hạt cỏ linh lăng
0
1209
22
00
- - Hạt cỏ ba lá
0
1209
23
00
- - Hạt cỏ đuôi trâu
0
1209
24
00
- - Hạt cỏ kentucky màu xanh da trời
0
1209
25
00
- - Hạt cỏ mạch đen
0
1209
26
00
- - Hạt cỏ đuôi mèo
0
1209
29
00
- - Hạt cỏ khác
0
1209
30
00
- Hạt cỏ các loại cây thảo, chủ yếu để lấy hoa
0
- Loại khác:
1209
91
00
- - Hạt rau
0
1209
99
- - Loại khác:
1209
99
10
- - - Hạt cây cao su, hạt cây kenaf
0
1209
99
90
- - - Loại khác
0
1211
Các loại cây và các phần của cây (cả hạt, quả) chủ yếu dùng làm nước hoa, dược phẩm, thuốc trừ sâu, thuốc tẩy uế, hoặc các mục đích tương tự, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa cắt, nghiền hoặc xay thành bột
1211
10
- Rễ cam thảo:
1211
10
10
- - Đã cắt hoặc nghiền hoặc xay thành bột
10
1211
10
90
- - Loại khác
0
1211
20
- Rễ cây nhân sâm:
1211
20
10
- - Đã cắt hoặc nghiền hoặc xay thành bột
10
1211
20
90
- - Loại khác
0
1211
30
- Lá cây cô-ca:
1211
30
10
- - Đã cắt hoặc nghiền hoặc xay thành bột
10
1211
30
90
- - Loại khác
0
1211
40
00
- Thân cây anh túc
0
1211
90
- Loại khác:
- - Loại chủ yếu dùng làm dược phẩm:
1211
90
11
- - - Cây gai dầu, đã cắt hoặc nghiền hoặc xay thành bột
10
1211
90
12
- - - Cây gai dầu, dạng khác
0
1211
90
13
- - - Loại khác, đã cắt hoặc nghiền hoặc xay thành bột
10
1211
90
19
- - - Loại khác
0
- - Loại khác:
1211
90
91
- - - Hoa cúc lá nhỏ, đã cắt hoặc nghiền hoặc xay thành bột
10
1211
90
92
- - - Hoa cúc lá nhỏ, dạng khác
0
1211
90
93
- - - Của cây đàn hương
0
1211
90
99
- - - Loại khác
0
1301
Cánh kiến đỏ; gôm tự nhiên, nhựa cây, nhựa cây dạng gôm, nhựa ô-lê-ô (oleo resins) (ví dụ: nhựa thơm)
1301
10
00
- Cánh kiến đỏ
5
1301
20
00
- Gôm ả rập
3
1301
90
- Loại khác:
1301
90
10
- - Gôm benjamin
5
1301
90
20
- - Gôm damar
5
1301
90
30
- - Nhựa cây gai dầu
5
1301
90
90
- - Loại khác
5
1401
Vật liệu thực vật dùng để tết bện hoặc đan (như: tre, song, mây, sậy, liễu giỏ, cây bấc, cọ sợi, đã rửa sạch, chuội hoặc các loại rơm ngũ cốc đã tẩy hoặc nhuộm, vỏ cây đoạn)
1401
10
00
- Tre
5
1401
20
00
- Song mây
5
1401
90
00
- Loại khác
5
1511
Dầu cọ và các thành phần của dầu cọ đã hoặc chưa tinh chế nhưng chưa thay đổi thành phần hóa học
1511
10
00
- Dầu thô
5
1511
90
- Loại khác:
1511
90
10
- - Palm stearin dạng đông đặc
30
1511
90
90
- - Loại khác
50
1704
Mứt kẹo có đường (kể cả sô-cô-la trắng), không chứa ca cao
1704
10
00
- Kẹo cao su, đã hoặc chưa bọc đường
50
1704
90
- Loại khác:
1704
90
10
- - Kẹo dược phẩm (kẹo ho)
20
1704
90
20
- - Sô-cô-la trắng
50
1704
90
90
- - Loại khác
50
1901
Chiết suất từ hạt ngũ cốc đã nảy mầm (mạch nha tinh chiết); chế phẩm thực phẩm chế biến từ bột, từ ngũ cốc dạng vỡ mảnh, từ bột thô, từ tinh bột hoặc chiết suất từ hạt ngũ cốc đã nảy mầm, không chứa ca cao hoặc có chứa ca cao với hàm lượng dưới 40% được tính trên cơ sở đã khử toàn bộ chất béo, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; chế phẩm thực phẩm từ các sản phẩm thuộc các nhóm 0401 đến 0404, không chứa ca cao hoặc có chứa ca cao với hàm lượng dưới 5%được tính trên cơ sở đã khử toàn bộ chất béo, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác
1901
10
- Chế phẩm dùng cho trẻ em đã đóng gói để bán lẻ:
1901
10
10
- - Từ chiết suất của hạt ngũ cốc đã nảy mầm
30
- - Từ hàng hoá của nhóm 0401 đến nhóm 0404:
1901
10
21
- - - Sản phẩm dinh dưỡng y học
10
1901
10
29
- - - Loại khác
30
1901
10
30
- - Từ bột đậu tương
50
- - Loại khác:
1901
10
91
- - - Dùng cho trẻ em suy dinh dưỡng
50
1901
10
92
- - - Loại khác, là sản phẩm dinh dưỡng y học
10
1901
10
93
- - - Loại khác, chứa ca cao
50
1901
10
99
- - - Loại khác
50
1901
20
- Bột trộn hoặc bột nhào để chế biến thành các loại bánh thuộc nhóm 1905:
1901
20
10
- - Bằng bột, ngũ cốc dạng vỡ mảnh, bột thô, tinh bột hoặc chiết suất từ hạt ngũ cốc đã nảy mầm, không chứa ca cao
50
1901
20
20
- - Bằng bột, ngũ cốc dạng vỡ mảnh, bột thô, tinh bột hoặc chiết suất từ hạt ngũ cốc đã nảy mầm, chứa ca cao
50
1901
20
30
- - Loại khác, không chứa ca cao
50
1901
20
40
- - Loại khác, chứa ca cao
50
1901
90
- Loại khác:
- - Thực phẩm cho trẻ em, chưa đóng gói để bán lẻ:
1901
90
11
- - - Từ hàng hoá thuộc nhóm 0401 đến nhóm 0404
30
1901
90
12
- - - Dùng cho trẻ em suy dinh dưỡng
40
1901
90
13
- - - Loại khác, là sản phẩm dinh dưỡng y học
10
1901
90
19
- - - Loại khác
40
1901
90
20
- - Chiết suất từ hạt ngũ cốc đã nảy mầm
30
- - Loại khác, từ hàng hoá thuộc nhóm 0401 đến nhóm 0404:
1901
90
31
- - - Sản phẩm dinh dưỡng y học
10
1901
90
32
- - - Loại khác, không chứa ca cao
30
1901
90
33
- - - Loại khác, chứa ca cao
30
- - Các chế phẩm khác từ đậu tương:
1901
90
41
- - - Dạng bột
50
1901
90
49
- - - Dạng khác
50
- - Loại khác:
1901
90
51
- - - Sản phẩm dinh dưỡng y học
10
1901
90
52
- - - Loại khác, không chứa ca cao
50
1901
90
53
- - - Loại khác, chứa ca cao
50
1904
Thức ăn đã được chế biến từ quá trình nổ hoặc rang ngũ cốc hoặc các sản phẩm ngũ cốc (ví dụ: nổ từ mảnh ngô); ngũ cốc (trừ ngô) ở dạng hạt hoặc dạng mảnh hoặc dạng hạt đã chế biến khác (trừ loại ở dạng bột thô và bột mịn, ở dạng vỡ mảnh), đã làm chín sẵn hoặc chế biến cách khác, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác
1904
10
00
- Thức ăn chế biến từ quá trình nổ, rang ngũ cốc hoặc các sản phẩm ngũ cốc
50
1904
20
00
- Thức ăn chế biến từ ngũ cốc mảnh chưa rang hoặc từ hỗn hợp của ngũ cốc mảnh chưa rang với ngũ cốc mảnh đã rang hoặc ngũ cốc đã nổ
50
1904
90
00
- Loại khác
50
2006
00
00
Rau, quả, quả hạch, vỏ quả và các phần khác của cây, được bảo quản bằng đường (đã ráo nước, phủ đường hoặc kết tinh)
50
2102
Men [hoạt động hoặc ỳ (men khô)]; các tổ chức vi sinh đơn bào ngừng hoạt động (nhưng không bao gồm các loại vắc-xin thuộc nhóm 3002); bột nở đã pha chế
2102
10
- Men hoạt động:
2102
10
10
- - Men bánh mì
20
2102
10
90
- - Men khác
5
2102
20
00
- Men ỳ (men khô); các tổ chức vi sinh đơn bào ngừng hoạt động
5
2102
30
00
- Bột nở đã pha chế
5
2103
Nước xốt và các chế phẩm làm nước xốt; đồ gia vị hỗn hợp và bột canh hỗn hợp; bột mịn và bột thô từ hạt mù tạt và mù tạt đã chế biến
2103
10
00
- Nước xốt đậu tương (kể cả ma-gi)
50
2103
20
00
- Nước xốt cà chua nấm và nước xốt cà chua khác
50
2103
30
00
- Bột mịn, bột thô từ hạt mù tạt và mù tạt đã chế biến
50
2103
90
- Loại khác:
2103
90
10
- - Nước xốt ớt
50
2103
90
20
- - Gia vị hỗn hợp và bột canh hỗn hợp
50
2103
90
30
- - Nước mắm
50
2103
90
90
- - Loại khác
50
2106
Các loại chế phẩm thực phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác
2106
10
00
- Chất Protein cô đặc và chất protein được làm rắn
10
2106
90
- Loại khác:
2106
90
10
- - Các sản phẩm được chế biến từ sâm
30
2106
90
20
- - Chế phẩm để làm thạch (nước quả đông)
30
2106
90
30
- - Hỗn hợp hoá chất với một số thực phẩm hoặc với một số chất có giá trị dinh dưỡng dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm
20
2106
90
40
- - Sản phẩm dinh dưỡng y học
10
2106
90
90
- - Loại khác
30
2501
Muối (kể cả muối ăn và muối đã bị làm biến chất) và clo-rua-nat-ri nguyên chất, ở dạng dung dịch nước hoặc không hoặc có chứa chất chống đóng bánh hoặc chất làm tăng độ chẩy; nước biển
2501
00
10
- Muối ăn
30
- Muối mỏ chưa chế biến, ở dạng rắn hoặc dạng dung dịch nước:
2501
00
21
- - Muối có chứa ít nhất 94,7% cloruanatri tính trên cơ sở khô được đóng gói có trọng lượng từ 50 kg trở lên
30
2501
00
29
- - Loại khác
30
- Muối khác có chứa ít nhất 96% cloruanatri, đã đóng bao:
2501
00
31
- - Muối nguyên chất
10
2501
00
32
- - Loại khác, đóng gói từ 50kg trở lên
15
2501
00
33
- - Loại khác, đóng gói dưới 50kg
15
2501
00
90
- Loại khác
15
2507
00
00
Cao lanh và đất sét cao lanh khác, đã hoặc chưa nung
3
2709
Dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng chất chứa bi-tum, ở dạng thô
2709
00
10
- Dầu thô (dầu mỏ)
15
2709
00
20
- Condensate
60
2709
00
90
- Loại khác
15
2710
Dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng chất chứa bi-tum trừ dạng thô; các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác có tỉ trọng dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng chất chứa bi-tum chiếm từ 70 % trở lên, những loại dầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó
- Dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng chất chứa bi-tum trừ dạng thô; các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác có tỉ trọng dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng chất chứa bi-tum chiếm từ 70 % trở lên, những loại dầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó
2710
11
- - Dầu nhẹ và các chế phẩm :
2710
11
11
--- Xăng động cơ có pha chì, loại cao cấp
80
2710
11
12
--- Xăng động cơ không pha chì, loại cao cấp
80
2710
11
13
--- Xăng động cơ có pha chì, loại thông dụng
80
2710
11
14
--- Xăng động cơ không pha chì, loại thông dụng
80
2710
11
15
--- Xăng động cơ khác, có pha chì
80
2710
11
16
--- Xăng động cơ khác, không pha chì
80
2710
11
17
--- Xăng máy bay
15
2710
11
21
--- Xăng trắng
10
2710
11
22
--- Xăng dung môi có hàm lượng chất thơm thấp, dưới 1%
10
2710
11
23
--- Xăng dung môi khác
10
2710
11
24
--- Naphtha, Reformate và các chế phẩm khác để pha chế xăng
80
2710
11
25
--- Dầu nhẹ khác
80
2710
11
29
--- Loại khác
80
2710
19
-- Loại khác:
--- Các loại dầu trung bình và các chế phẩm:
2710
19
11
----Dầu hoả thông dụng
35
2710
19
12
---- Dầu hoả khác bao gồm cả loại dầu hoá hơi
35
2710
19
13
---- Nhiên liệu bay có độ chớp cháy từ 23 độ C trở lên
25
2710
19
14
---- Nhiên liệu bay có độ chớp cháy dưới 23 độ C
25
2710
19
15
---- Paraphin mạch thẳng
10
2710
19
19
---- Dầu trung bình khác và các chế phẩm
10
--- Loại khác:
2710
19
21
---- Dầu gốc để pha chế dầu nhờn
10
2710
19
22
---- Dầu bôi trơn dùng cho động cơ máy bay
5
2710
19
23
---- Dầu bôi trơn khác
20
2710
19
24
---- Mỡ bôi trơn
10
2710
19
25
---- Dầu dùng trong bộ hãm thuỷ lực
3
2710
19
26
---- Dầu biến thế và dầu cho bộ phận ngắt mạch điện
10
2710
19
27
---- Nhiên liệu điêzen cho động cơ tốc độ cao
45
2710
19
28
---- Nhiên liệu điêzen khác
45
2710
19
29
---- Dầu nhiên liệu khác
15
2710
19
30
---- Loại khác
10
2710
90
00
- Loại khác
10
2803
Các bon (mồ hóng các-bon và các dạng khác của các-bon chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác)
2803
00
10
- Mồ hóng các-bon (cacbon black), loại dùng trong công nghiệp cao su
3
2803
00
20
- Mồ hóng acetylene
10
2803
00
30
- Mồ hóng các-bon khác
3
2803
00
90
- Loại khác
3
2922
Hợp chất amino chức ô-xi
- Rượu amino, trừ loại chứa 2 chức ô-xi trở lên, ete, este của chúng; muối của chúng:
2922
11
00
- - Monoetanolamine và muối của chúng
3
2922
12
00
- - Dietanolamine và muối của chúng
3
2922
13
00
- - Trietanolamine và muối của chúng
3
2922
14
00
- - Dextropropoxyphene và muối của chúng
3
2922
19
00
- - Loại khác
3
- Naphtols amino và amino-penol khác trừ loại chứa 2 chức ô-xi trở lên, ete, este của chúng; muối của chúng:
2922
21
00
- - A xít amino hydrocynaphthalensunphonic và muối của chúng
3
2922
22
00
- - Anisidines, dianisidines, phenetidines và muối của chúng
3
2922
29
00
- - Loại khác
3
- Amino - andehydes, amino-xeton và amino-quinon, trừ loại chứa 2 chức ô-xi trở lên; muối của chúng:
2922
31
00
- - Amfepramone, methadone và normethadone; muối của chúng
3
2922
39
00
- - Loại khác
3
- A-xít amino, trừ loại chứa 2 chức ô-xi trở lên, và este của chúng; muối của chúng:
2922
41
00
- - Lysin và este của chúng; muối của chúng
20
2922
42
- - A-xít glutamic và muối của chúng:
2922
42
10
- - - A-xít glutamic
15
2922
42
20
- - - Muối natri của a-xít glutamic
50
2922
42
90
- - - Muối khác
50
2922
43
00
- - A-xít antranilic và muối của chúng
3
2922
44
00
- - Tilidine và muối của chúng
3
2922
49
- - Loại khác:
2922
49
10
- - - A-xít mefenamic và muối của chúng
3
2922
49
90
- - - Loại khác
3
2922
50
- Phenol rượu amino, phenol a-xít amino và các hợp chất amino khác có chức ô xi:
2922
50
10
- - A-xít p-Aminosalicylic và muối của chúng, este và các dẫn xuất khác
0
2922
50
90
- - Loại khác
0
2925
Hợp chất chức cacboxyimit (kể cả sacarin và muối của chúng) và các hợp chất chức imin
- Imit và các chất dẫn xuất của chúng; muối của chúng:
2925
11
00
- - Sacarin và muối của chúng
10
2925
12
00
- - Glutethimide
0
2925
19
00
- - Loại khác
0
2925
20
- Imin và các chất dẫn xuất của chúng; muối của chúng:
2925
20
10
- - Metformin, phenformin và cimetidine; muối và dẫn xuất của chúng
0
2925
20
20
- - Imit ethylen, imit propylen
0
2925
20
90
- - Loại khác
0
2929
Hợp chất có chức ni-tơ khác
2929
10
00
- Isoxyanates
10
2929
90
- Loại khác:
0
- - Đường hoá học:
2929
90
11
- - - Đường hóa học natri
10
2929
90
19
- - - Loại khác
10
2929
90
90
- - Loại khác
0
3004
Dược phẩm (trừ các mặt hàng thuộc nhóm 3002, 3005 hoặc 3006) kể cả loại đã pha trộn hoặc chưa pha trộn với nhau, dùng cho phòng bệnh hoặc chữa bệnh, đã được đóng gói theo liều lượng (kể cả các sản phẩm thuộc loại dùng để truyền qua da) hoặc ở dưới dạng nhất định hoặc đóng gói để bán lẻ
3004
10
- Chứa penicillin hoặc các chất dẫn xuất của chúng, có cấu trúc a-xít penixilanic hoặc streptomycin hoặc các dẫn xuất của chúng:
- - Chứa penicillins hoặc dẫn xuất của chúng:
3004
10
11
- - - Chứa Penicillin G hoặc muối của chúng (trừ penicillin G Benzathin)
10
3004
10
12
- - - Chứa phenoxymethy penicillin hoặc muối của chúng
10
3004
10
13
- - - Chứa ampicillin hoặc muối của chúng, dạng uống
10
3004
10
14
- - - Chứa amoxycillin hoặc muối của chúng, dạng uống
10
3004
10
19
- - - Loại khác
0
- - Chứa streptomycin hoặc các dẫn xuất của chúng:
3004
10
21
- - - Dạng mỡ
0
3004
10
29
- - - Loại khác
0
3004
20
- Chứa các chất kháng sinh khác:
- - Chứa tetracyclin hoặc các dẫn xuất của chúng:
3004
20
11
- - - Dạng uống
10
3004
20
12
- - - Dạng mỡ
10
3004
20
19
- - - Loại khác
0
- - Chứa chloramphenicol hoặc các dẫn xuất của chúng:
3004
20
21
- - - Dạng uống
10
3004
20
22
- - - Dạng mỡ
10
3004
20
29
- - - Loại khác
0
- - Chứa Erythromycin hoặc các dẫn xuất của chúng:
3004
20
31
- - - Dạng uống
10
3004
20
32
- - - Dạng mỡ
10
3004
20
39
- - - Loại khác
0
- - Chứa gentamycins, lincomycins hoặc các chất dẫn xuất của chúng:
3004
20
41
- - - Chứa gentamycins hoặc các chất dẫn xuất của chúng, dạng tiêm
10
3004
20
42
- - - Chứa linconmycins và các chất dẫn xuất của chúng, dạng uống
10
3004
20
43
- - - Dạng mỡ
10
3004
20
49
- - - Loại khác
0
- - Chứa sulfamethoxazols và các dẫn xuất của chúng:
3004
20
51
- - - Dạng uống
10
3004
20
52
- - - Dạng mỡ
10
3004
20
59
- - - Loại khác
0
3004
20
60
- - Chứa isoniazide, pyrazinamide, hoặc các chất dẫn xuất của chúng, dạng uống
10
3004
20
90
- - Loại khác
0
- Chứa hoóc-môn (hormones) hoặc các sản phẩm khác thuộc nhóm 2937 nhưng không chứa kháng sinh:
3004
31
00
- - Chứa insulin
0
3004
32
- - Chứa hoóc-môn tuyến thượng thận, các dẫn xuất và các chất có cấu trúc tương tự của chúng:
3004
32
10
- - - Chứa hydrocortisone sodium succinate
0
3004
32
20
- - - Chứa dexamethasone hoặc các chất dẫn xuất của chúng
5
3004
32
30
- - - Chứa fluocinolon acetonid
10
3004
32
90
- - - Loại khác
0
- - Loại khác:
3004
39
10
- - - Chứa Ardenaline
5
3004
39
90
- - - Loại khác
0
3004
40
- Chứa alcaloids hoặc các chất dẫn xuất của chúng nhưng không chứa hoócmôn các sản phẩm khác thuộc nhóm 2937 hoặc chất kháng sinh:
3004
40
10
- - Chứa morphine hoặc các dẫn xuất của chúng, dạng tiêm
5
3004
40
20
- - Chứa quinine hydrochloride hoặc dihydrochloride, dạng tiêm
5
3004
40
30
- - Chứa quinine sulphate, dạng uống
5
3004
40
40
- - Chứa papaverine hoặc berberine
5
3004
40
50
- - Chứa theophylline
5
3004
40
60
- - Chứa atropin sulphate
10
3004
40
90
- - Loại khác
0
3004
50
- Dược phẩm khác có chứa vitamin hoặc các sản phẩm khác thuộc nhóm 2936:
3004
50
10
- - Xi-rô và dung dịch vitamin dạng giọt dùng cho trẻ em
0
3004
50
20
- - Chứa vitamine A, trừ hàng hóa thuộc mã số 30045010 và 30045079
10
3004
50
30
- - Chứa vitamine B1, B2, B6 hoặc B12, trừ hàng hóa thuộc mã số 30045010, 30045071 và 30045079
10
3004
50
40
- - Chứa vitamine C, trừ hàng hóa thuộc mã số 30045010 và 30045079
10
3004
50
50
- - Chứa vitamin PP, trừ hàng hóa thuộc mã số 30045010 và 30045079
5
3004
50
60
- - Chứa các vitamin khác, trừ hàng hóa thuộc mã số 30045010 và 30045079
0
- - Chứa các loại vitamin tổng hợp khác:
3004
50
71
- - - Chứa vitamin tổng hợp nhóm B
5
3004
50
79
- - - Loại khác
10
3004
50
90
- - Loại khác
0
3004
90
- Loại khác:
3004
90
10
- - Thuốc đặc biệt dùng cho bệnh ung thư, AIDS
0
- - Dịch truyền; các dung dịch dinh dưỡng hoặc chất điện giải dùng để truyền qua tĩnh mạch :
3004
90
21
- - - Dịch truyền Natrichloride
10
3004
90
22
- - - Dịch truyền glucose 5%
10
3004
90
23
- - - Dịch truyền glucose 30%
5
3004
90
29
- - - Loại khác
0
3004
90
30
- - Thuốc sát trùng
0
- - Thuốc gây mê:
3004
90
41
- - - Chứa procaine hydrochloride
5
3004
90
49
- - - Loại khác
0
- - Thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt và các loại dược phẩm khác dùng để điều trị ho hoặc cảm có hoặc không chứa các chất kháng histamine:
3004
90
51
- - - Chứa a-xít acetylsalicylic, paracetamol hoặc dipyrone
10
3004
90
52
- - - Chứa chlorpheniramine maleate
10
3004
90
53
- - - Chứa diclofenac
10
3004
90
54
- - - Dầu, cao xoa giảm đau, dạng đặc hoặc lỏng; viên thuốc ngậm ho hoặc viên ngậm chứa dược phẩm có mùi thơm điều trị viêm họng
10
3004
90
59
- - - Loại khác
0
- - Thuốc chống sốt rét:
3004
90
61
- - - Chứa artemisine, artesunate hoặc chloroquine
5
3004
90
62
- - - Chứa primaquine
10
3004
90
69
- - - Loại khác
0
- - Thuốc trừ giun:
3004
90
71
- - - Chứa piperasinin hoặc mebendazole
10
3004
90
72
- - - Chứa dichlorophen
0
3004
90
79
- - - Loại khác
0
- - Loại khác:
3004
90
91
- - - Chứa sulpiride, cimetidine, ranitidine, aluminium hydroxide hoặc magnesium hydroxide hoặc oresol
10
3004
90
92
- - - Chứa piroxicam hoặc ibuprofen
10
3004
90
93
- - - Chứa phenobarbital, diazepam, chlorpromazine
5
3004
90
94
- - - Chứa salbutamol
5
3004
90
95
- - - Nước vô trùng để xông, dạng dược phẩm
0
3004
90
96
- - - Chứa o-methoxyphenyl glyceryl ether (guaifenesin)
0
3004
90
97
- - - Thuốc nhỏ mũi chứa naphazoline hoặc xylometazoline hoặc oxymetazoline
10
3004
90
98
- - - Sorbitol
5
3004
90
99
- - - Loại khác
0
3302
Hỗn hợp các chất thơm và các hỗn hợp (kể cả dung dịch cồn) với thành phần chủ yếu gồm một hoặc nhiều chất kể trên dùng làm nguyên liệu thô trong công nghiệp; các chế phẩm khác với thành phần chủ yếu từ các chất thơm làm nguyên liệu để sản xuất đồ uống
3302
10
- Loại dùng trong sản xuất thực phẩm hoặc sản xuất đồ uống:
3302
10
10
-- Chế phẩm cồn thơm dùng trong công nghiệp sản xuất rượu, dạng lỏng
20
3302
10
20
-- Chế phẩm cồn thơm dùng trong công nghiệp sản xuất rượu, ở dạng khác
20
3302
10
90
- - Loại khác
20
3302
90
00
- Loại khác
5
3304
Mỹ phẩm hoặc các đồ trang điểm và các chế phẩm dưỡng da (không phải dược phẩm), kể cả các chế phẩm chống nắng hoặc bắt nắng; các chế phẩm dùng để trang điểm móng tay, móng chân
3304
10
00
- Chế phẩm trang điểm môi
50
3304
20
00
- Chế phẩm trang điểm mắt
50
3304
30
00
- Chế phẩm trang điểm móng tay, móng chân
50
- Loại khác:
3304
91
00
- - Phấn, đã hoặc chưa nén
50
3304
99
- - Loại khác:
3304
99
10
- - - Kem và dung dịch nước dùng cho mặt và da
50
3304
99
20
- - - Kem trị mụn trứng cá
20
3304
99
90
- - - Loại khác
50
3305
Chế phẩm dùng cho tóc
3305
10
- Dầu gội đầu (shampoo):
3305
10
10
- - Dầu gội đầu trị nấm
20
3305
10
90
- - Loại khác
50
3305
20
00
- Chế phẩm uốn tóc hoặc làm duỗi tóc
50
3305
30
00
- Gôm
50
3305
90
- Loại khác:
3305
90
10
- - Sáp chải tóc và các loại dầu khác dùng cho tóc
50
3305
90
90
- - Loại khác
50
3402
Chất hoạt động bề mặt hữu cơ (trừ xà phòng); các chế phẩm hoạt động bề mặt, các chế phẩm dùng để giặt rửa (kể cả các chế phẩm phụ trợ dùng để giặt rửa) và các chế phẩm làm sạch, có hoặc không chứa xà phòng, trừ các loại thuộc nhóm 3401
- Các chất hoạt động bề mặt hữu cơ, đã hoặc chưa đóng gói để bán lẻ:
3402
11
00
- - Dạng anion
10
3402
12
00
- - Dạng cation
10
3402
13
00
- - Dạng ion
10
3402
19
00
- - Loại khác
10
3402
20
- Chế phẩm đã đóng gói để bán lẻ:
3402
20
10
- - Các chế phẩm hoạt động bề mặt
10
3402
20
20
- - Chất tẩy rửa
20
3402
20
90
- - Loại khác
20
3402
90
- Loại khác:
3402
90
10
- - Các chế phẩm hoạt động bề mặt
10
3402
90
20
- - Chất tẩy rửa
20
3402
90
90
- - Loại khác
20
3403
Các chế phẩm bôi trơn (kể cả các chế phẩm dầu cắt, các chế phẩm dùng cho việc tháo bu-lông hoặc ốc, các chế phẩm chống gỉ hoặc chống ăn mòn và cho việc tách khuôn đúc có thành phần cơ bản là dầu bôi trơn) và các chế phẩm được dùng để xử lý bằng dầu mỡ đối với các vật liệu dệt, da thuộc, da lông hoặc các vật liệu khác, nhưng trừ các chế phẩm mà thành phần cơ bản có chứa 70% trọng lượng trở lên các loại dầu mỏ hay các loại dầu chế biến từ khoáng chất chứa bi-tum
- Có chứa các loại dầu mỏ hay dầu chế từ khoáng chất chứa bi-tum:
3403
11
- - Chế phẩm dùng để xử lý các vật liệu dệt, da thuộc, da lông hoặc các vật liệu khác:
- - - Dạng lỏng:
3403
11
11
- - - - Chế phẩm dầu bôi trơn
5
3403
11
12
- - - - Chế phẩm chứa dầu silicon
5
3403
11
19
- - - - Loại khác
5
3403
11
90
- - - Loại khác
5
3403
19
- - Loại khác:
- - - Dạng lỏng:
3403
19
11
- - - - Dầu dùng cho động cơ máy bay
5
3403
19
12
- - - - Chế phẩm chứa dầu silicon
5
3403
19
19
- - - - Loại khác
20
3403
19
90
- - - Loại khác
10
- Loại khác:
3403
91
- - Chế phẩm dùng để xử lý các vật liệu dệt, da thuộc, da lông hay các vật liệu khác:
- - - Dạng lỏng:
3403
91
11
- - - - Chế phẩm chứa dầu silicon
5
3403
91
19
- - - - Loại khác
5
3403
91
90
- - - Loại khác
5
3403
99
- - Loại khác:
- - - Dạng lỏng:
3403
99
11
- - - - Dầu dùng cho động cơ máy bay
5
3403
99
12
- - - - Chế phẩm chứa dầu silicon
5
3403
99
19
- - - - Loại khác
20
3403
99
90
- - - Loại khác
10
3816
00
00
Các loại vật liệu chịu lửa: xi măng, vữa, bê tông và các loại vật liệu chịu lửa tương tự, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 3801
5
3824
Chất gắn đã điều chế dùng cho các loại khuôn đúc hoặc lõi đúc; các sản phẩm và chế phẩm hóa học của ngành công nghiệp hóa chất hoặc các ngành công nghiệp khác có liên quan (kể cả các chất có chứa các hỗn hợp của các sản phẩm tự nhiên), chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; các sản phẩm phế thải của công nghiệp hóa chất hoặc các ngành công nghiệp khác có liên quan chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác
3824
10
00
- Các chất gắn đã điều chế dùng cho khuôn đúc hoặc lõi đúc
0
3824
20
00
- A-xít naphthenic, muối không tan trong nước và các este của chúng
0
3824
30
00
- Các-bua kim loại không kết tủa trộn với nhau hay trộn với các chất gắn kim loại
0
3824
40
00
- Phụ gia đã điều chế dùng cho xi măng, vữa hoặc bê tông
5
3824
50
00
- Vữa và bê tông không chịu lửa
10
3824
60
00
- Chất sorbiton, trừ chất thuộc phân nhóm 2905.44
0
- Hỗn hợp chứa dẫn xuất đã ha-lô-gen hóa của hydrocacbon không tuần hoàn chứa hai hoặc nhiều ha-lô-gen khác:
3824
71
- - Chứa hydrocacbon không tuần hoàn đã halogen hóa chỉ với flo và clo:
3824
71
10
- - - Dầu dùng cho máy biến thế hoặc cho bộ phận ngắt mạch điện
10
3824
71
90
- - - Loại khác
0
3824
79
00
- - Loại khác
0
3824
90
- Loại khác:
3824
90
10
- - Thuốc tẩy mực, sửa bản in từ khuôn tô, các chất lỏng để xoá sửa, được đóng gói để bán lẻ
0
3824
90
20
- - Hỗn hợp các chất hoá học, loại dùng trong chế biến thực phẩm
10
3824
90
30
- - Hỗn hợp dung môi vô cơ
0
3824
90
40
- - Dầu axeton
0
3824
90
50
- - Các chế phẩm hoặc hỗn hợp chứa muối natri của axit glutamic
30
3824
90
90
- - Loại khác
0
3909
Nhựa amino, nhựa phenolic và polyurethan, dạng nguyên sinh
3909
10
- Nhựa urê; nhựa thioure:
3909
10
10
-- Hợp chất để đúc (moulding compound)
5
3909
10
90
-- Loại khác
0
3909
20
- Nhựa melamin:
3909
20
10
-- Hợp chất để đúc (moulding compound)
5
3909
20
90
-- Loại khác
0
3909
30
- Nhựa amino khác:
3909
30
10
-- Hợp chất để đúc (moulding compound)
0
3909
30
90
-- Loại khác
0
3909
40
00
- Nhựa phenolic
3
3909
50
00
- Nhựa Polyurethan
0
3919
Tấm, phiến, màng, lá, băng, dải và các loại tấm phẳng bằng plastic đã quét lớp keo dính một mặt, có hoặc không ở dạng cuộn
3919
10
00
- Ở dạng cuộn, chiều rộng không quá 20cm
20
3919
90
00
- Loại khác
15
3920
Tấm, phiến, màng, lá, dải khác bằng plastic, không xốp và chưa được gia cố, gắn lớp mặt, bổ trợ hoặc kết hợp tương tự với các vật liệu khác
3920
10
00
- Từ polyme etylen
10
3920
20
- Từ polyme propylen:
3920
20
10
- - Màng BOPP
5
3920
20
90
- - Loại khác
10
3920
30
00
- Từ polyme styren
10
- Từ polyme vinyl clorua:
3920
41
00
- - Loại cứng
10
3920
42
00
- - Loại dẻo
20
- Từ polyme acrylic:
3920
51
00
- - Từ polymetyl metacrylat
10
3920
59
00
- - Loại khác
10
- Từ polycacbonat, nhựa alkyt, este polyallyl hoặc các polyeste khác:
3920
61
00
- - Từ polycacbonat
10
3920
62
- - Từ polyetylen terephthalat:
3920
62
10
- - - Dạng màng
5
3920
62
90
- - - Loại khác
10
3920
63
00
- - Từ polyeste no
10
3920
69
00
- - Từ các polyeste khác
10
- Từ xenlulo hoặc các chất dẫn xuất hóa học của chúng:
3920
71
- - Từ xelulo hoàn nguyên:
3920
71
10
- - - Màng cellophane
5
3920
71
90
- - - Loại khác
10
3920
72
00
- - Từ sợi lưu hóa
10
3920
73
00
- - Từ axetat xenlulo
10
3920
79
00
- - Từ các chất dẫn xuất xenlulo khác
10
- Từ plastic khác:
3920
91
00
- - Từ polyvinyl butyral
10
3920
92
00
- - Từ polyamit
10
3920
93
00
- - Từ nhựa amino
10
3920
94
00
- - Từ nhựa phenolic
10
3920
99
00
- - Từ plastic khác
10
3921
Tấm, phiến, màng, lá, dải khác bằng plastic
- Loại xốp:
3921
11
00
- - Từ polyme styren
10
3921
12
00
- - Từ polyme vinyl clorua
10
3921
13
00
- - Từ polyurethan
10
3921
14
00
- - Từ xenlulo hoàn nguyên
10
3921
19
00
- - Từ plastic khác
10
3921
90
00
- Loại khác
10
3922
Bồn tắm, bồn tắm đứng sử dụng vòi sen, bồn rửa bát, chậu rửa, bệ và nắp xí bệt, bình xối nước và các đồ vệ sinh tương tự, bằng plastic
3922
10
00
- Bồn tắm, bồn tắm đứng sử dụng vòi sen, bồn rửa bát và chậu rửa
50
3922
20
- Bệ và nắp xí bệt:
3922
20
10
-- Nắp đậy
40
3922
20
90
-- Loại khác
40
3922
90
- Loại khác:
3922
90
10
-- Bình xối nước cho bệ xí và bệ xí tiểu nam
50
3922
90
20
-- Phụ kiện của bình xối nước
40
3922
90
90
-- Loại khác
50
3923
Các sản phẩm dùng trong vận chuyển hoặc đóng gói hàng hóa, bằng plastic; nút, nắp, mũ van và các loại nút đậy khác bằng plastic
3923
10
- Hộp, hòm, thùng thưa và các loại tương tự:
3923
10
10
- - Hộp sử dụng cho phim điện ảnh, băng, đĩa
20
3923
10
90
- - Loại khác
30
- Bao và túi (kể cả loại hình nón):
3923
21
00
- - Bằng polyme etylen
30
3923
29
00
- - Bằng plastic khác
30
3923
30
- Bình, chai, lọ, bình thót cổ và các sản phẩm tương tự:
3923
30
10
- - Vỏ ống kem đánh răng
10
3923
30
90
- - Loại khác
30
3923
40
- Suốt chỉ, ống chỉ, lõi (bobbin) và các vật phẩm tương tự:
3923
40
10
- - Dùng cho phim điện ảnh, nhiếp ảnh, băng, và các sản phẩm tương tự thuộc nhóm 8523, 8524
5
3923
40
20
- - Dùng cho máy móc thuộc nhóm 8444, 8445 và 8448
0
3923
40
90
- - Loại khác
0
3923
50
00
- Nút, nắp, mũ van và các nút đậy tương tự
30
3923
90
00
- Loại khác
30
3926
Sản phẩm khác bằng plastic và các sản phẩm bằng các vật liệu khác của các nhóm từ 3901 đến 3914
3926
10
00
- Đồ dùng trong văn phòng hoặc trường học
40
3926
20
00
- Các vật phẩm dùng kèm theo y phục và các đồ phụ trợ của quần áo (kể cả găng tay)
40
3926
30
00
- Vật trang trí lắp vào đồ đạc trong nhà, trong xe cộ và các loại tương tự
40
3926
40
00
- Tượng nhỏ và các loại trang trí khác
40
3926
90
- Loại khác:
3926
90
10
- - Lá chắn chống bạo loạn
5
3926
90
20
- - Đinh phản quang
5
3926
90
30
- - Màn lưới tẩm thuốc diệt muỗi
20
3926
90
90
- - Loại khác
30
4010
Băng tải hoặc băng truyền (dây cu roa) hoặc đai truyền bằng cao su lưu hóa
- Băng tải, đai tải:
4010
11
00
- - Chỉ được gia cố bằng kim loại
3
4010
12
00
- - Chỉ được gia cố bằng vật liệu dệt
3
4010
13
00
- - Chỉ được gia cố bằng plastic
3
4010
19
00
- - Loại khác
3
- Băng truyền hoặc đai truyền:
4010
21
00
- - Băng truyền liên tục có mặt cắt hình thang (V- băng truyền) có hay không có đường rãnh, chu vi trên 60cm nhưng không qúa 180cm
10
4010
22
00
- - Băng truyền liên tục có mặt cắt hình thang (V- băng truyền) có hay không có đường rãnh, chu vi trên 180cm nhưng không qúa 240cm
10
4010
23
00
- - Băng truyền đồng bộ liên tục có chu vi trên 60cm nhưng không qúa 150cm
3
4010
24
00
- - Băng truyền đồng bộ liên tục có chu vi trên 150cm nhưng không qúa 198cm
3
4010
29
00
- - Loại khác
3
4805
Giấy và bìa không tráng khác, ở dạng cuộn hoặc tờ, chưa được gia công hơn mức đã chi tiết trong chú giải 2 của chương này
4805
10
00
- Giấy gấp nếp (làn sóng) sản xuất bằng phương pháp nửa hóa học
10
- Giấy và bìa nhiều lớp:
4805
21
00
- - Mỗi lớp đều đã tẩy trắng
10
4805
22
00
- - Chỉ có một lớp ngoài được tẩy trắng
10
4805
23
00
- - Loại giấy có 3 lớp trở lên, trong đó chỉ có 2 lớp ngoài được tẩy trắng
10
4805
29
00
- - Loại khác
10
4805
30
- Giấy bao gói sunphit:
4805
30
10
- - Giấy gói bao diêm đã nhuộm màu
10
4805
30
90
- - Loại khác
10
4805
40
00
- Giấy và bìa lọc
10
4805
50
00
- Giấy nỉ và bìa nỉ
10
4805
60
00
- Giấy và bìa khác trọng lượng từ 150g/m2 trở xuống
5
4805
70
00
- Giấy và bìa khác trọng lượng trên 150g/m2 nhưng dưới 225g/m2
10
4805
80
00
- Giấy và bìa khác trọng lượng từ 225g/m2 trở lên
10
4811
Giấy, bìa, mền xenlulo, màng xơ xenlulo, đã tráng, thấm tẩm, phủ, nhuộm màu bề mặt, trang trí hoặc in bề mặt, ở dạng cuộn hoặc tờ, trừ các loại thuộc các nhóm 4803, 4809 hoặc 4810
4811
10
00
- Giấy và bìa đã quét hắc ín, chất bi-tum hoặc nhựa đường
5
- Giấy và bìa đã dính hoặc đã quét lớp nhựa:
4811
21
00
- - Loại tự dính
10
4811
29
00
- - Loại khác
10
- Giấy và bìa đã tráng, thấm tẩm hoặc phủ bằng plastic (trừ chất dính):
4811
31
00
- - Đã tẩy, trọng lượng trên 150 g/m2
10
4811
39
00
- - Loại khác
10
4811
40
00
- Giấy và bìa đã tráng, thấm, tẩm hoặc phủ bằng sáp, sáp parafin, stearin, dầu hoặc glycerol
10
4811
90
- Giấy, bìa, mền xenlulo và màng xơ xenlulo khác:
4811
90
10
-- Giấy làm nền sản xuất giấy nhôm
5
4811
90
90
-- Loại khác
10
4901
Các loại sách in, sách gấp, sách mỏng và các ấn phẩm tương tự, dạng tờ đơn hoặc không phải dạng tờ đơn
4901
10
00
- Dạng tờ đơn, có hoặc không gấp
5
- Loại khác:
4901
91
00
- - Từ điển, quyển bách khoa toàn thư và các phụ chương của chúng
0
4901
99
- - Loại khác:
4901
99
10
- - - Sách giáo khoa, sách kinh tế, sách khoa học kỹ thuật và xã hội, sách phục vụ thiếu nhi, sách pháp luật
0
4901
99
90
- - - Loại khác
5
4908
Đề can các loại (decalonamias)
4908
10
00
- Đề can dùng cho các sản phẩm thủy tinh
5
4908
90
00
- Loại khác
15
4911
Các ấn phẩm khác, kể cả tranh và ảnh in
4911
10
00
- Các ấn phẩm quảng cáo thương mại, các mẫu (catalogue) thương mại và các ấn phẩm tương tự
20
- Loại khác:
4911
91
00
- - Tranh, bản thiết kế và ảnh các loại
30
4911
99
00
- - Loại khác
30
5603
Các sản phẩm không dệt, đã hoặc chưa thấm, tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp
- Bằng sợi phi-la-măng (filament) nhân tạo:
5603
11
- - Trọng lượng không quá 25g/m2:
5603
11
10
- - - Chưa thấm, tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp
15
5603
11
90
- - - Loại khác
15
5603
12
- - Trọng lượng trên 25 g/m2 nhưng không quá 70g/m2:
5603
12
10
- - - Chưa thấm, tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp
15
5603
12
90
- - - Loại khác
15
5603
13
- - Trọng lượng trên 70g/m2 nhưng không quá 150g/m2:
5603
13
10
- - - Chưa thấm, tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp
15
5603
13
90
- - - Loại khác
15
5603
14
- - Trọng lượng trên 150g/ m2:
5603
14
10
- - - Chưa thấm, tẩm, tráng, phủ hoặc ép lớp
15
5603
14
90
- - - Loại khác
15
- Loại khác:
5603
91
00
- - Trọng lượng không qúa 25g/ m2
15
5603
92
00
- - Trọng lượng trên 25g/m2 nhưng không qúa 70g/m2
15
5603
93
00
- - Trọng lượng trên 70g/m2 nhưng không qúa 150g/m2
15
5603
94
00
- - Trọng lượng trên 150g/m2
15
5803
Vải sa lượt, trừ các loại vải khổ hẹp thuộc nhóm 5806
5803
10
- Từ bông:
5803
10
10
- - Chưa tẩy, chưa ngâm kiềm
40
5803
10
90
- - Loại khác
40
5803
90
- Từ vật liệu khác:
5803
90
10
- - Tấm lưới đan bằng plastic che cho cây trồng
10
5803
90
90
- - Loại khác
40
5909
Các loại ống dẫn mềm dệt và các loại ống dệt tương tự đã hoặc chưa lót hoặc bọc kim loại, có hoặc không có các đồ phụ trợ kèm theo bằng các chất liệu khác
5909
00
10
- Vòi cứu hỏa
0
5909
00
20
- Vật liệu không dệt được gia cố bên trong bằng nhựa hình làn sóng sử dụng làm bấc thấm
1
5909
00
90
- Loại khác
0
6113
Quần áo được may từ các loại vải dệt kim, đan hoặc móc thuộc nhóm 5903, 5906, 5907
- Làm từ vải không đàn hồi hoặc tráng cao su:
6113
00
11
- - Quần áo chống cháy
5
6113
00
19
- - Loại khác
50
- Làm từ vải đàn hồi hoặc tráng cao su:
6113
00
91
- - Quần áo chống cháy
5
6113
00
99
- - Loại khác
50
6114
Quần áo khác, dệt kim, đan, hoặc móc
6114
10
00
- Bằng len lông cừu hay lông động vật loại mịn
50
6114
20
00
- Bằng sợi bông
50
6114
30
- Bằng sợi nhân tạo:
6114
30
10
-- Quần áo chống cháy
5
6114
30
90
- - Loại khác
50
6114
90
- Bằng vật liệu dệt khác:
6114
90
10
- - Từ sợi gai ramine, lanh hoặc tơ
50
6114
90
90
- - Loại khác
50
6210
Quần áo may sẵn làm bằng vải thuộc nhóm 5602, 5603, 5903, 5906, 5907
6210
10
00
- Bằng vải thuộc nhóm 5602 hoặc 5603
50
6210
20
- Quần áo khác thuộc loại được mô tả từ phân nhóm 6201.11 đến 6201.19:
6210
20
10
- - Quần áo chống cháy
5
6210
20
90
- - Loại khác
50
6210
30
- Quần áo khác thuộc loại được mô tả từ phân nhóm 6202.11 đến 6202.19:
6210
30
10
- - Quần áo chống cháy
5
6210
30
90
- - Loại khác
50
6210
40
- Quần áo đàn ông hoặc trẻ em trai khác:
6210
40
10
- - Quần áo chống cháy
5
6210
40
90
- - Loại khác
50
6210
50
- Quần áo phụ nữ hoặc trẻ em gái khác:
6210
50
10
- - Quần áo chống cháy
5
6210
50
90
- - Loại khác
50
6211
Bộ quần áo thể thao, bộ quần áo trượt tuyết và quần áo bơi; quần áo khác
- Quần áo bơi :
6211
11
00
- - Quần áo bơi đàn ông hoặc trẻ em trai
50
6211
12
00
- - Quần áo bơi phụ nữ hoặc trẻ em gái
50
6211
20
00
- Bộ quần áo trượt tuyết
50
- Quần áo đàn ông hoặc trẻ em trai khác :
6211
31
00
- - Bằng len lông cừu hoặc lông động vật loại mịn
50
6211
32
00
- - Bằng sợi bông
50
6211
33
- - Bằng sợi nhân tạo:
6211
33
10
- - Quần áo chống cháy
5
6211
33
90
- - Loại khác
50
6211
39
- - Bằng vật liệu dệt khác:
6211
39
10
- - Quần áo chống cháy
5
6211
39
90
- - Loại khác
50
- Quần áo cho phụ nữ hoặc trẻ em gái:
6211
41
00
- - Bằng len hoặc lông động vật loại mịn
50
6211
42
00
- - Bằng sợi bông
50
6211
43
00
- - Bằng sợi nhân tạo
50
6211
49
00
- - Bằng vật liệu dệt khác
50
6305
Bao và túi dùng để đựng hàng
6305
10
- Bằng sợi đay hoặc sợi dệt từ vỏ cây khác thuộc nhóm 5303:
6305
10
10
- - Mới
40
6305
10
20
- - Đã sử dụng
40
6305
20
- Bằng sợi bông:
6305
20
10
- - Dệt kim, đan hoặc móc
50
6305
20
90
- - Loại khác
50
- Bằng vật liệu dệt nhân tạo:
6305
32
- - Bao hay các loại tương tự để chứa các sản phẩm trung gian dạng rời, loại mềm dẻo:
6305
32
10
- - - Bằng vải không dệt
50
6305
32
20
- - - Dệt kim, đan hoặc móc
50
6305
32
90
- - - Loại khác
50
6305
33
- - Loại khác, bằng dải polyetylen hoặc polypropylen hoặc dạng tương tự:
6305
33
10
- - - Dệt kim, đan hoặc móc
50
6305
33
20
- - - Bằng sợi dệt dạng dải và tương tự
40
6305
33
90
- - - Loại khác
50
6305
39
- - Loại khác:
6305
39
10
- - - Bằng vải không dệt
50
6305
39
20
- - - Dệt kim, đan hoặc móc
50
6305
39
90
- - - Loại khác
50
6305
90
- Bằng vật liệu dệt khác:
- - Từ sợi gai của nhóm 5304:
6305
90
11
- - - Dệt kim, đan hoặc móc
50
6305
90
19
- - - Loại khác
50
- - Từ sợi dừa của nhóm 5305:
6305
90
81
- - - Dệt kim, đan hoặc móc
50
6305
90
89
- - - Loại khác
50
6305
90
90
- - Loại khác
50
6405
Giày dép khác
6405
10
00
- Có mũ giày bằng da thuộc hoặc da tổng hợp (giả da)
50
6405
20
00
- Có mũ giày bằng vật liệu dệt
50
6405
90
- Loại khác:
6405
90
10
- - Giầy bảo hộ lao động
5
6405
90
90
- - Loại khác
50
6902
Gạch, gạch khối, gạch lát, ngói chịu lửa và các loại hàng xây dựng bằng gốm chịu lửa trừ các sản phẩm làm bằng hóa thạch si-lic hoặc đất si-lic tương tự
6902
10
00
- Có tỷ trọng các nguyên tố ma-giê, can-xi hoặc crôm riêng biệt hoặc kết hợp trên 50% như ô-xít magiê, ôxít canxi hoặc ô-xít crôm (Cr203 )
10
6902
20
00
- Có tỷ trọng trên 50% là a-lu-min (Al203), đi-ô-xít si-lic (Si02) hoặc hỗn hợp hay hợp chất của các chất này
10
6902
90
00
- Loại khác
10
7208
Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán mỏng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng
7208
10
00
- Ở dạng cuộn, chưa được gia công quá mức cán nóng, có hình mẫu dập nổi
0
- Loại khác, dạng cuộn, chưa được gia công quá mức cán nóng, đã tẩy gỉ:
7208
25
00
- - Chiều dầy từ 4,75mm trở lên
0
7208
26
00
- - Chiều dày từ 3mm trở lên nhưng dưới 4,75mm
0
7208
27
00
- - Chiều dày dưới 3mm
0
- Loại khác, dạng cuộn, chưa được gia công quá mức cán nóng:
7208
36
00
- - Chiều dày trên 10mm
0
7208
37
00
- - Chiều dày từ 4,75mm trở lên nhưng không qúa 10mm
0
7208
38
00
- - Chiều dày từ 3mm trở lên nhưng dưới 4,75mm
0
7208
39
00
- - Chiều dày dưới 3mm
0
7208
40
00
- Ở dạng không cuộn, chưa được gia công quá mức cán nóng, có hình mẫu dập nổi
0
- Loại khác, ở dạng không cuộn, chưa được gia công quá mức cán nóng:
7208
51
00
- - Chiều dày trên 10mm
0
7208
52
00
- - Chiều dày từ 4,75mm trở lên nhưng không qúa 10mm
0
7208
53
00
- - Chiều dày từ 3mm trở lên nhưng dưới 4,75mm
0
7208
54
00
- - Chiều dày dưới 3mm
5
7208
90
00
- Loại khác
0
7209
Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán mỏng, có chiều rộng từ 600mm trở lên được cán nguội (ép nguội), chưa phủ, mạ hoặc tráng
- Ở dạng cuộn, chưa được gia công quá mức cán nguội (ép nguội):
7209
15
00
- - Có chiều dày từ 3mm trở lên
0
7209
16
00
- - Có chiều dày trên 1mm nhưng dưới 3mm
0
7209
17
00
- - Có chiều dày từ 0,5mm trở lên nhưng không quá 1mm
0
7209
18
00
- - Có chiều dày dưới 0,5mm
0
- Ở dạng không cuộn, chưa được gia công quá mức cán nguội (ép nguội):
7209
25
00
- - Có chiều dày từ 3mm trở lên
0
7209
26
00
- - Có chiều dày trên 1mm nhưng dưới 3mm
5
7209
27
00
- - Có chiều dày từ 0,5mm trở lên nhưng không quá 1mm
5
7209
28
00
- - Có chiều dày dưới 0,5mm
5
7209
90
00
- Loại khác
0
7213
Sắt, thép không hợp kim ở dạng que và thanh xoắn không đều, được cán nóng
7213
10
- Có răng, rãnh, khía và các dạng khác được tạo thành trong quá trình cán:
7213
10
10
- - Có mặt cắt ngang hình tròn, đường kính không quá 50mm2
40
7213
10
20
- - Có mặt cắt ngang hình chữ nhật (kể cả hình vuông) chiều rộng mặt cắt không quá 20mm
40
7213
10
90
- - Loại khác
10
7213
20
- Loại khác, bằng thép dễ cắt tiện:
7213
20
10
- - - Loại có đường kính trung bình từ 5mm đến 20mm
0
7213
20
90
- - - Loại khác
0
- Loại khác:
7213
91
- - Có mặt cắt ngang hình tròn, đường kính dưới 14mm:
7213
91
10
- - - Dùng làm que hàn
5
7213
91
90
- - - Loại khác
10
7213
99
- - Loại khác:
7213
99
10
- - - Dùng làm que hàn
5
7213
99
90
- - - Loại khác
10
7224
Thép hợp kim khác ở dạng thỏi hoặc dạng thô khác; các bán thành phẩm thép hợp kim
7224
10
00
- Ở dạng thỏi hoặc dạng thô khác
0
7224
90
00
- Loại khác
0
7303
Các loại ống, ống dẫn, thanh dạng rỗng bằng gang
- Các loại ống, ống dẫn:
7303
00
11
- - Loại có đường kính ngoài không quá 100mm
10
7303
00
12
- - Loại có đường kính ngoài trên 100 mm nhưng không quá 150mm
10
7303
00
13
- - Loại có đường kính ngoài trên 150 mm không quá 600mm
20
7303
00
19
- - Loại khác
10
- Loại khác, bằng gang dễ uốn (mềm):
7303
00
21
- - Loại có đường kính ngoài không quá 100mm
3
7303
00
22
- - Loại khác
3
- Loại khác:
7303
00
91
- - Loại có đường kính ngoài không quá 100mm
3
7303
00
92
- - Loại khác
3
7305
Các loại ống, ống dẫn khác bằng sắt hoặc thép (ví dụ được hàn, tán bằng đinh hoặc ghép với nhau bằng cách tương tự) có mặt cắt hình tròn, đường kính mặt cắt ngoài trên 406,4mm
- ống dẫn thuộc loại được dùng làm đường ống dẫn dầu hoặc dẫn khí:
7305
11
00
- - Hàn chìm theo chiều dọc bằng hồ quang
5
7305
12
00
- - Loại khác, hàn theo chiều dọc
5
7305
19
00
- - Loại khác
15
7305
20
00
- ống chống loại được dùng trong khoan dầu hoặc khí
5
- Loại khác, được hàn:
7305
31
- - Được hàn theo chiều dọc:
- - - ống bằng thép không gỉ:
7305
31
11
- - - - Đường ống dẫn cao áp
5
7305
31
19
- - - - Loại khác
5
- - - Loại khác:
7305
31
91
- - - - Đường ống dẫn cao áp
5
7305
31
99
- - - - Loại khác
5
7305
39
- - Loại khác:
7305
39
10
- - - Đường ống dẫn cao áp
5
7305
39
90
- - - Loại khác
15
7305
90
- Loại khác:
7305
90
10
- - Đường ống dẫn cao áp
5
7305
90
90
- - Loại khác
5
7326
Các sản phẩm khác bằng sắt hoặc thép
- Đã được rèn hoặc rập nhưng chưa được gia công tiếp:
7326
11
00
- - Bi nghiền và các sản phẩm tương tự dùng cho máy nghiền
20
7326
19
00
- - Loại khác
20
7326
20
- Sản phẩm bằng dây sắt hoặc thép:
7326
20
10
- - Loại để sản xuất tanh lốp xe
0
7326
20
90
- - Loại khác
20
7326
90
00
- Loại khác
20
8005
00
00
Lá thiếc mỏng (đã hoặc chưa ép hình hoặc bồi trên giấy, bìa, plastic hoặc vật liệu bồi tương tự), có chiều dày (không kể vật liệu bồi) không quá 0,2mm; bột và vảy thiếc
3
8113
00
00
Gốm kim loại và các sản phẩm làm từ gốm kim loại, kể cả phế liệu và mảnh vụn
0
8303
00
00
Két an toàn đã được bọc thép hoặc gia cố, két bạc, cửa bọc sắt, khóa ngăn an toàn để đồ gửi, tiền gửi dùng cho các phòng bọc thép, hòm để tiền hay đựng chứng thư và các loại tương tự làm bằng kim loại thường
30
8311
Dây, thanh, ống, tấm, cực điện và các sản phẩm tương tự, bằng kim loại thường hoặc các-bua kim loại, được bọc hoặc phủ bằng chất nóng chẩy thuộc loại dùng để hàn xì, hàn hơi, hàn điện hoặc làm lắng kim loại, các bua kim loại; dây và thanh bằng bột kim loại thường đã kết tụ trong công nghiệp phun kim loại
8311
10
- Cực điện được phủ kim loại thường để hàn hồ quang điện:
8311
10
10
- - Bằng thép không hợp kim
30
8311
10
90
- - Loại khác
30
8311
20
00
- Dây có lõi bằng kim loại thường để hàn hồ quang điện
30
8311
30
00
- Dạng thanh được phủ bằng kim loại thường, dây có lõi bằng kim loại thường dùng để hàn xì, hàn hơi, hàn điện bằng hồ quang
30
8311
90
00
- Loại khác, kể cả bộ phận
30
8407
Động cơ pít-tông (piston) đốt trong hoặc động cơ pít-tông chuyển động thuận nghịch mồi bằng tia lửa điện
8407
10
00
- Động cơ máy bay
0
- Động cơ đẩy thủy:
8407
21
- - Động cơ gắn ngoài:
8407
21
10
- - - Có công suất không quá 20kW (27CV)
30
8407
21
20
- - - Có công suất trên 20kW (27CV) nhưng không quá 22,38kW (30CV)
30
8407
21
90
- - - Có công suất trên 22,38kW (30CV)
5
8407
29
- - Loại khác:
8407
29
10
- - - Có công suất không quá 22,38kW (30CV)
30
8407
29
20
- - - Có công suất trên 22,38kW (30CV) nhưng không quá 750kW (1006CV)
5
8407
29
90
- - - Có công suất trên 750kW (1006CV)
5
- Động cơ pít-tông chuyển động thuận nghịch, loại sử dụng cho xe thuộc chương 87:
8407
31
00
- - Có dung tích xilanh không quá 50cc
50
8407
32
- - Có dung tích xi lanh trên 50 cc nhưng không quá 250cc:
- - - Dùng cho nhóm 8701:
8407
32
11
- - - - Có dung tích xi lanh trên 50 cc nhưng không quá 110cc
30
8407
32
12
- - - - Có dung tích xi lanh trên 110 cc nhưng không quá 125cc
30
8407
32
19
- - - - Có dung tích xi lanh trên 125cc nhưng không quá 250cc
30
- - - Dùng cho nhóm 8711:
8407
32
21
- - - - Có dung tích xi lanh trên 50 cc nhưng không quá 110cc
50
8407
32
22
- - - - Có dung tích xi lanh trên 110 cc nhưng không quá 125cc
50
8407
32
29
- - - - Có dung tích xi lanh trên 125cc nhưng không quá 250cc
50
- - - Dùng cho nhóm khác thuộc chương 87:
8407
32
91
- - - - Có dung tích xi lanh trên 50 cc nhưng không quá 110cc
30
8407
32
92
- - - - Có dung tích xi lanh trên 110 cc nhưng không quá 125cc
30
8407
32
99
- - - - Có dung tích xi lanh trên 125cc nhưng không quá 250cc
30
8407
33
- - Có dung tích xi lanh trên 250cc nhưng không quá 1000cc:
8407
33
10
- - - Dùng cho nhóm 8701
30
8407
33
20
- - - Dùng cho nhóm 8711
50
8407
33
90
- - - Loại khác
30
8407
34
- - Có dung tích xi lanh trên 1000cc:
8407
34
10
- - - Dùng cho nhóm 8701
30
8407
34
20
- - - Dùng cho nhóm 8711
50
8407
34
90
- - - Loại khác
30
8407
90
- Động cơ khác:
8407
90
10
- - Có công suất không quá 18,65 kW (25CV)
30
8407
90
20
- - Có công suất trên 18,65 kW (25CV) nhưng không quá 22,38 kW (30CV)
30
8407
90
90
- - Có công suất trên 22,38 kW (30CV)
5
8408
Động cơ đốt trong khởi động bằng sức nén, động cơ đi-ê-den (diesel) hoặc động cơ bán đi-ê-den
8408
10
- Động cơ đẩy thủy:
8408
10
10
- - Có công suất không quá 22,38 kW (30CV)
30
8408
10
20
- - Có công suất trên 22,38 kW (30CV) nhưng không quá 40 kW
0
8408
10
30
- - Có công suất trên 40 kW nhưng không quá 100 kW
0
8408
10
40
- - Có công suất trên 100 kW nhưng không quá 750 kW
0
8408
10
90
- - Có công suất trên 750 kW
0
8408
20
- Động cơ đẩy dùng cho xe thuộc chương 87:
- - Có công suất không quá 20 kW:
8408
20
11
- - - Dùng cho nhóm 8701
40
8408
20
19
- - - Loại khác
30
- - Có công suất trên 20 kW nhưng không quá 22,38 kW:
8408
20
21
- - - Dùng cho nhóm 8701
30
8408
20
29
- - - Loại khác
30
- - Có công suất trên 22,38 kW nhưng không quá 60 kW:
8408
20
31
- - - Dùng cho nhóm 8701
30
8408
20
39
- - - Loại khác
30
- - Loại khác:
8408
20
91
- - - Dùng cho nhóm 8701
5
8408
20
99
- - - Loại khác
30
8408
90
- Động cơ khác:
8408
90
10
- - Có công suất không quá 18,65 kW
40
8408
90
20
- - Có công suất trên 18,65 kW nhưng không quá 22,38 kW
30
8408
90
30
- - Có công suất trên 22,38 kW nhưng không quá 60 kW
30
8408
90
40
- - Có công suất trên 60 kW nhưng không quá 100 kW
5
8408
90
50
- - Có công suất trên 100 kW
5
8409
Các bộ phận chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng cho các loại động cơ thuộc nhóm 8407 hoặc 8408
8409
10
00
- Cho động cơ máy bay
0
- Loại khác:
8409
91
- - Chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng cho động cơ đốt trong mồi bằng tia lửa:
8409
91
10
- - - Cho động cơ thuộc nhóm 8701, có công suất không quá 22,38 kW
30
8409
91
20
- - - Cho động cơ thuộc nhóm 8701, có công suất trên 22,38 kW
20
8409
91
30
- - - Cho động cơ thuộc nhóm 8711
30
8409
91
40
- - - Cho động cơ khác thuộc chương 87
20
- - - Cho động cơ của tàu thuyền thuộc chương 89:
8409
91
51
- - - - Cho động cơ đẩy thuỷ, có công suất không quá 22,38 kW
10
8409
91
59
- - - - Cho động cơ đẩy thuỷ, có công suất trên 22,38 kW
0
8409
91
60
- - - Cho động cơ của các loại máy khác
20
8409
99
- - Loại khác:
8409
99
10
- - - Cho động cơ thuộc nhóm 8701, có công suất không quá 22,38 kW
30
8409
99
20
- - - Cho động cơ thuộc nhóm 8701, có công suất trên 22,38 kW
20
8409
99
30
- - - Cho động cơ khác thuộc chương 87
20
- - - Cho động cơ của tàu thuyền thuộc chương 89:
8409
99
41
- - - - Cho động cơ đẩy thuỷ, có công suất không quá 22,38 kW
10
8409
99
49
- - - - Cho động cơ đẩy thuỷ, có công suất trên 22,38 kW
0
8409
99
60
- - - Cho động cơ của các máy khác
20
8418
Máy làm lạnh, máy làm đá và thiết bị làm lạnh hoặc làm đông lạnh khác, loại dùng điện hoặc loại khác; bơm nhiệt, trừ máy điều hòa không khí thuộc nhóm 8415
8418
10
- Máy làm lạnh và đông lạnh liên hợp, được lắp cửa mở bên ngoài riêng biệt:
8418
10
10
- - Loại sử dụng trong gia đình
50
8418
10
90
- - Loại khác
3
- Tủ lạnh loại dùng cho gia đình:
8418
21
00
- - Loại nén
50
8418
22
00
- - Loại hút, hoạt động bằng điện
50
8418
29
00
- - Loại khác
50
8418
30
- Máy đông lạnh, dạng tủ, dung tích không quá 800 lít:
8418
30
10
- - Dung tích đến 200 lít
50
8418
30
20
- - Dung tích trên 200 lít đến 800 lít
30
8418
40
- Máy đông lạnh block đứng, dung tích không quá 900 lít:
8418
40
10
- - Dung tích đến 200 lít
50
8418
40
20
- - Dung tích trên 200 lít đến 900 lít
30
8418
50
- Tủ, tủ ngăn, quầy hàng, tủ bày hàng có chức năng làm lạnh hoặc làm đông lạnh; các loại đồ dùng có chức năng làm lạnh hoặc đông lạnh tương tự:
- - Có dung tích không quá 200 lít:
8418
50
11
- - - Loại thiết kế chuyên dùng trong y tế, dược phẩm
0
8418
50
19
- - - Loại khác
50
- - Có dung tích trên 200 lít:
8418
50
21
- - - Loại thiết kế chuyên dùng trong y tế, dược phẩm
0
8418
50
22
- - - Buồng lạnh
20
8418
50
29
- - - Loại khác
30
- Các thiết bị làm lạnh hoặc đông lạnh khác; bơm nhiệt:
8418
61
00
- - Bộ phận làm lạnh dạng nén, có bình ngưng là bộ phận trao đổi nhiệt
10
8418
69
- - Loại khác:
8418
69
10
--- Máy sản xuất đá vảy trực tiếp từ nước biển, được thiết kế để gắn trên tàu đánh cá (nhiệt độ đông lạnh tối thiểu của đá là -20 độ C)
5
8418
69
90
--- Loại khác
10
- Bộ phận:
8418
91
00
- - Các loại đồ đạc thiết kế để chứa các thiết bị làm lạnh hoặc làm đông lạnh
20
8418
99
00
- - Loại khác
20
8422
Máy rửa bát đĩa, máy làm sạch hay làm khô chai lọ và các loại đồ chứa khác; máy rót, đóng kín, gắn xi, đóng nút bao thiếc, dán nhãn vào các chai lọ, can, hộp, túi hoặc đồ chứa khác; máy bọc chai lọ, ống và các loại đồ chứa tương tự; máy đóng gói hay bao gói khác, (kể cả máy để bọc giấy bạc); máy nạp ga cho đồ uống
- Máy rửa bát, đĩa:
8422
11
- - Máy dùng trong gia đình (có chiều cao từ 95 cm trở xuống, chiều rộng từ 65 cm trở xuống, chiều dài từ 70 cm trở xuống):
8422
11
10
- - - Dùng điện
40
8422
11
90
- - - Không dùng điện
40
8422
19
00
- - Loại khác
20
8422
20
00
- Máy làm sạch hay làm khô chai lọ và các loại đồ chứa khác
5
8422
30
00
- Máy rót, đóng kín, gắn xi, đóng nút bao thiếc, dán nhãn vào các chai lọ, can, hộp, túi hoặc đồ chứa khác; máy bọc chai, lọ, ống và các đồ chứa tương tự; máy nạp ga cho đồ uống
0
8422
40
00
- Máy đóng gói và bao gói khác (kể cả máy để bọc giấy bạc)
0
8422
90
- Bộ phận:
- - Loại sử dụng cho phân nhóm 8422.11:
8422
90
11
- - - Của loại dùng cho mã số 8422.11.10
5
8422
90
19
- - - Loại khác
5
8422
90
90
- - Loại khác
0
8424
Đồ dùng cơ khí (có hoặc không điều khiển bằng tay) để phun bắn, phun rải, hoặc phun áp lực các chất lỏng hoặc chất bột; bình dập lửa, đã hoặc chưa nạp, súng phun và các loại tương tự; máy bắn phá bằng hơi nước hoặc bằng cát và các loại máy bắn phá bằng các loại tia tương tự
8424
10
00
- Bình dập lửa, đã hoặc chưa nạp
0
8424
20
00
- Súng phun và các thiết bị tương tự
0
8424
30
00
- Máy bắn phá bằng hơi nước, bằng cát và các loại máy bắn phá bằng các loại tia áp lực tương tự
0
- Các thiết bị khác:
8424
81
- - Dùng trong nông nghiệp hoặc làm vườn:
8424
81
10
- - - Thiết bị phun thuốc trừ sâu điều khiển bằng tay
20
8424
81
90
- - - Loại khác
0
8424
89
- - Loại khác:
8424
89
10
- - - Đầu bình xịt có gắn vòi
10
8424
89
90
- - - Loại khác
0
8424
90
00
- Các bộ phận
0
8432
Máy nông nghiệp, làm vườn, lâm nghiệp dùng cho việc làm đất hoặc trồng trọt; máy cán cỏ, làm sân cỏ thể thao
8432
10
00
- Dàn cầy
20
- Bừa đĩa, dàn xới, máy làm cỏ và cuốc:
8432
21
00
- - Bừa đĩa
20
8432
29
00
- - Loại khác
20
8432
30
00
- Máy gieo hạt, máy trồng cây, máy cấy
5
8432
40
00
- Máy vãi phân hay máy rắc phân hóa học
5
8432
80
00
- Máy khác
5
8432
90
00
- Bộ phận
0
8436
Các loại máy khác dùng trong nông nghiệp, làm vườn, lâm nghiệp, chăn nuôi gia cầm, nuôi ong, kể cả máy ươm hạt giống có lắp thiết bị cơ khí hoặc thiết bị nhiệt; máy ấp trứng gia cầm và thiết bị nuôi gà con (gà úm)
8436
10
- Máy chế biến thức ăn gia súc:
8436
10
10
- - Hoạt động bằng điện
20
8436
10
20
- - Không hoạt động bằng điện
20
- Máy chăm sóc gia cầm, máy ấp trứng gia cầm và thiết bị nuôi gà con (gà úm):
8436
21
- - Máy ấp trứng gia cầm và thiết bị nuôi gà con (gà úm):
8436
21
10
- - - Hoạt động bằng điện
3
8436
21
20
- - - Không hoạt động bằng điện
3
8436
29
- - Loại khác:
8436
29
10
- - - Hoạt động bằng điện
3
8436
29
20
- - - Không hoạt động bằng điện
3
8436
80
- Máy khác:
- - Hoạt động bằng điện:
8436
80
11
- - - Dùng trong nông nghiệp và làm vườn
3
8436
80
19
- - - Loại khác
3
- - Không hoạt động bằng điện:
8436
80
21
- - - Dùng trong nông nghiệp và làm vườn
3
8436
80
29
- - - Loại khác
3
- Các bộ phận:
8436
91
- - Của máy chăm sóc gia cầm, máy ấp trứng gia cầm và thiết bị nuôi gà con (gà úm):
8436
91
10
- - - Của máy móc, thiết bị hoạt động bằng điện
0
8436
91
20
- - - Của máy móc, thiết bị không hoạt động bằng điện
0
8436
99
- - Của các máy khác:
- - - Của máy móc, thiết bị hoạt động bằng điện:
8436
99
11
- - - - Dùng trong nông nghiệp và làm vườn
0
8436
99
19
- - - - Loại khác
0
- - - Của máy móc, thiết bị không hoạt động bằng điện:
8436
99
21
- - - - Dùng trong nông nghiệp và làm vườn
0
8436
99
29
- - - - Loại khác
0
8437
Máy làm sạch, phân loại hoặc xếp loại hạt ngũ cốc hay các loại rau đậu, qủa khô; máy dùng trong công nghiệp xay xát, chế biến ngũ cốc, rau đậu, quả khô, trừ các loại máy kiểu trang trại
8437
10
00
- Máy làm sạch, phân loại hoặc xếp loại hạt ngũ cốc hay các loại rau đậu, quả khô
5
8437
80
- Máy khác:
8437
80
10
- - Máy xát vỏ gạo, đánh bóng gạo hoặc máy kết hợp cả hai chức năng trên
20
8437
80
90
- - Máy khác
20
8437
90
00
- Các bộ phận
0
8451
Máy (trừ máy thuộc nhóm 8450) dùng để giặt, làm sạch, vắt, sấy khô, là hơi, ép (kể cả ép vải dựng), tẩy trắng, nhuộm, xử lý cao cấp, hoàn tất, tráng hoặc ngâm, tẩm sợi, vải hay các sản phẩm dệt thành phẩm và các loại máy dùng để phết hồ dính trên vải đế hoặc lớp lót khác dùng trong sản xuất hàng trải sàn như vải sơn lót sàn, các máy để quấn, tở, gấp, cắt hoặc cắt vải hình răng cưa
8451
10
00
- Máy giặt khô
0
- Máy sấy:
8451
21
00
- - Công suất mỗi lần sấy không quá 10kg vải khô
30
8451
29
00
- - Loại khác
3
8451
30
00
- Máy là, ép (kể cả máy ép nước)
0
8451
40
00
- Máy giặt, tẩy trắng hoặc máy nhuộm
0
8451
50
00
- Máy cuộn, tháo, gấp, cắt hoặc cắt vải hình răng cưa
0
8451
80
00
- Máy loại khác
0
8451
90
- Các bộ phận:
8451
90
10
- - Của phân nhóm 845121
10
8451
90
90
- - Loại khác
0
8452
Máy may, trừ các loại máy khâu sách thuộc nhóm 8440; tủ, chân bàn, nắp đậy chuyên dùng cho các loại máy khâu; kim máy may
8452
10
00
- Máy may dùng cho gia đình
50
- Loại khác:
8452
21
00
- - Loại có các bộ phận tự động
0
8452
29
00
- - Loại khác
0
8452
30
00
- Kim máy khâu
10
8452
40
- Tủ, chân bàn, nắp đậy cho máy khâu và các bộ phận của chúng:
8452
40
10
- - Loại cho máy thuộc phân nhóm 845210
30
8452
40
90
- - Loại khác
0
8452
90
- Bộ phận khác của máy khâu:
8452
90
10
- - Loại cho máy thuộc phân nhóm 845210
30
8452
90
90
- - Loại khác
0
8458
Máy tiện kim loại (kể cả loại tâm xoay)
- Máy tiện ngang:
8458
11
00
- - Loại điều khiển bằng số
0
8458
19
- - Loại khác:
8458
19
10
- - - Loại có chiều cao tâm không quá 300mm
15
8458
19
90
- - - Loại khác
0
- Máy tiện khác:
8458
91
00
- - Loại điều khiển bằng số
0
8458
99
- - Loại khác:
8458
99
10
- - - Loại có chiều cao tâm không quá 300mm
15
8458
99
90
- - - Loại khác
0
8471
Máy xử lý dữ liệu tự động và các cụm của máy; bộ đọc từ hay đọc quang học, máy chuyển dữ liệu vào băng đĩa dữ liệu dưới dạng để được mã hóa và máy xử lý những dữ liệu này, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác
8471
10
00
- Máy xử lý dữ liệu tự động loại tuơng tự hay máy lai
0
8471
30
00
- Máy xử lý dữ liệu tự động số, loại xách tay trọng lượng không quá 10kg, gồm ít nhất một bộ xử lý trung tâm, một bàn phím và một màn hình
10
- Máy xử lý dữ liệu tự động số loại khác:
8471
41
00
- - Chứa trong cùng một vỏ, ít nhất một bộ xử lý trung tâm, bộ nhập và bộ xuất, có hoặc không kết hợp
10
8471
49
00
- - Loại khác, ở dạng hệ thống
10
8471
50
00
- Các bộ xử lý số, trừ loại thuộc phân nhóm 847141 và 847149, có hoặc không chứa trong cùng một vỏ 1 hoặc 2 bộ trong số các bộ sau: bộ lưu trữ; bộ nhập; bộ xuất
10
8471
60
- Bộ nhập hoặc bộ xuất, có hoặc không chứa bộ lưu trữ trong cùng một vỏ:
8471
60
10
- - Máy in kim
5
8471
60
20
- - Máy in phun
5
8471
60
30
- - Máy in lade
5
8471
60
40
- - Máy in khác
5
8471
60
50
- - Bàn phím máy tính
10
8471
60
90
- - Loại khác
10
8471
70
00
- Bộ lưu trữ
10
8471
80
00
- Các cụm khác của máy xử lý dữ liệu tự động
10
8471
90
00
- Loại khác
10
8483
Trục truyền động (kể cả trục cam và trục khủyu) và cần khủyu; thân ổ trục và gối đỡ trục phẳng; trục vít ổ bi và ổ đũa, bánh răng và bánh truyền động bằng ma sát; hộp số và bộ phận thay đổi tốc độ khác, kể cả bộ biến ngẫu lực; bánh đà ròng rọc, kể cả pa-lăng; khớp nối và trục nối (kể cả khớp nối vạn năng)
8483
10
- Trục truyền động (kể cả trục cam và trục khủyu) và cần khủyu:
- - Dùng cho động cơ thuộc chương 87:
8483
10
11
- - - Dùng cho động cơ của hàng hoá thuộc nhóm 8701
20
8483
10
12
- - - Dùng cho động cơ của hàng hoá thuộc nhóm 8711
30
8483
10
19
- - - Dùng cho động cơ của hàng hoá thuộc các nhóm khác của chương 87
20
- - Dùng cho động cơ đẩy thuỷ:
8483
10
21
- - - Có công suất không quá 22,38 kW
10
8483
10
29
- - - Loại khác
0
8483
10
90
- - Dùng cho động cơ của máy khác
20
8483
20
00
- Thân ổ trục, có gắn vòng bi hoặc ổ đũa
0
8483
30
- Thân ổ trục, không gắn vòng bi hoặc ổ đũa, gối đỡ trục phẳng:
8483
30
10
- - Dùng cho xe có động cơ
30
8483
30
90
- - Loại khác
0
8483
40
- Bánh răng và bánh truyền động bằng ma sát, trừ bánh răng dạng bánh xe, xích (có) con lăn và các bộ phận chuyển động riêng biệt, trục vít ổ bi và ổ đũa; hộp số và bộ phận điều tốc khác, kể cả bộ biến ngẫu lực:
- - Dùng cho động cơ của xe thuộc chương 87:
8483
40
11
- - - Dùng cho động cơ của hàng hoá thuộc nhóm 8701
20
8483
40
12
- - - Dùng cho động cơ của hàng hoá thuộc nhóm 8711
30
8483
40
19
- - - Dùng cho động cơ của hàng hoá thuộc các nhóm khác thuộc chương 87
20
- - Dùng cho động cơ đẩy thủy:
8483
40
21
- - - Dùng cho loại có công suất đến 22,38 kW
10
8483
40
29
- - - Dùng cho loại khác
0
8483
40
90
- - Dùng cho động cơ của máy khác
20
8483
50
00
- Bánh đà ròng rọc, kể cả pa-lăng
0
8483
60
00
- Khớp nối và trục nối (kể cả khớp nối vạn năng)
0
8483
90
00
- Các bộ phận
0
8504
Biến thế điện, máy nắn dòng tĩnh (ví dụ: máy chỉnh lưu) và bộ cảm điện
8504
10
00
- Chấn lưu dùng cho đèn hoặc ống có đầu cực phóng điện
10
- Máy biến thế dùng điện môi lỏng:
8504
21
00
- - Có công suất sử dụng không quá 650 kVA
30
8504
22
00
- - Có công suất sử dụng trên 650 kVA nhưng không quá 10.000 kVA
30
8504
23
00
- - Có công suất trên 10.000 kVA
5
- Các loại máy biến thế khác:
8504
31
- - Có công suất sử dụng không quá 1 kVA:
8504
31
10
- - - Biến dòng loại trung thế
30
8504
31
20
- - - Biến dòng, biến điện áp loại cao thế
0
8504
31
90
- - - Loại khác
30
8504
32
- - Có công suất sử dụng trên 1kVA nhưng không quá 16kVA:
8504
32
10
- - - Biến dòng loại trung thế
30
8504
32
20
- - - Biến dòng, biến điện áp loại cao thế
0
8504
32
90
- - - Loại khác
30
8504
33
- - Có công suất sử dụng trên 16kVA nhưng không quá 500kVA:
8504
33
10
- - - Biến áp cao tần
30
8504
33
90
- - - Loại khác
30
8504
34
- - Có công suất sử dụng trên 500 kVA:
8504
34
10
- - - Biến áp cao tần
30
8504
34
90
- - - Loại khác
30
8504
40
- Máy nắn dòng tĩnh:
- - Máy nắn dòng tĩnh dùng cho các thiết bị xử lý dữ liệu tự động và thiết bị viễn thông:
8504
40
11
- - - Bộ lưu giữ điện (UPS)
5
8504
40
19
- - - Loại khác
0
8504
40
20
- - Máy sạc ắc quy, pin có công suất danh định 100kVA
0
8504
40
30
- - Máy nắn dòng điện
0
8504
40
40
- - Các bộ biến đổi điện khác
0
8504
40
90
- - Loại khác
0
8504
50
00
- Bộ cảm điện khác
0
8504
90
- Các bộ phận:
8504
90
10
- - Của máy thuộc các mã số 85041020, 85042100, 85042200, 85043110, 85043190, 85043210, 85043290, 85043310, 85043390, 85043410, 85043490
5
8504
90
90
- - Loại khác
0
8506
Pin và bộ pin
8506
10
- Bằng đioxít mangan:
8506
10
10
- - Có thể tích ngoài không quá 300cm3
30
8506
10
90
- - Loại khác
5
8506
30
00
- Bằng o xít thủy ngân
30
8506
40
00
- Bằng o xít bạc
30
8506
50
00
- Bằng liti
30
8506
60
- Bằng kẽm gió:
8506
60
10
- - Có thể tích ngoài không quá 300cm3
30
8506
60
90
- - Loại khác
5
8506
80
- Pin và bộ pin khác:
- - Bằng kẽm các - bon:
8506
80
11
- - - Có thể tích ngoài không quá 300cm3
30
8506
80
19
- - - Loại khác
5
- - Loại khác :
8506
80
91
- - - Có thể tích ngoài không quá 300cm3
30
8506
80
99
- - - Loại khác
5
8506
90
00
- Các bộ phận
5
8517
Thiết bị điện dùng cho điện thoại hoặc điện báo hữu tuyến, kể cả bộ điện thoại hữu tuyến có bộ tay cầm không dây và thiết bị viễn thông dùng trong hệ thống truyền tải hoặc hệ thống số; điện thoại video (điện thoại hình ảnh)
- Bộ điện thoại; điện thoại video (điện thoại hình ảnh):
8517
11
00
- - Bộ điện thoại hữu tuyến có bộ tay cầm không dây
20
8517
19
- - Loại khác:
8517
19
10
- - - Bộ điện thoại
20
8517
19
20
- - - Điện thoại video
10
- Máy Fax và máy in viễn thông (máy điện báo in chữ teletip):
8517
21
00
- - Máy Fax
10
8517
22
00
- - Máy in viễn thông
10
8517
30
00
- Thiết bị chuyển mạch điện báo hay điện thoại
10
8517
50
- Thiết bị khác, dùng cho hệ thống đường dây truyền tải hoặc hệ thống số:
8517
50
10
- - Modems
10
8517
50
20
- - Thiết bị nén hoặc phân giải
10
8517
50
90
- - Loại khác
10
8517
80
- Thiết bị khác:
8517
80
10
- - Máy biến đổi tần số kể cả thiết bị chuyển đổi âm và thiết bị mã hóa
10
8517
80
90
- - Loại khác
10
8517
90
- Các bộ phận:
8517
90
10
- - Bản mạch in đã lắp ráp
5
8517
90
90
- - Loại khác
5
8519
Máy hát, máy chạy băng, cát-sét và các loại máy tái tạo âm thanh khác không lắp kèm thiết bị ghi âm
8519
10
00
- Máy chạy băng cát-sét hoạt động bằng thẻ hoặc đồng xu
50
- Máy chạy băng cát-sét khác:
8519
21
00
- - Không có loa
50
8519
29
00
- - Loại khác
50
- Máy hát:
8519
31
00
- - Có cơ cấu tự động đổi đĩa
50
8519
39
00
- - Loại khác
50
8519
40
- Máy tái tạo lời nói:
8519
40
10
- - Loại thiết kế đặc biệt sử dụng trong điện ảnh, phát thanh, truyền hình
5
8519
40
90
- - Loại khác
50
- Máy tái tạo âm thanh khác:
8519
92
00
- - Cát-sét loại bỏ túi
50
8519
93
- - Cát-sét loại khác:
8519
93
10
- - - Loại thiết kế đặc biệt sử dụng trong điện ảnh, phát thanh, truyền hình
5
8519
93
90
- - - Loại khác
50
8519
99
- - Loại khác:
8519
99
10
- - - Loại thiết kế đặc biệt sử dụng trong điện ảnh, phát thanh, truyền hình
5
8519
99
90
- - - Loại khác
50
8520
Máy ghi băng từ và các loại máy ghi âm khác có hoặc không gắn với bộ phận sao âm thanh
8520
10
00
- Máy đọc chính tả loại không thể hoạt động được nếu không có nguồn năng lượng bên ngoài
5
8520
20
00
- Máy trả lời điện thoại
5
- Máy ghi âm băng từ khác có gắn với bộ phận tái tạo âm thanh:
8520
32
- - Loại âm thanh số:
8520
32
10
- - - Loại thiết kế đặc biệt sử dụng trong điện ảnh, phát thanh, truyền hình
5
8520
32
90
- - - Loại khác
40
8520
33
- - Loại khác, dạng cát-sét:
8520
33
10
- - - Loại thiết kế đặc biệt sử dụng trong điện ảnh, phát thanh, truyền hình
5
8520
33
90
- - - Loại khác
40
8520
39
- - Loại khác :
8520
39
10
- - - Loại thiết kế đặc biệt sử dụng trong điện ảnh, phát thanh, truyền hình
5
8520
39
90
- - - Loại khác
40
8520
90
- Loại khác:
8520
90
10
- - Loại thiết kế đặc biệt sử dụng trong điện ảnh, phát thanh, truyền hình
5
8520
90
90
- - Loại khác
40
8521
Máy thu và phát video, có hoặc không gắn với thiết bị thu các tín hiệu video
8521
10
- Loại băng từ:
8521
10
10
- - Loại thiết kế đặc biệt sử dụng trong điện ảnh, phát thanh, truyền hình
5
8521
10
90
- - Loại khác
50
8521
90
- Loại khác:
- - Máy dùng đĩa laser:
8521
90
11
- - - Loại thiết kế đặc biệt sử dụng trong điện ảnh, phát thanh, truyền hình
5
8521
90
19
- - - Loại khác
50
- - Loại khác:
8521
90
91
- - - Loại thiết kế đặc biệt sử dụng trong điện ảnh, phát thanh, truyền hình
5
8521
90
99
- - - Loại khác
50
8522
Phụ tùng và các bộ phận phụ trợ chỉ sử dụng hoặc chủ yếu sử dụng cho các thiết bị thuộc nhóm 8519 đến 8521
8522
10
- Đầu đọc (pick-up cartridges):
8522
10
10
- - Loại thiết kế đặc biệt sử dụng trong điện ảnh, phát thanh, truyền hình
5
8522
10
90
- - Loại khác
20
8522
90
- Loại khác:
8522
90
10
- - Loại thiết kế đặc biệt sử dụng trong điện ảnh, phát thanh, truyền hình
5
8522
90
90
- - Loại khác
20
8523
Băng, đĩa trắng (chưa ghi) dùng để ghi âm hoặc ghi các hiện tượng tương tự khác, trừ các sản phẩm thuộc chương 37
- Băng từ:
8523
11
- - Có chiều rộng không quá 4mm:
8523
11
10
- - - Băng máy vi tính
20
8523
11
90
- - - Loại khác
20
8523
12
- - Có chiều rộng trên 4mm, nhưng không quá 6,5 mm:
8523
12
10
- - - Băng video
20
8523
12
20
- - - Băng máy vi tính
20
8523
12
30
- - - Băng Umatic, Betacam, DIGITAL
5
8523
12
90
- - - Loại khác
20
8523
13
- - Có chiều rộng trên 6,5mm:
8523
13
10
- - - Băng video
20
8523
13
20
- - - Băng máy vi tính
20
8523
13
30
- - - Băng Umatic, Betacam, DIGITAL
5
8523
13
90
- - - Loại khác
20
8523
20
- Đĩa từ:
8523
20
10
- - Đĩa video
20
8523
20
20
- - Đĩa mềm máy vi tính
5
8523
20
90
- - Loại khác
20
8523
30
00
- Thẻ có chứa dải từ (cạc điện thoại)
20
8523
90
- Loại khác:
8523
90
10
- - Phim dùng để ghi âm cơ học
20
8523
90
20
- - Nến sáp mới và trục lăn đã xóa bộ phận ghi gốc
20
8523
90
30
- - Đĩa compact
20
8523
90
90
- - Loại khác
20
8524
Đĩa hát, băng và các loại đĩa, băng khác đã ghi âm thanh hoặc ghi các hiện tượng tương tự khác, kể cả khuôn cối và băng chủ (băng gốc) để in sao băng đĩa, trừ các sản phẩm thuộc chương 37
8524
10
00
- Đĩa hát
30
- Đĩa dùng cho hệ thống đọc la-de:
8524
31
- - Để tái tạo các hiện tượng không phải âm thanh và hình ảnh:
8524
31
10
- - - Cho phim điện ảnh
10
8524
31
90
- - - Loại khác
30
8524
32
- - Chỉ để tái tạo âm thanh:
8524
32
10
- - - Cho phim điện ảnh
10
8524
32
90
- - - Loại khác
30
8524
39
- - Loại khác:
8524
39
10
- - - Cho phim điện ảnh
10
8524
39
90
- - - Loại khác
30
8524
40
00
- Băng từ để tái tạo các hiện tượng không phải âm thanh hoặc hình ảnh
30
- Băng từ khác:
8524
51
- - Có chiều rộng không quá 4mm:
8524
51
10
- - - Cho máy vi tính
10
8524
51
20
- - - Cho phim điện ảnh
10
8524
51
90
- - - Loại khác
30
8524
52
- - Có chiều rộng trên 4mm nhưng không quá 6,5mm:
8524
52
10
- - - Cho máy vi tính
10
8524
52
20
- - - Cho phim điện ảnh
10
8524
52
90
- - - Loại khác
30
8524
53
- - Có chiều rộng trên 6,5mm :
8524
53
10
- - - Cho máy vi tính
10
8524
53
20
- - - Cho phim điện ảnh
10
8524
53
90
- - - Loại khác
30
8524
60
00
- Thẻ có chứa dải từ (cạc điện thoại)
20
- Loại khác:
8524
91
00
- - Để tái tạo các hiện tượng không phải âm thanh và hình ảnh
30
8524
99
00
- - Loại khác
30
8525
Thiết bị truyền phát dùng cho điện thoại vô tuyến (radio), điện báo vô tuyến, phát thanh vô tuyến, hoặc truyền hình, có hoặc không gắn với thiết bị thu hoặc thiết bị ghi hoặc sao âm thanh; camera vô tuyến truyền hình; camera ghi hình ảnh làm nền và camera ghi hình ảnh khác; camera kỹ thuật số
8525
10
00
- Thiết bị truyền sóng
0
8525
20
- Thiết bị truyền gắn với thiết bị thu:
8525
20
10
- - Máy điện thoại không dây (điện thoại di động)
15
8525
20
20
- - Thiết bị vô tuyến truyền hình
0
8525
20
30
- - Thiết bị điện thoại, điện báo vô tuyến
0
8525
20
90
- - Loại khác
0
8525
30
- Camera vô tuyến truyền hình:
8525
30
10
- - Camera không gắn với thiết bị thu, có gắn với thiết bị xử lý dữ liệu tự động, kích thước không quá 130mm x 70mm x 45mm
5
8525
30
90
- - Loại khác
5
8525
40
- Camera ghi hình ảnh làm nền và camera ghi hình ảnh khác, camera kỹ thuật số:
8525
40
10
- - Camera ghi hình ảnh làm nền kỹ thuật số
30
8525
40
20
- - Các loại camera ghi hình ảnh làm nền khác
30
8525
40
30
- - Camera kỹ thuật số
30
8525
40
40
- - Camera ghi hình ảnh khác
30
8527
Máy thu dùng cho điện thoại vô tuyến, điện báo, truyền thanh vô tuyến, có hoặc không lắp đặt trong cùng một hộp với thiết bị ghi hoặc sao âm thanh hoặc với đồng hồ
- Đài thu thanh vô tuyến có thể hoạt động không cần dùng nguồn điện ngoài, kể cả máy có khả năng đồng thời thu sóng điện thoại vô tuyến hay điện báo vô tuyến :
8527
12
00
- - Radio cát sét loại bỏ túi
40
8527
13
00
- - Thiết bị khác kết hợp với máy ghi âm hoặc thiết bị sao âm thanh
40
8527
19
- - Loại khác:
8527
19
10
- - - Sử dụng cho điện thoại hoặc điện báo vô tuyến
40
8527
19
20
- - - Máy thu có chức năng quản lý và giám sát kế hoạch bằng phổ điện từ
40
8527
19
90
- - - Loại khác
40
- Đài thu phát vô tuyến hoạt động bằng nguồn điện ngoài, loại sử dụng cho xe có động cơ, kể cả loại có gắn thiết bị thu điện thoại, điện báo vô tuyến:
8527
21
- - Kết hợp với thiết bị ghi phát âm thanh:
8527
21
10
- - - Sử dụng cho điện thoại, điện báo vô tuyến
40
8527
21
90
- - - Loại khác
40
8527
29
- - Loại khác:
8527
29
10
- - - Loại sử dụng cho điện thoại, điện báo vô tuyến
40
8527
29
90
- - - Loại khác
40
- Đài thu thanh vô tuyến khác, kể cả thiết bị có khả năng thu điện thoại vô tuyến hay điện báo vô tuyến :
8527
31
- - Kết hợp với thiết bị ghi phát âm thanh:
8527
31
10
- - - Sử dụng cho điện thoại và điện báo vô tuyến
40
8527
31
90
- - - Loại khác
40
8527
32
00
- - Không kết hợp với thiết bị ghi hoặc sao âm thanh, nhưng có lắp đồng hồ
40
8527
39
- - Loại khác:
8527
39
10
- - - Sử dụng trong điện thoại, điện báo vô tuyến
40
8527
39
90
- - - Loại khác
40
8527
90
- Các thiết bị khác:
8527
90
10
- - Máy thu xách tay dùng để gọi, báo hiệu hoặc nhắn tin, thiết bị báo hiệu và nhắn tin
15
- - Loại khác:
8527
90
91
- - - Sử dụng trong điện thoại, điện báo vô tuyến
40
8527
90
92
- - - Máy thu tín hiệu cấp cứu từ tàu thuyền hoặc máy bay
15
8527
90
91
- - - Loại khác
40
8535
Thiết bị điện để chuyển mạch hay bảo vệ mạch điện hoặc dùng để tiếp nối hay dùng trong mạch điện (ví dụ: bộ phận ngắt mạch, cầu chì, cột thu lôi, bộ khống chế điện áp, bộ phận triệt xung điện, phích cắm, hộp tiếp nối) dùng cho điện áp trên 1000 V
8535
10
00
- Cầu chì
0
- Bộ phận ngắt mạch tự động:
8535
21
- - Có điện thế dưới 72,5 kV:
8535
21
10
- - - Trọn bộ
5
8535
21
90
- - - Loại khác
5
8535
29
- - Loại khác:
8535
29
10
- - - Trọn bộ
5
8535
29
90
- - - Loại khác
5
8535
30
- Bộ phận ngắt mạch cách điện và bộ phận ngắt mạch tắt mở khác:
8535
30
10
-- Loại dùng cho điện áp trên 1.000V đến 40.000 V
5
8535
30
90
-- Loại khác
0
8535
40
00
- Cột thu lôi, bộ khống chế điện áp, bộ phận triệt xung điện
0
8535
90
00
- Loại khác
0
8536
Thiết bị điện để ngắt mạch hay bảo vệ mạch điện hoặc dùng để tiếp nối hay dùng trong mạch điện (ví dụ: bộ phận ngắt điện, rơ-le, cầu chì, bộ phận triệt xung điện, phích cắm, ổ cắm, đui đèn, hộp tiếp nối) dùng cho điện áp không quá 1000 V
8536
10
00
- Cầu chì
30
8536
20
00
- Bộ phận ngắt mạch tự động
30
8536
30
00
- Các thiết bị bảo vệ mạch điện khác
30
- Rơle:
8536
41
00
- - Dùng cho điện áp không quá 60V
30
8536
49
00
- - Loại khác
30
8536
50
- Bộ phận ngắt điện khác:
8536
50
10
- - Cái đóng ngắt khi có dòng rò và quá tải tự động
10
8536
50
90
- - Loại khác
30
- Đui đèn, phích cắm, ổ cắm:
8536
61
- - Đui đèn:
8536
61
10
- - - Loại dùng cho đèn compact và đèn halogen
5
8536
61
90
- - - Loại khác
30
8536
69
- - Loại khác:
8536
69
10
- - - Phích cắm điện thoại
30
8536
69
90
- - - Loại khác
30
8536
90
00
- Thiết bị điện khác
30
8540
Đèn điện tử và ống điện tử dùng nhiệt điện tử, catot lạnh hoặc catot quang điện (ví dụ: đèn điện tử và ống đèn chân không hoặc nạp khí hoặc hơi nước, đèn và ống điện tử chỉnh lưu hồ quang thủy ngân, ống điện tử dùng tia âm cực, ống điện tử trong camera truyền hình)
- Đèn ống âm cực dùng cho máy thu vô tuyến truyền hình, kể cả ống đèn cho bộ kiểm tra video:
8540
11
- - Loại màu:
8540
11
10
- - - Màn hình dạng phẳng hoặc dạng trụ
20
8540
11
90
- - - Loại khác
30
8540
12
00
- - Loại bóng đen trắng hay đơn sắc khác
10
8540
20
00
- ống hình vô tuyến; bộ phận chuyển hình ảnh và khuyếch đại hình ảnh; ống đèn ca-tốt quang điện khác.
10
8540
40
00
- ống hình số liệu/hình đồ họa (graphic), loại màu, với bước chấm màn hình phốt-pho nhỏ hơn 0,4mm
0
8540
50
00
- ống hình số liệu/hình đồ họa (graphic), loại đen trắng hoặc đơn sắc khác
0
8540
60
00
- ống đèn tia âm cực khác
0
- ống đèn sóng cực ngắn (ví dụ magnetron, klystrons, ống đèn sóng lan chuyền, caroinotrons), trừ ống đèn điều khiển mạng lưới:
8540
71
00
- - Magnetron
0
8540
72
00
- - Klystrons
0
8540
79
00
- - Loại khác
0
- Các loại bóng và đèn ống điện tử khác:
8540
81
00
- - Bóng đèn và ống đèn điện tử của máy thu hay máy khuyếch đại
0
8540
89
00
- - Loại khác
0
- Phụ tùng:
8540
91
- - Của ống đèn tia âm cực:
8540
91
10
- - - Cuộn lái tia
15
8540
91
90
- - - Loại khác
0
8540
99
00
- - Của loại khác
0
8544
Dây, cáp (kể cả cáp đồng trục) cách điện (kể cả loại đã được tráng men cách điện, hoặc mạ lớp cách điện) và dây dẫn điện được cách điện, đã hoặc chưa gắn với đầu nối. Cáp sợi quang làm bằng các sợi có vỏ bọc riêng từng sợi, đã hoặc chưa lắp với dây dẫn điện hoặc được lắp với đầu nối điện bằng các
- Dây cuốn (winding wire):
8544
11
- - Bằng đồng:
8544
11
10
- - - Tráng sơn hoặc men
15
8544
11
90
- - - Loại khác
10
8544
19
- - Bằng vật liệu khác:
8544
19
10
- - - Tráng sơn hoặc men
5
8544
19
90
- - - Loại khác
5
8544
20
- Cáp đồng trục và các dây dẫn điện đồng trục khác:
- - Đã gắn với đầu nối:
8544
20
11
- - - Tiết diện không qúa 300 mm2
15
8544
20
12
- - - Tiết diện trên 300 mm2 đến 400 mm2
5
8544
20
13
- - - Cáp điều khiển
10
8544
20
19
- - - Loại khác
1
- - Loại chưa gắn với đầu nối:
8544
20
21
- - - Tiết diện không qúa 300 mm2
15
8544
20
22
- - - Tiết diện trên 300 mm2 đến 400 mm2
5
8544
20
23
- - - Cáp điều khiển
10
8544
20
29
- - - Loại khác
1
8544
30
- Bộ dây đánh lửa và bộ dây khác thuộc loại sử dụng trong xe cộ, máy bay hay tầu thủy:
8544
30
10
- - Loại dùng cho xe có động cơ
20
8544
30
90
- - Loại khác
5
- Các loại dây dẫn điện khác dùng cho điện áp không quá 80V:
8544
41
- - Đã lắp vào đầu nối:
8544
41
10
- - - Cáp dùng cho ắc qui
15
8544
41
20
- - - Cáp điện thoại, cáp điện báo, cáp trạm vô tuyến ngầm dưới biển
0
8544
41
30
- - - Cáp điện thoại, cáp điện báo, cáp trạm vô tuyến, trừ loại cáp ngầm dưới biển
15
- - - Cáp điện:
8544
41
41
- - - - Cách điện bằng nhựa, tiết diện không quá 300 mm2
20
8544
41
49
- - - - Loại khác
5
- - - Loại khác:
8544
41
91
- - - - Cáp điều khiển
10
8544
41
92
- - - - Dây dẫn điện bọc nhựa
20
8544
41
99
- - - - Loại khác
10
8544
49
- - Loại khác:
8544
49
10
- - - Cáp điện thoại, cáp điện báo, cáp trạm vô tuyến ngầm dưới biển
0
8544
49
20
- - - Cáp điện thoại, cáp điện báo, cáp trạm vô tuyến, trừ loại cáp ngầm dưới biển
15
- - - Cáp điện:
8544
49
31
- - - - Cách điện bằng nhựa, tiết diện không quá 300 mm2
20
8544
49
39
- - - - Loại khác
5
- - - Loại khác:
8544
49
91
- - - - Cáp điều khiển
10
8544
49
92
- - - - Dây dẫn điện bọc nhựa
20
8544
49
99
- - - - Loại khác
10
- Các loại dây dẫn điện khác dùng cho điện áp trên 80V, nhưng không quá 1000V:
8544
51
- - Đã lắp với đầu nối:
8544
51
10
- - - Cáp điện thoại, cáp điện báo, cáp trạm vô tuyến ngầm dưới biển
0
8544
51
20
- - - Cáp điện thoại, cáp điện báo, cáp trạm vô tuyến, trừ loại cáp ngầm dưới biển
15
- - - Cáp điện:
8544
51
31
- - - - Cách điện bằng nhựa, tiết diện không quá 300 mm2
20
8544
51
39
- - - - Loại khác
5
- - - Loại khác:
8544
51
91
- - - - Cáp điều khiển
10
8544
51
92
- - - - Dây dẫn điện bọc nhựa
20
8544
51
99
- - - - Loại khác
10
8544
59
- - Loại khác:
8544
59
10
- - - Cáp điện thoại, cáp điện báo, cáp trạm vô tuyến ngầm dưới biển
0
8544
59
20
- - - Cáp điện thoại, cáp điện báo, cáp trạm vô tuyến, trừ loại cáp ngầm dưới biển
15
- - - Cáp điện:
8544
59
31
- - - - Cách điện bằng nhựa, tiết diện không quá 300 mm2
20
8544
59
39
- - - - Loại khác
5
- - - Loại khác:
8544
59
91
- - - - Cáp điều khiển
10
8544
59
92
- - - - Dây dẫn điện bọc nhựa
20
8544
59
99
- - - - Loại khác
10
8544
60
- Các loại dây dẫn điện khác dùng cho điện áp trên 1000V:
- - Cáp điện:
8544
60
11
- - - Cách điện bằng nhựa, chịu được điện áp trên 1 KV đến 36 KV, tiết diện không quá 400 mm2
20
8544
60
19
- - - Loại khác
5
- - Loại khác:
8544
60
91
- - - Cáp điện thoại, cáp điện báo, cáp trạm vô tuyến ngầm dưới biển
0
8544
60
92
- - - Cáp điện thoại, cáp điện báo, cáp trạm vô tuyến, trừ loại ngầm dưới biển
15
8544
60
99
- - - Loại khác
1
8544
70
- Cáp sợi quang:
8544
70
10
- - Cáp điện thoại, cáp điện báo, cáp trạm vô tuyến ngầm dưới biển
0
8544
70
20
- - Cáp điện thoại, cáp điện báo, cáp trạm vô tuyến, trừ loại cáp ngầm dưới biển
5
8544
70
90
- - Loại khác
1
8609
00
00
Công-ten-nơ (Container) (kể cả công-ten-nơ dùng vận chuyển chất lỏng) được thiết kế và trang bị đặc biệt để vận chuyển theo một hoặc nhiều phương thức
5
8701
Máy kéo (trừ máy kéo thuộc nhóm 8709)
8701
10
- Máy kéo điều khiển đạp chân:
8701
10
10
- - Loại công suất đến 15 CV
30
8701
10
20
-- Loại công suất trên 15 CV đến 30 CV
15
8701
10
90
- - Loại khác
0
8701
20
- Máy kéo đường bộ dùng cho loại rơ moóc một cầu:
8701
20
10
- - Loại công suất đến 15 CV
30
8701
20
20
-- Loại công suất trên 15 CV đến 30 CV
15
8701
20
90
- - Loại khác
0
8701
30
- Máy kéo bánh xích:
8701
30
10
- - Công suất đến 15 CV
30
8701
30
20
-- Loại công suất trên 15 CV đến 30 CV
15
8701
30
90
- - Loại khác
0
8701
90
- Loại khác:
8701
90
10
- - Công suất đến 15 CV
30
8701
90
20
-- Loại công suất trên 15 CV đến 30 CV
15
8701
90
90
- - Loại khác
0
9506
Vật phẩm và dụng cụ dùng cho thể dục, điền kinh và các môn thể thao khác (kể cả bóng bàn) hoặc trò chơi ngoài trời, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác trong chương này; bể bơi và bể bơi xuồng
- Ván trượt tuyết và các thiết bị trượt tuyết khác:
5
9506
11
00
- - Ván trượt tuyết
5
9506
12
00
- - Dây buộc ván trượt
5
9506
19
00
- - Loại khác
5
- Ván trượt nước, ván lướt sóng, ván buồm và các thiết bị thể thao dưới nước khác:
9506
21
00
- - Ván buồm
5
9506
29
00
- - Loại khác
5
- Gậy chơi gôn và các thiết bị chơi gôn khác:
9506
31
00
- - Gậy chơi gôn hoàn chỉnh
5
9506
32
00
- - Bóng
5
9506
39
00
- - Loại khác
5
9506
40
00
- Vật phẩm và thiết bị cho môn bóng bàn
5
- Vợt ten-nít, vợt cầu lông và các vợt tương tự, đã hoặc chưa căng dây:
9506
51
- - Vợt ten-nít đã hoặc chưa căng dây:
9506
51
10
- - - Khung vợt cầu lông và khung vợt
5
9506
51
90
- - - Loại khác
5
9506
59
00
- - Loại khác
5
- Bóng các loại, trừ bóng chơi gôn và bóng chơi bóng bàn:
9506
61
00
- - Bóng ten-nít
5
9506
62
00
- - Bóng có thể bơm hơi
5
9506
69
00
- - Loại khác
5
9506
70
00
- Lưỡi giầy trượt băng và lưỡi trượt có bánh xe, kể cả ủng trượt có gắn lưỡi trượt
5
- Loại khác:
9506
91
00
- - Vật phẩm và thiết bị cho phòng thể dục hoặc điền kinh
5
9506
99
- - Loại khác:
9506
99
10
- - - Quả cầu lông
5
9506
99
20
- - - Cung và tên trong bắn cung tên; Nỏ (ná)
5
9506
99
30
- - - Lưới, miếng đệm chơi crikê, cái bảo vệ ống chân và các sản phẩm tương tự
5
9506
99
40
- - - Các sản phẩm và thiết bị khác cho bóng đá, hốc-ky, ten-nit, cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng rổ hoặc crikê
5
9506
99
90
- - - Loại khác
5
9508
Vòng ngựa gỗ, đu, phòng tập bắn và các trò chơi giải trí chợ phiên, rạp xiếc lưu động, bầy thú xiếc lưu động, nhà hát lưu động
9508
10
00
- - Dùng trong rạp xiếc lưu động và bầy thú xiếc lưu động
10
9508
90
00
- - Loại khác
10 | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "18/12/2001",
"sign_number": "137/2001/QĐ-BTC",
"signer": "Vũ Văn Ninh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Ke-hoach-131-KH-UBND-2022-thi-dua-day-manh-thu-hut-nguon-luc-dau-tu-Hung-Yen-2022-2025-524564.aspx | Kế hoạch 131/KH-UBND 2022 thi đua đẩy mạnh thu hút nguồn lực đầu tư Hưng Yên 2022 2025 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 131/KH-UBND
Hưng Yên, ngày 18 tháng 7 năm 2022
KẾ HOẠCH
PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA “ĐẨY MẠNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN LỰC ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN” GIAI ĐOẠN 2022-2025
Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh, phát huy lợi thế của tỉnh, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua “Đẩy mạnh thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” giai đoạn 2022 - 2025, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành đặc biệt là vai trò của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở; doanh nghiệp, doanh nhân, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh trong thực hiện việc thu hút đầu tư về tỉnh, đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư trên địa bàn tỉnh.
b) Tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức, trách nhiệm đối với việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong các cơ quan, đơn vị, địa phương theo hướng công khai, minh bạch, thông thoáng; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo.
c) Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kêu gọi đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh; phát huy sức mạnh và trí tuệ của mọi tổ chức và cá nhân trong, ngoài tỉnh để thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư.
d) Kịp thời biểu dương, khen thưởng và tôn vinh những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thu hút đầu tư và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư.
2. Yêu cầu
a) Phong trào thi đua phải được triển khai sâu rộng tới các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và thực hiện thường xuyên, liên tục, tạo khí thế thi đua sôi nổi, tạo sự đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị và của toàn dân trong thu hút đầu tư.
b) Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh nắm bắt được nội dung phong trào từ đó có những hành động thiết thực để đầu tư và kêu gọi đầu tư hướng về Hưng Yên.
c) Các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp coi việc thu hút đầu tư và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư là nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện nhiệm vụ chính trị góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh;
d) Việc tôn vinh, biểu dương khen thưởng phải đảm bảo chính xác, công khai, công bằng và kịp thời, tạo động lực để các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
II. NỘI DUNG THI ĐUA
1. Thực hiện tốt về công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và của tỉnh; các gương điển hình tiên tiến, cách làm hay, sáng tạo, linh hoạt trong việc thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
2. Triển khai thực hiện tốt, đảm bảo tiến độ đúng và vượt thời gian; hoàn thành đúng hoặc vượt tỷ lệ % hằng năm theo kế hoạch đã đặt ra về thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư đặc biệt là đối với các Dự án trọng điểm.
3. Tăng cường cải cách hành chính, duy trì hiệu quả việc giải quyết thủ tục hành chính; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư, phát huy hiệu quả của chính quyền điện tử, cải cách dịch vụ công trực tuyến.
4. Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư trên địa bàn tỉnh; thực hiện tốt công tác giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc, bảo đảm có cơ chế để thực hiện công tác thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phù hợp với yêu cầu thực tế và quy định của pháp luật.
5. Thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật; chống tiêu cực, lãng phí trong thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư; vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, rà soát việc phân bổ các nguồn lực cho các Dự án trọng điểm phù hợp với tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân vốn, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm.
6. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của các cơ quan, đơn vị, địa phương và nắm tình hình có liên quan; kịp thời xử lý nghiêm những sai phạm, tiêu cực trong tổ chức thực hiện. Chú trọng công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
7. Thực hiện tốt công tác xây dựng phương án đầu tư, kinh doanh; tăng cường sự liên kết, kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đầu tư về tỉnh; tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để giải ngân và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn được đầu tư trên địa bàn tỉnh.
8. Kịp thời động viên khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư.
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THI ĐUA
1. Đối tượng thi đua
a) Tập thể:
- Sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Phòng, ban chuyên môn trực thuộc sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
- Đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; đơn vị là chủ đầu tư công trình, dự án có sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư trên địa bàn tỉnh.
b) Cá nhân:
- Cán bộ, công chức thuộc cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp tham mưu hoặc tham gia công tác thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh;
- Cá nhân trong và ngoài tỉnh có đóng góp lớn trong việc đầu tư hoặc thu hút đầu tư vào tỉnh.
2. Thời gian thi đua
Phong trào thi đua được triển khai từ ngày ban hành kế hoạch đến hết năm 2025; sơ kết phong trào năm 2023 và tổng kết phong trào năm 2025.
IV. TIÊU CHÍ THI ĐUA
1. Đối với tập thể
a) Xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua với các nội dung, mục tiêu, đối tượng thi đua cụ thể;
b) Hoàn thành có chất lượng, đúng và vượt tiến độ các chỉ tiêu thu hút và sử dụng các nguồn lực đầu tư.
c) Thực hiện tốt công tác phổ biến, tuyên truyền việc thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư.
d) Quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước hoặc từ nguồn kinh phí khác đúng quy định; giải ngân đảm bảo đúng thời gian theo kế hoạch.
đ) Nghiên cứu, kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh có cơ chế hoặc ban hành các văn bản để triển khai trong việc thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư được thuận lợi, hoàn thành theo kế hoạch.
e) Có nhiều đề xuất sáng kiến, giải pháp hiệu quả trong tham mưu chỉ đạo, tổ chức thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hoàn thành trong việc thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư.
g) Thực hiện tốt việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách thủ tục hành chính liên quan đến thu hút đầu tư; nâng mức độ dịch vụ công trực tuyến trong việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lên mức độ 3;
h) Đầu tư hoặc thu hút đầu tư tiêu biểu của tỉnh.
i) Đảm bảo công tác an ninh - trật tự an toàn xã hội; giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của công dân.
k) Thực hiện chế độ thông tin báo cáo đầy đủ, đúng thời gian quy định.
2. Đối với cá nhân
a) Có nhiều nhiều sáng tạo, đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu tổ chức tốt việc thu hút đầu tư hoặc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.
b) Cá nhân tiêu biểu trong việc đầu tư hoặc thu hút đầu tư của tỉnh.
V. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
1. Đối tượng khen thưởng
Tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong tổ chức, thực hiện phong trào thi đua.
2. Tiêu chuẩn khen thưởng
Khen thưởng cho các tập thể, cá nhân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đảm bảo các tiêu chí trong phong trào thi đua, có thành tích xuất sắc trong chỉ đạo, tham mưu, tổ chức thực hiện các nội dung thi đua, bảo đảm không trái các quy định của pháp luật, đúng quy trình, đúng hoặc vượt tiến độ đề ra; có nhiều biện pháp, giải pháp sáng tạo, linh hoạt, để xuất để đẩy nhanh công tác thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư trên địa bàn tỉnh.
3. Hình thức khen thưởng
a) Khen thưởng cấp Nhà nước: thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Giấy khen của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
4. Số lượng khen thưởng
a) Khen thưởng cấp Nhà nước (Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ): lựa chọn tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc nhất đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng khi tổng kết phong trào thi đua.
b) Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Khen thưởng sơ kết: không quá 10 tập thể, cá nhân.
- Khen thưởng tổng kết phong trào thi đua: không quá 20 tập thể, 20 cá nhân.
c) Giấy khen:
Sổ lượng do các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp quy định và khen thưởng theo thẩm quyền.
5. Hồ sơ đề nghị khen thưởng
a) Hồ sơ đề nghị khen thưởng do các cơ quan, đơn vị, địa phương xác lập và gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ).
b) Thành phần hồ sơ đề nghị khen thưởng (bao gồm cấp Nhà nước và cấp tỉnh):
- Tờ trình đề nghị khen thưởng;
- Biên bản họp xét khen thưởng của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương (kèm theo Danh sách);
- Báo cáo thành tích của các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng (mẫu báo cáo theo mẫu quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng).
- Đối với doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp khi đề nghị khen thưởng phải có văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế, bảo hiểm và bảo đảm môi trường trong thời gian đề nghị khen thưởng.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp:
a) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua theo các nội dung trên, gắn với tình hình thực tế, nhiệm vụ chính trị trọng tâm giai đoạn 2021 - 2025 của cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp.
b) Giới thiệu gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua để tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
c) Khen thưởng theo thẩm quyền và đề nghị cấp trên khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua theo quy định.
d) Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả phong trào thi đua (qua Sở Nội vụ).
2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các cấp, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong việc tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, người lao động và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tích cực hưởng ứng, thực hiện phong trào thi đua đạt được hiệu quả thiết thực, góp phần trong thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh hàng năm và kế hoạch 05 năm 2021 - 2025.
3. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền, phổ biến đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh về thu hút đầu tư và sử dụng nguồn vốn đầu tư; tuyên truyền về phong trào thi đua “Đẩy mạnh thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh.
4. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp về việc tổ chức thực hiện kế hoạch;
b) Tổng hợp, thẩm định hồ sơ, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu vào đợt sơ kết, tổng kết phong trào thi đua.
5. Giao Sở Nội vụ:
a) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương về việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này;
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và cấp trên khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu vào dịp sơ kết, tổng kết phong trào thi đua;
c) Báo cáo kết quả thực hiện phong trào thi đua; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức sơ kết và tổng kết phong trào thi đua;
d) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng điển hình tiên tiến, cách làm hay, sáng tạo, linh hoạt trong phong trào thi đua.
Trên đây là Kế hoạch phát động phong trào thi đua “Đẩy mạnh thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” giai đoạn 2022 - 2025. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét./.
Nơi nhận:
- Ban Thi đua - Khen thưởng TW;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc các Khối thi đua của tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Ban Thi đua-Khen thưởng (Sở Nội vụ);
- Lưu: VT, NCD.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Quốc Văn | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hưng Yên",
"promulgation_date": "18/07/2022",
"sign_number": "131/KH-UBND",
"signer": "Trần Quốc Văn",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-577-QD-UBND-nam-2013-Ke-hoach-thuc-hien-De-an-tro-giup-xa-hoi-179888.aspx | Quyết định 577/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp xã hội | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 577/QĐ-UBND
Bình Định, ngày 11 tháng 3 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRỢ GIÚP XÃ HỘI VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN, NGƯỜI RỐI NHIỄU TÂM TRÍ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Công văn số 3346/LĐTBXH-BTXH ngày 05/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 115/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 18/7/2012 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011- 2020;
Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 09/TTr-SLĐTBXH ngày 16/01/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng tỉnh Bình Định giai đoạn 2013 - 2015.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, các hội, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Thanh Thắng
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRỢ GIÚP XÃ HỘI VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN, NGƯỜI RỐI NHIỄU TÂM TRÍ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 577/QĐ-UBND ngày 11/3/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định)
Thực hiện Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020 (gọi tắt là Đề án 1215); Công văn số 3346/LĐTBXH-BTXH ngày 05/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2015; Thông tư liên tịch số 115/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 18/7/2012 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020.
Căn cứ tình hình thực tế về người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng tỉnh Bình Định giai đoạn 2013 - 2015 như sau:
Phần I
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRỢ GIÚP XÃ HỘI VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN, NGƯỜI RỐI NHIỄU TÂM TRÍ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
I. Thực trạng người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí và dự báo số lượng đến năm 2015
Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ, có địa hình trải dài theo Quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt, diện tích tự nhiên 6.025 km2, có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, 4 huyện đồng bằng, 2 huyện trung du và 3 huyện miền núi; có 159 xã, phường, thị trấn. Dân số có 378.375 hộ, hơn 1.500.000 nhân khẩu.
Là một tỉnh, phía Đông giáp biển, phía Tây giáp dãy núi Trường Sơn, mặt bằng có độ dốc lớn, thiên tai lũ, lụt, biến cố xã hội và các nguyên nhân khác xảy ra thường xuyên làm cho nhiều người rơi vào cảnh khó khăn. Theo số liệu khảo sát, rà soát cuối năm 2010 toàn tỉnh có 32.372 người tàn tật, trong đó có 9.272 người bị bệnh thần kinh, chiếm khoảng 0,62% dân số, cụ thể:
Rối loạn tâm trí
Tỉ lệ trong dân số
Số lượng
(người)
Tâm thần phân liệt
0,19%
2.852
Các dạng rối loạn tâm thần nghiêm trọng khác
0,07%
1.161
Các dạng rối loạn thường gây hậu quả về sức khỏe tâm thần
Chứng động kinh
0,14%
2.146
Khuyết tật thần kinh
0,10%
1.580
Tổn thương não
0,05%
751
Lạm dụng rượu
0,03%
561
Nghiện ma túy
0,01%
221
Tổng cộng
9.272
Theo báo cáo của Bệnh viện Tâm thần tỉnh và số liệu điều tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cuối năm 2010, trong số 9.272 người bị bệnh thần kinh, nhiều người bị bệnh nặng được gia đình đưa đến điều trị tại Bệnh viện Tâm thần của tỉnh nhiều lần và dài ngày dẫn đến khánh kiệt, rơi vào cảnh nghèo đói. Nhiều gia đình quản lý không được đã để người tâm thần, người rối loạn tâm trí đi lang thang ngoài đường ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị hoặc nhốt, xích tại gia đình; nhiều người có hành vi nguy hiểm cho xã hội như: Đánh trọng thương người thân trong gia đình và bà con hàng xóm, cá biệt có trường hợp gây ra những vụ án nghiêm trọng như mổ bụng, giết người, ăn nội tạng, đốt nhà,... gây sợ hãi, hoang mang trong gia đình và cộng đồng, số này có khoảng 4.135 người, chiếm tỷ lệ 44,59% trong số người bị bệnh thần kinh, trong đó:
Phân loại
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
%
1. Số người tâm thần có hành vi nguy hiểm đến cộng đồng
2.898
70%
2. Số người tâm thần được chăm sóc và phục hồi chức năng trong cơ sở bảo trợ xã hội
503
12,16%
3. Số người tâm thần ít có hành vi nguy hiểm sống tại gia đình
734
17,75%
Dự báo đến năm 2015:
Do áp lực của cuộc sống, sự thay đổi lối sống, về phát triển kinh tế, do sự biến đổi khí hậu, thiên tai và ô nhiễm môi trường, do nhiều nguyên nhân khác nhau và cùng với sự hạn chế của hệ thống dịch vụ công tác xã hội, nên số người rối nhiễu tâm trí, người bị tâm thần có chiều hướng gia tăng. Theo dự báo của liên ngành, hằng năm trên địa bàn tỉnh tăng thêm khoảng 388 người tâm thần (tương đương 9,4%), đến cuối năm 2015 toàn tỉnh có khoảng 11.212 người bị bệnh thần kinh và khoảng 5.000 người tâm thần nặng. Điều này tạo sức ép rất lớn về trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí ở tỉnh Bình Định.
II. Thực trạng công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí trên địa bàn tỉnh
1. Công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần Hoài Nhơn
Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần Hoài Nhơn thuộc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội được giao nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị bệnh tâm thần nặng, đã qua điều trị dài ngày, có hành vi nguy hiểm cho xã hội; không có người quản lý, chăm sóc; người bị bệnh tâm thần nặng đi lang thang, không xác định được nhân thân và nơi cư trú được tập trung đưa vào quản lý, nuôi dưỡng theo Đề án giải quyết tình trạng người lang thang, cơ nhỡ, xin ăn.
Trung tâm được thành lập từ năm 1979, qua từng giai đoạn được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép mở rộng diện tích, đầu tư kinh phí sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới, hiện nay Trung tâm có diện tích 40.292,6 m2, trong đó diện tích xây dựng 3.332 m2 bao gồm nhà làm việc, nhà ăn và nhà nuôi dưỡng trại viên, nâng công suất tiếp nhận từ 100 người/năm lên 400 người/năm. Đội ngũ cán bộ viên chức và lao động hiện có 82 người, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trong những năm qua, hàng năm Trung tâm tiếp nhận mới khoảng 50 đối tượng, đồng thời giải quyết cho hòa nhập cộng đồng (trở về gia đình) đối với những người được phục hồi chức năng, tâm thần ổn định. Tính đến tháng 12/2012, Trung tâm đang quản lý nuôi dưỡng 448 đối tượng, trong đó: 345 nam, 103 nữ; có 141 đối tượng lang thang được tập trung theo Đề án; trong 448 đối tượng có 402 người tâm thần phân liệt, 25 người động kinh, 21 người thuộc diện tâm thần khác; có 02 người là cán bộ hưu trí, 01 người là cán bộ mất sức lao động, 02 người là con liệt sỹ. Số đối tượng đang nuôi dưỡng tại Trung tâm tương ứng gần 10% số người mắc bệnh tâm thần nặng trên địa bàn tỉnh.
2. Công tác trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.
- Thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước, trong nhiều năm qua tỉnh đã triển khai thực hiện chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng cho người tâm thần nặng có hoàn cảnh khó khăn. Hiện nay toàn tỉnh có 3.722 người tâm thần nặng đang hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ, mức trợ cấp là 270.000đ/người/tháng, đã góp phần giải quyết khó khăn cho nhiều gia đình có người bệnh tâm thần.
- Tỉnh Bình Định có một Bệnh viện chuyên khoa tâm thần với quy mô 130 giường bệnh, hàng năm Bệnh viện điều trị cho khoảng 1.600 lượt bệnh nhân tâm thần, ngoài ra hàng năm bệnh viện còn triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động chương trình mục tiêu quốc gia về dự án chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng, theo đó Bệnh viện có kế hoạch thực hiện chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho 4.998 người bệnh tâm thần tại cộng đồng, trong đó: Tâm thần phân liệt 2.852 người, động kinh 2.146 người, ở 100% số xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh.
Ngoài bệnh viện chuyên khoa tâm thần của tỉnh, các Bệnh viện đa khoa cấp huyện và thành phố Quy Nhơn còn có khoa thần kinh để điều trị những người bị bệnh thần kinh nhẹ, 159 trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều tham gia thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần tại địa bàn theo kế hoạch của Bệnh viện chuyên khoa tâm thần tỉnh.
3. Cán bộ nhân viên trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí trên địa bàn tỉnh
Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí có 2 khía cạnh: Điều trị y tế và chăm sóc xã hội, do đó có 2 hệ thống đội ngũ cán bộ, nhân viên đó là: Cán bộ y tế và cán bộ nhân viên công tác xã hội.
Đội ngũ bác sỹ, y sỹ, nhân viên y tế và cán bộ nhân viên công tác xã hội (chuyên trách, bán chuyên trách) làm công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí toàn tỉnh hiện có khoảng 1.794 người. Trong đó: 284 người là Bác sỹ, y sỹ, nhân viên y tế đang làm việc tại Bệnh viện tâm thần tỉnh, khoa thần kinh các trung tâm y tế huyện, thành phố và trạm y tế cấp xã, phường, thị trấn; 1.514 người là cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác trong ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần Hoài Nhơn, các hội, đoàn thể từ tỉnh đến các huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh.
Những người làm việc tại các Bệnh viện chuyên khoa tâm thần, cán bộ y tế ở cấp xã, phường, thị trấn và cán bộ nhân viên Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần Hoài Nhơn đã được bồi dưỡng kiến thức theo chương trình Mục tiêu Quốc gia - Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần tại cộng đồng. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác trong ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các hội, đoàn thể từ tỉnh đến các huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn làm nhiệm vụ trợ cấp xã hội đối với người tâm thần chưa được đào tạo, tập huấn nên hiệu quả hoạt động phục hồi chức năng cho người tâm thần còn hạn chế.
Tại các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế xã hội chưa phát triển, hệ thống cơ sở y tế phát triển chưa đầy đủ. Do vậy, việc chăm sóc sức khỏe tâm thần chưa được quan tâm còn bỏ mặc gia đình và đối tượng.
Phần II
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
Huy động sự tham gia của xã hội nhất là gia đình, cộng đồng trợ giúp về vật chất, tinh thần phục hồi chức năng cho người tâm thần để ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa người rối nhiễu tâm trí bị bệnh tâm thần góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
2. Các chỉ tiêu cụ thể
a. 90% số người tâm thần có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và số người tâm thần lang thang được phục hồi chức năng luân phiên tại Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần Hoài Nhơn.
b. 90% số người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần, người tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội.
c. 100% gia đình có người tâm thần, 70% người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần được nâng cao nhận thức về trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng.
d. Hình thành các nhóm cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội kết hợp với nhân viên y tế trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần tại xã, phường, thị trấn có đông đối tượng.
II. Đối tượng và phạm vi của Kế hoạch
1. Đối tượng
a. Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 của Chính phủ; người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ (gọi tắt là người tâm thần);
b. Người rối nhiễu tâm trí.
2. Phạm vi của Kế hoạch
Kế hoạch được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, song có bước đi phù hợp với từng vùng, từng địa phương và điều kiện kinh tế - xã hội, tập trung vào các lĩnh vực sau:
a. Phát triển dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần kết hợp với điều trị y tế để phòng ngừa, phục hồi chức năng cho người tâm thần, người bị rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng và cơ sở bảo trợ xã hội.
b. Trợ giúp xã hội cho người tâm thần nặng.
c. Phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng và tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
III. Nội dung của Kế hoạch
1. Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị cho Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần Hoài Nhơn chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần
a. Xây dựng cơ sở vật chất:
Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần Hoài Nhơn, trực thuộc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, được thành lập từ năm 1979, hiện nay có quy mô tiếp nhận nuôi dưỡng 450 đối tượng. Nhằm đáp ứng theo hướng nuôi dưỡng, tổ chức lao động trị liệu, trị liệu tâm lý kết hợp với phục hồi chức năng luân phiên tại Trung tâm theo nhu cầu hiện nay và sắp đến.
Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần Hoài Nhơn cần được đầu tư, nâng cấp, mở rộng nhằm đảm bảo chăm sóc 500 đối tượng (người bệnh). Nhu cầu kinh phí đầu tư, nâng cấp, mở rộng 07 tỷ đồng.
- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Kinh phí thực hiện: Ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho tỉnh 07 tỷ đồng; ngân sách địa phương bảo đảm mặt bằng xây dựng, chuẩn bị dự án và kinh phí đầu tư nâng cấp, mở rộng Trung tâm.
b. Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị cho Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần Hoài Nhơn đảm bảo nhu cầu thiết yếu để phục vụ chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí và mua sắm phương tiện chuyên dùng để nâng cao năng lực phục vụ tại Trung tâm:
- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Kinh phí thực hiện: 200 triệu đồng/năm từ nguồn ngân sách địa phương và 500 triệu đồng/năm từ nguồn Ngân sách Trung ương hỗ trợ cho tỉnh.
c. Bổ sung cán bộ, viên chức đủ trình độ, năng lực đảm đương nhiệm vụ được giao, phục vụ tốt việc chăm sóc đối tượng:
- Cơ quan thực hiện: Sở Nội vụ, cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Thời gian thực hiện: 2013 - 2015.
2. Phát triển nguồn nhân lực làm công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng
a. Đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên và cộng tác viên trong lĩnh vực trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần:
Từ nay đến năm 2015, tỉnh ta cần đào tạo, bồi dưỡng kiến thức công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trên 400 cán bộ bảo trợ xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.
- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan phối hợp: Sở Y tế Bình Định.
- Kinh phí thực hiện: 250 triệu đồng/năm
b. Tập huấn cho gia đình đối tượng về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần:
Hiện nay, hầu hết người tâm thần sinh sống tại gia đình, cộng đồng chủ yếu nhốt, xích, không được chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng còn thấp; gia đình đối tượng không có kiến thức, kỹ năng về chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí. Do vậy, cần phải có những lớp tấp huấn nhằm trang bị kỹ năng cho người thân của đối tượng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, phục hồi của người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.
- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; cơ quan phối hợp: Sở Y tế Bình Định và Bệnh viện chuyên khoa tâm thần kinh.
- Kinh phí thực hiện: 150 triệu đồng/năm. Bao gồm: Hỗ trợ tiền tàu xe, tiền ăn, ngủ, nước uống, tài liệu, bồi dưỡng báo cáo viên...
3. Hỗ trợ các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình, giáo trình
Hỗ trợ các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần và phục hồi chức năng cho người tâm thần.
- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ sở đào tạo chương trình đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
- Kinh phí thực hiện: 50 triệu đồng/năm.
4. Phát triển các cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí
- Kết hợp xây dựng thí điểm 01 mô hình điểm Trung tâm phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí gắn với Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội (Đề án 32) tại Quy Nhơn; Chọn và bố trí một điểm trị liệu rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần Hoài Nhơn và một trạm y tế cấp xã (nơi có nhiều người bị rối nhiễu tâm trí) làm nhiệm vụ tư vấn, trị liệu, chăm sóc, phục hồi chức năng người rối nhiễu tâm trí hoặc tâm thần nhẹ.
- Nguồn kinh phí hoạt động của Trung tâm: Ngân sách nhà nước hỗ trợ; đóng góp tự nguyện của các đối tượng; hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân. Được ngân sách Trung ương hỗ trợ xây dựng, trang bị ban đầu cho Trung tâm trong thời gian triển khai thí điểm.
- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Y tế phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các hội đoàn thể tỉnh.
- Kinh phí thực hiện: 200 triệu đồng/năm.
5. Công tác thông tin, tuyên truyền
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng và phát hành các loại sản phẩm truyền thông nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội về chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng; nâng cao kiến thức, kỹ năng trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.
- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan phối hợp: Sở Y tế và các cơ quan Thông tin và Truyền thông.
- Kinh phí thực hiện: 100 triệu đồng/năm.
6. Công tác kiểm tra, giám sát
Tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, hội nghị sơ kết, tổng kết, đánh giá thực tiễn để góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, kế hoạch trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng.
- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan phối hợp Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở bảo trợ xã hội.
- Kinh phí thực hiện: 30 triệu đồng/năm.
7. Chi hoạt động thường xuyên của cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần
Chi mua tài liệu hướng dẫn chuyên môn về phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí; chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần; chi lập hồ sơ đối tượng; chi quản lý đối tượng do tính chất đặc thù; chi hỗ trợ cho người trực tiếp tư vấn trị liệu tâm lý, hỗ trợ điều trị phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí khi đi lưu động tại cộng đồng (ngoài chế độ công tác phí hiện hành); chi phí mua sắm vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết cho đối tượng; chi phí khám, chữa bệnh thông thường trong thời gian đối tượng lưu trú tại cơ sở; chi phí vận chuyển đối tượng trong trường hợp phải chuyển tuyến điều trị; chi hỗ trợ tiền tàu xe cho các đối tượng thuộc hộ nghèo đã hồi phục trở về cộng đồng sau khi điều trị; chi hỗ trợ tiền ăn cho các đối tượng tâm thần lang thang trong thời gian lưu trú tại cơ sở.
- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan phối hợp: Sở Tài chính và cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần.
- Kinh phí thực hiện: 100 triệu đồng/năm.
IV. Các giải pháp thực hiện Kế hoạch
1. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật huy động sự tham gia đóng góp nguồn lực trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người tâm thần, gồm: Trợ cấp xã hội, học nghề, việc làm, trợ giúp y tế và trợ giúp xã hội khác.
- Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ phát hiện và can thiệp sớm, trị liệu tâm lý cho người rối nhiễu tâm trí và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng theo cơ chế có thu phí.
- Ban hành quy trình phục hồi chức năng luân phiên cho người tâm thần tại Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần Hoài Nhơn.
- Xây dựng chính sách, chế độ phụ cấp cho đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội hỗ trợ gia đình, cộng đồng, cơ sở bảo trợ xã hội làm công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần.
2. Vận dụng các đề tài nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực phòng ngừa, phát hiện và can thiệp sớm, trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; điều tra, khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.
3. Tăng cường họp tác với các tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm và nguồn lực để phát triển trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.
V. Kinh phí thực hiện.
1. Dự kiến kinh phí thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án 1215 trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2013 - 2015 là 11.540 triệu đồng, trong đó:
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho tỉnh 10.000 triệu đồng.
- Ngân sách địa phương và nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác 1.540 triệu đồng.
(có dự toán kinh phí kèm theo)
2. Việc phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí của Đề án thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Phân công trách nhiệm
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai Đề án; triển khai các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức; khảo sát, đánh giá và thu thập thông tin về người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần; thực hiện các văn bản pháp luật, chính sách để trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng cho người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần; phát triển các cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí; phát triển các cơ sở bảo trợ xã hội để chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần; nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức và cộng tác viên làm công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng; sơ kết, tổng kết thực hiện Kế hoạch và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Y tế có trách nhiệm lồng ghép nghiên cứu, hướng dẫn nghiệp vụ y tế trong điều trị và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng và trong các cơ sở bảo trợ xã hội; nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên, cộng tác viên y tế về chăm sóc sức khỏe tâm thần.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể triển khai lồng ghép các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên, học viên trong các cơ sở giáo dục và đào tạo; triển khai các chương trình phòng ngừa, can thiệp sớm các trường hợp học sinh, sinh viên có biểu hiện rối nhiễu tâm trí trong các cơ sở giáo dục và đào tạo; hoàn thiện chính sách và chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo phối hợp với các cơ sở y tế có liên quan thực hiện công tác chăm sóc, phục hồi khả năng học tập và học nghề cho học sinh, sinh viên, học viên bị mắc bệnh tâm thần.
4. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí kinh phí chi thường xuyên để thực hiện Kế hoạch, thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định hiện hành của Nhà nước.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện Kế hoạch; tranh thủ vốn viện trợ cho công tác trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.
6. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin và truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền về trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần dựa vào cộng đồng.
7. Các sở, ngành liên quan khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển khai Kế hoạch; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm:
a. Xây dựng kế hoạch thực hiện Kế hoạch trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng tại địa phương.
b. Chỉ đạo, triển khai các nội dung, giải pháp của Kế hoạch trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.
c. Bố trí ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất thực hiện Kế hoạch.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định vận động các tổ chức thành viên và quần chúng nhân dân tham gia trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.
II. Lộ trình thực hiện
1. Năm 2013:
- Thu thập thông tin, xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng tỉnh Bình Định giai đoạn 2013 - 2015.
- Truyền thông, nâng cao nhận thức trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội về chăm sóc và phục hồi chức năng; nâng cao kiến thức, kỹ năng trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng
- Chuẩn bị xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần.
2. Giai đoạn 2014 - 2015: Tập trung thực hiện nhiệm vụ còn lại theo Kế hoạch.
3. Giai đoạn 2016 - 2020: Tổ chức tổng kết kết quả thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2013 - 2015 và tiếp tục xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án 1215 giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng tỉnh Bình Định giai đoạn 2013 - 2015. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan Thường trực) để xem xét giải quyết./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Định",
"promulgation_date": "11/03/2013",
"sign_number": "577/QĐ-UBND",
"signer": "Mai Thanh Thắng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-126-QD-QLD-danh-muc-my-pham-duoc-cap-so-dang-ky-luu-hanh-tai-Viet-Nam-178555.aspx | Quyết định 126/QĐ-QLD danh mục mỹ phẩm được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam | BỘ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC VN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 126/QĐ-QLD
Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2005
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC MỸ PHẨM ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP ĐẾN SỨC KHOẺ CON NGƯỜI ĐƯỢC CẤP SỐ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ DƯỢC VIỆT NAM
- Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005;
- Căn cứ Quyết định số 2964/2004/QĐ-BYT ngày 27/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các vụ, cục, văn phòng, thanh tra Bộ Y tế;
- Căn cứ Thông tư số 07/2004/TT-BYT ngày 31/5/2004 của Bộ Y tế hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người đến hết 2005;
- Căn cứ Quyết định số 3629/1998/QĐ-BYT ngày 19/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành danh mục các loại mỹ phẩm bắt buộc đăng ký chất lượng tại Bộ Y tế;
- Căn cứ Quyết định số 19/2001/QĐ-QLD ngày 27/4/2001 của Cục trưởng Cục Quản lý Dược Việt Nam ban hành qui định tạm thời đăng ký lưu hành mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người nhập khẩu vào Việt Nam;
- Theo đề nghị của Phòng Đăng ký thuốc
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Công bố đợt 60 các loại mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam gồm 230 mỹ phẩm (có danh mục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực 5 năm kể từ ngày ký.
Điều 3. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giám đốc các công ty đăng ký và công ty sản xuất có mỹ phẩm được lưu hành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ DƯỢC VIỆT NAM
Cao Minh Quang
DANH MỤC
MỸ PHẨM ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHOẺ CON NGƯỜI ĐƯỢC CẤP SĐK LƯU HÀNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 126/QĐ-QLD ngày 21 tháng 7 năm 2005)
STT
Tên Mỹ Phẩm
Tiêu chuẩn
Hạn dùng
Số đăng ký
1 - Công ty đăng ký: Công ty Cổ phần Anh & Quân
Toà nhà U&I, số 9, Ngô Gia Tự, Phường Chánh Nghĩa, Thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương
1.1 - Nhà sản xuất: Clarins
4 Rue Berteaux - Dumas B.P.174 92203 Neuilly Sur Seine Cedex, France
1
Clarins Men Active Face Wash Foaming Gel
NSX
36 tháng
LHMP-4908-05
2
Clarins Men Fatigue Fighter Energizing Gel
NSX
36 tháng
LHMP-4909-05
3
Clarins Men Moisture Balm Firming
NSX
36 tháng
LHMP-4910-05
4
Clarins Men Moisture Gel Firming
NSX
36 tháng
LHMP-4911-05
5
Clarins Men Total Shampoo Hair and Body
NSX
36 tháng
LHMP-4912-05
6
Clarins Men Undereye Serum De-Puff
NSX
36 tháng
LHMP-4913-05
7
Energizing Cream Pro Intensive-Plus Formula
NSX
36 tháng
LHMP-4914-05
8
Hydra - Care Tinted Moisturizer SPF6 (10)
NSX
36 tháng
LHMP-4915-05
9
Moisture Quenching Hydra-Care Cream
NSX
36 tháng
LHMP-4916-05
10
Moisture Quenching Hydra-Care Lotion
NSX
36 tháng
LHMP-4917-05
11
Moisture Quenching Hydra - Care Lotion SPF 30-PA++
NSX
36 tháng
LHMP-4918-05
12
Renew Plus Lotion Pro Intensive-Plus Formula
NSX
36 tháng
LHMP-4919-05
13
Super Restorative Day Cream
NSX
36 tháng
LHMP-4920-05
14
Super Restorative Night Wear
NSX
36 tháng
LHMP-4921-05
15
Super Restorative Serum
NSX
36 tháng
LHMP-4922-05
16
Thirst Quenching Hydra-Care Mask
NSX
36 tháng
LHMP-4923-05
17
Thirst Quenching Hydra-Care Serum
NSX
36 tháng
LHMP-4924-05
18
Thirst Quenching Serum Pro Intensive-Plus Formula
NSX
36 tháng
LHMP-4925-05
19
Total Double Serum Hydro Pro Intensive-Plus Formula
NSX
36 tháng
LHMP-4926-05
20
Total Double Serum Lipo Pro Intensive-Plus Formula
NSX
36 tháng
LHMP-4927-05
21
Total Whitening Essence Pro Intensive-Plus Formula
NSX
36 tháng
LHMP-4928-05
1.2 - Nhà sản xuất: Intercos
20122 Milano Italy
22
Colour Quartet for Eyes (01, 02)
NSX
36 tháng
LHMP-4929-05
23
Powder Blush (10, 20)
NSX
36 tháng
LHMP-4930-05
1.3 - Nhà sản xuất: Tecnocosmesi
20039 Varedo Milano, Italy
24
Bronzing Duo (00, 01)
NSX
36 tháng
LHMP-4931-05
2 - Công ty đăng ký: Công ty CP Thương mại đầu tư phát triển Việt Phát
Số 21 ngõ 47. Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội
2.1 - Nhà sản xuất: Rubella Beauty AD
3. Ojvobojdenie St. Town of Roudozem, Bulgaria
25
Femina 01 (Black)
NSX
30 tháng
LHMP-4771-05
26
Femina 06 (Dark Blonde)
NSX
30 tháng
LHMP-4772-05
27
Femina 4.6 (Intensive Ruby Red)
NSX
30 tháng
LHMP-4773-05
28
Femina 5.4 (Copper Brown)
NSX
30 tháng
LHMP-4774-05
29
Femina 5.5. (Mahagony Brown)
NSX
30 tháng
LHMP-4775-05
30
Femina 6.45 (Light Copper Brown)
NSX
30 tháng
LHMP-4776-05
31
Femina 7.1 (Ash Blonde)
NSX
30 tháng
LHMP-4777-05
32
Femina 8.1 (Light Ash Blonde)
NSX
30 tháng
LHMP-4778-05
3 - Công ty đăng ký: Công ty TNHH Đầu tư và hợp tác quốc tế Thiên Hà
Số 78 đường Lương Thế Vinh, xã Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội
3.1 - Nhà sản xuất: Hanwoong Coatech Co., Ltd.
Banwol Gongdan 9B 50L. 653 Cho Ji-Dong, Danwon-Gu, Ansan-City. Kyung Ki-Do. Korea
33
Luke Aloe Essence Mask
NSX
36 tháng
LHMP-4932-05
34
Luke Charcoal Nose Cleansing Strip
NSX
36 tháng
LHMP-4933-05
35
Luke Collagen Hydrogel Eye Patch
NSX
36 tháng
LHMP-4934-05
36
Luke Ginseng Essence Mask
NSX
36 tháng
LHMP-4935-05
37
Luke Green Tea Essence Mask
NSX
36 tháng
LHMP-4936-05
38
Luke Seaweed Essence Mask
NSX
36 tháng
LHMP-4937-05
4 - Công ty đăng ký: Công ty TNHH Bích Thuỷ
48 A Mai Hắc Đế - Hai Bà Trưng - Hà Nội
4.1 - Nhà sản xuất: Estee Lauder K.K
Sanno Park Tower 24Fl... Nagatacho 2-11-1 Chiyoda-Ku. Tokyo 100-6161. Japan
39
Cyber White Silky Bright Powder Foundation Refill SPF 20/PA++ (All sahdes)
NSX
36 tháng
LHMP-4987-05
4.2 - Nhà sản xuất: Estee Lauder N.V
Nijverheidsstraat 15. B-2260 Oevel (Westerlo). Belgium
40
Clinique Skin Supplies For Men All About Eyes
NSX
36 tháng
LHMP-4779-05
41
Estee Lauder Clear Difference Targeted Blemish Gel
NSX
36 tháng
LHMP-4938-05
42
Estee Lauder Disappear Smoothing Creme Concealer (All Shades)
NSX
36 tháng
LHMP-4939-05
43
Estee Lauder Double Wear Stay - in - place Makeup SPF10 (All Shades)
NSX
36 tháng
LHMP-4940-05
44
Estee Lauder Electric Sheer Intense Lipshine (All Shades)
NSX
36 tháng
LHMP-4941-05
45
Estee Lauder Equalizer Smart Makeup SPF10 (All Shades)
NSX
36 tháng
LHMP-4942-05
46
Estee Lauder Futurist Age-Resisting Makeup SPF15 (All Shades)
NSX
36 tháng
LHMP-4943-05
47
Estee Lauder Ideal Matte Refinishing Makeup SPF8- All Shades
NSX
36 tháng
LHMP-4944-05
48
Estee Lauder Lip Conditioner SPF15
NSX
36 tháng
LHMP-4945-05
49
Estee Lauder Lucidity Light-Diffusing Makeup SPF8 (All Shades)
NSX
36 tháng
LHMP-4988-05
50
Estee Lauder Re-Nutriv Intensive Age Spot Corrector
NSX
36 tháng
LHMP-4880-05
4.3- Nhà sản xuất: The Estee Lauder Companies Inc.
350 South Service Road Melville NY 11747, USA
51
Clinique Superbalm Tinted Lip Treatment (01.02.03)
NSX
36 tháng
LHMP-4781-05
52
Estee Lauder Advanced Night Repair Eye Recovery Complex
NSX
36 tháng
LHMP-4989-05
53
Estee Lauder Clear Defference Advanced Oil-Control Hydrator
NSX
36 tháng
LHMP-4990-05
54
Estee Lauder Clear Difference Deep Pore Purifying Facial
NSX
36 tháng
LHMP-4991-05
55
Estee Lauder Daywear Plus Multi Protection Anti-Oxidant Creme SPF15-Normal/Combination Skin
NSX
36 tháng
LHMP-4992-05
56
Estee Lauder Daywear Plus Multi Protection Anti-Oxidant Lotion SPF 15-Oily Skin
NSX
36 tháng
LHMP-4993-05
57
Estee Lauder Daywear Plus Multi Protection Anti-Oxidant Moisturizer Sheer Tint Release Formula SPF15-All Skin Types
NSX
36 tháng
LHMP-4994-05
58
Estee Lauder Future Perfect Anti-Wrinkle Radiance Creme SPF15- Normal/Combination Skin
NSX
36 tháng
LHMP-4995-05
59
Estee Lauder Future Perfect Anti-Wrinkle Radiance Lotion SPF15
NSX
36 tháng
LHMP-4996-05
60
Estee Lauder Lucidity Translucent Loose Powder (All Shades)
NSX
36 tháng
LHMP-4997-05
61
Estee Lauder Nutritious Vita-Mineral Energy Lotion
NSX
36 tháng
LHMP-4998-05
4.4 - Nhà sản xuất: Whitman Laboratories Ltd.
Belford Road, Petersfiled, Hampshire. GU32 3DD, UK
62
Clinique Repairwear Intensive Night Lotion
NSX
36 tháng
LHMP-4782-05
63
Estee Lauder Advanced Night Repair Protective Recovery Complex
NSX
36 tháng
LHMP-4999-05
64
Estee Lauder Advanced Night Repair Whitening Recovery Complex
NSX
36 tháng
LHMP-5000-05
65
Estee Lauder Body Performance Exfo Exfoliating Body Polish
NSX
36 tháng
LHMP-5001-05
66
Estee Lauder Body Performance Firm Firming Body Creme
NSX
36 tháng
LHMP-4946-05
67
Estee Lauder Body Performance Slim-shape Anti-cellulite Visible Contouring Serum
NSX
36 tháng
LHMP-4947-05
68
Estee Lauder Cyber White Clarity Recovery Treatment Lotion
NSX
36 tháng
LHMP-4948-5
69
Estee Lauder Daywear Plus Multi Protection Anti-Oxidant Base SPF30
NSX
36 tháng
LHMP-4949-05
70
Estee Lauder Hydra Complete Multi-level Moisture Lotion Creme for Normal/Combination Skin
NSX
36 tháng
LHMP-4950-05
71
Estee Lauder Idealist Skin Refinisher
NSX
36 tháng
LHMP-4951-05
72
Estee Lauder Optimizer Repair Boosting Lotion
NSX
36 tháng
LHMP-4952-05
73
Estee Lauder Perfectly Clean Fresh Balancing Lotion
NSX
36 tháng
LHMP-4953-05
74
Estee Lauder Perfectly Clean Light Lotion Cleanser
NSX
36 tháng
LHMP-4954-05
5 - Công ty đăng ký: Công ty TNHH Dược phẩm Thiên Ân
136 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
5.1 - Nhà sản xuất: Caleb Pharmaceuticals, Inc.
2F, No. 18, Industry East Road 4. Science -Based Industrial Park. Hsinchu. Taiwan
75
Ichiban Orange Mask
NSX
36 tháng
LHMP-4783-05
76
Rebecca Nourishing Eyes Mask
NSX
36 tháng
LHMP-4784-05
6 - Công ty đăng ký: Công ty TNHH Dược phẩm Việt - Thái
450/4A Dương Bá Trạc, Phường 1, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh
6.1 - Nhà sản xuất: Garguar Lab Co., Ltd.
733/700 Phaholyothin Road. Khukhot. Lumlukka, Patumtanee 12130. Thailand
77
Cimabue Overnight White Express
NSX
24 tháng
LHMP-4785-05
78
Cimabue Whitening Essence
NSX
24 tháng
LHMP-4786-05
7 - Công ty đăng ký: Công ty TNHH DP Nam Thành
27-252/15 Tây Sơn, Toor 9B. P. Trung Liệt, Q. Đống Đa, Hà Nội
7.1 - Nhà sản xuất: Vera Allied Manufacturing Co., Ltd.
65/2. Moo 1. Rangsit-Ongkarak Road. Thanyaburi, Pathumthani 12110. Thailand
79
Bergamot Delicate Shampoo
NSX
60 tháng
LHMP-4787-05
80
Bergamot Extra Delicate Shampoo
NSX
60 tháng
LHMP-4788-05
8 - Công ty đăng ký: Công ty TNHH Mỹ phẩm Be La
64/2 Huỳnh Văn Bánh, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
8.1 - Nhà sản xuất: L'Ocean Cosmetics Co., Ltd.
609-1. Ojung-dong. Ojung-dong. Ojung-Ku. Bucheon-city. Kyounggi-do. Korea
81
Locean Finish Face Powder (10, 20, 30, 40)
NSX
36 tháng
LHMP-4789-05
82
Locean Perfection Liquid Foundation (21, 23, 33)
NSX
36 tháng
LHMP-4790-05
83
Locean Perfection Make-Up Base (10, 20, 30)
NSX
36 tháng
LHMP-4791-05
84
Locean Perfection Mascara (10, 20, 30)
NSX
36 tháng
LHMP-4792-05
85
Locean Perfection Two Way Cake (13, 21, 23, 33)
NSX
36 tháng
LHMP-4793-05
9 - Công ty đăng ký: Công ty TNHH Mỹ phẩm Hà Minh
44 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
9.1 - Nhà sản xuất: Etude Corporation
1585-10. Seocho-Dong, Seocho-Gu, Seoul, Korea
86
Cubic In Star Eye Shadow (01-05)
NSX
36 tháng
LHMP-4794-05
87
Deco Cheek Gradation (101-104)
NSX
36 tháng
LHMP-4795-05
88
Heart Lip Color (01-04)
NSX
36 tháng
LHMP-4796-05
89
Jelly Bar (01-10)
NSX
36 tháng
LHMP-4797-05
90
Jelly Tint (01-05)
NSX
36 tháng
LHMP-4798-05
91
Mat Finish Base (40-60)
NSX
36 tháng
LHMP-4799-05
92
Mat Finish Foundation (21-23)
NSX
36 tháng
LHMP-4800-05
93
Mat Finish Pact (01, 02, 03)
NSX
36 tháng
LHMP-4801-05
94
Shine Stick (01-16)
NSX
36 tháng
LHMP-4802-05
95
Smoothing Twin Cake (21-23)
NSX
36 tháng
LHMP-4803-05
96
Style Eyes (PK001-PP999)
NSX
36 tháng
LHMP-4804-05
97
Style Lips (PK001-PK999)
NSX
36 tháng
LHMP-4805-05
98
Twin Cake (01-03)
NSX
36 tháng
LHMP-4806-05
9.2 - Nhà sản xuất: Hanbul Cosmetic Co., Ltd. Korea
#642 Yeoksam-Dong. Kangnam-Ku, Seoul, Korea
99
Sugaray Shine Glass No. 01 - No.10
NSX
36 tháng
LHMP-4807-05
10 - Công ty đăng ký: Công ty TNHH mỹ phẩm Mira
116/10/13 Hoàng Hoa Thám, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
10.1 - Nhà sản xuất: Beakkwang Cosmetics
197 Daeja-dong Duckyang-gu Koyang-si Kyunggi-do Korea
100
AOA Rinse
NSX
36 tháng
LHMP-4955-05
101
AOA Shampoo
NSX
36 tháng
LHMP-4956-05
11 - Công ty đăng ký: Công ty TNHH Procter and Gamble Việt Nam
Lầu 6 Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, quận 1. TP. Hồ Chí Minh
11.1 - Nhà sản xuất: Procter & Gamble Manufacturing (Thailand) Ltd.
112 Moo 5. Wellgrow Industrial Estate, Bangpakong, Chacheongsao. 24130. Thailand
102
Olay White Radiance Whitening Cleanser
NSX
36 tháng
LHMP-4808-05
12 - Công ty đăng ký: Công ty TNHH Quốc tế trẻ
17 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
12.1 - Nhà sản xuất: Nadri Cosmetic Co., Ltd.
28-10 Cham Won-Dong. Secho-Ku, Seoul. Korea
103
Beaute De Mell Crystal Velvet Cream
NSX
36 tháng
LHMP-4961-05
104
Beaute De Mell: Pure Soft Emulsion
NSX
36 tháng
LHMP-4962-05
105
Beaute de mell: Pure Soft Skin Toner
NSX
36 tháng
LHMP-4963-05
106
Chung Ju Massage Cream
NSX
36 tháng
LHMP-4964-05
107
Mesonie Herbal Relief Foam Cleansing
NSX
36 tháng
LHMP-4965-05
13 - Công ty đăng ký: Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dinh Chi
Số 11 đường 2C, khu phố 5 . P . An Lạc A. Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
13.1 - Nhà sản xuất: Puro Biotechnology Co., Ltd
5.356 đường Cheng Kung, thành phố Fong Yuan, Taichung. Đài Loan
108
Liden Blossom Shampoo-Shendula Puroouna
NSX
60 tháng
LHMP-4809-05
14 - Công ty đăng ký: Công ty TNHH SX-TM và Hoá chất Phương Đông
Lô III - 3B, nhóm công nghiệp 3, đường số 12, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
14.1 - Nhà sản xuất: Bangkok Trading Cosmetic Co., Ltd
79/4 Moo 6. Phutthamonthon Sai 4 Road, Salaya. Nakhonpathom 73170, Thailand
109
Vibrancy Color Cream Pearl Lightener PL 9/11
NSX
24 tháng
LHMP-4966-05
110
White Beam Beauty Pack Lightening Bleach A
NSX
24 tháng
LHMP-4967-05
15 - Công ty đăng ký: Công ty TNHH Thương mại - dịch vụ A & K Việt Nam
180 B Huỳnh Văn Bánh, P. 12. Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
15.1 - Nhà sản xuất: Kosé Corporation
3-6-2 Nihonbashi. Chuo-ku, Tokyo 103-8251. Japan
111
Sekkisei Emulsion
NSX
36 tháng
LHMP-4810-05
16 - Công ty đăng ký: Công ty TNHH Thương mại & Xây dựng B-B
52-52 Bis Lê Lai, Lầu 1, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
16.1 - Nhà sản xuất: Simone Mahler S.A.R.L
18.rue Ferrere - 33000 Bordeaux- France
112
Actif Jeunesse Masque Creme
NSX
60 tháng
LHMP-4811-05
113
Cleanofiline - Soin Purifiant
NSX
60 tháng
LHMP-4812-05
114
Creme No 9
NSX
60 tháng
LHMP-4813-05
115
Desincrustation Vegetale
NSX
60 tháng
LHMP-4814-05
116
Gel Algal Minceur
NSX
60 tháng
LHMP-4815-05
117
Gel Minceur Anti-capitons
NSX
60 tháng
LHMP-4816-05
118
Gelee Lactee
NSX
60 tháng
LHMP-4817-05
119
Gelee Satin
NSX
60 tháng
LHMP-4818-05
120
Gelee Satin Liquide
NSX
60 tháng
LHMP-4819-05
121
Gommage Douceur
NSX
60 tháng
LHMP-4820-05
122
Jamb’s Tonic
NSX
60 tháng
LHMP-4821-05
123
Lait de Douceur
NSX
60 tháng
LHMP-4822-05
124
Masque Acidifiant No 9 Special
NSX
60 tháng
LHMP-4823-05
125
Masque Aux Fraises
NSX
60 tháng
LHMP-4824-05
126
Masque Beaute Express
NSX
60 tháng
LHMP-4825-05
127
Masque Thermo Essentiel
NSX
60 tháng
LHMP-4826-05
128
Oligomasque Poudre
NSX
60 tháng
LHMP-4827-05
129
Oligomasque Solution
NSX
60 tháng
LHMP-4828-05
130
Principe Amincissant
NSX
60 tháng
LHMP-4829-05
131
Principe Thermo-actif
NSX
60 tháng
LHMP-4830-05
132
Tonic Bleu
NSX
60 tháng
LHMP-4831-05
17 - Công ty đăng ký: Công ty TNHH Thương mại Mỹ phẩm Thuận Lợi
103/7 Lê Văn Thọ. P.11. Q. Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
17.1 - Nhà sản xuất: American international Industries
2220 Gaspar Avenue, Los Angeles, CA 90040
133
Andrea Wrinkle Release Daily Rebuilding Serum
NSX
36 tháng
LHMP-4832-05
134
Andrea Wrinkle Release Eye Cream
NSX
36 tháng
LHMP-4833-05
135
Andrea Wrinkle Release Facial Cream
NSX
36 tháng
LHMP-4834-05
17.2 - Nhà sản xuất: Bodibasixs Manufacturing SDN BHD
Lot 2 Kawasan MIEL Shah Alam Fasa 10 Jalan 25/3 Seksyen 23, Selangor, Malaysia
136
Culticura Facial Foam Cleanser - For Dry Skin
NSX
36 tháng
LHMP-4835-05
137
Culticura Facial Foam Cleanser - For Normal Skin
NSX
36 tháng
LHMP-4836-05
138
Culticura Facial Foam Cleanser - For Oil & Acne Prone Skin
NSX
60 tháng
LHMP-4837-05
17.3 - Nhà sản xuất: Playtex Products, Inc.
50N, Dupont Hight P.O. Box 7016, Dover, 19908 - 1516. USA
139
Bananaboat Aloe Vera Gel
NSX
36 tháng
LHMP-4838-05
140
Bananaboat Faces Plus Sunblock SPF 23
NSX
36 tháng
LHMP-4839-05
141
Bananaboat Kids Sunscreen Lotion SPF 50
NSX
36 tháng
LHMP-4840-05
142
Bananaboat Sport Sunscreen Lotion SPF 15
NSX
36 tháng
LHMP-4841-05
143
Bananaboat Sport Sunscreen Lotion SPF 30
NSX
36 tháng
LHMP-4842-05
144
Bananaboat Sport Sunscreen Lotion SPF 50
NSX
36 tháng
LHMP-4843-05
145
Bananaboat Sun Protection Lotion SPF 30
NSX
36 tháng
LHMP-4844-05
146
Bananaboat Sun Protection Lotion SPF 50
NSX
36 tháng
LHMP-4845-05
147
Bananaboat Vitamin E Aloe Lip Balm SPF 30
NSX
36 tháng
LHMP-4846-05
18 - Công ty đăng ký: Công ty TNHH Thương mại Thanh Lan
Sài Gòn Trade Center, Phòng 222, Lầu 2, Số 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
18.1 - Nhà sản xuất: Dermalogica, Inc.
1001 Knox Street Torrance, California 90502.USA
148
Dermalogica - Acidic Activator
NSX
36 tháng
LHMP-4847-05
149
Dermalogica - Bio Peel
NSX
36 tháng
LHMP-4848-05
150
Dermalogica - Body Therapy Hydro Pack
NSX
36 tháng
LHMP-4849-05
151
Dermalogica - Calming Botanical Mixer
NSX
36 tháng
LHMP-4850-05
152
Dermalogica - Clearing Additive
NSX
36 tháng
LHMP-4851-05
153
Dermalogica - Clinical Colloidal Oatmeal
NSX
36 tháng
LHMP-4852-05
154
Dermalogica - Contour Masque
NSX
36 tháng
LHMP-4853-05
155
Dermalogica - Daily Resurfacer
NSX
36 tháng
LHMP-4854-05
156
Dermalogica - Environmental Control Serum
NSX
36 tháng
LHMP-4855-05
157
Dermalogica - Enzymatic Base
NSX
36 tháng
LHMP-4856-05
158
Dermalogica - Enzymatic Sea Mud Pack
NSX
36 tháng
LHMP-4868-05
159
Dermalogica - Exfoliant Accelerator 26
NSX
36 tháng
LHMP-4869-05
160
Dermalogica - Exfoliating Body Scrub
NSX
36 tháng
LHMP-4857-05
161
Dermalogica - Multivitamin Power Exfoliant
NSX
36 tháng
LHMP-4858-05
162
Dermalogica - O2 Uptake Serum
NSX
36 tháng
LHMP-4859-05
163
Dermalogica - Oil- Free Massage Base Fluid
NSX
36 tháng
LHMP-4860-05
164
Dermalogica - Pigment Control Serum
NSX
36 tháng
LHMP-4861-05
165
Dermalogica - Plankton Masque Base
NSX
36 tháng
LHMP-4862-05
166
Dermalogica - Post Extraction Solution
NSX
36 tháng
LHMP-4863-05
167
Dermalogica - Purifying Botanical Mixer
NSX
36 tháng
LHMP-4864-05
168
Dermalogica - Replenishing Botanical Mixer
NSX
36 tháng
LHMP-4865-05
169
Dermalogica - Revitalizing Additive
NSX
36 tháng
LHMP-4866-05
170
Dermalogica - Scaling Fluid
NSX
36 tháng
LHMP-4867-05
171
Dermalogica - Sebum Control Serum
NSX
36 tháng
LHMP-4868-05
172
Dermalogica - Sheer Moisture SPF 15
NSX
24 tháng
LHMP-4869-05
173
Dermalogica - Soothing Additive
NSX
36 tháng
LHMP-4870-05
19 - Công ty đăng ký: Công ty TNHH Thương mại Trẻ Hà Nội
49 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
19.1 - Nhà sản xuất: Enprani Co., Ltd.
40-2. Shingeung-dong. Chung-ku, Incheon, Kyung-Ki-Do, Korea
174
Natuer Be Gaia - Comfort Two Way Cake (#13, 21, 23)
NSX
36 tháng
LHMP-4871-05
20 - Công ty đăng ký: Công ty TNHH Thanh Bắc Đông Dương
Phòng 702 Toà nhà TungShing, Số 2 Ngô Quyền, P. Lý Thái Tổ, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
20.1 - Nhà sản xuất: Micys S.p.A
Via De Gasperi, 22 23880 Casantenovo (LC), Italy
175
Pupa Easy Wear - Compact Cream - Powder Foundation (0508 01)
NSX
36 tháng
LHMP-4872-05
176
Pupa Stick Concealer (0506 01; 0506 02; 0506 03)
NSX
36 tháng
LHMP-4873-05
177
Pupa True Eyes - Eyeliner Pencil (0489 02; 0489 03)
NSX
36 tháng
LHMP-4874-05
178
Pupa True Lips - Lip Liner - Smudger Pencil (0256 07)
NSX
36 tháng
LHMP-4875-05
21- Công ty đăng ký: Công ty TNHH Thị trường Quốc tế Việt Nam
63 Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội
21.1 - Nhà sản xuất: Tigi Linea, LP.
2828 Trade Center Drive. #120. City of Carrollton. State of Texas, USA
179
Tigi Catwalk Curls Rock Curly Hair Conditioner
NSX
60 tháng
LHMP-4970-05
180
Tigi Catwalk Curls Rock Curly Hair Shampoo
NSX
60 tháng
LHMP-4971-05
22- Công ty đăng ký: Công ty TNHH TM DV Tân Khánh Long
20/3G/19. đường Hồ Đắc Di, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
22.1 - Nhà sản xuất: Zhongshan Fuji Chemical Co., Ltd.
14 Building, Export Industrial District, Zhongshan Port, Zhongshan City, Guangdong, China
181
Fuji Moisture Lipstick (8219, 8220, 8221, 8222, 8223)
NSX
36 tháng
LHMP-4876-02
23- Công ty đăng ký: Công ty TNHH TM Kim Liên
32/6 Trương Quốc Dung, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
23.1 - Nhà sản xuất: Beierdorf Thailand Co., Ltd
163 Bangplee Industrial Estate, Bangna Trad Km 24 Road, Samutprakarn 10540, Thailand
182
Eucerin Sun Sensitive Skin Age Protecting Face Cream SPF 25
NSX
30 tháng
LHMP-4877-05
183
Eucerin Sun Sensitive Skin Protective Gel SPF 25
NSX
30 tháng
LHMP-4878-05
184
Nivea Lip Care Essential
NSX
36 tháng
LHMP-4879-05
185
Nivea Lip Care Juicy Splash
NSX
36 tháng
LHMP-4880-05
186
Nivea Lip Care Pearl & Shine
NSX
36 tháng
LHMP-4881-05
187
Nivea Lip Care Rose
NSX
36 tháng
LHMP-4882-05
188
Nivea Lip Care Strawberry
NSX
36 tháng
LHMP-4883-05
189
Nivea Lip Care Sun SPF 30
NSX
36 tháng
LHMP-4884-05
190
Nivea Soft Intensive Moisturising Cream
NSX
36 tháng
LHMP-4885-05
191
Nivea Visage All Time Whitening Day Cream
NSX
36 tháng
LHMP-4886-05
192
Nivea Visage All Time Whitening Foam 5 in 1
NSX
36 tháng
LHMP-4887-05
193
Nivea Visage All Time Whitening Night Cream
NSX
36 tháng
LHMP-4888-05
194
Nivea Visage All Time Whitening Toner 5 in 1
NSX
36 tháng
LHMP-4889-05
195
pH5 Eucerin Sensitive Skin Intensive Lotion
NSX
30 tháng
LHMP-4890-05
196
pH5 Eucerin Sensitive Skin Intensive Lotion F
NSX
30 tháng
LHMP-4891-05
23.2 - Nhà sản xuất: Beiersdorf
1 Rue Des Sources 77176 Savigny Le Temple Cedex, France
197
Nivea Baby Pommade Reparatrice Anti Rougeurs
NSX
36 tháng
LHMP-4893-05
23.3 - Nhà sản xuất: Beiersdorf AG
Unnastrasse 48. 20245 Hambourg, Germany
198
Eucerin Sensitive Facial Skin Hydro - Protect Matt SPF 15
NSX
30 tháng
LHMP-4894-05
24- Công ty đăng ký: Công ty TNHH TM Ly Na
324 Trần Hưng Đạo, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1. TP. Hồ Chí Minh
24.1 - Nhà sản xuất: TRN Marketing (M) Sdn Bhd
28. Jalan 6/91 Taman Shamelin Perkasa, Batu 3 1/2 Cheras 56700 KualaLumpur, Malaysia
199
Activa Blossom
NSX
36 tháng
LHMP-4895-05
25- Công ty đăng ký: Công ty TNHH ý tưởng Toàn Cầu
14 Phùng Hưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
25.1 - Nhà sản xuất: Thai -Meko Co., Ltd.
122/3 Moo 7.Soi Thakarm. Rama II Road. Samaedam. Bangkhuntien, Bangkok 10150. Thailand
200
Cruset Aloe Vera Cream Rinse
NSX
36 tháng
LHMP-4972-05
201
Cruset Aloe Vera Shampoo
NSX
36 tháng
LHMP-4973-05
202
Cruset Butterfly Cream Rinse
NSX
36 tháng
LHMP-4974-05
203
Cruset Butterfly Pea Shampoo
NSX
36 tháng
LHMP-4975-05
204
Cruset Lily Cream Rinse
NSX
36 tháng
LHMP-4976-05
205
Cruset Lily Mild Shampoo
NSX
36 tháng
LHMP-4977-05
206
Cruset Mangosteen Cream Rinse
NSX
36 tháng
LHMP-4978-05
207
Cruset Mangosteen Shampoo
NSX
36 tháng
LHMP-4979-05
26- Công ty đăng ký: Laboratoires Pierre Fabre Dermocosmetique
45. Place Abel-Gance, 92100 Boulogne, Cedex. France
26.1 - Nhà sản xuất: Laboratoires Pierre Fabre Dermocosmetique
45. Place Abel -Gance. 92100 Boulogne. Cedex. France
208
Avene Cleanance K
NSX
30 tháng
LHMP-4990-05
209
Avene Cleanance Soapless Gel Cleanser
NSX
36 tháng
LHMP-4981-05
210
Ducray A Derma Epitheliale A.H Repair Cream
NSX
36 tháng
LHMP-4982-05
211
Ducray A Derma Epitheliale Repairing Spray
NSX
36 tháng
LHMP-4983-05
212
Ducray A Derma Exomega Cream with Omega 6
NSX
30 tháng
LHMP-4984-05
27- Công ty đăng ký: Oriflame Cosmetics SA
20. rue Philippe II-L - 2340, Luxembourg
27.1 - Nhà sản xuất: Oriflame Products Poland SP.Z O.O
ul. Bohaterow Warszawy 2. 02-495 Warszawa. Poland
213
Colour by Oriflame Skin Balancing Foundation SPF 8 (2380, 2381, 2382, 2383)
NSX
36 tháng
LHMP-4985-05
214
Fresh Look Foundation (2372, 2373, 2374, 2375)
NSX
36 tháng
LHMP-4986-05
27.2 - Nhà sản xuất: Weckerle GmbH
Otto - Hahn-Strabe 17-82380 Peissenberg, Germany
215
Aloe Lip Balm (4877)
NSX
36 tháng
LHMP-4896-05
216
Visions Moisturising Lipstick (2811 - 2820)
NSX
36 tháng
LHMP-4897-05
28- Công ty đăng ký: Smilephan Limited Partnership
46/68-71 Moo 7. Khanjanapisek Rd., Bangbon. Bangkok 10150.Thailand
28.1 - Nhà sản xuất: Smilephan Limited Partnership
46/68-71 Moo 7. Khanjanapisek Rd., Bangbon. Bangkok 10150.Thailand
217
Pop Popular Baby Powder
NSX
60 tháng
LHMP-4898-05
218
Pop Popular Curcuma Cream
NSX
60 tháng
LHMP-4899-05
29 Công ty đăng ký: Wing Cheung Hing
233 Wing Lok Street, West Ground Floor, Hong Kong
29.1 - Nhà sản xuất: Kadabell GmbH & Co.KG
D-79853 Lenzkirch, Germany
219
Imunal Active Shampoo
NSX
60 tháng
LHMP-4900-05
220
Imunal Deep Remove Shampoo
NSX
60 tháng
LHMP-4901-05
221
Imunal Perm Care Treatment
NSX
60 tháng
LHMP-4902-05
222
Kadus Slalom Hydration Shampoo Care
NSX
60 tháng
LHMP-4903-05
223
Kadus Slalom Recovery Care Treatment Care
NSX
60 tháng
LHMP-4904-05
224
Kadus Slalom Revival Conditioning Styler Care
NSX
60 tháng
LHMP-4905-05
225
Kadus Slalom Wake Up Everyday Shampoo Care
NSX
60 tháng
LHMP-4906-05
226
Selecta Premium Blonding Plus Dust Free
NSX
60 tháng
LHMP-4907-05
30. Công ty đăng ký: z Công ty TNHH TM DV Phương Phát
R.113-37 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1. TP. Hồ Chí Minh
30.1 - Nhà sản xuất: Parfums Givenchy SA
77 rue Anatole France. 92532 Levalloise Perret Cedex
227
Swisscare - Brume Equilibrante Balancing Mist
NSX
36 tháng
LHMP-5002-05
228
Swisscare - Creme - Mousse Nettoyante Creamy Cleansing Foam
NSX
36 tháng
LHMP-5003-05
229
Swisscare - Hydra - Tricellia Evolution Masque Hydration Intense Intensive Hydration Mask
NSX
36 tháng
LHMP-5004-05
230
Swisscare - Soin Fondamental Fundamental Care
NSX
36 tháng
LHMP-5005-05 | {
"issuing_agency": "Cục Quản lý dược",
"promulgation_date": "21/07/2005",
"sign_number": "126/QĐ-QLD",
"signer": "Cao Minh Quang",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Ke-hoach-24-KH-UBND-2018-ve-chong-thien-tai-cuu-nan-o-tinh-Ninh-Binh-giai-doan-2018-2020-388955.aspx | Kế hoạch 24/KH-UBND 2018 về chống thiên tai cứu nạn ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018 2020 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 24/KH-UBND
Ninh Bình, ngày 21 tháng 03 năm 2018
KẾ HOẠCH
PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
Phần thứ nhất
SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ PHÁP LÝ, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC CĂN CỨ
1. Sự cần thiết
Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực nam đồng bằng sông Hồng, có địa hình phức tạp, đa dạng với 03 vùng sinh thái: Vùng đồng bằng ven biển (huyện Kim Sơn) với chiều dài bờ biển 15km; vùng đồi núi (phía Tây và Tây Bắc huyện Nho Quan, phía Bắc - Đông Bắc huyện Gia Viễn, phần lớn Thành phố Tam Điệp); vùng đồng bằng trũng trung tâm xen kẽ núi đá (các huyện: Yên Mô, Hoa Lư, Nho Quan, Gia Viễn).
Trong thời gian gần đây, cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trên thế giới đã xảy ra nhiều trận bão mạnh, siêu bão, gây thiệt hại lớn về người và tài sản như bão Katrina đổ bộ vào Hoa Kỳ năm 2005, bão Nargis đổ bộ vào Myanmar năm 2008, bão Bopha đổ bộ vào Philippin năm 2012... Đặc biệt, siêu bão Haiyan năm 2013 là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Philippin với gió mạnh trên cấp 17, nước dâng cao tới 7m, bão đã làm hơn 6.000 người chết và phá hủy nghiêm trọng cơ sở hạ tầng khu vực bão đổ bộ.
Theo nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, vùng ven biển nước ta có nguy cơ bão mạnh, siêu bão đổ bộ với cường độ từ cấp 12, cấp 13 đến cấp 15, cấp 16 kèm theo nước dâng do bão từ 3 ÷ 6m. Theo phân vùng bão và xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão của Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, Ninh Bình thuộc vùng 1 (Quảng Ninh ÷ Thanh Hóa), là vùng có số cơn bão đổ bộ và ảnh hưởng nhiều nhất, với tần số trung bình năm là 1,0 ÷
1,5 cơn, cường độ bão ghi nhận được là cấp 15. Nước dâng do bão cao nhất đã xảy ra tới 3,5 m, trong tương lai, khi bão có khả năng mạnh thêm, nước dâng do bão có thể lên đến 4 m, trong trường hợp xảy ra vào thời kỳ triều cường, mực nước tổng cộng do bão có thể lên đến 5,7 ÷ 6,0 m.
Để nâng cao tính chủ động, hiệu lực và hiệu quả trong Phòng chống thiên tai cần thiết phải xây dựng và ban hành Kế hoạch Phòng chống thiên tai giai đoạn 2018 - 2020 nhằm giúp các cơ quan, đơn vị, các cấp chính quyền nghiên cứu triển khai thực hiện nhằm giảm thiệt hại về người và tài sản của nhà nước và nhân dân đồng thời phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong triển khai thực hiện kế hoạch.
2. Các căn cứ xây dựng Kế hoạch
- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2013;
- Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
- Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp ban hành ngày 23/3/2000 và Nghị định số 71/2002/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm;
- Quyết định số 1061/QĐ-TTg ngày 1/7/2014 của thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai;
- Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;
- Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;
- Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai.
II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA
- Công tác phòng, chống thiên tai (bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác) và tìm kiếm cứu nạn phải được tiến hành chủ động và thường xuyên, đồng thời ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.
- Luôn quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.
- Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả của các cấp, các ngành.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh và ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của toàn dân trên địa bàn tỉnh.
III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:
- Triển khai thực hiện Luật Phòng chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn Luật, Chương trình hành động và kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn tỉnh.
- Ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh. Cập nhật, bổ sung, hoàn thiện các phương án chủ động phòng, chống, ứng phó với thiên tai, đặc biệt, xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão.
- Nghiên cứu hoàn thiện bộ máy và cơ quan giúp việc cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp theo quy định của Chính phủ.
- Nâng cao chất lượng thông tin, dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai; đồng thời nâng cao năng lực ứng phó, xử lý khi xảy ra thiên tai. Hoàn thành và đưa vào sử dụng mạng lưới các trạm Khí tượng, trạm Đo mưa và trạm Đo mực nước bổ sung trên địa bàn tỉnh.
- Quản lý, đầu tư, duy tu, đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng xây dựng các dự án, công trình trọng điểm về phòng, chống lụt bão, ngăn triều, sạt lở, thủy lợi để bảo vệ dân cư và ổn định sản xuất, kinh doanh. Trồng cây chắn sóng, bảo vệ đê sông, đê biển, cửa sông trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống, ứng phó với thiên tai ở các khu vực xung yếu, đông dân cư. Tổ chức huấn luyện, diễn tập cho lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh theo chương trình mục tiêu quốc gia theo từng ngành, từng lĩnh vực.
- Huy động mọi nguồn lực tài chính cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Thực hiện xã hội hóa, phát huy tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Phần thứ hai
KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
I. TÌNH HÌNH DÂN SINH - KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH
1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc bộ, 19°50’ đến 20°27’ độ Vĩ Bắc, 105°32’ đến 106°27’ độ Kinh Đông. Dãy núi Tam Điệp chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, làm ranh rới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. Phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao quanh, giáp với hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Bắc giáp tỉnh Hòa Bình, phía Nam là biển Đông. Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 và đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh.
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH NINH BÌNH
1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình Ninh Bình có 3 vùng rõ rệt:
* Vùng đồng bằng
Bao gồm: Thành phố Ninh Bình, huyện Yên Khánh, huyện Kim Sơn và diện tích còn lại của các huyện khác trong tỉnh, diện tích khoảng 101 nghìn ha, chiếm 71,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất tỉnh, chiếm khoảng 90% dân số toàn tỉnh. Vùng này độ cao trung bình từ 0,9 ÷ 1,2m, đất đai chủ yếu là đất phù sa được bồi và không được bồi. Tiềm năng phát triển của vùng là nông nghiệp: Trồng lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
* Vùng đồi núi và bán sơn địa: Vùng này nằm ở phía Tây và Tây Nam của tỉnh, bao gồm các khu vực phía Tây Nam huyện Nho Quan và Thành phố Tam Điệp, phía Tây huyện Gia Viễn, phía Tây Nam huyện Hoa Lư và Tây Nam huyện Yên Mô. Diện tích toàn vùng này khoảng 35.000 ha, chiếm 24% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Độ cao trung bình từ 90-120m. Vùng này tập trung tới 90% diện tích đồi núi và diện tích rừng của tỉnh, do đó rất thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp như: Sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất mía đường, chế biến gỗ, chế biến hoa quả, du lịch, chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, dê), trồng cây ăn quả (dứa, vải, na), trồng cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê và trồng rừng.
* Vùng ven biển: Ninh Bình có trên 15km bờ biển. Vùng này thuộc diện tích của 3 xã ven biển huyện Kim Sơn là: Kim Trung, Kim Hải, Kim Đông, diện tích khoảng 6.000 ha, chiếm 4,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đất đai ở đây còn nhiễm mặn nhiều do mới bồi tụ nên đang trong thời kỳ cải tạo, vì vậy chủ yếu phù hợp với việc trồng rừng phòng hộ (sú, vẹt), trồng cói, trồng lúa và nuôi trồng thủy hải sản.
1.3. Khí hậu
Ninh Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết hàng năm chia thành 4 mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24°C; số lượng giờ nắng trong năm trung bình năm 1200 giờ; Lượng mưa trung bình/năm đạt 1.800mm nhưng phân bố không đều, tập trung 70% lượng mưa vào các tháng mùa mưa.
- Mùa mưa (bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 10):
+ Lượng mưa: chiếm 70% lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhất có thể đạt 200 ÷ 300 mm/ngày. Mưa lớn thường xảy ra trong ngày có bão và dông.
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trên 26°C, cao nhất là trên 39°C. Trong mùa hè thường gặp hai kiểu thời tiết, thời tiết dịu mát và thời tiết khô nóng kiểu gió Lào. Những ngày dịu mát nhiệt độ dưới 25°C, những ngày khô nóng nhiệt độ có thể lên tới trên 39 °C, làm cho cây cối thoát nước mạnh, dễ bị khô héo.
+ Gió: Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam. Tốc độ gió trung bình từ 2 ÷ 4 m/giây. Trong mùa hè thường hay xuất hiện bão. Bão kèm theo gió mạnh và mưa to có sức tàn phá lớn. Trung bình mỗi năm chịu ảnh hưởng từ 2 ÷ 3 cơn bão.
+ Độ ẩm không khí: Mùa hè rất cao, nhất là những ngày mưa ngâu (tới 90%). Nhưng khi có gió Tây Nam xuất hiện, độ ẩm xuống thấp (dưới 40%).
- Mùa khô (Bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4):
+ Mưa: Chiếm lượng nhỏ, khoảng 20 ÷ 25% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng 12 và tháng 01 lượng mưa nhỏ hoặc không có mưa. Tháng 2 và tháng 3 là thời kỳ mưa phùn và ẩm ướt. Nhìn chung, lượng mưa giữa các tháng trong năm không đều. Do đó cần có biện pháp đảm bảo nước cho cây trồng, nhất là vào đầu mùa.
+ Gió: Hướng gió thịnh hành là Bắc, Đông Bắc và Đông, thường gây ra lạnh đột ngột.
+ Độ ẩm không khí: Ngày khô hanh độ ẩm rất thấp, lượng bốc hơi cao, thường xuất hiện vào đầu mùa. Trong thời kỳ này hay xảy ra hạn nhưng có điều kiện làm ải đất. Thời tiết nồm thường xảy ra vào cuối đông và thời kỳ chuyển sang hè, độ ẩm lớn trên 90%.
1.4. Giao thông
Ninh Bình là một điểm nút giao thông quan trọng từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam bao gồm hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy.
- Đường bộ: Trên địa bàn tỉnh có 8 tuyến quốc lộ chạy qua bao gồm: QL1; QL.10; QL.38B; QL.12B; QL.45; QL.21B; QL.12B kéo dài và đường nối QL1 với cảng Ninh Phúc. Đường tỉnh có 20 tuyến có tổng chiều dài 267km.
- Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh Ninh Bình có chiều dài 21,6km với 4 ga (Ninh Bình, Cầu Yên, Ghềnh và Đồng Giao) thuận tiện trong vận chuyển hành khách, hàng hóa và vật liệu xây dựng.
- Đường thủy: Hệ thống đường thủy nội địa Trung ương quản lý 4 tuyến với tổng chiều dài là 155,5km. Cụ thể như sau: tuyến Sông Đáy (Cửa Đáy - Ninh Bình) dài 85km; tuyến sông Hoàng Long (Cầu Nho Quan - Gián Khẩu) dài 28km; tuyến sông Vạc (Cầu Yên - Kim Đài) dài 28,5km và kênh Yên Mô (Ngã ba Đức Hậu - Nga Sơn) dài gần 14km. Hệ thống đường thủy nội địa địa phương gồm 12 tuyến với tổng chiều dài 143,3km. Ngoài ra còn có 3 cảng chính là: Cảng Ninh Phúc, cảng Ninh Bình và cảng K3 và hàng loạt các bến xếp dỡ hàng hóa nằm trên các bờ sông góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
1.5. Sông ngòi và thủy văn
Hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình bao gồm hệ thống sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Ân, sông Vạc, sông Lạng, sông Vân, với tổng chiều dài 496km, phân bố rộng khắp trong toàn tỉnh. Mật độ sông suối bình quân 0,5km/km2, các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam để đổ ra biển Đông.
1.6. Tài nguyên
* Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.390 km2 với các loại đất phù sa, đất Feralitic.
* Tài nguyên nước: Bao gồm tài nguyên nước mặt và tài nguyên nước ngầm.
- Tài nguyên nước mặt: Khá dồi dào, thuận lợi cho việc tưới, phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ giao thông vận tải thủy. Ninh Bình có mật độ các hệ thống sông, suối ở mức trung bình với tổng chiều dài các con sông chính trên 496km, chiếm diện tích 3.401ha, mật độ đạt 0,5km/km2. Bên cạnh đó, trong tỉnh còn có 21 hồ chứa nước lớn, diện tích 1.270ha, với dung tích 14,5 triệu m3 nước, năng lực tưới cho 4.438 ha.
- Nguồn nước ngầm: Nước ngầm ở Ninh Bình chủ yếu thuộc địa bàn huyện Nho Quan và Thành phố Tam Điệp. Tổng lượng nước ngầm Rịa (Nho Quan) đạt 361.391m3/ngày. Vùng Tam Điệp 112.183m3/ngày.
* Tài nguyên rừng: So với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất với khoảng 28.352ha, chiếm 20,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó:
Rừng đặc dụng là 16.414ha chiếm 57,90% diện tích đất lâm nghiệp.
Rừng sản xuất là 3.987ha chiếm 14,06% diện tích đất lâm nghiệp.
Rừng phòng hộ là 7.951 ha chiếm 28,04% diện tích đất lâm nghiệp.
* Tài nguyên biển: Bờ biển Ninh Bình dài trên 15km với hàng nghìn hecta bãi bồi. Cửa Đáy là cửa lớn nhất, có độ sâu khá, đảm bảo tàu thuyền lớn, trọng tải hàng ngàn tấn ra vào thuận tiện; Vùng biển Ninh Bình có tiềm năng nuôi trồng, khai thác, đánh bắt nguồn lợi hải sản với sản lượng từ 2000 ÷ 2.500 tấn/năm.
* Tài nguyên khoáng sản:
- Tài nguyên đá vôi: Đá vôi là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của Ninh Bình, với những dãy núi đá vôi khá lớn chạy từ Hòa Bình tới biển Đông, dài hơn 40km, trữ lượng hàng chục tỷ mét khối. Đây là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng và một số hóa chất khác.
- Tài nguyên đất sét: Phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc xã Yên Sơn, Yên Bình (Thành phố Tam Điệp), huyện Gia Viễn, Yên Mô, dùng để sản xuất gạch ngói và nguyên liệu ngành đúc.
- Tài nguyên nước khoáng: Nước khoáng Ninh Bình chất lượng tốt, tập trung chủ yếu ở Cúc Phương (Nho Quan) và Kênh Gà (Gia Viễn) có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và du lịch với trữ lượng lớn. Đặc biệt nước khoáng Kênh Gà có độ mặn, thường xuyên ở độ nóng 53 ÷ 54°C. Nước khoáng Cúc Phương có thành phần Magiêbicarbonat cao, sử dụng chế phẩm nước giải khát và chữa bệnh.
- Tài nguyên than bùn: Trữ lượng nhỏ, khoảng trên 2 triệu tấn, phân bố ở các xã Gia Sơn, Sơn Hà (Nho Quan), Quang Sơn (Thành phố Tam Điệp), có thể sử dụng để sản xuất phân vi sinh, phục vụ sản xuất nông nghiệp.
1.7. Dân số lao động và việc làm
Dân số toàn tỉnh Ninh Bình là 952.509 người (niên giám 2016), trong đó dân số thành thị 195.686 người chiếm 20,54% tổng dân số, dân số nông thôn 756.823 người chiếm 79,46% tổng dân số. Đa số nhân dân trong tỉnh có nguồn sống chính là làm nông nghiệp.
Mật độ dân số bình quân 797 người/km2, mật độ dân số cao nhất tập trung ở thành phố Ninh Bình 2591 người/km2, thấp nhất là huyện Nho Quan 333 người/km2.
Nguồn lao động khá về cả số lượng, chất lượng và đang ở thời kỳ đầu với tổng lao động năm 2016 chiếm 63,6% dân số (khoảng 605,9 nghìn người). Ninh Bình có tỷ lệ lao động thất nghiệp đô thị khá thấp (3,7%), chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá là khá so với vùng ĐBSH cũng như cả nước.
1.8. Tiềm năng du lịch văn hóa
* Du lịch: Du lịch của tỉnh tương đối phong phú, đa dạng như: Núi, hồ, rừng với các di tích văn hóa, lịch sử, danh lam, thắng cảnh nổi tiếng như: Tam Cốc- Bích Động, rừng quốc gia Cúc phương; khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Nhà thờ đá Phát Diệm... đặc biệt quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới.
* Văn hóa:
- Ninh Bình nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực: Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, là nơi chịu ảnh hưởng giữa nền văn hóa Hòa Bình và văn hóa Đông Sơn. Với đặc điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa tương đối đa dạng mang đặc trưng khác biệt so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
- Các lễ hội lớn ở Ninh Bình: Lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư; lễ hội Đền Thái Vi; lễ hội Chùa Bái Đính; lễ hội Báo Bản...
- Văn hóa ẩm thực của Ninh Bình nổi tiếng có các món ăn: Tái dê Cố đô, cơm cháy, cá rô Tổng Trường, ốc nhồi Gia Viễn, nem Yên Mạc...
2. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình
Năm 2017 kinh tế có bước phát triển GRDP tăng 7,95%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tiếp tục tăng; sản xuất nông nghiệp tăng khá; phong trào xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh; dịch vụ, du lịch phát triển; thu ngân sách vượt kế hoạch, đạt cao nhất từ trước đến nay. Văn hóa - xã hội có tiến bộ, an ninh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Công tác xúc tiến đầu tư được quan tâm, công tác đối ngoại được mở rộng. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; quân sự, quốc phòng địa phương được tăng cường. Công tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí được tập trung chỉ đạo. Hoạt động của chính quyền các cấp có nhiều đổi mới, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên rõ rệt.
2.1. Về kinh tế
* Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, giá trị sản phẩm được nâng lên. Năm 2017, thời tiết diễn biến bất thường, rét đậm đầu vụ mùa và bão lũ song các cấp ngành và nhân dân trong tỉnh đã nỗ lực ổn định và tiếp tục duy trì năng suất cây trồng ở mức cao nhất. Chăn nuôi gia súc, gia cầm có khởi sắc rõ rệt, có sự tăng mạnh về đàn và tăng khá về sản lượng thịt hơi xuất chuồng. Nuôi trồng thủy sản được mở rộng tối đa về diện tích. Phát triển lâm nghiệp được đảm bảo theo chương trình phát triển bền vững của Quốc gia. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành năm 2017 đạt 8,43 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% so với năm 2016 và đạt 100% kế hoạch năm.
* Sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản, đầu tư phát triển
Sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng mạnh. Tổng giá trị sản xuất đạt gần 40,3 nghìn tỷ, tăng 25,05% so với năm 2016, nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực khác tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ như: ôtô, xi măng, thép cán... chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh đang phát huy hiệu quả đã góp phần quan trọng để tăng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp.
* Tài chính, thương mại và dịch vụ
Các ngành dịch vụ phát triển khá mạnh, đặc biệt là lĩnh vực du lịch đã phát huy được thế mạnh của Ninh Bình với số lượt khách đến tham quan đạt trên 7 triệu lượt, tăng 8,8% so với năm 2016; doanh thu đạt gần 2.489 tỷ đồng, tăng 41%. An ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các khu điểm du lịch được đảm bảo, chất lượng phục vụ được nâng lên. Kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt trên 1,15 tỷ USD; doanh thu vận tải tăng trên 1,3%; các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm có bước phát triển mạnh.
2.2. Văn hóa - xã hội
Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Công tác giáo dục - đào tạo phát triển cả về quy mô và chất lượng. Năm 2017, Ninh Bình duy trì ở tốp các tỉnh dẫn đầu cả nước, có điểm trung bình các môn thi cao thứ 3 toàn quốc; tỷ lệ tốt nghiệp THPT toàn tỉnh đạt 9,86%.
Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân được tăng cường. Lĩnh vực đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo quan tâm, chú trọng và thực hiện có hiệu quả. Công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em được chú trọng. Thực hiện tốt các chính sách đối với người có công trên địa bàn tỉnh.
2.3. Xây dựng chính quyền, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng
Công tác xây dựng chính quyền có nhiều đổi mới, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp.
Cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện ở tất cả các cấp, các đơn vị. Nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần, thái độ phục vụ người dân, doanh nghiệp của cán bộ, công chức, nhất là tại bộ phận 1 cửa các cấp.
Công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo được tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt. UBND tỉnh đã thành lập Ban tiếp công dân của tỉnh và chỉ đạo thành lập Ban tiếp công dân cấp huyện. Phối hợp với Trung ương chỉ đạo giải quyết dứt điểm một số vụ việc kiến nghị kéo dài của công dân. Việc xử lý sau thanh tra khi có kết luận được thực hiện nghiêm túc.
Công tác phòng chống tham nhũng tiếp tục được tuyên truyền, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí; tiếp tục thực hiện công khai minh bạch về chi tiêu tài chính.
2.4. Về an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định và được giữ vững. Lực lượng công an đã chủ động nắm và kiểm soát tình hình, kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo giải quyết tốt những vấn đề nổi lên liên quan đến an ninh trật tự và các vụ việc tranh chấp, khiếu kiện, bảo vệ tuyệt đối an toàn các đoàn lãnh đạo Đảng, nhà nước, khách quốc tế và các sự kiện chính trị - văn hóa diễn ra trên địa bàn. Thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông và trật tự đô thị, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc được phát động mạnh mẽ và phát huy hiệu quả, huy động sức mạnh tầng lớp của nhân dân trong công tác đảm bảo an ninh trật tự.
2.5. Hoạt động đối ngoại
Công tác quản lý các tổ chức, cá nhân người nước ngoài vào làm việc, lao động, thăm quan du lịch tại địa phương đảm bảo chặt chẽ. Các dự án ODA, FDI tiếp tục được triển khai thuận lợi, đúng tiến độ. Công tác vận động vốn ODA, xúc tiến đầu tư, du lịch, thương mại được triển khai thuận lợi.
3. Cơ sở, kỹ thuật hạ tầng
3.1. Cơ sở, kỹ thuật hạ tầng thủy lợi
Hệ thống công trình thủy lợi phục vụ nhiệm vụ phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, sản xuất nông nghiệp, đồng thời phục vụ dân sinh kinh tế, phát triển giao thông, du lịch như: đê sông, đê biển, hồ chứa, tràn phân lũ, chậm lũ, cống, trạm bơm, kênh mương...
Qua nhiều năm củng cố tu bổ, hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi của tỉnh đã được hình thành với tổng chiều dài các tuyến đê là 468,6 km, trong đó đê
cấp III và hệ thống đê biển có chiều dài trên 162 km, có 32 kè, 87 cống âu và còn lại là đê sông nội tỉnh với chiều dài gần 306 km, 5 kè hộ bờ lát mái, 176 cống, âu dưới đê. Toàn tỉnh có 44 hồ với tổng dung tích trên 41 triệu m3; trong đó có 5 hồ lớn với dung tích từ 1 ÷ 5 triệu m3 như: hồ Yên Quang, Đồng Chương, Đập Trời - Nho Quan và hồ Yên Thắng, Yên Đồng - Yên Mô...
Cơ sở hạ tầng thủy lợi, phòng chống lụt bão được đầu tư xây dựng trong những năm qua phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và của ngành nông nghiệp nói riêng.
Năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai được nâng lên đáng kể, từng bước xóa dần các trọng điểm phòng chống lụt bão xung yếu, phục vụ kịp thời, hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp; đồng thời cải tạo giao thông nông thôn, tạo điều kiện cho công tác ứng cứu đê điều trong mùa mưa bão, cải tạo môi trường sinh thái, cảnh quan du lịch, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3.2. Xây dựng nông thôn mới
Công tác xây dựng nông thôn mới năm 2017 tiếp tục được đẩy mạnh, trở thành phong trào sâu rộng của quần chúng, tích cực lồng ghép các nguồn lực, các chương trình xây dựng. Tính hết năm 2017 kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh đã đạt được 80/119 xã đạt 20 tiêu chí đã được UBND tỉnh quyết định công nhận chiếm 67,2%. Trong đó có 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (huyện Hoa Lư); 01 thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (TP. Tam Điệp).
Kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước được đầu tư xây dựng theo hướng văn minh, hiện đại, gắn với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời vệ sinh môi trường. Đời sống văn hóa tinh thần của nông dân từng bước được nâng cao với 100% số xã có đủ điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt; 100% xã có nhà văn hóa, trạm y tế, trường học... Tiến trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh theo hướng hiện đại hóa, nâng cao chất lượng và hiệu quả, đặc biệt trong các khâu: làm đất, tưới tiêu nước, ra hạt, xay xát... do vậy đã tiết kiệm được chi phí, thời gian và thời vụ sản xuất, từng bước giải quyết được vấn đề việc làm và tăng thu nhập, giảm nghèo cho nông dân.
3.3. Cơ sở, kỹ thuật hạ tầng giao thông vận tải
Với mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, đáp ứng sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng, du lịch của tỉnh, các địa phương đã làm tốt việc tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ GTVT, của các dự án quốc tế và các ngành, các cấp và của mọi thành phần kinh tế để tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông.
Về đường tỉnh: Đã nâng cấp, cải tạo 167,7km đường tỉnh; xây dựng 11 cầu; nâng cấp, cải tạo 16km QL45, QL12B; đầu tư cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, QL 10, phấn đấu đến năm 2018 cơ bản hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng. Phối kết hợp với PMU 18, PMU1, Cục Đường bộ Việt Nam... và giúp các nhà thầu triển khai các dự án của Bộ GTVT tại Ninh Bình như xây dựng cầu vượt Thanh Bình, cầu Non Nước, cầu Lim, cầu Ghềnh, cầu Vó, cầu Do, cầu Yên... Các công trình giao thông đã xây dựng có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng... của tỉnh.
