text
stringlengths 11
351k
|
---|
là cảng biển nằm ở thành phố Hachinohe, tỉnh Aomori, giáp gần bờ biển Thái Bình Dương.
Tham khảo
Cảng Nhật Bản
Hachinohe<|eot_id|> |
Trong mùa giải 2008–09, FC Barcelona bắt đầu một kỷ nguyên mới với huấn luyện viên mới, cựu đội trưởng và huấn luyện viên Barcelona B Pep Guardiola, người đã dẫn dắt đội bóng đến cú ăn ba đầu tiên trong lịch sử bóng đá Tây Ban Nha. Sau khi bán đi những cầu thủ nổi tiếng như Deco và Ronaldinho, Barcelona đã chơi thứ bóng đá hấp dẫn trong suốt mùa giải, giành chức vô địch Copa del Rey, La Liga và UEFA Champions League. Đội bóng này được nhiều người coi là một trong những đội hình vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá.
Tiền mùa giải
Copa Catalunya
Nguồn: FC Barcelona
Cầu thủ
Giải đấu
Tham khảo
Liên kết ngoài
FC Barcelona official website
English Speaking FC Barcelona Supporters
ESPNsoccernet: Barcelona Team Page
Footballdatabase.com: FC Barcelona (Spain) profile
UEFA Champions League
Web Oficial de la Liga de Fútbol Profesional
Federació Catalana de Futbol
Barcelona
2008-09
2008-09
2008-09<|eot_id|> |
Vũ Nghiêu Tá (?-?) là một Tể tướng trong lịch sử Việt Nam.
Ông là con trưởng của danh tướng Vũ Nạp, có quê hương ở Mộ Trạch, Hải Dương.
Năm 1304 khoa Giáp Thìn, Vũ Nghiêu Tá cùng em ruột là Vũ Minh Nông thi đậu Thái học sinh (tên khác của Tiến sĩ Nho học). Vũ Nghiêu Tá làm đến chức Nhập nội Hành khiển môn Hạ hữu Thị Lang (Tể tướng). Sau đó giữ chức Phụ chính cho nhà vua.
Xem thêm
Trần Công Hiển: Hải Dương phong vật chí - Trang 320, Nhà xuất bản Lao động 2009
Đinh Gia Khánh (chủ biên): Tổng tập văn học Việt Nam - Tập 5 - Trang 358, Nhà xuất bản Khoa học xã hội 2000
Trang thông tin của ông Nghệ sĩ thị giác-Thủ khoa hiện đại Vũ Tú vutuhdu11.wordpress.com
Philippe Papin, Olivier Tessier:·Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: vấn đề còn bỏ ngỏ, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia 2002
Viện nghiên cứu Hán-Nôm: Thông báo Hán Nôm học - Trang 277, Nhà xuất bản khoa học xã hội 2008<|eot_id|> |
Vũ Nạp (?-?) là một danh tướng trong lịch sử Việt Nam, người đã có công lớn trong chiến thắng Bạch Đằng trước những cuộc xâm lược của quân Nguyên-Mông. Ông là người bắt được hai danh tướng Nguyên-Mông là Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp trong lần xâm lược thứ hai 1288.
Vũ Nạp sinh ra ở làng Mộ Trạch, huyện Đường An, phủ Hồng Châu, trấn Hải Đông (nay là làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, tỉnh Hải Dương.
Thủa nhỏ Vũ Nạp ham học nên tinh thông cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Năm 1247 thời vua Trần Thái Tông thứ 19 mở khoa thi Tam giáo, ông đỗ Ất khoa với tên gọi "Vũ Vị Phủ", ông được bổ nhiệm làm quan với chức Tăng thống Hàn lâm viện (1247-1258). Được triều đình trọng dụng, Vũ Nạp tham gia cả 3 lần đánh quân Nguyên-Mông.
Được vua giao chức Phó tướng làm nhiệm vụ phòng thủ ven biển hướng Đông Bắc khu trú quân áng Lạc, áng Hồ, dãy núi Gia Minh và Tràng Kênh.
Tháng 2 năm 1288 Vũ Nạp kéo quân sang Yên Hưng ứng viện cho Trần Khánh Dư đang giao chiến quyết liệt với Ô Mã Nhi. Sau trận này Vũ Nạp được vua giao làm Chủ tướng chỉ huy quân sĩ và nhân dân tiếp tục chiến đấu và đắp đường từ làng Giang Minh về Tràng Kênh.
Đặc biệt vào ngày 9 tháng 4 năm1288 (tức ngày 8 tháng 3 năm Mậu Tý), Vũ Nạp đã chỉ huy quân sĩ tổ chức tập kích, đón thời cơ tiêu diệt giặc. Ông chỉ huy đạo quân của mình tham gia vào trận đánh thuỷ công hoả chiến trên sông Bạch Đằng lịch sử như Trương Hán Siêu đã mô tả trong bài Bạch Đằng giang phú. Toàn bộ chiến thuyền giặc bị tiêu diệt và thu được hơn 400 chiếc, bắt sống nhiều tù binh trong đó có hai danh tướng Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp. Sau chiến công ông được vua phong với tước "Đồng Giang hầu Vũ tướng quân". Được vua cho gọi về kinh đô, nhưng ông đã làm sớ trình tâu, xin vua cho ở lại đất Tràng Kênh và mất tại đó (ngày 4 tháng Giêng âm lịch). Nhân dân địa phương lập miếu thờ để tưởng nhớ công lao to lớn của ông.
Gia đình
Ông có con trưởng là Vũ Nghiêu Tá thi đậu Thái học sinh (tên gọi khác của Tiến sĩ Nho học) giữ chức Hành khiển (Tể tướng). Người con trai thứ hai là Vũ Minh Nông cũng đậu Thái học sinh làm Thượng thư.
Vinh danh
Tên danh nhân Vũ Nạp được đặt cho một con phố tại Thành phố Hải Dương.
Xem thêm
Theo Thủ khoa hiện đại-Nghệ sĩ thị giác Vũ Tú, dòng họ Vũ ở xã Xuân Lan, huyện Lương Tài (nay là thôn Ngọc Quan) có những người làm rạng danh xứ Kinh Bắc như Vũ Miên, Vũ Trinh, Vũ Chu(thông gia với Nguyễn Thiện Thuật, đã có công lao trong Khởi nghĩa Bãi Sậy), Vũ Quyền (nhà giáo dục nổi tiếng thời Nguyễn), Nghệ sĩ-Thủ khoa Vũ Tú...là một nhánh hậu duệ của ông Vũ Nạp, dòng Tể tướng Vũ Nghiêu Tá. Ngọc Quan do có nét đặc sắc về khoa cử được vinh dự mang tên Làng Khôi nguyên xứ Bắc.
Tham khảo
Vũ Ngọc Khánh: Võ tướng Việt Nam - Trang 121, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 2016<|eot_id|> |
Android Go, hay chính thức là Android (Go edition), là một phiên bản rút gọn của hệ điều hành Android, được thiết kế cho các điện thoại thông minh giá rẻ và siêu bình dân (nhưng cũng được sử dụng cho một số máy tính bảng). Tuy nhiên, Hệ điều hành này được dành riêng cho các điện thoại thông minh có 2 GB RAM trở xuống và lần đầu tiên được phát hành cho Android Oreo. Chế độ này có các tối ưu hóa nền tảng được thiết kế để giảm sử dụng dữ liệu di động (bao gồm bật chế độ Trình tiết kiệm dữ liệu theo mặc định) và một bộ dịch vụ Google Mobile đặc biệt được thiết kế để sử dụng ít tài nguyên và băng thông hơn. Gói Google Play Services cũng được chia thành các mô-đun để giảm dung lượng bộ nhớ của nó. Google Play Store sẽ làm nổi bật các ứng dụng nhẹ hơn phù hợp với các thiết bị này.
Giao diện của hệ điều hành Android Go khác với giao diện của Android chính. Một số dịch vụ hệ thống bị vô hiệu hóa để cải thiện hiệu suất. Hầu hết các thiết bị chạy Android Go đều sử dụng GUI Android "nguyên bản" của Google, mặc dù có một số nhà sản xuất vẫn sử dụng GUI tùy chỉnh.
Chú thích
Liên kết ngoài
Android (hệ điều hành)
Hệ điều hành điện thoại thông minh
Máy tính bảng<|eot_id|> |
Đỗ Thúy Hằng là nữ diễn viên truyền hình, cựu người mẫu và doanh nhân Việt Nam. Cô được biết đến qua các phim dài tập Mưa bóng mây, Bí mật Eva, và từng dành giải Nữ diễn viên xuất sắc hạng mục phim truyện điện ảnh tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 19 với bộ phim Cuộc đời của Yến.
Tiểu sử
Đỗ Thúy Hằng sinh năm 1982, trong gia đình có 5 anh chị em tại Kim Sơn, Ninh Bình, sau này gia đình cô chuyển vào Vinh, Nghệ An, Khi học khoa Quản trị doanh nghiệp của Đại học Đông Đô, Thúy Hằng từng tham gia một cuộc thi hoa hậu nhưng chỉ vào top các người đẹp của vòng loại tổ chức tại Hà Nội. Cô được cặp người mẫu Thúy Hằng - Thúy Hạnh chỉ dẫn và trở thành người mẫu độc quyền của Công ty Elite. Tại SEA Games 22, Thúy Hằng được chị là người dẫn chương trình đọc kết quả các trận chung kết. Sau sự kiện này, cô trở thành người dẫn dắt các chương trình của VTV và VTC như Sức sống mới, Lợi ích cộng đồng và Đẹp cùng thể thao.
Sự nghiệp
Năm 2009, cô nhận lời làm người tuyển diễn viên đóng vai Hoài Anh cho bộ phim Bí mật Eva. Nhưng đến ngày thử vai thì những người được cô chọn lại không đến, Thúy Hằng bất đắc dĩ thử vai thay thế và bất ngờ được nhận. Sau khi hoàn thành bộ phim Bí mật Eva, cô chuyển sang Nhật Bản sống cùng chồng, nhưng môi trường sống mới không phù hợp nên Thúy Hằng quay về Việt Nam và bắt đầu kinh doanh các sản phẩm liên quan đến golf.
Năm 2014, cô được đạo diễn Trần Lực mời vào vai chính trong bộ phim truyền hình Lằm chồng đại gia; tiếp đến, cô được đạo diễn Trọng Trinh mời tham gia phim truyền hình Mưa bóng mây. Ban đầu Trọng Trinh muốn cô đóng vai Huệ nhưng cuối cùng vị đạo diễn đã đổi cho cô đóng nhân vật Nga. Qua bộ phim này, Thúy Hằng được Trung Hiếu giới thiệu đến đạo diễn Nguyễn Đức Việt, lúc này đang tìm diễn viên nữ chính cho bộ phim điện ảnh Những đứa con của làng. Năm 2015, Thúy Hằng nhận vai Yến, nhân vật chính trong bộ phim điện ảnh Cuộc đời của Yến của đạo diễn Đinh Tuấn Vũ. Để tập trung vào công việc và gia đình, Thúy Hằng đã từ chối một vai diễn trong dự án phim Bến tình của Lưu Trọng Ninh và vai cô giáo Linh trong Nàng dâu Order.
