source
stringlengths
64
222
subject
stringlengths
8
234
text
stringlengths
31
1.44M
meta
dict
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-11-2013-NQ-HDND-chi-kiem-soat-thu-tuc-hanh-chinh-Thai-Nguyen-193765.aspx
Nghị quyết 11/2013/NQ-HĐND chi kiểm soát thủ tục hành chính Thái Nguyên
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 11/2013/NQ-HĐND Thái Nguyên, ngày 26 tháng 4 năm 2013 NGHỊ QUYẾT QUY ĐỊNH NỘI DUNG CHI, MỨC CHI THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN KHOÁ XII, KỲ HỌP THỨ 6 (KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ) Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003; Căn cứ Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 167/2012/TT-BTC ngày 10/10/2012 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính; Xét Tờ trình số 17/TTr-UBND ngày 04/4/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái nguyên về việc quy định nội dung chi, mức chi thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Quy định nội dung chi, mức chi thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Có Quy định cụ thể kèm theo). Thời gian thực hiện: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết. Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khoá XII, Kỳ họp thứ 6 (Kỳ họp chuyên đề) thông qua ngày 25 tháng 4 năm 2013./. CHỦ TỊCH Vũ Hồng Bắc QUY ĐỊNH NỘI DUNG CHI VÀ MỨC CHI THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 11/2013/NQ-HĐND ngày 26 tháng 4 năm 2013 của HĐND tỉnh Thái Nguyên) I. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Đối tượng a) Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính trực thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh. b) Các Sở, Ban, Ngành thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) có liên quan đến hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính. 2. Phạm vi áp dụng a) Các quy định tại Nghị quyết này được áp dụng đối với các hoạt động kiểm soát việc quy định, thực hiện, rà soát, đánh giá thủ tục hành chính (TTHC) và cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. b) Không áp dụng đối với: - Hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trong nội bộ của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau không liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức. - Hoạt động kiểm soát thủ tục xử lý vi phạm hành chính, thủ tục thanh tra, thủ tục hành chính có nội dung bí mật nhà nước. II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ 1. Nội dung chi: Thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 167/2012/TT-BTC ngày 10/10/2012 của Bộ Tài chính Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính. 2. Mức chi: TT Nội dung chi Đơn vị tính Mức chi áp dụng (đồng) Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã I Chi cập nhật, công bố, công khai, kiểm soát chất lượng và duy trì cơ sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính (TTHC). 1 Chi cập nhật TTHC vào cơ sở dữ liệu Quốc gia về TTHC. a Nhập dữ liệu có cấu trúc Đồng/mục tin 230 b Nhập dữ liệu phi cấu trúc Đồng/trang 7.000 c Nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu Quốc gia về TTHC Đồng/trang 25.000 2 Chi công bố, công khai TTHC Căn cứ vào hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp II Chi lấy ý kiến đối với quy định về TTHC trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của địa phương (Chỉ áp dụng đối với trường hợp cơ quan kiểm soát TTHC phải lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, của chuyên gia). 1 Nghị quyết Hội đồng nhân dân Đồng/văn bản 140.000 100.000 70.000 2 Quyết định của Uỷ ban nhân dân Đồng/văn bản 140.000 100.000 70.000 3 Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân Đồng/văn bản 110.000 80.000 40.000 III Chi cho các hoạt động rà soát độc lập các quy định về thủ tục hành chính 1 Chi lập mẫu phiếu rà soát a Đến 30 chỉ tiêu Đồng/phiếu mẫu được duyệt 500.000 b Trên 30 chỉ tiêu đến 40 chỉ tiêu Đồng/phiếu mẫu được duyệt 700.000 c Trên 40 chỉ tiêu Đồng/phiếu mẫu được duyệt 1.000.000 2 Chi điền phiếu rà soát. 2.1 Chi cho cá nhân a Đến 30 chỉ tiêu Đồng/phiếu 20.000 b Trên 30 chỉ tiêu đến 40 chỉ tiêu Đồng/phiếu 30.000 c Trên 40 chỉ tiêu Đồng/phiếu 40.000 2.2 Chi cho tổ chức a Đến 30 chỉ tiêu Đồng/phiếu 50.000 b Trên 30 chỉ tiêu đến 40 chỉ tiêu Đồng/phiếu 60.000 c Trên 40 chỉ tiêu Đồng/phiếu 70.000 IV Chi cho các thành viên tham gia họp, hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến đối với các quy định về thủ tục hành chính, các phương án đơn giản hoá TTHC 1 Người chủ trì cuộc họp Đồng/người/ buổi 150.000 2 Các thành viên tham dự Đồng/người/buổi 100.000 V Chi thuê chuyên gia tư vấn chuyên ngành, lĩnh vực 1 Thuê theo tháng Đồng/người /tháng 5.000.000 2 Thuê chuyên gia lấy ý kiến theo văn bản Đồng/văn bản 400.000 VI Báo cáo kết quả rà soát, đánh giá theo chuyên đề, theo ngành, lĩnh vực Đồng/01 báo cáo 800.000 600.000 400.000 VII Chi khen thưởng cho các tập thể, cá nhân cán bộ, công chức có thành tích trong hoạt động kiểm soát TTHC Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 17/8/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành qui định Thi đua, Khen thưởng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. VIII Chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ … Thực hiện theo Quyết định số 19/2010/QĐ-UBND của tỉnh Thái Nguyên Quy định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản tại các cơ quan hành chính, tổ chức sự nghiệp công lập, các tổ chức thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thái Nguyên và Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân. IX Chi giải thưởng các cuộc thi liên quan đến công tác cải cách TTHC. 1 Chi giải tập thể a Giải nhất Đồng/giải 1.000.000 700.000 600.000 b Giải nhì Đồng/giải 700.000 600.000 400.000 c Giải ba Đồng/giải 600.000 400.000 300.000 d Giải khuyến khích Đồng/giải 350.000 300.000 200.000 2 Chi giải cá nhân a Giải nhất Đồng/giải 550.000 400.000 350.000 b Giải nhì Đồng/giải 350.000 300.000 280.000 c Giải ba Đồng/giải 280.000 250.000 200.000 d Giải khuyến khích Đồng/giải 200.000 150.000 100.000 X Chi dịch thuật 1 Biên dịch a Tiếng Anh hoặc tiếng của một nước thuộc EU sang Tiếng Việt 90.000 đồng/trang (350 từ) b Tiếng Việt sang Tiếng Anh hoặc tiếng của một nước thuộc EU 110.000 đồng/trang (350 từ) c Đối với một số ngôn ngữ không phổ thông Mức chi biên dịch được phép tăng 30% so với mức chi biên dịch nêu trên 2 Dịch nói a Dịch nói thông thường 100.000 đồng/giờ/người, tương đương không quá 800.000 đồng/ngày/người làm việc 8 tiếng b Dịch đuổi (dịch đồng thời) 300.000đồng/giờ/người, tương đương không quá 2.400.000 đồng/ngày/người làm việc 8 tiếng XI Chi làm thêm giờ Áp dụng theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức XII Chi hỗ trợ cán bộ, công chức là đầu mối kiểm soát TTHC tại các sở, huyện, xã (Danh sách cán bộ, công chức làm đầu mối kiểm soát TTHC phải được Thủ trưởng các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã phê duyệt). Đồng/người/ngày 20.000 18.000 15.000 XIII Chi tổ chức hội nghị; chi các đoàn công tác kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình thực hiện công tác kiểm soát TTHC, trao đổi, học tập kinh nghiệm hoạt động kiểm soát TTHC ở trong nước Mức chi thực hiện theo quy định Nghị quyết số 32/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Thái Nguyên Quy định mức chi chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên XIV Chi tổ chức các đoàn ra nước ngoài tìm hiểu nghiên cứu, học tập kinh nghiệm kiểm soát TTHC. Thực hiện theo Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/ 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí) XV Chi điều tra, khảo sát về công tác kiểm soát thủ tục hành chính. 1 Chế độ công tác phí Mức chi thực hiện theo quy định Nghị quyết số 32/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Thái Nguyên Quy định mức chi chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 2 Thuê điều tra viên a Đối với trường hợp phải thuê ngoài; Thuê người phiên dịch tiếng dân tộc kiêm dẫn đường Mức tiền công 1 người/ngày 150% mức lương tối thiểu chung, tính theo lương ngày do Nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành chính tại thời điểm tiến hành điều tra b Thuê người dẫn đường không phải là phiên dịch Mức tiền công 1 người/ngày 100% mức lương tối thiểu chung tính theo lương ngày do Nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành chính tại thời điểm tiến hành điều tra XVI Chi các đề tài nghiên cứu khoa học về công tác kiểm soát thủ tục hành chính Theo mức chi quy định tại Quyết định số 3034/2007/QĐ-UBND ngày 27/12/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên Quy định định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự ám khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước tỉnh Thái Nguyên XVII Các nội dung chi khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm soát TTHC Chi theo quy định hiện hành bảo đảm có hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp III. NGUỒN KINH PHÍ, LẬP DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ 1. Nguồn kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính - Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính của cơ quan, tổ chức thuộc cấp nào do ngân sách nhà nước cấp đó bảo đảm và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, đơn vị. Ngoài kinh phí do ngân sách nhà nước bảo đảm, các Sở, ngành, địa phương được huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp khác để tăng cường thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính. - Việc sử dụng kinh phí về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý tài chính, lập dự toán, phân bổ, sử dụng, quyết toán và chế độ báo cáo thường xuyên, định kỳ. 2. Lập dự toán Hằng năm, vào thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, căn cứ vào nhiệm vụ được giao theo kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính của cấp có thẩm quyền, cơ quan thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính có trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, tổng hợp chung trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của đơn vị mình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 3. Phân bổ và giao dự toán Căn cứ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan tài chính phân bổ và giao dự toán kinh phí cho các cơ quan, đơn vị trong đó bao gồm cả kinh phí kiểm soát thủ tục hành chính. 4. Sử dụng và quyết toán kinh phí a) Kinh phí kiểm soát thủ tục hành chính được sử dụng và quyết toán theo quy định hiện hành. b) Kinh phí thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính chi cho nội dung nào thì hạch toán vào mục chi tương ứng của mục lục ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Các quy định khác không quy định tại Nghị quyết này được thực hiện theo Thông tư số 167/2012/TT-BTC ngày 10/10/2012 của Bộ Tài chính về việc quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính. 2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc cần thiết sửa đổi, bổ sung, các đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, trình HĐND tỉnh quyết định./. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
{ "issuing_agency": "Tỉnh Thái Nguyên", "promulgation_date": "26/04/2013", "sign_number": "11/2013/NQ-HĐND", "signer": "Vũ Hồng Bắc", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Quyet-dinh-32-2007-QD-UBND-quy-dinh-dieu-kien-tieu-chuan-nang-bac-luong-truoc-thoi-han-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-lap-thanh-tich-xuat-sac-56156.aspx
Quyết định 32/2007/QĐ-UBND quy định điều kiện tiêu chuẩn nâng bậc lương trước thời hạn cán bộ công chức viên chức lập thành tích xuất sắc
UỶ BAN NHÂN DÂNTỈNH LẠNG SƠN ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 32/2007/QĐ-UBND Lạng Sơn, ngày 01 tháng 10 năm 2007 QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN NÂNG BẬC LƯƠNG TRƯỚC THỜI HẠN ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LẬP THÀNH TÍCH XUẤT SẮC TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Căn cứ Thông tư số 03/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và Thông tư số 83/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương và các chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức; Căn cứ Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Theo đề nghị của Giám đốc sở Nội vụ tại Tờ trình số 123/TTr-SNV ngày 26 tháng 9 năm 2007, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 30/2005/QĐ-UBND ngày 21/10/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc quy định điều kiện, tiêu chuẩn thực hiện chế độ nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ. Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Nội vụ; - Cục Ktra VB-Bộ Tư pháp; - TT. Tỉnh uỷ; - TT. HĐND tỉnh; - Đoàn Đại biểu Quốc hội Lạng Sơn; - CT, PCT UBND tỉnh; - Như điều 3; - UBMTTQ và các Đoàn thể tỉnh; - VP Tỉnh uỷ, VP HĐND&ĐĐBQH tỉnh; - Báo Lạng Sơn, Công báo tỉnh; - PCVP, các CV, HCQT, TT Lưu trữ; - Lưu VT, Q. TM. UỶ BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Phùng Thanh Kiểm
{ "issuing_agency": "Tỉnh Lạng Sơn", "promulgation_date": "01/10/2007", "sign_number": "32/2007/QĐ-UBND", "signer": "Phùng Thanh Kiểm", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-Doanh-nghiep-tu-nhan-1990-48-LCT-HDNN8-38054.aspx
Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990 48-LCT/HĐNN8
QUỐC HỘI ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 48-LCT/HĐNN8 Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 1990 LUẬT DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CỦA QUỐC HỘI SỐ 48-LCT/HĐNN8 NGÀY 21/12/1990 Để thực hiện đường lối phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, khuyến khích việc đầu tư kinh doanh, bảo hộ lợi ích hợp pháp của chủ doanh nghiệp tư nhân; tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh; Căn cứ vào Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật này quy định về doanh nghiệp tư nhân. Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này. Điều 2 Doanh nghiệp tư nhân là đơn vị kinh doanh có mức vốn không thấp hơn vốn pháp định, do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. "Kinh doanh" nói trong Luật này là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Điều 3 Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của doanh nghiệp tư nhân, thừa nhận sự bình đẳng trước pháp luật của doanh nghiệp tư nhân với các doanh nghiệp khác và tính sinh lợi hợp pháp của việc kinh doanh. Trong khuôn khổ pháp luật, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tự do kinh doanh và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh. Điều 4 Quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, quyền thừa kế về vốn, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp được Nhà nước bảo hộ. Điều 5 Ngoài một số ngành, nghề mà pháp luật cấm kinh doanh, việc thành lập doanh nghiệp tư nhân trong các ngành nghề dưới đây phải được Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng cho phép: 1- Sản xuất và lưu thông thuốc nổ, thuốc độc, hoá chất độc; 2- Khai thác các loại khoáng sản quý; 3- Sản xuất và cung ứng điện, nước có quy mô lớn; 4- Sản xuất các phương tiện phát sóng truyền tin; dịch vụ bưu chính viễn thông, truyền thanh, truyền hình, xuất bản; 5- Vận tải viễn dương và vận tải hàng không; 6- Chuyên kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu; 7- Du lịch quốc tế. Điều 6 Người mất trí, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị kết án tù mà chưa được xoá án, thì không được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân. Điều 7 Nghiêm cấm viên chức tại chức trong bộ máy Nhà nước, các sĩ quan tại ngũ trong các lực lượng vũ trang nhân dân thành lập doanh nghiệp tư nhân. Chương 2: THÀNH LẬP, ĐĂNG KÝ KINH DOANH, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP Điều 8 Cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân, phải gửi đơn xin phép thành lập doanh nghiệp đến Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định của Hội đồng bộ trưởng. Đơn xin thành lập doanh nghiệp phải ghi rõ: 1- Họ, tên, tuổi và địa chỉ thường trú của chủ doanh nghiệp; 2- Trụ sở dự định của doanh nghiệp; 3- Mục tiêu, ngành, nghề kinh doanh cụ thể; 4- Vốn đầu tư ban đầu, trong đó ghi rõ phần vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, tài sản bằng hiện vật; 5- Biện pháp bảo vệ môi trường. Đơn phải kèm theo phương án kinh doanh ban đầu. Điều 9 Cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân, phải có đủ các điều kiện sau đây mới được cấp giấy phép thành lập: 1- Mục tiêu, ngành, nghề kinh doanh rõ ràng; có trụ sở giao dịch và phương án kinh doanh cụ thể; 2- Có đủ vốn đầu tư ban đầu phù hợp với quy mô và ngành, nghề kinh doanh. Vốn đầu tư ban đầu không được thấp hơn vốn pháp định do Hội đồng bộ trưởng quy định; 3- Bản thân hoặc người được thuê làm quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh có trình độ chuyên môn tương ứng mà pháp luật đòi hỏi đối với một số ngành, nghề. Điều 10 Uỷ ban nhân dân nhận đơn phải cấp hoặc từ chối cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đơn; nếu từ chối cấp giấy phép thì phải nói rõ lý do. Trong trường hợp người xin phép thành lập doanh nghiệp tư nhân thấy việc từ chối cấp giấy phép là không thoả đáng, thì có quyền khiếu nại lên Trọng tài kinh tế cấp trên trực tiếp. Điều 11 Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày được giấy phép thành lập, chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký kinh doanh tại Trọng tài kinh tế cùng cấp Uỷ ban nhân dân đã cấp giấy phép thành lập. Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm: giấy phép thành lập, giấy chứng nhận của ngân hàng về số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng của chủ doanh nghiệp có trong tài khoản ở ngân hàng; giấy chứng nhận của cơ quan công chứng về trị giá tài sản bằng hiện vật thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp tư nhân tương ứng với vốn đầu tư ban đầu đã ghi trong giấy phép thành lập và giấy tờ chứng thực về trụ sở giao dịch của doanh nghiệp. Quá thời hạn sáu mươi ngày quy định tại đoạn 1, Điều này mà chưa đăng ký, nếu muốn tiếp tục thành lập doanh nghiệp tư nhân, thì chủ doanh nghiệp phải làm lại thủ tục xin phép thành lập. Trong trường hợp có lý do chính đáng, Uỷ ban nhân dân đã cấp giấy phép thành lập có thể gia hạn giấy phép thành lập không quá ba mươi ngày. Điều 12 Khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân được ghi tên vào sổ đăng ký kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Kể từ thời điểm đó, doanh nghiệp tư nhân được tiến hành hoạt động kinh doanh. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Trọng tài kinh tế phải gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kèm theo hồ sơ của doanh nghiệp cho các cơ quan thuế, tài chính, thống kê và cơ quan quản lý ngành kinh tế, kỹ thuật cùng cấp. Điều 13 Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương cấp giấy phép phải đăng báo địa phương và báo hàng ngày của trung ương về các điểm chủ yếu sau đây: 1- Họ, tên chủ doanh nghiệp và tên doanh nghiệp; 2- Trụ sở của doanh nghiệp; 3- Mục tiêu, ngành, nghề kinh doanh; 4- Vốn đầu tư ban đầu; 5- Ngày được cấp giấy phép thành lập, ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, số đăng ký kinh doanh; 6- Thời điểm bắt đầu hoạt động. Điều 14 Trong trường hợp cần đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, chủ doanh nghiệp tư nhân phải: 1- Xin phép Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương, nơi đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện và đăng ký kinh doanh tại Trọng tài kinh tế cùng cấp như quy định tại Điều 8 và Điều 11 của Luật này; 2- Thông báo bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân đã cấp giấy phép thành lập về việc mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày chi nhánh hoặc văn phòng đại diện được cấp giấy đăng ký. Điều 15 Khi thay đổi mục tiêu, ngành, nghề kinh doanh, vốn đầu tư ban đầu và các nội dung khác trong hồ sơ đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân phải khai báo lại với Trọng tài kinh tế đã đăng ký kinh doanh. Đối với doanh nghiệp tư nhân được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương cấp giấy phép, thì chủ doanh nghiệp còn phải đăng báo về những nội dung thay đổi. Điều 16 Chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giải thể doanh nghiệp của mình, nếu bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp và thanh lý hết hợp đồng mà doanh nghiệp đã ký kết. Muốn giải thể doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân đã cấp giấy phép thành lập và thông báo việc xin phép giải thể doanh nghiệp trên báo địa phương và báo hàng ngày của trung ương. Đơn và thông báo phải ghi rõ trình tự và thủ tục thanh lý tài sản, thời hạn thanh toán các khoản nợ và thanh lý các hợp đồng. Uỷ ban nhân dân chỉ chấp thuận đơn xin giải thể nếu sau mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn thanh toán các khoản nợ, thanh lý các hợp đồng đã ghi trong đơn và thông báo việc xin phép giải thể mà không có đơn khiếu nại. Việc giải thể doanh nghiệp chỉ được bắt đầu khi đơn xin giải thể được chấp thuận. Điều 17 Doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh đến mức tại một thời điểm tổng số trị giá các tài sản còn lại của doanh nghiệp không đủ thanh toán tổng số các khoản nợ đến hạn, là doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản. Doanh nghiệp nói tại đoạn 1, Điều này có thể bị Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính tuyên bố phá sản theo đơn xin phá sản của chủ doanh nghiệp; hoặc đơn yêu cầu của một hoặc nhiều chủ nợ; hoặc kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền. Trình tự và thủ tục phá sản thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản. Chương 3: TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Điều 18 Doanh nghiệp tư nhân được đặt tên theo ngành, nghề kinh doanh hoặc đặt tên riêng. Trên bảng hiệu, hoá đơn, quảng cáo, báo cáo, tài liệu, giấy tờ giao dịch khác của doanh nghiệp tư nhân phải ghi tên doanh nghiệp, kèm theo các chữ "doanh nghiệp tư nhân" và số vốn đầu tư ban đầu của doanh nghiệp. Điều 19 Chủ doanh nghiệp tư nhân trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, nhưng tự mình vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn trước Trọng tài kinh tế hoặc Toà án trong các tranh chấp và vụ kiện liên quan đến doanh nghiệp. Điều 20 Vốn đầu tư ban đầu của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự khai. Vốn là tiền Việt Nam, ngoại tệ hoặc vàng phải gửi ở ngân hàng, nơi chủ doanh nghiệp mở tài khoản và được ngân hàng chứng nhận. Vốn là tài sản bằng hiện vật thì phải có chứng nhận của cơ quan công chứng. Vốn đầu tư ban đầu và tài sản khác mà chủ doanh nghiệp tư nhân sử dụng vào việc kinh doanh phải được ghi chép vào sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Điều 21 Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư ban đầu nhưng không được thấp hơn vốn pháp định. Việc tăng hoặc giảm vốn đều phải ghi chép đầy đủ vào sổ sách kế toán. Điều 22 Theo quy định của pháp luật, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền: 1- Lựa chọn ngành, nghề, quy mô kinh doanh; 2- Lựa chọn hình thức và cách thức vay vốn; 3- Lựa chọn khách hàng, trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng với khách hàng; 4- Tuyển dụng và thuê mướn lao động theo yêu cầu kinh doanh; 5- Sử dụng ngoại tệ thu được; 6- Quyết định việc sử dụng phần thu nhập còn lại; 7- Chủ động trong các hoạt động kinh doanh đã đăng ký. Điều 23 Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình. Trước khi cho thuê, chủ doanh nghiệp phải báo cáo bằng văn bản với Trọng tài kinh tế đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp. Điều 24 Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp của mình vào doanh nghiệp khác. Trước khi bán hoặc sáp nhập, chủ doanh nghiệp phải gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân đã cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp nêu rõ lý do, có kèm theo: 1- Giấy xác nhận của các chủ nợ về việc chủ doanh nghiệp thanh toán hết các khoản nợ, giấy cam kết của doanh nghiệp khác hoặc ngân hàng chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp; 2- Giấy xác nhận của các khách hàng về việc doanh nghiệp đã thanh lý hết các hợp đồng hoặc giấy cam kết của doanh nghiệp khác về việc tiếp tục thực hiện các hợp đồng mà doanh nghiệp đã ký kết. Uỷ ban nhân dân chỉ chấp thuận việc bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp sau khi chủ doanh nghiệp đã đăng báo đơn xin ba lần liên tiếp, cách nhau năm ngày mà không có đơn khiếu nại trong mười lăm ngày kế tiếp. Việc bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp chỉ được thực hiện sau khi đơn đã được chấp thuận. Sau khi hoàn tất thủ tục bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp vào một doanh nghiệp khác, chủ doanh nghiệp tư nhân phải khai báo với Trọng tài kinh tế đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh và phải thông báo công khai. Điều 25 Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ: 1- Khai báo đúng vốn đầu tư để kinh doanh; 2- Kinh doanh theo ngành, nghề ghi trong giấy phép; 3- Ưu tiên sử dụng lao động trong nước; bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật lao động; tôn trọng quyền của tổ chức công đoàn theo Luật công đoàn; 4- Bảo đảm chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn đã đăng ký; 5- Tuân thủ quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh và trật tự, an toàn xã hội; 6- Ghi chép sổ sách kế toán và quyết toán theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính; 7- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Chương 4: XỬ LÝ VI PHẠM Điều 26 Người thành lập doanh nghiệp tư nhân mà không có giấy phép, kinh doanh mà không đăng ký; kinh doanh không đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép hoặc vi phạm các quy định khác của Luật này, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Điều 27 Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân cho người bị cấm, cho người không được phép thành lập doanh nghiệp; không cấp giấy phép thành lập hoặc giấy đăng ký kinh doanh cho người đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký; chứng nhận sai về vốn gửi ở ngân hàng hoặc về trị giá tài sản bằng hiện vật cho chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc vi phạm các quy định khác của Luật này, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Chương 5: ĐIỀU KHỎAN CUỐI CÙNG Điều 28 Luật này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 1991. Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ. Trong thời hạn một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày 15 tháng 4 năm 1991, chủ doanh nghiệp tư nhân đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập trước ngày đó phải làm lại các thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1990. Võ Chí Công (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Quốc hội", "promulgation_date": "21/12/1990", "sign_number": "48-LCT/HĐNN8", "signer": "Võ Chí Công", "type": "Luật" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-25-2009-QD-UBND-phan-vung-khu-vuc-duong-pho-phan-vi-tri-dat-tren-dia-ban-tinh-Tuyen-Quang-100937.aspx
Quyết định 25/2009/QĐ-UBND phân vùng khu vực, đường phố phân vị trí đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- Số: 25/2009/QĐ-UBND Tuyên Quang, ngày 21 tháng 12 năm 2009 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN VÙNG, PHÂN KHU VỰC, PHÂN LOẠI ĐƯỜNG PHỐ VÀ PHÂN VỊ TRÍ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004; Luật Đất đai ngày 26/11/2003; Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Căn cứ Thông tư số 145/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP; Căn cứ Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006; Quyết định số 05/2007/QĐ-UBDT ngày 06/9/2007 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển; Căn cứ Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND ngày 21/9/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về tiêu chí phân vùng, phân loại đường phố và phân vị trí đất làm căn cứ phân vùng, phân loại đường phố, phân vị trí đất để định giá đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Căn cứ Nghị quyết số 27/2009/NQ-HĐND16 ngày 16/12/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh về giá các loại đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2010; Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 422/TTr-TNMT ngày 18/11/2009 về việc đề nghị ban hành quy định phân khu vực, phân loại đường phố, phân vị trí đất và giá đất năm 2010 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân vùng, phân loại đường phố và phân vị trí đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, gồm: 1. Nhóm đất nông nghiệp: Phân loại vị trí đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản (Chi tiết có biểu số 01, 02, 03, 04 kèm theo). 2. Nhóm đất phi nông nghiệp: a) Phân khu vực vị trí đất ở nông thôn tại các vị trí còn lại (Chi tiết có biểu số 05 kèm theo). b) Phân loại đường phố, vị trí đất ở đô thị (Chi tiết có biểu số 06 kèm theo). 3. Đối với những vị trí đất chưa thực hiện phân loại: Giao Ủy ban nhân dân huyện, thị xã căn cứ Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND ngày 21/9/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện việc phân khu vực, loại đường, vị trí đất để xác định giá đất theo giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành. Điều 2. Quy định phân vùng, phân khu vực, phân loại đường và phân vị trí đất quy định tại Điều 1 Quyết định này là căn cứ để xác định giá đất thực hiện các chính sách pháp luật về đất đai theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và khoản 1 Điều 1 Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP. Điều 3. Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; Cục Thuế tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của ngành có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Quyết định này theo đúng quy định của pháp luật. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Thay thế Quyết định số 26/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về phân vùng, phân khu vực, phân loại đường phố và phân vị trí đất trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 15/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về bổ sung, sửa đổi quy định phân vùng, phân khu vực, phân loại đường phố, phân vị trí đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH Đỗ Văn Chiến
{ "issuing_agency": "Tỉnh Tuyên Quang", "promulgation_date": "21/12/2009", "sign_number": "25/2009/QĐ-UBND", "signer": "Đỗ Văn Chiến", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-3084-QD-UBND-2021-thu-tuc-hanh-chinh-linh-vuc-Dat-dai-Uy-ban-cap-xa-Vinh-Long-498841.aspx
Quyết định 3084/QĐ-UBND 2021 thủ tục hành chính lĩnh vực Đất đai Ủy ban cấp xã Vĩnh Long
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 3084/QĐ-UBND Vĩnh Long, ngày 10 tháng 11 năm 2021 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 1686/QĐ-BTNMT ngày 30/8/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 3778/TTr-STNMT ngày 01/11/2021. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục 01 (một) thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực Đất đai đã được công bố tại Quyết định số 1536/QĐ-UBND ngày 12/6/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (chi tiết tại Phụ lục I kèm theo). Điều 2. Phê duyệt 01 (Một) quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã (chi tiết tại Phụ lục II kèm theo). Điều 3. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh: - Công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và Cổng Dịch vu ̣công của tỉnh. - Niêm yết, công khai đầy đủ danh mục và nội dung thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả. - Căn cứ cách thức thực hiện từng thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này bổ sung vào Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp xã; Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính. - Giao Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách đăng ký tài khoản của công chức, viên chức được phân công thực hiện các bước xử lý công việc quy định tại quy trình nội bộ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, gửi Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để thiết lập cấu hình điện tử. - Giao Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng quy trình điện tử lên phần mềm Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh. - Tổ chức thực hiện đúng nội dung thủ tục hành chính được công bố kèm theo Quyết định này. Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Quang Trung PHỤ LỤC 1 DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3084/QĐ-UBND ngày 10/11/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long) PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH I. Danh mục thủ tục hành chính được thay thế TT Mã TTHC Tên TTHC được thay thế Tên TTHC thay thế Thời gian giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí Căn cứ pháp lý 01 1.003554.000.00.00.H61 Thủ tục Hòa giải tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã Hòa giải tranh chấp đất đai (cấp xã) Thời gian hòa giải tranh chấp đất đai là không quá 45 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Người có yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã Không quy định. - Luật Đất đai năm 2013; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; - Nghị định số 148/2020/NĐ- CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai. PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Hòa giải tranh chấp đất đai (cấp xã)1 a) Trình tự thực hiện: Bước 1: Người có yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã. - Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ: + Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định thì công chức tiếp nhận hồ sơ lập giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả giao cho người nộp. + Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ theo quy định thì trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định (đảm bảo người nộp hồ sơ chỉ phải đi lại bổ sung hồ sơ 01 lần). - Đối với trường hợp gửi qua dịch vụ bưu chính công ích, công chức thuộc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ: + Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định thì sau 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, công chức thông báo ngày trả kết quả bằng văn bản gửi đường bưu điện cho người nộp hồ sơ. + Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ theo quy định thì trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định (đảm bảo người nộp hồ sơ chỉ phải đi lại bổ sung hồ sơ một lần). Bước 2: Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính thực hiện các công việc sau: - Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm: thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất. - Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc 2; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. - Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành. - Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận được. Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã. - Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành. - Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác. - Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng. - Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo. Bước 3: Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nhận kết quả trực tiếp tại UBND cấp xã nơi có phần đất tranh chấp do UBND xã chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan công bố kết quả giải quyết. - Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ, chiều từ 13 giờ đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định). b) Cách thức thực hiện: trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích. c) Thành phần, số lượng hồ sơ: c.1. Thành phần hồ sơ: - Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai (bản chính). c.2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ. d) Thời hạn giải quyết: - Thời gian hòa giải tranh chấp đất đai là không quá 45 ngày3 kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Thời gian này không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định4. d) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp xã. - Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã. - Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường. g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Biên bản hòa giải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng hòa giải, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải (có đóng dấu UBND cấp xã); - Biên bản hòa giải được gửi cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã. h) Lệ phí, phí: Không quy định. i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định. k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định. l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Luật Đất đai năm 2013; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; - Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai. PHỤ LỤC II QUY TRÌNH NỘI BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3084/QĐ-UBND, ngày 10/11/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long) I. Danh mục quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính TT Tên thủ tục hành chính 01 Hòa giải tranh chấp đất đai (cấp xã) II. Nội dung cụ thể của quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính 1. Hòa giải tranh chấp đất đai (cấp xã) Thứ tự công việc Nội dung công việc Trách nhiệm xử lý công việc Thời gian giải quyết Bước 1 Công chức tiếp nhận và trả kết quả nhận hồ sơ, trình Lãnh đạo UBND xã xem xét, giao công chức chuyên môn tiếp nhận giải quyết. UBND xã 0,5 ngày Bước 2 Lãnh đạo UBND xã phân công công chức thực hiện thụ lý hồ sơ. 0,5 ngày Bước 3 Công chức được phân công thụ lý hồ sơ thực hiện việc thu thập tư liệu địa chính; Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất. Dự thảo báo cáo kết quả xác minh và đề xuất biện pháp giải quyết đến Lãnh đạo UBND xã. 15 ngày Bước 4 Công chức chuyên môn được phân công thụ lý hồ sơ tham mưu Lãnh đạo UBND xã thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải, chuyển công chức Văn phòng - thống kê. 02 ngày Bước 5 Công chức Văn phòng - thống kê kiểm tra, xem xét và trình Lãnh đạo UBND xã ban hành Quyết định thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai. 0,5 ngày Bước 6 Lãnh đạo UBND xã ký quyết định, giao Văn thư đóng dấu phát hành và chuyển giao quyết định đến các thành phần có liên quan trong hội đồng hòa giải. 0,5 ngày Bước 7 Tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp với sự tham của thành viên hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tổ chức lại cuộc họp hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung (nếu có). 25 ngày Bước 8 Công chức được giao thụ lý chuyển biên bản cho văn thư đóng dấu phát hành. 0,5 ngày Bước 9 Công chức được giao thụ lý và công chức tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ thông báo và phối hợp với các đơn vị có liên quan công bố kết quả giải quyết tại UBND xã nơi có phần đất tranh chấp. 0,5 ngày Tổng thời gian giải quyết 45 ngày 1 Quy định tại Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ; Quy định tại khoản 57, Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 3, Điều 88 2 Quy định tại khoản 27, Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 1, Điều 88 3 Quy định tại Khoản 40, Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP: “a. hòa giải tranh chấp đất đai là không quá 45 ngày” 4 Khoản 40, Điều 2, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP
{ "issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Long", "promulgation_date": "10/11/2021", "sign_number": "3084/QĐ-UBND", "signer": "Lê Quang Trung", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Ke-toan-Kiem-toan/Huong-dan-17-HD-SNV-thuc-hien-QD-03-2006-QD-UBND-tieu-chuan-thu-tuc-bo-nhiem-bai-mien-thay-the-xep-phu-cap-ke-toan-truong-phu-trach-ke-toan-don-vi-11475.aspx
Hướng dẫn 17/HD-SNV thực hiện QĐ 03/2006/QĐ-UBND tiêu chuẩn thủ tục bổ nhiệm bãi miễn thay thế xếp phụ cấp kế toán trưởng phụ trách kế toán đơn vị
UBND TỈNH TIỀN GIANG SỞ NỘI VỤ ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 17/HD-SNV Mỹ Tho, ngày 21 tháng 02 năm 2006 HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 03/2006/QĐ-UBND NGÀY 18/01/2006 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN, THỦ TỤC BỔ NHIỆM, BÃI MIỄN, THAY THẾ VÀ XẾP PHỤ CẤP KẾ TOÁN TRƯỞNG, PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ KẾ TOÁN THUỘC LĨNH VỰC KẾ TOÁN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG Căn cứ Thông tư số 50/2005/TTLT/BTC-BNV ngày 15/6/2005 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế và xếp phụ cấp kế toán trưởng, phụ cấp kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 50/2005), Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định số 03/2006/QĐ-UBND ngày 18/01/2006 về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế và xếp phụ cấp kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (sau đây gọi là Quyết định số 03/2006); Để thực hiện tốt Thông tư liên tịch số 50/2005 và Quyết định số 03/2006, đồng thời, thực hiện trách nhiệm, quyền lợi của công chức, viên chức làm công tác kế toán ở các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh; Sở Nội vụ tỉnh Tiền Giang (sau khi trao đổi thống nhất với Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang) hướng dẫn các sở ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công một số vấn đề sau: 1. Căn cứ quy định về tiêu chuẩn, điều kiện và thủ tục bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán trong các cơ quan, đơn vị và thẩm quyền bổ nhiệm (Phụ lục Danh sách các đơn vị được bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán ở các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước tỉnh Tiền Giang, ban hành kèm theo Quyết định số 03/2005), tiến hành xem xét lập thủ tục đề nghị bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán trong các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; 2. Về trình tự, hồ sơ đề nghị và thời gian bổ nhiệm được tiến hành và thực hiện theo Điều 6 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 03/2005. Mẫu văn bản đề nghị bổ nhiệm và biên bản họp cơ quan lấy ý kiến tín nhiệm thực hiện theo mẫu kèm theo hướng dẫn này; Để việc bổ nhiệm kế toán trưởng và phụ trách kế toán được tiến hành nhanh chóng và chính xác, Sở Nội vụ yêu cầu các sở ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công chỉ đạo các đơn vị tiến hành lập hồ sơ bổ nhiệm và gửi đề nghị về: - Đối với cơ quan, đơn vị: sở, ngành tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh ký quyết định bổ nhiệm, đề nghị gửi về Sở Nội vụ thẩm định, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; - Đối với cơ quan, đơn vị khác tự lập hồ sơ và quyết định theo phân cấp; - Đối với cơ quan, đơn vị cấp huyện, thành phố, thị xã và cấp xã, hồ sơ đề nghị gửi về Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội để thẩm định trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã quyết định theo phân cấp; 3. Về thời gian gửi hồ sơ về Sở Nội vụ (đối với cấp tỉnh), Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội (đối với cấp huyện, thành phố, thị xã và cấp xã): chậm nhất ngày: 10/3/2006; Đề nghị các sở ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công quan tâm lãnh đạo chỉ đạo tốt công tác này. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc xin trao đổi với Sở Nội vụ tỉnh Tiền Giang (Phòng cán bộ, công chức, viên chức - Điện thoại số: (073) 873175) để được thống nhất giải quyết./. GIÁM ĐỐC Lê Hùng Sở…. Tên đơn vị đề nghị CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN Về nhận xét, đánh giá công chức đề nghị bổ nhiệm kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) Hôm nay, ngày…. tháng… năm… Tại đơn vị đã tiến hành họp về việc đề nghị bổ nhiệm kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) cho Ông (bà, nêu rõ họ tên) thực hiện công tác kế toán tại đơn vị: A/ Thành phần tham dự: 1/ Lãnh đạo sở (phòng… đơn vị…) 2/ Toàn thể cán bộ đơn vị B/ Nội dung cuộc họp: Cuộc họp đã bàn và thống nhất đánh giá Ông (bà) được đề nghị bổ nhiệm kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) như sau: 1) Về các bằng cấp chuyên môn theo quy định: - Bằng tốt nghiệp đại học TC KT (hoặc Trung cấp KT) - Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng 2/ Về thời gian thâm niên công tác: - Ngày, tháng, năm, Quyết định tuyển dụng - Thời gian công tác. 3/ Về phẩm chất đạo đức, lối sống: 4/ Về ý thức tổ chức kỷ luật: 5/ Về ý thức chấp hành và đấu tranh bảo vệ chính sách, chế độ kinh tế, tài chính và pháp luật Nhà nước. Căn cứ vào các nội dung đánh giá nêu trên, cuộc họp thống nhất đề nghị ông (bà) là kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) của đơn vị. Cuộc họp kết thúc vào lúc… cùng ngày. Đại diện LĐ đơn vị (Ký tên và ghi rõ họ tên) Sở… Tên đơn vị đề nghị CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số /…. ...... Ngày….. tháng…..năm 200…. Về việc đề nghị bổ nhiệm kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) Kính gởi: Sở Nội vụ hoặc Phòng Nội vụ… - Căn cứ Thông tư số 50/2005/TTL/TBTC-BNV ngày 15/6/2005 của Liên tịch Bộ Tài chính- Bộ Nội vụ hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế và xếp phụ cấp kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước; - Căn cứ Quyết định - số ngày -/ /2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế và xếp phụ cấp kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước; Sở….. (hoặc phòng… đơn vị…) đề nghị Sở Nội vụ (hoặc Phòng Nội vụ… nếu là các đơn vị thuộc huyện đề nghị) xem xét xét bổ nhiệm kế toán trưởng (hoặc bổ nhiệm phụ trách kế toán) cho ông (bà, nêu rõ họ và tên) hiện đang công tác tại phòng… (nếu đơn vị đề nghị có tổ chức bộ máy theo phòng) hoặc tổ… của đơn vị… (Đính kèm theo biên bản cuộc họp đánh giá, các bảng phô tô coppy bằng tốt nghiệp đại học TCKT, Trung học TCKT, chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng). Đề nghị Sở Nội vụ (hoặc Phòng Nội vụ…) xem xét./. GIÁM ĐỐC (TRƯỞNG PHÒNG) (Ký và ghi rõ họ và tên)
{ "issuing_agency": "Tỉnh Tiền Giang", "promulgation_date": "21/02/2006", "sign_number": "17/HD-SNV", "signer": "Lê Hùng", "type": "Hướng dẫn" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Bao-cao-146-BC-UBND-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-thang-10-nhiem-vu-trong-tam-2013-Thua-Thien-Hue-216245.aspx
Báo cáo 146/BC-UBND tình hình kinh tế xã hội tháng 10 nhiệm vụ trọng tâm 2013 Thừa Thiên Huế
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 146/BC-UBND Thừa Thiên Huế, ngày 29 tháng 10 năm 2013 BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 10 VÀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÁC THÁNG TIẾP THEO NĂM 2013 Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; Nghị quyết số 24/2012/NQ-HĐND ngày 11/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2496/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 chỉ đạo các ngành, các cấp quyết liệt thực hiện các giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2013. Kết quả thực hiện tháng 10 và 10 tháng đầu năm như sau: I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 10 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 1. Tình hình sản xuất, kinh doanh 1.1. Lĩnh vực dịch vụ Lĩnh vực du lịch: Tháng 10/2013, Sân bay quốc tế Phú Bài đã mở cửa hoạt động trở lại và mở thêm một số tuyến bay mới, tạo cơ hội cho du lịch Huế phát triển, tuy nhiên trong thời gian này xảy ra bão lũ lớn đã hạn chế lượng khách du lịch. Tổng lượt khách đến Huế do các cơ sở lưu trú phục vụ tháng 10/2013 ước đạt 106 nghìn lượt, giảm 3% so với tháng trước và tăng 0,02% so cùng kỳ; đưa tổng lượt khách lưu trú đến Huế 10 tháng đầu năm ước đạt 1.476 nghìn lượt, tăng 2,2% so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 614 nghìn lượt, tăng 2%. Doanh thu các cơ sở lưu trú ước đạt 1.172,8 tỷ đồng, tăng 11,2%. Hoạt động thương mại, giá cả: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2013 tiếp tục tăng 0,55% so với tháng trước, nhưng mức tăng này đã chậm lại so với mức tăng tháng 9/2013 (tăng 0,96%). Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm và một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác có xu hướng tăng cao. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2013 tăng 8,44% so với tháng 12 năm trước; tăng 8,84% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 10 tháng đầu năm ước đạt 20.149,5 tỷ đồng, tăng 15,6%. Hoạt động xuất khẩu: Trị giá xuất khẩu 10 tháng đầu năm ước đạt 437,1 triệu USD, tăng 14,0% so cùng kỳ. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu: Hàng dệt may ước đạt 345,4 triệu USD, chiếm 79% trong tổng giá trị xuất khẩu, tăng 21,3% so cùng kỳ; sản phẩm bằng gỗ 54,4 triệu USD, giảm 0,9%; thủy sản 10,5 triệu USD, giảm 22,8%... Trị giá nhập khẩu ước đạt 321,4 triệu USD, tăng 15,16%. Hoạt động vận tải: Khối lượng vận chuyển hành khách 9 tháng đầu năm ước đạt 13.277,5 nghìn lượt khách, tăng 5,6% so cùng kỳ; khối lượng vận chuyển hàng hóa ước đạt 4.502,4 nghìn tấn, tăng 5,2%; doanh thu vận tải bốc xếp ước đạt 1.239,4 tỷ đồng, tăng 14,2%. 1.2. Lĩnh vực Công nghiệp Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng đầu năm tăng 6,47% so cùng kỳ1. Đặc biệt, Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam đưa vào hoạt động nhà máy Đông lạnh Huế chuyên chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu từ cuối quý III/2013 đã tạo ra sản phẩm có giá trị cao cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng khá so cùng kỳ: Đá xây dựng đạt 869,5 ngàn m3, tăng 18,7%; mực đông lạnh 994,7 tấn, tăng 4,6%; tinh bột sắn 13.541 tấn, tăng 14,1%; bia lon Huda 55,2 triệu lít, tăng 44,5%; sợi các loại 34.956 tấn, tăng 23,6%; quần áo lót 181,7 triệu cái, tăng 16,8%; điện sản xuất 472,1 triệu kwh, tăng 10,3%; điện thương phẩm 679,4 triệu kwh, tăng 7,3%; nước máy 33,6 triệu m3, tăng 11%; xử lý rác thải 73,7 ngàn tấn, tăng 7,38%... Các sản phẩm giảm so cùng kỳ: Quặng inmenit đạt 32,5 ngàn tấn, giảm 19,2%; Quặng Zincol, rutin 18 ngàn tấn, giảm 4,3%; bia chai 111,1 triệu lít, giảm 18,4%; gạch xây 155,2 triệu viên, giảm 19,3%; xi măng 995,7 ngàn tấn, giảm 13,7%;... 1.3. Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp Về trồng trọt: Đến cuối tháng 10/2013, tổng diện tích gieo trồng cây vụ Đông ước đạt 1.478 ha, giảm 3,8% so cùng kỳ; hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã kết thúc gieo trồng và cơ bản thu hoạch xong các loại cây trồng hàng năm, chỉ còn lúa vụ Mùa dự kiến thu hoạch vào giữa tháng 11/2013. Các ngành, các cấp thường xuyên kiểm tra các công trình giao thông, thủy lợi, hồ, đập bảo đảm an toàn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống, hạn chế thiệt hại khi bão lũ xảy ra. Về chăn nuôi: Các địa phương đang tích cực thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; triển khai tiêm phòng vụ Thu. Về lâm nghiệp: Trồng rừng tập trung 10 tháng đầu năm ước đạt 1.917 ha, giảm 4,3% so cùng kỳ do ảnh hưởng mưa bão nên hoạt động lâm nghiệp bị chậm tiến độ; chăm sóc rừng 13.169 ha, tăng 1,9%; khai thác gỗ ước đạt 171.618 m3 gỗ quy tròn, tăng 0,6%, trong đó khai thác gỗ rừng trồng 169.701 m3, tăng 0,9%. Công tác quản lý bảo vệ rừng 9 tháng đầu năm đã phát hiện và bắt giữ 559 vụ vi phạm, giảm 13,9% so cùng kỳ. Về thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản 10 tháng đầu năm ước đạt 6.326,2 ha, tăng 4,8% so cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch ước đạt 11.251 tấn, tăng 4,1%; sản lượng khai thác ước đạt 29.816 tấn, tăng 2,4%; trong đó khai thác biển 26.410 tấn, tăng 2,7% Về xây dựng nông thôn mới: Từ đầu năm đến nay, các địa phương đã huy động, lồng ghép nhiều nguồn vốn đầu tư 53 tuyến đường giao thông liên xã, liên thôn; nâng cấp hệ thống kênh mương nội đồng và đầu tư mới 11 công trình thủy lợi; xây dựng 05 nhà văn hóa, 02 trường mầm non và 01 trường THCS; hỗ trợ phát triển sản xuất 31 mô hình trồng trọt, 04 mô hình cánh đồng mẫu lớn, 18 mô hình chăn nuôi, 08 mô hình thủy sản... Tính đến 30/9/2013, toàn tỉnh đã có 84/92 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên trong chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó 06 xã đạt từ 16 - 18 tiêu chí; 29 xã đạt từ 13 - 15 tiêu chí; 49 xã đạt từ 09 - 12 tiêu chí. 2. Lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng Hoạt động tài chính: Tổng thu ngân sách 10 tháng đầu năm ước đạt 3.601,5 tỷ đồng, bằng 75,7% dự toán năm, giảm 9,8% so cùng kỳ; trong đó thu nội địa 2.885,2 tỷ đồng, bằng 74,2% DT, tăng 4,1%. Trong tổng thu từ nội địa: Thu doanh nghiệp nhà nước Trung ương đạt 110,5 tỷ đồng, bằng 65% DT, giảm 6,3% so cùng kỳ; thu doanh nghiệp nhà nước Địa phương 204,7 tỷ đồng, bằng 64% DT, tăng 3,2%; thu DN có vốn đầu tư nước ngoài 1.176,7 tỷ đồng, bằng 82,6% DT, tăng 26,2%; thu ngoài quốc doanh 561 tỷ đồng, bằng 85% DT, tăng 27%; thu thuế xuất nhập khẩu, thuế TTĐB 385 tỷ đồng, bằng 67,5% DT, tăng 9,2%. Tổng chi ngân sách ước đạt 5.372,6 tỷ đồng, bằng 76,9% DT, giảm 8,1% so cùng kỳ. Hoạt động ngân hàng: Tổng nguồn vốn huy động đến cuối tháng 9 năm 2013 ước đạt 20.100 tỷ đồng, tăng 7,9% so với đầu năm, tăng 7,5% so cùng kỳ;. Tổng dư nợ cho vay ước đạt 15.850 tỷ đồng, tăng 9,8% so với đầu năm, tăng 18,9% so cùng kỳ, bằng 78,9% tổng nguồn vốn huy động. Nợ xấu ở mức 510 tỷ đồng, chiếm 3,22% trong tổng dư nợ. 3. Tình hình đầu tư xây dựng Tổng vốn đầu tư trên địa bàn 10 tháng đầu năm 2013 ước đạt 11,246,6 tỷ đồng, bằng 77,6% KH năm, tăng 8,6% so cùng kỳ; trong đó vốn Trung ương quản lý 2.282 tỷ đồng, bằng 79,7% KH, tăng 65,1%; vốn Địa phương quản lý 8.964,6 tỷ đồng, bằng 77% KH, giảm 0,1% so cùng kỳ. Trong tổng vốn đầu tư: Vốn thuộc ngân sách nhà nước đạt 2.927 tỷ đồng, bằng 83,1% KH, giảm 4,4% so cùng kỳ; vốn tín dụng 3.862,6 tỷ đồng, bằng 76,8% KH, tăng 39,1%; vốn đầu tư của doanh nghiệp 1,435 tỷ đồng, bằng 82,5% KH, tăng 37,3%; vốn viện trợ 613 tỷ đồng, bằng 86,6% KH, bằng 95,7% so cùng kỳ; vốn đầu tư nước ngoài 1.197 tỷ đồng, bằng 61,4% KH, giảm 31,1% so cùng kỳ. Nhiều công trình trọng điểm tiến độ thực hiện đạt khá so kế hoạch đề ra như: nâng cấp mở rộng đường Kim Trà - Hương Trà; nâng cấp đê Tây phá Đông đoạn Phú An; công trình cầu Đông Ba; Cảng hàng không quốc tế Phú Bài; dự án nâng cấp tuyến đường tránh thành phố Huế;... Tuy nhiên, một số dự án thực hiện còn chậm như: chỉnh trang mở rộng đường Điện Biên Phủ; chỉnh trang cửa ngõ phía Bắc thành phố Huế; dự án xử lý nước thải thành phố, đường nối từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Thủy Dương-Thuận An; cầu Tây Phú Phong Điền, tuyến đường chính trong khu quy hoạch An Đông... Nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước Trung ương quản lý, tiến độ thực hiện chậm do Dự án đường cao tốc đi Túy Loan có tổng mức đầu tư lớn nhưng đến nay vẫn chưa được đấu thầu khởi công. Nguồn vốn tín dụng và vốn đầu tư của doanh nghiệp thực hiện nhanh, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào hoạt động như: nhà máy sợi Phú Bài 2, Công ty CP Sợi Phú Anh. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt thấp do dự án Laguna giai đoạn 2 đã đề ra kế hoạch vốn trong năm 2013 nhưng đến nay chưa bố trí vốn để khởi công. 4. Lĩnh vực văn hóa xã hội Văn hóa - thể thao: Đã tăng cường tuyên truyền, cổ động, chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị xã hội quan trọng; cụ thể trong tháng 10 đã tổ chức các hoạt động nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Tổ chức Giải Vô địch bóng ném nam, nữ toàn quốc năm 2013; Giải vô địch vật cổ điển, vật tự do toàn quốc năm 2013; Giải Việt dã truyền thống “Cùng Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng” lần thứ VII. Tổ chức Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ VI, năm 2013 và đã có 28 công trình đạt giải... Giáo dục và đào tạo: Các trường đã triển khai nhiệm vụ năm học mới 2013 - 2014, với số lượng học sinh huy động đạt 266.773 em, trong đó: Tỷ lệ huy động học sinh vào lớp 1 đạt tỷ lệ 99,5%, tỷ lệ học sinh vào lớp 6 đạt tỷ lệ 99,0%, tỷ lệ học sinh vào lớp 10 đạt tỷ lệ 85,0%. Y tế: Đã tăng cường công tác giám sát dịch tễ, phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão; tập trung tuyên truyền, thanh tra kiểm tra và xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm,... Lao động, đào tạo nghề: Trong tháng 10 đầu năm đã giải quyết việc làm mới cho 13.314 lao động, đạt 83,2% kế hoạch. Tuyển sinh đào tạo nghề tiếp tục gặp khó khăn, đặc biệt là hệ trung cấp nghề, từ đầu năm đến nay các đơn vị dạy nghề đã tuyển sinh 11.492 học viên, đạt 58,9%; trong đó đào tạo nghề cho 2.718 lao động nông thôn, đạt 85,1%. Đã tổ chức làm việc với các doanh nghiệp có quy mô lớn trên địa bàn nhằm liên kết giữa đào tạo nghề và tuyển dụng. An sinh xã hội, giảm nghèo: Đã triển khai đồng bộ các chương trình, kế hoạch giảm nghèo và an sinh xã hội, tổ chức Lễ phát động Tháng cao điểm "Vì người nghèo” năm 2013; tổng nguồn lực huy động toàn tỉnh cho công tác an sinh xã hội và giảm nghèo trong 9 tháng đầu năm đạt trên 45,395 tỷ đồng, trong đó kết quả vận động Quỹ "Vì người nghèo" đã thu được gần 16 tỷ đồng. 5. Bảo vệ tài nguyên môi trường Đã hỗ trợ các địa phương lập Quy hoạch sử dụng đất. Triển khai thực hiện Chỉ thị số 50/2012/CT-UBND ngày 28/12/2012 của UBND Tỉnh về đẩy nhanh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Duy trì các chuyên mục bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm môi trường trên địa bàn, từ đầu năm đến nay, đã kiểm tra và phát hiện 154 vụ vi phạm về môi trường với 124 đối tượng vi phạm, đã xử lý 150 vụ với tổng số tiền xử phạt trên 381 triệu đồng. 6. Cải cách hành chính, quốc phòng an ninh, trật tự xã hội, phòng chống thiên tai Đã rà soát, củng cố tổ chức, bộ máy làm công tác kiểm soát thủ tục hành chính; rà soát quy định tiếp nhận, giải quyết và giao trả kết quả theo cơ chế một cửa tại UBND các huyện, thị xã và thành phố. Thực hiện thí điểm mô hình một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại UBND thị xã Hương Trà, thành phố Huế và huyện Phú Lộc. Tăng cường công tác kiểm tra CCHC được kết hợp với thanh tra công tác nội vụ, kiểm soát TTHC và kiểm tra tình hình thực hiện Chỉ thị số 51/2012/CT-UBND của UBND Tỉnh. Đã thực hiện công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2013, nhờ làm tốt công tác chuẩn bị và tuân thủ nghiêm túc quy trình, thủ tục xét gọi quân nhân nhập ngũ; năm 2013, toàn tỉnh đã giao 1.320 quân đạt 100% chỉ tiêu giao. Tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 678 vụ, làm chết 145 người, bị thương 676 người, so với cùng kỳ giảm 385 vụ, tăng 20 người chết, giảm 176 người bị thương. Tai nạn giao thông đường sắt: 6 vụ, chết 6 người. Tai nạn giao thông đường thủy không xảy ra. Thiên tai, bão lụt: Các ngành, địa phương đã thực hiện nghiêm túc các Công điện của Văn phòng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ban Chỉ huy PCLB và TKCN Tỉnh về triển khai công tác đối phó với cơn bão số 10, cơn bão số 11; song do diễn biến phức tạp của các cơn bão nên đã gây ra thiệt hại không nhỏ về tài sản, nhà cửa, công trình thủy lợi, đê điều, sạt lở... tổng giá trị thiệt hại do bão số 10 và bão số 11 gây ra ước tính 510,3 tỷ đồng; 2 người chết; 13 người bị thương. Ngay sau bão đi qua, các địa phương, đơn vị đã khẩn trương khắc phục hậu quả tạo điều kiện cho nhân dân sớm ổn định cuộc sống. II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÁC THÁNG TIẾP THEO 1. Quản lý quy hoạch, phát triển đô thị và đầu tư xây dựng Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 62/CTr-UBND ngày 31/8/2011 của UBND Tỉnh về phát triển đô thị. Bám sát, rà soát các tiêu chí về đô thị loại I của tỉnh để tập trung chỉ đạo nhằm đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện "Đề án đề nghị công nhận Thừa Thiên Huế là đô thị loại I" và "Đề án thành lập thành phố Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương và thành lập các đơn vị hành chính trực thuộc". Hoàn thành “Đề án Quy hoạch chung thành phố Huế” trình Bộ Xây dựng thẩm định. Khẩn trương hoàn thành các quy hoạch thuộc đề án xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng GIS trong công tác quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng. Hoàn thành công tác khớp nối các đồ án quy hoạch xây dựng; Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 38/CT-UBND ngày 28/12/2012 về công tác đầu tư, xây dựng cơ bản năm 2013. Đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn như: đường Quốc lộ 49A, hai hầm đường bộ Phú Gia - Phước Tượng, đường cao tốc La Sơn - Túy Loan, dự án Hồ Tả Trạch và Hồ Thủy Yên - Thủy Cam; đẩy nhanh tiến độ thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng, tiến độ thi công, thực hiện nghiêm túc công tác bảo trì đường bộ, đảm bảo ATGT trong quá trình thực hiện dự án mở rộng Quốc lộ 1A. Đôn đốc công tác chuẩn bị đầu tư năm 2014; đôn đốc tiến độ giải ngân, thanh quyết toán các dự án. 2. Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh a) Lĩnh vực dịch vụ Tiếp tục thực hiện Chương trình kích cầu du lịch gắn với việc thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ; hoàn chỉnh chính sách kích cầu du lịch. Triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên Huế; hoàn chỉnh Đề án chính sách bảo vệ nhà vườn Huế; Tập trung công tác chuẩn bị cho Festival 2014. Chuẩn bị các điều kiện và xúc tiến mở các đường bay mới đến Huế. Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 4/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch; Chỉ thị số 10/CT-UBND và Thông báo kết luận số 241/TB-UBND của UBND Tỉnh về các tăng cường giữ gìn trật tự, trị an và vệ sinh môi trường các điểm tham quan, du lịch; xử lý dứt điểm tình trạng chèo kéo, đeo bám khách du lịch; rà soát chấn chỉnh việc đón, trả khách, đậu đỗ tại các tuyến đường không đúng quy định; xây dựng khung giá và cam kết niêm yết công khai giá dịch vụ... Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Kế hoạch xúc tiến đầu tư; Kế hoạch Xúc tiến thương mại và thương mại điện tử năm 2013. Triển khai Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 25/09/2013 về kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch 107/KH-UBND ngày 27/09/2013 về thực hiện "Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020" trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 02/10/2013 về xử lý, cải tạo trạm thu, phát sóng thông tin di động (trạm BTS) trên địa bàn tỉnh. Rà soát việc cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn. b) Lĩnh vực Công nghiệp Duy trì và nâng cao chất lượng Diễn đàn “Trao đổi và tháo gỡ” giữa lãnh đạo tỉnh và cộng đồng doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử tỉnh. Đôn đốc tiến độ các dự án đầu tư; hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các dự án đầu tư mới sớm đưa vào hoạt động, nhất là các dự án chế biến thủy sản, chế biến cát, kinh doanh hạ tầng... Tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung đồng thời triển khai xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư cho lĩnh vực gạch không nung. Đẩy mạnh xúc tiến, vận động đầu tư vào Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, các KCN, cụm CN - làng nghề. Hoàn thành quy hoạch KCN phụ trợ để xúc tiến đầu tư các dự án công nghiệp phụ trợ vào địa bàn tỉnh. c) Lĩnh vực Nông nghiệp Tăng cường công tác phòng ngừa dịch bệnh, công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên chim cút, lở mồm long móng gia súc; bệnh Dại; ngăn chặn việc vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu;... Tập trung trồng rừng, khai thác gỗ rừng theo kế hoạch được duyệt. Chuẩn bị sẵn sàng chủ động phòng chống thiên tai, bão lụt. Tiếp tục đôn đốc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng mục tiêu phát triển sản xuất nâng cao đời sống của người dân. Chuẩn bị giống, vật tư, làm đất cho vụ Đông Xuân 2013-2014. 3. Tăng cường quản lý tài chính, tín dụng Thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu; hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay, cơ cấu lại nợ. Thực hiện Kế hoạch 97/KH-UBND ngày 19/09/2013 của UBND Tỉnh về triển khai Đề án xử lý nợ xấu đối với các Chi nhánh Tổ chức tín dụng trên địa bàn. Thực hiện chỉ thị 29-CT/TU ngày 20/8/2013 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn; Chỉ thị số 14/CT-UBND về việc tăng cường các giải pháp điều hành nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước những tháng cuối năm 2013; tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng nguồn thu. Đẩy nhanh tiến độ thu tiền sử dụng đất năm 2013, phấn đấu đạt số thu cao nhất theo Thông báo kết luận số 328/TB-UBND ngày 22/10/2013 của UBND Tỉnh. Đẩy nhanh công tác triển khai thu phí sử dụng đường bộ trên địa bàn tỉnh. Thực hiện điều hành chi ngân sách nhà nước năm 2013; thực hiện tiết kiệm chi ngân sách thêm 10% dự toán chi thường xuyên còn lại; xem xét giãn tiến độ một số đề án có nhiệm vụ chi. Tổ chức thực hiện Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 09/09/2013 về tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, vốn, tài sản và lao động tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh. 4. Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động văn hóa - xã hội; lao động việc làm, an sinh xã hội. a) Giáo dục - đào tạo: Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ năm học mới 2013-2014, trong đó đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi. Tiếp tục thực hiện Chương trình trọng điểm và Chương trình MTQG về giáo dục và đào tạo. Triển khai Kế hoạch số 114/KH-UBND ngày 21/10/2013 về đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 17/10/2013 triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014. b) Y tế: Tăng cường giám sát dịch tễ, phòng chống dịch bệnh, chú trọng công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết. Chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thiên tai, không để dịch bệnh xảy ra sau thiên tai, lũ lụt. Tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức thực hiện nghiêm túc Quyết định số 3029/QĐ-BYT ngày 31/8/2013 của Bộ Y tế và Công văn số 5547/UBND-YT ngày 22/10/2013 về tăng cường công tác an toàn tiêm chủng. Rà soát, thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG về y tế, phòng chống dịch bệnh; Chương trình hành động về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số, KHHGĐ; Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS; Triển khai Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 08/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm cho những người thuộc hộ gia đình cận nghèo; Kế hoạch 95/KH-UBND ngày 09/09/2013 về triển khai đề án "thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020”.... c) Văn hóa - thể thao: Thực hiện Kế hoạch xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước và Đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị, nông thôn. Triển khai các công tác chuẩn bị Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao kỷ niệm 69 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam... Tập trung công tác huấn luyện đào tạo vận động viên chuẩn bị tham gia Đại hội TDTT toàn quốc. d) Khoa học công nghệ: Tổ chức thực hiện chỉ đạo của UBND Tỉnh tại Công văn số 4570/UBND-DL ngày 10/9/2013 về nâng cao chất lượng các đề tài, dự án khoa học công nghệ; trước mắt là xây dựng kho cơ sở dữ liệu các đề tài, dự án. Tiếp tục Đề án xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm khoa học và công nghệ của cả nước. e) Lao động việc làm, giảm nghèo, an sinh xã hội: Thực hiện các biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động; đẩy mạnh chương trình xuất khẩu lao động. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch giảm nghèo bền vững tại 7 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao năm 2013 và Chương trình Giảm nghèo giai đoạn 2013 - 2015; Kế hoạch số 69/KH-UBND về thực hiện Chương trình hành động quốc gia Người cao tuổi giai đoạn 2013 - 2020; Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 20/09/2013 về thực hiện Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị nhiễm chất độc da cam... 5. Cải cách hành chính, đảm bảo trật tự xã hội Cải cách hành chính: Tiếp tục thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính năm 2013, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 ; Kế hoạch nâng hạng chỉ số PCI. Triển khai Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 08/10/2013 về kiểm tra công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và ISO. Thực hiện các nhiệm vụ tại Kết luận số 293/TB-UBND ngày 19/9/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với Sở Nội vụ. Hoàn thành Đề án thí điểm 1 cửa liên thông hiện đại; tăng cường áp dụng ISO, công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước. Triển khai thực hiện Kết luận số 272/TB-UBND ngày 10/9/2013 của UBND Tỉnh tại buổi họp nghe báo cáo demo phần mềm dùng chung Quản lý văn bản và điều hành và phần mềm đăng ký, xếp lịch và phát hành giấy mời qua mạng, trong đó tiếp tục triển khai đồng bộ hệ thống văn bản quản lý và phần mềm dùng chung. Đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghệ thông tin theo tinh thần Công văn 858/UBND-XDKH ngày 05/03/2013 của UBND Tỉnh. Nâng cao hiệu quả ứng dụng GISHue; triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức ba. Đôn đốc tiến độ xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức ở một số đơn vị. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng cán bộ công chức cấp xã. Nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 51 về việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; đẩy mạnh phong trào thi đua, khen thưởng trong những tháng cuối năm 2013. An toàn giao thông, trật tự xã hội: Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo đảm trật tự xã hội, an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hành vi xâm hại đến công trình thoát nước, lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trên Quốc lộ 1A. Triển khai thực hiện Thông báo kết luận số 370/VP-CP ngày 9/10/2013 của Phó Thủ tướng Chính phủ về giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài; Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 20/09/2013 về thực hiện Dự án 4 “Xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy” giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng. 6. Bảo vệ tài nguyên môi trường Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 20/8/2013 của Tỉnh ủy; Chỉ thị số 50/2012/CT-UBND ngày 28/12/2012 và Kế hoạch số 09/UBND-KH ngày 17/01/2013 của UBND Tỉnh về tiếp tục đẩy nhanh và hoàn thành cơ bản việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào năm 2013; Kết luận số 319/TB-UBND ngày 15/10/2013 tại buổi về tình hình lập, quản lý hồ sơ địa chính và công tác cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo và đầm phá. Tổ chức thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND Tỉnh theo Kết luận số 273/TB-UBND ngày 11/9/2013 tại buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường; Kết luận số 288/TB-UBND ngày 17/9/2013 tại cuộc họp xử lý khai thác cát trái phép trên địa bàn tỉnh và rà soát chính sách quy định về khai thác cát tập trung, bổ sung thí điểm thêm một số điểm khai thác tập trung mới. Xây dựng kế hoạch thực hiện Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 1/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 7. Chủ động phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai Thực hiện nghiêm túc công tác chỉ đạo phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2013; công tác dự trữ hàng hóa bão lụt. Kiểm tra kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh sau bão lụt. Xây dựng phương án cụ thể của từng địa phương, đơn vị về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm “5 tại chỗ”... Giảm thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di sản văn hóa... do thiên tai gây ra. Trên đây là Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2013 và một số nhiệm vụ trọng tâm các tháng tiếp theo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - TVTU; TT HĐND Tỉnh, UBMTTQVN tỉnh; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Các CQCM, đơn vị thuộc UBND tỉnh; - Công an tỉnh, BCHQS tỉnh, BCH BĐBP tỉnh; - UBND các huyện, TX và TP Huế; - Cục Thống kê; Cục Thuế tỉnh, KBNN tỉnh; - VP Tỉnh ủy, VP ĐĐBQH và HĐND tỉnh; - VP: Lãnh đạo và các CV; - Lưu: VT, TK. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Cao 1 Dự ước giá trị sản xuất công nghiệp 10 tháng đầu năm 2013 theo giá cố định 1994 ước đạt 7.289,1 tỷ đồng, tăng 6,84% so cùng kỳ.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Thừa Thiên Huế", "promulgation_date": "29/10/2013", "sign_number": "146/BC-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Cao", "type": "Báo cáo" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-03-2018-QD-UBND-Quy-che-thuc-hien-che-do-bao-cao-thong-tin-ve-nha-o-Thai-Binh-384721.aspx
Quyết định 03/2018/QĐ-UBND Quy chế thực hiện chế độ báo cáo thông tin về nhà ở Thái Bình
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 03/2018/QĐ-UBND Thái Bình, ngày 30 tháng 05 năm 2018 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, CUNG CẤP, KIỂM TRA THÔNG TIN VỀ NHÀ Ở VÀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 117/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản; Căn cứ Thông tư số 27/2016/TT-BXD ngày 15 tháng 12 năm 2016 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 117/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 29/TTr-SXD ngày 03/5/2018, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp thực hiện chế độ báo cáo, cung cấp, kiểm tra thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Điều 2. Giao Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối, chủ trì phối hợp các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện Quyết định này. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2018. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các Giám đốc Sở: Xây dựng, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức; cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Xây dựng; - Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp; - TT. Tỉnh ủy; TT. HĐND tỉnh; - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; - CT và các PCT UBND tỉnh; - Đài PT-TH tỉnh, Báo Thái Bình; - Cổng thông tin điện tử của tỉnh; - Công báo tỉnh; - Lưu: TH, VT, CTXDGT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phạm Văn Ca QUY CHẾ PHỐI HỢP THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, CUNG CẤP, KIỂM TRA THÔNG TIN VỀ NHÀ Ở VÀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2018/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Quy chế này quy định việc phối hợp báo cáo, cung cấp, kiểm tra thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản trong xây dựng, duy trì hệ thống thông tin, cung cấp thông tin dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình. 2. Các loại nhà ở và dự án bất động sản phải báo cáo theo Quy chế này bao gồm: Đất nền cho xây dựng nhà ở; Nhà ở riêng lẻ, nhà ở chung cư; Văn phòng; Khách sạn; Mặt bằng thương mại, dịch vụ; Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, cụm công nghiệp; Khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối, tổng hợp báo cáo, thông tin, dữ liệu về nhà ở, các dự án bất động sản, thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh. 2. Các Sở, ban, ngành: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp; Sở Công thương; Cục Thuế tỉnh, Cục Thống kê; Ban quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã) là cơ quan phối hợp cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở, thị trường bất động sản, dự án bất động sản cho Sở Xây dựng. 3. Chủ đầu tư các dự án bất động sản là đơn vị báo cáo tình hình triển khai xây dựng và kinh doanh của dự án bất động sản do mình làm chủ đầu tư. 4. Các cơ quan, cá nhân, tổ chức có liên quan đến nhà ở, thị trường bất động sản, dự án bất động sản (các đơn vị tư vấn xây dựng; sàn giao dịch bất động sản; tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản) có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở, thị trường bất động sản, dự án bất động sản thuộc phạm vi quản lý, hoạt động của mình cho Sở Xây dựng. Điều 3. Nguyên tắc phối hợp báo cáo, cung cấp, kiểm tra thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản 1. Việc báo cáo và phối hợp cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2. Việc báo cáo và phối hợp phải kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất, thường xuyên. 3. Việc báo cáo và phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải đảm bảo đầy đủ, chính xác theo đúng các biểu mẫu quy định tại Nghị định số 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản (sau đây gọi là Nghị định số 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ) và chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung, thông tin, dữ liệu do mình cung cấp. Điều 4. Nội dung về thông tin dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản 1. Thông tin về nhà ở gồm: a) Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở và đất ở do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ban hành theo thẩm quyền; b) Số liệu, kết quả thống kê, tổng hợp, báo cáo của các chương trình điều tra, thống kê về nhà ở; c) Các thông tin, dữ liệu về Chương trình, Kế hoạch phát triển nhà; thông tin cơ bản, số lượng các dự án đầu tư xây dựng nhà ở; số lượng và diện tích từng loại nhà ở; diện tích đất để đầu tư xây dựng nhà ở; d) Số lượng, diện tích nhà ở đô thị, nhà ở nông thôn; đ) Số lượng, diện tích nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu cá nhân và thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài; e) Thông tin về nhà ở phân theo mức độ kiên cố xây dựng; g) Các biến động liên quan đến quá trình quản lý, sử dụng nhà ở, đất ở; h) Số lượng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở; i) Công tác quản lý nhà chung cư; k) Các chỉ tiêu thống kê khác về nhà ở. 2. Thông tin về thị trường bất động sản gồm: a) Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ban hành theo thẩm quyền; b) Số lượng, tình hình triển khai các dự án, số lượng từng loại sản phẩm bất động sản của dự án; nhu cầu đối với các loại bất động sản theo thống kê, dự báo; c) Tình hình giao dịch bất động sản gồm các thông tin về lượng giao dịch, giá giao dịch; d) Các thông tin, dữ liệu về các Khoản thu ngân sách từ đất đai và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản; đ) Thông tin về sàn giao dịch bất động sản; e) Số lượng nhà ở cho thuê và văn phòng, khách sạn, mặt bằng thương mại, dịch vụ gồm các thông tin: Đặc điểm về đất đai, xây dựng; quy mô, mục đích sử dụng; đăng ký sở hữu; g) Các chỉ tiêu thống kê khác về tình hình phát triển thị trường bất động sản. 3. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung nội dung báo cáo các thông tin cần thiết có liên quan về nhà ở và thị trường bất động sản phù hợp với các quy định pháp luật và tình hình thực tế địa phương. Điều 5. Hình thức, thời hạn phối hợp báo cáo, cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản 1. Hình thức báo cáo, phối hợp cung cấp thông tin, dữ liệu Việc báo cáo, phối hợp cung cấp thông tin, dữ liệu được thực hiện định kỳ, đột xuất bằng văn bản và bằng tệp dữ liệu điện tử theo các biểu mẫu báo cáo quy định tại Nghị định số 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ. Nơi nhận thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản: Sở Xây dựng, số 138 phố Lê Lợi, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình và thư điện tử về Cổng thông tin điện tử Sở Xây dựng (Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Sở Xây dựng hoặc Email: sxd@thaibinh.gov.vn). 2. Thời hạn báo cáo, phối hợp cung cấp thông tin, dữ liệu Trước ngày 05 của tháng sau tháng báo cáo đối với các thông tin, dữ liệu quy định cung cấp định kỳ hàng tháng; Trước ngày 10 tháng đầu tiên của quý sau quý báo cáo đối với các thông tin, dữ liệu quy định cung cấp định kỳ hàng quý; Trước ngày 15 tháng đầu tiên của kỳ sau kỳ báo cáo đối với các thông tin, dữ liệu quy định cung cấp định kỳ 6 tháng; Trước ngày 20 tháng 01 của năm sau năm báo cáo đối với các thông tin, dữ liệu quy định cung cấp định kỳ hàng năm. Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 6. Chế độ báo cáo, phối hợp cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản 1. Báo cáo, phối hợp cung cấp thông tin, dữ liệu định kỳ hàng tháng a) Sàn giao dịch bất động sản, tổ chức kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải cung cấp thông tin được quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 4 của Quy chế này về Sở Xây dựng theo Biểu mẫu số 1, số 2, số 3 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ; b) Chủ đầu tư phải cung cấp thông tin về tình hình giao dịch bất động sản của dự án được quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 4 của Quy chế này về Sở Xây dựng theo Biểu mẫu số 4a, số 4b, số 4c, số 5 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ. c) Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp cung cấp thông tin về số lượng giao dịch bất động sản được quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 4 của Quy chế này thông qua hoạt động công chứng, chứng thực hợp đồng về Sở Xây dựng theo Biểu mẫu số 6 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ. 2. Các thông tin, dữ liệu được cung cấp định kỳ hàng quý: a) Chủ đầu tư cung cấp thông tin về tình hình triển khai các dự án nhà ở, bất động sản, số lượng sản phẩm của dự án được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 4 của Quy chế này về Sở Xây dựng theo Biểu mẫu số 8a, số 8b, số 8c, số 8d tại Phụ lục kèm theo Nghị định 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ; b) Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp các thông tin quy định tại điểm h Khoản 1 Điều 4 của Quy chế này về Sở Xây dựng theo Biểu mẫu số 9 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ. 3. Các thông tin, dữ liệu được cung cấp định kỳ 6 tháng: a) Ủy ban nhân dân cấp huyện cung cấp thông tin quy định tại điểm i Khoản 1 Điều 4 của Quy chế này về Sở Xây dựng để tổng hợp và lưu trữ theo Biểu mẫu số 10 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ; b) Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh cung cấp thông tin về diện tích đất để đầu tư xây dựng nhà ở quy định tại Điểm c Khoản 1, Điều 4 và các thông tin quy định tại điểm d Khoản 2, Điều 4 của Quy chế này về Sở Xây dựng để tổng hợp và lưu trữ theo Biểu mẫu số 11, số 12 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ; c) Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp thông tin về số lượng doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản về Sở Xây dựng để tổng hợp, lưu trữ và báo cáo Bộ Xây dựng theo Biểu mẫu số 13 Phụ lục kèm theo Nghị định 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ. 4. Các thông tin, dữ liệu được cung cấp định kỳ hàng năm: Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp cung cấp thông tin quy định tại điểm d, điểm e Khoản 1 Điều 4 của Quy chế này về Sở Xây dựng để tổng hợp và lưu trữ theo Biểu mẫu số 14, số 15 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ. 5. Cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Điều 2 Quy chế này có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin, dữ liệu theo yêu cầu đột xuất của UBND tỉnh, Bộ Xây dựng và đề nghị của Sở Xây dựng, gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp. Trường hợp không ghi thời hạn báo cáo thì phải gửi báo cáo trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. Nội dung báo cáo, phối hợp cung cấp thông tin, dữ liệu tại Khoản này thực hiện theo yêu cầu của Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Xây dựng. Trường hợp văn bản yêu cầu không nêu nội dung cần báo cáo, cung cấp thông tin, dữ liệu thì báo cáo theo nội dung văn bản báo cáo, phối hợp cung cấp thông tin, dữ liệu định kỳ quy định tại Điều này và lấy thông tin, dữ liệu cập nhật tại thời điểm lập báo cáo. 6. Trường hợp không có thông tin, dữ liệu theo yêu cầu báo cáo của Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Xây dựng phải điện thoại báo cáo ngay cho Sở Xây dựng biết, đồng thời trong báo cáo cũng nêu rõ không có thông tin, dữ liệu và chỉ dẫn liên hệ với cơ quan, đơn vị có thông tin, dữ liệu (nếu có). Điều 7. Việc phối hợp kiểm tra thông tin, dữ liệu (hậu kiểm) 1. Sau khi nhận được báo cáo của các chủ đầu tư dự án bất động sản, sàn giao dịch bất động sản và của các cơ quan liên quan theo Quy chế này, Sở Xây dựng tổng hợp đưa vào cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản của tỉnh. 2. Trường hợp thông tin, dữ liệu do các cơ quan, đơn vị, sở, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản, đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản báo cáo, cung cấp không thống nhất, mâu thuẫn, cần kiểm tra, đối chiếu thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị thì Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quy định tại Khoản 2, Điều 2 Quy chế này làm việc với chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản, các cơ quan, tổ chức liên quan làm rõ, thống nhất về thông tin, dữ liệu để tổng hợp đưa vào cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản của tỉnh. Điều 8. Trách nhiệm phối hợp báo cáo, cung cấp, kiểm tra thông tin, dữ liệu của các cơ quan, đơn vị liên quan 1. Sở Xây dựng: a) Trên cơ sở các thông tin, dữ liệu do các cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư cung cấp, Sở Xây dựng tổng hợp đưa vào cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản của tỉnh để phục vụ cho công tác quản lý, phát triển kinh tế - xã hội. Báo cáo, cung cấp thông tin, dữ liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định pháp luật, định kỳ công bố thông tin, dữ liệu cơ bản về nhà ở và thị trường bất động sản theo các nội dung do Bộ Xây dựng quy định. b) Làm việc với chủ đầu tư các dự án bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản, cơ quan, đơn vị, UBND cấp huyện, UBND cấp xã để làm rõ những nội dung, dữ liệu không thống nhất theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 Quy chế này. c) Đôn đốc chủ đầu tư các dự án bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản, các sở, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã nghiêm túc thực hiện việc báo cáo, phối hợp cung cấp, kiểm tra thông tin, dữ liệu theo Quy chế này. d) Kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý vi phạm của chủ đầu tư các dự án bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn, nội dung báo cáo không đầy đủ, chính xác theo quy định. 2. Sở Tư pháp: a) Cung cấp thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 6 Quy chế này. b) Phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra thông tin, dữ liệu liên quan đến lượng giao dịch bất động sản để bán qua công chứng, chứng thực tại báo cáo của chủ đầu tư các dự án bất động sản theo Khoản 2, Điều 7 Quy chế này. 3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: a) Cung cấp thông tin, dữ liệu về các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 6 Quy chế này. b) Cung cấp danh sách, thông tin, dữ liệu về các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh đối với các dự án do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước (tên dự án, chủ đầu tư, điện thoại liên lạc với chủ đầu tư, tổng mức đầu tư, nguồn vốn, quy mô sử dụng đất, quy mô xây dựng; địa điểm dự án, tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ dự án, thời gian chuyển giao công trình, thời gian công trình hoàn thành) và thông tin về tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng, tiến độ xây dựng của dự án (nếu có) theo Phụ lục số 1 của Quy chế này. c) Phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra thông tin, dữ liệu liên quan đến giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư và tiến độ dự án tại báo cáo của chủ đầu tư các dự án bất động sản theo Khoản 2, Điều 7 Quy chế này. d) Cung cấp cho Sở Xây dựng bản sao giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, văn bản cho phép đầu tư của các dự án bất động sản do cơ quan có thẩm quyền cấp sau ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành. 4. Sở Tài nguyên và Môi trường: a) Cung cấp thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điểm b Khoản 2 và Điểm b Khoản 3 Điều 6 Quy chế này. b) Cung cấp danh sách, thông tin, dữ liệu về các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh đối với các dự án có quyết định giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tên tổ chức, cá nhân sử dụng đất; cơ cấu sử dụng đất theo quy hoạch; tổng diện tích đất, trong đó: diện tích đất xây dựng nhà ở thương mại, diện tích đất xây dựng nhà ở xã hội, diện tích đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật, diện tích đất khác) và thông tin về tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng (nếu có) theo Phụ lục số 2 của Quy chế này. c) Phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra thông tin, dữ liệu liên quan đến quyết định giao đất, cho thuê đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và việc sử dụng đất tại báo cáo của chủ đầu tư các dự án bất động sản theo Khoản 2, Điều 7 Quy chế này. 5. Cục Thuế tỉnh: a) Cung cấp thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 6 Quy chế này. b) Phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra thông tin, dữ liệu liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với báo cáo của chủ đầu tư dự án bất động sản. 6. Cục Thống kê tỉnh: a). Các số liệu, kết quả thống kê, tổng hợp, báo cáo của các chương trình điều tra, thống kê về nhà ở, kế hoạch phát triển nhà do cơ quan được giao chủ trì thực hiện cung cấp về Sở Xây dựng chậm nhất sau 20 ngày kể từ khi các kết quả điều tra, thống kê được cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổng hợp, tích hợp vào cơ sở dữ liệu. b) Định kỳ hàng năm và 05 năm cung cấp cho Sở Xây dựng các thông tin, dữ liệu về hoạt động xây dựng và nhà ở như sau: - Thông tin về kết quả điều tra hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh. - Thông tin về số lượng, diện tích nhà ở đô thị; nhà ở nông thôn; nhà ở phân theo mức độ kiên cố xây dựng; diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh, khu vực đô thị, nông thôn theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở, Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ. c) Cung cấp thông tin, dữ liệu theo yêu cầu đột xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Xây dựng và đề nghị của Sở Xây dựng, gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp. 7. Sở Tài chính, Sở Công thương: a) Cung cấp thông tin, dữ liệu liên quan đến dự án bất động sản theo yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Xây dựng và đề nghị của Sở Xây dựng theo quy định tại Khoản 5 và Khoản 6, Điều 6 Quy chế này. b) Phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra thông tin, dữ liệu của dự án bất động sản do chủ đầu tư báo cáo liên quan đến Sở, ngành mình quản lý. 8. Ban quản lý Khu Kinh tế và các Khu công nghiệp tỉnh: a) Thực hiện việc báo cáo đối với các dự án bất động sản do cơ quan, đơn vị mình làm chủ đầu tư theo quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Khoản 5 Điều 6 Quy chế này. b) Cung cấp cho Sở Xây dựng bản sao giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước của các dự án bất động sản trên địa bàn quản lý (Khu kinh tế, Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp) do cơ quan có thẩm quyền cấp sau ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành. c) Phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra thông tin, dữ liệu liên quan đến giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước và tiến độ dự án tại báo cáo của chủ đầu tư các dự án bất động sản trên địa bàn quản lý theo Khoản 2, Điều 7 Quy chế này. 9. Ủy ban nhân dân cấp huyện: a) Cung cấp thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điểm a, Khoản 3 và Khoản 4, Điều 6 Quy chế này. b) Thực hiện việc báo cáo đối với các dự án bất động sản do cơ quan, đơn vị mình làm chủ đầu tư theo quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Khoản 5 Điều 6 Quy chế này. c) Cung cấp danh sách, thông tin, dữ liệu về các dự án bất động sản trên địa bàn quản lý đối với các dự án đã được UBND cấp huyện Ban hành quyết định chủ trương đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước (tên dự án, chủ đầu tư, điện thoại liên lạc với chủ đầu tư, tổng mức đầu tư, nguồn vốn, quy mô sử dụng đất, quy mô xây dựng, địa điểm dự án, tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ dự án, thời gian chuyển giao công trình, thời gian công trình hoàn thành) và thông tin về tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng, tiến độ xây dựng của dự án (theo Phụ lục số 1 của Quy chế này). d) Phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra thông tin, dữ liệu liên quan đến văn bản chấp thuận đầu tư, quyết định phê duyệt dự án và tiến độ triển khai dự án, tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng, tiến độ xây dựng của dự án tại báo cáo của chủ đầu tư các dự án bất động sản theo Khoản 2, Điều 7 Quy chế này. đ) Cung cấp cho Sở Xây dựng bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư của các dự án đầu tư bất động sản do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp sau ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành. 10. Ủy ban nhân dân cấp xã: a) Cung cấp thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 13 Điều 6 Quy chế này. b) Phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra thông tin, dữ liệu liên quan đến lượng giao dịch bất động sản để bán qua công chứng, chứng thực tại báo cáo của chủ đầu tư các dự án bất động sản theo Khoản 2, Điều 7 Quy chế này. c) Cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở trên địa bàn quản lý theo yêu cầu của UBND cấp huyện. 11. Chủ đầu tư các dự án bất động sản: a) Báo cáo, cung cấp thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm a Khoản 2 Điều 6 Quy chế này. b) Báo cáo, cung cấp các thông tin về dự án nhà ở, bất động sản quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 4 Quy chế này về Sở Xây dựng theo Biểu mẫu số 7a, 7b, 7c, 7d tại Phụ lục kèm theo Nghị định 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ chậm nhất 15 ngày kể từ khi có quyết định phê duyệt dự án và khi có quyết định điều chỉnh (nếu có). 12. Cá nhân, tổ chức liên quan đến việc triển khai xây dựng và kinh doanh của dự án bất động sản. a) Sàn giao dịch bất động sản, tổ chức kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản báo cáo cung cấp thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Quy chế này. b) Cá nhân, tổ chức liên quan đến việc triển khai xây dựng và kinh doanh của dự án bất động sản (đơn vị tư vấn xây dựng, sàn giao dịch bất động sản, đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản) có trách nhiệm cung cấp thông tin, dữ liệu liên quan đến dự án đầu tư bất động sản, tình hình giao dịch bất động sản định kỳ và theo yêu cầu đột xuất của UBND tỉnh, Bộ Xây dựng và đề nghị của Sở Xây dựng, gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 9. Trách nhiệm của Giám đốc Sở, Thủ trưởng ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. 1. Bố trí đủ cán bộ, công chức làm công tác theo dõi, tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin, dữ liệu; kiểm tra thông tin, dữ liệu về nhà ở, thị trường bất động sản và dự án đầu tư bất động sản theo Quy chế này. 2. Tổ chức việc phối hợp cung cấp, kiểm tra thông tin, dữ liệu về nhà ở, thị trường bất động sản và dự án đầu tư bất động sản giữa các phòng, ban, đơn vị trực thuộc của cơ quan mình để đảm bảo thông tin đầy đủ, kịp thời đến người có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin, dữ liệu cho Sở Xây dựng theo Quy chế này. 3. Triển khai báo cáo, phối hợp cung cấp, dữ liệu; kiểm tra thông tin, dữ liệu về nhà ở, thị trường bất động sản và dự án bất động sản của cơ quan mình theo Quy chế này. 4. Sở Tài chính thẩm định dự toán chi phí phục vụ việc thu thập, tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu thống kê của tỉnh; dự toán kinh phí bổ sung thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh theo đề nghị của Sở Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Điều 10. Trách nhiệm của Sở Xây dựng 1. Là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Quy chế này. Tổ chức vận hành hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản tỉnh Thái Bình. 2. Lập kế hoạch, dự toán chi phí để thu thập, tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu thống kê của tỉnh; lập nhiệm vụ và dự toán chi phí bổ sung thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. 3. Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xử lý vi phạm của chủ đầu tư dự án bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản trong việc không chấp hành báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn, nội dung báo cáo không chính xác, đầy đủ theo quy định. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý kiến bằng văn bản gửi Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Thái Bình", "promulgation_date": "30/05/2018", "sign_number": "03/2018/QĐ-UBND", "signer": "Phạm Văn Ca", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-837-QD-UBND-2021-Quy-hoach-su-dung-dat-thanh-pho-Cam-Pha-tinh-Quang-Ninh-478474.aspx
Quyết định 837/QĐ-UBND 2021 Quy hoạch sử dụng đất thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 837/QĐ-UBND Quảng Ninh, ngày 19 tháng 3 năm 2021 QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021 - 2030 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2021 CỦA THÀNH PHỐ CẨM PHẢ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật số 47/2019/QH14 ngày 22/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của luật tổ chức Chính phủ và luật tổ chức Chính quyền địa phương; Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013; Căn cứ Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch; Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch; Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; Căn cứ Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Cẩm Phả tại Tờ trình số 36/TTr-UBND ngày 09/03/2021; Tờ trình số 31/TTr-UBND ngày 03/3/2021 và Tờ trình số 101/TTr-TNMT-QHKH ngày 18 tháng 03 năm 2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của thành phố Cẩm Phả với các nội dung chủ yếu như sau: 1. Nội dung phương án Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030. a. Diện tích, cơ cấu các loại đất: - Đất nông nghiệp hiện trạng sử dụng năm 2020 có 24.317,26 ha; đến năm 2030 có diện tích 21.544,61 ha; giảm 2.772,64 ha so với hiện trạng sử dụng đất năm 2020. - Đất phi nông nghiệp hiện trạng sử dụng năm 2020 13.429,92 ha, đến năm 2030 là 18.542,41 ha, tăng 5.112,49 ha so với hiện trạng sử dụng đất năm 2020. - Đất chưa sử dụng hiện trạng sử dụng năm 2020 có 1.046,41 ha; đến năm 2030 là 704,29 ha giảm 342,12 ha so với hiện trạng sử dụng đất năm 2020. (Có Bảng số 01 chi tiết kèm theo) b. Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất - Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp đến năm 2030 là 2.919,91 ha. - Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp đến năm 2030 là 641,14 ha. - Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở đến năm 2030 là 52,48 ha. (Có Bảng số 02 chi tiết kèm theo) c. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích - Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp là 8,49 ha. - Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp là 333,63 ha. (Có Bảng số 03 chi tiết kèm theo) 2. Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 tỷ lệ 1/25.000, Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của thành phố Cẩm Phả. Điều 2. Phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của thành phố Cẩm Phả với các nội dung chủ yếu như sau: a. Phân bổ diện tích các loại đất trong năm kế hoạch. - Đất nông nghiệp hiện trạng năm 2020 có 24.317,26 ha; kế hoạch năm 2021 diện tích là 22.918,06 ha, giảm 1.399,20 ha so với hiện trạng sử dụng đất năm 2020. - Đất phi nông nghiệp hiện trạng năm 2020 có 13.429,91 ha; kế hoạch năm 2021 diện tích là 15.217,63 ha, tăng 1.787,72 ha so với hiện trạng sử dụng đất năm 2020. - Đất chưa sử dụng hiện trạng năm 2020 có 1.046,41 ha; kế hoạch năm 2021 diện tích là 683,85 ha, giảm 362,56 ha so với hiện trạng sử dụng đất năm 2020. (Có Bảng số 04 chi tiết kèm theo) b. Kế hoạch thu hồi đất - Diện tích thu hồi đất nông nghiệp năm 2021 là 1.497,13 ha. - Diện tích thu hồi đất phi nông nghiệp năm 2021 là 130,04 ha. (Có Bảng số 05 chi tiết kèm theo) c. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp năm 2021 là 1.419,39 ha. Diện tích chuyển đổi cơ cẩu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp là 111,05 ha. Diện tích đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở 20,87 ha. (Có Bảng số 06 chi tiết kèm theo) d. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng - Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp là 13,01 ha. - Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp là 349,55 ha. (Có Bảng số 07 chi tiết kèm theo) Điều 3. Căn cứ vào Điều 1 và Điều 2 của Quyết định này, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân thành phố Cẩm Phả và các đơn vị liên quan có trách nhiệm: 1. Sở Tài nguyên và Môi trường. - Thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. - Tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất. - Tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. 2. Ủy ban nhân dân thành phố Cẩm Phả 2.1. Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai. 2.2. Thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt; Đối với các trường hợp được Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Khoản 3, Điều 62 chỉ thực hiện việc thu hồi đất sau khi được HĐND tỉnh thông qua danh mục nhà nước thu hồi đất. 2.3. Xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt; 2.4. Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 2.5. Đối với khu vực chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở của hộ gia đình, cá nhân: - Chỉ được thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất khi phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất đến thời kỳ 2021 - 2030, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của thành phố Cẩm Phả đã được phê duyệt và phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thành phố Cẩm Phả, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt (đối với những nơi đã có quy hoạch chi tiết được duyệt); đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, các chỉ đạo có liên quan của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh. - Đối với khu vực chuyển mục đích còn lại: trước khi Ủy ban nhân dân thành phố Cẩm Phả quyết định cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì phải có đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. - Ủy ban nhân dân thành phố Cẩm Phả chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy định của Luật đất đai và đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng. 2.6. Đối với các công trình, dự án có diện tích sử dụng nằm ngoài đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm chỉ được thực hiện khi có các quy định, hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng đất có mặt nước ven biển để thực hiện các dự án, công trình. 2.7. Phải tiến hành rà soát kỹ việc chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất có rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác; và chỉ được thực hiện khi đã đầy đủ các thủ tục đảm bảo theo đúng trình tự, quy định của pháp luật hiện hành. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. 1. Các Ông, bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chủ tịch UBND thành phố Cẩm Phả; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hóa và Thể thao; Các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành. 2. Văn phòng UBND tỉnh, UBND thành phố Cẩm Phả chịu trách nhiệm đăng tin công khai Quyết định này lên Cổng thông tin điện tử của Tỉnh và của thành phố theo đúng quy định hiện hành./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - V0, V1, QH2, QLĐĐ1-3, TTTT; - Lưu VT, QLĐĐ1. 10bản - QĐ30. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Cao Tường Huy BẢNG 01: DIỆN TÍCH, CƠ CẤU CÁC LOẠI ĐẤT: (Kèm theo Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 19/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh) Đơn vị tính: ha STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã DT thực hiện năm 2020 DT quy hoạch năm 2030 Tăng (+) giảm (-) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích 38.793,59 100,00 40.791,32 100,00 1.997,73 1 Đất nông nghiệp NNP 24.317,26 62,68 21.544,61 52,82 -2.772,64 1.1 Đất trồng lúa LUA 499,03 2,05 464,29 2,16 -34,74 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 210,17 42,12 191,13 41,17 -19,04 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 203,93 0,84 135,17 0,63 -68,76 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 993,96 4,09 1.275,49 5,92 281,52 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 4.813,54 19,79 4.945,55 22,95 132,01 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD - - - - 0,00 1.6 Đất rừng sản xuất RSX 16.701,29 68,68 13.610,36 63,17 -3.090,93 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1.081,74 4,45 999,64 4,64 -82,10 1.8 Đất làm muối LMU - 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 23,76 0,10 114,12 0,53 90,36 2 Đất phi nông nghiệp PNN 13.429,92 34,62 18.542,41 45,46 5.112,49 2.1 Đất quốc phòng CQP 366,11 2,73 730,91 3,94 364,80 2.2 Đất an ninh CAN 4,14 0,03 6,22 0,03 2,08 2.3 Đất khu công nghiệp SKK - - 400,00 2,16 400,00 2.4 Đất khu chế xuất SKT - - - - 0,00 2.5 Đất cụm công nghiệp SKN 75,00 0,56 120,00 0,65 45,00 2.6 Đất thương mại dịch vụ TMD 293,74 2,19 655,56 3,54 361,82 2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 1.004,64 7,48 855,36 4,61 -149,28 2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 5.720,915 42,598 6.787,85 36,61 1.066,93 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 2.193,73 16,33 4.187,35 22,58 1.993,62 2.10 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 10,62 0,08 17,34 0,09 6,72 2.11 Đất danh lam thắng cảnh DDL 439,87 3,28 439,87 2,37 0,00 2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 17,73 0,13 136,76 0,74 119,03 2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 136,83 1,02 207,96 1 12 71,13 2.14 Đất ở tại đô thị ODT 999,76 7,44 1.442,11 7,78 442,34 2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 8,86 0,07 10,83 0,06 1,97 2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 0,54 0,00 0,46 0,00 -0,08 2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG - - - - 2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON 2,48 0,02 2,48 0,01 0,00 2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 63,39 0,47 65,79 0,35 2,40 2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, đất làm gốm SKX 133,95 1,00 181,80 0,98 47,85 2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 10,80 0,08 14,52 0,08 3,71 2.22 Đất khu vui chơi giải trí công cộng DKV 18,36 0,14 203,84 1,10 185,48 2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 5,86 0,04 6,95 0,04 1,09 2.24 Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối SON 1.685,78 12,55 1.656,28 8,93 -29,50 2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 235,84 1,76 411,21 2,22 175,37 2.26 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,98 0,01 0,98 0,01 0,00 3 Đất chưa sử dụng CSD 1.046,41 2,70 704,29 1,73 -342,12 4 Đất đô thị* KDT 24.074,66 62,06 25.197,70 61,77 1.123,04 BẢNG 02: DIỆN TÍCH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRONG QUY HOẠCH PHÂN BỔ ĐẾN TỪNG ĐƠN VỊ CỦA THÀNH PHỐ CẨM PHẢ (Kèm theo Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 19/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh) Đơn vị tính: ha STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Tổng diện tích Phân theo đơn vị hành chính Cẩm Bình Cẩm Đông Cẩm Phú Cẩm Sơn Cẩm Tây Cẩm Thạch Cẩm Thành Cẩm Thịnh Cẩm Thủy Cẩm Trung Cửa Ông Mông Dương Quang Hanh Cẩm Hải Cộng Hòa Dương Huy Vịnh Bái Tử Long (1) (2) (3) (4) = (5) +…+ (21) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) (21) 1 Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp NNP/PNN 2.919,91 6,64 25,96 37,22 20.83 0,19 7,20 0,56 86,59 6,11 28,72 67,57 1.296,03 581,70 186,21 136,14 432,25 - 1.1 Đất trồng lúa LUA/PNN 10,99 - - - - - - - - - - - - - 1,37 7,09 2,53 - Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC/PNN 9,62 - - - - - - - - - - - - - - 7,09 2,53 - 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK/PNN 49,08 0,10 1,04 10,38 11,44 - 0,75 - 0,12 - - 2,21 8,44 5,70 2,98 5,73 0,19 - 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN/PNN 239,82 6,42 4,21 25,14 9,39 0,19 2,96 0,56 23,79 6,11 15,21 13,78 50,73 18,59 20,55 24,85 17,34 - 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH/PNN 53,95 - - - - - - - 3,50 - - - 11,80 33,65 - - 5,00 - 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD/PNN - - - - - - - - - - - - - - - - - - 1.6 Đất rừng sản xuất RSX/PNN 2.411,21 - 20,71 1,70 - - 3,27 - 62,68 - 3,58 50,58 1.216,89 477,37 142,26 29,00 403,17 - 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS/PNN 154,19 0,12 - - - - 0,22 - - - - 1,00 4,67 56,32 19,05 69,47 3,34 - 1.8 Đất làm muối LMU/PNN 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH/PNN 0,68 - - - - - - - - - - - - - - - 0,68 - 2 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 641,14 - - - - - - - - - - - 534,00 - - 98,80 8,34 - Trong đó: 2.1 Đất lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm LUA/CLN - - - - - - - - - - - - - - - - - - 2.2 Đất lúa chuyển sang đất trồng rừng LUA/LNP - - - - - - - - - - - - - - - - - - 2.3 Đất lúa chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản LUA/NTS 13,32 - - - - - - - - - - - - - - 13,32 - - 2.4 Đất lúa chuyền sang đất làm muối LUA/LMU 2.5 Đất trồng cây hàng năm chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản HNK/NTS 1,13 - - - - - - - - - - - - - - 1,13 - - 2.6 Đất trồng cây hàng năm chuyển sang đất làm muối HNK/LMU - - - - - - - - - - - - - - - - - - 2.7 Đất rừng phòng hộ chuyển sang đất nông nghiệp không phải là đất rừng RPH/NKR(a) 2.8 Đất rừng đặc dụng chuyển sang đất nông nghiệp không phải là đất rừng RDD/NKR(a) 2.9 Đất rừng sản xuất chuyển sang đất nông nghiệp không phải là đất rừng RSX/NKR(a) 626,69 - - - - - - - - - - - 534,00 - - 84,35 8,34 - 3 Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở PKO/OCT 52,48 - 1,24 - 28,03 - 8,32 - 6,47 2,38 - - - 4,05 2,00 - - - BẢNG 03: DIỆN TÍCH ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG ĐƯA VÀO SỬ DỤNG CHO CÁC MỤC ĐÍCH PHÂN BỔ ĐẾN TỪNG ĐƠN VỊ CỦA THÀNH PHỐ CẨM PHẢ (Kèm theo Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 19/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh) ĐV tính: ha STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Tổng diện tích Phân theo đơn vị hành chính Cẩm Bình Cẩm Đông Cẩm Phú Cẩm Sơn Cẩm Tây Cẩm Thạch Cẩm Thành Cẩm Thịnh Cẩm Thủy Cẩm Trung Cửa Ông Mông Dương Quang Hanh Cẩm Hải Cộng Hòa Dương Huy Vịnh Bái Tử Long (1) (2) (3) (4) = (5) +…+ (21) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) (21) 342,12 11,02 18,41 5,86 106,62 74,19 0,31 12,74 6,19 85,15 8,84 1,97 10,82 1 Đất nông nghiệp NNP 8,49 7,00 1,49 1.1 Đất trồng lúa LUA Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 1.6 Đất rừng sản xuất RSX 7,00 7,00 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0,60 0,60 1.8 Đất làm muối LMU 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 0,89 0,89 2 Đất phi nông nghiệp PNN 333,63 11,02 11,41 5,86 106,62 74,19 0,31 12,74 6,19 85,15 8,84 0,48 10,82 2.1 Đất quốc phòng CQP 2.2 Đất an ninh CAN 0,08 0,08 2.3 Đất khu công nghiệp SKK 0,27 0,27 2.4 Đất khu chế xuất SKT 2.5 Đất cụm công nghiệp SKN 0,20 0,20 2.6 Đất thương mại dịch vụ TMD 50,68 1,04 4,61 4,61 3,57 8,17 28,68 2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 5,00 5,00 2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 21,01 1,24 2,00 2,00 0,31 4,26 0,58 10,62 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 131,60 3,40 2,66 3,50 33,65 59,04 0,29 27,64 0,94 0,48 2.10 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 2.11 Đất danh lam thắng cảnh DDL 2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 0,14 0,14 2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 2,00 2,00 2.14 Đất ở tại đô thị ODT 59,79 6,01 0,36 26,51 10,34 0,25 4,98 11,34 2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 2,57 0,88 1,63 0,06 2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG 2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON 2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 1,27 0,37 0,90 2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, đất làm gốm SKX 17,31 17,31 2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 2.22 Đất khu vui chơi giải trí công cộng DKV 31,99 0,57 30,07 1,10 0,07 0,18 2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 2.24 Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối SON 2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 9,72 1,94 7,78 2.26 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3 Đất chưa sử dụng CSD 4 Đất đô thị* KDT 320,49 11,02 18,41 5,86 106,62 74,19 0,31 12,74 6,19 85,15 0,11 BẢNG 04: PHÂN BỔ DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT TRONG KẾ HOẠCH NĂM 2021 (Kèm theo Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 19/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh) Đơn vị tính: ha STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Tổng diện tích (ha) Cẩm Bình Cẩm Đông Cẩm Phú Cẩm Sơn Cẩm Tây Cẩm Thạch Cẩm Thành Cẩm Thịnh Cẩm Thủy Cẩm Trung Cửa Ông Mông Dương Quang Hanh Cẩm Hải Cộng Hòa Dương Huy Vịnh Bái Tử Long (1) (2) (3) (4) = (5) +…+ (21) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) (21) Tổng DT tự nhiên 38.819,55 198,46 674,60 1.022,01 1.145,60 487,68 436,85 149,21 721,83 276,13 194,02 1.220,57 12.014,86 5.558,79 1.580,59 8.030,45 4.700,93 406,95 1 Đất nông nghiệp NNP 22.918,06 10,20 17,95 59,15 6,94 10,80 212,73 42,19 232,46 87,42 47,18 392,95 8.625,71 3.703,74 910,39 5.978,61 2.579,64 1.1 Đất trồng lúa LUA 494,59 37,07 3,29 368,28 85,96 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 205,73 36,83 107,05 61,85 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 174,68 0,22 0,76 12,92 4,98 0,37 0,26 0,04 3,16 0,26 2,58 5,95 3,22 0,33 83,67 55,95 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 842,76 9,99 3,60 22,80 1,75 10,24 41,02 20,54 39,11 1,26 23,26 31,52 224,68 62,49 11,85 189,78 148,87 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 4.802,42 5,07 80,92 47,54 2,77 1 350,93 2.199,02 14,14 1.027,19 74,85 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 1.6 Đất rừng sản xuất RSX 15.487,55 13,58 23,43 0,18 166,16 21,61 109,17 38,36 21,16 357,10 6.924,74 1.437,29 862,88 3.334,56 2 177,34 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 981,02 0,22 0,22 0,10 1,75 31,96 1,71 17,91 916,70 10,45 1.8 Đất làm muối LMU 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 135,03 50,38 58,43 26,23 2 Đất phi nông nghiệp PNN 15.217,63 176,04 625,80 950,65 1.045,64 476,86 215,74 106,26 385,30 188,35 137,20 812,91 3,320,01 1.810,85 624,15 1.836,05 2.098,88 406,95 2.1 Đất quốc phòng CQP 751,32 10,85 4,00 0,55 0,23 8,87 0,09 56,54 24,23 272,17 285,48 88,32 2.2 Đất an ninh CAN 5,67 2,25 0,53 0,08 0,16 0,08 0,03 0,02 0,08 0,10 0,54 0,05 0,14 0,21 1,39 2.3 Đất khu công nghiệp SKK 2.4 Đất khu chế xuất SKT 2.5 Đất cụm công nghiệp SKN 51,13 11,28 39,85 2.6 Đất thương mại dịch vụ TMD 444,48 5,61 16,62 36,56 18,15 0,56 20,97 3,44 52,81 12,73 1,17 55,73 13,14 190,68 0,28 6,63 9,40 2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 963,84 0,52 9,99 52,06 7,21 1,48 73,87 21,92 0,33 140,03 293,98 166,15 29,36 72,72 94,21 2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 6.290,85 457,05 613,72 683,73 429,71 15,76 18,24 36,36 2,42 4,50 303,25 1.914,74 248,76 1.562,62 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 2.594,18 70,04 37,83 88,89 97,41 18,91 38,25 36,25 140,35 54,89 52,70 74,31 747,39 392,09 181,91 382,49 180,45 2.10 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 10,62 0,30 1,35 8,97 2.11 Đất danh lam thắng cảnh DDL 439,87 7,56 5,42 0,87 19,07 406,95 2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 17,73 0,03 1,31 0,45 14,11 1,84 2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 143,23 20,30 61,49 61,43 2.14 Đất ở tại đô thị ODT 1.194,93 87,04 68,25 121,36 145,07 23,97 53,95 44,39 76,76 88,65 66,98 67,01 113,35 238,17 2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 9,57 4,22 0,99 0,14 0,32 0,23 0,10 0,60 0,19 0,06 1,43 0,26 0,15 0,21 0,25 0,26 2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 0,54 0,01 0,05 0,08 0,17 0,24 2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG 2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON 2,48 0,01 0,58 0,23 0,11 0,02 0,11 1,10 0,32 2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 63,39 0,01 0,03 5,72 2,17 2,34 0,78 2,42 17,87 17,48 4,62 1,96 8,01 2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, đất làm gốm SKX 179,05 6,67 6,43 91,38 74,58 2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 10,66 0,25 0,25 0,65 0,85 0,34 0,69 0,08 0,86 0,37 0,36 0,49 1,19 2,21 0,50 0,90 0,65 2.22 Đất khu vui chơi giải trí công cộng DKV 67,26 0,84 0,46 3,66 0,46 0,17 0,97 1,00 4,11 0,10 0,74 54,72 2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 6,66 0,21 0,03 0,01 0,75 0,03 0,21 0,11 2,07 0,61 1,35 0,80 0,49 2.24 Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối SON 1.673.21 4,95 4,89 14,28 6,50 0,24 8,18 2,02 14,22 3,73 2,66 98,82 184,72 94,63 93,48 1.076,73 63,18 2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 295,99 9,42 1,68 74,02 0,83 5,57 2,38 1,65 4,02 0,01 7,04 4,16 69,18 116,03 2.26 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,98 0,98 3 Đất chưa sử dụng CSD 683,85 12,22 30,86 12,21 93,02 0,02 8,38 0,75 104,08 0,37 9,64 14,71 69,14 44,19 46,05 215,80 22,41 4 Đất đô thị* KDT 24.507,58 198,46 674,60 1.022,01 1.145,60 487,68 436,85 149,21 721,83 276,13 194,02 1.220,57 12.014,86 5.558,79 406,95 BẢNG 05: KẾ HOẠCH THU HỒI ĐẤT NĂM 2021 CỦA THÀNH PHỐ CẨM PHẢ (Kèm theo Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 19/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh) Đơn vị tính: ha STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Tổng DT Phân theo đơn vị hành chính Cẩm Bình Cẩm Đông Cẩm Phú Cẩm Sơn Cẩm Tây Cẩm Thạch Cẩm Thành Cẩm Thịnh Cẩm Thủy Cẩm Trung Cửa Ông Mông Dương Quang Hanh Cẩm Hải Cộng Hòa Dương Huy Vịnh Bái Tử Long (1) (2) (3) (4) = (5) +…+ (21) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) (21) 1.627,18 15,47 18,34 32,73 26,83 12,92 2,26 0,70 0,46 4,32 2,56 57,85 514,33 365,77 235,58 158,70 178,36 1 Đất nông nghiệp NNP 1.497,13 2,84 17,67 20,10 20,63 9,53 2,10 0,10 0,10 2,40 2,40 42,96 498,41 329,96 227,49 152,06 168,38 1.1 Đất trồng lúa LUA 4,44 4,14 0,30 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 4,44 4,14 0,30 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 25,35 0,20 6,70 3,00 5,30 2,15 8,00 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 122,92 2,84 2,70 0,10 13,81 2,20 2,10 0,10 0,10 2,40 2,40 1,92 10,91 52,12 9,25 19,67 0,30 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 11,12 10,00 1,12 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 1.6 Đất rừng sản xuất RSX 1.213,74 14,77 20,00 7,33 41,04 484,50 181,29 205,00 92,03 167,78 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 119,56 0,12 81,25 11,09 27,10 1.8 Đất làm muối LMU 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 2 Đất phi nông nghiệp PNN 130,04 12,63 0,67 12,63 6,20 3,39 0,16 0,60 0,36 1,92 0,16 14,89 15,92 35,81 8,09 6,64 9,98 2.1 Đất quốc phòng CQP 2.2 Đất an ninh CAN 2.3 Đất khu công nghiệp SKK 2.4 Đất khu chế xuất SKT 2.5 Đất cụm công nghiệp SKN 2.6 Đất thương mại dịch vụ TMD 1,64 1,64 2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 59,56 12,41 12,41 3,34 0,32 0,11 5,65 0,30 15,39 3,50 2,27 3,86 2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 14,63 0,30 1,08 0,07 0,01 1,00 4,24 0,70 3,11 4,12 2.10 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 2.11 Đất danh lam thắng cảnh DDL 2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 0,10 0,10 2.14 Đất ở tại đô thị ODT 16,15 0,22 0,36 0,22 5,08 0,05 0,16 0,18 0,24 0,16 0,16 3,07 4,78 1,47 2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG 2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON 2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, đất làm gốm SKX 2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 0,15 0,01 0,04 0,10 2.22 Đất khu vui chơi giải trí công cộng DKV 2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 2.24 Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối SON 12,57 0,05 3.28 6,60 0,25 1,02 0,25 1,12 2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 25,25 1,89 18,00 0,36 5,00 2.26 Đất phi nông nghiệp khác PNK BẢNG 06: KẾ HOẠCH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2021 CỦA THÀNH PHỐ CẨM PHẢ (Kèm theo Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 19/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh) Đơn vị tính: ha STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Tổng diện tích Phân theo đơn vị hành chính Cẩm Bình Cẩm Đông Cẩm Phú Cẩm Sơn Cẩm Tây Cẩm Thạch Cẩm Thành Cẩm Thịnh Cẩm Thủy Cẩm Trung Cửa Ông Mông Dương Quang Hanh Cẩm Hải Cộng Hòa Dương Huy Vịnh Bái Tử Long (1) (2) (3) (4) = (5) +…+ (21) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) (21) 1 Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp NNP/PNN 1419,39 4,34 18,17 23,40 23,63 10,53 4,60 0,60 2,60 5,90 3,90 44,46 450,41 333,96 230,99 93,94 167,95 1.1 Đất trồng lúa LUA/PNN 3,80 3,50 0,30 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC/PNN 3,50 0,30 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK/PNN 26,75 0,30 0,30 6,70 0,50 0,50 3,00 5,30 3,15 6,50 0,50 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN/PNN 141,63 3,92 3,10 3,40 16,81 3,20 4,10 0,60 2,60 5,90 3,90 2,92 12,41 56,12 10,75 11,10 0,80 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH/PNN 10,00 10,00 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD/PNN 1.6 Đất rừng sản xuất RSX/PNN 1141,57 14,77 20,00 7,33 41,04 435,00 181,29 205,00 70,79 166,35 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS/PNN 95,63 0,12 0,12 81,25 12,09 2,05 1.8 Đất làm muối LMU/PNN 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH/PNN 2 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 111,05 49,50 60,12 1,43 Trong đó: 2.1 Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác LUA/HNK 2.2 Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng rừng LUA/LNP 2.1 Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang rừng sản xuất HNK/RSX 2.4 Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất trồng lúa LUA/LUA 2.5 Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản HNK/NTS 2.6 Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất trồng cây lâu năm HNK/CLN 2.7 Đất trồng lúa chuyển sang đất nông nghiệp khác LUA/NKH 2.8 Đất trồng lúa chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản LUA/NTS 0,64 0,64 2.9 Đất trồng cây hàng năm chuyển sang đất nông nghiệp khác HNK/NKH 2,50 2,50 2.10 Đất trồng cây lâu năm chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản CLN/NTS 0,27 0,27 2.11 Đất trồng cây lâu năm chuyển sang đất nông nghiệp khác CLN/NKH 9,30 9,30 2.12 Đất nuôi trồng thủy sản chuyển sang đất nông nghiệp khác NTS/NKH 25,05 25,05 2.13 Đất rừng phòng hộ chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng RPH/NKR(a) 1,12 1,12 2.14 Đất rừng sản xuất chuyển sang rừng phòng hộ RSX/RPH 2.15 Đất rừng sản xuất chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng RSX/NKR(a) 72,17 49,50 21,24 1,43 3 Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở PKO/OCT 20,87 0,65 0,31 8,50 1,12 0,34 1,64 8,31 BẢNG 07: DIỆN TÍCH ĐƯA ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG VÀO SỬ DỤNG NĂM 2021 CỦA THÀNH PHỐ CẨM PHẢ (Kèm theo Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 19/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh) Đơn vị tính: ha STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Tổng diện tích Phân theo đơn vị hành chính Cẩm Bình Cẩm Đông Cẩm Phú Cẩm Sơn Cẩm Tây Cẩm Thạch Cẩm Thành Cẩm Thịnh Cẩm Thủy Cẩm Trung Cửa Ông Mông Dương Quang Hanh Cẩm Hải Cộng Hòa Dương Huy Vịnh Bái Tử Long (1) (2) (3) (4) = (5) +…+ (21) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) (21) 362,56 2,92 1,25 3,56 21,48 0,25 6,80 12,84 280,53 3,07 11,46 18,40 1 Đất nông nghiệp NNP 13,01 10,98 2,03 1.1 Đất trồng lúa LUA Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 1.6 Đất rừng sản xuất RSX 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 10,54 10,54 1.8 Đất làm muối LMU 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 2,47 0,44 2,03 2 Đất phi nông nghiệp PNN 349,55 2,92 1,25 3,56 21,48 0,25 6,80 12,84 280,53 3,07 0,48 16,37 2.1 Đất quốc phòng CQP 7,94 0,50 7,44 2.2 Đất an ninh CAN 1,53 1,53 2.3 Đất khu công nghiệp SKK 2.4 Đất khu chế xuất SKT 2.5 Đất cụm công nghiệp SKN 2.6 Đất thương mại dịch vụ TMD 81,36 0,15 2,54 78,67 2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 27,64 2,00 2,00 4,26 12,00 7,38 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 72,57 0,04 1,56 0,25 67,17 3,07 0,48 2.10 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 2.11 Đất danh lam thắng cảnh DDL 2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 2.14 Đất ở tại đô thị ODT 109,81 1,39 19,33 0,84 88,25 2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0,71 0,71 2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG 2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON 2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, đất làm gốm SKX 2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 2.22 Đất khu vui chơi giải trí công cộng DKV 39,00 39,00 2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 2.24 Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối SON 2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 8,99 8,99 2.26 Đất phi nông nghiệp khác PNK
{ "issuing_agency": "Tỉnh Quảng Ninh", "promulgation_date": "19/03/2021", "sign_number": "837/QĐ-UBND", "signer": "Cao Tường Huy", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Ke-hoach-2374-KH-UBND-2022-Chuong-trinh-ket-hop-quan-dan-y-cham-soc-suc-khoe-nhan-dan-Ninh-Thuan-518993.aspx
Kế hoạch 2374/KH-UBND 2022 Chương trình kết hợp quân dân y chăm sóc sức khỏe nhân dân Ninh Thuận
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2374/KH-UBND Ninh Thuận, ngày 01 tháng 6 năm 2022 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH KẾT HỢP QUÂN DÂN Y CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN Thực hiện Quyết định số 545/QĐ-TTg ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình kết hợp quân dân y chăm sóc sức khỏe nhân dân đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình kết hợp quân dân y chăm sóc sức khỏe nhân dân đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh với các nội dung như sau: I. MỤC TIÊU 1. Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y; đặc biệt là địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực trọng điểm quốc phòng, an ninh. 2. Tăng cường năng lực của lực lượng quân y, dân y kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh. 3. Hoàn thiện tổ chức và năng lực của lực lượng dự bị động viên ngành y tế, lực lượng huy động ngành y tế. 4. Tăng cường phối hợp các cơ sở khám chữa bệnh quân dân y trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng y tế của tỉnh. II. CHỈ TIÊU 1. Kết hợp quân dân y tại tuyến y tế cơ sở a) Đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho các cơ sở y tế kết hợp quân dân y, trong đó có đầu tư cho Trung tâm Y tế Quân dân y tỉnh và Trung tâm Y tế các huyện ven biển đủ khả năng xử trí cấp cứu, điều trị tại chỗ, hạn chế các trường hợp phải chuyển lên tuyến trên. b) Tổ chức đào tạo, tập huấn, cập nhật kiến thức chuyên môn cho cán bộ, nhân viên các cơ sở y tế kết hợp quân dân y, khu vực ven biển. c) Tổ chức khám, chữa bệnh chính sách và kết hợp thực hiện công tác dân vận tại các khu vực an ninh khu, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lụt gây ra. 2. Hỗ trợ các đơn vị dự bị động viên ngành y tế, lực lượng huy động ngành y tế, bảo đảm y tế khu vực phòng thủ a) Hỗ trợ huấn luyện, diễn tập cho các đơn vị dự bị động viên ngành y tế theo chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao hằng năm; hỗ trợ trang bị, huấn luyện các tổ đội huy động ngành y tế của tỉnh sẵn sàng cho các tình huống khẩn cấp. b) Xây dựng, kiện toàn đội cơ động phòng, chống dịch quân dân y của tỉnh theo hướng dẫn của Trung ương. c) Xây dựng kế hoạch, các văn kiện bảo đảm y tế khu vực phòng thủ; rà soát, kiện toàn nhân lực các đơn vị y tế dự bị động viên theo chỉ tiêu giao hàng năm. d) Cử cán bộ y tế tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về y học quân sự và kiến thức chuyên môn y tế do Trung ương tổ chức. đ) Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về y học quân sự và kiến thức chuyên môn y tế cho đơn vị dự bị động viên ngành y tế, các lực lượng quân dân y. e) Tổ chức các lớp huấn luyện, diễn tập phối hợp quân dân y trong phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn và phòng, chống dịch bệnh. III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác kết hợp quân dân y a) Tổ chức kiện toàn Ban quân dân y tỉnh; xây dựng quy chế phối hợp trong công tác kết hợp quân dân y theo hướng dẫn của Trung ương. b) Triển khai thực hiện công tác kết hợp quân dân y trong khám bệnh, chữa bệnh; phòng chống thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; xây dựng các đơn vị y tế dự bị động viên; xây dựng văn kiện bảo đảm y tế khu vực phòng thủ... theo các văn bản hướng dẫn triển khai của Trung ương. 2. Củng cố, nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh tại tuyến y tế cơ sở a) Sửa chữa, nâng cấp, bổ sung trang thiết bị y tế cho Trung tâm Y tế Quân dân y tỉnh, trạm y tế quân dân y các xã, phòng khám quân dân y Biên phòng, bệnh xá quân dân y; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh các trạm y tế xã khu vực an toàn khu. b) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, quy chế phối hợp hoạt động kết hợp quân dân y trong phòng, chống dịch bệnh. c) Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế quân y, dân y tuyến y tế cơ sở đủ khả năng xử trí cấp cứu ban đầu và điều trị các bệnh thường gặp, quản lý các bệnh mãn tính tại tuyến y tế cơ sở. 3. Nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của lực lượng quân dân y trong khu vực phòng thủ (KVPT) a) Triển khai thực hiện Luật Lực lượng dự bị động viên; Quyết định số 86/QĐ-TTg ngày 02/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 129/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ. b) Triển khai xây dựng các tổ, đội huy động ngành y tế; rà soát điều chỉnh, kiện toàn các đơn vị y tế dự bị động viên bảo đảm y tế phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai thảm họa, dịch bệnh theo hướng dẫn của Trung ương. c) Xây dựng kế hoạch phòng thủ ngành y tế trên cơ sở phối hợp các lực lượng quân dân y tại các địa phương theo quy định. d) Tổ chức tập huấn, diễn tập các đơn vị dự bị động viên ngành y tế, lực lượng huy động ngành y tế trong KVPT. đ) Đẩy mạnh kết hợp quân dân y trong nghiên cứu khoa học về y học và y học quân sự. e) Phối hợp tổ chức kiểm tra các đơn vị y tế dự bị động viên theo chỉ tiêu Chính phủ giao theo quy định. 4. Tăng cường chất lượng kết hợp quân dân y và phối hợp hoạt động các lực lượng quân dân y trong phòng chống thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các tình huống cấp khác a) Xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong phòng chống thiên tai, thảm họa, dịch bệnh. b) Xây dựng kế hoạch, chương trình tập huấn, huấn luyện, diễn tập nâng cao trình độ, kỹ năng, kỹ thuật xử lý cấp cứu, vận chuyển, thu dung, điều trị; cơ chế tiếp nhận, phối hợp lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng quốc tế trong bảo đảm y tế đối với các tình huống khẩn cấp. c) Tổ chức đào tạo tại chỗ cho lực lượng quân dân y tại các cơ sở quân dân y; đào tạo, tập huấn về chuyên môn cho các y sỹ, điều dưỡng công tác ở vùng sâu, vùng xa về kiến thức y học gia đình, quản lý bệnh mãn tính tại cơ sở. d) Tăng cường nghiên cứu khoa học cấp cơ sở về y học quân sự, khám tuyển nghĩa vụ quân sự nhằm hoàn thiện hệ thống lý luận và thực tiễn công tác kết hợp quân dân y chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, bộ đội. 5. Về cơ chế chính sách trong hoạt động kết hợp quân dân y a) Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi nghề, chế độ trực tại các cơ sở khám chữa bệnh, chế độ trực phòng chống dịch cho lực lượng quân y, dân y theo quy định của Chính phủ. b) Thực hiện tốt chế độ luân phiên, luân chuyển cán bộ y tế tại các cơ sở kết hợp quân dân y theo quy định của Chính phủ; xây dựng chính sách hỗ trợ về vật chất cho cán bộ tăng cường đi đảo, đến công tác tại các xã biên giới; chính sách cho cán bộ tham gia huấn luyện, diễn tập… c) Triển khai công tác khám chữa bệnh chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. IV. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN Nguồn vốn thực hiện kế hoạch, bao gồm: 1. Nguồn vốn đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về đầu tư công. 2. Ngân sách Nhà nước được bố trí từ dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị và các địa phương theo phân cấp ngân sách; các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án liên quan khác để thực hiện Chương trình theo phân cấp của pháp luật về ngân sách Nhà nước. 3. Các nguồn vốn hợp pháp khác. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Y tế a) Chủ trì hướng dẫn triển khai nội dung Kế hoạch này; kiểm tra, giám sát các hoạt động và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế theo quy định; tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình theo hướng dẫn của Trung ương. b) Chỉ đạo các đơn vị y tế có trách nhiệm phối hợp với lực lượng quân y trên địa bàn để tổ chức thực hiện kết hợp quân dân y trong củng cố y tế cơ sở, khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, phòng chống thiên tai, thảm họa và các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Trưởng Ban quân dân y tỉnh. c) Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế và các bộ, ngành Trung ương, Sở Y tế chủ trì, phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan lập dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện Chương trình đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và đúng theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước. 2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh a) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn các địa phương triển khai xây dựng lực lượng dự bị động viên ngành y tế, lực lượng huy động ngành y tế và bảo đảm y tế khu vực phòng thủ; huấn luyện về y học quân sự và bảo đảm y tế trong các tình huống khẩn cấp. b) Hàng năm xây dựng kế hoạch hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và bố trí kinh phí cho hoạt động kết hợp quân dân y của các đơn vị thuộc quyền. c) Chỉ đạo các đơn vị quân đội có trách nhiệm phối hợp với ngành y tế địa phương để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của chương trình, theo chỉ đạo của Trưởng Ban quân dân y tỉnh. d) Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn triển khai, giám sát thực hiện theo kế hoạch đối với các đơn vị quân đội tham gia. 3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp Sở Y tế, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư công để thực hiện kế hoạch theo quy định của pháp luật; lồng ghép các nội dung kết hợp quân dân y trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. 4. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí kinh phí phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương để triển khai thực hiện kế hoạch, đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra. 5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Lữ đoàn Đặc công 5, Trung đoàn 937: Có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế triển khai các nội dung có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao phù hợp với điều kiện tình hình và nhiệm vụ đặc thù của đơn vị. 6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố a) Chỉ đạo xây dựng Kế hoạch 5 năm và hàng năm để triển khai thực hiện công tác kết hợp quân dân y trên địa bàn; bố trí kinh phí các chương trình y tế, kinh phí quốc phòng an ninh của địa phương để triển khai công tác kết hợp quân dân y trong phạm vi địa phương. b) Tổ chức rà soát, kiện toàn các cơ sở y tế quân dân y trên địa bàn; xây dựng các kế hoạch, phương án kết hợp quân dân y trong khu vực phòng thủ. Căn cứ nội dung Kế hoạch, yêu cầu các đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện; Định kỳ 6 tháng (trước ngày 10 tháng 6), hàng năm (trước ngày 10 tháng 12) và đột xuất (khi có yêu cầu), báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế để theo dõi, tổng hợp, báo cáo chung. Quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị báo cáo bằng văn bản về Sở Y tế tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh phù hợp./. Nơi nhận: - TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh (b/c); - CT, các PCT UBND tỉnh; - UBMTTQVN tỉnh; - Như phần V; - UBND các huyện, thành phố; - VPUB: LĐ, BTDNC; - Lưu: VT, VXNV. NNN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Long Biên
{ "issuing_agency": "Tỉnh Ninh Thuận", "promulgation_date": "01/06/2022", "sign_number": "2374/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Long Biên", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-3172-QD-BKHCN-2020-cong-bo-Tieu-chuan-ve-Xay-dung-nha-467565.aspx
Quyết định 3172/QĐ-BKHCN 2020 công bố Tiêu chuẩn về Xây dựng nhà
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 3172/QĐ-BKHCN Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2020 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006; Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố 05 Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) sau đây: 1. TCVN 13101:2020 ISO 6946:2017 Bộ phận và cấu kiện tòa nhà - Nhiệt trở và truyền nhiệt - Phương pháp tính toán 2. TCVN 13102:2020 ISO 10211:2017 Cầu nhiệt trong công trình xây dựng - Dòng nhiệt và nhiệt độ bề mặt - Tính toán chi tiết 3. TCVN 13103:2020 ISO 10456:2007 Vật liệu và sản phẩm xây dựng - Tính chất nhiệt ẩm - Giá trị thiết kế dạng bảng và quy trình xác định giá trị nhiệt công bố và thiết kế 4. TCVN 13104:2020 ISO 12631:2017 Đặc trưng nhiệt của hệ vách kính - Tính toán truyền nhiệt 5. TCVN 13105:2020 ISO 13789:2017 Đặc trưng nhiệt của tòa nhà - Hệ số truyền dẫn nhiệt và truyền nhiệt thông gió - Phương pháp tính Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Lưu: VT, PC, TĐC. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Xuân Định
{ "issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ", "promulgation_date": "17/11/2020", "sign_number": "3172/QĐ-BKHCN", "signer": "Lê Xuân Định", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Ke-hoach-1450-KH-BYT-2017-Quy-tac-ung-xu-doi-moi-phong-cach-thai-do-phuc-vu-cua-can-bo-y-te-374403.aspx
Kế hoạch 1450/KH-BYT 2017 Quy tắc ứng xử đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế
BỘ Y TẾ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1450/KH-BYT Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017 KẾ HOẠCH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH THỰC HIỆN DÂN CHỦ CƠ SỞ, QUY TẮC ỨNG XỬ, ĐỔI MỚI PHONG CÁCH, THÁI ĐỘ PHỤC VỤ CỦA CÁN BỘ Y TẾ, XÂY DỰNG CƠ SỞ Y TẾ “XANH - SẠCH - ĐẸP”, CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN HƯỚNG TỚI SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH, NGƯỜI DÂN NĂM 2018 Triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 03-KH/TW ngày 25/7/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Hướng dẫn số 52-HD/BTGTW ngày 20/11/2017 của Ban Tuyên giáo Trung ương học tập chuyên đề năm 2018 “Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 07/TT-BYT ngày 25/02/2014 của Bộ Y tế quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động tại các cơ sở y tế; Quyết định số 2151/QĐ-BYT ngày 04/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh, Quyết định số 3638/QĐ-BYT ngày 15/7/2016 phê duyệt Kế hoạch triển khai cơ sở y tế “Xanh - Sạch - Đẹp” và Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 ban hành “Bộ Tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam”; Bộ Y tế xây dựng Kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện dân chủ cơ sở, Quy tắc ứng xử, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, xây dựng cơ sở y tế “Xanh - Sạch - Đẹp”, chất lượng bệnh viện hướng tới sự hài lòng của người bệnh, người dân năm 2018 với các nội dung như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích 1.1. Tiếp tục gắn nội dung học tập và làm theo Bác với việc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiệu “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII; xây dựng, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị y tế. 1.2. Xây dựng và thực hiện phong cách làm việc của đảng viên, công chức, viên chức, phong cách lãnh đạo của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt các đơn vị trong ngành Y tế theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 1.3. Cụ thể hóa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong ngành Y tế bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, đó là thực hiện tốt dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, Quy tắc ứng xử, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, xây dựng cơ sở y tế “Xanh - Sạch - Đẹp”, chất lượng bệnh viện hướng tới sự hài lòng của người bệnh, người dân. Khắc phục những nội dung bất cập, tồn tại trong năm 2017, tiếp tục triển khai đầy đủ các nội dung “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, nâng cao nhận thức về phong cách, thái độ phục vụ người bệnh, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ y tế gắn với triển khai xây dựng cơ sở y tế “Xanh - Sạch - Đẹp”, chất lượng bệnh viện, tiếp tục tạo điều kiện tốt, thuận lợi để giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế; xây dựng hình ảnh đẹp của người cán bộ y tế Việt Nam. 2. Yêu cầu 2.1. Tạo sự thống nhất cao về nhận thức trong toàn Ngành về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đề cao ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện của mỗi đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Y tế, nhất là vai trò gương mẫu của lãnh đạo chủ chốt các cấp, của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; kiểm tra thường xuyên, đôn đốc thực hiện nghiêm các quy định của tổ chức Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị và sự giám sát của nhân dân. 2.2. Lãnh đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các Bộ, ngành, Lãnh đạo các cơ sở y tế trong toàn quốc báo cáo cấp ủy địa phương, đơn vị triển khai Kế hoạch này, thực hiện đầy đủ nội dung đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, xây dựng cơ sở y tế “Xanh - Sạch - Đẹp”, chất lượng bệnh viện hướng tới sự hài lòng của người bệnh, người dân. 2.3. Việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phải được duy trì thành nền nếp, thường xuyên, liên tục; cách thức tổ chức triển khai phải phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH 1. Công tác tổ chức Các đơn vị trong toàn ngành báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp tại địa phương, đơn vị để kiện toàn Ban Chỉ đạo, ban hành quy chế hoạt động; phân công nhiệm vụ các thành viên, xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch công tác trên cơ sở rà soát những nội dung còn tồn tại cần khắc phục, ưu tiên nhiệm vụ cần phải thực hiện trong năm 2018, phù hợp đặc thù đơn vị. 2. Công tác học tập, quán triệt và liên hệ 2.1. Chuyên đề năm 2018 là “Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. 2.2. Các cơ quan, đơn vị trong ngành Y tế tổ chức quán triệt, nghiên cứu những nội dung của chuyên đề cho đảng viên, công chức, viên chức người lao động: Phong cách làm việc dân chủ, quần chúng, khoa học, nêu gương; phong cách lãnh đạo dân chủ nhưng quyết đoán, sâu sát, khéo dùng người, trọng dụng người tài, cách mạng, khoa học, năng động, sáng tạo. Lựa chọn những vấn đề hạn chế còn tồn tại có liên quan tới phong cách, tác phong công tác của đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, của công chức, viên chức và tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của viên chức, người lao động trong toàn Ngành. 2.3. Sau học tập, quán triệt, từng công chức, viên chức, người lao động thảo luận những nội dung đã học tập, sẽ thực hiện; xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phương hướng phấn đấu làm theo, giải pháp khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của mình trong phong cách làm việc và trong phong cách lãnh đạo (đối với đảng viên giữ cương vị lãnh đạo, quản lý nhất là với người đứng đầu cơ quan, đơn vị), chọn một số nội dung cụ thể, đăng ký thực hiện, cuối năm báo cáo kết quả thực hiện với chi bộ, với cơ quan, đơn vị. 3. Thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan, đơn vị, Quy tắc ứng xử, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, xây dựng cơ sở y tế “Xanh - Sạch - Đẹp”, chất lượng bệnh viện hướng tới sự hài lòng của người bệnh, người dân 3.1. Thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan đơn vị - Tiếp tục quán triệt, triển khai Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở”, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp. - Phấn đấu 100% đơn vị trong toàn ngành xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế, quy định về thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan, đơn vị sau khi có sự đóng góp, thảo luận công khai của toàn thể công chức, viên chức, người lao động với những nội dung được quy định tại Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức hội nghị cán bộ công chức, viên chức theo quy định tại Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13/01/2016 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP . - Thủ trưởng các cơ sở y tế triển khai các nội dung công khai, dân chủ, minh bạch trên cơ sở quy định của pháp luật; xây dựng các quy chế điều chỉnh nội bộ, đảm bảo thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị như: Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế thi đua, khen thưởng, Quy chế xử lý vi phạm, Quy chế nâng lương trước thời hạn, Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; nội quy, quy định của đơn vị... - Tổ chức tiếp công dân theo quy định của Luật tiếp công dân, giải quyết kịp thời đơn thư tố cáo, khiếu nại của công chức, viên chức, người lao động và của người bệnh, người dân không để tình trạng kiến nghị, khiếu nại kéo dài - Các cơ sở y tế tiếp tục liên hệ Ban Dân vận các cấp tổ chức ký kết, triển khai, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Ban Dân vận Trung ương và Bộ Y tế. 3 2. Về đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh. - Triển khai đầy đủ các nội dung Quyết định số 2151/QĐ-BYT ngày 04/6/2015 của Bộ Y tế: Tiếp tục tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho cán bộ y tế; đẩy mạnh nhiệm vụ công tác xã hội trong bệnh viện; thực hiện nghiêm túc quy định trang phục của cán bộ y tế; duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng của “đường dây nóng” theo Chỉ thị số 09/CT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế và hòm thư góp ý theo quy định tại Thông tư số 25/2015/TT-BYT ngày 01/10/2015 của Bộ Y tế; tăng cường xây dựng phong cách, thái độ phục vụ văn minh, thân thiện, không có tiêu cực. - Thực hiện tốt khẩu hiệu “Người bệnh đến đón tiếp niềm nở, người bệnh ở chăm sóc tận tình, người bệnh về dặn dò chu đáo”; tổ chức các hội thi về kỹ năng giao tiếp ứng xử từ cấp bệnh viện với thành phần tham gia là các đối tượng thường xuyên tiếp xúc người bệnh. - Nghiêm túc triển khai thực hiện Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn quy trình khám bệnh tại khoa Khám bệnh của Bệnh viện - Phát động phong trào thi đua “Rèn luyện Y đức, tinh luyện y thuật”; xây dựng hình ảnh người cán bộ y tế Việt Nam có thái độ phục vụ văn minh, thân thiện, không có tiêu cực. - Các bệnh viện tiếp tục đưa ra những biện pháp cụ thể, khắc phục những hành vi ứng xử không tốt của từng cán bộ y tế trong khoa, phòng với người bệnh. - Triển khai các biện pháp kiểm tra, giám sát hàng năm gắn với chất lượng hoạt động của các bệnh viện và chất lượng hoạt động công đoàn các cấp tại đơn vị. - Từng đơn vị ban hành quy chế, chế tài xử lý vi phạm cụ thể, đưa vào quy chế hoạt động của cơ quan, đơn vị cho phù hợp. - Các đơn vị không có chức năng khám, chữa bệnh căn cứ nhiệm vụ trong kế hoạch, triển khai các nội dung cho phù hợp với tình hình đơn vị. - Toàn ngành tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp khác, như: Công tác cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin, sửa đổi lề lối, tác phong làm việc; rà soát, thay đổi quy cách, quy trình giải quyết công việc, tạo thuận lợi, giảm phiền hà cho nhân dân; thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; cải tiến tác phong, lề lối làm việc hiệu quả... Đặc biệt, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tập trung cải cách quy trình xét nghiệm, thăm dò chức năng, thủ tục vào viện, chuyển viện, ra viện, phát lĩnh thuốc, thanh toán viện phí, bảo hiểm y tế; ứng dụng phát số khám tự động, bảng số điện tử, các bảng chỉ dẫn, hướng dẫn phải to, rõ ràng, khoa học; lắp đặt hệ thống Camera tự động để kiểm tra, giám sát các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh …, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, phục vụ người bệnh, người dân. 3.3. Xây dựng cơ sở y tế “Xanh - Sạch - Đẹp” Triển khai thực hiện nghiêm túc Quyết định số 3638/QĐ-BYT ngày 15/7/2016 phê duyệt Kế hoạch triển khai cơ sở y tế “Xanh - Sạch - Đẹp”, tập trung vào các nội dung sau: - Kiện toàn, bổ sung nhiệm vụ của Ban chỉ đạo về quản lý chất thải, xây dựng cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp tại các cơ sở y tế; gắn việc thực hiện quản lý chất thải, vệ sinh môi trường, xây dựng cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp với trách nhiệm của người đứng đầu. - Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 06/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về tăng cường quản lý chất thải y tế trong các bệnh viện. - Tất cả các cơ sở y tế phải xây dựng Kế hoạch thực hiện Quyết định số 3638/QĐ-BYT cụ thể phù hợp với điều kiện của từng đơn vị để đạt các tiêu chí cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp, trong đó có đề ra mốc phấn đấu đạt các tiêu chí xanh-sạch-đẹp, làm cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện và đưa ra giải pháp khắc phục. - Cơ sở y tế phải lập và thực hiện đúng các nội dung được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Đề án bảo vệ môi trường/ Kế hoạch bảo vệ môi trường của đơn vị. - Các cơ sở y tế tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn, truyền thông nâng cao nhận thức, năng lực về quản lý chất thải, xây dựng cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp cho nhân viên y tế và người sử dụng dịch vụ y tế; Phát động các phong trào, tổ chức các cuộc thi về quản lý chất thải, xây dựng cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp; xây dựng quy chế thi đua khen thưởng, kỷ luật gắn với việc thực hiện quản lý chất thải, xây dựng cơ sở y tế xanh-sạch-đẹp. - Huy động các nguồn lực xã hội hóa cho công tác quản lý chất thải, vệ sinh môi trường để tăng tính chuyên nghiệp và hiệu quả. - Kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong quản lý chất thải, bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế. 4. Công tác thông tin, truyền thông: 4.1. Nội dung thông tin, truyền thông: - Nội dung Hướng dẫn số 52-HD/BTGTW ngày 20/11/2017 của Ban Tuyên giáo Trung ương học tập chuyên đề năm 2018 “Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh’’; các tấm gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong ngành Y tế; nội dung Công văn số 3652-CV/BTGTW ngày 20/11/2017 của Ban Tuyên giáo Trung ương gợi ý một số nội dung thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với Nghị quyết số 04-NQ/TW. - Các nội dung quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở, Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế; nội dung của Quyết định số 2151/QĐ-BYT ngày 04/6/2015 phê duyệt Kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”; Quyết định số 3638/QĐ-BYT ngày 15/7/2016 phê duyệt Kế hoạch triển khai cơ sở y tế “Xanh - Sạch - Đẹp” - Các Nghị quyết, văn bản của Đảng, của Nhà nước liên quan đến các lĩnh vực trong ngành Y tế như Nghị quyết số 20-NQ/TW, Nghị quyết số 21-NQ/TW tại Hội nghị Trung ương VI khóa XII; Chương Trình hành động của Chính phủ, của Ngành thực hiện Nghị quyết Trung ương. - Tập trung nghiên cứu, tuyên truyền về Kế hoạch công tác Y tế năm 2018 với mục tiêu chung toàn ngành là “Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh, dịch bệnh, góp phần tăng tuổi thọ, nâng cao các chỉ số sức khỏe cơ bản của người dân. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế, tạo nền tảng vững chắc để phát triển hệ thống y tế công bằng, hiệu quả, chất lượng và bền vững, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa” cùng với các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2018 đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. 4.2. Hình thức tuyên truyền: - Thông tin, truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng: báo, tạp chí, đài truyền thanh, truyền hình, website, bản tin nội bộ, đường dây nóng... - Phổ biến lồng ghép trong các buổi hội, họp như: Hội nghị, hội thảo, hội nghị công chức, viên chức, sinh hoạt khoa, phòng, ban. - Niêm yết công khai những nội dung quy định về thực hiện dân chủ cơ sở, Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế; tiêu chí cơ sở y tế “Xanh - Sạch - Đẹp”; nội dung liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của người bệnh, người dân tại những nơi dễ nhìn thấy, nơi nhiều người qua lại, phù hợp với từng loại hình đơn vị sự nghiệp y tế. - Tổ chức tọa đàm nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, ngày truyền thống của ngành gắn với chủ đề học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. - Vận động, hướng dẫn mỗi công chức, viên chức, người lao động trong Ngành là một hạt nhân truyền thông về chủ trương, chính sách, định hướng phát triển của Ngành Y tế, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, nỗi vất vả của cán bộ y tế với người thân, người dân trong gia đình và cộng đồng xã hội. 5. Xây dựng tiêu chuẩn chức danh theo vị trí việc làm và chuẩn mực đạo đức của đảng viên, công chức, viên chức y tế theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - Căn cứ Kế hoạch số 995-KH/BCSĐ ngày 14/10/2016 của Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong toàn ngành Y tế giai đoạn 2016 - 2021, tiếp tục thực hiện chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chung trong toàn ngành. - Trên cơ sở nội dung chuẩn mực đạo đức chung của ngành Y tế học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gồm: 3 xây (Xây dựng tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân; Xây dựng tinh thần tự giác học tập; Xây dựng mối đoàn kết nội bộ) và 3 chống (Chống quan liêu, hách dịch; Chống tham ô, lãng phí; Chống bè phái, cục bộ) từng lĩnh vực chuyên môn sẽ cụ thể hóa chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho phù hợp. Xây dựng cơ chế quản lý, giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn đạo đức, lối sống, phương hướng phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân trong đơn vị. - Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong ngành. 6. Phát động các phong trào thi đua 6.1. Hưởng ứng phong trào thi đua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Bộ Y tế phát động nhân dịp Kỷ niệm 63 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2-2018, kết hợp với các hoạt động thi đua khác trong toàn ngành, trong đơn vị. Kiểm tra, đánh giá phong trào thi đua yêu nước, thực hiện kế hoạch công tác y tế hàng năm với việc kiểm tra triển khai thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị và Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức vào dịp cuối năm. 6.2. Xây dựng tiêu chí đánh giá và xét danh hiệu thi đua, khen thưởng phải có tiêu chí về kết quả triển khai việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện dân chủ cơ sở tại cơ quan, đơn vị và Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế. 6.3. Tiếp tục phát động phong trào sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật để ca ngợi những điển hình tiên tiến trong thực hiện tốt dân chủ cơ sở, Quy tắc ứng xử ngành Y tế, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phê phán những hành vi, thái độ không phù hợp với quy định trong Quy chế dân chủ cơ sở, Quy tắc ứng xử ngành Y tế. Giao Báo sức Khỏe và Đời sống làm đầu mối tiếp tục tổ chức cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng”. 6.4. Ban Thanh tra nhân dân, công đoàn, đoàn thanh niên, các tổ chức quần chúng trong các đơn vị là lực lượng nòng cốt, xung kích trong việc thực hiện cũng như việc kiểm tra, giám sát thực hiện dân chủ cơ sở, Quy tắc ứng xử ngành Y tế. 7. Công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện 7.1. Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 1333/KH-BYT ngày 11/12/2017 về đo lường, đánh giá sự hài lòng của người bệnh về phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, cơ sở y tế “Xanh-Sạch-Đẹp”, chất lượng bệnh viện. - Trong tháng 1/2018, Bộ Y tế thành lập các đoàn phúc tra kết quả tự chấm điểm của các bệnh viện; thẩm định kết quả tự chấm, kết quả phúc tra; công bố kết quả vào dịp kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt nam 27-2-2018. 7.2. Tiếp tục kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất các địa phương, đơn vị về nội dung đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, xây dựng cơ sở y tế “Xanh - Sạch - Đẹp”, chất lượng bệnh viện hướng tới sự hài lòng của người bệnh theo bộ Tiêu chí chấm điểm mới. 7.3. Triển khai kế hoạch tự kiểm tra tại địa phương, đơn vị; kiểm tra, giám sát thường xuyên việc tổ chức thực hiện dân chủ cơ sở, Quy tắc ứng xử, đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế và xây dựng cơ sở y tế “Xanh - Sạch - Đẹp”, chất lượng bệnh viện (đối với khối khám, chữa bệnh) hướng tới sự hài lòng của người bệnh. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế là cơ quan thường trực, làm đầu mối phối hợp chặt chẽ với Cấp ủy các cấp tại địa phương, đơn vị và các đơn vị liên quan, có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và tổng hợp kết quả việc triển khai thực hiện kế hoạch, báo cáo Ban Cán sự Đảng và Ban Chỉ đạo Bộ Y tế. 2. Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng làm đầu mối, chỉ đạo các địa phương, đơn vị, Báo Sức khỏe và Đời sống, các cơ quan truyền thông, báo chí trong toàn ngành triển khai tốt công tác tuyên truyền thực hiện dân chủ cơ sở, Quy tắc ứng xử ngành Y tế, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong ngành Y tế; đổi mới phong cách thái độ phục vụ cán bộ y tế, xây dựng cơ sở y tế “Xanh - Sạch - Đẹp”, chất lượng bệnh viện hướng tới sự hài lòng của người bệnh, người dân. 3. Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm triển khai tại đơn vị và thường xuyên đôn đốc, giám sát việc tổ chức thực hiện kế hoạch tại các địa phương, đơn vị theo từng lĩnh vực công tác thuộc thẩm quyền quản lý. 4. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các bộ, ngành có trách nhiệm báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp, phối hợp với Cấp ủy địa phương, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch theo đúng mục tiêu của Ban Chỉ đạo ngành Y tế. 5. Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế báo cáo Cấp ủy cấp trên trực tiếp, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung trong kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ từng lĩnh vực chuyên môn của đơn vị. 6. Bộ Y tế phối hợp với Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức, hướng dẫn công đoàn các đơn vị cùng với chính quyền triển khai thực hiện nghiêm túc dân chủ cơ sở, Quy tắc ứng xử ngành Y tế, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, xây dựng cơ sở y tế “Xanh - Sạch - Đẹp”, chất lượng bệnh viện hướng tới sự hài lòng của người bệnh theo các nội dung trong Kế hoạch năm 2018. 7. Công tác thông tin, báo cáo: Ban Chỉ đạo các cấp tổ chức sơ kết 6 tháng, tổng kết một năm, đánh giá kết quả đạt được; xây dựng nội dung chương trình kế hoạch năm 2018 và gửi báo cáo về Bộ Y tế (qua Vụ Tổ chức cán bộ) vào trước ngày 25 tháng 11 năm 2018. 8. Kinh phí: - Sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác (nếu có); giao Vụ Tổ chức cán bộ làm đầu mối phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan để thực hiện. - Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế dự toán kinh phí triển khai thực hiện kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện dân chủ cơ sở, Quy tắc ứng xử ngành Y tế, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, xây dựng cơ sở y tế “Xanh - Sạch - Đẹp”, chất lượng bệnh viện, hướng tới sự hài lòng của người bệnh, báo cáo Bộ Y tế (qua Vụ Kế hoạch-Tài chính) để tổng hợp trình Lãnh đạo Bộ Y tế xem xét, phê duyệt. - Các cơ quan, đơn vị trong ngành Y tế căn cứ Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết theo đặc điểm tình hình và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, báo cáo cấp có thẩm quyền, dự toán kinh phí để tổ chức thực hiện./. Nơi nhận: - BCĐTW phòng, chống tham nhũng (để báo cáo); - Ban Tuyên giáo TW (để b/c); - VP Chính phủ (để b/c); - Bộ Nội vụ (để biết); - Ban Cán sự Đảng BYT; - Đảng ủy Khối các CQTW; - Đảng bộ-Bộ Y tế; - Công đoàn Y tế VN (để phối hợp); - Các Vụ, Cục, Tổng cục, VP Bộ, Th.tra Bộ; - Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Các đơn vị trực thuộc Bộ; - Các Cty, DN trực thuộc Bộ Y tế; - Y tế bộ, ngành; - Cổng thông tin ĐT BYT; - Lưu: VT, TCCB. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Thị Kim Tiến
{ "issuing_agency": "Bộ Y tế", "promulgation_date": "29/12/2017", "sign_number": "1450/KH-BYT", "signer": "Nguyễn Thị Kim Tiến", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Nghi-quyet-14-NQ-HDND-2022-giai-phap-thuc-hien-Chuong-trinh-xay-dung-nong-thon-moi-Dong-Thap-526451.aspx
Nghị quyết 14/NQ-HĐND 2022 giải pháp thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới Đồng Tháp
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 14/NQ-HĐND Đồng Tháp, ngày 15 tháng 7 năm 2022 NGHỊ QUYẾT VỀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP KHÓA X - KỲ HỌP THỨ TƯ Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Căn cứ Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Căn cứ Nghị định 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ về Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; Căn cứ Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; Căn cứ Nghị quyết số 372/2020/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp 05 năm (2021 - 2025); Theo Tờ trình số 57/TTr-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về việc trình dự thảo Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân Tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Thông qua nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025, với những nội dung chủ yếu như sau: 1. Mục tiêu thực hiện Chương trình a) Mục tiêu tổng quát Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao vai trò tự quản của cộng đồng dân cư trên tinh thần tự lực, chăm chỉ và hợp tác; tiếp tục gắn kết chặt chẽ Chương trình gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và giảm nghèo bền vững, tạo nền tảng vững chắc để thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2021 - 2025. b) Mục tiêu cụ thể - Về số xã đạt chuẩn nông thôn mới: phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 90% xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó, có ít nhất 30% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 10% xã nông thôn mới nâng cao đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. - Về số đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới: phấn đấu đến năm 2025 có thêm 05 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, lũy kế toàn tỉnh có 10 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. - Số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: phấn đấu đến năm 2025 có 01 huyện được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao. 2. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu a) Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình Các cấp chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, giảm nghèo bền vững; xem đây là nhiệm vụ chính trị, xuyên suốt trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 của các ngành, các cấp và hội đoàn thể. Hàng quý, phải có kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành về thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của cấp mình, có định ra phương hướng thực hiện và những giải pháp cụ thể. b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cả hệ thống chính trị và toàn dân - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong phong trào thi đua “Đồng Tháp chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giảm nghèo bền vững, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. - Phát huy tốt hơn vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các cơ quan truyền thông trong công tác tuyên truyền, vận động, hướng đến mục tiêu nâng cao ý thức tự lực, hợp tác, chăm chỉ, tiết kiệm để thoát nghèo, vươn lên khá giàu của người dân trong sản xuất và đời sống. - Tăng cường vận động, phát huy vai trò làm chủ của người dân trong xây dựng nông thôn mới theo phương châm: dân biết, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng và tự quản, tự phòng ngừa, tự bảo vệ, tự hòa giải tại cơ sở; nâng cao hiệu quả việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới. c) Thực hiện hiệu quả, đồng bộ các nội dung thành phần của Chương trình - Nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch gắn với quá trình đô thị hóa. - Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị. - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn... góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững. - Nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới đến năm 2025 trong xây dựng nông thôn mới. - Tiếp tục nâng cao chất lượng, phát triển giáo dục ở nông thôn và tăng cường chất lượng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở đảm bảo chăm sóc sức khỏe toàn dân; đẩy mạnh hệ thống theo dõi và khám chữa bệnh trực tuyến; đảm bảo hiệu quả phòng chống bệnh lây nhiễm, truyền nhiễm; cải thiện sức khỏe, dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em; nâng cao tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế. - Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững. - Nâng cao chất lượng môi trường; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống, bản sắc của vùng quê nông thôn. - Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, xây dựng nông thôn mới thông minh; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân; tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới. - Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới. - Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn. d) Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình Tăng cường huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển, hỗ trợ sau đầu tư và được ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật; các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư. Tiếp tục ưu tiên bố trí ngân sách địa phương các cấp và huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện Chương trình; vốn đối ứng, tham gia của người dân và phân cấp, trao quyền cho cơ sở trong quản lý vốn thuộc Chương trình. đ) Tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của các cơ quan chức năng nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động xây dựng nông thôn mới tại địa phương, kịp thời điều chỉnh hoặc kiến nghị điều chỉnh những bất hợp lý về chính sách và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Kịp thời khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. 3. Kinh phí thực hiện Chương trình Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 7.525,528 tỷ đồng (chưa bao gồm vốn tín dụng), trong đó: - Ngân sách Trung ương: 552,615 tỷ đồng (gồm: vốn đầu tư phát triển 443,620 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 108,995 tỷ đồng). - Ngân sách địa phương: 1.222,15 tỷ đồng. - Nguồn vốn lồng ghép: 5.125,763 tỷ đồng. - Dự kiến vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: 625 tỷ đồng (bao gồm hiện vật, hiến đất, ngày công lao động, tiền mặt,...). Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân Tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này; xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định; định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện báo cáo Hội đồng nhân dân Tỉnh. - Trong quá trình thực hiện nếu có các phát sinh không phù hợp, Ủy ban nhân dân Tỉnh trình Hội đồng nhân dân Tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp Khóa X, Kỳ họp thứ tư thông qua ngày 15 tháng 7 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày thông qua./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Ủy ban Thường vụ Quốc hội; - Chính phủ; - Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - TT/TU, UBND, UBMTTQVN Tỉnh; - Đoàn Đại biểu Quốc hội Tỉnh; - Đại biểu HĐND Tỉnh; - Các sở, ban, ngành, đoàn thể Tỉnh; - TT/HĐND, UBND các huyện, thành phố; - Công báo Đồng Tháp; - Lưu: VT.KT-NS. CHỦ TỊCH Phan Văn Thắng
{ "issuing_agency": "Tỉnh Đồng Tháp", "promulgation_date": "15/07/2022", "sign_number": "14/NQ-HĐND", "signer": "Phan Văn Thắng", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-3203-QD-UBND-dinh-muc-xe-chuyen-dung-co-quan-don-vi-Khanh-Hoa-295977.aspx
Quyết định 3203/QĐ-UBND định mức xe chuyên dùng cơ quan đơn vị Khánh Hòa
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 3203/QĐ-UBND Khánh Hòa, ngày 26 tháng 11 năm 2014 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỊNH MỨC XE CHUYÊN DÙNG CHO CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THUỘC TỈNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước; Căn cứ Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước; Căn cứ Thông tư số 103/2007/TT-BTC ngày 29/8/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước; Căn cứ Thông tư số 06/2011/TT-BTC ngày 14/01/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 103/2007/TT-BTC ngày 29/8/2007 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước; Căn cứ ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tại công văn số 216/HĐND ngày 10/11/2014 về việc xây dựng định mức xe chuyên dùng; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 5281/TTr-STC ngày 19 tháng 11 năm 2014, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành định mức trang bị xe chuyên dùng cho các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh áp dụng từ năm 2014, cụ thể như sau: 1. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh: a. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp công lập. b. Xe ô tô chuyên dùng được hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, có nguồn gốc ngân sách nhà nước, nguồn vốn của công ty nhà nước (kể cả viện trợ, quà biếu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoặc được xác lập quyền sở hữu của nhà nước theo quy định của pháp luật ...) thuộc phạm vi điều chỉnh theo Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007, Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ gồm các loại xe ô tô sau: - Xe gắn kèm trang thiết bị chuyên dùng hoặc có cấu tạo theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ như: xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe chở tiền, xe chở phạm nhân, xe quét đường, xe phun nước, xe chở rác, xe ép rác, xe sửa chữa lưu động, xe trang bị phòng thí nghiệm, xe thu phát điện báo, xe sửa chữa điện, xe kéo, xe cần cẩu,... - Xe sử dụng cho nhiệm vụ đặc thù của ngành, lĩnh vực như: xe thanh tra giao thông, xe phát thanh truyền hình lưu động, xe hộ đê, xe tập lái, xe chở diễn viên đi biểu diễn, xe chở vận động viên đi luyện tập và thi đấu,... có dấu hiệu riêng được in rõ trên thành xe, ngoài nhiệm vụ quy định không được sử dụng cho việc khác. - Xe sử dụng cho các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội mà không thực hiện được việc thuê xe hoặc thuê xe không có hiệu quả như: xe phòng chống dịch, xe kiểm lâm, xe phòng chống lụt bão, xe chống buôn lậu ... 2. Nguyên tắc trang bị, sử dụng xe ô tô chuyên dùng: - Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động (nếu có nhiệm vụ đặc thù phải trang bị xe ô tô chuyên dùng) và đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào định mức này để xây dựng kế hoạch trang bị, mua sắm, điều chuyển và bố trí xe chuyên dùng phục vụ công tác chuyên môn. - Nghiêm cấm việc sử dụng xe ô tô chuyên dùng vào việc riêng; trao đổi, cho mượn hoặc điều chuyển cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào nếu không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Định mức trang bị, chủng loại xe ô tô chuyên dùng: Định mức trang bị xe chuyên dùng cho các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh: 181 chiếc, trong đó: + Xe gắn kèm trang thiết bị chuyên dùng hoặc có cấu tạo theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ: 44 chiếc; + Xe sử dụng cho nhiệm vụ đặc thù của ngành, lĩnh vực: 117 chiếc; + Xe sử dụng cho các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội: 20 chiếc. (Chi tiết định mức xe chuyên dùng trang bị cho các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh theo Phụ lục đính kèm) Điều 2. Quản lý, sử dụng xe chuyên dùng a. Xe chuyên dùng trang bị cho các cơ quan, đơn vị theo quy định tại Điều 1 Quyết định này được giao quản lý tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp để sử dụng cho nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. b. Việc mua sắm xe chuyên dùng của các cơ quan, đơn vị phải bảo đảm phù hợp với chủng loại, số lượng theo quy định tại khoản 3, Điều 1 Quyết định này; được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước được giao và do Chủ tịch UBND tỉnh Quyết định. c. Từng cơ quan, đơn vị được giao quản lý xe chuyên dùng phải xây dựng quy chế quản lý sử dụng xe, đơn giá sử dụng (đồng/km) của từng loại xe trình cấp giao dự toán phê duyệt để thực hiện thanh toán hạch toán chi phí sử dụng cho từng đầu xe. Quy chế sử dụng xe, đơn giá sử dụng xe và chi phí sử dụng thực tế xe chuyên dùng của cơ quan, đơn vị phải thực hiện công khai cùng với việc công khai sử dụng kinh phí hàng năm của cơ quan, đơn vị. d. Đối với xe chuyên dùng đã quá thời gian sử dụng theo quy định mà không thể tiếp tục sử dụng được hoặc bị hư hỏng nhưng việc sửa chữa để tiếp tục sử dụng không hiệu quả, không đảm bảo an toàn khi vận hành theo kiểm định của cơ quan có chức năng của nhà nước thì được thanh lý. Việc trang bị thay thế xe ô tô chuyên dùng không được vượt quá số lượng, chủng loại xe chuyên dùng theo quy định tại khoản 3, Điều 1 Quyết định này. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được trang bị xe chuyên dùng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./. Nơi nhận: - Như điều 3; - Bộ Tài chính (b/c); - TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh; - CT và các PCT UBND tỉnh; - LĐVP UBND tỉnh; - Lưu: VT, HP, HB, HLe. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Chiến Thắng PHỤ LỤC ĐỊNH MỨC XE CHUYÊN DÙNG TRANG BỊ CHO CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THUỘC TỈNH (Kèm theo Quyết định số 3203/QĐ-UBND ngày 26/11/2014 của UBND tỉnh) TT Đơn vị Định mức xe chuyên dùng Tổng cộng (chiếc) Chủng loại xe chuyên dùng (chiếc) Xe gắn kèm trang thiết bị chuyên dùng hoặc có cấu tạo theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ Xe sử dụng cho nhiệm vụ đặc thù của ngành, lĩnh vực Xe sử dụng cho các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội Tổng cộng 181 44 117 20 1 Trung tâm Kỹ thuật TH-HN Khánh Hòa (thuộc Sở Giáo dục&Đào tạo) 20 20 2 Sở Y tế 51 33 16 2 2.1 Bệnh viện ĐKKV Cam Ranh 3 3 2.2 Bệnh viện ĐK KV Ninh Hòa 4 4 2.3 Bệnh viện Đa khoa KV Ninh Diêm 2 2 2.4 Trung tâm Y tế Khánh Sơn 2 1 1 2.5 Trung tâm y tế Nha Trang 1 1 2.6 Trung tâm PC HIV/AIDS 1 1 2.7 Chi cục Dân số & KHHGĐ 1 1 2.8 Trung tâm y tế Cam Lâm 2 2 2.9 Trung tâm PC sốt rét 1 1 2.10 Trung tâm Nội tiết 1 1 2.11 Trung tâm Y tế Dự phòng 4 2 2 2.12 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm 1 1 2.13 Trung tâm GDTE Khuyết tật 1 1 2.14 Bệnh viện Da liễu KH 1 1 2.15 Bệnh viện YHCT và PHCN 1 1 2.16 Trung tâm Y tế Khánh Vĩnh 2 2 2.17 Bệnh viện đa khoa Khánh Vĩnh 1 1 2.18 Trung tâm Y tế Diên Khánh 3 2 1 2.19 Bệnh viện chuyên khoa Tâm thần 3 2 1 2.20 Bệnh viện Đa khoa tỉnh 4 4 2.21 Trung tâm Y tế Vạn Ninh 4 4 2.22 Trung tâm Pháp y 1 1 2.23 Bệnh viện Lao & Phổi 3 2 1 2.24 Trung tâm cấp cứu ngoài bệnh viện KH (Cấp cứu 115) 3 3 2.25 Trung tâm Y tế TX Ninh Hòa 1 1 3 Sở Nông nghiệp và PTNT 23 6 17 3.1 Chi cục Kiểm lâm 14 14 3.2 Chi cục Thú y 1 1 3.3 TT quản lý và khai thác các công trình thủy sản 4 4 3.4 BQL Rừng phòng hộ Ninh Hòa 3 3 3.5 Chi cục Quản lý chất lượng nông sản và thủy sản 1 1 4 Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch 11 2 9 4.1 Trung tâm Văn hóa tỉnh Khánh Hòa 1 1 4.2 Trung tâm Điện ảnh Khánh Hòa 1 1 4.3 Trung tâm Huấn luyện Kỹ thuật thể thao Khánh Hòa 4 4 4.4 Đoàn Ca múa nhạc Hải Đăng 1 1 4.5 Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống 4 2 2 5 Thanh tra Giao thông (thuộc Sở Giao thông Vận tải) 9 9 6 Chi cục Quản lý Thị trường KH (thuộc Sở Công thương) 7 7 7 Sở Lao động, Thương binh và Xã hội 3 3 7.1 Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội Khánh Hòa 2 2 7.2 Trung tâm Bảo trợ Xã hội Khánh Hòa 1 1 8 Nhà Thiếu nhi Khánh Hòa (thuộc Tỉnh Đoàn) 1 1 9 Đài phát thanh Truyền hình Khánh Hòa 3 3 10 Hội Chữ thập đỏ KH 1 1 11 Trung tâm Đào tạo Lái xe ôtô & Cơ giới (thộc Trường Cao đẳng Nghề Nha Trang) 21 21 12 Trường CĐ Văn hóa, Nghệ thuật & Du lịch Nha Trang 4 4 13 Trung tâm Văn hóa - Thể thao Cam Lâm (thuộc UBND Huyện Cam Lâm) 1 1 14 UBND Huyện Diên Khánh 9 7 2 14.1 BQLDA Công trình công cộng & Môi trường Diên Khánh 7 7 14.2 Phòng Công thương Diên Khánh 1 1 14.3 Trung tâm Văn hóa - Thể thao Diên Khánh 1 1 15 UBND Huyện Khánh Vĩnh 2 1 1 15.1 Trung tâm Văn hóa - Thể thao Khánh Vĩnh 1 1 15.2 BQL Công trình Công cộng & Môi trường Khánh Vĩnh 1 1 16 UBND thị xã Ninh Hòa 1 1 16.1 Trung tâm Văn hóa - Thể thao thị xã Ninh Hòa 1 1 17 UBND thành phố Cam Ranh 3 3 17.1 Đội Thanh niên xung kích thành phố Cam Ranh 2 2 17.2 Trung tâm Văn hóa-Thể thao thành phố Cam Ranh 1 1 18 UBND thành phố Nha Trang 8 8 18.1 Trung tâm Văn hóa - Thể thao thành phố Nha Trang 1 1 18.2 Đội Thanh niên Xung kích thành phố Nha Trang. 2 2 18.3 Đội Công tác Chuyên trách giải tỏa thành phố Nha Trang 1 1 18.4 Phòng Quản lý đô thị thành phố Nha Trang 3 3 18.5 BQL Dự án các Công trình xây dựng thành phố Nha Trang 1 1 19 UBND Huyện Khánh Sơn 3 3 19.1 Văn phòng UBND&HĐND 1 1 19.2 BQL Công trình công cộng & Môi trường Khánh Sơn 1 1 19.3 Trung tâm Dịch vụ Thương mại Khánh Sơn 1 1
{ "issuing_agency": "Tỉnh Khánh Hòa", "promulgation_date": "26/11/2014", "sign_number": "3203/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Chiến Thắng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-644-QD-UBND-cong-bo-sua-doi-thu-tuc-hanh-chinh-122402.aspx
Quyết định 644/QĐ-UBND công bố sửa đổi thủ tục hành chính
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 644/QĐ-UBND Buôn Ma Thuột, ngày 19 tháng 03 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH ĐẮK LẮK ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010; Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010; Căn cứ Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ, về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng; Căn cứ Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ, về kinh doanh xăng dầu; Căn cứ Thông tư số 36/2009/TT-BCT ngày 14/02/2009 của Bộ Công thương, ban hành Quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu; Căn cứ Công văn số 1071/TTg-TCCV ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, về việc công bố bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và tổ chức việc rà soát thủ tục hành chính tại bộ, ngành, địa phương; Căn cứ Quyết định số 2190/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương và Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, tại tờ trình số: 04/TTr-SCT-TCTĐA30, ngày 03 tháng 03 năm 2010, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này nội dung sửa đổi, bổ sung một số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương được ban hành tại Quyết định số 2190/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk (kèm theo phụ lục). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, các nội dung khác tại Quyết định số 2190/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk vẫn giữ nguyên hiệu lực. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công thương, Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như điều 3; - TCT chuyên trách CCHC TTg (b/c); - TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh; - Đoàn ĐBQH tỉnh; UBMTTQVN tỉnh; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - CVP, các phó CVP UBND tỉnh; - UBND các huyện, thành phố; - Thành viên TCTĐA 30; - Báo Đắk Lắk, Đài PT-TH tỉnh, Website tỉnh; - Các phòng, trung tâm thuộc VPUBND tỉnh; - Lưu: VT, TCTĐA30. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần Sỹ Thanh PHỤ LỤC I THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH ĐẮK LẮK (Ban hành kèm theo Quyết định số 644/QĐ-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk) Phần 1. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH ĐẮK LẮK STT Tên thủ tục hành chính Lĩnh vực dầu khí 01 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu 02 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cửa hàng bán khí hóa lỏng (LPG) 03 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí hóa lỏng (LPG) vào chai Phần 2. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH ĐẮK LẮK 1. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu: a. Trình tự thực hiện: Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ (bản sao công chứng) cần nộp theo quy định. Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Công thương, số 49 Nguyễn Tất Thành, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ, cán bộ ghi giấy biên nhận hẹn ngày trả kết quả, nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn thiện theo quy định. Bước 3: Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Công thương, số 49 Nguyễn Tất Thành, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. b. Cách thức thực hiện: - Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Công thương, số 49 Nguyễn Tất Thành, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Thời gian nộp hồ sơ: Sáng từ 7h00 – 11h00, chiều từ 13h00 – 17h00 vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6. - Nộp hồ sơ qua đường bưu điện, nếu hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định, Sở Công thương sẽ có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ theo quy định. c. Thành phần hồ sơ: * Thành phần hồ sơ bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng. - Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân chủ sở hữu cửa hàng bán lẻ xăng dầu. - Bản kê trang thiết bị của cửa hàng bán lẻ xăng dầu. - Tài liệu chứng minh tính hợp pháp về xây dựng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu (Giấy phép xây dựng; giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy; Giấy xác nhận bản cam kết môi trường). - Bản sao hợp lệ chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý và nhân viên cửa hàng. * Số lượng hồ sơ: 1 bộ d. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc. e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức. g. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công thương. h. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận. i. Lệ phí: chưa có quy định cụ thể. k. Tên mẫu đơn: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu. l. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: - Địa điểm của cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Được xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định hiện hành về tiêu chuẩn cửa hàng kinh doanh xăng dầu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. - Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành. m. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. - Thông tư số 36/2009/TT-BTC ngày 14/02/2009 của Bộ Công thương ban hành Quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu. TÊN DOANH NGHIỆP ---------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: / ……, ngày … tháng … năm …… ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CHO CỬA HÀNG BÁN LẺ XĂNG DẦU Kính gửi: Sở Công thương tỉnh/thành phố …… Tên doanh nghiệp:………………………………………………………………………..………………… Tên giao dịch đối ngoại: …………………………………………………………………………………… Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………... Số điện thoai:…………………………………. Số Fax:…………………………………………………… Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số … do …. cấp ngày … tháng … năm … Mã số thuế:…………………………………………………………………………………………………... Đề nghị Sở Công thương xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định của Chính phủ số ……/2009/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2009 về kinh doanh xăng dầu. Tên cửa hàng bán lẻ xăng dầu: …………………………………………………………………………… Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………... Điện thoại:………………………………………………số Fax:…………………………………………… Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số ……/2009/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, các văn bản pháp luật khác có liên quan và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP (Ký tên và đóng dấu) Hồ sơ kèm theo, gồm: 1. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Bản kê trang thiết bị của cửa hàng bán lẻ xăng dầu. 3. Tài liệu về xây dựng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu (Giấy phép xây dựng; giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy; Giấy xác nhận bản cam kết môi trường) 4. Bản sao chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhân viên cửa hàng bán lẻ xăng dầu. 2. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cửa hàng bán khí hóa lỏng (LPG): a. Trình tự thực hiện: Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ (bản sao công chứng) cần nộp theo quy định. Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Công thương, số 49 Nguyễn Tất Thành, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Thẩm định hồ sơ để quyết định việc Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cửa hàng bán LPG chai trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Sở Công thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; Bước 3: Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Công thương, số 49 Nguyễn Tất Thành, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. b. Cách thức thực hiện: - Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Công thương, số 49 Nguyễn Tất Thành, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Thời gian nộp hồ sơ: Sáng từ 7h00 – 11h00, chiều từ 13h00 – 17h00 vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6. - Nộp hồ sơ qua đường bưu điện, nếu hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định, Sở Công thương sẽ có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ theo quy định. c. Thành phần hồ sơ: * Thành phần hồ sơ bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cửa hàng bán khí hóa lỏng (LPG). - Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy; Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự. - Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ kinh doanh khí hóa lỏng (LPG). * Số lượng hồ sơ: 1 bộ d. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân. g. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công thương. h. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cửa hàng bán khí hóa lỏng (LPG). i. Lệ phí: chưa có quy định cụ thể. k. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cửa hàng bán khí hóa lỏng (LPG). l. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Cửa hàng bán khí hóa (LPG) đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bán khí hóa lỏng (LPG): - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký bán khí hóa lỏng (LPG). - Hợp đồng mua khí hóa lỏng (LPG) với đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân kinh doanh khí hóa lỏng (LPG) đầu mối đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này; thời hạn hợp đồng tối thiểu là 01 (một) năm, còn hiệu lực thi hành. - Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy; Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật. m. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. TÊN DOANH NGHIỆP --------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: / ……, ngày … tháng … năm …… ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN CỬA HÀNG BÁN KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG Kính gửi: Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk. Tên doanh nghiệp/hộ kinh doanh:…………………………………………………………………………. Tên giao dịch đối ngoại của doanh nghiệp:………………………………………………………………. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp:…………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………….... Điện thoại: ……………………………………….Fax: …………………………………………………….. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ………………………………………………………………... do ………………………………………………………..cấp ngày … tháng … năm …… Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………………….. Ngành nghề kinh doanh: …………………………………………………………………………………… Đề nghị Sở Công thương xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cho ………………………………………........ theo quy định tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, cụ thể: Tên cửa hàng bán khí dầu mỏ hóa lỏng: ………………………………………………………………… Địa chỉ cửa hàng: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………..................... Điện thoại: ……………………………………………..Fax: ……………………………………………… Kinh doanh nhãn hàng hóa, thương hiệu: ………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………… Doanh nghiệp/hộ kinh doanh xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, các văn bản pháp luật khác có liên quan và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Họ và tên, ký tên và đóng dấu) Hồ sơ kèm theo, gồm: 1. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 2. Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật, kèm theo các tài liệu chứng minh. 3. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí hóa lỏng (LPG) vào chai: a. Trình tự thực hiện: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của Pháp luật. Bước 2: Nộp Hồ sơ tại Phòng văn thư - Sở Công thương tỉnh, số 49 Nguyễn Tất Thành, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk; Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn thiện theo quy định. Thời gian nộp hồ sơ: Vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6, sáng: từ 7h00 đến 11h00, chiều: từ 13h30 đến 17h00. Bước 3: Nhận kết quả tại bộ phận trả kết quả thủ tục hành chính tại Sở Công thương, số 49 Nguyễn Tất Thành, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6, sáng: từ 7h00 đến 11h00, chiều: từ 13h30 đến 17h00. b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và nhận trả kết quả trực tiếp tại Sở Công thương, số 49 Nguyễn Tất Thành, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk hoặc qua đường bưu điện. c. Thành phần, số lượng hồ sơ: - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí hóa lỏng (LPG) vào chai theo mẫu (bản chính). - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký hành nghề nạp khí hóa lỏng (LPG) vào chai, xe bồn (bản sao). - Giấy phép xây dựng kèm theo dự án, thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng trạm nạp và trang thiết bị của trạm nạp (bản sao). - Sơ đồ mặt bằng (tối thiểu khổ giấy A2) bao gồm các thông tin về: vị trí bồn chứa, trạm nạp, vị trí xuất hoặc nhập khí hóa lỏng (LPG) vào xe bồn, kho bãi, nhà xưởng, làn đường có xe tải chạy, thiết bị báo cháy và chữa cháy, hệ thống ống dẫn LPG, hệ thống điện, điều khiển ngừng cấp. Bản vẽ mặt bằng phải ghi rõ dung tích các bồn chứa; vị trí, kích thước và khoảng cách an toàn tối thiểu (bản chính). - Bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền: + Phiếu kết quả kiểm định máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động của trạm nạp. + Phiếu kết quả kiểm định từng thiết bị, dụng cụ kiểm tra đo lường trong trạm: cân khối lượng, đo thể tích, áp kế và các thiết bị, dụng cụ khác. + Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy. + Quy trình nạp khí hóa lỏng (LPG), quy trình vận hành máy, thiết bị trong trạm, quy trình xử lý sự cố và quy định về an toàn. + Giấy chứng nhận đã được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, bảo quản, đo lường, chất lượng khí hóa lỏng (LPG) cấp cho từng cán bộ, nhân viên trong trạm nạp khí hóa lỏng (LPG). - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). d. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức e. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công thương tỉnh. g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp Giấy chứng nhận. h. Lệ phí: Quy định tại khoản 7, điều 17, Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí hóa lỏng (LPG) vào chai. k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không. l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. TÊN DOANH NGHIỆP ---------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: / ……, ngày … tháng … năm …… ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN NẠP KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG VÀO CHAI Kính gửi: Sở Công thương tỉnh/thành phố … Tên doanh nghiệp:…………………………………………………………(1)…………………………... Tên giao dịch đối ngoại của doanh nghiệp:………………………………………………………………. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp:…………………………………………………………………… Điện thoại: ……………………………………….Fax: …………………………………………………….. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …do……..cấp ngày … tháng … năm …… Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………………….. Ngành nghề kinh doanh: …………………………………………………………………………………… Đề nghị Sở Công thương xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai cho …… (1)………………........ theo quy định tại Nghị định số …/2009/NĐ-CP ngày ... tháng … năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, cụ thể: Tên trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai: ……………………………………………………………. Địa chỉ trạm nạp: ……………………………………………………………………………………………. Điện thoại: ……………………………………………..Fax: ……………………………………………… Nhãn hàng hóa, thương hiệu: ………………………………………………………………. Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số …/2009/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, các văn bản pháp luật khác có liên quan và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Họ và tên, ký tên và đóng dấu) Hồ sơ kèm theo, gồm: 1. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 2. Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật, kèm theo các tài liệu chứng minh. PHỤ LỤC II THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH ĐẮK LẮK (Ban hành kèm theo Quyết định số 644/QĐ-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk) Phần 1. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH ĐẮK LẮK STT Tên thủ tục hành chính Lĩnh vực dầu khí 01 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí hóa lỏng (LPG) vào ôtô 02 Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp khí hóa lỏng (LPG) Phần 2. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH ĐẮK LẮK 1. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí hóa lỏng (LPG) vào ôtô: a. Trình tự thực hiện: Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ (bản sao công chứng) cần nộp theo quy định. Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Công thương, số 49 Nguyễn Tất Thành, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Thẩm định hồ sơ để quyết định việc Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào ôtô trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Sở Công thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Bước 3: Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Công thương, số 49 Nguyễn Tất Thành, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. b. Cách thức thực hiện: - Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Công thương, số 49 Nguyễn Tất Thành, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Thời gian nộp hồ sơ: Sáng từ 7h00 – 11h00, chiều từ 13h00 – 17h00 vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6. - Nộp hồ sơ qua đường bưu điện, nếu hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định, Sở Công thương sẽ có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ theo quy định. c. Thành phần hồ sơ: * Thành phần hồ sơ bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào ôtô của thương nhân chủ sở hữu trạm nạp. - Bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký bán LPG cho ô tô. - Bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu (đối với trạm nạp LPG vào ô tô tại cửa hàng xăng dầu). - Bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền: + Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy, Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp (đối với trạm nạp LPG vào ô tô xây dựng ngoài cửa hàng xăng dầu). + Phiếu kết quả kiểm định thiết bị đo lường. + Phiếu kết quả kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn nạp LPG vào ô tô do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Giấy chứng nhận cấp cho từng cán bộ, nhân viên làm việc tại trạm nạp LPG vào ô tô đã được đào tạo, huấn luyện. * Số lượng hồ sơ: 1 bộ. d. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc. e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân. g. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công thương. h. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào ô tô. i. Lê phí: chưa có quy định cụ thể. k. Tên mẫu đơn: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào ô tô. l. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: - Trạm nạp LPG vào ô tô phải được xây dựng theo quy hoạch, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; có Giấy phép xây dựng kèm theo dự án, thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng. - Thiết bị đo lường đã được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định. - Thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn nạp LPG vào ô tô đã được kiểm định và đăng ký theo quy định. - Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy; Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật. m. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. TÊN DOANH NGHIỆP --------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: / ……, ngày … tháng … năm …… ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN NẠP KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG VÀO Ô TÔ Kính gửi: Sở Công thương tỉnh/thành phố … Tên doanh nghiệp:…………………………………………………………………………………(1)…... Tên giao dịch đối ngoại của doanh nghiệp:………………………………………………………………. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp:…………………………………………………………………… Điện thoại: ……………………………………….Fax: …………………………………………………….. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …do……..cấp ngày … tháng … năm …… Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………………….. Ngành nghề kinh doanh: …………………………………………………………………………………… Đề nghị Sở Công thương xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào ô tô cho …… (1)………………........ theo quy định tại Nghị định số …/2009/NĐ-CP ngày ... tháng … năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, cụ thể: Tên trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào ô tô: ……………………………………………………………. Địa chỉ trạm nạp: ……………………………………………………………………………………………. Điện thoại: ……………………………………………..Fax: ……………………………………………… Nhãn hàng hóa, thương hiệu: ………………………………………………………………. Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số …/2009/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, các văn bản pháp luật khác có liên quan và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Họ và tên, ký tên và đóng dấu) Hồ sơ kèm theo, gồm: 1. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 2. Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật, kèm theo các tài liệu chứng minh. 2. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp khí hóa lỏng (LPG): a. Trình tự thực hiện: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của Pháp luật. Bước 2: Nộp Hồ sơ tại Phòng văn thư - Sở Công thương, số 49 Nguyễn Tất Thành, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk; Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn thiện theo quy định. Thời gian nộp hồ sơ: Vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6, sáng: từ 7h00 đến 11h00, chiều: từ 13h30 đến 17h00. Bước 3: Nhận kết quả tại bộ phận trả kết quả thủ tục hành chính tại Sở Công thương, số 49 Nguyễn Tất Thành, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6, sáng: từ 7h00 đến 11h00, chiều: từ 13h30 đến 17h00. b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và nhận trả kết quả trực tiếp tại Sở Công thương, số 49 Nguyễn Tất Thành, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk hoặc qua đường bưu điện. c. Thành phần, số lượng hồ sơ: - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho trạm cấp LPG của thương nhân chủ sở hữu trạm cấp LPG theo mẫu (bản chính); - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký bán LPG bằng đường ống (bản sao); - Tài liệu chứng minh địa điểm trạm cấp LPG phù hợp quy hoạch, tính hợp pháp về đầu tư xây dựng, dự án thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản sao); - Bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền: + Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy, Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp; + Phiếu kết quả kiểm định thiết bị đo lường quy định; + Giấy chứng nhận đã được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, bảo quản, đo lường, chất lượng LPG cấp cho từng cán bộ, nhân viên trong trạm nạp LPG. - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). d. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức e. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công thương. g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp Giấy chứng nhận. h. Lệ phí: Quy định tại khoản 7, điều 17, Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cấp khí dầu mỏ hóa lỏng. k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không. l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. TÊN DOANH NGHIỆP ---------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: / ……, ngày … tháng … năm …… ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN CẤP KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG Kính gửi: Sở Công thương tỉnh/thành phố … Tên doanh nghiệp:…………………………………………………………………………………(1)…... Tên giao dịch đối ngoại của doanh nghiệp:………………………………………………………………. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp:…………………………………………………………………… Điện thoại: ……………………………………….Fax: …………………………………………………….. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …do……..cấp ngày … tháng … năm …… Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………………….. Ngành nghề kinh doanh: …………………………………………………………………………………… Đề nghị Sở Công thương xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cấp khí dầu mỏ hóa lỏng cho …… (1)………………........ theo quy định tại Nghị định số …/2009/NĐ-CP ngày ... tháng … năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, cụ thể: Tên trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng: ………………………………………………………………………. Địa chỉ trạm cấp: ……………………………………………………………………………………………. Điện thoại: ……………………………………………..Fax: ……………………………………………… Nhãn hàng hóa, thương hiệu: .................………………………………………………………………. Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số …/2009/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, các văn bản pháp luật khác có liên quan và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Họ và tên, ký tên và đóng dấu) Hồ sơ kèm theo, gồm: 1. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 2. Bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật, kèm theo các tài liệu chứng minh.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Đắk Lắk", "promulgation_date": "19/03/2010", "sign_number": "644/QĐ-UBND", "signer": "Trần Sỹ Thanh", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-04-2007-QD-UBND-to-chuc-quan-ly-khai-thac-su-dung-thong-tin-bao-ve-mang-tin-hoc-Hung-Yen-281452.aspx
Quyết định 04/2007/QĐ-UBND tổ chức quản lý khai thác sử dụng thông tin bảo vệ mạng tin học Hưng Yên
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 04/2007/QĐ-UBND Hưng Yên, ngày 16 tháng 3 năm 2007 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH "QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG THÔNG TIN VÀ BẢO VỆ MẠNG TIN HỌC DIỆN RỘNG TỈNH HƯNG YÊN" ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND công bố ngày 10/12/2003; Căn cứ Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2005; Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh tại Tờ trình số 39/TTr-VPUBND ngày 09/3/2007, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về tổ chức, quản lý, khai thác, sử dụng thông tin và bảo vệ mạng tin học diện rộng tỉnh Hưng Yên”. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã và các cơ quan đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Cường QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG THÔNG TIN VÀ BẢO VỆ MẠNG TIN HỌC DIỆN RỘNG TỈNH HƯNG YÊN (Ban hành kèm theo QĐ số 04/2007/QĐ-UBND ngày 16/3/2007 của UBND tỉnh Hưng Yên) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi áp dụng. Quy định này được áp dụng đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thị xã và các cơ quan (sau đây gọi tắt là đơn vị) trên địa bàn tham gia kết nối vào mạng tin học diện rộng của UBND tỉnh nhằm mục đích đảm bảo tính đồng bộ, an ninh, an toàn, khai thác có hiệu quả hệ thống mạng tin học diện rộng của UBND tỉnh và phục vụ tốt quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Điều 2. 1. Mạng tin học diện rộng của UBND tỉnh là mạng tin học được thiết lập trên cơ sở kết nối giữa Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh với mạng tin học cục bộ (LAN) của các đơn vị thông qua mạng viễn thông; đồng thời kế nối với mạng tin học diện rộng (CPNet) của Chính phủ. Máy chủ, máy trạm và các thiết bị khác có liên quan để kết nối mạng tin học diện rộng của UBND tỉnh được UBND tỉnh trang bị cho các đơn vị tham gia mạng tin học diện rộng và giao cho các đơn vị quản lý, sử dụng, là các thành phần quan trọng của hệ thống mạng tin học diện rộng của UBND tỉnh. 2. Trung tâm Tin học tỉnh là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mạng tin học diện rộng của UBND tỉnh thông qua Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh đặt tại Văn phòng UBND tỉnh. Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh làm nhiệm vụ điều phối mọi hoạt động và là nơi lưu trữ mọi dữ liệu, các phần mềm dùng chung, các dịch vụ cơ bản, hệ thống thư điện tử… 3. Văn phòng UBND tỉnh chịu trách nhiệm quản lý chung toàn bộ hệ thống, đảm bảo thu nhập, cung cấp thông tin, dữ liệu kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh; hướng dẫn và giúp các đơn vị trong việc kết nối, bảo vệ các trang thiết bị kết nối vào mạng diện rộng của tỉnh, trong việc khai thác, cung cấp thông tin, dữ liệu cho Trung tâm Tích hợp dữ liệu (THDL) tỉnh. 4. Các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý mạng tin học của tỉnh (LAN), các trang thiết bị tin học, các phần mềm tin học, các công văn dữ liệu và thông tin trong mạng nội bộ của đơn vị mình. Chương II QUẢN LÝ VÀ QUẢN TRỊ MẠNG TIN HỌC Điều 3. Các đơn vị tham gia vào mạng diện rộng của tỉnh phải tuân theo các quy định sau: 1. Được quyền khai thác các tài nguyên trên mạng diện rộng của tỉnh, mạng diện rộng của Chính phủ theo đúng quyền hạn của đơn vị và được cụ thể hóa bằng việc phân quyền truy cập mạng. 2. Chịu trách nhiệm phân quyền khai thác thông tin và sử dụng các tài nguyên mạng thuộc thẩm quyền cho các cá nhân trong đơn vị. Trong quá trình vận hành khai thác sử dụng, nếu xảy ra sự cố gây hư hỏng thiết bị kết nối hoặc các phần mềm tin học chuyên dụng, thì phải ghi lại nguyên nhân và báo cho Trung tâm Tin học tỉnh để nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và thực hiện các biện pháp xử lý. 3. Không được tự ý thay đổi cấu hình, can thiệp vào các thiết bị kết nối hoặc các phần mềm tin học phục vụ khai thác, cung cấp thông tin, dữ liệu cho mạng diện rộng của tỉnh. 4. Khai thác và cung cấp thông tin, dữ liệu cho mạng diện rộng của tỉnh thông qua một cổng chung đã được quy định trong mỗi mạng thành viên. 5. Quản lý, giám sát các tổ chức và cá nhân khai thác thông tin, dữ liệu trên mạng LAN của đơn vị. 6. Thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu và an ninh mạng. Điều 4. Trách nhiệm của cán bộ quản trị mạng. Mạng cục bộ trong các đơn vị có 01 cán bộ tin học chuyên trách làm nhiệm vụ quản trị hệ thống gồm: Quản trị mạng và quản lý các thiết bị tin học, quản trị các cơ sở dữ liệu, quản lý các phần mềm và thông tin trên mạng cục bộ đó. Cán bộ quản trị này có trách nhiệm sau: 1. Đảm bảo sự kết nối thông suốt mạng cục bộ của dơn vị với máy chủ Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh. 2. Quản lý đường cáp mạng, các thiết bị mạng (như: connector, hub, switch, router, fire wall…) và các thiết bị tin học của đơn vị. Đảm bảo mạng LAN của đơn vị luôn luôn hoạt động ổn định và kết nối thông suốt với Trung tâm THDL tỉnh. 3. Đảm bảo an toàn, bảo mật các thông tin truyền dẫn trong mạng. Phòng chống virus máy tính, có trách nhiệm thường xuyên cập nhật virus mới và cập nhật những phiên bản diệt virus mới. 4. Phân quyền và quản lý quyền truy nhập của người sử dụng mạng. 5. Hàng ngày cán bộ quản trị mạng LAN tại các đơn vị có nhiệm vụ khởi động máy chủ và các ứng dụng chạy trên máy chủ vào đầu giờ làm việc, tắt máy chủ khi hết giờ làm việc. Khi cần tắt máy chủ hoặc các ứng dụng phải kiểm tra những kết nối hiện tại và gửi thông báo đến những người sử dụng đang truy cập mạng hoặc ứng dụng để đảm bảo không làm mất dữ liệu hay treo máy. 6. Quản trị các cơ sở dữ liệu (CSDL) gồm CSDL chung của đơn vị và CSDL cấp tỉnh được phân quyền quản lý. Nội dung quản trị CSDL bao gồm: Quản lý việc cập nhật dữ liệu; phân quyền khai thác dữ liệu cho các đối tượng người sử dụng, thực hiện các thao tác bảo mật sao lưu dữ liệu theo quy định… 7. Quản lý phần mềm hệ thống, các phần mềm dùng chung, bảo quản hồ sơ mạng, mọi tài liệu kỹ thuật, đĩa cài đặt và cấu hình của mọi thiết bị phần cứng, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và các tài liệu liên quan. 8. Giúp lãnh đạo đơn vị lập kế hoạch, dự trù kinh phí bảo trì các trang thiết bị; thực hiện thay thế, bổ sung, thay đổi vị trí lắp đặt các thiết bị tin học trên mạng do mình quản lý khi có nhu cầu. 9. Nghiên cứu lĩnh vực hoạt động chuyên môn ở đơn vị cơ sở, đề xuất những giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp nhằm hỗ trợ quản lý và nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị. Đề xuất ý kiến chính thức về công việc chuyên môn với lãnh đạo đơn vị và lãnh đạo Trung tâm để phối hợp xử lý. 10. Tham dự đầy đủ các lớp tập huấn kỹ thuật nghiệp vụ, các cuộc họp định kỳ và đột xuất của Trung tâm. 11. Thực hiện chế độ báo cáo về các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu đột xuất. Điều 5. Các cá nhân đăng ký tham gia vào mạng diện rộng của tỉnh thông qua mạng LAN tại đơn vị quản lý của mình và phải tuân theo các quy định sau: 1. Chịu trách nhiệm quản lý các trang thiết bị tin học được giao và sử dụng các trang thiết bị theo đúng quy định của đơn vị. Trong quá trình vận hành, khai thác và sử dụng, nếu xảy ra sự cố gây hư hỏng trang thiết bị hoặc các phần mềm chuyên dụng, phải ghi lại nguyên nhân và báo cáo cho cán bộ quản trị mạng của đơn vị biết để xử lý kịp thời. 2. Được quyền khai thác các tài nguyên trên mạng theo đúng quyền hạn do thủ trưởng đơn vị quy định và được cán bộ quản trị mạng cụ thể hóa bằng phân quyền truy nhập thông tin trên mạng. 3. Không được tự ý di chuyển đường cáp và các thiết bị mạng, không được can thiệp vào phần cứng của các thiết bị tin học. 4. Không được cài đặt các phần mềm vào máy trạm do mình quản lý nếu không được sự đồng ý của cán bộ quản trị mạng. Không được xóa bỏ hoặc can thiệp vào các phần mềm được cài đặt trên các máy chủ và máy trạm khác. 5. Không được tiết lộ mật khẩu truy nhập vào mạng của mình cho người khác. Phải tuân thủ các quy định về truy nhập, khai thác sử dụng mạng… đã được thủ trưởng đơn vị ban hành. 6. Nghiêm cấm việc phát tán virus tin học trên mạng. Khi có nhu cầu sao chép dữ liệu từ các thiết bị lưu trữ bên ngoài, phải kiểm tra và diệt virus trên các thiết bị đó (nếu có) trước khi thực hiện sao chép; nếu cần thiết phải yêu cầu sự hỗ trợ kỹ thuật từ cán bộ quản trị mạng của đơn vị. Điều 6. Trách nhiệm của Văn phòng UBND tỉnh: 1. Văn phòng UBND tỉnh là cơ quan đầu mối trực tiếp quản lý Trung tâm Tích hợp dữ liệu của mạng tin học diện rộng của tỉnh, có các nhiệm vụ sau: 1.1. Xây dựng hồ sơ, quy định về quản lý, quản trị, khai thác các thiết bị mạng, máy chủ đặt tại Trung tâm THDL tỉnh. 1.2. Quản lý, bảo trì cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các thiết bị kết nối tại trung tâm THDL tỉnh. Đảm bảo cung cấp các dịch vụ kết nối với mạng LAN thành viên. 1.3. Cung cấp các phần mềm dùng chung, hệ thống thư điện tử kịp thời, nhanh chóng, chính xác phục vụ cho việc quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo thông qua mạng tin học diện rộng của tỉnh. 1.4. Hướng dẫn thống nhất chuẩn công nghệ thông tin và triển khai ứng dụng tin học trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh. 1.5. Lập kế hoạch hàng năm cho hoạt động vận hành toàn bộ hệ thống mạng tin học diện rộng của UBND tỉnh và phát triển các ứng dụng trên mạng tin học diện rộng của UBND tỉnh. 1.6. Phối hợp với các đơn vị tư vấn tổ chức tập huấn, đào tạo để nâng cao trình độ, cập nhật những kiến thức quản trị hệ thống của cán bộ quản trị mạng tại các đơn vị trong việc sử dụng và khai thác có hiệu quả mạng tin học diện rộng của tỉnh. 1.7. Định kỳ báo cáo UBND tỉnh về hoạt động của mạng tin học diện rộng của tỉnh. 2. Trung tâm Lưu trữ - Tin học tỉnh làm nhiệm vụ quản trị hệ thống mạng diện rộng của tỉnh có các nhiệm vụ sau: 2.1. Quản trị hệ thống mạng diện rộng của tỉnh, mạng LAN tại Văn phòng UBND tỉnh. Quản lý quyền truy nhập của các mạng LAN thành viên và những người có quyền truy nhập nhập trực tiếp vào máy chủ của mạng diện rộng. 2.2. Cùng với cán bộ quản trị mạng của các đơn vị duy trì, bảo đảm sự hoạt động của mạng tin học diện rộng và các hệ thống thông tin điện tử trên mạng tin học diện rộng của tỉnh để phục vụ việc truyền nhận thông giữa các đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh. Đảm bảo an toàn, bảo mật các thông tin truyền dẫn trong mạng giữa các máy chủ của mạng diện rộng với các mạng LAN thành viên và thiết bị tin học của các đối tượng người sử dụng trong mạng. 2.3. Quản trị các cơ sở dữ liệu trên máy chủ tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh bao gồm: Quản lý việc cập nhật dữ liệu từ các mạng LAN thành viên và các đối tượng người dùng khác được phép; phân quyền khai thác dữ liệu cho các mạng LAN thành viên và các đối tượng người dùng; bảo mật dữ liệu, tổ chức định kỳ sao lưu dữ liệu, thay đổi thiết kế cấu trúc CSDL trên các máy chủ của mạng diện rộng, hướng dẫn sửa đổi thiết kế cấu trúc CSDL trên các mạng LAN thành viên cho phù hợp với CSDL của mạng diện rộng khi có nhu cầu,… 2.4. Thực hiện các biện pháp phòng chống và diệt virus máy tính, hướng dẫn các mạng LAN thành viên phòng chống và diệt virus trong mạng. 2.5. Phối hợp với đơn vị tư vấn để cài đặt, cập nhật phiên bản mới của các phần mềm dùng chung, các dịch vụ cơ bản,… tại các đơn vị để quản lý thống nhất, đồng bộ và đảm bảo an toàn, an ninh mạng. 2.6. Quản lý các phần mềm hệ thống, các phần mềm dùng chung, các dịch vụ cơ bản,… trên mạng diện rộng. 2.7. Lập sổ nhật ký theo dõi quá trình vận hành hệ thống của Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh. 2.8. Lập kế hoạch bảo trì các trang thiết bị, thực hiện thay thế, bổ sung; thay đổi vị trí lắp đặt các thiết bị tin học thuộc Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh khi cần thiết. 2.9. Có kế hoạch và tổ chức họp giao ban hàng tháng với cán bộ quản trị mạng các đơn vị để tổng hợp tình hình hoạt động chuyên môn, bàn giải pháp kỹ thuật và nghiên cứu và ứng dụng tin học vào quy trình xử lý công việc hành chính hàng ngày; phổ biến những thông tin mới về công tác vận hành, phối hợp triển khai các phần mềm ứng dụng trên mạng. Chương III VỀ TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC THÔNG TIN TRÊN MẠNG TIN HỌC DIỆN RỘNG Điều 7. Mạng diện rộng cấp tỉnh được sử dụng để: 1. Truyền nhận thông tin, dữ liệu giữa UBND tỉnh với các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương và giữa các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp ở địa phương. 2. Liên kết khai thác các phần mềm dùng chung, các cơ sở dữ liệu, các thông thông tin được lưu trữ trên mạng thông tin học diện rộng nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo và cán bộ quản lý. Điều 8. Tính pháp lý của thông tin trên mạng. 1. Các văn bản thuộc diện mật, tối mật, tuyệt mật chưa được phép truyền trên mạng tin học diện rộng. 2. Các văn bản được truyền nhận trên mạng diện rộng của tỉnh có giá trị tương đương văn bản gốc, các đơn vị có trách nhiệm nghiêm chỉnh thi hành khi nhận được các văn bản điện tử. Việc truyền nhận văn bản trên mạng diện rộng của tỉnh được thực hiện theo Quy định tại Quyết định số 121/2006/QĐ-UBND và Quyết định 122/2006/QĐ-UBND ngày 22/9/2006 của UBND tỉnh. Điều 9. Chuẩn công nghệ thông tin. 1. Thống nhất sử dụng hệ điều hành Windows, hệ quản trị cơ sở dữ liệu Lotus Notes cho các ứng dụng quản lý và gửi nhận văn bản giữa các cơ quan hành chính Nhà nước, trao đổi thư tín điện tử. 2. Giao thức kết nối giữa các mạng LAN với mạng tin học diện rộng của tỉnh là TCP/IP đối với đường truyền tốc độ cao (ADSL,…) 3. Tất cả cá văn bản truyền trên mạng diện rộng của tỉnh phải được soạn thảo bằng phần mềm Word, chuẩn mã chữ, phông chữ theo quy định tại Quyết định số 72/2002/QĐ-TTg ngày 10/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thống nhất dùng bộ mã các ký tự Việt theo chuẩn TCVN6909:2001 trong trao đổi thông tin điện tử giữa các giữa các tổ chức của Đảng và Nhà nước. Mẫu văn bản phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố quy định của thể thức văn bản hành chính thực hiện theo Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Chương IV VỀ BẢO VỆ MẠNG Điều 10. Về tổ chức vận hành mạng diện rộng cấp tỉnh. 1. Tất cả các mạng LAN thành viên kết nối với mạng tin học diện rộng của tỉnh đều phải đảm bảo quy định kỹ thuật về an toàn mạng. Các máy chủ của các mạng LAN thành viên được kết nối với Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh phải được cài đặt phần mềm thống nhất dùng để truyền thông tin trên mạng. 2. Không kết nối mạng công vụ của các mạng thành viên vào mạng Internet. Khi có nhu cầu kết nối qua mạng liên kết ngoài cần phải tuân theo các quy định hiện hành của Chính phủ về Internet. 3. Tất cả các máy trạm khai thác thông tin trong mạng diện rộng đều phải tạo lập chế độ lưu trữ thông tin theo phân cấp quy định. Khi các máy này hỏng, hay cần sửa chữa thay thế, nhất thiết phải gỡ thiết bị lưu trữ thông tin học hoặc xóa hết các thông tin, dữ liệu và các phần mềm ứng dụng liên quan đến công tác điều hành quản lý của đơn vị. 4. Khi các mạng LAN thành viên có nhu cầu kết nối, mở rộng thêm máy trạm mới, nhất thiết phải thông báo cho bộ phận quản trị hệ thống của mạng diện rộng biết để đưa vào danh mục quản lý trước khi cài đặt. Điều 11. Môi trường làm việc. 1. Phòng đặt máy chủ (Server), máy trạm và các thiết bị ngoại vi có liên quan đến hệ thống mạng phải luôn khô ráo sạch sẽ, thoáng mát, tránh những nơi có độ ẩm cao. Định kỳ vệ sinh máy chủ, hệ thống dây mạng và các thiết bị ngoại vi có liên quan đến kết nối mạng. Tránh đặt máy chủ ở những nơi có nhiều từ trường lớn như: Nam châm, máy phát điện, máy nổ và các động cơ khác. Nhiệt độ trong phòng đặt máy chủ phải ổn định. 2. Điện áp trong hệ thống điện của các đơn vị phải được giữ ổn định, tránh rò rỉ điện, các ổ cắm điện cho máy chủ, máy tính cũng như thiết bị ngoại vi phải chắc chắn, an toàn tránh hở mạch để hạn chế việc hư hại cho máy tính và các thiết bị ngoại vi. Đối với các máy chủ thì cần phải có thiết bị lưu điện để đảm bảo không bị ngắt đột ngột do mất điện. có hệ thống phòng cháy, chữa cháy, đề phòng cháy nổ do điện gây ra. Điều 12. Về bảo mật hệ thống và thông tin dữ liệu. 1. Bảo mật hệ thống. a) Để đảm bảo an ninh cho toàn hệ thống cần sử dụng các thiết bị chuyển mạch, thiết bị định tuyến có cơ chế bảo mật và phần mềm làm firewall. Sử dụng các biện pháp bảo mật để ngăn chặn sự truy cập bất hợp pháp từ bên ngoài cũng như bên trong cơ quan và hệ thống tin học của cơ quan. b) Không được tiết lộ tài khoản quản trị mạng tại đơn vị cho người khác. Khi có vấn đề trục trặc trên đường truyền, người quản trị mạng có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm Tin học tỉnh để phối hợp cùng đơn vị tư vấn, bộ phận quản trị mạng kiểm tra, sửa chữa. 2. Bảo mật thông tin dữ liệu. a) Các thông tin dữ liệu lưu trữ trên mạng phải được định kỳ sao lưu trên băng từ hoặc đĩa CD và lưu trữ theo quy chế lưu trữ hiện hành cho nhà nước. b) Bộ phận quản trị mạng chịu trách nhiệm đệ trình và áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho mạng tin học diện rộng, bảo vệ các cơ sở dữ liệu, tổ chức phân quyền cho người sử dụng và các mạng LAN thành viên trong việc khai thác thông tin dữ liệu trong mạng tin học diện rộng do cấp lãnh đạo có thẩm quyền quy định theo từng cơ sở du lịch và phần mềm dùng chung. c) Trung tâm tin học của tỉnh phải thường xuyên kiểm tra sự hoạt động của các phần mềm hệ thống và phần mềm dùng chung trên mạng tin học diện rộng và tìm giải pháp khắc phục khi có sự trục trặc. Điều 13. Về sao lưu dữ liệu. Các đơn vị, cá nhân khai thác thông tin trong mạng tin học diện rộng của tỉnh đều phải tạo lập chế độ tạo lập chế độ lưu giữ thông tin học theo phân cấp quy định, với những yêu cầu sau: 1. Với người sử dụng: Có thể sao lưu lên USB, đĩa mềm,…Chỉ thực hiện sao lưu những dữ liệu quan trọng của riêng mình. 2. Với dữ liệu trên máy chủ: Có thể sao lưu lên ổ đĩa cứng khác (trên máy chủ hoặc một máy đơn lẻ), sao lưu ra băng từ hoặc đĩa từ quang. 3. Quy định chu kỳ sao lưu (ví dụ 1 tuần/lần): Cuối một chu kỳ sao lưu, thực hiện sao lưu toàn bộ dữ liệu cần thiết (full backup). Trong một chu kỳ lớn, có thể chia thành các khoảng nhỏ (ví dụ 1 ngày/lần), thực hiện sao lưu những thay đổi kể từ lần sao lưu đầy đủ mới nhất. 4. Dữ liệu của hai lần sao lưu đầy đủ liền nhau phải lưu lên hai băng từ hoặc hai đĩa từ quang khác nhau. Cân quy định số lượng và dung lượng băng từ tối thiểu phải sử dụng (tùy theo thông tin cần sao lưu). Dung lượng tối thiểu sử dụng phải gấp ít nhất ba lần tổng dữ liệu cần sao lưu. 5. Đĩa và băng từ sao lưu phải được giữ ở nơi cách xa về vật lý tới máy chủ, đề phòng trường hợp hỏa hoạn hay bất chắc xảy ra. 6. Thông tin về tất cả các lần sao lưu đều phải ghi rõ trong Nhật ký bảo trì. Các băng, đĩa sử dụng sao lưu phải có đánh số, dán nhãn và ghi chú cẩn thận để có thể tìm lại dễ dàng, tránh nhầm lẫn. Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 14. Các đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia và hệ thống mạng tin học diện rộng của UBND tỉnh có trách nhiệm chấp hành nghiêm Quy định này. Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị tham gia và hệ thống có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy định này và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về những vi phạm quy định của cán bộ, công chức, viên chức cơ quan trong quá trình tham gia điều hành hệ thống mạng. Tùy theo mức độ, cán bộ vi phạm chịu kỷ luật, xử lý hành chính hoặc trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại về tài sản phải xử lý bồi thường theo quy định tại Nghị định 118/2006/NĐ-CP ngày 10/10/2006 của Chính phủ về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức. Điều 15. Trong quá trình quản lý và khai thác thông tin trên mạng tin học diện rộng của UBND tỉnh, nếu có vấn đề nảy sinh mà chưa được quy định rõ ràng trong Quy định này thì Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã đề xuất bổ sung, sửa đổi để từng bước hoàn thiện.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Hưng Yên", "promulgation_date": "16/03/2007", "sign_number": "04/2007/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Cường", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-1557-QD-UBND-2022-cong-bo-danh-muc-ho-ao-dam-khong-duoc-san-lap-Thai-Binh-524161.aspx
Quyết định 1557/QĐ-UBND 2022 công bố danh mục hồ ao đầm không được san lấp Thái Bình