Hiện nay, ngành GTVT đang đẩy nhanh việc thi công các công trình trọng điểm, cấp bách như: Hoàn thành tuyến kết nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với Quốc lộ 1 giai đoạn 2; tuyến Quốc lộ 1 tránh thành phố Ninh Bình; Quốc lộ 12B; đường tỉnh lộ ĐT.477 và cầu Trường Yên...
II. XÁC ĐỊNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI VÀ CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI THƯỜNG GẶP
1. Xác định, đánh giá rủi ro thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường gặp
Dựa trên đặc điểm điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và dân sinh kinh tế của tỉnh, Ninh Bình có thể gặp các loại hình rủi ro thiên tai sau đây: áp thấp nhiệt đới, bão, lốc, sét, mưa lớn, lũ, ngập lụt, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, sạt lở đất và các loại thiên tai khác có thể gây ra thiệt hại về người, tài sản, gây ô nhiễm và suy thoái môi trường, ảnh hưởng đến điều kiện sống và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
1.1. Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão
Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão có 3 cấp, thấp nhất là cấp 3 và cao nhất là cấp 5:
1.1.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:
a) Áp thấp nhiệt đới, bão cấp 8, cấp 9 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa), vùng biển ven bờ vịnh Bắc Bộ, trên đất liền khu vực Bắc Bộ;
b) Bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa), vùng biển ven bờ, trên đất liền khu vực Bắc Bộ;
c) Bão rất mạnh từ cấp 12 đến cấp 15 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa).
1.1.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 4 gồm các trường hợp sau:
a) Bão rất mạnh từ cấp 12 đến cấp 15 hoạt động trên vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Bắc Bộ;
b) Siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa).
1.1.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 5 trong trường hợp sau:
Siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ.
1.1.4. Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão được xem xét xác định tăng thêm một cấp, đến cấp cao nhất là cấp 5, khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Áp thấp nhiệt đới, bão hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), vùng biển ven bờ kết hợp với hoạt động của gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam mạnh;
b) Áp thấp nhiệt đới, bão hoạt động trên đất liền nơi đang xảy ra mưa lớn, lũ, ngập lụt lớn hoặc trùng hợp với thời kỳ triều cường, nước biển dâng cao ở vùng ven bờ.
1.2. Cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá
Cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá có 2 cấp:
a) Rủi ro thiên tai cấp độ 1: Lốc, sét, mưa đá mức độ trung bình, trên phạm vi nhỏ.
b) Rủi ro thiên tai cấp độ 2: Lốc, sét, mưa đá mức độ mạnh, trên phạm vi rộng.
1.3. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn
Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn có 3 cấp:
1.3.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 trong trường hợp sau:
a) Lượng mưa trong 24 giờ từ 100mm đến 200mm, kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày ở khu vực trung du, miền núi (bao gồm Thành phố Tam Điệp và các huyện: Nho Quan, Gia Viễn).
b) Lượng mưa trong 24 giờ từ trên 200mm đến 500mm, kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày ở khu vực đồng bằng (bao gồm Thành phố Ninh Bình và các huyện: Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn).
1.3.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:
a) Lượng mưa trong 24 giờ từ 100mm đến 200mm, kéo dài từ trên 2 ngày đến 4 ngày ở khu vực trung du, miền núi (bao gồm Thành phố Tam Điệp và các huyện: Nho Quan, Gia Viễn).
b) Lượng mưa trong 24 giờ từ trên 200mm đến 500mm, kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày ở khu vực trung du, miền núi (bao gồm Thành phố Tam Điệp và các huyện: Nho Quan, Gia Viễn).
c) Lượng mưa trong 24 giờ trên 500mm, kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày ở khu vực đồng bằng (bao gồm Thành phố Ninh Bình và các huyện: Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn).
1.3.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 trong trường hợp sau:
a) Lượng mưa trong 24 giờ từ trên 200 mm đến 500mm, kéo dài từ trên 2 ngày đến 4 ngày ở khu vực trung du, miền núi (bao gồm Thành phố Tam Điệp và các huyện: Nho Quan, Gia Viễn).
b) Lượng mưa trong 24 giờ trên 500mm, kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày ở khu vực trung du, miền núi (bao gồm Thành phố Tam Điệp và các huyện: Nho Quan, Gia Viễn).
1.4. Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng
Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng có 3 cấp:
1.4.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau:
a) Đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày lên đến 39°C, 40°C, kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày;
b) Đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày vượt qua 40°C, kéo dài từ 3 ngày đến 5 ngày.
1.4.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:
a) Đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày lên đến 39°C, 40°C, kéo dài trên 10 ngày;
b) Đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày vượt qua 40°C, kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày.
1.4.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 khi xảy ra đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày vượt qua 40°C, kéo dài trên 10 ngày.
1.5. Cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán
Cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán có 4 cấp:
1.5.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau:
a) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng trên 50%, kéo dài từ 2 tháng đến 3 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt từ trên 50% đến 70% so với trung bình nhiều năm;
b) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng trên 50%, kéo dài từ trên 3 tháng đến 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt từ 20% đến 50% so với trung bình nhiều năm.
1.5.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:
a) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài từ 2 tháng đến 3 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt tới trên 70% so với trung bình nhiều năm;
b) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài từ trên 3 tháng đến 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt từ trên 50% đến 70% so với trung bình nhiều năm;
c) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài trên 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt từ 20% đến 50% so với trung bình nhiều năm.
1.5.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:
a) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài từ trên 3 tháng đến 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt tới trên 70% so với trung bình nhiều năm;
b) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài trên 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt từ trên 50% đến 70% so với trung bình nhiều năm.
1.5.4. Rủi ro thiên tai cấp độ 4: khi xảy ra tình trạng thiếu hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài trên 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán thiếu hụt tới trên 70% so với trung bình nhiều năm.
1.6. Cấp độ rủi ro thiên tai do rét hại, sương muối
Cấp độ rủi ro thiên tai do rét hại, sương muối có 3 cấp:
1.6.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau:
a) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí trung bình ngày từ trên 8°C đến 13°C, kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày trên địa bàn tỉnh;
b) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí trung bình ngày từ trên 4°C đến 8°C, kéo dài từ 3 ngày đến 5 trên địa bàn tỉnh;
1.6.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:
a) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí trung bình ngày từ trên 8°C đến 13°C, kéo dài trên 10 ngày trên địa bàn tỉnh;
b) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí trung bình ngày từ trên 4°C đến 8°C, kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày trên địa bàn tỉnh;
c) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí trung bình ngày từ 0°C đến 4°C, kéo dài từ 3 ngày đến 5 ngày trên địa bàn tỉnh;
1.6.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:
a) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí trung bình ngày từ trên 4°C đến 8°C, kéo dài trên 10 ngày trên địa bàn tỉnh;
b) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí trung bình ngày từ 0°C đến 4°C, kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày trên địa bàn tỉnh;
c) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí trung bình ngày xuống dưới 0°C, kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày trên địa bàn tỉnh.
1.7. Cấp độ rủi ro thiên tai do sương mù
Cấp độ rủi ro thiên tai do sương mù có 2 cấp:
1.7.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau:
a) Sương mù dày, tầm nhìn xa trên 50m, gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông trên biển;
b) Sương mù dày đặc, tầm nhìn xa giảm xuống dưới 50m, gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông trên đất liền.
1.7.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 trong trường hợp sau:
Sương mù dày đặc, tầm nhìn xa giảm xuống dưới 50m, gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông trên biển.
1.8. Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt
Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt có 5 cấp:
1.8.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 trong trường hợp sau: Mực nước lũ cao từ báo động 2 lên đến báo động 3 ở hạ lưu sông Hoàng Long tại trạm thủy văn Bến Đế;
1.8.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 trong trường hợp sau: Mực nước lũ cao từ báo động 2 lên đến báo động 3 ở hạ lưu sông Hoàng Long tại trạm thủy văn Bến Đế;
1.8.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 trong trường hợp sau: Mực nước lũ cao từ báo động 3 lên đến trên báo động 3 khoảng 1m ở hạ lưu sông Hoàng Long tại trạm thủy văn Bến Đế;
1.8.4. Rủi ro thiên tai cấp độ 4 trong trường hợp sau: Mực nước lũ cao từ trên báo động 3 khoảng 1m đến mức lũ lịch sử ở hạ lưu sông Hoàng Long tại trạm thủy văn Bến Đế;
1.8.5. Rủi ro thiên tai cấp độ 5: khi xảy ra lũ với mực nước cao trên mức lũ lịch sử ở hạ lưu sông Hoàng Long tại trạm thủy văn Bến Đế.
1.8.6. Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt khi có tác động tổ hợp với các thiên tai khác
a) Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt được xem xét xác định tăng lên một cấp, đến cấp cao nhất là cấp 5, khi có tổ hợp tác động của áp thấp nhiệt đới, bão có cấp độ rủi ro thiên tai thấp hơn cấp độ rủi ro của lũ, ngập lụt;
b) Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt được xem xét xác định tăng lên hai cấp, đến cấp cao nhất là cấp 5, khi có tổ hợp tác động của áp thấp nhiệt đới, bão và sự cố vỡ đập hồ chứa nước ở thượng nguồn;
c) Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt khi có tổ hợp tác động của áp thấp nhiệt đới, bão có cấp độ rủi ro thiên tai bằng hoặc lớn hơn cấp độ rủi ro của lũ, ngập lụt, được xem xét xác định theo cấp độ rủi ro thiên tai của bão, áp thấp nhiệt đới.
1.9. Cấp độ rủi ro thiên tai do sạt lở đất, sạt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
1.9.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau:
a) Mưa lớn với lưu lượng mưa từ 200mm đến 300mm trong 24 giờ, mưa xảy ra trước đó trên 2 ngày, trên các sườn dốc có độ dốc cao hơn 25 độ, với các nền đất yếu, đất bở rời; hoặc đất sườn tàn tích;
b) Mưa rất lớn với lượng mưa trên 300mm trong 24 giờ, mưa đã xảy ra trước đó từ 1 đến 2 ngày, trên sườn dốc có độ dốc nhỏ hơn 25 độ, với các nền đất yếu, đất bở rời;
c) Mưa rất lớn với lượng mưa trên 300mm trong 24 giờ, mưa xảy ra trước đó trên 2 ngày, trên sườn dốc có độ dốc nhỏ hơn 25 độ, với các nền đất đá phiến và sét bột gắn kết yếu;
1.9.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2: khi có khả năng xảy ra mưa với lưu lượng mưa trên 300mm trong 24 giờ, mưa đã xảy ra trước đó trên 2 ngày, trên các sườn dốc có độ dốc cao hơn 25 độ, với các nền đất yếu, đất bở rời; hoặc đất sườn tàn tích.
1.10. Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn
Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn có 2 cấp:
1.10.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1: khi xảy ra trường hợp các cửa sông (sông Đáy, sông Càn) vùng ven biển bị nhiễm mặn với ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập vào sâu từ 25km đến 50km tính từ cửa sông, trong thời kỳ dài và nguồn nước ngọt trong sông bị thiếu hụt không quá 40% so với trung bình nhiều năm.
1.10.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2: khi xảy ra trường hợp các cửa sông (sông Đáy, sông Càn) vùng ven biển bị nhiễm mặn với ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập vào sâu tới hơn 50km tính từ cửa sông, trong thời kỳ dài và nắng nóng, khô hạn thiếu nước kéo dài nhiều tháng, nguồn nước ngọt trong sông bị thiếu hụt trên 40% so với trung bình nhiều năm.
1.11. Cấp độ rủi ro thiên tai do nước dâng
1.11.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường hợp sau: Độ cao nước dâng từ trên 2m đến 4m ở dải ven biển Ninh Bình.
1.11.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau: Độ cao nước dâng từ trên 4m đến 6m ở dải ven biển Ninh Bình.
1.11.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 4: khi độ cao nước dâng từ trên 6 m đến 8 m ở dải ven biển Bắc Bộ.
1.12. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển
1.12.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1: khi có gió mạnh từ cấp 6 đến cấp 9, xảy ra trên vùng biển ngoài khơi (bao gồm cả các đảo, quần đảo).
1.12.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm các trường hợp sau:
a) Gió mạnh từ cấp 6 đến cấp 9, xảy ra trên vùng biển ven bờ;
b) Gió mạnh từ cấp 9 trở lên, xảy ra trên vùng biển ngoài khơi (bao gồm cả các đảo, quần đảo).
1.12.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3: khi có gió mạnh từ cấp 9 trở lên, xảy ra trên vùng biển ven bờ.
1.12.4. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển được xem xét xác định tăng thêm một cấp, đến cấp cao nhất là cấp 4, khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Gió mạnh trên biển xảy ra đồng thời với hoạt động của áp thấp nhiệt đới, bão trên Biển Đông hoặc vùng biển ven bờ;
b) Gió mạnh trên biển xảy ra vào đầu mùa hoặc cuối mùa bão và duy trì trong nhiều ngày liên tục.
1.13. Cấp độ rủi ro thiên tai do động đất
Cấp độ rủi ro thiên tai do động đất có 5 cấp:
1.13.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1: khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp V đến cấp VI, xảy ra ở bất kỳ khu vực nào thuộc lãnh thổ Việt Nam.
1.13.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2: khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp VI đến cấp VII, xảy ra ở khu vực nông thôn, khu vực đô thị.
1.13.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3: khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp VI đến cấp VII, xảy ra ở khu vực có các hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện; hoặc cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp VII đến cấp VIII xảy ra ở khu vực nông thôn.
1.13.4. Rủi ro thiên tai cấp độ 4: khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp VII đến cấp VIII, xảy ra ở khu vực nông thôn; hoặc khu vực có các hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện.
1.13.5. Rủi ro thiên tai cấp độ 5: khi cường độ chấn động trên mặt đất quan trắc được lớn hơn cấp VIII, xảy ra ở bất kỳ khu vực nào thuộc lãnh thổ Việt Nam.
1.14. Cấp độ rủi ro thiên tai do sóng thần
Cấp độ rủi ro thiên tai do động đất có 2 cấp là cấp 3 và cấp 5 :
1.14.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 3: khi phát hiện sóng thần không có sức hủy diệt, nhưng có thể gây ra sóng lớn, bất ngờ ở các dải ven biển.
1.14.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 5: khi phát hiện sóng thần có sức hủy diệt, ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam.
2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động kinh tế - xã hội trong phạm vi tỉnh Ninh Bình
2.1. Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn
Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã gây ra các hiện tượng: Bão, lũ lụt, hạn hán, lũ quét, ngập úng, xói lở đất, xâm nhập mặn ở vùng ven biển..., gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân, trong đó hạn hán, xâm nhập mặn vụ đông xuân là một điển hình; Hiện tượng xâm nhập mặn ở vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn đã lấn sâu vào các cửa sông từ 20 ÷ 25km trên sông Đáy và 10 ÷ 15km trên sông Vạc. Hiện tượng xâm nhập mặn có dấu hiệu gia tăng, nhất là vào giai đoạn đổ ải vụ đông xuân. Theo số liệu thống kê từ năm 2001 đến nay, hầu hết các địa phương trong tỉnh đều xảy ra hạn hán trong giai đoạn tưới dưỡng lúa vụ đông xuân, đặc biệt các huyện miền núi Nho Quan, Gia Viễn, thành phố Tam Điệp... diện tích hạn và thiếu nước chiếm bình quân 15 ÷ 20% diện tích canh tác.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trong những năm qua thời tiết diễn biến phức tạp, vụ đông xuân lượng mưa ít, dòng chảy suy kiệt dẫn đến mực nước trên các sông đều thấp, độ mặn cao, ranh giới xâm nhập mặn vào sâu trong sông nội địa. Kết hợp điều tiết hồ chứa thủy điện thượng lưu khi cần thiết. Sửa chữa nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi. Mặt khác, địa hình tỉnh ta không đồng đều, phân chia thành các vùng cao thấp khác nhau rõ rệt, việc tưới, tiêu gặp nhiều khó khăn, nhất là các vùng bán sơn địa tưới chủ yếu bằng nguồn nước các hồ và vùng tưới tiêu bằng thủy triều.
Những năm gần đây, mặc dù đã được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các công trình tưới, tiêu. Tuy nhiên vẫn còn nhiều công trình được xây dựng đã lâu, hiện nay đều xuống cấp, năng lực phục vụ giảm. Các công trình ngăn mặn giữ ngọt cũng đã xuống cấp, công trình kênh mương dẫn nước tưới bị hư hỏng, gây tổn thất nước khi tưới. Các trục kênh, cửa cống lấy nước bị bồi lắng chưa được đầu tư nạo vét. Ngoài ra, do ý thức của một số hộ dân ở các địa phương chưa cao trong việc tưới tiêu tiết kiệm nước, gây lãng phí nguồn nước hoặc vứt rác thải làm ô nhiễm nguồn nước tưới.
2.2. Tình hình ngập úng
- Trận úng lụt cuối tháng 9/1978: Lượng mưa đo được trong 2 ngày 21,22/IX trên lưu vực sông Hoàng Long là 486mm; tại Bến Đế mưa 718mm, Chi Nê 581mm, Hưng Thi 475mm. Trên sông Hoàng Long xuất hiện lũ rất lớn, đỉnh lũ tại Bến Đế là 5,42m (16h/22) cao hơn BĐIII 1,42m và duy trì trên BĐIII trong 5 ngày. Lũ đặc biệt lớn trên sông Hoàng Long dâng cao đột ngột, kéo dài 4,5 ngày và trùng với thời kỳ triều cường kết hợp với mưa lớn trong đồng nên gây tràn vỡ nhiều đoạn đê hạ lưu sông Hoàng Long và uy hiếp đê sông Đáy. Đê hữu sông Hoàng Long bị tràn vỡ 5 đoạn: ở làng Sui, làng Môi, Đồi 94, Đập Lạc Khoái, Văn Trình với tổng chiều dài 565m, sâu từ 1,3 ÷ 1,8m. Đê tả Hoàng Long bị vỡ đoạn Đầm Cút, dài 240m, sâu 1,2 m.
- Trận lũ, úng lụt lớn tháng 9/1985: Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới với lưỡi cao đã gây mưa từ ngày 7,13/IX/1985 trên toàn Bắc Bộ. Lượng mưa đo được tại Gia Viễn trong cả đợt là 955mm, trong đó ngày 12 mưa trên 600mm; tại Nho Quan, lượng mưa cả đợt đạt 841mm, riêng đêm 11 sáng 12 mưa 398mm. Lũ sông Hoàng Long tại Bến Đế là 5,46 m (1h/13) vượt BĐ3 là 1,46 m và kéo dài 7 ngày đã làm đê sông Hoàng Long bị vỡ đoạn Chấn Hưng dài 500m. Ngày 11/9 lũ tràn đập Gia Tường, Đức Long, Lạc Vân và Lạc Khoái. Ngày 12/9 lũ tràn đê Năm Căn. Ngày 13/9 toàn tuyến đê tả Hoàng Long từ Gia Tân đến Gia Viễn, Gia Thắng, Chấn Hưng đều bị tràn, vị trí Chấn Hưng bị vỡ. Huyện Gia Viễn có 20 xã thì cả 20 xã đều bị ngập, 80% số hộ bị ngập sâu đến mái nhà, chỉ còn khoảng 1.000 hộ ở trên khu đất cao là bị ngập ít hơn. Quốc lộ 1 ngập sâu 1,5m, ô tô và tàu hỏa không đi lại được. Toàn huyện Gia Viễn gieo cấy 9947ha, thì mất trắng 80%, ngoài ra còn thiệt hại về hoa màu, trâu bò, lợn gà, cây ăn trái và các tài sản khác.
- Trận ngập úng tháng 10/2007: Do có mưa lớn ở thượng nguồn, gây lũ lớn trên sông Hoàng Long. Khi mực nước lũ trên sông Hoàng Long tại Bến Đế đạt đến +4,40 m, lúc 17 giờ ngày 5/10 đã phải xả lũ qua tràn Gia Tường, Đức Long vào khu chậm lũ Gia Tường - Đức Long. Đến 21 giờ cùng ngày, mực nước tại Bến Đế là +4,96 m phải xả lũ qua tràn Lạc Khoái và khu hữu Hoàng Long. Mực nước lũ tại Bến Đế tiếp tục lên đến đỉnh là +5,17 m lúc 0 giờ ngày 6/10 và bắt đầu hạ xuống.
Tràn xả lũ sông Hoàng Long tại Nho Quan và Gia Viễn, đã cho tràn từ 17h ngày 05/10, tình hình ngập lụt như sau:
- Số xã bị ngập: 12 xã (trong đó có 8 xã của huyện Nho Quan, 4 xã của huyện Gia Viễn).
- Số hộ bị ngập: 16.450 hộ.
- Số dân bị ngập: 55.000 người.
- Trận lũ tháng 10/2017: Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới nên từ ngày 09/10 đến ngày 12/10 khu vực tỉnh Ninh Bình có mưa vừa, mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa từ ngày 09/10 đến 12/10 đạt từ 207,9 ÷ 433,8mm. Mưa lớn đã làm xuất hiện lũ trên sông Hoàng Long, sông Đáy; vào hồi 06 giờ ngày 12/10 mực nước lũ trên sông Hoàng Long tại Bến Đế đạt đỉnh 5,53m (vượt báo động III là 1,53m) đến hồi 16h giờ ngày 12/10/2017 mực nước lũ trên sông Đáy tại Ninh Bình đạt đỉnh 3,94m (vượt báo động III là 0,44m). Lũ lớn đã làm ngập 10.713 ngôi nhà, 15.179ha lúa mùa, 2.492 ha cây hoa màu bị ảnh hưởng; 5.924 con gia súc, 87.123 con gia bị chết và lũ cuốn trôi; nhiều công trình thủy lợi và giao thông bị hư hỏng. Kinh phí thiệt hại và khắc phục thiệt hại sau mưa, lũ là 1.052 tỷ đồng.
2.3. Bão, áp thấp nhiệt đới
Thống kê số các cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến Ninh Bình từ năm 2010 đến nay
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
Bão và ATNĐ ảnh hưởng gián tiếp
2
1
2
2
2
1
1
1
Bão và ATNĐ chịu ảnh hưởng trực tiếp
1
2
1
3
1
Tổng cộng
3
3
3
5
2
1
2
1
- Trận bão số 1/2016: Bão số 1 đổ bộ vào địa phận tỉnh Ninh Bình có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 200 ÷ 250mm; gió trong đất liền mạnh cấp 8 đến cấp 11, giật cấp 10 đến cấp 13; vùng ven biển gió mạnh cấp 8, giật cấp 12. Đã gây thiệt hại:
+ Nông nghiệp: 32.531ha lúa mới cấy bị ngập úng; 1.552ha hoa màu bị hư hại; 159,7ha cây ăn quả bị gãy đổ; 161ha rừng bị hư hại; 5ha cây công nghiệp bị đổ gãy; 5.340 con gia cầm bị chết và cuốn trôi; sập đổ 11 cái, tốc mái 7.659 cái nhà; 1.720m kè bị sạt lở, hư hỏng; 20m kênh mương bị sạt trôi và nhiều thiệt hại khác; Tổng giá trị thiệt hại do bão số 1 gây ra ước khoảng 600 tỷ đồng.
III. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
Căn cứ vào các định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình, kịch bản biến đổi khí hậu chi tiết của tỉnh, kết quả đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và các định hướng lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào các kế hoạch, chương trình, chiến lược của các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Các nhiệm vụ, chương trình, dự án thực hiện Kế hoạch Phòng chống thiên tai giai đoạn 2018-2020 được thực hiện với các nội dung sau:
1. Đối với áp thấp nhiệt đới, bão:
1.1. Đối với áp thấp nhiệt đới:
Trọng điểm là vùng ven biển huyện Kim Sơn, các tuyến đê biển BM2 và BM3; các khu vực thường xuyên bị ngập úng trên địa bàn tỉnh.
Áp thấp nhiệt đới và bão có sức gió mạnh đến cấp 8, cấp 9 hoạt động trên biển Đông, vùng biển ven bờ, trên đất liền (Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3):
Nhiệm vụ và giải pháp:
- Ngăn không cho tàu thuyền ra khơi; thông tin, hướng dẫn tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm hoặc về nơi an toàn để trú tránh ATNĐ.
- Thông báo các bản tin dự báo, cảnh báo và công điện chỉ đạo, điều hành phòng, chống ATNĐ thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Thu hoạch lúa đã chín, hoa màu, vật nuôi trồng thủy sản.
- Triển khai phương án chống úng.
1.2. Đối với bão
1.2.1. Bão với sức gió mạnh đến cấp 10 cấp 11 hoạt động trên biển Đông, vùng biển ven bờ hoặc trên đất liền (Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3):
Nhiệm vụ và giải pháp:
- Cấm không cho tàu thuyền ra khơi, hướng dẫn, kêu gọi triệt để tàu thuyền đang hoạt động ngoài khơi về nơi an toàn để tránh trú bão.
- Tổ chức di dân phía ngoài đê BM2 vào trong đê BM2 (Trường học, trụ sở UBND xã, nhà thờ và các nhà kiên cố).
- Tập trung thu hoạch lúa đã chín, hoa màu, vật nuôi trồng thủy sản; chằng chống nhà cửa, kho tàng, trường học, bệnh viện và các công trình trọng điểm trên địa bàn toàn tỉnh.
- Triển khai phương án chống úng.
- Thông báo các bản tin dự báo, cảnh báo và công điện chỉ đạo, điều hành phòng, chống bão thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1.2.2. Bão với sức gió mạnh cấp 12, cấp 13 hoạt động trên vùng biển ven bờ, trên đất liền (Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3):
Nhiệm vụ và giải pháp:
- Tuyệt đối nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi, tìm mọi biện pháp kêu gọi, hướng dẫn những tàu thuyền còn đang hoạt động ngoài khơi về nơi an toàn để tránh trú bão hoặc khẩn trương thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.
- Thực hiện mọi biện pháp di dân triệt để phía ngoài để BM2 và phía ngoài đê BM 1 vào trong đê BM1 để tránh trú bão an toàn (Trường PTTH Bình Minh, các Trường THCS, Tiểu học thị trấn Bình Minh và xã Cồn Thoi; Công ty TNHH MTV Bình Minh, trụ sở UBND xã Cồn Thoi và trụ sở UBND thị trấn Bình Minh).
- Tập trung huy động mọi lực lượng triển khai các biện pháp đối phó với bão, tổ chức cứu hộ, cứu nạn. Triển khai lực lượng, phương tiện bảo vệ các công trình trọng điểm, kho tàng; chằng chống nhà cửa, trường học, bệnh viện.
- Thông báo các bản tin dự báo, cảnh báo, công điện chỉ đạo, điều hành phòng, chống, ứng phó bão thường xuyên, liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1.2.3. Bão mạnh, siêu bão cấp 14, 15 và trên cấp 15 (tương đương cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4, cấp 5):
Thực hiện theo Phương án số 01/PA-UBND ngày 27/7/2015 của UBND tỉnh về triển khai phương án ứng phó với tình huống bão mạnh, siêu bão.
2. Đối với lốc, sét
- Giao cho Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh và Truyền hình Ninh Bình thông tuyên truyền cho người dân biết cách phòng tránh như:
+ Khi mưa lớn kèm theo có dông sét, không nên đứng dưới gốc cây, ống khói, anten truyền hình, gần các vật kim loại, không chạm tay vào các vật ẩm ướt, vật dẫn điện; tháo bỏ dây anten ra khỏi tivi, radio.
+ Không đi dọc theo các bờ sông, bờ suối; không trú mưa ở những công trình, nhà cửa giữa cánh đồng; không sử dụng điện thoại; không dùng dây thép phơi áo quần buộc vào cột thu lôi, cây cao.
+ Bỏ các vật dụng mang bên mình như cuốc, xẻng, cần câu, gậy khi thấy hiện tượng dông, sét có thể xảy ra.
- Giao cho Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế sẵn sàng cấp cứu kịp thời khi có người bị nạn.
3. Đối với mưa lớn
Nhiệm vụ trọng tâm:
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa; cảnh báo kịp thời đến cộng đồng dân cư, đặc biệt là các khu vực ven sông ven biển, vùng trũng thấp, khu vực đồi núi, các khu mỏ khai thác vật liệu xây dựng, các công trình đang thi công để chủ động phòng ngừa, ứng phó mưa lớn và nguy cơ sạt lở đất.
- Tổ chức kiểm tra hiện trạng hệ thống đê điều, công trình thủy lợi, hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị và nông thôn; sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn.
- Tổ chức tiêu nước trong hệ thống thủy lợi, hệ thống thoát nước đô thị và khu dân cư, đầm hồ nuôi trồng thủy sản; chủ động phương án ứng phó với mưa lũ và ngập úng, bảo vệ đời sống và sản xuất.
- Tổ chức trực ban nghiêm túc và báo cáo theo quy định.
Phân công nhiệm vụ cụ thể:
- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố liên tục thông báo tình hình diễn biến mưa cho các địa phương, các ngành, đơn vị trên địa bàn thành phố; đôn đốc triển khai thực hiện chỉ đạo của Trung ương và thành phố.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thủy lợi, Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tăng cường kiểm tra công trình đê điều, thủy lợi và chủ động các biện pháp ứng phó với mưa lớn.
- Giao Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với Công an, Sở Y tế thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác, tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán.
- UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị triển khai các biện pháp bảo đảm khả năng tiêu thoát nước đô thị nhanh nhất.
- Các địa phương triển khai các biện pháp bảo vệ diện tích cây trồng, hoa màu để tránh tổn thất do mưa lớn, hỗ trợ kịp thời các hộ dân bị ngập lụt.
4. Đối với nắng nóng
- Giao cho Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh và Truyền hình Ninh Bình thông tuyên truyền cho người dân biết cách phòng tránh như:
+ Chủ động các biện pháp phòng chống nắng nóng cho người (đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương) và gia súc, gia cầm; hạn chế ra ngoài cũng như chăn thả gia súc, gia cầm ngoài trời trong thời gian nắng nóng cao điểm từ 10 giờ đến 16 giờ hàng ngày.
+ Đảm bảo chuẩn bị đủ nguồn thức ăn, nước uống hợp vệ sinh.
- Giao cho Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế sẵn sàng cấp cứu kịp thời khi có người bị nạn, phun thuốc khử trùng, phòng bệnh cho người và vật nuôi.
5. Đối với hạn hán, xâm nhập mặn
5.1. Biện pháp tưới tiêu:
* Đối với vùng thủy triều:
Tận dụng tối đa thời gian mở cống lấy nước trong thời gian triều cường, độ mặn cho phép. Thực hiện tốt quy trình đo mặn đã được phê duyệt; quy trình vận hành các công trình liên hệ thống như cống KM19, Dưỡng Điềm, Dĩ Ninh và Hà Thanh (việc đóng, mở cống KM19, Dưỡng Điềm, Dĩ Ninh thực hiện theo quy trình đã ban hành).
Trong quá trình lấy nước âu sông Mới, cống Xanh và âu sông Vân mở liên tục để nâng cao đầu nước cho các cống tuyến đê sông Mới và tiếp ngọt đẩy mặn cho các cống tuyến đê sông Vạc.
Trong trường hợp độ mặn lên cao, xâm nhập sâu vượt quá độ mặn cho phép, công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh chỉ đạo Chi nhánh KTCTTL huyện Yên Khánh, Yên Mô trực đo gác mặn, tăng số lần đo và đo đuổi lên các cống phía trên để kiểm tra. Nếu khung thời vụ không cho phép phải có phương án chuyển đổi biện pháp tưới hoặc dùng mọi phương tiện của các địa phương như bơm điện, bơm dầu, gầu, guồng... để bơm tát hỗ trợ.
UBND các huyện, thành phố và Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh có kế hoạch và chủ động lấy nước làm đất, tưới dưỡng phù hợp với kế hoạch xả nước của các hồ chứa nước thủy điện.
* Đối với vùng bơm điện:
Các trạm bơm tranh thủ lúc triều cường, kênh trục đang chứa đầy nước để vận hành bơm nước. Tận dụng bơm những thời gian thấp điểm, ban đêm để công suất bơm ổn định, hiệu suất bơm cao. Các trạm bơm thuộc huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan... thực hiện tốt phương châm cao xa tưới trước, thấp gần tưới sau; đối với các trạm bơm thuộc huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô phải tận dụng tối đa khi độ mặn cho phép bơm để trữ nước vào hệ thống sông, kênh nội đồng. Khi nước thủy triều thấp, độ mặn cao thì các trạm bơm dã chiến cùng với máy bơm dầu, gầu, guồng của nhân dân tập trung bơm tát đảm bảo đủ nước trong khung thời vụ.
* Đối với vùng Kênh Cánh Diều và vùng Hồ:
- Vùng Kênh Cánh Diều: Hệ thống kênh tưới Cánh Diều dẫn nước từ Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình tưới cho một phần diện tích của phường Ninh Sơn, Ninh Phúc thành phố Ninh Bình và các xã phía Bắc huyện Yên Khánh với chiều dài kênh hơn 17km. Toàn bộ diện tích khu vực này phụ thuộc nhiều vào hoạt động bơm nước của nhà máy nhiệt điện Ninh Bình do vậy việc thiếu nước đặc biệt diện tích cuối kênh rất dễ xảy xa.
Biện pháp khắc phục: Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh chỉ đạo theo đúng quy trình vận hành trạm bơm Khánh An I, trạm bơm Khánh Vân, trạm bơm Vân Bòng bơm bổ sung nước lên kênh. Các xã Khánh Hòa, Khánh Cư, Khánh An trong giai đoạn đổ ải phải tranh thủ lấy nước thủy triều đệm vào các kênh trục khi triều cường để chuyển đổi biện pháp tạo nguồn kênh sang tạo nguồn triều nếu nước kênh thiếu.
- Vùng Hồ: Hiện tại các hồ do Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh quản lý đều trữ nước xấp xỉ và thấp hơn dung tích thiết kế vì vậy khi vận hành hồ phải tuyệt đối tuân thủ kế hoạch đưa nước, quy trình vận hành, triệt để tiết kiệm nước, không để rò rỉ, thất thoát nguồn nước các hồ và vận hành điều tiết sát với yêu cầu dùng nước của diện tích lúa để đảm bảo đưa nước tưới suốt vụ.
Trường hợp hồ thiếu nước vào thời gian cuối vụ thì chủ động mở rộng diện tích bơm điện lấn sang vùng tưới hồ, đối với vùng không có trạm bơm của Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh đề nghị các HTX nông nghiệp chủ động dùng trạm bơm dã chiến hoặc huy động các máy bơm dầu, gầu, guồng của nhân dân để tưới lấn lên vùng hồ không còn đảm nhiệm được.
* Đối với vùng tạo nguồn:
Các vùng khó khăn về nguồn nước như huyện Nho Quan, Gia Viễn, Kim Sơn (khi độ mặn cao) và thành phố Tam Điệp khi thiếu nguồn nước bơm tát, Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh bằng các biện pháp nâng đầu nước để cho các phương tiện bơm tát hoạt động đảm bảo thời vụ sản xuất nông nghiệp. Các HTX nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh trong việc đưa nước tưới, vận hành công trình kịp thời khi triều cường hoặc nguồn nước Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh tạo nguồn đang cao; chuẩn bị đầy đủ các phương tiện đảm bảo bơm tát nhanh gọn cho những diện tích Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh chỉ đảm nhiệm tạo nguồn nước.
5.2. Biện pháp công trình và kế hoạch làm thủy lợi nội đồng:
UBND các huyện, thành phố và Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh chủ động xây dựng Phương án phòng chống hạn; tổ chức triển khai bằng mọi nguồn lực, nhân lực, các biện pháp phòng chống hạn nhằm đảm bảo đủ nước tưới cho toàn bộ diện tích lúa vụ Đông Xuân 2018 - 2020.
* Biện pháp công trình:
Toàn tỉnh hiện có 433 máy bơm/107 trạm bơm tưới và tưới tiêu kết hợp với lưu lượng mỗi máy từ 350 ÷ 4.000m3/h, trong đó: chuyên tưới là 136 máy/44 trạm, tưới tiêu kết hợp là 297 máy/63 trạm. Âu, cống tuyến đê chính là 220 cái, khẩu độ từ 1m ÷ 24m do Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh quản lý và nhiều trạm bơm, máy bơm điện, dầu dã chiến của các HTX nông nghiệp quản lý.
Quản lý chặt chẽ nguồn nước, tranh thủ và tận dụng tối đa những đợt xả nước của các hồ chứa nước thủy điện. Tổ chức lấy nước và tích trữ vào các ao, hồ, trục sông, trục kênh, thùng đào, thùng đấu; thực hiện tưới tiết kiệm nước, không để rò rỉ thất thoát nước, tận dụng tối đa thời gian mở cống lấy nước trong thời gian triều cường, độ mặn cho phép; sửa chữa các trạm bơm điện, đảm bảo 100% số máy bơm phục vụ chống hạn, chuẩn bị các phương tiện công cụ bơm dầu, điện dã chiến, thủ công để hỗ trợ cấp nước phòng chống hạn.
* Kế hoạch nạo vét, thủy lợi nội đồng:
Phát động chiến dịch làm thủy lợi nội đồng, nạo vét kênh mương khơi thông các cửa cống, cửa lấy nước vào trạm bơm tưới.
* Biện pháp phi công trình:
Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình hạn hán và biện pháp phòng chống. Phát động chiến dịch làm thủy lợi nội đồng, nạo vét kênh mương lấy nước, đào đắp bờ vùng, bờ thửa; nạo vét các cửa lấy nước, bể hút các trạm bơm trên toàn tỉnh để tạo điều kiện lấy nước thuận lợi. Nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng nước tiết kiệm, tránh lãng phí.
5.3. Biện pháp canh tác:
Đối với vùng cao, xa, không có nguồn nước tưới có thể chuyển cây trồng khác cho phù hợp với tình hình thực tế. Các diện tích vùng hạn không có khả năng cấy lúa (nhất là các vùng không có công trình) UBND các huyện, thành phố và Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh cần kịp thời chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, biện pháp tưới cho phù hợp với nguồn nước.
6. Đối với rét hại, sương muối
- Công tác truyền thông: Đài khí tượng Thủy văn cung cấp, Đài phát thanh và Truyền hình và các cơ quan truyền thông thực hiện, ưu tiên phát các tin về rét hại, sương muối. Hình thức truyền thông tin từ huyện đến các xã, thị trấn và đến cộng đồng dân cư qua hệ thống truyền thanh của địa phương.
- Tổ chức ứng phó:
+ Chỉ đạo, theo dõi sát diễn biến thời tiết... đặc biệt cho đối tượng dễ bị tổn thương; bảo đảm nguồn thức thức ăn cho gia súc, gia cầm; triển khai biện pháp bảo vệ cây trồng.
+ Dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác...
- Phương án khắc phục hậu quả
+ Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, nhu yếu phẩm, tổ chức khắc phục hậu quả: hỗ trợ nông dân khôi phục và giống cây trồng, vật nuôi.
+ Vận động, tiếp nhận và phân phối kịp thời các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cứu trợ về lương thực, thực phẩm, thuốc men, hỗ trợ kinh phí cho người dân bị thiệt hại sớm ổn định cuộc sống.
+ Tổng hợp, báo cáo lên cấp có thẩm quyền về tình hình thiệt hại và kết quả triển khai công tác khắc phục tại địa phương.
7. Đối với chống lũ, ngập lụt:
7.1. Tình huống 1: Mực nước trên sông Hoàng Long vượt báo động III (+4,0m) tại Bến Đế và tiếp tục dâng cao có khả năng sạt trượt mái đê, tuyến đê có nguy cơ mất an toàn (tương đương cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1).
Nhiệm vụ và giải pháp:
- Tăng cường lực lượng tuần tra, canh gác các tuyến đê; tổ chức thực hiện phương án hộ đê, đối phó với lũ, lụt theo phương châm 4 tại chỗ để xử lý giờ đầu các sự cố đê điều.
- Triển khai phương án chống úng; tổ chức thu hoạch lúa đã chín, hoa màu.
- Theo dõi sát diễn biến mưa, lũ, tình hình đê điều và thông báo thường xuyên cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó, chuẩn bị di chuyển người, tài sản đến nơi an toàn; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh trật tự, thông tin liên lạc; kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai phương án sơ tán nhân dân đến nơi an toàn khi có yêu cầu.
7.2. Tình huống 2: Lũ sông Hoàng Long về nhanh vượt cao trình cho phép (+5,30) tại Bến Đế, tuyến đê Đức Long - Gia Tường, đê hữu Hoàng Long có nguy cơ mất an toàn phải vận hành xả lũ qua 24 cửa cống của tràn Lạc Khoái (tương đương cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2).
Nhiệm vụ và giải pháp:
- Huy động toàn bộ lực lượng tuần tra, canh gác các tuyến đê; tổ chức thực hiện phương án hộ đê, đối phó với lũ, lụt theo phương châm 4 tại chỗ để xử lý giờ đầu các sự cố đê điều.
- Thông báo các bản tin dự báo, cảnh báo lũ trên các tuyến sông và công tác chỉ đạo chống lũ.
- Tập trung tổ chức sơ tán người và tài sản của nhân dân vùng bị ảnh hưởng của phân lũ theo phương án hậu phương được duyệt (04 xã huyện Gia Viễn: Gia Lạc, Gia Phong, Gia Minh, Gia Sinh; 08 xã huyện Nho Quan: Thượng Hòa, Sơn Thành, Thanh Lạc, Sơn Lai, Quỳnh Lưu, Phúc Lộc, Văn Phú, Văn Phương).
- Khẩn trương thu hoạch lúa đã chín, hoa màu, thủy sản trong vùng xả tràn.
- Triển khai thực hiện vận hành tràn Lạc Khoái theo phương án đã được phê duyệt.
7.3. Tình huống 3: Khi xả lũ qua 24 cửa cống của tràn Lạc Khoái, nếu lũ vẫn tiếp tục lên nhanh, tuyến đê hữu Hoàng Long và Đức Long - Gia Tường bị uy hiếp, có khả năng mất an toàn thì chủ động xả tràn sự cố Lạc Khoái dài 612,3 m để tiếp tục phân lũ, cắt đỉnh lũ (tương đương cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3).
Nhiệm vụ và giải pháp:
- Tập trung huy động mọi nguồn lực thực hiện phương án hộ đê, đối phó với lũ, lụt theo phương châm 4 tại chỗ để xử lý giờ đầu các sự cố đê điều.
- Thông báo thường xuyên các bản tin dự báo, cảnh báo lũ trên các tuyến sông và công tác chỉ đạo chống lũ.
- Khẩn trương tổ chức di dân vùng phân lũ Lạc Khoái còn có nguy cơ mất an toàn theo phương án hậu phương đã được duyệt.
- Thực hiện vận hành tràn sự cố theo phương án đã được phê duyệt.
7.4. Tình huống 4: Khi đã xả lũ qua tràn sự cố dài 612,3m của tràn Lạc Khoái, nếu lũ vẫn tiếp tục lên nhanh, mực nước tại Bến Đế vượt trên mực nước (+5,30) và tuyến đê Đức Long - Gia Tường bị uy hiếp, có khả năng mất an toàn nghiêm trọng thì phải chủ động xả lũ tại các vị trí tràn Đức Long - Gia Tường cũ (tương đương cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4).
Nhiệm vụ và giải pháp:
- Tập trung huy động mọi nguồn lực thực hiện phương án hộ đê, đảm bảo an toàn đê điều theo phương châm 4 tại chỗ.
- Thông báo thường xuyên các bản tin dự báo, cảnh báo lũ trên các tuyến sông và công tác chỉ đạo chống lũ.
- Khẩn trương tổ chức di dân, vùng phân lũ, chậm lũ Đức Long - Gia Tường (08 xã huyện Nho Quan: Đức Long, Gia Tường, Lạc Vân - vùng phân lũ; Gia Lâm, Gia Thủy, Xích Thổ, Gia Sơn, Phú Sơn - vùng chậm lũ).
- Triển khai xả lũ tại tràn Đức Long - Gia Tường cũ theo phương án đã được phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện phương án cứu hộ, cứu nạn; phương án hậu phương đã được phê duyệt.
7.5. Tình huống 5: Khi đã xả lũ qua tràn Đức Long - Gia Tường cũ, nếu lũ vẫn tiếp tục lên, mực nước tại Bến Đế vẫn vượt trên mực nước (+5,30), có khả năng gây mất an toàn cho các tuyến đê tả, hữu Hoàng Long, Đức Long - Gia Tường - Lạc Vân và mực nước sông Đáy tại cầu Đoan Vĩ (cầu Khuất, xã Gia Thanh) thấp hơn mực nước lũ trên sông Hoàng Long thì phải xả lũ qua cống Mai Phương - Địch Lộng (tương đương cấp độ rủi ro thiên tai cấp 5).
Nhiệm vụ và giải pháp:
- Thực hiện nghiêm phương án hộ đê, đảm bảo an toàn đê điều theo phương châm 4 tại chỗ.
- Thông báo thường xuyên các bản tin dự báo, cảnh báo lũ trên các tuyến sông và công tác chỉ đạo chống lũ.
- Triển khai xả lũ qua cống Mai Phương - Địch Lộng theo phương án đã được phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện phương án cứu hộ, cứu nạn; phương án hậu phương đã được phê duyệt.
7.6. Tình huống 6: Trường hợp mưa lớn cục bộ hoặc mưa kéo dài vượt tần suất tại lưu vực các hồ chứa gây nguy cơ mất an toàn nghiêm trọng một số hồ đập.
Nhiệm vụ và giải pháp:
- Tập trung huy động mọi nguồn lực thực hiện phương án đảm bảo an toàn hồ đập, đối phó với lũ, lụt theo phương châm 4 tại chỗ để xử lý giờ đầu các sự cố.
- Thông báo thường xuyên các bản tin cảnh báo xả lũ hồ đập cho nhân dân vùng hạ du bị ảnh hưởng và công tác chỉ đạo, điều hành xả lũ.
- Khẩn trương tổ chức di dân vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng xả lũ.
- Sẵn sàng triển khai phương án cứu hộ, cứu nạn; phương án hậu phương đã được phê duyệt.
8. Đối với sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
- Công tác truyền thông: Tuyên truyền đến các hộ dân hiện đang sinh sống tại dọc ven sông, suối, sườn đồi các khu vực nguy cơ cao... Hình thức truyền thông tin từ huyện đến các xã, thị trấn và đến cộng đồng dân cư qua hệ thống truyền thanh của địa phương.
- Tổ chức ứng phó:
+ Chỉ đạo, tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi sát diễn biến mưa, lũ triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để kịp thời xử lý các sự cố, chủ động sơ tán nhân dân.
+ Cắm biển báo tại các khu vực nguy hiểm, có nguy cơ cao, rà soát, sẵn sàng triển khai phương án sơ tán dân.
+ Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ để kịp thời thông báo cho các khu dân cư đang sống dọc ven sông, suối, vùng trũng, thấp, vùng có nguy cơ sạt lở.
- Tổ chức sơ tán nhân dân: Lực lượng hỗ trợ sơ tán nhân dân là lực lượng vũ trang như quân đội, công an làm nòng cốt kết hợp với các lực lượng tại chỗ khác... rà soát lại số người sơ tán, kiểm tra an toàn nơi sơ tán đến; Hình thức sơ tán là người dân tự sơ tán là chính, ưu tiên sơ tán cho người già, trẻ em, phụ nữ, người bệnh. Đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân không chịu sơ tán, cố thủ thì tổ chức cưỡng chế sơ tán.
- Phương án khắc phục hậu quả:
+ Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, nhu yếu phẩm, tổ chức khắc phục hậu quả: Chăm sóc, điều trị người bị thương, thăm hỏi, động viên các gia đình có người tử nạn, bị nạn.
+ Tổng hợp, báo cáo lên cấp có thẩm quyền về tình hình thiệt hại và kết quả triển khai công tác khắc phục tại địa phương.
9. Đối với gió mạnh trên biển
- Tổ chức thông tin kịp thời khi có bản tin dự báo, cảnh báo đến các phương tiện đang hoạt động trên biển để chủ động phòng tránh, kịp thời vào nơi tránh trú an toàn.
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các đồn biên phòng tổ chức trực và nắm tình hình tàu thuyền đang hoạt động trên biển, thông báo về cơ quan cấp trên để có hướng xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra, đồng thời tổ chức tìm kiếm cứu nạn khi có thiệt hại xảy ra.
10. Các loại hình thiên tai khác:
Theo dõi chặt chẽ diễn biến của thiên tai như; nước dâng, động đất, sóng thần... sẵn sàng triển các phương án để đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, cây trồng, vật nuôi khi thiên tai xảy ra.
IV. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP, CÁCH THỨC LỒNG GHÉP NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀO QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH
1. Lĩnh vực Tài nguyên môi trường
1.1. Tài nguyên nước
* Giải pháp:
- Tái cơ cấu, tu bổ, nâng cấp hệ thống thủy lợi:
- Tiến hành các đánh giá chi tiết về tác động của BĐKH đến tài nguyên nước;
- Điều chỉnh cơ cấu hệ thống thủy lợi lớn;
- Bổ sung các công trình thủy lợi vừa và nhỏ;
- Hoàn thiện quy hoạch thủy lợi trong điều kiện BĐKH;
- Tu bổ, nâng cấp các công trình kênh mương điều tiết và từng bước xây dựng công trình mới.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên quy mô lưu vực. Quản lý tổng hợp nguồn nước theo đúng quy chế đáp ứng nhu cầu của: sản xuất, tưới tiêu, thủy sản.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về tác động của BĐKH, sử dụng an toàn hợp lý nước mặt và nước ngầm.
- Thực hiện sử dụng nguồn nước tiết kiệm và hợp lý:
+ Cân đối nguồn cung và nhu cầu nước trên địa phương;
+ Định mức sử dụng nước và giá nước phù hợp với thực tế;
+ Phổ biến các biện pháp tưới tiêu khoa học và tiết kiệm nước trong ngành nông nghiệp.
- Lập quy hoạch có liên quan đến phát triển bền vững tài nguyên nước trên cơ sở gắn kết với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trước hết, ưu tiên rà soát, xây dựng công trình thủy lợi, hệ thống công trình ven sông, ven biển (đê điều...) có tính đến biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của vùng ven sông và ven biển.
- Bổ sung giải pháp quan trắc đánh giá chất lượng và trữ lượng tài nguyên nước mặt để kiểm soát chặt chẽ việc khai thác, sử dụng nước mặt hạn chế việc gia tăng xâm nhập mặn.
* Lồng ghép: Lồng ghép các hoạt động ứng phó với BĐKH, phòng chống thiên tai trong lĩnh vực tài nguyên nước vào các chương trình được thực hiện tại địa phương:
+ Chương trình phát triển nông thôn; xóa đói, giảm nghèo;
+ Chương trình nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường;
+ Chương trình phòng chống thiên tai;
+ Chương trình bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn.
- Các cơ quan chủ trì: Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Y tế.
1.2. Lâm nghiệp
* Định hướng:
+ Phát triển trồng rừng ngập mặn khu vực ven biển hàng năm;
+ Xây dựng kế hoạch tham gia các chương trình xã hội hóa lâm nghiệp, chương trình tái định cư cho dân vùng ven biển.
* Giải pháp:
+ Thực hiện chiến lược quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt các khu vực trồng cây cảnh, ưu tiên trồng cây bản địa, chịu được thời tiết khắc nghiệt.
+ Đánh giá hiện trạng hệ sinh thái đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động xấu do biến đổi khí hậu, nhằm hạn chế tối đa các tác động phá vỡ hệ sinh thái.
+ Xây dựng hành lang pháp lý đủ mạnh để bảo vệ chủ quyền và an ninh vùng biển; bảo vệ tài nguyên rừng ngập mặn gắn với giải quyết việc làm cho dân, tạo sinh kế hướng đến phát triển bền vững.
- Lồng ghép: Các hoạt động phòng chống thiên tai với ứng phó biến đổi khí hậu vào các chương trình được thực hiện tại địa phương:
+ Nâng cao nhận thức cộng đồng và các bên liên quan trong bảo vệ môi trường biển, ven biển; tích cực trồng mới và khoanh vùng bảo tồn rừng ngập mặn theo mô hình quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới đồng bằng sông Hồng.
+ Tăng cường hiệu quả bảo vệ tài nguyên môi trường Biển; quản lý và bảo tồn dựa vào cộng đồng ven biển.
+ Phát triển sinh kế theo hướng bền vững; hướng tới mô hình phát triển kinh doanh cộng đồng.
+ Tăng cường công tác quản lý tổng hợp biển, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển bền vững biển, ven biển tỉnh Ninh Bình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển theo hướng dẫn của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
+ Đề xuất nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của tỉnh để đưa vào Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Quốc gia. Lập báo cáo hiện trạng môi trường biển ven biển tỉnh Ninh Bình; dự báo thiên tai, sự cố trên biển, ven biển, ô nhiễm môi trường biển do sự cố tràn dầu, hoạt động vận tải biển hàng hải.
+ Thẩm định các quy hoạch chuyên ngành, các đề án thành lập, các công trình quan trọng ven biển, trên biển phục vụ cho khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo;
- Các cơ quan chủ trì: Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ.
2. Nông nghiệp
2.1. Trồng trọt và chăn nuôi
* Giải pháp:
- Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp tác nghiệp đồng ruộng ngắn hạn, tập trung vào:
+ Áp dụng các biện pháp canh tác bảo vệ đất trồng trọt, độ phì nhiêu của đất. Lựa chọn giống cây trồng thích nghi với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai (chọn giống ngắn ngày, chín sớm, giống chống chịu các điều kiện bất lợi như: hạn, chua, sâu bệnh...).
+ Thay đổi thời vụ và lịch gieo trồng thích hợp để phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Thay đổi các biện pháp canh tác thích hợp (mật độ trồng, cách bón phân, làm cỏ, cày bừa, phủ rơm rạ trên ruộng khi gặt xong, phòng trừ sâu bệnh, luân canh cây trồng...). Tăng cường sản xuất, chế biến, dự trữ và sử dụng hợp lý thức ăn chăn nuôi. Xây dựng chuồng trại với kiểu cách thích hợp, xử lý phân và nước thải gia súc.
- Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp tác nghiệp đồng ruộng dài hạn, bao gồm:
+ Thay đổi cơ cấu cây trồng trên đồng ruộng thích hợp với biến đổi khí hậu.
+ Lai tạo giống mới thích nghi với điều kiện BĐKH, các giống có khả năng chịu hạn, chịu mặn, úng ngập, sâu bệnh...
+ Hiện đại hóa kỹ thuật và biện pháp canh tác trên đồng ruộng và chăn nuôi. Cải thiện và nâng cao năng lực quản lý việc sử dụng đất để bảo tồn đất.
- Áp dụng công nghệ canh tác phù hợp với hoàn cảnh BĐKH. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và quy hoạch liên quan đến BĐKH:
+ Quy hoạch lại sử dụng đất, hệ thống cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng vùng cho phù hợp với BĐKH. Bố trí cây trồng hợp lí, nhất là ở những nơi dễ bị tổn thương do BĐKH. Trên cơ sở quy hoạch, vùng đất cao sẽ chuyển sang trồng cây chịu hạn để giảm áp lực về nước tưới, vùng thường xuyên xảy ra úng ngập chuyển sang trồng các loại cây có khả năng chịu úng.
+ Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.
+ Dự tính dự báo sản lượng mùa màng, cảnh báo thiên tai, sâu bệnh cho nông nghiệp, phát triển hệ thống thông tin và truyền thông.
+ Phát triển công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Xây dựng và thực hiện cơ chế và chính sách thích ứng với BĐKH.
- Nâng cao khả năng giảm thiểu tác động của BĐKH đến khả năng cung cấp nước cho trồng trọt, tập trung vào:
+ Quản lý, điều phối việc sử dụng tài nguyên nước một cách khoa học và hiệu quả.
+ Thực hiện các biện pháp tưới hiệu quả và tiết kiệm như tưới phun, tưới nhỏ giọt. Nâng cấp và mở rộng hệ thống tưới tiêu.
+ Nâng cấp các kênh xả lũ hệ thống tưới tiêu, các trạm bơm phục vụ nông nghiệp.
+ Rà soát, đánh giá công năng hệ thống thủy lợi, điều chỉnh khả năng tích nước, điều hòa nước trong mùa khô, mở rộng hệ thống tưới tiêu.
- Các biện pháp khác:
+ Nghiên cứu, xây dựng, ứng dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm giảm thiểu và thích ứng với sự biến đổi khí hậu.
+ Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng với BĐKH cho nông dân.
+ Bảo tồn và giữ gìn các giống loài đặc hữu ở địa phương.
+ Phát triển và nâng cấp mô hình sản xuất vườn, ao, chuồng (VAC).
+ Tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nông dân trong mùa mưa lũ, nông nhàn.
+ Đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ của tỉnh trong phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó và giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
* Lồng ghép:
Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
+ Chương trình xây dựng Trung tâm giống cây trồng, giống chăn nuôi, khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
+ Chương trình giảm nhẹ, phòng chống thiên tai;
+ Chương trình đưa khuyến nông về cơ sở;
+ Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
+ Chương trình xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất chất lượng, hiệu quả cao;
- Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Chuyển nền nông nghiệp tự cấp tự túc là chủ yếu sang sản xuất hàng hóa hướng xuất khẩu, thực hiện chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Một năm sản xuất 4 ÷ 5 vụ có 2 ÷ 3 vụ màu, trong đó mở rộng và thâm canh cây vụ đông, đưa vụ đông thành vụ chính chiếm trên 50% diện tích, đạt giá trị chiếm trên 20% giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình.
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm khí tượng thủy văn.
2.2. Thủy sản
* Giải pháp:
+ Rà soát, chỉnh sửa quy hoạch, kế hoạch nuôi trồng thủy sản tại các vùng sinh thái khác nhau, có tính đến tác động của biến đổi khí hậu và yêu cầu phòng chống thiên tai.
+ Nuôi trồng các loài chịu được biến đổi môi trường (thích nghi với nhiệt độ tăng, tăng độ sâu của ao hồ để tạo nhiệt độ thích hợp và giảm tổn hại do quá trình tăng nhiệt độ và bốc hơi nhanh của mặt nước).
+ Tăng cường năng lực quản lý thủy sản trong bối cảnh BĐKH và phòng chống thiên tai.
+ Nâng cấp, xây dựng mới các khu dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến thủy sản. Xây dựng Quỹ bảo hiểm thủy sản đề phòng rủi ro do thiên tai và BĐKH.
* Lồng ghép:
+ Chương trình ứng dụng khoa học và công nghệ;
+ Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học;
+ Nâng cấp hạ tầng cơ sở sản xuất nông nghiệp, muối, nuôi trồng thủy sản ven biển;
+ Khai thác thủy sản mặt nước và bãi triều: nuôi trồng thủy sản nước ngọt tập trung trong nội đồng, nuôi thủy sản nước lợ kết hợp phát triển rừng ngập mặn và bảo vệ sinh thái ruộng đất ngập nước.
- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh.
2.3. Thủy lợi
* Giải pháp:
- Đánh giá hiện trạng và xác định khả năng ứng phó với BĐKH của các hệ thống công trình thủy lợi ở các vùng miền.
- Kiện toàn hệ thống chỉ đạo, chỉ huy hộ đê, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai; bổ sung các quy định, quy chế phối hợp ứng phó trong các tình huống khẩn cấp và thiên tai từ trung ương đến địa phương. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất và tính chuyên nghiệp cho lực lượng ứng cứu khi thiên tai xảy ra; tăng cường năng lực trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành và hệ thống hỗ trợ ra quyết định về cảnh báo sớm thiên tai.
- Nâng cao năng lực và trình độ KHCN về quy hoạch, thiết kế, xây dựng công trình thủy lợi. Xây dựng các giải pháp tưới tiêu, quy trình quản lý, vận hành, điều tiết hệ thống công trình thủy lợi, nhằm né tránh các tác động bất lợi, hạn chế thiệt hại, rủi ro do BĐKH gây ra.
- Rà soát quy hoạch, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống đê sông, đê biển, để vùng cửa sông đảm bảo chống được nước biển dâng theo kịch bản đã được xác lập cho từng giai đoạn.
- Xây dựng phương án hỗ trợ đặc biệt cho các vùng dân cư, ở các vùng thường xảy ra lũ lụt để người dân có nơi trú ẩn an toàn vào mùa lũ, di dời dân ra khỏi các vùng bị sạt lở ven sông, ven biển đe dọa tới an toàn của người dân.
- Xây dựng chương trình nâng cấp các hệ thống thủy lợi, đê điều, phòng chống lụt bão, bảo đảm sử dụng nước tiết kiệm.
* Lồng ghép:
+ Lồng ghép các vấn đề BĐKH vào quá trình xây dựng các biện pháp bảo đảm an ninh nước cho các hệ thống thủy lợi, an toàn hệ thống đê biển.
+ Tu bổ, cải tạo, chống tổn thất nước trên hệ thống kênh mương, vận hành hệ thống hợp lý để tăng diện tích tự chảy, tiết kiệm năng lượng bơm nước.
+ Thực hiện hiện đại hóa hệ thống Thủy lợi tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2106 - 2020 và những năm tiếp theo.
- Xây dựng đập ngăn mặn sông Vạc.
- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan phối hợp thực hiện: các sở, ngành liên quan; UBND các cấp.
3. Giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải là những lĩnh vực cốt yếu phục vụ phát triển kinh tế xã hội, phòng chống thiên tai do vậy các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu cần phải được giảm thiểu tối đa để đảm bảo các mục tiêu phát triển của tỉnh cũng như đáp ứng các yêu cầu về an ninh, quốc phòng. Các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính cũng rất cần được tính đến trong lĩnh vực năng lượng và giao thông vận tải.
* Giải pháp:
- Lồng ghép vấn đề BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh.
- Đánh giá tác động của BĐKH đến công tác thi công thiết kế, quy hoạch hệ thống giao thông hiện tại và trong tương lai.
- Nâng cao hiệu suất trong khai thác và sử dụng các công trình giao thông.
- Nâng cao nền móng và cải tạo các công trình giao thông vận tải tại các vùng có nguy cơ bị thiên tai đe dọa.
- Kiên cố hóa các công trình giao thông vận tải ở vùng có nguy cơ thường xuyên bị ngập lụt, gia cố mái ta-luy các công trình đường bộ.
- Thực hiện nghiêm ngặt luật giao thông thủy, cảnh báo cho tàu thuyền trong mùa lũ lẫn mùa kiệt.
- Phát triển các phương tiện giao thông công cộng để giảm thiểu phương tiện giao thông cá nhân, giảm lượng khí thải; thu hồi các loại phương tiện giao thông cũ, nát có lượng khí thải không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
- Ưu tiên sử dụng các loại vật liệu có khả năng chống chịu tốt với những tác động của BĐKH (như bê tông xi măng).
- Quy hoạch lại khu dân cư, nâng cấp và hệ thống thoát nước có tính đến ảnh hưởng của thiên tai tại các vùng nhạy cảm như vùng ven sông, ven biển, những khu vực đất thấp.
- Xây dựng và hoàn chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải trong đó chú trọng lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào các kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông gồm:
+ Dự án hoàn thành tuyến kết cao tốc Ninh Bình - Cầu Giẽ giai đoạn 2, tuyến Quốc lộ 1 tránh thành phố Ninh Bình; QL21B đoạn nối Nam Định và Tam Điệp; QL38B đoạn từ cầu Non nước đến Ngã Ba Anh Trỗi; QL12B đoạn từ ngã ba chợ Chiều Tam điệp đến thị trấn Nho Quan.
+ Đường tỉnh lộ ĐT477B đoạn từ Trường Yên đến Đá Hàm
+ Tuyến đường bộ ven biển tỉnh Ninh Bình;
+ Cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa.
* Lồng ghép:
- Chương trình áp dụng công nghệ cao trong các ngành giao thông vận tải;
- Xây dựng đường tránh trú bão, cứu hộ, cứu nạn phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh quốc phòng ven biển.
4. Lồng ghép thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 22/3/2010 của UBND tỉnh)
- Xây dựng các hướng dẫn phù hợp và thống nhất về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng ở các Sở, ban, ngành, đơn vị, các huyện, thành phố và cộng đồng dân cư những nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.
- Thành lập, hoàn thiện bộ máy phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; tổ chức lực lượng ứng cứu chuyên nghiệp, lực lượng xung kích, bán chuyên trách các cấp, các ngành, từng bước triển khai xuống từng địa bàn khu dân cư khu vực thường xuyên phải hứng chịu ảnh hưởng của thiên tai.
- Tổ chức các lớp đào tạo về lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho các cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách.
- Xây dựng, biên soạn các bộ tài liệu về chính sách, cơ chế và các biện pháp phòng chống giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng ở các cấp và cộng đồng dân cư. Các bước thực hiện quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho đội ngũ giảng viên, các cơ quan, cán bộ địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng ở các cấp.
- Hàng năm đưa chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cơ quan chính quyền và đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng như một hoạt động thiết yếu trong chương trình, kế hoạch hoạt động về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai ở các cấp.
- Trang bị các công cụ, thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai cho các sở, ban, ngành, cấp huyện, cấp xã và bộ dụng cụ giảng dạy về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp.
- Thành lập các tổ, nhóm triển khai thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
- Xây dựng bản đồ cảnh báo thiên tai, tài liệu hướng dẫn các bước cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai từng khu vực cho mỗi cộng đồng dân cư.
- Biên soạn tài liệu đào tạo, sổ tay hướng dẫn, tờ rơi về các hoạt động khẩn cấp và các hoạt động cụ thể cho cộng đồng để chủ động chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả ứng với từng giai đoạn: trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra. Tổ chức tập huấn, diễn tập về phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và quản lý rủi ro thiên tai cho cộng đồng dân cư (bao gồm cả trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ) tại các huyện, xã, khu dân cư nhất là các địa bàn xung yếu của các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Kim Sơn...
- Xây dựng các chương trình quản lý và hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, cảnh báo sớm, kịp thời về thiên tai trong cộng đồng dân cư, nhất là hệ thống thông tin ở các địa bàn ven biển, ven sông, vùng xung yếu, trũng thấp.
- Tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài, loa truyền thanh 4 cấp. Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng.
- Tổ chức các lớp đào tạo cho cộng đồng về từng hoạt động cần thiết trong công tác quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng theo từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng dân cư như: học sinh, người lớn tuổi, công nhân, ngư dân...
- Phối hợp với các cơ quan, xí nghiệp doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các cuộc thi tìm hiểu về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng nhân ngày lễ hội, hội nghị...
- Xây dựng phong trào thi đua giữa các địa phương, hàng năm có tổng kết, đánh giá và nêu gương điển hình của tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng.
V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 VÀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN
1. Kế hoạch thực hiện 2018 - 2020
1.1. Ngành thủy lợi, đê điều, Phòng chống lụt bão
Đầu tư nâng cấp hệ thống đê điều, công trình thủy lợi và triển khai đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Kinh phí đầu tư dự kiến: 11.450 tỷ đồng.
Trong đó:
- Hệ thống đê điều: Kinh phí dự kiến: 4.650 tỷ đồng
+ Đầu tư tuyến đường Bái Đính Kim Sơn: Kinh phí 2.500 tỷ đồng
+ Đầu tư tuyến đê biển Bình Minh IV: Kinh phí dự kiến 1.150 tỷ đồng
+ Đầu tư nâng cấp các tuyến đê nội đồng: Kinh phí dự kiến 1.000 tỷ đồng
(Hệ thống đê sông Chanh, sông Vạc, sông Mới, sông Chinh Nữ, sông Vó)
- Hệ thống công trình thủy lợi: Kinh phí dự kiến: 6.650 tỷ đồng
+ Xây dựng Âu Kim Đài huyện Kim Sơn: Kinh phí 450 tỷ
+ Nạo vét các tuyến sông và nâng cấp các cống: Kinh phí 5.000 tỷ đồng.
(Nạo vét hệ thống sông Đáy, sông Hoàng Long; Xây dựng mới và sửa chữa các cống Tân hưng, Chất Thành, Quy Hậu, Tùng Thiện...)
+ Xây dựng các trạm bơm tiêu: Kinh phí 1.000 tỷ đồng
(Trạm bơm Âu Lê, Gia Vân, Quy Hậu...)
+ Nâng cấp, sửa chữa hệ thống hồ chứa: 200 tỷ đồng
(hồ Vườn Điều; hồ Thạch La; hồ Bái Lóng; hồ Đầm Mô; hồ Yên Quang 1; hồ Đá Lải; hồ Núi Và; hồ Đồng Liền...)
- Hệ thống phục vụ phòng chống thiên tai: Kinh phí dự kiến: 150 tỷ đồng
+ Mua sắm trang thiết bị PCTT & TKCN cấp cho các huyện, thành phố: Kinh phí ước tính 10 tỷ.
+ Đầu tư trồng rừng ngập mặn ven biển huyện Kim Sơn: Kinh phí dự kiến 90 tỷ đồng.
+ Cắm mốc chỉ giới thoát lũ sông đáy, sông Hoàng Long. Kinh phí ước tính: 20 tỷ đồng.
+ Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát mực nước, độ mặn trên các sông. Kinh phí ước tính: 13 tỷ đồng.
+Triển khai đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Kinh phí 17 tỷ đồng.
1.2. Các ngành khác
- Các chương trình, dự án phát triển giao thông vận tải lồng ghép với phòng chống thiên tai được thể hiện trong Kế hoạch giai đoạn 2018 - 2020 của ngành giao thông vận tải, sở Giao thông vận tải tổ chức thực hiện kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và Báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và trung ương.
- Các chương trình, kế hoạch thích ứng, ứng phó với biến đổi khí lồng ghép với phòng chống thiên tai được thể hiện trong Kế hoạch giai đoạn 2018 - 2020 của ngành Tài nguyên và Môi trường, sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và trung ương.
- Các sở, ngành, địa phương khác tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mình lồng ghép với phòng chống thiên tai và báo cáo kết quả về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và trung ương.
2. Nguồn lực thực hiện
2.1. Nguồn lực con người
Nguồn lực con người tham gia vào phòng chống, ứng phó thiên tai bao gồm:
- Lực lượng chỉ đạo, chỉ huy, điều hành các công việc phòng, chống, ứng phó các tình huống thiên tai cụ thể.
- Lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn.
- Lực lượng tham gia sơ tán, di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm: Công An, quân đội, dân quân, tự vệ...
- Lực lượng tham gia ứng cứu, hộ đê: Kỹ thuật, canh coi, cừ sách...
- Các lực lượng khác tham gia vào công tác phòng chống, ứng phó thiên tai.
Tùy các tình huống thiên tai cụ thể mà Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai các cấp có thể huy động với số lượng, quy mô lực lượng khác nhau đáp ứng yêu cầu và đạt hiệu quả.
2.2. Nguồn lực cơ sở vật chất
TT
Trang thiết bị, vật tư
Đơn vị
Số lượng
1
Xe cứu hộ, chữa cháy, xe cứu thương, xe thang, xe chở nước...
Chiếc
16
2
Xe chở quân
Chiếc
10
3
Tàu tìm kiếm cứu nạn
Chiếc
3
4
Xuồng cứu hộ
Chiếc
117
5
Nhà bạt các loại
Bộ
325
6
Phao các loại
Chiếc
15.182
8
Máy phát điện
Cái
31
9
Súng bắn pháo hiệu
Chiếc
14
10
Cáng cứu thương
Chiếc
8
11
Xà beng, dao tông
Chiếc
46
12
Mai, quốc, xẻng
Chiếc
2.909
13
Dây thép
kg
13.710
14
Rọ thép
Cái
2.154
15
Đá hộc
m3
34.920
16
Bạt chống sóng
m2
53.100
17
Vải lọc
m2
3.550
18
Bao tải xác rắn
Cái
357.985
19
Loa cầm tay
Chiếc
3
20
Dây diện
m
278
2.3. Nguồn lực tài chính
- Nguồn lực tài chính lồng ghép với Kế hoạch, đề án phát triển các ngành giao thông, Tài nguyên môi trường, các địa phương phát triển kết cấu hạ tầng với phòng chống thiên tai nằm trong Kế hoạch, đề án phát triển riêng của các ngành, lĩnh vực.
- Nguồn lực tài chính thực hiện hiện đại hóa hệ thống Thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai như sau:
Tổng kinh phí dự kiến: 11.450 tỷ đồng
(Mười một nghìn, bốn trăm năm mươi tỷ đồng)
Các nguồn lực tài chính để thực hiện kế hoạch được huy động từ: Ngân sách Trung ương, Ngân sách địa phương (ngân sách tỉnh, huyện xã) và nguồn huy động từ xã hội hóa.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các thành viên Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh:
Trực tiếp chỉ đạo, điều hành công tác PCTT tại các địa bàn đã được phân công của Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh.
2. Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh:
Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động PCTT & TKCN trên địa bàn tỉnh; chỉ huy, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo quy định của pháp luật, gồm:
- Hàng năm Ban chỉ huy PCTT & TKCN có trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch PCTT & TKCN; đề án tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; Phương án Hậu phương và khắc phục hậu quả thiên tai; Phương án phòng, chống úng; Phương án triển khai ứng phó với tình huống bão rất mạnh và siêu bão...
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành và nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả mưa, bão, lũ lụt, lốc, sét, lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất và sóng thần... chỉ huy hộ đê, đảm bảo an toàn hồ đập, công trình phòng chống lụt bão.
- Chỉ đạo Tiểu ban Tiền phương, Tiểu ban Cứu hộ cứu nạn, Tiểu ban Hậu phương và các đơn vị có liên quan triển khai theo phương án đã được duyệt và khẩn trương tổ chức ứng phó, xử lý kịp thời với các diễn biến thiên tai (mưa lớn, áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, ngập lụt, hạn hán, nắng nóng, rét hại, mưa đá, động đất, sóng thần...) bảo vệ sản xuất, các cơ sở kinh tế - xã hội, các khu dân cư; tổ chức cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp và nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh.
- Văn phòng Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp tình hình thiệt hại của các địa phương và báo cáo về UBND tỉnh và Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai.
3. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh:
Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án cứu hộ, cứu nạn khi ATNĐ, bão, lũ, lốc, mưa đá, động đất, sóng thần,... xảy ra; phương án hợp đồng tác chiến giữa tỉnh, huyện, thành phố và các đơn vị đóng quân trên địa bàn để sẵn sàng huy động phương tiện, lực lượng cơ động tham gia ứng phó với thiên tai khi có yêu cầu; phối hợp với Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh xây dựng phương án phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn có yếu tố nước ngoài tham gia khi xảy ra thiên tai.
4. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án quản lý, kiểm soát, hướng dẫn, kêu gọi tầu thuyền hoạt động trên sông, trên biển về nơi tránh, trú bão an toàn phù hợp với diễn biến của ATNĐ, bão, động đất, sóng thần. Thường xuyên thông tin, hướng dẫn cho chủ tàu thuyền, ngư dân đang hoạt động trên biển nắm chắc diễn biến, hướng di chuyển của ATNĐ, bão để phòng, tránh an toàn; đồng thời, thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản tại các khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão; kiểm soát hoạt động của các chòi canh thủy sản, hải sản khu vực bãi bồi ven biển.
- Phối hợp với UBND huyện Kim Sơn xây dựng, tổ chức thực hiện phương án di dân phía ngoài đê Bình Minh II vào trong đê và các hộ dân có nhà ven sông, ven biển không đảm bảo an toàn đến các địa điểm tránh trú an toàn khi có bão, động đất, sóng thần.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh xây dựng, tổ chức thực hiện phương án cứu hộ, cứu nạn trên biển và vùng ven biển khi xảy ra thiên tai và phương án cứu hộ, cứu nạn trên biển và vùng ven biển khi có yếu tố nước ngoài tham gia.
5. Công an tỉnh:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội khi xảy ra thiên tai; bố trí lực lượng, phối hợp với thanh tra giao thông tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông tại khu vực bị thiên tai, kiểm soát chặt chẽ phương tiện giao thông qua các đoạn đường ngập, các bến đò ngang, đò dọc.
- Phối hợp với lực lượng quân đội và chính quyền địa phương trong việc sơ tán nhân dân, tham gia cứu hộ, cứu nạn và giúp dân khắc phục hậu quả; huy động lực lượng, phương tiện tham gia đảm bảo an toàn các công trình trọng điểm; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan kiểm tra, xử lý các vi phạm quy định của luật về đê điều, luật phòng chống thiên tai.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố tổng kiểm tra đê điều, hồ đập, các trọng điểm xung yếu trước mùa mưa, bão. Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án chống úng, chống hạn, phương án hậu phương và khắc phục hậu quả thiên tai khôi phục sản xuất.
- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố lập kế hoạch, phương án PCTT, quy chế phối hợp với các Doanh nghiệp trên địa bàn trong việc xử lý sự cố, khắc phục hậu quả thiên tai đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ PCTT. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định các kế hoạch, phương án PCTT, quy chế phối hợp do UBND các huyện, thành phố xây dựng.
- Kiểm tra, đôn đốc UBND các huyện, thành phố, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh tập trung kiểm tra, rà soát các khu vực trọng điểm, vị trí xung yếu, phát hiện và xử lý, khắc phục kịp thời các tồn tại về đê sông, đê hồ, đập, kè, cống, công trình phụ trợ phòng chống thiên tai và hệ thống công trình thủy lợi đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của hạn hán, xâm nhập mặn, phối hợp với UBND huyện, thành phố rà soát quy hoạch để chủ động điều chỉnh bố trí cây trồng vật nuôi phù hợp với khả năng cung cấp nước của từng vùng từng địa phương; chỉ đạo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tổ chức quản lý, vận hành các công trình trên hệ thống để không để xâm nhập mặn, điều tiết hồ
chứa; Chủ động đôn đốc việc kiểm tra, sửa chữa, khôi phục hoạt động của các công trình cấp nước tập trung, các giếng ao để ứng phó với tình hình nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo cấp nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh khi hạn hán, xâm nhập mặn.
7. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Xây dựng phương án đảm bảo thông tin liên lạc 24/24h, kịp thời trong mọi tình huống từ tỉnh đến các huyện, thành phố và các trọng điểm đặc biệt trong trường hợp xuất hiện lũ lớn kéo dài gặp sự cố mất điện lưới, không thể thông tin liên lạc bằng hữu tuyến và các mạng viễn thông với trạm đo mực nước Hưng Thi - Hòa Bình trình Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện phương án đảm bảo Thông tin liên lạc đã được phê duyệt; chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh đảm bảo thông tin liên lạc theo phương án được duyệt phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành việc phòng tránh, ứng phó với bão, lũ, động đất, sóng thần, công tác tìm kiếm cứu nạn...
- Chỉ đạo các doanh nghiệp thông tin di động chuyển các thông tin về động đất, sóng thần do viện Vật lý địa cầu cung cấp đến các thuê bao di động trong khu vực bị ảnh hưởng dưới hình thức tin nhắn.
- Phối hợp với Ban chỉ huy PCTT & TKCN các cấp, Viện Vật lý địa cầu, Đài KTTV tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến kiến thức về bão, lũ, động đất, sóng thần... nâng cao nhận thức cộng đồng. Giúp cộng đồng hiểu biết cách phòng, tránh, ứng phó với bão, lũ, động đất, sóng thần.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTTN, Đài Phát thanh và truyền hình, Báo Ninh Bình và các cơ quan thông tin, đại chúng ở tỉnh tăng cường thông tin, truyền thông về tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; các biện pháp chỉ đạo ứng phó để cộng đồng biết và chủ động thực hiện tiết kiệm nước; biểu dương, khuyến khích những cá nhân, tổ chức tích cực và sáng tạo trong ứng phó với hạn.
8. Sở Giao thông vận tải:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến quốc lộ ủy thác, đường tỉnh và giao thông thủy nội địa; có phương án đề phòng, xử lý các vị trí sạt lở gây ách tắc giao thông. Tổ chức phân luồng xe đi tỉnh Hòa Bình và các tỉnh Tây Bắc khi Quốc lộ 12B bị ngập lụt một số đoạn.
- Phối hợp với UBND huyện Gia Viễn chỉ đạo Doanh nghiệp tư nhân Xuân Quyền thực hiện công tác đảm bảo giao thông qua cầu phao Đồng Chưa theo phương án được duyệt khi có tình huống lụt, bão; đồng thời, chỉ đạo các Ban QLDA đảm bảo giao thông, an toàn giao thông đường thủy, và hành lang thoát lũ tại các vị trí đang thi công dở dang do Sở làm chủ đầu tư.
- Đảm bảo an toàn giao thông, an toàn cho các bến cảng, bến thủy nội địa, các tuyến đò trên địa bàn toàn tỉnh. Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án tránh trú bão, lũ đảm bảo an toàn cho các phương tiện thủy trên các tuyến sông.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án huy động phương tiện vận tải đáp ứng yêu cầu ứng phó thiên tai.
9. Sở Y tế:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án cấp cứu, điều trị, chăm sóc sức khỏe nhân dân, vệ sinh môi trường, nguồn nước sinh hoạt, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý ổ dịch xuất hiện sau thiên tai trên địa bàn toàn tỉnh. Có kế hoạch phân bổ cơ số thuốc phòng, chống bão, lụt; hóa chất phòng, chống dịch bệnh.
- Xây dựng, thực hiện phương án sơ tán, di dời cơ sở y tế khi xảy ra ngập lụt, sập đổ để nhanh chóng thu dung cấp cứu, điều trị nạn nhân trong mọi tình huống khẩn cấp, đảm bảo điều kiện cho các cơ sở y tế hoạt động, tuyệt đối không để người bệnh, nhân viên y tế bị thiệt mạng do lũ, bão, thiên tai.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế chủ động kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn môi trường, tránh bùng phát dịch bệnh do ảnh hưởng hạn hán, thiếu nước, nắng nóng kéo dài.
10. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo đảm an cho giáo viên, học sinh, sinh viên và an toàn trường, lớp học trong bão, lũ, động đất, sóng thần. Có kế hoạch bảo đảm chương trình, thời gian học cho học sinh các xã vùng bị ảnh hưởng của bão, lũ, động đất, sóng thần, nắng nóng, rét đậm, rét hại, sương muối nhất là các khối lớp cuối cấp.
- Từng bước đưa kiến thức cơ bản về bão, lũ, động đất, sóng thần, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ quét, sạt lở đất... và các biện pháp phòng, chống, ứng phó vào giảng dạy trong nhà trường theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.
- Cập nhật kịp thời về tình hình bão, lũ, thiên tai và thông báo cho các nhà trường nghỉ học trong các tình huống cần thiết để đảm bảo an toàn.
11. Sở Công thương:
Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án dự trữ, đảm bảo cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm cần thiết, nhất là lương thực và nước uống, sẵn sàng cung cấp cho vùng bị thiên tai, lụt, bão, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn khi có yêu cầu. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, tránh sét đánh.
12. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án cứu trợ nhân dân vùng bị thiên tai; tham mưu, đề xuất các chính sách cứu trợ kịp thời khi có thiên tai xảy ra.
13. Sở Xây dựng:
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát các chủ đầu tư xây dựng, tổ chức thực hiện tốt phương án đảm bảo an toàn cho các công trường xây dựng, các nhà xưởng, công trình xây dựng trọng điểm; tham mưu khắc phục, xử lý sự cố các công trình xây dựng do thiên tai gây ra.
- Triển khai rà soát, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch phù hợp với phân vùng động đất, sóng thần theo quy định.
14. Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng đơn giá phục vụ công tác thống kê, tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để xác định giá trị thiệt hại (theo Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 23/11/2015).
Hàng năm phối hợp với các đơn vị có liên quan, thẩm định dự toán chi phí thường xuyên đảm bảo kinh phí phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, khắc phục hậu quả, hỗ trợ khó khăn cho vùng bị ảnh hưởng thiên tai và tu sửa công trình phòng chống lụt bão; công trình bị hư hại do thiên tai báo cáo UBND tỉnh.
15. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thực hiện quan trắc biến động và dự báo xu thế biến động; xác định các vùng bờ biển dễ bị tổn thương và biến đổi lớn (bãi bồi, vùng biển xói lở, vùng bờ cát, rừng phòng hộ và đất ngập nước ven biển) trên địa bàn tỉnh để kịp thời tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo khắc phục khi có sự cố xảy ra.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện phương án ứng phó với sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh theo quy định. Đồng thời tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thành phố và các đơn vị thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường trước, trong và sau khi thiên tai.
16. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí đầu tư cho kế hoạch phòng chống thiên tai tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018 - 2020.
17. Thanh tra tỉnh:
Xây dựng, thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác phòng chống thiên tai, quản lý đê điều, các công trình thủy lợi khác và công tác "4 tại chỗ" của các địa phương, đơn vị; kiến nghị xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều và phòng, chống lụt, bão.
18. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án đảm bảo thông tin dự báo, cảnh báo bão, mưa, lũ trên địa bàn tỉnh; thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến thời tiết thủy văn của Trung tâm DBKTTVTW, các đài Khí tượng khu vực, tổng hợp phát hành các bản tin thông báo, dự báo, cảnh báo về mưa, lũ, ATNĐ - bão trên địa bàn toàn tỉnh. Dự báo lũ trên sông Hoàng Long tại Hưng Thi, Bến Đế; trên sông Đáy tại thành phố Ninh Bình; cảnh báo lũ trên các hồ chứa lớn. Yêu cầu dự báo phải chính xác, kịp thời, có chất lượng cao.
- Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh chi tiết hóa bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai được Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương ban hành báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT &TKCN tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT &TKCN các cấp. Tổ chức dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai theo đúng quy định tại Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg. Tăng cường dự báo, nhận định tình hình nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, rét đậm, rét hại dông lốc, ... thường xuyên cung cấp cho các cơ quan liên quan và địa phương để phục vụ chỉ đạo phòng, chống thiên tai.
19. Công ty Điện lực Ninh Bình:
Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ an toàn hệ thống nguồn, lưới điện trong mọi tình huống để đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ sản xuất và công tác phòng chống thiên tai. Triển khai thực hiện phương án đảm bảo cấp điện 24/24h phục vụ vận hành tràn Lạc Khoái, cống Mai Phương, Địch Lộng khi có yêu cầu.
20. Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ an toàn cho các hồ, đập, hệ thống công trình thủy lợi trong phạm vi quản lý đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống lụt bão, hạn hán, xâm nhập mặn; lập các quy trình vận hành an toàn hồ, đập theo quy định. Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức xây dựng và thực hiện phương án chống úng, hạn hán, xâm nhập mặn để bảo vệ sản xuất nông nghiệp, dân sinh theo phương án được phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với UBND huyện Gia Viễn triển khai thực hiện vận hành cống Mai Phương và cống Địch Lộng theo quy trình khi có yêu cầu.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan thực hiện việc xả lũ các hồ chứa thuộc phạm vi quản lý khi có yêu cầu.
21. Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Ninh Bình:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ thiết bị, cơ sở hạ tầng thông tin, truyền hình. Phối hợp chặt chẽ với Đài KTTV tỉnh, Ban chỉ huy PCTT các cấp, đăng tải, đưa tin kịp thời, đúng quy định về dự báo, cảnh báo thiên tai và công tác chỉ đạo, điều hành, hoạt động phòng chống thiên tai của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Đài KTTV tỉnh và các đơn vị có liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về phương án PCTT & TKCN của tỉnh và phổ biến kinh nghiệm phòng tránh thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng đến người dân nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng để có ý thức và biện pháp chủ động phòng tránh hiệu quả.
22. Cục Thống kê tỉnh:
Tham gia, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, giải thích nội dung các chỉ tiêu trong biểu mẫu đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra đã được quy định cụ thể trong Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khi Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn cho các ngành và các huyện, thành phố về công tác PCTT&TKCN trên địa bàn tỉnh, hoặc khi Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh yêu cầu.
23. Các sở, ngành khác:
Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm xây dựng, tổ chức thực hiện phương án phòng chống thiên tai đáp ứng, yêu cầu nhiệm vụ phòng tránh thiên tai của ngành mình, đơn vị mình và nhiệm vụ phòng, chống lụt bão, động đất, sóng thần chung của tỉnh.
24. Nhiệm vụ của các huyện, thành phố:
Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố và Ban chỉ huy PCTT & TKCN các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác PCTT & TKCN; đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập và các công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn mình quản lý; lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện các phương án, quy chế phối hợp, kế hoạch phòng, chống khi thiên tai của đơn vị mình; thống kê báo cáo thiệt hại theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng thời yêu cầu triển khai thực hiện thêm một số nhiệm vụ sau:
- UBND huyện Nho quan: Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án di dân của vùng xả lũ, phân lũ; phương án xả lũ bảo vệ tuyến đê Đức Long - Gia Tường; phương án bảo vệ các trọng điểm xung yếu và đảm bảo an toàn hồ đập, phương án chống hạn, nắng nóng, rét đậm rét hại, lũ quét, mưa đá.
- UBND huyện Gia Viễn: Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án di dân của vùng phân lũ; phương án vận hành tràn Lạc Khoái, tràn sự cố, xả lũ qua cống Mai Phương, Địch Lộng; phương án bảo vệ các trọng điểm xung yếu và đảm bảo an toàn hồ đập.
- UBND huyện Kim Sơn: Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án di dân phía ngoài để Bình Minh 2 vào trong đê; phương án bảo vệ các trọng điểm xung yếu đê hữu Đáy, tả hữu sông Vạc, đê biển Bình Minh 2, Bình Minh 3 và ứng phó với sóng thần, phương án chống xâm nhập mặn. Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức diễn tập công tác di dân phía ngoài để Bình minh 2 khi bão đảm bảo thiết thực, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.
- UBND huyện Yên Mô, Yên Khánh: Xây dựng phương án chống xâm nhập mặn trên địa bàn.
- UBND thành phố Tam Điệp: Xây dựng phương án chống hạn, chống úng, đảm bảo an toàn hồ đập, chống lũ quét trên địa bàn thành phố.
25. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể:
Phối hợp với các Hội đoàn thể: Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh tích cực bám sát địa bàn, tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên tích cực chủ động tham gia công tác PCTT & TKCN phát huy vai trò của đoàn thanh niên, thanh niên tình nguyện của phụ nữ tham gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; vận động, hướng dẫn hội viên thực hiện tốt các giải pháp sản xuất trong điều kiện nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để giành thắng lợi trong sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
26. Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị:
Thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan đơn vị trực thuộc tỉnh: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo làm tốt công tác phòng, tránh, ứng phó lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi của đơn vị mình quản lý; đồng thời, có phương án, kế hoạch chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện cần thiết để phối hợp tham gia công tác phòng, tránh lụt bão, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ huy Phòng, chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- Ban chỉ đạo TWPCTT;
- Ủy ban quốc gia TKCN;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đ/c Chủ tịch, các phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Giám đốc các Sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
-
Lưu: VT, VP3.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Chung Phụng | {
"issuing_agency": "Tỉnh Ninh Bình",
"promulgation_date": "21/03/2018",
"sign_number": "24/KH-UBND",
"signer": "Đinh Chung Phụng",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-20-2021-NQ-HDND-ho-tro-kinh-phi-kham-chua-benh-tre-bi-benh-tim-Khanh-Hoa-503130.aspx | Nghị quyết 20/2021/NQ-HĐND hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh trẻ bị bệnh tim Khánh Hòa | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 20/2021/NQ-HĐND
Khánh Hòa, ngày 10 tháng 12 năm 2021
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ KINH PHÍ KHÁM, CHỮA BỆNH CHO TRẺ EM BỊ BỆNH TIM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2021-2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;
Căn cứ Quyết định số 55a/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh;
Xét Tờ trình số 12131/TTr-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 157/BC-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2021 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; tiếp thu, giải trình của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Văn bản số 270/BC-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2021 và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Đối tượng được hỗ trợ
Trẻ em có thẻ bảo hiểm y tế, có đầy đủ hồ sơ khám chữa bệnh tim đúng tuyến theo quy định (ngoài các đối tượng được quy định tại Quyết định số 55a/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh) thuộc các đối tượng:
1. Trẻ em là người dân tộc thiểu số.
2. Trẻ em thuộc gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, phải chữa bệnh lâu dài có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Điều 2. Chế độ hỗ trợ
1. Mức hỗ trợ chi phí cho một lần khám, điều trị, làm các xét nghiệm có liên quan đến phẫu thuật tim và chi phí phẫu thuật tim tại cơ sở khám, chữa bệnh đã được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả những chi phí trong quy định của Luật Bảo hiểm y tế:
a) Trẻ em thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết này, chế độ hỗ trợ như sau: Kinh phí sau khi trừ phần Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán và nhà tài trợ hỗ trợ (nếu có), phần còn lại ngân sách tỉnh hỗ trợ.
b) Trẻ em thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết này, chế độ hỗ trợ như sau: Kinh phí sau khi trừ phần Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán và nhà tài trợ hỗ trợ (nếu có), phần còn lại ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% và 50% do gia đình đảm nhận.
2. Hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho một lần khám, điều trị, phẫu thuật tim
a) Ngân sách tỉnh hỗ trợ tiền ăn mức 50.000 đồng/trẻ/ngày, theo số ngày thực tế khám, phẫu thuật và điều trị (tối đa không quá 15 ngày).
b) Ngân sách tỉnh hỗ trợ tiền đi lại cho trẻ em 02 lượt (đi và về) theo giá phương tiện công cộng thông thường.
Điều 3. Kinh phí thực hiện
- Nguồn kinh phí hỗ trợ đối với các nội dung trên thuộc ngân sách tỉnh, được cấp hàng năm thông qua Trung tâm Điều dưỡng và Chăm sóc Người có công - Công tác xã hội tỉnh.
- Khuyến khích tiếp nhận các nguồn tài trợ, hỗ trợ hợp pháp nhằm phát huy hiệu quả của Nghị quyết, góp phần giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn được khám và chữa trị kịp thời.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 16/2015/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về chế độ hỗ trợ kinh phí khám, chữa bệnh cho trẻ em bị bệnh tim trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020.
2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2021./.
KT. CHỦ TỊCH PHÓ
CHỦ TỊCH
Trần Mạnh Dũng | {
"issuing_agency": "Tỉnh Khánh Hòa",
"promulgation_date": "10/12/2021",
"sign_number": "20/2021/NQ-HĐND",
"signer": "Trần Mạnh Dũng",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-502-QD-BNN-TTr-2020-ban-hanh-Ke-hoach-thuc-hien-cong-tac-phong-chong-tham-nhung-438731.aspx | Quyết định 502/QĐ-BNN-TTr 2020 ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phòng chống tham nhũng | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
Số: 502/QĐ-BNN-TTr
Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2020 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14;
Căn cứ Chỉ thị số 683-CT/BCSĐ ngày 28/12/2018 của Ban Cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc đẩy mạnh phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng;
Căn cứ Quyết định số 741/QĐ-BNN-TTr ngày 02/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 2. Giao Thanh tra Bộ kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện Kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2020 của Bộ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Nội chính TW;
- Văn phòng Chính phủ;
- Thanh tra Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ;
- VP BCS, ĐU Bộ, ĐU khối CS Bộ;
- CĐ ngành NN, CĐ Cơ quan Bộ;
- Trung tâm Tin học và TK (để đăng lên cổng TTĐT);
- Lưu: VT, TTra.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Xuân Cường
KẾ HOẠCH
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 502/QĐ-BNN-TTr ngày 19 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
TT
NỘI DUNG NHIỆM VỤ
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
THỜI HẠN THỰC HIỆN
CHỦ TRÌ
PHỐI HỢP
I
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc trong công tác phòng, chống tham nhũng
1
Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các Cấp ủy, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ nghiêm túc thực hiện Nghị quyết chuyên đề của Ban cán sự đảng Bộ Nông nghiệp và PTNT về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng tại Bộ Nông nghiệp và PTNT trong tình hình mới.
Cấp ủy, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
VP Ban Cán sự, Thanh tra Bộ, Vụ TCCB, Vụ Pháp chế
Quý II - IV
2
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 683-CT/BCSĐ ngày 28/12/2018 của Ban cán sự đảng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc đẩy mạnh phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng.
Cấp ủy, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
VP Ban Cán sự, Thanh tra Bộ, Vụ TCCB, Vụ Pháp chế
Quý I - IV
3
Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng, lãng phí.
Vụ Tổ chức cán bộ
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
Quý I - IV
II
Tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, công chức, viên chức; hoàn thiện, thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ
1
Rà soát, bổ sung, khắc phục những bất cập trong công tác tổ chức, cán bộ. Quy định chức trách của từng vị trí công tác, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Vụ Tổ chức cán bộ
Các đơn vị thuộc Bộ
Quý I - IV
2
Thực hiện quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm, phân cấp quản lý cán bộ; tuyển dụng, điều động, bồi dưỡng, nâng lương, chuyển ngạch và thi đua, khen thưởng.
Vụ Tổ chức cán bộ
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
Quý I - IV
3
Kiểm tra công tác tổ chức cán bộ tại một số cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
Vụ Tổ chức cán bộ
Các cơ quan, đơn vị có liên quan
Quý III - IV
4
Thực hiện quy định về kiểm điểm, đánh giá và xếp loại cán bộ, công chức, viên chức năm 2020.
Vụ Tổ chức cán bộ
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
Quý IV/2020 và quý I/2021
5
Thực hiện quy định về Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Bộ Nông nghiệp và PTNT
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra Bộ
Quý I - IV
6
Thực hiện quy định danh mục vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm phòng ngừa tham nhũng.
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra Bộ
Quý III - IV
7
Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế gắn với cải cách công vụ, công chức.
Vụ Tổ chức cán bộ
Các đơn vị thuộc Bộ
Quý I - IV
8
Tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, bổ nhiệm công chức, viên chức phù hợp với yêu cầu của Bộ.
Vụ Tổ chức cán bộ
Các đơn vị thuộc Bộ
Quý I - IV
III
Kiểm soát tài sản, thu nhập; tăng cường công khai, minh bạch trong thực thi công vụ
1
Thực hiện nghiêm về công tác minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ năm 2019, 2020 theo quy định
Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra Bộ.
Các đơn vị thuộc Bộ
Quý I - IV
2
Hướng dẫn việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập năm 2019, 2020 cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra Bộ
Các đơn vị thuộc Bộ
Thực hiện khi Chính phủ có Văn bản hướng dẫn
3
Thực hiện trả lương, thưởng và các khoản chi thường xuyên khác qua tài khoản ngân hàng theo quy định
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
Vụ Tài chính, Thanh tra Bộ
Quý I - IV
4
Thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong phân bổ và sử dụng NSNN do Bộ quản lý; công khai kế hoạch vốn đầu tư; công khai minh bạch trong quản lý dự án đầu tư xây dựng; công khai trong công tác tổ chức cán bộ.
Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ, các Tổng cục, Cục.
Các đơn vị thuộc Bộ
Quý I - IV
5
Thực hiện công khai, minh bạch trong công tác tiếp công dân và công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Thanh tra Bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
Quý I - IV
6
Thực hiện công khai, minh bạch trong cung cấp thông tin: Thực hiện Quy chế phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí
Văn phòng Bộ
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
Quý I – IV
7
Thực hiện công khai các thủ tục hành chính và Kế hoạch cải cách hành chính được phê duyệt.
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
Vụ TCCB, Văn phòng Bộ
Quý I - IV
IV
Xây dựng, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng.
1
Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về Nông nghiệp và PTNT theo Kế hoạch xây dựng văn bản QPPL năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, chú trọng các giải pháp công khai, minh bạch, quy định chế độ, định mức tiêu chuẩn, đơn giản hóa thủ tục hành chính để phòng ngừa tham nhũng.
Vụ Pháp chế
Các Vụ, Tổng cục, Cục; Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
Quý I - IV
2
Xây dựng, ban hành Quyết định ban hành Quy định danh mục các lĩnh vực mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.
Vụ Tổ chức cán bộ
Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ
Quý II - III
3
Xây dựng, ban hành Thông tư Quy định danh mục vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm phòng ngừa tham nhũng (thay thế Thông tư số 32/2015/TT-BNNPTNT ngày 06/10/2015).
Vụ Tổ chức cán bộ
Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ
Quý I - IV
4
Hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các quy định, quy chế, đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về quản lý sử dụng vốn ngân sách, quản lý mua sắm sử dụng tài sản công, công tác đầu tư xây dựng cơ bản, chế độ hội họp, chi tiêu nội bộ, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
Vụ TCCB, Vụ Tài chính, Vụ Kế hoạch, Vụ QLDN, Cục Quản lý XDCT
Quý I - IV
V
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng; nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân
1
Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo Quyết định số 4436/QĐ- BNN-TTr ngày 20/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
Thanh tra Bộ, các Tổng cục, Cục
Các cơ quan, đơn vị được phân công trong Kế hoạch
Quý I - IV
2
Kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ và các Văn bản chỉ đạo của Bộ về việc thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ tại một số cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, tập trung kiểm tra đối với các đơn vị thường xuyên tiếp xúc với người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện việc cấp giấy phép, giấy chứng nhận, thẩm định, quản lý dự án trong lĩnh vực quản lý của Bộ (dự kiến kiểm tra tại các đơn vị: Tổng Cục Thủy sản, Tổng Cục Thủy lợi, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, Cục Chế biến và PTTT Nông sản, Cục Quản lý công trình,…).
Thanh tra Bộ
Vụ Tổ chức cán bộ và các cơ quan, đơn vị có liên quan
Quý I - IV
3
Kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng tại các cơ quan đơn vị thuộc Bộ (thực hiện theo Kế hoạch kiểm tra của Ban cán sự)
Thanh tra Bộ
Văn phòng Ban Cán sự, Đảng ủy Bộ, Vụ TCCB
Quý III - IV
4
Kiểm tra việc chấp hành Luật, chính sách, chế độ tài chính - kế toán các đơn vị thuộc Bộ và một số tổ chức sử dụng NSNN do Bộ quản lý
Vụ Tài chính
Các đơn vị thuộc Bộ, các tổ chức sử dụng NSNN do Bộ quản lý
Quý I - IV
5
Kiểm tra, giám sát công tác quản lý đầu tư xây dựng, đánh giá đầu tư tại một số dự án sử dụng nguồn vốn do Bộ quản lý
Cục Quản lý XDCT; Các Tổng cục, Cục, Vụ.
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, một số địa phương thực hiện dự án
Quý I - IV
6
Kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện xử lý sau thanh tra tại các đơn vị được thanh tra, kiểm tra
Thanh tra Bộ
Các cơ quan, đơn vị có liên quan
Quý I - IV
7
Tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Lãnh đạo và công chức, viên chức phụ trách thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết đơn thư, phòng, chống tham nhũng và thanh tra nhân dân tại các đơn vị thuộc Bộ.
Thanh tra bộ
Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT I và II
Quý II - IV
VI
Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong cơ quan, đơn vị
1
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trong việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng
Đảng ủy Bộ, Đảng ủy khối cơ sở Bộ, Công Đoàn Bộ
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
Quý I - IV
2
Quán triệt nội dung các văn bản về PCTN trong các cuộc họp, sinh hoạt Chi bộ.
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
Quý I - IV
3
Xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2020, trong đó lồng ghép nội dung về PCTN.
Vụ Tổ chức cán bộ
Các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ
Quý I
4
Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại nhiệm vụ cụ thể Kế hoạch thực hiện đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021”
Các đơn vị được phân công tại Kế hoạch
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
Quý I- IV
5
Đăng tải Kế hoạch Phòng, chống tham nhũng năm 2020 của Bộ trên cổng thông tin điện tử của Bộ
Trung tâm Tin học và Thống kê
Văn phòng Bộ và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ.
Ngay khi có Quyết định ban hành | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "19/02/2020",
"sign_number": "502/QĐ-BNN-TTr",
"signer": "Nguyễn Xuân Cường",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Nghi-quyet-180-2015-NQ-HDND-ho-tro-thu-nhap-cho-cong-chuc-chuyen-trach-Cong-nghe-thong-tin-Nghe-An-284287.aspx | Nghị quyết 180/2015/NQ-HĐND hỗ trợ thu nhập cho công chức chuyên trách Công nghệ thông tin Nghệ An | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 180/2015/NQ-HĐND
Nghệ An, ngày 10 tháng 07 năm 2015
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH VỀ HỖ TRỢ THU NHẬP CHO CÔNG CHỨC CHUYÊN TRÁCH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002.
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 3979/TTr-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2015;
Trên cơ sở Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế và ý kiến của các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Nghị quyết này quy định về hỗ trợ thu nhập cho công chức chuyên trách Công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Công chức chuyên trách công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng, cơ quan hành chính nhà nước (bao gồm cả cơ quan công an, quân sự) cấp tỉnh, cấp huyện; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh.
b) Công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành về Công nghệ thông tin tại Sở Thông tin và Truyền thông.
Điều 2. Mức hỗ trợ thu nhập
Mức hỗ trợ thu nhập là 700.000đ/người/tháng.
Điều 3. Nguồn kinh phí
Kinh phí chi trả hỗ trợ thu nhập cho công chức chuyên trách công nghệ thông tin do ngân sách tỉnh đảm bảo và được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị. Việc chi trả hỗ trợ thu nhập được trả cùng với tiền lương hàng tháng và không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh quy định việc bố trí công chức chuyên trách công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính Nhà nước, các điều kiện, tiêu chuẩn đối với công chức chuyên trách công nghệ thông tin và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XVI, kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 10 tháng 7 năm 2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chính phủ (để b/c)
- Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp (để b/c);
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- TAND tỉnh, VKSND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Website: http://dbndnghean.vn
- Lưu: VT.
CHỦ TỊCH
Trần Hồng Châu | {
"issuing_agency": "Tỉnh Nghệ An",
"promulgation_date": "10/07/2015",
"sign_number": "180/2015/NQ-HĐND",
"signer": "Trần Hồng Châu",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Bao-cao-136-BC-UBND-chi-dao-dieu-hanh-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-2013-An-Giang-204351.aspx | Báo cáo 136/BC-UBND chỉ đạo điều hành tình hình kinh tế xã hội 2013 An Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 136/BC-UBND
An Giang, ngày 12 tháng 7 năm 2013
BÁO CÁO
CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CỦA UBND, CHỦ TỊCH UBND TỈNH; TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 7 VÀ 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
I. Hoạt động chỉ đạo, điều hành
1. Các cuộc họp, làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Trong tháng, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch đã chủ trì và tham dự hơn 45 cuộc họp, hội nghị:
- Tiếp và làm việc với Đoàn công tác Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng; Ban kinh tế Trung ương; Thanh tra Chính phủ; Viện nghiên cứu kinh tế xã hội. Làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hà Nội.
- Dự hội nghị tổng kết năm học 2012-2013; hội nghị về nông thôn mới tại thành phố Hồ Chí Minh; hội nghị giữa nhiệm kỳ UBND thị xã Tân Châu, huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Đảng ủy Khối Dân chính, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp; hội thảo khoa học phát triển nguồn nhân lực.
- Họp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy; họp lần 6 HĐND khóa VIII, nhiệm kỳ 2011-2016; họp Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh; họp giải quyết khiếu nại tố cáo; họp xử lý đấu thầu thuốc; họp xử lý khai thác cát ở Vĩnh Xương - Tân Châu; họp Hội đồng xổ số kiến thiết; họp thông qua quy hoạch Trung tâm công nghệ sinh học; họp xử lý tiền sử dụng đất của doanh nghiệp; họp Ban điều hành ứng dụng công nghệ cao; họp sơ kết 6 tháng về an toàn giao thông, công tác Tôn giáo và ngành Thanh tra.
Họp trực tuyến với Bộ Quốc phòng; họp trực tuyến sơ kết 6 tháng ngành Tài chính, sơ kết phòng chống HIV/AIDS và ma tuý, sơ kết Quyết định 1956/QĐ-TTg , công tác Dân vận Chính quyền.
2. Ban hành các văn bản:
Trong tháng, UBND tỉnh ban hành 225 văn bản chỉ đạo điều hành, trong đó có 02 Chỉ thị và 05 Quyết định quy phạm pháp luật:
Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND Ban hành Quy chế quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh An Giang.
Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND Ban hành Quy chế quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh An Giang.
Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND về việc quy định giá tính thuế đối với tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn tỉnh An Giang.
Quyết định số 24/2013/QĐ-UBND Ban hành Quy định về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang.
Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND Ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang.
Chỉ thị 06/CT-UBND về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước trong 7 tháng cuối năm 2013.
Chỉ thị 07/2013/CT-UBND về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trên địa bàn tỉnh An Giang.
II. Tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 đầu năm 2013
1. Kinh tế
a) Sản xuất nông nghiệp
- Toàn tỉnh đã thu hoạch 158.630 ha lúa Hè Thu, đạt 67,5% diện tích xuống giống, năng suất bình quân đạt 5,68 tấn/ha (tiến độ thu hoạch nhanh hơn cùng kỳ khoảng 15.000 ha, năng xuất tương đương). Hoa màu thu hoạch 19.350 ha, đạt 80,5% diện tích xuống giống gồm rau dưa các loạị.
Các huyện An Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Thành, Chợ Mới và thành phố Long Xuyên xuống giống vụ Thu Đông được 15.456 ha lúa.
Công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tiếp tục thực hiện theo kế hoạch. Đã hoàn thành nạo vét 36/64 công trình; duy tu sửa chữa 59/77 công trình cống, bọng; gia cố 37/39 công trình đê, đập. Công trình mở mới diện tích sản xuất vụ Thu Đông 2013 đang triển khai 79/150 công trình, đã hoàn thành 08 công trình.
Dịch bệnh trên gia súc, gia cầm kiểm soát tốt, không phát hiện dịch bệnh. Ngành chức năng thực hiện công tác tiêm phòng tháng 7/2013, tăng cường kiểm tra, kiểm soát các điểm giết mổ, gia cầm bày bán ở các chợ và vận chuyển gia súc, gia cầm ra vào địa bàn tỉnh.
Tình hình nuôi trồng và chế biến thủy sản tiếp tục gặp khó khăn, thị trường tiêu thụ chưa khả quan, giá cá tra trên thị trường đang ở mức thấp, trong khi giá thức ăn vẫn ở mức cao. Nếu tình hình kéo dài, khả năng các hộ nuôi nhỏ lẽ sẽ không trụ được. Ước sản lượng cá tra thu hoạch trong tháng khoảng 19.000 tấn, bằng 92% (giảm 1.550 tấn) so cùng kỳ. Nước lũ năm nay lên chậm và thấp so cùng kỳ, nên nguồn thủy sản tự nhiên chưa nhiều, ước sản lượng đánh bắt trong tháng khoảng 1.572 tấn, bằng 98% so cùng kỳ.
b) Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tháng 7 tăng 4,09% so tháng trước và tăng 11,6% so cùng kỳ, luỹ kế 7 tháng đầu năm tăng 5,05%. Giá trị sản xuất theo giá thực tế tháng 7 đạt 3.231 tỷ đồng, luỹ kế 7 tháng đạt 19.984 tỷ đồng. Trong đó: ngành công nghiệp khai khoáng bằng 89%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 4,9%; ngành sản xuất phân phối điện tăng 10,4%; ngành cung cấp nước tăng 16,1% so cùng kỳ.
Một số sản phẩm tăng khá so cùng kỳ: điện thương phẩm tăng 12,1%; nước máy ghi thu tăng 16,5%; quần áo may sẵn tăng 33,4%; thủy sản chế biến tăng 14,4%; rau quả đông lạnh tăng 116%. Sản phẩm giảm so với cùng kỳ là gạo ngô xay xát bằng 90%; thức ăn gia súc bằng 92%.
c) Thương mại - dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 7 ước đạt 5.795 tỷ đồng, tăng 0,76% so tháng trước và tăng hơn 23% so cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng đầu năm đạt 40.420 tỷ đồng, tăng 12,6% so cùng kỳ.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng 0,04% so tháng trước; trong các nhóm tính chỉ số giá thì nhóm giao thông tăng cao nhất 1,18% (do tăng giá xăng dầu). Tính chung 7 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng của tỉnh tăng 1,07% thấp hơn so cùng kỳ (7 tháng đầu năm 2012 tăng 1,94%).
- Kim ngạch xuất khẩu tháng 7 ước đạt gần 89 triệu USD, tăng 1,7% so với tháng trước. Lũy kế 7 tháng đầu năm đạt 551,5 triệu USD, tăng 14% so cùng kỳ. Một số mặt hàng xuất chủ yếu: Gạo xuất 250 ngàn tấn, tương đương 107,5 triệu USD, bằng 80,5% về lượng và bằng 75,2% về trị giá so cùng kỳ. Giá xuất bình quân gạo 5% tấm 375-385 USD/tấn; gạo 25% tấm 340-350 USD/tấn. Thị trường xuất khẩu 49 nước, tăng 10 nước so với cùng kỳ. Thủy sản xuất 102 ngàn tấn, tương đương 252 triệu USD, tăng 32% về lượng và tăng 15,7 % về trị giá. Giá xuất khẩu bình quân đạt 2.550 USD/tấn. Thị trường xuất trực tiếp qua 78 nước, trong đó thị trường Châu Mỹ (14 nước) chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 53% trong tổng kim ngạch xuất khẩu; Châu Âu (23 nước) chiếm 17%. Hàng nông sản xuất 5.334 tấn tương đương 6,76 triệu USD, tăng gấp 1,1 lần về lượng và tăng gấp 1,2 lần về trị giá so cùng kỳ. Hàng may mặc xuất 10,1 triệu sản phẩm tương đương 42,8 triệu USD, tăng 44% về lượng và tăng 38% về trị giá so cùng kỳ.
Kim ngạch nhập khẩu trong tháng đạt trên 8,2 triệu USD, bằng 94% so với tháng trước. Lũy kế 7 tháng đầu năm nhập khẩu đạt trên 66,4 triệu USD, tăng 13% so cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: thuốc trừ sâu, nguyên liệu thức ăn gia súc, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, gỗ tròn.
Tổng giá trị xuất - nhập qua các cửa khẩu biên giới 6 tháng đầu năm 2013 đạt trên 572 triệu USD, tăng 35% so cùng kỳ. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là phân bón, sắt thép, vật liệu xây dựng, bách hoá tổng hợp.
d) Tài chính - ngân hàng
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trong tháng 7 đạt 326,7 tỷ đồng; trong đó, thu các khoản cân đối 225,3 tỷ đồng, thu để lại chi quản lý qua ngân sách nhà nước 101,5 tỷ đồng. Luỹ kế 7 tháng thu từ kinh tế địa bàn đạt 3.121 tỷ đồng, đạt 56,7% kế hoạch năm và tăng 4,1% so cùng kỳ; trong đó, thu các khoản cân đối tăng 2,2% so cùng kỳ, thu để lại chi quản lý qua ngân sách nhà nước tăng 8%. Chi ngân sách nhà nước trong tháng 638,6 tỷ đồng; trong đó, chi cân đối ngân sách 520 tỷ đồng, chi từ nguồn thu để lại 118,7 tỷ đồng. Luỹ kế 7 tháng chi 5.005 tỷ đồng, đạt 56,8% kế hoạch năm, tăng 12,2% so cùng kỳ; trong đó, chi cân đối ngân sách tăng 13%, chi từ nguồn thu để lại tăng 9%.
Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh kiểm soát hoạt động tín dụng đạt hiệu quả; thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng miếng được quản lý tốt, tỷ giá ngoại hối tiếp tục giữ ổn định, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng bảo đảm đúng theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tổng doanh số cho vay trong tháng 5.936 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2012 giảm 0,8%; trong đó, ngắn hạn là 5.456 tỷ đồng, trung, dài hạn là 538 tỷ đồng. Tổng dư nợ là 38.834 tỷ đồng, so với ngày 31/12/2012 tăng 7,64%, trong đó, ngắn hạn là 27.979 tỷ đồng (chiếm 72,04%), trung, dài hạn là 10.855 tỷ đồng (chiếm 27,96%). Nợ xấu hiện nay là 1.221 tỷ đồng (chiếm 3,14% tổng dư nợ), so ngày 31/12/2012 tăng 0,36 lần (tương đương 322 tỷ đồng); nợ khoanh là 57 tỷ đồng (chiếm 0,14% tổng dư nợ).
2. Văn hóa xã hội
a) Giáo dục - Đào tạo
Trong tháng, ngành Giáo dục đào tạo tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra. Tổ chức thi tuyển vào lớp 10 phổ thông trung học, thi tuyển sinh đại học năm 2013 của Trường Đại học An Giang. Phối hợp với các địa phương khắc phục khó khăn đẩy nhanh tiến độ thi công, sửa chữa các công trình trường lớp học, triển khai kế hoạch mua sắm thiết bị dạy học, cung ứng sách giáo khoa. Bên cạnh đó, ngành đã triển khai các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên các bậc học, cấp học để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục; phát động "Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục năm 2014", tuyên truyền trong nhân dân về ngày "Toàn dân đưa trẻ đến trường", ngày tựu trường của tỉnh năm nay là ngày 12/8/2013, ngày khai giảng 05/9/2013 như cả nước.
Trường đại học An Giang tổ chức lễ tốt nghiệp cho 1.660 sinh viên; trong đó, có 388 sinh viên thuộc hệ cao đẳng, 1.074 sinh viên đại học, 198 sinh viên các lớp đào tạo liên kết khác. Tỷ lệ tốt nghiệp của trường đạt 89%.
b) Y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân
Ngành Y tế đã tập trung chỉ đạo các đơn vị y tế dự phòng và các cơ sở điều trị thực hiện giám sát chặt chẽ, triển khai tích cực các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Trong tháng xảy ra 111 ca sốt xuất huyết, không có tử vong; 75 ca tay chân miệng. Lũy kế từ đầu năm xảy ra 707 ca sốt xuất huyết, 01 trường hợp tử vong (7 tháng năm 2012 là 2.522 ca, không có tử vong); 845 ca tay chân miệng, 02 trường hợp tử vong (7 tháng năm 2012 là 1.543 ca mắc, 09 trường hợp tử vong); cúm A H1N1 có 03 trường hợp mắc ( 01 Tân Châu, 02 Chợ Mới), điều trị tại thành phố Hồ Chí Minh và đều qua khỏi.
Sốt xuất huyết và tay chân miệng giảm mạnh so cùng kỳ; tuy nhiên, tình hình còn diễn biến phức tạp, khi bước vào cao điểm mùa mưa.
c) Lao động, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội
Công tác giải quyết việc làm, chăm lo đời sống cho người nghèo tiếp tục được đẩy mạnh. Tính từ đầu năm đến nay đã tuyển sinh dạy nghề cho 11.475 học viên, đạt 45,2% kế hoạch; giải quyết việc làm cho 19.670 lao động, đạt 56% kế hoạch năm, (trong đó giải quyết việc làm trong tỉnh 15.495 người; ngoài tỉnh 4.150 người; xuất khẩu lao động 25 người); đã giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho 4.009 trường hợp (tăng 1.020 trường hợp so cùng kỳ) với tổng kinh phí chi trả là 28,8 tỷ đồng (tăng 11,3 tỷ đồng).
Công tác chăm lo cho các gia đình chính sách, người nghèo tiếp tục được quan tâm. Nhân kỷ niệm 66 năm ngày Thương binh Liệt sĩ, các ngành, các cấp trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động đền ơn, đáp nghĩa một cách thiết thực. UBND tỉnh tổ chức lễ cải táng 203 bộ hài cốt liệt sĩ quân nhân tình nguyện Việt Nam hy sinh chiến trường Campuchia và trong nội địa tại nghĩa trang Dốc Bà Đắc; tổ chức đi thăm hỏi, tặng quà cho các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách, gia đình có công tiêu biểu với cách mạng.
d) Văn hóa, thể thao, du lịch
Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thông tin tuyên truyền kịp thời truyền tải các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, lễ kỷ niệm 66 năm Ngày thương binh liệt sĩ, 125 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh...
Tổ chức nhiều hoạt động thể thao thu hút được sự tham gia cổ vũ của đông đảo nhân dân: Hội thao cán bộ nhân viên chức năm 2013, các hoạt động hè cho học sinh, sinh viên. Liên đoàn xe đạp - môtô Việt Nam phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình An Giang tổ chức giải đua xe đạp nữ toàn quốc mở rộng tranh cúp truyền hình An Giang lần thứ IX. Kết thúc mùa giải hạng nhất, đội bóng đá Hùng Vương - An Giang xếp hạng 03/08 đội, đoạt vé thăng hạng, tham dự giải chuyên nghiệp V-League năm 2014.
Trong tháng, có khoảng 250 ngàn lượt khách đến các điểm tham quan du lịch. Lũy kế 7 tháng đầu năm có 4,86 triệu lượt khách, tăng 5,5% so cùng kỳ; trong đó, có 248 ngàn lượt khách lưu trú giảm 3% so cùng kỳ, khách quốc tế 31,3 ngàn lượt, tương đương cùng kỳ, doanh thu doanh nghiệp đạt gần 181 tỷ đồng, tăng 11,2% so cùng kỳ.
3. Lĩnh vực nội chính quản lý nhà nước
a) Công tác thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
Trong tháng, các ngành, địa phương đã tổ chức tiếp 436 lượt công dân đến trình bày khiếu nại, khiếu kiện, chủ yếu về tranh chấp đất đai, chính sách đền bù; nhận mới 45 đơn thuộc thẩm quyền, nâng tổng số đơn tồn đọng thuộc thẩm quyền 328 đơn. Kết quả giải quyết trong tháng được 76 đơn; trong đó, cấp tỉnh là 15 đơn, cấp huyện 61 đơn.
Tổ chức 28 cuộc thanh tra (21 cuộc tháng 6 chuyển sang và 7 cuộc mới) ở 11 đơn vị thuộc các lĩnh vực tài chính ngân sách, quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng và một số chuyên ngành khác.
b) Công tác cải cách hành chính
Tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong thực hiện một cửa, một cửa liên thông, thực hiện đúng nhiệm vụ phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Ban hành Chỉ thị tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trên địa bàn tỉnh An Giang; triển khai Nghị định 36/2013/NĐ-CP của Chính phủ về vị trí việc làm và ngạch công chức; xây dựng kế hoạch đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện quy định, đã chuyển Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng UBND tỉnh về trực thuộc Sở Tư pháp.
Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, thi đua khen thương và văn thư, lưu trữ thực hiện đúng các quy định pháp luật; Chủ trì cùng Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm về công tác tôn giáo tại An Giang.
c) Công tác ngoại vụ
Được thực hiện chu đáo, hướng dẫn và quản lý hoạt động của các đoàn vào đoàn ra, khách quốc tế đến thăm, làm việc, hoạt động nhân đạo, từ thiện và tác nghiệp báo chí. Trong tháng có 13 đoàn vào với 28 lượt người; cho phép 38 đoàn ra với 93 lượt người đi các nước với mục đích tham quan, học tập kinh nghiệm và ký kết hợp tác.
Quan hệ đối ngoại, hợp tác với các tỉnh giáp biên giới tiếp tục phát triển tốt. Tiếp tục duy trì và mở rộng hợp tác của tỉnh An Giang với thành phố PiTea (Thụy Điển), thành phố Vaxjo (Pháp) và Viện năng lượng Thủy Điển, thành phố Oss Hà Lan...Chuẩn bị các hoạt động chào mừng kỷ niệm 40 năm quan hệ hữu nghị Việt Nam Nhật Bản.
d) Quốc phòng và an ninh trật tự - an toàn xã hội
Công tác quốc phòng an ninh tiếp tục được đảm bảo. Các lực lượng chức năng tăng cường công tác ứng trực và tuần tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nội địa và khu vực biên giới, nhất là trong thời gian trước, trong và sau bầu cử Quốc hội ở Campuchia, góp phần đảm bảo an ninh trật tự và sự ổn định của xã hội. Trong tháng, xảy ra 32 vụ phạm pháp hình sự, giảm 40 vụ (-55,6%) so tháng trước; phát hiện bắt 110 vụ buôn lậu, giảm 13 vụ (10,5%) so tháng trước, tổng giá trị hàng hóa 460 triệu đồng.
Tai nạn giao thông được kiềm chế, toàn tỉnh xảy ra 09 vụ, làm 09 người chết, 05 người bị thương. Lũy kế 7 tháng đầu năm xảy ra 79 vụ tai nạn giao thông, làm 49 người chết, 73 người bị thương. So cùng kỳ năm 2012, số vụ giảm 31 vụ (- 28,2%), số người chết giảm 4 người (- 7,5%), bị thương giảm 38 người (- 34,2%).
Đánh giá chung: Trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2013, kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được một số kết quả tích cực: tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng đạt 56,7% kế hoạch, tăng 12,6%; kim ngạch xuất khẩu đạt 61,3% kế hoạch, tăng 14% so với cùng kỳ; thu ngân sách đạt 56,7% dự toán năm và tăng 4,1% so cùng kỳ; sản xuất nông nghiệp ổn định, nông dân được mùa, năng suất, sản lượng lúa vụ Hè Thu tương đương cùng kỳ, giá lúa cuối vụ có chiều hướng tăng trở lại; công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm được chủ động thực hiện kịp thời, không phát sinh dịch bệnh. Các chính sách an sinh xã hội, chăm lo người có công được thực hiện chu đáo; hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi động, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình phát triển kinh tế - xã hội đang phải đối mặt với những khó khăn như việc tăng giá xăng, dầu đã tác động mạnh đến sự tăng giá của một loạt các sản phẩm hàng hoá khác gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của nhân dân; giá cá tra nguyên liệu vẫn còn ở mức thấp; doanh nghiệp còn khó khăn khó tiếp cận vốn vay ngân hàng; tiến độ thực hiện các công trình, dự án còn chậm; một số nhiệm vụ quan trọng UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo nhưng một số sở, ngành thực hiện chậm, không đảm bảo về mặt thời gian; bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm A H1N1 còn diễn biến phức tạp; thời tiết diễn biến bất thường, mưa giông lốc ảnh hưởng đến đời sống người dân.
III. Một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 8 và thời gian tới
Ngoài việc bám sát mục tiêu, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra từ đầu năm theo Nghị quyết HĐND tỉnh, toàn tỉnh sẽ tập trung vào một số công tác trọng tâm sau:
1. Triển khai đồng bộ, hiệu quả Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 26/7/2013 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.
2. Các Sở, ngành và địa phương liên quan khẩn trương triển khai thực hiện các Nghị quyết đã được thông qua tại kỳ họp lần thứ 6 Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa VIII, nhiệm kỳ 2011-2016.
3. Tập trung theo dõi, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa Hè Thu và xuống giống, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên lúa Thu Đông; đẩy nhanh tiến độ gia cố các công trình đê bao, cống, đập; công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai theo kế hoạch. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thủy văn để chủ động trong phòng, chống.
4. Tiếp tục theo dõi sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; phối hợp xử lý kịp thời khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng cạnh tranh, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, góp phần bình ổn giá cả hàng hoá, dịch vụ bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người sản xuất và tiêu dùng.
5. Tổ chức rà soát hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tổng hợp số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động; tổ chức gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tổ chức gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp.
6. Tổ chức rà soát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế của các đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh, đôn đốc đẩy mạnh công tác thu ngân sách, đặc biệt là các khoản nợ đọng thuế và tiền thu từ khai thác quỹ đất nhằm phấn đấu đạt dự toán được giao; kiểm soát chi chặt chẽ, hiệu quả.
7. Thực hiện kiểm tra, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, tiến độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn, đảm bảo phù hợp với Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường làm việc với Bộ, ngành Trung ương để tranh thủ về cơ chế cũng như nguồn vốn chuẩn bị đầu tư cho năm 2014.
8. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đồng thời thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho người có công cách mạng, gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
9. Chuẩn bị tốt công tác khai giảng năm học mới 2013-2014, nhất là cơ sở vật chất. Triển khai Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục, truyên truyền Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, vận động các em trở lại trường lớp học.
10. Tập trung công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đẩy mạnh hơn nữa công tác y tế dự phòng, phòng ngừa các dịch bệnh phát sinh trong mùa mưa, nhất là sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, cúm A H1N1, H5N1; phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS...
11. Tổ chức tốt các hoạt động lễ kỷ niệm Cách mạng tháng 8, Quốc khánh 2/9, kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng; tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá thu hút khách du lịch đến An Giang.
12. Tiếp tục thực hiện bộ các giải pháp tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát và xử lý một cách quyết liệt nhằm lập lại trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, nhất là an toàn giao thông đường thủy tại các bến phà, đò ngang trong mùa mưa lũ.
13. Tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh - trật tự, an toàn xã hội trong nội địa và khu vực biên giới. Tập trung công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các ngành, các cấp, kiên quyết không để xảy ra tình trạng khiếu nại đông người; xử lý dứt điểm số vụ việc tồn đọng, số vụ việc UBND tỉnh đã có Quyết định giải quyết nhưng các đơn vị, địa phương chưa xử lý.
14. Từng ngành, địa phương phải rà soát kết quả thực hiện nhiệm vụ những tháng đầu năm theo chỉ tiêu kế hoạch năm 2013, đánh giá kết quả những mặt làm được, chưa được, xác định cụ thể nguyên nhân để trên cơ sở đó, tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra.
15. Xây dựng và hoàn chỉnh kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2014 của tỉnh sau khi có ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; kế hoạch của các ngành và huyện, thị đảm bảo tính khoa học phù hợp với tình hình thực tế./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (1 + 2);
- Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ;
- TT. UBND tỉnh;
- VP. Tỉnh ủy, VP. HĐND tỉnh;
- Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND huyện, thị, TP;
- Chánh, Phó VP;
- Các phòng: TH, KT, XDCB, VHXH, NC;
- Lưu VT.
TL. CHỦ TỊCH
CHÁNH VĂN PHÒNG
Võ Nguyên Nam | {
"issuing_agency": "Tỉnh An Giang",
"promulgation_date": "12/07/2013",
"sign_number": "136/BC-UBND",
"signer": "Võ Nguyên Nam",
"type": "Báo cáo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Quyet-dinh-1499-QD-UBND-nam-2014-lap-lai-trat-tu-hanh-lang-an-toan-duong-bo-sat-Yen-Bai-2014-2020-250911.aspx | Quyết định 1499/QĐ-UBND năm 2014 lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ sắt Yên Bái 2014 2020 | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1499/QĐ-UBND
Yên Bái, ngày 23 tháng 9 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH LẬP LẠI TRẬT TỰ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI, GIAI ĐOẠN 2014 – 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 – 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 83/TT-SGTVT ngày 25/7/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2014 - 2020”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Giao thông vận tải; Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ủy ban ATGT Quốc gia;
- Bộ GTVT;
- Tổng cục Đường bộ VN; Cục Đường sắt VN;
- TT. Tỉnh ủy; TT. HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Công an tỉnh; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh;
- Sở Giao thông vận tải;
- Các sở, ban, ngành;
- Báo Yên Bái, Đài PTTH tỉnh;
- Văn phòng Ban ATGT tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Chánh, Phó VP UBND tỉnh (TH, NC);
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Công ty TNHH MTV quản lý ĐS Yên Lào;
- Công ty TNHH MTV QL và XD ĐB I, II;
- Công ty TNHH Tiến Dũng;
- Chuyên viên: NC; GTVT; TNMT;
- Lưu VT, NC.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Duy Cường
KẾ HOẠCH
LẬP LẠI TRẬT TỰ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI, GIAI ĐOẠN 2014 – 2020
( Ban hành kèm theo Quyết định số 1499/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái )
Thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 – 2020,
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch Lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2014 - 2020. Nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Mục tiêu:
- Duy trì kết quả đã thực hiện theo Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007; đồng thời, điều chỉnh Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt ở địa phương phù hợp với yêu cầu thực tế và quy định của pháp luật.
- Tiếp tục xác định và duy trì hệ thống hành lang an toàn đường bộ, đường sắt trên địa bàn.
2. Giải pháp thực hiện:
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, trong đó chú trọng vai trò làm công tác tuyên truyền của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các cơ quan thông tấn, báo chí, với phương châm là: kiên trì, thường xuyên và liên tục.
- Rà soát, phân loại và thống kê các công trình vi phạm nằm trong hành lang an toàn đường bộ, các đường nhánh đấu nối trái phép vào quốc lộ, đường tỉnh; rà soát, phân loại các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt để đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng đường ngang có phòng vệ phù hợp với quy định hiện hành; xây dựng rào chắn ngăn cách quốc lộ với đường sắt ở những đoạn quốc lộ chạy sát với đường sắt.
- Tổ chức việc cưỡng chế, giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn đường bộ; xóa bỏ đường đấu nối trái phép vào đường bộ; hoàn thiện và bảo vệ hệ thống mốc chỉ giới hành lang an toàn đường bộ; quản lý, bảo vệ phần đất hành lang an toàn đường bộ đã giải tỏa; bảo vệ mốc lộ giới; tổ chức giải tỏa dứt điểm các trường hợp lấn chiếm đất hành lang an toàn đường sắt trong phạm vi đã được bồi thường; ngăn chặn việc mở đường ngang trái phép, từng bước xóa bỏ các đường ngang trái phép có nguy cơ gây ra tai nạn giao thông.
- Thống nhất quy hoạch hệ thống đường gom trong khu dân cư đấu nối vào hệ thống quốc lộ, đường tỉnh phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải của tỉnh; thực hiện quy hoạch hệ thống hàng rào, đường gom các đường dân sinh, ngăn chặn việc mở đường ngang trái phép vượt qua đường sắt.
II. TIẾN ĐỘ, NỘI DUNG
1. Đối với đường bộ
a) Từ năm 2014 đến năm 2017.
- Từ ngày 01 tháng 10 năm 2014 đến 30 tháng 6 năm 2015:
+ Đơn vị quản lý đường bộ chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương (cơ quan quản lý đất đai của địa phương) rà soát phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ; tiếp tục rà soát, cập nhật để thống kê, phân loại các công trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ của hệ thống quốc lộ, đường tỉnh; phối hợp với Ban An toàn giao thông địa phương đề xuất các công trình, cây cối nằm trong hành lang an toàn đường bộ ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch, dự toán bồi thường, hỗ trợ giải tỏa phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ; phần đất bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất hành lang an toàn đường bộ.
- Từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 đến hết 31 tháng 12 năm 2017:
+ Thực hiện thu hồi hết phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông của các tuyến quốc lộ từ cấp I đến cấp III, tuyến đường tỉnh khu vực các nút giao, vị trí điểm đen, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông; đồng thời lập kế hoạch, từng bước bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất đối với những hộ dân nằm trong hành lang an toàn đường bộ có nhu cầu xây dựng mới nhà ở, cụ thể:
+ Trước ngày 15 tháng 5 hàng năm, Ban chỉ đạo Lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo kế hoạch bồi thường, hỗ trợ của năm sau về Bộ Giao thông vận tải (qua Tổng cục Đường bộ Việt Nam) để báo cáo Chính phủ bố trí vốn giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước;
+ Thực hiện quản lý Quy hoạch đấu nối vào quốc lộ theo Quyết định số 737/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể các điểm đấu nối vào quốc lộ trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch đấu nối vào đường tỉnh theo Quyết định số 661/QĐ-UBND ngày 04/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể các điểm đấu nối vào Đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030;
+ Triển khai cắm đầy đủ mốc xác định giới hạn phần đất của đường bộ, phần đất hành lang an toàn đường bộ. Phần đất của đường bộ bàn giao cho đơn vị quản lý hệ thống quốc lộ, đường tỉnh; phần đất hành lang an toàn đường bộ bàn giao cho chính quyền địa phương và đơn vị quản lý đường bộ để quản lý, bảo vệ.
+ Các địa phương thực hiện hình thức xã hội hóa, khai thác quỹ đất để tạo vốn xây dựng hệ thống đường gom theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
b) Từ năm 2018 đến năm 2020.
- Thu hồi hết phần đất của đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông; từng bước bồi thường hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với những hộ dân nằm trong hành lang an toàn đường bộ có nhu cầu xây dựng mới nhà ở trên tất cả các tuyến quốc lộ và đường tỉnh.
- Tiếp tục triển khai cắm mốc xác định giới hạn phần đất của đường bộ, phần đất hành lang an toàn đường bộ. Phần đất của đường bộ bàn giao cho đơn vị quản lý hệ thống quốc lộ; phần đất hành lang an toàn đường bộ bàn giao cho chính quyền địa phương và đơn vị quản lý đường bộ để quản lý, bảo vệ.
- Tiếp tục triển khai hình thức xã hội hóa, khai thác quỹ đất để tạo vốn xây dựng hệ thống đường gom theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Đối với đường sắt
a) Từ năm 2014 đến năm 2017.
- Phối hợp với cơ quan quản lý đường sắt và các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, vận động để mọi người dân hiểu rõ và chấp hành các quy định của pháp luật về đường sắt.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức cưỡng chế giải tỏa các công trình vi phạm hành lang an toàn đường sắt đã được đền bù, công trình tái lấn chiếm; cương quyết không để phát sinh thêm các vi phạm hành lang an toàn đường sắt và các đường ngang trái phép; tổ chức cảnh giới bảo đảm an toàn giao thông tại các lối đi dân sinh có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông.
- Thực hiện giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt bước 1 (theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ).
- Đơn vị quản lý đường sắt cắm mốc giới hạn hành lang an toàn đường sắt trên tất cả các tuyến và bàn giao cho các địa phương quản lý.
- Đơn vị quản lý đường sắt xây dựng, hệ thống đường gom và hàng rào cách ly để đóng toàn bộ các lối đi dân sinh mở trái phép trên các tuyến đường sắt quốc gia.
- Đơn vị quản lý đường sắt xây dựng các đường ngang, hầm chui; nâng cấp, cải tạo các đường ngang hợp pháp nhưng vi phạm các quy định về đường ngang do tồn tại lịch sử (cải tạo giảm độ dốc dọc, giải tỏa tầm nhìn, bổ sung tín hiệu, thay đổi hình thức phòng vệ...).
b) Từ năm 2018 đến năm 2020.
- Thực hiện giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt bước 2 (theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ).
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí: Kinh phí được bố trí từ ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành và các nguồn vốn hợp pháp khác (nguồn thu sử dụng quỹ đất của các địa phương, nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp, nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn kinh phí khác).
2. Nội dung chi từ ngân sách nhà nước:
- Tuyên truyền; phổ biến pháp luật.
- Thống kê, rà soát, phân loại các vi phạm trong hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, diện tích đất đã bồi thường, hỗ trợ giải tỏa, diện tích đất cần bồi thường, hỗ trợ giải tỏa.
- Thống kê, phân loại các điểm đấu nối vào quốc lộ.
- Cưỡng chế, giải tỏa vi phạm hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.
- Bồi thường, hỗ trợ giải tỏa phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ; bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất hành lang an toàn đường bộ; bồi thường, hỗ trợ việc giải tỏa hành lang an toàn đường sắt.
- Cắm mốc xác định giới hạn phần đất của đường bộ, phần đất hành lang an toàn đường bộ; xây dựng các công trình phụ trợ đảm bảo an toàn trong hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.
3. Đối với đường bộ:
- Chi tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hành lang an toàn giao thông đường bộ bố trí từ nguồn kinh phí của Ban An toàn giao thông tỉnh Yên Bái.
- Chi thống kê, phân loại các điểm đấu nối vào quốc lộ, đường tỉnh các vi phạm trong hành lang an toàn đường bộ, diện tích đất đã bồi thường, hỗ trợ giải tỏa, diện tích đất cần được bồi thường, hỗ trợ giải tỏa; chi cắm mốc xác định giới hạn phần đất của đường bộ, phần đất hành lang an toàn đường bộ: Bố trí từ nguồn vốn sự nghiệp giao thông vận tải.
- Chi cưỡng chế, giải tỏa vi phạm hành lang an toàn đường bộ: Bố trí từ nguồn vốn sự nghiệp giao thông vận tải.
- Khối lượng bồi thường, hỗ trợ giải tỏa phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ; bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất hành lang an toàn đường bộ (thực hiện trong các năm 2015 đến 2020), giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai thực hiện; kinh phí bố trí từ nguồn vốn sự nghiệp giao thông vận tải và vốn đầu tư phát triển.
4. Đối với đường sắt
a) Từ năm 2014 đến năm 2017.
- Chi giải tỏa hành lang an toàn đường sắt bước 1.
- Chi cắm đầy đủ mốc giới hạn hành lang an toàn đường sắt trên tất cả các tuyến và bàn giao cho địa phương quản lý.
- Chi xây dựng hệ thống đường gom và hàng rào cách ly để đóng toàn bộ các đường ngang dân sinh mở trái phép trên các tuyến đường sắt quốc gia; xây dựng các đường ngang, hầm chui; nâng cấp, cải tạo các đường ngang hợp pháp nhưng vi phạm các quy định về đường ngang.
b) Từ năm 2018 đến năm 2020.
Kinh phí để thực hiện giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt bước 2 (theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ) được bố trí từ ngân sách nhà nước.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giao thông vận tải
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn Ban chỉ đạo Lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 – 2020 (gồm đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, đơn vị quản lý đường bộ).
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch giải tỏa đối với các tuyến quốc lộ, theo lộ trình thực hiện;
- Tuyên truyền, thông báo đến các tổ chức, cá nhân có công trình xây dựng trong hành lang an toàn đường bộ về các quy định của pháp luật trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, kế hoạch giải tỏa trong hành lang an toàn đường bộ;
- Rà soát lại diện tích đất trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân và tổ chức, có phương án thu hồi diện tích đã cấp.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát các quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định nhằm hoàn thiện thể chế quản lý trong lĩnh vực này; triển khai các nhiệm vụ liên quan để thực hiện việc lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.
- Khi triển khai các dự án xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo: Tiến hành thu hồi hết phần đất của đường bộ; đồng thời, bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất tại các đoạn tuyến có công trình và tài sản khác nằm trong hành lang an toàn đường bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ.
- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt của các đơn vị quản lý đường bộ, đơn vị quản lý đường sắt và chính quyền địa phương các cấp.
2. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, kiểm tra công tác lập và thực hiện quy hoạch xây dựng tại các khu công nghiệp, khu dân cư dọc theo các tuyến quốc lộ.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất trong hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; hướng dẫn Ủy ban nhân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, thống kê, phân loại và xử lý các tồn tại về sử dụng đất trong hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; phối hợp với Sở Giao thông vận tải kiểm tra việc thực thi các quy định của pháp luật về đất đai liên quan đến quản lý, sử dụng và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ giải tỏa hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.
4. Công an tỉnh
Bố trí lực lượng phối hợp, tham gia tổ công tác liên ngành ở địa phương trong việc cưỡng chế giải tỏa các công trình vi phạm hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Triển khai việc đưa nội dung các quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt vào chương trình giảng dạy pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải, các đơn vị quản lý đường bộ, các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt xây dựng các nội dung và biện pháp đẩy mạnh phong trào bảo vệ đường bộ, đường sắt; xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào hoạt động này.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh và Sở Giao thông vận tải thực hiện việc tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư đối với việc thực hiện các giải pháp lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.
7. Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan phân bổ vốn đầu tư khi được Chính phủ phân bổ kế hoạch vốn cho công tác bồi thường, giải tỏa hành lang an toàn giao thông; xây dựng, cải tạo các công trình đường bộ thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
9. Công ty TNHH MTV quản lý đường sắt Yên Lào
- Chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và bảo vệ đất dành cho đường sắt; đảm bảo sử dụng đúng mục đích đã được phê duyệt và thực hiện đúng quy định của Pháp luật về đất đai;
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan chức năng xây dựng phương án và thực hiện cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn đường sắt sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Rà soát thống kê hiện trạng sử dụng đất và các vi phạm hành lang an toàn đường sắt để đề xuất phương án giải quyết.
- Chủ trì, phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn nơi có đường sắt đi qua thực hiện tốt việc bảo vệ công trình, hành lang an toàn đường sắt.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục các quy định của pháp luật đường sắt đề mọi người hiểu và thực hiện.
- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Công an, Thanh tra giao thông đường sắt, chính quyền địa phương phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đường sắt, đặc biệt là các hành vi mở đường ngang trái phép, xâm phạm hành lang an toàn đường sắt theo đúng quy định của pháp luật.
10. Sở Tư pháp
Tổng hợp báo cáo của các sở, ban, ngành về đề nghị sửa đổi, bổ sung các các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt để đưa vào chương trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu về quản lý, bảo vệ và lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Đối với đường bộ.
- Rà soát, phân loại và thống kê các công trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ;
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch giải tỏa hành lang an toàn đường bộ theo lộ trình thực hiện;
- Dự trù kinh phí bồi thường hỗ trợ các công trình vi phạm cần giải tỏa theo quy định của pháp luật, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Thành lập Tổ công tác liên ngành ( thành phần như ở cấp tỉnh) thực hiện kế hoạch giải tỏa trên địa bàn; thông báo, tuyên truyền kế hoạch thực hiện giải tỏa đến cá nhân, đơn vị có công trình vi phạm hành lang an toàn đường bộ. Đối với các công trình đã được bồi thường, giải tỏa nay tái lấn chiếm, chủ công trình phải tự tháo dỡ và không được bồi thường, hỗ trợ;
- Tổ chức thực hiện cưỡng chế giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn đường bộ. Thành lập Tổ cưỡng chế gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã (làm Tổ trưởng), Trưởng Công an huyện, đại diện Cơ quan quản lý trực tiếp đường bộ, Thanh tra chuyên ngành.
- Rà soát lại diện tích đất trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, tổ chức, có phương án thu hồi diện tích đã cấp.
- Căn cứ tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương định hướng đến năm 2020, triển khai xây dựng hệ thống đường gom, hệ thống đường nội bộ, khu dân cư, đấu nối theo quy hoạch các điểm đấu nối vào Quốc lộ đã được phê duyệt theo Quyết định số 737/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
- Tổ chức tiếp nhận và phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ cắm mốc chỉ giới hành lang an toàn đường bộ, quản lý, bảo vệ phần hành lang an toàn đường bộ đã giải tỏa, bảo vệ mốc lộ giới và xử lý các hành vi vi phạm.
- Có hình thức xử lý nghiêm, triệt để đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng lấn chiếm hoặc tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ.
b) Đối với đường sắt.
- Rà soát lại diện tích đất trong hành lang an toàn đường sắt đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân trình Ủy ban nhân dân tỉnh phương án thu hồi diện tích đất đã cấp.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp với cơ quan quản lý đường sắt phụ trách tuyến đường, tổ chức rà soát, thống kê và phân loại các công trình vi phạm, các công trình gây ảnh hưởng đến an toàn đường sắt.
- Có hình thức xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng lấn chiếm hoặc tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang đường sắt.
- Phối hợp với Công ty TNHH MTV quản lý đường sắt Yên Lào cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn đường sắt. Đồng thời, có trách nhiệm công bố công khai các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ hành lang an toàn đường sắt đã được phê duyệt cho nhân dân trong địa bàn biết.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin tuyên truyền của địa phương, các ban, ngành và UBND cấp xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên và các tổ chức đoàn thể xã hội tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các kiến thức pháp luật về đường sắt trên địa bàn.
12. Các Công ty quản lý đường bộ
- Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương (cơ quan quản lý đất đai của địa phương) rà soát phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ; tiếp tục rà soát, cập nhật để thống kê, phân loại các công trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ của hệ thống quốc lộ, phối hợp với Ban An toàn giao thông địa phương đề xuất các công trình, cây cối nằm trong hành lang an toàn đường bộ ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, dự toán bồi thường, hỗ trợ giải tỏa phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ; phần đất bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất hành lang an toàn đường bộ.
13. Công tác tổng hợp, báo cáo
Trên cơ sở Kế hoạch này, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Công ty TNHH MTV quản lý đường sắt Yên Lào, các Công ty quản lý đường bộ có trách nhiệm định kỳ 3 tháng một lần, xây dựng báo cáo gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Giao thông vận tải để tổng hợp).
Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, địa phương triển khai kế hoạch này; tổng hợp, xây dựng báo cáo gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, đảm bảo trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải và Chính phủ theo quy định./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Yên Bái",
"promulgation_date": "23/09/2014",
"sign_number": "1499/QĐ-UBND",
"signer": "Phạm Duy Cường",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Huong-dan-1001-HD-SNV-2017-the-thuc-ky-thuat-trinh-bay-van-ban-truong-hoc-So-Noi-vu-Ho-Chi-Minh-537606.aspx | Hướng dẫn 1001/HD-SNV 2017 thể thức kỹ thuật trình bày văn bản trường học Sở Nội vụ Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ NỘI VỤ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1001/HD-SNV
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 3 năm 2017
HƯỚNG DẪN
VỀ THỂ THỨC VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY TÊN CƠ QUAN, ĐỊA DANH GHI TRÊN VĂN BẢN CỦA CÁC TRƯỜNG HỌC CÔNG LẬP THUỘC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính;
Sở Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày tên cơ quan, địa danh ghi trên văn bản của cơ quan trường học công lập như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
Văn bản này hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày tên cơ quan và địa danh ghi trên văn bản hành chính của cơ quan trường học công lập thuộc phạm vi quản lý của Thành phố Hồ Chí Minh.
Hướng dẫn này không áp dụng đối với các biểu mẫu chuyên ngành đã được cơ quan thẩm quyền ban hành hiện đang áp dụng tại các trường học như: Học bạ, Sổ điểm, Phiếu điểm, Thẻ học sinh,...
II. VỀ THỂ THỨC VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY TÊN CƠ QUAN, ĐỊA DANH GHI TRÊN VĂN BẢN CỦA CÁC TRƯỜNG HỌC
1. Tên cơ quan trường học ban hành văn bản
a) Thể thức
Tên cơ quan ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan chủ quản (nếu có) và tên của cơ quan ban hành văn bản. Tên của cơ quan chủ quản có thể viết tắt những cụm từ thông dụng như Ủy ban nhân dân (UBND), Thành phố (TP).
- Tên cơ quan ban hành văn bản đối với các trường học thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm tên cơ quan chủ quản là Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và tên cơ quan trường học ban hành văn bản.
- Tên cơ quan ban hành văn bản đối với các trường học thuộc phạm vi quản lý của các sở, ngành bao gồm tên cơ quan chủ quản là sở, ngành và tên cơ quan trường học ban hành văn bản.
- Tên cơ quan ban hành văn bản đối với các trường học thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân quận, huyện bao gồm tên cơ quan chủ quản là Ủy ban nhân dân quận, huyện và tên cơ quan trường học ban hành văn bản.
b) Về kỹ thuật trình bày
Tên cơ quan ban hành văn bản được trình bày chiếm khoảng 1/2 trang giấy theo chiều ngang, ở phía trên, bên trái. Tên cơ quan chủ quản được trình bày bằng chữ in hoa, cùng cỡ chữ như cỡ chữ của Quốc hiệu, kiểu chữ đứng. Nếu tên cơ quan, tổ chức chủ quản dài, có thể trình bày thành nhiều dòng.
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản trình bày bằng chữ in hoa, cùng cỡ chữ như cỡ chữ của Quốc hiệu, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa dưới tên cơ quan chủ quản; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ. Trường hợp tên cơ quan ban hành văn bản dài có thể trình bày thành nhiều dòng.
- Tên cơ quan ban hành văn bản đối với các trường học thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ví dụ:
UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
---------------
UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA
PHẠM NGỌC THẠCH
---------------
- Tên cơ quan ban hành văn bản đối với các trường học thuộc phạm vi quản lý của các sở, ngành, ví dụ:
SỞ CÔNG THƯƠNG TP. HỔ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
---------------
SỞ XÂY DỰNG TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG
---------------
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG TRUNG CẤP
THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI TP.HCM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------
TỔNG CÔNG TY DU LỊCH SÀI GÒN
(SAIGON TOURIST)
TRƯỜNG TRUNG CẤP
DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN
SAIGON TOURIST
---------------
LỰC LƯỢNG
THANH NIÊN XUNG PHONG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM SỐ 2
---------------
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG TRUNG CẤP
KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
---------------
- Tên cơ quan ban hành văn bản đối với các trường học thuộc phạm vi quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo, ví dụ:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NGUYỄN HỮU CẦU
---------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT
VÀ NGHIỆP VỤ NAM SÀI GÒN
---------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ
---------------
- Tên cơ quan ban hành văn bản đối với các trường học thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân quận, huyện, ví dụ:
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 9
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
PHƯỚC BÌNH
---------------
UBND QUẬN TÂN BÌNH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRƯỜNG CHINH
---------------
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 4
TRƯỜNG TIỂU HỌC
NGUYỄN VĂN TRỖI
---------------
UBND HUYỆN BÌNH CHÁNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC
NGUYỄN VĂN TRÂN
---------------
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 8
TRƯỜNG MẦM NON THỎ NGỌC
---------------
UBND HUYỆN NHÀ BÈ
TRƯỜNG MẦM NON MẠ NON
---------------
2. Địa danh
a) Thể thức
- Địa danh ghi trên văn bản của các trường học thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các sở, ngành Thành phố Hồ Chí Minh là tên (địa danh) Thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa danh ghi trên văn bản của các trường học thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân quận, huyện là tên của quận, huyện.
b) Kỹ thuật trình bày
Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản được trình bày trên cùng một dòng với số, ký hiệu văn bản, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ nghiêng; các chữ cái đầu của địa danh phải viết hoa; sau địa danh có dấu phẩy; địa danh và ngày, tháng, năm được đặt canh giữa dưới Quốc hiệu.
- Địa danh ghi trên văn bản của các trường học thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các sở, ngành, ví dụ:
+ Địa danh ghi trên văn bản của Trường Đại học Sài Gòn thuộc UBND Thành phố, có trụ sở tại Quận 5: Thành phố Hồ Chí Minh,
+ Địa danh ghi trên văn bản của Trường Mầm non Thành phố thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, có trụ sở tại Quận 3: Thành phố Hồ Chí Minh,
+ Địa danh ghi trên văn bản của Trường Trung học phổ thông Mạc Đĩnh Chi thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, có trụ sở tại Quận 6: Thành phố Hồ Chí Minh,
+ Địa danh ghi trên văn bản của Trường Trung học phổ thông Bình Khánh thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo có trụ sở tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ: Thành phố Hồ Chí Minh,
+ Địa danh ghi trên văn bản của Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo có trụ sở tại Quận 8: Thành phố Hồ Chí Minh,
+ Địa danh ghi trên văn bản của Trường Giáo dục đào tạo và Giải quyết việc làm số 2 thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố, có trụ sở tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng: Lâm Đồng,
- Địa danh ghi trên văn bản của các trường học thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân quận, huyện, ví dụ:
+ Địa danh ghi trên văn bản của Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn thuộc Ủy ban nhân dân Quận 3, có trụ sở tại Phường 6 - Quận 3: Quận 3,
+ Địa danh ghi trên văn bản của Trường Tiểu học Cần Thạnh thuộc Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, có trụ sở tại thị trấn Cần Thạnh - huyện Cần Giờ: Cần Giờ,
+ Địa danh ghi trên văn bản của Trường Mầm non Hướng Dương thuộc Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, có trụ sở tại xã Phong Phú - huyện Bình Chánh: Bình Chánh,
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai thực hiện thống nhất Hướng dẫn này tại các trường học thuộc phạm vi quản lý.
2. Trên cơ sở nội dung của Hướng dẫn này, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện vận dụng hướng dẫn áp dụng đối với các trường học ngoài công lập thuộc phạm vi quản lý.
Trên đây là hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày tên cơ quan, địa danh ghi trên văn bản của cơ quan trường học công lập thuộc phạm vi quản lý của Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, phản ảnh về Sở Nội vụ (Chi cục Văn thư - Lưu trữ, địa chỉ Tầng 6, Tòa nhà IPC, số 1489 Đại lộ Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phong, Quận 7, điện thoại số 37.760.692) để phối hợp giải quyết./.
Nơi nhận:
- Các sở, ngành Thành phố;
- Các Trường ĐH, CĐ thuộc TP;
- Ủy ban nhân dân quận, huyện;
- Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (để b/c);
- Ủy ban nhân dân Thành phố (để b/c);
- Giám đốc SNV (để b/c);
- Chi cục Văn thư - Lưu trữ (3b);
- Lưu: VT.
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Đỗ Văn Đạo | {
"issuing_agency": "Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "16/03/2017",
"sign_number": "1001/HD-SNV",
"signer": "Đỗ Văn Đạo",
"type": "Hướng dẫn"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-1458-QD-UBND-2022-De-an-cung-co-phat-trien-hop-tac-xa-nong-nghiep-Quang-Ngai-536000.aspx | Quyết định 1458/QĐ-UBND 2022 Đề án củng cố phát triển hợp tác xã nông nghiệp Quảng Ngãi | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1458/QĐ-UBND
Quảng Ngãi, ngày 25 tháng 10 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CỦNG CỐ, NÂNG CAO VÀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20/11/2012;
Căn cứ Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới;
Căn cứ Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã và Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15/9/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 124/2021/TT-BTC ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính, quản lý, sử dụng kinh phí chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 455/QĐ-UBND ngày 26/3/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
Căn cứ Quyết định số 705/QĐ-UBND ngày 18/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt danh sách Hợp tác xã tham gia Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1254/QĐ-UBND ngày 14/9/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc điều chỉnh nội dung tại Phụ lục kèm theo Quyết định số 705/QĐ-UBND ngày 18/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 995/QĐ-UBND ngày 07/7/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
Căn cứ Quyết định 1296/QĐ-UBND ngày 27/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 18/02/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các Tờ trình: số 2793/TTr-SNNPTNT ngày 16/8/2022 và số 3485/TTr-SNNPTNT ngày 06/10/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Củng cố, nâng cao và phát triển hợp tác xã nông nghiệp giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án đạt kết quả.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành, các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- UB MTTQVN tỉnh;
- VPUB: PCVP, KTTH, CB-TH;
- Lưu: VT, KTN (lnphong378)
CHỦ TỊCH
Đặng Văn Minh
ĐỀ ÁN
CỦNG CỐ, NÂNG CAO VÀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 1458/QĐ-UBND ngày 25/10/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Phần I
CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) là chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Đảng ta. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã xác định: “Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt”, “kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”. Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành đã quan tâm, ban hành các chính sách hỗ trợ cho khu vực KTTT, HTX nói chung và hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) nói riêng phát triển.
Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT và 10 năm thi hành Luật HTX 2012, HTXNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, dần dần khẳng định vị trí, vai trò của KTTT, HTX trong nền kinh tế quốc dân, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho các thành viên, đảm bảo an sinh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, việc phát triển HTX có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới góp phần thực hiện hoàn thành 02 tiêu chí (tiêu chí số 10 về thu nhập và tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất) trong 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh những kết quả đạt được, lĩnh vực KTTT, HTX trong nông nghiệp cả nước nói chung, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, đang đứng trước những thách thức, khó khăn cả về khách quan lẫn chủ quan. Về khách quan, đó là sự bất ổn ở nhiều khu vực trên thế giới; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Về chủ quan, đó là năng lực nội tại hạn chế; số HTX quy mô lớn, làm ăn có hiệu quả còn ít; lợi ích đem lại cho thành viên chưa nhiều; đóng góp của lĩnh vực KTTT, HTX chiếm tỷ trọng thấp trong tổng sản phẩm xã hội,... Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với lĩnh vực HTX là phải phát huy nội lực vươn lên thoát khỏi những tồn tại yếu kém căn bản, đổi mới phương thức quản lý kinh doanh; ứng dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu hội nhập, toàn cầu hóa nền kinh tế và đảm nhiệm tốt vai trò nền tảng vững chắc trong nền kinh tế thị trường, đảm bảo mạnh để cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác.
Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho HTXNN phát triển. Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách này đã hết hiệu lực vào cuối năm 2020, trong khi HTXNN vẫn còn những hạn chế, yếu kém cần tiếp tục quan tâm hỗ trợ phát triển trong giai đoạn tới. Đồng thời, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, tiếp tục khẳng định quan điểm: “Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.”, trong các hình thức tổ chức của kinh tế tập thể thì “hợp tác xã là nòng cốt”.
Từ thực trạng nêu trên, việc xây dựng và ban hành “Đề án Củng cố, nâng cao và phát triển hợp tác xã nông nghiệp giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn tỉnh, từ đó góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là hết sức cần thiết.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
1. Văn bản Trung ương
Luật Hợp tác xã ngày 20/11/2012;
Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới;
Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã; Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15/9/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ;
Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025;
Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 - 2025;
Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2030;
Quyết định số 1318/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025;
Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;
Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Thông tư số 124/2021/TT-BTC ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính, quản lý, sử dụng kinh phí chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Văn bản địa phương
Quyết định số 455/QĐ-UBND ngày 26/3/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
Quyết định số 705/QĐ-UBND ngày 18/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt danh sách Hợp tác xã tham gia Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 1254/QĐ-UBND ngày 14/9/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc điều chỉnh nội dung tại Phụ lục kèm theo Quyết định số 705/QĐ-UBND ngày 18/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh;
Quyết định số 995/QĐ-UBND ngày 07/7/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
Quyết định số 1296/QĐ-UBND ngày 27/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 18/02/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025;
Nghị quyết số 46/2017/NQ-HĐND ngày 29/9/2017 của HĐND tỉnh về việc ban hành quy định mức công tác phí, chi hội nghị áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị của tỉnh Quảng Ngãi;
Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND ngày 10/4/2019 của HĐND tỉnh về việc quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Phần II
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HTX NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2016 - 2021
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, BAN HÀNH VĂN BẢN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HTXNN
1. Công tác chỉ đạo, ban hành văn bản triển khai thực hiện
1.1. Trung ương
Trên cơ sở Luật HTX năm 2012 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII ngày 20/11/2012, có hiệu lực từ 01/7/2013; Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật HTX; Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày 15/9/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật HTX, trong giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương đã ban hành văn bản triển khai thực hiện:
- Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác giai đoạn 2015 - 2020;
- Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư;
- Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020;
- Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020;
- Thông tư 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông nông nghiệp.
1.2. Tỉnh
Ngoài việc thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ HTXNN theo quy định của Trung ương, tỉnh ban hành và thực hiện đồng bộ chính sách khuyến khích hỗ trợ HTX phù hợp với đặc điểm tình hình, nhiệm vụ phát triển HTX trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể như sau:
- Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 24/6/2014 về việc ban hành quy định chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2014 - 2020;
- Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 27/7/2015 về việc ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2015 - 2020;
- Quyết định số 1352/QĐ-UBND ngày 10/8/2015 về việc thành lập Ban Chỉ đạo Phát triển kinh tế tập thể tỉnh Quảng Ngãi;
- Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 29/3/2016 về việc thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tỉnh;
- Quyết định số 2815/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi;
- Quyết định số 488/QĐ-UBND ngày 06/6/2018 phê duyệt danh sách hợp tác xã nông nghiệp thực hiện thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở HTX;
- Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 17/10/2018 triển khai thực hiện Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2. Công tác quản lý nhà nước đối với HTXNN
Cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, HTX; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về HTXNN trên địa bàn tỉnh. Ở tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo Phát triển kinh tế tập thể, HTX tỉnh do Liên minh HTX tỉnh làm cơ quan thường trực.
Cấp huyện, đầu mối quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, HTX giao cho Phòng Tài Chính - Kế hoạch huyện và các Phòng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kinh tế, Kinh tế và hạ tầng nông thôn tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về HTXNN trên địa bàn huyện.
Cấp xã, hầu như chưa có bộ phận theo dõi hoạt động của các HTX.
II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN HTXNN
1. Thông tin chung
1.1. Về số lượng HTXNN: đến thời điểm 31/12/2021 trên địa bàn tỉnh có 231 HTXNN, tăng 65 HTX so với thời điểm 31/12/2016. Trong đó, có: 84 HTX thành lập mới; 15 HTX đã giải thể; 32 HTX hợp nhất thành 10 HTX.
Trong đó: 05 HTX trồng trọt, 02 chăn nuôi, 02 lâm nghiệp, 11 thủy sản (04 nuôi trồng, 07 khai thác), 02 diêm nghiệp và 209 HTX tổng hợp.
1.2. Địa bàn hoạt động: tại 13 huyện, thị xã, thành phố (huyện Bình Sơn 37 HTX; huyện Sơn Tịnh 13 HTX; TP Quảng Ngãi 34 HTX; huyện Tư Nghĩa 25 HTX; huyện Nghĩa Hành 16 HTX; huyện Mộ Đức 35 HTX; thị xã Đức Phổ 20 HTX; huyện Trà Bồng 07 HTX; huyện Sơn Hà 17 HTX; huyện Sơn Tây 09 HTX; huyện Minh Long 06 HTX; huyện Ba Tơ 11 HTX; huyện Lý Sơn 01 HTX).
2. Tình hình chuyển đổi, đăng ký lại HTX theo Luật HTX năm 2012
Hầu hết các HTXNN trên địa bàn tỉnh đã tổ chức chuyển đổi, đăng ký theo Luật HTX 2012, còn 03 HTX chưa chuyển đổi: TP. Quảng Ngãi (02): HTXNN Đông Hà, HTXNN Tây Hà; huyện Mộ Đức (01): HTXNN Đồng Cát.
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các HTXNN
3.1. Nội dung hoạt động sản xuất kinh doanh của HTXNN
Trong 162 HTXNN được xếp loại từ tốt đến trung bình, có khoảng: 70 HTX đảm nhận 5 đến 7 dịch vụ, chiếm 43%; 52 HTX đảm nhận 3 đến 4 dịch vụ, chiếm 32%; còn lại thực hiện 1 - 2 dịch vụ.
Cơ cấu ngành nghề kinh doanh dịch vụ trong 162 HTXNN, có khoảng: 147 HTX làm dịch vụ thủy lợi (chiếm 91%); 30 HTX làm dịch vụ cung ứng giống (chiếm 19%); 30 HTX làm dịch vụ cung ứng vật tư, phân bón (chiếm 19%); 50 HTX làm dịch vụ sản xuất, cung ứng giống (chiếm 31%); 35 HTX làm dịch vụ tín dụng nội bộ (chiếm 22%); 30 HTX làm dịch vụ làm đất (chiếm 19%).
Ngoài ra, một số HTXNN còn đảm nhận các dịch vụ như: trồng rừng, môi trường nông thôn, xây dựng, chế biến sản phẩm, dịch vụ hậu cần, dịch vụ khuyến nông, bảo vệ đồng ruộng,...
3.2. Doanh thu, lợi nhuận
- Về doanh thu: đến năm 2020, tổng doanh thu HTXNN khoảng trên 140 tỷ đồng, doanh thu bình quân của HTX đạt khoảng 820 triệu đồng/HTX/năm. So với thời điểm năm 2016, doanh thu HTXNN chỉ tăng nhẹ nhưng doanh thu bình quân của HTXNN có xu hướng giảm.
- Về lợi nhuận: lợi nhuận bình quân của HTXNN năm 2020 khoảng 45 triệu đồng/năm, giảm so với năm 2016 (năm 2016: lợi nhuận đạt khoảng 50 triệu đồng/năm/HTX).
3.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động
Kết quả xếp loại năm 2021 theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT ngày 17/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
- 205/231 HTXNN thực hiện xếp loại, trong đó, có: 08 HTX xếp loại tốt, tỷ lệ 3,9%; 58 HTX khá, tỷ lệ 28,29%; 120 HTX trung bình, tỷ lệ 58,54%; 19 HTX yếu, tỷ lệ 9,27%;
- 26/231 HTXNN không xếp loại, trong đó: có 15 HTX thành lập mới trong năm 2021 (theo quy định Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT chưa thực hiện xếp loại); 11 HTX không thực hiện xếp loại, ngừng hoạt động, chờ giải thể.
Như vậy, số lượng HTXNN hoạt động hiệu quả năm 2021 (tốt, khá) là 66 HTXNN, chiếm tỷ lệ 32,2% trong tổng số HTX thực hiện xếp loại.
4. Năng lực nội tại của các HTXNN
4.1. Bộ máy quản lý, điều hành, chuyên môn của HTXNN
Bộ máy quản lý, điều hành, chuyên môn của HTX có trên 970 người, mỗi HTX có từ 5 - 7 người, trong đó:
- Về trình độ: thạc sĩ: 07 người, chiếm 0,72%; đại học: 187 người, chiếm 19,26%; cao đẳng: 98 người, chiếm 10,09%; trung cấp: 240 người, chiếm 24,72%; Sơ cấp: 214 người, chiếm 22,04%; chưa qua đào tạo: 225 người, chiếm 23,17%.
- Về độ tuổi: dưới 40 tuổi: 331 người, chiếm 34,09%; từ 40 - 60 tuổi: 361 người, chiếm 37,18%; trên 60 tuổi: 279 người, chiếm 28,73%.
Cán bộ HTX có độ tuổi cao và trình độ chuyên môn còn thấp, gần 29% cán bộ trên 60 tuổi và 70% cán bộ có trình độ dưới cao đẳng, hơn 45% cán bộ HTX trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo. Đa số cán bộ làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm, thiếu tính nhạy bén, ít năng động, khó khăn trong tiếp cận khoa học, kỹ thuật mới, hạn chế trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, liên kết sản xuất; thiếu đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật để tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các thành viên và nông dân.
Kết quả rà soát, hầu hết là cán bộ chủ chốt ở HTX có độ tuổi trên 60, giữ các vị trí là Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc, Trưởng ban kiểm soát. Đây là hạn chế lớn trong công tác xây dựng và phát triển HTX.
4.2. Về thành viên, lao động
Về thành viên: Có trên 120.100 thành viên, bình quân có khoảng 600 thành viên/HTX; số lượng thành viên bình quân HTX giảm so với năm 2016 (năm 2016 khoảng 846 thành viên/HTX), nguyên nhân: các HTXNN đã tổ chức rà soát lại thành viên của HTX, chỉ giữ lại các thành viên thực sự tâm huyết, góp vốn, gắn bó và có nhu cầu sử dụng chung các dịch vụ của HTX; quá trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp nên số lượng người dân sản xuất nông nghiệp giảm; đồng thời, số lượng HTX thành lập mới nhiều nhưng số thành viên của HTX thành lập mới rất thấp; HTX có số lượng thành viên cao nhất là 7.749 thành viên; thấp nhất là 07 thành viên.
Về lao động: số lao động làm việc trong HTXNN tăng dần qua các năm, năm 2016 khoảng trên 1.200 người, đến nay số lao động làm việc tại HTX khoảng trên 2.100 người do số lượng HTX thành lập mới tăng qua các năm.
4.3. Vốn quỹ, tài sản
Vốn quỹ bình quân của mỗi HTXNN có từ 0,9 - 1,2 tỷ đồng/HTX.
Vốn điều lệ của HTXNN: chủ yếu hình thành từ tài sản của HTX cũ chuyển sang. Thành viên tham gia vào HTX phần lớn không đóng góp vốn, mà chỉ quy đổi từ vốn tích lũy của HTX cũ thành vốn góp của thành viên khi đăng ký lại theo Luật HTX 2012. Do vậy, nhiều HTX không có vốn để đầu tư phát triển, lúng túng trong việc xác định nội dung hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời chưa mạnh dạn trong phát triển, mở rộng dịch vụ của HTX.
Tổng tài sản cố định của HTXNN: sau khi được đánh giá lại từ HTX cũ chuyển sang HTX mới, tài sản chủ yếu của HTX là công trình thủy lợi, hệ thống kênh mương nội đồng, trụ sở làm việc và sân kho được xây dựng từ những năm 1980, nay đã hư hỏng, xuống cấp. Năm 2019, sau khi Nhà nước có chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020, cơ sở hạ tầng của một số HTX trên địa bàn tỉnh được xây dựng mới, tuy nhiên chỉ hỗ trợ các hạng mục như: nhà kho, sân phơi, của hàng vật tư, kênh mương, ...; không được hỗ trợ nhà làm việc HTX.
5. Những chuyển biến của HTXNN
5.1. Về phương thức hoạt động
Nhiều địa phương đã chủ động thực hiện hợp nhất các HTXNN quy mô thôn, liên thôn hoạt động kém hiệu quả thành HTXNN quy mô toàn xã để có điều kiện hoạt động tốt hơn; đã mạnh dạn giải thể một số HTXNN yếu kém, chỉ tồn tại trên hình thức, nhiều HTXNN được củng cố, kiện toàn lại bộ máy quản lý để phù hợp với tình hình mới. HTXNN là đầu mối quan trọng trong việc tổ chức thực hiện dồn điền đổi thửa, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện chuyển đổi mùa vụ, cây trồng theo định hướng cơ cấu lại nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Thông qua các hoạt động dịch vụ, nhiều HTXNN đã tác động tích cực đến sự phát triển của kinh tế hộ thành viên, tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển; vai trò của HTXNN đối với kinh tế hộ càng rõ hơn khi sản xuất gặp khó khăn như hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, ...; những HTXNN có dịch vụ vật tư, tín dụng nội bộ đã góp phần hạn chế tình trạng tín dụng đen ở nông thôn.
5.2. Tình hình ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản và tham gia Chương trình OCOP của HTXNN
a) Về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến của HTXNN: ứng dụng công nghệ cao là giải pháp then chốt trong phát triển nông nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại vào sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm chưa được phổ biến trong giai đoạn trước 2020, chỉ có 02 HTXNN có ứng dụng công nghệ cao vào trong canh tác, nuôi trồng rau, tảo xoắn. Một vài HTX khác có ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, chế biến trồng rau, nấm.
b) Về cơ giới hóa trong nông nghiệp
Về máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp: có 637 máy làm đất, 1.379 máy phun thuốc BVTV, 969 máy gặt đập liên hợp. Tỷ lệ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất: làm đất 90%, phun thuốc BVTV 45%, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp 70%.
Về bảo quản, chế biến nông sản: Có 5.571 cơ sở ngành nghề nông thôn hoạt động sản xuất, kinh doanh trong bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp. Các cơ sở ngành nghề đã ứng dụng công nghệ, máy móc, thiết bị vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản.
c) Về tham gia Chương trình OCOP
Đến nay, toàn tỉnh có 61 sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh, trong đó có 04 sản phẩm đạt 4 sao và 57 sản phẩm đạt 3 sao, đặc biệt có một điểm du lịch cộng đồng được công nhận là 3 sao và một điểm du lịch cộng đồng được công nhận là 4 sao. Trong đó, có 08 doanh nghiệp với 22 sản phẩm đạt OCOP, có 12 HTX với 24 sản phẩm đạt OCOP và 11 cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh với 15 sản phẩm đạt OCOP.
5.3. Đóng góp của HTXNN tới kinh tế hộ thành viên, xây dựng nông thôn mới
Đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 93 xã và 02 huyện là Nghĩa Hành và Tư Nghĩa đạt chuẩn nông thôn mới, trong các xã đạt chuẩn nông thôn mới đều có HTX tham gia thực hiện đạt tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất, HTX hoạt động có hiệu quả và theo đúng Luật HTX năm 2012.
Thực tiễn xây dựng nông thôn mới thời gian qua cho thấy, kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTXNN là chủ thể không thể thiếu trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Hoạt động của các HTXNN đã đảm bảo khâu dịch vụ đầu vào lẫn đầu ra mà hộ nông dân cá thể không làm được hoặc làm nhưng không hiệu quả. Cụ thể như: cung ứng vật tư nông nghiệp; chuyển giao khoa học kỹ thuật; liên kết trong sản xuất; chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho thành viên. Ngoài ra, một số HTXNN cùng với chính quyền địa phương tham gia thực hiện một số chương trình trên địa bàn như: cải tạo quy hoạch đồng ruộng, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ giới hóa đồng ruộng, ... tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tổ chức, sắp xếp lại hình thức sản xuất nông nghiệp, góp phần tích cực thực hiện tiêu chí 13 trong xây dựng nông thôn mới.
Đi cùng với đóng góp của HTX đối với kinh tế hộ, HTX cũng đã thúc đẩy kinh tế hộ phát triển với qui mô lớn hơn, hình thành nên kinh tế trang trại. Đến nay, cả tỉnh có 110 trang trại trên địa bàn 09 huyện, thị xã, thành phố.
5.4. Một số mô hình HTXNN nổi bật, điển hình với cách làm mới
a) Mô hình hợp nhất quy mô thôn thành quy mô xã
Điển hình HTX Dịch vụ nông nghiệp Tịnh Thọ, xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, được hình thành trên cơ sở hợp nhất từ 5 HTX trên địa bàn xã. Trong đó có 04 HTXNN hoạt động yếu kém (HTXNN: Thọ Đông, Thọ Nam, Thọ Bắc, Thọ Tây) và 01 HTX dịch vụ Thọ Trung hoạt động có hiệu quả thành 1 HTX quy mô toàn xã vào năm 2016.
HTX có 2.524 thành viên; lao động thường xuyên là 11 người. Sau khi chuyển đổi, ngoài việc thực hiện tốt các dịch vụ truyền thống như thủy lợi, tín dụng nội bộ, lâm nghiệp, HTX còn thực hiện thêm dịch vụ mới là: Liên kết với thành viên HTX sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ các loại sản phẩm nông nghiệp điển hình là sản phẩm dầu lạc, khoai lang Nhật. Nhờ đó, doanh thu của HTX Tịnh Thọ tăng đều qua mỗi năm, từ 2,4 tỷ đồng (năm 2016) lên 4,1 tỷ đồng (năm 2020). Lợi nhuận sau thuế là 752 triệu đồng; thu nhập bình quân 4,3 triệu đồng/người lao động/tháng.
HTX Dịch vụ nông nghiệp Tịnh Thọ đã phát huy được vai trò tập hợp, đoàn kết thống nhất nội bộ, thay đổi cách nghĩ, cách làm, vận động và hướng dẫn thành viên áp dụng các phương pháp tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất và nhất là thể hiện ở việc thực hiện tốt các hoạt động dịch vụ đã tạo điều kiện cho thành viên chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm như: cung ứng các loại vật tư nông nghiệp, hỗ trợ vốn kịp thời. HTX có các chính sách khuyến khích thành viên sử dụng dịch vụ của HTX, trả lãi sử dụng dịch vụ, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho thành viên. Để đáp ứng nhu cầu của thành viên, đối với những hộ khó khăn được HTX hỗ trợ vốn để mua vật tư. Với cách tổ chức và làm ăn của HTX đã tạo được niềm tin của thành viên, góp phần xây dựng nông thôn mới, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị tại địa phương.
b) Mô hình HTX vừa sản xuất, vừa tiêu thụ sản phẩm
Điển hình là HTX Sản xuất và kinh doanh nấm Đức Nhuận, xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức. HTX được thành lập từ năm 2011. Với số lượng thành viên là 19 khi mới thành lập, đến nay đã có 19 thành viên góp vốn và 20 thành viên liên kết. Năm 2021, HTX thành lập 1 tổ hợp tác chế biến có 11 thành viên và dự kiến phát triển lên thành doanh nghiệp trực thuộc HTX.
Hiện nay, HTX đảm nhận 2 dịch vụ chính gồm: Sản xuất bịch phôi để cung cấp cho thành viên và bao tiêu sản phẩm. Sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nấm bào ngư và nấm linh chi.
Điểm nổi bật của HTX: HTX thực hiện các chính sách đối với người lao động; ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu, hướng dẫn kỹ thuật, cũng như bao tiêu sản phẩm; đóng góp vốn điều lệ theo quy định, do vậy thành viên của HTX hàng năm đều tăng.
HTX đã được hưởng hỗ trợ: hướng dẫn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, dây chuyền đồng bộ sản xuất trà túi lọc nấm Linh Chi, cơ sở hạ tầng, nhờ đó HTX ngày càng phát triển. HTX đã sản xuất thành công các sản phẩm như: Nấm Linh chi, nấm Bào ngư và chế biến các sản phẩm từ Nấm: Trà Linh chi túi lọc, rượu Linh chi, bột nêm nấm Bào ngư, .... các sản phẩm của HTX được đánh giá phân hạng OCOP 4 sao cho nấm Linh chi và 5 sản phẩm 3 sao.
5.5. Một số mô hình HTX sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 11 HTX tham gia chuỗi giá trị cây lâm nghiệp: HTXNN Hành Dũng, HTXNN Hành Nhân, HTXNN Bình Hiệp, HTXNN Bình Trung, HTXNN Bình Khương, HTXNN Bình Thanh Đông, ...
- HTXNN Bình Dương với sản phẩm ớt trái, tạo kết nối với các nhà tiêu thụ và tổ chức sản xuất cho thành viên.
- HTXNN Phổ Châu với sản phẩm rượu nếp ngự Sa Huỳnh.
Ngoài ra, một số HTX mới thành lập như: HTX chăn nuôi thỏ Quảng Ngãi và một số HTX ở huyện Sơn Hà đã xây dựng được chuỗi liên kết sản xuất với BigC (rau rừng, gà kiến, ...), cung cấp thỏ vào các nhà hàng, ... Đây còn là những mô hình khởi nghiệp của nhiều bạn trẻ ở nông thôn.
(Phụ lục số: I)
III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ, ƯU ĐÃI NHÀ NƯỚC VỀ HTXNN
1. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và vốn ngân sách tỉnh được UBND tỉnh phân bổ hàng năm, đã thực hiện bồi dưỡng nguồn nhân lực theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ với kinh phí thực hiện từ 2017 - 2020 gần 3.600 triệu đồng cho trên 2.800 lượt người (trong đó có thí điểm mô hình đưa 05 cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học về làm việc có thời hạn ở 05 HTX theo Quyết định số 488/QĐ-UBND ngày 06/6/2018 của UBND tỉnh Quảng Ngãi với tổng kinh phí hơn 500 triệu đồng). Ngoài ra, theo Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 13/01/2014 của UBND tỉnh, đã đào tạo đại học cho cán bộ HTX và hỗ trợ 500 ngàn đồng/tháng cho hơn 30 cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học về làm việc tại HTX.
Các đối tượng trong HTX tham gia đào tạo, bồi dưỡng gồm các chức danh trong hội đồng quản trị, giám đốc, ban giám đốc, ban kiểm soát, kế toán; cán bộ chuyên môn, kỹ thuật, thành viên của HTX. Cán bộ quản lý, kỹ thuật đang công tác tại các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Nội dung các lớp đào tạo, tập huấn: kỹ năng nghiệp vụ tổ chức, quản lý HTX, tâm lý quản lý và nghệ thuật lãnh đạo HTX, xây dựng chiến lược và lập kế hoạch kinh doanh đa dịch vụ trong HTX, quản trị tài chính và nghệ thuật huy động vốn trong HTX, nghiệp vụ tài chính - kế toán, phân tích thị trường nông sản - liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, vai trò của HTX trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, xây dựng Phương án sản xuất kinh doanh,... đã góp phần nâng cao trình độ, kiến thức và năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX.
Đặc biệt, lớp bồi dưỡng giám đốc HTXNN: có 45 học viên thuộc 37 HTXNN ở trên địa bàn 8 huyện và thành phố Quảng Ngãi, với độ tuổi dưới 45, trình độ cao đẳng trở lên tham gia. Lớp bồi dưỡng đã trang bị cho học viên hệ thống kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế về quản lý, điều hành HTX một cách toàn diện, làm nền tảng cho tư duy phát triển HTX của cá nhân học viên; ngoài ra, các học viên đã trao đổi, tương tác về các hoạt động dịch vụ của chính HTX mình, cùng sẻ chia một số kinh nghiệm, kiến thức trong phát triển HTX với nhau, tạo tiền đề cho sự liên kết, hỗ trợ giữa các HTX.
Mặc dù chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho HTXNN đã có nhiều chuyển biến nhưng số lượng cán bộ, thành viên HTX được đào tạo, bồi dưỡng còn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số cán bộ, thành viên HTX cả tỉnh, trong khi nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng còn rất lớn.
Ngoài ra, việc thực hiện thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở HTXNN đã giúp các HTX thực hiện tốt công tác về kế toán, kỹ thuật, hướng dẫn thành viên áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật qua đó nâng cao chất lượng hoạt động của HTX. Tuy nhiên, hoạt động hỗ trợ thí điểm này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, ít HTXNN được hỗ trợ so với nhu cầu thực tế. Sau khi kết thúc hỗ trợ thí điểm, một số HTX không đủ kinh phí trả lương như ngân sách Nhà nước đã hỗ trợ, môi trường HTX chưa đủ sức hút cho cán bộ trẻ, có năng lực gắn bó lâu dài, chưa tạo đòn bẩy hỗ trợ cho các HTX nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như thay đổi tư duy, cách làm mới và tạo cơ hội để thế hệ trẻ gắn bó với sản xuất nông nghiệp, nông thôn.
2. Chính sách duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động HTXNN
Thực hiện Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 17/10/2018 của UBND tỉnh Quảng Ngãi. Trong giai đoạn 2019 - 2020 đã hỗ trợ tập huấn, tư vấn cho 54 HTX với tổng kinh phí trên 3.600 triệu đồng, trong đó:
- Hỗ trợ, tư vấn củng cố, tổ chức lại HTX nhằm duy trì, nâng cao chất lượng của các HTX đang hoạt động yếu, kém để đạt tiêu chí có hiệu quả. Có 6 HTX được tư vấn hỗ trợ với kinh phí 983 triệu đồng.
- Tập huấn, hướng dẫn và hỗ trợ các HTX rà soát, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trong đó tập trung vào các nội dung: mở rộng một số dịch vụ có thế mạnh ở địa phương để nâng cao hiệu quả hoạt động; Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, lựa chọn cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Có 48 HTX được hỗ trợ với kinh phí trên 2.600 triệu đồng.
Qua quá trình hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn về các quy trình xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, cán bộ quản lý HTX và phần đông thành viên đã hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa HTX “kiểu cũ” và HTX “kiểu mới”, bản chất của mô hình HTX “kiểu mới” là liên kết sản xuất dựa trên nền tảng kinh tế hộ gia đình, góp phần gia tăng giá trị kinh tế hộ gia đình, chứ không triệt tiêu vai trò của kinh tế hộ. Hiểu rõ vai trò của thành viên trong việc xây dựng và phát triển HTX của chính mình, do mình đồng sở hữu, quyền lợi luôn gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ của thành viên. Từ đó, thành viên hiểu rõ hơn về thực trạng HTX của mình, hiểu được vai trò, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ đối với HTX.
Kết quả rà soát cho thấy, hầu hết HTXNN được hỗ trợ duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động đã áp dụng những kiến thức đã được tập huấn, tư vấn, hướng dẫn, tự lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn cho HTX, từng bước nâng cao năng lực về công tác tổ chức điều hành, kinh doanh hiệu quả, cải thiện chất lượng HTX yếu kém, trung bình, nâng số lượng HTX khá tốt với mô hình HTX đa dạng, ngành nghề kinh doanh phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Mặc dù công tác hỗ trợ duy trì nâng cao chất lượng hoạt động của HTX trong thời gian qua đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên, việc hỗ trợ duy trì nâng cao chất lượng hoạt động HTX vẫn còn ít so với nhu cầu của HTX, số lượng HTX hoạt động trung bình và yếu vẫn còn nhiều (120 HTX trung bình, tỷ lệ 58,54%; 19 HTX yếu, tỷ lệ 9,27%).
3. Chính sách ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới
Năm 2020, thực hiện chương trình phát triển ngành nghề nông thôn, đã thực hiện hỗ trợ các dây chuyền, thiết bị đồng bộ sản xuất cho 05 HTX: rượu nếp ngự Sa Huỳnh (HTXNN Phổ Châu, thị xã Đức Phổ); trà túi lọc nấm linh chi (HTX sản xuất và kinh doanh nấm Đức Nhuận, huyện Mộ Đức); tỏi bóc vỏ (HTXNN Sinh thái Lý Sơn, huyện Lý Sơn); ép dầu phụng (HTX DVNN Phổ Nhơn, thị xã Đức Phổ và HTXNN Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh) với tổng kinh phí 974 triệu đồng.
Mặc dù cơ chế, chính sách về khoa học, kỹ thuật và công nghệ cơ bản đầy đủ nhưng chưa có chính sách đặc thù đối với HTX, các HTX được thụ hưởng giống như các thành phần kinh tế khác nên số lượng HTX được hưởng chính sách này còn ít. Nguồn ngân sách hỗ trợ HTX trong lĩnh vực này còn hạn chế.
4. Quỹ hỗ trợ phát triển HTX
Năm 2016, UBND tỉnh đã thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX nhằm mục đích trợ giúp HTX, thành viên HTX có vốn để hoạt động và phát triển sản xuất kinh doanh. Tổng số vốn đã bố trí là 19.000 triệu đồng, đã có 01 HTXNN Hòa Phú Thịnh vay được số tiền gần 1.500 triệu đồng. Hiện Quỹ đang tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho vay đối với các HTX có nhu cầu.
5. Chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội
Hằng năm, ngân sách tỉnh đã cân đối kinh phí để xây dựng, sửa chữa một số công trình hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn và UBND một số xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số HTX thi công các công trình bê tông hóa giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương nội đồng. Tổng kinh phí đã thực hiện là 10.700 triệu đồng.
6. Chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX
Bằng nguồn vốn Chương trình Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư theo Quyết định 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã quan tâm, hỗ trợ thành lập mới một số HTX, với tổng kinh phí: 563 triệu đồng. Nội dung cơ bản của hỗ trợ thành lập mới: cung cấp thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển HTX; hướng dẫn, vận động người dân tham gia thành lập mới các HTX trên cơ sở xác định những tiềm năng, lợi thế của địa phương, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hướng dẫn cho các sáng lập viên trong công tác chuẩn bị để hình thành HTX.
Trong giai đoạn 2016 - 2021 số lượng HTX thành lập tăng hơn so với giai đoạn trước (84 HTX). Một số HTX thành lập mới hoạt động có hiệu quả. Thông qua HTX, đời sống của thành viên và người lao động trong HTX được tăng lên đáng kể, từng bước cải thiện kinh tế hộ thành viên, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại cộng đồng, qua đó khẳng định vai trò quan trọng của HTX đối với nông dân.
Tuy nhiên, các HTX phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, đa số HTX thành lập với quy mô nhỏ, năng lực nội tại yếu, không đóng góp vốn điều lệ theo quy định hoặc đóng góp không đủ, khó khăn về cơ sở vật chất, dẫn đến khó đáp ứng được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của HTX. Vẫn còn nhiều HTX thành lập hình thức, không xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân và địa phương, còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, không chú trọng đến việc tư vấn, vận động thành viên tham gia vào HTX, số lượng thành viên tham gia vào HTX ít (có 18 HTX có 07 thành viên), chưa thể hiện được tính cộng đồng.
7. Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
Tổng kinh phí đã hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là 45.883,944 triệu đồng cho 33 HTXNN, trong đó:
- Ngân sách tỉnh: năm 2017, đã hỗ trợ cho 02 HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ (Phổ Quang và Phổ Thạnh, huyện (nay là thị xã) Đức Phổ) theo Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 27/7/2015 của UBND tỉnh, với tổng kinh phí: 1.739,944 triệu đồng.
- Ngân sách Trung ương: hỗ trợ theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ, đã hỗ trợ cho 31 HTXNN, với tổng mức đầu tư: 55.180 triệu đồng, trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ 80%: 44.144 triệu đồng. Đến nay, đã hoàn thành đưa vào sử dụng 09 nhà kho (1.400 m2), 09 sân phơi (3.400 m2), 05 cửa hàng vật tư (860 m2), 04 xưởng sơ chế (1.200 m2), 24,831 km kênh mương, 06 trạm bơm và 01 đập tưới cho 410 ha, 01 công trình cấp nước cho 600 hộ, ....
Tuy nhiên, chính sách này chậm triển khai trong thực tế do thiếu nguồn vốn đầu tư (Quyết định số 2261/QĐ-TTg được ban hành ngày 15/12/2014 nhưng đến năm 2019 mới được bố trí kinh phí hỗ trợ). Số lượng HTX được thụ hưởng chính sách rất ít, các dự án hỗ trợ có quy mô nhỏ. Nguồn vốn được bố trí từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới nên rất hạn chế về nguồn vốn.
8. Chính sách giao đất, cho thuê đất
Chính sách giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho HTXNN để xây dựng trụ sở, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp (trạm bơm, kênh mương, điện, đường, khu để máy móc thiết bị) phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; thuê đất để sử dụng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh được triển khai thực hiện. Đến năm 2019, có khoảng 130 HTXNN đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
9. Chính sách ưu đãi về tín dụng
Chính sách hỗ trợ tín dụng thực hiện theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/09/2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Quảng Ngãi dư nợ cho vay đối với HTXNN còn rất ít, đến cuối tháng 8/2021 có 02 HTX được vay vốn Ngân hàng với tổng dư nợ là 3.072 triệu đồng, chiếm 0,0054% tổng dư nợ toàn tỉnh. Nguyên nhân: quy mô hoạt động của HTX nhỏ, thường sử dụng vốn tự có là chủ yếu, không có nhu cầu vay vốn tín dụng để phục vụ sản xuất, đối với các HTX có nhu cầu vay thì tổ chức bộ máy chưa được hoàn chỉnh, không có tài sản đảm bảo thế chấp, phương án sản xuất kinh doanh thiếu tính khả thi, hiệu quả.
Ngoài ra, thông qua Chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, năm 2018 ngân sách tỉnh đã hỗ trợ tín dụng cho 01 HTX (HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ (nay là thị xã Đức Phổ)) với số tiền lãi suất vay là: 226,55 triệu đồng.
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Kết quả đạt được
Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương, UBND tỉnh đã ban hành các quy định, chính sách, hướng dẫn thực hiện nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho HTX phát triển.
Nhận thức của hệ thống chính trị và người dân về HTX kiểu mới từng bước được nâng lên, phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội và chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. HTX đã có bước phát triển mới về chất và lượng, đã khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài và ngày càng khẳng định được tiềm năng, triển vọng phát triển.
Việc chuyển đổi, tổ chức lại các HTX theo quy định của Luật HTX 2012 cơ bản được hoàn thành. Qua củng cố, tổ chức lại nhiều HTX đã được kiện toàn lại bộ máy quản lý để phù hợp với tình hình mới; một số HTX đã được mở rộng thêm nhiều dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của thành viên trong một số khâu dịch vụ đầu vào của sản xuất. Các HTX đã rà soát lại thành viên, xác định lại vốn góp và huy động thêm được vốn góp mới của thành viên. Số HTX sản xuất, kinh doanh có lãi tăng, số HTX yếu kém giảm. Bên cạnh việc chuyển đổi, tổ chức lại HTX, công tác vận động hướng dẫn thành lập mới HTX cũng có kết quả nhất định, nhiều HTX được thành lập mới.
Nhiều địa phương đã chủ động thực hiện hợp nhất HTX quy mô thôn hoạt động kém hiệu quả thành HTX có quy mô toàn xã để có điều kiện hoạt động tốt hơn; đã mạnh dạn giải thể một số HTX yếu kém, chỉ tồn tại trên hình thức. Qua tổ chức lại, nhiều HTXNN trên địa bàn tỉnh đã được củng cố, kiện toàn lại bộ máy quản lý để phù hợp với tình hình mới.
Thông qua các hoạt động dịch vụ, nhiều HTXNN đã tác động tích cực đến sự phát triển của kinh tế hộ thành viên, tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển; vai trò của HTXNN đối với kinh tế hộ càng rõ hơn khi sản xuất gặp khó khăn như hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, ... HTXNN là đầu mối quan trọng trong việc tổ chức thực hiện dồn điền đổi thửa, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện chuyển đổi mùa vụ, cây trồng theo định hướng cơ cấu lại nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Đã xuất hiện một số mô hình HTX kiểu mới, hoạt động có hiệu quả, có liên kết sản xuất và là mô hình khởi nghiệp của thanh niên ở nông thôn.
2. Tồn tại, hạn chế
2.1. Về pháp luật, cơ chế, chính sách
Sự quan tâm, vào cuộc hỗ trợ KTTT, HTX của cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương chưa cao; một số cơ chế chính sách để phát triển KTTT, HTX được trung ương, tỉnh ban hành chưa đến được các HTX.
Luật HTX năm 2012, các cơ chế, chính sách về HTX đã ban hành, song việc tiếp cận các chính sách còn hạn chế như chính sách về tín dụng, đất đai hoặc chậm được tiếp cận như chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ, đến 2019 HTX mới được hỗ trợ.
Việc phân loại, đánh giá HTX hiện nay chưa thống nhất, địa phương còn lúng túng trong cách triển khai thực hiện. Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành còn chồng chéo, gây khó khăn cho việc phân loại, đánh giá đối với HTXNN. Cụ thể Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT ngày 17/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn phân loại, đánh giá HTX (bao gồm HTXNN), hai Thông tư này đưa ra các tiêu chí không đồng nhất, cách thức đánh giá và thời gian thực hiện không giống nhau.
2.2. Về tổ chức thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách
HTXNN chưa thoát khỏi cơ chế quản lý, điều hành theo mô hình HTX kiểu cũ, việc thực hiện chuyển đổi HTX theo Luật Hợp tác xã 2012 chậm thay đổi về chất, chưa thay đổi được bản chất của HTX.
Luật HTX 2012 đã có hiệu lực thi hành nhưng các Bộ, ngành trung ương thể chế hóa còn chậm dẫn đến hiệu lực thi hành Luật chưa cao.
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với tổ chức HTX chưa đáp ứng với nhu cầu hỗ trợ của HTX; nhiều chính sách chậm triển khai thực hiện, chưa có tính khả thi cao và chưa tạo động lực thúc đẩy HTX phát triển.
2.3. Về thực hiện chức năng quản lý nhà nước về HTX
Việc quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, HTX đôi lúc còn chồng chéo: ở tỉnh giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Liên minh HTX tỉnh; ở huyện giữa phòng Tài Chính - Kế hoạch và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ở xã, hầu như chưa có bộ phận theo dõi hoạt động của các HTX trên địa bàn.
Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về HTX còn thiếu và yếu, phần lớn là cán bộ kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi nên khó khăn trong công tác tích lũy kiến thức chuyên ngành về HTX, cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về HTX. Hệ thống số liệu cơ bản về HTX chưa đầy đủ và chính xác, độ tin cậy chưa cao nên hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về HTX còn nhiều bất cập. Mặt khác, do thiếu cán bộ chuyên trách mà công tác phối hợp hoạt động hỗ trợ cho HTX giữa các cơ quan quản lý nhà nước gặp khó khăn, không kịp thời.
Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức chưa đầy đủ, chưa thống nhất, thậm chí có nơi, có lúc chưa đúng về bản chất của tổ chức HTX, vai trò và tính tất yếu khách quan của phát triển HTX trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Điều đó dẫn đến tình trạng buông lỏng quản lý hoặc can thiệp không đúng vào hoạt động và quan hệ nội bộ của HTX, chưa nhìn nhận HTX là tổ chức kinh tế tự chủ của người dân, vẫn xem HTX là công cụ của chính quyền địa phương trong các hoạt động hành chính và xã hội. Những can thiệp hành chính sai luật đã làm HTX mất tính chủ động, linh hoạt trong sản xuất, dịch vụ, mở rộng những hoạt động sản xuất phục vụ thành viên, HTX không còn là tổ chức kinh tế tự chủ như quy định của Luật HTX.
2.4. Về bản thân HTX
Nhiều HTXNN chưa thực hiện đầy đủ quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 và hoạt động theo đúng bản chất của HTX; vẫn còn nhiều HTX không tổ chức đại hội thường niên, đại hội nhiệm kỳ theo đúng quy định.
Năng lực nội tại của hợp tác xã còn yếu hiệu quả hoạt động chưa cao, mô hình tổ chức lỏng lẻo, chưa phù hợp. Phần lớn HTXNN có quy mô nhỏ, vốn ít, phạm vi hoạt động hẹp, năng lực cạnh tranh, lợi ích mang lại cho thành viên thấp; tính liên kết trong nội bộ HTX còn rất yếu; vấn đề nợ của HTX, tình trạng chiếm dụng vốn chưa được xử lý dứt điểm. Tài sản, vốn quỹ của HTX ít được đầu tư, bổ sung, vốn lưu động của các HTX chiếm tỷ trọng thấp, hầu hết các HTX chưa tiếp cận được vốn tín dụng thương mại; cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất - kinh doanh không còn phù hợp với tình hình mới, thiếu điều kiện nâng cấp hoặc đầu tư xây dựng mới.
Đa số cán bộ quản lý, điều hành HTX tương đối lớn tuổi, công tác điều hành HTXNN chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và chỉ đạo của chính quyền địa phương nên đôi khi hoạt động của HTX thiếu tính chủ động, tự chủ. Tỷ lệ cán bộ chưa qua đào tạo còn nhiều, thường xuyên biến động do bị điều động công tác của chính quyền địa phương hoặc chuyển qua làm ở các thành phần kinh tế khác.
Công tác chuyển đổi Luật HTX năm 2012 còn nhiều hình thức, nhiều hợp tác xã chuyển đổi, tổ chức lại mang tính hình thức, chưa thực sự chuyển biến về chất. Một số HTX tổ chức và hoạt động chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật HTX; các quan hệ sở hữu, tổ chức quản lý, phân phối trong nhiều HTX chưa đúng quy định. Một số HTX chuyển đổi còn hình thức, chưa đảm bảo đầy đủ yêu cầu của Luật HTX và đòi hỏi phát triển của HTX; nhiều HTX không huy động được nguồn lực từ chính thành viên của mình; tính bền vững và ổn định trong HTX chưa cao. Đồng thời, một số HTXNN thành lập không đúng bản chất HTX theo luật quy định, chủ yếu là để hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Phần lớn HTXNN chưa thay đổi phương thức hoạt động, tư duy còn nặng về hành chính, bao cấp. Đa số HTXNN mới tập trung cho dịch vụ đầu vào của sản xuất nông nghiệp như: thủy lợi nội đồng, cung ứng giống, vật tư, phân bón, bảo vệ thực vật, .... Nhiều dịch vụ quan trọng khác như: bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chưa được quan tâm. Việc liên kết và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân gặp nhiều khó khăn. HTX gặp khó khăn trong định hướng sản xuất kinh doanh; thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên nên hiệu quả hoạt động của HTXNN còn nhiều hạn chế, lợi ích mang lại cho thành viên chưa cao nên người nông dân chưa nhiệt tình tham gia, chưa coi HTX là “nhà của mình”. Người nông dân đa số vẫn phải “tự làm, tự bán”, dẫn đến rủi to cao trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Việc liên kết giữa nông dân, HTX, doanh nghiệp để tổ chức sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu, số HTX tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với doanh nghiệp còn ít. Trong khi đó, nhu cầu doanh nghiệp liên kết với HTX là rất lớn, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn phải liên kết trực tiếp với các chủ trang trại, hộ nông dân để thu mua, tiêu thụ nông sản.