Năm 2015, Thúy Hằng có hai đề cử cho Nữ diễn viên chính xuất sắc hạng mục Phim truyện điện ảnh tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 19. Tại kỳ liên hoan phim này cô bất ngờ dành giải dù trước đấy dự luận dự đoán giải thưởng sẽ thuộc về Lã Thanh Huyền. Năm 2018, Thúy Hằng được đạo diễn Mai Hồng Phong mời vào vai Lan Cave trong phim Quỳnh búp bê, nhưng cô từ chối; vai diễn sau này giúp diễn viên Thanh Hương có bước tiến lớn trong sự nghiệp.
Năm 2019, cô được đạo diễn Đinh Tuấn Vũ mời vào vai Mùi, nữ chính trong phim điện ảnh Truyền thuyết về Quán Tiên, đây là bộ phim thứ hai họ hợp tác. Năm 2020, cô trở lại với dòng phim truyền hình với vai diễn Thủy trong phim Lửa ấm, để có thời gian tham gia bộ phim này, Thúy Hằng đã phải từ chối hai bộ phim điện ảnh khác, một trong số đó là dự án Viên đạn cuối cùng của Đinh Tuấn Vũ. Sau thời gian nghỉ ngơi, năm 2022, Thúy Hằng tiếp tục có vai diễn chính trong bộ phim truyền hình Chồng cũ, vợ cũ, người yêu cũ của đạo diễn Vũ Trường Khoa.
Đời tư
Thúy Hằng kết hôn với một doanh nhân mang hai dòng máu Nhật Bản và Việt Nam, họ quen biết nhau từ năm 2003 trong dịp Thúy Hằng dự sự kiện văn hóa tại Osaka, hiện tại, có hai con trai. Thúy Hằng tham gia đóng phim dù chồng cô không muốn cô tham gia lĩnh vực nghệ thuật.
Giải thưởng
Vai diễn
Điện ảnh
Phim truyền hình
Tham khảo
Phim và người giành giải Liên hoan phim Việt Nam
Nhân vật còn sống
Nữ diễn viên điện ảnh Việt Nam
Nữ diễn viên truyền hình Việt Nam
Sinh năm 1982
Nữ diễn viên Việt Nam thế kỷ 21
Người Ninh Bình<|eot_id|> |
Bộ môn đua Canoeing tại Đại hội Thể thao châu Á 2022 được tổ chức tại Trung tâm thể thao dưới nước Phụ Dương, Hàng Châu, Trung Quốc.
Lịch thi đấu
Quốc gia tham dự
Tổng cộng có 213 vận động viên đến từ 20 quốc gia tranh tài bộ môn Canoeing tại Đại hội Thể thao châu Á 2022:
Danh sách huy chương
Slalom
Nam
Nữ
Sprint
Nam
Nữ
Medal table
Tham khảo
Liên kết ngoài
Canoe Sprint at the Đại hội Thể thao châu Á 2022
Canoe Slalom at the Đại hội Thể thao châu Á 2022
Môn thi đấu tại Đại hội Thể thao châu Á 2022
2022
Asian Games
Đại hội Thể thao châu Á 2022<|eot_id|> |
Thuộc địa Virginia (tiếng Anh: Colony of Virginia) là một khu định cư thuộc địa của Anh, sau này là của Đế quốc Anh, ở Bắc Mỹ, tồn tại từ năm 1606 đến 1776.
Nỗ lực đầu tiên nhằm tạo ra một khu định cư của người Anh trong khu vực được ban hành vào năm 1584 và được thành lập vào năm 1585; Kết quả là Thuộc địa Roanoke được tái lập 3 lần, tồn tại tổng cộng được 6 năm. Năm 1590 thuộc địa bị bỏ hoang. Nhưng gần 20 năm sau, thuộc địa được tái định cư tại Jamestown, cách địa điểm ban đầu không xa về phía Bắc. Điều lệ thứ 2 được ban hành năm 1606 và được giải quyết vào năm 1607, trở thành thuộc địa lâu dài đầu tiên của Anh ở Bắc Mỹ. Nó diễn ra sau những nỗ lực thất bại trong việc định cư ở Newfoundland của Ngài Humphrey Gilbert vào năm 1583 và Thuộc địa Roanoke (ở miền Đông của Bắc Carolina hiện đại) của Ngài Walter Raleigh vào cuối những năm 1580.
Sáng lập thuộc địa thứ 2 là Công ty Virginia, do Vua James I ủy quyền, với hai khu định cư đầu tiên ở Jamestown trên bờ bắc sông James và Thuộc địa Popham trên sông Kennebec ở Maine ngày nay, cả hai đều là thuộc địa, vào năm 1607. Thuộc địa Popham nhanh chóng thất bại vì nạn đói, bệnh tật và xung đột với các bộ lạc người Mỹ bản địa ở địa phương trong 2 năm đầu. Jamestown chiếm đất thuộc Liên minh Powhatan và cũng đứng trên bờ vực thất bại trước khi có sự xuất hiện của một nhóm người định cư mới và cung cấp hàng hóa bằng tàu vào năm 1610. Thuốc lá trở thành mặt hàng xuất khẩu có lợi nhuận đầu tiên của Virginia, việc sản xuất mặt hàng này có tác động đáng kể đến xã hội và mô hình định cư.
Năm 1624, hiến chương hoàng gia của Công ty Virginia bị Vua James I thu hồi và Thuộc địa Virginia được chuyển giao cho hoàng gia với tư cách là thuộc địa vương thất. Sau Nội chiến Anh vào những năm 1640 và 1650, thuộc địa Virginia được vua Charles II đặt biệt danh là "The Old Dominion" vì lòng trung thành với chế độ quân chủ Anh trong thời kỳ Bảo hộ và Thịnh vượng chung Anh.
Từ năm 1619 đến 1775/1776, cơ quan lập pháp thuộc địa của Virginia là Đại hội đồng, cơ quan điều hành cùng với một thống đốc thuộc địa. Jamestown vẫn là thủ đô của Thuộc địa Virginia cho đến năm 1699; từ năm 1699 cho đến khi giải thể, thủ đô đặt ở Williamsburg. Thuộc địa này trải qua tình trạng hỗn loạn chính trị lớn đầu tiên với Cuộc nổi dậy Bacon năm 1676.
Sau khi tuyên bố độc lập khỏi Vương quốc Đại Anh vào năm 1775, trước khi Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ được chính thức thông qua, Thuộc địa Virginia trở thành Thịnh vượng chung Virginia, một trong 13 bang đầu tiên của Hoa Kỳ, lấy khẩu hiệu chính thức là "The Old Dominion". Toàn bộ các bang hiện đại như Tây Virginia, Kentucky, Indiana và Illinois, cũng như các phần của bang Ohio và Tây Pennsylvania sau đó được thành lập từ lãnh thổ được bao trùm hoặc thuộc địa Virginia tuyên bố chủ quyền vào thời điểm Hoa Kỳ giành được độc lập vào tháng 7 năm 1776.
References
Đọc thêm
Appelbaum, Robert, and John Wood Sweet, eds. Envisioning an English empire: Jamestown and the making of the North Atlantic world (U of Pennsylvania Press, 2011)
Bell, Alison. "Emulation and empowerment: Material, social, and economic dynamics in eighteenth-and nineteenth-century Virginia." International Journal of Historical Archaeology 6.4 (2002): 253–298.
Billings, Warren M., John E. Selby, and Thad W, Tate. Colonial Virginia: A History (1986)
Bond, Edward L. Damned Souls in the Tobacco Colony: Religion in Seventeenth-Century Virginia (2000),
Breen T. H. Puritans and Adventurers: Change and Persistence in Early America (1980). 4 chapters on colonial social history online
Breen, T. H. Tobacco Culture: The Mentality of the Great Tidewater Planters on the Eve of Revolution (1985)
Breen, T. H., and Stephen D. Innes. "Myne Owne Ground": Race and Freedom on Virginia's Eastern Shore, 1640–1676 (1980)
Brown, Kathleen M. Good Wives, Nasty Wenches, and Anxious Patriarchs: Gender, Race, and Power in Colonial Virginia (1996) excerpt and text search
Byrd, William. The Secret Diary of William Byrd of Westover, 1709–1712 (1941) ed by Louis B. Wright and Marion Tinling; famous primary source; very candid about his private life
Bruce, Philip Alexander. Institutional History of Virginia in the Seventeenth Century: An Inquiry into the Religious, Moral, Educational, Legal, Military, and Political Condition of the People, Based on Original and Contemporaneous Records (1910)
Coombs, John C., "The Phases of Conversion: A New Chronology for the Rise of Slavery in Early Virginia," William and Mary Quarterly, 68 (July 2011), 332–60.
Davis, Richard Beale. Intellectual Life in the Colonial South, 1585–1763 3 vol 1978), detailed coverage of Virginia
Freeman, Douglas Southall; George Washington: A Biography Volume: 1–7. (1948). Pulitzer Prize.
Gill, Harold B. Colonial Virginia (1973), for secondary schools online
Gleach; Frederic W. Powhatan's World and Colonial Virginia: A Conflict of Cultures (1997).
Harkins, Susan Sales. Colonial Virginia (2007) for middle schools online
Haskell, Alexander B. For God, King, and People: Forging Commonwealth Bonds in Renaissance Virginia. (U of North Carolina Press. 2017).
Heinegg, Paul. Free African Americans of North Carolina, Virginia, and South Carolina from the colonial period to about 1820 (Genealogical Publishing Co, 2005).
Heinemann, Ronald L., John G. Kolp, Anthony S. Parent Jr., and William G. Shade, Old Dominion, New Commonwealth: A History of Virginia, 1607–2007 (2007).
Hendricks, Christopher E. The Backcountry Towns of Colonial Virginia (U of Tennessee Press, 2006).
https://www.gutenberg.org/cache/epub/27117/pg27117-images.html
Isaac, Rhys. Landon Carter's Uneasy Kingdom: Revolution and Rebellion on a Virginia Plantation (2004)]
Isaac, Rhys. The Transformation of Virginia, 1740–1790 (1982, 1999) Pulitzer Prize winner, dealing with religion and morality; online also online review
Kelso, William M. Kingsmill Plantations, 1619–1800: Archaeology of Country Life in Colonial Virginia (Academic Press, 2014).
Kolp, John Gilman. Gentlemen and Freeholders: Electoral Politics in Colonial Virginia (Johns Hopkins U.P. 1998)
Meacham, Sarah Hand. "Keeping the trade: The persistence of tavernkeeping among middling women in colonial Virginia." Early American Studies 3#1 (2005): 140-163 online.
Mellen, Roger P. "The Colonial Virginia press and the Stamp Act: An expansion of civic discourse." Journalism History 38.2 (2012): 74–85.