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1557/QĐ-UBND Thái Bình, ngày 21 tháng 7 năm 2022 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT VÀ CÔNG BỐ DANH MỤC HỒ, AO, ĐẦM KHÔNG ĐƯỢC SAN LẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012; Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 285/TTr-STNMT ngày 22/6/2022 QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt và công bố Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn tỉnh Thái Bình. (Chi tiết Danh mục theo phụ lục đính kèm) Điều 2. Tổ chức thực hiện. 1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: - Công bố Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông báo đến các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. - Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thường xuyên rà soát, thống kê, cập nhật và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn tỉnh theo quy định. 2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn: - Có trách nhiệm quản lý, bảo vệ hồ, ao, đầm không được san lấp; thường xuyên rà soát, thống kê, đề xuất điều chỉnh, bổ sung Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp theo quy định; quản lý chặt chẽ không để xảy ra hoạt động san lấp hồ, ao, đầm trái phép trên địa bàn. - Công bố Quyết định này đến các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý hồ, ao, đầm thuộc Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn để biết và thực hiện. 3. Các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý hồ, ao, đầm có trách nhiệm xây dựng kế hoạch quản lý, thực hiện các biện pháp bảo vệ hồ, ao, đầm không được san lấp. 4. Cộng đồng dân cư: - Không san lấp, lấn chiếm trái phép hồ, ao, đầm thuộc Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp sử dụng cho mục đích cá nhân. - Tố giác hành vi vi phạm các quy định về quản lý, khai thác, sử dụng hồ, ao, đầm không được san lấp. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng hồ, ao, đầm chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Cục Quản lý Tài nguyên nước; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Lãnh đạo VP UBND tỉnh; - Lưu: VT, NNTNMT TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lại Văn Hoàn PHỤ LỤC DANH MỤC HỒ, AO, ĐẦM KHÔNG ĐƯỢC SAN LẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH (Kèm theo Quyết định 1557/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh) 1. Các loại hình, chức năng của hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn tỉnh trong Phụ lục này, bao gồm: - Phòng chống ngập úng, tiêu thoát nước (TTN) - Bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan, điều hòa không khí (MTCQ) - Nuôi trồng thủy sản (NTTS) - Sản xuất nông nghiệp (SXNN) - Văn hóa, di tích, tín ngưỡng (VH) 2. Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn tỉnh Thái Bình: STT Tên hồ, ao, đầm Vị trí (thôn, xã) Diện tích (m2) Loại hình, chức năng Ghi chú I HUYỆN KIẾN XƯƠNG 1 Hồ Lăng Bia Thôn Nguyệt Giám, xã Minh Tân 8.330,2 NTTS, MTCQ 2 Ao trạm y tế Thôn Nguyệt Giám, xã Minh Tân 2.977,7 NTTS, MTCQ 3 Ao trạm y tế Thôn Trà Vy Bắc, xã Vũ Công 756,6 NTTS, MTCQ 4 Ao Chùa Phúc Quang Thôn Trà Vy Đông, xã Vũ Công 686,8 NTTS, MTCQ, VH 5 Ao chùa Đông Thổ Thôn Đông Thổ, xã Lê Lợi 2.823,6 NTTS, MTCQ,VH 6 Ao chùa Đông Thổ Thôn Đông Thổ, xã Lê Lợi 2.826,6 NTTS, MTCQ, VH 7 Ao chùa Văn Hanh Thôn Văn Hanh, xã Lê Lợi 1.696,9 NTTS, MTCQ, VH 8 Hồ Đài tưởng niệm Thôn Trung Tiến, xã Lê Lợi 4.173,6 NTTS, MTCQ, VH 9 Ao đài tưởng niệm Thôn Bình Sơn, xã Tây Sơn 7.947,8 NTTS, MTCQ, VH 10 Ao kho Đại Hải Thôn Đại Hải, xã Tây Sơn 3.010,3 MTCQ 11 Hồ trung tâm xã Thôn An Cơ Bắc, xã Thanh Tân 5.400 MTCQ 12 Hồ thôn An Cơ Đông Thôn An Cơ Đông, xã Thanh Tân 3.200 MTCQ 13 Hồ Miếu Đình Làng An Cơ Thôn An Thọ, xã Thanh Tân 2.100 VH 14 Miếu làng Tử Tế Thôn Tử Tế, xã Thanh Tân 2.500 VH 15 Ao đền Phan Bá Vành Thôn Nguyệt Lâm 1, xã Vũ Bình 1.349,4 NTTS, MTCQ, VH 16 Ao đền Mộ Đạo Thôn Mộ Đạo 3, xã Vũ Bình 5.100,5 NTTS, MTCQ, VH 17 Hồ Gỗ Thôn 4, xã Vũ Thắng 3.838,5 NTTS, MTCQ, VH 18 Hồ ông Chức Thôn 6, xã Vũ Thắng 2.683,4 NTTS, MTCQ 19 Ao Miếu Quan Đông Thôn 1, xã Vũ Quý 2.216 NTTS, MTCQ, VH 20 Hồ nhà bia Liệt sỹ Thôn Nam Đường Đông, xã Nam Cao 7.782 NTTS, MTCQ, VH 21 Hồ trước cửa Trường tiểu học Thôn Phụng Thượng, xã Vũ An 2.020,9 NTTS 22 Ao trong khu dân cư Thôn Đồng Lầu, xã Vũ An 950 NTTS 23 Hồ ủy ban Thôn Khả Phú, xã Bình Thanh 1.728 NTTS, MTCQ 24 Ao trạm y tế Thôn Khả Phú, xã Bình Thanh 836 NTTS 25 Ao cấp 1 Thôn Khả Phú, xã Bình Thanh 1.480 NTTS 26 Hồ cấp 3 Thôn Khả Phú, xã Bình Thanh 2.356 NTTS 27 Ao mầm non Thôn Khả Phú, xã Bình Thanh 1.000 NTTS 28 Hồ cửa đình Lập Ấp Thôn Lập Ấp, xã Bình Thanh 3.730 NTTS, MTCQ 29 Ao đài tưởng niệm Thôn 2, xã Vũ Hòa 861 NTTS, MTCQ, VH 30 Ao cửa UBND xã Thôn 2, xã Vũ Hòa 1.029 NTTS, MTCQ 31 Ao trạm y tế Thôn 3, xã Vũ Hòa 588 NTTS, MTCQ 32 Hồ bơi UBND xã Thôn Đức Chính, xã Nam Bình 1.307,7 NTTS, MTCQ, VH 33 Ao cửa UBND xã Thôn Đức Chính, xã Nam Bình 1.021 NTTS 34 Ao đài tưởng niệm Thôn Đức Chính, xã Nam Bình 520 NTTS, MTCQ, VH 35 Ao đình thôn Phú Cốc Thôn Phú Cốc, xã Nam Bình 4.223 NTTS 36 Hồ cửa UBND xã Thôn Đồng Vân, xã Vũ Lễ 5.146 NTTS, MTCQ 37 Hồ Ngái 1 Thôn Ngái, xã Quang Bình 2.272,7 NTTS 38 Hồ Ngái 2 Thôn Ngái, xã Quang Bình 1.990,6 NTTS 39 Hồ Ngái 3 Thôn Ngái, xã Quang Bình 1.896,4 NTTS 40 Hồ Ngái Đông 1 Thôn Ngái Đông, xã Quang Bình 2.119,7 NTTS 41 Hồ Ngái Đông 2 Thôn Ngái Đông, xã Quang Bình 3.229,6 NTTS 42 Hồ Đài Tưởng Niệm Thôn Hưng Tiến, xã Quang Bình 3.549,3 NTTS, MTCQ, VH 43 Hồ giáp nhà văn hóa huyện Tổ dân phố Cộng Hòa, thị trấn Kiến Xương 9.159,9 NTTS, MTCQ 44 Ao trạm y tế Thôn Giang Tiến, xã Quang Minh 412 NTTS, MTCQ 45 Ao đình Trại Tiệm Thôn Lai Vy, xã Quang Minh 1.215 NTTS, MTCQ 46 Ao Đình Vy Thôn Lai Vy, xã Quang Minh 1.582 NTTS, MTCQ 47 Ao Đình Lai Thành Thôn Thống Nhất, xã Quang Minh 1.690 NTTS, MTCQ 48 Ao trường Tiểu học Thôn Ái Quốc, xã Bình Định 2.575 NTTS, MTCQ 49 Ao trường Trung học Thôn Ái Quốc, xã Bình Định 4.683 NTTS, MTCQ 50 Ao đình Sơn Tĩnh Thôn Sơn Trung, xã Bình Định 4.335,4 NTTS, MTCQ 51 Ao Thứ tám Thôn Sơn Trung, xã Bình Định 10.927,1 NTTS, MTCQ 52 Hồ đài tưởng niệm Thôn Đoàn Kết, xã Bình Minh 8.372 NTTS, MTCQ, VH 53 Ao nghĩa trang liệt sĩ Thôn Tả Phụ, xã Hồng Thái 462,9 NTTS, MTCQ, VH 54 Ao trạm xá Thôn Tả Phụ, xã Hồng Thái 1.909,9 NTTS, MTCQ 55 Hồ nhà văn hóa thôn Thôn Hữu Bộc, xã Hồng Thái 2.778,5 NTTS, MTCQ 56 Hồ nhà văn hóa thôn Thôn Thượng Hòa, xã Hồng Thái 1.762,8 NTTS, MTCQ 57 Ao Đền Đắc Chúng Thôn Đắc Chúng Trung, xã Quốc Tuấn 892,9 NTTS 58 Ao Đắc Chúng Trung Thôn Đắc Chúng Trung, xã Quốc Tuấn 1.379,3 NTTS 59 Ao Đền Thụy Bích Thôn Thụy Lũng Tây, xã Quốc Tuấn 403,1 NTTS, MTCQ, VH 60 Ao Chùa Linh Ứng Thôn Đắc Chúng Nam, xã Quốc Tuấn 317,4 NTTS, MTCQ, VH 61 Ao UBND xã Thôn Bắc Sơn, xã Vũ Ninh 2.410 MTCQ 62 Ao Đình làng Thôn Trà Đông, xã Quang Trung 1.985,1 NTTS, MTCQ 63 Ao Đình làng Thôn Mỹ Nguyên, xã Quang Trung 934,4 NTTS, MTCQ 64 Ao Đình làng Thôn Thượng Phúc, xã Quang Trung 2.069,5 NTTS, MTCQ 65 Ao cá Bác Hồ Thôn Đông Tiến, xã Hồng Tiến 5.412,9 NTTS 66 Hồ trước cửa Trạm y tế Thôn Quân Hành, xã Bình Nguyên 1.767 NTTS 67 Hồ trước cửa UBND xã Thôn Quân Hành, xã Bình Nguyên 4.490 NTTS 68 Ao làng khu Đông Thôn Năng Nhượng, xã Trà Giang 947,9 NTTS 69 Ao Đình làng Thôn Năng Nhượng, xã Trà Giang 1.956,9 NTTS 70 Ao Đình làng Thôn Trực Tầm, xã Trà Giang 1.589,1 NTTS 71 Ao họ giáo Thôn Lãng Đông, xã Trà Giang 685,3 NTTS 72 Ao họ giáo Thôn Thuyền Định, xã Trà Giang 679,1 NTTS 73 Ao đình làng Thôn Diệm Nam, xã Trà Giang 1.657 MTCQ, VH 74 Ao thôn Thôn Thuyền Định, xã Trà Giang 1.820,7 NTTS 75 Ao chùa Lãng Đông Thôn Lãng Đông, xã Trà Giang 178,1 NTTS 76 Ao chùa Đông Sơn Thôn Dục Dương, xã Trà Giang 362,6 NTTS 77 Ao chùa Tân Minh Thôn Thuyền Định, xã Trà Giang 1.628,8 NTTS 78 Hồ Đài tưởng niệm Thôn Tây Nghĩa, xã Minh Quang 3.424 MTCQ, VH 79 Hồ Đình Đông Thôn Đông Khánh, xã Thượng Hiền 1.128,8 MTCQ, VH 80 Hồ chăn nuôi Thôn Đông Khánh, xã Thượng Hiền 7.531,4 NTTS 81 Hồ UBND xã Thôn Trung Quý, xã Thượng Hiền 6.205,4 NTTS 82 Ao Làng Thôn Tây Phú, xã Thượng Hiền 3.047,1 NTTS 83 Ao họ Phạm Thôn Nam Huân Bắc, xã Đình Phùng 1.371,5 MTCQ 84 Ao Đình Cả Thôn Bình Trật Nam, xã An Bình 930 VH 85 Thùng Thanh Hoa (ao) Thôn Bằng Trạch, xã An Bình 4.100 NTTS, MTCQ 86 Ao Kho Bóng Thôn Bằng Trạch, xã An Bình 875 NTTS, MTCQ II HUYỆN ĐÔNG HƯNG 1 Ao % của nhà thờ Thôn Bá Thôn 1, xã Hồng Việt 1.300 NTTS 2 Ao Hậu Thôn Đông, xã Hồng Việt 4.727 NTTS 3 Ao Mẫu Thôn Tứ, xã Hồng Việt 2.669 NTTS 4 Ao đền bà Cẩm Hoa Thôn An Liêm, xã Thăng Long 1.616 NTTS 5 Ao ông Hùng Thôn An Liêm, xã Thăng Long 3.227 NTTS 6 Ao cá ông Diến khu cửa đền Thôn An Liêm, xã Thăng Long 1.656 NTTS 7 Ao cá ông Diến khu cửa đền Thôn An Liêm, xã Thăng Long 2.638 NTTS 8 Ao cá ông Chinh khu cửa đền Thôn An Liêm, xã Thăng Long 3.428 NTTS 9 Ao cá ông Đô khu ao II Thôn An Liêm, xã Thăng Long 3.135 NTTS 10 Ao lớn Làng Thôn Lộ Vị, xã Thăng Long 7.335 NTTS 11 Ao Đình Làng Và Thôn Lộ Vị, xã Thăng Long 579 NTTS 12 Ao Đình Làng Và Thôn Lộ Vị, xã Thăng Long 1.037 NTTS 13 Ao chi bộ ông Minh Thôn Lộ Vị, xã Thăng Long 1.473 NTTS 14 Ao ông Trung Thôn Lộ Vị, xã Thăng Long 716 NTTS 15 Ao ông Bính Thôn Lộ Vị, xã Thăng Long 714 NTTS 16 Ao ông Thống Thôn Lộ Vị, xã Thăng Long 658 NTTS 17 Ao ông Thường Thôn Lộ Vị, xã Thăng Long 1.092 NTTS 18 Ao ông Tạo Thôn Lộ Vị, xã Thăng Long 757 NTTS 19 Ao bà Sót Thôn Lộ Vị, xã Thăng Long 195 NTTS 20 Ao ông Toàn Thôn Lộ Vị, xã Thăng Long 442 NTTS 21 Ao ông Tỉnh Thôn Lộ Vị, xã Thăng Long 139 NTTS 22 Ao ông Tất Thôn Lộ Vị, xã Thăng Long 687 NTTS 23 Ao ông Hồng khu ao 5 tấn Thôn An Liêm, xã Thăng Long 3.409 NTTS 24 Ao cá ông Ruệ cũ (ông Huỳnh) Thôn An Liêm, xã Thăng Long 4.762 NTTS 25 Ao Cá nông hội (ông Hoa) Thôn An Liêm, xã Thăng Long 2.488 NTTS 26 Ao Làng (ông Chiến) Thôn Cộng Hòa, xã Thăng Long 850 NTTS 27 Ao cửa bà Thự Thôn Tân Bình, xã Hợp Tiến 3.105 NTTS 28 Ao ông Công Thôn Tân Bình, xã Hợp Tiến 306 NTTS 29 Ao ông Soái Thôn Tân Bình, xã Hợp Tiến 1.105 NTTS 30 Ao bà Tiến Thôn Tân Tiến, xã Hợp Tiến 1.715 NTTS 31 Ao nhân dân Thôn Tiến Thắng, xã Hợp Tiến 2.351 NTTS 32 Ao đài tưởng niệm liệt sỹ Thôn Tiến Thắng, xã Hợp Tiến 1.500 NTTS 33 Ao nhà Thờ Thôn Ái Quốc, xã Hợp Tiến 2.100 NTTS 34 Ao Nhà thờ họ giáo Thôn Sổ, xã Chương Dương 935 NTTS 35 Ao Đình Cao Mỗ Cao Mỗ, xã Chương Dương 499 NTTS 36 Ao Từ Chỉ Cao Mỗ, xã Chương Dương 1.760 NTTS 37 Ao Phe Thôn Cổ Xá, xã Phong Châu 5.167,5 NTTS 38 Ao nhà văn hóa thôn Thôn Cổ Xá, xã Phong Châu 2.160,7 NTTS 39 Khu vực ao bèo Thôn Cổ Xá, xã Phong Châu 8.394 NTTS 40 Ao Cầu Thôn Khuốc Tây, xã Phong Châu 6.280,3 NTTS 41 Ao ông Che Thôn Khuốc Tây, xã Phong Châu 3.092 NTTS 42 Ao ông Nam Thôn Khuốc Tây, xã Phong Châu 3.103 NTTS 43 Ao ông Hải Thôn Khuốc Tây, xã Phong Châu 1.133 NTTS 44 Ao ông Đoài Thôn Khuốc Tây, xã Phong Châu 1.880 NTTS 45 Ao đài Liệt sỹ Thôn Khuốc Đông, xã Phong Châu 1.932 NTTS 46 Ao ông Vê Thôn Khu ốc Đông, xã Phong Châu 1.776 NTTS 47 Ao ông Quyến Thôn Khuốc Đông, xã Phong Châu 1.048 NTTS 48 Ao cá xóm 9 Thôn Phạm, xã Phú Châu 12.047,8 MTCQ 49 Ao UBND xã Thôn Tràng Vinh, xã Trọng Quan 798 NTTS 50 Ao UBND xã Thôn Tràng Quan, xã Trọng Quan 1.488 NTTS 51 Ao UBND xã Thôn Tràng Quan, xã Trọng Quan 1.422 NTTS 52 Ao UBND xã Thôn Tràng Quan, xã Trọng Quan 2.699 NTTS 53 Ao UBND xã Thôn Tràng Quan, xã Trọng Quan 3.577 NTTS 54 Ao UBND xã Thôn Tràng Quan, xã Trọng Quan 2.969 NTTS 55 Ao UBND xã Thôn Tràng Quan, xã Trọng Quan 2.174 NTTS 56 Ao UBND xã Thôn Tràng Quan, xã Trọng Quan 3.166 NTTS 57 Ao UBND xã Thôn Hưng Quan, xã Trọng Quan 2.894 NTTS 58 Ao UBND xã Thôn Hưng Quan, xã Trọng Quan 2.097 NTTS 59 Ao UBND xã Thôn Vinh Hoa, xã Trọng Quan 3.208 NTTS 60 Ao UBND xã Thôn Vinh Hoa, xã Trọng Quan 1.450 NTTS 61 Ao UBND xã Thôn Vinh Hoa, xã Trọng Quan 1.941 NTTS 62 Ao UBND xã Thôn Vinh Quan, xã Trọng Quan 2.193 NTTS 63 Ao UBND xã Thôn Vinh Quan, xã Trọng Quan 1.829 NTTS 64 Ao UBND xã Thôn Vinh Quan, xã Trọng Quan 1.844 NTTS 65 Ao UBND xã Thôn Vinh Quan, xã Trọng Quan 1.039 NTTS 66 Ao cá Bác Hồ Thôn Hữu, xã Mê Linh 4.000 NTTS 67 Ao Chùa Hưng Khánh Thôn 1, xã Đô Lương 695 NTTS 68 Ao trung tâm xã Thôn Trần Phú, xã Đông Phương 3.226 NTTS 69 Ao trạm y tế Thôn Trung, xã Đông Phương 3.070 NTTS 70 Ao Đình Lưu Thôn Trung, xã Đông Phương 506 NTTS 71 Ao nhà Thờ Phương Quan Thôn Trần Phú, xã Đông Phương 1.558 NTTS 72 Ao nhà Thờ Phương Quan Thôn Trần Phú, xã Đông Phương 432 NTTS 73 Ao nhà Thờ Phương Quan Thôn Trần Phú, xã Đông Phương 777 NTTS 74 Ao nhà Thờ Phương Quan Thôn Trần Phú, xã Đông Phương 750 NTTS 75 Ao nhà Thờ Phương Xá Thôn Trung, xã Đông Phương 1.484 NTTS 76 Ao nhà Thờ Phương Xá Thôn Trung, xã Đông Phương 1.715 NTTS 77 Ao nhà Thờ Phương Xá Thôn Trung, xã Đông Phương 658 NTTS 78 Ao nhà Thờ Phương Xá Thôn Trung, xã Đông Phương 781 NTTS 79 Ao nhà Thờ Quốc Tuấn Thôn Đông, xã Đông Phương 320 NTTS 80 Ao Chùa Hầu Thôn Đông, xã Đông Phương 305 NTTS 81 Ao Chùa Linh Thôn Nam, xã Đông Phương 274 NTTS 82 Ao Chùa Vực Thôn Đại Phú, xã Đông Phương 1.099 NTTS 83 Ao Chùa Phúc Lộc Thôn Trung, xã Đông Phương 99 NTTS 84 Ao Đình Tàu Thôn Nam, xã Đông Sơn 1.200 NTTS 85 Ao cửa chùa Quai Thôn Tân Sơn, xã Đông Sơn 1.800 NTTS 86 Ao nhà thờ Đọ Thôn Bắc, xã Đông Sơn 1.800 NTTS 87 Ao Đình Thuần Túy Thôn Thuần Túy, xã Đông La 920,7 NTTS 88 Ao Đình Cổ Dũng Thôn Cổ Dũng, xã Đông La 4.688 NTTS 89 Ao Chùa Đồng Vi Thôn Đồng Vi, xã Đông La 1.393 NTTS 90 Ao xử lý nước thải khu CN Thôn Cổ Dũng, xã Đông La 5.476 MTCQ 91 Đầm Tàu Thôn Tào Xá, Xuân Thọ, Phương Mai, xã Đông Cường 50.000 TTN 92 Đầm Sen Thôn Tào Xá, Thân Thượng, xã Đông Cường 35.000 TTN 93 Thùng Bom Thôn Đông Khê, xã Đông Cường 2.000 MTCQ 94 Ao Hồ xóm 3 Thôn Hoành Từ, xã Đông Cường 2.300 NTTS 95 Ao Hồ xóm 6 Thôn Xuân Thọ, xã Đông Cường 1.500 NTTS 96 Ao nhà thờ Đông Khê Thôn Đông Khê, xã Đông Cường 4.500 NTTS 97 Ao nhà thờ Hoành Từ Thôn Hoành Từ, xã Đông Cường 1.200 NTTS 98 Ao Đình Tiền Thôn Hoành Từ, xã Đông Cường 300 NTTS 99 Ao nhà thờ Phương Mai Thôn Phương Mai, xã Đông Cường 5.000 NTTS 100 Ao Chùa Phương Mai Thôn Phương Mai, xã Đông Cường 800 NTTS 101 Ao Nhà Thờ Tào Xá Thôn Tào Xá, xã Đông Cường 4.500 NTTS 102 Ao Chùa Tào Xá Thôn Tào Xá, xã Đông Cường 1.000 NTTS 103 Ao nhà thờ Thân Thượng Thôn Thân Thượng, xã Đông Cường 1.500 NTTS 104 Ao Cây Đàn Thôn Liên Hoàn, xã Hà Giang 1.075 NTTS 105 Hồ Liên Hoàn Thôn Liên Hoàn, xã Hà Giang 2.619 NTTS 106 Ao cá Bác Hồ Thôn Tam Đồng, xã Hà Giang 6.276 NTTS 107 Ao cửa ông Đổng Thôn Bắc Song, xã Hà Giang 755 NTTS 108 Hồ cửa ông Đáng Thôn Nam Song, xã Hà Giang 1.506 NTTS 109 Hồ cửa ông Cẩn Thôn Nam Song, xã Hà Giang 1.030 NTTS 110 Ao Nhà Bia Thôn Nam Tiến, xã Hà Giang 2.329 NTTS 111 Ao Hầy Thôn Lương Đống, xã Hà Giang 1.258 NTTS 112 Ao Bác Hồ Thôn Quả Quyết, xã Đông Động 14.383 NTTS 113 Ao Đình Thanh Long Thôn Thanh Long, xã Đông Hoàng 1.534,3 NTTS 114 Ao xóm 7 Thôn Thanh Long, xã Đông Hoàng 3.216 NTTS 115 Ao sau Đình Thôn Thanh Long, xã Đông Hoàng 2.002,3 NTTS 116 Ao Ủy ban Thôn Thái Hòa 1, xã Đông Hoàng 2.443,6 NTTS 117 Ao nhà văn hóa Thôn Thái Hòa 1, xã Đông Hoàng 2.142 NTTS 118 Ao đài tưởng niệm Thôn Thái Hòa 1, xã Đông Hoàng 2.945 NTTS 119 Ao ông Thái Thôn Thái Hòa 1, xã Đông Hoàng 1.291,4 NTTS 120 Ao trường cấp I Thôn Thái Hòa 1, xã Đông Hoàng 1.869,8 NTTS 121 Ao ông Nhi Thôn Hùng Việt, xã Đông Hoàng 4.054,5 NTTS 122 Hồ trung tâm UBND xã Thôn Châu Giang, xã Đông Quan 4.820 NTTS 123 Ao khu chợ Phủ Thôn Cổ Hội đồng, xã Đông Quan 2.171 NTTS 124 Ao Đồng Thượng Phú Thôn Thượng Phú, xã Đông Quan 600 TTN 125 Ao đài tưởng niệm Thôn Roanh Châu, xã Đông Quan 2.800 NTTS 126 Ao trường tiểu học 2 ao Thôn Đông An, xã Đông Quan 2.100 NTTS 127 Ao trường mầm non 2 ao Thôn Đông An, xã Đông Quan 760 NTTS 128 Đầm cụt khu ông Căn Thôn Phong Châu, xã Đông Quan 1.400 TTN 129 Đầm khu Đông Tân Thôn Vạn Toàn, xã Đông Quan 7.200 TTN 130 Ao cá Bác Hồ Thôn Kim Châu 2, xã An Châu 4.800 NTTS 131 Ao Cửa sốc Thôn An Nạp, xã An Châu 5.500 NTTS 132 Ao năm tấn Thôn Kim Châu 1, xã An Châu 4.500 NTTS 133 Ao UBND xã Thôn Bắc Bình Cách, xã Đông Xá 478 NTTS 134 Ao UBND xã Thôn Bắc Bình Cách, xã Đông Xá 782 NTTS 135 Ao UBND xã Thôn Đông Bình Cách, xã Đông Xá 1.617 NTTS 136 Ao UBND xã Thôn Đông Bình Cách, xã Đông Xá 1.170 NTTS 137 Ao UBND xã Thôn Nam Bình Cách, xã Đông Xá 2.308 NTTS 138 Ao chùa Thôn Tây Bình Cách, xã Đông Xá 436 NTTS 139 Ao di tích Thôn Tây Bình Cách, xã Đông Xá 607 NTTS 140 Ao Đài tưởng niệm Thôn Thọ Tiến, xã Minh Phú 6.486,9 NTTS 141 Ao UBND xã Thôn Thọ Tiến, xã Minh Phú 1.153 NTTS III HUYỆN THÁI THỤY 1 Ao đình Bích Đoài Xã Thái Nguyên 378 MTCQ, TTN 2 Ao đình Hà My Xã Thái Nguyên 442 MTCQ, TTN 3 Ao trường THCS Xã Thái Nguyên 835 MTCQ, TTN 4 Ao trạm Y tế Xã Thái Nguyên 1.426 MTCQ, TTN 5 Ao đình, Ngọc Thịnh Xã Thái Nguyên 388 MTCQ, TTN, VH 6 Ao chùa, Bích Đoài Xã Thái Nguyên 319 MTCQ, TTN, VH 7 Ao nhà thờ Thượng Phúc Thôn Thượng Phúc, xã Thụy Sơn 2.960,5 MTCQ 8 Ao Đình Thượng Phúc Thôn Thượng Phúc, xã Thụy Sơn 2.282 MTCQ 9 Ao Đình Nhạo Sơn Thôn Nhạo Sơn, xã Thụy Sơn 653,6 MTCQ 10 Hồ đền mẫu Thôn Hạ Đồng Thôn Hạ Đồng, xã Thụy Sơn 1.150,9 MTCQ 11 Ao trường THPT Tây Thụy Anh Xã Thụy Sơn 2.427 MTCQ 12 Ao trường THPT Tây Thụy Anh Xã Thụy Sơn 1.900,7 MTCQ 13 Ao từ và chùa làng thôn Hoành Sơn Xã Thụy Văn 1.158,7 MTCQ 14 Ao nhà văn hóa thôn Hoành Sơn Xã Thụy Văn 242,1 MTCQ 15 Ao đình làng Hoành Sơn Xã Thụy Văn 246 MTCQ 16 Hồ chứa nước thôn Quang Lang Đông Xã Thụy Hải 26.558 MTCQ 17 Ao trường trung học cơ sở và trường tiểu học Xã Thụy Hải 6.093,3 MTCQ 18 Hồ nghĩa trang liệt sỹ Xã Thụy Hải 3.251,2 MTCQ 19 Hồ giáp nghĩa trang nhân dân thôn Quang Lang Đoài Xã Thụy Hải 1.667 MTCQ 20 Hồ giáp nghĩa trang nhân dân thôn Tam Đồng Xã Thụy Hải 1.800 MTCQ 21 Ao đình An Cố (số 1) Xã An Tân 1.885 NTTS, MTCQ 22 Ao đình An Cố (số 2) Xã An Tân 1.048 NTTS, MTCQ 23 Ao trụ sở UBND xã Thụy Tân (cũ) Xã An Tân 2.323 NTTS, MTCQ 24 Ao Trại Cốm Thị trấn Diêm Điền 2.203,4 MTCQ 25 Hồ Tượng Đài Thị trấn Diêm Điền 10.617,9 MTCQ 26 Ao đền Thánh Cả Thị trấn Diêm Điền 2.103 MTCQ 27 Ao đền Nghĩa Chỉ Thị trấn Diêm Điền 400 MTCQ 28 Ao đình Nghĩa Chỉ Thị trấn Diêm Điền 370 MTCQ 29 Hồ 5 nhì tổ dân phố Hổ Đội 3 Thị trấn Diêm Điền 5.000 MTCQ 30 Ao họ Trần tổ dân phố Hổ Đội 3 Thị trấn Diêm Điền 585 MTCQ 31 Ao họ Lê Hữu tổ dân phố Hổ Đội 3 Thị trấn Diêm Điền 483 MTCQ 32 Ao vực Hòn Đá tổ dân phố Hổ Đội 2 Thị trấn Diêm Điền 850 MTCQ 33 Hồ nhà văn hóa thiếu nhi huyện Tổ dân phố số 6, thị trấn Diêm Điền 6.109,4 MTCQ 34 Hồ trường mầm non thị trấn khu A Tổ dân phố số 7, thị trấn Diêm Điền 4.904 MTCQ 35 Hồ trường Tiểu học thị trấn khu B Tổ dân phố số 8, thị trấn Diêm Điền 1.707 MTCQ 36 Hồ trạm y tế thị trấn Tổ dân phố Hồ Đội 2, thị trấn Diêm Điền 1.000 MTCQ 37 Ao trường trung học cơ sở Xã Thụy Xuân 1.320 MTCQ, TTN 38 Ao cửa UBND xã Xã Thụy Thanh 3.110 MTCQ 39 Ao phía đông UBND xã Xã Thụy Thanh 3.108 MTCQ 40 Ao đình Vô Hối Đông Xã Thụy Thanh 2.244 MTCQ 41 Ao UBND xã quản lý Xã Thụy Thanh 1.105 NTTS, MTCQ 42 Ao UBND xã quản lý Xã Thụy Thanh 1.285 NTTS, MTCQ 43 Ao cá Bác Hồ (1) Thôn Lề Thần Đông, xã Hòa An 7.886,5 NTTS, MTCQ 44 Ao cá Bác Hồ (2) Thôn Lề Thần Đông, xã Hòa An 6.936,1 NTTS, MTCQ 45 Hồ Phúng (1) Thôn Bắc Tân, xã Hòa An 26.613,9 NTTS, MTCQ 46 Hồ Phúng (2) Thôn Bắc Tân, xã Hòa An 7.405,2 NTTS, MTCQ 47 Ao ông Tám Thôn Bắc Tân, xã Hòa An 4.810,2 NTTS, MTCQ 48 Ao ông Hòa Thôn Tiền Phong, xã Hòa An 1.750,8 NTTS, MTCQ 49 Ao đình Thùy Dương xã Hòa An 768 NTTS, MTCQ 50 Ao đình Sơn Cao xã Hòa An 630,6 NTTS, MTCQ 51 Ao đình Tử Các xã Hòa An 611,5 NTTS, MTCQ 52 Ao đình Duyên Lễ xã Hòa An 803,6 NTTS, MTCQ 53 Hồ ông Đúc Thôn 3 Đông Hồ, xã Thụy Phong 3.016,3 NTTS, MTCQ 54 Hồ Quán Cửa Thôn 3 Phong Lẫm, xã Thụy Phong 6.996,4 NTTS, MTCQ 55 Hồ ông Lịch Thôn 2 Đồng Hòa, xã Thụy Phong 6.390,9 NTTS, MTCQ IV HUYỆN TIỀN HẢI 1 Ao Di tích lịch sử văn hóa Xã Đông Trung 723 NTTS, VH 2 Ao UBND xã Xã Đông Trung 2.227 MTCQ 3 Ao đài tưởng niệm liệt sỹ Xã Nam Thịnh 3.536 MTCQ 4 Hồ UBND xã Xã Đông Hoàng 4.800 MTCQ, TTN 5 Hồ kè thùy Xã Đông Hoàng 13.000 MTCQ, TTN 6 Hồ Lê Lợi Thôn Lê Lợi, xã Vũ Lăng 3.372,9 MTCQ, TTN 7 Ao Đồng Thôn Lê Lợi, xã Vũ Lăng 1.757,4 MTCQ, TTN 8 Ao thủy đình làng Thanh Giám Thôn Thanh Tây, xã Đông Lâm 2.700 MTCQ, TTN 9 Hồ di tích lịch sử đến thờ Bác Hồ, Liệt sỹ, Đình Thôn Nho Lâm Đông, xã Đông Lâm 3.200 MTCQ, TTN 10 Hồ và ao NTLS xã Thôn Thanh Đông, xã Đông Lâm 29.000 NTTS, MTCQ, TTN 11 Ao hội trường thôn Thanh Tây Thôn Thanh Tây, xã Đông Lâm 870 NTTS, MTCQ, TTN 12 Hồ trường tiểu học Xã Nam Hồng 1.500 MTCQ, TTN 13 Hồ giáo sứ Thanh Minh Xã Nam Hồng 1.500 MTCQ, TTN 14 Ao giáo xứ Đông Phú Thôn Vĩnh Trà, xã Nam Trung 1.141 MTCQ, TTN 15 Ao giáo xứ Trung Đồng Thôn Ái Quốc, xã Nam Trung 6.074 MTCQ, TTN 16 Ao Trường tiểu học Thôn Độc Lập, xã Nam Trung 828 MTCQ, TTN 17 Ao UBND xã Thôn Trung Đồng, xã Nam Trung 1.291 MTCQ, TTN 18 Ao Nghĩa trang liệt sỹ Thôn Trung Đồng, xã Nam Trung 1.308 MTCQ, TTN 19 Ao Giáo xứ Nam Biên Thôn Hải Ngoại, xã Nam Trung 1.003 MTCQ, TTN 20 Hồ chứa nước sạch Thôn Phụ Thành, xã Đông Trà 2.081,8 MTCQ, TTN 21 Hồ chứa nước sạch Thổn định cư Tây, xã Đông Trà 3.702,9 MTCQ, TTN 22 Ao thầu Thôn Trình Nhất Đông, xã An Ninh 792,6 MTCQ, TTN 23 Ao thầu Thôn Trình Nhất Đông, xã An Ninh 667,6 MTCQ, TTN 24 Ao thầu Thôn Trình Nhất Đông, xã An Ninh 1.665,5 MTCQ, TTN 25 Hồ Lương Thôn Trình Nhất Tây, xã An Ninh 2.132,9 MTCQ, TTN 26 Hồ Lương Thôn Trình Nhất Tây, xã An Ninh 2.398,6 MTCQ, TTN 27 Hồ Lương Thôn Trình Nhất Tây, xã An Ninh 2.274,6 MTCQ, TTN 28 Ao Chu Phò Thôn Trình Nhất Tây, xã An Ninh 1.917,7 MTCQ, TTN 29 Ao Chấn Thôn Trình Nhất Tây, xã An Ninh 293,5 MTCQ, TTN 30 Ao Mừng Thôn Trình Nhất Tây, xã An Ninh 226,2 MTCQ, TTN 31 Ao Khánh Thôn Trình Nhất Tây, xã An Ninh 1.345 MTCQ, TTN 32 Đầm xóm 10 Thôn Trình Nhất Tây, xã An Ninh 3.906,1 MTCQ, TTN 33 Ao chùa Nguyệt Quang Thôn nguyệt Lũ, xã Tây Tiến 1.493 MTCQ, TTN 34 Ao đình làng Đông Cao Thôn Đông Cao 1, xã Tây Tiến 3.364,3 MTCQ, TTN 35 Hồ khu văn hóa tâm linh thôn Đông Cao Thôn Đông Cao, xã Tây Tiến 2.520 MTCQ, TTN 36 Ao nhà văn hóa Đông Cao 2 Thôn Đông Cao 2, xã Tây Tiến 350 MTCQ, TTN 37 Ao Đình làng Thôn Hưng Thịnh, xã Đông Long 437,5 NTTS, MCQ, TTN 38 Nhà thờ họ giáo Trung Thịnh Thôn Trung Thịnh, xã Đông Long 346 NTTS, MCQ, TTN 39 Ao Chùa Hưng Long Thôn Hưng Long, xã Đông Long 4.800 NTTS, MCQ, TTN 40 Ao đình Ốc Nhuận Thôn Ốc Nhuận, xã Đông Quý 5.635,3 NTTS, MCQ, TTN 41 Ao đình Quý Đức Thôn Quý Đức, xã Đông Quý 2.723,2 NTTS, MCQ, TTN 42 Ao đình Hải Nhuận Thôn Ốc Nhuận, xã Đông Quý 2.911,4 NTTS, MCQ, TTN 43 Hồ ao cá Bác Hồ xóm Chùa Thôn Phương Trạch Đông, xã Phương Công 2.502,3 MTCQ, TTN 44 Hồ gốc đa xóm Bía Thôn Phương Trạch Đông, xã Phương Công 1.695,7 MTCQ, TTN 45 Ao Hội trường thôn Hoàng Môn Thôn Hoàng Môn, xã Nam Cường 766,1 MTCQ, TTN 46 Ao Hội trường thôn Hoàng Môn Thôn Hoàng Môn, xã Nam Cường 878 MTCQ, TTN 47 Ao Hội trường thôn Chí Cường Thôn Chí Cường, xã Nam Cường 122 MTCQ, TTN 48 Ao Đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh Thôn Đức Cường, xã Nam Cường 2.714,2 MTCQ, TTN 49 Ao Chùa Thiên Long Thôn Đức Cường, xã Nam Cường 2.209 MTCQ, TTN 50 Hồ Nguyễn Công Trứ Thị trấn Tiền Hải 5.600,4 MTCQ, TTN 51 Hồ dọc theo mương Thống Nhất Thị trấn Tiền Hải 90.769 MTCQ, TTN 52 Hồ Nghĩa Trang Thị trấn Tiền Hải 7.669 MTCQ, TTN 53 Ao chùa Đông Sơn Thị trấn Tiền Hải 532,6 MTCQ, TTN 54 Ao ven bãi sông Lân Xã Tây Phong TTN 55 Ao chùa Phong Quang Tự Thôn Phong Lai, xã Đông Phong 360,6 MCQ, TTN 56 Ao đình Đông Quách Thôn Đông Quách, xã Nam Hà 812 MCQ, TTN 57 Ao phía nam thổ ông Trương Ngự Thôn Ái Quốc, xã Nam Thanh 2.525 NTTS 58 Ao trại chăn nuôi thôn Đông Cường Thôn Đông Cường, xã Nam Thanh 1.440 NTTS 59 Ao Giáo xứ Thanh Châu Thôn Đông Cường, xã Nam Thanh 2.402 TTN 60 Ao đình làng phía trong xã Đông Xuyên 2.283 NTTS 61 Ao khu cửa Đình làng phía ngoài xã Đông Xuyên 4.460,6 NTTS 62 Ao thôn Kênh xuyên xã Đông Xuyên 1.440 NTTS 63 Ao đền Vua Bà Thôn Nghĩa, xã Tây Lương 2.307,8 NTTS 64 Hồ trường trung học cơ sở Thôn Nam, xã Tây Giang 2.925 MTCQ, TTN 65 Hồ trường tiểu học Thôn Nam, xã Tây Giang 1.864 MTCQ, TTN 66 Hồ Đình Chính Thôn Nam, xã Tây Giang 1.131 MTCQ, TTN 67 Hồ khu 1 thôn Đông Thôn Đông, xã Tây Giang 3.760 MTCQ, TTN V HUYỆN HƯNG HÀ 1 Giếng làng Thôn Hùng Thắng, xã Hồng An 262,9 MTCQ 2 Ao cá Bác Hồ Thôn Hùng Thắng, xã Hồng An 5.831,9 VH 3 Ao Đình Đồng Trang Thôn Đồng Trang, xã Hồng An 358,9 VH 4 Ao chùa Đồng Trang Thôn Đồng Trang, xã Hồng An 186,1 VH 5 Ao giếng làng Thôn Đồng Trang, xã Hồng An 154,7 MTCQ 6 Ao cá Đồng Hà Thôn Gạo, xã Hồng An 1.460,8 VH 7 Ao Chùa Bảo Nghiêm Thôn Canh Nông, xã Điệp Nông 368 TTN 8 Ao Đền Canh Nông Thôn Canh Nông, xã Điệp Nông 420 TTN 9 Ao Chùa Hoàng Nông Thôn Hoàng Nông, xã Điệp Nông 889 TTN 10 Ao Đền Ngũ Thôn Ái Quốc, xã Điệp Nông 440 TTN 11 Ao cá Bác Hồ Thôn Phú Vật, xã Tiến Đức 12,5 NTTS 12 Ao Đình Thôn Xuân Lôi, xã Hồng Minh 3.602 NTTS, MTCQ 13 Ao Đình Thôn Cổ Trai, xã Hồng Minh 3.002 NTTS, MTCQ 14 Ao Miếu Thôn Cổ Trai, xã Hồng Minh 1.200 NTTS, MTCQ 15 Ao Đình Thôn Đồng Đào, xã Hồng Minh 450 NTTS, MTCQ 16 Ao Đình Thọ Phú Thôn Thọ Mỹ, xã Hồng Minh 3.264 NTTS, MTCQ 17 Ao Chùa Thôn Đồng Lâm, xã Hồng Minh 1.143 NTTS, MTCQ 18 Ao cá Bác Hồ Thôn Xuân Lôi, xã Hồng Minh 3.720 NTTS, MTCQ 19 Đầm Văn Chỉ Thôn An Tiến, xã Chí Hòa 1.836 NTTS 20 Đầm Văn Chỉ Thôn An Tiến, xã Chí Hòa 4.211 NTTS 21 Ao Đình Thôn An Tiến, xã Chí Hòa 7.873 NTTS 22 Ao Chùa Thôn An Tiến, xã Chí Hòa 3.260 NTTS 23 Ao Chùa Thôn Chùa, xã Chí Hòa 4.748 NTTS 24 Ao Đình Thôn Nhuệ, xã Chí Hòa 3.224 NTTS 25 Ao chùa Hương Long Tự Thôn Vị Giang, xã Chí Hòa 8.474 NTTS 26 Đầm Sen thôn Sàng Thôn Sàng, xã Chí Hòa 3.979 NTTS 27 Đầm Sen thôn Sàng Thôn Sàng, xã Chí Hòa 327 NTTS 28 Ao Đền Thôn Vân Đài, xã Chí Hòa 1.014 NTTS 29 Ao nhà thờ họ giáo Tè Tây Thôn Tân Dân, xã Bắc Sơn 486,8 MTCQ 30 Ao Giếng cụ Hiên Thôn Tân Dân, xã Bắc Sơn 60,3 MTCQ 31 Ao Đình Vinh Thọ Thôn Tân Dân, xã Bắc Sơn 548,5 NTTS 32. Ao Giếng ông Hiệu Thôn Tân Dân, xã Bắc Sơn 37,9 MTCQ 33 Ao UBND xã Thôn Minh Đức, xã Bắc Sơn 135,6 NTTS 34 Ao giếng chùa Linh Sơn Tự Thôn Quyết Tiến, xã Bắc Sơn 92,2 MTCQ 35 Ao Đình Thôn Mỹ Lương, xã Văn Lang 2.631 VH 36 Ao năm sào Thôn Mỹ Lương, xã Văn Lang 4.064 TTN 37 Ao Việt Thôn Phú Khu, xã Văn Lang 18.731 TTN 38 Ao chùa Thôn Phú Khu, xã Văn Lang 1.172 VH 39 Ao Đình Thôn Phú Khu, xã Văn Lang 5.185 VH 40 Ao UBND xã Thôn Vĩnh Truyền, xã Văn Lang 21.125 TTN 41 Ao chùa Thôn Vĩnh Truyền, xã Văn Lang 7.698 VH 42 Ao UBND xã Thôn Thượng Ngàn, xã Văn Lang 18.960 TTN 43 Ao Đình Thôn Thượng Ngàn, xã Văn Lang 5.185 VH 44 Ao UBND xã Thôn Thưởng Phúc, xã Văn Lang 17.350 TTN 45 Ao Đình Thôn Thưởng Phúc, xã Văn Lang 5.353 VH 46 Ao Chùa Thôn Thưởng Phúc, xã Văn Lang 3.756 VH 47 Ao Đình Thôn Văn Mỹ, xã Đoan Hùng 612,3 TTN 48 Ao Nhà thờ họ giáo Thôn Chấp Trung 1, xã Đoan Hùng 790,5 TTN 49 Ao Nhà thờ họ giáo Thôn Chấp Trung 1, xã Đoan Hùng 386,8 TTN 50 Ao Đình Văn Chỉ Thôn Đôn Nông, xã Đoan Hùng 1.233,6 TTN 51 Ao chùa Hà Lý Thôn Hà Lý, xã Hùng Dũng 847,9 MTCQ 52 Ao chùa Hà Lý Thôn Hà Lý, xã Hùng Dũng 210 MTCQ 53 Ao chùa Hưng Phúc Tự Thôn Trung Đẳng, xã Hùng Dũng 807,7 MTST 54 Ao chùa thôn Nhân Phú Thôn Nhân Phú, xã Hùng Dũng 1.324,6 MTST 55 Ao UBND xã Thôn Nhân Phú, xã Hùng Dũng 2.082,1 MTST 56 Ao Keo Thôn Nội thôn, xã Tây Đô 8.484 NTTS 57 Ao Đình Thôn Nội thôn, xã Tây Đô 3.626 NTTS 58 Ao Chùa Thôn Nội thôn, xã Tây Đô 4.215 NTTS 59 Ao Đình Thôn Tống Xuyên, xã Thái Hưng 1.868,9 NTTS 60 Ao Đình Thôn Chiềng La, xã Thái Hưng 3.533,9 NTTS 61 Ao Đình Thôn Phú Ốc, xã Thái Hưng 2.521 NTTS 62 Ao Đình Thôn Đồng Xuân, xã Thái Hưng 2.159 NTTS 63 Ao Đồng tu 1 Tổ dân phố Đồng Tu 1, thị trấn Hưng Hà 949,4 NTTS 64 Ao Thị Độc Tổ dân phố Thị Độc, thị trấn Hưng Hà 2.549,6 NTTS 65 Ao Duyên Phúc Tổ dân phố Duyên Phúc, thị trấn Hưng Hà 6.620,8 NTTS 66 Ao Tho Mai Tổ dân phố Thọ Mai, thị trấn Hưng Hà 2.407,6 NTTS 67 Ao Nhân cầu 1 +2 Tổ dân phố Nhân Cầu, thị trấn Hưng Hà 8.436,6 NTTS 68 Ao Trường cấp 1 Thôn Nứa, xã Liên Hiệp 1.535,7 NTTS 69 Ao Trường cấp 2 Thôn Nứa, xã Liên Hiệp 2.194,8 NTTS 70 Ao Đình Thôn Khuốc, xã Liên Hiệp 787,9 NTTS 71 Ao Làng Thôn Hương Xá, xã Phúc Khánh 1.563 MTCQ 72 Ao vườn Hồng Thôn Hương Xá, xã Phúc Khánh 375 MTCQ 73 Ao Khu Công sở Thôn Hương Xá, xã Phúc Khánh 534 MTCQ 74 Ao Khánh Mỹ Thôn Khánh Mỹ, xã Phúc Khánh 921 MTCQ 75 Ao giếng làng cổ Thôn Hương Xá, xã Phúc Khánh 86 MTCQ 76 Ao Thùng Lò Thôn Hương Xá, xã Phúc Khánh 686 MTCQ 77 Ao làng Bản Thôn Bản, xã Phúc Khánh 872 MTCQ 78 Ao làng Bản Thôn Bản, xã Phúc Khánh 1.516 MTCQ 79 Ao làng Sòi 1 Thôn Sòi 1, xã Phúc Khánh 1.015 MTCQ 80 Ao giếng làng Sòi 1 Thôn Sòi 1, xã Phúc Khánh 193 MTCQ 81 Ao làng Sòi 1 Thôn Sòi 1, xã Phúc Khánh 940 MTCQ 82 Ao làng Sòi 2 Thôn Sòi 2, xã Phúc Khánh 621 MTCQ 83 Ao làng Sòi 2 Thôn Sòi 2, xã Phúc Khánh 1.157 MTCQ 84 Ao giếng làng Khổng Thôn Khổng, xã Phúc Khánh 121 MTCQ 85 Ao Cửa Quán Thôn Quang Trung, xã Minh Tân 1.875,4 NTTS 86 Ao Lầu Thôn Quang Trung, xã Minh Tân 2.034,6 NTTS 87 Ao Vùng Thôn Quang Trung, xã Minh Tân 2.279,5 NTTS 88 Ao Chùa Thôn Phụng Công, xã Minh Tân 407,6 VH 89 Ao cá Bác Hồ Thôn Kiều Trai, xã Minh Tân 3.535,3 NTTS 90 Ao cá Bác Hồ Thôn Kiều Trai, xã Minh Tân 1.189,3 NTTS 91 Ao cửa Phủ Thôn Kiều Trai, xã Minh Tân 2.505,7 NTTS 92 Ao miếu Ninh Từ Thôn Tân Thái, xã Minh Tân 849,3 NTTS 93 Ao thôn Đồng Lạc Thôn Đồng Lạc, xã Minh Khai 3.947 NTTS 94 Ao thôn Thanh cách Thôn Thanh Cách, xã Minh Khai 2.200 NTTS 95 Ao thôn Thanh Cách Thôn Thanh Cách, xã Minh Khai 494 NTTS 96 Ao thôn Thanh Cách Thôn Thanh Cách, xã Minh Khai 1.966 NTTS 97 Ao ông An Thôn Hợp Đông, xã Hồng Lĩnh 30.237 NTTS 98 Ao kho Thủ Công Thôn phương La 2, xã Thái Phương 2.806 NTTS 99 Ao làng Phương La Thôn phương La 1, xã Thái Phương 3.396 NTTS 100 Ao cửa làng Trúc Tổ dân phố Trúc, thị trấn Hưng Nhân 2.419 NTTS 101 Hồ bãi bóng Tổ dân phố Thị An, thị trấn Hưng Nhân 4.523 NTTS 102 Đầm chân đê Tố dân phố Đặng Xá, thị trấn Hưng Nhân 8.977 NTTS 103 Đầm chân đê Tổ dân phố Đặng Xá, thị trấn Hưng Nhân 7.866 NTTS 104 Đầm chân đê Tổ dân phố Đặng Xá, thị trấn Hưng Nhân 6.271 NTTS 105 Ao ngoài bãi chân đê Tổ dân phố Văn, thị trấn Hưng Nhân 13.124,5 NTTS 106 Ao khu Ân Xá Tổ dân phố Ân Xá, thị trấn Hưng Nhân 2.056 NTTS 107 Hồ Lý nuôi Xóm 4, Thôn Đồng Phú, xã Độc Lập 2.695,4 NTTS 108 Ao Làng Xóm 3, Thôn Đồng Phú, xã Độc Lập 4.844,5 NTTS 109 Hồ xóm Đọ Xóm 2, thôn Đồng Phú, xã Độc Lập 9.768,5 NTTS 110 Hồ đầu làng Thôn Bùi Xá, xã Độc Lập 6.045,9 NTTS 111 Ao chuôm Thôn Thọ Lộc, xã Độc Lập 7.292,1 NTTS 112 Ao Chuôm Thôn Thọ Lộc, xã Độc Lập 3.097,6 NTTS IV THÀNH PHỐ THÁI BÌNH 1 Ao đình Cả Phường Trần Lãm 3.198,9 MTCQ, VH 2 Ao Quán 1 Xã Phú Xuân 5.772,2 MTCQ, TTN 3 Ao Quán 2 Xã Phú Xuân 5.021,1 MTCQ, TTN 4 Ao Quán 3 Xã Phú Xuân 1.129,4 MTCQ, TTN 5 Ao Quán 4 Xã Phú Xuân 2.303,2 MTCQ, TTN 6 Ao cửa Đình Xã Phú Xuân 1.358,7 MTCQ, TTN 7 Hồ 30-6 Phường Trần Hưng Đạo 7.421,8 MTCQ, TTN 8 Ao làng Đông Trì Xã Vũ Đông 834,5 MTCQ, VH Khu di tích 9 Ao chùa Quần Thọ Xã Vũ Đông 565 MTCQ, VH Khu di tích 10 Ao chùa Hoàng Cô Tự Xã Vũ Đông 94 MTCQ, VH Khu di tích 11 Ao Cầu Cạn Vũ Chính 6.750 MTCQ, TTN 12 Ao Cửa Làng Thôn Tống Văn, xã Vũ Chính 7.806 MTCQ, TTN 13 Ao Cửa Làng Thôn Nam Hùng, xã Vũ Chính 16.330,3 MTCQ, TTN 14 Ao chùa Tống Vũ Xã Vũ Chính 1.340,4 MTCQ, TTN 15 Ao Cửa Làng Thôn Trấn Tây, xã Vũ Chính 1.320 MTCQ, TTN 16 Ao Đình Nam Thọ Xã Đông Thọ 4.500 MTCQ, TTN 17 Ao Cựu Chiến binh Xã Tiền Phong 2.000 MTCQ, TTN 18 Ao chùa Đoan Túc Phường Tiền Phong 4.000 MTCQ, TTN 19 Hồ Quảng Trường Phường Hoàng Diệu 13.233 MTCQ, TTN 20 Hồ trạm bơm Bồ Xuyên Phường Hoàng Diệu 9.946,9 MTCQ, TTN 21 Hồ chân Cầu Bo Phường Hoàng Diệu 6.874,6 MTCQ, TTN 22 Ao Thủy sản Thôn Kìm, xã Vũ Lạc 48.027 MTCQ, TTN 23 Hồ trước cửa UBND xã Xã Vũ Phúc 11.232 MTCQ, TTN 24 Ao hồ Thôn Phúc Hạ, xã Vũ Phúc 10.874 MTCQ, TTN 25 Hồ điều hòa KCN Sông Trà, xã Tân Bình 73.475 MTCQ, TTN 26 Hồ Bơm Thôn Tú Linh, xã Tân Bình 5.748 MTCQ, TTN 27 Ao giếng Làng Thôn Trường Mại, xã Tân Bình 191 MTCQ, TTN 28 Ao chùa Thôn Tân Quán, xã Tân Bình 154 MTCQ, TTN 29 Ao cá nước ngọt Tổ 1, phường Đề Thám 9.775,8 MTCQ, TTN 30 Hồ Công viên Kỳ Bá Phường Kỳ Bá 39.900 MTCQ, TTN VII HUYỆN QUỲNH PHỤ 1 Ao nhà văn hóa tổ 1 Tổ 1,thị trấn An Bài 3.700 MTCQ, NTTS 2 Ao đình Đông Linh Tổ 1, thị trấn An Bài 4.900 MTCQ, VH 3 Ao đình Phong Xá Tổ 4, thị trấn An Bài 900 MTCQ, VH 4 Ao đình An Bài Tổ 7, thị trấn An Bài 3.100 MTCQ, VH 5 Ao nhà thờ đạo Tổ 9, thị trấn An Bài 1.400 MTCQ, VH 6 Ao nhà thờ đạo Tổ 9, thị trấn An Bài 1.900 MTCQ, VH 7 Ao cá Bác Hồ Tổ 13, thị trấn An Bài 3.000 MTCQ 8 Hồ Sinh học thôn Đông Linh Tổ 3, thị trấn An Bài 3.500 MTCQ 9 Hồ Sinh học thôn Phong Xá Tổ 4, thị trấn An Bài 2.300 MTCQ 10 Hồ Sinh học thôn An Bài Tổ 9, thị trấn An Bài 3.800 MTCQ 11 Ao thôn Thôn Cam Mỹ, xã An Ấp 723 MTCQ 12 Ao thôn Thôn Xuân Lai, xã An Ấp 674 MTCQ 13 Ao thôn UBND xã, xã An Ấp 3.000 MTCQ 14 Ao thôn Thôn Đông Thành, xã An Ấp 1.423 MTCQ 15 Ao đình Thôn Trung Châu Tây, xã An Cầu 600 MTCQ 16 Ao đình Thôn Tư Cương, xã An Cầu 150 MTCQ 17 Ao đình Thôn Lương Cầu, xã An Cầu 2.960 MTCQ 18 Hồ Lạc Cổ Thôn Lạc Cổ, xã An Dục 3.900 TTN 19 Ao lớn Thôn An Lạc, xã An Dục 1.600 TTN 20 Ao chung Thôn Đông Lễ Văn, xã An Đồng 1.100 TTN Số thửa 185, tờ BĐ 19 21 Ao chung Thôn Tây Lễ Văn, xã An Đồng 1.900 TTN Số thửa 160 tờ BĐ18 22 Ao chung Thôn Tây Lễ Văn, xã An Đồng 1.400 TTN Số thửa 117 tờ BĐ 18 23 Ao chung Thôn Đồng Tâm, xã An Đồng 1.700 TTN Số thửa 76 tờ BĐ 12 24 Ao chung Thôn Đào Xá, xã An Đồng 1.200 TTN Số thửa 143 tờ BĐ 15 25 Ao Đình làng Thôn Lam Cầu 3, xã An Hiệp 2.145 MTCQ, NTTS 26 Ao đình làng Vược Thôn Nguyên Xá 3, xã An Hiệp 7.118 MTCQ, NTTS 27 Ao bà Dùng, ông Luyện Thôn Nguyên Xá 4, xã An Hiệp 4.535 MTCQ, NTTS 28 Ao ông Bằng, ông Tuyên Thôn Lam Cầu 2, xã An Hiệp 2.870 MTCQ, NTTS 29 Ao cá Bác Hồ Thôn Lộng Khê 5, xã An Khê 3.395 MTCQ 30 Hồ bãi khu Cửa tỉnh Thôn Lộng Khê 1, 2, 3 xã An Khê 40.000 MTCQ, NTTS Tổng số 03 hồ 31 Ao cá Bác Hồ Thôn Đào Động, xã An Lễ 2.750 MTCQ 32 Ao nhà thờ họ giáo Đồng Bằng Thôn Đồng Bằng, xã An Lễ 2.066 MTCQ, NTTS 33 Ao nhà bia ghi tên liệt sỹ Thôn Tô Đê, xã An Mỹ 3.170 MTCQ 34 Ao đình Tô Hải Thôn Tô Hải, xã An Mỹ 890 MTCQ, SXNN 35 Ao đình Tô Trang Thôn Tô Trang, xã An Mỹ 365 MTCQ, TTN 36 Ao thôn Tô Xuyên Thôn Tô Xuyên, xã An Mỹ 1.590 TTN 37 Đầm ngòi lấy nước trạm bơm Lương Cả Thôn Lương Cả, xã An Ninh 13.000 MTCQ, SXNN Giáp dự án Thaco-Thái Bình 38 Đầm thoát nước Thôn Lương Cả, xã An Ninh 4.000 TTN Giáp dự án Thaco-Thái Bình 39 Ao cá Bác Hồ Thôn Kiến Quan, xã An Ninh 4.000 MTCQ, NTTS 40 Ao cá Bác Hồ Thôn An Ninh, xã An Ninh 14.000 MTCQ, NTTS 41 Ao ông Duyền Thôn Lai Ổn, xã An Quý 8.000 MTCQ 42 Ao nhà thờ Thôn Lai Ổn, xã An Quý 2.000 MTCQ 43 Ao ông Hiện Thôn Mai Trang, xã An Quý 5.000 MTCQ, NTTS 44 Ao cửa Đình Thôn Mỹ, xã An Quý 3.000 TTN, MTCQ 45 Ao cá Bác Hồ Thôn Thượng, xã An Thái 3.500 MTCQ, NTTS 46 Ao cửa ông Khà Thôn Hạ, xã An Thái 9.000 MTCQ, NTTS 47 Ao họ giáo Thôn Minh Đức, xã An Thanh 1.200 TTN Cửa nhà thờ giáo xứ 48 Ao cá Bác Hồ Thôn Thượng, xã An Thanh 4.400 TTN Cửa nhà ông Thanh 49 Ao Thanh Niên Thôn Thượng, xã An Thanh 600 TTN Cửa nhà ông Dũng 50 Ao họ giáo thôn Thượng Thôn Thượng, xã An Tràng 840 TTN 51 Ao họ giáo thôn Trung Thôn Trung, xã An Tràng 1.250 TTN 52 Ao họ giáo hai Giáp Thôn Tràng, xã An Tràng 1.280 TTN 53 Ao giáo sứ Đức Bà Thôn Tràng, xã An Tràng 5.700 TTN 54 Ao Cổng Đông Thôn Tràng, xã An Tràng 1.430 TTN 55 Ao Đồng Thôn Tràng, xã An Tràng 1.560 SXNN, TTN 56 Ao đền bà Lê Thị Cố Thôn Hồng phong, xã An Tràng 700 TTN 57 Ao nhà thờ họ giáo Rồi Công Đông Thôn Hồng Phong, xã An Tràng 720 TTN 58 Ao đình Thôn An Lạc 2, xã An Vinh 3.000 MTCQ 59 Ao cửa nhà thờ họ Trịnh Thôn An Lạc 2, xã An Vinh 500 TTN 60 Ao cửa Đình Thôn Vũ Hạ, xã An Vũ 700 MTCQ, TTN 61 Ao ông Ngoạn Thôn Vũ Hạ, xã An Vũ 1.900 MTCQ, TTN 62 Ao cạnh ông Vinh Thôn Vũ Hạ, xã An Vũ 300 MTCQ, TTN 63 Ao cửa trạm điện Thôn Vũ Hạ, xã An Vũ 1.500 MTCQ, TTN 64 Ao cửa trường học Thôn Đại Điền, xã An Vũ 1.400 MTCQ, TTN 65 Ao cửa ông Võ Thôn Đại Điền, xã An Vũ 1.200 MTCQ, TTN 66 Ao Ngã ba Thôn Đại Điền, xã An Vũ 600 MTCQ, TTN 67 Ao cửa Đình Thôn Đại Điền, xã An Vũ 1.700 MTCQ, TTN 68 Ao cạnh bà Dịu Thôn Đại Điền, xã An Vũ 600 MTCQ, TTN 69 Ao chiều dài Thôn Đại Điền, xã An Vũ 4.900 MTCQ, TTN 70 Ao đình Khả Thôn Vọng Lỗ, xã An Vũ 1.500 MTCQ, TTN 71 Ao đình Chợ Thôn Vọng Lỗ, xã An Vũ 800 MTCQ, TTN 72 Ao kho xã đàn Thôn Vọng Lỗ, xã An Vũ 1.900 MTCQ, TTN 73 Ao kho xã đàn Thôn Vọng Lỗ, xã An Vũ 2.400 MTCQ, TTN 74 Ao đền 5 thôn Thôn An Khoái, xã Châu Sơn 5.700 MTCQ 75 Ao tổng hợp Thôn An Khoái, xã Châu Sơn 1.000 MTCQ, TTN 76 Ao chua Thôn Thượng Thọ, xã Châu Sơn 2.730 TTN 77 Ao cá Bác Hồ Thôn Đại Phú, xã Châu Sơn 5.238 MTCQ, SXNN 78 Ao chùa Đại Phú Thôn Đại Phú, xã Châu Sơn 3.300 MTCQ, TTN 79 Hồ Đình Cẩn Du Thôn Cẩn Du, xã Châu Sơn 12.977 MTCQ, TTN 80 Ao cửa Đình La Triều Thôn La Triều, xã Châu Sơn 1.659 MTCQ, TTN 81 Ao Hàng Thôn Lang Duyên, xã Châu Sơn 1.035 MTCQ, SXNN 82 Ao Ba Sào Thôn Lang Duyên, xã Châu Sơn 1.374 MTCQ, SXNN 83 Ao họ giáo Châu Duyên Thôn Lang Duyên, xã Châu Sơn 2.920 MTCQ, TTN 84 Ao đình Hoàng Xá Thôn Hoàng Xá, xã Châu Sơn 2.177 MTCQ, TTN 85 Ao nhà thờ Phục Lễ Thôn Phục Lễ, xã Châu Sơn 5.523 MTCQ, TTN 86 Ao đình Mỹ Xá Thôn Mỹ Xá, xã Châu Sơn 2.155 MTCQ, TTN 87 Ao của hộ ông Bùi Văn Đang Thôn Đồng Kỷ, xã Đông Hải 1.636 MTCQ, NTTS 88 Ao của hộ ông Bùi Công Tấn Thôn Đồng Kỷ, xã Đông Hải 1.740 MTCQ, NTTS 89 An cửa đình Đồng Cừ Thôn Đồng Cừ, xã Đông Hải 2.231 MTCQ, NTTS 90 Ao của hộ ông Đỗ Văn Vinh Thôn Dụ Đại 2, xã Đông Hải 1.803 MTCQ, NTTS 91 Ao của hộ ông Hoàng Võ Dũng Thôn Dụ Đại 1, xã Đông Hải 2.470 MTCQ, NTTS 92 Ao của hộ ông Nguyễn Đăng Khôi Thôn Dụ Đại 3, xã Đông Hải 2.877 MTCQ, NTTS 93 Ao của hộ bà Vũ Thị Tròn Thôn Dụ Đại 3, xã Đông Hải 1.306 MTCQ, NTTS 94 Ao trường THCS Thôn Đồng Cừ, xã Đông Hải 2.972 MTCQ, NTTS 95 Ao của bà Nguyễn Thị Hậu Thôn Đồng Cừ, xã Đông Hải 1.987 MTCQ, NTTS 96 Ao của bà Nguyễn Thị Xen Thôn Đồng Cừ, xã Đông Hải 4.288 MTCQ, NTTS 97 Ao của ông Nguyễn Đình Cảnh Thôn Đồng Cừ, xã Đông Hải 1.449 MTCQ, NTTS 98 Ao trường Tiểu Học Thôn Đồng Kỷ, xã Đông Hải 1.268 MTCQ, NTTS 99 Ao cá Bác Hồ Thôn Bất Nạo, xã Đồng Tiến 4.620 MTCQ, TTN 100 Ao cá Bác Hồ Thôn Bất Nạo, xã Đồng Tiến 4.593 MTCQ, TTN 101 Hồ đình Ngọc Chi Thôn Ngọc Chi, xã Quỳnh Bảo 18.861 MTCQ, NTTS 102 Hồ đình Ngọc Chi Thôn Ngọc Chi, xã Quỳnh Bảo 8.250 MTCQ, NTTS 103 Ao gia đình ông Tài thầu Ủy ban Thôn Đông Hồng, xã Quỳnh Bảo 7.748 TTN, NTTS, SXNN 104 Ao nhà thờ Họ Giáo Thôn Đông Hồng, xã Quỳnh Bảo 21.770 MTCQ, NTTS 105 Hồ đình Làng Nam Đài Thôn Nam Đài, xã Quỳnh Bảo 38.500 MTCQ, NTTS 106 Ao phía tây đình làng Nam Đài Thôn Nam Đài, xã Quỳnh Bảo 25.910 MTCQ, NTTS 107 Ao Xanh Thôn An Hiệp, xã Quỳnh Giao 3.300 MTCQ, NTTS 108 Ao Đình Thôn Sơn Đồng, xã Quỳnh Giao 1.200 MTCQ, NTTS 109 Ao Quan Thôn Sơn Đồng, xã Quỳnh Giao 3.600 MTCQ, NTTS 110 Ao đình Thôn Đồng Ngậu, xã Quỳnh Giao 3.700 MTCQ, NTTS 111 Ao Dài Thôn Sơn Đồng, xã Quỳnh Giao 4.700 MTCQ, NTTS 112 Ao đình Thôn Đoàn Xá, xã Quỳnh Hải 270 MTCQ 113 Ao giếng đình Thôn Lê Xá, xã Quỳnh Hải 150 MTCQ 114 Ao giếng đình Thôn Lê Xá, xã Quỳnh Hải 250 MTCQ 115 Ao đình Thôn Xuân Trạch, xã Quỳnh Hải 500 MTCQ 116 Ao đình Thôn An Phú, xã Quỳnh Hải 470 MTCQ 117 Ao giếng chùa Thôn An Phú, xã Quỳnh Hải 150 MTCQ 118 Ao đình Thôn Cầu Xá, xã Quỳnh Hải 400 MTCQ 119 Ao đình Thôn Cầu Xá, xã Quỳnh Hải 900 MTCQ 120 Ao đình Thôn Quảng Bá, xã Quỳnh Hải 210 MTCQ 121 Ao cá Bác Hồ Thôn Bái Trang, xã Quỳnh Hoa 3.768 MTCQ 122 Ao đình Thôn Đồng Niên, xã Quỳnh Hoàng 2.000 MTCQ 123 Ao làng Thôn Đồng Niên, xã Quỳnh Hoàng 1.500 TTN 124 Ao làng Thôn Đào Xá cần Phán, xã Quỳnh Hoàng 2.000 MTCQ 125 Ao đình Đào Xá Thôn Đào Xá Cần Phán, xã Quỳnh Hoàng 700 MTCQ 126 Ao đình Thôn Liên Hiệp, xã Quỳnh Hoàng 6.000 MTCQ 127 Ao chùa Thôn Liên Hiệp, xã Quỳnh Hoàng 2.000 MTCQ, VH 128 Ao chùa Thôn Thôn Ngõ Mưa, xã Quỳnh Hoàng 1.000 MTCQ, VH 129 Ao đình Hạ Phán Thôn Thượng Hạ Phán, xã Quỳnh Hoàng 4.000 MTCQ Cửa đình 130 Ao đình Thượng Thôn Thượng Hạ Phán, xã Quỳnh Hoàng 3.000 MTCQ 131 Ao đình Thôn Viện Niên, xã Quỳnh Hoàng 1.500 TTN 132 Ao kho Thôn Viện Niên, xã Quỳnh Hoàng 1.500 TTN 133 Ao cá Bác Hồ Thôn Tân Hóa, xã Quỳnh Hội 6.941 MTCQ, TTN 134 Hồ Cầu Đá Thôn Phụng Công, xã Quỳnh Hội 4.333 MTCQ, TTN 135 Ao chùa Thôn Phụng Công, xã Quỳnh Hội 275 MTCQ, TTN 136 Ao Đình (2 thửa) Thôn Nguyên Xá, xã Quỳnh Hội 6.597 MTCQ, TTN 137 Ao ông Đủng Xóm 8, thôn Nguyên Xá, xã Quỳnh Hội 1.808 MTCQ, TTN 138 Ao Nhà văn hóa Thôn Đông Xá, xã Quỳnh Hội 992 MTCQ, TTN 139 Ao chùa Thôn Đông Xá, xã Quỳnh Hội 374 MTCQ, TTN 140 Ao chùa Thôn Lương Mỹ, xã Quỳnh Hội 311 MTCQ, TTN 141 Ao UBND xã (2 thửa) Thôn Nguyên Xá, xã Quỳnh Hội 1.283 MTCQ, TTN 142 Ao UBND xã Thôn Lương Cụ Bắc, xã Quỳnh Hồng 1.900 TTN, SXNN 143 Ao di tích chùa Bảo Long Thôn Lương Cụ Bắc, xã Quỳnh Hồng 570 MTCQ 144 Ao UBND xã Thôn Lương Cụ Bắc, xã Quỳnh Hồng 3.200 MTCQ 145 Ao giếng làng Thôn Lương Cụ Nam, xã Quỳnh Hồng 270 MTCQ, VH 146 Ao giếng làng Thôn Lương Cụ Nam, xã Quỳnh Hồng 480 MTCQ, VH 147 Ao di tích chùa Chồng Diêm Thôn Quỳnh Ngọc, xã Quỳnh Hồng 4.940 MTCQ 148 Ao UBND xã Thôn Quỳnh Ngọc, xã Quỳnh Hồng 1.100 TTN, SXNN 149 Ao UBND xã Thôn Mỹ Cụ, xã Quỳnh Hồng 1.000 MTCQ, VH 150 Ao UBND xã Thôn Mỹ Cụ, xã Quỳnh Hồng 500 TTN, SXNN 151 Ao di tích đình Thượng Thôn Tân Thái, xã Quỳnh Hồng 750 MTCQ 152 Ao UBND xã Thôn Tân Thái, xã Quỳnh Hồng 1.760 MTCQ, VH 153 Ao UBND xã Thôn Bình Ngọc, xã Quỳnh Hồng 1.670 TTN, SXNN 154 Ao UBND xã Thôn La Vân 2, xã Quỳnh Hồng 570 MTCQ, VH 155 Ao UBND xã Thôn La Vân 2, xã Quỳnh Hồng 8.300 TTN, SXNN 156 Ao di tích lịch sử đền La Vân Thôn La Vân 3, xã Quỳnh Hồng 5.200 MTCQ 157 Ao UBND xã Thôn La Vân 3, xã Quỳnh Hồng 1.800 MTCQ, VH 158 Ao UBND xã Thôn Đồn Xá, xã Quỳnh Hồng 1.300 MTCQ 159 Ao ông Bản Thôn Tân Dân, xã Quỳnh Hưng 1.863 MTCQ, TTN, NTTS 160 Ao ông Hóa Thôn Tân Dân, xã Quỳnh Hưng 200 MTCQ, TTN, NTTS 161 Ao ông Phong Thôn Tân Dân, xã Quỳnh Hưng 1.051 MTCQ, TTN, NTTS 162 Ao ông Diễn Thôn Tân Dân, xã Quỳnh Hưng 3.678 MTCQ, TTN, NTTS 163 Ao bà Tâm Thôn Tân Dân, xã Quỳnh Hưng 735 MTCQ, TTN, NTTS 164 Ao bà Là Thôn Tân Dân, xã Quỳnh Hưng 698 MTCQ, TTN, NTTS 165 Ao ông Thạnh Thôn Tân Dân, xã Quỳnh Hưng 1.287 MTCQ, TTN, NTTS 166 Ao ông Quang Thôn Tân Dân, xã Quỳnh Hưng 666 MTCQ, TTN, NTTS 167 Ao ông Năm Thôn Tân Dân, xã Quỳnh Hưng 337 MTCQ, TTN, NTTS 168 Ao ông Sức Thôn Tân Dân, xã Quỳnh Hưng 386 MTCQ, TTN, NTTS 169 Ao ông Sỉu Thôn Tân Dân, xã Quỳnh Hưng 571 MTCQ, TTN, NTTS 170 Ao ông Hiệu Thôn Tân Dân, xã Quỳnh Hưng 720 MTCQ, TTN, NTTS 171 Ao ông Nghinh Thôn Tân Dân, xã Quỳnh Hưng 240 MTCQ, TTN, NTTS 172 Ao ông Tư Thôn Tân Dân, xã Quỳnh Hưng 550 MTCQ, TTN, NTTS 173 Ao ông Tuyến Thôn Tân Dân, xã Quỳnh Hưng 429 MTCQ, TTN, NTTS 174 Ao ông Lý Thôn Tân Dân, xã Quỳnh Hưng 404 MTCQ, TTN, NTTS 175 Ao ông Dũng Thôn Tài Giá, xã Quỳnh Hưng 2.905 MTCQ, TTN, NTTS 176 Ao cá Bác Hồ Thôn Tài Giá, xã Quỳnh Hưng 5.486 MTCQ, TTN, NTTS 177 Ao ông Đam Thôn Tài Giá, xã Quỳnh Hưng 1.412 MTCQ, TTN, NTTS 178 Ao ông Hinh Thôn Tài Giá, xã Quỳnh Hưng 1.277 MTCQ, TTN, NTTS 179 Ao ông Hường Thôn Tài Giá, xã Quỳnh Hưng 597 MTCQ, TTN, NTTS 180 Ao ông Thuyên Thôn Mỹ Giá, xã Quỳnh Hưng 2.033 MTCQ, TTN, NTTS 181 Ao Đình Thôn Phúc Bồi, xã Quỳnh Hưng 4.214 MTCQ, TTN, NTTS 182 Ao ông Sơn Thôn Phúc Bồi, xã Quỳnh Hưng 1.710 MTCQ, TTN, NTTS 183 Ao ông Chử Thôn Phúc Bồi, xã Quỳnh Hưng 2.056 MTCQ, TTN, NTTS 184 Ao cá Bác Hồ Thôn Kỹ Trang, xã Quỳnh Khê 2.500 MTCQ, TTN, NTTS 185 Ao đình Đà Thôn Thôn Đà Thôn, xã Quỳnh Khê 320 MTCQ, TTN, NTTS 186 Ao ông Đông Thôn Ngọc Tiến, xã Quỳnh Lâm 3.800 MTCQ, TTN, NTTS 187 Ao ông Nhiện Thôn Ngọc Tiến, xã Quỳnh Lâm 6.800 MTCQ, TTN, NTTS 188 Ao ông Phê Thôn Ngọc Tiến, xã Quỳnh Lâm 4.500 MTCQ, TTN, NTTS 189 Ao ông Phước Thôn Ngọc Tiến, xã Quỳnh Lâm 3.300 MTCQ, TTN, NTTS 190 Ao ông Phước Thôn Ngọc Tiến, xã Quỳnh Lâm 2.600 MTCQ, TTN, NTTS 191 Đầm ông Hiển Thôn Nghi Phú, xã Quỳnh Lâm 3.600 MTCQ, TTN, NTTS 192 Đầm ông Ngừng Thôn Nghi Phú, xã Quỳnh Lâm 4.700 MTCQ, TTN, NTTS 193 Đầm ông Tuyển Thôn Nghi Phú, xã Quỳnh Lâm 3.700 MTCQ, TTN, NTTS 194 Đầm ông Hà Thôn Nghi Phú, xã Quỳnh Lâm 4.600 MTCQ, TTN, NTTS 195 Đầm ông Giáp Thôn Nghi Phú, xã Quỳnh Lâm 4.300 MTCQ, TTN, NTTS 196 Đầm ông Thịnh Thôn Nghi Phú, xã Quỳnh Lâm 7.700 MTCQ, TTN, NTTS 197 Đầm ông Thịnh Thôn Nghi Phú, xã Quỳnh Lâm 4.300 MTCQ, TTN, NTTS 198 Đầm ông Ngà Thôn Nghi Phú, xã Quỳnh Lâm 4.200 MTCQ, TTN, NTTS 199 Đầm ông Hoạt Thôn Nghi Phú, xã Quỳnh Lâm 1.500 MTCQ, TTN, NTTS 200 Đầm ông Quýt Thôn Nghi Phú, xã Quỳnh Lâm 4.500 MTCQ, TTN, NTTS 201 Đầm ông Bắc Thôn Nghi Phú, xã Quỳnh Lâm 11.800 MTCQ, TTN, NTTS 202 Đầm ông Sỹ Thôn Nghi Phú, xã Quỳnh Lâm 6.100 MTCQ, TTN, NTTS 203 Ao chùa Khánh Linh Thôn Địa Linh, xã Quỳnh Minh 309 MTCQ, VH 204 Ao ông Hùng Thôn Đông Trụ, xã Quỳnh Minh 1.232 TTN 205 Ao giếng đình Thôn Đông Trụ, xã Quỳnh Minh 286 MTCQ, VH 206 Ao đình Thôn Đông Trụ, xã Quỳnh Minh 1.200 MTCQ, VH 207 Ao họ giáo Thiện Thôn Giáo Thiện, xã Quỳnh Minh 2.176 MTCQ, TTN 208 Ao họ giáo Thiện Thôn Giáo Thiện, xã Quỳnh Minh 3.241 MTCQ, TTN 209 Ao Ủy ban xã quản lý Thôn Giáo Thiện, xã Quỳnh Minh 552 MTCQ, TTN 210 Ao ông Điệu Thôn Giáo Thiện, xã Quỳnh Minh 648 MTCQ, TTN 211 Ao Ủy ban xã quản lý Thôn Giáo Thiện, xã Quỳnh Minh 1.013 MTCQ, TTN 212 Ao chùa Thôn Thượng Xá, xã Quỳnh Minh 224 MTCQ, VH 213 Ao giếng đền Thôn Thượng Xá, xã Quỳnh Minh 153 MTCQ, VH 214 Ao UBND xã quản lý Thôn Thượng Xá, xã Quỳnh Minh 1.867 MTCQ, TTN 215 Ao ông Quân Thôn An Ký Trung, xã Quỳnh Minh 3.430 MTCQ, TTN 216 Ao ông Hưu Thôn An Ký Trung, xã Quỳnh Minh 1.392 MTCQ, TTN 217 Ao ông Cuộc Thôn An Ký Trung, xã Quỳnh Minh 1.297 MTCQ, TTN 218 Ao UBND xã quản lý Thôn An Ký Trung, xã Quỳnh Minh 1.190 MTCQ, TTN 219 Ao nhà văn hóa xã Thôn An Ký Trung, xã Quỳnh Minh 1.600 MTCQ, VH 220 Ao nhà Bia liệt sĩ Thôn An Ký Trung, xã Quỳnh Minh 6.813 MTCQ, VH 221 Ao đình An Ký Thôn An Ký Trung, xã Quỳnh Minh 1.800 MTCQ, VH 222 Ao ông Đại Thôn An Ký Đông, xã Quỳnh Minh 737 MTCQ, TTN 223 Ao bà Dung Thôn An Ký Đông, xã Quỳnh Minh 767 MTCQ, TTN 224 Ao ông Khơi Thôn An Ký Đông, xã Quỳnh Minh 1.586 MTCQ, TTN 225 Ao cá Bác Hồ Thôn Châu Tiến, xã Quỳnh Mỹ 9.419 MTCQ, NTTS 226 Ao Bác Tôn Thôn Châu Tiến, xã Quỳnh Mỹ 2.667 MTCQ, NTTS 227 Ao Sáu sào Thôn Châu Tiến, xã Quỳnh Mỹ 7.031 MTCQ, NTTS 228 Ao cửa Đình Thôn Châu Tiến, xã Quỳnh Mỹ 4.106 MTCQ, NTTS 229 Ao Chương, Ngấn Thôn Châu Tiến, xã Quỳnh Mỹ 651 MTCQ, NTTS 230 Ao cổng ông Hoàn Thôn Châu Tiến, xã Quỳnh Mỹ 963 MTCQ, NTTS 231 Ao cổng ông Lệ Thôn Châu Tiến, xã Quỳnh Mỹ 1.721 MTCQ, NTTS 232 Ao cổng ông Hải Thôn Châu Tiến, xã Quỳnh Mỹ 1.319 MTCQ, NTTS 233 Ao ông Chắt Thôn Châu Tiến, xã Quỳnh Mỹ 1.200 MTCQ, NTTS 234 Ao ông Viên Thôn Châu Tiến, xã Quỳnh Mỹ 1.071 MTCQ, NTTS 235 Ao anh Khu Thôn Hồng Thịnh, xã Quỳnh Mỹ 934 MTCQ, NTTS 236 Ao ông Mẽ, Mập Thôn Hồng Thịnh, xã Quỳnh Mỹ 618 MTCQ, NTTS 237 Ao bà Bẻm Thôn Hồng Thịnh, xã Quỳnh Mỹ 399 MTCQ, NTTS 238 Ao anh Hách Thôn Hồng Thịnh, xã Quỳnh Mỹ 530 MTCQ, NTTS 239 Ao ông Duy Thôn Hồng Thịnh, xã Quỳnh Mỹ 419 MTCQ, NTTS 240 Ao ông Kiểu Thôn Hồng Thịnh, xã Quỳnh Mỹ 360 MTCQ, NTTS 241 Ao ông Tự Thôn Hồng Thịnh, xã Quỳnh Mỹ 798 MTCQ, NTTS 242 Ao ông Liệu, Tuyến Thôn Hùng Lộc, xã Quỳnh Mỹ 1.481 MTCQ, NTTS 243 Ao ông Hấn Thôn Hùng Lộc, xã Quỳnh Mỹ 1.024 MTCQ, NTTS 244 Ao bà Thái, Trọng Thôn Hùng Lộc, xã Quỳnh Mỹ 1.272 MTCQ, NTTS 245 Ao ông Hấn Thôn Hùng Lộc, xã Quỳnh Mỹ 1.903 MTCQ, NTTS 246 Ao ông Cảnh Thôn Hùng Lộc, xã Quỳnh Mỹ 1.223 MTCQ, NTTS 247 Ao ông Bình Thôn Hùng Lộc, xã Quỳnh Mỹ 778 MTCQ, NTTS 248 Ao anh Trưởng Thôn Hùng Lộc, xã Quỳnh Mỹ 415 MTCQ, NTTS 249 Ao ông Huấn Thôn Hùng Lộc, xã Quỳnh Mỹ 774 MTCQ, NTTS 250 Ao ông Tịu Thôn Hùng Lộc, xã Quỳnh Mỹ 538 MTCQ, NTTS 252 Ao ông Pha Thôn Hùng Lộc, xã Quỳnh Mỹ 413 MTCQ, NTTS 252 Ao ông Tiềm Thôn Hùng Lộc, xã Quỳnh Mỹ 358 MTCQ, NTTS 253 Ao anh Lương Thôn Hùng Lộc, xã Quỳnh Mỹ 386 MTCQ, NTTS 254 Ao anh Tam Thôn Hùng Lộc, xã Quỳnh Mỹ 293 MTCQ, NTTS 255 Ao anh Ngọc Thôn Hùng Lộc, xã Quỳnh Mỹ 429 MTCQ, NTTS 256 Ao anh Tèo Thôn Hải Hà, xã Quỳnh Mỹ 254 MTCQ, NTTS 257 Ao ông Thìn Thôn Hải Hà, xã Quỳnh Mỹ 233 MTCQ, NTTS 258 Ao ông Năm Thôn Hải Hà, xã Quỳnh Mỹ 331 MTCQ, NTTS 259 Ao anh Cậy Thôn Hải Hà, xã Quỳnh Mỹ 245 MTCQ, NTTS 260 Ao anh Tú Thôn Hải Hà, xã Quỳnh Mỹ 423 MTCQ, NTTS 261 Ao ông Thục Thôn Hải Hà, xã Quỳnh Mỹ 385 MTCQ, NTTS 262 Ao anh Đàn Thôn Hải Hà, xã Quỳnh Mỹ 618 MTCQ, NTTS 263 Ao ông Hán Thôn Quang Trung, xã Quỳnh Mỹ 1.463 MTCQ, NTTS 264 Ao anh Lâm Thôn Quang Trung, xã Quỳnh Mỹ 841 MTCQ, NTTS 265 Ao anh Đình, Côn Thôn Quang Trung, xã Quỳnh Mỹ 1.066 MTCQ, NTTS 266 Ao anh Trường Thôn Quang Trung, xã Quỳnh Mỹ 1.019 MTCQ, NTTS 267 Ao bà Xuyên Thôn Quang Trung, xã Quỳnh Mỹ 1.165 MTCQ, NTTS 268 Ao ông Chính Thôn Quang Trung, xã Quỳnh Mỹ 1.255 MTCQ, NTTS 269 Ao anh Mạnh Thôn Tân Hòa, xã Quỳnh Mỹ 674 MTCQ, NTTS 270 Ao ông Bộ Thôn Tân Hòa, xã Quỳnh Mỹ 201 MTCQ, NTTS 271 Ao anh Viễn Thôn Tân Hòa, xã Quỳnh Mỹ 2.159 MTCQ, NTTS 272 Ao anh Phượng Thôn Tân Hòa, xã Quỳnh Mỹ 678 MTCQ, NTTS 273 Ao bà Hoa, Khấm Thôn Quang Trung, xã Quỳnh Mỹ 406 MTCQ, NTTS 274 Ao ông Lâm Thôn Quang Trung, xã Quỳnh Mỹ 647 MTCQ, NTTS 275 Ao ông Thôn Thôn Quang Trung, xã Quỳnh Mỹ 697 MTCQ, NTTS 276 Ao bà Trấn Thôn Quang Trung, xã Quỳnh Mỹ 323 MTCQ, NTTS 277 Ao bà Xuyên Thôn Quang Trung, xã Quỳnh Mỹ 1.227 MTCQ, NTTS 278 Ao ông Vinh Thôn Bương Thượng, xã Quỳnh Ngọc 1.000 MTCQ, TTN, NTTS 279 Ao ông Chiu Thôn Bương Thượng, xã Quỳnh Ngọc 1.500 MTCQ, TTN, NTTS 280 Ao ông Pho Thôn Bương Thượng, xã Quỳnh Ngọc 1.000 MTCQ, TTN, NTTS 281 Ao ông Chinh Thôn Bương Hạ đông, xã Quỳnh Ngọc 4.400 MTCQ, TTN, NTTS 282 Ao ông Huấn Thôn Bương Hạ đông, xã Quỳnh Ngọc 2.800 MTCQ, TTN, NTTS 283 Ao ông Thuận Thôn Bương Hạ đông, xã Quỳnh Ngọc 6.400 MTCQ, TTN, NTTS 284 Ao ông Vượng Thôn Bương Hạ đông, xã Quỳnh Ngọc 1.400 MTCQ, TTN, NTTS 285 Ao ông Tú Thôn Hy Hà, xã Quỳnh Ngọc 2.600 MTCQ, TTN, NTTS 286 Ao ông Liễn Thôn Hy Hà, xã Quỳnh Ngọc 1.300 MTCQ, TTN, NTTS 287 Đầm (Vực) điểm Hia Thôn Hy Hà, xã Quỳnh Ngọc 41.200 MTCQ, TTN, NTTS 288 Đầm (Vực) Đông Quynh Thôn Đông Quynh, xã Quỳnh Ngọc 33.800 MTCQ, TTN, NTTS 289 Ao ông Hạnh Thôn Đông Quynh, xã Quỳnh Ngọc 7.300 MTCQ, TTN, NTTS 290 Ao ông Sửu Thôn Đông Quynh, xã Quỳnh Ngọc 10.300 MTCQ, TTN, NTTS 291 Ao ông Bẩy Thôn Đông Quynh, xã Quỳnh Ngọc 8.400 MTCQ, TTN, NTTS 292 Ao ông Quê Thôn Đông Quynh, xã Quỳnh Ngọc 5.100 MTCQ, TTN, NTTS 293 Ao ông Tĩnh Thôn Đông Quynh, xã Quỳnh Ngọc 9.400 MTCQ, TTN, NTTS 294 Ao ông Tuần Thôn Đông Quynh, xã Quỳnh Ngọc 4.600 MTCQ, TTN, NTTS 295 Ao ông Quyền Thôn Đông Quynh, xã Quỳnh Ngọc 4.100 MTCQ, TTN, NTTS 296 Ao ông Nhanh Thôn Đông Quynh, xã Quỳnh Ngọc 5.000 MTCQ, TTN, NTTS 297 Đầm (Vực) Đê Kẹp Thôn Tân Mỹ, xã Quỳnh Ngọc 37.000 MTCQ, TTN, NTTS 298 Ao ông Lưỡng Thôn Tân Mỹ, xã Quỳnh Ngọc 1.200 MTCQ, TTN, NTTS 299 Ao ông Thao Thôn Tân Mỹ, xã Quỳnh Ngọc 1.100 MTCQ, TTN, NTTS 300 Ao Nhà Thờ Thôn Đông Châu, xã Quỳnh Ngọc 3.300 MTCQ, TTN, NTTS 301 Ao ông Hát Thôn Đông Châu, xã Quỳnh Ngọc 1.600 MTCQ, TTN, NTTS 302 Ao ông Hảo Thôn Đông Châu, xã Quỳnh Ngọc 1.800 MTCQ, TTN, NTTS 303 Ao ông Toan Thôn Đông Châu, xã Quỳnh Ngọc 2.700 MTCQ, TTN, NTTS 304 Ao ông Luật Thôn Đông Châu, xã Quỳnh Ngọc 4.300 MTCQ, TTN, NTTS 305 Ao ông Đài Thôn Đông Châu, xã Quỳnh Ngọc 4.200 MTCQ, TTN, NTTS 306 Ao ông Duyên Thôn Đông Châu, xã Quỳnh Ngọc 2.800 MTCQ, TTN, NTTS 307 Ao ông Phú Thôn Đông Châu, xã Quỳnh Ngọc 2.300 MTCQ, TTN, NTTS 308 Ao ông Nhuần Thôn Đông Châu, xã Quỳnh Ngọc 1.200 MTCQ, TTN, NTTS 309 Ao Nhà Thờ Thôn Quỳnh Lang, xã Quỳnh Ngọc 5.800 MTCQ, TTN, NTTS 310 Ao ông Hoạt Thôn Quỳnh Lang, xã Quỳnh Ngọc 1.700 MTCQ, TTN, NTTS 311 Ao ông Hạnh Thôn Quỳnh Lang, xã Quỳnh Ngọc 4.300 MTCQ, TTN, NTTS 312 Ao bà Thuý Thôn Quỳnh Lang, xã Quỳnh Ngọc 3.100 MTCQ, TTN, NTTS 313 Ao ông Định Thôn Quỳnh Lang, xã Quỳnh Ngọc 3.200 MTCQ, TTN, NTTS 314 Ao ông Lợi Thôn Quỳnh Lang, xã Quỳnh Ngọc 2.700 MTCQ, TTN, NTTS 315 Ao trường tiểu học Thôn Trình Uyên, xã Quỳnh Nguyên 301 TTN, PCCC 316 Ao cá Bác Hồ Thôn Trình Uyên, xã Quỳnh Nguyên 7.715 TTN, PCCC 317 Ao, giếng chùa Cả Thôn Trình Uyên, xã Quỳnh Nguyên 488 TTN 318 Ao Đình Hải An Thôn Hải An, xã Quỳnh Nguyên 701 TTN 319 Ao Chùa Nhà thờ Thôn Hải An, xã Quỳnh Nguyên 1.627 TTN 320 Ao Chùa Phương Quả Thôn Phương Quả Đông, xã Quỳnh Nguyên 2.933 TTN 321 Ao cá Bác Hồ Thôn Hưng Đạo, xã Quỳnh Thọ 18.000 MTCQ 322 Ao cửa đình thôn An Hiệp Thôn An Hiệp, xã Quỳnh Thọ 1.400 MTCQ 323 Ao cạnh hội trường thôn Tiên Bá Thôn Tiên Bá, xã Quỳnh Thọ 500 MTCQ 324 Ao thôn Đức Chính Thôn Đức Chính, xã Quỳnh Thọ 9.000 MTCQ 325 Ao thôn Minh Đức Thôn Minh Đức, xã Quỳnh Thọ 8.000 MTCQ 326 Ao giếng đình Vĩnh Phúc Thôn Khang Ninh, xã Quỳnh Trang 4.000 MTCQ 327 Ao giếng làng A Mễ Thôn A Mễ, xã Quỳnh Trang 2.000 MTCQ 328 Ao kho Thôn Bình Minh, xã Quỳnh Xá 3.457 NTTS 329 Ao kho Thôn Bình Minh, xã Quỳnh Xá 5.399 NTTS 330 Ao khu tây Thôn Đông Hồng, xã Quỳnh Xá 2.868 NTTS 331 Ao cửa UBND Thôn Xuân La, xã Quỳnh Xá 3.061 NTTS 332 Ao Cựu chiến binh Thôn Xuân La, xã Quỳnh Xá 3.207 NTTS 333 Ao mẫu giáo Thôn Dũng Tiến, xã Quỳnh Xá 8.540 NTTS VIII HUYỆN VŨ THƯ 1 Ao cá Bác Hồ Thôn Bộ La, xã Vũ Vinh 8.452,8 NTTS 2 Ao trường tiểu học Vũ Vinh Thôn Bộ La, xã Vũ Vinh 1.987 NTTS 3 Ao ông Cần Thôn Hòa Bình, xã Tam Quang 854,6 NTTS, TTN 4 Ao cá Bác Hồ Thôn Vô Ngại, xã Tam Quang 4.596,7 NTTS, TTN 5 Ao Cửa Đền Thôn Vô Ngại, xã Tam Quang 2.164,8 NTTS, TTN 6 Ao Sơn x3 Thôn Vô Ngại, xã Tam Quang 1.512 NTTS, TTN 7 Ao cá Bác Hồ Thôn Nghĩa Khê, xã Tam Quang 4.735,2 NTTS, TTN 8 Ao UBND Thôn Nghĩa Khê, xã Tam Quang 1.050,2 NTTS, TTN 9 Ao Ông Căn Thôn Nghĩa Khê, xã Tam Quang 952,6 NTTS, TTN 10 Ao ông Tháu Thôn Nghĩa Khê, xã Tam Quang 772,2 NTTS, TTN 11 Ao Bình, Mão, Tới, Nhẫn Thôn Nghĩa Khê, xã Tam Quang 1.304,7 NTTS, TTN 12 Ao Mịnh, Kình, Hạo Thôn Nghĩa Khê, xã Tam Quang 1.110,8 NTTS, TTN 13 Ao UBND Thôn Nghĩa Khê, xã Tam Quang 965,2 NTTS, TTN 14 Ao UBND Thôn Nghĩa Khê, xã Tam Quang 1.064,2 NTTS, TTN 15 Ao UBND Thôn Thượng Điền, xã Tam Quang 762,9 NTTS, TTN 16 Ao cá Bác Hồ Thôn Ô Mễ 4, xã Tân Phong 8.717,8 VH 17 Ao hồ Thôn Thắng Lợi, xã Hòa Bình 13.650 TTN 18 Ao mẫu Thôn Liên Thắng, xã Hòa Bình 9.035 TTN 19 Ao Đông Thôn Lang Trung, xã Trung An 2.985 NTTS, CQMT 20 Ao Ba Thôn Lang Trung, xã Trung An 10.324 NTTS, CQMT 21 Ao Sáo Thôn Lang Trung, xã Trung An 2.834 NTTS, CQMT 22 Hồ Thôn An Lộc, xã Trung An 15.796 NTTS, CQMT 23 Hồ Thôn An Lộc, xã Trung An 9.065 NTTS, CQMT 24 Ao Thôn An Lộc, xã Trung An 1.759 NTTS, CQMT 25 Ao Thôn An Lộc, xã Trung An 1.720 NTTS, CQMT 26 Ao Thôn An Lộc, xã Trung An 2.826 NTTS, CQMT 27 Hồ Thôn An Lộc, xã Trung An 4.832 NTTS, CQMT 28 Hồ Thôn Bồn Thôn, xã Trung An 7.521 NTTS, CQMT 29 Ao Thôn An Lạc, xã Trung An 3.285 NTTS, CQMT 30 Ao cá Bác Hồ Thôn Năng An, xã Vũ Hội 3.094 CQMT 31 Ao trụ sở Thôn Phú Thứ, xã Vũ Hội 2.632,6 CQMT 32 Ao Đình cây cọ Thôn Năng An, xã Vũ Hội 632,4 TTN 33 Hồ sau UBND xã Thôn Hợp Long xã Việt Thuận 3.574 CQMT, TTN 34 Hồ sau HT thôn Việt Tiến Thôn Việt Tiến xã Việt Thuận 2.477 CQMT 35 Ao chùa Hội Xã Song Lãng 3.581 CQMT 36 Ao cửa trụ sở UBND xã Xã Phúc Thành 4.358,6 NTTS, CQMT 37 Ao trước của UBND xã Xã Minh Lãng 1.300 NTTS, CQMT 38 Ao trước đền Mẫu Thôn Quý Sơn, xã Song An 1.823,7 CQMT 39 Ao đình Thôn Dũng Thúy Hạ, xã Dũng Nghĩa 8.880 CQMT 40 Ao đình Thôn Trà Động, xã Dũng Nghĩa 5.843,6 CQMT 41 Ao Thôn Dũng Thượng, xã Dũng Nghĩa 1.756 CQMT
{ "issuing_agency": "Tỉnh Thái Bình", "promulgation_date": "21/07/2022", "sign_number": "1557/QĐ-UBND", "signer": "Lại Văn Hoàn", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1791-QD-UBND-202-don-gian-hoa-thu-tuc-hanh-chinh-linh-vuc-ngoai-vu-Ben-Tre-586032.aspx
Quyết định 1791/QĐ-UBND 202 đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực ngoại vụ Bến Tre
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1791/QĐ-UBND Bến Tre, ngày 22 tháng 8 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA 04 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NGOẠI VỤ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TỈNH BẾN TRE CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/20177NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 1558/TTr-VPUBND ngày 18 tháng 8 năm 2023. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 04 thủ tục hành chính trong lĩnh vực ngoại vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Bến Tre (Phụ lục kèm theo). Điều 2. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo văn bản thực thi Phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền xử lý sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ Ngoại giao; - Cục Kiểm soát TTHC - VPCP; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Các Phó CVP UBND tỉnh; - Văn phòng UBND tỉnh; - Các Phòng: KSTT, NgV, HCTC, TTPVHCC; - Cổng TTĐT tỉnh; - Lưu: VT, Nh. CHỦ TỊCH Trần Ngọc Tam PHỤ LỤC PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA 04 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NGOẠI VỤ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TỈNH BẾN TRE (Kèm theo Quyết định số 1791/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre) THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH Lĩnh vực: Hội nghị, hội thảo quốc tế I. NHÓM 02 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (TTHC) - Cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền cho phép của Thủ tướng Chính phủ (Mã số TTHC: 2.002311- Dịch vụ công trực tuyến toàn trình). - Cho chủ trương đăng cai tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền cho phép của Thủ tướng Chính phủ (Mã số TTHC: 2.002313 - Dịch vụ công trực tuyến toàn trình). 1. Nội dung đơn giản hóa - 02 TTHC trên không quy định về thời hạn giải quyết. Đề nghị sửa đổi bổ sung quy định cụ thể thời hạn giải quyết là 40 ngày làm việc. Lý do: Trong thời hạn 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với các cơ quan có liên quan đảm bảo thực hiện quy trình giải quyết hồ sơ 02 TTHC theo quy định. 2. Kiến nghị thực thi Bổ sung thêm điểm a khoản 1 Điều 4 Quyết định số 06/2020/QĐ-TTg ngày 21/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ như sau: “Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính đối với hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền cho phép của Thủ tướng Chính phủ 40 ngày làm việc”. 3. Lợi ích phương án đơn giản hóa - Đảm bảo TTHC được quy định chặt chẽ, đầy đủ các bộ phận tạo thành TTHC theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát TTHC; tạo thuận lợi để địa phương công bố, công khai TTHC, xây dựng quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC, thiết lập quy trình điện tử và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo đúng quy trình, thời gian quy định. - Tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC này sẽ nắm rõ quy trình và thời hạn giải quyết TTHC. - Giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm của công chức khi giải quyết hồ sơ TTHC, tránh trường hợp kéo dài thời gian giải quyết TTHC gây phiền hà cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC. II. NHÓM 02 TTHC - Cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế không thuộc thẩm quyền cho phép của Thủ tướng Chính phủ (Mã số TTHC: 2.002312 - Dịch vụ công trực tuyến toàn trình). - Cho chủ trương đăng cai tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế không thuộc thẩm quyền cho phép của Thủ tướng Chính phủ (Mã số TTHC: 2.002314 - Dịch vụ công trực tuyến toàn trình). 1. Nội dung đơn giản hóa - 02 TTHC trên không quy định về thời hạn giải quyết. Đề nghị sửa đổi bổ sung quy định cụ thể thời hạn giải quyết là 30 ngày làm việc. Lý do: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với các cơ quan có liên quan đảm bảo quy trình giải quyết hồ sơ 02 TTHC trên theo quy định. 2. Kiến nghị thực thi Bổ sung thêm điểm a khoản 1 Điều 4 Quyết định số 06/2020/QĐ-TTg ngày 21/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ như sau: “Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính đối với hội nghị, hội thảo quốc tế không thuộc thẩm quyền cho phép của Thủ tướng Chính phủ là 30 ngày làm việc”. 3. Lợi ích phương án đơn giản hóa - Đảm bảo TTHC được quy định chặt chẽ, đầy đủ các bộ phận tạo thành TTHC theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát TTHC; tạo thuận lợi để địa phương công bố, công khai TTHC, xây dựng quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC, thiết lập quy trình điện tử và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo đúng quy trình, thời gian quy định. - Tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC này sẽ nắm rõ quy trình và thời hạn giải quyết TTHC. - Giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm của công chức khi giải quyết hồ sơ TTHC, tránh trường hợp kéo dài thời gian giải quyết TTHC gây phiền hà cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bến Tre", "promulgation_date": "22/08/2023", "sign_number": "1791/QĐ-UBND", "signer": "Trần Ngọc Tam", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-2392-QD-UBND-2017-Quy-dinh-che-do-thong-tin-bao-cao-Chuong-trinh-nong-thon-Quang-Ninh-359335.aspx
Quyết định 2392/QĐ-UBND 2017 Quy định chế độ thông tin báo cáo Chương trình nông thôn Quảng Ninh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2392/QĐ-UBND Quảng Ninh, ngày 23 tháng 6 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2017-2020 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2022; Căn cứ Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Căn cứ Kế hoạch số 7819/KH-UBND ngày 30/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020; Căn cứ Quyết định số 751/QĐ-UBND ngày 16/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc giao nhiệm vụ cho các Sở, ban, ngành hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu trong Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2017-2020; Xét đề nghị của Ban Xây dựng nông thôn mới tại Tờ trình số 348/TTr-BXDNTM ngày 12/6/2017, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định chế độ thông tin, báo cáo về tình hình triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2017-2020”. Điều 2. Quyết định này là căn cứ để các Sở, ban, ngành địa phương thực hiện báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của đơn vị. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 2123/QĐ-UBND ngày 06/7/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Quy định chế độ thông tin, báo cáo về tình hình triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Xây dựng nông thôn mới, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc Chương trình Xây dựng nông thôn mới căn cứ Quyết định thi hành./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Đặng Huy Hậu QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 2017-2020 (Kèm theo Quyết định số: 2392/QĐ-UBND ngày 23/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh Bản Quy định này quy định về chế độ thông tin, báo cáo (nội dung, hình thức, thời gian) và trách nhiệm của Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã thuộc tỉnh Quảng Ninh đối với Chương trình xây dựng nông thôn mới thuộc phạm vi quản lý của Sở, ngành, địa phương mình. Điều 2. Yêu cầu đối với công tác thông tin, báo cáo - Thông tin, báo cáo phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, đầy đủ, trung thực, thống nhất và kịp thời, đúng thời gian quy định; phải kèm theo đầy đủ các loại biểu mẫu cho từng loại báo cáo. - Báo cáo quý chủ yếu là số liệu; báo cáo 6 tháng và 1 năm có đánh giá kết quả thực hiện chương trình. - Báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ sở để tổng hợp báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện; báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ sở để Ban Xây dựng nông thôn mới và các Sở, ban, ngành liên quan tổng hợp Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; thời điểm nhận được báo cáo tính từ ngày văn bản báo cáo về đến cơ quan có trách nhiệm nhận báo cáo hoặc dữ liệu đến hộp thư tiếp nhận. Điều 3. Đánh giá thi đua Việc chấp hành các quy định về chế độ thông tin, báo cáo là một trong các tiêu chí đánh giá kết quả công tác, xếp loại thi đua hàng năm đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương về thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới. Chương II NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 4. Báo cáo định kỳ 1. Thời điểm chốt số liệu báo cáo: 1.1. Báo cáo Quý I: Là báo cáo tổng hợp kết quả công tác trong quý I; thời điểm chốt số liệu tính từ ngày 10/12 năm trước đến ngày 9/3 quý báo cáo. 1.2. Báo cáo 6 tháng đầu năm: Là báo cáo tổng hợp kết quả công tác trong 6 tháng đầu năm; thời điểm chốt số liệu tính từ ngày 10/12 năm trước đến ngày 9/6 năm báo cáo. 1.3. Báo cáo Quý III: Là báo cáo tổng hợp kết quả công tác trong 9 tháng đầu năm; thời điểm chốt số liệu tính từ ngày 10/12 năm trước đến ngày 9/9 năm báo cáo. 1.4. Báo cáo tổng kết năm: Là báo cáo tổng hợp kết quả công tác trong cả năm; thời điểm chốt số liệu tính từ ngày 10/12 năm trước đến ngày 09/12 năm báo cáo. 1.5. Đối với báo cáo kế hoạch thực hiện Chương trình: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân tỉnh có Kế hoạch giao mục tiêu, nhiệm vụ và quyết định phân bổ vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới hàng năm, giai đoạn; Các sở, ban, ngành và các địa phương thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của đơn vị mình gửi Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban Xây dựng nông thôn mới - cơ quan thường trực Chương trình) làm căn cứ theo dõi và giám sát. 2. Nội dung cơ bản của báo cáo và thời hạn gửi báo cáo 2.1. Ủy ban nhân dân cấp xã Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập báo cáo (theo Mẫu báo cáo số 01) gửi về Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 12/3 cùng năm đối với báo cáo Quý I; trước ngày 12/6 cùng năm đối với báo cáo 6 tháng; trước 12/9 cùng năm đối với báo cáo Quý III; trước 12/12 cùng năm đối với báo cáo năm. 2.2. Ủy ban nhân dân cấp huyện - Đối với báo cáo kết quả triển khai Chương trình: Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập báo cáo (theo Mẫu báo cáo số 02) gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua cơ quan thường trực Chương trình) trước ngày 18/3 cùng năm đối với báo cáo Quý I; trước ngày 18/6 cùng năm đối với báo cáo 6 tháng; trước ngày 18/9 cùng năm đối với báo cáo Quý III; trước ngày 18/12 cùng năm đối với báo năm. - Đối với báo cáo kế hoạch thực hiện Chương trình: Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương gửi Ủy ban nhân dân tỉnh (qua cơ quan thường trực Chương trình) trước ngày 31/01 năm kế hoạch cho từng năm; trước ngày 31/01 năm đầu của kỳ kế hoạch cho giai đoạn 5 năm hoặc sau 15 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân tỉnh có Kế hoạch giao mục tiêu, nhiệm vụ và quyết định phân bổ vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới hàng năm, giai đoạn. 2.3. Các sở, ban ngành - Các Sở ngành căn cứ vào nhiệm vụ được phân công (tại Quyết định số 751/QĐ- UBND ngày 16/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh) lập báo cáo (theo Mẫu báo cáo số 03), kèm theo Bộ chỉ số theo dõi đã cập nhật thông tin thuộc trách nhiệm theo dõi gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua cơ quan thường trực Chương trình) trước ngày 18/6 cùng năm đối với báo cáo 6 tháng; trước ngày 18/12 cùng năm đối với báo cáo năm. - Đối với báo cáo kế hoạch thực hiện Chương trình: Các sở, ban, ngành ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của đơn vị gửi Ủy ban nhân dân tỉnh (qua cơ quan thường trực Chương trình) trước ngày 31/01 năm kế hoạch cho từng năm; trước ngày 31/01 năm đầu của kỳ kế hoạch cho giai đoạn 5 năm hoặc 15 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân tỉnh có Kế hoạch giao mục tiêu, nhiệm vụ và quyết định phân bổ vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới hằng năm, giai đoạn. - Ban Xây dựng nông thôn mới tổng hợp báo cáo (theo Mẫu báo cáo số 02), kèm theo Bộ chỉ số theo dõi đã cập nhật thông tin trình Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới Trung ương trước ngày 20/7 cùng năm đối với báo cáo 6 tháng; trước 31/3 năm kế hoạch đối với báo cáo năm. Điều 5. Báo cáo đột xuất, báo cáo chuyên đề 1. Báo cáo đột xuất là báo cáo do yêu cầu quản lý đột xuất từ cấp Trung ương, cấp tỉnh. 2. Nội dung báo cáo: Theo hướng dẫn cụ thể của cơ quan chuyên môn được giao đầu mối tổng hợp báo cáo. 3. Yêu cầu báo cáo: - Nêu cụ thể, đầy đủ, trung thực, ngắn gọn về nội dung được yêu cầu báo cáo. - Đảm bảo kịp thời về thời gian. 4. Đối tượng thực hiện báo cáo: Theo yêu cầu cụ thể của cơ quan được giao đầu mối, tổng hợp. Điều 6. Hình thức và nơi nhận báo cáo 1. Báo cáo phải được thực hiện bằng văn bản hành chính; có dấu và chữ ký của lãnh đạo sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện. 2. Nơi nhận báo cáo: 2.1. Đối với báo cáo kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo kế hoạch của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi về cơ quan thường trực Chương trình (Ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh). 2.2. Đối với báo đột xuất, báo cáo chuyên đề của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các địa phương gửi về cơ quan được giao đầu mối, tổng hợp. 2.3. Đối với Ban Xây dựng nông thôn mới báo cáo kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh, báo cáo xin ý kiến chủ trương, trình phê duyệt báo cáo (quý, năm...) gửi Ban chỉ đạo Chương trình, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo từng nội dung cụ thể. 2.4. Hình thức gửi báo cáo: Gửi qua phần mềm quản lý văn bản của hệ thống chính quyền điện tử tỉnh hoặc gửi qua đường công văn dưới dạng văn bản. Điều 7. Mối quan hệ trong việc cung cấp thông tin 1. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm cung cấp thông tin, hướng dẫn các địa phương triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí được phân công phụ trách. 2. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới. 3. Các quy định về chế độ báo cáo tại Mục 3, Quyết định 751/QĐ-UBND ngày 16/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu trong Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2017-2020 được thực hiện theo quy định tại Quyết định này. 4. Việc trao đổi thông tin phải được thực hiện bằng văn bản hành chính, có chữ ký của lãnh đạo và dấu của cơ quan cung cấp thông tin. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 8. Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm: 1. Thực hiện đầy đủ thông tin, báo cáo về tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới theo quy định tại Điều 2 của Quy định này. 2. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trong phạm vi quản lý của mình. Điều 9. Giao Ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh: 1. Đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn và tổng hợp kết quả triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh, báo cáo Ban Chỉ đạo Chương trình và Ủy ban nhân dân tỉnh, gửi các cơ quan có thẩm quyền theo quy định. 2. Theo dõi, đánh giá việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh làm cơ sở cho việc, xếp loại thi đua hàng năm đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới theo quy định./. MẪU BÁO CÁO THEO DÕI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (Kèm theo Quyết định số 2392/QĐ-UBND ngày 23/6/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh) Mẫu báo cáo số 01. Đề cương báo cáo kết quả thực hiện Chương trình của UBND cấp xã quý, 6 tháng và báo cáo năm TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ………./BC-... …, ngày… tháng… năm….. BÁO CÁO Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới quý (6 tháng, năm....) Phần thứ nhất ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI, KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI 1. Công tác tuyên truyền, vận động a) Đánh giá tình hình triển khai, kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân để phát huy vai trò trong quá trình thực hiện Chương trình trên địa bàn. b) Kết quả triển khai thực hiện Phong trào thi đua “Quảng Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”; Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. c) Đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đối với việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. d) Những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân 2. Thành lập, kiện toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình a) Kết quả kiện toàn Ban Chỉ đạo xã và bố trí cán bộ chuyên trách xây dựng nông thôn mới của xã. b) Đánh giá chung về những thuận lợi, hạn chế liên quan đến bộ máy chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình; sự phối hợp giữa các cấp, ngành, các chương trình, dự án trên địa bàn phục vụ cho xây dựng NTM. Các nguyên nhân chủ yếu của hạn chế. II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới - Rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch sản xuất trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp cấp huyện, cấp vùng và cấp tỉnh - bảo đảm chất lượng, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và tập quán sinh hoạt từng vùng, miền. - Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường nông thôn trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới đảm bảo hài hòa giữa phát triển nông thôn với phát triển đô thị; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã. - Đánh giá về chất lượng quy hoạch, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân 2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội a) Kết quả về xây dựng cơ sở hạ tầng: Theo các nhóm tiêu chí, theo nguồn vốn; số liệu cụ thể về kết quả thực hiện các công trình chủ yếu (giao thông, trường học, trạm y tế, nước sạch...) b) Tổng vốn huy động và vốn đã thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng: Phân theo tiêu chí và nguồn vốn. c) Đánh giá chung về mức độ đạt theo quy định của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, những tiêu chí đạt thấp và nguyên nhân. 3. Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân - Thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn xã; - Đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp; kết quả thực hiện Quyết định số 2261/ QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020. - Phát triển ngành nghề nông thôn bao gồm (bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch sinh thái; phát triển mỗi làng một nghề; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm cho sản phẩm làng nghề); - Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (Chương trình OCOP) - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn; - Những khó khăn, vướng mắc. 4. Giảm nghèo và an sinh xã hội - Kết quả thực hiện các mục tiêu giảm nghèo. - Kết quả thực hiện các Chương trình an sinh xã hội ở xã, thôn. - Những khó khăn, vướng mắc. 5. Phát triển giáo dục ở nông thôn - Kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi - Kết quả xóa mù chữ và chống tái mù chữ - Phổ cập giáo dục tiểu học - Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở - Những khó khăn, vướng mắc 6. Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn. - Kết quả xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở - Những khó khăn, vướng mắc 7. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn. - Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở - Kết quả nhân rộng các mô hình tốt về phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng vùng, miền, dân tộc. - Những khó khăn, vướng mắc 8. Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề. - Kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, cải thiện điều kiện vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn. - Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch; thu gom và xử lý chất thải, nước thải theo quy định; cải tạo nghĩa trang; xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. - Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. - Những khó khăn, vướng mắc, 9. Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân. - Kết quả đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cán bộ, công chức xã - Kết quả cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công. - Kết quả đánh giá, công nhận, xây dựng xã tiếp cận pháp luật; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân. - Kết quả thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”. - Những khó khăn, vướng mắc 10. Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn. - Kết quả thực hiện đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự xã hội địa bàn nông thôn. - Kết quả thực hiện xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc gia. - Những khó khăn, vướng mắc 11. Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình - Tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức cho cán bộ, cộng đồng, người dân. - Công tác kiểm tra, giám sát tại địa phương, - Những khó khăn, vướng mắc 12. Kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực a) Kết quả huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình, phân theo các nguồn: - Vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp - Ngân sách Trung ương; ngân sách tỉnh, huyện, xã; vốn lồng ghép các chương trình, dự án; tín dụng; đầu tư của doanh nghiệp; đóng góp của người dân (nếu có). (Bổ sung số liệu chi tiết theo Phụ biểu số 01 kèm theo) b) Kết quả thực hiện các nguồn vốn (Bổ sung số liệu chi tiết theo Phụ biểu số 02 và 03 kèm theo, dùng cho báo cáo 6 tháng và báo cáo năm) c) Kết quả thực hiện cơ chế đầu tư đặc thù. d) Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản e) Đánh giá chung về công tác huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực; những thuận lợi, khó khăn; nguyên nhân. 13. Kết quả xây dựng mô hình xã nông thôn kiểu mẫu, khu dân cư (thôn) nông thôn kiểu mẫu, vườn mẫu, hộ gia đình kiểu mẫu 14. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM (Chỉ phản ánh vào báo cáo 6 tháng, báo cáo năm) Số tiêu chí đạt chuẩn (Bổ sung số liệu chi tiết theo Phụ biểu số 04 kèm theo, dùng cho báo cáo 6 tháng và báo cáo năm) III. ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Những kết quả nổi bật đã đạt được 2. Những hạn chế, tồn tại chủ yếu và nguyên nhân Phần thứ hai PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ QUÝ... (6 THÁNG CUỐI NĂM .../NĂM...) I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung. 2. Mục tiêu cụ thể: - Số tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới. ... II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Dự kiến những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện 2. Đề xuất giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả triển khai Chương trình III. DỰ KIẾN NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 1. Tổng mức vốn. 2. Cơ cấu nguồn lực: a) Ngân sách Nhà nước: Trực tiếp và lồng ghép; ngân sách các cấp; b) Vốn đầu tư, vốn sự nghiệp; c) Vốn tín dụng; d) Vốn doanh nghiệp; e) Vốn huy động từ người dân và cộng đồng. 3. Dự kiến kế hoạch vốn theo các nội dung thực hiện IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Nơi nhận: - .......; - .......; - Lưu: VT,.......... THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN (Ký tên, đóng dấu) Mẫu báo cáo số 02. Đề cương báo cáo kết quả thực hiện Chương trình của UBND cấp huyện; UBND tỉnh (Ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh) quý, 6 tháng và báo cáo năm. TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./BC-UBND …, ngày… tháng… năm….. BÁO CÁO Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới quý... (6 tháng... năm)/năm... Phần thứ nhất ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI, KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI 1. Công tác tuyên truyền, vận động a) Đánh giá tình hình triển khai, kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân để phát huy vai trò trong quá trình thực hiện Chương trình trên địa bàn. b) Kết quả triển khai thực hiện Phong trào thi đua “Quảng Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”; Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. c) Đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đối với việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. d) Những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân 2. Thành lập, kiện toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình a) Kết quả kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp. b) Kết quả kiện toàn bộ máy giúp việc cho Ban chỉ đạo các cấp c) Đánh giá chung về những thuận lợi, hạn chế liên quan đến bộ máy chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình; sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, các chương trình, dự án trên địa bàn phục vụ cho xây dựng NTM. Các nguyên nhân chủ yếu của hạn chế 3. Ban hành các cơ chế chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện a) Đánh giá việc ban hành các văn bản để hướng dẫn, cụ thể hóa các quy định của Trung ương. b) Kết quả ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương, trong đó tập trung vào một số nội dung trọng tâm: - Cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn; - Cơ chế giao quyền chủ động cho người dân và cộng đồng trong thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã; - Cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông; thu gom, xử lý rác thải, chất thải; chính sách hỗ trợ lãi vay tín dụng phục vụ phát triển sản xuất... - Cơ chế chính sách để huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, nhất là huy động từ người dân. - Chính sách ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. - Chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và đầu tư sản xuất công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn nông thôn. - Chính sách liên kết hợp tác đa dạng giữa hộ nông dân với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác. - Cơ chế chính sách đối với xã, huyện chỉ đạo điểm. c) Đánh giá hiệu quả các cơ chế chính sách đã ban hành, đề xuất những nội dung cần sửa đổi để thúc đẩy thực hiện Chương trình trong giai đoạn tới. (Bổ sung số liệu cụ thể theo Phụ biểu số 05 kèm theo, sử dụng cho báo cáo năm) 4. Tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ thực hiện Chương trình a) Kết quả về xây dựng tài liệu; tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ thực hiện Chương trình ở các cấp. b) Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo; những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới - Kết quả quy hoạch xây dựng vùng nhằm đáp ứng tiêu chí của Quyết định số 558/ QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. - Rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch sản xuất trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp cấp huyện, cấp vùng và cấp tỉnh; bảo đảm chất lượng, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và tập quán sinh hoạt từng vùng, miền. - Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội môi trường nông thôn trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới đảm bảo hài hòa giữa phát triển nông thôn với phát triển đô thị; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã. - Đánh giá về chất lượng quy hoạch, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân 2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội a) Kết quả chung toàn tỉnh về xây dựng cơ sở hạ tầng: Theo các nhóm tiêu chí, theo nguồn vốn; số liệu cụ thể về kết quả thực hiện các công trình chủ yếu (giao thông, trường học, trạm y tế, nước sạch...) b) Tổng vốn huy động và vốn đã thực hiện, xây dựng cơ sở hạ tầng: Phân theo tiêu chí và nguồn vốn. c) Đánh giá chung về mức độ đạt theo quy định của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, những tiêu chí đạt thấp và nguyên nhân. 3. Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân - Triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. - Công tác khuyến nông; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. - Thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn; - Đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp; kết quả thực hiện Quyết định số 2261/ QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020. - Phát triển ngành nghề nông thôn bao gồm (bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch sinh thái; phát triển mỗi làng một nghề; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm cho sản phẩm làng nghề); - Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (Chương trình OCOP) - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn; - Những khó khăn, vướng mắc 4. Giảm nghèo và an sinh xã hội - Kết quả thực hiện các mục tiêu giảm nghèo. - Kết quả thực hiện các Chương trình an sinh xã hội ở xã, thôn. - Những khó khăn, vướng mắc 5. Phát triển giáo dục ở nông thôn - Kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi - Kết quả xóa mù chữ và chống tái mù chữ - Phổ cập giáo dục tiểu học - Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở - Những khó khăn, vướng mắc 6. Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn. - Kết quả xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở - Những khó khăn, vướng mắc 7. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn. - Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở - Kết quả nhân rộng các mô hình tốt về phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của từng vùng, miền, dân tộc. - Những khó khăn, vướng mắc 8. Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề. - Kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, cải thiện điều kiện vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân nông thôn. - Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch; thu gom và xử lý chất thải, nước thải theo quy định; cải tạo nghĩa trang; xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. - Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. - Những khó khăn, vướng mắc 9. Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân. - Kết quả đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cán bộ, công chức xã - Kết quả cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công. - Kết quả đánh giá, công nhận, xây dựng xã tiếp cận pháp luật; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân. - Kết quả thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”. - Những khó khăn, vướng mắc 10. Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn. - Kết quả thực hiện đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự xã hội địa bàn nông thôn. - Kết quả thực hiện xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc gia. - Những khó khăn, vướng mắc 11. Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình 1. Tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức cho cán bộ, cộng đồng, người dân. - Công tác kiểm tra, giám sát tại địa phương. - Những khó khăn, vướng mắc 12. Kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực a) Kết quả huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình, phân theo các nguồn: - Vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp - Ngân sách Trung ương; ngân sách tỉnh, huyện, xã; vốn lồng ghép các chương trình, dự án; tín dụng; đầu tư của doanh nghiệp; đóng góp của người dân (nếu có). (Bổ sung số liệu chi tiết theo Phụ biểu số 06 kèm theo) b) Kết quả phân bổ, sử dụng vốn ngân sách Trung ương theo quy định. (Bổ sung số liệu chi tiết theo Phụ biểu số 07 và 08 nếu có sự điều chỉnh, chỉ sử dụng cho báo cáo 6 tháng và báo cáo năm) (Bổ sung số liệu chi tiết theo Phụ biểu số 09 kèm theo, chỉ sử dụng cho báo cáo 6 tháng và báo cáo năm) c) Kết quả thực hiện các nguồn vốn (Bổ sung số liệu chi tiết theo Phụ biểu số 10 kèm theo, chỉ sử dụng cho báo cáo 6 tháng và báo cáo năm) d) Kết quả thực hiện cơ chế đầu tư đặc thù (chỉ sử dụng cho báo cáo 6 tháng và báo cáo năm) e) Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản (chỉ sử dụng cho báo cáo 6 tháng và báo cáo năm) f) Đánh giá chung về công tác huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực; những thuận lợi, khó khăn; nguyên nhân (chỉ sử dụng cho báo cáo 6 tháng và báo cáo năm) 13. Kết quả xây dựng mô hình xã nông thôn kiểu mẫu, khu dân cư (thôn) nông thôn kiểu mẫu, vườn mẫu, hộ gia đình kiểu mẫu ............ 14. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM (Chỉ phản ánh vào báo cáo 6 tháng, báo cáo năm) Số huyện, xã đạt chuẩn; số xã đạt theo nhóm tiêu chí; (Bổ sung số liệu chi tiết theo Phụ biểu số 11, Phụ biểu số 12 kèm theo, sử dụng cho báo cáo 6 tháng và báo cáo năm) III. ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Những kết quả nổi bật đã đạt được 2. Những hạn chế, tồn tại chủ yếu và nguyên nhân Phần thứ hai PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ QUÝ.... (6 THÁNG CUỐI NĂM.../NĂM...) I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung. 2. Mục tiêu cụ thể: - Số huyện, xã đạt chuẩn nông thôn mới đến. - Bình quân tiêu chí/xã, các tiêu chí sẽ hoàn thành, số xã đạt dưới 05 tiêu chí. - Chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn: Thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế, môi trường... II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Dự kiến những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện 2. Đề xuất giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả triển khai Chương trình III. DỰ KIẾN NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 1. Tổng mức vốn. 2. Cơ cấu nguồn lực: a) Ngân sách Nhà nước: Trực tiếp và lồng ghép; ngân sách các cấp; b) Vốn đầu tư, vốn sự nghiệp; c) Vốn tín dụng; d) Vốn doanh nghiệp; e) Vốn huy động từ người dân và cộng đồng. Dự kiến kế hoạch vốn theo các nội dung thực hiện IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Nơi nhận: - ..........; - ..........; - Lưu: VT, .... THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN (Ký tên, đóng dấu) Mẫu báo cáo số 03. Đề cương báo cáo kết quả thực hiện Chương trình 6 tháng và báo cáo năm của các sở, ban ngành tỉnh TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……../BC-... …, ngày… tháng… năm….. BÁO CÁO Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới 6 tháng... năm/năm... I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 6 THÁNG.../NĂM... 1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công (tại Quyết định số 751/QĐ-UBND ngày 16/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu trong Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2017-2020) - Ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn triển khai các tiêu chí, chỉ tiêu, nội dung thành phần được phân công chủ trì; - Ban hành hướng dẫn, định mức đầu tư đối với các công trình cơ sở hạ tầng thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước được phân công; - Xây dựng hướng dẫn, cơ chế, các giải pháp đã thực hiện để huy động thêm nguồn lực để thực hiện các nội dung của các sở, ngành; - Kết quả nguồn lực đã huy động được; - Việc lồng ghép các chương trình mục tiêu, dự án của sở, ngành để thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. 2. Công tác truyền thông Kết quả thực hiện truyền thông, tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân về xây dựng nông thôn mới 3. Kết quả triển khai thực hiện Phong trào thi đua Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Phong trào thi đua “Quảng Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”; Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. 4. Công tác kiểm tra, giám sát - Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung của Chương trình theo lĩnh vực quản lý Nhà nước, nội dung thành phần được phân công; - Kiểm tra, đánh giá tại các địa bàn được phân công. 5. Kết quả thực hiện kế hoạch vốn được giao (đối với sở, ngành sử dụng nguồn vốn nông thôn mới tỉnh) Kết quả thực hiện và giải ngân nguồn vốn theo kế hoạch được giao 6. Kết quả thực hiện Chương trình của địa phương Kết quả thực hiện của các địa phương toàn tỉnh về các tiêu chí nông thôn mới, nội dung thành phần theo chức năng quản lý Nhà nước của các sở, ban, ngành. (Bổ sung số liệu chi tiết theo Phụ biểu số 13, sử dụng cho báo cáo 6 tháng và báo cáo năm) II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ CHỦ YẾU, NGUYÊN NHÂN 1. Tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công - Những vấn đề đang là tồn tại, hạn chế; tác động đối với việc triển khai Chương trình; - Nguyên nhân. 2. Tồn tại, hạn chế trong thực hiện Chương trình - Những vấn đề đang là tồn tại, hạn chế; tác động đối với việc triển khai Chương trình; - Nguyên nhân. III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 6 THÁNG.../NĂM... 1. Mục tiêu kế hoạch 2. Các nhiệm vụ trọng tâm Dự kiến những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. 3. Giải pháp thực hiện Đề xuất giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, cơ chế lồng ghép, phối hợp để nâng cao hiệu quả triển khai Chương trình IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1. Đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh 2. Đề xuất, kiến nghị với Trung ương 3. Đề xuất, kiến nghị đối với các địa phương Nơi nhận: - ........; - ........; - Lưu: VT,........ THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN (Ký tên, đóng dấu) HỆ THỐNG PHỤ BIỂU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (Kèm theo Quyết định số 2392/QĐ-UBND ngày 23/6/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh) Phụ biểu số 01 (Kèm theo Mẫu báo cáo số 01, dùng cho cấp xã) TỔNG HỢP KẾT QUẢ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUÝ... (6 THÁNG, NĂM.../NĂM...) ĐVT: Triệu đồng STT Nội dung chỉ tiêu Kế hoạch năm... Kết quả huy động Quý (6 tháng, năm.../năm...) Kế hoạch Quý, 6 tháng cuối, năm/năm...) TỔNG SỐ I NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG 1 Trái phiếu Chính phủ 2 Đầu tư phát triển 3 Sự nghiệp II NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 1 Tỉnh 2 Huyện 3 Xã III VỐN LỒNG GHÉP IV VỐN TÍN DỤNG V VỐN DOANH NGHIỆP VI CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ 1 Tiền mặt 2 Ngày công và hiện vật quy đổi 3 Khác Phụ biểu số 2 (Kèm theo Mẫu báo cáo số 01, dùng cho cấp xã) KẾT QUẢ THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH TỈNH 6 THÁNG, NĂM.../NĂM..., ĐƠN VỊ:........) TT CÔNG TRÌNH Kế hoạch năm... Kết quả thực hiện 6 tháng năm... 1 năm... Kế hoạch 6 tháng cuối năm.../năm.. Ghi chú TỔNG CỘNG 1 Giao thông 2 Thủy lợi 3 Điện 4 Trường học 5 CSVC Văn hóa 6 Cơ sở hạ tầng thương mại 7 Trạm y tế xã 8 Công trình cung cấp nước sạch 9 Công trình xử lý môi trường 10 Khác Phụ biểu số 3 (Kèm theo Mẫu báo cáo số 01, dùng cho cấp xã) KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VÀ THỰC HIỆN NGUỒN LỰC ĐẦU TƯ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NTM 6 THÁNG, NĂM.../NĂM... TT Nội dung thực hiện Kết quả huy động và thực hiện 6 tháng năm ..../năm... Kế hoạch 6 tháng cuối năm..../năm.... Ghi chú Tổng số Vốn đầu tư trực tiếp Lồng ghép Tín dụng Doanh nghiệp Dân góp Tổng số Vốn đầu tư trực tiếp Lồng ghép Tín dụng Doanh nghiệp Dân góp Tổng số Ngân sách Trung ương NSĐP Tổng số Ngân sách Trung ương NSĐP TPCP ĐTPT SN TPCP ĐTPT SN 1 Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới 2 Truyền thống về xây dựng nông thôn mới 3 Hoạt động của BCĐ và cơ quan tham mưu, giúp việc ở các cấp 4 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới 5 Phát triển hạ tầng - kinh tế xã hội 5.1 Giao thông nông thôn 5.2 Thủy lợi nội đồng 5.3 Điện nông thôn 5.4 Trường học 5.5 CSVC Văn hóa xã 5.6 CSVC Văn hóa thôn, bản 5.7 Trạm y tế xã 5.8 Thông tin và truyền thông cơ sở 5.9 Công trình cung cấp nước sinh hoạt cho người dân 6 Phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết 7 Đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp 8 Hỗ trợ phát triển HTX 9 Phát triển ngành nghề nông thôn 10 Đào tạo nghề phi nông nghiệp 11 Đào tạo nghề nông nghiệp 12 Phát triển giáo dục ở nông thôn 13 Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn 14 Vệ sinh môi trường nông thôn 15 Khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề 16 Đào tạo cho công chức xã 17 Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn 18 Duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư trên địa bàn xã 19 Nội dung khác (nếu có) Phụ biểu số 04 (Kèm theo Mẫu báo cáo số 01, dùng cho cấp xã) Đơn vị: Xã.......................... KẾT QUẢ THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA NÔNG THÔN MỚI HẾT THÁNG 6, NĂM.../NĂM TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Tiêu chuẩn đạt theo vùng KH thực hiện được duyệt Kết quả thực hiện đến thời điểm báo cáo So với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (Đạt/Chưa đạt) Các xã khu vực I Các xã khu vực II I. QUY HOẠCH 1 Quy hoạch 1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và được công bố công khai đúng thời hạn Đạt Đạt 1.2. Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch Đạt Đạt II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI 2 Giao thông 2.1. Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm 100% 100% 2.2. Đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm 100% (100% cứng hóa) 100% (80% cứng hóa) 2.3. Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa 100% (100% cứng hóa) 100% (70% cứng hóa) 2.4. Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm 100% (100% cứng hóa) 100% (60% cứng hóa) 3 Thủy lợi 3.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên >90 >80 3.2. Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ Đạt Đạt 4 Điện 4.1. Hệ thống điện đạt chuẩn Đạt Đạt 4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn >99% >95% 5 Trường học Tỷ lệ trường học các cấp: Mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia 100% 70% 6 Cơ sở vật chất văn hóa 6.1. Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã Đạt Đạt 6.2. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định Đạt Đạt 6.3. Tỷ lệ thôn, bản, ấp có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng 100% 100% 7 Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán, trao đổi hàng hóa Đạt Đạt 8 Thông tin và Truyền thông 8.1. Xã có điểm phục vụ bưu chính Đạt Đạt 8.2. Xã có dịch vụ viễn thông, Internet Đạt Đạt 8.3. Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn 100% 70% 8.4. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành Đạt Đạt 8.5. Xã có phủ sóng truyền hình QTV 100% 95% 9 Nhà ở dân cư 9.1. Nhà tạm, dột nát Không Không 9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định >90% >75% III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT 10 Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 (triệu đồng/người) >50% >36% 11 Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 <2% <12% 12 Lao động có việc làm Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động Đạt Đạt 13 Tổ chức sản xuất 13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 Đạt Đạt 13.2. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững Đạt Đạt IV. VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG 14 Giáo dục 14.1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở Đạt Đạt 14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp) >90% >70% 14.3. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo >45% >25% 15 Y tế 15.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế Đạt Đạt 15.2. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế Đạt Đạt 15.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) <13,9% <26,7% 16 Văn hóa Tỷ lệ thôn, bản, ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định Đạt Đạt 17 Môi trường và an toàn thực phẩm 17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định >98% (>65% nước sạch) >90% (>50% nước sạch) 17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường 100% 100% 17.3. Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn Đạt Đạt 17.4. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch Đạt Đạt 17.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định Đạt Đạt 17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch >90% >70% 17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường >80% >60% 17.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm 100% 100% V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 18 Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp Luật 18.1. Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn Đạt Đạt 18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định Đạt Đạt 18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” Đạt Đạt 18.4. Tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên 100% 100% 18.5. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp Luật theo quy định Đạt Đạt 18.6. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội Đạt Đạt 19 Quốc phòng và An ninh 19.1. Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng Đạt Đạt 19.2. Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: Không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước Đạt Đạt 20 Khu dân cư (thôn) nông thôn mới kiểu mẫu 20.1. Tỷ lệ thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn kiểu mẫu 50-60% 50-60% 20.2. Tỷ lệ hộ gia đình kiểu mẫu 70% 50% 20.3. Tỷ lệ hộ xây dựng mô hình vườn mẫu 70% 50% Phụ biểu số 05 (Kèm theo Mẫu báo cáo số 02, dùng cho cấp huyện) CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH DO ĐỊA PHƯƠNG BAN HÀNH ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, NĂM..., GIAI ĐOẠN 2016-2020 TT Loại văn bản Số, ngày, tháng ban hành Trích yếu Mục tiêu Nội dung chủ yếu của cơ chế chính sách Ghi chú Phụ biểu số 06 (Kèm theo Mẫu báo cáo số 02, dùng cho cấp huyện) TỔNG HỢP KẾT QUẢ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUÝ....(6 THÁNG NĂM.../NĂM...); ĐƠN VỊ: ĐVT: Triệu đồng STT Nội dung chỉ tiêu Kế hoạch năm... Kết quả huy động quý... (6 tháng năm.../năm...) Kế hoạch quý... (6 tháng cuối năm.../năm...) TỔNG SỐ 1 NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG 1 Trái phiếu Chính phủ 2 Đầu tư phát triển 3 Sự nghiệp II NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 1 Tỉnh 2 Huyện 3 Xã III VỐN LỒNG GHÉP IV VỐN TÍN DỤNG (*) V VỐN DOANH NGHIỆP VI CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ 1 Tiền mặt 2 Ngày công và hiện vật quy đổi (*): Vốn tín dụng: Do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phụ biểu số 07 (Kèm theo Mẫu báo cáo số 02, dùng cho cấp huyện) KẾT QUẢ PHÂN BỔ KẾ HOẠCH VỐN NGÂN SÁCH TỈNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 6 THÁNG, NĂM.../NĂM... Đơn vị: Triệu đồng TT Đối tượng Số xã Vốn bình quân/xã Tổng vốn Ghi chú TỔNG CỘNG 1 Các xã ưu tiên 1 Xã nghèo, đặc biệt khó khăn - Xã dưới 5 tiêu chí - Xã bãi ngang - Xã biên giới - Xã ATK - Xã thuộc Chương trình 30a 2 Xã từ 15 tiêu chí trở lên II Các xã còn lại Phụ biểu số 08 (Kèm theo Mẫu báo cáo số 02, dùng cho cấp huyện) KẾT QUẢ PHÂN BỔ KẾ HOẠCH VỐN NGÂN SÁCH TỈNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 6 THÁNG, NĂM.../NĂM Đơn vị: Triệu đồng TT Nội dung Số tiền Ghi chú TỔNG CỘNG I Vốn bố trí cho các nội dung 1 Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị 2 Hỗ trợ phát triển các hình thức tổ chức sản xuất 3 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn 4 Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn 5 Môi trường 6 Phát triển giáo dục ở nông thôn 7 Nội dung khác II Hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp 1 Cấp tỉnh 2 Cấp huyện 3 Cấp xã III Vốn bố trí cho cấp xã 1 Triển khai các hoạt động 2 Duy tu bảo dưỡng các công trình Phụ biểu số 09 (Kèm theo Mẫu báo cáo số 02, dùng cho cấp huyện) KẾT QUẢ THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG 6 THÁNG.../NĂM... ĐVT: Triệu đồng TT CÔNG TRÌNH Kế hoạch năm... Kết quả thực hiện 6 tháng năm... /năm... Kế hoạch 6 tháng cuối năm.,./năm... Ghi chú TỔNG CỘNG 1 Giao thông 2 Thủy lợi 3 Điện 4 Trường học 5 CSVC Văn hóa 6 Cơ sở hạ tầng thương mại 7 Trạm y tế xã 8 Công trình cung cấp nước sạch 9 Công trình xử lý môi trường 10 Khác Phụ biểu số 10 (Kèm theo Mẫu báo cáo số 02, dùng cho cấp huyện) KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VÀ THỰC HIỆN NGUỒN LỰC ĐẦU TƯ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NTM 6 THÁNG..../NĂM ĐVT: Triệu đồng TT Nội dung đầu tư Kết quả huy động và thực hiện 6 tháng năm ..../năm... Kế hoạch 6 tháng cuối năm..../năm.... Ghi chú Tổng số Vốn đầu tư trực tiếp Lồng ghép Tín dụng Doanh nghiệp Dân góp Tổng số Vốn đầu tư trực tiếp Lồng ghép Tín dụng Doanh nghiệp Dân góp Tổng số Ngân sách Trung ương NSĐP Tổng số Ngân sách Trung ương NSĐP TPCP ĐTPT SN TPCP ĐTPT SN 1 Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới 2 Truyền thông về xây dựng nông thôn mới 3 Hoạt động của BCĐ và cơ quan tham mưu, giúp việc ở các cấp 4 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới 5 Phát triển hạ tầng - kinh tế xã hội 5.1 Giao thông nông thôn 5.2 Thủy lợi nội đồng 5.3 Điện nông thôn 5.4 Trường học 5.5 CSVC Văn hóa xã 5.6 CSVC Văn hóa thôn, bản 5.7 Trạm y tế xã 5.8 Thông tin và truyền thông cơ sở 5.9 Công trình cung cấp nước sinh hoạt cho người dân 6 Phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết 7 Đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp 8 Hỗ trợ phát triển HTX 9 Phát triển ngành nghề nông thôn 10 Đào tạo nghề phi nông nghiệp 11 Đào tạo nghề nông nghiệp 12 Phát triển giáo dục ở nông thôn 13 Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn 14 Vệ sinh môi trường nông thôn 15 Khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề 16 Đào tạo cho công chức xã 17 Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn 18 Duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư trên địa bàn xã 19 Nội dung khác (nếu có) Phụ biểu số 11 (Kèm theo Mẫu báo cáo số 02, dùng cho cấp huyện) KẾT QUẢ THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI TT MỤC TIÊU Kết quả đến 31/12 của năm trước Thực hiện 6 tháng năm.../năm... Kế hoạch 6 tháng cuối năm.../năm... Ghi chú 1 Mức đạt tiêu chí bình quân/xã 2 Mức đạt tiêu chí bình quân/xã nghèo, đặc biệt khó khăn 3 Kết quả đạt chuẩn tiêu chí theo xã Số xã đạt chuẩn (19 tiêu chí) đã có QĐ công nhận Số xã đạt 18 tiêu chí Số xã đạt 17 tiêu chí ........... Số xã đạt 01 tiêu chí 4 Kết quả đạt chuẩn theo từng tiêu chí Số xã đạt tiêu chí số 1 về quy hoạch Số xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông ........... Số xã đạt tiêu chí số 19 Phụ biểu số 12 (Kèm theo Mẫu báo cáo số 02, dùng cho cấp huyện) Đơn vị: Huyện............................... KẾT QUẢ THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA NÔNG THÔN MỚI HẾT THÁNG 6, NĂM......../NĂM TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Tiêu chuẩn đạt theo vùng Xã........ (Đạt/ Chưa đạt) Xã........ (Đạt/ Chưa đạt) Xã........ (Đạt/ Chưa đạt) Các xã khu vực I Các xã khu vực II I. QUY HOẠCH 1 Quy hoạch 1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và được công bố công khai đúng thời hạn Đạt Đạt 1.2. Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch Đạt Đạt II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI 2 Giao thông 2.1. Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm 100% 100% 2.2. Đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm 100% (100% cứng hóa) 100% (80% cứng hóa) 2.3. Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa 100% (100% cứng hóa) 100% (70% cứng hóa) 2.4. Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm 100% (100% cứng hóa) 100% (60% cứng hóa) 3 Thủy lợi 3.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên >90 >80 3.2. Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ Đạt Đạt 4 Điện 4.1. Hệ thống điện đạt chuẩn Đạt Đạt 4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn >99% >95% 5 Trường học Tỷ lệ trường học các cấp: Mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia 100% 70% 6 Cơ sở vật chất văn hóa 6.1. Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã Đạt Đạt 6.2. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định Đạt Đạt 6.3. Tỷ lệ thôn, bản, ấp có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng 100% 100% 7 Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán, trao đổi hàng hóa Đạt Đạt 8 Thông tin và Truyền thông 8.1. Xã có điểm phục vụ bưu chính Đạt Đạt 8.2. Xã có dịch vụ viễn thông, Internet Đạt Đạt 8.3. Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn 100% 70% 8.4. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành Đạt Đạt 8.5. Xã có phủ sóng truyền hình QTV 100% 95% 9 Nhà ở dân cư 9.1. Nhà tạm, dột nát Không Không 9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định >90% >75% III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT 10 Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 (triệu đồng/người) >50% >36% 11 Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 <2% <12% 12 Lao động có việc làm Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động Đạt Đạt 13 Tổ chức sản xuất 13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 Đạt Đạt 13.2. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững Đạt Đạt IV. VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG 14 Giáo dục 14.1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở Đạt Đạt 14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp) >90% >70% 14.3. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo >45% >25% 15 Y tế 15.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế Đạt Đạt 15.2. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế Đạt Đạt 15.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) <13,9% <26,7% 16 Văn hóa Tỷ lệ thôn, bản, ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định Đạt Đạt 17 Môi trường và an toàn thực phẩm 17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định >98% (>65% nước sạch) >90% (>50% nước sạch) 17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường 100% 100% 17.3. Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn Đạt Đạt 17.4. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch Đạt Đạt 17.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định Đạt Đạt 17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch >90% >70% 17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường >80% >60% 17.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm 100% 100% V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 18 Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật 18.1. Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn Đạt Đạt 18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định Đạt Đạt 18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” Đạt Đạt 18.4. Tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên 100% 100% 18.5. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định Đạt Đạt 18.6. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội Đạt Đạt 19 Quốc phòng và An ninh 19.1. Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng Đạt Đạt 19.2. Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: Không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp. cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước Đạt Đạt 20 Khu dân cư (thôn) nông thôn mới kiểu mẫu 20.1. Tỷ lệ thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn kiểu mẫu 50-60% 50-60% 20.2. Tỷ lệ hộ gia đình kiểu mẫu 70% 50% 20.3. Tỷ lệ hộ xây dựng mô hình vườn mẫu 70% 50% Phụ biểu số 13 (Kèm theo Mẫu báo cáo số 03, dùng cho các Sở, ban, ngành của tỉnh) BỘ CHỈ SỐ THEO DÕI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 2016-2020 Biểu báo cáo 6 tháng và 1 năm TT Chỉ số ĐVT Dữ liệu gốc (cuối 2016) Năm....... Mục tiêu đến 2020 Ghi chú 6 tháng Cả năm 1 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới 1.1 Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí số 1 (quy hoạch) % 2 Hạ tầng kinh tế xã hội 2.1 2.1.1. Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí số 2 (Giao thông) % 2.1.2. Tỷ lệ xã có đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn % 2.1.3. Tỷ lệ đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp được cứng hóa đạt chuẩn % 2.1.4. Tỷ lệ đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa % 2.1.5. Tỷ lệ đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm % 2.2 2.2.1. Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí số 3 (Thủy lợi) % 2.2.2. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động % 2.2.3. Tỷ lệ số xã có hệ thống thủy lợi đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ % 2.3 2.3.1. Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí số 4 (Điện) % 2.3.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn % 2.4 2.4.1. Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí số 5 (Trường học) % 2.4.2. Tỷ lệ số trường học (điểm chính) có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh % 2.4.3. Tỷ lệ trường trung học phổ thông đạt chuẩn % 2.5 2.5.1. Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí số 6 (Cơ sở vật chất văn hóa) % 2.5.2. Tỷ lệ số xã có trung tâm văn hóa, thể thao xã % 2.5.3. Tỷ lệ số thôn có nhà văn hóa, nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng % 2.5.4. Tỷ lệ số xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định % 2.6 2.6.1. Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí số 7 (Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn) % 2.7.1. Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí số 8 (Thông tin và truyền thông) % 2.7.2. Tỷ lệ số xã có điểm phục vụ bưu chính % 2.7.3. Tỷ lệ số xã có dịch vụ viễn thông, Internet % 2.7 2.7.4. Tỷ lệ số xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn % 2.7.5. Tỷ lệ số xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành % 2.7.6. Số đài truyền thanh cấp xã được thiết lập mới dải 2.7.7. Số đài truyền thanh cấp xã được nâng cấp đài 2.7.8. Đài phát thanh, truyền hình cấp huyện và trạm phát lại được nâng cấp đài 2.7.9. Trạm truyền thanh thôn bản vùng sâu vùng xa được thiết lập mới trạm 2.7.10. Xã có phủ sóng truyền hình QTV 2.8 2.8.1. Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí số 9 (Nhà ở dân cư) % 2.8.2. Số lượng hộ còn nhà tạm, dột nát hộ 2.8.3. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn theo quy định % 2.9 2.9.1. Tỷ lệ số xã có trạm y tế đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế % 2.9.2. Trạm y tế xã có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh % 3 Phát triển sản xuất, thu nhập 3.1 3.1.1. Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí số 10 (Thu nhập) % 3.2 3.2.1. Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí số 12 (Lao động có việc làm) % 3.3.1. Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí số 13 (Tổ chức sản xuất) % 3.3 3.3.2. Tỷ lệ số xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 % 3.3.3. Tỷ lệ số xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững % 4 Giảm nghèo và an sinh xã hội 4.1 4.1.1 Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí số 11 (Hộ nghèo) % 5 Giáo dục 5.1 5.1.1. Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí số 14 (Giáo dục và đào tạo) % 6 Y tế, chăm sóc sức khỏe người dân 6.1 6.1.1. Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí số 15 (Y tế) % 6.2 6.2.1 Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế % 6.3 6.3.1. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) % 7 Chất lượng đời sống văn hóa 7.1 7.1.1. Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí số 16 (Văn hóa) % 7.2 7.2.1. Tỷ lệ số thôn, bản, ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định % 8 Vệ sinh, môi trường nông thôn 8.1 8.1.1. Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí số 17 (Môi trường và an toàn thực phẩm) % 8.2 8.2.1. Tỷ lệ hộ có đủ nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch % 8.3 8.3.1. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường % 8.4 8.4.1. Tỷ lệ số xã đạt chỉ tiêu về chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định % 8.5 8.5.1. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm % 9.1 9.1.1. Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí số 18 (Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật) % 9.2 9.2.1. Tỷ lệ cán bộ, công chức xã đạt chuẩn % 9 Hệ thống chính trị 9.3 9.3.1. Số lượt cán bộ, công chức xã được đào tạo bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, kinh tế - xã hội chuyên sâu Lượt
{ "issuing_agency": "Tỉnh Quảng Ninh", "promulgation_date": "23/06/2017", "sign_number": "2392/QĐ-UBND", "signer": "Đặng Huy Hậu", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-10-2017-QD-UBND-sua-doi-Bang-gia-dat-huyen-Tan-Chuong-Nghe-An-345779.aspx
Quyết định 10/2017/QĐ-UBND sửa đổi Bảng giá đất huyện Tân Chương Nghệ An
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 10/2017/QĐ-UBND Nghệ An, ngày 19 tháng 01 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT GIAI ĐOẠN TỪ NGÀY 01/01/2015 ĐẾN NGÀY 31/12/2019 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN KỲ BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 110/2014/QĐ-UBND NGÀY 30/12/2014 CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và số 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 quy định về khung giá đất; Căn cứ Thông tư 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất; Căn cứ Nghị Quyết số 147/2014/NQ-HĐND ngày 12/12/2014 của HĐND tỉnh Nghệ An về việc thông qua nguyên tắc định giá, mức giá tối đa, tối thiểu các loại đất và bảng giá các loại đất giai đoạn từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2019 trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Căn cứ Nghị quyết số 50/2016/NQ-HĐND ngày 12/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị Quyết số 147/2014/NQ-HĐND ngày 12/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua nguyên tắc định giá, mức giá tối đa, tối thiểu các loại đất và bảng giá các loại đất giai đoạn từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2019 trên địa bàn tỉnh Nghệ An Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 170/TTr-STNMT ngày 12/01/2017, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Bảng giá các loại đất giai đoạn từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2019 trên địa bàn huyện Tân Kỳ ban hành kèm theo Quyết định số 110/2014/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của UBND tỉnh Nghệ An (có phụ lục kèm theo). Điều 2. Hiệu lực thi hành Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 01 năm 2017. Điều 3. Tổ chức thực hiện 1. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban, ngành có liên quan hướng dẫn, triển khai thực hiện Quyết định này. 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng; Cục trưởng Cục Thuế; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ; Chủ tịch UBND các xã và thị trấn thuộc huyện Tân Kỳ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - VP Chính phủ (để b/c); - Các Bộ: Tài chính, TN &MT (để b/c); - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp (để b/c); - TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (để b/c); - Chủ tịch, Các PCT UBND tỉnh; - CVP, các PVP UBND tỉnh; - Trung tâm Công báo; - Lưu: VT. NN. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Xuân Đại
{ "issuing_agency": "Tỉnh Nghệ An", "promulgation_date": "19/01/2017", "sign_number": "10/2017/QĐ-UBND", "signer": "Lê Xuân Đại", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-39-2016-QD-UBND-bai-bo-van-ban-quy-pham-Ban-chi-dao-Phat-trien-doanh-nghiep-Da-Nang-342275.aspx
Quyết định 39/2016/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm Ban chỉ đạo Phát triển doanh nghiệp Đà Nẵng
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 39/2016/QĐ-UBND Đà Nẵng, ngày 18 tháng 11 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BÃI BỎ CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN BAN CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng tại Tờ trình số 528/TTr-STC ngày 28 tháng 9 năm 2016. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng, gồm: 1.Quyết định số 40/2001/QĐ-UB ngày 29 tháng 3 năm 2001của UBND thành phố Đà Nẵng về việc thành lập Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng 2. Quyết định số 150/2001/QĐ-UB ngày 03 tháng 10 năm 2001của UBND thành phố Đà Nẵng về việc thay đổi thành viên Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng 3. Quyết định số 163/2001/QĐ-UB ngày 19 tháng 10 năm 2001của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng 4. Quyết định số 82/2002/QĐ-UB ngày 19 tháng 8 năm 2002của UBND thành phố Đà Nẵng về việc bổ sung thành viên Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 11 năm 2016. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng ; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Huỳnh Đức Thơ
{ "issuing_agency": "Thành phố Đà Nẵng", "promulgation_date": "18/11/2016", "sign_number": "39/2016/QĐ-UBND", "signer": "Huỳnh Đức Thơ", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-08-2008-QD-UBND-quy-che-danh-so-va-gan-bien-so-nha-tren-dia-ban-tinh-Vinh-Long-64736.aspx
Quyết định 08/2008/QĐ-UBND quy chế đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG ----- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------- Số: 08/2008/QĐ-UBND Vĩnh Long, ngày 03 tháng 4 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÁNH SỐ VÀ GẮN BIỂN SỐ NHÀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26/11/2003; Căn cứ Quyết định số: 05/2006/QĐ-BXD ngày 08/3/2006 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế đánh số và gắn biển số nhà; Căn cứ công văn số: 672/STP ngày 07/12/2007 của Giám đốc sở Tư pháp, v/v góp ý dự thảo quy định đánh số và gắn biển số nhà; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại tờ trình số 186/TTr.SXD ngày 21/03/2008, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Điều 2. Giám đốc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quyết định này. Điều 3. Quyết định này có hiệu 10 ngày kể từ ngày ký và đăng trên công báo tỉnh. Điều 4. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tư pháp, Tài nguyên và Môi Trường, Xây dựng, Tài chính, Văn hóa thể thao và du lịch, Giao thông vận tải, Công an, Bưu điện, Điện lực, Cấp nước, UBND các huyện, thị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như điều 4 (thực hiện); - Bộ Xây Dựng ( báo cáo); - Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư Pháp; - TTTỉnh ủy, TTHĐND tỉnh; - CT, các PCT UBND tỉnh; - Sở Tư Pháp ( kiểm tra); - Các sở ban, ngành tỉnh; - Đài phát thanh truyền hình, - Báo Vĩnh Long (đăng báo); - LĐVP-UBND, - Các phòng Nghiên cứu; - Lưu: VT, 5.06.05. TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trương Văn Sáu QUY CHẾ ĐÁNH SỐ VÀ GẮN BIỂN SỐ NHÀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 08/2008/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Mục đích của việc ban hành Quy chế 1. Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện yêu cầu giao tiếp, tiếp nhận các thông tin, thư tín, liên lạc, giao dịch thương mại, giao dịch dân sự và các giao dịch khác. 2. Góp phần chỉnh trang diện mạo đô thị và điểm dân cư nông thôn, quản lý nhà đất, thông tin liên lạc, hành chính, an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy và quản lý dân cư theo quy định của pháp luật. Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi áp dụng: a. Quy chế này được áp dụng tại khu vực đô thị và các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. b. Việc đánh số và gắn biển số nhà theo Quy chế này áp dụng đối với những khu vực mới xây dựng. Đối với phố cổ, phố cũ, khu vực đã có nhà trước đây thì Ủy ban nhân dân huyện, thị xã (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) xem xét quyết định cấp mới hay giữ lại số nhà cũ sau cho phù hợp từng trường hợp cụ thể của địa phương. 2. Đối tượng: - Tất cả nhà ở, nhà chung cư, công trình xây dựng (sau đây gọi chung là nhà) đều được đánh số và cấp số nhà. Đối với nhà xây dựng không phép hoặc trái phép trong khu vực cấm xây dựng, nhà đã có quyết định giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật sẽ không được cấp số nhà. - Giấy chứng nhận cấp số nhà không có giá trị để công nhận quyền sở hữu về nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Chương II NGUYÊN TẮC ĐÁNH SỐ NHÀ Điều 3. Chiều đánh số nhà 1. Số nhà được đánh liên tục, theo hướng tăng dần từ đầu đường đến cuối đường và giới hạn bởi địa giới hành chính cấp huyện. 2. Điểm đầu của đường được tính từ điểm tiếp giáp với đường có mặt cắt lớn hơn. Đối với các tuyến đường có mặt cắt ngang bằng nhau thì tùy theo đặc điểm của từng tuyến đường để xác định điểm đầu và điểm cuối theo hướng từ Bắc vào Nam; từ Đông sang Tây; từ Đông Bắc sang Tây Nam hoặc từ Đông Nam sang Tây Bắc. Điều 4. Đánh số nhà mặt tiền đường 1. Nhà mặt tiền đường bên trái là số lẻ liên tục bắt đầu từ số (1,3,5,7, …) bên phải là số chẵn liên tục bắt đầu từ số (2,4,6,8,…) và chiều đánh số nhà theo Điều 3 của Quy chế này. 2. Đối với nhà mở cửa tiếp giáp với nhiều tuyến đường thì số nhà được đánh theo tuyến đường có mặt cắt ngang lớn hơn, nếu tuyến đường có mặt cắt ngang bằng nhau thì lấy theo cửa chính của nhà để đánh số. Điều 5. Đánh số hẻm và số nhà trong hẻm - Đường hẻm là nhánh của đường phố. Số hẻm là số của căn nhà mặt tiền đường liền kề trước. Trường hợp hẻm thông ra cả hai phía tuyến đường thì số hẻm được đánh theo Điều 3 của Quy định này. Đường hẻm chính có thể có một hoặc nhiều nhánh rẽ bên trái hoặc bên phải, gọi là hẻm phụ. Số của hẻm phụ là số của căn nhà mặt hẻm liền kề trước đó. 1. Nhà trong hẻm chính được cho số là số hẻm và số nhà, giữa số hẻm và số nhà có một gạch chéo (số hẻm/số nhà). Ví dụ: Hẻm số 130 nhà số 1 thì đánh số 130/1. 2. Nhà trong hẻm phụ được cho số gồm số hẻm chính, số hẻm phụ và số nhà có hai gạch chéo (số hẻm chính/số hẻm phụ/số nhà). Ví dụ: Hẻm chính số 130, hẻm phụ số 20 nhà số 2 thì đánh 130/20/2. 3. Số nhà trong hẻm chính và hẻm phụ được đánh theo nguyên tắc như nhà mặt tiền đường: Bên trái là số lẻ; bên phải là số chẵn. 4. Đối với nhà tiếp giáp với nhiều hẻm thì số nhà được đánh theo hẻm có mặt cắt lớn hơn, nếu 2 hẻm bằng nhau thì sẽ chọn hẻm gần đường chính hoặc lấy theo cửa chính của nhà để đánh số. Điều 6. Đánh số nhà đối với nhà ở không có đường vào (đi nhờ qua phần đất của nhà người khác) - Theo phương pháp đánh số như nhà trong hẻm, tuân thủ theo nguyên tắc chẵn, lẻ của tuyến đường chính, số của ngôi nhà được đánh số dựa trên số của nhà cho đi nhờ gần nhất. Điều 7. Đánh số nhà đối với các khu đất quy hoạch dự án dân cư 1. Đối với khu đất đã được phân lô ổn định thì mỗi lô đất được đánh số nhà theo Điều 4, Điều 5 của Quy chế này. 2. Đối với khu đất chưa được phân lô, chỉ đánh một số nhà duy nhất cho cả khu quy hoạch, khi dự án được triển khai thực hiện, sẽ phân khu quy hoạch thành dãy A, dãy B… để đánh số nhà. Điều 8. Nguyên tắc đánh số căn hộ của nhà chung cư 1. Đánh số căn hộ được sử dụng dãy số tự nhiên với thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo chiều quy định tại khoản 2 Điều này. Hai chữ số hàng chục và hàng đơn vị ghi số căn hộ, hai chữ số hàng nghìn và hàng trăm chỉ tầng nhà có căn hộ đó, cụ thể: - Tầng 1: 101 - 102 - 103…. - Tầng 2: 201 - 202 - 203…. - Tầng 3: 301 - 302 - 303….. - Tầng 4: 401 - 402 - 403….. - Tầng……………………… 2. Chiều đánh số căn hộ a. Trường hợp ngôi nhà chung cư có một cầu thang ở giữa, bố trí hành lang giữa hoặc không có hành lang thì chiều đánh số căn hộ hoặc phòng được thực hiện theo chiều quay kim đồng hồ, bắt đầu từ căn hộ đầu tiên phía bên trái của người bước lên tầng nhà đó. - Trong trường hợp ngôi nhà có nhiều cầu thang, bố trí hành lang giữa thì chọn cầu thang có vị trí gần nhất tiếp giáp với lối đi vào. Chiều đánh số thực hiện theo nguyên tắc trên. b. Trường hợp ngôi nhà có hành lang bên thì chiều đánh số căn hộ theo chiều từ trái sang phải của người đứng quay mặt vào dãy căn hộ, bắt đầu từ căn hộ đầu tiên, phía bên trái. Điều 9. Nguyên tắc đánh số tầng nhà của nhà chung cư 1. Đánh số tầng nhà theo nguyên tắc lấy chiều từ tầng dưới lên tầng trên, bắt đầu từ tầng 1 của ngôi nhà (không tính tầng hầm). Dùng các số tự nhiên (1, 2, 3,., n, với n là tổng số tầng của ngôi nhà) để đánh số tầng và được lấy từ số nhỏ đến số lớn. Có thể đặt tên tầng trệt thay cho tầng 1, khi đó các tầng tiếp theo từ dưới lên được đánh số là tầng 1, tầng 2,... tầng n-1. 2. Trường hợp nhà có tầng ngầm thì đánh số tầng ngầm theo nguyên tắc lấy chiều từ tầng ngầm ở trên cùng xuống ngầm phía dưới, bắt đầu từ tầng ngầm gần nhất với tầng 1 hoặc tầng trệt của ngôi nhà. Dùng các số tự nhiên (1, 2, 3,..., n với n là tổng số tầng ngầm của ngôi nhà) để đánh số tầng ngầm, lấy từ số nhỏ đến số lớn. Để phân biệt với tầng nhà thì viết thêm ký hiệu N vào trước số tầng ngầm (ví dụ: N1, N2, N3,...). Điều 10. Nguyên tắc đánh số cầu thang nhà chung cư - Đánh số cầu thang nhà chung cư (từ 2 cầu thang sử dụng chung trở lên) theo nguyên tắc lấy chiều từ lối đi chính vào nhà, cầu thang đầu tiên đánh số 1, những cầu thang tiếp theo được đánh số 2, 3,..., n. Điều 11. Nguyên tắc đánh tên nhóm nhà - Trong một khu có nhiều nhà tạo thành các nhóm nhà mà các lối đi giữa các nhóm nhà không được đặt tên (đường, phố, ngõ, ngách) thì cần phải đánh tên nhóm nhà theo quy định sau: 1. Việc đánh tên nhóm nhà áp dụng chữ cái in hoa của tiếng Việt (A, B, C..) sắp xếp theo thứ tự trong bảng chử cái tiếng Việt với chiều theo nguyên tắc sắp xếp của các nhóm nhà trong khu vực đó 2. Trường hợp khu nhà trong một biển số nhà, có nhiều nhóm nhà thì chiều đánh tên nhóm nhà được bắt đầu từ nhóm nhà nằm gần lối vào khu nhà đi dần vào phía cuối khu nhà. Trường hợp các nhóm nhà nằm 2 bên trục đường giao thông nội bộ thì chiều đánh tên nhóm nhà cũng xác định theo phương pháp này, các nhóm nhà nằm phía bên trái đường nội bộ đánh tên A, C, Đ, G, I…, các nhóm nhà phía bên phải đường nội bộ đánh tên B, D, E, H, K…. Điều 12. Nguyên tắc đánh tên ngôi nhà trong một nhóm nhà - Tên ngôi nhà trong nhóm nhà được viết bằng tên ghép của tên nhóm nhà và số thứ tự của ngôi nhà trong nhóm nhà đó ( ví dụ: A10, B15, C4…).Trong đó, tên nhóm nhà được xác định theo quy định tại Điều 11 của Quy chế này; số thứ tự của ngôi nhà được dùng là số tự nhiên (1, 2, 3….,n). Chiều đánh số thứ tự của ngôi nhà trong mỗi nhóm nhà được xác định theo nguyên tắc sắp xếp các ngôi nhà trong nhóm nhà đó. Điều 13. Đánh số nhà đối với nhà được cấp giấy phép xây dựng tạm - Số nhà của các nhà nằm trong khu quy hoạch được cấp giấy phép tạm là số nhà liền kề không bị giải tỏa có thêm mẫu tự tiếng Việt A, B, C,… để sau khi giải tỏa vẫn giữ được trật tự số nhà. Tùy theo tính chất của quy hoạch công trình công cộng: 1. Các công trình văn hóa, giáo dục, y tế, ... thì mỗi công trình sẽ để lại một số nhà chính thức. 2. Trường hợp quy hoạch công viên cây xanh, đài tưởng niệm... thì không để lại số cho công trình. Chương III QUY ĐỊNH VỀ GẮN BIỂN SỐ NHÀ Điều 14. Gắn biển số nhà mặt tiền đường, nhà trong hẻm 1. Mỗi nhà mặt đường, nhà trong hẻm được gắn 1 biển số nhà. Trường hợp một nhà có nhiều cửa ra vào từ nhiều đường, hẻm khác nhau thì biển số nhà được gắn ở cửa chính hướng ra đường, hẻm có mặt cắt rộng hơn. Nếu nhà có cửa chính ở tại góc hai đường, hẻm thì nhà đó được đánh số và gắn biển theo đường, hẻm có mặt cắt rộng hơn. 2. Biển số nhà được gắn tại cửa đi sát hè hoặc lòng đường, phía trên giữa cửa đi chính. Trường hợp nhà có hàng rào sát hè hoặc lòng đường thì biển số nhà được gắn tại cột trụ cổng chính, phía bên trái nếu nhà số chẵn, phía bên phải nếu nhà số lẻ (theo chiều từ phía ngoài vào nhà) cách mặt hè hoặc lòng đường ở độ cao là 2 mét. Trường hợp nhà mặt hẻm gắn biển số ở độ cao cách mặt đất từ 1,5 mét đến 2,2 mét. 3. Đối với trường hợp đánh lại số nhà: Nhằm để thuận tiện cho việc tìm kiếm đối với số nhà cũ đã có trước thì cho phép để lại số nhà cũ nhưng biển số cũ sẽ gắn phía dưới biển số nhà mới cấp và phải ghi rõ là số nhà cũ. Điều 15. Gắn biển số căn hộ của nhà chung cư - Mỗi căn hộ gắn một biển số. Biển số căn hộ được viết bằng tên ghép của số tầng và số căn hộ được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều 8 của Quy định này. Biển số căn hộ được gắn tại vị trí sát phía trên chính giữa cửa đi chính của căn hộ. Điều 16. Gắn biển tên nhóm nhà, ngôi nhà, số tầng nhà, cầu thang 1. Biển tên nhóm nhà được đặt tại một góc của nhóm nhà đó, trên vỉa hè gần với đường phố lớn nhất. 2. Biển tên ngôi nhà được đặt tại mặt đứng và hai bức tường đầu hồi của ngôi nhà. Tại mặt đứng, biển được đặt tại vị trí tầng 1 trong trường hợp nhà một tầng, tại tầng 2 trong trường hợp nhà nhiều tầng. Tại bức tường đầu hồi, biển được đặt tại vị trí có độ cao bằng hai phần ba chiều cao nhà trong trường hợp nhà cao từ mười bảy mét (17m) trở xuống; được đặt tại vị trí có độ cao chín mét (9m) trong trường hợp nhà cao trên mười bảy mét. 3. Biển số tầng nhà được đặt tại giữa mảng tường chân cầu thang hoặc giữa mảng tường của lồng cầu thang của mỗi tầng. Vị trí đặt biển có độ cao là hai mét (2m) tính từ sàn của tầng nhà tương ứng. 4. Biển số cầu thang được đặt tại vị trí sát trên chính giữa cổng đơn nguyên có cầu thang đó. Chương IV CẤU TẠO CÁC LOẠI BIỂN SỐ NHÀ Điều 17. Các loại biển số nhà bao gồm bảy loại sau đây 1. Biển số nhà mặt tiền đường; 2. Biển số nhà trong hẻm và trong hẻm phụ; 3. Biển số căn hộ của nhà chung cư; 4. Biển tên nhóm nhà; 5. Biển tên ngôi nhà; 6. Biển số tầng nhà; 7. Biển số cầu thang. Điều 18. Quy cách, cấu tạo các loại biển 1. Màu sắc và chất liệu của biển - Về màu sắc của biển có nền màu xanh lam sẫm, chữ và số màu trắng, đường chỉ viền màu trắng; - Về chất liệu được làm bằng Mi-ca. 2. Kích thước của từng loại biển a) Biển số nhà mặt tiền đường - Loại biển có 1 hoặc 2 chữ số (chiều cao x chiều rộng): 150mm x 230mm. - Loại biển có 3 chữ số: 150mm x 260mm. - Loại biển có 4 chữ số: 150mm x 290mm. Tên số nhà thêm 1 chữ số thì chiều rộng biển số nhà tăng thêm 30mm. b) Biển số nhà trong hẻm và trong hẻm phụ: - Loại biển có 3 chữ số (chiều cao x chiều rộng): 150mm x 260mm. - Loại biển có 4 chữ số: 150mm x 290mm. - Loại biển có 5 chữ số: 150mm x 320mm. Tên số nhà thêm 1 chữ số (ký hiệu của gạch chéo “/” được tính là một chữ số) thì chiều rộng biển số nhà tăng thêm 30mm. c) Biển số căn hộ (hoặc phòng) của nhà chung cư: - Loại biển có 3 chữ số (chiều cao x chiều rộng): 100mm x 170mm. - Loại biển có 4 chữ số: 100mm x 190mm. d) Biển tên nhóm nhà - Kích thước biển (chiều cao x chiều rộng): 650mm x 900mm. e) Biển tên ngôi nhà - Kích thước biển (chiều cao x chiều rộng): 650mm x 850mm. g) Biển số cầu thang - Kích thước biển (chiều cao x chiều rộng): 300mm x 300mm. h) Biển số tầng nhà. - Tên số tầng được viết bằng chữ “Tầng” ghép với chữ số 1, 2, 3,… Ví dụ: tầng 1, tầng 2, … - Kích thước biển (chiều cao x chiều rộng): 300mm x 300mm. Chương V XỬ LÝ PHÁT SINH TRONG ĐÁNH SỐ NHÀ Điều 19. Xử lý tồn tại về đánh số và gắn biển số nhà theo tiêu chí cố gắng giữ lại hiện trạng, tránh việc xáo trộn, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và sinh hoạt của công dân. Tuỳ theo từng trường hợp của từng khu vực, tuyến đường, hẻm cụ thể các địa phương áp dụng phù hợp theo các nội dung như sau: 1. Đối với những khu vực, tuyến đường, hẻm xây dựng mới áp dụng việc đánh số và gắn biển số nhà thực hiện theo Quy chế đánh số nhà và gắn biển số nhà. 2. Đối với những khu vực, tuyến đường, hẻm hiện trạng nhà đã có đánh số và gắn biển số nếu số nhà hiện trạng đã ghi đúng nguyên tắc nhưng biển số chưa đúng qui cách về vật liệu và kích thước theo quy định này, thì giữ nguyên hiện trạng, sau đó chọn thời điểm thích hợp từng bước đổi biển số lại cho đúng qui cách mà không đổi số nhà. 3. Trường hợp hiện trạng nhà cũ đã có số nhưng không phù hợp phải đổi thành số mới thì biển số nhà cũ được giữ lại trong thời hạn hai năm và được gắn phía dưới biển số nhà mới và phải ghi rõ là số nhà cũ. Điều 20. Đánh số nhà đối với việc tách nhà hoặc xây chen 1. Trường hợp các nhà mới được tách hoặc xây chen (thuộc chủ sở hữu mới) quay ra mặt tiền đường: Số nhà mới đánh bổ sung theo số nhà cũ liền kề trước đó, được viết tên ghép của số nhà cũ và số phụ là chữ cái tiếng Việt (A, B, C,…). 2. Trường hợp nhà mới (thuộc chủ sở hữu mới) được xây phía sau, có lối đi nhờ qua phần đất của nhà người khác: Nguyên tắc đánh số nhà mới được áp dụng theo Điều 6 Quy chế này. Điều 21. Đánh số nhà khi nhập nhiều nhà thành một nhà - Trường hợp nhà được xây dựng lại trên đất khuôn viên nhiều nhà cũ thì nhà được mang số của nhà cuối cùng của dãy nhà cũ bị phá dỡ của đường, hẻm đó. Điều 22. Xử lý số nhà trên đường cũ có thay đổi tên - Trường hợp đường cũ chia thành nhiều đường mới hoặc nhiều đường cũ nhập thành đường mới: Số nhà phải được đánh lại theo đường mới. Điều 23. Hẻm được đổi thành đường có tên 1. Đánh lại số nhà theo nguyên tắc nhà mặt tiền đường. 2. Các hẻm phụ của đường khác có lối ra đường mới mở thì được đánh số lại theo quy tắc số nhà trong hẻm. Chương VI TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP SỐ VÀ GẮN BIỂN SỐ NHÀ Điều 24. Thống kê hiện trạng và phân loại số nhà - Việc đánh số nhà, gắn biển số nhà và chứng nhận biển số nhà thực hiện theo các trình tự sau đây: 1. Thống kê hiện trạng - Tiến hành thống kê hiện trạng các khu vực, tuyến đường, hẻm trên địa bàn huyện, thị xã trong đó bao gồm hiện trạng đã hoàn chỉnh và chưa xây dựng theo quy hoạch. Tên các khu vực, tuyến đường, hẻm cụ thể. - Trường hợp chưa có quy hoạch hoặc chưa có tên khu vực, đường, hẻm thì tạm ghi tên đường số theo thứ tự (khu vực A, B, C…; tuyến đường 1, 2…). Tên cụ thể của từng khu vực, từng tuyến đường, hẻm sau khi được các ngành, các cấp thẩm quyền quyết định sẽ hiệu chỉnh lại cho phù hợp. 2. Phân loại số nhà - Hiện trạng số nhà trên địa bàn các huyện, thị xã, tồn tại số nhà, biển số nhà cũ có nhiều dạng và nhà chưa có số, do vậy phải được phân thành từng loại cụ thể như sau: - Hiện trạng số nhà, biển số nhà cũ cần giữ lại thì lập danh mục ghi rõ tên khu vực, tuyến đường, hẻm cần giữ lại. - Hiện trạng số nhà, biển số nhà cũ cần phải được đổi lại theo số nhà mới thì lập danh mục ghi rõ tên các khu vực, tuyến đường, hẻm phải đổi lại. - Khu vực, tuyến đường, hẻm xây dựng mới thì lập danh mục cụ thể để tiến hành đánh số và gắn biển số nhà mới. - Đối với hiện trạng nhà chưa có số phải đựơc thống kê ghi rõ khu vực, tuyến đường, hẻm, phân loại theo đối tượng quy định tại khoản 2, Điều 2 của quy chế này để lập danh mục các trường hợp được xét cấp số và gắn biển số nhà trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 3. Thực hiện công tác đánh số và gắn biển số nhà mới - Xác định hướng xuất phát của từng khu vực, tuyến đường, hẻm căn cứ theo nguyên tắc quy định tại Chương II của quy chế này, chọn điểm đầu và điểm cuối của từng trục, tuyến, hẻm để xem xét cụ thể cho tên từng trục, tuyến đường, hẻm. - Trường hợp khu vực, tuyến đường, hẻm có ranh giới, giới hạn nhiều địa phận hành chính khác nhau thì Phòng Hạ tầng (đối với các huyện), Phòng quản lý Đô thị (đối với Thị xã) chủ trì phối hợp với các địa phương xem xét xác định phù hợp. - UBND cấp xã lập sổ sách, tiến hành thực tế hiện trường, kiểm tra, đối chiếu xem xét, xác định chính thức số nhà cho từng ngôi nhà tại thực địa trong các khu vực, đường, hẻm và ghi vào sổ. Phòng hạ tầng Kinh Tế (đối với các huyện), Phòng quản lý đô thị (đối với Thị xã) chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành họp tổ để xem xét, hiệu chỉnh và thống nhất chung danh mục đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn. Điều 25. Xác định các trường hợp khi đánh số và gắn biển số nhà - Trường hợp hiện trạng nhà đã có trước đây mà chưa có số nhà, sau khi danh mục đã thống kê để cấp và gắn biển số nhà đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, tổ chuyên trách của cấp xã tổ chức gắn biển số nhà cho từng nhà và trao giấy chứng nhận đồng loạt cho từng chủ sở hữu hoặc người sử dụng của nhà đó và thu lệ phí. Điều 26. Trình tự, thủ tục đánh số và gắn biển số nhà phát sinh mới - Tại những khu vực, trục đường, tuyến đường, hẻm đã được cấp và gắn biển số nhà xong phần nhà còn lại phát sinh mới do nhà xây dựng mới, xây lại nhà hoặc phát sinh thêm nhà thì chủ sở hữu hoặc người sử dụng nhà làm đơn đề nghị theo Phụ lục 01 gửi Ủy ban nhân dân cấp xã. - Cán bộ phụ trách quản lý về nhà đất cấp xã (cán bộ địa chính) kiểm tra thực tế xác định vị trí căn nhà so với các số nhà liền kề, đối chiếu với phương án đánh số nhà của địa phương, đề xuất số nhà cần phải gắn biển số, trình Ủy ban nhân dân cấp xã có ý kiến đề xuất cụ thể về Phòng hạ tầng Kinh Tế đối với các huyện, Phòng Quản lý Đô thị đối với Thị xã xem xét. Thời gian giải quyết tại cấp xã: 05 ngày kể từ ngày nhận đơn. Điều 27. Phòng Hạ Tầng kinh tế đối với các huyện, Phòng Quản lý đô thị đối với thị xã có trách nhiệm kiểm tra, tham mưu cho UBND cấp huyện xét cấp số nhà và giấy chứng nhận số nhà. Giấy chứng nhận số nhà sẽ được giao về cho Ủy ban nhân dân cấp xã. - Thời gian giải quyết 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến. Điều 28. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức sản xuất biển số nhà theo số đã được cấp và tổ chức hướng dẫn gắn biển số nhà cho từng nhà, thu lệ phí theo quy định. - Thời gian hoàn thành biển số nhà và gắn biển số nhà là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận giấy chứng nhận biển số nhà. Điều 29. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đánh số và gắn biển số nhà và chứng nhận số nhà - Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch danh mục cấp số nhà và triển khai đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn. - Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp chứng nhận số nhà cho các hộ được gắn biển số nhà theo quy chế này (theo mẫu Phụ lục 1 Quyết định số 05/2006/QĐ-BXD) hoặc UBND cấp huyện có thể uỷ quyền cho Trưởng phòng giao thông và Phòng hạ tầng Kinh Tế (đối với các huyện), Trưởng phòng quản lý Đô thị (đối với Thị xã) ký giấy chứng nhận số nhà và đóng dấu UBND cấp huyện. Điều 30. Kinh phí xây dựng phương án đánh số nhà và cấp biển số nhà 1. Kinh phí xây dựng phương án đánh số nhà; gắn biển tên hẻm sử dụng ngân sách địa phương. 2. Kinh phí gắn biển số nhà (bao gồm làm: biển số nhà; biển số căn hộ; biển tên nhóm nhà, ngôi nhà; biển số tầng nhà, cầu thang) được sử dụng từ nguồn thu lệ phí cấp biển số nhà. 3. Mức chi trực tiếp cho việc sản xuất biển số nhà, căn hộ không quá mức quy định về lệ phí cấp biển số nhà; trường hợp phải làm lại biển số nhà do bi hư hỏng, mất thì mức chi trực tiếp không quá 70% mức cấp mới. 4. Việc quản lý kinh phí đánh số & gắn biển số nhà, mức thu lệ phí cấp biển số nhà thực hiện theo quy định. 5. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện thu chi khoản lệ phí đánh số và gắn biển số nhà theo quy định hiện hành của Nhà nước. Chương VII TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 31. Xây dựng phương án đánh số nhà - Phương án đánh số nhà được xây dựng và thể hiện trên nền bản đồ địa chính của từng xã, phường, thị xã để làm cơ sở cho việc đánh số nhà. Điều 32. Chủ sở hữu nhà hoặc người đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm nộp lệ phí cấp biển số nhà. Trường hợp không xác định được chủ sở hữu thì người đang sử dụng có trách nhiệm nộp lệ phí cấp biển số nhà. Điều 33. Người sử dụng nhà có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ biển số nhà đã được gắn. Không được dùng biển số nhà sai quy định, không được để nhà thiếu biển số. Trường hợp nhà có treo biển hiệu mà ghi địa chỉ khác với biển số nhà được gắn theo Quy định này thì phải sửa đổi biển hiệu cho phù hợp. Điều 34. Người có hành vi, vi phạm Quy chế này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính. Nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự. Điều 35. Trách nhiệm của Sở Xây dựng 1.Tổ chức triển khai, hướng dẫn Quy chế này đến các huyện, thị xã thực hiện. 2. Kiểm tra tình hình tiến độ triển khai thực hiện ở địa phương, báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân Tỉnh, giải quyết những vướng mắc khó khăn theo thẩm quyền. Điều 36. Công an, Bưu điện, Điện lực và Giám đốc các đơn vị các ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị điều chỉnh lại địa chỉ, hồ sơ phù hợp với số nhà mới được xác lập cho chủ sở hữu, chủ sử dụng. Điều 37. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp 1.Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện: a) Xây dựng phương án, kế hoạch đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn. b) Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Xây Dựng sáu tháng một lần về kết qủa thực hiện đánh số và gắn biển số nhà. c) Cấp giấy chứng nhận số nhà cho các hộ theo quy định của quy chế này này để chủ sở hữu nhà (hoặc người sử dụng) dùng khi cần thiết. Mẫu giấy chứng nhận số nhà được quy định tại phụ lục 01 của Quy định này. d) Thanh tra, xử lý các vi phạm về quản lý đánh số và gắn biển số nhà theo thẩm quyền. 2.Trách nhiệm của phòng quản lý Đô thị thị xã Vĩnh Long hoặc phòng hạ tầng Kinh tế huyện: a) Phòng quản lý Đô thị thị xã hoặc phòng Hạ tầng kinh tế huyện tiến hành thống kê hiện trạng các khu vực, tuyến đường, hẻm trên địa bàn huyện, thị xã và kết hợp với UBND cấp xã phân loại số nhà theo điều 24 Quy chế này. b) Quản lý hồ sơ, cập nhật thông tin vào phương án đánh số nhà để phục vụ cho công tác đánh số và gắn biển số nhà. c) Kiểm tra, xét cấp giấy chứng nhận số nhà theo đúng phương án đánh số nhà đã được UBND cấp huyện, thị thông qua. 3.Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã: a) Tuyên truyền, phổ biến và đôn đốc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn chấp hành quy định về đánh số và gắn biển số nhà. b) Tiếp nhận đơn đề nghị cấp số nhà của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, kiểm tra, xác nhận chuyển Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị cấp giấy chứng nhận số nhà; tổ chức thông báo cho chủ sở hữu nhà đóng lệ phí, nhận giấy chứng nhận số nhà và hướng dẫn gắn biển số nhà. c) UBND cấp xã lập sổ sách, tiến hành thực tế hiện trường, kiểm tra, đối chiếu xem xét, xác định chính thức số nhà cho từng ngôi nhà tại thực địa trong các khu vực, đường, hẻm và ghi vào sổ; phối hợp với phòng Hạ tầng kinh tế Huyện, phòng Quản lý đô thị TXVL lập danh mục, tổ chức trao giấy chứng nhận số nhà, hướng dẫn gắn biển số nhà, thu lệ phí theo đúng quy định. d) Kiểm tra, xử lý các hành vi, vi phạm quy định về đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn theo thẩm quyền; báo cáo và kiến nghị xử lý với Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị trong trường hợp vượt qúa thẩm quyền. Chương VIII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 38. Việc triển khai thực hiện Quy chế này sẽ tiến hành cùng lúc với Đề án đổi tên đường phố trong tỉnh Vĩnh Long được UBND tỉnh phê duyệt. Trong quá trình thực hiện Quy chế nếu gặp khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân Tỉnh để chỉ đạo. Điều 39. Giao cho Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, Thị xã, cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn, triển khai thực hiện Quy chế này./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Long", "promulgation_date": "03/04/2008", "sign_number": "08/2008/QĐ-UBND", "signer": "Trương Văn Sáu", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-950-TC-HCSN-phan-phoi-su-dung-tien-lai-cho-vay-Quy-quoc-gia-giai-quyet-viec-lam-theo-du-an-nho-40165.aspx
Quyết định 950-TC/HCSN phân phối sử dụng tiền lãi cho vay Quỹ quốc gia giải quyết việc làm theo dự án nhỏ
BỘ TÀI CHÍNH ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 950-TC/HCSN Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 1996 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG TIỀN LÃI CHO VAY TỪ QUỸ QUỐC GIA VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM THEO CÁC DỰ ÁN NHỎ BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH Căn cứ Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong các năm tới; Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về quyền hạn trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Từ ngày 01/10/1996, việc phân phối và sử dụng tiền lãi cho vay từ Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm thực thu vào Kho bạc Nhà nước được thực hiện như sau: a) 40% dành bù đắp chi phí quản lý cho vay, thu hồi vốn vay và thông tin báo cáo của hệ thống Kho bạc Nhà nước. b) 26% dành hỗ trợ công tác hướng dẫn, thẩm định, tổ chức thực hiện và quản lý dự án tại địa bàn từ cấp cơ sở đến ban điều hành dự án nhỏ cấp huyện, cấp tỉnh, thành phố kể cả các đoàn thể, tổ chức quần chúng có triển khai dự án trên địa bàn từ nguồn vốn do đoàn thể, tổ chức quần chúng Trung ương ra quyết định và vay theo kênh địa phương. c) 34% chuyển về Trung ương qua Kho bạc Nhà nước Trung ương để dành cho các mục tiêu sau: - 30% trích lập quỹ dự phòng rủi ro để chi cho các nội dung: + Bù đắp các khoản vốn vay bị tổn thất do các nguyên nhân bất khả kháng được Liên Bộ LĐTB và XH - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư xem xét xử lý xoá nợ. + Trích bồi dưỡng cho cơ quan công an có tham gia thu nợ. Mức trích quy định thống nhất là 5% trên tổng số tiền thu nợ gốc. + Chi trả Toà án phí theo các quy định hiện hành của Nhà nước. + Phần còn lại sau khi trừ đi các chi phí trên được bổ sung cho quỹ quốc gia giải quyết việc làm. - 4% để hỗ trợ kinh phí hoạt động của các cơ quan quản lý chương trình ở Trung ương và cơ quan Trung ương của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, Bộ ngành được phân bổ nguồn vốn cho vay hàng năm. d) Việc phân phối tiền lãi trên được thực hiện hàng quý, Kho bạc Trung ương hướng dẫn các Kho bạc Nhà nước hạch toán kế toán và phân phối tiền lãi thu được theo đúng quy định trên. Đối với số lãi chuyển về Trung ương, Kho bạc Nhà nước Trung ương mở tài khoản theo dõi và thực hiện cấp chuyển cho các đơn vị được hưởng theo quyết định của Liên Bộ. Điều 2. a) Việc phân phối phí quản lý cho đơn vị được hưởng thực hiện theo nguyên tắc tương ứng với số vốn cho vay thuộc dự án được giao quản lý trên địa bàn. - Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ số kinh phí được hưởng do Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố thông báo, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố ra quyết định phân phối cho các đơn vị được hưởng (bao gồm cả các dự án của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, Bộ ngành triển khai trên địa bàn do cơ quan Trung ương các đoàn thể, tổ chức quần chúng, Bộ ngành ra quyết định cho vay) theo đề nghị của Sở Lao động Thương binh và Xã hội - Sở Tài chính vật giá - Sở Kế hoạch và Đầu tư. - Ở Trung ương căn cứ vào số kinh phí thực chuyển về do Kho bạc Nhà nước Trung ương thông báo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ra quyết định phân phối cho các đơn vị theo đề nghị của Ban Quản lý điều hành Quỹ quốc gia giải quyết việc làm thành lập theo Thông tư Liên Bộ số 10/TT-LB ngày 24/7/1992 của Liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư. b) Việc quản lý nguồn kinh phí được cấp từ số lãi thu được ở đơn vị thực hiện theo chế độ quy định như các nguồn kinh phí được cấp phát từ ngân sách nhà nước: - Đối với kinh phí phân phối theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, đơn vị quyết toán với Kho bạc Nhà nước (có sự tham gia của Sở Tài chính Vật giá). Kho bạc Nhà nước tổng hợp báo cáo về Bộ Tài chính qua Kho bạc Nhà nước Trung ương. - Đối với kinh phí phân phối theo quyết định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đơn vị quyết toán với Bộ Tài chính. - Đối với số kinh phí phân phối cho Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố quyết toán với Kho bạc Nhà nước Trung ương. Kho bạc Nhà nước Trung ương tổng hợp quyết toán với Bộ Tài chính. Bộ Tài chính tổng hợp quyết toán và báo cáo với Liên Bộ. Điều 3. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ương) và thủ trưởng các cơ quan đoàn thể, Hội quần chúng Trung ương được giao quyền quản lý Quỹ quốc gia giải quyết việc làm chỉ đạo các ngành chức năng tiếp nhận, quản lý phân phối, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí được hỗ trợ từ tiền lãi ở Kho bạc Nhà nước, theo đúng chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và quy định trên, đảm bảo phục vụ thiết thực cho công tác thẩm định, quản lý và thu hồi vốn của dự án theo các văn bản hướng dẫn của Liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư. Điều 4. Kho bạc Nhà nước Trung ương hướng dẫn hệ thống Kho bạc Nhà nước thực hiện quyết định này; định kỳ (háng quý, 6 tháng và cả năm) báo cáo với Liên Bộ Tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội - Kế hoạch và Đầu tư kết quả thu và tình hình phân phối tiền lãi theo các quy định trên. Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ 01/10/1996 và thay thế cho Quyết định 551/QĐ-TC/CĐTC ngày 27/6/1994 của Bộ Tài chính. Đối với số tiền lãi thực thu đến 30/9/1996 sẽ được tổng hợp, báo cáo riêng và tiếp tục xử lý như đã quy định tại Quyết định 551/QĐ-TC/CĐTC ngày 27/6/1994. Nguyễn Sinh Hùng (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "17/10/1996", "sign_number": "950-TC/HCSN", "signer": "Nguyễn Sinh Hùng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Ke-hoach-39-KH-UBND-2020-thuc-hien-Ket-luan-49-KL-TW-khuyen-hoc-khuyen-tai-tinh-Phu-Yen-443586.aspx
Kế hoạch 39/KH-UBND 2020 thực hiện Kết luận 49-KL/TW khuyến học khuyến tài tỉnh Phú Yên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 39/KH-UBND Phú Yên, ngày 24 tháng 02 năm 2020 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 49-KL/TW NGÀY 10/5/2019 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 11-CT/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ KHÓA X VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI, XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN Thực hiện Công văn số 557-CV/TU ngày 18/11/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên về việc triển khai thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (sau đây viết tắt là Kết luận số 49-KL/TW), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 49-KL/TW với những nội dung cụ thể sau: I. MỤC ĐÍCH 1. Tiếp tục quán triệt nâng cao hơn nữa nhận thức của chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh về tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập theo tinh thần Kết luận 49 và Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” của Thủ tướng Chính phủ. 2. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả, thiết thực các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đã nêu trong Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 17/7/2013 về việc triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” của tỉnh Phú Yên; Quyết định số 1328/QĐ-UBND, ngày 19/8/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong Gia đình, Dòng họ, Cộng đồng đến năm 2020” của tỉnh Phú Yên. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của chính quyền các cấp; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả và đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong triển khai thực hiện Kết luận số 49-KL/TW và Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” của Thủ tướng Chính phủ - Chính quyền các cấp tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, đồng thời tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW, Kết luận số 49-KL/TW và Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”, Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ. - Gắn kết việc bình xét các danh hiệu thi đua trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh với các danh hiệu thi đua gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập và đơn vị học tập theo Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” và Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã. - Hằng năm, các cấp, các ngành phải tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập. 2. Đẩy mạnh và đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền - Đổi mới công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập đối với phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà. Lồng ghép một số chuyên đề về công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng chính trị hàng năm tại trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố và tại các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh. - Kịp thời biểu dương những cá nhân có ý thức tự học thành tài để khởi nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh; những đơn vị có nhiều đóng góp tích cực và có kết quả cao trong công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập. - Tiếp tục tổ chức tuyên truyền về công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập thông qua phong trào gia đình học tập, dòng họ học tập, đơn vị học tập, cộng đồng học tập. 3. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội khuyến học các cấp - Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập và đơn vị học tập nhằm làm cơ sở xây dựng xã hội học tập; xây dựng chương trình triển khai hoạt động công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập năm 2020 và những năm tiếp theo. - Đổi mới phương thức hoạt động, làm tốt hơn vai trò tư vấn, tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền về công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập. - Thực hiện tốt vai trò liên kết phối hợp với các ngành chức năng, các tổ chức, các hội, đoàn thể thực hiện có hiệu quả hoạt động công tác khuyến học, khuyến tài, nhất là phong trào học tập suốt đời của người lớn góp phần xây dựng xã hội học tập. - Thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức hội, phát triển hội viên và hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích theo Điều lệ Hội. 4. Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập của người dân - Củng cố, phát triển bền vững Trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn nhằm thực hiện các chương trình cập nhật kiến thức, kỹ năng liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, môi trường, y tế, sức khỏe cộng đồng, chính trị, pháp luật, văn hóa... - Củng cố trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên cấp huyện nhằm thực hiện chương trình xóa mù chữ, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông; liên kết bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và đào tạo một số nghề cơ bản cho nhân dân trên địa bàn các huyện. - Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh; Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh, Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp và Hướng nghiệp tỉnh, củng cố tổ chức và hoạt động theo hình thức vừa làm vừa học để tạo điều kiện cho cán bộ và nhân dân có điều kiện thuận lợi tham gia học tập. - Phát triển các trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học, trung tâm giáo dục kỹ năng sống, trung tâm tư vấn du học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. 5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập - Các cơ sở giáo dục đẩy mạnh khai thác hạ tầng công nghệ thông tin để ứng dụng trong việc tổ chức dạy học qua mạng internet. - Các sở, ban, ngành và các đơn vị, tổ chức liên quan cần cập nhật thông tin và kiến thức kịp thời lên website để cán bộ, người dân có điều kiện tham khảo và học tập. - Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tích cực khai thác tài liệu chính thống trên mạng internet trong việc nâng cao kiến thức cho bản thân. 6. Xây dựng chính sách hỗ trợ cơ sở giáo dục và người học - Chính quyền các cấp bố trí đủ kinh phí hoạt động cho các Trung tâm học tập cộng đồng theo Thông tư 96/2008/TT-BTC ngày 27/10/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các Trung tâm học tập cộng đồng. Rà soát và bổ sung cơ chế, chính sách về xây dựng xã hội học tập nhất là ở cơ sở từ nguồn hỗ trợ chi thường xuyên và nguồn từ các tổ chức hội tham gia đề án được UBND tỉnh giao thực hiện, tạo điều kiện hỗ trợ các Trung tâm học tập cộng đồng tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập - Đối với đồng bào sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, phải có chính sách hỗ trợ kinh phí, tài liệu, kinh phí sinh hoạt trong thời gian tham gia học tập. 7. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, đơn vị Các sở, ban, ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội căn cứ chức năng quản lý của ngành và trách nhiệm được phân công tại Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 17/7/2013 về việc triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” của tỉnh Phú Yên để chủ động xây dựng chương trình phối hợp thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập. 8. Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập các cấp; cơ quan thường trực và các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng chuyên trang, chuyên mục thường xuyên tuyên truyền về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; kịp thời biểu dương, cổ vũ các địa phương, đơn vị, tập thể, cá nhân điển hình, có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. 2. Sở Giáo dục và Đào tạo - Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan, các trường đại học, cao đẳng đóng trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Kết luận số 49-KL/TW; - Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp; tổng hợp tình hình, báo cáo kịp thời những vấn đề liên quan về công tác xây dựng xã hội học tập theo định kỳ và đột xuất; - Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kinh phí hoạt động cho công tác xây dựng xã hội học tập và kinh phí cho các Trung tâm học tập cộng đồng; - Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Hội Khuyến học tỉnh thực hiện kiểm tra, thanh tra việc đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã theo Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện “công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập” theo nội dung Kế hoạch này. Tham mưu Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tổng kết việc triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo) theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch này; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định. 3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển các cơ sở dạy nghề; mở rộng các hình thức dạy nghề trong các doanh nghiệp, công ty dạy nghề gắn với sản xuất ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới biển, hải đảo; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên diện chính sách theo quy định. - Chỉ đạo và tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn tại các trường cao đẳng, trung cấp, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục Thường xuyên cấp huyện và các Trung tâm học tập cộng đồng theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. - Chỉ đạo các trường cao đẳng, trung cấp phối hợp với các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề nhằm khuyến khích thanh thiếu niên tốt nghiệp THCS vào học nghề, góp phần phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS. - Tổ chức, chỉ đạo mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghề nghiệp cho người lao động tại các Trung tâm học tập cộng đồng. 4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính và các ngành có liên quan, đảm bảo nguồn ngân sách nhà nước cho công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập. 5. Sở Tài chính: Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách của tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng và tham mưu báo cáo UBND tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện có hiệu quả Kế hoạch. 6. Sở Nội vụ - Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ. - Chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan trong việc nghiên cứu xây dựng chương trình, nội dung kiến thức, kỹ năng cần phải bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức. 7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan xây dựng các chương trình, tài liệu liên quan đến nông nghiệp và nông thôn. Chỉ đạo, triển khai các chuyên đề thuộc lĩnh vực chuyên môn đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. - Chủ trì, phối hợp với Hội Nông dân và các cơ quan liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện việc hỗ trợ lao động nông thôn học tập suốt đời. - Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức nông nghiệp, nông thôn cho người lao động tại các huyện, thị xã, thành phố. 8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan và UBND các cấp tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 12/5/2014 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ”. 9. Sở Tư pháp: Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan và UBND các cấp tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh. 10. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí và UBND cấp huyện tổ chức thực hiện tuyên truyền và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở thực hiện tuyên truyền kịp thời, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập. 11. UBND các huyện, thị xã, thành phố - Chỉ đạo việc triển khai và tổ chức thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn; tham mưu đưa các chỉ tiêu về khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương. - Chỉ đạo củng cố và phát triển Hội Khuyến học ở các cộng đồng dân cư, phát triển tổ chức khuyến học trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, lực lượng vũ trang .... - Báo cáo kịp thời những khó khăn bất cập, giải pháp khắc phục trong quá trình tổ chức thực hiện của địa phương với Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập cấp tỉnh và UBND tỉnh. Theo dõi đôn đốc, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch ở địa phương. - Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và các địa phương tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Chỉ đạo khảo sát, đánh giá tình hình, hiệu quả hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng; hướng dẫn các Trung tâm học tập cộng đồng tích cực mở các lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng cho nhân dân trên địa bàn. - Rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập các cấp; cơ quan thường trực và các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công. - Hằng năm, bố trí ngân sách cho các hoạt động khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập ở địa phương theo các quy định hiện hành. 12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các Hội, đoàn thể tỉnh: 12.1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: Tích cực phối hợp với các tổ chức thành viên tuyên truyền, phổ biến đến đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về quan điểm chỉ đạo, những nội dung mới của Trung ương, của tỉnh về công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập, đưa nội dung khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập lồng ghép với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. 12.2. Liên đoàn Lao động tỉnh - Chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan chỉ đạo, theo dõi việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ người lao động trong các doanh nghiệp. - Chỉ đạo các cấp công đoàn trong tỉnh phối hợp với chủ doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước thành lập Ban Khuyến học và đăng ký xây dựng “Đơn vị học tập”. - Chỉ đạo các cấp Công đoàn làm tốt công tác tuyên truyền và vận động tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập. 12.3. Tỉnh Đoàn Phú Yên - Chỉ đạo các tổ chức Đoàn cấp huyện, cơ sở Đoàn trực thuộc làm tốt công tác tuyên truyền để đoàn viên thanh niên thấy được nghĩa vụ và quyền lợi của mình đối với công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập. - Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các phong trào, cuộc vận động hỗ trợ đoàn viên, thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục tham gia học tập, góp phần vào công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập trên toàn tỉnh. 12.4. Hội Khuyến học tỉnh - Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể liên quan, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp xây dựng và nhân rộng các mô hình học tập theo Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 97/KH-UBND của UBND tỉnh; tổng hợp tình hình, báo cáo kịp thời những vấn đề liên quan về công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập theo định kỳ và đột xuất với UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo. - Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các cấp hội hướng mạnh các hoạt động về các tầng lớp nhân dân, cộng đồng dân cư; tập trung đẩy mạnh xã hội hóa công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng công dân học tập, đơn vị học tập, địa phương học tập. - Chỉ đạo Hội khuyến học các cấp phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức phát triển các tài liệu dạy và học để hỗ trợ người dạy, người học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong các Trung tâm học tập cộng đồng; lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập thông qua mạng lưới khuyến học các cấp. - Chỉ đạo cấp Hội cơ sở phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo điều tra, theo dõi, nắm tình hình học tập của học sinh, của các đối tượng học chuyên đề và có biện pháp giúp các địa phương thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập. - Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kinh phí cho hoạt động khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập thuộc lĩnh vực phụ trách. Các sở, ban, ngành, hội đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ báo cáo kết quả cho UBND tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, tham mưu) báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo quy định./. Nơi nhận: - Bộ GDĐT (báo cáo); - TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (báo cáo); - UBMTTQVN tỉnh; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; VBĐT - BTG Tỉnh ủy; Ban VHXH HĐND tỉnh; VBĐT - Các VP: Tỉnh ủy, HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh; VBĐT - Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; VBĐT - Chánh, PVP UBND tỉnh; VBĐT - UBND các huyện, TX, TP; VBĐT - Đài PTTH tỉnh; Báo PY; VBĐT - Cổng Thông tin điện tử tỉnh; VBĐT - Các phòng: TH, KT, TTTT, KGVX (Lc); VBĐT - Lưu: VT. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phan Đình Phùng
{ "issuing_agency": "Tỉnh Phú Yên", "promulgation_date": "24/02/2020", "sign_number": "39/KH-UBND", "signer": "Phan Đình Phùng", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-quyet-44-2022-NQ-HDND-muc-chi-ho-tro-phap-ly-cho-doanh-nghiep-nho-va-vua-Kien-Giang-552810.aspx
Nghị quyết 44/2022/NQ-HĐND mức chi hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Kiên Giang
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 44/2022/NQ-HĐND Kiên Giang, ngày 29 tháng 12 năm 2022 NGHỊ QUYẾT QUY ĐỊNH NỘI DUNG VÀ MỨC CHI PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG KHÓA X, KỲ HỌP THỨ MƯỜI BỐN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Căn cứ Thông tư số 64/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Xét Tờ trình số 251/TTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo Nghị quyết quy định nội dung và mức chi phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Báo cáo thẩm tra số 64/BC-BPC ngày 23 tháng 12 năm 2022 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị quyết này quy định nội dung chi và mức chi phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 2. Đối tượng áp dụng a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa. b) Tổ chức đại diện cho doanh nghiệp. c) Cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. d) Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện 1. Nguồn ngân sách Nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách Nhà nước. 2. Nguồn kinh phí tài trợ, hỗ trợ, đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật. 3. Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Điều 3. Nội dung chi và mức chi 1. Chi xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng các dữ liệu, cơ sở dữ liệu phục vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP: thực hiện theo quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, các văn bản hiện hành về chi ứng dụng công nghệ thông tin và các định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. 2. Chi hoạt động cung cấp thông tin pháp luật trong nước, thông tin pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế, cảnh báo rủi ro pháp lý và chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP dưới các hình thức: tài liệu viết; dữ liệu điện tử (bản tin pháp luật, phóng sự, chuyên đề, chuyên mục nâng cao kiến thức pháp luật) để đăng tải trên các phương tiện truyền thông; mức chi cụ thể như sau: a) Chi biên soạn sách, tài liệu: thực hiện theo quy định về chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học theo quy định tại Thông tư số 76/2018/TT-BTC ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. b) Chi sản xuất, phát hành, phát sóng các chương trình thu hình, thu thanh; các nội dung chi khác liên quan đến hoạt động cung cấp thông tin: mức chi thực hiện theo quy định tại Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật hiện hành và các hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. 3. Chi tổ chức các hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP: a) Chi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tư vấn viên pháp luật: - Các khoản chi do doanh nghiệp nhỏ và vừa, tư vấn viên pháp luật tự chi trả bao gồm: chi phí đi lại, tiền ăn, tiền thuê phòng nghỉ và các khoản chi khác do doanh nghiệp quyết định hỗ trợ cho người lao động khi tham dự tập huấn theo khả năng nguồn kinh phí của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hạch toán các khoản chi hỗ trợ cho người lao động của doanh nghiệp tham dự tập huấn vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp theo quy định. Mức chi phí đi lại, tiền ăn, tiền thuê phòng nghỉ để tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp thực hiện theo quy định về chế độ công tác phí quy định tại Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; - Ngân sách Nhà nước hỗ trợ các khoản chi còn lại (trừ chi phí đi lại, tiền ăn, tiền thuê phòng nghỉ tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị quyết này) để tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật: thực hiện theo quy định Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang. b) Đối với chi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các đối tượng của địa phương làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 181/2018/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Kiên Giang. 4. Chi tổ chức đối thoại, diễn đàn tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang. 5. Chi mua các ấn phẩm, sách, tài liệu tuyên truyền phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: thực hiện theo quy định của pháp luật về mua sắm, hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành. 6. Chi xây dựng và thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: a) Chi khảo sát nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 163/2018/NQ-HĐND ngày 24 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang quy định nội dung, mức chi thực hiện các cuộc điều tra thống kê trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; b) Chi các cuộc họp góp ý đề cương chương trình, xét duyệt, thẩm định, xây dựng nội dung chương trình: thực hiện theo chế độ hội nghị quy định tại Nghị quyết số 90/2017/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang; c) Chi thực hiện chương trình: Các cơ quan được giao thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các chế độ, định mức chi đã được quy định để thực hiện. 7. Kinh phí tổ chức các hội nghị chuyên môn, hội nghị sơ kết và tổng kết; hội nghị tập huấn; công tác phí trong nước; đi công tác nước ngoài; chi dịch tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại; chi làm đêm, thêm giờ phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; chi hoạt động kiểm tra, giám sát: thực hiện chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định hiện hành. 8. Các nội dung khác không được quy định tại Nghị quyết này, được thực hiện theo Thông tư số 64/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2021 của Bộ Tài chính và các quy định hướng dẫn hiện hành. Điều 4. Tổ chức thực hiện 1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này. 2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa X, Kỳ họp thứ Mười Bốn thông qua ngày 27 tháng 12 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 09 tháng 01 năm 2023./. CHỦ TỊCH Mai Văn Huỳnh
{ "issuing_agency": "Tỉnh Kiên Giang", "promulgation_date": "29/12/2022", "sign_number": "44/2022/NQ-HĐND", "signer": "Mai Văn Huỳnh", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-364-NQ-HDND-2021-bo-tri-ngan-sach-nha-nuoc-de-mua-vac-xin-phong-Covid-19-Hung-Yen-474472.aspx
Nghị quyết 364/NQ-HĐND 2021 bố trí ngân sách nhà nước để mua vắc xin phòng Covid 19 Hưng Yên
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 364/NQ-HĐND Hưng Yên, ngày 29 tháng 4 năm 2021 NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC THÔNG QUA CHỦ TRƯƠNG BỐ TRÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỂ MUA VÀ SỬ DỤNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2021-2022 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ MƯỜI BẢY Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007; Căn cứ Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19; Căn cứ Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra; Xét Tờ trình số 59/TTr-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua chủ trương sử dụng ngân sách nhà nước tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2022; Báo cáo thẩm tra số 231/BC-VHXH ngày 28 tháng 4 năm 2021 của Ban Văn hóa-Xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Thông qua chủ trương bố trí ngân sách nhà nước để mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2022. Điều 2. Đối tượng, mức hỗ trợ và nguồn kinh phí 1. Đối tượng a) Đối tượng được ưu tiên tiêm và miễn phí theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19. b) Người dân từ 18 tuổi trở lên, sinh sống trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (trừ đối tượng thuộc điểm a, khoản 1 Điều này). 2. Mức hỗ trợ Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% cho việc thực hiện tiêm vắc xin phòng Covid-19 (bao gồm kinh phí mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19). 3. Nguồn kinh phí a) Ngân sách nhà nước: Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã). b) Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác. c) Nguồn do các tổ chức, cá nhân sử dụng vắc xin tự nguyện chi trả. Điều 3. Tổ chức thực hiện 1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này trên cơ sở tình hình dịch bệnh và nguồn cung cấp vắc xin; dự toán ngân sách thông qua HĐND tỉnh, phấn đấu tỷ lệ tiêm đủ mũi bao phủ vắc xin phòng Covid-19 đạt 95% đối tượng nguy cơ và cộng đồng theo từng đợt phân bổ vắc xin. 2. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh và các vị đại biểu HĐND tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XVI, kỳ họp thứ Mười bảy nhất trí thông qua ngày 29 tháng 4 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày ký./. CHỦ TỊCH Trần Quốc Toản
{ "issuing_agency": "Tỉnh Hưng Yên", "promulgation_date": "29/04/2021", "sign_number": "364/NQ-HĐND", "signer": "Trần Quốc Toản", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-47-2011-QD-UBND-muc-gia-dat-nam-2012-133547.aspx
Quyết định 47/2011/QĐ-UBND mức giá đất năm 2012
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 47/2011/QĐ-UBND Vị Thanh, ngày 28 tháng 12 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ MỨC GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT NĂM 2012 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Căn cứ Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Căn cứ Thông tư số 145/2007/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ; Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT-BTNMT-BTC ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành bảng giá đất và điều chỉnh bảng giá đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Căn cứ Nghị quyết số 20/2011/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc xác định khung giá các loại đất năm 2012 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tư pháp, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về mức giá các loại đất năm 2012 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012. Thay thế Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc ban hành Quy định về mức giá các loại đất năm 2011 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Những quy định trước đây trái với nội dung Quyết định này đều không còn hiệu lực thi hành. Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Cục trưởng Cục Thuế căn cứ vào chính sách thuế và chế độ tài chính có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Điều 3. Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, địa phương, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - VP Chính phủ (HN-TP.HCM); - Bộ: Tài chính, TN & MT, Xây dựng; - Tổng cục Thuế; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - TT:TU, HĐND, UBND tỉnh; - Như Điều 3; - VP Tỉnh ủy, các Ban Đảng; - UBMTTQ, các Đoàn thể tỉnh; - TAND, VKSND tỉnh; - Cơ quan Báo, Đài tỉnh; - Công báo tỉnh; - Phòng VB -TT, Sở Tư pháp; - Lưu: VT, KT. KD D\vanban\qđ\QĐ GIA ĐAT 2012 TM.ỦY BAN NHÂN DÂN KT.CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Liên Khoa QUY ĐỊNH VỀ BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT NĂM 2012 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 47/2011/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi áp dụng 1. Giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang quy định sử dụng làm căn cứ để: a) Tính thuế đối với việc sử dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; b) Tính tiền sử dụng đất và tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất cho các trường hợp quy định tại Điều 34, 35 của Luật Đất đai năm 2003; c) Tính tiền chuyển mục đích sử dụng đất cho các trường hợp quy định tại Điều 36 của Luật Đất đai năm 2003; d) Tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân trong các trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật Đất đai năm 2003; đ) Xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của doanh nghiệp Nhà nước khi doanh nghiệp cổ phần hóa, lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 3 Điều 59 của Luật Đất đai năm 2003; e) Tính giá trị quyền sử dụng đất để thu lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật; g) Tính giá trị quyền sử dụng đất để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế quy định tại Điều 39, 40 của Luật Đất đai năm 2003; h) Tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước theo quy định của pháp luật. 2. Trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất, mức giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất hoặc trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất không được thấp hơn mức giá theo quy định trong bảng giá đất này. 3. Không áp dụng đối với trường hợp người có quyền sử dụng đất thỏa thuận về giá đất khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất và đối tượng được giao nền tái định cư của các dự án khi Nhà nước thu hồi đất. Điều 2. Khung giá các loại đất Bảng giá đất được quy định cho các loại đất sau: 1. Đối với nhóm đất nông nghiệp: a) Đất trồng lúa nước, đất trồng cây hàng năm còn lại và đất nuôi trồng thuỷ sản; b) Đất trồng cây lâu năm; c) Đất rừng sản xuất; d) Đất nông nghiệp khác. 2. Đối với nhóm đất phi nông nghiệp (quy định tại Khoản 5 Điều 6 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ và Điểm b, Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ) được chia ra theo khu vực đô thị (phường, thị trấn) và khu vực nông thôn (xã), bao gồm: a) Đất ở; b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; c) Các loại đất phi nông nghiệp khác. Chương II ĐỊNH GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT Điều 3. Giá đất nông nghiệp 1. Giá đất nông nghiệp được xác định theo vị trí của từng thửa đất quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Vị trí của từng thửa đất được xác định căn cứ vào khoảng cách từ nơi cư trú của cộng đồng người sử dụng đất tới nơi sản xuất, khoảng cách từ nơi sản xuất tới thị trường tiêu thụ tập trung và mức độ thuận tiện về giao thông. Phân biệt các vị trí của từng thửa đất có kết hợp giữa yếu tố khoảng cách với các yếu tố chất đất, địa hình, khí hậu, thời tiết và điều kiện tưới tiêu được phân biệt trên cơ sở địa giới hành chính ấp kết hợp với các ranh giới tự nhiên nếu có. 2. Giá đất nông nghiệp khác tính theo giá đất nông nghiệp liền kề hoặc khu vực lân cận trong cùng địa bàn của tỉnh Hậu Giang. 3. Bảng giá và vị trí đất nông nghiệp của các huyện, thị xã và thành phố được quy định tại phụ lục đính kèm riêng cho từng địa bàn cấp huyện. Điều 4. Giá đất phi nông nghiệp 1. Giá đất ở tại nông thôn: Giá đất ở được xác định theo vị trí của các tuyến đường, sông, kênh cấp 1, 2, 3 quy định theo TCVN 5664 - 1992 ban hành kèm theo Quyết định số 347/QĐ ngày 23 tháng 5 năm 1992 của Ủy ban Khoa học Nhà nước trong từng khu vực thuộc địa giới hành chính cấp xã và được chia theo 3 khu vực như sau: a) Khu vực 1 (thâm hậu 30 mét): Là những vị trí thửa đất tiếp giáp với trục đường giao thông chính (quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện quản lý), sông (kênh, rạch), trung tâm xã hoặc cụm xã (gần UBND xã, trường học, chợ, trạm y tế), gần khu thương mại và dịch vụ, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất, hoặc gần đầu mối giao thông, giá đất được tính bằng 100% giá đất tại phụ lục đính kèm. b) Khu vực 2 (thâm hậu 30 mét): Là những vị trí thửa đất tiếp giáp với các trục đường giao thông liên ấp hoặc tiếp giáp khu vực trung tâm xã, cụm xã, khu thương mại và dịch vụ, khu du lịch, khu chế xuất, sông, kênh cấp 1, 2, 3 quy định theo TCVN 5664 - 1992 ban hành kèm theo Quyết định số 347/QĐ ngày 23 tháng 5 năm 1992 của Ủy ban Khoa học Nhà nước và phải đảm bảo điều kiện có mặt đường đã phủ nhựa (hoặc trải đá xô bồ, láng xi măng, đổ bê tông đá), độ rộng từ 2 mét trở lên. Giá đất bằng 150.000 đồng/m2. c) Khu vực 3: Là những vị trí còn lại chưa được quy định của khu vực 1 và 2 theo từng địa bàn cấp xã, giá đất được quy định bằng 120.000 đồng/m2. (Đính kèm bảng giá đất ở nông thôn) 2. Giá đất ở tại đô thị: a) Về phân loại vị trí, đường phố: Giá đất ở được xác định theo từng loại đường phố (nếu có), kết cấu từng tuyến đường trên cơ sở khả năng sinh lợi, vị trí thuận lợi của thửa đất. Mỗi tuyến đường ở phường, thị trấn có cùng kết cấu hạ tầng được phân thành một loại đường phố suốt cho cả con đường, nhưng tùy theo mức sinh lợi từng đoạn đường của loại đường đó mà có mức giá khác nhau. Trường hợp trong cùng tuyến đường nhưng kết cấu hạ tầng của từng đoạn đường khác nhau thì được xếp vào loại đường khác nhau. Mỗi loại đường chia ra thành 5 vị trí (nếu có): - Vị trí 1: Áp dụng đối với thửa đất mặt tiền trong thâm hậu 20m, giá đất được quy định bằng 100% giá trị theo phụ lục đính kèm. - Vị trí 2: Giá đất được quy định bằng 60% giá đất của vị trí 1, áp dụng cho các trường hợp sau: + Thửa đất mặt tiền hẻm (hoặc tuyến đường giao thông tương đương) đã phủ nhựa (hoặc láng xi măng, đổ bê tông đá) và bề mặt lộ phải có độ rộng tối thiểu là 3,5m (không tính vỉa hè đường, hành lang an toàn nếu có). + Phần ngoài thâm hậu 20 mét của thửa đất mặt tiền (cùng thửa). - Vị trí 3: Giá đất được quy định bằng 40% giá đất vị trí 1, áp dụng cho các trường hợp sau: + Thửa đất nằm phía sau tiếp giáp với thửa đất mặt tiền (không liền thửa). + Thửa đất mặt tiền hẻm (hoặc tuyến đường giao thông tương đương) đã phủ nhựa (láng xi măng, đổ bê tông đá) và bề mặt lộ phải có độ rộng tối thiểu từ 2,5m đến dưới 3,5m (không tính vỉa hè đường, hành lang an toàn nếu có) không đủ tiêu chuẩn xếp vào vị trí 2. - Vị trí 4: Giá đất được quy định bằng 20% giá đất vị trí 1, áp dụng cho các trường hợp sau: + Thửa đất nằm phía sau tiếp giáp với thửa đất vị trí 3 (không liền thửa). + Thửa đất mặt tiền hẻm (hoặc tuyến đường giao thông tương đương) đã phủ nhựa (hoặc láng xi măng, đổ bê tông đá) và bề mặt lộ phải có độ rộng tối thiểu là 2,0m (không đủ tiêu chuẩn xếp vào vị trí 3). - Vị trí 5: Các vị trí còn lại của tuyến đường, giá đất được quy định bằng 10% giá đất vị trí 1. (Đính kèm bảng giá đất ở đô thị) b) Trường hợp giá đất ở thuộc các vị trí 2, 3, 4, 5 được xác định theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này thấp hơn 150.000 đồng/m2 thì được tính bằng 150.000 đồng/m2. 3. Đối với đất ở xen kẽ đất nông nghiệp nhưng chưa có cơ sở hạ tầng (không thuộc 5 vị trí của đường phố), giá đất ở bằng 150.000 đồng/m2 đối với khu vực đô thị và 120.000 đồng/m2 đối với khu vực nông thôn. 4. Trường hợp có nhiều cách để xác định giá trị của thửa đất thì áp dụng cách tính sao cho giá trị của thửa đất là cao nhất. 5. Các đường giao thông liên ấp, khu vực đã phủ nhựa (hoặc láng xi măng, đổ bê tông đá) và bề mặt lộ phải có độ rộng tối thiểu từ 1,5m đến dưới 2,5m tiếp giáp với trục đường giao thông chính (quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện quản lý, kể cả các tuyến đường thuộc khu vực 2 - nông thôn), giá đất ở được quy định bằng 20% giá đất ở của trục đường giao thông chính tiếp giáp từ vị trí liền sau thâm hậu và được kéo dài thêm 150 mét nhưng không thấp hơn 150.000 đồng/m2, đoạn còn lại được quy định bằng 150.000 đồng/m2 (nếu có). 6. Giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp được tính bằng 50% giá đất ở liền kề nhưng không thấp hơn 150.000 đồng/m2 đối với phường và thị trấn, không thấp hơn 120.000 đồng/m2 đối với xã. Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành. 7. Đối với đất xây dựng trụ sở cơ quan và đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất tôn giáo, tín ngưỡng (bao gồm đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng, đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ); đất phi nông nghiệp khác (bao gồm đất xây dựng nhà bảo tàng, nhà bảo tồn, nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật, cơ sở sáng tác văn hóa nghệ thuật), giá đất được tính theo giá đất ở liền kề hoặc giá đất ở tại vùng lân cận gần nhất (trường hợp không có đất liền kề). 8. Đối với đất sử dụng vào mục đích công cộng theo quy định tại điểm b Khoản 5 Điều 6 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ và các loại đất phi nông nghiệp khác (bao gồm đất cho các công trình xây dựng khác của tư nhân không nhằm mục đích kinh doanh và không gắn liền với đất ở; đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động; đất khu vực phường, thị trấn được sử dụng để xây dựng nhà phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi động vật được pháp luật cho phép; đất xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; đất xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp), giá đất được quy định theo giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp liền kề hoặc tại vùng lân cận gần nhất (trường hợp không có đất liền kề). 9. Đối với đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, giá đất được quy định theo giá loại đất liền kề. Trường hợp loại đất trên liền kề với nhiều loại đất khác nhau, thì căn cứ vào giá của loại đất có mức giá thấp nhất. 10. Giá đất ở tại phường, thị trấn và xã được tính theo phụ lục đính kèm riêng cho từng địa bàn cấp huyện. Điều 5. Một số quy định cụ thể về cách xác định giá đất 1. Xác định thâm hậu thửa đất: - Thửa đất được tính thâm hậu xác định từ chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được duyệt. Trường hợp theo quy hoạch xây dựng mới mà tại thời điểm xác định thâm hậu chưa có quyết định thu hồi đất theo quy định, chưa giải phóng mặt bằng xong của quy hoạch xây dựng cũ trước đó thì thâm hậu thửa đất được xác định theo chỉ giới đường đỏ đã được quy hoạch trước đó. - Trường hợp chưa có quy hoạch, việc xác định thâm hậu thửa đất căn cứ vào hiện trạng sử dụng thực tế kết hợp với một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 hay từ chân taluy đường (nếu có) hoặc từ chân đường đối với thửa đất không có giấy tờ sở hữu theo quy định. 2. Xác định vị trí thửa đất tính thâm hậu: 2.1. Thâm hậu thửa đất: Thâm hậu của thửa đất tại khu vực đô thị (phường, thị trấn) được quy định là 20 mét, tại khu vực nông thôn (xã) là 30 mét áp dụng cho thửa đất mặt tiền tiếp giáp đường phố, các tuyến đường giao thông (quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ quản lý, liên ấp, khu vực) hay sông (kênh, rạch) hoặc đường về trung tâm xã. Riêng đối với đất thuộc đường 19 Tháng 8, đoạn Lê Hồng Phong đến kênh 59 (địa bàn thành phố Vị Thanh) thì áp dụng thâm hậu là 20 mét đối với tất cả các thửa đất nằm hai bên đường (thửa đất thuộc phường IV và thuộc xã Vị Tân); Đại lộ Hậu Giang thì áp dụng thâm hậu 20 mét cho cả tuyến đường (thuộc địa bàn thành phố Vị Thanh và huyện Vị Thủy). 2.2. Thửa đất tiếp giáp mặt tiền từ hai tuyến đường trở lên: a) Tiếp giáp mặt tiền với 02 tuyến đường song song nhau (không giao nhau), cách xác định như sau: - Trường hợp chiều dài thửa đất dưới 40m đối với đất ở đô thị, dưới 60m đối với đất ở nông thôn thì chiều dài thửa đất để tính thâm hậu ưu tiên cho vị trí 1 của đường có giá cao hơn, phần chiều dài còn lại được tính theo vị trí 1 của đường còn lại nhưng không được thấp hơn giá đất vị trí 2 của đường có giá cao (trường hợp thấp hơn thì được tính theo vị trí 2 của đường có giá cao hơn). - Trường hợp chiều dài thửa đất trên 40m đối với đất ở đô thị, trên 60m đối với đất ở nông thôn, diện tích trong thâm hậu được xác định theo từng tuyến đường nhưng giá đất của tuyến đường có giá đất thấp hơn khi xác định không được thấp hơn giá đất vị trí 2 của đường có giá cao (trường hợp thấp hơn thì được tính theo vị trí 2 của đường có giá cao hơn); phần diện tích đất còn lại ngoài thâm hậu được tính theo vị trí 2 của tuyến đường có giá cao hơn. b) Đối với thửa đất mặt tiền tiếp giáp với 02 tuyến đường giao nhau (góc ngã ba, ngã tư), cách xác định như sau: - Diện tích đất trong thâm hậu được xác định giá theo vị trí 1 của tuyến đường có giá đất cao hơn (sau đây gọi là tuyến đường thứ nhất). - Diện tích đất còn lại: + Nếu giá đất vị trí 1 của tuyến đường còn lại thấp hơn giá đất vị trí 2 của tuyến đường thứ nhất, toàn bộ diện tích đất còn lại được xác định theo giá vị trí 2 của đường thứ nhất nhưng không thấp hơn giá đất ở tối thiểu quy định. + Nếu giá đất vị trí 1 của tuyến đường còn lại cao hơn giá đất vị trí 2 của tuyến đường thứ nhất thì diện tích đất trong thâm hậu của đường còn lại được xác định theo giá vị trí 1 của tuyến đường đó (đường còn lại), phần diện tích đất còn lại ngoài thâm hậu (nếu có) được xác định theo giá vị trí 2 của đường thứ nhất. c) Đối với thửa đất mặt tiền tiếp giáp với 03 tuyến đường trở lên, phần diện tích đất trong thâm hậu được xác định theo từng tuyến đường và ưu tiên theo giá đất từ cao đến thấp nhưng giá đất vị trí 1 của những tuyến đường có giá thấp hơn còn lại khi xác định không được thấp hơn giá đất vị trí 2 của tuyến đường thứ nhất, phần diện tích đất còn lại ngoài thâm hậu được xác định như sau: - Trường hợp giá đất vị trí 1 của tất cả các đường còn lại thấp hơn giá đất vị trí 2 của đường thứ nhất thì toàn bộ phần diện tích đất còn lại ngoài thâm hậu của đường thứ nhất được tính theo giá đất vị trí 2 của đường đó. - Trường hợp chỉ một trong các đường còn lại có giá đất vị trí 1 thấp hơn vị trí 2 của đường thứ nhất thì loại trừ đường đó trong việc xác định giá trị thửa đất. 3. Các tuyến đường chưa hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, các khu vực chưa đủ điều kiện để quy định giá trong bảng giá đất hàng năm tại Quy định này như: Khu, Cụm công nghiệp, Khu tái định cư, Khu dân cư,... được Ủy ban nhân dân tỉnh giao đất, cho thuê đất có thu tiền sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất thì giá đất được xác định theo giá thị trường trong điều kiện bình thường của cùng khu vực. 4. Khu vực đất giáp ranh: a) Giá đất tại khu vực giáp ranh với các tỉnh, thành phố; giáp ranh giữa cấp huyện, cấp xã và các đoạn đường trên cùng một tuyến đường có điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch nhưng có điều kiện kinh tế, xã hội, các chính sách thu hút đầu tư khác nhau thì được xác định giá khác nhau và mức chênh lệch tối đa không quá 30%. Trường hợp đoạn đường đi ngang qua các chợ hoặc các trung tâm thương mại, tại khu vực giáp ranh có điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng như nhau nhưng mức sinh lợi có sự khác biệt lớn thì giá đất tại khu vực đất giáp ranh được xác định căn cứ vào điều kiện thực tế đó của từng khu vực để quyết định. b) Đối với các thửa đất nằm giữa vùng giáp ranh có giá khác nhau: - Thửa đất nằm ngang qua ranh giới, diện tích nằm trên phạm vi giá đất nào, tính theo giá đất đó. - Thửa đất nằm dọc theo ranh giới, tính theo giá đất cao hơn. - Trường hợp mốc giáp ranh chỉ xác định một bên đường, kéo thẳng góc với tim đường để xác định mốc giáp ranh của bên kia đường (dùng xác định ranh giới hạn đoạn đường). Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 6. Điều chỉnh giá đất 1. Khi cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất, loại đô thị, loại đường phố và vị trí đất thì căn cứ vào các quy định hiện hành để điều chỉnh lại giá đất tại khu vực có thay đổi cho phù hợp. 2. Đối với trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất, Nhà nước thu hồi đất và trường hợp doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa lựa chọn hình thức giao đất mà giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm giao đất, thời điểm có quyết định thu hồi đất, thời điểm tính giá đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường tại địa phương để quyết định mức giá cụ thể cho phù hợp và không bị giới hạn bởi các quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ. 3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng phương án để trình xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 5, khoản 1 và 2 Điều này. Điều 7. Điều khoản thi hành 1. Các hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, nộp tiền sử dụng đất, nộp lệ phí trước bạ,… liên quan đến các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước nhận trước ngày Quy định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa xử lý xong, các cơ quan liên quan phải chỉ đạo lập bản kê khóa sổ và tiếp tục thu theo giá đất ban hành kèm theo Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc ban hành Quy định về mức giá các loại đất năm 2011 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (trừ trường hợp ghi nợ tiền sử dụng đất). 2. Giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: trong trường hợp bồi thường chậm thì thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 3. Căn cứ vào quy định trên, giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố ban hành Danh mục các tuyến đường giao thông (hoặc hẻm, sông, kênh, rạch cấp 1, 2, 3) thuộc khu vực 2 đối với đất ở tại nông thôn, thuộc vị trí 2, 3 và 4 đối với đất ở tại đô thị để áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012. 4. Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan xác định giá đất cụ thể hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo luật định; lập kế hoạch thực hiện giá đất, tổ chức mạng lưới theo dõi, thống kê giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường, định kỳ báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo đúng quy định./. FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Tỉnh Hậu Giang", "promulgation_date": "28/12/2011", "sign_number": "47/2011/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Liên Khoa", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-33-2011-QD-UBND-Phat-trien-nguon-nhan-luc-y-te-132148.aspx
Quyết định 33/2011/QĐ-UBND Phát triển nguồn nhân lực y tế
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 33/2011/QĐ-UBND Yên Bái, ngày 08 tháng 11 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2011 – 2015” ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Quyết định số 116/2006/QĐ-TTg ngày 26/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2020; Căn cứ Nghị quyết số 06/2009/NQ-HĐND ngày 17/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009-2015; Căn cứ Nghị Quyết số 26/2011/NQ-HĐND ngày 05/8/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Nghị quyết số 06/2009/NQ-HĐND ngày 17/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009 – 2015; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 1018/TTr-SYT ngày 24/10/2011 về việc đề nghị phê duyệt Đề án "Phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015”, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Đề án "Phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015", với các nội dung chủ yếu như sau: 1. Mục tiêu 1.1. Mục tiêu chung Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu trình độ và chất lượng, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Phấn đấu từng đưa bước Yên Bái trở thành trung tâm dịch vụ y tế chất lượng cao của khu vực Tây Bắc. 1.2. Mục tiêu cụ thể đến 2015 - Tỷ lệ bác sỹ, dược sỹ đại học tham gia công tác chuyên môn đạt 8 bác sỹ/vạn dân và 0,7 dược sỹ đại học/vạn dân. - Tỷ lệ bác sỹ/ cán bộ chuyên môn y tế khác đạt 1/3. - Tỷ lệ bác sỹ, dược sỹ có trình độ sau đại học đạt trên 40% . - Tỷ lệ cán bộ chuyên môn y tế khác có trình độ đại học và sau đại học đạt trên 25% . - 100% nhân viên y tế thôn bản được đào tạo theo quy định. 2. Nhiệm vụ - Đào tạo sau đại học, chuyên sâu cho 215 lượt bác sỹ, dược sỹ đại học; trong đó hỗ trợ kinh phí đào tạo: 30 tiến sỹ, chuyên khoa II; 60 bác sỹ nội trú, thạc sỹ; 125 chuyên khoa I Y, Dược. - Đào tạo 230 bác sỹ, trong đó: liên kết đào tạo 180 bác sỹ chính quy theo địa chỉ; đào tạo 50 bác sỹ hệ liên thông 4 năm. - Đào tạo 31 dược sỹ đại học, trong đó: liên kết đào tạo 21 dược sỹ đại học chính quy theo địa chỉ; đào tạo 10 dược sỹ hệ liên thông 4 năm. - Đào tạo 300 cán bộ y tế có trình độ đại học chuyên môn y tế khác. - Đào tạo trình độ chuyên khoa định hướng và kỹ thuật y tế chuyên sâu, đào tạo lại cho 150 lượt cán bộ y tế. - Thu hút, tuyển dụng tối đa số bác sỹ, dược sỹ đại học. - Đào tạo 500 nhân viên y tế thôn bản. 3. Đối tượng - Phạm vi áp dụng Đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức, viên chức và học sinh được đào tạo, tuyển dụng, hợp đồng trong tỉnh Yên Bái và tại các Trường Đại học Y, Dược trong và ngoài nước. Những đối tượng đang hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo theo Quyết định này, nếu đến năm 2015 chưa hoàn thành khóa học thì vẫn tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ cho đến khi hoàn thành khóa học. Đối tượng đang hưởng chính sách theo Quyết định 1470/QĐ-UBND ngày 28/9/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009- 2015”, nay tiếp tục hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút, khuyến khích tại Quyết định này. 4. Nội dung các chính sách và giải pháp cơ bản 4.1. Chính sách về đào tạo 4.1.1. Đào tạo Bác sỹ, Dược sỹ trình độ sau đại học a) Số lượng đào tạo trong 5 năm: Trung bình hàng năm cử đi đào tạo 06 tiến sỹ, chuyên khoa II; 12 thạc sỹ, bác sỹ nội trú; 25 chuyên khoa I; 30 chuyên khoa định hướng (sơ bộ), kỹ thuật y học chuyên sâu, đào tạo lại. b) Đối tượng: Các bác sỹ, dược sỹ đại học và sau đại học đang công tác tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh được ngành cử đi học. c) Cơ chế, chính sách: Ngân sách tỉnh hỗ trợ đào tạo tiến sỹ, chuyên khoa II bằng 80 lần mức lương tối thiểu/khóa học; thạc sỹ, bác sỹ nội trú bằng 50 lần mức lương tối thiểu/khoá học; chuyên khoa I bằng 40 lần mức lương tối thiểu/khoá học. Hỗ trợ đào tạo chuyên khoa định hướng (sơ bộ); đào tạo kỹ thuật y học chuyên sâu, đào tạo lại thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên (ngoài chương trình đào tạo chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sỹ, tiến sỹ), bằng 100% học phí theo mức thu của cơ sở đào tạo và hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu/người/tháng học. Cá nhân được tạm ứng 50% chi phí khi có quyết định cử đi học của cơ quan có thẩm quyền và thanh toán một lần khi kết thúc khóa học. d) Điều kiện kèm theo: Cán bộ được hỗ trợ phải cam kết tiếp tục công tác, áp dụng, ứng dụng kỹ thuật công nghệ sau khi được đào tạo tại đơn vị cử đi học ít nhất 5 năm; nếu vi phạm phải bồi thường bằng 300% các khoản kinh phí đã được hỗ trợ, trừ trường hợp cán bộ được đề bạt, luân chuyển theo yêu cầu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền. Sở Y tế quản lý bản gốc văn bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, chứng nhận sau đào tạo của cán bộ. 4.1.2. Đào tạo Bác sỹ, Dược sỹ đại học 4.1.2.1. Hợp đồng đào tạo bác sỹ, Dược sỹ đại học hệ chính quy liên kết theo địa chỉ sử dụng a) Số lượng tuyển sinh đào tạo thực hiện từ năm 2011- 2014: mỗi năm 30- 50 bác sỹ, 5- 6 dược sỹ đại học. b) Đối tượng tuyển sinh: học sinh phổ thông có nguyện vọng được đào tạo trình độ đại học Y, Dược, thi đại học trong cùng năm đạt yêu cầu theo quy định của cơ sở đào tạo. c) Cơ chế chính sách: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo (không gồm học phí) theo hợp đồng giữa Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái với cơ sở đào tạo. Đối với sinh viên đang theo học hệ liên kết chính quy theo địa chỉ được hỗ trợ 01 lần kinh phí đào tạo (theo mức quy định của cơ sở đào tạo) bằng tổng số kinh phí thời gian đã học, đồng thời tiếp tục được hỗ trợ kinh phí đào tạo hàng năm cho đến khi tốt nghiệp. d) Điều kiện kèm theo: Sinh viên, học sinh (và người bảo lãnh) phải ký hợp đồng, cam kết sau khi tốt nghiệp đại học y, dược về công tác tại tỉnh Yên Bái ít nhất 10 năm; nếu vi phạm phải bồi thường bằng 300% các khoản kinh phí đã được hỗ trợ. Sinh viên bị lưu ban không được hỗ trợ kinh phí đào tạo năm học lưu ban đó. Sinh viên bị buộc thôi học phải hoàn trả số kinh phí đào tạo mà tỉnh đã hỗ trợ trong thời gian đi học. Đối với trường hợp nghỉ học do lý do đặc biệt, khách quan, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Y tế trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định. Kết thúc khóa học, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thanh lý hợp đồng theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và bản gốc Bằng tốt nghiệp của bác sỹ mới ra trường báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Y tế căn cứ các quy định hiện hành và năng lực, học lực của sinh viên tốt nghiệp, tổ chức tuyển dụng, phân công công tác cho bác sỹ mới ra trường theo quy định hiện hành. Sở Y tế quản lý bản gốc Bằng tốt nghiệp của cán bộ. 4.1.2.2. Đào tạo bác sỹ, dược sỹ đại học hệ cử tuyển Thực hiện theo Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. 4.1.2.3. Đào tạo Bác sỹ, dược sỹ hệ liên thông 4 năm. a) Số lượng đào tạo từ năm 2011 - 2015: Tuyển sinh đào tạo trung bình hằng năm 10 bác sỹ, 02 dược sỹ đại học. Chỉ tiêu không tuyển sinh được trong năm được chuyển tiếp sang năm sau. b) Đối tượng: Là y sỹ, dược sỹ có trình độ trung cấp, cao đẳng đang công tác tại y tế tuyến huyện và tuyến xã trong ngành y tế được Sở Y tế cử đi học. c) Cơ chế chính sách: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo cho đối tượng ở vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số, các đối tượng còn lại ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo. d) Điều kiện kèm theo: Cán bộ phải cam kết sau khi tốt nghiệp trở lại công tác lâu dài tại nơi đơn vị cử đi học. Nếu vi phạm phải bồi thường bằng 300% các khoản kinh phí đã được hỗ trợ. Sở Y tế quản lý bản gốc Bằng tốt nghiệp của cán bộ. 4.1.3. Đào tạo điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên y, cử nhân y tế công cộng, dân số trình độ đại học a) Số lượng đào tạo từ năm 2011 - 2015: Tuyển sinh đào tạo trung bình hằng năm 60 điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên y, cử nhân y tế công cộng, dân số trình độ đại học. b) Đối tượng: Điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên y, y sỹ, cán bộ dân số… trình độ trung cấp, cao đẳng đang công tác trong ngành y tế được Sở Y tế cử đi học. c) Cơ chế chính sách, điều kiện kèm theo: áp dụng theo tiết 4.1.2.3. 4.1.4. Đào tạo y sỹ, dân số tuyến xã và y sỹ trường học a) Đối tượng: Là cán bộ được cử đi đào tạo; học sinh trúng tuyển chuyên ngành y, dược, dân số tại trường Cao đẳng Y tế tỉnh Yên Bái. b) Cơ chế chính sách: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo cho đối tượng thuộc diện gia đình chính sách, vùng đặc biệt khó khăn và cán bộ chuyên trách dân số xã được cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và có cam kết sau khi học xong trở lại công tác lâu dài tại nơi đơn vị cử đi học. Các đối tượng còn lại đóng góp 100% kinh phí đào tạo. 4.1.5. Đào tạo nhân viên y tế thôn bản lồng ghép với cộng tác viên dân số. a) Đối tượng: Nhân viên y tế thôn bản chưa qua đào tạo; đã tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc học hết lớp 9 trở lên (đối với thôn vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh phải tốt nghiệp tiểu học), có nguyện vọng tham gia công tác y tế, dân số thôn bản; các cán bộ xã có nhu cầu học tập. b) Cơ chế, chính sách: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo và sinh hoạt phí cho học sinh, với mức 0,5 triệu đồng/học sinh/tháng với điều kiện người đi học cam kết sau khi học xong trở lại công tác, phục vụ nhân dân tại thôn bản, nơi được cử đi học. 4.2. Chính sách về thu hút, tuyển dụng 4.2.1. Thu hút tuyển dụng bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng đại học hệ chính quy (diện tự thi đỗ, tuyển thẳng) thông qua hỗ trợ chi phí học tập. a) Số lượng: Thu hút, tuyển dụng với số lượng tối đa (dự kiến trung bình tối thiểu mỗi năm thu hút tuyển mới 05 - 15 bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng đại học, sau đại học). b) Đối tượng: Sinh viên tốt nghiệp đại học y, dược chính quy diện tuyển thẳng, thi đỗ theo điểm chuẩn vào các trường đại học y, dược; cán bộ có sức khỏe, có trình độ chuyên môn sau đại học chính quy phù hợp với nhu cầu sử dụng của đơn vị. c) Cơ chế chính sách: Ngân sách tỉnh hỗ trợ với mức hỗ trợ được tính bằng tổng số kinh phí đào tạo cả khóa học và hỗ trợ tiền ăn, nhà ở bằng 1,0 hệ số lương tối thiểu/tháng thực học. Người được hỗ trợ có thể nhận kinh phí 1 lần khi tuyển dụng hoặc đăng ký thụ hưởng chính sách thu hút của Yên Bái và nhận hỗ trợ hàng tháng khi đang học. d) Điều kiện kèm theo: Sinh viên, cán bộ phải ký cam kết, hợp đồng, về công tác tại tỉnh Yên Bái ít nhất 10 năm; tỉnh Yên Bái quản lý bản gốc bằng tốt nghiệp. Nếu vi phạm phải bồi thường bằng 300% các khoản kinh phí đã được hỗ trợ. 4.2.2. Hợp đồng đối với cán bộ y tế đã nghỉ hưu trí a) Đối tượng: là cán bộ y tế có trình độ cao (từ đại học trở lên), có sức khoẻ đảm bảo công tác, tâm huyết với ngành, thời gian nghỉ chế độ đến khi hợp đồng phải dưới 24 tháng và cơ sở Y tế có nhu cầu hợp đồng làm việc. b) Cơ chế chính sách: Ngân sách tỉnh chi trả tiền công bằng 100% lương và phụ cấp thâm niên vượt khung tại thời điểm nghỉ chế độ. Trên cơ sở danh sách cán bộ hợp đồng lại của các đơn vị y tế được Sở Y tế phê duyệt, ngân sách tỉnh phân bổ trực tiếp về đơn vị sử dụng cán bộ theo phân cấp ngân sách. c) Điều kiện kèm theo: Thời gian hợp đồng đối với cán bộ đã nghỉ chế độ theo năm và tối đa là 05 năm; hàng năm đơn vị y tế hợp đồng đánh giá lại mức độ hoàn thành công việc để xem xét gia hạn hợp đồng. 4.3. Giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng cán bộ Tăng cường công tác quản lý nhà nước, quản lý ngành, đảm bảo công bằng trong khám chữa bệnh cả khu vực nhà nước và tư nhân. Thực hiện tốt xã hội hóa, nâng cao thu nhập chính đáng cho nhân viên y tế. Bố trí sử dụng cán bộ phù hợp với trình độ, năng lực và sở trường. Thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ, Đề án 1816 của Bộ Y tế; bổ sung chỉ tiêu kế hoạch giường bệnh, chỉ tiêu biên chế cho các bệnh viện đảm bảo cơ bản theo quy định của Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV của Liên Bộ Y tế, Bộ Nội vụ; quy định chi tiết việc giải quyết các chế độ đặc thù ngành y tế như chế độ trực 24/24h, làm thêm giờ của nhân viên y tế, nghỉ bù, nghỉ trực, chế độ phụ cấp nghề trong khi đi học; kéo dài thời gian làm việc của nhân lực y tế trình độ cao... Xây dựng chính sách hợp đồng làm việc đối với cán bộ y tế có trình độ cao đã nghỉ chế độ hưu trí. Xây dựng chính sách thi đua khen thưởng đặc thù cho cán bộ ngành y tế tỉnh Yên Bái. Xây dựng Đề án thí điểm đổi mới quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất và trang bị thiết bị y tế hiện đại cho bệnh viện 500 giường và các cơ sở y tế, tạo môi trường làm việc hiện đại để các bác sỹ có cơ hội và điều kiện phát triển nâng cao trình độ chuyên môn. 4.4. Giải pháp về kết hợp các nguồn lực tài chính, ưu tiên bố trí ngân sách cho thực hiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế. Ngân sách tỉnh bố trí kinh phí hàng năm cho việc thực hiện các chính sách đào tạo, thu hút phát triển nguồn nhân lực y tế. Kết hợp, lồng ghép việc thực hiện Đề án với các nguồn kinh phí của các chương trình, dự án trong và ngoài nước có mục tiêu đào tạo nhân lực y tế. 5. Kinh phí thực hiện Đề án 5.1. Dự toán tổng kinh phí ngân sách tỉnh cấp cho thực hiện Đề án giai đoạn từ năm 2011 - 2015 (không bao gồm hợp đồng nhân lực trình độ cao đã nghỉ hưu trí, đào tạo cử tuyển, đào tạo trung cấp y, chính sách khen thưởng cán bộ ngành y tế) là: 44.094.000.000 đồng. Chia ra: - Năm 2011: 5.241.000.000 đồng; - Năm 2012: 9.027.000.000 đồng; - Năm 2013: 9.133.000.000 đồng; - Năm 2014: 10.295.000.000 đồng; - Năm 2015: 10.398.000.000 đồng. Căn cứ tình hình thực tế (điều kiện, đối tượng, mức thu kinh phí, học phí thực tế, lộ trình điều chỉnh mức chi phí, mức lương tối thiểu…), Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ điều chỉnh kinh phí từ nguồn ngân sách hàng năm cho thực hiện Đề án theo quy định của Nhà nước. 5.2. Dự toán tổng kinh phí ngân sách tỉnh chi trả cho các đối tượng đang được hưởng chính sách đào tạo tiếp tục hoàn thành khóa học sau năm 2015 là: 13.069.000.000 đồng. Chia ra: - Năm 2016: 6.190.000.000 đồng; - Năm 2017: 3.442.000.000 đồng; - Năm 2018: 2.257.000.000 đồng; - Năm 2019: 1.073.000.000 đồng; - Năm 2020: 103.000.000 đồng. 5.3. Kinh phí cho đào tạo cử tuyển thực hiện theo Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Kinh phí đào tạo trung cấp y tế thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch hằng năm của trường Cao đẳng y tế tỉnh Yên Bái. Hợp đồng nhân lực trình độ cao đã nghỉ hưu trí thực hiện theo thực tế, ngân sách tri trả trực tiếp cho đơn vị sử dụng cán bộ. 6. Tổ chức thực hiện 6.1. Sở Y tế Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh thực hiện Đề án do lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng Ban, cơ quan thường trực là Sở Y tế. Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch hàng năm và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện Đề án. Chịu trách nhiệm phê duyệt danh sách cán bộ y tế đã nghỉ hưu hợp đồng làm việc theo Đề án, hướng dẫn các đơn vị quy trình, thủ tục và thống nhất chế tài thực hiện hợp đồng lại với cán bộ y tế có trình độ cao, chuyên môn giỏi. Tiếp nhận kinh phí và trực tiếp chi trả cho các đối tượng thuộc chính sách đối với nhân lực có trình độ cao, thu hút, khuyến khích, đào tạo nâng cao trình độ,…; sử dụng nguồn kinh phí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách; định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh kết quả tổ chức triển khai thực hiện Đề án để kịp thời xem xét và giải quyết các vấn đề phát sinh. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức gặp mặt sinh viên có hộ khẩu thường trú tại Yên Bái, sinh viên sắp tốt nghiệp đang theo học tại các trường đại học Y dược để giới thiệu và tuyên truyền chính sách hỗ trợ, thu hút bác sỹ, dược sỹ của tỉnh. Chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh xây dựng dự thảo Đề án đổi mới quản lý tài chính tại đơn vị, tổ chức lấy ý kiến đóng góp và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt. Xây dựng dự thảo Chính sách khen thưởng đối với cán bộ y tế nhằm động viên khuyến khích cán bộ yên tâm công tác và gắn bó lâu dài với sự nghiệp y tế trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. 6.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư Tham mưu, đưa kế hoạch phát triển nguồn nhân lực y tế vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh. Phối hợp với Sở Tài chính đảm bảo nguồn ngân sách của tỉnh để thực hiện Đề án. Tham mưu điều chỉnh tăng quy mô giường bệnh hàng năm cho các đơn vị y tế, đặc biệt là Bệnh viện Đa khoa tỉnh đạt đến 500 giường vào 2015. 6.3. Sở Tài chính Chủ trì, phối hợp với Sở kế hoạch đầu tư tham mưu bố trí, phân bổ và đảm bảo kinh phí thực hiện đề án theo lộ trình hàng năm; bố trí kinh phí đảm bảo cho hoạt động quản lý, giám sát thực hiện Đề án. Hướng dẫn chi tiết quy trình, trình tự thủ tục cấp, thanh quyết toán tài chính cho Đề án thống nhất trong tỉnh. Tham mưu, phân bổ kinh phí ngân sách cho các đơn vị y tế có thực hiện hợp đồng lại đối với số cán bộ nghỉ hưu đã được Sở Y tế phê duyệt. 6.4. Sở Giáo dục và Đào tạo Thường trực Hội đồng tuyển sinh đào tạo bác sỹ, dược sỹ hệ cử tuyển và hệ chính quy liên kết theo địa chỉ. Hàng năm xây dựng kế hoạch kinh phí đào tạo bác sỹ, dược sỹ, kỹ thuật viên hệ cử tuyển và bác sỹ, dược sỹ hệ chính quy liên kết theo địa chỉ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai theo quy định. Trực tiếp ký hợp đồng và thanh lý hợp đồng đào tạo bác sỹ, dược sỹ hệ cử tuyển và hệ chính quy liên kết theo địa chỉ với cơ sở đào tạo đúng quy định. Phối hợp với nhà trường tổ chức quản lý, theo dõi kết quả học tập, tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên. Phổ biến rộng rãi chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế của tỉnh Yên Bái tới các trường trung học phổ thông trên địa bàn toàn tỉnh. 6.5. Sở Nội vụ Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung chỉ tiêu biên chế hàng năm theo quy mô giường bệnh theo định mức biên chế quy định. Chủ trì phối hợp với Sở Y tế tham mưu cho tỉnh xây dựng Quy chế tuyển dụng Bác sỹ chính quy hệ 6 năm và nhân lực y tế có trình độ cao chủ yếu cho các bệnh viện tuyến tỉnh; tuyển dụng bác sỹ hệ cử tuyển về đơn vị cử đi học. Phối hợp với Sở Y tế xây dựng chính sách khen thưởng đối với cán bộ ngành y tế nhằm động viên khuyến khích cán bộ yên tâm công tác và gắn bó lâu dài với sự nghiệp y tế của địa phương. 6.6. Ban Kinh tế đối ngoại và xúc tiến đầu tư Tham mưu cho tỉnh xây dựng chương trình hợp tác đào tạo chuyên sâu ở nước ngoài cho bác sỹ, dược sỹ của Yên Bái để sớm có đội ngũ chuyên gia giỏi. Thu hút nguồn viện trợ cho hoạt động nâng cao chất lượng chuyên môn cho cán bộ y tế, nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh, góp phần bổ sung nguồn kinh phí cho đề án. 6.7. Sở Xây dựng Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho bệnh viện 500 giường và các cơ sở y tế, tạo điều kiện phát triển nhanh các kỹ thuật y học chất lượng cao. 6.8. Sở Thông tin và Truyền thông Tuyên truyền rộng rãi Nghị quyết số 26/2011/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh và Đề án của Uỷ ban nhân dân tỉnh về phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015. 6.9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố Căn cứ các văn bản chỉ đạo của tỉnh về chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn, chủ động phối hợp cùng Sở Y tế, Sở Giáo dục và đào tạo chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 1470/QĐ-UBND ngày 28/9/2009 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông; Trưởng Ban kinh tế đối ngoại và xúc tiến đầu tư tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH Phạm Duy Cường
{ "issuing_agency": "Tỉnh Yên Bái", "promulgation_date": "08/11/2011", "sign_number": "33/2011/QĐ-UBND", "signer": "Phạm Duy Cường", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Thong-tu-137-2007-TT-BTC-huong-dan-muc-chi-tao-lap-thong-tin-dien-tu-59385.aspx
Thông tư 137/2007/TT-BTC hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử
BỘ TÀI CHÍNH ***** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******* Số: 137/2007/TT-BTC Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2007 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN MỨC CHI TẠO LẬP THÔNG TIN ĐIỆN TỬ Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước; Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Để phù hợp với yêu cầu thực tế, Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi cho việc tạo lập thông tin điện tử như sau: Phần 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; các cơ quan, tổ chức khác có sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước để thực hiện việc tạo lập thông tin điện tử trên mạng máy tính ở các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương. Tạo lập thông tin điện tử trên mạng máy tính là tạo ra các cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin trên mạng máy tính để truyền nhận thông tin, phục vụ công tác quản lý, hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước. Kết quả tạo lập thông tin điện tử phải được thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt để đưa vào sử dụng. 2. Phạm vi áp dụng: Mức chi quy định tại Thông tư này được áp dụng trong việc tính toán chi phí để thuê các cá nhân, tổ chức bên ngoài thực hiện những công việc tạo lập thông tin điện tử trên mạng máy tính. Cán bộ, công chức, viên chức khi làm thêm giờ để tạo lập thông tin điện tử trên mạng máy tính được thanh toán tiền lương làm thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức. Phần 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ I. NỘI DUNG CHI: 1. Chi nhập dữ liệu; 2. Tạo lập các trang siêu văn bản; 3. Tạo lập thông tin điện tử trên cơ sở các dữ liệu có sẵn. II. MỨC CHI: 1. Đối với công việc nhập dữ liệu: a) Nhập dữ liệu có cấu trúc: Mức chi tối đa 250 đồng/1 trường (hay còn gọi là mục tin), nằm trong các biểu ghi, ứng với các chỉ tiêu khác nhau theo yêu cầu quản lý. b) Nhập dữ liệu phi cấu trúc: Mức chi tối đa là 7.800đồng/trang, tương ứng 46 dòng x 70 ký tự/dòng (tuỳ thuộc vào trang thực tế và yêu cầu cụ thể đối với việc kiểm tra dữ liệu), kể cả việc kiểm tra hiệu đính thông tin. Thể thức và kỹ thuật trình bày trang thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của Liên Bộ Nội vụ - Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. 2. Đối với công việc tạo các trang siêu văn bản (Web) là một dạng dữ liệu được mô tả bằng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML), chức năng chính là cho phép tạo lập kết nối đến các tài nguyên khác trên mạng. Trang siêu văn bản có các dạng: a) Trang siêu văn bản đơn giản: Là các văn bản chủ yếu nhằm mục đích thể hiện nội dung thông tin. Mức chi tối đa là 7.800 đồng/trang tài liệu gốc A4 chuyển vào trang siêu văn bản (văn bản phi cấu trúc chuyển đổi sang trang siêu văn bản, tuỳ theo tính phức tạp). b) Trang siêu văn bản phức tạp: là các văn bản có sử dụng các tính năng tiên tiến của ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, tạo được một giao diện thân thiện, mỹ thuật, dễ sử dụng, làm cơ sở dẫn dắt người dùng truy tìm và sử dụng thông tin một cách hiệu quả nhất. Mức chi tối đa là 28.100 đồng (tuỳ theo độ phức tạp về bố cục mỹ thuật, nhiều hình ảnh, sử dụng các công nghệ tiên tiến, các mối liên kết phức tạp). c) Các mức chi quy định tại tiết a, tiết b điểm 2 mục II phần II Thông tư này không bao gồm chi phí thiết kế giao diện, cấu trúc toàn trang. 3. Đối với việc tạo lập thông tin điện tử bằng tiếng nước ngoài được phép tăng từ 10% đến 30% mức chi quy định tương ứng. 4. Đối với việc tạo lập thông tin điện tử từ các nguồn dữ liệu điện tử có sẵn, mức chi được tính tối đa bằng 15% mức chi tạo lập thông tin lần đầu theo quy định tại Thông tư này. 5. Đối với việc tạo lập thông tin điện tử từ các nguồn dữ liệu là văn bản in trên giấy có sẵn: a) Trường hợp sử dụng thiết bị ngoại vi để quét dữ liệu có sẵn trên giấy (chuyển dữ liệu dạng văn bản in sang dữ liệu dạng files ảnh), sau đó sử dụng phần mềm chuyên dụng để chuyển đổi thông tin từ files ảnh sang thông tin dạng text (có hiệu đính): mức chi tối đa bằng 15% mức chi nhập dữ liệu phi cấu trúc quy định tại tiết b điểm 1 phần II Thông tư này. b) Trường hợp sử dụng thiết bị ngoại vi để tiến hành số hoá các bức ảnh và lưu giữ hình ảnh đó dưới dạng 1 tệp tin để có thể kết hợp sử dụng trong các văn bản hoặc siêu văn bản: mức chi tối đa bằng 1/3 mức chi quy định tại tiết a điểm 5 mục II phần II Thông tư này. 6. Thủ trưởng đơn vị xem xét, quyết định mức chi cụ thể trên cơ sở khả năng kinh phí và yêu cầu thực tế, bảo đảm không vượt quá mức chi quy định tại Thông tư này. Trên cơ sở quyết định mức chi cụ thể nêu trên, căn cứ vào khối lượng công việc, thủ trưởng đơn vị có thể áp dụng thanh toán khoán cho từng khối lượng công việc. Việc thanh toán khoán theo khối lượng công việc phải được thực hiện công khai trong đơn vị và thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. III. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG THANH QUYẾT TOÁN KINH PHÍ: Kinh phí để chi cho nhiệm vụ này được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị. Riêng năm 2007, các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện trong phạm vi dự toán ngân sách Nhà nước đã được giao. Việc thanh, quyết toán phải đảm bảo chế độ hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo đúng quy định hiện hành. Phần 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 111/1998/TT-BTC ngày 3/8/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập tin điện tử thuộc công nghệ thông tin. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./. Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Toà án nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Công báo; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Vụ HCSN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "28/11/2007", "sign_number": "137/2007/TT-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-353-QD-UBND-2024-danh-muc-de-an-khuyen-cong-dia-phuong-Binh-Thuan-598702.aspx
Quyết định 353/QĐ-UBND 2024 danh mục đề án khuyến công địa phương Bình Thuận
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 353/QĐ-UBND Bình Thuận, ngày 15 tháng 02 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC ĐỀ ÁN KHUYẾN CÔNG ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2024 CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019; Căn cứ Quyết định số 34/2020/QĐ-UBND ngày 11/12/2020 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc ban hành Quy chế quản lý kinh phí khuyến công, mức chi cho hoạt động khuyến công; xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công địa phương tỉnh Bình Thuận; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 3215/TTr-SCT ngày 08/12/2023 và ý kiến của Sở Tài chính tại Công văn số 348/STC-HCSN ngày 29/01/2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt danh mục các đề án khuyến công địa phương năm 2024 (có danh mục các đề án kèm theo). Nguồn kinh phí thực hiện: Từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương được UBND tỉnh giao dự toán cho Sở Công Thương năm 2024. Điều 2. Căn cứ danh mục các đề án khuyến công năm 2024 được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Công Thương phân bổ và giao dự toán để thực hiện các đề án, chương trình khuyến công địa phương theo đúng quy định. Sở Công Thương, các cơ quan, đơn vị được giao dự toán thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, đúng chính sách, chế độ và thanh quyết toán theo đúng quy định. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Chủ tịch, PCT. UBND tỉnh (Đ/c Hải); - Trung tâm Khuyến công và XTTM; - Lưu: VT, KT An KT.CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Hồng Hải DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN BẰNG NGUỒN KINH PHÍ KHUYẾN CÔNG ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2024 (Kèm theo Quyết định số 353/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh) Số TT Tên đề án Đơn vị thực hiện Mục tiêu và nội dung 1 Đề án “Thông tin tuyên truyền ngành Công Thương tỉnh Bình Thuận năm 2024” Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Giới thiệu, quảng bá hoạt động ngành; Truyền tải các chủ trương, chính sách ưu đãi của Trung ương và tỉnh Bình Thuận thuộc lĩnh vực thực hiện; Quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, lợi thế, sản phẩm công nghiệp và thương mại của tỉnh Bình Thuận; Giới thiệu tiềm năng, lợi thế thu hút đầu tư ngành trên lĩnh vực công nghiệp và thương mại; … 2 Đề án “Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận” Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Tổ chức 02 khóa đào tạo nâng cao năng quản lý nhằm cung cấp cho lãnh đạo và nhân viên của các cơ sở sản xuất công nghiệp các kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện được các bước hoạch định công việc hiệu quả; Đồng thời, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, củng cố mở rộng thị trường. Qua đó, giúp cho cơ sở công nghiệp có được đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, hiện đại phù hợp xu hướng phát triển. 3 Đề án “Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh tham gia hội chợ triển lãm” Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh tham gia Hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh, ưu tiên cho các cơ sở có sản phẩm được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, cấp khu vực phía Nam, cấp quốc gia và các cơ sở có sản xuất sản phẩm lợi thế của tỉnh. Với mục tiêu giúp cho doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời giúp cho cơ sở, doanh nghiệp giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. 4 Đề án “Xuất bản ấn phẩm điện tử giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024” Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Thiết kế và xuất bản 01 Ấn phẩm điện tử nhằm thông tin, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận thông qua Ấn phẩm điện tử có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở sản xuất được tiếp cận và thiết lập mối quan hệ với các tổ chức xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, tạo tiền đề cho sự phát triển vững mạnh của các cơ sở. Ấn phẩm sau khi hoàn thành sẽ được tích hợp và sử dụng trên Trang Thông tin điện tử Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại và các Trang Thông tin điện tử khác. 5 Đề án “Đề án bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận” Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Đề án này nhằm phát hiện và tôn vinh các sản phẩm có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, có kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất và xúc tiến thương mại cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tiêu biểu phát triển, góp phần thúc đẩy công nghiệp tỉnh phát triển nhanh và bền vững. 6 Đề án “Tổ chức tham gia gian hàng tập trung của tỉnh trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh tại các Hội chợ triển lãm khu vực phía Nam và miền Trung - Tây Nguyên” Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Tổ chức gian hàng tập trung của tỉnh trưng bày, giới thiệu thành tựu và sản phẩm CNNTTB của tỉnh tại các Hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn khu vực phía Nam và miền Trung - Tây Nguyên. Qua đó, giúp cho các sản phẩm có cơ hội tiếp cận trực tiếp tới người tiêu dùng, tăng cường quảng bá thương hiệu, chất lượng sản phẩm và cơ hội tìm kiếm đối tác đầu tư cho các doanh nghiệp 7 Các chương trình khác 7.1 Chi hỗ trợ tham dự hội nghị, hội thảo; Chi hỗ trợ tham dự tổng kết, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; Chi kiểm tra, nghiệm thu các đề án khuyến công năm 2024; khảo sát, thẩm tra và bảo vệ kế hoạch năm 2025 và quyết toán năm 2023 Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Hỗ trợ chi phí tham dự hội nghị, hội thảo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ năm 2024; kinh phí kiểm tra, thực hiện các đề án khuyến công năm 2024, xây dựng kế hoạch năm 2025, quyết toán năm 2023 7.2 Chi hoạt động thẩm định các đề án, chương trình khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Hỗ trợ kinh phí hoạt động thẩm định các đề án, chương trình khuyến công
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Thuận", "promulgation_date": "15/02/2024", "sign_number": "353/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Hồng Hải", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-198-QD-UBND-thanh-lap-Trung-tam-Hanh-chinh-cong-Binh-Phuoc-2017-341304.aspx
Quyết định 198/QĐ-UBND thành lập Trung tâm Hành chính công Bình Phước 2017