Việc củng cố, phát triển hoặc giải thể các HTX hoạt động yếu kém cũng chưa được thực hiện triệt để và hiệu quả. Một số địa phương đã thực hiện chuyển đổi và đăng ký lại hoạt động của các HTX nhưng kết quả không được như mong muốn. Ngoài tiến độ chậm vẫn còn tình trạng thực hiện đăng ký lại hoạt động của các HTX một cách hình thức nên tình trạng "bình mới, rượu cũ" vẫn tiếp tục diễn ra.
Số HTX thành lập không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả còn khá phổ biến, số HTX yếu kém giảm chậm, tỷ lệ HTX hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi tăng nhưng mức lãi thấp và không có khả năng tích lũy và không huy động được vốn góp từ thành viên của mình, do vậy không có khả năng tích lũy để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhiều HTX hoạt động cầm chừng, nguồn thu không đáng kể, không đủ chi phí cho bộ máy quản lý HTX.
Môi trường hoạt động của HTX không thu hút được cán bộ giỏi, cán bộ trẻ. Dẫn đến HTX còn nhiều lúng túng trong tổ chức quản lý, điều hành và xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, hạn chế trong việc tiếp cận thị trường, số HTX có mối liên kết sản xuất, tiêu thụ với các doanh nghiệp còn ít. Đây là những lực cản nội lực rất lớn, hạn chế sự phát triển của HTX.
Công tác kế toán, tài chính của HTX chưa được thực hiện nghiêm túc, do đó chế độ báo cáo của HTX chưa được thường xuyên và đúng quy định; việc xây dựng báo cáo tài chính và phương án sản xuất kinh doanh nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2016 - 2021, số lượng HTXNN được thành lập mới tăng mạnh, tuy nhiên đa số các HTX được thành lập ở địa bàn các huyện miền núi, với đặc thù địa hình, phong tục và điều kiện kinh tế còn khó khăn, khả năng tiếp cận thông tin liên quan đến chủ trương, chính sách phát triển HTX còn hạn chế. Nhiều HTX xây dựng phát triển chưa quan tâm đến chiều sâu, theo các nguyên tắc của HTX. Phần lớn các HTX này thành lập nhằm mục tiêu đạt tiêu chí 13 trong xây dựng nông thôn mới, số lượng thành viên ít, tính cộng đồng chưa cao, Ban sáng lập viên chưa được tập huấn, bồi dưỡng về công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia HTX, khả năng xây dựng phương án sản xuất kinh doanh còn hạn chế.
3. Nguyên nhân
3.1. Nguyên nhân khách quan
KTTT, HTX là tổ chức kinh tế hợp tác tập hợp những thành viên đa số là những hộ nông dân cùng hợp tác tương trợ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh mà kinh tế hộ đơn lẻ không thể làm được để nâng cao khả năng cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong nền kinh tế thị trường. Bởi vậy, HTX còn nhiều hạn chế về quy mô sản xuất kinh doanh, trình độ quản trị, trình độ khoa học và công nghệ, vốn và thị trường nên rất cần có sự hỗ trợ của nhà nước để đảm bảo phát triển bền vững.
Cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh về phát triển kinh tế HTX thời gian qua còn chưa đủ mạnh và HTX còn trông chờ, ỷ lại, phần lớn chưa có phương án hoạt động, đầu tư hiệu quả để được hỗ trợ; tiềm lực kinh tế của tỉnh còn hạn chế nên có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế HTX.
3.2. Nguyên nhân chủ quan
Nhận thức về kinh tế KTTT, HTX của một số cán bộ, đảng viên và người dân chưa thống nhất, còn tâm lý mặc cảm với HTX kiểu cũ, thiếu tin tưởng vào sự phát triển của HTX kiểu mới, chưa thấy hết vai trò quan trọng của khu vực kinh tế HTX, thậm chí chưa hiểu đúng bản chất, vị trí, vai trò, nguyên tắc hoạt động của HTX. Một số địa phương thiếu quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế HTX gắn với phát triển kinh tế địa phương.
Chính sách hỗ trợ phát triển HTX của trung ương, của tỉnh chưa thực hiện đầy đủ, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX. Nguồn kinh phí đầu tư hỗ trợ phát triển HTX còn thấp. Sự hỗ trợ của nhà nước chưa đủ mạnh để thúc đẩy kinh tế HTX phát triển.
Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế HTX từ tỉnh đến xã đa số cán bộ làm kiêm nhiệm, do vậy công tác tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng chính sách, chương trình, kế hoạch về phát triển kinh tế HTX chưa đáp ứng yêu cầu. Các sở, ngành, địa phương chưa quan tâm đúng mức trong việc bố trí biên chế thực hiện nhiệm vụ tham mưu về lĩnh vực kinh tế HTX.
Trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực tiễn của cán bộ quản lý HTX còn nhiều hạn chế. Đa số cán bộ quản lý HTX chưa qua đào tạo, một số cán bộ có trình độ chuyên môn còn hạn chế về năng lực thực tiễn, năng lực triển khai.
Các HTX chưa có giải pháp khắc phục khó khăn, phát huy nội lực, bổ sung vốn hoạt động, để vươn lên, chưa đổi mới nhận thức về HTX kiểu mới, còn nặng tư duy HTX kiểu cũ, tư tưởng còn trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước, thành viên HTX chưa hiểu rõ về quyền lợi và trách nhiệm trong công việc xây dựng, phát triển HTX.
4. Bài học kinh nghiệm
Một là, nhận thức đúng, thống nhất về vị trí, vai trò, bản chất, nguyên tắc hoạt động của kinh tế HTX có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế HTX. Thực tế cho thấy, những nơi làm tốt đều xuất phát từ việc nhận thức rõ về vị trí, vai trò của kinh tế HTX thông qua việc quán triệt quan điểm đến việc triển khai hành động.
Hai là, có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, nhất là vai trò của người đứng đầu. Thực tế cho thấy, những địa phương có kinh tế HTX phát triển đều có sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương.
Ba là, tỉnh có cơ chế, chính sách đặc thù đủ mạnh để hỗ trợ phát triển kinh tế HTX. Trên cơ sở thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ HTX do trung ương quy định, những năm qua tỉnh đã ban hành nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển HTX, nhờ đó kinh tế HTX trên địa bàn tỉnh không ngừng được củng cố và phát triển, ngang tầm với các tỉnh bạn trong cả nước.
Bốn là, phát triển kinh tế HTX phải phù hợp với điều kiện thực tiễn và nhu cầu hợp tác ở từng địa phương, tôn trọng các quy luật khách quan, không gò ép nhưng cũng không buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện; chú trọng tổng kết nhân rộng mô hình hiệu quả nhưng không rập khuôn máy móc.
Năm là, phát triển HTX phải dựa vào nội lực của thành viên là chính. Mỗi HTX, mỗi thành viên cần nỗ lực, học hỏi, liên kết và hợp tác, tìm hướng đi mới, phù hợp với bối cảnh mới. Cán bộ HTX cần tuân thủ đúng các nguyên tắc hoạt động, tạo được lòng tin đối với thành viên và người lao động. Những HTX có đội ngũ cán bộ giỏi, năng động, tâm huyết, nhiệt tình; biết chủ động xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh khả thi sẽ phát huy được nội lực, huy động được vốn góp thành viên, HTX đó sẽ hoạt động hiệu quả. HTX nào hoạt động hiệu quả, đời sống thành viên ngày càng được nâng lên, thì đó là biện pháp tuyên truyền vận động hiệu quả nhất để đông đảo nhân dân tham gia vào HTX của mình.
Phần III
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HTXNN GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
I. QUAN ĐIỂM
1. Tiếp tục khẳng định KTTT, nòng cốt là HTX là một trong bốn thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể không ngừng được củng cố, phát triển, góp phần phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Xác định phát triển HTXNN phải dựa vào nội lực là chính, nhà nước hỗ trợ về mặt thể chế, cơ chế chính sách và một phần ngân sách Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho HTX phát triển. Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các HTX, liên kết rộng rãi các hộ nông dân, người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn; bảo đảm lợi ích của thành viên. Khuyến khích phát triển HTXNN một cách vững chắc, hiệu quả, bảo đảm vai trò làm chủ thực sự của thành viên và hoạt động vì lợi ích của thành viên; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi và quản lý dân chủ, giải tỏa tâm lý e ngại về mô hình HTXNN kiểu cũ.
3. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXNN là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. HTXNN cần nắm bắt cơ hội, chủ động nâng cao năng lực quản lý; HTXNN quy mô nhỏ thì kết nạp thêm thành viên, tăng cường khả năng huy động vốn để tạo ra quy mô lớn hơn hoặc các HTXNN nhỏ liên kết hay hợp nhất lại với quy mô lớn hơn để tạo ra sức mạnh tập thể, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ mới có đủ năng lực tham gia vào chuỗi giá trị nông sản, giúp cho kinh doanh của các HTXNN hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn.
4. Phát triển HTXNN phù hợp với quy luật khách quan, quan tâm đổi mới sáng tạo và đẩy mạnh chuyển đổi số. Chuyển đổi số được xác định là xu hướng tất yếu để các HTXNN phát triển theo hướng bền vững, hiệu quả. Thông qua việc sử dụng mạng xã hội, xây dựng website, tham gia vào sàn giao dịch thương mại điện tử, ... các HTXNN sẽ có nhiều cơ hội để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình.
5. Kiên quyết giải thể dứt điểm các HTXNN yếu kém; khuyến khích hợp nhất, sáp nhập những HTXNN quy mô thôn thành quy mô toàn xã; phát triển, hình thành các HTXNN kiểu mới gắn với chuỗi giá trị, phù hợp với cơ cấu lại nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, phát triển thế mạnh ở địa phương theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phát triển du lịch cộng đồng....
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển KTTT nói chung, HTXNN nói riêng trong thời gian tới là sớm khắc phục các yếu kém, hạn chế hiện nay, tiếp tục củng cố, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXNN góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội, tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của KTTT, HTXNN trong nền kinh tế. Thu hút đại bộ phận nông dân tham gia HTXNN và huy động ngày càng nhiều các tổ chức, doanh nghiệp tham gia liên kết với HTXNN. Tăng cường hoạt động hỗ trợ các HTXNN nhằm nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh và khả năng thích nghi trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và biến đổi khí hậu.
Phát triển đa dạng các mô hình HTXNN phù hợp với đặc thù, điều kiện của địa phương, trình độ phát triển và nhu cầu của nông dân; không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn; tập trung làm tốt các dịch vụ đầu vào, nhưng quan trọng là phải thực hiện được dịch vụ đầu ra phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ thành viên. Ưu tiên phát triển các HTXNN quy mô lớn gắn với vùng nguyên liệu và liên kết chuỗi giá trị ngành hàng nông sản; sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc trưng của địa phương; ứng dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông minh; đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đẩy mạnh củng cố, nâng cao năng lực tổ chức và hoạt động của lĩnh vực HTXNN trên địa bàn tỉnh; tập trung các nguồn lực hỗ trợ nhằm nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm của HTXNN; tăng cường năng lực của các tổ chức HTXNN nhằm phát huy hơn nữa vai trò liên kết, hợp tác đa dạng.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Thành lập mới 30 - 40 HTXNN; thu hút thêm khoảng 8.000 thành viên tham gia vào tổ chức HTXNN; thành lập mới 01 liên hiệp HTXNN.
- Phấn đấu tăng số HTXNN hoạt động hiệu quả (tốt, khá) đạt khoảng 60% trên tổng số HTXNN của tỉnh.
- Phấn đấu 40% cán bộ HTXNN có trình độ cao đẳng trở lên; 60% cán bộ HTX tham gia khóa đào tạo sơ cấp nghề giám đốc; phấn đấu 20% HTXNN sử dụng công nghệ số, áp dụng phần mềm trong kế toán, quản trị, bán hàng.
- Tăng cường hỗ trợ đưa người lao động có trình độ cao đẳng trở lên về làm việc ở HTXNN, phấn đấu trong giai đoạn đưa 30 người về làm về tại HTXNN trong tỉnh.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2025 cả tỉnh có 5% HTXNN ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
- Tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và hợp tác xã, phấn đấu có 15% HTXNN tham gia liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị.
- Phấn đấu doanh thu bình quân của HTXNN đạt khoảng 1.200 triệu đồng/HTX/năm, lợi nhuận bình quân đạt khoảng 80 - 100 triệu đồng/HTX/năm.
- Xử lý dứt điểm các HTXNN đã ngừng hoạt động và chưa chuyển đổi, tổ chức lại theo Luật HTX năm 2012; củng cố kiện toàn các HTXNN yếu kém, hoạt động không hiệu quả.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2030
1. Phát huy vai trò chủ đạo của KTTT, HTXNN trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Phát triển liên hiệp hợp tác xã trong nông nghiệp để phát huy thế mạnh của từng hợp tác xã trong hỗ trợ các hợp tác xã khác và liên kết với doanh nghiệp, hướng đến tiêu thụ sản phẩm ra các địa phương trong cả nước và xuất khẩu.
2. Ưu tiên ngân sách Nhà nước hỗ trợ kết cấu hạ tầng cho các HTXNN. Nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, hiệu quả hoạt động, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất của các hợp tác xã, tạo điều kiện tăng khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng.
3. Khuyến khích HTXNN tổ chức sản xuất nông nghiệp gắn với sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho thành viên tạo thành chuỗi giá trị khép kín.
4. Phát triển các mô hình KTTT trong lĩnh vực trồng trọt (lúa gạo, trái cây, rau màu), chăn nuôi (gia súc, gia cầm các loại), lâm nghiệp, thủy sản (nuôi trồng, khai thác), diêm nghiệp gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh.
5. Tuyên truyền, vận động thành lập mới HTXNN ở các địa bàn, lĩnh vực nông nghiệp mà các sản phẩm chủ lực còn ít hoặc chưa có hợp tác xã; phát triển quy mô thành viên trong các hợp tác xã, bảo đảm các địa bàn sản xuất nông nghiệp đều có hộ nông dân tham gia hợp tác xã.
IV. MỘT SỐ NỘI DUNG THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN HTX, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ TRONG NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về KTTT, HTX
Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm, học tập kết hợp tham quan mô hình, điển hình thực tế; tuyên truyền phổ biến rộng rãi về kiến thức và kinh nghiệm trong việc hỗ trợ phát triển KTTT, HTX trong nông nghiệp.
Tổ chức đối thoại với Lãnh đạo các cấp, ngành, HTXNN và nông dân toàn tỉnh; tổ chức các diễn đàn, câu lạc bộ khác nhau liên quan đến phát triển HTX, liên kết sản xuất trong nông nghiệp để có cái nhìn khái quát về sự đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động, giải pháp duy trì, phát triển nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho HTXNN theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực và ngày càng phát triển nhằm đạt mục tiêu.
Phối hợp với các cơ quan truyền thông đăng tải bài viết về HTXNN, phóng sự tuyên truyền và xuất bản tài liệu hướng dẫn tuyên truyền về Luật HTX, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển HTXNN, các mô hình HTXNN kiểu mới, mô hình liên kết có hiệu quả; tuyên truyền về nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa hiện đại, sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, sản xuất sản phẩm với số lượng lớn, chế biến sâu, chất lượng cao, áp dụng tiến bộ khoa học và xây dựng được thương hiệu sản phẩm chủ lực của tỉnh.
2. Thành lập mới, củng cố tổ chức HTXNN, Liên hiệp HTXNN
2.1. Nội dung thực hiện
Cung cấp thông tin, tư vấn, tập huấn, phổ biến quy định pháp luật về HTX cho các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân khác có nhu cầu tham gia HTX, căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh, sản phẩm của địa phương, xác định mục tiêu, sản phẩm và dịch vụ của HTX rõ ràng và thực tế.
Hướng dẫn sáng lập viên vận động các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân khác có nhu cầu tham gia HTX.
Tư vấn xây dựng dự thảo điều lệ HTX, phương án sản xuất kinh doanh theo đúng quy định.
Tập huấn, hướng dẫn tổ chức quản lý hoạt động của HTX cho cán bộ quản lý HTX sau khi Đại hội.
2.2. Quy mô thực hiện: Mỗi năm, hỗ trợ thành lập khoảng 12 HTXNN; tổ chức củng cố lại khoảng 25 HTXNN. Cả giai đoạn thành lập 01 liên hiệp HTXNN.
3. Giải thể HTX
Việc giải thể HTX thực hiện theo quy định của các văn bản: Điều 54 của Luật HTX năm 2012; Điều 19 của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định về giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Thông tư số 31/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản. Các văn bản điều chỉnh, bổ sung, thay thế (nếu có) và các hướng dẫn liên quan.
Riêng đối với 07 HTX ngừng hoạt động lâu ngày trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tính đến tháng 10/2021, gồm: huyện Bình Sơn (01 HTX): HTX Nuôi trồng thủy sản xã Bình Phú (nay là xã Bình Tân Phú); thành phố Quảng Ngãi (03 HTX): HTX Dịch vụ hậu cần đánh bắt xa bờ Tịnh Hòa, xã Tịnh Hòa; HTX Đóng sửa tàu thuyền và chế biến hải sản Tịnh Phát, xã Tịnh Kỳ; HTXNN Hòa Vinh, xã Tịnh Hòa; huyện Mộ Đức (02 HTX): HTX Chuyên canh mía và chăn nuôi Tú Sơn, xã Đức Lân; HTX Công nghệ cao Hòa Phát, huyện Đức Phổ (01 HTX): HTX Nuôi trồng thủy sản Phổ Minh, xã Phổ Minh tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 1699/QĐ-UBND ngày 28/10/2021 UBND tỉnh Quảng Ngãi Phương án giải thể các HTX không hoạt động trên địa bàn tỉnh.
4. Nâng cao năng lực, nhận thức cho HTX
4.1. Bồi dưỡng kiến thức đối với cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về HTX
a) Nội dung thực hiện
Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cập nhật kiến thức về KTTT, HTXNN cho đội ngũ cán bộ, quản lý nhà nước các cấp về các nội dung như: cơ chế chính sách hỗ trợ; mô hình HTXNN kiểu mẫu, hoạt động hiệu quả; tư vấn, hỗ trợ phát triển HTX; tổ chức học tập thực tế, chia sẻ kinh nghiệm, đặc biệt là đề ra các hướng giải quyết các khó khăn và tồn đọng của khu vực HTXNN hiện nay.
Hướng dẫn việc rà soát, bố trí lại nhân sự có kiến thức, kinh nghiệm và am hiểu về KTTT, HTXNN vào các vị trí quản lý nhà nước về KTTT, HTXNN.
b) Quy mô thực hiện: mỗi năm tổ chức 01 - 02 lớp, với khoảng 80 lượt người tham dự, thời gian mỗi lớp 07 ngày (dự kiến cả giai đoạn, tổ chức 6 lớp, khoảng 240 lượt người tham dự)
4.2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho HTX
a) Nội dung thực hiện
Các nội dung về tài chính, kế toán, tổ chức quản lý HTXNN, hướng dẫn xây dựng kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh; hướng dẫn hợp nhất, sáp nhập; HTXNN phát triển sản phẩm OCOP; khởi nghiệp bằng mô hình HTXNN, ....
Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn cho các chức danh hội đồng quản trị (HĐQT), ban giám đốc, kiểm soát, kế toán và các cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ về các nội dung quản trị HTXNN, lập kế hoạch kinh doanh, tín dụng nội bộ, maketing, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, nghiệp vụ kế toán cho HTXNN, nghiệp vụ về kiểm soát, kiểm toán nội bộ trong HTXNN, ...
Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ công nghệ thông tin và kỹ năng chuyển đổi số cho giám đốc, kế toán, kỹ thuật, nhân viên bán hàng của HTX, trong đó cập nhật, phổ biến những xu thế ứng dụng công nghệ số mới trong điều hành, quản lý tài chính và sản xuất, kinh doanh để hỗ trợ các HTXNN chuyển đổi số. Tổ chức các hoạt động tham quan, học tập mô hình chuyển đổi số hiệu quả từ những HTXNN đã thực hiện chuyển đổi số hiệu quả, sử dụng phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ: kế toán, bán hàng, sản xuất, ...
Tổ chức các Ịớp đào tạo sơ cấp nghề giám đốc HTXNN.
b) Quy mô thực hiện
Về bồi dưỡng:
- Lớp tập huấn, bồi dưỡng lập phương án SXKD, marketing, kế toán, kiểm toán, thuế, nghiệp vụ bán hàng, tín dụng nội bộ, kiểm soát,...: mỗi năm tổ chức khoảng 06 lớp cho khoảng 100 - 300 người đang làm việc tại HTXNN được tham dự các lớp bồi dưỡng ngắn hạn với thời gian mỗi lớp khoảng 07 ngày (kể cả lý thuyết thực hành và nghiên cứu học tập thực tế). Dự kiến cả giai đoạn hỗ trợ khoảng 18 lớp, 900 lượt người tham dự.
- Lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyển đổi số trong HTX: mỗi năm tổ chức 01 lớp cho khoảng 50 người và cả giai đoạn có khoảng 03 lớp tập huấn về chuyển đổi số cho khoảng 150 người, thời gian mỗi lớp 5 ngày (kể cả lý thuyết thực hành và nghiên cứu học tập thực tế).
Về đào tạo: Mỗi năm tổ chức 01 lớp sơ cấp nghề Giám đốc cho khoảng 50 Giám đốc HTX với thời hạn 03 tháng (giai đoạn: hỗ trợ 3 lớp, khoảng 150 người tham dự).
5. Đưa lao động trẻ về làm việc tại HTX
Hàng năm dự kiến thu hút khoảng 10 người có trình độ từ cao đẳng trở lên về làm việc tại các HTX (cả giai đoạn dự kiến thu hút 30 người).
6. Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu, tuyên truyền, hỗ trợ về HTX
Hỗ trợ xây dựng, vận hành và duy trì trang điện tử (Website), trong đó: thông tin về thị trường, khoa học công nghệ; trao đổi - tư vấn pháp luật, chính sách; quan hệ thông tin với các nước, các tổ chức quốc tế liên quan; kết nối với các trang tin về đăng ký HTX, đào tạo trực tuyến, sàn giao dịch điện tử.
Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về HTX kết nối với hệ thống đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán (nếu có).
7. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
7.1. Nội dung thực hiện: Tổ chức cho các HTXNN tham gia các hội chợ, triển lãm, diễn đàn trong nước.
7.2. Mức hỗ trợ: theo Quyết định số 38/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Ngãi.
7.3. Quy mô thực hiện: mỗi năm hỗ trợ khoảng 10 HTX tham gia hội chợ, (giai đoạn hỗ trợ khoảng 30 HTX).
8. Một số nội dung khác
8.1. Khuyến khích HTXNN phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp: tập trung phát triển các ngành hàng, sản phẩm khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ, thực hiện hỗ trợ theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
8.2. Lựa chọn, hoàn thiện nhân rộng mô hình HTXNN kiểu mới hiệu quả theo Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định số 705/QĐ-UBND ngày 18/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt danh sách Hợp tác xã tham gia Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 1254/QĐ-UBND ngày 14/9/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc điều chỉnh nội dung tại Phụ lục kèm theo Quyết định số 705/QĐ-UBND ngày 18/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh.
8.3. Đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm: thực hiện theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định số 455/QĐ-UBND ngày 26/3/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
8.4. Khuyến khích HTX đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn: thực hiện hỗ trợ theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND ngày 21/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
8.5. Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn: thực hiện theo Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và Kế hoạch số 157/KH-UBND ngày 11/11/2021 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025.
8.6. Giao đất, cho thuê đất: các địa phương căn cứ quỹ đất và kế hoạch sử dụng đất tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao, cho thuê đất đối với HTXNN có nhu cầu sử dụng đất để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Thực hiện miễn tiền thuê đất cho cả thời hạn thuê đối với HTXNN có nhu cầu sử dụng đất để xây dựng trụ sở, nhà kho, sân phơi, cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ thành viên sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định Luật Đất đai.
V. DỰ KIẾN KINH PHÍ VÀ NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Kinh phí:
Tổng kinh phí (sự nghiệp): 17.191,2 triệu đồng
Trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 5.680 triệu đồng
- Ngân sách tỉnh: 11.511,2 triệu đồng
Phân theo từng năm:
- Năm 2023: 5.525,2 triệu đồng
+ Ngân sách Trung ương: 2.360 triệu đồng
+ Ngân sách địa phương: 3.165,2 triệu đồng
- Năm 2024: 5.530,4 triệu đồng
+ Ngân sách Trung ương: 1.660 triệu đồng
+ Ngân sách địa phương: 3.870,4 triệu đồng
- Năm 2025: 6.135,6 triệu đồng
+ Ngân sách Trung ương: 1.660 triệu đồng
+ Ngân sách địa phương: 4.475,6 triệu đồng
2. Nguồn kinh phí
Kinh phí được bố trí từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) và các Chương trình khác.
(Phụ lục số II)
VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HTXNN GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về HTXNN
Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với HTXNN, dự báo xu hướng phát triển, huy động các nguồn lực để hỗ trợ phát triển HTXNN; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; có tinh thần động viên, khen thưởng, phổ biến, nhân rộng mô hình HTXNN kiểu mới tiêu biểu, hoạt động hiệu quả.
Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền về bản chất, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của HTXNN trong điều kiện mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức và người dân; tránh tình trạng nhận thức không thống nhất, không đầy đủ, bị chi phối, ảnh hưởng bởi định kiến về mô hình HTXNN kiểu cũ; xác định rõ phát triển HTXNN là xu thế tất yếu để phát triển kinh tế nông nghiệp, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của các cấp, các ngành.
Nâng cao nhận thức, làm rõ nội hàm phát triển HTXNN là công cụ, giải pháp quan trọng để thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Phối hợp với các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thúc đẩy, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong HTX.
2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm phát triển HTXNN. Đề xuất sửa đổi Luật HTX năm 2012, cần cụ thể trong Luật các Chương, Điều quy định riêng cho phát triển HTXNN.
Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực nhất là thu hút đào tạo cán bộ, nhân lực trẻ đã qua đào tạo về làm việc cho HTXNN theo Chương trình đào tạo nghề giám đốc HTXNN (cấp chứng chỉ nghề quốc gia); hợp tác, liên kết đưa lao động HTXNN đi học tập, lao động nước ngoài.
Xây dựng và triển khai các chương trình, đề án liên quan đến phát triển HTXNN của Bộ như: Đề án phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình chuyển đổi số ngành nông nghiệp; các chương trình, đề án trong khuôn khổ các Chương trình Mục tiêu quốc gia như Chương trình OCOP, du lịch nông nghiệp, nông thôn.
Rà soát, kiến nghị với các Bộ, ngành để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để HTXNN phát triển bền vững, phù hợp với xu thế phát triển HTX trên địa bàn tỉnh trong mỗi giai đoạn phát triển.
Các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, đề án phát triển HTXNN giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030; tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với HTX phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và điều kiện cụ thể của tỉnh theo giai đoạn đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
3. Tư vấn, vận động và tạo điều kiện cho các HTXNN, liên hiệp HTXNN thành lập mới trong giai đoạn hoạt động có hiệu quả
Tuyên truyền, vận động thành lập mới HTXNN, nhân rộng các mô hình HTXNN kiểu mới phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương, dựa trên nhu cầu hợp tác tự nguyện của các thành viên, vì lợi ích của thành viên, HTXNN và cộng đồng; Khuyến khích thành lập mới HTXNN với quy mô thành viên lớn; kiên quyết tránh tình trạng thành lập vì lợi ích nhóm, nhằm cơ hội thụ hưởng chính sách, chạy theo thành tích để hoàn thành tiêu chí số 13 về đích nông thôn mới.
Phát triển các mô hình HTXNN, dịch vụ nông nghiệp gắn với chương trình OCOP, các sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trưng, các sản phẩm chủ lực của địa phương gắn với du lịch cộng đồng; HTX thu mua, chế biến thủy, hải sản, lâm nghiệp bền vững; khu vực miền núi, phát huy lợi thế về văn hóa dân tộc đặc sắc, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng; khuyến khích phát triển HTXNN ứng dụng công nghệ cao tổ chức sản xuất gắn với sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho thành viên và tạo thành chuỗi giá trị khép kín, có khả năng thích nghi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), dịch bệnh và biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển mở rộng quy mô thành viên trong hợp tác xã, bảo đảm các địa bàn sản xuất nông nghiệp đều có hộ nông dân tham gia hợp tác xã.
Lựa chọn các tổ hợp tác đang hoạt động có hiệu quả để vận động nâng lên HTXNN hoạt động có hiệu quả; vận động những chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sản xuất kinh doanh các sản phẩm OCOP, ngành nghề nông thôn có quy mô sản xuất tương đối lớn để tuyên truyền cùng nhau thành lập HTXNN hoặc đăng ký tham gia vào HTXNN. Tìm kiếm, lựa chọn, đề xuất những người sản xuất kinh doanh giỏi có kinh nghiệm, có uy tín với cộng đồng (có thể là các trưởng thôn, bản, ...) làm sáng lập viên để tuyên truyền, vận động thành lập HTXNN.
Ngoài ra, để xây dựng phát triển HTXNN, rất cần cán bộ quản lý hợp tác xã có trình độ, năng lực chuyên môn, tâm huyết với phong trào hợp tác xã, có ý thức trách nhiệm với tập thể, thành viên thì hợp tác xã đó phát triển.
4. Tập trung rà soát, phân theo loại hình HTXNN để củng cố, tổ chức lại nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các HTXNN hoạt động chưa hiệu quả để đạt hiệu quả hơn.
4.1. Củng cố và đổi mới các HTXNN hiện có
Xây dựng kế hoạch rà soát, phân loại tình hình hoạt động, những vướng mắc, khó khăn của các HTXNN trung bình, yếu và số HTXNN mới thành lập trong giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2021; từ đó có các biện pháp cụ thể giúp các HTXNN nâng cao chất lượng hoạt động nhằm đạt tiêu chí hiệu quả, theo hướng:
a) Đối với nhóm các HTXNN xếp loại tốt, khá: Duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX: Hỗ trợ HTX mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có; tìm kiếm, nghiên cứu thị trường để phát triển thêm các dịch vụ, ngành nghề mới, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của hợp tác xã trong cơ chế thị trường; củng cố mối quan hệ với các doanh nghiệp hiện có; đẩy mạnh hợp tác, mở rộng quy mô liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.
b) Đối với nhóm các HTXNN xếp loại trung bình
Tập trung tư vấn hỗ trợ củng cố, tổ chức lại HTX nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Hướng dẫn rà soát lại thành viên HTX.
+ Đối với những HTX có số lượng thành viên lớn, tổ chức rà soát lại theo hướng mỗi HTX chỉ từ 100 đến dưới 1.000 thành viên, nhưng phải thật sự tâm huyết, gắn bó và cam kết sử dụng dịch vụ của HTX, bổ sung vốn góp vào HTX theo nhu cầu vốn của phương án sản xuất kinh doanh mới; khuyến khích và cho ra khỏi HTX những thành viên không sử dụng dịch vụ của HTX, không góp vốn theo quy định hoặc những thành viên chỉ có tên trên hình thức.
+ Đối với những HTX có số lượng thành viên ít, tổ chức tuyên truyền vận động thêm thành viên theo hướng mỗi HTX tối thiểu 20 thành viên trở lên, lựa chọn những thành viên tâm huyết, gắn bó và sử dụng dịch vụ của HTX, bổ sung vốn góp vào HTX theo nhu cầu vốn của phương án sản xuất kinh doanh mới.
- Kết hợp tư vấn xây dựng, bổ sung phương án sản xuất kinh doanh gắn với đào tạo nghề cho thành viên HTX, hỗ trợ ngành nghề nông thôn, máy móc cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động hiện có gắn với sản xuất sản phẩm, hàng hóa đặc trưng là tiềm năng thế mạnh kinh tế của địa phương và nhu cầu của thị trường từ đó dần mở rộng quy mô, nhất là tăng khả năng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ của thành viên đồng thời mở thêm các dịch vụ, ngành nghề mới; chủ động tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp từng bước thực hiện việc liên doanh, liên kết để tổ chức cho thành viên và nông dân sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực tại địa phương.
- Tổ chức phân loại ngành nghề của từng HTX theo nhóm ngành, nghề như: phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và sản phẩm từ gia súc, gia cầm đặc trưng (trâu, bò, heo, gà, ...), nuôi trồng và chế biến thủy sản đặc trưng, cây ăn quả (mít, bưởi, ổi, ...), phát triển, nhân rộng vùng sản xuất và chế biến các sản phẩm từ rau, màu nổi tiếng (ớt xiêm rừng, rau rừng, ...), sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cây dược liệu, cây trồng đặc trưng (khổ qua rừng, gừng gió, sâm, quế, chè); các HTX đánh bắt và khai thác hải sản xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích các HTXNN cùng ngành nghề sáp nhập, liên kết thành Liên hiệp HTXNN để tăng quy mô về vốn, gia tăng thị phần, tạo điều kiện phát triển kinh doanh và dịch vụ, mở rộng ngành nghề mới. Ưu tiên hỗ trợ HTXNN gắn với chuỗi giá trị, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và có tác động đến thành viên và cộng đồng.
c) Đối với nhóm các HTXNN xếp loại yếu, kém: Tổ chức lại hoạt động HTX theo hướng đơn giản, đảm bảo đáp ứng được các dịch vụ cơ bản, nhất là các dịch vụ đầu vào như: cung ứng giống, vật tư, ... Tăng cường củng cố mối quan hệ giữa HTX với thành viên qua chế độ quản lý tài chính, công khai minh bạch sổ sách kế toán để huy động thêm vốn góp, mở thêm các dịch vụ mới. Hợp nhất, sáp nhập các HTX hoạt động kém hiệu quả vào các HTX trên cùng địa bàn; đối với những HTX yếu kém kéo dài, ngừng hoạt động, tồn tại trên hình thức không thể tổ chức củng cố, duy trì hoạt động thì kiên quyết giải thể dứt điểm.
4.2. Hướng dẫn giải quyết dứt điểm những vấn đề còn tồn đọng của HTXNN
Tập trung giải quyết dứt điểm nợ tồn đọng kéo dài trong HTXNN (nợ Nhà nước, nợ ngân hàng, nợ các tổ chức kinh tế khác, nợ thành viên,...)
Giải quyết rõ ràng, minh bạch các quan hệ về tài sản của HTX cũ, đặc biệt là những tài sản liên quan đến đất đai.
5. Đẩy mạnh nâng cao năng lực, đổi mới phương thức quản lý, điều hành của tổ chức HTXNN
Với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật 4.0, đòi hỏi các HTX sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp phải nhanh chóng thay đổi để phù hợp với sự phát triển của xã hội. Cần quan tâm, tạo điều kiện công tác chuyển đổi số trong HTX.
Đẩy mạnh đào tạo và thu hút cán bộ có trình độ về công tác tại HTXNN, nhất là HTXNN ở nông thôn, miền núi. Có cơ chế ưu đãi và quy định, cụ thể để giữ lại được những cán bộ giỏi, có năng lực quản lý và tâm huyết đối với HTX. Tiếp tục hỗ trợ cho các HTXNN có nhu cầu và đủ điều kiện thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho cán bộ HTX.
Tăng cường năng lực quản trị HTXNN theo hướng công khai, minh bạch thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước; củng cố bộ máy kế toán; bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực quản lý, kinh tế, thương mại, công nghệ cho thành viên, những người tham gia kinh tế HTXNN. Tạo điều kiện cho HTXNN tham gia thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Song song đó, quan tâm, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTXNN có chiều hướng phát triển; Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, nhất là công nghệ cao vào sản xuất ở các HTXNN; đẩy mạnh kết nối tiêu thụ nông sản và công tác tuyên truyền, vận động phát triển mới HTXNN gắn với chuỗi giá trị hàng hóa chủ lực quy mô có sức lan tỏa; tổng kết và nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới, điển hình tiên tiến và xem phát triển HTXNN là một trong những nhiệm vụ và chỉ tiêu phát triển KT - XH của địa phương.
6. Đầu tư, hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm của các liên hiệp HTXNN, HTXNN
Hỗ trợ xây dựng, thiết kế bao bì, nhãn mác, nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm; ứng dụng nền tảng sàn thương mại điện tử; tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; hỗ trợ quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm của các HTXNN, đặc biệt trong Chương trình OCOP, từng bước đưa nông sản sạch vào siêu thị.
Tổ chức hệ thống thông tin về các thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản, góp phần định hướng sản xuất hàng hóa nông sản. Thực hiện việc hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường cho HTXNN để giúp chủ động trong sản xuất kinh doanh.
Hỗ trợ và tạo điều kiện các HTXNN tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, trưng bày sản phẩm tại các Hội chợ triển lãm; Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa; xây dựng và phát triển nhãn hiệu hàng hóa; quảng bá thông tin, hình ảnh sản phẩm, ngành nghề, dịch vụ HTXNN trên website, sàn giao dịch thương mại điện tử.
Hỗ trợ hàng nông sản sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và các tiêu chuẩn khác tham gia kết nối vào hệ thống phân phối hiện đại, các siêu thị trên địa bàn tỉnh, thành phố, các hệ thống chợ truyền thống.
7. Xây dựng, đổi mới và phát triển chuỗi liên kết một số sản phẩm chủ lực
Cần tập trung phát triển nông, lâm nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; nền tảng dữ liệu số nông nghiệp; nền tảng tối ưu hóa chuỗi cung ứng; xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, HTXNN, THT và trang trại, hộ gia đình tham gia đầu tư phát triển sản xuất, liên doanh, liên kết hình thành chuỗi giá trị, tập trung phát triển các loại sản phẩm chủ lực có giá trị kinh tế cao theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, sản phẩm gắn với Chương trình OCOP và Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung một hay một nhóm sản phẩm nông nghiệp cùng loại có quy mô phù hợp với từng loại hình sản xuất và điều kiện của mỗi địa phương có liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Rà soát phân loại các sản phẩm chủ lực, ngành hàng cần khuyến khích của từng HTXNN để hỗ trợ xây dựng, hình thành chuỗi giá trị: khuyến khích xây dựng chuỗi liên kết ngang: các hộ sản xuất liên kết với hộ sản xuất; HTX liên kết với HTX mua chung, bán chung nhằm tạo ra sản phẩm đủ lớn để ký kết hợp đồng tiêu thụ trên thị trường, đồng thời giảm các chi phí trong HTX; hợp đồng bao tiêu sản phẩm được bảo vệ bởi pháp luật Nhà nước tạo niềm tin lẫn nhau trong xây dựng chuỗi giá trị nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích các bên tham gia trên cơ sở thống nhất, chia sẻ trách nhiệm, quyền lợi nghĩa vụ và rủi ro; xây dựng hình thành mối liên kết giữa các hộ sản xuất, HTX, cơ sở thu mua và công ty, doanh nghiệp có tiêu thụ sản phẩm hình thành mối liên kết dọc trên cơ sở xác định nhu cầu tiêu thụ của thị trường, thời vụ sản xuất, thu hoạch làm căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch liên kết sản xuất, tiến độ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, để cùng sản xuất tiêu thụ sản phẩm tạo sự bình đẳng, hợp tác cùng có lợi, tránh sự cạnh tranh, tranh mua, tranh bán không lành mạnh, tạo sự hoạt động ổn định bền vững của chuỗi.
8. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện cơ cấu tổ chức cơ quan quản lý Nhà nước về HTXNN
8.1. Tiếp tục củng cố bộ máy quản lý nhà nước về HTXNN
Ở cấp tỉnh: rà soát, đánh giá bộ máy để bố trí cho phù hợp lực lượng cán bộ thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về HTXNN trên địa bàn. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng để hoàn thành nhiệm vụ.
Ở cấp huyện: phân công và nâng cao chất lượng, trách nhiệm của tổ chức, cán bộ tham mưu phụ trách công tác quản lý nhà nước về HTXNN trên địa bàn, đảm bảo nắm chắc tình hình hoạt động và tham mưu giải quyết kịp thời các việc liên quan đến hoạt động của HTXNN.
Ở cấp xã: phải quan tâm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về HTXNN theo quy định; tạo điều kiện cho các HTXNN trên địa bàn hoạt động đúng luật và có hiệu quả; phối hợp với các cơ quan cấp trên trong việc thực hiện các thủ tục hỗ trợ cho HTX trên địa bàn.
8.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của tổ chức HTXNN
Các cơ quan được phân công nhiệm vụ quản lý Nhà nước về HTXNN phải đưa công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của HTXNN thành nhiệm vụ công tác thường xuyên; hàng năm, chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan (cơ quan thuộc UBND cùng cấp, thuế, ...) có kế hoạch cụ thể để tiến hành kiểm tra, rà soát định kỳ để kịp thời đánh giá tình hình hoạt động, động viên khen thưởng những mô hình HTXNN hoạt động có hiệu quả tốt, phát hiện và chấn chỉnh các vi phạm.
9. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, các đoàn thể, hội trong phát triển tổ chức HTXNN
Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về HTXNN gắn với thực hiện cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới - Đô thị văn minh” và phong trào “Đoàn kết, sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế” trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, tích cực vận động người dân tham gia vào HTXNN; tham gia tư vấn, hỗ trợ, thành lập mới HTXNN và xây dựng các mô hình HTX kiểu mới.
10. Tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển HTXNN
Tiếp tục huy động mọi nguồn lực xã hội để phát triển HTXNN bao gồm nguồn lực trong nước, phát triển hợp tác quốc tế về HTXNN. Tranh thủ nguồn lực quốc tế để hỗ trợ các HTXNN, khuyến khích tạo điều kiện hợp tác quốc tế trong phát triển HTXNN nhất là việc tiếp thu kinh nghiệm của các nước, vùng lãnh thổ có phong trào HTXNN mạnh. Tiếp thu các hỗ trợ phát triển trong việc thành lập và nâng cao năng lực HTXNN ...
11. Về xây dựng chương trình, dự án mang tính đột phá
Chuyển đổi số được xác định là một trong các trụ cột thực hiện phát triển nhanh và bền vững là một trong các khâu đột phá, góp phần bức phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả. HTXNN, doanh nghiệp, chủ trang trại, hộ gia đình, ... ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin quản lý và sản xuất, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng, ... Chuyển đổi số là giải pháp hữu hiệu để khắc phục điểm yếu cố hữu là sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và thiếu liên kết.
Việc ứng dụng chuyển đổi số là những giải pháp tổng thể góp phần nâng cao năng suất, tạo hiệu quả trong đột phá nhằm phát triển nhanh, bền vững nông nghiệp.
Giải pháp chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; kế hoạch cơ cấu lại nông nghiệp 2021 - 2025 và chiến lược phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, cần phải tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, coi đây là giải pháp đột phá cao, tạo động lực mới trong phát triển của ngành, trọng tâm là xây dựng nền nông nghiệp thông minh, minh bạch thông tin, có trách nhiệm với người sản xuất và người tiêu dùng. Các cấp, các ngành của tỉnh cần có những giải pháp đột phá hơn nữa. Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh, sản xuất các sản phẩm chủ lực theo hướng liên doanh, liên kết. Để làm được điều này, cần rà soát, điều chỉnh bổ sung hoàn thiện quy hoạch chi tiết các loại cây chủ lực, các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, từ đó xác định vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho từng loại cây trồng, vật nuôi.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các HTXNN tham gia vào các chương trình, dự án sản xuất, kinh doanh và đầu tư bằng nhiều hình thức như xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phục vụ sản xuất, bảo vệ môi trường trong sản xuất nông, lâm, thủy sản, ... Thực hiện lồng ghép, kết hợp các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển KT - XH ở địa phương nhằm thu hút các nguồn lực phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết.
12. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước do các cấp, các ngành phát động
Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong lĩnh vực HTXNN, xây dựng các điển hình tiên tiến; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân xuất sắc trong phong trào thi đua phát triển HTXNN.
Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, đặc biệt là người đứng đầu trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết về phát triển HTXNN. Đưa nhiệm vụ phát triển HTXNN là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.
Hàng năm, tổng hợp nhu cầu và xây dựng kế hoạch hỗ trợ các nội dung của Đề án gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp; hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển HTXNN và kinh phí đã được phân bổ.
Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát; tổng hợp đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện theo định kỳ hàng năm và báo cáo Trung ương khi có nhu cầu, thực hiện sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ để thực hiện Đề án.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển từ ngân sách để thực hiện Đề án.
Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện Đề án; hàng năm tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính kết quả thực hiện Đề án.
3. Sở Tài chính
Hàng năm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo khả năng cân đối ngân sách để thực hiện Đề án.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, tham mưu thực hiện các thủ tục về thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, môi trường khi nhận được đề nghị của các HTXNN và các nội dung khác thuộc chức năng, nhiệm vụ.
5. Sở Công Thương
Theo chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ các HTXNN tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
Theo chức năng, nhiệm vụ tham mưu UBND tỉnh về các Dự án khoa học - công nghệ có tác động nhanh đến phát triển nông nghiệp, cải thiện đời sống nông dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đặc biệt là các Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của HTXNN.
7. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn, tham mưu cấp có thẩm quyền về công tác cán bộ, củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực HTXNN ở các cấp theo quy định của pháp luật.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan hướng dẫn các HTXNN ứng dụng bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị của HTX. Đề nghị các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền, phổ biến kiến thức liên quan đến HTXNN.
9. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
Phối hợp cùng các sở, ban, ngành địa phương thực hiện tổ chức tuyên truyền sâu rộng các nội dung của Đề án.
Thực hiện tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ phát triển HTXNN: đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho việc hình thành và phát triển của HTXNN; hỗ trợ tư vấn thành lập mới HTXNN; thực hiện các Chương trình, dự án, dịch vụ công được giao và nhiệm vụ ủy thác hỗ trợ phát triển HTXNN từ cơ quan quản lý nhà nước. Vận động HTXNN tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng và tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Ưu tiên nguồn kinh phí cho HTXNN vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, đặc biệt các HTXNN tham gia ứng dụng công nghệ cao.
Hàng năm Liên minh HTX tỉnh xây dựng kế hoạch kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo chức năng gửi các Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư. Đồng thời, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp chung vào thời điểm làm dự toán hàng năm.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng hợp đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án.
10. Hội Nông dân tỉnh
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các nội dung trong Đề án đến với người nông dân nói chung và các thành viên của HTXNN nói riêng. Vận động các chủ trang trại, nông dân sản xuất giỏi là Hội viên của Hội nông dân tham gia tích cực vào phong trào phát triển HTXNN. Ưu tiên nguồn kinh phí cho vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân để giúp các thành viên HTXNN là hội viên Hội nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
11. Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2016/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn; dành nguồn vốn phù hợp cho hoạt động tín dụng phục vụ cho hỗ trợ phát triển HTX; ngân hàng thương mại, chính sách xã hội, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn trong việc tiếp cận vốn cho HTXNN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các HTXNN tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng và các nguồn quỹ tín dụng khác.
12. Tỉnh đoàn
Tăng cường công tác tuyên truyền vận động đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia các hoạt động phát triển kinh tế gia đình, sáng tạo trong lao động sản xuất và liên kết thành lập các mô hình HTXNN, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho các đoàn viên, thanh niên; góp phần thể hiện vai trò của tổ chức Đoàn trong thực hiện chương trình đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp; đồng thời có những đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan hỗ trợ các thanh niên khởi nghiệp được tuyên truyền, tập huấn, cung cấp thông tin về sản phẩm, thị trường, hợp tác, liên kết, ...; được tiếp cận các nguồn lực để hỗ trợ phát triển các HTXNN, hướng dẫn các HTX này sử dụng đúng mục đích, hiệu quả các kinh phí hỗ trợ.
13. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội khác
Tăng cường công tác tuyên truyền về HTXNN; phối hợp tổ chức xây dựng các mô hình HTXNN điển hình; tập hợp các hội viên có khả năng sáng lập HTX để vận động thành lập các HTXNN.
14. Trường Chính trị
Trường Chính trị tỉnh và các đơn vị liên quan phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh HTX tỉnh thực hiện chương trình bồi dưỡng kiến thức về kinh tế tập thể cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị ở cơ sở và cán bộ chủ chốt của HTX.
15. UBND các huyện, thị xã, thành phố
Xây dựng kế hoạch triển khai Đề án trên địa bàn, lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án hàng năm gửi các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.
Phát triển các mô hình chuỗi liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua các hợp đồng kinh tế. Tập trung củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTXNN trên địa bàn. Thực hiện quy hoạch các vùng chuyên canh về trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản từ đó tạo ra nguồn hàng nông sản lớn, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Rà soát, đánh giá đúng thực chất, toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các HTXNN, từ đó có kế hoạch giải thể dứt điểm các HTXNN yếu kém, hoạt động hình thức hoặc hợp nhất, sáp nhập những HTXNN quy mô thôn thành quy mô toàn xã.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các HTXNN để có biện pháp phù hợp nhằm chấn chỉnh, hướng dẫn, hỗ trợ cho HTX hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và chấp hành đúng các quy định của pháp luật. Kịp thời phổ biến, nhân rộng các mô hình HTX kiểu mới, hiệu quả.
Kiện toàn Ban chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, HTX; bố trí công chức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm quản lý, kiểm tra, đánh giá và hỗ trợ HTX; chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển HTXNN hằng năm ở từng địa phương.
Phối hợp với các Sở, ngành, Liên minh HTX tỉnh để hỗ trợ HTXNN phát triển; tập trung củng cố và thành lập mới HTX tại địa phương theo nội dung Đề án.
Xây dựng phương án giải thể hoặc chuyển sang loại hình kinh tế khác đối với các HTXNN đã ngừng hoạt động do phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cấp giấy chứng nhận thành lập.
Lựa chọn các sản phẩm đặc trưng, có lợi thế cạnh tranh của địa phương để thúc đẩy việc thành lập HTX chuyên ngành nhằm tổ chức lại sản xuất tập trung, quy mô lớn.
Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn tạo điều kiện HTXNN tham gia các chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa bàn và quản lý, vận hành sau khi công trình hoàn thành.
Tổng hợp kết quả thực hiện của các HTXNN, báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn) theo định kỳ hàng năm./.
PHỤ LỤC I
TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG HTX NN TOÀN TỈNH BIẾN ĐỘNG QUA CÁC NĂM
(Kèm theo Quyết định số: 1458/QĐ-UBND ngày 25/10/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
TT
Huyện
2016
2017
2018
2019
2020
2021
Tổng
Chưa đăng ký chuyển đổi, tổ chức lại theo Luật
Ngừng hoạt động, dự kiến giải thể
1
Huyện Bình Sơn
39
37
37
34
38
37
1
- Số HTX tăng do thành lập mới
4
4
- Số HTX giảm
2
3
1
6
+ Do hợp nhất, sáp nhập HTX
2
2
+ Do giải thể HTX
2
1
1
4
2
Huyện Sơn Tịnh
11
11
11
11
11
13
- Số HTX tăng do thành lập mới
2
2
- Số HTX giảm
13
13
+ Do hợp nhất, sáp nhập HTX
13
3
TP Quảng Ngãi
26
27
28
27
33
34
2
4
- Số HTX tăng do thành lập mới
1
2
1
6
4
14
- Số HTX giảm
1
0
1
2
0
3
7
+ Do giải thể HTX
1
1
2
3
7
4
Huyện Tư Nghĩa
24
24
24
25
25
25
- Số HTX tăng do thành lập mới
1
1
5
Huyện Nghĩa Hành
15
15
16
16
16
16
- Số HTX tăng do thành lập mới
1
1
2
6
Huyện Mộ Đức
30
31
32
33
35
35
1
3
- Số HTX tăng do thành lập mới
1
2
1
2
6
- Số HTX giảm
1
1
+ Do giải thể HTX
1
1
7
Thị xã Đức Phổ
22
22
21
20
20
20
1
- Số HTX giảm
6
1
1
8
+ Do hợp nhất, sáp nhập HTX
2
1
1
+ Do giải thể HTX
1
1
8
Huyện Trà Bồng
0
0
1
3
5
7
- Số HTX tăng do thành lập mới
1
2
2
2
7
9
Huyện Sơn Hà
0
2
4
15
16
17
- Số HTX tăng do thành lập mới
2
2
11
1
1
17
10
Huyện Sơn Tây
0
0
1
2
5
9
- Số HTX tăng do thành lập mới
0
1
1
3
4
9
11
Huyện Minh Long
1
2
3
4
5
6
- Số HTX tăng do thành lập mới
1
1
1
1
1
1
6
12
Huyện Ba Tơ
0
2
4
6
9
11
- Số HTX tăng do thành lập mới
2
2
2
4
3
13
- Số HTX giảm
1
1
2
+ Do giải thể HTX
1
1
2
13
Huyện Lý Sơn
0
0
0
1
1
1
- Số HTX tăng do thành lập mới
1
1
Tổng Cộng
168
173
182
197
219
231
3
9
PHỤ LỤC II
DỰ KIẾN PHÂN KỲ KINH PHÍ CHI TIẾT THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Quyết định số: 1458/QĐ-UBND ngày 25/10/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
TT
Nội dung
ĐVT
Năm
Giai đoạn 2023-2025
Nguồn kinh phí thực hiện
2023
2024
2025
NSTW
NS tỉnh
Tổng cộng
5.525,2
5.530,4
6.135,6
17.191,2
5.680
11.511,2
1
Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về KTTT
Trđ
300
300
300
900
900
2
Thành lập mới, củng cố tổ chức lại HTX, liên hiệp HTX
Trđ
1110
1160
1110
3.380
3.380
2.1
Thành lập mới HTX
Trđ
360
360
360
1.080
1.080
-
Số HTX dự kiến thành lập
HTX
12
12
12
36
2.2
Thành lập mới Liên hiệp HTX: Dự kiến thành lập 01 LH HTX
Trđ
50
50
50
2.3
Củng cố, tổ chức lại HTX
Trđ
750
750
750
2.250
2.400
-
Số HTX dự kiến tổ chức củng cố lại
HTX
25
25
25
75
3
Nâng cao năng lực, nhận thức cho khu vực HTX
2.430
2.430
2.430
7.290
4.290
3.000
3.1
Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức đối với cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về HTX
Trđ
200
200
200
600
600
-
Số lớp dự kiến tổ chức
2
2
2
6
-
Số người tham dự
80
80
80
240
3.2
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tổ chức HTX (cán bộ quản lý, thành viên HTX)
Trđ
2.230
2.230
2.230
6.690
3.690
3.000
3.2.1
Bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tổ chức HTX
Trđ
1.230
1.230
1.230
3.690
3.690
-
Tổ chức tập huấn các chuyên đề: Lập phương án SXKD, marketing, kế toán, kiểm toán, thuế, nghiệp vụ bán hàng, tín dụng nội bộ, kiểm soát, ….
Trđ
1.080
1.080
1.080
3.240
3.240
+
Số lớp dự kiến tổ chức
Lớp
6
6
6
18
+
Số người tham dự
người
300
300
300
900
-
Tổ chức tập huấn chuyên đề: chuyển đổi số
Trđ
150
150
150
450
450
+
Số lớp dự kiến tổ chức
Lớp
1
1
1
3
+
Số người tham dự
người
50
50
50
150
3.2.2
Đào tạo Sơ cấp nghề giám đốc HTX
Trđ
1.000
1.000
1.000
3.000
3.000
Số lớp dự kiến tổ chức
Lớp
1
1
1
3
Số người tham dự
người
50
50
50
150
4
Đưa lao động trẻ về làm việc tại các tổ chức HTX
Trđ
655,2
1.310,4
1.965,6
3.931,2
3.931,2
-
Số người dự kiến hỗ trợ
người
10
20
30
30
5
Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu, tuyên truyền hỗ trợ cho tổ chức HTX
Trđ
930
230
230
1.390
1.390
5.1
XD trang Website
Trđ
700
700
700
5.2
Chi phí vận hành trang Website
Trđ
80
80
80
240
240
5.3
Phần mềm báo cáo tài chính, kiểm toán, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
Trđ
150
150
150
450
450
-
Số HTX dự kiến hỗ trợ
30
30
30
90
90
6
Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
100
100
100
300
300 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Ngãi",
"promulgation_date": "25/10/2022",
"sign_number": "1458/QĐ-UBND",
"signer": "Đặng Văn Minh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-43-2021-QD-UBND-ty-le-phan-chia-khoan-thu-giua-ngan-sach-cac-cap-chinh-quyen-Ha-Nam-498719.aspx | Quyết định 43/2021/QĐ-UBND tỷ lệ phân chia khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền Hà Nam | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 43/2021/QĐ-UBND
Hà Nam, ngày 10 tháng 12 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
VỀ TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU GIỮA NGÂN SẢCH CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH HÀ NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam về việc ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chỉ và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Hà Nam;
Căn cứ Nghị quyết số 40/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2022;
Thực hiện Quyết định số 2047/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2022;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phân cấp nguồn thu và tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Hà Nam được thực hiện từ ngày 01/01/2022 theo Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 14/10/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam về việc ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Hà Nam.
Trong đó:
1. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Đơn vị tính: %
STT
Khoản thu
Ngân sách nhà nước
Ngân sách trung ương
Phân chia tỷ lệ % cho các cấp NSĐP
Ngân sách địa phương
Trong đó
Ngân sách cấp tỉnh
Ngân sách cấp huyện
Ngân sách cấp xã
1
Thuế giá trị gia tăng (không kể thuế GTGT thu từ hàng hóa nhập khẩu và hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí)
a
Tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế
100%
9%
91%
91%
b
Cá nhân, hộ kinh doanh nộp thuế
100%
9%
91%
"64%;
27%
2
Thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí) kể cả doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc
100%
9%
91%
91%
3
Thuế tiêu thụ đặc biệt (không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa nhập khẩu) thuộc tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế
a
Tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế
100%
9%
91%
91%
b
Cá nhân, hộ kinh doanh nộp thuế
100%
9%
91%
27%
64%
4
Thuế thu nhập cá nhân
a
Thuế thu nhập cá nhân (không kể thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản; hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân trên địa bàn xã, phường, thị trấn)
100%
9%
91%
91%
b
Thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản; hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân trên địa bàn xã, phường, thị trấn
100%
9%
91%
64%
27%
5
Thuế bảo vệ môi trường
100%
56,32%
43,68%
43,68%
6
Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do cơ quan trung ương cấp phép
100%
70%
30%
30%
7
Thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước do cơ quan trung ương cấp phép
100%
70%
30%
30%
Ghi chú: Các khoản thu từ số thứ tự 1,2,3,4 và 5 của khoản 1, Điều 1 thực hiện trong năm 2022. Các năm sau thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.
2. Thu tiền sử dụng đất
Đơn vị tính: %
STT
Khoản thu
Phân chia tỷ lệ % cho các cấp NSĐP
Phần ngân sách địa phương được hưởng
Trong đó
Ngân sách cấp tỉnh
Ngân sách cấp huyện (Trong đó đó bao gồm các chi phí: GPMB. chi ĐTXD CSHT và các chi phí khác liên quan đối với khu đất đấu giá)
Ngân sách cấp xã
Tổng số
Trong đó
Thu tiền sử dụng đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội theo NĐ số 49/2021 /NĐ-CP của CP
Trích Quỹ Phát triển đất (5% thu tiền sử dụng đất)
Tiền sử dụng đất để chi đầu tư công theo quy định
1
Thu tiền sử dụng đất khi giao đất
a
Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở (trừ trường hợp đất thuộc tổ chức kinh tế bàn giao một phần diện tích đất thương phẩm cho UBND các huyện, thị xã, thành phố để tổ chức bán đấu giá).
Đất trên địa bàn xã, thị trấn
100%
30%
5%
25%
60%
10%
Đất trên địa bàn phường
100%
30%
5%
25%
70%
b
Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê; xây dựng công trình hỗn hợp cao tầng, trong đó có diện tích nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê (kể cả trường hợp tổ chức kinh tế bàn giao một phần diện tích đất thương phẩm cho UBND các huyện, thị xã, thành phố để tổ chức bán đấu giá):
Đất trên địa bàn xã, thị trấn
100%
60%
5%
55%
30%
10%
Đất trên địa bàn phường
100%
60%
5%
55%
40%
c
Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng (sau đây gọi tắt là đất nghĩa trang, nghĩa địa)
Đất trên địa bàn xã, thị trấn
100%
30%
5%
25%
60%
10%
Đất trên địa bàn phường
100%
30%
5%
25%
70%
2
Tiền chuyển mục đích sử dụng đất: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) có nguồn gốc được giao không thu tiền sử dụng đất hoặc có thu tiền sử dụng đất chuyển sang đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa:
a
Hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển sang sử dụng làm đất ở
Đất trên địa bàn xã, thị trấn
100%
30%
5%
25%
60%
10%
Đất trên địa bàn phường
100%
30%
5%
25%
70%
b
Tổ chức kinh tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển sang sử dụng làm đất ở
Đất trên địa bàn xã, thị trấn
100%
60%
5%
55%
30%
10%
Đất trên địa bàn phường
100%
60%
5%
55%
40%
c
Tổ chức kinh tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển sang sử dụng làm đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất trên địa bàn xã, thị trấn
100%
30%
5%
25%
60%
10%
Đất trên địa bàn phường
100%
30%
5%
25%
70%
3
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm nhà ở, đất phi nông nghiệp được Nhà nước công nhận có thời hạn lâu dài trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Đất trên địa bàn xã, thị trấn
100%
30%
5%
25%
60%
10%
Đất trên địa bàn phường
100%
30%
5%
25%
70%
4
Thu tiền sử dụng đất từ quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định tại khoản 4, Điều 1, Nghị định số 49/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
100%
100%
100%
Điều 2. Hiệu lực thi hành:
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 và bãi bỏ các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh: số 64/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 về tỷ lệ điều tiết các khoản thu ngân sách nhà nước cho các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-2020; số 54/2017/QĐ-UBND ngày 19/12/2017 về tỷ lệ điều tiết đối với nguồn thu tiền chậm nộp ngân sách địa phương được hưởng giai đoạn 2017-2020; số 47/2018/QĐ-UBND ngày 20/12/2018 và số 31/2020/QĐ-UBND ngày 22/12/2020 về sửa đổi, bổ sung tỷ lệ điều tiết các khoản thu ngân sách nhà nước cho các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-2020.
Điều 3. Tổ chức thực hiện.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở; ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để b/cáo);
- Bộ Tài chính (để b/cáo);
- Cục KTVBQPPL - Bộ Tư pháp (để b/cáo);
- Website Chính phủ;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- VPUB: LĐVP, TH, các CV;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, KT. 12/2021 QPPL.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trương Quốc Huy | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hà Nam",
"promulgation_date": "10/12/2021",
"sign_number": "43/2021/QĐ-UBND",
"signer": "Trương Quốc Huy",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Quyet-dinh-30-2010-QD-UBND-sua-doi-Dieu-6-Quyet-dinh-05-2010-QD-UBND-quy-dinh-147803.aspx | Quyết định 30/2010/QĐ-UBND sửa đổi Điều 6 Quyết định 05/2010/QĐ-UBND quy định | UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 30/2010/QĐ-UBND
Đà Nẵng, ngày 28 tháng 9 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 6 QUYẾT ĐỊNH SỐ 05/2010/QĐ-UBND NGÀY 08 THÁNG 3 NĂM 2010 CỦA UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VỀ QUY ĐỊNH TỶ LỆ THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOẠT NĂM 2010 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 26/2010/NĐ-CP ngày 22 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 8 Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị quyết số 59/2007/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khoá VII, nhiệm kỳ 2004 - 2011, kỳ họp thứ 10 về quy định thu một số loại phí và lệ phí trên địa bàn thành phố;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2010 của UBND thành phố quy định tỷ lệ thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt năm 2010 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như sau:
“ Điều 6. Quản lý và sử dụng tiền thu phí
1. Căn cứ vào số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được hàng tháng, cơ quan thu phí được trích để lại 10% tổng số phí thu được để chi phí phục vụ công tác thu. Số còn lại (90%) nộp vào ngân sách và hạch toán điều tiết cho ngân sách thành phố toàn bộ số thu này.
2. Nguồn thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt (sau khi trừ phần trích để lại cho cơ quan thu phí) được sử dụng để chi cho công tác quản lý, vận hành hệ thống thoát nước, xử lý thoát nước thuộc dự án thoát nước và vệ sinh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và được áp dụng từ ngày 01 tháng 10 năm 2010.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc các Sở: Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường; Cục trưởng Cục Thuế thành phố; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng; Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cấp nước Đà Nẵng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Duy Khương | {
"issuing_agency": "Thành phố Đà Nẵng",
"promulgation_date": "28/09/2010",
"sign_number": "30/2010/QĐ-UBND",
"signer": "Võ Duy Khương",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-09-2016-QD-UBND-don-gia-do-dac-dia-chinh-dang-ky-dat-dai-cap-so-do-Binh-Phuoc-306590.aspx | Quyết định 09/2016/QĐ-UBND đơn giá đo đạc địa chính đăng ký đất đai cấp sổ đỏ Bình Phước | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 09/2016/QĐ-UBND
Bình Phước, ngày 01 tháng 3 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH ĐƠN GIÁ ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH, ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT, XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/02/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán kinh phí đo đạc bản đồ và quản lý đất đai;
Căn cứ Thông tư số 50/2013/TT-BTNMT ngày 27/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Định mức Kinh tế-kỹ thuật đo đạc địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Căn cứ Thông tư số 18/2013/TT-BTNMT ngày 18/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế-kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 130 TTr-STNMT ngày 17/02/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Đơn giá đo đạc địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
(có đơn giá chi tiết kèm theo)
Điều 2.
1. Đơn giá này được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh cho các công trình đo đạc chính quy sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu đo đạc địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
2. Các loại chi phí chưa tính trong đơn giá, bao gồm các khoản chi phí và định mức như sau:
a) Chi phí khảo sát thiết kế, lập dự toán:
Loại công việc
Chi phí trực tiếp (tỷ đồng)
1
2
3
4
5
10
15
20
30
40
50
Ngoại nghiệp
Tỷ lệ % tính trên chi phí trực tiếp
Nhóm II
4,00
3,50
3,33
3,25
3,20
2,20
1,67
1,40
1,13
0,93
0,80
Nhóm III
3,00
2,63
2,50
2,44
2,40
1,65
1,25
1,05
0,85
0,69
0,60
Nội nghiệp
Tỷ lệ % tính trên chi phí trực tiếp
Nhóm II, III
2,00
1,75
1,67
1,63
1,60
1,10
0,83
0,70
0,57
0,46
0,40
b) Chi phí kiểm tra, nghiệm thu:
Ngoại nghiệp
Nội nghiệp
Nhóm II
4% chi phí trực tiếp và chi phí chung
3% chi phí trực tiếp và chi phí chung
Nhóm III
5% chi phí trực tiếp và chi phí chung
4% chi phí trực tiếp và chi phí chung
c) Thu nhập chịu thuế tính trước: 5,5% chi phí trong đơn giá.
d) Đơn giá trên chưa bao gồm thuế VAT, khi thanh toán sẽ tính thêm thuế VAT theo Luật thuế VAT.
Điều 3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này; tổng hợp những khó khăn, vướng mắc và báo cáo, đề xuất trình UBND tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.
Điều 4.
1. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và xã hội, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 02/2007/QĐ-UBND ngày 18/01/2007 về ban hành đơn giá chỉnh lý hồ sơ địa chính và in ấn bản đồ nền trên địa bàn tỉnh Bình Phước và Quyết định số 16/2009/QĐ-UBND ngày 28/8/2009 về ban hành đơn giá đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh của UBND tỉnh Bình Phước./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- TT. TU, TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó CT tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Trung tâm Tin học - Công báo;
- Như điều 4;
- Sở Tư pháp;
- LĐVP, P. KTTH, KTN;
- Lưu: VT(HH89).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Huỳnh Anh Minh
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Phước",
"promulgation_date": "01/03/2016",
"sign_number": "09/2016/QĐ-UBND",
"signer": "Huỳnh Anh Minh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Nghi-quyet-24-2016-NQ-HDND-thu-phi-le-phi-ty-le-phan-tram-trich-lai-cho-don-vi-thu-Hau-Giang-354233.aspx | Nghị quyết 24/2016/NQ-HĐND thu phí lệ phí tỷ lệ phần trăm trích lại cho đơn vị thu Hậu Giang | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 24/2016/NQ-HĐND
Hậu Giang, ngày 08 tháng 12 năm 2016
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA CÁC KHOẢN THU PHÍ, LỆ PHÍ VÀ TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) TRÍCH LẠI CHO ĐƠN VỊ THU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
KHÓA IX KỲ HỌP THỨ TƯ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 250/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Xét Tờ trình số 282/TTr-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc đề nghị thông qua các khoản thu phí, lệ phí và tỷ lệ phần trăm (%) trích lại cho đơn vị thu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất thông qua các khoản thu phí, lệ phí và tỷ lệ phần trăm (%) trích lại cho đơn vị thu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, cụ thể như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng:
a) Phạm vi điều chỉnh:
Quy định về danh mục, mức thu, miễn, giảm, quản lý và sử dụng phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh.
b) Đối tượng áp dụng:
- Người nộp phí, lệ phí bao gồm tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước theo quy định của Luật Phí và lệ phí.
- Tổ chức thu phí, lệ phí bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được thu phí, lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến kê khai, thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí.
2. Danh mục, mức thu và tỷ lệ phần trăm (%) trích lại cho đơn vị thu đối với các khoản phí:
a) Danh mục:
- Phí thuộc lĩnh vực giao thông vận tải: Phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố.
- Phí thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch:
+ Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp;
+ Phí thư viện.
- Phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường:
+ Phí bảo vệ môi trường: Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết;
+ Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Phí khai thác, sử dụng nguồn nước, gồm: Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất; Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất; Phí thẩm định đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt; Phí thẩm định đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi;
+ Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai.
- Phí thuộc lĩnh vực tư pháp:
+ Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
+ Phí đăng ký giao dịch bảo đảm.
b) Mức thu:
- Phí thuộc lĩnh vực giao thông vận tải (đính kèm Phụ lục I).
- Phí thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch (đính kèm Phụ lục II).
- Phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường (đính kèm Phụ lục III).
- Phí thuộc lĩnh vực tư pháp (đính kèm Phụ lục IV).
c) Tỷ lệ phần trăm (%) trích lại cho đơn vị thu (đính kèm Phụ lục VI).
3. Danh mục, mức thu các khoản lệ phí:
a) Danh mục:
- Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân:
+ Lệ phí đăng ký cư trú;
+ Lệ phí cấp chứng minh nhân dân;
+ Lệ phí hộ tịch;
+ Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản:
+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất;
+ Lệ phí cấp giấy phép xây dựng.
b) Mức thu (đính kèm Phụ lục V).
4. Về miễn, giảm phí, lệ phí:
a) Đối với phí thư viện:
- Giảm 50% mức phí thư viện đối với các trường hợp sau:
+ Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa”. Trường hợp khó xác định là đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đối tượng cư trú.
+ Người khuyết tật nặng theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.
Trường hợp người vừa thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa vừa thuộc diện người khuyết tật nặng thì chỉ được giảm 50% mức phí thư viện.
- Miễn phí thư viện đối với trẻ em; người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.
b) Đối với lệ phí:
- Lệ phí đăng ký cư trú:
Miễn thu lệ phí đăng ký cư trú đối với các trường hợp: Bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; cá nhân, hộ gia đình thuộc hộ nghèo.
- Lệ phí hộ tịch:
Miễn lệ phí hộ tịch trong những trường hợp sau:
+ Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.
+ Đăng ký khai sinh đúng hạn, khai tử đúng hạn; đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ; đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước, thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
5. Các nội dung khác:
Các nội dung khác liên quan đến mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí không quy định tại Nghị quyết này được thực hiện theo Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Điều 2. Nghị quyết này bãi bỏ Nghị quyết số 13/2014/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc thông qua các khoản thu phí, lệ phí và tỷ lệ phần trăm (%) trích lại cho đơn vị thu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 10/2016/NQ-HĐND ngày 05 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc sửa đổi, bổ sung mức thu lệ phí hộ tịch và mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết.
Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát quá trình thực hiện nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang Khóa IX Kỳ họp thứ Tư thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ (HN - TP. HCM);
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- HĐND, UBND, UBMTTQVN cấp huyện;
- Cơ quan Báo, Đài tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.
CHỦ TỊCH
Huỳnh Thanh Tạo
PHỤ LỤC I
DANH MỤC PHÍ THUỘC LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 24/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang)
STT
DANH MỤC
ĐƠN VỊ TÍNH
MỨC THU
1
2
3
4
PHÍ SỬ DỤNG TẠM THỜI LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ
Phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố vào mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng lòng đường, hè phố.
Đồng/m2/ngày
2.000
PHỤ LỤC II
DANH MỤC PHÍ THUỘC LĨNH VỰC VĂN HÓA, THỂ THAO, DU LỊCH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 24/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang)
STT
DANH MỤC
ĐƠN VỊ TÍNH
MỨC THU
1
2
3
4
I
PHÍ THẨM ĐỊNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG CƠ SỞ THỂ THAO, CÂU LẠC BỘ THỂ THAO CHUYÊN NGHIỆP
1
Cấp lần đầu
a
Đối với doanh nghiệp
Đồng/lần thẩm định
600.000
b
Đối với cá nhân, hộ gia đình
Đồng/lần thẩm định
400.000
2
Cấp lại
a
Đối với doanh nghiệp
Đồng/lần thẩm định
200.000
b
Đối với cá nhân, hộ gia đình
Đồng/lần thẩm định
100.000
II
PHÍ THƯ VIỆN
Cấp thẻ thư viện cho người lớn (kể cả ép nhựa)
Đồng/thẻ
10.000
PHỤ LỤC IV
DANH MỤC PHÍ THUỘC LĨNH VỰC TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 24/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang)
STT
DANH MỤC
ĐƠN VỊ TÍNH
MỨC THU
I
PHÍ CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
1
Tổ chức
Đồng/trường hợp
30.000
2
Hộ gia đình, cá nhân
Đồng/trường hợp
20.000
II
PHÍ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
1
Đăng ký giao dịch bảo đảm
a
Tổ chức
Đồng/hồ sơ
80.000
b
Hộ gia đình, cá nhân
Đồng/hồ sơ
60.000
2
Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm
a
Tổ chức
Đồng/hồ sơ
70.000
b
Hộ gia đình, cá nhân
Đồng/hồ sơ
50.000
3
Đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký
a
Tổ chức
Đồng/hồ sơ
60.000
b
Hộ gia đình, cá nhân
Đồng/hồ sơ
40.000
4
Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm
a
Tổ chức
Đồng/hồ sơ
20.000
b
Hộ gia đình, cá nhân
Đồng/hồ sơ
20.000
PHỤ LỤC VI
TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) TRÍCH LẠI CÁC KHOẢN THU PHÍ CHO ĐƠN VỊ THU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 24/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang)
STT
DANH MỤC
TỶ LỆ TRÍCH LẠI
1
2
3
I
PHÍ THUỘC LĨNH VỰC VĂN HÓA, THỂ THAO, DU LỊCH
1
Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp
100%
2
Phí thư viện
100%
II
PHÍ THUỘC LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Phí bảo vệ môi trường
80%
PHỤ LỤC III
DANH MỤC PHÍ THUỘC LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 24/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang)
I. PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết
Đơn vị tính: triệu đồng
Tổng vốn đầu tư
≤50
>50 và ≤100
>100 và ≤200
>200 và ≤500
>500
(Tỷ đồng)
Nhóm 1. Dự án xử lý chất thải và cải thiện môi trường
4,5
5,9
10,8
12,6
15,3
Nhóm 2. Dự án công trình dân dụng
6,2
7,7
13,5
14,4
22,5
Nhóm 3. Dự án hạ tầng kỹ thuật
6,8
8,6
15,3
16,2
22,5
Nhóm 4. Dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
7
8,6
15,3
16,2
21,6
Nhóm 5. Dự án giao thông
7,3
9
16,2
18
22,5
Nhóm 6. Dự án công nghiệp
7,6
9,5
17,1
18
23,4
Nhóm 7. Dự án khác (không thuộc nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 6)
4,5
5,4
9,72
10,8
14
(Trường hợp thẩm định lại báo cáo đánh giá tác động môi trường, mức thu bằng 50% mức thu áp dụng đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường chính thức)am,j
II
PHÍ THẨM ĐỊNH HỒ SƠ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
1
Người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
a
Đất tại khu vực đô thị
- Đất ở
Đồng/hồ sơ
140.000
- Đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh
Đồng/hồ sơ
300.000
- Các loại đất khác
Đồng/hồ sơ
200.000
b
Đất tại khu vực nông thôn
- Đất ở
Đồng/hồ sơ
100.000
- Đất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh
Đồng/hồ sơ
200.000
- Các loại đất khác
Đồng/hồ sơ
150.000
2
Người sử dụng đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
a
Diện tích dưới 1.000m2
Đồng/hồ sơ
1.200.000
b
Diện tích từ 1.000m2 đến dưới 2.500m2
Đồng/hồ sơ
2.000.000
c
Diện tích từ 2.500m2 đến dưới 5.000m2
Đồng/hồ sơ
3.000.000
d
Diện tích từ 5.000m2 đến dưới 10.000m2
Đồng/hồ sơ
4.500.000
đ
Diện tích từ 10.000m2 đến dưới 50.000m2
Đồng/hồ sơ
6.000.000
e
Diện tích từ 50.000m2 trở lên
Đồng/hồ sơ
7.000.000
III
PHÍ KHAI THÁC, SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC
1
Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất
a
Phí thẩm định báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất
Báo cáo kết quả thi công giếng thăm dò có lưu lượng nước dưới 200m3/ngày đêm
Đồng/1 báo cáo
400.000
Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng nước từ 200 đến dưới 500m3/ngày đêm
Đồng/1 báo cáo
1.400.000
Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng nước từ 500 đến dưới 1.000m3/ngày đêm
Đồng/1 báo cáo
3.400.000
Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng nước từ 1.000 đến dưới 3.000m3/ngày đêm
Đồng/1 báo cáo
4.100.000
Trường hợp thẩm định gia hạn, bổ sung
Đồng/1 báo cáo
Bằng 50% tương ứng từng trường hợp nêu trên
b
Phí thẩm định đề án thăm dò, báo cáo khai thác, sử dụng nước dưới đất
Đề án thiết kế giếng thăm dò, báo cáo khai thác có lưu lượng nước dưới 200m3/ngày đêm
Đồng/1 đề án, báo cáo
400.000
Đề án thăm dò, báo cáo khai thác có lưu lượng nước từ 200 đến dưới 500m3/ngày đêm
Đồng/1 đề án, báo cáo
1.100.000
Đề án thăm dò, báo cáo khai thác có lưu lượng nước từ 500 đến dưới 1.000m3/ngày đêm
Đồng/1 đề án, báo cáo
2.600.000
Đề án thăm dò, báo cáo khai thác có lưu lượng nước từ 1.000 đến dưới 3.000m3/ngày đêm
Đồng/1 đề án, báo cáo
4.100.000
Trường hợp thẩm định gia hạn, bổ sung
Đồng/1 đề án, báo cáo
Bằng 50% tương ứng từng trường hợp nêu trên
2
Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất
a
Hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất
Đồng/hồ sơ
1.000.000
b
Trường hợp thẩm định gia hạn, bổ sung
Đồng/hồ sơ
500.000
3
Phí thẩm định đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt
a
Có lưu lượng nước dưới 0,1m3/giây, hoặc để phát điện với công suất dưới 50KW; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 500m3/ngày đêm
Đồng/1 đề án, báo cáo
600.000
b
Có lưu lượng từ 0,1 đến dưới 0,5m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 50 đến dưới 200KW; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 500 đến dưới 3.000m3/ngày đêm
Đồng/1 đề án, báo cáo
1.800.000
c
Có lưu lượng từ 0,5 đến dưới 1m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 200 đến dưới 1.000KW; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 3.000 đến dưới 20.000m3/ngày đêm
Đồng/1 đề án, báo cáo
4.100.000
d
Có lưu lượng từ 1 đến dưới 2m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 1.000 đến dưới 2.000KW; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20.000 đến dưới 50.000m3/ngày đêm
Đồng/1 đề án, báo cáo
6.000.000
đ
Trường hợp thẩm định gia hạn, bổ sung
Đồng/1 đề án, báo cáo
Bằng 50% tương ứng từng trường hợp nêu trên
4
Phí thẩm định đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi
a
Có lưu lượng nước dưới 100m3/ngày đêm
Đồng/1 đề án, báo cáo
600.000
b
Có lưu lượng nước từ 100 đến dưới 500m3/ngày đêm
Đồng/1 đề án, báo cáo
1.800.000
c
Có lưu lượng nước từ 500 đến dưới 2.000m3/ngày, đêm
Đồng/1 đề án, báo cáo
4.100.000
d
Có lưu lượng nước từ 2.000 đến dưới 5.000m3/ngày, đêm
Đồng/1 đề án, báo cáo
6.000.000
đ
Trường hợp thẩm định gia hạn, bổ sung
Đồng/1 đề án, báo cáo
Bằng 50% tương ứng từng trường hợp nêu trên
IV
PHÍ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU ĐẤT ĐAI
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
Đồng/hồ sơ, tài liệu
200.000
PHỤ LỤC V
DANH MỤC LỆ PHÍ
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 24/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang)
STT
DANH MỤC
ĐƠN VỊ TÍNH
MỨC THU
I
LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ CƯ TRÚ
1
Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú
a
Đối với trường hợp công dân cư trú tại các phường
Đồng/lần đăng ký
15.000
b
Đối với trường hợp công dân cư trú tại các xã, thị trấn
Đồng/lần đăng ký
7.000
2
Cấp mới, cấp lại, cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú cho hộ gia đình, cho cá nhân
a
Đối với trường hợp công dân cư trú tại các phường
Đồng/lần cấp
20.000
b
Đối với trường hợp công dân cư trú tại các xã, thị trấn
Đồng/lần cấp
10.000
3
Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú
a
Đối với trường hợp công dân cư trú tại các phường
Đồng/lần điều chỉnh
8.000
b
Đối với trường hợp công dân cư trú tại các xã, thị trấn
Đồng/lần điều chỉnh
4.000
4
Gia hạn tạm trú
a
Đối với trường hợp công dân cư trú tại các phường
Đồng/lần gia hạn
4.000
b
Đối với trường hợp công dân cư trú tại các xã, thị trấn
Đồng/lần gia hạn
3.000
II
LỆ PHÍ CẤP CHỨNG MINH NHÂN DÂN
1
Đối với trường hợp công dân cư trú tại các phường
Đồng/lần cấp
8.000
2
Đối với trường hợp công dân cư trú tại các xã, thị trấn
Đồng/lần cấp
4.000
III
LỆ PHÍ HỘ TỊCH
1
Áp dụng đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã
a
Khai sinh (bao gồm: Đăng ký khai sinh không đúng hạn, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân), khai tử (bao gồm: Đăng ký khai tử không đúng hạn, đăng ký lại khai tử)
Đồng/trường hợp
5.000
b
Kết hôn (đăng ký lại kết hôn)
Đồng/trường hợp
20.000
c
Nhận cha, mẹ, con
Đồng/trường hợp
10.000
d
Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi cư trú ở trong nước; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước
Đồng/trường hợp
10.000
đ
Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Đồng/trường hợp
10.000
e
Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác hoặc đăng ký hộ tịch khác
Đồng/trường hợp
5.000
2
Áp dụng đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp huyện
a
Khai sinh (bao gồm: Đăng ký khai sinh đúng hạn, không đúng hạn, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân), khai tử (bao gồm: Đăng ký khai tử đúng hạn, không đúng hạn, đăng ký lại khai tử)
Đồng/trường hợp
50.000
b
Kết hôn (bao gồm: Đăng ký kết hôn mới, đăng ký lại kết hôn)
Đồng/trường hợp
1.000.000
c
Giám hộ, chấm dứt giám hộ
Đồng/trường hợp
50.000
d
Nhận cha, mẹ, con
Đồng/trường hợp
1.000.000
đ
Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc; thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch có yếu tố nước ngoài
Đồng/trường hợp
25.000
e
Ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
Đồng/trường hợp
50.000
g
Đăng ký hộ tịch khác
Đồng/trường hợp
50.000
IV
LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM
1
Cấp mới
Đồng/giấy phép
600.000
2
Cấp lại
Đồng/giấy phép
450.000
V
LỆ PHÍ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
1
Lệ phí cấp giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất)
a
Hộ gia đình, cá nhân
- Khu vực phường
Đồng/giấy
20.000
- Khu vực khác (thị trấn, xã)
Đồng/giấy
10.000
b
Tổ chức
Đồng/giấy
100.000
2
Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản khác gắn liền với đất
a
Hộ gia đình, cá nhân
- Khu vực phường
Đồng/giấy
80.000
- Khu vực khác (thị trấn, xã)
Đồng/giấy
40.000
b
Tổ chức
Đồng/giấy
400.000
3
Lệ phí chứng nhận đăng ký biến động về đất đai
a
Hộ gia đình, cá nhân
- Khu vực phường
Đồng/lần
20.000
- Khu vực khác (thị trấn, xã)
Đồng/lần
10.000
b
Tổ chức
Đồng/lần
30.000
4
Lệ phí trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính
a
Hộ gia đình, cá nhân
- Khu vực phường
Đồng/lần
15.000
- Khu vực khác (thị trấn, xã)
Đồng/lần
7.000
b
Tổ chức
Đồng/lần
30.000
VI
LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
1
Nhà ở riêng lẻ
Đồng/lần
75.000
2
Các công trình xây dựng khác
Đồng/lần
150.000
3
Gia hạn giấy phép xây dựng
Đồng/lần
15.000 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hậu Giang",
"promulgation_date": "08/12/2016",
"sign_number": "24/2016/NQ-HĐND",
"signer": "Huỳnh Thanh Tạo",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-3489-QD-BVHTTDL-Quy-che-Ban-Xay-dung-Bao-tang-Lich-su-quoc-gia-2016-326923.aspx | Quyết định 3489/QĐ-BVHTTDL Quy chế Ban Xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia 2016 | BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3489/QĐ-BVHTTDL
Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN XÂY DỰNG NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRƯNG BÀY BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 281/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-BVHTTDL ngày 03 tháng 3 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo tàng Lịch sử quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 2229/QĐ-BVHTTDL ngày 24 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc kiện toàn Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia;
Xét đề nghị của Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Trưởng Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia tại Tờ trình số 354/TTr-BTLSQG ngày 19 tháng 9 năm 2016;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1775/QĐ-BVHTTDL ngày 13 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia,Trưởng Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ VHTTDL;
- Lưu: VT, Vụ TCCB, HMT (25).
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Thiện
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN XÂY DỰNG NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRƯNG BÀY BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA
(Ban hành theo Quyết định số 3489/QĐ-BVHTTDL ngày 06 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Chương I
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Điều 1. Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia (sau đây gọi tắt là Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày) được kiện toàn theo Quyết định số 2229/QĐ-BVHTTDL ngày 24 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện, quản lý dự án thành phần nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 2. Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư phần nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia theo các quy định của pháp luật hiện hành.
2. Là đầu mối gắn kết việc xây dựng nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia (thuộc trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) với việc xây dựng công trình Bảo tàng Lịch sử quốc gia (thuộc trách nhiệm của Bộ Xây dựng).
3. Điều phối các tiểu dự án và trực tiếp thực hiện một số tiểu dự án về nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
4. Tổ chức thẩm định và lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các tiểu dự án thuộc nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
5. Phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (Bộ Xây dựng) lập dự toán kinh phí về xây dựng nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
6. Lập kế hoạch kinh phí hàng năm, tiếp nhận, quản lý sử dụng vốn, thanh quyết toán theo chế độ hiện hành.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao
Chương II
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC THÀNH VIÊN
Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày, gồm:
1. Trưởng ban và không quá 02 Phó Trưởng ban.
2. Các công chức, viên chức có chuyên môn, nghiệp vụ về xây dựng nội dung và hình thức trưng bày bảo tàng, quản lý dự án, kế toán tài chính được phân thành các nhóm gồm:
a) Các nhóm thực hiện công tác quản lý đầu tư, tham mưu, kế hoạch, tài chính, hành chính.
b) Các nhóm thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ và các hạng mục công việc của Dự án.
3. Các thành viên của Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm trích từ kinh phí dự án theo chế độ hiện hành.
4. Nhân sự cụ thể của Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày do Trưởng ban báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
5. Chế độ tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức và hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP của Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên
1. Trưởng ban:
a) Là người đứng đầu và lãnh đạo Ban, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về toàn bộ hoạt động của Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày.
b) Trưởng ban do Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia kiêm nhiệm, là chủ tài khoản đầu tư Dự án thành phần nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày, Trưởng ban chủ động tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch công tác trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện; xác định và phân công trách nhiệm, quyền hạn cho từng thành viên trong Ban.
c) Ủy quyền cho Phó Trưởng ban hoặc các thành viên trong Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày giải quyết công việc cụ thể trong phạm vi chuyên môn, lĩnh vực được giao.
d) Trình Bộ trưởng thành lập Ban Chỉ đạo dự án thành phần và các Hội đồng tư vấn chuyên môn về nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
đ) Có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu tài chính của đơn vị để làm cơ sở cho việc quản lý, điều hành công tác tài chính, kế toán của Ban.
2. Phó Trưởng ban:
a) Giúp Trưởng ban trong việc chỉ đạo công tác của Ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về phần công việc được phân công phụ trách.
b) Thay mặt Trưởng ban điều hành và giải quyết công việc của Ban khi được Trưởng ban ủy quyền.
3. Các thành viên:
a) Xây dựng chế độ báo cáo, tham mưu cho Lãnh đạo Ban theo quy định.
b) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, các thành viên chủ động lập kế hoạch công việc, trực tiếp theo dõi, đôn đốc kiểm tra, xử lý kịp thời theo thẩm quyền.
c) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng ban giao hoặc ủy quyền, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc được ủy quyền.
d) Có trách nhiệm báo cáo Trưởng ban tiến độ, kết quả công việc nhiệm vụ được phân công; đề xuất lãnh đạo Ban giải quyết các công việc vượt quá thẩm quyền, nhằm đảm bảo thực hiện dự án đạt yêu cầu chất lượng, tiến độ, hiệu quả.
Chương III
CÔNG TÁC KẾ HOẠCH, TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN
Điều 5. Công tác Kế hoạch
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch tổng thể thực hiện công việc, kế hoạch hàng năm, hàng quý trình lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch và báo cáo lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tình hình, kết quả thực hiện theo quy định.
Điều 6. Công tác Tài chính, kế toán
1. Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và hạch toán các nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp theo đúng quy định của Nhà nước và pháp luật hiện hành.
2. Xây dựng kế hoạch dự toán hàng năm, trung hạn, trình các cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Thực hiện chế độ kế toán và báo cáo tài chính theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước; định kỳ tổng hợp tình hình thanh quyết toán tài chính, báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, gửi Bộ Xây dựng tổng hợp báo cáo chung của Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Điều 7. Quản lý và sử dụng tài sản
1. Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày được sử dụng văn phòng và trang thiết bị làm việc của Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
2. Lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc của Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày từ nguồn kinh phí của Dự án thành phần thuộc Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia và các nguồn khác theo đúng quy định của pháp luật. Mua sắm, quản lý, sử dụng, điều chuyển, nhượng bán, thanh lý tài sản của Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày theo đúng quy định của pháp luật.
3. Đối với các tài sản hình thành từ kinh phí hoạt động của Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày, phải được theo dõi riêng và phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời cả về số lượng, giá trị, hiện trạng và tình trạng tăng, giảm của tài sản theo quy định pháp luật.
Điều 8. Kinh phí hoạt động, chế độ sử dụng con dấu, tài khoản
1. Kinh phí hoạt động của Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày được cấp trong Tổng mức đầu tư Dự án thành phần nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia, thuộc Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
2. Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày sử dụng con dấu của Bảo tàng Lịch sử quốc gia để giao dịch; được mở tài khoản đầu tư, tài khoản tiền gửi của Dự án và được cấp mã số dự án thành phần nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia theo quy định của pháp luật.
3. Để đảm bảo các yêu cầu về hoạt động thường xuyên, đầu tư thực hiện dự án thành phần cũng như tiếp nhận các nguồn viện trợ, hỗ trợ, Trưởng ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày (do Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia kiêm nhiệm) mở và làm chủ tài khoản tiền gửi Việt Nam đồng, ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Tài liệu, hồ sơ của Dự án thành phần được lưu giữ tại Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày và Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Chương IV
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 9. Quan hệ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày chịu sự quản lý, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày chịu sự hướng dẫn, quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của Vụ, Cục, cơ quan chức năng trực thuộc Bộ và phối hợp công tác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Điều 10. Quan hệ trong Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày phối hợp chặt chẽ với các phòng chức năng của Bảo tàng Lịch sử quốc gia để huy động nguồn lực thực hiện Dự án thành phần nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Điều 11. Quan hệ với các cơ quan liên quan thực hiện dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia
1. Phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng, các Cục, Vụ chức năng (thuộc Bộ Xây dựng), các Bộ, ban, ngành liên quan (Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội...) trong quá trình tổ chức thực hiện dự án; xây dựng, hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, thông tin cần thiết, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu của dự án.
2. Lập kế hoạch tiến độ và dự toán kinh phí Dự án thành phần, giai đoạn chuẩn bị đầu tư và hàng năm để tổng hợp chung vào Tổng mức đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, phân bổ kinh phí hàng năm để thực hiện Dự án.
Điều 12. Quan hệ với các Bảo tàng Trung ương, bảo tàng chuyên ngành, địa phương và các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, cá nhân khác
1. Phối hợp với các Bảo tàng Trung ương, bảo tàng chuyên ngành và địa phương tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản,...để thực hiện Dự án thành phần.
2. Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày có trách nhiệm quan hệ, giao dịch với các cơ quan, ban, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân để thực hiện nhiệm vụ liên quan đến việc xây dựng nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia;
3. Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày có trách nhiệm quan hệ, làm việc, hợp tác, ký kết với các cơ quan, tổ chức quốc tế theo quy định pháp luật và ủy quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Các thành viên của Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
Điều 14. Trong quá trình thực hiện, nếu có nội dung cần sửa đổi, bổ sung, Ban Xây dựng nội dung và hình thức trưng bày có văn bản trình lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định./. | {
"issuing_agency": "Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch",
"promulgation_date": "06/10/2016",
"sign_number": "3489/QĐ-BVHTTDL",
"signer": "Nguyễn Ngọc Thiện",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-1237-QD-UBND-Quy-dinh-chuyen-doi-rung-tu-nhien-110554.aspx | Quyết định 1237/QĐ-UBND Quy định chuyển đổi rừng tự nhiên | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Số: 1237/QĐ-UBND
Cao Bằng, ngày 15 tháng 7 năm 2008
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI RỪNG TỰ NHIÊN NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG MỚI RỪNG SẢN XUẤT
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;
Căn cứ Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;
Thực hiện Quyết định số 179/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt dự án rà soát quy hoạch phân chia 3 loại rừng tỉnh Cao Bằng;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 338/TTr- SNN ngày 11 tháng 6 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy định về chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng mới sản xuất tỉnh Cao Bằng với những nội dung chính như sau (có bản quy định chi tiết kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lô Ích Giang
QUY ĐỊNH
VỀ CHUYỂN ĐỔI RỪNG TỰ NHIÊN NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG MỚI RỪNG SẢN XUẤT
(Ban hành theo Quyết định số 1237/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Khái niệm rừng tự nhiên nghèo kiệt
1. Rừng tự nhiên nghèo kiệt (viết tắt TNNK) trong Quy định này là trạng thái rừng trong quy hoạch rừng phòng hộ ít xung yếu trước đây, nay rà soát quy hoạch phân chia lại 3 loại rừng đã quy hoạch chuyển sang rừng sản xuất theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Rừng TNNK là rừng tái sinh tự nhiên phục hồi kém, gỗ tạp, hiệu quả kinh tế thấp, trữ lượng gỗ của rừng dưới 50 m3/ha, rừng vầu mật độ dưới 3.000 cây/ha.
Điều 2. Phạm vi áp dụng
1. Chuyển đổi rừng TNNK sang trồng mới rừng sản xuất được áp dụng thống nhất trong phạm vi toàn tỉnh Cao Bằng theo Dự án rà soát quy hoạch phân chia 3 loại rừng đã được phê duyệt tại Quyết định số 179/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng.
2. Rừng TNNK trong các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng không áp dụng theo Quy định này.
Điều 3. Đối tượng áp dụng
Chủ dự án đầu tư, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn bản (gọi chung là chủ rừng) được Nhà nước giao đất, giao rừng thuộc quy hoạch rừng sản xuất để sản xuất, kinh doanh.
Điều 4 Nguyên tắc chuyển đổi
1. Chỉ được phép chuyển đổi rừng TNNK sang trồng rừng, tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
2. Chủ dự án đầu tư phải lập phương án chuyển đổi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện đúng theo phương án đã phê duyệt.
Chương II
NỘI DUNG CHUYỂN ĐỔI RỪNG TỰ NHIÊN NGHÈO KIỆT
Điều 5. Trình tự, thủ tục chuyển đổi
1. Chủ rừng làm đơn xin chuyển đổi rừng TNNK.
2. Cơ quan chức năng huyện và cán bộ kiểm lâm địa bàn thực hiện kiểm tra rừng và đất rừng của chủ rừng xin chuyển đổi.
3. Lập phương án chuyển đổi rừng TNNK sang trồng mới rừng sản xuất.
4. Chủ rừng tổ chức thực hiện thiết kế kỹ thuật chuyển đổi rừng TNNK.
Điều 6. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
Chủ rừng có nhu cầu chuyển đổi rừng TNNK sang rừng trồng phải làm hồ sơ xin phê duyệt gồm có đủ các giấy tờ sau:
1. Đơn xin chuyển đổi rừng TNNK ;
2. Bản phương án chuyển đổi kèm tờ trình xin phê duyệt ;
3. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật cải tạo, chuyển đổi rừng TNNK;
4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng hoặc quyết định giao đất giao rừng và giấy tờ khác có liên quan đến quyền sử dụng đất rừng của chủ rừng (nếu có).
Điều 7. Tận thu và quản lý lâm sản tận dụng
1. Sau khi phương án đã được phê duyệt, chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được cấp giấy phép khai thác, hưởng lợi lâm sản gỗ tận thu khi thi công xử lý thực bì trước khi trồng rừng theo quy định tại Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Chủ rừng được tự do lưu thông gỗ tận dụng hoặc tre nứa, vầu cho các xưởng chế biến và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định hiện hành.
3. Lực lượng chức năng có trách nhiệm giám sát các chủ hộ gia đình trong việc chặt hạ và tiêu thụ gỗ tận dụng, kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý các hành vi lợi dụng việc chuyển đổi để khai thác gỗ trái phép vào các địa danh ngoài phương án hoặc ngoài khu thiết kế đã phê duyệt theo pháp luật hiện hành.
Chương III
THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN CHUYỂN ĐỔI
Điều 8. Thẩm quyền phê duyệt
Căn cứ quy mô diện tích rừng TNNK cần được cải tạo theo phương án chuyển đổi của từng chủ rừng, thẩm quyền phê duyệt như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án của các chủ đầu tư với quy mô diện tích chuyển đổi rừng TNNK sang trồng mới rừng sản xuất từ 500 ha trở lên. Hồ sơ phương án chuyển đổi do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, phê duyệt các phương án của các chủ đầu tư với quy mô diện tích dưới 500 ha.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị thẩm định và phê duyệt phương án chuyển đổi của các hộ gia đình, cá nhân và công đồng dân cư thôn với diện tích cải tạo dưới 5 ha. Từ 5 ha trở lên, phương án phải được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trước khi Ủy ban nhân dân huyện, thị phê duyệt.
Điều 9. Thời gian thẩm định và phê duyệt
1. Thời gian thẩm định và quyết định phê duyệt phương án của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định không quá 40 ngày, trong đó thời gian thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trình lên Ủy ban nhân dân tỉnh không quá 20 kể từ ngày nhận hồ sơ của chủ rừng.
2. Thời gian thẩm định và quyết định phê duyệt phương án của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không quá 30 ngày.
3. Thời gian thẩm định và quyết định phê duyệt phương án của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị không quá 15 ngày.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Trách nhiệm của các ngành và cơ quan chức năng
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1.1. Hướng dẫn lập kế hoạch và nội dung thiết kế kỹ thuật cải tạo, chuyển đổi rừng TNNK để các chủ rừng viết phương án trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
1.2. Tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh và phê duyệt phương án cho các tổ chức lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.
1.3. Chỉ đạo các chủ rừng thiết kế kỹ thuật chuyển đổi rừng TNNK và nghiệm thu kết quả trồng rừng sản xuất cho các chủ rừng hàng năm.
1.4. Cấp phép khai thác gỗ tận thu (không quá 20 ngày sau khi phương án đã được duyệt) cho các chủ rừng trước khi tổ chức thi công chặt hạ gỗ, chỉ đạo các đơn vị chức năng trong ngành quản lý, kiểm tra, kiểm soát các nguồn lâm sản được tận thu và lưu thông của các chủ rừng theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
2. Sở Tài nguyên - Môi trường
2.1. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm bảo việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng đồng thời với việc giao đất, cho thuê đất rừng cho các chủ rừng.
2.2. Chỉ đạo các đơn vị chuyên ngành các cấp tham gia giám sát việc thực hiện phương án chuyển đổi rừng ở địa phương.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
3.1. Thẩm định, phê duyệt các phương án chuyển đổi của các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.
3.2. Tạo điều kiện thuận lợi để chủ dự án đầu tư tổ chức khảo sát và lập phương án chuyển đổi rừng TNNK trên địa bàn quản lý.
3.3. Tham gia giám sát các chủ dự án đầu tư thực hiện phương án chuyển đổi rừng trên địa bàn đã được phê duyệt.
3.4. Theo dõi các chủ rừng tận thu và lưu thông lâm sản từ các khu rừng thực hiện chuyển đổi trên địa bàn thuộc địa phương quản lý.
3.5. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã và kiểm lâm các xã tham gia giám sát việc thực hiện phương án chuyển đổi trên địa bàn xã quản lý.
4. Trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ rừng
4.1. Chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ, quy trình về chặt hạ gỗ tận dụng khi xử lý thực bì trồng rừng và lưu thông lâm sản trên thị trường.
4.2. Thực hiện đúng tiến độ kế hoạch và thời vụ trồng rừng sản xuất theo kế hoạch của dự án và vùng sinh thái cây trồng.
4.3. Tuân thủ sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu kết quả trồng rừng của cơ quan chức năng và chuyên môn.
Điều 11. Tiến độ thực hiện phương án chuyển đổi
Căn cứ Quy hoạch và Kế hoạch phát triển rừng sản xuất của tỉnh giai đoạn 2008 - 2015:
1. Phương án chuyển đổi rừng TNNK của các chủ rừng được thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch phát triển rừng sản xuất chung của ngành.
2. Hàng năm, cơ quan chủ quản tiếp tục chỉ đạo các chủ rừng lập phương án chuyển đổi, tiến hành tổ chức thẩm định, phê duyệt phương án chuyển đổi và hướng dẫn chủ rừng triển khai thực hiện phương án chuyển đổi đã phê duyệt.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Các sở, ban, ngành chức năng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, các chủ đầu tư, các chủ rừng chịu trách nhiệm thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp và kịp thời trình Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Cao Bằng",
"promulgation_date": "15/07/2008",
"sign_number": "1237/QĐ-UBND",
"signer": "Lô Ích Giang",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Chi-thi-10-CT-UBND-nam-2013-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-du-toan-ngan-sach-2014-Phu-Yen-201829.aspx | Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2013 phát triển kinh tế xã hội dự toán ngân sách 2014 Phú Yên | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 10/CT-UBND
Phú Yên, ngày 09 tháng 7 năm 2013
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2014
Năm 2014 là năm có vị trí quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu theo Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XV và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2015.
Triển khai thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 25/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện), các đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước quán triệt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, tập trung xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 với những yêu cầu và nội dung chủ yếu sau:
A. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2014
I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế đi đôi với việc tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô; triển khai thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng; bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh và trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
Thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ; hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương và các mục tiêu, nhiệm vụ đã được đề ra trong các Nghị quyết của HĐND tỉnh, Chương trình hành động của UBND tỉnh. Tập trung vào các nhiệm vụ sau:
1. Về phát triển kinh tế:
a) Cùng cả nước, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phát triển nhằm khai thác các tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy phát triển kinh tế. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 13-13,5%, trong đó: giá trị tăng thêm ngành nông-lâm-ngư nghiệp tăng 3,5-4%; giá trị tăng thêm ngành công nghiệp-xây dựng tăng 16,5-17%; giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng 13,5-14%.
Tăng cường huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh cho đầu tư phát triển nền kinh tế. Tập trung nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội hóa từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ. Tiếp tục tăng cường quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; khắc phục tình trạng bố trí vốn phân tán, dàn trải; nâng cao hiệu quả đầu tư.
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại. Tiếp tục tăng cường các biện pháp vận động, tài trợ ODA, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn ODA. Đẩy mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đặc biệt là Dự án nhà máy lọc dầu Vũng Rô. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các biện pháp khuyến khích, đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là các mặt hàng có giá trị gia tăng cao.
b) Nhất quán thực hiện các mục tiêu tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô theo chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.
2. Về phát triển xã hội:
a) Về an sinh xã hội: Tập trung thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách tạo việc làm mới và giải quyết việc làm. Tăng cường kiểm tra, giám sát điều kiện lao động, an toàn, bảo hộ lao động; nắm bắt và giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động. Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội. Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án về giảm nghèo, nhất là đối với các huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội đã ban hành, nhất là đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người già cô đơn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
b) Về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, tập trung thực hiện các nhiệm vụ: Củng cố và nâng cao hiệu quả mạng lưới y tế dự phòng, chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để các dịch bệnh lớn xảy ra. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp để giảm tình trạng quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Quản lý chặt chẽ giá thuốc và chất lượng thuốc chữa bệnh. Tăng cường thanh tra, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
c) Về phát triển giáo dục đào tạo: Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của các bậc học trên cơ sở thực hiện chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong giáo dục, đào tạo và dạy nghề; chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm, liên kết đào tạo. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục nhất là giáo dục tiểu học, phổ thông cơ sở; bảo đảm không còn sự khác biệt về giới trong tiếp cận giáo dục ở các cấp học. Tiếp tục nghiên cứu các biện pháp nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo.
d) Về phát triển khoa học và công nghệ: Đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức hoạt động khoa học - công nghệ. Ưu tiên nguồn lực phát triển công nghệ cao, đổi mới công nghệ, phát triển thị trường khoa học - công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, phát triển tài sản trí tuệ, hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, tăng cường hội nhập quốc tế về khoa học - công nghệ.
Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hòa Quang, làm tiền đề cho việc xây dựng và hình thành nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trọng tâm là phát triển doanh nghiệp và vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 29/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020.
đ) Tiếp tục củng cố và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng, tăng cường hiệu quả, hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể dục thể thao ở các cấp. Đẩy mạnh xã hội hóa và đa dạng hóa nguồn lực đối với lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao. Tăng cường quản lý các lễ hội, hoạt động văn hóa, thể thao; hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; tăng cường các thông tin chính thức một cách công khai, minh bạch, kịp thời về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản; tăng phủ sóng phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc thiểu số tới các vùng sâu, vùng xa miền núi.
e) Xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với trẻ em; bảo đảm thực hiện quyền trẻ em. Xây dựng môi trường phát triển toàn diện cho thanh niên đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từng bước bảo đảm bình đẳng giới trong mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; thu hẹp khoảng cách giới, xóa dần định kiến về giới trong đời sống xã hội.
g) Tập trung giải quyết những bức xúc trong nhân dân, nhất là tình trạng khiếu kiện kéo dài, tham nhũng, tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông và những tiêu cực trong y tế, giáo dục.
3. Về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu:
Tiếp tục triển khai Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa XI) về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Thực hiện có hiệu quả các định hướng ưu tiên về tài nguyên và môi trường của chiến lược phát triển bền vững, chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
Xây dựng các chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Chiến lược tăng trưởng xanh. Tổ chức huy động và thực hiện có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện chương trình.
Nâng cao năng lực dự báo, ứng phó có hiệu quả với các thảm họa thiên nhiên. Hoàn thiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
4. Về cải cách hành chính; phòng chống tham nhũng, lãng phí; khiếu nại tố cáo:
Đẩy mạnh triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đã được UBND tỉnh ban hành theo Quyết định số 163/QĐ-UBND ngày 02/02/2012, tập trung vào đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa một số dịch vụ công gắn với tinh giản bộ máy tổ chức, biên chế, tái cấu trúc nền tài chính công. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước gắn với việc đổi mới phương thức điều hành của hệ thống hành chính, tạo sự công khai minh bạch trong công tác quản lý nhà nước.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra để phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng. Chỉ đạo thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra và việc xử lý sau thanh tra. Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; hạn chế thấp nhất các đoàn khiếu nại đông người, bảo đảm ổn định chính trị, xã hội.
Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, đặc biệt trong các lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý vốn, tài sản của Nhà nước. Xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm để củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
5. Về công tác đối ngoại, quốc phòng, an ninh:
Tiếp tục thực hiện tốt đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ mọi nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế. Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, quan tâm đặc biệt đến các vùng, địa bàn trọng điểm về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
III. NHIỆM VỤ XÂY DỰNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. Đối với dự toán thu ngân sách nhà nước:
Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2014 phải được xây dựng tích cực, trên cơ sở đánh giá khả năng thực hiện thu ngân sách năm 2013, dự báo tình hình đầu tư, phát triển sản xuất - kinh doanh và hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu năm 2014; tính toán cụ thể các yếu tố tăng, giảm thu do thực hiện các yếu tố tăng, giảm thu do thực hiện các luật thuế mới sửa đổi, bổ sung (Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi), các khoản thu được miễn, giảm, gia hạn theo các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ. Tăng cường theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp; chỉ đạo quyết liệt chống thất thu, thu số thuế nợ đọng từ các năm trước, các khoản thu từ các dự án đầu tư đã hết thời gian ưu đãi, các khoản thu được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán,…
Dự toán thu nội địa (không kể thu tiền sử dụng đất) tăng bình quân khoảng 12 - 14% so với ước thực hiện năm. Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng bình quân tối thiểu 8 - 9% so với đánh giá ước thực hiện năm 2013. Mức tăng thu cụ thể tùy theo điều kiện, đặc điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn của từng địa phương.
2. Đối với dự toán chi ngân sách địa phương:
Các sở, ban, ngành, đơn vị khối tỉnh và các địa phương quán triệt quan điểm tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm cần thực hiện năm 2014, lập dự toán chi ngân sách nhà nước theo đúng các quy định pháp luật về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành. Đối với các chương trình, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cần chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên theo mức độ cần thiết, khả năng triển khai trong năm 2014 để hoàn thành nhiệm vụ chính trị trên cơ sở nguồn lực ngân sách nhà nước được phân bổ.
Để phục vụ kịp thời cho công tác xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, các sở, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm:
- Tiếp tục rà soát hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung những chế độ, cơ chế, chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật không phù hợp với thực tế.
- Thực hiện đánh giá tổng thể toàn bộ các chính sách, chế độ đã được ban hành thời gian vừa qua (nhất là chính sách an sinh xã hội), trên cơ sở đó lồng ghép các chính sách, thực hiện bãi bõ theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền bãi bõ ngay các chính sách, chế độ còn chồng chéo, không hiệu quả; hạn chế tối đa việc ban hành các chính sách, chế độ mới (kể cả việc mở rộng đối tượng và phạm vi áp dụng chính sách, chế độ an sinh xã hội đang thực hiện) làm tăng chi ngân sách nhà nước. Chỉ trình cấp có thẩm quyền quyết định các chính sách khi thực sự cấp thiết và cân đối được nguồn lực, bảo đảm tính khả thi trong tổ chức thực hiện.
Việc xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2014 đối với một số lĩnh vực, nhiệm vụ cụ thể được thực hiện như sau:
a) Chi đầu tư phát triển:
Chi đầu tư phát triển kế hoạch năm 2014 phải phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và 5 năm 2011-2015; đảm bảo chi đầu tư phát triển trên tổng chi ngân sách nhà nước ở mức hợp lý và theo đúng hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 4669/BKH-TH ngày 05/7/2013.
Việc bố trí, phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước năm 2014 phải quán triệt các nguyên tắc sau:
- Thực hiện đúng quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý đầu tư từ nguồn vốn nhà nước và trái phiếu Chính phủ và Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương.
- Tập trung bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, các chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương.
- Trong từng ngành, lĩnh vực ưu tiên bố trí vốn cho các dự án, công trình đã hoàn thành và đã bàn giao, đưa vào sử dụng trước năm 2013 nhưng chưa bố trí đủ vốn; thanh toán nợ xây dựng cơ bản; các dự án dự kiến hoàn thành năm 2014 (theo tiến độ trong quyết định đầu tư, khả năng cân đối vốn và khả năng thực hiện trong năm 2014); vốn đối ứng cho các dự án ODA theo tiến độ thực hiện dự án; các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 nhưng chưa được bố trí đủ vốn để hoàn thành, phát huy hiệu quả.
- Bố trí hoàn trả các khoản vốn ứng trước đến hạn phải trả.
- Số vốn còn lại bố trí cho các dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt. Đối với các dự án chuyển tiếp cần rà soát phạm vi, quy mô đầu tư phù hợp với mục tiêu và khả năng cân đối vốn.
- Đối với các dự án khởi công mới, phải cân nhắc kỹ lưỡng, chỉ bố trí vốn khởi công mới cho dự án thật sự cấp thiết khi xác định rõ nguồn vốn ở từng cấp ngân sách; phải có đủ thủ tục đầu tư theo quy định trước ngày 31/10/2013; chỉ được bố trí vốn khởi công mới cho các dự án sau khi đã bố trí đủ vốn để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ; không bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các dự án không thuộc nhiệm vụ chi đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
b) Chi thường xuyên:
Trong xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị khối tỉnh và các địa phương:
- Xây dựng dự toán chi phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hóa - thông tin, môi trường theo các Nghị quyết của Đảng; Quốc hội; ưu tiên bố trí chi bảo đảm an sinh xã hội; chi quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; chi quản lý hành chính nhà nước bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm. Dự toán chi thường xuyên được xây dựng trên cở sở chính sách, chế độ, định mức chi hiện hành.
- Rà soát các chương trình, đề án để lồng ghép, giảm bớt sự trùng lắp, chồng chéo, lãng phí. Sắp xếp, cơ cấu lại nhiệm vụ chi phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước. Tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập về cả tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính để đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ công và nguồn lực phát triển sự nghiệp công. Các cơ quan, đơn vị đặc biệt là các Sở quản lý ngành, lĩnh vực và các địa phương cần phân định rõ loại dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công thực hiện, loại dịch vụ do các đơn vị ngoài công lập thực hiện; tích cực xây dựng khung giá, phí dịch vụ các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng có phân loại để điều chỉnh: loại đơn vị có thể điều chỉnh giá, lương, một phần hoặc toàn bộ chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định. Trên cở sở đó, phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo các mức giá, phí để xác định mức hỗ trợ từ ngân sách phù hợp.
Tiếp tục thực hiện bổ sung có mục tiêu kinh phí sự nghiệp từ ngân sách tỉnh cho các địa phương để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các mục tiêu, chương trình đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
- Trong điều kiện cân đối ngân sách khó khăn, yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng ngân sách lập dự toán chi thường xuyên đúng tính chất nguồn kinh phí, triệt để tiết kiệm, đặc biệt là dự toán chi mua sắm phương tiện, trang thiết bị đắt tiền, hạn chế tối đa về số lượng và quy mô tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, phong tặng danh hiệu, tiếp khách, đi công tác trong nước, ngoài nước và các nhiệm vụ không cần thiết, cấp bách khác; dự toán chi cho các nhiệm vụ này không tăng so với số thực hiện năm 2013 (sau khi đã tiết kiệm 30% dự toán năm 2013).
- Về cơ chế tạo nguồn để cải cách tiền lương: các sở, cơ quan thuộc tỉnh và địa phương chủ động thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương từ nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương); một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp; 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể tăng thu tiền sử dụng đất); các nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm trước chưa sử dụng hết (nếu có) để thực hiện tiền lương cơ sở (thay cho mức lương tối thiểu chung) đến mức 1,15 triệu đồng/tháng.
c) Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia:
Khẩn trương sơ kết tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2013 và đánh giá tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm 2013; đổi mới cơ chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng lồng ghép và tăng quyền chủ động đối với địa phương trong việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và tính tự chịu trách nhiệm của các sở, ngành quản lý chương trình, cơ quan thực hiện chương trình đối với mục tiêu của chương trình.
Các địa phương chủ động lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình mục tiêu, dự án khác có cùng nội dung, cùng thực hiện trên địa bàn trong quá trình xây dựng kế hoạch; huy động tổng hợp các nguồn lực để thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu chung của các chương trình, đảm bảo sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, có hiệu quả.
Xây dựng phương án phân bổ dự toán chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2014 trên cơ sở các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ của từng chương trình. Nguồn vốn ngân sách nhà nước phải được tập trung phân bổ để thực hiện tại các địa phương, ưu tiên những địa phương có điều kiện khó khăn, những nơi cần tập trung nguồn lực để giải quyết các vấn đề cấp bách, bức xúc; ưu tiên bố trí vốn cho các dự án, công trình đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2013 nhưng chưa bố trí đủ vốn, các dự án dự kiến hoàn thành năm 2014, các dự án chuyển tiếp cần đẩy nhanh tiến độ; hạn chế tối đa bố kinh phí cho các nhiệm vụ chi hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, chi tham quan học tập; không bố trí kinh phí đoàn ra trong chi thường xuyên của các chương trình mục tiêu quốc gia.
d) Đối với vốn trái phiếu Chính phủ:
Trên cơ sở kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 đã thông báo và thực hiện các năm 2012-2013, các sở, ban, ngành và các địa phương:
- Báo cáo tình hình rà soát, điều chỉnh giảm quy mô dự án và giảm tổng mức đầu tư tương ứng đối với các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, bảm bảo phù hợp với kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ đã giao và khả năng huy động các nguồn vốn khác. Trong đó tách riêng phần tổng mức đầu tư đối với các hạng mục chưa khởi công phải giãn, hoãn tiến độ thực hiện sau năm 2015.
- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ các năm 2012-2013; dự kiến điều chỉnh kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 trong tổng số vốn trái phiếu Chính phủ được giao cho các sở, ngành, địa phương (nếu thấy cần thiết) để đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này.
- Các sở, ngành và địa phương sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, các nguồn vốn khác của nhà nước và huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác để bổ sung vốn cho các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ triển khai dở dang nhưng chưa bố trí đủ vốn.
đ) Đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA):
Thực hiện lập dự toán ngân sách năm 2014 theo đúng trình tự, quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn, các Nghị định của Chính phủ về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), quy trình giải ngân trong các văn kiện chương trình/dự án và hiệp định tài trợ đã ký kết, trong đó chi tiết nguồn vốn ODA, vốn đối ứng theo các chương trình, dự án và theo tính chất nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp phù hợp với tiến độ giải ngân năm 2014. Ưu tiên bố trí đủ vốn đối ứng các dự án ODA theo tiến độ giải ngân của các dự án.
e) Ngân sách tỉnh và ngân sách địa phương các cấp bố trí dự phòng ngân sách theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước để chủ động đối phó với thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh và thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách phát sinh ngoài dự toán.
3. Xây dựng dự toán ngân sách địa phương đối với các huyện, thị xã, thành phố:
Năm 2014 là năm trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phương 2011-2015. Dự toán ngân sách địa phương năm 2014 được xây dựng bảo đảm cân đối đủ nguồn lực thực hiện các chế độ, chính sách đã được cấp có thẩm quyền ban hành và theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.
Dự toán ngân sách địa phương các cấp năm 2014 ngoài việc bảo đảm các yêu cầu tại khoản 1, khoản 2, mục III nêu trên còn phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Việc xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn:
Căn cứ mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015, khả năng thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013, dự báo tăng trưởng kinh tế và nguồn thu năm 2014 đối với từng ngành, từng lĩnh vực, năng lực và hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của đối tượng nộp thuế trên địa bàn và những nguồn thu lớn, mới phát sinh trên địa bàn địa phương để tính đúng, tính đủ nguồn thu đối với từng lĩnh vực, từng sắc thuế theo chế độ. Phân tích, đánh giá cụ thể những tác động ảnh hưởng đến dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2014 theo từng địa bàn, lĩnh vực thu, từng khoản thu, sắc thuế, trong đó tập trung đánh giá ảnh hưởng nguồn thu do thực hiện các chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế, miễn tiền thuê đất và các chính sách thu mới của các cấp có thẩm quyền.
b) Xây dựng dự toán chi ngân sách địa phương:
Căn cứ vào nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp, tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và số bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện đã được giao ổn định giai đoạn 2011-2015 theo quy định tại Nghị quyết số 163/2010/NQ-HĐND ngày 18/10/2010 của HĐND Tỉnh. Trong phạm vi nguồn thu ngân sách địa phương đã được xác định, xây dựng dự toán chi ngân sách địa phương cụ thể đối với từng lĩnh vực chi, trong đó cần tập trung nguồn lực bảo đảm các lĩnh vực chi giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, văn hóa thông tin, sự nghiệp môi trường theo quy định.
Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương, tình hình thực hiện dự toán đối với các khoản được bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên năm 2013, căn cứ các chính sách và chế độ hiện hành, xây dựng dự toán chi thực hiện các dự án, nhiệm vụ quan trọng, xây dựng dự toán số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên năm 2014 theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 29 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước. Trong đó, dự toán bổ sung có mục tiêu vốn đầu tư được xác định trên cơ sở tiêu chí, định mức hỗ trợ theo Nghị quyết số 164/2010/NQ-HĐND ngày 18/10/2010 của HĐND Tỉnh về quy định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015 tỉnh Phú Yên; dự toán bổ sung có mục tiêu kinh phí sự nghiệp căn cứ vào chế độ, chính sách đã quyết định để bảo đảm nguồn thực hiện các chế độ, chính sách trong năm 2014.
c) Đối với nguồn thu tiền sử dụng đất:
Các địa phương xây dựng dự toán thu tiền sử dụng đất trên địa bàn năm 2014 bảo đảm phù hợp với khả năng triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, kế hoạch, tiến độ thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất và nộp tiền sử dụng đất, dự kiến số thu tiền sử dụng đất đối với các dự án do khó khăn về tài chính được gia hạn chuyển nộp trong năm 2014; đồng thời, lập phương án bố trí dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản tương ứng để đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các dự án di dân, tái định cư, chuẩn bị mặt bằng xây dựng; ưu tiên bố trí đủ kinh phí để đẩy nhanh công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.
d) Đối với nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết:
Thực hiện quản lý thu, chi qua ngân sách nhà nước (không đưa vào cân đối ngân sách nhà nước) và được sử dụng để đầu tư các công trình phúc lợi xã hội, trong đó tập trung cho các lĩnh vực giáo dục, y tế, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo quy định. Việc bố trí vốn cho các dự án theo đúng các nguyên tắc quy định tại khoản 1, 2 mục III phần A của Chỉ thị này.
đ) Xây dựng kế hoạch huy động và trả nợ (cả gốc và lãi) cho đầu tư phát triển theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
4. Cùng với việc xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, các sở, ban, ngành, địa phương, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước chủ động đánh giá, phân tích cụ thể kết quả đạt được và những yếu kém trong quản lý điều hành thu, chi ngân sách năm 2013; đánh giá tình hình quyết toán vốn dự án đầu tư hoàn thành (số dự án đã hoàn thành nhưng chưa duyệt quyết toán đến hết tháng 6 năm 2013 và dự kiến sẽ quyết toán đến hết năm 2013); tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quyết toán và kiểm tra, xét duyệt và thẩm tra quyết toán ngân sách năm 2012 theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước; thực hiện công khai quyết toán ngân sách nhà nước năm 2012; tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư phát triển; xử lý, giải quyết ngay từ khâu xây dựng dự toán những tồn tại, sai phạm trong bố trí dự toán chi ngân sách chưa phù hợp với tình hình thực tế triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân đã được cơ quan thanh tra, kiểm soát phát hiện và kiến nghị theo đúng quy định của pháp luật.
B. VỀ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Trước ngày 10/7/2013, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính hướng dẫn khung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ và số dự kiến giao thu chi ngân sách nhà nước năm 2014.
2. Sau khi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính hướng dẫn khung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và số dự kiến giao thu chi ngân sách nhà nước năm 2014, các sở, ban, ngành, các địa phương, các đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước trên cơ sở tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm 2013, khẩn trương triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 gửi báo cáo đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trước ngày 20/7/2013 để tổng hợp theo quy định.
3. Từ tháng 7-8/2013, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, làm việc với các ngành Trung ương để bảo vệ.
4. Từ tháng 9-10/2013, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính làm việc với các sở, ngành, địa phương; tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 đồng thời, dự kiến phương án phân bổ các chỉ tiêu kế hoạch và ngân sách nhà nước, báo cáo UBND tỉnh cho ý kiến về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách năm 2014; hoàn chỉnh trình HĐND tỉnh vào đầu tháng 12/2013 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
5. UBND các cấp giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2014 cho các đơn vị trực thuộc theo thời gian như sau:
- Trước ngày 10/12/2013, UBND tỉnh giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2014 cho các sở, ban, ngành, đơn vị khối tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Trước ngày 20/12/2013, UBND cấp huyện giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2014 cho các phòng, ban, đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã.
- Trước ngày 30/12/2013 UBND cấp xã quyết định dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách xã.
6. Trước ngày 31/12/2013, các đơn vị dự toán các cấp quyết định phân bổ, giao dự toán thu, chi ngân sách cho từng đơn vị trực thuộc trên cơ sở nhiệm vụ và dự toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền giao.
C. VỀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tính toán, xác định các phương án, các cân đối lớn để làm cơ sở hướng dẫn cho các sở, ngành, địa phương, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.
b) Tổ chức hướng dẫn xây dựng và tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có lồng ghép báo cáo tình hình thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, các chương trình, mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển nhân lực; kế hoạch đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước và kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2014. Dự kiến khả năng huy động nguồn vốn và cân đối kế hoạch đầu tư năm 2014 theo ngành, lĩnh vực của các sở, ban, ngành; mức vốn bổ sung có mục tiêu năm 2014 để các sở, ngành và địa phương chủ động xây dựng và triển khai thực hiện.
c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức làm việc với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước (theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước) về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014; kế hoạch đầu tư phát triển thuộc nguồn ngân sách nhà nước năm 2014 và kế hoạch đầu tư từ trái phiếu Chính phủ năm 2014.
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính dự kiến phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển của ngân sách tỉnh năm 2014 cho các sở, ban, ngành, đơn vị khối tỉnh và các địa phương.
đ) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành cơ quan quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia tổng hợp mục tiêu, nhiệm vụ và phương án phân bổ dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia năm 2014.
e) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và sở, ngành và địa phương có liên quan tổng hợp kết quả sơ kết 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia 2011-2013; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong những năm còn lại của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015 và cho giai đoạn tiếp theo.
2. Sở Tài chính:
a) Hướng dẫn các sở, ban, ngành và các địa phương đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2013 và lập dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức làm việc với các sở, ban, ngành, đơn vị khối tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước (theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước) về dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.
c) Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư dự kiến phương án phân bổ chi thường xuyên của ngân sách tỉnh năm 2014, dự kiến số bổ sung có mục tiêu chi thường xuyên năm 2014 từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện, thị xã, thành phố.
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan xây dựng và tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; phương án phân bổ ngân sách tỉnh năm 2014 trình UBND tỉnh cho ý kiến để trình HĐND tỉnh quyết định.
đ) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, cơ quan quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia tổng hợp phương án phân bổ dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia năm 2014.
e) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư sơ kết 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia 2011-2013; đề xuất sửa đổi, hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong những năm còn lại của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015 và cho giai đoạn tiếp theo.
3. Các sở, cơ quan quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia:
a) Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia 2011-2013 gửi kết quả về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đề xuất sửa đổi cơ chế quản lý, điều hành thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong những năm còn lại của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015 và cho giai đoạn tiếp theo.
b) Đánh giá tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm 2013; xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm 2014.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan dự kiến nhiệm vụ và phương án phân bổ dự toán ngân sách chương trình mục tiêu quốc gia năm 2014 trên cơ sở tổng mức dự kiến kinh phí do Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thông báo cho các cơ quan quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp.
4. Các sở, ban, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có lồng ghép báo cáo tình hình thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ có liên quan, các chương trình, mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển nhân lực và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 của ngành, lĩnh vực phụ của cơ quan, đơn vị, tổ chức mình.
b) Các sở, cơ quan nhà nước theo chức năng được phân công, trên cơ sở tính toán nguồn lực có thể khai thác được, xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của ngành, lĩnh vực mình phụ trách. Đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách, chế độ mới hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách hiện hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành trước thời điểm lập dự toán ngân sách (trước ngày 20 tháng 7 năm 2013), gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các sở, ngành liên quan làm căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.
5. UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
a) Hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp chặt chẽ với phòng, ban xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 của địa phương, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách của cấp mình.
b) Tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức đoàn thể, các cộng đồng dân cư về dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, có lồng ghép báo cáo tình hình thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ trong phạm vi địa phương nhằm tạo sự đồng thuận cao, báo cáo các cơ quan thuộc tỉnh theo quy định.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành, các đơn vị thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
CHỦ TỊCH
Phạm Đình Cự | {
"issuing_agency": "Tỉnh Phú Yên",
"promulgation_date": "09/07/2013",
"sign_number": "10/CT-UBND",
"signer": "Phạm Đình Cự",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Quyet-dinh-09-2007-QD-UBND-ban-hanh-Quy-dinh-thu-le-phi-ho-tich-143543.aspx | Quyết định 09/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định thu lệ phí hộ tịch | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 09/2007/QĐ-UBND
Thị xã Cao Lãnh, ngày 12 tháng 02 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THU LỆ PHÍ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh về phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư sồ 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 73/2006/NQ-HĐND-K7 ngày 14 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân Tỉnh khoá VII thông qua tại Kỳ họp thứ 7 về việc thông qua khung mức thu, chế độ thu nộp đối với các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân Tỉnh quyết định;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thu lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Giao Sở Tài chính có trách nhiệm triển khai và theo dõi việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành Tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Trương Ngọc Hân
QUY ĐỊNH
VỀ THU LỆ PHÍ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2007/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Lệ phí hộ tịch là khoản thu đối với đối tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của Pháp luật phải nộp lệ phí.
Điều 3. Đối tượng miễn
Đối với đối tượng đăng ký kết hôn, đăng ký nuôi con nuôi cho người dân thuộc các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa; đăng ký khai sinh cho trẻ em của hộ nghèo được miễn lệ phí.
Chương II
MỨC THU, QUẢN LÝ VÀ CHỨNG TỪ THU PHÍ
Điều 4. Mức thu
Mức thu lệ phí hộ tịch không kể chi phí mẫu biểu hộ tịch:
STT
Nội dung
Đơn vị tính
Mức thu
I
Đăng ký tại UBND cấp xã
1
Đăng ký khai sinh (trường hợp trong hạn, quá hạn, đăng ký lại)
đồng/trường hợp
5.000
2
Đăng ký khai tử (trường hợp trong hạn, quá hạn, đăng ký lại)
-nt-
5.000
3
Đăng ký kết hôn (đăng ký lại)
-nt-
20.000
4
Đăng ký việc nuôi con nuôi (đăng ký lại)
-nt-
20.000
5
Đăng ký nhận cha, mẹ, con
-nt-
10.000
6
Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi bổ sung hộ hộ tịch
-nt-
10.000
7
Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch
đồng/bản sao
2.000
8
Xác nhận các giấy tờ hộ tịch
đồng/trường hợp
3.000
9
Các việc đăng ký hộ tịch khác
-nt-
5.000
II
Đăng ký tại UBND cấp huyện
1
Cấp lại bản chính giấy khai sinh
-nt-
10.000
2
Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch
đồng/bản sao
3.000
3
Thay đổi cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch
đồng/trường hợp
25.000
III
Đăng ký tại Sở Tư pháp, UBND Tỉnh
1
Khai sinh có yếu tố nước ngòai
-nt
50.000
2
Kết hôn có yếu tố nước ngòai, kể cả ghi chú kết hôn
-nt-
1.000.000
3
Khai tử có yếu tố nước ngòai
-nt-
50.000
4
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngòai
-nt-
2.000.000
5
Nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngòai
-nt-
1.000.000
6
Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch có yếu tố nước ngòai
đồng/bản sao
5.000
7
Cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch có yếu tố nước ngòai
đồng/trường hợp
200.000
8
Các việc đăng ký hộ tịch khác
-nt-
50.000
Điều 5. Chứng từ thu lệ phí
Đơn vị thu lệ phí phải sử dụng biên lai thu lệ phí do cơ quan thuế in ấn, cấp phát và thực hiện các quy định về quản lý sử dụng biên lai theo Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 07 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định của Pháp luật về phí và lệ phí.
Khi thu lệ phí phải cấp biên lai thu lệ phí cho đối tượng nộp lệ phí; nghiêm cấm việc thu lệ phí không sử dụng biên lai hoặc biên lai không đúng quy định.
Điều 6. Quản lý và sử dụng tiền lệ phí
1. Việc quản lý và sử dụng tiền lệ phí thu được thực hiện theo quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 17 của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP; khoản 5, Điều 1 của Nghị định số 24/2006/NĐ-CP; Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định Pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC.
Đơn vị tổ chức thu phải mở tài khoản “Tạm giữ tiền phí, lệ phí” tại Kho bạc nhà nước nơi cơ quan thu đóng trụ sở để theo dõi, quản lý tiền lệ phí thu được. Định kỳ hàng tuần, phải gửi số tiền lệ phí đã thu được vào tài khoản “Tạm giữ tiền phí, lệ phí” và phải tổ chức hạch toán riêng khoản thu này theo chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước.
2. Lệ phí hộ tịch là lệ phí thuộc Ngân sách nhà nước, số tiền lệ phí thu được trích như sau : trích 40% trên số tiền thu lệ phí cho đơn vị tổ chức thu lệ phí, phần 60% còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.
Điều 7. Chế độ tài chính - kế toán
1. Đơn vị tổ chức thu lệ phí phải mở sổ sách, chứng từ kế toán theo dõi số thu, nộp và sử dụng tiền lệ phí thu được theo đúng quy định về chế độ kế toán, thống kê hiện hành của Nhà nước.
2. Hàng năm, đơn vị tổ chức thu lệ phí phải lập dự toán thu chi gởi cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan thuế cùng cấp (đối với tổ chức thu là Uỷ ban nhân dân các cấp phải gởi cơ quan tài chính, cơ quan thuế cấp trên), Kho bạc nhà nước nơi tổ chức thu theo quy định.
3. Định kỳ, phải báo cáo quyết toán việc thu, nộp, sử dụng số tiền lệ phí thu được theo quy định của Nhà nước đối với từng lọai lệ phí; trường hợp thu các lọai phí, lệ phí khác nhau phải theo dõi hạch toán và quyết toán riêng đối với từng lọai lệ phí.
4. Đối với tiền lệ phí để lại cho đơn vị tổ chức thu, sau khi quyết toán đúng chế độ, tiền lệ phí chưa sử dụng hết trong năm được phép chuyển sang năm sau để sử dụng tiếp theo chế độ qui định.
5. Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của Pháp luật.
6. Thực hiện công khai mức thu lệ phí tại nơi thu lệ phí.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị tổ chức thực hiện thu lệ phí theo quy định.
Điều 9. Cơ quan thuế địa phương nơi đơn vị thu đóng trụ sở có trách nhiệm cấp biên lai thu lệ phí cho đơn vị thu; kiểm tra đôn đốc các đơn vị thu lệ phí thực hiện chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng biên lai thu tiền lệ phí theo đúng chế độ quy định.
Điều 10. Tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, thu, nộp, sử dụng tiền lệ phí sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật.
Điều 11. Sở Tài chính có trách nhiệm quản lý, kiểm tra việc thu lệ phí đúng quy định. Định kỳ 6 tháng, năm tổng hợp báo cáo tình hình việc thực hiện thu, nộp, quản lý, sử dụng lệ phí trên địa bàn Tỉnh; theo dõi mức thu lệ phí, tỷ lệ nộp Ngân sách; đồng thời tổng hợp các kiến nghị đề xuất trình Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Đồng Tháp",
"promulgation_date": "12/02/2007",
"sign_number": "09/2007/QĐ-UBND",
"signer": "Trương Ngọc Hân",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-4226-QD-UBND-2019-thu-tuc-hanh-chinh-linh-vuc-An-toan-thuc-pham-So-Y-te-Ha-Noi-420911.aspx | Quyết định 4226/QĐ-UBND 2019 thủ tục hành chính lĩnh vực An toàn thực phẩm Sở Y tế Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 4226/QĐ-UBND
Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ, UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế Hà Nội tại Tờ trình số 3050/TTr-SYT ngày 24/7/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục 01 thủ tục hành chính lĩnh vực An toàn thực phẩm dùng chung cấp Sở, cấp huyện (chi tiết tại phụ lục kèm theo)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục KSTTHC - Văn phòng Chính phủ;
- Thường trực: TU, HĐND TP;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- VPUBTP: CVP, các PCVP: L.T. Lực, Đ.H.Giang, Các phòng: TKBT, KGVX, KSTTHC, TTTH-CB;
- Cổng giao tiếp điện tử Thành phố;
- Lưu: VT, KSTTHC(Quyên).
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Chung
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ, UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4226/QĐ-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2019 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội)
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ, UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
STT
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm thực hiện
Cách thức thực hiện
Căn cứ pháp lý
1
Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền của Thành phố
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
Thực hiện theo Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND ngày 05/7/2019 của UBND thành phố Hà Nội:
1. Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc đối tượng sau:
- Cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, nước đá dùng liền, nước đá dùng để chế biến thực phẩm (Trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc ngành Nông nghiệp quản lý);
- Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, các vi chất bổ sung vào thực phẩm;
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do Bộ Kế hoạch Đầu tư hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp;
- Cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm khác không thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận của Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp huyện (bao gồm cả các cơ sở trong chợ, trung tâm thương mại và các cơ sở độc lập trong siêu thị không thuộc quản lý của siêu thị):
Tiếp nhận tại Bộ phận một cửa Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội.
Địa chỉ: Số 35 phố Trần Bình, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
2. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp (bao gồm cả các cơ sở trong chợ gồm cả chợ đầu mối và chợ đấu giá nông sản, trung tâm thương mại và các cơ sở độc lập trong siêu thị không thuộc quản lý của siêu thị):
Tiếp nhận tại Bộ phận một cửa UBND cấp huyện.
Lựa chọn một trong các cách thức sau:
- Trực tiếp;
- Theo đường bưu điện;
- Đăng ký trực tuyến;
- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
- Quyết định số 135/QĐ-BYT ngày 15/01/2019 của Bộ Y tế ban hành về việc sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và dinh dưỡng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế;
- Quyết định số 14/2019/QĐ-UBND ngày 05/7/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý về An toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "08/08/2019",
"sign_number": "4226/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Đức Chung",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-174-QD-UBND-mo-hinh-chuoi-cung-ung-thuc-pham-nong-lam-thuy-san-Dien-Bien-2017-344867.aspx | Quyết định 174/QĐ-UBND mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thuỷ sản Điện Biên 2017 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 174/QĐ-UBND
Điện Biên, ngày 9 tháng 3 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG THỰC PHẨM NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2017-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;
Căn cứ Quyết định số 3073/QĐ-BNN-QLCL ngày 27/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thuỷ sản an toàn trên phạm vi toàn quốc"; Quyết định số 354/QĐ-BNN-QLCL ngày 04/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc”;
Tiếp theo Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 25/3/2015 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên và tình hình thực tiễn sản xuất nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 339/TTr-SNN ngày 03/3/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch xây dựng và phát triển các mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017-2020.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Y tế, Công Thương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lò Văn Tiến
KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG THỰC PHẨM NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 174/QĐ-UBND ngày 09/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo và nhiệm vụ đặt ra tại các Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chỉ thị, Quyết định của UBND tỉnh về Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thuỷ sản an toàn, đảm bảo chất lượng có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong tỉnh.
- Kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm được thiết lập nhằm tạo ra sản phẩm thực phẩm an toàn và đảm bảo truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ giống nòi, sức khoẻ của người tiêu dùng, từng bước nâng cao chất lượng của sản phẩm nông lâm thuỷ sản góp phần tăng giá trị sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Nâng cao nhận thức của người sản xuất kinh doanh, đội ngũ quản lý đến người tiêu dùng về chuỗi thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh, góp phần nhận diện, phân biệt sản phẩm được đảm bảo an toàn thực phẩm.
b) Mục tiêu cụ thể:
- 100% cán bộ cấp tỉnh, huyện được đào tạo tập huấn trang bị đầy đủ kiến thức để tổ chức triển khai xây dựng, phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn.
- 100% tổ chức cá nhân tham gia chuỗi được tuyên truyền, tập huấn, đào tạo nâng cao kiến thức về ATTP trong xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn.
- Duy trì, phát triển các mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn hiện có (Chè Shan tuyết, cà phê, rau, củ quả).
- Xây dựng và triển khai mới từ 03 chuỗi cung ứng sản phẩm thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn trở lên; tổ chức kiểm tra, giám sát, cấp giấy xác nhận sản phẩm an toàn và công khai tại nơi bày bán cho người tiêu dùng. Cụ thể gồm các sản phẩm: dứa, gạo, mật ong và thủy sản;
- Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 10% sản lượng sản phẩm nông, lâm, thủy sản sản xuất tại địa phương được kiểm soát theo chuỗi sản phẩm;
- Đến năm 2020 có ít nhất 70% các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn sử dụng thực phẩm trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
2. Yêu cầu
- Các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh tổ chức triển khai kịp thời việc xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản an toàn, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ đề ra. Đặc biệt chú trọng xây dựng mô hình tại những nơi có các doanh nghiệp các hợp tác xã, tổ hợp tác.
- Huy động mọi nguồn lực cho đầu tư xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn; tổ chức kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát huy vai trò của người sản xuất, các doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể chính trị trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn.
II. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ
1. Tuyên truyền đào tạo nâng cao nhận thức năng lực về xây dựng mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn cho tổ chức và cá nhân
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật, kiến thức về ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hiện quy trình kỹ thuật đảm bảo chất lượng ATTP cho các tổ chức cá nhân tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn thông qua nhiều hình thức, phù hợp đối với từng đối tượng.
- Hướng dẫn kiểm soát ATTP tại các công đoạn sản xuất trong chuỗi trên cơ sở đánh giá nguy cơ về ATTP. Tổ chức học tập kinh nghiệm xây dựng chuỗi tại một số địa phương trong và ngoài tỉnh.
2. Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn
a) Khảo sát đánh giá lựa chọn xây dựng mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm
Tiến hành khảo sát đánh giá điều kiện và năng lực sản xuất của cơ sở sản xuất ban đầu, sơ chế, giết mổ, chế biến, bảo quản vận chuyển đến kinh doanh trên địa bàn, ưu tiên lựa chọn cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm có nguy cơ cao gây mất an toàn thực phẩm (gạo, rau, củ, quả, thịt gia súc, gia cầm, sản phẩm thuỷ sản). Lựa chọn địa bàn xây dựng mô hình chuỗi theo các tiêu chí.
(Có phụ lục các tiêu chí kèm theo).
b) Hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm xây dựng, áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến (VietGap, GMP, HACCP...) và chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn.
- Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn các cơ sở tham gia mô hình chuỗi cải tạo, nâng cấp điều kiện cơ sở vật chất nhằm đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo vệ sinh ATTP.
- Hướng dẫn tư vấn xây dựng chương trình quản lý chất lượng phù hợp với điều kiện sản xuất của các cơ sở tham gia xây dựng mô hình chuỗi.
c) Đánh giá công nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP
- Thực hiện kiểm tra điều kiện đảm bảo ATTP; giám sát đánh giá chất lượng, ATTP sản phẩm thực phẩm từ các mô hình.
- Xác nhận sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn cho các tác nhân tham gia chuỗi; Cấp lô gô nhận diện sản phẩm được kiểm soát an toàn theo chuỗi cho các cơ sở được chứng nhận để người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm an toàn.
- Công nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, phối hợp đánh giá sự phù hợp với các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến (VietGap, GMP, HACCP...).
d) Triển khai các hoạt động quảng bá xúc tiến thương mại sản phẩm từ mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn.
- Hỗ trợ thiết kế, in tem nhãn nhận diện; quảng bá tiếp cận thị trường, xúc tiến thương mại các sản phẩm đã được kiểm soát ATTP theo chuỗi.
- Xây dựng các sản phẩm truyền thông như tờ rơi, đĩa hình, phóng sự, chuyên mục... giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn từ mô hình chuỗi.
đ) Tổng kết đánh giá mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn; phổ biến kinh nghiệm nhân rộng.
Đề xuất kế hoạch phát triển giai đoạn tiếp theo.
3. Duy trì phát triển các chuỗi đã được xây dựng
- Tiếp tục tuyên truyền hướng dẫn vận động các tác nhân tham gia chuỗi duy trì sản xuất kinh doanh theo chuỗi sản phẩm nâng cao ý thức bảo vệ thương hiệu chất lượng sản phẩm.
- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm xây dựng và áp dụng các chương trình quản lý tiến tiến (VietGap, GMP, HACCP...).
- Tiếp tục kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm theo chuỗi đã được xác nhận, kiểm tra điều kiện đảm bảo ATTP.
- Hỗ trợ kết nối mở rộng phát triển các chuỗi tăng quy mô, sản lượng sản phẩm theo các vùng; hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm.
- Tổng kết đánh gía thực hiện mô hình chuỗi.
III. NGUỒN KINH PHÍ
1. Ngân sách nhà nước: Hỗ trợ công tác tuyên truyền, tập huấn; kiểm tra xác nhận sản phẩm; chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP, giám sát chất lượng sản phẩm; kết nối quảng bá xây dựng thương hiệu sản phẩm, bao bì, tem nhãn nhận diện sản phẩm, hỗ trợ vật tư nông nghiệp và các dụng cụ, trang thiết bị cần thiết (nếu có).
2. Kinh phí hỗ trợ từ các Chương trình, dự án.
3. Kinh phí huy động từ các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp.
4. Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN.
Thực hiện trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Hướng dẫn tổ chức chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong Kế hoạch.
b) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền tập huấn, hướng dẫn xây dựng mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản cho các cá nhân, tổ chức.
c) Lựa chọn phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố xây dựng các mô hình chuỗi.
d) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát tuân thủ các quy định ATTP trong sản xuất sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản; thực hiện lấy mẫu giám sát nguy cơ, thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi xảy ra các sự cố mất ATTP; xác nhận sản phẩm an toàn theo chuỗi.
c) Chủ trì tổng hợp khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh để tháo gỡ kịp thời.
2. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện thị xã, thành phố, có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, căn cứ tình hình thực tế và khả năng ngân sách địa phương, tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt kinh phí hỗ trợ thực hiện Kế hoạch này.
3. Sở Y tế
- Đẩy mạnh việc kiểm soát, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm đối với các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn;
- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức và pháp luật về an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát các cơ sở bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn thuộc lĩnh vực ngành quản lý;
- Khuyến khích, vận động, chỉ đạo các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn đảm bảo thực phẩm khi đưa vào sử dụng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ưu tiên nhập nguồn thực phẩm đã được xác nhận an toàn.
4. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
Tổ chức rà soát về hiệu quả hoạt động của các HTX sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch hướng dẫn, vận động, hỗ trợ các HTX tham gia vào các liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn.
5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Điện Biên Phủ
Phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các đơn vị liên quan thực hiện tuyên truyền, thông tin về sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn theo chuỗi cung ứng.
6. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh
Tổ chức tuyên truyền, vận động các hội viên và nhân dân chấp hành tốt các quy định về đảm bảo ATTP, tích cực tham gia và có trách nhiệm xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn theo chuỗi cung ứng.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Tập trung chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các mô hình chuỗi liên kết có hiệu quả ngay trên địa bàn quản lý.
b) Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành có liên quan, các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân tổ chức sản xuất thực phẩm an toàn; liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm an toàn, kiểm tra giám sát việc sản xuất nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn.
c) Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và cấp có thẩm quyền.
8. Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản
- Chấp hành tốt các quy định về ATTP trong quá trình sản xuất của cơ sở; tự nguyện tham gia và có trách nhiệm trong quá trình xây dựng mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản an toàn.
- Chủ động đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất phương tiện thiết bị cần thiết để đáp ứng các điều kiện về ATTP trong quá trình sản xuất kinh doanh; có trách nhiệm tự kiểm tra, giám sát sản phẩm trong chuỗi để đảm bảo chất lượng, thương hiệu sản phẩm.
Trên đây là Kế hoạch xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017-2020./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Điện Biên",
"promulgation_date": "09/03/2017",
"sign_number": "174/QĐ-UBND",
"signer": "Lò Văn Tiến",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-302-QD-UBND-thu-tuc-hanh-chinh-cap-tinh-duoc-chuan-hoa-quan-ly-So-Nong-nghiep-Hue-2017-340647.aspx | Quyết định 302/QĐ-UBND thủ tục hành chính cấp tỉnh được chuẩn hóa quản lý Sở Nông nghiệp Huế 2017 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 302/QĐ-UBND
Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 02 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH ĐƯỢC CHUẨN HÓA THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP)
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục 42 thủ tục hành chính cấp tỉnh được chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế (lĩnh vực Lâm nghiệp)
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
1. Cập nhật các thủ tục hành chính mới được công bố vào Hệ thống thông tin thủ tục hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế theo đúng quy định.
2. Niêm yết công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị tại trụ sở cơ quan và trên Trang thông tin điện tử của đơn vị.
3. Triển khai thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền theo hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bãi bỏ các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Lâm nghiệp đã được công bố tại các Quyết định trước đây.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Cục Kiểm soát TTHC- VP Chính phủ;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Sở Nông nghiệp và PTNT;
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh (gửi qua mạng);
- UBND các huyện, tx, tp (gửi qua. mạng);
- Các PCVP và CV: NN, TH;
- Lưu: VT, KNNV.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Cao
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC CHUẨN HÓA THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 302/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
STT
Tên thủ tục hành chính
Lĩnh vực
Cơ quan thực hiện
1
Cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng giữa 3 loại rừng đối với những khu rừng do UBND cấp tỉnh xác lập
Lâm nghiệp
UBND cấp tỉnh
2
Cho phép trồng cao su trên đất rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại đối với tổ chức
Lâm nghiệp
UBND cấp tỉnh
3
Cấp phép khai thác tận dụng gỗ trên đất rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách hoặc vốn viện trợ chuyển sang trồng cao su của tổ chức
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
4
Cấp phép khai thác chính gỗ rừng tự nhiên của chủ rừng là tổ chức
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
5
Cấp phép khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng trong rừng phòng hộ của tổ chức.
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
6
Cấp phép khai thác, tận dụng, tận thu các loại LSNG thuộc loài nguy cấp, quý hiếm và loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng sản xuất, RPH
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
7
Cấp phép khai thác, tận dụng, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, loài được Lâm nghiệp ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng phòng hộ của tổ chức
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
8
Cấp phép khai thác, tận dụng, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng đặc dụng
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
9
Thẩm định, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của tổ chức
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
10
Cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Phụ lục II, III của Công ước CITES
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
11
Cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên vì mục đích thương mại trên các lâm phận của các chủ rừng thuộc địa phương quản lý
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
12
Cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên không vì mục đích thương mại trên các lâm phận của các chủ rừng thuộc địa phương quản lý
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
13
Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh tăng diện tích đối với khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ thành lập thuộc địa phương quản lý
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
14
Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh các phân khu chức năng không làm thay đổi diện tích khu rừng đặc dụng đối với khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
15
Thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư vùng đệm đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
16
Thẩm định, phê duyệt cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái lập dự án du lịch sinh thái đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
17
Thẩm định, phê duyệt cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng tự tổ chức hoặc liên kết với tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí lập dự án du lịch sinh thái đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
18
Thẩm định, phê duyệt cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng lập, tổ chức thực hiện hoặc liên kết với các đối tác đầu tư để thực hiện các phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với khu rừng thuộc địa phương quản lý
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
19
Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh giảm diện tích đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
20
Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh tăng diện tích đối với khu rừng đặc dụng do UBND tỉnh quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
21
Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh các phân khu chức năng không làm thay đổi diện tích đối với khu rừng đặc dụng do UBND tỉnh quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
22
Thẩm định, phê duyệt Quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
23
Thẩm định, phê duyệt Quy hoạch khu rừng đặc dụng do địa phương quản lý
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
24
Thẩm định, phê duyệt đề án thành lập Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật (đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý)
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
25
Thẩm định, phê duyệt báo cáo xác định vùng đệm khu rừng đặc dụng và khu bảo tồn biển thuộc địa phương quản lý
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
26
Cấp chứng nhận nguồn gốc lô giống
Lâm nghiệp
Chi cục Kiểm lâm
27
Cấp chứng nhận nguồn gốc lô cây con
Lâm nghiệp
Chi cục Kiểm lâm
28
Công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (Gồm công nhận: cây trội; lâm phần tuyển chọn; rừng giống chuyển hóa; rừng giống; vườn cây đầu dòng)
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
29
Phê duyệt hồ sơ thiết kế chặt nuôi dưỡng đối với khu rừng đặc dụng do tỉnh quản lý
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
30
Thẩm định và phê duyệt dự án lâm sinh (đối với đơn vị, tổ chức thuộc tỉnh quản lý)
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
31
Thẩm định và phê duyệt hồ sơ cải tạo rừng (đối với tổ chức khác và hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn)
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
32
Miễn, giảm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (đối với tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR nằm trong phạm vi 01 tỉnh)
Lâm nghiệp
UBND cấp tỉnh
33
Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
34
Thu hồi rừng của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay chuyển đi nơi khác, đề nghị giảm diện tích rừng hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh (chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài)
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
35
Giao rừng đối với tổ chức
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
36
Cho thuê rừng đối với tổ chức
Lâm nghiệp
Sở NN và PTNT
37
Cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu
Lâm nghiệp
Chi cục Kiểm lâm
38
Giao nộp gấu cho nhà nước
Lâm nghiệp
Chi cục Kiểm lâm
39
Chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh
Lâm nghiệp
UBND tỉnh
40
Lưu giữ, sưu tầm mẫu vật, nguồn gien sinh vật rừng thuộc nhóm thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trong khu rừng đặc dụng vì mục đích khoa học (Phạm vi giải quyết của Ban quản lý rừng đặc dụng)
Lâm nghiệp
Ban quản lý rừng đặc dụng
41
Lưu giữ, sưu tầm mẫu vật, nguồn gien sinh vật rừng thông thường trong khu rừng đặc dụng vì mục đích khoa học (Phạm vi giải quyết của Ban quản lý rừng đặc dụng)
Lâm nghiệp
Ban quản lý rừng đặc dụng
42
Nghiên cứu khoa học trong rừng đặc dụng của các tổ chức, cá nhân trong nước (Phạm vi giải quyết của Ban Quản lý rừng đặc dụng)
Lâm nghiệp
Ban quản lý rừng đặc dụng
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
1. Tên thủ tục: Chuyển đổi mục đích sử dụng giữa 3 loài rừng đối với những khu rừng do UBND cấp tỉnh xác lập.
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Các cá nhân, tổ chức tiến hành lập hồ sơ như hướng dẫn và nộp hồ sơ tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ;
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ, tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình Lãnh đạo UBND tỉnh phê duyệt.
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét và trình Lãnh đạo UBND tỉnh
- Bước 5: UBND tỉnh ra Quyết định phê duyệt điều chỉnh, chuyển cho Chi cục Kiểm lâm
- Bước 6: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế.
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, qua dịch vụ công trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng Hồ sơ
3.1. Thành phần hồ sơ
- Giấy đề nghị của các địa phương, đơn vị (Bản chính)
- Báo cáo hiện trạng rừng; các tiêu chí và chỉ số cho phép xác lập loại rừng đó. (Bản chính)
3.2. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm
d) Cơ quan phối hợp: Không có
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt điều chỉnh
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 03/03/2006
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 14/08/2006.
- Nghị định số 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
- Quyết định số 17/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về qui chế quản lý rừng phòng hộ.
- Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành Nghị định số 117/CP.
2. Tên thủ tục: Cho phép trồng cao su trên đất rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại đối với tổ chức.
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Các tổ chức nộp hồ sơ tại Chi cục Kiểm lâm
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận;
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ, tham mưu Sở NN&PTNT trình UBND tỉnh Quyết định phê duyệt.
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét và trình Lãnh đạo UBND tỉnh
- Bước 5: UBND tỉnh ra Quyết định phê duyệt điều chỉnh, chuyển cho Chi cục Kiểm lâm
- Bước 6: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế.
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, qua dịch vụ công trực tuyến.
3. Hồ sơ
a) Tên thành phần hồ sơ
- Văn bản đề nghị của các Tổ chức (bản chính)
- Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng đất, rừng khu vực đề nghị chuyển đổi, kèm theo các tài liệu điều tra, khảo sát của đơn vị tư vấn; (bản chính)
- File điện tử của toàn bộ hồ sơ.
b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Trong 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở NNPTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các chủ rừng, chủ đầu tư là tổ chức.
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép chuyển rừng sang trồng cao su.
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 6 Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn trồng cao su trên đất lâm nghiệp;
- Điều 9 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị Quyết 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.
- Quyết định số 67/2015/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Quy định đơn giá cây trồng, vật nuôi làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Tên thủ tục hành chính: Cấp phép khai thác tận dụng gỗ trên đất rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách hoặc vốn viện trợ chuyển sang trồng cao su của tổ chức
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức chuẩn bị hồ sơ, nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ (Trường hợp cần phải xác minh thực địa Chi cục Kiểm lâm sẽ phối hợp với chủ rừng, tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định phúc tra hồ sơ, thời gian không quá 5 ngày), tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT quyết định cấp phép theo kế hoạch UBND tỉnh giao cho chủ rừng hoặc chủ đầu tư (Trường hợp khai thác tận dụng nằm ngoài kế hoạch giao phải có văn bản thống nhất của UBND tỉnh hoặc kế hoạch bổ sung).
- Bước 4: Trong thời gian 10 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác tận dụng gỗ trên đất rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách hoặc vốn viện trợ chuyển sang trồng cao su, chuyển kết quả cho Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 5: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, số 18 Đoàn Hữu Trưng, phường Phước Vĩnh, thành phố Huế.
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị cấp phép khai thác tận dụng của Tổ chức
- Bản báo cáo khai thác
- Bản đồ khu khai thác
- Văn bản giao nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh (bản sao).
- File điện tử của toàn bộ hồ sơ.
3.2. Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức là chủ rừng.
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Mẫu đơn, tờ khai: Không.
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Khoản 1, Điều 7, Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 9/9/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp.
- Khoản 3, Điều 9, Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.
4. Tên thủ tục hành chính: Cấp phép khai thác chính gỗ rừng tự nhiên của chủ rừng là tổ chức.
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức chuẩn bị hồ sơ, nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ (Trường hợp cần phải xác minh thực địa Chi cục Kiêm lâm sẽ phối hợp với chủ rừng, tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định phúc tra hồ sơ, thời gian không quá 5 ngày), tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định trên cơ sở kế hoạch phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác chính gỗ rừng tự nhiên, chuyển kết quả cho CCKL
- Bước 5: CCKL trả kết quả cho tổ chức.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, số 18 Đoàn Hữu Trưng, phường Phước Vĩnh, thành phố Huế.
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
- Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị cấp phép khai thác;
- Hồ sơ thiết kế khai thác;
- Phương án quản lý rừng bền vững;
- Chứng chỉ quản lý rừng bền vững;
- Văn bản cho phép của Thủ tướng Chính phủ;
- Các loại hồ sơ khác có liên quan.
(Đính kèm file điện tử toàn bộ hồ sơ)
3.2. Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn từ 10 ngày làm việc.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức là chủ rừng.
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đề cương thuyết minh thiết kế khai thác (theo mẫu Phụ lục 01 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
+ Bảng kê lâm sản khai thác (theo mẫu Phụ lục 02 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
+ Giấy đề nghị cấp phép khai thác (theo mẫu Phụ lục 03 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 3142/QĐ-BNN-TCLN ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, TTHC thay thế, bị thay thế, TTHC bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Khoản 3, Điều 4, Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản.
5. Tên thủ tục hành chính: Cấp phép khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng trong rừng phòng hộ của tổ chức
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức chuẩn bị hồ sơ, nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các tổ chức;kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ (Trường hợp cần phải xác minh thực địa Chi cục Kiểm lâm sẽ phối hợp với chủ rừng, tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định phúc tra hồ sơ, thời gian không quá 5 ngày), tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định trên cơ sở kế hoạch phê duyệt của UBND tỉnh
- Bước 4: Trong thời gian 10 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác gỗ rừng trồng
- Bước 5: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức.
+ Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, số 18 Đoàn Hữu Trưng, phường Phước Vĩnh, thành phố Huế.
+ Thời gian tiếp nhận: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
- Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị cấp phép khai thác
- Hồ sơ thiết kế khai thác, tận dụng, tận thu.
(Gửi kèm file điện tử toàn bộ hồ sơ)
3.2. Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn từ 10 ngày làm việc.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính :
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức là chủ rừng.
7. Lệ phí(nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đề cương thuyết minh thiết kế khai thác (theo mẫu Phụ lục 01 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
+ Bảng kê lâm sản khai thác (theo mẫu Phụ lục 02 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
+ Giấy đề nghị cấp phép khai thác (theo mẫu Phụ lục 03 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 3142/QĐ-BNN-TCLN ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, TTHC thay thế, bị thay thế, TTHC bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Điều 6 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản.
6. Tên thủ tục hành chính: Cấp phép khai thác, tận dụng, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức chuẩn bị hồ sơ, nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ (Trường hợp cần phải xác minh thực địa Chi cục Kiểm lâm sẽ phối hợp với chủ rừng, tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định phúc tra hồ sơ, thời gian không quá 5 ngày), tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định trên cơ sở kế hoạch phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ
- Bước 4: Trong thời gian 10 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác tận thu, trả kết quả cho CCKL
- Bước 5: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, số 18 Đoàn Hữu Trưng, phường Phước Vĩnh, thành phố Huế.
+ Thời gian tiếp nhận: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3.Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị cấp phép khai thác
- Hồ sơ thiết kế khai thác, tận dụng, tận thu.
- File điện tử toàn bộ hồ sơ.
3.2. Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn từ 10 ngày làm việc.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: chủ rừng là tổ chức
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đề cương thuyết minh thiết kế khai thác (theo mẫu Phụ lục 01 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
+ Bảng kê lâm sản khai thác (theo mẫu Phụ lục 02 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
+ Giấy đề nghị cấp phép khai thác (theo mẫu Phụ lục 03 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11.Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 3142/QĐ-BNN-TCLN ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, TTHC thay thế, bị thay thế, TTHC bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Khoản 2, Điều 10, Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản.
7. Tên thủ tục hành chính: Cấp phép khai thác, tận dụng, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng phòng hộ của các tổ chức
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức chuẩn bị hồ sơ, nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ (Trường hợp cần phải xác minh thực địa Chi cục Kiểm lâm sẽ phối hợp với chủ rừng, tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định phúc tra hồ sơ, thời gian không quá 5 ngày), tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ cấp phép khai thác tre nứa trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên và trả kết quả cho chủ rừng. Thời hạn của giấy phép khai thác tối đa là 12 tháng kể từ ngày ban hành.
- Bước 4: Trong thời gian 10 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác tận thu, trả kết quả cho CCKL
- Bước 5: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, số 18 Đoàn Hữu Trưng, phường Phước Vĩnh, thành phố Huế.
+ Thời gian tiếp nhận: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
- Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị cấp phép khai thác
- Bảng kê lâm sản khai thác.
(Gửi kèm file điện tử toàn bộ hồ sơ)
3.2. Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn từ 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính :
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các chủ rừng là tổ chức.
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đề cương thuyết minh thiết kế khai thác (theo mẫu Phụ lục 01 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
+ Bảng kê lâm sản khai thác (theo mẫu Phụ lục 02 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
+ Giấy đề nghị cấp phép khai thác (theo mẫu Phụ lục 03 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 3142/QĐ-BNN-TCLN ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, TTHC thay thế, bị thay thế, TTHC bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Điều 11 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản.
8. Tên thủ tục hành chính: Cấp phép khai thác, tận dụng, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng đặc dụng.
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức chuẩn bị hồ sơ, nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ (Trường hợp cần phải xác minh thực địa Chi cục Kiểm lâm sẽ phối hợp với chủ rừng, tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định phúc tra hồ sơ, thời gian không quá 5 ngày), tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác tre nứa trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên và trả kết quả cho chủ rừng. Thời hạn của giấy phép khai thác tối đa là 12 tháng kể từ ngày ban hành.
- Bước 4: Trong thời gian 10 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép
- Bước 5: Sở Nông nghiệp và PTNT trả kết quả cho tổ chức qua đường bưu điện.
+ Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế
Số 18 Đoàn Hữu Trưng, phường Phước Vĩnh, TP Huế.
+ Thời gian tiếp nhận: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
- Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Hồ sơ
a) Tên thành phần hồ sơ
- Giấy đề nghị cấp phép khai thác,
- Bảng kê lâm sản khai thác.
(Gửi kèm file toàn bộ hồ sơ)
3.2. Số lượng: 1 bộ
4. Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
5.Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các chủ rừng là tổ chức
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai:
+ Đề cương thuyết minh thiết kế khai thác (theo mẫu Phụ lục 01 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
+ Bảng kê lâm sản khai thác (theo mẫu Phụ lục 02 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT).
+ Giấy đề nghị cấp phép khai thác (theo mẫu Phụ lục 03 của Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT)
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Quyết định số 3142/QĐ-BNN-TCLN ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, TTHC thay thế, bị thay thế, TTHC bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Điều 11 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản.
9. Tên thủ tục: Thẩm định, phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững của tổ chức
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định hồ sơ (Kiểm tra hồ sơ);
- Bước 3: Tham mưu Sở Nông nghiệp & PTNT ký quyết định phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững của tổ chức, trả kết quả cho CCKL
- Bước 4: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần số lượng Hồ sơ:
a1. Hồ sơ để thẩm định
- Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt phương án của chủ rừng là tổ chức (Ban hành kèm theo Phụ lục VI của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm 2014);
- Bản thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững (Ban hành kèm theo theo Phụ lục II (đối với rừng tự nhiên), Phụ lục III (đối với rừng trồng) của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm 2014);
- Hệ thống bản đồ
- Bản tài liệu, số liệu điều tra thu thập.
a2. Hồ sơ khi phê duyệt
- Bản thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững và hệ thống bản đồ đã được chỉnh sửa theo ý kiến của hội đồng thẩm định;
- Văn bản tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định.
b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày làm việc
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định phương án và gửi văn bản thẩm định cho tổ chức.
Tổ chức chỉnh sửa theo ý kiến của hội đồng thẩm định và gửi lại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án và trả kết quả cho chủ rừng.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): các Sở ngành liên quan.
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các chủ rừng là tổ chức.
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai:
a) Giấy đề nghị phê duyệt phương án theo Phụ lục VI của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Bản thuyết minh phương án theo theo Phụ lục II (đối với rừng tự nhiên), Phụ lục III (đối với rừng trồng) của Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản phê duyệt phương án.
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 10, Điều 11 Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phương án quản lý rừng bền vững.
10. Tên thủ tục hành chính: cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục II, III của CITES
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ đến Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh đối với các loài động vật, thực vật hoang dã khác.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ.
- Bước 3: Thẩm định hồ sơ, cấp giấy chứng nhận
+ Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
+ Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Chi cục Kiểm lâm tiến hành thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo theo mẫu Phụ biểu 5 Nghị định số 82/2006/NĐ-CP .”
- Bước 4: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả:
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế - Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế.
- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ bao gồm
Hồ sơ xin cấp Chứng chỉ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục II, III của CITES theo mẫu tại Phụ lục IV-A (thực vật), hoặc IV-B (động vật) ban hành kèm theo Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp.(bản chính).
(Gửi kèm file điện từ toàn bộ hồ sơ)
3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 7 ngày làm việc.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm
Cơ quan được ủy quyền hoặc phân cấp quyết định:
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
Cơ quan phối hợp: Hạt Kiểm lâm
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
7. Phí, lệ phí: Không
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu hồ sơ xin cấp Chứng chỉ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục II, III của CITES theo mẫu tại Phụ lục IV-A (thực vật), hoặc IV-B (động vật) ban hành kèm theo Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp (kèm theo).
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của CITES.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2013/TT-BNNPTNT ngày 5 tháng 9 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Điều 5, Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về nông nghiệp.
11. Tên thủ tục: Cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên vì mục đích thương mại trên các lâm phận của các chủ rừng thuộc địa phương quản lý
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Hạt Kiểm lâm.
- Bước 2: Hạt Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ: 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hạt Kiểm lâm xem xét, xác nhận những thông tin trong hồ sơ bằng văn bản và gửi cho Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh.
- Bước 3: Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc, Chi cục Kiểm lâm thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định hồ sơ. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm xem xét, đánh giá phương án khai thác, báo cáo đánh giá quần thể, lập biên bản thẩm định và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ vào hồ sơ và báo cáo của Chi cục Kiểm lâm cấp giấy phép khai thác hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp giấy phép khai thác.
- Bước 5: Hạt Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Hạt Kiểm lâm sở tại
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, hoặc qua đường bưu điện,
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Bản chính đề nghị cấp giấy phép khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT .
- Bản chính thuyết minh phương án khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT .
- Bản chính báo cáo đánh giá quần thể loài động vật rừng thông thường theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT .
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức; bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân đề nghị cấp giấy phép.
- Bản chính giấy chấp thuận phương án khai thác của chủ rừng hoặc hợp đồng hợp tác với chủ rừng đối với tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép khai thác không đồng thời là chủ rừng.
(Gửi kèm file điện tử toàn bộ hồ sơ)
3.2. Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc.
- Tiếp nhận hồ sơ: Trường hợp hồ sơ hợp lệ; 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải xem xét, xác nhận những thông tin trong hồ sơ bằng văn bản và gửi cho Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết.
- Thẩm định hồ sơ: 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan Kiểm lâm sở tại chuyển đến, Chi cục Kiểm lâm phải thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định hồ sơ.
- Cấp giấy phép khai thác: 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo của Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép khai thác hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp giấy phép khai thác.
- Trả kết quả: 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ký giấy phép khai thác hoặc văn bản thông báo lý do không cấp giấy phép khai thác. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi kết quả cho cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi tiếp nhận hồ sơ. Sau khi nhận được kết quả, cơ quan Kiểm lâm sở tại giao trả ngay cho tổ chức, cá nhân đề nghị,
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Hạt Kiểm lâm
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không,
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm sở tại.
d) Cơ quan phối hợp: Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đề nghị cấp giấy phép khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường (mẫu đề nghị đính kèm).
- Bản thuyết minh phương án khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường (mẫu thuyết minh đính kèm).
- Báo cáo đánh giá quần thể động vật rừng thông thường (mẫu báo cáo đính kèm).
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường hoặc văn bản thông báo lý do không cấp giấy phép khai thác
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
Quyết định số 3142/QĐ-BNN-TCLN ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, TTHC thay thế, bị thay thế, TTHC bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Điều 4 Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường;
- Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT 78/2011/TT-BNNPTNT 25/2011/TT-BNNPTNT 47/2012/TT-BNNPTNT 80/2011/TT-BNNPTNT 99/2006/TT-BNN .
12. Tên thủ tục: Cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên không vì mục đích thương mại trên các lâm phận của các chủ rừng thuộc địa phương quản lý
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Nộp hồ sơ tại Hạt Kiểm lâm sở tại
- Bước 2: Hạt Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ: 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải xem xét, xác nhận những thông tin trong hồ sơ bằng văn bản và gửi cho Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh.
- Bước 3: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan Kiểm lâm sở tại chuyển đến, Chi cục Kiểm lâm lập báo cáo, tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nội dung giấy phép và các đề xuất.
- Bước 4: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ và báo cáo của Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép khai thác hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp giấy phép khai thác.
- Bước 5: Hạt Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức, cá nhân qua đường bưu điện.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Hạt Kiểm lâm sở tại
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp, hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Bản chính đề nghị cấp giấy phép khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT .
- Bản chính thuyết minh phương án khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT .
- Bản sao có chứng thực giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
- Bản sao có chứng thực văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc quyết định thực hiện đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học đối với mẫu vật nghiên cứu khoa học; hoặc văn bản đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với trường hợp khai thác phục vụ ngoại giao, trao đổi giữa các vườn thú, triển lãm phi lợi nhuận, biểu diễn xiếc phi lợi nhuận, trao đổi mẫu vật với Cơ quan Quản lý CITES các nước thành viên.
(Gửi file điện tử toàn bộ hồ sơ)
3.2. Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 13 ngày làm việc.
- Tiếp nhận hồ sơ: Trường hợp hồ sơ hợp lệ: 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải xem xét, xác nhận những thông tin trong hồ sơ bằng văn bản và gửi cho Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm sở tại phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ biết.
- Cấp giấy phép khai thác: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đó cơ quan Kiểm lâm sở tại chuyển đến, Chi cục Kiểm lâm gửi hồ sơ và báo cáo Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ và báo cáo của Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép khai thác hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp giấy phép khai thác.
- Trả kết quả: 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ký giấy phép khai thác hoặc văn bản thông báo lý do không cấp giấy phép khai thác, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi kết quả cho cơ quan Kiểm lâm sở tại nơi tiếp nhận hồ sơ, Sau khi nhận được kết quả, cơ quan Kiểm lâm sở tại giao trả ngay cho tổ chức, cá nhân đề nghị.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm sở tại
d) Cơ quan phối hợp: Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đề nghị cấp giấy phép khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường (mẫu đề nghị đính kèm)
- Bản thuyết minh phương án khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường (mẫu thuyết minh đính kèm).
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường hoặc văn bản thông báo lý do không cấp giấy phép khai thác.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 3142/QĐ-BNN-TCLN ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, TTHC thay thế, bị thay thế, TTHC bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Điều 5 Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường và Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư; 38/2007/TT-BNNPTNT 78/2011/TT-BNNPTNT 25/2011/TT-BNNPTNT 47/2012/TT-BNNPTNT 80/2011/TT-BNNPTNT 99/2006/TT-BNN .
13. Tên thủ tục: Thẩm định, Phê duyệt điều chỉnh tăng diện tích đối với khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ thành lập thuộc địa phương quản lý
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: BQL rừng đặc dụng chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. Thời hạn: 2 ngày.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định, tổ chức họp thẩm định, tổng hợp kết quả thẩm định, trình UBND cấp tỉnh.
- Bước 4: UBND cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thời hạn: 15 ngày.
- Bước 5: UBND cấp tỉnh trả kết quả cho Chi cục Kiểm lâm
- Bước 6: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho BQL rừng đặc
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng Hồ sơ
3.1. Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Tờ trình đề nghị điều chỉnh của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Báo cáo kết quả điều tra, nghiên cứu của tổ chức khoa học hoặc tổ chức tư vấn về việc phát hiện loài mới, phân loại mức độ nguy cấp, quý, hiếm, phạm vi sinh cảnh cần bảo tồn, đề xuất các biện pháp bảo tồn (bản chính);
- Báo cáo thuyết minh về điều chỉnh khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Bản đồ hiện trạng trước khi điều chỉnh và bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng sau khi được điều chỉnh thể hiện rõ phạm vi, ranh giới, phân khu chức năng, tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000 hoặc 1:25.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 (bản sao). Tùy theo quy mô, diện tích điều chỉnh, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn loại bản đồ thích hợp.
(Gửi kèm file điện tử toàn bộ hồ sơ)
3.2. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn không quá 35 ngày làm việc.
- Thời gian hoàn thành việc thẩm định hồ sơ không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian hoàn thành quyết định phê duyệt điều chỉnh không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho đơn vị nộp hồ sơ biết để hoàn thiện.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có)
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ NN&PTNT; các Sở, ngành (có trong Hội đồng thẩm định)
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Ban quản lý khu rừng đặc dụng hoặc Chi cục Kiểm lâm (nếu chưa có Ban quản lý)
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt điều chỉnh
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Nghị định số 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
- Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành Nghị định số 117/CP
14. Tên thủ tục: Thẩm định, Phê duyệt điều chỉnh các phân khu chức năng không làm thay đổi diện tích khu rừng đặc dụng đối với khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: BQL rừng đặc dụng chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. Thời hạn: 2 ngày.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định; Tổ chức họp thẩm định, Tổng hợp kết quả thẩm định, trình UBND cấp tỉnh. Thời hạn: 18 ngày.
- Bước 4: UBND cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. (Xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt). Thời hạn: 15 ngày. UBND cấp tỉnh trả kết quả cho CCKL
- Bước 5: Chi cục Kiểm làm tra kết quả cho BQL rừng đặc dụng
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng Hồ sơ
3.1. Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Tờ trình đề nghị điều chỉnh của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Báo cáo thuyết minh về điều chỉnh khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Bản đồ hiện trạng trước khi điều chỉnh và bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng sau khi được điều chỉnh thể hiện rõ phạm vi, ranh giới, phân khu chức năng, tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000 hoặc 1:25.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 (bản sao).Tùy theo quy mô, diện tích điều chỉnh, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn loại bản đồ cho phù hợp.
(Gửi kèm file điện từ toàn bộ hồ sơ)
3.2. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn không quá 35 ngày làm việc.
- Thời gian hoàn thành việc thẩm định hồ sơ không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian hoàn thành quyết định phê duyệt điều chỉnh không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho đơn vị nộp hồ sơ biết để hoàn thiện.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có)
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ngành (có trong Hội đồng thẩm định)
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Ban quản lý khu rừng đặc dụng hoặc Chi cục Kiểm lâm (nếu chưa có Ban quản lý)
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt điều chỉnh
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Nghị định số 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
- Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành Nghị định số 117/CP
15. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư vùng đệm đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Các ban quản lý rừng đặc dụng lập hồ sơ như hướng dẫn và nộp hồ sơ tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ Ban quản lý khu rừng đặc dụng, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ; Thời gian thực hiện không quá 03 ngày.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở NN&PTNT trình UBND tỉnh Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định.
+ Tổ chức họp thẩm định;
+ Tổng hợp kết quả thẩm định.
+ Thời gian không quá (20) ngày làm việc.
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thẩm định dự án đầu tư vùng đệm của khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt sau khi có văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thời gian và trả kết quả không quá (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Bước 5: Trong vòng 15 ngày làm việc, UBND cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt sau khi có ý kiến đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và PTNT bằng văn bản, chuyển kết quả cho CCKL
- Bước 6: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế
Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Báo cáo thuyết minh dự án đầu tư vùng đệm, bao gồm các nội dung sau: Tổ chức các biện pháp bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học; Hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm về canh tác nông, lâm, ngư nghiệp có hiệu quả về kinh tế, xã hội môi trường và phù hợp với tập quán địa phương; Tổ chức hoạt động sử dụng bền vững và chia sẻ lợi ích tài nguyên của khu rừng đặc dụng; Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học; Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, để giảm áp lực lên công tác bảo tồn trong vùng đệm theo chính sách đầu tư và cơ chế tài chính cho hệ thống rừng đặc dụng theo quy định. Xác định nhu cầu vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư; Tổ chức quản lý vùng đệm, trong đó quy định cụ thể nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã, lãnh đạo thôn, các hộ dân cư vùng đệm và Ban quản lý khu rừng đặc dụng trong việc thực hiện dự án đầu tư vùng đệm. (bản chính);
- Văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (bản chính);
- Các tài liệu khác liên quan (nếu có).
- File điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng hồ sơ: 1 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn không quá 35 ngày làm việc
- Thời gian hoàn thành việc thẩm định hồ sơ không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian hoàn thành quyết định phê duyệt đề án không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho cơ quan trình hồ sơ biết để hoàn thiện.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: UBND tỉnh
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có)
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ngành (có trong Hội đồng thẩm định)
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ban quản lý khu rừng đặc dụng hoặc Chi cục Kiểm lâm (nếu chưa có Ban quản lý)
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt dự án đầu tư vùng đệm
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành Nghị định số 117/CP.
- Nghị định Số: 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
16. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt Ban quản lý khu rừng đặc dụng cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái lập dự án du lịch sinh thái đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Các tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ Ban quản lý khu rừng đặc dụng; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, thời hạn ba (03) ngày hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ chưa hợp lệ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ (20 ngày), (Trường hợp cần phải xác minh thực địa, thì Chi cục Kiểm lâm sẽ phối hợp với Chủ rừng, tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định phúc tra hồ sơ, thời gian không quá 5 ngày).
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp kết quả thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt (15 ngày)
- Bước 5: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt, trả kết quả cho CCKL.
- Bước 6: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế
Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (Bản chính);
- Báo cáo đề án bao gồm các nội dung Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên; tài nguyên du lịch và các loại sản phẩm du lịch; Thuyết minh chi tiết phương án phát triển các tuyến, địa điểm tổ chức du lịch. Diện tích, vị trí khu rừng, mục đích, thời gian thuê; Địa điểm, quy mô xây dựng các công trình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch; Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và đánh giá tác động môi trường; Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái (bản chính);
- Các loại bản đồ du lịch sinh thái tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 hệ VN2000 gồm: Bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, du lịch của khu rừng đặc dụng; Bản đồ quy hoạch các tuyến, điểm du lịch, tổ chức không gian kiến trúc và hạ tầng du lịch của khu rừng đặc dụng. Tùy theo quy mô, diện tích, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn loại bản đồ cho phù hợp. (bản chính)
- Các tài liệu khác liên quan (nếu có).
- Gửi file điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng: 1 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn không quá 35 ngày làm việc
- Thời gian hoàn thành việc thẩm định hồ sơ đề án cho thuê môi trường rừng đặc dụng không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian hoàn thành quyết định phê duyệt hồ sơ đề án cho thuê môi trường rừng đặc dụng không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho cơ quan trình hồ sơ biết để hoàn thiện.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.
a) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: UBND tỉnh
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có)
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở NNPTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ban quản lý khu rừng đặc dụng
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: (không)
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt
10. Yêu cầu, điều kiện thực kiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Điều 55 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
+ Điều 23 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
+ Điều 8, Khoản 1 và Khoản 3 Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
17. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng tự tổ chức hoặc liên kết với tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí lập dự án du lịch sinh thái đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Các tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ Ban quản lý khu rừng đặc dụng; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, thời hạn ba (03) ngày hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ (20 ngày), (Trường hợp cần phải xác minh thực địa, thì Chi cục Kiểm lâm sẽ phối hợp với Chủ rừng, tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định phúc tra hồ sơ, thời gian không quá 5 ngày),
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp kết quả thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt (15 ngày)
- Bước 5: UBND tỉnh phê duyệt, trả kết quả cho CCKL
- Bước 6: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế
Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Báo cáo dự án bao gồm các nội dung sau: Hiện trạng các loại tài nguyên du lịch và các loại sản phẩm du lịch; Thuyết minh chi tiết các tuyến, địa điểm tổ chức du lịch; địa điểm, quy mô xây dựng các công trình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch; Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và đánh giá tác động môi trường; Phương thức tự tổ chức du lịch sinh thái hoặc liên doanh, liên kết; trong đó xác định chi tiết về sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương gắn với văn hóa bản địa; Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái; vốn đầu tư, nguồn vốn, phân kỳ đầu tư; phương thức phân chia lợi nhuận, lợi ích; quản lý và sử dụng nguồn thu từ du lịch sinh thái; nghĩa vụ và quyền hạn của các bên có liên quan (bản chính);
- Các loại bản đồ du lịch sinh thái tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 hệ VN2000 gồm: Bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, du lịch của khu rừng đặc dụng; Bản đồ quy hoạch các tuyến, điểm du lịch, tổ chức không gian kiến trúc và hạ tầng du lịch của khu rừng đặc dụng. Tùy theo quy mô, diện tích, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn loại bản đồ cho phù hợp. (Bản sao)
- Các hồ sơ khác có liên quan.
- Gửi file điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng: 1 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Không quá 35 ngày làm việc.
- Thời gian hoàn thành thẩm định dự án phát triển du lịch sinh thái khu rừng đặc dụng không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian hoàn thành quyết định phê duyệt dự án phát triển du lịch sinh thái khu rừng đặc dụng không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. ...
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho cơ quan trình hồ sơ biết để hoàn thiện.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: UBND tỉnh
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có)
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm Sở NNPTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ban quản lý khu rừng đặc dụng hoặc Chi cục Kiểm lâm (nếu chưa có Ban quản lý)
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: (không)
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Điều 55 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
+ Điều 23 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
+ Điều 8, Khoản 1 và Khoản 3 Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức vả quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
18. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng lập, tổ chức thực hiện hoặc liên kết với các đối tác đầu tiên để thực hiện các phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với khu rừng thuộc địa phương quản lý
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Các tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ Ban quản lý khu rừng đặc dụng; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, thời hạn ba (03) ngày hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ (20 ngày), (Trường hợp cần phải xác minh thực địa, thì Chi cục Kiểm lâm sẽ phối hợp với Chủ rừng, tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định phúc tra hồ sơ, thời gian không quá 5 ngày).
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp kết quả thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt (15 ngày), chuyển kết quả cho CCKL
- Bước 5: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế
Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện :
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Phương án dịch vụ môi trường rừng với các nội dung cụ thể bao gồm hiện trạng rừng, đất đai, các phân khu chức năng và các đặc trưng có liên quan đến dịch vụ môi trường rừng; tiềm năng chi trả dịch vụ môi trường rừng; xác định các loại dịch vụ môi trường rừng của khu rừng đặc dụng; xác định các đối tượng chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng; xác định các đối tượng được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng và phương thức, biện pháp chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, (bản chính);
- Các tài liệu khác liên quan (nếu có).
- Gửi file điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng: 1 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn không quá 35 ngày làm việc
- Thời gian hoàn thành việc thẩm định hồ sơ không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian hoàn thành quyết định phê duyệt phương án không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho cơ quan trình hồ sơ biết để hoàn thiện.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: UBND tỉnh
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có)
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở NNPTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có):
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ban quản lý khu rừng đặc dụng hoặc Chi cục Kiểm lâm (nếu chưa có Ban quản lý)
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: (không)
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định phê duyệt phương án dịch vụ môi trường rừng
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Điều 55 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
+ Điều 23 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
+ Điều 8, Khoản 1 và Khoản 3 Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
19. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt điều chỉnh giảm diện tích đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ yêu cầu bổ sung, thời hạn ba (03) ngày hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định hồ sơ
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp kết quả thẩm định, báo cáo UBND xin ý kiến của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt điều chỉnh (đối với khu rừng đặc dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý); Quyết định phê duyệt điều chỉnh (đối với khu rừng đặc dụng khác) theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT và văn bản thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Bước 5: UBND cấp tỉnh phê duyệt, chuyển kết quả cho CCKL
- Bước 6: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế
Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản của Thủ tướng Chính phủ cho phép chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng;
- Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Văn bản thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và PTNT (bản chính);
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật;
- Dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Phương án đền bù giải phóng mặt bằng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (bản chính);
- Phương án trồng rừng mới thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (bản chính);
- Bản đồ hiện trạng trước khi chuyển mục đích sử dụng rừng và bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng sau khi được chuyển mục đích sử dụng rừng thể hiện rõ phạm vi, ranh giới, phân khu chức năng, tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000 hoặc 1:25.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 (bản sao). Tùy theo quy mô, diện tích điều chỉnh, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn loại bản đồ cho phù hợp.
Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
- File điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng: 1 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn không quá 35 ngày làm việc
- Thời gian hoàn thành việc thẩm định hồ sơ không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian hoàn thành quyết định phê duyệt điều chỉnh không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho đơn vị nộp hồ sơ biết để hoàn thiện.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: UBND tỉnh
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có)
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở NNPTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ NN&PTNT; các Sở, ngành (có trong Hội đồng thẩm định)
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ban quản lý khu rừng đặc dụng hoặc Chi cục Kiểm lâm (nếu chưa có Ban quản lý)
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: (không)
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt điều chỉnh
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Điều 17 và Điều 18 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng
- Điều 4, Khoản 3, Điểm a, b Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng
- Điều 58, Luật đất đai năm 2013,
20. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt điều chỉnh tăng diện tích đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Các tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ Ban quản lý khu rừng đặc dụng; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, thời hạn ba (03) ngày hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ (20 ngày), (Trường hợp cần phải xác minh thực địa, thì Chi cục Kiểm lâm sẽ phối hợp với Chủ rừng, tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định phúc tra hồ sơ, thời gian không quá 5 ngày).
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp kết quả thẩm định, báo cáo UBND tỉnh xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (15 ngày)
- Bước 5. UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt sau khi văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và PTNT
- Bước 6: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trả kết quả qua đường bưu điện.
+ Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế
Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị điều chỉnh của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Báo cáo kết quả điều tra, nghiên cứu của tổ chức khoa học hoặc tổ chức tư vấn về việc phát hiện loài mới, phân loại mức độ nguy cấp, quý, hiếm, phạm vi sinh cảnh cần bảo tồn, đề xuất các biện pháp bảo tồn (bản chính);
- Báo cáo thuyết minh về điều chỉnh khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Bản đồ hiện trạng trước khi điều chỉnh và bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng sau khi được điều chỉnh thể hiện rõ phạm vi, ranh giới, phân khu chức năng, tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000 hoặc 1:25.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 (bản sao). Tùy theo quy mô, diện tích đều chỉnh, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn loại bản đồ cho phù hợp.
3.2. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
- Thời gian hoàn thành việc thẩm định hồ sơ không quá 35 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và PTNT.
a) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục kiểm lâm, Sở NN&PTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ NN&PTNT; các Sở, ngành (có trong Hội đồng thẩm định)
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ban quản lý khu rừng đặc
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8.Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: (không)
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định Phê duyệt điều chỉnh
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Điều 17 và Điều 18 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng
- Điều 4, Khoản 2, Điểm a, b Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/201 về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
21.Tên thủ tục: Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh các phân khu chức năng không làm thay đổi diện tích đối với khu rừng đặc dụng do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập thuộc địa phương quản lý
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: BQL rừng đặc dụng chuẩn bị hồ sơ nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. Thời hạn: 2 ngày.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định. Thời hạn: 18 ngày.
+ Tổ chức họp thẩm định;
+ Tổng hợp kết quả thẩm định, trình UBND cấp tỉnh.
- Bước 4: UBND cấp tỉnh ra Quyết định phê duyệt điều chỉnh khu rừng đặc dụng sau khi xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Thời hạn: 15 ngày, chuyển CCKL
- Bước 5: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2.Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng Hồ sơ
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị điều chỉnh của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (Bản chính).
- Báo cáo thuyết minh về điều chỉnh khu rừng đặc dụng (Bản chính).
- Bản đồ hiện trạng trước khi điều chỉnh và bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng sau khi được điều chỉnh thể hiện rõ phạm vi, ranh giới, phân khu chức năng, tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000 hoặc 1:25.000 theo hệ quy chiếu VN 2000 (bản sao). Tùy theo quy mô diện tích điều chỉnh, Ban quản lý khu rừng đặc dụng lựa chọn loại bản đồ cho phù hợp.
- File điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn không quá 35 ngày làm việc
- Thời gian hoàn thành việc thẩm định hồ sơ không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Thời gian hoàn thành quyết định phê duyệt điều chỉnh không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thì trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ cơ, quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho đơn vị nộp hồ sơ biết để hoàn thiện.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: UBND cấp tỉnh
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và PTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ngành (có trong Hội đồng thẩm định)
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Ban quản lý khu rừng đặc dụng hoặc Chi cục Kiểm lâm (nếu chưa có Ban quản lý)
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt điều chỉnh
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11.Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Nghị định số 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
- Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành Nghị định số 117/CP
22. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt Quy hoạch các khu rừng đặc dụng cấp tỉnh
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Các ban quản lý rừng đặc dụng lập hồ sơ như hướng dẫn và nộp hồ sơ tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ Ban quản lý khu rừng đặc dụng, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ; Thời gian thực hiện không quá 03 ngày.
- Bước 3: Tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định;
+ Tổ chức họp thẩm định;
+ Tổng hợp kết quả thẩm định.
+ Thời gian không quá (20) ngày làm việc.
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp hồ sơ sau thẩm định, báo cáo UBND tỉnh để xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thời gian hoàn thành không quá (15) ngày làm việc
- Bước 5: UBND tỉnh quyết định phê duyệt quy hoạch khu rừng đặc dụng theo kết quả thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyển kết quả cho CCKL
Thời gian và trả kết quả không quá (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Bước 6: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức theo đường bưu điện
+ Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần hồ sơ:
a. Tờ trình của Giám đốc Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);
b. Hồ sơ thẩm định:
- Tờ trình đề nghị thẩm định quy hoạch của Sở Nông nghiệp và PTNT; (Bản chính)
- Báo cáo quy hoạch các khu rừng đặc dụng trên địa bàn cấp tỉnh; (Bản sao)
- Các tài liệu khác có liên quan(Bản sao)
c. Hồ sơ phê duyệt:
- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch; (Bản chính)
- Văn bản thẩm định quy hoạch; (Bản chính)
- Các tài liệu khác (Bản sao)
- Gửi File điện tử toàn bộ hồ sơ
4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn không quá 50 ngày làm việc
- Thời gian hoàn thành việc thẩm định quy hoạch không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thông báo cho sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biết để hoàn thiện.
- Thời gian Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, có ý kiến bằng văn bản về quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng cấp tỉnh tối đa không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuyển đến
- Thời gian Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch tối đa không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT
c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ngành (có trong Hội đồng thẩm định)
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các Tổ chức,
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Căn cứ Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP
- Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành Nghị định số 117/CP.
23. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt Quy hoạch rừng đặc dụng do địa phương quản lý
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Các ban quản lý rừng đặc dụng lập hồ sơ như hướng dẫn và nộp hồ sơ tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ Ban quản lý khu rừng đặc dụng, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ; Thời gian thực hiện không quá 03 ngày,
- Bước 3: Tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định;
+ Tổ chức họp thẩm định;
+ Tổng hợp kết quả thẩm định.
+ Thời gian không quá (20) ngày làm việc.
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp hồ sơ sau thẩm định, báo cáo UBND tỉnh để xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thời gian hoàn thành không quá (15) ngày làm việc
- Bước 5: UBND tỉnh quyết định phê duyệt quy hoạch khu rừng đặc dụng theo kết quả thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và văn bản đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyển kết quả cho CCKL
Thời gian và trả kết quả không quá (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Bước 6: Chi cục Kiểm lâm tỉnh trả kết quả cho tổ chức.
+ Địa chỉ tiếp nhận: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế.
+ Thời gian tiếp nhận: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến, hoặc qua đường bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
- Tờ trình của Giám đốc BQL khu rừng đặc dụng hoặc Chi cục trưởng CCKL đề nghị phê duyệt báo cáo quy hoạch đối với những khu rừng đặc dụng chưa có ban quản lý;
- Báo cáo quy hoạch khu rừng đặc dụng và các tài liệu liên quan;
- Các bản đồ gồm: bản đồ hiện trạng tài nguyên (rừng, đất ngập nước, biển) và đất đai của khu rừng đặc dụng; bản đồ quy hoạch bảo tồn và phát triển khu rừng đặc dụng; bản đồ quy hoạch chung xây dựng cơ sở hạ tầng khu rừng đặc dụng; bản đồ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái và dịch vụ môi trường rừng đặc dụng; bản đồ phạm vi, quy mô, ranh giới và quy hoạch đầu tư phát triển vùng đệm.
Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
- File điện tử toàn bộ hồ sơ
4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn không quá 50 ngày làm việc
- Sở NN&PTNT hoàn thành thẩm định quy hoạch khu rừng đặc dụng không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo lý do cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành văn bản trả lời không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ NN&PTNT phải thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biết để hoàn thiện
- UBND cấp tỉnh hoàn thành Thời gian hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch khu rừng đặc dụng và trả kết quả không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: UBND cấp tỉnh
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ngành (có trong Hội đồng thẩm định)
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: BQL các khu rừng đặc dụng do địa phương quản lý hoặc Chi cục kiểm lâm địa phương (nếu chưa thành lập Ban quản lý)
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11.Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP .
- Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành Nghị định số 117/CP.
24. Tên thủ tục: Thẩm định, phê duyệt đề án thành lập Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật (đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý)
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: BQL rừng đặc dụng chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. Thời hạn: 2 ngày.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định; Thời hạn: 13 ngày.
+ Tổ chức họp thẩm định;
+ Tổng hợp kết quả thẩm định, trình UBND cấp tỉnh.
- Bước 4: UBND cấp tỉnh phê duyệt Thời hạn: 30 ngày. Chuyển kết quả cho CCKL
- Bước 5: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho BQL rừng đặc dụng
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng Hồ sơ
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình của Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính)
- Báo cáo đề án quy định tại Điểm c, Khoản 1 của Điều này (bản chính)
- Các tài liệu khác liên quan (nếu có)
- File điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn không quá 45 ngày làm việc
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho ban quản lý khu rừng đặc dụng để hoàn thiện hồ sơ.
- Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp theo quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định đề án.
- Trong thời gian 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ trình kết quả thẩm định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành phê duyệt đề án.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các Sở, ngành của tỉnh, một số tổ chức khoa học và đơn vị liên quan.
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ban quản lý khu rừng đặc dụng
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành Nghị định số 117/CP
25. Tên thủ tục: Thẩm định, phê duyệt báo cáo xác định vùng đệm khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý.
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Ban quản lý khu rừng đặc dụng chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ BQL rừng đặc dụng, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. Thời hạn: 2 ngày.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì thẩm định báo cáo xác định vùng đệm của khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý. Thời hạn: 18 ngày.
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập và họp Hội đồng thẩm định, tổng hợp kết quả thẩm định, trình UBND cấp tỉnh.
- Bước 5: UBND cấp tỉnh phê duyệt. Thời hạn: 15 ngày. Chuyển kết quả cho CCKL
- Bước 6: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho BQL rừng đặc dụng
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng Hồ sơ
3.1. Thành phần hồ sơ bao gồm:
a) Tờ trình của Giám đốc Ban quản lý khu rừng đặc dụng (bản chính);
b) Báo cáo xác định vùng đệm quy định tại Điều 6 của Thông tư 10/2014/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 26/3/2014 (bản chính);
c) Bản đồ vùng đệm có thể hiện các phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển theo hệ quy chiếu VN 2000;
d) File điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn không quá 35 ngày làm việc
- Sở NN&PTNT hoàn thành thẩm định không quá hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở NN&PTNT phải thông báo lý thuộc cho Ban quản lý khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển;
- Thời gian hoàn thành việc phê duyệt báo cáo xác định vùng đệm khu rừng đặc dụng, và trả kết quả không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
c) Cơ quan phối hợp (nếu có): các đơn vị liên quan (có trong Hội đồng thẩm định báo cáo xác định vùng đệm)
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ban quản lý khu rừng đặc dụng
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Nghị định số 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
- Thông tư số 10/2014/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí xác định vùng đệm của khu rừng đặc dụng và vành đai bảo vệ của khu bảo tồn biển.
26. Tên thủ tục hành chính: cấp chứng nhận nguồn gốc lô giống
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. Thời gian thực hiện trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở và tham mưu trình lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm ký chứng nhận nguồn gốc lô giống cây trồng lâm nghiệp. Thời gian thực hiện trong 12 ngày làm việc.
- Bước 4: Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
+ Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế.
+Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Thông báo thu hoạch vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp (bản chính - theo mẫu).
- File điện tử toàn bộ hồ sơ.
3.2. Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
c) Cơ quan phối hợp (nếu có):
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.
7. Lệ phí: Theo quy định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thông báo thu hoạch vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp (Phụ lục số 15, Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống cây trồng lâm nghiệp.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy chế quản lý giống.
- Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.
- Thông tư số 44/2015/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính;
27. Tên thủ tục hành chính: Cấp chứng nhận nguồn gốc lô cây con
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. Thời gian thực hiện trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở và tham mưu trình lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm ký chứng nhận nguồn gốc lô giống cây trồng lâm nghiệp. Thời gian thực hiện trong 7 ngày làm việc.
- Bước 4: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
+ Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Thông báo kết quả sản xuất kinh doanh cây con
- Nguồn gốc và mã số lô giống, phẩm chất kỹ thuật của lô cây con
- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
- File điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
c) Cơ quan phối hợp (nếu có):
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.
7. Lệ phí (nếu có): Theo quy định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai;
Thông báo kết quả sản xuất cây con ở vườn ươm cây lâm nghiệp (Phụ lục số 14, Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy chế quản lý giống.
- Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.
- Thông tư số 44/2015/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính.
28. Tên thủ tục: Công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (Gồm công nhận: cây trội; lâm phần tuyển chọn; rừng giống chuyển hóa; rừng giống; vườn cây đầu dòng)
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm nhận hồ sơ từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân xin cấp chứng chỉ nguồn giống cây trồng lâm nghiệp; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. Thời gian thực hiện 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Bước 3: Hội đồng thẩm định nguồn giống (Chi cục Kiểm lâm chủ trì) thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở và tham mưu trình lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT ký giấy chứng nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp. Thời gian thực hiện hiện 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và PTNT ký giấy chứng nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp. Thời gian thực hiện 05 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản thẩm định của Hội đồng thẩm định nguồn giống. Chuyển kết quả cho CCKL
- Bước 5: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế.