Menard, Russell R. "The Tobacco Industry in the Chesapeake Colonies, 1617–1730: An Interpretation." Research In Economic History 1980 5: 109–177. 0363–3268 the standard scholarly study
Morgan, Edmund S. Virginians at Home: Family Life in the Eighteenth Century (1952).
Morgan, Edmund S. "Slavery and Freedom: The American Paradox." Journal of American History 1972 59(1): 5–29 in JSTOR
Morgan, Edmund S. American Slavery, American Freedom: The Ordeal of Colonial Virginia (1975) online highly influential study
Nelson, John A Blessed Company: Parishes, Parsons, and Parishioners in Anglican Virginia, 1690–1776 (2001)
Nelson, William E. "Law and the Structure of Power in Colonial Virginia." Valparaiso University Law Review 48 (2013): 757–883. online.
Price, David A. Love and Hate in Jamestown: John Smith, Pocahontas, and the Start of a New Nation (2005)
Ragsdale, Bruce A. "George Washington, the British tobacco trade, and economic opportunity in prerevolutionary Virginia." Virginia Magazine of History and Biography 97.2 (1989): 132–162.
Rasmussen, William M.S. and Robert S. Tilton. Old Virginia: The Pursuit of a Pastoral Ideal (2003)
Roeber, A. G. Faithful Magistrates and Republican Lawyers: Creators of Virginia Legal Culture, 1680–1810 (1981)
Rountree, Helen C. Pocahontas, Powhatan, Opechancanough: Three Indian Lives Changed by Jamestown (University of Virginia press, 2005), early Virginia history from an Indian perspective by a scholar
Rutman, Darrett B., and Anita H. Rutman. A Place in Time: Middlesex County, Virginia, 1650–1750 (1984), new social history; online
Shammas, Carole. "English-Born and Creole Elites in Turn-of-the-Century Virginia." in Local Government in European Overseas Empires, 1450–1800 (Routledge, 2018) pp. 589–611.
Sheehan, Bernard. Savagism and civility: Indians and Englishmen in colonial Virginia (Cambridge UP, 1980.) online
Spangler, Jewel L. "Becoming Baptists: Conversion in colonial and early national Virginia." Journal of Southern History 67.2 (2001): 243–286 online.
Talpalar, Morris. The sociology of Colonial Virginia (1968) online
Wallenstein, Peter. Cradle of America: Four Centuries of Virginia History (2007).
Wertenbaker, Thomas J. The Shaping of Colonial Virginia, comprising Patrician and Plebeian in Virginia (1910) full text online; Virginia under the Stuarts (1914) full text online; and The Planters of Colonial Virginia (1922) full text online; well written but outdated
Wright, Louis B. The First Gentlemen of Virginia: Intellectual Qualities of the Early Colonial Ruling Class (1964) online
Liên kết ngoài
Library of Congress: Evolution of the Virginia Colony, 1610–1630
Thuộc địa Virginia
Cựu thuộc địa và xứ bảo hộ Anh tại châu Mỹ
Cựu thuộc địa Anh
Quốc gia Kitô giáo<|eot_id|> |
Đồng bảng Virginia (tiếng Anh: Virginia pound) là tiền tệ của Thuộc địa Virginia cho đến năm 1793. Ban đầu, đồng bảng Anh được lưu hành cùng với ngoại tệ, được bổ sung từ năm 1755 bằng tiền giấy địa phương. Mặc dù những tờ tiền này có mệnh giá bằng £sd, nhưng chúng có giá trị thấp hơn đồng bảng Anh, vì vậy 1 shilling Virginia bằng 9d bảng Anh.
Pháp luật thuộc địa
Năm 1645, cơ quan lập pháp của Thuộc địa Virginia cấm trao đổi hàng hóa và định giá đồng đô la Tây Ban Nha hoặc đồng mãnh tám ở mức 6/–. Cơ quan lập pháp năm 1655 chính thức phá giá đồng đô la Tây Ban Nha xuống 5/-.
Tiền xu Virginia
Đồng tiền "chính thức" đầu tiên ở Bắc Mỹ thuộc Anh được Thuộc địa Virginia phát hành vào năm 1775, mặc dù chúng có niên đại là năm 1773. Lý do là Viện Burgesses Virginia đã yêu cầu đúc tiền trong vài năm và Vua George III cuối cùng đã đồng ý vào năm đó.
Năm tấn tiền xu đã được gửi đến thuộc địa trên con tàu kéo Virginia và hầu hết số tiền xu này đã được phân phối ngay trước khi Cách mạng Hoa Kỳ bùng nổ vào tháng 4 năm 1775. Chúng được coi là loại tiền đúc của Thuộc địa Mỹ có giá cả phải chăng nhất.
Tiền tệ lục địa
Bang Virginia đã phát hành tiền lục địa có mệnh giá bằng £sd và đô la Tây Ban Nha, với 1 đô la = 6/–. Đồng tiền lục địa được thay thế bằng đồng đô la Mỹ với tỷ giá 1000 đô la lục địa = 1 đô la Mỹ.
Tham khảo
Thư mục
Newman, Eric P. The Early Paper Money of America. 5th edition. Iola, Wisconsin: Krause Publications, 2008. .
Xem thêm
Bảng (tiền)
Tiền tệ lịch sử của Hoa Kỳ
Lịch sử tiền bang Virginia
Kinh tế Virginia
Thuộc địa Virginia<|eot_id|> |
Thuộc địa độc quyền (tiếng Anh: Proprietary colony) là một loại hình chính quyền thuộc địa ở Châu Mỹ thuộc Anh trong thế kỷ XVII và ở Đông Ấn cho đến những năm 1850. Tại các vùng đất thuộc sở hữu hải ngoại của Anh, tất cả đất đai đều thuộc về Vương quyền, cơ quan nắm quyền quản lý tối cao. Tất cả các lãnh thổ thuộc địa của Anh đều được Vương quyền phân chia thông qua các hiến chương hoàng gia thành một trong ba loại: độc quyền, vương thất hoặc giao ước. Theo hệ thống độc quyền, các cá nhân hoặc công ty (thường là công ty cổ phần) được Nhà vua cấp các điều lệ thương mại để thành lập các thuộc địa ở nước ngoài. Những chủ sở hữu này sau đó được trao quyền lựa chọn các thống đốc và các quan chức khác ở thuộc địa.
Kiểu cai trị gián tiếp này cuối cùng không còn được ưa chuộng khi tình hình chính trị xã hội ở các thuộc địa Mỹ của Anh dần dần ổn định và những khó khăn hành chính được giảm bớt, hoặc do sự thất bại về mặt hành chính hoặc kinh tế của công ty độc quyền. Các vị quân chủ kế tiếp của Anh tìm cách củng cố quyền lực và thẩm quyền của mình, đồng thời dần dần chuyển đổi tất cả các thuộc địa độc quyền thành Thuộc địa Vương thất, được quản lý bởi các quan chức thuộc địa do chính phủ ở London bổ nhiệm. Đến thế kỷ XVIII, hầu hết các thuộc địa độc quyền trước đây đã được chuyển đổi thành thuộc địa vương thất.
Tham khảo
Xem thêm
Martinez, Albert J. "The Palatinate Clause of the Maryland Charter, 1632-1776: From Independent Jurisdiction to Independence." American Journal of Legal History (2008): 305–325. in JSTOR
Mereness, Newton Dennison. Maryland as a proprietary province (1901) online
Osgood, Herbert L. “The Proprietary Province as a Form of Colonial Government.” Part I. American Historical Review 2 (July 1896): 644–64; Part 495. vol 3 (October 1897): 31–55; Part III. vol 3 (January 1898): 244–65. part 1 online free at JSTOR, part 3 the standard survey
Osgood, Herbert Levi. The American Colonies in the Seventeenth Century: The Proprietary Province in Its Earliest Form, the Corporate Colonies of New England (1930)
Osgood, Herbert Levi. The Proprietary Province in Its Later Forms (Columbia University Press, 1930)
Roper, Louis H., and Bertrand Van Ruymbeke, eds. Constructing Early Modern Empires: Proprietary Ventures in the Atlantic World, 1500-1750 (Brill, 2007)
Các dạng nhà nước hợp hiến
Thực dân Anh tại châu Mỹ
Chính phủ thuộc địa ở châu Mỹ
Luật đất đai thuộc địa
Lịch sử chủ nghĩa thực dân
Chính quyền Đế quốc Anh<|eot_id|> |
Người Palestin (phát âm tiếng Việt như là: người Pa-le-xtin hay Pa-lét-xtin; tiếng Ả rập: الفلسطينيون, al-Filasṭīniyyūn hay الشعب الفلسطيني, ash-sha‘b al-Filasṭīnī; tiếng Do Thái: פָלַסְטִינִים, Fālasṭīnīm hay còn gọi là người Palestin Ả rập/ العرب الفلسطينيون, al-ʿArab al-Filasṭīniyyūn) là một nhóm người Ả Rập có nguồn gốc từ những người đã sinh sống lâu đời ở vùng Palestine trong nhiều thiên niên kỷ. Bất chấp nhiều cuộc chiến tranh và cuộc di cư khác nhau, khoảng một nửa dân số Palestine trên thế giới vẫn tiếp tục cư trú trên lãnh thổ của Palestine trước đây, hiện bao gồm Bờ Tây và Dải Gaza (các lãnh thổ của người Palestine) cũng như ở Israel. Năm 1919, người Hồi giáo Palestine và người Cơ đốc giáo Palestine chiếm 90% dân số Palestine, ngay trước làn sóng nhập cư Do Thái thứ ba dưới sự ủy trị của Anh sau Thế chiến thứ nhất. Sự phản đối việc nhập cư của người Do Thái đã thúc đẩy việc củng cố bản sắc dân tộc thống nhất, mặc dù xã hội Palestine vẫn bị chia rẽ từ những khác biệt về khu vực, giai cấp, tôn giáo và gia đình.
Lịch sử bản sắc dân tộc Palestine là một vấn đề gây tranh cãi giữa các học giả, thuật ngữ "Palestin" được người Ả Rập Palestine sử dụng để chỉ khái niệm dân tộc chủ nghĩa về một dân tộc Palestine từ cuối thế kỷ 19 và trước Thời kỳ Thế chiến thứ nhất. Sự giải thể của Đế chế Ottoman và sau đó là việc thành lập một chính quyền ủy trị của Anh cho khu vực đã thay thế quốc tịch Ottoman bằng quốc tịch Palestine, củng cố bản sắc dân tộc. Sau Tuyên ngôn Độc lập của Israel, việc trục xuất người Palestine năm 1948, và hơn thế nữa sau cuộc di cư của người Palestine năm 1967, thuật ngữ "Palestin" đã phát triển thành ý nghĩa về một tương lai chung dưới hình thức khát vọng về một nhà nước Palestine Ngày nay, bản sắc Palestine bao gồm di sản của mọi thời đại từ thời Kinh thánh cho đến thời kỳ Ottoman.