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 198/QĐ-UBND Bình Phước, ngày 20 tháng 01 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH BÌNH PHƯỚC TRỰC THUỘC VĂN PHÒNG UBND TỈNH CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 13/6/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP; Căn cứ Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Căn cứ Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; Căn cứ Công văn số 475-CV/TU ngày 22/6/2016 của Tỉnh ủy Bình Phước về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Tỉnh ủy; Căn cứ Kết luận số 72-KL/TU ngày 04/11/2016 của Thường trực Tỉnh ủy tại phiên họp thứ 32, ngày 31/10/2016; Căn cứ Kết luận số 78-KL/TU ngày 19/01/2016 của Thường trực Tỉnh ủy tại phiên họp thứ 01, ngày 11/01/2017; Căn cứ Kết luận của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh ngày 12/10/2016 tại Biên bản số 32-BB/BCS; Căn cứ Quyết định số 197/QĐ-UBND ngày 20/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm Hành chính công tỉnh Bình Phước trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 128/TTr-SNV ngày 20/01/2017, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Thành lập Trung tâm Hành chính công tỉnh Bình Phước trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh (sau đây viết tắt là Trung tâm). Trụ sở làm việc của Trung tâm: Tạm thời đặt tại trụ sở cũ của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Quốc lộ 14, phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Điều 2. 1. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. 2. Trung tâm chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan chuyên ngành cấp trên. 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, mối quan hệ công tác cụ thể của Trung tâm theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật. Điều 3. Tổ chức bộ máy, biên chế 1. Ban lãnh đạo Trung tâm: 1.1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm được tổ chức tinh gọn, gồm Giám đốc không quá hai (02) Phó Giám đốc và các viên chức làm công tác chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, hành chính phục vụ. 1.2. Giám đốc là người đứng đầu Trung tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành hoạt động chung của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về toàn bộ hoạt động của Trung tâm. 1.3. Phó Giám đốc Trung tâm giúp Giám đốc Trung tâm phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Giám đốc Trung tâm phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về nhiệm vụ công tác được giao. 1.4. Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo phân cấp thẩm quyền quản lý công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh ban hành. 2. Bộ phận nghiệp vụ, gồm: 2.1. Phòng Hành chính - Tổng hợp; 2.2. Phòng Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; 2.3. Phòng Giám sát và giải quyết khiếu nại. Nhiệm vụ cụ thể của các Phòng chuyên môn thuộc Trung tâm do Giám đốc Trung tâm quyết định. Mỗi phòng có Trưởng phòng và có một (01) Phó Trưởng phòng giúp việc Trưởng phòng. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng được thực hiện theo phân cấp thẩm quyền quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh ban hành. 2.4. Nhân sự các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ: a) Phòng Hành chính - Tổng hợp: Bao gồm các nhân viên thuộc biên chế, định biên chuyên trách của Trung tâm, do Trung tâm trực tiếp quản lý và phân công nhiệm vụ; b) Phòng Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Là công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị được cử đến làm việc tại Trung tâm và viên chức của Trung tâm; c) Phòng Giám sát và giải quyết khiếu nại: Là công chức của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và Thanh tra tỉnh được cử đến làm việc tại Trung tâm. 3. Biên chế, nhân lực 3.1. Biên chế chuyên trách, gồm: a) Giám đốc do 01 Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh kiêm nhiệm; Phó Giám đốc và các viên chức làm công tác công nghệ thông tin - quản trị mạng, hành chính tổng hợp, kế toán, văn thư kiêm thủ quỹ, hợp đồng 68 (bảo vệ, phục vụ...). b) Biên chế của Trung tâm thuộc biên chế sự nghiệp, số lượng người làm việc của Trung tâm được giao trên cơ sở Đề án vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế sự nghiệp của Văn phòng UBND tỉnh được UBND tỉnh giao. 3.2. Biên chế không chuyên trách, gồm: a) Công chức, viên chức thuộc các sở, ban, ngành (kể cả một số cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh) được biệt phái về làm việc tại Trung tâm để tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Các sở, ban, ngành, các cơ quan ngành dọc ở Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh căn cứ vào số lượng thủ tục hành chính, khối lượng công việc liên quan để cử số lượng công chức, viên chức về làm việc tại Trung tâm cho phù hợp. b) Các sở, ngành cử ít nhất 01 Phó trưởng phòng trở lên đến làm việc tại Trung tâm Hành chính công. Công chức, viên chức được cử đến làm việc tại Trung tâm thuộc biên chế của các cơ quan, đơn vị chức năng là những người có năng lực, trình độ, kinh nghiệm, đáp ứng yêu cầu không chỉ làm nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ mà phải có khả năng hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định; xem xét, kiểm tra hồ sơ, phân loại hồ sơ, trực tiếp nghiên cứu, thẩm định giải quyết theo thẩm quyền được phân công hoặc được cấp có thẩm quyền duyệt; hoặc chuyển cơ quan chuyên môn có liên quan xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. c) Cục Hải quan, Cục Thuế, Sở Ngoại vụ, Sở Khoa học và Công nghệ, Bảo hiểm xã hội tỉnh cử 01 công chức là Phó Trưởng phòng trở lên đến việc tại Trung tâm Hành chính công. d) Công chức của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và Thanh tra tỉnh được cử về làm nhiệm vụ tại Phòng Giám sát và giải quyết khiếu nại phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết đơn thư, khiếu nại, thanh tra, kiểm tra. 3.3. Về nhân sự: Việc lựa chọn công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm phải đảm bảo có tâm huyết, quyết liệt, có trách nhiệm, khả năng giao tiếp tốt. Lãnh đạo Trung tâm phải chuyên trách, không kiêm nhiệm và nên xem xét hồ sơ cán bộ đã được đào tạo ở nước ngoài. Điều 4. Tổ chức thực hiện Thủ trưởng các sở, ban, ngành căn cứ Đề án thành lập Trung tâm Hành chính công tỉnh Bình Phước đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định. Điều 5. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Giám đốc Trung tâm Hành chính công tỉnh Bình Phước và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./. Nơi nhận: - TTTU, TT.HĐND tỉnh; - CT, PCT UBND tỉnh; - Như Điều 5; - Sở Nội vụ: (05 bản); - Sở Tài chính; - LĐVP, Phòng NC-NgV; - Lưu: VT.(H09) CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Trăm
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Phước", "promulgation_date": "20/01/2017", "sign_number": "198/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Trăm", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Nghi-quyet-21-2011-NQ-HDND-Ke-hoach-Bao-ve-Phat-trien-rung-Thanh-Hoa-2011-2015-2011-283059.aspx
Nghị quyết 21/2011/NQ-HĐND Kế hoạch Bảo vệ Phát triển rừng Thanh Hóa 2011 2015 2011
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 21/2011/NQ-HĐND Thanh Hóa, ngày 17 tháng 12 năm 2011 NGHỊ QUYẾT VỀ KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG 5 NĂM (2011-2015) TỈNH THANH HÓA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 3 Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về việc thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng; Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; Căn cứ Nghị quyết số 73/2007/NQ-HĐND ngày 25 tháng 09 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc thông qua kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015; Căn cứ Quyết định số 2755/2007/QĐ-UBND ngày 12 tháng 09 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch ba loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 đến năm 2015; Sau khi xem xét Tờ trình 110/TTr-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 5 năm (2011-2015) tỉnh Thanh Hóa; Báo cáo thẩm tra của Ban Dân tộc và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Tán thành Tờ trình số 110/TTr-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 5 năm (2011- 2015) tỉnh Thanh Hóa, với những nội dung chủ yếu sau: 1. Mục tiêu Phấn đấu đến năm 2015, độ che phủ của rừng đạt 52%, giá trị thu nhập từ rừng đạt 800 tỷ đồng/năm, thu hút 4 - 5 vạn lao động tham gia sản xuất lâm nghiệp. 2. Chỉ tiêu kế hoạch 5 năm (2011-2015) Bảo vệ rừng hiện có: 578.919 ha, trong đó: Bảo vệ rừng phòng hộ 167.674 ha, bảo vệ rừng đặc dụng 78.102 ha, bảo vệ rừng sản xuất 133.143 ha. Khoanh nuôi rừng 9.678 ha, trong đó: Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên 7.406 ha, khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung 2.272 ha, bình quân năm 9.000 ha. Trồng rừng tập trung 53.364 ha, trong đó: Trồng rừng mới 25.630 ha, trồng lại rừng sau khai thác 21.000 ha, bình quân năm khoảng 10.600 ha. Làm giàu rừng 10.000 ha, bình quân năm 2.000 ha. Cải tạo rừng 17.930 ha, trong đó: Cải tạo rừng tự nhiên 12.460 ha, cải tạo rừng trồng 5.470 ha, bình quân năm khoảng 3.600 ha. Trồng cây phân tán 10.157 ngàn cây, bình quân năm khoảng 2 triệu cây. Sản xuất 200 triệu cây giống lâm nghiệp, bình quân năm khoảng 40 triệu cây. Khai thác gỗ rừng tự nhiên 103.400 m, gỗ khai thác rừng tập trung 1.890.000 m3, 128.213 ngàn cây luồng, 72.125 ngàn cây tre, nứa tự nhiên, bình quân năm khoảng 378 ngàn m3 gỗ, 40 triệu cây tre, nứa. Trong chế biến: Tìm kiếm đối tác đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ có sản phẩm chất lượng cao, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy bột giấy Châu Lộc. (Chi tiết có phụ biểu kèm theo) Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện, định kỳ báo cáo kết quả với Hội đồng nhân dân tỉnh. Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 12 năm 2011, Nơi nhận: - VPQH; VP CTN; VPCP; - Các Bộ: NN và PTNT; KH và ĐT; Tư pháp; Tài chính; Cục kiểm tra VB Bộ TP; - Tổng cục Lâm nghiệp; - TTTU; TT.HĐND; UBND; - Đoàn ĐBQH; đại biểu HĐND tỉnh; - Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; - TT HĐND; UBND các huyện, thị xã, thành phố; - VP Tỉnh ủy; VP HĐND; VP UBND tỉnh; - Lưu: VT, TH. CHỦ TỊCH Mai Văn Ninh PHỤ BIỂU CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG, GIAI ĐOẠN 2011-2015 (Kèm theo Nghị quyết số 21/2011/NQ-HĐND ngày 17 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa) TT Chỉ tiêu ĐV Tổng KH Kế hoạch 5 năm 5 năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ lệ che phủ % 49,6 50,2 50,8 51,4 52,0 I Bảo vệ rừng ha 551.811 558.561 564.981 572.731 578.919 a Rừng phòng hộ ha 163.524 163.524 165.043 166.384 167.674 b Rừng đặc dụng ha 77.872 77.872 77.972 78.052 78.102 c Rừng sản xuất ha 310.415 317.165 321.966 328.295 333.143 II Phát triển rừng Khoanh nuôi 9.678 2.1 KNTS tự nhiên ha 7.406 7.406 7.406 7.406 7.406 7.406 a Rừng phòng hộ ha 3.432 3.432 3.432 3.432 3.432 3.432 b Rừng đặc dụng ha 829 829 829 829 829 829 c Rừng sản xuất ha 3.144 3.144 3.144 3.144 3.144 3.144 2.2 KNTS trồng bổ sung ha 2.272 505 455 455 405 452 a Rừng phòng hộ ha 1.414 340 290 290 240 254 b Rừng đặc dụng ha 138 25 25 25 25 38 c Rừng sản xuất ha 720 140 140 140 140 160 2.3 Tr. rừng tập trung ha 53.364 13.000 13.500 9.808 8.878 8.178 a Rừng phòng hộ ha 6.404 1.519 1.341 1.290 1.153 1.101 b Rừng đặc dụng ha 330 100 80 50 50 50 c Rừng sản xuất ha 46.630 11.381 12.079 8.468 7.675 7.027 * Trồng mới ha 25.630 6.881 7.579 4.468 3.675 3.027 * Trồng lại rừng KT ha 21.000 4.500 4.500 4.000 4.000 4.000 2.4 Làm giàu rừng ha 10.000 1.600 2.100 2.100 2.100 2.100 a Rừng sản xuất ha 10.000 1.600 2.100 2.100 2.100 2.100 2.5 Cải tạo rừng ha 17.930 1.800 4.500 3.630 4.000 4.000 a Rừng tự nhiên ha 12.460 1.460 3.000 2.000 3.000 3.000 b Rừng trồng ha 5.470 340 1.500 1.630 1.000 1.000 2.6 Trồng cây phân tán 1000c 10.157 2.324 2.177 2.030 1.885 1.741 III Khai thác rừng 3.1 Gỗ rừng tự nhiên m3 103.400 21.160 20.910 20.660 20.460 20.210 Khai thác chính m3 60.000 12.000 12.000 12.000 12.000 12.000 Khai thác tận dụng m3 43.400 9.160 8.910 8.660 8.460 8.210 3.2 Gỗ RT tập chung m3 1.890.000 405.000 405.000 360.000 360.000 360.000 3.3 Gỗ trồng phân tán m3 255.360 58.520 54.778 51.036 47.345 43.681 3.4 Nhựa thông Tấn 2.000 400 400 400 400 400 3.5 Song mây Tấn 660 200 160 120 100 80 3.6 Tre nứa tự nhiên 1000c 72.125 14.425 14.425 14.425 14.425 14.425 3.7 Tre luồng trồng 1000c 128.213 25.643 25.643 25.643 25.643 25.641 IV Chế biến lâm sản 4.1 Đồ mộc dân dụng, mỹ nghệ Tấn 1.000.000 200.000 200.000 200.000 200.000 200.000 4.2 Ván nhân tạo Tấn 1.500.000 300.000 300.000 300.000 300.000 300.000 4.3 Bột giấy + giấy bao bì Tấn 1.775.000 355.000 355.000 355.000 355.000 355.000 4.4 Ván luồng ép thanh Tấn 2.000.000 400.000 400.000 400.000 400.000 400.000 4.5 Nhựa thông Tấn 2.000 400 400 400 400 400 4.6 Đũa, tăm, mành Tấn 210.000 42.000 42.000 42.000 42.000 42.000 4.7 SP từ song mây Tấn 25.020 5.004 5.004 5.004 5.004 5.004 V Hoạt động khác 5.1 Sản xuất cây con Tr/c 200 40 40 40 40 40 5.2 Xây dựng khu du lịch sinh thái Khu 9 1 3 3 1 1 5.3 Phát triển LSNG ha 350 70 70 70 70 70 5.4 Giao rừng ha 44.160 14.142 16.810 13.208 5.5 Các công trình phụ trợ - Nhà nuôi cấy mô CT 2 1 1 - Vườn rừng ha 60 45 15 - Trại rừng ha 550 150 100 100 100 100 - Rừng giống ha 584 584 584 584 584 584 - Đường lâm nghiệp km 691 138 144 138 138 133 - Đường ranh cản lửa km 1.887 425 417 415 315 315 - Chòi canh lửa Chòi 174 29 42 39 35 29 - Bảng T.Truyền BVR Bảng 579 223 95 93 90 78 - Bể nước PCCR CT 76 19 17 14 13 13 - Trạm QLBV Trạm 42 7 11 12 7 5
{ "issuing_agency": "Tỉnh Thanh Hóa", "promulgation_date": "17/12/2011", "sign_number": "21/2011/NQ-HĐND", "signer": "Mai Văn Ninh", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-568-QD-TTg-phong-tang-danh-hieu-Chien-si-thi-dua-toan-quoc-66079.aspx
Quyết định 568/QĐ-TTg phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ----- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------- Số: 568/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHONG TẶNG DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA TOÀN QUỐC THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (Tờ trình số 15/TTr-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2008) và Trưởng ban Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương (Tờ trình số 510/TTr-BTĐKT ngày 24 tháng 4 năm 2008), QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc cho: Ông Trần Thọ Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư và Xây dựng Kiên Giang, tỉnh Kiên Giang, đã có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong phong trào Thi đua yêu nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Điều 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, Trưởng ban Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương và cá nhân có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận - UBND tỉnh Kiên Giang; - Ban Thi đua-Khen thưởng TW; - BTCN VPCP; - TTĐT; - Lưu: Văn thư, TCCV(3b), Mai (10b). KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Nguyễn Sinh Hùng
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "16/05/2008", "sign_number": "568/QĐ-TTg", "signer": "Nguyễn Sinh Hùng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-1374-2016-QD-UBND-quy-che-to-chuc-doi-thoai-truc-tuyen-Cong-Thong-tin-dien-tu-Hai-Phong-317419.aspx
Quyết định 1374/2016/QĐ-UBND quy chế tổ chức đối thoại trực tuyến Cổng Thông tin điện tử Hải Phòng
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1374/2016/QĐ-UBND Hải Phòng, ngày 13 tháng 07 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI TRỰC TUYẾN TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004; Căn cứ Luật Công nghệ thông tin năm 2006; Căn cứ Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; Căn cứ Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 32/TTr-STTTT ngày 30/5/2016; Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp số 16/BCTĐ-STP ngày 18/5/2016, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức đối thoại trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng. Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở, ban; ngành của thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Trưởng ban Biên tập Cổng thông tin điện tử thành phố; Giám đốc Trung tâm Thông tin và Truyền thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./. Nơi nhận: - VPCP; - Bộ TT&TT; - Cục Kiểm tra VB QPPL-BTP; - TTTU, TT HĐND TP; - CT, các PCT UBND TP; - Đoàn ĐBQH HP; - Như Điều 3; - Cổng TTĐTTP, Công báo TP; - CPVP; - Các CV UBND TP; - Lưu VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Xuân Bình QUY CHẾ TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI TRỰC TUYẾN TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 1374/2016/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Quy chế này quy định về hoạt động tổ chức đối thoại trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, lãnh đạo các Sở, ngành và cơ quan tương đương Sở (sau đây gọi chung là Sở); lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận, huyện với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. 2. Quy chế này không áp dụng đối với việc tiếp nhận, giải quyết, trả lời các đơn thư khiếu nại, tố cáo về các vụ việc cụ thể. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Sở Thông tin và Truyền thông; Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Sở Tài chính; Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng; Trung tâm Thông tin và Truyền thông; các cơ quan báo chí thành phố; Ban Biên tập và Trưởng Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng. 2. Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố; lãnh đạo các Sở; lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận, huyện. 3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tổ chức đối thoại trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng. Điều 3. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức đối thoại trực tuyến và trả lời trực tuyến 1. Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng (sau đây gọi là Ban Biên tập). 2. Ủy ban nhân dân thành phố, các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện. Chương II TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI TRỰC TUYẾN Điều 4. Nội dung đối thoại Bao gồm những vướng mắc, kiến nghị, ý kiến của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Nhà nước yêu cầu được giải đáp. Điều 5. Phương thức đối thoại 1. Giao tiếp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử thành phố. 2. Phiên đối thoại trực tuyến được tổ chức tại một địa điểm cụ thể, được thông báo trước mỗi phiên đối thoại tới các đại biểu tham dự trực tiếp; nội dung đối thoại được ghi lại và phát trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử thành phố dưới hai hình thức: bài viết có hình ảnh và bản ghi hình có âm thanh. 3. Trước khi diễn ra phiên đối thoại trực tuyến, Cổng thông tin điện tử thành phố đăng thông báo về chủ đề, người chủ trì, thời gian diễn ra phiên đối thoại, cách thức tiếp nhận câu hỏi để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp biết và gửi câu hỏi tham gia. Việc tiếp nhận câu hỏi chỉ chấm dứt khi kết thúc phiên đối thoại. Điều 6. Thời gian đối thoại 1. Định kỳ 6 tháng tổ chức một phiên đối thoại giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp; 2 tháng tổ chức một phiên đối thoại giữa lãnh đạo sở, Ủy ban nhân dân quận, huyện với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Trường hợp tháng có tổ chức đối thoại của lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố thì không tổ chức đối thoại ở cấp sở, ngành, quận, huyện. Trường hợp cần tổ chức phiên đối thoại đột xuất thì Ủy ban nhân dân thành phố sẽ có ý kiến chỉ đạo cụ thể. 2. Thời gian để tổ chức một phiên đối thoại từ 90 phút đến 120 phút. Điều 7. Chủ trì đối thoại trực tuyến 1. Đối với các vấn đề chung, thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân thành phố a) Căn cứ vào chủ đề đối thoại, Ban Biên tập đề xuất để Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố theo dõi lĩnh vực chủ trì phiên đối thoại. b) Căn cứ vào nội dung đối thoại, chủ trì phiên đối thoại sẽ triệu tập lãnh đạo các Sở, Ủy ban nhân dân quận, huyện tham gia đối thoại. 2. Đối với các vấn đề thuộc phạm vi của ngành, địa phương Căn cứ vào chủ đề đối thoại, Ban Biên tập đề xuất lãnh đạo Sở, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện chủ trì phiên đối thoại. Căn cứ vào nội dung đối thoại, chủ trì phiên đối thoại sẽ triệu tập lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc sở, Ủy ban nhân dân quận, huyện liên quan tham gia đối thoại. Điều 8. Tiếp nhận và tổng hợp câu hỏi 1. Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp gửi câu hỏi đến địa chỉ tiếp nhận sau: Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng Địa chỉ: Trụ sở Sở Thông tin và Truyền thông, số 62 Võ Thị Sáu, Máy Tơ, Ngô Quyền, Hải Phòng (cơ quan thường trực Ban Biên tập). Email: congthongtindientu@haiphong.gov.vn Website: doithoaitructuyen.haiphong.gov.vn Điện thoại: 0313.552288 2. Các câu hỏi được gửi đến địa chỉ tiếp nhận quy định tại Khoản 1 Điều này phải được lập sổ ghi chép đầy đủ thông tin: tên; địa chỉ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có câu hỏi; nội dung hỏi; thời gian tiếp nhận; ký xác nhận của cán bộ tiếp nhận. Các câu hỏi được tổng hợp, sắp xếp theo từng vấn đề, lĩnh vực và lưu trữ theo quy định. 3. Việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 22 Luật Công nghệ thông tin năm 2006. Điều 9. Xây dựng kế hoạch tổ chức và kịch bản nội dung 1. Căn cứ kết quả tổng hợp câu hỏi từ các địa chỉ tiếp nhận, Ban Biên tập có trách nhiệm sàng lọc, lựa chọn những câu hỏi mang tính đại diện cho nhiều người hoặc được nhiều người quan tâm về từng lĩnh vực cụ thể để phối hợp xây dựng kế hoạch tổ chức, kịch bản nội dung từng phiên đối thoại. 2. Kế hoạch tổ chức từng phiên đối thoại trực tuyến phải nêu rõ: mục đích, yêu cầu; thời lượng chương trình; thời gian; địa điểm, cách thức tổ chức đối thoại; họ tên, chức vụ lãnh đạo trả lời và trách nhiệm phối hợp của các đơn vị có liên quan. Kế hoạch tổ chức phải được Trưởng Ban Biên tập phê duyệt. 3. Kịch bản nội dung của từng phiên đối thoại phải nêu rõ: nội dung các câu hỏi và câu trả lời. Đây là những câu hỏi của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã chuyển đến các địa chỉ tiếp nhận câu hỏi trước khi phiên đối thoại diễn ra, được Ban Biên tập tổng hợp và được cơ quan chức năng trả lời. Kịch bản nội dung phải được Trưởng Ban Biên tập phê duyệt. Điều 10. Quy trình tổ chức, phát trực tuyến, đảm bảo an toàn an ninh thông tin 1. Quy trình tổ chức a) Trước khi tổ chức phiên đối thoại trực tuyến ít nhất 15 ngày, kế hoạch tổ chức phải được ban hành. b) Trước khi tổ chức phiên đối thoại trực tuyến ít nhất 14 ngày, Cổng thông tin điện tử thành phố đăng thông báo kế hoạch tổ chức để các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp được biết và tham gia đặt câu hỏi. c) Trước khi tổ chức phiên đối thoại trực tuyến ít nhất 07 ngày, nội dung câu hỏi phải được chuyển đến các cá nhân, đơn vị có trách nhiệm liên quan để trả lời. Các câu hỏi nhận sau thời gian này tiếp tục được gửi đến các cá nhân, đơn vị liên quan để trả lời cho đến khi kết thúc phiên đối thoại. d) Trước khi tổ chức phiên đối thoại trực tuyến ít nhất 03 ngày, các cá nhân, đơn vị có trách nhiệm chuyển lại Ban Biên tập nội dung câu trả lời để xây dựng kịch bản nội dung. đ) Trước khi tổ chức phiên đối thoại trực tuyến ít nhất 02 ngày, Ban Biên tập chuyển kịch bản nội dung cho các cá nhân, đơn vị liên quan để chuẩn bị cho phiên đối thoại. e) Việc gửi nội dung câu hỏi, câu trả lời giữa các đơn vị được thực hiện qua đường thư điện tử công vụ. g) Trường hợp câu hỏi không liên quan đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của cơ quan mà người chủ trì đối thoại trực tuyến phụ trách thì sau chậm nhất 03 ngày kể từ khi kết thúc phiên đối thoại, Ban Biên tập chuyển đến cho các đơn vị liên quan để trả lời theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo ngay cho tổ chức, cá nhân sau khi chuyển câu hỏi. h) Trường hợp câu hỏi không liên quan đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của Ủy ban nhân dân thành phố thì Ban Biên tập phải thông báo ngay cho tổ chức, cá nhân gửi câu hỏi. i) Trường hợp câu hỏi thuộc phạm vi, lĩnh vực hoạt động của cơ quan mà người chủ trì đối thoại trực tuyến phụ trách nhưng chưa được trả lời trong phiên đối thoại thì Ban Biên tập phải phối hợp với cơ quan, chức năng thực hiện trả lời chậm nhất 15 ngày sau khi phiên đối thoại kết thúc. Câu trả lời phải được đăng trên Cổng thông tin điện tử thành phố. k) Trường hợp câu hỏi thuộc phạm vi, lĩnh vực hoạt động của cơ quan chủ trì đối thoại trực tuyến nhưng không được trả lời thì phải nêu rõ lý do và thông báo ngay cho tổ chức, cá nhân sau khi phiên đối thoại kết thúc. l) Trường hợp câu hỏi được gửi đến sau khi kịch bản nội dung được phê duyệt sẽ tiếp tục được Ban Biên tập lựa chọn đưa ra trực tiếp tại phiên đối thoại. Việc trả lời các câu hỏi này thuộc trách nhiệm của người chủ trì đối thoại trực tuyến. Trưởng Ban Biên tập chịu trách nhiệm phê duyệt nội dung các câu hỏi và câu trả lời này trước khi đăng tải. 2. Phiên đối thoại được phát trực tuyến và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng (www.haiphong.gov.vn). Trước khi dữ liệu được đăng tải trực tuyến, cần được kiểm duyệt lần cuối của Trưởng Ban Biên tập Hải Phòng. 3. Đảm bảo nghiêm ngặt an toàn an ninh thông tin cho Cổng thông tin điện tử thành phố trong quá trình diễn ra các phiên đối thoại trực tuyến. Chương III TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI TRỰC TUYẾN Điều 11. Trách nhiệm của Ban Biên tập và Trưởng Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng 1. Ban Biên tập đề xuất chủ đề đối thoại, thời điểm đối thoại trên cơ sở thực tiễn và yêu cầu của dư luận xã hội, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. 2. Ban Biên tập xây dựng kế hoạch tổ chức, kịch bản nội dung từng phiên đối thoại trên cơ sở chủ đề và thời điểm đối thoại đã được phê duyệt, đảm bảo chất lượng và đúng quy trình. 3. Ban Biên tập chỉ đạo, bố trí các đơn vị, cán bộ liên quan tổng hợp câu hỏi; điều phối các câu hỏi tiếp nhận đến cơ quan có chức năng để nghiên cứu trả lời. 4. Ban Biên tập có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Khoản 3, Điều 8 Quy chế này và theo quy định của pháp luật. 5. Trưởng Ban Biên tập có trách nhiệm phê duyệt Kế hoạch tổ chức, kịch bản nội dung và nội dung đối thoại trực tuyến đăng tải trên Cổng thông tin điện tử thành phố. 6. Định kỳ 01 năm, Trưởng Ban Biên tập chủ trì họp Ban Biên tập với các đối tượng áp dụng tại Khoản 1 và 2 Điều 2 Quy chế này để sơ kết hoạt động và đề ra phương hướng thời gian tiếp theo. Ngoài các buổi họp định kỳ, Trưởng Ban Biên tập có thể tổ chức các buổi họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc theo đề nghị của các thành viên. Điều 12. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông 1. Theo dõi các phiên đối thoại trực tuyến, kịp thời tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố những vấn đề phát sinh đối với lĩnh vực quản lý thông tin trên mạng liên quan đến việc đăng tải nội dung các phiên đối thoại trực tuyến. 2. Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn thành phố giới thiệu, tuyên truyền các phiên đối thoại trực tuyến để người dân, tổ chức, doanh nghiệp theo dõi và tham gia. 3. Chỉ đạo các đơn vị liên quan đảm bảo hạ tầng kỹ thuật - công nghệ, an toàn an ninh thông tin phục vụ hoạt động đối thoại thông suốt, ổn định và an toàn. Điều 13. Trách nhiệm của Trung tâm Thông tin và Truyền thông 1. Là đầu mối tham mưu tổ chức, điều hành chung mọi hoạt động đối thoại trực tuyến. 2. Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, nhân lực để tổ chức các phiên đối thoại. 3. Lập dự toán kinh phí cho hoạt động đối thoại theo quy định. Điều 14. Trách nhiệm của lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất việc giải đáp những câu hỏi của cá nhân, tổ chức doanh nghiệp để trả lời tại phiên đối thoại trực tuyến. Điều 15. Trách nhiệm của lãnh đạo các Sở; lãnh đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện 1. Tổ chức giải đáp những câu hỏi của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp gửi đến theo sự điều phối của Ban Biên tập. 2. Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin trả lời và thời gian trả lời những vướng mắc, kiến nghị, ý kiến của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. 3. Báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và thông tin tới Ban Biên tập những vấn đề phát sinh, những vướng mắc, kiến nghị, ý kiến khó trả lời, cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan hoặc những vướng mắc, kiến nghị, ý kiến phải xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố trước khi trả lời. 4. Cử cán bộ có đủ thẩm quyền, trình độ, năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm đại diện đơn vị tham gia đối thoại trực tuyến. Điều 16. Trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố 1. Theo dõi Kế hoạch tổ chức đối thoại trực tuyến hàng quý, kịp thời tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo những vấn đề được trả lời trong các phiên đối thoại. 2. Tham mưu lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố; đôn đốc lãnh đạo các sở; lãnh đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện trong việc chuẩn bị trả lời; phối hợp với Ban Biên tập và Trung tâm Thông tin và Truyền thông thực hiện Kế hoạch tổ chức đối thoại trực tuyến, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố những vấn đề phát sinh có liên quan. Điều 17. Trách nhiệm của Sở Tài chính Phối hợp Trung tâm Thông tin và Truyền thông tổng hợp nhu cầu kinh phí tổ chức đối thoại trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử thành phố trong dự toán kinh phí nghiệp vụ hàng năm của Trung tâm Thông tin và Truyền thông, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, trình Hội đồng nhân dân thành phố phê duyệt. Điều 18. Trách nhiệm của Công an thành phố 1. Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông bảo đảm an toàn an ninh thông tin cho các phiên đối thoại trực tuyến. 2. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông theo dõi, giám sát thông tin các phiên đối thoại trực tuyến; điều tra các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình truyền, đưa hoặc lưu trữ thông tin. Điều 19. Trách nhiệm của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng 1. Tổ chức ghi hình các phiên đối thoại và phát trên sóng của Đài Phát thanh Truyền hình Hải Phòng. 2. Phối hợp với Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử thành phố phát hình ảnh trên chuyên trang Đối thoại trực tuyến. Điều 20. Trách nhiệm của các cơ quan báo chí thành phố Tuyên truyền, phổ biến thông tin về nội dung phiên đối thoại trước và sau khi phiên đối thoại diễn ra. Điều 21. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp gửi câu hỏi 1. Cá nhân gửi câu hỏi phải cung cấp thông tin: họ tên cá nhân, địa chỉ thường trú, số điện thoại. Tổ chức, doanh nghiệp gửi câu hỏi phải cung cấp thông tin: tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở, số điện thoại. 2. Gửi câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến nội dung đối thoại quy định tại Điều 4 Quy chế này. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 22. Chế độ báo cáo và kiểm tra Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Quy chế này; định kỳ sáu tháng và một năm tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố. Điều 23. Khen thưởng, xử lý vi phạm Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Quy chế này được xét khen thưởng theo quy định. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm theo quy định tại Quy chế này thì tùy theo mức độ, tính chất vi phạm sẽ bị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Điều 24. Tổ chức thực hiện Các tổ chức, cá nhân tham gia đối thoại trực tuyến có trách nhiệm thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề cần được xem xét sửa đổi, bổ sung, Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổng hợp, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.
{ "issuing_agency": "Thành phố Hải Phòng", "promulgation_date": "13/07/2016", "sign_number": "1374/2016/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Xuân Bình", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Quyet-dinh-31-2018-QD-UBND-sua-doi-muc-thu-phi-tham-quan-Binh-Dinh-390473.aspx
Quyết định 31/2018/QĐ-UBND sửa đổi mức thu phí thăm quan Bình Định
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 31/2018/QĐ-UBND Bình Định, ngày 20 tháng 7 năm 2018 QUYẾT ĐỊNH SỬA ĐỔI MỨC THU PHÍ THĂM QUAN TẠI MỘT SỐ ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; Căn cứ Thông tư số 250/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Nghị quyết số 08/2018/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi mức thu phí thăm quan tại một số điểm trên địa bàn tỉnh Bình Định; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Sửa đổi mức thu phí thăm quan tại một số điểm trên địa bàn tỉnh Bình Định cụ thể như sau: STT Địa điểm thu phí Mức thu phí cụ thể* (đồng/lần/người) 1 Tháp Đôi 20.000 2 Tháp Bánh Ít 15.000 3 Tháp Dương Long 15.000 4 Tháp Cánh Tiên 15.000 5 Bảo tàng Tổng hợp Bình Định 10.000 (*) Mức thu được áp dụng thống nhất đối với người Việt Nam và người nước ngoài đến thăm quan. Điều 2. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục thuế tỉnh và các đơn vị liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 08 năm 2018 và sửa đổi nội dung quy định mức thu phí thăm quan tại điểm b Khoản 3 Điều 2 Quyết định số 75/2016/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định các loại phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Bình Định. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Văn hóa - Thể thao, Du lịch; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ Tài chính (để báo cáo); - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL); - TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (để báo cáo); - Đoàn ĐBQH tỉnh; - Ủy ban MTTQVN tỉnh; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Sở Tư pháp; Sở TT&TT; - LĐVP UBND tỉnh, CV; - TT Công báo tỉnh; - Lưu: VT, K17. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Hồ Quốc Dũng
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Định", "promulgation_date": "20/07/2018", "sign_number": "31/2018/QĐ-UBND", "signer": "Hồ Quốc Dũng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-584-QD-BGDDT-2022-phe-duyet-Danh-muc-bo-sung-sach-giao-khoa-lop-3-505708.aspx
Quyết định 584/QĐ-BGDĐT 2022 phê duyệt Danh mục bổ sung sách giáo khoa lớp 3
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 584/QĐ-BGDĐT Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2022 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT DANH MỤC BỔ SUNG SÁCH GIÁO KHOA LỚP 3 SỬ DỤNG TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa; Thông tư số 23/2020/TT-BGDĐT ngày 06/8/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TTBGDĐT ngày 22/12/2017; Xét biên bản thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn Tin học lớp 3; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Danh mục bổ sung sách giáo khoa lớp 3 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Văn phòng Quốc hội (để b/c); - Văn phòng Chủ tịch nước (để b/c); - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (để b/c); - Văn phòng Chính phủ (để b/c); - Ban Tuyên giáo TW (để b/c); - Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Như điều 3 (để thực hiện); - Lưu: VT, Vụ GDTH. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Kim Sơn DANH MỤC BỔ SUNG SÁCH GIÁO KHOA LỚP 3 SỬ DỤNG TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (Phê duyệt kèm theo Quyết định số 584/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) TT Tên sách Tên tác giả Nhà xuất bản 1. Tin học 3 Nguyễn Tương Tri (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Phúc Xuân Quỳnh. Nhà xuất bản Đại học Huế 2. Tin học 3 Trần Trung (Chủ biên), Trịnh Thị Phương Thảo, Chu Vĩnh Quyên, Nguyễn Thị Thu Phương, Nguyễn Ngọc Giang, Nguyễn Phát Tài, Đào Thị Thêm. Nhà xuất bản Đại học Vinh
{ "issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo", "promulgation_date": "28/02/2022", "sign_number": "584/QĐ-BGDĐT", "signer": "Nguyễn Kim Sơn", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Bao-cao-274-BC-STP-VP-2021-cong-tac-tu-phap-thang-01-So-Tu-phap-Ho-Chi-Minh-545626.aspx
Báo cáo 274/BC-STP-VP 2021 công tác tư pháp tháng 01 Sở Tư pháp Hồ Chí Minh
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỞ TƯ PHÁP ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 274/BC-STP-VP Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 01 năm 2021 BÁO CÁO CÔNG TÁC TƯ PHÁP THÁNG 01/2021 I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CÔNG TÁC 1. Công tác văn bản và tư vấn pháp luật - Phối hợp với Sở Nội vụ thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thành lập Thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM theo Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 và việc sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn TP. HCM và Nghị quyết 131/2020/QH14 ngày 16/11/2020 của Quốc Hội về tổ chức Chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Góp ý, thẩm định 36 dự thảo1 văn bản các loại (giảm 02 dự thảo so với cùng kỳ năm 2020) như: góp ý Dự thảo Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 và hàng năm, Nghị định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định 101/2015/NĐ-CP của Chính phủ, thẩm định dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 57/2015/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 về ban hành Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.... - Tư vấn 87 vụ việc (tăng 48 vụ việc so với cùng kỳ năm 2020) theo yêu cầu của UBNDTP, sở, ngành liên quan đến lĩnh vực đất đai, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất, giải quyết khiếu nại và lĩnh vực đầu tư; tham dự 26 cuộc họp (giảm 14 cuộc so với cùng kỳ năm 2020) để tham gia góp ý dự thảo văn bản, tư vấn pháp lý giải quyết vấn đề liên quan đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Thành phố. - Ban hành Kế hoạch số 14/KH-STP-VB ngày 04/01/2021 triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tiếp tục thực hiện rà soát các Hợp đồng BT đã ký kết theo chỉ đạo của UBNDTP; tiếp tục tham mưu UBNDTP về vụ kiện của ông Shin Dong Baig. 2. Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản Sở Tư pháp trình UBNDTP ban hành Kế hoạch số 4963/KH-UBND ngày 22/12/2020 về kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng Cơ sở dữ liệu Quốc gia về pháp luật năm 2021; báo cáo số 5894/BC-STP-KTrVB ngày 21/12/2020 về tình hình thực hiện Luật Tiếp cận thông tin và văn bản hướng dẫn thi hành. a. Về kiểm tra văn bản: đã tự kiểm tra 06 văn bản do UBNDTP ban hành; kiểm tra theo thẩm quyền 05 văn bản QPPL do UBND quận-huyện gửi. Qua bước đầu kiểm tra, hầu hết các văn bản phù hợp quy định pháp luật, tuy nhiên vẫn còn sai sót trong kỹ thuật trình bày văn bản, Sở Tư pháp đã chủ động trao đổi với các đơn vị để rút kinh nghiệm. Đề nghị UBND Quận 3 thực hiện tự kiểm tra, xử lý Quyết định số 799/QĐ-UBND ngày 27/11/2020 do ban hành chưa phù hợp với quy định (Công văn số 5893/STP-KTVB ngày 21/12/2020). - Thực hiện tự kiểm tra và lập danh mục văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao. b. Về rà soát văn bản: Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành có quy định liên quan đến nội dung cam kết của Việt Nam tại Hiệp định CPTPP và EVFTA (Báo cáo số 5875/BC-STP-KTVB ngày 18/12/2020). - Triển khai chuyên đề rà soát văn bản của Thành phố sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 36/2020/QĐ-TTg bãi bỏ văn bản của Thủ tướng. - Đề nghị Sở, ban, ngành rà soát, cập nhật việc xử lý các văn bản QPPL của Thành phố qua các chuyên đề rà soát văn bản năm 2019 - 2020; báo cáo bổ sung tình hình xử lý 242 văn bản QPPL không còn phù hợp tại kết quả Hệ thống hóa kỳ 2014-2018. - Cập nhật 06 Quyết định của UBNDTP lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. 3. Công tác theo dõi thi hành pháp luật a. Công tác xử lý vi phạm hành chính: Tham mưu UBNDTP: báo cáo công tác THPL về XLVPHC kỳ báo cáo năm 2020, góp ý dự thảo Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC của Bộ Tư pháp, ban hành Kế hoạch quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính năm 2021, ủy quyền phê duyệt phương án tháo dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ2. - Có ý kiến gửi Sở-ngành, quận-huyện về xử lý các vụ việc VPHC3. b. Công tác bồi thường nhà nước: góp ý đối với việc đánh giá, chấm điểm kết quả thực hiện công tác bồi thường nhà nước; có ý kiến về thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước4. c. Công tác theo dõi thi hành pháp luật: Tham mưu UBNDTP Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2021 trên địa bàn TP. HCM; Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2018-2022. c. Công tác tham mưu về thi hành án hành chính; phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật: - Tham mưu UBNDTP về đôn đốc, thi hành án hành chính5; có ý kiến, góp ý các dự thảo liên quan đến công tác tham mưu về thi hành án hành chính, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật6. 4. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở; công tác trợ giúp pháp lý; công tác báo chí a. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở - Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL): Tham mưu UBNDTP ban hành Kế hoạch số 6009/KH-UBND ngày 25/12/2020 về công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Ban hành Kế hoạch 5852/KH-STP-PBGDPL ngày 17/12/2020 về thực hiện Đề án “Tuyên truyền PBGDPL về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021” năm 2020 và năm 2021. Báo cáo kết quả thực hiện Công ước chống tra tấn7 và các Đề án tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật8; báo cáo kết quả công tác hòa giải ở cơ sở năm 2020 (số 5853/BC-STP ngày 17/12/2020); góp ý dự thảo văn bản liên quan đến lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở theo đề nghị của cơ quan, đơn vị9. - Về tài liệu tuyên truyền: Xây dựng 25 tin hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở đăng trên trang thông tin điện tử của Sở và Cổng thông tin Tuyên truyền phổ biến pháp luật Thành phố. - Về công tác chuẩn tiếp cận pháp luật: Hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với nhiệm vụ xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021. b. Công tác trợ giúp pháp lý - Trong tháng, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước đã thực hiện trợ giúp 603 người/vụ việc, trong đó: kỳ trước chuyển qua là 562 người/vụ việc, phát sinh trong tháng là 41 người/vụ việc (phát sinh trong kỳ giảm 06 người/vụ việc so với tháng 01/2020). - Tiếp tục thực hiện Quyết định số 3682/QĐ-UBND ngày 19/7/2016 của UBNDTP về phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em Thành phố giai đoạn 2016 - 2020: cử người thực hiện TGPL tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ cho 27 trường hợp là người chưa thành niên, đại diện ngoài tố tụng cho 01 trường hợp là trẻ em. - Tổ chức đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý đối với các vụ việc phức tạp trong năm 2019 và 06 tháng đầu năm 2020 và thông báo kết quả đánh giá đến các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý. c. Công tác báo chí - Tiếp tục bám sát tôn chỉ mục đích, thực hiện tuyên truyền đậm nét những vấn đề thời sự chính trị nổi bật như: Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành Trung ương khóa XII; Các bộ, ngành tổng kết hoạt động năm 2020 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác 2021... - Theo sát, kịp thời phản ánh các vấn đề thời sự, dân sinh của Thành phố và cả nước, trong đó có các vấn đề đáng quan tâm như: Việt Nam chính thức tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19; Giải pháp cho nhà siêu mỏng sau khi mở rộng đường; Hiểu đúng việc CSGT dán thông báo vi phạm lên kính ô tô; TPHCM cấp bách tháo gỡ khó khăn dự án ngăn triều 10.000 tỉ;... - Đấu tranh, phê phán một số vụ việc tiêu cực: Cảnh báo chuyện mất tiền tỉ vì mua đất ảo; Phát hiện nhiều người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Đà Nẵng; Chiêu trò che biển số né CSGT phạt nguội trên cao tốc... - Phân tích pháp lý, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật như các bài: Nhiều vướng mắc khi xử lý vi phạm xây dựng; phỏng vấn ý kiến của một số chuyên gia về đề xuất bổ nhiệm thẩm phán suốt đời ... - Ca ngợi, tôn vinh những tấm gương người tốt, việc tốt, những mô hình tích cực: Những “hiệp sĩ” xuyên đêm cứu hộ miễn phí; Khởi nghiệp từ vỏ sầu riêng, hạt bơ, bưởi non; những câu chuyện đằng sau việc áp dụng kỹ thuật ECMO ở Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM và hành trình đưa kỹ thuật này ứng dụng rộng rãi, cứu sống ngoạn mục nhiều bệnh nhân ở khu vực phía Nam... - Cập nhật các tin tức sự kiện thời sự thế giới: Cuộc náo loạn ngày 6-1 tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ; Nước Mỹ lúng túng trước đòn tấn công mạng quy mô lớn; Thông tin về không khí đón Giáng sinh và năm mới trên thế giới sau một năm thảm họa ... 5. Công tác hộ tịch - quốc tịch - Báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về kết quả rà soát, giải quyết đăng ký khai sinh cho trẻ em cư trú trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Công văn số 6011/STP-HT ngày 28/12/2020). - Triển khai Công văn số 4756/BTP-HTQTCT ngày 18/12/2020 của Bộ Tư pháp hướng dẫn xử lý một số vướng mắc liên quan đến số định danh cá nhân của trẻ đăng ký khai sinh từ ngày 01/01/2016 tại Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện (Công văn số 6087/STP-HT ngày 30/12/2020). - Báo cáo Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp về việc xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài (03 trường hợp); danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế. - Tiếp nhận và xử lý 13 hồ sơ quốc tịch (giảm 08 hồ sơ so với cùng kỳ năm 2020) và trình UBNDTP 04 hồ sơ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (giảm 05 hồ sơ so với cùng kỳ năm 2020), cấp 1.870 bản sao giấy tờ hộ tịch. - Có 56 công văn phúc đáp Ban Tổ chức Thành ủy, Sở-ngành, hướng dẫn quận-huyện, người dân các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ hộ tịch, xác minh hồ sơ hộ tịch, quốc tịch xác minh nguồn gốc trẻ em bị bỏ rơi. 6. Công tác lý lịch tư pháp - Tiếp nhận mới 7.024 hồ sơ yêu cầu cấp phiếu LLTP (giảm 20,4% so với cùng kỳ năm 2020); trong đó tiếp nhận 1.376 hồ sơ trực tuyến (đạt tỷ lệ 19,6%), 725 hồ sơ nộp qua dịch vụ bưu chính (đạt tỷ lệ 10,3%). - Giải quyết cấp 8.709 phiếu LLTP (trong đó có 6.052 phiếu LLTP số 1 và 2.657 phiếu LLTP số 2); xóa 315 án tích tại Sở. - Thực hiện việc tiếp nhận phân loại, xử lý thông tin LLTP; tiếp tục thực hiện việc nhập cơ sở dữ liệu LLTP; tập trung xử lý hồ sơ án tích trễ hạn. - Xây dựng Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 12/12/2020 của UBNDTP về nâng cao chất lượng công tác Lý lịch tư pháp trên địa bàn Thành phố. 7. Công tác bổ trợ tư pháp a. Lĩnh vực luật sư: trình UBNDTP phê chuẩn kết quả Đại hội Đoàn Luật sư Thành phố nhiệm kỳ VII (Công văn số 5865/STP-BTTP ngày 17/12/2020); Báo cáo UBND Thành phố theo chỉ đạo tại Phiếu chuyển số 37303/PC-VP ngày 27/8/2019 (Công văn số 6092/STP-BTTP ngày 30/12/2020); phối hợp Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong công tác kiểm tra tập sự hành nghề luật sư; có 02 văn bản10 phúc đáp liên quan đến lĩnh vực luật sư theo đề nghị của cơ quan, tổ chức. b. Lĩnh vực công chứng - chứng thực: Triển khai đến các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn Thành phố thông tư số 06/2020/TT-BTP ngày 17/12/2020 của Bộ Tư pháp (Công văn số 79/STP-BTTP ngày 07/01/2021) và Quyết định số 1081/QĐ-STNMT-VPĐK ngày 30/12/2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường liên quan đến lĩnh vực công chứng (Công văn số 78/STP-BTTP ngày 07/01/2021). - Ban hành Quyết định phê duyệt danh sách cộng tác viên dịch thuật theo đề nghị của Phòng Tư pháp Quận Phú Nhuận (10 trường hợp), Quận Gò vấp (02 trường hợp), Quận 9 (01 trường hợp); xóa tên cộng tác viên dịch thuật khỏi danh sách cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp Quận 9 (05 trường hợp). c. Lĩnh vực thừa phát lại: Cung cấp thông tin, sửa lỗi kỹ thuật vi bằng; xác minh một số vi bằng và trả kết quả bằng thư điện tử; đăng ký 3.082 vi bằng (tăng 21,1% so với cùng kỳ năm 2020). d. Lĩnh vực mua sắm tập trung - đấu giá tài sản: Báo cáo về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản (Công văn số 6119/STP-BTTP ngày 31/12/2020); tổ chức Tọa đàm về đấu giá trực tuyến; xây dựng dự thảo Đề án “Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về đấu giá tài sản trên địa bàn TP.HCM”, gửi các cơ quan, đơn vị liên quan góp ý (Công văn số 5948/STP-BTTP ngày 23/12/2020). đ. Lĩnh vực Giám định tư pháp Tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; công bố danh sách Giám định viên tư pháp, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập, người giám định tư pháp theo vụ việc và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trên địa bàn TP.HCM (Quyết định số 574/QĐ-STP-BTTP ngày 31/12/2020). e. Công tác Trọng tài thương mại Báo cáo số 6091/BC-STP ngày 30/12/2020 tổng kết việc thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Trọng tài thương mại đến năm 2020 tại TP.HCM”. 8. Công tác tổ chức a. Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy: ban hành Quyết định số 52/QĐ-STP ngày 20/02/2020 sửa đổi Quy chế chi tiêu nội bộ Sở Tư pháp; Quyết định số 548/QĐ-STP ngày 22/12/2020 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tập thể lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức tại Sở Tư pháp. Triển khai thực hiện việc kiểm điểm, đánh giá xếp loại đối với tập thể, thành viên Ban Giám đốc Sở Tư pháp; đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tập thể lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức tại Sở Tư pháp năm 2020. b. Công tác đào tạo, bồi dưỡng: rà soát các đối tượng đã và chưa qua bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, đăng ký danh sách cán bộ đối tượng 2 tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; rà soát, bổ sung đăng ký nhu cầu đào tạo cao cấp lý luận chính trị năm 2021; báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức năm 2020 và giai đoạn 2016-2020 (số 6030/BC-STP-TC ngày 28/12/2020). c. Chế độ chính sách: ban hành Quyết định thôi việc đối với 03 cá nhân; báo cáo số 93/BC-STP-TC ngày 08/01/2021 kết quả thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2020; báo cáo việc thực hiện Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và đề xuất việc sử dụng, cơ chế hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. 9. Công tác thanh tra, kiểm tra a. Về thanh tra, kiểm tra: Ban hành 08 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổng số tiền phạt là 43.500.000 đồng. b. Về tiếp nhận, xử lý đơn thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo: đã tiếp nhận và xử lý 24 đơn (tỷ lệ 100%); ban hành Thông báo số 6036/TB-STP-TTR ngày 28/12/2020 về lịch tiếp công dân năm 2021 của Ban Giám đốc Sở Tư pháp; tiếp 02 trường hợp công dân trực tiếp đến liên hệ trình bày, phản ánh, kiến nghị về đơn, thư khiếu nại tố cáo. 10. Công tác văn phòng, thi đua, tổng hợp a. Công tác tổng hợp - báo cáo: Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tư pháp, phong trào thi đua yêu nước năm 2020 và triển khai công tác năm 2021; ban hành Chương trình công tác trọng tâm ngành Tư pháp năm 2021 (Quyết định số 567/QĐ-STP ngày 30/12/2020); báo cáo tình hình triển khai Quyết định số 45/2018/QĐ-TTg ; báo cáo thống kê công tác văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ năm 2020. b. Công tác thi đua - khen thưởng: ban hành Kế hoạch 6035/KH-STP-VP ngày 28/12/2020 phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2021; góp ý Đề án tổ chức Phong trào thi đua sáng tạo và các Giải thưởng sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030 và các văn bản liên quan Đề án; ban hành Quyết định số 08/QĐ-STP-VP ngày 07/01/2021 quy định về chấm điểm thi đua trong công tác Tư pháp cấp huyện năm 2021. c. Công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính: triển khai một số giải pháp nâng cao Chỉ số cải cách hành chính; góp ý Kế hoạch triển khai “Đề án Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử gắn với đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính”. d. Công tác tài chính - quản trị: tiếp tục triển khai thực hiện và giải ngân các gói thầu thuộc Đề án “Triển khai tạo lập cơ sở dữ liệu đầu kỳ cho cơ sở dữ liệu hộ tịch tại Sở Tư pháp”; lập danh sách gửi Công an Thành phố phối hợp cấp đổi từ CMND sang thẻ CCCD cho công chức, người lao động của Sở Tư pháp; ban hành Quyết định số 575/QĐ-STP ngày 31/12/2020 về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước 2021. - Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của UBNDTP về phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. - Tiếp nhận 11.577 hồ sơ các loại (giảm 18% so với cùng kỳ năm 2020); tổng lệ phí thu được 1.354.540.000 đồng. II. PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC THÁNG 02/2021 1. Tiếp tục tham mưu cho UBNDTP nâng cao chất lượng công tác ban hành văn bản QPPL trên địa bàn Thành phố; theo dõi việc lập danh mục văn bản QPPL của HĐND và UBNDTP quy định chi tiết văn bản QPPL của Trung ương. 2. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả, chính xác, kịp thời công tác tư vấn pháp lý cho Thành ủy, HĐND, UBNDTP; đảm bảo thẩm định 100% các dự thảo văn bản QPPL của các sở, ngành gửi đến theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 3. Tổng hợp, thẩm định và báo cáo UBNDTP kết quả rà soát 03 chuyên đề; thực hiện nhiệm vụ của Tổ trưởng Tổ Công tác tham mưu giải quyết Vụ kiện số 93/18HCM tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC). 4. Trình Ủy ban nhân dân Thành phố xác định lĩnh vực trọng tâm theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2021. 5. Tiếp tục thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2018-2021 trong năm 2020; Kế hoạch thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Trung ương và Thành phố; Kế hoạch phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với các cơ quan, đơn vị theo các Chương trình liên tịch của Trung ương, Thành phố. 6. Tổ chức Tọa đàm về nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống giả mạo giấy tờ, chủ thể trong hoạt động công chứng, chứng thực trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; ban hành Kế hoạch triển khai Luật Giám định tư pháp sửa đổi, bổ sung và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nghị định 57/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 85/2013/NĐ-CP . 7. Rà soát, sắp xếp lại chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Sở, Thanh tra Sở và các phòng chuyên môn, sắp xếp, bố trí nhân sự theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP (sau khi được UBNDTP phê duyệt Đề án). 8. Triển khai các cuộc thanh tra kiểm tra theo Kế hoạch thanh tra năm 2021 số 231/KH-TTR ngày 04/12/2020. 9. Giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp. 10. Ban hành Kế hoạch hoạt động của Khối Thi đua I Thành phố, tổ chức ký kết giao ước thi đua năm 2021 giữa các đơn vị trong Khối; tham gia các hoạt động, ký kết giao ước thi đua Khu vực Miền Đông Nam Bộ theo Kế hoạch của Trưởng Khu vực. 11. Tổ chức tốt các hoạt động chăm lo Tết Nguyên đán cho công chức, người lao động; đảm bảo,an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy tại trụ sở cơ quan trong dịp Tết Nguyên đán./. Nơi nhận: - Bộ Tư pháp; - UBNDTP; - Ban Nội chính Thành ủy; - Đ/c Ngô Minh Châu - PCT UBNDTP; - Văn phòng UBNDTP; - Cục Công tác phía Nam, Bộ Tư pháp; - Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố; - Bộ phận Tin học (để đăng Web); - Lưu: VT-TH. GIÁM ĐỐC Huỳnh Văn Hạnh 1 Thẩm định 05 dự thảo, góp ý 31 dự thảo 2 Công văn số: 5813/STP-THPL ngày 15/12/2020, 6072/STP-THPL ngày 30/12/2020. 3 02 công văn: Công văn số 6081/STP-THPL ngày 31/12/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh có điều kiện; Công văn số 91/STP-THPL ngày 08/01/2021 về việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đối với ông Lê Thanh Sang. 4 Công văn số 145/STP-THPL ngày 13/01/2021; Công văn số 134/STP-THPL ngày 12/01/2021. 5 Công văn số 4942/STP-THPL ngày 22/10/2020; 5058/STP-THPL ngày 28/10/2020 6 Công văn số: 90/STP-THPL ngày 08/01/2021 gửi Cục THADS TP thông tin kết quả thi hành Bản án hành Chính phúc thẩm số 920/2019/HC-PT ngày 26/12/2019; 5805/STP-THPL ngày 15/12/2020 góp ý dự thảo Kế hoạch "Đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong hình phạt tù tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021" của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 25/STP-THPL ngày 05/01/2021 góp ý dự thảo báo cáo Hội nghị đối thoại giữa người khuyết tật với Sở, ngành năm 2020 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; 227/STP-THPL ngày 15/01/2021 góp ý hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Sở Công thương. 7 Báo cáo số 6039/STP-PBGDPL ngày 28/12/2020 8 Báo cáo số 92/BC-STP-PBGDPL ngày 08/01/2021 kết quả thực hiện Đề án Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021 trong năm 2020: Báo cáo số 109/BC-STP-PBGDPL ngày 11/01/2021 về kết quả thực hiện Đề án Tăng cường PBGDPL cho người đang chấp hành hình phạt tù, người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý vi phạm hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 9 Công văn số: 5857/STP-PBGDPL, 5871/STP-PBGDPL, 5872/STP-PBGDPL ngày 17/12/2020; 89/STP-PBGDPL ngày 08/01/2021 10 Công văn số 5914/STP-BTTP ngày 22/12/2020 cung cấp thông tin theo đề nghị của Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai; Công văn số 5978/STP-BTTP ngày 24/12/2020 phúc đáp văn bản của Công ty luật TNHH Baker & Mckenzie (Việt Nam).
{ "issuing_agency": "Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "20/01/2021", "sign_number": "274/BC-STP-VP", "signer": "Huỳnh Văn Hạnh", "type": "Báo cáo" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2650-QD-UBND-nam-2014-ap-dung-quan-ly-theo-TCVN-ISO-9001-2008-vao-co-quan-hanh-chinh-tinh-Binh-Dinh-249468.aspx
Quyết định 2650/QĐ-UBND năm 2014 áp dụng quản lý theo TCVN ISO 9001:2008 vào cơ quan hành chính tỉnh Bình Định
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2650/QĐ-UBND Bình Định, ngày 13 tháng 8 năm 2014 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH KẾ HOẠCH ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001:2008 VÀO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 470/TTr-SKHCN ngày 24/6/2014, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 387/QĐ-UBND ngày 03/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần Thị Thu Hà KẾ HOẠCH ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001:2008 VÀO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH (Ban hành kèm theo Quyết định số 2650/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh) I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG 1. Mục tiêu Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 (gọi chung là Hệ thống quản lý chất lượng) được tiến hành thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống quy trình xử lý công việc hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện để người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước kiểm soát được quá trình giải quyết công việc trong nội bộ cơ quan, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý và cung cấp dịch vụ công, đồng thời đáp ứng yêu cầu của tổ chức, công dân và yêu cầu cải cách thủ tục hành chính. 2. Yêu cầu Các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh (sau đây gọi tắt là các cơ quan) thuộc diện bắt buộc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng: a. Phải xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng đối với các hoạt động liên quan đến việc thực hiện thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân. b. Bảo đảm sự tham gia của lãnh đạo, các đơn vị và cá nhân có liên quan trong quá trình xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng. c. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước trong quá trình xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng. 3. Đối tượng áp dụng a. Các cơ quan phải thực hiện xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm: - Ủy ban nhân dân tỉnh; - Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi tắt là cơ quan chuyên môn cấp tỉnh); - Các chi cục và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được phân cấp trực tiếp giải quyết các thủ tục hành chính được công bố theo quy định của pháp luật (sau đây gọi tắt là thủ tục hành chính); - Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; - Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố (sau đây gọi tắt là cơ quan chuyên môn cấp huyện) có trụ sở riêng, con dấu riêng, tài khoản riêng và được phân cấp giải quyết thủ tục hành chính. Để đảm bảo hiệu quả và gắn kết với việc giải quyết thủ tục hành chính, các chi cục và tương đương thuộc các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được giao thực hiện một phần thủ tục hành chính để trình cấp thẩm quyền phê duyệt, các cơ quan chuyên môn cấp huyện được phân cấp giải quyết thủ tục hành chính nhưng không đảm bảo điều kiện áp dụng nêu trên hoặc chỉ thực hiện một phần thủ tục hành chính để trình cấp thẩm quyền phê duyệt thì phải áp dụng chung Hệ thống quản lý chất lượng của cơ quan cấp trên có liên quan. b. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị sau đây xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng: - Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; - Đơn vị sự nghiệp công lập. Hàng năm, theo kết quả soát xét, sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính và theo đề xuất của các cơ quan, Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung danh sách các cơ quan phải xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo quy định tại điểm a khoản này. II. NỘI DUNG XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 1. Các bước xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng Việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng được thực hiện theo bốn bước cơ bản như sau: a. Xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng: Căn cứ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 và Mô hình khung Hệ thống quản lý chất lượng, cơ quan được quy định tại điểm a khoản 3 Mục I Kế hoạch này xây dựng hệ thống văn bản, tài liệu và các quy trình xử lý công việc hợp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao. b. Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng: - Áp dụng trên thực tế hệ thống văn bản, tài liệu và quy trình khi được người đứng đầu cơ quan phê duyệt; - Thực hiện đánh giá nội bộ, khắc phục các điểm không phù hợp; - Tiến hành xem xét của lãnh đạo, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng, bảo đảm phù hợp với các yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008, quy định của pháp luật và thực tế tại cơ quan; - Người đứng đầu cơ quan xác nhận hiệu lực của Hệ thống quản lý chất lượng. c. Công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008: Cơ quan áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 900l:2008 (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Kế hoạch này) và thông báo bằng văn bản đến Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để theo dõi, tổng hợp; niêm yết bản công bố tại trụ sở cơ quan và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan (nếu có). d. Duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng: - Cập nhật các thay đổi của văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động xử lý công việc vào Hệ thống quản lý chất lượng để áp dụng trong thời gian chậm nhất là ba tháng kể từ khi văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành; - Thực hiện đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo tối thiểu một năm một lần để bảo đảm Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với các yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008, quy định của pháp luật và thực tế công tác tại cơ quan; - Thực hiện công bố lại theo quy định tại điểm c khoản này khi có sự điều chỉnh, mở rộng, thu hẹp phạm vi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng. Trong quá trình xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng, cơ quan áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng không thuê các tổ chức chứng nhận độc lập đánh giá (chứng nhận, giám sát, điều chỉnh, mở rộng, thu hẹp phạm vi áp dụng, chứng nhận lại). Trường hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 được soát xét, thay đổi và được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố thì áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ. 2. Mô hình khung Hệ thống quản lý chất lượng a. Mô hình khung Hệ thống quản lý chất lượng áp dụng tại các cơ quan bao gồm: Hệ thống văn bản mẫu, hướng dẫn xác định danh mục các thủ tục hành chính (nếu có) và quy trình xử lý công việc mẫu trong cơ quan do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. b. Mô hình khung do Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố trước đây không trái với quy định tại Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ được tiếp tục thi hành. 3. Thuê tổ chức tư vấn, chuyên gia tư vấn độc lập a. Cơ quan xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng có thể thuê tổ chức tư vấn hoặc chuyên gia tư vấn độc lập hướng dẫn, tư vấn trong việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng. b. Các tổ chức tư vấn hoặc chuyên gia tư vấn độc lập phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ. 4. Thuê tổ chức chứng nhận a. Định kỳ hàng năm, theo kết quả kiểm tra, giám sát việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ quan, UBND tỉnh giao Sở Khoa học và Công nghệ thuê tổ chức chứng nhận để phối hợp kiểm tra hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng tại một số cơ quan nhằm đánh giá một cách có hệ thống, khách quan về mức độ phù hợp đối với các yêu cầu được quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008. Kinh phí thuê tổ chức chứng nhận được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học của tỉnh hàng năm. b. Tổ chức chứng nhận được thuê để thực hiện đánh giá phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ. III. TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN 1. Tiến độ triển khai a. Các cơ quan chưa xây dựng hoặc đã xây dựng, áp dụng nhưng chưa được đánh giá chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2008, bao gồm: - Sở Tài chính, UBND huyện Hoài Ân, UBND thị xã An Nhơn: Tổ chức thực hiện việc xây dựng, áp dụng và công bố Hệ thống quản lý chất lượng theo quy định tại khoản 1 Mục II Kế hoạch này trước ngày 31/12/2014; - Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố (trừ huyện Tuy Phước): Tổ chức thực hiện việc xây dựng, áp dụng và công bố Hệ thống quản lý chất lượng theo quy định tại khoản 1 Mục II Kế hoạch này trước ngày 31/12/2015. b. Các cơ quan đã xây dựng, áp dụng và đã được cấp Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 nhưng phạm vi áp dụng chưa bao gồm toàn bộ các thủ tục hành chính: - Rà soát tình hình thực hiện, sửa đổi bổ sung (nếu có) các tài liệu có liên quan và thực hiện việc công bố (với phạm vi áp dụng đã được đánh giá chứng nhận) theo quy định tại điểm c khoản 1 Mục II Kế hoạch này trước ngày 30/9/2014; - Mở rộng phạm vi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng, đảm bảo các thủ tục hành chính được đưa vào áp dụng trong Hệ thống quản lý chất lượng và thực hiện việc công bố lại trước ngày 31/12/2014; - Thực hiện duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo quy định tại điểm d khoản 1 Mục II Kế hoạch này. c. Các cơ quan đã xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng đối với tất cả các thủ tục hành chính và đã được cấp Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008: Thực hiện việc công bố theo quy định tại điểm c khoản 1 Mục II Kế hoạch này trước ngày 30/9/2014, đồng thời duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo quy định tại điểm d khoản 1 Mục II Kế hoạch này. d. Mở rộng việc xây dựng mô hình điểm tại các xã, phường, thị trấn áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng: - Năm 2014: 02 xã/ thị trấn thuộc các huyện Phù Cát và Phù Mỹ; - Năm 2015: 03 xã, phường, thị trấn thuộc các huyện Hoài Nhơn, Tây Sơn và thị xã An Nhơn; - Năm 2016: 03 xã, thị trấn thuộc các huyện An Lão, Hoài Ân và Vĩnh Thạnh. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành việc khảo sát, lựa chọn, lập kế hoạch hỗ trợ, báo cáo Sở Khoa học và Công nghệ xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện. 2. Kinh phí thực hiện - Kinh phí thực hiện xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ quan theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành: + Ngân sách tỉnh đảm bảo kinh phí thực hiện đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, các chi cục và tương đương; + Ngân sách huyện, thị xã, thành phố đảm bảo kinh phí thực hiện đối với UBND cấp huyện và các cơ quan chuyên môn cấp huyện. - Việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí hàng năm được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính. - Mở rộng các mô hình điểm tại các xã, phường, thị trấn được bố trí kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh hàng năm. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Nhiệm vụ của Thủ trưởng các cơ quan thuộc đối tượng bắt buộc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng - Tổ chức xây dựng, áp dụng, công bố, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng trong hoạt động của cơ quan và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện; - Xem xét và tổ chức xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng đối với các hoạt động nội bộ, hoạt động khác của cơ quan nếu xét thấy cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác của cơ quan; - Tổ chức đào tạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng; - Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng; - Trên cơ sở quy định công tác quản lý tài chính đối với việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước của Bộ Tài chính, dự trù kinh phí đối với hoạt động xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại cơ quan, đơn vị. 2. Nhiệm vụ của Sở Khoa học và Công nghệ a. Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Kế hoạch này, cụ thể: - Tổ chức hướng dẫn, triển khai và theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ quan; - Dự trù kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ: Tuyên truyền, phổ biến; tập huấn, đào tạo về Hệ thống quản lý chất lượng, mô hình khung; xây dựng các mô hình điểm áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng; kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì Hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ quan; - Trình UBND tỉnh khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong quá trình thực hiện Kế hoạch này theo quy định của Luật Thi đua - Khen thưởng và xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. b. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là đơn vị tham mưu, giúp Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện các nhiệm vụ sau: - Xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về việc xây dựng, áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng và nghiệp vụ kiểm tra cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị; - Hàng năm, tổ chức kiểm tra (tối thiểu một năm một lần) việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ quan theo kế hoạch đã được phê duyệt; tổng hợp, trình Sở Khoa học và Công nghệ để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả kiểm tra; - Tổ chức thực hiện xây dựng các mô hình điểm về áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo kế hoạch được duyệt; - Định kỳ tháng 12 hoặc đột xuất khi có yêu cầu, tổng hợp báo cáo tình hình xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ quan cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quy định này). 3. Nhiệm vụ của Sở Tài chính Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ dự trù kinh phí thực hiện Kế hoạch này theo quy định của Bộ Tài chính, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. 4. Nhiệm vụ của Sở Thông tin và Truyền thông Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định và các phương tiện thông tin đại chúng khác tổ chức công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức, đưa tin về tình hình triển khai thực hiện và kết quả áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ quan. 5. Nhiệm vụ của Sở Nội vụ và Sở Tư pháp Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện kiểm tra định kỳ hàng năm việc thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ quan. Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các cơ quan có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Khoa học và Công nghệ) để xử lý và có biện pháp chỉ đạo./. PHỤ LỤC I MẪU QUYẾT ĐỊNH CÔNG BỐ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001:2008 VÀ BẢN CÔNG BỐ (Ban hành kèm theo Kế hoạch áp dụng HTQLCL theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các CQHCNN của tỉnh) TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: /QĐ- ………, ngày…..tháng…..năm …. QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2008 … NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN… Căn cứ …. Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan….; Căn cứ Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước; Căn cứ xác nhận của ….người đứng đầu cơ quan…..về việc Hệ thống quản lý chất lượng cơ hiệu lực; Theo đề nghị của…. tên đơn vị dự thảo, trình Quyết định…., QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Công bố Hệ thống quản lý chất lượng tại ….tên cơ quan…phù hợp Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2008 theo quy định tại Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg đối với các lĩnh vực hoạt động trong Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Điều 3. ….tên đơn vị dự thảo, trình Quyết định…, …. các đơn vị có liên quan…. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - …Tên cơ quan chủ quản…(để báo cáo); - ..Tên cơ quan chủ trì…(để biết); - Lưu… NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN (Ký ghi rõ họ, tên và đóng dấu) PHỤ LỤC CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA ….TÊN CƠ QUAN….ĐƯỢC CÔNG BỐ PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001:2008 (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ- ngày … tháng … năm…. của ….người đứng đầu cơ quan….) ……Liệt kê các lĩnh vực hoạt động được công bố phù hợp Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2008 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN CÔNG BỐ … TÊN CƠ QUAN … Công bố Hệ thống quản lý chất lượng tại … Tên cơ quan…phù hợp Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với…. (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ- ngày … tháng … năm…. của ….người đứng đầu cơ quan….) Bản công bố này có hiệu lực kể từ ngày ban hành ….., ngày…. tháng…. tăm…. NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN (Ký ghi rõ họ, tên và đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Định", "promulgation_date": "13/08/2014", "sign_number": "2650/QĐ-UBND", "signer": "Trần Thị Thu Hà", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-28-2022-QD-UBND-chuc-nang-nhiem-vu-So-Y-te-Binh-Duong-531909.aspx
Quyết định 28/2022/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ Sở Y tế Bình Dương
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 28/2022/QĐ-UBND Bình Dương, ngày 04 tháng 10 năm 2022 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ Y TẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Thông tư số 37/2021/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 137/TTr-SYT ngày 30 tháng 8 năm 2022. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế tỉnh Bình Dương. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành, kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2022 và thay thế Quyết định số 06/2019/QĐ-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế tỉnh Bình Dương. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Y tế, Bộ Nội vụ; - Cục Kiểm tra VBQPPL Bộ Tư pháp; - TT Tỉnh ủy, TT.HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh; - CT, các PCT UBND tỉnh; - UB MTTQVN tỉnh; - Như Điều 3; - Cơ sở dữ liệu QG về pháp luật (Sở Tư pháp); - Trung tâm Công báo, Website tỉnh; - LĐVP, CV, TH, HCTC; - Lưu VT, Lh. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Võ Văn Minh QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ Y TẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG (Kèm theo Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương) Chương I VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN Điều 1. Vị trí và chức năng 1. Sở Y tế tỉnh Bình Dương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về y tế, gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số và các dịch vụ công thuộc ngành y tế theo quy định của pháp luật. 2. Sở Y tế có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh: a) Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh; b) Dự thảo kế hoạch phát triển ngành y tế, chương trình, đề án, dự án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh trong phạm vi quản lý của Sở Y tế; c) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về y tế đối với Sở Y tế và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật; d) Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế; đ) Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công về y tế thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên. 2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân công về công tác y tế ở địa phương. 3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án và các văn bản khác về y tế sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực theo nhiệm vụ quản lý nhà nước của Sở Y tế. 4. Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện việc xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Y tế theo quy định của pháp luật. 5. Về y tế dự phòng a) Chỉ đạo, hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng, chống các bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích; xác định tình trạng nghiện ma túy, dự phòng và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện, các chất ma túy khác; sức khỏe môi trường, biến đổi khí hậu, sức khỏe trường học, vệ sinh và sức khỏe lao động; dinh dưỡng cộng đồng; kiểm dịch y tế biên giới; quản lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế; quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế trên địa bàn tỉnh; b) Chỉ đạo, tổ chức giám sát bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, các vấn đề y tế công cộng khác; phát hiện sớm và xử lý các bệnh truyền nhiễm gây dịch; thực hiện thông báo tình hình dịch theo quy định của pháp luật; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố dịch và công bố hết dịch theo quy định của pháp luật; c) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động tiêm chủng vắc xin và sử dụng sinh phẩm y tế cho các đối tượng theo quy định của pháp luật; tổ chức tiếp nhận hồ sơ, thực hiện đăng tải thông tin về cơ sở đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế theo quy định của pháp luật; d) Tiếp nhận bản tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học của các cơ sở xét nghiệm; đăng tải danh sách các cơ sở đã tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp I và cấp II trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế theo quy định của pháp luật; đ) Cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính và đình chỉ hoạt động xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính theo quy định của pháp luật; e) Công bố, công bố lại cơ sở đủ điều kiện, đình chỉ, hủy bỏ hồ sơ công bố cơ sở đủ điều kiện hoạt động điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật; g) Đầu mối về công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, phòng chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh; h) Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch; thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS tỉnh; i) Quản lý, hướng dẫn và tổ chức thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động; đánh giá, kiểm soát, quản lý các yếu tố có hại sức khỏe tại nơi làm việc; xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động quan trắc môi trường lao động, công bố tổ chức quan trắc môi trường lao động đủ điều kiện hoạt động và tổ chức quan trắc môi trường bị đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật; tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt và kiểm tra, giám sát thực hiện theo quy định; k) Hướng dẫn theo thẩm quyền công tác quản lý vệ sinh lao động, khám sức khỏe người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, quản lý sức khỏe người lao động tại nơi làm việc; quản lý về công tác huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật; l) Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định chuyên môn, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh. 6. Về khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng a) Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyên môn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần theo phân cấp quản lý và theo phân tuyến kỹ thuật; b) Cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cấp, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật; c) Thẩm định, phê duyệt danh mục kỹ thuật được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Sở Y tế quản lý theo phân cấp và quy định của pháp luật; d) Cho phép các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý áp dụng các kỹ thuật mới, phương pháp mới theo quy định của pháp luật; đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định chuyên môn kỹ thuật, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần trên địa bàn tỉnh. 7. Về y dược cổ truyền a) Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện kế thừa, phát huy và kết hợp y dược cổ truyền trong phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; b) Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyên môn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng bằng y dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh theo phân cấp; c) Cấp, cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền và cấp, cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền theo quy định của pháp luật; d) Cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền trên địa bàn quản lý; đ) Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong hướng dẫn khai thác, nuôi trồng, chế biến và phát triển dược liệu theo quy định; e) Đầu mối hướng dẫn triển khai thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh, chế biến và chất lượng của dược liệu, thuốc cổ truyền tại địa phương theo thẩm quyền được phân cấp. 8. Về dược và mỹ phẩm a) Hướng dẫn triển khai và giám sát chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn. Chỉ đạo, theo dõi việc thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm theo quy định của pháp luật; b) Cấp, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề dược; cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và các cơ sở bán lẻ thuốc theo phân cấp và theo quy định của pháp luật; c) Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết đơn hàng mua thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất và mua nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc của cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc có đặt địa điểm kinh doanh trên địa bàn tỉnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân, cơ sở nghiên cứu, kiểm nghiệm, cơ sở đào tạo chuyên ngành y, dược, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại khác đóng trên địa bàn tỉnh; chỉ định cơ sở bán buôn hoặc cơ sở bán lẻ thuốc thực hiện việc kinh doanh hoặc khoa dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhượng lại thuốc phải kiểm soát đặc biệt để bảo đảm đủ thuốc cho người bệnh trong trường hợp trên địa bàn không có cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật; d) Cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm đối với cơ sở sản xuất mỹ phẩm trên địa bàn quản lý; cấp, thu hồi số công bố mỹ phẩm theo quy định của pháp luật; đ) Thực hiện quản lý giá thuốc, đấu thầu thuốc theo quy định của pháp luật; e) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động dược lâm sàng bảo đảm an toàn, hiệu quả và các nhiệm vụ khác theo thẩm quyền; g) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về dược, mỹ phẩm trên địa bàn quản lý. 9. Về an toàn thực phẩm a) Chủ trì, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phương thuộc ngành y tế quản lý theo quy định của pháp luật; b) Giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý và các cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên; nước đá dùng liền, nước đá dùng để chế biến thực phẩm; thực phẩm chức năng; các vi chất bổ sung vào thực phẩm và các thực phẩm khác trên địa bàn theo phân cấp của Bộ Y tế; c) Tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi. Tổ chức tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm; cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, nước đá dùng liền, nước đá dùng để chế biến thực phẩm, cơ sở sản xuất thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, các vi chất bổ sung vào thực phẩm, cơ sở sản xuất thực phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý; đ) Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tại địa phương; e) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý. 10. Về trang thiết bị và công trình y tế a) Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý trang thiết bị y tế và công trình y tế trên địa bàn tỉnh; b) Tiếp nhận hồ sơ, đăng tải công khai thông tin và hồ sơ công bố cơ sở đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế, hồ sơ công bố cơ sở đủ điều kiện mua, bán trang thiết bị y tế; số công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B và hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng; danh sách các trang thiết bị y tế đã bị thu hồi số lưu hành trên địa bàn tỉnh trên cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế; c) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực trang thiết bị y tế trên địa bàn tỉnh. 11. Về dân số và sức khỏe sinh sản a) Tổ chức thực hiện hệ thống chỉ tiêu, chỉ báo thuộc lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình; chỉ đạo, hướng dẫn các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình chuyên môn, nghiệp vụ về các dịch vụ dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình; b) Thực hiện công tác quản lý nhà nước về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số trên địa bàn. Tham mưu các giải pháp nhằm điều chỉnh quy mô dân số phù hợp, kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số và thích ứng với già hóa dân số; c) Chủ trì công tác phối hợp liên ngành trong lĩnh vực dân số, đặc biệt trong công tác truyền thông. Lồng ghép nội dung dân số trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; d) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách, chương trình, đề án, dự án, mô hình liên quan đến lĩnh vực dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình; đ) Quyết định cho phép thực hiện kỹ thuật xác định lại giới tính, thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định của pháp luật; e) Thường trực Ban Chỉ đạo về công tác dân số của tỉnh. 12. Về bảo hiểm y tế a) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền; b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội ở địa phương trong kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh. 13. Về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế a) Xây dựng chế độ khuyến khích phát triển nguồn nhân lực y tế - dân số trên địa bàn tỉnh và ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý; b) Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế - dân số và các chế độ, chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh; c) Quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ giảng viên và quản lý các chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền; d) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền. 14. Về truyền thông, cung cấp thông tin y tế a) Thực hiện truyền thông vận động tạo sự đồng thuận của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và huy động sự ủng hộ, chủ động tham gia của người dân về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn; b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dân; công tác giáo dục y đức, y nghiệp và phong trào thi đua yêu nước, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, nhân viên y tế trên địa bàn; c) Đầu mối cung cấp thông tin về y tế; quản lý thông tin y tế, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xử lý khủng hoảng truyền thông về y tế tại địa phương; thực hiện quy chế phát ngôn, cung cấp thông tin y tế theo quy định. 15. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về y tế đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội, hiệp hội và tổ chức phi chính phủ tham gia hoạt động trong lĩnh vực y tế ở địa phương theo quy định của pháp luật. 16. Triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế theo mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của chương trình cải cách hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh. 17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh. 18. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về y tế; chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế đối với Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. 19. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý, lưu trữ hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực y tế. 20. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế và trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh. 21. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức thuộc Sở Y tế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở; quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh. 22. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá chất lượng đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo sự phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh. 23. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành y tế theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc ngành y tế. 24. Quản lý tài chính, tài sản và tổ chức thực hiện ngân sách được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh. 25. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế. 26. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật. Chương II CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ Điều 3. Cơ cấu tổ chức 1. Lãnh đạo Sở Y tế: a) Sở Y tế có Giám đốc và các Phó Giám đốc. Số lượng Phó Giám đốc Sở được thực hiện theo quy định của pháp luật và quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh; b) Giám đốc Sở Y tế là người đứng đầu Sở Y tế, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ trưởng Bộ Y tế; báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; c) Phó Giám đốc Sở Y tế là người giúp Giám đốc Sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc Sở phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm thay Giám đốc Sở điều hành các hoạt động của Sở; d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với chức vụ Giám đốc, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật. 2. Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Y tế: a) Văn phòng; b) Thanh tra; c) Phòng Nghiệp vụ Y; d) Phòng Nghiệp vụ Dược; đ) Phòng Kế hoạch - Tài chính. 3. Các chi cục thuộc Sở Y tế: a) Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; b) Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm. 4. Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế: a) Lĩnh vực y tế dự phòng, chuyên ngành tuyến tỉnh: - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; - Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản; - Trung tâm Sức khỏe Lao động và Môi trường. b) Các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh: - Bệnh viện đa khoa tỉnh; - Bệnh viện Y học cổ truyền; - Bệnh viện Phục hồi chức năng; c) Lĩnh vực kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm nghiệm. d) Lĩnh vực pháp y: Trung tâm Pháp y. đ) Lĩnh vực giám định y khoa: Trung tâm Giám định Y khoa. e) Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố: - Trung tâm Y tế thành phố Thủ Dầu Một; - Trung tâm Y tế thành phố Thuận An; - Trung tâm Y tế thành phố Dĩ An; - Trung tâm Y tế thị xã Tân Uyên; - Trung tâm Y tế thị xã Bến Cát; - Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng; - Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo; - Trung tâm Y tế huyện Bàu Bàng; - Trung tâm Y tế huyện Bắc Tân Uyên. Trạm Y tế, Phòng khám đa khoa khu vực xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố là đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế được thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều 4. Biên chế, số lượng người làm việc 1. Biên chế công chức, số lượng người làm việc tại Sở Y tế và các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt. 2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật. Chương III CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC Điều 5. Chế độ làm việc 1. Sở Y tế làm việc theo chương trình, kế hoạch công tác hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Bản Quy định này. 2. Sở Y tế làm việc theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc Sở là người đứng đầu, quyết định các công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở và chịu trách nhiệm cao nhất trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế và trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động của Sở Y tế. 3. Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; đồng thời cùng Giám đốc Sở liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc tham mưu, đề xuất của mình trong lĩnh vực công tác được phân công. 4. Giám đốc Sở Y tế có thể ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở giải quyết các công việc cụ thể khác và các Phó Giám đốc Sở không được ủy quyền lại cho cấp dưới. 5. Khi có những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền của Giám đốc Sở Y tế hoặc chưa được sự thống nhất ý kiến của các Sở, ngành, đoàn thể liên quan, Giám đốc Sở báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết. 6. Chế độ hội họp Định kỳ (do Giám đốc Sở Y tế quy định), lãnh đạo Sở tổ chức họp giao ban với Trưởng, Phó các phòng, ban thuộc Sở và Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị trực thuộc Sở để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ và chỉ đạo triển khai công tác cho thời gian tới. Giữa năm, Sở Y tế tổ chức sơ kết 6 tháng và cuối năm tổ chức hội nghị tổng kết công tác y tế toàn tỉnh để đánh giá tình hình hoạt động của ngành và đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp phát triển ngành y tế trong thời gian tới. Ngoài ra, Sở Y tế tổ chức đánh giá công tác chương trình mục tiêu quốc gia và đánh giá hoạt động ngành Y tế (theo định kỳ) trong toàn tỉnh. Khi cần thiết, Sở Y tế có thể tổ chức các cuộc họp bất thường để phổ biến, triển khai các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách về công tác y tế do Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ Y tế đề ra. Điều 6. Mối quan hệ công tác 1. Đối với Bộ Y tế: Sở Y tế chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Bộ Y tế; thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo, tình hình công tác chuyên môn cho Bộ theo định kỳ và theo yêu cầu đột xuất. 2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh: Sở Y tế chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức, biên chế và hoạt động. Giám đốc Sở Y tế có trách nhiệm báo cáo theo định kỳ và đột xuất về kết quả công tác của ngành; đồng thời tham mưu đề xuất các biện pháp chuyên ngành trong công tác quản lý nhà nước về y tế. Trước khi thực hiện các chủ trương công tác của các bộ, ngành có liên quan đến chương trình, kế hoạch chung của tỉnh, Giám đốc Sở Y tế phải báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh. 3. Đối với các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh: Sở Y tế có mối quan hệ hợp tác, bình đẳng, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh trong lĩnh vực công tác có liên quan để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao. 4. Đối với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố: Sở Y tế phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế trên địa bàn. Trong phạm vi nhiệm vụ được phân công, Sở Y tế được yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo tình hình về các vấn đề có liên quan bằng văn bản hoặc trực tiếp trao đổi để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh. 5. Đối với Phòng Y tế huyện, thị xã, thành phố: Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ và lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở đối với Phòng Y tế. Trưởng phòng Y tế có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác chuyên môn cho Sở theo định kỳ và theo yêu cầu đột xuất. 6. Đối với các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực y tế thuộc các thành phần kinh tế: Sở Y tế giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với các cá nhân và đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực y tế thuộc các thành phần kinh tế. Các cá nhân và đơn vị này phải chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Sở. 7. Đối với các cơ quan, đơn vị của Trung ương và các tỉnh, thành phố khác hoạt động có liên quan đến lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh: Sở Y tế có mối quan hệ với các cơ quan, đơn vị để giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế; đồng thời Sở có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị này hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chương IV TRÁCH NHIỆM THI HÀNH Điều 7. Căn cứ Quy định này và các văn bản pháp luật có liên quan, Giám đốc Sở Y tế có trách nhiệm xây dựng, ban hành quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Sở; sắp xếp tổ chức bộ máy của Sở Y tế đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điều 8. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có những vấn đề mới phát sinh, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Dương", "promulgation_date": "04/10/2022", "sign_number": "28/2022/QĐ-UBND", "signer": "Võ Văn Minh", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-10-2017-QD-UBND-quy-dinh-muc-thu-dich-vu-trong-giu-xe-Phu-Yen-346535.aspx
Quyết định 10/2017/QĐ-UBND quy định mức thu dịch vụ trông giữ xe Phú Yên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 10/2017/QĐ-UBND Phú Yên, ngày 23 tháng 3 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG GIÁ DỊCH VỤ TRÔNG GIỮ XE TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC) ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật giá ngày 20/6/2012; Căn cứ Luật Phí và Lệ phí ngày 25/11/2015; Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá; số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013; số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Căn cứ Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17/02/2014 của Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ; Theo đề nghị của Sở Tài chính (tại Tờ trình số 252/TTr-STC ngày 23/01/2017); ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp (tại Báo cáo số 06/BC-STP ngày 10/01/2017). QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Quy định mức thu, quản lý và sử dụng giá dịch vụ trông giữ xe trên địa bàn tỉnh (đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước); như sau: 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng: Người có nhu cầu trông giữ xe đạp, xe đạp máy, xe mô tô, xe gắn máy, ôtô tại các điểm đỗ, bãi trông giữ phương tiện phù hợp với quy hoạch và quy định về kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị của địa phương. Các tổ chức, đơn vị, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thu giá dịch vụ trông giữ xe. 2. Mức thu giá dịch vụ: 2.1. Giá dịch vụ trông giữ xe được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước: STT Nội dung Đơn vị tính Mức giá 1 Giá dịch vụ trông giữ xe đạp 1.1 Ban ngày, đêm đồng/lượt 1.000 1.2 Cả ban ngày và đêm đồng/lượt 2.000 2 Giá dịch vụ trông giữ xe đạp máy 2.1 Ban ngày đồng/lượt 1.500 2.2 Ban đêm đồng/lượt 2.000 2.3 Cả ban ngày và đêm đồng/lượt 3.500 3 Giá dịch vụ trông giữ xe mô tô, xe gắn máy 3.1 Ban ngày đồng/lượt 2.000 3.2 Ban đêm đồng/lượt 3.000 3.3 Cả ban ngày và đêm đồng/lượt 5.000 4 Giá dịch vụ trông giữ xe ô tô 4.1 Xe 15 chỗ ngồi trở xuống, xe tải nhẹ dưới 3 tấn 4.1.1 Ban ngày đồng/lượt 10.000 4.1.2 Ban đêm đồng/lượt 15.000 4.1.3 Cả ban ngày và đêm đồng/lượt 25.000 4.2 Xe trên 15 chỗ ngồi, xe tải từ 3 tấn trở lên 4.2.1 Ban ngày đồng/lượt 10.000 4.2.2 Ban đêm đồng/lượt 20.000 4.2.3 Cả ban ngày và đêm đồng/lượt 30.000 Mức thu theo tháng không quá 20 lần so với mức thu ban ngày. (Ban ngày từ 6giờ đến 18giờ; ban đêm từ sau 18giờ đến trước 6giờ sáng hôm sau). 2.2. Giá dịch vụ trông giữ xe được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước: Giá dịch vụ trông giữ xe được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước do tổ chức, cá nhân thu không quá 1,5 lần so với mức giá qui định đối với giá dịch vụ trông giữ xe được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. 3. Quản lý và sử dụng giá dịch vụ thu được: Giá dịch vụ trông giữ xe được xác định là doanh thu của đơn vị thu giá dịch vụ. Đơn vị thu giá dịch vụ có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số tiền thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền thu được sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật. Hàng năm, đơn vị thu phí phải thực hiện quyết toán thuế đối với số tiền giá dịch vụ trông giữ xe thu được với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh khác (nếu có) với cơ quan thuế theo quy định hiện hành. Điều 2. Quyết định có hiệu lực từ ngày 05/4/2017. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Chí Hiến
{ "issuing_agency": "Tỉnh Phú Yên", "promulgation_date": "23/03/2017", "sign_number": "10/2017/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Chí Hiến", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-bao-11992-TB-TCHQ-2014-phan-loai-hang-hoa-xuat-nhap-khau-Che-pham-huong-lieu-252906.aspx
Thông báo 11992/TB-TCHQ 2014 phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu Chế phẩm hương liệu
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 11992/TB-TCHQ Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2014 THÔNG BÁO VỀ KẾT QUẢ PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU Căn cứ Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22/1/2003 của Chính phủ quy định về việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Căn cứ Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế; Trên cơ sở kết quả phân tích của Trung tâm phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu chi nhánh TP. Hồ Chí Minh tại thông báo số 2175/TB-PTPLHCM ngày 12/09/2014 và đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan thông báo kết quả phân loại hàng hóa như sau: 1. Tên hàng theo khai báo: Hương đào- Chế phẩm hương liệu dùng trong chế biến thực phẩm Peach flavor A0984606 (Mục 2 tại Tờ khai HQ) 2. Đơn vị nhập khẩu: Công ty CP Thực phẩm quốc tế; Địa chỉ: Lô 13, KCN Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai. MST: 3600245361 3. Số, ngày tờ khai hải quan: 10006941012/A12 ngày 16/07/2014 đăng ký tại Chi cục HQ Long Thành (Cục Hải quan Đồng Nai). 4. Tóm tắt mô tả và đặc tính hàng hóa: Chế phẩm gồm: Hỗn hợp chất thơm: Isobutyl acetate; Limonene; Isopentyl alcohol acetate; Hexyl acetate... và propylene glycol, dạng lỏng. 5. Kết quả phân loại: Tên thương mại: Peach flavor Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Chế phẩm gồm: Hỗn hợp chất thơm: Isobutyl acetate; Limonene; Isopentyl alcohol acetate; Hexyl acetate... và propylene glycol, dạng lỏng. Ký, mã hiệu, chủng loại: không có thông tin Nhà sản xuất: không có thông tin thuộc nhóm 33.02: “Hỗn hợp các chất thơm và các hỗn hợp (kể cả dung dịch cồn) với thành phần chủ yếu gồm một hoặc nhiều các chất thơm này, dùng làm nguyên liệu thô trong công nghiệp; các chế phẩm khác làm từ các chất thơm, dùng cho sản xuất đồ uống”; 3302.10: “- Loại dùng trong công nghiệp thực phẩm hoặc đồ uống”, mã số 3302.10.90 “- - Loại khác” tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./. Nơi nhận: - Tổng cục trưởng (để báo cáo); - Các Cục HQ tỉnh, TP (để thực hiện); - Chi Cục HQ KCN Long Thành (Cục HQ Đồng Nai); - Trung tâm PTPL HH XNK và các chi nhánh; - Website Hải quan; - Lưu: VT, TXNK-PL-Hà. (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Nguyễn Dương Thái
{ "issuing_agency": "Tổng cục Hải quan", "promulgation_date": "03/10/2014", "sign_number": "11992/TB-TCHQ", "signer": "Nguyễn Dương Thái", "type": "Thông báo" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Ke-hoach-53-KH-UBND-2020-xuc-tien-thuong-mai-du-lich-va-dau-tu-tinh-Dong-Thap-439025.aspx
Kế hoạch 53/KH-UBND 2020 xúc tiến thương mại du lịch và đầu tư tỉnh Đồng Tháp
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 53/KH-UBND Đồng Tháp, ngày 28 tháng 02 năm 2020 KẾ HOẠCH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH VÀ ĐẦU TƯ NĂM 2020 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Đồng Tháp; tập trung thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách về kêu gọi đầu tư. 2. Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm kiếm đối tác, thúc đẩy cơ hội cung ứng hàng hóa; duy trì, mở rộng mạng lưới phân phối, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa và quốc tế. 3. Mở rộng các mối quan hệ, hợp tác quốc tế, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu đối với 05 ngành hàng chủ lực của Tỉnh như: gạo, xoài, hoa kiểng, cá tra, vịt và các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu khác. 4. Phát huy hiệu quả trong công tác quảng bá, xúc tiến, xây dựng và nâng cao sản phẩm dịch vụ du lịch, không ngừng đổi mới, đào tạo tính chuyên nghiệp đối với đội ngũ nhân lực phục vụ các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, mang giá trị “Đồng Tháp - thuần khiết như hồn sen” đến với du khách trong và ngoài nước. Tạo dựng môi trường thân thiện thu hút các nhà đầu tư chiến lược, nâng ngành du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN: (Chương trình chi tiết kèm theo) 1. Về xúc tiến thương mại: - Tổ chức, tham gia các chương trình liên kết, xúc tiến thương mại với các tỉnh, thành phố trong cả nước; tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị Trung ương đối với các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm, đặc biệt là các hoạt động kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp với các nhà phân phối, nhà nhập khẩu trong và ngoài nước. - Nâng cao vai trò là đầu mối tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm của Tỉnh tại các thị trường trong và ngoài nước. Nâng cao giá trị và tiêu thụ sản phẩm thuộc 05 ngành chủ lực của Tỉnh (gạo, cá tra, xoài, hoa kiểng, vịt) và các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu khác. - Hỗ trợ xúc tiến thương mại giúp doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trong Tỉnh duy trì thị trường truyền thống, phát triển thị trường mới, mở rộng kênh phân phối sản phẩm thông qua việc tham gia hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường trong và ngoài nước. - Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ được cung cấp các sản phẩm, dịch vụ về xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm, nâng cao cơ hội đầu tư. Kết hợp xúc tiến thương mại, du lịch với hoạt động xúc tiến đầu tư vào các quốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,... 2. Về xúc tiến du lịch: - Phối hợp các đơn vị liên quan tham gia các sự kiện du lịch trong và ngoài nước. - Hỗ trợ các khu, điểm du lịch; doanh nghiệp du lịch tham gia các sự kiện du lịch trong và ngoài nước nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ du lịch của địa phương. - Tổ chức khảo sát, xây dựng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa phương và các khu, điểm du lịch trọng điểm, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao hình ảnh du lịch Đồng Tháp. - Đón tiếp các đoàn Farmtrip để giới thiệu quảng bá sản phẩm du lịch, sản phẩm liên kết du lịch. - Xây dựng, phát triển loại hình lưu trú homestay, du lịch nông nghiệp kết hợp công nghệ cao; tư vấn các doanh nghiệp xây dựng các sản phẩm du lịch của Tỉnh. - Hỗ trợ, tập huấn nghiệp vụ tại chỗ về công tác hướng dẫn, lễ tân, phục vụ bàn, bếp,… cho đội ngũ nhân viên du lịch tại các khu, điểm du lịch. Tổ chức đoàn tham quan học tập kinh nghiệm mô hình phát triển du lịch cộng đồng, homestay, du lịch sinh thái trong và ngoài nước. - Thiết kế chương trình du lịch đặc thù trong Tỉnh giới thiệu, liên kết với các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nước xúc tiến, quảng bá, thu hút khách đến Đồng Tháp. 3. Về xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp: - Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư; xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư. - Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư phía Nam - Cục Đầu tư nước ngoài; các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức xúc tiến, các Hiệp hội trong và ngoài nước nhằm xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào tỉnh Đồng Tháp. - Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, giới thiệu tiềm năng và cơ hội đầu tư vào Đồng Tháp đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư; chủ động tìm kiếm, tiếp xúc các nhà đầu tư tiềm năng để thu hút đầu tư. - Phối hợp với các báo, tạp chí, đài phát thanh truyền hình trung ương và địa phương thực hiện các chuyên đề về môi trường đầu tư, kinh doanh và các phóng sự giới thiệu, quảng bá về các lợi thế cạnh tranh, về tiềm năng đầu tư vào các dự án kêu gọi đầu tư, đặc biệt là các dự án nông nghiệp. - Tham gia các sự kiện quốc gia, quốc tế trong nước và nước ngoài về xúc tiến đầu tư, gắn liền với xúc tiến du lịch và thương mại để tiếp xúc trực tiếp nhà đầu tư và quảng bá trực quang về hình ảnh, môi trường kinh doanh, đầu tư của Tỉnh. - Tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tìm cơ hội đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh theo quy định của pháp luật. 4. Về hoạt động hỗ trợ khác: - Đan xen các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư trong các sự kiện diễn ra trong và ngoài nước, đồng thời kết hợp quảng bá hình ảnh Đồng Tháp trở thành địa phương hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư và điểm đến du lịch ấn tượng. - Tăng cường đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về môi trường đầu tư, kinh doanh, trong đó tập trung truyền thông quảng bá thương hiệu du lịch “Đồng Tháp - thuần khiết như hồn sen”, tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp thành điểm thu hút đầu tư kinh doanh tiềm năng, thân thiện, an toàn. - Cung cấp thông tin thị trường trong và ngoài nước thông qua trang thông tin điện tử của Trung tâm, website Du lịch Đồng Tháp, Sàn giao dịch thương mại điện tử Đồng Tháp, ứng dụng Thổ địa Đồng Tháp. - Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia Sàn giao dịch thương mại điện tử; Thực hiện các chương trình quảng bá Sàn giao dịch thương mại điện tử, website du lịch Đồng Tháp - Phối hợp với các cơ quan truyền thông trong nước thực hiện một số chuyên đề truyền thông về du lịch, môi trường kinh doanh, đầu tư và hình ảnh Đồng Tháp đến với các đối tác, du khách, nhà đầu tư trong và ngoài nước. - Thực hiện một số chuyên đề giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh cũng như quảng bá hình ảnh Đồng Tháp trên các phương tiện thông tin đại chúng để mời gọi hợp tác kinh doanh và đầu tư. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư: - Chủ trì thực hiện Kế hoạch; phối hợp với các ngành liên quan, các hiệp hội, các tổ chức xúc tiến và doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh tổ chức thực hiện các hoạt động theo các nội dung kế hoạch đề ra. - Trên cơ sở Kế hoạch Xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư năm 2020, đề xuất các hoạt động trọng tâm; các thị trường trọng điểm, phù hợp với tiềm năng hợp tác, thế mạnh của các bên và định hướng thu hút đầu tư của tỉnh; tránh trùng lắp, không hiệu quả. - Nghiên cứu, chủ động đề xuất các chính sách hỗ trợ, hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư theo hình thức mới, hiện đại, linh động; ứng dụng công nghệ thông tin; phù hợp với xu hướng của thị trường. - Các hoạt động xúc tiến thương mại cần tập trung vào những lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh như: công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển hạ tầng, du lịch, logistics,… - Các hoạt động xúc tiến thương mại cần được tổ chức thực chất, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và mang tính liên kết vùng; lồng ghép với các hoạt động xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch. - Trong quá trình thực hiện, phải thường xuyên rà soát, đánh giá; chú trọng hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ, hỗ trợ giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; tăng cường cơ chế đối thoại, tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư phù hợp, hiệu quả. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: - Chủ trì phối hợp với các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh lập danh mục dự án kêu gọi đầu tư tỉnh Đồng Tháp trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt, trong đó có chọn lọc các dự án ưu tiên kêu gọi theo từng giai đoạn và xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư. - Chủ trì phối hợp với các ngành, các địa phương xây dựng các chính sách hỗ trợ đầu tư, trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt. 3. Sở Tài chính: Đề xuất, bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động theo kế hoạch này. 4. Các Sở: Công thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ngoại vụ: Phối hợp thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư của ngành (theo phụ lục Kế hoạch Xúc tiến Thương mại, Du lịch và đầu tư tỉnh Đồng Tháp năm 2020). 5. Các Sở, ngành Tỉnh có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp thực hiện tốt theo từng nội dung của Kế hoạch đã đề ra. 6. Ban Quản lý Khu kinh tế: Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan kêu gọi đầu tư vào các khu – cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu đã được quy hoạch. 7. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố: Theo điều kiện cụ thể tại địa phương, chủ động rà soát, đề xuất các dự án, lĩnh vực cần kêu gọi đầu tư. Đồng thời, tận dụng tối đa các cơ hội, chủ động kết nối với doanh nghiệp, nhà đầu tư, phối hợp với các cơ quan liên quan kêu gọi đầu tư vào địa bàn quản lý. 8. Các hội, hiệp hội, câu lạc bộ, hội quán doanh nghiệp: Phát huy vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước; chủ trì và tham gia vào các hoạt động xúc tiến của Tỉnh. 9. Các doanh nghiệp: Chủ động tham gia vào các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư của Tỉnh; tích cực góp ý, đề xuất các hoạt động xúc tiến thương mại, các thị trường trọng điểm để cập nhật, bổ sung; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư của doanh nghiệp. IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN: Dự kiến tổng kinh phí thực hiện chương trình là 10.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Mười tỷ đồng) chi từ nguồn kinh phí ngân sách Tỉnh cấp cho Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp năm 2020 (Chi tiết theo Phụ lục 1). Yêu cầu các Sở, ban, ngành Tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện tốt nội dung Kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh hoặc cần điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế, các đơn vị báo cáo về Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, cho ý kiến./. Nơi nhận: - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Bộ Công Thương; - TT/TU, TT/HĐND Tỉnh; - CT và các PCT/UBND Tỉnh; - Các Sở: CT, TC, VH-TT&DL, KH&ĐT, NN&PTNT, NgV; - UBND huyện, thị xã, thành phố; - BQL KKT; - TT. XTTMDLĐT; - Lãnh đạo VP/UBND Tỉnh; - Lưu: VT, ĐN(MTN). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phạm Thiện Nghĩa PHỤ LỤC 1: DỰ TRÙ KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH VÀ ĐẦU TƯ NĂM 2020 (Ban hành kèm theo Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh) ĐVT: Triệu đồng. STT NỘI DUNG KINH PHÍ I Các chương trình do Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư chủ trì thực hiện 8.100 1 Chương trình xúc tiến thương mại 2.800 2 Chương trình xúc tiến du lịch 1.500 3 Chương trình xúc tiến đầu tư 1.900 4 Chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư 1.900 II Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường trong và ngoài nước theo Quyết định số 58/2016/QĐ-UBND ngày 25/10/2016 của UBND tỉnh Đồng Tháp 1.900 TỔNG CỘNG: 10.000 (Bằng chữ: Mười tỷ đồng) PHỤ LỤC 2: CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH VÀ ĐẦU TƯ 2020 (Ban hành kèm theo Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh) Stt Chương trình Thời gian Địa điểm Trung tâm XTTM,DL&ĐT chủ trì phối hợp với các đơn vị thực hiện Ghi chú Trong nước Nước ngoài 1 Triển lãm Hoa Lan Quốc tế - Đồng Tháp 2020 Quý II TP. Cao Lãnh Các sở ngành tỉnh; các huyện, thị, thành; các doanh nghiệp, HTX, Cơ sở sản xuất - kinh doanh, Tổ hợp tác 2 Tổ chức Hội chợ Thương mại Đồng Tháp - Preyveng Tháng 4 Preyveng - Campuchia Các sở ngành tỉnh; các huyện, thị, thành; các doanh nghiệp, HTX, Cơ sở sản xuất - kinh doanh, Tổ hợp tác 3 Hội chợ Triển lãm Nhịp cầu Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp (Sản phẩm OCOP) Quý IV TP. Cao Lãnh Các sở ngành tỉnh; các huyện, thị, thành; các doanh nghiệp, HTX, Cơ sở sản xuất - kinh doanh, Tổ hợp tác 4 Tổ chức Lễ hội Hoa Tháng 12 TP. Sa Đéc Các Sở, ngành Tỉnh; UBND các huyện, thị, thành phố; Các đơn vị, doanh nghiệp trong Tỉnh 5 Tuần hàng Đồng Tháp tại TP. Hà Nội , TP. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh Năm 2020 TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng, TP. HCM Các sở ngành tỉnh; các huyện, thị, thành; các doanh nghiệp, HTX, Cơ sở sản xuất - kinh doanh, Tổ hợp tác 6 Tổ chức Đoàn tham gia Hội chợ Thương mại Việt Nam - Lào Quý II Lào Các doanh nghiệp 7 Tham gia gian hàng tỉnh Đồng Tháp tại Hội chợ Việt Nam Foodexpo 2020 tại TP. Hồ Chí Minh Quý IV TP. HCM Các doanh nghiệp 8 Xây dựng chương trình du lịch nông nghiệp gắn kết với các khu điểm du lịch trọng điểm (thực hiện theo Kế hoạch số 241/KH-UBND ngày 28/10/2019) Năm 2020 Tỉnh Đồng Tháp Sở VHTTDL; các khu - điểm du lịch trong tỉnh; các doanh nghiệp 9 Tổ chức gian hàng tỉnh Đồng Tháp tại: Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh; Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2020; Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Cần Thơ 2020; Năm Du lịch quốc gia 2020 tại Ninh Bình Năm 2020 TP. HCM, TP. Hà Nội, TP. Cần Thơ, Ninh Bình Sở VHTTDL; các khu - điểm du lịch trong tỉnh; các doanh nghiệp 10 Tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh Năm 2020 TP. HCM Lãnh đạo UBND Tỉnh; các Sở, ngành và doanh nghiệp; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư phía Nam 11 Tham gia gian hàng XTĐT tỉnh Đồng Tháp trong Khu gian hàng “Đầu tư phát triển công nghiệp Việt Nam” của Cục Xúc tiến Thương mại tại Hội chợ VIETNAM EXPO 2020 Tháng 7 Hà Nội Sở Công Thương; Ban quản lý Khu kinh tế Tỉnh. 12 Chương trình Giao lưu Văn hóa, Kết nối Thương mại và Đầu tư Việt Nam – Nhật Bản Quý IV Tỉnh Đồng Tháp VCCI Cần Thơ 13 Nâng cấp Sàn Giao dịch Thương mại điện tử tỉnh Đồng Tháp sử dụng bằng điện thoại thông minh và máy tính bảng; Thổ Địa Đồng Tháp Quý I Cục TMĐT-CNTT, VCCI Việt Nam và các doanh nghiệp FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Tỉnh Đồng Tháp", "promulgation_date": "28/02/2020", "sign_number": "53/KH-UBND", "signer": "Phạm Thiện Nghĩa", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-106-2004-QD-BCN-chuyen-Nha-may-Da-Giay-Hue-thanh-Cong-ty-co-phan-21608.aspx
Quyết định 106/2004/QĐ-BCN chuyển Nhà máy Da Giầy Huế thành Công ty cổ phần
BỘ CÔNG NGHIỆP ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 106/2004/QĐ-BCN Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2004 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CHUYỂN NHÀ MÁY DA GIẦY HUẾ THUỘC CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU DA GIẦY SÀI GÒN THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN DA GIẦY HUẾ BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp; Căn cứ Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần; Xét đề nghị của Công ty Xuất nhập khẩu Da Giầy Sài Gòn (Công văn số 344/BĐM&PTDN ngày 23 tháng 9 năm 2004), Phương án cổ phần hoá Nhà máy Da Giầy Huế và Biên bản thẩm định Phương án của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Bộ ngày 30 tháng 9 năm 2004; Theo đề nghị của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Phương án cổ phần hoá Nhà máy Da Giầy Huế thuộc Công ty Xuất nhập khẩu Da Giầy Sài Gòn (doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công nghiệp) gồm những điểm chính như sau : 1. Cơ cấu vốn điều lệ : Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là 410.000.000 đồng (Bốn trăm mười triệu đồng chẵn). Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong Nhà máy : 100,00 %; Trị giá một cổ phần : 100.000 đồng. 2. Giá trị thực tế của Nhà máy Da Giầy Huế tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2003 để cổ phần hoá (Quyết định số 2305/QĐ-TCKT ngày 31 tháng 8 năm 2004 của Bộ Công nghiệp) là 6.472.977.240 đồng. Trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Nhà máy là 409.165.760 đồng. 3. Ưu đãi cho người lao động trong Nhà máy. Tổng số cổ phần bán ưu đãi cho 46 lao động trong Nhà máy là 4.036 cổ phần với giá trị được ưu đãi là 121.080.000 đồng. 4. Về chi phí cổ phần hoá, đào tạo lại lao động và giải quyết lao động dôi dư của Nhà máy, Công ty Xuất nhập khẩu Da Giầy Sài Gòn làm thủ tục, báo cáo Bộ Công nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước phê duyệt theo các quy định hiện hành. Điều 2. Chuyển Nhà máy Da Giầy Huế thuộc Công ty Xuất nhập khẩu Da Giầy Sài Gòn thành Công ty cổ phần Da Giầy Huế, - Tên giao dịch quốc tế: HUE LEATHER AND FOOTWEAR JOINT STOCK COMPANY; - Tên viết tắt: HLF.,JSC; - Trụ sở chính: số 266 Điện Biên Phủ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Điều 3. Công ty cổ phần kinh doanh các ngành nghề: - Sản xuất, gia công, chế biến các sản phẩm từ da, giả da, vải nhựa, cao su phục vụ nội địa và xuất khẩu; - Kinh doanh du lịch, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, xuất nhập khẩu phục vụ sản xuất, kinh doanh của Công ty; - Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật. Điều 4. Công ty cổ phần Da Giầy Huế là pháp nhân theo pháp luật Việt Nam kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh; được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật; tổ chức, hoạt động theo Điều lệ của Công ty cổ phần và Luật Doanh nghiệp. Điều 5. Công ty Xuất nhập khẩu Da Giầy Sài Gòn tổ chức bán cổ phần và tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu Công ty cổ phần Da Giầy Huế theo đúng quy định hiện hành. Tổng giám đốc và Kế toán trưởng Công ty Xuất nhập khẩu Da Giầy Sài Gòn có trách nhiệm điều hành công việc của Nhà máy cho đến khi bàn giao toàn bộ vốn, tài sản, lao động, nhà xưởng cho Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty cổ phần. Điều 6. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Da Giầy Sài Gòn, Giám đốc Nhà máy Da Giầy Huế và Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty cổ phần Da Giầy Huế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 6, - Văn phòng Chính phủ, - Ban Chỉ đạo ĐM và PTDN, - Các Bộ: Tài chính, KH và ĐT, Nội vụ, LĐTB và XH, Tư pháp, - Ngân hàng Nhà nước VN, - UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, - Đ/c Bộ trưởng (để báo cáo), - Các đ/c Thứ trưởng, - Các TV Ban ĐM và PTDN Bộ, - Công báo, - Lưu VP, TCCB. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Bùi Xuân Khu
{ "issuing_agency": "Bộ Công nghiệp", "promulgation_date": "11/10/2004", "sign_number": "106/2004/QĐ-BCN", "signer": "Bùi Xuân Khu", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Ke-hoach-216-KH-UBND-2023-phat-trien-he-thong-phuc-hoi-chuc-nang-Hai-Phong-2023-2030-583069.aspx
Kế hoạch 216/KH-UBND 2023 phát triển hệ thống phục hồi chức năng Hải Phòng 2023 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 216/KH-UBND Hải Phòng, ngày 15 tháng 8 năm 2023 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GIAI ĐOẠN 2023 - 2030 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn thành phố, với các nội dung như sau: I. MỤC ĐÍNH, YÊU CẦU 1. Mục đích a) Triển khai cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm củng cố kiện toàn hệ thống phục hồi chức năng tại các cơ sở y tế thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật. b) Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đối tượng, thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội trên địa bàn thành phố. 2. Yêu cầu a) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, vai trò, trách nhiệm quản lý của Nhà nước trong công tác nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật và các đối tượng chính sách cần trợ giúp xã hội. b) Đề ra các giải pháp thực hiện sát với tình hình thực tế và điều kiện nguồn lực của địa phương. Ưu tiên đầu tư ngân sách và có cơ chế, chính sách tăng cường công tác huy động nguồn lực để triển khai, thực hiện các hoạt động của Kế hoạch. c) Các sở, ban, ngành, địa phương, tổ chức, đơn vị phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch; tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện theo quy định. II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI TRIỂN KHAI 1. Đối tượng thực hiện: Bệnh viện đa khoa, Bệnh viện chuyên khoa, Trung tâm Y tế các quận/huyện và Trạm Y tế xã, phường, thị trấn; Người khuyết tật và các đối tượng có nhu cầu phục hồi chức năng. 2. Phạm vi triển khai: Trên địa bàn toàn thành phố. III. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung Bảo đảm cho người khuyết tật, người có nhu cầu được tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng (PHCN) có chất lượng, toàn diện, liên tục nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống để người khuyết tật (NKT) được hòa nhập và tham gia bình đẳng vào các hoạt động trong xã hội, phát huy tối đa năng lực của người khuyết tật góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe Nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội. 2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 a) Bệnh viện đa khoa thành phố thành lập khoa PHCN; 60% các bệnh viện chuyên khoa thành phố thành lập khoa PHCN hoặc lồng ghép khoa PHCN với khoa khác; 70% Bệnh viện và Trung tâm Y tế (hai chức năng) quận/huyện có khoa PHCN hoặc lồng ghép khoa PHCN với khoa khác và tổ PHCN; các Trạm Y tế xã/phường có cán bộ được đào tạo về PHCN. b) Nâng cao chất lượng dịch vụ PHCN tại các cơ sở khám chữa bệnh PHCN; phấn đấu Bệnh viện Phục hồi chức năng đạt mức chất lượng từ khá trở lên theo tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế. c) Phát triển nguồn nhân lực phục hồi chức năng đạt tỷ lệ nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực phục hồi chức năng tối thiểu 0,5 người/10.000 dân. d) Duy trì, củng cố và phát triển hệ thống mạng lưới cơ sở PHCN, đảm bảo trên 90% cơ sở PHCN (gồm: BV chuyên khoa PHCN; khoa PHCN của Bệnh viện tuyến thành phố, Bệnh viện đa khoa quận/huyện và Trung tâm Y tế các huyện) được duy trì và đầu tư phát triển. đ) Tăng cường phòng ngừa khuyết tật trước sinh và sơ sinh, phát hiện và can thiệp sớm, giảm tỷ lệ khuyết tật trong cộng đồng; đảm bảo trên 90% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật; 100% xã/ phường triển khai mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ). 3. Tầm nhìn đến năm 2050 a) Công tác PHCN được phát triển tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập với sự đa dạng về phương pháp can thiệp đảm bảo cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng toàn diện, liên tục, chất lượng. b) Đẩy mạnh hoạt động PHCNDVCĐ trở thành biện pháp chiến lược để giải quyết vấn đề khuyết tật trong thành phố; tiếp tục triển khai và duy trì mô hình PHCNDVCĐ trong toàn thành phố và được tích hợp nhiều dịch vụ khác ngoài cơ sở y tế công lập. c) Mọi người dân đều được tiếp cận với các dịch vụ sàng lọc, phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật và các kỹ thuật PHCN thiết yếu, phù hợp theo nhu cầu. IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP 1. Hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật và tăng cường phối hợp liên ngành - Nghiên cứu góp ý, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về phục hồi chức năng người khuyết tật, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn đảm bảo cho người khuyết tật, người dân có nhu cầu được chăm sóc, phục hồi chức năng. - Nghiên cứu góp ý chính sách chi trả bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật sử dụng dụng cụ phục hồi chức năng, công nghệ trợ giúp, thiết bị, vật liệu phục hồi chức năng, trang thiết bị y tế đặc thù cá nhân và hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. - Sở Y tế phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính xây dựng, hướng dẫn triển khai chương trình phục hồi chức năng và Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; - Lồng ghép các hoạt động PHCNDVCĐ với các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và các chương trình, đề án liên quan khác để triển khai thực hiện. - Tăng cường phối hợp giữa các Sở, ban, ngành trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở phục hồi chức năng. 2. Thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng - Thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. - Tổ chức thực hiện các hoạt động phòng ngừa khuyết tật trước sinh và sơ sinh, phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật. - Phát triển mạng lưới phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng và triển khai mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng trên phạm vi toàn thành phố. - Tổ chức phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người khuyết tật là các đối tượng đặc biệt: Người có công với cách mạng, nạn nhân chất độc da cam, dioxin, người cao tuổi, người tâm thần và trẻ tự kỷ. 3. Duy trì, củng cố, nâng cấp, phát triển hệ thống phục hồi chức năng và phát triển chuyên môn kỹ thuật phục hồi chức năng - Duy trì, củng cố, kiện toàn và phát triển Bệnh viện phục hồi chức năng; phát triển khoa phục hồi chức năng của các cơ sở y tế tuyến thành phố, quận/huyện, xã/phường. Khuyến khích phát triển mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng ngoài công lập. - Củng cố và phát triển Trạm Y tế xã/phường đảm bảo cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. - Duy trì, củng cố, nâng cấp và phát triển các Bệnh viện, các đơn vị cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng thuộc các Bộ, ngành trên cơ sở quy hoạch đã được Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Phát triển chuyên môn kỹ thuật, tăng cường ứng dụng phương pháp mới, kỹ thuật mới, chuyên sâu và phối hợp điều trị, chuyển tuyến trong lĩnh vực phục hồi chức năng; thực hiện các chương trình, đề án, dự án về phục hồi chức năng, trong đó chú trọng phòng ngừa, phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật. 4. Đảm bảo nguồn nhân lực - Nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo và dạy nghề của các cơ sở đào tạo và dạy nghề chuyên khoa phục hồi chức năng, khuyến khích các cơ sở tư nhân tham gia đào tạo nhân lực phục hồi chức năng. - Tăng cường đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức, kỹ năng về phục hồi chức năng cho đội ngũ nhân viên y tế phục hồi chức năng phù hợp với chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm. - Có kế hoạch đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho bệnh viện Phục hồi chức năng cũng như Khoa Vật lý trị liệu - PHCN, khoa YHCT - PHCN trong các bệnh viện đa khoa, Trung tâm Y tế có giường bệnh. - Tăng cường đầu tư trang thiết bị, vật tư y tế cần thiết cho chuyên khoa PHCN. Từng bước hiện đại hóa bệnh viện PHCN, áp dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật cao trong chuyên ngành phục hồi chức năng, mở rộng các khoa, các chuyên ngành sâu về phục hồi chức năng theo hướng phục hồi chức năng riêng biệt cho từng loại bệnh và PHCN cho người bệnh ngay từ giai đoạn sau cấp cứu. 5. Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý sức khỏe người khuyết tật kết nối với hệ thống thông tin quản lý sức khỏe cá nhân; ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và cung ứng dụng cụ phục hồi chức năng. 6. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế - Xây dựng chương trình, kế hoạch hợp tác với Tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hoạt động về lĩnh vực phục hồi chức năng. - Nghiên cứu, đánh giá cung cấp bằng chứng khoa học mô hình: phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật trẻ em 0 đến 6 tuổi và trẻ tự kỷ; can thiệp sớm phục hồi chức năng người bệnh tại trung tâm, khoa hồi sức tích cực, trung tâm, khoa cấp cứu và trung tâm, khoa đột quỵ, trung tâm, khoa chấn thương chỉnh hình; phục hồi chức năng theo nhóm đa chuyên ngành trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; nghiên cứu chi trả bảo hiểm y tế đối với kỹ thuật phục hồi chức năng. 7. Tăng cường truyền thông và vận động xã hội - Tuyên truyền, phổ biến, vận động các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các hướng dẫn chuyên môn về phục hồi chức năng, các khuyến cáo về phòng ngừa, phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật. - Xây dựng và cung cấp các chương trình, tài liệu truyền thông về phục hồi chức năng; đa dạng hóa phương thức, cách thức trên các kênh truyền thông. - Khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ người khuyết tật. 8. Kiểm tra, giám sát, thông tin báo cáo, đánh giá - Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát hoạt động phục hồi chức năng, lồng ghép trong hệ thống thông tin y tế thành phố để theo dõi, dự báo, giám sát yếu tố nguy cơ, số người khuyết tật và tử vong, đáp ứng của hệ thống y tế và hiệu quả các biện pháp chăm sóc, can thiệp phục hồi chức năng. - Cập nhật bộ công cụ thu thập thông tin, giám sát thống nhất áp dụng trên toàn thành phố, kết hợp kiện toàn hệ thống thu thập thông tin báo cáo về quản lý sức khỏe người khuyết tật. V. KINH PHÍ THỰC HIỆN Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch được huy động từ các nguồn: 1. Nguồn ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi thường xuyên và kế hoạch đầu tư công trung hạn hàng năm của thành phố; Các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án, đề án liên quan khác để thực hiện các hoạt động của Chương trình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. 2. Đóng góp, hỗ trợ hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. 3. Các sở, ban, ngành và các địa phương lập dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện Chương trình và quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Y tế a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận/huyện, các tổ chức, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch. b) Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện Kế hoạch; xây dựng dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định cấp kinh phí để triển khai thực hiện kế hoạch theo quy định. c) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc: Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, triển khai Đề án 1816 về chăm sóc sức khỏe và PHCN cho tuyến dưới theo chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt. d) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện; tổng hợp báo cáo và kịp thời đề xuất kiến nghị điều chỉnh Kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố. 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội a) Phối hợp triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục về vai trò, tầm quan trọng của phục hồi chức năng và triển khai các hoạt động nâng cao sức khỏe, dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị, phục hồi chức năng cho đối tượng bảo trợ xã hội thuộc phạm vi quản lý. b) Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các quận/huyện triển khai thực hiện Quyết định số 1942/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030. c) Khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân tiếp nhận người khuyết tật vào làm việc; tạo điều kiện trong việc thực hiện chế độ ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất dành riêng cho người khuyết tật. 3. Sở Giáo dục và Đào tạo a) Phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục về vai trò, tầm quan trọng của PHCNDVCĐ; triển khai các hoạt động nâng cao sức khỏe, dự phòng, phát hiện sớm và quản lý PHCN cho trẻ em khuyết tật tại các trường học. b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đưa trẻ khuyết tật (các giác quan bình thường) ở độ tuổi đi học vào học các trường, lớp bình thường như mọi trẻ khác; mở các lớp học dành riêng cho người khiếm thị; tham gia các hoạt động của Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. 4. Sở Tài chính Phối hợp Sở Y tế, Ủy ban nhân dân các quận/huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn các đơn vị sử dụng kinh phí được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm để thực hiện kế hoạch trong khả năng cân đối ngân sách của thành phố. 5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định liên quan để thực hiện Chương trình. 6. Bảo hiểm xã hội thành phố a) Phối hợp với Sở Y tế, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và các địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động người khuyết tật tham gia bảo hiểm y tế. b) Phối hợp Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các hướng dẫn chi trả bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ phục hồi chức năng theo quy định hiện hành nhằm mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế và bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người khuyết tật khi tham gia bảo hiểm y tế. 7. Các Sở, ban, ngành liên quan: Trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ có kế hoạch lồng ghép các nội dung về PHCNDVCĐ vào các hoạt động của ngành để phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch. 8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ tham gia tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; chỉ đạo các đoàn, hội cơ sở đẩy mạnh truyền thông, lồng ghép công tác tuyên truyền, giáo dục tư vấn pháp luật, chính sách đến đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, vận động hội viên và nhân dân tham gia thực hiện chương trình phát triển hệ thống PHCN và nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật; đồng thời phối hợp với các ngành vận động các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ Quỹ giúp đỡ người khuyết tật. 9. Ủy ban nhân dân các quận, huyện - Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội trên địa bàn giai đoạn 2021-2030 và hàng năm phù hợp với đặc điểm tình hình tại địa phương. - Bố trí đủ nguồn lực, cơ sở vật chất, thực hiện lồng ghép Kế hoạch này với các chương trình, nhiệm vụ, đề án, dự án khác để triển khai thực hiện tại địa phương. - Chỉ đạo Trung tâm Y tế triển khai Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng theo hướng dẫn của Sở Y tế; đưa mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình PHCNDVCĐ; tạo điều kiện để cơ quan tổ chức hoặc tham gia thực hiện hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. - Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện; tổng hợp báo cáo và kịp thời đề xuất kiến nghị điều chỉnh Kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố (qua Sở Y tế). Trên đây là Kế hoạch triển khai Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn thành phố; yêu cầu các Sở, ban, ngành, các đơn vị, địa phương căn cứ vào Kế hoạch triển khai thực hiện. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện hàng năm hoặc báo cáo đột xuất (nếu có) về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định./. Nơi nhận: - Bộ Y tế; - CT, Các PCT UBND TP; - Ủy ban MTTQ VN TP; - Các Sở, ngành, đoàn thể TP; - UBND các quận, huyện; - CPVP; - Phòng NC&KTGS; - CV: YT; - Lưu: VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Khắc Nam
{ "issuing_agency": "Thành phố Hải Phòng", "promulgation_date": "15/08/2023", "sign_number": "216/KH-UBND", "signer": "Lê Khắc Nam", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-quyet-17-2007-NQ-HDND-dieu-chinh-bo-sung-quy-hoach-vi-tri-co-dong-chinh-tri-va-quang-cao-ngoai-troi-tren-dia-ban-quan-2-giai-doan-2007-60437.aspx
Nghị quyết 17/2007/NQ-HĐND điều chỉnh bổ sung quy hoạch vị trí cổ động chính trị và quảng cáo ngoài trời trên địa bàn quận 2 giai đoạn 2007
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN QUẬN 2 ***** CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******* Số: 17/2007/NQ-HĐND Quận 2, ngày 11 tháng 07 năm 2007 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG QUY HOẠCH VỊ TRÍ CỔ ĐỘNG CHÍNH TRỊ VÀ QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 2 GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN QUẬN 2 KHÓA III, KỲ HỌP LẦN THỨ 11 (Ngày 10 và 11 tháng 07 năm 2007) Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Chỉ thị số 35/2006/CT-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về xây dựng quy hoạch các ngành nghề kinh doanh vũ trường, karaoke, quán bar, dịch vụ xoa bóp, cơ sở lưu trú du lịch; cổ động chính trị và quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 - 2010; Xét Tờ trình số 51/TTr-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban nhân dân quận 2 về điều chỉnh bổ sung quy hoạch các vị trí cổ động chính trị và quảng cáo ngoài trời trên địa bàn quận 2 giai đoạn 2007 - 2010; Báo cáo thẩm tra số 23/BC-HĐND-KTXH ngày 09 tháng 7 năm 2007 của Ban Kinh tế - Xã hội Hội đồng nhân dân quận và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân quận, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Thống nhất thông qua Tờ trình số 51/TTr-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban nhân dân quận 2 về điều chỉnh bổ sung quy hoạch vị trí cổ động chính trị và quảng cáo ngoài trời trên địa bàn quận 2 giai đoạn 2007 - 2010. Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân quận tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết, Thường trực Hội đồng nhân dân, 2 Ban Hội đồng nhân dân quận, các đại biểu Hội đồng nhân dân quận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tăng cường hoạt động giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân quận khóa III, kỳ họp lần thứ 11 thông qua ngày 11 tháng 7 năm 2007./. CHỦ TỊCH Võ Thị Ngọc Sương
{ "issuing_agency": "Quận 2", "promulgation_date": "11/07/2007", "sign_number": "17/2007/NQ-HĐND", "signer": "Võ Thị Ngọc Sương", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Ke-hoach-200-KH-UBND-2021-thuc-hien-Khuyen-nong-Tuyen-Quang-2022-496304.aspx
Kế hoạch 200/KH-UBND 2021 thực hiện Khuyến nông Tuyên Quang 2022
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 200/KH-UBND Tuyên Quang, ngày 22 tháng 11 năm 2021 KẾ HOẠCH KHUYẾN NÔNG TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2022 Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông; Căn cứ Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính về Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông; Căn cứ Quyết định số 688/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025; Căn cứ Quyết định số 148/QĐ-UBND ngày 19/4/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Chương trình Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021- 2025; Căn cứ Quyết định số 358/QĐ-UBND ngày 08/6/2021 về việc phê duyệt Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang năm 2022, với các nội dung như sau: I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung - Triển khai thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, phát huy vai trò định hướng, hỗ trợ chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025. - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng thu nhập, làm giàu, thích ứng với các điều kiện canh tác, khí hậu, thị trường và gắn với phát triển du lịch sinh thái góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm; thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới. - Đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn; thông tin tuyên truyền; xây dựng mô hình trình diễn khuyến nông; tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; hợp tác khuyến nông... trong đó tập trung vào hướng dẫn, tổ chức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ các ngành hàng, sản phẩm nông lâm nghiệp chủ lực và đặc sản của tỉnh đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. 2. Mục tiêu cụ thể 2.1. Đào tạo, tập huấn - Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến nông; nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm, sản xuất nông nghiệp hữu cơ; tập huấn quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao; tập huấn nâng cao kiến thức sản xuất và chọn giống cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông lâm nghiệp; công tác tiếp cận thị trường và liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp và thuỷ sản theo chuỗi giá trị cho cán bộ khuyến nông cấp huyện, xã, cộng tác viên khuyến nông cơ sở, các tổ hợp tác, chủ trang trại, hợp tác xã, nông dân, hộ gia đình. - Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức về sản xuất hàng hoá đối với cây trồng, vật nuôi chủ lực, đặc sản của từng địa phương cho cán bộ khuyến nông cấp huyện, xã và cộng tác viên khuyến nông cơ sở. 2.2. Thông tin tuyên truyền - Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của trung ương và của tỉnh về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; các mô hình có hiệu quả, hộ sản xuất điển hình, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, xây dựng nông thôn mới, các tin tức sự kiện của ngành nông nghiệp tỉnh; hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; thông tin về thị trường. - Tổ chức các hội nghị tổng kết đánh giá hiệu quả các mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm tuyên truyền nhân rộng mô hình. 2.3. Thực hiện dự án khuyến nông và mô hình khuyến nông Xây dựng và thực hiện các dự án, mô hình trình diễn áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của sản xuất và định hướng phát triển của ngành nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Trong đó tập trung ưu tiên xây dựng và thực hiện các dự án, mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; mô hình sản xuất có chứng nhận; mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ; mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm; mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái; mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp hiệu quả và bền vững; mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại, bảo vệ môi trường; mô hình phát triển sản xuất để giảm nghèo bền vững cho các đối tượng yếu thế ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn. 2.4. Về hướng dẫn, tổ chức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường Tư vấn, hướng dẫn các doanh nghiệp liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; hướng dẫn hợp tác xã thực hiện dịch vụ trọn gói từ cung ứng dịch vụ đầu vào đến bao tiêu sản phẩm đầu ra. Phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường, tuyên truyền quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm chủ lực, đặc sản của tỉnh. 2.5. Về hợp tác khuyến nông Đẩy mạnh xã hội hoá công tác khuyến nông, chủ động mời gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu, các trường đại học... tham gia vào các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh, trọng tâm hợp tác về đào tạo tập huấn kiến thức khoa học công nghệ mới, triển khai các mô hình, đề tài, dự án khuyến nông. II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH 1. Đào tạo, tập huấn 1.1.Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ khuyến nông, thành viên các tổ hợp tác, hợp tác xã, chủ trang trại, hộ sản xuất kinh doanh nhỏ trên địa bàn tỉnh - Nội dung: Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng hoạt động khuyến nông; tập huấn nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sản xuất VietGAP, sản xuất theo tiêu chuẩn quốc gia; ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh 4.0 trong sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản; quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực; nâng cao kiến thức sản xuất và chọn giống cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh; tập huấn công tác tiếp cận thị trường và liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp và thuỷ sản theo chuỗi giá trị. - Đối tượng nhận chuyển giao: Là cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông huyện, xã, thành viên các tổ hợp tác, hợp tác xã, chủ trang trại, hộ sản xuất kinh doanh nhỏ trên địa bàn tỉnh. - Số lượng: 05 lớp (50 người/lớp). - Địa điểm tổ chức: Tại thành phố Tuyên Quang. 1.2.Tập huấn nâng cao kiến thức về sản xuất hàng hoá đối với cây trồng, vật nuôi chủ lực, đặc sản của từng địa phương cho cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông cơ sở - Nội dung: Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản theo VietGAP; kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản chế biến lạc; kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò vỗ béo...). - Đối tượng nhận chuyển giao: Là cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông cơ sở tại các huyện, thành phố của tỉnh. - Số lượng: 04 lớp (50 người/lớp). - Địa điểm tổ chức: Tại các huyện, thành phố. 2. Thông tin, tuyên truyền 2.1.Xuất bản Bản tin khuyến nông và thị trường - Nội dung: Tuyên truyền các chính sách về nông nghiệp, kết quả các mô hình giống mới, tiến bộ kỹ thuật mới, gương sản xuất giỏi, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản. - Số lượng: 1.200 quyển (6 số, 2 tháng 1 số). - Đối tượng phát hành: Các cơ quan liên quan của tỉnh, huyện; Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. 2.2.In ấn, phát hành tài liệu hướng dẫn sử dụng giống và thời vụ - Nội dung: Hướng dẫn sử dụng giống và thời vụ. - Số lượng: 10.000 tờ. - Đối tượng phát hành: Các tổ, xóm và thôn bản trên địa bàn tỉnh. 2.3.In ấn, phát hành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi - Nội dung: Hướng dẫn cách nhận biết, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng và biện pháp phòng, chống dịch bệnh đối với vật nuôi. - Số lượng: 80.000 tờ. - Đối tượng phát hành: Các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh. 2.4.Tuyên truyền trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh - Nội dung: Tuyên truyền các mô hình có hiệu quả, hộ sản xuất điển hình, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, xây dựng nông thôn mới, các tin tức sự kiện của ngành nông nghiệp tỉnh. - Số lượng: 36 chuyên mục. 2.5.Tuyên truyền trên Báo Tuyên Quang - Nội dung: Tuyên truyền các mô hình có hiệu quả, hộ sản xuất điển hình, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, xây dựng nông thôn mới, các tin tức sự kiện của ngành nông nghiệp tỉnh. - Số lượng: 48 tin, bài, ảnh. 2.6.Tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp - Nội dung: Hội thảo, thảo luận, trao đổi thông tin, kiến thức, khó khăn, vướng mắc, nhu cầu về phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao giá trị sản phẩm. - Đối tượng đại biểu: Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố; UBND các xã; các hộ sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản của tỉnh. - Địa điểm tổ chức: Tại các huyện, thành phố. 2.7.Tổ chức Hội nghị đầu bờ tổng kết mô hình - Nội dung: Tổng kết đánh giá các mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới đạt hiệu quả để tuyên truyền nhân rộng mô hình. - Đối tượng đại biểu: Sở Nông nghiệp và PTNT; Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố; UBND các xã; các hộ sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản của tỉnh... - Địa điểm tổ chức: Tại các huyện, thành phố. 2.8.Tổ chức toạ đàm phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm các cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh - Nội dung: Xây dựng và phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm các cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh. - Đối tượng đại biểu: Là các nhà khoa học, cán bộ quản lý, doanh nghiệp, chủ trang trại, hợp tác xã, các hộ nông dân sản xuất của tỉnh... - Địa điểm tổ chức: Tại thành phố Tuyên Quang. 2.9.Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm - Nội dung: Khảo sát học tập kinh nghiệm, xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, mô hình ứng dụng công nghệ cao; xây dựng nông thôn mới nâng cao để áp dụng vào sản xuất. - Đối tượng đại biểu: Là cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông và các hộ nông dân sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh. - Thời gian, địa điểm khảo sát học tập: Tại các tỉnh, thành phố. 3. Thực hiện các dự án và mô hình khuyến nông 3.1. Mô hình trồng tre Lục Trúc lấy măng gắn với phát triển du lịch sinh thái - Thực hiện 01 mô hình, quy mô 1,5 ha, thực hiện tại huyện Na Hang. - Mục tiêu mô hình: Phát triển trồng tre Lục Trúc lấy măng, tạo môi trường sinh thái, phát triển du lịch phù hợp với vùng miền. Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. 3.2. Mô hình sản xuất cây Gai Xanh lấy sợi gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm - Thực hiện 01 mô hình, quy mô 05 ha tại huyện Sơn Dương. - Mục tiêu mô hình: Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây trồng mới (cây Gai Xanh) vào sản xuất hàng hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, góp phần hình thành chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. 3.3. Mô hình chăn thả lợn rừng sinh sản theo hướng an toàn sinh học gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm - Thực hiện 01 mô hình, quy mô 40 con (36 con lợn nái sinh sản, 04 con lợn đực) thực hiện tại huyện Na Hang. - Mục tiêu mô hình: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới chăn nuôi để nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập, xây dựng thương hiệu lợn rừng đặc sản, góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn rừng trên địa bàn huyện Na Hang. 4. Hướng dẫn, tổ chức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường Tư vấn, hướng dẫn ít nhất 02 doanh nghiệp xây dựng Chương trình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; hướng dẫn nông dân ký hợp đồng, tổ chức sản xuất các sản phẩm đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, đồng thời kiểm tra, giám sát các bên tham gia liên kết thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng. Hướng dẫn củng cố, đổi mới hoạt động từ 01 hợp tác xã/tổ hợp tác trở lên theo hình thức dịch vụ trọn gói từ cung ứng dịch vụ đầu vào đến bao tiêu sản phẩm đầu ra. Phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường; tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm chủ lực, đặc sản của tỉnh. 5. Hợp tác khuyến nông Phối hợp với các tổ chức, chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để đưa tiến bộ kỹ thuật, các giống vật nuôi, giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh. Phối hợp với các trường đại học, Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu chuyển giao khoa học để triển khai các mô hình, dự án thuộc nguồn vốn khuyến nông trung ương, vốn của các tổ chức, cá nhân và nguồn vốn của tỉnh. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đề xuất triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. III. KINH PHÍ THỰC HIỆN Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch Khuyến nông năm 2022 là 2.328.792.000 đồng (Hai tỷ, ba trăm hai mươi tám triệu, bảy trăm chín mươi hai nghìn đồng). Trong đó: - Ngân sách Khuyến nông Trung ương: 200.000.000 đồng. - Ngân sách tỉnh: 1.896.787.000 đồng (Được giao cùng dự toán ngân sách tỉnh năm 2022). - Vốn đối ứng của người dân, doanh nghiệp đóng góp: 232.005.000 đồng. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chủ trì, tổ chức, hướng dẫn, triển khai thực hiện Kế hoạch Khuyến nông theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục tiêu đề ra. Định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện. Quản lý, sử dụng kinh phí được giao để thực hiện Kế hoạch đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng và theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản có liên quan. 2. Sở Tài chính Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch Khuyến nông theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước và của tỉnh. 3. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Chỉ đạo phòng chuyên môn và Ủy ban nhân dân xã, phường phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện các nội dung theo kế hoạch được duyệt. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời thông tin về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./. Nơi nhận: - Bộ NN và PTNT (Báo cáo); - Thường trực Tỉnh ủy (Báo cáo); - Thường trực HĐND tỉnh (Báo cáo); - Chủ tịch UBND tỉnh (Báo cáo); - Phó CT UBND tỉnh; - Các Sở: NN&PTNT, TC, KH&ĐT, KH&CN, KBNN; - UBND huyện, thành phố; - Chánh VP UBND tỉnh; - Các PCVP UBND tỉnh; - Lưu: VT; KT (Toản). T.M ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Thế Giang TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KHUYẾN NÔNG ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022 (Kèm theo Kế hoạch số: 200/KH-UBND ngày 22/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh) STT Nội dung Đơn vị tính Số lượng Tổng kinh phí Trong đó Ngân sách Trung ương Ngân sách tỉnh Nhân dân đối ứng I Đào tạo, tập huấn Lớp 303.400.000 50.000.000 253.400.000 - 1 Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ khuyến nông Lớp 5 170.000.000 50.000.000 120.000.000 - 1.1 Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp hoạt động khuyến nông cho cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông Lớp 1 30.000.000 30.000.000 1.2 Tập huấn nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm, sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Lớp 1 30.000.000 30.000.000 1.3 Tập huấn ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh 4.0 trong sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản. Lớp 1 30.000.000 30.000.000 1.4 Tập huấn quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao ( cây: cam, bưởi, chè) Lớp 1 30.000.000 30.000.000 1.5 Tập huấn nâng cao kiến thức sản xuất và chọn giống cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh. Lớp 1 50.000.000 50.000.000 2 Tập huấn nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ về sản xuất hàng hoá đối với cây trồng, vật nuôi chủ lực, đặc sản của từng địa phương cho cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông cơ sở. Lớp 4 133.400.000 133.400.000 II Thông tin tuyên truyền 672.900.000 150.000.000 522.900.000 - 1 Bản tin Khuyến nông và Thị trường Cuốn 1.200 67.000.000 67.000.000 2 In tài liệu hướng dẫn cơ cấu giống và thời vụ Tờ 10.000 100.000.000 100.000.000 3 In tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi Tờ 80.000 64.000.000 64.000.000 4 Tuyên truyền trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Chuyên mục 36 65.100.000 65.100.000 5 Tuyên truyền trên Báo Tuyên Quang Tin, bài 48 38.000.000 38.000.000 6 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp HN 1 150.000.000 150.000.000 7 Hội nghị đầu bờ tổng kết mô hình HN 7 65.800.000 65.800.000 8 Tọa đàm HN 1 91.100.000 91.100.000 9 Học tập kinh nghiệm Chuyến 1 31.900.000 31.900.000 III Thực hiện các Dự án, mô hình Khuyến nông 1.352.492.000 - 1.120.487.000 232.005.000 1 Mô hình trồng tre Lục Trúc lấy măng gắn với phát triển du lịch sinh thái MH 1 430.320.000 318.780.000 111.540.000 2 Mô hình sản xuất cây Gai Xanh lấy sợi gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm MH 1 483.065.000 362.600.000 120.465.000 3 Mô hình chăn thả lợn rừng sinh sản theo hướng an toàn sinh học gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. MH 1 439.107.000 439.107.000 Tổng kinh phí (I+II+III) 2.328.792.000 200.000.000 1.896.787.000 232.005.000
{ "issuing_agency": "Tỉnh Tuyên Quang", "promulgation_date": "22/11/2021", "sign_number": "200/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Thế Giang", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Chi-thi-31-1999-CT-UB-tang-cuong-chi-dao-cong-tac-phong-chong-cac-te-nan-xa-hoi-Nghe-An-247552.aspx
Chỉ thị 31/1999/CT-UB tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống các tệ nạn xã hội Nghệ An
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 31/1999/CT-UB ngày 03 tháng 07 năm 1999 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG ĐẨY MẠNH CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ và Chỉ thị 28/CT-UB ngày 04/9/1998 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phòng chống tệ nạn xã hội và kiểm soát ma tuý, trong thời gian qua, đáng chú ý là 6 tháng đầu năm 1999, cấp uỷ Đảng, Chính quyền các cấp đã tập trung cao độ chỉ đạo triển khai thực hiện đạt kết quả một số nhiệm vụ kế hoạch được giao; Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương chính sách pháp luật đã được các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội hết sức quan tâm và đã được toàn dân tích cực tham gia hưởng ứng. Nhiệm vụ đấu tranh phòng chống kiểm soát ma tuý, mại dâm, bài trừ văn hoá phẩm đồi truỵ, đã được các ngành Công an, Văn hoá-thông tin, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Toà án, Viện Kiểm sát, tập trung điều tra truy quét, phát hiện và xét xử kịp thời, nghiêm minh với số lượng ngày càng tăng. Số bị cáo, bị xử tử hình và các mức án cao, nhiều nhất so với cả nước. Công tác cai nghiện và giải quyết việc làm sau cai ở thành phố Vinh, trung tâm chữa bệnh xã hội tỉnh tuy kết quả bước đầu còn ít, song đã có bài học kinh nghiệm để tiếp tục chỉ đạo cho thời gian tới. Hiện nay tệ nạn xã hội, tiêm chích, hút hít, buôn bán, tàng trữ ma tuý và HIV/AIDS đang là mối lo của quần chúng nhân dân. Buôn bán vận chuyển, tàng trữ ma tuý ngày càng gia tăng. Tiêm chích, hút hít ma tuý, HIV/AIDS đang là hiểm hoạ đối với thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, thậm chí có cả cán bộ công nhân viên chức. Công tác cai nghiện, giải quyết việc làm sau cai chưa được các ngành chức năng, UBND các huyện, thành, thị quan tâm chỉ đạo đúng mức; số người nghiện được cai 6 tháng đầu năm chưa đạt 15% kế hoạch cả năm, tỷ lệ tái nghiện còn trên 80%. Tệ nạn mại dâm, nạn đánh cờ đánh bài ăn tiền, tình hình vi phạm Nghị định 87/CP còn đáng lo ngại. Để khắc phục những tồn tại trên; Đồng thời tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện đạt kết quả kế hoạch phòng chống tệ nạn xã hội còn lại của năm 1999, chuẩn bị cho kế hoạch năm 2000; Tổ chức triển khai thực hiện thông báo kết luận số 08/KL-TU ngày 01/6/1999 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đạt kết quả; UBND tỉnh Chỉ thị cho Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã làm tốt một số nhiệm vụ sau đây: 1. Mở đợt tuyên truyền rộng rãi thường xuyên trong cộng đồng dân cư, trong các tầng lớp xã hội, đa dạng hoá hình thức và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật. Đáng chú ý là các tội phạm về ma tuý gắn với dịch HIV trong thanh niên, học sinh, sinh viên. Sở Văn hoá-Thông tin, Đài Phát thanh truyền hình, Báo Nghệ An căn cứ vào nhiệm vụ được giao cần có kế hoạch cụ thể phối hợp với nhau về các nội dung, để tuyên truyền phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh, huyện, thành, thị đến phường xã và khối dân cư. Tỉnh đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo phải có kế hoạch, chương trình hành động phổ biến giáo dục thường xuyên trong thanh niên, học sinh, sinh viên về phòng chống tệ nạn xã hội. Từng chi đoàn thanh niên, từng tổ, lớp học sinh, sinh viên phải kiểm tra giám sát nắm chắc diễn biến hàng ngày về lực lượng hội viên của mình, vi phạm tệ nạn xã hội, nhất là tiêm chích ma tuý. Ai vi phạm phải đình chỉ sinh hoạt, học tập và tổ chức đưa đi cai nghiện ngay. 2. Tổ chức triển khai thực hiện thông báo kết luận số 08/KL-TU ngày 01/6/1999 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về công tác phòng chống ma tuý và giải quyết vấn đề xã hội sau cai. Ở mỗi vùng, mỗi xã đã chuyển đổi thay cây trồng thuốc phiện phải tiếp tục giữ vững, chính quyền tạo điều kiện giúp nhân dân ổn định đời sống, phát triển sản xuất. Các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong định kỳ hàng tháng, quý cần phối hợp với chính quyền các huyện, nước bạn Lào có chung đường biên giới tổ chức giao ban; bàn các biện pháp, trao đổi kinh nghiệm ngăn chặn truy quét bọn tội phạm buôn bán, vận chuyển ma tuý. Điều tra khảo sát và triệt phá các rẫy thuốc phiện vô chủ. Các ngành Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường phối hợp với nhau, có phương án tiếp tục tấn công bọn tội phạm ma tuý. Ngăn chặn ma tuý thẩm lậu từ Lào qua. Tập trung điều tra, truy quét bắt giữ và đưa ra truy tố xét xử nhanh các vụ án về ma tuý. Triệt phá bằng được các tụ điểm tiêm, chích, hút, hít ma tuý; các tụ điểm mua bán lẻ ma tuý còn lại trên từng địa bàn, nhất là: thành phố Vinh, Nghĩa Đàn, Hưng Nguyên, Tương Dương... Sở Y tế chủ trì phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm về cai nghiện, tiêm chích, sau cai và chỉ đạo các trung tâm cai nghiện phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu cai nghiện được giao, trước hết tập trung vào đối tượng thanh thiếu niên và học sinh, sinh viên; tổ chức việc quản lý sau cai; với phương châm cai phải có hiệu quả, cai gắn với lao động sản xuất. Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các ngành chức năng xây dựng các đề án: Xây dựng trung tâm cai nghiện và giải quyết việc làm sau cai của tỉnh tại vùng Nghi Lâm hoặc Nghi Kiều. Mở rộng trung tâm chữa bệnh xã hội tỉnh (trung tâm 201 Vinh) để quản lý đối tượng gái mại dâm, trước mắt chưa có địa điểm, tỉnh cho sử dụng địa điểm này để tập trung lao động các đối tượng sau cai của thành phố Vinh. Thực hiện nghiêm chỉnh một số chính sách khi xử lý đối với gia đình, cán bộ, đảng viên có người nghiện ma tuý đã được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quy định tại thông báo số 08-TU ngày 01/06/1999: "Đảng viên nghiện ma tuý thì phải xem xét tư cách và phải chịu 1 hình thức kỷ luật về Đảng. Cán bộ công nhân viên chức Nhà nước bị nghiện phải tự giác báo cáo với tổ chức, tình nguyện đi cai nghiện; khi cai xong được tiếp tục bố trí làm việc trở lại cơ quan, đơn vị cũ. Đảng viên, cán bộ công nhân viên chức có con nghiện ma tuý phải báo cáo với tổ chức và phải chịu một hình thức kỷ luật liên đới; Nếu là cán bộ công nhân viên chức đang công tác được nghỉ công tác để đưa con đến trung tâm cai nghiện". 3. Tăng cường hoạt động thường xuyên liên tục và có hiệu quả các đội kiểm soát liên ngành về thực hiện Nghị định 87/CP và 814/CP của Chính phủ, cần chú ý ở các vùng trọng điểm, các hoạt động như mua bán mại dâm, hát Karaoke, xoa bóp, băng hình ca nhạc và biển hiệu quảng cáo; nơi nào còn vi phạm phải kiên quyết xử lý thật nghiêm minh. Định kỳ hàng tháng giao Sở Văn hoá-Thông tin chủ trì tập hợp nội dung kết quả hoạt động của các đội kiểm soát liên ngành và báo cáo với UBND tỉnh. 4. Ban chỉ đạo Phòng chống tệ nạn xã hội các cấp, đã được củng cố, cần tăng cường hoạt động. Từng thành viên phải có chương trình hoạt động cụ thể của mình, thể hiện vai trò trách nhiệm của mình trước Cấp ủy và chính quyền các cấp. Các thành viên phải được phân công chỉ đạo cơ sở, mỗi người phải gắn với một địa bàn và chịu trách nhiệm trước ban chỉ đạo về những diễn biến và tình hình tệ nạn xã hội xảy ra ở địa phương phụ trách. Các chủ trương trình ở Tỉnh như: Kiểm soát ma tuý, cai nghiện, giải quyết việc làm sau cai, chuyển đổi thay cây thuốc phiện, phòng chống mại dâm, chỉ đạo thực hiện nghị định 87/CP và 814/CP của Chính phủ, đã được phân công, giao trách nhiệm, cần phải thường xuyên bám sát nhiệm vụ kế hoạch được giao tập trung chỉ đạo, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu. Định kỳ hàng tháng, quý cần tổ chức họp kiểm điểm rút kinh nghiệm về kết quả chỉ đạo của chương trình mình, đồng thời báo cáo kết quả cho Thường trực ban chỉ đạo. 5. UBND các huyện, thành phố, thị xã; các tổ chức đoàn thể quần chúng cần phải có kế hoạch soát xét lại tình hình ở địa phương mình, tổ chức mình, để đặt ra nhiệm vụ chỉ đạo thiết thực, sát đúng và có hiệu quả. UBND tỉnh quy định từ nay về sau công tác phòng chống các tệ nạn xã hội phải trở thành một nội dung lãnh đạo, một nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền, đoàn thể các cấp; một tiêu chí để đánh giá nhận xét và bình bầu các danh hiệu thi đua cá nhân và tập thể. Chỉ thị này phải được phổ biến tận đến các cấp, các ngành và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Giao cho Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã định kỳ hàng tháng, quý báo cáo kết quả chỉ đạo của đơn vị và địa phương mình cho UBND tỉnh vào ngày 25 hàng tháng./. TM. UBND TỈNH NGHỆ AN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Thị Han
{ "issuing_agency": "Tỉnh Nghệ An", "promulgation_date": "03/07/1999", "sign_number": "31/1999/CT-UB", "signer": "Nguyễn Thị Han", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Nghi-quyet-91-2013-NQ-HDND-sua-doi-Nghi-quyet-02-2007-NQ-HDND-thu-quan-ly-185746.aspx
Nghị quyết 91/2013/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 02/2007/NQ-HĐND thu quản lý
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 91/2013/NQ-HĐND Hà Giang, ngày 26 tháng 04 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ SỬA ĐỔI NGHỊ QUYẾT SỐ 02/2007/NQ-HĐND NGÀY 12/7/2007 CỦA HĐND TỈNH QUY ĐỊNH VỀ THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ ĐẤU GIÁ; PHÍ VỆ SINH; PHÍ THƯ VIỆN VÀ PHÍ THẨM ĐỊNH CẤP PHÉP SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG KHÓA XVI KỲ HỌP THỨ BẢY (CHUYÊN ĐỀ) Căn cứ Luật Tổ chức HĐND - UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001; Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sau khi xem xét Tờ trình số 30/TTr-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Điều chỉnh mức thu phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp quy định tại khoản 3, mục IV, điều 1 Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2007; Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã thảo luận và nhất trí, QUYẾT NGHỊ Điều 1. Điều chỉnh mức thu Phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp quy định tại Khoản 3, Mục IV, Điều 1 Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2007 của HĐND tỉnh “về việc quy định về thu, quản lý và sử dụng Phí đấu giá, Phí vệ sinh, Phí thư viện và Phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp”, như sau: a. Cấp mới: 2.000.000 đồng/lần thẩm định; b. Cấp lại: 1.000.000 đồng/lần thẩm định. Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 5 năm 2013. Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện; giao cho Thường trực HĐND, các Ban HĐND, đại diện HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết này. Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang Khóa XVI, Kỳ họp thứ Bảy (chuyên đề) thông qua ngày 23 tháng 4 năm 2013./. Nơi nhận: - Ủy ban Thường vụ Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ: Công thương; Tài chính; - Cục kiểm tra văn bản QPPL- Bộ Tư pháp; - T.Tr Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ VN tỉnh; - Đoàn đại biểu QH tỉnh HG; - Đại biểu HĐND tỉnh; - Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; - HĐND, UBND, UBMTTQ các huyện, thành phố; - Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh; - TTTT - VP Đ.ĐBQH-HĐND tỉnh;CVVP; - Lưu: VT. CHỦ TỊCH Vương Mí Vàng
{ "issuing_agency": "Tỉnh Hà Giang", "promulgation_date": "26/04/2013", "sign_number": "91/2013/NQ-HĐND", "signer": "Vương Mí Vàng", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-1696-QD-UBND-2022-phe-duyet-ke-hoach-su-dung-dat-Ham-Tan-Binh-Thuan-527601.aspx
Quyết định 1696/QĐ-UBND 2022 phê duyệt kế hoạch sử dụng đất Hàm Tân Bình Thuận
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1696/QĐ-UBND Bình Thuận, ngày 10 tháng 8 năm 2022 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2022 CỦA HUYỆN HÀM TÂN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013; Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Căn cứ Luật sửa đổi 37 Luật liên quan đến quy hoạch; Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của luật Quy hoạch; Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch; Căn cứ Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Căn cứ Nghị quyết số 97/NQ-HĐND ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về danh mục dự án chuyển mục đích sử đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và danh mục dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện trong năm 2020; Căn cứ Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về danh mục dự án chuyển mục đích sử đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và danh mục dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện trong năm 2021; Nghị quyết số 58/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và danh mục dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất năm 2022; Theo đề nghị của Uy ban nhân dân huyện Hàm Tân tại Tờ trình số 78/TTr-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2022, Tờ trình số 133/TTr-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2022 và Báo cáo số 318/BC-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2022 và của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 222/TTr-STNMT ngày 28 tháng 7 năm 2022. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Hàm Tân, với các chỉ tiêu chủ yếu sau: 1. Diện tích các loại đất phân bổ trong năm 2022 (Phụ lục 1 kèm theo). 2. Kế hoạch thu hồi các loại đất năm 2022 (Phụ lục 2 kèm theo). 3. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2022 (Phụ lục 3 kèm theo). 4. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2022 (Phụ lục 4 kèm theo). (Kèm theo Báo cáo thuyết minh tổng hợp và Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022) Điều 2. Căn cứ vào Điều 1 của Quyết định này, Ủy ban nhân dân huyện Hàm Tân có trách nhiệm: 1. Công bố, công khai, kế hoạch sử dụng đất năm 2022 theo đúng quy định của pháp luật về đất đai; 2. Chịu trách nhiệm về sự đồng bộ của hệ thống bảng biểu, bản đồ, báo cáo hồ sơ kế hoạch sử dụng đất năm 2022; 3. Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2022, chịu trách nhiệm pháp lý trong việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu trong kỳ kế hoạch sử dụng đất hàng năm; 4. Xác định nhu cầu sử dụng đất trong việc lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 trên địa bàn huyện; 5. Thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy định pháp luật đất đai và theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hàm Tân và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Thường trực Tỉnh ủy; - Thường trực HĐND tỉnh; - Chủ tịch, PCT.UBND tỉnh; - Sở Tài nguyên và Môi trường; - Chi cục QLĐĐ - Sở TN&MT; - Trung tâm Thông tin (đăng tải trên Cổng thông tin); - Lưu: VT, ĐTQH, KGVXNV, KT. Đức. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phan Văn Đăng FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Thuận", "promulgation_date": "10/08/2022", "sign_number": "1696/QĐ-UBND", "signer": "Phan Văn Đăng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Chi-thi-334-CT-tang-cuong-quan-ly-lap-lai-ky-cuong-phap-luat-khai-thac-tai-nguyen-khoang-san-42864.aspx
Chỉ thị 334-CT tăng cường quản lý, lập lại kỷ cương pháp luật khai thác tài nguyên khoáng sản
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 334-CT Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 1992 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, LẬP LẠI KỶ CƯƠNG LUẬT PHÁP TRONG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN Ngày 24-7-1992 tại địa phận xã Quang Trung, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng, sau một đợt mưa lũ kéo dài đã xảy ra trượt lở hàng vạn mét khối đất đá thải của một khu khai thác quặng măng gan đã ngừng hoạt động 18 năm. Tai biến này đã chôn vùi hơn 40 lều lán, làm thiệt mạng trên 200 người tạm trú ở đó để hoạt động khai thác và mua bán quặng măng gan trái phép. Đây là tai nạn nghiêm trọng nhất từ trước tới nay ở nước ta, không chỉ đơn thuần do thiên tai mà còn là hậu quả của việc buông lỏng quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là đối với số người tự do đào đãi, kinh doanh khoáng sản trái phép, buông lỏng quản lý trật tự và an toàn xã hội của các Bộ, ngành có liên quan, của chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Thái. Tai nạn nghiêm trọng này và tình trạng tự phát của nhân dân đào bới các khu mỏ đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tài nguyên, môi trường bị tàn phá nặng nề; nhiều người bị thiệt mạng hoặc bị tàn tật; tệ nạn xã hội và các hoạt động phạm pháp xảy ra ngày càng phổ biến và rất nghiêm trọng ở các tụ điểm khai thác - mua bán khoáng sản trái phép; nhân dân các địa phương sở tại đang phải gánh chịu hậu quả về các mặt: trật tự an toàn xã hội sút kém; sông suối, đồng ruộng bị ô nhiễm nặng nề, thậm chí có nơi còn không có nguồn nước sạch để ăn uống và sản xuất, bệnh tật phát sinh, giá cả đảo lộn, v.v... pháp luật và kỷ cương Nhà nước bị vi phạm nghiêm trọng. Để nhanh chóng chấm dứt tình trạng khai thác và buôn bán khoáng sản trái phép, trước hết nhằm bảo đảm an toàn tính mạng của nhân dân, bảo vệ tài nguyên, môi trường, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị: 1. Nghiêm cấm mọi hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, đào đãi, mua bán, xuất khẩu khoáng sản không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép theo Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản và Nghị định 95-HĐBT ngày 25-3-1992 của Hội đồng Bộ trưởng. Bộ Công nghiệp nặng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan khẩn trương hoàn thành hệ thống văn bản pháp quy để hướng dẫn thi hành Nghị định 95-HĐBT. 2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, nơi có các vùng tài nguyên khoáng sản bị xâm phạm trái phép, theo chức trách đã được phân cấp, tiến hành ngay các đợt kiểm tra tư cách pháp nhân của các tổ chức, cá nhân khai thác, kinh doanh khoáng sản; áp dụng các biện pháp có hiệu lực để giải toả các tụ điểm khác, mua bán khoáng sản trái phép. 3. Những cá nhân khai thác khoáng sản ở các điểm quặng nhỏ phân bố gần các mỏ đang được phép khai thác phải có hợp đồng kinh tế với các chủ doanh nghiệp đang khai thác mỏ có giấy phép. Các chủ doanh nghiệp này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về công nghệ, kỹ thuật khai thác mỏ, an toàn và bảo hộ lao động, bảo vệ tài nguyên và môi trường cho doanh nghiệp mình và cho các cá nhân có quan hệ hợp đồng. 4. Bộ Thương mại và Du lịch đình chỉ ngay việc cấp giấy phép mới và thu hồi tất cả số giấy phép đã cấp cho các tổ chức và cá nhân xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới đối với các loại quặng măng gan, đồng, chì - kẽm, antimoan và các loại khoáng sản quý hiếm khác. 5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp nặng, Uỷ ban Khoa học Nhà nước, Thanh tra Nhà nước, tổ chức một đợt tổng kiểm tra từ nay cho đến hết năm 1992 về việc chấp hành các quy trình, quy phạm an toàn trong khu vực khai thác mỏ, bãi thải, trước hết là đối với các mỏ quan trọng của các Bộ: Năng lượng, Công nghiệp nặng, Giao thông - Vận tải và Bưu điện, Xây dựng, Quốc phòng và của các địa phương. Các xí nghiệp khai thác mỏ phải tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn kiểm tra làm nhiệm vụ. Các Bộ chủ quản và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phải chỉ đạo các xí nghiệp khai thác mỏ tổ chức thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của đoàn kiểm tra. Trong những trường hợp phát hiện các quy phạm an toàn bị vi phạm nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng của người lao động, đoàn kiểm tra có quyền kiến nghị đình chỉ khai thác cho đến khi thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn. Kết thúc đợt kiểm tra, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải báo cáo kết quả lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. 6. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi có mỏ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi có người tự ý đi khai thác mỏ, phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về các tai nạn mỏ chết người còn xảy ra trên địa phương mình và công dân của địa phương mình. 7. Uỷ ban Khoa học Nhà nước với tư cách là cơ quan chủ trì tiểu ban công tác của Hội đồng Bộ trưởng theo Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trong thông báo số 106-TB ngày 4-8-1992 có trách nhiệm xem xét hậu quả, nguyên nhân và trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân liên quan trong vụ tai nạn tại mỏ măng gan ở huyện Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng và kiến nghị hình thức xử lý trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định. Bộ Thuỷ lợi chủ trì phối hợp với Bộ Y tế thực hiện phương án khai thông nguồn nước ở thung lũng bị đất đá vùi lấp, bảo đảm nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân phía hạ lưu, bảo vệ môi trường. 8. Bộ Nội vụ phối hợp với Ban quản lý thị trường Trung ương và chính quyền địa phương và các cấp áp dụng các biện pháp hành chính và kinh tế xử phạt các tổ chức và cá nhân đã và đang thuê lao động khai thác, chế biến (tuyển), mua bán khoáng sản trái phép, kể cả việc truy tố trước pháp luật tuỳ theo mức độ, phạm vi vi phạm và gây hậu quả nghiêm trọng. 9. Bộ Công nghiệp nặng phối hợp với chính quyền nhân dân các cấp và các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức thường xuyên việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, làm cho nhân dân thấy được hậu quả nghiêm trọng nhiều mặt của các hoạt động khai thác, mua bán khoáng sản trái phép, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, góp phần lập lại trật tự, kỷ cương pháp luật trong lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản. Trên đây là những việc hết sức cần thiết và cấp bách; các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm khẩn trương thi hành Chỉ thị này. Phan Văn Khải (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng", "promulgation_date": "17/09/1992", "sign_number": "334-CT", "signer": "Phan Văn Khải", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-27-2016-QD-UBND-quy-che-phoi-hop-ho-tro-phap-ly-cho-doanh-nghiep-Thua-Thien-Hue-311948.aspx
Quyết định 27/2016/QĐ-UBND quy chế phối hợp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Thừa Thiên Huế
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 27/2016/QĐ-UBND Thừa Thiên Huế, ngày 11 tháng 05 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 70/TTr-STP ngày 28 tháng 4 năm 2016, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Dung QUY CHẾ PHỐI HỢP HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2016/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy chế này quy định hình thức, nội dung phối hợp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân kinh doanh; Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế trong việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Các Sở, ban, ngành; 2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế; 3. Liên minh hợp tác xã; các hiệp, hội doanh nghiệp; 4. Doanh nghiệp; 5. Tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật. Điều 3. Mục đích phối hợp Đảm bảo việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực hiện có hiệu quả; Tránh chồng chéo về nội dung, cách thức và thời gian hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; góp phần phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Điều 4. Nguyên tắc phối hợp 1. Đảm bảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, tổ chức có liên quan; 2. Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp quy định tại Quy chế này được thực hiện đối với mọi doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu, hình thức tổ chức, quy mô kinh doanh và lĩnh vực hoạt động; 3. Phù hợp với quy định của pháp luật; 4. Thực hiện thường xuyên, kịp thời. Chương II HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG PHỐI HỢP HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP Điều 5. Phối hợp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong việc xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp 1. Các sở, ban, ngành tổ chức xây dựng, duy trì, cập nhật hệ thống danh mục cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở, ban, ngành (trừ văn bản thuộc danh mục bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật); 2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức xây dựng, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở địa phương ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh (trừ văn bản thuộc danh mục bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật); 3. Doanh nghiệp được tiếp cận, sử dụng miễn phí thông tin đăng tải trên trang thông tin điện tử được quy định tại các khoản 1, 2 Điều này. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật đã có hiệu lực pháp luật mà chưa được đăng tải trên trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành hoặc của Ủy ban nhân dân tỉnh thì doanh nghiệp có quyền đề nghị các cơ quan, tổ chức, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh cập nhật văn bản đó. Điều 6. Phối hợp về xây dựng tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật 1. Các sở, ban, ngành xây dựng tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật cho doanh nghiệp phải đảm bảo: a) Các văn bản pháp luật được ban hành còn hiệu lực pháp luật; b) Các tài liệu phải liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; c) Việc tổ chức Hội nghị, hội thảo để giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật không trùng lặp về nội dung, thời gian tổ chức; Chú trọng đến các đối tượng cần hỗ trợ pháp lý kịp thời, ảnh hưởng trực tiếp; 2. Sở Tư pháp chủ trì hoặc phối hợp để thực hiện các nội dung tại Khoản 1 của Điều này. Điều 7. Phối hợp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp 1. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, nhu cầu của doanh nghiệp, các sở, ban, ngành được giao nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp có trách nhiệm: a) Phối hợp với Sở Tư pháp biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế, các tổ chức đại diện của doanh nghiệp thực hiện việc bồi dưỡng pháp luật. 2. Việc biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp phải đảm bảo: a) Xây dựng tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật phù hợp; b) Thực hiện tham vấn ý kiến của các cơ quan có liên quan trong việc xây dựng tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật phù hợp (nếu có); c) Mời chuyên gia, báo cáo viên chuyên ngành hoặc có kinh nghiệm để trình bày có hiệu quả nội dung các tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật; d) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật hiệu quả, kịp thời. Điều 8. Phối hợp giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp 1. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu các sở, ban, ngành có liên quan giải đáp quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực do sở, ban, ngành đó quản lý; 2. Các Sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan có trách nhiệm trả lời yêu cầu giải đáp pháp luật của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành do mình quản lý trong thời hạn 7 ngày làm việc (kể từ ngày doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan đến yêu cầu giải đáp pháp luật); trường hợp nội dung phức tạp hoặc liên quan đến phạm vi quản lý Nhà nước trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thì thời hạn trả lời là 15 ngày làm việc. Trường hợp không giải đáp pháp luật thì cơ quan được yêu cầu giải đáp phải nêu rõ lý do và trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp; 3. Trường hợp việc giải đáp pháp luật của các cơ quan chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu các Bộ có liên quan giải đáp (theo khoản 2 Điều 10 Nghị định số 66/2008/NĐ-CP); 4. Việc giải đáp pháp luật được thực hiện thông qua các hình thức sau đây: a) Giải đáp bằng văn bản; b) Giải đáp thông qua thư điện tử; c) Giải đáp trực tiếp thông qua Hội nghị, Hội thảo, tọa đàm hoặc thông qua điện thoại; d) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật. 5. Các sở, ban, ngành được yêu cầu phối hợp giải đáp pháp luật doanh nghiệp có trách nhiệm: a) Giải đáp đầy đủ nội dung yêu cầu; b) Trực tiếp tham dự Hội nghị, Hội thảo, tọa đàm để giải đáp pháp luật khi có đề nghị của cơ quan chủ trì; c) Phản ánh kịp thời mọi vấn đề phát sinh để quan chủ trì chủ động bố trí thực hiện giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp. Điều 9. Phối hợp tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp và hoàn thiện pháp luật 1. Các sở, ban, ngành có trách nhiệm: a) Tiếp nhận mọi phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp; b) Phân loại kiến nghị, phản ánh để phối hợp với Sở Tư pháp tổng hợp, giải quyết theo quy định của pháp luật; c) Thông báo kết quả tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp. 2. Sở Tư pháp có trách nhiệm: a) Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh từ các sở, ban, ngành được nêu tại Khoản 1 Điều này; b) Phối hợp với cơ quan có liên quan để xử lý, tham mưu, trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật; c) Thông báo kết quả giải quyết kiến nghị, phản ánh từ các sở, ban, ngành được nêu tại khoản 1 Điều này. Điều 10. Phối hợp xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 1. Các sở, ban, ngành có trách nhiệm: a) Thông báo chương trình Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đến Sở Tư pháp; b) Phối hợp với Sở Tư pháp để thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (nếu có); c) Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp do cơ quan chuyên ngành Trung ương ban hành để Sở Tư pháp kịp thời tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hàng năm. 2. Sở Tư pháp có trách nhiệm: a) Tiếp nhận thông tin về chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp từ các sở, ban, ngành có liên quan; b) Phối hợp với các sở, ban, ngành để thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (nếu có); c) Chủ trì tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hàng năm (nếu có). Điều 11. Khảo sát nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, các sở, ban, ngành có liên quan có trách nhiệm: 1. Tham gia Đoàn khảo sát nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; 2. Thực hiện góp ý và hoàn chỉnh Phiếu khảo sát; 3. Tổng hợp, đánh giá, phân tích kết quả khảo sát; 4. Báo cáo kết quả khảo sát. Điều 12. Báo cáo công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp Các sở, ban, ngành có liên quan phải phối hợp với Sở Tư pháp để thực hiện: 1. Báo cáo định kỳ công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; 2. Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền liên quan hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; 3. Báo cáo các nội dung khác liên quan đến công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (nếu có). Chương III TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP THỰC HIỆN Điều 13. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp 1. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và chủ động tổ chức nắm bắt nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; 2. Tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định tại Quy chế này; 3. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan khác có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; 4. Sau khi Kế hoạch, chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, các sở, ban, ngành có trách nhiệm thực hiện trong phạm vi chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của mình; 5. Các cá nhân, tổ chức đại diện của doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có chức năng cung cấp dịch vụ pháp lý được khuyến khích tham gia thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Điều 14. Trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong hoạt động hỗ trợ pháp lý 1. Chủ động tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình; 2. Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức khác có liên quan trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định tại Quy chế này. Điều 15. Trách nhiệm của doanh nghiệp 1. Chủ động tìm hiểu pháp luật, bố trí cán bộ phụ trách công tác pháp chế doanh nghiệp hoặc thuê Luật sư tư vấn để giúp doanh nghiệp thực thi pháp luật; 2. Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý theo quy định tại Quy chế này; 3. Thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết về nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Điều 16. Chế độ, kinh phí để thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Chế độ, kinh phí để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật Điều 17. Xử lý các vướng mắc, bất cập Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, bất cập, đề nghị cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để tổng hợp, giải quyết./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Thừa Thiên Huế", "promulgation_date": "11/05/2016", "sign_number": "27/2016/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Dung", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-207-QD-UB-1992-gia-ban-muoi-I-ot-Lao-Cai-155355.aspx
Quyết định 207/QĐ-UB 1992 giá bán muối I ốt Lào Cai
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 207/QĐ-UB Lào Cai, ngày 20 tháng 8 năm 1992 QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LÀO CAI VỀ GIÁ BÁN MUỐI I ỐT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ban hành ngày 30 tháng 6 năm 1989; Căn cứ vào biên bản hội nghị ngày 12/8/1992; Căn cứ vào tờ trình số 83/TT-VG ngày 15/8/1992 của Sở Tài chính – vật giá về giá bán muối I ốt ở địa phương, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Thống nhất giá bán muối I ốt trên địa bàn toàn tỉnh: - Giá bán lẻ: 450đ/kg (Bốn trăm năm mươi đồng) - Giá bán buôn: 370đ/kg (Ba trăm bảy mươi đồng) (Giá bán buôn giao trên phương tiện tại kho của các công ty thương nghiệp huyện, thị xã). - Các ngành: Tài chính – Vật giá; Thương mại và Du lịch; Y tế; Ủy ban nhân dân các huyện thị cùng các ngành liên quan có trách nhiệm chỉ đạo nghiêm chỉnh kỷ luật giá và niêm yết giá. Điều 2. Các ông Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và các ngành có liên quan căn cứ Quyết định thi hành. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/8/1992 các quyết định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ./. PHÓ CHỦ TỊCH Hoàng Ngọc Lâm
{ "issuing_agency": "Tỉnh Lào Cai", "promulgation_date": "20/08/1992", "sign_number": "207/QĐ-UB", "signer": "Hoàng Ngọc Lâm", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-288-QD-TTg-2022-Khung-danh-gia-thuc-hien-muc-tieu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-504994.aspx
Quyết định 288/QĐ-TTg 2022 Khung đánh giá thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 288/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2022 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH KHUNG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12 tháng 11 năm 2021; Căn cứ Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 8859/TTr-BKHĐT ngày 16 tháng 12 năm 2021. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Khung đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (sau đây gọi tắt là Khung đánh giá) để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: - Báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy định trong Khung đánh giá ban hành theo Quyết định này, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20 tháng 12 năm và cập nhật, bổ sung, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào ngày 20 tháng 3 năm tiếp theo. - Rà soát, đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo ngành, lĩnh vực được phân công trong trường hợp cần thiết, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: - Phân công các Sở, ban, ngành trên địa bàn thực hiện các chỉ tiêu trong Khung đánh giá ban hành theo Quyết định này; định kỳ hằng năm, 5 năm đánh giá tình hình phát triển - kinh tế xã hội trên địa bàn. - Xây dựng Khung đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và 5 năm cấp huyện trên cơ sở Khung đánh giá và Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện. - Rà soát, đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn trong trường hợp cần thiết, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: - Chủ trì tổng hợp số liệu chỉ tiêu của Khung đánh giá trong quá trình đánh giá kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội hằng năm; trên cơ sở đó, kịp thời đề xuất, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện, đánh giá bổ sung kết quả thực hiện các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo quy định. - Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành, địa phương tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận, tổng hợp số liệu trong Khung đánh giá, bảo đảm sự kết nối, liên thông, kịp thời phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Tổng hợp, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ việc điều chỉnh, bổ sung Khung đánh giá, kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong quản lý, chỉ đạo, điều hành. - Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Quyết định này. Điều 3. Hiệu lực thi hành 1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. 2. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Kiểm toán Nhà nước; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Tổng cục Thống kê; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc; - Lưu: VT, KTTH (3). H.Dương KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Lê Minh Khái PHỤ LỤC KHUNG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (Ban hành kèm theo Quyết định số 288/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ) Biểu số 01: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của cả nước Biểu số 02: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của các vùng kinh tế - xã hội Biểu số 03: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của các vùng kinh tế trọng điểm Biểu số 04: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Biểu số 05: Một số chỉ tiêu liên quan đến tổng sản phẩm trên địa bàn của các vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. BIỂU SỐ 01 MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU CỦA CẢ NƯỚC STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Cơ quan báo cáo Kỳ báo cáo A B C D E A KINH TẾ 1. TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) BKHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 1 Theo giá hiện hành BKHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 1.1 Quy mô GDP " " 1.1.1 Theo nội tệ Nghìn tỷ đồng " " 1.1.2 Theo ngoại tệ Tỷ USD " " 1.2 Cơ cấu GDP " " a) Theo khu vực kinh tế % 1.2.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản % " " 1.2.2 Công nghiệp và xây dựng " " " Trong đó: Công nghiệp " " " 1.2.3 Dịch vụ " " " 1.2.4 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm " " " b) Theo loại hình kinh tế % " " 1.2.5 Nhà nước " " " 1.2.6 Ngoài Nhà nước " " " 1.2.7 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài " " " 1.2.8 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm " " " 2 Tốc độ tăng GDP theo giá so sánh % BKHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm a) Theo khu vực kinh tế 2.1.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " " " 2.1.2 Công nghiệp và xây dựng " " " Trong đó: Công nghiệp " " " 2.1.3 Dịch vụ " " " 2.1.4 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm " " " b) Theo loại hình kinh tế " " " 2.1.5 Nhà nước " " " 2.1.6 Ngoài Nhà nước " " " 2.1.7 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài " " " 2.1.8 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm " " " 3 GDP bình quân đầu người BKHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3.1 GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành 3.1.1 Theo nội tệ Triệu đồng " 3.1.2 Theo ngoại tệ USD " " 3.2 Tốc độ tăng GDP bình quân đầu người theo giá so sánh % " " 4 Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP % BKHĐT Giữa kỳ, 5 năm II CÁC CÂN ĐỐI LỚN CỦA NỀN KINH TẾ 1 Tích lũy, tiêu dùng BKHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 1.1 Nguồn " " 1.1.1 GDP theo giá hiện hành Nghìn tỷ đồng " " 1.1.2 Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ " " " 1.2 Sử dụng " " 1.2.1 Tiêu dùng cuối cùng Nghìn tỷ đồng " " Trong đó: Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư " " " 1.2.2 Tích lũy tài sản " " " 1.3 Cơ cấu tích lũy, tiêu dùng % " " 1.3.1 Tiêu dùng cuối cùng " " " 1.3.2 Tích lũy tài sản " " " 1.4 So sánh với GDP % " " 1.4.1 Tiêu dùng cuối cùng " " " 1.4.2 Tích lũy tài sản " " " 1.4.3 Tiết kiệm " " " 2 Cán cân thanh toán quốc tế Triệu USD NHNNVN Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 2.1 Cán cân vãng lai " " " 2.2 Cán cân vốn " " " 2.3 Cán cân tài chính " " " 2.4 Cán cân tổng thể " " " 3 Ngân sách Nhà nước Tỷ đồng Bộ Tài chính Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3.1 Thu ngân sách Nhà nước " " " Trong đó: 3.1.1 Thu nội địa " " " 3.1.2 Thu từ dầu thô " " " 3.1.3 Thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu " " " 3.1.4 Thu viện trợ " " " Tỷ trọng trong thu ngân sách Nhà nước % " " 3.1.5 Thu nội địa " " " 3.1.6 Thu từ dầu thô " " " 3.1.7 Thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu " " " 3.1.8 Thu viện trợ " " " 3.2 Chi ngân sách Nhà nước Tỷ đồng " " Tốc độ tăng chi ngân sách Nhà nước % " " Trong đó: 3.2.1 Chi đầu tư phát triển Tỷ đồng " " 3.2.2 Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội " " " Trong đó: Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo " " " Chi cho khoa học công nghệ " " " 3.2.3 Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP % " " 3.2.4 Tỷ lệ dư nợ của Chính phủ so với GDP tại thời điểm 31/12 hằng năm % " " 3.2.5 Tỷ lệ nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP tại thời điểm 31/12 hằng năm % " " 3.2.6 Tỷ lệ dư nợ công so với GDP tại thời điểm 31/12 hằng năm % " " 4 Xuất, nhập khẩu hàng hóa Bộ Tài chính Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 4.1 Xuất khẩu hàng hóa " " 4.1.1 Trị giá hàng hóa xuất khẩu Tỷ USD " " Tốc độ tăng % " " Trong đó: Tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) % " " 4.2 Nhập khẩu hàng hóa " " 4.1.1 Trị giá hàng hóa nhập khẩu Tỷ USD " " Tốc độ tăng % " " Trong đó: Tỷ trọng nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài % " " 4.3 Cán cân thương mại hàng hóa Tỷ USD " " 4.4 Tỷ lệ xuất siêu so với trị giá hàng hóa xuất khẩu % " " 5 Xuất, nhập khẩu dịch vụ Tỷ USD Bộ KHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 5.1 Trị giá dịch vụ xuất khẩu " " " 5.2 Trị giá dịch vụ nhập khẩu " " " 5.3 Cán cân thương mại dịch vụ " " " 6 Nguồn điện Bộ Công thương Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 6.1 Tổng công suất nguồn điện MW " " 6.2 Tỷ lệ dự phòng công suất nguồn điện % " " 6.3 Sản lượng điện thương phẩm Tỷ Kwh " " 6.4 Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống Tỷ Kwh " " III NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG, NĂNG SUẤT CÁC NHÂN TỐ TỔNG HỢP (TFP) 1 Năng suất lao động 1.1 Năng suất lao động theo giá hiện hành Triệu đồng/lao động BKHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 1.1.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " " " 1.1.2 Công nghiệp và xây dựng " " " 1.1.3 Dịch vụ " " " 1.2 Tốc độ tăng năng suất lao động theo giá so sánh % BKHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 1.2.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " " " 1.2.2 Công nghiệp và xây dựng " " " 1.2.3 Dịch vụ " " " 1.2.4 Năng suất lao động theo ngoại tệ USD/lao động BKHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 2 Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tốc độ tăng trưởng chung % BKHĐT Giữa kỳ, 5 năm IV ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG 1 Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội BKHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 1.1 Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành Nghìn tỷ đồng " " 1.2 Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo loại hình kinh tế % " " 1.2.1 Nhà nước " " " 1.2.2 Ngoài Nhà nước " " " 1.2.3 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài " " " 1.3 Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá so sánh % " " 2 Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội so với GDP % BKHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) BKHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 4 Đầu tư nước ngoài BKHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 4.1 Số dự án đầu tư nước ngoài Dự án " " 4.2 Vốn đăng ký đầu tư nước ngoài Triệu USD " " 4.2.1 Cấp mới " " " 4.2.2 Điều chỉnh " " " 4.2.3 Góp vốn, mua cổ phần " " " 4.3 Vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài Triệu USD " " 5 Xây dựng BKHĐT 5.1 Diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành Nghìn m2 " Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 5.2 Diện tích nhà ở bình quân đầu người M2 " 5 năm V DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ 1 Doanh nghiệp BKHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 1.1 Số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hằng năm Nghìn doanh nghiệp " " 1.2 Số lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hằng năm Nghìn người " " Tốc độ tăng % " " 1.3 Doanh nghiệp thành lập mới " " 1.3.1 Số doanh nghiệp thành lập mới Nghìn DN " " Tốc độ tăng % " " 1.3.2 Tổng số vốn đăng ký Nghìn tỷ đồng " " Tốc độ tăng % " " 1.3.3 Tổng số lao động đăng ký Nghìn người " " Tốc độ tăng % " " 1.4 Số doanh nghiệp giải thể Nghìn DN " " Tốc độ tăng % " " 2 Hợp tác xã BKHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 2.1 Số hợp tác xã đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hằng năm Hợp tác xã " " 2.2 Số lao động trong hợp tác xã đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hằng năm Nghìn người " " 2.3 Số hợp tác xã thành lập mới Hợp tác xã " " 2.4 Số hợp tác xã hoàn tất thủ tục giải thể " " " 2.5 Tổng số liên hiệp hợp tác xã Liên hiệp " " 2.6 Tổng số tổ hợp tác Tổ " " VI NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN 1 Nông nghiệp Bộ KHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 1.1 Cây lương thực có hạt " " 1.1.1 Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt Nghìn ha " " Trong đó: Lúa " " " 1.1.2 Sản lượng lương thực có hạt Triệu tấn " " Trong đó: Lúa " " " 1.2 Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người Kg " " 1.3 Sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm " " Trong đó: 1.3.1 Chè Nghìn tấn " " 1.3.2 Cà phê " " " 1.3.3 Điều " " " 1.3.4 Cao su " " " 1.3.5 Hạt tiêu " " " 1.4 Số gia súc, gia cầm " " 1.4.1 Trâu Nghìn con " " 1.4.2 Bò " " " 1.4.3 Lợn " " " 1.4.4 Gia cầm " " " 1.5 Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu " " " 1.5.1 Thịt trâu hơi Nghìn tấn " " 1.5.2 Thịt bò hơi " " " 1.5.3 Thịt lợn hơi " " " 1.5.4 Thịt gia cầm hơi " " " 2 Lâm nghiệp Bộ KHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm Diện tích rừng trồng mới tập trung Nghìn ha " " 3 Thủy sản Bộ KHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3.1 Sản lượng thủy sản Nghìn tấn " " 3.1.1 Nuôi trồng " " " 3.1.2 Khai thác " " " Trong đó: Khai thác biển " " " VII CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG 1 Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) % BKHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm Trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo " " " 2 Tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP % BKHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3 Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân đầu người BKHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3.1 Theo nội tệ Triệu đồng " " 3.2 Theo ngoại tệ USD " " 4 Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu ĐVT của từng sản phẩm BKHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm (Sản phẩm chủ yếu lấy theo giai đoạn) " " VIII THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH 1 Thương mại Bộ KHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 1.1 Doanh thu bán lẻ hàng hóa Nghìn tỷ đồng " " Tốc độ tăng % " " 1.2 Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống Nghìn tỷ đồng " " Tốc độ tăng % " " 2 Số lượt khách du lịch nội địa Triệu lượt người Bộ VHTTDL Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm Tốc độ tăng % " " 3 Số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam Triệu lượt người Bộ KHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm Tốc độ tăng % " " 4 Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành Tỷ đồng Bộ KHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm Tốc độ tăng % " " IX Chỉ số giá 1 Chỉ số giá tiêu dùng (Năm trước =100) % Bộ KHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 2 Chỉ số lạm phát cơ bản (Năm trước = 100) % " " B XÃ HỘI I DÂN SỐ, LAO ĐỘNG 1 Dân số 1.1 Dân số trung bình Triệu người Bộ KHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm Trong đó: Tỷ lệ dân số thành thị % " " 1.2 Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh Tuổi " " Trong đó: Số năm sống khỏe Năm Bộ Y tế Giữa kỳ, 5 năm 1.3 Tỷ số giới tính khi sinh Số bé trai/100 bé gá Bộ KHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 1.4 Tổng tỷ suất sinh Số con/phụ nữ " " 2 Chỉ số phát triển con người (HDI) Bộ KHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3 Lao động 3.1 Lực lượng lao động Nghìn người Bộ KHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3.2 Số lao động có việc làm trong nền kinh tế Nghìn người Bộ KHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3.2.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " " " 3.2.2 Công nghiệp và xây dựng " " " 3.2.3 Dịch vụ " " " 3.3 Cơ cấu lao động có việc làm trong nền kinh tế % Bộ KHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3.3.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " " " 3.3.2 Công nghiệp và xây dựng " " " 3.3.3 Dịch vụ " " " 3.4 Số người lao động có việc làm tăng thêm Nghìn người Bộ LĐTBXH Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3.5 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo % Bộ LĐTBXH Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm Trong đó: Có bằng, chứng chỉ " " " 3.6 Tỷ lệ thất nghiệp % Bộ KHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3.6.1 Thành thị " " " 3.6.2 Nông thôn " " " 3.7 Tỷ lệ thiếu việc làm % Bộ KHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3.7.1 Thành thị " " " 3.7.2 Nông thôn " " " 3.8 Tỷ lệ người lao động tham gia BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động % BHXHVN Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3.9 Tỷ lệ người lao động tham gia BHTN so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động % BHXHVN Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3.10 Số lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong năm theo hợp đồng Nghìn người Bộ LĐTBXH Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm II GIÁO DỤC 1 Tỷ lệ huy động trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi đi nhà trẻ % Bộ GDĐT 5 năm 2 Tỷ lệ huy động trẻ em từ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo % Bộ GDĐT 5 năm 3 Kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở Bộ GDĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3.1 Kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở (Số đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn mức độ 2) Tỉnh " " 3.2 Kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở (Số đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn mức độ 3) Tỉnh " " 4 Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết % Bộ KHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 5 Tỷ lệ phòng học kiên cố % Bộ GDĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 5.1 Mầm non " " " 5.2 Tiểu học " " " 5.3 Trung học cơ sở " " " 5.4 Trung học phổ thông " " " 6 Tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia % Bộ GDĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 6.1 Mầm non " " " 6.2 Tiểu học " " " 6.3 Trung học cơ sở " " " 6.4 Trung học phổ thông " " " 7 Số học sinh phổ thông bình quân một giáo viên Học sinh Bộ GDĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 7.1 Tiểu học " " " 7.2 Trung học cơ sở " " " 7.3 Trung học phổ thông " " " 8 Số học sinh phổ thông bình quân một lớp học Học sinh Bộ GDĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 8.1 Tiểu học " " " 8.2 Trung học cơ sở " " " 8.3 Trung học phổ thông " " " 9 Số sinh viên đại học trên 10.000 dân Sinh viên Bộ GDĐT Hằng năm, giữa kỳ và 5 năm 10 10. Tỷ lệ giảng viên đại học có bằng tiến sĩ % Bộ GDĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm III KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 1 Số người hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ Người Bộ KHCN 2 năm (năm lẻ) 2 Số sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ Sáng chế Bộ KHCN Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3 Chi cho nghiên cứu khoa học và công nghệ Tỷ đồng Bộ KHCN 2 năm (năm lẻ) IV Y TẾ 1 Tỷ số tử vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sổng ‰ Bộ KHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 2 Tỷ suất chết của trẻ em dưới 01 tuổi ‰ Bộ KHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3 Tỷ suất chết của trẻ em dưới 05 tuổi ‰ Bộ KHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 4 Tỷ lệ trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin % Bộ Y tế Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 5 Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng % Bộ KHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 5.1 Cân nặng theo tuổi " " " 5.2 Chiều cao theo tuổi " " " 6 Số bác sỹ trên 10.000 dân Bác sỹ Bộ Y tế Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 7 Số dược sĩ đại học trên 10.000 dân Dược sĩ Bộ Y tế Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 8 Số điều dưỡng viên trên 10.000 dân Điều dưỡng Bộ Y tế Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 9 Số giường bệnh trên 10.000 dân Giường bệnh Bộ Y tế Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 10 Tỷ lệ giường bệnh tư nhân % Bộ Y tế Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 11 Tỷ lệ người bệnh hài lòng với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh % Bộ Y tế Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 12 Tỷ lệ người lao động có nguy cơ được quản lý và phát hiện bệnh nghề nghiệp % Bộ Y tế Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 13 Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế % BHXHVN Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 14 Tỷ lệ dân số được quản lý bằng hồ sơ sức khỏe điện tử % Bộ Y tế Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 15 Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn có bác sĩ làm việc % Bộ Y tế Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm IV MỨC SỐNG DÂN CƯ 1 Tỷ lệ nghèo đa chiều % Bộ KHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm Giảm tỷ lệ nghèo đa chiều Điểm phần trăm " " 2 Thu nhập bình quân đầu người 01 tháng Nghìn đồng Bộ KHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 2.1 Thành thị " " " 2.2 Nông thôn " " " 3 Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung % Bộ XD Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 4 Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn % Bộ NNPTNT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 5 Tỷ lệ dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh % Bộ KHĐT Giữa kỳ, 5 năm 6 Tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới % Bộ NNPTNT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 6.1 Tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu % Bộ NNPTNT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 6.2 Tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao % Bộ NNPTNT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 7 Số huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới Huyện Bộ NNPTNT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm Tỷ lệ huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới % " " 7.1 Số huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao Huyện Bộ NNPTNT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm Tỷ lệ huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao % " " C MÔI TRƯỜNG, ĐÔ THỊ 1 Tỷ lệ che phủ rừng % Bộ NNPTNT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 2 Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý % Bộ TNMT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3 Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý % Bộ TNMT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 4 Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. % Bộ KHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 5 Tỷ lệ cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường % Bộ Công thương Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 6 Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý % Bộ TNMT Giữa kỳ, 5 năm 7 Mức tiêu hao năng lượng cho sản xuất so với tổng sản phẩm trong nước % Bộ KHĐT Giữa kỳ, 5 năm Tăng/giảm mức tiêu hao năng lượng cho sản xuất so với tổng sản phẩm trong nước Điểm phần trăm " " 8 Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng tiêu thụ cuối cùng % Bộ KHĐT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 9 Lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người Tấn CO2 tương đương/người Bộ TNMT 2 năm Tăng/giảm lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người " " " 10 Tỷ lệ đô thị hóa % Bộ XD Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm D CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 1 Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ bình quân cả nước (Par-index) % Bộ nội vụ Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 2 Chỉ số cải cách hành chính của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bình quân cả nước (Par-index) % " " 3 Chỉ số sẵn sàng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (ICT index) Điểm Bộ TTTT " 4 Chỉ số hài lòng của người dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) % Bộ nội vụ " 5 Tổng biên chế hưởng lương ngân sách Nhà nước Nghìn người " " Trong đó: " " 5.1 Số biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước Nghìn người " " 5.2 Số biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước Nghìn người " " 6 Tỷ lệ tinh giản biên chế hưởng lương từ ngân sách Nhà nước % " " 6.1 Tỷ lệ tinh giản biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước " " " 6.2 Tỷ lệ tinh giản biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước " " " 7 Tỷ lệ đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ/Tổng số đơn vị sự nghiệp công lập % Bộ Tài chính " BIỂU SỐ 02 MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU CỦA CÁC VÙNG KINH TẾ - XÃ HỘI Cơ quan báo cáo: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (TCTK). Kỳ báo cáo: Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện giai đoạn trước Ước tính giai đoạn báo cáo Vùng đồng bằng sông Hồng Vùng Trung du và miền núi phía Bắc Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung Vùng Tây Nguyên Vùng Đông Nam Bộ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Vùng đồng bằng sông Hồng Vùng Trung du và miền núi phía Bắc Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung Vùng Tây Nguyên Vùng Đông Nam Bộ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A KINH TẾ 1 TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG (GRDP) 1 Theo giá hiện hành 1.1 Quy mô GRDP 1.1.1 Theo nội tệ Nghìn tỷ đồng 1.1.2 Theo ngoại tệ Triệu USD 1.2 Cơ cấu GRDP a) Theo khu vực kinh tế % 1.2.1 Nông, lâm nghiệp, thủy sản " 1.2.2 Công nghiệp và xây dựng " Trong đó: Công nghiệp " 1.2.3 Dịch vụ " 1.2.4 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm " b) Theo loại hình kinh tế % 1.2.5 Nhà nước " 1.2.6 Ngoài Nhà nước " 1.2.7 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài " 1.2.8 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm " 1.3 Quy mô GRDP so với quy mô GDP cả nước Lần 2 Tốc độ tăng GRDP theo giá so sánh % a) Theo khu vực kinh tế " 2.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 2.2 Công nghiệp và xây dựng " Trong đó: Công nghiệp " 2.3 Dịch vụ " 2.4 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm " b) Theo loại hình kinh tế " 2.5 Nhà nước " 2.6 Ngoài Nhà nước " 2.7 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài " 2.8 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm " 3 GRDP bình quân đầu người 3.1 Theo giá hiện hành 3.1.1 Nội tệ Triệu đồng 3.1.2 Ngoại tệ USD 3.2 Tốc độ tăng GRDP bình quân đầu người theo giá so sánh % 3.3 So với GDP bình quân đầu người cả nước Lần 4 Năng suất lao động 4.1 Năng suất lao động theo giá hiện hành Triệu đồng/lao động 4.1.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " 4.1.2 Công nghiệp và xây dựng " 4.1.3 Dịch vụ " So với năng suất lao động cả nước Lần 4.2 Tốc độ tăng năng suất lao động theo giá so sánh % 4.2.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " 4.2.2 Công nghiệp và xây dựng " 4.2.3 Dịch vụ " 4.3 Năng suất lao động theo ngoại tệ USD/lao động II NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1 Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Tỷ đồng Tốc độ tăng % Trong đó: Thu nội địa Tỷ đồng Tốc độ tăng % Tỷ lệ thu nội địa trong tổng thu NSNN trên địa bàn % 2 Chi cân đối ngân sách địa phương Tỷ đồng Tốc độ tăng % Trong đó: Chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương Tỷ đồng Tốc độ tăng % Tỷ lệ chi đầu tư phát triển trong chi cân đối ngân sách trên địa phương % III ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 1 Đầu tư nước ngoài 1.1 Số dự án đầu tư nước ngoài Dự án 1.2 Vốn đăng ký đầu tư nước ngoài Triệu USD 1.2.1 Cấp mới " 1.2.2 Điều chỉnh " 1.2.3 Góp vốn, mua cổ phần " 2 Xây dựng 2.1 Diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành Nghìn m2 2.2 Diện tích nhà ở bình quân đầu người M2 IV DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ 1 Doanh nghiệp 1.1 Số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hằng năm Doanh nghiệp 1.2 Số lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm Nghìn người 1.3 Doanh nghiệp thành lập mới 1.3.1 Số doanh nghiệp thành lập mới Doanh nghiệp Tốc độ tăng % 1.3.2 Tổng số vốn đăng ký Tỷ đồng Tốc độ tăng % 1.3.3 Tổng số lao động đăng ký Nghìn người Tốc độ tăng % 1.4 Số doanh nghiệp giải thể Doanh nghiệp Tốc độ tăng % 2 Hợp tác xã 2.1 Số hợp tác xã đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hằng năm Hợp tác xã 2.2 Số lao động trong hợp tác xã đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hằng năm Nghìn người 2.3 Số hợp tác xã thành lập mới Hợp tác xã 2.4 Số hợp tác xã hoàn tất thủ tục giải thể " 2.5 Tổng số liên hiệp hợp tác xã Liên hiệp 2.6 Tổng số tổ hợp tác Tổ V NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN 1 Nông nghiệp 1.1 Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản Triệu đồng 1.2 Cây lương thực có hạt 1.2.1 Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt Nghìn ha Trong đó: Lúa " 1.2.2 Sản lượng lương thực có hạt Nghìn tấn Trong đó: Lúa " 1.3 Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người Kg 1.4 Số gia súc, gia cầm 1.4.1 Trâu Con 1.4.2 Bò " 1.4.3 Lợn " 1.4.5 Gia cầm Nghìn con 1.5 Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu 1.5.1 Thịt trâu hơi Tấn 1.5.2 Thịt bò hơi " 1.5.3 Thịt lợn hơi " 1.5.4 Thịt gia cầm hơi Nghìn tấn 2 Lâm nghiệp Diện tích rừng trồng mới tập trung Nghìn ha 3 Thủy sản 3.1 Sản lượng thủy sản Nghìn tấn 3.1.1 Nuôi trồng " 3.1.2 Khai thác " Trong đó: Khai thác biển " VI CÔNG NGHIỆP Tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP % VII THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH 1 Thương mại 1.1 Doanh thu bán lẻ hàng hóa Tỷ đồng Tốc độ tăng % 1.2 Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống Tỷ đồng Tốc độ tăng % 2 Du lịch 2.1 Số lượt khách du lịch nội địa Nghìn lượt người 2.2 Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành Tỷ đồng Tốc độ tăng % B XÃ HỘI I DÂN SỐ, LAO ĐỘNG 1 Dân số 1.1 Dân số trung bình Nghìn người Trong đó: Tỷ lệ dân số thành thị % 1.2 Mật độ dân số Người/km2 1.3 Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh Tuổi 1.4 Tỷ số giới tính khi sinh Số bé trai/100 bé gái 1.5 Tổng tỷ suất sinh Số con/phụ nữ 2 Lao động 2.1 Lực lượng lao động Nghìn người 2.2 Số lao động có việc làm trên địa bàn vùng Nghìn người 2.2.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " 2.2.2 Công nghiệp và xây dựng " 2.2.3 Dịch vụ " 2.3 Cơ cấu lao động có việc làm trên địa bàn vùng % 2.3.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " 2.3.2 Công nghiệp và xây dựng " 2.3.3 Dịch vụ " 2.4 Số người lao động có việc làm tăng thêm Nghìn người 2.5 Tỷ lệ thất nghiệp % 2.5.1 Thành thị " 2.5.2 Nông thôn " 2.6 Tỷ lệ thiếu việc làm % 2.6.1 Thành thị " 2.6.2 Nông thôn " 2.7 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo % Trong đó: Có bằng, chứng chỉ - II GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 1 Số học sinh phổ thông bình quân một lớp học Học sinh 2 Số học sinh phổ thông bình quân một giáo viên Học sinh III Y TẾ 1 Số dược sĩ đại học trên 10.000 dân Dược sĩ 2 Số điều dưỡng viên trên 10.000 dân Điều dưỡng 3 Số bác sỹ trên 10.000 dân Bác sĩ 4 Số giường bệnh 10.000 dân Giường IV MỨC SÔNG DÂN CƯ 1 Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành Nghìn đồng So với cả nước Lần 2 Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều % Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều Điểm phần trăm 3 Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung % 4 Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn % 5 Tỷ lệ dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh % C MÔI TRƯỜNG, ĐÔ THỊ 1 Tỷ lệ che phủ rừng % 2 Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý % 3 Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường % 4 Tỷ lệ cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường % 5 Tỷ lệ đô thị hóa % BIỂU SỐ 02 (Tiếp theo) MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU VÙNG ... Cơ quan báo cáo: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (TCTK). Kỳ báo cáo: Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện giai đoạn trước Năm .... .... .... .... Ước tính giai đoạn báo cáo A B C 1 2 3 4 5 6 7 A KINH TẾ 1 TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG (GRDP) 1 Theo giá hiện hành 1.1 Quy mô GRDP 1.1.1 Theo nội tệ Nghìn tỷ đồng 1.1.2 Theo ngoại tệ Triệu USD 1.2 Cơ cấu GRDP a) Theo khu vực kinh tế % 1.2.1 Nông, lâm nghiệp, thủy sản " 1.2.2 Công nghiệp và xây dựng " Trong đó: Công nghiệp " 1.2.3 Dịch vụ " 1.2.4 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm " b) Theo loại hình kinh tế % 1.2.5 Nhà nước " 1.2.6 Ngoài Nhà nước " 1.2.7 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài " 1.2.8 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm " 1.3 Quy mô GRDP so với quy mô GDP cả nước Lần 2 Tốc độ tăng GRDP theo giá so sánh % a) Theo khu vực kinh tế " 2.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 2.2 Công nghiệp và xây dựng " Trong đó: Công nghiệp " 2.3 Dịch vụ " 2.4 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm " b) Theo loại hình kinh tế " 2.5 Nhà nước " 2.6 Ngoài Nhà nước " 2.7 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài " 2.8 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm " 3 GRDP bình quân đầu người 3.1 Theo giá hiện hành 3.1.1 Nội tệ Triệu đồng 3.1.2 Ngoại tệ USD 3.2 Tốc độ tăng GRDP bình quân đầu người theo giá so sánh % 3.3 So với GDP bình quân đầu người cả nước Lần 4 Năng suất lao động 4.1 Năng suất lao động theo giá hiện hành Triệu đồng/lao động 4.1.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " 4.1.2 Công nghiệp và xây dựng " 4.1.3 Dịch vụ " So với năng suất lao động cả nước Lần 4.2 Tốc độ tăng năng suất lao động theo giá so sánh % 4.2.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " 4.2.2 Công nghiệp và xây dựng " 4.2.3 Dịch vụ " 4.3 Năng suất lao động theo ngoại tệ USD/lao động II NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1 Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Tỷ đồng Tốc độ tăng % Trong đó: Thu nội địa Tỷ đồng Tốc độ tăng % Tỷ lệ thu nội địa trong tổng thu NSNN trên địa bàn % 2 Chi cân đối ngân sách địa phương Tỷ đồng Tốc độ tăng % Trong đó: Chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương Tỷ đồng Tốc độ tăng % Tỷ lệ chi đầu tư phát triển trong chi cân đối ngân sách trên địa phương % III ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 1 Đầu tư nước ngoài 1.1 Số dự án đầu tư nước ngoài Dự án 1.2 Vốn đăng ký đầu tư nước ngoài Triệu USD 1.2.1 Cấp mới " 1.2.2 Điều chỉnh " 1.2.3 Góp vốn, mua cổ phần " 2 Xây dựng 2.1 Diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành Nghìn m2 2.2 Diện tích nhà ở bình quân đầu người M2 IV DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ 1 Doanh nghiệp 1.1 Số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hằng năm Doanh nghiệp 1.2 Số lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hằng năm Nghìn người 1.3 Doanh nghiệp thành lập mới 1.3.1 Số doanh nghiệp thành lập mới Doanh nghiệp Tốc độ tăng % 1.3.2 Tổng số vốn đăng ký Tỷ đồng Tốc độ tăng % 1.3.3 Tổng số lao động đăng ký Nghìn người Tốc độ tăng % 1.4 Số doanh nghiệp giải thể Doanh nghiệp Tốc độ tăng % 2 Hợp tác xã 2.1 Số hợp tác xã đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hằng năm Hợp tác xã 2.2 Số lao động trong hợp tác xã đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hằng năm Nghìn người 2.3 Số hợp tác xã thành lập mới Hợp tác xã 2.4 Số hợp tác xã hoàn tất thủ tục giải thể " 2.5 Tổng số liên hiệp hợp tác xã Liên hiệp 2.6 Tổng số tổ hợp tác Tổ V NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN 1 Nông nghiệp 1.1 Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản Triệu đồng 1.2 Cây lương thực có hạt 1.2.1 Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt Nghìn ha Trong đó: Lúa " 1.2.2 Sản lượng lương thực có hạt Nghìn tấn Trong đó: Lúa " 1.3 Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người Kg 1.4 Số gia súc, gia cầm 1.4.1 Trâu Con 1.4.2 Bò " 1.4.3 Lợn " 1.4.5 Gia cầm Nghìn con 1.5 Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu 1.5.1 Thịt trâu hơi Tấn 1.5.2 Thịt bò hơi " 1.5.3 Thịt lợn hơi " 1.5.4 Thịt gia cầm hơi Nghìn tấn 2 Lâm nghiệp Diện tích rừng trồng mới tập trung Nghìn ha 3 Thủy sản 3.1 Sản lượng thủy sản Nghìn tấn 3.1.1 Nuôi trồng " 3.1.2 Khai thác " Trong đó: Khai thác biển " VI CÔNG NGHIỆP Tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP % VII THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH 1 Thương mại 1.1 Doanh thu bán lẻ hàng hóa Tỷ đồng Tốc độ tăng % 1.2 Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống Tỷ đồng Tốc độ tăng % 2 Du lịch 2.1 Số lượt khách du lịch nội địa Nghìn lượt người 2.2 Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành Tỷ đồng Tốc độ tăng % B XÃ HỘI I DÂN SỐ, LAO ĐỘNG 1 Dân số 1.1 Dân số trung bình Nghìn người Trong đó: Tỷ lệ dân số thành thị % 1.2 Mật độ dân số Người/km2 1.3 Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh Tuổi 1.4 Tỷ số giới tính khi sinh Số bé trai/100 bé gái 1.5 Tổng tỷ suất sinh Số con/phụ nữ 2 Lao động 2.1 Lực lượng lao động Nghìn người 2.2 Số lao động có việc làm trên địa bàn vùng Nghìn người 2.2.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " 2.2.2 Công nghiệp và xây dựng " 2.2.3 Dịch vụ " 2.3 Cơ cấu lao động có việc làm trên địa bàn vùng % 2.3.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " 2.3.2 Công nghiệp và xây dựng " 2.3.3 Dịch vụ " 2.4 Số người lao động có việc làm tăng thêm Nghìn người 2.5 Tỷ lệ thất nghiệp % 2.5.1 Thành thị " 2.5.2 Nông thôn " 2.6 Tỷ lệ thiếu việc làm % 2.6.1 Thành thị " 2.6.2 Nông thôn " 2.7 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo % Trong đó: Có bằng, chứng chỉ " II GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 1 Số học sinh phổ thông bình quân một lớp học Học sinh 2 Số học sinh phổ thông bình quân một giáo viên Học sinh III Y TẾ 1 Số dược sĩ đại học trên 10.000 dân Dược sĩ 2 Số điều dưỡng viên trên 10.000 dân Điều dưỡng 3 Số bác sỹ trên 10.000 dân Bác sĩ 4 Số giường bệnh 10.000 dân Giường IV MỨC SỐNG DÂN CƯ 1 Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành Nghìn đồng So với cả nước Lần 2 Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều % Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều Điểm phần trăm 3 Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung % 4 Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn % 5 Tỷ lệ dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh % C MÔI TRƯỜNG, ĐÔ THỊ 1 Tỷ lệ che phủ rừng % 2 Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý % 3 Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường % 4 Tỷ lệ cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường % 5 Tỷ lệ đô thị hóa % BIỂU SỐ 03 MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU CỦA CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM Cơ quan báo cáo: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (TCTK). Kỳ báo cáo: Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện giai đoạn trước Ước tính giai đoạn báo cáo Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam Vùng Kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam Vùng Kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 A KINH TẾ 1 TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN (GRDP) 1 Theo giá hiện hành 1.1 Quy mô GRDP 1.1.1 Theo nội tệ Nghìn tỷ đồng 1.1.2 Theo ngoại tệ USD 1.2 Cơ cấu GRDP a) Theo khu vực kinh tế % 1.2.1 Nông, lâm nghiệp, thủy sản " 1.2.2 Công nghiệp và xây dựng " Trong đó: Công nghiệp " 1.2.3 Dịch vụ " 1.2.4 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm " b) Theo loại hình kinh tế % 1.2.5 Nhà nước " 1.2.6 Ngoài Nhà nước " 1.2.7 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài " 1.2.8 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 1.3 Quy mô GRDP so với quy mô GDP cả nước Lần 2 Tốc độ tăng GRDP theo giá so sánh a) Theo khu vực kinh tế % 2.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " 2.2 Công nghiệp và xây dựng " Trong đó: Công nghiệp " 2.3 Dịch vụ " 2.4 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm " b) Theo loại hình kinh tế % 2.5 Nhà nước " 2.6 Ngoài Nhà nước " 2.7 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài " 2.8 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm " 3 GRDP bình quân đầu người " 3.1 Theo giá hiện hành 3.1.1 Nội tệ Triệu đồng 3.1.2 Ngoại tệ USD 3.2 Tốc độ tăng GRDP bình quân đầu người theo giá so sánh % 3.3 So với GDP bình quân đầu người cả nước Lần 4 Năng suất lao động 4.1 Năng suất lao động theo giá hiện hành Triệu đồng/lao động 4.1.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " 4.1.2 Công nghiệp và xây dựng " 4.1.3 Dịch vụ " So với năng suất lao động cả nước Lần 4.2 Tốc độ tăng năng suất lao động theo giá so sánh % 4.2.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " 4.2.2 Công nghiệp và xây dựng " 4.2.3 Dịch vụ " 4.3 Năng suất lao động theo ngoại tệ USD/lao động II NGÂN SÁCH 1 Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Nghìn tỷ đồng Tốc độ tăng % Trong đó: Thu nội địa Nghìn tỷ đồng Tốc độ tăng % Tỷ lệ thu nội địa/tổng thu NSNN trên địa bàn % 2 Chi cân đối ngân sách địa phương Nghìn tỷ đồng Tốc độ tăng % Trong đó: Chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương Nghìn tỷ đồng Tốc độ tăng % Tỷ lệ chi đầu tư phát triển của NSĐP trong chi cân đối NSĐP % III ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 1 Đầu tư nước ngoài 1.1 Số dự án đầu tư nước ngoài Dự án 1.2 Vốn đăng ký đầu tư nước ngoài Triệu USD 1.2.1 Cấp mới " 1.2.2 Điều chỉnh " 1.2.3 Góp vốn, mua cổ phần " 2 Xây dựng 2.1 Diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành Nghìn m2 2.2 Diện tích nhà ở bình quân đầu người M2 IV DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ 1 Doanh nghiệp 1.1 Số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hằng năm Nghìn doanh nghiệp 1.2 Số lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hằng năm Nghìn người 1.3 Doanh nghiệp thành lập mới 1.3.1 Số doanh nghiệp thành lập mới Doanh nghiệp Tốc độ tăng % 1.3.2 Tổng số vốn đăng ký Tỷ đồng Tốc độ tăng % 1.3.3 Tổng số lao động đăng ký Nghìn người Tốc độ tăng % 1.4 Số doanh nghiệp giải thể Doanh nghiệp Tốc độ tăng % 2 Hợp tác xã 2.1 Số hợp tác xã đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hằng năm Hợp tác xã 2.2 Số lao động trong hợp tác xã đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hằng năm Nghìn người 2.3 Số hợp tác xã thành lập mới Hợp tác xã 2.4 Số hợp tác xã hoàn tất thủ tục giải thể 2.5 Tổng số liên hiệp hợp tác xã Liên hiệp 2.6 Tổng số tổ hợp tác Tổ V NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN 1 Nông nghiệp 1.1 Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản Triệu đồng 1.2 Cây lương thực có hạt 1.2.1 Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt Nghìn ha Trong đó: Lúa " 1.2.2 Sản lượng lương thực có hạt Nghìn tấn Trong đó: Lúa 1.3 Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người Kg 1.4 Số lượng gia súc, gia cầm 1.4.1 Trâu Con 1.4.2 Bò " 1.4.3 Lợn " 1.4.4 Gia cầm Nghìn con 1.5 Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu 1.5.1 Thịt trâu hơi Tấn 1.5.2 Thịt bò hơi " 1.5.3 Thịt lợn hơi " 1.5.4 Thịt gia cầm hơi Nghìn tấn 2 Lâm nghiệp Diện tích rừng trồng mới tập trung Nghìn ha 3 Thủy sản 3.1 Sản lượng thủy sản Nghìn tấn 3.1.1 Nuôi trồng " 3.1.2 Khai thác " Trong đó: Khai thác biển " VI CÔNG NGHIỆP Tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP % VII THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH 1 Thương mại 1.1 Doanh thu bán lẻ hàng hóa Tỷ đồng Tốc độ tăng % 1.2 Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống Tỷ đồng Tốc độ tăng % 2 Du lịch 2.1 Số lượt khách du lịch nội địa Nghìn lượt người 2.2 Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành Nghìn tỷ đồng Tốc độ tăng % B XÃ HỘI I DÂN SỐ, LAO ĐỘNG 1 Dân số Nghìn người 1.1 Dân số trung bình " Trong đó: Tỷ lệ dân số thành thị % 1.2 Mật độ dân số Người/km2 2 Lao động 2.1 Lực lượng lao động Nghìn người 2.2 Số lao động có việc làm trên địa bàn vùng Nghìn người 2.2.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " 2.2.2 Công nghiệp và xây dựng " 2.2.3 Dịch vụ " 2.3 Cơ cấu lao động có việc làm trên địa bàn vùng % 2.3.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " 2.3.2 Công nghiệp và xây dựng " 2.3.3 Dịch vụ " 2.4 Số người lao động có việc làm tăng thêm Nghìn người 2.5 Tỷ lệ thất nghiệp % 2.5.1 Thành thị " 2.5.2 Nông thôn " 2.6 Tỷ lệ thiếu việc làm % 2.6.1 Thành thị " 2.6.2 Nông thôn " 2.7 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo % Trong đó: Có bằng, chứng chỉ " II GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 1 Số học sinh phổ thông bình quân một lớp học Học sinh 2 Số học sinh phổ thông bình quân một giáo viên Học sinh III Y TẾ 1 Số dược sĩ đại học trên 10.000 dân Dược sĩ 2 Số điều dưỡng viên trên 10.000 dân Điều dưỡng 3 Số bác sỹ trên 10.000 dân Bác sĩ 4 Số giường bệnh 10.000 dân Giường BIỂU SỐ 03 (Tiếp theo) MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM... Cơ quan báo cáo: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (TCTK). Kỳ báo cáo: Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện giai đoạn trước Năm …. …. .... .... Ước tính giai đoạn báo cáo A B C 1 2 3 4 5 6 7 A KINH TẾ 1 TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN (GRDP) 1 Theo giá hiện hành 1.1 Quy mô GRDP 1.1.1 Theo nội tệ Nghìn tỷ đồng 1.1.2 Theo ngoại tệ USD 1.2 Cơ cấu GRDP % a) Theo khu vực kinh tế 1.2.1 Nông, lâm nghiệp, thủy sản " 1.2.2 Công nghiệp và xây dựng " Trong đó: Công nghiệp " 1.2.3 Dịch vụ " 1.2.4 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm " b) Theo loại hình kinh tế % 1.2.5 Nhà nước " 1.2.6 Ngoài Nhà nước " 1.2.7 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài " 1.2.8 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm " 1.3 Quy mô GRDP so với quy mô GDP cả nước Lần 2 Tốc độ tăng GRDP theo giá so sánh a) Theo khu vực kinh tế % 2.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " 2.2 Công nghiệp và xây dựng " Trong đó: Công nghiệp " 2.3 Dịch vụ " 2.4 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm " b) Theo loại hình kinh tế % 2.5 Nhà nước " 2.6 Ngoài Nhà nước " 2.7 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài " 2.8 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm " 3 GRDP bình quân đầu người 3.1 Theo giá hiện hành 3.1.1 Nội tệ Triệu đồng 3.1.2 Ngoại tệ USD 3.2 Tốc độ tăng GRDP bình quân đầu người theo giá so sánh % 3.3 So với GDP bình quân đầu người cả nước Lần 4 Năng suất lao động 4.1 Năng suất lao động theo giá hiện hành Triệu đồng/lao động 4.1.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " 4.1.2 Công nghiệp và xây dựng " 4.1.3 Dịch vụ " So với năng suất lao động cả nước Lần 4.2 Tốc độ tăng năng suất lao động theo giá so sánh % 4.2.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " 4.2.2 Công nghiệp và xây dựng " 4.2.3 Dịch vụ " 4.3 Năng suất lao động theo ngoại tệ USD/lao động II NGÂN SÁCH 1 Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Nghìn tỷ đồng Tốc độ tăng % Trong đó: Thu nội địa Nghìn tỷ đồng Tốc độ tăng % Tỷ lệ thu nội địa/tổng thu NSNN trên địa bàn % 2 Chi cân đối ngân sách địa phương Nghìn tỷ đồng Tốc độ tăng % Trong đó: Chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương Nghìn tỷ đồng Tốc độ tăng % Tỷ lệ chi đầu tư phát triển của NSĐP trong chi cân đối NSĐP % III ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 1 Đầu tư nước ngoài 1.1 Số dự án đầu tư nước ngoài Dự án 1.2 Vốn đăng ký đầu tư nước ngoài Triệu USD 1.2.1 Cấp mới " 1.2.2 Điều chỉnh " 1.2.3 Góp vốn, mua cổ phần " 2 Xây dựng 2.1 Diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành Nghìn m2 2.2 Diện tích nhà ở bình quân đầu người M2 IV DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ 1 Doanh nghiệp 1.1 Số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hằng năm Nghìn doanh nghiệp 1.2 Số lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hằng năm Nghìn người 1.3 Doanh nghiệp thành lập mới 1.3.1 Số doanh nghiệp thành lập mới Doanh nghiệp Tốc độ tăng % 1.3.2 Tổng số vốn đăng ký Tỷ đồng Tốc độ tăng % 1.3.3 Tổng số lao động đăng ký Nghìn người Tốc độ tăng % 1.4 Số doanh nghiệp giải thể Doanh nghiệp Tốc độ tăng % 2 Hợp tác xã 2.1 Số hợp tác xã đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hằng năm Hợp tác xã 2.2 Số lao động trong hợp tác xã đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hằng năm Nghìn người 2.3 Số hợp tác xã thành lập mới Hợp tác xã 2.4 Số hợp tác xã hoàn tất thủ tục giải thể " 2.5 Tổng số liên hiệp hợp tác xã Liên hiệp 2.6 Tổng số tổ hợp tác Tổ V NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN 1 Nông nghiệp 1.1 Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản Triệu đồng 1.2 Cây lương thực có hạt 1.2.1 Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt Nghìn ha Trong đó: Lúa " 1.2.2 Sản lượng lương thực có hạt Nghìn tấn Trong đó: Lúa " 1.3 Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người Kg 1.4 Số lượng gia súc, gia cầm Con 1.4.1 Trâu " 1.4.2 Bò " 1.4.3 Lợn " 1.4.4 Gia cầm Nghìn con 1.5 Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu Tấn 1.5.1 Thịt trâu hơi " 1.5.2 Thịt bò hơi " 1.5.3 Thịt lợn hơi " 1.5.4 Thịt gia cầm hơi Nghìn tấn 2 Lâm nghiệp Diện tích rừng trồng mới tập trung Nghìn ha 3 Thủy sản 3.1 Sản lượng thủy sản Nghìn tấn 3.1.1 Nuôi trồng " 3.1.2 Khai thác " Trong đó: Khai thác biển " VI CÔNG NGHIỆP Tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP % VII THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH 1 Thương mại 1.1 Doanh thu bán lẻ hàng hóa Tỷ đồng Tốc độ tăng % 1.2 Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống Tỷ đồng Tốc độ tăng % 2 Du lịch 2.1 Số lượt khách du lịch nội địa Nghìn lượt người 2.2 Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành Nghìn tỷ đồng Tốc độ tăng % B XÃ HỘI I DÂN SỐ, LAO ĐỘNG 1 Dân số 1.1 Dân số trung bình Nghìn người Trong đó: Tỷ lệ dân số thành thị % 1.2 Mật độ dân số Người/km2 2 Lao động 2.1 Lực lượng lao động Nghìn người 2.2 Số lao động có việc làm trên địa bàn vùng Nghìn người 2.2.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " 2.2.2 Công nghiệp và xây dựng " 2.2.3 Dịch vụ " 2.3 Cơ cấu lao động có việc làm trên địa bàn vùng % 2.3.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " 2.3.2 Công nghiệp và xây dựng " 2.3.3 Dịch vụ " 2.4 Số người lao động có việc làm tăng thêm Nghìn người 2.5 Tỷ lệ thất nghiệp % 2.5.1 Thành thị " 2.5.2 Nông thôn " 2.6 Tỷ lệ thiếu việc làm % 2.6.1 Thành thị " 2.6.2 Nông thôn " 2.7 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo % Trong đó: Có bằng, chứng chỉ " II GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 1 Số học sinh phổ thông bình quân một lớp học Học sinh 2 Số học sinh phổ thông bình quân một giáo viên Học sinh III Y TẾ 1 Số dược sĩ đại học trên 10.000 dân Dược sĩ 2 Số điều dưỡng viên trên 10.000 dân Điều dưỡng 3 Số bác sỹ trên 10.000 dân Bác sĩ 4 Số giường bệnh 10.000 dân Giường BIỂU SỐ 04 MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU TỈNH/THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kỳ báo cáo A B C D A KINH TẾ I TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH/THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG (GRDP) Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 1 Theo giá hiện hành " 1.1 Quy mô GRDP " 1.1.1 Theo nội tệ Tỷ đồng " 1.1.2 Theo ngoại tệ Nghìn USD " 1.2 Cơ cấu GRDP " a) Theo khu vực kinh tế % 1.2.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " " 1.2.2 Công nghiệp và xây dựng " " Trong đó: Công nghiệp " " 1.2.3 Dịch vụ " " 1.2.4 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm " " b) Theo loại hình kinh tế % " 1.2.5 Nhà nước " " 1.2.6 Ngoài Nhà nước " " 1.2.7 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài " " 1.2.8 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm " " 1.3 Quy mô GRDP so với: " 1.3.1 Quy mô GDP cả nước Lần " 1.3.2 Quy mô GRDP của vùng ... Lần " 2 Tốc độ tăng GRDP theo giá so sánh Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm a) Theo khu vực kinh tế % " 2.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " " 2.2 Công nghiệp và xây dựng " " Trong đó: Công nghiệp " " 2.3 Dịch vụ " " 2.4 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm " " b) Theo loại hình kinh tế % " 2.5 Nhà nước " " 2.6 Ngoài Nhà nước " " 2.7 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài " " 2.8 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm " " 3 GRDP bình quân đầu người Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3.1 GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành " 3.1.1 Nội tệ Triệu đồng " 3.1.2 Ngoại tệ USD " 3.2 Tốc độ tăng GRDP bình quân đầu người theo giá so sánh % " 3.3 GRDP bình quân đầu người so với: " 3.3.1 GDP bình quân đầu người cả nước Lần " 3.3.2 GRDP bình quân đầu người vùng .... " " II NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 1 Năng suất lao động theo giá hiện hành Triệu đồng/lao động Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 1.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " " 1.2 Công nghiệp và xây dựng " " 1.3 Dịch vụ " " 2 So với 2.1 Năng suất lao động cả nước Lần " 2.2 Năng suất lao động vùng ... " " 3 Tốc độ tăng năng suất lao động theo giá so sánh % Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " " 3.2 Công nghiệp và xây dựng " " 3.3 Dịch vụ " " 4 Năng suất lao động theo ngoại tệ USD/lao động " III NGÂN SÁCH 1 Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tỷ đồng Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm Tốc độ tăng % Trong đó: Thu nội địa Tỷ đồng " Tốc độ tăng thu nội địa % " Tỷ lệ thu nội địa/tổng thu NSNN trên địa bàn % " 2 Chi cân đối ngân sách địa phương Tỷ đồng Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm Tốc độ tăng % Trong đó: Chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương Tỷ đồng " Tốc độ tăng % " Tỷ lệ chi đầu tư phát triển của NSĐP trong chi cân đối NSĐP % " IV ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 1 Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Tỷ đồng Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 1.1 Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế " " 1.1.1 Nhà nước " " 1.1.2 Ngoài Nhà nước " " 1.1.3 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài " " 1.2 Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế % " 1.2.1 Nhà nước " " 1.2.2 Ngoài Nhà nước " " 1.2.3 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài " " 1.3 Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh theo giá so sánh % " 2 Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh so với GRDP % Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3 Đầu tư nước ngoài Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3.1 Số dự án đầu tư nước ngoài Dự án " 3.2 Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký Triệu USD " 3.2.1 Cấp mới " " 3.2.2 Điều chỉnh " " 3.2.3 Góp vốn, mua cổ phần " " 4 Xây dựng 4.1 Diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành Nghìn m2 Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 4.2 Diện tích nhà ở bình quân đầu người M2 5 năm V DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ 1 Doanh nghiệp Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 1.1 Số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hằng năm Doanh nghiệp " 1.2 Số lao động trong doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hằng năm Người " 1.3 Doanh nghiệp thành lập mới " 1.3.1 Số doanh nghiệp thành lập mới Doanh nghiệp " Tốc độ tăng % " 1.3.2 Tổng số vốn đăng ký Tỷ đồng " Tốc độ tăng % " 1.3.3 Tổng số lao động đăng ký Người " Tốc độ tăng % " 1.4 Số doanh nghiệp giải thể Doanh nghiệp " Tốc độ tăng % " 2 Hợp tác xã Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 2.1 Số hợp tác xã đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hằng năm Hợp tác xã " 2.2 Số lao động trong hợp tác xã đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hằng năm Người " 2.3 Số hợp tác xã thành lập mới Hợp tác xã " 2.4 Số hợp tác xã hoàn tất thủ tục giải thể " " 2.5 Tổng số liên hiệp hợp tác xã Liên hiệp " 2.6 Tổng số tổ hợp tác Tổ " VI NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN 1 Nông nghiệp Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 1.1 Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản Triệu đồng " 1.2 Cây lương thực có hạt " 1.2.1 Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt Nghìn ha " Trong đó: Lúa " " 1.2.2 Sản lượng lương thực có hạt Nghìn tấn " Trong đó: Lúa " " 1.3 Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người Kg 1.4 Sản lượng một số cây lâu năm ĐVT " (Cây lâu năm: cây công nghiệp hoặc cây ăn quả theo đặc thù của tỉnh) " 1.5 Số gia súc, gia cầm " 1.5.1 Trâu Con " 1.5.2 Bò " " 1.5.3 Lợn " " 1.5.4 Gia cầm Nghìn con " 1.6 Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu Tấn " 1.6.1 Thịt trâu hơi " " 1.6.2 Thịt bò hơi " " 1.6.3 Thịt lợn hơi " " 1.6.4 Thịt gia cầm hơi " " 2 Lâm nghiệp Diện tích rừng trồng mới tập trung Ha Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3 Thủy sản Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3.1 Sản lượng thủy sản Tấn " 3.1.1 Nuôi trồng " " 3.1.2 Khai thác " " Trong đó: Khai thác biển " " VII CÔNG NGHIỆP 1 Chỉ số sản xuất công nghiệp % Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm Trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo " " 2 Tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP % Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3 Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu ĐVT Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm (Tùy thuộc sản phẩm chủ yếu của tỉnh) VIII THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH 1 Thương mại Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 1.1 Doanh thu bán lẻ hàng hóa Tỷ đồng " Tốc độ tăng % " 1.2 Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống Tỷ đồng " Tốc độ tăng % " 2 Du lịch Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 2.1 Số lượt khách du lịch nội địa Nghìn lượt khách " 2.2 Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành Tỷ đồng " Tốc độ tăng % " IX CHỈ SỐ GIÁ Chỉ số giá tiêu dùng (Năm trước =100) % Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm B XÃ HỘI 1 DÂN SỐ, LAO ĐỘNG 1 Dân số Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 1.1 Dân số trung bình Nghìn người " Trong đó: Tỷ lệ dân số thành thị % " 1.2 Mật độ dân số Người/km2 " 1.3 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ‰ " 1.4 Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh Tuổi " Trong đó: Số năm sống khỏe Năm Giữa kỳ, 5 năm 1.5 Tỷ số giới tính khi sinh Số bé trai/100 bé gái Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 1.6 Tổng tỷ suất sinh Số con/phụ nữ " 1.7 Chỉ số phát triển con người (HDI) Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 2 Lao động 2.1 Số lao động có việc làm trên địa bàn tỉnh Người Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 2.1.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " " 2.1.2 Công nghiệp và xây dựng " " 2.1.3 Dịch vụ " " 2.2 Cơ cấu lao động có việc làm trên địa bàn tỉnh % " 2.2.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản " " 2.2.2 Công nghiệp và xây dựng " " 2.2.3 Dịch vụ " " 2.3 Số người lao động có việc làm tăng thêm Người " 2.4 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo % " Trong đó: Có bằng, chứng chỉ " " 2.5 Tỷ lệ thất nghiệp % " 2.5.1 Thành thị " " 2.5.2 Nông thôn " " 2.6 Tỷ lệ thiếu việc làm % " 2.6.1 Thành thị " " 2.6.2 Nông thôn " " 2.7 Tỷ lệ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động % " 2.8 Tỷ lệ người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động % " II GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 1 Tỷ lệ huy động trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi đi nhà trẻ % 5 năm 2 Tỷ lệ huy động trẻ em từ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo % 5 năm 3 Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông % Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3.1 Tiểu học " " 3.2 Trung học cơ sở " " 3.3 Trung học phổ thông " " 4 Tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia % Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 4.1 Mầm non " " 4.2 Tiểu học " " 4.3 Trung học cơ sở " " 4.4 Trung học phổ thông " " 5 Tỷ lệ phòng học kiên cố % Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 5.1 Mầm non " " 5.2 Tiểu học " " 5.3 Trung học cơ sở " " 5.4 Trung học phổ thông " " 6 Số học sinh phổ thông bình quân một lớp học Học sinh Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 6.1 Tiểu học " " 6.2 Trung học cơ sở " " 6.3 Trung học phổ thông " " 7 Số học sinh phổ thông bình quân một giáo viên Học sinh Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 7.1 Tiểu học " " 7.2 Trung học cơ sở " " 7.3 Trung học phổ thông " " III Y TẾ 1 Số dược sĩ đại học trên 10.000 dân Dược sĩ Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 2 Số điều dưỡng viên trên 10.000 dàn Điều dưỡng Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3 Số bác sỹ trên 10.000 dàn Bác sĩ Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 4 Số giường bệnh trên 10.000 dàn Giường Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 5 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng % Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 5.1 Cân nặng theo tuổi " " 5.2 Chiều cao theo tuổi " " 6 Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế % Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 7 Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế % Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 8 Tỷ lệ dân số được quản lý bằng hồ sơ sức khỏe điện tử % Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 9 Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn có bác sĩ làm việc % Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm IV MỨC SỐNG DÂN CƯ 1 Tỷ lệ nghèo đa chiều % Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm Mức giảm tỷ lệ nghèo đa chiều Điểm phần trăm " 2 Thu nhập bình quân đầu người 01 tháng Nghìn đồng Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 2.1 So với cả nước Lần " 2.2 So với vùng... " " 3 Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung % Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 4 Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn % Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 5 Tỷ lệ dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh % Giữa kỳ, 5 năm 6 Tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới % Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 6.1 Tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao % Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 6.2 Tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu % Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 7 Số huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới Huyện Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm Tỷ lệ huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới % " 8 Số huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao Huyện Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm Tỷ lệ huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao % " 9 Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa % Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 10 Tỷ lệ thôn/ấp/tổ dân phố đạt danh hiệu thôn/ấp/tổ dân phố văn hóa % Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 11 Tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa % Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm C MÔI TRƯỜNG, ĐÔ THỊ 1 Tỷ lệ che phủ rừng % Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 2 Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý " " 3 Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý " " 4 Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường " " 5 Tỷ lệ cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường " " 6 Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý % Giữa kỳ, 5 năm 7 Tỷ lệ đô thị hóa % Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm D CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 1 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Điểm Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm Xếp hạng " 2 Chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin (ICT index) Điểm Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 3 Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) Điểm Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm Xếp hạng " 4 Chỉ số cải cách hành chính (Par index) % Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm 5 Chỉ số hài lòng của người dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) % " BIỂU SỐ 05 MỘT SỐ CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN (GRDP) CỦA CÁC VÙNG KINH TẾ - XÃ HỘI, VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÀ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG Cơ quan báo cáo: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (TCTK). Kỳ báo cáo: Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm STT Tỉnh/thành phố GRDP theo giá hiện hành (Tỷ đồng) Tốc độ tăng GRDP theo giá so sánh (%) GRDP bình quân đầu người (Triệu đồng/người) Thực hiện giai đoạn trước Ước tính giai đoạn báo cáo Thực hiện giai đoạn trước Ước tính giai đoạn báo cáo Năm ... ... .... .... A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 Đồng bằng sông Hồng Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ Hà Nội Vĩnh Phúc Bắc Ninh Quảng Ninh Hải Dương Hải Phòng Hưng Yên Thái Bình Hà Nam Nam Định Ninh Bình 2 Trung du và miền núi phía Bắc Hà Giang Cao Bằng Bắc Kạn Tuyên Quang Lào Cai Yên Bái Thái Nguyên Lạng Sơn Bắc Giang Phú Thọ Điện Biên Lai Châu Sơn La Hoà Bình 3 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên - Huế Đà Nẵng Quảng Nam Quảng Ngãi Bình Định Phú Yên Khánh Hoà Ninh Thuận Bình Thuận 4 Tây Nguyên Kon Tum Gia Lai Đắk Lắk Đắk Nông Lâm Đồng 5 Đông Nam Bộ Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam Bình Phước Tây Ninh Bình Dương Đồng Nai Bà Rịa-Vũng Tàu TP. Hồ Chí Minh 6 Đồng bằng sông Cửu Long Vùng Kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long Long An Tiền Giang Bến Tre Trà Vinh Vĩnh Long Đồng Tháp An Giang Kiên Giang Cần Thơ Hậu Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "28/02/2022", "sign_number": "288/QĐ-TTg", "signer": "Lê Minh Khái", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Quyet-dinh-2104-QD-CTN-nam-2013-cho-thoi-quoc-tich-Viet-Nam-217711.aspx