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
Đơn xin công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp
Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống
- File điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 18 ngày làm việc.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho tổ chức hoặc cá nhân đứng đơn biết để bổ sung theo quy định.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải hoàn thành công tác thẩm định.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản thẩm định , Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp chứng chỉ công nhận vườn giống cho tổ chức hoặc cá nhân đứng đơn.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Kiểm lâm.
- Cơ quan phối hợp:
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.
7. Lệ phí (nếu có): Theo quy định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (Mẫu đơn số 05, Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy chế quản lý giống)
- Mẫu báo cáo kỹ thuật nguồn giống (Theo phụ lục 12, Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy chế quản lý giống;
- Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010;
- Thông tư số 44/2015/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính.
29. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt hồ sơ thiết kế chặt nuôi dưỡng đối với khu rừng đặc dụng do tỉnh quản lý.
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức Chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm thẩm định hồ sơ (Trường hợp cần phải xác minh thực địa, thì Chi cục Kiểm lâm sẽ phối hợp với chủ rừng, tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định phúc tra hồ sơ, thời gian không quá 5 ngày) và tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT quyết định cấp phép trên cơ sở chủ trương cho phép chặt nuôi dưỡng của UBND tỉnh đối với các chủ rừng (Trường hợp phạm vi chặt nuôi dưỡng ngoài chủ trương cho phép phải có văn bản bổ sung thống nhất UBND tỉnh).
- Bước 4: Trong thời gian 10 ngày làm việc, Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở-Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ thiết kế chặt nuôi dưỡng rừng
- Bước 5: Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt hồ sơ, trả kết quả cho CCKL
- Bước 6: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế
Số 18 Đoàn Hữu Trưng, phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
- Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình thẩm định hồ sơ
- Thiết kế kỹ thuật chặt nuôi dưỡng
- File điện tử toàn bộ hồ sơ.
3.2. Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có kết quả giải quyết.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ rừng là tổ chức.
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Mẫu tờ trình đề nghị phê duyệt Hồ sơ thiết kế kỹ thuật chặt nuôi dưỡng (theo mẫu tại Phụ lục 19 của Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT).
+ Mẫu thiết kế kỹ thuật chặt nuôi dưỡng rừng (theo mẫu tại Phụ lục 20 của Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT).
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế chặt nuôi dưỡng rừng thuộc khu rừng đặc dụng của chủ rừng là tổ chức.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Điểm a, Khoản 9.4, Điều 9, Mục II, Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 6/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Khoản 2, Điều 7 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số (quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.
30. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định và phê duyệt dự án lâm sinh (đối với đơn vị, tổ chức thuộc tỉnh quản lý)
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Các đơn vị, tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Chi cục Kiểm lâm
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các cá nhân, tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không đủ theo quy định thì trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Chi cục thông báo cho chủ dự án đã gửi để biết.
- Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có báo cáo thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định;
- Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đã thẩm định Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định phê duyệt dự án lâm sinh và chuyển kết quả cho CCKL.
- Bước 5: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức.
+ Địa chỉ tiếp nhận: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế
Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình thẩm định, phê duyệt dự án (theo mẫu tại phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 69/2011 /TT-BNNPTNT)
- Thuyết minh dự án lâm sinh có ký tên, đóng dấu của chủ đầu tư và tổ chức, cá nhân tư vấn lập dự án (bản chính);
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất; bản đồ tác nghiệp lâm sinh
- Biên bản nghiệm thu ngoại nghiệp giữa Chủ đầu tư với tổ chức, cá nhân tư vấn lập dự án (bản chính);
- Biên bản nghiệm thu nội nghiệp giữa Chủ đầu tư với tổ chức, cá nhân tư vấn lập dự án (bản chính);
- Các văn bản pháp lý có liên quan (các Quyết định của cấp có thẩm quyền như: chủ trương cho phép đầu tư, đề cương kỹ thuật và dự toán cho lập dự án (nếu có), chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao chứng thực) hoặc chủ trương cho phép sử dụng đất của cấp có thẩm quyền, quy hoạch phát triển lâm nghiệp.
- File điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng: 05 bộ (01 bộ chính, 04 bộ sao chụp).
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc; trường hợp phải xác minh thực địa thì thời gian giải quyết không quá 35 ngày làm việc.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT.
c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Một số phòng chức năng thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Đơn vị, tổ chức thuộc tỉnh quản lý.
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ trình thẩm định, phê duyệt dự án (theo mẫu tại phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ; (Bản chính)
- Dự án lâm sinh, có ký tên, đóng dấu của chủ đầu tư và tổ chức, cá nhân tư vấn lập dự án (theo mẫu tại Phụ lục 1, phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ; (Bản chính)
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt dự án lâm sinh
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Có diện tích đất hoặc diện tích rừng rõ ràng, có ranh giới cụ thể; Diện tích đất của dự án có chủ cụ thể; khu đất nằm trong quy hoạch 3 loại rừng; Dự án phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương; trong trường hợp trên địa bàn chưa có quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng hoặc diện tích đất của dự án nằm ngoài quy hoạch đất lâm nghiệp hoặc không nằm trong Dự án phát triển lâm nghiệp thì phải có chủ chương cho lập dự án.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh (Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ)
- Điều 4, Điều 8, Điều 9 của Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2011 về việc Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ
31. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định và phê duyệt hồ sơ cải tạo rừng (đối với tổ chức khác và hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn)
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức Chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm để tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ (3 ngày)
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức lập Hội đồng thẩm định hồ sơ cải tạo rừng
- Bước 4: Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét, ký quyết định phê duyệt hoặc không phê duyệt hồ sơ cải tạo rừng, chuyển kết quả cho CCKL
- Bước 5: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế
Số 18 Đoàn Hữu Trưng, phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
- Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cải tạo rừng.
- Biên bản kiểm tra hiện trường.
+ File điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng: 5 bộ (1 bộ gửi Chi cục Kiểm lâm và 4 bộ chủ rừng lưu giữ).
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc; trường hợp phải xác minh thực địa thì thời gian giải quyết không quá 35 ngày làm việc.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Một số phòng, ban chức năng thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, Hạt Kiểm lâm sở tại.
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ rừng là tổ chức và hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
+ Mẫu tờ trình đề nghị cải tạo rừng của tổ chức (theo mẫu tại Phụ lục 1 của Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT).
+ Mẫu tờ trình đề nghị cải tạo rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn (theo mẫu tại Phụ lục 2 của Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT).
+ Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường (theo mẫu tại Phụ lục 3 của Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT).
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định phê duyệt hồ sơ cải tạo rừng
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 4/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất.
32. Tên thủ tục hành chính: Miễn, giảm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (đối với tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR nằm trong phạm vi 01 tỉnh).
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR nằm trong phạm vi 01 tỉnh nộp hồ sơ tại Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh
- Bước 2: Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh tiếp nhận hồ sơ từ các cá nhân, tổ chức sử dụng DVMTR nằm trong phạm vi 01 tỉnh được Miễn, giảm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Bước 3: Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ xin miễn, giảm hợp lệ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra hiện trường, tiến hành kiểm tra, lập biên bản kiểm tra xác minh.
- Bước 4: Trong vòng 7 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, Đoàn kiểm tra hoàn thành biên bản kiểm tra gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Bước 5: Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh tóm tắt lại nội dung sự việc và đề xuất kiến nghị xử lý, lập tờ trình và dự thảo quyết định miễn, giảm tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
- Bước 6: Trong vòng 7 ngày làm việc sau khi xem xét tính hợp lệ Tờ trình của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt.
- Bước 7: UBND tỉnh trả quyết định cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh TT Huế, số 53 Nguyễn Huệ, thành phố Huế.
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, qua dịch vụ công trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ: Bản chính.
Đối với hộ gia đình, cá nhân
a) Văn bản xin miễn, giảm của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng: trong công văn phải nêu rõ nguyên nhân, nội dung bị rủi ro bất khả kháng; mức độ thiệt hại về vốn và tài sản; nội dung đề nghị miễn, giảm; và thời gian đề nghị miễn, giảm có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú về thiệt hại do thiên tai bất khả kháng - 1 bản chính
b) Một trong các giấy tờ liên quan khác (nếu có) trong các trường hợp sau:
- Quyết định của tòa án trong trường hợp mất hành vi dân sự; tuyên bố của tòa án là chết, mất tích - 1 bản sao;
- Giấy chứng tử trong trường hợp chết - 1 bản sao;
- Giấy xác nhận của cơ quan thẩm quyền trong trường hợp không còn tài sản chi trả hoặc không có người thừa kế hoặc người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho cá nhân đó - 1 bản chính;
3.2. Đối với tổ chức, tập thể
a) Văn bản xin miễn, giảm của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng: trong văn bản phải nêu rõ nguyên nhân, nội dung bị rủi ro bất khả kháng; mức độ thiệt hại về vốn và tài sản; nội dung đề nghị miễn, giảm; và thời gian đề nghị miễn, giảm có xác nhận của chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở về thiệt hại do thiên tai bất khả kháng -1 bản chính
b) Biên bản xác định mức độ tổn thất, thiệt hại về vốn và tài sản theo quy định của pháp luật -1 bản chính
c) Phương án khôi phục sản xuất - kinh doanh -1 bản chính
(Gửi file điện tử toàn bộ hồ sơ)
3.2. Số lượng: 01 bản chính.
4. Thời hạn giải quyết: tổng thời gian giải quyết là 21 ngày làm việc
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ nếu nộp trực tiếp, 03 ngày làm việc nếu nhận được qua đường bưu điện, nếu thành phần hoặc số lượng Hồ sơ chưa hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo cho bên sử dụng dịch vụ môi trường biết để bổ sung theo quy định.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi có quyết định thành lập, Đoàn kiểm tra tổ chức xác minh tại hiện trường và lập biên bản xác minh.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi xác minh hiện trường, đoàn kiểm tra lập tờ trình UBND tỉnh xem xét và ra quyết định xin miễn, giảm chi phí sử dụng dịch vụ môi trường rừng và trả kết quả cho bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Theo Quyết định thành lập đoàn kiểm tra
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR nằm trong phạm vi 01 tỉnh
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định miễn, giảm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi hành chính của 01 tỉnh
- Bị thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, động đất, bão lụt, lũ quét, lốc, sóng thần, lở đất xảy ra làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản dẫn tới mất khả năng hoặc phải ngừng hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Không thuộc đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Điều 8, 9, 10, 11 Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
33. Tên thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các cá nhân, tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không đủ theo quy định thì trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Chi cục thông báo cho chủ dự án đã gửi để biết.
- Bước 3: Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng và tổ chức thẩm định (trường hợp Phương án trồng rừng thay thế có tổng diện tích dưới 50 hecta thì không nhất thiết thành lập Hội đồng thẩm định Phương án với đầy đủ thành phần. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định số lượng thành phần Hội đồng thẩm định phù hợp. Trường hợp phải xác minh thực địa, thì thời gian thẩm định phương án không được kéo dài quá 15 (mười lăm) ngày làm việc.
- Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày họp Hội đồng thẩm định, Sở Nông nghiệp và PTNT trình Chủ tịch UBND xem xét phê duyệt phương án. Trường hợp không đề nghị UBND cấp tỉnh xem xét phê duyệt phương án, Sở Nông nghiệp và PTNT phải trả lời cho chủ dự án đã gửi đề nghị biết lý do.
- Bước 5: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị phê duyệt phương án của Sở Nông nghiệp và PTNT trình, UBND cấp tỉnh phải phê duyệt phương án; trường hợp không phê duyệt, UBND cấp tỉnh phải thông báo cho Sở NN&PTNT rõ lý do để trả lời cho chủ dự án đã gửi đề nghị biết.
- Bước 6: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế
Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị phê duyệt phương án (theo mẫu tại Phụ lục 01 của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT); bản chính
- Phương án trồng rừng thay thế (theo mẫu tại Phụ lục 02 của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT). bản chính
3.2. Số lượng: 05 bộ (01 bản chính và 04 bản sao).
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc; trường hợp phải xác minh thực địa thì thời gian giải quyết không quá 35 ngày làm việc.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT
c) Cơ quan phối hợp (nếu có):
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài.
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang sử dụng cho mục khác (theo mẫu tại Phụ lục 01 của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT);
+ Phương án trồng rừng thay thế (theo mẫu tại Phụ lục 03 của Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT)
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định phê duyệt phương án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thứ tục hành chính:
Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Điều 3 và Điều 4 Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
+ Khoản 1, 2, 3 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 7 năm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
34. Tên thủ tục hành chính: Phê duyệt Thu hồi rừng của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay chuyển đi nơi khác, đề nghị giảm diện tích rừng hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh (chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài)
1. Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm
+ Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, thời hạn ba (03) ngày hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
+ Bước 3: Trong thời gian 12 ngày làm việc, Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm tra, chỉ đạo xác minh đặc điểm khu rừng
+ Bước 4: Trong thời gian 3 ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh quyết định thu hồi rừng của tổ chức.
+ Bước 5: Trong thời gian 05 ngày làm việc, UBND cấp tỉnh xem xét, ký và gửi quyết định thu hồi rừng đối với chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đến Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện qua đường bưu điện.
UBND cấp tỉnh chỉ đạo việc xác định và xử lý giá trị chủ rừng đã đầu tư vào khu rừng trong thời gian 10 ngày làm việc (nếu có).
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế
Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ: Bản chính
- Văn bản trả lại rừng của chủ rừng kèm theo quyết định giao rừng, cho thuê rừng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- File điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng: 1 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở NNPTNT
c) Cơ quan phối hợp (nếu có): UBND cấp huyện.
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các cá nhân, tổ chức
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: (không)
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định Thu hồi rừng của tổ chức
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Mục IV Thông tư số 38/2007/TT-BNN
+ Khoản 6 Điều 3 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.
35. Tên thủ tục: Giao rừng cho tổ chức
1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức có nhu cầu giao rừng nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ tại Chi cục Kiểm lâm, hồ sơ gồm:
- Đề nghị giao rừng, cho thuê rừng (Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016);
- Phương án quản lý, sử dụng bền vững khu rừng (bản chính).
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng; viết xác nhận thành phần hồ sơ tiếp nhận và giấy hẹn ngày trả kết quả.
b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ và xác định hiện trạng rừng
Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
- Chủ trì thẩm định hồ sơ đề nghị giao rừng, thuê rừng và thực hiện các thủ tục khác theo quy định của pháp luật trước khi giao rừng.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xác định và đánh giá hiện trạng khu rừng tại thực địa dự kiến giao. Kết quả kiểm tra và đánh giá hiện trạng rừng phải lập thành biên bản xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng và có ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện các chủ rừng liền kề.
- Lập tờ trình kèm theo hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giao rừng cho tổ chức.
Thời gian thực hiện Bước 2 không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của tổ chức.
c) Bước 3: Quyết định giao rừng
Sau khi nhận được hồ sơ và tờ trình do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ký quyết định giao rừng cho tổ chức (Phụ lục 4 Thông tư 38/2007/TT-BNN).
Thời gian thực hiện Bước 3 không quá 3 (ba) ngày làm việc.
d) Bước 4: Bàn giao rừng
Sau khi nhận được Quyết định giao rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức bàn giao rừng tại thực địa cho tổ chức. Việc bàn giao phải xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng được giao và lập thành biên bản, có sự tham gia và ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu Biên bản tại Phụ lục 5 và 6 Thông tư 38/2007/TT-BNN .
Thời gian thực hiện Bước 4 không quá 3 (ba) ngày làm việc.
Trong quá trình thực hiện các bước giao rừng nêu trên, nếu tổ chức không đủ điều kiện được giao rừng thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lại hồ sơ cho tổ chức và thông báo rõ lý do không được giao rừng.
2. Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, qua dịch vụ công trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ
- Đề nghị giao rừng;
- Phương án quản lý, sử dụng bền vững khu rừng.
- File điện tử toàn bộ hồ sơ
b) Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 36 ngày làm việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân cấp huyện
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định giao rừng cho tổ chức.
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị giao rừng, cho thuê rừng.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Quyết định số 3142/QĐ-BNN-TCLN ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, TTHC thay thế, bị thay thế, TTHC bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 20/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT 78/2011/TT-BNNPTNT ; 25/2011/TT-BNNPTNT ; 47/2012/TT-BNNPTNT ; 80/2011/TT-BNNPTNT , 99/2006/TT-BNN .
36. Tên thủ tục: Cho thuê rừng cho tổ chức
1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức có nhu cầu thuê rừng nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ tại Chi cục Kiểm lâm, hồ sơ gồm:
Đề nghị giao rừng, cho thuê rừng (Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016);
- Phương án quản lý, sử dụng bền vững Khu rừng (bản chính).
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng; viết xác nhận thành phần hồ sơ tiếp nhận và giấy hẹn ngày trả kết quả.
b) Bước 2: Thẩm định, hồ sơ và xác định hiện trạng rừng
Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
- Chủ trì thẩm định hồ sơ đề nghị giao rừng, thuê rừng và thực hiện các thủ tục khác theo quy định của pháp luật trước khi cho thuê rừng.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xác định và đánh giá hiện trạng khu rừng tại thực địa dự kiến cho tổ chức thuê. Kết quả kiểm tra và đánh giá hiện trạng rừng phải lập thành biên bản xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng và có ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện các chủ rừng liền kề.
- Lập tờ trình kèm theo hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho thuê rừng cho tổ chức.
Thời gian thực hiện Bước 2 không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của tổ chức.
Bước 3: Quyết định cho thuê rừng
Sau khi nhận được hồ sơ và tờ trình do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ký quyết định cho thuê rừng cho tổ chức (Phụ lục 4 Thông tư 38/2007/TT-BNK); ký Hợp đồng cho thuê rừng (Phụ lục 5 Thông tư 38/2007/TT-BNN).
Thời gian thực hiện Bước 3 không quá 3 (ba) ngày làm việc.
d) Bước 4: Bàn giao rừng
Sau khi nhận được Quyết định cho thuê rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức bàn giao rừng tại thực địa cho tổ chức. Việc bàn giao phải xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng được giao và lập thành biên bản, có sự tham gia và ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu Biên bản tại Phụ lục 5 và 6 Thông tư 38/2007/TT-BNN .
Thời gian thực hiện Bước 4 không quá 3 (ba) ngày làm việc.
Trong quá trình thực hiện các bước cho thuê rừng nêu trên, nếu tổ chức không đủ điều kiện được thuê rừng thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lại hồ sơ cho tổ chức và thông báo rõ lý do không được thuê rừng.
2. Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ
- Đề nghị thuê rừng;
- Phương án quản lý, sử dụng bền vững khu rừng.
b) Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 36 ngày làm việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Ủy ban nhân dân cấp huyện
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho thuê rừng cho tổ chức.
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị giao rừng, cho thuê rừng.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 3142/QĐ-BNN-TCLN ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, TTHC thay thế, bị thay thế, TTHC bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 20/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT; 78/2011/TT-BNNPTNT ; 25/2011/TT-BNNPTNT ; 47/2012/TT-BNNPTNT ; 80/2011/TT-BNNPTNT 99/2006/TT-BNN .
37. Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu
1. Trình tự thực hiện;
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đăng ký trại nuôi, nộp tại Chi cục Kiểm lâm,
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các cá nhân, tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Chi cục Kiểm lâm thành lập Hội đồng thẩm định và xem xét cấp giấy chứng nhận trại nuôi
Thời gian thẩm định: Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm phải thành lập Hội đồng thẩm định. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi thành lập, Hội đồng thẩm định phải hoàn thành biên bản thẩm định.
Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được biên bản thẩm định, Chi cục Kiểm lâm phải xem xét cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu (Phụ lục V Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN) cho trại có đủ điều kiện hoặc có văn bản trả lời cho chủ nuôi gấu về những điều kiện hay thủ tục chưa đạt yêu cầu.
- Bước 4: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
- Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế - Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ bao gồm
- Đơn đề nghị đăng ký trại nuôi gấu (Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BBBPTNT ngày 06/4/2011) (bản chính).
- Hồ sơ về nguồn gốc hợp pháp của gấu hoặc hồ sơ về gấu đã đăng ký quản lý và gắn chíp điện tử (bản sao mang theo bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; bản sao có công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện)
- Bản thuyết minh về điều kiện chuồng, trại nuôi bao gồm: Bản vẽ mô tả chi tiết chuồng, trại nuôi gấu có kèm theo ảnh, chế độ chăm sóc, thức ăn và hệ thống xử lý chất thải (bản chính).
- Hợp đồng lao động với người có chuyên môn thú y hoặc hợp đồng với bác sĩ thú y hay cơ sở thú y để chăm sóc gấu nuôi (bản sao).
- Xác nhận của cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh là trại nuôi đảm bảo yêu cầu về vệ sinh, môi trường (Bản chính)
- File điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 15 ngày làm việc.
Thành lập hội đồng thẩm định: 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ
- Thẩm định: 5 ngày làm việc kể từ khi thành lập Hội đồng thẩm định
- Trả kết quả: 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được biên bản thẩm định
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Kiểm lâm
Cơ quan được phân cấp hoặc ủy quyền:
Cơ quan trực tiếp giải quyết: Chi cục Kiểm lâm
Cơ quan phối hợp: Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức, cá nhân nuôi nhốt gấu
7. Phí, lệ phí: Không
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị đăng ký trại nuôi gấu (Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BBBPTNT ngày 06/4/2011)
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi gấu
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Gấu có nguồn gốc hợp pháp, gấu đã được lập hồ sơ quản lý và gắn chíp điện tử.
- Có chuồng và trại nuôi gấu đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 3, 4, 5 và 6 của Quy chế quản lý gấu nuôi.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 5, Thông tư số 25/2011/TT-BBBPTNT ngày 06/4/2011 về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.
- Từ Điều 3 - Điều 9, Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 về việc ban hành Quy chế quản lý gấu nuôi.
38. Tên thủ tục hành chính: Giao nộp Gấu cho nhà nước
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chủ nuôi gấu nộp hồ sơ tại Chi cục Kiểm lâm.
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các cá nhân, tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Trong thời gian 05 ngày làm việc, sau khi nhận được hồ sơ tự nguyện chuyển giao gấu, Chi cục hoàn thiện các thủ tục, quyết định chuyển giao gấu cho các đơn vị đủ điều kiện nuôi nhốt theo quy định trên địa bàn tỉnh hoặc báo cáo Cục Kiểm lâm nếu trên địa bàn tỉnh không có đơn vị tiếp nhận.
- Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ tự nguyện chuyển giao gấu, Cục Kiểm lâm phải hoàn tất các thủ tục chuyển giao gấu cho các đơn vị đủ điều kiện nuôi nhốt trong phạm vi cả nước.
- Bước 4: Chi cục Kiểm lâm trả kết quả cho các tổ chức, cá nhân
- Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế - Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ bao gồm
Đơn đề nghị (theo mẫu tại Phụ lục VII - Quy chế quản lý gấu ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN) gửi Chi cục Kiểm lâm kèm hồ sơ về nguồn gốc của gấu
- File điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Chi cục Kiểm lâm hoặc Cục Kiểm lâm
Cơ quan được phân cấp hoặc ủy quyền giải quyết:
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục kiểm lâm
Cơ quan phối hợp: Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
7. Phí, lệ phí: Không
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị giao nộp gấu cho Nhà nước (Phụ lục VII ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN).
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Văn bản chấp thuận cho phép tổ chức cá nhân tiếp nhận gấu.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 5, Thông tư số 25/2011/TT-BBBPTNT ngày 06/4/2011 về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010,
- Điều 10, Điều 11, Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 về việc ban hành Quy chế quản lý gấu nuôi.
39. Tên thủ tục hành chính: Chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh.
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Chi cục Kiểm lâm
- Bước 2: Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ từ các tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Trong vòng 5 ngày, Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Chủ rừng, tư vấn thiết kế và tư vấn thẩm định hồ sơ khảo sát hiện trạng; tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh quyết định Phê duyệt.
- Bước 4: Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận hồ sơ của Sở Nông nghiệp và PTNT trình, UBND tỉnh xem xét, quyết định đơn giá trồng rừng, tổng số tiền, thời gian chủ dự án phải nộp để trồng rừng thay thế và thông báo bằng văn bản cho chủ dự án biết để thực hiện
- Bước 5: Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh tiếp nhận, quản lý số tiền trồng rừng thay thế, giải ngân theo phê duyệt của UBND tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Số 18 Đoàn Hữu Trưng, Phường Phước Vĩnh, TP Huế
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình của chủ dự án đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế. (Bản chính)
- Thuyết minh dự án đầu tư có thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng. (Bản chính)
- File điện tử toàn bộ hồ sơ
3.2. Số lượng: 2 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn từ 15 ngày làm việc
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: UBND tỉnh
Cơ quan được ủy quyền hoặc phân cấp:
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT.
Cơ quan phối hợp: Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
7. Lệ phí (nếu có): Không.
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế. (Theo mẫu ban hành tại phụ lục của Thông tư 26/2015/TT-BNNPTNT)
+ Mẫu hồ sơ khảo sát hiện trạng diện tích cần chuyển mục đích sử dụng rừng để nộp tiền trồng rừng thay thế. (Theo mẫu ban hành tại phụ lục của Thông tư 26/2015/TT-BNNPTNT)
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế của chủ dự án.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Điều 6, Khoản 1, Điểm b,c,d Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
40. Tên thủ tục: Lưu giữ, sưu tầm mẫu vật, nguồn gien thuộc nhóm thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm trong khu rừng đặc dụng vì mục đích khoa học (Phạm vi giải quyết của Ban quản lý rừng đặc dụng)
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Ban quản lý rừng đặc dụng.
- Bước 2: Ban quản lý rừng đặc dụng tiếp nhận hồ sơ từ các cá nhân, tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
- Bước 3: Ký công văn chấp thuận
- Bước 4: Ban quản lý rừng đặc dụng trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Ban quản lý rừng đặc dụng
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, hoặc qua đường bưu điện, qua dịch vụ công trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng Hồ sơ
3.1. Thành phần hồ sơ bao gồm:
a) Công văn xin phép nghiên cứu thu mẫu (bản chính)
b) Công văn chấp thuận của Bộ Nông nghiệp và PTNT; bản sao y chương trình, đề tài, đề án nghiên cứu khoa hoặc được cấp thẩm quyền phê duyệt (bản chính hoặc bản sao)
3.2. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 5 ngày làm việc
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban quản lý rừng đặc dụng
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban quản lý rừng đặc dụng
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức, Cá nhân
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn chấp thuận
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thông tư 99/2006/TT-BNN ngày 6/11/2006 có hiệu lực ngày 21/11/2006 hướng dẫn Quy chế quản lý rừng kèm QĐ 186/QĐ-TTg .
- Khoản 3, Điều 7 Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 về việc Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.
41. Tên thủ tục: Lưu giữ, sưu tầm mẫu vật, nguồn gien sinh vật rừng thông thường trong khu rừng đặc dụng vì mục đích khoa học (Phạm vi giải quyết của Ban quản lý rừng đặc dụng)
1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, nộp tại Ban quản lý rừng đặc dụng.
- Bước 2: Ban quản lý rừng đặc dụng tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. Thời hạn: 2 ngày.
- Bước 3: Ban quản lý rừng đặc dụng ký công văn chấp thuận. Thời hạn: 2 ngày.
- Bước 4: Ban quản lý rừng đặc dụng trả kết quả cho tổ chức, cá nhân. Thời hạn: 1 ngày.
+ Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Ban quản lý rừng đặc dụng
+ Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng Hồ sơ
3.1. Thành phần hồ sơ bao gồm:
a) Công văn xin phép nghiên cứu thu mẫu (bản chính)
b) Chương trình, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học kèm quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền (bản chính hoặc bản sao)
3.2. Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 5 ngày làm việc
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt: Ban quản lý rừng đặc dụng
Cơ quan được ủy quyền hoặc phân cấp: Không
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban quản lý rừng đặc dụng
Cơ quan phối hợp: Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức, Cá nhân
7. Lệ phí: Không
8. Mẫu đơn, tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn chấp thuận
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thông tư 99/2006/TT-BNN ngày 6/11/2006 có hiệu lực ngày 21/11/2006 hướng dẫn Quy chế quản lý rừng kèm QĐ 186/QĐ-TTg .
- Khoản 3, Điều 7 Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 về việc Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010.
42. Tên thủ tục hành chính: Nghiên cứu khoa học trong rừng đặc dụng của các tổ chức cá nhân trong nước
1. Trình tự thực hiện.
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ Ban quản lý rừng đặc dụng.
- Bước 2: Ban quản lý rừng đặc dụng tiếp nhận công văn xin phép từ các cá nhân, tổ chức; kiểm tra tính hợp lệ của bản công văn, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
- Bước 3: Trong vòng 5 ngày làm việc, Ban Quản lý rừng đặc dụng xem xét và trả lời bằng văn bản;
- Bước 4: Ban quản lý rừng đặc dụng trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả: Văn phòng các Ban quản lý rừng đặc dụng.
- Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00, buổi chiều từ 14h00 đến 16h30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp, hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
3.1. Thành phần hồ sơ bao gồm
Công văn xin phép nghiên cứu, giảng dạy, thực tập trong rừng đặc dụng (bản chính)
3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Chậm nhất là năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn xin phép của tổ chức, cá nhân, Ban quản lý rừng đặc dụng phải trả lời bằng văn bản, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban quản lý rừng đặc dụng
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban quản lý rừng đặc dụng
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
7. Phí, lệ phí: Không
8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 2707/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng số: 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004 có hiệu lực 01/4/2005.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 về hướng dẫn Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Điều 6, Điều 54 Nghị định 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về Nông nghiệp.
MẪU BIỂU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 302/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
1. Mẫu hồ sơ kèm theo công văn đề nghị đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục II, III của CITES và theo quy định của pháp luật Việt Nam (Ban hành kèm theo Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về nông nghiệp)
HỒ SƠ KÈM THEO CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ CƠ SỞ TRỒNG CẤY NHÂN TẠO THỰC VẬT HOANG DÃ QUY ĐỊNH TẠI PHỤ LỤC II, III CỦA CÔNG ƯỚC CITES VÀ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
ATTACHED DOCUMENTS REQUEST FOR REGISTRATION OF ESTABLISHMENTS FOR ARTIFICIAL PROPAGATION OF WILD PLANTS SPECIFIED IN APPENDIX II AND APPENDIX III OF CITES AND IN ACCORDANCE WITH THE LAWS OF VIETNAM
1. Tên và địa chỉ của cơ sở/Name and address of the farm:
2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện/Full name owners or their representatives:
Số CMND/Hộ chiếu/ID/Passport: Ngày cấp/date: Nơi cấp/place:
3. Loài đăng ký trồng cấy nhân tạo (tên khoa học và tên thông thường)/Registration species for artificial propagation (the scientific name and common names):
4. Mô tả số lượng nguồn giống khai thác hợp pháp từ tự nhiên/Describes the number of seed sources from the Iegal exploitation of natural:
5. Mô tả điều kiện hạ tầng và phương thức trồng cấy/Description infrastructure conditions and cultivation method:
6. Sản lượng hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới/Annual output of previous, current and expected in the coming years:
2. Mẫu hồ sơ kèm theo công văn đề nghị đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật hoang dã quy định tại Phụ lục II, III của CITES và theo quy định của pháp luật Việt Nam (Ban hành kèm theo Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về nông nghiệp)
HỒ SƠ KÈM THEO CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ TRẠI NUÔI SINH SẢN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ QUY ĐỊNH TẠI CÁC PHỤ LỤC II, III CỦA CÔNG ƯỚC CITES VÀ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
DOCUMENTS ATTACHED REQUEST FOR REGISTRATION OF FARMS FOR BREEDING OF WILD ANIMALS SPECIFIED IN APPENDIX II AND APPENDIX III OF CITES AND IN ACCORDANCE WITH THE LAWS OF VIETNAM
Tên và địa chỉ của trại/Name and address of the farm:
1. Họ, tên chủ trại hoặc người đại diện/The full name of the farmer or his representatives:
Số CMND/Hộ chiếu/ID/Passport: Ngày cấp/date: Nơi cấp/place:
2. Loài đăng ký nuôi sinh sản (tên khoa học và tên thông thường)/ Registered breeding species (scientfic names and common names):
3. Thông tin chi tiết về số lượng và tuổi của con đực, cái trong đàn giống sinh sản/Details about the number and age of males, female reproduction in the breed:
4. Tài liệu chứng minh các con giống đó được đánh bắt hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh được việc nhập khẩu đó phù hợp với các quy định của Công ước CITES và luật pháp quốc gia/Documents proving that the breed is considered illegal under current regulations, or if imported, they must prove that the import is consistent with the provisions of CITES and national legislation:
5. Bản đánh giá nhu cầu và nguồn cung cấp mẫu vật để tăng cường nguồn giống sinh sản nhằm phát triển nguồn gen/Written assessment of needs and supply samples to strengthen seed breeding to develop genetic resources:
6. Loại sản phẩm xuất khẩu (động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác)/Product categories exports (live animals, skins, his parish, serum, organs or other derivatives):
7. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trường và cách thức lưu trữ thông tin/Describes the infrastructure of the farm: area, breeding technologies, food supply, veterinary capacity, environmental sanitation and how to store information:
3. Mẫu thông báo thu hoạch giống lâm nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
……………, ngày tháng năm 20...
THÔNG BÁO
THU HOẠCH VẬT LIỆU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP
Kính gửi: …………………………………….
Thực hiện quy định trong thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống cây trồng lâm nghiệp chính; căn cứ vào sản lượng hiện thời của nguồn giống của đơn vị (hoặc của chủ nguồn giống có hợp đồng kinh tế với đơn vị), chúng tôi thông kế hoạch tiến hành thu hoạch vật liệu giống theo thời gian và khối/số lượng dự kiến như sau:
Phần 1: Thông báo thu hoạch vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp
Tên chủ nguồn giống
Địa chỉ kèm theo
Tel/Fax/Email của chủ nguồn giống
Loài cây được thu hoạch giống
Mã số nguồn giống
Địa điểm nguồn giống được thu hái
Loại hình nguồn giống
(theo chứng chỉ công nhận nguồn giống)
□ Lâm phần tuyển chọn
□ Rừng giống chuyển hóa
□ Rừng giống
□ Vườn giống
□ Bình cấy mô
□ Cây mẹ (Cây trội)
□ Vườn cung cấp hom
Thời gian dự kiến thu hoạch giống
- Ngày bắt đầu:
- Ngày kết thúc:
Ngày ... tháng ... năm 200...
Chữ ký và con dấu (nếu có) của chủ nguồn giống
Phần 2: Kết quả thu hoạch giống và đề nghị cấp chứng nhận lụ giống thu hoạch được
Thời gian thu hoạch thực tế
- Ngày bắt đầu:
- Ngày kết thúc:
Lượng thu hoạch thực tế sau khi tinh chế/xử lý
- Kg (đối với hạt giống)
- Số hom (đối với vật liệu sinh dưỡng)
- Số bình cấy (đối với vật liệu nuôi cấy mô)
Ngày ... tháng ... năm 200...
Chữ ký và con dấu (nếu có) của chủ nguồn giống
Ghi chú: Thông báo này được làm thành 3 liên. Liên đầu (bản gốc) được chủ nguồn giống lưu giữ và điền các thông tin thích hợp theo tiến độ thực hiện việc thu hoạch giống. Liên 2 được chủ nguồn giống gửi tới Chi cục Lâm nghiệp tỉnh sau khi đã điền vào phần 1, chậm nhất là 10 ngày trước khi tiến hành công việc thu hoạch giống. Liên 3 được gửi tới Chi cục Lâm nghiệp tỉnh sau khi đã điền phần 2 và kết quả thu hoạch giống cuối cùng thay báo cáo để đề nghị cấp giấy chứng nhận lô giống đã thu hoạch.
4. Mẫu thông báo kết quả sản xuất cây con lâm nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
……………, ngày tháng năm 20…
THÔNG BÁO
KẾT QUẢ SẢN XUẤT CÂY CON Ở VƯỜN ƯƠM CÂY LÂM NGHIỆP
Kính gửi: ……………………………………………………
Thực hiện quy định trong thủ tục giám sát chuỗi hành trình giống cây trồng lâm nghiệp chính, chúng tôi thông báo kết quả sản xuất cây con của vụ/năm……………… và đề nghị quý cơ quan thẩm định để cấp giấy chứng nhận nguồn gốc giống cho lô cây con sau đây:
Tên đơn vị SXKDGLN
Địa chỉ của đơn vị SXKDGLN
Loại cây con được sản xuất
□ Cây ươm từ hạt
□ Cây giâm hom
□ Cây nuôi cấy mô
Mã số nguồn giống gốc được công nhận dùng để nhân giống
Số lượng
□ Khối lượng (kg) hạt được đưa vào gieo ươm
□ Số lượng hom/bình cấy
□ Số lượng cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn
Ngày... tháng... năm 200...
Trưởng đơn vị SXKDGLN
(ký tên, đóng dấu)
Ghi chú: Thông báo này phải được gửi tới Chi cục Kiểm lâm sở tại chậm nhất là 10 ngày trước khi đơn vị bán/giao cây con cho khách hàng.
5. Mẫu báo cáo kỹ thuật về nguồn giống (Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010)
BÁO CÁO KỸ THUẬT VỀ NGUỒN GIỐNG
Kính gửi:.............................................
1. Tên cơ quan, cá nhân đề nghị:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
2. Thông tin về nguồn giống:
+ Nguồn gốc.
+ Tuổi trung bình hoặc năm trồng.
+ Nguồn vật liệu giống ban đầu.
+ Sơ đồ bố trí thí nghiệm; sơ đồ nguồn giống
+ Diện tích trồng.
+ Các chỉ tiêu sinh trưởng: đường kính bình quân, chiều cao bình quân, đường kính tán.
+ Mật độ trồng (Cự ly trồng); Mật độ hiện tại.
+ Tình hình ra hoa kết quả, kết hạt.
+ Tóm tắt các biện pháp lâm sinh đã áp dụng: xử lý thực bì, bón phân, chăm sóc, tỉa thưa...
3. Kết luận và đề nghị:
Tổ chức, cá nhân báo cáo
(Ký tên và đóng dấu)
6. Mẫu tờ trình đề nghị phê duyệt Hồ sơ thiết kế kỹ thuật chặt nuôi dưỡng
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010)
CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN
TÊN ĐƠN VỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:........../TTr-......
.........., ngày tháng năm........
TỜ TRÌNH
Về việc đề nghị phê duyệt Hồ sơ thiết kế kỹ thuật chặt nuôi dưỡng
Kính gửi:
- ........................................................
- ........................................................
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg , ngày 14/8/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;
Căn cứ Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg , ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ;
Các căn cứ khác (nếu có) ……………..,
(Tên đơn vị) trình ………….. thẩm định và phê duyệt Hồ sơ thiết kế chặt nuôi dưỡng với các nội dung sau:
a. Vị trí lô rừng chặt nuôi dưỡng (ranh giới, diện tích theo lô, khoảnh, tiểu khu);
b. Diện tích lô rừng chặt nuôi dưỡng.
c. Hiện trạng lô rừng chặt nuôi dưỡng.
b. Phương án chặt nuôi dưỡng.
d. Tính toán khối lượng sản phẩm có thể tận dụng theo kích thước, loài cây, nhóm gỗ;
(Hồ sơ thiết kế kỹ thuật chặt nuôi dưỡng kèm theo)
Với những nội dung nêu trên,……….(tên đơn vị) kính đề nghị ....... xem xét phê duyệt Hồ sơ thiết kế chặt nuôi dưỡng để đơn vị triển khai thực hiện./.
Nơi nhân:
- Như trên;
- Lưu.
Tổ chức, cá nhân đề nghị
(Ký tên và đóng dấu)
7. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu (Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010)
TÊN ĐƠN VỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……………, ngày … tháng … năm ……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRẠI NUÔI GẤU
Kính gửi: …………………………………………………..
Họ và tên người đề nghị: (Trường hợp là tổ chức thì tên người đại diện)
Số CMND: ngày cấp: nơi cấp:
Hộ khẩu thường trú:
Chỗ ở hiện tại:
Tên tổ chức: Địa chỉ:
Giấy phép kinh doanh số: Nơi cấp:
Đề nghị cơ quan xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký nuôi... con gấu ngựa;……, con gấu chó;…… con gấu.... với chi tiết sau:
TT
Tên loài và (tên khoa học)
Số chíp điện tử (số hồ sơ)
Số chuồng
Cân nặng (ước tính)
Nguồn gốc (Ghi rõ nguồn gốc từ đâu, thời gian nào, được nuôi theo Quyết định nào)
Ghi chú
1
Gấu ngựa (Ursus thibetanus)
2
Gấu chó (Ursus malayanus)
…
…
Mục đích nuôi: ....
Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: (địa điểm, diện tích, quy mô trại nuôi, vật liệu xây dựng, bản vẽ hoàn công, điều kiện về an toàn, phòng ngừa bệnh dịch, vệ sinh môi trường,...)
Hồ sơ gửi kèm theo bao gồm: ...
Tôi cam đoan chịu trách nhiệm đảm bảo duy trì mọi điều kiện để nuôi gấu và tuân thủ theo các quy định của Nhà nước.
Người làm đơn
(ký, ghi rõ họ tên);
đóng dấu đối với tổ chức
8. Mẫu thiết kế kỹ thuật chặt nuôi dưỡng (Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010)
Phần I. Khái quát dự án
1. Tên dự án
2. Địa điểm thực hiện.
3. Thời gian thực hiện.
4. Chủ quản dự án ( cấp quyết định đầu tư).
5. Chủ dự án.
6. Cơ quan lập dự án và phối hợp.
7. Tổng vốn và nguồn vốn
Phần II. Nội dung dự án.
1. Cơ sở pháp lý.
2. Sự cần thiết phải đầu tư dự án.
3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
4. Mục tiêu dự án.
5. Phạm vi, quy mô dự án.
6. Hiện trạng khu vực dự án (có bản đồ kèm theo)
7. Phương án cải tạo và các giải pháp lâm sinh (cỏ bản đồ kèm theo)
7.1. Điều tra trữ lượng lô rừng chặt nuôi dưỡng
7.2. Điều tra loài cây theo cỡ kính
7.3. Phương án chặt nuôi dưỡng
8. Lập dự toán
- Chi phí thực hiện các hoạt động điều tra
- Chi phí hoạt động khai thác, vận chuyển.
- Chi phí hoạt động vệ sinh rừng.
- Tổng mức đầu tư của dự án.
9. Các nội dung khác của dự án:
- Nguồn vốn
- Kế hoạch tiến độ thực hiện.
- Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả đầu tư của dự án.
- Đánh giá tác động môi trường.
- Kế hoạch giám sát, đánh giá thực hiện
- Rủi ro và những biện pháp giảm thiểu.
- Tính bền vững của dự án.
- Hình thức quản lý dự án
- Kết luận và kiến nghị
9. Mẫu tờ trình thẩm định, phê duyệt dự án (Ban hành kèm theo Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg)
CHỦ ĐẦU TƯ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số:
.........., ngày......... tháng......... năm.........
TỜ TRÌNH
Thẩm định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
Kính gửi:
……
Căn cứ Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg. Ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về về Ban hành Qui chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;
Chủ đầu tư trình thẩm định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình với các nội dung chính sau:
1. Tên dự án, chủ đầu tư, hình thức đầu tư
- Tên dự án:
- Chủ đầu tư:
- Hình thức đầu tư
2. Địa điểm lập dự án
3. Mục tiêu của dự án
4. Nội dung và qui mô của dự án
5. Tổng mức đầu tư của dự án:
Tổng cộng:
Trong đó:
- Chi phí xây dựng:
- Chi phí thiết bị:
- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):
- Chi phí quản lý dự án:
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
- Chi phí khác:
- Chi phí dự phòng:
6. Nhu cầu vốn và tiến độ giải ngân
Stt
Nguồn vốn cho dự án
Tổng số
Năm 20..
Năm 20..
Năm 20..
Tổng nhu cầu
Vốn Nhà nước
Vốn liên doanh liên kết
Vốn vay
Vốn tự có của doanh nghiệp
Vốn tự có của dân
Nguồn vốn khác
7. Hình thức thực hiện dự án:
8. Lực lượng tham gia thực hiện dự án:
9. Hình thức quản lý dự án:
10. Thời gian thực hiện dự án:
11. Tiến độ thực hiện:
Stt
Nội dung hoạt động của dự án
Đơn vị tính
Năm 20..
Năm 20..
Năm 20..
12. Các nội dung khác:
Chủ đầu tư trình... thẩm định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:
Chủ đầu tư
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
10. Mẫu Bảng kê lâm sản (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản)
……………………..
…………………………
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /BKLS
Tờ số: ………
BẢNG KÊ LÂM SẢN
(Kèm theo……………… ngày…… /…… /20... của…………………………)
TT
Tên lâm sản
Nhóm gỗ
Đơn vị tính
Quy cách lâm sản
Số lượng
Khối lượng
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
1
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
CÓ THẨM QUYỀN
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Ngày……. tháng……. năm 20...
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
LẬP BẢNG KÊ LÂM SẢN
11. Mẫu Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản (Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản)
SỔ THEO DÕI NHẬP, XUẤT LÂM SẢN
NHẬP XƯỞNG
XUẤT XƯỞNG
Ngày tháng năm
Tên lâm sản
(Nếu là gỗ thì ghi thêm nhóm gỗ)
Đơn vị tính
Số lượng
Khối lượng
Hồ sơ nhập lâm sản kèm theo
Ngày tháng năm
Tên lâm sản
(Nếu là gỗ thì ghi thêm nhóm gỗ)
Đơn vị tính
Số lượng
Khối lượng
Hồ sơ xuất lâm sản kèm theo
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Ghi chú: cuối mỗi tháng ghi tổng hợp số lượng, khối lượng từng loại lâm sản nhập, xuất, tồn kho trong tháng vào cuối trang của tháng đó.
12. Mẫu đề nghị cấp giấy phép khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường (Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC TỪ TỰ NHIÊN ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG
Kính gửi: ………………………………………………………………
1. Tên tổ chức, cá nhân:
- Tổ chức: ghi tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp
- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp
2. Nội dung đề nghị khai thác động vật rừng thông thường:
- Tên loài đề nghị cấp giấy phép khai thác (bao gồm tên thông thường và tên khoa học)
- Số lượng, đơn vị tính (bằng số và bằng chữ): ; trong đó:
+ Con non:
+ Con trưởng thành:
+ Khác (nêu rõ):
- Địa danh khai thác (ghi rõ tới tiểu khu và tên chủ rừng)
- Thời gian dự kiến khai thác: từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng...năm...
3. Mục đích khai thác:
4. Phương thức khai thác:
5. Tài liệu gửi kèm:
- Thuyết minh phương án khai thác
- Báo cáo đánh giá quần thể
- …
…………, ngày…… tháng…… năm……
Tổ chức, cá nhân đề nghị
(ký ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu là tổ chức)
13. Mẫu thuyết minh phương án khai thác từ tự nhiên động vật rừng thông thường (Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC TỪ TỰ NHIÊN ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG
1. Tên tổ chức, cá nhân:
- Tổ chức: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại, số giấy phép đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp
- Cá nhân: họ và tên, địa chỉ thường trú, điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp
2. Giới thiệu chung:
Giới thiệu về tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép khai thác; mục đích khai thác; tác động của việc khai thác, v. v.
3. Mô tả hiện trạng của khu vực đề nghị khai thác:
a) Vị trí khu vực khai thác: thuộc lô:..., khoảnh:, tiểu khu:...
b) Ranh giới: mô tả rõ ranh giới tự nhiên, kèm bản đồ khu khai thác tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000
c) Diện tích khu vực khai thác:
d) Tên chủ rừng: địa chỉ, số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Quyết định giao, cho thuê đất rừng: (trường hợp có 2 chủ rừng trở lên thì lập bảng kèm theo)
đ) Loại rừng/ hệ sinh thái khu vực khai thác:
4. Thời gian khai thác: từ ngày... tháng... năm...đến ngày... tháng... năm...
5. Loài đề nghị khai thác:
- Tên loài (bao gồm tên thông thường và tên khoa học):
- Số lượng, đơn vị tính (bằng số và bằng chữ): ; trong đó:
+ Con non:
+ Con trưởng thành:
+ Khác (nêu rõ):
6. Phương án khai thác:
- Phương tiện, công cụ khai thác:
- Phương thức khai thác (săn, bắn, bẫy, lưới,...):
- Danh sách những người thực hiện khai thác:
…………, ngày…… tháng…… năm……
Tổ chức, cá nhân đề nghị
(ký ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu là tổ chức)
14. Mẫu báo cáo đánh giá quần thể động vật rừng thông thường (Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường)
Tên đơn vị tư vấn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG
1. Đặt vấn đề:
Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ, lịch sử hình thành, quá trình thực hiện các hoạt động có liên quan, v.v. của đơn vị tư vấn, tổ chức thực hiện việc khai thác; mục đích xây dựng báo cáo đánh giá quần thể; điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và những nghiên cứu đã được thực hiện ở địa bàn trước đây và các thông tin khác có liên quan.
2. Tổng quan khu vực thực hiện:
Nêu rõ địa điểm, ranh giới, diện tích khu vực điều tra: hiện trạng rừng, khu hệ động vật, thực vật khu vực thực hiện điều tra, đánh giá.
3. Phương pháp, thời gian thực hiện (thống kê các nội dung điều tra và các phương pháp đã thực hiện các nội dung đó, kèm theo các mẫu biểu nếu có):
4. Kết quả điều tra, đánh giá loài đề nghị khai thác:
- Mô tả đặc tính sinh học của loài;
- Xác định kích thước quần thể, phân bố theo sinh cảnh, mật độ/ trữ lượng; tăng trưởng số lượng (số lượng sinh sản trung bình hàng năm, tỷ lệ sống sót); tử vong (tổng số tử vong, tỷ lệ tử vong trước tuổi trưởng thành sinh dục); tỷ lệ di cư, nhập cư; tuổi và giới tính (tuổi trung bình của quần thể, tháp cấu trúc tuổi, tuổi trưởng thành sinh dục trung bình);
- Xác định khả năng khai thác, mùa sinh sản, mùa khai thác; số lượng, loại, thời gian được phép khai thác để đảm bảo phát triển bền vững;
- Đánh giá sự biến đổi của quần thể sau khi khai thác trong thời gian tới.
- Xây dựng bản đồ điều tra, phân bổ loài đề nghị khai thác tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000.
5. Đề xuất phương án khai thác: Phương tiện, công cụ, hình thức khai thác
6. Kết luận và kiến nghị:
7. Phụ lục: trình bày những thông tin chưa được nêu trong phần kết quả như: danh lục động vật, thực vật, các bảng số liệu, hình ảnh và các tài liệu khác có liên quan.
8. Tài liệu tham khảo:
………, ngày…… tháng.... năm....
Thủ trưởng đơn vị
(ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)
15. Mẫu tờ trình đề nghị cải tạo rừng của tổ chức (Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT Quy định về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
…………………, ngày…… tháng…… năm……
ĐỀ NGHỊ CẢI TẠO RỪNG
Kính gửi: ………………………………….
Tên tổ chức:
Địa chỉ:
Căn cứ Thông tư /2013/TT-BNNPTNT ngày / /2013 về việc Quy định cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, đề nghị (Tổng cục Lâm nghiệp/Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt như sau:
Vị trí: thuộc lô...khoảnh….., tiểu khu....
Hiện trạng rừng...., diện tích....ha; diện tích cải tạo:…… ha
Trữ lượng:... m3; bình quân ………m3 /ha;
Phương án cải tạo:
- Cải tạo theo băng ……………………………………………………
- Cải tạo theo đám ………………………………………………………
- Cải tạo toàn diện: ……………………………………………………
- Trồng lại rừng: Loài cây trồng…………. thời gian trồng ………………
Thời gian thực hiện: từ ngày…… tháng…… năm…… đến ngày ....tháng ....năm ……
………… (tên tổ chức) cam đoan thực hiện đúng quy định của nhà nước về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, nếu vi phạm hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
16. Mẫu tờ trình đề nghị cải tạo rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn (Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT Quy định về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
…………,ngày…… tháng…… năm ........
ĐỀ NGHỊ CẢI TẠO RỪNG
Kính gửi: ……………………………
Tên chủ hộ/cá nhân/cộng đồng dân cư thôn
Địa chỉ:
Căn cứ Thông tư 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/5/2013 về việc Quy định cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, đề nghị cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt như sau.
vị trí: thuộc lô…………… khoảnh…………….., tiểu khu ………………
Hiện trạng rừng…………, diện tích……ha; diện tích cải tạo: …… ha
Trữ lượng: …… m3; bình quân ……m3/ha;
Mục tiêu cải tạo rừng:
Phương án cải tạo:
- Cải tạo theo băng …………………………………………………………
- Cải tạo theo đám …………………………………………………………
- Cải tạo toàn diện: …………………………………………………………
- Trồng lại rừng: ………… Loài cây trồng………………, thời gian trồng………………
Thời gian thực hiện: từ ngày…… tháng…… năm ....đến ngày ....tháng ....năm ……
Tôi cam đoan thực hiện đúng quy định của nhà nước về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, nếu vi phạm tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Đại diện cơ quan
kiểm lâm sở tại
(ký và đóng dấu)
Đại diện UBND xã
(ký và đóng dấu)
Người làm đơn
(ký, ghi rõ họ và tên)
17. Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường (Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT Quy định về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
…………Ngày…… tháng…… năm ........
BIÊN BẢN KIỂM TRA HIỆN TRƯỜNG
1. Tên hồ sơ cải tạo rừng:
2. Địa điểm:
3. Thành phần kiểm tra:
- Đại diện Chủ rừng quản lý khu rừng đề nghị cải tạo
- Đại diện UBND xã nơi khu rừng được cải tạo;
- Đại diện cơ quan kiểm lâm sở tại
- Đại diện đơn vị tư vấn thiết kế lập hồ sơ.
4. Kết quả kiểm tra:
- Về vị trí lô rừng …………………………………………………………….
- Về điều kiện rừng cải tạo (5 điều kiện theo Thông tư quy định)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Kết luận và kiến nghị:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Biên bản được lập thành 05 bản và thông qua vào hồi ....giờ…. ngày ...tháng…. năm ….
Đại diện cơ quan
kiểm lâm sở tại
(ký và đóng dấu)
Đại diện UBND xã
(ký và đóng dấu)
Người làm đơn
(ký, ghi rõ họ và tên)
18. Mẫu văn bản đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế (Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
…………, ngày…… tháng…… năm ........
ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ KHI CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG SỬ DỤNG CHO MỤC KHÁC
Dự án: ………………………………
Kính gửi: ……………………………………
Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………
Cãn cứ Thông tư 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 6/5/2013 Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang sử dụng cho mục đích khác, đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế như sau:
Tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng:
Loại rừng chuyển mục đích sử dụng:
Đối tượng rừng chuyển đổi:
Diện tích đất trồng rừng thay thế:
Vị trí trồng rừng thay thế: thuộc khoảnh..., tiểu khu.... xã....huyện....tỉnh...
Thuộc đối tượng đất rừng (Phòng hộ, đặc dụng, sản xuất): ………………
Phương án trồng rừng thay thế:
- Loài cây trồng …………………………………………………………………………
- Phương thức trồng (hỗn giao, thuần loài): …………………………………………
- Mức đầu tư bình quân 1 ha (triệu đồng): ………………………………………………
- Thời gian trồng: …………………………………………………………………………
Tổng mức đầu tư trồng rừng thay thế: ………………………………………………
……………… (tên tổ chức) cam đoan thực hiện đúng quy định của nhà nước về trồng rừng thay thế, nếu vi phạm hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Người đại diện của tổ chức
(ký, đóng dấu)
19. Mẫu Phương án trồng rừng thay thế (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 7 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ NN & PTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác)
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG
III. KHÁI QUÁT VỀ DIỆN TÍCH RỪNG ĐÃ CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH
Tổng diện tích rừng đã chuyển đổi sang xây dựng các công trình công cộng phải trồng rừng thay thế: …… ha, trong đó:
- Rừng đặc dụng: …… ha;
- Rừng phòng hộ: …… ha;
- Rừng sản xuất: …… ha.
(chi tiết các công trình/dự án tại biểu tổng hợp kèm theo)
IV. MỤC TIÊU, NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN
1. Mục tiêu
2. Nội dung phương án
- Tổng diện tích trồng rừng thay thế: …………ha
- Vị trí trồng: thuộc tiểu khu………………, xã………………, huyện………………,
- Thuộc đối tượng đất rừng (Phòng hộ; đặc dụng; sản xuất); hiện trạng ……………… (nếu bố trí tại nhiều vị trí, phải ghi cụ thể thông tin tên tiểu khu, xã, huyện, đối tượng đất rừng, diện tích bố trí trồng rừng và hiện trạng từng vị trí)
Kế hoạch trồng rừng thay thế
+ Loài cây trồng ....
+ Mật độ …………
+ Phương thức trồng (hỗn giao, thuần loài): ……………………
+ Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng:
+ Thời gian và tiến độ trồng: ………………………………………………
+ Xây dựng đường băng cản lửa ………………………………
+ Đơn vị thực hiện: ………………………………………………
+ Mức đầu tư bình quân 1 ha (triệu đồng): …………………………
+ Tổng vốn đầu tư trồng rừng thay thế: ………………………………
+ Nguồn kinh phí: ……………………………………………………
V. KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
20. Mẫu Tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế. (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 7 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ NN & PTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác)
TÊN TỔ CHỨC
hoặc DỰ ÁN
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do -Hạnh phúc
--------------
Số: /TTr-DA
Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 201
TỜ TRÌNH
Về việc phê duyệt Phương án nộp tiền trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Dự án: …………………………
Kính gửi:
- UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
- Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Chi cục Kiểm Lâm
Tên tổ chức ( Chủ dự án): …………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………
Căn cứ Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2015 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc quy định trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
Căn cứ Quyết định số /QĐ-TNMT ngày / /201 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án…………, thuộc xã………………, huyện………………, tỉnh………………;
Căn cứ Quyết định số 260/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt đơn giá bình quân trồng và chăm sóc rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;
Dự án……………… kính đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt Phương án nộp tiền trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để xây dựng…………………… như sau:
I. Vị trí, diện tích, hiện trạng khu vực xây dựng công trình
1. Vị trí: Khoảnh………… Tiểu khu…………, thuộc xã……, huyện……, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Diện tích, hiện trạng
Tổng diện tích tự nhiên
ha
Trong đó
- Đất có rừng
ha
- Đất trống
ha
- Đất mặt nước
ha
- Đường giao thông
ha
……
3. Diện tích và chức năng rừng cần chuyển đổi để xây dựng công trình:
- Diện tích:
ha
- Phân theo chức năng:
4. Tổng số tiền đề nghị nộp tiền trồng và chăm sóc rừng thay thế theo đơn giá phê duyệt của UBND tỉnh:
Chủ Dự án………… kính đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt Phương án nộp tiền trồng rừng thay thế, để triển khai xây dựng dự án./.
Nơi nhận:
Người đại diện của tổ chức
hoặc CHỦ DỰ ÁN
(ký tên, đóng dấu)
21. Mẫu hồ sơ khảo sát hiện trạng diện tích cần chuyển mục đích sử dụng rừng để nộp tiền trồng rừng thay thế. (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 7 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ NN & PTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác)
HỒ SƠ KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG DIỆN TÍCH CẦN CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG ĐỂ NỘP TIỀN TRỒNG RỪNG THAY THẾ
(Do chủ đầu tư hoặc thuê tư vấn lập kèm bản đồ khu rừng cần chuyển đổi)
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG
III. KHÁI QUÁT VỀ DIỆN TÍCH RỪNG, ĐẤT RỪNG CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH
1. Tên dự án:
2. Vị trí khu rừng: Diện tích…………ha, Thuộc khoảnh…………, lô………………
Các mặt tiếp giáp…………………………………………………………………………;
Địa chỉ khu rừng: Thuộc xã……………… huyện……………… tỉnh………………;
3. Địa hình: Loại đất………………………………độ dốc…………………………;
4. Khí hậu: ……………………………………………………………………………………;
5. Tài nguyên rừng (nếu có): Loại rừng……………………………………………………;
IV. MỤC TIÊU, NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN
V. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN NỘP TIỀN TRỒNG RỪNG THAY THẾ
- Tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng:
- Loại rừng chuyển mục đích sử dụng:
- Đối tượng rừng chuyển đổi:
+ Trạng thái rừng ……………………………………………………………………
+ Trữ lượng rừng………………………… m3, tre, nứa …………………………cây
+ Thuộc đối tượng đất rừng (Phòng hộ, đặc dụng): ………………
+ Mức đầu tư bình quân 1 ha (triệu đồng); theo đơn giá đầu tư do ƯBND tỉnh ban hành để trồng rừng thay thế.
+ Tổng vốn đầu tư phải trồng rừng thay thế: diện tích (ha) X đơn giá
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chủ đầu tư kính đề nghị UBND tỉnh chấp thuận phương án nộp tiền về quỹ bảo vệ và phát triển rừng để trồng rừng thay thế theo Kế hoạch của UBND tỉnh,
CHỦ DỰ ÁN
(ký tên ghi rõ họ tên, đóng dấu)
22. Mẫu đề nghị giao rừng, cho thuê rừng. (Ban hành kèm theo Thông tư số: 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT , 25/2011/TT-BNNPTNT , 47/2012/TT-BNNPTNT , 80/2011/TT-BNNPTNT , 99/2006/TT-BNN)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG
Kính gửi:.............................................................................................
1. Tên tổ chức đề nghị giao rừng, cho thuê rừng (1)............................................
…………………………………………………………………………………………….
2. Địa chỉ trụ sở chính.............................................................................................
3. Địa chỉ liên hệ................................................ Điện thoại....................................
4. Địa Điểm khu rừng đề nghị giao, cho thuê (2)....................................................
5. Diện tích đề nghị giao rừng, cho thuê (ha)........................................................
6. Để sử dụng vào mục đích (3).............................................................................
7. Thời hạn sử dụng (năm).....................................................................................
8. Phương thức nộp tiền sử dụng rừng (nếu có)....................................................
9. Cam kết sử dụng rừng đúng Mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nộp tiền sử dụng rừng (nếu có) đầy đủ, đúng hạn..........................................
Các cam kết khác (nếu có):....................................................................................
........, ngày...... tháng......... năm.....
GIÁM ĐỐC
(Ký và ghi rõ họ, tên chức danh và đóng dấu)
_______________
1. Đối với tổ chức phải ghi rõ: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại; số, ngày cấp, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập tổ chức.
2. Địa Điểm khu rừng đề nghị giao ghi rõ tên xã (phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và tên tiểu khu, khoảnh, lô.
3. Mục đích để quản lý, bảo vệ, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, dịch vụ du lịch, nghiên cứu khoa học.
23. Mẫu đề nghị giao rừng, cho thuê rừng dùng cho tổ chức (Ban hành kèm theo Thông tư số: 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT , 25/2011/TT-BNNPTNT , 47/2012/TT-BNNPTNT , 80/2011/TT-BNNPTNT , 99/2006/TT-BNN)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG
Kính gửi:.............................................................................................
1. Tên tổ chức đề nghị giao rừng, cho thuê rừng (1)............................................
…………………………………………………………………………………………….
2. Địa chỉ trụ sở chính.............................................................................................
3. Địa chỉ liên hệ................................................ Điện thoại....................................
4. Địa Điểm khu rừng đề nghị giao, cho thuê (2)....................................................
5. Diện tích đề nghị giao rừng, cho thuê (ha)........................................................
6. Để sử dụng vào mục đích (3).............................................................................
7. Thời hạn sử dụng (năm).....................................................................................
8. Phương thức nộp tiền sử dụng rừng (nếu có)....................................................
9. Cam kết sử dụng rừng đúng Mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nộp tiền sử dụng rừng (nếu có) đầy đủ, đúng hạn..........................................
Các cam kết khác (nếu có):....................................................................................
........, ngày...... tháng......... năm.....
GIÁM ĐỐC
(Ký và ghi rõ họ, tên chức danh và đóng dấu)
_______________
1. Đối với tổ chức phải ghi rõ: tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại; số, ngày cấp, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập tổ chức.
2. Địa Điểm khu rừng đề nghị giao ghi rõ tên xã (phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và tên tiểu khu, khoảnh, lô.
3. Mục đích để quản lý, bảo vệ, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, dịch vụ du lịch, nghiên cứu khoa học.
24. Mẫu Đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại (Ban hành kèm theo Thông tư số: 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT , 25/2011/TT-BNNPTNT , 47/2012/TT-BNNPTNT , 80/2011/TT-BNNPTNT , 99/2006/TT-BNN)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRẠI NUÔI
ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI
Kính gửi: …………………………………
1. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân đề nghị:
Tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại; số, ngày cấp, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập.
2. Nội dung đề nghị cấp đăng ký:
Cấp mới □; Cấp bổ sung □; Khác □ (nêu rõ) ….
3. Loài động vật rừng thông thường đề nghị nuôi:
Stt
Tên loài
Số lượng (cá thể)
Mục đích gây nuôi
Nguồn gốc
Ghi chú
Tên thông thường
Tên khoa học
1
2
3
…
4. Địa Điểm trại nuôi:
5. Mô tả trại nuôi:
6. Các tài liệu kèm theo:
- Hồ sơ nguồn gốc;
- ….
…….., ngày…….. tháng …… năm ....….
Tổ chức, cá nhân đề nghị
(ký ghi rõ họ tên; đóng dấu nếu là tổ chức)
25. Mẫu đề nghị giao rừng dùng cho hộ gia đình, cá nhân. (Ban hành kèm theo Thông tư số: 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT , 25/2011/TT-BNNPTNT , 47/2012/TT-BNNPTNT , 80/2011/TT-BNNPTNT , 99/2006/TT-BNN)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG
Kính gửi: ...................................................................................................
Họ và tên người đề nghị giao rừng (1) .................................................................
năm sinh...........................; CMND (hoặc Căn cước công dân):................., Ngày cấp................ Nơi cấp.........................................
Họ và tên vợ hoặc chồng: ......................................................................................
năm sinh....................; Số CMND (hoặc Căn cước công dân):..................... Ngày cấp................. Nơi cấp......................................
2. Địa chỉ thường trú...............................................................................................
3. Địa Điểm khu rừng đề nghị giao (2)....................................................................
.................................................................................................................................
4. Diện tích đề nghị giao rừng (ha) .........................................................................
5. Để sử dụng vào Mục đích (3)..............................................................................
..................................................................................................................................
6. Cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
........ngày tháng năm .....
Người đề nghị giao rừng
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Xác nhận của UBND xã
1. Xác nhận về địa chỉ thường trú hộ gia đình, cá nhân........................................
2. Về nhu cầu và khả năng sử dụng rừng của người đề nghị giao rừng ......................
3. Về sự phù hợp với quy hoạch ...........................................................................
...... ngày tháng năm.....
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký tên và đóng dấu)
_______________
1. Đối với hộ gia đình thì ghi cả hai vợ chồng cùng đề nghị giao rừng thì ghi họ, tên, số CMND (hoặc Căn cước công dân) và ngày, nơi cấp của vợ hoặc chồng
2. Địa điểm khu rừng đề nghị giao ghi rõ tên tiểu khu, khoảnh, xã, huyện, tỉnh, có thể ghi cả địa danh địa phương.
3. Quản lý, bảo vệ (phòng hộ) hoặc sản xuất (rừng sản xuất).
26. Mẫu đề nghị giao rừng dùng cho cộng đồng dân cư thôn. (Ban hành kèm theo Thông tư số: 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT , 25/2011/TT-BNNPTNT , 47/2012/TT-BNNPTNT , 80/2011/TT-BNNPTNT , 99/2006/TT-BNN)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG
Kính gửi: ...................................................................................................
1. Tên cộng đồng dân cư thôn đề nghị giao rừng (1).........................................
2. Địa chỉ................................................................................................................
3. Họ và tên người đại diện cộng đồng dân cư thôn ............................................
Tuổi.................chức vụ ..................; Số CMND (hoặc Căn cước công dân) .........................
Sau khi được nghiên cứu Luật Bảo vệ và phát triển rừng, được trao đổi thống nhất trong thôn, có quy chế quản lý rừng sơ bộ (kèm theo) và thống nhất đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, xã giao rừng cho cộng đồng như sau:
4. Địa Điểm khu rừng đề nghị giao (ghi địa danh, tên lô, Khoảnh, tiểu khu)..........
5. Diện tích đề nghị giao (ha)..................................................................................
6. Để sử dụng vào Mục đích (2).............................................................................
7. Cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
........ngày tháng năm .....
Người đề nghị giao rừng
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Xác nhận của UBND xã
1. Xác nhận về nhu cầu và khả năng quản lý, sử dụng rừng của cộng đồng dân cư thôn.
2. Về sự phù hợp với quy hoạch..................................................................................
...... ngày tháng năm.....
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký tên và đóng dấu)
_______________
1. Ghi “Cộng đồng dân cư thôn/bản”, sau đó là tên của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc hoặc tên của đơn vị tương đương.
2. Quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng.
Kèm theo đề nghị giao rừng này phải có biên bản họp thôn thống nhất việc đề nghị Nhà nước giao rừng và ghi rõ số hộ gia đình có trong thôn.
27. Mẫu Đề nghị cho thuê rừng (Ban hành kèm theo Thông tư số: 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT , 25/2011/TT-BNNPTNT , 47/2012/TT-BNNPTNT , 80/2011/TT-BNNPTNT , 99/2006/TT-BNN)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
ĐỀ NGHỊ THUÊ RỪNG
Kính gửi: ....................................................................................................
1. Họ và tên người đề nghị thuê rừng (1) ...........................................................
năm sinh.................. ; CMND (hoặc Căn cước công dân):.................... Ngày cấp...................... Nơi cấp.....................................
Họ và tên vợ hoặc chồng ......................................................................................
năm sinh....................; CMND (hoặc Căn cước công dân):.......................... Ngày cấp................, Nơi cấp.........................................
2. Địa chỉ liên hệ..................................................................................................
3. Địa điểm khu rừng đề nghị thuê(2)....................................................................
...........................................................................................................................................
4. Diện tích đề nghị thuê rừng (ha).......................................................................
5. Thời hạn thuê rừng (năm).................................................................................
6. Để sử dụng vào Mục đích (3).............................................................................
7. Cam kết sử dụng rừng đúng Mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; trả tiền thuê rừng đầy đủ và đúng hạn.
........ngày tháng năm .....
Người đề nghị thuê rừng
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Xác nhận của UBND xã
1. Về nhu cầu và khả năng sử dụng rừng của người đề nghị giao rừng.............................
............................................................................................................................................
2. Về sự phù hợp với quy hoạch.......................................................................................
...... ngày tháng năm.....
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký tên và đóng dấu)
_______________
1. Đối với hộ gia đình thì ghi “Hộ ông/bà” ghi họ, tên, năm sinh, số CMND (hoặc Căn cước công dân) và ngày, nơi cấp; trường hợp cả hai vợ chồng cùng đề nghị thuê rừng thì ghi họ, tên, số CMND và ngày, nơi cấp của cả vợ và chồng.
2. Địa điểm khu rừng đề nghị giao ghi rõ tên tiểu khu, khoảnh, xã, huyện, tỉnh.
3. Thuê để sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, dịch vụ du lịch ....
28. Mẫu kế hoạch sử dụng rừng (Ban hành kèm theo Thông tư số: 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT , 25/2011/TT-BNNPTNT , 47/2012/TT-BNNPTNT , 80/2011/TT-BNNPTNT , 99/2006/TT-BNN)
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG RỪNG
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí khu rừng: Diện tích............ha, Thuộc Khoảnh, ..............lô ...............
Các mặt tiếp giáp........................................................;
Địa chỉ khu rừng: thuộc xã...........huyện..............tỉnh;
2. Địa hình: Loại đất..................độ dốc.........................;
3. Khí hậu:......................................................;
4. Tài nguyên rừng (nếu có): Loại rừng ...............................................;
II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG RỪNG
1. Diện tích đất chưa có rừng:..................................
2. Diện tích có rừng: Rừng tự nhiên............ha; Rừng trồng............ha
- Rừng tự nhiên
+ Trạng thái rừng...............loài cây chủ yếu..............
+ Trữ lượng rừng.........................m3, tre, nứa..................cây
- Rừng trồng
+ Tuổi rừng..................loài cây trồng ......................mật độ......................
+ Trữ lượng.....................
- Tình hình khai thác, tận thu các loại lâm sản qua các năm..........
III. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG RỪNG
1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển giai đoạn 5 năm tới
- Kế hoạch trồng rừng đối với diện tích đất chưa có rừng:
+ Loài cây trồng............
+ Mật độ........
+ ...................................
- Kế hoạch chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng:
+ ..............................
+ ..............................
- Kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, Phòng trừ sâu, bệnh hại rừng:.......................................................................
+ Xây dựng đường băng....................
+ Các thiết bị phòng cháy..................
+ ........................................
- Kế hoạch khai thác, tận thu sản phẩm
+ .................................
+ ................................
2. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển các giai đoạn tiếp theo
- Kế hoạch trồng rừng đối với diện tích đất chưa có rừng:
+ Loài cây trồng............
+ Mật độ........
+ ...................................
- Kế hoạch chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng:
+ ..............................
- Kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, Phòng trừ sâu, bệnh hại rừng:..............
+ Xây dựng đường băng....................
+ Các thiết bị phòng cháy..................
+ ........................................
- Kế hoạch khai thác, tận thu sản phẩm
+ .................................
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
29. Mẫu đề cương thiết kế khai thác (Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản).
Đơn vị chủ quản: ……………
Tên đơn vị: ……………………
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do -Hạnh phúc
--------------
HỒ SƠ
THIẾT KẾ KHAI THÁC, TẬN DỤNG, TẬN THU LÂM SẢN
I. Đặt vấn đề:
- Tên chủ rừng (đơn vị khai thác) ……………………………………………………
- Mục đích khai thác ……………………………………………………………………
II. Tình hình cơ bản khu khai thác
1. Vị trí, ranh giới khu khai thác:
a) Vị trí: Thuộc lô……………… khoảnh………………, Tiểu khu…………;
b) Ranh giới:
- Phía Bắc giáp ………………………………
- Phía Nam giáp ………………………………
- Phía Tây giáp ………………………………
- Phía Đông giáp ………………………………
2. Diện tích khai thác: ……………… ha;
3. Loại rừng đưa vào khai thác.
III. Các chỉ tiêu kỹ thuật lâm sinh:
1. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân ………………………………
2. Sản lượng cây đứng...
3. Tỉ lệ lợi dụng:
4. Sản lượng khai thác.
(kèm theo biểu tài nguyên và các chỉ tiêu lâm học)
IV. Sản phẩm khai thác:
- Tổng sản lượng khai thác……………… (phân ra từng lô, khoảnh), cụ thể:
+ Gỗ: số cây………………, khối lượng…………………… m3
+ Lâm sản ngoài gỗ ………… ((m3/ cây/tấn..)
- Chủng loại sản phẩm (Đối với gỗ phân theo từng loài, từng nhóm gỗ; đối với lâm sản ngoài gỗ phân theo từng loài)
(kèm theo biểu sản phẩm khai thác)
V. Biện pháp khai thác, thời gian hoàn thành.
a) Chặt hạ:
b) Vận xuất:
c) Vận chuyển
d) Vệ sinh rừng sau khai thác
e) Thời gian hoàn thành.
VI. Kết luận, kiến nghị.
Chủ rừng /đơn vị khai thác
(ký tên ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
30. Mẫu bảng kê lâm sản khai thác (Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
---------------
BẢNG KÊ LÂM SẢN KHAI THÁC
1. Thông tin chung
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác .………………………………
- Thời gian thực hiện…………………………………………………
- Địa danh khai thác: lô…………..khoảnh…………tiểu khu………;
- Diện tích khai thác: ………………..ha (nếu xác định được);
2. Sản phẩm đăng ký khai thác, tận thu: (thống kê cụ thể theo từng lô, khoảnh)
a) Khai thác, tận dụng, tận thu gỗ:
TT
Địa danh
Loài cây
Đường kính
Khối lượng
(m3)
Tiểu khu
Khoảnh
lô
1.
TK: 150
K: 4
a
giổi dầu
45
1,5
Tổng
b) Khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản khác:
TT
Địa danh
Loài lâm sản
Khối lượng
(m3, cây, tấn)
Tiểu khu
Khoảnh
lô
1.
TK: 150
K: 4
a
b
Song mây
Bời lời
1000 cây
100 tấn
Tổng
Xác nhận (nếu có)
Chủ rừng /đơn vị khai thác
(ký tên ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
31. Mẫu giấy đề nghị cấp phép khai thác (Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
---------------
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP KHAI THÁC
Kính gửi:......................................................................
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.………………......................…………
- Địa chỉ:............................................................................................................
được .............................................giao quản lý, sử dụng ..............ha rừng, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng số ..........ngày....... tháng....năm.......... (hoặc Quyết định giao, cho thuê đất, rừng số...........ngày........tháng....năm…….. của .......................)
Xin đăng ký khai thác.................................tại lô…………..khoảnh……tiểu khu....…; với số lượng, khối lượng gỗ, lâm sản.
Kèm theo các thành phần hồ sơ gồm:........................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
......................................
Đề nghị quý cơ quan xem xét, cho ý kiến./.
Chủ rừng (Đơn vị khai thác)
(ký tên ghi rõ họ tên đóng dấu nếu có)
32. Mẫu đơn đăng ký nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (Ban hành kèm theo Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------
ĐƠN ĐĂNG KÝ NGUỒN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CỦA TỈNH
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh…………
Căn cứ vào Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp và tiêu chuẩn về các loại hình nguồn giống cây trồng lâm nghiệp đã ban hành, chúng tôi làm đơn này đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh……………… thẩm định và cấp chứng chỉ công nhận các nguồn giống sau đây:
A - Phần dành cho người làm đơn
Tên chủ nguồn giống
(Đơn vị hoặc cá nhân)
Địa chỉ
(Kèm số ĐT/Fax/E-mail nếu có)
Loài cây
1. Tên khoa học
2. Tên Việt Nam
Vị trí hành chính và địa lý của nguồn giống xin công nhận
Tinh:... Huyện:... Xã:...
Thuộc lô, khoảnh, tiểu khu, lâm trường:
Vĩ độ: Kinh độ:
Độ cao trên mặt nước biển:
Các thông tin chi tiết về nguồn giống xin công nhận:
1. Nguồn gốc (rừng tự nhiên/rừng trồng):
2. Tuổi trung bình hoặc năm trồng:
3. Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ươm từ hạt, cây ghép, cây giâm hom, cây nuôi cấy mô, xuất xứ, số cây trội được lấy hạt, số dòng vô tính):
4. Sơ đồ bố trí cây trồng:
5. Diện tích:
6. Chiều cao trung bình (m):
7. Đường kính trung bình ở 1.3m (m):
8. Đường kính tán cây trung bình (m):
9. Cự ly trồng ban đầu và mật độ hiện thời (số cây/ha):
10. Tình hình ra hoa, kết hạt:
11. Tóm tắt các kết quả khảo nghiệm hoặc trồng thử bằng nguồn giống này (nếu có):
Sơ đồ vị trí nguồn giống (nếu có):
Loại hình nguồn giống đề nghị được công nhận:
□ Lâm phần tuyển chọn
□ Rừng giống chuyển hóa
□ Rừng giống trồng
□ Cây mẹ (cây trội)
□ Cây đầu dòng (hoặc Vườn cung cấp hom)
Ngày ... tháng ... năm 20...
Chữ ký của người làm đơn
(Con dấu của đơn vị nếu có)
B - Phần dành cho Sở Nông nghiệp và PTNT
Nhận đơn ngày ... tháng ... năm 20...
Ngày thẩm định tại hiện trường nguồn giống:
Ngày họp Hội đồng thẩm định:
Ngày ... tháng ... năm 20...
Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm
(Ký tên)
33. Đơn đề nghị giao nộp gấu cho Nhà nước (Ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29 tháng 9 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành quy chế quản lý gấu nuôi).
TÊN ĐƠN VỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:
…………, ngày tháng năm 20
ĐƠN ĐỀ NGHỊ TỰ NGUYỆN GIAO GẤU CHO NHÀ NƯỚC
Kính gửi: Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố………………
(Trường hợp địa phương nào không có Chi cục Kiểm lâm thì gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Kính gửi: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông
Họ và tên người đề nghị: (Trường hợp là tổ chức thì tên người đại diện)
Số CMND:
ngày cấp:
nơi cấp:
Hộ khẩu thường trú:
Chỗ ở hiện tại:
Tên tổ chức:
Địa chỉ:
Giấy phép kinh doanh số:
Nơi cấp:
Giấy chứng nhận trại nuôi gấu số:
Tự nguyện giao nộp cho Nhà nước … con gấu với chi tiết sau:
TT
Tên loài và
(tên khoa học)
Số chíp điện tử
(số hồ sơ)
Cân nặng (ước tính)
Nguồn gốc
(Ghi rõ nguồn gốc từ đâu, thời gian nào, được nuôi theo Quyết định nào)
Ghi chú
1
Gấu ngựa (Ursus thibetanus)
2
Gấu chó (Ursus malayanus)
…
…..
Hồ sơ gửi kèm theo bao gồm: …
Lý do giao: ………………
Tôi xin cam đoan tự nguyện giao số gấu trên cho Nhà nước.
Người làm đơn
(ký, ghi rõ họ tên);
đóng dấu đối với tổ chức
34. Đơn đề nghị di chuyển gấu nuôi (Ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29 tháng 9 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành quy chế quản lý gấu nuôi).
TÊN ĐƠN VỊ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------
………, ngày... tháng... năm 201...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP DI CHUYỂN GẤU
Kính gửi: Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố………..
(Trường hợp địa phương nào không có Chi cục Kiểm lâm thì gửi Cơ quan kiểm lâm vùng)
Tên tôi là: ……………………………………………………………………………………
CMND số………………………… Cấp ngày………… Tại ………………………………
Địa chỉ thường trú …………………………………………………………………………
Được cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu số... ngày…/…/... Cơ quan cấp: …………
Đề nghị cho phép di chuyển số gấu như sau:
1. Loài……………… Giới tính (đực, cái) ……………… Nặng………… (kg)
Đặc điểm………………………… Số chíp điện tử ……………………………………
2. ………………………………………………………………………………………………
(nếu số lượng nhiều thì lập thành danh sách riêng kèm theo)
Đang nuôi nhốt tại địa chỉ: ……………………………………………………………………
Tới địa điểm mới là: ………………………………
Lý do di chuyển: ……………………………………
Tôi xin cam đoan thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý gấu nuôi nhốt và đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.
(kèm theo đây là bản sao hồ sơ các con gấu nói trên)
………, ngày.... tháng.... năm...
Người làm đơn
(họ, tên, chữ ký; đóng dấu đối với tổ chức)
35. Mẫu bảng kê cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ (Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2012/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ).
(1)……………………
…………………………
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BẢNG KÊ CÂY CẢNH, CÂY BÓNG MÁT, CÂY CỔ THỤ
Kèm theo (2)… … ngày …/…/20… của ……….
TT
Loài cây
Quy cách cây
Số lượng (cây)
Ghi chú
Tên thông dụng
Tên khoa học
Đường kính tại vị trí sát gốc (cm)
Chiều cao dưới cành (m)
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
(ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
KIỂM LÂM ĐỊA BÀN (4)
(ký tên, ghi rõ họ tên)
Ngày … tháng … năm 20…
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC (3), CỘNG ĐỒNG, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
(ký tên, ghi rõ họ tên)
_______________
(1) Ghi rõ tên tổ chức/cộng đồng/hộ gia đình/cá nhân; địa chỉ.
(2) Ghi rõ số hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn giá trị gia tăng của tổ chức.
(3) Đại diện cho tổ chức lập bảng kê ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu của tổ chức.
(4) Đối với xã, phường, thị trấn có Kiểm lâm địa bàn thì Kiểm lâm địa bàn ký, ghi rõ họ tên. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Thừa Thiên Huế",
"promulgation_date": "15/02/2017",
"sign_number": "302/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Cao",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Nghi-dinh-04-2005-ND-CP-khieu-nai-to-cao-ve-lao-dong-huong-dan-Bo-luat-Lao-dong-52740.aspx | Nghị định 04/2005/NĐ-CP khiếu nại, tố cáo về lao động hướng dẫn Bộ luật Lao động | CHÍNH PHỦ ********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 04/2005/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 11 tháng 1 năm 2005
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 04/2005/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 01 NĂM 2005 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ LAO ĐỘNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 tháng 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này được áp dụng đối với người lao động, tập thể lao động và người sử dụng lao động bao gồm:
1. Người lao động, tập thể lao động làm việc trong các tổ chức sau đây:
a) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước;
b) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
c) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
d) Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
đ) Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
e) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
g) Đơn vị, tổ chức kinh tế thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;
h) Cơ quan, tổ chức có ký kết hợp đồng với người lao động để đưa đi nước ngoài đào tạo, tu nghiệp, nâng cao tay nghề;
i) Trang trại, cá nhân, hộ gia đình có sử dụng lao động;
k) Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành khác;
l) Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động theo pháp luật lao động Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
2. Người sử dụng lao động bao gồm:
a) Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
b) Chủ nhiệm hợp tác xã, cá nhân, chủ hộ gia đình có thuê mướn lao động;
c) Thủ trưởng cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
d) Thủ trưởng đơn vị, tổ chức kinh tế thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
đ) Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
e) Giám đốc các doanh nghiệp, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân người Việt Nam đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người nước ngoài.
3. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Đối tượng không áp dụng
1. Nghị định này không áp dụng cho các đối tượng sau đây:
a) Cán bộ, công chức theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức;
b) Xã viên hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và viên chức thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân;
d) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức quy định tại khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động.
2. Nghị định này không áp dụng đối với các trường hợp:
a) Khiếu nại, tố cáo về những quyết định, hành vi không thuộc quan hệ lao động;
b) Các trường hợp khởi kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. "Khiếu nại" là việc người lao động, tập thể lao động yêu cầu cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của người sử dụng lao động khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật lao động, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. "Tố cáo" là việc người lao động, tập thể lao động báo cho cá nhân, cơ quan có thẩm quyền biết về quyết định, hành vi vi phạm pháp luật lao động của người sử dụng lao động gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể lao động.
3. "Người khiếu nại" là người lao động, tập thể lao động thực hiện quyền khiếu nại.
4. "Người bị khiếu nại" là người sử dụng lao động có quyết định, hành vi bị khiếu nại.
5. "Người tố cáo" là người lao động, tập thể lao động thực hiện quyền tố cáo.
6. "Người bị tố cáo" là người sử dụng lao động có quyết định, hành vi bị tố cáo.
7. "Người giải quyết khiếu nại" là cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
8. "Người giải quyết tố cáo" là cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
9. "Giải quyết khiếu nại" là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
10. "Giải quyết tố cáo" là việc xác minh, kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
11. "Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật" bao gồm: quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần tiếp theo mà trong thời hạn do pháp luật quy định, người khiếu nại không khiếu nại tiếp; quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
12. "Chánh thanh tra Sở" là Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
13. "Chánh thanh tra Bộ" là Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
14. "Quyết định lao động" là Quyết định bằng văn bản của người sử dụng lao động được áp dụng đối với người lao động, tập thể lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động.
15. "Hành vi lao động" là hành vi của người sử dụng lao động thực hiện trong quan hệ lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động.
16. Ngày được tính để xác định thời hiệu khiếu nại và thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo là ngày làm việc của cơ quan hành chính nhà nước hoặc cá nhân có quyền nhận đơn khiếu nại, tố cáo.
Điều 5. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Khách quan, trung thực, đúng pháp luật.
2. Kịp thời, nhanh chóng và công khai.
3. Đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.
Chương 2:
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
MỤC 1: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI KHIẾU NẠI, NGƯỜI BỊ KHIẾU NẠI
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để thực hiện quyền khiếu nại;
b) Người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của người sử dụng lao động và Thanh tra viên lao động khi tiến hành thanh tra thì có quyền khiếu nại đến Chánh thanh tra Sở; người khiếu nại và người bị khiếu nại không đồng ý quyết định giải quyết của Chánh thanh tra Sở thì có quyền tiếp tục khiếu nại đến Chánh thanh tra Bộ;
c) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quyết định giải quyết khiếu nại;
d) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết.
2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ:
a) Gửi đơn khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
b) Đơn phải nêu rõ lý do, nội dung khiếu nại, trình bày trung thực sự việc; cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ cần thiết (nếu có); chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại và các thông tin, tài liệu, chứng cứ đã cung cấp;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại
1. Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định lao động, hành vi lao động bị khiếu nại;
b) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại tiếp theo đối với khiếu nại mà mình đã giải quyết nhưng người khiếu nại tiếp tục khiếu nại.
2. Người sử dụng lao động bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tiếp nhận, giải quyết đơn khiếu nại lần đầu về lao động;
b) Có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định lao động, hành vi lao động bị khiếu nại; nếu thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa chữa, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;
c) Giải trình về quyết định lao động, hành vi lao động bị khiếu nại, cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
d) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại về lao động đã có hiệu lực pháp luật;
đ) Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật lao động của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
MỤC 2: THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Điều 8. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu của người lao động, của tập thể lao động.
2. Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra viên lao động có quyền tiếp nhận và giải quyết khiếu nại về lao động theo quy định của pháp luật.
3. Chánh thanh tra Sở có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động mà người sử dụng lao động hoặc Thanh tra viên lao động đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.
4. Chánh thanh tra Bộ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động mà Chánh thanh tra Sở đã giải quyết nhưng còn khiếu nại. Quyết định giải quyết của Chánh thanh tra Bộ là quyết định giải quyết cuối cùng.
Điều 9. Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định lao động hoặc biết được có hành vi lao động.
Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Điều 10. Quyền lựa chọn người giải quyết khiếu nại
Người lao động, tập thể lao động nếu không khởi kiện vụ án lao động tại Tòa án có thẩm quyền thì có quyền khiếu nại theo quy định tại Nghị định này.
MỤC 3: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Điều 11. Các trường hợp khiếu nại không thụ lý để giải quyết
1. Nội dung quyết định, hành vi của người bị khiếu nại không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật lao động và không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
2. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp.
3. Người đại diện của người khiếu nại không hợp pháp.
4. Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp đã hết.
5. Đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
6. Việc khiếu nại đã hoặc đang được Toà án nhân dân thụ lý giải quyết hoặc đã có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Điều 12. Thủ tục khiếu nại
1. Người khiếu nại phải có đơn ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại, họ, tên, địa chỉ, lý do, nội dung khiếu nại; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sử dụng lao động bị khiếu nại; yêu cầu của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký. Đơn khiếu nại phải được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
2. Trường hợp người khiếu nại trực tiếp trình bày khiếu nại thì người có trách nhiệm phải hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này, có chữ ký của người khiếu nại.
3. Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải có giấy tờ chứng minh quyền đại diện hợp pháp của mình và việc khiếu nại phải thực hiện theo đúng thủ tục quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 13. Thụ lý để giải quyết khiếu nại
1. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết phải thụ lý để giải quyết. Nếu đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết thì thông báo và hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến người có thẩm quyền giải quyết, đồng thời, gửi kèm các giấy tờ, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có). Việc thông báo chỉ thực hiện một lần với một vụ việc khiếu nại.
2. Đối với đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì người có thẩm quyền giải quyết nội dung khiếu nại, còn nội dung tố cáo thì chuyển cho người có thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
3. Khi tiến hành thanh tra, nếu người lao động hoặc tập thể lao động khiếu nại về quyết định lao động, hành vi lao động thì Thanh tra viên lao động xử lý như sau:
a) Nếu là đơn đã được người sử dụng lao động giải quyết lần đầu thì hướng dẫn người lao động, tập thể lao động gửi đơn khiếu nại tiếp đến Chánh thanh tra Sở;
b) Nếu là đơn khiếu nại lần đầu thì tiếp nhận và thụ lý để giải quyết.
Điều 14. Thời hạn, trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu
1. Người lao động, tập thể lao động khiếu nại lần đầu về quyết định lao động, hành vi lao động của người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động hoặc thanh tra viên lao động khi tiến hành thanh tra (sau đây viết tắt là người giải quyết khiếu nại lần đầu) phải tiếp nhận, giải quyết theo trình tự:
a) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết;
b) Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết;
c) Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại; đối với khiếu nại của tập thể lao động thì phải có sự tham gia của đại diện công đoàn cơ sở, đối với những nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì phải có đại diện của người lao động (Công đoàn cấp trên) có sự tham gia của hoà giải viên lao động hoặc tổ chức đoàn thể quần chúng khác. Việc giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu phải bằng quyết định giải quyết khiếu nại.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ của người lao động, người sử dụng lao động;
c) Nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ;
d) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
đ) Giữ nguyên, sửa đổi hoặc huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định, chấm dứt hành vi bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;
e) Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có);
g) Quyền khiếu nại tiếp của người khiếu nại, người bị khiếu nại.
Quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu phải được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại (nếu người giải quyết khiếu nại lần đầu là Thanh tra viên lao động khi tiến hành thanh tra), Chánh thanh tra Sở, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 15. Thời hạn, trình tự giải quyết khiếu nại lần tiếp theo
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết hạn giải quyết lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền gửi đơn khiếu nại đến Chánh thanh tra Sở.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền gửi đơn khiếu nại tiếp đến Chánh thanh tra Sở.
3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì người giải quyết khiếu nại lần tiếp theo phải thụ lý và thông báo cho người khiếu nại bằng văn bản.
4. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần tiếp theo không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý, đối với vụ việc phức tạp thì cũng không quá 60 ngày.
5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh thanh tra Sở mà người khiếu nại, người bị khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại tiếp đến Chánh thanh tra Bộ.
Điều 16. Yêu cầu tạm đình chỉ thực hiện quyết định, hành vi của người sử dụng lao động
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy quyết định, hành vi bị khiếu nại của người sử dụng lao động có thể gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ của người lao động hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích Nhà nước thì Chánh thanh tra Sở có quyền yêu cầu người sử dụng lao động tạm đình chỉ thực hiện quyết định, hành vi đó cho đến khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 17. Quyền của Chánh thanh tra Sở khi giải quyết khiếu nại
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, Chánh thanh tra Sở có quyền:
a) Gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với những người khiếu nại và người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết;
b) Yêu cầu người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng về nội dung khiếu nại;
c) Yêu cầu người bị khiếu nại giải trình bằng văn bản về những nội dung bị khiếu nại;
d) Triệu tập người khiếu nại, người bị khiếu nại để tổ chức đối thoại trực tiếp;
đ) Xác minh tại chỗ;
e) Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khi nhận được yêu cầu của Chánh Thanh tra Sở theo quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện đúng các yêu cầu đó.
Điều 18. Quyết định giải quyết khiếu nại lần tiếp theo
1. Quyết định giải quyết khiếu nại lần tiếp theo phải bằng văn bản và có các nội dung:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại;
d) Kết quả thẩm tra, xác minh;
đ) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
e) Kết luận về nội dung khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại trước đó;
g) Giữ nguyên, sửa đổi, hủy bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định, chấm dứt hành vi bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;
h) Việc bồi thường thiệt hại (nếu có);
i) Quyền khiếu nại tiếp của người khiếu nại, người bị khiếu nại.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh thanh tra Sở phải gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 19. Hồ sơ giải quyết khiếu nại
1. Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:
a) Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
b) Biên bản thẩm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định;
c) Các tài liệu khác có liên quan;
d) Quyết định giải quyết khiếu nại.
2. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu trữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khiếu nại tiếp tục khiếu nại thì hồ sơ đó phải được chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết tiếp khi có yêu cầu.
MỤC 4: XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CUỐI CÙNG VI PHẠM PHÁP LUẬT
Điều 20. Căn cứ để xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng
1. Khi có một trong những căn cứ sau đây thì những người quy định tại Điều 21 của Nghị định này có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng:
a) Phát hiện tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng;
b) Nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ việc khiếu nại;
c) Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục khi xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng gây thiệt hại tới lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động;
d) Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
2. Thời hiệu xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng là 24 tháng, kể từ ngày quyết định đó có hiệu lực pháp luật.
Điều 21. Người có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng
1. Chánh thanh tra Bộ khi phát hiện có một trong những căn cứ quy định tại Điều 20 của Nghị định này thì phải có trách nhiệm xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khi phát hiện có một trong những căn cứ quy định tại Điều 20 của Nghị định này thì yêu cầu Chánh thanh tra Bộ xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
3. Khi xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng, người có thẩm quyền giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định giải quyết đó.
MỤC 5: THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT
Điều 22. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
1. Khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật thì người sử dụng lao động, người lao động, tập thể lao động, cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan phải chấp hành nghiêm chỉnh.
2. Trường hợp khiếu nại đúng thì người bị khiếu nại có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, chấm dứt hành vi bị khiếu nại; sửa đổi, hủy bỏ quyết định bị khiếu nại, xin lỗi công khai, khôi phục danh dự và mọi quyền lợi vật chất cho người lao động.
3. Trường hợp khiếu nại không đúng, người giải quyết khiếu nại giải thích, yêu cầu người khiếu nại chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại; trong trường hợp cần thiết người giải quyết khiếu nại có thể yêu cầu Thanh tra lao động thực hiện các biện pháp theo thẩm quyền để đảm bảo việc thi hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Điều 23. Kiểm tra việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại
Chánh thanh tra Sở và Chánh thanh tra Bộ có trách nhiệm kiểm tra việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Chương 3:
GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
MỤC 1: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TỐ CÁO, NGƯỜI BỊ TỐ CÁO
Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Gửi đơn tố cáo hoặc trực tiếp tố cáo với Chánh thanh tra Sở hoặc Thanh tra viên lao động khi đang tiến hành thanh tra về hành vi vi phạm pháp luật lao động của người sử dụng lao động;
b) Người tố cáo không đồng ý kết luận giải quyết của Thanh tra viên lao động, Chánh thanh tra Sở thì có quyền tố cáo đến Chánh thanh tra Bộ;
c) Yêu cầu được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;
d) Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
đ) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe doạ, trù dập, trả thù.
2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình hoặc của người đại diện tập thể lao động;
b) Trình bày trung thực, cung cấp những tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo
1. Người bị tố cáo có các quyền sau đây:
a) Được thông báo về nội dung bị tố cáo;
b) Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung bị tố cáo là không đúng sự thật;
c) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật;
d) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.
2. Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giải trình về nội dung bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung bị tố cáo khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền;
c) Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật lao động của mình gây ra.
MỤC 2: THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Điều 26. Thẩm quyền giải quyết tố cáo
1. Chánh thanh tra Sở, Thanh tra viên lao động khi tiến hành thanh tra có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
2. Chánh thanh tra Bộ có thẩm quyền kết luận, giải quyết cuối cùng về kết luận giải quyết tố cáo của Chánh thanh tra Sở hoặc của Thanh tra viên lao động khi tiến hành thanh tra.
MỤC 3: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Điều 27. Thủ tục tố cáo
Người tố cáo phải gửi đơn đến Chánh thanh tra Sở hoặc Thanh tra viên lao động khi đang tiến hành thanh tra tại doanh nghiệp. Trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo hoặc người đại diện tập thể lao động có đơn tố cáo; nội dung tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến trình bày trực tiếp thì Thanh tra viên lao động hoặc cán bộ thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ người tố cáo; có chữ ký của người tố cáo để báo cáo Chánh thanh tra Sở xem xét, giải quyết.
Điều 28. Xử lý đơn tố cáo
1. Cơ quan nhà nước nhận được đơn tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau:
a) Nếu tố cáo thuộc quyền giải quyết thì phải thụ lý để giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này;
b) Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì chậm nhất trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được phải chuyển đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo và các tài liệu chứng cứ có liên quan (nếu có) cho Chánh thanh tra Sở, nơi có trụ sở chính của người sử dụng lao động bị tố cáo;
c) Nếu tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp quyết định, hành vi bị tố cáo của người sử dụng lao động có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích Nhà nước, tính mạng, sức khoẻ của người lao động thì cơ quan nhận được đơn phải báo ngay cho Chánh thanh tra Sở nơi xảy ra quyết định, hành vi của người sử dụng lao động bị tố cáo để có biện pháp ngăn chặn.
3. Trường hợp Chánh thanh tra Sở hoặc Thanh tra viên lao động khi đang tiến hành thanh tra nhận được thông tin người tố cáo bị đe doạ, trù dập, trả thù thì phải có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan làm rõ, có biện pháp bảo vệ người tố cáo, ngăn chặn và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý người có hành vi đe doạ, trù dập, trả thù người tố cáo.
Điều 29. Thời hạn giải quyết tố cáo
Thời hạn giải quyết tố cáo về lao động không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
Điều 30. Tiếp nhận thông tin, tài liệu về tố cáo
Khi trực tiếp tiếp nhận thông tin, tài liệu do người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thì người giải quyết tố cáo phải làm giấy biên nhận, có chữ ký của người tiếp nhận và người cung cấp.
Điều 31. Bảo đảm quyền của người bị tố cáo
Trong quá trình giải quyết tố cáo, người được giao nhiệm vụ xác minh phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các bằng chứng để chứng minh tính đúng, sai của nội dung bị tố cáo.
Điều 32. Thu thập chứng cứ
Việc thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình xác minh, giải quyết tố cáo về lao động phải được ghi chép thành văn bản và lưu vào hồ sơ giải quyết tố cáo. Sau khi kết thúc việc xác minh, người được giao nhiệm vụ xác minh phải có văn bản kết luận về nội dung tố cáo.
Điều 33. Xử lý nội dung tố cáo
Căn cứ vào kết quả xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, Chánh thanh tra Sở, Thanh tra viên lao động tiến hành xử lý như sau:
1. Trường hợp người bị tố cáo không vi phạm pháp luật lao động thì phải có kết luận rõ và thông báo bằng văn bản cho người tố cáo, người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Trường hợp người bị tố cáo vi phạm pháp luật lao động thì có văn bản yêu cầu người bị tố cáo thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm để áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp hành vi của người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát nhân dân để giải quyết theo quy định của pháp luật.
4. Kết luận giải quyết tố cáo phải được thể hiện bằng văn bản và được gửi cho người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 34. Giữ bí mật và đảm bảo an toàn cho người tố cáo
Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận hoặc giải quyết tố cáo phải giữ bí mật người tố cáo, không được tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và các thông tin khác có hại cho người tố cáo.
Điều 35. Hồ sơ giải quyết tố cáo
Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ, bao gồm:
a) Đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo;
b) Biên bản xác minh, kết quả giám định, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết;
c) Bản giải trình của người bị tố cáo;
d) Kết luận về nội dung tố cáo; văn bản kiến nghị biện pháp xử lý;
đ) Các tài liệu khác có liên quan;
e) Quyết định xử lý.
Chương 4:
QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều 36. Nội dung quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo;
b) Tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
c) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
d) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo;
đ) Tổng hợp tình hình khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;
e) Tổng kết kinh nghiệm về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Điều 37. Trách nhiệm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ.
CHƯƠNG 5:
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 38. Khen thưởng
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 39. Xử lý vi phạm
Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật:
1. Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật.
2. Lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gây rối trật tự công cộng, gây thiệt hại cho lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Tố cáo sai sự thật.
4. Đe dọa, trả thù, xúc phạm người khiếu nại, tố cáo, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5. Không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo.
6. Vi phạm các quy định khác của pháp luật khiếu nại, tố cáo về lao động.
Điều 40. Xử lý vi phạm của người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo
Người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo nếu có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
1. Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
3. Cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
4. Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5. Ra quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo trái pháp luật.
6. Không kịp thời áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
7. Đe dọa, trù dập, trả thù người khiếu nại, tố cáo; bao che cho người bị khiếu nại, tố cáo.
8. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Chương 6:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 41. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
2. Những khiếu nại, tố cáo đã được thụ lý, đang xem xét, giải quyết trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, thì được tiếp tục giải quyết theo quy định của Nghị định này.
Điều 42. Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, người lao động, tập thể lao động và người sử dụng lao động chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "11/01/2005",
"sign_number": "04/2005/NĐ-CP",
"signer": "Phan Văn Khải",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Thong-tu-11-2016-TT-BGDDT-quan-ly-de-tai-khoa-hoc-cong-nghe-cap-bo-309472.aspx | Thông tư 11/2016/TT-BGDĐT quản lý đề tài khoa học công nghệ cấp bộ mới nhất | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 11/2016/TT-BGDĐT
Hà Nội, ngày 11 tháng 04 năm 2016
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 5 năm 2016 và thay thế Thông tư số 12/2010/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các đại học vùng, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, Viện trưởng các viện nghiên cứu, Giám đốc các trung tâm nghiên cứu khoa học và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Quốc gia giáo dục và PT NNL;
- Ban Tuyên giáo TW;
- Ủy ban VHGD,TN, TNNĐ của QH;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bộ KH&CN;
- Bộ Tư pháp (Cục Ktra VBQPPL);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GDĐT;
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Lưu: VT, PC, KHCNMT.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Văn Ga
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2016/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm: xác định, tuyển chọn, thẩm định, tổ chức triển khai và kiểm tra tình hình thực hiện, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài cấp bộ.
2. Thông tư này áp dụng đối với các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đại học vùng, học viện, các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức, cá nhân được tuyển chọn hoặc được giao đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi là các tổ chức, cá nhân).
Điều 2. Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
1. Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ (sau đây gọi là đề tài cấp bộ) đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có tầm quan trọng đối với sự phát triển của ngành giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
b) Giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ phát triển ngành giáo dục, phát triển kinh tế - xã hội.
c) Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, nghiên cứu viên và cán bộ quản lý.
d) Kết hợp đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.
2. Đề tài cấp bộ sử dụng nguồn ngân sách nhà nước hoặc nguồn ngoài ngân sách và được giao thực hiện theo phương thức tuyển chọn hoặc giao trực tiếp.
3. Mỗi đề tài cấp bộ do một cán bộ khoa học làm chủ nhiệm đề tài, có các thành viên tham gia nghiên cứu và một thành viên là thư ký khoa học, không có đồng chủ nhiệm và phó chủ nhiệm đề tài.
4. Thời gian thực hiện đề tài cấp bộ không quá 24 tháng tính từ khi được phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện. Trường hợp đặc biệt có thời gian thực hiện đề tài trên 24 tháng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.
Điều 3. Đề tài cấp bộ được giao trực tiếp
1. Đề tài cấp bộ được giao trực tiếp là đề tài cấp bộ thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và có cam kết sử dụng của tổ chức sử dụng kết quả nghiên cứu.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để giao thực hiện đề tài cấp bộ được giao trực tiếp.
Điều 4. Tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ
1. Tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ là các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu khoa học và các tổ chức khoa học và công nghệ được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao quản lý, tổ chức thực hiện đề tài cấp bộ.
2. Tổ chức chủ trì đề tài phối hợp với Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc quản lý toàn diện đề tài cấp bộ được giao.
Điều 5. Trách nhiệm của tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ
1. Tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, thiết bị, phòng thí nghiệm, nhà xưởng cho chủ nhiệm đề tài và các thành viên nghiên cứu của đề tài thực hiện nghiên cứu theo đúng nội dung và tiến độ ghi trong thuyết minh đề tài và hợp đồng thực hiện đề tài.
2. Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện đề tài và gửi báo cáo định kỳ hàng năm tình hình thực hiện đề tài về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Công bố các kết quả nghiên cứu của đề tài trên trang thông tin điện tử của tổ chức chủ trì và các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định hiện hành.
4. Hỗ trợ đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ để bảo hộ kết quả nghiên cứu của đề tài theo quy định hiện hành.
5. Nhận chuyển giao tài sản cố định trang thiết bị, phần mềm máy tính, tài liệu nghiên cứu được mua sắm từ kinh phí của đề tài theo quy định hiện hành.
Điều 6. Quyền hạn của tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ
1. Đề xuất đề tài cấp bộ theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Đăng ký tham gia tuyển chọn hoặc được giao trực tiếp thực hiện đề tài cấp bộ.
3. Đề xuất điều chỉnh đề tài cấp bộ với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Tổ chức đánh giá cấp cơ sở sau khi đề tài hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu và giao nộp đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá, nghiệm thu cấp bộ.
6. Được xác lập quyền sở hữu trí tuệ để bảo hộ kết quả nghiên cứu của đề tài theo quy định hiện hành.
7. Thực hiện chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài theo quy định hiện hành.
Điều 7. Tiêu chuẩn chủ nhiệm đề tài cấp bộ
Các cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài cấp bộ phải có các tiêu chuẩn sau:
1. Là giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.
2. Có ít nhất một công trình công bố trên tạp chí khoa học trong hoặc ngoài nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu hoặc lĩnh vực gần với đề tài, hoặc là chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở trở lên đã được nghiệm thu thuộc lĩnh vực nghiên cứu trong thời hạn 5 năm gần đây.
3. Tại thời điểm tuyển chọn hoặc được giao trực tiếp không là chủ nhiệm đề tài hoặc nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc đang bị xử lý theo Khoản 1 Điều 38 của quy định này.
Điều 8. Trách nhiệm của chủ nhiệm đề tài cấp bộ
1. Xây dựng thuyết minh đề tài cấp bộ (sau đây gọi là thuyết minh đề tài).
2. Tổ chức thực hiện nghiên cứu theo đúng nội dung và tiến độ ghi trong thuyết minh đề tài và hợp đồng thực hiện đề tài; chấp hành các yêu cầu kiểm tra việc thực hiện đề tài của tổ chức chủ trì và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Đảm bảo tính trung thực kết quả nghiên cứu; chỉ rõ đầy đủ các trích dẫn cùng với nguồn gốc của nội dung trích dẫn.
4. Báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm tình hình thực hiện đề tài.
5. Viết báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt đề tài.
6. Thanh, quyết toán kinh phí của đề tài theo đúng quy định tài chính hiện hành, chuyển giao tài sản cố định, trang thiết bị, phần mềm máy tính, tài liệu nghiên cứu được mua sắm từ kinh phí của đề tài (nếu có) cho tổ chức chủ trì quản lý sau khi đề tài kết thúc.
7. Trực tiếp báo cáo trước Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở và Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ kết quả thực hiện đề tài.
8. Công bố các kết quả nghiên cứu của đề tài trên trang thông tin điện tử của tổ chức chủ trì và các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định hiện hành.
Điều 9. Quyền hạn của chủ nhiệm đề tài cấp bộ
1. Kiến nghị với tổ chức chủ trì tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, thiết bị, phòng thí nghiệm, nhà xưởng để thực hiện đề tài.
2. Lựa chọn các thành viên tham gia nghiên cứu đề tài, ký hợp đồng với các tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài tổ chức để triển khai các nội dung nghiên cứu theo quy định hiện hành.
3. Đề xuất điều chỉnh đề tài với tổ chức chủ trì và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Yêu cầu tổ chức chủ trì tổ chức đánh giá, nghiệm thu đề tài sau khi giao nộp đủ hồ sơ theo quy định.
5. Được xác lập quyền sở hữu trí tuệ để bảo hộ kết quả nghiên cứu của đề tài theo quy định hiện hành.
6. Được thực hiện chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài theo quy định hiện hành.
Chương 2
XÁC ĐỊNH, TUYỂN CHỌN, THẨM ĐỊNH ĐỀ TÀI CẤP BỘ
Điều 10. Xác định đề tài cấp bộ được giao theo phương thức tuyển chọn
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào tiềm lực khoa học và công nghệ giao số lượng đề tài cấp bộ cho các tổ chức trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Các tổ chức gửi đề xuất đề tài cấp bộ theo số lượng được giao (Mẫu 1 Phụ lục I) về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng tư vấn xác định đề tài cấp bộ và thông báo đề tài được xác định cho các tổ chức.
4. Các tổ chức thông báo những đề tài đã được xác định trên trang thông tin điện tử của tổ chức và trên phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, cá nhân tham gia tuyển chọn.
Điều 11. Đăng ký xác định và xét duyệt đề tài cấp bộ được giao trực tiếp
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng tư vấn xác định đề tài cấp bộ giao trực tiếp trên cơ sở đề xuất đáp ứng yêu cầu tại Điều 3 của Quy định này.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo đề tài được giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân.
3. Tổ chức, cá nhân được giao đề tài chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 15 của Quy định này và bảo vệ trước Hội đồng tư vấn xét duyệt đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ giao trực tiếp do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập (sau đây gọi là Hội đồng xét duyệt đề tài giao trực tiếp). Thành phần và phương thức làm việc của Hội đồng xét duyệt đề tài giao trực tiếp được áp dụng theo quy định tại Điều 17 của Quy định này.
Điều 12. Tiêu chí xác định đề tài cấp bộ
Các tiêu chí xác định đề tài cấp bộ bao gồm:
1. Tính cấp thiết của đề tài.
2. Định hướng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
3. Nội dung nghiên cứu chính của đề tài.
4. Khả năng không trùng lắp với các đề tài khoa học và công nghệ đã và đang thực hiện, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đã bảo vệ.
5. Dự kiến sản phẩm, địa chỉ ứng dụng, hiệu quả của đề tài.
6. Dự kiến kinh phí thực hiện đề tài.
Điều 13. Hội đồng tư vấn xác định đề tài cấp bộ
1. Hội đồng tư vấn xác định đề tài cấp bộ (sau đây gọi là Hội đồng xác định) có 7, 9 hoặc 11 thành viên, trong đó có 01 chủ tịch, 01 thư ký và các ủy viên. Thành viên Hội đồng xác định là các chuyên gia có uy tín, khách quan, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và am hiểu sâu về lĩnh vực khoa học và công nghệ của đề tài.
2. Phương thức làm việc của Hội đồng xác định:
a) Hội đồng chỉ họp khi có mặt chủ tịch, thư ký và ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng.
b) Chủ tịch Hội đồng trực tiếp chủ trì cuộc họp.
c) Tài liệu cuộc họp gửi cho các thành viên Hội đồng ít nhất 03 ngày trước khi họp. Tất cả các thành viên Hội đồng chuẩn bị ý kiến nhận xét và đánh giá đề xuất đề tài theo Mẫu 2 Phụ lục I.
3. Ý kiến đánh giá của Hội đồng xác định
a) Các thành viên Hội đồng đánh giá đề xuất theo Phiếu đánh giá đề xuất đề tài (Mẫu 3 Phụ lục I). Ý kiến bằng văn bản của thành viên Hội đồng vắng mặt chỉ có ý nghĩa tham khảo.
b) Đề xuất đề tài được xếp loại “đề nghị thực hiện” nếu tất cả các nội dung trong Phiếu đánh giá đều ở mức “đạt yêu cầu”. Đề xuất đề tài được xếp loại “đề nghị không thực hiện” khi một trong các nội dung trong Phiếu đánh giá ở mức “không đạt yêu cầu”. Đề xuất đề tài được ghi vào biên bản kết luận của Hội đồng “đề nghị thực hiện” khi có từ 2/3 số phiếu đánh giá của các thành viên Hội đồng có mặt xếp loại “đề nghị thực hiện".
c) Hội đồng bầu ban kiểm phiếu gồm 3 thành viên, trong đó có 01 trưởng ban. Ban kiểm phiếu tổng hợp kết quả đánh giá theo Mẫu 4 Phụ lục I và công bố kết quả kiểm phiếu tại cuộc họp của Hội đồng. Kết quả đánh giá đề xuất đề tài được ghi vào biên bản họp Hội đồng xác định (Mẫu 5 Phụ lục I).
d) Đối với đề xuất đề tài được “đề nghị thực hiện”, Hội đồng xác định thống nhất về: tên, định hướng mục tiêu, sản phẩm và yêu cầu đối với sản phẩm, dự kiến kinh phí của đề tài.
đ) Đối với đề xuất đề tài được “đề nghị không thực hiện”, Hội đồng thống nhất ý kiến đánh giá về lý do không đề nghị thực hiện.
4. Trách nhiệm của thành viên Hội đồng xác định
Trách nhiệm của thành viên Hội đồng xác định thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.
Điều 14. Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp bộ
1. Các tổ chức, cá nhân đáp ứng tiêu chuẩn tại Điều 4 và Điều 7 của Quy định này có thể đăng ký tham gia tuyển chọn chủ trì đề tài cấp bộ.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao Thủ trưởng tổ chức được giao đề tài cấp bộ thành lập Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp bộ và tổ chức tuyển chọn.
3. Kết quả tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp bộ được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 15. Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp bộ
1. Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp bộ (sau đây gọi tắt là hồ sơ đăng ký tuyển chọn) bao gồm:
a) Thuyết minh đề tài (Mẫu 6 Phụ lục I).
b) Tiềm lực khoa học của tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp bộ (Mẫu 7 Phụ lục I).
c) Xác nhận của tổ chức, cá nhân phối hợp thực hiện đề tài.
2. Hồ sơ đăng ký tuyển chọn phải được niêm phong và ghi rõ bên ngoài: tên đề tài; tên, địa chỉ của tổ chức chủ trì đề tài; họ và tên của chủ nhiệm đề tài, danh mục tài liệu có trong hồ sơ.
Điều 16. Tiêu chí tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp bộ
Tiêu chí tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp bộ bao gồm:
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài: mức độ đầy đủ, hợp lý trong việc đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước; thành công và hạn chế của công trình nghiên cứu liên quan; mức độ cập nhật thông tin mới nhất về lĩnh vực nghiên cứu.
2. Tính cấp thiết của đề tài: tính khoa học, cụ thể, rõ ràng của việc luận giải về tính cấp thiết đối với vấn đề nghiên cứu của đề tài.
3. Mục tiêu của đề tài: mức độ cụ thể, rõ ràng về mặt khoa học, lý luận và thực tiễn của mục tiêu cần đạt được.
4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu: cách tiếp cận cụ thể của đề tài; độ tin cậy, tính hợp lý của các phương pháp nghiên cứu để thực hiện đề tài.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: sự phù hợp, rõ ràng của đối tượng, phạm vi nghiên cứu với mục tiêu, nội dung nghiên cứu.
6. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện: tính đầy đủ của những nội dung, công việc chính cần phải tiến hành, sự phù hợp của nội dung nghiên cứu với mục tiêu của đề tài, sự phù hợp của tiến độ thực hiện với nội dung nghiên cứu và thời gian thực hiện đề tài.
7. Sản phẩm: tính rõ ràng, tính mới và sáng tạo của loại hình sản phẩm nghiên cứu dự kiến đạt được; sự phù hợp của sản phẩm với mục tiêu, nội dung nghiên cứu.
8. Gắn kết với hoạt động đào tạo sau đại học và đại học: số lượng nghiên cứu sinh, học viên cao học tham gia nghiên cứu, kết quả đào tạo sau đại học và đại học.
9. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu.
10. Dự toán kinh phí: sự phù hợp của dự toán kinh phí với quy định tài chính hiện hành, với nội dung, tiến độ nghiên cứu, mục lục ngân sách nhà nước.
11. Năng lực của chủ nhiệm đề tài: kinh nghiệm, thành tích trong nghiên cứu khoa học và đào tạo; năng lực tổ chức quản lý, thực hiện đề tài.
12. Thành viên tham gia nghiên cứu: kinh nghiệm, thành tích trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Số lượng thành viên tham gia nghiên cứu tối thiểu 3 người, tối đa 10 người và có ít nhất một thành viên là học viên sau đại học.
13. Tiềm lực khoa học và công nghệ của tổ chức chủ trì đề tài: nguồn nhân lực, trang thiết bị, phòng thí nghiệm và cơ sở vật chất khác để thực hiện đề tài.
Điều 17. Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp bộ
1. Hội đồng tuyển chọn có 7, 9 hoặc 11 thành viên, trong đó có 01 chủ tịch, 01 thư ký và các ủy viên. Thành viên Hội đồng tuyển chọn là các chuyên gia có uy tín, khách quan, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và am hiểu sâu về lĩnh vực khoa học và công nghệ của đề tài. Chủ nhiệm đề tài và các thành viên tham gia nghiên cứu đề tài không tham gia Hội đồng tuyển chọn.
2. Phương thức làm việc của Hội đồng tuyển chọn:
a) Hội đồng chỉ họp khi có mặt chủ tịch, thư ký và ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng.
b) Chủ tịch Hội đồng trực tiếp chủ trì cuộc họp.
c) Tài liệu cuộc họp gửi cho các thành viên Hội đồng ít nhất 03 ngày trước khi họp. Tất cả các thành viên Hội đồng chuẩn bị ý kiến nhận xét hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp bộ theo Mẫu 8 Phụ lục I.
3. Ý kiến đánh giá của Hội đồng tuyển chọn
a) Các thành viên Hội đồng đánh giá theo Phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài cấp bộ (Mẫu 9 Phụ lục I). Ý kiến bằng văn bản của thành viên Hội đồng vắng mặt chỉ có ý nghĩa tham khảo.
b) Hội đồng bầu ban kiểm phiếu gồm 3 thành viên, trong đó có 01 trưởng ban. Ban kiểm phiếu tổng hợp kết quả đánh giá theo Mẫu 10 Phụ lục I và công bố kết quả kiểm phiếu tại cuộc họp của Hội đồng tuyển chọn.
c) Kết quả đánh giá tuyển chọn là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng và được ghi vào biên bản họp Hội đồng tuyển chọn (Mẫu 11 Phụ lục I).
4. Trách nhiệm của thành viên Hội đồng tuyển chọn
Trách nhiệm của thành viên Hội đồng tuyển chọn thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.
Điều 18. Thẩm định nội dung, kinh phí và phê duyệt đề tài cấp bộ
1. Căn cứ kết quả tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đối với đề tài được giao theo phương thức tuyển chọn và kết quả xét duyệt hồ sơ đối với đề tài giao trực tiếp, Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Tổ thẩm định nội dung và kinh phí thực hiện đề tài (sau đây gọi là Tổ thẩm định).
Đối với đề tài cấp bộ không sử dụng ngân sách nhà nước, tổ chức, cá nhân chủ trì và tổ chức, cá nhân cấp kinh phí cho đề tài tổ chức thẩm định nội dung và kinh phí theo quy định của Nhà nước.
2. Tổ thẩm định có 5 hoặc 7 thành viên, trong đó có 01 tổ trưởng. Thành viên Tổ thẩm định là đại diện cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, kế hoạch-tài chính và các chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Biên bản họp Tổ thẩm định theo Mẫu 12 Phụ lục I.
3. Căn cứ kết quả thẩm định, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt các đề tài cấp bộ để thực hiện.
Điều 19. Hợp đồng thực hiện đề tài cấp bộ
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao Thủ trưởng tổ chức chủ trì đề tài ký hợp đồng thực hiện đề tài cấp bộ (sau đây gọi là hợp đồng) với chủ nhiệm đề tài. Tổ chức chủ trì gửi 01 bản hợp đồng về Bộ Giáo dục và Đào tạo để theo dõi và quản lý.
2. Đối với trường hợp tổ chức chủ trì không phải là đơn vị dự toán thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký hợp đồng thực hiện đề tài với tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài.
3. Hợp đồng thực hiện đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện theo Mẫu 13 Phụ lục I.
4. Trong trường hợp đề tài cấp bộ có điều chỉnh, văn bản điều chỉnh đề tài là một phần của hợp đồng.
Chương 3
TỔ CHỨC TRIỂN KHAI VÀ KIỂM TRA TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CẤP BỘ
Điều 20. Báo cáo tình hình thực hiện đề tài cấp bộ
1. Chủ nhiệm đề tài báo cáo tình hình thực hiện đề tài định kỳ 6 tháng và hàng năm cho tổ chức chủ trì.
2. Tổ chức chủ trì báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình thực hiện đề tài trước 30 tháng 12 hàng năm (Mẫu 15 Phụ lục I).
3. Trường hợp đột xuất, tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài cấp bộ báo cáo tình hình thực hiện đề tài theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 21. Kiểm tra tình hình thực hiện đề tài cấp bộ
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra định kỳ hàng năm hoặc đột xuất tình hình thực hiện đề tài cấp bộ.
2. Thủ trưởng tổ chức chủ trì kiểm tra tình hình thực hiện đề tài cấp bộ định kỳ 6 tháng và hàng năm.
3. Nội dung kiểm tra gồm tiến độ thực hiện, nội dung nghiên cứu, sản phẩm và việc sử dụng kinh phí của đề tài so với thuyết minh đề tài được phê duyệt.
4. Kết quả kiểm tra là căn cứ để xem xét việc tiếp tục triển khai thực hiện đề tài, điều chỉnh đề tài và cấp kinh phí.
5. Biên bản kiểm tra tình hình thực hiện đề tài cấp bộ (Mẫu 16 Phụ lục I) lưu ở tổ chức chủ trì, Bộ Giáo dục và Đào tạo và tổ chức, cá nhân cấp kinh phí cho đề tài.
Điều 22. Điều chỉnh đề tài cấp bộ
1. Khi cần điều chỉnh, tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ gửi đề nghị điều chỉnh đề tài cấp bộ về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Mẫu 14 Phụ lục I).
2. Điều chỉnh thời gian thực hiện đề tài cấp bộ chỉ được thực hiện một lần. Thời gian gia hạn thực hiện đề tài tối đa 6 tháng đối với đề tài cấp bộ có thời gian thực hiện đến 24 tháng, tối đa 12 tháng đối với đề tài cấp bộ có thời gian thực hiện trên 24 tháng.
3. Thay đổi chủ nhiệm đề tài cấp bộ được thực hiện trong các trường hợp sau: đi học tập hoặc công tác dài hạn trên 6 tháng; bị ốm đau, bệnh tật (có xác nhận của cơ quan y tế) không có khả năng điều hành hoạt động nghiên cứu; vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính; không hoàn thành tiến độ nội dung đề tài theo đặt hàng mà không có lý do chính đáng hoặc vi phạm pháp luật phải đình chỉ công tác. Chủ nhiệm đề tài mới phải đáp ứng các quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
4. Việc điều chỉnh đề tài cấp bộ không làm thay đổi mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Điều 23. Thanh lý đề tài cấp bộ
1. Việc thanh lý đề tài cấp bộ được tiến hành nếu có một trong các trường hợp sau:
a) Có văn bản đề nghị thanh lý của tổ chức chủ trì đề tài.
b) Có kết luận kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị thanh lý.
c) Có kết quả đánh giá của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở mức "Không đạt".
d) Thời gian thực hiện đã quá 6 tháng mà không có lý do.
2. Hội đồng tư vấn thanh lý đề tài cấp bộ (sau đây gọi là Hội đồng thanh lý) có 7, 9 hoặc 11 thành viên, trong đó có 01 chủ tịch, 01 thư ký và các ủy viên. Thành viên Hội đồng là đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, kế hoạch- tài chính, đại diện tổ chức chủ trì đề tài, đại diện tổ chức cấp kinh phí thực hiện đề tài, các nhà khoa học thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài (Mẫu 17 và 18 Phụ lục I).
Chương 4
ĐÁNH GIÁ, NGHIỆM THU KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CẤP BỘ
Điều 24. Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài cấp bộ
Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài cấp bộ được tiến hành ở 2 cấp: cấp cơ sở và cấp bộ.
Điều 25. Đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở
1. Sau khi hoàn thành đề tài, chủ nhiệm đề tài nộp cho phòng/ban khoa học và công nghệ của tổ chức chủ trì báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt và các sản phẩm, tài liệu theo thuyết minh và hợp đồng thực hiện đề tài để tổ chức đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở.
2. Thủ trưởng tổ chức chủ trì thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở đề tài cấp bộ (sau đây gọi là Hội đồng đánh giá cấp cơ sở) và tổ chức đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở.
Điều 26. Hội đồng đánh giá cấp cơ sở
1. Hội đồng đánh giá cấp cơ sở có 7 hoặc 9 thành viên, trong đó có 01 chủ tịch, 02 phản biện, 01 thư ký và các ủy viên, có ít nhất 02 thành viên ngoài tổ chức chủ trì đề tài. Chủ nhiệm đề tài và những thành viên tham gia nghiên cứu không tham gia Hội đồng đánh giá cấp cơ sở.
2. Phương thức làm việc và chương trình họp Hội đồng do Thủ trưởng tổ chức chủ trì đề tài quy định.
3. Hội đồng đánh giá cấp cơ sở đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu của đề tài so với thuyết minh và hợp đồng thực hiện đề tài.
4. Hội đồng đánh giá cấp cơ sở đánh giá, nghiệm thu đề tài theo các nội dung: mục tiêu, nội dung, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu, sản phẩm, phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu, báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt. Phiếu đánh giá cấp cơ sở và biên bản họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ theo Mẫu 19 và Mẫu 20 Phụ lục I.
5. Tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về cuộc họp của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở.
Điều 27. Xếp loại đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở
1. Đề tài được đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở theo 2 mức: "Đạt" và "Không đạt".
2. Đề tài được đánh giá, nghiệm thu ở mức "Đạt" nếu có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng có mặt xếp loại ở mức "Đạt".
3. Đề tài được đánh giá, nghiệm thu ở mức "Không đạt" khi có một trong các trường hợp sau:
a) Có nhiều hơn 1/3 số thành viên Hội đồng có mặt xếp loại ở mức "Không đạt";
b) Hồ sơ, tài liệu, số liệu về kết quả nghiên cứu không trung thực.
Điều 28. Xử lý kết quả đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở
1. Đối với đề tài cấp bộ được đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở ở mức "Đạt":
a) Chủ nhiệm đề tài hoàn thiện hồ sơ theo kết luận của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở.
b) Tổ chức chủ trì kiểm tra các nội dung chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở.
2. Đối với đề tài cấp bộ được đánh giá ở mức “Không đạt”, tổ chức chủ trì báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo để xử lý theo quy định tại Điều 23 của Quy định này.
Điều 29. Đánh giá, nghiệm thu cấp bộ
1. Tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ gửi hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu cấp bộ về Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu cấp bộ (sau đây gọi là Hội đồng nghiệm thu cấp bộ).
3. Hồ sơ đề nghị đánh giá, nghiệm thu cấp bộ gồm:
a) Báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt (Mẫu 1 và 2 Phụ lục II) và tất cả sản phẩm, tài liệu theo thuyết minh và hợp đồng thực hiện đề tài (kèm theo danh mục sản phẩm).
b) Thông tin kết quả nghiên cứu của đề tài (Mẫu 21 Phụ lục I).
c) Thông tin kết quả nghiên cứu của đề tài bằng tiếng Anh (Mẫu 22 Phụ lục I).
d) Báo cáo quyết toán tài chính của đề tài.
đ) Biên bản kiểm tra tình hình thực hiện đề tài.
e) Quyết định thành lập và biên bản họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở.
g) Công văn của tổ chức chủ trì đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp bộ, kèm theo danh sách giới thiệu thành viên Hội đồng (từ 11 người trở lên, trong đó có 3 phản biện) (Mẫu 23 Phụ lục I).
Điều 30. Hội đồng nghiệm thu cấp bộ
1. Hội đồng nghiệm thu cấp bộ có 7, 9 hoặc 11 thành viên, trong đó có 01 chủ tịch, 02 phản biện, 01 thư ký và các ủy viên, có 2/3 số thành viên Hội đồng là các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài; số thành viên còn lại là đại diện của cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc tổ chức liên quan đến việc ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài; có ít nhất 01 phản biện là người ngoài tổ chức chủ trì. Thành phần của Hội đồng nghiệm thu phải có ít nhất 1/3 số thành viên là nhà khoa học, cán bộ ngoài tổ chức chủ trì đề tài và có tối đa 02 thành viên là thành viên Hội đồng đánh giá cấp cơ sở. Chủ tịch Hội đồng và phản biện của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở không là chủ tịch Hội đồng và phản biện Hội đồng nghiệm thu cấp bộ.
2. Chủ nhiệm đề tài và những thành viên tham gia nghiên cứu không tham gia Hội đồng nghiệm thu cấp bộ.
3. Trách nhiệm của thành viên Hội đồng nghiệm thu cấp bộ
Trách nhiệm của thành viên Hội đồng nghiệm thu cấp bộ thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.
Điều 31. Nội dung đánh giá, nghiệm thu cấp bộ, yêu cầu đối với sản phẩm và báo cáo tổng kết của đề tài cấp bộ
1. Đề tài cấp bộ được đánh giá, nghiệm thu theo các nội dung sau:
a) Về sản phẩm của đề tài: Số lượng, khối lượng sản phẩm; chất lượng sản phẩm; tính năng, thông số kỹ thuật của sản phẩm so với thuyết minh và hợp đồng thực hiện đề tài.
b) Về báo cáo tổng kết: Tính đầy đủ, rõ ràng, xác thực và khoa học của báo cáo tổng kết và các tài liệu cần thiết kèm theo.
2. Yêu cầu đối với sản phẩm
Ngoài các yêu cầu ghi trong thuyết minh và hợp đồng thực hiện đề tài, sản phẩm của đề tài cấp bộ cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
a) Đối với sản phẩm là: mẫu; vật liệu; thiết bị, máy móc; dây chuyền công nghệ; giống cây trồng; giống vật nuôi và các sản phẩm có thể đo kiểm cần phải có văn bản chứng nhận kiểm định chất lượng của các cơ quan, tổ chức có chức năng phù hợp, độc lập với tổ chức chủ trì.
b) Đối với sản phẩm là: nguyên lý ứng dụng; phương pháp; tiêu chuẩn; quy phạm; phần mềm máy tính; bản vẽ thiết kế; quy trình công nghệ; sơ đồ, bản đồ; số liệu, cơ sở dữ liệu; báo cáo phân tích; tài liệu dự báo (phương pháp, quy trình, mô hình,...); đề án, qui hoạch; luận chứng kinh tế-kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi và các sản phẩm tương tự khác cần được thẩm định bởi Hội đồng khoa học chuyên ngành hoặc tổ chuyên gia do tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ thành lập.
c) Đối với sản phẩm là: kết quả tham gia đào tạo sau đại học, giải pháp hữu ích, sáng chế, công bố, xuất bản và các sản phẩm tương tự khác cần có văn bản xác nhận của cơ quan chức năng phù hợp.
d) Các sản phẩm cần ghi rõ là sản phẩm của đề tài khoa học cấp bộ như mã số đề tài, tên đề tài…
3. Yêu cầu đối với báo cáo tổng kết
a) Tổng quan được các kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài.
b) Số liệu, tư liệu có tính đại diện, độ tin cậy, xác thực, cập nhật.
c) Nội dung báo cáo là toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài được trình bày theo kết cấu hệ thống và khoa học, với các luận cứ khoa học có cơ sở lý luận và thực tiễn cụ thể giải đáp những vấn đề nghiên cứu đặt ra, phản ánh trung thực kết quả nghiên cứu của đề tài phù hợp với thông lệ chung trong hoạt động nghiên cứu khoa học.
d) Kết cấu nội dung, văn phong khoa học, phù hợp.
Điều 32. Phương thức đánh giá, nghiệm thu cấp bộ
1. Mỗi sản phẩm của đề tài được đánh giá theo các tiêu chí về số lượng, khối lượng và chất lượng theo 3 mức: “Xuất sắc” khi vượt mức so với thuyết minh và hợp đồng thực hiện đề tài; “Đạt” khi đáp ứng đúng, đủ yêu cầu so với thuyết minh và hợp đồng thực hiện đề tài; “Không đạt” khi không đáp ứng đúng, đủ yêu cầu so với thuyết minh và hợp đồng thực hiện đề tài. Ngoài các yêu cầu ghi trong thuyết minh và hợp đồng thực hiện đề tài, sản phẩm của đề tài cấp bộ cần phải đáp ứng được các yêu cầu quy định tại Khoản 2 Điều 31 của Quy định này.
2. Báo cáo tổng kết đề tài được đánh giá theo 3 mức: “Xuất sắc” khi báo cáo tổng kết đã hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 3 Điều 31; “Đạt” khi báo cáo tổng kết cần chỉnh sửa, bổ sung và có thể hoàn thiện; “Không đạt” khi không thuộc hai trường hợp trên.
3. Đánh giá, nghiệm thu đề tài theo 3 mức: “Xuất sắc” khi tất cả tiêu chí về sản phẩm đạt mức “Xuất sắc” và báo cáo tổng kết đạt mức “Đạt” trở lên; “Đạt” khi đáp ứng đồng thời các yêu cầu: Tất cả các tiêu chí về khối lượng, số lượng và chất lượng sản phẩm ở mức “Đạt” trở lên; báo cáo tổng kết đạt mức “Đạt” trở lên; “Không đạt” khi không thuộc hai trường hợp trên.
4. Xếp loại đánh giá, nghiệm thu cấp bộ
Đề tài được đánh giá, nghiệm thu cấp bộ theo 3 mức: “Xuất sắc”, “Đạt” và “Không đạt”.
a) Mức “Xuất sắc” nếu đề tài có ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng nghiệm thu cấp bộ có mặt xếp loại ở mức “Xuất sắc” và không có thành viên Hội đồng xếp loại ở mức “Không đạt”.
b) Mức "Không đạt" nếu đề tài có nhiều hơn 1/3 số thành viên Hội đồng nghiệm thu cấp bộ có mặt xếp loại ở mức “Không đạt”.
c) Mức “Đạt” nếu đề tài không thuộc điểm a và điểm b Khoản này.
Điều 33. Tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp bộ
1. Hội đồng nghiệm thu cấp bộ được tổ chức họp trong thời gian 45 ngày, kể từ ngày ký quyết định thành lập Hội đồng.
2. Tổ chức chủ trì báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về thời gian và địa điểm tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu cấp bộ.
3. Tổ chức chủ trì đề tài cấp bộ thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về cuộc họp của Hội đồng nghiệm thu cấp bộ.
4. Hội đồng nghiệm thu cấp bộ họp khi có mặt chủ tịch, thư ký, có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng, có bản nhận xét của 2 phản biện và chỉ được vắng mặt 1 phản biện.
5. Tài liệu cuộc họp gửi cho các thành viên Hội đồng ít nhất 03 ngày trước khi họp. Tất cả thành viên Hội đồng chuẩn bị ý kiến nhận xét kết quả thực hiện đề tài theo Mẫu 24 Phụ lục I. Ý kiến bằng văn bản của thành viên Hội đồng vắng mặt chỉ có ý nghĩa tham khảo.
6. Chương trình họp Hội đồng nghiệm thu cấp bộ bao gồm:
a) Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc đại diện tổ chức chủ trì đề tài đọc Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp bộ, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu tham dự.
b) Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc đại diện tổ chức chủ trì đề tài phát biểu ý kiến.
c) Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp.
d) Chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả thực hiện đề tài.
đ) Các phản biện đọc nhận xét và nêu câu hỏi.
e) Các thành viên Hội đồng và những người tham dự phát biểu ý kiến và nêu câu hỏi.
g) Chủ nhiệm đề tài trả lời câu hỏi.
h) Trao đổi chung.
i) Các thành viên Hội đồng đánh giá, nghiệm thu theo Phiếu đánh giá, nghiệm thu (Mẫu 25 Phụ lục I).
k) Hội đồng họp riêng để đánh giá và thống nhất kết luận.
l) Hội đồng bầu ban kiểm phiếu gồm 3 thành viên, trong đó có 01 trưởng ban. Ban kiểm phiếu tổng hợp kết quả đánh giá theo Mẫu 26 Phụ lục I và công bố kết quả kiểm phiếu tại cuộc họp của Hội đồng.
m) Chủ tịch Hội đồng công bố kết luận cuộc họp Hội đồng. Biên bản họp Hội đồng nghiệm thu cấp bộ theo Mẫu 27 Phụ lục I.
Điều 34. Xử lý kết quả đánh giá, nghiệm thu cấp bộ
1. Đối với đề tài được xếp loại ở mức “Đạt” trở lên, trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày họp Hội đồng nghiệm thu cấp bộ, chủ nhiệm đề tài hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến kết luận của Hội đồng.
2. Chủ nhiệm đề tài và tổ chức chủ trì gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo hồ sơ xác nhận hoàn thành đề tài.
3. Hồ sơ xác nhận hoàn thành đề tài bao gồm:
a) Biên bản họp Hội đồng nghiệm thu cấp bộ.
b) Bản giải trình hoàn thiện đề tài có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cấp bộ và xác nhận của tổ chức chủ trì (Mẫu 28 Phụ lục I).
c) Báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt đã hoàn thiện theo ý kiến của Hội đồng nghiệm thu cấp bộ.
d) Đĩa CD có lưu báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt, thông tin kết quả nghiên cứu của đề tài.
4. Chủ nhiệm đề tài và tổ chức chủ trì công bố kết quả nghiên cứu của đề tài theo các quy định hiện hành.
5. Tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài tiến hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ để bảo hộ kết quả nghiên cứu của đề tài theo quy định hiện hành.
Điều 35. Thanh lý hợp đồng thực hiện đề tài cấp bộ
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao Thủ trưởng tổ chức chủ trì đề tài thanh lý hợp đồng thực hiện đề tài cấp bộ với chủ nhiệm đề tài.
2. Tổ chức chủ trì gửi 01 bản Biên bản thanh lý hợp đồng thực hiện đề tài (Mẫu 29 Phụ lục I) về Bộ Giáo dục và Đào tạo để theo dõi và quản lý.
3. Đối với trường hợp tổ chức chủ trì không phải là đơn vị dự toán thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo thanh lý hợp đồng thực hiện đề tài cấp bộ với tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài.
Điều 36. Kinh phí hoạt động của các Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ cấp bộ, Tổ thẩm định và kiểm tra thực hiện đề tài
1. Kinh phí hoạt động của Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ cấp bộ: xác định, tuyển chọn, xét duyệt đề tài giao trực tiếp, nghiệm thu, thanh lý đề tài, Tổ thẩm định và kiểm tra thực hiện đề tài được chi từ kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp hàng năm. Đối với các Hội đồng do Thủ trưởng các tổ chức ra quyết định thành lập và tổ chức họp, kinh phí được chi từ nguồn kinh phí khoa học và công nghệ của các tổ chức.
2. Kinh phí hoạt động của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở được chi từ kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp cho đề tài.
3. Định mức chi cho hoạt động của các Hội đồng, Tổ thẩm định và kiểm tra thực hiện đề tài theo quy định tài chính hiện hành của Nhà nước.
4. Đối với đề tài cấp bộ không sử dụng ngân sách nhà nước, kinh phí hoạt động của các Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ: xác định, tuyển chọn, đánh giá, nghiệm thu, thanh lý đề tài, Tổ thẩm định và kiểm tra thực hiện đề tài do tổ chức chủ trì hoặc bên cấp kinh phí cho đề tài chi trả.
Chương 5
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 37. Khen thưởng
1. Hàng năm, tổ chức, cá nhân thực hiện các đề tài đạt kết quả xuất sắc, được áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét khen thưởng.
2. Nguồn kinh phí khen thưởng và mức khen thưởng được thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 38. Xử lý vi phạm
1. Chủ nhiệm đề tài không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo Thuyết minh đề tài sẽ bị xử lý theo hình thức thanh lý và phải bồi hoàn kinh phí được cấp từ ngân sách Nhà nước, đồng thời sẽ không được đăng ký làm chủ nhiệm đề tài cấp bộ ít nhất trong thời gian 3 năm kể từ ngày thanh lý.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý, xử phạt, áp dụng các trách nhiệm pháp lý khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
PHỤ LỤC I
CÁC BIỂU MẪU QUẢN LÝ ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
(Kèm theo Thông tư số 11/2016/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Mẫu 1. Đề xuất đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 2. Bản nhận xét và đánh giá đề xuất đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 3. Phiếu đánh giá đề xuất đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 4. Biên bản kiểm phiếu họp Hội đồng tư vấn xác định đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 5. Biên bản họp Hội đồng tư vấn xác định đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 6. Thuyết minh đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 7. Tiềm lực khoa học của tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 8. Bản nhận xét hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 9. Phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 10. Biên bản kiểm phiếu họp Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 11. Biên bản họp Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 12. Biên bản họp Tổ thẩm định nội dung, kính phí của đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 13. Hợp đồng thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 14. Báo cáo tình hình thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 15. Biên bản kiểm tra tình hình thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 16. Điều chỉnh đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ̣
Mẫu 17. Bản nhận xét thanh lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 18. Biên bản họp Hội đồng thanh lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 19. Phiếu đánh giá cấp cơ sở đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 20. Biên bản họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 21. Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 22. Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ bằng tiếng Anh
Mẫu 23. Danh sách giới thiệu thành viên Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 24. Phiếu nhận xét kết quả thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 25. Phiếu đánh giá, nghiệm thu cấp bộ đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 26. Biên bản kiểm phiếu họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 27. Biên bản họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 28. Bản giải trình hoàn thiện hồ sơ đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 29. Biên bản thanh lý hợp đồng thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
PHỤ LỤC II
Mẫu 1. Trang bìa của báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 2. Trang bìa phụ của báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Mẫu 1. Đề xuất đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
1. Tên đề tài:
2. Lĩnh vực nghiên cứu:
Khoa học tự nhiên
□
Khoa học nông nghiệp
□
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
□
Khoa học xã hội
□
Khoa học y, dược
□
Khoa học nhân văn
□
Tính cấp thiết
Mục tiêu
Nội dung chính
Sản phẩm
6.1. Sản phẩm khoa học:
Số bài báo khoa học đăng trên tạp chí nước ngoài:
Số bài báo khoa học đăng trên tạp chí trong nước:
Số lượng sách xuất bản:
6.2. Sản phẩm đào tạo: đào tạo sau đại học, đào tạo đại học.
6.3. Sản phẩm ứng dụng: Mô tả tóm tắt về sản phẩm dự kiến, phạm vi, khả năng và địa chỉ ứng dụng,...
6.4. Các sản phẩm khác:
7. Địa chỉ ứng dụng
8. Hiệu quả mang lại
9. Kinh phí
10. Thời gian nghiên cứu
Ngày tháng năm
Tổ chức/Cá nhân đề xuất
Mẫu 2. Bản nhận xét đề xuất đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
BẢN NHẬN XÉT
ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
Họ và tên:
Tên đề tài đề xuất:
I. NHẬN XÉT ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.3. Nội dung nghiên cứu chính của đề tài
1.4. Khả năng không trùng lặp của đề tài khoa học và công nghệ đã và đang thực hiện, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đã bảo vệ
1.5. Sản phẩm của đề tài
1.6. Địa chỉ ứng dụng và hiệu quả mang lại của đề tài
1.7. Kinh phí thực hiện đề tài
Kiến nghị của thành viên Hội đồng: (đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
□ Đề nghị thực hiện
□ Đề nghị không thực hiện
II. DỰ KIẾN ĐỀ TÀI ĐẶT HÀNG
Tên đề tài:
Định hướng mục tiêu:
Sản phẩm và yêu cầu đối với sản phẩm:
……, ngày ... tháng ... năm 20...
(ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu 3. Phiếu đánh giá đề xuất đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
HỘI ĐỒNG TƯ VẤN XÁC ĐỊNH
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP BỘ,
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ XUẤT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
1. Tên đề tài:
2. Đánh giá của thành viên Hội đồng (đánh dấu X vào 1 trong 2 ô):
2.1. Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài
Đạt yêu cầu □ Hoặc không đạt yêu cầu □
2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đạt yêu cầu □ Hoặc không đạt yêu cầu □
2.3. Nội dung nghiên cứu chính của đề tài
Đạt yêu cầu □ Hoặc không đạt yêu cầu □
2.4. Khả năng không trùng lắp của đề tài với các đề tài khoa học và công nghệ đã và đang thực hiện
Đạt yêu cầu □ Hoặc không đạt yêu cầu □
2.5. Sản phẩm của đề tài
Đạt yêu cầu □ Hoặc không đạt yêu cầu □
2.6. Địa chỉ ứng dụng và hiệu quả mang lại của đề tài
Đạt yêu cầu □ Hoặc không đạt yêu cầu □
2.7. Kinh phí thực hiện đề tài
Đạt yêu cầu □ Hoặc không đạt yêu cầu □
Kết luận chung:
Đề nghị thực hiện □ Đề nghị không thực hiện □
ngày tháng năm
(ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu 4. Biên bản kiểm phiếu họp Hội đồng tư vấn xác định đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
HỘI ĐỒNG TƯ VẤN XÁC ĐỊNH
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP BỘ,
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU HỌP HỘI ĐỒNG TƯ VẤN XÁC ĐỊNH
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẮP BỘ
1. Số thành viên tham gia bỏ phiếu:
2. Kết quả bỏ phiếu
Stt
Tên đề tài
Kết quả bỏ phiếu
Kết luận chung
Thực hiện
Không thực hiện
Thực hiện
Không thực hiện
Các thành viên Ban kiểm phiếu
(Họ, tên và chữ ký của từng thành viên)
Trưởng Ban kiểm phiếu
(Họ, tên và chữ ký)
Mẫu 5. Biên bản họp Hội đồng tư vấn xác định đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
HỘI ĐỒNG TƯ VẤN XÁC ĐỊNH
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP BỘ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:
Hà Nội, ngày tháng năm
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG TƯ VẤN XÁC ĐỊNH
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
1. Tên đề tài:
2. Quyết định thành lập Hội đồng:
3. Ngày họp:
4. Địa điểm:
5. Thành viên Hội đồng: Tổng số: Có mặt: Vắng mặt:
Khách mời dự:
Kết quả bỏ phiếu đánh giá:
- Số phiếu đánh giá ở mức “Thực hiện”:
- Đánh giá chung: Thực hiện
Số phiếu đánh giá ở mức “Không thực hiện”:
Không thực hiện
Ghi chú: Đánh giá chung ở mức “Thực hiện” nếu trên 2/3 thành viên có mặt của Hội đồng đề nghị “Thực hiện”.
8. Kết luận của Hội đồng:
8.1. Đề nghị thực hiện hoặc đề nghị không thực hiện:
Lý do đề nghị không thực hiện:
8.2. Dự kiến đề tài đưa ra tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài:
Tên đề tài:
Định hướng mục tiêu:
Sản phẩm và yêu cầu đối với sản phẩm:
Chủ tịch Hội đồng
(ký, họ tên)
Thư ký
(ký, họ tên)
XÁC NHẬN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Mẫu 6. Thuyết minh đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
1. TÊN ĐỀ TÀI
2. MÃ SỐ
3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Khoa học Tự nhiên
□
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
□
Khoa học Y, dược
□
Khoa học Nông nghiệp
□
Khoa học Xã hội
□
Khoa học Nhân văn
□
4. LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU
Cơ bản
Ứng dụng
Triển khai
5. THỜI GIAN THỰC HIỆN ......... tháng
Từ tháng … năm ... đến tháng … năm ...
6. TỔ CHỨC CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
Tên tổ chức chủ trì:
Điện thoại:
E-mail:
Địa chỉ:
Họ và tên thủ trưởng tổ chức chủ trì:
7. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ và tên:
Chức danh khoa học:
Địa chỉ cơ quan:
Điện thoại cơ quan:
E-mail:
Học vị:
Năm sinh:
Điện thoại di động:
Fax:
8. NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
TT
Họ và tên
Đơn vị công tác và
lĩnh vực chuyên môn
Nội dung nghiên cứu cụ thể được giao
Chữ ký
1
2
3
9. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Tên đơn vị trong và ngoài nước
Nội dung phối hợp nghiên cứu
Họ và tên người đại diện đơn vị
10. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
10.1. Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở Việt Nam, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)
10.2. Ngoài nước (phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trên thế giới, liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)
10.3. Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm và những thành viên tham gia nghiên cứu (họ và tên tác giả; bài báo; ấn phẩm; các yếu tố về xuất bản)
a) Của chủ nhiệm đề tài
b) Của các thành viên tham gia nghiên cứu
(Những công trình được công bố trong 5 năm gần nhất)
11. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
12. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
13. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
13.1. Đối tượng nghiên cứu
13.2. Phạm vi nghiên cứu
14. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
14.1. Cách tiếp cận
14.2. Phương pháp nghiên cứu
15. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
15.1. Nội dung nghiên cứu (Mô tả chi tiết những nội dung nghiên cứu của đề tài)
15.2. Tiến độ thực hiện
STT
Các nội dung, công việc thực hiện
Sản phẩm
Thời gian (bắt đầu-kết thúc)
Người thực hiện
1
2
3
16. SẢN PHẨM
Stt
Tên sản phẩm
Số lượng
Yêu cầu chất lượng sản phẩm (mô tả chi tiết chất lượng sản phẩm đạt được như nội dung, hình thức, các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật,...)
I
Sản phẩm khoa học (Các công trình khoa học sẽ được công bố: sách, bài báo khoa học...)
1.1
1.2
...
II
Sản phẩm đào tạo (Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sỹ,...)
2.1
2.2
...
III
Sản phẩm ứng dụng
3.1
3.2
...
17. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG
17.1. Phương thức chuyển giao
17.2. Địa chỉ ứng dụng
18. TÁC ĐỘNG VÀ LỢI ÍCH MANG LẠI CỦA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
18.1. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo
18.2. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan
18.3. Đối với phát triển kinh tế-xã hội
18.4. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
19. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện đề tài:
Trong đó:
Ngân sách Nhà nước:
Các nguồn khác:
Stt
Khoản chi, nội dung chi
Thời gian thực hiện
Tổng kinh phí
Nguồn kinh phí
Ghi chú
Kinh phí từ NSNN
Các nguồn khác
1
Chi tiền công lao động trực tiếp
2
Chi mua vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu
3
Chi sửa chữa, mua sắm tài sản cố định
4
Chi hội thảo khoa học, công tác phí
5
Chi trả dịch vụ thuê ngoài phục vụ hoạt động nghiên cứu
6
Chi điều tra, khảo sát thu thập số liệu
7
Chi văn phòng, phẩm, thông tin liên lạc, in ấn
8
Chi họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở
9
Chi quản lý chung
10
Chi khác
Tổng cộng
(Dự toán chi tiết các mục chi kèm theo và xác nhận của cơ quan chủ trì).
Ngày…tháng…năm……
Tổ chức chủ trì
(ký, họ và tên, đóng dấu)
Ngày…tháng…năm……
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)
Ngày…tháng…năm……
Cơ quan chủ quản duyệt
TL. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Mẫu 7. Tiềm lực khoa học của tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
TIỀM LỰC KHOA HỌC CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Kèm theo Thuyết minh đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ)
A. Thông tin về chủ nhiệm và các thành viên tham gia nghiên cứu đề tài:
Chủ nhiệm đề tài:
Các hướng nghiên cứu khoa học chủ yếu:
Kết quả nghiên cứu khoa học trong 5 năm gần đây:
Chủ nhiệm hoặc tham gia chương trình, đề tài khoa học và công nghệ đã nghiệm thu:
Stt
Tên chương trình, đề tài
Chủ nhiệm
Tham gia
Mã số và cấp quản lý
Thời gian thực hiện
Kết quả nghiệm thu
Công trình khoa học đã công bố (chỉ nêu tối đa 5 công trình tiêu biểu nhất):
Stt
Tên công trình khoa học
Tác giả/Đồng tác giả
Địa chỉ công bố
Năm công bố
1.3. Kết quả đào tạo trong 5 năm gần đây:
Hướng dẫn thạc sỹ, tiến sỹ:
Stt
Tên đề tài luận văn, luận án
Đối tượng
Trách nhiệm
Cơ sở đào tạo
Năm bảo vệ
Nghiên cứu sinh
Học viên cao học
Chính
Phụ
Biên soạn sách phục vụ đào tạo đại học và sau đại học:
Stt
Tên sách
Loại sách
Nhà xuất bản và năm xuất bản
Chủ biên hoặc tham gia
2. Các thành viên tham gia nghiên cứu (mỗi thành viên chỉ nêu tối đa 3 công trình tiêu biểu nhất):
Stt
Họ tên thành viên
Tên công trình khoa học
Địa chỉ công bố
Năm công bố
B. Tiềm lực về trang thiết bị của tổ chức chủ trì đề tài:
Stt
Tên trang thiết bị
Thuộc phòng thí nghiệm
Mô tả vai trò của thiết bị đối với đề tài
Tình trạng
Xác nhận của tổ chức chủ trì
(ký, họ và tên, đóng dấu)
Ngày tháng năm
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)
Mẫu 8. Bản nhận xét hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
PHIẾU NHẬN XÉT
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
Họ và tên thành viên Hội đồng:
1. Tên đề tài:
2. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì:
Tên tổ chức:
Họ và tên cá nhân:
3. Ý kiến nhận xét:
3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
3.2. Tính cấp thiết của đề tài
3.3. Mục tiêu đề tài
3.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3.5. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện
3.6. Sản phẩm của đề tài (Sản phẩm khoa học, sản phẩm đào tạo, sản phẩm ứng dụng...)
3.7. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
3.8. Kinh nghiệm nghiên cứu, thành tích nổi bật và năng lực quản lý của chủ nhiệm đề tài và những người tham gia đề tài
3.9. Tiềm lực của tổ chức chủ trì đề tài
3.10. Tính hợp lý của dự toán kinh phí đề nghị
4. Kiến nghị của người nhận xét: (đánh dấu X)
□ Đề nghị thực hiện
□ Đề nghị không thực hiện
□ Đề nghị thực hiện với các điều chỉnh nêu dưới đây:
Ngày tháng năm
(ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu 9. Phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
HỘI ĐỒNG TƯ VẤN TUYỂN CHỌN
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP BỘ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
..........., ngày.....tháng.....năm 20...
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TUYỂN CHỌN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
Họ và tên thành viên Hội đồng:
1. Tên đề tài:
2. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì:
Tên tổ chức:
Họ và tên cá nhân:
3. Đánh giá của thành viên hội đồng:
Stt
Nội dung đánh giá
Điểm tối thiểu
Điểm tối đa
Điểm đánh giá
1.
Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài (mức độ đầy đủ, hợp lý trong việc đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước; thành công và hạn chế của công trình nghiên cứu liên quan; mức độ cập nhật thông tin mới nhất về lĩnh vực nghiên cứu)
6
10
2.
Tính cấp thiết của đề tài (tính khoa học, cụ thể, rõ ràng của việc luận giải về tính cấp thiết đối với vấn đề nghiên cứu của đề tài)
6
10
3.
Mục tiêu đề tài (mức độ cụ thể, rõ ràng về mặt khoa học, lý luận và thực tiễn của mục tiêu cần đạt được)
6
10
4.
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu (cách tiếp cận cụ thể của đề tài (tiếp tục sử dụng cách tiếp cận đã có hay theo cách tiếp cận mới); độ tin cậy, tính hợp lý của các phương pháp nghiên cứu để thực hiện đề tài)
3
5
5.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (sự phù hợp, rõ ràng của đối tượng, phạm vi nghiên cứu với mục tiêu, nội dung nghiên cứu)
3
5
6.
Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện (tính đầy đủ của những nội dung, công việc chính cần phải tiến hành, sự phù hợp của nội dung nghiên cứu với mục tiêu của đề tài, sự phù hợp của tiến độ thực hiện với nội dung nghiên cứu và thời gian thực hiện đề tài)
10
15
7.
Sản phẩm của đề tài (Sản phẩm khoa học, sản phẩm đào tạo, sản phẩm ứng dụng...)(tính rõ ràng, tính mới và sáng tạo của loại hình sản phẩm nghiên cứu dự kiến đạt được; sự phù hợp của sản phẩm với mục tiêu, nội dung nghiên cứu)
12
20
8.
Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
5
10
9.
Năng lực của chủ nhiệm đề tài (kinh nghiệm, thành tích trong nghiên cứu khoa học và đào tạo; năng lực tổ chức quản lý, thực hiện đề tài
3
5
10.
Tiềm lực của Tổ chức chủ trì đề tài (nguồn nhân lực, trang thiết bị, phòng thí nghiệm và cơ sở vật chất khác để thực hiện đề tài)
3
5
11.
Tính hợp lý của dự toán kinh phí đề nghị
3
5
Cộng
60
100
Ghi chú: *Đề nghị thực hiện khi điểm đánh giá ≥ 60 điểm (trong đó, không có tiêu chí nào dưới mức điểm tối thiểu);
*Không đề nghị thực hiện khi điểm đánh giá: < 60 điểm
4. Ý kiến khác:
Ngày tháng năm
(ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu 10. Biên bản kiểm phiếu họp Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
HỘI ĐỒNG TƯ VẤN
TUYỂN CHỌN
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI KH&CN CẮP BỘ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HỌP HỘI ĐỒNG
TƯ VẤN TUYỂN CHỌN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẮP BỘ
1. Số thành viên tham gia bỏ phiếu:
2. Kết quả bỏ phiếu:
Stt
Tên đề tài
Tổ chức chủ trì
Cá nhân chủ trì
Kết quả bỏ phiếu (Điểm trung bình cuối cùng)
Kết luận chung
Đề nghị thực hiện
Đề nghị không thực hiện
Các thành viên Ban kiểm phiếu
(họ, tên và chữ ký của từng thành viên)
Trưởng Ban kiểm phiếu
(họ, tên và chữ ký)
Mẫu 11. Biên bản họp Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
HỘI ĐỒNG TƯ VẤN TUYỂN CHỌN
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP BỘ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:
Hà Nội, ngày tháng năm
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG TƯ VẤN TUYỂN CHỌN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
1. Tên đề tài:
2. Chủ nhiệm đề tài:
3. Tổ chức chủ trì đề tài:.
4. Quyết định thành lập hội đồng:
5. Ngày họp:
6. Địa điểm:
7. Thành viên của Hội đồng: Tổng số: có mặt: vắng mặt: (ghi rõ họ tên thành viên vắng mặt)
8. Khách mời dự:
9. Tổng số điểm:
10. Điểm trung bình ban đầu:
11. Tổng số đầu điểm: trong đó: - hợp lệ: - không hợp lệ:
12. Tổng số điểm hợp lệ:
13. Điểm trung bình cuối cùng:
14. Kết luận và kiến nghị của Hội đồng:
Ghi chú: - Đề nghị thực hiện: ≥ 60 điểm (trong đó, không có tiêu chí nào dưới mức điểm tối thiểu); Đề nghị không thực hiện: < 60 điểm.
- Điểm của thành viên hội đồng chênh lệch >20 điểm so với điểm trung bình ban đầu coi là điểm không hợp lệ và không được tính vào tổng số điểm hợp lệ.
Chủ tịch Hội đồng
(ký, họ tên)
Thư ký
(ký, họ tên)
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG
Mẫu 12. Biên bản họp Tổ thẩm định nội dung, kính phí của đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
TỔ THẨM ĐỊNH NỘI DUNG, KINH PHÍ ĐỀ TÀI KH&CN CẤP BỘ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN HỌP TỔ THẨM ĐỊNH NỘI DUNG,
KINH PHÍ ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
A. Thông tin chung
1. Tên đề tài:
2. Tổ chức chủ trì:
3. Chủ nhiệm đề tài:
4. Địa điểm và thời gian họp Tổ thẩm định:
- Địa điểm:………………………………………………..
- Thời gian: ngày……..tháng……năm………….
5. Số thành viên có mặt trên tổng số thành viên: ……/…..
Vắng mặt: người; Họ và tên: ……………………………………
6. Đại biểu tham dự:
B. Kết luận của Tổ thẩm định
I. Nội dung thực hiện
(Mục tiêu của đề tài, nội dung nghiên cứu, các hoạt động khác phục vụ nội dung nghiên cứu: Hội thảo khoa học, khảo sát, hợp tác quốc tế, thiết bị, máy móc, sản phẩm (yêu cầu kĩ thuật, chỉ tiêu chất lượng đối với sản phẩm), tiến độ và thời gian thực hiện).
II. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí: .................... triệu đồng
Trong đó:
+ Kinh phí từ ngân sách nhà nước: .................................. triệu đồng
(Bằng chữ: .................................................................................. đồng)
+ Kinh phí từ các nguồn khác: ........................... triệu đồng
C. Kiến nghị:
Biên bản được lập ngày ……tháng……năm…… và đã được Tổ thẩm định nhất trí thông qua.
Tổ trưởng
(ký, họ và tên)
Thư ký
(ký, họ và tên)
XÁC NHẬN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Mẫu 13. Hợp đồng thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày ...... tháng ........ năm 20........
HỢP ĐỒNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CẤP BỘ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: ............................
Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Thông tư số 11/2016/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ ........... (Ghi các Quyết định phê duyệt, giao, triển khai thực hiện đề tài)
CHÚNG TÔI GỒM:
1. Bên đặt hàng (Bên A): Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Do Ông/Bà ......................................................................................
- Chức vụ: .........................................................làm đại diện.
- Địa chỉ: ...........................................................................................
- Điện thoại: ............................... Email:......................................................
2. Bên nhận đặt hàng (Bên B):
a) Tôt chức chủ trì đề tài:
- Do Ông/Bà: ...........................................................................................
- Chức vụ: .......................................................... làm đại diện.
- Địa chỉ: ...............................................................................................
- Điện thoại: ............................... Email:......................................................
- Số tài khoản: ..........................................................................................
- Tại: .....................................................................................................
b) Chủ nhiệm đề tài:
- Ông/Bà:
- Địa chỉ:
- Điện thoại: Email:
Cùng thỏa thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ (sau đây gọi tắt là Hợp đồng) với các điều khoản sau:
Điều 1. Đặt hàng và nhận đặt hàng thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bên A đặt hàng và Bên B nhận đặt hàng thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ (sau đây gọi là đề tài) theo các nội dung trong Thuyết minh đề tài đã được phê duyệt (sau đây gọi tắt là Thuyết minh).
Thuyết minh là bộ phận không tách rời của Hợp đồng.
Điều 2. Thời gian thực hiện Hợp đồng
Thời gian thực hiện đề tài là ............. tháng, từ tháng....... năm 20.........đến tháng ... năm 20.........
Điều 3. Kinh phí thực hiện đề tài cấp từ ngân sách nhà nước
Kinh phí thực hiện đề tài cấp từ ngân sách nhà nước là …………. (bằng chữ…..).
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của các bên
1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
a) Cung cấp các thông tin cần thiết cho việc triển khai, thực hiện Hợp đồng;
b) Bố trí cho Bên B số kinh phí từ ngân sách nhà nước quy định tại Điều 3 Hợp đồng này theo tiến độ kế hoạch, tương ứng với các nội dung nghiên cứu được phê duyệt;
c) Tổ chức phê duyệt kế hoạch đấu thầu, mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và dịch vụ của đề tài bằng kinh phí do Bên A cấp (nếu có) theo quy định;
d) Trước mỗi đợt cấp kinh phí, trên cơ sở báo cáo tình hình thực hiện đề tài của Bên B, Bên A căn cứ vào sản phẩm, khối lượng công việc đã hoàn thành theo Thuyết minh để cấp tiếp kinh phí thực hiện Hợp đồng. Bên A có quyền thay đổi tiến độ cấp hoặc ngừng cấp kinh phí nếu Bên B không hoàn thành công việc đúng tiến độ, đúng nội dung công việc được giao;
đ) Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá tình hình Bên B thực hiện đề tài theo Thuyết minh;
e) Kịp thời xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết kiến nghị, đề xuất của Bên B về điều chỉnh nội dung chuyên môn, kinh phí và các vấn đề phát sinh khác trong quá trình thực hiện đề tài ;
g) Tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài của Bên B theo các yêu cầu, chỉ tiêu trong Thuyết minh;
h) Có trách nhiệm cùng Bên B tiến hành thanh lý Hợp đồng theo quy định hiện hành;
i) Phối hợp cùng Bên B xử lý tài sản được mua sắm bằng ngân sách nhà nước hoặc được tạo ra từ kết quả nghiên cứu của đề tài sử dụng ngân sách nhà nước (nếu có) theo quy định của pháp luật;
k) Tiếp nhận kết quả thực hiện đề tài, bàn giao kết quả thực hiện đề tài cho tổ chức đề xuất đặt hàng hoặc tổ chức triển khai ứng dụng sau khi được nghiệm thu;
l) Có trách nhiệm hướng dẫn việc trả thù lao cho tác giả nếu có lợi nhuận thu được từ việc ứng dụng kết quả của đề tài và thông báo cho tác giả việc bàn giao kết quả thực hiện đề tài (nếu có);
m) Ủy quyền cho Bên B tiến hành đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả thực hiện đề tài (nếu có) theo quy định hiện hành;
n) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và các văn bản liên quan.
2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
a) Tổ chức triển khai đầy đủ các nội dung nghiên cứu của đề tài đáp ứng các yêu cầu chất lượng, tiến độ và chỉ tiêu theo Thuyết minh;
b) Cam kết thực hiện và bàn giao sản phẩm cuối cùng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đã được phê duyệt;
c) Được quyền tự chủ, tự quyết định việc sử dụng phần kinh phí để thực hiện đề tài theo dự toán kinh phí đề tài;
d) Yêu cầu Bên A cung cấp thông tin cần thiết để triển khai thực hiện Hợp đồng;
đ) Kiến nghị, đề xuất điều chỉnh các nội dung chuyên môn, kinh phí và thời hạn thực hiện Hợp đồng khi cần thiết;
e) Yêu cầu Bên A cấp đủ kinh phí theo đúng tiến độ quy định trong Hợp đồng khi hoàn thành đầy đủ nội dung công việc theo tiến độ cam kết. Đảm bảo huy động đủ nguồn kinh phí khác theo cam kết. Sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ hiện hành và có hiệu quả;
g) Xây dựng kế hoạch đấu thầu mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và dịch vụ của đề tài bằng kinh phí do Bên A cấp (nếu có) để gửi Bên A phê duyệt và thực hiện mua sắm theo quy định của pháp luật;
h) Chấp hành các quy định pháp luật trong quá trình thực hiện Hợp đồng. Tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ thông tin cho các cơ quan quản lý trong việc giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với đề tài theo quy định của pháp luật;
i) Thực hiện việc tự đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở theo quy định hiện hành khi kết thúc đề tài . Sau khi đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở hoàn chỉnh lại hồ sơ theo kết luận của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở, Bên B có trách nhiệm chuyển cho Bên A các hồ sơ để Bên A tiến hành việc đánh giá, nghiệm thu theo quy định;
k) Có trách nhiệm quản lý tài sản được mua sắm bằng ngân sách nhà nước hoặc được tạo ra từ kết quả nghiên cứu của đề tài sử dụng ngân sách nhà nước (nếu có). Chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm bàn giao tài sản được mua sắm bằng ngân sách nhà nước hoặc được tạo ra từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho cơ quan chủ trì đề tài để quản lý và sử dụng.
l) Có trách nhiệm cùng Bên A tiến hành thanh lý Hợp đồng theo quy định;
m) Thực hiện việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo ủy quyền của Bên A đối với kết quả nghiên cứu (nếu có);
n) Chủ nhiệm đề tài giao nộp kết quả thực hiện đề tài cho bộ phận lưu giữ thông tin của cơ quan chủ trì đề tài. Cơ quan chủ trì đề tài xác nhận việc giao nộp kết quả thực hiện đề tài cho chủ nhiệm đề tài.
o) Công bố kết quả thực hiện đề tài theo quy định hiện hành;
p) Chủ nhiệm đề tài cùng với các cá nhân trực tiếp sáng tạo ra kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được đứng tên tác giả trong đề tài và hưởng quyền tác giả bao gồm cả các lợi ích thu được (nếu có) từ việc khai thác thương mại các kết quả thực hiện đề tài theo quy định pháp luật và các thỏa thuận khác (nếu có);
q) Có trách nhiệm trực tiếp hoặc tham gia triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo yêu cầu của Bên A hoặc tổ chức, cá nhân được Bên A giao quyền sở hữu, sử dụng kết quả thực hiện đề tài ;
r) Thực hiện bảo mật các kết quả thực hiện đề tài theo quy định về bảo vệ bí mật của nhà nước;
s) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định Luật Khoa học và Công nghệ và các văn bản liên quan.
Điều 5. Chấm dứt Hợp đồng
Hợp đồng này chấm dứt trong các trường hợp sau:
1. Đề tài đã kết thúc và được nghiệm thu.
2. Bên B bị chấm dứt hợp đồng thực hiện đề tài khi có đề nghị thanh lý Hợp đồng của Hội đồng thanh lý đề tài cấp bộ.
Điều 6. Xử lý tài chính khi chấm dứt Hợp đồng
1. Đối với đề tài đã kết thúc và được nghiệm thu:
a) Đề tài đã kết thúc và đánh giá nghiệm thu từ mức “Đạt” trở lên thì Bên A thanh toán đầy đủ kinh phí cho Bên B theo quy định tại Hợp đồng này.
b) Đề tài đã kết thúc, nhưng nghiệm thu mức “không đạt” thì Bên B có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ số kinh phí ngân sách nhà nước đã cấp nhưng chưa sử dụng. Bên B nộp hoàn trả ngân sách nhà nước .... tổng kinh phí ngân sách nhà nước đã sử dụng cho đề tài nếu do lỗi khách quan hoặc ..... tổng kinh phí ngân sách nhà đã sử dụng cho đề tài nếu do lỗi chủ quan.
2. Đối với đề tài chấm dứt khi có căn cứ khẳng định không còn nhu cầu thực hiện:
a) Trường hợp Đề tài chấm dứt khi có căn cứ khẳng định không còn nhu cầu thực hiện thì hai bên cùng nhau xác định khối lượng công việc Bên B đã thực hiện để làm căn cứ thanh toán số kinh phí Bên B đã sử dụng nhằm thực hiện đề tài và thu hồi số kinh phí còn lại đã cấp cho Bên B.
b) Trường hợp hai bên thỏa thuận ký Hợp đồng mới để thay thế và kết quả nghiên cứu của Hợp đồng cũ là một bộ phận cấu thành kết quả nghiên cứu của Hợp đồng mới thì số kinh phí đã cấp cho Hợp đồng cũ được tính vào kinh phí cấp cho Hợp đồng mới và được tiếp tục thực hiện với Hợp đồng mới.
3. Đối với Đề tài bị đình chỉ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc Hợp đồng bị chấm dứt do Bên B không nộp hồ sơ để đánh giá, nghiệm thu Đề tài theo quy định pháp luật thì Bên B có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ số kinh phí ngân sách nhà nước đã được cấp nhưng chưa sử dụng. Bên B nộp hoàn trả ngân sách nhà nước .... tổng kinh phí ngân sách nhà nước đã sử dụng cho Đề tài nếu do lỗi khách quan hoặc ..... tổng kinh phí ngân sách nhà đã sử dụng cho Đề tài nếu do lỗi chủ quan.
4. Đối với Đề tài không hoàn thành do lỗi của Bên A dẫn đến việc chấm dứt Hợp đồng thì Bên B không phải bồi hoàn số kinh phí đã sử dụng để thực hiện Đề tài, nhưng vẫn phải thực hiện việc quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Xử lý tài sản khi chấm dứt Hợp đồng
1. Khi chấm dứt Hợp đồng, việc xử lý tài sản được mua sắm hoặc được hình thành bằng ngân sách nhà nước cấp cho đề tài được thực hiện theo quy định pháp luật.
2. Các sản phẩm vật chất của Đề tài sử dụng ngân sách nhà nước: nguồn thu khi các sản phẩm này được tiêu thụ trên thị trường sau khi trừ các khoản chi phí cần thiết, hợp lệ, được phân chia theo quy định pháp luật.
Điều 8. Điều khoản chung
1. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu một trong hai bên có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hoặc có căn cứ để chấm dứt thực hiện Hợp đồng thì phải thông báo cho bên kia ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt thực hiện Hợp đồng, xác định trách nhiệm của mỗi bên và hình thức xử lý. Các sửa đổi, bổ sung (nếu có) phải lập thành văn bản có đầy đủ chữ ký của các bên và được coi là bộ phận của Hợp đồng và là căn cứ để nghiệm thu kết quả của đề tài.
2. Khi một trong hai bên gặp phải trường hợp bất khả kháng dẫn đến việc không thể hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong Hợp đồng thì có trách nhiệm thông báo cho Bên kia trong 10 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra sự kiện bất khả kháng. Hai bên có trách nhiệm phối hợp xác định nguyên nhân và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Hai bên cam kết thực hiện đúng các quy định của Hợp đồng và có trách nhiệm hợp tác giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Bên vi phạm các cam kết trong Hợp đồng phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.
4. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng do các bên thương lượng hoà giải để giải quyết. Trường hợp không hoà giải được thì một trong hai bên có quyền đưa tranh chấp ra để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Hiệu lực của Hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày............ Hợp đồng này được lập thành 05 bản và có giá trị như nhau, Bên A giữ 01 bản, Bên B giữ 04 bản.
BÊN A
(Bên đặt hàng)
(Chữ ký, họ và tên và đóng dấu)
BÊN B
(Bên nhận đặt hàng)
Tổ chức chủ trì Chủ nhiệm đề tài
(Chữ ký, họ và tên và đóng dấu – nếu có)
Mẫu 14. Báo cáo tình hình thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đơn vị: ………………………
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:
, ngày tháng năm
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
I. Thông tin chung:
1. Tên đề tài:
2. Mã số:
3. Chủ nhiệm đề tài:
4. Thời gian thực hiện:
5. Kinh phí:
II. Tình hình thực hiện đề tài:
1. Nội dung nghiên cứu:
STT
Nội dung nghiên cứu theo Thuyết minh đề tài
Tiến độ thực hiện
Nội dung nghiên cứu đã thực hiện
2. Sản phẩm:
STT
Sản phẩm theo Thuyết minh đề tài
Sản phẩm đã đạt được
Sản phẩm khoa học
Sản phẩm đào tạo
Sản phẩm ứng dụng
Sản phẩm khác
3. Kinh phí đề tài:
3.1. Kinh phí được cấp:
3.2. Kinh phí đã chi:
3.3. Kinh phí đã quyết toán:
III. Kế hoạch triển khai tiếp theo:
IV. Kiến nghị:
Tổ chức chủ trì
(ký, họ và tên, đóng dấu)
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)
Mẫu 15. Biên bản kiểm tra tình hình thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
, ngày tháng năm
BIÊN BẢN KIỂM TRA TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
1. Tên đề tài:
2. Mã số:
3. Thời gian thực hiện:
4. Kinh phí:
5. Chủ nhiệm đề tài:
6. Tổ chức chủ trì:
7. Danh sách thành viên đoàn kiểm tra:
8. Các nội dung và kết quả nghiên cứu đã đạt được:
9. Tình hình sử dụng kinh phí:
10. Kiến nghị của chủ nhiệm đề tài và tổ chức chủ trì:
11. Kết luận của đoàn kiểm tra:
Tổ chức chủ trì
(ký, họ tên, đóng dấu)
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)
TM. Đoàn kiểm tra
(ký, họ tên)
Mẫu 16. Điều chỉnh đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ̣
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐIỀU CHỈNH ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
1. Tên đề tài:
2. Mã số:
3. Họ và tên, học vị, chức danh khoa học của chủ nhiệm đề tài:
4. Tổ chức chủ trì:
5. Nội dung điều chỉnh (giải trình lý do và nội dung thay đổi):
5.1. Điều chỉnh về thời gian thực hiện:
5.2. Điều chỉnh về chủ nhiệm đề tài:
5.3. Điều chỉnh về nội dung của đề tài:
5.4. Điều chỉnh về tiến độ thực hiện đề tài:
Ngày tháng năm
Tổ chức chủ trì
(ký, họ và tên, đóng dấu)
Ngày tháng năm
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)
Ngày tháng năm
Cơ quan chủ quản duyệt
TL. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Mẫu 17. Bản nhận xét thanh lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
HỘI ĐỒNG TƯ VẤN THANH LÝ
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP BỘ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN NHẬN XÉT THANH LÝ
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
1. Họ tên thành viên Hội đồng:
2. Cơ quan công tác và địa chỉ liên hệ:
3. Tên đề tài, mã số:
4. Thời gian thực hiện:
5. Tổng kinh phí thực hiện đề tài:
6. Chủ nhiệm đề tài:
7. Tổ chức chủ trì:
8. Ngày họp:
9. Địa điểm:
10. Quyết định thành lập Hội đồng:
11. Nhận xét của thành viên Hội đồng:
- Về nội dung nghiên cứu đã thực hiện:
- Về sản phẩm đã có:
- Về kinh phí đã chi:
- Về nội dung nghiên cứu chưa thực hiện:
- Về kinh phí chưa sử dụng:
- Kiến nghị:
Ngày tháng năm
(ký, ghi rõ họ và tên)
Mẫu 18. Biên bản họp Hội đồng thanh lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
..., ngày tháng năm
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG THANH LÝ
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
1. Tên đề tài, mã số:
2. Chủ nhiệm đề tài:
3. Thời gian thực hiện:
4. Tổng kinh phí thực hiện đề tài:
5. Tổ chức chủ trì:.
6. Quyết định thành lập Hội đồng:
7. Ngày họp:
8. Địa điểm:
9. Thành viên của Hội đồng: Tổng số: có mặt: vắng mặt:
10. Khách mời dự:
11. Lý do thanh lý đề tài:
12. Các nội dung nghiên cứu đã thực hiện:
13. Các sản phẩm đã có:
14. Kinh phí được cấp
15. Kinh phí đã chi:
16. Kinh phí đã quyết toán:
17. Các nội dung nghiên cứu chưa thực hiện:
18. Kinh phí chưa sử dụng:
19. Kết luận và kiến nghị của Hội đồng (nội dung nghiên cứu, sử dụng sản phẩm đã có, kinh phí đã chi, kinh phí thu hồi,...)
Chủ tịch Hội đồng
(ký, họ tên)
Thư ký
(ký, họ tên)
XÁC NHẬN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Mẫu 19. Phiếu đánh giá cấp cơ sở đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đơn vị: ………………………
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CẤP CƠ SỞ
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
1. Họ tên thành viên Hội đồng:
2. Tên đề tài, mã số :
3. Chủ nhiệm đề tài:
4. Tổ chức chủ trì:
5. Đánh giá của thành viên Hội đồng:
Stt
Nội dung đánh giá
Đạt
Không đạt
Ghi chú
1
Mức độ đáp ứng so với Thuyết minh đề tài
2
Mục tiêu
3
Nội dung
4
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5
Sản phẩm khoa học (sách chuyên khảo; bài báo khoa học, giáo trình...)
6
Sản phẩm đào tạo (hướng dẫn cao học, nghiên cứu sinh)
7
Sản phẩm ứng dụng (mẫu, vật liệu, thiết bị máy móc, giống cây trồng, giống vật nuôi, qui trình công nghệ, tiêu chuẩn, quy phạm, sơ đồ, bản thiết kế, tài liệu dự báo, đề án, luận chứng kinh tế, phương pháp, chương trình máy tính, bản kiến nghị, dây chuyền công nghệ, báo cáo phân tích, bản quy hoạch,...)
8
Phương thức chuyển giao và địa chỉ ứng dụng
9
Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
10
Chất lượng báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt đề tài (nội dung; hình thức; cấu trúc và phương pháp trình bày,…).
11
Đánh giá chung
Ghi chú:
Phần “Đánh giá chung” được đánh giá là “Đạt” nếu tất cả các nội dung được đánh giá là “Đạt”.
6. Ý kiến và kiến nghị khác:
Ngày tháng năm
(ký, họ tên)
Mẫu 20. Biên bản họp Hội đồng đánh giá cấp cơ sở đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đơn vị: ………………………
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
, ngày tháng năm
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ CẤP CƠ SỞ
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
1. Tên đề tài, mã số:
2. Chủ nhiệm đề tài:
3. Tổ chức chủ trì:
4. Quyết định thành lập Hội đồng:
5. Ngày họp
6. Địa điểm:
7. Thành viên của Hội đồng: Tổng số: Có mặt: Vắng mặt
8. Khách mời dự:
9. Kết luận của Hội đồng:
9.1. Kết quả bỏ phiếu đánh giá:
- Số phiếu đánh giá ở mức “Đạt”: Số phiếu đánh giá ở mức “Không đạt”:
- Đánh giá chung: Đạt Không đạt
(Đánh giá chung được xếp loại “Đạt” nếu trên 2/3 thành viên Hội đồng có mặt xếp loại “Đạt”)
9.2. Những nội dung cần sửa chữa, bổ sung, hoàn chỉnh hay làm rõ:
Stt
Nội dung
Yêu cầu cần sửa đổi, bổ sung, làm rõ (ghi chi tiết yêu cầu)
1
Mục tiêu
2
Nội dung
3
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4
Sản phẩm (sản phẩm khoa học, sản phẩm đào tạo, sản phẩm ứng dụng,..)
1
Giá trị (giá trị khoa học, giá trị ứng dụng…)
2
Phương thức chuyển giao và địa chỉ ứng dụng
3
Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
4
Chất lượng báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt đề tài (nội dung; hình thức; cấu trúc và phương pháp trình bày,…).
9.3. Những nội dung không phù hợp với Thuyết minh đề tài (Sử dụng cho những trường hợp được đánh giá ở mức “Không đạt”)
Tổ chức chủ trì
(ký, họ tên, đóng dấu)
Chủ tịch Hội đồng
(ký, họ tên)
Thư ký
(ký, họ tên)
Mẫu 21. Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đơn vị: ......................................
-------
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài:
- Mã số:
- Chủ nhiệm đề tài:
- Tổ chức chủ trì:
- Thời gian thực hiện:
2. Mục tiêu:
3. Tính mới và sáng tạo:
4. Kết quả nghiên cứu:
5. Sản phẩm:
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:
Tổ chức chủ trì
(ký, họ và tên, đóng dấu)
Ngày tháng năm
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)
Mẫu 22. Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ bằng tiếng Anh
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
Project title:
Code number:
Coordinator:
Implementing institution:
Duration: from to
2. Objective(s):
3. Creativeness and innovativeness:
4. Research results:
5. Products:
6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results:
Mẫu 23. Danh sách giới thiệu thành viên Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đơn vị: ………………………
-------
DANH SÁCH GIỚI THIỆU THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ,
NGHIỆM THU CẤP BỘ ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
1. Tên đề tài:
2. Mã số:
3. Chủ nhiệm đề tài:
4. Tổ chức chủ trì:
STT
Họ và tên, học vị, chức danh khoa học
Chuyên môn
Đơn vị công tác
Nhiệm vụ trong Hội đồng
Địa chỉ liên hệ
Điện thoại liên hệ
Mẫu 24. Bản nhận xét kết quả thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
PHIẾU NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
1. Thông tin chung về đề tài:
- Tên đề tài:
- Mã số đề tài:
- Chủ nhiệm đề tài:
2. Họ tên thành viên Hội đồng
3. Ý kiến nhận xét
3.1. Nhận xét về số lượng, khối lượng sản phẩm
STT
Tên sản phẩm
Số lượng, khối lượng sản phẩm
Ý kiến nhận xét
Theo thuyết minh
Thực tế đạt được
1
Sản phẩm thứ 1
2
Sản phẩm thứ 2
…
…..
3.2. Nhận xét về chất lượng sản phẩm
STT
Tên sản phẩm
Chất lượng
Ý kiến nhận xét
Theo thuyết minh
Thực tế đạt được
1
Sản phẩm thứ 1
2
Sản phẩm thứ 2
…
…..
3.3. Nhận xét về báo tổng kết đề tài:
(Chỉ rõ bản báo cáo đã hoàn thiện chưa? Cần phải sửa chữa, bổ sung những điểm gì hoặc không đạt yêu cầu)
4. Nhận xét chung về kết quả thực hiện đề tài
5. Kiến nghị
Thành viên Hội đồng
(ký, họ tên)
Mẫu 25. Phiếu đánh giá, nghiệm thu cấp bộ đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ, NGHIỆM THU CẤP BỘ ĐỀ TÀI KH&CN CẤP BỘ,
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:
………., ngày tháng năm 20…..
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, NGHIỆM THU CẤP BỘ
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
1. Thông tin chung về đề tài:
- Tên đề tài:
- Mã số đề tài:
- Chủ nhiệm đề tài:
- Tổ chức chủ trì đề tài:
2. Họ tên thành viên Hội đồng
3. Tiêu chí đánh giá
3.1. Đánh giá về số lượng, khối lượng sản phẩm
STT
Tên sản phẩm
Số lượng, khối lượng sản phẩm
Ghi chú
(Giải thích về kết quả đánh giá của thành viên Hội đồng)
Theo thuyết
minh
Thực tế đạt được
Đánh giá của thành viên Hội đồng
Xuất sắc
Đạt
Không đạt
1
Sản phẩm thứ 1
2
Sản phẩm thứ 2
…
…..
3.2. Đánh giá về chất lượng sản phẩm
STT
Tên sản phẩm
Chất lượng
Ghi chú
(Giải thích về kết quả đánh giá của thành viên Hội đồng)
Theo thuyết minh
Thực tế đạt được
Đánh giá của thành viên Hội đồng
Xuất sắc
Đạt
Không đạt
1
Sản phẩm thứ 1
2
Sản phẩm thứ 2
…
……
3.3. Đánh giá báo cáo tổng kết:
Xuất sắc: Báo cáo tổng kết đã hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu theo quy định
□
Đạt: Báo cáo tổng kết cần chỉnh sửa, bổ sung và có thể hoàn thiện
□
Không đạt: Không thuộc 2 trường hợp trên
□
4. Xếp loại đề tài (đánh dấu X vào ô tương ứng phù hợp):
Xuất sắc:
Khi 100% tiêu chí về sản phẩm đều đạt xuất sắc, báo cáo tổng kết được đạt mức "Đạt" trở lên
□
Đạt yêu cầu: đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau
+ Tất cả các tiêu chí về chất lượng sản phẩm ở mức đạt trở lên.
+ Ít nhất 3/4 tiêu chí về khối lượng, số lượng sản phẩm ở mức “Đạt” trở lên (những sản phẩm không đạt về khối lượng, số lượng thì vẫn phải đảm bảo đạt ít nhất 3/4 so với thuyết minh).
+ Báo cáo tổng kết đạt mức “Đạt” trở lên
□
Không đạt: không thuộc hai trường hợp trên
□
5. Ý kiến đánh giá khác (nếu có):
Thành viên Hội đồng
(ký, họ tên)
Mẫu 26. Biên bản kiểm phiếu họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ đề tài KHCN cấp bộ
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ, NGHIỆM THU CÁP BỘ ĐỀ TÀI KH&CN CẤP BỘ,
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:
….., ngày tháng năm 20…
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ, NGHIỆM THU CẤP BỘ
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
1. Thông tin chung về đề tài:
- Tên đề tài:
- Mã số:
- Chủ nhiệm đề tài:
2. Kết quả đánh giá:
- Số phiếu phát ra: - Số phiếu thu về:
Họ và tên
thành viên Hội đồng
Kết quả đánh giá
Ghi chú
Xuất sắc
Đạt
Không đạt
Thành viên 1
……..
Tổng số:
3. Xếp loại đề tài (đánh dấu Ö vào ô tương ứng phù hợp):
Xuất sắc: Nếu đề tài có ít nhất 3/4 thành viên Hội đồng có mặt nhất trí đánh giá mức “Xuất sắc” và không có thành viên đánh giá ở mức “Không đạt”
□
Không đạt: Nếu đề tài có nhiều hơn 1/3 số thành viên Hội đồng có mặt đánh giá mức “Không đạt”
□
Đạt: Không thuộc 2 trường hợp trên
□
Các thành viên Ban kiểm phiếu
(Họ, tên và chữ ký)
Trưởng ban kiểm phiếu
(Họ, tên và chữ ký)
Mẫu 27. Biên bản họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ, NGHIỆM THU CẤP BỘ ĐỀ TÀI KH&CN CẤP BỘ,
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
, ngày tháng năm
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ, NGHIỆM THU CẤP BỘ
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
1. Tên đề tài, mã số:
2. Chủ nhiệm đề tài:
3. Tổ chức chủ trì:
4. Quyết định thành lập Hội đồng:
5. Ngày họp:
6. Địa điểm:
7. Thành viên của Hội đồng: Tổng số: có mặt: vắng mặt:
8. Khách mời dự:
9. Kết luận và kiến nghị của Hội đồng:
9.1. Về mức độ đáp ứng được yêu cầu số lượng, khối lượng sản phẩm theo Thuyết minh đề tài
9.2. Về chất lượng sản phẩm và giá trị khoa học, giá trị thực tiễn của các kết quả thực hiện đề tài
9.3 Kết quả đánh giá xếp loại chung của đề tài:
a) Kết quả đánh giá, xếp loại của Hội đồng ở mức sau (đánh Ö vào ô tương ứng):
□ Xuất sắc □ Đạt □ Không đạt
b) Phần luận giải của hội đồng về kết quả đánh giá, xếp loại (chọn Ö vào ô tương ứng và luận giải):
□ Đề tài được xếp loại “Xuất sắc” bởi những lý do cụ thể dưới đây:
□ Đề tài được xếp loại “Đạt” bởi những lý do cụ thể dưới đây:
□ Đề tài được xếp loại “Không đạt” bởi những lý do cụ thể dưới đây:
9.4. Kiến nghị của Hội đồng:
a) Chủ nhiệm đề tài điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt ở những vấn đề sau (nếu có):
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiệm thu các sản phẩm dưới đây:
Danh mục sản phẩm khoa học đáp ứng được yêu cầu hợp đồng:
STT
Tên sản phẩm
Ghi chú
c) Chuyển giao, sử dụng kết quả thực hiện đề tài:
(nêu cụ thể cơ quan, địa chỉ áp dụng, sử dụng từng kết quả thực hiện đề tài)
d) Công bố, xuất bản kết quả thực hiện đề tài:
đ) Không công bố, xuất bản kết quả thực hiện đề tài:
Biên bản họp Hội đồng được thông qua với sự thống nhất của các thành viên Hội đồng dự họp vào ........ ngày ..... tháng ..... năm....
THƯ KÝ
(Họ, tên và chữ ký)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Họ, tên và chữ ký)
XÁC NHẬN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Mẫu 28. Bản giải trình hoàn thiện hồ sơ đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đơn vị: ………………………
-------
BẢN GIẢI TRÌNH HOÀN THIỆN HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ,
NGHIỆM THU CẤP BỘ ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
1. Tên đề tài:
2. Mã số:
3. Chủ nhiệm đề tài:
4. Tổ chức chủ trì đề tài:
5. Quyết định nghiệm thu:
6. Giải trình hoàn thiện hồ sơ:
Ý kiến của Chủ tịch Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ
(Ký và họ tên)
Xác nhận của tổ chức chủ trì
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Chủ nhiệm đề tài
(Ký và họ tên)
Mẫu 29. Biên bản thanh lý hợp đồng thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày ...... tháng ........ năm 20........
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: ............................
Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Thông tư số 11/2016/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ ........... (Ghi các văn bản đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ)
Căn cứ Hợp đồng..........số...........ngày................
CHÚNG TÔI GỒM:
1. Bên đặt hàng (Bên A) là: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Do Ông/Bà ..........................................................................................................
- Chức vụ: .....................................................làm đại diện.
- Địa chỉ: .........................................................................................................
- Điện thoại: ............................... Email:......................................................
2. Bên nhận đặt hàng (Bên B):
a) Tổ chức chủ trì đề tài:
- Do Ông/Bà: ...........................................................................................
- Chức vụ: .......................................................... làm đại diện.
- Địa chỉ: ...............................................................................................
- Điện thoại: ............................... Email:......................................................
- Số tài khoản: ..........................................................................................
- Tại: .....................................................................................................
b) Chủ nhiệm đề tài:
- Ông/Bà:
- Địa chỉ:
- Điện thoại: Email:
Cùng thỏa thuận và thống nhất thanh lý Hợp đồng thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ số….....ngày .....với các điều khoản sau:
Điều 1. Xác nhận kết quả thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đối với trường hợp đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ hoàn thành
1. Bên B đã hoàn thành việc thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ (sau đây gọi tắt là đề tài) “(ghi tên đề tài)”, theo các nội dung trong Thuyết minh đề tài được Bên A phê duyệt và.... (ghi các văn bản điều chỉnh khác - nếu có).
Thời gian thực hiện đề tài là … tháng, từ tháng… năm 200… đến tháng ... năm 200…
2. Bên A đã tổ chức đánh giá nghiệm thu kết quả đề tài ngày....tháng.....năm 20.....(Kèm theo Bản sao Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp bộ và Biên bản họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ).
3. Bên B đã chuyển cho Bên A các tài liệu, báo cáo nêu trong Thuyết minh đề tài và các Phụ lục kèm theo Hợp đồng số …. (Kèm theo Danh mục liệt kê).
4. Bên A giao cho bên B lưu giữ các kết quả khác của đề tài (như số liệu điều tra, khảo sát, mẫu sản phẩm,....) (Kèm theo Danh mục liệt kê chi tiết)
Đối với trường hợp đề tài không hoàn thành:
1. Bên B đã tổ chức việc thực hiện đề tài “(ghi tên đề tài)”, theo các nội dung trong Thuyết minh đề tài được Bên A phê duyệt và.... (ghi các văn bản điều chỉnh khác - nếu có).
Thời gian thực hiện đề tài là … tháng, từ tháng… năm 200… đến tháng ... năm 200…
2. Đề tài “(ghi tên đề tài)” được xác nhận là không hoàn thành (Kèm theo Quyết định đình chỉ (hoặc dừng) thực hiện đề tài hoặc Biên bản đánh giá nghiệm thu đề tài ở mức không đạt và Biên bản xác nhận khối lượng nội dung Bên B đã thực hiện).
3. Bên B đã chuyển cho Bên A các tài liệu và các kết quả khác của đề tài (như số liệu điều tra, khảo sát, mẫu sản phẩm,....) phù hợp với khối lượng công việc đã được xác minh là hoàn thành - nếu có (Kèm theo Danh mục liệt kê chi tiết).
Điều 2. Xử lý tài chính của đề tài
Đối với đề tài hoàn thành:
1. Kinh phí đã cấp từ ngân sách nhà nước để thực hiện đề tài là:……triệu đồng;
2. Kinh phí Bên B đề nghị và đã được Bên A chấp nhận quyết toán là:… triệu đồng.
Đối với trường hợp đề tài không hoàn thành:
1. Kinh phí Bên A đã cấp từ ngân sách nhà nước để thực hiện đề tài là: ….. triệu đồng;
2. Kinh phí bên B đã sử dụng đề nghị quyết toán là: ….. triệu đồng;
3. Kinh phí được bên A chấp nhận quyết toán là:….. triệu đồng;
(Kèm theo Biên bản họp Hội đồng thanh lý đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
4. Đến nay Bên B đã hoàn trả xong số kinh phí nêu trên cho ngân sách nhà nước (Kèm theo văn bản xác nhận).
Điều 3. Xử lý tài sản của đề tài (áp dụng cho đề tài hoàn thành và không hoàn thành)
Chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm bàn giao tài sản được mua sắm bằng ngân sách nhà nước hoặc được tạo ra từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho tổ chức chủ trì đề tài để quản lý và sử dụng.
(Kèm theo văn bản xác nhận của tổ chức chủ trì đề tài).
Biên bản thanh lý Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký; được lập thành 5 bản và có giá trị như nhau, Bên A giữ 01 bản, Bên B giữ 04 bản.
BÊN B
(Bên nhận đặt hàng)
Tổ chức chủ trì Chủ nhiệm đề tài
(Chữ ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu - nếu có)
BÊN A
(Bên đặt hàng)
(Chữ ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
PHỤ LỤC II
BÁO CÁO TỔNG KẾT VÀ BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
(Kèm theo Thông tư số 11/2016/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. Báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ là cơ sở để hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu của đề tài. Báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt đề tài phải phản ánh đầy đủ nội dung, kết quả thực hiện đề tài. Các báo cáo phải đóng thành quyển.
2. Hình thức của báo cáo tổng kết đề tài:
2.1. Báo cáo tổng kết đề tài khổ A4 (210x297mm);
2.2. Số trang của báo cáo tổng kết đề tài từ 60 trang đến 120 trang (không tính mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục), font chữ Time New Roman, cỡ chữ 13, paragraph 1,3 - 1,5 line; báo cáo tóm tắt đề tài không quá 15 trang, font chữ Time New Roman, cỡ chữ 11-12, paragraph 1,1 - 1,3 line.
3. Cấu trúc báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt đề tài:
3.1. Báo cáo tổng kết đề tài được trình bày theo trình tự sau:
1. Trang bìa (Mẫu 1 Phụ lục II);
2. Trang bìa phụ (Mẫu 2 Phụ lục II);
3. Danh sách những thành viên tham gia nghiên cứu đề tài và đơn vị phối hợp chính;
4. Mục lục;
5. Danh mục bảng biểu;
6. Danh mục các chữ viết tắt;
7. Thông tin kết quả nghiên cứu bằng tiếng Việt và tiếng Anh;
8. Phần Mở đầu, trong đó nêu được Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.
9. Sau phần Mở đầu, báo cáo bao gồm những nội dung sau:
- Mục tiêu, đối tượng, phạm vi, cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
- Nội dung và kết quả nghiên cứu
- Kết luận và kiến nghị
(các nội dung trên có thể trình bày theo các chương, thứ tự bố trí các nội dung trong báo cáo tùy theo lĩnh vực nghiên cứu của đề tài);
10. Tài liệu tham khảo;
11. Phụ lục;
12. Bản copy thuyết minh, hợp đồng thực hiện đề tài và các văn bản điều chỉnh đã được phê duyệt.
3.2. Báo cáo tóm tắt được trình bày theo trình tự như 9 mục đầu của báo cáo tổng kết.
Mẫu 1. Trang bìa của báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
<TÊN TỔ CHỨC CHỦ TRÌ>
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
<TÊN ĐỀ TÀI>
Mã số: <Mã số đề tài>
Chủ nhiệm đề tài: <Chức danh khoa học, học vị, họ tên >
<Địa danh>, <Tháng>/<Năm>
Mẫu 2. Trang bìa phụ của báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
<TÊN TỔ CHỨC CHỦ TRÌ>
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
<TÊN ĐỀ TÀI>
Mã số: <Mã số đề tài>
Xác nhận của tổ chức chủ trì
(ký, họ tên, đóng dấu)
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)
<Địa danh>, <Tháng>/<Năm> | {
"issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo",
"promulgation_date": "11/04/2016",
"sign_number": "11/2016/TT-BGDĐT",
"signer": "Bùi Văn Ga",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-164-KH-UBND-2018-doi-moi-va-nang-cao-hieu-qua-hoat-dong-giam-dinh-tu-phap-Ha-Nam-376199.aspx | Kế hoạch 164/KH-UBND 2018 đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp Hà Nam | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 164/KH-UBND
Hà Nam, ngày 19 tháng 01 năm 2018
KẾ HOẠCH
TIẾP TỤC “ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM” ĐẾN NĂM 2020
Thực hiện Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”; Căn cứ kết quả tổng kết Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng - Trương Hòa Bình tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 05 năm triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” ngày 25/11/2016 (Văn bản số 04/TB-VPCP ngày 05/01/2017 của Văn phòng Chính phủ), nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả việc thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” (sau đây gọi tắt là Đề án 258) trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Kế hoạch tiếp tục “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Hà Nam” đến năm 2020 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án 258 trong việc nâng cao chất lượng hoạt động giám định tư pháp, phục vụ tốt yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội và tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh.