Được thành lập vào năm 1964, Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) là một tổ chức bảo trợ cho các nhóm đại diện cho người dân Palestine trước các quốc gia trên trường quốc tế. Chính quyền Quốc gia Palestine chính thức được thành lập vào năm 1994 theo Hiệp định Oslo, là một cơ quan hành chính lâm thời chịu trách nhiệm quản lý trên danh nghĩa các trung tâm dân cư Palestine ở Bờ Tây và Dải Gaza. Kể từ năm 1978, Liên hợp quốc đã tổ chức Ngày Quốc tế đoàn kết hàng năm với nhân dân Palestine. Theo nhà sử học người Anh Perry Anderson, người ta ước tính rằng một nửa dân số ở các vùng lãnh thổ Palestine là người tị nạn, và họ đã phải chịu thiệt hại chung về tài sản khoảng 300 tỷ USD do sự tịch thu tài sản từ phía Israel, tính theo thời giá năm 2008–2009.
Từ nguyên
Nguồn gốc
Danh tính
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Palestin
Lãnh thổ ủy trị của Anh
Chiến tranh (1947–1949)
"Năm tháng mất mát" (1949–1967)
1967–nay
Nhân khẩu
Người tị nạn
Tôn giáo
Nhân khẩu hiện tại
Xã hội
Ngôn ngữ
Giáo dục
Phụ nữ và gia đình
Văn hóa
Ẩm thực
Nghệ thuật
Thủ công mỹ nghệ
Trang phục
Văn học
Âm nhạc
Nhạc hip hop Palestin
Khiêu vũ
Thể thao
Tham khảo
Barzilai, Gad. (2003). Communities and Law: Politics and Cultures of Legal Identities. Ann Arbor: University of Michigan Press.
Boyle, Kevin and Sheen, Juliet (1997). Freedom of Religion and Belief: A World Report. London: Routledge.
Cohen, Hillel, Army of Shadows, Palestinian Collaboration with Zionism, 1917–1948
Cohen, Robin (1995). The Cambridge Survey of World Migration. Cambridge University Press.
Cordesman, Anthony H (2005). The Israeli-Palestinian War: Escalating to Nowhere. Greenwood Publishing Group.
Drummond, Dorothy Weitz (2004). Holy Land, Whose Land?: Modern Dilemma, Ancient Roots. Fairhurst Press.
Farsoun, Samih K. (2004). Culture and Customs of the Palestinians. Greenwood Press.
Gelvin, James L (2005). The Israel-Palestine Conflict: One Hundred Years of War. Cambridge University Press, New York, NY.
Guzmán, Roberto Marín (2000). A Century of Palestinian Immigration into Central America. Editorial Universidad de C.R.
Healey, John F. (2001). The Religion of the Nabataeans: A Conspectus. Brill Academic Publishers.
Hobsbawn, Eric (1990). Nations and Nationalism since 1780: Programme, myth, reality. Cambridge University Press.
Howell, Mark (2007). What Did We Do to Deserve This? Palestinian Life under Occupation in the West Bank, Garnet Publishing.
Kasher, Aryeh (1990). Jews and Hellenistic Cities in Eretz-Israel. Mohr Siebeck.
Khalidi, Rashid (1997). Palestinian Identity: The Construction of Modern National Consciousness. Columbia University Press.
Khalidi, Rashid (2006). The Iron Cage: The Story of the Palestinian Struggle for Statehood, Houghton Mifflin.
Khalidi, Walid (1984). Before Their Diaspora. Institute for Palestine Studies, Washington D.C.
Kimmerling, Baruch and Joseph S. Migdal (2003). The Palestinian People: A History. Harvard University Press. . .
Kunstel, Marcia and Joseph Albright (1990). Their Promised Land: Arab and Jew in History's Cauldron-One Valley in the Jerusalem Hills. Crown.
Lewis, Bernard (1999). Semites and Anti-Semites: An Inquiry Into Conflict and Prejudice. W. W. Norton & Company.
Lewis, Bernard (2002). The Arabs in History. Oxford University Press, USA, 6th ed. freedomofbleep.com
Lybarger, Loren (2007). Identity and religion in Palestine: the struggle between Islamism and secularism in the occupied territories. Princeton University Press,
Lynd, S., Bahour, S. and Lynd, A. (editors) Homeland: Oral Histories of Palestine and Palestinians. New York: Olive Branch Press.
McCarthy, Justin (1990). "The Population of Palestine: Population Statistics of the Late Ottoman Period and the Mandate". Columbia University Press, ISBAN: 0231071108
McDowall, David (1989). The Uprising and Beyond. I.B.Tauris.
Muhawi, Ibrahim (1989). Speak, Bird, Speak Again: Palestinian Arab Folktales. University of California Press.
Parkes, James (1970). Whose Land? A History of the Peoples of Palestine.
Parmenter, Barbara McKean (1994). Giving Voice to Stones Place and Identity in Palestinian Literature University of Texas Press
Porath, Yehoshua (1974). The Emergence of the Palestinian-Arab National Movement 1918–1929. London: Frank Cass and Co., Ltd.
Porath, Yehoshua (1977). Palestinian Arab National Movement: From Riots to Rebellion: 1929–1939, vol. 2, London: Frank Cass and Co., Ltd.
Shahin, Mariam (2005). Palestine: A Guide. Interlink Books.
Whitelam, Keith (1997). The Invention of Ancient Israel: The Silencing of Palestinian History, Routledge, ,
Charles Wilson, "Picturesque Palestine, Sinai and Egypt". New York, 1881.
Ateek, Naim (1992) Jerusalem in Islam and For Palestinian Christians.
Liên kết ngoài
Christians in Palestine antique prints collection
Sounds of Folksongs
Voice of Palestinian Folklore, Free Songs Download
Traditional Palestinian Clothes
The Art of Palestinian Embroidery
Sands of Sorrow – Film on refugees
United Nations Programme of Assistance to the Palestinian People
The Ottoman Palestine Download Palestinian Pictures in Ottoman Palestine.
Chú thích
Palestin<|eot_id|> |
Bán long (nghĩa đen: nửa rồng) là những sinh vật mang trong mình một nửa là rồng, trong thần thoại chúng là con lai giữa rồng với sinh vật khác, hoặc những sinh vật được ban sức mạnh của rồng.
Bán long có thể đề cập đến:
Long nhân: Trong truyền thuyết, long nhân là con lai giữa loài rồng cùng với con người.
Long Mã: sinh vật truyền thuyết có hình dáng một con ngựa có cánh với vảy kỳ lân và đầu rồng trong thần thoại Trung Quốc
Trong thần thoại Meitei, Long sư (Kanglā Shā) là một sinh vật huyền thoại lai giữa Rồng và sư tử.
Long Quy: sinh vật truyền thuyết Trung Quốc kết hợp hay trong bốn tứ tượng của thần thoại Trung Quốc
Xem thêm
Rồng
Rồng (phương tây)
Rồng
Sinh vật huyền thoại
Động vật trong văn hóa đại chúng
Sinh vật huyền thoại lai<|eot_id|> |
Đừng nhầm lẫn với Sekhemkare, một Pharaon thuộc Vương triều thứ Mười Ba của Ai Cập
Sekhemkare là một vương tử dưới thời Vương triều thứ Tư, đồng thời là một wazir (tương đương chức tể tướng ở nền phong kiến Á Đông) dưới thời Vương triều thứ 5 của Ai Cập cổ đại.
Thân thế
Theo những dòng văn tự khắc trên tường mastaba G 8154, nơi chôn cất của Sekhemkare, thì ông là con trai của Pharaon Khafre với vương hậu Hekenuhedjet (một bà vợ thứ của Khafre). Sekhemkare có ít nhất 4 người con trai, là Sekhemkare, Safkhafra, Herkhaf, Khafre-ankh. Phu nhân của ông bị mất tên, chỉ còn sót lại phần Khufu[..]t.
Sekhemkare, cũng như những người anh em khác mẹ của ông, được ban những danh hiệu mà các vương tử thường có, như Đại vương tử, Trữ quân, Bá tước, Tể tướng, Chánh án, Quản đốc những Người ghi chép của Phụ vương, Quản khố của Đức vua Hạ Ai Cập, Người tâm sự của Phụ vương, Người trông coi lễ nghi cho Phụ vương, Người giữ bí mật cho Phụ vương, Tư tế ướp xác của thần Anubis (tạm dịch từ Eldest King's Son of His Body, Hereditary Prince, Count, Vizier, Chief Justice, Director of the Scribes of the Book of His Father, Treasurer of the King of Lower Egypt, Sole Confidant of His Father, Chief Eitualist of His Father, Master of the Secrets of His Father, Embalmer-priest of Anubis'').
Trong nhà nguyện phía trong, Sekhemkare được biết là đã nhận nhiều ân sủng từ vua cha cũng như 4 vua kế vị sau đó là Menkaure, Shepseskaf, Userkaf và Sahure. Mỗi vua trong số đó dường như đã ban thêm của cải cho ông, mặc dù ông đã thừa hưởng một khối tài sản đáng kể từ vua cha Khafre, như được mô tả trong bích họa trên bức tường phía đông của nhà nguyện phía ngoài. Sau đó, Sekhemkare trở thành wazir đầu tiên của Vương triều thứ Năm dưới thời Pharaon Sahure.
Lăng mộ
Sekhemkare là chủ nhân của mastaba G 8154, tọa lạc phía đông nam của Kim tự tháp Khafre, cha ông. Lăng mộ của Sekhemkare được trang trí dưới triều đại của Sahure, do đó ông có lẽ đã mất dưới thời vị vua này.
Lăng mộ được xây dựng ngay trên vách đá, gồm có hai nhà nguyện, mái được sơn giả màu đá hoa cương đỏ. Lối vào lăng quay về hướng nam, rộng 1 m, cao 2,57 m. Ở bức tường phía tây của nhà nguyện ngoài có một hành lang dẫn xuống phòng chôn cất, dài khoảng 3,85 m và rộng gần 1 m. Phòng chôn cất có kích thước 3,40 x 2,25 x 2,3 m, có một hốc lớn trên sản để đặt quách nhưng quách đã bị trộn mất hoàn toàn và chỉ còn lại một số mảnh xương.
Tham khảo
Nguồn
Hoàng tử Ai Cập cổ đại<|eot_id|> |
Người Philistin hay Philistines (tiếng Do Thái: פְּלִשְׁתִּים,/Pəlīštīm; tiếng Hy Lạp: Φυλιστιείμ/Phulistieím) là một dân tộc cổ xưa sống ở bờ biển phía nam Canaan trong Thời đại đồ sắt. Người Philistin có nguồn gốc là một nhóm người nhập cư từ eo biển Aegean định cư ở Canaan vào khoảng năm 1175 trước Công nguyên. Theo thời gian, họ dần dần đồng hóa các yếu tố của xã hội Levant địa phương trong khi vẫn bảo tồn nền văn hóa độc đáo của riêng mình. Vào năm 604 trước Công nguyên, chính thể Philistin sau khi bị Đế quốc Tân Assyria chinh phục trong nhiều thế kỷ rồi cuối cùng đã bị Vua Nebuchadnezzar II của Đế quốc Tân Babylon tiêu diệt. Sau khi trở thành một phần của đế chế của ông và Đế chế Ba Tư kế vị thì người Philistin đã mất đi bản sắc dân tộc riêng biệt và biến mất khỏi hồ sơ lịch sử và khảo cổ vào cuối thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên.