Quyết định 2104/QĐ-CTN năm 2013 cho thôi quốc tịch Việt Nam
CHỦ TỊCH NƯỚC -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 2104/QĐ-CTN Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CHO THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Căn cứ Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10; Căn cứ Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008; Xét đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 381/TTr-CP ngày 04/10/2013, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Cho thôi quốc tịch Việt Nam đối với 13 công dân hiện đang cư trú tại Hồng Kông (Trung Quốc) (có danh sách kèm theo). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước và các công dân có tên trong danh sách chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trương Tấn Sang DANH SÁCH CÔNG DÂN VIỆT NAM HIỆN CƯ TRÚ TẠI HONGKONG ĐƯỢC CHO THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM (Kèm theo Quyết định số 2104/QĐ-CTN ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Chủ tịch nước) 1. Nguyễn Thị Khánh, sinh ngày 14/7/1984 tại Hải Phòng Hiện trú tại: Chou Hung Estate Tan Fung house 212 Kow Loon Giới tính: Nữ 2. Bùi Ngọc Oanh, sinh ngày 27/9/1977 tại Hải Phòng Hiện trú tại: Flat 1506 Ming Yiu Lau TAT Min Chuen Sha tin Giới tính: Nữ 3. Lê Thị Thoa, sinh ngày 03/8/1987 tại Hải Phòng Hiện trú tại: Flat F12/F Chak Tai house Affluendce Garden Tuen mun Giới tính: Nữ 4. Trần Thu Quỳnh, sinh ngày 07/7/1976 tại Hải Phòng Hiện trú tại: Rm 3809 Un Tai house Un chau Estate Cheung Sha Wan KLN Giới tính: Nữ 5. Vũ Thị Tươi, sinh ngày 16/11/1973 tại Quảng Ninh Hiện trú tại: Rm 1415 Tin Yue Hse Tin King Est Tuen Mun Giới tính: Nữ 6. Trần Thị Hảnh, sinh ngày 13/5/1984 tại Hải Phòng Hiện trú tại: Flat 1217 Sheung Ming house Sheung Tak Estate Tseung Kwan O New Territories Giới tính: Nữ 7. Đinh Thị Ba, sinh ngày 10/02/1977 tại Hải Phòng Hiện trú tại: Rm 2704 Yat Tuy Tung Chung Giới tính: Nữ 8. Nguyễn Mai Anh, sinh ngày 20/12/1993 tại Hải Phòng Hiện trú tại: Rm 1819 Ping Shing Hse, Ping Tin Kow Loon Giới tính: Nữ 9. Phàng Dìa Hỷ, sinh ngày 28/10/1976 tại Đồng Nai Hiện trú tại: Flat 1013 Shing Ka house 6 Kwai Shing Ét Giới tính: Nữ 10. Khương Hoan Tân, sinh ngày 08/01/1972 tại TP Hồ Chí Minh Hiện trú tại: 15G Block 6 the Latitude 638 Prince Edward rd East San Po Kong, Kow Loon Giới tính: Nữ 11. Châu Lệ Bình, sinh ngày 30/01/1979 tại TP Hồ Chí Minh Hiện trú tại: Flat No 3316 Ching Yun house Ching ho Estate Giới tính: Nữ 12. Chan Mei Ling (Trần Mỹ Lềnh), sinh ngày 29/3/1984 tại Đồng Nai Hiện trú tại: Tsui Wan Estate Tsui Ning house 1707 Flat Giới tính: Nữ 13. Nguyễn Thu Hằng, sinh ngày 21/7/1977 tại Hòa Bình Hiện trú tại: Flat C 16 Floor Block 6 Belvedere Garden Phase 2, 620 Castle Peak road Tsuen Wan N.T. Giới tính: Nữ
{ "issuing_agency": "Chủ tịch nước", "promulgation_date": "06/11/2013", "sign_number": "2104/QĐ-CTN", "signer": "Trương Tấn Sang", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-21-2021-QD-UBND-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-cua-So-Khoa-hoc-tinh-Nam-Dinh-481849.aspx
Quyết định 21/2021/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Sở Khoa học tỉnh Nam Định
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 21/2021/QĐ-UBND Nam Định, ngày 08 tháng 6 năm 2021 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH NAM ĐỊNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ; Căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-BKHCN ngày 01/3/2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 527/TTr-SKHCN ngày 10 tháng 5 năm 2021, Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại Văn bản số 393/BC-STP ngày 07/5/2021 và của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1232/TTr-SNV ngày 04/6/2021. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 20/6/2021 và thay thế các Quyết định sau: - Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 09/7/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định; - Quyết định số 11/2021/QĐ-UBND ngày 22/3/2021 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định ban hành kèm theo Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 09/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Nội vụ; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Nội vụ; - Bộ Khoa học và Công nghệ; - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL); - TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh; - Lãnh đạo UBND tỉnh; - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; - Như Điều 3; - Công báo tỉnh, Cổng TTĐT tỉnh; - Lưu: VP1, VP7, VP8. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Phạm Đình Nghị QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH NAM ĐỊNH (Kèm theo Quyết định số 21/2021/QĐ-UBND ngày 08/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định) Điều 1. Vị trí và chức năng 1. Sở Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi tắt là Sở) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở theo quy định của pháp luật. 2. Sở Khoa học và Công nghệ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh theo thẩm quyền, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh: a) Dự thảo quyết định liên quan đến lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thuộc phạm vi quản lý và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh; b) Dự thảo kế hoạch phát triển về lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; dự thảo chương trình, đề án, dự án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý; c) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cho Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện; d) Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở; dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi cục; dự thảo quyết định thành lập và quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của địa phương theo quy định của pháp luật; đ) Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên. 2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân công. 3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, cơ chế, chính sách về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo sau khi được ban hành, phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về khoa học và công nghệ của địa phương; hướng dẫn các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổ chức khoa học và công nghệ của địa phương về quản lý khoa học và công nghệ. 4. Quản lý, đăng ký, cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy đăng ký, văn bằng, chứng chỉ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật, theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 5. Lập kế hoạch và xây dựng đề xuất dự toán chi đầu tư phát triển, chi sự nghiệp khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước hằng năm dành cho lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của địa phương trên cơ sở tổng hợp dự toán của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan liên quan. Theo dõi, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Khoa học và Công nghệ. 6. Về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo: a) Tổ chức việc xác định, đặt hàng, tuyển chọn, giao trực tiếp, đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tổ chức giao quyền sở hữu và quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; b) Theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện và sau nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; c) Tiếp nhận, tổ chức ứng dụng, đánh giá hiệu quả ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất đặt hàng hoặc đặt hàng sau khi được đánh giá, nghiệm thu; d) Tổ chức đánh giá, thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; đ) Phối hợp với các Sở, ban, ngành và các cơ quan liên quan đề xuất danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cấp quốc gia có tính liên ngành, liên vùng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; e) Thành lập các Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ theo quy định tại Luật khoa học và công nghệ và theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; g) Hướng dẫn và tổ chức triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; khai thác, ứng dụng công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tuyên truyền kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo; huy động nguồn lực đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương; h) Hỗ trợ tổ chức, cá nhân đổi mới công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tìm kiếm công nghệ, nhập khẩu công nghệ, khai thác sáng chế, giải mã và làm chủ công nghệ; cho ý kiến về công nghệ đối với các dự án đầu tư; đánh giá năng lực công nghệ và xây dựng định hướng phát triển công nghệ theo quy định của pháp luật. 7. Về phát triển thị trường khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ và tiềm lực khoa học và công nghệ: a) Tổ chức khảo sát, điều tra đánh giá trình độ, năng lực công nghệ của doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ; năng lực hoạt động của tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ; hướng dẫn việc thành lập, phát triển; chứng nhận và kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh; tổng hợp và báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định; b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh; xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ; thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ và tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ; c) Tổ chức thực hiện việc đăng ký và kiểm tra hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ; d) Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ trong và ngoài công lập thuộc thẩm quyền quản lý; đ) Hướng dẫn, quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh, bao gồm: chuyển giao công nghệ, đánh giá, giám định công nghệ, môi giới và tư vấn chuyển giao công nghệ; thẩm định hoặc có ý kiến về cơ sở khoa học và công nghệ của các dự án đầu tư, các quy hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình, đề án khác của địa phương theo thẩm quyền; e) Đề xuất các dự án đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ tại địa phương theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; g) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh; 8. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ; khai thác, thương mại hóa, công bố, tuyên truyền kết quả nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo và các hoạt động khoa học và công nghệ khác; phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước tại địa phương. 9. Về sở hữu trí tuệ a) Tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030, các nhiệm vụ, chương trình thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong phạm vi thẩm quyền được giao; thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển hoạt động sở hữu công nghiệp; hướng dẫn nghiệp vụ sở hữu công nghiệp đối với các tổ chức và cá nhân; quản lý, xây dựng, phát triển nhãn hiệu sử dụng địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm địa phương; quản lý chỉ dẫn địa lý khi được giao quyền; b) Hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tiến hành các thủ tục về sở hữu công nghiệp; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp; c) Chủ trì triển khai các biện pháp để phổ biến, khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng chế, sáng kiến, sáng tạo tại địa phương; tổ chức xét chấp thuận việc công nhận sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật theo quy định của pháp luật; d) Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật; đ) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đối với các lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật và phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh. 10. Về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng a) Tổ chức việc xây dựng và tham gia xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương; b) Tổ chức phổ biến áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc khảo sát chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương; cảnh báo về nguy cơ mất an toàn của sản phẩm hàng hóa cho người tiêu dùng và các cơ quan hữu quan tại địa phương; c) Tổ chức, quản lý, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện việc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình và môi trường theo phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; d) Tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương; tiếp nhận bản công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (hàng hóa nhóm 2) thuộc phạm vi quản lý; tiếp nhận bản đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu trong lĩnh vực được phân công; tư vấn đăng ký mã số mã vạch theo phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thực hiện quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương; đ) Thực hiện nhiệm vụ thông báo vào hỏi đáp về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và hàng rào kỹ thuật trong thương mại (gọi tắt là TBT) trên địa bàn; phối hợp với Điểm TBT quốc gia trong xử lý thông tin hỏi đáp, rà soát các văn bản, dự thảo biện pháp TBT của địa phương và tuyên truyền phổ biến về TBT cho doanh nghiệp để hỗ trợ xuất khẩu tại địa phương; e) Là đầu mối triển khai các nhiệm vụ, chương trình thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng thuộc phạm vi thẩm quyền tại địa phương; tổ chức mạng lưới kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm về đo lường đáp ứng yêu cầu của địa phương; tổ chức thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm về đo lường trong các lĩnh vực và phạm vi đã đăng ký, được chỉ định; g) Tiếp nhận bản công bố, bản điều chỉnh nội dung bản công bố sử dụng dấu định lượng; công bố sử dụng dấu định lượng và điều chỉnh nội dung bản công bố sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn theo quy định của pháp luật; h) Tổ chức thực hiện việc kiểm tra về đo lường đối với chuẩn đo lường, phương tiện đo, phép đo, hàng đóng gói sẵn và hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm về đo lường theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các biện pháp để người có quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo, phương pháp đo, phương tiện đo, chuẩn đo lường, chất lượng hàng hóa; tổ chức thực hiện việc thiết lập, duy trì, bảo quản, sử dụng các chuẩn đo lường của địa phương; i) Tổ chức thực hiện việc thử nghiệm phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của tổ chức, cá nhân về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh; k) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, hàng hóa nhập khẩu, hàng hoá lưu thông trên địa bàn tỉnh và nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; l) Tổ chức thực hiện việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước tại địa phương theo quy định của pháp luật; m) Hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp tham dự giải thưởng chất lượng quốc gia, quốc tế; xem xét, đánh giá các tổ chức, doanh nghiệp tham dự giải thưởng chất lượng quốc gia trên địa bàn tỉnh theo quy định; n) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; là đầu mối triển khai các nhiệm vụ thuộc chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa, đề án về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương; o) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng đến các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý. 11. Về ứng dụng và bảo đảm an toàn bức xạ và hạt nhân a) Tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án và các biện pháp để thúc đẩy ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; b) Quản lý các hoạt động quan trắc phóng xạ môi trường trên địa bàn; phối hợp quản lý các hoạt động phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử theo quy định; c) Quản lý các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa bàn; d) Quản lý và thực hiện việc tiếp nhận khai báo, thẩm định an toàn, cấp giấy phép, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế; cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn tại cơ sở X-quang chẩn đoán trong y tế hoạt động trên địa bàn tỉnh theo sự phân công, phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; đ) Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc địa bàn quản lý và xử lý đối với các vi phạm theo thẩm quyền; e) Chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp tỉnh trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt; xử lý sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh; tiếp nhận, thông báo và phối hợp với các cơ quan có liên quan xác minh thông tin và tổ chức tìm kiếm, xử lý đối với nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát; g) Chủ trì và phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ thu gom chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ phát hiện trên địa bàn quản lý mà không xác định được chủ sở hữu; phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc thẩm định cấp phép và quản lý các nguồn phóng xạ tại địa bàn theo quy định của pháp luật; h) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý các biện pháp quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh khi phát hiện nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát; i) Xây dựng cơ sở dữ liệu về kiểm soát an toàn, an ninh bức xạ và hạt nhân tại địa phương và tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ. 12. Về thông tin, thống kê khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo a) Tổ chức và thực hiện xử lý, phân tích, tổng hợp và cung cấp thông tin khoa học và công nghệ, thông tin thống kê khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; b) Tổ chức hướng dẫn và triển khai thực hiện công tác thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo quy định; c) Xây dựng và phát triển hạ tầng thông tin khoa học và công nghệ; tham gia xây dựng, cập nhật và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ; xây dựng, quản lý, kết nối và chia sẻ các cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ của địa phương bảo đảm việc tích hợp, trao đổi, chia sẻ dữ liệu đồng bộ, thống nhất; tham gia khai thác, duy trì và phát triển Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (VinaREN) và các mạng thông tin khoa học và công nghệ khác; ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong hoạt động thông tin, thống kê khoa học và công nghệ; d) Đầu mối kết nối triển khai các dự án của Hệ tri thức Việt số hoá tại địa phương. Triển khai xây dựng các dự án dữ liệu của địa phương; phát triển, tích hợp hệ thống dữ liệu và thông tin quản lý của địa phương trong các lĩnh vực như: giáo dục, nông nghiệp, y tế, khoa học và công nghệ, văn hoá… và chia sẻ công khai trên Hệ tri thức Việt số hoá để cộng đồng khai thác, sử dụng; đ) Chỉ đạo tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê ngành khoa học và công nghệ tại địa phương; e) Phối hợp tổ chức thực hiện các cuộc điều tra thống kê khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thuộc Chương trình điều tra thống kê quốc gia và ngoài Chương trình điều tra thống kê quốc gia tại địa phương; Chỉ đạo tổ chức triển khai các cuộc điều tra thống kê khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của địa phương; g) Quản lý, xây dựng và phát triển các nguồn tin khoa học và công nghệ của địa phương; tham gia Liên hợp thư viện Việt Nam về các nguồn tin khoa học và công nghệ; h) Tổ chức các chợ công nghệ - thiết bị, các trung tâm, sàn giao dịch thông tin công nghệ trực tiếp và trên mạng Internet, triển lãm, hội chợ khoa học và công nghệ; phổ biến, xuất bản ấn phẩm và cung cấp thông tin khoa học và công nghệ; i) Tổ chức hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực thông tin, thư viện, thống kê, cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ; in ấn, số hóa; tổ chức các sự kiện khoa học và công nghệ. 13. Về dịch vụ sự nghiệp công: a) Hướng dẫn các tổ chức sự nghiệp thực hiện dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh; b) Tổ chức thực hiện các quy trình, thủ tục, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ; c) Hướng dẫn, tạo điều kiện hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện dịch vụ sự nghiệp công về khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật. 14. Quản lý, khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trong lĩnh vực khoa học và công nghệ hoạt động trên địa bàn tỉnh. 15. Thực hiện hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và của cơ quan nhà nước cấp trên. 16. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật và theo sự phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức việc tiếp công dân và thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật. 17. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, thanh tra thuộc Sở và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc Chi cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh. 18. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh. 19. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thuộc thẩm quyền của địa phương theo quy định của pháp luật. 20. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh. 21. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ. 22. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật. Điều 3. Cơ cấu tổ chức 1. Lãnh đạo Sở: a) Sở Khoa học và Công nghệ có Giám đốc và không quá 02 (hai) Phó Giám đốc; b) Giám đốc Sở là Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu, là người đứng đầu Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh. c) Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở, giúp Giám đốc Sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc Sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc Sở ủy nhiệm thay Giám đốc Sở điều hành các hoạt động của Sở. Phó Giám đốc Sở không kiêm nhiệm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Các tổ chức thuộc Sở: a) Thanh tra. b) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: - Phòng Quản lý Khoa học; - Phòng Quản lý Công nghệ và Thị trường Công nghệ; - Phòng Quản lý chuyên ngành; - Phòng Kế hoạch - Tổng hợp. c) Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. d) Đơn vị sự nghiệp công lập: Trung tâm Ứng dụng, Dịch vụ Khoa học và Công nghệ. Điều 4. Biên chế Biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập của Sở Khoa học và Công nghệ được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng số biên chế công chức, số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt. Điều 5. Trách nhiệm của Giám đốc sở 1. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn nghiệp vụ, thanh tra phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở theo quy định. 2. Bố trí, sắp xếp, sử dụng công chức, viên chức và lao động hợp đồng phù hợp với vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức và cơ cấu viên chức theo hạng chức danh nghề nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 3. Phân bổ chỉ tiêu biên chế cho các phòng, đơn vị thuộc sở, đảm bảo số biên chế tối thiểu theo quy định của pháp luật. 4. Điều chỉnh, sắp xếp lại số cấp phó vượt quy định để bảo đảm theo đúng quy định của Nghị định 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Nam Định", "promulgation_date": "08/06/2021", "sign_number": "21/2021/QĐ-UBND", "signer": "Phạm Đình Nghị", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-3646A-QD-BCT-2019-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-Bo-sung-cong-nghiep-tieu-dung-446522.aspx
Quyết định 3646A/QĐ-BCT 2019 công bố thủ tục hành chính Bổ sung công nghiệp tiêu dùng
BỘ CÔNG THƯƠNG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 3646A/QĐ-BCT Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP TIÊU DÙNG, LƯU THÔNG HÀNG HÓA TRONG NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến Kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; Căn cứ Thông tư số 57/2018/TT-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá; Căn cứ Thông tư số 28/2019/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/201S/TT-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá; Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghiệp, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công nghiệp tiêu dùng, lưu thông hàng hóa trong nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Công nghiệp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng (để b/c); - Cục KSTTHC (Văn phòng Chính phủ); - Các Sở Công Thương; - Lưu: VT, CNTP, VP (THCC). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Cao Quốc Hưng DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP TIÊU DÙNG VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA TRONG NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 3646A/QĐ-BCT ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1. Danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương STT Số hồ sơ TTHC Tên thủ tục hành chính Tên VBQPPL quy định Lĩnh vực Cơ quan thực hiện A. Thủ tục hành chính cấp trung ương 1 1.000981 Cấp Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá Thông tư số 28/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá Công nghiệp tiêu dùng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương 2 1.000948 Cấp lại Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá Thông tư số 28/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá Công nghiệp tiêu dùng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương 3 1.000911 Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá Thông tư số 28/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá Công nghiệp tiêu dùng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương 4 1.000832 Cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá Thông tư số 28/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá Công nghiệp tiêu dùng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương 5 1.000779 Cấp lại Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá Thông tư số 28/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá Công nghiệp tiêu dùng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương 6 2.000218 Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá Thông tư số 28/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá Công nghiệp tiêu dùng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương 7 1.001335 Thông báo chỉ tiêu nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá Thông tư số 28/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá Công nghiệp tiêu dùng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương 8 1.000162 Chấp thuận đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, đầu tư sản xuất thuốc lá xuất khẩu, gia công thuốc lá xuất khẩu, di chuyển địa điểm theo quy hoạch; đầu tư chế biến nguyên liệu thuốc lá Thông tư số 28/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá Công nghiệp tiêu dùng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương 9 1.001338 Cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá Thông tư số 28/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá Lưu thông hàng hóa trong nước Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương 10 1.001323 Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá Thông tư số 28/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá Lưu thông hàng hóa trong nước Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương 11 2.000598 Cấp lại Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá Thông tư số 28/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá Lưu thông hàng hóa trong nước Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh 1 2.000637 Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá Thông tư số 28/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá Lưu thông hàng hóa trong nước Sở Công Thương 2 2.000197 Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá Thông tư số 28/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá Lưu thông hàng hóa trong nước Sở Công Thương 3 2.000640 Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá Thông tư số 28/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá Lưu thông hàng hóa trong nước Sở Công Thương 4 2.000626 Cấp Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá Thông tư số 28/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá Lưu thông hàng hóa trong nước Sở Công Thương 5 2.000204 Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá Thông tư số 28/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá Lưu thông hàng hóa trong nước Sở Công Thương 6 2.000622 Cấp lợi Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá Thông tư số 28/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá Lưu thông hàng hóa trong nước Sở Công Thương 7 2.000190 Cấp Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá Thông tư số 28/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá Lưu thông hàng hóa trong nước Sở Công Thương 8 2.000176 Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá Thông tư số 28/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá Lưu thông hàng hóa trong nước Sở Công Thương 9 2.000167 Cấp lại Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá Thông tư số 28/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá Lưu thông hàng hóa trong nước Sở Công Thương C. Thủ tục hành chính cấp huyện 1 2.000181 Cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá Thông tư số 28/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá Lưu thông hàng hóa trong nước Phòng Công Thương 2 2.000150 Cấp lại Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá Thông tư số 28/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá Lưu thông hàng hóa trong nước Phòng Công Thương 3 2.000162 Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá Thông tư số 28/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2018/TT'BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá Lưu thông hàng hóa trong nước Phòng Công Thương FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Công thương", "promulgation_date": "10/12/2019", "sign_number": "3646A/QĐ-BCT", "signer": "Cao Quốc Hưng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1511-QD-UBND-2020-giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-An-toan-thuc-pham-So-Y-te-Ca-Mau-465126.aspx
Quyết định 1511/QĐ-UBND 2020 giải quyết thủ tục hành chính An toàn thực phẩm Sở Y tế Cà Mau
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1511/QĐ-UBND Cà Mau, ngày 07 tháng 8 năm 2020 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ, LIÊN THÔNG VÀ ĐIỆN TỬ GIẢI QUYẾT ĐỐI VỚI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ Y TẾ ĐƯỢC CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÔNG BỐ TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 1293/QĐ-UBND NGÀY 13/7/2020 CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính và Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 167/TTr-SYT ngày 04/8/2020. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Quy trình nội bộ, liên thông và điện tử giải quyết đối với thủ tục hành chính trong lĩnh vực An toàn thực phẩm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố tại Quyết định số 1293/QĐ-UBND ngày 13/7/2020 (kèm theo quy trình). Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh) và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện công khai các quy trình đã được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này theo đúng quy định. Hoàn thành xong trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Quyết định có hiệu lực thi hành. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Y tế; Giám đốc Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần Hồng Quân QUY TRÌNH NỘI BỘ, LIÊN THÔNG VÀ ĐIỆN TỬ GIẢI QUYẾT ĐỐI VỚI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ Y TẾ TỈNH CÀ MAU (Kèm theo Quyết định số 1511/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau) I. Lĩnh vực An toàn thực phẩm cấp tỉnh 1. Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản 2. Thủ tục: Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản (trường hợp trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hết hạn) * Trường hợp 1 a) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Y tế thực hiện thẩm tra hồ sơ thẩm định xếp loại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (nếu cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B). b) Quy trình giải quyết: - Bước 1: Công chức trực tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử gửi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau để xử lý hồ sơ và xuất phiếu hẹn cho tổ chức, cá nhân (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ: 0,5 ngày làm việc. - Bước 2: Phòng chuyên môn, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau xem xét, xử lý hồ sơ (cấp giấy chứng nhận) và trình Lãnh đạo Chi cục phê duyệt: 03 ngày làm việc. - Bước 3: Lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau phê duyệt: 01 ngày làm việc. - Bước 4: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống và trả kết quả theo quy định: 0,5 ngày làm việc. * Trường hợp 2 a) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Y tế tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở. b) Quy trình giải quyết: - Bước 1: Công chức trực tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử gửi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau để xử lý hồ sơ và xuất phiếu hẹn cho tổ chức, cá nhân (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ: 0,5 ngày làm việc. - Bước 2: Phòng chuyên môn, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau xem xét, xử lý hồ sơ (đi địa bàn thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm, công nhận kết quả, cấp giấy chứng nhận...) và trình Lãnh đạo Chi cục phê duyệt: 10 ngày làm việc. - Bước 3: Lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau phê duyệt: 01 ngày làm việc. - Bước 4: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống và trả kết quả theo quy định: 0,5 ngày làm việc. 3. Thủ tục: Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản (trường hợp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm) a) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. b) Quy trình giải quyết: - Bước 1: Công chức trực tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử gửi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau để xử lý hồ sơ và xuất phiếu hẹn cho tổ chức, cá nhân (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ: 0,5 ngày làm việc. - Bước 2: Phòng chuyên môn, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau xem xét, xử lý hồ sơ (cấp giấy chứng nhận) và trình Lãnh đạo Chi cục phê duyệt: 1,5 ngày làm việc. - Bước 3: Lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau phê duyệt: 0,5 ngày làm việc. - Bước 4: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống và trả kết quả theo quy định: 0,5 ngày làm việc. 4. Thủ tục: Cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản a) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tham gia đánh giá (ngày kiểm tra), Sở Y tế có trách nhiệm cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. b) Quy trình giải quyết: - Bước 1: Công chức trực tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử gửi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau để xử lý hồ sơ và xuất phiếu hẹn cho tổ chức, cá nhân (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ: 0,5 ngày làm việc. - Bước 2: Phòng chuyên môn, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau xem xét, xử lý hồ sơ (Chấm điểm bài kiểm tra, công nhận kết quả, tổng hợp, cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm...) và trình Lãnh đạo Chi cục phê duyệt: 1,5 ngày làm việc. - Bước 3: Lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau phê duyệt: 0,5 ngày làm việc. - Bước 4: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống và trả kết quả theo quy định: 0,5 ngày làm việc. 5. Thủ tục: Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm muối nhập khẩu * Trường hợp 1 a) Thời gian giải quyết: Đối với phương thức kiểm tra chặt: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. b) Quy trình giải quyết: - Bước 1: Công chức trực tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử gửi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau để xử lý hồ sơ và xuất phiếu hẹn cho tổ chức, cá nhân (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ: 0,5 ngày làm việc. - Bước 2: Phòng chuyên môn, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau xem xét, xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Chi cục phê duyệt: 03 ngày làm việc. - Bước 3: Lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau phê duyệt: 01 ngày làm việc. - Bước 4: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống và trả kết quả theo quy định: 0,5 ngày làm việc. * Trường hợp 2 a) Thời gian giải quyết: Đối với phương thức kiểm tra thông thường: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. b) Quy trình giải quyết: - Bước 1: Công chức trực tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh tiếp nhận hồ sơ, tạo hồ sơ điện tử gửi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau để xử lý hồ sơ và xuất phiếu hẹn cho tổ chức, cá nhân (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ: 0,25 ngày làm việc. - Bước 2: Phòng chuyên môn, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau xem xét, xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Chi cục phê duyệt: 01 ngày làm việc. - Bước 3: Lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau phê duyệt: 0,5 ngày làm việc. - Bước 4: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống và trả kết quả theo quy định: 0,25 ngày làm việc. * Lưu ý: Để đảm bảo việc trả kết quả cho tổ chức, cá nhân theo phiếu hẹn, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính liên thông/không liên thông chủ động chuyển, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả trước 01 buổi./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Cà Mau", "promulgation_date": "07/08/2020", "sign_number": "1511/QĐ-UBND", "signer": "Trần Hồng Quân", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1193-QD-UBND-2021-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-cua-So-Nong-nghiep-tinh-Tuyen-Quang-486352.aspx
Quyết định 1193/QĐ-UBND 2021 công bố thủ tục hành chính của Sở Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1193/QĐ-UBND Tuyên Quang, ngày 12 tháng 8 năm 2021 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH TUYÊN QUANG CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; Căn cứ các Quyết định công bố thủ tục hành chính của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Số 2316/QĐ-BNN-QLCL ngày 10/6/2016; số 3656/QĐ-BNN-KTHT ngày 06/9/2016; số 2412/QĐ-BNN-KHCN ngày 22/6/2018; số 2519/QĐ-BNN-KHCN ngày 29/6/2018; số 2525/QĐ-BNN-TCTL ngày 29/6/2018; số 2767/QĐ-BNN-KTHT ngày 12/7/2018; số 4638/QĐ-BNN-TCTL ngày 22/11/2018; số 4660/QĐ-BNN-KTHT ngày 26/11/2018; số 4866/QĐ-BNN-TCTS ngày 10/12/2018; số 4868/QĐ-BNN-TCLN ngày 10/12/2018; số 311/QĐ-BNN-QLDN ngày 21/01/2019; số 492/QĐ-BNN-KTHT ngày 31/01/2019; số 678/QĐ-BNN-BVTV ngày 28/02/2019; số 751/QĐ-BNN-QLCL ngày 06/3/2019; số 818/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/3/2019; số 1154/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/4/2019; số 2474/QĐ-BNN-TY ngày 27/6/2019; số 3480/QĐ-BNN-KHCN ngày 01/9/2019; số 3499/QĐ-BNN-PCTT ngày 11/9/2019; số 4751/QĐ-BNN-TCLN ngày 11/12/2019; số 4756/QĐ-BNN-BVTV ngày 12/12/2019; số 151/QĐ-BNN-TT ngày 09/01/2020; số 823/QĐ-BNN-CN ngày 16/3/2020; số 1957/QĐ-BNN-PCTT ngày 01/6/2020; số 2762/QĐ-BNN-TCLN ngày 22/7/2020; số 4044/QĐ-BNN-TCLN ngày 14/10/2020; số 1299/QĐ-BNN-KHCN ngày 29/3/2021; số 3279/QĐ-BNN-TY ngày 22/7/2021; số 3461/QĐ-BNN-PCTT ngày 04/8/2021; Căn cứ Quyết định số 1707/QĐ-BTC ngày 29/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực bảo hiểm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND ngày 01/8/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Căn cứ Quyết định số 47/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang phân cấp cơ quan quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Quy định cơ quan thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục 132 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang (có Danh mục thủ tục hành chính kèm theo). Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện: 1. Niêm yết, công khai thủ tục hành chính trên Trang thông tin điện tử, trụ sở làm việc và nơi giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. 2. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đăng tải đầy đủ Danh mục, nội dung cụ thể các thủ tục hành chính kèm theo Quyết định này trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, địa chỉ www.tuyenquang.gov.vn. 3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hoàn thiện hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố quy trình nội bộ, liên thông và hoàn thiện quy trình điện tử đối với thủ tục hành chính nêu tại Điều 1 Quyết định này theo quy định. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định trước đây của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính, Danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang. Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở, Thủ trưởng Ban, Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Chủ tịch UBND tỉnh; - Các PCT UBND tỉnh; - Như điều 4; (thực hiện) - Các PCVP UBND tỉnh; - Cổng thông tin điện tử tỉnh; (đăng tải) - Bưu điện tỉnh; - Viễn thông Tuyên Quang; - Phòng Tin học - Công báo; - Lưu: VT, KSTTHCMai KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Thế Giang DANH MỤC 132 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH TUYÊN QUANG (Ban hành kèm theo Quyết định số 1193 /QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang) TT Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí Căn cứ pháp lý Thực hiện qua DV BCCI Thực hiện tại Bộ phận Một cửa A THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH (106 thủ tục) I Lĩnh vực Lâm nghiệp (16 thủ tục) 1. Phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp - Thẩm định Đề án: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ thẩm định Đề án hợp lệ; - Thẩm định Phương án: không quá 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ Phương án đầy đủ, đúng quy định; - Hoàn thiện Hồ sơ trình Phê duyệt Phương án: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận dược văn bản thẩm định của Bộ Nông nghiệp và PTNT; - Phê duyệt Đề án: trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phê duyệt Phương án của Thủ tướng Chính phủ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, địa chỉ: Số 108 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang Không - Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp - Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng đề án và phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ. x x 2. Phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý 50 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. x x 3. Phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ đối với khu rừng phòng hộ thuộc địa phương quản lý 50 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ x x 4. Phê duyệt chương trình, dự án và hoạt động phi dự án được hỗ trợ tài chính của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh 40 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ x x 5. Chuyển loại rừng đối với khu rừng do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập 45 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ x x 6. Miễn, giảm tiền dịch vụ môi trường rừng (đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi địa giới hành chính của một tỉnh) 15 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ x x 7. Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức 23 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 x x 8. Công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp 18 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Công nhận lâm phần tuyển chọn là 600.000 đồng/01 giống; - Công nhận vườn giống là 2.400.000 đồng/01 vườn giống; - Công nhận nguồn gốc lô giống, lô con giống: 600.000 đồng/01 lô giống - Công nhận cây trội (cây mẹ), cây đầu dòng: 2.000.000đồng/ cây; - Công nhận lại cây mẹ ( cây trội), cây đầu dòng 1.000.000đ/cây - Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống, nguồn giống và quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp; - Thông tư số 14/2018/TT-BTC ngày 07/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 207/2016/TT-BTC; - Nghị quyết số 20/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của HĐND tỉnh Tuyên Quang. x x 9. Phê duyệt phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên 07 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản. x x 10. Đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II và động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục II và III CITES 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần kiểm tra thực tế các điều kiện nuôi, trồng, cơ quan cấp mã số chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30 ngày Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp x x 11. Phê duyệt, điều chỉnh, thiết kế dự toán công trình lâm sinh (đối với công trình lâm sinh thuộc dự án do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư) 19 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh. x x 12. Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác 35 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không Thông tư số 13/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. x x 13. Nộp tiền trồng rừng thay thế về Qũy Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh - Trường hợp UBND tỉnh bố trí đất để trồng rừng thay thế: 47 ngày làm việc; - Trường hợp UBND tỉnh không còn quỹ đất quy hoạch phát triển rừng để trồng rừng thay thế: 67 ngày làm việc. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không Thông tư số 13/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT x x 14. Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác a. Thẩm quyền của Quốc hội: 55 ngày làm việc chưa kẻ thời gian làm việc của Quốc hội và Chính phủ. b. Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ: 55 ngày làm việc chưa kẻ thời gian làm việc của Chính phủ. c. Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: 45 ngày làm việc chưa kẻ thời gian làm việc của HĐND cấp tỉnh Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. x x 15. Xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu 04 ngày làm việc; trường hợp có thông tin vi phạm: 06 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam. x x 16. Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ[1] - Trường hợp không phải xác minh: 05 ngày làm việc. - Trường hợp phải xác minh: 13 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam. x x II Lĩnh vực Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (03 thủ tục) 17. Bố trí ổn định dân cư ngoài tỉnh 70 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không Thông tư số 19/2015/TT-BNNPTNT quy định quy trình bố trí ổn định dân cư thực hiện chương trình Bố trí, ổn định dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012. x x 18. Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm muối nhập khẩu - Đối với phương thức kiểm tra chặt: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. - Đối với phương thức kiểm tra thông thường: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chưa quy định - Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; - Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế; - Thông tư số 39/2018/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm muối nhập khẩu. x x 19. Kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu 01 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chưa quy định - Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa; - Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa; - Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi,bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành; - Thông tư số 39/2018/TT-BNNPTNT ngày 7/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. x x III Lĩnh vực Hỗ trợ doang nghiệp nhỏ và vừa (01 thủ tục) 20. Hỗ trợ giá trị hợp đồng tư vấn về liên kết sản xuất, kinh doanh, sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND ngày 01/8/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. x x IV Lĩnh vực Thủy sản (14 thủ tục) 21. Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng (thuộc địa bàn từ hai huyện trở lên) - Công khai phương án: 03 ngày làm việc; - Thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế ban hành quyết định: 60 ngày. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy sản năm 2017; - Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. x x 22. Sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng (thuộc địa bàn từ hai huyện trở lên) - Đối với trường hợp thay đổi tên tổ chức cộng đồng, người đại diện tổ chức cộng đồng, Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng: Trong thời hạn 07 ngày làm việc; - Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao; phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản: + Công khai phương án: 03 ngày làm việc; + Thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng: 60 ngày. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy sản năm 2017; - Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. x x 23. Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (trừ giống thủy sản bố mẹ) - Cấp mới: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. - Cấp lại: 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy sản năm 2017; - Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ. x x 24. Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (trừ nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) - Cấp mới: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. - Cấp lại: 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 5.700.000đ/lần - Luật Thủy sản năm 2017; - Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ; - Thông tư số 284/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính. x x 25. Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản (theo yêu cầu) 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy sản năm 2017; - Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ. x x 26. Xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ nuôi trồng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy sản năm 2017; - Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ. x x 27. Xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên - 03 ngày làm việc (đối với xác nhận nguồn gốc); - 07 ngày làm việc (đối với xác nhận mẫu vật). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy sản năm 2017; - Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ. x x 28. Cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy sản năm 2017; - Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ. x x 29. Xóa đăng ký tàu cá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy sản năm 2017; - Thông tư số 23/2018/TT- BNNPTNT ngày 15/11/2018. x x 30. Cấp, cấp lại giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy sản năm 2017; - Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ. x x 31. Cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy sản năm 2017; - Thông tư số 23/2018/TT- BNNPTNT. x x 32. Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu cá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy sản năm 2017; - Thông tư số 23/2018/TT- BNNPTNT. x x 33. Cấp giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu cá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy sản năm 2017; - Thông tư số 23/2018/TT- BNNPTNT ngày 15/11/2018. x x 34. Cấp, cấp lại giấy phép khai thác thủy sản - Cấp mới: 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. - Cấp lại: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Lệ phí cấp mới 40.000 đồng/lần; - Lệ phí cấp lại 20.000 đồng/lần. - Luật Thủy sản năm 2017; - Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019. - Thông tư số 118/2018/TT-BTC ngày 28/11/2018. x x V Lĩnh vực Thú y (18 thủ tục) 35. Cấp, gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y thuộc thẩm quyền cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh (gồm tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật; tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y; khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật; buôn bán thuốc thú y) - 05 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới; - 03 ngày làm việc trong trường hợp gia hạn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y: 50.000 đồng/lần - Luật Thú y năm 2015; - Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016; - Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. x x 36. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y (trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng; có thay đổi thông tin liên quan đến cá nhân đã được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y) 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y: 50.000 đồng/lần - Luật Thú y năm 2015; - Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016; - Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. x x 37. Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y - 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp, cấp lại do Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y hết hạn. - 05 ngày làm việc đối với trường hợp Giấy chứng nhận VSTY bị mất, bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận VSTY. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Theo quy định của Bộ Tài chính - Luật Thú y năm 2015; - Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. x x 38. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiểm tra điều kiện cơ sở buôn bán thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản: 230.000đ/lần - Luật Thú y năm 2015; - Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016; - Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17/09/2018; - Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016; - Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020. x x 39. Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y 05 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không quy định - Luật thú y năm 2015; - Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016; - Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016. x x 40. Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y 15 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phí Thẩm định nội dung thông tin quảng cáo thuốc thú y, thuốc thú y thuỷ sản, trang thiết bị, dụng cụ trong thú y: 900.000 đồng/lần - Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016; - Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. x x 41. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn 20 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phí Thẩm định cơ sở chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cấp xã, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất thủy sản giống là cơ sở an toàn dịch bệnh (do cơ quan quản lý thú y địa phương thực hiện); Thẩm định chương trình giám sát dịch bệnh động vật để được miễn kiểm dịch (bao gồm cả thủy sản): 300.000 đ/lần - Chi phí khác: Biểu khung giá dịch vụ ban hành kèm theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC - Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016; - Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ tài chính; - Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. x x 42. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản (đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất thủy sản giống). 20 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phí Thẩm định cơ sở chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cấp xã, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất thủy sản giống là cơ sở an toàn dịch bệnh (do cơ quan quản lý thú y địa phương thực hiện); Thẩm định chương trình giám sát dịch bệnh động vật để được miễn kiểm dịch (bao gồm cả thủy sản): 300.000 đồng/lần - Chi phí khác: Biểu khung giá dịch vụ ban hành kèm theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 - Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016; - Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính; - Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. x x 43. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn và thủy sản) đối với cơ sở phải đánh giá lại 15 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phí Thẩm định cơ sở chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cấp xã, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất thủy sản giống là cơ sở an toàn dịch bệnh (do cơ quan quản lý thú y địa phương thực hiện); Thẩm định chương trình giám sát dịch bệnh động vật để được miễn kiểm dịch (bao gồm cả thủy sản): 300.000 đ/lần - Chi phí khác: Biểu khung giá dịch vụ ban hành kèm theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC . - Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016; - Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ tài chính; - Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. x x 44. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn - 07 ngày làm việc: với trường hợp đã được đánh giá định kỳ mà thời gian đánh giá chưa quá 12 tháng. - 17 ngày làm việc: với trường hợp chưa được đánh giá định kỳ hoặc được đánh giá định kỳ nhưng thời gian đánh giá quá 12 tháng tính đến ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phí Thẩm định cơ sở chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cấp xã, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất thủy sản giống là cơ sở an toàn dịch bệnh (do cơ quan quản lý thú y địa phương thực hiện); Thẩm định chương trình giám sát dịch bệnh động vật để được miễn kiểm dịch (bao gồm cả thủy sản): 300.000 đ/lần - Chi phí khác: Biểu khung giá dịch vụ ban hành kèm theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016. - Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016; - Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính; - Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. x x 45. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản - 07 ngày làm việc: đối với trường hợp cơ sở đã được đánh giá định kỳ mà thời gian đánh giá không quá 12 tháng. -17 ngày: đối với trường hợp còn lại. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phí Thẩm định cơ sở chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cấp xã, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất thủy sản giống là cơ sở an toàn dịch bệnh (do cơ quan quản lý thú y địa phương thực hiện); Thẩm định chương trình giám sát dịch bệnh động vật để được miễn kiểm dịch (bao gồm cả thủy sản): 300.000 đ/lần - Chi phí khác: Biểu khung giá dịch vụ ban hành kèm theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC . - Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016. - Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính; - Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. x x 46. Cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn hoặc thủy sản) 02 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không quy định Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016. x x 47. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở có nhu cầu bổ sung nội dung chứng nhận 20 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phí Thẩm định cơ sở chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cấp xã, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất thủy sản giống là cơ sở an toàn dịch bệnh (do cơ quan quản lý thú y địa phương thực hiện); Thẩm định chương trình giám sát dịch bệnh động vật để được miễn kiểm dịch (bao gồm cả thủy sản): 300.000 đ/lần - Chi phí khác: Biểu khung giá dịch vụ ban hành kèm theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC - Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016; - Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính; - Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. x x 48. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản đối với cơ sở có nhu cầu bổ sung nội dung chứng nhận 20 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phí Thẩm định cơ sở chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cấp xã, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất thủy sản giống là cơ sở an toàn dịch bệnh (do cơ quan quản lý thú y địa phương thực hiện); Thẩm định chương trình giám sát dịch bệnh động vật để được miễn kiểm dịch (bao gồm cả thủy sản): 300.000 đ/lần - Chi phí khác: Biểu khung giá dịch vụ ban hành kèm theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC . - Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016; - Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính; - Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. x x 49. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn và thủy sản) đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực do xảy ra bệnh hoặc phát hiện mầm bệnh tại cơ sở đã được chứng nhận an toàn hoặc do không thực hiện giám sát, lấy mẫu đúng, đủ số lượng trong quá trình duy trì điều kiện cơ sở sau khi được chứng nhận. 13 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phí Thẩm định cơ sở chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cấp xã, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất thủy sản giống là cơ sở an toàn dịch bệnh (do cơ quan quản lý thú y địa phương thực hiện); Thẩm định chương trình giám sát dịch bệnh động vật để được miễn kiểm dịch (bao gồm cả thủy sản): 300.000 đ/lần - Chi phí khác: Biểu khung giá dịch vụ ban hành kèm theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC . - Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016; - Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính; - Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính x x 50. Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh - Đối với động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ với các bệnh : 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch. - Đối với động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở thu gom, kinh doanh; Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chăn nuôi chưa được giám sát dịch bệnh động vật; Động vật chưa được phòng bệnh theo quy định tại khoản 4 Điều 15 của Luật thú y hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc-xin nhưng không còn miễn dịch bảo hộ; Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chưa được công nhận an toàn dịch bệnh động vật; Sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chưa được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y hoặc khi có yêu cầu của chủ hàng: + 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương quyết định và thông báo cho chủ hàng về địa điểm và thời gian kiểm dịch. + 03 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 03 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phí kiểm dịch: Chi tiết theo Mục III Biểu phí, lệ phí trong công tác thú y ban hành tại Thông tư số 101/2020/TT-BTC - Các chỉ tiêu kiểm tra: Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016. - Luật Thú y năm 2015; - Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016; - Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018; - Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016; Thông tư số 44/2018/TT-BTC ngày 7/5/2018; - Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 51. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh - Động vật, sản phẩm động vật thủy sản quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật thú y: + 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho chủ hàng về địa điểm, thời gian kiểm dịch. + 03 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thì cấp Giấy chứng nhận; trường hợp kéo dài hơn 03 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận thì thông báo, trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do. - Động vật thủy sản làm giống xuất phát từ cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc tham gia chương trình giám sát dịch bệnh, cấp Giấy chứng nhận: 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phí kiểm dịch: Chi tiết theo Mục III Biểu phí, lệ phí trong công tác thú y ban hành tại Thông tư số 101/2020/TT-BTC - Các chỉ tiêu kiểm tra: Thông tư số 283/2016/TT-BTC . - Luật số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015. - Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016; - Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016; - Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 52. Kiểm dịch đối với động vật thuỷ sản tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; sản phẩm động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm - 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý quyết định và thông báo cho chủ hàng về địa điểm và thời gian kiểm dịch; - 03 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp Giấy chứng nhận Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phí kiểm dịch: Chi tiết theo Mục III Biểu phí, lệ phí trong công tác thú y ban hành tại Thông tư số 101/2020/TT-BTC - Các chỉ tiêu kiểm tra: Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016. - Luật Thú y năm 2015; - Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016; - Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016; - Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. VI Lĩnh vực Chăn nuôi (04 thủ tục) 53. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Thẩm định để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn: 2.300.000 đồng/01 cơ sở/lần - Thẩm định đánh giá giám sát duy trì điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn: 1.500.000 đồng/01 cơ sở/lần. - Luật Chăn nuôi năm 2018; - Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi. - Thông tư số 24/2021/TT-BTC ngày 31/3/2021 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong chăn nuôi. x x 54. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn - Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ. + Thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. - Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: 03 ngày làm việc. + Thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Thẩm định để cấp lại: 250.000 đồng/cơ sở/lần - Thẩm định đánh giá giám sát duy trì điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn: 1.500.000 đồng/01 cơ sở/lần - Luật Chăn nuôi năm 2018; - Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; - Thông tư số 24/2021/TT-BTC ngày 31/3/2021 của Bộ Tài chính x x 55. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng a) Đối với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc: + Thẩm định hồ sơ và thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. + Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế. b) Đối với cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại, theo đặt hàng: + Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (trường hợp phải đánh giá điều kiện thực tế): 5.700.000 đồng/01 cơ sở/lần - Thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (trường hợp không đánh giá điều kiện thực tế): 1.600.000 đồng/01 cơ sở/lần - Thẩm định đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: 1.500.000 đồng/01 cơ sở/lần - Luật Chăn nuôi năm 2018; - Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ; - Thông tư số 24/2021/TT-BTC ngày 31/3/2021 của Bộ Tài chính x x 56. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng - Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ. + Thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. - Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc. + Thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thẩm định cấp lại (trường hợp không đánh giá điều kiện thực tế): 250.000 đ/01 cơ sở/lần - Thẩm định đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi: 1.500.000 đ/01 cơ sở/lần - Luật Chăn nuôi năm 2018; - Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ; - Thông tư số 24/2021/TT-BTC ngày 31/3/2021 của Bộ Tài chính x x VII Lĩnh vực Thủy lợi (21 thủ tục) 57. Cấp lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi trong trường hợp bị mất, bị rách, hư hỏng thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy lợi năm 2017. - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ hướng dẫn Luật Thuỷ lợi. x x 58. Cấp lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong trường hợp tên chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy lợi năm 2017. - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ hướng dẫn Luật Thuỷ lợi. x x 59. Cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi, trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh. 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy năm 2017. - Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ. x x 60. Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh. 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy năm 2017. - Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ. x x 61. Thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy lợi năm 2017. - Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. x x 62. Thẩm định, phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy lợi năm 2017. - Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ x x 63. Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạn du đập trong quá trình thi công thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy lợi năm 2017. - Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ x x 64. Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy lợi năm 2017. - Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ x x 65. Phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Không quy định Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy lợi năm 2017. - Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ x x 66. Phê duyệt, điều chỉnh quy trình vận hành đối với công trình thủy lợi lớn và công trình thủy lợi vừa do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy lợi năm 2017; - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Thuỷ lợi; - Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 x x 67. Phê duyệt phương án, điều chỉnh phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy lợi năm 2017. - Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi x x 68. Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: Xây dựng công trình mới; Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, phương tiện; Khoan, đào khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; Xây dựng công trình ngầm thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy lợi năm 2017. - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ. x x 69. Cấp giấy phép hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy lợi năm 2017. - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ hướng dẫn Luật Thuỷ lợi. x x 70. Cấp giấy phép nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy lợi năm 2017. - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ hướng dẫn Luật Thuỷ lợi x x 71. Cấp giấy phép hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ của Ủy ban nhân dân tỉnh 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy lợi năm 2017. - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ. x x 72. Cấp giấy phép cho các hoạt động trồng cây lâu năm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy lợi năm 2017. - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ hướng dẫn Luật Thuỷ lợi. x x 73. Cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy lợi năm 2017. - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ hướng dẫn Luật Thuỷ lợi. x x 74. Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép: Xây dựng công trình mới; Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, phương tiện; Khoan, đào khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; Xây dựng công trình ngầm thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy lợi năm 2017. - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ hướng dẫn Luật Thuỷ lợi. x x 75. Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép: Trồng cây lâu năm; Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh. 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy lợi năm 2017. - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ hướng dẫn Luật Thuỷ lợi. x x 76. Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động: Du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh. 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy lợi năm 2017. - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ hướng dẫn Luật Thuỷ lợi. x x 77. Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động: Nuôi trồng thủy sản; Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh. 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Thủy lợi năm 2017. - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ hướng dẫn Luật Thuỷ lợi x x VIII Lĩnh vực Phòng chống thiên tai (03 thủ tục) 78. Phê duyệt việc tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử ụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai x x 79. Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ Tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xin ý kiến, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan trả lời bằng văn bản gửi cơ quan chủ quản. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ x x 80. Điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ Không quy định Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ x x IX Lĩnh vực Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản (05 thủ tục) 81. Cấp giấy chứng nhận xuất xứ (hoặc Phiếu kiểm soát thu hoạch) cho lô nguyên liệu nhuyễn thể hai mảnh vỏ Ngay sau khi thực hiện kiểm soát tại hiện trường Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không Thông tư số 33/2015/TT-BNNPTNT ngày 8/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về giám sát vệ sinh, ATTP trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ. x x 82. Cấp đổi Phiếu kiểm soát thu hoạch sang Giấy chứng nhận xuất xứ cho lô nguyên liệu nhuyễn thể hai mảnh vỏ - Xử lý hồ sơ: không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày thu hoạch - Xử lý hồ sơ và cấp giấy chứng nhận: 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Phiếu kiểm soát thu hoạch việc. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không Thông tư số 33/2015/TT-BNNPTNT ngày 8/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. x x 83. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - UBND các huyện, thành phố. - Thẩm định cấp GCN: 700.000đ /cơ sở; - Thẩm định đánh giá định kỳ: 350.000đ /cơ sở. - Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018; - Thông tư số 44/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 ; Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính; - Quyết định số 47/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND Tuyên Quang Quyết định phân cấp cơ quan quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Quy định cơ quan thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đố với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. x x 84. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản (trường hợp trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn) 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - UBND các huyện, thành phố. - Thẩm định cấp GCN: 700.000đ /cơ sở; - Thẩm định đánh giá định kỳ: 350.000đ /cơ sở. - Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018; - Thông tư số 44/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018; - Quyết định số 47/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang. x x 85. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản (trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - UBND các huyện, thành phố. Không - Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Quyết định số 47/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang. x x X Lĩnh vực Bảo vệ thực vật (08 thủ tục) 86. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật - 21 ngày làm việc không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; - 84 ngày làm việc khi nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở có điều kiện không đạt hoặc kết quả kiểm tra lại không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 800.000 đồng/lần - Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013; - Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Thông tư số 33/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp. x x 87. Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật - 21 ngày làm việc không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. - 07 ngày làm việc không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đối với cơ sở được kiểm tra, đánh giá xếp loại A theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy sản. - 84 ngày làm việc khi nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở có điều kiện không đạt hoặc kết quả kiểm tra lại không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 800.000 đồng/lần - Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013; - Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Thông tư số 33/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ Tài chính. x x 88. Cấp giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật 02 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013; - Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa; - Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. x x 89. Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật (thuộc thẩm quyền giải quyết cấp tỉnh) 07 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 600.000 đồng/lần - Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013; - Nghị định số 181/2013/ NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Quảng cáo; - Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; - Thông tư số 33/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ Tài chính. x x 90. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với các lô vật thể vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật 01 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Mục III Biểu phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp (kèm theo Thông tư số 33/2021/TT_BTC ngày 17/5/2021 - Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013; - Thông tư sô 35/2015/ TT-BNNPTNT ngày 14/10/2015; - Thông tư số 33/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021. 91. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón 13 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 500.000 đồng - Luật Trồng trọt năm 2018; - Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón; - Thông tư số 14/2018-TT-BTC ngày 07/02/2018 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 207/2016/TT-BTC. x x 92. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón - 13 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận thay đổi về địa điểm buôn bán phân bón (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân); - 05 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng; thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên giấy chứng nhận (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 200.000 đồng - Luật Trồng trọt năm 2018; - Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón; - Thông tư số 14/2018-TT-BTC ngày 07/02/2018 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 207/2016/TT-BTC. x x 93. Xác nhận nội dung quảng cáo phân bón 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không quy định - Luật Trồng trọt năm 2018; - Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón. x x XI Lĩnh vực Trồng trọt (01 thủ tục) 94. Cấp Quyết định, phục hồi Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm nhân giống bằng phương pháp vô tính - Cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; - Phục hồi Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản báo cáo cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Thẩm định, công nhận cây đầu dòng 2.000.0000 đồng/cây; - Thẩm định, công nhận lại cây đầu dòng 1.000.0000 đồng/cây. - Luật Trồng trọt năm 2018; - Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác; - Nghị quyết số 20/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của Hội dồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang. x x XII Lĩnh vực Bảo hiểm (02 thủ tục) 95. Chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không quy định - Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 ngày 24/10/2010; - Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp. x x 96. Chấm dứt việc hưởng hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp và hoàn phí bảo hiểm nông nghiệp 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không quy định - Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 ngày 24/10/2010; - Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp. x x XIII Lĩnh vực Nông nghiệp (07 thủ tục) 97. Công nhận làng nghề truyền thống 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. x x 98. Công nhận nghề truyền thống 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. x x 99. Công nhận làng nghề 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. x x 100. Hỗ trợ dự án liên kết - 15 ngày làm việc sau khi nhận được đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập hội đồng và tổ chức thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tờ trình trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt. - Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thông báo và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư dự án liên kết được biết. - 10 ngày làm việc sau khi nhận được tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp tỉnh ra quyết định phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không - Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; - Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 01/8/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. x x 101. Công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 18 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không quy định Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ x x 102. Công nhận lại doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 18 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không quy định Quyết định số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ. x x 103. Phê duyệt kế hoạch khuyến nông địa phương 60 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Không Nghị định 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 x x XIV Lĩnh vực Khoa học công nghệ và môi trường (01 thủ tục) 104. Đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, Cơ quan quản lý có thẩm quyền phải tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký công bố hợp quy để xử lý như sau: + Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. + Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, Cơ quan quản lý có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 150.000 đ - Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007. - Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006. - Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; - Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. - Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP . - Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. - Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012. - Thông tư số 183/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy. - Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN ngày 10/12/2020 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. XV Lĩnh vực Hoạt động xây dựng (02 thủ tục) 105. Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng/ điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng Dự án nhóm A không quá 35 ngày, dự án nhóm B không quá 25 ngày, dự án nhóm C không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Theo quy định của Bộ Tài chính - Luật Xây dựng năm 2014; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020; - Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ. x x 106. Thẩm định Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở/ điều chỉnh Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở - Không quá 40 ngày: công trình cấp I, cấp đặc biệt; - Không quá 30 ngày: công trình cấp II và cấp III; - Không quá 20 ngày: công trình còn lại. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Theo quy định của Bộ Tài chính - Luật Xây dựng năm 2014; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020; - Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ. x x B THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN (14 thủ tục) I Lĩnh vực Lâm nghiệp (03 thủ tục) 1. Xác nhận bảng kê lâm sản 10 ngày làm việc Hạt Kiểm lâm cấp huyện Không Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản. x 2. Xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu 04 ngày làm việc; trường hợp có thông tin vi phạm: 06 ngày làm việc. Hạt Kiểm lâm cấp huyện Không Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam x 3. Phê duyệt, điều chỉnh, thiết kế dự toán công trình lâm sinh (đối với công trình lâm sinh thuộc dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư) 19 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân) Uỷ ban nhân dân cấp huyện Không - Luật đầu tư công năm 2019. - Luật Lâm Nghiệp - Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp. - Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019. x x II Lĩnh vực Thủy lợi ( 05 thủ tục) 4. Thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa nước thuộc thẩm quyền của UBND huyện Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp huyện Không - Luật Thủy lợi năm 2017. - Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ x x 5. Thẩm định, phê duyệt đề cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân huyện Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp huyện Không - Luật Thủy lợi năm 2017. - Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ x x 6. Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân huyện (trên địa bàn từ 02 xã trở lên) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ Uỷ ban nhân dân cấp huyện Không - Luật Thủy lợi năm 2017. - Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ x x 7. Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân huyện (trên địa bàn từ 02 xã trở lên) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp huyện Không - Luật Thủy lợi năm 2017. - Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ x x 8. Phê duyệt, điều chỉnh quy trình vận hành đối với công trình thủy lợi lớn và công trình thủy lợi vừa do Uỷ ban nhân dân tỉnh phân cấp Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp huyện Không - Luật Thủy năm 2017. - Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018. x x III Lĩnh vực Thủy sản (02 thủ tục) 9. Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng (thuộc địa bàn quản lý) - Công khai phương án: 03 ngày làm việc; - Thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng: 60 ngày. Uỷ ban nhân dân cấp huyện Không quy định - Luật Thủy sản năm 2017; - Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. x x 10. Sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng (thuộc địa bàn quản lý) - Đối với trường hợp thay đổi tên tổ chức cộng đồng, người đại diện tổ chức cộng đồng, Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; - Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao; phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản: + Công khai phương án: 03 ngày làm việc; + Thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế (nếu cần), ban hành quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng: 60 ngày. Uỷ ban nhân dân cấp huyện Không quy định - Luật Thủy sản năm 2017; - Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản x x IV Lĩnh vực Nông nghiệp (01 thủ tục) 11. Phê duyệt kế hoạch khuyến nông địa phương 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp huyện Không quy định Nghị định 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phỉ. x x V Lĩnh vực Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (03 thủ tục) 12. Hỗ trợ dự án liên kết - 15 ngày làm việc sau khi nhận được đủ hồ sơ, Phòng Nông nghiệp thành lập hội đồng và tổ chức thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì Phòng Nông nghiệp có tờ trình trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét phê duyệt. - Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi thẩm định, Phòng Nông nghiệp phải thông báo và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư dự án liên kết được biết. - 10 ngày làm việc sau khi nhận được tờ trình của Phòng Nông nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định phê duyệt hỗ trợ dự án liên kết. Uỷ ban nhân dân cấp huyện Không - Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; - Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 01/8/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; x x 13. Bố trí ổn định dân cư ngoài huyện, trong tỉnh 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp huyện Không Thông tư số 19/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/4/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định bố trí, ổn định dân cư thực hiện chương trình bố trí dân cư theo Quyết định 1776/QĐ-TTg . x x 14. Bố trí ổn định dân cư trong huyện 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp huyện Không Thông tư số 19/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/4/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn x x B THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ (12 thủ tục) I Lĩnh vực Thủy lợi (03 thủ tục) 1. Hỗ trợ đầu tư xây dựng phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiêu, tiết kiệm nước (Đối với nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp, ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác của địa phương phân bổ dự toán cho Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện). 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Uỷ ban nhân dân cấp xã Không - Luật Thủy lợi năm 2017. - Thông tư số 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. x x 2. Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp xã Không - Luật Thủy lợi năm 2017. - Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước x x 3. Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Uỷ ban nhân dân cấp xã Không - Luật Thủy lợi năm 2017. - Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước x x II Lĩnh vực Phòng, chống thiên tai (05 thủ tục) 4. Đăng ký kê khai số lượng chăn nuôi tập trung và nuôi trồng thuỷ sản ban đầu Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản kê khai Uỷ ban nhân dân cấp xã Không Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh x x 5. Hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do dịch bệnh Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Uỷ ban nhân dân các cấp nhận được hồ sơ hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp xã Không Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh x x 6. Hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Uỷ ban nhân dân các cấp nhận được hồ sơ hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp xã Không Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ x x 7. Hỗ trợ khám chữa bệnh, trợ cấp tai nạn cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã trong trường hợp chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, hồ sơ theo quy định Uỷ ban nhân dân cấp xã Không Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều x x 8. Trợ cấp tiền tuất, tai nạn (đối với trường hợp tai nạn suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên) cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã chưa tham gia bảo hiểm xã hội 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, hồ sơ theo quy định Uỷ ban nhân dân cấp xã Không Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều x x III Lĩnh vực Nông nghiệp (01 thủ tục) 9. Phê duyệt kế hoạch khuyến nông địa phương 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp xã Không quy định Nghị định 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông x x IV Lĩnh vực Bảo Hiểm (01 thủ tục) 10. Phê duyệt đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất nông nghiệp Không quy định - Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010; - Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp. x x V Lĩnh vực Trồng trọt (01 thủ tục) 11. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ UBND cấp xã Không quy định - Luật Trồng trọt năm 2018; - Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác. x x VI Lĩnh vực Khoa học công nghệ và Môi trường (01 thủ tục) 12. Xác nhận Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích Không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. UBND cấp xã Không quy định - Luật Đa dạng sinh học năm 2008; - Nghị định số 59/2017/NĐ-CP ngày 12/5/2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen. x x [1] TTHC có hiệu lực thi hành sau 18 tháng kể từ ngày 30/10/2020.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Tuyên Quang", "promulgation_date": "12/08/2021", "sign_number": "1193/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Thế Giang", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-38-NQ-CP-thanh-lap-cac-phuong-Nghi-Huong-Nghi-Thu-112608.aspx
Nghị quyết 38/NQ-CP thành lập các phường Nghi Hương, Nghi Thu
CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------- Số: 38/NQ-CP Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2010 NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC THÀNH LẬP CÁC PHƯỜNG: NGHI HƯƠNG, NGHI THU THUỘC THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Thành lập các phường: Nghi Hương, Nghi Thu thuộc thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An như sau: 1. Thành lập phường Nghi Hương thuộc thị xã Cửa Lò trên cơ sở toàn bộ 999,79 ha diện tích tự nhiên và 7.256 nhân khẩu của xã Nghi Hương. Phường Nghi Hương có 999,79 ha diện tích tự nhiên và 7.256 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Nghi Hương: Đông giáp biển Đông; Tây giáp xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc; Nam giáp phường Nghi Hòa; Bắc giáp phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò. 2. Thành lập phường Nghi Thu thuộc thị xã Cửa Lò trên cơ sở toàn bộ 317,21 ha diện tích tự nhiên và 6.125 nhân khẩu của xã Nghi Thu. Phường Nghi Thu có 317,21 ha diện tích tự nhiên và 6.125 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Nghi Thu: Đông giáp biển Đông; Tây giáp các xã: Nghi Khánh, Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc; Nam giáp phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò và xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc; Bắc giáp xã Nghi Khánh, huyện Nghi Lộc và phường Thu Thủy, thị xã Cửa Lò. 3. Sau khi thành lập các phường, thị xã Cửa Lò có 2.781,43 ha diện tích tự nhiên và 70.398 nhân khẩu; có 7 phường trực thuộc, gồm: Nghi Hương, Nghi Thu, Nghi Tân, Nghi Thủy, Thu Thủy, Nghi Hải, Nghi Hòa. Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Điều 3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; - HĐND, UBND tỉnh Nghệ An; - Ban Tổ chức Trung ương; - Các Bộ: Nội vụ, Công an, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư; - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước; - Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: ĐP, TCCB, TH, TCCV, KTN, PL, Công báo; - Lưu: Văn thư, NC (5b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "30/09/2010", "sign_number": "38/NQ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-6574-KH-UBND-2019-Ung-dung-cong-nghe-trong-pho-bien-phap-luat-tinh-Khanh-Hoa-483130.aspx
Kế hoạch 6574/KH-UBND 2019 Ứng dụng công nghệ trong phổ biến pháp luật tỉnh Khánh Hòa
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 6574/KH-UBND Khánh Hòa, ngày 05 tháng 7 năm 2019 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2019 - 2021” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA Thực hiện Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 26/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019 - 2021” (sau đây viết tắt là Đề án); trên cơ sở tham mưu của Sở Tư pháp tại văn bản số 1761/STP-PBGDPL ngày 27/6/2019, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa với những nội dung sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử nhằm tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, góp phần tạo chuyển biến căn bản, toàn diện trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ và Nhân dân. - Hoàn thành các mục tiêu cụ thể của Đề án đã được phê duyệt tại Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 26/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ. 2. Yêu cầu - Tiếp tục đổi mới công tác PBGDPL, trong đó xác định tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin gắn với xây dựng Chính phủ điện tử là giải pháp đột phá để đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL. - Khai thác triệt để thế mạnh của công nghệ thông tin, cải thiện điều kiện tiếp cận thông tin về pháp luật, giúp người dân và xã hội sử dụng, khai thác một cách thuận lợi hệ thống thông tin pháp luật được số hóa; kết nối, chia sẻ thông tin trong công tác PBGDPL bảo đảm tính chính xác, đầy đủ, thiết thực, kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm. - Kế thừa các kết quả đạt được, khắc phục hạn chế, tồn tại của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL hiện nay; tiếp thu, chọn lọc kinh nghiệm; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, tiết kiệm, hiệu quả và phát huy mọi nguồn lực của xã hội II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU 1. Phối hợp cung cấp, tích hợp thông tin, số liệu PBGDPL phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao để đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử PBGDPL theo Quy chế cập nhật, quản lý, vận hành và truy cập cơ sở dữ liệu PBGDPL của Bộ Tư pháp - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp - Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã. - Thời gian thực hiện: Theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp. 2. Xây dựng, quản lý, khai thác, vận hành Trang Thông tin điện tử PBGDPL tỉnh; Chuyên mục hoặc Trang thông tin điện tử PBGDPL của cơ quan, đơn vị, địa phương; kết nối với Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Cổng Thông tin điện tử PBGDPL của Bộ Tư pháp a) Nội dung hoạt động - Về vị trí: Thiết lập vị trí thống nhất của Chuyên mục hoặc Trang thông tin điện tử PBGDPL ở giữa giao diện thuộc Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương. Đối với Trang thông tin điện tử PBGDPL tỉnh, tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh giao diện Trang thông tin điện tử theo yêu cầu hoặc nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin kỹ thuật để có thể hoạt động liên tục, cập nhật, kết nối, chia sẻ thông tin PBGDPL trên môi trường mạng. - Về nội dung: Ngoài các thông tin phải có theo quy định của pháp luật hiện hành, Trang thông tin điện tử PBGDPL tỉnh, Chuyên mục/Trang thông tin điện tử PBGDPL của cơ quan, đơn vị, địa phương phải bảo đảm các nội dung thông tin thành phần sau: + Tài liệu giới thiệu các văn bản pháp luật mới ban hành: Đăng tải toàn văn bản; tài liệu họp báo, thông cáo báo chí về văn bản pháp luật; tài liệu giới thiệu nội dung cơ bản của văn bản quy phạm pháp luật; tài liệu phổ biến, giới thiệu, tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ công chức và cho Nhân dân; các tài liệu phổ biến, giới thiệu nội dung văn bản luật, pháp lệnh khác có liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý. Tài liệu, đề cương giới thiệu các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân; + Hướng dẫn, chỉ đạo về công tác PBGDPL thuộc lĩnh vực, địa bàn, đối tượng quản lý; + Hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL; Báo cáo viên pháp luật; Tuyên truyền viên pháp luật; + Hỏi đáp hoặc tư vấn pháp luật trực tuyến; + Đối thoại chính sách - pháp luật; + Các tài liệu PBGDPL trực tuyến hoặc các video tiểu phẩm, tình huống pháp luật hoặc các hình thức khác được đăng tải thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, địa phương; + Số liệu thống kê phục vụ công tác quản lý nhà nước, theo dõi, đôn đốc hoạt động về PBGDPL (báo cáo kết quả hoạt động, kế hoạch, hướng dẫn chuyên môn, danh sách Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật, hoạt động cụ thể...); + Các nội dung khác phù hợp với nhu cầu công tác PBGDPL của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. - Về kỹ thuật: Trang thông tin điện tử PBGDPL tỉnh, Chuyên mục/Trang thông tin điện tử PBGDPL của cơ quan, đơn vị, địa phương phải bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục; thông tin về pháp luật, tài liệu, ấn phẩm PBGDPL chuyên ngành được cập nhật chủ động, đầy đủ, kịp thời; thực hiện chuẩn hóa cấu trúc dữ liệu điện tử PBGDPL và trao đổi, đồng bộ dữ liệu từ Cổng thông tin điện tử PBGDPL của cả nước, cấu trúc dữ liệu thông tin điện tử PBGDPL của Trang thông tin điện tử PBGDPL cần thống nhất với chuẩn cấu trúc dữ liệu thông tin điện tử PBGDPL của Bộ Tư pháp. b) Trách nhiệm thực hiện - Cơ quan thực hiện: + Sở Tư pháp chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý, khai thác, vận hành Trang thông tin điện tử PBGDPL tỉnh. + Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố thiết lập, vận hành Chuyên mục/Trang thông tin điện tử PBGDPL trên Cổng/Trang thông tin điện tử thuộc phạm vi quản lý để thực hiện hoạt động PBGDPL trên môi trường mạng theo chức năng, nhiệm vụ được giao. - Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan. - Thời gian thực hiện: Thực hiện nâng cấp, vận hành, khai thác và sử dụng trong năm 2019; tiếp tục cập nhật thông tin, duy trì hoạt động ổn định, bền vững trong các năm tiếp theo. 3. Xây dựng các chương trình, sản phẩm, tài liệu, ấn phẩm PBGDPL để đăng tải trên Cổng hoặc Trang thông tin điện tử PBGDPL - Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương biên soạn, đăng tải các tài liệu đối với các văn bản pháp luật mới ban hành; đăng tải các tài liệu của các Sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trên Trang thông tin điện tử PBGDPL tỉnh. - Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động biên soạn tài liệu PBGDPL phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước để đăng tải và cập nhật trên Trang thông tin điện tử PBGDPL theo quy định. - Thời gian thực hiện: Hàng năm. 4. Cập nhật, quản lý Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia theo chức năng, nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp - Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố. - Thời gian thực hiện: Năm 2019 và những năm tiếp theo. 5. Đa dạng hoá các hình thức PBGDPL khác trên mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng a) Nội dung hoạt động - Triển khai PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng; Cổng Thông tin điện tử tỉnh; Trang Thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương; các trang fanpage trên mạng xã hội Facebook và các mạng xã hội khác để phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ và Nhân dân. - Khai thác, sử dụng có hiệu quả các chương trình, sản phẩm, tài liệu, ấn phẩm PBGDPL được đăng tải trên Cổng thông tin PBGDPL, các phương tiện thông tin đại chúng để cung cấp thông tin chính thống, kịp thời, linh hoạt và đa dạng. b) Trách nhiệm thực hiện - Cơ quan thực hiện: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố. - Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. - Thời gian thực hiện: Hàng năm. 6. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ làm công tác PBGDPL a) Nội dung hoạt động Chuẩn hóa nội dung chương trình, tài liệu; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL cho đội ngũ làm công tác PBGDPL, nhất là đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật; tăng cường tổ chức bồi dưỡng, tập huấn bằng hình thức trực tuyến trên môi trường mạng. b) Trách nhiệm thực hiện - Cơ quan thực hiện: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố. - Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. - Thời gian thực hiện: Hàng năm. III. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 1. Rà soát, củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác PBGDPL; huy động đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin tham gia PBGDPL. Khuyến khích, huy động cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân, các luật sư, luật gia, nhà khoa học... tham gia tư vấn, giải đáp pháp luật, trao đổi, thảo luận, bình luận, phổ biến, giảng dạy pháp luật trực tuyến; xây dựng, vận hành hệ thống ứng dụng tư vấn pháp luật trực tuyến theo phương thức xã hội hóa. 2. Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu lớn, ứng dụng hệ thống trả lời tự động trong tổ chức, quản lý, khai thác; phát huy cơ sở dữ liệu PBGDPL; tăng cường bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin trên môi trường mạng, ứng dụng các công nghệ mới nhất với các phân hệ cụ thể, tích hợp mạng xã hội để tạo lập kênh thông tin điện tử PBGDPL chính thống trên toàn quốc. Xây dựng Cổng hoặc Trang thông tin điện tử theo công nghệ hiện đại, thiết thực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử; tích hợp các loại thông tin đa phương tiện, các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ công tác PBGDPL. 3. Tổ chức quán triệt, phổ biến, truyền thông để nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, nội dung, yêu cầu phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL; xây dựng, củng cố và hình thành thói quen chủ động, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật trên Internet; giúp cán bộ, Nhân dân khai thác, sử dụng công nghệ thông tin để tiếp cận pháp luật. 4. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác PBGDPL từ việc dành nguồn lực xây dựng, thiết lập cơ sở hạ tầng công nghệ đến việc duy trì vận hành có hiệu quả Trang thông tin điện tử PBGDPL hoặc Chuyên mục PBGDPL trên Cổng thông tin điện tử. 5. Khảo sát, đánh giá hiệu quả, tác động từ ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL để có giải pháp điều chỉnh, bổ sung kịp thời; xây dựng, nhân rộng mô hình hay, cách làm hiệu quả, đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin mới để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố - Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này. - Căn cứ Kế hoạch này, xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương. - Định kỳ hàng năm, tổ chức đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án (lồng ghép trong Báo cáo kết quả công tác PBGDPL hàng năm của cơ quan, đơn vị, địa phương), gửi về Sở Tư pháp để tổng hợp. 2. Sở Tư pháp - Chủ trì, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện Kế hoạch này. - Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng, vận hành, quản lý, khai thác Trang Thông tin điện tử PBGDPL tỉnh. - Đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh; tham mưu, trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định. 3. Sở Thông tin và truyền thông - Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp với Sở Tư pháp trong việc hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện các nội dung tại Kế hoạch này. - Phối hợp với Sở Tư pháp triển khai xây dựng, duy trì, vận hành, quản lý Trang Thông tin điện tử PBGDPL tỉnh. - Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ duy trì, vận hành Trang thông tin điện tử PBGDPL hoặc Chuyên mục PBGDPL trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương. V. KINH PHÍ THỰC HIỆN Kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn huy động hợp pháp khác; việc xây dựng dự toán và bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan. Khuyến khích nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tăng cường sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các Chương trình, Đề án liên quan đã được phê duyệt và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ (b/c); - Bộ Tư pháp (b/c); - Thường trực Tỉnh ủy (b/c); - Thường trực HĐND tỉnh (b/c); - Chủ tịch UBND tỉnh (b/c); - Lãnh đạo VP. UBND tỉnh; - Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; - UBND các huyện, thị xã, thành phố; - Lưu: VT, HgĐ. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Đắc Tài
{ "issuing_agency": "Tỉnh Khánh Hòa", "promulgation_date": "05/07/2019", "sign_number": "6574/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Đắc Tài", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Quyet-dinh-769-QD-UBND-2024-phe-duyet-vi-tri-diem-dung-don-tra-khach-tuyen-co-dinh-Son-La-608057.aspx
Quyết định 769/QĐ-UBND 2024 phê duyệt vị trí điểm dừng đón trả khách tuyến cố định Sơn La
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 769/QĐ-UBND Sơn La, ngày 25 tháng 4 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CÁC VỊ TRÍ ĐIỂM DỪNG, ĐÓN TRẢ KHÁCH TUYẾN CỐ ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày năm 2019; Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Căn cứ Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về quy định tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1139/TTr-SGTVT ngày 12 tháng 4 năm 2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt các vị trí điểm dừng, đón trả khách tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Sơn La với nội dung như sau: 1. Số lượng: 130 vị trí /09 quốc lộ, cụ thể: QL.6: 52 vị trí, QL.4G: 16 vị trí; QL.43: 04 vị trí; QL.279: 04 vị trí; QL.37: 24 vị trí; QL.6B: 12 vị trí, QL.6C: 06 vị trí; QL.279D: 10 vị trí; QL.32B: 02 vị trí. (Chi tiết theo phụ lục đính kèm) 2. Yêu cầu đối với các điểm dừng, đón trả khách tuyến cố định - Các điểm dừng đón trả khách tuyến cố định được đầu tư xây dựng theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 18 Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ GTVT; - Điểm dừng đón, trả khách sử dụng bằng biển chỉ dẫn (biển số I.434a) áp dụng cho tuyến cố định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ số QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT- BGTVT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT. Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Giao Sở Giao thông vận tải - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đầu tư xây dựng các điểm dừng, đón trả khách tuyến cố định theo hình thức xã hội hóa hoặc nguồn ngân sách nhà nước. - Thông báo về việc đưa vào khai thác hoặc ngừng khai thác điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định trên địa bàn tỉnh theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 8 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ GTVT. 2. Các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan: Phối hợp với Sở GTVT thực hiện các nội dung liên quan trong đầu tư xây dựng, vận hành các điểm đón, trả khách tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Sơn La theo quy định. 3. Quyết định này thay thế cho Quyết định số 2476/QĐ-UBND ngày 18/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt điểm đón, trả khách tuyến cố định trên các quốc lộ thuộc địa bàn tỉnh Sơn La. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - TT Tỉnh ủy (b/c); - TT HĐND tỉnh (b/c); - Chủ tịch UBND tỉnh (b/c); - Các PCT UBND tỉnh; - Như điều 3 (t/h); - Lãnh đạo VP UBND tỉnh; - Trung tâm thông tin tỉnh; - Lưu: VT, KT (Toàn). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Hồng Minh PHỤ LỤC CÁC VỊ TRÍ ĐIỂM DỪNG, ĐÓN TRẢ KHÁCH TUYẾN CỐ ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA (Kèm theo Quyết định số: 769/QĐ-UBND ngày 25/4/2024 của UBND tỉnh) TT Lý trình Địa phận Ghi chú Phải Trái Xã Huyện I QUỐC LỘ 6 (52 điểm) 1 Km181+650 TT. Nông Trường Mộc Châu 2 Km181+700 TT. Nông Trường Mộc Châu 3 Km183+720 TT. Nông Trường Mộc Châu 4 Km183+770 TT. Nông Trường Mộc Châu 5 Km185+620 TT. Nông Trường Mộc Châu 6 Km185+700 TT. Nông Trường Mộc Châu 7 Km189+450 TT. Mộc Châu Mộc Châu 8 Km189+500 TT. Mộc Châu Mộc Châu 9 Km191+500 TT. Mộc Châu Mộc Châu 10 Km191+550 TT. Mộc Châu Mộc Châu 11 Km194+340 TT. Mộc Châu Mộc Châu 12 Km194+390 TT. Mộc Châu Mộc Châu 13 Km201+850 Chiềng Hắc Mộc Châu 14 Km202+00 Chiềng Hắc Mộc Châu 15 Km206+100 Chiềng Hắc Mộc Châu 16 Km206+080 Chiềng Hắc Mộc Châu 17 Km240+340 TT. Yên Châu Yên Châu 18 Km240+270 TT. Yên Châu Yên Châu 19 Km214+600 Tú Nang Yên Châu 20 Km214+650 Tú Nang Yên Châu 21 Km219+350 Tú Nang Yên Châu 22 Km219+730 Tú Nang Yên Châu 23 Km229+320 Tú Nang Yên Châu 24 Km229+360 Tú Nang Yên Châu 25 Km253+400 Chiềng Sàng Yên Châu 26 Km253+420 Chiềng Sàng Yên Châu 27 Km261+050 Cò Nòi Mai Sơn 28 Km261+050 Cò Nòi Mai Sơn 29 Km270+030 Cò Nòi Mai Sơn 30 Km270+115 Cò Nòi Mai Sơn 31 Km274+100 TT. Hát Lót Mai Sơn 32 Km274+140 TT. Hát Lót Mai Sơn 33 Km281+200 Hát Lót Mai Sơn 34 Km281+300 Hát Lót Mai Sơn 35 Km287+100 Chiềng Mung Mai Sơn 36 Km287+050 Chiềng Mung Mai Sơn 37 Km290+100 P. Chiềng Sinh TP. Sơn La 38 Km290+100 P. Chiềng Sinh TP. Sơn La 39 Km291+100 P. Chiềng Sinh TP. Sơn La 40 Km291+120 P. Chiềng Sinh TP. Sơn La 41 Km292+150 P. Chiềng Sinh TP. Sơn La 42 Km292+350 P. Chiềng Sinh TP. Sơn La 43 Km295+800 P. Chiềng Sinh TP. Sơn La 44 Km295+900 P. Chiềng Sinh TP. Sơn La 45 Km303+300 P. Tô Hiệu TP. Sơn La 46 Km303+350 P. Tô Hiệu TP. Sơn La 47 Km328+250 Tông Lạnh Thuận Châu 48 Km328+280 Tông Lạnh Thuận Châu 49 Km336+250 TT. Thuận Châu Thuận Châu 50 Km336+300 TT. Thuận Châu Thuận Châu 51 Km349+750 Phổng Lái Thuận Châu 52 Km349+900 Phổng Lái Thuận Châu II QUỐC LỘ 4G (16 điểm) 1 Km0+350 P. Chiềng Sinh Thành phố 2 Km0+400 P. Chiềng Sinh Thành phố 3 Km9+310 Chiềng Mai Mai Sơn 4 Km9+360 Chiềng Mai Mai Sơn 5 Km47+630 Mường Sai Sông Mã 6 Km47+700 Mường Sai Sông Mã 7 Km56+440 Chiềng Khương Sông Mã 8 Km56+420 Chiềng Khương Sông Mã 9 Km74+630 Chiềng Cang Sông Mã 10 Km74+750 Chiềng Cang Sông Mã 11 Km80+750 Chiềng Khoong Sông Mã 12 Km80+780 Chiềng Khoong Sông Mã 13 Km94+500 Huổi Một Sông Mã 14 Km94+600 Huổi Một Sông Mã 15 Km104+730 Huổi Một Sông Mã 16 Km104+720 Huổi Một Sông Mã III QUỐC LỘ 279 (04 điểm) 17 Km230+300 Mường Giôn Quỳnh Nhai 18 Km230+400 Mường Giôn Quỳnh Nhai 19 Km249+600 Chiềng Ơn Quỳnh Nhai 20 Km249+650 Chiềng Ơn Quỳnh Nhai IV QUỐC LỘ 43 (04 điểm) 1 Km7+750 Tường Hạ Phù Yên 2 Km7+720 Tường Hạ Phù Yên 3 Km13+700 Tường Tiến Phù Yên 4 Km13+760 Tường Tiến Phù Yên V QUỐC LỘ 37 (24 điểm) 1 Km364+800 Mường Cơi Phù Yên 2 Km364+900 Mường Cơi Phù Yên 3 Km372+580 Mường Thải Phù Yên 4 Km372+620 Mường Thải Phù Yên 5 Km388+560 Tường Phù Phù Yên 6 Km388+500 Tường Phù Phù Yên 7 Km391+100 Gia Phù Phù Yên 8 Km391+150 Gia Phù Phù Yên 9 Km406+00 Phiêng Ban Bắc Yên 10 Km406+050 Phiêng Ban Bắc Yên 11 Km422+050 Song Pe Bắc Yên 12 Km422+050 Song Pe Bắc Yên 13 Km425+100 Tạ Khoa Bắc Yên 14 Km426+300 Tạ Khoa Bắc Yên 15 Km436+920 Mường Khoa Bắc Yên 16 Km436+950 Mường Khoa Bắc Yên 17 Km451+550 Hua Nhàn Bắc Yên 18 Km451+600 Hua Nhàn Bắc Yên 19 Km467+1150 Cò Nòi Mai Sơn 20 Km467+1170 Cò Nòi Mai Sơn 21 Km473+850 Chiềng Lương Mai Sơn 22 Km473+870 Chiềng Lương Mai Sơn 23 Km486+410 Chiềng Pằn Mai Sơn 24 Km486+430 Chiềng Pằn Mai Sơn VI QUỐC LỘ 6B (12 điểm) 1 Km0+330 Tông Lạnh Thuận Châu 2 Km0+355 Tông Lạnh Thuận Châu 3 Km2+100 Tông Cọ Thuận Châu 4 Km2+150 Tông Cọ Thuận Châu 5 Km6+130 Nong Lay Thuận Châu 6 Km6+140 Nong Lay Thuận Châu 7 Km9+750 Nong Lay Thuận Châu 8 Km10+020 Nong Lay Thuận Châu 9 Km29+020 Chiềng Bằng Quỳnh Nhai 10 Km29+050 Chiềng Bằng Quỳnh Nhai 11 Km30+100 Trung tâm huyện Quỳnh Nhai 12 Km30+100 Trung tâm huyện Quỳnh Nhai VII QUỐC LỘ 279D (10 điểm) 1 Km73+400 Tạ Bú Mường La 2 Km73+420 Tạ Bú Mường La 3 Km84+250 Mường Bú Mường La 4 Km84+280 Mường Bú Mường La 5 Km95+480 Chiềng Xôm TP. Sơn La 6 Km95+520 Chiềng Xôm TP. Sơn La 7 Km99+710 Chiềng Xôm TP. Sơn La 8 Km99+730 Chiềng Xôm TP. Sơn La 9 Km102+850 Chiềng Lề TP. Sơn La 10 Km102+640 Chiềng Lề TP. Sơn La VIII QUỐC LỘ 6C (06 điểm) 1 Km10+730 Lóng Phiêng Yên Châu 2 Km10+820 Lóng Phiêng Yên Châu 3 Km11+130 Lóng Phiêng Yên Châu 4 Km11+200 Lóng Phiêng Yên Châu 5 Km25+200 Phiêng Khoài Yên Châu 6 Km25+480 Phiêng Khoài Yên Châu IX QUỐC LỘ 32B (02 điểm) 1 Km14+450 Tân Lang Phù Yên 2 Km14+500 Tân Lang Phù Yên
{ "issuing_agency": "Tỉnh Sơn La", "promulgation_date": "25/04/2024", "sign_number": "769/QĐ-UBND", "signer": "Lê Hồng Minh", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-478-QD-TTg-tang-Ky-niem-chuong-Chien-si-cach-mang-bi-dich-bat-tu-day-65429.aspx
Quyết định 478/QĐ-TTg tặng Kỷ niệm chương Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ --------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 478/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG CHO CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG BỊ ĐỊCH BẮT TÙ ĐÀY THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định (Tờ trình số 89/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2007) và Trưởng ban Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương (Tờ trình số 475/TTr-BTĐKT ngày 21 tháng 4 năm 2008), QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Tặng Kỷ niệm chương Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày cho 39 cá nhân thuộc tỉnh Bình Định (có danh sách kèm theo), đã nêu cao tinh thần kiên trung bất khuất, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Điều 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, các cá nhân có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - UBND tỉnh Bình Định; - Ban Thi đua-Khen thưởng TW; - VPCP: BTCN Nguyễn Xuân Phúc; - TTĐT; - Lưu: Văn thư, TCCV (3b). KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Nguyễn Sinh Hùng DANH SÁCH TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG CHO CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG BỊ ĐỊCH BẮT TÙ ĐÀY (Kèm theo Quyết định số 478/QĐ-TTg, ngày 29/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ) 1 Bà Châu Thị Tâm Xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định Xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định 2 Ông Nguyễn Ngọc Châu Xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định Xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định 3 Bà Hồ Thị Hồng Xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Nhơn Hưng, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định 4 Bà Võ Thị Kìa Xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định Xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định 5 Ông Đoàn Văn Sáu Xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định Xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định 6 Ông Võ Tòng Xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định Xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định 7 Bà Nguyễn Thị Nung Xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định Xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định 8 Bà Phan Thị Châu Xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định Xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định 9 Ông Phạm Văn Bé Xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định Xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định 10 Bà Lê Thị Thu Xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định Xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định 11 Bà Đặng Thị Dư Xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 12 Bà Nguyễn Thị Chước Xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 13 Ông Nguyễn Bích Sơn Xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 14 Ông Đinh Văn Hiền Xã Cát Chánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định Xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 15 Ông Võ Trần Công Xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 16 Ông Nguyễn Tổng Xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 17 Ông Lê Ngọc Cừu Xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 18 Ông Nguyễn Chuyên Xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 19 Ông Nguyễn Bá Xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 20 Bà Đào Thị Kim Liên Xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 21 Bà Huỳnh Thị Nga Xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 22 Bà Nguyễn Thị Lan Xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 23 Ông Phạm Cừu Xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 24 Ông Nguyễn Quang Vinh Xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 25 Bà Nguyễn Thị Hoa Xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 26 Ông Đào Tánh Xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 27 Bà Lê Thị Kim Long Xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 28 Ông Lê Văn Trực Xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 29 Ông Trần Trọng Nghĩa Xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 30 Ông Trần Văn Bửu Xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 31 Ông Phạm Tấn Định Xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 32 Ông Trần Quang Huy Xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 33 Ông Nguyễn Ngọc Thanh Xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 34 Ông Ngô Đồng Xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 35 Bà Võ Thị Sen Xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 36 Bà Nguyễn Thị Thúy Vân Xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 37 Bà Lê Thị Ngọc Anh Xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 38 Ông Tô Địch Xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 39 Bà Nguyễn Thị Tiệm Xã Phước An, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Xã Phước An, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
{ "issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ", "promulgation_date": "29/04/2008", "sign_number": "478/QĐ-TTg", "signer": "Nguyễn Sinh Hùng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-325-QD-UBND-HC-2022-phe-duyet-sach-giao-khoa-lop-1-2-3-trong-co-so-giao-duc-Dong-Thap-511551.aspx
Quyết định 325/QĐ-UBND-HC 2022 phê duyệt sách giáo khoa lớp 1 2 3 trong cơ sở giáo dục Đồng Tháp
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 325/QĐ-UBND-HC Đồng Tháp, ngày 07 tháng 04 năm 2022 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT DANH MỤC SÁCH GIÁO KHOA LỚP 1, LỚP 2 VÀ LỚP 3 SỬ DỤNG TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRONG NĂM HỌC 2022 - 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019; Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; Căn cứ Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông; Căn cứ các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Số 4507/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 11 năm 2019 về việc phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông; số 180/QĐ- BGDĐT ngày 20 tháng 01 năm 2020 về việc phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 1 môn Tiếng Anh sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông; số 512/QĐ- BGDĐT ngày 21 tháng 02 năm 2020 về việc phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông; số 756/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2020 về việc phê duyệt bổ sung danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông; số 709/QĐ-BGDĐT ngày 09 tháng 02 năm 2021 về việc phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 2 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông; số 438/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 01 năm 2022 về việc phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 3 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông; số 584/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2022 về việc phê duyệt danh mục bổ sung sách giáo khoa lớp 3 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông; Căn cứ Quyết định số 276/QĐ-UBND-HC ngày 10 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc ban hành tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; Căn cứ kết quả của các Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cấp Tiểu học năm 2022; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 25/TTr-SGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2022. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 3 sử dụng tại các cơ sở giáo dục phổ thông trong năm học 2022 - 2023 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Chi tiết Phụ lục I, II, III kèm theo). Điều 2. Sở Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc sử dụng sách giáo khoa theo quy định Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT . Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Bộ Giáo dục và Đào tạo; - TT/TU, TT/HĐND Tỉnh; - CT và các PCT/UBND Tỉnh; - Lãnh đạo VP/UBND Tỉnh; - Lưu: VT, THVX. Thg. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Đoàn Tấn Bửu PHỤ LỤC I DANH MỤC SÁCH GIÁO KHOA LỚP 1 (Kèm theo Quyết định số: 325/QĐ-UBND-HC ngày 07 tháng 03 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Tỉnh) STT MÔN NHÓM TÁC GIẢ NHÀ XUẤT BẢN 1 Tiếng Việt Tập một Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Ly Kha (Chủ biên), Nguyễn Lương Hải Như, Phạm Thị Kim Oanh, Vũ Minh Tâm, Nguyễn Xuân Tùng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Tiếng Việt Tập hai Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Ly Kha (Chủ biên), Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Phạm Vĩnh Lộc, Nguyễn Lương Hải Như, Nguyễn Thị Xuân Yến. 2 Toán Trần Nam Dũng (Tổng Chủ biên), Khúc Thành Chính (Chủ biên), Đinh Thị Xuân Dung, Nguyễn Kính Đức, Đinh Thị Kim Lan, Huỳnh Thị Kim Trang. 3 Đạo đức Đinh Phương Duy (Tổng Chủ biên), Trần Thanh Bình (Chủ biên), Trần Minh Hường, Lê Phương Trí, Trần Hoàng Tuý. 4 Tự nhiên và Xã hội Đỗ Xuân Hội (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thu Hằng (Chủ biên), Phạm Phương Anh, Lưu Phương Thanh Bình, Trần Thị Thu Hiền, Lý Khánh Hoa, Mai Thị Kim Phượng. 5 Giáo dục thể chất Phạm Thị Lệ Hằng (Chủ biên), Bùi Ngọc Bích, Trần Thanh Dũng, Lê Hải, Nguyễn Đình Phát, Nguyễn Hoàng Minh Thuận, Trần Minh Tuấn. 6 Âm nhạc Hồ Ngọc Khải (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Đăng Bửu, Trần Ngọc Hưng. 7 Mĩ thuật Nguyễn Xuân Tiên (Tổng Chủ biên), Hoàng Minh Phúc (Chủ biên), Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Nguyễn Hồng Ngọc, Lâm Yến Như. 8 Hoạt động trải nghiệm Vũ Quang Tuyên (Tổng Chủ biên), Nguyễn Hữu Tâm (Chủ biên), Nguyễn Thị Hà Liên, Lê Phương Trí. 9 Tiếng Anh Nguyễn Thu Hiền (Chủ biên), Quản Lê Duy. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Ngọc Quyên (Chủ biên), Đặng Đỗ Thiên Thanh, Lê Thị Tuyết Minh, Huỳnh Tuyết Mai, Nguyễn Dương Hoài Thương, Nguyễn Thuỵ Uyên Sa, Nguyễn Hoàng Thiên Ý. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Hoàng Văn Vân (Tổng Chủ biên), Nguyễn Quốc Tuấn (Chủ biên), Nguyễn Thị Lan Anh, Đỗ Thị Ngọc Hiền, Nguyễn Bích Thuỷ, Lương Quỳnh Trang. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Trần Cao Bội Ngọc (Chủ biên), Trương Văn Ánh. PHỤ LỤC II DANH MỤC SÁCH GIÁO KHOA LỚP 2 (Kèm theo Quyết định số: 325/QĐ-UBND-HC ngày 07 tháng 03 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Tỉnh) STT MÔN NHÓM TÁC GIẢ NHÀ XUẤT BẢN 1 Tiếng Việt Tập một Nguyễn Thị Ly Kha (Chủ biên), Nguyễn Thị Thu Huyền, Trịnh Cam Ly, Phạm Thị Kim Oanh, Bùi Thanh Truyền, Nguyễn Thị Xuân Yến. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Tiếng Việt Tập hai Nguyễn Thị Ly Kha (Chủ biên), Nguyễn Thành Ngọc Bảo, Trịnh Cam Ly, Nguyễn Lương Hải Như, Phạm Thị Kim Oanh, Bùi Thanh Truyền, Nguyễn Thị Xuân Yến. 2 Toán Tập một Trần Nam Dũng (Tổng Chủ biên), Khúc Thành Chính (Chủ biên), Đinh Thị Xuân Dung, Nguyễn Kính Đức, Đinh Thị Kim Lan, Huỳnh Thị Kim Trang. Toán Tập hai 3 Đạo đức Trần Thanh Bình, Đinh Phương Duy, Phạm Quỳnh (Đồng Chủ biên), Trần Thị Thùy Dung, Nguyễn Hà My, Lâm Hồng Lãm Thúy, Nguyễn Huyền Trang, Lê Phương Trí. 4 Tự nhiên và Xã hội Đỗ Xuân Hội (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thu Hằng (Chủ biên), Lưu Phương Thanh Bình, Trần Thị Thu Hiền, Lý Khánh Hoa, Mai Thị Kim Phượng. 5 Giáo dục thể chất Phạm Thị Lệ Hằng (Chủ biên), Bùi Ngọc Bích, Lê Hải, Nguyễn Đình Phát, Trần Minh Tuấn. 6 Âm nhạc Hồ Ngọc Khải - Lê Anh Tuấn (Đồng Tổng Chủ biên), Đặng Châu Anh (Chủ biên), Lương Diệu Ánh, Nguyễn Đăng Bửu, Trần Ngọc Hưng, Nguyễn Mai Kiên, Hà Thị Thư, Trịnh Mai Trang, Tô Ngọc Tú, Lâm Đức Vinh. 7 Mĩ thuật Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Xuân Tiên (Đồng Tổng Chủ biên), Nguyễn Tuấn Cường, Hoàng Minh Phúc (Đồng Chủ biên), Lương Thanh Khiết, Vũ Đức Long, Nguyễn Ánh Phương Nam, Lâm Yến Như, Phạm Văn Thuận, Đàm Thị Hải Uyên, Trần Thị Vân. 8 Hoạt động trải nghiệm Phó Đức Hòa, Vũ Quang Tuyên (Đồng Tổng Chủ biên), Bùi Ngọc Diệp, Nguyễn Hữu Tâm, Đinh Thị Kim Thoa (Đồng Chủ biên), Nguyễn Hồng Kiên, Nguyễn Thị Bích Liên, Nguyễn Thị Hà Liên, Vũ Phương Liên, Nguyễn Hà My, Lại Thị Yến Ngọc, Đặng Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Huyền Trang, Trần Thị Quỳnh Trang, Lê Phương Trí. 9 Tiếng Anh Nguyễn Thu Hiền (Chủ biên), Quản Lê Duy. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Ngọc Quyên (Chủ biên), Đặng Đỗ Thiên Thanh, Lê Thị Tuyết Minh, Huỳnh Tuyết Mai, Nguyễn Dương Hoài Thương. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Hoàng Văn Vân (Tổng Chủ biên), Lương Quỳnh Trang (Chủ biên), Nguyễn Thị Lan Anh, Đỗ Thị Ngọc Hiền, Nguyễn Bích Thuỷ, Nguyễn Quốc Tuấn. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Trần Cao Bội Ngọc (Chủ biên), Trương Văn Ánh. PHỤ LỤC III DANH MỤC SÁCH GIÁO KHOA LỚP 3 (Kèm theo Quyết định số: 325/QĐ-UBND-HC ngày 07 tháng 03 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Tỉnh) STT MÔN NHÓM TÁC GIẢ NHÀ XUẤT BẢN 1 Tiếng Việt Tập một Nguyễn Thị Ly Kha, Trịnh Cam Ly (Đồng Chủ biên), Trần Văn Chung, Phạm Thị Kim Oanh, Bùi Thanh Truyền. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Tiếng Việt Tập hai Nguyễn Thị Ly Kha, Trịnh Cam Ly (Đồng Chủ biên), Nguyễn Thị Thu Huyền, Phạm Kim Bích Loan, Phạm Thị Kim Oanh, Bùi Thanh Truyền. 2 Toán Tập một Trần Nam Dũng (Tổng Chủ biên), Khúc Thành Chính (Chủ biên), Đinh Thị Xuân Dung, Nguyễn Kính Đức, Đinh Thị Kim Lan, Huỳnh Thị Kim Trang. Toán Tập hai 3 Đạo đức Huỳnh Văn Sơn (Tổng Chủ biên), Mai Mỹ Hạnh, Phạm Quỳnh (Đồng Chủ biên), Lê Quỳnh Chi, Trần Thị Thùy Dung, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Vân Hương, Giang Thiên Vũ. 4 Tự nhiên và Xã hội Đỗ Xuân Hội (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thu Hằng (Chủ biên), Lưu Phương Thanh Bình, Trần Thị Thu Hiền, Lý Khánh Hoa, Mai Thị Kim Phượng, Trần Thanh Sơn. 5 Giáo dục thể chất Phạm Thị Lệ Hằng (Chủ biên), Bùi Ngọc Bích, Lê Hải, Trần Minh Tuấn. 6 Âm nhạc Hồ Ngọc Khải, Lê Anh Tuấn (Đồng Tổng Chủ biên), Đặng Châu Anh (Chủ biên), Nguyễn Đăng Bửu, Trịnh Mai Trang, Tô Ngọc Tú, Lâm Đức Vinh. 7 Mĩ thuật Nguyễn Thị Nhung (Tổng Chủ biên), Nguyễn Tuấn Cường, Nguyễn Hồng Ngọc (Đồng Chủ biên), Lương Thanh Khiết, Nguyễn Ánh Phương Nam, Võ Thị Nguyên, Phạm Văn Thuận. 8 Hoạt động trải nghiệm Phó Đức Hoà, Vũ Quang Tuyên (Đồng Tổng Chủ biên), Bùi Ngọc Diệp, Nguyễn Hữu Tâm (Đồng Chủ biên), Nguyễn Hà My, Đặng Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Huyền Trang. 9 Tin học Quách Tất Kiên (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Phạm Thị Quỳnh Anh (Đồng Chủ biên), Đỗ Minh Hoàng Đức, Lê Tấn Hồng Hải, Trịnh Thanh Hải, Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Nguyễn Thị Hồng Nhung. 10 Công nghệ Bùi Văn Hồng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Lưỡng, Lê Thị Mỹ Nga, Đoàn Thị Ngân. 11 Tiếng Anh Hoàng Văn Vân (Tổng Chủ biên), Phan Hà (Chủ biên), Nguyễn Thị Hải Hà, Đỗ Thị Ngọc Hiền, Đào Ngọc Lộc, Trần Hương Quỳnh, Nguyễn Quốc Tuấn. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Trần Cao Bội Ngọc (Chủ biên), Trương Văn Ánh. Võ Đại Phúc (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Đặng Đỗ Thiên Thanh, Lê Thị Tuyết Minh, Huỳnh Tuyết Mai, Nguyễn Thuỵ Uyên Sa. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Dũng (Chủ biên), Quản Lê Duy. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
{ "issuing_agency": "Tỉnh Đồng Tháp", "promulgation_date": "07/04/2022", "sign_number": "325/QĐ-UBND-HC", "signer": "Đoàn Tấn Bửu", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Huong-dan-1955-NHCS-KTNB-2007-giai-quyet-khieu-nai-to-cao-tiep-cong-dan-Ngan-hang-Chinh-sach-xa-hoi-255190.aspx
Hướng dẫn 1955/NHCS-KTNB 2007 giải quyết khiếu nại tố cáo tiếp công dân Ngân hàng Chính sách xã hội
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1955/NHCS-KTNB Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2007 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TIẾP CÔNG DÂN TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - Căn cứ Luật khiếu nại, tố cáo số 09/1998/QH10 ngày 02/12/1998; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo (Luật số 26/2004/QH 11 ngày 15/6/2004; Luật số 58/2005/QH 11 ngày 29/11/2005); - Căn cứ Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hư­ớng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo; - Căn cứ Nghị định số 04/2005/NĐ-CP ngày 14/01/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hư­ớng dẫn thi hành một số điều của bộ Luật lao động về khiếu nại, tố cáo về lao động. - Căn cứ quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), ban hành kèm theo Quyết định số 158/QĐ-HĐQT ngày 07/4/2003 của Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH; - Căn cứ các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ hiện hành của NHCSXH. Tổng giám đốc NHCSXH hướng dẫn một số nội dung giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hệ thống, như sau: Phần thứ nhất QUY ĐỊNH CHUNG I. Phạm vi áp dụng Văn bản này áp dụng đối với các đơn vị thuộc NHCSXH gồm: Hội sở chính, Sở giao dịch, chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố, Đại diện văn phòng khu vực Miền Nam, Trung tâm Đào tạo, Trung tâm Công nghệ thông tin, Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện (sau đây gọi chung là đơn vị). II. Các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau 1. “Khiếu nại” là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 2. “Người khiếu nại” là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại. 3. “Người bị khiếu nại” là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại. 4. “ Người giải quyết khiếu nại” là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại 5. “Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại” bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân. 6. “Giải quyết khiếu nại” là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại. 7. “Quyết định hành chính” là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản hành chính. 8. “Hành vi hành chính” là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. 9. “Quyết định kỷ luật” là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. 10. “Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật” bao gồm: quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, quyết định giải quyết khiếu nại lần hai mà trong thời hạn do pháp luật quy định người khiếu nại không khiếu nại tiếp, không khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. 11. “Tố cáo” là việc công dân theo thủ tục do Luật Khiếu nại, tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. 12. “Người tố cáo” là công dân thực hiện quyền tố cáo. 13. “ Người bị tố cáo” là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo. 14. “Giải quyết tố cáo” là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo. 15. “Người giải quyết tố cáo” là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Phần thứ hai GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TIẾP CÔNG DÂN A. Giải quyết khiếu nại I. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 1. Điều kiện giải quyết đơn thư khiếu nại: a. Đối với ng­ười khiếu nại: - Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi mà mình khiếu nại. - Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hiệu, thời hạn theo quy định. - Ngư­ời khiếu nại phải là ngư­ời có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, tự mình khiếu nại hoặc thông qua ng­ười đại diện theo quy định của pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại; tr­ường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì ng­ười đại diện phải theo quy định của pháp luật, cụ thể: + Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc người giám hộ là người đại diện để thực hiện việc khiếu nại; khi thực hiện việc khiếu nại, người đại diện phải có giấy tờ để chứng minh với cơ quan có thẩm quyền về việc đại diện hợp pháp của mình; + Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại. Người được ủy quyền chỉ thực hiện việc khiếu nại theo đúng nội dung được ủy quyền. Việc ủy quyền phải bằng văn bản có xác nhận của Uỷ ban Nhân dân cấp xã nơi người ủy quyền cư trú; + Cơ quan thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện là Thủ trưởng cơ quan đó. Thủ trưởng cơ quan có thể ủy quyền cho người đại diện theo quy định của pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại; + Tổ chức thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện là người đứng đầu tổ chức đó được quy định trong quyết định thành lập tổ chức hoặc trong Điều lệ của tổ chức. Người đứng đầu tổ chức có thể ủy quyền cho người đại diện theo quy định của pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại. b. Đối với vụ việc khiếu nại: - Việc khiếu nại ch­ưa có quyết định giải quyết lần 2 theo Luật khiếu nại tố cáo hiện hành hoặc giải quyết tiếp theo quy định tại Nghị định số 04/2005/NĐ-CP ngày 11/01/2005. - Vụ việc khiếu nại còn trong thời hiệu, thời hạn khiếu nại tiếp. - Việc khiếu nại chư­a đ­ược Tòa án thụ lý để giải quyết. 2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại: Đối với khiếu nại lần đầu: thẩm quyền giải quyết thuộc người sử dụng lao động đối với quyết định, hành vi thuộc quan hệ lao động; các quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức của đơn vị nào thì Thủ trưởng của đơn vị đó có trách nhiệm giải quyết. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo quy định pháp luật. 3. Phân loại và xử lý đơn thư khiếu nại: Khi nhận được đơn thư khiếu nại phải vào sổ theo dõi nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo theo (mẫu số 02/SN-CĐ) và cần xem xét, phân loại đơn chính xác, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể: - Đối với đơn thư khiếu nại, kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, đơn vị nhận đơn phải hướng dẫn ng­ười có đơn thư đến nơi có thẩm quyền giải quyết. - Khiếu nại, giải quyết khiếu nại về quyết định kỷ luật cán bộ, công chức theo quy định tại chương III Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998; các luật sửa đổi, bổ sung năm 2004, năm 2005; Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản hiện hành có liên quan. - Các khiếu nại có nội dung liên quan đến việc thực hiện hợp đồng lao động; các khiếu nại về những quyết định, hành vi thuộc quan hệ lao động khi giải quyết căn cứ theo Bộ luật Lao động và Nghị định 04/2005/NĐ-CP ngày 11/01/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về khiếu nại, tố cáo về lao động. - Các khiếu nại có nội dung liên quan đến các tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng nhận tiền gửi, hợp đồng cam kết về bảo lãnh, hợp đồng thế chấp tài sản khi vay vốn…đơn vị phải căn cứ các quy định pháp luật có liên quan như: luật dân sự, luật lao động, luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn cơ chế, quy định nghiệp vụ của ngành để xem xét, giải quyết… - Đơn vị nhận đ­ược đơn thư khiếu nại do các cá nhân, cơ quan, tổ chức chuyển đến, nếu thuộc thẩm quyền thì thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản việc giải quyết cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã chuyển đơn đến biết; nếu đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết thì gửi trả lại và thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã chuyển đơn đến để biết. 4. Trình tự giải quyết khiếu nại: 4.1. Bước chuẩn bị: nghiên cứu kỹ nội dung đơn thư khiếu nại, đánh giá tình hình, mức độ phức tạp của nội dung trong đơn để xây dựng kế hoạch kiểm tra, xác minh và biện pháp xử lý để trình Thủ trưởng đơn vị quyết định về: - Xác định yêu cầu, nội dung và thời gian kiểm tra, xác minh; - Thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan; - Ra quyết định thành lập đoàn hoặc căn cứ tính chất mức độ phức tạp của nội dung đơn thư có thể cử thêm cán bộ ở các chuyên đề khác tham gia kiểm tra, xác minh; - Quyền hạn và trách nhiệm của người được giao kiểm tra, xác minh. 4.2. Bước kiểm tra, xác minh: - Ng­ười giải quyết khiếu nại (đoàn hoặc cán bộ kiểm tra) tiến hành xem xét, gặp ng­ười khiếu nại, ng­ười bị khiếu nại để khai thác thu thập thông tin, tài liệu chứng cứ cần thiết liên quan đến nội dung khiếu nại. Những tài liệu đó phải là bản gốc, nếu là bản sao phải có công chứng hoặc chứng thực của chính quyền địa phư­ơng nơi ngư­ời khiếu nại cư­ trú. Khi nhận tài liệu, hồ sơ của ng­ười khiếu nại phải viết giấy biên nhận. - Khi tiến hành kiểm tra, xác minh khiếu nại nếu phát hiện hoặc nghi vấn như­: giả mạo giấy tờ, khai báo vật t­ư, tài sản, tiền,…không đúng sự thật, thiếu cơ sở điều kiện để giải quyết thì phải kiểm tra xem xét kỹ và có thể trư­ng cầu giám định. - Khi làm việc với ng­ười khiếu nại, ng­ười bị khiếu nại và những ng­ười có liên quan phải lập biên bản ghi rõ ý kiến của các thành phần tham gia và ký xác nhận để làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết khiếu nại. - Quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu ng­ười giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với ng­ười khiếu nại, ng­ười bị khiếu nại, ng­ười có quyền, lợi ích liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của ngư­ời khiếu nại và h­ướng giải quyết khiếu nại; việc gặp gỡ đối thoại phải tiến hành công khai dân chủ. - Ng­ười giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, ng­ười bị khiếu nại, ngư­ời có quyền lợi ích liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc gặp gỡ, đối thoại; ngư­ời đ­ược thông báo có trách nhiệm đến đúng thời gian, địa điểm, thành phần nh­ư trong thông báo. - Khi gặp gỡ, đối thoại, ngư­ời giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả việc xác minh nội dung vụ việc khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đư­a ra những bằng chứng liên quan đến vụ việc khiếu nại và yêu cầu của mình. - Việc gặp gỡ, đối thoại phải đ­ược lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những ngư­ời tham gia, tóm tắt kết quả các nội dung đã đối thoại, có chữ ký của ng­ười tham gia; trư­ờng hợp những ng­ười tham gia đối thoại không ký xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này đư­ợc l­ưu vào hồ sơ khiếu nại. - Kết quả việc gặp gỡ đối thoại là một trong các căn cứ làm cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại. - Đối với những vụ việc khiếu nại có tình tiết phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, ngành hoặc đ­ược quy định trong nhiều văn bản pháp luật thì đưa ra hội nghị tư­ vấn giữa các ngành và cơ quan liên quan để tham khảo ý kiến trước khi đ­ưa ra quyết định giải quyết. - Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo quy định pháp luật. 5. Ra quyết định giải quyết: 5.1. Căn cứ quy định của pháp luật, kết quả gặp gỡ, đối thoại, kết quả thẩm tra, xác minh…Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại phải bằng văn bản trong thời hạn quy định, không được ban hành các loại văn bản khác như: thông báo, biên bản họp thay cho việc ra quyết định giải quyết khiếu nại, cụ thể: + Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại đối với cán bộ, công chức theo quy định tại Điều 53 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998. + Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại đối với người lao động, tập thể lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 14 (lần đầu) và khoản 1 Điều 18 (lần tiếp theo) Nghị định số 04/2005/NĐ-CP ngày 11/01/2005. 5.2. Ng­ười giải quyết khiếu nại có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho ng­ười khiếu nại, ngư­ời bị khiếu nại, ng­ười có quyền, lợi ích liên quan và ng­ười có thẩm quyền giải quyết đối với vụ việc khiếu nại đó theo quy định của pháp luật. 6. Thời hạn thụ lý, thời hạn giải quyết, thời hiệu khiếu nại: 6.1. Thời hạn thụ lý và thời hạn giải quyết khiếu nại: + Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004. + Đối với khiếu nại quyết định, hành vi thuộc quan hệ lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 14 và Điều 15 Nghị định số 04/2005/NĐ-CP ngày 11/01/ 2005. 6.2. Thời hiệu khiếu nại: + Đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức theo quy định tại Điều 49 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998. + Đối với quyết định, hành vi thuộc quan hệ lao động theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 04/2005/NĐ-CP ngày 11/01/ 2005. 7. Hồ sơ giải quyết khiếu nại: - Hồ sơ giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức quy định tại khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2005. - Hồ sơ giải quyết khiếu nại về lao động theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 04/2005/NĐ-CP ngày 11/01/2005. II. Về giải quyết tiếp nhận các đơn thư kiến nghị, phản ánh và vụ việc báo nêu có liên quan đến hoạt động NHCSXH 1. Tiếp nhận, xử lý đơn thư kiến nghị, phản ánh: Đơn thư có nội dung kiến nghị, phản ánh liên quan đến hoạt động NHCSXH, như: cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục cho vay… Khi nhận được đơn thư xử lý như sau: 1.1. Phân loại: khi nhận được đơn thư, cán bộ theo dõi phải vào sổ theo dõi nhận đơn (mẫu số 02/SN-CĐ), tiến hành xem xét, phân loại nội dung, giải quyết theo quy định, cụ thể: - Đối tượng được thụ hưởng vốn tín dụng chính sách nhưng chưa được vay; mức vay thấp… - Nội dung đơn thư liên quan đến hoạt động Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), tổ chức Hội đoàn thể, về: kết nạp thành viên, bình xét cho vay, thực hiện thu nợ, thu lãi, mức phí hoa hồng được hưởng… - Việc xét duyệt cho vay, giải ngân, trả phí ủy thác, hoa hồng, thủ tục cho vay không đúng quy định. - Thực hiện các nội dung trong hợp đồng tín dụng; hợp đồng lao động; hợp đồng nhận tiền gửi; hợp đồng cam kết và bảo lãnh, thế chấp, cầm cố (nếu có)… không đúng quy định. - Không xử lý, giải quyết những kiến nghị, phản ánh không có cơ sở, thiếu căn cứ, nhưng phải thông báo bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị. 1.2. Nguyên tắc tiếp nhận, xử lý: - Đúng quy định của pháp luật; - Đơn giản, thuận tiện; - Nhanh chóng, kịp thời; - Công khai, minh bạch; - Quy trình cụ thể, rõ ràng, thống nhất. 1.3. Trình tự giải quyết: căn cứ các quy định pháp luật có liên quan như Bộ luật lao động, Bộ luật dân sự, Nghị định Chính phủ, Nghị quyết HĐQT, văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ của Tổng giám đốc…để giải quyết các đơn thư nêu trên theo trình tự: - Ng­ười giải quyết gặp ng­ười có đơn thư để khai thác thu thập thông tin, tài liệu chứng cứ cần thiết liên quan đến nội dung kiến nghị, phản ánh (vụ việc phức tạp phải có tài liệu, chứng cứ phải là bản gốc, nếu là bản sao phải có công chứng hoặc chứng thực của chính quyền địa phư­ơng nơi ngư­ời có đơn thư đang cư­ trú; việc nhận tài liệu, chứng cứ phải viết giấy biên nhận). - Trong quá trình làm việc phải lập biên bản ghi rõ ý kiến của các thành phần tham gia và ký xác nhận để làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tiếp (nếu có). - Khi tiến hành kiểm tra, xác minh đơn thư nếu phát hiện hoặc nghi vấn như­: giả mạo giấy tờ, khai báo vật t­ư, tài sản, tiền,…không đúng sự thật, thiếu cơ sở điều kiện để giải quyết thì phải kiểm tra xem xét kỹ và có thể trư­ng cầu giám định. - Người giải quyết có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người kiến nghị, phản ánh và cơ quan, tổ chức liên quan được rõ. Ngư­ời kiến nghị, phản ánh có quyền kiến nghị, phản ánh với cấp trên trực tiếp nếu ng­ười giải quyết không rõ ràng, minh bạch theo quy định. Trường hợp các đơn thư có nội dung phản ánh liên quan đến tranh chấp hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, hợp đồng dân sự thì đơn vị có phát sinh vụ việc phải chứng minh, giải thích đối với người có đơn thư với tư cách là một chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng về quyền và nghĩa vụ, trường hợp không đi đến thống nhất thì căn cứ quy định của pháp luật để giải quyết. 1.4. Việc giải quyết các đơn thư kiến nghị, phản ánh… lập thành hồ sơ và lưu giữ. 2. Về giải quyết vụ việc báo nêu: phải lưu bài báo, vào sổ thụ lý thuộc thẩm quyền giải quyết, ghi nội dung, tên báo, số báo, ngày, tháng, năm phát hành. Tiến hành tổ chức kiểm tra, xác minh nếu có sai phạm phải khắc phục sửa chữa, đồng thời trả lời cơ quan báo chí và báo cáo Tổng giám đốc (nguyên tắc và quy trình xử lý như phần 1 về tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị có liên quan đến hoạt động NHCSXH). B. Tố cáo, giải quyết tố cáo I. Thẩm quyền giải quyết tố cáo: các đơn vị thuộc hệ thống NHCSXH có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết đơn thư tố cáo theo Luật khiếu nại, tố cáo. - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc quyền quản lý của đơn vị nào thì đơn vị đó có trách nhiệm giải quyết. - Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc đơn vị nào thì Thủ trưởng đơn vị đó có trách nhiệm giải quyết. - Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người có chức danh do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bổ nhiệm thì trách nhiệm giải quyết thuộc Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp nào bổ nhiệm, cấp đó xử lý). Những tố cáo về các hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của hệ thống NHCSXH nhưng cá nhân vi phạm, tổ chức vi phạm không thuộc quyền quản lý của NHCSXH thì Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan để giải quyết theo thẩm quyền. II. Thủ tục giải quyết tố cáo Khi nhận được đơn thư tố cáo phải vào sổ theo dõi nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo theo (mẫu số 02/SN-CĐ) và cần xem xét, phân loại đơn chính xác, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể: 1. Phân loại và xử lý đơn tố cáo: - Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị thì chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo phải thụ lý để giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật khiếu nại, tố cáo và Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ. - Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị thì chậm nhất trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được phải chuyển đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo và các tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có) cho người có thẩm quyền giải quyết. - Không xem xét giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo danh, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc đơn tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới. - Tố cáo hành vi phạm tội thì đơn vị tiếp nhận giải quyết tố cáo phải chuyển cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xử lý theo quy định tại Điều 71 của Luật khiếu nại, tố cáo. - Nếu người tố cáo tố cáo trực tiếp (không có đơn) thì người tiếp nhận phải ghi rõ nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; khi cần thiết có thể ghi âm lời tố cáo. Bản ghi nội dung tố cáo phải cho người tố cáo đọc lại, nghe và ký xác nhận. * Trường hợp tố cáo về lao động thì theo quy định tại Nghị định số 04/2005/NĐ-CP ngày 11/01/2005. 2. Trình tự giải quyết tố cáo: Trình tự xét, giải quyết đơn thư tố cáo được thực hiện như trình tự xét, giải quyết đơn khiếu nại. Tuy nhiên, do đặc điểm riêng của đơn tố cáo cần lưu ý đến các nội dung sau: - Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo hoặc Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh phải ra quyết định về việc tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo; nội dung quyết định phải nêu rõ họ, tên, chức vụ, đơn vị của người được giao nhiệm vụ kiểm tra, xác minh; nội dung xác minh; thời gian tiến hành xác minh; quyền hạn và trách nhiệm của người xác minh sự việc được quy định tại Điều 70 Luật khiếu nại, tố cáo. - Trong quá trình giải quyết tố cáo, người được giao nhiệm vụ xác minh phải đọc kỹ nội dung đơn, chú ý đến những bằng chứng không rõ, thiếu chứng cứ để khai thác thêm; gặp người tố cáo, người bị tố cáo để tiếp nhận thông tin, tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện công tác và sinh hoạt, nguyên nhân phát sinh sự việc để có kết luận chính xác; tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các bằng chứng để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo. - Khi tiếp xúc với người tố cáo, người bị tố cáo không được hứa hẹn, phải có thái độ nghiêm túc, thẳng thắn, đảm bảo công bằng, dân chủ, xem xét làm rõ đúng sai để có cơ sở kết luận cuối cùng. Việc tiếp nhận tài liệu do người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp phải làm giấy biên nhận, có chữ ký của người tiếp nhận và người cung cấp. - Trong quá trình xác minh giải quyết tố cáo phải được ghi chép thành biên bản và lưu vào hồ sơ giải quyết tố cáo. Sau khi kết thúc việc xác minh, người được giao nhiệm vụ xác minh phải có báo cáo kết quả xác minh và kết luận đúng sai về nội dung tố cáo và phải có chứng cứ để chứng minh cho kết luận của mình. - Đơn vị, người tiếp nhận và giải quyết tố cáo phải giữ bí mật cho người tố cáo; không được tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và các thông tin khác có hại cho người tố cáo (Điều 72 Luật KNTC). - Căn cứ kết quả xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo xử lý như sau: + Trong trường hợp người bị tố cáo không vi phạm pháp luật, không vi phạm các quy định về nhiệm vụ, công vụ thì phải có kết luận rõ và thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, đơn vị quản lý người bị tố cáo biết, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý người cố tình tố cáo sai sự thật. + Trường hợp người bị tố cáo có vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định về nhiệm vụ, công vụ phải xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. +Trường hợp hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ vụ việc cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. - Đơn vị giải quyết tố cáo phải gửi văn bản kết luận, quyết định xử lý tố cáo lên cấp trên trực tiếp để báo cáo, người bị tố cáo và thông báo cho người tố cáo kết quả giải quyết nếu họ yêu cầu, trừ những nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước (Điều 45 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006). - Việc giải quyết phải được lập thành hồ sơ, hồ sơ giải quyết tố cáo theo quy định tại Điều 73 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998. - Nếu nhận được thông tin người tố cáo bị đe dọa, trù dập, trả thù thì đơn vị phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan làm rõ, có biện pháp bảo vệ người tố cáo, ngăn chặn và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật người có hành vi đe dọa, trù dập, trả thù người tố cáo. III. Thời hạn giải quyết tố cáo Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thời hạn giải quyết không quá 90 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết. C. Công tác tiếp công dân 1. Tiếp công dân để giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động NHCSXH là trách nhiệm của NHCSXH các cấp. Đơn vị phải kết hợp việc tiếp công dân với việc xem xét, trả lời, giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền, cụ thể: - Đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền mà nội dung vụ việc rõ ràng, cụ thể, có cơ sở giải quyết, chưa đến mức độ phức tạp, thì khi tiếp công dân, Thủ trưởng đơn vị xem xét, trả lời ngay cho công dân biết; nếu vụ việc phức tạp cần phải nghiên cứu, xem xét thì nói rõ thời hạn giải quyết, người cần liên hệ tiếp để giải quyết. Trường hợp người khiếu nại, tố cáo không hiểu biết pháp luật mà khiếu nại chưa đúng, cần giải thích, hướng dẫn cụ thể để người khiếu nại, tố cáo hiểu đúng. - Đối với các vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị thì hướng dẫn công dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. 2. Người tiếp công dân phải vào sổ tiếp dân theo mẫu số 01/STD khi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến hoạt động của NHCSXH; yêu cầu công dân đến khiếu nại, tố cáo xuất trình giấy tờ tuỳ thân, trình bày trung thực sự việc, những yêu cầu cần giải quyết, cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan. Phần thứ ba TỔ CHỨC THỰC HIỆN I. Chế độ báo cáo 1. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm tổng hợp báo cáo bằng lời và mẫu biểu 04/BCTK, 05/BC-TTQ về công tác này theo quý, 6 tháng, 9 tháng và năm gửi về Hội sở chính (Phòng Kiểm tra- kiểm soát nội bộ) theo quy định như sau: - Báo cáo quý I gửi trước ngày 10 tháng 3; - Báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 10 tháng 6; - Báo cáo 9 tháng gửi trước ngày 10 tháng 9; - Báo cáo năm gửi trước ngày 10 tháng 12 của năm báo cáo; 2. Mẫu biểu về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: các đơn vị lập các sổ theo dõi việc tiếp dân và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo lưu tại đơn vị theo mẫu biểu số 01/STD, 02/SN-CĐ, 03/SGQ-TTQ. Căn cứ nội dung đơn, tính chất vụ việc khiếu nại, tố cáo; trong quá trình giải quyết Giám đốc đơn vị ban hành các văn bản, quyết định, thông báo, phiếu chuyển đơn, công văn trả lời…theo các mẫu kèm theo văn bản này. II. Triển khai thực hiện 1. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm tổ chức triển khai nội dung văn bản này theo quy định của pháp luật; bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, am hiểu chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước để thực hiện việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo đúng quy định của pháp luật. 2. Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế văn bản số 962/NHCS-KTNB ngày 31/7/2003 của Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác tiếp dân trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội. Nơi nhận: - Chủ tịch HĐQT (để báo cáo); - TGĐ và các Phó TGĐ; - Ban kiểm soát HĐQT; - Sở GD, chi nhánh tỉnh, thành phố, PGD cấp huyện. - TTĐT, TTCNTT, VPKVMN, (thực hiện); - Các phòng nghiệp vụ HSC; - Lưu: VP, KTNB. TỔNG GIÁM ĐỐC Hà Thị Hạnh
{ "issuing_agency": "Ngân hàng Chính sách Xã hội", "promulgation_date": "10/10/2007", "sign_number": "1955/NHCS-KTNB", "signer": "Hà Thị Hạnh", "type": "Hướng dẫn" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-51-2011-QD-UBND-giao-chi-tieu-ke-hoach-Nha-nuoc-2012-Vinh-Phuc-188882.aspx
Quyết định 51/2011/QĐ-UBND giao chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước 2012 Vĩnh Phúc
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 51/2011/QĐ-UBND Vĩnh Phúc, ngày 28 tháng 12 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC GIAO CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC NĂM 2012 - TỈNH VĨNH PHÚC UỶ BAN NHÂN DÂN Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26-11-2003; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 và Nghị định 60/2003/NĐ-CP ; Căn cứ Luật sửa đổi số 38, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thực hiện có liên quan; Căn cứ Quyết định số: 2113/QĐ-TTg ngày 28-11-2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2011; Căn cứ các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XV, kỳ họp thứ 3: Nghị quyết số: 22/NQ-HĐND ngày 19-12-2011 về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2012; Nghị quyết số: 23/NQ-HĐND ngày 19-12-2011 về dự toán ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 và Nghị quyết số: 25/NQ-HĐND ngày 19-1 -2011 về phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2012; Căn cứ Quyết định số: 50/2011/QĐ-UBND ngày 28-12-2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định giao và điều hành kế hoạch Nhà nước năm 2012; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Giao chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước năm 2012 cho Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Công ty TNHH 100% vốn nhà nước; Giám đốc các Doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý; Các đơn vị được vốn đầu tư xây dựng cơ bản (chủ đầu tư); Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp dự toán cấp I theo danh mục kèm theo Quyết định này. (Chi tiết danh mục kèm theo Quyết định này). Điều 2. 1- Thủ trưởng các đơn vị nói tại Điều 1 quyết định này chịu trách nhiệm phân bổ chỉ tiêu cụ thể đến các đơn vị trực thuộc theo chức năng quản lý (trừ các đơn vị đã được UBND tỉnh trực tiếp giao kế hoạch) và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, cần điều chỉnh, phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. 2- Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, chủ đầu tư triển khai thực hiện và kiểm tra việc phân bổ vốn đầu tư phát triển của 07 huyện không tổ chức HĐND và báo cáo UBND tỉnh. 3- Giao cho Giám đốc Sở Tài Chính hướng dẫn việc thực hiện các chỉ tiêu thu, chi ngân sách cho các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị, thành phố và xã, phường, thị trấn theo quy định hiện hành của Nhà nước. 4- Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội được giao năm 2012 bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả, cũng như không để xảy ra các vụ việc tiêu cực, thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản, trong sử dụng kinh phí thường xuyên. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký; Chánh văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Cục Thuế tỉnh, Kho Bạc Nhà nước tỉnh, Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị nói tại Điều 1 và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành./. TM. UỶ BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Phùng Quang Hùng FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Phúc", "promulgation_date": "28/12/2011", "sign_number": "51/2011/QĐ-UBND", "signer": "Phùng Quang Hùng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-bao-11823-TB-TCHQ-2014-ket-qua-phan-loai-Bot-phat-quang-xuat-nhap-khau-253410.aspx
Thông báo 11823/TB-TCHQ 2014 kết quả phân loại Bột phát quang xuất nhập khẩu
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 11823/TB-TCHQ Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2014 THÔNG BÁO VỀ KẾT QUẢ PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU Căn cứ Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22/1/2003 của Chính phủ quy định về việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Căn cứ Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế; Trên cơ sở kết quả phân tích của Trung tâm Phân tích phân loại hàng hóa XNK - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh tại thông báo số 2114/TB-PTPLHCM-14 ngày 12/9/2014 và đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan thông báo kết quả phân loại hàng hóa như sau: 1. Tên hàng theo khai báo: Bột phát quang, hàng mới 100% (Mục 11 TKHQ) 2. Đơn vị nhập khẩu: Công ty TNHH dụng cụ thể thao Kiều Minh; địa chỉ: Đường số 5, KCN Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh; Mã số thuế: 3900309244. 3. Số, ngày tờ khai hải quan: 10006714923/A12 ngày 14/7/2014 đăng ký tại Chi cục HQ Khu công nghiệp Trảng Bàng, Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh. 4. Tóm tắt mô tả và đặc tính hàng hóa: Mẫu phân tích là chế phẩm vô cơ được dùng như chất phát quang, dạng bột. Thành phần gồm: ZnS và CuC12. 5. Kết quả phân loại: Tên thương mại: Luminous powder (Bột phát quang) Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Mẫu phân tích là chế phẩm vô cơ được dùng như chất phát quang, dạng bột. Thành phần gồm: ZnS và CuC12. Ký, mã hiệu, chủng loại: không có thông tin Nhà sản xuất: không có thông tin thuộc nhóm 32.06 "Chất màu khác; các chế phẩm như đã ghi trong chú giải 3 của Chương này, trừ các loại thuộc nhóm 32.03, 32.04 hoặc 32.05; các sản phẩm vô cơ được dùng như chất phát quang, đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học"; phân nhóm 3206.50 "- Các sản phẩm vô cơ được dùng như chất phát quang", mã số 3206.50.10 "-- Các chế phẩm", tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./. KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Nguyễn Dương Thái
{ "issuing_agency": "Tổng cục Hải quan", "promulgation_date": "30/09/2014", "sign_number": "11823/TB-TCHQ", "signer": "Nguyễn Dương Thái", "type": "Thông báo" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Chi-thi-11-CT-UBND-2017-cong-tac-cham-soc-suc-khoe-ba-me-va-tre-so-sinh-Can-Tho-368512.aspx
Chỉ thị 11/CT-UBND 2017 công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh Cần Thơ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 11/CT-UBND Cần Thơ, ngày 09 tháng 10 năm 2017 CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH NHẰM GIẢM TỬ VONG MẸ, TỬ VONG SƠ SINH Trong những năm qua công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên địa bàn thành phố đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, các chỉ số về sức khỏe của bà mẹ, trẻ em của thành phố đạt khá tốt so với nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Mặc dù đã có sự cải thiện rõ rệt về tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ em nhưng vẫn cần có những giải pháp cụ thể và quyết liệt hơn để đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ em. Để triển khai thực hiện đạt hiệu quả Chỉ thị số 06/CT-BYT ngày 11 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh nhằm giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau: 1. Sở Y tế a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban ngành thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố đưa các chỉ tiêu về về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vào Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 13 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong lĩnh vực y tế. b) Phối hợp với các Sở, Ban ngành có liên quan nghiên cứu và đề xuất bổ sung chính sách đãi ngộ nhằm thu hút cán bộ y tế, đặc biệt là bác sỹ chuyên ngành sản, nhi về công tác tại tuyến y tế cơ sở. c) Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức mạng lưới khám, chữa bệnh sản phụ khoa và nhi khoa trên địa bàn, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cần thiết cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, đặc biệt các nội dung về làm mẹ an toàn và chăm sóc sơ sinh. Quan tâm đầu tư cho các bệnh viện huyện ở xa trung tâm thành phố để có thể thực hiện chăm sóc sản khoa thiết yếu toàn diện (mổ đẻ và truyền máu). d) Rà soát tình hình trang thiết bị và cán bộ làm công tác chăm sóc sản khoa, nhất là công tác cấp cứu sản khoa ở các tuyến trên địa bàn; những cơ sở không đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết theo quy định thì phải được kịp thời củng cố, tăng cường hoặc tạm thời không triển khai công tác đỡ đẻ. đ) Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố để kịp thời chấn chỉnh việc thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh; các quy định liên quan của pháp luật; quy chế bệnh viện và các quy trình, quy chuẩn chuyên môn về chẩn đoán, theo dõi, cấp cứu sản khoa, cấp cứu hồi sức sơ sinh. e) Chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn triển khai thực hiện các nhiệm vụ: - Tăng cường truyền thông giáo dục để các bà mẹ mang thai được khám, quản lý thai sớm, biết được các dấu hiệu thai nguy cơ, uống viên sắt, canxi ngay từ khi bắt đầu mang thai đến sau khi sinh một tháng. - Thực hiện đúng quy trình khám thai, phát hiện sớm các nguy cơ và tai biến có thể xảy ra đối với sản phụ và thai nhi trong quá trình mang thai để xử trí hoặc chuyển tuyến kịp thời. - Triển khai thực hiện tốt các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế về thực hiện các quy trình chuyên môn, kỹ thuật, điều trị, theo dõi và chăm sóc, chuyển tuyến trong khám, chữa bệnh, đặc biệt là chuyên ngành sản khoa và nhi khoa. - Thực hiện các giải pháp đảm bảo trẻ sơ sinh được tiêm Vitamin K1, tiêm vắc xin phòng viêm gan B và các loại vắc xin khác thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng. - Tăng cường sự phối hợp giữa chuyên khoa sản với chuyên khoa nhi và hồi sức cấp cứu trong chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh, đặc biệt trong việc xử lý cấp cứu, hồi sức sơ sinh tại phòng sanh. Đối với các trường hợp sanh non, sanh thiếu cân, các bác sĩ nhi khoa phải có mặt để cùng tham gia hồi sức cấp cứu. - Củng cố các đơn nguyên sơ sinh thuộc khoa nhi tại các Bệnh viện đa khoa quận, huyện; củng cố đơn vị hồi sức sơ sinh thuộc Khoa sơ sinh tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố và khoa sơ sinh thuộc Bệnh viện Phụ sản thành phố. - Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc như Bệnh viện Phụ sản thành phố, Bệnh viện Nhi đồng thành phố, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe, Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, Trung tâm Y tế và Bệnh viện đa khoa quận, huyện: + Tăng cường công tác thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản và làm mẹ an toàn trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo người dân được tiếp cận các thông tin về làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh. + Xây dựng tài liệu, kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe và đẩy mạnh các hoạt động truyền thông chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và phòng chống các tai biến sản khoa. + Tổ chức đào tạo lại cho cán bộ y tế làm công tác sản khoa ở các tuyến đảm bảo đạt tiêu chí về người đỡ đẻ có kỹ năng theo tài liệu hướng dẫn và quy định của Bộ Y tế. + Đẩy mạnh công tác chỉ đạo tuyến, hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới, tăng cường công tác giám sát hỗ trợ tại chỗ theo định kỳ. 2. Sở Tài chính Xem xét bố trí ngân sách của địa phương hàng năm cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em theo đề xuất của cơ quan chuyên ngành. 3. Sở Nội vụ Phối hợp với Sở Y tế nghiên cứu rà soát, đề xuất bổ sung chính sách đãi ngộ nhằm thu hút cán bộ có chuyên môn giỏi và chuyên ngành sản phụ khoa, nhi khoa về công tác tại tuyến y tế cơ sở. 4. Sở Thông tin và Truyền thông Chỉ đạo cơ quan thông tin truyền thông trên địa bàn thành phố tăng cường công tác thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng. 5. Ủy ban nhân dân quận huyện a) Đưa các chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em vào Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 13 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong lĩnh vực Y tế. b) Quan tâm đầu tư từ ngân sách địa phương thông qua nguồn vốn chi thường xuyên, vốn đầu tư, các chương trình mục tiêu quốc gia để tập trung thực hiện các mục tiêu giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh. c) Chỉ đạo các Ban ngành, Đoàn thể và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh. Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này, định kỳ (06 tháng, hàng năm) báo cáo việc triển khai thực hiện về Sở Y tế. Giao Sở Y tế làm đầu mối tổ chức triển khai, theo dõi tình hình thực hiện Chỉ thị và tổng hợp báo cáo Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 23 tháng 4 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Văn Tâm
{ "issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ", "promulgation_date": "09/10/2017", "sign_number": "11/CT-UBND", "signer": "Lê Văn Tâm", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Nghi-quyet-48-NQ-CP-don-gian-hoa-thu-tuc-hanh-chinh-Bo-Lao-dong-Thuong-binh-116154.aspx
Nghị quyết 48/NQ-CP đơn giản hóa thủ tục hành chính Bộ Lao động - Thương binh