- Tạo chuyển biến sâu sắc, thống nhất cao về nhận thức của Lãnh đạo các cấp, các ngành, cán bộ, công chức và nhân dân về vị trí, vai trò của hoạt động giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng và giải quyết yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
- Đảm bảo cơ chế thông tin, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan quản lý giám định tư pháp trong tổ chức, hoạt động và quản lý giám định tư pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về giám định tư pháp.
- Phát huy tối đa các nguồn lực xã hội, có cơ chế khuyến khích, ưu đãi, đẩy mạnh xã hội hóa giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ năng lực giám định viên tư pháp, người làm công tác giám định, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất và chính sách cho đội ngũ giám định viên tư pháp của tỉnh.
- Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về giám định tư pháp, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 258 của tỉnh và trách nhiệm của Lãnh đạo các Sở, ngành tham gia Ban Chỉ đạo.
2. Yêu cầu
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch trên địa bàn tỉnh;
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan và thực hiện đúng tiến độ các nội dung Kế hoạch đề ra.
II. NỘI DUNG
1. Hoàn thiện chế định giám định tư pháp, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thống nhất, đồng bộ, khả thi cho tổ chức, hoạt động, quản lý giám định tư pháp
Chủ động rà soát, đánh giá các quy định hiện hành về giám định tư pháp; góp ý hoàn thiện quy định về quy chuẩn chuyên môn, quy trình giám định trong các lĩnh vực giám định tư pháp.
Cơ quan thực hiện: Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; các Sở, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2. Kiện toàn các tổ chức giám định tư pháp tỉnh
a) Tiếp tục củng cố, kiện toàn các tổ chức giám định tư pháp công lập:
Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh, Sở Y tế.
Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các Sở, ngành có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm.
b) Thực hiện xã hội hóa giám định tư pháp:
Nghiên cứu, xây dựng cơ chế để thu hút nguồn lực vào hoạt động xã hội hóa giám định tư pháp; vận động những người có đủ điều kiện và nguyện vọng thành lập các Văn phòng giám định tư pháp trong các lĩnh vực còn thiếu.
Cơ quan chủ trì: Các Sở, ngành trong phạm vi quản lý lĩnh vực của mình.
Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các Sở, ngành có liên quan.
Thời gian thực hiện: Đến năm 2020, phấn đấu thành lập 01 đến 02 Văn phòng giám định tư pháp.
c) Tăng cường đội ngũ người giám định tư pháp, thu hút các chuyên gia giỏi tham gia hoạt động giám định tư pháp
Rà soát, củng cố lực lượng người giám định tư pháp để lựa chọn người đủ tiêu chuẩn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp, công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc; thu hút và lựa chọn chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực tham gia vào hoạt động giám định.
Cơ quan chủ trì: Các Sở, ngành trong phạm vi quản lý lĩnh vực của mình.
Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
3. Nâng cao trình độ, năng lực của người giám định tư pháp của tỉnh
Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho giám định viên tư pháp theo thẩm quyền.
a) Đào đạo kiến thức pháp luật chung về giám định tư pháp:
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp
Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành có giám định viên tư pháp.
Thời gian thực hiện: Hằng năm.
b) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giám định viên:
Cơ quan chủ trì: Các Sở, ngành trong phạm vi quản lý lĩnh vực của mình.
Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các Sở, ngành có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm.
4. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giám định tư pháp
Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác giám định của Trung tâm Pháp y, Phòng Kỹ thuật hình sự; đảm bảo trang thiết bị, phương tiện tại các Sở, ngành.
Cơ quan chủ trì; Sở Y tế, Công an tỉnh và các Sở, ngành trong phạm vi quản lý lĩnh vực của mình.
Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
5. Nâng cao hoạt động Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 258 của tỉnh
Sở Tư pháp - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo chủ động tham mưu Ban Chỉ đạo kịp thời có những định hướng, chỉ đạo cụ thể đối với tiến độ thực hiện Kế hoạch, trong đó đề cao trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo với vai trò là Lãnh đạo các Sở, ngành có liên quan trong việc triển khai thực hiện tốt Kế hoạch.
Thời gian thực hiện: Năm 2018.
6. Chế độ báo cáo hoạt động giám định tư pháp
Sở Tư pháp thường xuyên rà soát quy định pháp luật, hướng dẫn chế độ báo cáo, thời hạn báo cáo, mẫu báo cáo định kỳ (nếu cần) để thống nhất thực hiện trên địa bàn tỉnh.
Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: các Sở, ngành, cơ quan tiến hành tố tụng và tổ chức giám định tư pháp.
Thời gian thực hiện: định kỳ hoặc đột xuất theo quy định pháp luật.
7. Công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động giám định tư pháp
a) Kiểm tra công tác giám định tư pháp tại các Sở, ngành và các tổ chức giám định tư pháp.
Sở Tư pháp tham mưu Ban Chỉ đạo tổ chức kiểm tra công tác giám định tư pháp tại các Sở, ngành và các tổ chức giám định tư pháp.
Thời gian thực hiện: Hằng năm
Năm 2018 thực hiện vào Quý II hoặc Quý III.
b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong hoạt động giám định tư pháp nhằm phát hiện những khó khăn, vướng mắc cũng như những thiếu sót trong hoạt động và tổ chức giám định tư pháp, qua đó kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động giám định tư pháp.
Cơ quan thực hiện: Các Sở, ngành trong phạm vi quản lý của mình tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, lĩnh vực giám định tư pháp.
Thời gian thực hiện: định kỳ hoặc đột xuất theo quy định pháp luật.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 258 của tỉnh
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức phối hợp giữa các Sở, ngành trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch;
- Hướng dẫn, kiểm tra kết quả thực hiện Kế hoạch tại các Sở, ngành, tổ chức giám định tư pháp;
- Tổng hợp, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp về tình hình thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Tư pháp
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch;
- Đôn đốc, hướng dẫn thực hiện; tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch khi cần; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.
- Chủ trì tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp trên địa bàn tỉnh; phối hợp Sở Y tế, Công an tỉnh, các Sở, ngành liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về giám định tư pháp;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng cơ chế để thu hút và lựa chọn các chuyên gia, tổ chức chuyên môn có đủ điều kiện tham gia vào hoạt động giám định; đề xuất khen thưởng cho các cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc trong hoạt động giám định tư pháp;
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động giám định tư pháp tại tỉnh; chủ trì việc tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp tăng cường hiệu quả hoạt động giám định tư pháp tại tỉnh; yêu cầu tổ chức giám định tư pháp, các giám định viên tư pháp và các Sở, ngành chuyên môn báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động giám định tư pháp; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chế độ báo cáo việc thực hiện Kế hoạch cho Bộ Tư pháp,
3. Trách nhiệm của các Sở chuyên môn quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp
- Phối hợp với Sở Tư pháp, đơn vị liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch;
- Rà soát và xây dựng phương án kiện toàn, tăng cường đội ngũ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực mình quản lý;
- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế để thu hút các chuyên gia, tổ chức chuyên môn có đủ điều kiện trong lĩnh vực mình quản lý tham gia vào hoạt động giám định;
- Tạo điều kiện về tổ chức, trụ sở, phương tiện và trang thiết bị để các giám định viên thuộc đơn vị mình thực hiện tốt công tác giám định;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về giám định tư pháp; kiến thức pháp luật cho các giám định viên thuộc lĩnh vực quản lý.
4. Sở Y tế: Theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nêu trên. Chủ trì thực hiện việc rà soát và xây dựng phương án kiện toàn tổ chức, tăng cường đội ngũ giám định viên tư pháp tại Trung tâm Pháp y; xây dựng phương án đầu tư phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động giám định thuộc lĩnh vực quản lý trong giai đoạn tiếp theo báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét.
5. Sở Tài chính:
- Theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, các tổ chức giám định tư pháp và các Sở, ngành có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân tỉnh về chế độ hỗ trợ cho giám định viên tư pháp từ ngân sách của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Y tế, Công an tỉnh và các Sở, ngành chuyên môn bố trí kinh phí cho hoạt động giám định tư pháp, kinh phí đầu tư trang thiết bị, trụ sở, cơ sở vật chất, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp của tỉnh.
- Phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện, hướng dẫn cho các Sở, ngành, các tổ chức giám định tư pháp và giám định viên tư pháp về chế độ và thủ tục thanh toán, quản lý, sử dụng chi phí, tiền bồi dưỡng giám định tư pháp theo quy định pháp luật.
6. Công an tỉnh
- Phối hợp với Sở, ngành có liên quan thực hiện hiệu quả Kế hoạch;
- Rà soát và xây dựng phương án kiện toàn tổ chức, tăng cường đội ngũ giám định viên tư pháp tại Phòng Kỹ thuật hình sự;
- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế để thu hút các chuyên gia, tổ chức chuyên môn có đủ điều kiện trong lĩnh vực mình quản lý tham gia vào hoạt động giám định;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan xây dựng phương án đầu tư phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động giám định thuộc lĩnh vực quản lý trong giai đoạn tiếp theo để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chấp thuận;
- Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giám định tư pháp; kiến thức pháp luật cho các giám định viên tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý.
7. Trách nhiệm của giám định viên tư pháp, tổ chức giám định tư pháp và các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trưng cầu giám định
- Thực hiện hoạt động giám định tư pháp theo quy định pháp luật;
- Phối hợp với Sở, ngành có liên quan thực hiện hiệu quả Kế hoạch.
8. Kinh phí thực hiện Kế hoạch
Kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch này được bảo đảm thực hiện bằng ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ, viện trợ (nếu có).
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện; nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các tổ chức giám định tư pháp; người giám định tư pháp;
- Lưu: VT, NC.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Quang Cẩm | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hà Nam",
"promulgation_date": "19/01/2018",
"sign_number": "164/KH-UBND",
"signer": "Bùi Quang Cẩm",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-708-KH-UBND-2023-nhap-du-lieu-tren-Co-so-du-lieu-quoc-gia-ve-dan-cu-Quang-Binh-566010.aspx | Kế hoạch 708/KH-UBND 2023 nhập dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Quảng Bình | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 708/KH-UBND
Quảng Bình, ngày 18 tháng 4 năm 2023
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI NHẬP DỮ LIỆU HỘ TỊCH TỪ SỔ HỘ TỊCH VÀO HỆ THỐNG ĐIỆN TỬ TRÊN NỀN CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ ĐỐI VỚI CÁC ĐỊA BÀN CHƯA THỰC HIỆN SỐ HÓA DỮ LIỆU HỘ TỊCH
Thực hiện Kế hoạch số 203/KH-UBND ngày 18/02/2022 của UBND tỉnh về Triển khai thực hiện “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06); Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 08/02/2023 của UBND tỉnh về Triển khai thực hiện nhiệm vụ Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Thông báo số 434/TB-TCTTKĐA ngày 27/02/2023 của Tổ công tác triển khai đề án 06 Chính phủ thông báo Kết luận của Tổ trưởng Tổ Công tác triển khai Đề án 06; trên cơ sở Công văn số 9102/CV-TCTTKĐA ngày 23/12/2022 của Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ về việc triển khai số hóa hộ tịch trên nền Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Cơ sở DLQGVDC); căn cứ vào tình hình kết quả thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch triển khai nhập dữ liệu hộ tịch từ sổ hộ tịch vào hệ thống điện tử trên nền Cơ sở DLQGVDC đối với các địa bàn chưa thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch theo Đề án của UBND tỉnh (gồm các huyện: Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa) với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhằm đẩy nhanh việc hoàn thiện xây dựng hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư theo Đề án 06, Kế hoạch của UBND tỉnh và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
2. Bám sát hướng dẫn tại Quy trình số 1292/HTQTCT-QLHC ngày 20/12/2022 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực - Bộ Tư pháp và Cục cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an về việc thực hiện nhập dữ liệu hộ tịch từ sổ hộ tịch trên nền Cơ sở DLQGVDC.
3. Phát huy vai trò của từng thành viên Tổ công tác triển khai Đề án 06, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan trong việc nhập dữ liệu hộ tịch, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị. Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị có liên quan, phân định rõ trách nhiệm theo dõi, đôn đốc để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
4. Quá trình thực hiện nhập dữ liệu hộ tịch từ sổ hộ tịch vào hệ thống điện tử trên nền Cơ sở DLQGVDC phải đảm bảo hiệu quả, an ninh, an toàn và bảo mật thông tin công dân; tuân thủ chặt chẽ, nghiêm túc theo quy trình hướng dẫn, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
II. PHẠM VI, NGUYÊN TẮC, ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
1. Phạm vi thực hiện
Nhập dữ liệu hộ tịch từ các loại sổ hộ tịch vào hệ thống điện tử trên nền Cơ sở DLQGVDC (Đăng ký khai sinh, Đăng ký khai tử, Đăng ký kết hôn, Đăng ký nhận cha, mẹ, con, Xác nhận tình trạng hôn nhân và các loại sổ khác) đang được lưu trữ tại Phòng Tư pháp và UBND các xã, thị trấn thuộc các huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch (trừ các sổ hộ tịch đã có dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thông qua sử dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung).
2. Nguyên tắc thực hiện
- Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Sở Tư pháp, Công an tỉnh và các đơn vị liên quan, bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin điện tử hóa để cập nhật dữ liệu và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử (Cơ sở DLHTĐT) đúng quy định của pháp luật.
- Việc nhập dữ liệu từ các sổ hộ tịch vào hệ thống điện tử trên nền Cơ sở DLQGVDC bảo đảm dữ liệu công dân trong Cơ sở DLHTĐT và Cơ sở DLQGVDC chính xác, thống nhất, đồng bộ.
3. Đơn vị thực hiện
- Phòng Tư pháp các huyện, UBND các xã, thị trấn chưa triển khai thực hiện việc số hóa dữ liệu hộ tịch trên địa bàn theo Quyết định số 4824/QĐ-UBND ngày 12/12/2019 của UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt Đề án số hóa cơ sở dữ liệu về hộ tịch điện tử trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Cụ thể:
+ Phòng Tư pháp và UBND các xã, thị trấn của huyện Bố Trạch.
+ Phòng Tư pháp và UBND các xã của huyện Quảng Trạch.
+ Phòng Tư pháp và UBND các xã, thị trấn của huyện Tuyên Hóa.
+ Phòng Tư pháp và UBND các xã, thị trấn của huyện Minh Hóa.
- Cơ quan công an: Công an cấp huyện, cấp xã tại các địa bàn nêu trên.
4. Số lượng dữ liệu hộ tịch chưa số hóa
- Phòng Tư pháp và UBND các xã, thị trấn của huyện Bố Trạch: 255.031 dữ liệu hộ tịch.
- Phòng Tư pháp và UBND các xã của huyện Quảng Trạch: 139.569 dữ liệu hộ tịch.
- Phòng Tư pháp và UBND các xã, thị trấn của huyện Tuyên Hóa: 46.229 dữ liệu hộ tịch.
- Phòng Tư pháp và UBND các xã, thị trấn của huyện Minh Hóa: 59.930 dữ liệu hộ tịch.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Phương thức thực hiện
Việc nhập dữ liệu hộ tịch được thực hiện theo Quy trình số 1292/HTQTCT-QLHC thông qua Phần mềm nhập liệu do C06 - Bộ Công an xây dựng trên nền Cơ sở DLQGVDC (gọi tắt là Phần mềm nhập liệu).
2. Quy trình thực hiện nhập dữ liệu
Bước 1: Phòng Tư pháp các huyện, UBND các xã, thị trấn chỉ đạo công chức làm công tác hộ tịch chuẩn bị các loại Sổ hộ tịch, phối hợp với cơ quan công an cấp huyện, cấp xã tại địa phương của mình để sẵn sàng nhập dữ liệu hộ tịch.
Bước 2: Cán bộ công an được phân công trực tiếp truy cập vào Phần mềm nhập liệu (bằng tài khoản cấp cho cá nhân của từng cán bộ, chiến sĩ) chủ trì, phối hợp, thực hiện nhập thông tin cơ bản của công dân có trong Sổ hộ tịch vào Phần mềm nhập liệu, Phần mềm sẽ kết nối với Cơ sở DLQGVDC để tra cứu, tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở DLQGVDC (việc nhập dữ liệu được thực hiện theo thứ tự ưu tiên: Nhập từ Sổ Đăng ký khai sinh trước, sau đó đến Sổ Đăng ký kết hôn, Sổ Nuôi con nuôi, Sổ Đăng ký khai tử và các loại sổ còn lại).
- Trường hợp thông tin công dân có trong Sổ hộ tịch thống nhất với các thông tin trong CSDLQGVDC, Phần mềm sẽ hiện mẫu nhập liệu (hiển thị sẵn các thông tin công dân có trong CSDLQGVDC, trong đó có thông tin về số định danh cá nhân) để cán bộ nhập bổ sung thông tin từ Sổ hộ tịch vào Phần mềm nhập liệu. Cán bộ nhập dữ liệu phải nhập nguyên vẹn, khách quan theo dữ liệu có trong sổ hộ tịch.
- Trường hợp tìm thấy thông tin công dân nhưng chưa thống nhất thông tin giữa Cơ sở DLQGVDC với Sổ hộ tịch (trừ thông tin về nơi cư trú) hoặc trường hợp thông tin khác (ngoài thông tin cơ bản) của công dân trong Cơ sở DLQGVDC khác với thông tin tương ứng trong Sổ hộ tịch, thì công chức hộ tịch có trách nhiệm theo dõi, rà soát, lập Danh sách theo dõi riêng, sau đó phối hợp Công an cấp xã tiến hành kiểm tra, xác minh, xác định thông tin đúng, hướng dẫn công dân thực hiện điều chỉnh, cải chính theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp không tìm thấy dữ liệu công dân (do chưa thu nhập dữ liệu công dân trong Cơ sở DLQGVDC) thì tiến hành nhập mới vào phân hệ Sổ hộ tịch tương ứng trên phần mềm và cập nhật vào Cơ sở DLQGVDC.
Bước 3:
Sau khi hoàn thành việc nhập dữ liệu, gắn số định danh cá nhân, trong thời hạn 10 ngày, C06-Bộ Công an sẽ chuyển lại dữ liệu cho Sở Tư pháp.
Bước 4: Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Công an tỉnh, các cơ quan liên quan hướng dẫn Phòng Tư pháp các huyện và UBND các xã, thị trấn tiếp nhận dữ liệu, bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin.
Bước 5: Công chức làm công tác tư pháp - hộ tịch kiểm tra, đối chiếu với dữ liệu hộ tịch gốc và cập nhật, đồng bộ dữ liệu vào Cơ sở DLHTĐT theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh tiếp tục thực hiện quy trình số hóa dữ liệu hộ tịch theo Công văn số 1437/BTP-CNTT ngày 25/4/2019 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn số hóa số hóa Sổ hộ tịch.
3. Thời gian và tiến độ hoàn thành
- Giai đoạn 1: Thực hiện thí điểm tại:
+ UBND thị trấn Nông trường Việt Trung, UBND xã Phúc Trạch của huyện Bố Trạch.
+ UBND xã Quảng Phú, UBND xã Quảng Châu của huyện Quảng Trạch.
+ UBND thị trấn Đồng Lê, UBND xã Châu Hóa của huyện Tuyên Hóa.
+ UBND thị trấn Quy Đạt, UBND xã Hồng Hóa của huyện Minh Hóa.
Thời gian thực hiện: Từ ngày 25/4/2023 đến 25/5/2023.
Sau khi thực hiện thí điểm, UBND các huyện thực hiện việc thống kê, đánh giá, báo cáo kết quả nhập dữ liệu. Sở Tư pháp, Công an tỉnh và các đơn vị liên quan tiến hành họp rút kinh nghiệm và triển khai ở các địa bàn còn lại.
- Giai đoạn 2: Triển khai đồng bộ tại các địa bàn còn lại. Bắt đầu từ tháng 6/2023 đến khi hoàn thành (chậm nhất hoàn thành trong năm 2023)
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp:
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan thống nhất ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác chuyên môn nhằm tháo gỡ, khắc phục các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Đôn đốc UBND các huyện và UBND các xã, thị trấn thực hiện nhập dữ liệu hộ tịch vào hệ thống điện tử theo kế hoạch, Chỉ đạo Phòng Tư pháp cấp huyện và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn phối hợp với lực lượng Công an huyện, Công an cấp xã cung cấp các loại sổ Đăng ký hộ tịch để triển khai thực hiện nhập liệu theo Quy trình số 1292/HTQTCT-QLHC và kế hoạch của UBND tỉnh.
Trong quá trình triển khai có vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền, Sở Tư pháp tham mưu đề xuất Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 tỉnh, UBND tỉnh xem xét, quyết định.
2. Công an tỉnh:
Chủ động phối hợp với C06 - Bộ Công an để giải quyết những vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực công tác của ngành Công an trong quá trình triển khai nhập dữ liệu hộ tịch; chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn Công an cấp huyện, cấp xã cập nhật đối chiếu dữ liệu hộ tịch, đảm bảo an ninh, an toàn và bảo mật, bí mật thông tin của công dân, tuân thủ quy trình nghiệp vụ.
3. Sở Tài chính căn cứ đề xuất của Sở Tư pháp, Công an tỉnh tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch này theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.
4. Chủ tịch UBND các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa; Chủ tịch UBND các xã, thị trấn thuộc các huyện nêu trên: Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết triển khai thực hiện tại địa phương mình. Tổ trưởng Tổ Công tác triển khai Đề án 06 cấp huyện, cấp xã chỉ đạo việc bố trí công chức, nhân lực thực hiện nhiệm vụ bảo đảm việc nhập dữ liệu đạt kết quả, đúng thời gian, tiến độ; tăng cường công tác chỉ đạo và kiểm tra, đôn đốc trong quá trình triển khai thực hiện tại đơn vị, địa phương mình phụ trách.
- Định kỳ hàng tuần UBND cấp huyện báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tư pháp (qua phòng Hành chính tư pháp và Bổ trợ tư pháp), Công an tỉnh (qua phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội) trước 16 giờ ngày thứ 6, bắt đầu từ ngày 05/5/2023.
- Sở Tư pháp, Công an tỉnh bổ sung nội dung báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ này cho UBND tỉnh trong Báo cáo hàng tháng về triển khai thực hiện Đề án 06.
Trên đây là Kế hoạch triển khai nhập dữ liệu hộ tịch vào hệ thống điện tử trên nền Cơ sở DLQGVDC đối với các địa bàn chưa thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch; yêu cầu Giám đốc Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn và các đơn vị liên quan căn cứ nội dung kế hoạch nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Sở Tư pháp (qua phòng Hành chính tư pháp và Bổ trợ tư pháp), Công an tỉnh (qua Phòng Quản lý hành chính về trật tự xã hội) để được hướng dẫn, khắc phục. Sở Tư pháp làm đầu mối, phối hợp với các cơ quan, đơn vị kịp thời có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Bộ Công an (Cục Cảnh sát QLHC về TTXH) (để b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các thành viên Tổ Công tác triển khai ĐA 06 tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Các sở: Tư pháp, Tài chính;
- UBND các huyện: Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa;
- Lưu: VT, KSTTHC.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Thắng | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Bình",
"promulgation_date": "18/04/2023",
"sign_number": "708/KH-UBND",
"signer": "Trần Thắng",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Quyet-dinh-1317-QD-BTC-nam-2012-dinh-chinh-Thong-tu-58-2012-TT-BTC-140039.aspx | Quyết định 1317/QĐ-BTC năm 2012 đính chính Thông tư 58/2012/TT-BTC | BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 1317/QĐ-BTC
Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐÍNH CHÍNH THÔNG TƯ SỐ 58/2012/TT-BTC CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 05/2012/QĐ-TTG NGÀY 19/01/2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC THÍ ĐIỂM HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI MUA TẠI VIỆT NAM MANG THEO KHI XUẤT CẢNH QUA CỬA KHẨU SÂN BAY QUỐC TẾ NỘI BÀI VÀ SÂN BAY QUỐC TẾ TÂN SƠN NHẤT
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03/6/2008;
Căn cứ Nghị định số 100/2010/NĐ-CP ngày 28/9/2010 của Chính phủ về Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Khoản 7, Điều 1 Nghị định số 09/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính phủ về công tác văn thư;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đính chính một số kỹ thuật trình bày văn bản tại Thông tư số 58/2012/TT-BTC ngày 12/04/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện một số nội dung của Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg ngày 19/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất như sau:
1. Tại gạch đầu dòng thứ 3, điểm b khoản 3 Điều 11 Thông tư số 58/2012/TT-BTC , đã in là:
“- Nếu hồ sơ đầy đủ, đáp ứng các điều kiện quy định, trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, cơ quan quản lý thuế trực tiếp doanh nghiệp báo cáo Cục Thuế địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc Cục Thuế địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính có văn bản thông báo cho doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này.”
Nay, sửa lại là:
“ - Nếu hồ sơ đầy đủ, đáp ứng các điều kiện quy định, trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, cơ quan quản lý trực tiếp doanh nghiệp báo cáo Cục Thuế địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính, Cục Thuế địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính có văn bản thông báo cho doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này.”
2. Tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 58/2012/TT-BTC , đã in là:
“2. Sử dụng ngân hàng thương mại làm đại lý thí điểm hoàn thuế: 02 ngân hàng. Trong đó:
a) 01 Ngân hàng thương mại làm đại lý thí điểm hoàn thuế tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất;
b) 01 Ngân hàng thương mại làm đại lý thí điểm hoàn thuế tại sân bay quốc tế Nội Bài;
Nay, sửa lại là:
“2. Số lượng Ngân hàng thương mại làm đại lý thí điểm hoàn thuế: tối thiểu là 04 ngân hàng. Trong đó:
a) Tối thiểu 02 Ngân hàng thương mại làm đại lý thí điểm hoàn thuế tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất;
b) Tối thiểu 02 Ngân hàng thương mại làm đại lý thí điểm hoàn thuế tại sân bay quốc tế Nội Bài.”
3. Tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 Thông tư số 58/2012/TT-BTC , đã in là:
“1. Trước khi làm thủ tục gửi hàng và lấy thẻ lên tàu bay, người nước ngoài xuất trình cho cơ quan hải quan tại quầy kiểm tra hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế, hàng hóa, các giấy tờ sau đây:
a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập xuất cảnh;
b) Hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế;
c) Hàng hóa.
2. Cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa tại quầy kiểm tra hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế, hàng hóa. Việc kiểm tra thực hiện như sau:”
Nay, sửa lại là:
“1. Người nước ngoài xuất trình cho cơ quan hải quan tại quầy kiểm tra hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế, hàng hóa, các giấy tờ sau đây:
a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập xuất cảnh;
b) Hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế;
c) Hàng hóa.
2. Cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa tại quầy kiểm tra hóa đơn kiêm tờ khai thuế, hàng hóa. Việc kiểm tra thực hiện như sau:”
Điều 2.
Hiệu lực thi hành:
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2012 và là một phần không tách rời của Thông tư số 58/2012/TT-BTC ngày 12/04/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg ngày 19/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Điều 3.
Trách nhiệm thi hành
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các hướng dẫn tại Thông tư số 58/2012/TT-BTC ngày 12/04/2012 của Bộ Tài chính và đính chính tại Quyết định này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận:
- VP Tổng Bí thư;
- VP TW Đảng và các Ban của Đảng;
- VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước, VPCP;
- Viện Kiểm sát NDTC, Tòa án NDTC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng BCĐ TW về phòng chống tham nhũng;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, website Bộ Tài chính;
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Website Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục du lịch;
- Website Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế;
- Lưu: VT, TCHQ.
TUQ. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG
Nguyễn Đức Chi | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "28/05/2012",
"sign_number": "1317/QĐ-BTC",
"signer": "Nguyễn Đức Chi",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-652-QD-UBND-2017-bai-bo-Quyet-dinh-502-QD-UBND-Chi-so-cai-cach-hanh-chinh-Gia-Lai-368739.aspx | Quyết định 652/QĐ-UBND 2017 bãi bỏ Quyết định 502/QĐ-UBND Chỉ số cải cách hành chính Gia Lai | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 652/QĐ-UBND
Gia Lai, ngày 24 tháng 08 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BÃI BỎ QUYẾT ĐỊNH SỐ 502/QĐ-UBND NGÀY 25/7/2016 CỦA UBND TỈNH QUY ĐỊNH XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH TỈNH VÀ UBND CẤP HUYỆN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 4361/QĐ-BNV ngày 28/12/2016 của Bộ Nội vụ về phê duyệt Đề án xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại văn bản số 1179/SNV-CCHC ngày 21/8/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bãi bỏ Quyết định số 502/QĐ-UBND ngày 25/7/2016 của UBND tỉnh quy định xác định Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện.
Điều 2. Phân cấp cho Sở Nội vụ ban hành Kế hoạch triển khai xác định Chỉ số CCHC của các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố (theo Quyết định số 567/QĐ-UBND ngày 24/7/2017) để các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện.
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai xác định Chỉ số CCHC và văn bản hướng dẫn tự đánh giá, chấm điểm để xác định Chỉ số CCHC do Sở Nội vụ ban hành.
Điều 3. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện công tác xác định Chỉ số CCHC, điều tra xã hội học, thẩm định, xếp hạng và công bố Chỉ số CCHC cấp sở, cấp huyện hằng năm theo đúng quy định.
Điều 4. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, giám đốc sở, thủ trưởng các ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- CT.UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Trang TTĐT Sở Nội vụ;
- Lưu: VT, NC.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Võ Ngọc Thành | {
"issuing_agency": "Tỉnh Gia Lai",
"promulgation_date": "24/08/2017",
"sign_number": "652/QĐ-UBND",
"signer": "Võ Ngọc Thành",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-56-2005-QD-UBND-Xu-ly-vi-pham-bao-ve-an-toan-cong-trinh-luoi-dien-cao-ap-Tien-Giang-272894.aspx | Quyết định 56/2005/QĐ-UBND Xử lý vi phạm bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp Tiền Giang | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 56/2005/QĐ-UBND
Mỹ Tho, ngày 09 tháng 11 năm 2005
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM VỀ BẢO VỆ AN TOÀN CÔNG TRÌNH LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP TẠI TIỀN GIANG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp;
Căn cứ Nghị định số 74/2003/NĐ-CP ngày 26/6/2003 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp tỉnh Tiền Giang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định xử lý vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp tại Tiền Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 08/2000/QĐ-UB ngày 15/02/2000 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về ban hành Quy định xử lý nhà ở, công trình xây dựng, lắp đặt vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp tại Tiền Giang.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công nghiệp, các thành viên Ban chỉ đạo xử lý vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp tỉnh; thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và các tổ chức và cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Bộ Công nghiệp;
- Cục KTVB (Bộ Tư pháp);
- TT TU, TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, TP, TX;
- LĐ & các PNC VPUBND tỉnh;
- Lưu VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Phòng
QUY ĐỊNH
XỬ LÝ VI PHẠM VỀ BẢO VỆ AN TOÀN CÔNG TRÌNH LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP TẠI TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56 /2005/QĐ –UBND ngày 09 tháng 11 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng
Quy định này xác định trách nhiệm của các sở, ngành tỉnh, các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh và các cá nhân có liên quan trong việc xử lý các công trình, nhà ở, cây cối vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp tại Tiền Giang và tổ chức xử lý các vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp tại Tiền Giang;
2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân có công trình, nhà ở, cây cối hoặc xây dựng, cải tạo, sửa chữa công trình, nhà ở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có liên quan đến việc bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp
Các quy định về xây dựng công trình lưới điện cao áp và bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp được quy định tại Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
Chương II
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÀNH, CÁC CẤP
Điều 3. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo xử lý vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp tỉnh
Ban chỉ đạo xử lý vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp tỉnh có trách nhiệm thực hiện theo Quyết định số 4184/QĐ-UBND ngày 27/10/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo xử lý vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp tỉnh Tiền Giang.
Điều 4. Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan
1. Sở Công nghiệp
a) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình vi phạm, xử lý vi phạm, đề xuất biện pháp giải quyết các tồn tại, vướng mắc về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trong tỉnh;
b) Tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ cho Hội đồng xử lý vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp cấp huyện và tổ công tác cấp xã;
c) Giải quyết các khiếu nại, tố cáo và các vấn đề liên quan về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp theo thẩm quyền;
d) Lập dự toán, trình duyệt kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo xử lý vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp tỉnh và có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí được cấp theo yêu cầu của Ban chỉ đạo tỉnh đúng quy định hiện hành.
e) Phối hợp với các đơn vị vận hành lưới điện cao áp và Điện lực Tiền Giang thực hiện các công việc:
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý;
- Kiểm tra, rà soát các đường dây dẫn điện và trạm biến áp nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định;
- Có văn bản đồng ý hoặc không đồng ý thỏa thuận về an toàn lưới điện cao áp đối với công trình xây dựng trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu;
- Tham gia kiểm tra, lập biên bản, đề nghị xử lý đối với vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp tại các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh.
2. Sở Xây dựng
a) Kiểm tra, lập biên bản xử lý các công trình xây dựng (trừ công trình điện) vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp;
b) Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng thực hiện đúng các quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
3. Công an tỉnh
Lực lượng Công an phối hợp các ngành có liên quan trong công tác phát hiện, xử lý vi phạm bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp đúng quy định pháp luật. Tham gia bảo vệ thi hành quyết định cưỡng chế, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội trong công tác giải tỏa, di dời và trong quá trình cưỡng chế.
4. Sở Tài chính
a) Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách đảm bảo cho hoạt động xử lý vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp;
b) Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ đúng theo quy định của Nhà nước đối với các trường hợp phải di dời nhà ở, công trình để bảo vệ an toàn cho công trình lưới điện cao áp.
5. Các cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng
Chỉ cấp phép xây dựng cho công trình, nhà ở trên địa bàn có liên quan đến an toàn công trình lưới điện cao áp khi có văn bản thỏa thuận của đơn vị vận hành lưới điện cao áp về công trình, nhà ở không vi phạm. Sau 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu bằng văn bản mà đơn vị vận hành lưới điện không có văn bản thỏa thuận thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
6. Điện lực Tiền Giang
a) Cung cấp kịp thời sơ đồ mặt bằng hiện trạng của lưới điện cao áp trên địa bàn theo yêu cầu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng;
b) Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp; phối hợp với các sở, ban ngành tỉnh xử lý vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp thuộc phạm vi quản lý;
c) Hướng dẫn trình tự, thủ tục trong trường hợp chủ công trình xây dựng có đầy đủ giấy tờ hợp lệ được cơ quan có thẩm quyền cho phép tự chịu kinh phí để di dời công trình lưới điện nhằm khắc phục tình trạng vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp. Việc di dời công trình lưới điện phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật an toàn điện, về quản lý đầu tư và xây dựng;
d) Tổng hợp tình hình vi phạm, phân loại các trường hợp vi phạm, biện pháp giải quyết về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền;
e) Thực hiện ngừng cung cấp điện theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đối với các công trình, nhà ở vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh.
Điều 5. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân huyện, thành, thị
1. Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công (gọi chung là cấp huyện) có trách nhiệm:
a) Quản lý trật tự xây dựng, cấp phép xây dựng trên địa bàn theo Khoản 5 Điều 4 quy định này; ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp;
b) Kiểm tra, phát hiện, xử lý hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn theo thẩm quyền.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng xử lý vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp cùng cấp, tuyên truyền bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và chỉ đạo xử lý vi phạm trên địa bàn quản lý.
a) Thành phần Hội đồng xử lý vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp cấp huyện gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
- Phó Chủ tịch Hội đồng: Trưởng Phòng Kinh tế hoặc Phòng Công nghiệp và Khoa học - Công nghệ;
- Uỷ viên Hội đồng: Phòng Hạ tầng kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Công an, Chi nhánh điện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã;
Tuỳ theo điều kiện thực tế có thể bổ sung một số thành viên khác;
b) Hội đồng xử lý vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp cấp huyện hoạt động theo quy chế do Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành.
Điều 6. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
1. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm:
a) Quản lý về trật tự xây dựng trên địa bàn; kiểm tra giấy phép xây dựng, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp;
b) Kiểm tra, phát hiện kịp thời, xử lý hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý các trường hợp vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp theo thẩm quyền.
2. Thành lập tổ công tác cấp xã để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, xử lý các trường hợp vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn, mời cán bộ ngành điện tham gia tổ công tác. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã là tổ trưởng tổ công tác đồng thời là thành viên Hội đồng xử lý vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp cấp huyện.
Chương III
XỬ LÝ VI PHẠM VỀ BẢO VỆ AN TOÀN CÔNG TRÌNH LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP
Điều 7. Nguyên tắc, hình thức và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, Thanh tra điện lực, Thanh tra xây dựng, Chiến sĩ cảnh sát nhân dân thực hiện xử lý vi phạm về về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp theo nguyên tắc, hình thức và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định 74/2003/NĐ-CP ngày 26/6/2003 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực.
Điều 8. Trình tự xử lý công trình, nhà ở, cây cối vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp
1. Kiểm tra, phát hiện, lập biên bản các hành vi vi phạm
a) Khi kiểm tra phát hiện hoặc khi được tổ chức, cá nhân thông báo về hành vi vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn; tổ công tác của cấp xã, hoặc Hội đồng xử lý cấp huyện tiến hành lập biên bản, đề xuất biện pháp xử lý và báo cáo chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp chậm nhất 24 giờ sau khi lập biên bản;
b) Đơn vị vận hành lưới điện cao áp phải thường xuyên kiểm tra các tuyến đường dây cao áp và trạm biến áp trên địa bàn do mình quản lý để phát hiện kịp thời và lập biên bản các trường hợp vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp; thông báo và đề xuất biện pháp xử lý bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp xã, huyện; đồng thời thông báo cho chủ sở hữu công trình, nhà ở, cây cối vi phạm biết;
c) Sở Công nghiệp có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc tổ công tác của cấp xã, Ban chỉ đạo cấp huyện trong việc lập biên bản và xử lý vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp; cùng với Điện lực Tiền Giang hướng dẫn cấp huyện, cấp xã hoàn thiện hồ sơ và xử lý theo thẩm quyền.
Điều 9. Hồ sơ xử lý vi phạm
Hồ sơ xử lý hành vi vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp bao gồm:
1. Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, biên bản tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm;
2. Sơ đồ công trình vi phạm thể hiện mức độ vi phạm của công trình;
3. Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất và sở hữu nhà, hồ sơ thiết kế, giấy phép xây dựng công trình, đơn thư khiếu nại, tố cáo;
4. Các giấy tờ liên quan khác.
Điều 10. Cưỡng chế thi hành
Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp mà không tự nguyện chấp hành thì thực hiện cưỡng chế theo Quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ban hành theo Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ.
Điều 11. Bồi thường, hỗ trợ khi di dời công trình, nhà ở để xây dựng lưới điện cao áp
Việc bồi thường, hỗ trợ di dời công trình, nhà ở để phục vụ xây dựng lưới điện cao áp được thực hiện theo Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và Thông tư liên tịch số 106/2002/TTLT/BTC-BCN ngày 22/11/2002 của Bộ Tài chính và Bộ Công nghiệp về bồi thường, hỗ trợ để xây dựng công trình lưới điện cao áp.
Điều 12. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các tổ chức, cá nhân trong việc xử lý vi phạm bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp thực hiện theo Luật Khiếu nại tố cáo.
Chương IV
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 13. Khen thưởng
Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp sẽ được xét khen thưởng theo quy định hiện hành.
Điều 14. Xử lý vi phạm
Các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh hoặc làm trái với quy định này sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Sở Công nghiệp
- Phối hợp với Điện lực tỉnh triển khai, hướng dẫn thực hiện quy định này;
- Tổng hợp, báo cáo 6 tháng, cả năm và đột xuất về tình hình vi phạm, xử lý vi phạm về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh để Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban chỉ đạo tỉnh báo cáo Bộ Công nghiệp theo quy định.
Điều 16. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai, thực hiện quy định này trên địa bàn quản lý; chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
Điều 17. Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Điện lực tỉnh thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý, cả năm và đột xuất cho Ban chỉ đạo tỉnh (thường trực Ban chỉ đạo đặt tại Sở Công nghiệp).
Điều 18. Kinh phí hoạt động xử lý vi phạm
1. Đối với Ban chỉ đạo xử lý vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp tỉnh do Sở Công nghiệp lập dự toán, Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
2. Đối với cấp huyện được trích từ ngân sách cấp huyện, do phòng chuyên môn lập dự toán, Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định.
3. Đối với cấp xã được trích từ ngân sách xã, do Tổ trưởng công tác lập trình Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định.
Điều 19. Bổ sung, sửa đổi
Trong quá trình thực hiện quy định này, nếu Trung ương có quy định khác hoặc căn cứ điều kiện thực tế phát sinh, Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ xem xét bổ sung, sửa đổi quy định này cho phù hợp./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Tiền Giang",
"promulgation_date": "09/11/2005",
"sign_number": "56/2005/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Phòng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-342-QD-UBND-2022-Ke-hoach-thuc-hien-Nghi-quyet-02-NQ-CP-Quang-Nam-505474.aspx | Quyết định 342/QĐ-UBND 2022 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP Quảng Nam | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 342/QĐ-UBND
Quảng Nam, ngày 28 tháng 01 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP NGÀY 10/01/2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2022
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 20/TTr-SKHĐT ngày 24/01/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 02/NQ- CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022, với những nội dung chính sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
a. Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tăng nhanh số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm chi phí đầu vào, chi phí cơ hội, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân; đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do tác động tiêu cực của đại dịch bệnh Covid-19; kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, thích ứng linh hoạt, hiệu quả với dịch bệnh.
b. Mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu thứ hạng các chỉ số cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chuyển đổi số như sau:
- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thuộc nhóm 5 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước.
- Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), Chỉ số hài lòng của người dân và tổ chức đối với sự phục vụ hành chính (SIPAS) thuộc nhóm 20 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước.
- Chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước.
2. Mục tiêu cụ thể năm 2022
a. Đối với các chỉ số
- Phấn đấu tăng tổng điểm và điểm số của từng chỉ số, chỉ tiêu thành phần trong PCI, PAR INDEX, PAPI, SIPAS, DTI so với năm 2021.
- Phấn đấu Chỉ số Cơ sở hạ tầng của Quảng Nam (thuộc PCI) nằm trong nhóm 30 tỉnh, thành phố cả nước, trong đó tập trung đầu tư hạ tầng các khu/ cụm công nghiệp, đường giao thông, hạ tầng viễn thông và tạo quỹ đất sạch để sẵn sàng thu hút đầu tư vào tỉnh.
b. Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến thành lập doanh nghiệp và khởi sự kinh doanh; tăng cường các giải pháp hiệu quả để phát triển thêm 1.000 doanh nghiệp trong năm 2022. Duy trì và giải quyết thủ tục đăng ký thành lập mới doanh nghiệp qua mạng tối đa 03 ngày. Tiếp tục rà soát, đề xuất tháo gỡ rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh còn chồng chéo, mâu thuẫn và không hợp lý.
c. Tiếp tục phấn đấu tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt 100%; tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử trên 95%; 100% hồ sơ hoàn thuế đều được kiểm tra giải quyết theo đúng quy định; 100% doanh nghiệp hoàn thuế điện tử theo cấp độ 4. Khuyến khích, vận động doanh nghiệp chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy.
d. Đẩy mạnh rút ngắn thời gian giải quyết và áp dụng dịch vụ công trực tuyến đối với thủ tục cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan.
đ. Đẩy mạnh áp dụng dịch vụ trực tuyến trong giải quyết các thủ tục liên quan đến ngành điện.
e. Tiếp tục cải cách quy trình, hồ sơ và thủ tục liên quan về Giao dịch thương mại qua biên giới. Đẩy mạnh cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
g. Tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng công bằng và minh bạch; nâng cao hiệu quả hệ thống thông tin tín dụng và cơ chế an toàn về bảo đảm quyền lợi của người đi vay và cho vay.
h. Đẩy mạnh cải cách về đăng ký đất đai và đổi mới quản lý hành chính đất đai, trong đó tập trung thực hiện hiệu quả các quy trình về đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản.
i. Tiếp tục cải thiện hiệu quả các lĩnh vực liên quan đến logistic, du lịch, an ninh mạng, phát triển bền vững, chất lượng đào tạo nghề, kiểm soát tham nhũng, quyền sở hữu trí tuệ, giáo dục Đại học, đổi mới sáng tạo…; nâng cao hiệu quả thực thi các quy định về bảo vệ nhà đầu tư theo chuẩn mực quốc tế nhằm góp phần nâng cao thứ hạng của các chỉ số môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của quốc gia trên các bảng xếp hạng uy tín toàn cầu.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nhiệm vụ chung
1.1. Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện đầy đủ, nhất quán và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đạt mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đề ra tại các văn bản đã được UBND tỉnh ban hành như: Quyết định số 3441/QĐ-UBND ngày 24/11/2021 về Chương trình hành động thực hiện Tỉnh ủy về đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 3540/QĐ- UBND ngày 08/12/2020 về Kế hoạch cải thiện, nâng cao chỉ số PCI Quảng Nam giai đoạn 2021-2025; Thông báo kết luận số 05/TB-UBND ngày 06/1/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh tại Hội nghị trực tuyến Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao thứ hạng chỉ số PCI Quảng Nam giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 65/QĐ-UBND ngày 07/01/2022 về Đề án "Cải thiện và nâng cao vị thứ xếp hạng đối với Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công, Chỉ số năng lực cạnh tranh và Chỉ số đánh giá chuyển đổi số của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025".
1.2. Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước. Các Sở, Ban, ngành và địa phương tiếp tục cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo ngành, lĩnh vực quản lý gắn với đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương trên cơ sở hướng dẫn, kiểm tra và giám sát.
1.3. Tăng cường giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, huyện và Bộ phận tiếp nhận/ trả kết quả cấp huyện, xã đảm bảo đúng quy trình, thủ tục, thời gian quy định; hạn chế tối đa việc doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần, khắc phục tình trạng quá hạn trong giải quyết thủ tục hành chính.
1.4. Tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 12/4/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 2768/QĐ-UBND ngày 09/10/2020 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền số tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025”; Kế hoạch số 6124/KH-UBND ngày 19/10/2020 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, phấn đấu đến năm 2025 100% TTHC đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; số hóa 100% kết quả giải quyết TTHC đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng lại của tỉnh.
1.5. Tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 theo tinh thần Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 04/5/2021 của Tỉnh ủy; Kế hoạch số 3311/KH-UBND ngày 03/6/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 04/5/2021 của Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Các đơn vị, địa phương chủ động nghiên cứu, đề xuất, tham mưu ban hành các giải pháp để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững đáp ứng với chuẩn nghèo đa chiều theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức toàn xã hội, nhất là cộng đồng doanh nghiệp về nội dung và ý nghĩa của phát triển bền vững nhằm phát triển nhanh cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững.
1.6. Người đứng đầu các ngành, các cấp cần phải năng động, tiên phong trong thực hiện vai trò trách nhiệm hỗ trợ, đồng hành cùng với doanh nghiệp; linh hoạt, sáng tạo trong giải quyết công việc; duy trì gặp gỡ, đối thoại trực tiếp để nắm bắt, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình đầu tư và sản xuất kinh doanh. Quán triệt, chỉ đạo cấp dưới thực hiện nghiêm công tác phối hợp trong giải quyết thủ tục, kiến nghị của nhà đầu tư và doanh nghiệp nhằm tạo môi trường kinh doanh năng động, minh bạch để các nhà đầu tư và doanh nghiệp yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
1.7. Các Sở, Ban, ngành và địa phương tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid - 19 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid - 19; Quyết định số 3093/QĐ-UBND ngày 26/10/2021 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh về hỗ trợ doanh nghiệp hộ kinh doanh và hợp tác xã trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Quyết định số 3091/QĐ-UBND ngày 26/10/2021 của UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo phục hồi sản xuất, kinh doanh và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
1.8. Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; tăng cường vai trò nghiên cứu của các trường đại học, phát triển không gian khởi nghiệp sáng tạo trong các trường đại học; tạo thuận lợi tối đa và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển thị trường.
2. Nhiệm vụ cụ thể
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan thuộc tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như sau:
2.1 Tiếp tục tăng cường trách nhiệm, tính chủ động của các Sở, Ban, ngành được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các Nhóm chỉ số/Chỉ số thành phần tại Phụ lục của Quyết định này
a. Các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư; Khoa học và Công nghệ; Thông tin và Truyền thông; Tài nguyên và Môi trường; Công Thương; Văn hóa, Thể thao và Du Lịch; Giao thông vận tải; Lao động, Thương binh và Xã hội; Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp; Thanh tra tỉnh; Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh Quảng Nam được phân công làm đầu mối theo dõi các thiện các Nhóm chỉ số/ Chỉ số thành phần thường xuyên theo dõi các Bộ, ngành liên quan để cập nhật, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp liên quan trong việc cải thiện các nhóm chỉ số của quốc gia.
b. Các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan Quảng Nam, Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh Quảng Nam, Tòa án nhân dân tỉnh được phân công theo dõi, cải thiện các chỉ số về môi trường kinh doanh (theo tiếp cận của Ngân hàng thế giới - WB) tiếp tục thực hiện các giải pháp theo hướng giảm thủ tục, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp.
2.2. Cắt giảm danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và cải cách điều kiện kinh doanh
a. Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cập nhật và công bố các thủ tục hành chính liên quan đến điều kiện kinh doanh đã được đơn giản hóa; thực thi đúng và đầy đủ điều kiện kinh doanh đã được đơn giản hóa; không tự đặt thêm điều kiện kinh doanh dưới mọi hình thức. Chủ động nghiên cứu, rà soát danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện tham mưu UBND tỉnh kiến nghị cấp có thẩm quyền thu hẹp phạm vi một số ngành nghề hoặc bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp.
b. Các Sở, Ban, ngành liên quan tiếp tục rà soát tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Trung ương bãi bỏ các điều kiện kinh doanh quy định tại các luật chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của từng cơ quan, đơn vị.
2.3. Tập trung dỡ bỏ rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác biệt của các quy định pháp luật
a. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp theo dõi, đánh giá và nắm bắt kịp thời trong thực hiện các văn bản pháp luật mới ban hành như Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền nhằm kịp thời tháo gỡ các bất cập.
b. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì theo dõi, tham mưu các giải pháp cải thiện Chỉ số PCI của tỉnh. Tiếp tục duy trì và giải quyết thủ tục đăng ký thành lập mới doanh nghiệp qua mạng tối đa 03 ngày. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ trong hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư, đảm bảo đúng tiến độ theo quy định. Phối hợp với các ngành, địa phương kiểm tra, rà soát các dự án để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư theo thẩm quyền hoặc đề xuất các cơ quan có thẩm quyền xử lý hoặc định kỳ hằng quý báo cáo UBND tỉnh giải quyết.
2.4. Tiếp tục thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
a. Các Sở, ngành: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục rà soát, cắt giảm danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành của từng cơ quan, đơn vị; nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các Luật quản lý, kiểm tra chuyên ngành theo hướng cắt giảm danh mục hàng hóa nhóm, thay đổi phương pháp quản lý từ kiểm tra từng lô hàng sang kiểm tra theo mặt hàng (trừ hàng hóa thuộc diện kiểm dịch, giống cây trồng)...
b. Sở Khoa học và Công nghệ chủ động nghiên cứu Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007 và Luật tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006 để tham mưu UBND tỉnh kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định đảm bảo áp dụng đầy đủ nguyên tắc khoa học về quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế.
c. Cục Hải quan Quảng Nam tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan đáp ứng yêu cầu chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, đảm bảo sự đồng bộ giữa các khâu trước, trong và thông quan nhằm tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chấp hành tốt pháp luật, góp phần chống gian lận thương mại, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.
2.5. Đẩy mạnh cải cách về đăng ký đất đai và đổi mới quản lý hành chính đất đai
a. Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đề xuất các giải pháp cải cách thủ tục Đăng ký sở hữu và chuyển nhượng tài sản, trong đó chú trọng tập trung đầu tư xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai; nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, lập kế hoạch số hóa và lưu trữ hồ sơ địa chính ở dạng số để đưa vào khai thác sử dụng tại các Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.
- Nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh ban hành hoặc kiến nghị ban hành cơ chế cụ thể và độc lập để khiếu nại về vấn đề xảy ra tại cơ quan đăng ký đất đai, cơ quan địa chính cũng như cơ quan đo đạc bản đồ.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Triển khai mạnh mẽ việc kết nối liên thông điện tử để trao đổi thông tin dữ liệu đất đai giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và Cục Thuế tỉnh trong việc xác định nghĩa vụ tài chính khi người sử dụng đất thực hiện giao dịch về đất đai và tài sản gắn liền với đất.
- Tiếp tục tổ chức tốt công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là các dự án đã giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng.
b. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh kiến nghị các giải pháp khuyến khích và tạo điều kiện tích tụ đất nông nghiệp, phát triển mạnh thị trường quyền sử dụng đất. Đề xuất cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận đất đai và sử dụng có hiệu quả đất đai nông nghiệp. Nghiên cứu tham mưu thí điểm thành lập Trung tâm giao dịch quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
c. UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai lắp đặt hệ thống camera quan sát giải quyết các thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa để giám sát, theo dõi cán bộ thực hiện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, nhất là trong giải quyết các thủ tục về đất đai; tiếp tục thực hiện tốt công tác thu hồi đất, giao đất, cấp giấy chứng nhận QSDĐ, cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật; tích cực tháo gỡ khó khăn vướng mắc về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, tạo quỹ đất sạch để doanh nghiệp, nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận đất đai.
2.6. Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đồng bộ với cải cách hành chính
a. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì theo dõi, tham mưu các giải pháp cải thiện Chỉ số DTI của tỉnh; đôn đốc, tham mưu các giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án thành phần thuộc Đề án “Phát triển ứng dụng CNTT, xây dựng Chính quyền số tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025” đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2768/QĐ-UBND ngày 09/10/2020.
- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch số 6247/KH-UBND ngày 17/9/2021 của UBND tỉnh về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
- Tiếp tục rà soát và nâng cao hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến, hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh, hoàn thiện việc tích hợp toàn bộ các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 lên Cổng dịch vụ công. Tham mưu hoàn thiện khung pháp lý cho thanh toán điện tử, khuyến khích tuyên truyền tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
b. Sở Công Thương nâng cấp và phát triển các sàn giao dịch, kết nối thương mại điện tử; phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện tốt các nội dung Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 2454/QĐ-UBND ngày 04/9/2020 của UBND tỉnh.
c. Sở Kế hoạch và Đầu tư ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, số hóa cơ sở dữ liệu về đầu tư, rà soát quy trình giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng GIS trong xúc tiến thu hút đầu tư.
d. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Nam đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam, Công ty Điện lực Quảng Nam thực hiện đề án thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công như thu học phí, tiền viện phí, tiền điện, nước, thuế và chi trả các chương trình an sinh xã hội.
đ. Văn phòng UBND tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập thông tin báo cáo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững.
e. Các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để minh bạch hóa quy trình, thủ tục; kết nối, chia sẻ, mở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường tuyên truyền, vận động, khuyến khích sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp và người dân vào sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trong thực hiện và giải quyết công việc liên quan đến thủ tục hành chính nhằm góp phần xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số của tỉnh.
2.7. Tăng cường cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh gắn với phân cấp, trao quyền cho địa phương và kiểm tra, giám sát
a. Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục rà soát, đề xuất UBND tỉnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ trên mọi lĩnh vực gắn với phân cấp, ủy quyền cho địa phương trên cơ sở hướng dẫn, kiểm tra và giám sát.
b. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan tập trung nghiên cứu các giải pháp đề xuất, tham mưu UBND tỉnh cải cách thủ tục hành chính đối với các dự án chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng và công nghệ, các dự án xanh...
c. Văn phòng UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ về ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025.
- Chỉ đạo Trung tâm Hành chính công tỉnh/huyện và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, xã đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12//2021 của Chính phủ; thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công cấp tỉnh/huyện kể từ ngày 01/6/2022; tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện từ ngày 01/12/2022 theo đúng quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP .
- Văn phòng UBND tỉnh chủ trì phối hợp với các địa phương tổ chức sơ kết mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp để có giải pháp phát triển phù hợp với thực tiễn tại địa phương.
c. Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục làm đầu mối tiếp nhận, xử lý kịp thời, hiệu quả phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, người dân về những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh; tiếp tục tham mưu UBND tỉnh tổ chức các buổi tiếp doanh nghiệp định kỳ hằng tháng; theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình thực hiện, giải quyết các kết luận của Thường trực UBND tỉnh ở các Sở, ngành và địa phương. Công khai kết quả xử lý trên Cổng thông tin Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh để doanh nghiệp được biết.
d. Các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động tổ chức gặp mặt, đối thoại định kỳ với doanh nghiệp theo nhóm ngành, lĩnh vực, địa phương thuộc phạm vi quản lý của từng cơ quan, đơn vị để giải quyết kịp thời, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh. Đảm bảo kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ, công chức trong thực thi công vụ; xử lý nghiêm cán bộ nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác truyền thông về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
2.8. Đẩy mạnh các giải pháp nhằm tạo chuyển biến vững chắc đối với các chỉ tiêu phát triển bền vững
a. Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội
- Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 04/5/2021 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 3311/KH-UBND ngày 03/6/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 04/5/2021 của Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
- Tiếp tục phối hợp với các Sở, Ban, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trung, dài hạn về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh trong đó nêu rõ mục tiêu, lộ trình thực hiện cụ thể. Tham mưu Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, thanh tra thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
b. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Triển khai thực hiện Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25/02/2021 của UBND tỉnh hướng dẫn chi tiết về điều kiện, trình tự thủ tục thực hiện ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Nghị quyết số 45/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Triển khai đề án Phát triển kinh tế xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 theo Nghị quyết số 37/2021/NQ- HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh ngày 08/12/2021.
- Phối hợp với các đơn vị và địa phương xây dựng danh mục dự án trọng điểm thu hút đầu tư, trong đó có khu vực miền núi và hỗ trợ các huyện miền núi để giới thiệu tiềm năng, lợi thế của khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam.
- Thẩm định, tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách nhà nước (Trung ương, địa phương) thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và các dự án, chính sách giảm nghèo theo quy định của Trung ương ngay sau khi có quy định, hướng dẫn và bố trí kinh phí thực hiện từ Trung ương theo Nghị quyết 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc Hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định số 1705/QĐ-TTg ngày 12/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch triển khai Nghị quyết 24/2021/QH15.
c. Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục thực hiện hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
d. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục tham mưu, đề xuất giải pháp cơ chế, chính sách hỗ trợ cải thiện tiêu chí thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ.
đ. Ban Dân tộc tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt chính sách phát triển miền núi, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030.
e. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Quảng Nam, Đài Phát thành - Truyền hình Quảng Nam, Cổng thông tin điện tử tỉnh và các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh thực hiện các giải pháp truyền thông để nâng cao nhận thức toàn xã hội về nội dung và ý nghĩa của phát triển bền vững; tích cực đưa tin, bài về các hoạt động hỗ trợ giảm nghèo, khuyến khích thoát nghèo bền vững, giới thiệu các mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững để các cơ quan, đơn vị, địa phương học tập, thực hiện; khuyến khích doanh nghiệp định hướng kinh doanh, sản xuất hướng tới phát triển bền vững, trong đó chú trọng các yếu tố bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, tạo cơ hội việc làm cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
g. UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo bền vững năm 2022 của địa phương mình để đạt mục tiêu giảm nghèo của tỉnh, trong đó củng cố, tổ chức lại bộ máy, con người làm công tác giảm nghèo ở cấp huyện và cấp xã để triển khai thực hiện hiệu quả trên địa bàn theo đúng chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Thông báo số 463/TB- UBND ngày 22/12/2020.
2.9. Tiếp tục chú trọng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19
a. Các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; Quyết định số 3093/QĐ-UBND ngày 26/10/2021 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
b. Sở Kế hoạch và Đầu tư bám sát chương trình phục hồi kinh tế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023; tiếp tục đề xuất giải pháp, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
c. Sở Tư pháp tăng cường hỗ trợ tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho doanh nghiệp; phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh tập trung tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn công tác thi hành án dân sự và công tác xử lý phá sản trên địa bàn tỉnh; đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật.
d. Cục Thuế tỉnh tiếp tục triển khai các chính sách về gia hạn, giảm thuế và tiền thuê đất sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành, đảm bảo theo đúng trình tự, thủ tục và quy định pháp luật.
đ. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Quảng Nam:
- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn hoặc giảm lãi vay cho tổ chức, người dân và doanh nghiệp.
- Tiếp tục mở rộng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, gồm nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp khởi nghiệp.
- Thực hiện hiệu quả chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, đặc biệt là triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng với khách hàng, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng cho doanh nghiệp.
e. Đề nghị Công ty Điện lực Quảng Nam tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện các chính sách về hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 theo đúng quy định của Chính phủ, Bộ Công Thương.
2.10. Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
a. Sở Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về “Quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2025”; Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐND ngày 12/01/2022 của HĐND tỉnh về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2025; Quyết định số 3520/QĐ-UBND ngày 30/11/2021 của UBND tỉnh về Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 3831/QĐ-UBND ngày 27/12/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 44/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND tỉnh quy định mức chi thực hiện kế hoạch hằng năm của Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
b. Ban điều hành Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tỉnh
- Nâng cấp và phát triển các sàn giao dịch, kết nối thương mại khởi nghiệp; hỗ trợ Chuyên mục trao đổi khởi nghiệp qua mạng xã hội.
- Tập trung hỗ trợ, đào tạo các dự án khởi nghiệp đã được công nhận; hỗ trợ kết nối đào tạo và xây dựng các Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đảm bảo đạt chuẩn theo quy định.
c. Sở Kế hoạch và Đầu tư kết nối với các mạng lưới khởi nghiệp nhằm tạo lập, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với cam kết hỗ trợ của chính quyền các cấp; tổ chức các lớp đào tạo về khởi sự kinh doanh, quản trị doanh nghiệp... cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh.
d. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp với Ban điều hành Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tỉnh nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển không gian khởi nghiệp sáng tạo tại trường Đại học, Cao Đẳng trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu xây dựng chính sách nâng cao chất lượng của các cơ sở giáo dục đào tạo; xây dựng cơ chế và thúc đẩy hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
- Quan tâm liên kết với các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng để đề xuất, góp ý chương trình đào tạo của nhà trường cả về kiến thức chuyên môn và các kỹ năng mềm của sinh viên.
2.11. Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế gắn với thực hiện cải cách trong nước về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
Sở Ngoại vụ đẩy mạnh các hoạt động hợp tác nghiên cứu, tư vấn và đối thoại chính sách với các tổ chức quốc tế có uy tín nhằm phục vụ thu hút nguồn lực và sự ủng hộ của các đối tác trong khu vực cho mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài giải quyết kịp thời, đúng luật và có lợi cho doanh nghiệp của tỉnh khi hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố:
a) Xác định cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên; trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả thực hiện Quyết định này và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
b. Xây dựng và ban hành Chương trình và Kế hoạch hành động, văn bản cụ thể để triển khai Quyết định này, trong đó xác định cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện trước ngày 28/02/2022 và phân công phòng, ban, đơn vị chủ trì theo dõi thực hiện.
c. Báo cáo tình hình thực hiện và kết quả thực hiện Nghị quyết 06 tháng và 01 năm trước ngày 25/5/2022 và ngày 25/11/2022 gửi cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo dõi và chỉ đạo.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ được phân công cho các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trước ngày 05 tháng 6 và ngày 05 tháng 12 năm 2022, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
3. Sở Nội vụ nghiên cứu lồng ghép một số tiêu chí, đánh giá xếp hạng thực thi Quyết định vào nội dung khảo sát hằng nằm của Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính tỉnh Quảng Nam. Tiếp tục theo dõi, tham mưu các giải pháp cải thiện các Chỉ số PAR INDEX, PAPI, SIPAS của tỉnh.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam, Báo Quảng Nam, Cổng thông tin điện tử tỉnh và các cơ quan tổ chức truyền thông tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Kế hoạch hành động này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Cục trưởng: Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan Quảng Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Nam và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- VPCP (b/c);
- Bộ KH&ĐT (b/c);
- Liên đoàn TM và CN Việt Nam;
- TTTU, HĐND tỉnh (b/c);
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, Đoàn thể thuộc tỉnh;
- Các VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, NC, VX, KTN, KTTH.
D:\Dropbox\PHẠM CÔNG THÀNH KTTH\NAM 2022\THÁNG 1\Kế hoạch thực hiện NQ 02\28-01-2022 Nghị quyết 02.2022 (1).docx
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Quang Bửu
PHỤ LỤC
PHÂN CÔNG CÁC SỞ, BAN, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG THEO DÕI CẢI THIỆN CÁC NHÓM CHỈ SỐ, CHỈ SỐ THÀNH PHẦN THEO NGHỊ QUYẾT 02/NQ-CP NGÀY 10/01/2022 CỦA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày tháng năm 2022 của UBND tỉnh Quảng Nam)
1. Nhóm chỉ số về môi trường kinh doanh theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới (WB)
STT
Chỉ số
Cơ quan theo dõi
Nhiệm vụ, giải pháp
Thời gian
1
Khởi sự kinh doanh
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Nghiên cứu các giải pháp phù hợp nhằm tăng nhanh số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động. Mục tiêu năm 2022 có trên 9.000 doanh nghiệp đang hoạt động.
Thường xuyên
2
Cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan
Sở Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường; Công an tỉnh
Đẩy mạnh áp dụng dịch vụ trực tuyến; rút ngắn thời gian ở mỗi bước đối với một số thủ tục như thẩm định thiết kế cơ sở; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; thẩm duyệt và nghiệm thu phòng cháy chữa cháy…
Thường xuyên
3
Tiếp cận điện năng
Công ty Điện lực Quảng Nam
Tiếp tục rà soát, rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng; đẩy mạnh áp dụng dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết các thủ tục của ngành điện theo Thông tư số 13/2020/TT-BCT ngày 18/6/2020 về Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; Quyết định số 1539/QĐ- UBND ngày 27/5/2019 của UBND tỉnh về Ban hành Quy trình một cửa liên thông giữa Cơ quan nhà nước và điện lực.
Thường xuyên
4
Tiếp cận tín dụng
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Nam
Tiếp tục cải cách thủ tục cho vay; tập trung vốn cho vay lĩnh vực ưu tiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án phát triển kinh tế xã hội trọng tâm của tỉnh; đẩy mạnh các chương trình cho vay kết nối giữa Ngân hàng và doanh nghiệp, người dân.
Thường xuyên
5
Đăng ký tài sản
Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thị xã, thành phố
Đẩy mạnh liên thông các thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục về tiếp cận đất đai; đẩy mạnh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư và tạo quỹ đất sạch.
Thường xuyên
6
Nộp thuế
Cục Thuế tỉnh
Đẩy mạnh áp dụng dịch vụ công trực tuyến về kê khai thuế, nộp thuế điện tử, hoàn thuế…
Thường xuyên
7
Nộp bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội tỉnh
Đẩy mạnh áp dụng dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục nộp bảo hiểm của doanh nghiệp.
Thường xuyên
8
Giao dịch thương mại qua biên giới
Cục Hải quan tỉnh
Tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hải quan; đẩy mạnh áp dụng dịch vụ công trực tuyến và kết nối dữ liệu giữa các cơ quan liên quan.
Thường xuyên
9
Giải quyết tranh chấp hợp đồng và giải quyết phá sản doanh nghiệp
Tòa án nhân dân tỉnh
Nâng cao chất lượng hoạt động của Tòa án nhân dân hai cấp (cấp tỉnh và cấp huyện) trong việc xét xử, giải quyết các vụ án tranh chấp về thương mại, kinh doanh, phá sản đối với doanh nghiệp; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Tòa án hai cấp để giảm bớt thời gian tố tụng, hạn chế tối đa thời gian đi lại của những người tham gia tố tụng tại Tòa án.
Thường xuyên
2. Nhóm Chỉ số/ Chỉ số thành phần của các Bộ chỉ số xếp hạng quốc tế
STT
Nhóm chỉ số/Chỉ số thành phần
Cơ quan theo dõi cải thiện
Nhiệm vụ, giải pháp
Thời gian
I
Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 (của Diễn đàn kinh tế thế giới - WEF)
1
Chi phí tuân thủ pháp luật
Sở Tư pháp
Tăng cường hỗ trợ tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho doanh nghiệp; phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh tập trung tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn công tác thi hành án dân sự và công tác xử lý phá sản trên địa bàn tỉnh; đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật.
Thường xuyên
2
Chất lượng quản lý hành chính đất đai
Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thị xã, thành phố
Tiếp tục tham mưu, đề xuất giải pháp tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận đất đai để triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh đảm bảo vấn đề môi trường và đúng quy định của pháp luật.
Thường xuyên
3
Ứng dụng công nghệ thông tin
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố
Đẩy mạnh giải quyết TTHC ở dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cho doanh nghiệp và người dân.
Thường xuyên
4
Chất lượng đào tạo nghề
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Tham mưu, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp. Đề xuất cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo lao động mới hoặc cung cấp dịch vụ đào tạo lao động theo nhu cầu của doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đào tạo lao động, cung ứng nguồn lao động đáp ứng nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển của tỉnh.
Thường xuyên
5
Tăng trưởng về doanh nghiệp đổi mới sáng tạo
Sở Khoa học và Công nghệ; Ban điều hành hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tỉnh
Tiếp tục tham mưu giải pháp xây dựng phát triển Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tỉnh; tập trung hỗ trợ, đào tạo các dự án khởi nghiệp đã được công nhận; hỗ trợ kết nối đào tạo và xây dựng các Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đảm bảo đạt chuẩn theo quy định.
Thường xuyên
6
Tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Nam
Tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn vay.
Thường xuyên
II
Năng lực đổi mới sáng tạo-GII (của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới)
1
Hạ tầng công nghệ thông tin
Sở Thông tin và Truyền thông
Triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 438/KH-UBND ngày 19/01/2022 về Chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ tốt hơn cho công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và giải quyết TTHC cho doanh nghiệp và người dân.
Thường xuyên
2
Hợp tác nghiên cứu nhà trường - doanh nghiệp; Giáo dục đào tạo
Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tham mưu các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo các ngành nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, đặc biệt về quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính, công nghệ thông tin…; đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu giữa nhà trường và doanh nghiệp trong bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và các kỹ năng mềm cho sinh viên.
- Nâng cao chất lượng đào tạo bậc giáo dục phổ thông tại tỉnh; định hướng nghề nghiệp ở bậc phổ thông nhằm giúp cho học sinh chủ động lựa chọn ngành nghề phù hợp, góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp.
Thường xuyên
3
Tuyển dụng lao động
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Phát huy vai trò của trung tâm giới thiệu việc làm Quảng Nam trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động; tăng cường và nâng cao chất lượng các phiên giao dịch việc làm, vận động sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề và thu hút nhiều đối tượng lao động tham gia góp phần giảm chi phí tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp.
Thường xuyên
III
Quyền tài sản - IPRI (của Liên minh quyền tài sản)
1
Quyền sở hữu trí tuệ
Sở Khoa học và Công nghệ
Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý của đơn vị.
Thường xuyên
IV
Hiệu quả Logistic (của WB)
Sở Công Thương
Tham mưu, đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp logistics và nâng cao chất lượng dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh.
Thường xuyên
V
Năng lực cạnh tranh du lịch (của WEF)
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian thẩm định, cấp các loại giấy phép, chứng chỉ liên quan tới hoạt động kinh doanh du lịch, khách sạn của các doanh nghiệp. Tham mưu, kiến nghị bãi bỏ các quy định pháp luật về du lịch, dịch vụ liên quan không hợp lý và không còn phù hợp,
Thường xuyên | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Nam",
"promulgation_date": "28/01/2022",
"sign_number": "342/QĐ-UBND",
"signer": "Hồ Quang Bửu",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-08-2014-QD-UBND-quan-ly-su-dung-xe-van-chuyen-hanh-khach-hang-hoa-Lai-Chau-246683.aspx | Quyết định 08/2014/QĐ-UBND quản lý sử dụng xe vận chuyển hành khách hàng hoá Lai Châu | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 08/2014/QĐ-UBND
Lai Châu, ngày 11 tháng 4 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG XE THÔ SƠ, XE GẮN MÁY, XE MÔTÔ HAI BÁNH, XE MÔTÔ BA BÁNH VÀ CÁC LOẠI XE TƯƠNG TỰ ĐỂ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Thông tư số 08/2009/TT-BGTVT ngày 23/6/2009 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách hàng hoá;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Lai Châu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định quản lý sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Lai Châu”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Khắc Chử
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ SỬ DỤNG XE THÔ SƠ, XE GẮN MÁY, XE MÔTÔ HAI BÁNH, XE MÔTÔ BA BÁNH VÀ CÁC LOẠI XE TƯƠNG TỰ ĐỂ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 08/2014/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.
Quy định về việc quản lý sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh và các loại tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 2. Đối tượng áp dụng.
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng xe thô sơ; xe gắn máy; xe môtô hai bánh; xe môtô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 3. Các từ ngữ trong quy định này được hiểu như sau:
1. Xe thô sơ: là xe không di chuyển bằng sức động cơ như xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
2. Xe gắn máy: là xe cơ giới hai bánh, có dung tích xi lanh dưới 50cm3 (trừ xe có động cơ điện).
3. Xe mô tô hai bánh: là xe cơ giới hai bánh, có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên.
4. Xe mô tô ba bánh: là xe cơ giới ba bánh, có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên, có trọng lượng bản thân không lớn hơn 400kg và có sức trở người dưới 500kg.
Chương II
QUY ĐỊNH VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HOÁ BẰNG XE THÔ SƠ, XE GẮN MÁY, XE MÔTÔ HAI BÁNH, XE MÔTÔ BA BÁNH VÀ CÁC LOẠI XE TƯƠNG TỰ
Điều 4. Người điều khiển phương tiện
1. Phải đảm bảo quy định tại Điều 58 và Điều 63, Luật Giao thông đường bộ đó là:
- Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe theo quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ: Giấy phép lái xe, đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55, Luật Giao thông đường bộ), giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Trang bị mũ bảo hiểm cho hành khách đi xe đối với các loại xe bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.
3. Trường hợp kinh doanh vận tải phải bổ sung thêm các điều kiện:
- Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có giấy đăng ký tham gia vận chuyển hành khách, hàng hoá (Phụ lục 1);
- Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải đeo phù hiệu (Phụ lục 2).
Điều 5. Phương tiện vận chuyển.
1. Xe gắn máy, xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh và các loại xe tương tự phải bảo đảm quy định tại Điều 53, Luật Giao thông đường bộ.
2. Xe thô sơ phải đảm bảo đúng kích thước, quy cách, kiểu mẫu, vật liệu, cấu tạo theo thiết kế quy định.
Điều 6. Quy định về sử dụng.
1. Các loại xe thô sơ không được vận chuyển hành khách trừ xe xích lô.
2. Cấm sử dụng xe thô sơ các loại tham gia giao thông vào mục đích quảng cáo, bán hàng rong trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và một số tuyến phố chính trong đô thị.
3. Các loại xe cơ giới được phép chở khách bao gồm: xe gắn máy, xe môtô 2 bánh, xe môtô 3 bánh.
4. UBND các huyện, thành phố quy định phạm vi và thời gian hoạt động đối với xe cơ giới ba bánh có đăng ký và các loại xe tương tự.
5. Xe cơ giới ba bánh chuyên dùng thu gom rác thải phục vụ vệ sinh môi trường đã được đăng ký, cấp biển số chỉ được phép hoạt động trên các tuyến phố chính thời gian sớm nhất từ 21h hôm trước và muộn nhất từ 5h00 ngày hôm sau.
Điều 7. Quy định về điểm dừng đón, trả khách, hàng hoá và nơi đỗ xe.
1. Xe thô sơ, xe gắn máy, xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh và các loại xe tương tự được phép đón, trả khách, hàng hoá theo nhu cầu của khách và tại các điểm theo quy định, nhưng việc dừng đỗ để đón trả khách không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây: Bên trái đường một chiều; Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; Trên cầu, đường song song với một xe khác đang dừng, đỗ; Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
2. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức khảo sát và xác định các điểm dừng, đỗ, đón trả khách và hàng hoá của các phương tiện tại địa bàn quản lý. Để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị có thể giao các Hợp tác xã, tổ, đội hay nghiệp đoàn tự quản lý và khai thác các điểm dừng, đón trả khách.
- Lắp đặt biển báo hiệu giao thông đường bộ phù hợp với Quy định này đối với các tuyến đường thuộc thẩm quyền quản lý.
- Quy định vị trí tập kết rác thải tập trung sao cho thuận lợi bốc rác thải lên xe nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và an toàn giao thông.
Điều 8. Thủ tục Đăng ký và cấp phù hiệu hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự.
1. Các đối tượng tham gia kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hoá bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự phải trực tiếp gửi giấy đăng ký tham gia vận tải hàng hoá, hành khách đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký và xác nhận (trường hợp tổ, đội, nghiệp đoàn, hợp tác xã, doanh nghiệp được cử người đi làm thủ tục).
Các thủ tục gồm:
a. Đơn đăng ký hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự (theo mẫu phụ lục 01);
b. Bản sao giấy chứng minh nhân dân;
c. Bản sao hộ khẩu thường trú hoặc giấy tạm trú hợp pháp;
d. Trường hợp là doanh nghiệp, hợp tác xã phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hành nghề theo quy định;
e. Bản sao Giấy phép lái xe (nếu điều khiển loại xe cần có giấy phép theo quy định);
f. Bản sao Giấy đăng ký xe;
g. 02 ảnh mầu 3x4 (cm)
Các bản sao trên là bản phô tô có chứng thực hoặc bản phô tô kèm theo bản chính để đối chiếu.
2. Phòng Quản lý đô thị thành phố hoặc Phòng Công thương các huyện căn cứ theo nhu cầu vận tải của địa phương, chịu trách nhiệm chứng nhận việc đăng ký tham gia kinh doanh vận chuyển; đồng thời kiểm tra, theo dõi, tổng hợp báo cáo Sở Giao thông Vận tải vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm;
3. Kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, chậm nhất là 03 ngày làm việc Phòng Quản lý đô thị, Phòng Công thương phải chứng nhận vào giấy đăng ký cho hộ kinh doanh, tổ, đội, nghiệp đoàn, hợp tác xã, doanh nghiệp;
4. Phù hiệu cấp cho tổ chức, cá nhân có giá trị không quá 02 năm kể từ ngày cấp (Trường hợp cá nhân chỉ tạm trú tại địa phương thì được cấp đến hết thời gian tạm trú nhưng không được quá 02 năm).
5. Trình tự cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, biển hiệu do bị mất, bị hỏng hoặc hết thời hạn sử dụng. Hồ sơ đề nghị cấp lại gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại biển hiệu theo mẫu (Phụ lục 1 kèm theo Quy định này);
b) 02 ảnh 3x4 (cm);
c) Biển hiệu cũ kèm theo (nếu có).
Trường hợp biển hiệu bị mất, hư hỏng thì trong đơn phải nêu rõ lý do, có xác nhận của tổ, đội tự quản (nếu có). Cơ quan cấp biển hiệu kiểm tra, nếu đúng như đơn trình bày thì cấp lại biển hiệu theo thủ tục quy định.
Điều 9. Thu hồi giấy đăng ký
1. Giấy đăng ký tham gia kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hoá đã cấp sẽ bị thu hồi khi phát hiện có vi phạm quy định về vận chuyển hàng hoá, hành khách theo Quy định này.
2. Uỷ ban nhân các huyện, thành phố có quyết định thu hồi Giấy đăng ký tham gia kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hoá đã cấp báo cho cơ quan liên quan tại địa phương biết và báo cáo Sở Giao thông Vận tải.
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN
Điều 10. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố.
1. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố uỷ quyền cho Phòng Quản lý đô thị thành phố hoặc Phòng Công thương các huyện quản lý đối với hoạt động vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn quản lý.
2. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về tình trạng hoạt động vận tải hành khách, hàng hoá của các phương tiện được phép hoạt động trên địa bàn.
3. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá, tổng kết 6 tháng, 01 năm việc thực hiện quy định này báo cáo UBND tỉnh thông qua Sở Giao thông Vận tải tổng hợp.
4. Quy định các hình thức, tổ chức để khuyến khích thành lập hợp tác xã, tổ, đội hay nghiệp đoàn theo hình thức tự quản trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, hàng hoá.
Điều 11. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành.
1. Sở Giao thông Vận tải.
a, Tổ chức hướng dẫn và đôn đốc UBND các huyện, thành phố thực hiện Quy định này;
b, Tổ chức kiểm tra, kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho các phương tiện theo đúng Quy định;
c, Tổ chức đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh theo quy định.
d, Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm của chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện theo quy định hiện hành.
e, Tổ chức kiểm tra, theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện Quy định này và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo và bổ sung, sửa đổi kịp thời.
2. Công an tỉnh.
a, Tổ chức thực hiện đăng ký, cấp biển số cho các phương tiện theo quy định hiện hành.
b, Chỉ đạo lực lượng đơn vị trực thuộc phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Ban ATGT tỉnh, UBND các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành có liên quan và các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan đoàn thể theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến quy định này đến các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh để vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Tổ chức thực hiện.
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định này.
2. Việc sửa đổi, bổ sung thay thế Quy định này do UBND tỉnh Quyết định trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải để đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành và thực tiễn ở địa phương./.
PHỤ LỤC 1:
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH (HÀNG HÓA) BẰNG XE.....
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
............ngày....... tháng........năm....
ĐƠN ĐỀ NGHỊ VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH (HÀNG HOÁ)
BẰNG XE………………………………...
Kính gửi:......................................................
Tên tôi là:....................................................................
Quê quán:...................................................................
Nơi ở hiện nay:...........................................................
Số CMND:...................................................................
Đăng ký hoạt động vận tải hành khách (hàng hóa) bằng xe......... ……………. ; Biển số:......................
Điểm đỗ để lấy khách (hàng hóa)...............................
Trang phục hoặc phù hiệu : .......................................
Cam đoan của chủ phương tiện (chấp hành đúng quy định về điểm đón trả khách hoặc hàng hóa, quy định về thời gian, phạm vi hoạt động, giá cước)
...................................................................................
...................................................................................
Người làm đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)
Mặt 1
Xác nhận của cơ quan cấp
phép ……….
…………………………….
Đăng ký hoạt động vận tải hành khách (hàng hóa) bằng xe..…..…
Có giá trị
đến ngày ..... tháng …. năm ....
Số ............/
Ngày….. tháng….. năm…...
(Ký tên, đóng dấu)
Mặt 2
Ghi chú:
- Khổ đơn vận tải khách hoặc hàng hoá là 8 (cm) x 12 (cm)
- Nền giấy trắng mực đen.
PHỤ LỤC 2:
MẪU PHÙ HIỆU (KÍCH THƯỚC 6CM X 9CM)
CƠ QUAN CẤP PHÉP ……………
Ảnh màu
(3 x 4)
Họ và tên:.............................................................
Mã số:..................................................................
Điểm đón khách ( hàng hóa )...............................
Thời hạn:.............................................................. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lai Châu",
"promulgation_date": "11/04/2014",
"sign_number": "08/2014/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Khắc Chử",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-1803-QD-UBND-2021-Dieu-le-bo-sung-Quy-Khuyen-hoc-Luong-The-Vinh-tinh-Nam-Dinh-486207.aspx | Quyết định 1803/QĐ-UBND 2021 Điều lệ bổ sung Quỹ Khuyến học Lương Thế Vinh tỉnh Nam Định | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1803/QĐ-UBND
Nam Định, ngày 23 tháng 8 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG NHẬN ĐIỀU LỆ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUỸ KHUYẾN HỌC LƯƠNG THẾ VINH TỈNH NAM ĐỊNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 về tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện;
Căn cứ Thông tư số 04/2020/TT-BNV ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 về tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện;
Theo đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ Khuyến học Lương Thế Vinh tỉnh Nam Định và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1758/TTr- SNV ngày 18/8/2021 về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ và công nhận thành viên Hội đồng quản lý Quỹ Khuyến học Lương Thế Vinh tỉnh Nam Định, nhiệm kỳ 2021-2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Công nhận Điều lệ sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất của Quỹ Khuyến học Lương Thế Vinh tỉnh Nam Định ban hành kèm theo Quyết định này. Điều lệ này thay thế Điều lệ được công nhận tại Quyết định số 1596/QĐ- UBND ngày 23/9/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định về việc cấp Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ Khuyến học Lương Thế Vinh tỉnh Nam Định.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Khuyến học Lương Thế Vinh tỉnh Nam Định, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan và Chánh Văn phòng UBND tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Báo Nam Định;
- Cổng TTĐT tỉnh, VP UBND tỉnh;
- Lưu: VP1, VP8, VP7.
CHỦ TỊCH
Phạm Đình Nghị
ĐIỀU LỆ
QUỸ KHUYẾN HỌC LƯƠNG THẾ VINH TỈNH NAM ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số 1803/QĐ-UBND ngày 23/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Tên gọi, trụ sở của Quỹ
1. Tên gọi:
a) Tên tiếng Việt: Quỹ Khuyến học Lương Thế Vinh tỉnh Nam Định.
b) Tên tiếng Anh: Luong The Vinh Scholarship Fund of Nam Dinh Province
c) Tên viết tắt: Luong The Vinh Scholarship Fund (LTV SF)
2. Trụ sở đặt tại: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định - Số 165 đường Hùng Vương, phường Vị Hoàng, TP Nam Định, tỉnh Nam Định.
Điều 2. Tôn chỉ, mục đích
Quỹ Khuyến học Lương Thế Vinh tỉnh Nam Định (sau đây gọi tắt là Quỹ) là Quỹ xã hội hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt khởi xướng cùng Công ty Cổ phần Him Lam, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Nam Định sáng lập nhằm: Khen thưởng, hỗ trợ cho học sinh, sinh viên đạt thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện; khen thưởng giáo viên có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực công tác; hỗ trợ, khích lệ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý
1. Quỹ được hình thành từ tài sản đóng góp ban đầu của các sáng lập viên và tăng trưởng tài sản Quỹ trên cơ sở vận động tài trợ, vận động quyên góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của Quỹ.
2. Quỹ được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc:
a) Thành lập và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận;
b) Tự nguyện, tự chủ, tự trang trải kinh phí và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của Quỹ;
c) Tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ được Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định công nhận, chịu sự quản lý nhà nước của UBND tỉnh Nam Định về ngành, lĩnh vực Quỹ hoạt động;
d) Công khai, minh bạch về tổ chức, hoạt động và thu, chi tài chính, tài sản của Quỹ theo quy định;
đ) Không phân chia tài sản của Quỹ trong quá trình Quỹ đang hoạt động.
3. Quỹ có phạm vi hoạt động trên địa bàn tỉnh Nam Định.
4. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Sáng lập viên thành lập Quỹ
1. Sáng lập viên 1: Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt.
Đã tặng Quỹ 3.000.000.000 đồng (Ba tỷ đồng) và chuyển vào tài khoản của Quỹ.
2. Sáng lập viên 2: Công ty Cổ phần Him Lam
Đã tặng Quỹ 3.000.000.000 đồng (Ba tỷ đồng) và chuyển vào tài khoản của Quỹ.
3. Sáng lập viên 3: UBND tỉnh Nam Định.
4. Tổng Quỹ sáng lập là 6.000.000.000 đồng (Sáu tỷ đồng). Các sáng lập viên không rút tài sản Quỹ trong quá trình hoạt động.
Chương II
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ; QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ
Điều 5. Chức năng, nhiệm vụ
1. Sử dụng tài sản của Quỹ để khen thưởng, hỗ trợ cho các đối tượng phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.
2. Tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài sản từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, hiến, tặng hoặc bằng các hình thức khác phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.
Điều 6. Quyền hạn và nghĩa vụ
1. Quyền hạn của Quỹ:
a) Tổ chức, hoạt động theo pháp luật và Điều lệ đã được UBND tỉnh Nam Định công nhận;
b) Vận động quyên góp, tài trợ cho Quỹ; tiếp nhận tài sản do các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước tài trợ, hiến, tặng hoặc bằng các hình thức khác theo đúng mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật. Tổ chức các hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo tồn và tăng trưởng tài sản Quỹ;
c) Được phối hợp với cá nhân, tổ chức để vận động quyên góp, vận động tài trợ cho Quỹ theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của Quỹ:
a) Quỹ chỉ được tiếp nhận tài trợ, vận động tài trợ trong phạm vi hoạt động theo điều lệ của Quỹ;
b) Thực hiện tài trợ đúng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức đã ủy quyền phù hợp với mục đích của Quỹ;
c) Lưu trữ và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, các chứng từ, tài liệu về tài sản, tài chính của Quỹ, nghị quyết, biên bản về các hoạt động của Quỹ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
d) Sử dụng tài sản, tài chính tiết kiệm và hiệu quả theo đúng mục đích của Quỹ và quy định pháp luật hiện hành;
đ) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân tài trợ và cộng đồng theo quy định của pháp luật. Có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Quỹ và báo cáo kết quả giải quyết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Hàng năm, Quỹ báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và tài chính với UBND tỉnh Nam Định qua Sở Nội vụ tỉnh Nam Định trước ngày 31 tháng 12;
g) Thực hiện các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến tổ chức, hoạt động của Quỹ và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ Quỹ.
Chương III
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG
Điều 7. Cơ cấu tổ chức
1. Hội đồng quản lý Quỹ.
2. Ban Kiểm soát Quỹ.
3. Tổ giúp việc.
Điều 8. Hội đồng quản lý Quỹ
1. Hội đồng quản lý Quỹ là cơ quan quản lý của Quỹ, nhân danh Quỹ để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Quỹ; các thành viên phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích. Hội đồng quản lý Quỹ có tối thiểu 03 thành viên do sáng lập viên đề cử, trường hợp không có đề cử của sáng lập viên thành lập Quỹ, Hội đồng quản lý Quỹ nhiệm kỳ trước bầu ra Hội đồng quản lý Quỹ nhiệm kỳ tiếp theo và được UBND tỉnh Nam Định công nhận. Nhiệm kỳ Hội đồng quản lý Quỹ không quá 05 năm.
Hội đồng quản lý Quỹ gồm: Chủ tịch danh dự là đồng chí Bí thư Tỉnh ủy; Chủ tịch Quỹ là đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh; các Phó Chủ tịch; Giám đốc điều hành Quỹ và các thành viên.
2. Hội đồng quản lý Quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động hàng năm; các giải pháp phát triển Quỹ;
b) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý Quỹ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quyết định thành lập Ban Kiểm soát Quỹ; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Quỹ; quyết định người phụ trách công tác kế toán và người quản lý khác quy định tại Điều lệ Quỹ;
c) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý Quỹ theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ; Quyết định thành lập pháp nhân trực thuộc Quỹ theo quy định của pháp luật; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện Quỹ theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ; Quyết định giải thể hoặc đề xuất những thay đổi về Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ Quỹ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Đổi tên; sửa đổi, bổ sung Điều lệ Quỹ;
đ) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng tài sản, tài chính Quỹ;
e) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có Quyết định công nhận Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) và công nhận Hội đồng quản lý Quỹ, Hội đồng quản lý Quỹ có trách nhiệm xây dựng, ban hành: quy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, các định mức chi của Quỹ; quy định công tác khen thưởng, kỷ luật và giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Quỹ; quy định về thời gian làm việc, việc sử dụng lao động và sử dụng con dấu của Quỹ; quy định cụ thể việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý; quy định cụ thể việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc và Quy chế làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ; các quy định trong nội bộ Quỹ phù hợp với quy định của Điều lệ Quỹ và quy định của pháp luật.
g) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 về tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện, các quy định pháp luật có liên quan và Điều lệ Quỹ.
3. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ:
a) Cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ triệu tập và chủ trì. Hội đồng quản lý Quỹ họp định kỳ một năm một lần, có thể họp bất thường theo yêu cầu của quá bán số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ để giải quyết các vấn đề cấp bách của Quỹ. Cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ được coi là hợp lệ khi có hai phần ba (2/3) số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ tham dự;
b) Mỗi thành viên Hội đồng quản lý Quỹ có một (01) phiếu biểu quyết. Trong trường hợp số thành viên có mặt tại cuộc họp không đầy đủ, người chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ xin ý kiến bằng văn bản, ý kiến bằng văn bản của thành viên vắng mặt có giá trị như ý kiến của thành viên có mặt tại cuộc họp;
c) Các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ được thông qua khi có hai phần ba (2/3) thành viên Hội đồng quản lý Quỹ biểu quyết tán thành.
Điều 9. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ
1. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ là công dân Việt Nam được Hội đồng quản lý Quỹ bầu và là người đại diện theo pháp luật của Quỹ.
2. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ;
b) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng quản lý Quỹ hoặc để lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ;
c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ;
d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;
đ) Thay mặt Hội đồng quản lý Quỹ ký các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;
e) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP và Điều lệ Quỹ.
3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ không quá 05 năm. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
4. Trường hợp vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ ủy quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ Quỹ.
Điều 10. Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ
1. Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ bầu và có nhiệm kỳ cùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý Quỹ.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ điều hành các hoạt động của Quỹ theo sự phân công của Hội đồng quản lý Quỹ và thực hiện nhiệm vụ theo sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ.
Điều 11. Giám đốc Quỹ
1. Giám đốc Quỹ là Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định, do Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm.
2. Giám đốc Quỹ là người điều hành công việc hằng ngày của Quỹ, chịu sự giám sát của Hội đồng quản lý Quỹ, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý Quỹ và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc Quỹ không quá 05 năm, có thể được bổ nhiệm lại.
3. Giám đốc Quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Điều hành và quản lý các hoạt động của Quỹ, chấp hành các định mức chi tiêu của Quỹ theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản lý, điều lệ Quỹ và các quy định của pháp luật;
b) Ban hành các văn bản thuộc trách nhiệm điều hành của Giám đốc và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình;
c) Báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của Quỹ với Hội đồng quản lý Quỹ và cơ quan có thẩm quyền;
d) Chịu trách nhiệm quản lý tài sản của Quỹ theo điều lệ Quỹ và các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, tài sản;
đ) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của điều lệ Quỹ và quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ.
Điều 12. Phụ trách kế toán của Quỹ
1. Người phụ trách kế toán Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Quỹ và thực hiện tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế phụ trách kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
2. Người được giao phụ trách kế toán của Quỹ có trách nhiệm giúp Giám đốc Quỹ tổ chức, thực hiện công tác kế toán, thống kê của Quỹ theo quy định của pháp luật.
3. Không bổ nhiệm người phụ trách kế toán thuộc trường hợp những người không được làm kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
4. Người phụ trách kế toán chịu trách nhiệm quyết toán khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể Quỹ hoặc chuyển công tác khác.
Điều 13. Ban Kiểm soát Quỹ
1. Ban Kiểm soát Quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định thành lập theo nghị quyết của Hội đồng quản lý Quỹ. Ban Kiểm soát Quỹ có 03 thành viên, gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và ủy viên.
2. Ban Kiểm soát Quỹ hoạt động độc lập và có nhiệm vụ sau:
a) Kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ theo điều lệ và các quy định của pháp luật;
b) Giải quyết đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân gửi đến Quỹ;
c) Báo cáo, kiến nghị với Hội đồng quản lý Quỹ về kết quả kiểm tra, giám sát và tình hình tài chính của Quỹ.
Điều 14:
Tổ giúp việc
Tổ giúp việc do Giám đốc Quỹ thành lập, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, có nhiệm vụ giúp Giám đốc Quỹ triển khai công việc hằng ngày của Quỹ, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Quỹ và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Chương IV
VẬN ĐỘNG QUYÊN GÓP, TIẾP NHẬN TÀI TRỢ, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN KHEN THƯỞNG, HỖ TRỢ
Điều 15. Vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ
1. Quỹ được vận động quyên góp, vận động tài trợ trong nước và nước ngoài nhằm thực hiện mục đích hoạt động theo quy định của Điều lệ Quỹ và theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản vận động quyên góp, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước cho Quỹ phải được nộp ngay vào Quỹ theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Đối với khoản tài trợ có mục đích, mục tiêu phải thực hiện đúng theo yêu cầu của nhà tài trợ.
Điều 16. Nguyên tắc vận động, tiếp nhận tài trợ
1. Việc vận động tài trợ tiền của cá nhân, tổ chức phải trên cơ sở tự nguyện với lòng hảo tâm, Quỹ không tự đặt ra mức huy động đóng góp tối thiểu để buộc cá nhân, tổ chức thực hiện.
2. Nội dung vận động, tiếp nhận tài trợ, việc quản lý, sử dụng tiền từ cá nhân, tổ chức đóng góp, tài trợ cho Quỹ phải công khai, minh bạch và phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức công khai bao gồm:
a) Niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận tài trợ;
b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Đối tượng, điều kiện khen thưởng, hỗ trợ
1. Đối tượng
- Học sinh, sinh viên, giáo viên đang sinh sống, học tập trên địa bàn tỉnh Nam Định đạt thành tích trong lĩnh vực giáo dục.
- Các đối tượng khác theo Quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ.
2. Điều kiện để được khen thưởng, hỗ trợ
- Học sinh, sinh viên đoạt giải cấp tỉnh, khu vực, quốc gia và quốc tế;
- Học sinh mồ côi cha mẹ (hoặc là con em gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn) quyết tâm vươn lên trong học tập, rèn luyện;
- Học sinh đạt kết quả xuất sắc trong kỳ thi tuyển vào các trường Đại học trong nước;
- Giáo viên đạt thành tích cao trong giảng dạy; trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, đào tạo học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế.
3. Mức khen thưởng, hỗ trợ, hình thức, quy trình thực hiện xét khen thưởng, tổ chức trao tặng cho các đối tượng được khen thưởng do Hội đồng quản lý Quỹ quy định.
Chương V
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN, TÀI CHÍNH
Điều 18. Nguồn thu
1. Thu từ đóng góp tự nguyện, tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật. Nguồn thu của Quỹ không bao gồm nguồn tài sản của các sáng lập viên theo quy định tại Điều 4 Điều lệ này.
2. Thu từ lãi tiền gửi.
3. Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
Điều 19. Sử dụng Quỹ
1. Chi tài trợ cho các đối tượng được nêu ở khoản 1 Điều 17 Điều lệ này.
2. Chi cho hoạt động quản lý Quỹ.
Điều 20. Nội dung chi cho hoạt động quản lý Quỹ
1. Nội dung chi hoạt động quản lý Quỹ bao gồm:
a) Chi mua sắm, sửa chữa vật tư văn phòng, tài sản phục vụ hoạt động của Quỹ;
b) Chi thanh toán dịch vụ công cộng phục vụ hoạt động của Quỹ;
c) Chi các khoản công tác phí phát sinh đi làm các nhiệm vụ vận động tài trợ;
d) Các khoản chi khác có liên quan đến hoạt động của Quỹ.
2. Định mức chi hoạt động quản lý Quỹ:
a) Hội đồng quản lý Quỹ quy định cụ thể tỷ lệ chi cho hoạt động quản lý Quỹ, không quá 5% tổng thu hàng năm của Quỹ;
b) Trường hợp nhu cầu chi thực tế cho hoạt động quản lý Quỹ vượt quá 5% tổng thu hàng năm của Quỹ thì Hội đồng quản lý Quỹ quy định mức chi nhưng tối đa không vượt quá 10% tổng thu hàng năm của Quỹ;
c) Trường hợp chi phí quản lý của Quỹ đến cuối năm không sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng theo quy định.
Điều 21. Quản lý tài chính, tài sản của Quỹ
1. Hội đồng quản lý Quỹ ban hành các quy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, các định mức chi tiêu của Quỹ; phê duyệt tỷ lệ chi cho hoạt động quản lý Quỹ, chuẩn y kế hoạch tài chính và xét duyệt quyết toán tài chính hàng năm của Quỹ.
2. Ban Kiểm soát Quỹ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ và báo cáo, kiến nghị với Hội đồng quản lý Quỹ về tình hình tài sản, tài chính của Quỹ.
3. Giám đốc Quỹ chấp hành các quy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, nguồn thu, các định mức chi tiêu của Quỹ theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản lý Quỹ trên cơ sở nhiệm vụ hoạt động đã được Hội đồng quản lý Quỹ thông qua; không được sử dụng tài sản, tài chính Quỹ vào các hoạt động khác ngoài mục đích của Quỹ.
4. Giám đốc Quỹ có trách nhiệm công khai tình hình tài sản, tài chính Quỹ hàng quý, năm theo các nội dung sau:
a) Danh sách, số tiền, hiện vật đóng góp, tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân cho Quỹ;
b) Danh sách, số tiền, hiện vật tổ chức, cá nhân được nhận từ Quỹ; công khai kết quả sử dụng và quyết toán thu, chi từng khoản đóng góp;
c) Báo cáo tình hình tài sản, tài chính và quyết toán quý, năm của Quỹ theo từng nội dung thu, chi theo Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
5. Đối với các khoản chi theo từng đợt vận động, việc báo cáo được thực hiện theo quy định hiện hành về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện.
6. Quỹ thực hiện công khai báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán Quỹ và kết luận của kiểm toán (nếu có) trên phương tiện thông tin đại chúng hàng năm theo quy định hiện hành.
Điều 22. Xử lý tài sản của Quỹ khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ có thời hạn hoạt động và giải thể Quỹ
1. Trường hợp Quỹ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì toàn bộ tiền và tài sản của Quỹ phải được tiến hành kiểm kê và có biên bản kiểm kê trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách; tuyệt đối không được phân chia tài sản của Quỹ. Tiền và tài sản của Quỹ mới được sáp nhập, hợp nhất, chia, tách phải bằng tổng số tiền và tài sản của Quỹ trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách theo biên bản kiểm kê tiền và tài sản. Tổng số tiền và tài sản của các Quỹ mới được chia, tách phải bằng với số tiền và tài sản của Quỹ trước khi chia, tách theo biên bản kiểm kê tiền và tài sản.
2. Trường hợp Quỹ bị đình chỉ hoạt động có thời hạn thì toàn bộ tiền và tài sản của Quỹ phải được kiểm kê và giữ nguyên hiện trạng tài sản. Trong thời gian bị đình chỉ có thời hạn hoạt động, Quỹ chỉ được chi các khoản có tính chất thường xuyên cho bộ máy hoạt động đến khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Trường hợp Quỹ bị giải thể, không được phân chia tài sản của Quỹ. Việc bán, thanh lý tài sản của Quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
4. Toàn bộ số tiền hiện có của Quỹ và tiền thu được do bán, thanh lý tài sản của Quỹ khi Quỹ giải thể được thanh toán theo thứ tự sau:
a) Chi phí giải thể Quỹ;
b) Nợ thuế và các khoản phải trả khác.
5. Đối với tài sản, tài chính tự có của Quỹ và tài sản, tài chính của tổ chức trong và ngoài nước tài trợ còn lại của Quỹ nộp vào ngân sách của tỉnh Nam Định. Đối với tài sản do ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (nếu có) Quỹ thực hiện chuyển giao cho Nhà nước để thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công.
Chương VI
HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH, ĐỔI TÊN; ĐÌNH CHỈ CÓ THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI THỂ QUỸ
Điều 23. Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên Quỹ
1. Việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên Quỹ thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự, Điều 39 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 về tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Hội đồng quản lý Quỹ có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên Quỹ theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Đình chỉ có thời hạn hoạt động của Quỹ
Việc đình chỉ có thời hạn hoạt động của Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 về tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện.
Điều 25. Giải thể Quỹ
1. Việc giải thể Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 về tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện.
2. Hội đồng quản lý Quỹ có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định giải thể Quỹ theo quy định của pháp luật.
Chương VII
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
ĐIỀU 26. KHEN THƯỞNG
1. Tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho hoạt động của Quỹ sẽ được Hội đồng quản lý Quỹ khen thưởng hoặc được Hội đồng quản lý Quỹ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Hội đồng quản lý Quỹ quy định cụ thể hình thức, thủ tục, thẩm quyền, trình tự xét khen thưởng trong nội bộ Quỹ.
Điều 27. Kỷ luật
1. Tổ chức thuộc Quỹ, những người làm việc tại Quỹ vi phạm quy định của Điều lệ này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại vật chất phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Hội đồng quản lý Quỹ quy định cụ thể hình thức, thủ tục, thẩm quyền trình tự xem xét, quyết định kỷ luật trong nội bộ Quỹ.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 28. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ
Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Quỹ phải được hai phần ba (2/3) thành viên Hội đồng quản lý Quỹ thông qua và phải được UBND tỉnh Nam Định quyết định công nhận.
Điều 29. Hiệu lực thi hành
1. Điều lệ Quỹ Khuyến học Lương Thế Vinh tỉnh Nam Định có 8 Chương, 29 Điều và có hiệu lực thi hành kể từ ngày được UBND tỉnh Nam Định công nhận.
2. Căn cứ các quy định pháp luật về Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện và Điều lệ Quỹ đã được công nhận, Hội đồng quản lý Quỹ Khuyến học Lương Thế Vinh tỉnh Nam Định có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Nam Định",
"promulgation_date": "23/08/2021",
"sign_number": "1803/QĐ-UBND",
"signer": "Phạm Đình Nghị",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Quyet-dinh-18-2019-QD-UBND-thoi-gian-hoat-dong-xe-cho-nguoi-bon-banh-gan-dong-tinh-Ha-Giang-424546.aspx | Quyết định 18/2019/QĐ-UBND thời gian hoạt động xe chở người bốn bánh gắn động tỉnh Hà Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 18/2019/QĐ-UBND
Hà Giang, ngày 13 tháng 9 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ PHẠM VI, TUYẾN ĐƯỜNG VÀ THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI XE CHỞ NGƯỜI BỐN BÁNH CÓ GẮN ĐỘNG CƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Thông tư số 86/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện đối với xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông trong phạm vi hạn chế;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 147/TTr-SGTVT ngày 12 tháng 8 năm 2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quyết định này Quy định về phạm vi, tuyến đường và thời gian hoạt động đối với xe chở người bốn bánh chạy bằng năng lượng điện hoặc động cơ xăng chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế tại thành phố Hà Giang và huyện Đồng Văn.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng xe bốn bánh chạy năng lượng điện hoặc động cơ xăng phục vụ chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế tại thành phố Hà Giang và huyện Đồng Văn đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2644/QĐ-UBND ngày 03/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang (sau đây gọi tắt là các đơn vị kinh doanh);
b) Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động vận tải khách bằng xe bốn bánh chạy năng lượng điện hoặc động cơ xăng phục vụ chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế tại thành phố Hà Giang và huyện Đồng Văn.
Điều 2. Phạm vi, tuyến đường hoạt động
1. Phạm vi hoạt động: Từ trung tâm thành phố, huyện, xã, phường và từ đầu mối giao thông đến các khu di tích lịch sử, văn hóa, điểm tham quan, du lịch; tuyến đường có mặt đường rộng tối thiểu 3,5 mét, có độ dốc dọc dưới 10% thuộc địa bàn thành phố Hà Giang và huyện Đồng Văn.
2. Tuyến đường hoạt động:
a) Tại địa bàn thành phố Hà Giang: Xe chỉ được phép hoạt động trên các tuyến đường sau:
- Lộ trình 1: Từ khu du lịch sinh thái Trường Xuân theo đường Nguyễn Văn Linh đến phố ẩm thực (tổ 1, phường Quang Trung) và ngược lại; địa điểm đón, trả khách tại Khu du lịch sinh thái Trường Xuân và phố ẩm thực;
- Lộ trình 2: Từ sân Bảo tàng tỉnh theo đường Trần Hưng Đạo - đường 20/8 đến làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Tha và thôn Hạ Thành xã Phương Độ và ngược lại; địa điểm đón, trả khách tại sân Bảo tàng tỉnh, làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Tha, thôn Hạ Thành;
- Lộ trình 3: Từ khu du lịch sinh thái Trường Xuân theo đường Nguyễn Văn Linh - đường Lý Thường Kiệt đến Làng văn hóa du lịch Bản Tùy, xã Ngọc Đường và ngược lại; địa điểm đón, trả khách tại khu du lịch sinh thái Trường Xuân và làng văn hóa du lịch Bản Tùy;
- Lộ trình 4: Từ khu du lịch sinh thái Trường Xuân theo đường Nguyễn Văn Linh - đường Lý Thường Kiệt - đường Nguyễn Thái Học - Chợ trung tâm thành phố - đường Trần Hưng Đạo - đường Trần Phú (sân vận động C10) và ngược lại; địa điểm đón, trả khách tại khu du lịch sinh thái Trường Xuân và sân vận động C10.
b) Tại địa bàn huyện Đồng Văn: Xe chỉ được phép hoạt động trên các tuyến đường sau:
- Lộ trình 1: Sân Nhà khách Lũng Cú (điểm đón khách) - nhà bán hàng lưu niệm chân Cột cờ Lũng Cú - đường bê tông cánh đồng thôn Thèn Pả - làng Văn hóa thôn Lô Lô Chải - chòi ngắm cảnh Đất Mũi, thôn Séo Lủng - sân Nhà khách Lũng Cú (điểm trả khách);
- Lộ trình 2: Cổng chợ Phố Cổ (điểm đón khách) - Đường Phố Cổ - Làng Nghiến - khu di tích Đồn Cao - cây đa Cổ thụ Thiên Hương - khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Trường Xuân - khu du lịch Hang Mây - cổng chợ Phố Cổ (điểm trả khách).
Điều 3. Thời gian hoạt động
1. Tại địa bàn thành phố Hà Giang từ 05 giờ 00 phút đến 22 giờ 30 phút hàng ngày.
2. Tại địa bàn huyện Đồng Văn:
a) Lộ trình 1: Từ 06 giờ 00 phút đến 18 giờ 00 phút hàng ngày;
b) Lộ trình 2: Từ 06 giờ 00 phút đến 23 giờ 00 phút hàng ngày.
Điều 4. Trách nhiệm của các cấp, các ngành
1. Đơn vị hoạt động thí điểm kinh doanh vận tải khách bằng xe bốn bánh chạy năng lượng điện hoặc động cơ xăng phục vụ chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế:
a) Duy trì đảm bảo các điều kiện về phương tiện, người điều khiển phương tiện theo quy định tại Điều 18, Điều 19 và Điều 26 Thông tư 86/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện đối với xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông trong phạm vi hạn chế;
b) Thực hiện nghiêm túc các quy định về phạm vi, tuyến đường và thời gian hoạt động được quy định tại Điều 3 và Điều 4 của quy định này;
c) Thực hiện lắp đặt đầy đủ các biển báo hiệu điểm dừng, đỗ xe tại các vị trí đã được chấp thuận theo đúng quy định;
d) Xây dựng nội quy hoạt động, trang bị đồng phục và thẻ tên cho lái xe; tổ chức triển khai đến lái xe của đơn vị thực hiện Quy định này;
đ) Chịu trách nhiệm khi lái xe điều khiển phương tiện hoạt động không đúng phạm vi, tuyến đường và thời gian theo quy định này;
e) Lập danh sách xe chở người bốn bánh và lái xe gửi Sở Giao thông vận tải, UBND huyện, thành phố nơi hoạt động để theo dõi, quản lý;
g) Thực hiện kê khai giá cước, phát hành vé theo quy định và niêm yết giá cước trên xe tại vị trí dễ quan sát.
2. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Giang, Ủy ban nhân dân huyện Đồng Văn:
a) Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Quy định này đến mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách bằng xe chở người bốn bánh có gắn động cơ trên địa bàn;
b) Căn cứ tình hình thực tế đảm bảo an toàn giao thông tại địa phương, thống nhất với Sở Giao thông vận tải và Công an tỉnh các điểm dừng, đỗ xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và lắp đặt các biển báo theo quy định;
c) Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và Sở Giao thông vận tải theo dõi, xử lý các vi phạm; đề xuất, tổ chức thực hiện các biện pháp để quản lý hoạt động của xe chở người bốn bánh có gắn động cơ nhằm hạn chế tai nạn giao thông, giám sát chặt chẽ việc thực hiện Quy định này, có biện pháp ngăn chặn không để phát sinh thêm xe ngoài số lượng xe đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2644/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2018;
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tập huấn văn hóa giao tiếp, ứng xử; tâm lý và phong tục tập quán của khách du lịch; kiến thức tiếng Anh cho đội ngũ lái xe và nhân viên phục vụ của đơn vị được phép hoạt động chở khách du lịch bằng xe chở người bốn bánh có gắn động cơ;
đ) Sau 06 tháng thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm báo cáo về Sở Giao thông vận tải để tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét kế hoạch triển khai trong thời gian tiếp theo. Định kỳ ngày 25 tháng 12 hàng năm báo cáo kết quả triển khai thí điểm về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải.
3. Sở Giao thông vận tải:
a) Phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, tuyên truyền, triển khai thực hiện nội dung của quy định này;
b) Chỉ đạo lực lượng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về hoạt động kinh doanh vận tải, dịch vụ vận tải bằng xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, người điều khiển phương tiện theo quy định của Pháp luật;
c) Chỉ đạo việc kiểm tra an toàn kỹ thuật, mỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe chở người bốn bánh có gắn động cơ tham gia hoạt động trong phạm vi hạn chế;
d) Phối hợp với Công an tỉnh theo dõi, xử lý các vi phạm; đề xuất, tổ chức thực hiện các biện pháp để quản lý hoạt động nhằm hạn chế tai nạn giao thông, giám sát thực hiện Quy định này;
đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh tuyến đường, thời gian hoạt động của xe chở người bốn bánh có gắn động cơ phù hợp với phát triển giao thông của tỉnh;
e) Tiếp nhận bản kê khai giá cước; hướng dẫn cho các đơn vị kinh doanh trong việc thực hiện kê khai, niêm yết giá cước theo quy định;
g) Sau 06 tháng thực hiện, tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét kế hoạch triển khai trong thời gian tiếp theo. Định kỳ ngày 25 tháng 12 hàng năm báo cáo kết quả triển khai thí điểm về Bộ Giao thông vận tải để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4. Công an tỉnh:
a) Tổ chức, hướng dẫn đăng ký cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe chở người bốn bánh có gắn động cơ theo đúng quy định;
b) Kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông theo quy định của Pháp luật và tại Quy định này.
5. Sở Tài chính:
Phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phí, giá theo quy định của Pháp luật.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Thông tin đến các đơn vị lữ hành về loại hình hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe bốn bánh có gắn động cơ và khuyến cáo du khách không yêu cầu xe đi ngoài phạm vi các tuyến đường được phép hoạt động;
b) Mở lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ lái xe của các đơn vị được phép thí điểm kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng xe chở người bốn bánh có gắn động cơ. Các quy định liên quan về tập huấn và cấp Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch cho lái xe thực hiện theo Điều 16 Thông tư liên tịch số 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 05 tháng 5 năm 2015.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2019.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Giao thông vận tải; Tài chính; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Giang; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đồng Văn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 6;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh;
- Trung tâm Thông tin - Công báo tỉnh;
- Vnpti Office;
- Lưu: VT, KTTH, CV (gt, nc).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hà Thị Minh Hạnh | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hà Giang",
"promulgation_date": "13/09/2019",
"sign_number": "18/2019/QĐ-UBND",
"signer": "Hà Thị Minh Hạnh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Quyet-dinh-16-2011-QD-UBND-gia-thoc-thu-thue-su-dung-dat-nong-nghiep-nam-2011-Nam-Dinh-228130.aspx | Quyết định 16/2011/QĐ-UBND giá thóc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2011 Nam Định | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 16/2011/QĐ-UBND
Nam Định, ngày 08 tháng 7 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC GIÁ THÓC THU THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2011
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp và Nghị định số 74-CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thông tư số 89/TC-TCT ngày 09/11/1993 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 74-CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn, giảm Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
Xét đề nghị của Cục Thuế tỉnh Nam Định tại Tờ trình số 3488/TTr-CT ngày 28/9/2011 và Sở Tài chính tại Tờ trình số 738/TT-STC ngày 28/6/2011 về việc giá thóc thu Thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định giá thóc thu Thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2011 là: 5.000 đồng/kg (Năm nghìn đồng/ một kilôgam).
Điều 2. Giao Cục thuế, Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện thu thuế sử dụng đất nông nghiệp theo dự toán đã giao.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/7/2011.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Cục trưởng Cục thuế, Giám đốc: Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
Phó CHỦ TỊCH
Đoàn Hồng Phong | {
"issuing_agency": "Tỉnh Nam Định",
"promulgation_date": "08/07/2011",
"sign_number": "16/2011/QĐ-UBND",
"signer": "Đoàn Hồng Phong",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-19-NQ-HDND-2018-to-chuc-ky-hop-thuong-le-Hoi-dong-nhan-dan-Nha-Be-Ho-Chi-Minh-2019-536642.aspx | Nghị quyết 19/NQ-HĐND 2018 tổ chức kỳ họp thường lệ Hội đồng nhân dân Nhà Bè Hồ Chí Minh 2019 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
HUYỆN NHÀ BÈ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 19/NQ-HĐND
Nhà Bè, ngày 20 tháng 12 năm 2018
NGHỊ QUYẾT
VỀ TỔ CHỨC CÁC KỲ HỌP THƯỜNG LỆ NĂM 2019 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN KHÓA X, NHIỆM KỲ 2016 - 2021
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN NHÀ BÈ
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ TÁM
Căn cứ Khoản 1 Điều 78 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015;
Xét Tờ trình số 04/TTr-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Thường trực Hội đồng nhân dân Huyện về tổ chức các kỳ họp thường lệ năm 2019 của Hội đồng nhân dân Huyện khóa X, nhiệm kỳ 2016 - 2021 và ý kiến đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua Tờ trình số 04/TTr-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Thường trực Hội đồng nhân dân Huyện về tổ chức các kỳ họp thường lệ năm 2019 của Hội đồng nhân dân Huyện khóa X, nhiệm kỳ 2016 - 2021, cụ thể như sau:
I. Kỳ họp thường lệ giữa năm 2019
1. Dự kiến thời gian tổ chức kỳ họp: Tháng 6 năm 2019.
2. Dự kiến thời gian kỳ họp: 01 ngày
3. Dự kiến nội dung kỳ họp
a) Thường trực Hội đồng nhân dân Huyện
- Báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng nhân dân 6 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.
- Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ giữa năm 2019.
- Tờ trình về chương trình hoạt động giám sát năm 2020 của Hội đồng nhân dân Huyện.
- Các Tờ trình khác của Thường trực Hội đồng nhân dân Huyện.
b) Các Ban Hội đồng nhân dân Huyện:
- Báo cáo kết quả giám sát 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.
- Báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân theo phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân Huyện.
c) Ủy ban nhân dân Huyện
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - văn hóa - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2019.
- Báo cáo thực hiện thu, chi ngân sách 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2019.
- Báo cáo quyết toán ngân sách Huyện năm 2018.
- Báo cáo kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại các hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ giữa năm 2019.
- Báo cáo kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri qua các hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện trước và sau kỳ họp thường lệ cuối năm 2018.
- Báo cáo kết quả trả lời chất vấn tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2018 Hội đồng nhân dân Huyện.
- Báo cáo kết quả nhiệm vụ năm học 2018 - 2019; phương hướng, nhiệm vụ năm học 2019 -2020.
- Tờ trình về kế hoạch xây dựng cơ bản năm 2020.
- Các Tờ trình khác của Ủy ban nhân dân Huyện.
d) Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huyện
- Thông báo kết quả tham gia xây dựng chính quyền 6 tháng đầu năm 2019 và những kiến nghị của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huyện với Hội đồng nhân dân Huyện.
e) Tòa án nhân dân Huyện, Viện Kiểm sát nhân dân Huyện, Chi cục Thi hành án dân sự Huyện
- Báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2019 và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.
4. Xem xét tờ trình, thông qua nghị quyết:
- Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - văn hóa - xã hội 6 tháng cuối năm 2019.
- Nghị quyết về phê duyệt quyết toán ngân sách Nhà nước Huyện năm 2018.
- Nghị quyết về kế hoạch xây dựng cơ bản năm 2020.
- Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát năm 2020 của Hội đồng nhân dân Huyện.
II. Kỳ họp thường lệ cuối năm 2019
1. Dự kiến thời gian tổ chức kỳ họp: Trước ngày 20 tháng 12 năm 2019.
2. Dự kiến thời gian kỳ họp: 01 ngày.
3. Dự kiến nội dung kỳ họp:
a) Thường trực Hội đồng nhân dân Huyện
- Báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng nhân dân Huyện năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020.
- Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2019.
- Tờ trình về tổ chức các kỳ họp thường lệ năm 2020 của Hội đồng nhân dân Huyện khóa X.
- Các Tờ trình khác của Thường trực Hội đồng nhân dân Huyện.
b) Các Ban Hội đồng nhân dân Huyện:
- Báo cáo kết quả giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân Huyện năm 2019.
- Báo báo thẩm tra các báo cáo, tờ trình theo phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân Huyện.
b) Ủy ban nhân dân Huyện:
- Báo cáo tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2019; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2020.
- Báo cáo kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại các hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2019.
- Báo cáo kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri qua các hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện trước và sau kỳ họp thường lệ giữa năm 2019.
- Báo cáo kết quả trả lời chất vấn tại kỳ họp thường lệ giữa năm 2019.
- Báo cáo tình hình, kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo năm 2019; phương hướng, nhiệm vụ năm 2020.
- Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2019 và nhiệm vụ năm 2020.
- Tờ trình về dự toán ngân sách năm 2020.
- Các Tờ trình khác của Ủy ban nhân dân Huyện.
c) Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huyện
- Báo cáo kết quả tham gia xây dựng chính quyền năm 2019 và những kiến nghị của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huyện với Hội đồng nhân dân Huyện.
d) Tòa án nhân dân Huyện, Viện Kiểm sát nhân dân Huyện, Chi cục Thi hành án dân sự Huyện
- Báo cáo kết quả hoạt động năm 2019; phương hướng, nhiệm vụ năm 2020.
4. Xem xét tờ trình, thông qua nghị quyết
- Nghị quyết về tổ chức các kỳ họp thường lệ năm 2020 của Hội đồng nhân dân Huyện khóa X, nhiệm kỳ 2016 - 2021.
- Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2020.
- Nghị quyết về dự toán ngân sách năm 2020.
Ngoài ra, căn cứ ý kiến đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân Huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện, Hội đồng nhân dân Huyện sẽ triệu tập đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện để tổ chức kỳ họp bất thường.
Điều 2. Hội đồng nhân dân Huyện giao Thường trực Hội đồng nhân dân Huyện, các Ban Hội đồng nhân dân căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày thông qua.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân Huyện khóa X, kỳ họp thứ tám thông qua ngày 20 tháng 12 năm 2018./.
Nơi nhận:
- Thường trực HĐND Thành phố;
- TT HU - HĐND - UBND Huyện;
- Ủy ban MTTQ VN và các Đoàn thể Huyện;
- Các Ban HĐND Huyện;
- Đại biểu HĐND Huyện;
- Các phòng, ban thuộc Huyện;
- Tòa án nhân dân, Viện KSND Huyện;
- Công an Huyện; Chi cục THADS Huyện;
- Thường trực HĐND các xã, thị trấn;
- VP HĐND và UBND Huyện: C/CVP;
- Lưu: VP, (H.80b).
CHỦ TỊCH
Phạm Minh Huấn | {
"issuing_agency": "Huyện Nhà Bè",
"promulgation_date": "20/12/2018",
"sign_number": "19/NQ-HĐND",
"signer": "Phạm Minh Huấn",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-672-QD-UBND-Dieu-le-sua-doi-bo-sung-Hoi-Y-te-cong-cong-Khanh-Hoa-2017-346486.aspx | Quyết định 672/QĐ-UBND Điều lệ sửa đổi bổ sung Hội Y tế công cộng Khánh Hòa 2017 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
Số: 672/QĐ-UBND
Khánh Hòa, ngày 13 tháng 03 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG TỈNH KHÁNH HÒA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Căn cứ Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP; Thông tư số 03/2014/TT-BNV ngày 19/6/2014 của Bộ Nội vụ sửa đổi Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Y tế công cộng tại Công văn số 06/HYTCCKH ngày 09/01/2017 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 522/SNV-TCBC ngày 09/3/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Điều lệ Hội Y tế công cộng tỉnh Khánh Hòa gồm 08 chương, 26 điều đã được Đại hội nhiệm kỳ III (2016-2021) thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2016, kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nội vụ, Y tế; các thành viên Ban Chấp hành Hội Y tế công cộng tỉnh Khánh Hòa và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- TT Công báo;
- Lưu: VT, SNV.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đắc Tài
ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG)
HỘI Y TẾ CÔNG CỘNG TỈNH KHÁNH HÒA
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Tên gọi, biểu tượng
1. Tên tiếng Việt: Hội Y tế Công cộng tỉnh Khánh Hòa
2. Tên tiếng nước ngoài: Khanh Hoa Public Health Association
3. Tên viết tắt (nếu có): Hội YTCC Khánh Hòa
4. Biểu tượng (nếu có): Không
Điều 2. Tôn chỉ, mục đích
1. Hội Y tế công cộng tỉnh Khánh Hòa là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của công dân, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực thuộc hệ thống Y tế công cộng Việt Nam.
2. Mục đích hoạt động của Hội Y tế công cộng tỉnh Khánh Hòa: Tập hợp, đoàn kết những người làm công tác thuộc lĩnh vực y tế công cộng nhằm hợp tác, giúp đỡ nhau góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân, phát triển chuyên ngành Y tế công cộng trong tỉnh và trong cả nước, hội nhập với khu vực và thế giới. Bảo vệ và chăm lo những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng cho hội viên.
Điều 3. Địa vị pháp lý, trụ sở
1. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng; hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trụ sở của Hội đặt tại Cơ quan Sở Y tế Khánh Hòa - 03 Hàn Thuyên - Nha Trang.
Điều 4. Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
1. Hội Y tế công cộng tỉnh Khánh Hòa hoạt động trong phạm vi tỉnh Khánh Hòa thuộc lĩnh vực y tế công cộng
2. Hội hoạt động chấp hành theo Pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo điều lệ Hội và chịu sự quản lý nhà nước của UBND tỉnh, Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa và các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hội theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
1. Tự nguyện, tự quản.
2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
4. Không vì mục đích lợi nhuận.
5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
Chương II
QUYỀN HẠN, NHIỆM VỤ
Điều 6. Quyền hạn
1. Tuyên truyền mục đích của Hội.
2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực Hội hoạt động. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.
7. Thành lập pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
8. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
9. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao.
Điều 7. Nhiệm vụ
1. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hội đã được phê duyệt. Không được lợi dụng hoạt động của Hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
2. Tập hợp, đoàn kết hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hội; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hội nhằm tham gia phát triển lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
3. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và Điều lệ, quy chế, quy định của Hội.
4. Đại diện hội viên tham gia, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
5. Hòa giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật.
6. Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của hội.
7. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hội theo đúng quy định của pháp luật.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Chương III
HỘI VIÊN
Điều 8. Hội viên, tiêu chuẩn hội viên
1. Hội viên của Hội gồm hội viên chính thức và hội viên danh dự:
a) Hội viên chính thức: Công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Y tế công cộng, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều này, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, có thể trở thành hội viên chính thức của Hội.
b) Hội viên danh dự: Những cá nhân có đóng góp lớn cho hội, thừa nhận điều lệ Hội và tài trợ cho hoạt động của Hội được xét công nhận là hội viên danh dự.
2. Tiêu chuẩn hội viên chính thức:
a) Công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực y tế công cộng hoặc liên quan đến lĩnh vực y tế công cộng.
b) Đang làm việc và cư trú tại tỉnh Khánh Hòa.
c) Có đơn xin gia nhập Hội thì được xét kết nạp vào Hội sau khi được Ban chấp hành Hội thông qua
Điều 9. Quyền của hội viên
1. Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.
3. Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
4. Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hội theo quy định của Hội.
5. Được giới thiệu hội viên mới.
6. Được khen thưởng theo quy định của Hội.
7. Được cấp thẻ hội viên (nếu có).
8. Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.
9. Hội viên liên kết, hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban Lãnh đạo, Ban Kiểm tra Hội.
Điều 10. Nghĩa vụ của hội viên
1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành Điều lệ, quy định của Hội.
2. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng Hội phát triển vững mạnh.
3. Bảo vệ uy tín của Hội, không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hội phân công bằng văn bản.
4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Hội.
5. Đóng hội phí đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Hội.
Điều 11. Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên; thủ tục ra hội
1. Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên
a) Người muốn vào Hội phải có đủ tiêu chuẩn và tự nguyện làm hồ sơ xin vào Hội theo mẫu.
b) Ban Chấp hành Hội là cơ quan xét quyết định kết nạp hội viên. Việc kết nạp hội viên mới phải được trên 2/3 (hai phần ba) số ủy viên Ban Chấp hành Hội tán thành bằng phiếu kín. Mỗi năm Hội tổ chức xét kết nạp hội viên một lần.
c) Căn cứ kết quả xét kết nạp của Ban Chấp hành Hội, Chủ tịch Hội là người ký quyết định kết nạp. Thời gian tham gia Hội của hội viên được tính từ ngày ra quyết định.
2. Thủ tục ra hội
a) Hội viên muốn ra Hội, tự nguyện làm đơn gửi Ban Chấp hành Hội.
b) Ban Thường vụ Hội xem xét đơn xin ra Hội và quyết định.
c) Khi ra Hội, phải trả lại thẻ hội viên.
3. Quy chế, thủ tục kết nạp hội viên, thủ tục ra Hội do Ban Chấp hành Hội ban hành.
Chương IV
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG
Điều 12. Cơ cấu tổ chức của Hội
1. Đại hội.
2. Ban Chấp hành Hội.
3. Ban Thường vụ.
4. Ban Thường trực
4. Ban Kiểm tra.
5. Văn phòng, các ban chuyên môn: Đào tạo - Tuyên truyền; Tài chính- Công tác xã hội.
6. Các tổ chức thuộc Hội: các Chi hội ở Trung tâm y tế huyện, thị, thành phố, các trung tâm và bệnh viện tuyến tỉnh và các chi hội ở xã phường thị trấn. Các tổ chức cơ sở có từ 09 hội viên trở lên có thể thành lập chi hội và bầu Ban Chấp hành. Chi hội có dưới 09 hội viên thì hoạt động theo hình thức 01 Chủ tịch và 01 Thư ký.
Điều 13. Đại hội
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 05 năm một lần. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị.
2. Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu. Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt.
3. Nhiệm vụ của Đại hội:
a) Thảo luận và thông qua Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; Phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới của Hội;
b) Thảo luận và thông qua Điều lệ; Điều lệ (sửa đổi, bổ sung); đổi tên, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể Hội (nếu có);
c) Thảo luận, góp ý kiến vào Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành và Báo cáo tài chính của Hội;
d) Bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra;
đ) Các nội dung khác (nếu có);
e) Thông qua nghị quyết Đại hội.
4. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội:
a) Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định;
b) Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được quá 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành.
Điều 14. Ban Chấp hành Hội
1. Ban Chấp hành Hội do Đại hội bầu trong số các hội viên của Hội. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành:
a) Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội, lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ Đại hội;
b) Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội;
c) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Hội;
d) Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Hội. Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội; Quy chế quản lý, sử dụng con dấu của Hội; Quy chế khen thưởng, kỷ luật; các quy định trong nội bộ Hội phù hợp với quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;
đ) Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, ủy viên Ban Thường vụ, bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra. số ủy viên Ban Chấp hành bầu bổ sung không được quá 1/5 so với số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành:
a) Ban Chấp hành hoạt động theo Quy chế của Ban Chấp hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
b) Ban Chấp hành mỗi năm họp 01 lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Ban Thường vụ hoặc trên 1/2 (một nửa) tổng số ủy viên Ban Chấp hành;
c) Các cuộc họp của Ban Chấp hành là hợp lệ khi có trên 1/2 số ủy viên ủy viên Ban Chấp hành tham gia dự họp. Ban Chấp hành có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Chấp hành quyết định;
d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành được thông qua khi có trên 1/2 số ủy viên Ban Chấp hành dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.
Điều 15. Ban Thường vụ Hội
1. Ban Thường vụ Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành; Ban Thường vụ Hội gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Thư ký và các ủy viên, số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ:
a) Giúp Ban Chấp hành triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội; tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành; lãnh đạo hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành;
b) Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập hợp Ban Chấp hành;
c) Quyết định thành lập các tổ chức, đơn vị thuộc Hội theo nghị quyết của Ban Chấp hành; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các tổ chức, đơn vị thuộc Hội.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ:
a) Ban Thường vụ hoạt động theo Quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
b) Ban Thường vụ mỗi 06 tháng họp 01 lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội hoặc trên 1/2 tổng số ủy viên Ban Thường vụ;
c) Các cuộc họp của Ban Thường vụ là hợp lệ khi có 1/2 ủy viên Ban Thường vụ tham gia dự họp. Ban Thường vụ có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Thường vụ quyết định;
d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên ½ tổng số ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.
Điều 16. Ban Thường trực Hội
1. Ban thường trực Hội bao gồm: Chủ tịch hội, các Phó chủ tịch, Thư ký;
2. Nhiệm vụ quyền hạn của Ban Thường trực:
a) Tổ chức các hội thảo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ;
b) Báo cáo thường kỳ các hoạt động của Hội lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Hội y tế công cộng Việt Nam;
c) Chuẩn bị nội dung, chương trình nghị sự và tài liệu trình Hội nghị ở các kỳ họp cuối của nhiệm kỳ;
Điều 17. Ban Kiểm tra Hội
1. Ban Kiểm tra Hội gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban (nếu có) và một số ủy viên do Đại hội bầu ra. số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm tra:
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Hội, nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các quy chế của Hội trong hoạt động của các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội, hội viên;
b) Xem xét, giải quyết đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, hội viên và công dân gửi đến Hội.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Kiểm tra: Ban Kiểm tra hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
Điều 18. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội
1. Chủ tịch Hội là đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội. Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành Hội. Tiêu chuẩn Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội quy định.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;
b) Chịu trách nhiệm toàn diện trước cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập Hội, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính của Hội, trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội về mọi hoạt động của Hội. Chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội theo quy định Điều lệ Hội; nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;
c) Chủ trì các phiên họp của Ban Chấp hành; chỉ đạo chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Thường vụ;
d) Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ký các văn bản của Hội;
đ) Khi Chủ tịch Hội vắng mặt, việc chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc của Hội được ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Chủ tịch Hội.
3. Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành Hội. Tiêu chuẩn Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội quy định.
Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Hội chỉ đạo, điều hành công tác của Hội theo sự phân công của Chủ tịch Hội; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội và trước pháp luật về lĩnh vực công việc được Chủ tịch Hội phân công hoặc ủy quyền. Phó Chủ tịch Hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội phù hợp với Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
Điều 19. Thư ký Hội
Thư ký hội do Ban Chấp hành bầu ra, là người giúp cho Ban Thường vụ Hội giải quyết các vấn đề hoạt động của Hội.
Chương V
CHIA, TÁCH; SÁP NHẬP; HỢP NHẤT; ĐỔI TÊN VÀ GIẢI THỂ
Điều 20. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất và đổi tên và giải thể Hội
Việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên và giải thể Hội thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, quy định của pháp luật về hội, nghị quyết Đại hội và các quy định pháp luật có liên quan.
Chương VI
TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN
Điều 21. Tài chính, tài sản của Hội
1. Tài chính của Hội:
a) Nguồn thu của Hội:
- Lệ phí gia nhập Hội, hội phí hàng năm của hội viên;
- Thu từ các hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật;
- Tiền tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Hỗ trợ của Nhà nước gắn với nhiệm vụ được giao (nếu có);
- Các khoản thu hợp pháp khác;
b) Các khoản chi của Hội:
- Chi hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Hội;
- Chi thuê trụ sở làm việc, mua sắm phương tiện làm việc;
- Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với những người làm việc tại Hội theo quy định của Ban Chấp hành Hội phù hợp với quy định của pháp luật;
- Chi khen thưởng và các khoản chi khác theo quy định của Ban Chấp hành.
2. Tài sản của Hội: Tài sản của Hội bao gồm trụ sở, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động của Hội. Tài sản của Hội được hình thành từ nguồn kinh phí của Hội; do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến, tặng theo quy định của pháp luật; được Nhà nước hỗ trợ (nếu có).
Điều 22. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội
1. Tài chính, tải sản của Hội chỉ được sử dụng cho các hoạt động của Hội.
2. Tài chính, tài sản của Hội khi chia, tách; sáp nhập; hợp nhất và giải thể được giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Ban Chấp hành Hội ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, tiết kiệm phù hợp với quy định của pháp luật và tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.
Chương VII
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 23. Khen thưởng
1. Tổ chức, đơn vị thuộc Hội, hội viên có thành tích xuất sắc được Hội khen thưởng hoặc được Hội đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Ban Chấp hành Hội quy định cụ thể hình thức, thẩm quyền, thủ tục khen thưởng trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
Điều 24. Kỷ luật
1. Tổ chức, đơn vị thuộc Hội, hội viên vi phạm pháp luật; vi phạm Điều lệ, quy định, quy chế hoạt động của Hội thì bị xem xét, thi hành kỷ luật bằng các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, khai trừ.
2. Ban Chấp hành Hội quy định cụ thể thẩm quyền, quy trình xem xét kỷ luật trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 25. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội
Chỉ có Đại hội Hội Y tế công cộng tỉnh Khánh Hòa mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ này. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội phải được quá 1/2 số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành.
Điều 26. Hiệu lực thi hành
1. Điều lệ Hội Y tế công cộng tỉnh Khánh Hòa gồm 08 Chương, 26 Điều đã được Đại hội lần thứ III Hội Y tế công cộng tỉnh Khánh Hòa thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2016 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa và có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh Khánh Hòa
2. Căn cứ quy định pháp luật về hội và Điều lệ Hội, Ban Chấp hành Hội Y tế công cộng tỉnh Khánh Hòa có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Khánh Hòa",
"promulgation_date": "13/03/2017",
"sign_number": "672/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Đắc Tài",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Ke-hoach-95-KH-UBND-2013-Chuong-trinh-hanh-dong-quoc-gia-nguoi-cao-tuoi-Tien-Giang-208675.aspx | Kế hoạch 95/KH-UBND 2013 Chương trình hành động quốc gia người cao tuổi Tiền Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 95/KH-UBND
Tiền Giang, ngày 11 tháng 6 năm 2013
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Người cao tuổi ngày 23/11/2009;
Căn cứ Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi;
Thực hiện Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020;
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020 trên địa bàn tỉnh với nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu tổng quát:
Phát huy vai trò của người cao tuổi và nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi phù hợp với tiềm năng và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Phát huy vai trò, kinh nghiệm, tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục, kinh tế, chính trị phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu, khả năng và thực hiện đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của người cao tuổi; bình đẳng trong việc thụ hưởng những thành quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Tăng cường sức khỏe về thể chất và tinh thần của người cao tuổi, nâng cao chất lượng mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh và khám bệnh cho người cao tuổi, đặc biệt quan tâm chữa bệnh cho người cao tuổi cô đơn, người cao tuổi bệnh nặng không thể đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Xây dựng môi trường thuận lợi để người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, vui chơi, giải trí giúp cho người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích, gương mẫu trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc.
- Phát triển mạng lưới an sinh xã hội, thực hiện đầy đủ các chính sách bảo trợ xã hội, bảo hiểm, nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ và cơ sở chăm sóc người cao tuổi, chú trọng trợ giúp người cao tuổi cô đơn, khuyết tật, người cao tuổi thuộc dân tộc ít người, người cao tuổi thuộc diện nghèo, người từ đủ 80 tuổi trở lên.
II. CÁC CHỈ TIÊU
1. Chỉ tiêu đến 2015:
a) 25% người cao tuổi có khả năng tham gia hoạt động kinh tế và có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất;
b) Trên 50% tổng số xã, phường, thị trấn hỗ trợ cho việc thành lập và hoạt động của Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn;
c) 100% người cao tuổi khi ốm đau được khám, chữa bệnh và được hưởng chăm sóc của gia đình, cộng đồng;
d) Đến năm 2015:
- Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa (trừ bệnh viện chuyên khoa Nhi), Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh và các Bệnh viện Đa khoa khu vực có khoa lão khoa khám bệnh riêng cho người cao tuổi;
- 25% tổng số bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa (trừ bệnh viện chuyên khoa Nhi) có quy mô từ 50 giường bệnh kế hoạch trở lên tổ chức buồng khám bệnh riêng cho người cao tuổi tại khoa khám bệnh, bố trí giường bệnh điều trị nội trú cho người cao tuổi;
đ) Các cơ quan phát thanh và truyền thanh, truyền hình địa phương có chuyên mục về người cao tuổi tối thiểu 01 lần/01 tuần;
e) 100% người cao tuổi ở độ tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định, trường hợp đặc biệt được nuôi dưỡng tập trung trong các cơ sở chăm sóc người cao tuổi;
g) 50% người cao tuổi không có người có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng được nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng hoặc nuôi dưỡng trong các cơ sở chăm sóc người cao tuổi, trong đó ít nhất 20% người cao tuổi được chăm sóc thông qua các mô hình nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng;
h) 100% người cao tuổi không phải sống trong nhà tạm, dột nát;
i) Ít nhất 50% số xã, phường, thị trấn có câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau hoặc các mô hình khác nhằm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, trong đó 60 - 70% người cao tuổi trên địa bàn tham gia và hưởng lợi.
2. Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020:
a) 50% người cao tuổi trực tiếp sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, giảm nghèo có nhu cầu hỗ trợ được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn phát triển sản xuất;
b) 100% tổng số xã, phường, thị trấn hỗ trợ cho việc thành lập và hoạt động của Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn;
c) 100% người cao tuổi khi ốm đau được khám, chữa bệnh và được hưởng chăm sóc của gia đình, cộng đồng;
d) Các bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa (trừ bệnh viện chuyên khoa Nhi), bệnh viện y học cổ truyền có quy mô từ 50 giường bệnh kế hoạch trở lên tổ chức buồng khám bệnh riêng cho người cao tuổi tại khoa khám bệnh, bố trí giường bệnh điều trị nội trú cho người cao tuổi;
đ) 100% cơ quan phát thanh, truyền thanh, truyền hình địa phương có chuyên mục về người cao tuổi tối thiểu 01 lần/01 tuần;
e) 100% người cao tuổi đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc nuôi dưỡng tập trung trong các cơ sở chăm sóc người cao tuổi;
g) 90% người cao tuổi không có người có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng được nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng hoặc nuôi dưỡng trong các cơ sở chăm sóc người cao tuổi, trong đó ít nhất 30% người cao tuổi được chăm sóc thông qua các mô hình nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng;
h) 100% số xã, phường, thị trấn có câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau hoặc các mô hình khác nhằm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, trong đó trên 80% người cao tuổi trên địa bàn tham gia và hưởng lợi.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI
1. Kế hoạch được áp dụng đối với người cao tuổi, Hội người cao tuổi và các cơ quan, tổ chức thành viên trong Ban Công tác người cao tuổi tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
2. Kế hoạch được triển khai thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
1. Hoạt động phát huy vai trò người cao tuổi:
a) Hướng dẫn, tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia các hoạt động kinh tế như: khôi phục nghề và dạy nghề truyền thống, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo điều kiện khả năng cụ thể;
b) Thực hiện hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm và vốn đầu tư phát triển sản xuất đối với người cao tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trực tiếp sản xuất, kinh doanh;
c) Quan tâm những người cao tuổi là nhà khoa học, nghệ nhân và người cao tuổi có kỹ năng, kinh nghiệm đặc biệt có nguyện vọng được tiếp tục cố vấn, truyền thụ những kiến thức văn hóa, xã hội, khoa học cho thế hệ trẻ, gương mẫu đi đầu và làm nòng cốt trong phong trào xây dựng xã hội học tập; xây dựng gia đình, dòng họ hiếu học;
d) Tổ chức các hoạt động để người cao tuổi bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan, tổ chức về những vấn đề mà người cao tuổi quan tâm;
đ) Hỗ trợ việc thành lập và hoạt động của Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
2. Hoạt động chăm sóc sức khỏe:
a) Thực hiện tư vấn, hướng dẫn, bồi dưỡng và tập huấn kiến thức tự chăm sóc bản thân, nâng cao sức khoẻ đối với người cao tuổi và gia đình người cao tuổi;
b) Đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật của hệ thống dịch vụ y tế, thành lập các khoa lão khoa ở bệnh viện cấp huyện và cấp tỉnh; phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, khuyến khích hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi, trong đó đặc biệt quan tâm người cao tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo;
c) Xây dựng và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người cao tuổi dựa vào cộng đồng;
d) Lồng ghép việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào các chương trình phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm các bệnh liên quan người cao tuổi; tư vấn các chế độ ăn, uống phù hợp cho người cao tuổi; chương trình nghiên cứu các bệnh liên quan tới tuổi già; chương trình mắt sáng đối với người cao tuổi; chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên xã hội, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công việc tư vấn, chăm sóc người cao tuổi.
3. Hoạt động chăm sóc đời sống văn hóa, tinh thần:
a) Xây dựng nếp sống, môi trường ứng xử văn hóa phù hợp đối với người cao tuổi ở nơi công cộng. Khuyến khích dòng họ, cộng đồng trong việc chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi;
b) Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao, vui chơi giải trí phù hợp với người cao tuổi; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các câu lạc bộ văn hóa, thể thao của người cao tuổi ở địa phương;
c) Thực hiện các quy định về giảm giá vé, phí dịch vụ đối với người cao tuổi khi tham quan di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh, thể dục thể thao; tham gia giao thông công cộng.
d) Xây dụng sử dụng có hiệu quả các Trung tâm Văn hóa, thể thao, Nhà văn hóa, các điểm vui chơi tạo điều kiện cho các câu lạc bộ người cao tuổi hoạt động có hiệu quả.
đ) Tổ chức Hội thi thể thao, liên hoan văn nghệ người cao tuổi hàng năm.
4. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến người cao tuổi:
a) Các cơ quan thông tin đại chúng có kế hoạch tuyên truyền thường xuyên, xây dựng các chuyên mục, chuyên đề về người cao tuổi;
b) Xây dựng các chuyên mục và từng bước nâng cao chất lượng tin bài, phát sóng các chuyên mục về phát huy vai trò người cao tuổi của Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang và các đài truyền thanh - truyền hình các huyện, thành, thị và xã, phường, thị trấn;
c) Phổ biến, truyền đạt những thông tin, kiến thức khoa học nhằm hạn chế các nguy cơ gây bệnh ở người cao tuổi, tăng cường an toàn trong sử dụng thuốc, chống lạm dụng thuốc chữa bệnh đối với người cao tuổi và tư vấn chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi;
d) Đẩy mạnh các hoạt động phối hợp giữa cộng đồng, nhà trường và gia đình nhằm tuyên truyền giáo dục thế hệ trẻ phát huy truyền thống "kính lão trọng thọ", biết ơn và giúp đỡ người cao tuổi, chăm sóc và quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa tại cộng đồng.
5. Hoạt động nâng cao đời sống vật chất:
a) Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nhận phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi cô đơn, đời sống khó khăn; phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động các cơ sở chăm sóc người cao tuổi; khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động quan tâm, chăm sóc người cao tuổi của gia đình, cộng đồng;
b) Tổ chức thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách trợ cấp xã hội và cấp thẻ bảo hiểm y tế, giải quyết mai táng phí và điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh;
c) Huy động mọi nguồn lực xã hội hỗ trợ giảm nghèo, xóa nhà tạm, dột nát cho người cao tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
6. Hoạt động xây dựng và nhân rộng mô hình chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi dựa vào cộng đồng:
a) Rà soát, đánh giá và củng cố, xây dựng các mô hình chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi dựa vào cộng đồng;
b) Tổng kết các mô hình điểm rút kinh nghiệm triển khai mở rộng hỗ trợ để duy trì hoạt động đồng thời thành lập thêm 50% các xã, phường, thị trấn có 02 câu lạc bộ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi dựa vào cộng đồng vào năm 2015 và 100% xã phường, thị trấn có 02 câu lạc bộ vào năm 2020;
c) Thí điểm và nhân rộng mô hình phù hợp trong việc chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi dựa vào cộng đồng.
7. Hoạt động phát triển các cơ sở chăm sóc và nhà ở đối với người cao tuổi:
a) Quy hoạch hệ thống cơ sở chăm sóc người cao tuổi, bảo đảm tỉnh có từ 02 cơ sở chăm sóc người cao tuổi trở lên;
b) Chuẩn hóa cơ sở chăm sóc người cao tuổi;
c) Hỗ trợ người cao tuổi xây mới hoặc sửa chữa nhà ở dột nát.
8. Hoạt động đào tạo nâng cao năng lực cán bộ; giám sát, đánh giá nghiên cứu về những vấn đề liên quan người cao tuổi:
a) Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác người cao tuổi các cấp có năng lực, uy tín; xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo; tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác người cao tuổi;
b) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về người cao tuổi và hệ thống giám sát, đánh giá 3 cấp (từ tỉnh đến xã), tổ chức điều tra quốc gia về người cao tuổi vào năm 2015 và năm 2020;
c) Nghiên cứu về vấn đề già hóa dân số và tác động của già hóa dân số đến phát triển kinh tế - xã hội.
9. Hoạt động chủ động chuẩn bị cho tuổi già:
a) Tuyên truyền, vận động gia đình người cao tuổi chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế; tiết kiệm chi tiêu, tích luỹ cho tuổi già;
b) Các thành viên trong gia đình người cao tuổi tìm hiểu về tâm lý và những nguyện vọng chính đáng của người cao tuổi; học hỏi kỹ năng chăm sóc người cao tuổi; tư vấn chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi.
c) Các địa phương phải chủ động hướng dẫn mua bảo hiểm y tế và cấp thẻ bảo hiểm y tế kịp thời và hướng dẫn người cao tuổi được khám sức khỏe ban đầu và định kỳ.
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về người cao tuổi; Luật người cao tuổi để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng xã hội trong việc bảo vệ, nêu gương người cao tuổi tiêu biểu và bản thân người cao tuổi trong các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
2. Tăng cường vai trò lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc trong việc phối hợp với Hội Người cao tuổi các cấp thực hiện công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
3. Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chính sách của Nhà nước, quy định của pháp luật đối với người cao tuổi, đảm bảo chính xác, công bằng minh bạch và có hiệu quả; đưa mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm và từng thời kỳ ở các cấp.
4. Đẩy mạnh xã hội hóa tập hợp các nguồn lực trong nước và ngoài nước trong công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; khuyến khích các hoạt động tự nguyện, nhân đạo chăm sóc người cao tuổi khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, vận động các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà dưỡng lão cho người cao tuổi tỉnh.
5. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với người cao tuổi.
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện Chương trình được bố trí từ ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành và huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Hàng năm, căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình các sở, ngành, đoàn thể, Hội người cao tuổi xây dựng dự toán ngân sách gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí thực hiện các chính sách đối với người cao tuổi được ngân sách nhà nước đảm bảo đủ theo phân cấp của Luật ngân sách nhà nước (kinh phí thực hiện kế hoạch bố trí thường xuyên cho Ban công tác người cao tuổi tỉnh).
3. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi thông qua việc cung cấp tài chính để các tổ chức xã hội thực hiện các chương trình, theo định hướng chung của nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo cơ chế tự cân đối thu chi.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Công tác chỉ đạo:
Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2013 - 2020 đặt dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Phân công trách nhiệm:
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Kế hoạch, chủ động phối hợp với các ngành, các tổ chức có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị xây dựng kế hoạch thực hiện chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi theo quy định của Luật Người cao tuổi; đào tạo nâng cao năng lực cán bộ; điều tra thống kê về người cao tuổi; xây dựng và thí điểm các mô hình chăm sóc người cao tuổi; tổng hợp, định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi; tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan liên quan vận động các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn viện trợ phi chính phủ cho việc thực hiện Chương trình; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của tỉnh.
3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hàng năm bố trí kinh phí cho các sở, ngành, địa phương để triển khai thực hiện kế hoạch theo phân cấp ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; chủ trì hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình.
4. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của Quỹ chăm sóc người cao tuổi và phát huy vai trò người cao tuổi có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện xã.
5. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan , đơn vị có liên quan chỉ đạo xây dựng cơ sở bảo trợ xã hội cho người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa và các hoạt động hỗ trợ người cao tuổi xây mới hoặc sửa chữa nhà ở dột nát.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị chỉ đạo, tạo điều kiện để người cao tuổi còn đủ sức khỏe tham gia các hoạt động tạo việc làm và thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong thực hiện chương trình nông thôn mới.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn sử dụng có hiệu quả các Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Nhà văn hóa - Khu thể thao, các điểm vui chơi tạo điều kiện cho các câu lạc bộ người cao tuổi hoạt động có hiệu quả; hướng dẫn phối hợp với Hội người cao tuổi tổ chức các cuộc Hội thao, Liên hoan văn nghệ cho người cao tuổi; tăng cường thanh tra, kiểm tra và quản lý chặt chẽ các cơ sở di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh, thể dục - thể thao có bán vé và thu phí dịch vụ, thực hiện giảm vé và phí dịch vụ đối với người cao tuổi theo quy định của pháp luật.
8. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Ấp Bắc, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh:
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan chỉ đạo tổ chức các diễn đàn, chuyên mục thực hiện tuyên truyền về các nội dung hoạt động liên quan đến người cao tuổi;
- Báo Ấp Bắc xây dựng chuyên mục và trang tin tuyên truyền về gương tốt, trợ giúp phát huy vai trò người cao tuổi.
- Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh tăng thời lượng sóng số lượng, chất lượng tin tuyên truyền về các nội dung hoạt động liên quan đến người cao tuổi; tổ chức các diễn đàn, chuyên mục, chuyên đề dành riêng cho người cao tuổi và vì người cao tuổi.
9. Sở Y tế chỉ đạo thành lập các khoa lão khoa, phòng khám riêng cho người cao tuổi, các cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu và định kỳ; hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Theo dõi, quản lý, tổ chức thực hiện các hình thức giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về tập luyện, tự chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phòng, chống bệnh tật cho người cao tuổi.
10. Sở Giao thông Vận tải tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát các đơn vị tham gia vận tải công cộng trong việc thực hiện miễn, giảm giá vé, phí dịch vụ đối với người cao tuổi theo qui định của pháp luật.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị căn cứ kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện cấp mình tại địa phương; đưa các mục tiêu, chỉ tiêu vào kế hoạch hoạt động về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi phù hợp với Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả Chương trình với các chương trình khác có liên quan trên địa bàn; đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong thực hiện công tác người cao tuổi; chủ động bố trí ngân sách, nhân lực theo phân cấp để thực hiện Chương trình; định kỳ kiểm tra và báo cáo đánh giá kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
12. Hội Người cao tuổi tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, các tổ chức liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
13. Ban công tác người cao tuổi có trách nhiệm tổ chức phối hợp các sở, ban ngành, địa phương, các đoàn thể trong việc triển khai, tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với người cao tuổi.
14. Định kỳ 6 tháng, 01 năm các cơ quan, đơn vị, Hội Người cao tuổi, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị nghiêm túc triển khai tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh cho phù hợp./.
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Kim Mai | {
"issuing_agency": "Tỉnh Tiền Giang",
"promulgation_date": "11/06/2013",
"sign_number": "95/KH-UBND",
"signer": "Trần Kim Mai",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-173-QD-UBND-2020-cong-bo-Danh-muc-van-ban-quy-pham-phap-luat-het-hieu-luc-Ca-Mau-433979.aspx | Quyết định 173/QĐ-UBND 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực Cà Mau | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 173/QĐ-UBND
Cà Mau, ngày 30 tháng 01 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT HẾT HIỆU LỰC TOÀN BỘ VÀ HẾT HIỆU LỰC MỘT PHẦN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Điều 38, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 07/TTr-STP ngày 17/01/2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành quy định chi tiết hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần, gồm: 03 quyết định. Trong đó: Hết hiệu lực toàn bộ 02 quyết định và hết hiệu lực một phần 01 quyết định (có danh mục kèm theo).
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
- Cục Công tác phía Nam (Bộ Tư pháp);
- Chủ tịch UBND tỉnh (báo cáo);
- PCT Trần Hồng Quân (chỉ đạo);
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- NC (Đ);
- Lưu: VT, M.A88/1.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hồng Quân
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH HẾT HIỆU LỰC TOÀN BỘ VÀ HẾT HIỆU LỰC MỘT PHẦN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 173/QĐ-UBND ngày 30/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
STT
Tên loại văn bản
Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản
Tên gọi văn bản
Lý do hết hiệu lực
Ngày
hết hiệu
I. HẾT HIỆU LỰC TOÀN BỘ
1
Quyết định
30/2012/QĐ-UBND ngày 31/12/2012
Ban hành Quy định về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Quyết định 30/2012/QĐ-UBND và Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND quy định chi tiết Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã hết hiệu lực thi hành được thay thế Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ban hành Nghị định quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
01/01/2020
2
Quyết định
08/2015/QĐ-UBND ngày 17/4/2015
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau ban hành kèm theo Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
01/01/2020
II. HẾT HIỆU LỰC MỘT PHẦN
STT
Tên loại văn bản
Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản, tên gọi của văn bản
Nội dung, quy định hết hiệu lực
Lý do hết hiệu lực một phần
Ngày hết hiệu lực
1
Quyết định
09/2013/QĐ-UBND ngày 16/8/2013 Ban hành Quy định dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Điều 3; khoản 1 và khoản 2 Điều 4; khoản 1, Điều 7
Do Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm hết hiệu lực một phần được công bố tại Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT ngày 26/8/2019 Công bố hết hiệu lực các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm
01/7/2016 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Cà Mau",
"promulgation_date": "30/01/2020",
"sign_number": "173/QĐ-UBND",
"signer": "Trần Hồng Quân",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-30-2014-QD-TTg-quan-ly-van-hanh-khai-thac-ve-tinh-quan-sat-trai-dat-dau-tien-VNREDSat-1-227590.aspx | Quyết định 30/2014/QĐ-TTg quản lý vận hành khai thác vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên VNREDSat-1 | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 30/2014/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ KHAI THÁC VỆ TINH QUAN SÁT TRÁI ĐẤT ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM VNREDSAT-1
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Cãn cứ Nghị định số 108/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 81/2010/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu nhận, lưu trữ, xử lý, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia;
Theo đề nghị của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc quản lý, vận hành và khai thác vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên của Việt Nam VNREDSat-1.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định việc điều khiển, phát và thu nhận tín hiệu ảnh, xử lý, lưu trữ, cung cấp và sử dụng dữ liệu ảnh của vệ tinh VNREDSat-1.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quyết định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng vệ tinh VNREDSat-1 và các cơ sở mặt đất có liên quan đến vệ tinh VNREDSat-1 như: Trung tâm điều khiển vệ tinh, trạm thu phát tín hiệu điều khiển vệ tinh, trạm lưu trữ dữ liệu dự phòng, trạm thu nhận và xử lý tín hiệu ảnh.
Điều 3. Nguyên tắc chung
1. Việc quản lý, vận hành và khai thác vệ tinh VNREDSat-1 phải tuân thủ quy định hiện hành về thu nhận, lưu trữ, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia và phù hợp với quy chuẩn quốc tế theo yêu cầu của nhà cung cấp.
2. Khai thác tối đa dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1 để giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giảm nhẹ thiên tai; nghiên cứu khoa học và đào tạo nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.
3. Việc khai thác ảnh vệ tinh VNREDSat-1 phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan nhà nước khác có liên quan.
Điều 4. Quản lý và vận hành vệ tinh VNREDSat-1
1. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có trách nhiệm quản lý và vận hành vệ tinh VNREDSat-1 bao gồm các nội dung sau đây:
a) Vận hành vệ tinh VNREDSat-1 và các cơ sở mặt đất bao gồm: Trung tâm điều khiển vệ tinh, trạm thu phát tín hiệu điều khiển vệ tinh và trạm lưu trữ dữ liệu dự phòng;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch chụp và thu nhận ảnh VNREDSat-1; lập lịch và đặt lệnh chụp ảnh cho vệ tinh; cung cấp thông tin nhiệm vụ, trạng thái và quỹ đạo của vệ tinh cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có trách nhiệm xây dựng, tổ chức, quản lý, lưu trữ, bổ sung, cập nhật dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1 vào cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám của Viện.
3. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam hợp tác với các tổ chức quốc tế, nhà cung cấp vệ tinh vận hành an toàn và khai thác hiệu quả vệ tinh VNREDSat-1; triển khai dịch vụ cung cấp tín hiệu ảnh VNREDSat-1 cho các đối tác quốc tế; xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ hàng năm từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học nhằm làm chủ công nghệ và phục vụ cho các chương trình, dự án vệ tinh.
4. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp xây dựng, ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý vận hành và khai thác vệ tinh VNREDSat-1 nhằm bảo đảm tiết kiệm ngân sách nhà nước, sử dụng đúng mục đích và khai thác hiệu quả vệ tinh VNREDSat-1.
Điều 5. Khai thác vệ tinh VNREDSat-1
1. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có trách nhiệm:
a) Cung cấp tín hiệu ảnh của vệ tinh VNREDSat-1 cho Bộ Tài nguyên và Môi trường theo kế hoạch chụp và thu nhận ảnh đã được thống nhất;
b) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường khai thác có hiệu quả dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1;
c) Cung cấp kịp thời ảnh vệ tinh VNREDSat-1 theo yêu cầu của lãnh đạo Đảng và Nhà nước hoặc trong tình trạng khẩn cấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận tín hiệu ảnh VNREDSat-1, lưu trữ, xử lý tín hiệu và sử dụng dữ liệu ảnh theo Quyết định số 81/2010/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu nhận, lưu trữ, xử lý, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia.
3. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam xác định khả năng chụp ảnh của vệ tinh VNREDSat-1 làm căn cứ để Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mua tín hiệu hoặc dữ liệu ảnh viễn thám của nước ngoài.
Điều 6. Kinh phí quản lý, vận hành vệ tinh VNREDSat-1
Kinh phí phục vụ công tác quản lý, vận hành vệ tinh VNREDSat-1 bao gồm:
1. Do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán hàng năm của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2. Nguồn thu từ dịch vụ cung cấp tín hiệu ảnh sau khi nộp ngân sách nhà nước theo quy định.
Điều 7. Cơ chế tài chính trong việc khai thác và sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1
1. Khai thác và sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1 theo yêu cầu của lãnh đạo Đảng và Nhà nước hoặc trong tình trạng khẩn cấp thì không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1 không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mức phí và hướng dẫn việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1.
3. Việc cung cấp tín hiệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1 cho đối tác quốc tế được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên trên cơ sở giá thị trường và thông lệ quốc tế.
Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng số tiền thu được từ dịch vụ cung cấp tín hiệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1 cho đối tác quốc tế.
Điều 8. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2014.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Vũ Đức Đam | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "26/04/2014",
"sign_number": "30/2014/QĐ-TTg",
"signer": "Vũ Đức Đam",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-quyet-18-2019-NQ-HDND-thong-qua-bang-gia-dat-tren-dia-ban-thanh-pho-Ha-Noi-432659.aspx | Nghị quyết 18/2019/NQ-HĐND thông qua bảng giá đất trên địa bàn thành phố Hà Nội | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 18/2019/NQ-HĐND
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2019
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ÁP DỤNG TỪ NGÀY 01/01/2020 ĐẾN NGÀY 31/12/2024
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 ngày 21/11/2012;
Căn cứ Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất;
Căn cứ Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19/12/2019 của Chính phủ quy định khung giá đất;
Căn cứ Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;
Xét các Tờ trình: số 271/TTr-UBND ngày 25/11/2019 và số 299/TTr-UBND ngày 23/12/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc đề nghị ban hành Nghị quyết về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024; Báo cáo thẩm tra số 112/BC-HĐND ngày 23/12/2019 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân Thành phố; Báo cáo giải trình số 403/BC-UBND ngày 24/12/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố, ý kiến thảo luận và kết quả giải quyết của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 (Phụ lục và các Bảng giá kèm theo).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức thực hiện Nghị quyết. Kịp thời báo cáo với Thường trực HĐND Thành phố thống nhất đối với những trường hợp bổ sung giá đất hàng năm của các đường, phố mới đặt tên và điều chỉnh bảng giá đất trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 14 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; tổng hợp báo cáo HĐND Thành phố tại kỳ họp gần nhất.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các tổ chức chính trị xã hội thành phố Hà Nội và Nhân dân giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Khóa XV, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 26/12/2019 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2014./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- VP Quốc hội, VP Chính phủ;
- Ban công tác đại biểu UBTV Quốc hội;
- Các Bộ: Tư pháp, TNMT;
- Thường trực Thành ủy Hà Nội;
- Đoàn ĐB Quốc hội TP Hà Nội;
- TT HĐND, UBND, UBMTTQ Thành phố;
- Các Ban HĐND Thành phố;
- Các Ban đảng Thành ủy, VP Thành ủy;
- Các VP: Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND TP;
- Đại biểu HĐND Thành phố;
- Các sở, ban, ngành Thành phố;
- TT HĐND, UBND các QHTX;
- Cổng GTĐT Thành phố;
- TT Tin học - Công báo Thành phố;
- Lưu: VT.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Bích Ngọc
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "26/12/2019",
"sign_number": "18/2019/NQ-HĐND",
"signer": "Nguyễn Thị Bích Ngọc",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-09-2005-QD-BTS-chuc-nang-nhiem-vu-co-cau-to-chuc-Vien-Nghien-cuu-Nuoi-trong-Thuy-san-I-4860.aspx | Quyết định 09/2005/QĐ-BTS chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I | BỘ THUỶ SẢN
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 09/2005/QĐ-BTS
Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2005
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN I
BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 43/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thủy sản;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí, chức năng
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I ( sau đây gọi tắt là Viện I) là tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ Thủy sản, có chức năng nghiên cứu khoa học và công nghệ thủy sản, bao gồm: Nghiên cứu các vấn đề về giống, nuôi trồng, bệnh, môi trường thủy sản; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản nội địa và ven biển; công nghệ sau thu hoạch; nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.
Phạm vi hoạt động của Viện gồm các tỉnh miền Bắc đến Thừa Thiên- Huế.
Viện I có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc nhà nước.
Tên giao dịch tiếng Anh: Research Institute for Aquaculture No1, viết tắt là RIA1.
Trụ sở chính của Viện 1 đặt tại Xã Đình Bảng, Huyện Từ sơn, Tỉnh Bắc Ninh
Điều 2. Nhiệm vụ
Viện I có nhiệm vụ sau:
1. Xây dựng phương hướng nghiên cứu khoa học công nghệ thủy sản, lập kế hoạch nghiên cứu khoa học kỹ thuật thủy sản dài hạn, 5 năm, hàng năm và tổ chức thực hiện sau khi được Bộ Thủy sản duyệt;
2. Điều tra môi trường, nguồn lợi thủy sản nội địa và ven biển, các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế nhằm xác định tiềm năng và khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản của các vùng nước; xây dựng phương hướng phát triển thủy sản nội địa và ven biển theo vùng lãnh thổ về khai thác, nuôi trồng thủy sản kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản phù hợp với quy hoạch, kế hoạch chung của của ngành;
3. Đánh giá tác động của việc sử dụng tài nguyên nước lên nguồn lợi thủy sản; tổ chức mạng lưới quan trắc, cảnh báo và dự báo môi trường phòng ngừa dịch bệnh thủy sản trong khu vực phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất của Bộ và địa phương.
4. Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong và ngoài nước, phục vụ cho nuôi trồng, khai thác, bảo quản, bảo vệ nguồn lợi, chế biến thủy sản nội địa và ven biển phù hợp với yêu cầu địa phương và xuất khẩu;
5 Tập hợp tuyển chọn và lưu giữ giống thuần, thuần hoá những loài thuỷ sản mới nhập nội, lai tạo giữa các đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế để tạo ra giống mới có năng suất và hiệu quả;
6. Nghiên cứu đặc điểm sinh học về sinh sản, dinh dưỡng, sinh trưởng của các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế, nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất giống nhân tạo, nuôi tăng sản phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa;
7 Nghiên cứu phương pháp di giống, nuôi trồng các loài rong, tảo có giá trị kinh tế trên các vùng nước mặn, lợ, ngọt làm thức ăn cho ấu trùng thuỷ sản trong sản xuất giống;
8. Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch; kỹ thuật chế biến các mặt hàng thuỷ sản; nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất, công nghệ bảo quản nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chế biến; chế biến các loại thức ăn, dinh dưỡng cho các đối tượng nuôi trồng thuỷ sản;
9. Nghiên cứu và cải tiến công cụ khai thác thuỷ sản phù hợp với từng đối tượng và điều kiện tự nhiên, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, thử nghiệm các loại hình khai thác thủy sản tiên tiến ven biển và nội địa;
10. Thực hiện việc khảo nghiệm các giống mới, các loại thức ăn, hoá chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thuỷ sản;
11. Tổ chức đưa các kết quả nghiên cứu vào sản xuất thử; chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến; soạn thảo các quy trình sản xuất; tham gia xây dựng tiêu chuẩn ngành, định mức kinh tế-kỹ thuật, quy chế về quản lý phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản;
12. Thực hiện hợp tác trong nước và quốc tế nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, tổ chức công tác thông tin khoa học kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu khoa học công nghệ và phổ biến cho các cơ sở sản xuất áp dụng;
13. Tham gia công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, khuyến ngư, tăng cường đội ngò cán bộ khoa học kỹ thuật cho các địa phương;
14. Tư vấn, dịch vụ khoa học kỹ thuật thuộc nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật;
15 Quản lý, sử dụng lao động, tài sản, tài chính của Viện I theo quy định của pháp luật
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức.
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I có Viện trưởng và không quá 03 Viện phó do Bộ trưởng Bộ Thủy sản bổ nhiệm.
Cơ cấu tổ chức của Viện gồm:
1. Văn phòng ;
2. Phòng Kế hoạch - Tài chính;
3. Phòng Thụng tin - Thư viện;
4. Phòng Di truyền, chọn giống;
5. Phòng Sinh học thực nghiệm;
6. Phòng Nguồn lợi và khai thỏc thủy sản nội địa;
7. Phòng Công nghệ sau thu hoạch.
8. Phòng Hợp tác Quốc tế và Đào tạo;
9. Trung tâm Quan trắc và cảnh báo môii trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản khu vực miền Bắc;
10.Trung tâm quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt miền Bắc;
11.Trung tâm quốc gia giống hải sản miền Bắc ;
12. Phân viện Nghiên cứu Nuụi trồng Thuỷ sản Bắc Trung bộ;
13. Trung tâm Tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ thuỷ sản;
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế các văn bản sau:
Quyết định số 434 TS/QĐ ngày 18/9/1983 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I;
Quyết định số 222 TS/QĐ ngày 30/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc phê duyệt Điều lệ của Viện nghiên cứu thủy sản I
Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Viện sau khi có sự chấp thuận của Bộ Thủy sản.
Chánh Văn phòng Bộ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Thủy sản, Sở nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có quản lý thủy sản chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN
Tạ Quang Ngọc | {
"issuing_agency": "Bộ Thuỷ sản",
"promulgation_date": "07/03/2005",
"sign_number": "09/2005/QĐ-BTS",
"signer": "Tạ Quang Ngọc",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-28-KH-UBND-2014-thuc-hien-21-KL-TW-phong-chong-tham-nhung-lang-phi-Tuyen-Quang-240356.aspx | Kế hoạch 28/KH-UBND 2014 thực hiện 21-KL/TW phòng chống tham nhũng lãng phí Tuyên Quang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 28/KH-UBND
Tuyên Quang, ngày 26 tháng 5 năm 2014
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 102-KH/TU NGÀY 05/5/2014 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHÓA XV) THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 21-KL/TW NGÀY 25/5/2012 HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 5 (KHÓA XI)
Thực hiện Kế hoạch số 102-KH/TU ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XV) thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2012 Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tiếp tục nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ và mọi người dân; tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của các cấp trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có kỷ cương, kỷ luật, liêm chính; qua đó củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định, thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Yêu cầu
Các cấp chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh phải coi công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục; huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của cấp ủy đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định chính trị, với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay".
Chú trọng thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng và phòng, chống lãng phí, với tinh thần kiên quyết, kiên trì, liên tục, đúng pháp luật. Quá trình tổ chức thực hiện phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để kịp thời chấn chỉnh, xử lý theo đúng quy định của pháp luật, ngăn chặn các hậu quả do hành vi tham nhũng gây ra.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, đưa công tác này là một trọng tâm lớn trong chỉ đạo, điều hành của cơ quan, đơn vị, địa phương; gắn việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Tập trung lãnh đạo thực hiện các biện pháp khắc phục những yếu kém, khuyết điểm, sai phạm trong kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) ở các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị.
Trong các cuộc họp thường kỳ của cơ quan, đơn vị phải có nội dung về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp phải thật sự gương mẫu và dành thời gian thích đáng để lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Thường xuyên chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc có chức năng thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, gắn với thực hiện tốt việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương các cấp phải cam kết về sự liêm khiết và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; quản lý chặt chẽ cán bộ, công chức, viên chức; thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, ngăn ngừa cán bộ, công chức, viên chức vi phạm; thực hiện việc công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, nhất là trong những lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; đưa kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trở thành một trong các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương.
Cơ quan thanh tra các cấp phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời và công khai kết quả xử lý tổ chức, cá nhân có vi phạm; kiểm tra, rà soát, đánh giá vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
2. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt các quy định về quản lý kinh tế - xã hội của địa phương để phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Thực hiện công khai, minh bạch trong việc quy hoạch, thu hồi, bồi thường, giao đất, cho thuê đất, định giá, đấu giá quyền sử dụng đất, khai thác tài nguyên khoáng sản, lâm sản...; thực hiện rà soát các dự án đầu tư; việc phân bổ vốn đầu tư phải đúng tiêu chí và quy định của Nhà nước; cấp phát vốn đầu tư phải đúng kế hoạch, dự án đã được phê duyệt; tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư thực hiện nghiêm các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư; các dự án phải đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình. Kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật đối với những dự án đầu tư không nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; những dự án không đủ thủ tục, hồ sơ đầu tư theo quy định; những dự án chưa xác định rõ về nguồn vốn và không cân đối được nguồn vốn hoặc đầu tư không có hiệu quả; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với chủ đầu tư để chậm tiến độ dự án, gây lãng phí và bức xúc trong nhân dân. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo hướng quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền để kiểm điểm, xác định trách nhiệm khi có vi phạm xảy ra trên địa bàn.
Tiếp tục thực hiện tốt các quy định của tỉnh về phân cấp quản lý tài sản nhà nước; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi. Rà soát, kịp thời điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện các quy định về thu, chi ngân sách; sắp xếp lại các nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên, cấp thiết; kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách, nhất là chi phí hội nghị, lễ hội, tiếp khách, chi mua sắm tài sản và đầu tư công, các khoản chi thường xuyên theo quy định; các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước phải thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu, đảm bảo thực hiện chi theo kế hoạch đã được dự toán giao từ đầu năm, hạn chế tối đa việc phát sinh những nội dung chi ngoài dự toán.
Tăng cường quản lý, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước do tỉnh quản lý; thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với vốn và tài sản của Nhà nước tại các doanh nghiệp, bảo đảm công khai, minh bạch về tài chính.
Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng, đầu tư xây dựng, nhất là những hoạt động dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, như: cho vay, bảo lãnh, đầu tư công... Đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt.
Tiếp tục thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch trong giao dịch, giao tiếp ở các lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng, nhất là các lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản, đất đai... Thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền trong tỉnh ban hành, kịp thời khắc phục những sai sót, sơ hở trong cơ chế, chính sách; nghiên cứu ban hành những quy định mới làm cơ sở cho công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí.
3. Tiếp tục thực hiện tốt cơ chế, chính sách về công tác tổ chức cán bộ để phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục thực hiện tốt Kết luận số 37-KL/TW ngày 02/02/2009 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020; thực hiện dân chủ, công khai minh bạch trong công tác cán bộ, nhất là trong các khâu quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, tuyển dụng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật...; xem xét điều chuyển, thay thế những cán bộ lãnh đạo, quản lý có nhiều dư luận, biểu hiện tham nhũng, lãng phí, uy tín giảm sút, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tiếp tục thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị.
Thực hiện nghiêm các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức; kiên quyết xử lý đối với trường hợp kê khai không trung thực. Các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ khẩn trương xây dựng quy định cụ thể và cơ chế giám sát, kiểm tra công chức, viên chức trong việc thực hiện quy định về: Việc cưới, việc tang, mừng nhà mới, tổ chức sinh nhật, việc nhận bằng cấp, học hàm, học vị, danh hiệu thi đua, khen thưởng; việc sử dụng phương tiện công; việc thuyên chuyển, thi tuyển công chức, viên chức.
4. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Cơ quan thanh tra các cấp phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra, kiểm sát, tòa án cùng cấp và các cơ quan có liên quan kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí theo quy định.
Tiếp tục kiện toàn về tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan thanh tra các cấp và cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo hướng bảo đảm đủ số lượng cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Kiện toàn tổ chức giám định tư pháp của tỉnh để phục vụ kịp thời, có hiệu quả việc xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí, bảo đảm công khai, minh bạch và sự liêm chính trong đội ngũ cán bộ. Xử lý kiên quyết, kịp thời những hành vi tham nhũng trong cơ quan, đơn vị phòng, chống tham nhũng và những người bao che hành vi tham nhũng, ngăn cản việc chống tham nhũng.
Thanh tra các cấp tiếp tục đưa nội dung thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thanh tra công vụ vào kế hoạch thanh tra hàng năm; tăng cường thanh tra kinh tế - xã hội gắn với phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tập trung kiểm tra, thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong việc chấp hành pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thường xuyên rà soát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau kiểm tra, thanh tra.
5. Thực hiện công tác giám sát của cơ quan dân cử và nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Các cơ quan, đơn vị tiếp tục tạo điều kiện và phục vụ tốt cho hoạt động giám sát của cơ quan dân cử đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước và của cán bộ, nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tiếp tục thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện tốt việc tiếp công dân, giải quyết nhanh, dứt điểm các đơn, thư tố cáo của công dân về các hành vi tham nhũng, lãng phí. Có biện pháp bảo vệ an toàn và khen thưởng, biểu dương kịp thời những cán bộ, người dân dũng cảm tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng, lãng phí và những tập thể, cá nhân có thành tích đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng tố cáo, góp ý với Đảng và Nhà nước về tham nhũng, lãng phí để vu cáo, gây mất đoàn kết nội bộ.
6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho mọi cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính nghiêm trọng, sự nguy hại của tham nhũng, lãng phí và tính cấp thiết, lâu dài của công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; thấy rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi cán bộ và công dân đối với công tác này; lựa chọn các chủ đề cần tập trung tuyên truyền trong từng giai đoạn với các hình thức đa dạng, hiệu quả, phù hợp với từng địa bàn và từng đối tượng.
Các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp với Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, các cơ quan truyền thông tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Các cơ quan thông tin, tuyên truyền, thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm, bám sát định hướng tuyên truyền, thông tin; kịp thời phản ánh, đưa tin, bài về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trên các phương tiện thông tin, đại chúng của tỉnh.
II. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Triển khai thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đầu tư công để phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng, lãng phí như: Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Doanh nghiệp.
Tăng cường kiểm soát các dự án đầu tư có sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; thường xuyên kiểm tra, rà soát tình hình triển khai các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhưng chậm triển khai, nhà đầu tư không đủ năng lực để kịp thời báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi hoặc chuyển giao cho nhà đầu tư khác.
Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản; rà soát danh mục các dự án đang đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bố trí vốn theo đúng Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn Trái phiếu Chính phủ.
2. Sở Nội vụ
Triển khai thực hiện tốt quy định về trách nhiệm người đứng đầu sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong thi hành công vụ; kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra để chấn chỉnh và xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không thực hiện nghiêm túc việc luân chuyển các vị trí lãnh đạo, quản lý, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn.
Đẩy mạnh triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
Hướng dẫn các cơ quan xây dựng Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, sử dụng công chức, viên chức. Chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính của các cấp chính quyền, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn các cấp; đổi mới chế độ, phương thức tuyển dụng công chức để từng bước nâng cao chất lượng công chức.
Đẩy mạnh việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Phối hợp với Trường Chính trị tỉnh triển khai việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình học, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức.
3. Sở Tư pháp
Tiếp tục rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật để xử lý những văn bản không còn phù hợp với pháp luật hiện hành; tăng cường công tác kiểm soát thủ tục hành chính, nhằm đơn giản hóa những thủ tục hành chính không cần thiết, không hợp lý, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
4. Thanh tra tỉnh
Tuyên truyền và thực hiện các quy định về trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ công vụ và việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; chú trọng tuyên truyền các văn bản pháp luật về phòng chống tham nhũng. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Phòng chống tham nhũng, Nghị định về minh bạch tài sản, thu nhập. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghiệp vụ đối với cán bộ làm công tác thanh tra, thanh tra viên.
Đánh giá tình hình tham nhũng và kết quả thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng hàng năm; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, trường Chính trị, các ngành liên quan triển khai việc đưa nội dung Phòng chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng; kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chương trình giáo dục đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
Thực hiện công tác thanh tra kinh tế - xã hội và tăng cường chỉ đạo thanh tra cấp huyện và cấp sở, ban, ngành hàng năm tham mưu cho Thủ trưởng cùng cấp đẩy mạnh công tác thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng, người đứng đầu các đơn vị trực thuộc về trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện các quy định của Luật phòng chống tham nhũng, lãng phí. Những lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng như: Đất đai, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng, giá bồi thường khi thu hồi đất, các chương trình mục tiêu quốc gia; nông nghiệp và phát triển nông thôn; tài chính, tín dụng, ngân hàng, thuế; công tác cán bộ...
Phối hợp với sở Tài nguyên và Môi trường và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai. Tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm các khiếu nại, tố cáo có liên quan tới đất đai.
Phối hợp với các ngành trong Khối nội chính, các cơ quan Đảng, đoàn thể, các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí.
5. Sở Tài chính
Thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể toàn bộ các chính sách, chế độ đã ban hành, điều chỉnh, bổ sung, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quy định đối với các chính sách, chế độ chồng chéo, không hiệu quả. Hạn chế tối đa việc ban hành chính sách, chế độ làm tăng chi ngân sách nhà nước; tiếp tục rà soát hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật không phù hợp với thực tế, vượt quá khả năng đảm bảo ngân sách nhà nước nhằm tăng cường hiệu lực quản lý và thúc đẩy chi tiêu công hiệu quả, tiết kiệm.
Tiếp tục giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và quản lý tài chính cho các đơn vị hành chính sự nghiệp. Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công, giá dịch vụ công theo hướng dẫn của bộ, ngành trung ương. Tiếp tục rà soát và đề xuất phương án giao tài sản nhà nước quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước để thực hiện tự chủ đối với doanh nghiệp nhà nước.
Có kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm việc thực hiện Luật Ngân sách nhà nước. Nhiệm vụ trọng tâm: công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; việc mua sắm, sử dụng tài sản, trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Việc sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án cấp quốc gia, cấp địa phương; các chính sách, chương trình dự án an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
6. Cục Thuế tỉnh
Rà soát các quy định hiện hành để kịp thời điều chỉnh, bổ sung các loại phí, lệ phí nhằm chống thất thu; quyết liệt thu hồi thuế nợ đọng nhất là các khoản thu liên quan đến đất đai, tài nguyên, hàng hóa nhập khẩu.
7. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tuyên Quang
Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng rà soát, phân loạn nợ, đối tượng vay. Thường xuyên kiểm tra các tổ chức tín dụng, nhất là các Chi nhánh Ngân hàng thương mại để kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, linh hoạt, kịp thời điều chỉnh lãi suất theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tăng cường quản lý nhà nước về tiền tệ và các hoạt động ngân hàng trên địa bàn, đảm bảo an toàn kho, quỹ, các hoạt động giao dịch tự động, hạn chế những rủi ro ở mức thấp nhất.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường
Triển khai thực hiện và quản lý chặt chẽ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; tăng cường công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thường xuyên kiểm tra, thanh tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản triển khai Luật Đất đai sửa đổi bảo đảm kịp thời, đúng quy định; quy định trách nhiệm của các cấp trong quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản.
Tăng cường quản lý việc cấp phép, xử lý vi phạm về quản lý, khai thác tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản; xử lý kiên quyết các trường hợp lấn, chiếm đất đai; sử dụng đất sai mục đích; mua bán, chuyển nhượng đất đai trái pháp luật.
9. Sở Công thương
Thường xuyên nghiên cứu, đề xuất, thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất, tiêu dùng.
10. Sở Xây dựng
Phối hợp với Sở Tài chính thông báo giá hàng hóa, vật liệu, thiết bị xây dựng mới trên thị trường để làm căn cứ kiểm soát về giá trị đầu tư xây dựng trên địa bàn; tuyên truyền, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các luật trong lĩnh vực xây dựng.
11. Sở Giáo dục và Đào tạo
Triển khai đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào chương trình học tập của học sinh, sinh viên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013; phối hợp với Thanh tra tỉnh để sơ kết, tổng kết việc thực hiện theo quy định.
12. Công an tỉnh
Quán triệt, triển khai và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nội dung, biện pháp, giải pháp về phòng chống tham nhũng, chống lãng phí theo chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân.
Nâng cao hiệu quả các biện pháp công tác công an, chủ động nắm tình hình, phát hiện kịp thời, điều tra xử lý nghiêm tội phạm tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm dễ phát sinh tham nhũng. Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm tham nhũng.
Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, các cấp trong công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm tham nhũng. Tăng cường quan hệ phối hợp với Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân các cấp trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm tham nhũng.
13. Trường Chính trị tỉnh
Tăng cường đưa nội dung quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng, lãng phí vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Nghiên cứu Nghị quyết, các văn bản liên quan Phòng chống tham nhũng, Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để lồng ghép với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong tỉnh.
14. UBND huyện, thành phố
Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; định kỳ sơ kết, tổng kết; gắn việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo nội dung chỉ đạo của Nghị quyết TW 4 khóa XI của Bộ Chính trị về “Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị số 03/CT-TW ngày 14/5/2011 về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Đưa nội dung về phòng chống tham nhũng, lãng phí vào các cuộc họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố. Người đứng đầu chính quyền các cấp phải gương mẫu và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. Tăng cường chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Ủy ban nhân dân các cấp quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên; thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, ngăn ngừa và phát hiện cán bộ, đảng viên vi phạm. Phát huy tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.
Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, rà soát, đánh giá vai trò, trách nhiệm của chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các cấp, ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chủ động, tích cực nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; luôn xác định phòng chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; phải cam kết về sự liêm khiết, gương mẫu; mạnh dạn phê bình, tự phê bình và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.
2. Giám đốc, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Doanh nghiệp Nhà nước căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm để triển khai thực hiện, đồng thời phải tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện theo Chương trình hành động và kế hoạch của từng Sở, ngành, địa phương.
3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hành động theo quý, 6 tháng, một năm với Ủy ban nhân dân tỉnh; công khai báo cáo theo quy định của pháp luật, đồng thời gửi báo cáo về Thanh tra tỉnh và Sở Tài chính để tổng hợp. Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, trường hợp cần sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ cụ thể, các sở, cơ quan, địa phương chủ động đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh qua Thanh tra tỉnh (đối với nội dung về phòng chống tham nhũng) và qua Sở Tài chính (đối với nội dung về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí) để tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
4. Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này, thường xuyên báo cáo và kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện đồng bộ và có hiệu quả Kế hoạch.
5. Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phân công một đơn vị làm đầu mối chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình, kết quả Phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại cơ quan, đơn vị mình; thiết lập và công bố công khai số điện thoại, hộp thư điện tử (đường dây nóng) để tiếp nhận, xử lý và trả lời đầy đủ, kịp thời những thông tin, phản ánh về tình trạng vi phạm pháp luật, về công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các tổ chức, cá nhân.
6. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Thanh tra tỉnh, Sở Tài chính, Ban Tuyên giáo tỉnh, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội và các sở, ngành, huyện, thành phố làm tốt công tác thông tin và truyền thông, thể hiện rõ quyết tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phát huy tinh thần nỗ lực của các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân để phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu Phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã đề ra.
7. Nghiên cứu, xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố theo chức năng nhiệm vụ, phạm vi quản lý được giao triển khai nghiên cứu để tiến tới xây dựng và ban hành các tiêu chí làm cơ sở đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm xây dựng và ban hành bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, để làm cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí áp dụng trên phạm vi cả tỉnh.
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng, ban hành bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân tại địa phương, làm cơ sở theo dõi, tổng kết, đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn.
Các doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng, ban hành bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý vốn, tài sản, chi phí, giá thành, lao động, thời gian lao động, làm cơ sở đánh giá kết quả, hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp.
Tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do các sở, ban, ngành, huyện, thành phố ban hành phải bảo đảm tính khoa học, đúng quy định tại Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phù hợp với tình hình thực tế, phong tục, tập quán tại địa phương.
Các cơ quan, tổ chức căn cứ vào các tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do các cơ quan có thẩm quyền ban hành, để làm cơ sở đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- Chánh, Phó CVP UBND tỉnh;
- Lưu VT, TH (Hth 95)
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Chẩu Văn Lâm | {
"issuing_agency": "Tỉnh Tuyên Quang",
"promulgation_date": "26/05/2014",
"sign_number": "28/KH-UBND",
"signer": "Chẩu Văn Lâm",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Chi-thi-04-CT-UB-1996-cam-buon-ban-xang-dau-khong-bao-dam-an-toan-phong-chay-chua-chay-Ben-Tre-236859.aspx | Chỉ thị 04/CT-UB 1996 cấm buôn bán xăng dầu không bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy Bến Tre | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 04/CT-UB
Bến Tre, ngày 23 tháng 3 năm 1996
CHỈ THỊ
V/V NGHIÊM CẤM BUÔN BÁN XĂNG, DẦU KHÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN PCCC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Trong những năm qua, mặc dù các ngành, các cấp chính quyền trong tỉnh có nhiều cố gắng trong việc thực hiện Quyết định số 1151/QĐ-UB ngày 14/10/1989 của UBND tỉnh: “V/v công tác phòng cháy chữa cháy đối với việc tàng trữ, buôn bán xăng dầu, hóa chất độc” nhưng vấn đề mua, bán xăng dầu không bảo đảm an toàn về PCCC, không đúng qui định của Nhà nước có chiều hướng gia tăng do nhiều nguyên nhân dẫn đến xảy ra nhiều vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng.
Điển hình một số vụ cháy do buôn bán xăng dầu không bảo đảm an toàn PCCC như sau:
- Vào năm 1991, tại ấp 6 xã Tân Thạch, Châu Thành xảy ra một vụ cháy làm chết 2 người, bị bỏng nặng, tàn phế 1 người.
- Ngày 22/4/1993 tại khu vực cầu Cái Cối, xã Mỹ Thạnh An, thị xã Bến Tre xảy ra một vụ làm chết 01 người, thiệt hại về tài sản trên 50 triệu đồng.
- Ngày 05/11/1995 tại xã Thành An, Mỏ Cày xảy ra một vụ làm bỏng nặng 01 người, thiệt hại về tài sản trên 200 triệu đồng.
- Ngày 18-02-1996 tại xã Đại Hòa Lộc, Bình Đại xảy ra 01 vụ cháy thiêu hủy 1 căn nhà.
- Ngày 19/02/1996 tại xã Phú Sơn, Chợ Lách xảy ra một vụ cháy làm chết một người và thiệt hại tài sản trên 30 triệu đồng:
Để hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản do buôn bán xăng dầu không đảm bảo an toàn PCCC gây ra, đồng thời chấn chỉnh và quản lý chặt chẽ vấn đề này, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị các cơ quan, ban ngành và nhân dân trong tỉnh thực hiện tốt một số công việc sau đây:
1) Nghiêm cấm các tổ chức Nhà nước, đoàn thể và cá nhân buôn, bán xăng dầu không đúng theo qui định của Nhà nước, không đảm bảo an toàn về PCCC.
Các đối tượng nêu trên khi đăng ký kinh doanh xăng, dầu ngoài các thủ tục theo qui định của Nhà nước cần phải có sự chấp thuận của cơ quan PCCC cấp tỉnh thì các cơ quan có thẩm quyền mới cho phép kinh doanh.
2) UBND các huyện, thị xã chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể thuộc địa phương mình quản lý tiến hành kiểm tra, yêu cầu các tổ chức Nhà nước, đoàn thể xã hội, các hộ cá nhân đang bán xăng, dầu không đảm bảo an toàn PCCC phải ngưng hoạt động trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ban hành Chỉ thị này, đồng thời tổ chức thu mua số xăng dầu còn lại của các đối tượng trên đúng theo giá qui định của Nhà nước.
3) Nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng của nhân dân cũng như ổn định thị trường. Công ty Vật tư tổng hợp, Sở Thương mại Du lịch tiến hành tổ chức các điểm bán lẻ xăng, dầu trên phạm vi toàn tỉnh. Các điểm bán lẻ này phải đảm bảo các qui định về an toàn PCCC.
4) Hết thời hạn theo qui định trên, nếu tổ chức cá nhân nào vi phạm sẽ bị xử lý hành chánh. Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy tố trước pháp luật. Địa phương nào còn để tình trạng buôn bán xăng dầu không đảm bảo an toàn PCCC phát triển tràn lan mà không có biện pháp xử lý sẽ chịu trách nhiệm trước Thường trực UBND tỉnh, nếu nghiêm trọng sẽ chịu trách nhiệm liên đới trước pháp luật.
5) Công an tỉnh Bến Tre phối hợp cùng Sở Văn hóa Thông tin – Thể thao, Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Đồng Khởi tổ chức tuyên truyền rộng khắp cho nhân dân trong tỉnh biết để thực hiện tốt Chỉ thị này, đồng thời kết hợp Quản lý thị trường tỉnh, UBND các huyện, thị xã tiến hành tổng kiểm tra việc thực hiện ở các địa phương trong tỉnh báo cáo về Thường trực UBND tỉnh để có hướng chỉ đạo kịp thời.
Hàng năm tổ chức tổng kết việc thực hiện chỉ thị một lần vào dịp tháng an toàn phòng cháy chữa cháy (tháng 10 hàng năm)./.
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trịnh Văn Y | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bến Tre",
"promulgation_date": "23/03/1996",
"sign_number": "04/CT-UB",
"signer": "Trịnh Văn Y",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Nghi-quyet-15-2014-NQ-HDND-muc-chi-kinh-phi-bao-dam-cho-cong-tac-hoa-giai-o-co-so-Binh-Phuoc-264810.aspx | Nghị quyết 15/2014/NQ-HĐND mức chi kinh phí bảo đảm cho công tác hòa giải ở cơ sở Bình Phước | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 15/2014/NQ-HĐND
Đồng Xoài, ngày 10 tháng 12 năm 2014
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC CHI KINH PHÍ BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ MƯỜI MỘT
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Hòa giải ở cơ sở ngày 20/6/2013;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30/7/2014 của liên bộ Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 105/TTr-UBND ngày 17/11/2014; Báo cáo thẩm tra số 25/BC-HĐND-PC ngày 25/11/2014 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định mức chi kinh phí bảo đảm cho công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Phước, với những nội dung sau đây:
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
a) Nghị quyết này quy định mức chi kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở; kinh phí hỗ trợ cho tổ hòa giải và hòa giải viên; kinh phí thực hiện các Chương trình, Đề án, Kế hoạch về hòa giải ở cơ sở (sau đây gọi tắt là công tác hòa giải ở cơ sở).
b) Nghị quyết này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác hòa giải ở cơ sở.
2. Nguồn kinh phí thực hiện:
a) Kinh phí ngân sách Nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó thực hiện theo phân cấp ngân sách hiện hành và được tổng hợp vào dự toán hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
b) Trong trường hợp ngân sách địa phương không cân đối được thì ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho địa phương theo nguyên tắc không hỗ trợ 100% mà tập trung cho một số mục tiêu ưu tiên phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
3. Mức chi:
a) Chi biên soạn các tình huống giải đáp pháp luật, tờ gấp pháp luật, câu chuyện pháp luật, tiểu phẩm pháp luật phục vụ công tác hòa giải ở cơ sở; chi hỗ trợ hoạt động truyền thông về công tác hòa giải ở cơ sở trên đài phát thanh xã, phường, thị trấn, loa truyền thanh cơ sở; chi tổ chức cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở; chi thực hiện thống kê, báo cáo đánh giá về công tác hòa giải ở cơ sở bao gồm chi thống kê, thu thập, xử lý thông tin, số liệu từ báo cáo đánh giá, viết và hoàn thiện các loại báo cáo đánh giá định kỳ, đột xuất, chuyên đề, sơ kết, tổng kết; chi thực hiện các Chương trình, Đề án, Kế hoạch công tác hòa giải ở cơ sở được thực hiện theo quy định về mức chi đối với một số công việc có tính chất tương tự thì thực hiện theo Nghị quyết số 02/2014/NQ-HĐND ngày 31/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức chi bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
c) Chi rà soát, hệ thống hóa các văn bản, tài liệu phục vụ công tác hòa giải ở cơ sở, triển khai các nhiệm vụ của Chương trình, Đề án, kiến nghị hoàn thiện thể chế hòa giải ở cơ sở: Thực hiện theo Nghị quyết số 11/2012/NQ-HĐND ngày 06/8/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chi bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
d) Chi thù lao cho hòa giải viên (đối với các hòa giải viên trực tiếp tham gia vụ, việc hòa giải):
- Hòa giải thành: 200.000 đồng/vụ, việc/tổ hòa giải;
- Hòa giải không thành: 150.000 đồng/vụ, việc/tổ hòa giải.
đ) Hỗ trợ chi phí mai táng cho người tổ chức mai táng hòa giải viên gặp tai nạn hoặc rủi ro bị thiệt hại về tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở: Mức chi bằng 05 tháng lương cơ sở.
e) Chi hỗ trợ hoạt động của tổ hòa giải (chi mua văn phòng phẩm, sao chụp tài liệu, nước uống phục vụ các cuộc họp của tổ hòa giải): 100.000 đồng/tổ hòa giải/tháng.
g) Chi bồi dưỡng thành viên Ban tổ chức bầu hòa giải viên tham gia họp chuẩn bị cho việc bầu hòa giải viên: 50.000 đồng/người/buổi.
h) Chi tiền nước uống cho người tham dự cuộc họp bầu hòa giải viên: 10.000 đồng/người/buổi.
i) Các mức chi khác có liên quan đến kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác hòa giải ở cơ sở không được quy định tại Nghị quyết này được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30/7/2014 của liên Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở và các văn bản pháp luật hiện hành.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện; giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát thực hiện.
Nghị quyết này thay thế các quy định về mức chi cho công tác hòa giải ở cơ sở được quy định tại Nghị quyết số 05/2011/NQ-HĐND ngày 26/7/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành quy định về mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa VIII, kỳ họp thứ mười một thông qua ngày 05/12/2014 và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua.
Nơi nhận:
- UBTVQH, Chính phủ;
- VPQH, VPCP, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp (Cục KTVB);
- TU, TTHĐND, UBND, Đoàn ĐBQH, UBMTTQVN tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thị xã;
- Trung tâm tin học - Công báo;
- LĐVP, Phòng CTHĐND;
- Lưu: VT.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Tấn Hưng | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Phước",
"promulgation_date": "10/12/2014",
"sign_number": "15/2014/NQ-HĐND",
"signer": "Nguyễn Tấn Hưng",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Quyet-dinh-3585-QD-TCHQ-cong-nhan-hoat-dong-dai-ly-lam-thu-tuc-hai-quan-2016-328131.aspx | Quyết định 3585/QĐ-TCHQ công nhận hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan 2016 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3585/QĐ-TCHQ
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG NHẬN HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thủ tục cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan;
Căn cứ hồ sơ đề nghị công nhận đại lý làm thủ tục hải quan gửi kèm công văn số 01/HB ngày 07/10/2016 của Công ty cổ phần thương mại dịch vụ XNK Song Linh;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận:
Công ty cổ phần thương mại dịch vụ XNK Song Linh.
Mã số thuế: 0201744390.
Địa chỉ: Thửa số 65 lô 7C khu đô thị mới Ngã năm sân bay Cát Bi, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp 0201744390 do Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và đầu tư TP. Hải Phòng cấp lần đầu ngày 26/9/2016.
Đủ điều kiện hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan.