Trong các cổ thư thì Người Philistines được biết đến với cuộc xung đột trong thời đại Kinh thánh với người Do Thái (Israel). Mặc dù nguồn thông tin chính về người Philistin là Kinh thánh tiếng Do Thái, nhưng họ lần đầu tiên được chứng thực trong các bức phù điêu tại Đền thờ Ramesses III tại Medinet Habu, trong đó họ được gọi là Peleset[a] (được chấp nhận là cùng nguồn gốc với Peleshet trong tiếng Do Thái) thuật ngữ song song của người Assyria là Palastu (chữ nêm: 𒉺𒆷𒀸𒌓) Pilišti (𒉿𒇷𒅖𒋾) hoặc Pilistu (𒉿𒇷𒅖𒌓). Họ cũng để lại đằng sau sự hiện diện của mình là cả một nền văn hóa vật chất đặc biệt. Thuật ngữ người Palestin (Palestine) có cùng nguồn gốc, tên đồng nghĩa của người bản địa Philistin vẫn chưa được biết. Kinh Torah không ghi chép về người Philistin là một trong những giống dân phải di dời khỏi Canaan trong Sáng thế ký đoạn 15:18-21.
Chú thích
Tham khảo
Liên kết ngoài
Corinne Mamane Museum of Philistine Culture
National Geographic article
List of Biblical References to Philistines or Philistia
Tell es-Safi/Gath Archaeological Project Website
Tell es-Safi/Gath Archaeological Project Blog
Penn State University - The Sea Peoples and the Philistines (link broken)
Neal Bierling, Giving Goliath his Due: New Archaeological Light on the Philistines (1992)
The Center for Online Judaic Studies: Ramesses III and the Philistines, 1175 BC
Biblical Archaeology Review - Yavneh Yields Over a Hundred Philistine Cult Stands
Neal Bierling. Giving Goliath His Due. New Archaeological Light on the Philistines
Ashkelon dig
Trung Đông<|eot_id|> |
Trương Quế Phương ( tiếng Trung :张桂芳; bính âm : Zhāng Guìfāng ) là một nhân vật xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng của Trung Quốc Phong Thần Diễn Nghĩa .
Bối cảnh
Trương Quế Phương là chỉ huy của Ải Thanh Long và phục vụ dưới quyền Thái Sư Văn Trọng như một thanh kiếm sắt . Về ngoại hình, Trương Quế Phương mặc bộ áo giáp hoàng gia màu trắng cồng kềnh và cầm một ngọn giáo băng lớn . Do thân phận ban đầu của Trương Quế Phương, anh ta sử dụng khả năng ma thuật "gọi tên"; với khả năng này, Trương Quế Phương có thể làm tê liệt bất kỳ cá nhân nào nếu anh ta tình cờ nói ra tên thật của họ (tuy nhiên, khả năng như vậy không thể sử dụng đối với Na Tra hay Dương Tiễn).
Sau mánh khóe của Triều Lôi , Văn Trọng cửTrương Quế Phương và đội tiên Phong Lâm của ông ta đến Chân đồi phía Tây để thực hiện một chiến dịch trừng phạt. Sau khi Trương Quế Phương đến, anh ta cố gắng thuyết phục Khương Tử Nha "nhìn thấy ánh sáng" và quay trở lại với vua Châu . Ngay sau đó, một trận chiến lớn sẽ xảy ra giữa Trương Quế Phương và quân đội của ông ta. Trong khi đích thân đấu tay đôi với Hoàng Phi Hổ , anh ta sẽ hét lên: " Hoàng Phi Hổ, chưa ngã xuống, còn đợi đến chừng nào ! " Vì vậy, Trương Quế Phương đã bắt được Hoàng Phi Hổ và trở về trại.
Sau đó, Na Tra đối đầu với Trương Quế Phương khoảng hai ngày sau cuộc xung đột trước đó với Khương Tử Nha. Na Tra sử dụng danh tiếng thần thánh của mình để dễ dàng đánh bại đơn vị ngàn quân của Trương Quế Phương và thậm chí phá hủy cánh tay phải của Trương Quế Phương bằng một đòn tấn công chí mạng. Tuy nhiên, Cửu Long Đảo Tứ Thánh sau đó đã chữa lành vết thương cho Trương Quế Phương, cho phép anh ta quay trở lại trong trận chiến một cách hiệu quả. Sau những hành động tuyệt vọng của Lý Hứng Bá , Trương Quế Phương ngay lập tức xuất hiện và giải cứu anh ta khỏi rắc rối. Tuy nhiên, bản thân Trương Quế Phương buộc phải bỏ trốn. Vào ban đêm, Khương Tử Nha cử Triều Điền và Triều Lôi đến trước trại của Trương Quế Phương. Sau khi tuyên bố trung thành vĩnh viễn với vua Trụ, Trương Quế Phương tự sát bằng cách dùng thanh kiếm của mình đâm vào người.
Cuối cùng Trương Quế Phương được phong làm vị thần của Tán Môn Tinh (丧门星).<|eot_id|> |
là thị trấn nằm ở quận Kuma, tỉnh Kumamoto. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 9.076 người và mật độ dân số là 55 người/km². Tổng diện tích thị trấn là 165,87 km².
Tham khảo
Thị trấn của tỉnh Kumamoto<|eot_id|> |
là một ngôi làng thuộc huyện Naka, tỉnh Ibaraki. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính ngôi làng là 37.891 và mật độ dân số là 1.000 người/km². Tổng diện tích ngôi làng là 37,98 km².
Tham khảo<|eot_id|> |
Tia Sáng là một tạp chí về khoa học và công nghệ của Việt Nam được thành lập vào năm 1991 trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Đây được coi là nền tảng để giới trí thức lên tiếng về các quyết định hoạch định chính sách ở Việt Nam.
Lịch sử
Tia Sáng được thành lập vào tháng 4 năm 1991.
Nhiều bài viết đăng trên Tia Sáng được giới thiệu và thảo luận trên BBC (bản tiếng Việt) như bài viết của Hoàng Tụy về thái độ của giới trí thức đối với các vấn đề xã hội ở Việt Nam. Website của Tia Sáng đã bị chính phủ Việt Nam buộc phải ngừng hoạt động vào năm 2009 trong vài tháng vì những bài viết 'nhạy cảm'. Một số contributor của Tia Sáng đã hoặc đang là tù nhân lương tâm như Phạm Đoan Trang, Lê Công Định.
Kể từ cuối những năm 2000, Tia Sáng ít chỉ trích chính phủ hơn. Contributor đáng chú ý và thường xuyên của Tia Sáng hiện nay là Pierre Darriulat, cựu giám đốc nghiên cứu của CERN.
Tia Sáng đã hợp nhất với báo Khoa học Phát triển vào năm 2017.
Sự ủng hộ của Tia Sáng về tính liêm chính và minh bạch trong khoa học đã dẫn đến việc thành lập Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED). NAFOSTED là một cơ chế tài trợ khoa học ở Việt Nam giúp các nhà khoa học có nhiều tự do hơn trong nghiên cứu nhưng đòi hỏi chất lượng cao hơn trong sản phẩm khoa học của họ. Tia Sáng còn đồng sáng lập giải thưởng Tạ Quang Bửu vinh danh các nhà khoa học về khoa học cơ bản.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Official website
Báo chí Việt Nam
Tạp chí khoa học và công nghệ
Tạp chí thành lập năm 1991<|eot_id|> |
Aum Shinrikyo (tiếng Nhật: オウム/真理教, Oumu Shinrikyō có nghĩa là Chân lý Tối thượng) hay còn gọi là Aleph (アレフ/Arefu) hay còn được gọi tên tiếng Việt thông dụng là Giáo phái Aum là một phong trào tôn giáo mới của Nhật Bản và giáo phái Ngày tận thế do Shoko Asahara thành lập vào năm 1987. Giáo phái Aum đã thực hiện Vụ tấn công bằng khí sarin trên tàu điện ngầm Tokyo vào năm 1995 và được phát hiện là thủ phạm gây ra vụ tấn công sarin ở Matsumoto vào năm trước đó, những người thực hiện các cuộc tấn công đã hành sự bí mật, không được các tín đồ bình thường biết đến. Shoko Asahara khẳng định mình vô tội trong một chương trình phát thanh được chuyển tiếp từ Nga và hướng tới Nhật Bản.
Aum Shinrikyo được tách thành Aleph và Hikari no Wa vào năm 2007 và đã chính thức bị một số quốc gia coi là tổ chức khủng bố, bao gồm Nga, Canada, Nhật Bản, Kazakhstan, cũng như Liên minh Châu Âu. Trước đây nhóm này bị Hoa Kỳ liệt vào danh sách tổ chức khủng bố cho đến năm 2022 khi Bộ Ngoại giao Mỹ xác định nhóm này phần lớn không còn tồn tại như một tổ chức khủng bố. Cơ quan Công an Điều tra Nhật Bản (PSIA) xác định Aleph và Hikari no Wa là các nhánh của một "tôn giáo nguy hiểm". Giáo lý của giáo phái này kết hợp cách giải thích cực đoan của nhiều tôn giáo, từ Phật giáo đến Thiên chúa giáo, Aum Shinrikyo gây tranh cãi về những lời tiên tri của ngày tận thế, liên quan đến Thế chiến III do Mỹ khởi xướng. Sau đó, mọi thứ dần trở nên bạo lực, nhóm tham gia vào các hoạt động nguy hiểm và giết hại những thành viên cố gắng rời khỏi tổ chức. Giáo phái Aum chính thức được xác định là một nhóm khủng bố, chịu trách nhiệm về vụ tấn công bằng khí sarin trên năm chuyến tàu trong hệ thống tàu điện ngầm ở Tokyo, giết chết 13 người và ảnh hưởng đến hơn 1.000 hành khách khác vào năm 1995.
Hoạt động
Vào năm 1992, Shoko Asahara vốn người sáng lập Aum Shinrikyo đã xuất bản một cuốn sách mà trong đó Asahara tuyên bố mình là "Giê-su", bậc giác ngộ duy nhất của Nhật Bản, và được xác định là "Chiên Thiên Chúa". Giáo chủ Asahara đưa ra một lời tiên tri tận thế, bao gồm chiến tranh thế giới thứ ba và mô tả một cuộc xung đột cuối cùng lên đến đỉnh điểm trong một vụ đua hạt nhân Armageddon, lấy thuật ngữ này từ Sách Khải Huyền. Sứ mệnh nhầm lẫn của Asahara là tự cho rằng bản thân ông đang gánh tội lỗi của cả thế giới, và ông tuyên bố ông có thể chuyển giao quyền lực tinh thần cho những người đi theo và giúp loại bỏ những tội lỗi của họ. Asahara cũng thấy những âm mưu đen tối ở khắp mọi nơi của người Do Thái, Hội Tam Điểm, người Hà Lan, Hoàng gia Anh, và các tôn giáo khác của Nhật Bản đang có âm mưu tranh đoạt.