CHÍNH PHỦ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------ Số: 48/NQ-CP Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2010 NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, QUYẾT NGHỊ Điều 1. Thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi là Phương án đơn giản hóa) kèm theo Nghị quyết này. Điều 2. Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệm triển khai thực hiện theo đúng nội dung và thời hạn quy định tại Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được Chính phủ thông qua tại Điều 1 của Nghị quyết này. Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động phát hiện và kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan tại các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành hoặc đề nghị bằng văn bản, gửi Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ về các luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ có quy định về thủ tục hành chính cần sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ theo Phương án đơn giản hóa đã được Chính phủ thông qua tại Điều 1 của Nghị quyết này. Điều 3. Đối với những thủ tục hành chính được quy định trong luật, pháp lệnh cần phải sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ, bãi bỏ theo Phương án đơn giản hóa nêu tại Điều 1 Nghị quyết này, giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ, trước ngày 31 tháng 12 năm 2010, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị của Chính phủ về việc cho phép bổ sung dự án luật, pháp lệnh để thực hiện các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được Chính phủ thông qua vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011, 2012 theo hình thức một văn bản sửa nhiều văn bản và áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Căn cứ chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được Quốc hội thông qua, giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thời hạn hoàn thành việc soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh nên trên gửi Bộ Tư pháp tổng hợp thành văn bản chung để trình Chính phủ xem xét, quyết định. Điều 4. Đối với những thủ tục hành chính được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phải sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ, bãi bỏ theo Phương án đơn giản hóa nêu tại Điều 1 Nghị quyết này, giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội áp dụng hình thức một văn bản sửa nhiều văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành. Trường hợp cần dùng một văn bản để sửa một văn bản, giao Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định. Điều 5. Giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ nội dung văn bản quy phạm pháp luật để thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính do cơ quan trung ương ban hành nêu tại Điều 1 Nghị quyết này, thực hiện ngay việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan tại các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành, bảo đảm thi hành khi các văn bản của trung ương nói trên có hiệu lực. Điều 6. Giao Văn phòng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết này và tổng hợp các thắc mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ. Điều 7. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - UB giám sát tài chính QG; - Kiểm toán Nhà nước; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - HĐTV: các thành viên HĐTV; - Lưu: Văn thư, TCCV (5b) TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ) A. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC AN TOÀN LAO ĐỘNG 1. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Giải quyết chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động trong điều kiện các yếu tố độc hại, nguy hiểm” – B-BLD-005262-TT Bãi bỏ thủ tục hành chính này. 2. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Đăng ký làm thêm đến 300giờ/năm” – B-BLD-005265-TT Bãi bỏ thủ tục hành chính này. 3. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Chỉ định tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa” – B-BLD-002433-TT a) Về thành phần hồ sơ: - Bỏ Danh sách cán bộ thực hiện công tác kiểm tra, thử nghiệm. - Bỏ Danh mục các tài liệu, quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng với lĩnh vực sản phẩm, hàng hóa xin chỉ định. - Bỏ “các tài liệu khác có liên quan” trong thành phần hồ sơ “Quyết định thành lập của tổ chức và các tài liệu khác có liên quan”. b) Quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ. c) Về thời hạn giải quyết: - Bổ sung quy định về thời hạn giải quyết thủ tục tối đa là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. - Bổ sung quy định thời gian trả lời, yêu cầu bổ sung của cơ quan tiếp nhận đối với các hồ sơ không đáp ứng điều kiện là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định. d) Tăng thời hạn có hiệu lực của Quyết định chỉ định tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa từ 03 năm lên 05 năm. 4. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Đăng ký kiểm định các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động” -B-BLD-005261-TT Sửa lại chính xác tên thủ tục “Đăng ký sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động” và bãi bỏ thủ tục này. Tuy nhiên, để thống nhất thực hiện và đảm bảo quản lý chặt chẽ việc sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, giữ an toàn lao động cho các cơ sở, phải sửa đổi, bổ sung quy định tại Thông tư số 04/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 02 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo hướng: yêu cầu (mang tính bắt buộc) các cơ sở sử dụng phải đề nghị các đơn vị kiểm định thực hiện kiểm định lần đầu, theo định kỳ hoặc bất thường. Trên cơ sở đó, đơn vị kiểm định phải báo cáo tình hình về Cơ quan quản lý nhà nước về lao động theo định kỳ hoặc theo yêu cầu. 5. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Đăng ký thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng” - B-BLD-005263-TT Bãi bỏ thủ tục hành chính này. 6. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Cấp Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động” - B-BLD-053039-TT Bãi bỏ thủ tục hành chính này. 7. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Cấp thẻ An toàn lao động” (Thủ tục bổ sung, chưa có mã số) Bổ sung quy định về trình tự, cách thức thực hiện, thành phần, số lượng hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính, cụ thể như sau: a) Thành phần hồ sơ gồm: - Công văn đề nghị cấp thẻ của đơn vị sử dụng lao động (theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng). - Danh sách đề nghị cấp thẻ của đơn vị sử dụng lao động. - Bản chụp Giấy chứng nhận huấn luyện của người lao động. - 02 ảnh 3x4 của mỗi người được đề nghị cấp thẻ. b) Quy định rõ trình tự thực hiện, trong đó bổ sung bước tổ chức sát hạch đối với những người được đề nghị cấp thẻ an toàn lao động. c) Bổ sung quy định thời hạn giải quyết là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. d) Quy định rõ điều kiện để cấp thẻ an toàn lao động đối với người lao động theo hướng: tính chất công việc (làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo danh mục ban hành của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động); đã được cấp giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động. 8. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa nhập khẩu” - B-BLD-005259-TT a) Quy định rõ ngoài các sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra an toàn theo Danh mục do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng và danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Các đơn vị nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa chỉ phải đăng ký kiểm tra về chất lượng các sản phẩm, hàng hóa mới nhập khẩu lần đầu, chưa rõ về tiêu chuẩn sản xuất; còn những loại hàng hóa đã sử dụng rộng rãi trong nước hoặc ở các nước khác, không xảy ra những khiếu nại về chất lượng hoặc gây mất an toàn thì các đơn vị nhập khẩu được tự động thông quan để tránh việc kiểm tra quá nhiều lần đối với cùng một chủng loại sản phẩm, hàng hóa. b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu có khả năng gây mất an toàn thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý và bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý để thống nhất thực hiện. II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI 1. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp người lao động khám chữa bệnh ở trong nước” - B-BLD-001689-TT a) Bỏ quy định doanh nghiệp được giữ lại 2% tiền đóng BHXH, việc giải quyết chế độ ốm đau, thai sản do cơ quan BHXH thực hiện. b) Quy định cụ thể trình tự thực hiện như sau: Bước 1: Người sử dụng lao động tập hợp giấy tờ từ người lao động và lập hồ sơ gửi tổ chức Bảo hiểm xã hội. Bước 2: Tổ chức Bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ từ người sử dụng lao động xem xét, giải quyết chế độ. Bước 3: Người sử dụng lao động nhận kết quả từ tổ chức Bảo hiểm xã hội chuyển cho người lao động. c) Quy định thời hạn giải quyết là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. d) Bổ sung, quy định chi tiết Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày (ví dụ như: các bệnh về nội tiết, bệnh sang chấn hệ thần kinh…) 2. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp người lao động khám chữa bệnh ở nước ngoài” - B-BLD-001694-TT Bỏ quy định doanh nghiệp được giữ lại 2% tiền đóng BHXH, chuyển việc giải quyết chế độ ốm đau, thai sản sang cho cơ quan BHXH thực hiện. a) Về thành phần hồ sơ: - Thay “Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về thời gian nghỉ việc để khám, chữa bệnh tại nước ngoài (bao gồm cả ngày đi và về)” bằng “Danh sách người nghỉ ốm do người sử dụng lao động lập”. - Bỏ Giấy xác nhận của cơ sở y tế trong nước về bệnh tật, quá trình điều trị trong nước nhằm giảm bớt thời gian, chi phí thực hiện cho người lao động. b) Quy định cụ thể trình tự thực hiện như sau: Bước 1: Người sử dụng lao động tập hợp giấy tờ từ người lao động và lập hồ sơ gửi tổ chức Bảo hiểm xã hội. Bước 2: Tổ chức Bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ từ người sử dụng lao động và xem xét, giải quyết chế độ. Bước 3: Người sử dụng lao động nhận kết quả từ tổ chức Bảo hiểm xã hội và chuyển cho người lao động. c) Quy định giải quyết trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. d) Bổ sung, quy định chi tiết Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. 3. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Hưởng chế độ thai sản của người lao động đang còn quan hệ lao động” - B-BLD-001702-TT Bỏ quy định doanh nghiệp được giữ lại 2% tiền đóng BHXH, chuyển việc giải quyết chế độ thai sản sang cho cơ quan BHXH thực hiện. a) Quy định cụ thể trình tự thực hiện như sau: Bước 1. Nộp hồ sơ: Người sử dụng lao động tập hợp giấy tờ và lập hồ sơ gửi tổ chức bảo hiểm xã hội. Tổ chức Bảo hiểm xã hội kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, viết giấy biên nhận, trong đó ghi rõ ngày trả kết quả. Bước 2. Giải quyết thủ tục: Tổ chức Bảo hiểm xã hội xem xét, giải quyết chế độ cho người lao động. Bước 3. Trả kết quả: Người sử dụng lao động nhận kết quả từ tổ chức Bảo hiểm xã hội chuyển cho người lao động. b) Về thành phần hồ sơ: - Thay “chứng nhận theo quy định của pháp luật đối với trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 04 tháng tuổi” bằng “Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi (Bản chính hoặc bản sao có chứng thực)” - Thay “giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền” bằng “Sổ khám thai hoặc Giấy khám thai (bản chính hoặc bản sao có chứng thực)” đối với trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai. c) Quy định giải quyết trong thời hạn là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. 4. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Hưởng chế độ thai sản của người lao động không còn quan hệ lao động” - B-BLD-001706-TT a) Quy định trình tự thực hiện, theo hướng: Người lao động chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định gửi tổ chức Bảo hiểm xã hội; Tổ chức Bảo hiểm xã hội kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ và xem xét, giải quyết. b) Về thành phần hồ sơ: Thay “chứng nhận theo quy định của pháp luật đối với trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 04 tháng tuổi” bằng “Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi (Bản chính hoặc bản sao có chứng thực)”. c) Quy định thời hạn giải quyết trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. 5. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Hưởng chế độ tai nạn lao động” - B-BLD-001728-TT a) Về thành phần hồ sơ: Thay thế “bản sao Biên bản tai nạn giao thông” đối với trường hợp tai nạn xảy ra trên đường để được xác định là tai nạn lao động quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật bảo hiểm xã hội, bằng bản chính (01 bản) hoặc bản sao có chứng thực (01 bản) của một trong các giấy tờ sau: - Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông đối với trường hợp bị tai nạn giao thông; - Biên bản giải quyết vụ tai nạn hoặc biên bản tai nạn do công an xã lập đối với các trường hợp tai nạn do rủi ro khách quan; - Bản tường trình có xác nhận của người làm chứng và của công an nơi xảy ra vụ tai nạn do rủi ro khách quan; b) Quy định giấy tờ trong trường hợp không điều trị trong bệnh viện. c) Bỏ cụm từ “hồ sơ hợp lệ” thay bằng “hồ sơ theo quy định”. d) Đề nghị quy định thời hạn người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ cho tổ chức BHXH. 6. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp” - B-BLD-001729-TT a) Nghiên cứu bổ sung thêm Danh mục bệnh nghề nghiệp. b) Bỏ cụm từ “hồ sơ hợp lệ” thay bằng “hồ sơ theo quy định”. c) Đề nghị quy định thời hạn người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ cho tổ chức BHXH. 7. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản” - B-BLD-001730-TT - “Hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp” - B-BLD-001731-TT a) Bỏ quy định doanh nghiệp được giữ lại 2% tiền đóng BHXH, việc giải quyết chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản do cơ quan BHXH thực hiện. b) Bỏ “Văn bản đề nghị giải quyết trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe” trong thành phần hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 116 của Luật Bảo hiểm xã hội. c) Quy định cụ thể trình tự thực hiện như sau: Bước 1: Trên cơ sở đề nghị của người lao động, người sử dụng lao động lập hồ sơ gửi tổ chức Bảo hiểm xã hội. Bước 2: Tổ chức Bảo hiểm xã hội kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ từ người sử dụng lao động, viết phiếu hẹn ngày trả kết quả. Bước 3: Người sử dụng lao động nhận kết quả từ tổ chức bảo hiểm xã hội và chuyển cho người lao động. d) Quy định thời hạn giải quyết là 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. đ) Bỏ cụm từ “hồ sơ hợp lệ” thay bằng "hồ sơ theo quy định". e) Quy định cụ thể số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe phù hợp với từng nhóm trường hợp được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. 8. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc đang đóng BHXH” - B-BLD-001732-TT a) Giảm thời hạn giải quyết từ 30 ngày xuống còn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. b) Quy định thời hạn lập hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ hưu trí của người sử dụng lao động. c) Quy định cụ thể thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động. 9. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội” - B-BLD-001733-TT a) Giảm thời hạn giải quyết từ 30 ngày xuống còn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. b) Bỏ cụm từ "hồ sơ hợp lệ" thay bằng "hồ sơ theo quy định". 10. Nội dung đơn giản hóa thủ tục: - “Hưởng BHXH một lần đối với người tham gia BHXH bắt buộc đang đóng BHXH” - B-BLD-001734-TT; - “Hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội” - B-BLD-001737-TT. a) Quy định cho phép người đang định cư ở nước ngoài được ủy quyền cho người trong nước thực hiện thủ tục giải quyết bảo hiểm xã hội một lần. b) Bổ sung trường hợp giải quyết trợ cấp một lần đối với người có từ 20 năm trở lên mắc bệnh hiểm nghèo và có nhu cầu hưởng trợ cấp một lần. c) Giảm thời hạn giải quyết từ 15 ngày xuống còn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. d) Bổ sung vào thành phần hồ sơ giấy ủy quyền giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người đang định cư ở nước ngoài có chứng thực của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước mà người đó định cư. đ) Quy định mẫu giấy ủy quyền của người đang định cư ở nước ngoài để thống nhất thực hiện và mẫu đơn đề nghị giải quyết bảo hiểm xã hội một lần của người có từ 20 năm trở lên mắc bệnh hiểm nghèo, trong đó ghi rõ nội dung cam kết của người đề nghị. e) Bỏ cụm từ "hồ sơ hợp lệ" thay bằng "hồ sơ theo quy định". 11. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Hưởng lương hưu, BHXH một lần đối với người tham gia BHXH tự nguyện” - B-BLD-001738-TT a) Quy định cho phép người đang đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng mà đang định cư ở nước ngoài được ủy quyền cho người trong nước thực hiện thủ tục. b) Bổ sung trường hợp giải quyết trợ cấp một lần đối với người có từ 20 năm trở lên mắc bệnh hiểm nghèo và có nhu cầu được hưởng trợ cấp một lần. c) Bổ sung vào thành phần hồ sơ giấy ủy quyền giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người đang định cư ở nước ngoài có chứng thực của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước mà người đó định cư. d) Quy định mẫu giấy ủy quyền của người đang định cư ở nước ngoài và mẫu đơn đề nghị giải quyết bảo hiểm xã hội một lần của người có từ 20 năm trở lên mắc bệnh hiểm nghèo, trong đó ghi rõ nội dung cam kết của người đề nghị. đ) Bỏ cụm từ "hồ sơ hợp lệ" thay bằng "hồ sơ theo quy định". 12. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Hưởng chế độ tử tuất đối với người tham gia BHXH bắt buộc đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết” - B-BLD-001739-TT; - “Hưởng chế độ tử tuất đối với người tham gia BHXH bắt buộc đang hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên” - B-BLD-001741-TT a) Giảm thời hạn giải quyết từ 15 ngày xuống còn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. b) Quy định việc giải quyết chế độ tuất đối với trường hợp người tham gia BHXH bắt buộc đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết trong tù. c) Đề nghị nghiên cứu về quy định cho hưởng trợ cấp tuất một lần đối với trường hợp có đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng gia đình lựa chọn và có yêu cầu được hưởng trợ cấp tuất một lần. d) Bỏ cụm từ "hồ sơ hợp lệ" thay bằng "hồ sơ theo quy định". 13. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Hưởng chế độ tử tuất đối với người tham gia BHXH tự nguyện” - B-BLD-001742-TT a) Quy định việc giải quyết chế độ tuất đối với trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện chết trong tù. b) Bỏ cụm từ "hồ sơ hợp lệ" thay bằng "hồ sơ theo quy định". 14. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đối với người chấp hành xong hình phạt tù chưa hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH” - B-BLD-001743-TT; - “Hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đối với người chấp hành xong hình phạt tù đã hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH” - B-BLD-002857-TT a) Quy định rõ bản sao có chứng thực giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù trong thành phần hồ sơ. b) Bỏ cụm từ "hồ sơ hợp lệ" thay bằng cụm từ "hồ sơ theo quy định". 15. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Tính thời gian để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài theo Hiệp định của Chính phủ và của người làm đội trưởng, phiên dịch, cán bộ vùng do nước ngoài trả lương đã về nước trước ngày 01/01/2007 nhưng không đúng hạn, hiện đang nghỉ việc” - B-BLD-001745-TT; - “Tính thời gian để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài theo Hiệp định của Chính phủ và của người đi làm đội trưởng, phiên dịch, cán bộ vùng do nước ngoài trả lương đã về nước trước ngày 01/01/2007 nhưng không đúng hạn, đã chết sau khi về nước nhưng thân nhân chưa được hưởng trợ cấp tuất” - B-BLD-107140-TT. a) Bỏ “Bản chính Quyết định cử đi công tác, làm việc có thời hạn ở nước ngoài” trong thành phần hồ sơ. b) Quy định rõ người lao động phải nộp 01 bộ hồ sơ. c) Bổ sung quy định thời hạn giải quyết tối đa không quá 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định. III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI 1. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Thành lập cơ sở bảo trợ công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ” – B-BLD-052409-TT; - “Thành lập cơ sở bảo trợ công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” - B-BLD-052472-TT. a) Quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ. b) Rút ngắn thời gian ra quyết định từ 20 ngày xuống 15 ngày làm việc, như vậy tổng thời gian cho thủ tục là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. c) Mẫu hóa các thành phần hồ sơ sau đây: - Mẫu tờ trình thành lập; - Quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội công lập. d) Kéo dài thời gian thêm 24 tháng để các cơ sở bảo trợ xã hội hiện có đủ thời gian để chuẩn hóa theo yêu cầu, điều kiện quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008. 2. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ” –B-BLD-051968-TT Chuyển giao thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính này cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện. 3. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” –B-BLD-052478-TT - “Thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện” –B-BLD-052580-TT a) Bỏ dự thảo quy chế hoạt động thay bằng bản chính quy chế hoạt động. b) Bỏ sơ yếu lý lịch của Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội, thay bằng chuyển một số thông tin cơ bản về người dự kiến làm giám đốc vào trong nội dung của Đề án thành lập cơ sở bảo trợ xã hội. c) Bỏ việc phải xin ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở bảo trợ xã hội đặt trụ sở hoạt động. d) Quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ. đ) Rút ngắn thời gian ra quyết định từ 20 ngày xuống 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, như vậy tổng thời gian cho thủ tục là 30 ngày làm việc. e) Tiêu đề mẫu đơn đề nghị đổi: “ĐƠN XIN THÀNH LẬP” thành “ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP”. g) Kéo dài thời gian thêm 24 tháng để các cơ sở bảo trợ xã hội hiện có thời gian chuẩn hóa theo yêu cầu, điều kiện quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội. h) Phân định rõ tiêu chí về quy mô để phân loại cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh và cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động trong phạm vi cấp huyện. 4. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Giải thể cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền thành lập của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ” –B-BLD-052417-TT; - “Giải thể cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” –B-BLD-052481-TT; - “Giải thể cơ sở BTXH ngoài công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện” –B-BLD-052588-TT a) Quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ. b) Mẫu hóa Đơn đề nghị giải thể cơ sở bảo trợ xã hội. 5. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Thay đổi tên gọi, trụ sở, Giám đốc hoặc quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền thành lập của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ” –B-BLD-052414-TT. Bãi bỏ thủ tục này. 6. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Thay đổi quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền thành lập của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ” - B-BLD-112723-TT; - “Thay đổi quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội công lập thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” –B-BLD-052483-TT. Bãi bỏ các thủ tục này. 7. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Thay đổi tên, trụ sở, Giám đốc hoặc quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập” –B-BLD-112673-TT; - “Thay đổi tên, trụ sở, Giám đốc hoặc quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền thành lập của Ủy ban nhân dân cấp huyện” –B-BLD-112645-TT a) Đặt tên của thủ tục là: - “Đề nghị chấp thuận thay đổi tên, trụ sở của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền thành lập của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”; - “Đề nghị chấp thuận thay đổi tên, trụ sở của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền thành lập của Ủy ban nhân dân cấp huyện”; Theo đó, bỏ việc xin chấp thuận về việc thay đổi giám đốc và quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội này. b) Quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ. 8. Nội dung đơn giản hóa thủ tục: - “Tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở Bảo trợ xã hội công lập của Bộ, ngành quản lý” –B-BLD-051908-TT; - “Tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở Bảo trợ xã hội công lập cấp tỉnh” –B-BLD-052420-TT - “Tiếp nhận đối tượng vào cơ sở BTXH công lập do huyện quản lý” - B-BLD-052533-TT; - “Giải quyết hưởng trợ cấp thường xuyên cho đối tượng hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng” –B-BLD-003179-TT; - “Giải quyết hưởng trợ cấp thường xuyên cho đối tượng ở nhà xã hội” –B-BLD-070423-TT a) Bỏ “Sơ yếu lý lịch của đối tượng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã”. Đồng thời nghiên cứu bổ sung các nội dung cần thiết của sơ yếu lý lịch vào đơn đề nghị. b) Bỏ gạch đầu dòng thứ nhất tiết a, khoản 1, Mục III của Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và thay bằng “Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ có xác nhận của Trưởng thôn, bản, ấp, buôn, làng, tổ dân phố” (theo mấu số 1). c) Quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ. d) Chuyển quy định về trình tự thực hiện từ Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội sang Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội và sắp xếp quy định trình tự theo cơ chế một cửa. đ) Rút ngắn thời gian niêm yết xuống còn 13 ngày và tổng thời gian giải quyết thủ tục hành chính là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. e) Xây dựng lại mẫu đơn theo hướng chuyển những nội dung cần thiết từ Sơ yếu lý lịch cho vào mẫu đơn và phù hợp vời từng trường hợp đề nghị. 9. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Giải quyết trợ cấp xã hội hàng tháng đối với gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi” –B-BLD-052552-TT a) Tách riêng quy định hồ sơ giải quyết chế độ trợ giúp kinh phí đối với cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi không còn người nuôi dưỡng trong Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội thành một mục riêng và quy định hồ sơ gồm: - Đơn đề nghị hưởng trợ cấp xã hội (theo mẫu số 01); - Đơn nhận nuôi trẻ em mồ côi bị bỏ rơi (theo mẫu số 1b); - Bản chụp giấy khai sinh (kèm theo bản chính để đối chiếu); Biên bản về việc phát hiện trẻ bị bỏ rơi (đối với trường hợp trẻ bị bỏ rơi). b) Quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ. c) Rút ngắn thời gian niêm yết xuống còn 13 ngày và tổng thời gian giải quyết thủ tục hành chính là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. d) Sửa mẫu đơn số 01, bỏ đoạn “Nêu hoàn cảnh cá nhân, gia đình, dạng đối tượng” và đoạn “Vậy tôi làm đơn này”, đồng thời bổ sung nội dung đề nghị và lý do đề nghị. đ) Sửa mẫu đơn số 01b cho phù hợp đối với trường hợp trẻ mồ côi hoặc trẻ bị bỏ rơi. 10. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Giải quyết chế độ trợ giúp kinh phí đối với gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi không còn người nuôi dưỡng” –B-BLD-052452-TT Thay thế thủ tục này bằng thủ tục Giải quyết trợ cấp xã hội đối với gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em bị mồ côi, bị bỏ rơi. 11. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Giải quyết hưởng trợ cấp thường xuyên đối với trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng” –B-BLD-070374-TT a) Bỏ sơ yếu lý lịch của trẻ em; sơ yếu lý lịch của cá nhân hoặc chủ hộ gia đình nhận nuôi dưỡng trẻ em có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, kèm theo bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân. b) Quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ. c) Rút ngắn thời gian niêm yết xuống còn 13 ngày và tổng thời gian giải quyết thủ tục hành chính là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. d) Bỏ quy định phải xin xác nhận của địa phương. 12. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Giải quyết hỗ trợ mai táng phí đối với đối tượng bảo trợ xã hội” –B-BLD-002383-TT a) Bỏ bản sao Giấy khai tử. b) Quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ. c) Bỏ phần xác nhận của Trưởng thôn tại Mẫu đơn số 2 – Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18 tháng 8 năm 2010. 13. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Giải quyết chế độ cứu trợ đột xuất” –B-BLD-002584-TT Loại bỏ ra khỏi danh mục TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 14. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Xác nhận hộ nghèo” –B-BLD-003246-TT Bãi bỏ thủ tục này. 15. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Xác nhận hộ cận nghèo” –B-BLD-052724-TT Bãi bỏ thủ tục này. 16. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Thay đổi nơi nhận trợ giúp kinh phí đối với gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi” –B-BLD-120316-TT a) Quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ. b) Quy định thời hạn giải quyết là 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. c) Mẫu hóa Đơn đề nghị thay đổi nơi nhận trợ giúp kinh phí. IV. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC CHĂM SÓC, BẢO VỆ TRẺ EM 1. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Cấp phát thẻ khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền cho trẻ em dưới 6 tuổi” –B-BLD-051398-TT - “Cấp lại thẻ khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền cho trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế công lập, thuộc thẩm quyền thực hiện của Ủy ban nhân dân xã” –B-BLD-051400-TT; - “Đổi thẻ khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền cho trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế công lập, thuộc thẩm quyền thực hiện của Ủy ban nhân dân xã” –B-BLD-051401-TT Bãi bỏ các thủ tục nêu trên. V.THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC DẠY NGHỀ 1. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Bổ nhiệm Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, giám đốc trung tâm dạy nghề trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ” –B-BLD-007183-TT a) Bổ sung quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ. b) Bổ sung quy định về thời gian giải quyết TTHC là 20 ngày làm việc. c) Mẫu hóa các thành phần hồ sơ của TTHC, gồm: Biên bản của hội nghị liên tịch đề nghị bổ nhiệm; Biên bản của hội nghị CB chủ chốt; Tờ trình đề nghị của trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, TTDN gửi lên cơ quan có thẩm quyền. 2. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Công nhận Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề tư thục” –B-BLD-016420-TT a) Bổ sung quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ. b) Bổ sung quy định về thời gian giải quyết TTHC là 20 ngày làm việc. c) Mẫu hóa các thành phần hồ sơ của TTHC, gồm: Công văn đề nghị của HĐQT hoặc tổ chức, cá nhân sở hữu trường, trung tâm đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận; Biên bản họp Hội đồng quản trị của trường hoặc tổ chức sở hữu trường, trung tâm. 3. Nội dung đơn giản hóa thủ tục: - “Bổ nhiệm lại Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề; giám đốc trung tâm dạy nghề thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ” –B-BLD-016427-TT - “Công nhận lại Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề tư thục” –B-BLD-016429-TT. a) Bổ sung quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ. b) Bổ sung quy định về thời gian giải quyết TTHC là 20 ngày làm việc. c) Mẫu hóa các thành phần hồ sơ của TTHC, gồm: Biên bản của hội nghị liên tịch đề nghị bổ nhiệm lại và Biên bản của hội nghị CB chủ chốt (đối với thủ tục bổ nhiệm lại); Công văn hoặc Tờ trình đề nghị của trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, TTDN gửi lên cơ quan có thẩm quyền (đối với thủ tục bổ nhiệm lại và thủ tục công nhận lại), Bản đánh giá, góp ý kiến của Hội đồng quản trị hoặc cá nhân sở hữu trường cao đẳng nghề tư thục (đối với thủ tục công nhận lại). 4. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Miễn nhiệm Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề; giám đốc trung tâm dạy nghề thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ” –B-BLD-016445-TT Bãi bỏ thủ tục hành chính này, giao cho các trường, trung tâm xem xét và chủ động miễn nhiệm đối với chức danh hiệu trưởng trường, giám đốc trung tâm và gửi quyết định miễn nhiệm cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 5. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Thôi công nhận Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề tư thục” –B-BLD-016448-TT Bãi bỏ thủ tục hành chính này. Quy định sau khi Hội đồng quản trị trường hoặc cá nhân sở hữu trường ra quyết định miễn nhiệm hiệu trưởng phải gửi cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền 01 bản để phục vụ cho hoạt động quản lý. 6. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Công nhận thành viên Hội đồng quản trị trường cao đẳng nghề tư thục” –B-BLD-053144-TT Bãi bỏ thủ tục hành chính này. 7. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Phê duyệt điều lệ trường cao đẳng nghề công lập trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ” –B-BLD-018852-TT - “Phê duyệt điều lệ trường trung cấp nghề trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ” –B-BLD-111229-TT - “Phê duyệt quy chế hoạt động của trung tâm dạy nghề trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ” –B-BLD-111231-TT Bãi bỏ các thủ tục này. 8. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Phê duyệt điều lệ trường cao đẳng nghề tư thục” –B-BLD-018853-TT Bãi bỏ thủ tục này, giao cho Hội đồng quản trị trường hoặc cá nhân sở hữu quyết định việc xây dựng (theo điều lệ mẫu) và phê duyệt điều lệ. 9. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Xếp hạng trường cao đẳng nghề công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ” –B-BLD-018863-TT; - “Xếp hạng trường trung cấp nghề công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ” –B-BLD-111328-TT; - “Xếp hạng trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ” –B-BLD-111990-TT; Bãi bỏ thủ tục này, chuyển sang thực hiện xã hội hóa việc xếp hạng đối với các cơ sở dạy nghề thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm mục đích thúc đẩy cạnh tranh giữa các cơ sở dạy nghề trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, phù hợp với điều kiện hội nhập, bảo đảm đào tạo nhiều lao động có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trị việc nghiên cứu, xây dựng các quy định về xếp hạng các cơ sở dạy nghề thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt cơ sở dạy công lập hay cơ sở dạy nghề tư thục, trong đó quy định rõ mục đích xếp hạng, tiêu chuẩn, tiêu chí xếp hạng cơ sở dạy nghề theo hướng đảm bảo công khai, minh bạch, rõ ràng; quy định về địa vị pháp lý, mô hình tổ chức của tổ chức thực hiện hoạt động xếp hạng cơ sở dạy nghề và có cơ chế tăng cường sự giám sát của cộng đồng đối với hoạt động xếp hạng cơ sở dạy nghề. 10. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Cấp thẻ kiểm định viên chất lượng dạy nghề” –B-BLD-018899-TT a) Bỏ “Giấy chứng nhận sức khỏe do trung tâm y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên cấp” trong thành phần hồ sơ, chuyển nội dung về sức khỏe vào phần cam kết của người đề nghị trong Đơn đề nghị cấp thẻ kiểm định viên chất lượng dạy nghề. b) Bổ sung thêm cam kết về sức khỏe để đảm nhiệm công việc của người làm đơn đề nghị trong mẫu đơn đề nghị cấp thẻ kiểm định viên chất lượng dạy nghề. 11. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Cấp lại thẻ kiểm định viên chất lượng dạy nghề” –B-BLD-112017-TT a) Bổ sung quy định trình tự, cách thức cấp lại thẻ kiểm định viên giống như trình tự, cách thức cấp thẻ kiểm định viên chất lượng dạy nghề. b) Bổ sung quy định thời gian giải quyết tối đa 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định. 12. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Cấp giấy chứng nhận dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề ở cấp độ 3 đối với cơ sở dạy nghề hoặc chương trình dạy nghề” –B-BLD-033729-TT a) Quy định cụ thể nội dung của Báo cáo kết quả tự kiểm định của cơ sở dạy nghề, đồng thời chú giải cụ thể các văn bản, tài liệu minh chứng cần thiết kèm theo. b) Quy định rõ thời hạn giải quyết tối đa là 50 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trong đó: - Thời gian thành lập Đoàn kiểm định là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. - Thời gian Đoàn kiểm định tiến hành kiểm định, trình Tổng cục dạy nghề Báo cáo kiểm định là 20 ngày làm việc, kể từ ngày thành lập Đoàn kiểm định. - Thời gian Tổng cục Dạy nghề tổ chức đánh giá, thẩm định, nghiệm thu trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng là 15 ngày làm việc, kể từ ngày Đoàn Kiểm định trình Tổng cục Dạy nghề Báo cáo kiểm định. 13. Nội dung đơn giản hóa thủ tục: - “Quyết định thành lập trường cao đẳng nghề công lập” –B-BLD-053152-TT; - “Quyết định thành lập trường trung cấp nghề công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ” –B-BLD-053167-TT; - “Quyết định thành lập trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ” –B-BLD-053174-TT; a) Về thành phần hồ sơ: - Bỏ “Sơ yếu lý lịch người dự kiến làm hiệu trưởng”. - Sử dụng thuật ngữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” thay thế cho thuật ngữ Văn bản xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà (quy định tại khoản 5, Điều 5 của Quyết định số 71/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 về việc ban hành quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề). Hình thức nộp: bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có xuất trình bản chính để đối chiếu. b) Bổ sung quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ, riêng Đề án là 07 hoặc 09 quyển (theo số lượng thành viên Hội đồng thẩm định). c) Quy định thời hạn giải quyết tối đa là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trong đó: - Thời gian cơ quan QLNN có thẩm quyền tiếp nhận và thẩm tra sơ bộ hồ sơ thành lập đến khi trình Hội đồng thẩm định là 10 ngày làm việc. - Thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định 15 ngày làm việc. - Thời gian ra quyết định thành lập là 05 ngày làm việc. d) Bỏ điều kiện về “Chương trình, giáo trình dạy nghề”. đ) Bỏ điều kiện quy định về vốn pháp định thay bằng việc chứng minh về trường sở, kinh phí hoạt động, trang thiết bị hoạt động của trường và thể hiện rõ trong đề án thành lập. 14. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Quyết định cho phép thành lập trường cao đẳng nghề tư thục” –B-BLD-053161-TT a) Về thành phần hồ sơ: - Bỏ “Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm hiệu trưởng”. - Sử dụng thuật ngữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” thay thế cho thuật ngữ Văn bản xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà (quy định tại khoản 5 Điều 5 của Quyết định số 71/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 về việc ban hành quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề). Hình thức nộp: bản sao có chứng thực hoặc bản chụp xuất trình bản chính kèm theo để đối chiếu. b) Sửa đổi quy định nộp “Văn bản xác nhận của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng về khả năng tài chính của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường cao đẳng nghề đảm bảo đầu tư và hoạt động của trường” như sau: Đối với đề nghị thành lập trường cao đẳng nghề tư thục, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường phải có một trong các giấy tờ sau đây: - Xác nhận của Ngân hàng thương mại (nơi tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường mở tài khoản) về số dư tiền gửi của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường; - Danh sách và hình thức góp vốn của các thành viên sáng lập trường; - Biên bản góp vốn của các thành viên; - Giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu về tài sản là vốn góp của cá nhân đề nghị thành lập trường. c) Bổ sung quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ, riêng Đề án là 07 – 09 quyển (theo số lượng thành viên Hội đồng thẩm định). d) Bỏ điều kiện về “Chương trình, giáo trình dạy nghề” (quy định tại khoản 7, Điều 3 của Quyết định số 71/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 về việc ban hành quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề). đ) Bỏ điều kiện quy định về vốn pháp định thay bằng việc chứng minh về trường sở, kinh phí hoạt động, trang thiết bị hoạt động của trường và thể hiện rõ trong đề án thành lập (Bỏ điều kiện quy định về vốn pháp định, thay thế bằng điều kiện phải có khả năng tài chính đảm bảo đầu tư và hoạt động của trường/trung tâm phù hợp với đề án thành lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt). 15. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường cao đẳng nghề” –B-BLD-112605-TT a) Về thành phần hồ sơ: - Quy định có thể lựa chọn hình thức nộp bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc bản chụp (có xuất trình bản chính để đối chiếu). - Bỏ “Giấy tờ chứng minh các điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề”. Thay thế bằng việc chú giải cụ thể về các giấy tờ, tài liệu chứng minh (nếu cần) ngay trong mẫu Báo cáo thực trạng về một số điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề để tạo thuận lợi cho cả đối tượng tuân thủ và cơ quan QLNN khi thực hiện. b) Bỏ Chương trình dạy nghề của các nghề đăng ký hoạt động. c) Bỏ Văn bản của Bộ chuyên ngành xác nhận đủ các điều kiện đảm bảo đào tạo các nghề y, dược, lái xe cơ giới đường bộ, lái tàu sông, tàu biển, tàu hỏa hoặc nghề vệ sĩ. d) Bổ sung quy định về số lượng hồ sơ: 01 bộ. đ) Phân cấp cho chuyên ngành cấp Tỉnh xác nhận đủ điều kiện đảm bảo đào tạo trình độ sơ cấp đối với các nghề thuộc ngành y, dược, nghề lái xe cơ giới đường bộ, lái tàu sông, tàu biển, tàu hỏa, nghề vệ sĩ (thay vì phải có xác nhận của Bộ chuyên ngành đối với tất cả các cấp trình độ nghề đào tạo như quy định hiện tại). 16. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường cao đẳng, đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề” –B-BLD-112773-TT a) Về thành phần hồ sơ: - Quy định có thể lựa chọn hình thức nộp bản sao quyết định thành lập hoặc bản chụp (đồng thời xuất trình bản chính để đối chiếu). - Bỏ “Giấy tờ chứng minh các điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề”. - Bỏ Chương trình dạy nghề của các nghề đăng ký hoạt động. - Bỏ Văn bản của bộ chuyên ngành xác nhận đủ các điều kiện đảm bảo đào tạo các nghề y, dược, lái xe cơ giới đường bộ, lái tàu sông, tàu biển, tàu hỏa hoặc nghề vệ sỹ. b) Bổ sung quy định về số lượng hồ sơ: 01 bộ. c) Phân cấp cho chuyên ngành cấp Tỉnh xác nhận đủ điều kiện đảm bảo đào tạo trình độ sơ cấp đối với các nghề thuộc ngành y, dược, nghề lái xe cơ giới đường bộ, lái tàu sông, tàu biển, tàu hỏa, nghề vệ sĩ (thay vì phải có xác nhận của Bộ chuyên ngành đối với tất cả các cấp trình độ nghề đào tạo như quy định hiện tại). 17. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài” –B-BLD-112816-TT a) Về thành phần hồ sơ: - Quy định có thể lựa chọn hình thức nộp bản sao hoặc bản chụp (đồng thời xuất trình bản chính để đối chiếu) đối với: Giấy phép đầu tư hoặc Quyết định thành lập trường; Điều lệ trường. - Bỏ “Giấy tờ chứng minh các điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề”. - Bỏ Chương trình dạy nghề của các nghề đăng ký hoạt động. - Bỏ Văn bản của bộ chuyên ngành xác nhận đủ các điều kiện đảm bảo đào tạo các nghề y, dược, lái xe cơ giới đường bộ, lái tàu sông, tàu biển, tàu hỏa hoặc nghề vệ sĩ. b) Bổ sung quy định về số lượng hồ sơ: 01 bộ. c) Phân cấp cho chuyên ngành cấp Tỉnh xác nhận đủ điều kiện đảm bảo đào tạo trình độ sơ cấp đối với các nghề thuộc ngành y, dược, nghề lái xe cơ giới đường bộ, lái tàu sông, tàu biển, tàu hỏa, nghề vệ sĩ (thay vì phải có xác nhận của Bộ chuyên ngành đối với tất cả các cấp trình độ nghề đào tạo như quy định hiện tại). 18. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trường cao đẳng nghề” –B-BLD-113059-TT - “Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trường cao đẳng, trường đại học” –B-BLD-113069-TT; - “Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài” –B-BLD-113078-TT; a) Bỏ yêu cầu phải nộp bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đã được cấp. b) Bổ sung quy định về số lượng hồ sơ là 01 bộ. c) Giảm thời hạn giải quyết TTHC xuống còn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. 19. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ bậc 1” –B-BLD-113169-TT; - “Đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ bậc 2” -B-BLD-113171-TT; - “Đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ bậc 3” –B-BLD-113175-TT; - “Đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ bậc 4” –B-BLD-113176-TT; - “Đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ bậc 5” –B-BLD-113179-TT; a) Về thành phần hồ sơ: - Lược bỏ bớt và điều chỉnh nội dung về thành phần hồ sơ quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 8 Chương III của Quy định tổ chức và quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, như sau: “Bản chụp các giấy tờ chứng minh các điều kiện đăng ký dự thi theo từng bậc trình độ được quy định tại Điều 7 của Quyết định số 71/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 về việc ban hành quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề”. - Không cần chỉ rõ các loại chứng chỉ, bằng tốt nghiệp; giấy xác nhận đã học hết chương trình học tập của người học do cơ sở dạy nghề hoặc cơ sở giáo dục đào tạo cấp; sổ lao động hoặc giấy tờ do người sử dụng lao động ghi nhận về quá trình công tác. b) Bổ sung quy định về số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ. c) Bổ sung quy định người tham dự kỳ thi ngoài việc nhận phiếu trực tiếp tại các Trung tâm đánh giá, có thể lấy mẫu và in ra từ website của Tổng cục Dạy nghề. 20. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Quyết định thành lập trường trung cấp nghề công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” –B-BLD-055258-TT; - “Quyết định thành lập trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” –B-BLD-055318-TT a) Về thành phần hồ sơ: - Bỏ “Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm hiệu trưởng/giám đốc”. - Sử dụng thuật ngữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” thay thế cho thuật ngữ Văn bản xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (quy định tại khoản 5, Điều 9 của Quyết định số 71/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 về việc ban hành quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề). Hình thức nộp: bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có xuất trình bản chính để đối chiếu. b) Bổ sung quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ, riêng Đề án là 07-09 quyển (theo số lượng thành viên Hội đồng thẩm định) c) Quy định về thời hạn giải quyết tối đa là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trong đó: - Thời gian Sở LĐTBXH tiếp nhận và thẩm tra sơ bộ hồ sơ thành lập đến khi trình Hội đồng thẩm định cấp tỉnh là 10 ngày làm việc. - Thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định 15 ngày làm việc. - Thời gian ra quyết định thành lập của Ủy ban nhân dân tỉnh là 05 ngày làm việc. d) Bỏ điều kiện về “Chương trình, giáo trình dạy nghề” (quy định tại khoản 7, Điều 7 của Quyết định số 71/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 về việc ban hành quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề). đ) Bỏ điều kiện quy định về vốn pháp định thay bằng việc chứng minh về trường sở, kinh phí hoạt động, trang thiết bị hoạt động của trường và thể hiện rõ trong đề án thành lập. 21. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Quyết định cho phép thành lập trường trung cấp nghề tư thục thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” –B-BLD-055293-TT a) Về thành phần hồ sơ: - Bỏ “Sơ yếu lý lịch người dự kiến làm hiệu trưởng”; - Sử dụng thuật ngữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” thay thế cho thuật ngữ Văn bản xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà (quy định tại khoản 5, Điều 9 của Quyết định số 71/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 về việc ban hành quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề). Hình thức nộp: bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có xuất trình bản chính để đối chiếu. b) Sửa đổi quy định nộp “Văn bản xác nhận của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng về khả năng tài chính của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường trung cấp nghề tư thục đảm bảo đầu tư và hoạt động của trường” như sau: Tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường phải có một trong các giấy tờ sau đây: - Xác nhận của Ngân hàng thương mại (nơi tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường mở tài khoản) về số dư tiền gửi của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường; - Danh sách góp vốn của các thành viên sáng lập trường; - Biên bản góp vốn của các thành viên; - Giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu về tài sản là vốn góp của cá nhân đề nghị thành lập trường. c) Bổ sung quy định số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ, riêng Đề án là 07-09 quyển (theo số lượng thành viên Hội đồng thẩm định) d) Quy định thời hạn giải quyết tối đa là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trong đó: - Thời gian Sở LĐTBXH tiếp nhận và thẩm tra sơ bộ hồ sơ thành lập đến khi trình Hội đồng thẩm định cấp tỉnh là 10 ngày làm việc. - Thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định 15 ngày làm việc. - Thời gian ra quyết định thành lập của Ủy ban nhân dân tỉnh là 05 ngày làm việc. đ) Bỏ điều kiện về “Chương trình, giáo trình dạy nghề” (quy định tại Khoản 7, Điều 7 của Quyết định số 71/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 về việc ban hành quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề). e) Bỏ điều kiện quy định về vốn pháp định, thay bằng việc chứng minh về trường sở, kinh phí hoạt động, trang thiết bị hoạt động của trường và thể hiện rõ trong đề án thành lập (thay thế bằng điều kiện phải có khả năng tài chính đảm bảo đầu tư và hoạt động của trường/trung tâm phù hợp với đề án thành lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt). 22. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Quyết định cho phép thành lập trung tâm dạy nghề tư thục thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” –B-BLD-055346-TT a) Về thành phần hồ sơ: - Bỏ “Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc” (quy định tại Khoản 4 Điều 13 của Quyết định số 71/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 về việc ban hành quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề - sau đây gọi tắt là Quy định). - Sử dụng thuật ngữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” thay thế cho thuật ngữ Văn bản xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà (quy định tại Khoản 6 Điều 13 của Quy định). Hình thức nộp: bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có xuất trình bản chính để đối chiếu. b) Sửa đổi quy định nộp “Văn bản xác nhận của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng về khả năng tài chính của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề tư thục đảm bảo đầu tư và hoạt động của trường” như sau: Tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường phải có một trong các giấy tờ sau đây: - Xác nhận của Ngân hàng thương mại (nơi tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường mở tài khoản) về số dư tiền gửi của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường; - Danh sách góp vốn của các thành viên sáng lập trường; - Biên bản góp vốn của các thành viên; - Giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu về tài sản là vốn góp của cá nhân đề nghị thành lập trường. c) Bổ sung về quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ, riêng Đề án thành lập là 07-09 quyển (theo số lượng thành viên Hội đồng thẩm định) d) Bổ sung quy định về thời gian từ khi Sở LĐTBXH tiếp nhận và thẩm tra sơ bộ hồ sơ thành lập đến khi trình Hội đồng thẩm định cấp tỉnh là 10 ngày làm việc. Rút ngắn thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định từ 20 ngày xuống còn 15 ngày làm việc. đ) Bỏ điều kiện về chương trình, giáo trình dạy nghề. e) Bỏ điều kiện quy định về vốn pháp định, thay bằng việc chứng minh về trường sở, kinh phí hoạt động, trang thiết bị hoạt động của trung tâm và thể hiện rõ trong đề án thành lập (thay thế bằng điều kiện phải có khả năng tài chính đảm bảo đầu tư và hoạt động của trường/trung tâm phù hợp với đề án thành lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt). 23. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề công lập, tư thục” –B-BLD-113182-TT a) Về thành phần hồ sơ: - Bỏ yêu cầu nộp bản sao Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập Trường (riêng đối với các trường trung cấp nghề (TCN) công lập trực thuộc Bộ vẫn cần phải cung cấp bản sao quyết định thành lập trong hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề) - Bỏ “Giấy tờ chứng minh các điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề”. Thay thế bằng việc chú giải cụ thể về các giấy tờ, tài liệu chứng minh (nếu cần) ngay trong mẫu Báo cáo thực trang về một số điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề để tạo thuận lợi cho cả đối tượng tuân thủ và cơ quan QLNN khi thực hiện. b) Bỏ Bản sao điều lệ trường TCN đã được phê duyệt (trừ trường hợp trường TCN trực thuộc Bộ) c) Bỏ Chương trình dạy nghề của các nghề đăng ký hoạt động. d) Bỏ Văn bản của Bộ chuyên ngành xác nhận đủ các điều kiện đảm bảo đào tạo các nghề y, dược, lái xe cơ giới đường bộ, lái tàu sông, tàu biển, tàu hỏa hoặc nghề vệ sỹ. Quy định Cơ quan nhà nước thực hiện TTHC lấy ý kiến của các Bộ chuyên ngành về việc đủ điều kiện đảm bảo đào tạo nghề. đ) Bổ sung quy định về số lượng hồ sơ: 01 bộ e) Phân cấp cho chuyên ngành cấp Tỉnh xác nhận đủ điều kiện đảm bảo đào tạo trình độ sơ cấp đối với các nghề thuộc ngành y, dược, nghề lái xe cơ giới đường bộ, lái tàu sông, tàu biển, tàu hỏa, nghề vệ sĩ (thay vì phải có xác nhận của Bộ chuyên ngành đối với tất cả các cấp trình độ đào tạo như quy định hiện tại) 24. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trung tâm dạy nghề công lập, tư thục” –B-BLD-113183-TT a) Về thành phần hồ sơ: - Bỏ yêu cầu nộp bản sao Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập Trung tâm (trừ trường hợp đối với TT dạy nghề công lập trực thuộc Bộ). - Bỏ “Giấy tờ chứng minh các điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề”. Thay thế bằng việc chú giải cụ thể về các giấy tờ, tài liệu chứng minh (nếu cần) ngay trong mẫu Báo cáo thực trạng về một số điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề để tạo thuận lợi cho cả đối tượng tuân thủ và cơ quan QLNN khi thực hiện. - Bỏ Bản sao quy chế hoạt động của trung tâm DN đã được phê duyệt (trừ trường hợp trung tâm DN công lập trực thuộc Bộ). - Bỏ Chương trình dạy nghề của các nghề đăng ký hoạt động. - Bỏ Văn bản của bộ chuyên ngành xác nhận đủ các điều kiện đảm bảo đào tạo các nghề y, dược, lái xe cơ giới đường bộ, lái tàu sông, tàu biển, tàu hỏa hoặc nghề vệ sĩ. Quy định Cơ quan nhà nước thực hiện TTHC lấy ý kiến của các Bộ chuyên ngành về việc đủ điều kiện đảm bảo đào tạo nghề. b) Bổ sung quy định về số lượng hồ sơ: 01 bộ c) Phân cấp cho chuyên ngành cấp Tỉnh xác nhận đủ điều kiện đảm bảo đào tạo trình độ sơ cấp đối với các nghề thuộc ngành y, dược, nghề lái xe cơ giới đường bộ, lái tàu sông, tàu biển, lái tàu hỏa, nghề vệ sĩ (thay vì phải có xác nhận của Bộ chuyên ngành đối với tất cả các cấp trình độ nghề đào tạo như quy định hiện tại). 25. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề có vốn đầu tư nước ngoài “ –B-BLD-113184-TT a) Về thành phần hồ sơ: - Quy định có thể lựa chọn hình thức nộp bản sao hoặc bản chụp (đồng thời xuất trình bản chính để đối chiếu) đối với Giấy phép đầu tư hoặc Quyết định thành lập trường. - Bỏ “Giấy tờ chứng minh các điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề”. - Bỏ Chương trình dạy nghề của các nghề đăng ký hoạt động. - Bỏ Văn bản của bộ chuyên ngành xác nhận đủ các điều kiện đảm bảo đào tạo các nghề y, dược, lái xe cơ giới đường bộ, lái tàu sông, tàu biển, tàu hỏa hoặc nghề vệ sĩ. Quy định Cơ quan nhà nước thực hiện TTHC lấy ý kiến của các Bộ chuyên ngành về việc đủ điều kiện đảm bảo đào tạo nghề. b) Bổ sung quy định về số lượng hồ sơ: 01 bộ c) Phân cấp cho chuyên ngành cấp Tỉnh xác nhận đủ điều kiện đảm bảo đào tạo trình độ sơ cấp đối với các nghề thuộc ngành y, dược, nghề lái xe cơ giới đường bộ, lái tàu sông, tàu biển, tàu hỏa, nghề vệ sĩ (thay vì phải có xác nhận của Bộ chuyên ngành đối với tất cả các cấp trình độ đào tạo như quy định hiện tại) 26. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài” - B-BLD-113185-TT a) Về thành phần hồ sơ: - Quy định có thể lựa chọn hình thức nộp bản sao có chứng thực hoặc bản chụp (đồng thời xuất trình bản chính để đối chiếu) đối với Giấy phép đầu tư hoặc Quyết định thành lập trường TCN/trung tâm DN. - Bỏ “Giấy tờ chứng minh các điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề”. - Bỏ Chương trình dạy nghề của các nghề đăng ký hoạt động. - Bỏ Văn bản của bộ chuyên ngành xác nhận đủ các điều kiện đảm bảo đào tạo các nghề y, dược, lái xe cơ giới đường bộ, lái tàu sông, tàu biển, tàu hỏa hoặc nghề vệ sĩ. Quy định Cơ quan nhà nước thực hiện TTHC lấy ý kiến của các Bộ chuyên ngành về việc đủ điều kiện đảm bảo đào tạo nghề. b) Bổ sung quy định về số lượng hồ sơ: 01 bộ c) Phân cấp cho chuyên ngành cấp Tỉnh xác nhận đủ điều kiện đảm bảo đào tạo trình độ sơ cấp đối với các nghề thuộc ngành y, dược, nghề lái xe cơ giới đường bộ, lái tàu sông, tàu biển, tàu hỏa, nghề vệ sĩ (thay vì phải có xác nhận của Bộ chuyên ngành đối với tất cả các cấp trình độ nghề đào tạo như quy định hiện tại) 27. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác và doanh nghiệp” –B-BLD-113186-TT. a) Về thành phần hồ sơ: - Quy định có thể lựa chọn hình thức nộp bản sao quyết định thành lập (có chứng thực) hoặc bản chụp (xuất trình bản chính để đối chiếu) - Bỏ “Giấy tờ chứng minh các điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề”. - Bỏ Chương trình dạy nghề của các nghề đăng ký hoạt động. - Bỏ Văn bản của bộ chuyên ngành xác nhận đủ các điều kiện đảm bảo đào tạo các nghề y, dược, lái xe cơ giới đường bộ, lái tàu sông, tàu biển, tàu hỏa hoặc nghề vệ sĩ. b) Bổ sung quy định về số lượng hồ sơ: 01 bộ c) Phân cấp cho chuyên ngành cấp Tỉnh xác nhận đủ điều kiện đảm bảo đào tạo trình độ sơ cấp đối với các nghề thuộc ngành y, dược, nghề lái xe cơ giới đường bộ, lái tàu sông, tàu biển, tàu hỏa, nghề vệ sĩ (thay vì phải có xác nhận của Bộ chuyên ngành đối với tất cả các cấp trình độ nghề đào tạo như quy định hiện tại). 28. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề công lập, tư thục” –B-BLD-113187-TT; - “Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trung tâm dạy nghề công lập, tư thục” –B-BLD-113188-TT; - “Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác và doanh nghiệp” –B-BLD-113189-TT; - “Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề có vốn đầu tư nước ngoài” –B-BLD-113190-TT; - “Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài” –B-BLD-113191-TT; a) Bỏ yêu cầu phải nộp bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đã được cấp. b) Bổ sung quy định về số lượng hồ sơ: 01 bộ c) Quy định giảm thời hạn giải quyết TTHC xuống còn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. 29. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Xếp hạng trường trung cấp nghề công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” –B-BLD-113192-TT; - “Xếp hạng trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” –B-BLD-113193-TT Bãi bỏ thủ tục này, chuyển sang thực hiện xã hội hóa việc xếp hạng đối với các cơ sở dạy nghề thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm mục đích thúc đẩy cạnh tranh giữa các cơ sở dạy nghề trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, phù hợp với điều kiện hội nhập, bảo đảm đào tạo nhiều lao động có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì việc nghiên cứu, xây dựng các quy định về xếp hạng các cơ sở dạy nghề thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt cơ sở dạy công lập hay cơ sở dạy nghề tư thục, trong đó quy định rõ mục đích xếp hạng, tiêu chuẩn, tiêu chí xếp hạng cơ sở dạy nghề theo hướng đảm bảo công khai, minh bạch, rõ ràng; quy định về địa vị pháp lý, mô hình tổ chức của tổ chức thực hiện hoạt động xếp hạng cơ sở dạy nghề và có cơ chế tăng cường sự giám sát của cộng đồng đối với hoạt động xếp hạng cơ sở dạy nghề. VI. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG 1. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Thẩm định hồ sơ đăng ký đơn giá tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước xếp hạng đặc biệt theo Quyết định 91/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ” –B-BLD-039860-TT Bãi bỏ thủ tục hành chính này. 2. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Thẩm định hồ sơ đăng ký đơn giá tiền lương đối với các công ty nhà nước xếp hạng đặc biệt (trừ công ty hạng đặc biệt thành lập theo Quyết định số 91/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ) và công ty thực hiện hoạt động công ích có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân” –B-BLD-002627-TT Bãi bỏ thủ tục hành chính này. 3. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Tiếp nhận và duyệt đơn giá tiền lương doanh nghiệp nhà nước” –B-BLD-003484-TT Bãi bỏ thủ tục này. 4. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Đăng ký nội quy lao động của các doanh nghiệp” (Thủ tục thống kê bổ sung, chưa đưa vào dữ liệu) Bãi bỏ thủ tục này. 5. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Tiếp nhận hồ sơ đăng ký xếp hạng đối với các công ty nhà nước hạng I trở lên” –B-BLD-002628-TT Bỏ thủ tục này, chuyển sang thực hiện xã hội hóa việc xếp hạng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với mục đích kích thích phát triển phù hợp với điều kiện hội nhập, tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp thường xuyên đổi mới công nghệ, nâng cao tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và đặc biệt tạo cơ hội, điều kiện để các doanh nghiệp quảng bá và khẳng định thương hiệu đối với khách hàng trong nước và quốc tế. Để thực hiện được điều đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải chủ trì việc nghiên cứu, xây dựng các quy định về xếp hạng các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp ngoài nhà nước, trong đó quy định rõ mục đích xếp hạng, tiêu chuẩn, tiêu chí xếp hạng doanh nghiệp theo hướng đảm bảo công khai, minh bạch, rõ ràng; quy định về địa vị pháp lý, mô hình tổ chức của tổ chức thực hiện hoạt động xếp hạng doanh nghiệp và có cơ chế tăng cường giám sát của cộng đồng đối với hoạt động xếp hạng doanh nghiệp. VII. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG 1. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Cấp giấy báo tử” (B-BLD-052768-TT); - “Cấp giấy báo tử” (BLD-052775-TT); - “Cấp giấy báo tử” (B-BLD-052776-TT); - “Cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất” (B-BLD-004279-TT); - “Cấp giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ” (B-BLD-052926-TT) Gộp các thủ tục nêu trên thành 01 thủ tục và đặt tên thủ tục là “Cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất”. a) Về hồ sơ, thẩm quyền, quy trình thực hiện: Tách riêng các trường hợp hy sinh để quy định phù hợp về điều kiện được xét công nhận, quy định trình tự, cách thức và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong từng giai đoạn thực hiện. Cụ thể: (a) Đối với trường hợp hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước giao, các cơ quan, đơn vị quản lý người đã hy sinh chịu trách nhiệm chủ động lập hồ sơ, giải quyết chế độ cho thân nhân liệt sĩ. Trình tự gồm: Bước 1: Xác nhận trường hợp hy sinh của quân nhân Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có người hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc cấp giấy xác nhận trường hợp hy sinh của quân nhân theo quy định tại tiết b điểm 1.1 khoản 1 mục II phần I của Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Cụ thể: - Trường hợp hy sinh trong khi đang làm nghĩa vụ quốc tế, thì phải có giấy xác nhận đã hy sinh trong khi được giao đi làm nhiệm vụ quốc tế do Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý quân nhân cấp; - Trường hợp hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ, phải có giấy xác nhận đã hy sinh khi được giao đi làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ do Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý quân nhân cấp; - Trường hợp hy sinh do dũng cảm làm công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhà nước, của nhân dân, phải có Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan quản lý người hy sinh hoăc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập; - Trường hợp hy sinh do dũng cảm đấu tranh chống tội phạm trong khi thi hành nhiệm vụ bảo vệ trật tự, trị an – xã hội, phải có Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan quản lý người hy sinh hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập kèm theo bản án hoặc kết luận điều tra của cơ quan điều tra (nếu án không xử); - Trường hợp hy sinh trong khi làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, phải có Giấy xác nhận hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp người hy sinh cấp. Trong thời hạn chậm nhất là 07 ngày kể từ ngày người đó hy sinh, cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ phải chuyển giấy xác nhận đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quy định tại tiết a điểm 1.1 khoản 1 mục II phần I của Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH . Bước 2. Cấp giấy báo tử và đề nghị cấp “Bằng tổ quốc ghi công”: - Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tiếp nhận Giấy xác nhận trường hợp hy sinh, kiểm tra, xác minh và cấp giấy báo tử trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận trường hợp hy sinh do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người đã hy sinh chuyển đến. Giấy báo tử được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã – nơi trú quán của người đã hy sinh (kèm theo văn bản đề nghị xác nhận thân nhân của liệt sĩ) và gửi cho thân nhân của liệt sĩ. - Cơ quan, đơn vị đã cấp giấy báo tử lập Tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ cấp “Bằng Tổ quốc ghi công” cho liệt sĩ (giải quyết dứt điểm từng trường hợp, trừ trường hợp cùng lúc giải quyết cho nhiều trường hợp hy sinh thì lập Danh sách kèm theo Tờ trình), gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết. Tách riêng thủ tục tặng “Bằng Tổ quốc ghi công” và tổ chức lễ trao Bằng Tổ quốc ghi công để thực hiện riêng. Bước 3. Xác nhận thân nhân của liệt sĩ Ủy ban nhân dân cấp xã – nơi trú quán trước khi hy sinh của liệt sĩ làm Giấy chứng nhận thân nhân của liệt sĩ, gửi đến cơ quan, đơn vị đã cấp giấy báo tử trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Giấy báo tử và văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị đã cấp giấy báo tử. Bước 4. Cấp Quyết định chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền mất Cơ quan, đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ suy tôn liệt sĩ, đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thân nhân liệt sĩ cư trú ra Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền mất cho thân nhân liệt sĩ. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, giải quyết trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan, đơn vị gửi đến và gửi Quyết định chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện hoặc Phòng Nội vụ - Lao động xã hội huyện để phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân của liệt sĩ cư trú thực hiện chế độ ưu đãi đối với gia đình liệt sĩ. (b) Đối với thương, bệnh binh nặng chết do vết thương tái phát; Bước 1. Nộp hồ sơ: Gia đình chuẩn bị hồ sơ, gửi đến cơ quan, đơn vị đang thực hiện các chế độ ưu đãi trợ cấp thương tật cho thương binh. Hồ sơ gồm: - Đơn đề nghị (xây dựng mẫu đơn); - Giấy chứng nhận chết do vết thương tái phát của cơ sở y tế (đối với thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên); hoặc Bệnh án điều trị và biên bản kiểm thảo tử vong do vết thương tái phát của Giám đốc bệnh viện cấp tỉnh trở lên (đối với thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 80%); - Giấy chứng nhận thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật. Bước 2. Cơ quan, đơn vị nơi đang thực hiện chế độ ưu đã trợ cấp thương tật cho thương binh kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn. Bước 3. Cơ quan, đơn vị nơi đang thực hiện chế độ ưu đãi trợ cấp thương tật cho thương binh chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xác nhận thân nhân liệt sĩ, làm văn bản đề nghị công nhận liệt sĩ, trợ cấp tiền tuất theo quy định cho thân nhân liệt sĩ kèm theo hồ sơ gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để giải quyết theo quy định, chậm nhất trong thời hạn là 15 ngày làm việc. Bước 4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, làm Quyết định chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất trong thời gian chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ theo quy định. Gửi Quyết định chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Nội vụ - Lao động xã hội huyện (để thực hiện), đồng thời gửi đến cơ quan, đơn vị nơi tiếp nhận hồ sơ ban đầu (để trả Quyết định cho thân nhân gia đình liệt sĩ và yêu cầu cơ quan, đơn vị thông báo cho gia đình đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để nhận chế độ trợ cấp theo quy định). Sau khi ra Quyết định chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất cho thân nhân liệt sĩ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội lập Tờ trình đề nghị Thủ tướng tặng “Bằng Tổ quốc ghi công” cho liệt sĩ, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bước 5. Trả kết quả: - Cơ quan, đơn vị nơi tiếp nhận hồ sơ ban đầu trả kết quả cho thân nhân gia đình liệt sĩ theo ngày hẹn đã ghi ở phiếu tiếp nhận hồ sơ và thông báo cho gia đình đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để nhận chế độ ưu đãi theo quy định; - Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân của liệt sĩ cư trú thực hiện chế độ ưu đãi cho thân nhân liệt sĩ theo quy định. (c) Đối với các trường hợp đã hy sinh trong kháng chiến nhưng chưa được công nhận liệt sĩ nay được thân nhân đề nghị xét công nhận Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ Gia đình có người đã hy sinh chuẩn bị hồ sơ, gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, gồm: - Đơn đề nghị (xây dựng mẫu đơn); - Giấy xác nhận thân nhân của người được đề nghị (do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gia đình cư trú xác nhận – theo mẫu); Kèm theo một trong các giấy tờ sau đây: Giấy xác nhận trường hợp hy sinh; Lý lịch quân nhân; Lý lịch cán bộ. Bước 2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, ghi giấy hẹn. Bước 3. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh, lập biên bản và hoàn chỉnh hồ sơ. Nếu có đầy đủ cơ sở, điều kiện để suy tôn liệt sĩ và giải quyết chế độ ưu đãi cho thân nhân liệt sĩ, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra Quyết định công nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất cho thân nhân, gửi kết quả về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện để phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gia đình liệt sĩ cư trú để thực hiện chế độ ưu đãi theo quy định; đồng thời gửi Quyết định và thông báo cho gia đình liệt sĩ (theo thời gian ghi trong phiếu hẹn). Sau đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội lập Tờ trình Thủ tướng về việc đề nghị tặng “Bằng Tổ quốc ghi công” cho liệt sĩ. Lễ trao Bằng Tổ quốc ghi công được tổ chức riêng, trang trọng tại Trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân của liệt sĩ cư trú. b) Về thời hạn để giải quyết: Quy định rõ: giải quyết trong thời hạn 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận trường hợp hy sinh hoặc hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ do gia đình người hy sinh gửi đến. c) Về mẫu đơn: Xây dựng mẫu đơn đề nghị công nhận liệt sĩ, bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây: “- Họ và tên người đề nghị, ngày tháng năm sinh; - Nguyên quán; - Nơi thường trú hiện nay; - Đề nghị: … xét công nhận liệt sĩ cho: … là thương binh … theo Giấy chứng nhận thương binh số: …, Đã chết do vết thương tái phát trong khi điều trị tại: … và đề nghị trợ cấp tiền tuất theo quy định hiện hành của Nhà nước cho thân nhân là những người có tên sau đây: 1. … 2. …” 2. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Cấp giấy chứng nhận bệnh tật” (Bộ Quốc phòng và Bộ công an) (B-BLD-052811-TT); - “Cấp giấy chứng nhận bệnh tật” (B-BLD-052813-TT); Đặt lại tên thủ tục là: “Cấp giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp bệnh tật”. a) Về thành phần hồ sơ: Bỏ giấy xác nhận trường hợp mắc bệnh, chỉ yêu cầu cá nhân cung cấp những giấy tờ thuộc nghĩa vụ của cá nhân. Cụ thể: - Đơn đề nghị công nhận bệnh binh và giải quyết chế độ trợ cấp thương tật (bổ sung mẫu theo hướng lấy các thông tin cơ bản ở Giấy chứng nhận bệnh tật phù hợp với mẫu đơn đề nghị); - Giấy ra viện (do bệnh viện nơi điều trị cấp); - 04 ảnh cỡ 3x4; - Giấy tờ của các trường hợp sau: + Bản sao Quyết định ra quân, kèm theo bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp trực tiếp) hoặc bản sao Quyết định ra quân có chứng thực (trường hợp nộp gián tiếp) hoặc Giấy xác nhận của cơ quan quân sự cấp huyện hoặc công an cấp huyện nơi cư trú về quá trình phục vụ trong quân đội, công an đối với trường hợp đã xuất ngũ nhưng chưa đủ ba năm mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần; + Biên bản xảy ra sự việc có xác nhận của cơ quan quân sự địa phương, cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân xã nơi xảy ra sự việc đối với trường hợp bị mắc bệnh do dũng cảm thực hiện công việc cấp bách nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; + Trích sao lý lịch quân nhân, công an nhân dân có ghi đầy đủ quá trình công tác do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trước khi về nghỉ cấp đối với trường hợp đã có đủ mười lăm năm công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân nhưng không đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí. b) Về số lượng hồ sơ: Quy định rõ số lượng hồ sơ là 03 bộ c) Về trình tự thực hiện Bỏ thủ tục cấp Giấy chứng nhận bệnh tật, gộp thủ tục này vào thủ tục Lập biên bản giám định và thủ tục Cấp Giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp bệnh tật. Cụ thể: Bước 1. Nộp hồ sơ: Đối tượng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy đinh nộp cho cơ quan, đơn vị nơi người đó công tác (nếu chưa ra quân), nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (nếu đã ra quân) và lấy giấy hẹn (với 02 nội dung: hẹn đến nhận giấy giới thiệu giám định và hẹn ngày nhận kết quả). Bước 2. Giới thiệu giám định, đồng thời xác nhận thời gian phục vụ quân đội, công an nhân dân: - Giới thiệu giám định: Cơ quan, đơn vị nơi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện tiêu chuẩn thì giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa (theo phân cấp quản lý) để giám định xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật. - Kiểm tra, đối chiếu, xác nhận người đề nghị bị mắc bệnh quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 17 của Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng: Cơ quan, đơn vị kiểm tra hồ sơ, đối chiếu thời gian điều trị bệnh tật của người đề nghị có phù hợp với thời gian người đó đang phục vụ quân đội, công an (các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 17 của Nghị định số 54/2006/NĐ-CP và tiết b điểm 1.1 mục VI phần I của Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng), phù hợp với trường hợp dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh quy định tại khoản 6 Điều 17 của Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ. Đối với trường hợp đã xuất ngũ nhưng chưa đủ ba năm mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần mà không còn Quyết định ra quân, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ và yêu cầu cơ quan quân sự cấp huyện hoặc công an cấp huyện nơi cư trú xác nhận về quá trình phục vụ trong quân đội, công an của người đề nghị. Bước 3. Giám định: Hội đồng giám định y khoa tổ chức giám định và lập Biên bản giám định y khoa thành 02 bản (01 bản gửi cho người được giám định, 01 bản gửi cho cơ quan, đơn vị đã giới thiệu người đề nghị đến giám định). Bước 4. Quyết định cấp Giấy chứng nhận bệnh binh: Trên cơ sở Kết luận giám định của Hội đồng y khoa, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ trình cấp có thẩm quyền ra Quyết định cấp Giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp bệnh tật cho bệnh binh. Bước 5. Trả kết quả: Người đề nghị nhận Giấy chứng nhận bệnh binh, Phiếu trợ cấp bệnh tật theo phiếu hẹn. d) Về thời hạn để giải quyết: Quy định rõ giải quyết trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị công nhận bệnh binh theo quy định. Trường hợp phúc tạp phải có thêm thời gian để lấy xác nhận trường hợp bị thương, có thể kéo dài thêm 30 ngày làm việc, tổng cộng tối đa không quá 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định. d) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai: Xây dựng Tờ khai đề nghị công nhận bệnh binh và giải quyết chế độ bệnh tật, bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây: - Họ và tên người đề nghị, ngày tháng năm sinh; - Nguyên quán; - Trú quán; - Nhập ngũ hoặc tham gia công tác ngày tháng năm; - Có thời gian phục vụ trong quân đội/công an nhân dân là… năm … tháng, trong đó có … năm … tháng phục vụ tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Cấp bậc, chức vụ hiện nay: - Cơ quan, đơn vị đang công tác; - Tình trạng bệnh tật: Đã điều trị tại … từ ngày … tháng … năm Ra viện làm cuối ngày … tháng … năm… - Cam đoan của người đề nghị. 3. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Xác nhận biên bản xảy ra sự việc đối với trường hợp dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh dẫn đến bệnh tật” (B-BLD-052927-TT); - “Xác nhận trường hợp dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh dẫn đến bệnh tật nay đã xuất ngũ nhưng chưa đủ ba năm mà bị bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần” (B-BLD-052928-TT) Bãi bỏ các thủ tục này. 4. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Cấp giấy chứng nhận bị thương” (B-BLD-052802-TT); - “Cấp giấy chứng nhận bị thương” (B-BLD-052806-TT); - “Cấp giấy chứng nhận bị thương” (B-BLD-052808-TT); - “Cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật” (B-BLD-004320-TT). Gộp các thủ tục nêu trên thành 01 thủ tục và đặt tên thủ tục là: “Cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật”. a) Về thành phần hồ sơ: Bỏ giấy xác nhận trường hợp bị thương, chỉ yêu cầu cá nhân cung cấp những giấy tờ thuộc nghĩa vụ của cá nhân. Cụ thể: - Đơn đề nghị công nhận thương binh và giải quyết chế độ trợ cấp thương tật (bổ sung mẫu theo hướng lấy các thông tin cơ bản ở Giấy chứng nhận bị thương phù hợp với mẫu đơn đề nghị); - Giấy ra viện (do bệnh viện nơi điều trị cấp); b) Về số lượng hồ sơ: Quy định rõ số lượng hồ sơ là 03 bộ c) Về trình tự thực hiện: Bỏ thủ tục cấp Giấy chứng nhận bị thương, gộp thủ tục này vào thủ tục Lập biên bản giám định và thủ tục Cấp Giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật. Cụ thể: Bước 1. Nộp hồ sơ: Người bị thương làm đơn (một số thông tin cơ bản lấy từ mẫu Giấy chứng nhận bị thương), 04 ảnh cỡ 3x4, kèm theo Giấy ra viện sau khi điều trị vết thương nộp cho cơ quan, đơn vị nơi người đó công tác (nếu chưa ra quân), nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (nếu đã ra quân) và lấy giấy hẹn (với 02 nội dung: hẹn đến nhận giấy giới thiệu giám định và hẹn ngày nhận kết quả). Bước 2. Giới thiệu giám định, đồng thời xác nhận trường hợp bị thương - Giới thiệu giám định: Cơ quan, đơn vị nơi người bị thương công tác có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện tiêu chuẩn thì giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa (theo phân cấp quản lý) để giám định xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật. - Xác nhận trường hợp bị thương: Cơ quan, đơn vị kiểm tra hồ sơ, xác nhận hoặc đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan xác nhận trường hợp bị thương của người bị thương theo quy định tại tiết b điểm 1.1 khoản 1 mục V phần I của Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006. Hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Cụ thể: + Trường hợp bị thương trong khi đang làm nghĩa vụ quốc tế do tổ chức phân công, thì phải có giấy xác nhận được giao đi làm nhiệm vụ quốc tế do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương cấp; + Trường hợp bị thương trong khi đang làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ, phải có giấy xác nhận được giao đi làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương cấp; + Trường hợp bị thương do dũng cảm làm công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhà nước, của nhân dân, phải có Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan quản lý người bị thương hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập; + Trường hợp bị thương do dũng cảm đấu tranh chống tội phạm, phải có Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan quản lý người bị thương hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra việc lập kèm theo bản án hoặc kết luận điều tra của cơ quan điều tra (nếu án không xử); + Trường hợp bị thương trong khi làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khi làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ ở vùng rừng núi, hải đảo, phải có Giấy xác nhận hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp người bị thương cấp; Bước 3. Giám định: Hội đồng giám định y khoa tổ chức giám định và lập Biên bản giám định y khoa thành 02 bản (01 bản gửi cho người được giám định, 01 bản gửi cho cơ quan, đơn vị đã giới thiệu người bị thương đến giám định). Bước 4. Quyết định cấp Giấy chứng nhận thương binh: Trên cơ sở Kết luận giám định của Hội đồng y khoa, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ trình cấp có thẩm quyền ra Quyết định cấp Giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật cho thương binh. Bước 5. Trả kết quả: Người bị thương nhận Giấy chứng nhận thương binh, Phiếu trợ cấp thương tật, Thẻ thương binh. d) Về thời hạn để giải quyết thủ tục hành chính: Quy định rõ giải quyết trong thời hạn 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận thương binh và giải quyết chế độ trợ cấp thương tật theo quy định do người bị thương nộp. Trường hợp phức tạp phải có thêm thời gian để lấy xác nhận trường hợp bị thương, có thể kéo dài thêm 30 ngày làm việc, tổng cộng tối đa không quá 90 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận thương binh và giải quyết chế độ trợ cấp thương tật do người bị thương nộp. đ) Về mẫu đơn Xây dựng mẫu đơn đề nghị công nhận thương binh và giải quyết chế độ thương tật, bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây: - Họ và tên người đề nghị, ngày tháng năm sinh; - Nguyên quán; - Trú quán; - Nhập ngũ hoặc tham gia công tác ngày … tháng … năm… - Chức vụ khi bị thương; - Trường hợp bị thương; - Nơi bị thương. - Sau khi bị thương được điều trị tại; - Ra viện ngày … tháng … năm… - Đề nghị: .. xét công nhận thương binh và trợ cấp thương tật theo quy định hiện hành của Nhà nước. 5. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Cấp giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật” –B-BLD-004279-TT a) Về thành phần hồ sơ: Bỏ giấy xác nhận trường hợp bị thương, chỉ yêu cầu cá nhân cung cấp những giấy tờ thuộc nghĩa vụ của cá nhân. Cụ thể: - Đơn/Tờ khai đề nghị công nhận người hưởng chính sách như thương binh và giải quyết chế độ cấp thương tật (bổ sung mẫu theo hướng lấy các thông tin cơ bản ở Giấy chứng nhận bị thương phù hợp với mẫu đơn đề nghị); - Giấy ra viện (do bệnh viện nơi điều trị cấp); b) Về số lượng hồ sơ: Quy định rõ số lượng hồ sơ là 03 bộ c) Về trình tự thực hiện Bỏ thủ tục cấp Giấy chứng nhận bị thương, gộp thủ tục này vào thủ tục Lập biên bản giám định và thủ tục Cấp Giấy chứng nhận thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật. Cụ thể: Bước 1. Nộp hồ sơ: Người bị thương làm đơn/Tờ khai (một số thông tin cơ bản lấy từ mẫu Giấy chứng nhận bị thương), 04 ảnh cỡ 2x3, kèm theo Giấy ra viện sau khi điều trị vết thương nộp cho cơ quan, đơn vị nơi người đó công tác (nếu đang công tác hoặc đang phục vụ trong quân đội), nộp cho cơ quan, đơn vị nơi công tác cuối cùng trước khi nghỉ việc/nghỉ hưu hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (đối với trường hợp đã nghỉ việc/nghỉ hưu hoặc đã chuyển ra ngoài quân đội) và lấy giấy hẹn (với 02 nội dung: hẹn đến nhận giấy giới thiệu giám định và hẹn ngày nhận kết quả). Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Ủy ban nhân dân cấp xã, thỉ Ủy ban nhân dân cấp xã phải làm văn bản đề nghị để gửi hồ sơ sang Bộ chỉ huy quân sự huyện, Bộ chỉ huy quân sự huyện kiểm tra hồ sơ và gửi lên Bộ chỉ huy quân sự tỉnh hoặc cơ quan, đơn vị nơi người bị thương công tác cuối cùng trước khi nghỉ việc hoặc nghỉ chế độ. Bước 2. Giới thiệu giám định, đồng thời xác nhận trường hợp bị thương: - Giới thiệu giám định: Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện tiêu chuẩn thì giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa (theo phân cấp quản lý) để giám định xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật. - Xác nhận trường hợp bị thương: Cơ quan, đơn vị kiểm tra hồ sơ, xác nhận hoặc đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan xác nhận trường hợp bị thương của người bị thương theo quy định tại tiết b điểm 1.1 khoản 1 mục V phần I của Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Cụ thể: + Trường hợp bị thương trong khi đang làm nghĩa vụ quốc tế do tổ chức phân công, thì phải có giấy xác nhận được giao đi làm nhiệm vụ quốc tế do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương cấp; + Trường hợp bị thương trong khi đang làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ, phải có giấy xác nhận được giao đi làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương cấp; + Trường hợp bị thương do dũng cảm làm công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhà nước, của nhân dân, phải có Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan quản lý người bị thương hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập; + Trường hợp bị thương do dũng cảm đấu tranh chống tội phạm, phải có Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan quản lý người bị thương hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập kèm theo bản án hoặc kết luận điều tra của cơ quan điều tra (nếu án không xử); + Trường hợp bị thương trong khi làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khi làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ ở vùng rừng núi, hải đảo, phải có Giấy xác nhận hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp người bị thương cấp; Bước 3. Giám định: Hội đồng giám định y khoa tổ chức giám định và lập Biên bản giám định y khoa thành 02 bản (01 bản gửi cho người được giám định, 01 bản gửi cho cơ quan, đơn vị đã giới thiệu người bị thương đến giám định). Bước 4. Quyết định cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh: Trên cơ sở Kết luận giám định của Hội đồng y khoa, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ trình cấp có thẩm quyền ra Quyết định cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật. Bước 5. Trả kết quả: Người bị thương nhận Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh, Phiếu trợ cấp thương tật. d) Về thời hạn để giải quyết thủ tục hành chính Nội dung đề xuất: Quy định rõ: giải quyết trong thời hạn 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận người hưởng chính sách như thương binh do người bị thương nộp. Trường hợp phức tạp phải có thêm thời gian để kiểm tra, xác nhận hồ sơ, có thể kéo dài thêm 30 ngày làm việc, tổng cộng tối đa không quá 90 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải quyết do người bị thương nộp. đ) Về mẫu đơn Xây dựng mẫu đơn đề nghị công nhận người hưởng chính sách như thương binh và giải quyết chế độ thương tật, bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây: - Họ và tên người đề nghị, ngày tháng năm sinh; - Nguyên quán; - Trú quán; - Tham gia công tác ngày tháng năm; - Hiện nay đang làm gì, ở đâu? - Chức vụ khi bị thương; - Trường hợp bị thương; - Nơi bị thương; - Sau khi bị thương được điều trị tại: - Ra viện ngày tháng năm - Lý do chưa được giải quyết chế độ: - Đề nghị: … xét công nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật theo quy định hiện hành của Nhà nước. 6. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Cấp giấy chứng nhận cho thương binh, bệnh binh do thương tật, bệnh tật ở cột sống bị liệt hai chi dưới” –B-BLD-052852-TT Bỏ thủ tục hành chính này. 7. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Quyết định trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm độc hóa học” –B-BLD-052893-TT; - “Cấp phiếu trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm độc hóa học” –B-BLD-052894-TT; - “Cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm độc hóa học” –B-BLD-052903-TT; - “Xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc có con trước khi tham gia kháng chiến sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi)” –B-BLD-052930-TT; - “Lập biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xét đề nghị hưởng chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và ghi nhận tình trạng con đẻ của họ bị dị dạng dị tật” –B-BLD-052932-TT. Gộp các thủ tục nêu trên thành 01 thủ tục và đặt tên thủ tục là “Quyết định trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học”. a) Về thành phần hồ sơ: Quy định rõ thành phần hồ sơ bao gồm: - Bản khai cá nhân (theo mẫu); Văn bản ủy quyền của người hoạt động kháng chiến (đối với trường hợp thân nhân của người hoạt động kháng chiến làm thay). - Một trong bản chụp các giấy tờ: lý lịch cán bộ hoặc lý lịch quân nhân; quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy xác nhận hoạt động ở chiến trường; giấy chuyển thương, chuyển viện; giấy điều trị; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng hoặc các giấy chứng nhận khác (kèm theo bản chính để đối chiếu khi đến nộp trực tiếp); bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ nêu trên (đối với trường hợp nộp qua bưu điện); bản scan từ bản gốc một trong các giấy tờ nêu trên (đối với trường hợp gửi qua Internet). Đối với thương binh, bệnh binh, người mất sức lao động đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, ngoài bản khai cá nhân (theo mẫu) chỉ cần gửi kèm theo bản chụp từ bản chính quyết định trợ cấp thương binh, bệnh binh, mất sức lao động (kèm theo bản chính để đối chiếu khi đến nộp trực tiếp); bản sao có chứng thực quyết định trợ cấp thương binh, bệnh binh, mất sức lao động (đối với trường hợp nộp qua bưu điện); bản scan từ bản gốc quyết định trợ cấp thương binh, bệnh binh, mất sức lao động (đối với trường hợp gửi qua Internet). a) Về số lượng hồ sơ: quy định rõ số lượng hồ sơ là 02 bộ. c) Về trình tự thực hiện: Quy định rõ quy trình giải quyết một cửa tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cụ thể: Bước 1. Nộp hồ sơ: người đề nghị chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp tại bộ phận một cửa của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh nơi thường trú. Cán bộ tại bộ phận một cửa có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ của các thành phần giấy tờ có trong hồ sơ, tiếp nhận, vào sổ và viết phiếu biên nhận hồ sơ, đồng thời ghi ngày hẹn giải quyết cho người đề nghị (xây dựng mẫu phiếu biên nhận). Bước 2. Giải quyết của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: - Có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về nguyên quán, trú quán, tình trạng của bản thân người đề nghị, trong đó có yêu cầu xác nhận về trường hợp hoạt động kháng chiến không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi); và tình trạng dị dạng, dị tật cũng như khả năng tự lực trong sinh hoạt của con đẻ của người đề nghị (xây dựng mẫu văn bản đề nghị). - Sau khi có kết quả giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở LĐTBXH giới thiệu người đề nghị đến Bệnh viện tuyến tỉnh để giám định về tình trạng sức khỏe và khả năng lao động; Bước giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã: xác nhận bằng văn bản theo nội dung yêu cầu của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (xây dựng mẫu văn bản xác nhận). Văn bản xác nhận có chữ ký và đóng dấu của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp phải xác nhận cho nhiều người, Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách người được xác nhận, với đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. - Bước 3: Ra Quyết định trợ cấp ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: Sau khi có văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và biên bản giám định của Hội đồng y khoa cấp tỉnh về tình trạng vô sinh, tình trạng sức khỏe do nhiễm chất độc hóa học và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, Sở Lao động – TB và XH tỉnh ra Quyết định trợ cấp ưu đãi hằng tháng và Phiếu trợ cấp hàng tháng cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Bước 4. Trả kết quả: Bộ phận một cửa của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội vào sổ và trả Quyết định và Phiếu trợ cấp ưu đãi hằng tháng cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học theo thời gian ghi trong Phiếu hẹn. d) Về thời hạn giải quyết - Thời hạn giải quyết tối đa 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định do người hoạt động kháng chiến hoặc thân nhân của người hoạt động kháng chiến nộp; trong đó: thời hạn xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tối đa 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; thời hạn giám định của Hội đồng giám định y khoa, tối đa 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh. đ) Về yêu cầu, điều kiện: Bỏ đoạn “trường hợp không có vợ hoặc chồng hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến mà bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do hậu quả của chất độc hóa học”. Quy định về tỷ lệ suy giảm khả năng lao động chỉ nên sử dụng làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp (phù hợp và đảm bảo thống nhất với quy định tại khoản 1 Điều 23 của Nghị định này). Cụ thể: Sửa khoản 1 Điều 22 của Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công theo thướng: quy định cụ thể diện những người hoạt động kháng chiến (bỏ cụm từ “bị nhiễm chất độc hóa học”); Sửa khoản 2, Điều 22 của Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 theo hướng: người hoạt động kháng chiến quy định tại khoản 1 của Điều này đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên hoặc sinh con dị dạng, dị tật hoặc bị vô sinh do hậu quả của chất độc hóa học. e) Về mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu văn bản - Sửa mẫu tờ khai (số 02-HH ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung Mục VII Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng); - Sửa mẫu biên bản của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thành văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã theo yêu cầu của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (Mẫu số 03-HH, ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 4 năm 2009). - Sửa mẫu biên bản giám định của Hội đồng giám định y khoa (Mẫu số 06-HH, ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 4 năm 2009); - Bỏ mẫu giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (Mẫu số 01-HH, ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 4 năm 2009). 8. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Cấp bằng Tổ quốc ghi công” –B-BLD-052779-TT a) Về thành phần hồ sơ Thành phần hồ sơ: Hồ sơ giải quyết được sử dụng theo hồ sơ giải quyết thủ tục “Cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất” theo kiến nghị tại tiết 1 Mục VII của Phương án đơn giản hóa tùy theo từng trường hợp, trong đó cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục gửi Danh sách đề nghị về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng “Bằng Tổ quốc ghi công” cho Liệt sĩ. Bỏ Tờ trình của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chỉ cần Tờ trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ký, trình Thủ tướng Chính phủ. b) Về số lượng hồ sơ: Bổ sung quy định về số lượng hồ sơ là 01 bộ. c) Về trình tự thực hiện: Việc giải quyết cấp Bằng Tổ quốc ghi công là nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, trong đó có việc tổ chức lễ trao Bằng Tổ quốc ghi công. Do đó, tách riêng khỏi thủ tục “Cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất” để giải quyết theo trình tự sau đây: - Bước 1. Cơ quan, đơn vị có người hy sinh và đã cấp giấy báo tử (đối với trường hợp hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước giao), Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với trường hợp thương bệnh binh nặng chết do vết thương tái phát và trường hợp đã hy sinh trong kháng chiến nhưng chưa được công nhận liệt sĩ nay được thân nhân đề nghị xét công nhận), lập Danh sách đề nghị cấp “Bằng Tổ quốc ghi công” cho liệt sĩ (giải quyết dứt điểm từng trường hợp, trừ trường hợp cùng lúc giải quyết cho nhiều trường hợp hy sinh thì lập Danh sách kèm theo Tờ trình), gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Bước 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, lập Tờ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng “Bằng Tổ quốc ghi công”. Sau đó, chuyển “Bằng Tổ quốc ghi công” đến cơ quan có người hy sinh hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đã đề nghị “Bằng Tổ quốc ghi công”. - Bước 3. Cơ quan có người hy sinh chuyển “Bằng Tổ quốc ghi công” đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi thân nhân liệt sĩ cư trú. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi thân nhân liệt sĩ cư trú chuyển “Bằng Tổ quốc ghi công về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Nội vụ - Lao động xã hội (sau đây gọi chung là Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội) để phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lễ trao “Bằng Tổ quốc ghi công”. d) Thời hạn để giải quyết thủ tục hành chính: Quy định tối đa là 60 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy báo tử (đối với trường hợp hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước giao), ngày ra Quyết định chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất cho thân nhân liệt sĩ (đối với trường hợp thương bệnh binh nặng chết do vết thương tái phát và trường hợp đã hy sinh trong kháng chiến nhưng chưa được công nhận liệt sĩ nay được thân nhân đề nghị xét công nhận), trong đó: - Cơ quan có người hy sinh: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ, lập Danh sách gửi về Cục Người có công trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy báo tử hoặc ra Quyết định chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất; - Cục Người có công tiếp nhận, tổng hợp, lập Tờ trình kèm theo Danh sách tổng hợp và phôi “Bằng Tổ quốc ghi công” gửi Văn phòng Chính phủ để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng “Bằng Tổ quốc ghi công” trong thời hạn tối đa 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Tờ trình kèm theo Danh sách do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình; - Văn phòng Chính phủ tiếp nhận hồ sơ và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh sách đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và ký “Bằng Tổ quốc ghi công” trong thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi lên; - Cục Người có công nhận và gửi “Bằng Tổ quốc ghi công” cho cơ quan có người hy sinh hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề nghị trong thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được “Bằng Tổ quốc ghi công”. đ) Mẫu đơn, mẫu tờ khai Mẫu hóa Danh sách đề nghị cấp “Bằng Tổ quốc ghi công”, trong đó ghi đầy đủ các thông tin cơ bản phục vụ cho việc cấp “Bằng Tổ quốc ghi công”. 9. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Cấp lại bằng Tổ quốc ghi công” –B-BLD-052902-TT - “Xác nhận đơn của thân nhân, người thờ cúng trực tiếp liệt sĩ đề nghị cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công” –B-BLD-052957-TT; - “Lập danh sách (Sở LĐTBXH) và tờ trình (Ủy ban nhân dân tỉnh) đề nghị Thủ tướng Chính phủ cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công” –B-BLD-003473-TT Gộp các thủ tục nêu trên thành một thủ tục và đặt tên thủ tục là: “Cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công” a) Về thành phần hồ sơ: - Bỏ yêu cầu đơn đề nghị của thân nhân, người trực tiếp thờ cúng liệt sĩ phải qua xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; - Bỏ Tờ trình phải do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký trình Thủ tướng; đồng thời quy rõ trách nhiệm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là kiểm tra hồ sơ, lập danh sách cấp Bằng Tổ quốc ghi công và gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp, lập Tờ trình Thủ tướng Chính phủ (không cần Tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh). b) Số lượng hồ sơ: Quy định rõ số lượng hồ sơ là 01 bộ. c) Về thời hạn giải quyết: Quy định thời hạn giải quyết tối đa là 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trong đó: - Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ, lập danh sách gửi về Cục Người có công trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc; - Cục Người có công tiếp nhận, tổng hợp, lập Tờ trình kèm theo Danh sách tổng hợp và phôi “Bằng Tổ quốc ghi công” gửi Văn phòng Chính phủ để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp lại “Bằng Tổ quốc ghi công” trong thời hạn tối đa 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Tờ trình kèm theo Danh sách do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình; - Văn phòng Chính phủ tiếp nhận hồ sơ và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh sách đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và ký “Bằng Tổ quốc ghi công” trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội gửi lên; - Cục Người có công nhận và gửi “Bằng Tổ quốc ghi công” về Ủy ban nhân dân cấp xã để Ủy ban nhân dân cấp xã trao cho gia đình liệt sĩ trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được “Bằng Tổ quốc ghi công”. 10. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Quyết định trợ cấp một lần đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đày” – B-BLD-003446-TT; - “Giải quyết chế độ người hoạt động cách mạng, người hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đày” –B-BLD-052906-TT; - “Xác nhận bản khai cá nhân của người đề nghị chế độ người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đày” –B-BLD-052941-TT Gộp các thủ tục nêu trên vào một thủ tục và đặt tên thủ tục: “Giải quyết chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng, người hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đày”. a) Về thành phần hồ sơ Bỏ Danh sách và hồ sơ đề nghị chế độ người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đày (một trong các thành phần của hồ sơ thống kê tại Biểu mẫu 1). Theo đó, quy định rõ, thành phần hồ sơ gồm có: - Bản khai cá nhân của người đề nghị giải quyết chế độ (theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng); - Bản chụp của một trong các giấy tờ: Lý lịch cán bộ; lý lịch Đảng viên, hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội hoặc giấy tờ khác có xác định nơi bị tù, thời gian bị tù. b) Về số lượng hồ sơ: Quy định rõ 01 bộ hồ sơ. c) Về thời hạn giải quyết: Thời hạn giải quyết tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trong đó: - Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, đối chiếu bản chính, xác nhận vào bản khai của từng người, lập danh sách kèm giấy tờ gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận, kiểm tra, lập danh sách đề nghị, chuyển Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến. - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ, đối chiếu, ra Quyết định trợ cấp trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện chuyển đến. 11. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Quyết định trợ cấp một lần đối với thân nhân người hoạt động cách mạng, người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày và người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995” –B-BLD-003468-TT; - “Đề nghị giải quyết chế độ đối với thân nhân: người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày và người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995” –B-BLD-052912-TT; - “Xác nhận bản khai của thân nhân người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày và người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995” –B-BLD-052945-TT. a) Gộp các thủ tục nêu trên vào một thủ tục và đặt tên thủ tục: “Giải quyết chế độ ưu đãi đối với thân nhân người hoạt động cách mạng, người hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đày và người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995”. b) Về thành phần hồ sơ Bỏ Danh sách và hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ đối với thân nhân người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày và người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 (một trong các thành phần của hồ sơ thống kê tại Biểu mẫu 1). Theo đó quy định rõ, thành phần hồ sơ, gồm: - Bản khai của thân nhân hoặc đại diện người thừa kế theo pháp luật (theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng). - Bản sao một trong những giấy tờ sau: Kỷ niệm chương người bị địch bắt tù đày; Huân chương, Huy chương Kháng chiến; Huân chương, Huy chương Chiến thắng; giấy chứng nhận khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến; Bằng “Tổ quốc ghi công” hoặc giấy báo tử hoặc giấy chứng nhận hy sinh đối với liệt sĩ hy sinh từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước. c) Về số lượng hồ sơ: quy định rõ 01 bộ hồ sơ. d) Về trình tự thực hiện: Bổ sung bước trả kết quả cho người đề nghị. đ) Về trình tự và thời hạn giải quyết của các cơ quan liên quan. Thời hạn giải quyết tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trong đó: - Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, đối chiếu bản chính, xác nhận vào bản khai của từng người, lập danh sách kèm giấy tờ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận, kiểm tra, lập danh sách đề nghị, chuyển Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến. - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, đối chiếu, ra Quyết định trợ cấp ưu đãi trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện chuyển đến. 12. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Quyết định trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc” –B-BLD-003455-TT; - “Đề nghị giải quyết chế độ cho người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc” –B-BLD-052907-TT; - “Xác nhận bản khai cá nhân của người đề nghị chế độ người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc” –B-BLD-052943-TT. Gộp các thủ tục nêu trên vào một thủ tục và đặt tên thủ tục: “Giải quyết chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc”. a) Về thành phần hồ sơ Bỏ Quyết định trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc (một trong các thành phần của hồ sơ thống kê tại Biểu mẫu 1). Theo đó, quy định rõ, thành phần hồ sơ gồm có: - Bản khai cá nhân của người đề nghị giải quyết chế độ (theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng); - Bản chụp của một trong các giấy tờ: Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến, Huân chương chiến thắng, Huy chương chiến thắng hoặc Chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến của cơ quan Thi đua – Khen thưởng cấp huyện. b) Về số lượng hồ sơ: Quy định rõ 01 bộ hồ sơ. c) Về thời hạn giải quyết: Thời hạn giải quyết tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trong đó: - Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, đối chiếu bản chính, xác nhận vào bản khai của từng người, lập danh sách kèm giấy tờ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận, kiểm tra, lập danh sách đề nghị, chuyển Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến. - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, đối chiếu, ra Quyết định trợ cấp ưu đãi trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện chuyển đến. 13. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Đề nghị giải quyết chế độ Anh hùng lực lượng vũ trang và Anh hùng lao động trong kháng chiến” –B-BLD-052940-TT; - “Xác nhận bản khai đề nghị chế độ ưu đãi đối với anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động trong kháng chiến” –B-BLD-052940-TT. a) Gộp các thủ tục nêu trên vào một thủ tục vào đặt tên thủ tục: “Giải phóng chế độ Anh hùng lực lượng vũ trang và Anh hùng lao động trong kháng chiến”. Theo đó, quy định rõ thành phần hồ sơ, gồm có: - Bản khai (theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng); - Bản chụp Quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng hoặc Bản sao Bằng Anh hùng. b) Về số lượng hồ sơ: Quy định rõ 01 bộ hồ sơ. c) Về thời hạn giải quyết: Thời hạn giải quyết tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trong đó: - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận, kiểm tra, lập danh sách đề nghị, chuyển Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, đối chiếu, ra Quyết định trợ cấp ưu đãi trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện chuyển đến. 14. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Quyết định trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân của người có công với cách mạng đã từ trần, gồm: người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; thương binh kể cả thương binh B; bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên” –B-BLD-003480-TT; - “Đề nghị trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân: người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; thương binh (kể cả thương binh loại B), bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên” –B-BLD-052913-TT; - “Quyết định trợ cấp mai táng phí và trợ cấp 1 lần đối với thân nhân của người có công với cách mạng hưởng trợ cấp hàng tháng đã từ trần gồm: Liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động trong kháng chiến; thương binh kể cả thương binh B; bệnh binh suy giảm khả năng lao động dưới 61%; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ đang hưởng trợ cấp; người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Bằng có công với nước, Huân chương kháng chiến” –B-BLD-004095-TT; - “Đề nghị giải quyết mai táng phí và trợ cấp 1 lần đối với thân nhân của người có công với cách mạng hưởng trợ cấp hàng tháng đã từ trần gồm: “Liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động trong kháng chiến; thương binh kể cả thương binh B; bệnh binh suy giảm khả năng lao động dưới 61%; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ đang hưởng trợ cấp; người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Bằng có công với nước, Huân chương kháng chiến” –B-BLD-052916-TT; - “Quyết định trợ cấp mai táng phí đối với thân nhân của người có công với cách mạng hưởng trợ cấp 1 lần đã từ trần gồm: “Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng Huân chương, Huy chương kháng chiến; Huân chương, Huy chương chiến thắng; người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huy chương kháng chiến” –B-BLD-004272-TT; - “Đề nghị giải quyết mai táng phí đối với thân nhân người có công với cách mạng hưởng trợ cấp một lần đã từ trần gồm: Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch tù đày; người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng Huân chương, Huy chương kháng chiến; Huân chương, Huy chương chiến thắng; người có công giúp đỡ cách mạng được tặng thưởng huân huy chương kháng chiến” –B-BLD-052917-TT; - “Xác nhận bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần” –B-BLD-052948-TT. Gộp các thủ tục nêu trên vào một thủ tục và đặt tên thủ tục: “Giải quyết trợ cấp tuất và tiền mai táng phí đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng đã từ trần”. a) Về thành phần hồ sơ - Quy định rõ thành phần hồ sơ, gồm có: Bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần có chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). - Bỏ Giấy khai tử do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp. - Bỏ Hồ sơ của người có công với cách mạng đã từ trần trong thành phần hồ sơ yêu cầu thân nhân của người có công phải nộp (theo thống kê tại Biểu mẫu 1). b) Về số lượng hồ sơ: Quy định rõ 01 bộ hồ sơ. c) Về thời hạn giải quyết: Thời hạn giải quyết tối đa 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trong đó: - Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận vào bản khai của người đề nghị; chuyển bản khai kèm giấy khai tử về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định; - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội lập danh sách kèm hồ sơ chuyển Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến; - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ghép hồ sơ người có công đang quản lý với bản khai, giấy khai tử để hoàn chỉnh hồ sơ tuất và trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định trợ cấp trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến. - Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển, trả trợ cấp cho thân nhân của người hoạt động cách mạng trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định và tiền trợ cấp do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển về. 15. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Cấp giấy khai tử cho người có công với cách mạng từ trần” –B-BLD-052935-TT Hủy bỏ thủ tục hành chính này. 16. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” –B-BLD-052904-TT; - “Đề nghị khen tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” –B-BLD-052936-TT; - “Xác nhận bản khai đề nghị khen tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” –B-BLD-052938-TT; - “Quyết định trợ cấp ưu đãi (hàng tháng hoặc một lần) đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng” –B-BLD-003032-TT. a) Gộp các thủ tục nêu trên vào một thủ tục và đặt tên thủ tục là “Tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và giải quyết trợ cấp ưu đãi đối với “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; đồng thời quy định rõ trách nhiệm chủ động giải quyết của các ban, ngành đoàn thể từ địa phương đến Trung ương. b) Về số lượng hồ sơ: Quy định rõ số lượng hồ sơ là 03 bộ. 17. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Đề nghị giải quyết chế độ người có công giúp đỡ cách mạng” –B-BLD-052911-TT; - “Xác nhận bản khai cá nhân của người đề nghị chế độ người có công giúp đỡ cách mạng” –B-BLD-052944-TT; - “Giấy xác nhận đối với trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng có tên trong hồ sơ khen thưởng nhưng không có tên trong Bằng có công với nước, Huân chương, Huy chương kháng chiến của gia đình” –B-BLD-052908-TT; - “Quyết định trợ cấp ưu đãi (hàng tháng hoặc một lần) đối với người có công giúp đỡ cách mạng” –B-BLD-003463-TT a) Gộp các thủ tục nêu trên vào một thủ tục và đặt tên thủ tục: “Giải quyết trợ cấp hàng tháng hoặc một lần đối với người có công giúp đỡ cách mạng”. b) Về thành phần hồ sơ Bỏ giấy xác nhận của cơ quan Thi đua – Khen thưởng cấp huyện đối với trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng có tên trong hồ sơ khen thưởng nhưng không có tên trong Bằng “Có công với nước”, Huân chương, Huy chương kháng chiến của gia đình. c) Về số lượng hồ sơ: Quy định rõ số lượng 01 bộ hồ sơ. d) Về thời hạn giải quyết Quy định rõ thời hạn giải quyết tối đa 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trong đó: - Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận vào bản khai của từng người, lập danh sách kèm bản sao các giấy tờ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định do người có công với cách mạng hoặc gia đình gửi đến; - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện kiểm tra, lập danh sách kèm bản sao các giấy tờ chuyển Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do cấp xã chuyển lên; - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, quyết định trợ cấp và trả kết quả trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc. 18. Nội dung đơn giản hóa thủ tục: - “Quyết định cấp sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo” –B-BLD-004143-TT; - “Cấp sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo” –B-BLD-052920-TT; - “Xác nhận tờ khai cấp cấp sổ ưu đãi trong giáo dục đào tạo cho người có công với cách mạng đối với những trường hợp đang thường trú tại địa phương” –B-BLD-052951-TT a) Gộp các thủ tục nêu trên vào một thủ tục và đặt tên thủ tục: “Cấp sổ ưu đãi giáo dục đào tạo cho người có công hoặc con của người có công với cách mạng”. b) Về thành phần hồ sơ - Quy định rõ yêu cầu đối với bản sao giấy khai sinh: + Bản chụp giấy khai sinh, mang theo bản chính để đối chiếu (đối với trường hợp nộp trực tiếp); + Bản sao giấy khai sinh có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp nộp qua bưu điện). - Bản chụp giấy trúng tuyển hoặc báo nhập học. c) Về thành phần hồ sơ: Quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp là 02 bộ d) Về trình tự thực hiện: - Bỏ bước xin xác nhận của cơ quan có thẩm quyền vào Tờ khai của người đề nghị. - Quy định rõ người đề nghị chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi thường trú của người đề nghị. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu với hồ sơ của người có công với cách mạng thuộc phạm vi quản lý và viết phiếu biên nhận, hẹn ngày trả kết quả cho người nộp hồ sơ. - Bổ sung bước trả kết quả cho người nộp hồ sơ theo thời hạn ghi trên phiếu biên nhận tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện. đ) Về thời hạn giải quyết: Quy định rõ thủ tục được giải quyết trong thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. 19. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Giải quyết hưởng bảo hiểm y tế cho người có công” –B-BLD-003477-TT; - “Giải quyết cấp thẻ Bảo hiểm y tế” –B-BLD-052924-TT; - “Xác nhận bản khai cá nhân của đối tượng người có công (hoặc thân nhân) đề nghị cấp thẻ Bảo hiểm y tế” –B-BLD-052959-TT. Bỏ thủ tục này để gộp vào trình tự giải quyết chế độ ưu đãi cho người có công với cách mạng theo hướng khi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra Quyết định trợ cấp ưu đãi cho người có công với cách mạng, cũng đồng thời giải quyết hưởng bảo hiểm y tế và làm thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng. Tuy nhiên, để gộp thủ tục hưởng bảo hiểm y tế vào các thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi cho người có công với cách mạng, thì nên bổ sung thêm Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế và phiếu đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu. 20. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Di chuyển hồ sơ” –B-BLD-004147-TT. a) Điều chỉnh lại tên đầy đủ của thủ tục là “Di chuyển hồ sơ của người có công với cách mạng”. b) Thành phần hồ sơ - Quy định rõ, thành phần hồ sơ gồm có: Giấy đề nghị di chuyển hồ sơ của người có công với cách mạng (theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng phù hợp với người có công đang do địa phương quản lý và người có công đang do quân đội, công an quản lý). - Bỏ bản sao hộ khẩu nơi cư trú mới. c) Trình tự thực hiện Quy định rõ bước giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền trong trình tự thực hiện, đặc biệt là quan hệ phối hợp giữa cơ quan quản lý nơi đi và cơ quan quản lý nơi đến, bảo đảm quản lý tốt và giải quyết nhanh cho người có công với cách mạng. 21. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Xác nhận cán bộ, công nhân viên chức, cán bộ dân chính Đảng, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước” –B-BLD-052921-TT; - “Xác nhận bản khai cá nhân và bản khai của thân nhân của người đề nghị hưởng chế độ một lần với đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg” –B-BLD-052954-TT; - “Đề nghị xác nhận và đề nghị đối tượng hưởng chế độ một lần với đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg” –B-BLD-05295-TT; - “Quyết định trợ cấp một lần đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được chính sách của Đảng và nhà nước – cán bộ viên chức, dân chính Đảng, thanh niên xung phong” –B-BLD-004238-TT. a) Gộp các thủ tục nêu trên và đặt tên thủ tục là “Giải quyết hưởng trợ cấp một lần đối với đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước. b) Về thành phần hồ sơ Quy định rõ thành phần hồ sơ do đối tượng hoặc thân nhân của đối tượng chuẩn bị và nộp cho cơ quan đang quản lý đối tượng (đối với trường hợp đang công tác); nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với trường hợp đã về gia đình). Thành phần hồ sơ phù hợp với khả năng cung cấp của đối tượng, gồm: - Bản khai cá nhân hoặc bản khai của thân nhân của người đề nghị hưởng chế độ một lần với đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước. c) Về số lượng hồ sơ: Quy định rõ số lượng hồ sơ là 01 bộ. d) Về thời hạn giải quyết: Quy định thời hạn giải quyết tối đa là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. 22. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Cấp giấy giới thiệu đi thăm viếng mộ liệt sĩ” –B-BLD-052923-TT; - “Xác nhận đơn đề nghị đi thăm viếng mộ của thân nhân liệt sĩ” –B-BLD-052953-TT. a) Gộp các thủ tục nêu trên vào một thủ tục và đặt tên thủ tục là “Cấp giấy giới thiệu đi thăm viếng mộ liệt sĩ” b) Về thành phần hồ sơ Bỏ Giấy báo tin mộ liệt sĩ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Giấy xác nhận mộ của cơ quan quản lý nghĩa trang nơi an táng mộ liệt sĩ, chỉ cần có đơn đề nghị của thân nhân liệt sĩ, trong đó kê rõ phần mộ liệt sĩ đang được an táng tại đâu, do cơ quan nào quản lý. c) Về thời hạn giải quyết: Quy định thời hạn giải quyết tối đa là 05 ngày làm việc, trong đó, Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đơn đề nghị của thân nhân liệt sĩ và xác nhận trong thời hạn tối đa là 01 ngày làm việc; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện kiểm tra, xem xét, cấp giấy giới thiệu và chuyển về cho Ủy ban nhân dân cấp xã để chuyển đến thân nhân liệt sĩ tối đa là 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị có xác nhận do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển lên. 23. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Xác nhận mộ đang quản lý trong nghĩa trang liệt sĩ” –B-BLD-052836-TT a) Không quy định các thủ tục nêu trên là thủ tục hành chính để công dân phải thực hiện mà nên quy định theo hướng trách nhiệm báo tin, xác nhận mộ là của cơ quan quản lý nghĩa trang liệt sĩ đối với gia đình liệt sĩ. b) Quy định rõ thời gian thực hiện báo tin và xác nhận mộ liệt sĩ đang quản lý tại Nghĩa trang liệt sĩ tối đa là 15 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được tên, quê quán của liệt sĩ và thân nhân của liệt sĩ. 24. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Quyết định cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình và phục hồi chức năng” –B-BLD-004112-TT; - “Giải quyết trợ cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình” –B-BLD-052918-TT; - “Xác nhận tờ khai nhận trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình đối với người đang thường trú trên địa bàn” –B-BLD-052950-TT. a) Gộp các thủ tục nêu trên vào một thủ tục và đặt tên thủ tục là “Cấp Sổ theo dõi trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình”. b) Về thành phần hồ sơ - Quy định rõ thành phần hồ sơ chỉ gồm: Tờ khai (theo mẫu) của người có công có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với trường hợp đang thường trú tại địa phương); xác nhận của Giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng thương bệnh binh và người có công (đối với trường hợp đang được nuôi dưỡng tại các đơn vị nuôi dưỡng thương bệnh binh và người có công). - Bỏ chỉ định của các cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên, thay bằng quy định rõ danh mục phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cùng với mức tiền hỗ trợ để làm căn cứ giải quyết. c) Về số lượng hồ sơ: Quy định rõ đối tượng nộp 02 bộ hồ sơ. d) Về thời hạn giải quyết thủ tục Quy định thời hạn tối đa để giải quyết thủ tục là 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trong đó: - Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ và xác nhận tờ khai của người có công đang thường trú trên địa bàn tối đa là 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai của người có công; - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm nuôi dưỡng thương bệnh binh và người có công kiểm tra, đối chiếu, lập danh sách đề nghị cấp sổ theo dõi trong thời hạn tối đa là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến; - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết, trả kết quả về cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm nuôi dưỡng thương bệnh binh và người có công trong thời hạn tối đa là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm nuôi dưỡng thương bệnh binh và người có công gửi lên. - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, Trung tâm nuôi dưỡng thương bệnh binh và người có công chuyển sổ theo dõi và chế độ trợ cấp cho người có công trong thời hạn tối đa là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi về. VIII. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI 1. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy đối với cơ sở mới thành lập của tổ chức, cá nhân” –B-BLD-116285-TT. a) Bỏ hồ sơ cá nhân của những người tham gia thành lập cơ sở cai nghiện, bao gồm: sơ yếu lý lịch; bản sao hợp pháp văn bằng, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ; giấy chứng nhận sức khỏe của cơ quan y tế có thẩm quyền. b) Quy định rõ số lượng hồ sơ doanh nghiệp phải nộp 01 bộ. c) Rút ngắn thời hạn giải quyết tối đa là 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định d) Tăng thời hạn của Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy lên 10 năm kể từ ngày cấp. đ) Bỏ thu phí. 2. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy đối với cơ sở đã thành lập của tổ chức, cá nhân” –B-BLD-027260-TT Bãi bỏ thủ tục hành chính này. 3. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy cho cơ sở cai nghiện mới thành lập thuộc Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội” –B-BLD-059605-TT a) Bỏ hồ sơ cá nhân của những người tham gia thành lập cơ sở cai nghiện, bao gồm: sơ yếu lý lịch; bản sao hợp pháp văn bằng, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ; giấy chứng nhận sức khỏe của cơ quan y tế có thẩm quyền. b) Quy định rõ số lượng hồ sơ phải nộp là 01 bộ. c) Rút ngắn thời hạn giải quyết tối đa là 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. d) Tăng thời hạn của Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy lên 10 năm kể từ ngày cấp. 4. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Cấp giấy phép hoạt động cai nghiện tự nguyện đối với cơ sở cai nghiện đã được thành lập của Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội thành lập” –B-BLD-026987-TT Bãi bỏ thủ tục hành chính này. 5. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy đối với cơ sở cai nghiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập” –B-BLD-010257-TT a) Quy định rõ Tài liệu chứng minh cơ sở cai nghiện đảm bảo đủ điều kiện mới (nếu có) để thực hiện các nội dung của quy trình cai nghiện, phục hồi theo quy định tại khoản 2, Điều 9 của Nghị định 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện, và Chứng nhận đủ điều kiện hành nghề khám, chữa bệnh được gia hạn hoặc cấp mới (nếu có), theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 của Nghị định này. b) Quy định rõ số lượng hồ sơ cơ sở phải nộp 01 bộ. c) Rút ngắn thời hạn giải quyết tối đa là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. d) Bỏ thu phí. 6. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện thuộc Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội” –B-BLD-010128-TT a) Quy định rõ tài liệu chứng minh cơ sở cai nghiện đảm bảo đủ điều kiện mới (nếu có) để thực hiện các nội dung của quy trình cai nghiện, phục hồi theo quy định tại khoản 2, Điều 9 của Nghị định 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện, và Chứng nhận đủ điều kiện hành nghề khám, chữa bệnh được gia hạn hoặc cấp mới (nếu có), theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 10 của Nghị định này. b) Quy định rõ số lượng hồ sơ cơ sở phải nộp 01 bộ. c) Rút ngắn thời hạn giải quyết tối đa là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. d) Bỏ thu phí. 7. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Thay đổi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện do tổ chức, cá nhân thành lập” –B-BLD-015646-TT. Bãi bỏ thủ tục hành chính này. 8. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Thay đổi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện do Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội thành lập” –B-BLD-010175-TT Bãi bỏ thủ tục hành chính này. 9. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Đưa người sau cai nghiện có khả năng tái nghiện cao không tự nguyện vào cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm” –B-BLD-019576-TT; - “Hoãn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm đối với người tự nguyện” –B-BLD-021698-TT - “Hoãn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm đối với người không tự nguyện nhưng có khả năng tái nghiện cao” –B-BLD-107141-TT; - “Miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm đối với người tự nguyện” –B-BLD-107236-TT; - “Miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm đối với người không tự nguyện nhưng có khả năng tái nghiện cao” –B-BLD-021851-TT. Bãi bỏ các thủ tục này. 10. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Thành lập Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động, xã hội cấp tỉnh” –B-BLD-018990-TT; - “Giải thể Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động, xã hội cấp tỉnh” –B-BLD-032273-TT. Bãi bỏ các thủ tục này. 11. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Miễn chấp hành quyết định đưa người nghiện ma túy, người bán dâm vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội” –B-BLD-113009-TT; - “Hoãn chấp hành quyết định đưa người nghiện ma túy, người bán dâm vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội” –B-BLD-113003-TT. Phân định rõ các trường hợp: a) Đối với trường hợp đang chấp hành quyết định tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội thì bãi bỏ các thủ tục này. b) Đối với trường hợp đã có quyết định nhưng chưa chấp hành quyết định tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội thì nội dung đơn giản hóa như sau: - Bỏ nội dung xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với đơn đề nghị hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội (không bãi bỏ phần xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với vấn đề chấp hành pháp luật hoặc lập công) - Quy định rõ số lượng hồ sơ doanh nghiệp phải nộp 01 bộ. - Rút ngắn thời hạn giải quyết tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. 12. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Đưa người bán dâm tự nguyện vào chữa trị tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội” –B-BLD-112975-TT; - “Đưa người nghiện ma túy tự nguyện vào chữa trị tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội” –B-BLD-114352-TT. a) Bỏ yêu cầu xin xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã trong đơn đề nghị vào Trung tâm chữa bệnh – giáo dục – lao động xã hội (tại điểm 2.1 khoản 2 mục III của Thông tư số 22/2004/TTLT-BLĐTBXH-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2004 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Công an Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ). b) Quy định rõ trong trường hợp không có các loại giấy tờ bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc Sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn thì có thể đến khai trực tiếp tại Trung tâm. c) Xây dựng mẫu đơn đề nghị được chữa trị tự nguyện tại Trung tâm với các nội dung cụ thể về: lý do xin vào Trung tâm, các hình thức giáo dục, chữa trị đã thực hiện nếu có; cam kết chữa trị của người tự nguyện hoặc cha, mẹ, vợ, chồng, con (đã thành niên), anh, chị, em ruột hoặc người giám hộ của người đó (nếu là người chưa thành niên). 13. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Quyết định cho người nghiện ma túy được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng” –B-BLD-017107-TT a) Bỏ Bản cam kết xin cai nghiện tại gia đình và cộng đồng. b) Quy định rõ số lượng hồ sơ gia đình phải nộp 01 bộ. 14. Nội dung đơn giản hóa thủ tục: - “Tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận thông tin, tài liệu và đề nghị Cục QLXNC xác minh” –B-BLD-058380-TT; - “Tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về theo khuôn khổ thỏa thuận song phương (đối với nạn nhân đang cư trú tại một nước tiếp giáp với Việt Nam)” –B-BLD-058376-TT; - “Tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài được giải cứu trở về hoặc tự trở về qua biên giới đường bộ” –B-BLD-072119-TT; - “Tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về theo khuôn khổ thỏa thuận song phương (đối với nạn nhân đang cư trú tại một nước không tiếp giáp với Việt Nam)” –B-BLD-058390-TT. a) Tại các đầu mối tiếp nhận trực thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, việc xác minh cần phải được thực hiện kịp thời, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi cho các nạn nhân. Cụ thể rút ngắn thời gian xác minh xuống còn 20 ngày làm việc. b) Xây dựng quy trình liên thông giữa các Bộ đảm bảo giải quyết hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời cho các nạn nhân. c) Chuyển mẫu đơn, mẫu tờ khai tại Quyết định số 2068/QĐ-QLXNC ngày 08 tháng 5 năm 2008 của Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an về việc ban hành các biểu mẫu dùng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về, để ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BCA-BQP-BNG-BLĐTBXH ngày 08 tháng 5 năm 2008 của liên Bộ: Công an, Quốc phòng, Ngoại giao và Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn trình tự, thủ tục xác minh, tiếp nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về. 15. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Xác nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về không qua tiếp nhận” –B-BLD-058727-TT. a) Bỏ bước phối hợp thực hiện của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện theo xu hướng giảm bớt tầng nấc trung gian; nạn nhân chỉ khai báo tại Ủy ban nhân dân cấp xã và nhận kết quả giải quyết cũng tại Ủy ban nhân dân cấp xã. b) Bổ sung quy định về thời hạn tối đa thực hiện thủ tục hành chính là 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trong đó: Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết tối đa là 05 ngày làm việc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết tối đa là 15 ngày làm việc. IX. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƯỚC 1. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài” –B-BLD-002630-TT. a) Quy định rõ giấy xác nhận của Ngân hàng thương mại về vốn pháp định. b) Bỏ Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thay bằng bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học và giấy xác nhận về thời gian làm việc do Thủ trưởng đơn vị nơi đã công tác trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác quốc tế xác nhận. c) Quy định rõ số lượng hồ sơ doanh nghiệp phải nộp 01 bộ. d) Quy định rõ tổ chức, cá nhân chỉ lấy giấy xác nhận để chứng minh về vốn pháp định trong trường hợp đề nghị cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, không phải lấy xác nhận về vốn pháp định theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp; đ) Quy định rõ thẩm quyền xác nhận vốn pháp định trong Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 2. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Cấp đổi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài do doanh nghiệp được cấp lại giấy đăng ký kinh doanh” –B-BLD-002806-TT a) Về thành phần hồ sơ - Quy định rõ giấy xác nhận về vốn pháp định của Ngân hàng thương mại đối với trường hợp tăng vốn pháp định. - Bỏ “Báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài” và “Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao”. - Bỏ sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành công ty đồng thời là người đại diện theo pháp luật được đề nghị thay đổi, thay bằng bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học và giấy xác nhận về thời gian công tác do Thủ trưởng đơn vị nơi người đó công tác xác nhận. b) Rút ngắn thời hạn giải quyết tối đa là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. c) Bổ sung thêm các cách thức thực hiện khác gửi qua bưu điện, qua Internet. d) Bỏ mục 4, phụ lục 3 của Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: “Vốn pháp định tại thời điểm đề nghị đổi Giấy phép” đ) Quy định rõ tổ chức, cá nhân chỉ lấy giấy xác nhận để chứng minh về vốn pháp định trong trường hợp đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, không phải lấy xác nhận về vốn pháp định theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với cơ quan đăng ký kinh doanh khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép đăng ký kinh doanh; e) Quy định rõ thẩm quyền xác nhận vốn pháp định trong Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 3. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Đề nghị cấp giấy Thông báo chuyển trả đối với người lao động là đội trưởng, phiên dịch, cán bộ vùng đi làm việc ở các nước Đông Âu và Liên Xô cũ” –B-BLD-003265-TT; - “Xác nhận thời gian đi lao động ở nước ngoài” –B-BLD-003388-TT Bỏ yêu cầu nộp các loại giấy tờ: Bản chính giấy chứng nhận (hoặc Quyết định) của Ban Quản lý lao động xác nhận về thời gian đi làm việc theo Hiệp định của người lao động; giấy xác nhận đóng góp xây dựng Tổ quốc bản chính do Ban quản lý lao động cấp hoặc Quyết định cử đi Hợp tác lao động (đối với lao động tại Đức về nước sau 01 tháng 10 năm 1990); Giấy xác nhận về thời gian lao động do nhà máy nơi người lao động làm việc theo Hiệp định hợp tác lao động cấp, phù hợp với thời gian người lao động đã làm việc, kèm theo bản dịch sang tiếng Việt hợp pháp, bản chính Phiếu nhân sự hoặc Tờ khai nhân sự do Ban quản lý lao động cấp (đối với người lao động đi làm việc tại Liên bang Đức thì phải có Giấy xác nhận đóng góp xây dựng Tổ quốc). Thay bằng các nội dung sau: - Người lao động khi có nhu cầu cung cấp các thông tin để làm các thủ tục về chế độ, thủ tục quản lý nhân khẩu… làm đơn đến Cục Quản lý lao động người nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong đơn nêu rõ họ tên, địa chỉ, cơ quan, địa phương nơi cử đi hợp tác lao động, ngày tháng năm đi, ngày tháng năm về. - Căn cứ vào những thông tin này, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tra cứu trong sổ gốc rồi cung cấp cho người lao động Thông báo chuyển trả và trong thông báo chuyển trả này có thêm thông tin về thời gian lao động ở nước ngoài của họ, để người lao động không phải làm thêm đơn để xin xác nhận thời gian đi hợp tác lao động để giải quyết chế độ BHXH, để làm thủ tục nhập hộ khẩu theo quy chế quản lý hộ khẩu…. 4. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Đăng ký hợp đồng cá nhân đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài” –B-BLD-002933-TT. a) Bỏ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động thường trú hoặc của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động và nhận xét về ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức. b) Phải quy định rõ số lượng hồ sơ doanh nghiệp phải nộp là 01 bộ. c) Quy định rõ trường hợp hồ sơ thiếu hoặc chưa đúng, cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, nếu thấy thiếu hoặc chưa đúng phải hướng dẫn và yêu cầu cụ thể để người lao động bổ sung hoàn thiện. 5. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Đăng ký hợp đồng cung ứng lao động” –B-BLD-002865-TT. a) Về thành phần hồ sơ: - Quy định rõ “Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận người lao động”. - Bỏ “Các tài liệu khác có liên quan đối với từng thị trường theo quy định”. b) Đề nghị bổ sung thêm các cách thức thực hiện khác gửi qua bưu điện, qua Internet, fax…. c) Quy định rõ doanh nghiệp chỉ phải nộp 01 bộ hồ sơ. 6. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập thời hạn trên 90 ngày” –B-BLD-002872-TT; - “Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập thời hạn dưới 90 ngày” –B-BLD-002928-TT. a) Bỏ tài liệu chứng minh việc đưa người đi lao động tại nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận thực tập (quy định tại k3 điều 37 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, điểm c 2.1 Mục IV Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 8 tháng 10 năm 2007), thay bằng trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về lao động phải kiểm tra, xác minh về sự phù hợp giữa nội dung của hợp đồng với pháp luật của nước tiếp nhận người lao động. b) Quy định số lượng hồ sơ là 01 bộ. c) Hướng dẫn rõ ràng cách thức nộp hồ sơ bằng file điện tử qua Internet (đối với doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký điện tử theo quy định về pháp luật giao dịch điện tử), qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại trụ sở của Cục Quản lý lao động ngoài nước. 7. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài” –B-BLD-002942-TT; - “Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của các tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài” –B-BLD-002937-TT; - “Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của các tổ chức sự nghiệp của nhà nước” –B-BLD-002943-TT a) Hướng dẫn rõ cách thức nộp hồ sơ bằng file điện tử qua Internet, qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại trụ sở của Cục Quản lý lao động ngoài nước b) Quy chuẩn thành mẫu chung trong Báo cáo phương án sử dụng và quản lý người lao động đưa đi. c) Giảm thời gian thực hiện từ 10 ngày xuống còn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. X. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC VIỆC LÀM 1. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Đăng ký hoạt động giới thiệu việc làm cho chi nhánh của doanh nghiệp” –B-BLD-060123-TT a) Bỏ Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm của doanh nghiệp b) Giảm thời hạn giải quyết theo quy định từ 15 ngày xuống còn 10 ngày làm việc 2. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Gia hạn giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm” –B-BLD-001820-TT Bỏ thủ tục gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm; đồng thời bỏ thời hạn có hiệu lực của giấy phép hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm. Thay thế bằng thủ tục: Cấp đổi giấy phép hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm; cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm và quy định về việc thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm đã cấp cho doanh nghiệp. 3. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam” –B-BLD-001781-TT a) Về thành phần hồ sơ: - Bỏ yêu cầu phải có xác nhận của người sử dụng lao động vào bản sao hợp đồng lao động. - Bổ sung bản sao hợp đồng học nghề được ký giữa doanh nghiệp với người được doanh nghiệp tuyển vào học nghề để thay thế cho công việc mà người nước ngoài đang đảm nhiệm. b) Giảm thời hạn thực hiện từ 15 ngày xuống còn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. c) Bổ sung ngôn ngữ song ngữ (Anh – Việt) đối với Mẫu “Công văn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài”. d) Điều chỉnh thời hạn nộp hồ sơ xin gia hạn giấy phép lao động từ “trước 30 ngày” thành “trước 7 ngày”. 4. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Cho doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế trong năm 2009 vay để thanh toán cho người lao động” –B-BLD-061907-TT Bãi bỏ thủ tục hành chính này. 5. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Giải quyết chính sách đối với lao động bị mất việc làm tại các doanh nghiệp mà chủ bỏ trốn trong năm 2009” –B-BLD-061908-TT Hủy bỏ thủ tục hành chính này. 6. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Cấp sổ lao động” (Thủ tục bổ sung) Bãi bỏ thủ tục hành chính này. 7. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Cấp lại sổ lao động” (Thủ tục bổ sung) Bãi bỏ thủ tục hành chính này. 8. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp” –B-BLD-004707-TT Đổi tên thủ tục là “Đăng ký và giải quyết hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp” và coi việc đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp là một bước trong trình tự thực hiện của thủ tục này. Theo đó, quy định rõ các nội dung sau: a) Về thành phần và số lượng hồ sơ: - Bỏ tờ khai đăng ký thất nghiệp, chuyển một số thông tin từ tờ khai đăng ký thất nghiệp sang đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Đồng thời quy định rõ trong thành phần hồ sơ của thủ tục chỉ bao gồm: đơn đề nghị theo mẫu (trong đơn phải có xác nhận về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của đơn vị sử dụng lao động) và bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đúng pháp luật. - Số lượng hồ sơ: quy định rõ số lượng hồ sơ người lao động phải nộp là 01 bộ. b) Về trình tự thực hiện: Quy định rõ đầu mối giải quyết thủ tục là Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo đó, các bước giải quyết thủ tục, gồm: Bước 1. Đăng ký để hưởng bảo hiểm thất nghiệp và xác nhận về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. - Người lao động bị mất việc làm đến Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để nộp hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ và viết phiếu biên nhận hồ sơ, trong đó có ghi ngày hẹn trả kết quả giải quyết bảo hiểm thất nghiệp. - Ngay khi người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, đơn vị sử dụng lao động phải đến tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đăng ký tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để làm thủ tục xác nhận về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động bị mất việc làm. Bước 2. Giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định hồ sơ, xác định mức, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, trình Giám đốc Sở xem xét, quyết định. Bước 3. Trả kết quả Theo ngày hẹn ghi trong Giấy biên nhận hồ sơ, người lao động mang theo Sổ bảo hiểm xã hội đã được tổ chức bảo hiểm xã hội giải quyết đến Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để nhận trợ cấp thất nghiệp và tư vấn giới thiệu việc làm. c) Về thời hạn giải quyết. Thời hạn giải quyết thủ tục tối đa không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải quyết của người lao động, trong đó: - Thời hạn đơn vị sử dụng lao động phải làm thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động bị mất việc làm, hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; - Thời hạn tổ chức bảo hiểm xã hội giải quyết xác nhận về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và trả sổ bảo hiểm xã hội tối đa là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định do đơn vị sử dụng lao động gửi đến; - Thời hạn giải quyết của Trung tâm giới thiệu việc làm tối đa là 20 ngày làm việc, kể từ nhận đủ hồ sơ theo quy định. d) Xây dựng thống nhất lại mẫu đơn đề nghị giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở lựa chọn thêm một số thông tin trong mẫu tờ khai đăng ký bảo hiểm thất nghiệp. đ) Xây dựng mẫu giấy biên nhận hồ sơ. e) Xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về lao động với tổ chức bảo hiểm xã hội trong việc giải quyết bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, trong đó xác định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong việc giải quyết bảo hiểm thất nghiệp; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan trong xử lý trường hợp người sử dụng lao động vi phạm quy định về bảo hiểm thất nghiệp và việc ủy thác cho cơ quan quản lý lao động về việc làm – bảo hiểm thất nghiệp chi trả trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động; 9. Nội dung đơn giản hóa các thủ tục: - “Hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp 1 lần” (B-BLD-006263-TT); - “Chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp” (B-BLD-004716-TT); - “Tạm dừng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp” (B-BLD-004715-TT); - “Giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp về học nghề” (B-BLD-004709-TT); - “Tiếp tục hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp” (B-BLD-006247-TT); - “Chuyển nơi hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp” (B-BLD-004713-TT); a) Về thẩm quyền thực hiện: Bỏ qua bước giải quyết của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, giao cho Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm đầu mối giải quyết trực tiếp cho người lao động. b) Việc chi trả trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp một lần, hỗ trợ dạy nghề giao cho Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết và thực hiện thanh quyết toán với tổ chức bảo hiểm xã hội. c) Về trình tự thực hiện: Quy định rõ đầu mối giải quyết thủ tục là Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo đó, vận dụng các bước giải quyết của thủ tục “Giải quyết trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp” nêu tại tiết 8 thuộc lĩnh vực Việc làm của Phương án đơn giản hóa ban hành kèm theo Nghị quyết này để quy định rõ các bước trong trình tự giải quyết của từng thủ tục. 10. Nội dung đơn giản hóa thủ tục “Giải quyết chế độ tư vấn giới thiệu việc làm đối với người hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp” –B-BLD-004710-TT. a) Về thẩm quyền giải quyết: Quy định rõ giao cho các trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện. b) Về trình tự thực hiện: Thay đổi trình tự thực hiện theo hướng, trong thời gian người lao động đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động, cơ quan lao động phải thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội (để giải quyết chế độ cho người lao động) và cấp giấy giới thiệu cho người lao động đến các trung tâm giới thiệu việc làm để tư vấn, giới thiệu việc làm phù hợp với tay nghề cũng như nguyện vọng của người lao động. B. TRÁCH NHIỆM THỰC THI PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA I. ĐỐI VỚI CÁC NỘI DUNG ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT, PHÁP LỆNH 1. Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ thời hạn, tiến độ xây dựng dự án luật, pháp lệnh do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội thông qua để chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan hoàn thành việc soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh dưới đây, gửi Bộ Tư pháp tổng hợp thành văn bản chung, trình Chính phủ xem xét, thông qua: a) Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động năm 1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động năm 2002 theo các nội dung sau đây: - Sửa đổi, bổ sung các điều 43, 82, khoản 3 Điều 182, Điều 183 theo đúng nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 4 mục VI, khoản 6 mục X Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Sửa các điều 18, 47, 57, 132, 133 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động năm 2002 theo đúng nội dung đơn giản hóa các thủ tục nêu tại các khoản 2, 3, 5 và 7 mục A phần VII của Phương án đơn giản hóa ban hành kèm theo Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, ngành. b) Xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điểu của Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 để thực hiện nội dung đơn giản hóa các thủ tục nêu tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 Mục II Phần A của Phương án đơn giản hóa này; c) Xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 để thực hiện nội dung đơn giản hóa các thủ tục nêu tại các khoản 2, 4, 5, 6, 7 Mục IX, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; d) Xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một só điều của Luật Dạy nghề năm 2006 để thực hiện nội dung đơn giản hóa các thủ tục nêu tại khoản 7, 8, Mục V, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; đ) Xây dựng dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh số 36L/CTN ngày 10 tháng 9 năm 1994 quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” để thực hiện nội dung đơn giản hóa các thủ tục nêu tại khoản 16, Mục VII Phần A của Phương án đơn giản hóa này; e) Xây dựng dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2006 để thực hiện nội dung đơn giản hóa các thủ tục nêu tại khoản 16 Mục VII Phần A của Phương án đơn giản hóa này. 2. Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ thời hạn, tiến độ xây dựng dự án luật, pháp lệnh nêu tại khoản 1 Phần B của Phương án này, hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật sau đây, trình Chính phủ ban hành: a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định sau đây để thực hiện Phương án đơn giản hóa, trình kèm các dự án luật liên quan nêu tại khoản 1 Mục I Phần B của Phương án đơn giản hóa này: - Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ Hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 7, 10, 12, Mục II, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 2, khoản 5, Mục I, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 11, khoản 13, Mục II, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Nghị định số 41/CP của Chính phủ ngày 06 tháng 7 năm 1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thi hành kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất và Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2003 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP của Chính phủ ngày 06 tháng 7 năm 1995 để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 4, Mục VI, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Nghị định 176-CP ngày 20 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về việc thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 16, Mục VII, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 7, 16, Mục VII Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 2, Mục IX, Phần A của Phương án đơn giản hóa này. - Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm thất nghiệp để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại các khoản 8, 9, 10, Mục X, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề để thực hiện nội dung đơn giản hóa nêu tại các khoản 6, 7, 8, Mục V, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Nghị định số 146/2004/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định thủ tục, thẩm quyền quyết định đưa vào cơ sở quản lý, dạy nghề về giải quyết việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 9, Mục VIII, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về tiền lương để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại các khoản 2, 3, 5 và 7 mục A, Phần VII của Phương án đơn giản hóa ban hành kèm theo Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, ngành; - Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về thỏa ước lao động tập thể; Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 196/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ; Nghị định số 47/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại các khoản 2, 3, 5 và 7 mục A phần VII của Phương án đơn giản hóa ban hành kèm theo Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, ngành. b) Xây dựng và ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư sau đây để thực hiện Phương án đơn giản hóa theo các nội dung dưới đây, trình kèm các dự thảo nghị định nêu tại điểm a khoản 2 Mục I Phần B của Phương án đơn giản hóa này và ban hành cùng với thời điểm Chính phủ ban hành các dự thảo nghị định nêu trên: - Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại các khoản 10, khoản 12, Mục II, Phần A của Phương án đơn giản hóa này, kèm theo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; - Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 9 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2007 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại các khoản 2, khoản 7, Mục II Phần A của Phương án đơn giản hóa này, kèm theo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; - Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại các khoản 2, 3, 5 và 7 Mục A phần VII của Phương án đơn giản hóa ban hành kèm theo Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, ngành; - Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 6 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo quy định của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 2, Mục I, Phần A của Phương án đơn giản hóa này, kèm theo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; - Thông tư số 16/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 6 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 5 Mục I Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7, Mục IX, Phần A của Phương án đơn giản hóa này, kèm theo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; - Thông tư số 18/1994/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 05 năm 1994 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn việc cấp, quản lý và sử dụng Sổ lao động để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại các khoản 6, 7 Mục X Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Thông tư số 10/1996/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 05 năm 1996 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn bổ sung việc cấp, quản lý, xử lý và sử dụng sổ lao động để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại các khoản 6, 7, Mục X, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 01 năm 2009 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại các khoản 8, 9, 10 Mục X, Phần A của Phương án đơn giản hóa này, kèm theo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp. II. ĐỐI VỚI PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬA ĐỔI BỔ SUNG LUẬT, PHÁP LỆNH 1. Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định sau đây để thực hiện Phương án đơn giản hóa theo các nội dung dưới đây, trình Chính phủ trước ngày 31 tháng 3 năm 2011: - Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại các khoản 8, 9, 11, 12 Mục III, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Nghị định 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Mục III, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại các khoản 9, 29 Mục V Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 5, Mục VI, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định quản lý lao động tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 2 Mục VI, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Nghị định số 207/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ Quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty nhà nước để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 5, Mục VI, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Nghị định số 56/2002/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2002 của Chính phủ về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục tại khoản 13, Mục VIII, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 11 Mục VIII Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 12, Mục VIII, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định điều kiện thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại các khoản 1, 2 Mục X, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 3, Mục X, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Nghị định số 71/2008/NĐ-CP ngày 5 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 2, Mục X, Phần A, của Phương án đơn giản hóa này. b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Quyết định sau đây để thực hiện Phương án đơn giản hóa theo các nội dung dưới đây, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 3 năm 2011: - Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 10, khoản 16, Mục III, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Quyết định số 181/2005/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 9, khoản 29, Mục V, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 21, Mục VII, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 14, Mục VIII, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23 tháng 2 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ cho người lao động bị mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 4, khoản 5, Mục X, Phần A của Phương án đơn giản hóa này. 2. Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: a) Xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư dưới đây, ban hành trước ngày 31 tháng 3 năm 2011: - Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 02 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 6, khoản 7, Mục I, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Thông tư số 04/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 02 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 4, Mục I, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Thông tư số 24/2007/TT-BLĐTBXH ngày 09 tháng 11 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tính thời gian để hưởng chế độ BHXH theo Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tính thời gian để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân thuộc biên chế các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang đã xuất cảnh hợp pháp nhưng không về nước đúng hạn để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 15, Mục II, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại các khoản 8, 9, 11, 12, Mục III, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Thông tư số 07/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại các khoản 2, 3, 4, Mục III, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Thông tư số 29/2008/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn việc cấp, quản lý và sử dụng thẻ khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 1, Mục IV, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Thông tư số 14/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 8 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xếp hạng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 9, khoản 29, Mục V, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại các khoản 1, 2, 3, Mục VI, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Thông tư số 02/2007/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 01 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 8, Mục VII, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn bổ sung thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 9, khoản 23, Mục VII, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 4 năm 2009 sửa đổi, bổ sung Mục VII Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 6, khoản 7, Mục VII, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 06 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2009/NĐ-CP để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 1, khoản 2 Mục X, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 6 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 3, Mục X, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Thông tư số 27/2008/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 11 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 1, khoản 2, Mục X, Phần A của Phương án đơn giản hóa này. b) Xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều về thủ tục hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi đối với thương binh, liệt sĩ, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng quy định tại Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 về hướng dẫn thủ tục hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi đối với thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng hoặc ban hành Thông tư mới thay thế Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH và các Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư này theo đúng nội dung đơn giản hóa các thủ tục nêu từ khoản 1 đến khoản 24 mục VII phần A của Phương án đơn giản hóa này để ban hành trước ngày 31 tháng 3 năm 2011. c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên tịch sau đây, ban hành trước ngày 31 tháng 3 năm 2011: - Thông tư số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 18, khoản 21, Mục VII, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17 tháng 3 năm 1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 1, Mục I, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Thông tư liên bộ số 17/1998/TTLB-BLĐTBXH-BTC ngày 31 tháng 12 năm 1998 của Bộ LĐTBXH và Bộ Tài chính hướng dẫn việc xếp hạng doanh nghiệp nhà nước, sau thời gian 4 năm thực hiện việc xếp hạng doanh nghiệp theo Thông tư liên bộ số 21/LB-TT ngày 17 tháng 6 năm 1993 để thực hiện nội dung đơn giản hóa nêu tại khoản 5, Mục VI, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Thông tư số 23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31 tháng 8 năm 2005 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính về hướng dẫn xếp hạng và xếp lương đối với thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng công ty nhà nước để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 5 Mục VI Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21 tháng 11 năm 2006 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng quy định về thời gian và số lượng hồ sơ cần quy định để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 24, Mục VII, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Thông tư số 01/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2008 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục và mức hỗ trợ thân nhân liệt sĩ đi thăm mộ và di chuyển hài cốt liệt sĩ để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 22, Mục VII, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Thông tư Liên tịch số 01/2003/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BYT ngày 24 tháng 01 năm 2003 hướng dẫn Nghị định 56/2002/NĐ-CP để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 13, Mục VIII, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Thông tư liên tịch số 15/2004/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2004 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Nghị định 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại các khoản 1, 3, 5, 6, 7, 8 Mục VIII Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Thông tư liên tịch số 22/2004/TTLT-BLĐTBXH-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2004 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 12, Mục VIII, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Thông tư liên Bộ số 12-TT/LB ngày 03 tháng 8 năm 1992 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số chính sách, chế độ đối với người lao động có thời hạn ở nước ngoài về nước để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 3, Mục IX, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Thông tư liên Bộ số 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 4, khoản 5, Mục X, Phần A của Phương án đơn giản hóa này. d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng Thông tư hướng dẫn điều kiện của tổ chức, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi thay thế Thông tư 10/2004/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2004 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 10, khoản 16, Mục III, Phần A của Phương án đơn giản hóa này để ban hành trước ngày 31 tháng 3 năm 2011. 3. Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ, ngành được phân công chủ trì dưới đây xây dựng dự thảo thông tư liên tịch để sửa đổi, bổ sung, ban hành trước ngày 31 tháng 3 năm 2011: a) Phối hợp với Bộ Tài chính (Bộ Tài chính chủ trì) sửa đổi Thông tư liên tịch số 116/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2007 của liên bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn nội dung chi, mức chi cho công tác xác minh, tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về tái hòa nhập cộng đồng theo Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 14, Mục VIII, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; b) Phối hợp với Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (do Bộ Y tế chủ trì) sửa đổi Thông tư liên Bộ số 33/TT/LB ngày 25 tháng 6 năm 1987 của Bộ Y tế và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quy định về thời gian nghỉ việc được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thay lương đối với cán bộ, công nhân viên chức mắc các bệnh cần chữa trị dài ngày để ban hành Danh mục các bệnh cần chữa trị dài ngày thay thế Danh mục quy định tại Thông tư để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 1, 2 Mục II Phần A của Phương án đơn giản hóa này; c) Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính (do Bộ Quốc phòng chủ trì) sửa đổi Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2005 của liên Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 21, Mục VII, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; d) Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao (do Bộ Công an chủ trì) sửa đổi Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BCA-BQP-BNG-BLĐTBXH ngày 08 tháng 5 năm 2008 của Liên Bộ: Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn trình tự, thủ tục xác minh, tiếp nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 14, khoản 15, Mục VIII, Phần A của Phương án đơn giản hóa này. 4. Giao Bộ Khoa học công nghệ xây dựng và ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2006/TT-BKHCN ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ “Hướng dẫn về điều kiện và thủ tục chỉ định tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa” để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 3, Mục I, Phần A của Phương án đơn giản hóa này, hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 năm 2011. 5. Giao Bộ Quốc phòng xây dựng và ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 166/2006/TT-BQP ngày 28 tháng 9 năm 2006 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thủ tục hồ sơ, thẩm quyền công nhận, quy trình lập hồ sơ người có công với cách mạng (phần Quân đội quản lý), hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 năm 2011. 6. Giao Bộ Công an: - Xây dựng và ban hành thông tư hướng dẫn lập và cấp biên bản khám bệnh hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông đối với trường hợp bị tai nạn giao thông; biên bản giải quyết vụ tai nạn hoặc biên bản tai nạn do công an xã lập đối với các trường hợp tai nạn do rủi ro khách quan; xác nhận vào bản tường trình về vụ tai nạn do rủi ro khách quan để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại điểm a khoản 5 Mục II, Phần A của Phương án đơn giản hóa này, ban hành trước ngày 31 tháng 3 năm 2011. - Chuyển mẫu đơn, mẫu tờ khai tại Quyết định số 2068/QĐ-QLXNC ngày 08 tháng 5 năm 2008 của Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an về việc ban hành các biểu mẫu dùng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về, để ban hành kèm theo Thông tư số 03/2008/TTLT-BCA-BQP-BNG-BLĐTBXH ngày 08 tháng 5 năm 2008 của liên Bộ: Công an, Quốc phòng, Ngoại giao và Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn trình tự, thủ tục xác minh, tiếp nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 14 mục VIII, Phần A của Phương án đơn giản hóa này. 7. Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật phù hợp để thay thế các quyết định dưới đây và đảm bảo thực hiện đúng nội dung đơn giản hóa thủ tục dẫn chiếu kèm theo, hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 năm 2011: - Quyết định số 08/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 20 tháng 11 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định tạm thời về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu theo Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 8, Mục I, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Quyết định số 13/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 14 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế mẫu của trung tâm dạy nghề để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 7, Mục V, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Quyết định số 07/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về kiểm định viên chất lượng dạy nghề để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 10, khoản 11, Mục V, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Quyết định số 08/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 12, Mục V, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Quyết định số 51/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 6, khoản 7, khoản 8, Mục V, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Quyết định số 52/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành điều lệ mẫu trường trung cấp nghề để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 7, Mục V, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Quyết định số 59/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định Quy chế bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thôi công nhận, từ chức hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và giám đốc trung tâm dạy nghề để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, Mục V, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Quyết định số 69/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định tổ chức và quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 19, Mục V, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Quyết định số 71/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại các khoản 13, 14, 20, 21, 22, Mục V, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; - Quyết định số 72/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề để thực hiện nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại các khoản 15, 16, 17, 18, 23, 24, 25, 26, 27, 28, Mục V, Phần A của Phương án đơn giản hóa này; 8. Giao Bộ Y tế ban hành xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay thế Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ Y tế ban hành Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin và thực hiện đúng nội dung đơn giản hóa thủ tục nêu tại khoản 7, Mục VII, Phần A của Phương án đơn giản hóa này, hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 năm 2011./. PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC VĂN BẢN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ ĐỂ THỰC THI PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ) I. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CÁC LUẬT, PHÁP LỆNH (Thời hạn, tiến độ hoàn thành việc soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh để gửi Bộ Tư pháp tổng hợp thành văn bản chung, trình Chính phủ xem xét, quyết định sẽ được Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội thông qua) TT TÊN VĂN BẢN QPPL NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CƠ QUAN CHỦ TRÌ CƠ QUAN PHỐI HỢP GHI CHÚ 1 - Bộ Luật Lao động 1994 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động 2002 - Điều 43 Bộ Luật Lao động; Điều 182, 183 của Bộ Luật LĐ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật LĐ (Theo nội dung đơn giản hóa của thủ tục “Cấp sổ lao động”, nêu tại khoản 6 Mục X Phần A của Phương án đơn giản hóa) - Điều 47, 48 Bộ Luật Lao động; Điều 47 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động (Theo nội dung đơn giản hóa các thủ tục “Đăng ký thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp” –B-BLD-033210-TT) - Điều 57 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động (Theo nội dung đơn giản hóa của thủ tục “Tiếp nhận đăng ký thang lương, bảng lương của doanh nghiệp ngoài nhà nước” –B-BLD-003482-TT); - Điều 82 Bộ Luật Lao động (Theo nội dung đơn giản hóa thủ tục “Đăng ký nội quy lao động của các doanh nghiệp”, nêu tại khoản 4 Mục VI phần A của Phương án đơn giản hóa) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan Sửa các Điều 18, 47, 57, 132, 133 theo Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ 2 Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 - Các Điều: 26, 37, 48, 55, 64, 65, 66, 67, 73, 78, 92, 113, 114, 116, 117, 118, 122, 124, 127 và 128. (Theo nội dung đơn giản hóa các thủ tục nêu tại khoản 1, 2, 3, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 Mục II Phần A của Phương án đơn giản hóa). - Bổ sung quy định trong Luật BHXH về việc cấp lại sổ BHXH do người lao động làm mất, hỏng và quy định lệ phí cấp lại sổ BHXH (trừ trường hợp nguyên nhân hỏng, mất vì lý do bất khả kháng như thiên tai) (TT3 của lĩnh vực cấp sổ, thẻ). Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp - Văn phòng Chính phủ; - Bảo hiểm xã hội Việt Nam; và các bộ, ngành liên quan. Xem nội dung đơn giản hóa của các thủ tục nêu ở cột thứ 3 tại Phần II của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - Điều 11 (Theo nội dung đơn giản hóa của thủ tục “Cấp đổi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài do doanh nghiệp được cấp lại giấy đăng ký kinh doanh” –B-BLD-002806-TT, nêu tại khoản 2 Mục IX Phần A của Phương án đơn giản hóa) - Điều 52 (Theo nội dung đơn giản hóa của thủ tục “Đăng ký hợp đồng cá nhân đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài” –B-BLD-002933-TT, nêu tại khoản 4 Mục IX Phần A của Phương án đơn giản hóa) - Điều 19 (Theo nội dung phương án đơn giản hóa của thủ tục “Đăng ký hợp đồng cung ứng lao động” –B-BLD-002865-TT, nêu tại khoản 5 Mục IX Phần A của Phương án đơn giản hóa) - Điều 36, Điều 37 (Theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 5 Mục IX Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập thời hạn trên 90 ngày” –B-BLD-002872-TT; - “Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập thời hạn dưới 90 ngày” –B-BLD-002928-TT) - Điều 29, Điều 32, Điều 41 (Theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 7 Mục IX Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài” –B-BLD-002942-TT; - “Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của các tổ chức sự nghiệp của nhà nước” - B-BLD-002943-TT; - “Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của các tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài” –B-BLD-002937-TT). Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; và các bộ, ngành liên quan. 4 Luật Dạy nghề 2006 Điều 47 (Theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 8, 9 Mục V Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Phê duyệt điều lệ trường cao đẳng nghề công lập trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ” –B-BLD-018852-TT; - “Phê duyệt điều lệ trường trung cấp nghề trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ” –B-BLD-111229-TT; - “Phê duyệt quy chế hoạt động của trung tâm dạy nghề trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ” –B-BLD-111231-TT; - “Phê duyệt điều lệ trường cao đẳng nghề tư thục” –B-BLD-018853-TT) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp - Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan 5 Pháp lệnh số 36L/CTN ngày 10 tháng 9 năm 1994 quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 15 Mục VII Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” –B-BLD-052904-TT; - “Đề nghị khen tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” –B-BLD-052936-TT; - “Xác nhận bản khai đề nghị khen tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” –B-BLD-052938-TT; - “Quyết định trợ cấp ưu đãi (hàng tháng hoặc một lần) đối với Bà mẹ “Việt Nam anh hùng” –B-BLD-003032-TT. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp - Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan 6 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2006 Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 15 Mục VII Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” –B-BLD-052904-TT; - “Đề nghị khen tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” –B-BLD-052936-TT; - “Xác nhận bản khai đề nghị khen tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” –B-BLD-052938-TT; - “Quyết định trợ cấp ưu đãi (hàng tháng hoặc một lần) đối với Bà mẹ “Việt Nam anh hùng” –B-BLD-003032-TT. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp - Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan II. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRÌNH KÈM DỰ ÁN LUẬT, PHÁP LỆNH (Thời hạn hoàn thành việc xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình kèm dự án luật, pháp lệnh theo thời hạn soạn thảo dự án luật, pháp lệnh được Thủ tướng Chính phủ quyết định) TT TÊN VĂN BẢN QPPL NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CƠ QUAN CHỦ TRÌ CƠ QUAN PHỐI HỢP GHI CHÚ I. NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ 1 - Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. - Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục: - “Đăng ký làm thêm đến 300 giờ/năm” –B-BLD-005265-TT, nêu tại khoản 2 Mục I Phần A của Phương án đơn giản hóa - “Đăng ký thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng” –B-BLD-005263-TT, nêu tại khoản 5 Mục I Phần A của Phương án đơn giản hóa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; và các bộ, ngành liên quan Trình kèm Dự án bộ Luật lao động (sửa đổi) 2 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc Sửa đổi khoản 2 Điều 12; khoản 2 Điều 17; Điều 24, Điều 43; khoản 2 Điều 53, theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục: - “Hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp người lao động khám chữa bệnh ở trong nước” –B-BLD-001689-TT, nêu tại khoản 1 Mục II Phần A của Phương án đơn giản hóa; - “Hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp người lao động khám chữa bệnh ở nước ngoài” –B-BLD-001694-TT, nêu tại khoản 2 Mục II Phần A của Phương án đơn giản hóa; - “Hưởng chế độ thai sản của người lao động đang còn quan hệ lao động” –B-BLD-001702-TT, nêu tại khoản 3 Mục II Phần A của Phương án đơn giản hóa; - “Hưởng chế độ thai sản của người lao động không còn quan hệ lao động” –B-BLD-001706-TT, nêu tại khoản 4 Mục II Phần A của Phương án đơn giản hóa; - “Hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản” –B-BLD-001730-TT, nêu tại khoản 7 Mục II Phần A của Phương án đơn giản hóa; - “Hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp” –B-BLD-001731-TT, nêu tại khoản 7 Mục II Phần A của Phương án đơn giản hóa; - “Hưởng BHXH một lần đối với người tham gia BHXH bắt buộc đang đóng BHXH” –B-BLD-001734-TT, nêu tại khoản 10 Mục II Phần A của Phương án đơn giản hóa; - “Hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội” –B-BLD-001737-TT, nêu tại khoản 10 Mục II Phần A của Phương án đơn giản hóa; - “Hưởng chế độ tử tuất đối với người tham gia BHXH bắt buộc đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết” –B-BLD-001739-TT, nêu tại khoản 12 Mục II Phần A của Phương án đơn giản hóa; - “Hưởng chế độ tử tuất đối với người tham gia BHXH bắt buộc đang hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên” –B-BLD-001741-TT, nêu tại khoản 12 Mục II Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan Trình kèm Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm xã hội 3 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục: - “Hưởng lương hưu, BHXH một lần đối với người tham gia BHXH tự nguyện” –B-BLD-001738-TT, nêu tại khoản 11 Mục II Phần A của Phương án đơn giản hóa; - “Hưởng chế độ tử tuất đối với người tham gia BHXH tự nguyện” –B-BLD-001742-TT, nêu tại khoản 13 Mục II Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan Trình kèm Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm xã hội 4 - Nghị định số 41/CP của Chính phủ ngày 05 tháng 7 năm 1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về thi hành kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. - Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2003 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP của Chính phủ ngày 05 tháng 7 năm 1995. Sửa đổi Điều 5 của NĐ 41/CP và Điều 1 của NĐ 33/2003 theo nội dung phương án đơn giản hóa của thủ tục “Đăng ký nội quy lao động của các doanh nghiệp”, nêu tại khoản 4 Mục VI Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan Trình kèm Dự án bộ Luật lao động (sửa đổi) 5 Nghị định số 176-CP ngày 20 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về việc thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 15 Mục VII Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” –B-BLD-052904-TT; - “Đề nghị khen tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” –B-BLD-052936-TT; - “Xác nhận bản khai đề nghị khen tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” –B-BLD-052938-TT; - “Quyết định trợ cấp ưu đãi (hàng tháng hoặc một lần) đối với Bà mẹ “Việt Nam anh hùng” –B-BLD-003032-TT. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan Trình kèm dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh số 36L/CTN ngày 10 tháng 9 năm 1994 quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” 6 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 7, khoản 15 Mục VII Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Quyết định trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm độc hóa học” –B-BLD-052893-TT; - “Cấp phiếu trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm độc hóa học” –B-BLD-052894-TT; - “Cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm độc hóa học” –B-BLD-052903-TT; - “Xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc có con trước khi tham gia kháng chiến sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổit)” –B-BLD-052930-TT; - “Lập biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xét đề nghị hưởng chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và ghi nhận tình trạng con đẻ của họ bị dị dạng dị tật” –B-BLD-052932-TT; - “Đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” –B-BLD-052904-TT; - “Đề nghị khen tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” –B-BLD-052936-TT; - “Xác nhận bản khai đề nghị khen tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” –B-BLD-052938-TT; - “Quyết định trợ cấp ưu đãi (hàng tháng hoặc một lần) đối với Bà mẹ “Việt Nam anh hùng” –B-BLD-003032-TT. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan Trình kèm dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2006 7 Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Sửa đổi Điều 3, Điều 5 theo nội dung phương án đơn giản hóa của thủ tục “Cấp đổi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài do doanh nghiệp được cấp lại giấy đăng ký kinh doanh” –B-BLD-002806-TT, nêu tại khoản 2 Mục IX Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan Trình kèm dự án Luật sửa đổi, bộ sung Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 8 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 6, khoản 7 Mục X Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp” –B-BLD-004707-TT - “Hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp 1 lần” (B-BLD-006263-TT) - “Chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp” (B-BLD-004716-TT) - “Tạm dừng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp” (B-BLD-004715-TT) - “Giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp về học nghề” (B-BLD-004709-TT) - “Tiếp tục hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp” (B-BLD-006247-TT) - “Chuyển nơi hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp” (B-BLD-004713-TT) - “Giải quyết chế độ tư vấn giới thiệu việc làm đối với người hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp” –B-BLD-004710-TT Trình kèm Luật Bảo hiểm xã hội 9 Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 6, 7, 8, 9 và 29 Mục V Phần A của Phương án đơn giản hóa: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan Trình kèm dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Dạy nghề 2006 10 Nghị định số 146/2004/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định thủ tục, thẩm quyền quyết định đưa vào cơ sở quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy Sửa đổi theo nội dung bãi bỏ các thủ tục nêu tại khoản 9 Mục VIII Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Đưa người sau cai nghiện có khả năng tái nghiện cao không tự nguyện vào cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm” –B-BLD-019576-TT; - “Hoãn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm đối với người tự nguyện” –B-BLD-021698-TT; - “Hoãn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm đối với người không tự nguyện nhưng có khả năng tái nghiện cao” –B-BLD-107141-TT; - “Miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm đối với người tự nguyện” –B-BLD-107236-TT; - “Miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm đối với người không tự nguyện nhưng có khả năng tái nghiện cao” –B-BLD-021851-TT Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan Trình kèm dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 16/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 về việc thực hiện thí điểm tổ chức quản lí, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác thuộc Trung ương. 11 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương Sửa đổi Điều 5 theo nội dung bãi bỏ thủ tục “Tiếp nhận đăng ký thang lương, bảng lương của doanh nghiệp ngoài nhà nước” –B-BLD-003482-TT. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan Trình kèm dự án bộ Luật lao động (sửa đổi) 12 - Nghị định số 196/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thỏa ước lao động tập thể - Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 196/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ. - Nghị định số 47/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động. Sửa đổi Nghị định số 196/CP, Nghị định số 93/2002/NĐ-CP và Điều 9 Nghị định số 47/2010/NĐ-CP theo nội dung bãi bỏ thủ tục “Đăng ký thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp” –B-BLD-033210-TT. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan Trình kèm dự án bộ Luật lao động (sửa đổi) II THÔNG TƯ, THÔNG TƯ LIÊN TỊCH 1. Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương. Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của thủ tục “Tiếp nhận đăng ký thang lương, bảng lương của doanh nghiệp ngoài nhà nước” –B-BLD-003482-TT Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Trình kèm dự án bộ Luật Lao động (sửa đổi) 2 Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/6/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo quy định của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ. Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của thủ tục “Đăng ký làm thêm đến 300 giờ/năm” –B-BLD-005265-TT, nêu tại khoản 2 Mục I Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Trình kèm dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) 3 Thông tư số 16/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/6/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng. Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của thủ tục “Đăng ký thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm việc các công việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng” –B-BLD-005263-TT, nêu tại khoản 5 Mục I Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Trình kèm dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) 4 Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2007 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo đảm xã hội bắt buộc Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 10, khoản 12, Mục II Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Hưởng BHXH một lần đối với người tham gia BHXH bắt buộc đang đóng BHXH” –B-BLD-001734-TT; - “Hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội” –B-BLD-001737-TT; - “Hưởng chế độ tử tuất đối với người tham gia BHXH bắt buộc đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết” –B-BLD-001739-TT; - “Hưởng chế độ tử tuất đối với người tham gia BHXH bắt buộc đang hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên” –B-BLD-001741-TT Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Trình kèm dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 5 Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 9 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2007 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 2, khoản 7 Mục II Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp người lao động khám chữa bệnh ở nước ngoài” –B-BLD-001694-TT - “Hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản” –B-BLD-001730-TT; - “Hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp” –B-BLD-001731-TT. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Trình kèm dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 6 Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6 và 7 Mục IX Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài” –B-BLD-002630-TT, - “Cấp đổi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài do doanh nghiệp được cấp lại giấy đăng ký kinh doanh” –B-BLD-002806-TT; - “Đăng ký hợp đồng cá nhân đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài” –B-BLD-002933-TT; - “Đăng ký hợp đồng cung ứng lao động” –B-BLD-002865-TT - “Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập thời hạn trên 90 ngày” –B-BLD-002872-TT; - “Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập thời hạn dưới 90 ngày” –B-BLD-002928-TT; - “Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài” –B-BLD-002942-TT; - “Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của các tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài” –B-BLD-002937-TT; - “Báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của các tổ chức sự nghiệp của nhà nước” –B-BLD-002943-TT Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Trình kèm dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 7 Thông tư số 18/1994/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 05 năm 1994 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn việc cấp, quản lý và sử dụng Sổ lao động Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 6, khoản 7 Mục X Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Cấp sổ lao động” - “Cấp lại sổ lao động” Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Trình kèm dự án bộ Luật Lao động (sửa đổi) 8 Thông tư số 10/1996/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 05 năm 1996 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn bổ sung việc cấp, quản lý, xử lý và sử dụng sổ lao động Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 6, khoản 7 Mục X Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Cấp sổ lao động” - “Cấp lại sổ lao động” Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Trình kèm dự án bộ Luật Lao động (sửa đổi) 9 Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 1 năm 2009 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm thất nghiệp Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 6, khoản 7 Mục X Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp” –B-BLD-004707-TT - “Hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp 1 lần” –B-BLD-006263-TT - “Chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp” –B-BLD-004716-TT - “Tạm dừng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp” –B-BLD-004715-TT - “Giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp về học nghề” –B-BLD-004709-TT - “Tiếp tục hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp” –B-BLD-006247-TT - “Chuyển nơi hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp” –B-BLD-004713-TT - “Giải quyết chế độ tư vấn giới thiệu việc làm đối với người hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp” –B-BLD-004710-TT Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Trình kèm dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội III. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN SỬA ĐỔI LUẬT, PHÁP LỆNH TT TÊN VĂN BẢN QPPL NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CƠ QUAN CHỦ TRÌ CƠ QUAN PHỐI HỢP GHI CHÚ I NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ: sửa đổi, bổ sung theo hình thức một văn bản sửa nhiều văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Chính phủ trước ngày 31 tháng 3 năm 2011 1 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại các khoản 8, 9, 10, 11 và 12 Mục II Phần A của Phương án đơn giản hóa về: - Tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở Bảo trợ xã hội - Giải quyết hưởng trợ cấp thường xuyên cho đối tượng hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng, đối tượng ở nhà xã hội; Giải quyết trợ cấp xã hội hàng tháng đối với gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi; Giải quyết hưởng trợ cấp thường xuyên đối với trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng; Giải quyết hỗ trợ mai táng phí đối với đối tượng bảo trợ xã hội Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan BTXH 2 Nghị định 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội. Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Mục II Phần A của Phương án đơn giản hóa về: - Thành lập; giải thể; thay đổi tên gọi, trụ sở, giám đốc, quy chế hoạt động của các cơ sở BTXH - Tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở Bảo trợ xã hội. - Giải quyết hưởng trợ cấp thường xuyên cho đối tượng hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng, đối tượng ở nhà xã hội Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan BTXH 3 Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục về xếp hạng các cơ sở dạy nghề công lập, nêu tại khoản 9, khoản 29 Mục V Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan DN 4 Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của thủ tục: “Tiếp nhận hồ sơ đăng ký xếp hạng đối với các công ty nhà nước hạng I trở lên” –B-BLD-002628-TT, nêu tại khoản 5 Mục VI Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan LĐTLTC 5 Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định quản lý lao động tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước. Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của thủ tục: “Thẩm định hồ sơ đăng ký đơn giá tiền lương đối với các công ty nhà nước xếp hạng đặc biệt (trừ công ty hạng đặc biệt thành lập theo Quyết định số 91/TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ) và công ty thực hiện hoạt động công ích có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân” –B-BLD-002627-TT, nêu tại khoản 2 Mục VI Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan LĐTLTC 6 Nghị định số 207/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty nhà nước Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của thủ tục: “Tiếp nhận hồ sơ đăng ký xếp hạng đối với các công ty nhà nước hạng I trở lên” –B-BLD-002628-TT, nêu tại khoản 5 Mục VI Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan LĐTLTC 7 Nghị định số 56/2002/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2002 của Chính phủ về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của thủ tục: “Quyết định cho người nghiện ma túy được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng” –B-BLD-017107-TT, nêu tại khoản 13 Mục VIII Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan PCTNXH 8 Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Mục VIII Phần A của Phương án đơn giản hóa. - “Cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy đối với cơ sở mới thành lập của tổ chức, cá nhân” –B-BLD-116285-TT - “Cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy đối với cơ sở đã thành lập của tổ chức, cá nhân” –B-BLD-027260-TT - “Cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy cho cơ sở cai nghiện mới thành lập thuộc Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội” –B-BLD-059605-TT - “Cấp giấy phép hoạt động cai nghiện tự nguyện đối với cơ sở cai nghiện đã được thành lập của Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội thành lập” –B-BLD-026987-TT. - “Gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy đối với cơ sở cai nghiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập” –B-BLD-010257-TT - “Gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện thuộc Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội” –B-BLD-010128-TT - “Thay đổi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện do tổ chức, cá nhân thành lập” –B-BLD-015646-TT - “Thay đổi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện do Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội thành lập” –B-BLD-010175-TT. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan PCTNXH 9 Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định điều kiện thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 1, khoản 2 Mục X Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Đăng ký hoạt động giới thiệu việc làm cho chi nhánh của doanh nghiệp” –B-BLD-060123-TT - “Gia hạn giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm” –B-BLD-001820-TT Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan VL 10 Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại VN Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của thủ tục: “Gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam” –B-BLD-001781-TT, nêu tại khoản 3 Mục X Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan 11 Nghị định số 71/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của thủ tục: “Gia hạn giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm” –B-BLD-001820-TT, nêu tại khoản 2 Mục X Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan 12 Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh. Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 12 Mục VIII Phần A của Phương án đơn giản hóa. - “Đưa người bán dâm tự nguyện vào chữa trị tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội” –B-BLD-112975-TT; - “Đưa người nghiện ma túy tự nguyện vào chữa trị tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – lao động xã hội” –B-BLD-114352-TT Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan II QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ: sửa đổi, bổ sung theo hình thức một văn bản sửa nhiều văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31 tháng 3 năm 2011 1 Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 10, khoản 16 Mục III Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Giải quyết chế độ trợ giúp kinh phí đối với gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi không còn người nuôi dưỡng” –B-BLD-052452-TT - “Thay đổi nơi nhận trợ giúp kinh phí đối với gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi” –B-BLD-120316-TT Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan BTXH 2 Quyết định số 181/2005/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về phân loại, xếp hạng các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công lập Sửa đổi theo nội dung bãi bỏ các thủ tục về xếp hạng đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, nêu tại khoản 9, khoản 29, Mục V Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan DN 3 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước. Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 21 Mục VII Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Xác nhận cán bộ, công nhân viên chức, cán bộ dân chính Đảng, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước” –B-BLD-052921-TT; - “Xác nhận bản khai cá nhân và bản khai của thân nhân của người đề nghị hưởng chế độ một lần với đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg” –B-BLD-052954-TT; - “Đề nghị xác nhận và đề nghị đối tượng hưởng chế độ một lần với đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg” –B-BLD-05295-TT; - “Quyết định trợ cấp một lần đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được chính sách của Đảng và nhà nước – cán bộ viên chức, dân chính Đảng, thanh niên xung phong” –B-BLD-004238-TT Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan NCC 4 Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về. Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 14 Mục VIII Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận thông tin, tài liệu và đề nghị Cục QLXNC xác minh” –B-BLD-058380-TT; - “Tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về theo khuôn khổ thỏa thuận song phương (đối với nạn nhân đang cư trú tại một nước tiếp giáp với Việt Nam)” –B-BLD-058376-TT; - “Tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài được giải cứu trở về hoặc tự trở về qua biên giới đường bộ” –B-BLD-072119-TT; - “Tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về theo khuôn khổ thỏa thuận song phương (đối với nạn nhân đang cư trú tại một nước không tiếp giáp với Việt Nam)” –B-BLD-058390-TT. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan PCTNXH 5 Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ cho người lao động bị mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế Bãi bỏ Quyết định. (Theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 4, khoản 5, Mục X Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Cho doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế trong năm 2009 vay để thanh toán cho người lao động” –B-BLD-061907-TT; - “Giải quyết chính sách đối với lao động bị mất việc làm tại các doanh nghiệp mà chủ bỏ trốn trong năm 2009” –B-BLD-061908-TT) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tư pháp; - Văn phòng Chính phủ; Và các bộ, ngành liên quan VL III THÔNG TƯ CỦA BỘ, LIÊN BỘ: sửa đổi, bổ sung, ban hành trước ngày 31 tháng 3 năm 2011 1 Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17/3/1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y Tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại. Bãi bỏ Thông tư: (Theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục “Giải quyết chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động trong điều kiện có yếu tố độc hại, nguy hiểm” –B-BLD-005262-TT; nêu tại khoản 1 Mục I phần A của Phương án đơn giản hóa) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bộ Y Tế ATLĐ 2 Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/02/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động. Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 6, khoản 7 Mục I Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Cấp Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh an toàn lao động” –B-BLD-053039-TT; - “Cấp thẻ an toàn lao động”. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ATLĐ 3 Thông tư số 02/2006/TT-BKHCN ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ “Hướng dẫn về điều kiện và thủ tục chỉ định tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa”. Sửa đổi theo theo nội dung đơn giản hóa của thủ tục “Chỉ định tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa” –B-BLD-002433-TT, nêu tại khoản 3 Mục I Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Khoa học công nghệ ATLĐ 4 Thông tư số 04/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 02 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động Sửa đổi theo theo nội dung đơn giản hóa của thủ tục “Đăng ký kiểm định các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động” –B-BLD-005261-TT, nêu tại khoản 4 Mục I Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ATLĐ 5 Thông tư liên bộ số 33/TT/LB ngày 25 tháng 6 năm 1987 của liên Bộ Y Tế và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quy định về thời gian nghỉ việc được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thay lương đối với cán bộ, công nhân viên chức mắc các bệnh cần chữa trị dài ngày. Ban hành Danh mục các bệnh cần chữa trị dài ngày thay thế Danh mục quy định tại Thông tư Bộ Y Tế Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; - Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. BHXH 6 Thông tư số 24/2007/TT-BLĐTBXH ngày 09 tháng 11 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tính thời gian để hưởng chế độ BHXH theo Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tính thời gian để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân thuộc biên chế các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang đã xuất cảnh hợp pháp nhưng không về nước đúng hạn. Sửa đổi theo nội dung đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 15 Mục II Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Tính thời gian để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài theo Hiệp định Chính phủ và của người đi làm đội trưởng, phiên dịch, cán bộ vùng do nước ngoài trả lương đã về nước trước ngày 01/01/2007 nhưng không đúng hạn, hiện đang nghỉ việc” –B-BLD-001745-TT; - “Tính thời gian để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài theo Hiệp định của Chính phủ và của người đi làm đội trưởng, phiên dịch, cán bộ vùng do nước ngoài trả lương, đã về nước trước ngày 01/01/2007 nhưng không đúng hạn, đã chết sau khi về nước nhưng thân nhân chưa được hưởng trợ cấp tuất” –B-BLD-107140-TT Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội BHXH 7 Thông tư số 10/2004/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2004 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi - Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các Thủ tục nêu tại khoản 10, khoản 16 Mục III Phần A của Phương án đơn giản hóa; - “Giải quyết chế độ trợ giúp kinh phí đối với gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi không còn người nuôi dưỡng” –B-BLD-052452-TT - “Thay đổi nơi nhận trợ giúp kinh phí đối với gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi” –B-BLD-120316-TT Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bộ Tài chính BTXH 8 Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại các khoản 8, 9, 10, 11 và 12 Mục III Phần A của Phương án đơn giản hóa về: - Tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở Bảo trợ xã hội. - Giải quyết hưởng trợ cấp thường xuyên cho đối tượng hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng, đối tượng ở nhà xã hội; Giải quyết trợ cấp xã hội hàng tháng đối với gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng; Giải quyết hỗ trợ mai táng phí đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội BTXH 9 Thông tư số 07/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội. Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Mục III Phần A của Phương án đơn giản hóa về Thành lập; giải thể; thay đổi tên gọi; trụ sở, giám đốc, quy chế hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội BTXH 10 Thông tư số 29/2008/TT-BLĐTBXH ngày 28/11/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn việc cấp, quản lý và sử dụng Thẻ khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập. Bãi bỏ Thông tư theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 1 Mục IV Phần A của Phương án đơn giản hóa - “Cấp phát thẻ khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền cho trẻ em dưới 6 tuổi” –B-BLD-051398-TT; - “Cấp lại thẻ khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền cho trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế công lập, thuộc thẩm quyền thực hiện của Ủy ban nhân dân xã” –B-BLD-051400-TT. - “Đổi thẻ khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền cho trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế công lập, thuộc thẩm quyền thực hiện của Ủy ban nhân dân xã” –B-BLD-051401-TT. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội BVCSTE 11 Thông tư số 14/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 8 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xếp hạng trường CĐN, trường TCN và TT dạy nghề Sửa đổi theo nội dung bãi bỏ các thủ tục về xếp hạng đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, nêu tại khoản 9, khoản 29 Mục V Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội DN 12 Thông tư liên bộ số 17/1998/TTLB-BLĐTBXH-BTC ngày 31 tháng 12 năm 1998 của Bộ LĐTBXH và Bộ Tài chính hướng dẫn việc xếp hạng doanh nghiệp nhà nước, sau thời gian 4 năm thực hiện việc xếp hạng doanh nghiệp theo Thông tư liên bộ số 21/LB-TT ngày 17 tháng 06 năm 1993. Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của thủ tục “Tiếp nhận hồ sơ đăng ký xếp hạng đối với các công ty nhà nước hạng I trở lên” –B-BLD-002628-TT, nêu tại khoản 5 Mục VI Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bộ Tài chính LĐTLTC 13 Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước. Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại các khoản 1, 2 và 3 Mục VI Phần A của Phương án đơn giản hóa - “Thẩm định hồ sơ đăng ký đơn giá tiền lương đối với các doanh nghiệp nhà nước xếp hạng đặc biệt theo Quyết định 91/TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ” –B-BLD-039860-TT; - Thẩm định hồ sơ đăng ký đơn giá tiền lương đối với các công ty nhà nước xếp hạng đặc biệt (trừ công ty hạng đặc biệt thành lập theo Quyết định số 91/TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ) và công ty thực hiện hoạt động công ích có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân” –B-BLD-002627-TT; - “Tiếp nhận và duyệt đơn giá tiền lương doanh nghiệp nhà nước” –B-BLD-003484-TT. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - 14 Thông tư số 23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31 tháng 8 năm 2005 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính về hướng dẫn xếp hạng và xếp lương đối với thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng công ty nhà nước Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của thủ tục “Tiếp nhận hồ sơ đăng ký xếp hạng đối với các công ty nhà nước hạng I trở lên” –B-BLD-002628-TT, nêu tại khoản 5 Mục VI Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bộ Tài chính - 15 Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2005 của liên Bộ Quốc phòng, Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước. Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 21 Mục VII Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Xác nhận cán bộ, công nhân viên chức, cán bộ dân chính Đảng, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước” –B-BLD-052921-TT; - “Xác nhận bản khai cá nhân và bản khai của thân nhân của người đề nghị hưởng chế độ một lần với đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg” –B-BLD-052954-TT; - “Đề nghị xác nhận và đề nghị đối tượng hưởng chế độ một lần với đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg” –B-BLD-05295-TT; - “Quyết định trợ cấp một lần đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được chính sách của Đảng và nhà nước – cán bộ viên chức, dân chính Đảng, thanh niên xung phong” –B-BLD-004238-TT Bộ Quốc phòng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội NCC 16 Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều về thủ tục hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi đối với thương binh, liệt sĩ, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng quy định tại Thông tư, hoặc ban hành Thông tư mới thay thế Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 để thực hiện nội dung đơn giản hóa các thủ tục nêu từ khoản 1 đến khoản 24 mục VII Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - 17 Thông tư số 166/2006/TT-BQP ngày 28 tháng 9 năm 2006 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thủ tục hồ sơ, thẩm quyền công nhận, quy trình lập hồ sơ người có công với cách mạng. Xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hồ sơ, thẩm quyền công nhận và quy trình lập hồ sơ đối với thương binh, liệt sĩ tại Thông tư số 166/2006/TT-BQP ngày 28 tháng 9 năm 2006 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thủ tục hồ sơ, thẩm quyền công nhận, quy trình lập hồ sơ người có công với cách mạng (phần Quân đội quản lý). Bộ Quốc phòng 18 Thông tư số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 18 Mục VII Phần A của Phương án đơn giản hóa - “Quyết định cấp sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo” –B-BLD-004143-TT; - “Cấp sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo” - B-BLD-052920-TT; - “Xác nhận tờ khai cấp sổ ưu đãi trong giáo dục đào tạo cho người có công với cách mạng đối với những trường hợp đang thường trú tại địa phương” –B-BLD-052951-TT Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Giáo dục Đào tạo; - Bộ Tài chính - 19 Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21 tháng 11 năm 2006 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính – Bộ Y tế hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng quy định về thời gian và số lượng hồ sơ cần quy định. Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 24 Mục VII Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Quyết định cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình và phục hồi chức năng” –B-BLD-004112-TT; - “Giải quyết trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình” -B-BLD-052918-TT; - “Xác nhận tờ khai nhận trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình đối với người đang thường trú trên địa bàn” –B-BLD-052950-TT Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Y tế 20 Thông tư số 02/2007/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 01 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của thủ tục “Cấp bằng Tổ quốc ghi công” –B-BLD-052779-TT, nêu tại khoản 8 Mục VII Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - 21 Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn bổ sung thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại các khoản 8, 9 và 23 Mục VII Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Cấp bằng Tổ quốc ghi công” –B-BLD-052779-TT; - “Cấp lại bằng Tổ quốc ghi công” –B-BLD-052902-TT; - “Xác nhận đơn của thân nhân, người thờ cúng trực tiếp liệt sĩ đề nghị cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công” –B-BLD-052957-TT; - “Lập danh sách (Sở LĐTBXH) và tờ trình (Ủy ban nhân dân tỉnh) đề nghị Thủ tướng Chính phủ cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công” –B-BLD-003473-TT; - “Xác nhận mộ đang quản lý trong nghĩa trang liệt sĩ” –B-BLD-052836-TT. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - 22 Thông tư số 01/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục và mức hỗ trợ thân nhân liệt sĩ đi thăm mộ và di chuyển hài cốt liệt sĩ. Sửa đổi theo nội dung đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 22 Mục VII phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Cấp giấy giới thiệu đi thăm viếng mộ liệt sĩ” –B-BLD-052923-TT; - “Xác nhận đơn đề nghị đi thăm viếng mộ của thân nhân liệt sĩ” –B-BLD-052953-TT. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bộ Tài chính - 23 Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 4 năm 2009 sửa đổi, bổ sung Mục VII Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Sửa đổi theo nội dung đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 6, khoản 7 Mục VII Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Cấp giấy chứng nhận cho thương binh, bệnh binh do thương tật, bệnh tật ở cột sống bị liệt hai chi dưới” –B-BLD-052852-TT; - “Quyết định trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm độc hóa học” –B-BLD-052893-TT; - “Cấp phiếu trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học” –B-BLD-052894-TT; - “Cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm độc hóa học” - B-BLD-052903-TT; - “Xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc có con trước khi tham gia kháng chiến sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi)” –B-BLD-052930-TT; - “Lập biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xét đề nghị hưởng chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và ghi nhận tình trạng con đẻ của họ bị dị dạng dị tật” –B-BLD-052932-TT Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - 24 Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BYT ngày 24/01/2003 hướng dẫn Nghị định 56/2002/NĐ-CP . Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của thủ tục “Quyết định cho người nghiện ma túy được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng” –B-BLD-017107-TT, nêu tại khoản 13 Mục VIII Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Công an - Bộ Y tế PCTNXH 25 Thông tư liên tịch số 15/2004/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2004 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Nghị định 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện. Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại các khoản 1, 3, 5, 6, 7 và 8 Mục VIII Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy đối với cơ sở mới thành lập của tổ chức, cá nhân” –B-BLD-116285-TT; - “Cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy cho cơ sở cai nghiện mới thành lập thuộc Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội” –B-BLD-059605-TT; - “Gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy đối với cơ sở cai nghiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập” - B-BLD-010257-TT; - “Gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện thuộc Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội” –B-BLD-010128-TT; - “Thay đổi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện do tổ chức, cá nhân thành lập” –B-BLD-015646-TT; - “Thay đổi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện do Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, tổ chức chính trị - Xã hội, tổ chức xã hội thành lập” –B-BLD-010175-TT. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bộ Y tế - 26 Thông tư liên tịch số 22/2004/TTLT/BLĐTBXH-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2004 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Công an Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh. Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 12 Mục VIII Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Đưa người bán dâm tự nguyện vào chữa trị tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – lao động xã hội” –B-BLD-112975-TT; - “Đưa người nghiện ma túy tự nguyện vào chữa trị tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – lao động xã hội” –B-BLD-114352-TT. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bộ Công an - 27 Thông tư liên tịch số 116/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Liên bộ: Tài chính – Lao động Thương binh – Xã hội hướng dẫn nội dung chi, mức chi cho công tác xác minh, tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về tái hòa nhập cộng đồng theo Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Sửa đổi theo nội dung đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 14 Mục VIII Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận thông tin, tài liệu và đề nghị Cục QLXNC xác minh” –B-BLD-058380-TT; - “Tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về theo khuôn khổ thỏa thuận song phương (đối với nạn nhân đang cư trú tại một nước tiếp giáp với Việt Nam)” –B-BLD-058376-TT; - “Tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài được giải cứu trở về hoặc tự trở về qua biên giới đường bộ” –B-BLD-072119-TT; - “Tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về theo khuôn khổ thỏa thuận song phương (đối với nạn nhân đang cư trú tại một nước không tiếp giáp với Việt Nam)” –B-BLD-058390-TT. Bộ Tài chính Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - 28 Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BCA-BQP-BNG-BLĐTBXH ngày 08 tháng 5 năm 2008 của Liên bộ: Bộ Công an – Quốc phòng – Ngoại giao – Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn trình tự, thủ tục xác minh, tiếp nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về. Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 14 Mục VIII Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận thông tin, tài liệu và đề nghị Cục QLXNC xác minh” –B-BLD-058380-TT; - “Tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về theo khuôn khổ thỏa thuận song phương (đối với nạn nhân đang cư trú tại một nước tiếp giáp với Việt Nam)” –B-BLD-058376-TT; - “Tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài được giải cứu trở về hoặc tự trở về qua biên giới đường bộ” –B-BLD-072119-TT; - “Tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về theo khuôn khổ thỏa thuận song phương (đối với nạn nhân đang cư trú tại một nước không tiếp giáp với Việt Nam)” –B-BLD-058390-TT; - “Xác nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về không qua tiếp nhận” –B-BLD-058727-TT. Bộ Công an - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Bộ Quốc phòng. - Bộ Ngoại giao - 29 Thông tư liên Bộ số 12-TT/LB ngày 03 tháng 8 năm 1992 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội – Tài chính hướng dẫn thực hiện một số chính sách, chế độ đối với người lao động có thời hạn ở nước ngoài về nước. Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 3 Mục IX Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Đề nghị cấp giấy Thông báo chuyển trả đối với người lao động là đội trưởng, phiên dịch, cán bộ vùng đi làm việc ở các nước Đông Âu và Liên Xô cũ” –B-BLD-003265-TT; - “Xác nhận thời gian đi lao động ở nước ngoài” –B-BLD-003388-TT Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bộ Tài chính 30 Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 06 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2009/NĐ-CP Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 1, khoản 2 Mục X Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Đăng ký hoạt động giới thiệu việc làm cho chi nhánh của doanh nghiệp” –B-BLD-060123-TT; - “Gia hạn giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm” –B-BLD-001820-TT. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - 31 Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 6 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam Sửa đổi theo nội dung đơn giản hóa của thủ tục “Gia hạn giấy phép hoạt động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam” –B-BLD-001781-TT, nêu tại khoản 3 Mục X Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - 32 Thông tư số 27/2008/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 11 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH Sửa đổi theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 1, khoản 2 Mục X Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Đăng ký hoạt động giới thiệu việc làm cho chi nhánh của doanh nghiệp” –B-BLD-060123-TT; - “Gia hạn giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm” –B-BLD-001820-TT Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - 33 Thông tư liên Bộ số 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định 30/2009/QĐ-TTg Bãi bỏ Thông tư (Theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 4, khoản 5 Mục X Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Cho doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế trong năm 2009 vay để thanh toán cho người lao động” –B-BLD-061907-TT; - “Giải quyết chính sách đối với lao động bị mất việc làm tại các doanh nghiệp mà chủ bỏ trốn trong năm 2009” –B-BLD-061908-TT) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bộ Tài chính - IV QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG (xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật phù hợp để thay thế các quyết định dưới đây và đảm bảo thực hiện đúng nội dung đơn giản hóa thủ tục dẫn chiếu kèm theo, hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 năm 2011) 1 Quyết định số 08/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 20/11/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành Quy định tạm thời về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu theo Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 07/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Theo nội dung phương án đơn giản hóa của Thủ tục “Kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa nhập khẩu” –B-BLD-005259-TT, nêu tại khoản 8 Mục I Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 2 Quyết định số 13/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 14 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế mẫu của trung tâm dạy nghề. Theo nội dung phương án đơn giản hóa của Thủ tục “Phê duyệt quy chế hoạt động của trung tâm dạy nghề trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ” –B-BLD-111231-TT, nêu tại khoản 7 Mục V Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội DN 3 Quyết định số 07/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về kiểm định viên chất lượng dạy nghề. Theo nội dung đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 10, khoản 11 Mục V Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Cấp thẻ kiểm định viên chất lượng dạy nghề” –B-BLD-018899-TT; - “Cấp lại thẻ kiểm định viên chất lượng dạy nghề” –B-BLD-112017-TT. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - 4 Quyết định 08/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định về quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề. Theo nội dung đơn giản hóa của thủ tục “Cấp giấy chứng nhận dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề ở cấp độ 3 đối với cơ sở dạy nghề hoặc chương trình dạy nghề” –B-BLD-033729-TT, nêu tại khoản 12 Mục V Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - 5 Quyết định 69/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định tổ chức và quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. Theo nội dung đơn giản hóa của các thủ tục về Đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề ở trình độ bậc 1, 2, 3, 4 và 5, nêu tại khoản 19 Mục V Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - 6 Quyết định số 71/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề. Theo nội dung đơn giản hóa của các thủ tục về thành lập trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, nêu tại các khoản 13, 14, 20, 21 và 22 Mục V Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - 7 Quyết định số 72/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề. Theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục về đăng ký, đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề, nêu tại các khoản 15, 16, 17, 18, 23, 24, 25, 26, 27 và 28 Mục V Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - 8 Quyết định 51/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề. Theo nội dung đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại các khoản 6, 7 và 8 Mục V Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Công nhận thành viên Hội đồng quản trị trường cao đẳng nghề tư thục” –B-BLD-053144-TT - “Phê duyệt điều lệ trường cao đẳng nghề công lập trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ” –B-BLD-018852-TT - “Phê duyệt điều lệ trường cao đẳng nghề tư thục” –B-BLD-018853-TT Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 9 Quyết định 52/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành điều lệ mẫu trường trung cấp nghề. Theo nội dung phương án đơn giản hóa của Thủ tục: “Phê duyệt điều lệ trường trung cấp nghề trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ” –B-BLD-111229-TT, nêu tại khoản 7 Mục V Phần A của Phương án đơn giản hóa. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 10 Quyết định 59/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 18/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định Quy chế Bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thôi công nhận, từ chức hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và giám đốc trung tâm dạy nghề. Theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Mục V Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Bổ nhiệm Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, giám đốc trung tâm dạy nghề trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ” –B-BLD-007183-TT - “Công nhận Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề tư thục” –B-BLD-016420-TT - “Bổ nhiệm lại Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề; giám đốc trung tâm dạy nghề thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ” –B-BLD-016427-TT; - “Công nhận lại Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề tư thục” - B-BLD-016429-TT” - “Miễn nhiệm Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề; giám đốc trung tâm dạy nghề thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ” –B-BLD-016445-TT - “Thôi công nhận Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề tư thục” –B-BLD-016448-TT Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 11 Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/02/2008 của Bộ Y tế ban hành Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin. Ban hành Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin được ban hành tại Quyết định, theo nội dung phương án đơn giản hóa của các thủ tục nêu tại khoản 7 Mục VII Phần A của Phương án đơn giản hóa: - “Cấp phiếu trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học” –B-BLD-052894-TT; - “Cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm độc hóa học” –B-BLD-052903-TT; - “Xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc có con trước khi tham gia kháng chiến sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi)” –B-BLD-052930-TT; - “Lập biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xét đề nghị hưởng chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và ghi nhận tình trạng con đẻ của họ bị dị dạng dị tật” –B-BLD-052932-TT. Bộ Y tế NCC
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "09/12/2010", "sign_number": "48/NQ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị quyết" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-10-2023-QD-UBND-Quy-che-lam-viec-cua-Uy-ban-nhan-dan-Hau-Giang-559187.aspx
Quyết định 10/2023/QĐ-UBND Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân Hậu Giang