Công ty cổ phần thương mại dịch vụ XNK Song Linh có trách nhiệm thực hiện đúng quy định của Luật Hải quan, Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thủ tục cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông (bà) Giám đốc Công ty cổ phần thương mại dịch vụ XNK Song Linh, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan và Cục trưởng Cục Hải quan TP. Hải Phòng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục CNTT&TKHQ;
- Lưu: VT, GSQL (3).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Vũ Ngọc Anh | {
"issuing_agency": "Tổng cục Hải quan",
"promulgation_date": "26/10/2016",
"sign_number": "3585/QĐ-TCHQ",
"signer": "Vũ Ngọc Anh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-17-2009-QD-UBND-danh-muc-nguoi-co-nghia-vu-ke-khai-tai-san-thu-nhap-theo-quy-dinh-khoan-11-dieu-6-ND-37-2007-ND-CP-89827.aspx | Quyết định 17/2009/QĐ-UBND danh mục người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định khoản 11 điều 6 NĐ 37/2007/NĐ-CP | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
Số: 17/2009/QĐ-UBND
Nha Trang, ngày 12 tháng 03 năm 2009
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 11 ĐIỀU 6 NGHỊ ĐỊNH SỐ 37/2007/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 3 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MINH BẠCH TÀI SẢN, THU NHẬP TRONG CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC THUỘC TỈNH KHÁNH HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 85/2008/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định tại khoản 11 Điều 6 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ Khánh Hòa,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập thuộc tỉnh Khánh Hòa theo quy định tại Quyết định số 85/2008/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định tại khoản 11 Điều 6 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập.
Điều 2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập đối với các chức danh theo danh mục kèm theo tại cơ quan, đơn vị, địa phương.
Thanh tra tỉnh phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan hướng dẫn việc kê khai, quản lý, khai thác bản kê khai tài sản, thu nhập đúng qui định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chánh Thanh tra tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị thuộc tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Võ Lâm Phi
DANH MỤC
NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP THUỘC TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/2009/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Nhóm A. Những người trực tiếp làm công tác quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân được cơ quan có thẩm quyền bố trí làm việc ở những vị trí công tác sau đây:
1. Kế toán.
2. Thủ quỹ.
3. Thủ kho.
4. Mua sắm vật tư, tài sản, phương tiện.
5. Cấp phát vật tư, nhiên liệu và trang thiết bị.
Nhóm B. Những người trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong các lĩnh vực sau đây:
I. NỘI VỤ, TỔ CHỨC CÁN BỘ
1. Phân bổ kế hoạch kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
2. Tổ chức tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức.
3. Tổ chức thi nâng ngạch các ngạch công chức, viên chức.
4. Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
5. Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về tổ chức bộ máy và biên chế.
6. Thẩm định các đề án thành lập mới, sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp Nhà nước, Tổ chức phi chính phủ, Hội nghề nghiệp.
7. Thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính các cấp.
8. Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
II. TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
1. Quản lý các đối tượng nộp thuế.
2. Thu thuế, kiểm soát thuế, hoàn Thuế Giá trị gia tăng (VAT), quyết toán thuế, quản lý và cấp phát ấn chỉ.
3. Kiểm hóa hàng hóa xuất nhập khẩu.
4. Thẩm định, kiểm tra và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách.
5. Cấp giấy phép tổ chức tín dụng.
6. Thực hiện nghiệp vụ tín dụng tại các tổ chức tín dụng nhà nước; thẩm định và cho vay tín dụng.
7. Xử lý công nợ, các khoản nợ xấu; hoạt động mua và bán nợ; thẩm định, định giá trong đấu giá.
8. Cấp phát tiền, hàng thuộc Kho bạc Nhà nước và dự trữ quốc gia.
9. Thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
10. Cấp phép hoạt động ngoại hối.
11. Giám sát hoạt động ngân hàng.
III. CÔNG THƯƠNG
1. Cấp các loại giấy phép liên quan đến xuất nhập khẩu, dịch vụ thương mại.
2. Cấp giấy phép liên quan đến việc bảo đảm tiêu chuẩn an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
3. Kiểm soát thị trường.
IV. XÂY DỰNG
1. Cấp giấy phép trong lĩnh vực xây dựng.
2. Thẩm định dự án xây dựng.
3. Quy hoạch xây dựng.
4. Theo dõi và quản lý các công trình xây dựng.
5. Thẩm định, giám sát chất lượng các công trình xây dựng.
6. Theo dõi, thẩm định, lập kế hoạch, kiểm soát, giám sát, điều phối, đền bù, giải phóng mặt bằng, quyết toán kinh phí thuộc các Ban Quản lý dự án công trình xây dựng.
V. GIAO THÔNG
1. Giám định kỹ thuật các công trình giao thông, đăng kiểm các loại phương tiện giao thông thuộc lĩnh vực hàng hải, đường bộ, đường thủy.
2. Quản lý công trình giao thông.
3. Theo dõi, thẩm định, lập kế hoạch, kiểm soát, giám sát, điều phối, đền bù, giải phóng mặt bằng, quyết toán kinh phí thuộc các Ban Quản lý dự án công trình giao thông.
4. Giải quyết các vấn đề có liên quan đến nghĩa vụ, quyền, lợi ích của người tham gia giao thông và quy định về bảo đảm an toàn đối với các phương tiện tham gia giao thông.
VI. Y TẾ
1. Cấp giấy chứng nhận vệ sinh, an toàn thực phẩm.
2. Cấp giấy chứng chỉ hành nghề y, dược, y học cổ truyền tư nhân.
3. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, y học cổ truyền tư nhân.
4. Cấp phép, giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm.
5. Cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm.
6. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc tân dược.
7. Kiểm định tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.
8. Theo dõi, quản lý, giám sát, cung ứng các loại thuốc; dược liệu, dụng cụ, thiết bị vật tư y tế; các loại sản phẩm màu liên quan đến việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe con người và lợi ích xã hội.
VII. VĂN HÓA - THỂ THAO VÀ DU LỊCH
1. Cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
2. Cấp giấy phép công nhận cơ sở lưu trú du lịch.
3. Cấp giấy phép hướng dẫn viên du lịch.
4. Cấp giấy phép quảng cáo trên bảng, biển, panô, băng - rôn...
5. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao.
6. Thẩm định trình cấp có thẩm quyền cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ.
7. Thẩm định trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài.
8. Cấp giấy phép biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.
9. Thẩm định hồ sơ xếp hạng khách sạn.
10. Thẩm định và cấp phép chương trình, tiết mục, vở diễn của các tổ chức cá nhân Việt Nam đi biểu diễn ở nước ngoài.
11. Thẩm định, phê duyệt các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật.
VIII. LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
1. Cấp giấy phép hoạt động về Bưu chính, Viễn thông, Công nghệ thông tin, Báo chí và Xuất bản.
2. Quản lý các chương trình quảng cáo trên các phương tiện phát thanh, truyền hình và trên internet.
3. Phân bổ, thẩm định và quản lý các dự án, đề án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
IX. TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất.
2. Cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.
3. Cấp giấy phép hành nghề vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại.
4. Cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
5. Cấp giấy phép về thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước.
6. Xử lý hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất.
7. Bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất và giao hạn mức đất; quản lý việc áp dụng đền bù, xác định người sử dụng đất thuộc đối tượng bồi thường, được hỗ trợ; mức bồi thường, hỗ trợ trong giải phóng mặt bằng.
8. Xử lý vi phạm về tài nguyên và môi trường.
X. NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1. Quản lý động vật thuộc danh mục quý hiếm.
2. Kiểm dịch động vật.
3. Kiểm lâm.
4. Kiểm soát thú y, thuốc bảo vệ thực vật, bệnh động vật và gia súc, gia cầm.
5. Theo dõi, quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và thú y thủy sản.
XI. ĐẦU TƯ - NGOẠI GIAO
1. Thẩm định, cấp giấy chứng nhận đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài.
2. Thẩm định dự án.
3. Đấu thầu và quản lý đấu thầu.
4. Lập, phân bổ, quản lý kế hoạch vốn.
5. Quản lý quy hoạch.
6. Quản lý khu công nghiệp - khu chế xuất.
7. Quản lý doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh.
8. Quản lý ODA.
9. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ lãnh sự.
XII. TƯ PHÁP
1. Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự ở các cấp.
2. Thẩm tra viên thi hành án dân sự.
3. Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.
4. Cải chính tư pháp, chứng nhận tư pháp.
XIII. LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
1. Thẩm định hồ sơ thành lập các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề; cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề; phân bổ chỉ tiêu, kinh phí dạy nghề.
2. Thẩm định hồ sơ người có công; dự toán, duyệt, cấp phát kinh phí trả trợ cấp ưu đãi, kinh phí thực hiện ưu đãi ngoài trợ cấp và các chương trình ưu đãi khác đối với người có công.
XV. KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1. Hợp tác, trao đổi khoa học và công nghệ có yếu tố nước ngoài.
2. Thẩm định hồ sơ, thủ tục có liên quan đến việc cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy đăng ký trong phạm vi quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và quy định của pháp luật.
3. Thẩm định, giám định công nghệ đối với các dự án đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài và của các chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật.
4. Thẩm định và tư vấn cấp các văn bằng sở hữu trí tuệ.
5. Phân bổ, thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học .
XV. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1. Tuyển sinh, đào tạo thuộc các trường công lập (các trường do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên).
2. Phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo cho các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân; phân bổ chỉ tiêu đào tạo sau đại học và chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài.
3. Thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.
4. Thẩm định hồ sơ thành lập các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.
5. Quản lý các dự án, đề án thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo.
XVI. THANH TRA VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1. Làm công tác thanh tra trên tất cả các lĩnh vực được quy định tại Quyết định này trừ những người được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên (đã có quy định về nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập tại khoản 10 Điều 6 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập).
2. Giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của cơ quan, đơn vị và cá nhân.
3. Làm công tác phòng, chống tham nhũng.
Trên đây là Danh mục những người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập trong các cơ quan thuộc tỉnh Khánh Hòa theo quy định tại Quyết định số 85/2008/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở danh mục này, các cơ quan, đơn vị lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai tài sản thuộc cơ quan, địa phương đúng qui định./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Khánh Hòa",
"promulgation_date": "12/03/2009",
"sign_number": "17/2009/QĐ-UBND",
"signer": "Võ Lâm Phi",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Quyet-dinh-856-QD-TTg-2019-phe-duyet-De-an-Doi-moi-sap-xep-to-chuc-bo-may-cua-Bao-hiem-xa-hoi-418624.aspx | Quyết định 856/QĐ-TTg 2019 phê duyệt Đề án Đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 856/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI, SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM THEO HƯỚNG TINH GỌN, HOẠT ĐỘNG HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ”
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020";
Căn cứ Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW;
Căn cứ Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Kế hoạch số 07-KH/TW ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
Xét đề nghị của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (viết tắt là Đề án) với những nội dung chính sau đây:
I. QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC
1. Quan điểm
- Bảo đảm việc sắp xếp tổ chức bộ máy ngành Bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nâng cao sự hài lòng của người dân cũng như chủ thể tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; phù hợp với chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tổ chức bộ máy, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các định hướng, chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội;
- Việc thực hiện cần có lộ trình cụ thể, phù hợp với điều kiện trong từng giai đoạn, đảm bảo thiết thực, hiệu quả và khả thi.
2. Nguyên tắc
- Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy phải gắn với việc phục vụ người dân, thời gian, chi phí thấp nhất nhưng hiệu quả cao nhất; đồng thời gắn với việc cải cách thủ tục hành chính và thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4;
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ giữa các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở trung ương, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, Bảo hiểm xã hội cấp huyện để một tổ chức, một người có thể đảm nhiệm nhiều việc nhưng một việc chỉ do một tổ chức, một người chủ trì và chịu trách nhiệm chính;
- Bảo đảm kế thừa, kết hợp với đổi mới, phát triển; tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và người dân;
- Tăng bộ phận trực tiếp phục vụ nhân dân, giảm bộ phận gián tiếp;
- Việc sắp xếp cơ cấu tổ chức Bảo hiểm xã hội cấp huyện gắn với Đề án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Sắp xếp tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa ngành Bảo hiểm xã hội, đảm bảo thực hiện đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phù hợp tình hình thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; gắn tinh giản biên chế với sắp xếp, tinh gọn bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức và người lao động; tiết kiệm chi phí, cung cấp dịch vụ công chất lượng cao, nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành mục tiêu xây dựng bộ máy Bảo hiểm xã hội Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2019 - 2020:
- Tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở trung ương:
+ Sắp xếp giảm ít nhất 02 đơn vị đầu mối cấp Ban trực thuộc;
+ Kiện toàn, chuyển đổi 1 đơn vị sự nghiệp hiện có thành “Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc Khách hàng” là đơn vị sự nghiệp có chức năng thực hiện giải quyết dịch vụ công trực tuyến và chăm sóc, hỗ trợ khách hàng;
+ Cơ cấu lại Tạp chí Bảo hiểm xã hội và Báo Bảo hiểm xã hội bảo đảm phù hợp với Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.
- Năm 2019, tại Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh: Thực hiện sắp xếp lại cơ cấu tổ chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Bảo hiểm xã hội thành phố, thị xã trực thuộc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cụ thể:
+ Giảm 65 đầu mối cấp phòng của 63 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Giảm 58 Bảo hiểm xã hội thành phố, thị xã trực thuộc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, nơi có trụ sở Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh đóng trên địa bàn.
- Sắp xếp giảm Bảo hiểm xã hội cấp huyện đối với các huyện thuộc diện phải sắp xếp theo Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12/3/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Thực hiện tinh giản biên chế theo lộ trình, đảm bảo đến năm 2021 đạt mục tiêu tinh giản biên chế theo quy định.
b) Giai đoạn 2021 - 2025:
- Tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn các đơn vị trực thuộc tại Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh: Giảm 63 đầu mối cấp phòng của 63 Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.
- Đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% biên chế so với tổng biên chế được giao của Bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2015.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức để công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội hiểu rõ sự cần thiết, lợi ích, vai trò, ý nghĩa của việc sắp xếp tổ chức bộ máy ngành Bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
2. Kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giám sát hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và tư vấn về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
3. Phát triển hệ thống công nghệ thông tin; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tiếp tục hiện đại hóa, đầu tư phát triển công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến trong tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Kịp thời ngăn chặn tình trạng gian lận, trục lợi chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
5. Trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức các đơn vị thuộc ngành Bảo hiểm xã hội, số lượng cấp phó của các đơn vị sáp nhập, hợp nhất có thể cao hơn quy định, nhưng chậm nhất sau 3 năm kể từ khi cấp có thẩm quyền quyết định sáp nhập, hợp nhất thì số lượng cấp phó của các đơn vị phải bảo đảm đúng quy định.
Điều 2. Tổ chức thực hiện Đề án
1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức để công chức, viên chức toàn ngành hiểu rõ sự cần thiết, lợi ích, vai trò, ý nghĩa của việc sắp xếp tổ chức bộ máy;
- Đề xuất, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư;
- Tăng cường phát triển hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng tiêu chí xác định cấp độ 4 trong đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016;
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Tiếp tục hiện đại hóa, đầu tư phát triển công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến trong tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc ngăn chặn các hành vi gian lận, trục lợi chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, cải tiến các quy trình nghiệp vụ, phân cấp quản lý theo hướng đổi mới; nâng cao chất lượng quản lý, điều hành; phân cấp rõ trách nhiệm thực thi nhiệm vụ, giảm bớt khâu trung gian; ưu tiên bố trí nhân lực để làm chuyên môn nghiệp vụ tại Bảo hiểm xã hội các cấp, nhất là Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
- Xây dựng danh mục vị trí việc làm; xây dựng bảng lương theo vị trí việc làm; thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, người lao động theo chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước. Thực hiện dân chủ, khách quan, minh bạch trong việc rà soát, đánh giá, xếp loại, bố trí, sắp xếp đội ngũ công chức, viên chức tại các đơn vị trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy. Quan tâm giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động bị tác động do sắp xếp. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu quản lý;
- Đánh giá kết quả tổ chức bộ máy Bảo hiểm xã hội cấp huyện, tiếp tục nghiên cứu đề xuất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy theo khu vực liên huyện trong giai đoạn 2021 - 2025, đảm bảo phù hợp với chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đồng thời đảm bảo phù hợp với thực tiễn của ngành Bảo hiểm xã hội trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đề xuất, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; giải quyết các vướng mắc trong thực tiễn tổ chức thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 01/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trình Chính phủ trong quý III năm 2019.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: Lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phấn đấu thực hiện mục tiêu bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động, bảo hiểm y tế toàn dân theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, chỉ tiêu thực hiện bao phủ bảo hiểm y tế hàng năm do Thủ tướng Chính phủ giao, đồng thời xem đây là chỉ tiêu kinh tế - xã hội của các địa phương. Phối hợp, tổ chức thực hiện tốt việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy ngành Bảo hiểm xã hội trên địa bàn, không để ảnh hưởng đến việc phục vụ nhân dân.
5. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn chi phí quản lý ngành Bảo hiểm xã hội, việc quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Điều khoản thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KGVX, KTTH, PL;
- Lưu: VT, TCCV (2).
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "10/07/2019",
"sign_number": "856/QĐ-TTg",
"signer": "Nguyễn Xuân Phúc",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-17-2015-QD-UBND-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-co-cau-to-chuc-Ban-Dan-toc-Can-Tho-277627.aspx | Quyết định 17/2015/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức Ban Dân tộc Cần Thơ | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 17/2015/QĐ-UBND
Cần Thơ, ngày 28 tháng 5 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BAN DÂN TỘC
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2014/TTLT-UBDT-BNV ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban Dân tộc và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công tác dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Dân tộc và Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và chức năng
Ban Dân tộc là cơ quan chuyên môn ngang Sở thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
Ban Dân tộc có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Ủy ban Dân tộc.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Chủ trì xây dựng và trình Ủy ban nhân dân thành phố:
a) Dự thảo các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, đề án, dự án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác dân tộc và nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao;
b) Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Dân tộc;
c) Dự thảo văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Ban; Trưởng, Phó phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện.
2. Chủ trì xây dựng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về công tác dân tộc;
b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức, đơn vị của Ban theo quy định của pháp luật;
c) Dự thảo các văn bản quy định về quan hệ, phối hợp công tác giữa Ban Dân tộc với các Sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, chính sách thuộc lĩnh vực công tác dân tộc sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao cho đồng bào dân tộc thiểu số; chủ trì, phối hợp vận động đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
4. Tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, đề án, dự án, mô hình thí điểm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đặc thù, hỗ trợ ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng và công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố.
5. Tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án do Ủy ban Dân tộc chủ trì quản lý, chỉ đạo; theo dõi, tổng hợp, sơ kết, tổng kết và đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc ở địa phương; tham mưu, đề xuất các chủ trương, biện pháp để giải quyết các vấn đề xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, di cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các vấn đề dân tộc khác liên quan đến chính sách dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố.
6. Tổ chức tiếp đón, thăm hỏi, giải quyết các nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số theo chế độ chính sách và quy định của pháp luật; định kỳ tham mưu tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số các cấp của thành phố; lựa chọn đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể và cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc ở vùng dân tộc thiểu số trong lao động, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giữ gìn an ninh, trật tự và gương mẫu thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
7. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác dân tộc đối với Phòng Dân tộc cấp huyện và công chức được bố trí làm công tác dân tộc đối với các huyện chưa đủ điều kiện thành lập Phòng Dân tộc và công chức giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
8. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công tác dân tộc được phân công theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
9. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về dân tộc theo chuyên môn, nghiệp vụ được giao.
10. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực công tác dân tộc theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố.
11. Tiếp nhận những kiến nghị của công dân liên quan đến dân tộc, thành phần dân tộc, tên gọi, phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số và những vấn đề khác về dân tộc xem xét trình và chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
12. Tham gia, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan thẩm định các dự án, đề án do các Sở, ban, ngành và các cơ quan, tổ chức xây dựng có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố.
13. Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc bố trí công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số làm việc tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, cấp huyện và công chức là người dân tộc thiểu số làm việc tại Ủy ban nhân dân cấp xã, bảo đảm cơ cấu thành phần dân tộc trên địa bàn; xây dựng và tổ chức thực hiện đề án ưu tiên tuyển dụng sinh viên dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng vào làm việc tại cơ quan nhà nước ở địa phương.
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số vào học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dân tộc nội trú theo quy định của pháp luật; biểu dương, tuyên dương học sinh, sinh viên tiêu biểu, xuất sắc là người dân tộc thiểu số đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
14. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của văn phòng, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ban, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban theo hướng dẫn chung của Ủy ban Dân tộc và theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố.
15. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.
16. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban Dân tộc.
17. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố.
18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giao và theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Trưởng ban và Phó Trưởng ban Ban Dân tộc
1. Ban Dân tộc có Trưởng ban và không quá 03 Phó Trưởng ban.
a) Trưởng ban là người đứng đầu Ban Dân tộc, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Dân tộc; thực hiện các chức trách, nhiệm vụ quy định tại Điều 7 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Phó Trưởng ban là người giúp Trưởng ban chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng ban vắng mặt hoặc khi cần thiết một Phó Trưởng ban được Trưởng ban ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Ban.
2. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Trưởng ban, Phó Trưởng ban Ban Dân tộc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo quy định hiện hành có liên quan.
Điều 4. Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Văn phòng;
b) Thanh tra;
c) Phòng Chính sách Dân tộc;
d) Phòng Kế hoạch Tổng hợp;
đ) Phòng Tuyên truyền và Địa bàn.
2. Biên chế công chức của Ban Dân tộc được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức của cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao.
a) Việc tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương, chuyển ngạch, bổ nhiệm ngạch, điều động, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị thuộc Ban Dân tộc do Trưởng ban Ban Dân tộc quyết định theo phân cấp hoặc trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật;
b) Việc bố trí công tác đối với công chức của Ban Dân tộc phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh công chức, theo phẩm chất, năng lực, sở trường, bảo đảm đúng các quy định của pháp luật.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2015, đăng Báo Cần Thơ chậm nhất là ngày 01 tháng 6 năm 2015 và thay thế Quyết định số 48/2010/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Dân tộc.
Điều 6. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Hùng Dũng | {
"issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ",
"promulgation_date": "28/05/2015",
"sign_number": "17/2015/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Hùng Dũng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-525-QD-UBND-2019-cong-bo-danh-muc-thu-tuc-hanh-chinh-cua-So-Van-hoa-Thai-Nguyen-412930.aspx | Quyết định 525/QĐ-UBND 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính của Sở Văn hóa Thái Nguyên | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 525/QĐ-UBND
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 02 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH THÁI NGUYÊN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/08/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên (Phụ lục I kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bãi bỏ:
- 03 thủ tục hành chính lĩnh vực văn hóa cấp tỉnh (số thứ tự 22, 26, 29) tại Mục A, phần I; 02 thủ tục hành chính trong lĩnh vực thể dục thể thao cấp tỉnh (số thứ tự 57, 72) tại Mục B, phần I của Danh mục thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 752/QĐ-UBND ngày 22/3/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- 22 thủ tục hành chính lĩnh vực thể dục thể thao tại Danh mục thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 2547/QĐ-UBND ngày 29/8/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực văn hóa, thể thao thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. (Phụ lục số II kèm theo).
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục KSTTHC, Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Sở Nội vụ;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh: đ/c Trường;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, KSTT.
Trang. 11.01.19.
CHỦ TỊCH
Vũ Hồng Bắc
PHỤ LỤC I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 525/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên)
TT
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm thực hiện
Phí, lệ phí (nếu có)
Căn cứ pháp lý
I.
Lĩnh vực văn hóa cơ sở
1
Cấp giấy phép kinh doanh karaoke
07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
- Tại các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh:
+ Từ 01 đến 05 phòng, mức thu phí là 6.000.000 đồng/giấy;
+ Từ 06 phòng trở lên, mức thu phí là 12.000.000 đồng/giấy.
Đối với trường hợp các cơ sở đã được cấp phép kinh doanh karaoke đề nghị tăng thêm phòng, mức thu là 2.000.000 đồng/phòng.
- Tại các khu vực khác:
+ Từ 01 đến 05 phòng, mức thu phí là 3.000.000 đồng/giấy;
+ Từ 06 phòng trở lên, mức thu phí là 6.000.000 đồng/giấy.
Đối với trường hợp các cơ sở đã được cấp phép kinh doanh karaoke đề nghị tăng thêm phòng, mức thu là 1.000.000 đồng/phòng.
- Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng;
- Thông tư số 04/2009/TT-BVHTT ngày 16/12/2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ;
- Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07/6/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 05/2012/TT-BVHTTDL ngày 02/5/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL, Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL, Quyết định số 55/1999/QĐ-BVHTT;
- Thông tư số 212/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
II.
Lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn
1
Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
- Phí thẩm định:
Mức thu phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn theo Độ dài thời gian của một chương trình (vở diễn) biểu diễn nghệ thuật. Cụ thể như sau:
- Đến 50 phút: 1.500.000 đồng/chương trình, vở diễn;
- Từ 51 đến 100 phút: 2.000.000 đồng/chương trình, vở diễn;
- Từ 101 đến 150 phút: 3.000.000 đồng/ chương trình, vở diễn;
- Từ 151 đến 200 phút: 3.500.000 đồng/ chương trình, vở diễn;
- Từ 201 phút trở lên: 5.000.000 đồng/ chương trình, vở diễn.
- Trường hợp miễn phí: Miễn phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn đối với chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, đối ngoại cấp quốc gia.
Chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, đối ngoại cấp quốc gia theo quy định tại Thông tư số 288/2016/TT-BTC bao gồm: các hoạt động biểu diễn nghệ thuật nhân kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước, kỷ niệm ngày quốc khánh các nước tại Việt Nam; tổ chức nhân chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao các nước đến Việt Nam; kỷ niệm ngày sinh nhật của một số lãnh tụ các nước tại Việt Nam hoặc nhân kỷ niệm sự kiện đặc biệt của nước ngoài được tổ chức tại Việt Nam.
- Lệ phí: Không
- Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu;
- Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP;
-Thông tư số 10/2016/TT-BVHTTDL ngày 19 tháng 10 năm 2016 sửa đổi một số điều của Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP;
- Thông tư số 288/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn; phí thẩm định nội dung chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khác.
2
Cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu cho các tổ chức thuộc địa phương
- 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trong trường hợp cần gia hạn thời hạn thẩm định, cấp phép
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
- Phí thẩm định:
Mức thu phí thẩm định nội dung chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khác như sau:
a) Chương trình ca múa nhạc, sân khấu ghi trên băng đĩa:
- Đối với bản ghi âm: 200.000 đồng/1 block thứ nhất cộng (+) mức phí tăng thêm là 150.000 đồng cho mỗi block tiếp theo (Một block có độ dài thời gian là 15 phút).
- Đối với bản ghi hình: 300.000 đồng/1 block thứ nhất cộng (+) mức phí tăng thêm là 200.000 đồng cho mỗi block tiếp theo (Một block có độ dài thời gian là 15 phút).
b) Chương trình ghi trên đĩa nén, ổ cứng, phần mềm và các vật liệu khác:
- Đối với bản ghi âm:
+ Ghi dưới hoặc bằng 50 bài hát, bản nhạc: 2.000.000 đồng/chương trình;
+ Ghi trên 50 bài hát, bản nhạc: 2.000.000 đồng/ chương trình cộng (+) mức phí tăng thêm là 50.000 đồng/bài hát, bản nhạc. Tổng mức phí không quá 7.000.000 đồng/chương trình.
- Đối với bản ghi hình:
+ Ghi dưới hoặc bằng 50 bài hát, bản nhạc: 2.500.000 đồng/chương trình;
+ Ghi trên 50 bài hát, bản nhạc: 2.500.000 đồng/ chương trình cộng (+) mức phí tăng thêm là 75.000 đồng/bài hát, bản nhạc. Tổng mức phí không quá 9.000.000 đồng/chương trình.
- Lệ phí: Không
- Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu;
- Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP. Có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm 2016;
-Thông tư số 10/2016/TT-BVHTTDL ngày 19 tháng 10 năm 2016 sửa đổi một số điều của Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017;
- Thông tư số 288/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn; phí thẩm định nội dung chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khác.
III
Lĩnh vực thể dục thể thao
1
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Leo núi thể thao
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
- Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 28/2018/TT-BVHTTDL ngày 26/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Leo núi thể thao.
2
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Bóng rổ
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
- Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 32/2018/TT-BVHTTDL ngày 05/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Bóng rổ.
3
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Bóng ném
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
- Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 27/2018/TT-BVHTTDL ngày 19/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Bóng ném.
4
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Wushu
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
- Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 29/2018/TT-BVHTTDL ngày 28/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Wushu.
5
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
6
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Yoga
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
- Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 11/2016/1T-BVHTTDL ngày 08/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định điều kiện chuyên môn tổ chức tập luyện và thi đấu môn Yoga.
7
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Golf
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
- Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 12/2016/TT-BVHTTDL, ngày 05/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định điều kiện chuyên môn tổ chức tập luyện và thi đấu môn Golf.
8
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Cầu lông
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
- Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 09/2017/TT-BVHTTDL ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Cầu lông.
9
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Taewondo
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
- Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 10/2017/TT-BVHTTDL ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Taekwondo;
10
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao tổ đối với môn Karate
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
- Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 02/2018/TT-BVHTTDL ngày 19/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Karate.
11
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh hoạt động thể thao đối với môn Bơi, Lặn
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
- Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 03/2018/TT-BVHTTDL ngày 19/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Bơi, Lặn.
12
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Billiards & Snooker
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
- Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 04/2018/TT-BVHTTDL ngày 22/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Billiards & Snooker.
13
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Bóng bàn
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
- Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 05/2018/TT-BVHTTDL ngày 22/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Bóng bàn.
14
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh doanh hoạt động thể thao đối với môn Dù lượn và Diều bay
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
- Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 06/2018/TT-BVHTTDL ngày 30/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Dù lượn và môn Diều bay.
15
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Khiêu vũ thể thao
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
- Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 07/2018/TT-BVHTTDL ngày 30/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Khiêu vũ thể thao.
16
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Thể dục thẩm mỹ
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
- Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 08/2018/TT-BVHTTDL ngày 31/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Thể dục thẩm mỹ.
17
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Judo
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
- Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 09/2018/TT-BVHTTDL ngày 31/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Judo.
18
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Thể dục thể hình và Fitness
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
- Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 10/2018/TT-BVHTTDL ngày 31/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Thể dục thể hình và Fitness.
19
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Lân sư rồng
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
- Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 11/2018/TT-BVHTTDL ngày 31/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Lân Sư Rồng.
20
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Vũ đạo thể thao giải trí
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
- Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 12/2018/TT-BVHTTDL ngày 07/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Vũ đạo thể thao giải trí.
21
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Quyền anh
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
- Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 13/2018/TT-BVHTTDL ngày 08/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Quyền anh.
22
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Võ cổ truyền, Vovinam
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
- Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
-Thông tư số 14/2018/TT-BVHTTDL ngày 09/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Võ cổ truyền, môn Vovinam.
23
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Bóng đá
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
- Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 18/2018/TT-BVHTTDL ngày 20/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Bóng đá.
24
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Quần vợt
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
- Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 19/2018/TT-BVHTTDL ngày 20/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Quần vợt.
25
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Patin
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
- Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 20/2018/TT-BVHTTDL ngày 03/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Patin.
26
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Bắn súng thể thao
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, Thể thao;
- Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 31/2018/TT-BVHTTDL ngày 05/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Bắn súng thể thao.
27
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Đấu kiếm thể thao
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
- Luật thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thông tư số 34/2018/TT-BVHTTDL ngày 02/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Đấu kiếm thể thao.
IV
Lĩnh vực Du lịch
1.
Công nhận khu du lịch cấp tỉnh
- Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận khu du lịch cấp tỉnh
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Địa chỉ: Số 19, đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên
Địa chỉ: số 18, đường Nha Trang, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Không quy định
- Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017;
- Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
- Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
PHỤ LỤC II
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 525/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên)
STT
Tên thủ tục hành chính
Lĩnh vực
Quyết định công bố
1.
Cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các tổ chức thuộc địa phương
Văn hóa
752/QĐ-UBND ngày 22/3/2018
2.
Cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu cho các tổ chức thuộc địa phương
Văn hóa
752/QĐ-UBND ngày 22/3/2018
3.
Cấp giấy phép kinh doanh karaoke
Văn hóa
752/QĐ-UBND ngày 22/3/2018
4.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao
Thể dục thể thao
752/QĐ-UBND ngày 22/3/2018
5.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bắn súng thể thao
Thể dục thể thao
752/QĐ-UBND ngày 22/3/2018
6.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Yoga
Thể dục thể thao
2547/QĐ-UBND ngày 29/8/2018
7.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Golf
Thể dục thể thao
2547/QĐ-UBND ngày 29/8/2018
8.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Cầu lông
Thể dục thể thao
2547/QĐ-UBND ngày 29/8/2018
9.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Taekwondo
Thể dục thể thao
2547/QĐ-UBND ngày 29/8/2018
10.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Karate
Thể dục thể thao
2547/QĐ-UBND ngày 29/8/2018
11.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bơi, Lặn
Thể dục thể thao
2547/QĐ-UBND ngày 29/8/2018
12.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Billards & Snooker
Thể dục thể thao
2547/QĐ-UBND ngày 29/8/2018
13.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bóng bàn
Thể dục thể thao
2547/QĐ-UBND ngày 29/8/2018
14.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Dù lượn và Diều bay
Thể dục thể thao
2547/QĐ-UBND ngày 29/8/2018
15.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Khiêu vũ thể thao
Thể dục thể thao
2547/QĐ-UBND ngày 29/8/2018
16.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Thể dục thẩm mỹ
Thể dục thể thao
2547/QĐ-UBND ngày 29/8/2018
17.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Judo
Thể dục thể thao
2547/QĐ-UBND ngày 29/8/2018
18.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể Thể dục thể thao thao tổ chức hoạt động Thể dục thể hình và Fitness
Thể dục thể thao
2547/QĐ-UBND ngày 29/8/2018
19.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Lân Sư Rồng
Thể dục thể thao
2547/QĐ-UBND ngày 29/8/2018
20.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Vũ đạo thể thao giải trí
Thể dục thể thao
2547/QĐ-UBND ngày 29/8/2018
21.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Quyền anh
Thể dục thể thao
2547/QĐ-UBND ngày 29/8/2018
22.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Võ cổ truyền, Vovinam
Thể dục thể thào
2547/QĐ-UBND ngày 29/8/2018
23.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Mô tô nước trên biển
Thể dục thể thao
2547/QĐ-UBND ngày 29/8/2018
24.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Bóng đá
Thể dục thể thao
2547/QĐ-UBND ngày 29/8/2018
25.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Quần vợt
Thể dục thể thao
2547/QĐ-UBND ngày 29/8/2018
26.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Patin
Thể dục thể thao
2547/QĐ-UBND ngày 29/8/2018
27.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao tổ chức hoạt động Lặn biển thể thao giải trí
Thể dục thể thao
2547/QĐ-UBND ngày 29/8/2018 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Thái Nguyên",
"promulgation_date": "25/02/2019",
"sign_number": "525/QĐ-UBND",
"signer": "Vũ Hồng Bắc",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Nghi-dinh-45-2012-ND-CP-khuyen-cong-139487.aspx | Nghị định 45/2012/NĐ-CP khuyến công mới nhất | CHÍNH PHỦ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 45/2012/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2012
NGHỊ ĐỊNH
VỀ KHUYẾN CÔNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
Chính phủ ban hành Nghị định về khuyến công,
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn, áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (sau đây gọi chung là hoạt động khuyến công).
2. Đối tượng áp dụng
a) Tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn, xã và các phường thuộc thành thành phố loại 2, loại 3, các phường thuộc thành phố loại 1 được chuyển đổi từ xã chưa quá 05 năm; bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ sở công nghiệp nông thôn).
b) Các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn.
c) Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia công tác quản lý, thực hiện các hoạt động dịch vụ khuyến công.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Chương trình khuyến công quốc gia là tập hợp các nội dung, nhiệm vụ về hoạt động khuyến công quốc gia và địa phương trong từng giai đoạn (thường là 05 năm) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm mục tiêu khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, lao động ở các địa phương.
2. Kế hoạch khuyến công là tập hợp các đề án, nhiệm vụ khuyến công hàng năm, trong đó đưa ra tiến độ, dự kiến kết quả cụ thể cần đạt được nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình khuyến công quốc gia từng giai đoạn. Kế hoạch khuyến công quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt; kế hoạch khuyến công địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
3. Đề án khuyến công là đề án được lập để triển khai một hoặc một số nội dung hoạt động khuyến công quy định tại Điều 4 Nghị định này. Đề án khuyến công có mục tiêu, nội dung và đối tượng thụ hưởng, có thời gian thực hiện và kinh phí xác định.
4. Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu là sản phẩm do các cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất, có chất lượng, giá trị sử dụng cao; có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường; đáp ứng được một số tiêu chí cơ bản về kinh tế, kỹ thuật, xã hội; về sử dụng nguồn nguyên liệu; giải quyết việc làm cho người lao động và thỏa mãn yêu cầu về bảo vệ môi trường.
5. Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp là việc áp dụng các giải pháp về quản lý, công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường.
6. Dịch vụ khuyến công là các dịch vụ cần triển khai để thực hiện các nội dung hoạt động khuyến công quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Điều 3. Mục tiêu của hoạt động khuyến công
1. Động viên và huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
2. Góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội và góp phần xây dựng nông thôn mới.
3. Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người.
4. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2.
CHÍNH SÁCH KHUYẾN CÔNG
Điều 4. Nội dung hoạt động khuyến công
1. Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động. Hình thức đào tạo nghề, truyền nghề chủ yếu là ngắn hạn, gắn lý thuyết với thực hành.
2. Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp thông qua các hoạt động tư vấn, tập huấn, đào tạo, hội thảo, diễn đàn; tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước. Hỗ trợ khởi sự, thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn. Hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nông thôn.
3. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn.
4. Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thông qua tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Hỗ trợ tổ chức hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, hàng thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm. Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu và đầu tư các phòng trưng bày để giới thiệu quảng bá sản phẩm và các hoạt động xúc tiến thương mại khác.
5. Tư vấn trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn trong việc: Lập dự án đầu tư, marketing; quản lý sản xuất - tài chính - kế toán - nhân lực; thành lập doanh nghiệp; liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh; thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; ứng dụng công nghệ - thiết bị mới. Tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách đất đai, chính sách khoa học công nghệ, chính sách tài chính - tín dụng và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước.
6. Cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công, thông tin thị trường, phổ biến kinh nghiệm, mô hình sản xuất kinh doanh điển hình, sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, thông qua các hình thức như: Xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh; xuất bản các bản tin, ấn phẩm; xây dựng dữ liệu, trang thông tin điện tử; tờ rơi, tờ gấp và các hình thức thông tin đại chúng khác.
7. Hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường:
a) Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp thành lập các hiệp hội, hội ngành nghề. Hỗ trợ xây dựng các cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp.
b) Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp.
c) Hỗ trợ tư vấn, lãi suất vốn vay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp. Hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn.
8. Hợp tác quốc tế về khuyến công, bao gồm các hoạt động:
a) Xây dựng và tham gia thực hiện hoạt động khuyến công, sản xuất sạch hơn trong các chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế.
b) Trao đổi, học tập kinh nghiệm về công tác khuyến công, khuyến khích phát triển công nghiệp, quản lý cụm công nghiệp, sản xuất sạch hơn với các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
c) Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ làm công tác khuyến công theo các chương trình hợp tác quốc tế và các chương trình, đề án học tập khảo sát ngoài nước.
9. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công:
a) Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác khuyến công.
b) Tổ chức tham quan khảo sát, học tập kinh nghiệm trong nước; hội thảo chuyên đề, hội nghị đánh giá tổng kết về hoạt động khuyến công; xây dựng, duy trì và phổ biến các cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về khuyến công, sản xuất sạch hơn.
c) Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho các Trung tâm Khuyến công cấp vùng và cấp tỉnh. Xây dựng và duy trì mạng lưới cộng tác viên khuyến công.
d) Xây dựng chương trình khuyến công từng giai đoạn; kế hoạch khuyến công hàng năm.
đ) Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công.
Điều 5. Danh mục ngành, nghề được hưởng chính sách khuyến công
1. Tổ chức, cá nhân quy định tại các Điểm a và b Khoản 2 Điều 1 Nghị định này đầu tư sản xuất vào các ngành, nghề sau đây được hưởng các chính sách khuyến công theo các nội dung quy định tại Điều 4 Nghị định này:
a) Công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và chế biến thực phẩm.
b) Sản xuất hàng công nghiệp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, hàng thay thế hàng nhập khẩu.
c) Công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Sản xuất vật liệu xây dựng.
d) Sản xuất sản phẩm, phụ tùng; lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị, dụng cụ cơ khí, điện, điện tử - tin học. Sản xuất, gia công chi tiết, bán thành phẩm và công nghiệp hỗ trợ.
đ) Sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp.
e) Khai thác, chế biến khoáng sản tại những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
g) Áp dụng sản xuất sạch hơn trong các cơ sở sản xuất công nghiệp; xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn.
2. Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu của công tác khuyến công trong từng thời kỳ, Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề được hưởng các chính sách quy định tại Khoản 1 của Điều này.
Điều 6. Nguyên tắc ưu tiên
1. Địa bàn ưu tiên: Ưu tiên các chương trình, đề án thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; địa bàn các xã trong kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; huyện vùng cao, hải đảo, biên giới đất liền; vùng đồng bào dân tộc thiểu số; các huyện nghèo theo quy định của Chính phủ.
2. Ngành nghề ưu tiên:
a) Ưu tiên các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển công nghiệp cơ khí, hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản; công nghiệp hỗ trợ; áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp.
b) Ưu tiên các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; sản phẩm thuộc các chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực; công nghiệp mũi nhọn; công nghiệp trọng điểm của quốc gia, vùng, miền và từng địa phương; sản xuất các sản phẩm có thị trường xuất khẩu; sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động.
3. Mức kinh phí ưu tiên hỗ trợ cho các chương trình, đề án quy định tại Khoản 1 và 2 của Điều này, đảm bảo thu hút được các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, áp dụng sản xuất sạch hơn vào các địa bàn và ngành nghề cần ưu tiên.
Chương 3.
TỔ CHỨC HỆ THỐNG KHUYẾN CÔNG
Điều 7. Tổ chức khuyến công Trung ương
1. Cục Công nghiệp địa phương là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công; tổ chức thực hiện chương trình, đề án khuyến công quốc gia hàng năm theo kế hoạch của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.
2. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập một số Trung tâm Khuyến công quốc gia ở các vùng, trực thuộc Cục Công nghiệp địa phương, để triển khai thực hiện các chương trình, đề án khuyến công quốc gia tại các vùng.
Điều 8. Tổ chức khuyến công địa phương
1. Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Trung tâm Khuyến công là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Công Thương để tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động khuyến công.
2. Cấp huyện (quận, huyện, thị xã, thành phố) theo yêu cầu nhiệm vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập các chi nhánh trực thuộc Trung tâm Khuyến công cấp tỉnh.
3. Cấp xã (xã, phường, thị trấn) theo yêu cầu nhiệm vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập mạng lưới cộng tác viên khuyến công để triển khai hoạt động khuyến công đến cấp xã.
Điều 9. Các tổ chức dịch vụ khuyến công khác
1. Tổ chức dịch vụ khuyến công khác là các tổ chức, cá nhân không thuộc Điều 7, Điều 8 của Nghị định này nhưng có đủ năng lực để triển khai thực hiện các dịch vụ khuyến công.
2. Các tổ chức dịch vụ khuyến công được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, được tham gia vào các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công tổ chức.
Điều 10. Chế độ đối với cộng tác viên khuyến công
Cộng tác viên khuyến công được hưởng thù lao khuyến công do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Chương 4.
KINH PHÍ KHUYẾN CÔNG
Điều 11. Kinh phí bảo đảm hoạt động khuyến công
Kinh phí cho hoạt động khuyến công và kinh phí áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (sau đây gọi chung là kinh phí khuyến công), bao gồm kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương.
1. Kinh phí khuyến công quốc gia là kinh phí sử dụng cho những hoạt động khuyến công do Bộ Công Thương quản lý và tổ chức thực hiện.
2. Kinh phí khuyến công địa phương là kinh phí do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quản lý, sử dụng cho những hoạt động khuyến công do các cấp ở địa phương thực hiện.
Điều 12. Kinh phí khuyến công quốc gia
1. Kinh phí khuyến công quốc gia được hình thành từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo kế hoạch.
b) Tài trợ và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
c) Nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí khuyến công quốc gia được sử dụng cho mục đích sau:
a) Chi cho hoạt động khuyến công quốc gia theo các nội dung quy định tại Điều 4 Nghị định này.
b) Các khoản chi khác phục vụ hoạt động khuyến công quốc gia.
Điều 13. Kinh phí khuyến công địa phương
1. Kinh phí khuyến công địa phương được hình thành từ các nguồn sau:
a) Ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã cấp hàng năm.
b) Tài trợ và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
c) Nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí khuyến công địa phương được sử dụng cho mục đích sau:
a) Chi cho hoạt động khuyến công do địa phương tổ chức thực hiện theo các nội dung quy định tại Điều 4 Nghị định này;
b) Các khoản chi khác phục vụ hoạt động khuyến công địa phương.
Điều 14. Quản lý kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương
1. Kế hoạch và dự toán kinh phí khuyến công quốc gia do Bộ Công Thương xây dựng, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Kế hoạch và dự toán kinh phí khuyến công địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã xây dựng, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của địa phương mình, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
3. Hàng năm, cơ quan quản lý nhà nước về khuyến công xây dựng dự toán cùng thời điểm xây dựng dự toán, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp vào phương án phân bổ ngân sách trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
4. Kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương do ngân sách cấp nếu chưa sử dụng hết trong năm kế hoạch được chuyển sang năm sau thực hiện theo quy định hiện hành.
5. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương.
Chương 5.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG
Điều 15. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1. Bộ Công Thương giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công theo các nội dung sau:
a) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động khuyến công.
b) Xây dựng chương trình khuyến công quốc gia từng giai đoạn, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn các địa phương triển khai các hoạt động khuyến công theo chương trình được duyệt.
c) Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch, đề án khuyến công quốc gia hàng năm đảm bảo phù hợp với Chương trình khuyến công quốc gia từng giai đoạn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
d) Đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương hướng dẫn, xử lý những vướng mắc liên quan đến hoạt động khuyến công.
đ) Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ cho hoạt động khuyến công.
e) Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các hoạt động khuyến công quốc gia.
g) Theo dõi, đánh giá tổng hợp và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện các chương trình, kế hoạch khuyến công trong phạm vi toàn quốc.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan tổng hợp, xem xét trình Chính phủ phân bổ kinh phí từ nguồn vốn đầu tư phát triển của ngân sách trung ương đầu tư xây dựng trụ sở, trang thiết bị cho Trung tâm Khuyến công quốc gia ở các vùng và chi hỗ trợ đầu tư xây dựng trụ sở, trang thiết bị cho Trung tâm Khuyến công của các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Trung tâm Khuyến công cấp tỉnh.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến công theo quy định.
Điều 16. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến công trong phạm vi địa phương, có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Xây dựng, sửa đổi và ban hành chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về công tác khuyến công phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện địa phương.
b) Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình khuyến công địa phương từng giai đoạn và kế hoạch, đề án khuyến công hàng năm tại địa phương.
c) Quyết định hình thức hỗ trợ từ kinh phí khuyến công địa phương cho các nội dung hoạt động khuyến công quy định tại Điều 4 Nghị định này theo quy định.
d) Bảo đảm nguồn vốn từ ngân sách địa phương để tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công tại địa phương theo các quy định tại Nghị định này.
đ) Xây dựng, trình Bộ Công Thương tổng hợp các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công có sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia.
e) Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiếu nại, tố cáo trong các hoạt động khuyến công trên địa bàn địa phương.
g) Quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút các nguồn vốn cho hoạt động khuyến công của địa phương.
h) Cân đối kinh phí từ ngân sách địa phương đầu tư xây dựng trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho Trung tâm Khuyến công cấp tỉnh theo quy định.
i) Theo dõi, đánh giá, định kỳ hàng quý báo cáo Bộ Công Thương về hoạt động khuyến công tại địa phương.
2. Sở Công Thương là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công tại địa phương.
Điều 17. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Hàng năm, Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng cho các tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động khuyến công.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương 6.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 7 năm 2012 và thay thế Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND và UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "21/05/2012",
"sign_number": "45/2012/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-734-QD-UBND-2023-giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-co-che-mot-cua-So-Van-hoa-Quang-Tri-564285.aspx | Quyết định 734/QĐ-UBND 2023 giải quyết thủ tục hành chính cơ chế một cửa Sở Văn hóa Quảng Trị | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 734/QĐ-UBND
Quảng Trị, ngày 14 tháng 4 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4 /2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 243/QĐ-UBND ngày 13/02/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 30/TTr-SVHTTDL ngày 21/3/2023 và Chánh Văn phòng UBND tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị (Có phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch căn cứ Quy trình được phê duyệt, thiết lập quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Quảng Trị.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế các Quyết định: số 813/QĐ-UBND ngày 16/3/2022; số 1720/QĐ-UBND ngày 01/7/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, Các PCT UBND tỉnh;
- Chánh VP, các PVP UBND tỉnh;
- Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh;
- Lưu: VT, NC(T).
CHỦ TỊCH
Võ Văn Hưng
PHỤ LỤC I
QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG LĨNH VỰC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CẤP TỈNH
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngà y tháng năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị)
Số TT
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Nội dung công việc và trình tự các bước thực hiện
Thời gian chi tiết
Đơn vị
thực hiện
Người
thực hiện
Ghi chú
I
Lĩnh vực Di sản văn hóa: 14 TTHC
1
Thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia 2.001631.000.00.00.H50
30 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
1 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
20 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Chuyên viên
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
16 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
4 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
6 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
2 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
1 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
2
Thủ tục cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương 1.003838.000.00.00.H50
20 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
1 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
14 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Chuyên viên
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
12 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
3 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
1 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
1 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
3
Thủ tục xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập 2.001613.000.00.00.H50
15 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
1 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
9 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ - Thẩm tra xác minh hồ sơ - Dự thảo văn bản, trình ký
6 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
3 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
3 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
1 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
1 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
4
Thủ tục cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập 1.003793.000.00.00.H50
30 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
1 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Thẩm quyền của UBND tỉnh
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
15 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ - Thẩm tra xác minh hồ sơ - Dự thảo văn bản, trình ký
10 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh
3 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Chuyên viên
Bước 5
Trình UBND tỉnh
1 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Phê duyệt hồ sơ
7 ngày
UBND tỉnh
Lãnh đạo tỉnh
Bước 7
Tiếp nhận kết quả
1 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 8
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
5
Thủ tục cấp giấy phép khai quật khẩn cấp 2.001591.000.00.00.H50
3 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,25 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Thẩm quyền của UBND tỉnh
Bước 2
- Xử lý, thẩm định hồ sơ - Dự thảo văn bản, trình ký
0,75 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Chuyên viên
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Trình UBND tỉnh
0,25 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Phê duyệt hồ sơ
01 ngày
UBND tỉnh
Bước 6
Tiếp nhận kết quả
0,25 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 7
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
6
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia 1.003738.000.00.00.H50
30 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
1 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
20 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ - Thẩm tra xác minh hồ sơ - Dự thảo văn bản, trình ký
16 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
4 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
6 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
2 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
1 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
7
Thủ tục công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng cấp tỉnh, ban hoặc trung tâm quản lý di tích 1.003646.000.00.00.H50
100 ngày (không kể thời gian thực hiện tại Thủ tướng Chính phủ)
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
1 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
TTHC liên thông với UBND tỉnh, với Bộ VH,TT&D L, TTCP
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
29 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Dự thảo tờ trình thành lập Hội đồng thẩm định
- Thẩm định hiện vật, hồ sơ hiện vật
- Báo kết quả thẩm định
- Dự thảo văn bản, trình ký
24 ngày
Chuyên viên (Hội đồng thẩm định)
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Ký thẩm định hồ sơ
6 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh
2 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Chuyên viên
Bước 5
Trình UBND tỉnh
1 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Thẩm định hồ sơ, trình Bộ VHTTDL
10 ngày
UBND tỉnh
Bước 7
Thẩm định hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ
50 ngày
Bộ VHTTDL
Bộ phận Một cửa VP UBND tỉnh theo dõi
Bước 8
Ban hành Quyết định công nhận bảo vật quốc gia
Không tính thời gian
Thủ tướng Chính phủ
Bước 9
Tiếp nhận kết quả
1 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 10
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
8
Thủ tục công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng ngoài công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật 1.003835.000.00.00.H50
100 ngày (không kể thời gian thực hiện tại Thủ tướng Chính phủ)
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
1 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
TTHC liên thông với UBND tỉnh, với Bộ VH TTDL, TTCP
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
29 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Dự thảo tờ trình thành lập Hội đồng thẩm định
- Thẩm định hiện vật, hồ sơ hiện vật
- Báo kết quả thẩm định
- Dự thảo văn bản, trình ký
24 ngày
Chuyên viên (Hội đồng thẩm định)
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Ký thẩm định hồ sơ
6 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh
2 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Chuyên viên
Bước 5
Trình UBND tỉnh
1 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Thẩm định hồ sơ, trình Bộ VHTTDL
10 ngày
UBND tỉnh
Bước 7
Thẩm định hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ
50 ngày
Bộ VHTTDL
Bộ phận Một cửa VP UBND tỉnh theo dõi
Bước 8
Ban hành Quyết định công nhận bảo vật quốc
gia
Không tính thời gian
Thủ tướng Chính phủ
Bước 9
Tiếp nhận kết quả
1 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 10
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
9
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật 1.001106.000.00.00.H50
15 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
1 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
9 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
6 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
3 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
3 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
1 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
1 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
10
Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật 1.001123.000.00.00.H50
5 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
2,5 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ - Thẩm tra xác minh hồ sơ - Dự thảo văn bản, trình ký
1,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
0,5 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
11
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích 1.001822.000.00.00.H50
5 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
2,5 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ - Xử lý hồ sơ - Dự thảo văn bản, trình ký
1,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
0,5 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
12
Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích 1.002003.000.00.00.H50
5 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
2,5 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Chuyên viên
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Xử lý hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
1,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
0,5 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
13
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích 1.003901.000.00.00.H50
10 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
1 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Xử lý hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
3 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
1 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
1 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
14
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích 2.001641.000.00.00.H50
5 ngày làm việc (đối với trường hợp Giấy chứng nhận hết hạn sử dụng hoặc bị hỏng)
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
2,5 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Xử lý hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
1,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
0,5 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
10 ngày làm việc (đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận bị mất hoặc bổ sung nội dung hành nghề)
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
6 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Xử lý hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
1 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
II
Lĩnh vực Điện ảnh: 01 TTHC
15
Thủ tục cấp giấy phép phân loại phim 1.011454.H50
15 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Thẩm quyền của UBND tỉnh
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
07 ngày
Phòng quản lý Văn hóa và Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Dự thảo tờ trình thành lập Hội đồng thẩm định
- Thẩm định phim
- Báo kết quả thẩm định
- Dự thảo văn bản, trình ký
06 ngày
Chuyên viên (Hội đồng thẩm định)
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
01 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Ký thẩm định hồ sơ
01 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện hồ sơ
0,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa và Gia đình
Chuyên viên
Bước 4
Trình UBND tỉnh phê duyệt
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
UBND tỉnh phê duyệt
5 ngày
UBND tỉnh
Lãnh đạo UBND tỉnh
Bước 6
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 7
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
III
Lĩnh vực Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm: 12 TTHC
16
Tiếp nhận thông báo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật (thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) 1.001833.000.00.00.H50
07 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa và Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
0,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa và Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
17
Cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật 1.001809.000.00.00.H50
07 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
(UBND tỉnh ủy quyền theo Quyết định số 3188/QĐ- UBND ngày 22/11/2019)
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa và Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
0,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa và Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
18
Cấp giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ 1.001778.000.00.00.H50
07 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa và Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
-Thẩm tra xác minh hồ sơ
-Dự thảo văn bản, trình ký
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
0,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
19
Cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng 1.001755.000.00.00.H50
07 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Thẩm quyền của UBND tỉnh
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
2 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ -Thẩm tra xác minh hồ sơ -Dự thảo văn bản, trình ký
1 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Trình UBND tỉnh phê duyệt
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
UBND tỉnh phê duyệt
2,5 ngày
UBND tỉnh
Lãnh đạo UBND tỉnh
Bước 6
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 7
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
20 ngày đối với trường hợp xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng phải có ý kiến của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
10 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
8 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Trình UBND tỉnh phê duyệt
1 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
UBND tỉnh phê duyệt
7 ngày
UBND tỉnh
Bước 6
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 7
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
20
Cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc (thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) 1.001738.000.00.00.H50
07 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
(UBND tỉnh ủy quyền theo Quyết định số 3188/QĐ- UBND ngày 22/11/201 9)
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa và Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
-Thẩm tra xác minh hồ sơ
-Dự thảo văn bản, trình ký
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
0,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
21
Cấp giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam (thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) 1.001704.000.00.00.H50
07 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Thẩm quyền của UBND tỉnh
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
2 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
1,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Trình UBND tỉnh phê duyệt
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
UBND tỉnh phê duyệt
3 ngày
UBND tỉnh
Lãnh đạo UBND tỉnh
Bước 6
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 7
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
22
Cấp giấy phép đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm (thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) 1.001671.000.00.00.H50
07 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Thẩm quyền của UBND tỉnh
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
2 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
1,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Trình UBND tỉnh phê duyệt
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
UBND tỉnh phê duyệt
3 ngày
UBND tỉnh
Lãnh đạo UBND tỉnh
Bước 6
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 7
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
23
Cấp Giấy phép tổ chức triển lãm do các tổ chức, cá nhân tại địa phương đưa ra nước ngoài không vì mục đích thương mại 1.001229.000.00.00.H50
07 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
3 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Lãnh đạo phòng chuyên môn soát xét
1,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện hồ sơ
0,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Trong thời hạn 15 ngày làm việc trường hợp phải thành lập Hội đồng thẩm định do triển lãm có nội dung không thuộc lĩnh vực chuyên môn của ngành văn hóa, thể thao và du lịch; triển lãm có quy mô quốc gia, quốc tế hoặc nội dung phức tạp
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
12 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
10 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Lãnh đạo phòng chuyên môn soát xét
2 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
1 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
24
Cấp Giấy phép tổ chức triển lãm do cá nhân nước ngoài tổ chức tại địa phương không vì mục đích thương mại 1.001211.000.00.00.H50
07 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ - Thẩm tra xác minh hồ sơ - Dự thảo văn bản, trình ký
3 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Lãnh đạo phòng chuyên môn soát xét
1,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện hồ sơ chuyển kết quả cho Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Trong thời hạn 15 ngày làm việc trường hợp phải thành lập Hội đồng thẩm định do triển lãm có nội dung không thuộc lĩnh vực chuyên môn của ngành văn hóa, thể thao và du lịch; triển lãm có quy mô quốc gia, quốc tế hoặc nội dung phức tạp
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
12 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ - Thẩm tra xác minh hồ sơ - Dự thảo văn bản, trình ký
10 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Lãnh đạo phòng chuyên môn soát xét
2 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
1 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
25
Cấp lại Giấy phép tổ chức triển lãm do các tổ chức, cá nhân tại địa phương đưa ra nước ngoài không vì mục đích thương mại 1.001191.000.00.00.H50
07 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
3 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Lãnh đạo phòng chuyên môn soát xét
1,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện hồ sơ chuyển kết quả cho Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Trong thời hạn 15 ngày làm việc trường hợp phải thành lập Hội đồng thẩm định do triển lãm có nội dung không thuộc lĩnh vực chuyên môn của ngành văn hóa, thể thao và du lịch; triển lãm có quy mô quốc gia, quốc tế hoặc nội dung phức tạp
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
12 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
10 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Lãnh đạo phòng chuyên môn soát xét
2 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
1 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
26
Cấp lại Giấy phép tổ chức triển lãm do cá nhân nước ngoài tổ chức tại địa phương không vì mục đích thương mại 1.001182.000.00.00.H50
07 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Chuyên viên
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
3 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Lãnh đạo phòng chuyên môn soát xét
1,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện hồ sơ chuyển kết quả cho Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Trong thời hạn 15 ngày làm việc trường hợp phải thành lập Hội đồng thẩm định do triển lãm có nội dung không thuộc lĩnh vực chuyên môn của ngành văn hóa, thể thao và du lịch; triển lãm có quy mô quốc gia, quốc tế hoặc nội dung phức tạp
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
12 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
10 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Lãnh đạo phòng chuyên môn soát xét
2 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
1 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
27
Thông báo tổ chức triển lãm do tổ chức ở địa phương hoặc cá nhân tổ chức tại địa phương
không vì mục đích thương mại 1.001147.000.00.00.H50
07 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ - Thẩm tra xác minh hồ sơ - Dự thảo văn bản, trình ký
3 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Lãnh đạo phòng chuyên môn soát xét
1,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
0,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Trong thời hạn 15 ngày làm việc trường hợp phải thành lập Hội đồng thẩm định do triển lãm có nội dung không thuộc lĩnh vực chuyên môn của ngành văn hóa, thể thao và du lịch; triển lãm có quy mô quốc gia, quốc tế hoặc nội dung phức tạp
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
12 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
10 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Lãnh đạo phòng chuyên môn soát xét
2 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
1 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
IV
Lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn: 04 TTHC
28
Tổ chức biểu diễn nghệ thuật trên địa bàn quản lý (không thuộc trường hợp trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương) 1.009397. 000.00.00. H50
05 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
3 ngày
Phòng Quản lý Văn hóa và Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
2,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo Phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
01 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Phòng Quản lý Văn hóa và Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
29
Tổ chức cuộc thi, liên hoan trên địa bàn quản lý (không thuộc trường hợp toàn quốc và quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương) 1.009398. 000.00.00. H50
15 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
10 ngày
Phòng quản lý Văn hóa và Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ - Thẩm tra xác minh hồ sơ - Dự thảo văn bản, trình ký
8 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
4 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
0,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa và Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
30
Tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu 1.009399. 000.00.00.H50
15 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
10 ngày
Phòng quản lý Văn hóa và Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ - Thẩm tra xác minh hồ sơ - Dự thảo văn bản, trình ký
8 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
4 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
0,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa và Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
31
Ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu 1.009403. 000.00.00.H50
05 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
3 ngày
Phòng quản lý Văn hóa và Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
2,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
0,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa và Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
V
Lĩnh vực Văn hóa cơ sở: 12 TTHC
32
Đăng ký tổ chức lễ hội cấp tỉnh 1.003676.000.00.00.H50
20 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Thẩm quyền của UBND tỉnh
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
8 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ - Thẩm tra xác minh hồ sơ - Dự thảo văn bản, trình ký
6 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Trình UBND tỉnh phê duyệt
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
UBND tỉnh phê duyệt
10 ngày
UBND tỉnh
Lãnh đạo UBND tỉnh
Bước 6
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 7
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
33
Thông báo tổ chức lễ hội cấp tỉnh 1.003654.000.00.00.H50
15 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Thẩm quyền của UBND tỉnh
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
3 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
2 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Trình UBND tỉnh phê duyệt
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
UBND tỉnh phê duyệt
10 ngày
UBND tỉnh
Lãnh đạo UBND tỉnh
Bước 6
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 7
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
34
Cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke 1.001029.000.00.00.H50
5 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
2,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
2 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
0,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa&Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
35
Cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường 1.001008.000.00.00.H50
5 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
2,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ - Thẩm tra xác minh hồ sơ - Dự thảo văn bản, trình ký
2 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
0,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
36
Cấp Giấy phép điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke 1.000963.000.00.00.H50
4 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
2 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
1,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
0,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
37
Cấp Giấy phép điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường 1.000922.000.00.00.H50
4 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
2 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
1,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
0,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
38
Tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn 1.004650.000.00.00.H50
5 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
3 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
2,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
0,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
39
Thông báo tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo 1.004645.000.00.00.H50
05 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
3 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
2,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
0,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
40
Cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam 1.004639.000.00.00.H50
10 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Thẩm quyền của UBND tỉnh
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
3 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
2,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Trình UBND tỉnh phê duyệt
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
UBND tỉnh phê duyệt
5 ngày
UBND tỉnh
Lãnh đạo UBND tỉnh
Bước 6
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 7
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
41
Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam 1.004666.000.00.00.H50
10 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Thẩm quyền của UBND tỉnh
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
3 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
2,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Trình UBND tỉnh phê duyệt
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
UBND tỉnh phê duyệt
5 ngày
UBND tỉnh
Lãnh đạo UBND tỉnh
Bước 6
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 7
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
42
Cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam 1.004662.000.00.00.H50
10 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Thẩm quyền của UBND tỉnh
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
3 ngày
Phòng Quản lý văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
2,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Trình UBND tỉnh phê duyệt
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
UBND tỉnh phê duyệt
5 ngày
UBND tỉnh
Lãnh đạo UBND tỉnh
Bước 6
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 7
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
VI
Lĩnh vực Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế chuyên ngành văn hóa: 04 TTHC
43
Cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 1.003784.000.00.00.H50
02 ngày làm việc. Trường hợp phải xin ý kiến các Bộ, ngành khác thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc.
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,25 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
1 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ - Dự thảo văn bản, trình ký
0,75 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
0,25 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
0,25 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
0,25 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,25 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
44
Giám định văn hóa phẩm xuất khẩu không nhằm mục đích kinh doanh của cá nhân, tổ chức ở địa phương 1.003743.000.00.00.H50
10 ngày làm việc. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian giám định tối đa không quá 15 ngày làm việc.
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
1 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
6 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
0,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
45
Phê duyệt nội dung tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu cấp tỉnh 2.001496.000.00.00.H50
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo cho Thương nhân đề nghị bổ sung đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản trả lời kết quả phê duyệt nội dung tác phẩm nhập khẩu. Trường hợp không phê duyệt nội dung tác phẩm, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
3 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
2 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
0,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
46
Xác nhận danh mục sản phẩm nghe nhìn có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu cấp tỉnh 1.003560.000.00.00.H50
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo cho Thương nhân đề nghị bổ sung đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ có văn bản trả lời kết quả chấp thuận hoặc từ chối đề nghị nhập khẩu của Thương nhân và nêu rõ lý do.
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
3 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
0,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
VII
Lĩnh vực Thi đua, khen thưởng (06 TTHC)
47
Thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” 1.001376. H50
Hội đồng cấp tỉnh:
- Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc thời hạn nhận hồ sơ của Hội đồng cấp cơ sở; (Chưa tính thời gian của Bộ và Chính phủ)
- Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả;
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
TTHC liên thông UBND tỉnh - Bộ - Chính phủ
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
03 ngày
Phòng quản lý văn hóa & Gia đình
Hội đồng thẩm định
Bước 2a
Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Dự thảo tờ trình
- Thẩm định hồ sơ
- Báo kết quả thẩm định
- Dự thảo văn bản, trình ký
2 ngày
(Hội đồng thẩm định)
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
(Hội đồng thẩm định)
Bước 3
Ký đề nghị thẩm định hồ sơ
0,5 ngày
Sở VHTTDL
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Thẩm định và phê duyệt kết quả và phê duyệt Tờ trình
02 ngày
UBND tỉnh
Chủ tịch Hội đồng (Lãnh đạo UBND tỉnh)
Bước 5
Hoàn thiện hồ sơ
0,5 ngày
Phòng quản lý văn hóa & Gia đình
Thư ký Hội đồng (Sở VH,TT&DL)
Bước 6
Hội đồng cấp tỉnh xét chọn, hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng cấp Bộ
0,5 ngày
Phòng quản lý văn hóa & Gia đình
Thư ký Hội đồng(Sở VHTT&DL)
Bước 7
Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ tổ chức thẩm định Hồ sơ và trình kết quả xét chọn cho Hội đồng cấp Nhà nước
Không thời hạn
Bộ VH,TT&DL
Hội đồng cấp Bộ
Bước 8
Hội đồng cấp Nhà nước xét chọn, hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ
Không thời hạn
Chính phủ
Hội đồng cấp Nhà nước
Bước 9
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 10
Trả kết quả
Không tính thời gian
Phòng quản lý văn hóa & Gia đình
Thư ký Hội đồng (Sở VH,TT&DL)
48
Thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” 1.001108.H50
Hội đồng cấp tỉnh:
- Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc thời hạn nhận hồ sơ của Hội đồng cấp cơ sở; (Chưa tính thời gian của Bộ và Chính phủ)
- Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả;
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
TTHC liên thông UBND tỉnh - Bộ - Chính phủ
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
03 ngày
Phòng quản lý văn hóa & Gia đình
Hội đồng thẩm định
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Dự thảo tờ trình
- Thẩm định hồ sơ
- Báo kết quả thẩm định
- Dự thảo văn bản, trình ký
2 ngày
(Hội đồng thẩm định)
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
(Hội đồng thẩm định)
Bước 3
Ký đề nghị thẩm định hồ sơ
0,5 ngày
Sở VHTTDL
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Thẩm định và phê duyệt kết quả và phê duyệt Tờ trình
02 ngày
UBND tỉnh
Chủ tịch Hội đồng (Lãnh đạo UBND tỉnh)
Bước 5
Hoàn thiện hồ sơ
0,5 ngày
Phòng quản lý văn hóa & Gia đình
Thư ký Hội đồng (Sở VH,TT&DL)
Bước 6
Hội đồng cấp tỉnh xét chọn, hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng cấp Bộ
0,5 ngày
Phòng quản lý văn hóa & Gia đình
Thư ký Hội đồng (Sở VH,TT&DL)
Bước 7
Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ tổ chức thẩm định Hồ sơ và trình kết quả xét chọn cho Hội đồng cấp Nhà nước
Không thời hạn
Bộ VHTTDL
Hội đồng cấp Bộ
Bước 8
Hội đồng cấp Nhà nước xét chọn, hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng chính phủ
Không thời hạn
Chính phủ
Hội đồng cấp Nhà nước
Bước 9
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 10
Trả kết quả
Không tính thời gian
Phòng quản lý văn hóa & Gia đình
Thư ký Hội đồng (Sở VH,TT&DL)
49
Thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể 1.001032. H50
Căn cứ theo Kế hoạch xét tặng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
1 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
TTHC liên thông UBND tỉnh - Bộ - Chính phủ - TTCP
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
8 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Dự thảo tờ trình thành lập Hội đồng thẩm định
- Thẩm định hiện vật, hồ sơ hiện vật
- Báo kết quả thẩm định
- Dự thảo văn bản, trình ký
4 ngày
Chuyên viên (Hội đồng thẩm định)
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
4 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Ký thẩm định hồ sơ
1 ngày
Sở VH,TT&DL
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hội đồng cấp tỉnh tổ chức thẩm định Hồ sơ và trình kết quả xét chọn cho Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ
Không thời hạn
Sở VH,TT&DL, UBND tỉnh
Hội đồng cấp tỉnh
Bước 5
Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ tổ chức thẩm định Hồ sơ và trình kết quả xét chọn cho Hội đồng cấp nhà nước
Không thời hạn
Bộ VH,TT&DL
Hội đồng cấp Bộ
Bước 6
Hội đồng cấp Nhà nước xét chọn, hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng chính phủ
Không thời hạn
Chính phủ
Hội đồng cấp Nhà nước
Bước 7
Ra Quyết định phong tặng và truy tặng tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể
Không thời hạn
Thủ tướng Chính phủ
Bước 8
Tiếp nhận kết quả
1 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 9
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
50
Thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể 1.000971.H50
Căn cứ theo Kế hoạch xét tặng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
1 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
TTHC liên thông UBND tỉnh - Bộ - Chính phủ - TTCP
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
8 ngày
Phòng quản lý Di sản văn hóa
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Dự thảo tờ trình thành lập Hội đồng thẩm định
- Thẩm định hiện vật, hồ sơ hiện vật
- Báo kết quả thẩm định
- Dự thảo văn bản, trình ký
4 ngày
Chuyên viên (Hội đồng thẩm định)
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
4 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Ký thẩm định hồ sơ hợp lệ
1 ngày
Sở VH,TT&DL
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hội đồng cấp tỉnh tổ chức thẩm định Hồ sơ và trình kết quả xét chọn cho Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ
Không thời hạn
Sở VH,TT&DL, UBND tỉnh
Hội đồng cấp tỉnh
Bước 5
Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ tổ chức thẩm định Hồ sơ và trình kết quả xét chọn cho Hội đồng cấp nhà nước
Không thời hạn
Bộ VHTTDL
Hội đồng cấp Bộ
Bước 6
Hội đồng cấp Nhà nước xét chọn, hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng chính phủ
Không thời hạn
Chính phủ
Hội đồng cấp Nhà nước
Bước 7
Ra Quyết định phong tặng và truy tặng tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể
Không thời hạn
Thủ tướng Chính phủ
Bước 8
Tiếp nhận kết quả
1 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 9
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
51
Thủ tục xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học nghệ thuật 1.000871. H50
Hội đồng cấp tỉnh: Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc thời hạn nhận hồ sơ của Hội đồng cấp cơ sở;
Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả;
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
TTHC liên thông UBND tỉnh - Bộ - Chính phủ
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
03 ngày
Phòng quản lý văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Dự thảo tờ trình
- Thẩm định hồ sơ
- Báo kết quả thẩm định
- Dự thảo văn bản, trình ký
2 ngày
Hội đồng thẩm định
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Hội đồng thẩm định
Bước 3
Ký đề nghị thẩm định hồ sơ
0,5 ngày
Sở VH,TT&DL
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Thẩm định và phê duyệt kết quả và phê duyệt Tờ trình
02 ngày
UBND tỉnh
Chủ tịch Hội đồng (Lãnh đạo UBND tỉnh)
Bước 5
Hoàn thiện hồ sơ
0,5 ngày
Phòng quản lý văn hóa & Gia đình
Thư ký Hội đồng (Sở VH,TT&DL)
Bước 6
Hội đồng cấp tỉnh xét chọn, hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng cấp Bộ
0,5 ngày
Phòng quản lý văn hóa& Gia đình
Thư ký Hội đồng (Sở VH,TT&DL)
Bước 7
Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ tổ chức thẩm định Hồ sơ và trình kết quả xét chọn cho Hội đồng cấp nhà nước
Không thời hạn
Bộ VHTTDL
Hội đồng cấp Bộ
Bước 8
Hội đồng cấp Nhà nước xét chọn, hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng chính phủ
Không thời hạn
Chính phủ
Hội đồng cấp Nhà nước
Bước 9
Tiếp nhận kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 10
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
52
Thủ tục xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học nghệ thuật 1.000564.H50
Hội đồng cấp tỉnh:
Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc thời hạn nhận hồ sơ của Hội đồng cấp cơ sở;
Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả.
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
TTHC liên thông UBND tỉnh - Bộ - Chính phủ
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
03 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ - Dự thảo tờ trình
- Thẩm định hồ sơ
- Báo kết quả thẩm định
- Dự thảo văn bản, trình ký
2 ngày
Hội đồng thẩm định
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Hội đồng thẩm định
Bước 3
Ký đề nghị thẩm định hồ sơ
0,5 ngày
Sở VHTT&DL
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Thẩm định và phê duyệt kết quả và phê duyệt Tờ trình
02 ngày
UBND tỉnh
Chủ tịch Hội đồng (Lãnh đạo UBND tỉnh)
Bước 5
Hoàn thiện hồ sơ
0,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Thư ký Hội đồng (Sở VH,TT&DL)
Bước 6
Hội đồng cấp tỉnh xét chọn, hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng cấp Bộ
0,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Thư ký Hội đồng (Sở VH,TT&DL)
Bước 7
Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ tổ chức thẩm định Hồ sơ và trình kết quả xét chọn cho Hội đồng cấp nhà nước
Không thời hạn
Bộ VH,TT&DL
Hội đồng cấp Bộ
Bước 8
Hội đồng cấp Nhà nước xét chọn, hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng chính phủ
Không thời hạn
Chính phủ
Hội đồng cấp Nhà nước
Bước 9
Tiếp nhận kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 10
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
VIII
Lĩnh vực Thư viện: 03 TTHC
53
Thủ tục thông báo thành lập đối với thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại học là thư viện ngoài công lập và thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam 1.008895. 000.00.00.H50
15 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
2 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
10 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
-Xử lý, thẩm định hồ sơ
-Thẩm tra xác minh hồ sơ
-Dự thảo văn bản, trình ký
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
6 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
phê duyệt hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
1 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
54
Thủ tục thông báo sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thư viện đối với thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại học là thư viện ngoài công lập, thư viện của tổ chức cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam 1.008896. 000.00.00.H50
15 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
2 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
10 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Chuyên viên
Bước 2a
-Xử lý, thẩm định hồ sơ -Thẩm tra xác minh hồ sơ -Dự thảo văn bản, trình ký
4 ngày
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
6 ngày
Bước 3
phê duyệt hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
1 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
55
Thủ tục thông báo chấm dứt hoạt động đối với thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại học là thư viện ngoài công lập, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam 1.008897.000.00.00.H50
15 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
2 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
10 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xử lý, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
6 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
phê duyệt hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
1 ngày
Trung tâm PV HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PV HCC tỉnh
Chuyên viên
IX
Lĩnh vực gia đình: 12 TTHC
56
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) 1.005441.000.00.00.H50
30 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
1 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Thẩm quyền của UBND tỉnh
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
15 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
12 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Lãnh đạo phòng chuyên môn soát xét
3 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt, thẩm định hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Trình UBND tỉnh
1 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
UBND tỉnh phê duyệt
10 ngày
UBND tỉnh
Lãnh đạo UBND tỉnh
Bước 6
Tiếp nhận kết quả
1 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 7
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
57
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) 1.001420.000.00.00.H50
10 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Thẩm quyền của UBND tỉnh
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
2,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
1,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Lãnh đạo phòng chuyên môn soát xét
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt, thẩm định hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Trình UBND tỉnh
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
UBND tỉnh phê duyệt
5 ngày
UBND tỉnh
Lãnh đạo UBND tỉnh
Bước 6
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 7
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
58
Thủ tục đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân
bạo lực gia đình (thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) 1.001407.000.00.00.H50
20 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
01 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Thẩm quyền của UBND tỉnh
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
8 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
6 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Lãnh đạo phòng chuyên môn soát xét
02 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt, thẩm định hồ sơ
02 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Trình UBND tỉnh
1 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
UBND tỉnh phê duyệt
7 ngày
UBND tỉnh
Lãnh đạo UBND tỉnh
Bước 6
Tiếp nhận kết quả
01 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 7
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
59
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (thẩm quyền của UBND cấp tỉnh) 2.001414.000.00.00.H50
30 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
01 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Thẩm quyền của UBND tỉnh
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
20 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
18 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Lãnh đạo phòng chuyên môn soát xét
02 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt, thẩm định hồ sơ
02 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Trình UBND tỉnh
01 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
UBND tỉnh phê duyệt
5 ngày
UBND tỉnh
Lãnh đạo UBND tỉnh
Bước 6
Tiếp nhận kết quả
01 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 7
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
60
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) 1.000919.000.00.00.H50
15 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Thẩm quyền của UBND tỉnh
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
7,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
6,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Lãnh đạo phòng chuyên môn soát xét
01 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt, thẩm định hồ sơ
01 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Trình UBND tỉnh
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
UBND tỉnh phê duyệt
5 ngày
UBND tỉnh
Lãnh đạo UBND tỉnh
Bước 6
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 7
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
61
Thủ tục đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) 1.000817.000.00.00.H50
20 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
01 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Thẩm quyền của UBND tỉnh
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
8 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ - Thẩm tra xác minh hồ sơ - Dự thảo văn bản, trình ký
6 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Lãnh đạo phòng chuyên môn soát xét
02 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt, thẩm định hồ sơ
02 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Trình UBND tỉnh
01 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
UBND tỉnh phê duyệt
7 ngày
UBND tỉnh
Lãnh đạo UBND tỉnh
Bước 6
Tiếp nhận kết quả
1 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 7
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
62
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình 1.000454.000.00.00.H50
15 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
01 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
11 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
9 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Lãnh đạo phòng chuyên môn soát xét
02 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
02 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
01 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
63
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình 1.000433.000.00.00.H50
15 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
01 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
11 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ - Thẩm tra xác minh hồ sơ - Dự thảo văn bản, trình ký
9 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Lãnh đạo phòng chuyên môn soát xét
02 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
02 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
01 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
64
Thủ tục cấp Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình 1.000379.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Lãnh đạo phòng chuyên môn soát xét
01 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
01 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
65
Thủ tục cấp lại Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình 1.000104.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Lãnh đạo phòng chuyên môn soát xét
01 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
01 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
66
Cấp thẻ nhân viên tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình 2.000022.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Lãnh đạo phòng chuyên môn soát xét
1 ngày
Lãnh đạo
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo Sở
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
67
Cấp lại thẻ nhân viên tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình 1.003310.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Lãnh đạo phòng chuyên môn soát xét
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
X
Lĩnh vực Quản lý sử dụng vũ khí, súng săn, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ: 01 TTHC
68
Thủ tục cho phép tổ chức triển khai sử dụng vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng được sử dụng làm đạo cụ 1.004723.000.00.00.H50
5 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
2,5 ngày
Phòng quản lý Văn hóa & Gia đình
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
1,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Lãnh đạo phòng chuyên môn soát xét
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện kết quả
0,5 ngày
Phòng Quản lý Văn hóa & Gia đình
Chuyên viên
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
XI
Lĩnh vực Thể dục thể thao: 35 TTHC
69
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp 1.002445.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Lãnh đạo phòng chuyên môn soát xét
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
70
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao 1.002396.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
71
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao trong trường hợp thay đổi nội dung ghi trong giấy chứng nhận 1.003441.000.00.00.H50
5 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
3 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
2 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
72
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao trong trường hợp bị mất hoặc hư hỏng 1.000983.000.00.00.H50
5 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
3 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
2 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
73
Thủ tục đăng cai giải thi đấu, trận thi đấu do liên đoàn thể thao quốc gia
hoặc liên đoàn thể thao quốc tế tổ chức hoặc đăng cai tổ chức 1.002022.000.00.00.H50
10 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Thẩm quyền của UBND tỉnh
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
3,5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
2,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt, thẩm định hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Trình UBND tỉnh
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
UBND tỉnh phê duyệt
4 ngày
UBND tỉnh
Bước 6
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 7
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
74
Thủ tục đăng cai giải thi đấu, trận thi đấu thể thao thành tích cao khác do liên đoàn thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức 1.002013.000.00.00.H50
10 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Thẩm quyền của UBND tỉnh
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
3,5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
2,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt, thẩm định hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Trình UBND tỉnh
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
UBND tỉnh phê duyệt
4 ngày
UBND tỉnh
Bước 6
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 7
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
75
Thủ tục đăng cai giải thi đấu vô địch từng môn thể thao của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 1.001782.000.00.00.H50
10 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Thẩm quyền của UBND tỉnh
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
3,5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
2,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt, thẩm định hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Trình UBND tỉnh
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
UBND tỉnh phê duyệt
4 ngày
UBND tỉnh
Bước 6
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 7
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
76
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Yoga 1.000953.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
77
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Golf 1.000936.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
78
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Cầu lông 1.000920.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
79
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Taekwondo 1.001195.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
80
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Karate 1.000904.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
81
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Bơi, Lặn 1.000883.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
82
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Billards & Snooker 1.000863.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
83
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Bóng bàn 1.000847.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
84
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Dù lượn và Diều bay 1.000830.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
85
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Khiêu vũ thể thao 1.000814.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
86
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Thể dục thẩm mỹ 1.000644.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
87
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Judo 1.000842.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
88
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Thể dục thể hình và Fitness 1.005163.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
89
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Lân Sư Rồng 2.002188.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
90
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Vũ đạo thể thao giải trí 1.000594.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
91
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Quyền anh 1.000560.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
92
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Võ cổ truyền, Vovinam 1.000544.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
93
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Mô tô nước trên biển 1.001213.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
94
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Bóng đá 1.000518.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
95
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Quần vợt 1.000501.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
96
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Patin 1.000485.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
97
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Lặn biển thể thao giải trí 1.005357.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
98
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Bắn súng thể thao 1.001801.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
99
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Bóng ném 1.001500.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
100
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Wushu 1.005162.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
101
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Leo núi thể thao 1.001517.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
102
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Bóng rổ 1.001527.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
103
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Đấu kiếm thể thao 1.001056.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
Phòng Quản lý TDTT
Bước 2a
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
XII
Lĩnh vực Lữ hành: 20 TTHC
104
Thủ tục công nhận điểm du lịch 1.004528.000.00.00.H50
30 ngày làm việc
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
- Ủy ban nhân dân tỉnh: 10 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Thẩm quyền của UBND tỉnh
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
15 ngày
Phòng Quản lý du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ
13 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Trình UBND tỉnh
0.5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
UBND tỉnh phê duyệt
12,5 ngày
UBND tỉnh
Bước 6
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 7
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
105
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa 2.001628.000.00.00.H50
10 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
7 ngày
Phòng Quản lý du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ
6 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
106
Thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa 2.001616.000.00.00.H50
05 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
3 ngày
Phòng Quản lý du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ
2 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
107
Thủ tục cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa 2.001622.000.00.00.H50
05 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
3 ngày
Phòng Quản lý du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ
2 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
108
Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành 2.001611.000.00.00.H50
05 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
3 ngày
Phòng Quản lý du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ
2 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
109
Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa trong trường hợp doanh nghiệp giải thể 2.001589.000.00.00.H50
05 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
3 ngày
Phòng Quản lý du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ
2 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
110
Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa trong trường hợp doanh nghiệp phá sản 1.003742.000.00.00.H50
05 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
3 ngày
Phòng Quản lý du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ
2 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
111
Thủ tục chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài 1.001837.000.00.00.H50
05 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
3 ngày
Phòng Quản lý du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ
2 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
112
Thủ tục cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm 1.001440.000.00.00.H50
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm tra
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
07 ngày
Phòng Quản lý Du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ
- Tổng hợp hồ sơ
- Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch
Tạm dừng
Chuyên viên
Bước 2b
Hoàn thiện kết quả kiểm tra
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2c
Soát xét hồ sơ
03 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
02 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
113
Cấp Giấy chứng nhận khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế 1.004605.000.00.00.H50
10 ngày, kể từ ngày kết thúc khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
- Quy trình có nút tạm dừng.
- Khi xuất giấy hẹn, cán bộ 1 cửa chú ý ghi thêm: 10 ngày kể từ ngày có kết quả tập huấn
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
(07) ngày
Phòng Quản lý Du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ
- Tổng hợp hồ sơ
- Tổ chức tập huấn cập nhật kiến thức hướng dẫn viên Du lịch
Tạm dừng
Chuyên viên
Bước 2b
Hoàn thiện kết quả tập huấn
05 ngày
Chuyên viên
Bước 2c
Soát xét hồ sơ
02 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
02 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
114
Cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài 1.003717.000.00.00.H50
- 07 ngày làm việc trong trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
(5) ngày
Phòng Quản lý du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ
4 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
- 13 ngày làm việc trong trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
(2) ngày
Phòng Quản lý du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ
1,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Bộ VHTT&DL cho ý kiến (bao gồm cả thời gian Bộ trả lời)
5 ngày
Bộ Văn hóa TT&DL
Phòng
Quản lý du lịch theo dõi
Bước 5
Hoàn thiện hồ sơ
03 ngày
Phòng Quản lý du lịch
Chuyên viên
Bước 6
Phê duyệt hồ sơ
1,5 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 7
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 8
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
115
Cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài trong trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở của văn phòng đại diện 1.003240.000.00.00.H50
05 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
(3) ngày
Phòng Quản lý du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ
2 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
116
Cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài trong trường hợp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy 1.003275.000.00.00.H50
05 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
(3) ngày
Phòng Quản lý du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ
2 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
117
Điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài 1.005161.000.00.00.H50
- 05 ngày làm việc. Trong trường hợp việc điều chỉnh nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không dẫn đến Văn phòng đại diện có nội dung hoạt động không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
(3) ngày
Phòng Quản lý du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ
2 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC Chuyên viên
Chuyên viên
- 13 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trong trường hợp việc điều chỉnh nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện dẫn đến Văn phòng đại diện có nội dung hoạt động không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
(2) ngày
Phòng Quản lý du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ
1,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Bộ VHTT&DL cho ý kiến (bao gồm cả thời gian Bộ trả lời)
5 ngày
Bộ Văn hóa TT&DL
Phòng Quản lý du lịch theo dõi
Bước 5
Hoàn thiện hồ sơ
03 ngày
Phòng Quản lý du lịch
Chuyên viên
Bước 6
Phê duyệt hồ sơ
1,5 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 7
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC
Chuyên viên
Bước 8
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC
Chuyên viên
118
Gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài 1.003002.000.00.00.H50
05 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
(3) ngày
Phòng Quản lý du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ
2 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm VHCC tỉnh
Chuyên viên
119
Cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế 1.004628.000.00.00.H50
15 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
(03) ngày
Phòng Quản lý du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ
02 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện hồ sơ (In thẻ tại Trung tâm thông tin - Tổng cục Du lịch)
09 ngày
Trung tâm thông tin - Tổng cục Du lịch
Bộ phận in thẻ
Phòng
Quản lý du lịch theo dõi
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
120
Cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa 1.004623.000.00.00.H50
15 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
(03) ngày
Phòng Quản lý du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ
02 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện hồ sơ (In thẻ tại Trung tâm thông tin - Tổng cục Du lịch)
09 ngày
Trung tâm thông tin - Tổng cục Du lịch
Bộ phận in thẻ
Phòng
Quản lý du lịch theo dõi
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
121
Cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa 1.001432.000.00.00.H50
10 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
02 ngày
Phòng Quản lý du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ
1 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện hồ sơ (In thẻ tại Trung tâm thông tin - Tổng cục Du lịch)
06 ngày
Trung tâm thông tin - Tổng cục Du lịch
Bộ phận in thẻ
Phòng
Quản lý du lịch theo dõi
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
122
Cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch 1.004614.000.00.00.H50
10 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
2 ngày
Phòng Quản lý du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ
1 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Hoàn thiện hồ sơ (In thẻ tại Trung tâm thông tin - Tổng cục Du lịch)
06 ngày
Trung tâm thông tin - Tổng cục Du lịch
Bộ phận in thẻ
Phòng
QLDL theo dõi
Bước 5
Tiếp nhận kết quả
0.5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
123
Công nhận khu du lịch cấp tỉnh 1.003490.000.00.00.H50
60 ngày (- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 43,5 ngày;
- Ủy ban nhân dân tỉnh: 16,5 ngày)
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Thẩm quyền của UBND tỉnh
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
40 ngày
Phòng Quản lý du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ
38 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Trình UBND tỉnh
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
UBND tỉnh phê duyệt
16,5 ngày
UBND tỉnh
Bước 6
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 7
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
XIII
Lĩnh vực Dịch vụ du lịch khác: 05 TTHC
124
Thủ tục Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch 1.004551.000.00.00.H50
20 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
17 ngày
Phòng Quản lý du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ
- Tổ chức thẩm định cơ sở
15 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
125
Thủ tục Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch 1.004503.000.00.00.H50
20 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
17 ngày
Phòng Quản lý du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ
- Tổ chức thẩm định cơ sở
15 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
126
Thủ tục Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch 1.001455.000.00.00.H50
20 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
17 ngày
Phòng Quản lý du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ
- Tổ chức thẩm định cơ sở
15 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
127
Thủ tục Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch 1.004580.000.00.00.H50
20 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
17 ngày
Phòng Quản lý du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ
- Tổ chức thẩm định cơ sở
15 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
128
Thủ tục Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch 1.004572.000.00.00.H50
20 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
17 ngày
Phòng Quản lý du lịch
Bước 2a
Xem xét, thẩm định hồ sơ
10 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Kiểm tra thực tế cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động
4 ngày
Tổ thẩm định
Bước 2c
Dự thảo văn bản trình ký
2 ngày
Chuyên viên
Bước 2d
Lãnh đạo phòng chuyên môn soát xét
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
02 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0.5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
129
Thủ tục công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch: hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao đối với khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch 1.004594.000.00.00.H50
30 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý thẩm định hồ sơ
27 ngày
Phòng Quản lý du lịch
Bước 2a
Xử lý hồ sơ: Tổ chức thẩm định cơ sở lưu trú
25 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo cơ quan
Lãnh đạo Sở
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả
Không tính thời gian
Trung tâm PVHCC tỉnh
Chuyên viên
Tổng cộng: 129 thủ tục hành chính cấp tỉnh
PHỤ LỤC II
QUY TRÌNH NỘI BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ÁP DỤNG TẠI UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị)
Số TT
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Nội dung công việc và trình tự các bước thực hiện
Thòi gian chi tiết
Đơn vị thực hiện
Người
thực hiện
Ghi chú
I
Lĩnh vực Văn hóa cơ sở: 06 TTHC
1
Cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (do cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa cấp huyện cấp) 1.000903.000.00.00.H 50
05 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
2 ngày
Phòng VH&TT huyện
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định, xác minh hồ sơ.
- Dự thảo văn bản, trình ký
1,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ, trình UBND huyện ra quyết định
0,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
UBND huyện phê duyệt
2 ngày
UBND huyện
Lãnh đạo UBND huyện
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
2
Thủ tục cấp Giấy phép điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (do cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa cấp huyện cấp) 1.000831.000.00.00.H50
04 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
2 ngày
Phòng VH&TT huyện
Chuyên viên
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định, xác minh hồ sơ.
- Dự thảo văn bản, trình ký
1,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ, trình UBND huyện ra quyết định
0,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
UBND huyện Phê duyệt
1 ngày
UBND huyện
Lãnh đạo UBND huyện
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
3
Thủ tục xét tặng danh hiệu khu dân cư văn hóa hàng năm 2.000440.000.00.00.H50
5 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
2 ngày
Phòng VH&TT huyện
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định, xác minh hồ sơ.
- Dự thảo văn bản, trình ký.
1,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ, trình UBND huyện ra quyết định
0,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
UBND huyện phê duyệt
2 ngày
UBND huyện
Lãnh đạo UBND huyện
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
4
Thủ tục Xét tặng giấy khen khu dân cư văn hóa 1.000933.000.00.00.H50
5 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
2 ngày
Phòng VH&TT huyện
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định, xác minh hồ sơ.
- Dự thảo văn bản, trình ký.
1,5 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ, trình UBND huyện ra quyết định
0,5 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
UBND huyện phê duyệt
2 ngày
UBND huyện
Lãnh đạo UBND huyện
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
5
Thủ tục đăng ký tổ chức lễ hội cấp huyện 1.003645.000.00.00.H50
20 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
8 ngày
Phòng VH&TT huyện
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
6 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Trình UBND huyện phê duyệt
1 ngày
Phòng VH&TT huyện
Chuyên viên
Bước 4
UBND huyện phê duyệt
10 ngày
UBND huyện
Lãnh đạo UBND huyện
Bước 5
Hoàn thiện kết quả
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
6
Thủ tục thông báo tổ chức lễ hội cấp huyện 1.003635.000.00.00.H50
15 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
3 ngày
Phòng VH&TT huyện
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
2 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
Trình UBND huyện phê duyệt
1 ngày
Phòng VH&TT huyện
Chuyên viên
Bước 4
UBND huyện phê duyệt
10 ngày
UBND huyện
Lãnh đạo UBND huyện
Bước 5
Hoàn thiện kết quả
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
Bước 6
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
II
Lĩnh vực Thư viện: 03 TTHC
7
Thủ tục thông báo thành lập đối với thư viện thuộc cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác ngoài công lập và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng 1.008898.000.00.00.H50
15 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
10 ngày
Phòng VH&TT huyện
Bước 2a
-Xử lý, thẩm định hồ sơ
-Thẩm tra xác minh hồ sơ
-Dự thảo văn bản, trình ký
8 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
UBND huyện phê duyệt
4 ngày
UBND huyện
Lãnh đạo UBND huyện
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện
Chuyên viên
8
Thủ tục thông báo sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thư viện đối với thư viện thuộc cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác ngoài công lập, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng 1.008899.000.00.00.H50
15 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
10 ngày
Phòng VH&TT huyện
Bước 2a
-Xử lý, thẩm định hồ sơ
-Thẩm tra xác minh hồ sơ
-Dự thảo văn bản, trình ký
8 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
UBND huyện phê duyệt
4 ngày
UBND huyện
Lãnh đạo UBND huyện
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện
Chuyên viên
9
Thủ tục thông báo chấm dứt hoạt động thư viện đối với thư viện thuộc cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác ngoài công lập, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng 1.008900.000.00.00.H50
15 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
10 ngày
Phòng VH&TT huyện
Bước 2a
-Xử lý, thẩm định hồ sơ
-Thẩm tra xác minh hồ sơ
-Dự thảo văn bản, trình ký
8 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
UBND huyện phê duyệt
4 ngày
UBND huyện
Lãnh đạo UBND huyện
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện
Chuyên viên
III
Lĩnh vực Gia đình: 06 TTHC
10
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện) 1.003243.000.00.00.H50
30 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
24 ngày
Phòng VH&TT huyện
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định, xác minh hồ sơ.
- Dự thảo văn bản, trình ký.
20 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ, trình UBND huyện ra quyết định
4 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
UBND huyện Phê duyệt
5 ngày
UBND huyện
Lãnh đạo UBND huyện
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
11
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện) 1.003226.000.00.00.H50
15 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
10 ngày
Phòng VH&TT huyện
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định, xác minh hồ sơ. - Dự thảo văn bản, trình ký.
7 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ, trình UBND huyện ra quyết
định
3 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
UBND huyện Phê duyệt
4 ngày
UBND huyện
Lãnh đạo UBND huyện
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
12
Thủ tục đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện) 1.003185.000.00.00.H50
20 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
14 ngày
Phòng VH&TT huyện
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định, xác minh hồ sơ.
- Dự thảo văn bản, trình ký.
10 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ, trình UBND huyện ra quyết định
4 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
UBND huyện Phê duyệt
5 ngày
UBND huyện
Lãnh đạo UBND huyện
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
13
Thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện) 1.003140.000.00.00.H50
30 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
24 ngày
Phòng VH&TT huyện
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định, xác minh hồ sơ.
- Dự thảo văn bản, trình ký.
20 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ, trình UBND huyện ra quyết định
4 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
UBND huyện Phê duyệt
5 ngày
UBND huyện
Lãnh đạo UBND huyện
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
14
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện) 1.003103.000.00.00.H50
15 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
10 ngày
Phòng VH&TT huyện
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định, xác minh hồ sơ.
- Dự thảo văn bản, trình ký.
7 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ, trình UBND huyện ra quyết định
3 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
UBND huyện Phê duyệt
4 ngày
UBND huyện
Lãnh đạo UBND huyện
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
15
Thủ tục đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện) 1.001874.000.00.00.H50
20 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
14 ngày
Phòng VH&TT huyện
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định, xác minh hồ sơ.
- Dự thảo văn bản, trình ký.
10 ngày
Chuyên viên
Bước 2b
Soát xét hồ sơ, trình UBND huyện ra quyết định
4 ngày
Lãnh đạo phòng
Bước 3
UBND huyện Phê duyệt
5 ngày
UBND huyện
Lãnh đạo UBND huyện
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện
Chuyên viên
Tổng cộng: 15 thủ tục hành chính cấp huyện
PHỤ LỤC III
QUY TRÌNH NỘI BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ÁP DỤNG TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị)
Số TT
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Nội dung công việc và trình tự các bước thực hiện
Thòi gian chi tiết
Đơn vị thực hiện
Người thực hiện
I
Lĩnh vực Văn hóa cơ sở: 03 TTHC
1
Xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm 1.000954.000.00.00.H50
05 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã
Công chức
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
2 ngày
UBND xã
Bước 2a
Xử lý, thẩm định, xác minh hồ sơ
1,5 ngày
Công chức
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo UBND xã
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
2 ngày
UBND xã
Lãnh đạo UBND xã
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã
Công chức
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã
Công chức
2
Xét tặng Giấy khen Gia đình văn hóa 1.001120.000.00.00.H50
05 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã
Công chức
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
2 ngày
UBND xã
Bước 2a
Xử lý, thẩm định, xác minh hồ sơ
1,5 ngày
Công chức
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
0,5 ngày
Lãnh đạo UBND xã
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
2 ngày
UBND xã
Lãnh đạo UBND xã
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã
Công chức
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã
Công chức
3
Thông báo tổ chức lễ hội cấp xã 1.003622.000.00.00.H50
15 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã
Công chức
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
5 ngày
UBND xã
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
4 ngày
Công chức
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
1 ngày
Lãnh đạo UBND xã
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
9 ngày
UBND xã
Lãnh đạo UBND xã
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã
Công chức
Bước 5
Trả kết quả cho cá nhân, tổ chức
Không tính thời gian
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã
Công chức
II
Lĩnh vực Thư viện: 03
TTHC
4
Thông báo thành lập thư viện đối với thư viện cộng đồng 1.008901.000.00.00.H50
15 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND xã
Công chức
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
10 ngày
UBND xã
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
8 ngày
Công chức
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo UBND xã
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
4 ngày
UBND xã
Lãnh đạo UBND xã
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND xã
Công chức
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND xã
Công chức
5
Thông báo sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thư viện đối với thư viện cộng đồng 1.008902.000.00.00.H50
15 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND xã
Công chức
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
10 ngày
UBND xã
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
8 ngày
Công chức
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo UBND xã
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
4 ngày
UBND xã
Lãnh đạo UBND xã
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND xã
Công chức
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND xã
Công chức
6
Thông báo chấm dứt hoạt động thư viện cộng đồng 1.008903.000.00.00.H50
15 ngày
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND xã
Công chức
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
10 ngày
UBND xã
Bước 2a
- Xem xét, thẩm định hồ sơ
- Thẩm tra xác minh hồ sơ
- Dự thảo văn bản, trình ký
8 ngày
Công chức
Bước 2b
Soát xét hồ sơ
2 ngày
Lãnh đạo UBND xã
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
4 ngày
UBND xã
Lãnh đạo UBND xã
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND xã
Công chức
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND xã
Công chức
III
Lĩnh vực Thể dục thể thao: 01 TTHC
7
Công nhận câu lạc bộ thể thao cơ sở 2.000794.000.00.00.H50
7 ngày làm việc
Bước 1
Tiếp nhận hồ sơ
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND xã
Công chức
Bước 2
Xử lý, thẩm định hồ sơ
4 ngày
UBND xã
Công chức
Bước 3
Phê duyệt hồ sơ
2 ngày
UBND xã
Lãnh đạo UBND xã
Bước 4
Tiếp nhận kết quả
0,5 ngày
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND xã
Công chức
Bước 5
Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Không tính thời gian
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND xã
Công chức
Tổng cộng: 07 thủ tục hành chính cấp xã
Tổng cộng cả 3 cấp (cấp tỉnh, huyện, xã): 151 thủ tục hành chính./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Trị",
"promulgation_date": "14/04/2023",
"sign_number": "734/QĐ-UBND",
"signer": "Võ Văn Hưng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-06-NQ-HDND-2022-phuong-an-su-dung-ket-du-ngan-sach-huyen-Nha-Be-Ho-Chi-Minh-2021-536557.aspx | Nghị quyết 06/NQ-HĐND 2022 phương án sử dụng kết dư ngân sách huyện Nhà Bè Hồ Chí Minh 2021 | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
HUYỆN NHÀ BÈ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 06/NQ-HĐND
Nhà Bè, ngày 18 tháng 7 năm 2022
NGHỊ QUYẾT
VỀ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG KẾT DƯ NGÂN SÁCH HUYỆN NĂM 2021
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN NHÀ BÈ
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ TƯ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Xét Tờ trình số 1283/TTr-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè về phương án sử dụng kết dư ngân sách Huyện năm 2021; Báo cáo thẩm tra số 27/BC-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Ban Kinh tế - Xã hội Hội đồng nhân dân Huyện và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê duyệt phương án sử dụng kết dư ngân sách năm 2021 cụ thể như sau:
1. Tình hình kết dư ngân sách năm 2021
- Tổng thu ngân sách huyện:
:
1.291.632.959.970 đồng
- Tổng chi ngân sách huyện
:
1.110.150.482.420 đồng
- Kết dư ngân sách huyện
:
181.482.477.550 đồng
2. Phương án sử dụng kết dư năm 2021
:
181.482.477.550 đồng
2.1. Nguồn kết dư ngân sách do Thành phố đã bố trí đến cuối năm 2021 chưa sử dụng hết tiếp tục thực hiện
:
71.855.878.047 đồng
2.1.1. Chi đầu tư phát triển
:
11.626.473.831 đồng
+ Hoàn trả ngân sách Thành phố
:
258.111.623 đồng
+ Nguồn vốn đầu tư phân cấp có mục tiêu (Ngân sách Thành phố bố trí cho NS Huyện từ (kế hoạch vốn năm 2016 trở về trước)
:
11.368.362.208 đồng
1.2. Chi thường xuyên
:
60.229.404.216 đồng
+ Hoàn trả ngân sách Thành phố
:
3.684.916.000 đồng
+ Chi sự nghiệp kinh tế khác
:
23.237.555.150 đồng
+ Chi Quản lý nhà nước đảng, đoàn thể
:
33.306.933.066 đồng
2.2. Nguồn kết dư ngân sách đã có nhiệm vụ chi
:
28.515.563.486 đồng
+ Kinh phí mua nền tái định cư các dự án
:
19.145.794.951 đồng
+ Kinh phí chuyển nhượng đất mộ nộp ngân sách
:
178.363.206 đồng
+ Kinh phí hoàn trả Công ty Bình Minh
:
407.700.000 đồng
+ Kinh phí từ dự án xây dựng nghĩa trang Nhơn Đức
:
2.175.558.962 đồng
+ Kinh phí lãi các dự án bồi thường
:
2.597.615.650 đồng
+ Kinh phí chênh lệch thanh toán dịch vụ quét rác đường phố 2015
:
2.148.432.760 đồng
+ Tiền thu từ hoạt động cho thuê, liên doanh, liên kết đối với các đơn vị sự nghiệp công lập chưa được duyệt đề án
:
1.862.097.957 đồng
2.3. Nguồn kết dư ngân sách dự kiến bố trí các nhiệm vụ chi phát sinh năm 2022
:
81.111.036.017 đồng
2.3.1. Chi đầu tư phát triển
:
50.051.000.000 đồng
+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản
:
48.051.000.000 đồng
+ Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp hoạt động công ích và các quỹ
:
2.000.000.000 đồng
3.3.2. Chi thường xuyên (Chi quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể)
:
3.145.327.006 đồng
3.3.3. Nguồn kết dư còn lại chưa bố trí dự toán, kiến nghị Hội đồng nhân dân Huyện chấp thuận tiếp tục bố trí kinh phí thực hiện công tác phòng chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid -19
:
27.914.709.011 đồng
(Đính kèm phụ lục thuyết minh chi tiết)
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân Huyện, các Ban Hội đồng nhân dân Huyện và đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện giám sát chặt chẽ quá trình tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân huyện Nhà Bè khóa XI, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 18 tháng 7 năm 2022./.
Nơi nhận:
- Thường trực HĐND TP;
- Thường trực UBND TP;
- Sở Tài chính TP;
- Thường trực Huyện ủy;
- Thường trực HĐND Huyện;
- UBND Huyện: CT, các PCT;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam Huyện;
- Vp Huyện ủy, Vp HĐND và UBND Huyện;
- Các phòng, ban chuyên môn thuộc Huyện;
- Đại biểu HĐND Huyện;
- Thường trực HĐND, UBND các xã, thị trấn;
- Lưu: VT.
CHỦ TỊCH
Phạm Minh Huấn
PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG KẾT DƯ NGÂN SÁCH 2021
(Kèm theo Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân huyện Nhà Bè)
Đơn vị tính: đồng
STT
Nội dung
Số tiền
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
(4)
TỔNG CỘNG
181.482.477.550
I
Nguồn kết dư ngân sách do Thành phố đã bố trí đến cuối năm 2021 chưa sử dụng hết tiếp tục thực hiện
71.855.878.047
1
Chi đầu tư phát triển
11.626.473.831
1.1
Hoàn trả ngân sách Thành phố
258.111.623
Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp hoạt động công ích và các - quỹ (Chi hỗ trợ cấp bù lãi vay chính sách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị)
258.111.623
- Giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp trên số 03/2022
1.2
Nguồn vốn đầu tư phân cấp có mục tiêu (Ngân sách Thành phố bố trí cho NS Huyện từ kế hoạch vốn năm 2016 trở về trước)
11.368.362.208
- Tiếp tục thực hiện các công trình XDCB theo Kế hoạch đầu tư công được duyệt
2
Chi thường xuyên
60.229.404.216
2.1
Hoàn trả ngân sách Thành phố
3.684.916.000
- Kinh phí ATGT nguồn TW hỗ trợ
727.916.000
- Giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp trên số 01/2022
- Kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026
2.957.000.000
- Giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp trên số 02/2022
2.2
Sự nghiệp kinh tế khác
23.237.555.150
- Chi phí quản lý bồn năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021
7.235.000.000
- Tiếp tục thực hiện, bố trí lại khi có hồ sơ thanh toán.
- KP bù giá nước 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021
16.002.555.150
- Tiếp tục thực hiện, bố trí lại khi có hồ sơ thanh toán.
2.3
Chi Quản lý nhà nước đảng, đoàn thể
33.306.933.066
2.3.1
Cải tạo, sửa chữa Trường Bồi dưỡng giáo dục huyện Nhà Bè bàn giao cho Thành phố sử dụng làm Khu cách ly cho người nghi nhiễm Covid-19 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình làm chủ đầu tư
52.354.300
Thành phố bố trí vốn 1.673.350.000 đồng, công trình đã đề nghị quyết toán 1.661.951.685 đồng, số đã chi 1.620.995.700 đồng và số tiếp tục chi 40.955.985 đồng theo Thông báo số 60/TB-TCKH ngày 26/5/2022 của Phòng Tài chính - Kế hoạch về kết quả thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành.
- Tiếp tục bố trí để quyết toán công trình
40.955.985
- Hoàn trả ngân sách Thành phố
11.398.315
2.3.2
Kinh phí phòng chống dịch COVID-19
33.254.578.766
Thành phố đã bố trí 48,52 tỷ đồng, trong năm 2021 đã sử dụng 15,266 tỷ đồng còn lại 33,254 tỷ đồng
- Đề xuất bổ sung cho các xã
18.954.764.000
-Công văn số 5689/STC-NS ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Sở Tài chính về kinh phí thực hiện chế độ, chính sách phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
- Công văn số 3085/STC-NS ngày 23/5/2022 của Sở Tài chính về bổ sung dự toán kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 và thực hiện chi các chế độ, chính sách cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID- 19
- Công văn đề nghị bổ sung kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 của 7 xã - thị trấn
+ Thị trấn Nhà Bè
5.013.353.000
+ Xã Phước Lộc
2.690.786.000
+ Xã Nhơn Đức
2.319.242.000
+ Xã Phú Xuân
2.967.506.000
+ Xã Long Thới
4.315.094.000
+ Xã Hiệp Phước
1.648.783.000
- Tiếp tục bố trí công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Huyện
14.299.814.766
II
Nguồn kết dư ngân sách đã có nhiệm vụ chi
28.515.563.486
1
Kinh phí mua nền tái định cư các dự án
19.145.794.951
Tiền mua nền tái định cư các dự án của các hộ dân do BBTGPMB Huyện nộp vào TK 946.04.17.00027 và TK 3751.0.1116165.00000 và đã nộp vào ngân sách Huyện năm 2012, năm 2013
2
Kinh phí chuyển nhượng đất mộ nộp ngân sách
178.363.206
Đã nộp vào ngân sách Huyện năm 2015, 2016, 2017
3
Kinh phí hoàn trả Công ty Bình Minh
407.700.000
Ủy ban nhân dân thành phố chuyển cho Huyện chi theo Quyết định ủy thác thi hành án số 373/QĐ-THA ngày 15/12/2010 của Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh.
4
Kinh phí từ dự án xây dựng nghĩa trang Nhơn Đức
2.175.558.962
- Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt quyết toán theo QĐ 157/QĐ-UBND ngày 09/01/2012 với số tiền 18.712.928.714 đồng và đã nộp ngân sách thành phố tiền thu được từ chuyển nhượng đất mộ năm 2009, 2010 với số tiền 16.537.369.752 đồng. Tiền chênh lệch 2.175.558.962 đồng
5
Kinh phí lãi các dự án bồi thường
2.597.615.650
- Đã nộp vào ngân sách Huyện năm 2011
6
Kinh phí chênh lệch thanh toán dịch vụ quét rác đường phố năm 2015
2.148.432.760
7
Tiền thu từ hoạt động cho thuê, liên doanh, liên kết đối với các đơn vị sự nghiệp công lập chưa được duyệt đề án
1.862.097.957
- Đã nộp vào ngân sách Huyện năm 2020, 2021 theo Công văn số 2013/STC-CS ngày 15/4/2020 của Sở Tài chính
III
Nguồn kết dư ngân sách dự kiến bố trí nhiệm vụ chi phát sinh năm 2022
81.111.036.017
1
Chi đầu tư phát triển
50.051.000.000
1.1
Chi đầu tư xây dựng cơ bản
48.051.000.000
1.1.1
Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ kết dư ngân sách Huyện theo Nghị quyết số 56/NQ-HĐND ngày 28/12/2021 của Hội đồng nhân dân Huyện về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung phương án sử dụng kết dư ngân sách năm 2020; Nghị quyết số 58/NQ-HĐND ngày 28/12/2021 của Hội đồng nhân dân Huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 (Nguồn vốn Huyện và nguồn vốn Thành phố phân cấp có mục tiêu giao Huyện quản lý) và Nghị quyết số 59/NQ-HĐND ngày 28/12/2021 của Hội đồng nhân dân Huyện về kế hoạch đầu tư công năm 2022 (Nguồn vốn Huyện và nguồn vốn Thành phố phân cấp có mục tiêu giao Huyện quản lý)
39.328.000.000
- Tổng mức đầu tư cho 33 công trình: 60.694 triệu đồng, lũy kế đã giải ngân đến 31/12/2021 là 21.366 triệu đồng, kế hoạch vốn 2022 đề xuất 35.317 triệu đồng
1.1.2
Đề xuất hủy dự án Sửa chữa, cải tạo trung tâm văn hóa xã Nhơn Đức thành cơ sở cách ly tập trung (F0) phục vụ bệnh nhân COVID-19 (giai đoạn 1)
-1.277.000.000
Báo cáo số 02/BC-HĐTĐ ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng thẩm định chủ trương đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công về kết quả thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án
1.1.3
Điều chỉnh nguồn vốn và tổng mức đầu tư dự án Xây dựng mới Trụ sở Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thị trấn Nhà Bè
10.000.000.000
Điều chỉnh nguồn vốn từ nguồn vốn đầu tư phân cấp có mục tiêu (Ngân sách Thành phố bố trí cho NS Huyện từ kế hoạch vốn năm 2016 trở về trước) sang nguồn vốn ngân sách Huyện và điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 6,7 tỷ đồng lên 10 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Huyện làm chủ đầu tư
1.2
Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp hoạt động công ích và các quỹ
2.000.000.000
Hỗ trợ hoạt động tín dụng Nhà nước (Bố trí nguồn vốn từ ngân sách cho Ban giảm nghèo bền vững Huyện để ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay giải quyết việc làm, cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát mức chuẩn hộ cận nghèo)
2.000.000.000
Công văn số 5419/UBND-VX ngày 27/12/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong năm 2020 và giai đoạn 2021 - 2025
2
Chi thường xuyên (Chi quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể)
3.145.327.006
2.1
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
155.000.000
- Hiệu chỉnh phần mềm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực hiện liên thông cấp giấy chứng nhận mã số thuế trong 04 giờ làm việc trên địa bàn huyện Nhà Bè
155.000.000
- Kế hoạch số 1224/KH-UBND ngày 22/4/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức Tháng hành động "Tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính ngay trong ngày";
- Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 12/4/2022 của Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè về xây dựng quy trình rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký Hộ kinh doanh và tích hợp Mã số thuế cá nhân vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trên địa bàn huyện Nhà Bè;
- Công văn số 1138/UBND-TCKH ngày 21/6/2022 của Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè về đề nghị bố trí kinh phí thực hiện liên thông cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký thuế trong 04 giờ làm việc trên địa bàn huyện Nhà Bè.
2.2
Phòng Nội vụ
2.787.625.445
- Kinh phí thực hiện chỉnh lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ
1.813.350.000
- Quyết định số 5663/QĐ-UBND ngày 24/10/2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Đề án chỉnh lý tài liệu lưu trữ tồn đọng của cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
- Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 29/4/2022 của Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè về Kế hoạch chỉnh lý tài liệu lưu trữ tồn đọng của các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Huyện giai đoạn 4 năm 2022;
- Công văn số 1139/UBND-KH ngày 21/6/2022 của Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè về chấp thuận chủ trương thực hiện chỉnh lý tài liệu lưu trữ tồn đọng của các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Huyện giai đoạn 4 năm 2022
Đề án công nhận xã An toàn khu trên địa bàn huyện Nhà Bè
974.275.445
- Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 21/9/2021 của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Nhà Bè về phê duyệt phương án sử dụng kết dư ngân sách Huyện năm 2020;
- Quyết định số 2721/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè về việc phê duyệt Dự toán và Kế hoạch lựa chọn nhà thầu Đề án công nhận xã An toàn khu trên địa bàn huyện Nhà Bè.
- Công văn số 641/PNV ngày 13/5/2022 của Phòng Nội vụ về đề xuất bổ sung kinh phí thực hiện Đề án công nhận xã An toàn khu trên địa bàn huyện Nhà Bè.
2.3
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Nhà Bè
202.701.561
- Kinh phí quyết toán dự án hoàn thành (Công trình Trưng dụng Trung tâm Giáo - dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (cơ sở 2) để thành lập Khu cách ly tập trung phòng, chống dịch COVID-19 của Huyện)
10.593.039
- Thông báo số 59/TB-TCKH ngày 26/5/2022 của Phòng Tài chính - Kế hoạch về kết quả thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành
Kinh phí quyết toán dự án hoàn thành (Công trình: Mở rộng Khu cách ly tập trung phòng, chống dịch COVID-19 của Huyện tại xã Nhơn Đức)
192.108.522
- Thông báo số 61/TB-TCKH ngày 26/5/2022 của Phòng Tài chính - Kế hoạch về kết quả thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành.
3
Nguồn kết dư còn lại chưa bố trí dự toán, kiến nghị Hội đồng nhân dân Huyện chấp thuận tiếp tục bố trí kinh phí thực hiện công tác phòng chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid -19
27.914.709.011 | {
"issuing_agency": "Huyện Nhà Bè",
"promulgation_date": "18/07/2022",
"sign_number": "06/NQ-HĐND",
"signer": "Phạm Minh Huấn",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1991-QD-UBND-2021-giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-Tai-nguyen-nuoc-So-Tai-nguyen-Binh-Dinh-475150.aspx | Quyết định 1991/QĐ-UBND 2021 giải quyết thủ tục hành chính Tài nguyên nước Sở Tài nguyên Bình Định | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1991/QĐ-UBND
Bình Định, ngày 17 tháng 05 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN THÔNG TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 72/2020/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Định;
Căn cứ Quyết định số 03/2021/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Định;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 339/TTr-STNMT ngày 05 tháng 5 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt kèm theo Quyết định này quy trình nội bộ giải quyết 03 thủ tục hành chính liên thông trong lĩnh vực Tài nguyên nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 2.
Quyết định này sửa đổi, bổ sung Quyết định số 845/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính liên thông trong lĩnh vực biển và hải đảo, môi trường, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, nhà ở và công sở thuộc phạm vi chức năng quản lý và trách nhiệm thực hiện của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 3.
Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định này xây dựng quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống phần mềm một cửa điện tử của tỉnh theo quy định.
Điều 4.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC);
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- VNPT Bình Định;
- TT TH-CB, P. HC-TC;
- Lưu: VT, KSTT, K4.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lâm Hải Giang
QUY TRÌNH NỘI BỘ
GIẢI QUYẾT 03 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN THÔNG TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày tháng năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)
QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT 03 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN THÔNG ĐƯỢC TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ TRẢ KẾT QUẢ TẠI TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH
STT
Tên thủ tục hành chính
STT QTNB được sửa đổi tại Quyết định số 845/QĐ- UBND ngày
12/3/2020
Thời gian giải quyết TTHC theo quy định (ngày)
Thời gian thực hiện TTHC của từng cơ quan (ngày)
Quy trình các bước giải quyết TTHC
TTHC được công bố tại Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh
1
Tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với công trình chưa vận hành
-
20 ngày
0,5 ngày
Bước 1. Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh: Tiếp nhận hồ sơ, chuyển đến Sở Tài nguyên và Môi trường
Quyết định số 1953/QĐ- UBND ngày 13/5/2021
14,5 ngày
Bước 2. Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ, giải quyết cụ thể:
2.1. Lãnh đạo Phòng Tài nguyên nước và Khí tượng thủy văn phân công thụ lý: 01 ngày.
2.2. Chuyên viên giải quyết: 11 ngày.
2.3. Lãnh đạo Phòng thông qua kết quả: 01 ngày.
2.4. Lãnh đạo Sở ký duyệt: 01 ngày.
2.5. Văn thư vào sổ, chuyển kết quả đến Văn phòng UBND tỉnh: 0,5 ngày.
4,5 ngày
Bước 3.Văn phòng UBND tỉnh giải quyết, trình Chủ tịch UBND tỉnh ký duyệt văn bản.
0,5 ngày
Bước 4. Văn thư Văn phòng UBND tỉnh vào sổ, chuyển trả kết quả cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
2
Tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với công trình đã vận hành (cấp tỉnh)
-
45 ngày
0,5 ngày
Bước 1. Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh: Tiếp nhận hồ sơ, chuyển đến Sở Tài nguyên và Môi trường
Quyết định số 1953/QĐ- UBND ngày 13/5/2021
39,5 ngày
Bước 2. Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ, giải quyết cụ thể:
2.1. Lãnh đạo Phòng Tài nguyên nước và Khí tượng thủy văn phân công thụ lý: 01 ngày.
2.2. Chuyên viên giải quyết: 36 ngày.
2.3. Lãnh đạo Phòng thông qua kết quả: 01 ngày.
2.4. Lãnh đạo Sở ký duyệt: 01 ngày.
2.5. Văn thư vào sổ, chuyển kết quả đến Văn phòng UBND tỉnh: 0,5 ngày.
4,5 ngày
Bước 3. Văn phòng UBND tỉnh giải quyết, trình Chủ tịch UBND tỉnh ký duyệt văn bản.
0,5 ngày
Bước 4. Văn thư Văn phòng UBND tỉnh vào sổ, chuyển trả kết quả cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
3
Điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
TT số 20, Phụ lục 1
15 ngày
0,5 ngày
Bước 1. Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh: tiếp nhận hồ sơ, chuyển đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
Quyết định số 1953/QĐ- UBND ngày 13/5/2021
9,5 ngày
Bước 2. Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ, giải quyết cụ thể:
2.1. Lãnh đạo Phòng Tài nguyên nước và Khí tượng thủy văn phân công thụ lý: 01 ngày
2.2. Chuyên viên giải quyết: 06 ngày.
2.3. Lãnh đạo Phòng thông qua kết quả: 01 ngày.
2.4. Lãnh đạo Sở ký duyệt: 01 ngày.
2.5. Văn thư vào sổ, chuyển kết quả đến Văn phòng UBND tỉnh: 0,5 ngày.
4,5 ngày
Bước 3.Văn phòng UBND tỉnh giải quyết, trình Chủ tịch UBND tỉnh ký duyệt văn bản.
0,5 ngày
Bước 4. Văn thư Văn phòng UBND tỉnh vào sổ, chuyển trả kết quả cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
Tổng cộng: 03 TTHC | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Định",
"promulgation_date": "17/05/2021",
"sign_number": "1991/QĐ-UBND",
"signer": "Lâm Hải Giang",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-1080-QD-UBND-2023-dich-vu-cong-truc-tuyen-thu-tuc-hanh-chinh-So-Van-hoa-Lai-Chau-574080.aspx | Quyết định 1080/QĐ-UBND 2023 dịch vụ công trực tuyến thủ tục hành chính Sở Văn hoá Lai Châu | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1080/QĐ-UBND
Lai Châu, ngày 28 tháng 7 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DANH MỤC DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TRONG THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN MÔI TRƯỜNG ĐIỆN TỬ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
Căn cứ Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn nghiệp vụ Kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 của Văn phòng Chính phủ quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
Theo đề nghị của Giám đốc Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu tại Tờ trình số 1162/TTr-SVHTTDL ngày 24/7/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Danh mục dịch vụ công trực tuyến trong thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu.
(Có danh mục chi tiết tại Phụ lục I, II, III kèm theo)
Điều 2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Tổ chức triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh theo Danh mục được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này.
b) Thường xuyên rà soát, đánh giá, đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, thực hiện tái cấu trúc quy trình, cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, dịch vụ công trực tuyến một phần thuộc phạm vi, chức năng quản lý trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.
c) Đẩy mạnh công tác phổ biến, thông tin, tuyên truyền, khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp và người dân nộp hồ sơ trực tuyến, thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh.
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, thực hiện dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan, đơn vị trên Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh.
b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan quản lý, vận hành Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đảm bảo hoạt động thông suốt và đáp ứng các yêu cầu về chức năng, kỹ thuật, an toàn, an ninh thông tin.
c) Tích hợp, cung cấp Danh mục dịch vụ công trực tuyến đã được phê duyệt trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với các cơ quan, đơn vị cập nhật, hiệu chỉnh, bổ sung nội dung thông tin, biểu mẫu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác truyền thông về ý nghĩa, tầm quan trọng, các quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến; truyền thông các mô hình tốt, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong triển khai thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục KSTTHC-VPCP;
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- VP UBND tỉnh: V, VX, HCC, CB;
- VNPT Lai Châu (p/h);
- Lưu: VT, KS.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tống Thanh Hải
PHỤ LỤC I:
DANH MỤC DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TOÀN TRÌNH
(Kèm theo Quyết định số: 1080/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu)
STT
Mã thủ tục hành chính
Tên thủ tục hành chính
Số lượng
Phí/lệ phí thực hiện
Phí
Lệ phí
Không
TỔNG
6
3
0
3
I
Lĩnh vực Quảng cáo
2
0
0
2
1
1.004650.000.00.00.H35
Thủ tục tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn
x
2
1.004645.000.00.00.H35
Thủ tục tiếp nhận thông báo tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo
x
II
Lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn
1
1
0
0
3
1.009397.000.00.00.H35
Thủ tục tổ chức biểu diễn nghệ thuật trên địa bàn quản lý (không thuộc trường hợp trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương)
x
III
Lĩnh vực Mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm
1
0
0
1
4
1.001755.000.00.00.H35
Thủ tục cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng
x
IV
Lĩnh vực Du lịch
2
2
0
0
5
2.001628.000.00.00.H35
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
x
6
2.001616.000.00.00.H35
Thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
x
PHỤ LỤC II:
DANH MỤC DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN MỘT PHẦN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1080/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2023 của UBND tỉnh Lai Châu)
STT
Mã TTHC
Tên TTHC
Số lượng
Phí/lệ phí thực hiện
Phí
Lệ phí
Không
TỔNG
3
3
0
0
I
Lĩnh vực Du lịch
3
3
0
0
1
1.004628.000.00.00.H35
Thủ tục cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế
x
2
1.004623.000.00.00.H35
Thủ tục cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa
x
3
1.001432.000.00.00.H35
Thủ tục cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa
x
PHỤ LỤC III:
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CUNG CẤP THÔNG TIN TRỰC TUYẾN
(Kèm theo Quyết định số: 1080/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu)
STT
Mã thủ tục hành chính
Tên thủ tục hành chính
Số lượng
Phí/lệ phí thực hiện
Phí
Lệ phí
Không
TỔNG
110
37
18
55
I
Lĩnh vực Gia đình
12
0
0
12
1
1.005441.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
x
2
2.001414.000.00.00.H35
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (thẩm quyền của UBND cấp tỉnh)
x
3
1.001407.000.00.00.H35
Thủ tục đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
x
4
2.000022.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Thẻ nhân viên tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình
x
5
1.000454.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình
x
6
1.000433.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận nghiệp vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
x
7
1.000379.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình
x
8
1.000104.000.00.00.H35
Thủ tục cấp lại Thẻ nhân viên chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình
x
9
1.003310.000.00.00.H35
Thủ tục cấp lại Thẻ nhân viên tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình
x
10
1.000817.000.00.00.H35
Thủ tục đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
x
11
1.000919.000.00.00.H35
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
x
12
1.001420.000.00.00.H35
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
x
II
Lĩnh vực Thư viện
3
0
0
3
13
1.008896.000.00.00.H35
Thủ tục thông báo sáp nhập, hợp nhất, chia, tách đối với thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại học là thư viện ngoài công lập, thư viện của tổ chức cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam
x
14
1.008895.000.00.00.H35
Thủ tục thông báo thành lập thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại học là thư viện ngoài công lập và thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam
x
15
1.008897.000.00.00.H35
Thủ tục thông báo chấm dứt hoạt động đối với thư viện chuyên ngành ở cấp tỉnh, thư viện đại học là thư viện ngoài công lập, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam
x
III
Lĩnh vực Văn hóa
7
2
0
5
16
1.003676.000.00.00.H35
Thủ tục đăng ký tổ chức lễ hội cấp tỉnh
x
17
1.003654.000.00.00.H35
Thủ tục thông báo tổ chức lễ hội cấp tỉnh
x
18
1.000922.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy phép điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường
x
19
1.001008.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường
x
20
1.003784.000.00.00.H35
Thủ tục cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
x
21
1.003743.000.00.00.H35
Thủ tục giám định văn hóa phẩm xuất khẩu không nhằm mục đích kinh doanh của cá nhân, tổ chức ở địa phương
x
22
1.004723.000.00.00.H35
Thủ tục cho phép tổ chức triển khai sử dụng vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng được sử dụng làm đạo cụ
x
IV
Lĩnh vực Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Triển lãm
11
0
0
11
23
1.001229.000.00.00.H35
Cấp Giấy phép tổ chức triển lãm do các tổ chức, cá nhân tại địa phương đưa ra nước ngoài không vì mục đích thương mại
x
24
1.001211.000.00.00.H35
Cấp Giấy phép tổ chức triển lãm do cá nhân nước ngoài tổ chức tại địa phương không vì mục đích thương mại
x
25
1.001191.000.00.00.H35
Cấp lại Giấy phép tổ chức triển lãm do các tổ chức, cá nhân tại địa phương đưa ra nước ngoài không vì mục đích thương mại
x
26
1.001147.000.00.00.H35
Thông báo tổ chức triển lãm do tổ chức ở địa phương hoặc cá nhân tổ chức tại địa phương không vì mục đích thương mại
x
27
1.001833.000.00.00.H35
Thủ tục tiếp nhận thông báo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật (thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
x
28
1.001738.000.00.00.H35
Thủ tục cấp giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc (thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
x
29
1.001671.000.00.00.H35
Thủ tục cấp giấy phép đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm (thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh)
x
30
1.001704.000.00.00.H35
Thủ tục cấp giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam (thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh)
x
31
1.001182.000.00.00.H35
Cấp lại Giấy phép tổ chức triển lãm do cá nhân nước ngoài tổ chức tại địa phương không vì mục đích thương mại
x
32
1.001809.000.00.00.H35
Thủ tục cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật (thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
x
33
1.001778.000.00.00.H35
Thủ tục cấp giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ
x
V
Lĩnh vực Hoạt động mua bán quốc tế chuyên ngành văn hóa
2
1
0
1
34
1.003560.000.00.00.H35
Thủ tục xác nhận danh mục sản phẩm nghe nhìn có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu cấp tỉnh
x
35
2.001496.000.00.00.H35
Thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu cấp tỉnh
x
VI
Lĩnh vực Quảng cáo
3
0
3
0
36
1.004639.000.00.00.H35
Thủ tục cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam
x
37
1.004666.000.00.00.H35
Thủ tục cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam
x
38
1.004662.000.00.00.H35
Thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Viêt Nam
x
VII
Lĩnh vực Điện ảnh
1
0
0
1
39
1.011454.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy phép phân loại phim (thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
x
VIII
Lĩnh vực Di sản văn hóa
14
1
0
13
40
1.003901.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích
x
41
2.001641.000.00.00.H35
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích
x
42
1.001822.000.00.00.H35
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích
x
43
1.002003.000.00.00.H35
Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích
x
44
1.003793.000.00.00.H35
Thủ tục cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập
x
45
1.003838.000.00.00.H35
Thủ tục cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương
x
46
2.001591.000.00.00.H35
Thủ tục cấp giấy phép khai quật khẩn cấp
x
47
2.001631.000.00.00.H35
Thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
x
48
1.003646.000.00.00.H35
Thủ tục công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng cấp tỉnh, ban hoặc trung tâm quản lý di tích
x
49
1.003738.000.00.00.H35
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
x
50
1.001106.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật
x
51
1.003835.000.00.00.H35
Thủ tục công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng ngoài công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật
x
52
1.001123.000.00.00.H35
Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật
x
53
2.001613.000.00.00.H35
Thủ tục xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập
x
IX
Lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn
3
0
0
3
54
1.009399.000.00.00.H35
Thủ tục tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu
x
55
1.009403.000.00.00.H35
Thủ tục ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu
x
56
1.009398.000.00.00.H35
Thủ tục tổ chức cuộc thi, liên hoan trên địa bàn quản lý (không thuộc trường hợp toàn quốc và quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật
x
X
Lĩnh vực Thể dục thể thao
33
28
2
3
57
1.000814.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Khiêu vũ thể thao
x
58
1.002445.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp
x
59
1.000983.000.00.00.H35
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao trong trường hợp bị mất hoặc hư hỏng
x
60
1.002396.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao
x
61
1.001056.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Đấu kiếm thể thao
x
62
1.001500.000.00.00.H35
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Bóng ném
x
63
1.000485.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Patin
x
64
1.003441.000.00.00.H35
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao trong trường hợp thay đổi nội dung ghi trong giấy chứng nhận
x
65
1.000644.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Thể dục thẩm mỹ
x
66
1.000830.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Dù lượn và Diều bay
x
67
1.000936.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Golf
x
68
1.001527.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Bóng rổ
x
69
2.002188.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Lân Sư Rồng
x
70
1.000594.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Vũ đạo thể thao giải trí
x
71
1.000842.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Judo
x
72
1.001801.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Bắn súng thể thao
x
73
1.000847.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Bóng bàn
x
74
1.001517.000.00.00.H35
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Leo núi thể thao
x
75
1.005163.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Thể dục thể hình và Fitness
x
76
1.005162.000.00.00.H35
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Wushu
x
77
1.000560.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Quyền anh
x
78
1.001782.000.00.00.H35
Thủ tục đăng cai tổ chức giải thi đấu vô địch từng môn thể thao của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
x
79
1.002013.000.00.00.H35
Thủ tục đăng cai giải thi đấu, trận thi đấu thể thao thành tích cao khác do liên đoàn thể thao tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức.
x
80
1.000518.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Bóng đá
x
81
1.002022.000.00.00.H35
Thủ tục đăng cai giải thi đấu, trận thi đấu do liên đoàn thể thao quốc gia hoặc liên đoàn thể thao quốc tế tổ chức hoặc đăng cai tổ chức
x
82
1.000920.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Cầu lông
x
83
1.000501.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Quần vợt
x
84
1.000544.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Võ cổ truyền, Vovinam
x
85
1.000863.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Billiards & Snooker
x
86
1.001195.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Taekwondo
x
87
1.000883.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh hoạt động thể thao đối với môn Bơi, Lặn
x
88
1.000904.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao tổ đối với môn Karate
x
89
1.000953.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Yoga
x
XI
Lĩnh vực Du lịch
21
5
13
3
90
2.001622.000.00.00.H35
Thủ tục cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
x
91
1.003275.000.00.00.H35
Thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài trong trường hợp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng*
x
92
1.005161.000.00.00.H35
Thủ tục điều chỉnh* Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài
x
93
1.003002.000.00.00.H35
Thủ tục gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài
x
94
1.001837.000.00.00.H35
Thủ tục chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài
x
95
1.003240.000.00.00.H35
Thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài trong trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở của văn phòng đại diện
x
96
1.003490.000.00.00.H35
Thủ tục công nhận khu du lịch cấp tỉnh
x
97
1.004528.000.00.00.H35
Thủ tục công nhận điểm du lịch
x
98
1.003717.000.00.00.H35
Cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài
x
99
1.004614.000.00.00.H35
Thủ tục cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch
x
100
1.001440.000.00.00.H35
Thủ tục cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm
x
101
1.004605.000.00.00.H35
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế
x
102
2.001611.000.00.00.H35
Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành
x
103
2.001589.000.00.00.H35
Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa trong trường hợp doanh nghiệp giải thể
x
104
1.003742.000.00.00.H35
Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa trong trường hợp doanh nghiệp phá sản
x
105
1.004580.000.00.00.H35
Thủ tục công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
x
106
1.001455.000.00.00.H35
Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
x
107
1.004551.000.00.00.H35
Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
x
108
1.004572.000.00.00.H35
Thủ tục công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
x
109
1.004594.000.00.00.H35
Thủ tục công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch: hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao đối với khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch*
x
110
1.004503.000.00.00.H35
Thủ tục công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
x | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lai Châu",
"promulgation_date": "28/07/2023",
"sign_number": "1080/QĐ-UBND",
"signer": "Tống Thanh Hải",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-41-2012-QD-UBND-nha-o-thu-nhap-thap-tai-khu-vuc-do-thi-Dong-Nai-189214.aspx | Quyết định 41/2012/QĐ-UBND nhà ở thu nhập thấp tại khu vực đô thị Đồng Nai | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
---------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 41/2012/QĐ-UBND
Đồng Nai, ngày 26 tháng 7 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KHOẢN 4, ĐIỀU 4 QUY ĐỊNH VỀ BÁN, CHO THUÊ, CHO THUÊ MUA VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG NHÀ Ở THU NHẬP THẤP TẠI KHU VỰC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 77/2010/QĐ-UBND NGÀY 14/12/2010 CỦA UBND TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị;
Căn cứ Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị;
Căn cứ Thông tư số 36/2009/TT-BXD ngày 16/11/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 177/TTr-SXD ngày 17/7/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 4, Điều 4 Quy định về bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở thu nhập thấp tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ban hành kèm theo Quyết định số 77/2010/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai như sau
“4. Đối với các đối tượng có nhu cầu mua hoặc thuê mua nhà ở thu nhập thấp thì phải có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hoặc có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh nhưng hiện đang công tác tại khu vực đô thị trên địa bàn các huyện, thị xã Long Khánh hoặc thành phố Biên Hòa (theo địa giới hành chính) nơi có dự án. Trường hợp đối tượng thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, nếu chưa có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn thì phải có xác nhận của đơn vị nơi người đó đang công tác về chức vụ, thời gian công tác, thực trạng về nhà ở”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành, các nội dung còn lại của Quyết định số 77/2010/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của UBND tỉnh vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa; Thủ trưởng các đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Minh Phúc | {
"issuing_agency": "Tỉnh Đồng Nai",
"promulgation_date": "26/07/2012",
"sign_number": "41/2012/QĐ-UBND",
"signer": "Trần Minh Phúc",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-100-2014-NQ-HDND-ve-ngan-sach-dia-phuong-phan-bo-ngan-sach-cap-tinh-Hoa-Binh-406836.aspx | Nghị quyết 100/2014/NQ-HĐND về ngân sách địa phương phân bổ ngân sách cấp tỉnh Hòa Bình | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 100/2014/NQ-HĐND
Hòa Bình, ngày 05 tháng 12 năm 2014
NGHỊ QUYẾT
VỀ QUYẾT ĐỊNH DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CẤP TỈNH NĂM 2015
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 10
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 2138/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 3043/QĐ-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2015;
Sau khi xem xét Tờ trình số 52/TTr-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2015; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh; Ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2015 như sau:
1. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 2.250.000 triệu đồng. Trong đó, thu cân đối ngân sách 2.150.000 triệu đồng, thu quản lý qua ngân sách nhà nước 100.000 triệu đồng.
2. Thu ngân sách địa phương 7.198.038 triệu đồng. Trong đó, thu điều tiết được hưởng theo phân cấp 2.139.120 triệu đồng; thu bổ sung cân đối 2.105.106 triệu đồng; thu bổ sung có mục tiêu thực hiện cải cách tiền lương 1.361.290 triệu đồng; thu bổ sung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 250.726 triệu đồng; thu bổ sung thực hiện các công trình, dự án quan trọng 711.787 triệu đồng; thu bổ sung thực hiện các chế độ, chính sách tăng thêm theo quy định 530.009 triệu đồng và thu quản lý qua ngân sách nhà nước 100.000 triệu đồng;
3. Chi ngân sách địa phương 7.198.038 triệu đồng. Trong đó, chi cân đối 6.080.000 triệu đồng; chi thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia 250.726 triệu đồng; chi thực hiện các công trình, dự án quan trọng 711.787 triệu đồng; chi thực hiện các chế độ, chính sách và một số nhiệm vụ theo quy định 55.525 triệu đồng và chi quản lý qua ngân sách nhà nước 100.000 triệu đồng.
(Chi tiết tại các biểu số 01, 02, 03, 04, 07, 08 kèm theo)
Điều 2. Quyết định phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2015 như sau:
Tổng chi ngân sách cấp tỉnh 6.762.478 triệu đồng, bao gồm:
- Chi thuộc nhiệm vụ của ngân sách cấp tỉnh 2.955.307 triệu đồng, trong đó: chi đầu tư phát triển 535.650 triệu đồng; chi thường xuyên 1.295.658 triệu đồng; chi trả nợ gốc và phí vay Kho bạc Nhà nước 11.800 triệu đồng; chi bổ sung Quỹ Dự trữ tài chính 1.300 triệu đồng; chi dự phòng 42.861 triệu đồng; chi thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia 250.726 triệu đồng; chi thực hiện các công trình, dự án quan trọng 711.787 triệu đồng; chi thực hiện các chế độ, chính sách và một số nhiệm vụ theo quy định 55.525 triệu đồng và chi quản lý qua ngân sách nhà nước 50.000 triệu đồng;
- Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới 3.807.171 triệu đồng, trong đó bổ sung cân đối 1.829.104 triệu đồng, bổ sung có mục tiêu 1.978.067 triệu đồng.
(Chi tiết tại các biểu số 05, 06, kèm theo).
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện dự toán ngân sách năm 2015 theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình Khóa XV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 04 tháng 12 năm 2014./.
Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh (CT, PCT, VP);
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành của tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, CTHĐND.
CHỦ TỊCH
Bùi Văn Tỉnh
BIỂU SỐ 1
CÂN ĐỐI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 100/2014/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Nội dung
Dự toán
1
2
3
TỔNG THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
7.198.038
1
Thu cân đối ngân sách
5.605.516
-
Thu ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp
2.139.120
-
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
3.466.396
+
Thu bổ sung cân đối
2.105.106
+
Thu bổ sung để thực hiện cải cách tiền lương 1.150.000 đ/tháng
1.361.290
2
Thu bổ sung có mục tiêu để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, một số chương trình, dự án, nhiệm vụ khác
1.492.522
-
Chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
250.726
-
Chi đầu tư từ nguồn vốn ngoài nước
106.087
-
Chi thực hiện các chương trình, dự án quan trọng và một số nhiệm vụ khác
605.700
-
Chi từ nguồn hỗ trợ thực hiện các chế độ chính sách theo chế độ quy định
530.009
3
Thu quản lý qua ngân sách nhà nước
100.000
TỔNG CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
7.198.038
1
Chi cân đối ngân sách
6.080.000
-
Chi đầu tư
578.000
-
Chi thường xuyên
5.357.440
-
Chi trả nợ gốc và phí vay Kho bạc nhà nước
11.800
-
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
1.300
-
Dự phòng
131.460
2
Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, một số chương trình, dự án, nhiệm vụ khác
1.018.038
-
Chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
250.726
-
Chi đầu tư từ nguồn vốn ngoài nước
106.087
-
Chi thực hiện các chương trình, dự án quan trọng và một số nhiệm vụ khác
605.700
-
Chi từ nguồn hỗ trợ thực hiện các chế độ chính sách theo chế độ quy định
55.525
3
Chi quản lý qua ngân sách nhà nước
100.000
BIỂU SỐ 2
DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 100/2014/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu thu
Dự toán năm 2015
Thủ tướng Chính phủ giao
Hội đồng nhân dân tỉnh giao
Trong đó
Thu tại
cấp tỉnh
Thu tại
huyện
A
B
1
2
3
4
TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.910.000
2.250.000
1.744.500
505.500
I
Thu cân đối ngân sách
1.910.000
2.150.000
1.694.500
455.500
1
Thu từ DNNN do Trung ương quản lý
1.090.000
1.186.000
1.182.550
3.450
-
Thuế thu nhập doanh nghiệp
3.800
3.800
3.450
350
-
Thuế tài nguyên
270.000
286.600
285.000
1.600
-
Thuế giá trị gia tăng
815.700
895.271
893.780
1.491
-
Thuế môn bài
220
229
220
9
-
Thu khác
280
100
100
-
2
Thu từ DNNN do địa phương quản lý
19.000
19.500
18.800
700
-
Thuế thu nhập doanh nghiệp
5.000
5.000
4.525
475
-
Thuế tài nguyên
200
200
200
-
-
Thuế giá trị gia tăng
13.511
14.011
13.816
195
-
Thuế tiêu thụ đặc biệt
30
30
30
-
-
Thuế môn bài
144
144
135
9
-
Thu khác
115
115
94
21
3
Thu từ khu vực có vốn ĐTNN
60.000
60.000
60.000
-
-
Thuế thu nhập doanh nghiệp
13.500
13.500
13.500
-
-
Thuế tài nguyên
20
20
20
-
-
Thuế giá trị gia tăng
27.500
27.500
27.500
-
-
Thuế tiêu thụ đặc biệt
18.403
18.403
18.403
-
-
Thuế môn bài
77
77
77
-
-
Thu khác
500
500
500
-
4
Thu từ khu vực CTN - DVNQD
350.000
360.000
95.100
264.900
-
Thuế thu nhập doanh nghiệp
22.500
22.850
8.730
14.120
-
Thuế tài nguyên
23.000
23.350
8.700
14.650
-
Thuế giá trị gia tăng
290.500
300.790
74.100
226.690
-
Thuế tiêu thụ đặc biệt
1.000
1.000
690
310
-
Thuế môn bài
7.000
6.010
480
5.530
-
Thu khác
6.000
6.000
2.400
3.600
5
Thuế thu nhập cá nhân
46.000
47.000
28.900
18.100
6
Thu tiền giao quyền sử dụng đất
110.000
235.000
174.500
60.500
7
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
6.000
6.000
-
6.000
8
Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước
25.000
26.000
21.210
4.790
9
Thuế bảo vệ môi trường
80.000
80.000
79.920
80
10
Lệ phí trước bạ
56.000
58.000
-
58.000
- Trước bạ tài sản
53.200
55.500
-
55.500
- Trước bạ nhà đất
2.800
2.500
-
2.500
11
Thu phí, lệ phí
37.000
39.000
20.480
18.520
12
Thu hoa lợi công sản, quỹ đất công ích tại
1.000
1.600
-
1.600
13
Thu khác ngân sách
30.000
31.900
13.040
18.860
Trong đó thu phạt an toàn giao thông
12.000
15.100
-
15.100
II
Các khoản thu quản lý qua NSNN
100.000
50.000
50.000
1
Thu huy động đóng góp XD cơ sở hạ tầng
35.200
35.200
2
Thu học phí
7.000
4.600
2.400
4
Thu xổ số kiến thiết
7.500
7.500
6
Thu phí vệ sinh, phí chợ, viện trợ,...
50.300
37.900
12.400
TỔNG THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
6.858.038
7.198.038
6.762.478
435.560
1
Các khoản thu cân đối
5.365.516
5.605.516
5.219.956
385.560
-
Thu điều tiết được hưởng theo phân cấp
1.899.120
2.139.120
1.753.560
385.560
-
Thu bổ sung từ ngân sách trung ương
3.466.396
3.466.396
3.466.396
+
Bổ sung cân đối
2.105.106
2.105.106
2.105.106
+
Bổ sung có mục tiêu thực hiện cải cách tiền lương
1.361.290
1.361.290
1.361.290
2
Thu từ nguồn bổ sung có mục tiêu để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, một số chương trình, dự án, nhiệm vụ khác
1.492.522
1.492.522
1.492.522
-
-
Chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
250.726
250.726
250.726
-
Chi đầu tư từ nguồn vốn ngoài nước
106.087
106.087
106.087
-
Chi thực hiện các chương trình, dự án quan trọng và một số nhiệm vụ khác
605.700
605.700
605.700
-
Chi từ nguồn hỗ trợ thực hiện các chế độ chính sách theo chế độ quy định
530.009
530.009
530.009
5
Các khoản thu quản lý qua NSNN
100.000
50.000
50.000
BIỂU SỐ 3
DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ NĂM 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 100/2014/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Tổng
cộng
Trong đó
Mai
Châu
Cao
Phong
Yên
Thủy
Đà
Bắc
Kỳ
Sơn
Lạc
Sơn
Tân
Lạc
Kim
Bôi
Lương
Sơn
Lạc
Thủy
Thành
phố HB
A
B
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A
TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
505.500
33.000
17.200
28.400
14.600
18.100
24.300
25.600
34.500
91.500
39.800
178.500
I
Thu cân đối ngân sách
455.500
28.500
13.700
24.100
10.500
15.400
18.800
21.100
29.500
87.000
34.400
172.500
1
Thu từ DNNN do Trung ương quản lý
3.450
-
-
500
-
-
-
-
-
2.700
250
-
-
Thuế thu nhập doanh nghiệp
350
-
-
120
-
-
-
-
-
30
200
-
-
Thuế tài nguyên
1.600
-
-
-
-
-
-
-
-
1.600
-
-
-
Thuế giá trị gia tăng
1.491
-
-
377
-
-
-
-
-
1.067
47
-
-
Thuế môn bài
9
-
-
3
-
-
-
-
-
3
3
-
2
Thu từ DNNN do địa phương quản lý
700
-
250
-
-
-
-
-
-
300
150
-
-
Thuế thu nhập doanh nghiệp
475
-
199
-
-
-
-
-
-
176
100
-
-
Thuế giá trị gia tăng
195
-
50
-
-
-
-
-
-
100
45
-
-
Thuế môn bài
9
-
1
-
-
-
-
-
-
3
5
-
-
Thu khác
21
-
-
-
-
-
-
-
-
21
-
-
3
Thu từ khu vực CTN-NQD
264.900
24.000
4.700
15.000
7.500
9.000
8.700
14.500
18.000
47.000
16.500
100.000
-
Thuế thu nhập doanh nghiệp
14.120
1.500
270
650
150
250
300
950
500
2.200
350
7.000
-
Thuế tài nguyên
14.650
700
550
450
150
1.200
250
1.100
1.200
8.300
150
600
-
Thuế giá trị gia tăng
226.690
21.000
3.630
13.220
6.870
7.120
7.630
11.890
15.630
35.200
15.400
89.100
-
Thuế tiêu thụ đặc biệt
310
-
-
-
-
-
-
10
100
100
-
100
-
Thuế môn bài
5.530
500
200
380
230
230
320
450
420
700
400
1.700
-
Thu khác
3.600
300
50
300
100
200
200
100
150
500
200
1.500
4
Thuế thu nhập cá nhân
18.100
700
600
550
200
700
700
400
750
4.500
1.000
8.000
5
Thu tiền sử dụng đất
60.500
-
3.000
4.000
-
2.000
3.500
1.000
2.000
10.000
10.000
25.000
6
Thuế nhà, đất/Thuế SDĐ phi NN
6.000
20
200
310
-
250
170
150
500
1.500
400
2.500
7
Thu tiền cho thuê MĐ, MN
4.790
60
50
200
300
250
180
-
500
2.000
50
1.200
8
Thuế bảo vệ môi trường
80
-
-
-
-
-
30
-
50
-
-
-
9
Lệ phí trước bạ
58.000
2.300
3.200
2.200
1.400
1.400
3.600
2.800
3.300
6.800
3.000
28.000
- Trước bạ tài sản
55.500
2.200
3.050
2.100
1.350
1.300
3.500
2.700
3.200
6.300
2.800
27.000
- Trước bạ nhà đất
2.500
100
150
100
50
100
100
100
100
500
200
1.000
10
Thu phí, lệ phí
18.520
600
650
550
600
1.200
620
1.100
2.000
8.500
1.000
1.700
11
Thu hoa lợi công sản, quỹ đất công ích tại xã
1.600
-
50
190
-
100
300
150
360
300
50
100
12
Thu khác ngân sách
18.860
820
1.000
600
500
500
1.000
1.000
2.040
3.400
2.000
6.000
Trong đó: Thu phạt ATGT
15.100
500
800
550
200
450
800
900
1.500
2.500
1.500
5.400
II
Các khoản thu quản lý qua NSNN
50.000
4.500
3.500
4.300
4.100
2.700
5.500
4.500
5.000
4.500
5.400
6.000
1
Thu huy động đóng góp
35.200
3.150
2.900
3.230
3.050
2.170
3.800
3.200
3.900
3.500
3.300
3.000
2
Thu học phí
2.400
100
50
70
50
30
100
100
150
150
100
1.500
3
Thu phí (vệ sinh, chợ, viện trợ,...)
12.400
1.250
550
1.000
1.000
500
1.600
1.200
950
850
2.000
1.500
B
TỔNG THU NGÂN SÁCH HUYỆN, TP
4.242.731
338.313
276.937
314.183
389.678
221.001
563.943
425.056
538.819
391.216
391.076
392.509
I
Thu trong cân đối
4.192.731
333.813
273.437
309.883
385.578
218.301
558.443
420.556
533.819
386.716
385.676
386.509
1
Thu điều tiết được hưởng theo phân cấp
385.560
26.840
10.175
20.600
9.325
13.450
15.020
18.550
25.300
73.350
28.050
144.900
2
Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh
3.807.171
306.973
263.262
289.283
376.253
204.851
543.423
402.006
508.519
313.366
357.626
241.609
-
Bổ sung cân đối
1.829.104
162.563
128.358
153.295
181.636
88.170
254.452
186.565
246.523
131.527
190.268
105.747
-
Bổ sung có mục tiêu
1.978.067
144.410
134.904
135.988
194.617
116.681
288.971
215.441
261.996
181.839
167.358
135.862
II
Các khoản thu quản lý qua NSNN
50.000
4.500
3.500
4.300
4.100
2.700
5.500
4.500
5.000
4.500
5.400
6.000
BIỂU SỐ 4
TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 100/2014/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Đơn vị tính: triệu đồng
Mã nhiệm vụ chi
TT
Nội dung chi
Dự toán năm 2015
Thủ tướng Chính phủ giao
Hội đồng nhân dân tỉnh giao
Trong đó
Ngân sách cấp tỉnh
Ngân sách huyện
A
B
C
1
2
3
4
800
TỔNG CHI NGÂN SÁCH
6.858.038
7.198.038
2.955.307
4.242.731
810
A
CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH
5.365.516
6.080.000
1.887.269
4.192.731
820
I
Chi đầu tư phát triển
378.000
578.000
535.650
42.350
821
1
Chi đầu tư xây dựng cơ bản
266.500
266.500
266.500
822
2
Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất
110.000
235.000
192.650
42.350
828
3
Chi hỗ trợ doanh nghiệp công ích
1.500
1.500
1.500
859
4
Chi đầu tư phát triển khác
75.000
75.000
860
II
Chi thường xuyên
4.854.757
5.357.440
1.295.658
4.061.782
Bao gồm 100% chi thường xuyên làm nguồn cải cách tiền lương
58.618
64.008
31.044
32.964
861
1
Chi quốc phòng
32.774
862
2
Chi an ninh
17.344
864
3
Chi sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo
2.317.750
2.538.293
462.995
2.075.298
865
4
Chi sự nghiệp Y tế
171.261
866
5
Chi dân số và kế hoạch hóa gia đình
12.742
867
6
Chi sự nghiệp Khoa học và Công nghệ
16.860
16.894
12.527
3.190
868
7
Chi sự nghiệp văn hóa, thông tin và du lịch
22.299
869
8
Chi sự nghiệp phát thanh - truyền hình
10.845
871
9
Chi sự nghiệp thể dục thể thao
2.488
872
10
Chi đảm bảo xã hội
34.254
873
11
Chi sự nghiệp kinh tế
149.268
874
12
Chi sự nghiệp Môi trường
39.750
69.825
6.172
63.653
875
13
Quản lý hành chính
298.399
876
14
Chi trợ cước, trợ giá
19.949
877
15
Chi khác
24.442
909
16
Sự nghiệp khác
17.899
910
III
Chi trả nợ gốc và phí vay Kho bạc nhà nước
11.800
11.800
932
IV
Dự phòng ngân sách
131.460
131.460
42.861
88.599
934
V
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
1.300
1.300
1.300
B
CHI TỪ NGUỒN BSMT NSTW
1.492.522
1.018.038
1.018.038
-
I
Chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
250.726
250.726
250.726
821
II
Chi đầu tư từ nguồn vốn ngoài nước
106.087
106.087
106.087
821
III
Chi thực hiện các chương trình, dự án và một số nhiệm vụ khác
605.700
605.700
605.700
949
IV
Chi từ nguồn hỗ trợ thực hiện các chế độ chính sách theo chế độ quy định
530.009
55.525
55.525
960
C
CHI TỪ NGUỒN THU QUẢN LÝ QUA NSNN
100.000
50.000
50.000
BIỂU SỐ 5
CÂN ĐỐI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH CẤP TỈNH NĂM 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 100/2014/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Nội dung chi
Dự toán
1
2
3
Tổng thu ngân sách cấp tỉnh
6.762.478
1
Thu cân đối ngân sách
5.219.956
-
Thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp
1.753.560
-
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
3.466.396
+
Thu bổ sung cân đối
2.105.106
+
Thu bổ sung để thực hiện cải cách tiền lương theo mức lương cơ sở 830.000 đ/tháng, 1.050.000 đ/tháng và 1.150.000 đ/tháng
1.361.290
2
Thu từ nguồn bổ sung có mục tiêu để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, một số chương trình, dự án, nhiệm vụ khác
1.492.522
-
Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
250.726
-
Chi đầu tư từ nguồn vốn ngoài nước
106.087
-
Chi thực hiện các chương trình, dự án quan trọng và một số nhiệm vụ khác
605.700
-
Chi từ nguồn hỗ trợ thực hiện các chế độ chính sách theo chế độ quy định
530.009
3
Thu quản lý qua ngân sách nhà nước
50.000
Tổng chi ngân sách cấp tỉnh
6.762.478
1
Chi thuộc nhiệm vụ của ngân sách cấp tỉnh
2.955.307
-
Chi cân đối ngân sách
1.887.269
+
Chi đầu tư
535.650
+
Chi thường xuyên
1.295.658
+
Chi trả nợ gốc và phí vay Kho bạc nhà nước
11.800
+
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
1.300
+
Chi dự phòng
42.861
-
Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, một số chương trình, dự án, nhiệm vụ khác
1.018.038
+
Chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
250.726
+
Chi đầu tư từ nguồn vốn ngoài nước
106.087
+
Chi thực hiện các chương trình, dự án và một số nhiệm vụ khác
605.700
+
Chi từ nguồn hỗ trợ thực hiện các chế độ chính sách theo chế độ quy định
55.525
-
Chi quản lý qua ngân sách nhà nước
50.000
2
Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới
3.807.171
-
Chi bổ sung có mục tiêu
1.978.067
-
Chi bổ sung cân đối
1.829.104
BIỂU SỐ 6
DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH CẤP TỈNH NĂM 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 100/2014/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Đơn vị tính: triệu đồng
Mã nhiệm vụ chi
TT
Nội dung chi
Dự toán năm 2015
Dự toán giao tại các đơn vị
Đã trừ 10% tiết kiệm
A
B
C
1
2
TỔNG CHI NGÂN SÁCH TỈNH (*+**)
6.762.478
31.044
800
NHIỆM VỤ CHI THUỘC NGÂN SÁCH CẤP TỈNH (*)
2.955.307
31.044
810
A
CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH
1.887.269
31.044
820
I
Chi đầu tư phát triển
535.650
1
Chi đầu tư xây dựng cơ bản
266.500
828
2
Chi hỗ trợ doanh nghiệp công ích
1.500
3
Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất
192.650
912
a
Chi trả gốc vốn vay tín dụng ưu đãi và vốn vay Kho bạc Nhà nước
39.858
822
b
Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất còn lại
152.792
-
Trích Quỹ phát triển đất theo Nghị định số 69/CP của Chính phủ
20.000
-
Đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
10.000
-
Đo đạc đất nông lâm trường (Sở Nông nghiệp và PTNT)
500
-
Đối ứng chi sự nghiệp môi trường để đầu tư xây dựng và trang bị hệ thống xử lý chất thải lỏng y tế theo Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của TTCP (Bệnh viện Đa khoa huyện Cao Phong, Tân Lạc, Kỳ Sơn)
7.150
-
Chi giải phóng mặt bằng Dự án hạ tầng kỹ thuật Trung tâm Đa chức năng Quỳnh Lâm, tp HB
50.000
-
Xây dựng Công viên Tuổi trẻ - TP Hòa Bình
6.000
-
Đường thị trấn Mai Châu - xã Bao La giai đoạn I, huyện Mai Châu
5.000
-
Đường Nam Phong - Dũng Phong, huyện Cao Phong
5.000
-
Xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý ngập úng cục bộ khu vực phường Phương Lâm, xã Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình
10.000
-
GPMB và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp
19.142
-
Đối ứng đường liên huyện Lạc Sơn - Tân Lạc
20.000
859
4
Chi đầu tư phát triển khác
75.000
-
Hỗ trợ đầu tư xây dựng trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND cấp xã (Chi tiết theo Phụ biểu số 7.1)
5.000
-
Hạ tầng kỹ thuật Trung tâm Hành chính chính trị tỉnh
20.000
-
Trụ sở làm việc Ủy ban kiểm tra, Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo
15.000
-
Dự án Trụ sở VPTU và các Ban Xây dựng Đảng, trong đó:
35.000
+
Trụ sở Văn phòng Tỉnh ủy
10.000
+
Nhà Hội trường Tỉnh ủy
25.000
860
II
Chi thường xuyên
1.295.658
31.044
861
I
Chi quốc phòng
32.774
1.800
-
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
32.774
1.800
862
2
Chi an ninh
17.344
610
-
Công an tỉnh
8.254
610
Trong đó:
+
Chương trình phòng chống ma túy (400 tr.đồng), phòng chống mại dâm (60 tr.đồng), phòng chống tội phạm (500 tr.đồng), CT ngăn ngừa trẻ em vi phạm pháp luật (60 tr.đồng), Hỗ trợ kinh phí ngăn ngừa buôn bán phụ nữ, trẻ em (70 tr.đồng), Thực hiện đề án địa bàn không có ma túy tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò (1.000 tr.đồng)
2.090
-
Sở Lao động - Thương binh và xã hội: Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang bị xâm hại tình dục và phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm theo Quyết định 19/2004/QĐ-TTg ngày 12/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó: Đề án Tuyên truyền vận động và Nâng cao năng lực quản lý 250 tr.đồng; Đề án ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục 100 tr.đồng; Đề án ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm 70 tr.đồng; Chương trình phòng chống ma túy 1.000 tr.đồng; mại dâm 500 tr.đồng; Chương trình bảo vệ trẻ em 2011 - 2015 450 tr.đồng; bổ sung tăng thời gian cai nghiện từ 6 tháng lên 1 năm 1.400 tr.đồng: quản lý sau cai 970 tr.đồng;
4.740
-
Mua trang phục cho công an xã
4.350
864
3
Chi sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo
462.995
9.675
a
Sự nghiệp giáo dục
391.893
7.400
b
Sự nghiệp đào tạo
71.102
2.275
-
Trường Cao đẳng sư phạm
19.095
240
-
Trường Trung học kinh tế kỹ thuật
14.457
450
-
Trường Phổ thông năng khiếu thể dục thể thao
5.143
25
-
Trường Cao đẳng nghề
8.205
320
-
Trường chính trị
9.665
70
-
Trường Trung học Y tế
7.787
420
-
Đào tạo dạy nghề (TT Dạy nghề và giới thiệu việc làm)
450
50
-
Đào tạo quản lý nhà nước
6.300
700
865
4
Chi sự nghiệp Y tế
171.261
2.812
-
Chữa bệnh
95.001
992
-
Phòng bệnh
62.320
1.300
-
Y tế khác
12.722
510
-
Hội đồng Giám định Y khoa
1.218
10
866
5
Chi dân số và kế hoạch hóa gia đình
12.742
327
-
Dân số kế hoạch hóa gia đình
9.302
327
-
Chi cộng tác viên dân số
3.440
867
6
Chi sự nghiệp Khoa học và Công nghệ
12.527
1.177
-
Các đơn vị trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ
1.800
25
-
Quỹ phát triển khoa học công nghệ tỉnh
291
5
-
Hoạt động sự nghiệp Khoa học và Công nghệ
10.436
1.147
868
7
Chi sự nghiệp văn hóa, thông tin và du lịch
22.299
734
-
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
14.624
444
-
Các đơn vị thuộc Tỉnh đoàn Thanh niên
3.965
155
-
Sự nghiệp thông tin (Sở Thông tin và Truyền thông)
3.710
135
+
Cổng thông tin điện tử
2.468
50
+
Sự nghiệp thông tin
1.242
85
869
8
Chi sự nghiệp phát thanh - truyền hình
10.845
300
-
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
10.845
300
871
9
Chi sự nghiệp thể dục thể thao
2.488
130
-
Đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
2.488
130
872
10
Chi đảm bảo xã hội
34.254
545
-
Trung tâm Chữa bệnh giáo dục lao động xã hội
8.880
115
-
Trung tâm Công tác xã hội
7.529
90
-
Trung tâm Giáo dục lao động xã hội Lạc Sơn
7.054
140
-
Trung tâm Điều dưỡng người có công Kim Bôi
4.313
200
-
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Ban công tác người cao tuổi (33 tr.đồng); kp mừng thọ người cao tuổi (315 tr.đồng); kp tiếp người có công với cách mạng 50 tr.đồng; kp thăm hỏi tặng quà NCC với CM, các chiến khu CM theo QĐ 1287/QĐ-UBND, kp thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn; thăm hỏi Trung đoàn Tây Tiến 237 tr.đồng; sửa chữa Nghĩa trang Trường Sơn (1.000 tr.đồng)
1.635
-
Lập Quỹ vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách (theo NĐ số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ)
1.000
-
Trợ cấp cho người bán dâm, người cai nghiện theo TT 27/2012/TTLT
1.500
-
Chi thường xuyên và chi cho các đối tượng đảm bảo xã hội (trong đó có 278 tr.đồng chi hoạt động của Đội tình nguyện xã, phường)
2.343
873
11
Chi sự nghiệp kinh tế
149.268
2.141
-
Khuyến công (TT Tư vấn Công nghiệp và khuyến công - Sở Công thương)
450
50
-
Sự nghiệp nông nghiệp và Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và PTNT)
37.593
1.000
-
Quỹ hỗ trợ nông dân
1.209
91
-
Bổ sung vốn điều lệ Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa
5.000
-
Sự nghiệp giao thông (Sở Giao thông vận tải) (Chi tiết theo Phụ biểu số 7.2)
38.900
1.000
-
Chi công tác quy hoạch
8.000
-
Kinh phí kiểm kê rừng theo QĐ 3144/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh
1.885
-
Đề án trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo CV 792/VPUBND-NNTN
805
-
Cấp bù thủy lợi phí
35.426
Sự nghiệp kinh tế khác (hỗ trợ phát triển nông, lâm, thủy sản, làng nghề, tiêu thụ hàng hóa,... theo các Nghị quyết của Tỉnh ủy)
20.000
874
12
Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường
6.172
688
-
Sở Công thương
200
22
-
Ban Quản lý các khu công nghiệp
450
50
-
Sở Tài nguyên và Môi trường (bao gồm Chi cục Bảo vệ môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường khác của tỉnh)
4.212
478
-
Ngành y tế
700
70
-
Công an tỉnh
610
68
875
13
Quản lý hành chính
298.399
9.563
a
Quản lý nhà nước
210.621
6.503
-
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
17.077
910
-
Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh
11.037
640
-
Đoàn Đại biểu quốc hội
700
77
-
Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh
2.706
70
-
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
49.049
1.380
-
Sở Kế hoạch và Đầu tư
6.810
210
-
Sở Tư pháp
5.365
260
-
Sở Công thương
16.481
350
-
Sở Khoa học và Công nghệ
4.113
70
-
Sở Tài chính
11.956
522
-
Sở Xây dựng
5.355
100
-
Sở Giao thông vận tải
8.264
153
-
Sở Giáo dục và Đào tạo
8.452
250
-
Sở Y tế
10.089
311
-
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
9.088
265
-
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
7.169
192
-
Sở Tài nguyên và Môi trường
7.006
135
-
Sở Nội vụ
13.649
162
-
Thanh tra tỉnh
6.674
170
-
Ban Dân tộc
4.558
167
-
Sở Thông tin và Truyền thông
3.135
50
-
Sở Ngoại vụ
1.888
59
b
Chi ngân sách đảng
58.716
1.975
c
Tổ chức chính trị xã hội
17.564
515
-
Tỉnh đoàn thanh niên
3.515
110
-
Tỉnh hội Phụ nữ
3.378
110
-
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
5.050
170
-
Hội Nông dân tỉnh
3.384
80
-
Hội Cựu chiến binh tỉnh
2.237
45
d
Tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp
11.498
570
-
Hội Chữ thập đỏ tỉnh
1.962
55
-
Ban Đại diện hội người cao tuổi
1.001
60
-
Tỉnh Hội Đông y
695
15
-
Liên minh Hợp tác xã
2.387
125
-
Hội Văn học nghệ thuật
1.626
170
-
Hội Nhà báo
467
19
-
Báo Văn nghệ
455
17
-
Hội Khuyến học
518
24
-
Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật
596
20
-
Hội Luật gia
383
9
-
Hội Nạn nhân chất độc da cam DIOXIN
380
13
-
Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi
415
18
-
Hội Cựu thanh niên xung phong
350
15
-
Hội Người mù
263
10
876
14
Chi trợ cước, trợ giá
19.949
-
-
Văn phòng Tỉnh ủy
7.053
-
Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng
246
-
Trung tâm Giống vật nuôi và thủy sản
150
-
Hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo theo Quyết định số 102/QĐ-TTg của TTCP
12.500
877
15
Chi khác
24.442
-
-
Chi đối ứng các dự án ODA (trong đó Dự án PS-ARD 6.000 tr.đồng)
9.300
-
Chi từ nguồn thu hồi sau thanh tra và phạt vi phạm hành chính
5.000
-
Bổ sung vốn điều lệ Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết HB
2.000
-
Hỗ trợ Viện kiểm sát tỉnh
200
-
Hỗ trợ Tòa án tỉnh
120
-
Hỗ trợ Hội bảo vệ người tiêu dùng
150
-
Các đơn vị sự nghiệp của Liên đoàn Lao động tỉnh
800
-
Văn phòng điều phối CT MTQG Xây dựng nông thôn mới (lương hợp đồng)
200
-
Chi từ nguồn thu phạt an toàn giao thông
4.530
-
Chi khác còn lại
2.142
909
16
Sự nghiệp khác
17.899
542
-
Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp
2.945
51
-
Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh
1.639
77
-
Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Xây dựng
461
7
-
Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban quản lý các khu công nghiệp
630
11
-
Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công thương
2.716
101
-
Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
2.113
40
-
Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Hội Nông dân tỉnh
348
8
-
Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh
172
7
-
Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường
3.976
160
-
Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông
1.444
50
-
Đơn vị thuộc Sở Nội vụ
579
14
-
Đơn vị thuộc Ban Dân tộc
876
16
910
III
Chi trả nợ gốc và phí vay Kho bạc nhà nước
11.800
911
-
Chi trả phí vay Kho bạc nhà nước
1.800
912
-
Chi trả nợ gốc vay Kho bạc nhà nước
10.000
932
III
Dự phòng ngân sách
42.861
934
IV
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
1.300
B
CHI TỪ NGUỒN BỔ SUNG CÓ MỤC TIÊU NSTW
1.018.038
I
Chi thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia
250.726
821
II
Chi đầu tư từ nguồn vốn ngoài nước
106.087
821
III
Chi thực hiện các chương trình, dự án và một số nhiệm vụ khác
605.700
949
IV
Chi từ nguồn hỗ trợ thực hiện các chế độ chính sách theo chế độ quy định
55.525
1
Vốn ngoài nước (1)
19.716
2
Chương trình quốc gia về bình đẳng giới
230
3
Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội LH phụ nữ các cấp giai đoạn 2013 - 2017
470
4
Chương trình quốc gia an toàn lao động, vệ sinh lao động
235
5
Chương trình quốc gia về bảo vệ trẻ em
717
6
Chương trình hành động phòng, chống mại dâm
210
7
Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí
100
8
Đề án phát triển nghề công tác xã hội
442
9
Hỗ trợ thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã
400
10
Kinh phí bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng
4.400
11
Chương trình định canh, định cư
2.520
12
Kinh phí ổn định dân cư, phát triển KTXH vùng chuyển dân sông Đà
15.000
13
Chương trình bố trí dân cư
2.000
14
Kinh phí chuẩn bị vận động viên
6.000
15
Hỗ trợ kinh phí sáng tạo tác phẩm của Hội VHNT và Hội nhà báo địa phương
585
-
Hỗ trợ Hội Văn học nghệ thuật địa phương
485
-
Hỗ trợ Hội Nhà báo địa phương
100
16
Dự án hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu ĐGHC
2.500
960
C
CHI TỪ NGUỒN THU QUẢN LÝ QUA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
50.000
964
1
Chi từ nguồn thu học phí
4.600
965
2
Chi từ nguồn thu xổ số kiến chiết (Chi tiết theo Phụ biểu 7.3)
7.500
859
3
Chi từ nguồn thu viện trợ
37.900
950
CHI BỔ SUNG CHO NGÂN SÁCH CẤP DƯỚI (**)
3.807.171
951
1
Chi bổ sung có mục tiêu
1.978.067
952
2
Chi bổ sung cân đối
1.829.104
BIỂU SỐ 7
DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ NĂM 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 100/2014/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Nội dung chi
Tổng cộng
Trong đó
Mai Châu
Cao Phong
Yên Thủy
Đà Bắc
Kỳ Sơn
Lạc Sơn
Tân Lạc
Kim Bôi
Lương Sơn
Lạc Thủy
Thành phố
A
B
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
TỔNG CHI
4.242.731
338.313
276.937
314.183
389.678
221.001
563.943
425.056
538.819
391.216
391.076
392.509
A
CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH
4.192.731
333.813
273.437
309.883
385.578
218.301
558.443
420.556
533.819
386.716
385.676
386.509
I
Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất
42.350
-
2.100
2.800
-
1.400
2.450
700
1.400
7.000
7.000
17.500
Trong đó:
-
Chi đầu tư cho giáo dục và đào tạo
9.000
400
400
300
400
200
300
2.000
2.000
3.000
II
Chi thường xuyên
4.061.782
326.759
265.547
300.527
377.430
212.277
544.216
410.970
521.155
371.515
370.546
360.840
Đã bao gồm: Tiết kiệm 10% chi thường xuyên làm nguồn cải cách tiền lương
32.964
2.800
2.120
2.580
2.950
1.759
3.830
3.260
3.950
3.100
3.070
3.545
Trong đó:
-
Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo
2.075.298
176.622
130.956
165.711
195.187
101.053
282.033
189.369
276.019
200.746
195.036
162.566
-
Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ
3.190
290
290
290
290
290
290
290
290
290
290
290
-
Chi sự nghiệp môi trường
63.653
2.120
1.667
1.352
1.577
2.582
2.239
1.654
2.124
1.798
1.587
44.953
-
Chi mua thẻ bảo hiểm y tế
215.000
14.945
11.704
15.578
16.558
8.331
45.685
22.544
37.111
22.105
12.574
7.865
III
Dự phòng
88.599
7.054
5.790
6.556
8.148
4.624
11.777
8.886
11.264
8.201
8.130
8.169
B
CHI QUẢN LÝ QUA NSNN
50.000
4.500
3.500
4.300
4.100
2.700
5.500
4.500
5.000
4.500
5.400
6.000
BIỂU SỐ 08
TỔNG HỢP CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ NĂM 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 100/2014/NQ-HĐND ngày 05/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung
Dự kiến KH 2015
TỔNG SỐ
1.113.287
A
Nguồn vốn XDCB tập trung
266.500
B
Nguồn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu
605.700
1
Nguồn vốn Nghị quyết 37
115.700
2
Nguồn CT229
65.000
3
Nguồn vốn Hạ tầng du lịch
18.000
4
Hỗ trợ đầu tư các bệnh viện tỉnh, huyện
9.000
5
Nguồn vốn đầu tư nâng cấp đê sông
23.000
6
Chương trình ổn định dân cư, phát triển kinh tế xã hội vùng chuyển dân sông Đà (đề án 1588)
180.000
7
Chương trình di dân, định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số (QĐ33)
8.500
8
Chương trình bố trí, sắp xếp dân cư nơi cần thiết (QĐ 193)
7.000
9
Hỗ trợ các dự án cấp bách
110.000
10
Hạ tầng cụm công nghiệp
3.500
11
Chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo QĐ 755/QĐ-TTg
5.000
12
Chương trình phát triển giống, cây trồng, vật nuôi, giống và hạ tầng nuôi trồng thủy sản; khuyến khích nông nghiệp, đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
5.000
13
Bảo vệ và phát triển rừng bền vững
15.000
14
Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
5.000
15
Hỗ trợ huyện nghèo theo QĐ 293
36.000
C
Chương trình MTQG (đã bao gồm cả 10 tỷ đồng vốn ODA Chương trình MTQG nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn)
145.000
D
Vốn nước ngoài ODA (chưa bao gồm 10 tỷ đồng Chương trình MTQG nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn)
96.087
BIỂU SỐ 8.1
KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NĂM 2015 NGUỒN VỐN XÂY DỰNG CƠ BẢN TẬP TRUNG
(Kèm theo Nghị quyết số 100/2014/NQ-HĐND ngày 05/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Đơn vị tính: Triệu đồng.
STT
Danh mục dự án
Địa điểm xây dựng
Quyết định đầu tư
Lũy kế các nguồn vốn đã giao đến hết năm 2014
Kế hoạch vốn năm 2015
Ghi chú
Số quyết định; ngày, tháng, năm ban hành
TMĐT
Tổng số (tất cả các nguồn vốn)
Trong đó
Tổng số (tất cả các nguồn vốn)
NSTW
NSĐP
NSTW
NSĐP
Vốn khác
TỔNG SỐ
3.060.243
812.988
1.654.020
1.013.218
304.808
460.526
97.987
266.500
I
Các dự án đã hoàn thành còn thiếu vốn
873.350
500.107
155.774
536.905
241.415
152.602
12.152
25.268
1
Đường Vũ Lâm - Bình Chân
Lạc Sơn
204; 15/02/2011
12.956
12.956
11.371
11.371
1.580
2
Đường Tân Pheo - Tân Sơn, Phú Thọ
Đà Bắc
1333; 01/8/2011
12.152
12.152
12.152
12.152
1.000
3
Trường THPT Lạc Thủy C, huyện Lạc Thủy
Lạc Thủy
2330;
31/10/2008
5.843
5.843
5.811
32
4
Chợ nông sản Chi Nê
Lạc Thủy
502; 14/3/2006
8.498
8.498
8.414
84
5
Đường Liên Hòa - Đồng Môn, huyện Lạc Thủy
Lạc Thủy
2261; 20/9/2007
8.813
8.813
8.746
67
6
Điện xóm Phiêng Xa
Mai Châu
1931; 29/10/2010
1.900
1.900
1.791
109
7
Kè chống sạt lở chợ Phúc Sạn, đường xuống bến thuyền x.Phúc Sạn
Mai Châu
1436; 6/9/2010
22.731
22.731
22.163
568
8
Đầu tư cơ sở hạ tầng bản người Thái, xóm Bước gắn với du lịch huyện Mai Châu
Mai Châu
7.474
7.474
6.691
783
9
Cải tạo nâng cấp đường Xăm Khòe - Piềng Vế
Mai Châu
12.920
12.920
12.648
272
Đã phê duyệt quyết toán
10
Nâng cấp đê Yên Trị
Yên Thủy
1818; 21-10-2010
14.125
10.885
3.240
10.885
10.885
2.000
DA sử dụng vốn TWHT có mục tiêu
11
Vỉa hè, thoát nước đường Chi Lăng
TPHB
866; 10/6/2010
9.285
9.285
8.953
8.953
24
12
XD vỉa hè, thoát nước đường An Dương Vương
TPHB
136; 19/1/2012
46.750
46.750
46.058
46.058
16
13
Đường Tỉnh hội phụ nữ (giai đoạn I)
TPHB
125; 10/2/2014
10.697
10.697
10.569
10.569
26
14
Đường Hữu Nghị
TPHB
2100; 28/10/2009
41.740
41.740
35.043
35.043
10
15
Đường Trần Quý Cáp
TPHB
28; 12/1/2010
51.319
51.319
42.376
42.376
57
16
Hạng mục Kè đá san nền
TPHB
1464/; 31/7/2009
2.151
1.948
204
17
Cải tạo, xây dựng bổ sung phòng làm việc, phòng lưu mẫu mà trang thiết bị kiểm định đo lường cho Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng
TPHB
950; 18/7/2012
4.022
4.022
3.705
3.705
295
18
Ứng dụng công nghệ xây dựng phòng nuôi cấy mô tế bào thực vật thuộc trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Hòa Bình
TPHB
2310; 2/10/2013
9.305
9.305
8.548
8.548
786
19
TTYTDP Cao Phong (Phần NS tỉnh)
Cao Phong
1233; 12/9/2012;
10.845
4.604
1.000
20
Công trình Đường dây 35KV và Trạm biến áp KCN Lạc Thịnh, huyện Yên thủy
Yên Thủy
1.250
1.250
586
664
21
Trụ sở Ban CHQS thành phố Hòa Bình
TPHB
2335; 31/10/2008
14.595
14.062
533
Đã duyệt quyết toán
22
Dự án Năng lượng nông thôn giai đoạn II (REII) mở rộng
Toàn tỉnh
168.036
29.292
27.892
27.892
1.400
Dự án đã hoàn thành
23
Đường thị trấn Bưng-xã Thu Phong, huyện Cao Phong
Cao Phong
577/QĐ-UBND 09/5/2014
14.399
13.008
1.391
24
Dự án: Nâng cấp xây dựng cơ quan Bộ CHQS tỉnh Hòa Bình
TPHB
5527/QĐ-BTL ngày 19/12/2008
27.305
27.266
39
Đã duyệt quyết toán
25
Nhà làm việc Sở Giao thông vận tải
TPHB
1965; 29/10/2010
12.986
9.986
11.472
8.472
1.514
26
Dự án cải tạo, sửa chữa Trụ sở Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy và Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Hòa Bình
TPHB
502; 03/5/2013
2.389
2.389
1.000
1.000
1.389
27
Trạm y tế xã Hợp đồng
Kim Bôi
2389; 28/9/2012
4.113
4.113
3.500
3.500
613
28
Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng ảnh hưởng thuộc tỉnh Hòa Bình khi phân lũ vào sông Đáy
Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy
1463; 29/7/2004
256.029
256.029
124.823
124.823
1.865
DA chuẩn bị duyệt quyết toán vốn
29
Bảo tồn làng VH dân tộc Mường tại xóm ải
Tân Lạc
1260; 30/6/09
11.699
11.699
8.000
8.000
3.340
30
BV ĐK Yên Thủy
Yên Thủy
428; 12/4/2013
29.499
28.300
1.199
28.288
28.288
350
31
Sửa chữa nâng cấp hồ Bằng, xã Tây Phong, huyện Cao Phong
Cao Phong
2146; 30/10/2009
6.130
243
Đã phê duyệt quyết toán
32
Trụ sở làm việc Hội LHPN tỉnh
TPHB
2538; 24/10/2013
17.981
17.981
14.534
14.534
2.500
33
Đường xóm Đăm, xóm Lài, xã Đồng Nghê
Đà Bẳc
774; 19/6/2012
8.415
8.415
488
34
Ban CHQS huyện Lạc Thủy
Lạc Thủy
1928; 29/10/2010
4.998
4.698
26
II
Các dự án đang được bố trí vốn năm 2014
1.094.785
14.493
915.774
366.724
14.493
294.069
39.002
137.161
1
Đường Điện xã Chí Thiện
Lạc Sơn
21; 10/01/2009
10.554
10.554
3.800
3.800
1.500
2
Điện xã Tự Do
Lạc Sơn
2089; 31/10/2011
8.263
8.263
3.800
3.800
1.500
3
Đường Điện xã Tân Mỹ
Lạc Sơn
2088; 31/10/2011
9.303
9.303
4.300
4.300
1.500
4
Đường Điện xã Hương Nhượng
Lạc Sơn
22; 10/01/2009
8.975
8.975
2.000
2.000
1.300
5
Trạm Bơm xã Ân Nghĩa
Lạc Sơn
2591; 30/10/2013
5.000
5.000
1.000
1.000
1.500
6
Chợ Nghĩa TT Vụ Bản (phần NS tỉnh)
Lạc Sơn
1017; 26/7/2023
24.184
24.184
1.500
1.500
1.000
7
Trường MN Hoa Hồng
Lạc Sơn
2242; 27/9/2013
9.400
9.400
3.000
3.000
1.800
8
Trụ sở làm việc UBND xã Văn Sơn
Lạc Sơn
2587; 29/10/2013
6.000
6.000
1.000
1.000
1.500
9
Sửa chữa, nâng cấp hồ Viềng
Lạc Sơn
1775; 27/10/2011
11.499
11.499
9.602
9.602
73
10
Sửa chữa đập Đăng Phú, xã Cao Dương
Lương Sơn
1962; 20/10/2010
19.899
19.899
7.000
7.000
1.500
11
Hồ Thóng
Lạc Sơn
1633; 12/9/2011
24.700
24.700
8.000
8.000
2.000
12
Hồ Kem, xã Địch Giáo (tổng mức đầu tư 51,983 tỷ đồng, chi làm đầu mối, cắt giảm kênh mương nội đồng 10 tỷ đồng)
Tân Lạc
1963; 29/10/2010
51.973
51.973
16.800
16.800
2.000
13
Kè tre thị, xã Trung Bì
Kim Bôi
1639; 31/10/2012
11.240
11.240
7.942
7.942
1.209
14
Đập suối Con
Kim Bôi
2639; 31/10/2013
14.999
14.999
2.000
2.000
2.000
15
Sửa chữa hồ khoang Bưởi, xã Cư Yên
Lương Sơn
2635; 31/10/2013
5.000
5.000
2.000
2.000
1.500
16
Bai Rừng, xã Mãn Đức
Tân Lạc
2096; 31/10/2011
6.264
6.264
1.000
1.000
1.500
17
Ngầm Nam Thành
Cao Phong
2628; 31/10/2013
2.399
2.399
1.000
1.000
1.399
18
Chợ Khu 6, thị trấn Mường Khến
Tân Lạc
958; 19/7/2012
8.800
6.000
2.000
2.000
1.500
19
Chợ Lồ
Tân Lạc
2571; 28/10/2013
22.656
12.000
1.500
1.500
1.500
20
Đường nội thị trấn Đà Bắc
Đà Bắc
2711; 12/9/08
52.500
52.500
32.745
32.745
1.000
21
Vỉa hè thị trấn Lương Sơn
Lương Sơn
1853; 25/10/2010
53.138
53.138
3.000
3.000
2.500
22
Cầu Bãi Sỏi, xã Nhuận Trạch
Lương Sơn
1480; 19/10/2012
16.936
16.936
5.724
5.724
2.500
23
Đường trung tâm xã Tân Vinh
Lương Sơn
2589; 29/10/2013
14.800
14.800
2.500
2.000
1.500
24
Ngầm Khoai - Bơ Bờ
Kim Bôi
1621; 30/10/2012
7.614
7.614
5.300
5.300
2.314
25
Đường từ thị trấn Mai Châu đến xã Bao La (GĐ I)
Mai Châu
2241; 06/12/2010
17.000
4.000
4.000
1.500
26
Đường Nguyễn Văn Trỗi và đường lên đồi Ba Vành
TPHB
2642; 31/10/2013
20.874
2.000
2.000
1.500
27
Đường đến xã Ngổ Luông (giai đoạn 1)
Tân Lạc
2680; 31/10/2013
25.171
4.000
4.000
2.500
28
Hỗ trợ Đường Đông Bắc - Bình Sơn
Kim Bôi
2578; 28/10/2013
31.154
2.000
2.000
3.000
29
Nhà đa năng trường THPT Mường Bi Huyện Tân Lạc
Tân Lạc
1891; 28/10/2010
5.235
5.235
4.479
4.479
391
Đã phê duyệt quyết toán
30
Nhà thí nghiệm thực hành và giảng đường Trường TH KTKT tỉnh
TPHB
381; 08/4/2014
21.096
21.096
18.169
18.169
2.000
31
Trường PT DTNT huyện Lạc Thủy (giai đoạn 1)
Lạc Thủy
1615; 30/10/2012
23.778
2.400
14.970
310
306
32
Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử địa điểm Bác Hồ về thăm trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình
TPHB
839; 28/6/2012
10.300
7.800
2.500
2.500
2.000
33
Sửa chữa nhà lớp học 3 tầng và xây dựng nhà học bộ môn và các phòng chức năng trường THPT Công nghiệp
TPHB
1941; 29/10/2010
7.500
7.500
6.500
6.500
1.000
34
Nhà đa năng trường THPT Lạc Long Quân
TPHB
2114; 31/10/2011
9.700
9.700
6.000
6.000
1.500
35
Trung tâm dạy nghề và GT việc làm huyện Lương Sơn (Giai đoạn 1)
Lương Sơn
2424; 14/12/09
29.350
26.350
16.082
14.782
2.000
36
Trường THCS Cửu Long
Lương Sơn
1610; 30/10/2012
14.950
14.950
7.700
7.700
2.000
37
Trường THPT Tân Lạc (giai đoạn 1)
Tân Lạc
1618; 30/10/2012
14.466
9.911
6.000
4.500
2.000
38
Trường mầm non UNICEF
TPHB
2084; 09/9/2013
26.439
16.000
6.313
6.313
2.000
39
Trường THPT Sào Báy
Kim Bôi
1030; 25/7/2014
18.631
18.631
2.500
2.500
2.000
40
Trường THCS Lạc Sỹ
Yên Thủy
2107; 31/10/2011
27.965
26.465
11.500
11.500
3.000
41
Trường THPT Lạc Sơn
Lạc Sơn
2681; 31/10/2013
9.900
9.900
3.000
3.000
2.000
42
Trường THPT Hoàng Văn Thụ (Nhà C)
TPHB
2627; 31/10/2013
9.500
9.500
3.000
3.000
2.000
43
Trường tiểu học Lương Mỹ
Lương Sơn
2290; 01/10/2013
8.000
8.000
2.500
2.500
1.500
44
Trường THCS Sào Báy
Kim Bôi
2260; 30/9/2013
8.365
8.365
2.000
2.000
1.500
45
Nhà khảo thí và mở rộng cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo
TPHB
2626; 31/10/2013
11.000
11.000
3.000
3.000
2.000
46
Trường THCS Phú Cường
Tân Lạc
2286; 27/9/2013
14.000
14.000
3.000
3.000
2.000
47
Trường THCS Đồng Tiến
TPHB
2667; 31/10/2013
8.562
8.562
3.000
3.000
2.000
48
Hội trường kết hợp nhiều chức năng và các hạng mục phụ trợ Trường THPT Yên Thủy B
Yên Thủy
2238; 27/9/2013
7.000
7.000
2.500
2.500
1.500
49
Trường tiểu học Lý Tự Trọng (nhà lớp học và nhà hiệu bộ)
TPHB
2670; 31/10/2013
14.995
14.995
4.000
4.000
3.000
50
Trường PTCS Đú Sáng A
Kim Bôi
2281; 30/9/2013
7.000
7.000
2.300
2.300
1.500
51
Trường mầm non Nam Phong
Cao Phong
2469; 17/10/2013
9.700
9.700
3.000
3.000
2.000
52
Trường THKTKT (nhà hành chính quản trị)
TPHB
2244; 27/9/2013
9.500
9.500
3.000
3.000
2.000
53
Trường mầm non Hoa Hồng thị trấn Kỳ Sơn
Kỳ Sơn
2239; 30/9/2013
10.000
10.000
3.000
3.000
2.000
54
Trường THCS, trường mầm non xã Mai Hạ
Mai Châu
2241; 27/9/2013
9.185
9.485
3.000
3.000
2.000
55
Trường tiểu học Mường Chiềng
Đà Bắc
2237; 27/9/2013
10.000
10.000
7.000
7.000
2.000
56
Trường THPT Lạc Thủy B
Lạc Thủy
2648; 31/10/2013
10.000
10.000
3.000
3.000
2.000
57
Hỗ trợ Trường cao đẳng Nghề Hòa Bình
TPHB
1705; 8/11/2012
20.000
20.000
3.000
3.000
2.000
58
Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Lương Sơn
Lương Sơn
2077; 28/10/2011
10.000
10.000
2.000
2.000
2.000
59
Trường tiểu học xã Phú Thành
Lạc Thủy
2240; 27/9/2013
11.997
11.997
3.000
3.000
2.000
60
Nhà văn hóa huyện Tân Lạc
Tân Lạc
1261; 21/7/2011
14.000
7.000
2.000
2.000
2.000
61
Máy phát thanh FM, máy phát sóng truyền hình và thiết bị truyền dẫn sóng các chương trình phát thanh và truyền hình tiếng dân tộc
Cao Phong
904; 7/7/2014
40.000
38.800
9.955
8.755
5.000
62
Trạm Y tế xã Mông Hóa
Kỳ Sơn
2671; 31/10/2013
5.000
5.000
1.000
1.000
1.500
63
Trạm Y tế xã Nhuận Trạch
Lương Sơn
2637; 31/10/2013
5.000
5.000
1.000
1.000
1.500
64
Văn phòng điện tử các cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2011 - 2015
TPHB
1520; 24/10/2012
14.610
14.610
8.322
3.322
4.000
65
Nâng cao năng lực hoạt động của TT Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh Hòa Bình
TPHB
1643; 31/10/2012
19.616
19.616
10.689
10.689
4.000
66
Kho lưu trữ chuyên dụng tỉnh Hòa Bình
TPHB
2372; 9/10/2013
21.504
21.504
4.317
4.317
2.000
67
Trụ sở UBND xã Hợp Kim
Kim Bôi
1019; 16/6/2011
5.291
3.922
3.922
1.369
68
Sửa chữa nhà tập thể Đoàn nghệ thuật tỉnh Hòa Bình
TPHB
745; 6/6/2013
5.873
5.873
1.500
1.500
3.500
69
Sửa chữa trụ sở Sở Tư pháp
TPHB
5.000
5.000
1.500
1.500
1.500
70
Sửa chữa trụ sở Ban Dân tộc
TPHB
2644; 31/10/2013
5.000
5.000
1.500
1.500
1.800
71
Cải tạo, sửa chữa trụ sở Sở Lao động TBXH
TPHB
2631; 31/10/2013
7.500
7.500
1.000
1.000
1.500
72
Trụ sở phòng cảnh sát PCCC và cứu hộ, cứu nạn CA tỉnh
TPHB
2654; 31/10/2013
11.500
11.500
2.000
2.000
1.500
73
Nâng cấp đài phát thanh tiếng dân tộc
Mai Châu
662; 25/4/2011
6.521
6.521
2.000
2.000
2.000
Bố trí vốn để thanh toán nợ
74
Hệ thống hồ xã Quy Mỹ
Tân Lạc
02; 5/1/2011
19.661
14.493
5.168
14.493
14.493
1.000
Bố trí vốn để thanh toán nợ
III
Các dự án chưa được bố trí vốn
481.064
48.900
432.164
109.589
48.900
13.856
46.833
14.600
(1)
Dự án đang thực hiện
284.575
48.900
235.675
78.144
48.900
0
29.244
7.000
1
Đường nội thị trấn Vụ Bản
Lạc Sơn
2061, 11, 11, 2010
22.491
22.491
13.794
13.794
2.000
2
Kè Sông Bôi đoạn thị trấn Chi Nê (giai đoạn II)
Lạc Thủy
135; 25/9/2009
23.312
23.312
15.450
15.450
1.000
3
Hạ tầng du lịch Động Tiên xã Phú Lão
Lạc Thủy
199; 5/02/2010
43.298
14.200
29.098
14.200
14.200
500
4
Kè sạt lở ổn định khu dân cư khu vực Chợ Bến
Lương Sơn
1445; 29/7/2009
32.000
10.500
21.500
10.500
10.500
1.500
5
Kè chống sạt lở khu vực chợ Co Lương và xóm Thanh Mai xã Vạn Mai
Mai Châu
1672; 30/10/2012
144.395
8.000
136.395
8.000
8.000
1.000
6
Đường Phú Cường - Phú Vinh - Trung Hóa.