Ban đầu, cảnh sát Nhật Bản đã báo cáo cuộc tấn công này như là cách của giáo phái này nhằm tăng tốc tới ngày tận thế. Bên công tố nói rằng đây là một nỗ lực để hạ bệ chính phủ và đưa Asahara thành "Nhật hoàng" của Nhật Bản. Nhóm bảo vệ Asahara tuyên bố rằng một số thành viên cấp cao của nhóm đã lên kế hoạch tấn công một cách độc lập, nhưng không giải thích động cơ của mình. Aum Shinrikyo bắt đầu cuộc tấn công vào ngày 27 tháng 6 năm 1994 tại Matsumoto, Nhật Bản. Với sự giúp đỡ của một chiếc xe tải lạnh, các thành viên của giáo phái đã xả ra một đám mây khí sarin ở gần nhà của thẩm phán đang xử lý một vụ kiện liên quan đến một vụ tranh chấp về bất động sản, dự đoán sẽ có kết quả chống lại giáo phái này. Do sự kiện này, có tới 500 người bị thương và 8 người đã chết. Sau vụ tấn công tầu điện ngầm bằng khí độc thì Naoko Kikuchi, người đã từng tham gia sản xuất khí sarin, đã bị bắt sau khi bị chỉ điểm vào tháng 6 năm 2012, và Katsuya Takahashi ngay sau đó.
Vào ngày 6 tháng 7 năm 2018, sau khi hết mọi kháng cáo, Asahara và sáu người tử tù đã bị xử tử như hình phạt cho vụ tấn công năm 1995 và các tội ác khác. Sáu tín đồ khác bị xử tử vào ngày 26 tháng 7 năm 2018. Vào lúc 12h10, ngày đầu năm mới 2019, ít nhất 9 người bị thương (một người bị thương nặng) khi một chiếc ô tô cố tình lao vào đám đông đang đón năm mới trên phố Takeshita ở Tokyo. Cảnh sát địa phương đưa tin về việc bắt giữ Kazuhiro Kusakabe, nghi phạm lái xe, người được cho là đã thừa nhận cố tình đâm xe của mình vào đám đông để phản đối việc phản đối án tử hình, cụ thể là để trả thù việc hành quyết các thành viên giáo phái Aum. PSIA đã thông báo vào tháng 01 năm 2015 rằng họ sẽ bị giám sát giáo phái này thêm ba năm nữa. Tòa án quận Tokyo đã hủy bỏ việc gia hạn giám sát Hikari no Wa vào năm 2017 sau những thách thức pháp lý từ nhóm này, nhưng vẫn tiếp tục theo dõi Aleph. Chính phủ đã kháng cáo việc hủy bỏ và vào tháng 2 năm 2019, Tòa án tối cao Tokyo đã lật lại quyết định của tòa án cấp dưới, khôi phục hoạt động giám sát, với lý do không có thay đổi lớn nào giữa Aum Shinrikyo và Hikari no Wa.
Chú thích
Nhật Bản<|eot_id|> |
AirPrint là một tính năng trong hệ điều hành macOS và iOS của Apple Inc. cho phép in ấn mà không cần cài đặt trình điều khiển máy in cụ thể. Kết nối được thực hiện thông qua mạng cục bộ (thường là thông qua Wi-Fi), trực tiếp đến máy in tương thích với AirPrint hoặc đến máy in được chia sẻ không tương thích thông qua máy tính chạy Microsoft Windows, Linux, hoặc macOS.
Xem thêm
Google Cloud Print
Internet Printing Protocol
Mopria Alliance
Chú thích
Liên kết ngoài
About AirPrint - Apple Support
IOS
In máy tính
Giao thức in ấn<|eot_id|> |
Giáo phái Ngày tận thế (Doomsday cult) là một giáo phái tin vào thuyết khải huyền ngày tận thế và Thuyết nghìn năm (cho rằng Chúa cứu thế sẽ xuất hiện trên thế gian và trị vì một nghìn năm), bao gồm cả những giáo phái dự đoán thảm họa và những giáo phái cố gắng hủy diệt toàn bộ vũ trụ. Nhà xã hội học John Lofland đã đặt ra thuật ngữ giáo phái ngày tận thế trong nghiên cứu năm 1966 của ông về một nhóm thành viên của Nhà thờ Thống nhất Hoa Kỳ (Unification Church of the United States): Giáo phái Ngày tận thế: Nghiên cứu về Cải đạo, đổi đạo và Duy trì Đức tin. Năm 1958, Leon Festinger xuất bản một nghiên cứu về một nhóm có những dự đoán về thảm họa: Khi lời tiên tri thất bại: Một nghiên cứu tâm lý và xã hội về một nhóm hiện đại dự đoán sự hủy diệt của thế giới.
Leon Festinger và các nhà nghiên cứu khác đã cố gắng giải thích sự cam kết của các thành viên đối với giáo phái ngày tận thế của họ sau khi những lời tiên tri của người lãnh đạo tinh thần được chứng minh là sai. Leon Festinger cho rằng hiện tượng này là do phương pháp đối phó nhằm giảm thiểu sự bất hòa, một hình thức hợp lý hóa. Các thành viên thường cống hiến hết mình với nghị lực mới cho sự nghiệp của nhóm sau khi một lời tiên tri thất bại mà được hợp lý hóa bằng những lời giải thích như niềm tin rằng hành động của họ đã giúp ngăn chặn được thảm họa hoặc tiếp tục tin tưởng vào người lãnh đạo khi ngày xảy ra thảm họa bị tạm hoãn lại. Một số nhà nghiên cứu tin rằng việc chính phủ và giới truyền thông sử dụng thuật ngữ này có thể dẫn đến một lời tiên tri tự ứng nghiệm, trong đó hành động của chính quyền củng cố niềm tin về ngày tận thế của nhóm, từ đó có thể truyền cảm hứng cho những hành động gây tranh cãi hơn nữa. Bản thân các nhà lãnh đạo nhóm cũng phản đối việc so sánh giữa nhóm này với nhóm khác, và đã rút ra sự tương đồng giữa khái niệm lời tiên tri tự ứng nghiệm và lý thuyết về vòng xoáy khuếch đại sai lệch. Tử tự tập thế là một dạng nghi thức tôn giáo bắt buộc mà rất nhiều giáo phái tà độc thường kêu gọi tín đồ của chúng thực hiện, gây ra rất nhiều vụ tự tử tập thể rất thương tâm do niềm tin vào ngày tận thế.
Cuồng giáo về ngày tận thế là một từ dùng để mô tả các nhóm tin vào thuyết Apocalypticism (thuyết Khải huyền) và Millenarianism (Thuyết nghìn năm) và nó cũng có thể được sử dụng để chỉ cả các nhóm tiên đoán thiên tai, và các nhóm mà cố gắng nhắc đến nó. Một nghiên cứu tâm lý năm 1997 của Festinger, Riecken và Schachter nhận thấy rằng mọi người đã chuyển sang cách nghĩ về một thế giới toàn cảnh thảm khốc sau khi họ liên tục thất bại trong việc tìm kiếm ý nghĩa từ các phong trào chính thống. Leon Festinger và các cộng sự của ông đã quan sát các thành viên của tôn giáo UFO (gọi là Những người tìm kiếm) trong nhiều tháng và ghi lại các cuộc nói chuyện của họ trước và sau một lời tiên tri sai từ nhà lãnh đạo của nhóm. Nghiên cứu của họ sau này được xuất bản trong cuốn sách When Prophecy Fails: A Social and Psychological Study of a Modern Group that Predicted the Destruction of the World (Khi Lời tiên tri thất bại: Một nghiên cứu xã hội và tâm lý học của một nhóm tôn giáo ngày nay khi dự đoán về sự hủy diệt của thế giới). Vào cuối những năm 1980, các nhóm cuồng giáo về ngày tận thế là chủ đề chính của các bản tin, với một số phóng viên và nhà bình luận cho rằng đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với xã hội.
Chú thích
Cuồng giáo<|eot_id|> |
Quá trình tự điện ly của nước, còn được gọi là quá trinh tự ion hóa của nước, quá trình tự phân ly của nước (tiếng Anh: self-ionization of water (còn được gọi là autoionization of water, và autodissociation of water)), là một phản ứng điện ly trong nước tinh khiết hoặc trong dung dịch nước, trong đó phân tử nước, H2O, bị khử proton (phân tử nước bị mất đi hạt nhân của một trong hai nguyên tử hydro của nó) trở thành ion hydroxide, OH−. Hạt nhân hydro, H+, ngay lập tức protonate một phân tử nước khác để tạo thành cation hydroni, H3O+. Đây là một ví dụ về quá trình autoprotolysis và thể hiện tính chất lưỡng tính của nước.
Ảnh hưởng của đồng vị
Nước nặng (D2O) tự điện ly ít hơn nước thường (H2O).
D2O + D2O D3O+ + OD−.
Điều này là do equilibrium isotope effect, một hiệu ứng cơ học lượng tử do oxy hình thành liên kết mạnh hơn một chút với deuteri (D) vì khối lượng deuteri lớn hơn dẫn đến năng lượng điểm không thấp hơn.
Được biểu thị bằng hoạt độ (activity) a, thay vì nồng độ, hằng số cân bằng nhiệt động (thermodynamic equilibrium constant) của phản ứng điện ly nước nặng là:
.
Giả sử hoạt độ của D2O là 1 và giả sử rằng hoạt độ của D3O+ và OD− gần đúng với nồng độ của chúng
.
Bảng sau đây so sánh các giá trị của pKw đối với H2O và D2O:
{| class="wikitable" style="text-align:center"
|+Giá trị pKw cho nước tinh khiết
|-
! scope="row" |T/°C
|10||20|| 25||30|| 40 || 50
|-
! scope="row" |H2O
|14,535 || 14,167|| 13,997|| 13,830|| 13,535 ||13,262
|-
! scope="row" |D2O
|15,439||15,049||14,869||14,699||14,385|| 14,103
|}
Cơ chế
Tốc độ phản ứng của phản ứng điện ly
2 H2O → H3O+ + OH−
phụ thuộc vào năng lượng hoạt hóa ΔE‡. Theo Boltzmann distribution, tỷ lệ các phân tử nước có đủ năng lượng, nhờ mật độ nhiệt (thermal population), được cho bởi:
.