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 10/2023/QĐ-UBND Hậu Giang, ngày 28 tháng 02 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Nghị định số 39/2022/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ; Căn cứ Quyết định số 53/2006/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế làm việc mẫu của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 3 năm 2023 và thay thế Quyết định số 52/2016/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh. Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ (HN - TP.HCM); - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL); - TT: TU, HĐND, UBND tỉnh; - Như Điều 3; - Các cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy; - VP. Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; - UBMTTQVN và các đoàn thể tỉnh; - TAND, VKSND tỉnh; - Cơ quan Báo, Đài tỉnh; - Công báo tỉnh; - Cổng Thông tin điện tử tỉnh; - Lưu: VT, NCTH. KL TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Đồng Văn Thanh QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 10/2023/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh Quy chế này quy định nguyên tắc làm việc; chế độ trách nhiệm; quan hệ công tác; phạm vi, cách thức, quy trình giải quyết công việc; chương trình công tác, các hoạt động và chế độ thông tin, báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang (sau đây gọi là UBND tỉnh), Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang (sau đây gọi là Chủ tịch UBND tỉnh). 2. Đối tượng áp dụng Quy chế này áp dụng đối với thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi chung là Giám đốc Sở), Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh (sau đây gọi chung là Thủ trưởng đơn vị), Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là Chủ tịch UBND cấp huyện) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ làm việc với UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh. Điều 2. Nguyên tắc làm việc của UBND tỉnh 1. Mọi hoạt động của UBND tỉnh phải tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. UBND tỉnh làm việc theo chế độ kết hợp giữa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể UBND tỉnh với quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch UBND tỉnh và cá nhân từng thành viên UBND tỉnh. UBND tỉnh quyết định theo nguyên tắc đa số đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. 2. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các Ủy viên UBND tỉnh (sau đây gọi là thành viên UBND tỉnh) chịu trách nhiệm cá nhân về nhiệm vụ công tác của mình trước UBND tỉnh và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND tỉnh trước Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và cơ quan nhà nước cấp trên. 3. Chủ động giải quyết công việc theo đúng phạm vi, thẩm quyền phân công, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Quy chế làm việc, chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh; bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. 4. Đề cao trách nhiệm cá nhân và nêu gương của thành viên UBND tỉnh, Thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện. Mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một người chủ trì và chịu trách nhiệm. Trường hợp nhiệm vụ giao cho cơ quan, đơn vị, UBND huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi là địa phương) thì Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm. 5. Thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền, ủy quyền theo quy định của pháp luật, cá thể hóa trách nhiệm gắn với tăng cường giám sát, kiểm tra và kiểm soát quyền lực, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, quản lý thống nhất, phù hợp với thẩm quyền của UBND tỉnh. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương. 6. Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính; cấp dưới phục tùng, tuân thủ nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo, phân công của cấp trên. 7. Công khai, minh bạch, đổi mới hoạt động của UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương; thực hiện nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, liêm chính, hiệu lực, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ và chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân. Chương II TRÁCH NHIỆM, PHẠM VI, CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC Điều 3. Trách nhiệm, phạm vi, cách thức giải quyết công việc của UBND tỉnh 1. UBND tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh (sau đây gọi tắt là HĐND tỉnh) về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương về kết quả, hiệu lực quản lý, điều hành bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương; về thực hiện các chương trình, đề án do UBND tỉnh đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. UBND tỉnh giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, UBND tỉnh thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối với các vấn đề được quy định tại Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương và những vấn đề quan trọng khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. 3. Cách thức giải quyết công việc của UBND tỉnh: a) Thảo luận và quyết định từng vấn đề tại phiên họp UBND tỉnh thường kỳ hoặc bất thường; b) Đối với một số vấn đề do yêu cầu cấp bách hoặc không nhất thiết phải tổ chức thảo luận tập thể, theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh gửi hồ sơ và văn bản xin ý kiến đến từng thành viên UBND tỉnh để xin ý kiến; c) Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, thành viên UBND tỉnh phải có ý kiến trả lời. Sau thời hạn nêu trên, thành viên UBND tỉnh không có ý kiến thì được xem như đồng ý và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc đó; d) Các quyết định tập thể của UBND tỉnh được thông qua khi có trên 50% thành viên UBND tỉnh đồng ý. Trường hợp lấy ý kiến các thành viên UBND tỉnh thông qua phiếu thì: - Nếu vấn đề được trên 50% thành viên UBND tỉnh đồng ý, Văn phòng UBND tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định và báo cáo UBND tỉnh trong phiên họp gần nhất; - Nếu vấn đề chưa được trên 50% thành viên UBND tỉnh đồng ý, Văn phòng UBND tỉnh báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc đưa vấn đề ra phiên họp UBND tỉnh gần nhất để thảo luận thêm. đ) Khi biểu quyết tại phiên họp cũng như khi dùng Phiếu lấy ý kiến, nếu số phiếu đồng ý và không đồng ý bằng nhau thì quyết định theo ý kiến mà Chủ tịch UBND tỉnh đã biểu quyết. Các thành viên UBND tỉnh được thảo luận dân chủ và có quyền bảo lưu ý kiến nhưng phải thực hiện theo quyết định của UBND tỉnh. 4. UBND tỉnh phân công Chủ tịch UBND tỉnh thay mặt UBND tỉnh xem xét, quyết định những vấn đề cấp bách cần phải xử lý gấp thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh hoặc những vấn đề đã được UBND tỉnh thống nhất về chủ trương, nguyên tắc. Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo hoặc giao Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị, địa phương thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo tại phiên họp UBND tỉnh gần nhất về những vấn đề đã quyết định. 5. UBND tỉnh thực hiện phân cấp, phân quyền cho cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định của pháp luật. Điều 4. Những vấn đề UBND tỉnh thảo luận và quyết định 1. Đề nghị của UBND tỉnh về xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh; đề nghị xây dựng quyết định và dự thảo quyết định của UBND tỉnh theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 2. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hàng năm; kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; kế hoạch tài chính 5 năm của tỉnh, kế hoạch tài chính - ngân sách 3 năm; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách hàng năm; quyết toán ngân sách nhà nước để báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. 3. Tình hình kinh tế - xã hội hàng tháng, quý, 06 tháng, cả năm hoặc những vấn đề quan trọng, đột xuất và những nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. 4. Cơ cấu tổ chức của UBND tỉnh; việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc UBND tỉnh; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính các cấp để báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. 5. Chương trình công tác của UBND tỉnh hàng năm; kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và việc thực hiện Quy chế làm việc của UBND tỉnh. 6. Những vấn đề mà pháp luật quy định UBND tỉnh phải thảo luận và quyết định. 7. Những vấn đề quan trọng cần thiết khác theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh. Điều 5. Trách nhiệm, phạm vi, cách thức giải quyết công việc của Chủ tịch UBND tỉnh 1. Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền hạn theo Hiến pháp, pháp luật và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; lãnh đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động công tác của UBND tỉnh, thành viên UBND tỉnh, Thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện. 2. Có trách nhiệm, quyền hạn giải quyết các công việc và quyết định những vấn đề quy định tại Điều 22, Điều 121 Luật Tổ chức chính quyền địa phương và những vấn đề khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh. 3. Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo giải quyết hoặc giao Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì, phối hợp giải quyết những vấn đề liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, địa phương trong tỉnh. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập các tổ chức tư vấn để giúp Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết công việc. 4. Chủ tịch UBND tỉnh có thể điều chỉnh việc phân công giữa các thành viên UBND tỉnh khi thấy cần thiết. 5. Chủ tịch UBND không trực tiếp xử lý những công việc đã phân công, ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện; trừ trường hợp theo quy định tại điểm i khoản 6 Điều này. 6. Cách thức giải quyết công việc của Chủ tịch UBND tỉnh: a) Quyết định, chỉ đạo xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh hoặc đề xuất, xây dựng chính sách, dự án, nghị quyết trình HĐND tỉnh; b) Triệu tập, chủ trì và quyết định các vấn đề đưa ra thảo luận tại phiên họp UBND tỉnh, cuộc họp của Chủ tịch UBND tỉnh và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh (sau đây gọi là cuộc họp của Thường trực UBND tỉnh); c) Ban hành văn bản theo thẩm quyền và các văn bản chỉ đạo, điều hành để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định; thay mặt UBND tỉnh ký các văn bản của UBND tỉnh (gồm văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính); ủy quyền Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký thay Chủ tịch UBND tỉnh các văn bản của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trong phạm vi lĩnh vực, công việc được Chủ tịch UBND tỉnh phân công, ủy quyền; d) Ủy quyền thành viên UBND tỉnh thay mặt UBND tỉnh trình đề án, dự án, dự thảo, báo cáo của UBND tỉnh trước HĐND tỉnh và các cơ quan khác theo quy định, thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh; đ) Trực tiếp hoặc phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh xử lý công việc trên cơ sở hồ sơ, tài liệu trình của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và được tổng hợp trong Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng UBND tỉnh theo quy định tại Quy chế này; e) Khi vắng mặt và nếu xét thấy cần thiết, Chủ tịch UBND tỉnh ủy nhiệm một Phó Chủ tịch UBND tỉnh thay mặt lãnh đạo công tác của UBND tỉnh và giải quyết công việc do Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách. Khi Phó Chủ tịch UBND tỉnh vắng mặt thì Chủ tịch UBND tỉnh phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh khác xử lý công việc đã phân công cho Phó Chủ tịch UBND tỉnh đó; g) Trực tiếp hoặc phân công hoặc cùng Phó Chủ tịch UBND tỉnh thay mặt UBND tỉnh họp, làm việc với lãnh đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tham khảo ý kiến trước khi quyết định; Thành lập các tổ chức liên ngành để chỉ đạo đối với một số vấn đề phức tạp, quan trọng liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều địa phương và phải xử lý trong thời gian dài; h) Phân công, ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các thành viên UBND tỉnh chủ trì làm việc với lãnh đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tổng hợp các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh mà các cơ quan còn có ý kiến khác nhau, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định; i) Trong trường hợp xét thấy thật sự cần thiết do tính chất cấp bách, phức tạp, nhạy cảm của công việc, Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo giải quyết công việc đã phân công, ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc công việc thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện. Văn phòng có trách nhiệm thông báo cho người được phân công, ủy quyền hoặc người có thẩm quyền phụ trách công việc biết về việc này; k) Đi công tác, kiểm tra, đôn đốc tổ chức thực hiện công việc tại các sở, cơ quan, đơn vị, địa phương, cơ sở; giải trình, trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh; trả lời kiến nghị của cử tri; họp báo; tiếp công dân và các cách thức khác; l) Giao Chánh Văn phòng UBND tỉnh chủ trì họp, làm việc với Giám đốc Sở, Thủ trưởng hoặc Lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý các vấn đề chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trước khi trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. Điều 6. Trách nhiệm, phạm vi, cách thức giải quyết công việc của Phó Chủ tịch UBND tỉnh 1. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Chủ tịch UBND tỉnh: a) Phó Chủ tịch UBND tỉnh giúp Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch UBND tỉnh trong lĩnh vực, địa bàn công tác và phạm vi quyền hạn được Chủ tịch UBND tỉnh phân công, ủy quyền; b) Trong phạm vi lĩnh vực, công việc được phân công, ủy quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện, mọi mặt trước pháp luật, trước Chủ tịch UBND tỉnh về những quyết định của mình và những nhiệm vụ, lĩnh vực, cơ quan được phân công theo dõi, chỉ đạo, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả và chống tiêu cực, tham nhũng trong giải quyết công việc; c) Phó Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm giải quyết và quyết định công việc đã được phân công, ủy quyền; nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Phó Chủ tịch UBND tỉnh khác thì trực tiếp trao đổi, thống nhất với Phó Chủ tịch UBND tỉnh đó để giải quyết. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì xem xét, quyết định hoặc trực tiếp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh khi cần thiết; d) Đi công tác, kiểm tra, đôn đốc tổ chức thực hiện công việc tại các sở, cơ quan, đơn vị, địa phương, cơ sở; giải trình, trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh; trả lời kiến nghị của cử tri; họp báo; tiếp công dân và các cách thức khác; đ) Tham dự đầy đủ các phiên họp UBND tỉnh; thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh. 2. Trong phạm vi, lĩnh vực được phân công, ủy quyền Phó Chủ tịch UBND tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn: a) Chỉ đạo, đôn đốc cơ quan, đơn vị, địa phương tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các văn bản chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tế của địa phương, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả cao; b) Chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước và nhiệm vụ thuộc phạm vi được phân công phụ trách; c) Chỉ đạo, xử lý những vấn đề phát sinh hàng ngày thuộc phạm vi phụ trách; nghiên cứu phát hiện và đề xuất những vấn đề về chính sách cần bổ sung, sửa đổi thuộc lĩnh vực được phân công, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định; d) Trực tiếp cho ý kiến chỉ đạo giải quyết công việc trên hồ sơ trình, các báo cáo, tờ trình của các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân; trên cơ sở đó, Văn phòng xử lý, hoàn tất hồ sơ theo quy định; đ) Trực tiếp cho ý kiến và phê duyệt đối với đề xuất tại phiếu trình, báo cáo của Văn phòng theo quy định của Quy chế này; e) Chủ động, tích cực chủ trì họp, làm việc với lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan để giải quyết công việc và những vấn đề cần phối hợp liên ngành trong phạm vi lĩnh vực, công việc được Chủ tịch UBND tỉnh phân công, ủy quyền; g) Chủ động, tích cực chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công việc được Chủ tịch UBND tỉnh phân công, ủy quyền; ký thay Chủ tịch UBND tỉnh các văn bản thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, các văn bản của UBND tỉnh trong phạm vi lĩnh vực, công việc được Chủ tịch UBND tỉnh phân công, ủy quyền; h) Chủ động kiểm tra, xem xét, chỉ đạo đối với các vấn đề còn ý kiến khác nhau giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong phạm vi lĩnh vực, công việc được Chủ tịch UBND tỉnh phân công, ủy quyền trước khi trình UBND tỉnh, cơ quan có thẩm quyền; i) Đối với các văn bản, đề án, báo cáo trình cấp có thẩm quyền thì phải chủ động chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan phối hợp, làm việc tích cực, hiệu quả để nâng cao chất lượng, kịp tiến độ và tạo đồng thuận, thống nhất trong quá trình thẩm định, ban hành, phê duyệt; k) Giao Chánh Văn phòng UBND tỉnh chủ trì họp, làm việc với Giám đốc Sở, Thủ trưởng hoặc Lãnh đạo đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý các vấn đề chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau giữa các sở, cơ quan, đơn vị, địa phương trước khi trình Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách quyết định; l) Chấp hành và thực hiện những công việc khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao. 3. Định kỳ, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh tổng hợp tình hình công việc mình phụ trách báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp Thường trực UBND tỉnh, kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trường hợp đột xuất, cấp bách. Trong chỉ đạo điều hành, nếu có vấn đề liên quan hoặc thuộc lĩnh vực Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp phụ trách, những vấn đề phát sinh ngoài kế hoạch, những vấn đề chưa được quy định, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ động đề xuất, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. Nếu vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh thì báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để đưa ra phiên họp UBND tỉnh thảo luận, quyết định hoặc giao cho Văn phòng UBND tỉnh gửi xin ý kiến Thường trực UBND tỉnh hoặc thành viên UBND tỉnh. 4. Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh phải chủ động phối hợp chặt chẽ để giải quyết có hiệu quả công việc theo nguyên tắc sau: a) Những công việc thuộc lĩnh vực do Phó Chủ tịch UBND tỉnh được phân công, ủy quyền phụ trách thì Phó Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm giải quyết; b) Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách các lĩnh vực công tác có trách nhiệm cho ý kiến trước khi đưa ra xin ý kiến Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Thường trực UBND tỉnh và các thành viên UBND tỉnh; c) Trong quá trình làm việc, kiểm tra công tác, chỉ đạo giải quyết công việc được phân công phụ trách, nếu có vấn đề cấp bách không thuộc lĩnh vực phụ trách nhưng các đơn vị đó xin ý kiến cần giải quyết ngay thì Phó Chủ tịch UBND tỉnh được quyền chỉ đạo giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, quan điểm chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh sau đó trao đổi lại để Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực đó biết để giải quyết tiếp; nếu có ý kiến giải quyết khác nhau thì Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực đó báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. Trường hợp vấn đề đơn vị xin ý kiến không thuộc lĩnh vực mình phụ trách, mà không cấp bách, yêu cầu đơn vị đó gửi văn bản hoặc trực tiếp báo cáo Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực đó chỉ đạo giải quyết. 5. Khi Chủ tịch UBND tỉnh điều chỉnh sự phân công giữa các Phó Chủ tịch UBND tỉnh thì các Phó Chủ tịch UBND tỉnh phải bàn giao nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu liên quan cho nhau bằng biên bản và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh bằng văn bản. 6. Sáng thứ Hai hàng tuần, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh việc thực hiện lịch công tác tuần trước, những công việc trọng tâm đã chỉ đạo giải quyết và dự kiến nhiệm vụ trọng tâm trong tuần. Điều 7. Trách nhiệm, phạm vi, cách thức giải quyết công việc của thành viên UBND tỉnh 1. Thành viên UBND tỉnh thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Hiến pháp và pháp luật; phải có trách nhiệm chủ động, tích cực tham gia giải quyết hiệu quả các công việc chung của tập thể UBND tỉnh; cùng tập thể UBND tỉnh quyết định và chịu trách nhiệm đối với các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh theo quy định; chịu trách nhiệm rà soát, xem xét kỹ và trình các đề án, dự án, dự thảo, báo cáo của UBND tỉnh trước cơ quan có thẩm quyền, báo cáo công tác trước HĐND tỉnh khi được yêu cầu và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phân công, ủy quyền. 2. Được Chủ tịch UBND tỉnh phân công phụ trách lĩnh vực cụ thể, tham gia phụ trách địa bàn và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. 3. Tham dự đầy đủ các phiên họp UBND tỉnh; thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh. 4. Nghiên cứu, đề xuất với UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh các chủ trương, chính sách, cơ chế, văn bản pháp luật cần thiết thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh trong và ngoài lĩnh vực mình phụ trách; chủ động làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh về các công việc của UBND tỉnh và các công việc có liên quan. 5. Thành viên UBND tỉnh chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung và tiến độ trình các đề án, dự án, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan mình chủ trì chuẩn bị. 6. Trả lời kịp thời, đầy đủ các Phiếu lấy ý kiến hoặc văn bản xin ý kiến thành viên UBND tỉnh để xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền của thành viên đó, nhưng có liên quan đến chức năng của ngành, lĩnh vực mình phụ trách; thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền và báo cáo kết quả công việc với Chủ tịch UBND tỉnh. 7. Thực hiện kế hoạch đi công tác cơ sở, kế hoạch tiếp công dân, đối thoại với Nhân dân về các vấn đề thuộc phạm vi phụ trách của mình, thuộc phạm vi của UBND tỉnh nếu được phân công; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn việc thi hành chính sách, pháp luật, việc thực hiện chương trình, kế hoạch và các quyết định của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách; nắm chắc tình hình thực tế để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác. 8. Mỗi thành viên UBND tỉnh phải chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo các quy chế và quy định có liên quan; nghiên cứu, giải quyết và chủ động báo cáo, đối thoại, trả lời các kiến nghị, chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh, kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh về những vấn đề thuộc lĩnh vực mình phụ trách. 9. Thành viên UBND tỉnh là Chánh Văn phòng UBND tỉnh được UBND tỉnh phân công là Người phát ngôn chính thức về các vấn đề liên quan đến thẩm quyền quản lý nhà nước của UBND tỉnh. 10. Cách thức giải quyết công việc của thành viên UBND tỉnh: a) Chủ động, tích cực, kịp thời đề xuất với UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách các vấn đề vướng mắc trong thực tiễn, các chủ trương, cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật cần thiết để sửa đổi, bổ sung, ban hành, việc thí điểm thực hiện cơ chế, chính sách đối với những vấn đề mới chưa quy định thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; b) Chủ động, tích cực rà soát, báo cáo, làm việc kịp thời với Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các thành viên UBND tỉnh khác về các công việc thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và các công việc khác có liên quan hoặc thấy cần thiết; c) Chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành chính sách, pháp luật, việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và các quyết định, chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về ngành, lĩnh vực được phân công, ủy quyền; d) Phải có trách nhiệm tham dự đầy đủ, chuẩn bị kỹ, thể hiện rõ quan điểm, chính kiến, trách nhiệm của mình trong các phiên họp UBND tỉnh, cuộc họp Thường trực UBND tỉnh; thảo luận, biểu quyết tại phiên họp UBND tỉnh; ghi rõ, đầy đủ ý kiến trong phiếu ghi ý kiến thành viên UBND tỉnh và trả lời đúng thời hạn quy định; đ) Chủ động chủ trì họp với các sở, cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan để giải quyết công việc được phân công theo thẩm quyền hoặc thảo luận, thống nhất những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các sở, cơ quan, đơn vị, địa phương trước khi trình UBND tỉnh, Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; e) Các cách thức khác theo quy định tại Quy chế này. Điều 8. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị 1. Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị đề cao trách nhiệm cá nhân, chủ động, tích cực thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và các nhiệm vụ do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao, phân công, ủy quyền; trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng pháp luật, cải cách hành chính, tổ chức bộ máy; chịu trách nhiệm cá nhân, trực tiếp và toàn diện trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Phó Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền, được phân công, ủy quyền, được giao nhiệm vụ. 2. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời kỷ luật, kỷ cương hành chính, trong đó có các quyết định, chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; không được phép phát ngôn và làm trái với các quyết định, chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Trường hợp có ý kiến khác với quyết định, kết luận, chỉ đạo của cấp trên thì vẫn phải chấp hành nhưng được trình bày với UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và được bảo lưu ý kiến. Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả sẽ kiểm điểm làm rõ trách nhiệm trước tập thể UBND tỉnh, trước Chủ tịch UBND tỉnh và xử lý theo quy định của Đảng và Nhà nước trong trường hợp vi phạm quy định này. 3. Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được giao tại địa phương và chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về công tác chuyên môn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương quản lý chuyên ngành. 4. Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị giải quyết các công việc sau: a) Công việc thuộc thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định; b) Giải quyết những kiến nghị của các tổ chức, cá nhân thuộc chức năng, thẩm quyền; trình Chủ tịch UBND tỉnh những việc vượt thẩm quyền hoặc những việc đã phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan giải quyết nhưng ý kiến chưa thống nhất; c) Tham gia đề xuất ý kiến về những công việc chung của UBND tỉnh và thực hiện một số công việc cụ thể theo phân công của Chủ tịch UBND tỉnh và phân cấp của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương quản lý chuyên ngành; d) Tham gia ý kiến với các cơ quan, đơn vị khác cùng cấp và UBND cấp huyện để xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ; đ) Xây dựng, trình UBND tỉnh quyết định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu, tổ chức của cơ quan, đơn vị mình. 5. Không trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền xử lý của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Văn phòng UBND tỉnh chuyển trả lại các cơ quan, đơn vị, địa phương các vấn đề không thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh theo đúng Quy chế làm việc này. 6. Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị tập trung chỉ đạo chuẩn bị các chương trình, kế hoạch, đề án, tờ trình được Thường trực UBND tỉnh giao; chủ động thực hiện các quy trình, bảo đảm chất lượng và tiến độ theo kế hoạch. 7. Khi trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, cho ý kiến về các chương trình, kế hoạch, đề án, tờ trình trước khi trình Tỉnh ủy, HĐND tỉnh phải trình đồng thời dự thảo văn bản triển khai của UBND tỉnh. 8. Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo, phân công, đôn đốc, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các nhiệm vụ, công việc do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao; bảo đảm thực hiện đúng tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ, công việc; khẩn trương khắc phục tình trạng chậm triển khai văn bản, ý kiến chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh. Cập nhật đầy đủ, liên tục kết quả thực hiện, hàng tháng báo cáo UBND tỉnh. 9. Các văn bản xin ý kiến cơ quan, đơn vị được Văn phòng UBND tỉnh gửi đến, cơ quan, đơn vị cần nghiên cứu, cho ý kiến nghiêm túc, gửi lại Văn phòng đúng thời hạn. Trường hợp quá hạn mà không có ý kiến thì Văn phòng tổng hợp là thống nhất với vấn đề được xin ý kiến, cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về vấn đề được xin ý kiến. 10. Cách thức giải quyết công việc của Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị: a) Quyết định các công việc theo thẩm quyền và không trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó UBND tỉnh những công việc thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác. Không chuyển công việc thuộc thẩm quyền sang cơ quan, đơn vị khác; không giải quyết công việc được xác định thuộc thẩm quyền của cơ quan, đơn vị khác; b) Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền nhưng nội dung phức tạp, có tính liên ngành, còn ý kiến khác nhau, đã phối hợp xử lý nhưng không thống nhất thì Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị chủ trì phải trực tiếp làm việc với Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị có liên quan để xem xét, quyết định; c) Đối với những đề án trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh mà còn ý kiến khác nhau giữa các cơ quan, đơn vị về những nội dung chủ yếu của đề án thì Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị chủ trì phải trực tiếp làm việc với Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị có ý kiến khác và Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị có liên quan để trao đổi, thống nhất trước khi trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; d) Đồng thời với việc trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh các văn bản, đề án, báo cáo để trình cấp có thẩm quyền thì Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị chủ trì phải chủ động phối hợp, làm việc tích cực, hiệu quả với các cơ quan liên quan về nội dung văn bản, đề án, báo cáo đó và những vấn đề liên quan để nâng cao chất lượng, kịp tiến độ và tạo đồng thuận, thống nhất trong quá trình thẩm định, ban hành, phê duyệt; đ) Trả lời đầy đủ, rõ ràng, đúng thời hạn bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý theo đề nghị của cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 9. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chánh Văn phòng UBND tỉnh 1. Giúp Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh nắm tình hình hoạt động của UBND tỉnh và của các cơ quan, đơn vị, địa phương về hoạt động quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính quyền tại địa phương; tổng hợp tình hình hoạt động của UBND tỉnh và báo cáo tại các cuộc họp giao ban định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh việc phân công các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, báo cáo những vấn đề về chủ trương, chính sách và cơ chế quản lý. 2. Tổ chức việc cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Thường trực UBND tỉnh. Thống nhất quản lý và sử dụng Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chính và trao đổi thông tin giữa các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. 3. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quyết định, văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, của Chủ tịch UBND tỉnh; kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh về các biện pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện. 4. Xây dựng, trình UBND tỉnh thông qua Quy chế làm việc của UBND tỉnh và giúp UBND tỉnh theo dõi, kiểm điểm việc thực hiện Quy chế làm việc. Giúp Chủ tịch UBND tỉnh phối hợp xây dựng Quy chế phối hợp công tác giữa UBND tỉnh với các Cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể Nhân dân tỉnh. 5. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra về tình hình thực hiện nhiệm vụ, công việc của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho các cơ quan, đơn vị, địa phương; báo cáo tại các phiên họp UBND tỉnh thường kỳ hoặc khi có yêu cầu. 6. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra về tình hình thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; đồng thời, đôn đốc, kiểm tra Văn phòng UBND tỉnh việc cập nhật kết quả thực hiện nhiệm vụ lên Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi. 7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Thường trực UBND tỉnh, theo quyết định của Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương có liên quan. 8. Chủ trì họp, làm việc với Giám đốc Sở, Thủ trưởng hoặc lãnh đạo Sở, cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý các vấn đề chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trước khi trình, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách quyết định. Điều 10. Quy trình xử lý đối với các công việc do Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo hoặc do Văn phòng UBND tỉnh đề xuất 1. Trường hợp không có hồ sơ trình của cơ quan, đơn vị, UBND cấp huyện nhưng Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo trực tiếp, Văn phòng có trách nhiệm tham mưu, đề xuất xử lý. 2. Đối với các vấn đề đột xuất, nhạy cảm, vấn đề khó, phức tạp phát sinh vượt quá khả năng giải quyết của cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo trực tiếp xin ý kiến Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách; trường hợp chưa có báo cáo, đề xuất, Văn phòng chủ động nắm tình hình, tham mưu, đề xuất, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, cho ý kiến chỉ đạo. 3. Đối với các công việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nhưng xét thấy cần có văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh tham mưu, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định việc ban hành văn bản chỉ đạo để giải quyết kịp thời. 4. Đối với công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh: a) Trường hợp không cần lấy thêm ý kiến các các cơ quan liên quan, Văn phòng UBND tỉnh tham mưu trực tiếp để Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định; b) Trường hợp cần lấy thêm ý kiến các cơ quan liên quan, Văn phòng UBND tỉnh trao đổi trực tiếp hoặc gửi lấy ý kiến bằng văn bản để hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định; c) Trường hợp nội dung quan trọng, phức tạp liên quan đến cơ chế, chính sách, Văn phòng UBND tỉnh tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh giao các cơ quan, đơn vị báo cáo hoặc xây dựng đề án trình Chủ tịch UBND tỉnh. Điều 11. Quan hệ phối hợp công tác giữa UBND tỉnh với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị 1. UBND tỉnh, Giám đốc Sở và các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm chuẩn bị các dự án, đề án, báo cáo thuộc nội dung chương trình phiên họp theo sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh. 2. Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở phải trả lời về những vấn đề mà đại biểu HĐND tỉnh chất vấn. 3. UBND tỉnh tạo điều kiện để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội động viên Nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền Nhân dân, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước, giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của chính quyền địa phương. 4. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh được mời tham dự các phiên họp UBND tỉnh khi bàn về các vấn đề có liên quan. 5. UBND thực hiện chế độ thông báo tình hình của địa phương cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh. 6. UBND có trách nhiệm lắng nghe, giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. 7. UBND tỉnh phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, các hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, tuyên truyền giáo dục pháp luật; thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Chương III CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC CỦA UBND TỈNH Điều 12. Các loại Chương trình công tác 1. Chương trình công tác năm gồm hai phần, trong đó, phần một thể hiện tổng quát các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp lớn của UBND tỉnh trên tất cả các lĩnh vực công tác; phần hai thể hiện nội dung các phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh và danh mục các báo cáo, tờ trình, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, những vấn đề cần trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết tại các kỳ họp trong năm. 2. Chương trình công tác 6 tháng bao gồm nội dung các phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh và danh mục báo cáo, tờ trình, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, những vấn đề cần trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trình HĐND tỉnh tại kỳ họp giữa năm. 3. Chương trình công tác tháng bao gồm nội dung phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh và danh mục các báo cáo, đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các vấn đề trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trong tháng. 4. Chương trình công tác tuần (Lịch làm việc tuần) của Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh bao gồm các hoạt động của Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh theo từng ngày trong tuần. Điều 13. Trách nhiệm của thành viên UBND tỉnh trong xây dựng, thực hiện và đánh giá kết quả chương trình công tác 1. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo và chịu trách nhiệm chung về việc xây dựng, triển khai và kết quả thực hiện chương trình công tác của UBND tỉnh; đánh giá, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc chương trình công tác tại phiên họp UBND tỉnh thường kỳ hàng tháng. 2. Kết quả thực hiện chương trình công tác là một tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của thành viên UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm cá nhân trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ đã được UBND tỉnh giao hàng năm, bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ và phù hợp với yêu cầu chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh; có trách nhiệm báo cáo trước UBND tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ và giải trình rõ lý do không hoàn thành đối với các nhiệm vụ, đề án, dự thảo văn bản của đơn vị mình phụ trách (nếu có) tại các phiên họp UBND tỉnh hàng tháng và cuối năm. 3. Văn phòng UBND tỉnh là cơ quan quản lý chương trình công tác của UBND tỉnh, có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh trong việc xây dựng, điều chỉnh, tổ chức và đôn đốc thực hiện chương trình công tác, bảo đảm khả thi, phù hợp với yêu cầu chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; rà soát, đánh giá tình hình thực hiện chương trình công tác của UBND tỉnh và báo cáo kết quả tại phiên họp thường kỳ UBND tỉnh hàng tháng và cuối năm. 4. Việc điều chỉnh chương trình công tác của UBND tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực quyết định trên cơ sở đề nghị của cơ quan, tổ chức và yêu cầu chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh. 5. Khi có sự điều chỉnh chương trình công tác, Văn phòng UBND tỉnh phải thông báo kịp thời cho thành viên UBND tỉnh và Thủ trưởng đơn vị, địa phương liên quan biết. Điều 14. Trình tự xây dựng Chương trình công tác của UBND tỉnh 1. Chương trình công tác năm: a) Chậm nhất vào ngày 05 tháng 11 hàng năm, Thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện, tổ chức khác gửi Văn phòng UBND tỉnh danh mục những đề án, dự thảo văn bản cần trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trong năm tới. Danh mục phải thể hiện rõ: tên đề án, văn bản dự thảo, cơ quan chủ trì soạn thảo, cấp quyết định (HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh), cơ quan phối hợp soạn thảo, thời hạn trình, căn cứ, sự cần thiết ban hành; b) Văn phòng UBND tỉnh tổng hợp, xây dựng dự thảo chương trình công tác năm của UBND tỉnh; chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 hàng năm gửi lại cho các cơ quan, địa phương có liên quan để tham gia ý kiến; c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo chương trình công tác của UBND tỉnh, các cơ quan phải có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Văn phòng UBND tỉnh để hoàn chỉnh, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định việc trình UBND tỉnh thông qua tại phiên họp thường kỳ cuối năm; d) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày UBND tỉnh thông qua chương trình công tác năm, Văn phòng trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc ban hành và gửi thành viên UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện và cơ quan, tổ chức có liên quan biết, thực hiện. 2. Chương trình công tác 6 tháng a) Tháng 5 hàng năm, Thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện, tổ chức khác phải đánh giá tình hình thực hiện chương trình công tác, rà soát lại các vấn đề cần trình, không trình, trình bổ sung thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh hoặc phải trình HĐND tỉnh vào chương trình công tác năm để kịp thời phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh. b) Chậm nhất ngày 20 tháng 5 hàng năm, các cơ quan phải gửi dự kiến chương trình 6 tháng cuối năm cho Văn phòng UBND tỉnh. c) Văn phòng tổng hợp, xây dựng dự thảo chương trình công tác 6 tháng của UBND tỉnh (các vấn đề được chia theo các lĩnh vực của Chủ tịch UBND tỉnh và từng Phó Chủ tịch UBND tỉnh xử lý), trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. Chậm nhất ngày 25 của tháng 6 hàng năm, phải gửi chương trình công tác 6 tháng sau cho cơ quan, địa phương liên quan, biết, thực hiện. 3. Chương trình công tác tháng: a) Hàng tháng, các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ vào tiến độ chuẩn bị các đề án, văn bản dự thảo đã ghi trong chương trình công tác, những vấn đề tồn đọng, vấn đề phát sinh mới để xây dựng chương trình tháng sau. Văn bản đề nghị phải gửi Văn phòng UBND tỉnh chậm nhất ngày 20 hàng tháng; b) Văn phòng UBND tỉnh tổng hợp, xây dựng dự thảo chương trình công tác chỉ đạo, điều hành tháng của UBND tỉnh, có phân theo các lĩnh vực do Chủ tịch UBND tỉnh và từng Phó Chủ tịch UBND tỉnh xử lý, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. Chậm nhất ngày 25 hàng tháng, Văn phòng UBND tỉnh gửi chương trình công tác tháng sau cho các cơ quan, địa phương liên quan, biết, thực hiện. 4. Chương trình công tác tuần: a) Căn cứ chương trình công tác tháng và chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh dự thảo chương trình công tác tuần của Chủ tịch UBND tỉnh và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định và thông báo cho các cơ quan, địa phương liên quan biết chậm nhất vào sáng thứ sáu tuần trước; b) Các cơ quan, đơn vị, địa phương khi có yêu cầu làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh để giải quyết công việc trong tuần, phải có văn bản đăng ký với Văn phòng UBND tỉnh, chậm nhất vào thứ tư tuần trước. 5. Văn phòng UBND tỉnh phải thường xuyên phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, các cơ quan, đơn vị và UBND cấp huyện để xây dựng chương trình công tác của UBND tỉnh, của Chủ tịch UBND tỉnh và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh. 6. UBND tỉnh thảo luận và giải quyết những nội dung công việc có trong chương trình công tác của UBND tỉnh. Trừ trường hợp đột xuất, cấp bách do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định hoặc do các Phó Chủ tịch UBND tỉnh quyết định trong phạm vi được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền thường xuyên. Điều 15. Thực hiện chương trình công tác 1. Căn cứ chương trình công tác năm của UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ trì đề án, dự thảo văn bản cần trình phải tổ chức lập kế hoạch chi tiết chuẩn bị đối với từng đề án, dự thảo văn bản và triển khai xây dựng đề án, dự thảo văn bản trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách bảo đảm chất lượng, tiến độ. 2. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo cụ thể bằng văn bản, trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách cho ý kiến chỉ đạo về việc thay đổi tên gọi, yêu cầu, phạm vi giải quyết vấn đề hoặc định hướng nội dung của đề án, dự thảo văn bản. 3. Việc bổ sung, điều chỉnh chương trình công tác được thực hiện trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh hoặc đề nghị bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Không điều chỉnh thời hạn trình đề án, dự thảo văn bản, trừ nguyên nhân khách quan phải báo cáo rõ lý do, trình Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực xem xét, quyết định. Điều 16. Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác 1. Hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và hàng năm, các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự thảo văn bản trong chương trình công tác của đơn vị mình, gửi báo cáo đến Văn phòng UBND tỉnh trước ngày 20 hàng tháng để tổng hợp, báo cáo tại phiên họp UBND tỉnh thường kỳ hàng tháng, quý, sáu tháng, năm. 2. Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm thông báo kết quả thực hiện chương trình công tác của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và danh mục các đề án, dự thảo văn bản còn tồn đọng đến các cơ quan, đơn vị và địa phương. 3. Văn phòng UBND tỉnh giúp Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc chuẩn bị và trình các đề án, dự thảo văn bản cơ quan, đơn vị, UBND cấp huyện; định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất, chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan rà soát, đánh giá việc thực hiện chương trình công tác của UBND tỉnh, kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp, hướng xử lý các khó khăn, vướng mắc, đồng thời đề nghị điều chỉnh, bổ sung đề án, dự thảo văn bản trong trường hợp cần thiết. 4. Văn phòng UBND tỉnh đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác hàng tháng, hàng quý và hàng năm trên cơ sở số đề án, dự thảo văn bản phải trình; số đề án, dự thảo văn bản đã trình, đã ban hành; số đề án, dự thảo văn bản bị trả lại; số đề án, dự thảo văn bản xin rút, xin lùi thời gian trình của các cơ quan, đơn vị, địa phương; báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách. Chương IV PHIÊN HỌP UBND TỈNH Điều 17. Phiên họp UBND tỉnh 1. UBND tỉnh tổ chức họp mỗi tháng một lần (phiên họp thường kỳ). Trường hợp cần thiết tổ chức phiên họp bất thường. Chủ tịch UBND tỉnh triệu tập phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh. Trường hợp xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của ít nhất một phần ba (1/3) tổng số thành viên UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh triệu tập phiên họp bất thường. Việc triệu tập, chuẩn bị, tổ chức họp và các nội dung khác liên quan đến phiên họp bất thường được thực hiện như đối với phiên họp thường kỳ. Trường hợp đặc biệt, do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. 2. Chủ tịch UBND tỉnh chủ tọa phiên họp UBND tỉnh. Khi Chủ tịch UBND tỉnh vắng mặt, Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho một Phó Chủ tịch UBND tỉnh thay Chủ tịch UBND tỉnh chủ tọa phiên họp. 3. UBND tỉnh tổ chức họp sơ kết tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh hàng tháng, quý, 6 tháng và năm. 4. Các hình thức tổ chức cuộc họp: a) Trực tiếp; b) Trực tuyến. Điều 18. Công tác chuẩn bị phiên họp UBND tỉnh 1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cụ thể ngày họp, thành phần và chương trình, nội dung phiên họp. 2. Văn phòng UBND tỉnh có nhiệm vụ: a) Dự kiến nội dung, hình thức (trực tiếp, trực tuyến), thời gian, chương trình, kịch bản điều hành, dự thảo bài phát biểu trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định; b) Kiểm tra, tổng hợp các báo cáo, hồ sơ đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình ra phiên họp; c) Chuẩn bị chương trình nghị sự phiên họp, dự kiến thành phần họp trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định; chuẩn bị các điều kiện phục vụ phiên họp. Văn phòng trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định chính thức nội dung, chương trình, thời gian họp, thành phần tham dự phiên họp và thông báo cho thành viên UBND tỉnh quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về các vấn đề trên; d) Đôn đốc Giám đốc, Thủ trưởng đơn vị, cơ quan có đề án, dự thảo văn bản trình trong phiên họp gửi hồ sơ đề án, dự thảo văn bản và các văn bản liên quan; đ) Trường hợp thay đổi ngày họp, Văn phòng thông báo cho thành viên UBND tỉnh và các đại biểu được mời họp ít nhất 01 ngày, trước ngày phiên họp bắt đầu; e) Các cơ quan, đơn vị và UBND cấp huyện sử dụng tài liệu phiên họp được gửi qua hộp thư điện tử công vụ của UBND tỉnh cấp cho các đơn vị. 3. Các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ trì đề án, dự thảo chuẩn bị và gửi toàn bộ hồ sơ, tài liệu họp bằng văn bản điện tử đến Văn phòng UBND tỉnh qua hộp thư điện tử công vụ hoặc phòng họp không giấy của UBND tỉnh (trừ tài liệu mật) chậm nhất 03 ngày làm việc trước khi họp; đồng thời gửi văn bản giấy đến Văn phòng theo yêu cầu. Số lượng tài liệu trình UBND tỉnh xem xét tại phiên họp do Chánh Văn phòng thông báo. 4. Các nội dung trình họp Thường trực UBND tỉnh phải được chuẩn bị kỹ, có ý kiến tham gia đầy đủ của các cơ quan liên quan và đã được Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách họp hoặc cho ý kiến. Điều 19. Thành phần dự phiên họp UBND tỉnh 1. Thành viên UBND tỉnh có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp UBND tỉnh, nếu vắng mặt phải báo cáo bằng văn bản trước 02 ngày và phải được Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý. Thành viên UBND tỉnh có thể ủy nhiệm cấp phó của mình dự họp thay nhưng không quá 02 lần/năm đối với phiên họp thường kỳ và phải chịu trách nhiệm về ý kiến của người mình ủy nhiệm phát biểu trong phiên họp. Người dự họp thay được phát biểu ý kiến, nhưng không có quyền biểu quyết. UBND tỉnh mời thêm Chủ tịch UBND cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hậu Giang tham dự các phiên họp UBND tỉnh nếu cần thiết. 2. Phiên họp UBND tỉnh chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của UBND tỉnh tham dự. 3. UBND tỉnh mời lãnh đạo Đoàn Đại biểu Quốc hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Liên đoàn Lao động, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND cấp huyện; đại diện các Cơ quan tham mưu giúp việc của Tỉnh ủy, các Ban của HĐND tỉnh và các đại biểu khác dự họp khi thảo luận về những vấn đề có liên quan. 4. Đại biểu không phải là thành viên UBND tỉnh được phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết. 5. Đối với cuộc họp tập thể Thường trực UBND tỉnh, cuộc họp do Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì: Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và UBND cấp huyện tham dự đúng thành phần được mời, không cử người không đủ thẩm quyền dự họp. Khi được yêu cầu, người dự họp phải có quan điểm tham mưu, ý kiến đề xuất về nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình. Ý kiến của người dự họp là ý kiến chính thức của các cơ quan, đơn vị, UBND cấp huyện và là cơ sở để chủ trì xem xét, kết luận về nội dung họp. 6. Đối với cuộc họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Hội đồng, các Tiểu ban do Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì: Thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Hội đồng, Tiểu ban khi được mời họp phải tham dự đúng thành phần và tham gia có trách nhiệm đối với công việc chung của Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Hội đồng, Tiểu ban. 7. Tất cả các phiên họp, cuộc họp nêu trên, trong trường hợp cần thiết, Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và địa phương tham dự họp chỉ được cử thêm một công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị, địa phương cùng dự. Điều 20. Trình tự phiên họp UBND tỉnh Phiên họp UBND tỉnh được tiến hành theo trình tự sau: 1. Chánh Văn phòng UBND tỉnh báo cáo số thành viên UBND tỉnh có mặt, vắng mặt, những người dự họp thay và đại biểu tham dự; thông báo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về chương trình phiên họp. 2. Chủ tọa điều khiển phiên họp. 3. UBND tỉnh thảo luận từng vấn đề theo trình tự: a) Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ trình bày tóm tắt (không đọc toàn văn) các dự thảo: báo cáo chỉ đạo điều hành kinh tế - xã hội, văn bản quy phạm pháp luật hoặc chương trình, đề án… nêu rõ những vấn đề cần xin ý kiến UBND tỉnh. Nếu vấn đề cần xin ý kiến đã được thuyết minh rõ trong tờ trình thì không phải trình bày thêm; b) Thành viên UBND tỉnh phát biểu ý kiến, nói rõ tán thành hay không tán thành nội dung nào trong dự thảo và có thể đề xuất giải pháp khác. Các đại biểu được mời dự họp phát biểu đánh giá, nhận xét về đề án; c) Thủ trưởng cơ quan chủ trì đề án phát biểu ý kiến tiếp thu và giải trình những điểm chưa nhất trí, những câu hỏi của thành viên UBND tỉnh và các đại biểu dự họp; d) Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì thảo luận kết luận và lấy biểu quyết (bằng phiếu biểu quyết do Văn phòng UBND tỉnh tập hợp trình và lưu trữ theo chế độ quy định). Các quyết định của UBND tỉnh phải được quá nửa số thành viên UBND tỉnh biểu quyết tán thành; đ) Nếu thấy vấn đề thảo luận chưa rõ, chủ tọa đề nghị UBND tỉnh chưa thông qua dự thảo và yêu cầu chuẩn bị thêm. 4. Chủ tọa phiên họp kết luận phiên họp UBND tỉnh. Điều 21. Kết luận phiên họp UBND tỉnh 1. Chánh Văn phòng UBND tỉnh tổ chức việc soạn thảo dự thảo kết luận phiên họp của UBND tỉnh. Nội dung các ý kiến phát biểu phải được xem xét bổ sung nhưng đảm bảo phù hợp, đúng pháp luật khi đưa vào dự thảo kết luận của chủ tọa phiên họp. 2. Sau mỗi phiên họp (không quá 03 (ba) ngày) Chánh Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm thông báo kịp thời những quyết định, kết luận của chủ tọa phiên họp gửi thành viên UBND tỉnh; đồng thời, báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh. Khi cần thiết, thông báo cho các ngành, các cấp, các tổ chức, đoàn thể trong tỉnh về những vấn đề có liên quan. Chương V GIẢI QUYẾT CÁC CÔNG VIỆC THƯỜNG XUYÊN CỦA CHỦ TỊCH, PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH Điều 22. Giải quyết công việc của Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh 1. Xử lý công việc trên cơ sở hồ sơ, tài liệu trình của cơ quan chủ trì đề án và Phiếu trình giải quyết công việc do Văn phòng UBND tỉnh trình; chương trình, kế hoạch công tác và tình hình thực tế tại địa phương. 2. Họp làm việc với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, UBND cấp huyện và cơ quan liên quan để giải quyết công việc thường xuyên. 3. Trực tiếp giải quyết công việc tại địa phương, cơ sở. 4. Thành lập các tổ chức tư vấn giúp chỉ đạo một số nhiệm vụ quan trọng hoặc vấn đề liên quan đến liên ngành, liên huyện. 5. Trong quá trình xử lý công việc, Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh có trách nhiệm thông báo cho nhau những vấn đề quan trọng được mình giải quyết, vấn đề liên quan đến ngành, lĩnh vực của Phó Chủ tịch UBND tỉnh khác. Điều 23. Trách nhiệm của Văn phòng UBND tỉnh trong việc chuẩn bị Phiếu trình 1. Văn phòng UBND tỉnh chỉ trình Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh những vấn đề thuộc phạm vi giải quyết của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh nêu tại các Điều 3, 4, 5, 6 và có đủ thủ tục theo quy định tại Điều 27 Quy chế này. 2. Khi nhận được hồ sơ của các cơ quan trình UBND tỉnh, Thường trực UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ về thủ tục, thể thức, hình thức, nội dung văn bản và lập Phiếu trình giải quyết công việc, trình Chủ tịch, UBND tỉnh hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh. a) Thẩm tra về mặt thủ tục: nếu hồ sơ trình không đúng quy định về trình tự, thành phần hồ sơ hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh thì trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình, Chánh Văn phòng UBND tỉnh có văn bản gửi trả lại hồ sơ và yêu cầu Thủ trưởng cơ quan trình bổ sung đủ hồ sơ theo quy định; b) Thẩm tra về thể thức, hình thức văn bản dự thảo: nếu thể thức, hình thức văn bản không phù hợp, chưa đúng quy định, Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với cơ quan chủ trì dự thảo hoàn chỉnh lại; c) Thẩm tra về nội dung và tính thống nhất, hợp pháp của văn bản: Văn phòng UBND tỉnh có ý kiến thẩm tra độc lập về nội dung, tính thống nhất, hợp pháp của văn bản; đồng thời, phối hợp với cơ quan soạn thảo chỉnh sửa những nội dung không đúng, không phù hợp trong văn bản dự thảo trước khi trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh. Đối với những vấn đề chưa thống nhất được với cơ quan soạn thảo, Văn phòng chủ trì tổ chức họp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan có liên quan để thảo luận đi đến thống nhất. Trường hợp vẫn chưa thống nhất, được bảo lưu ý kiến và trình bày rõ trong Phiếu trình, trình Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. 3. Chậm nhất là 07 ngày làm việc (không bao gồm thời gian xin ý kiến Thành viên UBND tỉnh đối với văn bản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh và các văn bản thuộc thẩm quyền quyết định của tập thể Thường trực UBND tỉnh), kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Văn phòng UBND tỉnh phải hoàn thành công việc thẩm tra và lập Phiếu trình, kèm theo đầy đủ hồ sơ, tài liệu, trình Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Điều 24. Xử lý hồ sơ trình và thông báo kết quả 1. Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết công việc thường xuyên, chủ yếu trên cơ sở Phiếu trình của Văn phòng UBND tỉnh và các hồ sơ, tài liệu của cơ quan trình. 2. Chậm nhất sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày Văn phòng UBND tỉnh trình, Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến vào Phiếu trình và chuyển lại Văn phòng UBND tỉnh. 3. Đối với các nội dung trình là các đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và những vấn đề phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng cơ quan trình và cơ quan liên quan trình bày thêm trước khi quyết định. Văn phòng UBND tỉnh thông báo cho Thủ trưởng cơ quan trình chuẩn bị nội dung và tổ chức buổi làm việc. 4. Đối với các đề án, văn bản thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh, sau khi xem xét, Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc: a) Cho trình đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ra phiên họp UBND tỉnh; b) Yêu cầu chuẩn bị thêm, nếu xét thấy đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chưa đạt yêu cầu để trình ra phiên họp UBND tỉnh; c) Cho phép áp dụng hình thức lấy ý kiến thành viên UBND tỉnh thông qua Phiếu xin ý kiến được quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 3 Quy chế này. 5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi có ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh về văn bản dự thảo, Văn phòng UBND tỉnh thông báo cho Thủ trưởng cơ quan trình, trong đó có 02 trường hợp sau: a) Trường hợp phải hoàn chỉnh lại văn bản, Thủ trưởng cơ quan trình phải hoàn chỉnh lại văn bản dự thảo để trình Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trong thời gian theo yêu cầu cụ thể. b) Trường hợp dự thảo văn bản được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thông qua, trong vòng 05 ngày làm việc, Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với cơ quan trình hoàn chỉnh các nội dung cần thiết để trình Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành. 6. Trong 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của cơ quan trình, nếu Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chưa có ý kiến thì Văn phòng UBND tỉnh phải xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và thông báo cho cơ quan trình biết rõ lý do. Điều 25. Tổ chức các buổi họp, làm việc của Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh để xử lý công việc thường xuyên 1. Họp xử lý công việc thường xuyên Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức họp để xử lý công việc thường xuyên và những công việc phức tạp, cấp bách, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Việc tổ chức cuộc họp của Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh để xử lý công việc thường xuyên thực hiện theo quy định như sau: a) Văn phòng UBND tỉnh dự kiến nội dung, thành phần, thời gian và địa điểm tổ chức họp, phân công các cơ quan liên quan chuẩn bị các báo cáo trình bày tại cuộc họp trình Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh quyết định; b) Khi được sự đồng ý của Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm mời và gửi tài liệu họp đến các thành phần được mời; chuẩn bị địa điểm và các điều kiện phục vụ, bảo đảm an toàn cho cuộc họp; sau cuộc họp soạn thảo, ban hành thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; c) Thủ trưởng cơ quan được phân công chuẩn bị báo cáo có trách nhiệm: chuẩn bị kịp thời, đầy đủ tài liệu họp theo thông báo của Văn phòng UBND tỉnh; chuẩn bị ý kiến giải trình về các vấn đề liên quan đến nội dung báo cáo; sau cuộc họp, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh hoàn chỉnh đề án và dự thảo Thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời họp, có trách nhiệm đến dự đúng thành phần và phát biểu ý kiến về những vấn đề liên quan; đ) Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh điều hành cuộc họp thảo luận xử lý, giải quyết dứt điểm từng vấn đề, công việc; e) Tại cuộc họp, người được phân công báo cáo chỉ trình bày tóm tắt báo cáo và những vấn đề cần thảo luận. 2. Họp tập thể Thường trực UBND tỉnh là cuộc họp giao ban giữa Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Chánh Văn phòng UBND tỉnh (trường hợp cần thiết có thể mời thêm Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện có liên quan). a) Nội dung cuộc họp gồm: - Các nội dung để báo cáo, thảo luận tại phiên họp UBND tỉnh; - Các dự án, đề án, báo cáo theo chương trình làm việc của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, đề nghị của Phó Chủ tịch UBND tỉnh; - Các vấn đề do Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề xuất được Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý; - Các nội dung có thời hạn và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; - Các vấn đề khác do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. b) Chủ tịch UBND tỉnh quyết định ngày họp trong khoảng thời gian vào cuối tháng (từ ngày 25 đến ngày 28). Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp giao ban, khi Chủ tịch UBND tỉnh vắng, Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho 01 Phó Chủ tịch UBND tỉnh thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. c) Việc tổ chức cuộc họp, thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Chủ tịch UBND tỉnh có thể triệu tập đột xuất để xử lý một số công việc có liên quan đối với các Giám đốc sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Chánh Văn phòng UBND tỉnh. 4. Họp, làm việc với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện a) Mỗi năm ít nhất 01 lần, Chủ tịch UBND tỉnh họp, làm việc với Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện về tình hình thực hiện chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách của tỉnh, sự chấp hành chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và thực hiện Quy chế làm việc của UBND tỉnh; b) Mỗi quý ít nhất một lần, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh họp, làm việc với Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị thuộc lĩnh vực mình phụ trách để kiểm tra, nắm tình hình, đôn đốc thực hiện chương trình công tác và chỉ đạo những vấn đề phát sinh đột xuất; c) Khi cần thiết, Chủ tịch UBND tỉnh triệu tập một số Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch UBND một số huyện, thị xã, thành phố họp bàn giải quyết các vấn đề liên quan đến các cơ quan, địa phương đó; d) Việc tổ chức các cuộc họp, làm việc với Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. 5. Căn cứ theo yêu cầu chỉ đạo điều hành, Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh có các cuộc họp chuyên đề khác. Điều 26. Tổ chức họp của các sở quản lý chuyên ngành và UBND cấp huyện; mời Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự họp và làm việc 1. Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền quyết định tổ chức các cuộc họp, hội nghị trong phạm vi quản lý của cấp mình để thảo luận về chức năng, nhiệm vụ, công tác chuyên môn hoặc tập huấn nghiệp vụ. Tất cả các cuộc họp, hội nghị phải thiết thực và được tổ chức ngắn gọn, tiết kiệm theo đúng quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của UBND tỉnh. 2. Các cơ quan, đơn vị, UBND cấp huyện, khi tổ chức hội nghị có nhu cầu mời lãnh đạo của nhiều cơ quan, đơn vị, UBND cấp huyện, phải báo cáo xin ý kiến và được sự đồng ý của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực hoặc phụ trách địa bàn về nội dung, thành phần, thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị. 3. Các cơ quan, đơn vị, UBND cấp huyện khi có nhu cầu mời Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự họp hoặc làm việc phải có văn bản đăng ký trước với Văn phòng UBND tỉnh để phối hợp chuẩn bị nội dung, bố trí lịch làm việc và phân công chuyên viên theo dõi, phục vụ. Đối với những vấn đề cấp bách, Chánh Văn phòng UBND tỉnh trực tiếp báo cáo và chủ động bố trí thời gian để Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với cơ quan, đơn vị, địa phương, xử lý kịp thời vấn đề phát sinh. 4. Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện không cử hoặc ủy quyền cho cấp Trưởng, Phó phòng, ban, chuyên viên báo cáo, làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trừ trường hợp được Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý hoặc triệu tập đích danh. 5. Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện chuẩn bị báo cáo, kiến nghị và gửi Văn phòng UBND tỉnh chậm nhất 07 ngày trước ngày Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm việc, trừ trường hợp đột xuất. Văn phòng UBND tỉnh lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan để tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết. Chương VI THỦ TỤC TRÌNH, BAN HÀNH VĂN BẢN Điều 27. Thủ tục gửi văn bản, trình giải quyết công việc 1. Tất cả các văn bản trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phải được gửi nhận qua hệ thống phần mềm quản lý văn bản của Văn phòng. Các trường hợp gửi nhận trực tiếp phải được Văn phòng UBND tỉnh chuyển thành dữ liệu điện tử nhập vào phần mềm quản lý văn bản. Việc phát, chuyển văn bản phải có ý kiến của lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh trước khi chuyển đến địa chỉ xử lý theo thẩm quyền. 2. Các văn bản của các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, đoàn thể ở địa phương trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phải do cấp trưởng (hoặc ủy quyền cho cấp Phó) ký và đóng dấu đúng thẩm quyền. 3. Trường hợp nội dung trình có liên quan đến chức năng của các cơ quan khác, trong hồ sơ trình phải có ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan. Nếu đã có công văn xin ý kiến nhưng cơ quan liên quan chưa trả lời, trong hồ sơ trình phải báo cáo rõ danh sách các cơ quan chưa có ý kiến. 4. Các văn bản trình giải quyết công việc phải là bản chính và chỉ gửi một bản đến một địa chỉ có thẩm quyền xử lý. Nếu cần gửi đến các cơ quan có liên quan để báo cáo hoặc phối hợp thì chỉ ghi tên cơ quan đó ở phần nơi nhận văn bản. 5. Các cơ quan, tổ chức khác không thuộc phạm vi quản lý hành chính của UBND tỉnh, thủ tục gửi văn bản đến UBND tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về công tác văn thư và các quy định pháp luật khác có liên quan. Thủ tục gửi công văn của cơ quan, tổ chức nước ngoài đến UBND tỉnh có thể thực hiện theo thông lệ quốc tế. Điều 28. Hồ sơ trình giải quyết công việc Hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết công việc gồm có: 1. Phiếu trình giải quyết công việc (theo mẫu thống nhất) của Văn phòng, trình Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh có thẩm quyền giải quyết công việc (mỗi Phiếu trình chỉ gửi trình một lãnh đạo UBND tỉnh). Trong Phiếu trình phải ghi rõ nội dung trình, tên cơ quan trình; tóm tắt nội dung trình; ý kiến của các cơ quan liên quan (gồm cả những ý kiến khác nhau) về vấn đề trình; ý kiến đề xuất và chữ ký của chuyên viên theo dõi và lãnh đạo phòng phụ trách; ý kiến và chữ ký của lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh. 2. Tờ trình của cơ quan trình. 3. Dự thảo văn bản trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ký và các dự thảo văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có). 4. Báo cáo thẩm định của cơ quan chức năng (nếu có). 5. Ý kiến của các cơ quan liên quan đến vấn đề trình. 6. Bản tổng hợp ý kiến và giải trình về nội dung dự thảo văn bản. 7. Các tài liệu khác có liên quan. Điều 29. Quy định về việc ký văn bản 1. Chủ tịch UBND tỉnh ký: a) Các văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh; b) Các quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; các văn bản chỉ đạo điều hành thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; c) Quyết định đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của các cơ quan, đơn vị và của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện; quyết định đình chỉ thi hành văn bản trái pháp luật của HĐND cấp huyện và đề nghị HĐND tỉnh bãi bỏ; d) Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật; đ) Tờ trình, báo cáo của UBND tỉnh gửi Thủ tướng Chính phủ, HĐND tỉnh; e) Các văn bản khác theo thẩm quyền. 2. Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký thay Chủ tịch UBND tỉnh văn bản hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh về chỉ đạo các công tác cụ thể, đôn đốc, hướng dẫn thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; các văn bản gửi Bộ, ngành Trung ương thuộc lĩnh vực được Chủ tịch UBND tỉnh phân công phụ trách và các văn bản khác theo quy định của Chủ tịch UBND tỉnh. 3. Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh ngoài thẩm quyền ký các văn bản quy định trên, còn được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền ký một số văn bản nêu tại khoản 1 Điều này và theo Quyết định phân công công việc của thành viên UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh. 4. Thành viên UBND tỉnh ngoài việc ký các văn bản thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật còn được thừa ủy quyền Chủ tịch UBND tỉnh ký một số văn bản hành chính khi được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và có thời hạn nhất định. Người được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh ngoài việc ký các văn bản thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật, được ký thừa lệnh Chủ tịch UBND tỉnh các văn bản sau: a) Văn bản thông báo ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại các cuộc họp do Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì; b) Văn bản triển khai các Luật, Nghị quyết, Nghị định, Thông tư, Quyết định và các văn bản khác có liên quan; c) Triển khai xử lý đơn khiếu nại và phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh; d) Đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan, đơn vị, UBND cấp huyện tổ chức thực hiện các chủ trương, kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; e) Các văn bản khác theo sự phân công, ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh. Điều 30. Phát hành, công bố các văn bản của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh 1. Văn phòng UBND tỉnh chịu trách nhiệm phát hành các văn bản của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ký; bảo đảm đúng địa chỉ, đúng thủ tục. 2. Các văn bản của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành có liên quan trực tiếp đến giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của công dân phải được thông báo hoặc niêm yết công khai tại trụ sở các cơ quan có liên quan giải quyết. 3. Các văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh phải đăng Công báo tỉnh; kịp thời cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, văn bản hướng dẫn của các cơ quan, đơn vị vào Cổng thông tin điện tử tỉnh (trừ văn bản có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước). 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh tổ chức việc gửi, nhận văn bản trên mạng tin học diện rộng của Chính phủ và cập nhật vào mạng tin học của UBND tỉnh; quản lý thống nhất và tổ chức việc đăng công báo theo quy định. Tổ chức thu thập tài liệu, phân loại hồ sơ bảo quản, quản lý, khai thác tài liệu lưu trữ của Văn phòng UBND tỉnh. Điều 31. Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật Sở Tư pháp là đầu mối giúp UBND tỉnh: 1. Thực hiện công tác tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do UBND tỉnh ban hành; phát hiện những quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình thực tế để kiến nghị UBND tỉnh kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ văn bản đó. 2. Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của HĐND cấp huyện, UBND cấp huyện ban hành và đề xuất xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định. Chương VII KIỂM TRA VIỆC THI HÀNH VĂN BẢN Điều 32. Nguyên tắc kiểm tra 1. Kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên và có kế hoạch. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra quyết định kế hoạch và hình thức kiểm tra. 2. Kiểm tra phải bảo đảm dân chủ, công khai, đúng pháp luật, không gây phiền hà và không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm tra. 3. Quá trình kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra; khi kết thúc kiểm tra phải có kết luận rõ ràng, nếu phát hiện có sai phạm phải xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý thỏa đáng. Điều 33. Phạm vi kiểm tra 1. UBND tỉnh kiểm tra việc thi hành các văn bản của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trong hoạt động chỉ đạo điều hành của hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương. 2. Các cơ quan, đơn vị kiểm tra việc thi hành các văn bản trong phạm vi quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của cơ quan mình. Điều 34. Phương thức kiểm tra 1. UBND tỉnh quyết định thành lập Đoàn kiểm tra trong trường hợp đặc biệt. 2. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập Đoàn kiểm tra hoặc phân công thành viên UBND tỉnh, Thủ trưởng đơn vị chủ trì kiểm tra việc thi hành các văn bản chỉ đạo đối với những lĩnh vực, chương trình, dự án cụ thể có nhiều nổi cộm; chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính và thực thi các quy định của pháp luật. 3. Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra thông qua làm việc trực tiếp với các cơ quan, đơn vị, HĐND và UBND cấp huyện. 4. Văn phòng UBND tỉnh giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra việc thi hành các văn bản của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đối với các cơ quan, đơn vị, UBND cấp huyện và tổ chức, cá nhân tại địa phương. 5. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện, kiểm tra thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất việc thi hành các văn bản trong phạm vi quản lý của cơ quan mình. Điều 35. Báo cáo kết quả kiểm tra 1. Khi kết thúc kiểm tra, người chủ trì việc kiểm tra phải báo cáo kết quả với cấp trên có thẩm quyền; nếu phát hiện có sai phạm thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Định kỳ hàng quý, các cơ quan, đơn vị, UBND cấp huyện báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh tình hình kiểm tra việc thực hiện quy định về thủ tục hành chính; việc thi hành các văn bản thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý. 3. Văn phòng UBND tỉnh tổng hợp chung, báo cáo UBND tỉnh tình hình kiểm tra việc thi hành văn bản tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh vào cuối quý. Chương VIII TIẾP KHÁCH, ĐI CÔNG TÁC Điều 36. Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp khách trong nước 1. Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xã giao, gặp mặt các đoàn đại biểu, khách đến thăm, làm việc tại địa phương khi: a) Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp mời hoặc theo chỉ đạo của cấp trên; b) Tiếp khách theo đề nghị của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, người đứng đầu các cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh; c) Tiếp theo đề nghị của khách. 2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cấp huyện, người đứng đầu các cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh khi có nhu cầu đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp khách phải có công văn đề nghị gửi Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ít nhất 02 ngày làm việc, trước ngày dự kiến tiếp; công văn nêu rõ nội dung, hình thức cuộc tiếp, số lượng khách, thời gian và địa điểm tiếp (kèm theo các hồ sơ cần thiết về: nội dung, thời gian, thành phần, hoạt động của khách tại địa bàn tỉnh và các đề xuất, kiến nghị). Cơ quan chủ trì mời phải phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh chuẩn bị nội dung buổi tiếp và tổ chức buổi tiếp đạt kết quả tốt. 3. Văn phòng UBND tỉnh có nhiệm vụ: a) Báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh về đề nghị tiếp khách của các cơ quan, đơn vị; thông báo kịp thời ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho các cơ quan liên quan biết, đồng thời đưa vào chương trình công tác tuần của Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, khi được Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý; b) Phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung cuộc tiếp. Trường hợp cần thiết, theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đề nghị các cơ quan liên quan chuẩn bị một số nội dung cụ thể của cuộc tiếp; c) Mời các cơ quan truyền hình, báo chí dự để đưa tin về cuộc tiếp; d) Phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức phục vụ và bảo đảm an toàn cho cuộc tiếp; tổ chức triển khai thực hiện các công việc cần thiết sau cuộc tiếp. Điều 37. Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp khách nước ngoài 1. Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp khách nước ngoài, gồm các hình thức: tiếp xã giao, tiếp làm việc (chính thức hoặc không chính thức) theo giới thiệu của các cơ quan Trung ương, đề nghị của các cơ quan, tổ chức trong tỉnh và các đề nghị trực tiếp của khách với Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. 2. Các cơ quan, tổ chức trong tỉnh khi có nhu cầu đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp các đối tác nước ngoài của cơ quan, tổ chức mình, phải có văn bản đề nghị nêu rõ nội dung và hình thức cuộc tiếp, thành phần và tiểu sử tóm tắt thành viên trong đoàn, chương trình hoạt động của khách tại địa phương và các vấn đề liên quan khác. Các đề xuất và kiến nghị, gửi Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh ít nhất 05 ngày làm việc, trước ngày dự kiến tiếp. 3. Văn phòng UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều 36 của Quy chế này. 4. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức trong tỉnh có kế hoạch tiếp khách nước ngoài, tuy không có nhu cầu đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp, nhưng phải gửi báo cáo bằng văn bản về thành phần khách, nội dung và thời gian dự kiến tiếp cho Chủ tịch UBND tỉnh; đồng thời, gửi cho Văn phòng UBND tỉnh (thông qua Phòng Nghiên cứu - Tổng hợp) nắm, theo dõi. 5. Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, tổ chức trong tỉnh thực hiện đúng đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đảm bảo yêu cầu về chính trị, đối ngoại, nghi thức và tập quán, phong tục của Việt Nam và Quy chế thống nhất các hoạt động trên địa bàn tỉnh; chuẩn bị các nội dung liên quan; bố trí phương tiện đi lại, nơi ăn, nghỉ, tặng phẩm theo quy định hiện hành của Chính phủ. Điều 38. Đi công tác 1. Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đi công tác cơ sở ít nhất 02 lần/tháng để thị sát và kịp thời chỉ đạo. Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh đi làm việc với các cơ quan, đơn vị, địa phương thay mặt Thường trực UBND tỉnh nắm và giải quyết mọi công việc của Thường trực UBND tỉnh, đi sâu lĩnh vực được phụ trách. 2. Thành viên UBND tỉnh hàng tháng phải dành thời gian đi công tác cơ sở để kiểm tra, nắm tình hình triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định, chỉ thị, các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; gặp gỡ tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân; nắm tình hình ở cơ sở để kịp thời chỉ đạo và đề xuất những giải pháp giúp địa phương, cơ sở khắc phục khó khăn. Tùy nội dung chuyến đi công tác để tổ chức hình thức đi công tác cho phù hợp, bảo đảm thiết thực và tiết kiệm, có thể báo trước hoặc không báo trước cho cơ sở. 3. Thành viên UBND tỉnh đi công tác cơ sở phải có kế hoạch trước. Trường hợp đi công tác, làm việc với các địa phương khác và các Bộ, ngành Trung ương phải báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh. 4. Trong thời gian HĐND tỉnh và UBND tỉnh họp, thành viên UBND tỉnh không bố trí đi công tác, trừ trường hợp đặc biệt được Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý. 5. Thành viên UBND tỉnh, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện khi đi công tác nước ngoài thực hiện theo quy định về đi công tác nước ngoài. 6. Thành viên UBND tỉnh, Thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện đi công tác theo sự chỉ đạo hoặc ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, khi về phải kịp thời báo cáo kết quả làm việc cho Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực. 7. Văn phòng UBND tỉnh có nhiệm vụ: a) Xây dựng chương trình, kế hoạch đi thăm và làm việc tại các đơn vị, cơ sở trong địa phương của Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; thông báo cho các đơn vị, cơ sở và cơ quan đơn vị liên quan biết kết quả các cuộc thăm và làm việc chính thức của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh; phối hợp bố trí phương tiện hợp lý, tiết kiệm, an toàn; b) Giúp Chủ tịch UBND tỉnh tổng hợp, cân đối chương trình đi công tác của các thành viên UBND tỉnh để bảo đảm hiệu quả; c) Theo dõi tình hình đi công tác của các thành viên UBND tỉnh, báo cáo UBND tỉnh trong phiên họp UBND tỉnh vào tháng 6 và cuối năm. Chương IX THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO; TIẾP NHẬN, XỬ LÝ PHẢN ÁNH KIẾN NGHỊ CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỀ QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH VÀ TỔ CHỨC TIẾP DÂN Điều 39. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh 1. Chỉ đạo Thanh tra tỉnh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh và Giám đốc Sở, Thủ trưởng, đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện phối hợp thực hiện nghiêm túc công tác thanh tra, tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; định kỳ, Chủ tịch UBND tỉnh họp với các Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Giám đốc Sở, Thủ trưởng, đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện liên quan để giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng. 2. Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi để xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí, gây thiệt hại lớn, những vụ việc khiếu kiện tồn đọng kéo dài, gay gắt, đông người, vượt cấp thuộc phạm vi quản lý của địa phương mình. 3. Chủ tịch UBND tỉnh phải có lịch tiếp công dân; phối hợp chặt chẽ với Thường trực Tỉnh ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND tỉnh, Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các cơ quan có liên quan tổ chức tiếp công dân. Điều 40. Trách nhiệm của thành viên UBND tỉnh 1. Trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình, các thành viên UBND tỉnh có trách nhiệm tổ chức công tác thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch của các cấp, các ngành, các đơn vị; kết luận và có quyết định giải quyết triệt để các vụ việc khiếu nại, tố cáo; các phản ánh kiến nghị ngay tại cơ sở. 2. Giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật những khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; trân trọng lắng nghe ý kiến của công dân để cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác. 3. Tổ chức tiếp công dân theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh. Điều 41. Trách nhiệm của Chánh Thanh tra tỉnh 1. Giúp Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, kiểm tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh. 2. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật những khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền các vụ việc khiếu nại, tố cáo do Chủ tịch UBND tỉnh giao. 3. Khi phát hiện quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới, phải yêu cầu Thủ trưởng cơ quan đã ban hành quyết định đó giải quyết lại hoặc báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định. 4. Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương tiến hành công tác thanh tra, tiếp công dân theo quy định của pháp luật. 5. Hàng quý báo cáo tình hình thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong địa phương; ưu điểm, nhược điểm trong công tác thanh tra, tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, các giải pháp khắc phục, kiến nghị biện pháp xử lý. Điều 42. Trách nhiệm của Văn phòng UBND tỉnh 1. Sắp xếp, bố trí lịch tiếp dân của Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. 2. Phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu để Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết những khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. 3. Kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, UBND cấp huyện trong việc thực hiện quyết định, chỉ thị, ý kiến chỉ đạo, kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. 4. Giúp Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện đúng quy định về tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; 5. Trả lời cho các đương sự có đơn, thư khiếu nại, tố cáo khi được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền. Điều 43. Tổ chức tiếp dân 1. UBND tỉnh có địa điểm tiếp dân; bố trí cán bộ có đủ trình độ, năng lực và sự hiểu biết về pháp luật để làm nhiệm vụ tiếp dân. 2. Chánh Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan xây dựng các quy định, thủ tục về tiếp công dân bảo đảm đúng pháp luật và phù hợp với tình hình của địa phương; tổ chức thực hiện tốt việc tiếp công dân. Chương X CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CÁO Điều 44. Trách nhiệm thông tin, báo cáo 1. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh a) Định kỳ có báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng chính quyền của địa phương và các báo cáo chuyên đề, đột xuất theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh; đồng thời, gửi thành viên UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện; b) Ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo hàng tháng về sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, tình hình nổi bật trong tháng gửi Văn phòng Chính phủ, Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, Thành viên UBND tỉnh, Thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện. 2. Trách nhiệm của Chánh Văn phòng UBND tỉnh: a) Tổ chức việc cung cấp thông tin hàng ngày và hàng tuần phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành và giải quyết công việc thường xuyên của Thường trực UBND tỉnh bao gồm các vấn đề quan trọng do các cơ quan, đơn vị, địa phương trình Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các thông tin nổi bật trong tuần về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng chính quyền tại địa phương; b) Phối hợp trao đổi thông tin với Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh; tham dự các cuộc họp báo giữa Chủ tịch UBND tỉnh với Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; c) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và tổ chức khai thác thông tin khác phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh; d) Giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh biên soạn, tổng hợp các báo cáo chỉ đạo điều hành tháng, 6 tháng, năm, tổng kết nhiệm kỳ; báo cáo chuyên đề; báo cáo đột xuất được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; đ) Thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh xử lý các vấn đề báo chí nêu để các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan, theo dõi kiểm tra và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. 3. Trách nhiệm của Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị và Chủ tịch UBND cấp huyện: a) Củng cố, tăng cường hệ thống thông tin nội bộ, để giúp lãnh đạo cơ quan nắm được tình hình, công việc chủ yếu diễn ra hàng ngày trong toàn ngành, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách; b) Gửi Chủ tịch UBND tỉnh các báo cáo định kỳ, báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất. Thời hạn gửi các báo cáo định kỳ do Chủ tịch UBND tỉnh quy định phù hợp với quy định của pháp luật về chế độ thông tin, báo cáo, cụ thể: - Báo cáo tuần: Đối với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh báo cáo tiến độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của ngành. Đối với các sở, ngành còn lại và UBND cấp huyện báo cáo phản ánh về những nhiệm vụ trọng tâm đột xuất, các kiến nghị, tình hình sự việc khẩn cấp của đơn vị (nếu có). Báo cáo này phải gửi đến Văn phòng trước 10 giờ ngày thứ Năm hàng tuần. Văn phòng chịu trách nhiệm tổng hợp, xử lý thông tin và kịp thời báo cáo Thường trực UBND tỉnh. - Báo cáo tổng hợp kết quả tình hình hoạt động của cơ quan, đơn vị, tiến độ thực hiện các chỉ tiêu, tình hình thực hiện các văn bản chỉ đạo quan trọng, đột xuất của Chính phủ, cơ quan Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, nêu rõ các mặt làm được, chưa làm được, kiến nghị và đưa ra giải pháp thực hiện tháng tới. Báo cáo từ tháng 02 trở về sau phải lũy kế số liệu từ tháng 01 của năm báo cáo. Trong các báo cáo hàng tháng các cơ quan, đơn vị phải lồng ghép báo cáo tiến độ thực hiện các kết luận của Thường trực UBND tỉnh có liên quan đến cơ quan, đơn vị mình. Loại báo cáo này các cơ quan, đơn vị gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê và Văn phòng UBND tỉnh trước ngày 20 hàng tháng. Đối với nội dung báo cáo tháng 05 và tháng 11 được lồng ghép vào báo cáo 06 tháng và báo cáo cuối năm, trong đó: phải báo cáo rõ số liệu tháng 05 và tháng 11. Đối với báo cáo 09 tháng, 10 tháng phải có dự báo cả năm của 03 khu vực kinh tế và các chỉ tiêu chủ yếu. - Báo cáo 06 tháng, báo cáo năm: Nội dung phản ánh tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và kết quả thu, chi ngân sách Nhà nước, việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND các cấp, tình hình kết quả thực hiện các văn bản chỉ đạo quan trọng, đột xuất của Chính phủ, cơ quan Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh. Nội dung báo cáo này, ngoài việc nêu rõ những việc đã thực hiện thời gian qua, cần đánh giá các kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân, kiến nghị và đề xuất giải pháp thực hiện thời gian tới. Trên cơ sở đó, dựa vào các chủ trương của tỉnh và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị để xây dựng phương hướng nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của ngành hoặc địa phương tương ứng thời gian báo cáo (báo cáo này phải có phụ lục và số liệu thực hiện các chỉ tiêu gửi kèm). Báo cáo 06 tháng: Các cơ quan, đơn vị phải gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê, Văn phòng UBND tỉnh chậm nhất ngày 20/5 hàng năm. Báo cáo năm: Các cơ quan, đơn vị phải gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê, Văn phòng UBND tỉnh trước ngày 20/11 hàng năm. - Báo cáo đột xuất (bất thường): Trong trường hợp có những vấn đề quan trọng phát sinh đột xuất, cấp bách có liên quan đến quốc phòng - an ninh, an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội, thiên tai cần có sự chỉ đạo của liên ngành hoặc của UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải trực tiếp báo cáo với Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh trong đó tóm tắt tình hình diễn biến sự việc và nguyên nhân phát sinh, những biện pháp đã áp dụng xử lý, kết quả việc xử lý và những đề xuất, kiến nghị. c) Chuẩn bị các báo cáo của UBND tỉnh trình cơ quan cấp trên theo sự phân công của Chủ tịch UBND tỉnh; d) Thường xuyên trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị khác và UBND cấp huyện về các thông tin có liên quan. Thực hiện việc cung cấp thông tin theo chế độ và khi có yêu cầu phối hợp của cơ quan khác. 4. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều này, có trách nhiệm xây dựng và trình UBND tỉnh ký ban hành các báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính quyền hàng tháng, 6 tháng và cả năm. Điều 45. Thông tin và phát ngôn về hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương cho Nhân dân 1. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh: a) Thực hiện chế độ thông tin cho Nhân dân thông qua các báo cáo của UBND tỉnh trước HĐND tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; trả lời các chất vấn, kiến nghị của cử tri, của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tỉnh; trả lời phỏng vấn của cơ quan thông tin đại chúng; b) Tổ chức họp báo, thường xuyên thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng và Nhân dân về tình hình hoạt động của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và về các chế độ, chính sách mới ban hành, các văn bản của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước. 2. Trách nhiệm của Chánh Văn phòng UBND tỉnh: a) Chuẩn bị nội dung và tài liệu cần thiết cho các cuộc họp báo định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh; b) Là người phát ngôn và cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng về hoạt động của UBND tỉnh, Thường trực UBND tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính quyền các địa phương theo quy định của pháp luật; c) Tổ chức công bố, phát hành rộng rãi các văn bản, các quy định, chính sách do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của công dân ở địa phương; 3. Trách nhiệm của Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện: a) Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thông tin đại chúng tiếp cận kịp thời nguồn thông tin chính xác về các sự kiện xảy ra trong ngành, lĩnh vực mình quản lý tại địa phương; b) Trả lời phỏng vấn của cơ quan thông tin đại chúng hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh; đưa tin để cơ quan thông tin đại chúng đăng bài, phát tin tuyên truyền cho công tác của cơ quan đơn vị; đề nghị cải chính những nội dung đăng, phát tin sai sự thật; c) Tăng cường quản lý công tác thông tin, báo chí chuyên ngành; không để lộ các thông tin có nội dung thuộc danh mục bí mật của Nhà nước; d) Thông báo công khai về tình hình thu và sử dụng các quỹ có huy động đóng góp của Nhân dân. 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch UBND cấp huyện phải thực hiện đúng Quy chế Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Điều 46. Cổng thông tin điện tử tỉnh 1. Các văn bản sau đây phải được đăng trên Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh: a) Văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh, văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh; b) Các văn bản của Nhà nước về chính sách, pháp luật mới; c) Các văn bản hành chính, các báo cáo, biểu mẫu và văn bản khác được Chánh Văn phòng UBND tỉnh chỉ định. 2. Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm thực hiện đúng Quy chế hoạt động của Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh. Chương XI TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 47. Điều khoản thi hành 1. Thành viên UBND tỉnh, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, UBND cấp huyện và các tổ chức, cá nhân có quan hệ làm việc với UBND tỉnh tổ chức thực hiện theo đúng Quy chế này. 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh chịu trách nhiệm đôn đốc, theo dõi việc tổ chức, triển khai thực hiện Quy chế này, hàng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh; đồng thời, tham mưu đề xuất trình UBND tỉnh điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những nội dung không phù hợp khi có những điểm mới hoặc điều kiện thực tế có thay đổi, đảm bảo cho hoạt động của UBND tỉnh ngày càng hiệu lực, hiệu quả. 3. Văn phòng UBND tỉnh căn cứ Quy chế này phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương dự thảo Kế hoạch phát động phong trào thi đua hàng năm; gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt. Văn phòng UBND tỉnh thực hiện chấm điểm thi đua việc thực hiện các tiêu chí theo Kế hoạch được duyệt. 4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan phản ánh về Văn phòng UBND tỉnh để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Hậu Giang", "promulgation_date": "28/02/2023", "sign_number": "10/2023/QĐ-UBND", "signer": "Đồng Văn Thanh", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Ke-hoach-36-KH-UBND-2024-cong-tac-pho-bien-giao-duc-phap-luat-hoa-giai-o-co-so-Yen-Bai-598370.aspx
Kế hoạch 36/KH-UBND 2024 công tác phổ biến giáo dục pháp luật hòa giải ở cơ sở Yên Bái
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 36/KH-UBND Yên Bái, ngày 05 tháng 02 năm 2024 KẾ HOẠCH CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT; HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ; XÂY DỰNG CẤP XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI Thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật Hòa giải ở cơ sở; Quyết định số 25/QĐ-TTg ngày 25/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Công văn số 573/HĐPH-PBGDPL ngày 31/01/2024 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương về việc hướng dẫn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích a) Tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật Hòa giải ở cơ sở; Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân; Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật; Quyết định số 21/2021/QĐ-TTg ngày 21/6/2021 quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp PBGDPL; Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. b) Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; nhân rộng các mô hình PBGDPL có hiệu quả; nâng cao ý thức, trách nhiệm tự học tập, nghiên cứu tìm hiểu pháp luật của công dân gắn với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhằm tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật trong xã hội. c) Đa dạng hóa các hình thức PBGDPL; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL gắn chặt chẽ với chuyển đổi số, xây dựng hệ thống thông tin PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh. 2. Yêu cầu a) Quán triệt, thực hiện đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật thuộc trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương. b) Bám sát và thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác PBGDPL; phát huy vai trò của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp, cơ quan Thường trực của Hội đồng phối hợp, tổ chức pháp chế, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện công tác PBGDPL; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, đảm bảo sự phối hợp, kết nối, lồng ghép các hoạt động về PBGDPL. c) Đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL theo hướng lấy người dân làm trung tâm; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong PBGDPL, vận hành có hiệu quả Trang Thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương. d) Tăng cường công tác PBGDPL trong nhà trường; đổi mới nội dung, hình thức giảng dạy, học tập môn học pháp luật và giáo dục công dân theo hướng tiên tiến, hiện đại, phù hợp; nâng cao hiệu quả PBGDPL ngoài giờ lên lớp; tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL cho giáo viên, giảng viên dạy môn giáo dục công dân, pháp luật; đưa nội dung phù hợp về Hiến pháp và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng của hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Nghị quyết số 27-NQ/TW. đ) Bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, chất lượng và hiệu quả; đa dạng hoá, huy động sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội tham gia công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 1. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 1.1. Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, quản lý nhà nước về PBGDPL, trọng tâm là thực hiện đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL theo hướng lượng hóa kết quả đầu ra, ý thức chấp hành pháp luật là thước đo hiệu quả công tác PBGDPL. Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch số 224/KH-UBND ngày 07/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh. - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện theo trách nhiệm và phạm vi quản lý. - Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2024 1.2. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; đổi mới, đa dạng nội dung, hình thức PBGDPL, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực, trú trọng đối tượng đặc thù, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung Nghị quyết, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng khóa XIII, các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư liên quan đến lĩnh vực, phạm vi quản lý; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX. Tập trung thông tin, phổ biến đầy đủ, toàn diện các văn bản, chính sách cho cán bộ, Nhân dân, tập trung vào các luật, pháp lệnh, văn bản mới thông qua năm 2023, 2024, những nội dung pháp luật thiết thực với người dân, doanh nghiệp, các vấn đề xã hội quan tâm, cần định hướng dư luận xã hội; pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản; cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phòng, chống tội phạm; phòng chống dịch bệnh, thiên tai, tệ nạn xã hội; an toàn giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an toàn vệ sinh thực phẩm; pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống bạo lực học đường, vi phạm pháp luật trên không gian mạng; trái phiếu doanh nghiệp, lao động; bảo vệ trẻ em; thực hiện dân chủ ở cơ sở; cấp Phiếu lý lịch tư pháp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tình hình triển khai và kết quả thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) tạo sự đồng thuận trong xã hội và Nhân dân tham gia thực hiện; truyền thông, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của pháp luật quốc tế; các vấn đề gắn với nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2024, các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội; Công ước, điều ước quốc tế, các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam đã tham gia ký kết có liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp. - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Sở Thông tin và truyền thông, các sở, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện theo trách nhiệm và phạm vi quản lý. - Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2024 1.3. Hướng dẫn hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 09-11 (Ngày Pháp luật Việt Nam) Để Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 tiếp tục được thực hiện sâu rộng, thực chất, hiệu quả, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ điều kiện thực tiễn chủ động, linh hoạt tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam với định hướng sau đây: a) Về nội dung: Gắn việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam với phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó tập trung phổ biến chính sách, pháp luật mới ban hành, những nội dung liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp. b) Về hình thức: Lựa chọn hình thức phù hợp, hiệu quả, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương, trọng tâm là triển khai các hoạt động hưởng ứng thiết thực, phù hợp, cụ thể; đẩy mạnh thông tin pháp luật, PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng, Trang thông tin điện tử, mạng viễn thông, mạng xã hội; thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tọa đàm giao lưu, đối thoại chính sách, pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hoạt động thanh niên tình nguyện, giáo dục pháp luật ngoại khóa; lồng ghép trong các hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở... c) Về khẩu hiệu: Lựa chọn các khẩu hiệu phù hợp (có thể tham khảo và sử dụng một số khẩu hiệu do Bộ Tư pháp cung cấp tại chuyên mục “Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp, Cổng Thông tin điện tử PBGDPL quốc gia từ ngày 25/9/2024). d) Các hoạt động hưởng ứng: Cần tổ chức thường xuyên, liên tục trong cả năm, đặc biệt tập trung trong 02 tháng cao điểm là tháng 10, 11/2024. - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. - Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2024. 1.4. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các Đề án, chương trình về PBGDPL[1]. Trong đó, đẩy mạnh truyền thông chính sách trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để tạo đồng thuận xã hội, coi đây là giải pháp quan trọng để gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng pháp luật với công tác tổ chức thi hành pháp luật - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo trách nhiệm và phạm vi quản lý. - Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2024. 1.5. Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường; chú trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy môn học pháp luật; đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy môn học này một cách phù hợp. - Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo. - Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2024. 2. Công tác hòa giải ở cơ sở 2.1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; triển khai các nội dung được định hướng trên trong báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở. 2.2. Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc; thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo, thống kê. - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. - Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan. - Thời gian thực hiện: năm 2024. 3. Công tác đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, Thông tư số 09/2021/TT-BTP về đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và các tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá sự hài lòng của người dân về hiệu quả xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đưa công tác này đi vào thực chất, đảm bảo quyền và lợi ích của người dân, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau: 3.1. Quán triệt nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, người dân về mục đích, ý nghĩa của nhiệm vụ đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. 3.2. Hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện công tác này bằng hình thức phù hợp, khắc phục các tiêu chí còn hạn chế hoặc chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của cấp xã. 3.3. Kiểm tra việc tổ chức đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật không đúng quy định pháp luật. 3.4. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật; nghiệp vụ đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo trách nhiệm và phạm vi quản lý. - Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan. - Thời gian thực hiện: năm 2024. III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ 1. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 1.1. Tham mưu thực hiện đầy đủ, phát huy hiệu quả vai trò của Hội đồng phối hợp PBGDPL và các thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh trong hướng dẫn, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác PBGDPL thuộc phạm vi quản lý. Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL theo Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Hội đồng. - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, - Cơ quan phối hợp: Các ngành thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh. - Thời gian thực hiện: Năm 2024. 1.2. Triển khai thực hiện và tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp. - Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. - Thời gian thực hiện: Năm 2024. 1.3. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân, môn học pháp luật. - Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và đào tạo. - Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2024. 1.4. Tăng cường tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, trong đó trú trọng tổ chức dưới hình thức trực tuyến. - Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. - Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan. 1.5. Tiếp tục triển khai và tổng kết 05 năm thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái theo Kế hoạch số 157/KH-UBND ngày 03/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh. - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. - Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan. - Thời gian thực hiện: Cấp huyện hoàn thành trước 15/5/2024, Sở Tư pháp hoàn thành trước 25/5/2024. 1.6. Hướng dẫn, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024 - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện theo trách nhiệm và phạm vi quản lý. - Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2024; cao điểm tháng 10, 11/2024. 2. Công tác hòa giải ở cơ sở 2.1. Tập trung truyền thông, phổ biến nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và Nhân dân về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở. - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo trách nhiệm và phạm vi quản lý. - Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; các cơ quan liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2024. 2.2. Tiếp tục rà soát, củng cố, kiện toàn tổ hòa giải ở cơ sở và đội ngũ hòa giải viên theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở và Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN ngày 18/11/2014 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, nhằm bảo đảm xây dựng đội ngũ hòa giải viên hoạt động hiệu quả. - Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. - Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Tư pháp. - Thời gian thực hiện: Năm 2024. 2.3. Nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở; thực hiện kiểm tra, hướng dẫn công tác hoà giải ở cơ sở. - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo trách nhiệm và phạm vi quản lý. - Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; các cơ quan liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2024. 3. Công tác đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật 3.1. Sơ kết 02 năm thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư 09/2021/TT-BTP bằng hình thức phù hợp. - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo trách nhiệm và phạm vi quản lý. - Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan. - Thời gian thực hiện: Cấp huyện hoàn thành trước 25/3/2024; Sở Tư pháp hoàn thành trước 5/4/2024. 3.2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; thực hiện kiểm tra công tác xây dựng cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo trách nhiệm và phạm vi quản lý. - Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2024. 4. Nhiệm vụ khác 4.1. Triển khai Thông tư 56/2023/TT-BTC ngày 18/8/2023 của Bộ Tài chính quy định về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác PBGDPL, chuẩn tiếp cận pháp luật và hoà giải ở cơ sở; Nghị quyết số 61/2023/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 về quy định mức cho bảo đảm cho công tác PPBGDPL, chuẩn tiếp cận pháp luật và hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái. - Cơ quan chủ trì: Sở Tài chính. - Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2024. 4.2. Triển khai các nhiệm vụ được giao trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và tiêu chí thành phần về chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới các cấp và chuẩn đô thị văn minh ban hành kèm theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp[2]. - Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo trách nhiệm và phạm vi quản lý. - Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các cơ quan liên quan. - Thời gian thực hiện: Năm 2024. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Tư pháp a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai, theo dõi, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp gửi báo cáo kết quả triển khai về Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định. b) Triển khai các hoạt động PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc phạm vi, trách nhiệm của ngành. 2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy; các Sở, ban, ngành, đoàn thể 2.1. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, các Kế hoạch của Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện công tác PBGDPL năm 2024 bằng nhiều hình thức, biện pháp thiết thực, hiện quả, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn theo quy định. 2.2. Thực hiện tốt các nhiệm vụ hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh khi tham gia thành viên; tăng cường phối hợp với Sở Tư pháp trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, hoạt động PBGDPL. 2.3. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định tại Thông tư 03/2019/TT-BTP ngày 20/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định một số nội dung hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp. 3. Giao Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu tình hình mới có liên quan đến bảo đảm an toàn thông tin trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh; tiếp tục chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa cấp huyện để chỉ đạo hệ thống Đài Truyền thanh cơ sở tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu triển khai các nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh. 4. Báo Yên Bái, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục PBGDPL; phối hợp, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng. 5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố 5.1. Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện công tác PBGDPL năm 2024 bằng nhiều hình thức, biện pháp thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn theo quy định. 5.2. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung theo mục II tại Kế hoạch này. 5.3. Chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai, theo dõi, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Kế hoạch này tại địa phương; kịp thời phát hiện, báo cáo những vướng mắc, bất cập, vấn đề mới phát sinh trong công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. V. KINH PHÍ THỰC HIỆN Kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn khác (nếu có). Trên đây là Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, vấn đề mới phát sinh đề nghị báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) tổng hợp để sửa đổi, bổ sung hoặc điều chỉnh cho phù hợp./. Nơi nhận: - Bộ Tư pháp; - TT. Tỉnh ủy; - TT. HĐND tỉnh; - Chủ tịch. Phó CT. UBND tỉnh (NC); - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN tỉnh; - Ban Dân vận Tỉnh ủy; - Ban Nội chính Tỉnh ủy; - Các sở, ban, ngành, đoàn thể; - Báo Yên Bái, Đài PT-TH tỉnh; - UBND các huyện, thị xã, thành phố; - Chánh, Phó Chánh VP UBND tỉnh (NC); - Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh; - Lưu: VT, NC. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Ngô Hạnh Phúc [1] Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”; Đề án “Tổ chức truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”; Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” (Đề án CAT); Đề án “Truyền thông về quyền con người giai đoạn 2023-2028”; Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL”; thực hiện tuyên truyền, phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị (Đề án ICCPR); Chương trình phối hợp số 1067/CTPH-BTP-THVN-TNVN-TTXVN ngày 24/3/2023 giữa Bộ Tư pháp và Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam. Thông tấn xã Việt Nam về truyền thông, PBGDPL và thông tin về hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2023-2028; Chương trình phối hợp số 2727/CTPH-BTP-HLGVN ngày 25/7/2018 về thực hiện công tác giữa Bộ Tư pháp và Hội Luật gia Việt Nam; triển khai các Đề án: “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024-2030”; “Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện PBGDPL tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024-2030” sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các chương trình, đề án về PBGDPL khác đã được Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương ban hành theo Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW. [2] Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh; Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 318/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã Nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 1723/QĐ-BTP ngày 15/8/2022 của Bộ Tư pháp ban hành Hướng dẫn tiêu chí huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 và tiêu chí quận, huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc tiêu chí quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Yên Bái", "promulgation_date": "05/02/2024", "sign_number": "36/KH-UBND", "signer": "Ngô Hạnh Phúc", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Quyet-dinh-1481-QD-BKHCN-nam-2015-cong-bo-Tieu-chuan-quoc-gia-285156.aspx
Quyết định 1481/QĐ-BKHCN năm 2015 công bố Tiêu chuẩn quốc gia
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1481/QĐ-BKHCN Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2015 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006; Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26/02/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố 10 Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) sau đây: 1. TCVN 10724:2015 CODEX STAN 86-1981, REVISED 2001 Bơ cacao 2. TCVN 10725:2015 CODEX STAN 105-1981, REVISED 2001 Bột cacao và hỗn hợp bột cacao có đường 3. TCVN 10726:2015 CODEX STAN 141-1983, REVISED 2001 Cacao dạng khối, nhão, lỏng và cacao dạng bánh 4. TCVN 10727:2015 CODEX STAN 87-1981, REVISED 2003 Sôcôla và sản phẩm sôcôla 5. TCVN 10728:2015 Sản phẩm cacao - Xác định pH - Phương pháp đo điện thế 6. TCVN 10729:2015 Sản phẩm cacao - Xác định độ ẩm - Phương pháp Karl Fischer 7. TCVN 10730:2015 Sản phẩm cacao - Xác định hàm lượng chất béo - Phương pháp chiết Soxhet 8. TCVN 10731:2015 Sản phẩm cacao - Xác định hàm lượng xơ thô 9. TCVN 10732:2015 Sản phẩm cacao - Xác định hàm lượng tro 10. TCVN 10733:2015 Sản phẩm cacao - Xác định độ kiềm của tro tan trong nước và tro không tan trong nước - Phương pháp chuẩn độ Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./. Nơi nhận: - Vụ PC; - Lưu: VT, TĐC; KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Việt Thanh
{ "issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ", "promulgation_date": "17/06/2015", "sign_number": "1481/QĐ-BKHCN", "signer": "Trần Việt Thanh", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-07-2010-QD-UBND-che-do-khen-thuong-khuyen-khich-va-110963.aspx
Quyết định 07/2010/QĐ-UBND chế độ khen thưởng, khuyến khích và
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- Số: 07/2010/QĐ-UBND Thái Bình, ngày 23 tháng 8 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHẾ ĐỘ KHEN THƯỞNG, KHUYẾN KHÍCH VÀ XỬ LÝ VI PHẠM CHÍNH SÁCH VỀ DÂN SỐ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003; Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004; Căn cứ Pháp lệnh 06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 09/01/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về dân số; Nghị định 104/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh dân số; Căn cứ Pháp lệnh 08/2008/PL-UBTVQH12 sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh 06/2003/PL-UBTVQH11; Nghị định 20/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số; Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-HĐND ngày 09/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015, tỉnh Thái Bình; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số chế độ khen thưởng, khuyến khích và xử lý vi phạm chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định 84/QĐ-UB ngày 20/3/1991 của UBND tỉnh về việc cụ thể hóa Quyết định 162-HĐBT ngày 18/10/1988 của Hội đồng bộ trưởng về một số chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, các Giám đốc sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận: - Bộ Y tế; - Thường trực Tỉnh ủy; - Thường trực HĐND tỉnh; - Cục kiểm tra VBQPPL; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Như Điều 3; - L­ưu: VT, VX, TH. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH Nguyễn Hạnh Phúc QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHẾ ĐỘ KHEN THƯỞNG, KHUYẾN KHÍCH VÀ XỬ LÝ VI PHẠM CHÍNH SÁCH DÂN SỐ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2010 /QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng 1. Quy định này quy định về một số chế độ chính sách khen thưởng và xử lý vi phạm trong công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (sau đây gọi tắt là DS-KHHGĐ) trên địa bàn tỉnh Thái Bình. 2. Quy định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang, cấp huyện, cấp xã, các thôn, tổ dân phố và công dân (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương và cá nhân) trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Điều 2. Nguyên tắc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ Thực hiện chính sách DS-KHHGĐ dựa trên cơ sở bảo đảm việc chủ động, tự nguyện, phù hợp với quyền và lợi ích của các cặp vợ chồng, của cá nhân và từng gia đình với lợi ích của Nhà nước và xã hội, thực hiện mỗi cặp vợ chồng có 1 hoặc 2 con, xây dựng gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Điều 3. Thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản-kế hoạch hóa gia đình (SKSS-KHHGĐ) 1. Cặp vợ chồng, cá nhân có quyền lựa chọn và áp dụng các biện pháp chăm sóc SKSS-KHHGĐ thích hợp, góp phần nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần của bản thân và các thành viên trong gia đình, với việc tôn trọng lợi ích của nhà nước và cộng đồng xã hội. 2. Bảo vệ sức khoẻ, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản. Điều 4. Các hành vi nghiêm cấm theo quy định pháp luật về dân số 1. Cản trở, cưỡng bức, ép buộc vợ hoặc chồng và các thành viên khác trong gia đình thực hiện kế hoạch hóa gia đình. 2. Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức. 3. Tuyên truyền phổ biến hoặc đưa ra nội dung trái với chính sách DS- KHHGĐ làm ảnh hưởng xấu đến công tác DS-KHHGĐ và đời sống xã hội. Chương II MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 5. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương 1. Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn quy định, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện quy ước, quy chế, điều lệ hoặc các hương ước, quy ước phù hợp với quy định của pháp luật, đưa chính sách DS-KHHGĐ vào chương trình, kế hoạch hoạt động và tiêu chuẩn thi đua hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương. 2. Định kỳ kiểm tra kết quả thực hiện chính sách DS-KHHGĐ, gắn với kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn để xét các danh hiệu, hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật. Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn và cơ sở dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, giúp đỡ các cặp vợ chồng và từng cá nhân chủ động tự nguyện thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Tổ chức các dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ an toàn, thuận lợi và có chất lượng đến tận người sử dụng. Theo dõi, giải quyết tác dụng phụ và tai biến xảy ra đối với người sử dụng. Điều 7. Trách nhiệm của cặp vợ chồng 1. Mỗi cặp vợ chồng phải thực hiện nghiêm chỉnh chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về DS-KHHGĐ, thực hiện quy mô gia đình ít con (sinh một hoặc hai con) và một số quy định cụ thể sau: a) Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh từ 02 con trở lên thì không được sinh lần thứ hai. b) Cặp vợ chồng có từ 02 con trở lên, kể cả đã cho làm con nuôi thì không được sinh thêm. c) Cặp vợ chồng đã ly hôn sau đó kết hôn lại với nhau (tái hôn) nếu có 01 con chung thì chỉ sinh thêm 01 lần sinh. Trong trường hợp đã có 02 con chung trở lên thì không được sinh thêm. d) Những trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng có 01 hoặc 02 con trở lên, sau đó mới đăng ký kết hôn. Nếu có 01 con chung thì chỉ sinh thêm 01 lần sinh, nếu có 02 con chung trở lên thì không được sinh thêm. 2. Các quy định tại Khoản 1 Điều này áp dụng với cặp vợ chồng có con còn sống khoẻ mạnh, trừ các trường hợp quy định tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh dân số năm 2003. Chương III CHẾ ĐỘ KHEN THƯỞNG, CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 8. Chế độ khen thưởng 1. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị trong năm không có người sinh con thứ ba trở lên là một tiêu trí đưa vào bình xét thi đua, xét công nhận “Đơn vị văn hóa”. 2. Đối với thôn, tổ dân phố, xã, phường, thị trấn a) Đối với các thôn, tổ dân phố hằng năm không có người sinh con thứ ba được tặng giấy khen của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn. Nếu đạt thành tích từ 3 năm liên tục không có người sinh con thứ ba trở lên được đề nghị tặng giấy khen của Chủ tịch UBND huyện, thành phố. Nếu đạt thành tích từ 05 năm liên tục không có người sinh con thứ ba trở lên được đề nghị tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh. b) Đối với xã, phường, thị trấn trong năm không có người sinh con thứ ba trở lên được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh. 3. Đối với cá nhân a) Cá nhân tiêu biểu có thành tích trong tuyên truyền vận động và tổ chức thực hiện công tác DS–KHHGĐ tại thôn, tổ dân phố trong 03 năm liên tục trở lên không có người sinh con thứ ba trở lên được đề nghị tặng giấy khen của Chủ tịch UBND huyện; nếu có thành tích từ 05 năm liên tục không có người sinh con thứ ba trở lên thì được đề nghị tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh. b) Cá nhân tiêu biểu có thành tích trong tuyên truyền vận động và tổ chức thực hiện công tác DS-KHHGĐ ở xã, phường, thị trấn trong năm không có người sinh con thứ ba trở lên được đề nghị tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh. 3. Hồ sơ, thủ tục đề nghị khen thưởng cho tập thể, cá nhân quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này thực hiện theo quy định hiện hành. Điều 9. Chính sách khuyến khích Ngoài các hình thức khen thưởng quy định tại Điều 8 của Quy định này, Chủ tịch UBND các cấp xem xét và thưởng cho các tập thể có thành tích trong công tác DS-KHHGĐ như sau: 1. Mức thưởng khuyến khích đối với tập thể không có người sinh con thứ 3 trở lên thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện, thành phố. a) Đối với cấp thôn: - Thôn có 03 năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên được thưởng: 3.000.000đồng (Ba triệu đồng). b) Đối với tổ dân phố: - Tổ dân phố có 03 năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên được thưởng: 2.000.000đồng (Hai triệu đồng). c) UBND tỉnh khuyến khích các huyện, thành phố ngoài quy định chung của tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương có chính sách thưởng khuyến khích thêm. 2. Mức thưởng khuyến khích đối với tập thể không có người sinh con thứ 3 trở lên thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh a) Đối với thôn có 05 năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên được thưởng: 5.000.000 đồng (Năm triệu đồng). b) Đối với tổ dân phố có 05 năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên được thưởng: 4.000.000 đồng (Bốn triệu đồng). c) Đối với xã, phường, thị trấn: Trong năm không có người sinh con thứ 3 trở lên được thưởng: 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng) đối với xã, phường, thị trấn dưới 8.000 dân; thưởng 15.000.000đồng (Mười lăm triệu đồng) đối với xã, phường, thị trấn 8.000 dân trở lên. Điều 10. Xử lý vi phạm 1. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương trong năm không hoàn thành chỉ tiêu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 thì năm đó không được bình xét thi đua, xét công nhận “Đơn vị văn hóa”. b) Cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương báo cáo sai kết quả thực hiện chính sách DS-KHHGĐ thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xem xét kỷ luật từ khiển trách đến cảnh cáo và thu hồi Quyết định khen thưởng, các khoản tiền thưởng và khuyến khích (nếu có). Đồng thời không xét khen thưởng của 01 năm tiếp theo. 2. Đối với cá nhân a) Cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của Chính phủ, nếu là đảng viên còn bị xử lý kỷ luật theo Quy định số 94-QĐ/TW ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị về xử lý đảng viên vi phạm, đồng thời còn phải thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của địa phương nơi cư trú. b) Hội viên, đoàn viên người lao động trong các tổ chức, sinh con thứ 3 trở lên ngoài việc bị xử lý theo quy định của Chính phủ, quy chế, quy định, điều lệ của tổ chức, trong năm không được xét các danh hiệu thi đua và phải thực hiện các nghĩa vụ khác theo qui định của địa phương nơi cư trú. c) Các đối tượng khác sinh con thứ 3 trở lên bị xử lý theo quy định của Chính phủ và phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của Hương ước, Quy ước của thôn, tổ dân phố, khu phố nơi cư trú, trong năm không được xét tặng danh hiệu "Gia đình văn hoá". Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 11. Nguồn kinh phí thực hiện Kinh phí thực hiện chính sách khen thưởng, khuyến khích thực hiện công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh được trích từ quỹ khen thưởng hằng năm của UBND các cấp. Điều 12. Tổ chức thực hiện 1. Giao cho Sở Tài chính, Sở Nội vụ, phối hợp với Sở Y tế, các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn việc thực hiện chế độ khen thưởng, khuyến khích chính sách DS-KHHGĐ trong Quy định này. 2. Giao cho Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Quy định này. 3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên tuyên truyền vận động các hội viên, đoàn viên, nhân dân và phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ. 4. Chủ tịch UBND cấp huyện, UBND cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy định này Trong quá trình thực hiện nếu thấy phát sinh những vấn đề mới, hoặc chưa phù hợp, yêu cầu kịp thời báo cáo về Sở Y tế để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Thái Bình", "promulgation_date": "23/08/2010", "sign_number": "07/2010/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Hạnh Phúc", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Thong-tu-03-LB-bao-ve-nong-giang-55581.aspx
Thông tư 03-LB bảo vệ nông giang
BỘ CÔNG AN-BỘ THUỶ LỢI-BỘ TƯ PHÁP ****** VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 03-LB Hà Nội, ngày 23 tháng 07 năm 1958 THÔNG TƯ VỀ VIỆC BẢO VỆ NÔNG GIANG Kính gửi: Ủy ban Hành chính liên khu, tỉnh và thành phố Từ khi hòa bình được lập lại, thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, ngành thủy lợi đã phục hồi các hệ thống nông giang cũ và đang xây dựng một số hệ thống nông giang mới, để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, góp phần vào việc giao thông vận tải, phát triển kinh tế nói chung. Các hệ thống nông giang ấy đã góp phần lớn trong việc tăng tổng số thu hoạch về chiêm và mùa của kế hoạch sản xuất nông nghiệp toàn miền Bắc. Nhưng công tác bảo vệ các hệ thống nông giang chưa được tốt, nhất là trong các vụ chiêm vụ mùa năm 1956, 1957, nên một số phần tử xấu tự tư tự lợi, nhân lúc tình hình nông thôn chưa ổn định, đã tự động xẻ kênh, máng, đóng, mở cống, đập hoặc nâng cao hay hạ thấp các cống chân rết, làm hư hỏng công trình, gây khó khăn cho việc thực hiện kế hoạch phân phối và điều hòa nước trên các hệ thống nông giang và khó khăn cho công tác phòng chống hạn, ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân chính là do các cấp chính quyền địa phương chưa coi trọng đúng mức công tác quản lý nông giang, chưa có kế hoạch và chế độ cụ thể trong việc sử dụng và bảo vệ nông giang, mặt khác cũng chưa có biện pháp xử trí thích đáng đối với những phần tử xấu cố tình phạm pháp. Để bổ khuyết, những thiếu sót trên và tiến hành việc bảo vệ nông giang được tốt, Liên bộ Thủy lợi, Tư pháp, Công an quy định như sau: I. NỘI DUNG CÔNG TÁC BẢO VỆ NÔNG GIANG Bảo vệ nông giang là nhiệm vụ chung của toàn dân, nên mỗi một người dân phải có trách nhiệm bảo vệ đê, đập, kênh, máng, kè, cống… đồng thời có trách nhiệm giáo dục, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những người vì tự tư tự lợi mà làm hư hại đến nông giang, hoặc những phần tử phản động có hành động phá hoại nông giang. Để việc bảo vệ nông giang được tốt, nay quy định những điều sau đây: Điều 1. – Về đập Ở thượng lưu và hạ lưu cách các đập ngăn sông trong phạm vi 100 thước về mùa khô và 500 thước về mùa mưa, không được đậu thuyền bè, không được đánh cá, tắm giặt. Trong phạm vi 100 thước ở hai đầu đập không được đào đất, làm nhà trồng cây, thả trâu bò, làm bến bốc hàng hóa và nơi dự trữ vật liệu. Ở thượng lưu và hạ lưu cách các đập điều hòa, các âu thuyền trong phạm vi 100 thước, không được đậu thuyền bè, không làm bến bốc hàng hóa. Trong phạm vi 100 thước ở hai đầu đập và âu thuyền, không được làm nhà, trồng cây, chất vật liệu, thả trâu bò. Điều 2. – Về cống Cách các cống tiêu nước và cống lấy nước trong phạm vi 100 thước không được đậu thuyền bè, không được làm bến bốc vác, làm nhà, trồng cây và đào đất. Không được tự tiện đóng hoặc mở cống tiêu nước, cống lấy nước (kể cả cống chân rết). Muốn mở hoặc đóng phải đề nghị Ban quản trị nông giang giải quyết. Điều 3. – Về kênh Cấm không được cho trâu bò lội lòng kênh, không được tắm giặt ngoài những nơi đã quy định. Không được xây bậc lên xuống lòng kênh nếu không được sự đồng ý của Ban quản trị nông giang. Không được tháo nước các vườn tược, đồi núi vào các kênh tưới nước của nông giang. Không được tự ý làm đập ngăn nước trong kênh máng. Không được chắn đăng đó đơm cá trong kênh máng, đánh cá bằng mìn ở gần các công trình như trong kênh máng, không được ngâm tre, gỗ, nứa… trong kênh máng, không được thả thuyền bè, tre, nứa gỗ… trong những kênh không dùng cho vận tải. Trong trường hợp đặc biệt, phải được Ban quản trị nông giang cho phép mới được làm những việc trên, trừ trường hợp đánh cá bằng mìn là tuyệt đối cấm. Không được vất xác súc vật, đất, đá, rác và những vật dơ bẩn vào kênh máng. Thuyền bè chỉ được xếp hàng hóa ở những bến do Ban quản trị nông giang quy định. Không được cuốc xẻn bờ kênh và tự ý đặt cống chân rết, ống bương, ống nứa trong bờ kênh chính và kênh nhánh. Không được xẻ kênh máng hoặc tát nước qua bờ kênh. Trên mặt bờ kênh nói chung không được thả trâu bò dẫm phá, không được trồng cây, làm nhà, đóng cọc, chặt những vật ngăn trở giao thông v.v… xe ô tô chỉ được đi trên những đường bờ kênh đã được Liên bộ Thủy lợi và Giao thông Bưu điện quy định. Không được tự tiện bắc cầu qua nông giang. Trên đất lưu không ở hai bên kênh, không được đào thùng đấu, ao, giếng, không được làm nhà nửa. Muốn trồng trọt trên đất lưu không phải được Ủy ban Hành chính cho phép. Điều 4. – Về máy bơm nước Không được đặt máy bơm lấy nước ở nông giang, nếu không được phép Ban quản trị nông giang. Trong phạm vi 50 thước xung quanh các trạm bơm nước, cấm không được đào đất, thả trâu bò. Những người không có trách nhiệm không được vào các trạm máy bơm nước. Điều 5. – Về đường giây điện tin, điện thoại của nông giang Không được buộc thuyền bè hay gia súc vào cột điện hay cột điện thoại thuộc hệ thống nông giang. Không được đốt nương đồi ngay dưới đường giây điện thoại và đường giây điện cao thế hoặc hạ thế; không được làm nhà, cầy cuốc, phạm vào mô đất có trồng cột điện tín, điện thoại; nghĩa là không được làm bất cứ một việc gì làm yếu chân cột điện thoại, điện tín. Điều 6. – Cấm lấy hoặc phá phách các vật liệu của nông giang như: ván, gỗ, bù loong, giây điện thoại, đá lát kè v.v… ai phạm xem như phá hoại nông giang. II. PHƯƠNG CHÂM VÀ CHÍNH SÁCH XỬ LÝ ĐỐI VỚI NHỮNG VỤ PHẠM PHÁP Trong công tác bảo quản nông giang, phải theo đúng phương châm: “đối với nhân dân thì kiên trì giáo dục là chính làm cho mọi người tự nguyện tự giác bảo vệ nông giang, cần thiết lắm mới dùng biện pháp hành chính hoặc luật pháp để xử lý. Đối với những phần tử xấu, đối với địch cố tình phá hoại thì phải kiên quyết trừng trị”. Đồng thời, mỗi khi có việc xẩy ra, phải điều tra thu thập đầy đủ tài liệu về người phạm pháp, về tác hại gây ra, rồi căn cứ vào động cơ phạm pháp do vô ý, do tự tư tự lợi hay do cố tình phá hoại và căn cứ vào sự thiệt hại nhỏ hay lớn mà tùy từng trường hợp xử lý cho thích đáng. Hình thức xử lý gồm có tự phê bình, cảnh cáo, bồi thường thiệt hại đến phạt tù hoặc trừng trị nặng hơn nữa như sắc lệnh số 06-SL ngày 18-06-1949 và 267-SL ngày 15-06-1956 đã quy định, cụ thể là; - Đối với những người vì cố ý mà phạm pháp, gây thiệt hại nhỏ và biết hối lỗi thì sẽ do Ủy ban hành chính xã quyết định phê bình và phải bồi thường thiệt hại. Nếu gây tác hại lớn thì sẽ bị cảnh cáo và bồi thường thiệt hại. Trường hợp đặc biệt cần phải xử lý với hình thức cao hơn thì phải do Ủy ban hành chính tỉnh quyết định. - Đối với những người vì tự tư tự lợi mà phạm pháp nếu là lần đầu và gây thiệt hại nhỏ thì sẽ bị cảnh cáo và bồi thường thiệt hại. Nếu tái phạm nhiều lần thì dù gây ra tác hại nhỏ hay lớn, cũng phải truy tố trước tòa án. Khi xử lý các trường hợp trên đây Ủy ban hành chính xã cần tranh thủ ý kiến của nông hội và Ban quản trị nông giang trước khi quyết định. - Đối với những phần tử xấu hay bọn phản cách mạng đang chuẩn bị tổ chức phá hoại, dù chưa gây ra thiệt hại hoặc đã gây ra thiệt hại đều phải nghiêm trị, truy tố trước tòa án theo những điều đã quy định trong sắc lệnh số 267-SL ngày 15-06-1956. Nếu những trường hợp phạm pháp trên xẩy ra trong khi chuẩn bị tưới, hoặc trong lúc tưới chiêm và mùa, thì sẽ bị xử lý nặng hơn lúc bình thường. III. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN Nhiệm vụ của các cấp chính quyền là phải hướng dẫn, giáo dục nhân dân, biến những điều quy định trên trở thành giao ước của quần chúng, để quần chúng tự nguyện tự giác thi hành. Đồng thời có kế hoạch bảo vệ nông giang, đề phòng và ngăn chặn kịp thời những vụ gây thiệt hại, điều tra tìm ra kẻ địch phá hoại để kiên quyết trừng trị. Để việc giáo dục nhân dân được chu đáo, các Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phải hướng dẫn kế hoạch cho các Ủy ban hành chính huyện, xã cùng với các đoàn thể quần chúng như nông hội, thanh niên, phụ nữ làm những việc: - Tổ chức nhân dân học tập về tác dụng quan trọng của nông giang đối với sản xuất nông nghiệp, đối với đời sống của nông dân và nhân dân nói chung để mỗi người có ý thức bảo vệ nông giang và học tập kế hoạch phân phối nước, quy chế bảo vệ nông giang, làm thành những điều trong quy ước bảo vệ sản xuất ở thôn xã. Cần phát thanh giải thích chu đáo và viết bảng niêm yết quy chế bảo vệ nông giang để thường xuyên nhắc nhở nhân dân thực hiện. - Giáo dục tinh thần cảnh giác cho quần chúng, làm cho nhân dân có trách nhiệm giáo dục lẫn nhau, ngăn ngừa những hành động tự tư tự lợi gây hại đến nông giang và có trách nhiệm báo cáo với chính quyền những kẻ phá hoại nông giang. - Phổ biến rộng rãi sắc lệnh số 06-SL ngày 18-06-1949 trừng trị hành động phá hoại công trình thủy nông và sắc lệnh số 267-SL ngày 15-06-1956 trừng trị những hành động làm trở ngại công cuộc khôi phục kinh tế, để nhân dân biết và nghiêm chỉnh chấp hành. Để công tác bảo vệ nông giang được tốt, Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh có nông giang chảy qua có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc, kiểm tra cấp dưới về việc bảo vệ nông giang nhất là trong khi có hạn, bão, lụt hoặc trong khi chuẩn bị tưới nước cho ruộng. Đi đôi với việc hướng dẫn nhân dân thực hiện quy chế bảo vệ nông giang, các cấp chính quyền cần phân cấp quản lý các công trình lớn nhỏ: - Các hệ thống nông giang liên tỉnh như: Hà Đông, Hà Nam, Sơn Tây, Chương Mỹ (Liên khu 3), Kim Thành, An Dương, Hải An (Tả Ngạn Hải Phòng);… và các hệ thống hàng tỉnh sẽ do Ủy ban hành chính tỉnh thành phố trực tiếp quản lý, mỗi địa phương chịu trách nhiệm bảo vệ nông giang và các công trình thủy lợi trong phạm vi ở địa phương mình. - Các công trình kiến trúc quan trọng như: đập Bái Thượng, đập Đô Lương, đập Thác Huống, cống Liên Mạc, cống Trà Linh v.v… sẽ do Ủy ban hành chính tỉnh trực tiếp chỉ đạo quản lý và bảo vệ. - Các công trình kỹ thuật hạng trung như: cống Bến Thôn, Nhật Tựu, Vân Đình v.v… sẽ do Ủy ban hành chính huyện trực tiếp chỉ đạo quản lý và bảo vệ. - Các mương máng , các cống đập nhỏ nằm trong xã sẽ do Ủy ban Hành chính xã chịu trách nhiệm bảo vệ. - Nhiệm vụ của các ngành có liên quan đến việc bảo vệ các hệ thống nông giang là: Ngành Thủy lợi có trách nhiệm hướng dẫn các cấp dưới thực hiện nhiệm vụ bảo quản các công trình thủy lợi, các hệ thống nông giang về mặt kỹ thuật. Ngành công an có trách nhiệm điều tra theo dõi, đề phòng, ngăn chặn, khám phá kịp thời bọn phá hoại các công trình thủy lợi và các hệ thống nông giang. Ngành dân quân có trách nhiệm tuần tra bảo vệ các công trình thủy lợi và các hệ thống nông giang, cùng Công an phát hiện và trấn áp kẻ địch phá hoại nông giang. Nông hội có nhiệm vụ cùng với các đoàn thể quần chúng khác giáo dục hướng dẫn nhân dân thực hiện các luật lệ, quy chế bảo vệ nông giang. Để các ngành phối hợp chặt chẽ và thống nhất hoạt động trong công tác bảo vệ nông giang, Ủy ban Hành chính các cấp có trách nhiệm triệu tập các ngành có liên quan nói trên, thảo luận kế hoạch bảo vệ và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành. Nếu các địa phương đã thành lập Ban chỉ huy chống bão, lụt, hạn thì kết hợp chặt chẽ với Ban này để tiến hành công tác bảo vệ nông giang. Trên đây là những quy định về việc bảo vệ nông giang và một số biện pháp đối phó với những vụ gây thiệt hại cho các công trình thủy lợi và các hệ thống nông giang. Trong khi thực hiện, Ủy ban Hành chính các cấp, các ngành Thủy lợi, Công an, Tòa án thấy có điều gì chưa sát hợp hay còn thiếu sót hoặc gặp khó khăn trở ngại gì, thì báo cáo về Bộ Thủy lợi, Công an và Tư pháp để nghiên cứu bổ sung thông tư và phổ biến kinh nghiệm cho các nơi khác. Công tác bảo vệ các công trình thủy lợi và các hệ thống nông giang là một trong những nhiệm vụ quan trọng để bảo đảm thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp. Liên bộ mong Ủy ban các cấp và các ngành tích cực chấp hành thông tư này để việc bảo vệ nông giang đạt được kết quả tốt. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN Trần Quốc Hoàn BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY LỢI Trần Đăng Khoa BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP Vũ Đình Hòe
{ "issuing_agency": "Bộ Công An, Bộ Thuỷ lợi, Bộ Tư pháp", "promulgation_date": "23/07/1958", "sign_number": "03-LB", "signer": "Trần Đăng Khoa, Trần Quốc Hoàn, Vũ Đình Hoè", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Quyet-dinh-26-2018-QD-UBND-sua-doi-Quy-dinh-ve-nang-bac-luong-truoc-thoi-han-Binh-Duong-396503.aspx
Quyết định 26/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về nâng bậc lương trước thời hạn Bình Dương
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 26/2018/QĐ-UBND Bình Dương, ngày 28 tháng 9 năm 2018 QUYẾT ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH VỀ NÂNG BẬC LƯƠNG TRƯỚC THỜI HẠN DO LẬP THÀNH TÍCH XUẤT SẮC TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỈNH BÌNH DƯƠNG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 05/2013/QĐ-UBND NGÀY 20/03/2013 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Căn cứ Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Căn cứ Nghị định số 14/2012/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi Điều 7 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Mục I Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP; Căn cứ Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Căn cứ Nghị định số 117/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Căn cứ Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 417/TTr-SNV ngày 05 tháng 9 năm 2018. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, với các nội dung sau: 1. Bổ sung Khoản 1 Điều 1 như sau: “1. Phạm vi áp dụng Quy định này áp dụng đối với hoạt động nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn tỉnh”. 2. Sửa đổi điểm d Khoản 2 Điều 1 như sau: “d) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp”. 3. Bổ sung điểm đ vào Khoản 2 Điều 1 như sau: “đ) Những người xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định thuộc chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có tính chất đặc thù. Các đối tượng trên sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động”. 4. Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm c, điểm d Khoản 1 Điều 2 như sau: “b) Đảm bảo số người được nâng bậc lương trước thời hạn không vượt quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn”. “c) Việc xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động căn cứ vào thành tích xuất sắc cao nhất mà cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đạt được. Khi có quyết định nâng bậc lương trước thời hạn thì các thành tích công tác được khen thưởng trước đó không được tính vào thành tích xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với các lần sau”; “d) Không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ trong cùng ngạch hoặc cùng chức danh và không xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức đang bị xử lý kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định tại Luật cán bộ, công chức, Luật Viên chức trong thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc chức danh”. 5. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 2 như sau: “2. Cấp độ về thành tích xuất sắc trong nâng bậc lương trước thời hạn Thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn được xác định theo thời điểm ban hành quyết định công nhận thành tích đạt được trong khoảng thời gian 06 năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên và 04 năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được xét nâng bậc lương trước thời hạn nếu trong thời gian giữ bậc lương lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên, thì được xem xét nâng bậc lương trước thời hạn so với thời gian quy định tương ứng với các mức như sau: a) Được nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng đối với cá nhân đạt một trong các hình thức khen thưởng hoặc danh hiệu thi đua sau: - Các loại Huân chương gồm: Huân chương Sao vàng; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập các hạng; Huân chương Lao động các hạng; Huân chương Đại Đoàn kết Dân tộc; Huân chương Dũng cảm; - Các Danh hiệu vinh dự nhà nước gồm: Anh hùng Lao động; Nhà giáo nhân dân; Thầy thuốc nhân dân; Nghệ sỹ nhân dân; Nhà giáo ưu tú; Thầy thuốc ưu tú; Nghệ sỹ ưu tú; - Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước; - Chiến sĩ Thi đua toàn quốc; - Bằng khen Thủ tướng Chính phủ; - Chiến sĩ Thi đua cấp tỉnh, Bộ ngành, đoàn thể Trung ương. b) Được nâng bậc lương trước thời hạn 09 tháng đối với cá nhân đạt một trong các hình thức khen thưởng hoặc danh hiệu thi đua sau: - Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; - Chiến sĩ Thi đua cơ sở. c) Được nâng bậc lương trước thời hạn 06 tháng đối với cá nhân đạt một trong các hình thức khen thưởng hoặc danh hiệu thi đua sau: - Giấy khen của Thủ trưởng Sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; - Lao động tiên tiến”. 6. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 3 như sau: “1. Cách tính chỉ tiêu Căn cứ vào số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị thuộc chỉ tiêu biên chế do cấp có thẩm quyền phân bổ cho cơ quan, đơn vị hàng năm tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn để làm cơ sở tính chỉ tiêu nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ như sau: - Cứ mỗi 10 người trong danh sách trả lương, cơ quan, đơn vị được xác định 01 chỉ tiêu được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc. - Cơ quan chủ quản căn cứ tổng số người trong danh sách trả lương dư ra dưới 10 người của từng cơ quan, đơn vị (bao gồm cả cơ quan chủ quản và các cơ quan, đơn vị trực thuộc) để xác định bổ sung thêm số người được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc. Cứ mỗi 10 người thì được xác định thêm 01 chỉ tiêu, trong đó xét ưu tiên cho các đơn vị có dưới 10 người trong danh sách trả lương và cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác. Mọi cơ quan, đơn vị chỉ được bổ sung tối đa 01 chỉ tiêu. - Sau khi phân bổ bổ sung, phần số dư (nhỏ hơn 10) còn lại được tính như sau: Nếu số dư từ 08 đến 09 thì được bổ sung thêm 01 chỉ tiêu; Nếu số dư từ 04 đến 07 thì trong 02 năm được bổ sung 01 chỉ tiêu; Nếu số dư từ 03 trở xuống thì không bổ sung chỉ tiêu. Đối với các cơ quan, đơn vị đơn lẻ có số biên chế trả lương từ 03 trở xuống cần phải trao đổi trước với Sở Nội vụ về số lượng chỉ tiêu trước khi đề nghị”. Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2018./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Nội vụ; - Cục KTVBQPPL - Bộ Tư pháp; - TTTU, TTHĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh; - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; - CT, các PCT UBND tỉnh; - Ban Tổ chức Tỉnh ủy; - Sở Tư pháp (CSDL QG về pháp luật); - Như Điều 2; - LĐVP, CV, TH, HCTC; - TT Công báo tỉnh, Website tỉnh; - Lưu: VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Trần Thanh Liêm
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Dương", "promulgation_date": "28/09/2018", "sign_number": "26/2018/QĐ-UBND", "signer": "Trần Thanh Liêm", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Quyet-dinh-3187-QD-BTC-dinh-chinh-Thong-tu-157-2011-TT-BTC-134369.aspx
Quyết định 3187/QĐ-BTC đính chính Thông tư 157/2011/TT-BTC
BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 3187/QĐ-BTC Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC ĐÍNH CHÍNH THÔNG TƯ SỐ 157/2011/TT-BTC NGÀY 14/11/2011 CỦA BỘ TÀI CHÍNH BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03/6/2008; Căn cứ Nghị định số 104/2004/NĐ-CP ngày 23/3/2004 của Chính phủ về Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Đính chính mô tả hàng hoá một số nhóm mặt hàng quy định tại Mục I, Phụ lục II Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành theo Thông tư số 157/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này. Điều 2. Đính chính Chú giải đầu chương, cuối chương một số chương hàng hoá quy định tại Mục I, Phụ lục II Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành theo Thông tư số 157/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế theo Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2012 và là một phần không tách rời của Thông tư số 157/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính. Điều 4. Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, Chánh văn phòng Bộ Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Văn phòng TW và các ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Văn phòng BCĐTW về phòng chống tham nhũng; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính; - Cục Hải quan các tỉnh, thành phố; - Website Chính phủ, Website Bộ Tài chính; - Lưu: VT, VP. TUQ. BỘ TRƯỞNG CHÁNH VĂN PHÒNG Nguyễn Đức Chi FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "30/12/2011", "sign_number": "3187/QĐ-BTC", "signer": "Nguyễn Đức Chi", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2042-QD-UBND-2013-thu-tuc-hanh-chinh-Xay-dung-thuoc-Uy-ban-cap-huyen-xa-Thanh-Hoa-217349.aspx
Quyết định 2042/QĐ-UBND 2013 thủ tục hành chính Xây dựng thuộc Ủy ban cấp huyện xã Thanh Hóa
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2042/QĐ-UBND Thanh Hóa, ngày 17 tháng 6 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, BỊ BÃI BỎ LĨNH VỰC XÂY DỰNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ TỈNH THANH HÓA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Xét đề nghị của Giám đốc Xây dựng tại Tờ trình số 1325/TTr-SXD ngày 23/5/2013 và Chánh Văn phòng UBND tỉnh, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ lĩnh vực Xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Thanh Hóa. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như điều 3 QĐ; - Cục Kiểm soát TTHC (B/c); - Thường trực Tỉnh Ủy, HĐND tỉnh (B/c); - Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh; - Chi cục TC-ĐL-CL tỉnh; - Cổng TTĐT tỉnh; - Lưu: VT, P.KSTTHC (02 bản). KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Đình Xứng THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, BỊ BÃI BỎ LĨNH VỰC XÂY DỰNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ TỈNH THANH HÓA (Ban hành kèm theo Quyết định số: 2042/QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa) Phần I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH BỊ BÃI BỎ LĨNH VỰC XÂY DỰNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ TỈNH THANH HÓA STT TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH A CẤP HUYỆN I THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH Lĩnh vực: Xây dựng 1 Cấp giấy phép xây dựng công trình không theo tuyến (trừ công trình cấp đặc biệt, cấp I, Cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa; công trình tượng đài, tranh hoành tráng; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án; những công trình tại các khu vực, trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo danh mục tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa; công trình trong Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn) (Số seri: T-THA-234534-TT) 2 Cấp giấy phép xây dựng công trình theo tuyến (trừ công trình cấp đặc biệt, cấp I, Cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa; công trình tượng đài, tranh hoành tráng; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án; những công trình tại các khu vực, trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo danh mục tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa; công trình trong khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn) (Số seri: T-THA-234535-TT) 3 Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị (Trừ các khu vực, trên các tuyến, trục đường phố chính tại thành phố Thanh Hóa theo danh mục tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa) (Số seri: T-THA-234536-TT) 4 Điều chỉnh giấy phép xây dựng (Số seri: T-THA-234547-TT) 5 Gia hạn giấy phép xây dựng (Số seri: T-THA-234568-TT) 6 Cấp lại giấy phép xây dựng trường hợp bị rách, nát, hoặc bị mất (Số seri: T-THA-234569-TT) 7 Cấp giấy phép xây dựng tạm công trình (trừ công trình cấp đặc biệt, cấp I, Cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa; công trình tượng đài, tranh hoành tráng; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án; những công trình tại các khu vực, trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo danh mục tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa; công trình trong Khu kinh tế Nghi Sơn, khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn) và nhà ở riêng lẻ tại đô thị (trừ nhà ở riêng lẻ tại các khu vực, trên các tuyến, trục đường phố chính tại thành phố Thanh Hóa theo danh mục tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa) (Số seri: T-THA-234570-TT) 8 Cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình (trừ công trình cấp đặc biệt, cấp I, Cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa; công trình tượng đài, tranh hoành tráng; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án; những công trình tại các khu vực, trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo danh mục tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa; công trình trong Khu kinh tế Nghi Sơn, khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn) và nhà ở riêng lẻ tại đô thị (trừ nhà ở riêng lẻ tại các khu vực, trên các tuyến, trục đường phố chính tại thành phố Thanh Hóa theo danh mục tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa) (Số seri: T-THA-234571-TT) II THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ Lĩnh vực: Xây dựng 1 Cấp giấy phép xây dựng tạm (Số seri: T-THA-112139-TT) Lý do: bị bãi bỏ theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ. 2 Gia hạn giấy phép xây dựng (Số seri: T-THA-103538-TT) Lý do: bị bãi bỏ theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ. 3 Cấp giấy phép xây dựng công trình và nhà ở đô thị (Số seri: T-THA-103538-TT) Lý do: bị bãi bỏ theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ. 4 Điều chỉnh giấy phép xây dựng (Số seri: T-THA-103525-TT) Lý do: bị bãi bỏ theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ. B CẤP XÃ I THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH Lĩnh vực: Xây dựng 1 Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt, những điểm dân cư theo quy định phải cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý. (Số seri: T-THA-234572-TT) 2 Điều chỉnh giấy phép xây dựng (Số seri: T-THA-234573-TT) 3 Gia hạn giấy phép xây dựng (Số seri: T-THA-234574-TT) 4 Cấp lại giấy phép xây dựng (Số seri: T-THA-234575-TT) 5 Cấp giấy phép xây dựng tạm nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt, những điểm dân cư theo quy định phải cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý. (Số seri: T-THA-234576-TT) 6 Cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt, những điểm dân cư theo quy định phải cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý (Số seri: T-THA-234577-TT) II THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ Lĩnh vực: Xây dựng 1 Gia hạn Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt (Số seri: T-THA-116405-TT) Lý do: bị bãi bỏ theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ. 2 Cấp Giấy phép xây dựng tạm (Số seri: T-THA-116411-TT) Lý do: bị bãi bỏ theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ. 3 Cấp Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt (Số seri: T-THA-073101-TT) Lý do: bị bãi bỏ theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ. 4 Điều chỉnh Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt (Số seri: T-THA-073108-TT) Lý do: bị bãi bỏ theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ. Phần II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ TỈNH THANH HÓA (Có bản nội dung cụ thể của 14 thủ tục hành chính đính kèm) NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN, TỈNH THANH HÓA (Ban hành kèm theo Quyết định số 2042 /QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa) Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép xây dựng công trình không theo tuyến (trừ công trình cấp đặc biệt, cấp I, Cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa; công trình tượng đài, tranh hoành tráng; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án; những công trình tại các khu vực, trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo danh mục tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa; công trình trong Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn). Số seri của TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: T-THA-234534-TT Lĩnh vực: Xây dựng NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1. Trình tự thực hiện Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ a) Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. b) Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). c) Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ: - Đối với tổ chức, cá nhân: Nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ. - Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định. Bước 3. Xử lý hồ sơ: - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đ­ược hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Khi xem xét hồ sơ, UBND cấp huyện phải xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì UBND cấp huyện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì UBND cấp huyện có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho chủ đầu tư biết. - UBND cấp huyện có trách nhiệm đối chiếu với các điều kiện cấp phép để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng. - Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu không có ý kiến coi như các cơ quan này đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; UBND cấp huyện căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện theo quy định để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng. Bước 4. Trả kết quả: a) Địa điểm trả: - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. - Chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình giấy biên nhận hồ sơ và nhận kết quả. b) Thời gian kết quả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). 2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính. 3. Thành phần hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ, gồm: 1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (có mẫu): 01 bản chính; 2. Một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai: 01 bản sao hợp lệ; 3. Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm: - Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100-1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình; - Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50-1/200. 4. Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến dự án; tỷ lệ 1/50-1/200. 5. Tùy thuộc địa điểm xây dựng công trình, quy mô công trình, tính chất công trình, đối chiếu với các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành và các quy định của pháp luật liên quan, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung các tài liệu sau: - Bản vẽ hệ thống phòng cháy chống cháy (PCCC) tỷ lệ 1/50 - 1/200, được đóng dấu thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng cháy chống cháy theo quy định của pháp luật về PCCC: 01 bản sao được công chứng; - Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư theo quy định; Báo cáo thẩm tra thiết kế do cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện, kèm theo các bản vẽ kết cấu chịu lực chính có ký tên, đóng dấu của tổ chức, cá nhân thiết kế: Mỗi loại 01 bản sao công chứng; - Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, văn bản tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước về công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định: 01 bản sao công chứng; - Văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, đối với công trình xây chen có tầng hầm: 01 bản sao công chứng; - Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế (có mẫu): 01 bản chính; kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế. b) Số lượng: 01 bộ. 4. Thời hạn giải quyết: - Không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Lưu ý: Trường hợp đến hạn trả kết quả theo quy định, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn trả kết quả theo quy định. 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân. 6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được Ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Đối với từng vị trí, chức năng công trình cụ thể mà phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực có liên quan. 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của UBND cấp huyện hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng. 8. Lệ phí: 100.000 đ/01 giấy phép. 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: - Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng sử dụng cho công trình không theo tuyến (Phụ lục số 6); - Bản kê khai kinh nghiệm của tổ chức thiết kế (Phụ lục số 9). 10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: - Phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư. - Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, địa điểm xây dựng, công trình được cấp giấy phép xây dựng phải: Tuân thủ các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận và các yêu cầu về: Giới hạn tĩnh không, độ thông thủy, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phòng cháy chữa cháy (viết tắt là PCCC), hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. - Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện; thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định. - Đối với công trình trong đô thị phải: + Phù hợp với: Quy hoạch chi tiết xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; + Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết, thì phải phù hợp với Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Thông tư số 03/2001/TT-BTC ngày 11/01/2001 Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép xây dựng. - Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Quyết định số 2429/2007/QĐ-UBND ngày 14/8/2007 của UBND tỉnh Quy định các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh, có hiệu lực ngày 01/10/2007. - Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa Ban hành Quy định cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng công trình theo giấy phép trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có PHỤ LỤC SỐ 6 MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG SỬ DUNG CHO CÔNG TRÌNH KHÔNG THEO TUYẾN (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG (Sử dụng cho công trình không theo tuyến) Kính gửi: .............................................................. 1. Tên chủ đầu tư: ........................................................................................ - Người đại diện: .............................................Chức vụ: ................................. - Địa chỉ liên hệ: .............................................................................................. - Số nhà: ................. Đường ....................Phường (xã) ...................................... - Tỉnh, thành phố: ............................................................................................. - Số điện thoại: ................................................................................................. 2. Địa điểm xây dựng: ....................................................................................... - Lô đất số:..........................................Diện tích ............m2. - Tại: ............................................................................................ - Phường (xã) ..........................................Quận (huyện) ..................................... - Tỉnh, thành phố: .......................................................................................... 3. Nội dung đề nghị cấp phép: .......................................................................... - Loại công trình: .................................................Cấp công trình: ....................... - Diện tích xây dựng tầng 1: .........m2. - Tổng diện tích sàn:……….. m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum). - Chiều cao công trình: .....m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum). - Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum) 4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: .................................................... - Chứng chỉ hành nghề số: ...............do ………….. Cấp ngày: ..................... - Địa chỉ: ................................................................................................. - Điện thoại: ………………….......................... - Giấy phép hành nghề số (nếu có): .............................cấp ngày ..................... 5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: ...................... tháng. 6. Cam kết: tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu: 1 - 2 - ......... ngày ......... tháng ......... năm ......... Người làm đơn (Ký ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC SỐ 9 (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------ BẢN KÊ KHAI KINH NGHIỆM CỦA TỔ CHỨC THIẾT KẾ 1. Tổ chức thiết kế: 1.1. Tên: 1.2. Địa chỉ: 1.3. Số điện thoại: 1.4. Nội dung đăng ký kinh doanh: 2. Kinh nghiệm thiết kế: 2.1. Kê 3 công trình đã thiết kế tương tự như công trình đề nghị cấp phép: a) b) c) 2.2. Tổ chức trực tiếp thiết kế: a) Số lượng: Trong đó: - KTS: - KS các loại: b) Chủ nhiệm thiết kế: - Họ và tên: - Số chứng chỉ (kèm photocopy chứng chỉ): - Công trình đã chủ nhiệm, chủ trì (tên công trình, quy mô, chủ đầu tư, địa chỉ): c) Chủ trì thiết kế các bộ môn (kê khai đối với tất cả các bộ môn): - Họ và tên: - Số chứng chỉ (kèm photocopy chứng chỉ): - Công trình đã chủ nhiệm, chủ trì (tên công trình, quy mô, chủ đầu tư, địa chỉ): ........, ngày ..... tháng .... năm .... Đại diện đơn vị thiết kế NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN, TỈNH THANH HÓA (Ban hành kèm theo Quyết định số 2042 /QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa) Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép xây dựng công trình theo tuyến (trừ công trình cấp đặc biệt, cấp I, Cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa; công trình tượng đài, tranh hoành tráng; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án; những công trình tại các khu vực, trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo danh mục tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa; công trình trong khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn). Số seri của TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: T-THA-234535-TT Lĩnh vực: Xây dựng NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1. Trình tự thực hiện Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ a) Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. b) Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). c) Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ: - Đối với tổ chức, cá nhân: Nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ. - Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định. Bước 3. Xử lý hồ sơ: - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đ­ược hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Khi xem xét hồ sơ, UBND cấp huyện phải xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì UBND cấp huyện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì UBND cấp huyện có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho chủ đầu tư biết. - UBND cấp huyện có trách nhiệm đối chiếu với các điều kiện cấp phép để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng. - Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu không có ý kiến coi như các cơ quan này đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; UBND cấp huyện căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện theo quy định để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng. Bước 4. Trả kết quả: a) Địa điểm trả: - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. - Chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình giấy biên nhận hồ sơ và nhận kết quả. b) Thời gian kết quả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). 2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp. 3. Thành phần hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ, gồm: 1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (có mẫu): 01 bản chính; 2. Một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai: 01 bản sao được công chứng hoặc chứng thực; 3. Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm: - Sơ đồ vị trí, hướng tuyến công trình; - Bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình tỷ lệ 1/500 - 1/5000; - Bản vẽ các mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200; - Riêng đối với công trình ngầm phải bổ sung thêm: + Bản vẽ các mặt cắt ngang, các mặt cắt dọc thể hiện chiều sâu công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200; + Sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài công trình. 5. Tùy thuộc địa điểm xây dựng công trình, quy mô công trình, tính chất công trình, đối chiếu với các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành và các quy định của pháp luật liên quan, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung các tài liệu sau: - Bản vẽ hệ thống phòng cháy chống cháy (PCCC) tỷ lệ 1/50 - 1/200, được đóng dấu thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng cháy chống cháy theo quy định của pháp luật về PCCC: 01 bản sao được công chứng; - Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư theo quy định; Báo cáo thẩm tra thiết kế do cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện, kèm theo các bản vẽ kết cấu chịu lực chính có ký tên, đóng dấu của tổ chức, cá nhân thiết kế: Mỗi loại 01 bản sao công chứng; - Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, văn bản tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước về công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định: 01 bản sao công chứng; - Văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, đối với công trình xây chen có tầng hầm: 01 bản sao công chứng; - Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế (có mẫu): 01 bản chính; kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế. b) Số lượng: 01 bộ. 4. Thời hạn giải quyết: - Không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Lưu ý: Trường hợp đến hạn trả kết quả theo quy định, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn trả kết quả theo quy định. 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân. 6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện, tỉnh Thanh Hóa. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được Ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND huyện, tỉnh Thanh Hóa. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Đối với từng vị trí, chức năng công trình cụ thể mà phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực có liên quan. 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của UBND cấp huyện hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng. 8. Lệ phí: 100.000 đ/01 giấy phép. 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: - Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng sử dụng cho công trình theo tuyến trong đô thị (Phụ lục 6, Mẫu 2); - Bản kê khai kinh nghiệm của tổ chức thiết kế (Phụ lục 9). 10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: - Phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư. - Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, địa điểm xây dựng, công trình được cấp giấy phép xây dựng phải: Tuân thủ các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận và các yêu cầu về: Giới hạn tĩnh không, độ thông thủy, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phòng cháy chữa cháy (viết tắt là PCCC), hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. - Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện; thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định. - Đối với công trình trong đô thị phải: + Phù hợp với: Quy hoạch chi tiết xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; + Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết, thì phải phù hợp với Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003. - Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Thông tư số 03/2001/TT-BTC ngày 11/01/2001 Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép xây dựng. - Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Quyết định số 2429/2007/QĐ-UBND ngày 14/8/2007 của UBND tỉnh Quy định các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh, có hiệu lực ngày 01/10/2007. - Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa Ban hành Quy định cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng công trình theo giấy phép trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có PHỤ LỤC 6 (mẫu 2) (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------ ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG (Sử dụng cho công trình theo tuyến) Kính gửi: .............................................................. 1. Tên chủ đầu tư: ........................................................................................ - Người đại diện: .............................................Chức vụ: ................................. - Địa chỉ liên hệ: .............................................................................................. - Số nhà: ................. Đường ....................Phường (xã) ...................................... - Tỉnh, thành phố: ............................................................................................. - Số điện thoại: ................................................................................................. 2. Địa điểm xây dựng: ....................................................................................... - Tuyến công trình:...........m. - Đi qua các địa điểm: ............................................................................................ - Phường (xã) ..........................................Quận (huyện) ..................................... - Tỉnh, thành phố: .......................................................................................... 3. Nội dung đề nghị cấp phép: .......................................................................... - Loại công trình: .................................................Cấp công trình: ....................... - Tổng chiều dài công trình:………..m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố). - Cốt của công trình: ........m (ghi rõ cốt qua từng khu vực) - Chiều cao tĩnh không của tuyến: .....m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực). - Độ sâu công trình: .............m (ghi rõ độ sâu qua từng khu vực) 4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: .................................................... - Chứng chỉ hành nghề số: ...............do ………….. Cấp ngày: ..................... - Địa chỉ: ................................................................................................. - Điện thoại: ………………….......................... - Giấy phép hành nghề số (nếu có): .............................cấp ngày ..................... 5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: ...................... tháng. 6. Cam kết: tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu: 1 - 2 - ......... ngày ......... tháng ......... năm ......... Người làm đơn (Ký ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC 9 (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------- BẢN KÊ KHAI KINH NGHIỆM CỦA TỔ CHỨC THIẾT KẾ 1. Tổ chức thiết kế: 1.1. Tên: 1.2. Địa chỉ: 1.3. Số điện thoại: 1.4. Nội dung đăng ký kinh doanh: 2. Kinh nghiệm thiết kế: 2.1. Kê 3 công trình đã thiết kế tương tự như công trình đề nghị cấp phép: a) b) c) 2.2. Tổ chức trực tiếp thiết kế: a) Số lượng: Trong đó: - KTS: - KS các loại: b) Chủ nhiệm thiết kế: - Họ và tên: - Số chứng chỉ (kèm photocopy chứng chỉ): - Công trình đã chủ nhiệm, chủ trì (tên công trình, quy mô, chủ đầu tư, địa chỉ): c) Chủ trì thiết kế các bộ môn (kê khai đối với tất cả các bộ môn): - Họ và tên: - Số chứng chỉ (kèm photocopy chứng chỉ): - Công trình đã chủ nhiệm, chủ trì (tên công trình, quy mô, chủ đầu tư, địa chỉ): ........, ngày ..... tháng .... năm .... Đại diện đơn vị thiết kế NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN, TỈNH THANH HÓA (Ban hành kèm theo Quyết định số 2042 /QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa) Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị (Trừ các khu vực, trên các tuyến, trục đường phố chính tại thành phố Thanh Hóa theo danh mục tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa). Số seri của TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: T-THA-234536-TT Lĩnh vực: Xây dựng NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1. Trình tự thực hiện Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ a) Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. b) Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). c) Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ: - Đối với tổ chức, cá nhân: Nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ. - Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định. Bước 3. Xử lý hồ sơ: - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đ­ược hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Khi xem xét hồ sơ, UBND cấp huyện phải xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì UBND cấp huyện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì UBND cấp huyện có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho chủ đầu tư biết. - UBND cấp huyện có trách nhiệm đối chiếu với các điều kiện cấp phép để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng. - Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu không có ý kiến coi như các cơ quan này đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; UBND cấp huyện căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện theo quy định để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng. Bước 4. Trả kết quả: a) Địa điểm trả: - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. - Chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình giấy biên nhận hồ sơ và nhận kết quả. b) Thời gian kết quả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). 2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp. 3. Thành phần hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ, gồm: 1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (có mẫu): 01 bản chính; 2. Một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai: 01 bản sao được công chứng hoặc chứng thực; 3. Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm: - Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình; - Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200; - Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 - 1/200. 4. Đối với công trình xây chen có tầng hầm, phải có văn bản phê duyệt biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận: 01 bản sao hợp lệ; 5. Tùy thuộc địa điểm xây dựng công trình, quy mô công trình, tính chất công trình, đối chiếu với các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành và các quy định của pháp luật liên quan, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung các tài liệu sau: - Bản vẽ hệ thống phòng cháy chống cháy (PCCC) tỷ lệ 1/50 - 1/200, được đóng dấu thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng cháy chống cháy theo quy định của pháp luật về PCCC; - Văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, đối với công trình xây chen có tầng hầm; - Đối với nhà ở riêng lẻ quy mô từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn xây dựng từ 250 m2 trở lên: + Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế (có mẫu): 01 bản chính; + Chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế: 01 bản sao có chứng thực (nếu có). b) Số lượng: 01 bộ. 4. Thời hạn giải quyết: - Không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Lưu ý: Trường hợp đến hạn trả kết quả theo quy định, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn trả kết quả theo quy định. 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân. 6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được Ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Đối với từng vị trí, chức năng công trình cụ thể mà phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực có liên quan. 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của UBND cấp huyện hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng. 8. Lệ phí: 50.000 đ/01 giấy phép. 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: - Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng sử dụng cho nhà ở riêng lẻ tại đô thị (Phụ lục số 13); - Bản kê khai kinh nghiệm của tổ chức thiết kế (Phụ lục số 9). 10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: - Phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư. - Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, địa điểm xây dựng, công trình được cấp giấy phép xây dựng phải: Tuân thủ các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận và các yêu cầu về: Giới hạn tĩnh không, độ thông thủy, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phòng cháy chữa cháy (viết tắt là PCCC), hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. - Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện; thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Đối với nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 250 m2, dưới 3 tầng và không nằm trong khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì chủ đầu tư được tự tổ chức thiết kế xây dựng và tự chịu trách nhiệm về an toàn của công trình và các công trình lân cận. - Phù hợp với: Quy hoạch chi tiết xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; - Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết, thì phải phù hợp với Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003. - Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Thông tư số 03/2001/TT-BTC ngày 11/01/2001 Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép xây dựng. - Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Quyết định số 2429/2007/QĐ-UBND ngày 14/8/2007 của UBND tỉnh Quy định các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh, có hiệu lực ngày 01/10/2007. - Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa Ban hành Quy định cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng công trình theo giấy phép trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có PHỤ LỤC 13 (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG NHÀ Ở (Sử dụng cho nhà ở riêng lẻ đô thị) Kính gửi: .............................................................. 1. Tên chủ hộ: ........................................................................................ - Địa chỉ liên hệ: .............................................................................................. Số nhà: ................. Đường ....................Phường (xã) ...................................... Tỉnh, thành phố: ............................................................................................. Số điện thoại: ................................................................................................. 2. Địa điểm xây dựng: ....................................................................................... - Lô đất số:..........................................Diện tích ............m2. - Tại: ............................................................................................ - Phường (xã) ..........................................Quận (huyện) ..................................... - Tỉnh, thành phố: .......................................................................................... 3. Nội dung đề nghị cấp phép: .......................................................................... - Cấp công trình: ....................... - Diện tích xây dựng tầng 1: .........m2. - Tổng diện tích sàn:……….. m2 (trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum). - Chiều cao công trình: .....m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum). - Số tầng: (trong đó ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum) 4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế (nếu có): ............................................. - Chứng chỉ hành nghề số: ...............do ………….. Cấp ngày: ..................... - Địa chỉ: ................................................................................................. - Điện thoại: ………………….......................... - Giấy đăng ký doanh nghiệp số (nếu có): ..........................cấp ngày .................. 5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: ...................... tháng 6. Cam kết: tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu: 1 - 2 - ......... ngày ......... tháng ......... năm ......... Người làm đơn (Ký ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC 9 (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- BẢN KÊ KHAI KINH NGHIỆM CỦA TỔ CHỨC THIẾT KẾ 1. Tổ chức thiết kế: 1.1. Tên: 1.2. Địa chỉ: 1.3. Số điện thoại: 1.4. Nội dung đăng ký kinh doanh: 2. Kinh nghiệm thiết kế: 2.1. Kê 3 công trình đã thiết kế tương tự như công trình đề nghị cấp phép: a) b) c) 2.2. Tổ chức trực tiếp thiết kế: a) Số lượng: Trong đó: - KTS: - KS các loại: b) Chủ nhiệm thiết kế: - Họ và tên: - Số chứng chỉ (kèm photocopy chứng chỉ): - Công trình đã chủ nhiệm, chủ trì (tên công trình, quy mô, chủ đầu tư, địa chỉ): c) Chủ trì thiết kế các bộ môn (kê khai đối với tất cả các bộ môn): - Họ và tên: - Số chứng chỉ (kèm photocopy chứng chỉ): - Công trình đã chủ nhiệm, chủ trì (tên công trình, quy mô, chủ đầu tư, địa chỉ): ........, ngày ..... tháng .... năm .... Đại diện đơn vị thiết kế NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN, TỈNH THANH HÓA (Ban hành kèm theo Quyết định số 2042 /QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa) Tên thủ tục hành chính: Điều chỉnh giấy phép xây dựng. Số seri của TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: T-THA-234547-TT Lĩnh vực: Xây dựng NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1. Trình tự thực hiện Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ: Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng, chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng trước khi xây dựng theo nội dung điều chỉnh: - Thay đổi hình thức kiến trúc các mặt ngoài của công trình; - Thay đổi một trong các yếu tố: Vị trí, cốt nền, diện tích xây dựng, quy mô, chiều cao công trình, số tầng và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính; - Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng và ảnh hưởng đến phòng cháy chữa cháy, môi trường. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ a) Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. b) Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). c) Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ: - Đối với tổ chức, cá nhân: không. - Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định. Bước 3. Xử lý hồ sơ: - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đ­ược hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Khi xem xét hồ sơ, UBND cấp huyện phải xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì UBND cấp huyện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì UBND cấp huyện có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho chủ đầu tư biết. - UBND cấp huyện có trách nhiệm đối chiếu với các điều kiện cấp phép để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng. - Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu không có ý kiến coi như các cơ quan này đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; UBND cấp huyện căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện theo quy định để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng. Bước 4. Trả kết quả: a) Địa điểm trả: - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. - Chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình giấy biên nhận hồ sơ và nhận kết quả. b) Thời gian kết quả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). 2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp. 3. Thành phần hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ, gồm. 1. Đối với công trình: - Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng (có mẫu): 01 bản chính; - Giấy phép xây dựng đã được cấp: 01 bản chính; - Các bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt bộ phận, hạng mục công trình đề nghị điều chỉnh, tỷ lệ 1/50 -1/200; - Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh của chủ đầu tư, trong đó có nội dung đảm bảo an toàn chịu lực; an toàn phòng chống cháy; bảo đảm môi tr­ường. Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế (nếu có) do tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện: 01 bản sao hợp lệ; - Đối với công trình đã khởi công xây dựng, phải được cơ quan có thẩm quyền về quản lý xây dựng xác nhận bằng văn bản việc chủ đầu tư xây dựng đúng theo giấy phép xây dựng tại thời điểm xin điều chỉnh giấy phép xây dựng: 01 bản sao hợp lệ; 2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị: - Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng (có mẫu): 01 bản chính; - Giấy phép xây dựng đã được cấp: 01 bản chính; - Các bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt bộ phận, hạng mục công trình đề nghị điều chỉnh, tỷ lệ 1/50 -1/200; b) Số lượng: 01 bộ. 4. Thời hạn giải quyết: - 20 ngày làm việc đối với công trình; - 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ. Lưu ý: Trường hợp đến hạn trả kết quả theo quy định, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn trả kết quả theo quy định. 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân. 6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được Ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Đối với từng vị trí, chức năng công trình cụ thể mà phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực có liên quan. 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép xây dựng có nội dung điều chỉnh được ghi trực tiếp vào giấy phép xây dựng đã được cấp hoặc ghi thành phụ lục riêng. 8. Lệ phí: Không. 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: - Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình (Phụ lục số 17); - Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị (Phụ lục số 18). 10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Thông tư số 03/2001/TT-BTC ngày 11/01/2001 Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép xây dựng. - Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa Ban hành Quy định cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng công trình theo giấy phép trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có PHỤ LỤC 17 (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP XÂY DỰNG (Sử dụng cho công trình) Kính gửi: ............................................................. 1. Tên chủ đầu tư: ...................................................................................................... - Người đại diện: ..............................................Chức vụ: ....................................... - Địa chỉ liên hệ: ........................................................................................................ Số nhà: ................. Đường ....................Phường (xã) .......................................... Tỉnh, thành phố: ...................................................................................................... Số điện thoại: ........................................................................................................... 2. Địa điểm xây dựng: ............................................................................................. - Lô đất số:...............................................Diện tích .......................................... m2. - Tại: ......................................................... Đường: ................................................ - Phường (xã) ..........................................Quận (huyện) ..................................... - Tỉnh, thành phố: .................................................................................................. 3. Giấy phép xây dựng đã được cấp: (số, ngày, cơ quan cấp) Nội dung Giấy phép : - - 4. Nội dung đề nghị điều chỉnh so với Giấy phép đã được cấp: - - 5. Đơn vị hoặc người thiết kế điều chỉnh: ................................................................. - Chứng chỉ hành nghề số: .......................... Cấp ngày: ..................... - Địa chỉ: .................................................................................................................. - Điện thoại: ………………….......................... - Địa chỉ: .......................................................... Điện thoại: ..................................... - Giấy phép hành nghề số (nếu có): .............................cấp ngày ..................... 6. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình theo thiết kế điều chỉnh: ....... tháng. 7. Cam kết: tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép điều chỉnh được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu: 1 - 2 - ........ ngày ......... tháng ......... năm ......... Người làm đơn (Ký ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC 18 (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP XÂY DỰNG (Sử dụng cho nhà ở riêng lẻ đô thị) Kính gửi: .............................................................. 1. Tên chủ hộ: ........................................................................................ - Địa chỉ liên hệ: .............................................................................................. Số nhà: ................. Đường ....................Phường (xã) ...................................... Tỉnh, thành phố: ............................................................................................. Số điện thoại: ................................................................................................. 2. Địa điểm xây dựng: ....................................................................................... - Lô đất số:..........................................Diện tích ............m2. - Tại: ........................................................................................... - Phường (xã) ..........................................Quận (huyện) ..................................... - Tỉnh, thành phố: .......................................................................................... 3. Giấy phép xây dựng đã được cấp (số, ngày, cơ quan cấp): ............................... Nội dung giấy phép: - - 4. Nội dung giấy phép đề nghị điều chỉnh: - - 5. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế điều chỉnh (nếu có): ................................... - Chứng chỉ hành nghề số: ...............do ………….. Cấp ngày: ..................... - Địa chỉ: ................................................................................................. - Điện thoại: ………………….......................... - Giấy đăng ký doanh nghiệp số (nếu có): ..........................cấp ngày .................. 6. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình theo thiết kế điều chỉnh: ................ tháng 7. Cam kết: tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu: 1 - 2 - ......... ngày ......... tháng ......... năm ......... Người làm đơn (Ký ghi rõ họ tên) NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN, TỈNH THANH HÓA (Ban hành kèm theo Quyết định số 2042 /QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa) Tên thủ tục hành chính: Gia hạn giấy phép xây dựng. Số seri của TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: T-THA-234568-TT Lĩnh vực: Xây dựng NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1. Trình tự thực hiện Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ a) Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. b) Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). c) Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ: - Đối với tổ chức, cá nhân: Nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ. - Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định. Bước 3. Xử lý hồ sơ: UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét hồ sơ. Khi xem xét hồ sơ, UBND cấp huyện phải xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Bước 4. Trả kết quả: a) Địa điểm trả: - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. - Chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình giấy biên nhận hồ sơ và nhận kết quả. b) Thời gian kết quả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). 2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp. 3. Thành phần hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ, gồm. 1. Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng, trong đó giải trình rõ lý do chưa khởi công xây dựng: 01 bản chính; 2. Giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng tạm đã được cấp: 01 bản chính. b) số lượng: 01 bộ. 4. Thời hạn giải quyết: - Không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Lưu ý: Trường hợp đến hạn trả kết quả theo quy định, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn trả kết quả theo quy định. 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân. 6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được Ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Đối với từng vị trí, chức năng công trình cụ thể mà phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực có liên quan. 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Thời gian gia hạn được ghi vào Giấy phép xây dựng đã được cấp đối với giấy phép xây dựng hết thời hạn theo quy định. - Gia hạn thời gian tồn tại đối với giấy phép xây dựng tạm đã được cấp cho đến khi Nhà nước thực hiện quy hoạch. 8. Lệ phí: 10.000 đồng/01 giấy phép. 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không. 10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Thông tư số 03/2001/TT-BTC ngày 11/01/2001 Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép xây dựng. - Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Quyết định số 2429/2007/QĐ-UBND ngày 14/8/2007 của UBND tỉnh Quy định các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh, có hiệu lực ngày 01/10/2007. - Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa Ban hành Quy định cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng công trình theo giấy phép trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Không NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN, TỈNH THANH HÓA (Ban hành kèm theo Quyết định số 2042 /QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa) Tên thủ tục hành chính: Cấp lại giấy phép xây dựng trường hợp bị rách, nát, hoặc bị mất. Số seri của TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: T-THA-234569-TT Lĩnh vực: Xây dựng NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1. Trình tự thực hiện Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ a) Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. b) Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). c) Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ: - Đối với tổ chức, cá nhân: Không. - Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định. Bước 3. Xử lý hồ sơ: UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét hồ sơ. Khi xem xét hồ sơ, UBND cấp huyện phải xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Bước 4. Trả kết quả: a) Địa điểm trả: - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. - Chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình giấy biên nhận hồ sơ và nhận kết quả. b) Thời gian kết quả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). 2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp. 3. Thành phần hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ, gồm. 1. Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng, trong đó giải trình rõ lý do đề nghị cấp lại: 01 bản chính; 2. Giấy phép xây dựng đã được cấp (đối với trường hợp bị rách, nát): 01 bản chính. b) số lượng: 01 bộ. 4. Thời hạn giải quyết: - 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Lưu ý: Trường hợp đến hạn trả kết quả theo quy định, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn trả kết quả theo quy định. 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân. 6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được Ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Đối với từng vị trí, chức năng công trình cụ thể mà phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực có liên quan. 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Giấy phép xây dựng (bản sao). 8. Lệ phí: Không. 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không. 10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003. - Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa Ban hành Quy định cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng công trình theo giấy phép trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Không NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN, TỈNH THANH HÓA (Ban hành kèm theo Quyết định số 2042 /QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa) Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép xây dựng tạm công trình (trừ công trình cấp đặc biệt, cấp I, Cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa; công trình tượng đài, tranh hoành tráng; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án; những công trình tại các khu vực, trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo danh mục tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa; công trình trong khu kinh tế, khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn) và nhà ở riêng lẻ tại đô thị (trừ nhà ở riêng lẻ tại các khu vực, trên các tuyến, trục đường phố chính tại thành phố Thanh Hóa theo danh mục tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa). Số seri của TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: T-THA-234570-TT Lĩnh vực: Xây dựng NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1. Trình tự thực hiện Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ a) Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. b) Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). c) Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ: - Đối với tổ chức, cá nhân: Nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ. - Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định. Bước 3. Xử lý hồ sơ: - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đ­ược hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Khi xem xét hồ sơ, UBND cấp huyện phải xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì UBND cấp huyện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì UBND cấp huyện có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho chủ đầu tư biết. - UBND cấp huyện có trách nhiệm đối chiếu với các điều kiện cấp phép để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng. - Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu không có ý kiến coi như các cơ quan này đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; UBND cấp huyện căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện theo quy định để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng. Bước 4. Trả kết quả: a) Địa điểm trả: - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. - Chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình giấy biên nhận hồ sơ và nhận kết quả. b) Thời gian kết quả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). 2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính. 3. Thành phần hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ, gồm. 1. Đối với công trình: - Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm (có mẫu): 01 bản chính; - Một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai: 01 bản sao được công chứng hoặc chứng thực; - Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm: + Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình; + Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200; + Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến dự án, tỷ lệ 1/50 - 1/200. 2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị: - Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm (có mẫu): 01 bản chính; - Một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai: 01 bản sao được công chứng hoặc chứng thực; - Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm: + Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình; + Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200; + Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 - 1/200. 3. Đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo: - Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm (có mẫu): 01 bản chính; - Một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai: 01 bản sao được công chứng hoặc chứng thực; - Các bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình được cải tạo có tỷ lệ tư­ơng ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10x15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo; Lưu ý: Tùy từng trường hợp phải bổ sung tài liệu: Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế (có mẫu): 01 bản chính; kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế. b) Số lượng: 01 bộ 4. Thời hạn giải quyết: - Đối với công trình: Không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ - Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị: Không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Lưu ý: Trường hợp đến hạn trả kết quả theo quy định, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn trả kết quả theo quy định. 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân. 6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được Ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Đối với từng vị trí, chức năng công trình cụ thể mà phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực có liên quan. 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Giấy phép xây dựng tạm kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của UBND cấp huyện hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng. 8. Lệ phí: - Đối với công trình: 100.000 đ/01 giấy phép. - Đối với nhà ở riêng lẻ: 50.000 đ/01 giấy phép. 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: - Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm: + Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm sử dụng cho công trình: Phụ lục 6; + Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm sử dụng cho nhà ở riêng lẻ tại đô thị: Phụ lục 13; + Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm sử dụng cho trường hợp sửa chữa, cải tạo: Phụ lục 16. - Bản kê khai kinh nghiệm của tổ chức thiết kế. (Phụ lục 9). 10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: 1. Nằm trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố nhưng chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Phù hợp với mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư. 3. Đảm bảo an toàn cho công trình, công trình lân cận và các yêu cầu về: Môi trường, phòng cháy chữa cháy, hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. 4. Hồ sơ thiết kế xây dựng tạm phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện; thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Đối với nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 250m2, dưới 3 tầng và không nằm trong khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì chủ đầu tư được tự tổ chức thiết kế xây dựng và tự chịu trách nhiệm về an toàn của công trình và các công trình lân cận. 5. Công trình, nhà ở được cấp giấy phép xây dựng tạm không được xây dựng tầng hầm, có số tầng tối đa không quá 3 tầng và chiều cao tối đa không quá 12m; phải phù hợp với kiến trúc, cảnh quan trong khu vực và tuân thủ các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn quy hoạch, xây dựng; nên sử dụng kết cấu đơn giản và vật liệu nhẹ, dễ tháo dỡ. Được tồn tại cho đến khi Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch xây dựng. 6. Chủ đầu tư phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng tạm hết hạn và không yêu cầu bồi thường đối với phần công trình phát sinh sau khi quy hoạch được công bố. Trường hợp không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình, 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003. - Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Thông tư số 03/2001/TT-BTC ngày 11/01/2001 Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép xây dựng. - Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Quyết định số 2429/2007/QĐ-UBND ngày 14/8/2007 của UBND tỉnh Quy định các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh, có hiệu lực ngày 01/10/2007. - Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa Ban hành Quy định cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng công trình theo giấy phép trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có PHỤ LỤC 6 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TẠM (Sử dụng cho công trình ) Kính gửi: .............................................................. 1. Tên chủ đầu tư: ........................................................................................ - Người đại diện: .............................................Chức vụ: ................................. - Địa chỉ liên hệ: .............................................................................................. - Số nhà: ................. Đường ....................Phường (xã) ...................................... - Tỉnh, thành phố: ............................................................................................. - Số điện thoại: ................................................................................................. 2. Địa điểm xây dựng: ....................................................................................... - Lô đất số:..........................................Diện tích ............m2. - Tại: ............................................................................................ - Phường (xã) ..........................................Quận (huyện) ..................................... - Tỉnh, thành phố: .......................................................................................... 3. Nội dung đề nghị cấp phép: .......................................................................... - Loại công trình: .................................................Cấp công trình: ....................... - Diện tích xây dựng tầng 1: .........m2. - Tổng diện tích sàn:……….. m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum). - Chiều cao công trình: .....m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum). - Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum) 4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: .................................................... - Chứng chỉ hành nghề số: ...............do ………….. Cấp ngày: ..................... - Địa chỉ: ................................................................................................. - Điện thoại: ………………….......................... - Giấy phép hành nghề số (nếu có): .............................cấp ngày ..................... 5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: ...................... tháng. 6. Cam kết: tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu: 1 - 2 - ......... ngày ......... tháng ......... năm ......... Người làm đơn (Ký ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC 13 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TẠM (Sử dụng cho nhà ở riêng lẻ đô thị) Kính gửi: .............................................................. 1. Tên chủ hộ: ........................................................................................ - Địa chỉ liên hệ: .............................................................................................. Số nhà: ................. Đường ....................Phường (xã) ...................................... Tỉnh, thành phố: ............................................................................................. Số điện thoại: ................................................................................................. 2. Địa điểm xây dựng: ....................................................................................... - Lô đất số:..........................................Diện tích ............m2. - Tại: ............................................................................................ - Phường (xã) ..........................................Quận (huyện) ..................................... - Tỉnh, thành phố: .......................................................................................... 3. Nội dung đề nghị cấp phép: .......................................................................... - Cấp công trình: ....................... - Diện tích xây dựng tầng 1: .........m2. - Tổng diện tích sàn:……….. m2 (trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum). - Chiều cao công trình: .....m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum). - Số tầng: (trong đó ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum) 4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế (nếu có): ............................................. - Chứng chỉ hành nghề số: ...............do ………….. Cấp ngày: ..................... - Địa chỉ: ................................................................................................. - Điện thoại: ………………….......................... - Giấy đăng ký doanh nghiệp số (nếu có): ..........................cấp ngày .................. 5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: ...................... tháng 6. Cam kết: tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu: 1 - 2 - ......... ngày ......... tháng ......... năm ......... Người làm đơn (Ký ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC 16 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------ ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TẠM Cải tạo/sửa chữa …….................. Kính gửi: .............................................................. 1. Tên chủ đầu tư: ........................................................................................ - Người đại diện: .............................................Chức vụ: ................................. - Địa chỉ liên hệ: .............................................................................................. Số nhà: ................. Đường ....................Phường (xã) ...................................... Tỉnh, thành phố: ............................................................................................. Số điện thoại: ................................................................................................. 2. Hiện trạng công trình: ...................................................................... - Lô đất số:..........................................Diện tích ............m2. - Tại: ............................................................................................ - Phường (xã) ..........................................Quận (huyện) ..................................... - Tỉnh, thành phố: .......................................................................................... - Loại công trình: .................................................Cấp công trình: ....................... - Diện tích xây dựng tầng 1: .........m2. - Tổng diện tích sàn:……….. m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum). - Chiều cao công trình: .....m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum). - Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum) 3. Nội dung đề nghị cấp phép: .......................................................................... - Loại công trình: .................................................Cấp công trình: ....................... - Diện tích xây dựng tầng 1: .........m2. - Tổng diện tích sàn:……….. m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum). - Chiều cao công trình: .....m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum). - Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum) 4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: .................................................... - Chứng chỉ hành nghề số: ...............do ………….. Cấp ngày: ..................... - Địa chỉ: ................................................................................................. - Điện thoại: ………………….......................... - Giấy phép hành nghề số (nếu có): .............................cấp ngày ..................... 5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: ...................... tháng. 6. Cam kết: tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu: 1 - 2 - ......... ngày ......... tháng ......... năm ......... Người làm đơn (Ký ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC 9 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------- BẢN KÊ KHAI KINH NGHIỆM CỦA TỔ CHỨC THIẾT KẾ 1. Tổ chức thiết kế: 1.1. Tên: 1.2. Địa chỉ: 1.3. Số điện thoại: 1.4. Nội dung đăng ký kinh doanh: 2. Kinh nghiệm thiết kế: 2.1. Kê 3 công trình đã thiết kế tương tự như công trình đề nghị cấp phép: a) b) c) 2.2. Tổ chức trực tiếp thiết kế: a) Số lượng: Trong đó: - KTS: - KS các loại: b) Chủ nhiệm thiết kế: - Họ và tên: - Số chứng chỉ (kèm photocopy chứng chỉ): - Công trình đã chủ nhiệm, chủ trì (tên công trình, quy mô, chủ đầu tư, địa chỉ): c) Chủ trì thiết kế các bộ môn (kê khai đối với tất cả các bộ môn): - Họ và tên: - Số chứng chỉ (kèm photocopy chứng chỉ): - Công trình đã chủ nhiệm, chủ trì (tên công trình, quy mô, chủ đầu tư, địa chỉ): ........, ngày ..... tháng .... năm .... Đại diện đơn vị thiết kế NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN, TỈNH THANH HÓA (Ban hành kèm theo Quyết định số 2042 /QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa) Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình (trừ công trình cấp đặc biệt, cấp I, Cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa; công trình tượng đài, tranh hoành tráng; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án; những công trình tại các khu vực, trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo danh mục tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa; công trình trong khu kinh tế, khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn) và nhà ở riêng lẻ tại đô thị (trừ nhà ở riêng lẻ tại các khu vực, trên các tuyến, trục đường phố chính tại thành phố Thanh Hóa theo danh mục tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa). Số seri của TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: T-THA-234571-TT Lĩnh vực: Xây dựng NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1. Trình tự thực hiện Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ a) Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. b) Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). c) Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ: - Đối với tổ chức, cá nhân: Nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ. - Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định. Bước 3. Xử lý hồ sơ: - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đ­ược hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Khi xem xét hồ sơ, UBND cấp huyện phải xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì UBND cấp huyện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì UBND cấp huyện có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho chủ đầu tư biết. - UBND cấp huyện có trách nhiệm đối chiếu với các điều kiện cấp phép để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng. - Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu không có ý kiến coi như các cơ quan này đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; UBND cấp huyện căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện theo quy định để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng. Bước 4. Trả kết quả: a) Địa điểm trả: - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. - Chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình giấy biên nhận hồ sơ và nhận kết quả. b) Thời gian kết quả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). 2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp. 3. Thành phần hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ, gồm: 1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình (có mẫu): 01 bản chính; 2. Một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai: 01 bản sao được công chứng hoặc chứng thực; 3. Các bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình được cải tạo có tỷ lệ tư­ơng ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10x15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo; 4. Đối với các công trình di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp: 01 bản sao được công chứng; 5. Tùy thuộc địa điểm xây dựng công trình, quy mô công trình, tính chất công trình, đối chiếu với các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành và các quy định của pháp luật liên quan, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung các tài liệu sau: - Bản vẽ hệ thống phòng cháy chống cháy (PCCC) tỷ lệ 1/50 - 1/200, được đóng dấu thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng cháy chống cháy theo quy định của pháp luật về PCCC: 01 bản sao được công chứng; - Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư theo quy định; Báo cáo thẩm tra thiết kế do cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện, kèm theo các bản vẽ kết cấu chịu lực chính có ký tên, đóng dấu của tổ chức, cá nhân thiết kế: Mỗi loại 01 bản sao công chứng; - Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, văn bản tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước về công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định: 01 bản sao công chứng; - Văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, đối với công trình xây chen có tầng hầm: 01 bản sao công chứng; - Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế (có mẫu): 01 bản chính; kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế. b) Số lượng: 01 bộ 4. Thời hạn giải quyết: - Đối với công trình: Không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ - Đối với nhà ở riêng lẻ: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Lưu ý: Trường hợp đến hạn trả kết quả theo quy định, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn trả kết quả theo quy định. 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân. 6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được Ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Đối với từng vị trí, chức năng công trình cụ thể mà phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực có liên quan. 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của UBND cấp huyện hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ. 8. Lệ phí: 100.000 đ/01 giấy phép. 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: - Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng sử dụng cho trường hợp sửa chữa, cải tạo (Phụ lục 16); - Bản kê khai kinh nghiệm của tổ chức thiết kế (Phụ lục 9). 10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không. 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003. - Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Thông tư số 03/2001/TT-BTC ngày 11/01/2001 Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép xây dựng. - Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Quyết định số 2429/2007/QĐ-UBND ngày 14/8/2007 của UBND tỉnh Quy định các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh, có hiệu lực ngày 01/10/2007. - Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa Ban hành Quy định cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng công trình theo giấy phép trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có PHỤ LỤC 16 (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 /12/ 2012 của Bộ Xây dựng) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG Cải tạo/sửa chữa …….................. Kính gửi: .............................................................. 1. Tên chủ đầu tư: ........................................................................................ - Người đại diện: .............................................Chức vụ: ................................. - Địa chỉ liên hệ: .............................................................................................. Số nhà: ................. Đường ....................Phường (xã) ...................................... Tỉnh, thành phố: ............................................................................................. Số điện thoại: ................................................................................................. 2. Hiện trạng công trình: ...................................................................... - Lô đất số:..........................................Diện tích ............m2. - Tại: ............................................................................................ - Phường (xã) ..........................................Quận (huyện) ..................................... - Tỉnh, thành phố: .......................................................................................... - Loại công trình: .................................................Cấp công trình: ....................... - Diện tích xây dựng tầng 1: .........m2. - Tổng diện tích sàn:……….. m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum). - Chiều cao công trình: .....m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum). - Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum) 3. Nội dung đề nghị cấp phép: .......................................................................... - Loại công trình: .................................................Cấp công trình: ....................... - Diện tích xây dựng tầng 1: .........m2. - Tổng diện tích sàn:……….. m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum). - Chiều cao công trình: .....m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum). - Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum) 4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: .................................................... - Chứng chỉ hành nghề số: ...............do ………….. Cấp ngày: ..................... - Địa chỉ: ................................................................................................. - Điện thoại: ………………….......................... - Giấy phép hành nghề số (nếu có): .............................cấp ngày ..................... 5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: ...................... tháng. 6. Cam kết: tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu: 1 - 2 - ......... ngày ......... tháng ......... năm ......... Người làm đơn (Ký ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC 9 (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------- BẢN KÊ KHAI KINH NGHIỆM CỦA TỔ CHỨC THIẾT KẾ 1. Tổ chức thiết kế: 1.1. Tên: 1.2. Địa chỉ: 1.3. Số điện thoại: 1.4. Nội dung đăng ký kinh doanh: 2. Kinh nghiệm thiết kế: 2.1. Kê 3 công trình đã thiết kế tương tự như công trình đề nghị cấp phép: a) b) c) 2.2. Tổ chức trực tiếp thiết kế: a) Số lượng: Trong đó: - KTS: - KS các loại: b) Chủ nhiệm thiết kế: - Họ và tên: - Số chứng chỉ (kèm photocopy chứng chỉ): - Công trình đã chủ nhiệm, chủ trì (tên công trình, quy mô, chủ đầu tư, địa chỉ): c) Chủ trì thiết kế các bộ môn (kê khai đối với tất cả các bộ môn): - Họ và tên: - Số chứng chỉ (kèm photocopy chứng chỉ): - Công trình đã chủ nhiệm, chủ trì (tên công trình, quy mô, chủ đầu tư, địa chỉ): ......., ngày ..... tháng .... năm .... Đại diện đơn vị thiết kế NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ, TỈNH THANH HÓA (Ban hành kèm theo Quyết định số 2042 /QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa) Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt, những điểm dân cư theo quy định phải cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý. Số seri của TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: T-THA-234572-TT Lĩnh vực: Xây dựng NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1. Trình tự thực hiện Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ a) Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp xã, tỉnh Thanh Hóa. b) Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). c) Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ: - Đối với tổ chức, cá nhân: Nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ. - Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định. Bước 3. Xử lý hồ sơ: - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đ­ược hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Khi xem xét hồ sơ, UBND cấp xã phải xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì UBND cấp xã có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì UBND cấp xã có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho chủ đầu tư biết. - UBND cấp xã có trách nhiệm đối chiếu với các điều kiện cấp phép để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng. - Trong thời gian 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu không có ý kiến coi như các cơ quan này đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; UBND cấp xã căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện theo quy định để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng. Bước 4. Trả kết quả: a) Địa điểm trả: - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp xã, tỉnh Thanh Hóa. - Chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình giấy biên nhận hồ sơ và nhận kết quả. b) Thời gian kết quả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). 2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp. 3. Thành phần hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ, gồm: 1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (có mẫu): 01 bản chính; 2. Một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai: 01 bản sao được công chứng hoặc chứng thực; 3. Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm: + Sơ đồ mặt bằng xây dựng tỷ lệ 1/50 - 1/500 (có mẫu); + Bản vẽ các mặt đứng chính của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200; + Bản vẽ sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin, tỷ lệ 1/50 - 1/200. 4. Đối với công trình xây chen có tầng hầm, hồ sơ còn phải bổ sung thêm văn bản phê duyệt biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận. 5. Tùy thuộc địa điểm xây dựng công trình, quy mô công trình, tính chất công trình, đối chiếu với các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành và các quy định của pháp luật liên quan, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung các tài liệu sau: - Bản vẽ hệ thống phòng cháy chống cháy (PCCC) tỷ lệ 1/50 - 1/200, được đóng dấu thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng cháy chống cháy theo quy định của pháp luật về PCCC: 01 bản sao được công chứng; - Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư theo quy định; Báo cáo thẩm tra thiết kế do cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện, kèm theo các bản vẽ kết cấu chịu lực chính có ký tên, đóng dấu của tổ chức, cá nhân thiết kế: Mỗi loại 01 bản sao công chứng; - Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, văn bản tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước về công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định: 01 bản sao công chứng; - Văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, đối với công trình xây chen có tầng hầm: 01 bản sao công chứng; - Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế (có mẫu): 01 bản chính; kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế. b) Số lượng: 01 bộ. 4. Thời hạn giải quyết: - Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Lưu ý: Trường hợp đến hạn trả kết quả theo quy định, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn trả kết quả theo quy định. 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân. 6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã, tỉnh Thanh Hóa. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được Ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã, tỉnh Thanh Hóa. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Đối với từng vị trí, chức năng công trình cụ thể mà phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực có liên quan. 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của UBND xã hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng. 8. Lệ phí: 50.000 đ/01 giấy phép. 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: - Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng sử dụng cho nhà ở riêng lẻ tại nông thôn (Phụ lục 14); - Sơ đồ mặt bằng công trình (Phụ lục 15); - Bản kê khai kinh nghiệm của tổ chức thiết kế (Phụ lục 9) 10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: 1. Phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư. 2. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, địa điểm xây dựng, công trình được cấp giấy phép xây dựng phải: Tuân thủ các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận và các yêu cầu về: Giới hạn tĩnh không, độ thông thủy, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phòng cháy chữa cháy (viết tắt là PCCC), hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. 3. Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện; thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Đối với nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 250 m2, dưới 3 tầng và không nằm trong khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì chủ đầu tư được tự tổ chức thiết kế xây dựng và tự chịu trách nhiệm về an toàn của công trình và các công trình lân cận. 4. Phù hợp với quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; 5. Đối với công trình ở khu vực chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn được duyệt, thì phải phù hợp với quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý trật tự xây dựng. 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Thông tư số 03/2001/TT-BTC ngày 11/01/2001 Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép xây dựng. - Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Quyết định số 2429/2007/QĐ-UBND ngày 14/8/2007 của UBND tỉnh Quy định các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh, có hiệu lực ngày 01/10/2007. - Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa Ban hành Quy định cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng công trình theo giấy phép trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có PHỤ LỤC 14 (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG (Sử dụng cho nhà ở nông thôn) Kính gửi: UBND xã .......................................................... 1. Tên chủ hộ gia đình: ............................................................................. - Số chứng minh thư: ..............................Ngày cấp: .................................... - Địa chỉ thường trú: ............................................................................ - Số điện thoại: ............................................................................... 2. Địa điểm xây dựng: ............................................................................ 3. Nội dung đề nghị cấp phép xây dựng: ....................................... - Diện tích xây dựng tầng một .......................m2 ..................................... - Tổng diện tích sàn ....................... m2 ....................................................... - Chiều cao công trình ....................m; số tầng ........................................ 4. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng Giấy phép xây dựng được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu: 1- 2- ........,ngày........tháng........năm........ Người làm đơn (Ký ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC 15 (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng) BẢN KÊ KHAI KINH NGHIỆM CỦA TỔ CHỨC THIẾT KẾ 1. Tổ chức thiết kế: 1.1. Tên: 1.2. Địa chỉ: 1.3. Số điện thoại: 1.4. Nội dung đăng ký kinh doanh: 2. Kinh nghiệm thiết kế: 2.1. Kê 3 công trình đã thiết kế tương tự như công trình đề nghị cấp phép: a) b) c) 2.2. Tổ chức trực tiếp thiết kế: a) Số lượng: Trong đó: - KTS: - KS các loại: b) Chủ nhiệm thiết kế: - Họ và tên: - Số chứng chỉ (kèm photocopy chứng chỉ): - Công trình đã chủ nhiệm, chủ trì (tên công trình, quy mô, chủ đầu tư, địa chỉ): c) Chủ trì thiết kế các bộ môn (kê khai đối với tất cả các bộ môn): - Họ và tên: - Số chứng chỉ (kèm photocopy chứng chỉ): - Công trình đã chủ nhiệm, chủ trì (tên công trình, quy mô, chủ đầu tư, địa chỉ): ........, ngày ..... tháng .... năm .... Đại diện đơn vị thiết kế NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ, TỈNH THANH HÓA (Ban hành kèm theo Quyết định số 2042 /QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa) Tên thủ tục hành chính: Điều chỉnh giấy phép xây dựng. Số seri của TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: T-THA-234573-TT Lĩnh vực: Xây dựng NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1. Trình tự thực hiện Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ: Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng, chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng trước khi xây dựng theo nội dung điều chỉnh: - Thay đổi hình thức kiến trúc các mặt ngoài của công trình; - Thay đổi một trong các yếu tố: Vị trí, cốt nền, diện tích xây dựng, quy mô, chiều cao công trình, số tầng và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính; - Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng và ảnh hưởng đến phòng cháy chữa cháy, môi trường. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ a) Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp xã, tỉnh Thanh Hóa. b) Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). c) Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ: - Đối với tổ chức, cá nhân: không - Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định. Bước 3. Xử lý hồ sơ: - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đ­ược hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Khi xem xét hồ sơ, UBND cấp xã phải xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì UBND cấp xã có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì UBND cấp xã có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho chủ đầu tư biết. - UBND cấp xã có trách nhiệm đối chiếu với các điều kiện cấp phép để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng. - Trong thời gian 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu không có ý kiến coi như các cơ quan này đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; UBND cấp xã căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện theo quy định để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng. Bước 4. Trả kết quả: a) Địa điểm trả: - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp xã, tỉnh Thanh Hóa. - Chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình giấy biên nhận hồ sơ và nhận kết quả. b) Thời gian kết quả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). 2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp. 3. Thành phần hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ, gồm. 1. Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng (có mẫu): 01 bản chính; 2. Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp; 3. Sơ đồ mặt bằng xây dựng điều chỉnh (có mẫu): 02 bản chính b) Số lượng: 01 bộ. 4. Thời hạn giải quyết: - Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Lưu ý: Trường hợp đến hạn trả kết quả theo quy định, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn trả kết quả theo quy định. 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân. 6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã, tỉnh Thanh Hóa. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được Ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã, tỉnh Thanh Hóa. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Đối với từng vị trí, chức năng công trình cụ thể mà phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực có liên quan. 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Nội dung giấy phép xây dựng điều chỉnh được ghi trực tiếp vào giấy phép xây dựng đã cấp hoặc ghi thành Phụ lục riêng và là bộ phận không tách rời với giấy phép xây dựng đã được cấp. - Đối với trường hợp không đủ điều kiện để điều chỉnh giấy phép xây dựng, Ủy ban nhân dân xã có văn bản trả lời. 8. Lệ phí: Không. 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: - Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng sử dụng cho nhà ở riêng lẻ tại nông thôn (Phụ lục 19); - Sơ đồ mặt bằng công trình (Phụ lục 15). 10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không. 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Thông tư số 03/2001/TT-BTC ngày 11/01/2001 Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép xây dựng. - Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa Ban hành Quy định cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng công trình theo giấy phép trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có PHỤ LỤC 19 (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP XÂY DỰNG (Sử dụng cho nhà ở nông thôn) Kính gửi: UBND xã .......................................................... 1. Tên chủ hộ gia đình: ............................................................................. - Số chứng minh thư: ..............................Ngày cấp: .................................... - Địa chỉ thường trú: ............................................................................ - Số điện thoại: ............................................................................... 2. Địa điểm xây dựng: ............................................................................ 3. Nội dung giấy phép xây dựng đã được cấp: ....................................... - - 4. Nội dung đề nghị điều chỉnh: - - 5. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng Giấy phép xây dựng được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu: 1- 2- ........,ngày........tháng........năm........ Người làm đơn (Ký ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC 15 (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng) NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ, TỈNH THANH HÓA (Ban hành kèm theo Quyết định số 2042 /QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa) Tên thủ tục hành chính: Gia hạn giấy phép xây dựng. Số seri của TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: T-THA-234574-TT Lĩnh vực: Xây dựng NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1. Trình tự thực hiện Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ: Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ a) Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, UBND cấp xã, tỉnh Thanh Hóa. b) Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Lễ, Tết theo quy định). c) Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ: - Đối với tổ chức, cá nhân: Nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ. - Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định Bước 3. Xử lý hồ sơ: - UBND cấp xã căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc gia hạn giấy phép xây dựng. Bước 4. Trả kết quả: a) Địa điểm trả: - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, UBND cấp xã, tỉnh Thanh Hóa. - Chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình giấy biên nhận hồ sơ và nhận kết quả. b) Thời gian kết quả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). 2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp. 3. Thành phần hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ, gồm. - Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng, trong đó giải trình rõ lý do chưa khởi công xây dựng; - Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 4. Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Lưu ý: Trường hợp đến hạn trả kết quả theo quy định, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn trả kết quả theo quy định. 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân. 6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã, tỉnh Thanh Hóa. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được Ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã, tỉnh Thanh Hóa. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Đối với từng vị trí, chức năng công trình cụ thể mà phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực có liên quan. 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Thời gian gia hạn được ghi vào Giấy phép xây dựng đã được cấp đối với giấy phép xây dựng hết thời hạn theo quy định. - Gia hạn thời gian tồn tại đối với giấy phép xây dựng tạm đã được cấp cho đến khi Nhà nước thực hiện quy hoạch. 8. Lệ phí: 10.000 đồng/01 giấy phép.. 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không. 10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Nghị định 24/2006/NĐ-CP ngày 6/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí và lệ phí. - Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Quyết định số 2429/2007/QĐ-UBND ngày 14/8/2007 của UBND tỉnh Quy định các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh, có hiệu lực ngày 01/10/2007. - Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa Ban hành Quy định cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng công trình theo giấy phép trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Không NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ, TỈNH THANH HÓA (Ban hành kèm theo Quyết định số 2042 /QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa) Tên thủ tục hành chính: Cấp lại giấy phép xây dựng trường hợp bị rách, nát hoặc bị mất. Số seri của TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: T-THA-234575-TT Lĩnh vực: Xây dựng NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1. Trình tự thực hiện Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ: Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ a) Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, UBND cấp xã, tỉnh Thanh Hóa. b) Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Lễ, Tết theo quy định). c) Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ: - Đối với tổ chức, cá nhân: không. - Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định. Bước 3. Xử lý hồ sơ: - UBND cấp xã căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp lại giấy phép xây dựng. Bước 4. Trả kết quả: a) Địa điểm trả: - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, UBND cấp xã, tỉnh Thanh Hóa. - Chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình giấy biên nhận hồ sơ và nhận kết quả. b) Thời gian kết quả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). 2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp. 3. Thành phần hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ, gồm. - Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng, trong đó giải trình rõ lý do đề nghị cấp lại; - Giấy phép xây dựng đã được cấp: 01 bản chính (đối với trường hợp bị rách, nát). b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 4. Thời hạn giải quyết: - Không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Lưu ý: Trường hợp đến hạn trả kết quả theo quy định, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn trả kết quả theo quy định. 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân. 6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã, tỉnh Thanh Hóa. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được Ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã, tỉnh Thanh Hóa. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Đối với từng vị trí, chức năng công trình cụ thể mà phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực có liên quan. 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Giấy phép xây dựng được cấp lại dưới hình thức bản sao. 8. Lệ phí: Không. 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không. 10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa Ban hành Quy định cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng công trình theo giấy phép trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Không NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ, TỈNH THANH HÓA (Ban hành kèm theo Quyết định số 2042 /QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa) Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép xây dựng tạm nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt, những điểm dân cư theo quy định phải cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý. Số seri của TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: T-THA-234576-TT Lĩnh vực: Xây dựng NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1. Trình tự thực hiện Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ a) Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp xã, tỉnh Thanh Hóa. b) Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). c) Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ: - Đối với tổ chức, cá nhân: Nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ. - Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định. Bước 3. Xử lý hồ sơ: - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đ­ược hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Khi xem xét hồ sơ, UBND cấp xã phải xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì UBND cấp xã có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì UBND cấp xã có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho chủ đầu tư biết. - UBND cấp xã có trách nhiệm đối chiếu với các điều kiện cấp phép để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng. - Trong thời gian 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu không có ý kiến coi như các cơ quan này đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; UBND cấp xã căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện theo quy định để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng. Bước 4. Trả kết quả: a) Địa điểm trả: - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp xã, tỉnh Thanh Hóa. - Chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình giấy biên nhận hồ sơ và nhận kết quả. b) Thời gian kết quả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). 2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp. 3. Thành phần hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ, gồm: 1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm (có mẫu): 01 bản chính; 2. Một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai: 01 bản sao được công chứng hoặc chứng thực; 3. Hai bộ bản vẽ thiết kế, mỗi bộ gồm: + Sơ đồ mặt bằng xây dựng tỷ lệ 1/50 - 1/500 (có mẫu): 01 bản chính; + Bản vẽ các mặt đứng chính của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200; + Bản vẽ sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin, tỷ lệ 1/50 - 1/200. 4. Đối với công trình xây chen có tầng hầm, hồ sơ còn phải bổ sung văn bản phê duyệt biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận. 5. Tùy thuộc địa điểm xây dựng công trình, quy mô công trình, tính chất công trình, đối chiếu với các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành và các quy định của pháp luật liên quan, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung các tài liệu sau: - Bản vẽ hệ thống phòng cháy chống cháy (PCCC) tỷ lệ 1/50 - 1/200, được đóng dấu thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng cháy chống cháy theo quy định của pháp luật về PCCC: 01 bản sao được công chứng; - Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư theo quy định; Báo cáo thẩm tra thiết kế do cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện, kèm theo các bản vẽ kết cấu chịu lực chính có ký tên, đóng dấu của tổ chức, cá nhân thiết kế: Mỗi loại 01 bản sao công chứng; - Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, văn bản tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước về công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định: 01 bản sao công chứng; - Văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, đối với công trình xây chen có tầng hầm: 01 bản sao công chứng; - Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế (có mẫu): 01 bản chính; kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế. b) Số lượng: 01 bộ. 4. Thời hạn giải quyết: - Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Lưu ý: Trường hợp đến hạn trả kết quả theo quy định, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn trả kết quả theo quy định. 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân. 6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã, tỉnh Thanh Hóa. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được Ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã, tỉnh Thanh Hóa. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Đối với từng vị trí, chức năng công trình cụ thể mà phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực có liên quan. 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Giấy phép xây dựng tạm kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của UBND xã hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng. 8. Lệ phí: 50.000 đ/01 giấy phép. 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: - Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm sử dụng cho nhà ở riêng lẻ tại nông thôn (Phụ lục 14); - Sơ đồ mặt bằng xây dựng (Phụ lục 15); - Bản kê khai kinh nghiệm của tổ chức thiết kế (Phụ lục 9). 10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: 1. Nằm trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố nhưng chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Phù hợp với mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư. 3. Đảm bảo an toàn cho công trình, công trình lân cận và các yêu cầu về: Môi trường, phòng cháy chữa cháy, hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. 4. Hồ sơ thiết kế xây dựng tạm phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện; thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Đối với nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 250m2, dưới 3 tầng và không nằm trong khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì chủ đầu tư được tự tổ chức thiết kế xây dựng và tự chịu trách nhiệm về an toàn của công trình và các công trình lân cận. 5. Công trình, nhà ở được cấp giấy phép xây dựng tạm không được xây dựng tầng hầm, có số tầng tối đa không quá 3 tầng và chiều cao tối đa không quá 12m; phải phù hợp với kiến trúc, cảnh quan trong khu vực và tuân thủ các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn quy hoạch, xây dựng; nên sử dụng kết cấu đơn giản và vật liệu nhẹ, dễ tháo dỡ. Được tồn tại cho đến khi Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch xây dựng. 6. Chủ đầu tư phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng tạm hết hạn và không yêu cầu bồi thường đối với phần công trình phát sinh sau khi quy hoạch được công bố. Trường hợp không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình, 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Thông tư số 03/2001/TT-BTC ngày 11/01/2001 Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép xây dựng. - Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Quyết định số 2429/2007/QĐ-UBND ngày 14/8/2007 của UBND tỉnh Quy định các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh, có hiệu lực ngày 01/10/2007. - Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa Ban hành Quy định cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng công trình theo giấy phép trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có PHỤ LỤC 14 (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG (Sử dụng cho nhà ở nông thôn) Kính gửi: UBND xã .......................................................... 1. Tên chủ hộ gia đình: ............................................................................. - Số chứng minh thư: ..............................Ngày cấp: .................................... - Địa chỉ thường trú: ............................................................................ - Số điện thoại: ............................................................................... 2. Địa điểm xây dựng: ............................................................................ 3. Nội dung đề nghị cấp phép xây dựng: ....................................... - Diện tích xây dựng tầng một .......................m2 ..................................... - Tổng diện tích sàn ....................... m2 ....................................................... - Chiều cao công trình ....................m; số tầng ........................................ 4. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng Giấy phép xây dựng được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu: 1- 2- ........,ngày........tháng........năm........ Người làm đơn (Ký ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC 15 (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng) PHỤ LỤC 9 MẪU BẢN KÊ KHAI KINH NGHIỆM CỦA TỔ CHỨC THIẾT KẾ (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------- BẢN KÊ KHAI KINH NGHIỆM CỦA TỔ CHỨC THIẾT KẾ 1. Tổ chức thiết kế: 1.1. Tên: 1.2. Địa chỉ: 1.3. Số điện thoại: 1.4. Nội dung đăng ký kinh doanh: 2. Kinh nghiệm thiết kế: 2.1. Kê 3 công trình đã thiết kế tương tự như công trình đề nghị cấp phép: a) b) c) 2.2. Tổ chức trực tiếp thiết kế: a) Số lượng: Trong đó: - KTS: - KS các loại: b) Chủ nhiệm thiết kế: - Họ và tên: - Số chứng chỉ (kèm photocopy chứng chỉ): - Công trình đã chủ nhiệm, chủ trì (tên công trình, quy mô, chủ đầu tư, địa chỉ): c) Chủ trì thiết kế các bộ môn (kê khai đối với tất cả các bộ môn): - Họ và tên: - Số chứng chỉ (kèm photocopy chứng chỉ): - Công trình đã chủ nhiệm, chủ trì (tên công trình, quy mô, chủ đầu tư, địa chỉ): ........, ngày ..... tháng .... năm .... Đại diện đơn vị thiết kế NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ, TỈNH THANH HÓA (Ban hành kèm theo Quyết định số 2042 /QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa) Tên thủ tục hành chính: Cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt, những điểm dân cư theo quy định phải cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý. Số seri của TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: T-THA-234577-TT Lĩnh vực: Xây dựng NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1. Trình tự thực hiện Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật. Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ a) Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp xã, tỉnh Thanh Hóa. b) Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). c) Những điểm cần lưu ý khi tiếp nhận hồ sơ: - Đối với tổ chức, cá nhân: Nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ. - Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Tiếp nhận; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định. Bước 3. Xử lý hồ sơ: - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đ­ược hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Khi xem xét hồ sơ, UBND cấp xã phải xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì UBND cấp xã có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Sau hai lần bổ sung, hồ sơ vẫn không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì UBND cấp xã có quyền không xem xét việc cấp giấy phép và thông báo cho chủ đầu tư biết. - UBND cấp xã có trách nhiệm đối chiếu với các điều kiện cấp phép để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng. - Trong thời gian 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu không có ý kiến coi như các cơ quan này đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; UBND cấp xã căn cứ các quy định hiện hành và các điều kiện theo quy định để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng. Bước 4. Trả kết quả: a) Địa điểm trả: - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND cấp xã, tỉnh Thanh Hóa. - Chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình giấy biên nhận hồ sơ và nhận kết quả. b) Thời gian kết quả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định). 2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp. 3. Thành phần hồ sơ: a) Thành phần hồ sơ, gồm. 1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở (có mẫu): 01 bản chính; 2. Một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai: 01 bản sao được công chứng hoặc chứng thực; 3. Các bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình được cải tạo có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10x15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo; 4. Tùy thuộc địa điểm xây dựng công trình, quy mô công trình, tính chất công trình, đối chiếu với các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành và các quy định của pháp luật liên quan, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung các tài liệu sau: - Bản vẽ hệ thống phòng cháy chống cháy (PCCC) tỷ lệ 1/50 - 1/200, được đóng dấu thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng cháy chống cháy theo quy định của pháp luật về PCCC: 01 bản sao được công chứng; - Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư theo quy định; Báo cáo thẩm tra thiết kế do cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện, kèm theo các bản vẽ kết cấu chịu lực chính có ký tên, đóng dấu của tổ chức, cá nhân thiết kế: Mỗi loại 01 bản sao công chứng; - Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, văn bản tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước về công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định: 01 bản sao công chứng; - Văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, đối với công trình xây chen có tầng hầm: 01 bản sao công chứng; - Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế (có mẫu): 01 bản chính; kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế. b) Số lượng: 01 bộ. 4. Thời hạn giải quyết: - Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Lưu ý: Trường hợp đến hạn trả kết quả theo quy định, nhưng cần phải xem xét thêm thì UBND cấp xã thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn trả kết quả theo quy định. 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân. 6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã, tỉnh Thanh Hóa. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được Ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã, tỉnh Thanh Hóa. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Đối với từng vị trí, chức năng công trình cụ thể mà phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực có liên quan. 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Giấy phép sửa chữa,cải tạo kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của UBND xã hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng. 8. Lệ phí: 50.000 đ/01 giấy phép. 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: - Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (Phụ lục 16); - Bản kê khai kinh nghiệm của tổ chức thiết kế (Phụ lục 9). 10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có. 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Thông tư số 03/2001/TT-BTC ngày 11/01/2001 Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép xây dựng. - Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng. - Quyết định số 2429/2007/QĐ-UBND ngày 14/8/2007 của UBND tỉnh Quy định các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh, có hiệu lực ngày 01/10/2007. - Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa Ban hành Quy định cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng công trình theo giấy phép trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI HÀNH CHÍNH: Có PHỤ LỤC 16 (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG Cải tạo/sửa chữa …….................. Kính gửi: .............................................................. 1. Tên chủ đầu tư: ........................................................................................ - Người đại diện: .............................................Chức vụ: ................................. - Địa chỉ liên hệ: .............................................................................................. Số nhà: ................. Đường ....................Phường (xã) ...................................... Tỉnh, thành phố: ............................................................................................. Số điện thoại: ................................................................................................. 2. Hiện trạng công trình: ...................................................................... - Lô đất số:..........................................Diện tích ............m2. - Tại: ............................................................................................ - Phường (xã) ..........................................Quận (huyện) ..................................... - Tỉnh, thành phố: .......................................................................................... - Loại công trình: .................................................Cấp công trình: ....................... - Diện tích xây dựng tầng 1: .........m2. - Tổng diện tích sàn:……….. m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum). - Chiều cao công trình: .....m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum). - Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum) 3. Nội dung đề nghị cấp phép: .......................................................................... - Loại công trình: .................................................Cấp công trình: ....................... - Diện tích xây dựng tầng 1: .........m2. - Tổng diện tích sàn:……….. m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum). - Chiều cao công trình: .....m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum). - Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum) 4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: .................................................... - Chứng chỉ hành nghề số: ...............do ………….. Cấp ngày: ..................... - Địa chỉ: ................................................................................................. - Điện thoại: ………………….......................... - Giấy phép hành nghề số (nếu có): .............................cấp ngày ..................... 5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: ...................... tháng. 6. Cam kết: tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu: 1 - ......... ngày ......... tháng ......... năm ......... Người làm đơn (Ký ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC 9 (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- BẢN KÊ KHAI KINH NGHIỆM CỦA TỔ CHỨC THIẾT KẾ 1. Tổ chức thiết kế: 1.1. Tên: 1.2. Địa chỉ: 1.3. Số điện thoại: 1.4. Nội dung đăng ký kinh doanh: 2. Kinh nghiệm thiết kế: 2.1. Kê 3 công trình đã thiết kế tương tự như công trình đề nghị cấp phép: a) b) c) 2.2. Tổ chức trực tiếp thiết kế: a) Số lượng: Trong đó: - KTS: - KS các loại: b) Chủ nhiệm thiết kế: - Họ và tên: - Số chứng chỉ (kèm photocopy chứng chỉ): - Công trình đã chủ nhiệm, chủ trì (tên công trình, quy mô, chủ đầu tư, địa chỉ): c) Chủ trì thiết kế các bộ môn (kê khai đối với tất cả các bộ môn): - Họ và tên: - Số chứng chỉ (kèm photocopy chứng chỉ): - Công trình đã chủ nhiệm, chủ trì (tên công trình, quy mô, chủ đầu tư, địa chỉ): ........, ngày ..... tháng .... năm .... Đại diện đơn vị thiết kế