Tân Lạc
1752; 04/09/2009
19.079
16.200
2.879
16.200
16.200
1.000
(2)
Dự án đình, hoãn, giãn tiến độ, dừng ở điểm dừng kỹ thuật
196.489
0
196.489
31.445
0
13.856
17.589
7.600
1
Đường Bắc Phong - Thung Nai
Cao Phong
2635; 28/11/2008
30.600
30.600
1.000
2
Đường Bắc Phong - Tây Phong
Cao Phong
Số 161; 30/01/2011
42.154
42.154
1.000
3
Đường Trầm - Diều Nọi
Đà Bắc
1959; 29/10/2010
34.468
34.468
2.076
2.076
1.000
4
Đường Bãi Nai, xóm Dối, Bình Tiến
Kỳ Sơn
2143; 30/10/2009
23.400
23.400
15.513
0
15.513
1.000
5
Đền thờ Tướng Sứ dân tộc Thái
Mai Châu
1981; 29/10/10
7.063
7.063
600
6
Cải tạo nền, mặt đường, vỉa hè thị trấn Mai Châu
Mai Châu
2041; 9/11/10
12.943
12.943
1.000
7
Đường Bảo Hiệu - Hữu Lợi
Yên Thủy
854; 26-5-2011
32.426
32.426
9.931
9.931
1.000
8
Đường Đoàn Kết - Ngọc Lương
Yên Thủy
1870; 27-10-2010
13.435
13.435
3.925
3.925
1.000
IV
Các dự án khởi công mới năm 2015
98.380
4.100
65.280
0
0
0
0
31.100
1
Cầu Cương
Yên Thủy
17.000
17.000
6.000
2
Đường Bắc Phong - Bình Thanh huyện Cao Phong
Cao Phong
14.995
14.995
5.300
3
Công trình xây dựng đường nội bộ KCN Bờ trái Sông Đà, TP. Hòa Bình
TPHB
1.800
1.800
1.000
4
Công viên tuổi trẻ
4.000
5
Cải tạo, sửa chữa Cung văn hóa tỉnh Hòa Bình (giai đoạn 2)
TPHB
1312; 14/10/2014
6.000
6.000
2.500
6
Trạm Y tế xã Phú Lai
Yên Thủy
4.000
4.000
1.400
7
Trạm Y tế xã Liên Sơn
Lương Sơn
4.000
4.000
1.400
8
Xây dựng, chỉnh trang và làm gọn hệ thống cáp treo trên địa bàn thành phố Hòa Bình
TPHB
5.985
5.985
2.000
Phục vụ 130 năm ngày thành lập tỉnh
9
Hệ thống thủy điện nhỏ STREAM tại xóm Thung Vòng xã Do Nhân huyện Tân Lạc
Tân Lạc
5.600
4.100
1.500
1.500
10
Sửa chữa, nâng cấp Hồ Nà Liền xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn (ngân sách huyện 1 tỷ)
Lạc Sơn
1670; 31/10/2014
6.000
5.000
1.500
11
Sửa chữa trụ sở Kho bạc NN tỉnh cũ
5.000
5.000
2.000
12
Chống úng, ngập từ công viên tuổi trẻ đến kênh tiêu 20
28.000
2.500
V
Chuẩn bị đầu tư
2.000
1
Cầu treo xóm Sung, xã Thanh Hối
Tân Lạc
500
2
Cầu treo xóm Bin, xà Tử Nê
Tân Lạc
500
3
Ba (03) ngầm trên đường Trầm - Diều Nọi
Đà Bắc
500
4
Ngầm Chằng Trong, xã Đông Phong
Cao Phong
500
VI
Đối ứng vốn các dự án Trung ương hỗ trợ có mục tiêu
363.223
245.388
85.028
9.400
(1)
Nguồn Chương trình phát triển kinh tế xã hội các vùng (Nghị quyết 37-NQ/TW)
110.510
51.000
26.703
3.900
1
Đường từ xóm Diềm đi xóm Chiêng, xã Tân Dân
Mai Châu
2655; 31/10/2013
29.971
20.000
9.971
800
2
Sân vận động huyện Tân Lạc
Tân Lạc
2651; 31/10/2013
19.652
13.000
6.652
1.000
3
Hồ Đầm Sống
Yên Thủy
2034; 26/11/2011
14.980
9.000
5.980
600
4
Đường Lý Thái Tổ
TPHB
2683; 31/10/2013
13.100
9.000
4.100
500
5
Đường đến xã Cao Răm
Lương Sơn
1849; 25/10/2010
32.807
1.000
(2)
Nguồn Y tế tỉnh, huyện
42.347
18.905
23.442
2.000
1
Trung tâm y tế dự phòng Tân Lạc
Tân Lạc
1288; 19/9/2012
14.846
8.455
6.391
1.000
2
Trung tâm y tế dự phòng Yên Thủy
Yên Thủy
2107; 18/11/2010
12.894
8.050
4.844
500
3
Trung tâm y tế dự phòng Lương Sơn
Lương Sơn
14.607
2.400
12.207
500
(3)
Dự án nguồn Hạ tầng du lịch
41.430
23.687
17.743
1.700
1
Hạ tầng giao thông du lịch xã Lâm Sơn
Lương Sơn
1612; 30/10/2012
25.529
14.287
11.242
1.000
2
Bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa đền Bờ, xã Vây Nưa
Đà Bắc
2632; 31/10/2013
15.901
9.400
6.501
700
(4)
Nguồn Đê sông
146.440
131.796
14.644
1.000
1
Kè chống sạt lở bờ sông suối, ổn định dân cư Tổ 11, 12 phường Thái Bình
TPHB
658/QĐ-UBND; 25/4/2011;
146.440
131.796
14.644
1.000
(5)
Nguồn CT229
22.496
20.000
2.496
800
1
Đường đến xóm Bặc Rặc
Lương Sơn
2624; 31/10/2013
22.496
20.000
2.496
800
VII
Đối ứng các dự án ODA
16.971
1
Dự án Giảm nghèo giai đoạn II
6.000
2
Dự án Psard
4.500
3
Dự án phát triển lâm nghiệp ở Sơn La và Hòa Bình
3.500
4
Các dự án đã hoàn thành còn nợ đối ứng NS tỉnh
146.282
27.006
0
120.026
14.469
2.971
4.1
Dự án Re 2 (giai đoạn I)
số 347 QĐ-UBND ngày 14/2/2007
84.021
18.653
65.492
9.721
71
4.2
Dự án Đường Tử nê- Lỗ Sơn - Tân Lạc (JICA)
1451/QĐ-UBND
30/7/2009
37.327
5.198
33.333
4.748
142
4.3
Điện các xã Nuông dăm, Cuối hạ và Đú Sáng huyện Kim Bôi (JICA)
2715/QĐ-UBND
10/12/2008
24.934
3.155
21.201
2.758
VIII
Trả nợ vay, tạm ứng NSNN
149.441
10.000
Vay tạm ứng KBNN năm 2013
108.234
5.000
1
Đường Chi lăng kéo dài giai đoạn I - TPHB
TPHB
1510; 16/10/2014
108.234
5.000
Vay tín dụng ưu đãi
41.207
5.000
1
Hồ Lao Ca xã Quy Hâu, Tân Lạc
Tân Lạc
369; 4/5/2010
19.499
1.000
2
Đường vào xóm Phủ, Rãnh xã Toàn Sơn - Đà Bắc
Đà Bắc
2.000
3
Đường Vụ Bản - Bình Hẻm, huyện Lạc Sơn
Lạc Sơn
2658; 31/10/2013
21.708
2.000
IX
Trả nợ Kiên cố hóa kênh mương
20.000
BIỂU SỐ 8.2
KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ NĂM 2015 - NGUỒN TRUNG ƯƠNG HỖ TRỢ CÓ MỤC TIÊU
(Kèm theo Nghị quyết số 100/2014/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Danh mục dự án
Địa điểm XD
Thời gian KC-HT
Quyết định đầu tư
KH vốn 2014
Lũy kế vốn bố trí đến hết kế hoạch năm 2014
Kế hoạch vốn năm 2015
Ghi chú
Số Quyết định; ngày, tháng, năm ban hành
TMĐT
Kế hoạch
Ước thực hiện từ 1/1/2014 đến 31/12/2014
Giải ngân thực hiện từ 1/1/2014 đến 31/12/2014
Tổng số (Bao gồm tất cả các nguồn vốn)
Trong đó NSTW
Vốn lồng ghép và nguồn vốn NSĐP
Tổng số (tất cả các nguồn vốn)
Trong đó: NSTW
Tổng số
Trong đó
Tổng số (tất cả các nguồn vốn)
Trong đó: NSTW
Tổng số (tất cả các nguồn vốn)
Trong đó: NSTW
Tổng số (tất cả các nguồn vốn)
Trong đó: NSTW
Tổng số (tất cả các nguồn vốn)
Trong đó: NSTW
Thu hồi các khoản vốn ứng trước NSTW
Thanh toán nợ XDCB
TỔNG SỐ
3.678.664
1.568.983
303.951
303.951
303.951
303.951
303.951
303.951
684.463
668.817
667.100
605.700
-
-
61.400
I
Chương trình phát triển kinh tế xã hội các vùng (Nghị quyết 37-NQ/TW
424.912
337.814
100.300
100.300
100.300
100.300
100.300
100.300
117.800
117.800
119.600
115.700
-
3.900
(1)
Các dự án dự kiến hoàn thành năm 2015
25.261
25.261
9.000
9.000
9.000
9.000
9.000
9.000
18.000
18.000
7.200
7.200
-
Dự án nhóm C
25.261
25.261
9.000
9.000
9.000
9.000
9.000
9.000
18.000
18.000
7.200
7.200
-
1
Đường Thanh Hồi - Gia Mô
Tân Lạc
2013-2015
2011; 15/10/2009
25.261
25.261
9.000
9.000
9.000
9.000
9.000
9.000
18.000
18.000
7.200
7.200
(2)
Các dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2015
399.651
312.553
91.300
91.300
91.300
91.300
91.300
91.300
99.800
99.800
112.400
108.500
3.900
Dự án nhóm B
51.279
45.000
9.000
9.000
9.000
9.000
9.000
9.000
9.000
9.000
10.000
10.000
-
-
-
1
Đường tỉnh 431 (Chợ Bến - Quán Sơn)
Lương Sơn
2014 - 2018
2586; 29/10/2013
51.279
45.000
9.000
9.000
9.000
9.000
9000
9.000
9.000
9.000
10.000
10.000
-
Dự án nhóm C
348.372
267.553
82.300
82.300
82.300
82.300
82.300
82.300
90.800
90.800
102.400
98.500
3.900
1
Đường từ xóm Diềm đi xóm Chiêng, xã Tân Dân
Mai Châu
2014 - 2016
2655; 31/10/2013
29.971
20.000
7.000
7.000
7.000
7.000
7.000
7.000
7.000
7.000
8.800
8.000
800
2
Đường thị trấn Cao Phong (qua xóm Mới) - Trung tâm xã Thu Phong
Cao Phong
2014 - 2016
2672; 31/10/2013
9.000
7.000
2.450
2.450
2.450
2.450
2.450
2.450
2.450
2.450
3.000
3.000
3
Đường Liên Hòa - Đường Hồ Chí Minh
Lạc Thủy
2014-2016
2645; 31/10/2013
17.742
14.000
4.900
4.900
4.900
4.900
4.900
4.900
4.900
4.900
5.000
5.000
4
Đường Hào Tân - Hào Phong, xã Hào Lý
Đà Bắc
2014 - 2016
2619; 30/10/2013
12.000
9.000
3.150
3.150
3.150
3.150
3.150
3.150
3.150
3.150
3.700
3.700
5
Hồ Quéo, xóm Khi, xã Do Nhân
Tân Lạc
2014 - 2016
2634; 31/10/2013
12.000
9.000
3.150
3.150
3.150
3.150
3.150
3.150
3.150
3.150
3.500
3.500
6
Sửa chữa, nâng cấp Hồ Beo, xã Liên Vũ
Lạc Sơn
2014 - 2016
2590; 30/10/2013
18.999
15.000
5.250
5.250
5.250
5.250
5.250
5.250
5.250
5.250
5.500
5.500
7
Đường vào chợ trung tâm huyện Lương Sơn
Lương Sơn
2014 - 2016
2618; 30/10/2013
20.822
16.746
5.861
5.861
5.861
5.861
5.861
5.861
5.861
5.861
6.500
6.500
8
Đường Hương Nhượng - Tân Mỹ
Lạc Sơn
2014 - 2016
2666; 31/10/2013
21.498
17.000
5.950
5.950
5.950
5.950
5.950
5.950
5.950
5.950
6.000
6.000
9
Đường cứu hộ cứu nạn xóm Cang, xã Hòa Bình, TPHB
TPHB
2014 - 2016
2673; 31/10/2013
16.895
13.000
4.550
4.550
4.550
4.550
4.550
4.550
4.550
4.550
5.000
5.000
10
Sửa chữa nâng cấp Hồ Khót, xã Sơn Thủy
Kim Bôi
2014 - 2016
2652; 31/10/2013
12.000
9.000
3.150
3.150
3.150
3.150
3.150
3.150
3.150
3.150
3.500
3.500
11
Đường liên xã Đoàn Kết - Phủ Lai
Yên Thủy
2014 - 2016
2688; 31/10/2013
19.941
15.000
5.250
5.250
5.250
5.250
5.250
5.250
5.250
5.250
6.800
6.800
12
Kè chống sạt lở, ổn định dân cư khu vực xóm Mỗ 1, xã Bình Thanh
Cao Phong
2014 - 2016
2636; 31/10/2013
7.934
6.000
2.100
2.100
2.100
2.100
2.100
2.100
2.100
2.100
2.500
2.500
13
Nhà học viên và CT phụ trợ TT Chữa bệnh - GD LĐXH tỉnh
TPHB
2014 - 2016
2640; 31/10/2013
16.000
13.000
4.550
4.550
4.550
4.550
4.550
4.550
4.550
4.550
5.000
5.000
14
Sân vận động huyện Tân Lạc
Tân Lạc
2014 - 2016
2651; 31/10/2013
19.652
13.000
4.550
4.550
4.550
4.550
4.550
4.550
4.550
4.550
5.500
4.500
1.000
15
Đường Bo - Thác Mặt trời, xã Kim Tuyến
Kim Bôi
2014 - 2016
2615; 30/10/2013
26.954
20.000
7.000
7.000
7.000
7.000
7.000
7.000
7.000
7.000
8.000
8.000
16
Đường vào khu công nghiệp Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn (hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Mông Hóa)
Kỳ Sơn
2014 - 2016
2577; 28/10/2013
14.899
11.000
3.850
3.850
3.850
3.850
3.850
3.850
3.850
3.850
4.500
4.500
17
Hồ Đầm Sống
Yên Thủy
2014 - 2016
2034; 26/11/2011
14.980
9.000
3.150
3.150
3.150
3.150
3.150
3.150
3.150
3.150
5.100
4.500
600
18
Đường Lý Thái Tổ
TPHB
2014 - 2016
2683; 31/10/2013
13.100
9.000
3.150
3.150
3.150
3.150
3.150
3.150
3.150
3.150
4.000
3.500
500
19
Đường Ân Nghĩa - Bình Chân
Lạc Sơn
2014 - 2016
2646; 31/10/2013
1.178
9.000
3.289
3.289
3.289
3.289
3.289
3.289
3.289
3.289
3.500
3.500
20
Đường đến xã Cao Răm
Lương Sơn
2011 - 2013
1849; 25/10/2010
32.807
32.807
8.500
8.500
7.000
6.000
1.000
II
Đầu tư phát triển hạ tầng vùng CT229
281.428
273.554
58.400
58.400
58.400
58.400
58.400
58.400
143.613
143.613
65.800
65.000
800
(1)
Dự án hoàn thành năm 2014
98.288
98.288
24.000
24.000
24.000
24.000
24.000
24.000
70.067
70.067
12.000
12.000
-
-
-
1
Đường từ Thôn Chùa, xã Phú Thành đi đường Hồ Chí Minh huyện Lạc Thủy
Lạc Thủy
2012-2014
1968; 29/10/2010
36.167
36.167
9.000
9.000
9.000
9.000
9.000
9.000
25.000
25.000
8.000
8.000
2
Đường xã Thanh Nông
Lạc Thủy
2012-2014
1914; 28/10/2010
36.868
36.868
9.000
9.000
9.000
9.000
9.000
9.000
25.567
25.567
3.500
3.500
3
Đường thôn Măng, xóm Cành, xã Hưng Thi
Lạc Thủy
2012-2014
2108; 31/10/2011
25.253
25.253
6.000
6.000
6.000
6.000
6.000
6.000
19.500
19.500
500
500
(2)
Dự kiến hoàn thành năm 2015
87.644
87.644
19.300
19.300
19.300
19.300
19.300
19.300
58.446
58.446
21.000
21.000
-
-
-
1
Đường Nam Thượng - Cuối Hạ
Kim Bôi
2011- 2015
1383; 24/8/2010
54.804
54.804
13.000
13.000
13.000
13.000
13.000
13.000
41.146
41.146
8.000
8.000
4
Đường giao thông từ xã Hợp Thanh đi xã Long Sơn
Lương Sơn
2013-2015
1725; 13/11/2011
32.840
32.840
6.300
6.300
6.300
6.300
6.300
6.300
17.300
17.300
13.000
13.000
(2)
Dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2015
75.496
68.031
15.100
15.101
15.100
15.100
15.100
15.100
15.100
15.100
20.800
20.000
800
Dự án nhóm B
53.000
48.031
10.000
10.000
10.000
10.000
10.000
10.000
10.000
10.000
12.000
12.000
-
1
Đường Kim Sơn - Nam Thượng
Kim Bôi
2014-2018
2689; 31/10/2013
53.000
48.031
10.000
10.000
10.000
10.000
10.000
10.000
10.000
10.000
12.000
12.000
Dự án nhóm C
22.496
20.000
5.100
5.100
5.100
5.100
5.100
5.100
5.100
5.100
8.800
8.000
800
1
Đường đến xóm Bặc Rặc
Lương Sơn
2014-2016
2624; 31/10/2013
22.496
20.000
5.100
5.100
5.100
5.100
5.100
5.100
5.100
5.100
8.800
8.000
800
(3)
Dự án khởi công mới năm 2015
20.000
19.591
-
-
-
-
-
-
-
-
7.000
7.000
-
1
Đường thôn Thơi đi thôn Niềng xã Hưng Thi
Lạc Thủy
2015-2017
1676; 31/10/2014
20.000
19.591
7.000
7.000
-
(4)
Ngân sách phát triển xã
5.000
5.000
III
Nguồn hỗ trợ hạ tầng du lịch
62.930
37.503
8.000
8.000
8.000
8.000
8.000
8.000
14.445
14.445
19.700
18.000
1.700
(1)
Dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2015
41.430
23.687
8.000
8.000
8.000
8.000
8.000
8.000
14.445
14.445
10.942
9.242
1.700
Dự án nhóm C
41.430
23.687
8.000
8.000
8.000
8.000
8.000
8.000
14.445
14.445
10.942
9.242
1.700
1
Hạ tầng giao thông du lịch xã Lâm Sơn
Lương Sơn
2013-2015
1612; 30/10/2012
25.529
14.287
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
10.445
10.445
4.842
3.842
1.000
2
Bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa đền Bờ, xã Vây Nưa
Đà Bắc
2014-2016
2632; 31/10/2013
15.901
9.400
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
6.100
5.400
700
(2)
Dự án khởi công mới năm 2015
21.500
13.816
-
-
-
-
-
-
-
-
8.758
8.758
-
Dự án nhóm C
21.500
13.816
-
-
-
-
-
-
-
-
8.758
8.758
-
1
Hạ tầng du lịch Hang Luồn huyện Lạc Thủy
Lạc Thủy
2015-2017
1384; 26/9/2014
21.500
13.816
8.758
8.758
IV
Nguồn vốn y tế tỉnh, huyện
41.693
18.905
4.707
4.707
4.707
4.707
4.707
4.707
9.907
9.907
11.000
9.000
2.000
(1)
Dự án dự kiến hoàn thành năm 2015
14.846
8.455
1.707
1.707
1.707
1.707
1.707
1.707
6.907
6.907
2.550
1.550
1.000
Dự án nhóm C
14.846
8.455
6.907
6.907
2.550
1.550
1.000
1
Trung tâm y tế dự phòng Tân Lạc
Tân Lạc
2013- 2015
1288; 19/9/2012
14.846
8.455
1.707
1.707
1.707
1.707
1.707
1.707
6.907
6.907
2.550
1.550
1.000
(2)
Dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2015
14.607
8.050
3.000
3.000
3.000
3.000
3.000
3.000
3.000
3.000
5.550
5.050
500
Dự án nhóm C
14.607
8.050
3.000
3.000
5.550
5.050
500
1
Trung tâm y tế dự phòng Yên Thủy
Yên Thủy
2014-2016
971; 21/7/2014
14.607
8.050
3.000
3.000
3.000
3.000
3.000
3.000
3.000
3.000
5.550
5.050
500
(3)
Dự án khởi công mới năm 2015
12.240
2.240
-
-
-
-
-
-
-
-
2.900
2.400
500
Dự án nhóm C
12.240
2.400
-
-
-
-
-
-
-
2.900
2.400
500
1
Trung tâm y tế dự phòng Lương Sơn
Lương Sơn
2015-2017
1678; 31/10/2014
12.240
2.240
2.900
2.400
500
V
Đầu tư nâng cấp đê sông
207.435
177.236
18.000
18.000
18.000
18.000
18.000
18.000
119.045
119.045
24.000
23.000
1.000
(1)
Dự án dự kiến hoàn thành năm 2015
150.262
135.236
18.000
18.000
18.000
18.000
18.000
18.000
119.045
119.045
17.191
16.191
-
-
1.000
a)
Dự án nhóm C
54.262
48.636
13.000
13.000
13.000
13.000
13.000
13.000
42.000
42.000
6.836
6.836
-
-
-
1
Dự án mở rộng đê Quỳnh Lâm kết hợp đường giao thông thành phố Hòa Bình (giai đoạn 1: xây dựng và mở rộng mặt đê đoạn từ K0-K0+600 dài 600 m, tổng mức đầu tư 27,070 tỷ đồng)
TPHB
2012-2014
1275; 27/5/2011
1838; 3/10/2011
27.070
24.363
6.000
6.000
6.000
6.000
6.000
6.000
20.500
20.500
3.863
3.863
2
Dự án mở rộng đê Đà Giang kết hợp đường giao thông hai bờ sông Đà, thành phố Hòa Bình (GĐ 1: Mở rộng mặt đê bờ phải, từ K0 đến K0 +600, dài 600m, tổng mức đầu tư 27,192 tỷ đồng)
TPHB
2012-2014
1736; 23/9/2011
1835; 3/10/2011
27.192
24.473
7.000
7.000
7.000
7.000
7.000
7.000
21.500
21.500
2.973
2.973
b)
Dự án nhóm B
96.600
86.400
5.000
5.000
5.000
5.000
5.000
5.000
77.045
77.045
10.355
9.355
1.000
1
Kè chống sạt lở bờ sông suối, ổn định dân cư Tổ 11, 12 phường Thái Bình
TPHB
2011-2015
193, 22/2/2013
96.000
86.400
5.000
5.000
5.000
5.000
5.000
5.000
77.045
77.045
10.355
9.355
1.000
(2)
Dự án khởi công mới 2015
57.173
42.000
-
-
-
-
-
-
-
-
6.809
6.809
1
Tiểu dự án giai đoạn II, nâng cấp, mở rộng đê Quỳnh Lâm đoạn từ Km0+600 đến Km2+200 thuộc dự án Mở rộng đê Quỳnh Lâm kết hợp đường giao thông, thành phố Hòa Bình
TPHB
2015-2019
1559; 22/10/2014
57.173
42.000
6.809
6.809
Thực hiện đoạn từ K0+600 đến K1 với TMĐT 20 tỷ đồng)
VI
Đề án ổn định dân cư phát triển kinh tế xã hội vùng chuyển dân sông Đà (Đề án 1588)
490.067
481.137
61.344
61.344
61.344
61.344
61.344
61.344
176.135
176.135
180.000
180.000
-
(1)
Các dự án hoàn thành còn thiếu vốn
71.499
71.499
3.176
3.176
3.176
3.176
3.176
3.176
61.587
61.587
7.500
7.500
1
Đường Đồng Chum đi Nhạp Ngoài xã Đồng Ruộng - Đà Bắc
Đà Bắc
1946; 14/12/2012
33.078
33.078
3.176
3.176
3.176
3.176
3.176
3.176
27.013
27.013
5.000
5.000
2
Nâng cấp đường Ênh - Yên Hòa
Đà Bắc
1521; 15/7/2008
38.421
38.421
34.574
34.574
2.500
2.500
(2)
Dự án dự kiến hoàn thành năm 2015
83.695
83.696
20.775
20.775
20.775
20.775
20.775
20.775
45.377
45.377
38.318
38.318
-
Dự án nhóm C
83.695
83.696
20.775
20.775
20.275
20.775
20.775
20.775
45.377
45.377
38.318
38.318
-
1
Nâng cấp đường Yên Hòa - Đồng Ruộng
Đà Bắc
2013-2015
1153; 4/7/2011
52.701
52.701
9.675
9.675
9.675
9.675
9.675
9.675
34.277
34.277
18.424
18.424
-
2
Đường xóm Xộp đi xóm Phúc xã Phúc Sạn - Mai Châu
Mai Châu
2014-2016
2555; 25/10/2013
10.156
10.157
3.700
3.700
3.700
3.700
3.700
3.700
3.700
3.700
6.456
6.456
-
3
Nước sinh hoạt tự chảy xóm Trường Yên, Bắc Yên, xã Yên Mông, TPHB
TPHB
2014-2016
2665; 31/10/2013
10.407
10.407
3.700
3.700
3.700
3.700
3700
3.700
3.700
3.700
6.707
6.707
-
4
Nước sinh hoạt tự chảy xóm Bùn Thia, xã Yên Mông, TPHB
TPHB
2014-2016
2664; 31/10/2014
10.431
10.431
3.700
3.700
3.700
3.700
3.700
3.700
3.700
3.700
6.731
6.731
-
(3)
Dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2015
202.760
193.829
37.393
37.393
37.393
37.393
37.393
37.393
69.171
69.171
65.983
65.983
-
Dự án nhóm B
119.537
110.606
8.193
8.193
8.193
8.193
8.193
8.193
39.971
39.971
39.983
39.983
-
1
Đường UBND Thái Thịnh đi xóm Bích Trụ- TPHB
TPHB
2014-2018
2661; 31/10/2013
58.931
50.000
5.000
5.000
5.000
5.000
5.000
5.000
7.616
7.616
21.283
21.283
-
2
Nâng cấp đường, xóm Đọi Tân Mai - đi xóm Diềm trong xã Tân Dân - Mai Châu
Mai Châu
2012-2016
1132; 30/6/2011
60.606
60.606
3.193
3.193
3.193
3.193
3.193
3.193
32.355
32.355
18.700
18.700
-
Dự án nhóm C
83.223
83.223
29.200
29.200
29.200
29.200
29.200
29.200
29.200
29.200
26.000
26.000
-
3
Đường Trung Hòa - xã Ngòi Hoa - Tân Lạc
Tân Lạc
2014-2016
2533; 25/10/2013
45.721
45.721
16.000
16.000
16.000
16.000
16.000
16.000
16.000
16.000
13.000
13.000
-
4
Đường Liên xã từ xóm Mó Nê đến xóm Đền Bờ xã Vầy Nưa - Đà Bắc
Đà Bắc
2014-2016
2254; 25/10/2013
37.502
37.502
13.200
13.200
13.200
13.200
13.200
13.200
13.200
13.200
13.000
13.000
-
(3)
Dự án khởi công mới
132.113
132.113
68.199
68.199
1
Đường trung tâm xã Đồng Ruộng đi xóm Hôm
Đà Bắc
2015- 2017
1617; 30/10/2014
17.330
17.330
12.000
12.000
2
Bến thuyền Tân Dân huyện Mai Châu
Mai Châu
2015-2017
1615; 30/10/2014
9.875
9.875
5.500
5.500
3
Khu tái định cư Bưa Trủng
Đà Bắc
2015 - 2017
2682; 31/10/2013
60.231
60.231
18.000
18.000
4
CT nước sinh hoạt xóm Tráng, Mỗ I, xã Bình Thanh
Cao Phong
2015 - 2017
1613; 30/10/2014
2.999
2.999
2.999
2.999
5
Trạm Y tế xã Bình Thanh, huyện Cao Phong
Đà Bắc
2015 - 2017
1614; 30/10/2014
4.700
4.700
4.700
4.700
6
Trường Trung học cơ sở xã Ba Khan, huyện Mai Châu
Cao Phong
2015-2017
1616; 30/10/2014
5.000
5.000
5.000
5.000
7
Công trình nước sinh hoạt xóm Mu, Chiềng, Đoàn Kết xã Thung Nai
Cao Phong
2015-2017
1612; 30/10/2014
3.000
3.000
3.000
3.000
8
Nâng cấp đường từ trung tâm UBND xã Mường Tuồng đến Tuồng Bãi xã Mường Tuồng huyện Đà Bắc
Mai Châu
2015 - 2017
2663; 31/10/2013
28.978
28.978
17.000
17.000
VII
Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg về hỗ trợ thực hiện di dân, thực hiện định canh, định cư
52.075
37.134
13.000
13.000
13.000
13.000
13.000
13.000
22.000
22.000
8.500
8.500
(1)
Dự án chuyển tiếp
52.075
37.134
13.000
13.000
13.000
13.000
13.000
13.000
22.000
22.000
8.500
8.500
1
Dự án ĐCĐC tập trung khu Bãi Nghia xóm Mừng, xã Xuân Phong, huyện Cao Phong
Cao Phong
1173; 26/5/2008
31.280
20.578
13.000
13.000
13.000
13.000
13.000
13.000
17.150
17.150
3.428
3.428
2
Dự án ĐC ĐC tập trung bản Cang xã Pà Cò huyện Mai Châu
Mai Châu
2294; 25/9/2007
10.040
7.978
4.850
4.850
3.128
3.128
3
Dự án xóm Trung Dâu xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn
Lương Sơn
1172; 26/5/2008
10.755
8.578
1.944
1.944
VIII
Chương trình sắp xếp, bố trí dân cư nơi cần thiết (Quyết định số 1176/QĐ-TTg)
107.563
96.807
3.700
3.700
3.700
3.700
3.700
3.700
45.018
29.372
7.000
7.000
-
-
-
(1)
Các dự án hoàn thành, bàn giao, đi vào sử dụng trước ngày 31/12/2014
107.563
96.807
3.700
3.700
3.700
3.700
3.700
3.700
45.018
29.372
7.000
7.000
-
-
-
Dự án nhóm C
107.563
96.807
3.700
3.700
3.700
3.700
3.700
3.700
45.018
29.372
7.000
7.000
-
-
-
1
Tiểu dự án số 02: Xây dựng khu tái định cư tại Đội 2, Công ty TNHH một thành viên 2/9, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy
Yên Thủy
2008-2010
2601; 29/11/2011
53.172
47.855
1.300
1.300
1.300
1.300
1.300
1.300
21.689
10.689
2.540
2.540
2
Tiểu dự án số 03: Xây dựng khu tái định cư tại Đội 4, Công ty TNHH một thành viên 2/9, xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn
Lạc Sơn
2008-2010
2602; 29/11/2011
46.545
41.891
1.200
1.200
1.200
1.200
1.200
1.200
20.529
15.883
1.100
1.100
3
Dự án di dân tái định cư vùng sạt lở đá lăn xã Mai Hạ, huyện Mai Châu giai đoạn II
Mai Châu
2012-2014
2060; 28/10/2011
7.846
7.061
1.200
1.200
1.200
1.200
1.200
1.200
2.900
2.800
3.360
3.360
IX
Hỗ trợ hạ tầng cụm CN
327.332
6.000
2.500
2.500
2.500
2.500
2.500
2.500
2.500
2.500
3.500
3.500
-
-
-
Dự án nhóm C
327.332
6.000
2.500
2.500
2.500
2.500
2.500
2.500
2.500
2.500
3.500
3.500
-
1
Hạ tầng cụm CN Phú Thành II
Lạc Thủy
2014-2018
1305; 3/7/2009
327.332
6.000
2.500
2.500
2.500
2.500
2.500
2.500
2.500
2.500
3.500
3.500
-
X
Chương trình giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản
17.384
14.973
-
-
-
-
-
-
5.000
5.000
1
Dự án: giống cây lâm nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015-2018
2015-2018
1448; 7/10/2014
17.384
14.973
5.000
5.000
XI
Hỗ trợ 2 huyện nghèo theo Quyết định số 293/QĐ-TTg
122.920
87.920
34.000
34.000
34.000
34.000
34.000
34.000
34.000
34.000
36.000
36.000
Huyện Kim Bôi
51.420
51.420
18.000
18.000
18.000
18.000
18.000
18.000
18.000
18.000
18.000
18.000
1
Ngầm Đông Chờ, xã Sào Báy
Kim Bôi
2014-2010
11.430
11.430
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
2
Kênh mương nội đồng xã My Hòa
Kim Bôi
2014-2015
3.800
3.800
1.330
1.330
1.330
1.330
1.330
1.330
1.330
1.330
1.330
1.330
3
Nước sinh hoạt các xóm Gò Thau, Đồi Mu, Sáng Mới
Kim Bôi
2014-2016
5.710
5.710
2.000
2.000
2.000
2.000
2.000
2.000
2.000
2.000
2.000
2.000
4
Sửa chữa, nâng cấp Hồ Ninh, xã Đú Sáng
Kim Bôi
2014-2016
11.420
11.420
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
5
Trường Trung học cơ sở xã Vĩnh Đồng
Kim Bôi
2014-2016
11.440
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
4.000
6
Nhà lớp học bộ môn, nhà ký túc xá học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Kim Bôi
Kim Bôi
2014-2016
7.620
4.000
2.670
2.670
2.670
2.670
2.670
2.670
2.670
2.670
2.670
2.670
Huyện Đà Bắc
71.500
36.500
16.000
16.000
16.000
16.000
16.000
16.000
16.000
16.000
18.000
18.000
7
Đường từ Cửa Bao, xã Tân Pheo đi xóm Nhạp, xã Đồng Chum
Đà Bắc
2014-2018
50.000
15.000
10.000
10.000
10.000
10.000
10.000
10.000
10.000
10.000
5.000
5.000
8
Trạm y tế xã Mường Chiềng
Đà Bắc
2014-2015
4.500
4.500
1.800
1.800
1.800
1.800
1.800
1.800
1.800
1.800
2.700
2.700
9
Đường Thín - Lau Bai xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc
Đà Bắc
2014-2015
12.000
12.000
4.200
4.200
4.200
4.200
4.200
4.200
4.200
4.200
7.800
7.800
10
Đường khu sản xuất xóm Kẹn - Bến Khoai
Đà Bắc
5.000
5.000
2.500
2.500
XII
Dự án cấp bách theo kết luận của lãnh đạo Đảng, Nhà nước
1.542.925
162.000
110.000
-
-
52.000
1
Khu trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm TP Hòa Bình (giai đoạn I)
TPHB
1680; 31/10/2014
244.968
100.000
50.000
20.000
30.000
2
Đường liên huyện vùng Cao Lạc Sơn - Tân Lạc tỉnh Hòa Bình
Tân Lạc và Lạc Sơn
1704; 31/10/2014
309.659
269.659
62.000
40.000
22.000
3
Dự án cải tạo đường tỉnh 433, đoạn Km0 - Km23
Đà Bắc
2014-2018
1161; 27/8/2012
988.928
988.928
78.500
78.500
50.000
50.000
XIII
Chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, đặc biệt khó khăn theo Quyết định 755/QĐ-TTg
5.000
5.000
XIV
Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
5.000
5.000
1
Xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị lâm nghiệp trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội
Xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn
15.000
3.000
3.000
3.000
2
Hỗ trợ trang trại chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp (Công ty CP Xây dựng và Đầu tư Trường Giang)
Lương Sơn
22B/2014-HĐQT; 22/5/2014
217.870
8.000
2.000
2 000
XV
Chương trình bảo vệ và phát triển bền vững
15.000
15.000
1
Dự án bảo vệ và phát triển rừng thành phố Hòa Bình
680
680
Trồng rừng sản xuất
330
330
Trồng rừng phòng hộ
300
300
Quản lý phí
50
50
2
Dự án bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ Sông Đà
1.436
1.436
Trồng rừng phòng hộ
500
500
Trồng rừng sản xuất
330
330
Xây dựng dự án trọng điểm Phòng hộ Sông Đà
540
540
Quản lý phí
66
66
4
Dự án bảo vệ và phát triển rừng huyện Đà Bắc
1.615
1.615
Trồng rừng sản xuất
495
495
Trồng rừng phòng hộ
1.000
1.000
Quản lý phí
120
120
5
Dự án bảo vệ và phát triển rừng huyện Kỳ Sơn
178
178
Trồng rừng sản xuất
165
165
Quản lý phí
13
13
6
Dự án bảo vệ và phát triển rừng huyện Cao Phong
178
178
Trồng rừng sản xuất
165
165
Quản lý phí
13
13
7
Dự án bảo vệ và phát triển rừng huyện Lương Sơn
1.250
1.250
Trồng rừng sản xuất
660
660
Trồng rừng phòng hộ
500
500
Quản lý phí
90
90
8
Dự án bảo vệ và phát triển rừng huyện Mai Châu
1.798
1.798
Trồng rừng sản xuất
165
165
Trồng rừng phòng hộ
1.500
1.500
Quản lý phí
133
133
9
Dự án bảo vệ và phát triển rừng huyện Tân Lạc
852
852
Trồng rừng sản xuất
792
792
Quản lý phí
60
60
10
Dự án bảo vệ và phát triển rừng huyện Kim Bôi
2.044
2.044
Trồng rừng sản xuất
693
693
Trồng rừng phòng hộ
1.200
1.200
Quản lý phí
151
151
11
Dự án bảo vệ và phát triển rừng huyện Lạc Sơn
1.037
1.037
Trồng rừng sản xuất
660
660
Trồng rừng phòng hộ
300
300
Quản lý phí
77
77
12
Dự án bảo vệ và phát triển rừng huyện Lạc Thủy
1.105
1.105
Trồng rừng sản xuất
1.023
1.023
Quản lý phí
82
82
13
Dự án bảo vệ và phát triển rừng huyện Yên Thủy
1.431
1.431
Trồng rừng sản xuất
825
825
Trồng rừng phòng hộ
500
500
Quản lý phí
106
106
14
Dự án bảo vệ và phát triển rừng Khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông
500
500
Xây dựng Trạm bảo vệ rừng
500
500
15
Dự án bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hòa Bình
895
895
Phí quản lý dự án cấp tỉnh
195
195
Hỗ trợ cây giống Tết trồng cây (trồng cây phân tán)
200
200
Xây dựng Quy hoạch trồng rừng gỗ lớn tỉnh HB
500
500
BIỂU SỐ 8.3
TỔNG HỢP KINH PHÍ CHI THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MTQG NĂM 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 100/2014/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Danh mục dự án
Tổng số
Vốn đầu tư
Vốn sự nghiệp
Ghi chú
Tổng
Vốn ĐT trong nước
Vốn ODA
Tổng cộng
250.726
145.000
135.000
10.000
105.726
1
Chương trình MTQG Việc làm và Dạy nghề
12.910
2.000
2.000
10.910
2
Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững
159.058
116.800
116.800
42.258
Dự án: Chương trình 135: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, các xã biên giới, xã CT229, thôn bản đặc biệt khó khăn
116.800
116.800
116.800
3
Chương trình MTQG Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn
15.360
14.300
4.300
10.000
1.060
4
Chương trình MTQG Y tế
7.461
3.000
3.000
4.461
5
Chương trình MTQG Giáo dục và Đào tạo
4.400
4.400
4.400
6
Chương trình MTQG phòng chống HIV/AIDS
3.853
3.000
3.000
853
7
Chương trình MTQG đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo
1.700
1.500
1.500
200
8
Chương trình MTQG dân số kế hoạch hóa gia đình
6.612
6.612
9
Chương trình MTQG vệ sinh an toàn thực phẩm
931
931
10
Chương trình MTQG Văn hóa
3.218
3.218
11
Chương trình MTQG Giáo dục và Đào tạo
14.133
14.133
12
Chương trình MTQG phòng chống ma túy
5.240
5.240
13
Chương trình MTQG phòng chống tội phạm
350
350
14
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
15.500
15.500
BIỂU SỐ 8.3.1
PHÂN BỔ CHI TIẾT VỐN ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VIỆC LÀM VÀ DẠY NGHỀ NĂM 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 100/2014/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Danh mục dự án
Địa điểm xây dựng
Số lượng
Quyết định đầu tư
Lũy kế đã bố trí vốn đến 2014
Nhu cầu vốn còn thiếu để hoàn thành
Kế hoạch vốn năm 2015
Ghi chú
Số Quyết định, ngày/tháng/năm
Tổng mức đầu tư
Trong đó
NSNN
I
Dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động
8.500
8.500
3.100
5.400
2.000
1
Cải tạo, nâng cấp trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Hòa Bình
2576; 28/10/2013
8.500
8.500
3.100
5.400
2.000
BIỂU SỐ 8.3.2
PHÂN BỔ CHI TIẾT VỐN ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 100/2014/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Danh mục dự án
Địa điểm xây dựng
Số lượng
Quyết định đầu tư
Lũy kế đã bố trí vốn đến 2014
Nhu cầu vốn còn thiếu để hoàn thành
Kế hoạch vốn năm 2015
Ghi chú
Số Quyết định, ngày/tháng/năm
Tổng mức đầu tư
Trong đó
NSNN
Dự án: Chương trình 135: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, các xã biên giới, xã CT229, thôn bản đặc biệt khó khăn
116.800
1
Huyện Đà Bắc
15.090
2
Huyện Mai Châu
9.020
3
Huyện Tân Lạc
13.520
4
Huyện Lạc Sơn
17.620
5
Huyện Kim Bôi
19.150
6
Huyện Cao Phong
6.100
7
Huyện Yên Thủy
5.260
8
Huyện Lạc Thủy
11.270
9
Huyện Lương Sơn
4.890
10
Huyện Kỳ Sơn
1.200
11
Ban Dân tộc
13.680
BIỂU SỐ 8.3.3
PHÂN BỔ CHI TIẾT VỐN ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN NĂM 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 100/2014/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Đơn vị tính: Nghìn đồng
TT
Danh mục dự án
Địa điểm xây dựng
Quyết định đầu tư
Lũy kế đã bố trí vốn đến 2014
Nhu cầu vốn còn thiếu để hoàn thành
Kế hoạch vốn năm 2015
Ghi chú
Số Quyết định, ngày/tháng/năm
Tổng mức đầu tư
Trong đó
Tổng số
Trong đó
NSNN
Dân góp
Trong nước
ODA
1
Dự án: Cấp nước sinh hoạt nông thôn
49.058.564
44.133.629
4.324.935
27.970.248
15.753.320
14.300.000
4.300.000
10.000.000
1
Cấp nước SH xã Vạn Mai
Mai Châu
142/QĐ-SNN, 07/4/2014
11.857.447
10.583.089
1.274.358
8.549.408
1.969.047
1.969.047
592.047
1.377.000
2
Cấp nước SH xã Vũ Lâm
Lạc Sơn
Số 2208/QĐ-UBND, 11/11/2011
11.301.117
9.468.654
1.232.463
6.315.840
3.152.814
3.152.814
948.814
2.204.000
3
Nhà vệ sinh trường học huyện Lương Sơn
Lương Sơn
2623/QĐ-UBND, 28/10/2013
3.200.000
2.880.000
320.000
1.600.000
1.600.000
1.280.000
385.000
895.000
4
Nhà vệ sinh trường học huyện Yên Thủy
Yên Thủy
2584/QĐ-UBND, 29/10/2013
3.200.000
2.880.000
320.000
1.600.000
1.600.000
1.280.000
385.000
895.000
5
Cấp nước SH xã Chiềng Châu
Mai Châu
2650/QĐ-UBND, 31/10/2013
5.500.000
4.928.544
571.456
2.200.000
2.728.544
2.728.544
820.544
1.908.000
6
Cấp nước SH các xóm (Xóm Miều xã Trung Minh huyện Kỳ Sơn, xóm Chu xã Trung Minh huyện Kỳ Sơn, xóm Cang 3 xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình, xóm Máy Giấy xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn). Áp dụng công nghệ đập ngầm.
Kỳ Sơn, TPHB
8.000.000
8.000.000
5.485.000
2.515.000
2.515.000
757.000
1.758.000
7
Cấp nước SH xã Nhân Nghĩa
Lạc Sơn
2621/QĐ-UBND, 30/10/2013
6.000.000
5.393.342
606.658
2.220.000
2.187.915
1.374.595
411.595
963.000
BIỂU SỐ 8.3.4
PHÂN BỔ CHI TIẾT VỐN ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA Y TẾ NĂM 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 100/2014/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Danh mục dự án
Địa điểm xây dựng
Số lượng
Quyết định đầu tư
Lũy kế đã bố trí vốn đến 2014
Nhu cầu vốn còn thiếu để hoàn thành
Kế hoạch vốn năm 2015
Ghi chú
Số Quyết định, ngày/tháng/năm
Tổng mức đầu tư
Trong đó
NSNN
Dự án: Phòng, chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng
3.000
1
Dự án Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội
TPHB
Cấp III
2003; 21/10/2011
24.866
13.826
1.341
2
Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình
1.659
BIỂU SỐ 8.3.5
PHÂN BỔ CHI TIẾT VỐN ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 100/2014/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Danh mục dự án
Địa điểm xây dựng
Số lượng
Quyết định đầu tư
Lũy kế đã bố trí vốn đến 2014
Nhu cầu vốn còn thiếu để hoàn thành
Kế hoạch vốn năm 2015
Ghi chú
Số Quyết định, ngày/tháng/năm
Tổng mức đầu tư
Trong đó
NSNN
Dự án: Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn; hỗ trợ cơ sở vật chất trường chuyên, trường sư phạm
5.385
4.769
1.634
4.400
1
Xây dựng nhà đa năng và các hạng mục phụ trợ trường tiểu học Sông Đà, TP Hòa Bình
TP Hòa Bình
2139; 31/10/2010
5.385
5.385
4.769
1634,4
1.634,4
2
Nhà hiệu bộ và nhà học bộ môn, nhà WC và các hạng mục phụ trợ trường THPT Yên Hòa, huyện Đà Bắc (Giai đoạn 2 lồng ghép KCH
Huyện Đà Bắc
1708; 20/9/2011
20.564
20.564
17.083
376,6
376,6
Lũy kế vốn đã bố trí đến hết năm 2014 từ nguồn vốn sự nghiệp
3
Sửa chữa nhà lớp học 8 phòng và các hạng mục phụ trợ trường THPT Mai Châu B
Huyện Mai Châu
1622; 31/10/2012
3.400
3.400
3.252
12,4
12,4
4
Trường Phổ thông DTNT huyện Lạc Thủy (Giai đoạn 1)
Hòa Bình
1615; 30/10/2012
23.778
23.778
2376,6
BIỂU SỐ 8.3.6
PHÂN BỔ CHI TIẾT VỐN ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 100/2014/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Danh mục dự án
Địa điểm xây dựng
Số lượng
Quyết định đầu tư
Lũy kế đã bố trí vốn đến 2014
Nhu cầu vốn còn thiếu để hoàn thành
Kế hoạch vốn năm 2015
Ghi chú
Số Quyết định, ngày/tháng/năm
Tổng mức đầu tư
Trong đó
NSNN
Dự án: Tăng cường năng lực cho các trung tâm HIV/AIDS
Dự án Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS
TPHB
Cấp III
2021; 25/10/2011
28.839
19.708
3.000
BIỂU SỐ 8.3.7
PHÂN BỔ CHI TIẾT VỐN ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ĐƯA THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ VÙNG MIỀN NÚI, VÙNG SÂU, VÙNG XA, BIÊN GIỚI HẢI ĐẢO NĂM 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 100/2014/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Danh mục dự án
Địa điểm xây dựng
Số lượng
Quyết định đầu tư
Lũy kế đã bố trí vốn đến 2014
Nhu cầu vốn còn thiếu để hoàn thành
Kế hoạch vốn năm 2015
Ghi chú
Số Quyết định, ngày/tháng/năm
Tổng mức đầu tư
Dự án: Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở
Xây dựng, thiết lập mới đài truyền thanh xã cho các xã đặc biệt khó khăn
1.500
BIỂU SỐ 8.4
KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ NĂM 2015 - NGUỒN VỐN NƯỚC NGOÀI
(Kèm theo Nghị quyết số 100/2014/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Danh mục công trình, dự án
Địa điểm xây dựng
Quyết định đầu tư
Lũy kế đã bố trí vốn đến hết KH năm 2014
Dự kiến kế hoạch 2015
Ghi chú
TMĐT
Số quyết định
Tổng số (tất cả các nguồn vốn)
Trong đó:
Tổng số (tất cả các nguồn vốn)
Trong đó:
Vốn đối ứng
Vốn nước ngoài
Vốn đối ứng
Vốn nước ngoài (tính theo tiền Việt Nam)
Tổng số
Trong đó: NSTW hỗ trợ
NSĐP
NSTW qua các bộ/người dân
Tính bằng ngoại tệ
Quy đổi ra tiền Việt Nam
Tổng số
Trong đó:
NSTW
TPCP
NSĐP
NSTW qua các bộ/người dân
1
2
3
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
TỔNG SỐ
3.909.884
868.587
532.690
228.296
107.600
0
3.112.810
1.003.566
156.810
77.125
61.000
6.280
13.905
919.829
106.087
A
Vốn bố trí cho các dự án ODA
3.909.884
868.587
532.690
228.296
107.600
0
3.112.810
1.003.566
156.810
77.125
61.000
6.280
13.905
919.829
52.014
I
Lĩnh vực giao thông
819.630
96.677
67.674
29.003
722.953
34.875
12.070
1.500
10.440
130
22.805
11.500
1
Dự án dự kiến hoàn thành năm 2015
98.493
23.109
16.176
6.933
75.384
28.875
6.070
1.500
4.440
130
22.805
8.500
Dự án nhóm C
98.493
23.109
16.176
6.933
75.384
28.875
6.070
1.500
4.440
130
22.805
8.500
(1)
Dự án đường Văn Sơn Miền Đồi, huyện Lạc Sơn
Lạc Sơn
763/QĐ-UBND ngày 15/6/2012
34.200
6.200
4.340
1.860
28.000
12.340
4.340
1.500
2.840
8.000
4.000
(2)
Dự án đường 433 Đà Bắc - Phù Yên Sơn La (JICA)
2690/QĐ-UBND 8/12/2008
32.373
13.339
9.337
4.002
19.034
28.371
9.337
9.337
19.034
(3)
Tiểu Dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị Dự án “Chương trình đô thị miền núi phía Bắc - thành phố Hòa Bình”
thành phố Hòa Bình
187/QĐ-UBND ngày 24/02/2014
31.920
3.570
2.499
1.071
28.350
16.535
1.730
1.600
130
14.805
4.500
2
Dự án khởi công mới 2015
721.137
73.568
51.498
22.070
647.569
6.000
6.000
6.000
3.000
(1)
Dự án Chương trình đô thị miền núi phía Bắc - Tiểu dự án thành phố Hòa Bình
TP Hòa Bình
1007/QĐ-UBND
686.425
57.856
40.499
17.357
628.569
3.000
(2)
Dự án đường trung tâm xóm Cóc 2 xã Ngọc Mỹ, huyện Tân Lạc
2048/QĐ-UBND ngày 29/8/2013
34.712
15.712
10.998
4.714
19.000
6.000
6.000
6.000
II
Lĩnh vực cấp thoát nước
887.174
224.350
157.045
67.305
662.824
339.964
62.031
36.971
25.060
0
0
277.933
13.000
1
Các dự án dự kiến hoàn thành năm 2015
336.996
42.125
29.487
12.637
294.871
250.086
29.487
21.921
7.566
220.599
6.000
(1)
Dự án cung cấp nước sạch tại hai huyện Lương Sơn và Cao Phong (EDEF)
Cao Phong - Lương Sơn
2705/QĐ-UBND, 30/12/2009
1080/QĐ-UBND
336.996
42.125
29.487
12.637
294.871
250.086
29.487
21.921
7.566
220.599
6.000
2
Các dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2015
550.178
182.225
127.558
54.668
13.763.000 EURO
367.953
89.878
32.544
15.050
17.494
57.334
7.000
Dự án nhóm B
550.178
182.225
127.558
54.668
13.763.000 EURO
367.953
89.878
32.544
15.050
17.494
57.334
7.000
(1)
Dự án thoát nước và xử lý nước thải TP Hòa Bình (KFW)
TP Hòa Bình
142/QĐ-UBND 4/2/2009;
1441/QĐ-UBND ngày 17/10/2012
550.178
182.225
127.558
54.668
13.763.000 EURO
367.953
89.878
32.544
15.050
17.494
57.334
7.000
III
Lĩnh vực thủy lợi
538.271
87.300
13.118
5.622
68.560
450.971
30.500
9.500
0
3.000
0
6.500
21.000
4.500
Dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2015
538.271
87.300
13.118
5.622
68.560
450.971
30.500
9.500
3.000
6.500
21.000
4.500
(1)
Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới tỉnh Hòa Bình
252/QĐ-BNN ngày 21/2/2014
538.271
87.300
13.118
5.622
68.560
450.971
30.500
9.500
3.000
6.500
21.000
4.500
V
Ngành, Lĩnh vực/Chương trình Lâm nghiệp
43.406
43.406
30.384
13.022
71.512
17.244
16.744
500
55.829
4.000
1
Dự án phát triển lâm nghiệp ở Sơn La và Hòa Bình (KFW7)
4787/QĐ-BNN- HTQT ngày 03/11/2014
43.406
43.406
30.384
13.022
71.512
17.244
16.744
500
55.829
4.000
VI
Lĩnh vực y tế
508.918
229.960
160.972
68.988
0
0
278.958
9.000
9.000
0
9.000
0
(1)
Dự án mở rộng bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình
2653/QĐ-UBND ngày 31/10/2013
436.918
217.219
152.053
65.166
219.699
3.000
3.000
3.000
(2)
Dự án thiết bị y tế bệnh viện đa khoa huyện Lạc Thủy
685/QĐ-UBND ngày 27/4/2011
72.000
12.741
8.919
3.822
59.259
6.000
6.000
6.000
VII
Ngành, Lĩnh vực/Chương trình khác
1.112.486
186.894
103.498
44.356
39.040
925.592
589.227
46.965
21.910
13.500
5.650
7.405
542.262
19.014
1
Các dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2015
1.112.486
186.894
103.498
44.356
39.040
925.592
589.227
46.965
21.910
13.500
5.650
7.405
542.262
19.014
(1)
Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 (WB)
605/QĐ-UBND ngày 15/5/2014; UBND tỉnh
536.377
48.762
34.133
14.629
20 triệu USD
487.615
482.325
19.250
13.600
1.500
5.650
463.075
6.000
(2)
Dự án phát triển hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc
1029/QĐ-BNN- KH, 19/5/2011
185.353
46.904
22.889
9.810
14.205
138.449
74.725
14.725
4.320
3.000
7.405
60.000
4.000
(3)
Dự án phát triển nông thôn đa mục tiêu huyện Đà Bắc
Đà Bắc
2009/QĐ-UBND 27/7/2012
390.756
91.228
46.475
19.918
24.835
14,4 triệu USD
299.528
32.177
12.990
3.990
9.000
19.187
9.014
B
Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu SPRCC (vốn nước ngoài)
48.000
C
Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục
6.073
* Ghi chú: Vốn nước ngoài (ODA) kế hoạch năm 2015 giải ngân theo đúng kế hoạch được giao
Chưa bao gồm 10 tỷ đồng phân bổ cho CTMTQG về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Được phân bổ chi tiết tại Biểu số 8.3.3) | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hòa Bình",
"promulgation_date": "05/12/2014",
"sign_number": "100/2014/NQ-HĐND",
"signer": "Bùi Văn Tỉnh",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-334-QD-UBND-2015-phe-duyet-Dieu-le-Hoi-Khoa-hoc-ky-thuat-bao-ve-thuc-vat-Binh-Dinh-267228.aspx | Quyết định 334/QĐ-UBND 2015 phê duyệt Điều lệ Hội Khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật Bình Định | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 334/QĐ-UBND
Bình Định, ngày 02 tháng 02 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG NHẬN PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) HỘI KHOA HỌC KỸ THUẬT BẢO VỆ THỰC VẬT TỈNH BÌNH ĐỊNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
Căn cứ Thông Tư 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Nghị định số 33/2013/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Hội Khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật tỉnh Bình Định tại Công văn số 26/BC-HKHKTBVTV ngày 26 tháng 11 năm 2014 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 50/TTr-SNV ngày 20 tháng 01 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật tỉnh Bình Định đã được Đại hội lần thứ III của Hội thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2014.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật tỉnh Bình Định chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
CHỦ TỊCH
Hồ Quốc Dũng
ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG)
HỘI KHOA HỌC KỸ THUẬT BẢO VỆ THỰC VẬT TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 334/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Tên gọi
1. Tên tiếng Việt: Hội Khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật tỉnh Bình Định.
2. Tên tiếng Anh: Binh Dinh Plant Protection Association.
3. Tên viết tắt:
- Tiếng Việt: Hội Bảo vệ thực vật Bình Định.
- Tiếng Anh: Binh Dinh PPA.
Điều 2. Tôn chỉ, mục đích
1. Hội Khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật tỉnh Bình Định (sau đây gọi tắt là Hội) là một tổ chức xã hội, nghề nghiệp tự nguyện của những cá nhân, tổ chức làm công tác bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Bình Định, quan tâm đến sự phát triển công tác bảo vệ thực vật ở Bình Định.
2. Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết các cá nhân và tổ chức hoạt động về khoa học công nghệ, đào tạo, quản lý trong công tác bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật, kinh doanh cung ứng vật tư bảo vệ thực vật và các dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, nhằm nâng cao trình độ, phổ biến kiến thức, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phòng chống dịch hại cây trồng, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái, phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh.
Điều 3. Địa vị pháp lý, trụ sở
1. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng, hoạt động theo quy định pháp luật và Điều lệ Hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trụ sở Hội đặt tại phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Điều 4. Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
1. Hội hoạt động trong phạm vi tỉnh Bình Định, trên lĩnh vực bảo vệ thực vật.
2. Hội chịu sự quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hội là hội thành viên của Hội Khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Bình Định.
Điều 5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
1. Tự nguyện, tự quản.
2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
4. Không vì mục đích lợi nhuận.
5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
Chương II
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI
Điều 6. Quyền hạn
1. Tuyên truyền mục đích của Hội.
2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn phản biện về lĩnh vực bảo vệ thực vật theo đề nghị của cơ quan nhà nước, cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật.
5. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật, về chủ trương, chính sách và dự án có liên quan đến phát triển công tác bảo vệ thực vật.
6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện nhiệm vụ của Hội.
7. Thành lập pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
8. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ các hoạt động theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
9. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao.
Điều 7. Nhiệm vụ
1. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hội đã được phê duyệt.
2. Tập hợp, đoàn kết, củng cố, tuyên truyền phát triển hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên, tạo điều kiện để hội viên tham gia đóng góp cho sự phát triển công tác bảo vệ thực vật, phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái.
3. Tổ chức và hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án khoa học công nghệ về bảo vệ thực vật, phổ biến kiến thức, chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ về bảo vệ thực vật đến cộng đồng và ứng dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất.
4. Tổ chức sinh hoạt học thuật, hội thảo, tập huấn chuyên môn và tham quan khảo sát nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng nghiệp vụ cho hội viên. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước.
5. Quan hệ chặt chẽ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đề đạt ý kiến về những vấn đề liên quan đến công tác khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật trong tỉnh khi được yêu cầu.
6. Hòa giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật.
7. Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của Hội.
8. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hội theo đúng quy định của pháp luật.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Chương III
HỘI VIÊN
Điều 8. Hội viên, tiêu chuẩn hội viên
1. Hội viên của Hội gồm hội viên chính thức và hội viên danh dự:
a. Hội viên chính thức: Những cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, sản xuất nông nghiệp; tự nguyện hoạt động cho Hội, tán thành Điều lệ Hội, có đơn xin gia nhập Hội đều được xét kết nạp vào Hội và trở thành hội viên chính thức của Hội.
b. Hội viên danh dự: Những cá nhân có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ bảo vệ thực vật của tỉnh, không có điều kiện hoặc không có đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức của Hội, tán thành điều lệ Hội, tự nguyện xin vào Hội, được Hội công nhận là hội viên danh dự.
2. Việc kết nạp hội viên chính thức và hội viên danh dự do Ban Thường vụ Hội quyết định.
Điều 9. Quyền của hội viên
1. Được Hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động của Hội và được Hội tạo điều kiện để nâng cao trình độ, nghiệp vụ, phát huy sáng kiến, thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, được tham gia các hội nghị, hội thảo, trình diễn kỹ thuật, học tập, tham quan, khảo sát do Hội tổ chức.
3. Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
4. Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan, chức danh lãnh đạo Hội theo quy định của Hội. Được sử dụng tài liệu, phương tiện, vật chất của Hội khi thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến Hội.
5. Được khen thưởng theo quy định của Hội.
6. Được cấp thẻ hội viên.
7. Được tự nguyện xin ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.
8. Hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền ứng cử vào Ban lãnh đạo Hội.
Điều 10. Nghĩa vụ của hội viên
1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tôn trọng và chấp hành Điều lệ Hội, thi hành nghiêm chỉnh các nghị quyết, quyết định của Hội.
2. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hội, đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác, tuyên truyền phát triển hội viên mới.
3. Bảo vệ uy tín của Hội, không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hội phân công bằng văn bản.
4. Đóng hội phí đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định của Hội.
Chương IV
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG
Điều 11. Cơ cấu tổ chức của Hội
1. Đại hội.
2. Ban Chấp hành.
3. Ban Thường vụ.
4. Ban Kiểm tra.
Điều 12. Đại hội
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội toàn thể hội viên, được tổ chức 05 năm một lần. Đại hội bất thường được tổ chức khi có ít nhất 2/3 tổng số ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 tổng số hội viên yêu cầu. Đại hội được tổ chức khi có trên 1/2 số hội viên chính thức có mặt.
2. Nhiệm vụ của Đại hội:
a. Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ; phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới của Hội.
b. Thảo luận và thông qua Điều lệ, Điều lệ (sửa đổi, bổ sung); đổi tên, chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể Hội (nếu có).
c. Thảo luận, góp ý kiến vào Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành và Báo cáo tài chính của Hội.
d. Bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra.
e. Quyết định những vấn đề có liên quan nhằm phát triển Hội.
g. Thông qua nghị quyết Đại hội.
3. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội:
a. Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định.
b. Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được trên 1/2 hội viên có mặt tại Đại hội tán thành.
Điều 13. Ban Chấp hành Hội
1. Ban Chấp hành Hội do Đại hội bầu trong số các hội viên của Hội. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành cùng với nhiệm kỳ của Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành:
a. Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội, lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ Đại hội.
b. Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội.
c. Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của Hội.
d. Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy của Hội. Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội; Quy chế quản lý, sử dụng con dấu của Hội; Quy chế khen thưởng, kỷ luật, các quy định trong nội bộ Hội phù hợp với quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.
e. Bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, ủy viên Ban Thường vụ, bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra. Số ủy viên Ban Chấp hành bầu bổ sung không được quá 1/3 so với số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định.
g. Xét và đề xuất việc khen thưởng và kỷ luật để các cấp có thẩm quyền xét duyệt.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chấp hành:
a. Ban Chấp hành hoạt động theo Quy chế của Ban Chấp hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
b. Ban Chấp hành mỗi năm họp 02 lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Ban Thường vụ hoặc trên 1/2 tổng số ủy viên Ban Chấp hành.
c. Các cuộc họp của Ban Chấp hành là hợp lệ khi có ít nhất 1/2 số ủy viên Ban Chấp hành tham gia dự họp. Ban Chấp hành có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Chấp hành quyết định.
d. Các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành được thông qua khi có trên 2/3 tổng số ủy viên Ban Chấp hành tham gia dự họp biểu quyết tán thành.
Điều 14. Ban Thường vụ Hội
1. Ban Thường vụ Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ:
a. Giúp Ban Chấp hành triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội, tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, lãnh đạo hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp của Ban Chấp hành.
b. Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành.
c. Quyết định thành lập các tổ chức, đơn vị thuộc Hội theo nghị quyết của Ban Chấp hành, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, quyết định bổ nhiệm lãnh đạo các tổ chức đơn vị thuộc Hội.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ:
a. Ban Thường vụ hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ pháp luật và Điều lệ Hội.
b. Ban Thường vụ 03 tháng họp một lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội hoặc trên 1/2 tổng số ủy viên Ban Thường vụ.
c. Các cuộc họp của Ban Thường vụ là hợp lệ khi có ít nhất 1/2 ủy viên Ban Thường vụ tham gia dự họp. Ban Thường vụ có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Thường vụ quyết định.
d. Các Nghị quyết, Quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên 1/2 tổng số ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết tán thành.
Điều 15. Ban Kiểm tra Hội
1. Ban Kiểm tra Hội gồm Trưởng ban và một số ủy viên do Đại hội bầu ra. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ Ban Kiểm tra cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm tra:
a. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Hội, nghị quyết Đại hội, nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các quy chế của Hội trong hoạt động của các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội, hội viên.
b. Xem xét, giải quyết đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, hội viên và công dân gửi đến Hội.
3. Ban Kiểm tra hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
1. Chủ tịch Hội là đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội. Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội:
a. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội.
b. Chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập Hội, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính của Hội, trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội về mọi hoạt động của Hội. Chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội theo quy định Điều lệ Hội, nghị quyết Đại hội, nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội.
c. Chủ trì các cuộc họp Ban Chấp hành, chỉ đạo chuẩn bị, triệu tập chủ trì các cuộc họp của Ban Thường vụ.
d. Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ký các văn bản của Hội.
e. Khi Chủ tịch Hội vắng mặt, việc chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc của Hội được ủy quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Hội.
3. Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành. Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Hội chỉ đạo, điều hành công tác của Hội theo sự phân công của Chủ tịch Hội; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội và trước pháp luật về lĩnh vực công việc được Chủ tịch Hội phân công hoặc ủy quyền.
Chương V
CHIA, TÁCH; SÁP NHẬP; HỢP NHẤT; ĐỔI TÊN VÀ GIẢI THỂ
Điều 17. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất và đổi tên và giải thể Hội
Việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên và giải thể Hội thực hiện theo quy định của Bộ Luật Dân sự, quy định của pháp luật về hội, nghị quyết Đại hội và các quy định pháp luật có liên quan.
Chương VI
TÀI CHÍNH
Điều 18. Tài chính của Hội
1. Nguồn thu của Hội:
a. Hội phí hàng năm và lệ phí gia nhập Hội của hội viên.
b. Thu từ các hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
c. Tiền ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
d. Hỗ trợ của Nhà nước gắn với nhiệm vụ được giao (nếu có).
đ. Các khoản thu hợp pháp khác.
2. Các khoản chi của Hội:
a. Chi hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Hội.
b. Chi mua sắm phương tiện làm việc.
c. Chi khen thưởng và các khoản chi khác theo quy định.
Điều 19. Quản lý, sử dụng tài chính
Tài chính của Hội được quản lý theo nguyên tắc công khai, minh bạch, thu chi đúng quy định của Nhà nước và quy định của Ban Chấp hành Hội, chỉ sử dụng cho các hoạt động của Hội, hạch toán hoạt động phải cân bằng thu chi.
Điều 20. Tài sản của Hội
Tài sản của Hội được hình thành từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước (nếu có) hoặc từ nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân hay hội viên. Việc quản lý và sử dụng tài sản của Hội theo quy định hiện hành do Nhà nước quy định.
Chương VII
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 21. Khen thưởng
Đơn vị thuộc Hội, hội viên có nhiều thành tích được Hội đề nghị các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Kỷ luật
Đơn vị thuộc Hội, hội viên làm trái với Điều lệ Hội, nghị quyết, quy chế của Hội thì bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo đến khai trừ ra khỏi Hội.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 23. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ
Chỉ có Đại hội toàn thể hội viên Hội Khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật tỉnh Bình Định mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ này. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội phải được ít nhất 2/3 số hội viên có mặt tại Đại hội tán thành.
Điều 24. Hiệu lực thi hành
1. Điều lệ Hội Khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật tỉnh Bình Định gồm 08 chương, 24 điều đã được Đại hội toàn thể hội viên lần thứ III Hội Khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật tỉnh Bình Định thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2014 và có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh.
2. Căn cứ quy định pháp luật về Hội và Điều lệ Hội, Ban Chấp hành Hội Khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật tỉnh Bình Định có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Định",
"promulgation_date": "02/02/2015",
"sign_number": "334/QĐ-UBND",
"signer": "Hồ Quốc Dũng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-38-2023-QD-UBND-Quy-che-phoi-hop-trong-quan-ly-nha-nuoc-tin-nguong-Quang-Ninh-600611.aspx | Quyết định 38/2023/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước tín ngưỡng Quảng Ninh | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 38/2023/QĐ-UBND
Quảng Ninh, ngày 29 tháng 12 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020;
Căn cứ Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2013;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2014; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa năm 2001; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội;
Căn cứ Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan nhà nước;
Theo đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 106/TTr-SNV ngày 29/11/2023, Báo cáo thẩm định số 387/BC-STP ngày 21/11/2023 của Sở Tư pháp và ý kiến thống nhất của các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh (theo đề nghị của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tại Văn bản số 4434/VP.UBND-VHXH ngày 20/12/2023).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15/01/2024.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Hạnh
QUY CHẾ
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 38/2023/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này quy định các nguyên tắc, hình thức, nội dung, phương thức, thời gian, trách nhiệm phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
2. Nội dung phối hợp phải tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tín ngưỡng, tôn giáo. Bảo đảm tham mưu kịp thời cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quả công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
3. Những nội dung chưa quy định trong Quy chế này, thì thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các cơ quan sở, ban, ngành.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
3. Các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Nguyên tắc phối hợp
1. Hoạt động phối hợp dựa trên chức năng, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, đơn vị liên quan, có trách nhiệm phối hợp tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện có hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các nội dung liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
2. Công tác phối hợp giải quyết các nội dung liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo phải đảm bảo: Theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, chế độ bảo mật về hồ sơ, tài liệu và các thông tin có liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Trước khi đề xuất, xin ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các Bộ, ngành ở Trung ương giải quyết những vấn đề có tính chất phức tạp liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo phải có sự thống nhất giữa các cơ quan, đơn vị liên quan; đối với những nội dung có ý kiến khác nhau, cơ quan được giao chủ trì phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan biết.
4. Trong công tác phối hợp cần xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm: Cơ quan chủ trì phải chủ động chuẩn bị nội dung, chương trình, kế hoạch, báo cáo tài liệu và các điều kiện cơ sở vật chất liên quan (nếu có) và chịu trách nhiệm về nội dung của tổ chức mình. Cơ quan phối hợp có trách nhiệm tham gia góp ý, cung cấp các nội dung tài liệu có liên quan, bố trí thành phần tham gia đúng yêu cầu; bảo đảm tránh chồng chéo, trùng lặp nhiệm vụ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan.
5. Các cơ quan, đơn vị phối hợp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về nội dung, thông tin, thời gian phối hợp; thực hiện chế độ bảo mật về hồ sơ, tài liệu và các thông tin liên quan đến các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định.
Điều 4. Hình thức và trách nhiệm chung trong phối hợp
1. Trao đổi, báo cáo, cập nhật, khai thác thông tin liên quan theo phạm vi địa bàn, lĩnh vực phụ trách và các phần mềm dữ liệu dùng chung toàn tỉnh (nếu có).
2. Cung cấp thông tin, trao đổi bằng văn bản theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị chủ trì và cơ quan, đơn vị đề nghị phối hợp. Cơ quan, đơn vị được gửi xin ý kiến phải trả lời đúng thời hạn theo đề nghị và nêu rõ ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất; trường hợp trả lời chậm hoặc không thống nhất phải nêu rõ lý do; trường hợp quá hạn không có ý kiến trả lời, được hiểu là ý kiến đồng ý và chịu trách nhiệm về nội dung được đề nghị phối hợp.
Những nội dung đã được giải quyết hoặc đề xuất giải quyết, cơ quan chủ trì gửi văn bản kết quả giải quyết, đề xuất giải quyết đến những cơ quan, đơn vị tham gia phối hợp biết.
3. Thông qua hội nghị sơ kết, tổng kết và các cuộc họp liên ngành định kỳ hoặc đột xuất; những vấn đề dự kiến đưa ra thảo luận, xin ý kiến tại các cuộc họp, cơ quan chủ trì gửi tài liệu cho các bên được đề nghị tham gia ý kiến ít nhất trước 03 ngày làm việc (trừ trường hợp đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền).
4. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đơn vị và đoàn công tác liên ngành; cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm cử người đại diện tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát theo đúng thành phần do cơ quan chủ trì đề nghị.
5. Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì có trách nhiệm chủ động nghiên cứu, thực hiện hoặc đề xuất kịp thời các giải pháp giải quyết công việc; các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp kịp thời theo đề nghị của cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì đảm bảo đúng quy định để giải quyết công việc hiệu quả.
Điều 5. Nội dung phối hợp
1. Lập kế hoạch, đề án, dự án và kiến nghị, đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; phối hợp tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện về tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Giải quyết các thủ tục hành chính có nội dung liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định.
5. Quản lý cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Quản lý các loại hình tín ngưỡng và hiện tượng tôn giáo mới.
7. Giải quyết vấn đề đất đai liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
8. Giải quyết các vấn đề về kiến trúc, quy hoạch, xây dựng trùng tu, tôn tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình tín ngưỡng, tôn giáo.
9. Giải quyết những nội dung liên quan đến an ninh trật tự và công tác phòng cháy, chữa cháy của các công trình, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.
10. Quản lý các hoạt động xuất bản, in và phát hành sản phẩm in; phổ biến, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm về tín ngưỡng, tôn giáo; y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo, dạy nghề của tổ chức, cá nhân tôn giáo.
11. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo.
12. Quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo có yếu tố nước ngoài và công tác đối ngoại tôn giáo.
13. Tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo và đơn kiến nghị, phản ánh có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
14. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
15. Các nội dung khác theo yêu cầu chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chương II
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN TRONG QUÁ TRÌNH PHỐI HỢP
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo (trừ cơ sở tín ngưỡng là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc có tên trong danh mục kiểm kê di tích của tỉnh) trên địa bàn tỉnh theo quy định.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan:
a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực tín ngưỡng (thuộc phạm vi quản lý) và tôn giáo, như sau:
Ban hành kế hoạch, dự án, đề án, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật; chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
Nghiên cứu, khảo sát các loại hình tín ngưỡng, các hiện tượng tôn giáo mới phát sinh, xuất hiện trên địa bàn tỉnh làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý.
Giải quyết các nội dung lệch chuẩn trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; sinh hoạt, hoạt động của các loại hình tín ngưỡng, hiện tượng tôn giáo mới (tà đạo, đạo lạ) theo chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chức năng Trung ương và Tỉnh.
Giải quyết các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và các vụ việc tín ngưỡng, tôn giáo phức tạp (có phát sinh đơn thư, khiếu nại, tố cáo) thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
Chấp thuận (hoặc không chấp thuận) về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện chậm tiến độ, thời gian quy định hoặc kéo dài thời gian giải quyết các nội dung liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo gây bức xúc cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo và Nhân dân.
b) Tổ chức quán triệt, phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo và chủ trương về phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các loại hình tín ngưỡng, hiện tượng tôn giáo mới hoạt động trái pháp luật; tuyên truyền những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đến cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo, Ban quản lý và
Người đại diện cơ sở tín ngưỡng, những người chuyên thực hành tín ngưỡng và cộng đồng dân cư.
c) Giải quyết những thủ tục hành chính về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc thẩm quyền của Sở Nội vụ theo quy định của pháp luật.
d) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về tín ngưỡng, tôn giáo và nghiệp vụ công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức, được giao nhiệm vụ có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
đ) Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc: Đăng ký hoạt động và sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo; quản lý hoạt động của các loại hình tín ngưỡng; quản lý hoạt động tín ngưỡng đối với những người chuyên thực hành tín ngưỡng (bao gồm cả thủ nhang, thanh đồng, thầy pháp), tôn giáo; cải tạo, nâng cấp, xây mới công trình tín ngưỡng trong cơ sở tôn giáo (nhà thờ Mẫu trong cơ sở của Phật giáo); thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng tại các cơ sở tôn giáo; bầu, cử người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng và quyên góp, sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng thuộc phạm vi quản lý; giải quyết những vấn đề khác liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định.
e) Tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và đơn kiến nghị, phản ánh về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc phạm vi quản lý của Sở Nội vụ theo quy định của pháp luật.
g) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc: Chấp hành chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; tổ chức và quản lý lễ hội tôn giáo theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện các nhiệm vụ phối hợp:
a) Phối hợp theo đề nghị của các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết các nội dung về việc: Lập kế hoạch sử dụng đất; giao đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới các cơ sở tín ngưỡng (thuộc phạm vi quản lý), tôn giáo theo đúng quy định.
Nắm, tổng hợp thông tin, tình hình về tổ chức, hoạt động của các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và các cơ sở tín nguỡng, tôn giáo (nhất là sự xuất hiện, hoạt động của các hiện tượng tôn giáo mới); trao đổi tình hình, thông tin, hướng dẫn nghiệp vụ công tác quản lý nhà nước với các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình phối hợp theo quy định.
b) Phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tuyên truyền, vận động các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo, Ban quản lý và Người đại diện các cơ sở tín ngưỡng, những người chuyên thực hành tín ngưỡng (thuộc phạm vi quản lý) thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phòng cháy, chữa cháy và giữ gìn an ninh trật tự xã hội.
c) Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao:
Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những thủ tục hành chính về lễ hội tín ngưỡng và liên quan đến các cơ sở tín ngưỡng (thuộc phạm vi quản lý của Sở Văn hóa và Thể thao) thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
Giải quyết những thủ tục hành chính về lĩnh vực tín ngưỡng; việc thực hành, truyền dạy và tôn vinh cá nhân, cộng đồng thực hành tín ngưỡng là di sản văn hóa phi vật thể thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa và Thể thao.
Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc thực hành lễ nghi, thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, tổ chức và quản lý lễ hội tín ngưỡng, quyên góp và sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng thuộc phạm vi quản lý của Sở Văn hóa và Thể thao.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Văn hóa và Thể thao
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan:
a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những thủ tục hành chính về lễ hội tín ngưỡng và liên quan đến các cơ sở tín ngưỡng (thuộc phạm vi quản lý) thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
b) Hướng dẫn và kiểm tra việc: Tổ chức và quản lý lễ hội tín ngưỡng; thực hành lễ nghi; thực hiện nếp sống văn minh; các hoạt động văn hóa, văn nghệ của cơ sở tín ngưỡng và tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, thuộc phạm vi quản lý theo quy định.
c) Hướng dẫn quy trình, thủ tục, điều kiện xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” đối với các cá nhân thực hành loại hình tín ngưỡng là di sản văn hóa phi vật thể.
d) Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ thông báo quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng- rôn, banner,... liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo thẩm quyền quy định. Có trách nhiệm hướng dẫn, trả lời về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý theo quy định trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đối với các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn.
đ) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về di sản văn hóa đối với các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn.
e) Tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo và đơn kiến nghị, phản ánh liên quan đến lễ hội tín ngưỡng và hoạt động của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh theo quy định.
2. Thực hiện các nhiệm vụ phối hợp:
a) Phối hợp với Sở Nội vụ trong công tác:
Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; giải quyết những thủ tục hành chính về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về tín ngưỡng, tôn giáo; giải quyết phản ánh, kiến nghị và đơn, thư khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các loại hình tín ngưỡng; hoạt động tín ngưỡng của những người chuyên thực hành tín ngưỡng (bao gồm cả thủ nhang, thanh đồng, thầy pháp); cải tạo, nâng cấp, xây mới công trình tín ngưỡng trong cơ sở tôn giáo (nhà thờ Mẫu trong cơ sở của Phật giáo); thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng tại các cơ sở tôn giáo; bầu, cử người đại diện, Ban quản lý cơ sở tín ngưỡng và quyên góp, sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng thuộc phạm vi quản lý của Sở Nội vụ.
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp huyện về trình tự, thủ tục, hồ sơ về: Kế hoạch sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản khác trên đất; cấp giấy phép xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, trùng tu, tôn tạo các cơ sở tín ngưỡng thuộc phạm vi quản lý theo quy định.
c) Phối hợp với Sở Xây dựng giải quyết các thủ tục hành chính và các nội dung có liên quan về quy hoạch, xây dựng, tu bổ, tôn tạo của các cơ sở tín ngưỡng theo quy định.
d) Phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tuyên truyền, vận động các Ban quản lý và Người đại diện các cơ sở tín ngưỡng (thuộc phạm vi quản lý) thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về tín ngưỡng và phòng cháy, chữa cháy, trật tự an toàn xã hội.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về đất đai liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh về: Giải quyết những khó khăn, vướng mắc về đất đai của các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, các cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng theo quy định.
3. Hướng dẫn các cơ sở tôn giáo hoàn thiện hồ sơ, thủ tục giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các cơ sở tôn giáo; hướng dẫn các vấn đề khác liên quan đến quản lý đất đai thuộc lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật.
4. Tiếp nhận hồ sơ và chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan giải quyết các thủ tục giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cơ sở tôn giáo, các vấn đề khác liên quan đến đất đai thuộc lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật.
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo giai đoạn và từng năm cho cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm quỹ đất cho việc giải quyết nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định.
b) Thực hiện các thủ tục giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, các vấn đề khác có liên quan đến đất đai cho các cơ sở tín ngưỡng theo quy định.
6. Tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất của các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, các cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng; đề xuất phương án giải quyết theo quy định.
7. Tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo và đơn kiến nghị, phản ánh có liên quan đến đất đai thuộc lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở tôn giáo về hồ sơ thủ tục về quy hoạch xây dựng công trình tôn giáo theo quy định; thực hiện công tác thẩm định dự án đầu tư, cấp giấy phép xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo công trình tôn giáo theo thẩm quyền.
2. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo và đơn kiến nghị, phản ánh liên quan đến xây dựng các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo theo thẩm quyền.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh: Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, in và phát hành sản phẩm in có nội dung liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; đẩy mạnh công tác định hướng và quản lý thông tin về tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng.
2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về xuất bản, in và phát hành sản phẩm in có nội dung liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
3. Tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo và đơn kiến nghị, phản ánh liên quan đến việc xuất bản, in và phát hành các sản phẩm in có nội dung liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh theo quy định.
4. Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và thực hiện nếp sống văn minh tại các lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo.
Điều 11. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan:
a) Thực hiện công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Thường xuyên trao đổi tình hình, thông tin với các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình phối hợp bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo (nhất là hoạt động của các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới).
b) Chỉ đạo các lực lượng trực thuộc chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý cư trú, xuất, nhập cảnh của chức sắc, chức việc, nhà tu hành của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
c) Tổ chức thực hiện các quy định về quản lý kinh sách, thời gian, địa điểm sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cho người đang bị quản lý, giam giữ tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
d) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức triển khai thực hiện các mặt công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các khu vực, địa điểm, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và tại các chương trình, lễ hội, các hoạt động có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định.
2. Tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn trình báo và đơn kiến nghị, phản ánh có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật khi các đơn này được gửi hoặc chuyển đến cơ quan Công an. Điều tra, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan:
a) Nắm tình hình, phát hiện và xử lý, đấu tranh, ngăn chặn: Các tổ chức, cá nhân lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia, vi phạm trật tự an toàn xã hội, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc; các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật, nhất là các loại hình tín ngưỡng, hiện tượng tôn giáo mới (tà đạo, đạo lạ).
b) Rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của các loại hình tín ngưỡng, hiện tượng tôn giáo mới (tà đạo, đạo lạ) và đề xuất, tham mưu các giải pháp xử lý hiệu quả, không để các hiện tượng này phát triển ngoài sự kiểm soát.
4. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thẩm định theo chức năng, nhiệm vụ và có ý kiến bằng văn bản về các nội dung:
a) Phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc tôn giáo; thuyên chuyển chức sắc, chức việc tôn giáo ngoài tỉnh; hàng giáo phẩm có yếu tố nước ngoài (nếu có).
b) Thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; thay đổi tên gọi, thay đổi trụ sở tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc; xây dựng và hình thành mới công trình tôn giáo, tín ngưỡng và các công trình phụ trợ khác.
c) Hiến chương, điều lệ tổ chức hoạt động, về thành viên của các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; các buổi lễ, giảng đạo diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp; hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài; hoạt động xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo có liên quan đến tôn giáo.
d) Giải quyết các thủ tục hành chính và các vấn đề khác liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh theo quy định.
Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
1. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền nắm chắc tình hình tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh; tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo gắn với thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương và phối hợp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan lập kế hoạch chỉ đạo thực hiện xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vùng đồng bào các tôn giáo; tăng cường nắm bắt tình hình nhân dân và thông tin kịp thời tới cơ quan chức năng theo quy định.
3. Quản lý chặt chẽ diện tích đất sử dụng vào mục đích quốc phòng; phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan giải quyết các vấn đề đất đai, xây dựng các công trình tín ngưỡng, tôn giáo tại khu vực liên quan đến quốc phòng; không để các cơ sở tín ngưỡng và các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của các tôn giáo lấn chiếm, sử dụng vào mục đích tín ngưỡng, tôn giáo.
Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
1. Thường xuyên nắm chắc tình hình địa bàn, tình hình nhân dân, hoạt động của các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo trên khu vực biên giới, vùng biển đảo để kịp thời phát hiện, tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền các địa phương ngăn chặn, xử lý các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật gây mất an ninh trật tự địa bàn; các hoạt động hiến đất, cơi nới, xây dựng cơ sở thờ tự trái phép; lợi dụng tham quan du lịch, cắm trại để tổ chức tuyên truyền, sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật trên khu vực biên giới.
2. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân trên địa bàn khu vực biên giới biển đảo, đặc biệt là các chức sắc, chức việc, tín đồ: Hiểu rõ và chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; đề phòng, cảnh giác với âm mưu của kẻ địch lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, nhân quyền để chống phá, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh. Chủ trì, phối hợp với các lực lượng, triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh khu vực biên giới, vùng biển đảo; kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, đất đai, quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, trật tự an toàn xã hội và các lĩnh vực khác liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn theo quy định; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc phạm vi quản lý nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn và những nội dung quy định tại Khoản 7 Điều 15 Quy chế này.
2. Hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo thẩm quyền hoặc đề xuất giải quyết theo quy định. Đối với việc cho phép hoạt động hay các nội dung, vấn đề nhạy cảm, khó khăn, vướng mắc khi cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo có yêu cầu; các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng ở các cơ sở thờ tự quy mô lớn, đông phật tử, người tham gia thì phải xin ý kiến UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Văn hóa và Thể thao, Công an tỉnh để được hướng dẫn trước khi quyết định.
3. Hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết đề nghị của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và tổ chức, cá nhân có liên quan đến quy hoạch, xây dựng các công trình tín ngưỡng, tôn giáo theo thẩm quyền.
4. Chủ trì tổ chức kiểm tra hoạt động xây dựng các công trình tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn quản lý; tiếp nhận, giải quyết đề nghị của các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo về quy hoạch, xây dựng; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo và đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
5. Tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo và đơn kiến nghị, phản ánh liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định.
6. Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo và giải quyết hoặc tham mưu giải quyết các vấn đề khác có liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn theo quy định.
7. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để thống nhất về nhu cầu sử dụng đất, diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cộng đồng dân cư có tín ngưỡng trước khi ban hành quyết định thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân hiến tặng cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và cộng đồng dân cư.
8. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã:
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, đất đai, quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, trật tự an toàn xã hội và các lĩnh vực khác có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn theo quy định.
Hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo thẩm quyền hoặc đề xuất giải quyết theo quy định.
Chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị liên quan nắm bắt các loại hình tín ngưỡng, hiện tượng tôn giáo mới (tà đạo, đạo lạ); các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và các hoạt động tâm linh lệch chuẩn (nếu có) trên địa bàn; trên cơ sở đó, trực tiếp giải quyết hoặc đề xuất giải quyết, không để bùng phát, tạo ra “điểm nóng” về tín ngưỡng, tôn giáo. Trường hợp phát sinh vướng mắc liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo vượt quá thẩm quyền, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để chỉ đạo giải quyết theo quy định.
Thường xuyên kiểm tra, tuyên truyền vận động, hướng dẫn các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo về trình tự, thủ tục và hồ sơ đề nghị khôi phục, trùng tu hoặc xây mới, cải tạo, nâng cấp các công trình tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn quản lý; chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình vi phạm trật tự xây dựng các công trình tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn; trường hợp vượt quá thẩm quyền phải kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
Chủ động hướng dẫn, kiểm tra người đại diện cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo trong việc: Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện nếp sống văn minh; quản lý và sử dụng các nguồn thu đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng mục đích. Đề xuất phương án giải quyết những vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn, tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo và đơn kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết những nội dung có liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định.
Chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và quản lý hoạt động của: Các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn; chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo thuộc phạm vi quản lý; hoạt động tín ngưỡng của những người chuyên thực hành tín ngưỡng (bao gồm cả thủ nhang, thanh đồng, thầy pháp) tại các cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn theo quy định và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 15. Đề nghị Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
1. Đề nghị Ban Dân vận Tỉnh ủy
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành các chủ trương, chính sách để lãnh đạo, chỉ
đạo công tác tín ngưỡng, tôn giáo; phối hợp với các cơ quan, đơn vị tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo, những người chuyên thực hành tín ngưỡng thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
b) Tham gia ý kiến (bằng văn bản) theo đề nghị của cơ quan, đơn vị liên quan về các nội dung:
Phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc tôn giáo; thuyên chuyển chức sắc, chức việc tôn giáo ngoài tỉnh; hàng giáo phẩm có yếu tố nước ngoài (nếu có).
Thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; thay đổi tên gọi, thay đổi trụ sở tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc; xây dựng và hình thành mới công trình tôn giáo, tín ngưỡng và các công trình phụ trợ khác.
Hiến chương, điều lệ (quy chế) tổ chức hoạt động về thành viên của các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; các buổi lễ, giảng đạo diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp; hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài, công tác đối ngoại tôn giáo; hoạt động xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo có liên quan đến tôn giáo.
Giải quyết các thủ tục hành chính và các vấn đề khác liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh theo quy định.
2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổc quốc Việt Nam tỉnh
a) Tuyên truyền, vận động nhân dân, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo, các tổ chức, cá nhân và những người chuyên thực hành tín ngưỡng thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b) Kịp thời phản ánh các ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị chính đáng, hợp pháp của nhân dân về các vấn đề có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
c) Tham gia phối hợp theo đề nghị của cơ quan, đơn vị liên quan về các nội dung:
- Phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc tôn giáo; thuyên chuyển chức sắc, chức việc tôn giáo ngoài tỉnh; hàng giáo phẩm có yếu tố nước ngoài (nếu có).
- Thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; thay đổi tên gọi, thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung; cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc; xây dựng mới công trình tôn giáo, tín ngưỡng và các công trình phụ trợ.
- Hiến chương, điều lệ (quy chế) tổ chức hoạt động về thành viên của các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; các buổi lễ, giảng đạo diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp; hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài; hoạt động xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo có liên quan đến tôn giáo.
- Giải quyết các thủ tục hành chính và các vấn đề khác liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh theo quy định.
d) Tham gia xây dựng, giám sát và phản biện xã hội việc thực hiện chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Phối hợp, hỗ trợ và khuyến khích các tôn giáo tích cực tham gia vận động, tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh; nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi tín đồ tôn giáo trong việc giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa trong xã hội.
Điều 16. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị khác có liên quan
1. Chủ động chủ trì thực hiện những nội dung có liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo theo chức năng, nhiệm vụ được giao; trường hợp cần thiết, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan phối hợp thực hiện.
2. Phối hợp theo đề nghị của cơ quan được giao chủ trì đề xuất hoặc giải quyết các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Trách nhiệm thi hành
1. Sở Nội vụ có trách nhiệm: Phổ biến, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện Quy chế này; định kỳ 03 (ba) năm tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan theo quy chế, thực hiện chế độ báo cáo, thông tin thường xuyên, kịp thời với cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về kết quả thực hiện Quy chế này theo quy định; trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, kịp thời thông tin, phản ánh (qua Sở Nội vụ) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Ninh",
"promulgation_date": "29/12/2023",
"sign_number": "38/2023/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Thị Hạnh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-13-2010-QD-UBND-sua-doi-phan-cap-nguon-thu-nhiem-vu-chi-ngan-sach-Kien-Giang-244369.aspx | Quyết định 13/2010/QĐ-UBND sửa đổi phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi ngân sách Kiên Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 13/2010/QĐ-UBND
Rạch Giá, ngày 21 tháng 4 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG TẠI ĐIỂM B, KHOẢN 1, ĐIỀU 5 CỦA BẢNG QUY ĐỊNH VỀ VIỆC PHÂN CẤP NGUỒN THU-NHIỆM VỤ CHI ĐỐI VỚI NGÂN SÁCH TỈNH; NGÂN SÁCH HUYỆN, THỊ, THÀNH PHỐ; NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 42/2006/QĐ-UBND VÀ BẢNG QUY ĐỊNH TỶ LỆ ĐIỀU TIẾT NGÂN SÁCH CẤP TỈNH, HUYỆN, XÃ NĂM 2007-2010, BẢNG QUY ĐỊNH TỶ LỆ ĐIỀU TIẾT NGÂN SÁCH CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN, CẤP XÃ NĂM 2010 CỦA HUYỆN GIANG THÀNH VÀ CÁC XÃ MỚI THÀNH LẬP THUỘC CÁC HUYỆN TÂN HIỆP, GIỒNG RIỀNG VÀ VĨNH THUẬN BAN HÀNH KÈM THEO CÁC QUYẾT ĐỊNH: QUYẾT ĐỊNH SỐ 43/2006/QĐ-UBND, QUYẾT ĐỊNH SỐ 33/2009/QĐ-UBND CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Căn cứ Thông tư số 224/2009/TT-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 42/2006/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc phân cấp nguồn thu-nhiệm vụ chi đối với ngân sách tỉnh; ngân sách huyện, thị, thành phố; ngân sách xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Quyết định số 43/2006/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách tỉnh; ngân sách huyện, thị, thành phố; ngân sách xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Quyết định số 33/2009/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc quy định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách tỉnh; ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã đối với huyện Giang Thành và các xã mới thành lập thuộc các huyện: Tân Hiệp, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận và Giang Thành;
Căn cứ Nghị quyết số 81/2009/NQ-HĐND ngày 02 tháng 12 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh Kiên Giang năm 2010;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 45/TTr-STC ngày 26 tháng 02 năm 2010 về việc sửa đổi, bổ sung tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu tiền sử dụng đất của các dự án tổ chức đấu giá có thu tiền sử dụng đất,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung nội dung quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 5 của Bảng quy định về việc phân cấp nguồn thu-nhiệm vụ chi đối với ngân sách tỉnh; ngân sách huyện, thị, thành phố; ngân sách xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số 42/2006/QĐ-UBND và bổ sung nội dung tỷ lệ % nguồn thu từ tiền sử dụng đất của các dự án tổ chức đấu giá có thu tiền sử dụng đất của ngân sách cấp huyện vào Bảng quy định tỷ lệ điều tiết ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã năm 2007-2010, Bảng quy định tỷ lệ điều tiết ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã năm 2010 của huyện Giang Thành và các xã mới thành lập thuộc các huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng và Vĩnh Thuận ban hành kèm theo các quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang: Quyết định số 43/2006/QĐ-UBND, Quyết định số 33/2009/QĐ-UBND với các nội dung được sửa đổi, bổ sung như sau:
Nguồn thu từ tiền sử dụng đất của các dự án tổ chức đấu giá có thu tiền sử dụng đất của ngân sách cấp huyện được để lại 60% bố trí cho đầu tư, nộp về ngân sách tỉnh 40% để ngân sách tỉnh điều tiết phân phối lại cho các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nhiệm vụ sự nghiệp địa chính và thành lập quỹ phát triển đất (dành 10% bố trí cho sự nghiệp địa chính để thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đo đạc lập bản đồ địa chính, quy hoạch sử dụng đất... và dành 30% để thành lập quỹ phát triển đất).
Điều 2. Giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Tài chính thông báo và hướng dẫn các các huyện, thị xã, thành phố quản lý và sử dụng nguồn kinh phí trên đúng quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và được áp dụng trong năm ngân sách 2010. Những nội dung không được đề cập tại Quyết định này vẫn được thực hiện theo Quyết định số 42/2006/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2006; Quyết định số 43/2006/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2006 và Quyết định số 33/2009/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cùng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Bùi Ngọc Sương | {
"issuing_agency": "Tỉnh Kiên Giang",
"promulgation_date": "21/04/2010",
"sign_number": "13/2010/QĐ-UBND",
"signer": "Bùi Ngọc Sương",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Thong-tu-03-2020-TT-BTP-Quy-tac-nghe-nghiep-tro-giup-phap-ly-443694.aspx | Thông tư 03/2020/TT-BTP Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý mới nhất | BỘ TƯ PHÁP
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 03/2020/TT-BTP
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2020
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY TẮC NGHỀ NGHIỆP TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý;
Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư ban hành Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.
Điều 2.
1. Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý có trách nhiệm tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý trong phạm vi toàn quốc.
2. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý trong phạm vi địa phương. Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý của trợ giúp viên pháp lý và luật sư, cộng tác viên ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
3. Người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý đối với người thực hiện trợ giúp pháp lý làm việc tại tổ chức mình.
Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2020. Quyết định số 09/2008/QĐ-BTP ngày 08/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành và tổ chức thực hiện Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các hội, đoàn thể;
- Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp;
- Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử: Chính phủ, Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, Cục TGPL.
BỘ TRƯỞNG
Lê Thành Long
QUY TẮC
NGHỀ NGHIỆP TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Lời nói đầu
Trợ giúp pháp lý là một nghề đặc thù, cung cấp dịch vụ pháp lý không thu tiền cho người nghèo, đối tượng chính sách thuộc diện người được trợ giúp pháp lý. Người thực hiện trợ giúp pháp lý có bổn phận bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý, từ đó góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý, bình đẳng trước pháp luật.
Ngoài việc tuân thủ pháp luật, người thực hiện trợ giúp pháp lý còn phải tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý. Để nâng cao trách nhiệm, đạo đức, uy tín nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp, gương mẫu của người thực hiện trợ giúp pháp lý, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý quy định các chuẩn mực về hành vi, ứng xử của người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Điều 1. Trung thực, liêm chính, tôn trọng sự thật khách quan
Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải trung thực, liêm chính, tôn trọng sự thật khách quan, giữ vững bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, không lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi cho mình hoặc cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.
Điều 2. Độc lập khi thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Bảo đảm sự độc lập, không để lợi ích của mình, lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ảnh hưởng đến việc thực hiện vụ việc, việc trợ giúp pháp lý.
2. Giữ vững bản lĩnh nghề nghiệp, không bị tác động bởi mối quan hệ hành chính nội bộ, không bị ảnh hưởng khi bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc bị can thiệp trái pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý.
Điều 3. Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý
Thực hiện vụ việc, việc trợ giúp pháp lý với sự tận tâm, trách nhiệm, kịp thời áp dụng các biện pháp, kỹ năng cần thiết phù hợp với quy định của pháp luật để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
Điều 4. Bảo mật thông tin trong trợ giúp pháp lý
1. Giữ bí mật thông tin về vụ việc, việc trợ giúp pháp lý; về người được trợ giúp pháp lý mà mình biết được trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý và ngay cả khi vụ việc, việc trợ giúp pháp lý đã kết thúc trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của người được trợ giúp pháp lý hoặc luật có quy định khác.
2. Không sử dụng các thông tin có được trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý để gây bất lợi cho người được trợ giúp pháp lý, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội.
Điều 5. Ứng xử với người được trợ giúp pháp lý
1. Tôn trọng, lịch sự, thân thiện, nhiệt tình với người được trợ giúp pháp lý, thể hiện phong cách chuyên nghiệp, tạo sự tin tưởng đối với người được trợ giúp pháp lý; sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn phù hợp với người được trợ giúp pháp lý.
2. Giải thích về quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý để người được trợ giúp pháp lý biết và thực hiện.
3. Không được có thái độ hách dịch, có các hành vi coi thường người được trợ giúp pháp lý hoặc phân biệt đối xử với người được trợ giúp pháp lý.
4. Không được sách nhiễu, chậm trễ, gây khó khăn, phiền hà cho người được trợ giúp pháp lý; hứa hẹn trước về kết quả giải quyết vụ việc, việc trợ giúp pháp lý.
5. Không được gợi ý, đòi hỏi, đặt điều kiện hoặc nhận bất kỳ lợi ích vật chất, lợi ích khác có liên quan đến vụ việc, việc trợ giúp pháp lý từ người được trợ giúp pháp lý hoặc người khác.
6. Không được xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý thực hiện những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Điều 6. Ứng xử với đồng nghiệp
1. Tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý, cùng nhau nâng cao uy tín, nghiệp vụ, tạo dựng sự tin cậy và tôn trọng của xã hội đối với hoạt động trợ giúp pháp lý.
2. Chân thành, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ, phối hợp với đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Không được xúc phạm, hạ thấp danh dự, uy tín của đồng nghiệp hoặc gây sức ép, đe dọa đồng nghiệp.
4. Không được thông đồng với đồng nghiệp trong quá trình thực hiện vụ việc, việc trợ giúp pháp lý nhằm gây bất lợi cho người được trợ giúp pháp lý hoặc để trục lợi cho mình hoặc cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.
5. Không được cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc thực hiện vụ việc, việc trợ giúp pháp lý của đồng nghiệp; lợi dụng ảnh hưởng của mình để áp đặt, chi phối, gây sức ép, tác động trái pháp luật đến việc thực hiện vụ việc, việc trợ giúp pháp lý của đồng nghiệp.
Điều 7. Ứng xử của trợ giúp viên pháp lý với người tập sự trợ giúp pháp lý
1. Khi được phân công hướng dẫn tập sự, trợ giúp viên pháp lý có bổn phận tận tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp cho người tập sự trợ giúp pháp lý; thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với người tập sự trợ giúp pháp lý.
2. Trợ giúp viên pháp lý không được phân biệt đối xử giữa những người tập sự trợ giúp pháp lý.
3. Trợ giúp viên pháp lý không được lợi dụng tư cách người hướng dẫn tập sự để buộc người tập sự trợ giúp pháp lý phải làm những việc không thuộc phạm vi tập sự.
Điều 8. Ứng xử với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
1. Ứng xử đúng mực, phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm tính hợp tác, lịch sự, tôn trọng đối với người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người có thẩm quyền liên quan đến vụ việc, việc trợ giúp pháp lý.
2. Phối hợp kịp thời với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc, việc trợ giúp pháp lý.
3. Không được móc nối, lôi kéo, xúi giục người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người ở các cơ quan, tổ chức có liên quan đến vụ việc, việc trợ giúp pháp lý làm trái quy định của pháp luật.
4. Không được tự mình hoặc xúi giục người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ mà mình biết rõ là không đúng sự thật liên quan đến vụ việc, việc trợ giúp pháp lý hoặc thực hiện các hành vi lừa dối, hành vi bất hợp pháp khác gây khó khăn, cản trở việc giải quyết vụ việc, việc trợ giúp pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền./. | {
"issuing_agency": "Bộ Tư pháp",
"promulgation_date": "28/04/2020",
"sign_number": "03/2020/TT-BTP",
"signer": "Lê Thành Long",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Quyet-dinh-2279-QD-CTN-cho-thoi-quoc-tich-Viet-Nam-133689.aspx | Quyết định 2279/QĐ-CTN cho thôi quốc tịch Việt Nam | CHỦ TỊCH NƯỚC
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 2279/QĐ-CTN
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CHO THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM
CHỦ TỊCH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 và Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008;
Xét đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 253/TTr-CP ngày 15/11/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho thôi quốc tịch Việt Nam đối với bà Trương Lan Phương, sinh ngày 25/4/1989 tại Hà Nội; hiện cư trú tại Bussemeyer Weg 7, 31812 Bad Pyrmont, Cộng hòa Liên bang Đức.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước và cá nhân có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
CHỦ TỊCH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trương Tấn Sang | {
"issuing_agency": "Chủ tịch nước",
"promulgation_date": "05/12/2011",
"sign_number": "2279/QĐ-CTN",
"signer": "Trương Tấn Sang",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-924-QD-UBND-2023-thuc-hien-Chi-thi-17-CT-TW-an-ninh-an-toan-thuc-pham-Bac-Kan-569180.aspx | Quyết định 924/QĐ-UBND 2023 thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW an ninh an toàn thực phẩm Bắc Kạn | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 924/QĐ-UBND
Bắc Kạn, ngày 29 tháng 5 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 426/QĐ-TTG NGÀY 21/4/2023 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ KẾ HOẠCH SỐ 142-KH/TU NGÀY 29/11/2022 CỦA TỈNH ỦY BẮC KẠN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 17-CT/TW NGÀY 21/10/2022 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM AN NINH, AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 426/QĐ-TTg ngày 21/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới;
Căn cứ Kế hoạch số 142-KH/TU ngày 29/11/2022 của Tỉnh ủy Bắc Kạn thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21//10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 70 /TTr-SYT ngày 24/5/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Quyết định số 426/QĐ-TTg ngày 21/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 142-KH/TU ngày 29/11/2022 của Tỉnh ủy Bắc Kạn thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (t/h);
- Bộ Y tế; Bộ Công Thương; Bộ NN&PTNT (b/c);
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UB MTTQVN và các hội, đoàn thể tỉnh;
- Công an tỉnh; Cục QLTT tỉnh; Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh; Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT tỉnh; Liên minh HTX tỉnh;
- LĐVP (Ô. Minh);
- Lưu: VT, Cúc, VXNV (V).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đăng Bình
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 426/QĐ-TTG NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 2023 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ KẾ HOẠCH SỐ 142-KH/TU NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 2022 CỦA TỈNH ỦY THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 17-CT/TW NGÀY 21/10/2022 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM AN NINH, AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Kèm theo Quyết định số 924/QĐ-UBND ngày 29/5/2023 của UBND tỉnh)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Quán triệt, nắm vững, thực hiện tốt các quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tại Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21 tháng 10 năm 2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới (Chỉ thị số 17-CT/TW), tạo chuyển biến về nhận thức và hành động, đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan có liên quan và địa phương đối với công tác đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế, chính sách và bố trí nguồn nhân lực cho công tác đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm.
- Phát huy các kết quả đạt được trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện thành công các nội dung về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; tăng cường tuyên truyền để người dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hiểu đúng và chấp hành nghiêm chính sách, pháp luật về an ninh, an toàn thực phẩm; thúc đẩy phong trào toàn dân tham gia công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
2. Yêu cầu
- Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp quán triệt nghiêm túc Chỉ thị số 17-CT/TW; tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện thành công các nội dung về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.
- Xác định rõ nhiệm vụ chỉ đạo đối với hoạt động bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm của các ngành, chính quyền địa phương các cấp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm triển khai kế hoạch phát triển của đơn vị. Xây dựng kế hoạch thực hiện phải gắn với thực hiện các Nghị quyết, Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025.
- Triển khai đầy đủ các nội dung của Chỉ thị số 17-CT/TW và Kế hoạch số 142-KH/TU ngày 29/11/2022 của Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới (Kế hoạch số 142-KH/TU).
II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm (ATTP), đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về an ninh, ATTP vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các đơn vị, địa phương.
2. Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm. Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành.
3. Phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, Liên minh Hợp tác xã, các sở, ngành và các địa phương chủ động, tích cực phối hợp tuyên truyền, vận động, giáo dục, cung cấp thông tin, tư vấn hỗ trợ pháp luật về đảm bảo an ninh, ATTP nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về an ninh, ATTP, phát huy tính trung thực, nâng cao đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm vì cộng đồng của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình và từng người dân trong đảm bảo an toàn thực phẩm, nhất là trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tăng cường vai trò, trách nhiệm giám sát, phản biện xã hội trong lĩnh vực an ninh, an toàn thực phẩm. Phát huy vai trò của các hợp tác xã, hiệp hội, các ngành , địa phương trong liên kết, hỗ trợ sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ thực phẩm an toàn, chất lượng.
4. Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác an ninh, an toàn thực phẩm theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối từ Trung ương tới địa phương theo chỉ đạo của Trung ương. Thực hiện phân cấp, phân quyền, đổi mới phương thức quản lý, điều hành, phối hợp, bảo đảm khoa học, chặt chẽ, hiệu quả; khắc phục tình trạng chồng chéo, buông lỏng quản lý công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.
5. Xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu biên chế cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm các cấp (tỉnh, huyện, xã) đáp ứng yêu cầu về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm trong các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu dùng. Nâng cao năng lực, trách nhiệm và có cơ chế, chính sách phù hợp đối với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.
6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm; chủ động phòng, chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong lĩnh vực an ninh, an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh phong trào quần chúng phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm; tạo dư luận xã hội, người tiêu dùng lên án, tẩy chay các sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm. Kịp thời khen thưởng và có biện pháp phù hợp để bảo vệ người tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm. Đồng thời, xử lý nghiêm hành vi lợi dụng bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm để hạ uy tín, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh lành mạnh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
7. Xây dựng các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng; ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn. Kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ yếu tố đầu vào trong sản xuất, kinh doanh; liên kết với các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế, bảo đảm người dân được tiếp cận và sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn, bền vững; nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thân thiện với môi trường trong sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Khuyến khích, hỗ trợ hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm ứng dụng công nghệ cao và kết nối chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn.
8. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, địa phương theo Phụ lục đính kèm Kế hoạch này.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của ngành để triển khai Chỉ thị số 17-CT/TW, Quyết định số 426/QĐ-TTg , Kế hoạch số 142-KH/TU và Kế hoạch này; theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các sở ngành liên quan và UBND các huyện/thành phố thực hiện đảm bảo hiệu quả.
2. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và các sở ngành liên quan tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo liên ngành tỉnh về an toàn thực phẩm tỉnh.
3. Các sở, ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Căn cứ Chỉ thị số 17-CT/TW, Quyết định số 426/QĐ-TTg , Kế hoạch số 142-KH/TU và Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong phạm vi, địa bàn quản lý.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ được phân công tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này bảo đảm chất lượng, tiến độ
- Trước ngày 20 tháng 11 hàng năm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện gửi Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo liên ngành tỉnh (trước ngày 01 tháng 12 hàng năm).
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, Liên minh Hợp tác xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp luật và chủ động tăng cường vai trò, trách nhiệm giám sát, phản biện xã hội trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, trong đó tiếp tục tập trung triển khai có hiệu quả các Chương trình phối hợp đã ký kết giữa UBND với các đoàn thể chính trị - xã hội./.
PHỤ LỤC NHIỆM VỤ
KÈM THEO KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 426/QĐ-TTG NGÀY 21/4/2023 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ KẾ HOẠCH SỐ 142-KH/TU NGÀY 29/11/2022 CỦA TỈNH ỦY THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 17-CT/TW NGÀY 21/10/2022 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM AN NINH, AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
TT
Nhiệm vụ
Cơ quan chủ trì
Cơ quan phối hợp
Thời gian thực hiện
1.
Tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền nội dung Chỉ thị số 17-CT/TW; Quyết định số 426/QĐ-TTg ngày 21 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 142- KH/TU ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Tỉnh ủy Bắc Kạn.
Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND huyện/thành phố
Quý II, III/2023
2.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm
Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương
Sở Tư pháp, các sở ngành có liên quan, UBND huyện/thành phố
Giai đoạn 2023-2025
3.
Tham mưu kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về ATTP theo hướng thống nhất về một đầu mối thực hiện bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm theo chỉ đạo của Trung ương
Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương
Sở Nội vụ
Giai đoạn 2023-2025 theo hướng dẫn của Trung ương
4.
Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về bảo đảm an ninh, ATTP liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành.
Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan
Giai đoạn 2023-2028
5.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục về bảo đảm an ninh, ATTP; cung cấp thông tin, tư vấn, hỗ trợ pháp luật và chủ động vai trò, trách nhiệm giám sát, phản biện xã hội trong công tác bảo đảm an ninh, ATTP; tập trung khơi dậy và phát huy tính trung thực, đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm vì cộng đồng của từng doanh nghiệp, hộ gia đình và người dân để bảo đảm ATTP, nhất là trong sản xuất, kinh doanh.
Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, Liên minh Hợp tác xã, các đơn vị liên quan
Nhiệm vụ thường xuyên
6.
Tham mưu báo cáo tổng kết thi hành Luật An toàn thực phẩm, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật An toàn thực phẩm.
Sở Y tế
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, các sở ngành liên quan, UBND huyện/thành phố
Giai đoạn 2023-2025
7.
Nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
Sở Y tế
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, các sở ngành liên quan, UBND huyện/thành phố
Nhiệm vụ thường xuyên
8.
Khuyến khích đầu tư vào kết cấu hạ tầng, đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, ưu tiên phát triển các mô hình sản xuất, chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng; phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Các sở, ngành liên quan, UBND huyện/thành phố
Nhiệm vụ thường xuyên
9.
Xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng; ưu tiên phát triển các vùng nguyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn. Kiểm soát ATTP ngay từ đầu vào trong sản xuất, kinh doanh; liên kết với chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, đảm bảo người dân được tiếp cận và sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn, bền vững. Phát triển vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp tập trung theo tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an toàn.
Tiếp tục tham mưu thực hiện Quyết định số 386/QĐ-UBND ngày 19/4/2021 của UBND tỉnh về Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Các sở, ngành liên quan, UBND huyện/thành phố
Nhiệm vụ thường xuyên
10.
Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội có chính sách hỗ trợ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm tiếp cận, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, ứng dụng công nghệ cao và kết nối chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Các sở, ngành liên quan, UBND huyện/thành phố
Nhiệm vụ thường xuyên
11.
Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Khoa học và Công nghệ; các sở, ngành có liên quan, UBND huyện/thành phố
Nhiệm vụ thường xuyên
12.
Tham mưu cho UBND tỉnh các biện pháp phù hợp, kiên quyết để phòng, chống nạn hàng giả, hàng nhái lưu thông trên thị trường.
Cục Quản lý thị trường tỉnh
Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, các sở ngành liên quan; UBND huyện/thành phố
Nhiệm vụ thường xuyên
13.
Tham mưu đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghiệp, dịch vụ, bảo quản, chế biến, ở khu vực nông thôn; hỗ trợ các thương nhân sản xuất kinh doanh ứng dụng thương mại điện tử vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khuyến khích, hỗ trợ hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm ứng dụng công nghệ cao, kết nối chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn.
Sở Công Thương
Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, các sở ngành liên quan; UBND huyện/thành phố
Nhiệm vụ thường xuyên
14.
Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình chợ thí điểm đảm bảo ATTP, phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn, giáo dục và truyền thông, hỗ trợ nâng cao kiến thức về bảo đảm an ninh, ATTP theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Sở Tài chính
Các sở, ngành liên quan, UBND huyện/thành phố
Nhiệm vụ thường xuyên
15.
Ưu tiên nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho các hộ sản xuất thực phẩm an toàn, nhất là các hộ nghèo và đối tượng chính sách.
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Các sở, ngành có liên quan; UBND huyện/thành phố
Hàng năm
16.
Thực hiện chế độ, chính sách phù hợp cho đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh, ATTP theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
Sở Nội vụ
Các sở, ngành có liên quan; UBND huyện/thành phố
Giai đoạn 2023-2025
17.
Tham mưu xác định mục tiêu, chỉ tiêu về an ninh, ATTP hàng năm trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương; các sở ngành có liên quan; UBND huyện/thành phố
Hàng năm
18.
Tăng cường đấu tranh, ngăn chặn, phát hiện, điều tra, khám phá, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi sản xuất, kinh doanh, nhập lậu các sản phẩm thực phẩm giả, hàng nhái, kém chất lượng, vi phạm quy định về an ninh, ATTP. Phối hợp với các sở ngành, địa phương trong chủ động phòng, chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong lĩnh vực an ninh, ATTP. Đẩy mạnh phong trào quần chúng phát hiện, tố giác tội phạm, vi phạm quy định của pháp luật về an ninh, ATTP.
Công an tỉnh
Các sở, ngành có liên quan, UBND huyện/thành phố
Nhiệm vụ thường xuyên | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Kạn",
"promulgation_date": "29/05/2023",
"sign_number": "924/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Đăng Bình",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Cong-dien-1403-CD-BYT-trien-khai-cong-tac-phong-chong-sot-xuat-huyet-tay-chan-mieng-truoc-mua-dich-2015-305718.aspx | Công điện 1403/CĐ-BYT triển khai công tác phòng chống sốt xuất huyết tay chân miệng trước mùa dịch 2015 | BỘ Y TẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1403/CĐ-BYT
Hà Nội, ngày 09 tháng 3 năm 2015
CÔNG ĐIỆN
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ TAY CHÂN MIỆNG
BỘ Y TẾ ĐIỆN
Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong 2 tháng đầu năm 2015, bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Cụ thể, bệnh sốt xuất huyết ghi nhận số mắc tăng tại các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, An Giang, Long An, Tiền Giang, Khánh Hòa, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bình Định, Đồng Tháp, Tây Ninh và Cà Mau; bệnh tay chân miệng ghi nhận số mắc tăng tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng. Bộ Y tế nhận định dịch bệnh có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống ngay từ đầu mùa dịch. Để chủ động phòng chống, kiên quyết không để dịch bùng phát trên diện rộng, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, Bộ Y tế kính đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo một số nội dung công tác sau:
1. Chỉ đạo chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, phối hợp với các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, huy động quần chúng nhân dân triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng trên địa bàn đặc biệt các khu vực có nguy cơ cao bùng phát dịch: tổ chức diệt lăng quăng/bọ gậy trên địa bàn ngay từ đầu năm và duy trì hoạt động 1 tuần/1 lần tại các khu vực có nguy cơ cao, 2 tuần/1 lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, lăng quăng/bọ gậy cao và 1 tháng/1 lần tại các khu vực còn lại; phun hóa chất diệt muỗi diện rộng tại các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết và phun hóa chất diệt muỗi triệt để tại 100% các hộ gia đình tại khu vực ổ dịch theo chỉ định của ngành Y tế. Vận động cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch và giữ gìn đồ chơi sạch cho trẻ để phòng chống bệnh tay chân miệng.
2. Chỉ đạo Sở Y tế tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp bệnh, xử lý triệt để ổ dịch. Chuẩn bị đầy đủ thuốc men, vật tư, phương tiện, hóa chất phục vụ công tác phòng chống và điều trị dịch bệnh trong mọi tình huống. Chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế có giường bệnh chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, tập huấn cán bộ về các phác đồ cấp cứu và điều trị, chú trọng việc phân tuyến, phân luồng tránh quá tải khi có đông bệnh nhân và dự phòng lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế, tăng cường cấp cứu và điều trị bệnh nhân hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong.
3. Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng, truyền thông cơ sở phối hợp với ngành Y tế triển khai mạnh mẽ các hoạt động tuyên truyền tới người dân trong cộng đồng về các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng.
4. Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai mạnh mẽ các hoạt động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là tại nhà trẻ, trường mẫu giáo; yêu cầu các cơ sở giáo dục có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng và có vị trí thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho người chăm sóc trẻ và trẻ em rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; hướng dẫn các em học sinh tham gia vào các hoạt động loại trừ lăng quăng, bọ gậy tại hộ gia đình. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt tại các nhà trẻ, lớp mẫu giáo, cơ sở trông giữ trẻ dưới 5 tuổi.
5. Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra và hỗ trợ tuyến dưới, có biện pháp chỉ đạo kịp thời và phù hợp, khắc phục các tồn tại, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng chống dịch bệnh.
6. Chỉ đạo Sở Tài chính cân đối ngân sách, cấp và bổ sung kinh phí kịp thời cho các đơn vị y tế nhằm đảm bảo nhu cầu về thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch chủ động.
Bộ Y tế trân trọng cảm ơn và mong nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- BT. Nguyễn Thị Kim Tiến (để báo cáo);
- Các Đồng chí Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- Các Vụ, Cục: KCB; KH-TC, TT-KT (để thực hiện);
- Các Viện VSDT/Pasteur (để thực hiện);
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố (để thực hiện);
- TTYTDP các tỉnh, thành phố (để thực hiện);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, DP.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Long | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "09/03/2015",
"sign_number": "1403/CĐ-BYT",
"signer": "Nguyễn Thanh Long",
"type": "Công điện"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Nghi-quyet-18-2021-NQ-HDND-sua-doi-Dieu-18-Nghi-quyet-18-2020-NQ-HDND-Ha-Nam-499744.aspx | Nghị quyết 18/2021/NQ-HĐND sửa đổi Điều 18 Nghị quyết 18/2020/NQ-HĐND Hà Nam | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 18/2021/NQ-HĐND
Hà Nam, ngày 08 tháng 12 năm 2021
NGHỊ QUYẾT
SỬA ĐỔI ĐIỀU 18 CỦA QUY ĐỊNH VỀ THU PHÍ VÀ LỆ PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 18/2020/NQ-HĐND NGÀY 08 THÁNG 12 NĂM 2020 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ NĂM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 47/2019/QH14;
Căn cứ Luật Cư trú ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều Luật phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 62/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú;
Căn cứ Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tải chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Xét Tờ trình số 3313/TTr-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi Điều 18 quy định về thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Hà Nam ban hành kèm theo Nghị quyết số 18/2020/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận, thống nhất của đại biểu Hội đồng nhân dân tại Kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Sửa đổi Điều 18 của quy định về thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Hà Nam ban hành kèm theo Nghị quyết số 18/2020/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam như sau:
“Điều 18. Lệ phí đăng ký cư trú
1. Đối tượng nộp lệ phí: Người đăng ký cư trú khi thực hiện đăng ký cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
2. Đối tượng được miễn: Bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; hộ nghèo; trẻ em; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng.
3. Mức thu:
a) Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cho cả hộ hoặc một người:
- Tại các phường thuộc thành phố, thị xã: 15.000 đồng/lần đăng ký.
- Đối với các khu vực còn lại: 7.000 đồng/lần đăng ký.
b) Gia hạn tạm trú:
- Tại các phường thuộc thành phố, thị xã: 8.000 đồng/lần đăng ký.
- Đối với các khu vực còn lại: 4.000 đồng/lần đăng ký.
4. Tổ chức thu lệ phí: Công an xã, phường, thị trấn và Ủy ban nhân xã, phường, thị trấn.
5. Quản lý sử dụng: Tổ chức thu lệ phí nộp 100% số lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước, chi phí cho công tác thu lệ phí được cấp theo dự toán được duyệt hàng năm.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam khóa XIX, Kỳ họp thứ năm (Kỳ họp thường lệ cuối năm) thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022./.
Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục KTVBQPPL-BTP;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Ban, các Tổ, ĐB HĐND tỉnh;
- Các sở, ngành: Tài chính, Kho bạc NN;
- TT HĐND, UBND các huyện, TX, TP;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.
CHỦ TỊCH
Lê Thị Thủy | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hà Nam",
"promulgation_date": "08/12/2021",
"sign_number": "18/2021/NQ-HĐND",
"signer": "Lê Thị Thủy",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Sac-lenh-66-cu-nhan-vien-giu-chuc-vu-Bo-ngoai-giao-35996.aspx | Sắc lệnh 66 cử nhân viên giữ chức vụ Bộ ngoại giao | SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 66 NGÀY 10 THÁNG 5 NĂM 1946
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Chiểu theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,
Sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả hiệp,
RA SẮC LỆNH:
Điều thứ nhất: Nay cử:
a) Thuộc Văn phòng Bộ Ngoại giao:
Ông Trần Văn Tuyên, luật khoa cử nhân, tri huyện hạng nhì hành chính cử sung chức Đổng lý Văn phòng;
Phạm Văn Bính, tốt nghiệp trung học cao đẳng sung chức Chánh Văn phòng;
b) Thuộc Đổng lý Vụ Bộ Ngoại giao:
Ông Lê Trọng Thanh, Bố Chánh hạng nhì ngạch hành chính cử, tốt nghiệp trường cao đẳng Luật học, sung chức Đổng lý sự vụ.
Điều thứ hai: Ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chịu uỷ nhiệm thi hành Sắc lệnh này.
Hồ Chí Minh
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Chủ tịch nước",
"promulgation_date": "10/05/1946",
"sign_number": "66",
"signer": "Hồ Chí Minh",
"type": "Sắc lệnh"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1186-QD-UBND-2014-thu-tuc-hanh-chinh-sua-doi-Uy-ban-nhan-dan-huyen-Phu-Yen-242604.aspx | Quyết định 1186/QĐ-UBND 2014 thủ tục hành chính sửa đổi Ủy ban nhân dân huyện Phú Yên | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1186/QĐ-UBND
Phú Yên, ngày 28 tháng 7 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số 39/TTr-STP, ngày 23/7/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
(Danh mục, nội dung cụ thể thủ tục hành chính kèm theo)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
CHỦ TỊCH
Phạm Đình Cự
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1186/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
Phần I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
STT
Số hồ sơ TTHC
Tên thủ tục hành chính
Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế
I. Lĩnh vực Hành chính tư pháp
1
T-PYE-258618- TT
Thủ tục Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản
Thông tư liên tịch số 62/2013/TTLT-BTC-BTP ngày 13/5/2013
2
T-PYE-258619- TT
Thủ tục Chứng thực văn bản khai nhận di sản
Thông tư liên tịch số 62/2013/TTLT-BTC-BTP ngày 13/5/2013
3
T-PYE-258620- TT
Thủ tục Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 50 triệu đồng
Thông tư liên tịch số 62/2013/TTLT-BTC-BTP ngày 13/5/2013
4
T-PYE-258621- TT
Thủ tục Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và song ngữ
Nghị định số 04/2012/NĐ- CP ngày 20/01/2012 sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ
5
T-PYE-258622- TT
Thủ tục Chứng thực chữ ký; chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và song ngữ
Nghị định số 04/2012/NĐ-CP ngày 20/01/2012 sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ
Phần II.
NỘI DUNG CỤ THỂ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. Lĩnh vực Hành chính tư pháp
1. Thủ tục Chứng thực Văn bản thỏa thuận phân chia di sản
+ Trình tự thực hiện:
Bước 1. Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2. Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.
Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận và hẹn thời gian giao trả.
- Trường hợp hồ sơ thiếu và không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ làm lại.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h; chiều từ 14h đến 15h (Trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).
Bước 3. Người thực hiện chứng thực phải niêm yết thỏa thuận phân chia di sản tại nơi thường trú hoặc nơi có bất động sản của người để lại di sản trong vòng 30 ngày.
Bước 4. Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố theo trình tự sau:
- Nộp giấy biên nhận;
- Nộp lệ phí;
- Nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản được chứng thực.
Thời gian trả hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h; Chiều từ 14h đến 16h30 (Trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).
+ Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.
+ Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Phiếu yêu cầu chứng thực văn bản;
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
- Giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của người để lại di sản đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng;
- Văn bản phân chia di sản;
- Bản sao sổ hộ khẩu;
- Bản sao di chúc;
- Giấy chứng tử của người để lại di sản;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế, có sự cam đoan và chịu trách nhiệm về việc không bỏ sót người thừa kế theo pháp luật.
b/ Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
+ Thời hạn giải quyết: Thời hạn chứng thực không quá 3 ngày làm việc (không bao gồm thời gian niêm yết 30 ngày).
+ Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
+ Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Không.
+ Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng thực Văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
+ Lệ phí:
STT
Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
Mức thu
(đồng/trường hợp)
1
Dưới 50 triệu đồng
50.000
2
Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng
100.000
3
Từ trên 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng
300.000
4
Từ trên 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng
500.000
5
Từ trên 1 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng
1.000.000
6
Từ trên 2 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng
1.200.000
7
Từ trên 3 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng
1.500.000
8
Từ trên 4 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng
2.000.000
9
Từ trên 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng
2.500.000
10
Trên 10 tỷ đồng
3.000.000
+ Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu yêu cầu chứng thực văn bản.
+ Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Người yêu cầu chứng thực là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;
- Việc ký, điểm chỉ của người yêu cầu chứng thực phải được thực hiện trước mặt người thực hiện chứng thực.
+ Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội;
- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực;
- Thông tư số 03/2001/TP-CC ngày 14/3/2001 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 75/2001/NĐ-CP;
- Thông tư liên tịch số 93/2001/BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực;
- Nghị quyết số 92/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của HĐND tỉnh Phú Yên sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 75/2007/NQ-HĐND ngày 19/7/20007 về quy định danh mục, mức thu, quản lý, sử dụng tiền phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh.
2. Thủ tục Chứng thực Văn bản khai nhận di sản
+ Trình tự thực hiện:
Bước 1. Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2. Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.
Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận và hẹn thời gian giao trả.
- Trường hợp hồ sơ thiếu và không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ làm lại.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h; chiều từ 14h đến 16h30 (Trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).
Bước 3. Người thực hiện chứng thực phải niêm yết khai nhận di sản tại nơi thường trú hoặc nơi có bất động sản của người để lại di sản trong vòng 30 ngày.
Bước 4. Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND Huyện, Thị xã, Thành phố theo trình tự sau:
- Nộp giấy biên nhận;
- Nộp lệ phí:
- Nhận Văn bản khai nhận di sản được chứng thực.
Thời gian trả hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h; chiều từ 14h đến 16h30 (Trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).
+ Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.
+ Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Phiếu yêu cầu chứng thực văn bản;
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
- Giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của người để lại di sản đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng;
- Văn bản khai nhận di sản;
- Bản sao sổ hộ khẩu;
- Bản sao di chúc;
- Giấy chứng tử của người để lại di sản;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản mà người nhận thừa kế là duy nhất theo quy định của pháp luật về thừa kế, có sự cam đoan và chịu trách nhiệm về việc không bỏ sót người thừa kế theo pháp luật.
b) Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
+ Thời hạn giải quyết: không quá 3 ngày làm việc (không bao gồm thời gian niêm yết 30 ngày).
+ Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
+ Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Không.
+ Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng thực Văn bản khai nhận di sản.
+ Lệ phí:
STT
Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
Mức thu
(đồng/trường hợp)
1
Dưới 50 triệu đồng
50.000
2
Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng
100.000
3
Từ trên 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng
300.000
4
Từ trên 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng
500.000
5
Từ trên 1 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng
1.000.000
6
Từ trên 2 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng
1.200.000
7
Từ trên 3 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng
1.500.000
8
Từ trên 4 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng
2.000.000
9
Từ trên 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng
2.500.000
10
Trên 10 tỷ đồng
3.000.000
+ Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu yêu cầu chứng thực văn bản.
+ Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Người yêu cầu chứng thực là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;
- Việc ký, điểm chỉ của người yêu cầu chứng thực phải được thực hiện trước mặt người thực hiện chứng thực.
+ Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội;
- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực;
- Thông tư số 03/2001/TP-CC ngày 14/3/2001 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 75/2001/NĐ-CP;
- Thông tư liên tịch số 93/2001/BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực;
- Nghị quyết số 92/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của HĐND tỉnh Phú Yên sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 75/2007/NQ-HĐND ngày 19/7/20007 về quy định danh mục, mức thu, quản lý, sử dụng tiền phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh.
3. Thủ tục Chứng thực Hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 50 triệu đồng
+ Trình tự thực hiện:
Bước 1. Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2. Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.
Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận và hẹn thời gian giao trả.
- Trường hợp hồ sơ thiếu và không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ làm lại.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h; chiều từ 14h đến 16h30 (Trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).
Bước 3. Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố theo trình tự sau:
- Nộp giấy biên nhận;
- Nộp lệ phí:
- Nhận Hợp đồng, giao dịch được chứng thực.
Thời gian trả hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h; chiều từ 14h đến 16h30 (Trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).
+ Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.
+ Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Phiếu yêu cầu chứng thực văn bản;
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
- Giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản liên quan đến động sản đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng;
- Hợp đồng, giao dịch soạn thảo sẵn;
- Bản sao sổ hộ khẩu.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
+ Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
+ Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Không.
+ Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng thực hợp đồng, giao dịch.
+ Lệ phí: 40.000 đ/trường hợp.
+ Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu yêu cầu chứng thực văn bản.
+ Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Người yêu cầu chứng thực là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật và nội dung hợp đồng đã được soạn thảo sẵn không trái pháp luật, đạo đức xã hội;
- Việc ký, điểm chỉ của người yêu cầu chứng thực phải được thực hiện trước mặt người thực hiện chứng thực.
+ Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội;
- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực;
- Thông tư số 03/2001/TP-CC ngày 14/3/2001 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 75/2001/NĐ-CP;
- Thông tư liên tịch số 93/2001/BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực;
- Nghị quyết số 92/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của HĐND tỉnh Phú Yên sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 75/2007/NQ-HĐND ngày 19/7/20007 về quy định danh mục, mức thu, quản lý, sử dụng tiền phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh.
4. Thủ tục Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và song ngữ
+ Trình tự thực hiện:
Bước 1. Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2. Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.
Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận và hẹn thời gian giao trả.
- Trường hợp hồ sơ thiếu và không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ làm lại.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h; chiều từ 14h đến 16h30 (Trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).
Bước 3. Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố theo trình tự sau:
- Nộp giấy biên nhận;
- Nộp lệ phí;
- Nhận Bản sao đã được chứng thực.
Thời gian trả hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h; chiều từ 14h đến 16h30 (Trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).
+ Cách thức thực hiện: Trực tiếp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.
+ Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Bản chính;
- Bản sao cần chứng thực.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
+ Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
+ Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Không.
+ Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng thực bản sao từ bản chính.
+ Lệ phí: Không quá 2.000 đ/trang, từ trang thứ 3 trở lên thì mỗi trang thu không quá 1.000 đ/trang, tối đa thu không quá 100.000 đ/bản.
+ Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
+ Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
+ Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;
- Thông tư liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17/10/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực;
- Nghị định số 04/2012/NĐ-CP ngày 20/01/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
5. Thủ tục Chứng thực chữ ký; chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và song ngữ
- Trình tự thực hiện:
Bước 1. Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2. Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.
Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận và hẹn thời gian giao trả.
- Trường hợp hồ sơ thiếu và không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ làm lại.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h; chiều từ 14h đến 16h30 (Trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).
Bước 3. Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố theo trình tự sau:
- Nộp giấy biên nhận;
- Nộp lệ phí;
- Nhận Giấy tờ, văn bản mà mình đã ký được chứng thực.
Thời gian trả hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h; chiều từ 14h đến 16h30 (Trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).
+ Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND huyện, thị xã, thành phố.
+ Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác;
- Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký vào đó.
Đối với trường hợp chứng thực chữ ký của người dịch thì người dịch phải là người thông thạo tiếng nước ngoài cần dịch; người dịch phải cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch.
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
+ Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
+ Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Không.
+ Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng thực chữ ký.
+ Lệ phí: 10.000 đ/trường hợp.
+ Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
+ Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.
+ Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;
- Thông tư liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17/10/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực;
- Nghị định số 04/2012/NĐ-CP ngày 20/01/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Phú Yên",
"promulgation_date": "28/07/2014",
"sign_number": "1186/QĐ-UBND",
"signer": "Phạm Đình Cự",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-273-QD-BKHCN-phe-duyet-Danh-muc-cac-de-an-trinh-Chinh-phu-Thu-tuong-Chinh-phu-soan-thao-moi-103462.aspx | Quyết định 273/QĐ-BKHCN phê duyệt Danh mục các đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ soạn thảo mới | BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Số: 273/QĐ-BKHCN
Hà Nội, ngày 04 tháng 3 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN TRÌNH CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SOẠN THẢO MỚI NĂM 2010
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 812/1999/QĐ-BKHCNMT ngày 06 tháng 5 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) về việc ban hành Quy chế soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Chánh Văn phòng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Danh mục các đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ soạn thảo mới năm 2010.
Điều 2. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan
1. Thủ trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo đề án trong các danh mục quy định tại Điều 1 của Quyết định này có trách nhiệm sau:
a) Tổ chức triển khai soạn thảo các đề án theo đúng quy định của Quy chế soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Quyết định số 812/1999/QĐ-BKHCNMT ngày 6/5/1999 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ).
b) Soạn thảo và trình duyệt các đề án được giao đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng. Đối với những đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các đơn vị phải trình Lãnh đạo Bộ trước thời hạn trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ít nhất 01 tháng.
c) Các báo cáo công tác tuần, tháng, sơ kết giữa năm và tổng kết năm của đơn vị phải có mục về tiến độ và đánh giá kết quả cụ thể việc triển khai thực hiện nhiệm vụ soạn thảo các đề án được giao và gửi về Văn phòng Bộ, đồng gửi Vụ Pháp chế để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ.
2. Vụ Pháp chế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ tình hình các đơn vị soạn thảo và trình duyệt các đề án trong Danh mục quy định tại Điều 1 của Quyết định này.
3. Thanh tra Bộ có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế và Văn phòng Bộ kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được phân công của các đơn vị chủ trì soạn thảo đề án.
4. Văn phòng Bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch - Tài chính và đơn vị chủ trì soạn thảo các đề án tiến hành các thủ tục giao nhiệm vụ và kinh phí thực hiện cho từng đề án.
5. Định kỳ cuối năm, Vụ Pháp chế và Văn phòng Bộ có trách nhiệm xác nhận việc hoàn thành kế hoạch soạn thảo và trình các đề án của các đơn vị và gửi phòng Thi đua – Khen thưởng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Lãnh đạo Bộ (để b /c);
- VP (để phối hợp);
- Các đơn vị (để thực hiện);
- Lưu VT, PC.
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Đình Tiến | {
"issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ",
"promulgation_date": "04/03/2010",
"sign_number": "273/QĐ-BKHCN",
"signer": "Lê Đình Tiến",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Ke-hoach-3079-KH-UBND-2016-phat-dong-toan-dan-quan-ly-bao-ve-rung-Kon-Tum-379620.aspx | Kế hoạch 3079/KH-UBND 2016 phát động toàn dân quản lý bảo vệ rừng Kon Tum | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3079/KH-UBND
Kon Tum, ngày 13 tháng 12 năm 2016
KẾ HOẠCH
PHÁT ĐỘNG ĐỢT CAO ĐIỂM PHONG TRÀO TOÀN DÂN THAM GIA QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG
Thực hiện Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020; Kết luận số 04-KL/TU ngày 13/01/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác đấu tranh, ngăn chặn hoạt động khai thác, vận chuyển, cất giữ, mua bán lâm sản trái pháp luật; Kế hoạch số 14-KH/BTGTU ngày 05/7/2016 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về tuyên truyền quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Nhằm huy động sức mạnh của hệ thống chính trị, các cấp chính quyền địa phương, các ngành, các đoàn thể và toàn dân tham gia tích cực trong công tác quản lý bảo vệ rừng, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát động đợt cao điểm phong trào toàn dân tham gia quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh, như sau:
I. MỤC ĐÍCH
- Tạo động lực mạnh mẽ, nâng cao Chất lượng, hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016 - 2020.
- Xây dựng, nêu gương những điển hình tiên tiến có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào toàn dân tham gia quản lý bảo vệ rừng để biểu dương, khen thưởng kịp thời và phổ biến, tuyên truyền nhân rộng tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội.
- Tăng cường đoàn kết, phối hợp, trao đổi trong thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.
II. YÊU CẦU
- Phong trào phải được tổ chức phát động sôi nổi, sâu rộng và phải thực sự là động lực cho từng tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương, toàn thể cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, học sinh, sinh viên, đoàn viên, hội viên và mọi tầng lớp nhân dân tiếp tục nỗ lực và quyết tâm cao hơn, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Phát huy được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn toàn tỉnh nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hiệu quả của phong trào toàn dân tham gia bảo vệ rừng.
III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Để đạt được các mục đích của việc phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ rừng, UBND tỉnh đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh, các Sở, ban ngành và UBND các cấp, các đơn vị chủ rừng, các đơn vị Quân đội, Công an, Bộ đội Biên phòng đóng chân trên địa bàn tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ, triển khai đồng bộ các nội dung sau:
1. Tập trung triển khai các biện pháp quản lý bảo vệ rừng góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020, Kết luận số 04-KL/TU ngày 13/01/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phương án tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản có liên quan trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
2. Gắn các nội dung triển khai phong trào tham gia quản lý bảo vệ rừng với chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của đơn vị, địa phương. Tổ chức đợt cao điểm quán triệt sâu sắc đến toàn thể cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, học sinh, sinh viên, đoàn viên, hội viên, toàn quân và mọi tầng lớp nhân dân về các quy định của Nhà nước trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo mỗi cá nhân là một mắt xích trong việc cung cấp thông tin, phát hiện, ngăn chặn, tố giác các hành vi vi phạm và tuyên truyền trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng.
3. Thường xuyên động viên các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng phong trào toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng gắn kết chặt chẽ với các cuộc vận động, phong trào cách mạng khác của Đảng, Nhà nước, các ngành, đoàn thể tạo thành phong trào quản lý bảo vệ rừng một cách sâu rộng, phù hợp với nhiệm vụ của từng đơn vị, địa phương. Lồng ghép phong trào toàn dân tham gia bảo vệ rừng với các phong trào khác của đơn vị, địa phương như "phong trào thi đua yêu nước", "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư", "phong trào xây dựng nông thôn mới", "thanh niên lập nghiệp", "giỏi việc nước, đảm việc nhà", "toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", "dạy tốt, học tốt"... để triển khai thực hiện.
4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vai trò của rừng đối với sự sinh tồn và phát triển của con người, tác hại của việc xâm hại tài nguyên rừng đối với môi trường thiên nhiên và xã hội; vận động, khuyến khích quần chúng nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng và phối hợp với các ngành chức năng phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, tố giác các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng; kịp thời khen thưởng, tổ chức tuyên truyền và nhân rộng các điển hình tiên tiến, điển hình mới trong phong trào toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng nhằm tạo sự lan tỏa và đồng thuận trong nhân dân.
5. Phát huy sức mạnh, vai trò nòng cốt, xung kích của đoàn viên thanh niên, vận động đoàn viên thanh niên phối hợp các lực lượng chức năng tham gia các hoạt động quản lý bảo vệ rừng (tuần tra, truy quét, ngăn chặn vi phạm...).
6. Tăng cường công tác phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng: Các cơ quan chức năng phối hợp với cấp ủy, chính quyền cơ sở đôn đốc các chủ rừng triển khai các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng đối với diện tích rừng được giao. Triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời tình trạng buôn bán lâm sản trái phép; triển khai thực hiện tốt công tác phối hợp theo các quy chế phối hợp đã ký kết. Việc phối hợp phải đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ, thực chất và có hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ của các bên tham gia nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển, kinh doanh, mua bán lâm sản trái pháp luật.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thời gian tổ chức các đợt cao điểm:
- Trong quý I năm 2017: Tổ chức thực hiện phát động phong trào đợt cao điểm toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Trong quý II năm 2016: Tổ chức thực hiện phát động phong trào đợt cao điểm toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng.
Ngoài các đợt cao điểm, các tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên duy trì thực hiện phong trào theo kế hoạch này.
2. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp với chính quyền địa phương cơ sở triển khai sâu rộng phong trào toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng.
3. Thủ trưởng các Sở, ban ngành; Chủ tịch UBND cấp huyện, xã; các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phát động phong trào toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng phù hợp với chức năng nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương, đơn vị. Đưa hoạt động quản lý, bảo vệ rừng thành một tiêu chí trong việc xây dựng tổ chức, cơ quan, đơn vị, gia đình văn hóa và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện các nội dung Kế hoạch đã đề ra.
4. Sau mỗi đợt cao điểm, các tổ chức, đơn vị, địa phương báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm). Hằng năm, định kỳ 6 tháng, 01 năm, hoặc đột xuất theo yêu cầu, các tổ chức, đơn vị, địa phương thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện phong trào về Chi cục Kiểm lâm.
5. Hằng năm, các cấp huyện, tỉnh tổ chức tổng kết tình hình thực hiện phong trào toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng và khen thưởng cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào.
Trên đây là Kế hoạch phát động đợt cao điểm toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị, địa phương chủ động đề xuất gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét./.
Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy, TTHĐND tỉnh (b/c);
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh (p/h);
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (b/c);
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban ngành: các tổ chức chính trị xã hội;
- Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh:
- Công an tỉnh;
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT. NNTN3.2.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Hòa | {
"issuing_agency": "Tỉnh Kon Tum",
"promulgation_date": "13/12/2016",
"sign_number": "3079/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Hòa",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-09-2017-QD-UBND-dieu-chinh-Bang-gia-dat-huyen-Di-Linh-kem-69-2014-QD-UBND-Lam-Dong-341215.aspx | Quyết định 09/2017/QĐ-UBND điều chỉnh Bảng giá đất huyện Di Linh kèm 69/2014/QĐ-UBND Lâm Đồng | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 09/2017/QĐ-UBND
Lâm Đồng, ngày 27 tháng 02 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 69/2014/QĐ-UBND NGÀY 19 THÁNG 12 NĂM 2014 CỦA UBND TỈNH LÂM ĐỒNG BAN HÀNH BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ BẢO LỘC VÀ THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT - TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất; Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ Quy định về khung giá đất;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;
Thực hiện Nghị quyết số 124/2014/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Bảng giá đất năm 2015 áp dụng cho chu kỳ 5 năm (2015 - 2020) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng tại Tờ trình số 80/TTr-STNMT ngày 16 tháng 02 năm 2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tại Bảng giá các loại đất trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng ban hành kèm theo Quyết định số 69/2014/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Bảng giá các loại đất trên địa bàn các huyện, thành phố Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng (sau đây gọi là Quyết định số 69/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng); cụ thể như sau:
1. Bổ sung nội dung xác định vị trí 1 và vị trí 2 đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác, quy định tại Điểm 1 Mục I của Bảng giá đất nông nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 69/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng:
- Vị trí 1: được xác định cho những thửa đất (lô đất) có khoảng cách tính từ thửa đất (lô đất) đến mép lộ giới của Quốc lộ, Đường tỉnh, Đường đô thị trong phạm vi 500 mét.
- Vị trí 2: được xác định cho những thửa đất (lô đất) có khoảng cách tính từ thửa đất (lô đất) đến mép lộ giới của Quốc lộ, Đường tỉnh, Đường đô thị trong phạm vi trên 500 mét đến 1.000 mét; hoặc có khoảng cách tính từ thửa đất (lô đất) đến mép lộ giới của Đường huyện, Đường xã trong phạm vi 500 mét.
2. Điều chỉnh số thứ tự, tên gọi và giá đất của một số đoạn đường trong danh mục Bảng giá đất ở tại nông thôn (Mục II) và danh mục Bảng giá đất ở tại đô thị (Mục III) ban hành kèm theo Quyết định số 69/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng:
Số TT
Loại đất
Tên đơn vị hành chính, khu vực, đường, đoạn đường
Đơn giá
(1.000 đ/m2)
II
ĐẤT Ở TẠI NÔNG THÔN
1
Xã Liên Đầm
1.1
Khu vực I
1.1.5
Thôn 4
3
Đường Ngô Quyền (Từ QL20 vào cầu trắng) từ thửa 602(31) đến + thửa 124(31) + tiếp thửa 60(24) đến hết thửa 44(24)
550
9
Xã Tân Lâm
9.1
Khu vực I
Đoạn các nhánh rẽ
21
Đoạn từ đất nhà Phụng Tạo đến hết đất nhà ông Châu {Từ thửa 213(3) đến hết thửa 22(3)
200
III
ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ
47
Đường Võ Văn Tần
47.1
Từ thửa 25+26(17-2000) đến giáp đường Trần Phú
700
47.2
Từ giáp Quốc Lộ 20 (Thửa 52+53(16-2000) đến giáp thửa 25+26(17-2000)
550
55
Đường Lê Hồng Phong
55.2
- Đoạn còn lại tính từ thửa 200+201 (tờ 20-2000) đến giáp thửa 415+432 (tờ 14-2003)
500
3. Bổ sung giá đất ở của một số con đường, đoạn đường vào danh mục của Bảng giá đất ở tại nông thôn (Mục II) và Bảng giá giá đất ở tại đô thị (Mục III) ban hành kèm theo Quyết định số 69/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng:
Số TT
Loại đất
Tên đơn vị hành chính, khu vực, đường, đoạn đường
Đơn giá
(1.000 đ/m2)
II
ĐẤT Ở TẠI NÔNG THÔN
3
Xã Hòa Ninh
3.1
Khu vực I:
3.1.6
Từ ngã ba vào thôn 3 đến hết lô quy hoạch
8
Đường nhánh rẽ còn lại của thôn 4
200
9
Xã Tân Lâm
9.1
Khu vực I:
9.1.1
Đoạn dọc Quốc lộ 28
22
Đoạn đường vào xóm 10 thôn 6: từ thửa 336 đến thửa 408, tiếp từ thửa 353 đến hết thửa 316 tờ bản đồ 31. Tiếp thửa 11 đến thửa 94 + từ thửa 74 đến hết thửa 6 tờ bản đồ 30
200
23
Đoạn đường vào xóm 11 thôn 6: từ thửa 172 đến thửa 201, tiếp từ thửa 245 đến hết thửa 189 tờ bản đồ 39
200
9.1.3
Đường tỉnh lộ ĐT 725 đoạn từ QL 28 đi Lâm Hà
1
Giáp QL 28 từ thửa 188 đến thửa 189 + từ thửa 243 đến hết thửa 246 tờ bản đồ 23; tiếp từ thửa 129 đến thửa 6 tờ bản đồ 23 + từ thửa 111 đến hết thửa 3 tờ bản đồ 24
300
2
Đoạn còn lại đến giáp sông (huyện Lâm Hà)
250
13
Xã Gia Hiệp
13.1.6
Từ Quốc lộ 20 vào thôn 7
14
Đoạn từ ngã 3 đất Công ty Cổ phần Hiệp Phú đến ngã 4 đất nhà ông Nguyên thôn 7
290
III
ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ (Thị trấn Di Linh)
71
Đất vành đai thị trấn
71.1
Đoạn giáp ranh quy hoạch khu dân cư Thanh danh từ thửa 284 +302 (tờ 20-2000) đến hết thửa 272 (tờ 20-2000) + 407 (tờ 14-2003)
400
71.2
Đoạn từ thửa 198+261 (tờ 20-2000) đến hết thửa 44+83 (tờ 29-2000)
400
71.3
Đoạn từ thửa 3+6 (tờ 20-2000) đến giáp thửa 91+92 (tờ 18-2000)
400
Điều 2.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 3 năm 2017; là một phần không tách rời của Quyết định số 69/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
2. Các đoạn đường và giá đất của các đoạn đường tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định này thay thế các đoạn đường (Đoạn đường có số thứ tự 6 thuộc các đoạn đường dọc QL20, Khu vực I, xã Liên Đầm; đoạn đường có số thứ tự 4 thuộc các đoạn đường dọc QL28, Khu vực I, xã Tân Lâm; 02 đoạn đường thuộc Đường Võ Văn Tần và đoạn đường có số thứ tự 55.2 thuộc đường Lê hồng Phong, thị trấn Di Linh) trong danh mục Bảng giá đất ở tại nông thôn (Mục II) và tại đô thị (Mục III) trên địa bàn huyện Di Linh ban hành kèm theo Quyết định số 69/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng; Cục trưởng Cục Thuế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Di Linh; Thủ trưởng các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Website Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- TT Tỉnh ủy, TTHĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Đài PTTH và Báo Lâm Đồng;
- Như Điều 4;
- LĐ và CV VP UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Trung tâm tin học;
- Lưu: VT, TC.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đoàn Văn Việt | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lâm Đồng",
"promulgation_date": "27/02/2017",
"sign_number": "09/2017/QĐ-UBND",
"signer": "Đoàn Văn Việt",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Nghi-quyet-01-2024-NQ-HDND-gia-kham-benh-khong-thuoc-pham-vi-Quy-bao-hiem-y-te-Ninh-Binh-600032.aspx | Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐND giá khám bệnh không thuộc phạm vi Quỹ bảo hiểm y tế Ninh Bình | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/2024/NQ-HĐND
Ninh Bình, ngày 31 tháng 01 năm 2024
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC GIÁ DỊCH VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH KHÔNG THUỘC PHẠM VI THANH TOÁN CỦA QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CỦA NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 19
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 09 tháng 01 năm 2023;
Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá; Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số 21/2023/TT-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh chữa bệnh trong một số trường hợp;
Xét Tờ trình số 10/TTr-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Nghị quyết Quy định mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế (mà không phải là dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu).
2. Đối tượng áp dụng
a) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 2. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế mà không phải là dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình như sau:
1. Giá dịch vụ khám bệnh, kiểm tra sức khỏe theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị quyết này.
2. Giá dịch vụ ngày giường bệnh theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị quyết này.
3. Giá dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị quyết này.
4. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với một số trường hợp
a) Các viện có giường bệnh, trung tâm y tế tuyến tỉnh có chức năng khám bệnh, chữa bệnh; trung tâm y tế huyện/thành phố thực hiện cả hai chức năng phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh đã được xếp hạng: Áp dụng mức giá của bệnh viện hạng tương đương;
b) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa được phân hạng: Áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV;
c) Đối với phòng khám đa khoa khu vực:
- Trường hợp được cấp giấy phép hoạt động bệnh viện hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế: Áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV;
- Trường hợp chỉ làm nhiệm vụ cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú: áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV. Đối với trường hợp được Sở Y tế quyết định có giường lưu: Áp dụng mức giá bằng 50% mức giá ngày giường nội khoa loại 3 của bệnh viện hạng IV. Số ngày được thanh toán tối đa 03 ngày/người/đợt điều trị. Không thanh toán tiền khám bệnh trong trường hợp đã thanh toán tiền giường lưu.
d) Trạm y tế xã, phường, thị trấn:
- Mức giá khám bệnh: Áp dụng mức giá của trạm y tế xã. Mức giá các dịch vụ kỹ thuật bằng 70% mức giá của các dịch vụ tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị quyết này;
- Đối với các trạm y tế được Sở Y tế quyết định có giường lưu: Áp dụng mức giá bằng 50% mức giá ngày giường nội khoa loại 3 của bệnh viện hạng IV.
đ) Nhà hộ sinh: áp dụng mức giá của bệnh viện viện hạng IV. Mức giá thanh toán tiền giường bệnh áp dụng bằng 50% mức giá ngày giường nội khoa loại 3 của bệnh viện hạng IV.
Điều 3. Quy định chuyển tiếp
Đối với người bệnh đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực và ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú sau thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực: Tiếp tục áp dụng mức giá quy định tại Nghị quyết số 32/2020/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình quy định mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Ninh Bình quản lý, cho đến khi ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
3. Các nội dung khác không quy định tại Nghị quyết này được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 21/2023/TT-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình khóa XV, kỳ họp thứ 19 thông qua ngày 31 tháng 01 năm 2024, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2024 và thay thế Nghị quyết số 32/2020/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình quy định mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Ninh Bình quản lý./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ;
- Các Bộ: Y tế, Tài chính;
- Cục kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh khóa XV;
- Văn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN các huyện, TP;
- Website Chính phủ, Công báo tỉnh;
- Đài PT-TH tỉnh, Báo Ninh Bình;
- Lưu: VT, Phòng CTHĐND.
CHỦ TỊCH
Mai Văn Tuất
PHỤ LỤC I
GIÁ DỊCH VỤ KHÁM BỆNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐND ngày 31 tháng 01 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình)
Đơn vị: đồng
STT
Cơ sở y tế
Giá bao gồm chi phí trực tiếp, tiền lương
Ghi chú
1
2
3
4
1
Bệnh viện hạng đặc biệt
42.100
2
Bệnh viện hạng I
42.100
3
Bệnh viện hạng II
37.500
4
Bệnh viện hạng III
33.200
5
Bệnh viện hạng IV
30.100
6
Trạm y tế xã
30.100
7
Hội chẩn để xác định ca bệnh khó (chuyên gia/ca; Chỉ áp dụng đối với trường hợp mời chuyên gia đơn vị khác đến hội chẩn tại cơ sở khám, chữa bệnh).
200.000
8
Khám cấp giấy chứng thương, giám định y khoa (không kể xét nghiệm, X-quang)
160.000
9
Khám sức khỏe toàn diện lao động, lái xe, khám sức khỏe định kỳ (không kể xét nghiệm, X-quang)
160.000
10
Khám sức khỏe toàn diện cho người đi xuất khẩu lao động (không kể xét nghiệm, X-quang)
450.000
PHỤ LỤC II
GIÁ DỊCH VỤ NGÀY GIƯỜNG BỆNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐND ngày 31 tháng 01 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình)
Đơn vị: đồng
Số TT
Các loại dịch vụ
Bệnh viện hạng Đặc biệt
Bệnh viện hạng I
Bệnh viện hạng II
Bệnh viện hạng III
Bệnh viện hạng IV
A
B
1
2
3
4
5
1
Ngày điều trị Hồi sức tích cực (ICU)/ghép tạng hoặc ghép tủy hoặc ghép tế bào gốc
867.500
786.300
673.900
2
Ngày giường bệnh Hồi sức cấp cứu.
509.400
474.700
359.200
312.200
279.400
3
Ngày giường bệnh Nội khoa:
3.1
Loại 1: Các khoa: Truyền nhiễm, Hô hấp, Huyết học, Ung thư, Tim mạch, Tâm thần, Thần kinh, Lão, Nhi, Tiêu hóa, Thận học, Nội tiết; Dị ứng (đối với bệnh nhân dị ứng thuốc nặng: Stevens Jonhson hoặc Lyell)
273.100
255.300
212.600
198.000
176.900
3.2
Loại 2: Các Khoa: Cơ-Xương-Khớp, Da liễu, Dị ứng, Tai-Mũi-Họng, Mắt, Răng Hàm Mặt, Ngoại, Phụ -Sản không mổ; YHDT hoặc PHCN cho nhóm người bệnh tổn thương tủy sống, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não.
247.200
229.200
182.700
171.600
152.800
3.3
Loại 3: Các khoa: YHDT, Phục hồi chức năng
209.200
193.800
147.600
138.600
128.200
4
Ngày giường bệnh ngoại khoa, bỏng:
4.1
Loại 1: Sau các phẫu thuật loại đặc biệt; Bỏng độ 3-4 trên 70% diện tích cơ thể
374.500
339.000
287.500
4.2
Loại 2: Sau các phẫu thuật loại 1; Bỏng độ 3-4 từ 25 -70% diện tích cơ thể
334.800
308.500
252.100
225.200
204.000
4.3
Loại 3: Sau các phẫu thuật loại 2; Bỏng độ 2 trên 30% diện tích cơ thể, Bỏng độ 3-4 dưới 25% diện tích cơ thể
291.900
270.500
224.700
199.600
177.200
4.4
Loại 4: Sau các phẫu thuật loại 3; Bỏng độ 1, độ 2 dưới 30% diện tích cơ thể
262.300
242.100
192.100
168.100
153.100
5
Ngày giường trạm y tế xã
64.100
6
Ngày giường bệnh ban ngày
Được tính bằng 0,3 lần giá ngày giường của các khoa và loại phòng tương ứng.
Ghi chú: Giá ngày giường điều trị nội trú chưa bao gồm chi phí máy thở và khí y tế.
PHỤ LỤC III
GIÁ DỊCH VỤ KỸ THUẬT VÀ XÉT NGHIỆM
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐND ngày 31 tháng 01 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình)
Đơn vị: đồng
STT
STT TT 37 (*)
Mã dịch vụ
Tên dịch vụ
Giá bao gồm chi phí trực tiếp, tiền lương
Ghi chú
1
2
3
4
5
7
A
A
CHẨN ĐOÁN BẰNG HÌNH ẢNH
I
I
Siêu âm
1
1
04C1.1.3
Siêu âm
49.300
2
2
03C4.1.3
Siêu âm + đo trục nhãn cầu
81.300
3
3
Siêu âm đầu dò âm đạo, trực tràng
186.000
4
4
03C4.1.1
Siêu âm Doppler màu tim hoặc mạch máu
233.000
5
5
03C4.1.6
Siêu âm Doppler màu tim + cản âm
268.000
6
6
03C4.1.5
Siêu âm tim gắng sức
598.000
7
7
04C1.1.4
Siêu âm Doppler màu tim 4 D (3D REAL TIME)
468.000
Chỉ áp dụng trong trường hợp chỉ định để thực hiện các phẫu thuật hoặc can thiệp tim mạch.
8
8
04C1.1.5
Siêu âm Doppler màu tim hoặc mạch máu qua thực quản
816.000
9
9
04C1.1.6
Siêu âm trong lòng mạch hoặc Đo dự trữ lưu lượng động mạch vành FFR
2.023.000
Chưa bao gồm bộ đầu dò siêu âm, bộ dụng cụ đo dự trữ lưu lượng động mạch vành và các dụng cụ để đưa vào lòng mạch.
II
II
Chụp X-quang thường
10
10
Chụp X-quang phim ≤ 24x30 cm (1 tư thế)
53.200
Áp dụng cho 01 vị trí
11
11
Chụp X-quang phim ≤ 24x30 cm (2 tư thế)
59.200
Áp dụng cho 01 vị trí
12
12
Chụp X-quang phim > 24x30 cm (1 tư thế)
59.200
Áp dụng cho 01 vị trí
13
13
Chụp X-quang phim > 24x30 cm (2 tư thế)
72.200
Áp dụng cho 01 vị trí
14
Chụp X-quang ổ răng hoặc cận chóp
14.200
15
14
03C4.2.2.1
Chụp sọ mặt chỉnh nha thường (Panorama, Cephalometric, cắt lớp lồi cầu)
67.200
16
15
03C4.2.1.7
Chụp Angiography mắt
217.000
17
16
04C1.2.5.33
Chụp thực quản có uống thuốc cản quang
104.000
18
17
04C1.2.5.34
Chụp dạ dày-tá tràng có uống thuốc cản quang
119.000
19
18
04C1.2.5.35
Chụp khung đại tràng có thuốc cản quang
159.000
20
19
03C4.2.5.10
Chụp mật qua Kehr
255.000
Chưa bao gồm thuốc cản quang.
21
20
04C1.2.5.30
Chụp hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang (UIV)
554.000
22
21
04C1.2.5.31
Chụp niệu quản - bể thận ngược dòng (UPR) có tiêm thuốc cản quang
544.000
23
22
03C4.2.5.11
Chụp bàng quang có bơm thuốc cản quang
221.000
24
23
04C1.2.6.36
Chụp tử cung-vòi trứng (bao gồm cả thuốc)
386.000
25
24
03C4.2.5.12
Chụp X - quang vú định vị kim dây
401.000
Chưa bao gồm kim định vị.
26
25
03C4.2.5.13
Lỗ dò cản quang
421.000
27
26
03C4.2.5.15
Mammography (1 bên)
97.200
28
27
04C1.2.6.37
Chụp tủy sống có tiêm thuốc
416.000
III
III
Chụp X-quang số hóa
29
28
04C1.2.6.51
Chụp X-quang số hóa 1 phim
68.300
Áp dụng cho 01 vị trí
30
29
04C1.2.6.52
Chụp X-quang số hóa 2 phim
100.000
Áp dụng cho 01 vị trí
31
30
04C1.2.6.53
Chụp X-quang số hóa 3 phim
125.000
Áp dụng cho 01 vị trí
32
Chụp Xquang số hóa ổ răng hoặc cận chóp
20.700
33
31
04C1.2.6.54
Chụp tử cung-vòi trứng bằng số hóa
426.000
34
32
04C1.2.6.55
Chụp hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang (UIV) số hóa
624.000
35
33
04C1.2.6.56
Chụp niệu quản - bể thận ngược dòng (UPR) số hóa
579.000
36
34
04C1.2.6.57
Chụp thực quản có uống thuốc cản quang số hóa
239.000
37
35
04C1.2.6.58
Chụp dạ dày-tá tràng có uống thuốc cản quang số hóa
239.000
38
36
04C1.2.6.59
Chụp khung đại tràng có thuốc cản quang số hóa
279.000
39
37
04C1.2.6.60
Chụp tủy sống có thuốc cản quang số hóa
536.000
40
38
Chụp X-quang số hóa cắt lớp tuyến vú 1 bên (tomosynthesis)
959.000
41
39
Chụp X-quang số hóa đường dò, các tuyến có bơm thuốc cản quang trực tiếp
401.000
Chưa bao gồm ống thông, kim chọc chuyên dụng.
IV
IV
Chụp cắt lớp vi tính, chụp mạch, cộng hưởng từ
42
40
04C1.2.6.41
Chụp CT Scanner đến 32 dãy không có thuốc cản quang
532.000
43
41
04C1.2.6.42
Chụp CT Scanner đến 32 dãy có thuốc cản quang
643.000
Chưa bao gồm thuốc cản quang.
44
42
04C1.2.6.63
Chụp CT Scanner 64 dãy đến 128 dãy có thuốc cản quang
1.712.000
Chưa bao gồm thuốc cản quang.
45
43
04C1.2.63
Chụp CT Scanner 64 dãy đến 128 dãy không có thuốc cản quang
1.461.000
46
44
Chụp CT Scanner toàn thân 64 dãy - 128 dãy có thuốc cản quang
3.467.000
Chưa bao gồm thuốc cản quang.
47
45
Chụp CT Scanner toàn thân 64 dãy - 128 dãy không có thuốc cản quang
3.154.000
48
46
04C1.2.6.64
Chụp CT Scanner từ 256 dãy trở lên có thuốc cản quang
3.004.000
Chưa bao gồm thuốc cản quang.
49
47
Chụp CT Scanner từ 256 dãy trở lên không có thuốc cản quang
2.748.000
50
48
Chụp CT Scanner toàn thân từ 256 dãy có thuốc cản quang
6.694.000
Chưa bao gồm thuốc cản quang.
51
49
Chụp CT Scanner toàn thân từ 256 dãy không thuốc cản quang
6.665.000
52
50
04C1.2.6.61
Chụp PET/CT
19.913.000
Chưa bao gồm thuốc cản quang
53
51
04C1.2.6.62
Chụp PET/CT mô phỏng xạ trị
20.729.000
Chưa bao gồm thuốc cản quang
54
52
04C1.2.6.43
Chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA)
5.686.000
55
53
04C1.2.6.44
Chụp động mạch vành hoặc thông tim chụp buồng tim dưới DSA
6.026.000
56
54
04C1.2.6.45
Chụp và can thiệp tim mạch (van tim, tim bẩm sinh, động mạch vành) dưới DSA
6.926.000
Chưa bao gồm vật tư chuyên dụng dùng để can thiệp: bóng, stent, các vật liệu nút mạch, các loại ống thông hoặc vi ống thông, các loại dây dẫn hoặc vi dây dẫn, các vòng xoắn kim loại, lưới lọc tĩnh mạch, dụng cụ lấy dị vật, bộ dụng cụ lấy huyết khối, bộ dụng cụ bít (bộ thả dù, dù); dụng cụ đóng lòng mạch (angioseal, perclose...); bơm áp lực; dù bảo vệ chống tắc mạch; bộ dụng cụ dùng trong khoan phá động mạch; van động mạch nhân tạo, van tim nhân tạo, bộ dụng cụ thay hoặc sửa van tim qua đường ống thông.
57
55
04C1.2.6.46
Chụp và can thiệp mạch chủ bụng hoặc ngực và mạch chi dưới DSA
9.176.000
Chưa bao gồm vật tư chuyên dụng dùng để can thiệp: bóng các loại, các cỡ; bộ bơm áp lực, stent, keo nút mạch, các vật liệu nút mạch, các vi ống thông, vi dây dẫn, các vòng xoắn kim loại, lưới lọc tĩnh mạch; dụng cụ lấy dị vật, bộ dụng cụ lấy huyết khối; bộ dụng cụ bít (bộ thả dù, dù các loại); dù amplatzer; dụng cụ đóng lòng mạch (angioseal, perclose...) các loại, các cỡ; bơm áp lực các loại, các cỡ; dù bảo vệ chống tắc mạch các loại, các cỡ; bộ dụng cụ dùng trong khoan phá động mạch các loại, các cỡ
58
56
Chụp và can thiệp mạch chủ bụng hoặc ngực và mạch chi dưới C-Arm
7.926.000
Chưa bao gồm vật tư chuyên dụng dùng để can thiệp: bóng nong, bộ bơm áp lực, stent, các vật liệu nút mạch, các vi ống thông, vi dây dẫn, các vòng xoắn kim loại, dụng cụ lấy dị vật, bộ dụng cụ lấy huyết khối, bóng bơm ngược dòng động mạch chủ, bộ dụng cụ bít (bộ thả dù, dù các loại), dụng cụ đóng lòng mạch (angioseal, perclose...).
59
57
04C1.2.6.48
Chụp, nút dị dạng và can thiệp các bệnh lý mạch thần kinh dưới DSA
9.776.000
Chưa bao gồm vật tư chuyên dụng dùng để can thiệp: bóng, bộ bơm áp lực, stent, các vật liệu nút mạch, các vi ống thông, vi dây dẫn, các vòng xoắn kim loại, dụng cụ lấy dị vật, bộ dụng cụ lấy huyết khối, dụng cụ để thả hoặc cắt vòng xoắn kim loại, lưới lọc tĩnh mạch, dụng cụ đóng lòng mạch (angioseal, perclose...); ống thông trung gian hoặc chuyên dụng không thuộc ống thông dẫn đường và ống thông chẩn đoán (longsheat, ống thông siêu mềm); bộ dụng cụ bít (bộ thả dù, dù các loại).
60
58
04C1.2.6.47
Can thiệp đường mạch máu cho các tạng dưới DSA
9.226.000
Chưa bao gồm vật tư chuyên dụng dùng để can thiệp: bóng; bộ bơm áp lực, stent, các vật liệu nút mạch, keo nút mạch, các vi ống thông; các dây dẫn, vi dây dẫn, các vòng xoắn kim loại; dụng cụ để thả hoặc cắt vòng xoắn kim loại, lưới lọc tĩnh mạch, dụng cụ lấy dị vật, bộ dụng cụ lấy huyết khối, các loại ống thông trung gian hoặc chuyên dụng không thuộc ống thông dẫn đường và ống thông chẩn đoán (longsheat, ống thông siêu mềm), bộ dụng cụ bít (bộ thả dù, dù các loại), dụng cụ đóng lòng mạch (angioseal, perclose...).
61
59
04C1.2.6.50
Can thiệp vào lòng mạch trực tiếp qua da (đặt cổng truyền hóa chất, đốt giãn tĩnh mạch, sinh thiết trong lòng mạch) hoặc mở thông dạ dày qua da, dẫn lưu các ổ áp xe và tạng ổ bụng dưới DSA.
2.213.000
Chưa bao gồm kim chọc, stent, các sonde dẫn, các dây dẫn và vi dây dẫn, dây đốt, ống thông, buồng truyền hóa chất, rọ lấy sỏi, bóng nong các loại, các cỡ, stent, các loại ống thông chuyên dụng khác (không gồm ống thống dẫn đường và ống thông chẩn đoán), các vòng xoắn kim loại, lưới lọc tĩnh mạch, dụng cụ lấy dị vật, bộ dụng cụ mở đường vào loại dài, keo nút mạch các loại; vật liệu nút mạch các loại, các cỡ
62
60
Can thiệp khác dưới hướng dẫn của CT Scanner
1.206.000
Chưa bao gồm ống dẫn lưu các loại; bộ kim chọc, kim đốt, kim định vị, thuốc gây xơ, dây dẫn các loại.
63
61
04C1.2.6.50
Dẫn lưu, nong đặt Stent, lấy dị vật đường mật hoặc đặt sonde JJ qua da dưới DSA
3.726.000
Chưa bao gồm kim chọc, bóng nong, bộ nong, stent, các sonde dẫn, các dây dẫn, ống thông, rọ lấy dị vật.
64
62
03C2.1.56
Đốt sóng cao tần hoặc vi sóng điều trị u gan dưới hướng dẫn của CT Scanner
1.786.000
Chưa bao gồm đốt sóng cao tần và dây dẫn tín hiệu.
65
63
03C2.1.57
Đốt sóng cao tần hoặc vi sóng điều trị u gan dưới hướng dẫn của siêu âm
1.286.000
Chưa bao gồm kim đốt sóng cao tần và dây dẫn tín hiệu.
66
64
04C1.2.6.49
Điều trị các tổn thương xương, khớp, cột sống và các tạng dưới DSA (đổ xi măng cột sống, điều trị các khối u tạng và giả u xương...)
3.226.000
Chưa bao gồm vật tư tiêu hao: kim chọc, xi măng, các vật liệu bơm, chất gây tắc, bơm áp lực đẩy xi măng
67
65
03C4.2.5.2
Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thuốc cản quang
2.227.000
68
66
03C4.2.5.1
Chụp cộng hưởng từ (MRI) không có thuốc cản quang
1.322.000
69
67
Chụp cộng hưởng từ gan với chất tương phản đặc hiệu mô
8.691.000
70
68
Chụp cộng hưởng từ tưới máu - phổ - chức năng
3.191.000
V
V
Một số kỹ thuật khác
71
69
Đo mật độ xương 1 vị trí
84.800
Bằng phương pháp DEXA
72
70
Đo mật độ xương 2 vị trí
144.000
Bằng phương pháp DEXA
73
Đo mật độ xương
22.800
Bằng phương pháp siêu âm
B
B
CÁC THỦ THUẬT VÀ DỊCH VỤ NỘI SOI
74
71
Bơm rửa khoang màng phổi
227.000
75
72
03C1.51
Bơm rửa niệu quản sau tán sỏi (ngoài cơ thể)
479.000
76
73
Bơm streptokinase vào khoang màng phổi
1.027.000
77
74
04C2.108
Cấp cứu ngừng tuần hoàn
498.000
Bao gồm cả bóng dùng nhiều lần.
78
75
04C3.1.142
Cắt chỉ
35.600
Chỉ áp dụng với người bệnh ngoại trú.
79
76
Chăm sóc da cho người bệnh dị ứng thuốc nặng
166.000
Áp dụng với người bệnh hội chứng Lyell, Steven Johnson.
80
77
04C2.69
Chọc dò màng bụng hoặc màng phổi
143.000
81
78
04C2.112
Chọc tháo dịch màng bụng hoặc màng phổi dưới hướng dẫn của siêu âm
183.000
82
79
04C2.71
Chọc hút khí màng phổi
150.000
83
80
04C2.70
Chọc rửa màng phổi
214.000
84
81
03C1.4
Chọc dò màng tim
259.000
85
82
03C1.74
Chọc dò sinh thiết vú dưới siêu âm
184.000
Áp dụng với trường hợp dùng bơm kim thông thường để chọc hút.
86
83
03C1.1
Chọc dò tủy sống
114.000
Chưa bao gồm kim chọc dò.
87
84
Chọc hút dịch điều trị u nang giáp
170.000
88
85
Chọc hút dịch điều trị u nang giáp dưới hướng dẫn của siêu âm
228.000
89
86
04C2.67
Chọc hút hạch hoặc u
116.000
90
87
04C2.121
Chọc hút hạch hoặc u hoặc áp xe hoặc các tổn thương khác dưới hướng dẫn của siêu âm
159.000
91
88
04C2.122
Chọc hút hạch hoặc u hoặc áp xe hoặc các tổn thương khác dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính
743.000
Chưa bao gồm thuốc cản quang nếu có sử dụng.
92
89
04C2.68
Chọc hút tế bào tuyến giáp
116.000
93
90
04C2.111
Chọc hút tế bào tuyến giáp dưới hướng dẫn của siêu âm
158.000
94
91
04C2.115
Chọc hút tủy làm tủy đồ
537.000
Bao gồm cả kim chọc hút tủy dùng nhiều lần.
95
92
04C2.114
Chọc hút tủy làm tủy đồ
135.000
Chưa bao gồm kim chọc hút tủy. Kim chọc hút tủy tính theo thực tế sử dụng.
96
93
Chọc hút, tủy làm tủy đồ (sử dụng máy khoan cầm tay)
2.367.000
97
94
04C2.98
Dẫn lưu màng phổi tối thiểu
607.000
98
95
Dẫn lưu màng phổi, ổ áp xe phổi dưới hướng dẫn của siêu âm
697.000
99
96
Dẫn lưu màng phổi, ổ áp xe phổi dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính
1.218.000
100
97
03C1.58
Đặt catheter động mạch quay
557.000
101
98
03C1.59
Đặt catheter động mạch theo dõi huyết áp liên tục
1.379.000
102
99
03C1.57
Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm một nòng
664.000
103
100
04C2.104
Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm nhiều nòng
1.137.000
104
101
04C2.103
Đặt ống thông tĩnh mạch bằng catheter 2 nòng
1.137.000
Chỉ áp dụng với trường hợp lọc máu.
105
102
Đặt catheter hai nòng có cuff, tạo đường hầm để lọc máu
6.846.000
106
101
04C2.106
Đặt nội khí quản
579.000
107
103
Đặt sonde dạ dày
94.300
108
104
03C1.52
Đặt sonde JJ niệu quản
929.000
Chưa bao gồm Sonde JJ.
109
105
03C1.32
Đặt stent thực quản qua nội soi
1.178.000
Chưa bao gồm stent.
110
106
Điều trị rung nhĩ bằng năng lượng sóng tần số radio sử dụng hệ thống lập bản đồ ba chiều giải phẫu - điện học các buồng tim
3.255.000
Chưa bao gồm bộ dụng cụ điều trị rối loạn nhịp tim có sử dụng hệ thống lập bản đồ ba chiều giải phẫu - điện học các buồng tim.
111
107
Điều trị suy tĩnh mạch bằng Laser nội mạch
2.073.000
Chưa bao gồm bộ dụng cụ mở mạch máu, dây dẫn và ống thông điều trị laser.
112
108
Điều trị suy tĩnh mạch bằng năng lượng sóng tần số radio
1.973.000
Chưa bao gồm bộ dụng cụ mở mạch máu và ống thông điều trị RF.
113
109
Gây dính màng phổi bằng thuốc hoặc hóa chất qua ống dẫn lưu màng phổi
207.000
Chưa bao gồm thuốc hoặc hóa chất gây dính màng phổi.
114
110
03C1.56
Hấp thụ phân tử liên tục điều trị suy gan cấp nặng
2.332.000
Chưa bao gồm hệ thống quả lọc và dịch lọc.
115
111
Hút dẫn lưu khoang màng phổi bằng máy hút áp lực âm liên tục
188.000
116
112
Hút dịch khớp
120.000
117
113
Hút dịch khớp dưới hướng dẫn của siêu âm
132.000
118
114
Hút đờm
12.200
119
115
04C2.119
Lấy sỏi niệu quản qua nội soi
968.000
Chưa bao gồm sonde niệu quản và dây dẫn Guide wire.
120
116
04C2.79
Lọc màng bụng chu kỳ (CAPD)
574.000
121
117
04C2.78
Lọc màng bụng liên tục 24 giờ bằng máy (thẩm phân phúc mạc)
988.000
122
118
03C1.71
Lọc máu liên tục (01 lần)
2.248.000
Chưa bao gồm quả lọc, bộ dây dẫn và dịch lọc.
123
119
03C1.72
Lọc tách huyết tương (01 lần)
1.672.000
Chưa bao gồm quả lọc tách huyết tương, quả lọc hấp phụ các loại, các cỡ, bộ dây dẫn và huyết tương đông lạnh hoặc dung dịch albumin.
124
120
04C2.99
Mở khí quản
734.000
125
121
04C2.120
Mở thông bàng quang (gây tê tại chỗ)
384.000
126
122
Nghiệm pháp hồi phục phế quản với thuốc giãn phế quản
101.000
127
123
03C1.39
Nội soi lồng ngực
1.009.000
128
124
Nội soi màng phổi, gây dính bằng thuốc hoặc hóa chất
5.036.000
Đã bao gồm thuốc gây mê
129
125
Nội soi màng phổi, sinh thiết màng phổi
5.814.000
Đã bao gồm thuốc gây mê
130
126
03C1.45
Niệu dòng đồ
65.000
131
127
Nội soi phế quản dưới gây mê có sinh thiết
1.778.000
132
128
Nội soi phế quản dưới gây mê không sinh thiết
1.478.000
133
129
Nội soi phế quản dưới gây mê lấy dị vật phế quản
3.278.000
134
130
04C2.96
Nội soi phế quản ống mềm gây tê
768.000
135
131
04C2.116
Nội soi phế quản ống mềm gây tê có sinh thiết
1.159.000
136
132
04C2.117
Nội soi phế quản ống mềm gây tê lấy dị vật
2.618.000
137
133
Nội soi phế quản ống mềm: cắt đốt u, sẹo nội phế quản bằng điện đông cao tần
2.878.000
138
134
04C2.88
Nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng ống mềm có sinh thiết
455.000
Đã bao gồm chi phí Test HP
139
Nội soi dạ dày làm Clo test
302.000
140
135
Nội soi thực quản-dạ dày- tá tràng ống mềm không sinh thiết
255.000
141
136
04C2.90
Nội soi đại trực tràng ống mềm có sinh thiết
430.000
142
137
04C2.89
Nội soi đại trực tràng ống mềm không sinh thiết
322.000
143
138
04C2.92
Nội soi trực tràng có sinh thiết
302.000
144
139
04C2.91
Nội soi trực tràng ống mềm không sinh thiết
198.000
145
140
03C1.25
Nội soi dạ dày can thiệp
753.000
Chưa bao gồm thuốc cầm máu, dụng cụ cầm máu (clip, bộ thắt tĩnh mạch thực quản...)
146
141
03C4.2.4.2
Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP)
2.693.000
Chưa bao gồm dụng cụ can thiệp: stent, bộ tán sỏi cơ học, rọ lấy dị vật, dao cắt, bóng kéo, bóng nong.
147
142
04C2.85
Nội soi ổ bụng
854.000
148
143
04C2.86
Nội soi ổ bụng có sinh thiết
1.023.000
149
144
03C1.36
Nội soi ống mật chủ
178.000
150
145
Nội soi siêu âm chẩn đoán
1.176.000
151
146
Nội soi siêu âm can thiệp - chọc hút tế bào khối u gan, tụy, u ổ bụng bằng kim nhỏ
2.921.000
152
147
03C1.40
Nội soi tiết niệu có gây mê
872.000
153
148
04C2.101
Nội soi bàng quang - Nội soi niệu quản
943.000
Chưa bao gồm sonde JJ.
154
149
04C2.94
Nội soi bàng quang có sinh thiết
675.000
155
150
04C2.93
Nội soi bàng quang không sinh thiết
543.000
156
151
04C2.118
Nội soi bàng quang điều trị đái dưỡng chấp
712.000
157
152
04C2.95
Nội soi bàng quang và gắp dị vật hoặc lấy máu cục
915.000
158
153
Nối thông động - tĩnh mạch có dịch chuyển mạch
1.360.000
159
154
Nối thông động - tĩnh mạch sử dụng mạch nhân tạo
1.384.000
Chưa bao gồm mạch nhân tạo.
160
155
Nối thông động- tĩnh mạch
1.160.000
161
156
04C2.74
Nong niệu đạo và đặt thông đái
252.000
162
157
03C1.31
Nong thực quản qua nội soi
2.312.000
163
158
04C2.73
Rửa bàng quang
209.000
Chưa bao gồm hóa chất.
164
159
03C1.5
Rửa dạ dày
131.000
165
160
03C1.54
Rửa dạ dày loại bỏ chất độc qua hệ thống kín
601.000
166
161
Rửa phổi toàn bộ
8.428.000
Đã bao gồm thuốc gây mê
167
162
03C1.55
Rửa ruột non toàn bộ loại bỏ chất độc qua đường tiêu hoá
849.000
168
163
Rút máu để điều trị
256.000
169
164
Rút ống dẫn lưu màng phổi, ống dẫn lưu ổ áp xe
184.000
170
165
Siêu âm can thiệp - Đặt ống thông dẫn lưu ổ áp xe
620.000
Chưa bao gồm ống thông.
171
166
Siêu âm can thiệp điều trị áp xe hoặc u hoặc nang trong ổ bụng
568.000
172
167
03C1.21
Sinh thiết cơ tim
1.822.000
Chưa bao gồm bộ dụng cụ thông tim và chụp buồng tim, kim sinh thiết cơ tim.
173
168
04C2.80
Sinh thiết da hoặc niêm mạc
130.000
174
169
Sinh thiết gan hoặc thận dưới hướng dẫn của siêu âm
1.025.000
175
170
Sinh thiết vú hoặc tổn thương khác dưới hướng dẫn của siêu âm
847.000
176
171
Sinh thiết phổi hoặc gan dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính
1.926.000
177
172
Sinh thiết thận hoặc vú hoặc vị trí khác dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính
1.726.000
178
173
04C2.81
Sinh thiết hạch hoặc u
273.000
179
174
04C2.110
Sinh thiết màng hoạt dịch dưới hướng dẫn của siêu âm
1.128.000
180
175
04C2.83
Sinh thiết màng phổi
442.000
181
176
Sinh thiết móng
335.000
182
177
04C2.84
Sinh thiết tiền liệt tuyến qua siêu âm đường trực tràng
628.000
183
178
04C2.82
Sinh thiết tủy xương
253.000
Chưa bao gồm kim sinh thiết.
184
179
04C2.113
Sinh thiết tủy xương có kim sinh thiết
1.383.000
Bao gồm kim sinh thiết dùng nhiều lần.
185
180
Sinh thiết tủy xương (sử dụng máy khoan cầm tay).
2.689.000
186
181
03C1.20
Sinh thiết vú
168.000
187
182
Sinh thiết tuyến vú dưới hướng dẫn của Xquang có hệ thống định vị stereostatic
1.578.000
188
183
03C1.30
Soi bàng quang, chụp thận ngược dòng
663.000
Chưa bao gồm thuốc cản quang.
189
184
03C1.28
Soi đại tràng, tiêm hoặc kẹp cầm máu
605.000
Chưa bao gồm dụng cụ kẹp và clip cầm máu.
190
185
03C1.22
Soi khớp có sinh thiết
513.000
191
186
03C1.23
Soi màng phổi
474.000
192
187
03C1.67
Soi phế quản điều trị sặc phổi ở bệnh nhân ngộ độc cấp
915.000
193
188
03C1.27
Soi ruột non, tiêm (hoặc kẹp cầm máu) hoặc cắt polyp
783.000
194
189
03C1.26
Soi ruột non
669.000
195
190
03C1.24
Soi thực quản hoặc dạ dày gắp giun
456.000
Chưa bao gồm dụng cụ gắp giun.
196
191
03C1.29
Soi trực tràng, tiêm hoặc thắt trĩ
258.000
197
192
03C1.62
Tạo nhịp cấp cứu ngoài lồng ngực
1.008.000
198
193
03C1.61
Tạo nhịp cấp cứu trong buồng tim
522.000
199
194
04C2.107
Thẩm tách siêu lọc máu (Hemodiafiltration offline: HDF ON - LINE)
1.528.000
Chưa bao gồm catheter.
200
195
04C2.123
Thận nhân tạo cấp cứu
1.565.000
Quả lọc dây máu dùng 1 lần; đã bao gồm catheter 2 nòng được tính bình quân là 0,25 lần cho 1 lần chạy thận.
201
196
04C2.76
Thận nhân tạo chu kỳ
567.000
Quả lọc dây máu dùng 6 lần.
202
197
04C3.1.149
Tháo bột: cột sống hoặc lưng hoặc khớp háng hoặc xương đùi hoặc xương chậu
67.500
203
Kỹ thuật phối hợp thận nhân tạo và hấp phụ máu bằng quả hấp phụ máu
3.447.000
Đã bao gồm quả lọc hấp phụ và quả lọc dây máu dùng 6 lần.
204
198
04C3.1.150
Tháo bột khác
56.000
Chỉ áp dụng với người bệnh ngoại trú.
205
199
Thay băng cắt lọc vết thương mạn tính
258.000
Áp dụng đối với bệnh Pemphigus hoặc Pemphigoid hoặc ly thượng bì bọng nước bẩm sinh hoặc vết loét bàn chân do đái tháo đường hoặc vết loét, hoại tử ở bệnh nhân phong hoặc vết loét, hoại tử do tỳ đè.
206
200
04C3.1.143
Thay băng: vết thương hoặc mổ chiều dài ≤ 15 cm
60.000
Chỉ áp dụng với người bệnh ngoại trú. Đối với người bệnh nội trú theo quy định của Bộ Y tế.
207
201
04C3.1.144
Thay băng vết thương chiều dài trên 15cm đến 30cm
85.000
208
201
04C3.1.145
Thay băng vết mổ chiều dài trên 15cm đến 30 cm
85.000
Chỉ áp dụng với người bệnh ngoại trú. Đối với người bệnh nội trú theo quy định của Bộ Y tế.
209
202
04C3.1.145
Thay băng vết thương hoặc mổ chiều dài từ trên 30 cm đến 50 cm
115.000
210
203
04C3.1.146
Thay băng vết thương hoặc mổ chiều dài từ trên 15 cm đến 30 cm nhiễm trùng
139.000
211
204
04C3.1.147
Thay băng vết thương hoặc mổ chiều dài từ 30 cm đến 50 cm nhiễm trùng
184.000
212
205
04C3.1.148
Thay băng vết thương hoặc mổ chiều dài > 50cm nhiễm trùng
253.000
213
206
Thay canuyn mở khí quản
253.000
214
207
04C2.72
Thay rửa hệ thống dẫn lưu màng phổi
96.000
215
208
Thay transfer set ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú
505.000
216
209
04C2.105
Thở máy (01 ngày điều trị)
583.000
217
210
04C2.65
Thông đái
94.300
218
211
04C2.66
Thụt tháo phân hoặc Đặt sonde hậu môn
85.900
219
212
Tiêm (bắp hoặc dưới da hoặc tĩnh mạch)
12.800
Chỉ áp dụng với người bệnh ngoại trú; chưa bao gồm thuốc tiêm.
220
213
Tiêm khớp
96.200
Chưa bao gồm thuốc tiêm.
221
214
Tiêm khớp dưới hướng dẫn của siêu âm
138.000
Chưa bao gồm thuốc tiêm.
222
215
Truyền tĩnh mạch
22.800
Chỉ áp dụng với người bệnh ngoại trú; chưa bao gồm thuốc và dịch truyền.
223
216
04C3.1.151
Khâu vết thương phần mềm tổn thương nông chiều dài < 10 cm
184.000
224
217
04C3.1.152
Khâu vết thương phần mềm tổn thương nông chiều dài ≥ 10 cm
248.000
225
218
04C3.1.153
Khâu vết thương phần mềm tổn thương sâu chiều dài < 10 cm
268.000
226
219
04C3.1.154
Khâu vết thương phần mềm tổn thương sâu chiều dài ≥ 10 cm
. 323.000
C
C
Y HỌC DÂN TỘC - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
227
220
03C1DY.2
Bàn kéo
47.600
228
221
04C2.DY139
Bó Farafin
43.700
229
222
Bó thuốc
53.100
230
223
03C1DY.3
Bồn xoáy
17.500
231
224
04C2.DY125
Châm (có kim dài)
76.400
232
Châm (kim ngắn)
. 69.400
233
225
03C1DY.8
Chẩn đoán điện
38.500
234
226
03C1DY.29
Chẩn đoán điện thần kinh cơ
63.300
235
227
04C2.DY124
Chôn chỉ (cấy chỉ)
148.000
236
228
04C2.DY140
Cứu (Ngải cứu, túi chườm)
36.100
237
229
Đặt thuốc y học cổ truyền
47.500
238
230
04C2.DY126
Điện châm (có kim dài)
78.400
239
Điện châm (kim ngắn)
71.400
240
231
04C2.DY130
Điện phân
46.700
241
232
04C2.DY138
Điện từ trường
39.700
242
233
03C1DY.20
Điện vi dòng giảm đau
29.500
243
234
04C2.DY134
Điện xung
42.700
244
235
03C1DY.25
Giác hơi
34.500
245
236
03C1DY.1
Giao thoa
29.500
246
237
04C2.DY129
Hồng ngoại
37.300
247
238
04C2.DY141
Kéo nắn, kéo dãn cột sống, các khớp
48.700
248
239
Kỹ thuật can thiệp rối loạn đại tiện bằng phản hồi sinh học (Biofeedback)
341.000
249
240
Kỹ thuật tập đường ruột cho người bệnh tổn thương tủy sống
209.000
250
241
Kỹ thuật tập luyện với dụng cụ chỉnh hình
52.500
251
242
Kỹ thuật thông tiểu ngắt quãng trong phục hồi chức năng tủy sống
152.000
252
243
04C2.DY132
Laser châm
49.100
253
244
03C1DY.32
Laser chiếu ngoài
34.900
254
245
03C1DY.33
Laser nội mạch
55.300
255
246
Nắn, bó gẫy xương cẳng chân bằng phương pháp y học cổ truyền
110.000
256
247
Nắn, bó gẫy xương cẳng tay bằng phương pháp y học cổ truyền
110.000
257
248
Nắn, bó gẫy xương cánh tay bằng phương pháp y học cổ truyền
110.000
258
249
Ngâm thuốc y học cổ truyền
51.400
259
250
Phong bế thần kinh bằng Phenol để điều trị co cứng cơ
1.088.000
Chưa bao gồm thuốc
260
251
03C1DY.17
Phục hồi chức năng xương chậu của sản phụ sau sinh đẻ
38.100
261
252
Sắc thuốc thang(1 thang)
13.100
Đã bao gồm chi phí đóng gói thuốc, chưa bao gồm tiền thuốc.
262
253
04C2.DY137
Siêu âm điều trị
46.700
263
254
04C2.DY131
Sóng ngắn
37.200
264
255
03C1DY.35
Sóng xung kích điều trị
65.200
265
256
03C1DY.5
Tập do cứng khớp
49.500
266
257
03C1DY.6
Tập do liệt ngoại biên
32.300
267
258
03C1DY.4
Tập do liệt thần kinh trung ương
45.300
268
259
03C1DY.19
Tập dưỡng sinh
27.300
269
260
Tập giao tiếp (ngôn ngữ, ký hiệu, hình ảnh...)
66.100
270
261
03C1DY.11
Tập luyện với ghế tập cơ bốn đầu đùi
12.500
271
262
Tập mạnh cơ đáy chậu (cơ sản chậu, Pelvis floor)
308.000
272
263
Tập nuốt (có sử dụng máy)
163.000
273
264
Tập nuốt (không sử dụng máy)
134.000
274
265
Tập sửa lỗi phát âm
112.000
275
266
04C2.DY136
Tập vận động đoạn chi
45.700
276
267
04C2.DY135
Tập vận động toàn thân
51.400
277
268
Tập vận động với các dụng cụ trợ giúp
30.600
278
269
03C1DY.13
Tập với hệ thống ròng rọc
12.500
279
270
03C1DY.12
Tập với xe đạp tập
12.500
280
271
04C2.DY127
Thủy châm
70.100
Chưa bao gồm thuốc.
281
272
03C1DY.14
Thủy trị liệu
64.200
282
273
Tiêm Botulinum toxine vào cơ thành bàng quang để điều trị bàng quang tăng hoạt động
2.825.000
Chưa bao gồm thuốc
283
274
Tiêm Botulinum toxine vào điểm vận động để điều trị co cứng cơ
1.195.000
Chưa bao gồm thuốc
284
275
04C2.DY133
Tử ngoại
36.300
285
276
03C1DY.16
Vật lý trị liệu chỉnh hình
31.100
286
277
03C1DY.15
Vật lý trị liệu hô hấp
31.100
287
278
03C1DY.18
Vật lý trị liệu phòng ngừa các biến chứng do bất động
31.100
288
279
03C1DY.30
Xoa bóp áp lực hơi
31.100
289
280
04C2.DY128
Xoa bóp bấm huyệt
69.300
290
281
03C1DY.21
Xoa bóp bằng máy
32.300
291
282
03C1DY.22
Xoa bóp cục bộ bằng tay
45.200
292
283
03C1DY.23
Xoa bóp toàn thân
55.800
293
284
Xông hơi thuốc
45.600
294
285
Xông khói thuốc
40.600
295
286
Xông thuốc bằng máy
45.600
Các thủ thuật Y học cổ truyền hoặc Phục hồi chức năng còn lại khác
296
287
Thủ thuật loại I
142.000
297
288
Thủ thuật loại II
74.700
298
289
Thủ thuật loại III
42.800
D
D
PHẪU THUẬT, THỦ THUẬT THEO CHUYÊN KHOA
I
I
HỒI SỨC CẤP CỨU VÀ CHỐNG ĐỘC
299
290
Phẫu thuật đặt hệ thống tim phổi nhân tạo (ECMO)
5.367.000
Chưa bao gồm bộ tim phổi, dây dẫn và canuyn chạy ECMO.
300
291
Thay dây, thay tim phổi (ECMO)
1.558.000
Chưa bao gồm bộ tim phổi, dây dẫn và canuyn chạy ECMO.
301
292
Theo dõi, chạy tim phổi nhân tạo (ECMO) mỗi 8 giờ
1.404.000
Áp dụng thanh toán cho mỗi 8 giờ thực hiện.
302
293
Kết thúc và rút hệ thống ECMO
2.536.000
Các phẫu thuật, thủ thuật còn lại khác
303
294
Phẫu thuật loại đặc biệt
3.334.000
304
295
Phẫu thuật loại I
2.265.000
305
296
Phẫu thuật loại II
1.351.000
306
297
Thủ thuật loại đặc biệt
1.310.000
307
298
Thủ thuật loại I
807.000
308
299
Thủ thuật loại II
485.000
309
300
Thủ thuật loại III
337.000
II
II
NỘI KHOA
310
301
DƯ-MDLS
Giảm mẫn cảm nhanh với thuốc 72 giờ
1.444.000
311
302
DƯ-MDLS
Giảm mẫn cảm với thuốc hoặc sữa hoặc thức ăn
919.000
312
303
DƯ-MDLS
Liệu pháp miễn dịch đặc hiệu đường dưới lưỡi với dị nguyên (Giai đoạn ban đầu - liệu pháp trung bình 15 ngày)
2.401.000
313
304
DƯ-MDLS
Liệu pháp miễn dịch đặc hiệu đường dưới lưỡi với dị nguyên (Giai đoạn duy trì - liệu pháp trung bình 3 tháng)
5.175.000
314
305
DƯ-MDLS
Phản ứng phân hủy Mastocyte (Đối với 6 loại dị nguyên)
296.000
315
306
DƯ-MDLS
Phản ứng tiêu bạch cầu đặc hiệu.
167.000
316
307
DƯ-MDLS
Test áp bì (Patch test) đặc hiệu với thuốc (Đối với 6 loại thuốc) hoặc mỹ phẩm
530.000
317
308
DƯ-MDLS
Test hồi phục phế quản
179.000
318
309
DƯ-MDLS
Test huyết thanh tự thân
688.000
319
310
DƯ-MDLS
Test kích thích phế quản không đặc hiệu với Methacholine
893.000
320
311
DƯ-MDLS
Test kích thích với thuốc hoặc sữa hoặc thức ăn
858.000
321
312
DƯ-MDLS
Test lẩy da (Prick test) đặc hiệu với các dị nguyên hô hấp hoặc thức ăn hoặc sữa
337.000
322
313
DƯ-MDLS
Test lẩy da (Prick test) đặc hiệu với các loại thuốc (Đối với 6 loại thuốc hoặc vacxin hoặc huyết thanh)
383.000
323
314
DƯ-MDLS
Test nội bì chậm đặc hiệu với thuốc hoặc vacxin hoặc huyết thanh
482.000
324
315
DƯ-MDLS
Test nội bì nhanh đặc hiệu với thuốc hoặc vacxin hoặc huyết thanh
395.000
Các phẫu thuật, thủ thuật còn lại khác
325
316
Phẫu thuật loại I
1.625.000
326
317
Phẫu thuật loại II
1.132.000
327
318
Thủ thuật loại đặc biệt
853.000
328
319
Thủ thuật loại I
615.000
329
320
Thủ thuật loại II
336.000
330
321
Thủ thuật loại III
170.000
III
III
DA LIỄU
331
322
Chụp và phân tích da bằng máy
211.000
332
323
Đắp mặt nạ điều trị một số bệnh da
208.000
333
324
Điều trị một số bệnh da bằng Ni tơ lỏng, nạo thương tổn
350.000
334
325
Điều trị các bệnh lý của da bằng PUVA hoặc UBV toàn thân
264.000
335
326
Điều trị hạt cơm bằng Plasma
382.000
336
327
Điều trị một số bệnh da bằng Fractional, Intracell
1.381.000
337
328
Điều trị một số bệnh da bằng IPL
477.000
338
329
Điều trị một số bệnh da bằng Laser CO2, Plasma, đốt điện, ni tơ lỏng
357.000
339
330
Điều trị một số bệnh da bằng Laser mầu
1.124.000
340
331
Điều trị một số bệnh da bằng Laser YAG, Laser Ruby
1.384.000
341
332
Điều trị một số bệnh da bằng Laser, Ánh sáng chiếu ngoài
237.000
342
333
Điều trị một số bệnh da bằng tiêm tại chỗ, chấm thuốc
309.000
343
334
Điều trị sùi mào gà bằng Laser CO2, cắt bỏ thương tổn
758.000
344
335
Điều trị u mạch máu bằng IPL (Intense Pulsed Light)
820.000
345
336
Điều trị viêm da cơ địa bằng máy
1.132.000
346
337
Phẫu thuật chuyển gân điều trị hở mi
2.331.000
347
338
Phẫu thuật điều trị hẹp hố khẩu cái
2.606.000
348
339
Phẫu thuật điều trị lỗ đáo có viêm xương
652.000
349
340
Phẫu thuật điều trị lỗ đáo không viêm xương
584.000
350
341
Phẫu thuật điều trị sa trễ mi dưới
2.051.000
351
342
Phẫu thuật điều trị sập cầu mũi
1.691.000
352
343
Phẫu thuật điều trị u dưới móng
803.000
353
344
Phẫu thuật giải áp thần kinh
2.457.000
354
345
Phẫu thuật Mohs điều trị ung thư da
3.604.000
Các phẫu thuật, thủ thuật còn lại khác
355
346
Phẫu thuật loại đặc biệt
3.434.000
356
347
Phẫu thuật loại I
1.930.000
357
348
Phẫu thuật loại II
1.107.000
358
349
Phẫu thuật loại III
832.000
359
350
Thủ thuật loại đặc biệt
801.000
360
351
Thủ thuật loại I
404.000
361
352
Thủ thuật loại II
263.000
362
353
Thủ thuật loại III
155.000
IV
IV
NỘI TIẾT
363
354
03C2.1.5
Dẫn lưu áp xe tuyến giáp
243.000
Chưa bao gồm bộ kim chọc, sonde dẫn lưu
364
355
Gọt chai chân (gọt nốt chai) trên người bệnh đái tháo đường
271.000
365
356
Phẫu thuật loại 1 mổ mở tuyến nội tiết có dùng dao siêu âm
6.704.000
366
357
Phẫu thuật loại 1 mổ mở tuyến nội tiết không dùng dao siêu âm
4.310.000
Chưa bao gồm dao hàn mạch, hàn mô
367
358
Phẫu thuật loại 1 mổ nội soi tuyến nội tiết có dùng dao siêu âm
5.916.000
368
359
Phẫu thuật loại 2 mổ mở tuyến nội tiết có dùng dao siêu âm
4.569.000
369
360
Phẫu thuật loại 2 mổ mở tuyến nội tiết không dùng dao siêu âm
3.446.000
Chưa bao gồm dao hàn mạch, hàn mô
370
361
Phẫu thuật loại 3 mổ mở tuyến nội tiết có dùng dao siêu âm
4.348.000
371
362
Phẫu thuật loại 3 mổ mở tuyến nội tiết không dùng dao siêu âm
2.839.000
Chưa bao gồm dao hàn mạch, hàn mô
372
363
Phẫu thuật loại đặc biệt mổ mở tuyến nội tiết không dùng dao siêu âm
5.682.000
Chưa bao gồm dao hàn mạch, hàn mô
373
364
Phẫu thuật loại đặc biệt tuyến nội tiết mổ mở có dùng dao siêu âm
7.958.000
374
365
Phẫu thuật loại đặc biệt tuyến nội tiết mổ nội soi dùng dao siêu âm
7.849.000
Các thủ thuật còn lại khác
375
366
Thủ thuật loại I
654.000
376
367
Thủ thuật loại II
414.000
377
368
Thủ thuật loại III
220.000
V
V
NGOẠI KHOA
Ngoại Thần kinh
378
369
Phẫu thuật giải ép thần kinh hoặc khoan thăm dò sọ
4.670.000
379
370
Phẫu thuật lấy máu tụ trong sọ hoặc ngoài màng cứng hoặc dưới màng cứng hoặc trong não
5.295.000
Chưa bao gồm nẹp, ghim, vít, ốc, miếng vá khuyết sọ.
380
371
Phẫu thuật u hố mắt
5.741.000
Chưa bao gồm nẹp, ghim, ốc, vít, miếng vá khuyết sọ
381
372
Phẫu thuật áp xe não
7.144.000
Chưa bao gồm bộ dẫn lưu kín, miếng vá khuyết sọ, nẹp, vít, miếng vá nhân tạo, vật liệu tạo hình hộp sọ
382
373
03C2.1.39
Phẫu thuật dẫn lưu não thất - màng bụng
4.250.000
Chưa bao gồm van dẫn lưu nhân tạo.
383
374
03C2.1.45
Phẫu thuật nội soi não hoặc tủy sống
5.040.000
Chưa bao gồm miếng vá khuyết sọ, dao siêu âm (trong phẫu thuật u não), nẹp, vít, miếng vá nhân tạo, vật liệu tạo hình hộp sọ.
384
375
03C2.1.38
Phẫu thuật nội soi u tuyến yên
5.669.000
Chưa bao gồm miếng vá khuyết sọ, dao siêu âm, nẹp, vít, miếng vá nhân tạo, vật liệu tạo hình hộp sọ.
385
376
Phẫu thuật tạo hình màng não
5.970.000
Chưa bao gồm màng não nhân tạo, miếng vá khuyết sọ, bộ van dẫn lưu, nẹp, vít, miếng vá nhân tạo, vật liệu tạo hình hộp sọ.
386
377
Phẫu thuật thoát vị não, màng não
5.671.000
Chưa bao gồm màng não nhân tạo, miếng vá khuyết sọ, bộ van dẫn lưu, nẹp, vít, miếng vá nhân tạo, vật liệu tạo hình hộp sọ.
387
378
Phẫu thuật vi phẫu lấy u tủy
7.604.000
Chưa bao gồm mạch nhân tạo, kẹp mạch máu, ghim, ốc, vít, nẹp, kinh vi phẫu.
388
379
03C2.1.43
Phẫu thuật vi phẫu u não đường giữa
7.747.000
Chưa bao gồm miếng vá nhân tạo, ghim, ốc, vít, nẹp, thiết bị cấy ghép, keo sinh học, miếng vá nhân tạo, vật liệu tạo hình hộp sọ.