Trong đó k là hằng số Boltzmann. Do đó, một số sự phân ly có thể xảy ra vì có đủ năng lượng nhiệt. Chuỗi sự kiện (event) sau đây đã được đề xuất trên cơ sở thăng giáng điện trường trong nước lỏng. Thỉnh thoảng có những dao động (fluctuation) ngẫu nhiên trong chuyển động phân tử (khoảng 10 giờ một lần trên mỗi phân tử nước) tạo ra một điện trường đủ mạnh để phá vỡ liên kết oxy–hydro, tạo ra ion hydroxide (OH−) và ion hydroni (H3O+); hạt nhân hydro của ion hydroni di chuyển dọc theo các phân tử nước theo cơ chế Grotthuss và sự thay đổi mạng lưới liên kết hydro (hydrogen bond network) trong dung môi sẽ cô lập hai ion, được ổn định bằng quá trình solvation. Tuy nhiên, trong vòng 1 picogiây, sự tái tổ chức lần thứ hai của mạng lưới liên kết hydro cho phép chuyển đổi proton nhanh (rapid proton) xuống mức chênh lệch điện thế và subsequent recombination của các ion. Khoảng thời gian này phù hợp với thời gian cần thiết để các liên kết hydro tự định hướng lại trong nước.
Phản ứng inverse recombination
H3O+ + OH− → 2 H2O
là một trong những phản ứng hóa học nhanh nhất được biết đến, với hằng số tốc độ phản ứng là ở nhiệt độ phòng. Tốc độ nhanh như vậy là đặc trưng của phản ứng diffusion-controlled, trong đó tốc độ bị giới hạn bởi tốc độ khuếch tán phân tử.
Tham khảo
Điện ly
Hóa chất nước
Cân bằng hóa học
Hóa học acid–base<|eot_id|> |
Spy × Family là một bộ phim truyền hình anime dựa trên bộ truyện tranh cùng tên của tác giả Tatsuya Endo. Được sản xuất bởi Wit Studio và CloverWorks, bộ phim được đạo diễn bởi Kazuhiro Furuhashi, thiết kế nhân vật bởi Kazuaki Shimada trong khi Kazuaki Shimada và Kyoji Asano là giám đốc hoạt hình chính. Âm nhạc được sáng tác và sản xuất bởi (K)now Name. Nó được công bố lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2021.
Loạt phim kể về điệp viên bậc thầy Twilight, người phải cải trang thành bác sĩ tâm thần Loid Forger và xây dựng một gia đình giả để điều tra, theo dõi nhà lãnh đạo chính trị Donovan Desmond. Anh ta không hề biết rằng vợ anh ta, Yor, thực chất là một sát thủ được biết đến với cái tên Công chúa Gai, trong khi con gái anh ta, Anya, có khả năng ngoại cảm.
Mùa đầu tiên của bộ phim bao gồm 25 tập được chia thành 2 phần. Phần đầu tiên gồm 12 tập, được phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 9 tháng 4 đến ngày 25 tháng 6 năm 2022, trên kênh TV Tokyo và các nền tảng khác. Phần thứ hai gồm 13 tập, được phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 1 tháng 10 đến ngày 24 tháng 12 năm 2022. Vào ngày 18 tháng 12 năm 2022, mùa thứ hai và một bộ phim chiếu rạp đã được công bố tại sự kiện Jump Festa '23. Ichirō Ōkouchi sẽ thay thế Furuhashi làm người viết kịch bản, các nhân viên và diễn viên còn lại sẽ đảm nhận vai trò của họ. Phần thứ hai gồm 12 tập, khởi chiếu vào ngày 7 tháng 10 năm 2023.
Tổng quan về loạt phim
Các tập
Mùa 1 (2022)
Mùa 2 (2023)
Ghi chú
Tham khảo
Liên kết ngoài
Spy × Family tại Crunchyroll
Spy X Family
Spy × Family<|eot_id|> |
Đây là danh sách máy bay cảnh báo sớm trên không. Máy bay AEW là một hệ thống radar trên không được sử dụng để phát hiện máy bay, tàu mặt nước, phương tiện, tên lửa và các loại đạn khác đang bay tới, đồng thời cung cấp hướng dẫn cho máy bay tiêm kích và máy bay cường kích trong các cuộc tấn công.
Xem thêm
Danh sách máy bay tuần tra hàng hải
Tham khảo
Chú thích
Thư mục
Hệ thống cảnh báo sớm
Máy bay AWACS<|eot_id|> |
Tejasswi Prakash Wayangankar (sinh ngày 10 tháng 6 năm 1993 tại Jeddah, Ả Rập Xê Út) là một nữ diễn viên điện ảnh và truyền hình người Ấn Độ tham gia các bộ phim bằng tiếng Hindi và tiếng Marathi. Cô được biết đến qua vai diễn Ragini Maheshwari trong bộ phim Tình yêu và thù hận cùng với bộ ba vai diễn Pratha Gulraj, Prathna Gulraj và Pragati Iyer trong phần 6 của Tình người kiếp rắn. Năm 2020, cô tham gia chương trình truyền hình thực tế Fear Factor: Khatron Ke Khiladi 10 trên kênh Colors TV. Năm 2021, cô tham gia chương trình truyền hình thực tế Bigg Boss 15 và giành ngôi vị quán quân của chương trình. Cô cũng có vai diễn đầu tay trong bộ phim bằng tiếng Marathi mang tên Mann Kasturi Re, giúp cô giành được giải thưởng Nữ diễn viên có vai diễn đầu tay xuất sắc nhất tại Giải thưởng Filmfare tiếng Marathi.
Tiểu sử và học vấn
Tejasswi Prakash sinh ngày 10 tháng 6 năm 1993 tại Jeddah, Ả Rập Xê Út, lớn lên trong một gia đình nói tiếng Marathi. Cô từng là một kỹ sư và tốt nghiệp Khoa Kỹ thuật Điện tử và Viễn thông tại Đại học Mumbai.
Sự nghiệp
Vai diễn đầu tay (2012–2018)
Tejasswi Prakash bắt đầu sự nghiệp diễn xuất vào năm 2012, với vai diễn Rashmi Bhargava trong bộ phim kinh dị 2612. Năm 2013, cô vào vai Dhara Vaishnav trong bộ phim truyền hình dài tập của Colors TV mang tên Sanskaar - Dharohar Apnon Ki và đóng chung với Jay Soni.
Từ năm 2015 đến năm 2016, cô vào vai chính Ragini Maheshwari trong bộ phim truyền hình Tình yêu và thù hận trên kênh Colors TV, vai diễn này đã giúp cô nhận được đề cử tại Giải thưởng Truyền hình Ấn Độ và Giải Cánh hoa vàng.
Năm 2017, cô vào vai Diya Singh trong bộ phim kinh dị Pehredaar Piya Ki trên kênh Sony TV. Sau khi bộ phim này kết thúc, cô tiếp tục vào vai diễn này trong bộ phim Rishta Likhenge Hum Naya.
Năm 2018, cô thủ vai Uruvi trong bộ phim thần thoại mang tên Karn Sangini và đóng chung với với Aashim Gulati.
Thành công nhờ vai diễn trong Nữ thần rắn báo thù và một số công việc khác (2019–nay)
Năm 2019, cô vào vai Mishti Khanna trong phần 2 của bộ phim Silsila Badalte Rishton Ka và đóng chung với Kunal Jaisingh và Aneri Vajani.
Năm 2020, cô tham gia chương trình truyền hình thực tế Fear Factor: Khatron Ke Khiladi 10 trên kênh Colors TV. Mặc dù là một trong những ứng cử viên nặng ký cho ngôi vị quán quân của chương trình, tuy nhiên cô đã phải bỏ cuộc giữa chừng do chấn thương nặng ở mắt, kết thúc ở vị trí thứ 6 chung cuộc.
Năm 2021, cô tham gia chương trình Bigg Boss (mùa thứ 15), giành ngôi vị quán quân của chương trình và nhận được số tiền 40 lakh, tương đương với số tiền 48 nghìn USD.
Ngay sau khi Bigg Boss 15 kết thúc, vào tháng 2 năm 2022, cô vào hai vai diễn là hai mẹ con, đó là Pratha Gujral và Prathna Gujral trong bộ phim Nữ thần rắn báo thù, là phần 6 của bộ phim siêu nhiên nổi tiếng Tình người kiếp rắn.
Vào tháng 11 năm 2022, cô có vai chính đầu tay trong bộ phim lãng mạn bằng tiếng Marathi mang tên Mann Kasturi Re do Sanket Mane làm đạo diễn và đóng chung với Abhinay Berde. Vai diễn của cô trong bộ phim đã giúp cô mang về đề cử với hạng mục Nữ diễn viên có vai diễn đầu tay xuất sắc nhất tại lễ trao giải thưởng Filmfare tiếng Marathi năm 2022.
Đời tư
Tejasswi Prakash hiện đang hẹn hò với nam diễn viên kiêm người mẫu Karan Kundrra. Cả hai người đều tham dự chương trình Bigg Boss (mùa 15) và chính thức hẹn hò ngay sau khi chương trình kết thúc.
Sự nổi tiếng trong giới truyền thông
Tejasswi Prakash được tạp chí Femina India đưa vào danh sách Những người phụ nữ Ấn Độ xinh đẹp nhất năm 2022 cho hạng mục Người nổi tiếng với những việc làm tốt, nhờ những đóng góp thiết thực của cô vào các dự án phúc lợi xã hội cho các loài động vật hoang dã cũng như giúp đỡ những người gặp nhiều khó khăn, thách thức trong cuộc sống.
Cô cũng được tạp chí HT City đưa vào Danh sách 30 Under 30 năm 2022 trong lĩnh vực truyền hình. Cô cũng nhận được giải thưởng Cảm giác kỹ thuật số của năm tại lễ trao giải thưởng Filmfare Trung Đông năm 2022 được tổ chức tại Dubai, UAE.
Cô cũng xếp ở vị trí thứ 8 trong danh sách 50 người nổi tiếng hàng đầu châu Á của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland do tạp chí Eastern Eye bình chọn vào năm 2022.
Danh sách tác phẩm
Phim điện ảnh
Phim truyền hình
Với tư cách là khách mời
Loạt phim truyền hình
Phim ca nhạc
Giải thưởng và đề cử
Ghi chú
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sinh năm 1993
Nhân vật còn sống
Nữ diễn viên điện ảnh Ấn Độ
Nữ diễn viên truyền hình Ấn Độ<|eot_id|> |
là thị trấn thuộc quận Tomata, tỉnh Okayama. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 12.062 người và mật độ dân số là 29 người/km². Tổng diện tích thị trấn là 419,68 km².
Tham khảo
Thị trấn của tỉnh Okayama<|eot_id|> |
Wieger Martin Frisco Sietsma (sinh ngày 11 tháng 7 năm 1995) là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Hà Lan chơi ở vị trí thủ môn. Trong suốt cả sự nghiệp, anh thi đấu cho Hoàng Anh Gia Lai, Milton Keynes Dons, Emmen và Heerenveen.
Sự nghiệp thi đấu
FC Emmen
Anh ra mắt chuyên nghiệp tại Eerste Divisie cho Emmen vào ngày 10 tháng 9 năm 2016 trong trận thua 2-1 trước Helmond Sport.