{ "issuing_agency": "Tỉnh Thanh Hóa", "promulgation_date": "17/06/2013", "sign_number": "2042/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Đình Xứng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/So-huu-tri-tue/Bao-cao-158-BC-BVHTTDL-2014-thuc-hien-36-2008-CT-TTg-quan-ly-thuc-thi-bao-ho-quyen-tac-gia-quyen-lien-quan-254491.aspx
Báo cáo 158/BC-BVHTTDL 2014 thực hiện 36/2008/CT-TTg quản lý thực thi bảo hộ quyền tác giả quyền liên quan
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 158/BC-BVHTTDL Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 2014 BÁO CÁO TỔNG KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 36/2008/CT-TTG VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ THỰC THI BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ Trong những năm qua, hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đã được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Hoạt động nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật có những tiến bộ quan trọng. Quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể từng bước được bảo hộ. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan vẫn còn diễn ra ở nhiều lĩnh vực với các hình thức và mức độ khác nhau, làm ảnh hưởng đến hoạt động sáng tạo, môi trường đầu tư, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và tiến trình hội nhập của đất nước. Để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả các quy định của pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg ngày 31/12/2008 về tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Báo cáo này trình bày khái quát về tình hình thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, việc thi hành Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ và các cam kết quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan, trên cơ sở tổng hợp thông tin từ các Bộ, ngành, địa phương; đề xuất các nhiệm vụ và các kiến nghị để triển khai Chỉ thị trong thời gian tới. Phần I TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THI HÀNH CHỈ THỊ VÀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THI HÀNH CHỈ THỊ: - Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, nhiều Bộ, ngành, địa phương đã tiến hành triển khai và ban hành văn bản theo thẩm quyền để chỉ đạo việc thực hiện trong Bộ, ngành và địa phương mình. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ thực hiện thẩm quyền quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan, đã ban hành kế hoạch số 1896/BVHTTDL-BQTG ngày 17/6/2009 triển khai thực hiện Chỉ thị và kế hoạch số 352/KH-BVHTTDL ngày 18/2/2009 tổ chức tổng thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ liên quan trên phạm vi cả nước. Bộ Ngoại giao đã giao Cục Lãnh sự gửi công điện chuyển toàn văn Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhanh chóng triển khai thực hiện các nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao, quán triệt nội dung Chỉ thị cho cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác ngoại giao văn hóa và cán bộ lãnh sự; tìm hiểu và báo cáo về nước hệ thống các quy định pháp luật và hệ thống cơ quan bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan của nước ngoài; trao đổi với các cơ quan có thẩm quyền và các công ty luật, luật sư của nước sở tại về vấn đề quyền tác giả, đề nghị phối hợp bảo hộ quyền tác giả của các tổ chức, cá nhân Việt Nam. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã bước đầu đề cập vấn đề quyền tác giả với Bộ Ngoại giao và cơ quan phụ trách Văn hóa của các nước sở tại, đặc biệt trong các hoạt động giao lưu, trao đổi văn hóa song phương. Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo và giao Cục Tuyên huấn soạn thảo văn bản hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trong toàn quân triển khai thực hiện Chỉ thị, coi đây là nhiệm vụ chính trị của các đơn vị, nhất là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - văn nghệ. Việc quán triệt nội dung Chỉ thị số 36 được đưa vào hội nghị công tác tuyên huấn toàn quân, hội nghị báo cáo viên toàn quân 6 tháng, 1 năm, tại hội nghị giao ban báo chí hàng tháng, hàng quý, tại các chương trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Một số Bộ, ngành khác như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đã chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của mình khi tham gia ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, các hoạt động báo chí, xuất bản và thực hiện các dự án, chương trình, đề tài nghiên cứu phải tuân thủ các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan. Tại các địa phương, như Bình Thuận, Hưng Yên, Phú Yên, Chủ tịch tỉnh đã ký ban hành văn bản giao trách nhiệm cho các sở, ban, ngành triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Hà Nam, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Lâm Đồng, Phú Yên, Quảng Ngãi, Thái Nguyên, Trà Vinh, Lạng Sơn, An Giang, Cao Bằng, Bắc Ninh, Ninh Bình, Tiền Giang, Quảng Ninh v.v... đã ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại địa phương. - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức hội nghị quán triệt và triển khai thi hành Chỉ thị đối với lãnh đạo các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại 3 khu vực (khu vực phía Bắc tổ chức tại Hà Nội, khu vực phía Nam tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực miền Trung tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên - Huế). Sau hội nghị do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, các địa phương đã tổ chức hội nghị để quán triệt và truyền đạt nội dung Chỉ thị, giới thiệu các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan cho các đối tượng quản lý, thực thi và các đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khai thác, sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan. Nhiều Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản chỉ đạo và yêu cầu các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh tài sản trí tuệ như các nhà hàng karaoke, website hoặc sử dụng tài sản trí tuệ trong hoạt động thương mại như nhà hàng, khách sạn, vũ trường, quán bar, khu du lịch, siêu thị v.v... thực hiện nghĩa vụ pháp lý khi khai thác, sử dụng tác phẩm âm nhạc. - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Bản quyền tác giả tổ chức tập huấn trong thời gian 4 ngày về các quy định pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế song phương, đa phương về quyền tác giả, quyền liên quan cho các đối tượng là lãnh đạo các sở, phòng, ban của các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các nhà hát, các đoàn nghệ thuật, cơ quan tòa án và các hội văn học nghệ thuật. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng giao Trường Cán bộ quản lý Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào chương trình các lớp bồi dưỡng cán bộ văn hóa nội dung pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan. Có nhiều hoạt động thúc đẩy công tác bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính. Cục Bản quyền tác giả đã phối hợp với Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên minh Phần mềm doanh nghiệp (BSA) và Hiệp hội Phần mềm Việt Nam ký kết bản ghi nhớ hợp tác thực thi bảo hộ chương trình máy tính. Các chương trình tuyên truyền, tư vấn tại các doanh nghiệp, giới thiệu Luật Sở hữu trí tuệ về bảo hộ chương trình máy tính cho các trường đại học tại khu vực phía Nam và miền Trung; Hội thảo về quản trị doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, kiểm kê tài sản chương trình máy tính tại các doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức tự bảo vệ quyền và thực hiện nghĩa vụ khi khai thác và sử dụng chương trình máy tính. Cục Bản quyền tác giả và Hiệp hội Công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI) đã phối hợp tổ chức buổi tiếp xúc giữa một số công ty sản xuất âm nhạc lớn trên thế giới là thành viên của IFPI (Sony Music Hong Kong, Universal Music Thailand, Warner Music Thailand) và các đối tác Việt Nam, tìm hiểu thông tin và trao đổi về việc sử dụng sản phẩm nước ngoài tại Việt Nam. Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng phối hợp với Hiệp hội Điện ảnh Hoa kỳ, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm quốc tế, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tổ chức các khóa đào tạo cán bộ thực thi xác minh, thu thập chứng cứ, xác định hành vi xâm phạm quyền đối với tác phẩm điện ảnh trên internet. Thanh tra Bộ phối hợp với các chủ sở hữu gửi hàng nghìn khuyến cáo tới các doanh nghiệp sử dụng máy tính, các đơn vị tổ chức sự kiện, các Đoàn nghệ thuật và các Đài Phát thanh và Truyền hình chấp hành các quy định pháp luật và thực hiện các nghĩa vụ dân sự cho các chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan. Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam là tổ chức quản lý tập thể đã chủ động và tích cực phối hợp với Cục Bản quyền tác giả, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương, Bình Thuận, Cà Mau, Hưng Yên, Long An, Thái Nguyên, Thừa Thiên - Huế, Nghệ An, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hòa Bình, Quảng Bình, Hà Nam, Đồng Nai, Khánh Hòa v.v...để triển khai việc thực hiện quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc. - Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật được tăng cường nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của các đối tượng có quyền và nghĩa vụ liên quan nói riêng và công chúng nói chung. Các cơ quan báo chí đã đóng vai trò quan trọng trong việc thông tin các hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan của các tổ chức và chủ thể quyền, phát hiện và đưa thông tin về các vụ vi phạm pháp luật, các tranh chấp quyền và hoạt động xử lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đấu tranh với các biểu hiện sai trái, đặc biệt là các hành vi xâm hại quyền của các chủ thể. Một số cơ quan báo chí đã mở các chuyên mục giải đáp pháp luật sở hữu trí tuệ. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền pháp luật và hoạt động thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan. Thông tấn xã Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị thông tin trong ngành tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan, với nội dung phong phú, đa dạng, đề cập đến nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp độ; cập nhật kịp thời những vấn đề dư luận quan tâm, đảm bảo tính chính xác và định hướng. Đài Truyền hình Việt Nam đã có nhiều chương trình, trong đó có diễn đàn Văn học nghệ thuật tuyên truyền về việc xây dựng chính sách, pháp luật và công tác bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng và thực hiện đề án triển khai thi hành Luật Sở hữu trí tuệ với tổng chi ngân sách được Ủy ban nhân dân thành phố duyệt là 2,5 tỷ đồng. Cần Thơ cũng đã lập đề án về triển khai thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Thành phố Hà Nội thường xuyên tổ chức nhiều đợt tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan; yêu cầu các đơn vị, tổ chức, cá nhân khi xin phép tổ chức hoạt động biểu diễn phải cam kết thực hiện nghĩa vụ quyền tác giả, quyền liên quan. Các Nhà xuất bản Giáo dục, Thế giới, Văn hóa - Thông tin và Cục Bản quyền tác giả đã tổ chức xuất bản một số sách nghiên cứu, tổng kết thực thi, giới thiệu pháp luật và các văn bản pháp luật Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế song phương, đa phương, phát hành tới các cơ quan lãnh đạo, quản lý và thực thi và các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng. Bộ phim “Trí tuệ Việt Nam- thông điệp từ những di sản” nhằm tuyên truyền, giáo dục về việc bảo hộ di sản văn hóa dân gian theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ đã sản xuất được 7 tập, bao gồm các tập có nội dung tư liệu liên quan đến điêu khắc, kiến trúc, gốm sứ, nghệ thuật Chèo, hát Xẩm, văn hóa phồn thực và văn hóa rượu. Cục Bản quyền tác giả và Nhà xuất bản Phương Đông đã hợp tác xuất bản Bộ truyện tranh về bản quyền (5 tập) với sự hỗ trợ kinh phí của Công ty cổ phần Dịch vụ Phú Nhuận để phát hành miễn phí 50.000 bản cho học sinh từ lớp 3 trở lên; tổ chức dịch, xuất bản và phổ biến 3 cuốn sách của WIPO về quyền tác giả, quyền liên quan nhằm nâng cao nhận thức về quyền tác giả, quyền liên quan cho các đối tượng, nhất là học sinh, sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao đề tài nghiên cứu cấp Bộ và tổ chức nghiệm thu công trình liên quan đến chương trình tài liệu giảng dạy ở cấp đại học và cao đẳng cho bốn lĩnh vực bao gồm khoa học giáo dục, khoa học công nghệ nông - lâm - ngư và y dược. Một số trường đại học luật đã lập các tổ Bộ môn về sở hữu trí tuệ, giao sinh viên, nghiên cứu sinh nghiên cứu luận văn, luận án về hoàn thiện pháp luật, thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ, góp phần tổng kết thực tiễn, đề xuất chính sách về sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phổ biến và tuyên truyền rộng rãi trong sinh viên, giảng viên các trường Đại học, cao đẳng về quyền tác giả, quyền liên quan. Website Quyền tác giả Việt Nam (www.cov.gov.vn) là kênh thông tin quan trọng và hữu ích đã chuyển tải toàn bộ dữ liệu về hệ thống pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế song phương và đa phương bằng tiếng Việt và tiếng Anh, tổ chức bộ máy quản lý và thực thi của Việt Nam, các tổ chức quốc tế liên quan, cũng như các thông tin hoạt động về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam và quốc tế. Dữ liệu đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan từ năm 1986 đến nay đã được điện tử hóa và truyền trên mạng để thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền đã đăng ký nhằm hỗ trợ thông tin cho hoạt động của các cơ quan thực thi, cũng như công dân khi cần tra cứu tác giả và tác phẩm đã đăng ký. Tóm lại, để triển khai thực hiện Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg, có trên 100 hội nghị, lớp tập huấn, hội thảo đã được các cơ quan từ trung ương đến địa phương tổ chức, với trên 10.000 lượt người tham dự. Một số hội thảo quốc tế, khu vực, hội thảo quốc gia do WIPO, IFPI, CISAC và một số quốc gia phối hợp với Việt Nam tổ chức để Trao đổi thông tin về các vấn đề mới liên quan đến cơ chế, chính sách, pháp luật, kinh nghiệm thực thi giữa các quốc gia. Thực hiện Quyết định số 1425/QĐ-BVHTTDL ngày 12/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 22/5/2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tại 3 đầu cầu Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh để tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36. Có hơn 200 đại biểu đã tham dự Hội nghị, bao gồm đại diện của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các cơ quan quản lý và thực thi về quyền tác giả, quyền liên quan, các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan; các hội văn học, nghệ thuật và khoa học và các cơ quan thông tấn, báo chí. Về cơ bản, Chỉ thị số 36 của Thủ tướng Chính phủ đã được các Bộ, ngành, địa phương thực hiện, triển khai các hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, góp phần thực thi pháp luật, từng bước thực hiện nghĩa vụ pháp lý khi khai thác, sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan. Một số địa phương đã triển khai sâu rộng tới các đối tượng có quyền và nghĩa vụ liên quan, đặc biệt là các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng. Tuy nhiên, việc triển khai chưa đạt yêu cầu “quyết liệt” như tinh thần Chỉ thị, vì vậy kết quả chưa thực sự đồng đều giữa các địa phương, Bộ, ngành. Một số Bộ, ngành chưa kiên quyết chỉ đạo các tổ chức trực thuộc sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện nghĩa vụ pháp lý. Nhiều Bộ, ngành, một số địa phương chưa thực hiện chỉ đạo báo cáo định kỳ, hàng năm về việc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là nhận thức của các Bộ, ngành, địa phương chưa đầy đủ về vai trò của sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng; trách nhiệm chưa được đề cao đúng mức như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. II. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN 1. Về việc hoàn thiện pháp luật Thực hiện chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, với sự phối hợp của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số Bộ, ngành liên quan và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì đã được tổ chức nghiên cứu, xây dựng. Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ với việc sửa đổi 33 điều, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thúc đẩy bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại quốc gia. Tại kỳ họp này, Quốc hội cũng đã thông qua Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung, trong đó đã sửa đổi điều 131 về tội phạm quyền tác giả thành điều 170a về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan với nội dung phù hợp với thông lệ quốc tế. Chính phủ đã ban hành 06 Nghị định hướng dẫn và quy định cụ thể đối với các điều khoản được sửa đổi tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, trong đó có Nghị định số 85/2011/NĐ-CP ngày 21/9/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, Nghị định số 109/2011/NĐ-CP ngày 02/12/2011, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu. Ngày 16/10/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định này đã cụ thể hóa các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và kế thừa, hoàn thiện, khắc phục những vấn đề còn tồn tại, hạn chế của Nghị định số 47/2009/NĐ-CP và Nghị định số 109/2011/NĐ-CP, là căn cứ pháp lý quan trọng để thanh tra và các cơ quan thực thi pháp luật thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác và sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan của các tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam, từ đó phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL ngày 13/12/2012 về hướng dẫn hoạt động giám định quyền tác giả, Thông tư số 04/2013/TT-BVHTTDL ngày 03/5/2013 quy định tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp, lập và công bố danh sách giám định viên, người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; thủ tục cử người tham gia giám định tư pháp và thành lập hội đồng giám định trong lĩnh vực văn hóa v.v... Ngoài ra, các Bộ, ngành khác cũng đã ban hành các văn bản có chứa đựng các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan: Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL quy định trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng Internet và mạng viễn thông. Bên cạnh đó, các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đã được Bộ Thông tin và Truyền thông chú trọng đưa vào trong nội dung của nhiều văn bản quy phạm pháp luật do Bộ chủ trì xây dựng và ban hành, cụ thể: Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền, trong đó có nội dung quy định đảm bảo quyền sở hữu kênh chương trình truyền hình phát sóng trên hệ thống truyền hình trả tiền; Thông tư số 19/2009/TT-BTTTT về việc liên kết trong hoạt động sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình, trong đó có quy định về thực thi quyền tác giả, quyền liên quan; Nghị định số 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet trong đó có các quy định yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp và người sử dụng dịch vụ Internet phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan. Nhiều thông tư của Bộ Thông tin và Truyền thông như Thông tư số 07/2008/TT-BTTTT, Thông tư số 14/2010/TT-BTTTT hướng dẫn triển khai Nghị định số 97/2008/NĐ-CP đều có quy định rõ ràng, cụ thể hơn về thực thi quyền tác giả, quyền liên quan trong hoạt động thông tin điện tử trên Internet; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng (thay thế Nghị định số 97/2008/NĐ-CP) cũng có các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đối với thông tin trên mạng. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 44/2011/TT-BTC hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan, quy định cụ thể về quy trình kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu - nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền tác giả, quyền liên quan. Bộ Nội vụ đã ban hành Quy chế quản lý hoạt động khoa học, công nghệ của Bộ, trong đó có quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đối với các dự án, chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Bộ cũng đã chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, báo chí, xuất bản và các dự án, chương trình, đề tài nghiên cứu phải tuân thủ các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan. Bộ Nội vụ cũng đã tham mưu, đưa nội dung về nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân sử dụng tài liệu lưu trữ tại Điều 29 khoản 2 điểm a của Luật lưu trữ năm 2012. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định các chế tài xử phạt vi phạm về quyền tác giả khi làm luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ tại Quy chế đào tạo thạc sỹ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28/2/2011 và Quy chế đào tạo tiến sỹ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 7/5/2009. Thực hiện phân cấp của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch các tỉnh: Bình Dương, Bắc Kạn, Nghệ An, Hậu Giang, Sơn La đã ký ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan. 2. Đánh giá khái quát về việc thực thi các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan 2.1. Về hoạt động khai thác, sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan Các quan hệ quyền tác giả và quyền liên quan là quan hệ dân sự, tài sản trí tuệ về lĩnh vực này do công dân sáng tạo, vì vậy luật pháp đã trao quyền tự bảo vệ quyền cho những người sáng tạo và sở hữu nó. Hoạt động tự bảo vệ quyền đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều chủ thể đã áp dụng các biện pháp mà pháp luật không cấm để tự bảo vệ quyền của mình, kể cả biện pháp công nghệ. Ý thức được quyền sở hữu, một số chủ thể đã thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo tại các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương và trung ương, khởi kiện tại tòa để yêu cầu được bảo vệ tài sản bị xâm hại. Nhiều chủ thể đã nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả (Tổng số lượng Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đã cấp từ năm 2008 đến 2013 là 26.347 Giấy chứng nhận). Đối với một số lĩnh vực tài sản trí tuệ, khả năng tự quản lý, khai thác của cá nhân tỏ ra không hiệu quả, vì vậy, hệ thống đại diện quyền tác giả, quyền liên quan với 4 tổ chức đã được ra đời để thực hiện việc đàm phán cấp phép sử dụng, thu tiền và phân phối tiền cho các chủ thể đã ủy thác. Các tổ chức này đã có nhân sự chuyên trách, đang hướng tới hoạt động chuyên nghiệp, công khai, minh bạch. Một số tổ chức hoạt động có hiệu quả, tạo niềm tin cho các văn nghệ sĩ, trí thức, ủy thác quyền. Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã tổ chức nhiều hoạt động triển khai thực hiện Chỉ thị tại các tỉnh, thành, đã thu trên 200 tỷ đồng tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc để phân phối cho các chủ thể ủy thác quyền cho Trung tâm. Năm 2008, VCPMC có 1356 Hội viên, thu được trên 16 tỷ đồng, đến năm 2013 thì VCPMC đã có 2787 Hội viên, thu được trên 58 tỷ đồng tiền bản quyền. Tuy nhiên, hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan khác của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Chính phủ đã giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì xây dựng Đề án nhằm tăng cường năng lực quản lý, thực thi của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan giai đoạn 2012 - 2015, hiện Đề án đã được phê duyệt và đang triển khai thực hiện. Thực hiện Kế hoạch số 364/KH-BVHTTDL ngày 30/01/2013 và Quyết định số 1669/QĐ-BVHTTDL ngày 06/5/2013, Đoàn Kiểm tra liên ngành gồm Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ đã tiến hành kiểm tra rà soát hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan. Hiện nay, Đoàn công tác đang xây dựng báo cáo khảo sát, trong đó sẽ đưa ra kiến nghị để nâng cao năng lực của các tổ chức này trong thời gian tới. Tôn trọng quyền của tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng, các tổ chức, các cá nhân khai thác, sử dụng lần đầu về cơ bản đã thực hiện nghĩa vụ xin phép, thanh toán nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất cho chủ sở hữu. Nghĩa vụ này được thực hiện ở hầu hết các hình thức sử dụng từ báo chí, xuất bản, sân khấu, âm nhạc, điện ảnh, tạo hình, kiến trúc, đến phát thanh, truyền hình v.v... Việc sử dụng tác phẩm thuộc quyền tác giả, ở lĩnh vực xuất bản, sản xuất bản ghi âm, sử dụng kịch bản để dàn dựng tác phẩm sân khấu, xây dựng tác phẩm điện ảnh đã thực hiện khá tốt về nghĩa vụ thỏa thuận và trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả. Ngoài phần hỗ trợ từ mua bản quyền của Chính phủ, rất nhiều cơ quan Nhà nước đã mua máy tính kèm theo phần mềm có bản quyền. Hệ điều hành mở đã được các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khai thác, sử dụng. 2.2. Về hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan Năm 2009, lực lượng Thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 14.429 lượt cơ sở kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, trong đó phát hiện 3.013 cơ sở vi phạm. Đã xử phạt cảnh cáo 188 cơ sở, giữ giấy phép 37 cơ sở, đình chỉ hoạt động 143 cơ sở. Thu giữ 649.324 băng đĩa các loại và 3.885 bản sách. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 11.500.510.000 đồng (trong đó số tiền xử phạt vi phạm băng đĩa không dán tem nhãn chiếm một nửa tổng số tiền trên). Trong hai năm 2010 - 2011, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thành lập các đoàn thanh tra tiến hành thanh tra đột xuất 119 doanh nghiệp (trong đó có doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp tư nhân) tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Long An v.v... với tổng số máy tính kiểm tra 4.660 chiếc, phát hiện nhiều phần mềm được sao chép sử dụng bất hợp pháp như Windows XP, Windows 7, Windows Server, Autocad, Adobe Photoshop, MTD 2002 v.v... Đoàn thanh tra đã yêu cầu các doanh nghiệp tháo gỡ toàn bộ các phần mềm vi phạm bản quyền, mua để sử dụng bản quyền phần mềm máy tính hợp pháp. Đến 31/12/2011, theo tổng hợp các hợp đồng mua bản quyền phần mềm của 2/3 doanh nghiệp gửi về Thanh tra Bộ với tổng giá trị mua bản quyền phần mềm trên 2 triệu USD, góp phần từng bước giảm tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam. Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 227.000.000 đồng đối với các Công ty có các website lưu trữ, cung cấp và phổ biến đến công chúng một số lượng lớn các bản ghi âm không được sự đồng ý của thành viên Hiệp hội Công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI). Năm 2012, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thành lập các Đoàn thanh tra kiểm tra 87 doanh nghiệp việc chấp hành các quy định pháp luật về quyền tác giả đối với phần mềm máy tính, kiểm tra 3.842 máy tính, phát hiện các doanh nghiệp sử dụng phần mềm máy tính mà không được phép của chủ sở hữu, xử phạt vi phạm hành chính 1.580.000.000 đồng. Các doanh nghiệp được kiểm tra đã khắc phục hậu quả, ký hợp đồng mua bản quyền phần mềm máy tính với chủ sở hữu, tổng số tiền là 1.775.831 USD. Năm 2013, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về phần mềm máy tính tại 94 doanh nghiệp, kiểm tra 5.759 máy tính, số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan là 2.033.000.000 đồng. Thanh tra Bộ đã kịp thời giải quyết đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền của các sở hữu quyền hoặc thông qua các tổ chức như Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam, Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ và Liên minh phần mềm doanh nghiệp; tổ chức Hội thảo “Chống vi phạm bản quyền trên internet” và gửi hàng nghìn, khuyến cáo tới các doanh nghiệp sử dụng máy tính, các đơn vị tổ chức sự kiện, các Đoàn nghệ thuật chấp hành Luật Sở hữu trí tuệ. Thẩm định 64 bản phối khí bản ghi âm tác phẩm âm nhạc, xác minh và yêu cầu 03 website tháo gỡ hàng nghìn bộ phim vi phạm bản quyền của 06 hãng phim lớn của Mỹ. Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiếp nhận 60 đơn thư khiếu nại có liên quan đến tranh chấp quyền tác giả liên quan đến 142 đầu sách của 25 nhà xuất bản. Trong lĩnh vực truyền hình, đã xử lý một số vụ việc vi phạm về bản quyền truyền hình; trực tiếp làm việc hoặc có công văn nhắc nhở yêu cầu loại bỏ các yếu tố vi phạm bản quyền tại một số website. Ở các địa phương, Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với lực lượng chuyên ngành xử lý các cơ sở sản xuất, phát hành các loại đĩa CD, VCD, DVD. Các vụ điển hình như: Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương thu giữ 20.600 các loại đĩa đang trên đường vận chuyển đi tiêu thụ; Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội thu 123.000 đĩa tại một số cửa hàng cho thuê băng đĩa; Đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra hành chính nhà số 588 Trần Hưng Đạo phát hiện kho đĩa lậu hơn 100.000 đĩa, kiểm tra 4 cơ sở tại khu chợ điện tử Nhật Tảo thu giữ 125 bao tải đĩa không rõ nguồn gốc, không dán tem. Về quản lý thị trường, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các Chi cục Quản lý thị trường tập trung nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật liên quan; quản lý chặt chẽ địa bàn, thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin, nắm tình hình và có phương án tổ chức kiểm tra kịp thời khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm. Trong 5 năm qua, Chi cục quản lý thị trường các tỉnh, thành phố đã xử lý trên 1100 vụ vi phạm, xử phạt hành chính gần 03 tỷ đồng. 2.3. Về Hợp tác quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan Việt Nam đang từng bước thực hiện các cam kết quốc tế, tiếp tục đàm phán ký kết các Hiệp định có nội dung về sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền tác giả, quyền liên quan. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia các Điều ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan: Công ước BERNE 1971 bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật; Công ước ROME 1961 bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng; Công ước GENEVA bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việc sao chép không được phép bản ghi âm của họ; Công ước BRUSSELS 1974 liên quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh; Hiệp định TRIPs 1994 về những khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Các điều ước quốc tế song phương và đa phương về quyền tác giả, quyền liên quan đã ký kết và các cam kết khi tham gia WTO tiếp tục được thực hiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam, cũng như từng bước thực hiện nghĩa vụ pháp lý với các nước thành viên. Quan hệ quốc tế được mở rộng thông qua giao dịch về việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát sóng với tổ chức, pháp nhân các quốc gia tham gia đã hình thành và có hiệu quả, vì vậy, công chúng vẫn tiếp tục được thưởng thức các giá trị văn học nghệ thuật và khoa học của các nước trên thế giới, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã ký hợp đồng hợp tác song phương với 42 tổ chức quản lý tập thể tương ứng trên thế giới, từ đó có quan hệ với các tổ chức tương ứng của 134 quốc gia, vùng lãnh thổ để bảo vệ quyền lợi của các nhạc sĩ. Việt Nam tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), các tổ chức quốc tế và một số quốc gia trong hoạt động lập pháp, kinh nghiệm thực thi và đào tạo nguồn nhân lực. Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc WIPO đã đến Việt Nam, làm việc với các vị Lãnh đạo cao cấp của Nhà nước nhằm thúc đẩy các hoạt động phát triển sở hữu trí tuệ cũng như cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này. Hàng năm, WIPO đã mời Việt Nam tham dự nhiều Hội thảo quốc tế, Lớp tập huấn về quyền tác giả, quyền liên quan, các Hội nghị của Ủy ban Thường trực về quyền tác giả, quyền liên quan của WIPO; các phiên họp của Đại hội đồng WIPO. Việt Nam cũng đã được WIPO lựa chọn tổ chức một số Hội nghị khu vực về quyền tác giả, quyền liên quan, như: Hội nghị khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về quyền tác giả, quyền liên quan trong lĩnh vực công nghệ thông tin năm 2009, Hội nghị khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về chính sách và chiến lược quyền tác giả, quyền liên quan năm 2012. Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã có các cuộc tiếp xúc và làm việc với Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc WIPO để bàn về hợp tác giữa WIPO và Việt Nam trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan. Với các hoạt động tích cực của mình, Việt Nam đã được bầu vào Ủy ban Thường trực về Quyền tác giả và Quyền liên quan của WIPO 2 nhiệm kỳ liên tiếp là 2011-2013 và 2013-2015. Đồng thời với các hoạt động trên, chúng ta tiếp tục tham gia đàm phán các hiệp định song phương và đa phương về đầu tư, thương mại, dịch vụ, trong đó có các nội dung liên quan đến sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng, bao gồm Hiệp định khung về thương mại với Hoa Kỳ, Hiệp định với Liên bang Nga về bảo hộ quyền sử dụng thông tin và bí mật quân sự. Bản ghi nhớ hợp tác về sở hữu trí tuệ ASEAN - Trung Quốc. Trong năm 2009, Việt Nam và Nhật Bản đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện. Hiện chúng ta đang đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do với Khối thị trường chung Châu Âu (EFTA), Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan (VCUFTA) và sẽ tiếp tục tham gia đàm phán Hiệp định với các quốc gia khác, trong đó có cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng. Việt Nam cũng đã chủ động và tích cực hợp tác quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan với các quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Na Uy v.v... Các thành tựu có được nêu trên là đáng trân trọng, là kết quả của hoạt động lập pháp, thực thi và chính sách hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, kết quả thực thi vẫn chưa như mong muốn, tình trạng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều lĩnh vực từ báo chí, xuất bản, điện ảnh, sân khấu, nhiếp ảnh, âm nhạc, tạo hình, phát thanh, truyền hình, kiến trúc đến chương trình máy tính, trong đó có những vụ việc nghiêm trọng đặc biệt là tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số và Internet, bởi những nguyên nhân chủ yếu sau đây: - Nhận thức chưa đúng và đầy đủ về vai trò của sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng. Hiểu biết của công chúng nói chung, người có quyền và nghĩa vụ nói riêng chưa đầy đủ, thiếu hệ thống, chưa tiếp cận đến các vấn đề phức tạp của quyền tác giả, quyền liên quan. - Thiếu ý thức chấp hành các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan; vẫn còn thói quen sử dụng tài sản trí tuệ mà không trả tiền bản quyền, đặc biệt xuất hiện thái độ cố tình vi phạm pháp luật và đạo đức kinh doanh. - Các chủ thể quyền chưa chủ động áp dụng các biện pháp theo các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình; hệ thống tổ chức đại diện tập thể còn mới, chưa đầy đủ, đang trong quá trình phấn đấu để hoạt động chuyên nghiệp, công khai, minh bạch. - Về hệ thống thực thi, nhân lực còn thiếu, phân tán, hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa hợp tác tốt giữa các lực lượng. - Việc khai thác, sử dụng tác phẩm trong môi trường kỹ thuật số đang đặt ra nhiều thách thức về mặt pháp lý cũng như việc thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trong giai đoạn hiện nay. Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36, các đại biểu cũng đã đề xuất nhiều giải pháp để tiếp tục thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan có bước phát triển mới tại quốc gia và hội nhập quốc tế. Theo đó, để công tác quản lý, thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan có bước tiến mới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản sau: Một là, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, đề ra các chính sách phù hợp, hướng tới mục tiêu tạo ra nhiều các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học có giá trị, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước; nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân; phải “thực hiện chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng và “hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về văn hóa, về quyền tác giả và các quyền liên quan, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam” theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Hai là, tổ chức thực hiện các hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo đúng luật pháp, nhằm bảo đảm cân bằng lợi ích giữa người sáng tạo, nhà sử dụng và công chúng hưởng thụ. Với sự đầu tư và lao động sáng tạo, công dân có quyền được hưởng lợi từ tài sản trí tuệ do mình sáng tạo ra. Mọi tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng tài sản trí tuệ của tổ chức và cá nhân khác đều phải xin phép, trả tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thực thi pháp luật, các công việc liên quan đến tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải được tăng cường với nhiều hình thức phong phú, đa dạng để nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của công chúng nói chung, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan nói riêng. Phải “nâng cao ý thức thực thi các quy định pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan trong toàn xã hội” theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Ba là, xây dựng một nền công nghiệp văn hóa phát triển, đủ sức cạnh tranh, trong đó xuất bản, báo chí, sân khấu, âm nhạc, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, cùng các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin v.v... là những ngành nghề cần tập trung đầu tư. Cần có sự đánh giá đầy đủ về vai trò của công tác bảo hộ quyền tác giả đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa, để có thể hoạch định chính sách phù hợp cho tương lai. Bốn là, tăng cường sự hợp tác, thi hành có hiệu quả các điều ước quốc tế đa phương và song phương về quyền tác giả, quyền liên quan đang có hiệu lực tại Việt Nam. Chúng ta phải bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam, đảm bảo cho công chúng được thưởng thức các giá trị văn học nghệ thuật và khoa học tiên tiến của các nước trên thế giới, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Mặt khác, chúng ta cũng phải từng bước thực hiện nghĩa vụ pháp lý với các nước, mở rộng quan hệ quốc tế thông qua các giao dịch về việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng với tổ chức, pháp nhân các quốc gia khác trên thế giới. Năm là, các cơ quan có thẩm quyền từ Trung ương đến địa phương phải tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm, đặc biệt là hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet, trong môi trường kỹ thuật số, ở lĩnh vực xuất bản, đối với chương trình máy tính, bản ghi âm, ghi hình và việc thu phát tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa. Tình trạng các loại hình từ tác phẩm viết, điêu khắc, hội họa, sân khấu, âm nhạc, chương trình phát thanh, truyền hình đến trò chơi trí tuệ, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng v.v... đang được truyền phát trên internet bất hợp pháp, ở rất nhiều địa chỉ tên miền khác nhau, phải được kiểm tra và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Vì vậy, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần lựa chọn một số vụ việc xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tác giả, quyền liên quan để đưa ra xét xử như vụ án trọng điểm, nhằm giáo dục và răn đe. Để các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có thể hoàn thành nhiệm vụ quản lý và thực thi, các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm đến việc bổ sung và đào tạo nhân lực quản lý và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan cũng như các trang thiết bị và các điều kiện vật chất liên quan khác. Phải “củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý và cơ quan thực thi quyền tác giả từ Trung ương đến địa phương” theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Phần II NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI CHỈ THỊ TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1. Để tiếp tục thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan có bước phát triển mới tại quốc gia và hội nhập quốc tế, các tổ chức và cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan phải thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg và Chỉ thị số 04/2007/CT-TTg, cụ thể: 1.1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật và 5 công việc thuộc trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg. 1.2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo ngoài việc thực hiện các trách nhiệm quy định tại khoản 1 Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg, còn phải thực hiện các trách nhiệm cụ thể ghi tại các khoản liên quan tại Chỉ thị này. 1.3. Các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương, ngoài việc gương mẫu thực hiện nghĩa vụ pháp lý đối với các chủ thể quyền tác giả, chủ thể quyền liên quan khi khai thác sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, cần tích cực tuyên truyền giáo dục pháp luật, phản ánh hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. 1.4. Các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp nhà nước phải gương mẫu thực hiện nghĩa vụ pháp lý với các chủ thể quyền khi sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan; lập dự toán ngân sách sử dụng tài sản trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện. Mặt khác, phải chủ động áp dụng các biện pháp, kể cả các biện pháp công nghệ mà pháp luật không cấm để bảo vệ tài sản trí tuệ của mình. 1.5. Các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan phải nghiêm túc thực hiện điều lệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hoạt động phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch trong việc thu và phân phối tiền sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng cho hội viên ủy thác quyền. 2. Qua thực tế thi hành Luật sở hữu trí tuệ và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiến nghị: 2.1. Văn phòng Chính phủ cần có văn bản yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương ban hành quy định nhiệm vụ quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân quận (huyện) và Ủy ban nhân dân xã (phường) theo phân cấp của Thủ tướng Chính phủ, quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006. 2.2. Các cơ quan thực thi cần tăng cường nhân lực, vật lực, đẩy mạnh hơn nữa việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm kịp thời. Các cơ quan bảo vệ pháp luật có thể lựa chọn các trường hợp xâm phạm nghiêm trọng quyền tác giả, quyền liên quan để đưa ra xét xử như vụ án trọng điểm nhằm giáo dục và răn đe. 2.3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung về quyền tác giả, quyền liên quan tại Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. 2.4. Các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về việc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 15 tháng 12 hằng năm, để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./. Nơi nhận: - Như trên; - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (để báo cáo); - Văn phòng Chính phủ (để phối hợp); - Bộ trưởng (để báo cáo); - Các Bộ, ngành (để biết); - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để biết); - Lưu: VT, BQTG. TT.100 KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Hồ Anh Tuấn
{ "issuing_agency": "Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch", "promulgation_date": "11/07/2014", "sign_number": "158/BC-BVHTTDL", "signer": "Hồ Anh Tuấn", "type": "Báo cáo" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-45-2017-QD-UBND-cuong-che-thuc-hien-quyet-dinh-giai-quyet-tranh-chap-Lam-Dong-362715.aspx
Quyết định 45/2017/QĐ-UBND cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp Lâm Đồng
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 45/2017/QĐ-UBND Lâm Đồng, ngày 21 tháng 9 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CƯỠNG CHẾ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013; Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 10 năm 2017. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - TTTU, TTHĐND tỉnh; - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; - UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh; - Website Chính phủ; - Như Điều 3; - Các đoàn thể cấp tỉnh; - Đài PTTH Lâm Đồng, Báo Lâm Đồng; - Trung tâm Công báo tỉnh; - Lãnh đạo VPUBND tỉnh; - Cổng thông tin điện tử; - Lưu: VT, ĐC, NC. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Đoàn Văn Việt QUY ĐỊNH VỀ CƯỠNG CHẾ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2017/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng) Chương 1 QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy định này quy định về nguyên tắc, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã có hiệu lực thi hành. Điều 2. Đối tượng áp dụng Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện), Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã); các bên tranh chấp, người có quyền lợi, nghĩa vụ theo quyết định giải quyết tranh chấp đất đai; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành quyết định cưỡng chế theo Quy định này. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là quyết định do cơ quan hành chính nhà nước ban hành theo quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, bao gồm: a) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; b) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần hai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2. Người bị cưỡng chế là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm phải thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực thi hành nhưng không tự giác thực hiện và bị áp dụng biện pháp cưỡng chế. 3. Đối tượng cưỡng chế là diện tích đất ghi trong quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. 4. Biện pháp cưỡng chế, bao gồm: buộc người bị cưỡng chế ra khỏi diện tích đất bị cưỡng chế; buộc tháo dỡ nhà ở, công trình xây dựng, vật kiến trúc; buộc di dời tài sản, cây trồng, vật nuôi... nằm trong phạm vi diện tích đất bị cưỡng chế để trả lại cho người quản lý, sử dụng đất hợp pháp. Căn cứ vào thực tế, người ra quyết định cưỡng chế có thể áp dụng một hay nhiều biện pháp cưỡng chế. Điều 4. Trách nhiệm thực hiện, tổ chức thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai Khi quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực thi hành, các bên tranh chấp, người có quyền lợi, nghĩa vụ, các tổ chức, cá nhân có liên quan phải chấp hành quyết định theo pháp luật. Các cơ quan nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Điều 5. Nguyên tắc cưỡng chế 1. Các nguyên tắc được quy định tại Khoản 2 Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (viết tắt là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 59 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai (viết tắt là Nghị định số 01/2017/NĐ-CP). 2. Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên tranh chấp, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong quá trình thực hiện cưỡng chế; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Điều 6. Điều kiện cưỡng chế 1. Các điều kiện được quy định tại Khoản 3 Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (được bổ sung tại Khoản 59 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP). 2. Người được công nhận quyền quản lý, sử dụng đất đã thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng các bên tranh chấp, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không thực hiện nghĩa vụ bàn giao đất theo quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Điều 7. Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai và tổ chức việc cưỡng chế theo quy định tại Khoản 4 Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (được bổ sung tại Khoản 59 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP . Điều 8. Thời hạn cưỡng chế Thời hạn cưỡng chế không quá ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định cưỡng chế, không bao gồm thời gian gửi, niêm yết công khai quyết định cưỡng chế (theo Điều 12 Quy định này) và thời gian được phép giảm trừ (nếu có) quy định tại Khoản 4 Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi tại Khoản 40 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP). Trường hợp chưa tổ chức cưỡng chế hoặc việc cưỡng chế bị gián đoạn do trở ngại khách quan (thiên tai, do phát sinh những tình huống phức tạp,...) thì thời gian gặp trở ngại khách quan không tính vào thời hạn cưỡng chế. Điều 9. Bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình cưỡng chế Lực lượng Công an các huyện, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong suốt quá trình cưỡng chế. Tuyệt đối không sử dụng vũ khí, không sử dụng lực lượng Quân đội tham gia cưỡng chế. Chương II TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CƯỠNG CHẾ Điều 10. Đề nghị cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai 1. Khi quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực thi hành mà các bên tranh chấp, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tự giác thực hiện thì người được công nhận quyền quản lý, sử dụng đất gửi đơn và hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp đề nghị cưỡng chế. Hồ sơ đề nghị cưỡng chế gồm: - Đơn hoặc văn bản đề nghị cưỡng chế; - Bản sao quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực; - Các giấy tờ, tài liệu chứng minh người được công nhận quyền quản lý, sử dụng đất đã thực hiện nghĩa vụ theo quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. 2. Trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để thẩm định. 3. Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển đến, Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định; thông báo bằng văn bản cho người đề nghị cưỡng chế biết về tình trạng hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung các giấy tờ cần thiết. Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ hoặc đã nhận đủ giấy tờ bổ túc hồ sơ, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thu thập thông tin, phối hợp với Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có tranh chấp tổ chức vận động, thuyết phục các bên có liên quan tự giác thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Kết quả vận động, thuyết phục phải lập thành biên bản. 4. Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vận động, thuyết phục, Phòng Tài nguyên và Môi trường báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả thẩm định hồ sơ, kết quả vận động, thuyết phục và đề xuất ban hành hay không ban hành quyết định cưỡng chế. Điều 11. Ban hành quyết định cưỡng chế 1. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định của Phòng Tài nguyên và Môi trường kèm hồ sơ hợp lệ; nếu không đủ điều kiện ban hành quyết định cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do cho người đề nghị cưỡng chế biết; nếu đủ điều kiện thì ban hành quyết định cưỡng chế. 2. Quyết định cưỡng chế phải có các nội dung chủ yếu sau: căn cứ ban hành quyết định cưỡng chế; họ tên, địa chỉ của người bị cưỡng chế; đối tượng, biện pháp cưỡng chế; thời gian, địa điểm cưỡng chế; kinh phí cưỡng chế; người tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan (Mẫu số 01). Điều 12. Gửi, niêm yết quyết định cưỡng chế 1. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành, Quyết định cưỡng chế phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt tập trung của thôn, tổ dân phố, khu dân cư nơi có đất tranh chấp. Việc niêm yết công khai quyết định cưỡng chế phải được lập thành biên bản. 2. Quyết định cưỡng chế phải gửi cho người bị cưỡng chế, người có quyền lợi, nghĩa vụ, người tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, các cơ quan, tổ chức có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế để phối hợp thực hiện. Quyết định cưỡng chế được giao trực tiếp cho người bị cưỡng chế hoặc qua đường bưu điện bằng hình thức bảo đảm. Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà người bị cưỡng chế cố tình không nhận thì người có trách nhiệm giao quyết định lập biên bản, có xác nhận của chính quyền cấp xã nơi người bị cưỡng chế cư trú và được coi là quyết định đã được giao. Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu đến lần thứ hai mà bị trả lại do người bị cưỡng chế cố tình không nhận hoặc có căn cứ cho rằng người bị cưỡng chế trốn tránh không nhận quyết định cưỡng chế thì sau năm ngày kể từ ngày bưu điện chuyển lại kết quả báo không giao được quyết định thì được coi là quyết định đã giao. Trường hợp không thể xác định được địa chỉ của người bị cưỡng chế thì Quyết định cưỡng chế được coi là đã giao cho người bị cưỡng chế sau mười lăm (15) ngày, kể từ ngày niêm yết công khai theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Điều 13. Thỏa thuận sau khi ban hành quyết định cưỡng chế Sau khi có quyết định cưỡng chế, nếu các bên tranh chấp, người có quyền, nghĩa vụ liên quan có thỏa thuận tự giải quyết mà nội dung thỏa thuận không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp xác nhận thì sao gửi văn bản thỏa thuận đó đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp để xem xét, quyết định đình chỉ việc cưỡng chế. Điều 14. Thành lập Ban thực hiện cưỡng chế 1. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế (Mẫu số 02). 2. Quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế phải ghi rõ thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thực hiện cưỡng chế, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan. Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (được bổ sung tại Khoản 59 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) và tính chất của từng vụ việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định số lượng, thành phần Ban thực hiện cưỡng chế. Điều 15. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch cưỡng chế 1. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày thành lập, Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm thu thập thông tin, khảo sát hiện trạng, đánh giá tác động của việc cưỡng chế để xây dựng kế hoạch cưỡng chế, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. 2. Kế hoạch cưỡng chế phải có các nội dung chủ yếu sau: đối tượng, biện pháp, thời gian, địa điểm cưỡng chế; lực lượng tham gia, lực lượng hỗ trợ; phân công trách nhiệm, phương pháp tổ chức việc cưỡng chế; kinh phí thực hiện (Mẫu số 03). Điều 16. Tuyên truyền, vận động, đối thoại với người bị cưỡng chế, thông báo việc cưỡng chế 1. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày kế hoạch cưỡng chế được phê duyệt, Ban thực hiện cưỡng chế phối hợp với chính quyền địa phương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị, đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện, cấp xã tổ chức tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong nhân dân; vận động, thuyết phục người bị cưỡng chế, người có nghĩa vụ liên quan chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. 2. Nếu người bị cưỡng chế tự nguyện chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện, có chữ ký của các thành phần tham gia và chữ ký (hoặc điểm chỉ) của người bị cưỡng chế. Người bị cưỡng chế tự nguyện chấp hành phải thực hiện cam kết trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày lập biên bản. 3. Sau khi đã được vận động, thuyết phục mà người bị cưỡng chế vẫn không chấp hành; hoặc đã quá thời hạn ba (03) ngày theo cam kết mà người bị cưỡng chế không tự giác thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản vận động không thành. Chậm nhất là sau ba (03) ngày, kể từ ngày lập biên bản vận động không thành, Ban thực hiện cưỡng chế phải thông báo bằng văn bản việc cưỡng chế đến người bị cưỡng chế và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Thông báo việc cưỡng chế phải có các nội dung chủ yếu sau: người bị cưỡng chế, đối tượng, biện pháp, thời gian, địa điểm cưỡng chế; các yêu cầu đối với người bị cưỡng chế. 4. Trường hợp không thể xác định được địa chỉ của người bị cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế phối hợp Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế niêm yết công khai thông báo cưỡng chế tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và nơi sinh hoạt tập trung của thôn, tổ dân phố, khu dân cư nơi có đất tranh chấp. Thời gian niêm yết ít nhất là ba (03) ngày trước ngày thực hiện việc cưỡng chế. Điều 17. Thực hiện cưỡng chế 1. Căn cứ quyết định cưỡng chế, kế hoạch cưỡng chế đã được phê duyệt, Ban thực hiện cưỡng chế phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành cưỡng chế tại thực địa. Trước khi cưỡng chế, nếu người bị cưỡng chế tự nguyện thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Quy định này. Người tự nguyện thi hành phải thực hiện ngay nghĩa vụ của mình dưới sự giám sát của Ban thực hiện cưỡng chế. Trường hợp người bị cưỡng chế cố tình vắng mặt hoặc có mặt nhưng không chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định cưỡng chế thì vẫn tiến hành cưỡng chế nhưng phải có mặt của đại diện chính quyền cấp xã và hai người chứng kiến. 2. Ban thực hiện cưỡng chế buộc người bị cưỡng chế, những người không có liên quan ra khỏi khu vực cưỡng chế. Nếu những người này không ra khỏi khu vực cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ ra khỏi khu vực cưỡng chế và tiến hành các biện pháp cưỡng chế. 3. Việc cưỡng chế phải được lập biên bản và ghi rõ: thời gian, địa điểm, đại diện Ban thực hiện cưỡng chế; cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế; đại diện chính quyền cấp xã và người chứng kiến; kết quả thực hiện. Cá nhân hoặc đại diện tổ chức bị cưỡng chế, đại diện Ban thực hiện cưỡng chế, đại diện chính quyền cấp xã và người chứng kiến ký vào biên bản. Trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì phải ghi rõ việc đó vào biên bản. Biên bản cưỡng chế giao cho người bị cưỡng chế một bản, người ra quyết định cưỡng chế giữ một bản, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan một bản, lưu hồ sơ một bản. 4. Ngay sau khi hoàn thành việc cưỡng chế tại thực địa, Ban thực hiện cưỡng chế, cơ quan chuyên môn có thẩm quyền tiến hành đo đạc, cắm mốc và lập biên bản bàn giao diện tích đất bị cưỡng chế cho người quản lý, sử dụng đất hợp pháp. Biên bản bàn giao phải có chữ ký của đại diện Ban thực hiện cưỡng chế, người nhận bàn giao đất và xác nhận của chính quyền cấp xã. 5. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc cưỡng chế tại thực địa, Ban thực hiện cưỡng chế họp đánh giá và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả cưỡng chế. Báo cáo phải có các nội dung chủ yếu sau: tình hình chung (thuận lợi, khó khăn), quá trình cưỡng chế, kết quả cưỡng chế, bài học kinh nghiệm và kiến nghị (nếu có). Điều 18. Xử lý tài sản không thuộc đối tượng bị cưỡng chế Nếu người bị cưỡng chế vắng mặt hoặc có mặt nhưng từ chối nhận tài sản có trên đất, không thuộc đối tượng cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản về việc từ chối nhận tài sản; biên bản phải ghi rõ chủng loại, số lượng, tình trạng (chất lượng) tài sản. Biên bản về việc từ chối nhận tài sản phải có chữ ký của đại diện Ban thực hiện cưỡng chế, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế, người bị cưỡng chế, người chứng kiến; nếu người bị cưỡng chế có mặt nhưng từ chối ký thì việc đó phải được ghi vào biên bản. Người bị cưỡng chế phải tự chịu trách nhiệm về thiệt hại, mất mát, hư hỏng xảy ra (nếu có) và tài sản đó được xử lý như sau: 1. Đối với tài sản bảo quản được: a) Ban thực hiện cưỡng chế lựa chọn một trong những người sau đây quản lý tài sản: thân nhân của người bị cưỡng chế hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó; một trong những đồng sở hữu chung; tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản; b) Đối với tài sản là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ thì tạm giao cho Kho bạc Nhà nước quản lý; đối với các tài sản là vật liệu nổ công nghiệp, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm thì tạm giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành quản lý; c) Khi giao bảo quản tài sản, Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản. Trong biên bản ghi rõ: họ và tên người đại diện Ban thực hiện cưỡng chế, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, người được giao bảo quản tài sản, người chứng kiến việc bàn giao; chủng loại, số lượng, tình trạng (chất lượng) tài sản; thời gian bảo quản; quyền và nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản. Đại diện Ban thực hiện cưỡng chế, người được giao bảo quản tài sản, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, người chứng kiến ký tên vào biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt nhưng từ chối ký biên bản thì phải ghi việc đó vào biên bản. Biên bản phải giao cho người được giao bảo quản tài sản, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, người chứng kiến mỗi người giữ một bản, một bản lưu hồ sơ. d) Người được giao bảo quản tài sản được thanh toán chi phí thực tế, hợp lý để bảo quản tài sản; nếu để tài sản bị mất, hư hỏng, đánh tráo hoặc bị hủy hoại thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. đ) Trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày kết thúc việc cưỡng chế tại thực địa, Ban thực hiện cưỡng chế phải thông báo thời gian, địa điểm để chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp nhận tài sản. Đồng thời, thông báo về việc nhận tài sản phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị cưỡng chế. Việc gửi, nhận, niêm yết công khai thông báo về việc nhận tài sản phải được lập thành biên bản. 2. Đối với tài sản không bảo quản được Đối với tài sản không bảo quản được, dễ hư hỏng, hao hụt, mất mát (vật nuôi, thủy sản, hoa màu...) thì Ban thực hiện cưỡng chế chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính hoặc tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập để tổ chức bán ngay; chủ tài sản phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra (nếu có). Việc bán tài sản không bảo quản được phải lập biên bản. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: thời gian, địa điểm, thành phần tham gia bán tài sản, người chứng kiến, đại diện chính quyền địa phương, tên người mua tài sản; tên, chủng loại, số lượng, chất lượng, tình trạng tài sản tại thời điểm bán; đơn giá của từng loại tài sản; giá trị thanh toán. Số tiền thu được sau khi trừ chi phí mà tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu, quản lý tài sản hoặc người bị cưỡng chế (trong trường hợp tài sản đó thuộc quyền sở hữu, quản lý của người bị cưỡng chế) phải chịu theo Điểm c, Điểm d Điều 22 Quy định này phải gửi vào Kho bạc Nhà nước và thông báo cho tổ chức, cá nhân có tài sản đó biết để đến nhận. Điều 19. Xử lý tài sản trong trường hợp bán đấu giá 1. Quá thời hạn sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp nhận được thông báo về việc nhận tài sản hoặc thông báo được niêm yết công khai theo Điểm đ Khoản 1 Điều 18 Quy định này mà chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp không đến nhận tài sản thì Ban thực hiện việc cưỡng chế báo cáo, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc bán đấu giá tài sản. 2. Việc bán tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. 3. Số tiền thu được sau khi trừ chi phí mà người bị cưỡng chế phải chịu theo Điểm c, Điểm d Điều 22 Quy định này phải gửi vào Kho bạc Nhà nước và thông báo cho tổ chức, cá nhân có tài sản đó biết để đến nhận. 4. Đối với tài sản không còn giá trị sử dụng thì Ban thực hiện cưỡng chế báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng để tiêu hủy. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Chủ tịch Hội đồng; đại diện các cơ quan có liên quan cùng cấp làm thành viên. Điều 20. Tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành quyết định cưỡng chế 1. Việc tạm đình chỉ thi hành quyết định cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có quyết định bằng văn bản của người ban hành quyết định cưỡng chế. Khi hết thời hạn tạm đình chỉ, Ban thực hiện cưỡng chế tiếp tục việc cưỡng chế. 2. Việc đình chỉ thi hành quyết định cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có quyết định bằng văn bản của người ban hành quyết định cưỡng chế. 3. Quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ việc cưỡng chế phải gửi cho người đề nghị cưỡng chế, người bị cưỡng chế và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 21. Lưu trữ hồ sơ cưỡng chế 1. Hồ sơ cưỡng chế gồm: a) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực thi hành; b) Đơn hoặc văn bản đề nghị cưỡng chế; c) Quyết định cưỡng chế, quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế; Kế hoạch cưỡng chế; d) Biên bản vận động, thuyết phục người bị cưỡng chế; thông báo về việc cưỡng chế; biên bản tống đạt quyết định, thông báo cưỡng chế; biên bản niêm yết công khai quyết định cưỡng chế, thông báo cưỡng chế; đ) Biên bản cưỡng chế; Biên bản về việc bàn giao tài sản để bảo quản; biên bản về việc định giá, bán tài sản; thông báo về việc nhận tài sản; e) Các tài liệu ghi hình, ghi âm và các tài liệu khác (nếu có). 2. Các tài liệu trong hồ sơ cưỡng chế phải được đánh số thứ tự, lập bảng kê và được lưu trữ theo quy định. Điều 22. Chi phí cưỡng chế 1. Chi phí cưỡng chế được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế đã phát sinh trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế phù hợp với giá cả ở từng địa phương, bao gồm: a) Chi phí thuê mướn nhân công thực hiện việc cưỡng chế; b) Chi phí thuê phương tiện tháo dỡ; c) Chi phí chuyên chở, thuê giữ hoặc bảo quản tài sản; d) Chi phí thù lao cho các chuyên gia định giá để tổ chức đấu giá, chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản; đ) Chi phí thực tế khác (nếu có). 2. Các chi phí nêu tại Điểm a, Điểm b, Điểm đ Khoản 1 Điều này do ngân sách cấp huyện bảo đảm. Người bị cưỡng chế chịu chi phí quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều này. 3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức cưỡng chế tạm ứng ngân sách địa phương để thực hiện việc cưỡng chế. Kết thúc việc cưỡng chế, xử lý tài sản sau cưỡng chế, xử lý tài sản trong trường hợp bán đấu giá lập hồ sơ quyết toán theo quy định. Điều 23. Giải quyết khiếu nại, tố cáo 1. Người bị cưỡng chế có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện quyết định cưỡng chế, việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật. 2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 24. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường 1. Tổ chức phổ biến, tập huấn và hướng dẫn thực hiện Quy định này thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh. 2. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, theo dõi, kiểm tra việc thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật trên địa bàn toàn tỉnh. 3. Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan rà soát, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời thay thế, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế và trường hợp pháp luật có thay đổi. Điều 25. Trách nhiệm của Sở Tài chính Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tạm ứng ngân sách, lập hồ sơ thanh, quyết toán kinh phí thực hiện việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Điều 26. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện Căn cứ Quy định này và các quy định khác của pháp luật để ban hành quyết định cưỡng chế và tổ chức việc cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật. Điều 27. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã 1. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức vận động, thuyết phục các bên tranh chấp, người có quyền lợi, nghĩa vụ chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. 2. Tổ chức lực lượng của địa phương tham gia thực hiện cưỡng chế theo chỉ đạo của Ban thực hiện cưỡng chế. Điều 28. Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Ban thực hiện cưỡng chế, cơ quan chủ trì thực hiện cưỡng chế để tổ chức việc cưỡng chế đảm bảo an toàn, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật. Điều 29. Xử lý đối với các trường hợp phải cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực thi hành nhưng chưa thực hiện cưỡng chế Các quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực thi hành mà đến thời điểm Quyết định này có hiệu lực pháp luật vẫn chưa được thực hiện, nay có đơn hoặc văn bản đề nghị cưỡng chế thì thực hiện cưỡng chế theo Quy định này./. Mẫu số 01 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN/THÀNH PHỐ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./QĐ-UBND ……, ngày …. tháng ….. năm …… QUYẾT ĐỊNH Cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN…….. Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng năm 2015; Căn cứ Luật Đất đai năm 2013; Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; Căn cứ Quyết định số ……/2017/QĐ-UBND ngày.... tháng......năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Quy định về cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Xét đơn đề nghị cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật của ông (bà), tổ chức ……………………………..; Xét đề nghị của1 …….tại Báo cáo số ………., ngày... tháng.... năm……. về việc……..2; Để bảo đảm thi hành Quyết định số ……../QĐ-……… ngày ... tháng ... năm ….. của………….. về việc giải quyết tranh chấp đất đai3; QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Tổ chức cưỡng chế thi hành Quyết định số ………./QĐ-….. ngày ... tháng ... năm…… của …….. về việc giải quyết tranh chấp đất đai4. 1. Tên tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế; - Địa chỉ ………………………………………………………………………………………….; - Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu, Hồ sơ pháp lý về tổ chức (quyết định, giấy chứng nhận……………… về việc thành lập tổ chức). - Nghề nghiệp; lĩnh vực hoạt động ……………………………………………………………. 2. Đối tượng, địa điểm cưỡng chế3 …………………………………………………………… 3. Biện pháp cưỡng chế6 ………………………………………………………………………. 4. Thời gian cưỡng chế là ……….ngày, kể từ ngày ………………………………………… 5. Kinh phí cưỡng chế: …………………………………………………………………………. 6. Tổ chức/cá nhân bị cưỡng chế phải thực hiện Quyết định này7. Điều 2. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan 1. Giao……………….. thực hiện việc…………………………………………………………8 2. Giao……………….. thực hiện việc…………………………………………………………8 Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và được giao cho: 1. Tổ chức, cá nhân tại Điều 1 để chấp hành. 2. Giao9…………………………………….. để tổ chức thực hiện. Điều 4. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các cơ quan và tổ chức/cá nhân bị cưỡng chế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - ………………; - ………………; - Lưu: Hồ sơ. CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu) ______________ 1. Ghi tên cơ quan phát hành báo cáo. 2. ghi trích yếu báo cáo. 3,4. Ghi số, ngày, tháng, năm, cơ quan ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực pháp luật. 5. Ghi vị trí, diện tích đất mà các bên được công nhận quyền sử dụng, được ghi trong quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. 6. Ghi biện pháp cụ thể: buộc người bị cưỡng chế ra khỏi diện tích đất bị cưỡng chế; buộc tháo dỡ nhà ở, công trình xây dựng, vật kiến trúc; buộc di dời tài sản, cây trồng, vật nuôi... nằm trong phạm vi diện tích đất bị cưỡng chế. Căn cứ vào thực tế, người ra quyết định cưỡng chế có thể áp dụng một hay nhiều biện pháp cưỡng chế. 7. Ghi tên tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế. 8. Ghi phân công trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan. 9. Ghi những địa chỉ cần giao để tổ chức thực hiện. Mẫu số 2 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN/THÀNH PHỐ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ………/QĐ-UBND ….., ngày … tháng … năm ….. QUYẾT ĐỊNH Thành lập Ban thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN…………… Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng năm 2015; Căn cứ Luật Đất đai năm 2013; Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; Căn cứ Quyết định số ………/2017/QĐ-UBND ngày.... tháng......năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Quy định về cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Triển khai Quyết định số ………., ngày .... tháng ….. năm .... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (huyện/thành phố) về việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai1; Xét đề nghị của2…………… tại Báo cáo (hoặc Tờ trình số ………., ngày... tháng.... năm …. về việc thành lập Ban thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai3, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Thành lập Ban thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai (gọi tắt là Ban thực hiện cưỡng chế) gồm các ông (bà) có tên sau: 1. Ông/bà………………………………………………………: Trưởng ban; 2. Ông/bà………………………………………………………: Phó Trưởng ban; 3. Ông/bà………………………………………………………: Thành viên4 Điều 2. Nhiệm vụ của Ban thực hiện cưỡng chế 1. Xây dựng kế hoạch cưỡng chế trình Ủy ban nhân dân huyện/thành phố. 2. Tổ chức thực hiện việc cưỡng chế sau khi được phê duyệt. 3. Báo cáo kết quả cưỡng chế theo quy định. Ban cưỡng chế tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng, các ông (bà) có tên tại Điều 1, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức/cá nhân bị cưỡng chế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - ……………….; - ……………….; - Lưu: Hồ sơ. CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu) _______________ 1. Ghi số, ngày, tháng, năm, cơ quan ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. 2,3 . Ghi số Báo cáo/Tờ trình, cơ quan trình, trích yếu nội dung. 4. Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 (được bổ sung theo quy định tại Khoản 59 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai) và tính chất của vụ việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định số lượng, thành phần Ban thực hiện cưỡng chế cho phù hợp. UBND HUYỆN/TP BAN CƯỠNG CHẾ (theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày ... tháng … năm của Chủ tịch UBND huyện/ thành phố) ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …../KH-BCC ….., ngày …. tháng ….. năm ….. KẾ HOẠCH Cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; Căn cứ Quyết định số ……/2017/QĐ-UBND ngày.... tháng..... năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Quy định về cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Căn cứ Quyết định số ………, ngày .... tháng …..năm .... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (huyện/thành phố) về việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai; Căn cứ Quyết định số ………, ngày .... tháng …..năm .... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (huyện/thành phố) về việc thành lập Ban thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai; Ban cưỡng chế xây dựng Kế hoạch cưỡng chế thi hành Quyết định số …….., ngày .... tháng …. năm .... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (huyện/thành phố) về việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai/như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích ........................................................................................................................................... 2. Yêu cầu ........................................................................................................................................... II. ĐỐI TƯỢNG, BIỆN PHÁP, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM CƯỠNG CHẾ 1. Đối tượng cưỡng chế Là diện tích đất (m2) mà các bên được công nhận quyền sử dụng, được ghi trong quyết định giải quyết tranh chấp đất đai (ghi số quyết định) và ghi trong quyết định cưỡng chế (ghi số quyết định) thuộc thửa số, tờ bản đồ địa chính số, xã (phường, thị trấn), huyện (thành phố), tỉnh Lâm Đồng (nếu có thửa đất). 2. Biện pháp cưỡng chế Buộc người bị cưỡng chế ra khỏi diện tích đất bị cưỡng chế; buộc tháo dỡ nhà ở, công trình xây dựng, vật kiến trúc; buộc di dời tài sản, cây trồng, vật nuôi... nằm trong phạm vi diện tích đất bị cưỡng chế. 3. Thời gian cưỡng chế Thời gian là ……..ngày, kể từ ngày.... 4. Địa điểm cưỡng chế Ghi địa điểm thôn/tổ dân phố, xã/phường/thị trấn, huyện/thành phố và vị trí thửa đất (nếu có). III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH CƯỠNG CHẾ Ghi nội dung các công việc cụ thể, thời gian tiến hành gắn với phân công trách nhiệm. Ví dụ: 1. Công tác tuyên truyền, vận động - Nội dung công việc; - Thời gian tiến hành; - Lực lượng (người) phụ trách, người tham gia....; - Kết quả thực hiện (gắn với việc thiết lập các biên bản, báo cáo tình hình thực hiện); 2. Tổ chức tiến hành cưỡng chế - Đọc quyết định cưỡng chế; - Yêu cầu những người không có trách nhiệm ra khỏi khu vực cưỡng chế; - Tiến hành tháo dỡ, di chuyển tài sản ………………………………………………………..; 3. Những công việc sau khi tiến hành cưỡng chế - Cắm mốc bàn giao diện tích đất; - Xử lý tài sản sau khi thực hiện cưỡng chế - Báo cáo kết quả cưỡng chế …….; IV. DỰ KIẾN VÀ XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG PHÁT SINH Dự kiến các tình huống phức tạp (về an ninh trật tự, về pháp luật) có thể phát sinh để có biện pháp xử lý cụ thể. 1. Xử lý đối với hành vi chống đối của người bị cưỡng chế 2. Xử lý đối với trường hợp phát hiện có thiếu sót trong xác định căn cứ, trình tự, thủ tục... cưỡng chế V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Lực lượng cưỡng chế và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan - Dự kiến số người tham gia; - Trách nhiệm của các cơ quan trong việc bố trí lực lượng, triển khai phần việc được phân công ………………………………………………………..; 2. Điều kiện vật chất đảm bảo thực hiện cuộc cưỡng chế - Tài chính; - Phương tiện (vận tải, thông tin liên lạc, các loại phương tiện khác phục vụ cho việc cưỡng chế). - Những vấn đề khác (nếu có): 3. Kế hoạch này được gửi cho - Các thành viên Ban cưỡng chế; - Các tổ chức, cá nhân có liên quan. PHÊ DUYỆT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN/THÀNH PHỐ (người ban hành quyết định cưỡng chế) (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ) TRƯỞNG BAN Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ
{ "issuing_agency": "Tỉnh Lâm Đồng", "promulgation_date": "21/09/2017", "sign_number": "45/2017/QĐ-UBND", "signer": "Đoàn Văn Việt", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-05-2007-QD-BCN-thanh-lap-Tong-cong-ty-May-Viet-Tien-Tap-doan-Det-May-Viet-Nam-16441.aspx
Quyết định 05/2007/QĐ-BCN thành lập Tổng công ty May Việt Tiến Tập đoàn Dệt May Việt Nam
BỘ CÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 05/2007/QĐ-BCN Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2007 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN THUỘC TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp; Căn cứ Văn bản số 7599/VPCP-ĐMDN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức lại các Công ty: Dệt Phong Phú, Dệt - May Hà Nội, May Việt Tiến; Xét đề nghị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại Tờ trình số 28/TĐDM-TCLĐ ngày 09 tháng 01 năm 2007 và Đề án thành lập Tổng công ty May Việt Tiến; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Thành lập Tổng công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Tổng công ty May Việt Tiến (sau đây gọi tắt là Tổng công ty) hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nằm trong cơ cấu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Điều 2. Tổng công ty May Việt Tiến là công ty nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, điều lệ tổ chức và hoạt động, được mở tài khoản tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước, được tự chủ kinh doanh, kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của Công ty May Việt Tiến theo quy định của pháp luật. 1. Tên tiếng Việt: Tổng công ty May Việt Tiến; 2. Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT IMPORT - EXPORT CORPORATION; 3. Tên viết tắt: VTEC; 4. Trụ sở chính: 7 Lê Minh Xuân, phường 7, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh; 5. Ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty: a) Sản xuất quần áo các loại; b) Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa; c) Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp; thiết bị điện âm thanh và ánh sáng; c) Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính; các thiết bị, phần mềm trong lĩnh vực máy vi tính và chuyển giao công nghệ; điện thoại, máy fax, hệ thống điện thoại bàn; hệ thống điều hoà không khí và các phụ tùng (dân dụng và công nghiệp); máy bơm gia dụng và công nghiệp; d) Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp; đ) Kinh doanh nước uống dinh dưỡng và mỹ phẩm các loại; e) Đầu tư và kinh doanh tài chính; g) Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. 6. Vốn điều lệ của Tổng công ty tại thời điểm 30 tháng 6 năm 2006 là 129.629.339.233 đồng (Một trăm hai mươi chín tỷ, sáu trăm hai mươi chín triệu, ba trăm ba mươi chín ngàn, hai trăm ba mươi ba đồng). 7. Cơ cấu quản lý của Tổng công ty: Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. 8. Quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty; tổ chức, quản lý Tổng công ty; quan hệ giữa Tổng công ty với các công ty con, công ty liên kết; quan hệ giữa Tổng công ty với Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các quy định hiện hành của pháp luật. Điều 3. Công ty con, công ty liên kết: 1. Công ty con là các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn mà Tổng công ty giữ cổ phần, vốn góp chi phối. 2. Công ty liên kết là các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn mà Tổng công ty không giữ cổ phần, vốn góp chi phối. (Danh sách các công ty con và công ty liên kết tại Phụ lục kèm theo). Điều 4. Giao Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt May Việt Nam phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty May Việt Tiến và chỉ đạo thực hiện cổ phần hoá Công ty mẹ - Tổng công ty May Việt Tiến trong năm 2007 theo quy định của pháp luật. Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty May Việt Tiến, Tổng giám đốc Tổng công ty May Việt Tiến và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận - Như Điều 5; - Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Văn phòng Chính phủ; - Ban Chỉ đạo ĐM và PTDN; - Ban Kinh tế Trung ương; - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Bộ Tài chính; - Bộ Nội vụ; - Bộ LĐ-TB và XH; - Bộ Tư pháp (Cục KTVB); - Ngân hàng Nhà nước VN; - UBND TP Hồ Chí Minh; - Bộ trưởng (để b/c); - Các đ/c Thứ trưởng, - Các TV Ban ĐM và PTDN Bộ; - Website Chính phủ; - Công báo; - Lưu: VT, TCCB. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Bùi Xuân Khu Phụ lục CÁC CÔNG TY CON VÀ CÔNG TY LIÊN KẾT CỦA TỔNG CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN (Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2007/QĐ-BCN ngày 11 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp) I- Các công ty con: 1. Công ty cổ phần May Đồng Tiến; 2. Công ty cổ phần May Tiền Tiến; 3. Công ty cổ phần May Việt Tân. II- Các công ty liên kết: 1. Công ty cổ phần Cơ khí Dệt May Thủ Đức; 2. Công ty cổ phần May Việt Thịnh; 3. Công ty cổ phần May Vĩnh Tiến; 4. Công ty cổ phần May Việt Hưng; 5. Công ty cổ phần Công Tiến; 6. Công ty trách nhiệm hữu hạn May Việt Hồng; 7. Công ty trách nhiệm hữu hạn May Tây Đô; 8. Công ty trách nhiệm hữu hạn May Tiến Thuận; 9. Công ty trách nhiệm hữu hạn May Thuận Tiến; 10. Công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Thiên; 11. Công ty TNHH liên doanh Sản xuất tấm bông PE (GOLDEN - VTEC); 12. Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh tấm bông PE Hà Nội (EVC); 13. Công ty TNHH liên doanh Sản xuất Nút nhựa Việt Thuận; 14. Công ty TNHH liên doanh Sản xuất Mex Việt Phát./.
{ "issuing_agency": "Bộ Công nghiệp", "promulgation_date": "11/01/2007", "sign_number": "05/2007/QĐ-BCN", "signer": "Bùi Xuân Khu", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-3686-2003-QD-UBND-thanh-lap-Trung-tam-ky-thuat-Tai-nguyen-va-Moi-truong-Long-An-275948.aspx
Quyết định 3686/2003/QĐ-UBND thành lập Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường Long An
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc ------------------ Số: 3686/2003/QĐ-UB Tân An, ngày 17 tháng 10 năm 2003 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP TRUNG TÂM KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRỰC THUỘC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH LONG AN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND tỉnh ngày 21/6/1994; Căn cứ Quyết định số 3466/2003/QĐ-UB ngày 03/10/2003 của UBND tỉnh Long An về ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An. Xét đề nghị của Trưởng ban Tổ chức Chính quyền tỉnh và Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình Liên ngành số 252/TTLN-BTCCQ-TN-MT ngày 13/10/2003. QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Thành lập Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên Tỉnh Long An trên cơ sở tổ chức bộ máy hiện có của Trung tâm Kỹ thuật đo đạc địa chính. Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường là đơn vị sự nghiệp có thu, tự hạch toán trang trải kinh phí cho mọi hoạt động của đơn vị và có nghĩa vụ nộp ngân sách, có con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật. Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý, chỉ đạo hoạt động, quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường theo quyết định số 3466/2003/QĐ-UB ngày 03/10/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An về ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế quyết định số 2100/QĐ-UB ngày 09/09/1997 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An về việc chuyển đổi đội đo đạc và bản đồ thành Trung tâm kỹ thuật đo đạc địa chính tỉnh Long An. Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Chính quyền, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Cục trưởng Cục thuế tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận: - Bộ Tài nguyên và Môi trường. (Báo cáo) - TT.TU. (Báo cáo) - TT. HĐND tỉnh - CT, PCT tỉnh - Như Điều III - NC-UB, Lưu. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH
{ "issuing_agency": "Tỉnh Long An", "promulgation_date": "17/10/2003", "sign_number": "3686/2003/QĐ-UBND", "signer": "***", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-439-KH-UBND-2018-ung-pho-su-co-bao-dam-an-toan-thong-tin-mang-Khanh-Hoa-382631.aspx
Kế hoạch 439/KH-UBND 2018 ứng phó sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng Khánh Hòa
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 439/KH-UBND Khánh Hòa, ngày 11 tháng 01 năm 2018 KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ, BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2018 Để đảm bảo các điều kiện cho việc triển khai Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2018, cụ thể như sau: I. Mục đích, yêu cầu 1. Mục đích - Đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin quan trọng trên địa bàn tỉnh; đảm bảo khả năng thích ứng một cách chủ động, linh hoạt và giảm thiểu các nguy cơ, đe dọa mất an toàn thông tin trên mạng; đề ra các giải pháp ứng phó khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng. - Đảm bảo các nguồn lực và các điều kiện cần thiết để sẵn sàng triển khai kịp thời, hiệu quả các phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng. 2. Yêu cầu - Căn cứ trên kết quả khảo sát, đánh giá các nguy cơ, sự cố mất an toàn thông tin mạng của các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh để đưa ra phương án đối phó, ứng cứu sự cố tương ứng, kịp thời, phù hợp. - Có phương án đối phó, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng phải đặt ra được các tiêu chí để có thể nhanh chóng xác định được tính chất, mức độ nghiêm trọng của sự cố khi sự cố xảy ra. - Xác định cụ thể các nguồn lực đảm bảo, giải pháp tổ chức thực hiện và kinh phí để triển khai các nội dung của Kế hoạch, đảm bảo khả thi, hiệu quả. II. Nhiệm vụ triển khai 1. Triển khai các nhiệm vụ khi chưa có sự cố xảy ra 1.1. Tuyên truyền, phổ biến Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2017 và các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng. - Nội dung thực hiện: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, tài liệu tuyên truyền, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, các trang thông tin điện tử của các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố về Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2017 và các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng. - Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông. - Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Công an tỉnh và các đơn vị liên quan khác. - Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm. 1.2. Triển khai các chương trình huấn luyện, diễn tập - Nội dung thực hiện: Huấn luyện, diễn tập các phương án đối phó, ứng cứu sự cố tương ứng với các kịch bản, tình huống sự cố cụ thể; huấn luyện, diễn tập nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ phối hợp, ứng cứu, chống tấn công, xử lý mã độc, khắc phục sự cố; tham gia huấn luyện, diễn tập vùng, miền, quốc gia, quốc tế. - Đơn vị thực hiện: Cơ quan chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh (Sở Thông tin và Truyền thông); Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Khánh Hòa. - Đơn vị phối hợp: Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin (các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Công an tỉnh); cơ quan điều phối quốc gia (Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - VNCERT); các đơn vị liên quan khác. - Thời gian thực hiện: Quý II năm 2018. 1.3. Triển khai phòng ngừa sự cố, giám sát phát hiện sớm sự cố - Nội dung thực hiện: Giám sát, phát hiện sớm các nguy cơ, sự cố; kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng và rà quét, bóc gỡ, phân tích, xử lý mã độc; phòng ngừa sự cố, quản lý rủi ro; nghiên cứu, phân tích, xác minh, cảnh báo sự cố, rủi ro an toàn thông tin mạng, phần mềm độc hại; xây dựng, áp dụng quy trình, quy định, tiêu chuẩn an toàn thông tin; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về nguy cơ, sự cố, tấn công mạng. - Đơn vị thực hiện: Cơ quan chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh (Sở Thông tin và Truyền thông); Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Khánh Hòa; đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin (các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Công an tỉnh). - Đơn vị phối hợp: Cơ quan điều phối quốc gia (Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - VNCERT); các đơn vị liên quan khác. - Thời gian thực hiện: Định kỳ hàng quý. 1.4. Triển khai các điều kiện sẵn sàng đối phó, ứng cứu, khắc phục sự cố - Nội dung thực hiện: Trang bị, nâng cấp trang thiết bị, công cụ, phương tiện, gia hạn bản quyền phần mềm phục vụ ứng cứu, khắc phục sự cố; chuẩn bị các điều kiện bảo đảm, dự phòng các nguồn lực và tài chính để sẵn sàng đối phó, ứng cứu, khắc phục khi sự cố xảy ra; tổ chức hoạt động của Đội ứng cứu sự cố; thuê dịch vụ kỹ thuật và tổ chức, duy trì Đội chuyên gia ứng cứu sự cố; tổ chức và tham gia các hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố. - Đơn vị thực hiện: Cơ quan chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh (Sở Thông tin và Truyền thông); Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Khánh Hòa; đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin (các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Công an tỉnh). - Đơn vị phối hợp: Cơ quan điều phối quốc gia (Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - VNCERT); các đơn vị liên quan khác. - Thời gian thực hiện: 6 tháng và hàng năm. 1.5. Đánh giá các nguy cơ, sự cố an toàn thông tin mạng - Nội dung thực hiện: Tổ chức đánh giá hiện trạng và khả năng bảo đảm an toàn thông tin mạng của các hệ thống thông tin; đánh giá, dự báo các nguy cơ, sự cố tấn công mạng có thể xảy ra với các hệ thống thông tin; đánh giá, dự báo các hậu quả, thiệt hại, tác động có thể nếu có xảy ra sự cố; đánh giá về hiện trạng phương tiện, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, nhân lực, vật lực phục vụ đối phó, ứng cứu, khắc phục sự cố (bao gồm của cả nhà thầu đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ nếu có). - Đơn vị thực hiện: Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin (các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Công an tỉnh). - Đơn vị phối hợp: Cơ quan chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh (Sở Thông tin và Truyền thông); Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Khánh Hòa; các nhà thầu cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng (nếu có); các đơn vị liên quan khác. - Thời gian thực hiện: Định kỳ hàng quý. 1.6. Xây dựng phương án đối phó, ứng cứu đối với một số tình huống sự cố cụ thể. - Nội dung thực hiện: Đối với mỗi hệ thống thông tin, chương trình ứng dụng, cần xây dựng tình huống, kịch bản sự cố cụ thể và đưa ra phương án đối phó, ứng cứu sự cố tương ứng. Trong phương án đối phó, ứng cứu phải đặt ra được các tiêu chí để có thể nhanh chóng xác định được tính chất, mức độ nghiêm trọng của sự cố khi sự cố xảy ra. Các cơ quan quản lý, vận hành hệ thống thông tin, chương trình ứng dụng phải xây dựng phương án đối phó, ứng cứu sự cố. Việc xây dựng phương án đối phó, ứng cứu sự cố cần đảm bảo các nội dung sau: a) Phương pháp, cách thức để xác định nhanh chóng, kịp thời nguyên nhân, nguồn gốc sự cố nhằm áp dụng phương án đối phó, ứng cứu, khắc phục sự cố phù hợp. - Sự cố do bị tấn công mạng; - Sự cố do lỗi của hệ thống, thiết bị, phần mềm, hạ tầng kỹ thuật hoặc do lỗi đường điện, đường truyền, hosting...; - Sự cố do lỗi của người quản trị, vận hành hệ thống; - Sự cố liên quan đến các thảm họa tự nhiên như bão, lụt, động đất, hỏa hoạn v.v... b) Phương án đối phó, ứng cứu, khắc phục sự cố đối với một hoặc nhiều tình huống sau: - Tình huống sự cố do bị tấn công mạng: + Tấn công từ chối dịch vụ; + Tấn công giả mạo; + Tấn công sử dụng mã độc; + Tấn công truy cập trái phép, chiếm quyền điều khiển; + Tấn công thay đổi giao diện; + Tấn công mã hóa phần mềm, dữ liệu, thiết bị; + Tấn công phá hoại thông tin, dữ liệu, phần mềm; + Tấn công nghe trộm, gián điệp, lấy cắp thông tin, dữ liệu; + Tấn công tổng hợp sử dụng kết hợp nhiều hình thức; + Các hình thức tấn công mạng khác. - Tình huống sự cố do lỗi của hệ thống, thiết bị, phần mềm, hạ tầng kỹ thuật: + Sự cố nguồn điện; + Sự cố đường kết nối Internet; + Sự cố do lỗi phần mềm, phần cứng, ứng dụng của hệ thống thông tin; + Sự cố liên quan đến quá tải hệ thống; + Sự cố khác do lỗi của hệ thống, thiết bị, phần mềm, hạ tầng kỹ thuật. - Tình huống sự cố do lỗi của người quản trị, vận hành hệ thống: + Lỗi trong cập nhật, thay đổi, cấu hình phần cứng; + Lỗi trong cập nhật, thay đổi, cấu hình phần mềm; + Lỗi liên quan đến chính sách và thủ tục an toàn thông tin; + Lỗi liên quan đến việc dừng dịch vụ vì lý do bắt buộc; + Lỗi khác liên quan đến người quản trị, vận hành hệ thống. - Tình huống sự cố liên quan đến các thảm họa tự nhiên như bão, lụt, động đất, hỏa hoạn v.v... c) Công tác tổ chức, điều hành, phối hợp giữa các lực lượng, giữa các tổ chức trong đối phó, ngăn chặn, ứng cứu, khắc phục sự cố. d) Phương án về nhân lực, trang thiết bị, phần mềm, phương tiện, công cụ, và dự kiến kinh phí để thực hiện, đối phó, ứng cứu, xử lý đối với từng tình huống sự cố cụ thể. - Đơn vị thực hiện: Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin (các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Công an tỉnh). - Đơn vị phối hợp: Cơ quan chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh (Sở Thông tin và Truyền thông); Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Khánh Hòa; các nhà thầu cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng (nếu có); các đơn vị liên quan khác. - Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm. 2. Triển khai các nhiệm vụ khi có sự cố xảy ra 2.1. Tiếp nhận, phân tích, ứng cứu ban đầu và thông báo sự cố a) Tiếp nhận, xác minh sự cố - Nội dung thực hiện: Theo dõi, tiếp nhận, phân tích các cảnh báo, dấu hiệu sự cố có thể từ các nguồn bên trong và bên ngoài. Khi phân tích, xác minh sự cố đã xảy ra, cần tổ chức ghi nhận, thu thập chứng cứ, xác định nguồn gốc sự cố. - Đơn vị thực hiện: Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin (các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Công an tỉnh). - Đơn vị phối hợp: Cơ quan chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh (Sở Thông tin và Truyền thông); Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Khánh Hòa; cơ quan điều phối quốc gia (Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - VNCERT); các đơn vị liên quan khác. b) Triển khai các bước ưu tiên ứng cứu ban đầu - Nội dung thực hiện: Sau khi đã xác định sự cố xảy ra, đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin căn cứ vào bản chất, dấu hiệu của sự cố tổ chức triển khai các bước ưu tiên ban đầu để xử lý sự cố theo kế hoạch ứng phó sự cố đã được cấp thẩm quyền phê duyệt hoặc theo hướng dẫn của cơ quan chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh hoặc cơ quan điều phối quốc gia. - Đơn vị thực hiện: Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin (các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Công an tỉnh). - Đơn vị phối hợp: Cơ quan chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh (Sở Thông tin và Truyền thông); Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Khánh Hòa; cơ quan điều phối quốc gia (Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - VNCERT); các đơn vị liên quan khác. c) Triển khai lựa chọn phương án ứng cứu - Nội dung thực hiện: Căn cứ theo kế hoạch ứng phó sự cố đã được cấp thẩm quyền phê duyệt hoặc theo hướng dẫn của cơ quan chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh hoặc cơ quan điều phối quốc gia để lựa chọn phương án ngăn chặn và xử lý sự cố; báo cáo, đề xuất chủ quản hệ thống thông tin, Ban Chỉ đạo Ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Khánh Hòa xin ý kiến chỉ đạo nếu cần. - Đơn vị thực hiện: Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin (các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Công an tỉnh). - Đơn vị phối hợp: Cơ quan chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh (Sở Thông tin và Truyền thông); Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Khánh Hòa; cơ quan điều phối quốc gia (Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - VNCERT); các đơn vị liên quan khác. d) Chỉ đạo xử lý sự cố (nếu cần) - Nội dung thực hiện: Căn cứ theo báo cáo, đề xuất của đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin, Ban Chỉ đạo Ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Khánh Hòa phối hợp chủ quản hệ thống thông tin và tham khảo ý kiến cơ quan điều phối quốc gia (nếu cần) thực hiện chỉ đạo cơ quan chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh, triệu tập Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Khánh Hòa triển khai công tác ứng cứu, xử lý sự cố; chỉ đạo, phân công hoạt động phát ngôn, cung cấp thông tin. Trong quá trình ứng cứu, tùy thuộc vào diễn biến tình hình thực tế, Ban Chỉ đạo Ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Khánh Hòa có thể quyết định bổ sung thành phần tham gia Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Khánh Hòa, chỉ đạo điều chỉnh phương án ứng cứu sự cố. - Đơn vị thực hiện: Ban Chỉ đạo Ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Khánh Hòa. - Đơn vị phối hợp: Chủ quản hệ thống thông tin. đ) Báo cáo sự cố - Nội dung thực hiện: Sau khi đã triển khai các bước ưu tiên ứng cứu ban đầu, đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin tổ chức thông báo, báo cáo sự cố đến các tổ chức, cá nhân liên quan bên trong và bên ngoài cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT ngày 12 tháng 9 năm 2017 và quy định nội bộ (nếu có). - Đơn vị thực hiện: Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin (các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Công an tỉnh). - Đơn vị phối hợp: Cơ quan chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh (Sở Thông tin và Truyền thông); Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Khánh Hòa; cơ quan điều phối quốc gia (Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - VNCERT); các đơn vị liên quan khác. e) Điều phối công tác ứng cứu - Nội dung thực hiện: Căn cứ vào tính chất sự cố, đề nghị hỗ trợ của đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin và cơ quan chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh, Ban Chỉ đạo Ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Khánh Hòa và cơ quan điều phối quốc gia thực hiện công tác điều phối, giám sát cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin theo phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình để huy động nguồn lực ứng cứu sự cố. - Đơn vị thực hiện: Ban Chỉ đạo Ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Khánh Hòa, cơ quan điều phối quốc gia (Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - VNCERT). - Đơn vị phối hợp: Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin (các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Công an tỉnh); cơ quan chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh (Sở Thông tin và Truyền thông); Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Khánh Hòa; các đơn vị liên quan khác. 2.2. Triển khai ứng cứu, ngăn chặn và xử lý sự cố - Nội dung thực hiện: Triển khai thu thập chứng cứ, phân tích, xác định phạm vi, đối tượng bị ảnh hưởng; phân tích, xác định nguồn gốc tấn công, tổ chức ứng cứu và ngăn chặn, giảm thiểu tác động, thiệt hại đến hệ thống thông tin. - Đơn vị thực hiện: Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin (các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Công an tỉnh); Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Khánh Hòa. - Đơn vị phối hợp: Cơ quan chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh (Sở Thông tin và Truyền thông); cơ quan điều phối quốc gia (Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - VNCERT); các đơn vị liên quan khác. 2.3. Xử lý sự cố, gỡ bỏ và khôi phục a) Xử lý sự cố, gỡ bỏ - Nội dung thực hiện: Sau khi đã triển khai ngăn chặn sự cố, đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin, cơ quan chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh, Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Khánh Hòa triển khai tiêu diệt, gỡ bỏ các mã độc, phần mềm độc hại, khắc phục các điểm yếu an toàn thông tin của hệ thống thông tin. - Đơn vị thực hiện: Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin (các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Công an tỉnh); Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Khánh Hòa. - Đơn vị phối hợp: Cơ quan chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh (Sở Thông tin và Truyền thông), cơ quan điều phối quốc gia (Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - VNCERT). b) Khôi phục - Nội dung thực hiện: Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động khôi phục hệ thống thông tin, dữ liệu và kết nối; cấu hình hệ thống an toàn; bổ sung các thiết bị, phần cứng, phần mềm bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin. - Đơn vị thực hiện: Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin (các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Công an tỉnh). - Đơn vị phối hợp: Cơ quan chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh (Sở Thông tin và Truyền thông), Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Khánh Hòa, cơ quan điều phối quốc gia (Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - VNCERT). c) Kiểm tra, đánh giá hệ thống thông tin - Nội dung thực hiện: Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin và các đơn vị liên quan triển khai kiểm tra, đánh giá hoạt động của toàn bộ hệ thống thông tin sau khi khắc phục sự cố. Trường hợp hệ thống chưa hoạt động ổn định, cần tiếp tục tổ chức thu thập, xác minh lại nguyên nhân và tổ chức các bước tương ứng tại Khoản 2.2 và Khoản 2.3 của Kế hoạch này để dứt điểm, khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống thông tin. - Đơn vị thực hiện: Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin (các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Công an tỉnh). - Đơn vị phối hợp: Cơ quan chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh (Sở Thông tin và Truyền thông), Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Khánh Hòa, cơ quan điều phối quốc gia (Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - VNCERT); các đơn vị khác liên quan. 2.4. Tổng kết, đánh giá - Nội dung thực hiện: Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin bị sự cố phối hợp với cơ quan chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh và Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Khánh Hòa triển khai tổng hợp toàn bộ các thông tin, báo cáo, phân tích có liên quan đến sự cố, công tác triển khai phương án ứng cứu sự cố, báo cáo chủ quản hệ thống thông tin, Ban Chỉ đạo Ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Khánh Hòa và cơ quan điều phối quốc gia; tổ chức phân tích nguyên nhân, rút kinh nghiệm trong hoạt động xử lý sự cố và đề xuất các biện pháp bổ sung nhằm phòng ngừa, ứng cứu đối với các sự cố tương tự trong tương lai. - Đơn vị thực hiện: Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin (các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Công an tỉnh). - Đơn vị phối hợp: Cơ quan chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh (Sở Thông tin và Truyền thông), Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Khánh Hòa, Ban Chỉ đạo Ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Khánh Hòa, cơ quan điều phối quốc gia (Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - VNCERT). III. Kinh phí thực hiện Các cơ quan được giao thực hiện các nhiệm vụ tại Mục II của Kế hoạch này chủ động xây dựng dự toán kinh phí chi tiết, gửi về Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp để gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ. IV. Tổ chức thực hiện 1. Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Công an tỉnh. - Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung Kế hoạch này và tình hình thực tế tại cơ quan, địa phương mình ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng của cơ quan, địa phương mình, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm, tránh hình thức, lãng phí. - Thực hiện bố trí cán bộ, công chức công tác đảm bảo an toàn thông tin tại cơ quan, địa phương mình; kịp thời thông báo về Sở Thông tin và Truyền thông khi có sự thay đổi cán bộ, công chức tham mưu công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng của cơ quan, đơn vị hoặc đang là thành viên tham gia Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Khánh Hòa. - Tích cực phối hợp với cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch này. 2. Sở Thông tin và Truyền thông - Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan chuyên trách về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh, có trách nhiệm xây dựng và triển khai Kế hoạch ứng phó sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh hàng năm, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Theo dõi, đôn đốc, phối hợp với các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Công an tỉnh trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi, xem xét và chỉ đạo. - Sở Thông tin và Truyền thông là thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia, thực hiện trách nhiệm, quyền hạn theo quy định tại Thông tư số 20/2017/TT-BTTTT ngày 12 tháng 9 năm 2017. 3. Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí cho các cơ quan, đơn vị để thực hiện các nội dung theo Kế hoạch này. 4. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, địa phương gửi văn bản về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, thay thế cho phù hợp./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Đắc Tài
{ "issuing_agency": "Tỉnh Khánh Hòa", "promulgation_date": "11/01/2018", "sign_number": "439/KH-UBND", "signer": "Nguyễn Đắc Tài", "type": "Kế hoạch" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-464-QD-UBND-2024-phe-duyet-ke-hoach-su-dung-dat-huyen-Ham-Thuan-Bac-Binh-Thuan-602493.aspx
Quyết định 464/QĐ-UBND 2024 phê duyệt kế hoạch sử dụng đất huyện Hàm Thuận Bắc Bình Thuận
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 464/QĐ-UBND Bình Thuận, ngày 06 tháng 3 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2024 CỦA HUYỆN HÀM THUẬN BẮC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013; Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Căn cứ Luật Sửa đổi 37 Luật liên quan đến quy hoạch; Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch; Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch; Căn cứ Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Căn cứ Nghị quyết số 58/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và danh mục dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất thực hiện năm 2022; Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và danh mục dự án thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất năm 2023; Căn cứ Nghị quyết số 78/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua danh mục dự án sau 03 năm chưa thực hiện; danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và danh mục dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất năm 2024 trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc, thị xã La Gi và thành phố Phan Thiết; Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc tại Tờ trình số 244/TTr-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2023, Tờ trình số 14/TTr-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2024, Báo cáo số 53/BC-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2024 và của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 67/TTr-STNMT ngày 29 tháng 02 năm 2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của huyện Hàm Thuận Bắc, với các chỉ tiêu chủ yếu sau: 1. Diện tích các loại đất phân bổ trong năm 2024 (Phụ lục 1 kèm theo). 2. Kế hoạch thu hồi các loại đất năm 2024 (Phụ lục 2 kèm theo). 3. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2024 (Phụ lục 3 kèm theo). 4. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2024 (Phụ lục 4 kèm theo). (Kèm theo Báo cáo thuyết minh tổng hợp và Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2024) Điều 2. Căn cứ vào Điều 1 của Quyết định này, Ủy ban nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc có trách nhiệm: 1. Công bố, công khai, kế hoạch sử dụng đất năm 2024 theo đúng quy định của pháp luật về đất đai; 2. Chịu trách nhiệm về sự đồng bộ của hệ thống bảng biểu, bản đồ, báo cáo hồ sơ kế hoạch sử dụng đất năm 2024; 3. Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2024, chịu trách nhiệm pháp lý trong việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu trong kỳ kế hoạch sử dụng đất hàng năm; 4. Thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy định pháp luật đất đai và theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. 5. Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật đất đai để người dân nắm vững các quy định của pháp luật, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Điều 3. 1. Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, Ủy ban nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc và Đơn vị tư vấn chịu trách nhiệm trước pháp luật và Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các nội dung tại Điều 1 Quyết định này. 2. Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc đăng tải công khai Quyết định này, Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2024 và Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của huyện Hàm Thuận Bắc. Điều 4. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hàm Thuận Bắc và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phan Văn Đăng PHỤ LỤC 1 DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT PHÂN BỔ TRONG NĂM 2024 HUYỆN HÀM THUẬN BẮC (Kèm theo Quyết định số 464/QĐ-UBND ngày 06/3/2024 của UBND tỉnh) Đơn vị tính: ha STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Tổng diện tích Diện tích phân theo đơn vị hành chính Thị trấn Ma Lâm Thị trấn Phú Long Xã Hồng Liêm Xã Hàm Liêm Xã Hàm Đức Xã Hàm Thắng Xã Hồng Sơn Xã Đông Giang Xã Đa Mi Xã Hàm Chính Xã Hàm Trí Xã Đông Tiến Xã Hàm Phú Xã La Dạ Xã Thuận Hòa Xã Thuận Minh Xã Hàm Hiệp (1) (2) (3) (4)=(5)+... +(21) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) (21) I Loại đất 134.348,26 1.722,15 2.492,78 10.414,00 6.286,70 5.715,95 1.782,88 8.487,32 9.077,05 13.867,36 5.093,71 7.139,82 11.446,10 11.190,68 12.550,17 10.939,57 12.397,91 3.744,11 1 Đất nông nghiệp NNP 123.748,53 1.280,25 2.067,56 9.658,72 5.361,32 4.901,23 1.243,24 7.735,97 8.926,25 12.196,09 4.627,50 6.217,03 11.032,70 10.667,40 12.222,81 10.416,32 11.930,46 3.263,68 Trong đó: 1.1 Đất trồng lúa LUA 10.035,94 305,90 204,12 887,41 474,64 485,33 140,69 1.238,56 156,32 846,91 1.105,86 67,06 1.934,78 96,34 685,47 1.275,70 130,85 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 9.730,90 305,90 204,12 887,41 474,64 485,33 140,69 1.238,56 148,64 846,91 1.105,12 48,75 1.934,78 49,23 685,47 1.044,50 130,85 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 10.660,35 56,31 121,27 2.629,33 462,60 659,53 6,82 1.017,19 383,29 2,11 581,09 639,89 366,14 402,65 263,73 1.649,39 1.372,64 46,37 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 38.467,16 918,04 1.571,01 4.068,04 2.881,02 2.709,12 1.077,38 3.240,48 1.716,85 3.114,97 3.100,37 1.726,50 1.239,87 1.560,43 3.530,42 1.584,67 1.344,50 3.083,49 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 39.130,29 1.617,35 982,15 1.257,65 8.948,96 2.354,16 9.082,42 1.086,65 3.044,38 4.870,62 5.885,95 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 1.6 Đất rừng sản xuất RSX 25.203,60 150,11 422,59 1.532,07 995,10 1.191,51 5.412,14 128,94 86,93 387,46 277,21 5.682,45 5.287,94 1.606,24 2.042,91 Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên RSN 22.840,88 391,83 1.532,07 5.416,90 128,94 86,93 387,46 277,21 5.682,45 5.287,94 1.606,24 2.042,91 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 54,74 21,05 6,72 16,20 1,11 8,76 0,90 1.8 Đất làm muối LMU 1,98 1,98 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 194,47 34,00 4,27 52,15 0,17 66,08 12,20 3,16 0,44 19,93 2,07 2 Đất phi nông nghiệp PNN 9.628,88 435,47 417,23 607,31 823,59 598,09 539,64 573,79 150,80 1.664,89 409,09 913,19 382,81 510,43 327,36 429,10 371,01 475,08 Trong đó: 2.1 Đất quốc phòng CQP 384,00 42,26 175,96 12,81 3,66 64,41 27,53 57,37 2.2 Đất an ninh CAN 14,11 1,40 0,14 0,18 0,22 0,20 0,10 0,25 0,06 0,18 10,21 0,14 0,18 0,11 0,32 0,14 0,11 0,17 2.3 Đất khu công nghiệp SKK 50,34 50,34 2.4 Đất cụm công nghiệp SKN 3,02 3,02 2.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD 144,76 5,59 0,88 5,23 1,36 3,19 114,06 5,22 0,34 2,60 0,72 0,87 0,35 0,37 0,76 1,65 0,16 1,41 2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 58,95 6,60 4,28 6,63 2,00 19,41 2,27 0,11 0,12 2,32 0,40 0,95 10,05 3,81 2.7 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 8,81 5,82 2,99 2.8 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 447,01 17,08 125,96 6,95 169,04 46,96 34,05 15,57 25,30 6,10 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 4.250,89 178,33 257,43 295,60 204,14 175,01 68,11 103,03 52,55 1.594,25 139,26 190,66 202,77 256,08 93,66 169,66 182,29 88,06 Trong đó: - Đất giao thông DGT 1.168,72 98,04 42,30 144,70 116,43 50,27 47,31 57,72 28,76 43,88 79,35 107,83 12,29 65,45 36,12 108,68 68,51 61,08 - Đất thủy lợi DTL 364,43 31,37 23,38 87,51 56,75 3,47 0,05 12,65 1,16 33,21 47,53 3,40 16,68 5,79 23,04 17,92 0,52 - Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 16,84 3,35 0,49 1,89 0,29 3,25 1,33 1,24 0,05 0,23 0,18 0,27 0,11 0,27 2,01 0,26 1,62 - Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 7,67 2,24 0,07 0,29 0,14 0,91 0,14 0,16 0,47 0,56 1,18 0,48 0,14 0,16 0,44 0,12 0,09 0,08 - Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo DGD 91,73 13,86 5,39 4,25 5,27 11,49 8,65 5,19 2,10 3,93 4,42 3,71 1,61 4,39 2,66 4,48 5,43 4,90 - Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT 23,80 2,46 1,13 3,07 0,94 2,80 1,70 2,38 1,87 0,75 1,05 2,32 1,50 1,83 - Đất công trình năng lượng DNL 1.937,57 0,04 0,10 0,06 6,10 0,62 0,15 0,31 1.533,47 0,03 182,13 153,60 60,91 0,05 - Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV 1,01 0,24 0,02 0,07 0,04 0,06 0,05 0,09 0,05 0,15 0,08 0,02 0,02 0,12 - Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia DKG - Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 10,94 10,94 - Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 14,97 2,51 0,04 12,42 - Đất cơ sở tôn giáo TON 36,98 3,02 1,24 6,42 0,60 4,35 2,73 0,83 8,94 0,34 0,66 1,92 0,72 1,84 2,64 0,73 - Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 561,80 22,75 180,03 46,95 12,79 97,69 4,55 24,52 8,44 1,38 17,14 15,46 2,85 12,56 46,61 26,88 24,84 16,36 - Đất xây dựng cơ sở khoa học công nghệ DKH 3,38 3,38 - Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội DXH 0,29 0,29 - Đất chợ DCH 10,76 0,67 3,30 0,44 1,38 0,41 0,30 0,36 0,88 0,98 0,37 0,44 0,27 0,19 0,77 2.10 Đất danh lam thắng cảnh DDL 2.11 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 9,39 0,79 3,53 0,57 0,25 0,64 0,67 0,08 0,27 1,45 1,14 2.12 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 30,40 2,50 0,25 4,19 0,42 3,75 0,78 18,51 2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 1.503,56 0,60 77,63 188,02 149,08 281,15 127,94 39,05 30,03 106,55 100,80 16,60 88,86 33,09 64,38 59,26 140,52 2.14 Đất ở tại đô thị ODT 255,10 146,73 108,37 2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 18,14 4,22 0,52 2,05 0,99 1,01 0,48 0,99 0,06 0,85 1,59 1,85 0,29 0,64 0,49 1,19 0,43 0,49 2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 13,18 3,24 0,97 5,03 0,36 1,20 0,42 0,23 0,13 0,79 0,33 0,38 0,10 2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG 2.18 Đất tín ngưỡng TIN 2,36 0,26 0,19 0,07 0,53 0,34 0,07 0,14 0,76 2.19 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 1.107,06 79,37 25,10 30,37 64,63 48,17 66,86 58,21 32,19 33,03 14,87 97,51 159,75 84,89 113,32 39,10 74,06 85,63 2.20 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 1.324,17 4,23 18,38 115,37 14,72 2,33 227,42 25,50 0,18 33,38 504,15 1,88 50,82 82,99 60,26 28,43 154,13 2.21 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3,63 2,21 1,42 3 Đất chưa sử dụng CSD 970,85 6,43 7,99 147,97 101,79 216,63 177,56 6,38 57,12 9,60 30,59 12,85 94,15 96,44 5,35 PHỤ LỤC 2 KẾ HOẠCH THU HỒI CÁC LOẠI ĐẤT NĂM 2024 HUYỆN HÀM THUẬN BẮC (Kèm theo Quyết định số 464/QĐ-UBND ngày 06/3/2024 của UBND tỉnh) Đơn vị tính: ha STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Tổng diện tích Diện tích phân theo đơn vị hành chính Thị trấn Ma Lâm Thị trấn Phú Long Xã Hồng Liêm Xã Hàm Liêm Xã Hàm Đức Xã Hàm Thắng Xã Hồng Sơn Xã Đông Giang Xã Đa Mi Xã Hàm Chính Xã Hàm Trí Xã Đông Tiến Xã Hàm Phú Xã La Dạ Xã Thuận Hòa Xã Thuận Minh Xã Hàm Hiệp (1) (2) (3) (4)=(5)+ …+(21) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) (21) 1 Đất nông nghiệp NNP 219,53 31,01 11,30 72,49 2,40 14,62 12,68 4,46 6,77 0,13 15,00 15,45 0,78 8,16 14,65 6,98 2,65 1.1 Đất trồng lúa LUA 31,68 6,91 2,70 2,68 0,31 5,20 6,23 1,25 0,63 2,27 0,90 1,05 0,25 1,30 Trong đó: Đất chuyên lúa nước LUC 31,68 6,91 2,70 2,68 0,31 5,20 6,23 1,25 0,63 2,27 0,90 1,05 0,25 1,30 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 14,35 2,20 1,60 5,24 0,24 2,12 0,65 1,20 0,30 0,40 0,10 0,30 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 150,07 21,90 7,00 55,25 1,85 7,30 5,80 3,02 0,82 0,13 15,00 8,86 0,48 6,86 8,02 6,43 1,35 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 18,67 9,32 0,19 0,56 3,12 5,48 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 1.6 Đất rừng sản xuất RSX 4,76 4,76 2 Đất phi nông nghiệp PNN 1,46 0,06 0,10 0,04 0,37 0,06 0,05 0,21 0,14 0,32 0,11 Trong đó 2.1 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 0,61 0,06 0,10 0,04 0,27 0,14 2.2 Đất ở tại đô thị ODT 0,10 0,10 2.3 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 0,75 0,06 0,05 0,21 0,32 0,11 PHỤ LỤC 3 KẾ HOẠCH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2024 HUYỆN HÀM THUẬN BẮC (Kèm theo Quyết định số 464/QĐ-UBND ngày 06/3/2024 của UBND tỉnh) Đơn vị tính: ha STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Tổng diện tích Diện tích phân theo đơn vị hành chính Thị trấn Ma Lâm Thị trấn Phú Long Xã Hồng Liêm Xã Hàm Liêm Xã Hàm Đức Xã Hàm Thắng Xã Hồng Sơn Xã Đông Giang Xã Đa Mi Xã Hàm Chính Xã Hàm Trí Xã Đông Tiến Xã Hàm Phú Xã La Dạ Xã Thuận Hòa Xã Thuận Minh Xã Hàm Hiệp (1) (2) (3) (4) = (5)+…+(2 1) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) (21) 1 Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp NNP/PNN 319,05 33,57 16,52 109,14 7,82 23,08 13,66 8,47 6,91 2,24 32,00 16,65 0,87 8,62 0,23 26,27 8,44 4,56 Trong đó: 1.1 Đất trồng lúa LUA/PNN 39,15 8,12 3,56 3,73 2,20 5,86 6,37 2,85 0,63 2,27 0,90 1,05 0,25 1,36 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC/PNN 39,15 8,12 3,56 3,73 2,20 5,86 6,37 2,85 0,63 2,27 0,90 1,05 0,25 1,36 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK/PNN 40,54 2,30 2,80 13,22 0,79 2,27 0,65 0,10 7,90 1,60 0,35 0,56 7,00 1,00 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN/PNN 215,93 23,15 10,16 82,87 4,83 14,95 6,64 5,33 0,96 2,24 24,10 9,66 0,52 7,16 0,23 12,74 7,19 3,20 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH/PNN 18,67 9,32 0,19 0,56 3,12 5,48 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD/PNN 1.6 Đất rừng sản xuất RSX/PNN 4,76 4,76 2 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 265,00 15,00 17,00 10,50 34,00 23,00 24,50 21,00 39,00 20,50 20,50 10,00 11,00 19,00 Trong đó: 2.1 Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm LUA/CLN 265,00 15,00 17,00 10,50 34,00 23,00 24,50 21,00 39,00 20,50 20,50 10,00 11,00 19,00 3 Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở PKO/OCT 1,22 0,60 0,30 0,35 PHỤ LỤC 4 KẾ HOẠCH ĐƯA ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG VÀO SỬ DỤNG NĂM 2024 HUYỆN HÀM THUẬN BẮC (Kèm theo Quyết định số 464/QĐ-UBND ngày 06/3/2024 của UBND tỉnh) Đơn vị tính: ha STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Tổng diện tích Diện tích phân theo đơn vị hành chính Thị trấn Ma Lâm Thị trấn Phú Long Xã Hồng Liêm Xã Hàm Liêm Xã Hàm Đức Xã Hàm Thắng Xã Hồng Sơn Xã Đông Giang Xã Đa Mi Xã Hàm Chính Xã Hàm Trí Xã Đông Tiến Xã Hàm Phú Xã La Dạ Xã Thuận Hòa Xã Thuận Minh Xã Hàm Hiệp (1) (2) (3) (4)=(5)+ …+(21) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) (21) 1 Đất nông nghiệp NNP 2 Đất phi nông nghiệp PNN 33,13 5,10 0,22 21,54 6,10 0,17 Trong đó: 2.1 Đất an ninh CAN 0,53 0,22 0,14 0,17 2.2 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 32,60 5,10 21,40 6,10
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Thuận", "promulgation_date": "06/03/2024", "sign_number": "464/QĐ-UBND", "signer": "Phan Văn Đăng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-49-2016-QD-UBND-Quy-che-phoi-hop-cong-tac-lap-tham-dinh-chu-truong-dau-tu-Tra-Vinh-339441.aspx
Quyết định 49/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp công tác lập thẩm định chủ trương đầu tư Trà Vinh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 49/2016/QĐ-UBND Trà Vinh, ngày 23 tháng 12 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC LẬP, THẨM ĐỊNH, QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN DO TỈNH QUẢN LÝ; THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ GIẢI NGÂN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN VÀ HẰNG NĂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015; Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014; Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu t­ư xây dựng; Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư chương trình, dự án do tỉnh quản lý; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2017. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Trung Hoàng QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC LẬP, THẨM ĐỊNH, QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN DO TỈNH QUẢN LÝ; THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ GIẢI NGÂN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN VÀ HẰNG NĂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH (Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2016/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư chương trình, dự án do tỉnh quản lý; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Điều 2. Đối tượng áp dụng Các Sở, Ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có sử dụng vốn đầu tư công (chủ đầu tư) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 3. Mục tiêu 1. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư chương trình, dự án; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án đầu tư công thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm. 2. Đảm bảo việc bố trí kế hoạch vốn đầu tư công công khai, minh bạch, hiệu quả. 3. Kịp thời báo cáo, tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền trong chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm. 4. Trách nhiệm xử lý công việc được phân định rõ ràng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức. Điều 4. Nguyên tắc phối hợp Các cơ quan, tổ chức căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc bảo đảm kịp thời, nhanh chóng, khách quan, minh bạch, nhất quán và hiệu quả, bảo đảm đúng trình tự, thủ tục và thời hạn đúng theo quy định. Chương II NỘI DUNG PHỐI HỢP Điều 5. Công tác lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công 1. Hội đồng thẩm định chủ trương đầu tư công do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thẩm định chủ trương đầu tư chương trình, dự án. Sở Kế hoạch và Đầu tư (Thường trực Hội đồng thẩm định chủ trương đầu tư công) chịu trách nhiệm trình phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư theo thời gian quy định. 2. Các chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thông tin có liên quan theo thời gian quy định trình Hội đồng thẩm định chủ trương đầu tư công. 3. Hội đồng thẩm định chủ trương đầu tư công có trách nhiệm thẩm định các báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đúng theo quy trình và thời hạn đã được quy định. Trong quá trình thẩm định, chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện hoàn chỉnh các hồ sơ đúng thời hạn theo nội dung hướng dẫn của Hội đồng thẩm định chủ trương đầu tư công. Điều 6. Công tác lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công 1. Công tác lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình đầu tư công thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 136/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ. 2. Công tác lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án không có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 136/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ. 3. Công tác lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án có cấu phần xây dựng: a) Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ chịu trách nhiệm thẩm định dự án đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 58 Luật Xây dựng. b) Căn cứ ý kiến thẩm định của Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn chỉnh dự án gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 136/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ. Điều 7. Công tác xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm Các chủ đầu tư chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm của ngành, địa phương mình theo hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư theo thời gian quy định; xây dựng các kế hoạch khác theo hướng dẫn của Trung ương. Điều 8. Công tác theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm Các chủ đầu tư báo cáo đánh giá cụ thể kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; kịp thời phản ánh những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn; trường hợp có nhu cầu kéo dài thời gian giải ngân kế hoạch vốn (phải nêu rõ lý do đề nghị kéo dài thời gian giải ngân) gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh. Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan 1. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư: a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong công tác xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung danh mục dự án khẩn cấp và dự án mới phát sinh, đối ứng các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài chưa có trong danh mục đầu tư công, những vấn đề cấp bách khác trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư công; dự kiến khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư và xây dựng phương án phân bổ chi tiết kế hoạch vốn cho các dự án đầu tư công trung hạn và hàng năm đảm bảo công khai, minh bạch; theo dõi, báo cáo đánh giá tình hình thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án đầu tư công trung hạn và hàng năm theo quy định hiện hành; b) Phổ biến, hướng dẫn, cung cấp đầy đủ thông tin và hỗ trợ kịp thời cho các chủ đầu tư trong công tác lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư chương trình, dự án; lập, theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao và các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật hiện hành. 2. Trách nhiệm của Sở Tài chính: a) Phối hợp với các chủ đầu tư xây dựng dự toán kinh phí cho công tác lập, thẩm định, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công theo quy định; b) Có ý kiến kịp thời đối với phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và hàng năm; c) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát số liệu, danh mục các dự án sử dụng kế hoạch vốn đầu tư công có nhu cầu kéo dài thời gian giải ngân đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét; d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao và các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật hiện hành. 3. Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện: a) Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; Kho bạc Nhà nước cấp huyện phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện rà soát, đối chiếu và xác nhận kết quả giải ngân, số liệu tạm ứng, ứng trước kế hoạch vốn và các thông tin khác thuộc thẩm quyền quản lý; b) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao và các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật hiện hành. 4. Trách nhiệm của chủ đầu tư: a) Xây dựng kế hoạch đầu tư công của đơn vị phù hợp kế hoạch đầu tư công của tỉnh; mục tiêu, định hướng phát triển chung; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các cấp; quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đặc điểm, điều kiện cụ thể, khả năng cân đối vốn; đảm bảo sử dụng vốn đầu tư công có hiệu quả. Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư theo đúng thời gian quy định; b) Xây dựng dự toán kinh phí cho công tác lập, thẩm định, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công theo quy định; c) Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án phải xuất phát từ nhu cầu thực tế, đúng mẫu quy định; cung cấp đầy đủ các thông tin có liên quan, hoàn chỉnh các hồ sơ đúng thời hạn theo nội dung hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư (Thường trực Hội đồng thẩm định chủ trương đầu tư công); d) Chấp hành đúng quy định của pháp luật về thực hiện và báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án đầu tư công, các nội dung có liên quan đến kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm thuộc lĩnh vực phụ trách; đ) Giải trình, phối hợp với cơ quan thanh tra, kiểm toán và các cơ quan có thẩm quyền khác trong việc theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao và các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật hiện hành. 5. Trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan: a) Căn cứ yêu cầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng thẩm định chủ trương đầu tư công, các tổ chức và cá nhân có liên quan được xin ý kiến hoặc được yêu cầu cung cấp, bổ sung thông tin có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn đã được quy định, quá thời hạn yêu cầu mà không nhận được phản hồi thì xem như thống nhất với ý kiến hoặc phương án đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng thẩm định chủ trương đầu tư công, mọi khiếu nại, thắc mắc về sau sẽ không được xem xét, giải quyết; b) Tổ chức, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu hoặc đóng góp ý kiến liên quan đến nội dung lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư chương trình, dự án; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm phải cung cấp đầy đủ, kịp thời và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp; c) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 10. Công tác báo cáo Định kỳ, các chủ đầu tư báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định, cụ thể như sau: 1. Đối với kế hoạch đầu tư công hàng năm: Báo cáo hàng tháng trước ngày 15 của tháng báo cáo; Báo cáo hàng quý trước ngày 05 tháng đầu tiên của quý tiếp theo; Báo cáo năm trước ngày 15 tháng 02 năm sau. 2. Đối với kế hoạch đầu tư công trung hạn: Báo cáo vào quý II năm thứ ba của kế hoạch đầu tư công trung hạn và báo cáo cuối kỳ vào năm cuối thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn. 3. Báo cáo một số thông tin khác phục vụ cho việc lập, theo dõi và đánh giá kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm của tỉnh. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 11. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Quy chế này. Định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Quy chế gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh nắm, chỉ đạo. Điều 12. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư chương trình, dự án; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh căn cứ nội dung của Quy chế này tổ chức thực hiện. Điều 13. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và địa phương phản ánh kịp thời về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Trà Vinh", "promulgation_date": "23/12/2016", "sign_number": "49/2016/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Trung Hoàng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2497-QD-BTNMT%e2%80%8b-2019-thi-dua-can-bo-nganh-tai-nguyen-thuc-hien-van-hoa-cong-so-427452.aspx
Quyết định 2497/QĐ-BTNMT​ 2019 thi đua cán bộ ngành tài nguyên thực hiện văn hóa công sở
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2497/QĐ-BTNMT Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THI ĐUA THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ” GIAI ĐOẠN 2019 - 2025 BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Căn cứ Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019 - 2025; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019 - 2025. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như điều 3; - Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Hội đồng TĐKT Trung ương (để b/c); - Ban TĐKT Trung ương (để b/c); - Văn phòng Chính phủ, Văn phòng CTN (để b/c); - Các Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Đảng ủy Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Đoàn TNCSHCM Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Lưu: VT, Vụ TĐKTTT. Thi 20 BỘ TRƯỞNG Trần Hồng Hà KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THI ĐUA THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ” GIAI ĐOẠN 2019 - 2025 (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BTNMT ngày tháng năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) Ngày 14 tháng 6 năm 2019, tại Quyết định số 733/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019 - 2025, nhằm tổ chức thực hiện phong trào thi đua, triển khai đạt hiệu quả, góp phần nâng cao văn hóa công sở, đạo đức công vụ, tính chuyên nghiệp, phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của cả hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước “Kiến tạo và phục vụ”. Hưởng ứng phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động và thực hiện Công văn số 1546/BTĐKT-TCCB ngày 02 tháng 8 năm 2019 của Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương về việc triển khai phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở" giai đoạn 2019-2025, thiết thực kỷ niệm 71 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2019), 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2019) và 50 năm thực hiện Di chúc của Người, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019 - 2025 (sau đây gọi tắt là Phong trào thi đua) như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích 1.1. Thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức và hành động; tự tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao ý thức, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, qua đó tiếp tục xây dựng hình ảnh đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường gương mẫu, tận tụy, chuẩn mực, chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, tận tình, thân thiện; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua những việc làm cụ thể hàng ngày, trên mọi lĩnh vực công tác; 1.2. Bảo đảm tính liên tục và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và đoàn thể tạo môi trường làm việc văn minh, hiện đại, chuyên nghiệp, trách nhiệm, minh bạch, góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì nhân dân phục vụ. 2. Yêu cầu 2.1. Việc thực hiện Phong trào thi đua phải trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong các phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị trong toàn Ngành; 2.2. Phong trào thi đua phải được triển khai sâu rộng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và đoàn thể các cấp với nội dung, hình thức phong phú, thiết thực, có tiêu chí rõ ràng, cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị; 2.3. Đề cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện Phong trào thi đua. Tổ chức thực hiện phong trào phải thường xuyên, liên tục, có đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết kịp thời phát hiện nhân tố mới, các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, các sáng kiến, kinh nghiệm hay trong Phong trào thi đua. II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA 1. Đối tượng 1.1. Tập thể: Các đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 1.2. Cá nhân: Cán bộ, công chức, viên chức thuộc ngành tài nguyên và môi trường. 2. Nội dung thi đua 2.1. Đối với tập thể: “Thi đua xây dựng cơ quan, đơn vị văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp” - Xây dựng, ban hành các chính sách, quy định, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị về văn hóa công sở. - Thực hiện đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, công khai, minh bạch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết công việc tại cơ quan, đơn vị. - Thực hiện ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan, đơn vị. - Xây dựng và giữ gìn cơ quan, đơn vị văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp. - Tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, bám sát các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị để thu hút, tập hợp sự tham gia của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 2.2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức: “Thi đua thực hiện kỷ cương, trách nhiệm, tận tụy, chuyên nghiệp” - Chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính. - Thực hiện chuyên nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ. - Tinh thần, thái độ làm việc tận tụy, nghiêm túc, trách nhiệm. - Thực hiện chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử. - Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện chuẩn mực về đạo đức, lối sống. - Trang phục gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự, phù hợp với tính chất công việc. - Tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước do cơ quan, đơn vị tổ chức, phát động. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Các đơn vị trực thuộc Bộ, các Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ đặc điểm, tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ và đối tượng cụ thể tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức; quyết tâm triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả Phong trào thi đua, tránh hình thức, lãng phí. 2. Cổng Thông tin điện tử của Bộ, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Báo Tài nguyên và Môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường… đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng cường thời lượng, bám sát cơ sở nhằm phát hiện, biểu dương và nhân rộng những mô hình hay, cách làm mới, các điển hình tiên tiến trong thực hiện Phong trào thi đua. 3. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các đơn vị phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên trong chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện Phong trào thi đua theo nhiệm vụ được giao. Hằng năm, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức các đoàn kiểm tra việc thực hiện Phong trào thi đua ở một số cơ quan, đơn vị; tiến hành sơ kết Phong trào thi đua vào năm 2022 và tổng kết Phong trào thi đua vào năm 2025. IV. TIÊU CHUẨN THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG 1. Tiêu chuẩn thi đua 1.1. Đối với tập thể: a) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo, lãnh đạo quản lý, điều hành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và các văn bản quy định về văn hóa công sở của cơ quan, đơn vị: - Nghiên cứu, tham mưu ban hành và tổ chức thực hiện tốt cơ chế, chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường - Nghiên cứu bổ sung kịp thời các hướng dẫn, tham mưu cho cấp ủy, lãnh đạo các cấp xây dựng các nghị quyết, chương trình, đề án và ban hành các văn bản pháp luật; đề xuất các giải pháp thực hiện các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; - Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được giao; không để xảy ra lãng phí, tham nhũng; tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng; - Xây dựng, ban hành và thực hiện nghiêm các quy định, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị về văn hóa công sở, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật hành chính; - Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. b) Thực hiện đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, công khai, minh bạch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính: - Niêm yết đầy đủ các thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị. - Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết công việc, phục vụ nhân dân tốt hơn; - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa dịch vụ hành chính công, đảm bảo gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa cải cách hành chính với xây dựng Chính phủ điện tử. c) Thực hiện ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ của cơ quan, đơn vị. Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp. Đặt chỉ tiêu 100% thủ tục hành chính được giải quyết đúng hạn, thực hiện xin lỗi nếu quá hạn. d Xây dựng và giữ gìn cơ quan, đơn vị văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp: - Thực hiện bài trí công sở (Quốc huy, Quốc kỳ, khuôn viên công sở) theo đúng quy định trong Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. - Xây dựng và giữ gìn cơ quan, đơn vị văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an toàn đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay. đ) Tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, bám sát các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị để thu hút tập hợp sự tham gia của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. e) Không sử dụng đồ nhựa sử dụng một lần ở công sở, trong các hoạt động Hội nghị, Hội thảo để tạo được sự chuyển biến trong toàn ngành; 1.2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức: a) Thực hiện chấp hành nghiêm túc kỷ cương, kỷ luật hành chính: - Nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; đeo, cài thẻ tên, phù hiệu, thẻ chức danh đúng quy định khi thực hiện nhiệm vụ; - Có ý thức tổ chức kỷ luật; sắp xếp, sử dụng thời gian làm việc khoa học và hiệu quả; - Nghiêm túc nhận lỗi, nhận khuyết điểm, thành khẩn tự phê bình, rút kinh nghiệm, có biện pháp và quyết tâm sửa chữa, khắc phục khi để xảy ra sai sót trong thực hiện nhiệm vụ; - Giữ gìn đoàn kết nội bộ, xây dựng môi trường làm việc dân chủ, kỷ cương; cộng tác, giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. b) Thực hiện chuyên nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ. - Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; - Chủ động phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm tính chuyên nghiệp làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; - Trung thực, thẳng thắn, khách quan trong báo cáo, đề xuất, tham gia đóng góp với cấp trên. c) Đề xuất được các giải pháp, sáng kiến trong công tác quản lý, điều tra cơ bản và nghiên cứu ứng dụng khoa học. d) Tinh thần, thái độ làm việc tận tụy, nghiêm túc, trách nhiệm: - Có tinh thần cầu thị, lắng nghe; tâm huyết, tận tụy, gương mẫu, nghiêm túc, trách nhiệm trong công việc; sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công; không kén chọn vị trí công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó; - Có tinh thần đấu tranh tránh hiện tượng trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; - Không gây khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý công việc của cơ quan, tổ chức và người dân; không thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc của người dân; - Cán bộ, công chức, viên chức, lãnh đạo, quản lý phải công tâm, khách quan trong sử dụng, đánh giá cán bộ thuộc quyền quản lý; không lợi dụng vị trí công tác để bổ nhiệm người thân, quen; chủ động xin thôi giữ chức vụ khi nhận thấy bản thân còn hạn chế về năng lực và uy tín hoặc để xảy ra hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực thuộc trách nhiệm được giao. đ) Thực hiện chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử: - Tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn về quy trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người dân. Thực hiện “4 xin, 4 luôn”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ; - Đối với lãnh đạo cấp trên phải tuân thủ thứ bậc hành chính, phục tùng sự chỉ đạo, điều hành, phân công công việc của cấp trên; không trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ; không nịnh bợ lấy lòng vì động cơ không trong sáng; - Đối với đồng nghiệp phải có tinh thần hợp tác, tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ; không bè phái gây mất đoàn kết nội bộ của cơ quan, đơn vị; - Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được duy ý chí, áp đặt, bảo thủ; phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của cấp dưới; gương mẫu trong giao tiếp, ứng xử; không nâng đỡ cấp dưới vì động cơ, mục đích không trong sáng. e) Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện chuẩn mực về đạo đức, lối sống: - Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, lối sống - Thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; - Thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; không đánh bạc, sa vào các tệ nạn xã hội; không sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian làm việc và giờ nghỉ trưa; hút thuốc lá đúng nơi quy định; nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ; - Tuân thủ kỷ luật phát ngôn, không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều. - Tuân thủ chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; - Tích cực tham gia xây dựng, giữ gìn không gian xanh, sạch, đẹp; môi trường văn hóa thân thiện, văn minh nơi công sở. f) Tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước do cơ quan, đơn vị và địa phương phát động, góp phần hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. 2. Hình thức khen thưởng 2.1. Hàng năm, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp căn cứ kết quả triển khai tổ chức thực hiện Phong trào thi đua làm cơ sở, nội dung cơ bản để đánh giá thi đua và bình xét khen thưởng cho các đơn vị thuộc ngành tài nguyên và môi trường (mỗi đơn vị đề nghị tối đa 02 tập thể hoặc cá nhân đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét tặng Bằng khen). 2.2. Khen thưởng sơ kết, tổng kết Phong trào thi đua: - Khen thưởng sơ kết: Các cơ quan, đơn vị tiến hành sơ kết, xét khen thưởng theo thẩm quyền đối với các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc và lựa chọn tối đa 02 tập thể hoặc cá nhân tiêu biểu đề nghị Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường tặng Bằng khen (đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ sẽ căn cứ vào hướng dẫn của Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương). - Khen thưởng tổng kết: Các cơ quan, đơn vị tiến hành tổng kết, xét khen thưởng theo thẩm quyền đối với các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc và lựa chọn tối đa 02 tập thể hoặc cá nhân tiêu biểu nhất đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét tặng Bằng khen (đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Huân chương Lao động hạng III của Chủ tịch nước sẽ căn cứ vào hướng dẫn của Ban Thi đua- Khen thưởng Trung ương). Quy trình, thủ tục khen thưởng thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. V. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN Phong trào thi đua được triển khai thực hiện từ năm 2019 đến năm 2025: 1. Năm 2019 Tổ chức phát động, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Phong trào thi đua. 2. Năm 2022 Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp tiến hành sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Phong trào thi đua, trên cơ sở đó tiếp tục triển khai thực hiện phong trào đến năm 2025. 3. Năm 2025 Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp tiến hành tổng kết Phong trào thi đua. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Các cơ quan, đơn vị căn cứ kế hoạch và điều kiện cụ thể để xây dựng kế hoạch và triển khai, chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, giám sát việc thực hiện Phong trào thi đua theo lĩnh vực quản lý; tổ chức thực hiện Phong trào thi đua trong đơn vị mình bảo đảm nội dung, chất lượng và tiến độ; định kỳ hàng năm báo cáo tình hình tổ chức thực hiện Phong trào thi đua về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền) trước ngày 15 tháng 12 hàng năm (tính theo dấu bưu điện hoặc các đơn vị gửi lên trục liên thông) để tổng hợp, báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; đề xuất biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích, gương mẫu trong thực hiện văn hóa công sở. 2. Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền là cơ quan Thường trực giúp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi, đôn đốc tổ chức thực hiện Kế hoạch này, định kỳ hàng năm báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương và Thủ tướng Chính phủ. 3. Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì tham mưu và phối hợp với các đơn vị liên quan bố trí kinh phí tổ chức Phong trào thi đua và kinh phí khen thưởng. 4. Thanh tra Bộ bổ sung việc kiểm tra thực hiện văn hóa công sở vào chương trình, kế hoạch hằng năm; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định về văn hóa công sở. 5. Báo Tài nguyên và Môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Cổng thông tin điện tử và Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường tổ chức tuyên truyền, mở chuyên trang, chuyên mục và tổ chức các hoạt động, bám sát cơ sở nhằm phát hiện, biểu dương và nhân rộng những mô hình hay, cách làm mới, các điển hình tiên tiến trong thực hiện Phong trào thi đua, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và sự đồng thuận trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường. 6. Công đoàn Bộ phối hợp với Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng về văn hóa công sở cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; tổ chức phát động Phong trào thi đua, kiểm tra, giám sát các đơn vị thuộc thực hiện Phong trào thi đua. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền) để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn./.
{ "issuing_agency": "Bộ Tài nguyên và Môi trường", "promulgation_date": "02/10/2019", "sign_number": "2497/QĐ-BTNMT​", "signer": "Trần Hồng Hà", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1165-QD-UBND-2023-thu-tuc-hanh-chinh-thi-nghiem-xay-dung-So-Xay-dung-An-Giang-573132.aspx
Quyết định 1165/QĐ-UBND 2023 thủ tục hành chính thí nghiệm xây dựng Sở Xây dựng An Giang
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1165/QĐ-UBND An Giang, ngày 19 tháng 7 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC THÍ NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG TỈNH AN GIANG CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 705/QĐ-BXD ngày 06 tháng 7 năm 2023 của Bộ Xây dựng về việc công bố thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; Căn cứ Quyết định số 707/QĐ-BXD ngày 07 tháng 7 năm 2023 của Bộ Xây dựng về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 2677/TTr-SXD ngày 17 tháng 7 năm 2023. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh An Giang. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. - Sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính số 1, Mục B; danh mục thủ tục hành chính công bố kèm theo Quyết định số 989/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh An Giang; - Sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính số thứ tự 42, Mục 16 của Phụ lục I danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công được ban hành kèm theo Quyết định số 1012/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính thực hiện và không thực hiện tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh An Giang. - Bổ sung danh mục thủ tục hành chính mới ban hành của cấp tỉnh vào thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và thực hiện tiếp nhận qua dịch vụ bưu chính công ích. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Cục kiểm soát TTHC - VPCP; - Bộ Xây dựng; - TT. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; - UBMTTQ tỉnh; - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; - Sở, ban, ngành tỉnh; - UBND các huyện, thị xã, thành phố; - Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; - Trung tâm Phục vụ hành chính công; - Website tỉnh; - Viễn thông An Giang (VNPT); - Lưu: VT, TH. CHỦ TỊCH Nguyễn Thanh Bình DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC THÍ NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG TỈNH AN GIANG (Ban hành kèm theo Quyết định số 1165/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang) A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI TRONG LĨNH VỰC THÍ NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG STT Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý 1 Cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (trong trường hợp: Cấp lần đầu hoặc Giấy chứng nhận hết hạn mà tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có nhu cầu tiếp tục hoạt động) 20 Ngày làm việc Sở Xây dựng Không Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng 2 Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (còn thời hạn nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc bị ghi sai thông tin hoặc tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng xin dừng thực hiện một số chỉ tiêu trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng) 05 Ngày làm việc Sở Xây dựng Không Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng 3 Cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (trong trường hợp tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thay đổi địa chỉ, tên của tổ chức trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng đã được cấp) 05 Ngày làm việc Sở Xây dựng Không Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng 4 Bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (trong trường hợp tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thay đổi địa điểm đặt phòng thí nghiệm hoặc thay đổi, bổ sung, sửa đổi chỉ tiêu thí nghiệm, tiêu chuẩn thí nghiệm trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng) 20 Ngày làm việc Sở Xây dựng Không Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng B. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG STT Mã TTHC Tên thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung Tên thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung Lĩnh vực Cơ quan thực hiện 1 1.009794.000.00.00.H01 Kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình (đối với các công trình trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý của Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, trừ các công trình thuộc thẩm quyền kiểm tra của Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng và cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành) Kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Quản lý chất lượng công trình xây dựng Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan được giao quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan được giao quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế)
{ "issuing_agency": "Tỉnh An Giang", "promulgation_date": "19/07/2023", "sign_number": "1165/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Thanh Bình", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-07-2010-TT-BTC-sua-doi-Thong-tu-45-2008-TT-BTC-huong-dan-che-do-tai-chinh-thu-tuc-hai-quan-khu-kinh-te-cua-khau-quoc-te-Cau-Treo-100330.aspx
Thông tư 07/2010/TT-BTC sửa đổi Thông tư 45/2008/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính thủ tục hải quan khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- Số: 07/2010/TT-BTC Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2010 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 45/2008/TT-BTC NGÀY 05/6/2008 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO TỈNH HÀ TĨNH Căn cứ Quyết định số 162/2007/QĐ-TTg ngày 19/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo tỉnh Hà Tĩnh; Căn cứ Quyết định số 93/2009/QĐ-TTg ngày 10/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 21 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu; Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5361/VPCP-KTTH ngày 06/8/2009; Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 291/TB-VPCP ngày 18/9/2009 của Văn phòng Chính phủ; Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Công Thương (công văn số 11426/BCT-XNK ngày 12/11/2009), Bộ Tư pháp (công văn số 3980/BTP-PLQT ngày 13/11/2009), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 8843/BKH-KTDV ngày 17/11/2009); Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 45/2008/TT-BTC ngày 05/6/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ tài chính và thủ tục hải quan áp dụng đối với khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo tỉnh Hà Tĩnh như sau: Điều 1. Sửa đổi khoản 4 mục I Thông tư số 45/2008/TT-BTC như sau: “4. Điều kiện áp dụng chế độ tài chính đối với Khu KTCK quốc tế Cầu Treo: Khu KTCK quốc tế Cầu Treo được áp dụng các chế độ ưu đãi về tài chính quy định tại Thông tư này khi bảo đảm đồng thời các điều kiện sau: - Có biện pháp bảo đảm cách ly các hoạt động trong Khu KTCK quốc tế Cầu Treo với nội địa Việt Nam và nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào. - Có cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan để giám sát, kiểm tra người, hàng hoá và các phương tiện ra, vào Khu KTCK quốc tế Cầu Treo”. Điều 2. Sửa đổi, bổ sung đoạn thứ nhất sau gạch đầu dòng thứ tư tại tiết b điểm 1.2 khoản 1 mục II Thông tư số 45/2008/TT-BTC như sau: “Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu KTCK quốc tế Cầu Treo có sử dụng: nguyên liệu, vật tư, linh kiện và bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu từ nước ngoài, khi nhập khẩu vào nội địa Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất theo đúng quy định tại đoạn thứ nhất khoản 15 Điều 16 Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và khoản 3 Điều 21 Quyết định số 162/2007/QĐ-TTg ngày 19/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu quôc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh. Khi hết thời hạn được miễn thuế theo quy định trên, các hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp trong Khu KTCK quốc tế cầu Treo có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài (không bao gồm hàng hoá nhập từ nội địa Việt Nam có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài), khi nhập khẩu vào nội địa Việt Nam chỉ phải nộp thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong hàng hoá đó”. Điều 3. Sửa đổi, bổ sung điểm 1.6 khoản 1 mục II Thông tư số 45/2008/TT-BTC như sau: “1.6. Đối với khách du lịch khu KTCK quốc tế Cầu Treo - Khách du lịch trong và ngoài nước đến Khu KTCK quốc tế Cầu Treo được mua hàng hoá nhập khẩu miễn thuế mang vào nội địa nếu tổng giá trị hàng hoá không quá 500.000 đồng/người/ngày. Trường hợp tổng trị giá hàng hoá mua vượt mức quy định trên đây, người có hàng hoá phải nộp đủ thuế đối với phần vượt theo quy định của pháp luật. - Chính sách bán hàng miễn thuế đối với khách tham quan du lịch khu KTCK quốc tế Cầu Treo được thực hiện đúng quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 93/2009/QĐ-TTg ngày 10/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 21 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu”. Điều 4. Hiệu lực thi hành: 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký. 2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); - UBND, Sở Tài chính, Cục Thuế, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh; - Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Công báo; - Website Chính phủ và Website Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Vụ CST. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "14/01/2010", "sign_number": "07/2010/TT-BTC", "signer": "Đỗ Hoàng Anh Tuấn", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-1212-QD-UBND-2015-ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-Ho-Chi-Minh-2015-2020-270832.aspx
Quyết định 1212/QĐ-UBND 2015 ứng dụng khoa học công nghệ Hồ Chí Minh 2015 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 1212/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 3 năm 2015 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 17 tháng 1 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; Căn cứ Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố giai đoạn 2011 - 2015; Căn cứ Quyết định số 568/QĐ-UBND ngày 30 tháng 1 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố giai đoạn 2013 - 2015; Căn cứ công văn số 769/UBND ngày 23 tháng 2 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 17 tháng 1 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 198/TTr-SKHCN ngày 3 tháng 2 năm 2015, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2020”. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các Sở ngành và các Tổng Công ty, Công ty trực thuộc Thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - TTUB: CT; các PCT; - VPUB: các PVP; - Các Phòng Chuyên viên - Lưu: VT, (CNN/Đ) MH TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Mạnh Hà CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ TÁI CẤU TRÚC CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1212/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố) Căn cứ Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX về Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố. Căn cứ Chỉ thị số 14/2014/CT-UBND ngày 9 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tiếp tục tổ chức thực hiện 6 chương trình đột phá thực hiện Kết luận số 187-KL/TU ngày 29 tháng 3 năm 2014 của Thành ủy tại Hội nghị lần thứ mười bảy Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Khóa IX. Căn cứ Quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 6 tháng 1 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố năm 2015 về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Thành phố, chương trình công tác. Căn cứ Quyết định số 568/QĐ-UBND ngày 30 tháng 1 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố giai đoạn 2013 - 2015. Căn cứ Quyết định số 569/QĐ-UBND ngày 30 tháng 1 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố giai đoạn 2012 - 2015. I. Mục tiêu chương trình. 1. Mục tiêu chung Thành phố tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong 3 lĩnh vực: năng suất, chất lượng; tiết kiệm năng lượng và sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp nhà nước Thành phố. 2. Mục tiêu cụ thể: - Đến năm 2016, 90% doanh nghiệp nhà nước có chương trình ứng dụng khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; 100% doanh nghiệp nhà nước thành lập, trích và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ để đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. - Phấn đấu trong giai đoạn 2015 - 2020, năng suất lao động của doanh nghiệp hàng năm tăng tối thiểu 5%. - Đến năm 2016, ít nhất 50% các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa hoặc tái cấu trúc có hệ thống quản lý tài sản trí tuệ được quản lý và khai thác có hiệu quả. - Từ năm 2015, doanh nghiệp áp dụng các giải pháp nhằm thực hiện tiết kiệm năng lượng, mức tối thiểu đạt 2%. Phấn đấu đến 2020, 100% doanh nghiệp tiết kiệm được từ 5% - 40% năng lượng sử dụng. II. Nhiệm vụ 1. Khảo sát thống kê, đánh giá hiện trạng ứng dụng khoa học công nghệ của doanh nghiệp a) Nội dung thực hiện Đánh giá và thống kê hiện trạng của doanh nghiệp về các mặt: tình hình ứng dụng khoa học và công nghệ, trình độ công nghệ; tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, lao động, vật tư, nguyên liệu, tiêu hao năng lượng, v.v.; những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với từng công đoạn, từng bộ phận, từng vấn đề trong toàn doanh nghiệp; tài sản trí tuệ. b) Tổ chức thực hiện - Sở Khoa học và Công nghệ lập kế hoạch chung khảo sát, đánh giá hiện trạng ứng dụng khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp lập kế hoạch của đơn vị và chủ trì thực hiện khảo sát, đánh giá. c) Thời gian thực hiện: từ năm 2015 2. Đào tạo nâng cao năng lực quản trị trong hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ a) Nội dung thực hiện - Tổ chức biên soạn, cập nhật tài liệu phổ biến, hướng dẫn, đào tạo, tư vấn, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. - Tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức pháp luật, chính sách. - Tổ chức các hội thảo giới thiệu mô hình, giải pháp; trao đổi kinh nghiệm. - Tổ chức đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ chuyên viên, quản lý trong các lĩnh vực: quản lý năng suất, chất lượng, công nghệ; quản lý và khai thác tài sản trí tuệ; quản lý năng lượng. - Đào tạo xây dựng đội ngũ tư vấn đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. b) Tổ chức thực hiện - Đơn vị chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ. - Đơn vị phối hợp: các doanh nghiệp, cơ quan liên quan. c) Thời gian thực hiện: từ năm 2015 đến năm 2016 3. Quản lý và khai thác tài sản trí tuệ a) Nội dung thực hiện - Xây dựng kế hoạch, nội dung về định giá tài sản trí tuệ làm cơ sở cho việc đánh giá tổng quan giá trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp trước khi thực hiện việc cổ phần hóa và tái cấu trúc doanh nghiệp. - Xây dựng hệ thống quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ cho 50% trên tổng số doanh nghiệp đã thực hiện việc cổ phần hóa hoặc tái cấu trúc doanh nghiệp. - Thống kê, đánh giá tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. b) Tổ chức thực hiện - Sở Khoa học và Công nghệ lập kế hoạch chung khảo sát, đánh giá hiện trạng ứng dụng khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp lập kế hoạch của đơn vị và chủ trì thực hiện khảo sát, đánh giá. c) Thời gian thực hiện: - Hoàn thành lập kế hoạch trước ngày 1 tháng 6 năm 2015 - Triển khai thực hiện từ tháng 7/2015 đến tháng 12/2016 4. Ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng a) Nội dung thực hiện - Xây dựng định mức tiêu hao năng lượng và nhận diện giải pháp tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp. - Tổ chức ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Tư vấn đầu tư giải pháp cho doanh nghiệp. - Tổ chức hoạt động giám sát, thống kê, đánh giá hiệu quả, báo cáo định kỳ. b) Tổ chức thực hiện - Sở Khoa học và Công nghệ lập kế hoạch triển khai chung, hoàn thành trước ngày 1 tháng 4 năm 2015. - Đối với 2 nội dung đầu: Doanh nghiệp chủ trì thực hiện, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp. - Đối với 2 nội dung sau: Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, doanh nghiệp phối hợp. c) Thời gian thực hiện: từ năm 2015 đến năm 2018 5. Ứng dụng giải pháp tăng năng suất, chất lượng a) Nội dung thực hiện - Tổ chức đổi mới quản trị doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện hiện nay. - Tổ chức quản lý và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả, thực hiện các biện pháp tăng năng suất lao động. - Tổ chức áp dụng các công cụ quản lý năng suất trong doanh nghiệp. - Tạo lập môi trường, điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi. - Xây dựng Chương trình ứng dụng khoa học và công nghệ, thực hiện đổi mới công nghệ, thiết bị. b) Tổ chức thực hiện - Đơn vị chủ trì: các doanh nghiệp - Đơn vị phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ, các cơ quan liên quan. c) Thời gian thực hiện: từ năm 2015 đến năm 2020 6. Giám sát, thống kê, đánh giá hiệu quả a) Nội dung thực hiện - Tổ chức điều tra, giám sát, thống kê, đánh giá hiệu quả chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp. - Xây dựng, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình tái cấu trúc của doanh nghiệp nhà nước. b) Tổ chức thực hiện - Đơn vị chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ - Đơn vị phối hợp: doanh nghiệp, cơ quan liên quan. c) Thời gian thực hiện: hàng năm, từ năm 2015 đến 2020 III. Kinh phí thực hiện 1. Nguồn kinh phí thực hiện - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. - Ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của thành phố. - Kinh phí từ các chương trình hợp tác hợp tác quốc tế (IPP, WorldBank…) nếu có. - Kinh phí khác từ ngân sách Trung ương, thành phố (Bộ Khoa học và Công nghệ, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Chương trình kích cầu, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Thành phố v.v.). 2. Kinh phí hỗ trợ của Thành phố Tổng kinh phí ngân sách thành phố hỗ trợ ứng dụng KH-CN phục vụ tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2015 - 2020: 40.000.000.000 đồng (phụ lục đính kèm). IV. Tổ chức thực hiện 1. Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố có nhiệm vụ: - Chủ trì tổ chức triển khai chương trình. - Hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng Chương trình ứng dụng khoa học và công nghệ, thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, xác lập quyền sở hữu trí tuệ v.v. - Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, kiến nghị với Ủy ban nhân dân Thành phố giải quyết. - Định kỳ 6 tháng báo cáo kết quả triển khai chương trình. 2. Các doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tích cực, chủ động tham gia triển khai thực hiện ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình tái cấu trúc. 3. Các Sở, ban, ngành thành phố, lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Thành phố: - Theo chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp triển khai thực hiện việc ứng dụng khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật. - Báo cáo kịp thời các trở ngại phát sinh và đề xuất giải pháp để Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết. 4. Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định dự toán trình Ủy ban nhân dân Thành phố giao dự toán chi ngân sách để thực hiện chương trình này./.
{ "issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "21/03/2015", "sign_number": "1212/QĐ-UBND", "signer": "Lê Mạnh Hà", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-733-QD-UBND-2023-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-pham-vi-So-Giao-duc-Tra-Vinh-567012.aspx
Quyết định 733/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính phạm vi Sở Giáo dục Trà Vinh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 733/QĐ-UBND Trà Vinh, ngày 12 tháng 5 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ MỚI VÀ BÃI BỎ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 1160/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thi, tuyển sinh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Theo Tờ trình của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố mới kèm theo Quyết định này Danh mục 01 (Một) thủ tục hành chính (TTHC) lĩnh vực thi, tuyển sinh và bãi bỏ 03 (Ba) TTHC (cấp tỉnh 01 thủ tục lĩnh vực thi, tuyển sinh; cấp huyện 02 thủ tục lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân) được công bố tại Quyết định số 548/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố mới Danh mục TTHC thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. Điều 2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ Quyết định này thông báo và đăng tải công khai danh mục TTHC thực hiện tại Bộ phận Một cửa, danh mục TTHC thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích, danh mục TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến thuộc phạm vi, chức năng quản lý. Truy cập địa chỉ http://csdl.dichvucong.vn để khai thác, sử dụng dữ liệu TTHC được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia; cung cấp nội dung TTHC cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, niêm yết, công khai TTHC và xây dựng quy trình nội bộ giải quyết TTHC theo quy định. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Quỳnh Thiện PHỤ LỤC DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ MỚI VÀ BÃI BỎ THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Kèm theo Quyết định số 733/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh) 1. Danh mục thủ tục hành chính công bố mới STT Tên TTHC Mức độ cung cấp DVC Thời gian giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Cơ quan thực hiện Cách thức thực hiện Căn cứ pháp lý LĨNH VỰC THI, TUYỂN SINH 1 Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (1.005142) Toàn trình Theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Cơ sở giáo dục Không Sở Giáo dục và Đào tạo; Cơ sở giáo dục Nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; qua dịch vụ bưu chính công ích; dịch vụ công trực tuyến - Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; - Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng BGDĐT; - Thông tư số 06/2023/TT-BGDĐT ngày 24/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021. 2. Danh mục thủ tục hành chính bãi bỏ STT Tên TTHC Ghi chú Lĩnh vực thi, tuyển sinh (cấp tỉnh) 1 Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (1.005142) Lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (cấp huyện) 1 Chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non công lập (2.001908) Quyết định số 4008/QĐ-BGDĐT ngày 30/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố TTHC bị bãi bỏ lĩnh vực cơ sở vật chất và thiết bị trường học; lĩnh vực giáo dục mầm non thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo 2 Chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập (2.001912)
{ "issuing_agency": "Tỉnh Trà Vinh", "promulgation_date": "12/05/2023", "sign_number": "733/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Quỳnh Thiện", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-3274-QD-UBND-2017-Ho-so-thiet-ke-mau-cong-trinh-kenh-muong-noi-dong-Ha-Tinh-366966.aspx
Quyết định 3274/QĐ-UBND 2017 Hồ sơ thiết kế mẫu công trình kênh mương nội đồng Hà Tĩnh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 3274/QĐ-UBND Hà Tĩnh, ngày 03 tháng 11 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT, BAN HÀNH HỒ SƠ THIẾT KẾ MẪU, THIẾT KẾ ĐIỂN HÌNH CÔNG TRÌNH KÊNH MƯƠNG NỘI ĐỒNG VÀ HỆ THỐNG TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÂY TRỒNG CẠN CHỦ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014; Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 136/NĐ-CP ngày 31/12/2015 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công; số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng; số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ; số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình MTQG giai đoạn 2016 - 2020; số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình; Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng; Căn cứ Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND ngày 07/02/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2017 - 2020 thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 32/2017/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh về việc quy định một số nội dung đối với các dự án thuộc các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2017-2020 được áp dụng cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng theo Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ; Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 577/TTr-SNN ngày 26/10/2017 (kèm Thông báo kết quả thẩm định thiết kế mẫu, thiết kế điển hình tại Văn bản số 2194/BC-SNN ngày 26/10/2017 và Văn bản số 2601/TB-SNN ngày 10/10/2017), QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt, ban hành Hồ sơ thiết kế mẫu, thiết kế điển hình công trình kênh mương nội đồng và hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn chủ lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2017 - 2020, với các nội dung chính như sau: 1. Tên hồ sơ: Thiết kế mẫu, thiết kế điển hình công trình kênh mương nội đồng và hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn chủ lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2017-2020. 2. Loại công trình: Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn. 3. Địa điểm xây dựng: Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. 4. Đơn vị lập thiết kế mẫu, thiết kế điển hình: Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh. 5. Nội dung và giải pháp thiết kế chủ yếu: 5.1. Kênh mương nội đồng: - Kênh bê tông khẩu diện (bxh) = (30x40)cm đến (bxh) = (50x60)cm: Kết cấu kênh bằng BT Rb200 đá (1x2)cm, thành và đáy kênh dày 12cm, phía dưới lót bạt xác rắn, cứ 10m dài kênh bố trí 05 giằng ngang kết cấu bằng BTCT Rb200 đá (1x2)cm, kích thước (bxh) = (10x10)cm và 01 khe lún bằng giấy dầu nhựa đường 02 lớp. - Kênh bê tông khẩu diện (bxh) = (60x60)cm đến (bxh) = (110x130)cm: Kết cấu kênh bằng BTCT Rb200 đá (1x2)cm, thành và đáy kênh dày 15cm, phía dưới lót bạt xác rắn, cứ 10m dài kênh bố trí 05 giằng ngang kết cấu bằng BTCT Rb200 đá (1x2)cm, kích thước (bxh) = (10x10)cm và 01 khe lún bằng giấy dầu nhựa đường 02 lớp. - Kênh gạch xây khẩu diện (bxh) = (40x40)cm đến (bxh) = (60x70)cm: Kết cấu đáy kênh bằng Bê tông Rb200 đá (1x2)cm, dày 12cm, phía dưới lót bạt xác rắn, tường kênh bằng gạch xây VXM Rv75 dày 22cm, gia trát bằng VXM Rv75 dày 1,5cm; cứ 10m dài kênh bố trí 01 khe lún bằng giấy dầu nhựa đường 02 lớp. - Công trình trên kênh: - Cống qua đường có kích thước (bxh) = (40x40)cm đến (100x130)cm, chiều dài cống từ 3m đến 7m, kết cấu bằng BTCT Rb200 đá (1x2)cm. + Tấm đan qua kênh, kết cấu bằng BTCT Rb200 đá (1x2)cm. 5.2. Hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn chủ lực: a) Thông số các thiết bị của hệ thống tưới cho cây cam: Diện tích tưới (ha) Số gốc cam Lựa chọn máy bơm Bộ lọc Bộ châm phân Đường ống chính Đường ống nhánh Dây nhỏ giọt Lưu lượng (m3/h) Cột nước (m) 0,5 250 5-10 20-25 Lưu lượng 5 m3/h trở lên Bộ châm phân Venturi Ø60 Ø16 Bằng nhựa PE Ø8 hoặc Ø6, dài 3m-4m, khoảng cách lỗ giọt 20-30cm - Trường hợp điều kiện địa hình cho phép, chênh cao giữa bể chứa và khu tưới (cột nước áp lực) đảm bảo ≥ 5m thì có thể sử dụng bể chứa có dung tích ≥ 2m3 để cấp nước trực tiếp cho khu tưới. - Thiết kế mẫu, thiết kế điển hình tính toán cho cây cam với khoảnh tưới diện tích 0,5ha (kích thước 50x100m), địa hình bằng phẳng và chế độ tưới đồng thời; đối với khoảnh tưới có diện tích khác hoặc thực hiện tưới luân phiên (bằng các van khóa) thì căn cứ vào thiết kế mẫu, thiết kế điển hình để tính toán, lựa chọn kích thước đường ống và thông số máy bơm cho phù hợp; những vị trí có địa hình đồi núi dốc thì bố trí đường ống nhánh PE Ø16 theo đường đồng mức để dẫn nước tưới đến từng gốc cây, trường hợp chênh lệch độ cao giữa bể chứa và vị trí cần tưới lớn (trên 10m) nên lắp đặt van điều áp tại ống chính hoặc đầu bù áp tại dây tưới; áp suất trong dây tưới nhỏ giọt khống chế từ 0,5 - 2bar, chiều dài ống nhánh Ø16 không nên vượt quá 150m. b) Thông số các thiết bị của hệ thống tưới cho cây bưởi: Diện tích tưới (ha) Số gốc bưởi Máy bơm Bộ lọc Bộ châm phân Đường ống chính Đường ống nhánh Dây nhỏ giọt Lưu lượng (m3/h) Cột nước (m) 0,5 200 5-10 20-25 Lưu lượng 5 m3/h trở lên Bộ châm phân Venturi Ø60 Ø16 Bằng nhựa PE Ø8 hoặc Ø6, dài 4m-5m, khoảng cách lỗ giọt 20 - 30cm - Trường hợp điều kiện địa hình cho phép, chênh cao giữa bể chứa và khu tưới (cột nước áp lực) đảm bảo ≥ 5m thì có thể sử dụng bể chứa có dung tích ≥ 2 m3 để cấp nước trực tiếp cho khu tưới. - Thiết kế mẫu, thiết kế điển hình tính toán cho cây bưởi với khoảnh tưới diện tích 0,5ha (kích thước 50x100m), địa hình bằng phẳng và chế độ tưới đồng thời; đối với khoảnh tưới có diện tích khác hoặc thực hiện tưới luân phiên (bằng các van khóa) thì căn cứ vào thiết kế mẫu, thiết kế điển hình để tính toán, lựa chọn kích thước đường ống và thông số máy bơm cho phù hợp; những vị trí có địa hình đồi núi dốc thì bố trí đường ống nhánh PE Ø16 theo đường đồng mức để dẫn nước tưới đến từng gốc cây, trường hợp chênh lệch độ cao giữa đầu mối và vị trí cần tưới lớn (trên 10m) nên lắp đặt van điều áp tại ống chính hoặc đầu bù áp tại dây tưới; áp suất trong dây tưới nhỏ giọt khống chế từ 0,5 - 2bar, chiều dài ống nhánh Ø16 không nên vượt quá 150m. c) Thông số các thiết bị chủ yếu của hệ thống tưới cho cây chè: Máy bơm Béc tưới phun Bộ lọc nước Đường ống PVC Lưu lượng (m3/h) Cột nước (m) ≥ 50 25-30 - Lưu lượng 350-650 lít/h - Đường kính phun mưa 8m Lưu lượng 30 m3/h trở lên - Đường ống chính bằng nhựa PVC, đường kính 90mm. - Đường ống nhánh bằng nhựa PVC, đường kính 34mm. - Ống đứng lắp béc tưới bằng nhựa PVC, đường kính 34mm. Thiết kế mẫu, thiết kế điển hình tưới phun mưa bằng béc cho khu tưới cây chè với diện tích 01ha (kích thước 100x100m), những khu tưới có kích thước khác căn cứ vào thiết kế mẫu, thiết kế điển hình để tính toán phù hợp; máy bơm tính cho mỗi khoảnh tưới diện tích 5.000m2, điều khiển tưới luân phiên giữa các khoảnh bằng van khóa, khoảnh tưới có diện tích khác thì thay đổi kích thước đường ống và lưu lượng máy bơm cho phù hợp; có thể sử dụng hình thức súng phun nước có lưu lượng và bán kính tưới lớn hơn, hệ thống đường ống cần thay đổi cho phù hợp. (Chi tiết bản vẽ thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định tại Văn bản số 2194/BC-SNN ngày 26/10/2011, Văn bản số 2601/TB-SNN ngày 10/10/2017 và hồ sơ thiết kế kèm theo) Điều 2. Thiết kế mẫu, thiết kế điển hình nêu trên được áp dụng thực hiện xây dựng nông thôn mới tại các địa phương theo cơ chế đầu tư đặc thù quy định tại Nghị định 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020. Điều 3. Tổ chức thực hiện. 1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: - Công bố, sao gửi các bộ hồ sơ thiết kế mẫu được duyệt tại Quyết định này cho các địa phương và các tổ chức quản lý nhà nước có liên quan để triển khai thực hiện. - Kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị áp dụng thực hiện theo hồ sơ thiết kế mẫu, thiết kế điển hình được ban hành. - Chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung các nội dung có liên quan đến hồ sơ thiết kế mẫu, thiết kế điển hình phù hợp với điều kiện thực tế và quy định của cấp trên. 2. Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh: - Công bố hồ sơ thiết kế mẫu, thiết kế điển hình trên cổng thông tin điện tử về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh. - Theo dõi việc áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình của các địa phương, đơn vị phù hợp với kế hoạch đầu tư của chương trình. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tiếp thu những vấn đề phát sinh trong quá trình áp dụng. 3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã: - Tổ chức triển khai áp dụng Thiết kế mẫu, thiết kế điển hình các công trình nêu trên theo Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn, đồng thời chỉ đạo các phòng ban chức năng hướng dẫn, kiểm tra các địa phương tổ chức xây dựng công trình theo đúng Thiết kế mẫu, thiết kế điển hình được duyệt. - Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện và những khó khăn, vướng mắc (nếu có), đề xuất giải pháp tháo gỡ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận: - Như điều 4; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Chánh, Phó VP UBND tỉnh (theo dõi NL); - Trung tâm CB-TH; - Lưu: VT, XD1, NL1. (30) TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Đặng Quốc Khánh
{ "issuing_agency": "Tỉnh Hà Tĩnh", "promulgation_date": "03/11/2017", "sign_number": "3274/QĐ-UBND", "signer": "Đặng Quốc Khánh", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Nghi-dinh-23-2014-ND-CP-Dieu-le-to-chuc-hoat-dong-Quy-Phat-trien-khoa-hoc-cong-nghe-Quoc-gia-225497.aspx
Nghị định 23/2014/NĐ-CP Điều lệ tổ chức hoạt động Quỹ Phát triển khoa học công nghệ Quốc gia mới nhất
CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 23/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 2014 NGHỊ ĐỊNH VỀ ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chính phủ ban hành Nghị định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia. Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia. Điều 2. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2014, thay thế Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia được ban hành kèm theo Nghị định số 122/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc thành lập Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia. Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đàng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Kiểm toán Nhà nước; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KGVX (3b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA (Ban hành kèm theo Nghị định số 23/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Chức năng của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (sau đây gọi tắt là Quỹ) hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay, cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia. Tên giao dịch quốc tế của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia là National Foundation for Science and Technology Development, viết tắt là NAFOSTED. Điều 2. Địa vị pháp lý của Quỹ Quỹ là đơn vị sự nghiệp, trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và tại các ngân hàng trong nước. Quỹ có trụ sở chính tại Thành phố Hà Nội, văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác. Điều 3. Đối tượng tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay, hỗ trợ, cấp kinh phí của Quỹ 1. Đối tượng tài trợ: Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do tổ chức, cá nhân đề xuất, bao gồm: a) Nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản; b) Nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng; c) Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn, nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng. 2. Đối tượng cho vay: Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất và đời sống do tổ chức, cá nhân đề xuất. 3. Đối tượng bảo lãnh vốn vay: Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ chuyên biệt. 4. Đối tượng hỗ trợ: Các hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia. 5. Đối tượng cấp kinh phí: Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp quản lý, bao gồm: a) Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia; b) Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Điều 4. Nguyên tắc tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay, hỗ trợ của Quỹ 1. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ do tổ chức, cá nhân đề xuất tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay của Quỹ được xét chọn công khai, dân chủ, bình đẳng thông qua Hội đồng khoa học và công nghệ do Quỹ thành lập. Trong trường hợp cần thiết, Quỹ lấy thêm ý kiến tư vấn của chuyên gia tư vấn độc lập trước khi quyết định. Hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia được xem xét hỗ trợ công khai, dân chủ, bình đẳng theo các quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ. 2. Quỹ thực hiện quản lý chất lượng nghiên cứu theo chuẩn mực quốc tế. Nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Quỹ tài trợ không được trùng lắp với các nghiên cứu đã hoặc đang thực hiện bằng nguồn vốn của Quỹ hoặc nguồn vốn khác của Nhà nước. 3. Quỹ tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia và tương đương (có ý nghĩa tầm quốc gia hoặc liên ngành, vùng) do tổ chức, cá nhân đề xuất. Điều 5. Điều kiện đăng ký tài trợ, vay vốn, bảo lãnh vốn vay, hỗ trợ của Quỹ 1. Tổ chức, cá nhân đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải có đủ năng lực chuyên môn và điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp với từng loại nhiệm vụ khoa học và công nghệ. 2. Tổ chức, cá nhân đề xuất vay vốn, bảo lãnh vốn vay phải tuân theo các quy định của pháp luật có liên quan. 3. Tổ chức, cá nhân đăng ký hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ phải có chuyên môn phù hợp loại hình đề nghị hỗ trợ. Chương II NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quỹ 1. Tiếp nhận các nguồn vốn của Nhà nước, tổ chức, cá nhân; các khoản đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Tổ chức thực hiện tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay, hỗ trợ các hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, cấp kinh phí đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp quản lý. 2. Công bố các định hướng ưu tiên, nội dung, yêu cầu và thể thức cụ thể để mọi tổ chức, cá nhân đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ đề nghị Quỹ tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay và hỗ trợ. 3. Tổ chức việc xét chọn và thẩm định kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia để Quỹ tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay và hỗ trợ. 4. Kiểm tra, đánh giá về nội dung chuyên môn và tình hình thực hiện tài chính của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia được Quỹ tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay và hỗ trợ. 5. Tổ chức đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Quỹ tài trợ. Đánh giá kết quả, hiệu quả các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia do Quỹ tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay và hỗ trợ. 6. Đình chỉ hoặc trình cơ quan có thẩm quyền đình chỉ việc tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay, hỗ trợ, cấp kinh phí hoặc thu hồi kinh phí đã tài trợ, cho vay, hỗ trợ, cấp phát, từ chối trả nợ thay khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về sử dụng vốn của Quỹ và các quy định pháp luật có liên quan. 7. Nhận ủy thác tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tổ chức, cá nhân. 8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến hoạt động của Quỹ theo quy định của pháp luật. 9. Quản lý, sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước giao và các nguồn lực khác theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và quy định của pháp luật. 10. Quản lý tổ chức và cán bộ của Quỹ theo quy định của pháp luật. 11. Ban hành Quy chế hoạt động và các quy định khác phục vụ cho hoạt động của Quỹ. 12. Hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, tổ chức quốc tế về các vấn đề liên quan đến hoạt động của Quỹ. Điều 7. Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ gồm Hội đồng quản lý Quỹ, Cơ quan điều hành Quỹ và Ban Kiểm soát Quỹ. Điều 8. Hội đồng quản lý Quỹ 1. Hội đồng quản lý Quỹ gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên. Hội đồng có 7 hoặc 9 thành viên là các nhà khoa học, nhà quản lý, đại diện doanh nghiệp có uy tín, có trình độ, hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo nhiệm kỳ 05 năm. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ bổ nhiệm, miễn nhiệm. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ: a) Quyết định phương hướng và kế hoạch hoạt động của Quỹ trên cơ sở các định hướng ưu tiên phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nước; b) Thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ để tư vấn chuyên môn cho Quỹ; c) Phê duyệt kế hoạch tài chính, báo cáo quyết toán năm của Quỹ do Giám đốc Quỹ trình; d) Phê duyệt chương trình, đề tài, đề án, dự án khoa học và công nghệ và kinh phí do Quỹ tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay; nhiệm vụ và kinh phí cho hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia do Quỹ hỗ trợ; đ) Phê duyệt kế hoạch và báo cáo hoạt động của Ban Kiểm soát Quỹ; e) Giám sát, kiểm tra hoạt động của Cơ quan điều hành Quỹ, Ban Kiếm soát Quỹ trong việc thực hiện quy định của Nhà nước, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ; g) Ban hành các quy định quản lý hoạt động của Quỹ. 3. Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ: a) Hội đồng quản lý Quỹ họp thường kỳ 3 tháng 1 lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn; họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hoặc Giám đốc Quỹ hoặc Trưởng Ban Kiểm soát Quỹ hoặc khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ đề nghị. Các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ phải có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ tham dự và phải do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ được ủy quyền chủ trì; b) Đối với các vấn đề cần quyết định giữa các phiên họp, Cơ quan điều hành Quỹ gửi tài liệu và Phiếu lấy ý kiến đến từng thành viên Hội đồng; c) Hội đồng quản lý Quỹ quyết định các vấn đề khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ thông qua. Nội dung và các quyết định của cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ phải được ghi thành biên bản và gửi đến tất cả các thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ. 4. Các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các hoạt động theo quy chế của Hội đồng quản lý Quỹ; được hưởng thù lao và các quyền lợi khác theo quy định của Nhà nước. Các thành viên kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm. 5. Hội đồng quản lý Quỹ sử dụng bộ máy của Cơ quan điều hành Quỹ và con dấu của Quỹ trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Điều lệ này. 6. Kinh phí hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ được tính vào chi phí hoạt động quản lý của Quỹ. Điều 9. Cơ quan điều hành Quỹ Cơ quan điều hành Quỹ gồm Giám đốc Quỹ, các Phó giám đốc Quỹ, các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ và các văn phòng đại diện. 1. Giám đốc Quỹ là đại diện pháp nhân của Quỹ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ. Giám đốc Quỹ có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động của Quỹ theo Điều lệ này và các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ; b) Quản lý nhân sự, tài sản và vốn của Quỹ; c) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm trưởng, phó đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ, văn phòng đại diện của Quỹ; d) Được tham gia các phiên họp của Hội đồng quản lý Quỹ, được tham gia ý kiến về các nội dung mà Hội đồng quản lý Quỹ thảo luận, nhưng không được biểu quyết. 2. Phó giám đốc Quỹ do Giám đốc Quỹ đề nghị, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó giám đốc Quỹ giúp Giám đốc Quỹ thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công. 3. Các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ và văn phòng đại diện của Quỹ là bộ phận giúp việc của Giám đốc Quỹ, do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định trên cơ sở thống nhất đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ và Giám đốc Quỹ. Điều 10. Ban Kiểm soát Quỹ 1. Ban Kiểm soát Quỹ có từ 3 đến 5 thành viên, gồm Trưởng Ban, Phó trưởng Ban và các thành viên do Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Thành viên Ban Kiểm soát Quỹ không được là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột của các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Giám đốc Quỹ, Phó giám đốc Quỹ. Thành viên Ban Kiểm soát Quỹ phải là những người có trình độ chuyên môn, am hiểu về các lĩnh vực tài chính, kế toán, ngân hàng và pháp luật, hoạt động kiêm nhiệm theo nhiệm kỳ 05 năm. 2. Ban Kiểm soát Quỹ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Kiểm tra và báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ về tình hình thực hiện Điều lệ của Quỹ, các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ; b) Hoạt động độc lập theo chương trình đã được Hội đồng quản lý Quỹ thông qua; c) Xem xét, trình cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động của Quỹ. 3. Trưởng Ban Kiểm soát Quỹ hoặc thành viên của Ban Kiểm soát Quỹ được ủy quyền tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ, phát biểu ý kiến về các nội dung mà Hội đồng quản lý Quỹ thảo luận, nhưng không được biểu quyết. 4. Thành viên Ban Kiểm soát Quỹ có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các hoạt động theo quy chế; được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm, thù lao và các quyền lợi khác theo quy định của Nhà nước. 5. Kinh phí hoạt động của Ban Kiểm soát được tính vào chi phí hoạt động quản lý của Quỹ. Điều 11. Hội đồng khoa học và công nghệ 1. Hội đồng khoa học và công nghệ do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Quỹ để tư vấn đánh giá xét chọn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Quỹ tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay; đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Quỹ tài trợ; xác định hướng nghiên cứu và các vấn đề liên quan khác. 2. Thành viên Hội đồng khoa học và công nghệ là những nhà khoa học, nhà quản lý có uy tín, có trình độ chuyên môn cao, được lựa chọn từ cơ sở dữ liệu chuyên gia của Quỹ trên cơ sở thành tích chuyên môn và tín nhiệm của các nhà khoa học, nhà quản lý trong cùng lĩnh vực chuyên môn. 3. Hội đồng khoa học và công nghệ hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, khách quan, trung thực, tuân thủ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Hội đồng quản lý Quỹ ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng khoa học và công nghệ. 4. Kinh phí hoạt động của Hội đồng khoa học và công nghệ được tính vào chi phí hoạt động quản lý của Quỹ. Chương III NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN Điều 12. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ 1. Vốn từ nguồn ngân sách nhà nước: a) Ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp vốn điều lệ cho Quỹ là 500 tỷ đồng để tài trợ, hỗ trợ, cho vay, chi hoạt động quản lý của Quỹ và được bổ sung hằng năm để bảo đảm mức vốn ít nhất 500 tỷ đồng. Nguồn ngân sách này được cấp cho Quỹ vào tháng 01 và tháng 7 hằng năm theo kế hoạch tài chính được phế duyệt; b) Ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp thông qua Quỹ cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp quản lý; c) Ngân sách thực hiện bảo lãnh vốn vay các nhiệm vụ khoa học và công nghệ chuyên biệt; d) Các nguồn ngân sách khác. 2. Vốn ngoài ngân sách: a) Thu từ kết quả hoạt động của Quỹ: Các khoản lãi cho vay, phí bảo lãnh vốn vay, lãi tiền gửi và các khoản thu khác; b) Các khoản đóng góp tự nguyện, hiến tặng của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài; c) Đóng góp từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước và đóng góp tự nguyện của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật; d) Các nguồn hợp pháp khác. Điều 13. Phương thức tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay, hỗ trợ của Quỹ 1. Tài trợ không hoàn lại hoặc một phần cho việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do các tổ chức, cá nhân đề xuất quy định tại Khoản 1 Điều 3 Điều lệ này. 2. Hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, bao gồm: a) Tham gia hội nghị, hội thảo quốc tế của nhà khoa học trẻ; b) Nghiên cứu sau tiến sỹ; c) Thực tập nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài; d) Tổ chức hội thảo khoa học quốc tế chuyên ngành ở Việt Nam; đ) Tham dự và báo cáo công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc tại hội thảo chuyên ngành quốc tế; e) Công bố công trình khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế; g) Nâng cao chất lượng, chuẩn mực của tạp chí khoa học và công nghệ trong nước; h) Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước và nước ngoài đối với sáng chế và giống cây trồng; i) Khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia do Quỹ tài trợ, hỗ trợ. 3. Cho vay không lấy lãi hoặc lãi suất thấp đối với dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất và đời sống: a) Cho vay không lấy lãi đối với các dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra trong nước và có tạo việc làm, thu nhập cho từ 500 lao động trực tiếp trở lên tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; b) Cho vay với lãi suất bằng 70% lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước trong từng thời kỳ đối với các dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra trong nước không thuộc quy định tại Điểm a Khoản này; c) Cho vay với lãi suất bằng lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước trong từng thời kỳ đối với các dự án ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ từ nước ngoài; d) Tổng vốn cho vay hằng năm không quá 20% vốn điều lệ của Quỹ. Tổng dư nợ cho vay không quá 50% vốn điều lệ của Quỹ. Tổng vốn vay hằng năm đối với các dự án quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này không quá 2/3 vốn cho vay của năm đó theo kế hoạch tài chính đã được phê duyệt. 4. Bảo lãnh vốn vay đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ chuyên biệt do Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện với nguồn vốn riêng. 5. Hoạt động cho vay, bảo lãnh vốn vay quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này được Quỹ thực hiện thông qua hình thức ủy thác cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Quỹ tổ chức đánh giá, xét chọn nhiệm vụ cho vay, bảo lãnh vốn vay theo các tiêu chí khoa học và công nghệ. Điều 14. Tổ chức thực hiện tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay, hỗ trợ của Quỹ 1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kế hoạch của Quỹ được phê duyệt, Quỹ thông báo công khai phương hướng, các lĩnh vực ưu tiên và các quy định về việc tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay, hỗ trợ. 2. Tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, doanh nghiệp Việt Nam muốn được tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay, hỗ trợ phải nộp hồ sơ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ. 3. Quỹ thực hiện tổ chức đánh giá, quyết định tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay, hỗ trợ như sau: a) Đối với hồ sơ đề nghị tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay, Hội đồng khoa học và công nghệ thực hiện đánh giá nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tư vấn để Quỹ quyết định việc tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay; b) Đối với hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ tổ chức xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ. 4. Việc tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay của Quỹ cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện theo hợp đồng giữa Quỹ với tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ. 5. Việc đánh giá giữa kỳ, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Quỹ tài trợ được thực hiện theo hợp đồng, quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ và của Quỹ. Điều 15. Cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thông qua Quỹ 1. Quỹ cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp quản lý quy định tại Khoản 5 Điều 3 Điều lệ này. Việc cấp kinh phí căn cứ vào hợp đồng giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ. Kinh phí được cấp phù hợp với tiến độ của hợp đồng theo đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ. 2. Quỹ thực hiện tổng hợp số liệu quyết toán kinh phí cấp phát, báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ. 3. Việc quản lý kinh phí các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp quản lý thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế đầu tư tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ và các quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ. Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí từ Quỹ Tổ chức, cá nhân nhận tài trợ, hỗ trợ, vay vốn của Quỹ; được bảo lãnh vốn vay, cấp kinh phí thông qua Quỹ có trách nhiệm: 1. Sử dụng kinh phí đúng mục đích theo dự toán đã được phê duyệt; 2. Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng, quy định pháp luật về quản lý khoa học và công nghệ và các quy định pháp luật khác có liên quan; 3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải được công bố theo quy định của Quỹ, Bộ Khoa học và Công nghệ; đăng ký, lưu giữ theo quy định hiện hành. Điều 17. Chế độ tài chính, kế toán 1. Quỹ thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán. 2. Hằng năm, Quỹ lập dự toán nguồn thu và dự kiến chi đối với hoạt động tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay, hỗ trợ và hoạt động quản lý của Quỹ báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt. 3. Hằng năm, Quỹ lập báo cáo quyết toán tài chính, báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. 4. Quỹ được phép chuyển vốn dư trong năm tài chính sang năm kế tiếp. 5. Quỹ được áp dụng quy định tự chủ về biên chế và tài chính theo chế độ hiện hành áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công. 6. Chi hoạt động quản lý của Quỹ được sử dụng cho hoạt động của bộ máy quản lý và điều hành Quỹ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 18. Điều khoản thi hành 1. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý các hoạt động tài trợ, hỗ trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay, cấp kinh phí thông qua Quỹ. 2. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ. 3. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ này do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trình Chính phủ quyết định./.