389
380
03C2.1.41
Phẫu thuật vi phẫu u não nền sọ
6.996.000
Chưa bao gồm đinh, nẹp, vít, vật liệu cầm máu sinh học, màng não nhân tạo, dao siêu âm, keo sinh học.
390
381
03C2.1.42
Phẫu thuật vi phẫu u não thất
6.996.000
Chưa bao gồm dụng cụ dẫn đường, ghim, ốc, vít, nẹp, dao siêu âm, bộ dẫn lưu não thất, miếng vá khuyết sọ, vật liệu cầm máu, keo sinh học, miếng vá nhân tạo, vật liệu tạo hình hộp sọ.
391
382
Phẫu thuật vi phẫu u não tuyến yên
7.504.000
Chưa bao gồm mạch nhân tạo, miếng vá khuyết sọ, kẹp mạch máu, ghim, ốc, vít, dao siêu âm.
392
383
Phẫu thuật điều trị viêm xương sọ hoặc hàm mặt
5.646.000
Chưa bao gồm nẹp, ghim, ốc, vít.
393
384
Phẫu thuật ghép khuyết sọ
4.746.000
Chưa bao gồm xương nhân tạo, vật liệu tạo hình hộp sọ, miếng vá khuyết sọ, miếng vá nhân tạo, vật liệu tạo hình hộp sọ, đinh, nẹp, vít, lưới tital, ghim, ốc, màng não nhân tạo, vật liệu cầm máu sinh học.
394
385
Phẫu thuật u xương sọ
5.232.000
Chưa bao gồm đinh, ghim, nẹp, vít, ốc, vật liệu tạo hình hộp sọ, màng não nhân tạo, miếng vá khuyết sọ, miếng vá nhân tạo, vật liệu tạo hình hộp sọ.
395
386
Phẫu thuật vết thương sọ não hở
5.596.000
Chưa bao gồm đinh, ghim, nẹp, vít, ốc, màng não nhân tạo, vật liệu tạo hình hộp sọ, miếng vá khuyết sọ, miếng vá nhân tạo, vật liệu tạo hình hộp sọ.
396
387
03C2.1.44
Phẫu thuật vi phẫu dị dạng mạch não
6.998.000
Chưa bao gồm kẹp mạch máu, miếng vá khuyết sọ, van dẫn lưu, ghim, ốc, vít, nẹp.
397
388
Phẫu thuật vi phẫu nối mạch máu trong và ngoài hộp sọ
7.480.000
Chưa bao gồm mạch nhân tạo, kẹp mạch máu, ghim, ốc, vít.
398
389
03C2.1.40
Phẫu thuật thần kinh có dẫn đường
6.747.000
399
390
03C2.1.46
Quang động học (PTD) trong điều trị u não ác tính
6.921.000
Chưa bao gồm dụng cụ dẫn đường.
Ngoại Lồng ngực - mạch máu
400
391
03C2.1.31
Cấy hoặc đặt máy tạo nhịp hoặc cấy máy tạo nhịp phá rung
1.718.000
Chưa bao gồm máy tạo nhịp, máy phá rung.
401
392
03C2.1.24
Phẫu thuật bắc cầu mạch vành
18.693.000
Chưa bao gồm bộ tim phổi nhân tạo và dây chạy máy, vòng van, van tim nhân tạo, miếng vá siêu mỏng, mạch máu nhân tạo, động mạch chủ nhân tạo, keo sinh học, quả lọc tách huyết tương và bộ dây dẫn, dung dịch bảo vệ tạng, dây truyền dung dịch bảo vệ tạng, dụng cụ cố định mạch vành, Shunt trong lòng động mạch.
402
393
03C2.1.25
Phẫu thuật các mạch máu lớn (động mạch chủ ngực hoặc bụng hoặc cảnh hoặc thận)
15.196.000
Chưa bao gồm bộ tim phổi nhân tạo và dây chạy máy, động mạch chủ nhân tạo, mạch máu nhân tạo, keo sinh học, stent, quả lọc tách huyết tương và bộ dây dẫn, dung dịch bảo vệ tạng, dây truyền dung dịch bảo vệ tạng.
403
394
03C2.1.18
Phẫu thuật cắt màng tim rộng
14.737.000
404
395
03C2.1.15
Phẫu thuật cắt ống động mạch
13.068.000
Chưa bao gồm mạch máu nhân tạo, động mạch chủ nhân tạo, keo sinh học.
405
396
03C2.1.17
Phẫu thuật nong van động mạch chủ
8.237.000
406
397
03C2.1.16
Phẫu thuật tạo hình eo động mạch
14.737.000
Chưa bao gồm mạch máu nhân tạo, động mạch chủ nhân tạo, keo sinh học.
407
398
Phẫu thuật đặt Catheter ổ bụng để lọc màng bụng
7.476.000
408
399
Phẫu thuật tạo thông động tĩnh mạch AVF
3.828.000
Chưa bao gồm mạch máu nhân tạo, động mạch chủ nhân tạo.
409
400
Phẫu thuật thăm dò ngoài màng tim hoặc thăm dò lồng ngực
3.398.000
410
401
03C2.1.19
Phẫu thuật thay đoạn mạch nhân tạo
12.996.000
Chưa bao gồm mạch máu nhân tạo, động mạch chủ nhân tạo, keo sinh học.
411
402
03C2.1.21
Phẫu thuật thay động mạch chủ
19.055.000
Chưa bao gồm bộ tim phổi nhân tạo và dây chạy máy, động mạch chủ nhân tạo, van động mạch chủ nhân tạo, mạch máu nhân tạo, ống van động mạch, keo sinh học, stend, quả lọc tách huyết tương và bộ dây dẫn, dung dịch bảo vệ tạng, bộ dây truyền dung dịch liệt tim.
412
403
03C2.1.20
Phẫu thuật tim các loại (tim bẩm sinh hoặc sửa van tim hoặc thay van tim...)
17.693.000
Chưa bao gồm bộ tim phổi nhân tạo và dây chạy máy, vòng van và van tim nhân tạo, mạch máu nhân tạo, động mạch chủ nhân tạo, ống van động mạch, keo sinh học, quả lọc tách huyết tương và bộ dây dẫn, miếng vá siêu mỏng, dung dịch bảo vệ tạng, dây truyền dung dịch bảo vệ tạng.
413
404
Phẫu thuật tim kín khác
14.180.000
Chưa bao gồm động mạch chủ nhân tạo, van động mạch chủ nhân tạo, mạch máu nhân tạo, keo sinh học
414
405
03C2.1.14
Phẫu thuật tim loại Blalock
14.737.000
Chưa bao gồm mạch máu nhân tạo hoặc động mạch chủ nhân tạo.
415
406
03C2.1.26
Phẫu thuật tim, mạch khác có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể
16.851.000
Chưa bao gồm bộ tim phổi nhân tạo và dây chạy máy, mạch máu nhân tạo, động mạch chủ nhân tạo, keo sinh học, quả lọc tách huyết tương và bộ dây dẫn, dung dịch bảo vệ tạng, bộ dây truyền dung dịch liệt tim, đầu đốt.
416
407
Phẫu thuật u máu các vị trí
3.123.000
417
408
Phẫu thuật cắt phổi
8.985.000
Chưa bao gồm máy cắt nối tự động, ghim khâu máy hoặc stapler; dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch.
418
409
Phẫu thuật cắt u trung thất
10.670.000
419
410
Phẫu thuật dẫn lưu màng phổi
1.818.000
420
411
Phẫu thuật điều trị bệnh lý lồng ngực khác
6.943.000
Chưa bao gồm các loại đinh nẹp vít, các loại khung, thanh nâng ngực và đai nẹp ngoài, dụng cụ khâu cắt tự động, keo sinh học, dao hàn mạch. hàn mô.
421
412
Phẫu thuật nội soi cắt u trung thất
10.341.000
Chưa bao gồm máy cắt nối tự động, ghim khâu máy hoặc stapler, dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch.
422
413
Phẫu thuật nội soi ngực bệnh lý hoặc chấn thương
8.647.000
Chưa bao gồm máy cắt nối tự động, ghim khâu máy hoặc stapler, dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch.
423
414
Phẫu thuật phục hồi thành ngực (do chấn thương hoặc vết thương)
8.011.000
Chưa bao gồm các loại đinh, nẹp, vít, các loại khung, thanh nâng ngực và đai nẹp ngoài.
Ngoại Tiết niệu
424
415
03C2.1.91
Ghép thận, niệu quản tự thân có sử dụng vi phẫu
6.760.000
425
416
Phẫu thuật cắt thận
4.404.000
Chưa bao gồm dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch.
426
417
Phẫu thuật cắt u thượng thận hoặc cắt nang thận
6.374.000
Chưa bao gồm dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch.
427
418
Phẫu thuật nội soi lấy sỏi thận hoặc sỏi niệu quản hoặc sỏi bàng quang
4.198.000
428
419
03C2.1.82
Phẫu thuật nội soi cắt thận hoặc u sau phúc mạc
4.486.000
Chưa bao gồm dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch.
429
420
03C2.1.83
Phẫu thuật nội soi u thượng thận hoặc nang thận
4.325.000
Chưa bao gồm dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch.
430
421
Phẫu thuật lấy sỏi thận hoặc sỏi niệu quản hoặc sỏi bàng quang
4.270.000
431
422
Phẫu thuật cắt niệu quản hoặc tạo hình niệu quản hoặc tạo hình bể thận (do bệnh lý hoặc chấn thương)
5.749.000
432
423
03C2.1.85
Phẫu thuật cắt túi sa niệu quản bằng nội soi
3.129.000
433
424
Phẫu thuật cắt bàng quang
5.517.000
434
425
Phẫu thuật cắt u bàng quang
5.691.000
Chưa bao gồm dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch.
435
426
Phẫu thuật nội soi cắt u bàng quang
4.735.000
Chưa bao gồm dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch.
436
427
03C2.1.84
Phẫu thuật nội soi cắt bàng quang, tạo hình bàng quang
6.046.000
Chưa bao gồm dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch.
437
428
Phẫu thuật nội soi cắt cổ bàng quang
4.735.000
438
429
Phẫu thuật đóng dò bàng quang
4.587.000
439
430
03C2.1.87
Điều trị u xơ tiền liệt tuyến bằng
2.811.000
Chưa bao gồm dây cáp quang.
440
431
03C2.1.88
Nội soi cắt đốt u lành tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo (TORP)
2.811.000
441
432
Phẫu thuật bóc u xơ tiền liệt tuyến
5.160.000
442
433
03C2.1.86
Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt qua nội soi
4.078.000
Chưa bao gồm dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch.
443
434
Phẫu thuật điều trị các bệnh lý hoặc chấn thương niệu đạo khác
4.322.000
444
435
Phẫu thuật hạ tinh hoàn ẩn, tinh hoàn lạc chỗ hoặc cắt bỏ tinh hoàn
2.383.000
445
436
Phẫu thuật nội soi đặt Sonde JJ
1.813.000
Chưa bao gồm sonde JJ.
446
437
Phẫu thuật tạo hình dương vật
4.405.000
447
438
03C2.1.89
Đặt prothese cố định sàn chậu vào mỏm nhô xương cụt
3.679.000
448
439
03C2.1.12
Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (thủy điện lực)
2.412.000
449
440
03C2.1.13
Tán sỏi qua nội soi (sỏi thận hoặc sỏi niệu quản hoặc sỏi bàng quang)
1.303.000
Chưa bao gồm sonde JJ, rọ lấy sỏi.
Tiêu hóa
450
441
Phẫu thuật cắt các u lành thực quản
5.654.000
Chưa bao gồm kẹp khóa mạch máu, máy cắt nối tự động và ghim khâu máy, dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch, Stent.
451
442
Phẫu thuật cắt thực quản
7.627.000
Chưa bao gồm kẹp khóa mạch máu, máy cắt nối tự động và ghim khâu máy, dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch, Stent.
452
443
03C2.1.61
Phẫu thuật cắt thực quản qua nội soi ngực và bụng
5.999.000
Chưa bao gồm máy cắt nối tự động và ghim khâu máy; dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch.
453
444
Phẫu thuật đặt Stent thực quản
5.380.000
Chưa bao gồm kẹp khóa mạch máu, máy cắt nối tự động và ghim khâu máy, dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch, Stent.
454
445
03C2.1.60
Phẫu thuật nội soi điều trị trào ngược thực quản, dạ dày
6.180.000
455
446
Phẫu thuật tạo hình thực quản
7.892.000
Chưa bao gồm kẹp khóa mạch máu, máy cắt nối tự động và ghim khâu máy, dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch, Stent.
456
447
03C2.1.59
Phẫu thuật nội soi tạo hình thực quản
6.180.000
Chưa bao gồm máy cắt nối tự động và ghim khâu máy, Stent; dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch.
457
448
Phẫu thuật cắt bán phần dạ dày
5.125.000
Chưa bao gồm máy cắt nối tự động và ghim khâu máy, kẹp khóa mạch máu, dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch.
458
449
Phẫu thuật cắt dạ dày
7.610.000
Chưa bao gồm máy cắt nối tự động và ghim khâu máy, kẹp khóa mạch máu, dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch.
459
450
03C2.1.62
Phẫu thuật nội soi cắt dạ dày
5.275.000
Chưa bao gồm máy cắt nối tự động và ghim khâu máy, dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch, kẹp khóa mạch máu.
460
451
Phẫu thuật nội soi khâu thủng dạ dày
2.984.000
461
452
03C2.1.64
Phẫu thuật nội soi cắt dây thần kinh X trong điều trị loét dạ dày
3.395.000
Chưa bao gồm dao siêu âm.
462
453
03C2.1.81
Phẫu thuật bệnh phình đại tràng bẩm sinh 1 thì
3.085.000
Chưa bao gồm máy cắt nối tự động và ghim khâu máy cắt nối; dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch.
463
454
Phẫu thuật cắt đại tràng hoặc phẫu thuật kiểu Harman
4.642.000
Chưa bao gồm máy cắt nối tự động và ghim khâu máy cắt nối; dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch.
464
455
Phẫu thuật cắt dây chằng gỡ dính ruột
2.574.000
465
456
Phẫu thuật cắt nối ruột
4.465.000
Chưa bao gồm máy cắt nối tự động và ghim khâu máy cắt nối; dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch.
466
457
03C2.1.63
Phẫu thuật nội soi cắt nối ruột
4.395.000
Chưa bao gồm máy cắt nối tự động và ghim khâu máy cắt nối; dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch.
467
458
Phẫu thuật cắt ruột non
4.801.000
Chưa bao gồm máy cắt nối tự động và ghim khâu máy cắt nối.
468
459
Phẫu thuật cắt ruột thừa
2.654.000
469
Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa
2.657.000
470
460
Phẫu thuật cắt trực tràng đường bụng, tầng sinh môn
7.190.000
Chưa bao gồm khóa kẹp mạch máu, miếng cầm máu, máy cắt nối tự động và ghim khâu máy cắt nối; dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch.
471
461
03C2.1.80
Phẫu thuật dị tật teo hậu môn trực tràng 1 thì
4.918.000
472
462
Phẫu thuật nội soi cố định trực tràng
4.448.000
Chưa bao gồm tấm nâng trực tràng, dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch.
473
463
03C2.1.65
Phẫu thuật nội soi ung thư đại hoặc trực tràng
3.486.000
Chưa bao gồm máy cắt nối tự động và ghim khâu máy, dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch, kẹp khóa mạch máu.
474
464
Phẫu thuật dẫn lưu trong (nối tắt) hoặc dẫn lưu ngoài
2.756.000
Chưa bao gồm kẹp khóa mạch máu, miếng cầm máu, máy cắt nối tự động và ghim khâu máy cắt nối.
475
465
Phẫu thuật khâu lỗ thủng tiêu hóa hoặc lấy dị vật ống tiêu hóa hoặc đẩy bả thức ăn xuống đại tràng
3.730.000
476
466
Phẫu thuật cắt gan
8.477.000
Chưa bao gồm keo sinh học, đầu dao cắt gan siêu âm, dao cắt hàn mạch, hàn mô.
477
467
03C2.1.78
Phẫu thuật nội soi cắt gan
6.007.000
Chưa bao gồm đầu dao cắt gan siêu âm, keo sinh học, dao cắt hàn mạch, hàn mô.
478
468
03C2.1.77
Phẫu thuật cắt gan mở có sử dụng thiết bị kỹ thuật cao
7.087.000
Chưa bao gồm đầu dao cắt gan siêu âm, keo sinh học, dao cắt hàn mạch, hàn mô.
479
469
Phẫu thuật điều trị bệnh lý gan hoặc mật khác
4.871.000
Chưa bao gồm keo sinh học, đầu dao cắt gan siêu âm, dao cắt hàn mạch, hàn mô, Stent, chi phí DSA.
480
470
03C2.1.79
Phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý gan mật khác
3.486.000
Chưa bao gồm đầu dao cắt gan siêu âm, keo sinh học, dao cắt hàn mạch, hàn mô.
481
471
Phẫu thuật khâu vết thương gan hoặc chèn gạc cầm máu
5.487.000
Chưa bao gồm vật liệu cầm máu.
482
472
Phẫu thuật cắt túi mật
4.694.000
483
473
03C2.1.73
Phẫu thuật nội soi cắt túi mật
3.216.000
484
474
Phẫu thuật lấy sỏi ống mật chủ
4.671.000
Chưa bao gồm đầu tán sỏi và điện cực tán sỏi.
485
475
Phẫu thuật lấy sỏi ống mật phức tạp
7.128.000
Chưa bao gồm đầu tán sỏi và điện cực tán sỏi.
486
476
03C2.1.76
Phẫu thuật nội soi cắt túi mật - mổ ống mật chủ lấy sỏi và nối mật - ruột
3.986.000
Chưa bao gồm đầu tán sỏi và điện cực tán sỏi.
487
477
03C2.1.67
Phẫu thuật nội soi cắt nang ống mật chủ
4.680.000
488
478
03C2.1.72
Phẫu thuật nội soi lấy sỏi mật hay dị vật đường mật
3.486.000
Chưa bao gồm đầu tán sỏi và điện cực tán sỏi.
489
479
03C2.1.75
Tán sỏi trong mổ nội soi đường mật và tán sỏi qua đường hầm Kehr
4.363.000
Chưa bao gồm đầu tán sỏi và điện cực tán sỏi.
490
480
03C2.1.74
Phẫu thuật cắt cơ Oddi và nong đường mật qua ERCP
3.627.000
Chưa bao gồm stent.
491
481
Phẫu thuật nối mật ruột
4.571.000
492
482
Phẫu thuật cắt khối tá tụy
11.176.000
Chưa bao gồm máy cắt nối tự động, ghim khâu máy cắt nối, khóa kẹp mạch máu, dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch và đoạn mạch nhân tạo.
493
483
Phẫu thuật nội soi cắt khối tá tụy có sử dụng máy cắt nối
10.357.000
Chưa bao gồm máy cắt nối tự động và ghim khâu máy, dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch, kẹp khóa mạch máu.
494
484
Phẫu thuật cắt lách
4.644.000
Chưa bao gồm khóa kẹp mạch máu, dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch.
495
485
03C2.1.70
Phẫu thuật nội soi cắt lách
4.575.000
Chưa bao gồm máy cắt nối tự động và ghim khâu máy, dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch, kẹp khóa mạch máu.
496
486
Phẫu thuật cắt thân tụy hoặc cắt đuôi tụy
4.656.000
Chưa bao gồm máy cắt nối tự động và ghim khâu máy cắt nối, khóa kẹp mạch máu, dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch.
497
487
Phẫu thuật cắt u phúc mạc hoặc u sau phúc mạc
5.970.000
Chưa bao gồm máy cắt nối tự động và ghim khâu máy cắt nối, vật liệu cầm máu, dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch.
498
488
Phẫu thuật nạo vét hạch
3.988.000
Chưa bao gồm dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch.
499
489
Phẫu thuật u trong ổ bụng
4.842.000
Chưa bao gồm khóa kẹp mạch máu, dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch.
500
490
03C2.1.68
Phẫu thuật nội soi cắt u trong ổ bụng
3.821.000
Chưa bao gồm máy cắt nối tự động và ghim khâu máy, dao siêu âm hoặc dao hàn mô hoặc dao hàn mạch, kẹp khóa mạch máu.
501
491
Phẫu thuật thăm dò ổ bụng hoặc mở thông dạ dày hoặc mở thông hổng tràng hoặc làm hậu môn nhân tạo
2.576.000
Chưa bao gồm máy cắt nối tự động và ghim khâu máy cắt nối.
502
492
Phẫu thuật thoát vị bẹn hoặc thoát vị đùi hoặc thoát vị thành bụng
3.351.000
Chưa bao gồm tấm màng nâng, khóa kẹp mạch máu, vật liệu cầm máu.
503
493
Phẫu thuật dẫn lưu áp xe trong ổ bụng
2.945.000
504
494
Phẫu thuật cắt trĩ hoặc điều trị nứt kẽ hậu môn hoặc điều trị áp xe rò hậu môn
2.655.000
Chưa bao gồm máy cắt nối tự động và ghim khâu máy cắt nối, khóa kẹp mạch máu, vật liệu cầm máu.
505
495
03C2.1.66
Phẫu thuật điều trị trĩ kỹ thuật cao (phương pháp Longo)
2.346.000
Chưa bao gồm máy cắt nối tự động và ghim khâu trong máy.
506
496
03C2.1.50
Cắt cơ Oddi hoặc dẫn lưu mật qua nội soi tá tràng
2.462.000
Chưa bao gồm dao cắt, thuốc cản quang, catheter.
507
497
03C2.1.49
Cắt niêm mạc ống tiêu hoá qua nội soi điều trị ung thư sớm
3.962.000
Chưa bao gồm dao cắt niêm mạc, kìm kẹp cầm máu.
508
498
03C2.1.54
Cắt polyp ống tiêu hoá (thực quản hoặc dạ dày hoặc đại tràng hoặc trực tràng)
1.063.000
509
499
03C2.1.55
Đặt stent đường mật hoặc tụy dưới hướng dẫn của siêu âm
1.972.000
Chưa bao gồm stent, dao cắt, catheter, guidewire.
510
500
03C2.1.48
Lấy dị vật ống tiêu hoá qua nội soi
1.713.000
511
501
03C2.1.52
Lấy sỏi hoặc giun đường mật qua nội soi tá tràng
3.454.000
512
502
03C2.1.47
Mở thông dạ dày qua nội soi
2.715.000
513
503
03C2.1.51
Nong đường mật qua nội soi tá tràng
2.263.000
Chưa bao gồm bóng nong.
514
504
04C3.1.158
Cắt phymosis
248.000
515
505
04C3.1.156
Chích rạch nhọt, Apxe nhỏ dẫn lưu
197.000
516
506
04C3.1.157
Tháo lồng ruột bằng hơi hay baryte
148.000
517
507
04C3.1.159
Thắt các búi trĩ hậu môn
288.000
Xương, cột sống, hàm mặt
518
508
03C2.1.1
Cố định gãy xương sườn
53.000
519
509
04C3.1.181
Nắn có gây mê, bó bột bàn chân ngựa vẹo vào, bàn chân bẹt hoặc tật gối cong lõm trong hay lõm ngoài (bột liền)
738.000
520
510
04C3.1.180
Nắn có gây mê, bó bột bàn chân ngựa vẹo vào, bàn chân bẹt hoặc tật gối cong lõm trong hay lõm ngoài (bột tự cán)
553.000
521
511
04C3.1.167
Nắn trật khớp háng (bột liền)
652.000
522
512
04C3.1.166
Nắn trật khớp háng (bột tự cán)
282.000
523
513
04C3.1.165
Nắn trật khớp khuỷu chân hoặc khớp cổ chân hoặc khớp gối (bột liền)
267.000
524
514
04C3.1.164
Nắn trật khớp khuỷu chân hoặc khớp cổ chân hoặc khớp gối (bột tự cán)
167.000
525
515
04C3.1.161
Nắn trật khớp khuỷu tay hoặc khớp xương đòn hoặc khớp hàm (bột liền)
412.000
526
516
04C3.1.160
Nắn trật khớp khuỷu tay hoặc khớp xương đòn hoặc khớp hàm (bột tự cán)
234.000
527
517
04C3.1.163
Nắn trật khớp vai (bột liền)
327.000
528
518
04C3.1.162
Nắn trật khớp vai (bột tự cán)
172.000
529
519
04C3.1.177
Nắn, bó bột bàn chân hoặc bàn tay (bột liền)
242.000
530
520
04C3.1.176
Nắn, bó bột bàn chân hoặc bàn tay (bột tự cán)
173.000
531
521
04C3.1.175
Nắn, bó bột gãy xương cẳng tay (bột liền)
348.000
532
522
04C3.1.174
Nắn, bó bột gãy xương cẳng tay (bột tự cán)
223.000
533
523
04C3.1.179
Nắn, bó bột trật khớp háng bẩm sinh (bột liền)
727.000
534
524
04C3.1.178
Nắn, bó bột trật khớp háng bẩm sinh (bột tự cán)
341.000
535
525
04C3.1.171
Nắn, bó bột xương cẳng chân (bột liền)
348.000
536
526
04C3.1.170
Nắn, bó bột xương cẳng chân (bột tự cán)
271.000
537
527
04C3.1.173
Nắn, bó bột xương cánh tay (bột liền)
348.000
538
528
04C3.1.172
Nắn, bó bột xương cánh tay (bột tự cán)
271.000
539
529
04C3.1.169
Nắn, bó bột xương đùi hoặc chậu hoặc cột sống (bột liền)
637.000
540
530
04C3.1.168
Nắn, bó bột xương đùi hoặc chậu hoặc cột sống (bột tự cán)
357.000
541
531
03C2.1.2
Nắn, bó gẫy xương đòn
121.000
542
532
03C2.1.4
Nắn, bó gẫy xương gót
152.000
543
533
03C2.1.3
Nắn, bó vỡ xương bánh chè không có chỉ định mổ
152.000
544
534
Phẫu thuật cắt cụt chi
3.833.000
545
535
03C2.1.109
Phẫu thuật chuyển gân điều trị cò ngón tay do liệt vận động
3.069.000
546
536
Phẫu thuật thay khớp vai
7.243.000
Chưa bao gồm khớp nhân tạo, xi măng sinh học hoặc hóa học.
547
537
03C2.1.117
Phẫu thuật chỉnh bàn chân khèo
3.041.000
Chưa bao gồm phương tiện cố định: khung cố định, đinh, kim, nẹp, vít, ốc, xương nhân tạo hoặc sản phẩm sinh học thay thế xương.
548
538
03C2.1.110
Phẫu thuật chuyển gân điều trị bàn chân rủ do liệt vận động
3.069.000
549
539
03C2.1.119
Phẫu thuật đóng cứng khớp cổ chân
2.168.000
Chưa bao gồm phương tiện cố định: khung cố định, đinh, kim, nẹp, vít, ốc, xương nhân tạo hoặc sản phẩm sinh học thay thế xương.
550
540
03C2.1.118
Phẫu thuật làm vận động khớp gối
3.259.000
551
541
03C2.1.104
Phẫu thuật nội soi khớp gối hoặc khớp háng hoặc khớp vai hoặc cổ chân
3.378.000
Chưa bao gồm lưỡi bào, lưỡi cắt, bộ dây bơm nước, đầu đốt, tay dao đốt điện, nẹp, ốc, vít.
552
542
03C2.1.105
Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng
4.370.000
Chưa bao gồm nẹp vít, ốc, dao cắt sụn và lưỡi bào, bộ dây bơm nước, đầu đốt, tay dao điện, gân sinh học, gân đồng loại.
553
543
03C2.1.100
Phẫu thuật tạo hình khớp háng
3.378.000
Chưa bao gồm đinh, nẹp, vít, ốc, khóa.
554
544
03C2.1.97
Phẫu thuật thay khớp gối bán phần
4.750.000
Chưa bao gồm khớp nhân tạo.
555
545
03C2.1.99
Phẫu thuật thay khớp háng bán phần
3.878.000
Chưa bao gồm khớp nhân tạo.
556
546
03C2.1.96
Phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối
5.250.000
Chưa bao gồm khớp nhân tạo.
557
547
03C2.1.98
Phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng
5.250.000
Chưa bao gồm khớp nhân tạo.
558
548
Phẫu thuật đặt lại khớp găm kim cố định
4.109.000
Chưa bao gồm kim hoặc đinh.
559
549
Phẫu thuật làm cứng khớp
3.778.000
Chưa bao gồm đinh, nẹp vít, khung cố định ngoài.
560
550
Phẫu thuật điều trị xơ cứng gân cơ hoặc xơ cứng khớp
3.699.000
Chưa bao gồm đinh, nẹp, vít, gân nhân tạo, gân sinh học, khung cố định ngoài, xương nhân tạo hoặc sản phẩm sinh học thay thế xương.
561
551
Phẫu thuật gỡ dính khớp hoặc làm sạch khớp
2.850.000
562
552
03C2.1.108
Phẫu thuật ghép chi
6.496.000
Chưa bao gồm xương nhân tạo hoặc sản phẩm sinh học thay thế xương, đinh, nẹp, vít, mạch máu nhân tạo.
563
553
Phẫu thuật ghép xương
4.806.000
Chưa bao gồm khung cố định ngoài, nẹp, ốc, vít, lồng, xương nhân tạo hoặc sản phẩm sinh học thay thế xương.
564
554
03C2.1.101
Phẫu thuật thay đoạn xương ghép bảo quản bằng kỹ thuật cao
4.750.000
Chưa bao gồm đinh, nẹp, vít, xương nhân tạo và sản phẩm sinh học thay thế xương.
565
555
03C2.1.115
Phẫu thuật kéo dài chi
4.888.000
Chưa bao gồm khung cố định ngoài, đinh, nẹp, vít, ốc, xương nhân tạo hoặc sản phẩm sinh học thay thế xương.
566
556
03C2.1.103
Phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít
3.878.000
Chưa bao gồm xương nhân tạo hoặc sản phẩm sinh học thay thế xương, xi măng, đinh, nẹp, vít.
567
557
03C2.1.102
Phẫu thuật kết hợp xương trên màn hình tăng sáng
5.250.000
Chưa bao gồm xương nhân tạo hoặc sản phẩm sinh học thay thế xương, xi măng, đinh, nẹp, vít.
568
558
Phẫu thuật lấy bỏ u xương
3.870.000
Chưa bao gồm phương tiện cố định, phương tiện kết hợp, xương nhân tạo, xương bảo quản, sản phẩm sinh học thay thế, xi măng sinh học hoặc hóa học.
569
559
Phẫu thuật nối gân hoặc kéo dài gân (tính 1 gân)
3.087.000
Chưa bao gồm gân nhân tạo.
570
560
03C2.1.106
Phẫu thuật nội soi tái tạo gân
4.370.000
Chưa bao gồm gân nhân tạo, vít, ốc, đầu đốt, bộ dây bơm nước, tay dao điện, dao cắt sụn, lưỡi bào, gân sinh học, gân đồng loại.
571
561
03C2.1.113
Phẫu thuật tạo hình sọ mặt (bệnh lý)
5.819.000
Chưa bao gồm nẹp, vít thay thế.
572
562
03C2.1.114
Phẫu thuật ung thư biểu mô tế bào đáy hoặc tế bào gai vùng mặt + tạo hình vạt da, đóng khuyết da bằng phẫu thuật tạo hình
4.019.000
Chưa bao gồm nẹp, vít thay thế.
573
563
03C2.1.111
Rút đinh hoặc tháo phương tiện kết hợp xương
1.777.000
574
564
Phẫu thuật cố định cột sống bằng DIAM, SILICON, nẹp chữ U, Aparius
7.391.000
Chưa bao gồm DIAM, SILICON, nẹp chữ U, Aparius.
575
565
03C2.1.95
Phẫu thuật điều trị cong vẹo cột sống (tính cho 1 lần phẫu thuật)
9.230.000
Chưa bao gồm xương bảo quản, đốt sống nhân tạo, sản phẩm sinh học thay thế xương, miếng ghép cột sống, đĩa đệm, nẹp, vít, ốc, khóa.
576
566
03C2.1.93
Phẫu thuật nẹp vít cột sống cổ
5.341.000
Chưa bao gồm đinh, nẹp, vít, xương bảo quản, đốt sống nhân tạo, sản phẩm sinh học thay thế xương, miếng ghép cột sống, đĩa đệm nhân tạo, ốc, khóa.
577
567
03C2.1.94
Phẫu thuật nẹp vít cột sống thắt lưng
5.499.000
Chưa bao gồm đinh, nẹp, vít, xương bảo quản, đốt sống nhân tạo, sản phẩm sinh học thay thế xương, miếng ghép cột sống, đĩa đệm nhân tạo, ốc, khóa.
578
568
Phẫu thuật tạo hình thân đốt sống bằng phương pháp bơm xi măng
5.626.000
Chưa bao gồm kim chọc, xi măng sinh học hoặc hóa học, hệ thống bơm xi măng, bộ bơm xi măng có bóng hoặc không bóng.
579
569
03C2.1.92
Phẫu thuật thay đốt sống
5.843,000
Chưa bao gồm đinh, nẹp, vít, ốc, khóa, xương bảo quản, sản phẩm sinh học thay thế xương, đốt sống nhân tạo, đĩa đệm nhân tạo.
580
570
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
5.197.000
Chưa bao gồm đĩa đệm nhân tạo.
581
571
Phẫu thuật cắt lọc nạo viêm phần mềm hoặc sửa mỏm cụt ngón tay, chân hoặc cắt cụt ngón tay, chân (tính 1 ngón)
3.011.000
582
572
Phẫu thuật nối dây thần kinh (tính 1 dây)
3.131.000
583
573
03C2.1.116
Phẫu thuật tạo hình bằng các vạt da có cuống mạch liền
3.469.000
584
574
Phẫu thuật vá da lớn diện tích ≥ 10 cm2
4.400.000
585
575
Phẫu thuật vá da nhỏ diện tích < 10 cm2
2.883.000
586
576
Phẫu thuật vết thương phần mềm hoặc rách da đầu
2.660.000
587
577
Phẫu thuật vết thương phần mềm phức tạp
4.830.000
588
578
03C2.1.107
Phẫu thuật vi phẫu chuyển vạt da có cuống mạch
5.214.000
589
579
Phẫu thuật vi phẫu nối mạch chi
6.964.000
Chưa bao gồm mạch nhân tạo.
590
580
03C2.1.112
Tạo hình khí-phế quản
12.317.000
Chưa bao gồm Stent, bộ tim phổi nhân tạo trong phẫu thuật tim (ở người bệnh hẹp khí - phế quản bẩm sinh).
Các phẫu thuật, thủ thuật còn lại khác chuyên khoa ngoại
591
581
Phẫu thuật loại đặc biệt
5.087.000
592
582
Phẫu thuật loại I
3.063.000
593
583
Phẫu thuật loại II
2.122.000
594
584
Phẫu thuật loại III
1.340.000
595
585
Thủ thuật loại đặc biệt
1.021.000
596
586
Thủ thuật loại I
574.000
597
587
Thủ thuật loại II
396.000
598
588
Thủ thuật loại III
192.000
VI
VI
PHỤ SẢN
599
589
Bóc nang tuyến Bartholin
1.309.000
600
590
Bóc nhân ung thư nguyên bào nuôi di căn âm đạo
2.844.000
601
591
Bóc nhân xơ vú
1.019.000
602
592
Cắt âm hộ + vét hạch bẹn hai bên
3.884.000
603
593
Cắt bỏ âm hộ đơn thuần
2.838.000
604
594
Cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung
125.000
605
595
Cắt cổ tử cung trên bệnh nhân đã mổ cắt tử cung bán phần
4.267.000
606
596
Cắt cổ tử cung trên bệnh nhân đã mổ cắt tử cung bán phần đường âm đạo kết hợp nội soi
5.708.000
607
597
Cắt u thành âm đạo
2.128.000
608
598
Cắt u tiểu khung thuộc tử cung, buồng trứng to, dính, cắm sâu trong tiểu khung
6.368.000
609
599
Cắt vú theo phương pháp Patey, cắt khối u vú ác tính + vét hạch nách
5.060.000
610
600
Chích áp xe tầng sinh môn
831.000
611
601
Chích áp xe tuyến Bartholin
875.000
612
602
04C3.2.192
Chích apxe tuyến vú
230.000
613
603
Chích rạch màng trinh do ứ máu kinh
825.000
614
604
Chọc dẫn lưu dịch cổ chướng trong ung thư buồng trứng
949.000
615
605
Chọc dò màng bụng sơ sinh
419.000
616
606
Chọc dò túi cùng Douglas
291.000
617
607
Chọc nang buồng trứng đường âm đạo dưới siêu âm
2.227.000
618
608
Chọc ối
760.000
619
609
Dẫn lưu cùng đồ Douglas
869.000
620
610
Đặt mảnh ghép tổng hợp điều trị sa tạng vùng chậu
6.203.000
621
611
04C3.2.191
Điều trị tổn thương cổ tử cung bằng: đốt điện hoặc nhiệt hoặc laser
170.000
622
612
Điều trị viêm dính tiểu khung bằng hồng ngoại, sóng ngắn
329.000
623
613
04C3.2.186
Đỡ đẻ ngôi ngược
1.071.000
624
614
04C3.2.185
Đỡ đẻ thường ngôi chỏm
736.000
625
615
04C3.2.187
Đỡ đẻ từ sinh đôi trở lên
1.330.000
626
616
Đóng rò trực tràng - âm đạo hoặc rò tiết niệu - sinh dục
4.271.000
627
617
04C3.2.188
Forceps hoặc Giác hút sản khoa
1.021.000
628
618
Giảm đau trong đẻ bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng
661.000
629
619
04C3.2.183
Hút buồng tử cung do rong kinh rong huyết
215.000
630
620
Hút thai dưới siêu âm
480.000
631
621
Hủy thai: cắt thai nhi trong ngôi ngang
2.818.000
632
622
Hủy thai: chọc óc, kẹp sọ, kéo thai
2.448.000
633
623
Khâu phục hồi rách cổ tử cung, âm đạo
1.600.000
634
624
Khâu rách cùng đồ âm đạo
1.979.000
635
625
Khâu tử cung do nạo thủng
2.881.000
636
626
Khâu vòng cổ tử cung
561.000
637
627
Khoét chóp hoặc cắt cụt cổ tử cung
2.846.000
638
628
Làm lại vết mổ thành bụng (bục, tụ máu, nhiễm khuẩn...) sau phẫu thuật sản phụ khoa
2.693.000
639
629
Làm thuốc vết khâu tầng sinh môn nhiễm khuẩn
88.900
640
630
Lấy dị vật âm đạo
602.000
641
631
Lấy dụng cụ tử cung, triệt sản nữ qua đường rạch nhỏ
2.981.000
642
632
Lấy khối máu tụ âm đạo, tầng sinh môn
2.340.000
643
633
Mở bụng bóc nhân ung thư nguyên bào nuôi bảo tồn tử cung
3.519.000
644
634
Nạo hút thai trứng
824.000
645
635
04C3.2.184
Nạo sót thai, nạo sót rau sau sẩy, sau đẻ
355.000
646
636
Nội soi buồng tử cung can thiệp
4.494.000
647
637
Nội soi buồng tử cung chẩn đoán
2.904.000
648
638
Nội xoay thai
1.430.000
649
639
Nong buồng tử cung đặt dụng cụ chống dính
597.000
650
640
Nong cổ tử cung do bế sản dịch
292.000
651
641
03C2.2.11
Nong đặt dụng cụ tử cung chống dính buồng tử cung
186.000
652
642
Phá thai bằng phương pháp nong và gắp từ tuần thứ 13 đến hết tuần thứ 18
1.193.000
653
643
Phá thai bằng thuốc cho tuổi thai từ 7 tuần đến hết 13 tuần
320.000
654
644
Phá thai đến hết 7 tuần bằng phương pháp hút chân không
408.000
655
645
04C3.2.197
Phá thai đến hết 7 tuần bằng thuốc
189.000
656
646
Phá thai to từ 13 tuần đến 22 tuần bằng phương pháp đặt túi nước
1.074.000
657
647
04C3.2.198
Phá thai từ 13 tuần đến 22 tuần bằng thuốc
569.000
658
648
Phá thai từ tuần thứ 7 đến hết 12 tuần bằng phương pháp hút chân không
408.000
659
649
Phẫu thuật bảo tồn tử cung do vỡ tử cung
4.972.000
660
650
Phẫu thuật bóc khối lạc nội mạc tử cung ở tầng sinh môn, thành bụng
2.776.000
661
651
Phẫu thuật cắt âm vật phì đại
2.719.000
662
652
Phẫu thuật cắt lọc vết mổ, khâu lại tử cung sau mổ lấy thai
4.681.000
663
653
Phẫu thuật cắt một phần tuyến vú, cắt u vú lành tính
2.962.000
664
654
Phẫu thuật cắt polip buồng tử cung (đường bụng, đường âm đạo)
3.829.000
665
655
Phẫu thuật cắt polip cổ tử cung
1.997.000
666
656
Phẫu thuật cắt tinh hoàn lạc chỗ
2.828.000
667
657
Phẫu thuật cắt tử cung đường âm đạo
3.894.000
668
658
Phẫu thuật cắt tử cung đường âm đạo có sự hỗ trợ của nội soi
6.080.000
669
659
Phẫu thuật cắt tử cung tình trạng người bệnh nặng, viêm phúc mạc nặng, kèm vỡ tạng trong tiểu khung, vỡ tử cung phức tạp
9.908.000
670
660
Phẫu thuật cắt tử cung và thắt động mạch hạ vị do chảy máu thứ phát sau phẫu thuật sản khoa
7.655.000
671
661
Phẫu thuật cắt ung thư- buồng trứng + tử cung hoàn toàn + 2 phần phụ + mạc nối lớn
6.387.000
672
662
Phẫu thuật cắt vách ngăn âm đạo, mở thông âm đạo
2.759.000
673
663
Phẫu thuật chấn thương tầng sinh môn
3.868.000
674
664
Phẫu thuật chửa ngoài tử cung thể huyết tự thành nang
3.923.000
675
665
Phẫu thuật chửa ngoài tử cung vỡ có choáng
3.883.000
676
666
Phẫu thuật Crossen
4.170.000
677
667
Phẫu thuật điều trị són tiểu (TOT, TVT)
5.543.000
Chưa bao gồm tấm màng nâng hoặc lưới các loại, các cỡ.
678
668
Phẫu thuật khối viêm dính tiểu
3.421.000
679
669
Phẫu thuật làm lại tầng sinh môn và cơ vòng do rách phức tạp
2.943.000
680
670
Phẫu thuật lấy thai có kèm các kỹ thuật cầm máu (thắt động mạch tử cung, mũi khâu B- lynch...)
4.336.000
681
671
04C3.2.194
Phẫu thuật lấy thai lần đầu
2.431.000
682
672
04C3.2.195
Phẫu thuật lấy thai lần thứ 2 trở lên
3.102.000
683
673
Phẫu thuật lấy thai trên người bệnh có bệnh truyền nhiễm (viêm gan nặng, HIV-AIDS, H5N1)
6.143.000
684
674
Phẫu thuật lấy thai trên người bệnh có sẹo mổ bụng cũ phức tạp
4.161.000
685
675
Phẫu thuật lấy thai trên người bệnh mắc bệnh toàn thân hoặc bệnh lý sản khoa
4.165.000
686
676
Phẫu thuật lấy thai và cắt tử cung trong rau cài răng lược
8.176.000
687
677
Phẫu thuật Lefort hoặc Labhart
2.882.000
688
678
Phẫu thuật Manchester
3.839.000
689
679
Phẫu thuật mở bụng bóc u xơ tử cung
3.455.000
690
680
Phẫu thuật mở bụng cắt góc tử cung
3.665.000
691
681
Phẫu thuật mở bụng cắt tử cung
4.034.000
692
682
Phẫu thuật mở bụng cắt tử cung hoàn toàn và vét hạch chậu
6.402.000
693
683
Phẫu thuật mở bụng cắt u buồng trứng hoặc cắt phần phụ
3.044.000
694
684
Phẫu thuật mở bụng tạo hình vòi trứng, nối lại vòi trứng
4.908.000
695
685
Phẫu thuật mở bụng thăm dò, xử trí bệnh lý phụ khoa
2.881.000
696
686
Phẫu thuật mở bụng xử trí viêm phúc mạc tiểu khung, viêm phần phụ, ứ mủ vòi trứng
4.447.000
697
687
Phẫu thuật nội soi bóc u xơ tử cung
6.274.000
698
688
Phẫu thuật nội soi buồng tử cung cắt nhân xơ; polip; tách dính; cắt vách ngăn; lấy dị vật
5.716.000
699
689
Phẫu thuật nội soi cắt phần phụ
5.229.000
700
690
Phẫu thuật nội soi cắt tử cung
6.072.000
701
691
Phẫu thuật nội soi cắt tử cung hoàn toàn và vét hạch chậu
8.181.000
702
692
Phẫu thuật nội soi cắt ung thư buồng trứng kèm cắt tử cung hoàn toàn + 2 phần phụ + mạc nối lớn
8.320.000
703
693
Phẫu thuật nội soi điều trị vô sinh (soi buồng tử cung + nội soi ổ bụng)
6.181.000
704
694
Phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng tử cung
5.247.000
705
695
Phẫu thuật nội soi lấy dụng cụ tử cung trong ổ bụng
5.690.000
706
696
Phẫu thuật nội soi ổ bụng chẩn đoán + tiêm MTX tại chỗ điều trị thai ngoài tử cung
5.163.000
707
697
Phẫu thuật nội soi ổ bụng chẩn đoán các bệnh lý phụ khoa
5.121.000
708
698
Phẫu thuật nội soi sa sinh dục nữ
9.311.000
709
699
Phẫu thuật nội soi treo buồng trứng
5.708.000
710
700
Phẫu thuật nội soi triệt sản nữ
4.906.000
711
701
Phẫu thuật nội soi vét hạch tiểu khung
6.690.000
712
702
Phẫu thuật nội soi xử trí viêm phúc mạc tiểu khung, viêm phần phụ, ứ mủ vòi trứng
6.832.000
713
703
Phẫu thuật Second Look trong ung thư buồng trứng
4.217.000
714
704
Phẫu thuật tạo hình âm đạo (nội soi kết hợp đường dưới)
6.218.000
715
705
Phẫu thuật tạo hình âm đạo do dị dạng (đường dưới)
3.836.000
716
706
Phẫu thuật tạo hình tử cung (Strassman, Jones)
4.902.000
717
707
Phẫu thuật thắt động mạch hạ vị trong cấp cứu sản phụ khoa
4.967.000
718
708
Phẫu thuật thắt động mạch tử cung trong cấp cứu sản phụ khoa
3.435.000
719
709
Phẫu thuật treo bàng quang và trực tràng sau mổ sa sinh dục
4.279.000
720
710
Phẫu thuật treo tử cung
2.958.000
721
711
Phẫu thuật Wertheim (cắt tử cung tận gốc + vét hạch)
6.448.000
722
712
Sinh thiết cổ tử cung, âm hộ, âm đạo
393.000
723
713
Sinh thiết gai rau
1.161.000
724
714
Sinh thiết hạch gác (cửa) trong ung thư vú
2.265.000
725
715
04C3.2.189
Soi cổ tử cung
63.900
726
716
04C3.2.190
Soi ối
50.900
727
717
Thủ thuật LEEP (cắt cổ tử cung bằng vòng nhiệt điện)
1.171.000
728
718
Tiêm hoá chất tại chỗ điều trị chửa ở cổ tử cung
265.000
729
719
Tiêm nhân Chorio
249.000
730
720
Vi phẫu thuật tạo hình vòi trứng, nối lại vòi trứng
7.253.000
731
721
04C3.2.193
Xoắn hoặc cắt bỏ polype âm hộ, âm đạo, cổ tử cung
406.000
Các phẫu thuật, thủ thuật còn lại khác
732
722
Phẫu thuật loại đặc biệt
4.068.000
733
723
Phẫu thuật loại I
2.502.000
734
724
Phẫu thuật loại II
1.581.000
735
725
Phẫu thuật loại III
1.194.000
736
726
Thủ thuật loại đặc biệt
915.000
737
727
Thủ thuật loại I
628.000
738
728
Thủ thuật loại II
439.000
739
729
Thủ thuật loại III
202.000
VII
VII
MẮT
740
730
Bơm rửa lệ đạo
38.300
741
731
03C2.3.76
Cắt bè áp MMC hoặc áp 5FU
1.260.000
Chưa bao gồm thuốc MMC; 5FU.
742
732
03C2.3.59
Cắt bỏ túi lệ
872.000
743
733
03C2.3.48
Cắt dịch kính đơn thuần hoặc lấy dị vật nội nhãn
1.266.000
Chưa bao gồm đầu cắt dịch kính, đầu laser, dây dẫn sáng.
744
734
03C2.3.61
Cắt mộng áp Mytomycin
1.030.000
Chưa bao gồm thuốc MMC.
745
735
03C2.3.73
Cắt mống mắt chu biên bằng Laser
323.000
746
736
03C2.3.87
Cắt u bì kết giác mạc có hoặc không ghép kết mạc
1.190.000
747
737
03C2.3.66
Cắt u kết mạc không vá
760.000
748
738
04C3.3.208
Chích chắp hoặc lẹo
81.000
749
739
03C2.3.57
Chích mủ hốc mắt
473.000
750
740
03C2.3.75
Chọc tháo dịch dưới hắc mạc, bơm hơi tiền phòng
1.160.000
751
741
03C2.3.9
Chữa bỏng mắt do hàn điện
30.900
752
742
Chụp mạch ICG
280.000
Chưa bao gồm thuốc
753
743
03C2.3.8
Đánh bờ mi
40.300
754
744
Điện chẩm
406.000
755
745
03C2.3.11
Điện di điều trị (1 lần)
23.000
756
746
03C2.3.79
Điện đông thể mi
506.000
757
747
03C2.3.5
Điện võng mạc
100.000
758
748
Điều trị Laser hồng ngoại; Tập nhược thị
36.100
759
749
Điều trị một số bệnh võng mạc bằng laser (bệnh võng mạc tiểu đường, cao huyết áp, trẻ đẻ non...); Laser điều trị u nguyên bào võng mạc
417.000
760
750
Đo độ dày giác mạc; Đếm tế bào nội mô giác mạc; Chụp bản đồ giác mạc
138.000
761
751
Đo độ lác; Xác định sơ đồ song thị; Đo biên độ điều tiết; Đo thị giác 2 mắt; Đo thị giác tương phản
68.600
762
752
Đo đường kính giác mạc; đo độ lồi
59.600
763
753
04C3.3.200
Đo Javal
38.300
764
754
03C2.3 1
Đo khúc xạ máy
10.900
765
755
04C3.3.199
Đo nhãn áp
28.000
766
756
03C2.3.7
Đo thị lực khách quan
79.900
767
757
04C3.3.201
Đo thị trường, ám điểm
29.600
768
758
03C2.3.6
Đo tính công suất thủy tinh thể nhân tạo
62.900
769
759
03C2.3.16
Đốt lông xiêu
50.000
770
760
03C2.3.95
Ghép giác mạc (01 mắt)
3.416.000
Chưa bao gồm giác mạc, thủy tinh thể nhân tạo.
771
761
03C2.3.69
Ghép màng ối điều trị dính mi cầu hoặc loét giác mạc lâu liền hoặc thủng giác mạc
1.315.000
Chưa bao gồm chi phí màng ối.
772
762
03C2.3.67
Ghép màng ối điều trị loét giác mạc
1.072.000
Chưa bao gồm chi phí màng ối.
773
763
03C2.3.62
Gọt giác mạc
802.000
774
764
03C2.3.64
Khâu cò mi
419.000
775
765
03C2.3.50
Khâu củng mạc đơn thuần
827.000
776
766
03C2.3.51
Khâu củng giác mạc phức tạp
1.266.000
777
767
03C2.3.53
Khâu củng mạc phức tạp
1.160.000
778
768
04C3.3.220
Khâu da mi, kết mạc mi bị rách - gây mê
1.497.000
779
769
04C3.3.219
Khâu da mi, kết mạc mi bị rách - gây tê
841.000
780
770
03C2.3.49
Khâu giác mạc đơn thuần
777.000
781
771
03C2.3.52
Khâu giác mạc phức tạp
1.160.000
782
772
03C2.3.55
Khâu phục hồi bờ mi
737.000
783
773
03C2.3.56
Khâu vết thương phần mềm, tổn thương vùng mắt
968.000
784
774
03C2.3.13
Khoét bỏ nhãn cầu
772.000
785
775
Lạnh đông đơn thuần phòng bong võng mạc
1.755.000
786
776
Laser điều trị u máu mi, kết mạc, hốc mắt, bệnh võng mạc trẻ đẻ non, u nguyên bào võng mạc
1.475.000
787
777
04C3.3.221
Lấy dị vật giác mạc nông, một mắt (gây mê)
688.000
788
778
04C3.3.210
Lấy dị vật giác mạc nông, một mắt (gây tê)
88.400
789
779
04C3.3.222
Lấy dị vật giác mạc sâu, một mắt (gây mê)
893.000
790
780
04C3.3.211
Lấy dị vật giác mạc sâu, một mắt (gây tê)
338.000
791
781
03C2.3.47
Lấy dị vật hốc mắt
937.000
792
782
04C3.3.209
Lấy dị vật kết mạc nông một mắt
67.000
793
783
03C2.3.46
Lấy dị vật tiền phòng
1.160.000
794
784
03C2.3.84
Lấy huyết thanh đóng ống
60.000
795
785
03C2.3.15
Lấy sạn vôi kết mạc
37.300
796
786
03C2.3.86
Liệu pháp điều trị viêm kết mạc mùa xuân (áp tia β)
60.800
797
787
03C2.3.74
Mở bao sau bằng Laser
268.000
798
788
04C3.3.224
Mổ quặm 1 mi - gây mê
1.277.000
799
789
04C3.3.213
Mổ quặm 1 mi - gây tê
660.000
800
790
04C3.3.225
Mổ quặm 2 mi - gây mê
1.474.000
801
791
04C3.3.214
Mổ quặm 2 mi - gây tê
877.000
802
792
04C3.3.215
Mổ quặm 3 mi - gây tê
1.112.000
803
793
04C3.3.226
Mổ quặm 3 mi - gây mê
1.710.000
804
794
04C3.3.227
Mổ quặm 4 mi - gây mê
1.921.000
805
795
04C3.3.216
Mổ quặm 4 mi - gây tê
1.291.000
806
796
03C2.3.54
Mở tiền phòng rửa máu hoặc mủ
772.000
807
797
03C2.3.68
Mộng tái phát phức tạp có ghép màng ối kết mạc
972.000
808
798
03C2.3.12
Múc nội nhãn (có độn hoặc không độn)
561.000
Chưa bao gồm vật liệu độn.
809
799
03C2.3.14
Nặn tuyến bờ mi
37.300
810
800
Nâng sàn hốc mắt
2.818.000
Chưa bao gồm tấm lót sàn
811
801
03C2.3.2
Nghiệm pháp phát hiện Glôcôm
115.000
812
802
03C2.3.63
Nối thông lệ mũi 1 mắt
1.072.000
Chưa bao gồm ống Silicon.
813
803
Phẫu thuật bong võng mạc kinh điển
2.302.000
Chưa bao gồm đai Silicon.
814
804
03C2.3.32
Phẫu thuật cắt bao sau
622.000
Chưa bao gồm đầu cắt bao sau.
815
805
03C2.3.30
Phẫu thuật cắt bè
1.140.000
816
806
03C2.3.96
Phẫu thuật cắt dịch kính và điều trị bong võng mạc (01 mắt)
3.039.000
Chưa bao gồm dầu silicon, đai silicon, đầu cắt dịch kính, Laser nội nhãn.
817
807
03C2.3.36
Phẫu thuật cắt màng đồng tử
970.000
Chưa bao gồm đầu cắt.
818
808
04C3.3.223
Phẫu thuật cắt mộng ghép màng ối, kết mạc - gây mê
1.534.000
Chưa bao gồm chi phí màng ối.
819
809
04C3.3.212
Phẫu thuật cắt mộng ghép màng ối, kết mạc - gây tê
1.007.000
Chưa bao gồm chi phí màng ối.
820
810
03C2.3.97
Phẫu thuật cắt mống mắt chu biên
538.000
821
811
03C2.3.35
Phẫu thuật cắt thủy tinh thể
1.260.000
Chưa bao gồm đầu cắt
822
812
03C2.3.31
Phẫu thuật đặt IOL (1 mắt)
1.988.000
Chưa bao gồm thể thủy tinh nhân tạo.
823
813
03C2.3.37
Phẫu thuật đặt ống Silicon tiền phòng
1.560.000
Chưa bao gồm ống silicon.
824
814
03C2.3.20
Phẫu thuật điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non (2 mắt)
916.000
Chưa bao gồm đầu cắt dịch kính, laser nội nhãn, dây dẫn sáng.
825
815
03C2.3.94
Phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco (01 mắt)
2.690.000
Chưa bao gồm thủy tinh thể nhân tạo; đã bao gồm casset dùng nhiều lần, dịch nhầy.
826
816
03C2.3.19
Phẫu thuật Epicanthus (1 mắt)
872.000
827
817
03C2.3.89
Phẫu thuật hẹp khe mi
687.000
828
818
03C2.3.28
Phẫu thuật lác (1 mắt)
772.000
829
819
03C2.3.27
Phẫu thuật lác (2 mắt)
1.188.000
830
820
03C2.3.23
Phẫu thuật lác có Faden (1 mắt)
837.000
831
821
03C2.3.77
Phẫu thuật lấy thủy tinh thể ngoài bao, đặt IOL+ cắt bè (1 mắt)
1.860.000
Chưa bao gồm thủy tinh thể nhân tạo.
832
822
04C3.3.218
Phẫu thuật mộng đơn một mắt - gây mê
1.496.000
833
823
04C3.3.217
Phẫu thuật mộng đơn thuần một mắt - gây tê
902.000
834
824
03C2.3.70
Phẫu thuật mộng ghép kết mạc tự thân
872.000
835
825
03C2.3.43
Phẫu thuật phủ kết mạc lắp mắt giả
787.000
836
826
03C2.3.26
Phẫu thuật sụp mi (1 mắt)
1.340.000
837
827
03C2.3.45
Phẫu thuật tái tạo lệ quản kết hợp khâu mi
1.560.000
Chưa bao gồm ống silicon.
838
828
03C2.3.42
Phẫu thuật tạo cùng đồ lắp mắt giả
1.160.000
839
829
03C2.3.24
Phẫu thuật tạo mí (1 mắt)
872.000
840
830
03C2.3.25
Phẫu thuật tạo mí (2 mắt)
1.137.000
841
831
Phẫu thuật tháo đai độn Silicon
1.693.000
842
832
Phẫu thuật thể thủy tinh bằng phaco và femtosecond có hoặc không có đặt IOL
4.928.000
Chưa bao gồm thủy tinh thể nhân tạo, thiết bị cố định mắt (Pateient interface).
843
833
03C2.3.33
Phẫu thuật thủy tinh thể ngoài bao (1 mắt)
1.666.000
Chưa bao gồm thủy tinh thể nhân tạo.
844
834
03C2.3.39
Phẫu thuật u có vá da tạo hình
1.266.000
845
835
03C2.3.41
Phẫu thuật u kết mạc nông
737.000
846
836
03C2.3.38
Phẫu thuật u mi không vá da
756.000
847
837
03C2.3.40
Phẫu thuật u tổ chức hốc mắt
1.266.000
848
838
03C2.3.44
Phẫu thuật vá da điều trị lật mi
1.110.000
849
839
03C2.3.65
Phủ kết mạc
660.000
850
840
03C2.3.71
Quang đông thể mi điều trị Glôcôm
306.000
851
841
03C2.3.34
Rạch góc tiền phòng
1.160.000
852
842
03C2.3.10
Rửa cùng đồ
44.000
Áp dụng cho 1 mắt hoặc 2 mắt
853
843
03C2.3.4
Sắc giác
71.300
854
844
Siêu âm bán phần trước (UBM)
220.000
855
845
03C2.3.81
Siêu âm mắt chẩn đoán
63.200
856
846
03C2.3.80
Siêu âm điều trị (1 ngày)
76.800
857
847
03C2.3.83
Sinh thiết u, tế bào học, dịch tổ chức
150.000
858
848
03C2.3.29
Soi bóng đồng tử
31.200
859
849
04C3.3.203
Soi đáy mắt hoặc Soi góc tiền phòng
55.300
860
850
03C2.3.88
Tách dính mi cầu ghép kết mạc
2.346.000
Chưa bao gồm chi phí màng.
861
851
03C2.3.72
Tạo hình vùng bè bằng Laser
229.000
862
852
Test thử cảm giác giác mạc
42.100
863
853
03C2.3.78
Tháo dầu Silicon phẫu thuật
837.000
864
854
04C3.3.207
Thông lệ đạo hai mắt
98.600
865
855
04C3.3.206
Thông lệ đạo một mắt
61.500
866
856
04C3.3.205
Tiêm dưới kết mạc một mắt
50.300
Chưa bao gồm thuốc.
867
857
04C3.3.204
Tiêm hậu nhãn cầu một mắt
50.300
Chưa bao gồm thuốc.
868
858
Vá sàn hốc mắt
3.214.000
Chưa bao gồm tấm lót sàn hoặc vá xương.
Các phẫu thuật, thủ thuật còn lại khác
869
859
Phẫu thuật loại đặc biệt
2.138.000
870
860
Phẫu thuật loại I
1.230.000
871
861
Phẫu thuật loại II
870.000
872
862
Phẫu thuật loại III
606.000
873
863
Thủ thuật loại đặc biệt
527.000
874
864
Thủ thuật loại I
340.000
875
865
Thủ thuật loại II
194.000
876
866
Thủ thuật loại III
122.000
VIII
VIII
TAI MŨI HỌNG
877
867
03C2.4.18
Bẻ cuốn mũi
144.000
878
868
03C2.4.31
Cầm máu mũi bằng Merocell (1 bên)
209.000
879
869
03C2.4.32
Cầm máu mũi bằng Merocell (2 bên)
279.000
880
870
04C3.4.250
Cắt Amiđan (gây mê)
1.133.000
881
871
04C3.4.251
Cắt Amiđan dùng Coblator (gây mê)
2.403.000
Bao gồm cả Coblator.
882
872
03C2.4.19
Cắt bỏ đường rò luân nhĩ gây tê
520.000
883
873
03C2.4.64
Cắt dây thần kinh Vidien qua nội soi
8.032.000
884
874
Cắt polyp ống tai gây mê
2.038.000
885
875
Cắt polyp ống tai gây tê
613.000
886
876
03C2.4.57
Cắt thanh quản có tái tạo phát âm
7.035.000
Chưa bao gồm stent hoặc van phát âm, thanh quản điện.
887
877
03C2.4.65
Cắt u cuộn cảnh
7.755.000
888
878
04C3.4.228
Chích rạch apxe Amiđan (gây tê)
274.000
889
879
04C3.4.229
Chích rạch apxe thành sau họng (gây tê)
274.000
890
880
03C2.4.11
Chích rạch vành tai
66.800
891
881
Chỉnh hình tai giữa có tái tạo chuỗi xương con
6.180.000
892
882
03C2.4.10
Chọc hút dịch vành tai
56.800
893
883
03C2.4.56
Đặt stent điều trị sẹo hẹp thanh khí quản
7.364.000
Chưa bao gồm stent.
894
884
03C2.4.47
Đo ABR (1 lần)
181.000
895
885
03C2.4.44
Đo nhĩ lượng
30.000
896
886
03C2.4.46
Đo OAE (1 lần)
60.000
897
887
03C2.4.43
Đo phản xạ cơ bàn đạp
30.000
898
888
03C2.4.39
Đo sức cản của mũi
97.000
899
889
03C2.4.42
Đo sức nghe lời
57.000
900
890
03C2.4.40
Đo thính lực đơn âm
45.000
901
891
03C2.4.41
Đo trên ngưỡng
65.000
902
892
03C2.4.30
Đốt Amidan áp lạnh
204.000
903
893
03C2.4.4
Đốt họng bằng khí CO2 (Bằng áp lạnh)
134.000
904
894
03C2.4.3
Đốt họng bằng khí Nitơ lỏng
151.000
905
895
03C2.4.22
Đốt họng hạt
82.900
906
896
03C2.4.54
Ghép thanh khí quản đặt stent
6.073.000
Chưa bao gồm stent.
907
897
03C2.4.13
Hút xoang dưới áp lực
61.800
908
898
03C2.4.15
Khí dung
23.000
Chưa bao gồm thuốc khí dung.
909
899
03C2.4.1
Làm thuốc thanh quản hoặc tai
21.100
Chưa bao gồm thuốc.
910
900
03C2.4.2
Lấy dị vật họng
41.600
911
901
04C3.4.233
Lấy dị vật tai ngoài đơn giản
65 600
912
902
04C3.4.252
Lấy dị vật tai ngoài dưới kính hiển vi (gây mê)
520.000
913
903
04C3.4.234
Lấy dị vật tai ngoài dưới kính hiển vi (gây tê)
161.000
914
904
04C3.4.246
Lấy di vật thanh quản gây mê ống cứng
722.000
915
905
04C3.4.239
Lấy dị vật thanh quản gây tê ống cứng
378 000
916
906
04C3.4.236
Lấy dị vật trong mũi có gây mê
684.000
917
907
04C3.4.235
Lấy dị vật trong mũi không gây mê
201.000
918
908
03C2.4.12
Lấy nút biểu bì ống tai
65 600
919
909
04C3.4.254
Mổ cắt bỏ u bã đậu vùng đầu mặt cổ gây mê
1.353.000
920
910
04C3.4.242
Mổ cắt bỏ u bã đậu vùng đầu mặt cổ gây tê
849.000
921
911
Mở sào bào - thượng nhĩ
3.843.000
Đã bao gồm chi phí mũi khoan
922
912
Nâng xương chính mũi sau chấn thương gây mê
2.720.000
923
913
Nâng xương chính mũi sau chấn thương gây tê
1.295.000
924
914
04C3.4.243
Nạo VA gây mê
813.000
925
915
Nạo vét hạch cổ chọn lọc
4.732.000
Chưa bao gồm dao siêu âm.
926
916
03C2.4.20
Nhét meche hoặc bấc mũi
124.000
927
917
03C2.4.55
Nối khí quản tận-tận trong điều trị sẹo hẹp
8.141.000
Chưa bao gồm stent.
928
918
04C3.4.247
Nội soi cắt polype mũi gây mê
679.000
929
919
04C3.4.241
Nội soi cắt polype mũi gây tê
468.000
930
920
04C3.4.231
Nội soi chọc rửa xoang hàm (gây tê)
289.000
931
921
04C3.4.232
Nội soi chọc thông xoang trán hoặc xoang bướm (gây tê)
289.000
932
922
04C3.4.240
Nội soi đốt điện cuốn mũi hoặc cắt cuốn mũi gây tê
463.000
933
923
04C3.4.253
Nội soi đốt điện cuốn mũi hoặc cắt cuốn mũi gây mê
684.000
934
924
Nội soi đường hô hấp và tiêu hóa trên
2.242.000
935
925
04C3.4.244
Nội soi lấy dị vật thực quản gây mê ống cứng
722.000
936
926
04C3.4.245
Nội soi lấy dị vật thực quản gây mê ống mềm
742.000
937
927
04C3.4.237
Nội soi lấy dị vật thực quản gây tê ống cứng
234.000
938
928
04C3.4.238
Nội soi lấy dị vật thực quản gây tê ống mềm
329.000
939
929
04C3.4.255
Nội soi nạo VA gây mê sử dụng Hummer
1.605.000
Đã bao gồm cả dao Hummer.
940
930
Nội soi phế quản ống cứng lấy dị vật gây tê
668.000
941
931
Nội soi sinh thiết vòm mũi họng gây mê
1.575.000
942
932
03C2.4.25
Nội soi sinh thiết vòm mũi họng gây tê
524.000
943
933
03C2.4.37
Nội soi Tai Mũi Họng
108.000
Trường hợp chỉ nội soi Tai hoặc Mũi hoặc Họng thì thanh toán 40.000 đồng/ca.
944
934
03C2.4.9
Nong vòi nhĩ
40.600
945
935
03C2.4.34
Nong vòi nhĩ nội soi
122.000
946
936
03C2.4.66
Phẫu thuật áp xe não do tai
6.054.000
947
937
Phẫu thuật cắt Amidan bằng dao điện
1.689.000
948
937
Phẫu thuật cắt Amidan bằng dao plasma hoặc dao laser hoặc dao siêu âm.
3.856.000
Đã bao gồm dao cắt.
949
938
Phẫu thuật cắt bán phần thanh quản trên nhẫn kiểu CHEP
5.147.000
950
939
03C2.4.61
Phẫu thuật cắt bỏ u thành bên họng lan lên đáy sọ có kiểm soát bằng kính hiển vi và nội soi
9.621.000
951
940
03C2.4.67
Phẫu thuật cắt bỏ ung thư Amidan hoặc thanh quản và nạo vét hạch cổ
5.776.000
952
941
03C2.4.68
Phẫu thuật cắt bỏ ung thư lưỡi có tái tạo vạt cơ da
6.956.000
953
942
Phẫu thuật cắt Concha Bullosa cuốn mũi
3.996.000
954
943
Phẫu thuật cắt dây thanh bằng Laser
4.732.000
955
944
Phẫu thuật cắt tuyến dưới hàm
4.740 000
Chưa bao gồm dao siêu âm.
956
945
Phẫu thuật cắt tuyến mang tai có hoặc không bảo tồn dây VII
4.740.000
Chưa bao gồm dao siêu âm.
957
946
Phẫu thuật chấn thương khối mũi sàng
8.419.000
958
947
Phẫu thuật chấn thương xoang sàng - hàm
5.453.000
959
948
Phẫu thuật chỉnh hình sẹo hẹp thanh khí quản bằng đặt ống nong
4.732.000
Chưa bao gồm chi phí mũi khoan.
960
949
03C2.4.52
Phẫu thuật đỉnh xương đá
4.575.000
961
950
Phẫu thuật giảm áp dây VII
7.208.000
962
951
Phẫu thuật kết hợp xương trong chấn thương sọ mặt
5.453.000
963
952
03C2.4.69
Phẫu thuật laser cắt ung thư thanh quản hạ họng
6.817.000
Chưa bao gồm ống nội khí quản.
964
953
03C2.4.70
Phẫu thuật Laser trong khối u vùng họng miệng
7.276.000
Chưa bao gồm ống nội khí quản.
965
954
Phẫu thuật lấy đường rò luân nhĩ 1 bên, 2 bên
3.102.000
Đã bao gồm chi phí mũi khoan
966
955
Phẫu thuật mở cạnh cổ dẫn lưu áp xe
3.125.000
967
956
Phẫu thuật mở cạnh mũi
5.039.000
968
957
Phẫu thuật nang rò giáp lưỡi
4.732.000
969
958
Phẫu thuật nạo V.A nội soi
2.898.000
970
959
03C2.4.71
Phẫu thuật nạo vét hạch cổ, truyền hoá chất động mạch cảnh
5.776.000
Chưa bao gồm hoá chất.
971
960
Phẫu thuật nội soi cầm máu mũi 1 bên, 2 bên
2.834.000
Chưa bao gồm mũi Hummer và tay cắt.
972
961
03C2.4.60
Phẫu thuật nội soi cắt bỏ khối u vùng mũi xoang
9.235.000
Chưa bao gồm keo sinh học.
973
962
03C2.4.58
Phẫu thuật nội soi cắt bỏ u mạch máu vùng đầu cổ
13.775.000
974
963
03C2.4.59
Phẫu thuật nội soi cắt bỏ u xơ mạch vòm mũi họng
8.775.000
975
964
Phẫu thuật nội soi cắt dây thanh
5.585.000
976
965
Phẫu thuật nội soi cắt u hạ họng hoặc hố lưỡi thanh thiệt
3.125.000
977
966
03C2.4.27
Phẫu thuật nội soi cắt u lành tính thanh quản (papilloma, kén hơi thanh quản...)
4.296.000
978
967
Phẫu thuật nội soi cắt u máu hạ họng - thanh quản bằng dao siêu âm
8.347.000
Đã bao gồm dao siêu âm
979
968
03C2.4.73
Phẫu thuật nội soi cắt u nhú đảo ngược vùng mũi xoang
6.212.000
Chưa bao gồm keo sinh học.
980
969
Phẫu thuật nội soi chỉnh hình cuốn mũi dưới
3.996.000
981
970
Phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn mũi
3.311.000
Chưa bao gồm mũi Hummer và tay cắt.
982
971
Phẫu thuật nội soi đặt ống thông khí màng nhĩ 1 bên, 2 bên
3.102.000
Đã bao gồm chi phí mũi khoan
983
972
Phẫu thuật nội soi giảm áp ổ mắt
5.892.000
984
973
03C2.4.49
Phẫu thuật nội soi lấy u hoặc điều trị rò dịch não tủy, thoát vị nền sọ
7.355.000
Chưa bao gồm keo sinh học.
985
974
Phẫu thuật nội soi mở các xoang sàng, hàm, trán, bướm
8.419.000
986
975
Phẫu thuật nội soi mở dẫn lưu hoặc cắt bỏ u nhày xoang
5.039.000
987
976
03C2.4.72
Phẫu thuật nội soi mở khe giữa, nạo sàng, ngách trán, xoang bướm
5.054.000
988
977
Phẫu thuật nội soi nạo VA bằng dao Plasma
3.856.000
Đã bao gồm dao plasma
989
978
03C2.4.26
Phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản cắt u nang hoặc polype hoặc hạt xơ hoặc u hạt dây thanh
3.037.000
990
979
03C2.4.63
Phẫu thuật phục hồi, tái tạo dây thần kinh VII
8.052.000
991
980
Phẫu thuật rò xoang lê
4.732.000
Chưa bao gồm dao siêu âm.
992
981
03C2.4.53
Phẫu thuật tái tạo hệ thống truyền âm
6.054.000
Chưa bao gồm keo sinh học, xương con để thay thế hoặc Prothese.
993
982
03C2.4.62
Phẫu thuật tái tạo vùng đầu cổ mặt bằng vạt da cơ xương
6.054.000
994
983
03C2.4.51
Phẫu thuật tai trong hoặc u dây thần kinh VII hoặc u dây thần kinh VIII
6.250.000
995
984
Phẫu thuật tạo hình tai giữa
5.326.000
996
985
Phẫu thuật tạo hình tháp mũi bằng vật liệu ghép tự thân
7.372.000
997
986
Phẫu thuật thay thế xương bàn đạp
5.326.000
998
987
Phẫu thuật tiệt căn xương chũm
5.332.000
999
988
Phẫu thuật xử trí chảy máu sau cắt Amygdale (gây mê)
2.898.000
1000
989
03C2.4.16
Rửa tai, rủa mũi, xông họng
30.000
1001
990
03C2.4.28
Soi thanh khí phế quản bằng ống mềm
224.000
1002
991
03C2.4.29
Soi thực quản bằng ống mềm
224.000
1003
992
03C2.4.8
Thông vòi nhĩ
90.800
1004
993
03C2.4.33
Thông vòi nhĩ nội soi
119.000
1005
994
03C2.4.7
Trích màng nhĩ
64.200
1006
995
04C3.4.248
Trích rạch apxe Amiđan (gây mê)
745.000
1007
996
04C3.4.249
Trích rạch apxe thành sau họng (gây mê)
745.000
1008
997
Vá nhĩ đơn thuần
3.843.000
Đã bao gồm chi phí mũi khoan
1009
998
Phẫu thuật nội soi đóng lỗ rò xoang lê bằng laser hoặc nhiệt
3.176.000
Các phẫu thuật, thủ thuật còn lại khác
1010
999
Phẫu thuật loại đặc biệt
3.621.000
1011
1000
Phẫu thuật loại I
2.129.000
1012
1001
Phẫu thuật loại II
1.499.000
1013
1002
Phẫu thuật loại III
998.000
1014
1003
Thủ thuật loại đặc biệt
893.000
1015
1004
Thủ thuật loại I
523.000
1016
1005
Thủ thuật loại II
301.000
1017
1006
Thủ thuật loại III
145.000
IX
IX
RĂNG - HÀM - MẶT
Các kỹ thuật về răng, miệng
1018
1007
03C2.5.1.3
Cắt lợi trùm
166.000
1019
1008
03C2.5.2.6
Chụp thép làm sẵn
304.000
1020
1009
03C2.5.1.6
Cố định tạm thời gẫy xương hàm (buộc chỉ thép, băng cố định)
382.000
Điều trị răng
1021
1010
03C2.5.2.3
Điều trị răng sữa viêm tủy có hồi phục
351.000
1022
1011
03C2.5.2.13
Điều trị tủy lại
966.000
1023
1012
03C2 5.2.10
Điều trị tủy răng số 4, 5
589.000
1024
1013
03C2.5.2.11
Điều trị tủy răng số 6, 7 hàm dưới
819.000
1025
1014
03C2.5.2.9
Điều trị tủy răng số 1, 2, 3
434.000
1026
1015
03C2.5.2.12
Điều trị tủy răng số 6, 7 hàm trên
949.000
1027
1016
03C25.2.4
Điều trị tủy răng sữa một chân
280.000
1028
1017
03C2.5.2.5
Điều trị tủy răng sữa nhiều chân
394.000
1029
1018
03C2.5.2.14
Hàn composite cổ răng
348.000
1030
1019
03C2.5.2.1
Hàn răng sữa sâu ngà
102.000
1031
1020
04C3.5.1.260
Lấy cao răng và đánh bóng hai hàm
143.000
1032
1021
04C3.5.1.259
Lấy cao răng và đánh bóng một vùng hoặc một hàm
82.700
1033
1022
03C2.5.1.11
Nắn trật khớp thái dương hàm
105.000
1034
1023
03C2.5.1.10
Nạo túi lợi 1 sextant
79.700
1035
1024
03C2.5.1.7
Nhổ chân răng
200.000
1036
1025
03C2.5.1.1
Nhổ răng đơn giản
105.000
1037
1026
03C2.5.1.2
Nhổ răng khó
218.000
1038
1027
04C3.5.1.257
Nhổ răng số 8 bình thường
226.000
1039
1028
04C3.5.1.258
Nhổ răng số 8 có biến chứng khít hàm
362.000
1040
1029
04C3.5.1.256
Nhổ răng sữa hoặc chân răng sữa
40.700
1041
1030
03C2.5.2.16
Phục hồi thân răng có chốt
518.000
1042
1031
03C2.5.2.7
Răng sâu ngà
259.000
1043
1032
03C2.5.2.8
Răng viêm tủy hồi phục
280.000
1044
1033
04C3.5.1.261
Rửa chấm thuốc điều trị viêm loét niêm mạc (1 lần)
33.900
1045
1034
03C2.5.6.2
Sửa hàm
220.000
1046
1035
03C2.5.2.2
Trám bít hố rãnh
224.000
Các phẫu thuật hàm mặt
1047
1036
03C2.5.1.16
Phẫu thuật nhổ răng lạc chỗ
348.000
1048
1037
03C2.5.1.24
Phẫu thuật ghép xương và màng tái tạo mô có hướng dẫn
1.094.000
Chưa bao gồm màng tái tạo mô và xương nhân tạo hoặc sản phẩm sinh học thay thế xương.
1049
1038
03C2.5.1.22
Phẫu thuật lật vạt, nạo xương ổ răng 1 vùng
168.000
1050
1039
03C2.5.1.23
Cắt u lợi đường kính từ 2cm trở lên
479.000
1051
1040
03C2.5.1.18
Cắt u lợi, lợi xơ để làm hàm giả
439.000
1052
1041
03C2.5.1.19
Cắt, tạo hình phanh môi, phanh má hoặc lưỡi (không gây mê)
313.000
1053
1042
03C2.5.1.20
Cắm và cố định lại một răng bật khỏi huyệt ổ răng
559.000
1054
1043
03C2.5.1.14
Lấy sỏi ống Wharton
1.028.000
1055
1044
03C2.5.1.12
Cắt u da đầu lành, đường kính dưới 5 cm
729.000
1056
1045
03C2.5.1.13
Cắt u da đầu lành, đường kính từ 5 cm trở lên
1.156.000
1057
1046
03C2.5.7.44
Cắt bỏ nang sàn miệng
2.887.000
1058
1047
03C2.5.7.35
Cắt nang xương hàm từ 2-5cm
3.037.000
1059
1048
03C2.5.7.33
Cắt u nang giáp móng
2.190.000
1060
1049
03C2.5.7.48
Cắt u nhỏ lành tính phần mềm vùng hàm mặt (gây mê nội khí quản)
2.737.000
1061
1050
Điều trị đóng cuống răng
472.000
1062
1051
Điều trị sâu răng sớm bằng Fluor
557.000
1063
1052
03C2.5.7.39
Ghép da rời mỗi chiều trên 5cm
2.995.000
1064
1053
03C2.5.7.50
Nắn sai khớp thái dương hàm đến muộn
1.724.000
1065
1054
03C2.5.7.46
Phẫu thuật cắt dây thần kinh V ngoại biên
2.996.000
1066
1055
03C2.5.7.3
Phẫu thuật cắt đoạn xương hàm dưới do bệnh lý và tái tạo bằng nẹp vít (1 bên)
2.637.000
Chưa bao gồm nẹp, vít thay thế.
1067
1056
03C2.5.7.4
Phẫu thuật cắt đoạn xương hàm dưới do bệnh lý và tái tạo bằng xương, sụn tự thân (1 bên) và cố định bằng nẹp vít.
4.247.000
Chưa bao gồm nẹp, vít thay thế.
1068
1057
03C2.5.7.6
Phẫu thuật cắt đoạn xương hàm trên do bệnh lý và tái tạo bằng hàm đúc titan, sứ, composite cao cấp
5.347.000
Chưa bao gồm nẹp, vít thay thế.
1069
1058
03C2.5.7.12
Phẫu thuật cắt tuyến mang tai bảo tồn dây thần kinh VII có sử dụng máy dò thần kinh
4.322.000
Chưa bao gồm máy dò thần kinh.
1070
1059
03C2.5.7.16
Phẫu thuật cắt u bạch mạch lớn vùng hàm mặt
3.237.000
1071
1060
03C2.5.7.26
Phẫu thuật cắt u lành tính tuyến dưới hàm
3.236.000
Chưa bao gồm máy dò thần kinh.
1072
1061
03C2.5.7.15
Phẫu thuật cắt u máu lớn vùng hàm mặt
3.116.000
1073
1062
03C2.5.7.37
Phẫu thuật cắt ung thư xương hàm dưới, nạo vét hạch
3.387.000
1074
1063
03C2.5.7.36
Phẫu thuật cắt ung thư xương hàm trên, nạo vét hạch
3.387.000
1075
1064
03C2.5.7.2
Phẫu thuật cắt xương hàm trên hoặc hàm dưới, điều trị lệch khớp cắn và kết hợp xương bằng nẹp vít
3.637.000
Chưa bao gồm nẹp, vít thay thế.
1076
1065
03C2.5.7.17
Phẫu thuật đa chấn thương vùng hàm mặt
4.356.000
Chưa bao gồm nẹp, vít.
1077
1066
03C2.5.7.24
Phẫu thuật điều trị gãy gò má cung tiếp 2 bên
3.036.000
Chưa bao gồm nẹp, vít.
1078
1067
03C2.5.7.23
Phẫu thuật điều trị gãy lồi cầu
2.836.000
Chưa bao gồm nẹp, vít.
1079
1068
03C2.5.7.22
Phẫu thuật điều trị gãy xương hàm dưới
2.736.000
Chưa bao gồm nẹp, vít.
1080
1069
03C2.5.7.25
Phẫu thuật điều trị gãy xương hàm trên
3.136.000
Chưa bao gồm nẹp, vít.
1081
1070
03C2.5.7.41
Phẫu thuật điều trị viêm nhiễm toả lan, áp xe vùng hàm mặt
2.288.000
1082
1071
03C2.5.7.10
Phẫu thuật dính khớp thái dương hàm 1 bên và tái tạo bằng khớp đúc titan
3.995.000
Chưa bao gồm nẹp có lồi cầu bằng titan và vít thay thế.
1083
1072
03C2.5.7.8
Phẫu thuật dính khớp thái dương hàm 1 bên và tái tạo bằng sụn, xương tự thân
3.995.000
Chưa bao gồm nẹp, vít thay thế.
1084
1073
03C2.5.7.11
Phẫu thuật dính khớp thái dương hàm 2 bên và tái tạo bằng khớp đúc titan
4.222.000
Chưa bao gồm nẹp có lồi cầu bằng titan và vít.
1085
1074
03C2.5.7.9
Phẫu thuật dính khớp thái dương hàm 2 bên và tái tạo bằng sụn, xương tự thân
4.172.000
Chưa bao gồm nẹp, vít thay thế.
1086
1075
03C2.5.7.19
Phẫu thuật ghép xương ổ răng trên bệnh nhân khe hở môi, vòm miệng
3.266.000
Chưa bao gồm xương.
1087
1076
03C2.5.7.42
Phẫu thuật khâu phục hồi vết thương phần mềm vùng hàm mặt, có tổn thương tuyến, mạch, thần kinh.
3.179.000
1088
1077
03C2.5.7.13
Phẫu thuật khuyết hổng lớn vùng hàm mặt bằng vạt da cơ
4.222.000
Chưa bao gồm nẹp, vít.
1089
1078
03C2.5.7.14
Phẫu thuật khuyết hổng lớn vùng hàm mặt bằng vi phẫu thuật
4.293.000
1090
1079
Phẫu thuật lấy dị vật vùng hàm mặt
2.605.000
1091
1080
03C2.5.7.52
Phẫu thuật lấy răng ngầm trong xương
2.458.000
1092
1081
03C2.5.7.45
Phẫu thuật mở xoang lấy răng ngầm
2.887.000
1093
1082
03C2.5.7.18
Phẫu thuật mở xương, điều trị lệch lạc xương hàm, khớp cắn
4.556.000
Chưa bao gồm nẹp, vít.
1094
1083
03C2.5.7.38
Phẫu thuật tạo hình khe hở chéo mặt
3.756.000
1095
1084
03C2.5.7.30
Phẫu thuật tạo hình khe hở vòm miệng
2.637.000
1096
1085
03C2.5.7.31
Phẫu thuật tạo hình khe hở vòm miệng tạo vạt thành hầu
2.637.000
1097
1086
03C2.5.7.29
Phẫu thuật tạo hình môi hai bên
2.737.000
1098
1087
03C2.5.7.28
Phẫu thuật tạo hình môi một bên
2.637.000
1099
1088
03C2.5.7.47
Phẫu thuật tạo hình phanh môi hoặc phanh má hoặc phanh lưỡi bám thấp (gây mê nội khí quản)
1.838.000
1100
1089
Phẫu thuật tháo nẹp vít sau kết hợp xương hai bên
3.002.000
1101
1090
Phẫu thuật tháo nẹp vít sau kết hợp xương lồi cầu
2.939.000
1102
1091
Phẫu thuật tháo nẹp vít sau kết hợp xương một bên
2.830.000
1103
1092
03C2.5.7.1
Sử dụng nẹp có lồi cầu trong phục hồi sau cắt đoạn xương hàm dưới
3.237.000
Chưa bao gồm nẹp có lồi cầu và vít thay thế.
1104
1093
03C2.5.7.49
Tiêm xơ điều trị u máu phần mềm và xương vùng hàm mặt
853.000
Các phẫu thuật, thủ thuật còn lại khác
1105
1094
Phẫu thuật loại đặc biệt
3.721.000
1106
1095
Phẫu thuật loại I
2.385.000
1107
1096
Phẫu thuật loại II
1.468.000
1108
1097
Phẫu thuật loại III
942.000
1109
1098
Thủ thuật loại đặc biệt
809.000
1110
1099
Thủ thuật loại I
493.000
1111
1100
Thủ thuật loại II
283.000
1112
1101
Thủ thuật loại III
145.000
X
X
BỎNG
1113
1102
Cắt bỏ hoại tử tiếp tuyến bỏng sâu dưới 5% diện tích cơ thể ở người lớn, dưới 3% diện tích cơ thể ở trẻ em
2.378.000
1114
1103
Cắt bỏ hoại tử tiếp tuyến bỏng sâu trên 10% diện tích cơ thể ở người lớn
3.976.000
1115
1104
Cắt bỏ hoại tử tiếp tuyến bỏng sâu từ 3% - 5% diện tích cơ thể ở trẻ em
3.044.000
1116
1105
Cắt bỏ hoại tử tiếp tuyến bỏng sâu từ 5% - 10% diện tích cơ thể ở người lớn trên 5% diện tích cơ thể ở trẻ em
3.426.000
1117
1106
Cắt bỏ hoại tử toàn lớp bỏng sâu dưới 3% diện tích cơ thể ở người lớn, dưới 1% diện tích cơ thể ở trẻ em
2.407.000
1118
1107
Cắt bỏ hoại tử toàn lớp bỏng sâu trên 5% diện tích cơ thể ở người lớn
3.913.000
1119
1108
Cắt bỏ hoại tử toàn lớp bỏng sâu từ 1% - 3% diện tích cơ thể ở trẻ em
3.039.000
1120
1109
Cắt bỏ hoại tử toàn lớp bỏng sâu từ 3% - 5% diện tích cơ thể ở người lớn, trên 3% diện tích cơ thể ở trẻ em
3.443.000
1121
1110
Cắt hoại tử toàn lớp - khâu kín ≥ 3% diện tích cơ thể ở người lớn, ≥ 1% diện tích cơ thể ở trẻ em
4.168.000
1122
1111
Cắt hoại tử toàn lớp - khâu kín dưới 3% diện tích cơ thể ở người lớn, dưới 1% diện tích cơ thể ở trẻ em
3.382.000
1123
1112
Cắt lọc mô hoại tử vết thương mạn tính bằng dao thủy lực (chưa tính vật tư dao)
3.908.000
1124
1113
Cắt sẹo ghép da mảnh trung bình
3.753.000
1125
1114
Cắt sẹo khâu kín
3.432.000
1126
1115
03C2.6.11
Chẩn đoán độ sâu bỏng bằng máy siêu âm doppler
314.000
1127
1116
03C2.6.15
Điều trị bằng ôxy cao áp
252.000
1128
1117
03C2.6.14
Điều trị vết thương bỏng bằng màng nuôi cấy nguyên bào sợi (hoặc tế bào sừng)
569.000
1129
1118
Ghép da đồng loại ≥ 10% diện tích cơ thể (chưa gồm mảnh da ghép)
2.791.000
1130
1119
Ghép da đồng loại dưới 10% diện tích cơ thể (chưa gồm mảnh da ghép)
1.922.000
1131
1120
Ghép da tự thân mảnh lớn dưới 5% diện tích cơ thể ở người lớn, dưới 3% diện tích cơ thể ở trẻ em
2.908.000
1132
1121
Ghép da tự thân mảnh lớn trên 10% diện tích cơ thể ở người lớn
4.464.000
1133
1122
Ghép da tự thân mảnh lớn từ 3% - 5% diện tích cơ thể ở trẻ em
3.624.000
1134
1123
Ghép da tự thân mảnh lớn từ 5% - 10% diện tích cơ thể ở người lớn, trên 5% diện tích cơ thể ở trẻ em
4.140.000
1135
1124
Ghép da tự thân mảnh siêu nhỏ (micro skin graft) ≥ 10% diện tích cơ thể ở người lớn, ≥ 5% diện tích cơ thể ở trẻ em
6.686.000
1136
1125
Ghép da tự thân mảnh siêu nhỏ (micro skin graft) dưới 10% diện tích cơ thể ở người lớn, dưới 5% diện tích cơ thể ở trẻ em
3.858.000
1137
1126
Ghép da tự thân mắt lưới (mesh graft)
5.105.000
1138
1127
Ghép da tự thân phối hợp kiểu hai lớp (sandwich)
6.679.000
1139
1128
Ghép da tự thân tem thư (post stam graft) ≥ 10% diện tích cơ thể ở người lớn
4.496.000
1140
1129
Ghép da tự thân tem thư (post stam graft) dưới 10% diện tích cơ thể ở người lớn, ≥ 5% diện tích cơ thể ở trẻ em
4.105.000
1141
1130
Ghép da tự thân tem thư (post stam graft) dưới 5% diện tích cơ thể ở trẻ em
3.502.000
1142
1131
Ghép da tự thân xen kẽ (molem-jackson) ≥ 10% diện tích cơ thể ở người lớn
7.259.000
1143
1132
Ghép da tự thân xen kẽ (molem-jackson) ở trẻ em, dưới 10% diện tích cơ thể ở người lớn
5.661.000
1144
1133
03C2.6.10
Ghép màng tế bào nuôi cấy trong điều trị bỏng
541.000
Chưa bao gồm màng nuôi; màng nuôi sẽ tính theo chi phí thực tế.
1145
1134
Kỹ thuật ghép khối mỡ tự thân điều trị vết thương mạn tính
4.217.000
1146
1135
Kỹ thuật giãn da (expander) điều trị sẹo
4.092.000
1147
1136
Kỹ thuật tạo vạt da có cuống mạch liền điều trị vết thương, sẹo
4.986.000
1148
1137
Kỹ thuật tạo vạt da tại chỗ điều trị vết thương, vết bỏng và di chứng
3.759.000
1149
1138
Kỹ thuật tiêm huyết tương giàu tiểu cầu điều trị vết thương mạn tính (chưa tính huyết tương)
3.987.000
Chưa bao gồm bộ kít tách huyết tương.
1150
1139
Kỹ thuật: vi phẫu nối bạch mạch - tĩnh mạch điều trị phù do tắc bạch mạch
14.241.000
1151
1140
Lấy bỏ sụn viêm hoại tử trong bỏng vành tai
2.817.000
1152
1141
Phẫu thuật chuyển vạt da phức tạp có nối mạch vi phẫu điều trị vết thương, vết bỏng và sẹo
18.638.000
1153
1142
Phẫu thuật ghép da dày tự thân kiểu wolf- krause ≥ điều trị bỏng sâu, điều trị sẹo
4.525.000
1154
1143
Phẫu thuật khoan đục xương, lấy bỏ xương chết trong điều trị bỏng sâu
3.819.000
1155
1144
Phẫu thuật loại bỏ hoại tử ổ loét vết thương mạn tính
2.621.000
1156
1145
03C2.6.3
Sử dụng giường khí hóa lỏng điều trị bỏng nặng (01 ngày)
302.000
1157
Tắm điều trị bệnh nhân bỏng (gây tê)
220.000
1158
1146
Tắm điều trị bệnh nhân hồi sức, cấp cứu bỏng (gây mê)
1.003.000
1159
1147
03C2.6.12
Tắm điều trị tiệt khuẩn bằng TRA gamma
213.000
1160
Thay băng cắt lọc vết bỏng diện tích dưới 5% diện tích cơ thể
121.000
1161
1148
Thay băng cắt lọc vết bỏng diện tích dưới 10% diện tích cơ thể
250.000
1162
1149
Thay băng cắt lọc vết bỏng diện tích từ 10% đến 19% diện tích cơ thể
428.000
1163
1150
Thay băng cắt lọc vết bỏng diện tích từ 20% đến 39% diện tích cơ thể
573.000
1164
1151
Thay băng cắt lọc vết bỏng diện tích từ 40% đến 60% diện tích cơ thể
911.000
1165
1152
Thay băng cắt lọc vết bỏng diện tích trên 60% diện tích cơ thể
1.468.000
Các phẫu thuật, thủ thuật còn lại khác
1166
1153
Phẫu thuật đặc biệt
4.287.000
1167
1154
Phẫu thuật loại I
2.452.000
Chưa bao gồm mảnh da ghép đồng loại.
1168
1155
Phẫu thuật loại II
1.648.000
Chưa bao gồm mảnh da ghép đồng loại.
1169
1156
Phẫu thuật loại III
1.190.000
Chưa bao gồm vật tư ghép trên bệnh nhân.
1170
1157
Thủ thuật loại đặc biệt
1.199.000
1171
1158
Thủ thuật loại I
591.000
Chưa kèm màng nuôi cấy, hỗn dịch, tấm lót hút VAC (gồm miếng xốp, đầu nối, dây dẫn dịch, băng dán cố định), thuốc cản quang.
1172
1159
Thủ thuật loại II
352.000
Chưa bao gồm thuốc vô cảm, vật liệu thay thế da, chế phẩm sinh học, tấm lót hút VAC (gồm miếng xốp, đầu nối, dây dẫn dịch, băng dán cố định), dung dịch và thuốc rửa liên tục vết thương.
1173
1160
Thủ thuật loại III
193.000
Chưa bao gồm thuốc vô cảm, sản phẩm nuôi cấy, quần áo, tất áp lực, thuốc chống sẹo.
XI
XI
UNG BƯỚU
1174
1161
Bơm hóa chất bàng quang điều trị ung thư bàng quang (lần)
396.000
Chưa bao gồm hoá chất.
1175
1162
03C2.1.11
Đặt Iradium (lần)
476.000
1176
1163
04C2.97
Điều trị tia xạ Cobalt/ Rx
111.000
Một lần, nhưng không thu quá 30 lần trong một đợt điều trị.
1177
1164
Đổ khuôn chì trong xạ trị
1.114.000
1178
1165
Hóa trị liên tục (12-24 giờ) bằng máy
416.000
1179
1166
Làm mặt nạ cố định đầu
1.103.000
1180
1167
Mô phỏng và lập kế hoạch cho xạ trị áp sát
396.000
1181
1169
Truyền hóa chất tĩnh mạch
161.000
Chưa bao gồm hoá chất. Áp dụng với bệnh nhân ngoại trú
1182
1169
Truyền hóa chất tĩnh mạch
133.000
Chưa bao gồm hoá chất. Áp dụng với bệnh nhân nội trú
1183
1170
Truyền hóa chất động mạch (1 ngày)
361.000
Chưa bao gồm hoá chất.
1184
1171
Truyền hóa chất khoang màng bụng (1 ngày)
219.000
Chưa bao gồm hoá chất.
1185
1172
Truyền hóa chất nội tủy (1 ngày)
406.000
Chưa bao gồm hoá chất.
1186
1173
Xạ phẫu bằng Cyber Knife
20.785.000
1187
1174
03C5.5
Xạ phẫu bằng Gamma Knife
28.907.000
1188
1175
03C5.4
Xạ trị bằng X Knife
28.785.000
1189
1176
Xạ trị bằng máy gia tốc có điều biến liều (1 ngày)
1.626.000
1190
1177
03C5.3
Xạ trị bằng máy gia tốc tuyến tính (01 ngày xạ trị)
512.000
1191
1178
Xạ trị áp sát liều cao tại vòm mũi họng, xoang mặt, khoang miệng, thực quản, khí phế quản (01 lần điều trị)
5.356.000
Chưa bao gồm bộ dụng cụ dùng trong xạ trị áp sát.
1192
1179
Xạ trị áp sát liều cao tại các vị trí khác (01 lần điều trị)
3.465.000
Chưa bao gồm bộ dụng cụ dùng trong xạ trị áp sát.
1193
1180
Xạ trị áp sát liều thấp (01 lần điều trị)
1.426.000
1194
1181
Cắt ung thư vùng hàm mặt có nạo vét hạch dưới hàm, hạch cổ và tạo hình bằng vạt từ xa hoặc tại chỗ
7.972.000
1195
1182
Cắt ung thư lưỡi - sàn miệng, nạo vét hạch và tạo hình bằng vạt từ xa
8.872.000
1196
1183
Cắt u máu, u bạch huyết trong lồng ngực đường kính trên 10 cm
8.672.000
1197
1184
Cắt từ 3 tạng trở lên trong điều trị ung thư tiêu hoá
9.372.000
1198
1185
Tháo khớp xương bả vai do ung thư
7.172.000
1199
1186
Phẫu thuật cắt xương bả vai và phần mềm
8.572.000
1200
1187
Đặt buồng tiêm truyền dưới da
1.348.000
Chưa bao gồm buồng tiêm truyền.
Các phẫu thuật, thủ thuật còn lại khác
1201
1188
Phẫu thuật loại đặc biệt
5.017.000
1202
1189
Phẫu thuật loại I
2.953.000
1203
1190
Phẫu thuật loại II
1.914.000
1204
1191
Phẫu thuật loại III
1.298.000
1205
1192
Thủ thuật loại đặc biệt
915.000
1206
1193
Thủ thuật loại I
525.000
1207
1194
Thủ thuật loại II
379.000
1208
1195
Thủ thuật loại III
215.000
XII
XII
NỘI SOI CHẨN ĐOÁN, CAN THIỆP
1209
1196
Phẫu thuật loại I
2.265.000
1210
1197
Phẫu thuật loại II
1.507.000
1211
1198
Phẫu thuật loại III
1.016.000
1212
1199
Thủ thuật loại đặc biệt
1.001.000
1213
1200
Thủ thuật loại I
609.000
1214
1201
Thủ thuật loại Il
351.000
1215
1202
Thủ thuật loại III
206.000
XIII
XIII
VI PHẪU
1216
1203
Phẫu thuật loại đặc biệt
6.040.000
1217
1204
Phẫu thuật loại I
3.452.000
XIV
XIV
PHẪU THUẬT NỘI SOI
1218
1205
Phẫu thuật nội soi Robot điều trị các bệnh lý gan mật
85.543.000
1219
1206
Phẫu thuật nội soi Robot điều trị các bệnh lý lồng ngực
91.410.000
1220
1207
Phẫu thuật nội soi Robot điều trị các bệnh lý tiết niệu
79.712.000
1221
1208
Phẫu thuật nội soi Robot điều trị các bệnh lý tiêu hóa, ổ bụng
96.997.000
Các phẫu thuật, thủ thuật còn lại khác
1222
1209
Phẫu thuật loại đặc biệt
3.946.000
1223
1210
Phẫu thuật loại I
2.618.000
1224
1211
Phẫu thuật loại II
1.781.000
1225
1212
Phẫu thuật loại III
1.052.000
XV
XV
GÂY MÊ
1213
Gây mê thay băng bỏng
1226
Gây mê thay băng bỏng diện tích trên 60% diện tích cơ thể hoặc có bỏng hô hấp
1.171.000
1227
Gây mê thay băng bỏng diện tích từ 40% - 60% diện tích cơ thể
836.000
1228
Gây mê thay băng bỏng diện tích từ 10% - 39% diện tích cơ thể
624.000
1229
Gây mê thay băng bỏng diện tích dưới 10% diện tích cơ thể
411.000
1230
1214
Gây mê khác
761.000
E
E
XÉT NGHIỆM
I
I
Huyết học
1231
1215
ANA 17 profile test (sàng lọc và định danh đồng thời 17 loại kháng thể kháng nhân bằng thanh sắc ký miễn dịch)
1.022.000
1232
1216
03C3.1.HH116
Bilan đông cầm máu - huyết khối
1.578.000
1233
1218
Chụp ảnh màu tế bào qua kính hiển vi
20.900
1234
1219
04C5.1.296
Co cục máu đông
15.300
1235
1220
04C5.1.331
Công thức nhiễm sắc thể (Karyotype)
703.000
Bao gồm cả môi trường nuôi cấy tủy xương.
1236
1221
Công thức nhiễm sắc thể (NST) từ tế bào ối
1.207.000
1237
1222
04C5.1.298
Đàn hồi co cục máu (TEG: ThromboElastoGraph)
423.000
Bao gồm cả pin và cup, kaolin.
1238
1223
Đánh giá tỷ lệ sống của tế bào bằng kỹ thuật nhuộm xanh trypan
19.200
1239
1224
DCIP test (Dichlorophenol- Indolphenol- test dùng sàng lọc huyết sắc tố E)
62.900
1240
1225
03C3.1.HH51
Đếm số lượng CD3 hoặc CD4 hoặc CD8
404.000
1241
1226
04C5.1.354
Điện di có tính thành phần huyết sắc tố (định tính)
193.000
1242
1227
04C5.1.355
Điện di huyết sắc tố (định lượng)
366.000
1243
1228
04C5.1.352
Điện di miễn dịch huyết thanh
1.027.000
1244
1229
04C5.1.353
Điện di protein huyết thanh
382.000
1245
1230
03C3.1.HH111
Điều chế và lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn hoặc từ tủy xương
16.469.000
1246
1231
03C3.1.HH110
Điều chế và lưu trữ tế bào gốc từ máu ngoại vi
16.469.000
1247
1232
Định danh kháng thể Anti-HLA bằng kỹ thuật luminex
3.735.000
1248
1233
03C3.1.HH103
Định danh kháng thể bất thường
1.178.000
1249
1234
Định danh kháng thể kháng HLA bằng kỹ thuật ELISA
4.404.000
1250
1235
03C3.1.HH41
Định lượng anti Thrombin III
141.000
1251
1236
Định lượng CD25 (IL-2R) hòa tan trong huyết thanh
2.241.000
1252
1237
03C3.1.HH43
Định lượng chất ức chế C1
212.000
1253
1238
Định lượng D - Dimer bằng kỹ thuật miễn dịch hoá phát quang
527.000
1254
1239
03C3.1.HH30
Định lượng D - Dimer
260.000
1255
1240
03C3.1.HH34
Định lượng đồng yếu tố Ristocetin
212.000
1256
1241
03C3.1.HH47
Định lượng FDP
141.000
1257
1242
04C5.1.300
Định lượng Fibrinogen (Yếu tố I) bằng phương pháp trực tiếp
105.000
1258
1243
Định lượng gen bệnh máu ác tính
4.156.000
1259
1244
03C3.1.HH57
Định lượng men G6PD
83.100
1260
1245
03C3.1.HH58
Định lượng men Pyruvat kinase
178.000
1261
1246
03C3.1.HH37
Định lượng Plasminogen
212.000
1262
1247
03C3.1.HH32
Định lượng Protein C
237.000
1263
1248
03C3.1.HH31
Định lượng Protein S
237.000
1264
1249
03C3.1.HH40
Định lượng t- PA
212.000
1265
1250
Định lượng tế bào người cho ở người nhận sau ghép tế bào gốc tạo máu
5.434.000
1266
1251
Định lượng ức chế yếu tố IX
269.000
1267
1252
Định lượng ức chế yếu tố VIII
153.000
1268
1253
03C3.1.HH44
Định lượng yếu tố Heparin
212.000
1269
1254
04C5.1.299
Định lượng yếu tố I (fibrinogen)
58.000
1270
1255
04C5.1.327
Định lượng yếu tố II hoặc XII hoặc VonWilIebrand (kháng nguyên) hoặc VonWillebrand (hoạt tính)
466.000
Giá cho mỗi yếu tố.
1271
1256
03C3.1.HH45
Định lượng yếu tố kháng Xa
260.000
1272
1257
03C3.1.HH33
Định lượng yếu tố Thrombomodulin
212.000
1273
1258
04C5.1.325
Định lượng yếu tố V hoặc yếu tố VII hoặc yếu tố X (Định lượng hoạt tính yếu tố V/yếu tố VII/yếu tố X) (Định lượng yếu tố V; yếu tố VII, yếu tố X, yếu tố XI)
326.000
Giá cho mỗi yếu tố.
1274
1259
04C5.1.326
Định lượng yếu tố VlII/yếu tố IX; định lượng hoạt tính yếu tố IX
237.000
Giá cho mỗi yếu tố.
1275
1260
04C5.1.324
Định lượng yếu tố VIIIc hoặc yếu tố XI (yếu tố VIII hoặc yếu tố XI; Định lượng hoạt tính yếu tố VIII hoặc yếu tố XI
296.000
Giá cho mỗi yếu tố.
1276
1262
04C5.1.328
Định lượng yếu tố XIII (hoặc yếu tố ổn định sợi huyết)
1.068.000
1277
1263
03C3.1.HH36
Định lượng yếu tố: PAI-1/PAI-2
212.000
1278
1264
03C3.1.HH38
Định lượng α2 anti -plasmin (α2 AP)
212.000
1279
1265
03C3.1.HH39
Định lượng β - Thromboglobulin (βTG)
212.000
1280
1266
03C3.1.HH90
Định nhóm máu A1
35.600
1281
1267
04C5.1.287
Định nhóm máu hệ ABO bằng giấy định nhóm máu để truyền máu toàn phần: khối hồng cầu, khối bạch cầu
23.700
1282
1268
04C5.1.288
Định nhóm máu hệ ABO bằng giấy định nhóm máu để truyền: chế phẩm tiểu cầu hoặc huyết tương
21.200
1283
1269
04C5.1.286
Định nhóm máu hệ ABO bằng phương pháp ống nghiệm; trên phiến đá hoặc trên giấy
40.200
1284
1270
04C5.1.347
Định nhóm máu hệ ABO bằng thẻ định nhóm máu
59.300
1285
1271
04C5.1.291
Định nhóm máu hệ ABO trên thẻ định nhóm máu (đã có sẵn huyết thanh mẫu) để truyền chế phẩm tiểu cầu hoặc huyết tương
29.600
1286
1272
04C5.1.290
Định nhóm máu hệ ABO trên thẻ định nhóm máu (đã có sẵn huyết thanh mẫu) để truyền máu toàn phần, khối hồng cầu, bạch cầu
47.500
1287
1273
04C5.1.289
Định nhóm máu hệ ABO, Rh(D) trên máy tự động
39.100
1288
1274
04C5.1.337
Định nhóm máu hệ ABO, Rh(D) bằng công nghệ hồng cầu gắn từ
53.400
1289
1275
04C5.1.336
Định nhóm máu hệ ABO, Rh(D) bằng phương pháp gelcard/Scangel
89.000
1290
1276
03C3.1.HH101
Định nhóm máu hệ Diego (xác định kháng nguyên Diego)
189.000
1291
1277
03C3.1.HH100
Định nhóm máu hệ MNSs (xác định kháng nguyên Mia)
160.000
1292
1278
03C3.1.HH94
Định nhóm máu hệ P (xác định kháng nguyên P1)
201.000
1293
1279
03C3.1.HH89
Định nhóm máu hệ Rh (D yếu, D từng phần)
178.000
1294
1280
04C5.1.292
Định nhóm máu hệ Rh(D) bằng phương pháp ống nghiệm, phiến đá
32.000
1295
1281
03C3.1.HH88
Định nhóm máu khó hệ ABO
212.000
1296
1282
Định tính ức chế yếu tố VIIIc/IX
237.000
1297
1283
Định type HLA cho 1 locus (Locus A, hoặc Locus B, hoặc Locus C, hoặc Locus DR, hoặc Locus DQ) bằng kỹ thuật PCR-SSP
1.278.000
1298
1284
Định type HLA độ phân giải cao cho 1 locus (A, B, C, DR, DQ, DP) bằng kỹ thuật PCR-SSO
1.912.000
1299
1285
Đo độ đàn hồi cục máu (ROTEM: Rotation ThromboElastoMetry) ức chế tiểu cầu (ROTEM-FIBTEM)/ ức chế tiêu sợi huyết (ROTEM-APTEM)/ trung hòa heparin (ROTEM-HEPTEM)
552.000
1300
1286
Đo độ đàn hồi cục máu (ROTEM: Rotation ThromboElastoMetry) nội sinh (ROTEM-INTEM)/ ngoại sinh (ROTEM-EXTEM)
426.000
1301
1287
04C5.1.329
Đo độ ngưng tập tiểu cầu với ADP/Collgen
112.000
Giá cho mỗi chất kích tập.
1302
1288
04C5.1.330
Đo độ ngưng tập tiểu cầu với Ristocetin/ Epinephrin/ ArachidonicAcide/ thrombin
212.000
Giá cho mỗi yếu tố.
1303
1289
Đo độ nhớt (độ quánh) máu toàn phần/huyết tương/ dịch khác (tính cho một loại)
53.400
1304
1290
Giải trình tự gen bằng phương pháp NGS (giá tính cho 01 gen)
8.113.000
1305
1291
Giải trình tự gen bằng phương pháp Sanger (giá tính cho 01 gen)
6.813.000
1306
1292
04C5.1.279
Hemoglobin Định lượng (bằng máy quang kế)
30.800
1307
1293
Hiệu giá kháng thể miễn dịch (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động/tự động)
459.000
1308
1294
03C3.1.HH104
Hiệu giá kháng thể tự nhiên chống A, B/ Hiệu giá kháng thể bất thường 30-50)
41.500
1309
1295
03C3.1.HH21
Hoá mô miễn dịch tủy xương (01 marker)
189.000
1310
1296
04C5.1.281
Hồng cầu lưới (bằng phương pháp thủ công)
27.200
1311
1297
04C5.1.278
Huyết đồ (bằng phương pháp thủ công)
67.600
1312
1298
03C3.1.HH5
Huyết đồ (sử dụng máy đếm tự động)
71.200
1313
1299
Huyết đồ bằng hệ thống tự động hoàn toàn (có nhuộm lam)
154.000
1314
1300
03C3.1.HH20
Lách đồ
59.300
1315
1301
Lọc bạch cầu trong khối hồng cầu
577.000
Chưa bao gồm phin lọc bạch cầu
1316
1302
Lympho cross match bằng kỹ thuật Flow-cytometry
2.202.000
1317
1303
03C3.1.HH12
Máu lắng (bằng máy tự động)
35.600
1318
1304
04C5.1.283
Máu lắng (bằng phương pháp thủ công)
23.700
1319
1305
04C5.1.334
Nghiệm pháp Coombs gián tiếp (phương pháp hồng cầu gắn từ trên máy bán tự động)
115.000
1320
1306
04C5.1.332
Nghiệm pháp Coombs gián tiếp hoặc trực tiếp (bằng một trong các phương pháp: ống nghiệm, Gelcard/ Scangel);
83.100
1321
1307
04C5.1.333
Nghiệm pháp Coombs trực tiếp (phương pháp hồng cầu gắn từ trên máy bán tự động)
123.000
1322
1308
03C3.1.HH27
Nghiệm pháp rượu (nghiệm pháp Ethanol)
29.600
1323
1309
Nghiệm pháp sinh Thromboplastin (T.G.T: Thromboplastin Generation Test)
305.000
1324
1310
03C3.1.HH28
Nghiệm pháp von-Kaulla
53.400
1325
1311
04C5.1.307
Nhuộm Esterase không đặc hiệu
95.000
1326
1312
04C5.1.308
Nhuộm Esterase không đặc hiệu có ức chế Naf
105.000
1327
1313
03C3.1.HH4
Nhuộm hồng cầu lưới trên máy tự động
41.500
1328
1314
03C3.1.HH13
Nhuộm hồng cầu sắt (Nhuộm Perls)
35.600
1329
1315
04C5.1.309
Nhuộm Periodic Acide Schiff (PAS)
95.000
1330
1316
04C5.1.305
Nhuộm Peroxydase (MPO)
79.500
1331
1317
03C3.1.HH15
Nhuộm Phosphatase acid
77.200
1332
1318
03C3.1.HH14
Nhuộm Phosphatase kiềm bạch cầu
71.200
1333
1319
03C3.1.HH19
Nhuộm sợi xơ liên võng trong mô tủy xương
83.100
1334
1320
03C3.1.HH18
Nhuộm sợi xơ trong mô tủy xương
83.100
1335
1321
04C5.1.306
Nhuộm sudan den
79.500
1336
1322
Nuôi cấy cụm tế bào gốc (colony forming culture)
1.301.000
1337
1323
OF test (test sàng lọc Thalassemia)
48.800
1338
1324
Phân tích dấu ấn/CD/marker miễn dịch máu ngoại vi, hoặc dịch khác bằng kỹ thuật flow cytometry (cho 1 dấu ấn/CD/marker)
400.000
1339
1325
Phân tích dấu ấn/CD/marker miễn dịch mẫu tủy xương, hoặc mẫu hạch, hoặc mẫu tổ chức khác bằng kỹ thuật flow cytometry (cho 1 dấu ấn/CD/marker)
439.000
1340
1326
Phản ứng hoà hợp có sử dụng kháng globulin người (Kỹ thuật ống nghiệm)
76.900
1341
1327
Phản ứng hoà hợp có sử dụng kháng globulin người (Kỹ thuật Scangel/ Gelcard trên máy bán tự động/ tự động)
76.900
1342
1328
Phản ứng hòa hợp tiểu cầu (Kỹ thuật pha rắn)
56.900
1343
1329
Phản ứng hòa hợp trong môi trường nước muối ở 220C (Kỹ thuật Scangel/ Gelcard trên máy bán tự động/ tự động)
69.900
1344
1330
03C3.1.HH17
Phản ứng hòa hợp trong môi trường nước muối ở 220C (kỹ thuật ống nghiệm)
29.600
1345
1331
Phát hiện chất ức chế đường đông máu nội sinh không phụ thuộc thời gian và nhiệt độ
296.000
1346
1332
Phát hiện chất ức chế đường đông máu nội sinh phụ thuộc thời gian và nhiệt độ
366.000
1347
1333
Phát hiện đảo đoạn intron22 của gen yếu tố VIII bệnh Hemophilia bằng kỹ thuật longrange PCR
1.391.000
1348
1334
Phát hiện gen bệnh Thalassemia bằng kỹ thuật PCR-RFLP
600.000
1349
1335
Phát hiện kháng đông đường chung
91.100
1350
1336
Phát hiện kháng đông lupus (LAC/ LA screen: Lupus Anticoagulant screen)
251.000
1351
1337
Phát hiện kháng thể kháng tiểu cầu bằng kỹ thuật Flow-cytometry
2.143.000
1352
1338
Rửa hồng cầu/tiểu cầu bằng máy ly tâm lạnh
139.000
1353
1339
03C3.1.HH102
Sàng lọc kháng thể bất thường (kỹ thuật ống nghiệm)
95.000
1354
1340
Sàng lọc kháng thể bất thường (Kỹ thuật Scangel/ Gelcard trên máy bán tự động/ tự động)
251.000
1355
1341
04C5.1.284
Sức bền thẩm thấu hồng cầu
39.100
1356
1342
03C3.1.HH106
Gạn tế bào máu/ huyết tương điều trị
878.000
Chưa bao gồm kít tách tế bào máu
1357
1343
03C3.1.HH11
Tập trung bạch cầu
29.600
1358
1344
03C3.1.HH50
Test đường + Ham
71.200
1359
1345
04C5.1.282
Thể tích khối hồng cầu (Hematocrit)
17.800
1360
1346
04C5.1.297
Thời gian Howell
32.000
1361
1347
04C5.1.348
Thời gian máu chảy (phương pháp Ivy)
49.800
1362
1348
04C5.1.295
Thời gian máu chảy/(phương pháp Duke)
13.000
1363
1349
Thời gian máu đông
13.000
1364
1350
03C3.1.HH22
Thời gian Prothombin (PT%, PTs, INR)
41.500
1365
1351
04C5.1.301
Thời gian Prothrombin (PT,TQ) bằng thủ công
56.900
1366
1352
04C5.1.302
Thời gian Prothrombin (PT,TQ) bằng máy bán tự động, tự động
65.300
1367
1353
03C3.1.HH24
Thời gian thrombin (TT)
41.500
1368
1354
03C3.1.HH23
Thời gian thromboplastin hoạt hoá từng phần (APTT)
41.500
1369
1356
03C3.1.HH108
Thu thập và chiết tách tế bào gốc từ máu cuống rốn
2.578.000
Chưa bao gồm kít tách tế bào máu.
1370
1357
03C3.1.HH107
Thu thập và chiết tách tế bào gốc từ máu ngoại vi
2.578.000
Chưa bao gồm kít tách tế bào máu.
1371
1358
03C3.1.HH109
Thu thập và chiết tách tế bào gốc từ tủy xương
3.078.000
Chưa bao gồm kít tách tế bào.
1372
1359
Tinh dịch đồ
324.000
1373
1360
03C3.1.HH10
Tìm ấu trùng giun chỉ trong máu
35.600
1374
1361
03C3.1.HH9
Tìm hồng cầu có chấm ưa base (bằng máy)
17.800
1375
1362
04C5.1.319
Tìm ký sinh trùng sốt rét trong máu bằng phương pháp thủ công
37.900
1376
1363
03C3.1.HH8
Tìm mảnh vỡ hồng cầu (bằng máy)
17.800
1377
1364
04C5.1.294
Tìm tế bào Hargraves
66.400
1378
1365
03C3.1.HH25
Tìm yếu tố kháng đông đường ngoại sinh
83.100
1379
1366
03C3.1.HH26
Tìm yếu tố kháng đông đường nội sinh
118.000
1380
1367
04C5.1.323
Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng hệ thống tự động hoàn toàn)
109.000
Cho tất cả các thông số. Áp dụng trong trường hợp thực hiện xét nghiệm bằng hệ thống 2 máy gồm máy đếm tự động được kết nối với máy kéo lam kính tự động.
1381
1368
04C5.1.280
Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng phương pháp thủ công)
37.900
1382
1369
03C3.1.HH3
Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy đếm laser
47.500
1383
1370
Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy đếm tự động
41.500
1384
1371
04C5.1.335
Xác định bản chất kháng thể đặc hiệu (IgG, IgA, IgM, C3d, C3c) (phương pháp gelcard/ scangel khi nghiệm pháp Coombs trực tiếp/ gián tiếp dương tính)
446.000
1385
1372
03C3.1.HH105
Xác định bất đồng nhóm máu mẹ con
95.000
1386
1373
03C3.1.HH121
Xác định gen bằng kỹ thuật FISH
3.356.000
1387
1374
03C3.1.HH61
Xác định gen bệnh máu ác tính bằng RT-PCR
878.000
Cho 1 gen
1388
1375
Xác định gen bệnh máu bằng kỹ thuật cIg FISH (giá tính cho 1 gen)
4.155.000
1389
1376
Xác định kháng nguyên c của hệ của nhóm máu Rh (Kỹ thuật Scangel/ Gelcard trên máy tự động)
113.000
1390
1377
Xác định kháng nguyên C của hệ nhóm máu Rh (Kỹ thuật ống
117.000
1391
1378
Xác định kháng nguyên c của hệ nhóm máu Rh (Kỹ thuật ống
87.200
1392
1379
Xác định kháng nguyên C của hệ nhóm máu Rh (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)
132.000
1393
1381
Xác định kháng nguyên E của hệ nhóm máu Rh (Kỹ thuật ống
92.600
1394
1382
Xác định kháng nguyên e của hệ nhóm máu Rh (Kỹ thuật ống
117.000
1395
1383
Xác định kháng nguyên E của hệ nhóm máu Rh (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)
116.000
1396
1384
Xác định kháng nguyên e của hệ nhóm máu Rh (Kỹ thuật Scangel/ Gelcard trên máy tự động)
132.000
1397
1385
Xác định kháng nguyên Fya của hệ nhóm máu Duffy (Kỹ thuật Scangel/ Gelcard trên máy tự động)
121.000
1398
1386
Xác định kháng nguyên Fyb của hệ nhóm máu Duffy (Kỹ thuật Scangel/ Gelcard trên máy tự động)
158.000
1399
1387
03C3.1.HH91
Xác định kháng nguyên H
35.600
1400
1388
Xác định kháng nguyên Jka của hệ nhóm máu Kidd
213.000
1401
1389
Xác định kháng nguyên Jkb của hệ nhóm máu Kidd
211.000
1402
1390
Xác định kháng nguyên k của hệ nhóm máu Kell
61.900
1403
1391
Xác định kháng nguyên K của hệ nhóm máu Kell
107.000
1404
1392
Xác định kháng nguyên Lea của hệ nhóm máu Lewis
181.000
1405
1393
Xác định kháng nguyên Leb của hệ nhóm máu Lewis
211.000
1406
1394
Xác định kháng nguyên Lua của hệ nhóm máu Lutheran
168.000
1407
1395
Xác định kháng nguyên Lub của hệ nhóm máu Lutheran
95.000
1408
1396
Xác định kháng nguyên M của hệ nhóm máu MNS
156.000
1409
1397
Xác định kháng nguyên N của hệ nhóm máu MNS
174.000
1410
1398
Xác định kháng nguyên nhóm máu hệ hồng cầu, bằng phương pháp sinh học phân tử (giá cho một loại kháng nguyên)
1.494.000
1411
1399
Xác định kháng nguyên S của hệ nhóm máu MNS
226.000
1412
1400
Xác định kháng nguyên s của hệ nhóm máu MNS
59.000
1413
1401
Xét nghiệm CD55/59 bạch cầu (chẩn đoán bệnh Đái huyết sắc tố) niệu kịch phát ban đêm)
889.000
1414
1402
Xét nghiệm CD55/59 hồng cầu (chẩn đoán bệnh Đái huyết sắc tố) niệu kịch phát ban đêm)
574.000
1415
1403
03C3.1.HH63
Xét nghiệm chuyển dạng lympho với PHA
296.000
1416
1404
03C3.1.HH113
Xét nghiệm độ chéo (Cross-Match) trong ghép cơ quan
446.000
1417
1405
Xét nghiệm HIT (Heparin Induced Thrombocytopenia) - Ab)
1.789.000
1418
1406
Xét nghiệm HIT (Heparin Induced Thrombocytopenia)- IgG)
1.789.000
1419
1407
Xét nghiệm HLA-B27 bằng kỹ thuật Flow-cytometry
400.000
1420
1408
Xét nghiệm lựa chọn đơn vị máu phù hợp (10 đơn vị máu trong 3 điều kiện 220C, 370C, kháng globulin người) bằng phương pháp Scangel/Gelcard
475.000
1421
1409
04C5.1.349
Xét nghiệm mô bệnh học tủy xương
346.000
1422
1410
Xét nghiệm PFA (Platelet Funtion Analyzer) bằng Collagen/ADP trên máy tự động (Tên khác: PFA bằng Col/ADP)
880.000
1423
1411
Xét nghiệm PFA (Platelet Funtion Analyzer) bằng Collagen/Epinephrine trên máy tự động (Tên khác: PFA bằng Col/Epi)
880.000
1424
1412
04C5.1.285
Xét nghiệm số lượng tiểu cầu (thủ công)
35.600
1425
1413
03C3.1.HH115
Xét nghiệm tế bào gốc CD 34+
1.778.000
1426
1414
04C5.1.304
Xét nghiệm tế bào hạch
49.800
1427
1415
04C5.1.303
Xét nghiệm tế bào học tủy xương
151.000
1428
1416
03C3.1.HH59
Xét nghiệm trao đổi nhiễm sắc thể chị em
512.000
1429
1417
Xét nghiệm và chẩn đoán hóa mô miễn dịch tủy xương cho một dấu ấn (marker) trên máy nhuộm tự động.
965.000
1430
1418
Xét nghiệm và chẩn đoán mô bệnh học tủy xương trên máy nhuộm tự động.
303.000
1431
1419
Xét nghiệm xác định đột biến thalassemia (phát hiện đồng thời 21 đột biến alpha-thalassemia hoặc 22 đột biến β-thalasemia)
4.405.000
1432
1420
03C3.1.HH62
Xét nghiệm xác định gen Hemophilia
1.078.000
II
II
Dị ứng miễn dịch
1433
1421
DƯ-MDLS
Định lượng ELISA chẩn đoán dị ứng thuốc (Đối với 1 loại thuốc)
446.000
1434
1422
DƯ-MDLS
Định lượng ERYTHROPOIETIN (EPO)
416.000
1435
1423
DƯ-MDLS
Định lượng Histamine
1.003.000
1436
1424
DƯ-MDLS
Định lượng IgE đặc hiệu với 1 loại dị nguyên
572.000
1437
1425
DƯ-MDLS
Định lượng Interleukin
781.000
1438
1426
DƯ-MDLS
Định lượng kháng thể C1INH/ kháng thể GBM ab/ Tryptase
757.000
1439
1427
DƯ-MDLS
Định lượng kháng thể IgG1/IgG2/IgG3/IgG4
704.000
1440
1428
DƯ-MDLS
Định lượng kháng thể kháng C5a
842.000
1441
1429
DƯ-MDLS
Định lượng kháng thể kháng C1q
442.000
1442
1430
DƯ-MDLS
Định lượng kháng thể kháng C3a/C3bi/C3d/C4a
1.077.000
1443
1431
DƯ-MDLS
Định lượng kháng thể kháng CCP
603.000
1444
1432
DƯ-MDLS
Định lượng kháng thể kháng Centromere
459.000
1445
1433
DƯ-MDLS
Định lượng kháng thể kháng ENA
430.000
1446
1434
DƯ-MDLS
Định lượng kháng thể kháng Histone
378.000
1447
1435
DƯ-MDLS
Định lượng kháng thể kháng Insulin
394.000
1448
1436
DƯ-MDLS
Định lượng kháng thể kháng Jo - 1
441.000
1449
1437
DƯ-MDLS
Định lượng kháng thể kháng nhân và kháng thể kháng chuỗi kép (ANA&DsDNA)
526.000
1450
1438
Định lượng kháng thể kháng DNA chuỗi kép (Anti dsDNA) bằng máy tự động/bán tự động
260.000
1451
1439
Định lượng kháng thể kháng DNA chuỗi kép (Anti dsDNA) test nhanh
118.000
1452
1440
Định lượng kháng thể kháng nhân (ANA) bằng máy tự động/bán tự động
296.000
1453
1441
Định lượng kháng thể kháng nhân (ANA) test nhanh
178.000
1454
1442
DƯ-MDLS
Định lượng kháng thể kháng Phospholipid (IgG/IgM)/ Cardiolipin (IgG/IgM)/ Beta2- Glycoprotein (IgG/lgM)
590.000
1455
1443
DƯ-MDLS
Định lượng kháng thể kháng Prothrombin
456.000
1456
1444
DƯ-MDLS
Định lượng kháng thể kháng RNP-70
426.000
1457
1445
DƯ-MDLS
Định lượng kháng thể kháng Scl-70
378.000
1458
1446
DƯ-MDLS
Định lượng kháng thể kháng Sm
407.000
1459
1447
DƯ-MDLS
Định lượng kháng thể kháng SSA(Ro /SSB(La)/SSA-p200
441.000
1460
1448
DƯ-MDLS
Định lượng kháng thể kháng tiểu cầu
721.000
1461
1449
DƯ-MDLS
Định lượng kháng thể kháng tinh trùng
1.030.000
1462
1450
DƯ-MDLS
Định lượng kháng thể kháng tương bào bạch cầu đa nhân trung tính (ANCA)
500.000
1463
1451
DƯ-MDLS
Định lượng kháng thể kháng ty lạp thể (AMA-M2) /kháng thể kháng tương bào gan type1 (LC1) / kháng thể kháng tiểu vi thể gan thận type 1 (LKM1) / kháng thể kháng thụ thể GLYCOPROTEIN trên màng tế bào gan người châu Á (ASGPR)
492.000
1464
1452
DƯ-MDLS
Định lượng MPO (pANCA)/PR3 (cANCA)
441.000
1465
1453
Khẳng định kháng đông lupus (LAC/ LA confirm: Lupus Anticoagulant confirm)
251.000
III
III
Hóa sinh
Máu
1466
1454
03C3.1.HS5
ACTH
82.000
1467
1455
03C3.1.HS6
ADH
147.000
1468
1456
03C3.1.HS23
ALA
92.900
1469
1457
03C3.1.HS46
Alpha FP (AFP)
92.900
1470
1458
03C3.1.HS78
Alpha Microglobulin
98.400
1471
1459
03C3.1.HS3
Amoniac
76.500
1472
1460
03C3.1.HS70
Anti - TG
273.000
1473
1461
Anti - TPO (Anti- thyroid Peroxidase antibodies) định lượng
207.000
1474
1462
03C3.1.HS34
Apolipoprotein A/B (1 loại)
49.200
1475
1463
03C3.1.HS20
Benzodiazepam (BZD)
38.200
1476
1464
03C3.1.HS51
Beta - HCG
87.500
1477
1465
03C3.1.HS38
Beta2 Microglobulin
76.500
1478
1466
04C5.1.340
BNP (B - Type Natriuretic Peptide)
590.000
1479
1467
04C5.1.320
Bổ thể trong huyết thanh
32.800
1480
1468
03C3.1.HS65
CA 125
140.000
1481
1469
03C3.1.HS63
CA 15-3
152.000
1482
1470
03C3.1.HS62
CA 19-9
140.000
1483
1471
03C3.1.HS64
CA 72 -4
135.000
1484
1472
04C5.1.312
Ca++ máu
16.400
Chỉ thanh toán khi định lượng trực tiếp.
1485
1473
03C3.1.HS25
Calci
13.000
1486
1474
03C3.1.HS12
Calcitonin
135.000
1487
1475
03C3.1.HS43
Catecholamin
218.000
1488
1476
03C3.1.HS50
CEA
87.500
1489
1477
03C3.1.HS32
Ceruloplasmin
71.100
1490
1478
03C3.1.HS28
CK-MB
38.200
1491
1479
03C3.1.HS37
Complement 3 (C3)/4 (C4) (1 loại)
60.100
1492
1480
03C3.1.HS7
Cortison
92.900
1493
1481
C-Peptid
174.000
1494
1482
03C3.1.HS4
CPK
27.300
1495
1483
CRP định lượng
54.600
1496
1484
03C3.1.HS31
CRP hs
54.600
1497
1485
03C3.1.HS60
Cyclosporine
328.000
1498
1486
03C3.1.HS66
Cyfra 21 - 1
98.400
1499
1487
04C5.1.311
Điện giải đồ (Na, K, CL)
29.500
Áp dụng cho cả trường hợp cho kết quả nhiều hơn 3 chỉ số
1500
1488
03C3.1.HS69
Digoxin
87.500
1501
1489
Định lượng 25OH Vitamin D (D3)
295.000
1502
1490
Định lượng Alpha1 Antitrypsin
65.600
1503
1491
Định lượng Anti CCP
316.000
1504
1492
Định lượng Beta Crosslap
140.000
1505
1493
04C5.1.315
Định lượng Bilirubin toàn phần hoặc trực tiếp; các enzym: phosphataze kiềm hoặc GOT hoặc GPT...
21.800
Không thanh toán đối với các xét nghiệm Bilirubin gián tiếp; Tỷ lệ A/G là những xét nghiệm có thể ngoại suy được.
1506
1494
04C5.1.313
Định lượng các chất Albumine; Creatine; Globuline; Glucose; Phospho, Protein toàn phần, Ure, Axit Uric, Amylase....
21.800
Mỗi chất
1507
1495
Định lượng Cystatine C
87.500
1508
1496
Định lượng Ethanol (cồn)
32.800
1509
1497
Định lượng Free Kappa niệu/huyết thanh
529.000
1510
1498
Định lượng Free Lambda niệu/huyết thanh
529.000
1511
1499
Định lượng Gentamicin
98.400
1512
1500
Định lượng Methotrexat
404.000
1513
1501
Định lượng p2PSA
699.000
1514
1502
Định lượng sắt chưa bão hòa huyết thanh
76.500
1515
1503
04C5.1.314
Định lượng Sắt huyết thanh hoặc Mg ++ huyết thanh
32.800
1516
1504
Định lượng Tobramycin
98.400
1517
1505
Định lượng Tranferin Receptor
109.000
1518
1506
04C5.1.316
Định lượng Tryglyceride hoặc Phospholipid hoặc Lipid toàn phần hoặc Cholesterol toàn phần hoặc HDL-Cholesterol hoặc LDL - Cholesterol
27.300
1519
1507
Đo hoạt độ Cholinesterase (ChE)
27.300
1520
1508
Đo hoạt độ P-Amylase
65.600
1521
1509
Đo khả năng gắn sắt toàn thể
76.500
1522
1510
04C5.1.346
Đường máu mao mạch
15.500
1523
1511
E3 không liên hợp (Unconjugated Estriol)
185.000
1524
1512
03C3.1.HS10
Erythropoietin
82.000
1525
1513
03C3.1.HS52
Estradiol
82.000
1526
1514
03C3.1.HS48
Ferritin
82.000
1527
1515
03C3.1.HS67
Folate
87.500
1528
1516
Free bHCG (Free Beta Human Chorionic Gonadotropin)
185.000
1529
1517
03C3.1.HS54
FSH
82.000
1530
1518
03C3.1.HS30
Gama GT
19.500
1531
1519
03C3.1.HS8
GH
164.000
1532
1520
03C3.1.HS77
GLDH
98.400
1533
1521
03C3.1.HS1
Gross
16.400
1534
1522
03C3.1.HS76
Haptoglobin
98.400
1535
1523
04C5.1.351
HbA1C
102.000
1536
1524
03C3.1.HS75
HBDH
98.400
1537
1525
HE4
305.000
1538
1526
03C3.1.HS57
Homocysteine
147.000
1539
1527
03C3.1.HS35
IgA/IgG/IgM/IgE (1 loại)
65.600
1540
1528
Inhibin A
240.000
1541
1529
03C3.1.HS49
Insuline
82.000
1542
1530
03C3.1.HS74
Kappa định tính
98.400
1543
1531
03C3.1.HS42
Khí máu
218.000
1544
1532
03C3.1.HS72
Lactat
98.400
1545
1533
03C3.1.HS73
Lambda định tính
98.400
1546
1534
03C3.1.HS29
LDH
27.300
1547
1535
03C3.1.HS53
LH
82.000
1548
1536
03C3.1.HS36
Lipase
60.100
1549
1537
03C3.1.HS2
Maclagan
16.400
1550
1538
03C3.1.HS58
Myoglobin
92.900
1551
1539
03C3.1.HS21
Ngộ độc thuốc
65.600
1552
1540
03C3.1.HS18
Nồng độ rượu trong máu
30.500
1553
1541
NSE (Neuron Specific Enolase)
195.000
1554
1542
03C3.1.HS19
Paracetamol
38.200
1555
1543
04C5.1.321
Phản ứng cố định bổ thể
32.800
1556
1544
03C3.1.VS7
Phản ứng CRP
21.800
1557
1545
03C3.1.HS14
Phenytoin
82.000
1558
1546
04C5.1.344
PLGF
742.000
1559
1547
03C3.1.HS71
Pre albumin
98.400
1560
1548
04C5.1.339
Pro-BNP (N-terminal pro B-type natriuretic peptid)
414.000
1561
1549
04C5.1.338
Pro-calcitonin
404.000
1562
1550
03C3.1.HS56
Progesteron
82.000
1563
1551
04C5.1.342
PRO-GRP
354.000
1564
1552
03C3.1.HS55
Prolactin
76.500
1565
1553
03C3.1.HS47
PSA
92.900
1566
1554
PSA tự do (Free prostate-Specific Antigen)
87.500
1567
1555
03C3.1.HS61
PTH
240.000
1568
1556
03C3.1.HS17
Quinin/ Cloroquin/ Mefloquin
82.000
1569
1557
03C3.1.HS39
RF (Rheumatoid Factor)
38.200
1570
1558
03C3.1.HS22
Salicylate
76.500
1571
1559
04C5.1.341
SCC
207.000
1572
1560
04C5.1.345
SFLT1
742.000
1573
1561
03C3.1.HS44
T3/FT3/T4/FT4 (1 loại)
65.600
1574
1562
04C5.1.343
Tacrolimus
735.000
1575
1563
04C5.1.350
Testosteron
95.100
1576
1564
03C3.1.HS15
Theophylin
82.000
1577
1565
03C3.1.HS11
Thyroglobulin
179.000
1578
1566
03C3.1.HS13
TRAb định lượng
414.000
1579
1567
03C3.1.HS41
Transferin/độ bão hòa tranferin
65.600
1580
1568
03C3.1.HS16
Tricyclic anti depressant
82.000
1581
1569
03C3.1.HS59
Troponin T/I
76.500
1582
1570
03C3.1.HS45
TSH
60.100
1583
1571
03C3.1.HS68
Vitamin B12
76.500
1584
1572
04C5.1.310
Xác định Bacturate trong máu
207.000
1585
1573
04C5.1.317
Xác định các yếu tố vi lượng (đồng, kẽm...)
26.100
1586
1574
04C5.1.318
Xác định các yếu tố vi lượng Fe (sắt)
26.100
1587
Nước tiểu
1588
1575
03C3.2.4
Amphetamin (định tính)
43.700
1589
1576
04C5.2.364
Amylase niệu
38.200
1590
1577
04C5.2.358
Calci niệu
25.000
1591
1578
04C5.2.357
Catecholamin niệu (HPLC)
426.000
1592
1579
Điện di Protein nước tiểu (máy tự động)
164.000
1593
1580
04C5.2.360
Điện giải đồ (Na, K, Cl) niệu
29.500
Áp dụng cho cả trường hợp cho kết quả nhiều hơn 3 chỉ số.
1594
1581
03C3.2.8
DPD
195.000
1595
1582
03C3.2.7
Dưỡng chấp
21.800
1596
1583
04C5.2.366
Gonadotrophin để chẩn đoán thai nghén bằng phương pháp hóa học - miễn dịch định tính
24.000
1597
1584
04C5.2.367
Gonadotrophin để chẩn đoán thai nghén định lượng
91.800
1598
1585
04C5.2.369
Hydrocorticosteroid định lượng
39.200
1599
1586
03C3.2.5
Marijuana định tính
43.700
1600
1587
03C3.2.2
Micro Albumin
43.700
1601
1588
04C5.2.368
Oestrogen toàn phần định lượng
32.800
1602
1589
03C3.23
Opiate định tính
43.700
1603
1590
04C5.2.359
Phospho niệu
20.700
1604
1591
04C5.2.370
Porphyrin định tính
49.200
1605
1592
03C3.2.6
Protein Bence - Jone
21.800
1606
1593
04C5.2.361
Protein niệu hoặc đường niệu định lượng
14.000
1607
1594
04C5.2.362
Tế bào cặn nước tiểu hoặc cặn Adis
43 700
1608
1595
04C5.2.371
Tế bào/trụ hay các tinh thể khác định tính
3.100
1609
1596
03C3.2.1
Tổng phân tích nước tiểu
27.800
1610
1597
04C5.2.372
Tỷ trọng trong nước tiểu/ pH định tính
4.800
1611
1598
04C5.2.363
Ure hoặc Axit Uric hoặc Creatinin niệu
16.400
1612
1599
04C5.2.365
Xentonic/ sắc tố mật/ muối mật/ urobilinogen
6.400
1613
Phân
1614
1600
04C5.3.375
Amilase/ Trypsin/ Mucinase định
9.700
1615
1601
04C5.3.373
Bilirubin định tính
6.400
1616
1602
04C5.3.374
Canxi, Phospho định tính
6.400
1617
1603
04C5.3.377
Urobilin, Urobilinogen: Định tính
6.400
Dịch chọc dò
1618
1604
04C5.4.398
Clo dịch
22.800
1619
1605
04C5.4.397
Glucose dịch
13.000
1620
1606
04C5.4.399
Phản ứng Pandy
8.600
1621
1607
04C5.4.396
Protein dịch
10.900
1622
1608
04C5.4.400
Rivalta
8.600
1623
1609
04C5.4.393
Xét nghiệm tế bào trong nước dịch chẩn đoán tế bào học (não tủy, màng tim, màng phổi, màng bụng, dịch khớp, rửa phế quản...)
56.800
1624
1610
04C5.4.394
Xét nghiệm tế bào trong nước dịch chẩn đoán tế bào học (não tủy, màng tim, màng phổi, màng bụng, dịch khớp, rửa phế quản...) có đếm số lượng tế bào
92.900
IV
IV
Vi sinh
1625
1611
AFB trực tiếp nhuộm huỳnh quang
67.800
1626
1612
03C3.1.VS41
Anti HAV-IgM bằng miễn dịch bán tự động/tự động
110.000
1627
1613
03C3.1.VS42
Anti HAV-total bằng miễn dịch bán tự động/tự động
104.000
1628
1614
03C3.1.HH71
Anti-HBc IgM miễn dịch bán tự động/tự động
116.000
1629
1615
03C3.1.HH72
Anti-HBe miễn dịch bán tự động/tự động
98.700
1630
1616
03C3.1.HH68
Anti-HIV (nhanh)
55.400
1631
1617
03C3.1.HH65
Anti-HIV bằng miễn dịch bán tự động/tự động
110.000
1632
1618
03C3.1.HH70
Anti-HBc IgG miễn dịch bán tự động/tự động
74.000
1633
1619
04C5.4.385
Anti-HBs định lượng
119.000
1634
1620
03C3.1.HH69
Anti-HBs miễn dịch bán tự động/tự động
74.000
1635
1621
03C3.1.HH67
Anti-HCV (nhanh)
55.400
1636
1622
03C3.1.HH64
Anti-HCV miễn dịch bán tự động/tự động
123.000
1637
1623
03C3.1.HS40
ASLO
43.100
1638
1624
03C3.1.VS34
Aspergillus miễn dịch bán tự động/tự động
110.000
1639
1625
BK/JC virus Real-time PCR
472.000
1640
1626
03C3.1.VS24
Chlamydia IgG miễn dịch bán tự động/tự động
184.000
1641
1627
Chlamydia test nhanh
74.000
1642
1628
Clostridium difficile miễn dịch tự động
828.000
1643
1629
CMV Avidity
258.000
1644
1630
04C5.4.387
CMV đo tải lượng hệ thống tự động
1.838.000
1645
1631
03C3.1.VS23
CMV IgG miễn dịch bán tự động/tự động
116.000
1646
1632
03C3.1.VS22
CMV IgM miễn dịch bán tự động/tự động
135.000
1647
1633
04C5.4.386
CMV Real-time PCR
748.000
1648
1634
03C3.1.VS35
Cryptococcus test nhanh
116.000
1649
1635
03C3.1.VS15
Dengue IgG miễn dịch bán tự động/tự động
159.000
1650
1636
03C3.1.VS14
Dengue IgM miễn dịch bán tự động/tự động
159.000
1651
1637
03C3.1.VS8
Dengue NS1 Ag/IgM-IgG test nhanh
135.000
1652
1638
03C3.1.VS27
EBV EA-D IgG miễn dịch bán tự động/tự động
209.000
1653
1639
03C3.1.VS28
EBV EB-NA1 IgG miễn dịch bán tự động/tự động
222.000
1654
1640
03C3.1.VS26
EBV-VCA IgG miễn dịch bán tự động/tự động
191.000
1655
1641
03C3.1.VS25
EBV-VCA IgM miễn dịch bán tự động/tự động
197.000
1656
EV71 IgM/IgG test nhanh
118.000
1657
1642
03C3.1.HH10
Giun chỉ ấu trùng trong máu nhuộm soi
37.000
1658
1643
HBeAb test nhanh
61.700
1659
1644
03C3.1.HH73
HBeAg miễn dịch bán tự động/tự động
98.700
1660
1645
HBeAg test nhanh
61.700
1661
1646
03C3.1.HH66
HBsAg (nhanh)
55.400
1662
1647
04C5.4.384
HBsAg Định lượng
482.000
1663
1648
HBsAg khẳng định
628.000
1664
1649
HBsAg miễn dịch bán tự động/ tự động
77.300
1665
1650
03C3.1.VS11
HBV đo tải lượng hệ thống tự động
1.328.000
1666
1651
HBV đo tải lượng Real-time PCR
678.000
1667
1652
HCV Core Ag miễn dịch tự động
558.000
1668
1653
03C3.1.VS12
HCV đo tải lượng hệ thống tự động
1.338.000
1669
1654
HCV đo tải lượng Real-time PCR
838.000
1670
1655
HDV Ag miễn dịch bán tự động
422.000
1671
1656
HDV IgG miễn dịch bán tự động/ tự động
222.000
1672
1657
HDV IgM miễn dịch bán tự động/ tự động
324.000
1673
1658
Helicobacter pylori Ag test nhanh
161.000
Áp dụng với trường hợp người bệnh không nội soi dạ dày hoặc tá tràng.
1674
1659
HEV IgG miễn dịch bán tự động/tự động
321.000
'
1675
1660
HEV IgM miễn dịch bán tự động/tự động
321.000
1676
HIV Ag/Ab test nhanh
101.000
Xét nghiệm cho kết quả đồng thời Ab và Ag
1677
1661
HIV Ag/Ab miễn dịch bán tự động/ tự động
135.000
1678
1662
HIV đo tải lượng hệ thống tự động
956.000
1679
1663
HIV khẳng định
184.000
Tính cho 2 lần tiếp theo.
1680
1664
Hồng cầu trong phân test nhanh
67.800
1681
1665
04C5.3.376
Hồng cầu, bạch cầu trong phân soi trực tiếp
39.500
1682
1666
HPV genotype PCR hệ thống tự động
1.078.000
1683
1667
HPV Real-time PCR
390.000
1684
1668
03C3.1.VS21
HSV1+2 IgG miễn dịch bán tự động/ tự động
159.000
1685
1669
03C3.1.VS20
HSV1+2 IgM miễn dịch bán tự động/ tự động
159.000
1686
1670
Influenza virus A, B Real-time PCR
1.578.000
1687
1671
Influenza virus A, B test nhanh
175.000
1688
1672
JEV IgM (test nhanh)
128.000
1689
1673
JEV IgM miễn dịch bán tự động/tự động.
444.000
1690
1674
04C5.4.378
Ký sinh trùng/ Vi nấm soi tươi
43.100
1691
1675
Leptosp ra test nhanh
143.000
1692
1676
Measles virus IgG miễn dịch bán tự động/ tự động
259.000
1693
1677
Measles virus IgM miễn dịch bán tự động/ tự động
259.000
1694
1678
Mycobacterium tuberculosis kháng thuốc hàng 1 môi trường lỏng
748.000
1695
1679
Mycobacterium tuberculosis kháng thuốc hàng 2 môi trường đặc
246.000
1696
1680
Mycobacterium tuberculosis kháng thuốc PZA môi trường lỏng
356.000
1697
1681
Mycobacterium tuberculosis đa kháng LPA
903.000
1698
1682
Mycobacterium tuberculosis định danh và kháng RMP Xpert
924.000
Đã bao gồm test xét nghiệm. Giá tối đa tại Thông tư 13/2019/TT-BYT chưa bao gồm test do giai đoạn này đã được Chương trình chống Lao quốc gia hỗ trợ.
1699
1683
Mycobacterium tuberculosis kháng thuốc hàng 1 môi trường đặc
191.000
1700
1684
Mycobacterium tuberculosis nuôi cấy môi trường đặc
177.000
1701
1685
03C3.1.VS13
Mycobacterium tuberculosis nuôi cấy môi trường lỏng
286.000
1702
1686
04C5.4.388
Mycobacterium tuberculosis PCR hệ thống tự động
828.000
1703
1687
Mycobacterium tuberculosis Real-time PCR
370.000
1704
1688
Mycobacterium tuberculosis siêu kháng LPA
1.528.000
1705
1689
03C3.1.VS30
Mycoplasma pneumoniae IgG miễn dịch bán tự động
258.000
1706
1690
03C3.1.VS29
Mycoplasma pneumoniae IgM miễn dịch bán tự động
172.000
1707
1691
NTM định danh LPA
928.000
1708
1692
03C3.1.VS5
Nuôi cấy tìm vi khuẩn kỵ khí/vi hiếu khí
1.328.000
1709
1693
Phản ứng Mantoux
12.300
1710
1694
04C5.1.319
Plasmodium (ký sinh trùng sốt rét) trong máu nhuộm soi
33.200
1711
1695
03C3.1.VS9
Pneumocystis miễn dịch bán tự đông/ tự động
370.000
1712
1696
Rickettsia Ab
123.000
1713
1697
03C3.1.VS17
Rotavirus Ag test nhanh
184.000
1714
1698
03C3.1.VS33
RSV (Respiratory Syncytial Virus) miễn dịch bán tự động/ tự động
148.000
1715
1699
03C3.1.VS32
Rubella IgG miễn dịch bán tự động/ tự động
123.000
1716
1700
03C3.1.VS31
Rubella IgM miễn dịch bán tự động/ tự động
148.000
1717
1701
Rubella virus Ab test nhanh
154.000
1718
1702
Rubella virus Avidity
306.000
1719
1703
03C3.1.VS37
Salmonella Widal
184.000
1720
1704
Toxoplasma Avidity
259.000
1721
1705
03C3.1.VS19
Toxoplasma IgG miễn dịch bán tự động/ tự động
123.000
1722
1706
03C3.1.VS18
Toxoplasma IgM miễn dịch bán tự động/ tự động
123.000
1723
1707
04C5.4.390
Treponema pallidum RPR định lượng
90.000
1724
1708
04C5.4.389
Treponema pallidum RPR định tính
39.500
1725
1709
04C5.4.392
Treponema pallidum TPHA định lượng
184.000
1726
1710
04C5.4.391
Treponema pallidum TPHA định
55.400
1727
1711
Trứng giun sán, đơn bào phương pháp trực tiếp
148.000
1728
1712
03C3.1.VS1
Vi hệ đường ruột
30.700
1729
1713
Vi khuẩn khẳng định
478.000
1730
1714
04C5.4.379
Vi khuẩn nhuộm soi
70.300
1731
1715
04C5.4.382
Vi khuẩn nuôi cấy định danh phương pháp thông thường
246.000
1732
1716
03C3.1.VS6
Vi khuẩn nuôi cấy và định danh hệ thống tự động
307.000
1733
1717
Vi khuẩn/ virus/ vi nấm/ ký sinh trùng (IgG, IgM) miễn dịch bán tự động/miễn dịch tự động
306.000
1734
1718
Vi khuẩn/ virus/ vi nấm/ ký sinh trùng genotype Real-time PCR (cho 1 vi sinh vật)
1.578.000
1735
1719
Vi khuẩn/ virus/ vi nấm/ ký sinh trùng Real-time PCR
748.000
1736
1720
Vi khuẩn/ virus/ vi nấm/ ký sinh trùng test nhanh
246.000
1737
1721
Vi khuẩn/ virus/ vi nấm/ ký sinh trùng xác định trình tự một đoạn gene
2.638.000
1738
1722
04C5.4.380
Vi khuẩn/vi nấm kháng thuốc định lượng (MIC - cho 1 loại kháng sinh)
191.000
1739
1723
04C5.4.381
Vi khuẩn/ vi nấm kháng thuốc định tính hoặc vi khuẩn/ vi nấm kháng thuốc trên máy tự động
202.000
1740
1724
04C5.4.383
Vi nấm nuôi cấy và định danh phương pháp thông thường
246.000
1741
1725
03C3.1.VS10
Xác định dịch cúm, á cúm 2 bằng miễn dịch bán tự động/tự động
482.000
1742
1726
HBV kháng thuốc Real-time PCR (cho một loại thuốc)
1.128.000
1743
1727
03C3.3.1
Xét nghiệm cặn dư phân
55.400
V
V
XÉT NGHIỆM GIẢI PHẪU BỆNH LÝ:
1744
1728
03C3.5.16
Chẩn đoán mô bệnh học bệnh phẩm phẫu thuật.
162.000
1745
1729
03C3.5.18
Chọc, hút tuyến tiền liệt, nhuộm và chẩn đoán
325.000
1746
1730
03C3.5.19
Chọc, hút nhuộm và chẩn đoán mào tinh hoàn/tinh hoàn trong điều trị vô sinh
587.000
1747
1731
03C3.5.21
Chọc, hút, nhuộm và chẩn đoán u nang buồng trứng
456.000
1748
1732
03C3.5.17
Chọc, hút, nhuộm, chẩn đoán các u nang (1 u)
162.000
1749
1733
03C3.5.20
Chọc, hút, xét nghiệm tế bào các u/ tổn thương sâu
243.000
1750
1734
03C3.5.23
Sinh thiết và làm tiêu bản tổ chức xương
162.000
1751
1735
04C5.4.414
Xét nghiệm các loại dịch, nhuộm và chẩn đoán tế bào học
170.000
1752
1736
04C5.4.409
Xét nghiệm chẩn đoán tế bào học bong bằng phương pháp nhuộm Papanicolaou
374.000
1753
1737
03C3.5.22
Xét nghiệm cyto (tế bào)
113.000
1754
1738
Xét nghiệm đột biến gen BRAF
4.700.000
1755
1739
Xét nghiệm đột biến gen EGFR
5.500.000
1756
1740
Xét nghiệm đột biến gen KRAS
5.300.000
1757
1741
Xét nghiệm FISH
5.700.000
1758
1742
Xét nghiệm lai tại chỗ bạc hai màu (Dual-SISH)
4.800.000
1759
1743
Xét nghiệm lai tại chỗ gắn màu (CISH)
5.500.000
1760
1744
Cell Bloc (khối tế bào)
248.000
1761
1745
Thin-PAS
578.000
1762
1746
04C5.4.410
Xét nghiệm và chẩn đoán hoá mô miễn dịch cho một dấu ấn (Marker) chưa bao gồm kháng thể 2 và hóa chất bộc lộ kháng nguyên
463.000
Chưa bao gồm kháng thể 2 và hóa chất bộc lộ kháng nguyên.
1763
1747
04C5.4.411
Xét nghiệm và chẩn đoán miễn dịch huỳnh quang cho bộ 6 kháng thể để chẩn đoán mô bệnh học
1.300.000
1764
1748
04C5.4.404
Xét nghiệm và chẩn đoán mô bệnh học bằng phương pháp nhuộm Đỏ Công gô
317.000
1765
1749
04C5.4.408
Xét nghiệm và chẩn đoán mô bệnh học bằng phương pháp nhuộm Giem sa
301.000
1766
1750
04C5.4.413
Xét nghiệm và chẩn đoán mô bệnh học bằng phương pháp nhuộm Gomori
391.000
1767
1751
04C5.4.401
Xét nghiệm và chẩn đoán mô bệnh học bằng phương pháp nhuộm Hemtoxylin Eosin
350.000
1768
1752
04C5.4.403
Xét nghiệm và chẩn đoán mô bệnh học bằng phương pháp nhuộm Mucicarmin
439.000
1769
1753
04C5.4.402
Xét nghiệm và chẩn đoán mô bệnh học bằng phương pháp nhuộm PAS (Periodic Acide - Siff)
415.000
1770
1754
04C5.4.405
Xét nghiệm và chẩn đoán mô bệnh học bằng phương pháp nhuộm Sudan III
431.000
1771
1755
04C5.4.406
Xét nghiệm và chẩn đoán mô bệnh học bằng phương pháp nhuộm Van Gie’son
407.000
1772
1756
04C5.4.407
Xét nghiệm và chẩn đoán mô bệnh học bằng phương pháp nhuộm Xanh Alcial
464.000
1773
1757
04C5.4.412
Xét nghiệm và chẩn đoán mô bệnh học tức thì bằng phương pháp cắt lạnh
569.000
1774
1758
04C5.4.415
Xét nghiệm và chẩn đoán tế bào học qua chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA)
276.000
Các thủ thuật còn lại khác
1775
1759
Thủ thuật loại I
456.000
1776
1760
Thủ thuật loại II
253.000
1777
1761
Thủ thuật loại III
125.000
VI
VI
XÉT NGHIỆM ĐỘC CHẤT
1778
1762
04C5.4.425
Định lượng cấp NH3 trong máu
276.000
1779
1763
03C3.6.7
Định tính porphyrin trong nước tiểu chẩn đoán tiêu cơ vân
56.900
1780
1764
03C3.6.4
Định tính thuốc gây ngộ độc (1 chỉ tiêu)
121.000
1781
1765
03C3.6.5
Định tính thuốc trừ sâu (1 chỉ tiêu)
121.000
1782
1766
04C5.4.424
Đo áp lực thẩm thấu dịch sinh học trên 01 chỉ tiêu
100.000
1783
1767
04C5.4.418
Xét nghiệm định tính một chỉ tiêu ma tuý trong nước tiểu bằng máy Express pluss
211.000
1784
1768
04C5.4.419
Xét nghiệm sàng lọc và định tính 5 loại ma tuý
731.000
1785
1769
04C5.4.422
Xét nghiệm xác định thành phần hoá chất bảo vệ thực vật bằng sắc ký khí khối phổ
1.288.000
1786
1770
04C5.4.417
Xét nghiệm định lượng một chỉ tiêu kim loại nặng trong máu bằng máy AAS
390.000
1787
1771
04C5.4.421
Xét nghiệm định lượng một chỉ tiêu thuốc trong máu bằng máy sắc ký lỏng khối phổ
1.313.000
1788
1772
04C5.4.423
Xét nghiệm định tính một chỉ tiêu độc chất bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng
151.000
1789
1773
04C5.4.420
Xét nghiêm định tính PBG trong nước tiểu
78.000
1790
1773
04C5.4.416
Xử lý mẫu xét nghiệm độc chất
211.000
E
E
THĂM DÒ CHỨC NĂNG
1791
1774
04C3.1.182
Đặt và thăm dò huyết động
4.562.000
Bao gồm cả catheter Swan granz, bộ phận nhận cảm áp lực.
1792
1775
03C3.7.3.8
Điện cơ (EMG)
131.000
1793
1776
03C3.7.3.9
Điện cơ tầng sinh môn
146.000
1794
1777
04C6.427
Điện não đồ
68.300
1795
1778
04C6.426
Điện tâm đồ
35.400
1796
1779
03C3.7.3.6
Điện tâm đồ gắng sức
214.000
1797
1780
03C1.42
Đo áp lực đồ bàng quang
127.000
1798
1781
03C1.43
Đo áp lực đồ cắt dọc niệu đạo
137.000
1799
1782
Đo áp lực thẩm thấu niệu
32.000
1800
1783
Đo áp lực bàng quang bằng cột nước
552.000
1801
1784
Đo áp lực bàng quang bằng máy niệu động học
2.025.000
1802
1785
Đo áp lực bàng quang ở người bệnh nhi
1.975.000
1803
1786
Đo áp lực hậu môn trực tràng
986.000
1804
1787
DU-MDLS
Đo biến đổi thể tích toàn thân - Body Plethysmography
882.000
1805
1788
03C2.1.90
Đo các chỉ số niệu động học
2.426.000
1806
1789
DƯ-MDLS
Đo các thể tích phổi - Lung Volumes
2.842.000
1807
1790
Đo chỉ số ABI (Chỉ số cổ chân/cánh tay)
77.800
1808
1791
04C6.429
Đo chức năng hô hấp
133.000
1809
1792
Đo đa ký giấc ngủ
2.322.000
1810
1794
DƯ-MDLS
Đo FeNO
414.000
1811
1795
DƯ-MDLS
Đo khuếch tán phổi - Diffusion Capacity
1.371.000
1812
1796
DƯ-MDLS
Đo phế dung kế - Spirometry (FVC, SVC, TLC)/dung tích sống gắng sức - FVC/dung tích sống chậm - SVC/ thông khí tự nguyện tối đa - MVV/áp suất tối đa hít vào/thở ra - MIP / MEP
788.000
1813
1797
Đo vận tốc lan truyền sóng mạch
77.800
1814
1798
03C3.7.3.7
Holter điện tâm đồ/ huyết áp
204.000
1815
1799
04C6.428
Lưu huyết não
46.000
1816
1800
Nghiệm pháp dung nạp glucose cho bệnh nhân thường
132.000
1817
1801
Nghiệm pháp dung nạp glucose cho người bệnh thai nghén
162.000
1818
1802
Nghiệm pháp kích Synacthen
420.000
1819
1803
Nghiệm pháp nhịn uống
641.000
1820
1804
Nghiệm pháp ức chế bằng Dexamethason liều cao
436.000
1821
1805
Nghiệm pháp ức chế bằng Dexamethason liều thấp
276.000
1822
1806
04C6.434
Test dung nạp Glucagon
38.700
1823
1807
Test Glucagon gián tiếp (Định lượng C - Peptid thời điểm 0’ và 6’ sau tiêm)
210.000
Chưa bao gồm thuốc.
1824
1808
03C3.7.3.1
Test Raven/ Gille
27.000
1825
1809
03C3.7.3.3
Test tâm lý BECK/ ZUNG
22.000
1826
1810
03C3.7.3.2
Test tâm lý MMPI/ WAIS/ WICS
32.000
1827
1811
04C6.432
Test thanh thải Creatinine
60.900
1828
1812
04C6.433
Test thanh thải Ure
60.900
1829
1813
03C3.7.3.5
Test trắc nghiệm tâm lý
32.000
1830
1814
03C3.7.3.4
Test WAIS/ WICS
37.000
1831
1815
04C6.435
Thăm dò các dung tích phổi
270.000
1832
1816
03C2.1.37
Thăm dò điện sinh lý trong buồng tim
1.997.000
Chưa bao gồm bộ dụng cụ thăm dò điện sinh lý tim.
1833
1817
04C6.431
Thử nghiệm dung nạp Cabonhydrate (glucoza, fructoza, galactoza, lactoza)
33.200
1834
1818
04C6.430
Thử nghiệm ngấm Bromsulphtalein trong thăm dò chức năng gan
33.200
Các thủ thuật còn lại khác
1835
1819
Thủ thuật loại đặc biệt
765.000
1836
1820
Thủ thuật loại I
293.000
1837
1821
Thủ thuật loại II
186.000
1838
1822
Thủ thuật loại III
95.400
F
F
CÁC THĂM DÒ VÀ ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ
I
I
THĂM DÒ BẰNG ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ (giá chưa bao gồm dược chất, vật tư phóng xạ và Invivo kit)
1839
1823
04C7.447
Điều trị bệnh bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ
835.000
1840
1824
04C7.441
Định lượng CA 19-9 hoặc CA 50 hoặc CA 125 hoặc CA 15-3 hoặc CA 72-4 hoặc PTH bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ
296.000
1841
1825
04C7.440
Định lượng bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ: LH hoặc FSH hoặc HCG hoặc Insullin hoặc Testosteron hoặc Prolactin hoặc Progesteron hoặc Estradiol hoặc CEA hoặc AFP hoặc PSA hoặc Cortisol
221.000
1842
1826
04C7.437
Định lượng bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ: T3 hoặc FT3 hoặc T4 hoặc FT4 hoặc TSH hoặc Micro Albumin niệu hoặc kháng thể kháng Insullin hoặc Calcitonin
201.000
1843
1827
04C7.442
Định lượng kháng thể kháng Tg hoặc ACTH hoặc GH hoặc TRAb bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ
386.000
1844
1828
03C3.7.1.13
Độ tập trung I-131 tuyến giáp
215.000
1845
1829
04C7.446
SPECT CT
931.000
1846
1830
03C3.7.1.1
SPECT não
461.000
1847
1831
04C7.445
SPECT phóng xạ miễn dịch (2 thời điểm)
606.000
1848
1832
03C3.7.1.2
SPECT tưới máu cơ tim
598.000
1849
1833
04C7.443
SPECT tuyến cận giáp với đồng vị kép
661.000
1850
1834
03C3.7.1.4
Thận đồ đồng vị
288.000
1851
1835
03C3.7.1.31
Xạ hình bạch mạch với Tc-99m HMPAO
361.000
1852
1836
03C3.7.1.28
Xạ hình chẩn đoán chức năng co bóp dạ dày với Tc-99m Sulfur Colloid dạ dày với Tc-99m Sulfur Colloid
381.000
1853
1837
03C3.7.1.27
Xạ hình chẩn đoán chức năng thực quản và trào ngược dạ dày - thực quản với Tc-99m Sulfur Colloid
491.000
1854
1838
03C3.7.1.19
Xạ hình chẩn đoán khối u
461.000
1855
1839
03C3.7.1.24
Xạ hình chẩn đoán nhồi máu cơ tim với Tc-99m Pyrophosphate
431.000
1856
1840
03C3.7.1.30
Xạ hình chẩn đoán túi thừa Meckel với Tc-99m
361.000
1857
1841
03C3.7.1.9
Xạ hình chẩn đoán u máu trong gan
431.000
1858
1842
03C3.7.1.17
Xạ hình chẩn đoán xuất huyết đường tiêu hoá với hồng cầu đánh dấu Tc-99m
431.000
1859
1843
03C3.7.1.3
Xạ hình chức năng thận
411.000
1860
1844
03C3.7.1.5
Xạ hình chức năng thận - tiết niệu sau ghép thận với Tc-99m MAG3
471.000
1861
1845
03C3.7.1.23
Xạ hình chức năng tim
461.000
1862
1846
03C3.7.1.8
Xạ hình gan mật
431.000
1863
1847
03C3.7.1.10
Xạ hình gan với Tc-99m Sulfur Colloid
461.000
1864
1848
Xạ hình hạch Lympho
461.000
1865
1849
03C3.7.1.11
Xạ hình lách
431.000
1866
1850
03C3.7.1.20
Xạ hình lưu thông dịch não tủy
461.000
1867
1851
03C3.7.1.29
Xạ hình não
381.000
1868
1852
04C7.444
Xạ hình phóng xạ miễn dịch (2 thời điểm)
606.000
1869
1853
03C3.7.1.6
Xạ hình thận với Tc-99m DMSA (DTPA)
411.000
1870
1854
03C3.7.1.33
Xạ hình thông khí phổi
461.000
1871
1855
03C3.7.1.16
Xạ hình tĩnh mạch với Tc-99m MAA
461.000
1872
1856
03C3.7.1.18
Xạ hình toàn thân với I-131
461.000
1873
1857
03C3.7 1.32
Xa hình tưới máu phổi
431.000
1874
1858
03C3.7.1.14
Xạ hình tưới máu tinh hoàn với Tc-99m
331.000
1875
1859
04C7.439
Xạ hình tụy
560.000
1876
1860
03C3.7.1.21
Xạ hình tủy xương với Tc-99m Sulfur Colloid hoặc BMHP Sulfur Colloid hoặc BMHP
481.000
1877
1861
04C7.438
Xạ hình tuyến cận giáp: với Tc-99m MIBI hoặc với Tc-99m - V- DMSA hoặc với đồng vị kép
560.000
1878
1862
03C3.7.1.12
Xạ hình tuyến giáp
311.000
1879
1863
03C3.7.1.15
Xạ hình tuyến nước bọt với Tc-99m
361.000
1880
1864
03C3.7.1.7
Xạ hình tuyến thượng thận với 1-131 MIBG
461.000
1881
1865
03C3.7.1.34
Xạ hình tuyến vú
431.000
1882
1866
03C3.7.1.22
Xạ hình xương
431.000
1883
1867
03C3.7.1.35
Xạ hình xương 3 pha với Tc-99m MDP
461.000
1884
1868
03C3.7.1.26
Xác định đời sống hồng cầu, nơi phân hủy hồng cầu với hồng cầu đánh dấu Cr-51
431.000
1885
1869
03C3.7.1.25
Xác định thể tích hồng cầu với hồng cầu đánh dấu Cr-51
331.000
II
II
Điều trị bằng chất phóng xạ (giá chưa bao gầm dược chất phóng xạ, hợp chất đánh dấu, vật tư phóng xạ và các thuốc bổ trợ khác, nếu có sử dụng)
1886
1870
03C3.7.2.36
Điều trị Basedow/ bướu tuyến giáp đơn thuần/ nhân độc tuyến giáp bằng I-131
828.000
1887
1871
03C3.7.2.38
Điều trị ung thư tuyến giáp bằng I-131
984.000
1888
1872
03C3.7.2.44
Điều trị bệnh đa hồng cầu nguyên phát/ bệnh Leucose kinh/ giảm đau do ung thư di căn vào xương bằng P-32
621.000
1889
1873
03C3.7.2.46
Điều trị giảm đau bằng Sammarium 153 (1 đợt điều trị 10 ngày)
836.000
1890
1874
03C3.7.2.40
Điều trị sẹo lồi/ Eczema/ u máu nông bằng P-32 (tính cho 1 ngày điều trị)
216.000
1891
1875
03C3.7.2.43
Điều trị tràn dịch màng bụng/ màng phổi do ung thư bằng keo phóng xạ
1.904.000
1892
1876
03C3.7.2.52
Điều trị u tuyến thượng thận và u tế bào thần kinh bằng I-131 MIBG
605.000
1893
1877
03C3.7.2.49
Điều trị ung thư gan bằng keo Silicon P-32
850.000
1894
1878
03C3.7.2.47
Điều trị ung thư gan nguyên phát bằng I-131 Lipiodol
714.000
1895
1879
03C3.7.2.48
Điều trị ung thư gan nguyên phát bằng Renium188
700.000
1896
1880
03C3.7.2.51
Điều trị ung thư tiền liệt tuyến bằng hạt phóng xạ I-125
15.580.000
1897
1881
03C3.7.2.50
Điều trị ung thư vú bằng hạt phóng xạ I-125
15.580.000
1898
1882
03C3.7.2.42
Điều trị viêm bao hoạt dịch bằng keo phóng xạ
490.000
1899
1883
Điều trị ung thư gan bằng hạt vi cầu phóng xạ 90Y
15.240.000
Chưa bao gồm chi phí dây dẫn trong trường hợp tiêm hạt vi cầu vào khối u gan thứ 2 trở lên.
1900
1884
PET/CT bằng bức xạ hãm ở bệnh nhân ung thư gan, ung thư đường mật trong gan, ung thư di căn gan sau điều trị bằng hạt vi cầu phóng xạ 90Y
4.040.000
Các thủ thuật còn lại khác
1901
1885
Thủ thuật loại đặc biệt
526.000
1902
1886
Thủ thuật loại I
324.000
1903
1887
Thủ thuật loại II
207.000
F
F
BỔ SUNG MỘT SỐ DỊCH VỤ
1904
Theo dõi tim thai và cơn co tử cung bằng monitoring
55.000
Trường hợp theo dõi tim thai và cơn co tử cung của sản phụ khoa trong cuộc đẻ thì thanh toán 01 lần/ngày điều trị.
1905
Gây mê trong phẫu thuật mắt
500.000
1906
Gây mê trong thủ thuật mắt
250.000
1907
Chiếu tia Plasma lạnh điều trị vết thương hoặc vết mổ chiều dài ≤ 15cm
140.000
1908
Chiếu tia Plasma lạnh điều trị vết thương hoặc vết mổ chiều dài trên 15cm đến 30 cm
280.000
1909
Chiếu tia Plasma lạnh điều trị vết thương hoặc vết mổ chiều dài trên 30 cm
430.000
1910
03C5.1
Telemedicine
1.734.000
1911
Điều trị bệnh rụng tóc hoặc bệnh hói hoặc rạn da sử dụng phương pháp vi kim dẫn thuốc và tái tạo collagen
258.000
Giá tính cho mỗi đơn vị là 10 cm2 diện tích điều trị, không bao gồm thuốc và kim dẫn thuốc.
1912
Điều trị bệnh da sử dụng phương pháp vi kim dẫn thuốc và tái tạo collagen
320.000
Giá tính cho mỗi đơn vị là 10 cm2 diện tích điều trị, không bao gồm thuốc và kim dẫn thuốc.
1913
Điều trị các bệnh về da sử dụng công nghệ ionphoresis
535.000
Giá tính cho mỗi đơn vị là 10 cm2 diện tích điều trị, không bao gồm thuốc và kim dẫn thuốc.
1914
Phẫu thuật cấy lông mày
1.923.000
1915
Xoá xăm bằng các kỹ thuật Laser Ruby
798.000
Giá tính cho mỗi đơn vị là 10 cm2 diện tích điều trị.
1916
Xoá nếp nhăn bằng Laser Fractional, Intracell
1.072.000
Giá tính cho mỗi đơn vị là 10 cm2 diện tích điều trị.
1917
Trẻ hoá da bằng các kỹ thuật Laser Fractional
1.072.000
Giá tính cho mỗi đơn vị là 10 cm2 diện tích điều trị.
1918
Trẻ hoá da bằng Radiofrequency (RF)
574.000
Giá tính cho mỗi đơn vị là 10 cm2 diện tích điều trị.
1919
Điều trị bệnh da bằng kỹ thuật ly trích huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
4.489.000
Giá tính cho mỗi đơn vị là 10 cm2 diện tích điều trị, không bao gồm thuốc.
1920
Điều trị lão hóa da sử dụng kim dẫn thuốc
597.000
Giá tính cho mỗi đơn vị là 10 cm2 diện tích điều trị, không bao gồm thuốc.
1921
Điều trị mụn trứng cá, rụng tóc bằng máy Mesoderm
218.000
Giá tính cho mỗi đơn vị là 10 cm2 diện tích điều trị, không bao gồm thuốc và kim dẫn thuốc.
1922
Điều trị bệnh da bằng chiếu đèn LED
198.000
1923
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI)
1.028.000
1924
Cấy - tháo thuốc tránh thai
228.000
1925
Chọc hút noãn
7.142.000
1926
Chọc hút tinh hoàn mào tinh hoàn lấy tinh trùng hoặc sinh thiết tinh hoàn, mào tinh hoàn
2.577.000
1927
Chuyển phôi hoặc chuyển phôi giao tử vào vòi tử cung
3.899.000
1928
Đặt và tháo dụng cụ tử cung
233.000
1929
Điều trị tắc tia sữa bằng máy hút hoặc sóng ngắn hoặc hồng ngoại
65.600
1930
Giảm thiểu phôi (Giảm thiểu thai)
2.208.000
1931
Lọc rửa tinh trùng
950.000
1932
Rã đông phôi, noãn
3.623.000
1933
Rã đông tinh trùng
212.000
1934
Sinh thiết phôi chẩn đoán (Sinh thiết phôi bào cho chẩn đoán di truyền tiền làm tổ (Biopsy-PGS)/cho 1 người bệnh)
8.868.000
1935
Tiêm tinh trùng vào bào tương của noãn (ICSI)
6.253.000
1936
Triệt sản nam (bằng dao hoặc không bằng dao)
1.288.000
1937
03C2.3.93
Phẫu thuật điều trị tật khúc xạ bằng Laser Excimer (01 mắt)
4.190.000
1938
03C2.3.21
Rạch giác mạc nan hoa (1 mắt)
623.000
1939
03C2.3.22
Rạch giác mạc nan hoa (2 mắt)
757.000
1940
03C2.5.7.40
Dùng laser, sóng cao tần trong điều trị sẹo >2cm
1.707.000
Ghi chú:
(*) Số thứ tự theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.
1. Giá của các dịch vụ kỹ thuật đã bao gồm tiền thuốc, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế để thực hiện dịch vụ trừ một số trường hợp đặc biệt đã có ghi chú cụ thể. Bệnh viện không được thu thêm của người bệnh các chi phí đã kết cấu trong giá của các dịch vụ.
2. Chi phí gây mê:
+ Giá của các phẫu thuật đã bao gồm chi phí gây mê hoặc gây tê (trừ chuyên khoa Mắt); Trường hợp khi thực hiện phẫu thuật chuyên khoa mắt gây mê thì chi phí gây mê được thanh toán theo giá của dịch vụ số 1905 của Phụ lục này.
+ Giá của các thủ thuật đã bao gồm chi phí thuốc gây tê, an thần tiền mê, chưa bao gồm chi phí gây mê (trừ một số trường hợp đã ghi cụ thể đã bao gồm chi phí gây mê).
Trường hợp khi thực hiện thủ thuật cần phải gây mê thì chi phí gây mê của thủ thuật chuyên khoa mắt được thanh toán theo giá của dịch vụ số 1906; chi phí gây mê của các thủ thuật còn lại khác được thanh toán theo giá của dịch vụ số 1230 của Phụ lục này.
3. Dịch vụ định nhóm máu ABO trong truyền máu đối với các xét nghiệm số 1281, 1282, 1283 quy định tại Phụ lục này:
a) Định nhóm máu hệ ABO tại khoa xét nghiệm khi phát máu toàn phần và các chế phẩm khối hồng cầu, khối bạch cầu, khối tiểu cầu, huyết tương:
- Định nhóm máu cho người bệnh: thanh toán 1 lần theo giá dịch vụ số thứ tự 1283 (do mức giá của dịch vụ 1283 đã tính chi phí của 2 lần định nhóm máu hệ ABO trên cùng một mẫu máu hoặc 2 mẫu máu của cùng một người bệnh bằng 2 phương pháp huyết thanh mẫu và hồng cầu mẫu);
- Định nhóm máu hệ ABO của đơn vị túi máu, đơn vị chế phẩm máu: thanh toán 01 lần theo giá dịch vụ số thứ tự 1281;
- Trường hợp người bệnh được phát nhiều đơn vị máu hoặc chế phẩm máu tại cùng một thời điểm thì bắt đầu từ đơn vị máu hoặc đơn vị chế phẩm thứ 2 trở đi, cứ phát thêm một đơn vị thì sẽ được thanh toán thêm 01 lần định nhóm máu hệ ABO của đơn vị túi máu theo giá dịch vụ có số thứ tự 1281. Trường hợp này không phải xác định nhóm máu hệ ABO của người bệnh do người bệnh đã được xác định nhóm máu hệ ABO khi phát đơn vị máu hoặc đơn vị chế phẩm thứ nhất.
b) Xét nghiệm định nhóm máu hệ ABO tại giường bệnh:
- Định nhóm máu hệ ABO tại giường bệnh khi người bệnh được truyền máu toàn phần hoặc khối hồng cầu hoặc khối bạch cầu: thanh toán 01 lần theo giá dịch vụ có số thứ tự 1281;
- Định nhóm máu hệ ABO tại giường bệnh khi người bệnh được truyền chế phẩm huyết tương, khối tiểu cầu: thanh toán 01 lần theo giá dịch vụ có số thứ tự 1282;
- Trường hợp tại cùng một thời điểm người bệnh được truyền nhiều đơn vị máu hoặc chế phẩm máu thì bắt đầu từ đơn vị máu hoặc đơn vị chế phẩm thứ 2 trở đi thanh toán thêm 01 lần định nhóm máu tại giường bệnh theo mức giá dịch vụ có số thứ tự 1281; số lần định nhóm máu ABO tại giường, thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
- Mức giá của các dịch vụ định nhóm máu ABO từ số thứ tự 1281, 1282, 1283 được quy định chung cho các phương pháp ống nghiệm, phiến đá hoặc trên giấy. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Ninh Bình",
"promulgation_date": "31/01/2024",
"sign_number": "01/2024/NQ-HĐND",
"signer": "Mai Văn Tuất",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-20-2020-QD-UBND-bai-bo-quy-pham-phap-luat-quan-ly-nha-nuoc-nganh-Noi-vu-Son-La-446251.aspx | Quyết định 20/2020/QĐ-UBND bãi bỏ quy phạm pháp luật quản lý nhà nước ngành Nội vụ Sơn La | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 20/2020/QĐ-UBND
Sơn La, ngày 05 tháng 5 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BÃI BỎ MỘT SỐ QUYẾT ĐỊNH QUY PHẠM PHÁP LUẬT THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH NỘI VỤ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 329/TTr-SNV ngày 29 tháng 4 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bãi bỏ một số Quyết định quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Nội vụ (có Danh mục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 5 năm 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế, Bộ Nội vụ;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Trung tâm Thông tin;
- Lưu: VT, NC (D10b).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Hoàng Quốc Khánh
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH NỘI VỤ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2020/QĐ-UBND ngày 05/5/2020 của UBND tỉnh)
STT
Tên loại văn bản
Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản
Tên gọi của văn bản
Ghi chú
1
Quyết định
115/2004/QĐ-UB ngày 23/9/2024
Về việc bố trí công chức xã tăng thêm dân số đối với các xã, thị trấn thuộc huyện Mai Sơn
2
Quyết định
116/2004/QĐ-UB ngày 23/9/2004
Về việc bố trí công chức xã tăng thêm dân số đối với các xã, thị trấn thuộc huyện Mường La
3
Quyết định
117/2004/QĐ-UB ngày 23/9/2004
Về việc bố trí công chức xã tăng thêm dân số đối với các xã, thị trấn thuộc huyện Mộc Châu
4
Quyết định
65/2006/QĐ-UBND ngày 24/8/2006
Về việc bố trí cán bộ phòng chống ma túy tại xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, địa bàn tỉnh Sơn La
5
Quyết định
69/2006/QĐ-UBND ngày 22/9/2006
Ban hành quy định tiêu chuẩn, chức năng nhiệm vụ, quyền lợi và việc quản lý cán bộ phòng chống ma túy tại xã, phường, thị trấn thuộc các huyện địa bàn tỉnh Sơn La | {
"issuing_agency": "Tỉnh Sơn La",
"promulgation_date": "05/05/2020",
"sign_number": "20/2020/QĐ-UBND",
"signer": "Hoàng Quốc Khánh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-196-QD-UBND-2021-sap-xep-lai-cac-don-vi-hanh-chinh-thuoc-So-Van-hoa-tinh-Kon-Tum-473480.aspx | Quyết định 196/QĐ-UBND 2021 sắp xếp lại các đơn vị hành chính thuộc Sở Văn hóa tỉnh Kon Tum | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 196/QĐ-UBND
Kon Tum, ngày 19 tháng 3 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC TỔ CHỨC LẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH THUỘC SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH KON TUM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 158/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính;
Căn cứ Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Thực hiện Thông báo số 96-TB/BCSĐ ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức - bộ máy;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 20/TTr-SVHTTDL ngày 04 tháng 3 năm 2021 và Sở Nội vụ tại Tờ trình số 59/TTr-SNV ngày 09 tháng 3 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Tổ chức lại các đơn vị hành chính thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, gồm các đơn vị như sau:
1. Thanh tra.
2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Phòng Hành chính - Tổng hợp;
b) Phòng Quản lý thể dục thể thao;
c) Phòng Quản lý văn hóa và gia đình;
d) Phòng Quản lý du lịch;
Điều 2. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị hành chính thuộc Sở theo quy định, đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế các quy định trước đây trái với Quyết định này.
Điều 4. Giám đốc Sở Nội vụ; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Lưu: VT, KTTHTTTT
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Ngọc Tuấn | {
"issuing_agency": "Tỉnh Kon Tum",
"promulgation_date": "19/03/2021",
"sign_number": "196/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Ngọc Tuấn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Chi-thi-05-CT-TTg-2021-bien-phap-cap-bach-phong-chong-dich-COVID19-463871.aspx | Chỉ thị 05/CT-TTg 2021 biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID19 | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 05/CT-TTg
Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2021
CHỈ THỊ
VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
Trong năm 2020, cả nước đã chung tay phòng chống dịch COVID-19 và kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, được nhân dân và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Bước sang năm 2021, dịch bệnh trên thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, đã phát hiện biến thể mới của vi-rút có tốc độ lây lan nhanh ở trên 70 quốc gia. Tại Việt Nam, trong các ngày 27 và 28 tháng 01 năm 2021, đã ghi nhận nhiều ca dương tính trong cộng đồng do biến thể mới của vi-rút (72 ca tại nhà máy POYUN, Khu công nghiệp Cộng Hòa thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương và 11 ca liên quan đến nhân viên an ninh của sân bay Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh); là trường hợp lây nhiễm cộng đồng lớn nhất từ trước đến nay, có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng.
Để nhanh chóng kiểm soát hiệu quả, triệt để dập dịch, không để bùng phát trong cộng đồng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Đối với tỉnh Hải Dương:
a) Phong tỏa toàn bộ thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương và áp dụng nghiêm các biện pháp theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó:
- Thực hiện giãn cách xã hội toàn bộ thành phố, trong thời gian 21 ngày kể từ 12h00 ngày 28 tháng 01 năm 2021 theo nguyên tắc cách ly gia đình với gia đình, thôn với thôn, xã với xã, phường với phường... Yêu cầu mọi người dân chỉ ra khỏi nhà khi thật cần thiết (như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu), đi làm việc (tại cơ quan, nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa hoặc bị dừng hoạt động) và các trường hợp khẩn cấp khác. Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng; giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi tiếp xúc.
- Tạm dừng tất cả hoạt động trường học, hoạt động công cộng, cơ sở vui chơi, giải trí, tập trung đông người, các hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu.
- Tạm dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng từ thành phố Chí Linh ra bên ngoài, trừ các trường hợp vì lý do công vụ hoặc trường hợp thật sự cần thiết. Hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân. Bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất.
- Người đứng đầu các cơ sở sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương quyết định áp dụng biện pháp đóng cửa, dừng hoạt động các cơ sở không đảm bảo an toàn phòng chống dịch; chỉ đạo truy vết thần tốc, khoanh vùng, dập dịch, xét nghiệm trên diện rộng và thực hiện cách ly tập trung với các trường hợp tiếp xúc gần trong 21 ngày; căn cứ theo mức độ nguy cơ với từng khu vực trên địa bàn, quyết định áp dụng các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020 và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020.
2. Đối với tỉnh Quảng Ninh:
a) Tạm dừng hoạt động của Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn kể từ 12h00 ngày 28 tháng 01 năm 2021;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh quyết định áp dụng biện pháp đóng cửa, dừng hoạt động các cơ sở không đảm bảo an toàn phòng chống dịch; chỉ đạo truy vết thần tốc, khoanh vùng, dập dịch, xét nghiệm trên diện rộng và thực hiện cách ly tập trung với các trường hợp tiếp xúc gần trong 21 ngày; căn cứ theo mức độ nguy cơ với từng khu vực trên địa bàn, quyết định áp dụng các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020 và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo:
a) Rà soát, siết chặt việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn, đặc biệt tại các cơ sở y tế, trường học, khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp, các khu vực thường xuyên có hoạt động tập trung đông người.
b) Quyết định áp dụng các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội căn cứ theo mức độ nguy cơ với từng khu vực trên địa bàn.
c) Yêu cầu người dân thực hiện nghiêm các giải pháp về đeo khẩu trang, hạn chế tụ tập đông người, giữ khoảng cách nơi công cộng.
d) Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý nghiêm các vi phạm.
4. Bộ Y tế tập trung nguồn lực, kịp thời hỗ trợ các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương nhanh chóng dập dịch; chủ động có phương án, kịch bản để xử lý hiệu quả trong tình huống dịch bệnh bùng phát.
5. Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ hoạt động nhập cảnh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh, tổ chức nhập cảnh trái phép.
6. Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Y tế, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí và Ủy ban nhân dân các tỉnh tiếp tục thông tin về tình hình và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để người dân đề cao cảnh giác, không hoang mang với dịch bệnh./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc hội;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- Ban Dân vận Trung ương;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Văn hóa, GDTNTNNĐ của QH;
- Ủy ban về các vấn đề xã hội của QH;
- Các Thành viên BCĐ quốc gia phòng, chống dịch COVID-19;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP,
TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục: TH, KTTH, QHQT, NC, QHĐP, TKBT, NN, CN, PL, KSTT;
- Lưu: VT, KGVX (3b) Q
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "28/01/2021",
"sign_number": "05/CT-TTg",
"signer": "Nguyễn Xuân Phúc",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-3025-QD-UBND-2021-Don-gia-khao-sat-xay-dung-cong-trinh-Kien-Giang-502609.aspx | Quyết định 3025/QĐ-UBND 2021 Đơn giá khảo sát xây dựng công trình Kiên Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3025/QĐ-UBND
Kiên Giang, ngày 08 tháng 12 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ ĐƠN GIÁ KHẢO SÁT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TỈNH KIÊN GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 2430/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang công bố đơn giá nhân công xây dựng năm 2021 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
Căn cứ Quyết định số 2693/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc công bố bảng giá ca máy và thiết bị thi công trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 2538/TTr-SXD ngày 17 tháng 11 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Đơn giá khảo sát xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đơn giá được xác định riêng cho từng vùng II, vùng III và vùng IV, cụ thể:
- Vùng II gồm địa bàn các thành phố: Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc;
- Vùng III gồm địa bàn các huyện: Kiên Lương, Kiên Hải, Châu Thành;
- Vùng IV gồm địa bàn các huyện còn lại.
Điều 2. Đơn giá này là cơ sở để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan làm căn cứ xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân áp dụng các quy định này để thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn khác.
Điều 3. Việc cập nhật chi phí đầu tư xây dựng theo Đơn giá khảo sát xây dựng công trình ban hành kèm theo Quyết định này được thực hiện như sau:
1. Tổng mức đầu tư xây dựng đã thẩm định hoặc phê duyệt thì không phải thẩm định hoặc phê duyệt lại. Chủ đầu tư tổ chức xác định dự toán xây dựng theo Đơn giá khảo sát xây dựng công trình được công bố;
2. Dự toán xây dựng đã thẩm định hoặc phê duyệt thì không phải thẩm định hoặc phê duyệt lại;
3. Các gói thầu chưa phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước ngày Đơn giá khảo sát xây dựng công trình được công bố và có hiệu lực: Chủ đầu tư tự thực hiện việc cập nhật dự toán gói thầu để xác định lại giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt, làm cơ sở lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
4. Các gói thầu đã phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng chưa đóng thầu thì chủ đầu tư xem xét, quyết định việc cập nhật dự toán gói thầu để xác định lại giá gói thầu làm cơ sở lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Trường hợp đã đóng thầu, thực hiện theo nội dung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; không phải cập nhật lại giá gói thầu;
5. Trường hợp cần thiết, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư quyết định việc cập nhật, thẩm định, phê duyệt lại tổng mức đầu tư xây dựng tại khoản 1 Điều này; dự toán xây dựng tại khoản 2 Điều này theo thẩm quyền;
6. Trường hợp cập nhật, xác định lại tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều này làm vượt tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng đã phê duyệt, thì việc thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh, dự toán xây dựng điều chỉnh thực hiện theo quy định của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc (Thủ trưởng) các Sở, ban ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Giám đốc (Thủ trưởng) các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1945/QĐ-UBND ngày 18/8/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về việc công bố Đơn giá khảo sát xây dựng công trình tỉnh Kiên Giang./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Xây dựng;
- TT. Tỉnh ủy; TT. HĐND tỉnh;
- CT và các PCT. UBND tỉnh;
- Sở Xây dựng (10b);
- LĐVP, CVNC;
- Lưu: VT, cvquoc.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Nhàn
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Tỉnh Kiên Giang",
"promulgation_date": "08/12/2021",
"sign_number": "3025/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Thanh Nhàn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-08-2001-TT-TCHQ-thu-tuc-hai-quan-xang-dau-nhap-khau-va-tam-nhap-tai-xuat-de-bo-sung-TT-04-2001-TT-TCHQ-48485.aspx | Thông tư 08/2001/TT-TCHQ thủ tục hải quan xăng dầu nhập khẩu và tạm nhập tái xuất để bổ sung TT 04/2001/TT-TCHQ | TỔNG CỤC HẢI QUAN
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 08/2001/TT-TCHQ
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2001
THÔNG TƯ
CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 08/2001/TT-TCHQ NGÀY 26 THÁNG 10 NĂM 2001 BỔ SUNG, SỬA ĐỔI THÔNG TƯ SỐ 04/2001/TT-TCHQ NGÀY 21/6/2001 CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN HƯỚNG DẪN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XĂNG DẦU NHẬP KHẨU VÀ TẠM NHẬP TÁI XUẤT
I. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA THÔNG TƯ:
Bổ sung mặt hàng "Gas"
II. THỦ TỤC HẢI QUAN:
1. Sửa đổi đoạn 4 điểm 1.1 mục 1 phần II và đoạn 5 điểm 1.1 mục 1 phần III như sau:
- Nếu doanh nghiệp phân chia khối lượng cho các đơn vị trực thuộc (theo quy định TTLT số 77/TM-TCHQ ngày 29/7/1996 của Bộ Thương mại - Tổng cục Hải quan) thì đơn vị phải nộp thêm văn bản phân chia khối lượng này: 01 bản sao.
2. Bỏ quy định tại đoạn 1 điểm 1.2 mục 1 phần II và đoạn 1 điểm 1.2 mục 1, phần III (không yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình hợp đồng mua bán ngoại thương bản chính).
3. Sửa đổi đoạn 2 điểm 1.2. mục 1 phần II và đoạn 2 điểm 1.2 mục 1 phần III như sau:
- Văn bản cho phép của Bộ Thương mại hoặc văn bản doanh nghiệp phân chia khối lượng cho các đơn vị trực thuộc: bản chính (để đối chiếu với bản sao và lập phiếu trừ lùi số lượng).
4. Bổ sung vào mục 2 phần II như sau:
Thời điểm đăng ký tờ khai: là ngày bắt đầu bơm xăng dầu nhập khẩu từ phương tiện vận tải lên bồn, bể chứa. Nếu ngày bắt đầu bơm xăng dầu là ngày chủ nhật, ngày lễ, ngày tết thì việc đăng ký tờ khai thực hiện vào ngày làm việc ngay sau ngày nghỉ đó.
5. Bổ sung vào đoạn cuối điểm 5.2, mục 5, phần II như sau: "Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp sơ đồ, dung tích kho, bồn bể chứa, thẻ kho, thẻ bồn, thẻ bể cho Hải quan làm thủ tục nhập khẩu".
6. Sửa đổi, bổ sung đoạn đầu điểm 6.3 mục 6, phần II như sau: "Hải quan thực hiện việc khấu trừ lượng hàng được phép nhập khẩu vào lượng hàng tạm nhập khẩu và tính thu thuế nhập khẩu thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản thu khác (nếu có). Thuế suất, giá tính thuế, tỷ giá tính thuế, thu chênh lệch giá áp dụng theo ngày đăng ký tờ khai tạm nhập khẩu và thời hạn nộp thuế đối với lượng hàng chuyển đổi loại hình nhập khẩu này theo đúng quy định hiện hành về hàng nhập khẩu kinh doanh (30 ngày) kể từ ngày đăng ký tờ khai tạm nhập khẩu. Doanh nghiệp không nộp thuế đúng thời hạn phải chịu phạt chậm nộp và các hình thức xử lý vi phạm khác theo đúng quy định hiện hành".
7. Bổ sung điểm 3.2, mục 3 phần III như sau:
Tái xuất bằng xe téc, xe bồn đi qua cửa khẩu đường bộ. Lượng xăng dầu được xác định căn cứ vào đồng hồ đo khi bơm xăng dầu vào téc, bồn xe vận chuyển. Nếu xe vận chuyển không có đồng hồ đo thì căn cứ chứng thư giám định để xác định khối lượng.
Ở những nơi không có tổ chức giám định thì khối lượng xăng dầu được xác định bằng Barem phương tiện vận chuyển đã được các cơ quan kiểm định cấp giấy chứng nhận.
8. Sửa đổi điểm 3.3, mục 3 phần III như sau:
- Lượng dầu bán cho doanh nghiệp chế xuất được xác định bằng đồng hồ đo khi bơm từ kho lên phương tiện vận chuyển và khi bơm từ phương tiện vận chuyển vào bồn, bể của doanh nghiệp mua. Nếu bồn, bể của doanh nghiệp mua dầu không có đồng hồ đo thì lượng dầu được xác định bằng cân, Barem hoặc thiết bị đo lường khác theo quy định của Pháp luật.
- Dầu cung ứng cho tàu biển nước ngoài được xác định như sau: Dầu bơm từ kho, bồn chứa xuống phương tiện vận chuyển được xác định bằng đồng hồ đo của kho chứa trên đất liền. Dầu bơm từ phương tiện vận chuyển sang tàu biển nước ngoài được xác định bằng một trong các phương pháp: Giám định, Barem hoặc đồng hồ đo tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng tàu, phù hợp thông lệ được áp dụng đối với mặt hàng này.
9. Bỏ quy định về niêm phong hải quan đối với đồng hồ đo tại điểm 3.4 mục 3 phần III.
10. Việc xuất khẩu dầu cho doanh nghiệp khu chế xuất phải có giấy phép của Bộ Thương mại.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các nội dung khác quy định tại Thông tư 04/2001/TT-TCHQ ngày 21/6/2001 của Tổng cục Hải quan không thay đổi.
2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Đặng Văn Tạo
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Tổng cục Hải quan",
"promulgation_date": "26/10/2001",
"sign_number": "08/2001/TT-TCHQ",
"signer": "Đặng Văn Tạo",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-quyet-115-NQ-HDND-2022-danh-muc-du-an-chuyen-su-dung-dat-trong-lua-Bac-Ninh-514295.aspx | Nghị quyết 115/NQ-HĐND 2022 danh mục dự án chuyển sử dụng đất trồng lúa Bắc Ninh | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 115/NQ-HĐND
Bắc Ninh, ngày 30 tháng 3 năm 2022
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA DANH MỤC DỰ ÁN CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA; DỰ ÁN THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CÔNG CỘNG NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai; số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;
Xét Tờ trình số 191/TTr-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị bổ sung danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa; dự án thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng năm 2022; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa; dự án thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng năm 2022 trên địa bàn tỉnh, như sau:
Tổng số có 03 dự án, diện tích 494,1 ha (trong đó diện tích đất trồng lúa 471.0 ha).
Trong đó: Có 01 dự án thuộc trường hợp Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển mục đích sử dụng trên 10 ha đất trồng lúa, diện tích 93,1 ha (đất trồng lúa 90.0 ha).
(Chi tiết theo phụ lục đính kèm)
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết này. Hàng năm, báo cáo kết quả tại kỳ họp thường lệ của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm đôn đốc, giám sát, kiểm ưa việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết được Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 30 tháng 3 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- UBTVQH, Chính phủ (b/c);
- Các bộ: TNMT, NN&PTNT (b/c);
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các Ban HĐND, các đại biểu HĐND tỉnh;
- VP: TU, UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh;
- Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh;
- Đảng ủy Khối CCQ&DN tỉnh;
- Các Huyện ủy, Thành ủy;
- TT.HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Công báo, Đài PTTH, Cổng TTĐT tỉnh, Báo BN, TTXVN tại BN;
- VP: CVP, phòng CT.HĐND, lưu VT.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Quốc Chung
DANH MỤC
CÁC DỰ ÁN BỔ SUNG CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA; DỰ ÁN THU HỒI ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CÔNG CỘNG NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Đính kèm Nghị quyết số 115/NQ-HĐND ngày 30 tháng 3 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh)
STT
Tên dự án, công trình
Chủ đầu tư/Nhà đầu tư đề xuất
Tổng diện tích (ha)
Trong đó
Địa điểm (xã, phường, thị trấn)
Ghi chú
Sử dụng vào đất trồng lúa (ha)
Sử dụng vào đất rừng (ha)
1
Xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô Hà Nội (đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh)
UBND tỉnh Bắc Ninh
400.00
380.00
Các huyện, thành phố: Thuận Thành; Gia Bình; Quế Võ; Bắc Ninh
Đăng ký mới
2
Khu nhà ở
UBND xã Quỳnh Phú
0.95
0.95
Quỳnh Phú
Đăng ký bổ sung (NQ 79 diện tích 2.7ha)
3
Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng và dịch vụ giải trí
UBND huyện Tiên Du
93.10
90.00
Liên Bão
Đăng ký mới
Tổng số 03 công trình, dự án
494.1
471.0
0.00
Ghi chú: Dự án Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng và dịch vụ giải trí tại xã Liên Bão, huyện Tiên Du, diện tích 93,1 ha (đất trồng lúa 90,0 ha) thuộc Trường hợp Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Ninh",
"promulgation_date": "30/03/2022",
"sign_number": "115/NQ-HĐND",
"signer": "Nguyễn Quốc Chung",
"type": "Nghị quyết"
} |