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "03/04/2014", "sign_number": "23/2014/NĐ-CP", "signer": "Nguyễn Tấn Dũng", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-21-2010-QD-UBND-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-Chi-cuc-Tieu-chuan-Bac-Lieu-185909.aspx
Quyết định 21/2010/QĐ-UBND chức năng nhiệm vụ quyền hạn Chi cục Tiêu chuẩn Bạc Liêu
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 21/2010/QĐ-UBND Bạc Liêu, ngày 18 tháng 11 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG TRỰC THUỘC SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH BẠC LIÊU ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BKHCN-BNV ngày 28 tháng 5 năm 2009 của liên Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Căn cứ Quyết định số 02/2009/QĐ-UBND ngày 05 tháng 03 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 430/TTr-SNV ngày 24 tháng 8 năm 2010, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu Điều 2. Giao Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức triển khai thực hiện nội dung Quyết định này. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Thủ trưởng các ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./. TM. UBND TỈNH KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phạm Hoàng Bê QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG TRỰC THUỘCSỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH BẠC LIÊU (Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2010/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Vị trí, chức năng 1. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là tổ chức trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước và quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. 2. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Khoa học và Công nghệ, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Chương II NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn 1. Nghiên cứu, xây dựng trình Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ để trình Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản triển khai thực hiện cơ chế, chính sách và pháp luật của nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh Bạc Liêu. 2. Trình Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ban hành theo thẩm quyền hoặc để Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ trình cấp có thẩm quyền ban hành chương trình, quy hoạch và kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về phát triển hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, thử nghiệm, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. 3. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, quy hoạch, kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, quản lý đo lường, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương. 4. Thực hiện các nhiệm vụ về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng quy định tại khoản 8 mục II phần I Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT-BKHCN-BNV ngày 18 tháng 6 năm 2008 của liên Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện: a) Tổ chức việc xây dựng và tham gia xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương. b) Tổ chức phổ biến áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài; hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. c) Tổ chức, quản lý, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện việc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình và môi trường theo phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. d) Tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương; tiếp nhận bản công bố hợp quy trong lĩnh vực được phân công và tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ về hoạt động công bố hợp chuẩn, hợp quy trên địa bàn. đ) Thực hiện nhiệm vụ thông báo và hỏi đáp về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và hàng rào kỹ thuật trong thương mại trên địa bàn. e) Tổ chức mạng lưới kiểm định, hiệu chuẩn về đo lường đáp ứng yêu cầu của địa phương; thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn về đo lường trong các lĩnh vực và phạm vi được công nhận. g) Tổ chức thực hiện việc kiểm tra phép đo, hàng đóng gói sẵn theo định lượng; thực hiện các biện pháp để các tổ chức, cá nhân có thể kiểm tra phép đo, phương pháp đo. h) Tổ chức thực hiện việc thử nghiệm phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn. i) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra về nhãn hàng hóa, chất lượng sản phẩm hàng hóa lưu thông trên địa bàn, hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 5. Phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu theo phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 6. Tổ chức triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Bạc Liêu theo phân cấp hoặc ủy quyền của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu. 7. Hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân có liên quan; tổ chức nghiên cứu, áp dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa. 8. Quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tổ chức việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí và các khoản thu khác liên quan đến hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật. 9. Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng và tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật. 10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu giao. Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế 1. Lãnh đạo Chi cục: a) Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có Chi cục trưởng và không quá 02 Phó Chi cục trưởng. b) Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục. c) Phó Chi cục trưởng là người giúp Chi cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công; khi Chi cục trưởng vắng mặt, một Phó Chi cục trưởng được Chi cục trưởng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Chi cục. d) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, kỷ luật Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân tỉnh. 2. Cơ cấu tổ chức gồm: a) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Chi cục: - Phòng Hành chính - Tổng hợp; - Phòng Quản lý Tiêu chuẩn chất lượng; - Phòng Quản lý Đo lường và Thông báo, hỏi đáp về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Gọi tắt là Phòng Quản lý Đo lường và TBT). b) Tổ chức sự nghiệp trực thuộc Chi cục: Chi cục được thành lập tổ chức sự nghiệp trực thuộc để thực hiện các hoạt động dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Chi cục. Việc thành lập tổ chức sự nghiệp trực thuộc Chi cục do Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. 3. Về biên chế: a) Biên chế hành chính của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là biên chế hành chính nằm trong tổng biên chế hành chính của Sở Khoa học và Công nghệ được Ủy ban nhân dân tỉnh giao hàng năm. b) Biên chế tổ chức sự nghiệp thuộc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nằm trong tổng biên chế sự nghiệp của Sở Khoa học và Công nghệ được Ủy ban nhân dân tỉnh giao hàng năm. c) Việc tuyển dụng, bố trí cán bộ, công chức, viên chức của Chi cục phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch công chức, viên chức nhà nước theo quy định của pháp luật, đảm bảo tinh gọn và hoạt động có hiệu quả. Điều 4. Đối với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Đảm bảo thực hiện chế độ thông tin, báo cáo với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo định kỳ hoặc đột xuất, phản ánh tình hình chung và việc thực hiện các chủ trương, chính sách về công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Điều 5. Mối quan hệ làm việc với các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện Giúp Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện mối quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đồng thời có chức năng hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với tổ chức làm công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc phòng chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 6. Trách nhiệm thi hành 1. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ Quyết định thi hành. 2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bạc Liêu xây dựng quy chế làm việc trong nội bộ cơ quan, trình Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bạc Liêu", "promulgation_date": "18/11/2010", "sign_number": "21/2010/QĐ-UBND", "signer": "Phạm Hoàng Bê", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Chi-thi-so-03-2000-CT-BTC-che-do-ke-toan-ho-san-xuat-kinh-doanh-ngoai-quoc-doanh-181148.aspx
Chỉ thị số 03/2000/CT-BTC chế độ kế toán hộ sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh
BỘ TÀI CHÍNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số 03 /2000/CT-BTC Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2000 CHỈ THỊ VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG THƯƠNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ NGOÀI QUỐC DOANH Những năm qua, để tăng cường kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh, chống thất thu thuế, chống gian lận thương mại, ngành thuế các địa phương dưới sự chỉ đạo của UBND các cấp đã phối hợp với các ngành tích cực triển khai thực hiện chế độ kế toán đối với các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh và đã đạt được những kết quả nhất định: cả nước đã có hàng trăm ngàn hộ thực hiện mở sổ sách kế toán, lập hóa đơn, chứng từ theo quy định; thực hiện kê khai nộp thuế theo sổ sách kế toán và hóa đơn, chứng từ góp phần hạn chế thất thu, đảm bảo sự công bằng về nghĩa vụ thuế giữa các hộ kinh doanh. Năm 1999 thực hiện các Luật thuế mới do nhận thức tầm quan trọng của việc thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ có tác dụng quyết định việc thực hiện thành công các Luật thuế mới, đảm bảo sự công bằng và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và các hộ sản xuất kinh doanh. Ngành thuế các địa phương đã tập trung chỉ đạo triển khai mạnh mẽ hơn cả về diện hộ và chất lượng của việc thực hiện chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra như số hộ thực hiện kế toán, hóa đơn, chứng từ còn ít; việc ghi chép, phản ánh các phát sinh kinh tế trên sổ sách kế toán, trên hóa đơn, chứng từ chưa chính xác, kịp thời, vẫn còn các trường hợp bán hàng nhưng không xuất hóa đơn; hoặc ghi hóa đơn nhưng không phản ánh các chỉ tiêu quy định. Để thực hiện tốt các Luật thuế mới, đặc biệt là Luật thuế GTGT, đảm bảo sự công bằng và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và các hộ sản xuất kinh doanh trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc ngành thuế tập trung đẩy mạnh triển khai chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ đối với các hộ kinh doanh doanh công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh, cụ thể như sau: 1. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến mục đích yêu cầu, nội dung của chế độ kế toán, chế độ lập hóa đơn chứng từ đối với các hộ sản xuất kinh doanh doanh công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh, những chính sách ưu đãi về thế đối với hộ kinh doanh thực hiện tốt chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ để các hộ sản xuất kinh doanh hiểu và tự giác thực hiện. 2. Phối hợp với các ngành ở địa phương tổ chức các lớp tập huấn về nội dung của chế độ kế toán, chế độ lập hóa đơn, chứng từ; các loại sổ sách kế toán, các loại hóa đơn, chứng từ và cách ghi chép sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ; chế độ kê khai nộp thuế, phương pháp tính thuế dựa trên sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ cho các hộ sản xuất kinh doanh biết để họ tự ghi chép, tự kê khai và tính số thuế phải nộp hàng tháng. 3. Căn cứ vào số hộ sản xuất kinh doanh cá thể trên địa bàn tiến hành phân loại, lựa chọn các hộ sản xuất kinh doanh bắt buộc phải thực hiện chế độ kế toán. Trong năm 2000 phải đưa tất cả các hộ lớn, hộ môn bài bậc 1 thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ và nộp thuế theo phương pháp kê khai. Các loại hộ khác cần khuyến khích động viên làm sổ sách kế toán để nộp thuế theo phương pháp kê khai: như tuyên truyền để hộ kinh doanh hiểu rõ tác dụng của việc thực hiện kế toán, hóa đơn, chứng từ; cung cấp đầy đủ sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ khi hộ kinh doanh yêu cầu; mở lớp tập huấn, cử cán bộ hướng dẫn, giúp đỡ hộ kinh doanh ghi chép sổ sách kế toán, lập hóa đơn, chứng từ đúng quy định. 4. Mở rộng diện hộ kinh doanh đang nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp sang nộp theo phương pháp khấu trừ. Đối với những hộ kinh doanh đã thực hiện tốt chế độ kế toán, chế độ lập hóa đơn, chứng từ cần động viên và hướng dẫn họ đăng ký để chuyển sang nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 5. Phối hợp với các ngành chức năng (thống kê, quản lý thị trường, công an, kiểm sát...) tăng cường giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm khắc những hộ kinh doanh cố tình vi phạm nhằm mục đích trốn tránh sự kiểm soát của nhà nước, dấu doanh thu, trốn thuế và các hành vi gian lận khác. 6. Triển khai kế toán đối với hộ kinh doanh là công việc khó khăn phức tạp cần có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp uỷ, UBND các cấp, sự phối hợp của các ngành và ý thức trách nhiệm cao của cán bộ công nhân viên ngành thuế vì vậy yêu cầu cơ quan thuế các cấp: - Lập kế hoạch và biện pháp triển khai cụ thể tại địa phương trình UBND để UBND chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp thực hiện. - Bố trí những cán bộ có trình độ chuyên môn, có ý thức trách nhiệm, có năng lực để hướng dẫn và giúp đỡ các hộ kinh doanh thực hiện. - Hàng tháng, hàng quý có kiểm điểm rút kinh nghiệm để phát hiện các điển hình tiên tiến, những kinh nghiệm và biện pháp thực hiện có hiệu quả để nhận ra diện rộng. Đồng thời cũng thấy được những mặt còn tồn tại để uốn nắn kịp thời. Tổng cục thuế có trách nhiệm chỉ đạo triển khai đồng bộ và thống nhất trong cả nước, thường xuyên tổng hợp tình hình và kết quả triển khai cũng như những khó khăn, vướng mắc báo cáo Bộ để xử lý kịp thời./. KT/ BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG Phạm Văn Trọng
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "10/04/2000", "sign_number": "03/2000/CT-BTC", "signer": "Phạm Văn Trọng", "type": "Chỉ thị" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-dinh-30-1999-ND-CP-thanh-lap-thi-xa-thi-tran-thuoc-huyen-Tuyen-Hoa-va-huyen-Quang-Ninh-tinh-Quang-Binh-45247.aspx
Nghị định 30/1999/NĐ-CP thành lập thị xã, thị trấn thuộc huyện Tuyên Hoá và huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình mới nhất
CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 30/1999/NĐ-CP Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 1999 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 30/1999/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 4 NĂM 1999 VỀ VIỆC THÀNH LẬP XÃ, THỊ TRẤN THUỘC HUYỆN TUYÊN HOÁ VÀ HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình và Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, NGHỊ ĐỊNH: Điều 1. Thành lập thị trấn Đồng Lê và xã Sơn Hoá thuộc huyện Tuyên Hoá, thị trấn Quán Hàu thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình như sau: 1. Thành lập thị trấn Đồng Lê - thị trấn huyện lỵ, huyện Tuyên Hoá trên cơ sở 1.072 ha diện tích tự nhiên và 6.186 nhân khẩu của xã Lê Hoá. Thị trấn Đồng Lê có 1.072 ha diện tích tự nhiên và 6.186 nhân khẩu. Địa giới hành chính thị trấn Đồng Lê: Đông giáp xã Sơn Hoá; Tây giáp huyện Minh Hoá; Nam giáp xã Sơn Hoá; Bắc giáp xã Thuận Hoá và xã Lê Hoá. 2. Thành lập xã Sơn Hoá thuộc huyện Tuyên Hoá trên cơ sở 1.350 ha diện tích tự nhiên và 1.661 nhân khẩu của xã Lê Hoá; 1.652 ha diện tích tự nhiên và 1.311 nhân khẩu của xã Đồng Hoá. Xã Sơn Hoá có 3.002 ha diện tích tự nhiên và 2.972 nhân khẩu. Địa giới hành chính xã Sơn Hoá: Đông giáp xã Đồng Hoá và xã Thạch Hoá; Tây giáp huyện Minh Hoá; Nam giáp huyện Minh Hoá; Bắc giáp xã Thuận Hoá và thị trấn Đồng Lê. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính: Xã Lê Hoá có 2.303 ha diện tích tự nhiên và 2.428 nhân khẩu. Xã Đồng Hoá có 4.404 ha diện tích tự nhiên và 3.501 nhân khẩu. 3. Thành lập thị trấn Quán Hàu - thị trấn huyện lỵ huyện Quảng Ninh trên cơ sở 186 ha diện tích tự nhiên và 3.515 nhân khẩu của xã Lương Ninh; 138,4 ha diện tích tự nhiên và 1.011 nhân khẩu của xã Vĩnh Ninh. Thị trấn Quán Hàu có 324,4 ha diện tích tự nhiên và 4.526 nhân khẩu. Địa giới hành chính thị trấn Quán Hàu: Đông giáp xã Võ Ninh; Tây giáp xã Vĩnh Ninh; Nam giáp xã Vĩnh Ninh; Bắc giáp xã Lương Ninh. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính: Xã Lương Ninh có 560 ha diện tích tự nhiên và 3.337 nhân khẩu. Xã Vĩnh Ninh có 5.119,6 ha diện tích tự nhiên và 6.093 nhân khẩu. Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Mọi quy định trước đây trái Nghị định này đều bãi bỏ. Điều 3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Phan Văn Khải (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Chính phủ", "promulgation_date": "28/04/1999", "sign_number": "30/1999/NĐ-CP", "signer": "Phan Văn Khải", "type": "Nghị định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-29-2022-QD-UBND-nhiem-vu-quyen-han-cua-So-Giao-thong-Dien-Bien-528820.aspx
Quyết định 29/2022/QĐ-UBND nhiệm vụ quyền hạn của Sở Giao thông Điện Biên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 29/2022/QĐ-UBND Điện Biên, ngày 01 tháng 8 năm 2022 QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐIỆN BIÊN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Căn cứ Thông tư số 15/2021/TT-BGTVT ngày 30 tháng 7 năm 2021 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh: Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Giao thông vận tải tỉnh Điện Biên. 2. Đối tượng áp dụng: Sở Giao thông vận tải tỉnh Điện Biên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 2. Vị trí và chức năng 1. Sở Giao thông vận tải là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Đường bộ, đường thủy nội địa; vận tải; an toàn giao thông; quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị, gồm: cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn. 2. Sở Giao thông vận tải có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Giao thông vận tải. Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh: a) Quyết định, quy định, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án của Ủy ban nhân dân tỉnh về giao thông vận tải và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh trong phạm vi quản lý của Sở Giao thông vận tải; b) Quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông vận tải cho Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện; c) Quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải; d) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Giao thông vận tải; đ) Quyết định các dự án đầu tư về giao thông vận tải thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh. 2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: a) Các văn bản về giao thông vận tải thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân công; b) Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Giao thông vận tải; c) Quyết định xếp hạng các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công lập do Sở Giao thông vận tải quản lý theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nội vụ. 3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản khác trong lĩnh vực giao thông vận tải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao. 4. Về kết cấu hạ tầng giao thông a) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật. b) Tổ chức quản lý, bảo trì bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới công trình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa địa phương đang khai thác thuộc phạm vi quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật. c) Thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn và duy trì tuổi thọ của công trình giao thông, tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn theo quy định của pháp luật. d) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền công tác quản lý kết cấu hạ tầng giao thông theo quy định của pháp luật. đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân loại, điều chỉnh hệ thống đường tỉnh, đường đô thị, các đường khác và công bố tải trọng, khổ giới hạn của cầu, đường bộ thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật. e) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh thỏa thuận hoặc thỏa thuận theo thẩm quyền về nội dung liên quan đến đường thủy nội địa đối với công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các hoạt động trên đường thủy nội địa; cấp phép thi công trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa đang khai thác do địa phương quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật. g) Tổ chức thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước tại bến xe ô tô, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và cảng, bến thủy nội địa trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa do địa phương quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật. 5. Về phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải (trừ phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá) và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải a) Tổ chức thực hiện việc đăng ký phương tiện giao thông đường thủy nội địa, phương tiện phục vụ vui chơi giải trí dưới nước; đăng ký, cấp biển số cho xe máy chuyên dùng của tổ chức và cá nhân ở địa phương hoặc được phân cấp theo quy định của pháp luật. b) Tổ chức thực hiện việc kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa ở địa phương hoặc được phân cấp theo quy định của pháp luật. c) Thẩm định thiết kế kỹ thuật trong sửa chữa, hoán cải phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải đường bộ, đường thủy nội địa ở địa phương hoặc được phân cấp theo quy định của pháp luật. d) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật. 6. Về vận tải a) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các chính sách phát triển vận tải hành khách công cộng theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh. b) Tổ chức thực hiện việc quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; cấp phép lưu hành cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc phạm vi quản lý hoặc được phân cấp theo quy định của pháp luật. c) Hướng dẫn, kiểm tra xây dựng và công bố bến xe, điểm đỗ xe taxi, điểm đón, trả khách trên địa bàn theo quy hoạch được phê duyệt. 7. Về an toàn giao thông a) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đường bộ, đường thủy nội địa, hàng không, xử lý tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh. b) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông; ngăn chặn và xử lý các hành vi gây mất an toàn giao thông trên địa bàn theo thẩm quyền và quy định của pháp luật. c) Thẩm định an toàn giao thông thuộc phạm vi quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật. d) Chủ trì hoặc phối hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh việc tổ chức giao thông trên hệ thống đường bộ, đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật. đ) Chủ trì hoặc phối hợp xử lý đột xuất điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, đảm bảo giao thông trên hệ thống đường bộ, đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật. e) Chủ trì hoặc phối hợp thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý hoặc được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật. 8. Tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Giao thông vận tải theo quy định của pháp luật. 9. Quản lý theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc lĩnh vực quản lý của Sở Giao thông vận tải. 10. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối với Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. 11. Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lập thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực. 12. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định của pháp luật và phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ. 13. Kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí và xử lý các vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Sở Giao thông vận tải theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 14. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức thuộc Sở Giao thông vận tải theo thẩm quyền và quy định của pháp luật. 15. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm và biên chế công chức, vị trí việc làm và số lượng người làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh. 16. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh. 17. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia. 18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật. Điều 4. Tổ chức thực hiện 1. Giám đốc Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm ban hành quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể đối với Giám đốc, các Phó Giám đốc Sở; 2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh cần điều chỉnh, Sở Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Điều 5. Hiệu lực thi hành Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Nội vụ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh; - Lãnh đạo UBND tỉnh; - VP ĐBQH và HĐND tỉnh; - Vụ pháp chế - Bộ Giao thông vận tải; - Vụ pháp chế - Bộ Nội vụ; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Báo Điện Biên Phủ; - Trung tâm tin học - Công báo tỉnh; - Như Điều 3; - Lưu: VT, NC TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Lê Thành Đô
{ "issuing_agency": "Tỉnh Điện Biên", "promulgation_date": "01/08/2022", "sign_number": "29/2022/QĐ-UBND", "signer": "Lê Thành Đô", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-3678-QD-BKHCN-2017-cong-bo-Tieu-chuan-quoc-gia-than-nau-than-non-than-da-387839.aspx
Quyết định 3678/QĐ-BKHCN 2017 công bố Tiêu chuẩn quốc gia than nâu than non than đá
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 3678/QĐ-BKHCN Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006; Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16/08/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố 05 Tiêu chuẩn quốc gia sau đây: 1. TCVN 12120:2017 ISO 975:2013 Than nâu và than non - Xác định hàm lượng chất tan trong benzen - Phương pháp chiết bán tự động 2. TCVN 12121-1:2017 ISO 5071-1:2013 Than nâu và than non - Xác định hàm lượng chất bốc trong mẫu phân tích - Phần 1: Phương pháp hai lò nung 3. TCVN 12122:2017 ISO 5072:2013 Than nâu và than non - Xác định khối lượng riêng tương đối thực và khối lượng riêng tương đối biểu kiến 4. TCVN 12123:2017 ISO 5073:2013 Than nâu và than non - Xác định hàm lượng axit humic 5. TCVN 12124:2017 ISO 12900:2015 Than đá - Xác định độ mài mòn Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ./. Nơi nhận: - Vụ PC; - Lưu: VT, TĐC. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Văn Tùng
{ "issuing_agency": "Bộ Khoa học và Công nghệ", "promulgation_date": "26/12/2017", "sign_number": "3678/QĐ-BKHCN", "signer": "Trần Văn Tùng", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Thong-tu-24-2001-TT-BTC-huong-dan-su-dung-tien-thu-tu-xu-phat-hanh-chinh-hanh-vi-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-trat-tu-an-toan-giao-thong-47620.aspx
Thông tư 24/2001/TT-BTC hướng dẫn sử dụng tiền thu từ xử phạt hành chính hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông
BỘ TÀI CHÍNH ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 24/2001/TT-BTC Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2001 THÔNG TƯ CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 24/2001/TT-BTC NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN VIỆC SỬ DỤNG TIỀN THU TỪ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ về phân cấp quản lý, lập chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước và nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày 18/7/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ về phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị; Nghị định số 39/CP ngày 5/7/1996 của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt; Nghị định số 40/CP ngày 5/7/1996 của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa; Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 3886/VPCP - CN ngày 13/ 9 /2000 của Văn phòng Chính phủ "Về việc tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông"; Sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an và Uỷ Ban an toàn giao thông quốc gia, Bộ Tài chính hướng dẫn việc sử dụng tiền thu từ xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông ( Gọi tắt là TTATGT) như sau: I/ PHÂN BỔ VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN THU PHẠT: 1/ Toàn bộ số tiền thu phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm TTATGT đường bộ, TTATGT đô thị, TTATGT đường sắt, TTATGT đường thuỷ được để lại ngân sách địa phương quản lý và được phân chia sử dụng như sau: + Dành 30% tổng số thu đưa vào cân đối ngân sách địa phương. Đối với các Bộ, cơ quan trung ương có tham gia trực tiếp vào công tác đảm bảo TTATGT: Bộ Giao thông vận tải (Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia), Bộ Công an, Kho bạc nhà nước trung ương; Hàng năm Bộ Tài chính sẽ bố trí kinh phí từ ngân sách trung ương tương đương với 30% số thu phạt TTATGT để các Bộ ngành có đủ kinh phí thực hiện phối hợp với các lực lượng địa phương thực hiện công tác đảm bảo TTATGT. + 28% chi cho lực lượng công an tham gia giữ gìn TTATGT trên địa bàn. + 12% chi cho lực lượng thanh tra giao thông của địa phương. + 10% chi cho các lực lượng trực tiếp tham gia vào công tác TTATGT tại quận, huyện, xã, phường. Tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương, UBND tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn nội dung chi, mức chi cho từng đối tượng cụ thể phục vụ cho công tác TTATGT tại quận, huyện, xã, phường. + 3% chi cho Kho bạc nhà nước ở địa phương thực hiện thu tiền phạt ( bao gồm cả chi phí cho người được Kho bạc nhà nước uỷ quyền thu phạt theo qui định). + 3% chi cho trạm cân kiểm tra xe, nhưng tổng mức chi không quá 20% số thực thu tiền phạt của trạm cân đó. Số chệnh lệch giữa tỷ lệ được hưởng và mức khống chế 20% số thực thu và tỷ lệ phân bổ cho các Trạm cân xe đối với các Tỉnh, thành phố không tổ chức Trạm cân xe được chuyển cho Ban an toàn giao thông địa phương. + Phần còn lại (Tối thiểu 14%) chi cho Ban An toàn giao thông của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 2/ Kinh phí được sử dụng của các lực lượng tham gia (thuộc địa phương) được chi các nội dung sau: 2.1/ Đối với lực lượng Công an, Thanh tra giao thông (Phần kinh phí được sử dụng coi là 100%), chi cho các nội dung: a/ Dành tối thiểu 30% để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác TTATGT. Việc mua sắm trang thiết bị thực hiện theo qui định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn của cơ quan chủ quản. b/ Phần còn lại chi cho các nội dung sau: - Tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về bảo vệ công trình giao thông và an toàn giao thông. - Chi bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp tham gia công tác TTATGT (bao gồm cả lực lượng trung ương trực tiếp tham gia), mức chi không quá 200.000đ/người/tháng. Cán bộ, chiến sĩ tham gia chống đua xe trái phép ban đêm bồi dưỡng không quá 20.000đ/người/đêm. - Chi đào tạo, tập huấn, sơ kết, tổng kết khen thưởng công tác. - Chi sửa chữa phương tiện, xăng dầu phục vụ tuần tra kiểm soát. - Chi khác. 2.2/ Đối với trạm cân kiểm tra xe được dùng chi cho các nội dung: - Chi bồi dưỡng cho lực lượng tham gia trực tiếp tại các trạm cân và các lực lượng hỗ trợ hoạt động của trạm cân. - Chi hỗ trợ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ - Chi hỗ trợ cho việc sửa chữa thiết bị trạm cân - Chi khác. 2.3/ Đối với Ban An toàn giao thông của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dùng để chi cho các nội dung: - Chi Bộ máy hoạt động của Ban ATGT. - Chi hoạt động, kiểm tra liên ngành của Ban an toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Chi cho công tác phổ biến, tuyên truyền TTATGT của địa phương - Chi tổ chức đào tạo các nghiệp vụ về an toàn giao thông cho các đối tượng trực tiếp tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông của địa phương. - Chi công tác sơ kết, tổng kết, khen thưởng đối với các đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác giữ gìn TTATGT. - Chi hỗ trợ khắc phục hậu quả tai nạn giao thông, hỗ trợ phục vụ công tác giải toả hành lang an toàn giao thông theo quyết định của UBND các Tỉnh, thành phố). - Chi khác. II/ LẬP, CHẤP HÀNH VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ TỪ NGUỒN THU XỬ PHẠT: Việc lập, chấp hành và quyết toán kinh phí từ nguồn xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT thực hiện theo qui định tại thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính. Cụ thể: 1/ Lập dự toán: Đối với các đơn vị được thụ hưởng kinh phí từ nguồn thu xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực TTATGT được qui định tại thông tư này, căn cứ vào số kiểm tra do Sở Tài chính-Vật giá thông báo để lập dự toán kinh phí theo chế độ, định mức gửi Sở Tài chính-Vật giá để thẩm định, tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định dự toán thu, chi từ nguồn thu phạt cùng dự toán thu - chi ngân sách hàng năm của đơn vị. 2/ Chấp hành dự toán: 2.1/ Vào ngày 5 của tháng sau Kho bạc nhà nước tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Tài chính -Vật giá về số thu của địa phương từ xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT của tháng trước. Căn cứ vào số thu đó, Sở Tài chính-Vật giá phân bổ kịp thời và thực hiện cấp phát kinh phí cho các lực lượng tham gia giữ gìn TTATGT tại địa phương. 2.2/ Số tiền phạt thu được phân bổ cho các lượng tham gia giữ gìn TTATGT qui định tại thông tư này là mức trích tối đa. Các nội dung chi qui định tại thông tư này các đơn vị phải thực hiện theo đúng chế độ , tiêu chuẩn , định mức , chế độ chi tiêu tài chính do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Số kinh phí sử dụng không hết, UBND tỉnh, thành phố quyết định bổ xung cho việc đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo TTATGT trên địa bàn. 3/ Quyết toán kinh phí: Các đơn vị thụ hưởng nguồn kinh phí xử phạt hành chính trong lĩnh vực TTATGT quyết toán theo qui định tại thông tư số 21/2000/TT-BTC ngày 16/3/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn xét duyệt, thông báo quyết toán năm đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN: Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/05/2001 và thay thế thông tư số 48/1999/TT-BTC ngày 6/5/1999 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn việc sử dụng tiền thu từ xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết. Nguyễn Thị Kim Ngân (Đã ký)
{ "issuing_agency": "Bộ Tài chính", "promulgation_date": "16/04/2001", "sign_number": "24/2001/TT-BTC", "signer": "Nguyễn Thị Kim Ngân", "type": "Thông tư" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-2542-QD-UBND-nam-2013-Quy-che-phat-ngon-cung-cap-thong-tin-bao-chi-Kien-Giang-214878.aspx
Quyết định 2542/QĐ-UBND năm 2013 Quy chế phát ngôn cung cấp thông tin báo chí Kiên Giang
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 2542/QĐ-UBND Kiên Giang, ngày 25 tháng 10 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999; Căn cứ Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Báo chí; Căn cứ Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; Căn cứ Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 868/TTr-STTTT ngày 30 tháng 9 năm 2013, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Điều 2. Giao Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1963/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh Kiên Giang./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Mai Văn Huỳnh QUY CHẾ PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG (Ban hành kèm theo Quyết định số 2542/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang) Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh Quy chế này quy định về chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là cơ quan hành chính nhà nước) theo các quy định của pháp luật về báo chí hiện hành. Điều 2. Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí 1. Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính nhà nước gồm: a) Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước. b) Người được người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên (sau đây gọi là Người phát ngôn). Họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ e-mail của Người phát ngôn phải được công bố bằng văn bản cho các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử hoặc trang tin điện tử của cơ quan hành chính nhà nước. c) Trong trường hợp cần thiết, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có thể ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc cơ quan mình phát ngôn (sau đây gọi chung là Người được ủy quyền phát ngôn) hoặc phối hợp cùng Người phát ngôn để phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao. Người phát ngôn quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này nếu đi vắng mà không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì phải báo cáo để người đứng đầu cơ quan hành chính ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc cơ quan mình thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Việc ủy quyền phát ngôn được thực hiện bằng văn bản, chỉ áp dụng trong từng vụ việc và có thời hạn nhất định. Khi thực hiện ủy quyền thì họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ e-mail của Người được ủy quyền phát ngôn, văn bản ủy quyền phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử hoặc trang tin điện tử của cơ quan hành chính nhà nước trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ký văn bản ủy quyền. 2. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này không được ủy quyền tiếp cho người khác. 3. Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn theo Điểm b, Điểm c Khoản 1 điều này phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau: a) Là cán bộ, công chức thuộc biên chế chính thức và đang công tác tại cơ quan hành chính nhà nước. b) Lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ trung thực, khách quan. c) Có am hiểu sâu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và lĩnh vực quản lý của cơ quan hành chính nhà nước mà mình đang công tác; có hiểu biết nhất định về lĩnh vực báo chí, nắm vững các quy định pháp luật về báo chí. d) Có năng lực phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin báo chí và có khả năng giao tiếp với báo chí. 4. Các cá nhân của cơ quan hành chính nhà nước được cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định pháp luật nhưng không được nhân danh cơ quan hành chính nhà nước để phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí; không được tiết lộ bí mật điều tra, bí mật công vụ, thông tin sai sự thật; trung thực khi cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp. Chương 2. PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ Điều 3. Phát ngôn và cung cấp thông tin định kỳ 1. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí theo định kỳ 03 tháng một lần về hoạt động và công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bằng hình thức họp báo hoặc đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh. Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm cập nhật thông tin theo các quy định hiện hành để cung cấp kịp thời, chính xác thông tin chính thống cho các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh. 2. Các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về hoạt động của cơ quan mình, về lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình, thông qua các hình thức sau: a) Hàng tháng, cung cấp thông tin cho báo chí và cập nhật thông tin trên trang tin điện tử của cơ quan, đơn vị mình hoặc cung cấp cho cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh theo các quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. b) Ít nhất 03 tháng một lần cơ quan tổ chức hoặc phối hợp tổ chức họp báo để cung cấp thông tin cho báo chí và cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Việc tổ chức họp báo thực hiện theo quy định hiện hành. c) Trường hợp cần thiết, cơ quan hành chính nhà nước tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí bằng văn bản hoặc thông tin trực tiếp tại các cuộc giao ban định kỳ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo tỉnh phối hợp tổ chức. d) Cung cấp các thông tin kịp thời, chính xác cho cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định hiện hành. Điều 4. Phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường sau đây: 1. Khi thấy cần thiết phải thông tin trên báo chí về các sự kiện, vấn đề quan trọng có tác động lớn trong xã hội thuộc phạm vi quản lý của cơ quan hành chính nhà nước nhằm cảnh báo kịp thời và định hướng dư luận. Trường hợp xảy ra vụ việc cần có ngay thông tin ban đầu của cơ quan hành chính nhà nước thì Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời gian chậm nhất là một (01) ngày, kể từ khi vụ việc xảy ra. 2. Khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí có yêu cầu phát ngôn hoặc cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề của cơ quan, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan được nêu trên báo chí hoặc về các sự kiện, vấn đề nêu tại Khoản 1 Điều này. 3. Khi có căn cứ cho rằng báo chí đăng tải thông tin sai sự thật về lĩnh vực, địa bàn do cơ quan mình quản lý, Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn yêu cầu cơ quan báo chí đó phải đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật. Điều 5. Quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí 1. Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là Người phát ngôn có thể trực tiếp phát ngôn hoặc giao nhiệm vụ, ủy quyền cho người thuộc cơ quan hành chính phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại Điểm b, Điểm c, Khoản 1, Điều 2 Quy định này. 2. Người đứng đầu chịu trách nhiệm về việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính kể cả trong trường hợp ủy quyền cho người khác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. 3. Người đứng đầu cơ quan hành chính tổ chức chỉ đạo việc chuẩn bị các thông tin về chế độ phát ngôn của cơ quan hành chính mình. Điều 6. Quyền và trách nhiệm của Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn 1. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn được nhân danh đại diện cơ quan hành chính nhà nước phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. 2. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn có quyền yêu cầu các đơn vị, cá nhân có liên quan trong cơ quan mình cung cấp thông tin, tập hợp thông tin để phát ngôn, cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất cho báo chí theo quy định tại Điều 3, Điều 4 của Quy định này để trả lời các phản ánh, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân do cơ quan báo chí chuyển đến hoặc đăng, phát trên báo chí theo quy định của pháp luật. Các đơn vị, cá nhân khi có yêu cầu của Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn về việc cung cấp thông tin để thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí có trách nhiệm thực hiện đúng theo yêu cầu về nội dung và thời hạn cung cấp thông tin. 3. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp sau: a) Những vấn đề thuộc bí mật nhà nước; những vấn đề bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng; những vấn đề không thuộc quyền hạn phát ngôn. b) Các vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử, trừ trường hợp các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan điều tra có yêu cầu cần thông tin trên báo chí những vấn đề có lợi cho hoạt động điều tra và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. c) Các vụ việc đang trong quá trình thanh tra; nghiên cứu giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn giữa các cơ quan, đơn vị nhà nước trong quá trình giải quyết chưa có kết luận chính thức của người có thẩm quyền mà theo quy định không được cung cấp thông tin cho báo chí. d) Những văn bản chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo mà theo quy định của pháp luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép phổ biến. 4. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Quy định này và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước về nội dung phát ngôn và thông tin cung cấp cho báo chí. Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan báo chí, nhà báo Cơ quan báo chí, nhà báo có trách nhiệm đăng, phát, phản ánh trung thực, chính xác nội dung phát ngôn và thông tin do Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn cung cấp, đồng thời phải ghi rõ họ tên Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn, tên cơ quan hành chính nhà nước của Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn. Trường hợp cơ quan báo chí đăng, phát đúng nội dung thông tin mà Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn cung cấp thì không chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đó và ngược lại nếu đăng, phát nội dung thông tin sai lệch thì cơ quan báo chí phải chịu trách nhiệm. Điều 8. Xử lý vi phạm Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định trong Quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Chương 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 9. Trách nhiệm thi hành Căn cứ vào Quy định này, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm túc. Điều 10. Tổ chức thực hiện Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan báo chí thực hiện tốt Quy định này; định kỳ kiểm tra việc thực hiện Quy định của các cơ quan hành chính nhà nước, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện./.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Kiên Giang", "promulgation_date": "25/10/2013", "sign_number": "2542/QĐ-UBND", "signer": "Mai Văn Huỳnh", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-32-2016-QD-UBND-dieu-chinh-Bang-gia-dat-kem-theo-37-2014-QD-UBND-Hoa-Binh-330986.aspx
Quyết định 32/2016/QĐ-UBND điều chỉnh Bảng giá đất kèm theo 37/2014/QĐ-UBND Hòa Bình
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 32/2016/QĐ-UBND Hòa Bình, ngày 19 tháng 7 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TẠI CÁC BIỂU SỐ 01; 02; 06; 07; 08; 09; 10; 11 BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 37/2014/QĐ-UBND NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 2014 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Đất đai số 45/2013/QH 13 ngày 29 tháng 11 năm 2013; Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất; Căn cứ Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ Quy định về khung giá đất; Căn cứ Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất. Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 256/TTr-STNMT ngày 11 tháng 7 năm 2016. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Điều chỉnh Bảng giá các loại đất tại các biểu số 01; 02; 06; 07; 08; 09; 10; 11 ban hành kèm theo Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (có biểu chi tiết kèm theo). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019.Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Quy định bảng giá các loại đất năm 2015 - 2019 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Ủy ban nhân dân tỉnh giao: - Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn triển khai thực hiện. - Ủy ban nhân dân các huyện,thành phố ban hành Quyết định quy định chi tiết mốc giới các khu vực định giá các loại đất trên địa bàn các xã thuộc huyện, thành phố để thực hiện bảng giá đất. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ quyết định thi hành./. TM.ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Quang Biểu số 01: ĐIỀU CHỈNH BẢNG GIÁ ĐẤT TRỒNG CÂY HÀNG NĂM - ĐẤT TRỒNG LÚA NĂM 2015 - 2019 (Kèm theo Quyết định số: 32/2016/QĐ-UBND ngày 19/7/2016 của UBND tỉnh Hòa Bình) STT Đơn vị hành chính Giá đất (ĐVT 1.000 đồng) VT1 VT2 1 2 5 6 I HUYỆN KỲ SƠN 1 Thị trấn Kỳ Sơn 55 45 2 Xã Mông Hóa 55 45 3 Xã Dân Hạ 55 45 4 Xã Dân Hòa 55 45 5 Xã Yên Quang 55 45 6 Xã Phúc Tiến 55 45 7 Xã Hợp Thịnh 55 45 8 Xã Hợp Thành 55 45 9 Xã Phú Minh 55 45 10 Xã Độc Lập 50 40 II HUYỆN LẠC SƠN 1 Thị trấn Vụ Bản 55 45 2 Xã Ân Nghĩa 55 45 3 Xã Liên Vũ 55 45 4 Xã Thượng Cốc 55 45 5 Xã Vũ Lâm 55 45 6 Xã Xuất Hóa 55 45 7 Xã Yên Nghiệp 55 45 8 Xã Bình Cảng 35 30 9 Xã Bình Chân 35 30 10 Xã Định Cư 50 40 11 Xã Hương Nhượng 50 40 12 Xã Mỹ Thành 35 30 13 Xã Nhân Nghĩa 50 40 14 Xã Tân Lập 50 40 15 Xã Tân Mỹ 50 40 16 Xã Tuân Đạo 50 40 17 Xã Văn Nghĩa 50 40 18 Xã Văn Sơn 35 30 19 Xã Yên Phú 50 40 20 Xã Chí Đạo 35 30 21 Xã Chí Thiện 35 30 22 Xã Phú Lương 35 30 23 Xã Phúc Tuy 35 30 24 Xã Bình Hẻm 25 20 25 Xã Miền Đồi 25 20 26 Xã Ngọc Lâu 25 20 27 Xã Ngọc Sơn 25 20 28 Xã Quý Hòa 25 20 29 Xã Tự Do 25 20 III HUYỆN ĐÀ BẮC 1 Thị trấn Đà Bắc 55 45 2 Xã Tu Lý 55 45 3 Xã Toàn Sơn 55 45 4 Xã Hào Lý 50 40 5 Xã Cao Sơn 50 40 6 Xã Hiền Lương 35 30 7 Xã Tân Minh 35 30 8 Xã Trung Thành 35 30 9 Xã Đoàn Kết 35 30 10 Xã Yên Hòa 35 30 11 Xã Đồng Ruộng 35 30 12 Xã Đồng Chum 35 30 13 Xã Giáp Đắt 35 30 14 Xã Tân Pheo 35 30 15 Xã Mường Chiềng 35 30 16 Xã Vầy Nưa 35 30 17 Xã Tiền Phong 25 20 18 Xã Mường Tuổng 25 20 19 Xã Đồng Nghê 25 20 20 Xã Suối Nánh 25 20 IV HUYỆN TÂN LẠC 1 TT.Mường Khến 55 45 2 Xã Quy Hậu 55 45 3 Xã Mãn Đức 55 45 4 Xã Tử Nê 55 45 5 Xã Thanh Hối 55 45 6 Xã Đông Lai 55 45 7 Xã Ngọc Mỹ 55 45 8 Xã Phong Phú 55 45 9 Xã Tuân Lộ 50 40 10 Xã Quy Mỹ 50 40 11 Xã Do Nhân 50 40 12 Xã Lỗ Sơn 50 40 13 Xã Gia Mô 50 40 14 Xã Địch Giáo 50 40 15 Xã Mỹ Hòa 50 40 16 Xã Quyết Chiến 35 30 17 Xã Phú Cường 35 30 18 Xã Phú Vinh 35 30 19 Xã Trung Hòa 35 30 20 Xã Ngổ Luông 25 20 21 Xã Lũng Vân 25 20 22 Xã Bắc Sơn 25 20 23 Xã Nam Sơn 25 20 24 Xã Ngòi Hoa 25 20 V HUYỆN CAO PHONG 1 TT Cao phong 2 Xã Tây Phong 55 45 3 Xã Nam Phong 55 45 4 Xã Thu Phong 55 45 5 Xã Dũng Phong 55 45 6 Xã Tân Phong 55 45 7 Xã Bắc Phong 50 40 8 Xã Bình Thanh 50 40 9 Xã Đông Phong 50 40 10 Xã Thung Nai 35 30 11 Xã Xuân Phong 35 30 12 Xã Yên Thượng 25 20 13 Xã Yên Lập 25 20 VI HUYỆN LƯƠNG SƠN 1 TT.Lương Sơn 55 45 2 Xã Hòa Sơn 55 45 3 Xã Lâm Sơn 55 45 4 Xã Thành Lập 55 45 5 Xã Nhuận Trạch 55 45 6 Xã Trung Sơn 55 45 7 Xã Cao Thắng 55 45 8 Xã Cao Dương 55 45 9 Xã Tân Vinh 55 45 10 Xã Liên Sơn 55 45 11 Xã Cư Yên 55 45 12 Xã Trường Sơn 50 40 13 Xã Long Sơn 50 40 14 Xã Hợp Thanh 50 40 15 Xã Thanh Lương 50 40 16 Xã Hợp Hòa 50 40 17 Xã Tân Thành 50 40 18 Xã Tiến Sơn 50 40 19 Xã Hợp Châu 35 30 20 Xã Cao Răm 35 30 VII HUYỆN MAI CHÂU 1 TT.Mai Châu 55 45 2 Xã Chiềng Châu 55 45 3 Xã Tòng Đậu 55 45 4 Xã Mai Hịch 55 45 5 Xã Vạn Mai 50 40 6 Xã Mai Hạ 50 40 7 Xã Nà Phòn 50 40 8 Xã Đồng Bảng 50 40 9 Xã Nà Mèo 35 30 10 Xã Piềng Vế 35 30 11 Xã Bao La 35 30 12 Xã Xăm Khòe 35 30 13 Xã Tân Sơn 35 30 14 Xã Ba Khan 35 30 15 Xã Thung Khe 35 30 16 Xã Cun Pheo 35 30 17 Xã Hang Kia 35 30 18 Xã Pà Cò 35 30 19 Xã Phúc Sạn 35 30 20 Xã Tân Mai 35 30 21 Xã Tân Dân 35 30 22 Xã Pù Bin 35 30 23 Xã Noong Luông 35 30 VIII HUYỆN LẠC THỦY 1 TT. Chi Nê 55 45 2 TT. Thanh Hà 55 45 3 Xã Thanh Nông 55 45 4 Xã Phú Thành 55 45 5 Xã Phú Lão 55 45 6 Xã Đồng Tâm 55 45 7 Xã Cố Nghĩa 55 45 8 Xã Lạc Long 55 45 9 Xã Khoan Dụ 50 40 10 Xã Yên Bồng 50 40 11 Xã An Bình 50 40 12 Xã Liên Hòa 50 40 13 Xã An Lạc 50 40 14 Xã Hưng Thi 50 40 15 Xã Đồng Môn 35 30 IX HUYỆN KIM BÔI 1 TT. Bo 55 45 2 Xã Mỵ Hòa 55 45 3 Xã Sào Báy 55 45 4 Xã Nam Thượng 55 45 5 Xã Hợp Kim 55 45 6 Xã Kim Bình 55 45 7 Xã Hạ Bì 55 45 8 Xã Vĩnh Đồng 55 45 9 Xã Đông Bắc 55 45 10 Xã Vĩnh Tiến 55 45 11 Xã Tú Sơn 55 45 12 Xã Kim Bôi 50 40 13 Xã Kim Truy 50 40 14 Xã Kim Sơn 50 40 15 Xã Hợp Đồng 50 40 16 Xã Sơn Thủy 50 40 17 Xã Bình Sơn 50 40 18 Xã Nật Sơn 50 40 19 Xã Hùng Tiến 50 40 20 Xã Kim Tiến 50 40 21 Xã Bắc Sơn 50 40 22 Xã Thượng Bì 50 40 23 Xã Trung Bì 50 40 24 Xã Thượng Tiến 35 30 25 Xã Đú Sáng 35 30 26 Xã Nuông Dăm 35 30 27 Xã Cuối Hạ 35 30 28 Xã Lập Chiệng 35 30 X HUYỆN YÊN THỦY 1 TT. Hàng Trạm 55 45 2 Xã Yên Lạc 55 45 3 Xã Ngọc Lương 55 45 4 Xã Yên Trị 55 45 5 Xã Bảo Hiệu 55 45 6 Xã Lạc Thịnh 55 45 7 Xã Phú Lai 55 45 8 Xã Lạc Hưng 55 45 9 Xã Đa Phúc 50 40 10 Xã Đoàn Kết 50 40 11 Xã Lạc Lương 50 40 12 Xã Lạc Sỹ 50 40 13 Xã Hữu Lợi 50 40 XI TP. HÒA BÌNH 1 Phường Phương Lâm 55 45 2 Phường Đồng Tiến 55 45 3 Phường Thái Bình 55 45 4 Phường Chăm Mát 55 45 5 Phường Tân Thịnh 55 45 6 Phường Tân Hòa 55 45 7 Phường Hữu Nghị 55 45 8 Phường Thịnh Lang 55 45 9 Xã Sủ Ngòi 55 45 10 Xã Dân Chủ 55 45 11 Xã Trung Minh 55 45 12 Xã Thống Nhất 55 45 13 Xã Hòa Bình 55 45 14 Xã Yên Mông 55 45 15 Xã Thái Thịnh 50 40 Biểu số 02: ĐIỀU CHỈNH BẢNG GIÁ ĐẤT TRỒNG CÂY HÀNG NĂM KHÁC NĂM 2015 - 2019 (Kèm theo Quyết định số: 32/2016/QĐ-UBND ngày 15/7/2016 của UBND tỉnh Hòa Bình) STT Đơn vị hành chính Giá đất (ĐVT 1.000 đồng) VT1 VT2 1 2 5 6 I HUYỆN KỲ SƠN 1 Thị trấn Kỳ Sơn 50 40 2 Xã Mông Hóa 50 40 3 Xã Dân Hạ 50 40 4 Xã Dân Hòa 50 40 5 Xã Yên Quang 50 40 6 Xã Phúc Tiến 50 40 7 Xã Hợp Thịnh 50 40 8 Xã Hợp Thành 50 40 9 Xã Phú Minh 50 40 10 Xã Độc Lập 40 30 II HUYỆN LẠC SƠN 1 Thị trấn Vụ Bản 50 40 2 Xã Ân Nghĩa 50 40 3 Xã Liên Vũ 50 40 4 Xã Thượng Cốc 50 40 5 Xã Vũ Lâm 50 40 6 Xã Xuất Hóa 50 40 7 Xã Yên Nghiệp 50 40 8 Xã Bình Cảng 30 25 9 Xã Bình Chân 30 25 10 Xã Định Cư 40 30 11 Xã Hương Nhượng 40 30 12 Xã Mỹ Thành 30 25 13 Xã Nhân Nghĩa 40 30 14 Xã Tân Lập 40 30 15 Xã Tân Mỹ 40 30 16 Xã Tuân Đạo 40 30 17 Xã Văn Nghĩa 40 30 18 Xã Văn Sơn 30 25 19 Xã Yên Phú 40 30 20 Xã Chí Đạo 30 25 21 Xã Chí Thiện 30 25 22 Xã Phú Lương 30 25 23 Xã Phúc Tuy 30 25 24 Xã Bình Hẻm 20 15 25 Xã Miền Đồi 20 15 26 Xã Ngọc Lâu 20 15 27 Xã Ngọc Sơn 20 15 28 Xã Quý Hòa 20 15 29 Xã Tự Do 20 15 III HUYỆN ĐÀ BẮC 1 Thị trấn Đà Bắc 50 40 2 Xã Tu Lý 50 40 3 Xã Toàn Sơn 50 40 4 Xã Hào Lý 40 30 5 Xã Cao Sơn 40 30 6 Xã Hiền Lương 30 25 7 Xã Tân Minh 30 25 8 Xã Trung Thành 30 25 9 Xã Đoàn Kết 30 25 10 Xã Yên Hòa 30 25 11 Xã Đồng Ruộng 30 25 12 Xã Đồng Chum 30 25 13 Xã Giáp Đắt 30 25 14 Xã Tân Pheo 30 25 15 Xã Mường Chiềng 30 25 16 Xã Vầy Nưa 20 15 17 Xã Tiền Phong 20 15 18 Xã Mường Tuổng 20 15 19 Xã Đồng Nghê 20 15 20 Xã Suối Nánh 20 15 IV HUYỆN TÂN LẠC 1 TT.Mường Khến 50 40 2 Xã Quy Hậu 50 40 3 Xã Mãn Đức 50 40 4 Xã Tử Nê 50 40 5 Xã Thanh Hối 50 40 6 Xã Đông Lai 50 40 7 Xã Ngọc Mỹ 50 40 8 Xã Phong Phú 50 40 9 Xã Tuân Lộ 40 30 10 Xã Quy Mỹ 40 30 11 Xã Do Nhân 40 30 12 Xã Lỗ Sơn 40 30 13 Xã Gia Mô 40 30 14 Xã Địch Giáo 40 30 15 Xã Mỹ Hòa 40 30 16 Xã Quyết Chiến 35 30 17 Xã Phú Cường 35 30 18 Xã Phú Vinh 35 30 19 Xã Trung Hòa 35 30 20 Xã Ngổ Luông 25 20 21 Xã Lũng Vân 25 20 22 Xã Bắc Sơn 25 20 23 Xã Nam Sơn 25 20 24 Xã Ngòi Hoa 25 20 V HUYỆN CAO PHONG 1 TT Cao phong 50 40 2 Xã Tây Phong 50 40 3 Xã Nam Phong 50 40 4 Xã Thu Phong 50 40 5 Xã Dũng Phong 50 40 6 Xã Tân Phong 50 40 7 Xã Bắc Phong 40 30 8 Xã Bình Thanh 40 30 9 Xã Đông Phong 40 30 10 Xã Thung Nai 30 25 11 Xã Xuân Phong 30 25 12 Xã Yên Thượng 20 15 13 Xã Yên Lập 20 15 VI HUYỆN LƯƠNG SƠN 1 TT.Lương Sơn 50 40 2 Xã Hòa Sơn 50 40 3 Xã Lâm Sơn 50 40 4 Xã Thành Lập 50 40 5 Xã Nhuận Trạch 50 40 6 Xã Trung Sơn 50 40 7 Xã Cao Thắng 50 40 8 Xã Cao Dương 50 40 9 Xã Tân Vinh 50 40 10 Xã Liên Sơn 50 40 11 Xã Cư Yên 50 40 12 Xã Trường Sơn 40 30 13 Xã Long Sơn 40 30 14 Xã Hợp Thanh 40 30 15 Xã Thanh Lương 40 30 16 Xã Hợp Hòa 40 30 17 Xã Tân Thành 40 30 18 Xã Tiến Sơn 40 30 19 Xã Hợp Châu 35 30 20 Xã Cao Răm 35 30 VII HUYỆN MAI CHÂU 1 TT.Mai Châu 50 40 2 Xã Chiềng Châu 50 40 3 Xã Tòng Đậu 50 40 4 Xã Mai Hịch 40 30 5 Xã Vạn Mai 40 30 6 Xã Mai Hạ 40 30 7 Xã Nà Phòn 40 30 8 Xã Đồng Bảng 40 30 9 Xã Nà Mèo 30 25 10 Xã Piềng Vế 30 25 11 Xã Bao La 30 25 12 Xã Xăm Khòe 30 25 13 Xã Tân Sơn 30 25 14 Xã Ba Khan 30 25 15 Xã Thung Khe 30 25 16 Xã Cun Pheo 30 25 17 Xã Hang Kia 30 25 18 Xã Pà Cò 30 25 19 Xã Phúc Sạn 30 25 20 Xã Tân Mai 30 25 21 Xã Tân Dân 30 25 22 Xã Pù Bin 30 25 23 Xã Noong Luông 30 25 VIII HUYỆN LẠC THỦY 1 TT. Chi Nê 50 40 2 TT. Thanh Hà 50 40 3 Xã Thanh Nông 50 40 4 Xã Phú Thành 50 40 5 Xã Phú Lão 50 40 6 Xã Đồng Tâm 50 40 7 Xã Cố Nghĩa 50 40 8 Xã Lạc Long 50 40 9 Xã Khoan Dụ 40 30 10 Xã Yên Bồng 40 30 11 Xã An Bình 40 30 12 Xã Liên Hòa 40 30 13 Xã An Lạc 40 30 14 Xã Hưng Thi 40 30 15 Xã Đồng Môn 30 25 IX HUYỆN KIM BÔI 1 TT. Bo 50 40 2 Xã Mỵ Hòa 50 40 3 Xã Sào Báy 50 40 4 Xã Nam Thượng 50 40 5 Xã Hợp Kim 50 40 6 Xã Kim Bình 50 40 7 Xã Hạ Bì 50 40 8 Xã Vĩnh Đồng 50 40 9 Xã Đông Bắc 50 40 10 Xã Vĩnh Tiến 50 40 11 Xã Tú Sơn 50 40 12 Xã Kim Bôi 40 30 13 Xã Kim Truy 40 30 14 Xã Kim Sơn 40 30 15 Xã Hợp Đồng 40 30 16 Xã Sơn Thủy 40 30 17 Xã Bình Sơn 40 30 18 Xã Nật Sơn 40 30 19 Xã Hùng Tiến 40 30 20 Xã Kim Tiến 40 30 21 Xã Bắc Sơn 40 30 22 Xã Thượng Bì 40 30 23 Xã Trung Bì 40 30 24 Xã Thượng Tiến 30 25 25 Xã Đú Sáng 30 25 26 Xã Nuông Dăm 30 25 27 Xã Cuối Hạ 30 25 28 Xã Lập Chiệng 30 25 X HUYỆN YÊN THỦY 1 TT. Hàng Trạm 50 40 2 Xã Yên Lạc 50 40 3 Xã Ngọc Lương 50 40 4 Xã Yên Trị 50 40 5 Xã Bảo Hiệu 50 40 6 Xã Lạc Thịnh 50 40 7 Xã Phú Lai 50 40 8 Xã Lạc Hưng 50 40 9 Xã Đa Phúc 40 30 10 Xã Đoàn Kết 40 30 11 Xã Lạc Lương 40 30 12 Xã Lạc Sỹ 40 30 13 Xã Hữu Lợi 40 30 XI TP. HÒA BÌNH 1 Phường Phương Lâm 50 40 2 Phường Đồng Tiến 50 40 3 Phường Thái Bình 50 40 4 Phường Chăm Mát 50 40 5 Phường Tân Thịnh 50 40 6 Phường Tân Hòa 50 40 7 Phường Hữu Nghị 50 40 8 Phường Thịnh Lang 50 40 9 Xã Sủ Ngòi 50 40 10 Xã Dân Chủ 50 40 11 Xã Trung Minh 50 40 12 Xã Thống Nhất 50 40 13 Xã Hòa Bình 50 40 14 Xã Yên Mông 50 40 15 Xã Thái Thịnh 40 30 Biểu số 06: ĐIỀU CHỈNH BẢNG GIÁ ĐẤT Ở TẠI NÔNG THÔN NĂM 2015 - 2019 (Kèm theo Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh Hòa Bình) STT Tên đơn vị hành chính Giá đất (1.000 đ) VT1 VT2 VT3 VT4 VT5 1 2 3 4 5 6 7 I Huyện Lương Sơn 1 Hòa Sơn Khu vực 1 3,500 2,200 1,500 750 600 Khu vực 2 2,200 1,500 1,000 550 400 Khu vực 3 1,900 1,200 600 400 350 Khu vực 4 1,200 1,000 500 350 300 Khu vực 5 1,000 800 400 300 250 Khu vực 6 800 600 350 250 220 2 Nhuận Trạch Khu vực 1 3,500 2,200 1,500 750 600 Khu vực 2 2,200 1,500 1,000 550 400 Khu vực 3 1,900 1,200 600 400 350 Khu vực 4 1,200 1,000 500 350 300 Khu vực 5 1,000 800 400 300 250 Khu vực 6 800 600 350 250 220 3 Tân Vinh Khu vực 1 2,000 1,600 1,000 600 500 Khu vực 2 1,600 1,200 800 500 450 Khu vực 3 1,300 1,000 600 300 280 Khu vực 4 1,000 700 450 280 250 Khu vực 5 800 600 400 250 230 Khu vực 6 600 400 320 230 210 4 Lâm Sơn Khu vực 1 2,000 1,600 1,000 600 500 Khu vực 2 1,600 1,200 800 500 450 Khu vực 3 1,300 1,000 600 300 280 Khu vực 4 1,000 700 450 280 250 Khu vực 5 800 600 400 250 230 Khu vực 6 600 400 320 200 210 5 Thành Lập Khu vực 1 2,000 1,600 1,000 600 500 Khu vực 2 1,600 1,200 800 500 450 Khu vực 3 1,300 1,000 600 300 280 Khu vực 4 1,000 700 450 280 250 Khu vực 5 800 600 400 250 230 Khu vực 6 600 400 320 230 210 6 Trung Sơn Khu vực 1 1,400 1,000 600 450 420 Khu vực 2 1,100 600 450 300 280 Khu vực 3 600 500 350 150 130 Khu vực 4 500 450 320 130 120 Khu vực 5 450 400 300 110 100 Khu vực 6 400 350 280 100 90 7 Cao Thắng Khu vực 1 1,400 1,000 600 450 420 Khu vực 2 1,100 600 450 300 280 Khu vực 3 600 500 350 150 130 Khu vực 4 500 450 320 130 120 Khu vực 5 450 400 300 110 100 Khu vực 6 400 350 280 100 90 8 Cao Dương Khu vực 1 1,400 1,000 600 450 420 Khu vực 2 1,100 600 450 300 280 Khu vực 3 600 500 350 150 130 Khu vực 4 500 450 320 130 120 Khu vực 5 450 400 300 110 100 Khu vực 6 400 350 280 100 90 9 Hợp Thanh Khu vực 1 540 350 270 200 180 Khu vực 2 350 270 250 180 160 Khu vực 3 270 250 180 120 100 Khu vực 4 250 180 120 100 80 Khu vực 5 180 120 100 80 70 Khu vực 6 120 100 80 70 60 10 Thanh Lương Khu vực 1 1,400 350 270 200 180 Khu vực 2 350 270 250 180 160 Khu vực 3 270 250 180 120 100 Khu vực 4 250 200 160 100 80 Khu vực 5 200 180 120 80 70 Khu vực 6 120 100 80 70 60 11 Tân Thành Khu vực 1 1,400 350 270 200 180 Khu vực 2 350 270 250 180 160 Khu vực 3 270 250 180 120 100 Khu vực 4 250 200 160 100 80 Khu vực 5 200 180 120 80 70 Khu vực 6 120 100 80 70 60 12 Cư Yên Khu vực 1 1,400 1,000 600 450 420 Khu vực 2 1,100 600 450 300 280 Khu vực 3 600 500 350 150 130 Khu vực 4 500 450 320 130 120 Khu vực 5 450 400 300 110 100 Khu vực 6 400 350 280 100 90 13 Liên Sơn Khu vực 1 540 350 270 200 180 Khu vực 2 350 270 250 180 160 Khu vực 3 270 250 180 120 100 Khu vực 4 250 180 120 100 80 Khu vực 5 180 120 100 80 70 Khu vực 6 120 100 80 70 60 14 Long Sơn Khu vực 1 1,400 350 270 200 180 Khu vực 2 350 270 250 180 160 Khu vực 3 270 250 180 120 100 Khu vực 4 250 200 180 120 80 Khu vực 5 200 180 120 80 70 Khu vực 6 120 100 80 70 60 15 Hợp Hòa Khu vực 1 540 350 270 200 180 Khu vực 2 350 270 250 180 160 Khu vực 3 270 250 180 120 100 Khu vực 4 250 180 120 100 80 Khu vực 5 180 120 100 80 70 Khu vực 6 120 100 80 70 60 16 Trường Sơn Khu vực 1 400 300 150 120 100 Khu vực 2 250 180 120 100 90 Khu vực 3 200 150 100 80 70 Khu vực 4 150 130 90 70 60 Khu vực 5 130 90 70 60 50 Khu vực 6 100 80 60 50 45 17 Tiến Sơn Khu vực 1 400 300 150 120 100 Khu vực 2 250 180 120 100 90 Khu vực 3 200 150 100 80 70 Khu vực 4 150 130 90 70 60 Khu vực 5 130 90 70 60 50 Khu vực 6 100 80 60 50 45 18 Cao Răm Khu vực 1 150 120 80 70 60 Khu vực 2 120 100 60 50 45 Khu vực 3 100 80 50 40 35 Khu vực 4 80 70 45 38 30 Khu vực 5 70 60 40 35 28 Khu vực 6 60 50 35 30 25 19 Hợp Châu Khu vực 1 150 120 80 70 60 Khu vực 2 120 100 60 50 45 Khu vực 3 100 80 50 40 35 Khu vực 4 80 70 48 35 30 Khu vực 5 70 60 45 32 28 Khu vực 6 60 50 40 30 25 Biểu số 07: ĐIỀU CHỈNH BẢNG GIÁ ĐẤT THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TẠI NÔNG THÔN NĂM 2015 - 2019 (Kèm theo Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh Hòa Bình) Số TT Tên đơn vị hành chính Giá đất (1.000đ) VT1 VT2 VT3 VT4 VT5 1 2 3 4 5 6 7 I Huyện Lương Sơn 1 Hòa Sơn Khu vực 1 2,200 1,400 1,000 500 450 Khu vực 2 1,500 1,000 650 350 300 Khu vực 3 1,200 750 450 250 220 Khu vực 4 900 700 380 230 200 Khu vực 5 750 600 300 220 180 Khu vực 6 600 450 260 180 160 2 Nhuận Trạch Khu vực 1 2,200 1,400 1,000 500 450 Khu vực 2 1,500 1,000 650 350 300 Khu vực 3 1,200 750 450 250 220 Khu vực 4 900 700 380 230 200 Khu vực 5 750 600 300 220 180 Khu vực 6 600 450 260 180 160 3 Tân Vinh Khu vực 1 1,500 1,200 750 500 380 Khu vực 2 1,300 1,000 600 350 320 Khu vực 3 1,000 700 450 250 210 Khu vực 4 750 520 320 210 180 Khu vực 5 600 450 300 180 170 Khu vực 6 450 300 240 150 130 4 Lâm Sơn Khu vực 1 1,500 1,200 750 500 380 Khu vực 2 1,300 1,000 600 350 320 Khu vực 3 1,000 700 450 250 210 Khu vực 4 750 520 320 210 180 Khu vực 5 600 450 300 180 170 Khu vực 6 450 300 240 150 130 5 Thành Lập Khu vực 1 1,500 1,200 750 500 380 Khu vực 2 1,300 1,000 600 350 320 Khu vực 3 1,000 700 450 250 210 Khu vực 4 750 520 320 210 180 Khu vực 5 600 450 300 180 170 Khu vực 6 450 300 240 150 130 6 Trung Sơn Khu vực 1 1,000 750 400 320 310 Khu vực 2 800 550 350 200 190 Khu vực 3 500 350 250 100 80 Khu vực 4 450 320 230 90 75 Khu vực 5 400 300 220 80 70 Khu vực 6 350 280 200 75 65 7 Cao Thắng Khu vực 1 1,000 750 400 320 310 Khu vực 2 800 550 350 200 190 Khu vực 3 500 350 250 100 80 Khu vực 4 450 320 230 90 75 Khu vực 5 400 300 220 80 70 Khu vực 6 350 280 200 75 65 8 Cao Dương Khu vực 1 1,000 750 400 320 310 Khu vực 2 800 550 350 200 190 Khu vực 3 500 350 250 100 80 Khu vực 4 450 320 230 90 75 Khu vực 5 400 300 220 80 70 Khu vực 6 350 280 200 75 65 9 Hợp Thanh Khu vực 1 550 350 250 200 135 Khu vực 2 350 250 200 180 120 Khu vực 3 250 200 180 90 75 Khu vực 4 180 140 90 75 60 Khu vực 5 140 90 75 60 55 Khu vực 6 90 75 60 55 45 10 Thanh Lương Khu vực 1 1,000 350 250 200 135 Khu vực 2 350 250 200 180 120 Khu vực 3 250 200 180 90 75 Khu vực 4 180 140 90 75 60 Khu vực 5 140 90 75 60 55 Khu vực 6 90 75 60 55 45 11 Tân Thành Khu vực 1 1,000 350 250 200 135 Khu vực 2 350 250 200 180 120 Khu vực 3 250 200 180 90 75 Khu vực 4 180 140 90 75 60 Khu vực 5 140 90 75 60 55 Khu vực 6 90 75 60 55 45 12 Cư Yên Khu vực 1 1,000 750 400 320 310 Khu vực 2 800 550 350 200 190 Khu vực 3 500 350 250 100 80 Khu vực 4 450 320 230 90 75 Khu vực 5 400 300 220 80 70 Khu vực 6 350 280 250 75 65 13 Liên Sơn Khu vực 1 550 350 250 200 135 Khu vực 2 350 250 200 180 120 Khu vực 3 250 200 180 90 75 Khu vực 4 180 140 90 75 60 Khu vực 5 140 90 75 60 55 Khu vực 6 90 75 60 55 45 14 Long Sơn Khu vực 1 1,000 350 250 200 135 Khu vực 2 350 250 200 180 120 Khu vực 3 250 200 180 90 75 Khu vực 4 180 140 90 75 60 Khu vực 5 140 90 75 60 55 Khu vực 6 90 75 60 55 45 15 Hợp Hòa Khu vực 1 550 350 250 200 135 Khu vực 2 350 250 200 180 120 Khu vực 3 250 200 180 90 75 Khu vực 4 180 140 90 75 60 Khu vực 5 140 90 75 60 55 Khu vực 6 90 75 60 55 45 16 Trường Sơn Khu vực 1 250 150 90 70 75 Khu vực 2 160 110 70 60 70 Khu vực 3 120 90 60 50 55 Khu vực 4 110 80 55 48 45 Khu vực 5 90 75 50 45 40 Khu vực 6 75 60 45 40 35 17 Tiến Sơn Khu vực 1 250 150 90 70 75 Khu vực 2 160 110 70 60 70 Khu vực 3 120 90 60 50 55 Khu vực 4 110 80 55 48 45 Khu vực 5 90 75 50 45 40 Khu vực 6 75 60 45 40 35 18 Cao Răm Khu vực 1 90 80 60 50 45 Khu vực 2 80 70 50 40 38 Khu vực 3 70 50 40 30 28 Khu vực 4 60 48 38 28 25 Khu vực 5 65 45 35 25 20 Khu vực 6 45 40 30 20 18 19 Hợp Châu Khu vực 1 90 80 60 50 45 Khu vực 2 80 70 50 40 38 Khu vực 3 70 50 40 30 28 Khu vực 4 60 48 38 28 25 Khu vực 5 65 45 35 25 20 Khu vực 6 45 40 30 20 18 Biểu số 08: ĐIỀU CHỈNH BẢNG GIÁ ĐẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH PHI NÔNG NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TẠI NÔNG THÔN NĂM 2015 - 2019 (Kèm theo Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh Hòa Bình) Số TT Tên đơn vị hành chính Giá đất (1.000đ) VT1 VT2 VT3 VT4 VT5 1 2 3 4 5 6 7 I Huyện Lương Sơn 1 Hòa Sơn Khu vực 1 2,200 1,400 1,000 500 450 Khu vực 2 1,500 1,000 650 350 300 Khu vực 3 1,200 750 450 250 220 Khu vực 4 900 700 380 230 200 Khu vực 5 750 600 300 220 180 Khu vực 6 600 450 260 180 160 2 Nhuận Trạch Khu vực 1 2,200 1,400 1,000 500 450 Khu vực 2 1,500 1,000 650 350 300 Khu vực 3 1,200 750 450 250 220 Khu vực 4 900 700 380 230 200 Khu vực 5 750 600 300 220 180 Khu vực 6 600 450 260 180 160 3 Tân Vinh Khu vực 1 1,500 1,200 750 500 380 Khu vực 2 1,300 1,000 600 350 320 Khu vực 3 1,000 700 450 250 210 Khu vực 4 750 520 320 210 180 Khu vực 5 600 450 300 180 170 Khu vực 6 450 300 240 150 130 4 Lâm Sơn Khu vực 1 1,500 1,200 750 500 380 Khu vực 2 1,300 1,000 600 350 320 Khu vực 3 1,000 700 450 250 210 Khu vực 4 750 520 320 210 180 Khu vực 5 600 450 300 180 170 Khu vực 6 450 300 240 150 130 5 Thành Lập Khu vực 1 1,500 1,200 750 500 380 Khu vực 2 1,300 1,000 600 350 320 Khu vực 3 1,000 700 450 250 210 Khu vực 4 750 520 320 210 180 Khu vực 5 600 450 300 180 170 Khu vực 6 450 300 240 150 130 6 Trung Sơn Khu vực 1 1,000 750 400 320 310 Khu vực 2 800 550 350 200 190 Khu vực 3 500 350 250 100 80 Khu vực 4 450 320 230 90 75 Khu vực 5 400 300 220 80 70 Khu vực 6 350 280 200 75 65 7 Cao Thắng Khu vực 1 1,000 750 400 320 310 Khu vực 2 800 550 350 200 190 Khu vực 3 500 350 250 100 80 Khu vực 4 450 320 230 90 75 Khu vực 5 400 300 220 80 70 Khu vực 6 350 280 200 75 65 8 Cao Dương Khu vực 1 1,000 750 400 320 310 Khu vực 2 800 550 350 200 190 Khu vực 3 600 350 250 100 80 Khu vực 4 450 320 230 90 75 Khu vực 5 400 300 220 80 70 Khu vực 6 350 280 200 75 65 9 Hợp Thanh Khu vực 1 550 350 250 200 135 Khu vực 2 350 250 200 180 120 Khu vực 3 250 200 180 90 75 Khu vực 4 180 140 90 75 60 Khu vực 5 140 90 75 60 55 Khu vực 6 90 75 60 55 45 10 Thanh Lương Khu vực 1 1,000 350 250 200 135 Khu vực 2 350 250 200 180 120 Khu vực 3 250 200 180 90 75 Khu vực 4 180 140 90 75 60 Khu vực 5 140 90 75 60 55 Khu vực 6 90 75 60 55 45 11 Tân Thành Khu vực 1 1,000 350 250 200 135 Khu vực 2 350 250 200 180 120 Khu vực 3 250 200 180 90 75 Khu vực 4 180 140 90 75 60 Khu vực 5 140 90 75 60 55 Khu vực 6 90 75 60 55 45 12 Cư Yên Khu vực 1 1,000 750 400 320 310 Khu vực 2 800 550 350 200 190 Khu vực 3 500 350 250 100 80 Khu vực 4 450 320 230 90 75 Khu vực 5 400 300 220 80 70 Khu vực 6 350 280 250 75 65 13 Liên Sơn Khu vực 1 550 350 250 200 135 Khu vực 2 350 250 200 180 120 Khu vực 3 250 200 180 90 75 Khu vực 4 180 140 90 75 60 Khu vực 5 140 90 75 60 55 Khu vực 6 90 75 60 55 45 14 Long Sơn Khu vực 1 1,000 350 250 200 135 Khu vực 2 350 250 200 180 120 Khu vực 3 250 200 180 90 75 Khu vực 4 180 140 90 75 60 Khu vực 5 140 90 75 60 55 Khu vực 6 90 75 60 55 45 15 Hợp Hòa Khu vực 1 550 350 250 200 135 Khu vực 2 350 250 200 180 120 Khu vực 3 250 200 180 90 75 Khu vực 4 180 140 90 75 60 Khu vực 5 140 90 75 60 55 Khu vực 6 90 75 60 55 45 16 Trường Sơn Khu vực 1 250 150 90 70 75 Khu vực 2 160 110 70 60 70 Khu vực 3 120 90 60 50 55 Khu vực 4 110 80 55 48 45 Khu vực 5 90 75 50 45 40 Khu vực 6 75 60 45 40 35 17 Tiến Sơn Khu vực 1 250 150 90 70 75 Khu vực 2 160 110 70 60 70 Khu vực 3 120 90 60 50 55 Khu vực 4 110 80 55 48 45 Khu vực 5 90 75 50 45 40 Khu vực 6 75 60 45 40 35 18 Cao Răm Khu vực 1 90 80 60 50 45 Khu vực 2 80 70 50 40 38 Khu vực 3 70 50 40 30 28 Khu vực 4 60 48 38 28 25 Khu vực 5 55 45 35 25 20 Khu vực 6 45 40 30 20 18 19 Hợp Châu Khu vực 1 90 80 60 50 45 Khu vực 2 80 70 50 40 38 Khu vực 3 70 50 40 30 28 Khu vực 4 60 48 38 28 25 Khu vực 5 55 45 35 25 20 Khu vực 6 45 40 30 20 18 Biểu số 09: ĐIỀU CHỈNH BẢNG GIÁ ĐẤT Ở ĐÔ THỊ NĂM 2015 - 2019 (Kèm theo Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh Hòa Bình) Số TT Tên đơn vị hành chính Loại đô thị Đoạn đường Giá đất (1.000đ/m2) VT1 VT2 VT3 VT4 VT5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 I TP. HÒA BÌNH 3 1 Phường Phương Lâm 1 Đường phố loại 1 Đường Cù Chính Lan: Đoạn từ ngã tư cầu Hòa Bình đến ngã tư giao nhau với đường Lê Lợi (Nhà văn hóa Thành phố Hòa Bình). 20.000 14.200 9.500 6,000 2 Đường phố loại 2 Đường Cù Chính Lan: Đoạn từ ngã tư giao nhau giữa đường Cù Chính Lan và đường Lê Lợi (nhà Văn hóa TP) đến ngã ba giao nhau của đường An Dương Vương và đường Trần Hưng Đạo; Đường Chi Lăng: Từ ngã tư giao nhau với đường Cù Chính Lan đến ngã ba giao nhau đường Trần Hưng Đạo; Đường Trần Hưng Đạo: Từ ngã ba đường Chi Lăng (Khách sạn Đồng Lợi) đến điểm giao nhau với đường An Dương Vương. 14.000 9.000 6.000 4,500 3 Đường phố loại 3 Đường Nguyễn Trung Trực, Đường Mạc Thị Bưởi, Đường Điện Biên Phủ, Đường Chu Văn An, Đường Trần Phú, Đường Lê Lợi, Đường Ngô Quyền, Đường Nguyễn Huệ, Đường Hai Bà Trưng, Đường Đặng Dung. 10,000 7,500 5,500 4,000 4 Đường phố loại 4 Đường Lý Tự Trọng, Đường Hoàng Diệu, Đường Hòa Bình, từ ngã ba giao nhau với đường Cù Chính Lan (phía trước Cung Văn Hóa tỉnh) đến hết địa giới Phường Phương Lâm. 7,500 5,400 4,600 3,200 5 Đường phố loại 5 Đường An Dương Vương: Đoạn từ ngã ba giao nhau với đường Trần Hưng Đạo đến ngã ba giao nhau với đường lên Tỉnh ủy; Đường Trang Nghiêm; Đường Tô Hiến Thành; Đường Tăng Bạt Hổ; Đường An Hòa; Đường Lê Hồng Phong; Đường Cao Bá Quát; Đường Trần Quang Khải; Đường Huỳnh Thúc Kháng; Đường Trần Bình Trọng; Đường Ngô Thị Nhậm; Đường Nguyễn Du; Đường Nguyễn Viết Xuân; Phố Trần Nguyên Hãn; Đường Ngô Sỹ Liên; Đường Phan Chu Trinh; Đường Yết Kiêu; Đường Lê Quý Đôn; Đường Đồng Nhân; Đường Tỉnh hội Phụ nữ; Đường nội bộ Khu quy hoạch dân cư tổ 28, Phường Phương Lâm; Đường đê Đà Giang thuộc Phường Phương Lâm; 5,500 4,600 3,900 2,800 6 Đường phố loại 6 Đường An Dương Vương: Đoạn từ ngã ba giao nhau với đường lên cổng Tỉnh ủy đến hết địa phận Phường Phương Lâm. 4,300 3,450 2,800 1,700 7 Đường phố loại 7 Đường Triệu Quang Phục; Các đường phố còn lại có độ rộng mặt đường trên 4mét thuộc Phường Phương Lâm. 4,000 3,200 2,600 1,600 8 Đường phố loại 8 Các đường còn lại có độ rộng đường trên 2,5m đến 4m; Đường vào khu tập thể ngân hàng nông nghiệp (sau rạp Hòa Bình) thuộc tổ 7A 2,500 2,000 1,650 1,000 9 Đường phố loại 9 Đường Nguyễn Viết Xuân; Đường khu Thủy sản: có bề rộng đường trên 4m; Các đường còn lại có bề rộng đường trên 1,5mét đến 2,5mét. 2,000 1,600 1,300 800 10 Đường phố loại 10 Đường thuộc khu dân cư trên đồi và dưới chân đồi từ tổ 1 đến tổ 4. 1,700 1,400 1,100 700 11 Đường phố loại 11 Các đường còn lại có bộ rộng đường từ 1,5mét trở xuống. 1,400 1,100 900 550 12 Đường phố loại 12 Đường khu thủy sản có bề rộng đường từ 2.5 mét trở xuống 1,000 800 500 400 2 Phường Đồng Tiến 1 Đường phố loại 1 Đường Cù Chính Lan: Đoạn từ ngã tư cầu Hòa Bình đến ngã ba giao nhau với đường Phan Huy Chú; Đường Chi Lăng: Từ ngã tư giao nhau với đường Cù Chính Lan đến ngã ba giao nhau đường Trần Hưng Đạo. 14,000 10,000 7,500 5,500 2 Đường phố loại 2 Đường Trần Hưng Đạo: Từ ngã tư giao nhau với Đường Phan Huy Chú đến điểm ngã ba giao nhau với đê Quỳnh Lâm; Đường Cù Chính Lan: Từ điểm giao nhau với Đường Phan Huy Chú đến cầu Trắng. 10,000 7,500 5,500 4,000 3 Đường phố loại 3 Đường Cù Chính Lan: Đoạn từ cầu Trắng đến điểm tiếp giáp với Xã Trung Minh. 7,500 5,500 4,000 3,200 4 Đường phố loại 4 Đường Trần Quốc Toản; Đường vào Trung tâm Giống vật nuôi (cũ); Đường Bế Văn Đàn (vào khu Cộng Lực cũ); Đường Phan Huy Chú; Đường Nguyễn Thái Học; Đường Nguyễn Khuyến; Đường Phan Đình Phùng; Đường Phan Kế Bính; Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm; Đường Ông Ích Khiêm; Đường Trần Nhật Duật; Phố Kim Đồng; Đường Nguyễn Trãi; Phố Nguyễn Tri Phương (khu tập thể Bệnh viện); Đường Tổng Khiêm; Đường Nguyễn Công Trứ; Đường Minh Khai; Đường Trần Hưng Đạo: Đoạn từ ngã ba giao nhau với đê Quỳnh Lâm đến ngã ba giao nhau với Đường Cù Chính Lan; Các đường, phố còn lại có độ rộng đường trên 4mét; Đường đê Đà Giang từ cầu Hòa Bình đến cầu Đen. 4,000 3,200 2,600 1,600 5 Đường phố loại 5 Đường Nguyễn Đình Chiểu; Đường phố Tây Tiến: Quanh bến xe cũ có độ rộng đường từ 4mét trở lên. 2,500 2,000 1,650 1,000 6 Đường phố loại 6 Đoạn đường Quốc lộ 6 mới thuộc Phường Đồng Tiến; Các đường còn lại có độ rộng đường trên 2,5mét đến 4mét. 2,000 1,600 1,300 800 7 Đường phố loại 7 Đường Tôn Thất Thuyết đi vào dốc Can từ điểm tiếp Đường Quốc lộ 6 đến cầu Can vào 100mét; Đường Lê Ngọc Hân; Các đường phố có độ rộng đường từ 2,5mét đoạn từ phía cầu Đen - Đồng Tiến trở xuống đến hết địa phận phường Đồng Tiến (từ tổ 20 đến tổ 26); Các đường còn lại có độ rộng đường rộng từ 1,5m đến 2,5m. 1,500 1,200 1,000 600 8 Đường phố loại 8 Các đường phố có độ rộng đường từ dưới 2,5mét đoạn từ phía cầu Đen - Đồng Tiến trở xuống đến hết địa phận Phường Đồng Tiến (từ tổ 20 đến tổ 26); Các đường còn lại có độ rộng đường dưới 1,5 mét. 1,000 800 650 400 9 Đường phố loại 9 Đường Tôn Thất Thuyết: Từ cầu Can trở vào. 600 400 350 250 3 Phường Chăm Mát 1 Đường phố loại 1 Đường An Dương Vương: Đoạn từ ngã ba giao nhau với đường Lý Thường Kiệt đến hết Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp. 5,500 4,600 3,900 2,800 2 Đường phố loại 2 Đường Lý Thường Kiệt: Từ ngã ba Mát đến ngã ba giao nhau với Đường Võ Thị Sáu. 3,500 2,800 2,300 1,400 3 Đường phố loại 3 Đường An Dương Vương: Đoạn từ Ngân hàng Nông nghiệp đến hết ranh giới đất của Công ty Pacific (đi về phía dốc Cun). 3,000 2,400 1,950 1,200 4 Đường phố loại 4 Đường Bà Triệu; Đường Võ Thị Sáu; Đường An Dương Vương (đường dốc Cun): Từ cầu Chăm đến ngã ba giao nhau với đường QL 6 (Km1) thuộc địa phận phường Chăm Mát. 2,500 2,000 1,650 1,000 5 Đường phố loại 5 Đường Quốc lộ 6 đoạn từ Km 1 (thuộc phường Chăm Mát) đến hết địa phận Phường Chăm Mát (giáp địa phận huyện Cao Phong); Đoạn đường Quốc lộ 6 mới thuộc Phường Chăm Mát. 2,000 1,600 1,300 800 6 Đường phố loại 6 Đường Hoàng Hoa Thám từ ngã ba giao nhau với QL6 đến ngã ba nghĩa địa; Phố Đào Duy Từ (cạnh UBND Phường Chăm Mát); Đường Hồ Xuân Hương (qua tổ 17); Đường Lý Thái Tông; Đường Lê Lai; Đường Lương Thế Vinh (qua trường Cù Chính Lan); Đường Phan Đình Giót (vào trường Bắn); Đường Lê Văn Tám (vào Đoàn điều tra rừng); Các đường phố còn lại thuộc Phường Chăm Mát (trừ các đường tiểu khu 2, 3, 4, 5, ven chân đồi, thuộc Phường Chăm Mát). 600 400 350 250 7 Đường phố loại 7 Đường Hoàng Hoa Thám từ ngã ba nghĩa địa đến cầu Sinh; Các đường tiểu khu 2, 3, 4, 5 (ven chân đồi, thuộc Phường Chăm mát). 400 300 250 200 4 Phường Tân Thịnh 1 Đường phố loại 1 Đường Chi Lăng: Đoạn từ chân cầu Hòa Bình (bờ trái SĐ) đến ngã ba giao nhau với đường Lê Thánh Tông; Đường Đinh Tiên Hoàng: đoạn từ ngã tư giao nhau với đường Lê Thánh Tông đến cổng chợ Tân Thịnh; Đường Thịnh Lang. 10,000 7,500 5,500 4,000 2 Đường phố loại 2 Đường Trương Hán Siêu. 7,500 5,400 4,600 3,200 3 Đường phố loại 3 Đường Lê Thánh Tông: Đoạn từ ngã tư giao nhau với đường Nguyễn Văn Trỗi đến ngã tư giao nhau với đường Thịnh Lang và đoạn từ ngã tư giao nhau với đường Thịnh Lang (Bưu điện 500 số) đến giao nhau với đường Lý Nam Đế; Đường Hoàng Văn Thụ: Từ ngã tư giao nhau với đường Thịnh Lang đến hết địa giới phường Tân Thịnh; Đường Phan Bội Châu; Đường nội bộ dự án khu quy hoạch và đấu giá quyền sử dụng đất thuộc tổ 16. 5,500 4,600 3,900 2,800 4 Đường phố loại 4 Đường Phùng Hưng: Từ ngã ba giao nhau với đường Thịnh Lang đến hết địa giới Phường Tân Thịnh. 4,300 3,450 2,800 1,700 5 Đường phố loại 5 Đường Lý Nam Đế; Đường Nguyễn Văn Trỗi; Đoạn đường từ cổng chợ Tân Thịnh (ngã ba giao nhau với đường Đinh Tiên Hoàng) đến giáp với chân tà luy đầu cầu Hòa Bình phía bờ trái Sông Đà; Đường nội bộ khu trung tâm thương mại- dịch vụ bờ trái sông Đà. 4,000 3,200 2,600 1,600 6 Đường phố loại 6 Đường Đoàn Thị Điểm; Đường Mạc Đĩnh Chi; Đường Lạc Long Quân; Đường vào khu dân cư tổ 23 (cạnh nhà A9) từ điểm tiếp giáp với đường Thịnh Lang đến đường Lạc Long Quân; Đường phố Ông Đùng: Đoạn giao nhau với đường Lê Thánh Tông đến hết ranh giới khu chung cư Sông Đà 7. 3,500 2,800 2,300 1,400 7 Đường phố loại 7 Đường Lê Thánh Tông: từ ngã tư giao nhau với đường Nguyễn Văn Trỗi đến ngã ba giao nhau với đường Hòa Bình; Các đường thuộc khu dân cư Tổ 23; Các lô đất còn lại nằm trong khu dân cư 565 cũ (Khu Thành đội); Đường Đinh Tiên Hoàng: Từ cổng chợ Tân Thịnh đến cầu Đúng cũ; Đường nội bộ dự án nhà liền kề sông Đà 7; Các đường khu đất cấp cho cán bộ nhà máy Thủy điện Hòa Bình nằm phía sau khu nhà 5 tầng, tổ 14, Phường Tân Thịnh; Các lô đất nằm trong khu dân cư gia đình quân đội thuộc tổ 20. 3,000 2,400 1,950 1,200 8 Đường phố loại 8 Đường vào đơn vị Bộ đội 565. Đường phố Ông Đùng: Đoạn ranh giới Khu chung cư Sông Đà 7 đến kè suối Đúng. 2,500 2,000 1,650 1,000 9 Đường phố loại 9 Đường Hòa Bình: Từ ngã ba giao nhau với đường Hữu Nghị (cổng Chuyên gia) đến hết địa giới Phường Tân Thịnh (giáp với Phường Phương Lâm); Đường vào các tiểu khu có độ rộng đường từ 4mét trở lên (trừ TK10). 2,000 1,600 1,300 800 10 Đường phố loại 10 Đường Âu Cơ; Đường vào tiểu khu 10 có độ rộng đường từ 4mét trở lên; Các đường còn lại vào các tiểu khu có độ rộng đường từ 2,5m đến 4m (Trừ tiểu khu 10). 1,500 1,200 1,000 600 11 Đường phố loại 11 Các đường còn lại vào các tiểu khu có độ rộng đường từ 1,5mét đến 2,5mét. 1,200 950 750 500 12 Đường phố loại 12 Đường vào Tiểu khu 10 có độ rộng đường từ 2,5 đến 4m. 800 650 550 350 13 Đường phố loại 13 Đường nội bộ Tiểu khu 10 có độ rộng đường từ 1,5 mét đến 2.5 mét. 600 500 400 300 14 Đường phố loại 14 Các đường còn lại vào các tiểu khu có độ rộng đường dưới 1,5mét. 400 300 200 100 5 Phường Tân Hòa 1 Đường phố loại 1 Đường Thịnh Lang. 10,000 7,500 5,500 4,000 2 Đường phố loại 2 Đường Trần Quý Cáp. 5,500 4,600 3,900 2,800 3 Đường phố loại 3 Đường Phùng Hưng: (Từ ngã ba giao nhau với đường Hòa Bình đến ngã ba giao nhau với đường Thịnh Lang). 4,000 3,200 2,600 1,600 4 Đường phố loại 4 Phố Tuệ Tĩnh điểm giao nhau với đường Phùng Hưng đến tổ 5, 6; đoạn đường Hòa Bình từ ngã ba giao nhau với đường Phùng Hưng đến xưởng cưa cũ. 2,500 1,800 1,600 1,100 5 Đường phố loại 5 Đường Đoàn Thị Điểm; Đường Đốc Ngữ: từ điểm giao nhau với đường Phùng Hưng đến đường Trần Quý Cáp; Các đường phố còn lại có độ rộng đường trên 4 mét; Đường tổ 8 có độ rộng mặt đường trên 6mét; Các lô đất còn lại trong khu dân cư dự án Sông Đà 12. 2,000 1,600 1,300 800 6 Đường phố loại 6 Đường Lý Thái Tổ (Lên khu Đông Lạnh cũ). 1,700 1,400 1,100 700 7 Đường phố loại 7 Các đường còn lại có độ rộng đường từ trên 2,5 mét đến 4 mét. 1,500 1,200 1,000 600 8 Đường phố loại 8 Đường Phạm Ngũ Lão; Các thửa đất giáp đường nhựa đi về phía huyện Đà Bắc thuộc tổ 9, 10. 1,400 1,100 900 550 9 Đường phố loại 9 Đường Triệu Phúc Lịch; Các đường trục chính tổ 10 (trừ các vị trí tiếp giáp đường nhựa đi về phía huyện Đà Bắc); Các đường còn lại có độ rộng đường từ 1,5 mét đến 2,5 mét. 1,200 950 750 500 10 Đường phố loại 10 Đường 434: Đoạn từ ngã tư giao nhau với đường Hòa Bình (Xưởng cưa cũ đến giáp xã Yên Mông). 1,000 800 650 400 11 Đường phố loại 11 Đường phố Liên tổ 11, 12; Các đường nhánh của đường trục chính tổ 10; Các đường còn lại có độ rộng dưới 1,5 mét. 600 400 350 250 12 Đường phố loại 12 Các đường ngõ nhánh nối với ngõ ngang liên tổ 11, 12 400 300 250 200 6 Phường Hữu Nghị 1 Đường phố loại 1 Đường Hữu Nghị; Đường Lê Thánh Tông: từ ngã tư giao nhau với đường Nguyễn Văn Trỗi đến ngã tư giao nhau với đường Thịnh Lang; Đường Hoàng Văn Thụ. 5,500 4,600 3,900 2,800 2 Đường phố loại 2 Đường Phùng Hưng; Đường Hòa Bình: Đoạn từ ngã ba giao nhau với đường Phùng Hưng đến ngã ba giao nhau với đường Hữu Nghị (cổng khu Chuyên gia); 4,000 3,200 2,600 1,600 3 Đường phố loại 3 Đường Nguyễn Văn Trỗi điểm giao nhau với đường Hòa Bình đến điểm giao với đường Lê Thánh Tông; Đường nội bộ khu an cư xanh; Đường nội bộ khu Trung tâm thương mại dịch vụ bờ trái Sông Đà. 3,500 2,800 2,300 1,400 4 Đường phố loại 4 Đường Lê Thánh Tông: Đoạn từ ngã tư giao nhau với đường Nguyễn Văn Trỗi đến ngã ba giao nhau với đường Hòa Bình; Đường nội bộ khu quy hoạch dân cư tổ 15 (giáp cây xăng); Khu quy hoạch dân cư và tái định cư tổ 11 (18 lô mặt đường). 3,000 2,400 1,950 1,200 5 Đường phố loại 5 Đường nội bộ khu quy hoạch dân cư và tái định cư tổ 11 (trừ 18 lô mặt đường). 2,500 2,000 1,500 1,000 6 Đường phố loại 6 Đường Hòa Bình: Từ ngã ba giao nhau với Đường Hữu Nghị (cổng Chuyên gia cũ) đến ngã ba giao nhau Đường Âu Cơ; Đường Phạm Hồng Thái (xóm C1, C2); Đường Bùi Thị Xuân; Đường Mai Thúc Loan (qua trụ sở HTX xóm Dè); Đường Bà Đà; Đường Nguyễn Biểu; Các đường chưa có tên có mặt đường rộng đường trên 4mét. 2,000 1,600 1,300 800 7 Đường phố loại 7 Đường Lý Thái Tổ đến hết địa phận phường Hữu Nghị. 1,700 1,400 1,100 7,000 8 Đường phố loại 8 Các đường còn lại có độ rộng đường trên 2,5mét đến 4mét; Đường trục chính tổ 08. 1,400 1,100 900 550 9 Đường phố loại 9 Các đường ngõ ngang có mặt đường rộng trên 4m nối với đường Hòa Bình (Đoạn từ cổng khu Chuyên gia thuộc Phường Hữu Nghị đến điểm giao nhau với đường Lê Thánh Tông thuộc Phường Tân Thịnh); Các đường còn lại có độ rộng đường rộng từ 1,5mét đến 2,5mét; Các ngõ, ngách nối với đường trục chính tổ 08. 1,200 950 750 500 10 Đường phố loại 10 Các đường còn lại vào các tiểu khu có độ rộng đường dưới 1,5mét. 600 500 400 350 7 Phường Thái Bình 1 Đường phố loại 1 Đường An Dương Vương: Từ Đội thuế số 1 đến hết mép tường ngoài bến xe Chăm. 5,500 4,600 3,900 2,800 2 Đường phố loại 2 Đường An Dương Vương: Từ mép ngoài tường bến xe Chăm đến điểm tiếp giáp phường Phương Lâm. 4,000 3,500 3,400 2,800 3 Đường phố loại 3 Đoạn từ ranh giới đất của Công ty Pacific (đi về phía dốc Cun) đến ngã ba giao nhau với Đường 435. 3,000 2,400 1,950 1,200 4 Đường phố loại 4 Đường Quốc lộ 6 (đường đi dốc Cun): Từ ngã ba giao nhau giữa đường An Dương Vương với đường 435 và đường QL6 đến Km1 địa phận Phường Thái Bình. 2,500 2,000 1,650 1,000 5 Đường phố loại 5 Đường QL6 đoạn từ Km1 đến hết địa phận Phường Thái Bình (giáp địa phận huyện Cao Phong); Đường An Dương Vương thuộc Phường Thái Bình: Từ Km 1 đến Km 3,5. 2,000 1,600 1,300 800 6 Đường phố loại 6 Đường Lê Đại Hành (lên cảng 3 cấp): Từ ngã ba giao nhau với đường An Dương Vương đến lý trình QL6+500m; Đường ra đê Quỳnh Lâm từ ngã ba giao nhau với đường An Dương Vương đến hết địa phận Phường Thái Bình; Đường 435 từ Km00 đến Km 1+650 1,500 1,200 1,000 600 7 Đường phố loại 7 Đường Lê Đại Hành lên cảng 3 cấp: Từ điểm Km0+500m đến hết địa phận Phường Thái Bình; Đường 435: đoạn từ Km 1+650 đến Km 3+500 (thuộc phường Thái Bình). 1,000 800 650 400 8 Đường phố loại 8 Đường Nguyễn Tuân, đường Nguyễn Chí Thanh, Đường phố Lương Ngọc Quyến (phía sau chợ Thái Bình); Các đường khu Dân cư nằm phía sau trục đường vào ngã ba Mát không tiếp giáp trục đường, Tổ 5 phường Thái Bình; Khu dân cư nằm phía sau trục đường An Dương Vương thuộc tổ: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 15, 18 tính từ chợ Thái Bình đến giáp danh khu dân cư Phường Phương Lâm. 600 400 350 250 9 Đường phố loại 9 Khu dân cư nằm phía sau trục đường An Dương Vương không tiếp giáp trục đường An Dương Vương) gồm tổ 7, 14; Khu dân cư nằm sau đường 435, không tiếp giáp trục đường, gồm tổ 9, 10, 11, 12, xóm Khuôi; Khu Dân cư nằm phía sau đường An Dương Vương đường đi lên Cun không tiếp giáp trục Đường, tổ 8; Khu dân cư nằm phía sau đường Lê Đại Hành lên cảng 3 cấp Phường Thái Bình. 400 300 250 200 8 Phường Thịnh Lang 1 Đường phố loại 1 Đường Thịnh Lang, công ty cổ phần 565 đến điểm giao với đường Trần Quý Cáp. 10,000 7,500 5,500 4,000 2 Đường phố loại 2 Đường Trương Hán Siêu, khu dân cư An Thịnh đến điểm giao với Ngòi Dong. 7,500 5,400 4,600 3,200 3 Đường phố loại 3 Đường Trần Quý Cáp; Đường khu dân cư Phường Thịnh Lang từ lô đất số 67 đến lô 70; từ lô 187 đến lô 191 (Có mặt cắt đường 27m); Đường khu dân cư Phường Thịnh Lang từ lô đất số 192 đến lô 202; từ lô 124 đến lô 175; từ lô 203 đến lô 211 (Có mặt cắt đường 22,5 m); Các lô đất trong khu dân cư đường nội bộ khu Cảng Chân Dê; Đường nội bộ khu quy hoạch tái định cư và dân cư tổ 6. 5,500 4,600 3,900 2,800 4 Đường phố loại 4 Đường Hoàng Văn Thụ: Đoạn từ ngã tư giao nhau với đường Thịnh Lang đến bến đò Thịnh Minh. 3,000 2,400 1,950 1,200 5 Đường phố loại 5 Đường ra cảng Quả lắc: Từ ngã ba giao nhau giữa đường Thịnh Lang với Đường Trần Quý Cáp đến cảng Quả lắc; Đường vào khu tập thể giáo viên tổ 4 thuộc phường Thịnh Lang; Khu dân cư phường Thịnh Lang từ lô đất số 01 đến lô 05; lô 71 và các lô tiếp giáp với đường mặt cắt 10,5m trở lên (Từ lô 56; lô 123; lô 56 đến lô 66; lô 176 đến lô 186); Đường phố Vĩnh Điều; Đường Trần Nhân Tông. 2,500 2,000 1,650 1,000 6 Đường phố loại 6 Đường Thịnh Minh; Các lô đất còn lại trong khu dân cư mới Phường Thịnh Lang và khu nhà ở đô thị liền kề tại dự án Sông Đà 12 thuộc Phường Thịnh Lang; Các lô đất còn lại nằm trong khu quy hoạch dân cư (Cảng chân dê, Phường Thịnh Lang) giáp đường quy hoạch phía trong (Đoàn 565); Các lô đất còn lại khu dân cư B13 cũ; Đường 1A, 1B (Tổ 9, 10 đến HTX Thịnh Lang). 2,000 1,600 1,300 800 7 Đường phố loại 7 Đường ven đầm Thịnh Lang; Các đường không tên có độ rộng đường từ 4mét trở lên. 1,500 1,200 1,000 600 8 Đường phố loại 8 Các đường còn lại thuộc có độ rộng đường trên 2,5mét đến 4mét. 1,400 1,100 900 550 9 Đường phố loại 9 Các đường còn lại thuộc có độ rộng đường từ 1,5mét đến 2,5mét. 1,200 950 750 500 10 Đường phố loại 10 Các đường còn lại có độ rộng đường dưới 1,5m. 600 400 350 250 9 Khu đô thị thuộc xã Sủ Ngòi (ven nội thành): 1 Đường phố loại 1 Đường Trần Hưng Đạo: Đoạn đi qua xã Sủ Ngòi, từ ngã ba giao nhau với đường Chi Lăng đến Cổng chữ A. 14,000 9,000 6,000 4,500 2 Đường phố loại 2 Đường Trần Hưng Đạo: Đoạn đi qua xã Sủ Ngòi, từ Cổng chữ A đến điểm ngã ba giao nhau với đường đê Quỳnh Lâm. 10,000 7,500 5,500 4,000 3 Đường phố loại 3 Các đường nội bộ khu dân cư đô thị Bắc Trần Hưng Đạo. 7,500 5,400 4,600 3,200 4 Đường phố loại 4 Các lô đất tiếp giáp đường Phan Huy Chú thuộc địa phận xã Sủ Ngòi; Điểm tiếp giáp với Phường Đồng Tiến; Điểm giao nhau với đường Trần Hưng Đạo; Các đường nội bộ khu dân cư đô thị khu 4,9 ha; Đường Chi Lăng kéo dài; Điểm giao nhau với đường Trần Hưng Đạo đến giáp đê Quỳnh Lâm. 4,000 3,200 2,600 1,600 II HUYỆN LƯƠNG SƠN TT Lương Sơn 5 1 Đường phố Loại 1 Đoạn đường QL6A đi qua thị trấn, từ Km 40+560 (cầu Đồng Bái) đến Km 41+680 (Đường rẽ vào Tiểu khu 7. 5,500 4,100 2,800 1,500 2 Đường phố Loại 2 Đoạn đường QL6A từ Km 40+560 (cầu Đồng Bái) đi về hướng Xuân Mai đến hết thị trấn Lương Sơn; Đoạn đường QL6A từ Km 41+680 (Đường rẽ vào Tiểu khu 7 đến Km 42+ 560 (cầu Đồng Chúi rẽ sang xã Tân Vinh). 4,500 2,800 2,000 900 3 Đường phố Loại 3 Đoạn đường QL6A đi qua thị trấn, từ Km 42+ 560 (cầu Đồng Chúi rẽ sang xã Tân Vinh đến nhà hàng Bích Lương) đến Km 44+650 (hết địa phận thị trấn Lương Sơn); Từ QL 6A đến đường trục chính vào khu Trung tâm thương mại Đông Dương (có chiều rộng mặt đường là 27 m); Đoạn đường từ QL 6 đến cổng xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi. 3,500 2,500 1,500 900 4 Đường phố Loại 4 Đoạn đường Trường Sơn A đi qua thị trấn, từ Km 0 đến Km 0+300 (đường rẽ vào nhà máy xi măng); Đoạn đường từ QL6A rẽ vào nông trường Cửu Long đến ngã ba Đội 8/3; Đoạn đường từ QL6A đến Trung tâm Dạy nghề; Đoạn đường từ QL6A rẽ vào đến Công ty TNHH MTV Loan Trần; Đoạn đường từ QL6A đến cổng phụ sân vận động huyện; Đoạn đường từ QL 6A đi rẽ vào tiểu khu 7 sâu vào 400 mét; Đoạn đường từ QL6A đi vào TK8 đến hết nhà số 103; Đoạn đường từ QL6A đi đến cổng Bệnh viện Đa khoa huyện; Đoạn đường từ QL6A đi đến cổng Trung Đoàn 36; các đường nhánh trong khu thương mại và nhà ở Đông Dương. 2,250 1,350 900 585 5 Đường phố Loại 5 Đường Trường Sơn A từ Kn 0+300 đến Km1+390; Đoạn đường từ QL 6A đi vào cổng chào Khu Liên Sơn đến ngã ba hết sân bóng của Nông trường Cửu Long. 1,500 900 600 400 6 Đường phố Loại 6 Các trục đường còn lại thuộc thị trấn Lương Sơn và xóm Mỏ; cổng XN khai thác công trình Thủy Lợi qua xóm Mỏ đến điểm giao nhau với tiểu khu 8. 1,000 600 450 270 7 Đường phố Loại 7 Đường từ nhà ông Nguyễn Đình Phan (xóm Mòng) đến nhà ông Nguyễn Văn Trọng (xóm Mòng); Đường từ QL 6A cầu Đồng Bái đi đến Nhà Văn hóa xóm Đồng Bái; Đường xóm Đồng Bái từ nhà ông Đinh Công Tiếp (xóm Đồng Bái) đến nhà ông Đinh Công Hiệp (xóm Đồng Bái). 720 450 360 250 8 Đường phố Loại 8 Các trục đường còn lại thuộc xóm Mòng, xóm Đồng Bái. 540 360 300 180 III HUYỆN YÊN THỦY TT Hàng Trạm 5 1 Đường phố Loại 1 Đoàn đường Quốc lộ 12 từ cổng phòng Tài chính - kế hoạch đi về phía Vụ Bản huyện Lạc Sơn đến đường rẽ vào cổng Chi cục thuế huyện Yên Thủy. 6,000 5,000 4,000 3,000 2 Đường phố Loại 2 Đoạn đường Quốc lộ 12B từ cổng Tài chính - Kế hoạch đi về phía Nho Quan đến đường rẽ vào trường THPT Yên Thủy A; Đoạn đường Quốc lộ 12B đi qua thị trấn Hàng Trạm từ điểm tiếp giáp với đường rẽ vào trường THCS thị trấn Hàng Trạm (giáp nhà ông Hiệp Hương) đi về phía Nho Quan đến đường rẽ vào cổng Chi cục thuế huyện Yên Thủy; Đoạn đường từ ngã ba Hàng Trạm đi về hướng đường Hồ Chí Minh đến đường rẽ vào khu 10 thị trấn Hàng Trạm (giáp nhà ông Huynh). 4,000 3,000 2,000 1,500 3 Đường phố Loại 3 Đoạn đường từ ngã ba thị trấn Hàng Trạm đi về hướng đường Hồ Chí Minh từ đường rẽ vào khu 10 thị trấn Hàng Trạm đến hết địa phận thị trấn Hàng Trạm; Đoạn từ QL 12B qua Ngân hàng chính sách huyện, vòng qua cổng UBND huyện qua cổng Ban chỉ huy quân sự huyện; Đoạn đường QL 12B đến cổng Công an huyện tiếp giáp với đường phía trước các cơ quan huyện và đoạn đường QL 12B đến cổng Ban chỉ huy quân sự huyện, tiếp giáp với đường phía trước cơ quan huyện; Đoạn đường QL 12B từ tiếp giáp với đường rẽ vào trường THPT Yên Thủy A đi hướng Nho Quan đến hết địa phận thị trấn Hàng Trạm; Đoạn đường QL 12B từ điểm tiếp giáp đường rẽ vào trường THCS thị trấn Hàng Trạm (giáp nhà ông Hiệp Hương) đi về phía Vụ Bản huyện Lạc Sơn đến hết ranh giới đất ở nhà ông Bình Tuyết (giáp xóm Tân Thành). 3,000 2,000 1,500 1,000 4 Đường phố Loại 4 Đoạn đường từ Quốc lộ 12B đi đường THPT A Yên Thủy đến hết địa phận thị trấn Hàng Trạm; Đoạn đường trục Quốc lộ 12B đi qua thị trấn Hàng Trạm từ nhà ông Minh khu 4 thị trấn Hàng Trạm đi về hướng thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn đến hết thị trấn Hàng Trạm. 2,000 1,500 1,000 850 5 Đường phố Loại 5 Đoạn đường từ Quốc lộ 12B rẽ vào xóm Cả, xã Yên Lạc đến hết địa phận thị trấn Hàng Trạm; Đường trục chính từ cổng chợ đi qua khu 6, khu 7 rẽ ra đến cổng Viện Kiểm Sát, tiếp giáp với đường chính phía trước UBND huyện; Đoạn phía trước các cơ quan huyện; 1,500 1,000 850 700 6 Đường phố Loại 6 Đoạn đường từ Quốc lộ 12B phía trước Bệnh viện huyện Yên Thủy qua địa phận khu 8 thị trấn Hàng Trạm đến ngã tư tiếp giáp với đường đi xóm Khang và đường đi khu 6, khu 7 thị trấn Hàng Trạm; Đoạn đường giữa Công An huyện và nhà trẻ Liên cơ huyện đi qua khu 6, khu 7 tiếp giáp với đường trục chính từ cổng chợ đi qua khu 6, khu 7; Đường từ Quốc lộ 12B (từ tiếp giáp nhà ông Ninh) qua cổng Trường tiểu học Yên Lạc đi thẳng đến điểm tiếp giáp với đường Hàng Trạm đi Bãi Đa tại nhà ông Trần Văn Thủy khu 11; Đoạn đường từ Quốc lộ 12B qua cổng trụ sở Nông trường Quốc doanh 2-9 đến tiếp giáp với đường đi khu 1, khu 2 thị trấn Hàng Trạm; Đường từ Quốc lộ 12B cạnh Chi Cục Thi hành án dân sự và trạm Thú Y đi vào xóm Yên Sơn đến hết địa phận thị trấn Hàng Trạm; Đường từ Quốc lộ 12B cạnh Ngân hàng NN&PTNT đi vào xóm Yên Sơn đến hết địa phận thị trấn Hàng Trạm; Đường từ Quốc lộ 12B đi vào cổng tổ xe cũ 200 mét và đường từ Quốc lộ 12B đi qua nhà văn hóa khu 10 tiếp giáp với đường từ ngã ba Hàng Trạm đi Bãi Đa; Đoạn đường tiếp giáp với trường THCS Yên Lạc bắt đầu từ nhà ông Hòa theo đường liên xã về xóm Dom xã Yên Lạc đến hết địa phận khu 9 thị trấn Hàng Trạm; Đoạn đường nhựa từ nhà Ông Bùi Trọng Tiêu đến nhà Ông Quách Công Hàm. 1,000 850 700 600 7 Đường phố Loại 7 Đường cấp phối, bê tông, đường nhựa nội các khu của thị trấn Hàng Trạm có mặt đường rộng từ 2,5mét trở lên. 850 700 600 500 8 Đường phố Loại 8 Các trục đường, ngõ còn lại của thị trấn Hàng Trạm. 600 500 400 300 Biểu số 10: ĐIỀU CHỈNH BẢNG GIÁ ĐẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TẠI ĐÔ THỊ NĂM 2015 - 2019 (Kèm theo Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh Hòa Bình) Số TT Tên đơn vị hành chính Loại đô thị Đoạn đường Giá đất (1.000đ/m2) VT1 VT2 VT3 VT4 VT5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 I TP. HÒA BÌNH 3 1 P.Phương Lâm 1 Đường phố loại 1 Đường Cù Chính Lan: Đoạn từ ngã tư cầu Hòa Bình đến ngã tư giao nhau với đường Lê Lợi (Nhà văn hóa Thành phố Hòa Bình). 15,500 11,100 8,000 5,100 2 Đường phố loại 2 Đường Cù Chính Lan: Đoạn từ ngã tư giao nhau giữa đường Cù Chính Lan và đường Lê Lợi (nhà Văn hóa TP) đến ngã ba giao nhau của đường An Dương Vương và đường Trần Hưng Đạo; Đường Chi Lăng: Từ ngã tư giao nhau với đường Cù Chính Lan đến ngã ba giao nhau đường Trần Hưng Đạo; Đường Trần Hưng Đạo: Từ ngã ba đường Chi Lăng (Khách sạn Đồng Lợi) đến điểm giao nhau với đường An Dương Vương. 10,800 7,700 5,100 3,800 3 Đường phố loại 3 Đường Nguyễn Trung Trực, Đường Mạc Thị Bưởi, Đường Điện Biên Phủ, Đường Chu Văn An, Đường Trần Phú, Đường Lê Lợi, Đường Ngô Quyền, Đường Nguyễn Huệ, Đường Hai Bà Trưng, Đường Đặng Dung. 7,700 6,000 4,600 3,400 4 Đường phố loại 4 Đường Lý Tự Trọng, Đường Hoàng Diệu, Đường Hòa Bình, từ ngã ba giao nhau với đường Cù Chính Lan (phía trước Cung Văn Hóa tỉnh) đến hết địa giới Phường Phương Lâm. 5,800 4,300 3,800 2,700 5 Đường phố loại 5 Đường An Dương Vương: Đoạn từ ngã ba giao nhau với đường Trần Hưng Đạo đến ngã ba giao nhau với đường lên Tỉnh ủy; Đường Trang Nghiêm; Đường Tô Hiến Thành; Đường Tăng Bạt Hổ; Đường An Hòa; Đường Lê Hồng Phong; Đường Cao Bá Quát; Đường Trần Quang Khải; Đường Huỳnh Thúc Kháng; Đường Trần Bình Trọng; Đường Ngô Thị Nhậm; Đường Nguyễn Du; Đường Nguyễn Viết Xuân; Phố Trần Nguyên Hãn; Đường Ngô Sỹ Liên; Đường Phan Chu Trinh; Đường Yết Kiêu; Đường Lê Quý Đôn; Đường Đồng Nhân; Đường Tỉnh hội Phụ nữ; Đường nội bộ Khu quy hoạch dân cư tổ 28, Phường Phương Lâm; Đường đê Đà Giang thuộc Phường Phương Lâm; 4,300 3,700 3,300 2,400 6 Đường phố loại 6 Đường An Dương Vương: Đoạn từ ngã ba giao nhau với đường lên cổng Tỉnh ủy đến hết địa phận Phường Phương Lâm 3,300 2,700 2,400 1,400 7 Đường phố loại 7 Đường Triệu Quang Phục; Các đường phố còn lại có độ rộng mặt đường trên 4mét thuộc Phường Phương Lâm. 3,100 2,500 2,200 1,300 8 Đường phố loại 8 Các đường còn lại có độ rộng đường trên 2,5m đến 4m; Đường vào khu tập thể ngân hàng nông nghiệp (sau rạp Hòa Bình) thuộc tổ 7A 1,900 1,600 1,300 850 9 Đường phố loại 9 Đường Nguyễn Viết Xuân; Đường khu Thủy sản: có bề rộng đường trên 4m; Các đường còn lại có bề rộng đường trên 1,5mét đến 2,5mét. 1,500 1,250 1,100 680 10 Đường phố loại 10 Đường thuộc khu dân cư trên đồi và dưới chân đồi từ tổ 1 đến tổ 4. 1,320 1,120 935 600 11 Đường phố loại 11 Các đường còn lại có bộ rộng đường từ 1,5mét trở xuống. 1,080 880 760 470 12 Đường phố loại 12 Đường khu thủy sản có bề rộng đường từ 2.5 mét trở xuống 2 P. Đồng Tiến 1 Đường phố loại 1 Đường Cù Chính Lan: Đoạn từ ngã tư cầu Hòa Bình đến ngã ba giao nhau với đường Phan Huy Chú; Đường Chi Lăng: Từ ngã tư giao nhau với đường Cù Chính Lan đến ngã ba giao nhau đường Trần Hưng Đạo. 10,850 8,200 5,850 4,350 2 Đường phố loại 2 Đường Trần Hưng Đạo: Từ ngã tư giao nhau với Đường Phan Huy Chú đến điểm ngã ba giao nhau với đê Quỳnh Lâm; Đường Cù Chính Lan: Từ điểm giao nhau với Đường Phan Huy Chú đến cầu Trắng. 7,750 6,000 4,650 3,400 3 Đường phố loại 3 Đường Cù Chính Lan: Đoạn từ cầu Trắng đến điểm tiếp giáp với Xã Trung Minh. 5,850 4,400 3,550 2,750 4 Đường phố loại 4 Đường Trần Quốc Toản; Đường vào Trung tâm Giống vật nuôi (cũ); Đường Bế Văn Đàn (vào khu Cộng Lực cũ); Đường Phan Huy Chú; Đường Nguyễn Thái Học; Đường Nguyễn Khuyến; Đường Phan Đình Phùng; Đường Phan Kế Bính; Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm; Đường Ông Ích Khiêm; Đường Trần Nhật Duật; Phố Kim Đồng; Đường Nguyễn Trãi; Phố Nguyễn Tri Phương (khu tập thể Bệnh viện); Đường Tổng Khiêm; Đường Nguyễn Công Trứ; Đường Minh Khai; Đường Trần Hưng Đạo: Đoạn từ ngã ba giao nhau với đê Quỳnh Lâm đến ngã ba giao nhau với Đường Cù Chính Lan; Các đường, phố còn lại có độ rộng đường trên 4mét; Đường đê Đà Giang từ cầu Hòa Bình đến cầu Đen. 3,100 2,550 2,200 1,350 5 Đường phố loại 5 Đường Nguyễn Đình Chiểu; Đường phố Tây Tiến: Quanh bến xe cũ có độ rộng đường từ 4mét trở lên. 1,950 1,600 1,375 850 6 Đường phố loại 6 Đoạn đường Quốc lộ 6 mới thuộc Phường Đồng Tiến; Các đường còn lại có độ rộng đường trên 2,5mét đến 4mét. 1,550 1,280 1,100 680 7 Đường phố loại 7 Đường Tôn Thất Thuyết đi vào dốc Can từ điểm tiếp Đường Quốc lộ 6 đến cầu Can vào 100mét; Đường Lê Ngọc Hân; Các đường phố có độ rộng đường từ 2,5mét đoạn từ phía cầu Đen - Đồng Tiến trở xuống đến hết địa phận phường Đồng Tiến (từ tổ 20 đến tổ 26); Các đường còn lại có độ rộng đường rộng từ 1,5m đến 2,5m. 1,170 960 850 510 8 Đường phố loại 8 Các đường phố có độ rộng đường từ dưới 2,5mét đoạn từ phía cầu Đen - Đồng Tiến trở xuống đến hết địa phận Phường Đồng Tiến (từ tổ 20 đến tổ 26); Các đường còn lại có độ rộng đường dưới 1,5 mét. 775 640 555 340 9 Đường phố loại 9 Đường Tôn Thất Thuyết: Từ cầu Can trở vào. 465 320 275 210 3 P. Chăm Mát 1 Đường phố loại 1 Đường An Dương Vương: Đoạn từ ngã ba giao nhau với đường Lý Thường Kiệt đến hết Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp. 4,300 3,700 3,300 2,400 2 Đường phố loại 2 Đường Lý Thường Kiệt: Từ ngã ba Mát đến ngã ba giao nhau với Đường Võ Thị Sáu. 2,700 2,250 1,950 1,190 3 Đường phố loại 3 Đường An Dương Vương: Đoạn từ Ngân hàng Nông nghiệp đến hết ranh giới đất của Công ty Pacific (đi về phía dốc Cun). 2,350 1,950 1,625 1,050 4 Đường phố loại 4 Đường Bà Triệu; Đường Võ Thị Sáu; Đường An Dương Vương (đường dốc Cun): Từ cầu Chăm đến ngã ba giao nhau với đường QL 6 (Km1) thuộc địa phận phường Chăm Mát. 1,950 1,600 1,375 850 5 Đường phố loại 5 Đường Quốc lộ 6 đoạn từ Km 1 (thuộc phường Chăm Mát) đến hết địa phận Phường Chăm Mát (giáp địa phận huyện Cao Phong); Đoạn đường Quốc lộ 6 mới thuộc Phường Chăm Mát. 1,550 1,280 1,100 680 6 Đường phố loại 6 Đường Hoàng Hoa Thám từ ngã ba giao nhau với QL6 đến ngã ba nghĩa địa; Phố Đào Duy Từ (cạnh UBND Phường Chăm Mát); Đường Hồ Xuân Hương (qua tổ 17); Đường Lý Thái Tông; Đường Lê Lai; Đường Lương Thế Vinh (qua trường Cù Chính Lan); Đường Phan Đình Giót (vào trường Bắn); Đường Lê Văn Tám (vào Đoàn điều tra rừng); Các đường phố còn lại thuộc Phường Chăm Mát (trừ các đường tiểu khu 2, 3, 4, 5, ven chân đồi, thuộc Phường Chăm Mát). 460 320 270 210 7 Đường phố loại 7 Đường Hoàng Hoa Thám từ ngã ba nghĩa địa đến cầu Sinh; Các đường tiểu khu 2, 3, 4, 5 (ven chân đồi, thuộc Phường Chăm mát). 310 240 200 170 4 P. Tân Thịnh 1 Đường phố loại 1 Đường Chi Lăng: Đoạn từ chân cầu Hòa Bình (bờ trái SĐ) đến ngã ba giao nhau với đường Lê Thánh Tông; Đường Đinh Tiên Hoàng: đoạn từ ngã tư giao nhau với đường Lê Thánh Tông đến cổng chợ Tân Thịnh; Đường Thịnh Lang. 7,750 6,000 4,650 3,400 2 Đường phố loại 2 Đường Trương Hán Siêu. 5,850 4,350 3,800 2,750 3 Đường phố loại 3 Đường Lê Thánh Tông: Đoạn từ ngã tư giao nhau với đường Nguyễn Văn Trỗi đến ngã tư giao nhau với đường Thịnh Lang và đoạn từ ngã tư giao nhau với đường Thịnh Lang (Bưu điện 500 số) đến giao nhau với đường Lý Nam Đế; Đường Hoàng Văn Thụ: Từ ngã tư giao nhau với đường Thịnh Lang đến hết địa giới phường Tân Thịnh; Đường Phan Bội Châu; Đường nội bộ dự án khu quy hoạch và đấu giá quyền sử dụng đất thuộc tổ 16. 4,300 3,700 3,200 2,400 4 Đường phố loại 4 Đường Phùng Hưng: Từ ngã ba giao nhau với đường Thịnh Lang đến hết địa giới Phường Tân Thịnh. 3,350 2,770 2,300 1,450 5 Đường phố loại 5 Đường Lý Nam Đế; Đường Nguyễn Văn Trỗi; Đoạn đường từ cổng chợ Tân Thịnh (ngã ba giao nhau với đường Đinh Tiên Hoàng) đến giáp với chân tà luy đầu cầu Hòa Bình phía bờ trái Sông Đà; Đường nội bộ khu trung tâm thương mại- dịch vụ bờ trái sông Đà. 3,100 2,550 2,050 1,350 6 Đường phố loại 6 Đường Đoàn Thị Điểm; Đường Mạc Đĩnh Chi; Đường Lạc Long Quân; Đường vào khu dân cư tổ 23 (cạnh nhà A9) từ điểm tiếp giáp với đường Thịnh Lang đến đường Lạc Long Quân; Đường phố Ông Đùng: Đoạn giao nhau với đường Lê Thánh Tông đến hết ranh giới khu chung cư Sông Đà 7. 2,700 2,150 1,800 1,200 7 Đường phố loại 7 Đường Lê Thánh Tông: từ ngã tư giao nhau với đường Nguyễn Văn Trỗi đến ngã ba giao nhau với đường Hòa Bình; Các đường thuộc khu dân cư Tổ 23; Các lô đất còn lại nằm trong khu dân cư 565 cũ (Khu Thành đội); Đường Đinh Tiên Hoàng: Từ cổng chợ Tân Thịnh đến cầu Đúng cũ; Đường nội bộ dự án nhà liền kề sông Đà 7; Các đường khu đất cấp cho cán bộ nhà máy Thủy điện Hòa Bình nằm phía sau khu nhà 5 tầng, tổ 14, Phường Tân Thịnh; Các lô đất nằm trong khu dân cư gia đình quân đội thuộc tổ 20. 2,350 1,900 1,570 1,000 8 Đường phố loại 8 Đường vào đơn vị Bộ đội 565. Đường phố Ông Đùng: Đoạn ranh giới Khu chung cư Sông Đà 7 đến kè suối Đúng. 1,950 1,600 1,320 850 9 Đường phố loại 9 Đường Hòa Bình: Từ ngã ba giao nhau với đường Hữu Nghị (cổng Chuyên gia) đến hết địa giới Phường Tân Thịnh (giáp với Phường Phương Lâm); Đường vào các tiểu khu có độ rộng đường từ 4mét trở lên (trừ TK10). 1,550 1,270 1,050 700 10 Đường phố loại 10 Đường Âu Cơ; Đường vào tiểu khu 10 có độ rộng đường từ 4mét trở lên; Các đường còn lại vào các tiểu khu có độ rộng đường từ 2,5m đến 4m (Trừ tiểu khu 10). 1,175 950 800 520 11 Đường phố loại 11 Các đường còn lại vào các tiểu khu có độ rộng đường từ 1,5mét đến 2,5mét. 930 750 620 420 12 Đường phố loại 12 Đường vào Tiểu khu 10 có độ rộng đường từ 2,5 đến 4m. 620 520 450 300 13 Đường phố loại 13 Đường nội bộ Tiểu khu 10 có độ rộng đường từ 1,5 mét đến 2.5 mét. 450 420 350 250 14 Đường phố loại 14 Các đường còn lại vào các tiểu khu có độ rộng đường dưới 1,5mét. 350 250 180 100 5 P. Tân Hòa 1 Đường phố loại 1 Đường Thịnh Lang. 7,750 6,000 4,650 3,400 2 Đường phố loại 2 Đường Trần Quý Cáp. 4,300 3,700 3,200 2,400 3 Đường phố loại 3 Đường Phùng Hưng: (Từ ngã ba giao nhau với đường Hòa Bình đến ngã ba giao nhau với đường Thịnh Lang). 3,450 3,000 2,320 1,350 4 Đường phố loại 4 Phố Tuệ Tĩnh điểm giao nhau với đường Phùng Hưng đến tổ 5, 6; đoạn đường Hòa Bình từ ngã ba giao nhau với đường Phùng Hưng đến xưởng cưa cũ. 1,950 1,600 1,320 850 5 Đường phố loại 5 Đường Đoàn Thị Điểm; Đường Đốc Ngữ: từ điểm giao nhau với đường Phùng Hưng đến đường Trần Quý Cáp; Các đường phố còn lại có độ rộng đường trên 4 mét; Đường tổ 8 có độ rộng mặt đường trên 6mét; Các lô đất còn lại trong khu dân cư dự án Sông Đà 12. 1,550 2,770 1,070 670 6 Đường phố loại 6 Đường Lý Thái Tổ (Lên khu Đông Lạnh cũ). 1,320 1,120 935 600 7 Đường phố loại 7 Các đường còn lại có độ rộng đường từ trên 2,5 mét đến 4 mét. 1,170 960 800 520 8 Đường phố loại 8 Đường Phạm Ngũ Lão; Các thửa đất giáp đường nhựa đi về phía huyện Đà Bắc thuộc tổ 9, 10. 1,070 850 700 470 9 Đường phố loại 9 Đường Triệu Phúc Lịch; Các đường trục chính tổ 10 (trừ các vị trí tiếp giáp đường nhựa đi về phía huyện Đà Bắc); Các đường còn lại có độ rộng đường từ 1,5 mét đến 2,5 mét. 930 720 570 420 10 Đường phố loại 10 Đường 434: Đoạn từ ngã tư giao nhau với đường Hòa Bình (Xưởng cưa cũ đến giáp xã Yên Mông). 750 600 500 350 11 Đường phố loại 11 Đường phố Liên tổ 11, 12; Các đường nhánh của đường trục chính tổ 10; Các đường còn lại có độ rộng dưới 1,5 mét. 470 350 300 220 12 Đường phố loại 12 Các đường ngõ nhánh nối với ngõ ngang liên tổ 11, 12 320 250 200 160 6 P. Hữu Nghị 1 Đường phố loại 1 Đường Hữu Nghị; Đường Lê Thánh Tông: từ ngã tư giao nhau với đường Nguyễn Văn Trỗi đến ngã tư giao nhau với đường Thịnh Lang; Đường Hoàng Văn Thụ. 4,300 3,700 3,200 2,400 2 Đường phố loại 2 Đường Phùng Hưng; Đường Hòa Bình: Đoạn từ ngã ba giao nhau với đường Phùng Hưng đến ngã ba giao nhau với đường Hữu Nghị (cổng khu Chuyên gia); 3,100 2,500 2,050 1,350 3 Đường phố loại 3 Đường Nguyễn Văn Trỗi điểm giao nhau với đường Hòa Bình đến điểm giao với đường Lê Thánh Tông; Đường nội bộ khu an cư xanh; Đường nội bộ khu Trung tâm thương mại dịch vụ bờ trái Sông Đà. 2,650 2,150 1,750 1,150 4 Đường phố loại 4 Đường Lê Thánh Tông: Đoạn từ ngã tư giao nhau với đường Nguyễn Văn Trỗi đến ngã ba giao nhau với đường Hòa Bình; Đường nội bộ khu quy hoạch dân cư tổ 15 (giáp cây xăng); Khu quy hoạch dân cư và tái định cư tổ 11 (18 lô mặt đường). 2,350 1,900 1,520 1,000 5 Đường phố loại 5 Đường nội bộ khu quy hoạch dân cư và tái định cư tổ 11 (trừ 18 lô mặt đường). 2,050 1,750 1,500 950 6 Đường phố loại 6 Đường Hòa Bình: Từ ngã ba giao nhau với Đường Hữu Nghị (cổng Chuyên gia cũ) đến ngã ba giao nhau Đường Âu Cơ; Đường Phạm Hồng Thái (xóm C1, C2); Đường Bùi Thị Xuân; Đường Mai Thúc Loan (qua trụ sở HTX xóm Dè); Đường Bà Đà; Đường Nguyễn Biểu; Các đường chưa có tên có mặt đường rộng đường trên 4mét. 1,700 1,530 1,470 900 7 Đường phố loại 7 Đường Lý Thái Tổ đến hết địa phận phường Hữu Nghị. 1,320 1,120 920 620 8 Đường phố loại 8 Các đường còn lại có độ rộng đường trên 2,5mét đến 4mét; Đường trục chính tổ 08. 1,100 870 750 470 9 Đường phố loại 9 Các đường ngõ ngang có mặt đường rộng trên 4m nối với đường Hòa Bình (Đoạn từ cổng khu Chuyên gia thuộc Phường Hữu Nghị đến điểm giao nhau với đường Lê Thánh Tông thuộc Phường Tân Thịnh); Các đường còn lại có độ rộng đường rộng từ 1,5mét đến 2,5mét; Các ngõ, ngách nối với đường trục chính tổ 08. 600 470 370 250 10 Đường phố loại 10 Các đường còn lại vào các tiểu khu có độ rộng đường dưới 1,5mét. 475 400 320 270 7 P. Thái Bình 1 Đường phố loại 1 Đường An Dương Vương: Từ Đội thuế số 1 đến hết mép tường ngoài bến xe Chăm. 4,300 3,700 3,200 2,400 2 Đường phố loại 2 Đường An Dương Vương: Từ mép ngoài tường bến xe Chăm đến điểm tiếp giáp phường Phương Lâm. 3,200 2,800 2,700 2,000 3 Đường phố loại 3 Đoạn từ ranh giới đất của Công ty Pacific (đi về phía dốc Cun) đến ngã ba giao nhau với Đường 435. 2,350 1,950 1,620 1,020 4 Đường phố loại 4 Đường Quốc lộ 6 (đường đi dốc Cun): Từ ngã ba giao nhau giữa đường An Dương Vương với đường 435 và đường QL6 đến Km1 địa phận Phường Thái Bình. 1,950 1,600 1,320 850 5 Đường phố loại 5 Đường QL6 đoạn từ Km1 đến hết địa phận Phường Thái Bình (giáp địa phận huyện Cao Phong); Đường An Dương Vương thuộc Phường Thái Bình: Từ Km 1 đến Km 3,5. 1,550 1,270 1,000 700 6 Đường phố loại 6 Đường Lê Đại Hành (lên cảng 3 cấp): Từ ngã ba giao nhau với đường An Dương Vương đến lý trình QL6+500m; Đường ra đê Quỳnh Lâm từ ngã ba giao nhau với đường An Dương Vương đến hết địa phận Phường Thái Bình; Đường 435 từ Km00 đến Km 1+650 1,170 970 800 520 7 Đường phố loại 7 Đường Lê Đại Hành lên cảng 3 cấp: Từ điểm Km0+500m đến hết địa phận Phường Thái Bình; Đường 435: đoạn từ Km 1+650 đến Km 3+500 (thuộc phường Thái Bình). 770 620 520 370 8 Đường phố loại 8 Đường Nguyễn Tuân, đường Nguyễn Chí Thanh, Đường phố Lương Ngọc Quyến (phía sau chợ Thái Bình); Các đường khu Dân cư nằm phía sau trục đường vào ngã ba Mát không tiếp giáp trục đường, Tổ 5 phường Thái Bình; Khu dân cư nằm phía sau trục đường An Dương Vương thuộc tổ: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 15, 18 tính từ chợ Thái Bình đến giáp danh khu dân cư Phường Phương Lâm. 470 350 300 220 9 Đường phố loại 9 Khu dân cư nằm phía sau trục đường An Dương Vương không tiếp giáp trục đường An Dương Vương) gồm tổ 7, 14; Khu dân cư nằm sau đường 435, không tiếp giáp trục đường, gồm tổ 9, 10, 11, 12, xóm Khuôi; Khu Dân cư nằm phía sau đường An Dương Vương đường đi lên Cun không tiếp giáp trục Đường, tổ 8; Khu dân cư nằm phía sau đường Lê Đại Hành lên cảng 3 cấp Phường Thái Bình. 320 250 200 150 8 P. Thịnh Lang 1 Đường phố loại 1 Đường Thịnh Lang, công ty cổ phần 565 đến điểm giao với đường Trần Quý Cáp. 7,750 6,000 4,650 3,400 2 Đường phố loại 2 Đường Trương Hán Siêu, khu dân cư An Thịnh đến điểm giao với Ngòi Dong. 5,850 4,350 3,800 2,750 3 Đường phố loại 3 Đường Trần Quý Cáp; Đường khu dân cư Phường Thịnh Lang từ lô đất số 67 đến lô 70; từ lô 187 đến lô 191 (Có mặt cắt đường 27m); Đường khu dân cư Phường Thịnh Lang từ lô đất số 192 đến lô 202; từ lô 124 đến lô 175; từ lô 203 đến lô 211 (Có mặt cắt đường 22,5 m); Các lô đất trong khu dân cư đường nội bộ khu Cảng Chân Dê; Đường nội bộ khu quy hoạch tái định cư và dân cư tổ 6. 4,300 3,700 3,200 2,400 4 Đường phố loại 4 Đường Hoàng Văn Thụ: Đoạn từ ngã tư giao nhau với đường Thịnh Lang đến bến đò Thịnh Minh. 2,500 2,050 1,720 1,100 5 Đường phố loại 5 Đường ra cảng Quả lắc: Từ ngã ba giao nhau giữa đường Thịnh Lang với Đường Trần Quý Cáp đến cảng Quả lắc; Đường vào khu tập thể giáo viên tổ 4 thuộc phường Thịnh Lang; Khu dân cư phường Thịnh Lang từ lô đất số 01 đến lô 05; lô 71 và các lô tiếp giáp với đường mặt cắt 10,5m trở lên (Từ lô 56; lô 123; lô 56 đến lô 66; lô 176 đến lô 186); Đường phố Vĩnh Điều; Đường Trần Nhân Tông. 2,100 1,750 1,720 900 6 Đường phố loại 6 Đường Thịnh Minh; Các lô đất còn lại trong khu dân cư mới Phường Thịnh Lang và khu nhà ở đô thị liền kề tại dự án Sông Đà 12 thuộc Phường Thịnh Lang; Các lô đất còn lại nằm trong khu quy hoạch dân cư (Cảng chân dê, Phường Thịnh Lang) giáp đường quy hoạch phía trong (Đoàn 565); Các lô đất còn lại khu dân cư B13 cũ; Đường 1A, 1B (Tổ 9, 10 đến HTX Thịnh Lang). 1,750 1,400 1,150 750 7 Đường phố loại 7 Đường ven đầm Thịnh Lang; Các đường không tên có độ rộng đường từ 4mét trở lên. 1,300 1,070 950 570 8 Đường phố loại 8 Các đường còn lại thuộc có độ rộng đường trên 2,5mét đến 4mét. 1,120 920 720 520 9 Đường phố loại 9 Các đường còn lại thuộc có độ rộng đường từ 1,5mét đến 2,5mét. 950 775 620 450 10 Đường phố loại 10 Các đường còn lại có độ rộng đường dưới 1,5m. 600 450 370 270 9 Khu đô thị thuộc xã Sủ Ngòi (ven nội thành): 1 Đường phố loại 1 Đường Trần Hưng Đạo: Đoạn đi qua xã Sủ Ngòi, từ ngã ba giao nhau với đường Chi Lăng đến Cổng chữ A. 10,850 7,700 5,250 4,000 2 Đường phố loại 2 Đường Trần Hưng Đạo: Đoạn đi qua xã Sủ Ngòi, từ Cổng chữ A đến điểm ngã ba giao nhau với đường đê Quỳnh Lâm. 7,750 6,000 4,500 3,500 3 Đường phố loại 3 Các đường nội bộ khu dân cư đô thị Bắc Trần Hưng Đạo. 5,850 4,350 3,800 2,850 4 Đường phố loại 4 Các lô đất tiếp giáp đường Phan Huy Chú thuộc địa phận xã Sủ Ngòi; Điểm tiếp giáp với Phường Đồng Tiến; Điểm giao nhau với đường Trần Hưng Đạo; Các đường nội bộ khu dân cư đô thị khu 4,9 ha; Đường Chi Lăng kéo dài; Điểm giao nhau với đường Trần Hưng Đạo đến giáp đê Quỳnh Lâm. 3,100 2,500 2,050 1,300 II HUYỆN LƯƠNG SƠN TT Lương Sơn 5 1 Đường phố Loại 1 Đoạn đường QL6A đi qua thị trấn, từ Km 40+560 (cầu Đồng Bái) đến Km 41+680 (Đường rẽ vào Tiểu khu 7). 4,100 2,400 2,000 1,100 2 Đường phố Loại 2 Đoạn đường QL6A từ Km 40+560 (cầu Đồng Bái) đi về hướng Xuân Mai đến hết thị trấn Lương Sơn; Đoạn đường QL6A từ Km 41+680 (Đường rẽ vào Tiểu khu 7 đến Km 42+ 560 (cầu Đồng Chúi rẽ sang xã Tân Vinh). 3,200 2,000 1,300 650 3 Đường phố Loại 3 Đoạn đường QL6A đi qua thị trấn, từ Km 42+ 560 (cầu Đồng Chúi rẽ sang xã Tân Vinh đến nhà hàng Bích Lương) đến Km 44+650 (hết địa phận thị trấn Lương Sơn); Từ QL 6A đến đường trục chính vào khu Trung tâm thương mại Đông Dương (có chiều rộng mặt đường là 27 m); Đoạn đường từ QL 6 đến cổng xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi. 2,000 1,800 1,100 600 4 Đường phố Loại 4 Đoạn đường Trường Sơn A đi qua thị trấn, từ Km 0 đến Km 0+300 (đường rẽ vào nhà máy xi măng); Đoạn đường từ QL6A rẽ vào nông trường Cửu Long đến ngã ba Đội 8/3; Đoạn đường từ QL6A đến Trung tâm Dạy nghề; Đoạn đường từ QL6A rẽ vào đến Công ty TNHH MTV Loan Trần; Đoạn đường từ QL6A đến cổng phụ sân vận động huyện; Đoạn đường từ QL 6A đi rẽ vào tiểu khu 7 sâu vào 400 mét; Đoạn đường từ QL6A đi vào TK8 đến hết nhà số 103; Đoạn đường từ QL6A đi đến cổng Bệnh viện Đa khoa huyện; Đoạn đường từ QL6A đi đến cổng Trung Đoàn 36; các đường nhánh trong khu thương mại và nhà ở Đông Dương. 1,800 1,100 700 400 5 Đường phố Loại 5 Đường Trường Sơn A từ Kn 0+300 đến Km1+390; Đoạn đường từ QL 6A đi vào cổng chào Khu Liên Sơn đến ngã ba hết sân bóng của Nông trường Cửu Long. 1,200 700 500 300 6 Đường phố Loại 6 Các trục đường còn lại thuộc thị trấn Lương Sơn và xóm Mỏ; cổng XN khai thác công trình Thủy Lợi qua xóm Mỏ đến điểm giao nhau với tiểu khu 8. 800 500 350 200 7 Đường phố Loại 7 Đường từ nhà ông Nguyễn Đình Phan (xóm Mòng) đến nhà ông Nguyễn Văn Trọng (xóm Mòng); Đường từ QL 6A cầu Đồng Bái đi đến Nhà Văn hóa xóm Đồng Bái; Đường xóm Đồng Bái từ nhà ông Đinh Công Tiếp (xóm Đồng Bái) đến nhà ông Đinh Công Hiệp (xóm Đồng Bái); 600 350 280 150 8 Đường phố Loại 8 Các trục đường còn lại thuộc xóm Mòng, xóm Đồng Bái. 400 280 250 150 III HUYỆN YÊN THỦY TT Hàng Trạm 5 1 Đường phố Loại 1 Đoàn đường Quốc lộ 12 từ cổng phòng Tài chính - kế hoạch đi về phía Vụ Bản huyện Lạc Sơn đến đường rẽ vào cổng Chi cục thuế huyện Yên Thủy. 3,000 2,000 1,500 1,000 2 Đường phố Loại 2 Đoạn đường Quốc lộ 12B từ cổng Tài chính - Kế hoạch đi về phía Nho Quan đến đường rẽ vào trường THPT Yên Thủy A; Đoạn đường Quốc lộ 12B đi qua thị trấn Hàng Trạm từ điểm tiếp giáp với đường rẽ vào trường THCS thị trấn Hàng Trạm (giáp nhà ông Hiệp Hương) đi về phía Nho Quan đến đường rẽ vào cổng Chi cục thuế huyện Yên Thủy; Đoạn đường từ ngã ba Hàng Trạm đi về hướng đường Hồ Chí Minh đến đường rẽ vào khu 10 thị trấn Hàng Trạm (giáp nhà ông Huynh). 1,700 1,600 1,200 800 3 Đường phố Loại 3 Đoạn đường từ ngã ba thị trấn Hàng Trạm đi về hướng đường Hồ Chí Minh từ đường rẽ vào khu 10 thị trấn Hàng Trạm đến hết địa phận thị trấn Hàng Trạm; Đoạn từ QL 12B qua Ngân hàng chính sách huyện, vòng qua cổng UBND huyện qua cổng Ban chỉ huy quân sự huyện; Đoạn đường QL 12B đến cổng Công an huyện tiếp giáp với đường phía trước các cơ quan huyện và đoạn đường QL 12B đến cổng Ban chỉ huy quân sự huyện, tiếp giáp với đường phía trước cơ quan huyện; Đoạn đường QL 12B từ tiếp giáp với đường rẽ vào trường THPT Yên Thủy A đi hướng Nho Quan đến hết địa phận thị trấn Hàng Trạm; Đoạn đường QL 12B từ điểm tiếp giáp đường rẽ vào trường THCS thị trấn Hàng Trạm (giáp nhà ông Hiệp Hương) đi về phía Vụ Bản huyện Lạc Sơn đến hết ranh giới đất ở nhà ông Bình Tuyết (giáp xóm Tân Thành). 1,500 1,100 700 400 4 Đường phố Loại 4 Đoạn đường từ Quốc lộ 12B đi đường THPT A Yên Thủy đến hết địa phận thị trấn Hàng Trạm; Đoạn đường trục Quốc lộ 12B đi qua thị trấn Hàng Trạm từ nhà ông Minh khu 4 thị trấn Hàng Trạm đi về hướng thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn đến hết thị trấn Hàng Trạm. 900 740 640 280 5 Đường phố Loại 5 Đoạn đường từ Quốc lộ 12B rẽ vào xóm Cả, xã Yên Lạc đến hết địa phận thị trấn Hàng Trạm; Đường trục chính từ cổng chợ đi qua khu 6, khu 7 rẽ ra đến cổng Viện Kiểm Sát, tiếp giáp với đường chính phía trước UBND huyện; Đoạn phía trước các cơ quan huyện; 740 640 280 190 6 Đường phố Loại 6 Đoạn đường từ Quốc lộ 12B phía trước Bệnh viện huyện Yên Thủy qua địa phận khu 8 thị trấn Hàng Trạm đến ngã tư tiếp giáp với đường đi xóm Khang và đường đi khu 6, khu 7 thị trấn Hàng Trạm; Đoạn đường giữa Công An huyện và nhà trẻ Liên cơ huyện đi qua khu 6, khu 7 tiếp giáp với đường trục chính từ cổng chợ đi qua khu 6, khu 7; Đường từ Quốc lộ 12B (từ tiếp giáp nhà ông Ninh) qua cổng Trường tiểu học Yên Lạc đi thẳng đến điểm tiếp giáp với đường Hàng Trạm đi Bãi Đa tại nhà ông Trần Văn Thủy khu 11; Đoạn đường từ Quốc lộ 12B qua cổng trụ sở Nông trường Quốc doanh 2-9 đến tiếp giáp với đường đi khu 1, khu 2 thị trấn Hàng Trạm; Đường từ Quốc lộ 12B cạnh Chi Cục Thi hành án dân sự và trạm Thú Y đi vào xóm Yên Sơn đến hết địa phận thị trấn Hàng Trạm; Đường từ Quốc lộ 12B cạnh Ngân hàng NN&PTNT đi vào xóm Yên Sơn đến hết địa phận thị trấn Hàng Trạm; Đường từ Quốc lộ 12B đi vào cổng tổ xe cũ 200 mét và đường từ Quốc lộ 12B đi qua nhà văn hóa khu 10 tiếp giáp với đường từ ngã ba Hàng Trạm đi Bãi Đa; Đoạn đường tiếp giáp với trường THCS Yên Lạc bắt đầu từ nhà ông Hòa theo đường liên xã về xóm Dom xã Yên Lạc đến hết địa phận khu 9 thị trấn Hàng Trạm; Đoạn đường nhựa từ nhà Ông Bùi Trọng Tiêu đến nhà Ông Quách Công Hàm. 400 340 230 170 7 Đường phố Loại 7 Đường cấp phối, bê tông, đường nhựa nội các khu của thị trấn Hàng Trạm có mặt đường rộng từ 2,5mét trở lên. 230 170 110 80 8 Đường phố Loại 8 Các trục đường, ngõ còn lại của thị trấn Hàng Trạm. 170 110 90 70 Biểu số 11: ĐIỀU CHỈNH BẢNG GIÁ ĐẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH PHI NÔNG NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤT THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TẠI ĐÔ THỊ NĂM 2015 - 2019 (Kèm theo Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh Hòa Bình) Số TT Tên đơn vị hành chính Loại đô thị Đoạn đường Giá đất (1.000đ/m2) VT1 VT2 VT3 VT4 VT5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 I TP. HÒA BÌNH 3 1 P. Phương Lâm 1 Đường phố loại 1 Đường Cù Chính Lan: Đoạn từ ngã tư cầu Hòa Bình đến ngã tư giao nhau với đường Lê Lợi (Nhà văn hóa Thành phố Hòa Bình). 11,000 8,000 6,500 4,200 2 Đường phố loại 2 Đường Cù Chính Lan: Đoạn từ ngã tư giao nhau giữa đường Cù Chính Lan và đường Lê Lợi (nhà Văn hóa TP) đến ngã ba giao nhau của đường An Dương Vương và đường Trần Hưng Đạo; Đường Chi Lăng: Từ ngã tư giao nhau với đường Cù Chính Lan đến ngã ba giao nhau đường Trần Hưng Đạo; Đường Trần Hưng Đạo: Từ ngã ba đường Chi Lăng (Khách sạn Đồng Lợi) đến điểm giao nhau với đường An Dương Vương. 7,700 6,400 4,200 3,200 3 Đường phố loại 3 Đường Nguyễn Trung Trực, Đường Mạc Thị Bưởi, Đường Điện Biên Phủ, Đường Chu Văn An, Đường Trần Phú, Đường Lê Lợi, Đường Ngô Quyền, Đường Nguyễn Huệ, Đường Hai Bà Trưng, Đường Đặng Dung. 5,500 4,500 3,800 2,800 4 Đường phố loại 4 Đường Lý Tự Trọng, Đường Hoàng Diệu, Đường Hòa Bình, từ ngã ba giao nhau với đường Cù Chính Lan (phía trước Cung Văn Hóa tỉnh) đến hết địa giới Phường Phương Lâm. 4,200 3,300 3,100 2,300 5 Đường phố loại 5 Đường An Dương Vương: Đoạn từ ngã ba giao nhau với đường Trần Hưng Đạo đến ngã ba giao nhau với đường lên Tỉnh ủy; Đường Trang Nghiêm; Đường Tô Hiến Thành; Đường Tăng Bạt Hổ; Đường An Hòa; Đường Lê Hồng Phong; Đường Cao Bá Quát; Đường Trần Quang Khải; Đường Huỳnh Thúc Kháng; Đường Trần Bình Trọng; Đường Ngô Thị Nhậm; Đường Nguyễn Du; Đường Nguyễn Viết Xuân; Phố Trần Nguyên Hãn; Đường Ngô Sỹ Liên; Đường Phan Chu Trinh; Đường Yết Kiêu; Đường Lê Quý Đôn; Đường Đồng Nhân; Đường Tỉnh hội Phụ nữ; Đường nội bộ Khu quy hoạch dân cư tổ 28, Phường Phương Lâm; Đường đê Đà Giang thuộc Phường Phương Lâm; 3,100 2,800 2,700 2,000 6 Đường phố loại 6 Đường An Dương Vương: Đoạn từ ngã ba giao nhau với đường lên cổng Tỉnh ủy đến hết địa phận Phường Phương Lâm. 2,400 2,100 2,000 1,200 7 Đường phố loại 7 Đường Triệu Quang Phục; Các đường phố còn lại có độ rộng mặt đường trên 4mét thuộc Phường Phương Lâm. 2,200 1,900 1,800 1,100 8 Đường phố loại 8 Các đường còn lại có độ rộng đường trên 2,5m đến 4m; Đường vào khu tập thể ngân hàng nông nghiệp (sau rạp Hòa Bình) thuộc tổ 7A 1,400 1,200 1,100 700 9 Đường phố loại 9 Đường Nguyễn Viết Xuân; Đường khu Thủy sản: có bề rộng đường trên 4m; Các đường còn lại có bề rộng đường trên 1,5mét đến 2,5mét. 1,100 960 900 560 10 Đường phố loại 10 Đường thuộc khu dân cư trên đồi và dưới chân đồi từ tổ 1 đến tổ 4. 940 840 770 500 11 Đường phố loại 11 Các đường còn lại có bộ rộng đường từ 1,5mét trở xuống. 770 660 630 390 12 Đường phố loại 12 Đường khu thủy sản có bề rộng đường từ 2.5 mét trở xuống 550 480 460 280 2 P. Đồng Tiến 1 Đường phố loại 1 Đường Cù Chính Lan: Đoạn từ ngã tư cầu Hòa Bình đến ngã ba giao nhau với đường Phan Huy Chú; Đường Chi Lăng: Từ ngã tư giao nhau với đường Cù Chính Lan đến ngã ba giao nhau đường Trần Hưng Đạo. 7,700 6,400 4,200 3,200 2 Đường phố loại 2 Đường Trần Hưng Đạo: Từ ngã tư giao nhau với Đường Phan Huy Chú đến điểm ngã ba giao nhau với đê Quỳnh Lâm; Đường Cù Chính Lan: Từ điểm giao nhau với Đường Phan Huy Chú đến cầu Trắng. 5,500 4,500 3,800 2,800 3 Đường phố loại 3 Đường Cù Chính Lan: Đoạn từ cầu Trắng đến điểm tiếp giáp với Xã Trung Minh. 4,200 3,300 3,100 2,300 4 Đường phố loại 4 Đường Trần Quốc Toản; Đường vào Trung tâm Giống vật nuôi (cũ); Đường Bế Văn Đàn (vào khu Cộng Lực cũ); Đường Phan Huy Chú; Đường Nguyễn Thái Học; Đường Nguyễn Khuyến; Đường Phan Đình Phùng; Đường Phan Kế Bính; Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm; Đường Ông Ích Khiêm; Đường Trần Nhật Duật; Phố Kim Đồng; Đường Nguyễn Trãi; Phố Nguyễn Tri Phương (khu tập thể Bệnh viện); Đường Tổng Khiêm; Đường Nguyễn Công Trứ; Đường Minh Khai; Đường Trần Hưng Đạo: Đoạn từ ngã ba giao nhau với đê Quỳnh Lâm đến ngã ba giao nhau với Đường Cù Chính Lan; Các đường, phố còn lại có độ rộng đường trên 4mét; Đường đê Đà Giang từ cầu Hòa Bình đến cầu Đen. 2,200 1,900 1,800 1,100 5 Đường phố loại 5 Đường Nguyễn Đình Chiểu; Đường phố Tây Tiến: Quanh bến xe cũ có độ rộng đường từ 4mét trở lên. 1,400 1,200 1,100 700 6 Đường phố loại 6 Đoạn đường Quốc lộ 6 mới thuộc Phường Đồng Tiến; Các đường còn lại có độ rộng đường trên 2,5mét đến 4mét. 1,100 960 900 560 7 Đường phố loại 7 Đường Tôn Thất Thuyết đi vào dốc Can từ điểm tiếp Đường Quốc lộ 6 đến cầu Can vào 100mét; Đường Lê Ngọc Hân; Các đường phố có độ rộng đường từ 2,5mét đoạn từ phía cầu Đen - Đồng Tiến trở xuống đến hết địa phận phường Đồng Tiến (từ tổ 20 đến tổ 26); Các đường còn lại có độ rộng đường rộng từ 1,5m đến 2,5m. 840 720 700 420 8 Đường phố loại 8 Các đường phố có độ rộng đường từ dưới 2,5mét đoạn từ phía cầu Đen - Đồng Tiến trở xuống đến hết địa phận Phường Đồng Tiến (từ tổ 20 đến tổ 26); Các đường còn lại có độ rộng đường dưới 1,5 mét. 550 480 460 280 9 Đường phố loại 9 Đường Tôn Thất Thuyết: Từ cầu Can trở vào. 330 240 200 170 3 P. Chăm Mát 1 Đường phố loại 1 Đường An Dương Vương: Đoạn từ ngã ba giao nhau với đường Lý Thường Kiệt đến hết Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp. 3,100 2,800 2,700 2,000 2 Đường phố loại 2 Đường Lý Thường Kiệt: Từ ngã ba Mát đến ngã ba giao nhau với Đường Võ Thị Sáu. 1,900 1,700 1,600 980 3 Đường phố loại 3 Đường An Dương Vương: Đoạn từ Ngân hàng Nông nghiệp đến hết ranh giới đất của Công ty Pacific (đi về phía dốc Cun). 1,700 1,500 1,100 700 4 Đường phố loại 4 Đường Bà Triệu; Đường Võ Thị Sáu; Đường An Dương Vương (đường dốc Cun): Từ cầu Chăm đến ngã ba giao nhau với đường QL 6 (Km1) thuộc địa phận phường Chăm Mát. 1,400 1,200 1,100 700 5 Đường phố loại 5 Đường Quốc lộ 6 đoạn từ Km 1 (thuộc phường Chăm Mát) đến hết địa phận Phường Chăm Mát (giáp địa phận huyện Cao Phong); Đoạn đường Quốc lộ 6 mới thuộc Phường Chăm Mát. 1,100 960 900 560 6 Đường phố loại 6 Đường Hoàng Hoa Thám từ ngã ba giao nhau với QL6 đến ngã ba nghĩa địa; Phố Đào Duy Từ (cạnh UBND Phường Chăm Mát); Đường Hồ Xuân Hương (qua tổ 17); Đường Lý Thái Tông; Đường Lê Lai; Đường Lương Thế Vinh (qua trường Cù Chính Lan); Đường Phan Đình Giót (vào trường Bắn); Đường Lê Văn Tám (vào Đoàn điều tra rừng); Các đường phố còn lại thuộc Phường Chăm Mát (trừ các đường tiểu khu 2, 3, 4, 5, ven chân đồi, thuộc Phường Chăm Mát). 330 240 200 170 7 Đường phố loại 7 Đường Hoàng Hoa Thám từ ngã ba nghĩa địa đến cầu Sinh; Các đường tiểu khu 2, 3, 4, 5 (ven chân đồi, thuộc Phường Chăm mát). 220 180 160 140 4 P. Tân Thịnh 1 Đường phố loại 1 Đường Chi Lăng: Đoạn từ chân cầu Hòa Bình (bờ trái SĐ) đến ngã ba giao nhau với đường Lê Thánh Tông; Đường Đinh Tiên Hoàng: đoạn từ ngã tư giao nhau với đường Lê Thánh Tông đến cổng chợ Tân Thịnh; Đường Thịnh Lang. 5,500 4,500 3,800 2,800 2 Đường phố loại 2 Đường Trương Hán Siêu. 4,200 3,300 3,000 2,300 3 Đường phố loại 3 Đường Lê Thánh Tông: Đoạn từ ngã tư giao nhau với đường Nguyễn Văn Trỗi đến ngã tư giao nhau với đường Thịnh Lang và đoạn từ ngã tư giao nhau với đường Thịnh Lang (Bưu điện 500 số) đến giao nhau với đường Lý Nam Đế; Đường Hoàng Văn Thụ: Từ ngã tư giao nhau với đường Thịnh Lang đến hết địa giới phường Tân Thịnh; Đường Phan Bội Châu; Đường nội bộ dự án khu quy hoạch và đấu giá quyền sử dụng đất thuộc tổ 16. 3,100 2,800 2,500 2,000 4 Đường phố loại 4 Đường Phùng Hưng: Từ ngã ba giao nhau với đường Thịnh Lang đến hết địa giới Phường Tân Thịnh. 2,400 2,100 1,800 1,200 5 Đường phố loại 5 Đường Lý Nam Đế; Đường Nguyễn Văn Trỗi; Đoạn đường từ cổng chợ Tân Thịnh (ngã ba giao nhau với đường Đinh Tiên Hoàng) đến giáp với chân tà luy đầu cầu Hòa Bình phía bờ trái Sông Đà; Đường nội bộ khu trung tâm thương mại- dịch vụ bờ trái sông Đà. 2,200 1,900 1,500 1,100 6 Đường phố loại 6 Đường Đoàn Thị Điểm; Đường Mạc Đĩnh Chi; Đường Lạc Long Quân; Đường vào khu dân cư tổ 23 (cạnh nhà A9) từ điểm tiếp giáp với đường Thịnh Lang đến đường Lạc Long Quân; Đường phố Ông Đùng: Đoạn giao nhau với đường Lê Thánh Tông đến hết ranh giới khu chung cư Sông Đà 7. 1,900 1,500 1,300 1,000 7 Đường phố loại 7 Đường Lê Thánh Tông: từ ngã tư giao nhau với đường Nguyễn Văn Trỗi đến ngã ba giao nhau với đường Hòa Bình; Các đường thuộc khu dân cư Tổ 23; Các lô đất còn lại nằm trong khu dân cư 565 cũ (Khu Thành đội); Đường Đinh Tiên Hoàng: Từ cổng chợ Tân Thịnh đến cầu Đúng cũ; Đường nội bộ dự án nhà liền kề sông Đà 7; Các đường khu đất cấp cho cán bộ nhà máy Thủy điện Hòa Bình nằm phía sau khu nhà 5 tầng, tổ 14, Phường Tân Thịnh; Các lô đất nằm trong khu dân cư gia đình quân đội thuộc tổ 20. 1,700 1,400 1,200 800 8 Đường phố loại 8 Đường vào đơn vị Bộ đội 565. Đường phố Ông Đùng: Đoạn ranh giới Khu chung cư Sông Đà 7 đến kè suối Đúng. 1,400 1,200 1,000 700 9 Đường phố loại 9 Đường Hòa Bình: Từ ngã ba giao nhau với đường Hữu Nghị (cổng Chuyên gia) đến hết địa giới Phường Tân Thịnh (giáp với Phường Phương Lâm); Đường vào các tiểu khu có độ rộng đường từ 4mét trở lên (trừ TK10). 1,100 950 800 600 10 Đường phố loại 10 Đường Âu Cơ; Đường vào tiểu khu 10 có độ rộng đường từ 4mét trở lên; Các đường còn lại vào các tiểu khu có độ rộng đường từ 2,5m đến 4m (Trừ tiểu khu 10). 850 700 600 450 11 Đường phố loại 11 Các đường còn lại vào các tiểu khu có độ rộng đường từ 1,5mét đến 2,5mét. 660 550 500 350 12 Đường phố loại 12 Đường vào Tiểu khu 10 có độ rộng đường từ 2,5 đến 4m. 450 400 350 250 13 Đường phố loại 13 Đường nội bộ Tiểu khu 10 có độ rộng đường từ 1,5 mét đến 2.5 mét. 450 420 350 250 14 Đường phố loại 14 Các đường còn lại vào các tiểu khu có độ rộng đường dưới 1,5mét. 400 350 300 200 5 P. Tân Hòa 1 Đường phố loại 1 Đường Thịnh Lang. 5,500 4,500 3,800 2,800 2 Đường phố loại 2 Đường Trần Quý Cáp. 3,100 2,800 2,500 2,000 3 Đường phố loại 3 Đường Phùng Hưng: (Từ ngã ba giao nhau với đường Hòa Bình đến ngã ba giao nhau với đường Thịnh Lang). 2,900 2,600 2,100 1,200 4 Đường phố loại 4 Phố Tuệ Tĩnh điểm giao nhau với đường Phùng Hưng đến tổ 5, 6; đoạn đường Hòa Bình từ ngã ba giao nhau với đường Phùng Hưng đến xưởng cưa cũ. 1,400 1,200 1,100 700 5 Đường phố loại 5 Đường Đoàn Thị Điểm; Đường Đốc Ngữ: từ điểm giao nhau với đường Phùng Hưng đến đường Trần Quý Cáp; Các đường phố còn lại có độ rộng đường trên 4 mét; Đường tổ 8 có độ rộng mặt đường trên 6mét; Các lô đất còn lại trong khu dân cư dự án Sông Đà 12. 1,100 950 850 550 6 Đường phố loại 6 Đường Lý Thái Tổ (Lên khu Đông Lạnh cũ). 940 840 770 500 7 Đường phố loại 7 Các đường còn lại có độ rộng đường từ trên 2,5 mét đến 4 mét. 840 720 600 450 8 Đường phố loại 8 Đường Phạm Ngũ Lão; Các thửa đất giáp đường nhựa đi về phía huyện Đà Bắc thuộc tổ 9, 10. 750 600 500 400 9 Đường phố loại 9 Đường Triệu Phúc Lịch; Các đường trục chính tổ 10 (trừ các vị trí tiếp giáp đường nhựa đi về phía huyện Đà Bắc); Các đường còn lại có độ rộng đường từ 1,5 mét đến 2,5 mét. 660 500 400 350 10 Đường phố loại 10 Đường 434: Đoạn từ ngã tư giao nhau với đường Hòa Bình (Xưởng cưa cũ đến giáp xã Yên Mông). 500 400 350 300 11 Đường phố loại 11 Đường phố Liên tổ 11, 12; Các đường nhánh của đường trục chính tổ 10; Các đường còn lại có độ rộng dưới 1,5 mét. 350 300 250 200 12 Đường phố loại 12 Các đường ngõ nhánh nối với ngõ ngang liên tổ 11, 12 250 200 150 120 6 P. Hữu Nghị 1 Đường phố loại 1 Đường Hữu Nghị; Đường Lê Thánh Tông: từ ngã tư giao nhau với đường Nguyễn Văn Trỗi đến ngã tư giao nhau với đường Thịnh Lang; Đường Hoàng Văn Thụ. 3,100 2,800 2,500 2,000 2 Đường phố loại 2 Đường Phùng Hưng; Đường Hòa Bình: Đoạn từ ngã ba giao nhau với đường Phùng Hưng đến ngã ba giao nhau với đường Hữu Nghị (cổng khu Chuyên gia); 2,400 2,100 1,800 1,200 3 Đường phố loại 3 Đường Nguyễn Văn Trỗi điểm giao nhau với đường Hòa Bình đến điểm giao với đường Lê Thánh Tông; Đường nội bộ khu an cư xanh; Đường nội bộ khu Trung tâm thương mại dịch vụ bờ trái Sông Đà. 2,200 1,800 1,500 1,100 4 Đường phố loại 4 Đường Lê Thánh Tông: Đoạn từ ngã tư giao nhau với đường Nguyễn Văn Trỗi đến ngã ba giao nhau với đường Hòa Bình; Đường nội bộ khu quy hoạch dân cư tổ 15 (giáp cây xăng); Khu quy hoạch dân cư và tái định cư tổ 11 (18 lô mặt đường). 1,800 1,500 1,200 900 5 Đường phố loại 5 Đường nội bộ khu quy hoạch dân cư và tái định cư tổ 11 (trừ 18 lô mặt đường). 1,700 1,400 1,100 800 6 Đường phố loại 6 Đường Hòa Bình: Từ ngã ba giao nhau với Đường Hữu Nghị (cổng Chuyên gia cũ) đến ngã ba giao nhau Đường Âu Cơ; Đường Phạm Hồng Thái (xóm C1, C2); Đường Bùi Thị Xuân; Đường Mai Thúc Loan (qua trụ sở HTX xóm Dè); Đường Bà Đà; Đường Nguyễn Biểu; Các đường chưa có tên có mặt đường rộng đường trên 4mét. 1,400 1,200 1,000 600 7 Đường phố loại 7 Đường Lý Thái Tổ đến hết địa phận phường Hữu Nghị. 950 850 750 550 8 Đường phố loại 8 Các đường còn lại có độ rộng đường trên 2,5mét đến 4mét; Đường trục chính tổ 08. 800 650 600 400 9 Đường phố loại 9 Các đường ngõ ngang có mặt đường rộng trên 4m nối với đường Hòa Bình (Đoạn từ cổng khu Chuyên gia thuộc Phường Hữu Nghị đến điểm giao nhau với đường Lê Thánh Tông thuộc Phường Tân Thịnh); Các đường còn lại có độ rộng đường rộng từ 1,5mét đến 2,5mét; Các ngõ, ngách nối với đường trục chính tổ 08. 600 550 500 350 10 Đường phố loại 10 Các đường còn lại vào các tiểu khu có độ rộng đường dưới 1,5mét. 350 300 250 200 7 P. Thái Bình 1 Đường phố loại 1 Đường An Dương Vương: Từ Đội thuế số 1 đến hết mép tường ngoài bến xe Chăm. 3,100 2,800 2,500 2,000 2 Đường phố loại 2 Đường An Dương Vương: Từ mép ngoài tường bến xe Chăm đến điểm tiếp giáp phường Phương Lâm. 2,400 2,100 2,000 1,200 3 Đường phố loại 3 Đoạn từ ranh giới đất của Công ty Pacific (đi về phía dốc Cun) đến ngã ba giao nhau với Đường 435. 1,700 1,500 1,300 850 4 Đường phố loại 4 Đường Quốc lộ 6 (đường đi dốc Cun): Từ ngã ba giao nhau giữa đường An Dương Vương với đường 435 và đường QL6 đến Km1 địa phận Phường Thái Bình. 1,400 1,200 1,000 700 5 Đường phố loại 5 Đường QL6 đoạn từ Km1 đến hết địa phận Phường Thái Bình (giáp địa phận huyện Cao Phong); Đường An Dương Vương thuộc Phường Thái Bình: Từ Km 1 đến Km 3,5. 1,100 950 700 600 6 Đường phố loại 6 Đường Lê Đại Hành (lên cảng 3 cấp): Từ ngã ba giao nhau với đường An Dương Vương đến lý trình QL6+500m; Đường ra đê Quỳnh Lâm từ ngã ba giao nhau với đường An Dương Vương đến hết địa phận Phường Thái Bình; Đường 435 từ Km00 đến Km 1+650 850 750 600 450 7 Đường phố loại 7 Đường Lê Đại Hành lên cảng 3 cấp: Từ điểm Km0+500m đến hết địa phận Phường Thái Bình; Đường 435: đoạn từ Km 1+650 đến Km 3+500 (thuộc phường Thái Bình). 550 450 400 350 8 Đường phố loại 8 Đường Nguyễn Tuân, đường Nguyễn Chí Thanh, Đường phố Lương Ngọc Quyến (phía sau chợ Thái Bình); Các đường khu Dân cư nằm phía sau trục đường vào ngã ba Mát không tiếp giáp trục đường, Tổ 5 phường Thái Bình; Khu dân cư nằm phía sau trục đường An Dương Vương thuộc tổ: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 15, 18 tính từ chợ Thái Bình đến giáp danh khu dân cư Phường Phương Lâm. 350 300 250 200 9 Đường phố loại 9 Khu dân cư nằm phía sau trục đường An Dương Vương không tiếp giáp trục đường An Dương Vương) gồm tổ 7, 14; Khu dân cư nằm sau đường 435, không tiếp giáp trục đường, gồm tổ 9, 10, 11, 12, xóm Khuôi; Khu Dân cư nằm phía sau đường An Dương Vương đường đi lên Cun không tiếp giáp trục Đường, tổ 8; Khu dân cư nằm phía sau đường Lê Đại Hành lên cảng 3 cấp Phường Thái Bình. 250 200 150 100 8 P. Thịnh Lang 1 Đường phố loại 1 Đường Thịnh Lang, công ty cổ phần 565 đến điểm giao với đường Trần Quý Cáp. 5,500 4,500 3,800 2,800 2 Đường phố loại 2 Đường Trương Hán Siêu, khu dân cư An Thịnh đến điểm giao với Ngòi Dong. 4,200 3,300 3,000 2,300 3 Đường phố loại 3 Đường Trần Quý Cáp; Đường khu dân cư Phường Thịnh Lang từ lô đất số 67 đến lô 70; từ lô 187 đến lô 191 (Có mặt cắt đường 27m); Đường khu dân cư Phường Thịnh Lang từ lô đất số 192 đến lô 202; từ lô 124 đến lô 175; từ lô 203 đến lô 211 (Có mặt cắt đường 22,5 m); Các lô đất trong khu dân cư đường nội bộ khu Cảng Chân Dê; Đường nội bộ khu quy hoạch tái định cư và dân cư tổ 6. 3,100 2,800 2,500 2,000 4 Đường phố loại 4 Đường Hoàng Văn Thụ: Đoạn từ ngã tư giao nhau với đường Thịnh Lang đến bến đò Thịnh Minh. 2,000 1,700 1,500 1,000 5 Đường phố loại 5 Đường ra cảng Quả lắc: Từ ngã ba giao nhau giữa đường Thịnh Lang với Đường Trần Quý Cáp đến cảng Quả lắc; Đường vào khu tập thể giáo viên tổ 4 thuộc phường Thịnh Lang; Khu dân cư phường Thịnh Lang từ lô đất số 01 đến lô 05; lô 71 và các lô tiếp giáp với đường mặt cắt 10,5m trở lên (Từ lô 56; lô 123; lô 56 đến lô 66; lô 176 đến lô 186); Đường phố Vĩnh Điều; Đường Trần Nhân Tông. 1,700 1,500 1,000 800 6 Đường phố loại 6 Đường Thịnh Minh; Các lô đất còn lại trong khu dân cư mới Phường Thịnh Lang và khu nhà ở đô thị liền kề tại dự án Sông Đà 12 thuộc Phường Thịnh Lang; Các lô đất còn lại nằm trong khu quy hoạch dân cư (Cảng chân dê, Phường Thịnh Lang) giáp đường quy hoạch phía trong (Đoàn 565); Các lô đất còn lại khu dân cư B13 cũ; Đường 1A, 1B (Tổ 9, 10 đến HTX Thịnh Lang). 1,500 1,200 1,000 700 7 Đường phố loại 7 Đường ven đầm Thịnh Lang; Các đường không tên có độ rộng đường từ 4mét trở lên. 1,100 950 900 550 8 Đường phố loại 8 Các đường còn lại thuộc có độ rộng đường trên 2,5mét đến 4mét. 850 750 550 500 9 Đường phố loại 9 Các đường còn lại thuộc có độ rộng đường từ 1,5mét đến 2,5mét. 700 600 500 400 10 Đường phố loại 10 Các đường còn lại có độ rộng đường dưới 1,5m. 600 500 400 300 9 Khu đô thị thuộc xã Sủ Ngòi (ven nội thành): 1 Đường phố loại 1 Đường Trần Hưng Đạo: Đoạn đi qua xã Sủ Ngòi, từ ngã ba giao nhau với đường Chi Lăng đến Cổng chữ A. 7,700 6,400 4,500 3,500 2 Đường phố loại 2 Đường Trần Hưng Đạo: Đoạn đi qua xã Sủ Ngòi, từ Cổng chữ A đến điểm ngã ba giao nhau với đường đê Quỳnh Lâm. 5,500 4,500 3,500 3,000 3 Đường phố loại 3 Các đường nội bộ khu dân cư đô thị Bắc Trần Hưng Đạo. 4,200 3,300 3,000 2,500 4 Đường phố loại 4 Các lô đất tiếp giáp đường Phan Huy Chú thuộc địa phận xã Sủ Ngòi; Điểm tiếp giáp với Phường Đồng Tiến; Điểm giao nhau với đường Trần Hưng Đạo; Các đường nội bộ khu dân cư đô thị khu 4,9 ha; Đường Chi Lăng kéo dài; Điểm giao nhau với đường Trần Hưng Đạo đến giáp đê Quỳnh Lâm. 2,200 1,800 1,500 1,000 II HUYỆN LƯƠNG SƠN TT Lương Sơn 5 1 Đường phố Loại 1 Đoạn đường QL6A đi qua thị trấn, từ Km 40+560 (cầu Đồng Bái) đến Km 41+680 (Đường rẽ vào Tiểu khu 7. 4,100 2,400 2,000 1,100 2 Đường phố Loại 2 Đoạn đường QL6A từ Km 40+560 (cầu Đồng Bái) đi về hướng Xuân Mai đến hết thị trấn Lương Sơn; Đoạn đường QL6A từ Km 41+680 (Đường rẽ vào Tiểu khu 7 đến Km 42+ 560 (cầu Đồng Chúi rẽ sang xã Tân Vinh). 3,200 2,000 1,300 650 3 Đường phố Loại 3 Đoạn đường QL6A đi qua thị trấn, từ Km 42+ 560 (cầu Đồng Chúi rẽ sang xã Tân Vinh đến nhà hàng Bích Lương) đến Km 44+650 (hết địa phận thị trấn Lương Sơn); Từ QL 6A đến đường trục chính vào khu Trung tâm thương mại Đông Dương (có chiều rộng mặt đường là 27 m); Đoạn đường từ QL 6 đến cổng xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi. 2,000 1,800 1,100 600 4 Đường phố Loại 4 Đoạn đường Trường Sơn A đi qua thị trấn, từ Km 0 đến Km 0+300 (đường rẽ vào nhà máy xi măng); Đoạn đường từ QL6A rẽ vào nông trường Cửu Long đến ngã ba Đội 8/3; Đoạn đường từ QL6A đến Trung tâm Dạy nghề; Đoạn đường từ QL6A rẽ vào đến Công ty TNHH MTV Loan Trần; Đoạn đường từ QL6A đến cổng phụ sân vận động huyện; Đoạn đường từ QL 6A đi rẽ vào tiểu khu 7 sâu vào 400 mét; Đoạn đường từ QL6A đi vào TK8 đến hết nhà số 103; Đoạn đường từ QL6A đi đến cổng Bệnh viện Đa khoa huyện; Đoạn đường từ QL6A đi đến cổng Trung Đoàn 36; các đường nhánh trong khu thương mại và nhà ở Đông Dương. 1,800 1,100 700 400 5 Đường phố Loại 5 Đường Trường Sơn A từ Kn 0+300 đến Km1+390; Đoạn đường từ QL 6A đi vào cổng chào Khu Liên Sơn đến ngã ba hết sân bóng của Nông trường Cửu Long. 1,200 700 500 300 6 Đường phố Loại 6 Các trục đường còn lại thuộc thị trấn Lương Sơn và xóm Mỏ; cổng XN khai thác công trình Thủy Lợi qua xóm Mỏ đến điểm giao nhau với tiểu khu 8. 800 500 350 200 7 Đường phố Loại 7 Đường từ nhà ông Nguyễn Đình Phan (xóm Mòng) đến nhà ông Nguyễn Văn Trọng (xóm Mòng); Đường từ QL 6A cầu Đồng Bái đi đến Nhà Văn hóa xóm Đồng Bái; Đường xóm Đồng Bái từ nhà ông Đinh Công Tiếp (xóm Đồng Bái) đến nhà ông Đinh Công Hiệp (xóm Đồng Bái); 600 350 280 150 8 Đường phố Loại 8 Các trục đường còn lại thuộc xóm Mòng, xóm Đồng Bái. 400 280 250 150 III HUYỆN YÊN THỦY TT Hàng Trạm 5 1 Đường phố Loại 1 Đoàn đường Quốc lộ 12 từ cổng phòng Tài chính - kế hoạch đi về phía Vụ Bản huyện Lạc Sơn đến đường rẽ vào cổng Chi cục thuế huyện Yên Thủy. 3,000 2,000 1,500 1,000 2 Đường phố Loại 2 Đoạn đường Quốc lộ 12B từ cổng Tài chính - Kế hoạch đi về phía Nho Quan đến đường rẽ vào trường THPT Yên Thủy A; Đoạn đường Quốc lộ 12B đi qua thị trấn Hàng Trạm từ điểm tiếp giáp với đường rẽ vào trường THCS thị trấn Hàng Trạm (giáp nhà ông Hiệp Hương) đi về phía Nho Quan đến đường rẽ vào cổng Chi cục thuế huyện Yên Thủy; Đoạn đường từ ngã ba Hàng Trạm đi về hướng đường Hồ Chí Minh đến đường rẽ vào khu 10 thị trấn Hàng Trạm (giáp nhà ông Huynh). 1,700 1,600 1,200 800 3 Đường phố Loại 3 Đoạn đường từ ngã ba thị trấn Hàng Trạm đi về hướng đường Hồ Chí Minh từ đường rẽ vào khu 10 thị trấn Hàng Trạm đến hết địa phận thị trấn Hàng Trạm; Đoạn từ QL 12B qua Ngân hàng chính sách huyện, vòng qua cổng UBND huyện qua cổng Ban chỉ huy quân sự huyện; Đoạn đường QL 12B đến cổng Công an huyện tiếp giáp với đường phía trước các cơ quan huyện và đoạn đường QL 12B đến cổng Ban chỉ huy quân sự huyện, tiếp giáp với đường phía trước cơ quan huyện; Đoạn đường QL 12B từ tiếp giáp với đường rẽ vào trường THPT Yên Thủy A đi hướng Nho Quan đến hết địa phận thị trấn Hàng Trạm; Đoạn đường QL 12B từ điểm tiếp giáp đường rẽ vào trường THCS thị trấn Hàng Trạm (giáp nhà ông Hiệp Hương) đi về phía Vụ Bản huyện Lạc Sơn đến hết ranh giới đất ở nhà ông Bình Tuyết (giáp xóm Tân Thành). 1,500 1,100 700 400 4 Đường phố Loại 4 Đoạn đường từ Quốc lộ 12B đi đường THPT A Yên Thủy đến hết địa phận thị trấn Hàng Trạm; Đoạn đường trục Quốc lộ 12B đi qua thị trấn Hàng Trạm từ nhà ông Minh khu 4 thị trấn Hàng Trạm đi về hướng thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn đến hết thị trấn Hàng Trạm. 900 740 640 280 5 Đường phố Loại 5 Đoạn đường từ Quốc lộ 12B rẽ vào xóm Cả, xã Yên Lạc đến hết địa phận thị trấn Hàng Trạm; Đường trục chính từ cổng chợ đi qua khu 6, khu 7 rẽ ra đến cổng Viện Kiểm Sát, tiếp giáp với đường chính phía trước UBND huyện; Đoạn phía trước các cơ quan huyện; 740 640 280 190 6 Đường phố Loại 6 Đoạn đường từ Quốc lộ 12B phía trước Bệnh viện huyện Yên Thủy qua địa phận khu 8 thị trấn Hàng Trạm đến ngã tư tiếp giáp với đường đi xóm Khang và đường đi khu 6, khu 7 thị trấn Hàng Trạm; Đoạn đường giữa Công An huyện và nhà trẻ Liên cơ huyện đi qua khu 6, khu 7 tiếp giáp với đường trục chính từ cổng chợ đi qua khu 6, khu 7; Đường từ Quốc lộ 12B (từ tiếp giáp nhà ông Ninh) qua cổng Trường tiểu học Yên Lạc đi thẳng đến điểm tiếp giáp với đường Hàng Trạm đi Bãi Đa tại nhà ông Trần Văn Thủy khu 11; Đoạn đường từ Quốc lộ 12B qua cổng trụ sở Nông trường Quốc doanh 2-9 đến tiếp giáp với đường đi khu 1, khu 2 thị trấn Hàng Trạm; Đường từ Quốc lộ 12B cạnh Chi Cục Thi hành án dân sự và trạm Thú Y đi vào xóm Yên Sơn đến hết địa phận thị trấn Hàng Trạm; Đường từ Quốc lộ 12B cạnh Ngân hàng NN&PTNT đi vào xóm Yên Sơn đến hết địa phận thị trấn Hàng Trạm; Đường từ Quốc lộ 12B đi vào cổng tổ xe cũ 200 mét và đường từ Quốc lộ 12B đi qua nhà văn hóa khu 10 tiếp giáp với đường từ ngã ba Hàng Trạm đi Bãi Đa; Đoạn đường tiếp giáp với trường THCS Yên Lạc bắt đầu từ nhà ông Hòa theo đường liên xã về xóm Dom xã Yên Lạc đến hết địa phận khu 9 thị trấn Hàng Trạm; Đoạn đường nhựa từ nhà Ông Bùi Trọng Tiêu đến nhà Ông Quách Công Hàm. 400 340 230 170 7 Đường phố Loại 7 Đường cấp phối, bê tông, đường nhựa nội các khu của thị trấn Hàng Trạm có mặt đường rộng từ 2,5mét trở lên. 230 170 110 80 8 Đường phố Loại 8 Các trục đường, ngõ còn lại của thị trấn Hàng Trạm. 170 110 90 70 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
{ "issuing_agency": "Tỉnh Hòa Bình", "promulgation_date": "19/07/2016", "sign_number": "32/2016/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Quang", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-273-2003-QD-UB-dieu-chinh-du-toan-chi-ngan-sach-nam-2003-So-Thuong-mai-34472.aspx
Quyết định 273/2003/QĐ-UB điều chỉnh dự toán chi ngân sách năm 2003 Sở Thương mại
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 273/2003/QĐ-UB TP.Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 11 năm 2003 QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ ĐIỀU CHỈNH DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NĂM 2003 CỦA SỞ THƯƠNG MẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ; Căn cứ Quyết định số 181/2002/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2003 ; Căn cứ Quyết định số 158/2002/QĐ-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2003 ; Căn cứ Nghị quyết số 34/2003/NQ-HĐ ngày 16 tháng 01 năm 2003 của Hội đồng nhân dân thành phố về thu, chi ngân sách ; Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Công văn số 4167/TCVG-HCSN ngày 20 tháng 10 năm 2003 về bổ sung dự toán kinh phí hoạt động năm 2003 cho Sở Thương mại ; QUYẾT ĐỊNH Điều 1. - Nay điều chỉnh dự toán chi ngân sách năm 2003 của Sở Thương mại với số tiền 2.026,103 triệu đồng (hai tỷ không trăm hai mươi sáu triệu một trăm lẻ ba ngàn đồng) ; trong đó : - Chi theo định mức giao khoán : 2.000 triệu đồng (25 triệu/người/năm x 80 người) ; - Chi ngoài định mức giao khoán : 26,103 triệu đồng (mua sắm tài sản cố định). Điều 2. - Sau khi nhận được chỉ tiêu về điều chỉnh dự toán chi ngân sách năm 2003, Sở Thương mại thực hiện nhiệm vụ theo đúng chỉ tiêu được giao kèm theo Quyết định này và gởi cơ quan Tài chính đồng cấp, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm căn cứ cấp phát, thanh toán. Giám đốc Sở Thương mại phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố trong việc đảm bảo thực hiện chỉ tiêu được giao. Điều 3. - Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước thành phố, Giám đốc Sở Thương mại chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận : - Như điều 3 - Thường trực Thành Ủy - Thường trực Hội đồng nhân dân TP - Thường trực Ủy ban nhân dân TP - Ban Kinh tế - Ngân sách.HĐND.TP - VP HĐ-UB : PVP/KT - Tổ TM, ĐN - Lưu (TM/P) TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC Nguyễn Thiện Nhân
{ "issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "19/11/2003", "sign_number": "273/2003/QĐ-UB", "signer": "Nguyễn Thiện Nhân", "type": "Quyết định" }
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-1116-2003-QD-BTM-Quy-che-thuong-xuat-khau-doi-voi-phan-kim-ngach-xuat-khau-nam-2003-vuot-so-voi-nam-2002-51347.aspx
Quyết định 1116/2003/QĐ-BTM Quy chế thưởng xuất khẩu đối với phần kim ngạch xuất khẩu năm 2003 vượt so với năm 2002
BỘ THƯƠNG MẠI ******** CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 1116/2003/QĐ-BTM Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2003 QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 1116/2003/QĐ-BTM NGÀY 09 THÁNG 09 NĂM 2003 BAN HÀNH QUY CHẾ THƯỞNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI PHẦN KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NĂM 2003 VƯỢT SO VỚI NĂM 2002 BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI Căn cứ Nghị định số 95/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại; Căn cứ Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg ngày 27 tháng 09 năm 1999 của Chính phủ về việc lập, sử dụng và quản lý Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu; Căn cứ Nghị quyết số 02/2003/NQ-CP ngày 17/01//2003 của Chính phủ về một số chủ trương, giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2003; Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 78/CP-KTTH ngày 20/01/2003 của Chính phủ về thúc đẩy xuất khẩu năm 2003; Sau khi trao đổi với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thưởng xuất khẩu đối với phần kim ngạch xuất khẩu năm 2003 vượt so với năm 2002. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Mai Văn Dâu (Đã ký) QUI CHẾ THƯỞNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI PHẦN KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NĂM 2003 VƯỢT SO VỚI NĂM 2002 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1116/2003/QĐ-BTM ngày 09 tháng 09 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại) Chương 1: QUI ĐỊNH CHUNG Điều 1. Nội dung xét thưởng Quy chế này quy định việc xét thưởng cho phần kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng năm 2003 vượt so với kim ngạch xuất khẩu năm 2002 (sau đây gọi là thưởng vượt kim ngạch). Điều 2. Phạm vi áp dụng: 2.1. Quy chế thưởng vượt kim ngạch này áp dụng cho phần kim ngạch xuất khẩu năm 2003 vượt so với năm 2002 tính bằng đô la Mỹ (USD) theo giá FOB tại cảng Việt Nam (hoặc các phương thức giao hàng tương đương). Đối với kim ngạch xuất khẩu thu được bằng các loại tiền khác đều được quy đổi ra đô la Mỹ tại thời điểm thanh toán. 2.2. Quy chế này không áp dụng cho các trường hợp hàng hoá xuất khẩu trả nợ, xuất khẩu viện trợ cho nước ngoài, xuất khẩu theo Hiệp định hoặc Hợp đồng có sự can thiệp của Chính phủ, hàng tạm nhập tái xuất, hàng chuyển khẩu, xuất khẩu đổi hàng. 2.3. Các mặt hàng được xét thưởng vượt kim ngạch gồm 13 mặt hàng, nhóm mặt hàng là: gạo, cà phê, lạc nhân, thịt lợn, thịt gia súc gia cầm các loại, rau quả các loại, chè, hạt tiêu, hạt điều (đã qua chế biến), thủ công mỹ nghệ, mây tre lá, đồ nhựa, hàng cơ khí. Điều 3. Đối tượng xét thưởng: Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập, hoạt động theo các qui định của pháp luật Việt Nam trực tiếp xuất khẩu đạt được các điều kiện qui định tại Điều 4 dưới đây đều được xét thưởng theo Qui chế này. Chương 2: ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ XÉT THƯỞNG VÀ MỨC THƯỞNG Điều 4. Điều kiện xét thưởng: - Thương nhân xuất khẩu các mặt hàng trong số 13 mặt hàng, nhóm mặt hàng thuộc Khoản 2.3 Điều 2 Quy chế này. - Kim ngạch xuất khẩu mỗi mặt hàng năm 2003 phải cao hơn kim ngạch xuất khẩu năm 2002. Riêng đối với các nhóm mặt hàng gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều (đã qua chế biến) việc thưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2003 chỉ áp dụng đối với các trường hợp kim ngạch xuất khẩu của các nhóm mặt hàng này năm 2002 đạt mức sau: + Gạo: 1.000.000 USD trở lên + Cà phê: 500.000 USD trở lên + Hạt tiêu, hạt điều (đã qua chế biến): 100.000 USD trở lên - Có hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Điều 5. Hồ sơ xét thưởng: 5.1. Hồ sơ xét thưởng gồm có: Công văn nêu thành tích và đề nghị xét thưởng của thương nhân. Bảng kê kim ngạch xuất khẩu năm 2002 theo biểu mẫu số 01(A) và 01(B) Thương nhân đã được xét thưởng năm 2002 thì lập theo Biểu mẫu số 01(A) gửi kèm theo các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thưởng theo kim ngạch xuất khẩu năm 2002 (bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân). Thương nhân có đủ điều kiện xét thưởng năm 2002 nhưng không làm thủ tục đề nghị Bộ Tài chính xét thưởng thì lập theo Biểu mẫu số 01(B) gửi kèm Tờ khai xuất khẩu tương ứng (bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân). Bảng kê số lượng hàng xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu năm 2003 (theo biểu mẫu số 02) có xác nhận về số ngoại tệ đã thực thu của ngân hàng liên quan kèm theo Tờ khai xuất khẩu tương ứng (bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân). 5.2. Hồ sơ xét thưởng của thương nhân được gửi đến 1 trong 2 cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Cụ thể: - Ngoài phong bì đề: Hồ sơ xét thưởng vượt kim ngạch xuất khẩu (Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, số tài khoản tiền Việt Nam, tên ngân hàng mở tài khoản của thương nhân) + Gửi tới Bộ Thương mại (Vụ Xuất nhập khẩu), 21 Ngô Quyền - Hà Nội đối với các thương nhân thuộc khối các cơ quan trung ương. + Gửi tới Sở Thương mại và hoặc Sở Thương mại và Du lịch (gọi chung là Sở Thương mại) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với các thương nhân khác có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố đó. Hạn nộp hồ sơ trước ngày 1 tháng 5 năm 2004 (theo dấu Bưu điện gửi). Điều 6. Mức thưởng: Thương nhân có thành tích xuất khẩu vượt kim ngạch được thưởng bằng tiền tính trên trị giá kim ngạch vượt so với năm 2002 theo mức sau: STT Mặt hàng Mức thưởng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Thịt lợn các loại Rau quả các loại Chè các loại Thịt gia súc gia cầm các loại…. Gạo các loại Hàng thủ công mỹ nghệ Hàng mây tre lá Cà phê các loại Lạc nhân Hạt tiêu Hạt điều (đã qua chế biến) Đồ nhựa Hàng cơ khí 1.000 đồng/USD 1.000 đồng/USD 1.000 đồng/USD 1.000 đồng/USD 300 đồng/USD 300 đồng/USD 300 đồng/USD 300 đồng/USD 300 đồng/USD 300 đồng/USD 300 đồng/USD 300 đồng/USD 300 đồng/USD Chương 3: TỔ CHỨC XÉT THƯỞNG Điều 7. Tiếp nhận hồ sơ: 7.1. Bộ thương mại tiếp nhận hồ sơ của các thương nhân hạch toán độc lập thuộc khối các cơ quan trung ương, bao gồm các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập. 7.2. Sở Thương mại tiếp nhận hồ sơ của các thương nhân thuộc khối địa phương, có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố bao gồm cả các doanh nghiệp Nhà nuớc do chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập, doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài. Điều 8. Thẩm định hồ sơ 8.1. Bộ Thương mại (Vụ Xuất nhập khẩu) thẩm định và đề nghị xét thưởng cho các thương nhân thuộc Khoản 7.1, Điều 7 quy chế này. 8.2. Sở Thương mại thẩm định và đề nghị xét thưởng cho thương nhân thuộc Khoản 7.2, Điều 7 quy chế này theo Biểu mẫu số 03 (kèm sau); sau đó gửi báo cáo thẩm định (Biểu mẫu số 03) về Bộ Thương mại; lưu giữ hồ sơ của thương nhân đã được thẩm định tại Sở Thương mại. Điều 9. Xét thưởng 9.1. Việc xét thưởng do Hội đồng xét thưởng thực hiện. Hội đồng xét thưởng do Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định thành lập bao gồm các thành phần: Lãnh đạo Bộ Thương mại là Chủ tịch Hội đồng. Đại diện các Bộ Thương mại, Tài chính, Kế hoạch Đầu tư (cấp Vụ) là uỷ viên. Hội đồng có tổ chuyên viên giúp việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và tổng hợp báo cáo trình Hội đồng xét duyệt. 9.2. Hội đồng xét thưởng chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại xem xét quyết định việc thưởng căn cứ vào Dự toán ngân sách Nhà nước về chi phí thưởng. Căn cứ báo cáo của Sở Thương mại và của Bộ Thương mại (Vụ Xuất nhập khẩu), Hội đồng xét thưởng kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định thưởng cho từng thương nhân đạt tiêu chuẩn qui định. 9.3. Việc xét thưởng được tiến hành trong Quí III năm 2004. Điều 10. Công bố thưởng, trích thưởng, sử dụng tiền thưởng: 10.1. Quyết định thưởng của Bộ Thương mại được công bố công khai trên các báo Thương mại, Đầu tư, Tài chính. Bộ Thương mại tổ chức trao thưởng cho một số thương nhân tiêu biểu. 10.2. Bộ Tài chính quyết định xuất Ngân sách nhà nước chi thưởng xuất khẩu từ Quĩ Hỗ trợ xuất khẩu cho các thương nhân đạt tiêu chuẩn qui định trong Qui chế này vào tài khoản của thương nhân theo Quyết định thưởng của Bộ trưởng Bộ Thương mại. 10.3. Thương nhân hạch toán số tiền thưởng vào thu nhập doanh nghiệp để bù đắp chi phí và/hoặc để thưởng cho các tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị đã có đóng góp vào việc đẩy mạnh và tăng trưởng xuất khẩu của đơn vị. Điều 11. Trách nhiệm của thương nhân và các cơ quan có liên quan đối với việc kê khai và xét thưởng vượt kim ngạch xuất khẩu Thương nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính pháp lý và tính chính xác của hồ sơ số liệu liên quan đến việc thưởng vượt kim ngạch xuất khẩu. Ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm về việc xác nhận số ngoại tệ hoặc ngoại tệ quy đổi thực thu từ hoạt động xuất khẩu của thương nhân. Bộ Thương mại (Vụ Xuất nhập khẩu) thẩm định và chịu trách nhiệm về số liệu đã thẩm định theo Hồ sơ của các thương nhân theo quy định của Khoản 7.1, Điều 7 Quy chế này. Sở Thương mại thẩm định và chịu trách nhiệm về số liệu đã thẩm định theo Hồ sơ của các thương nhân theo quy định của Khoản 7.2, Điều 7 Quy chế này. Bộ Tài chính có trách nhiệm xuất quỹ ngân sách nhà nước số tiền thưởng chuyển cấp vào tài khoản của thương nhân được thưởng. Hội đồng xét thưởng xuất khẩu có dự toán tiền thưởng và các khoản chi cho hoạt động xét thưởng của Hội đồng (in ấn tài liệu, đăng đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng…) để đề nghị Bộ Tài chính tổng hợp đưa vào dự toán Ngân sách nhà nước. Điều 12. Về thời gian cho từng khâu thực hiện Hồ sơ đề nghị xét thưởng của thương nhân gửi đến cơ quan thẩm định hồ sơ chậm nhất vào ngày 1 tháng 5 năm 2004 (theo dấu Bưu điện gửi). Cơ quan thẩm định hồ sơ tiến hành thẩm định và đề nghị xét thưởng gửi báo cáo thẩm định về Hội đồng xét thưởng sau 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của thương nhân. Hội đồng xét thưởng sẽ tiến hành xét thưởng trong tháng 07/2004 và ra quyết định khen thưởng cho từng thương nhân. Bộ Tài chính sẽ có quyết định xuất Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu chuyển cấp vào tài khoản của thương nhân được thưởng sau 15 ngày kể từ khi có Quyết đinh thưởng của Bộ Thương mại, Chương 4: XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 13. Xử lý vi phạm Thương nhân có hành vi vi phạm, cố ý gian lận, lập hồ sơ không đúng thực tế, khi phát hiện sẽ bị thu hồi toàn bộ tiền thưởng và tuỳ theo lỗi nặng nhẹ sẽ bị xử lý theo pháp luật. Điều 14. Điều khoản thi hành: Bộ Thương mại đề nghị các cơ quan thuộc Chính phủ, các Bộ, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan trung ương của các đoàn thể thông báo nội dung Qui chế này cho các thương nhân thuộc quyền quản lý của mình biết, thực hiện, đồng thời phản ánh về Bộ Thương mại những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện để tổng hợp điều chỉnh. Biểu mẫu số 01 (A) BẢNG KÊ SỐ TIỀN Đà ĐƯỢC THƯỞNG THEO QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NĂM 2002 (đối với thương nhân đã được xét thưởng năm 2002 ) Mặt hàng:………………. Doanh nghiệp…… Số quyết định Ngày, tháng Số tiền được thưởng Số kim ngạch đã được xét thưởng Tổng số Ngày… tháng… năm 2004 Giám đốc doanh nghiệp (ký tên, đóng dấu)
{ "issuing_agency": "Bộ Thương mại", "promulgation_date": "09/09/2003", "sign_number": "1116/2003/QĐ-BTM", "signer": "Mai Văn Dâu", "type": "Quyết định" }