Milton Keynes Dons
Vào ngày 7 tháng 7 năm 2017, Sietsma gia nhập câu lạc bộ Milton Keynes Dons tại EFL League One lúc bấy giờ, theo dạng chuyển nhượng tự do, ký bản hợp đồng hai năm với tùy chọn thêm một năm.
Sau chấn thương của thủ môn số 1, Lee Nicholls, Sietsma đã có trận ra mắt giải đấu cho câu lạc bộ vào ngày 14 tháng 4 năm 2018 trong trận thua 1–2 trên sân nhà trước Doncaster Rovers. Trở thành thủ môn thứ ba sau khi đội bóng ký hợp đồng với Stuart Moore, Sietsma rời câu lạc bộ theo sự đồng ý của cả hai bên vào ngày 3 tháng 1 năm 2019. Anh đã có tổng cộng 10 lần ra sân trên mọi đấu trường cho câu lạc bộ.
Hoàng Anh Gia Lai
Vào ngày 16 tháng 1 năm 2019, Sietsma gia nhập câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai tại Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam theo dạng chuyển nhượng tự do. Tháng 9 năm 2020, anh quyết định giải nghệ để tập trung vào công việc kinh doanh của mình.
Thống kê sự nghiệp
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sinh năm 1995
Nhân vật còn sống
Thủ môn bóng đá
Thủ môn bóng đá nam
Cầu thủ bóng đá Hà Lan
Cầu thủ bóng đá nam Hà Lan
Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Hà Lan
Cầu thủ bóng đá nam Hà Lan ở nước ngoài
Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Anh
Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Việt Nam
Cầu thủ bóng đá SC Heerenveen
Cầu thủ bóng đá FC Emmen
Cầu thủ bóng đá Milton Keynes Dons F.C.
Cầu thủ câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai
Cầu thủ bóng đá Eerste Divisie
Cầu thủ bóng đá English Football League
Cầu thủ giải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam<|eot_id|> |
Daniel Roy Gilchrist Noboa Azín (sinh ngày 30 tháng 11 năm 1987) là một doanh nhân, chính trị gia và chủ doanh nghiệp người Ecuador trong ngành chuối. Ông là tổng thống đắc cử của Ecuador sau khi chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2023. Ở tuổi 35, ông sẽ là tổng thống trẻ nhất trong lịch sử của quốc gia này.
Ông là thành viên của Quốc hội Ecuador từ năm 2021 đến năm 2023, khi Quốc hội bị giải tán sau khi Tổng thống Guillermo Lasso áp dụng cơ chế muerte cruzada. Trước khi bắt đầu sự nghiệp chính trị, Noboa đã giữ một số vị trí tại Noboa Corporation, một công ty xuất khẩu do cha ông là Álvaro Noboa thành lập. Álvaro Noboa đã 5 lần tranh cử tổng thống Ecuador nhưng không thành công. Noboa được coi là người thừa kế công ty và tài sản của cha mình.
Tháng 5 năm 2023, Noboa tuyên bố ứng cử tổng thống trong cuộc bầu cử tổng thống bất ngờ năm 2023, với tư cách là ứng cử viên của đảng Hành động Dân chủ Quốc gia. Ông đã lọt vào vòng hai vào tháng 10, đối đầu với Luisa González, điều mà nhiều người coi là điều bất ngờ vì tỷ lệ ủng hộ thấp của ông trong những ngày dẫn đến cuộc bầu cử. Noboa đã giành được gần 52% số phiếu bầu trong vòng hai, đánh bại González vào ngày 15 tháng 10 năm 2023.
Tuổi thơ và giáo dục
Daniel Roy-Gilchrist Noboa Azín sinh ngày 30 tháng 11 năm 1987 tại thành phố Guayaquil. Ông là con trai của doanh nhân Álvaro Noboa và bác sĩ Anabella Azín.
Sau khi theo học tại Trường Kinh doanh Stern của Đại học New York, ông đã lấy bằng cử nhân quản trị kinh doanh vào năm 2010.
Năm 2019, Noboa lấy bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Trường Quản lý Kellogg của Đại học Northwestern ở Evanston, Illinois. Năm 2020, ông lấy thêm một bằng thạc sĩ quản trị công tại Đại học Harvard và năm 2022, ông lấy bằng thạc sĩ Truyền thông Chính trị và Quản trị Chiến lược tại Đại học George Washington.
Việc kinh doanh
Ở tuổi 18, Noboa đã thành lập công ty riêng của mình, DNA Entertainment Group, với mục đích tổ chức các sự kiện.
Cha của ông, Álvaro Noboa, sở hữu Noboa Corporation, một công ty xuất khẩu chuối. Ông được coi là người thừa kế của công ty. Ông đã từng giữ chức giám đốc vận chuyển của Noboa Corporation. Ông cũng từng là giám đốc thương mại và hậu cần từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2018.
Tờ báo Folha de S.Paulo của Brasil đã tiết lộ vào tháng 10 năm 2023 rằng Noboa là chủ sở hữu của hai công ty nước ngoài nằm ở Panama, theo Tài liệu Panama. Ông cũng có liên quan đến một số công ty khác thuộc sở hữu của cha mình ở các thiên đường thuế. Luật pháp Ecuador cấm các ứng cử viên tranh cử sở hữu tài sản ở các thiên đường thuế.
Chính trị
Noboa đã được bầu vào Quốc hội trong cuộc bầu cử lập pháp năm 2021, đại diện cho Santa Elena, cho phong trào chính trị Ecuador Thống nhất. Ông nhậm chức vào ngày 14 tháng 5 cùng năm. Cũng trong tháng 5 đó, ông được bổ nhiệm làm chủ tịch Ủy ban Phát triển Kinh tế.
Vào tháng 3 năm 2023, ông ủng hộ muerte cruzada, trước sự phản đối và đệ trình Luật Đầu tư do chính phủ của Guillermo Lasso trình bày. Vào ngày 17 tháng 5 năm 2023, Lasso đã kích hoạt muerte cruzada, giải tán Quốc hội và kết thúc nhiệm kỳ của Noboa với tư cách là thành viên Quốc hội.
Chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2023
Vào tháng 5 năm 2023, với việc giải tán Quốc hội do khủng hoảng chính trị, ông đã tự ứng cử vào vị trí tổng thống trong cuộc bầu cử cùng năm, với tư cách là ứng cử viên của đảng Hành động Dân chủ Quốc gia (ADN), và cũng được sự ủng hộ của các đảng Nhân dân, Bình đẳng và Dân chủ (PID) và MOVER. Đồng hành với ông là nữ doanh nhân Verónica Abad Rojas. Chiến dịch của ông tập trung vào việc tạo việc làm, giảm thuế cho các doanh nghiệp mới thành lập và tăng hình phạt đối với tội trốn thuế. Ông cũng cam kết cải thiện hệ thống tư pháp của đất nước trong bối cảnh tình trạng bạo lực gia tăng.
Trong hai cuộc thăm dò ý kiến vào tháng 7, ông có tỷ lệ ủng hộ là 6,4% và 3,1%. Đầu tháng 8, tỷ lệ ủng hộ của Noboa là 2,5% và 3,7%. Trong một cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện một tuần trước cuộc bầu cử, tỷ lệ ủng hộ của ông là 3,3%.
Vào ngày 20 tháng 8, Noboa đã giành được 23,47% số phiếu bầu thực tế và lọt vào vòng hai của cuộc bầu cử được tổ chức vào ngày 15 tháng 10, đối đầu với Luisa González. Vị trí thứ hai của ông được coi là bất ngờ, một số người cho rằng sự nổi tiếng của ông tăng lên là do màn trình diễn của ông trong cuộc tranh luận. Noboa đã ghi nhận công lao của cử tri trẻ tuổi trong chiến thắng của mình.
Trong vòng hai, Noboa đã đắc cử, giành được 52% số phiếu bầu. Ở tuổi 35, ông là người trẻ tuổi nhất đắc cử tổng thống Ecuador (và là nguyên thủ quốc gia trẻ thứ hai trên thế giới, và là nguyên thủ quốc gia trẻ nhất được bầu cử dân chủ trên thế giới), trẻ hơn Jaime Roldós Aguilera khi ông nhậm chức tổng thống ở tuổi 38 vào năm 1979. Sau chiến thắng, Noboa đã cảm ơn các cử tri "vì đã tin tưởng vào "một dự án chính trị mới, một dự án chính trị trẻ, một dự án chính trị không tưởng". Ông tuyên bố sẽ "mang lại hòa bình cho đất nước, một lần nữa mang lại giáo dục cho thanh niên, để có thể cung cấp việc làm cho nhiều người đang tìm kiếm nó".
Cuộc sống cá nhân
Ngày 13 tháng 1 năm 2018, ông kết hôn với Gabriela Goldbaum, và có một con gái, nhưng sau đó họ ly hôn. Vào tháng 6 năm 2021, một đơn khiếu nại được đệ trình bởi Noboa đã được một tòa án ở Tây Ban Nha thụ lý, để điều tra công ty bảo hiểm Mapfre về tội cáo buộc vi phạm quyền riêng tư và tiết lộ bí mật, đối với dữ liệu được Goldbaum sử dụng trong quá trình ly hôn.
Năm 2019, ông gặp gỡ Lavinia Valbonesi, một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, và họ kết hôn vào ngày 28 tháng 8 năm 2021. Họ có một con trai. Vào tháng 10 năm 2023, có thông tin tiết lộ rằng Noboa và Valbonesi đang mong đợi đứa con trai thứ hai của họ vào tháng 2 năm 2024.
Chú thích
Liên kết ngoài
Campaign website (in Spanish)
Biography by CIDOB (in Spanish)
Sinh 1987
Nhân vật còn sống
Cựu sinh viên Đại học Harvard
Ứng cử viên Tổng thống Ecuador
Doanh nhân Ecuador<|eot_id|> |
Núi Nứa có thể là:
Núi Nứa thuộc Long Khánh, tỉnh Đồng Nai
Núi Nứa thuộc xã Long Sơn, Vũng Tàu.
Chú thích<|eot_id|> |
Đường sắt Bình Nam hay Đường sắt Bình Hồ – Nam Sơn là một tuyến đường sắt ở Thâm Quyến nối Bình Hồ với Nam Sơn. Các chuyến tàu hàng và tàu khách đường dài đều hoạt động trên tuyến.
Tuyến đường
Tuyến đường sắt này có chiều dài là dài với 8 nhà ga, từ Ga Bình Hồ, đoạn nối với đường sắt Quảng Châu – Thâm Quyến, đến Ga Tây Xà Khẩu hoặc Ga Mawan (nằm trên hai nhánh khác nhau). Toàn bộ tuyến đường sắt đều chạy đường đơn và sử dụng khổ ray . Tốc độ tối đa trên tuyến đường sắt là 75 km/h (47 mph). Toàn tuyến đường sắt chưa được điện khí hóa, vì vậy chỉ đầu máy diesel mới được sử dụng trên tuyến.
Lịch sử
Tuyến đường sắt này đã được lên kế hoạch vào cuối những năm 1980 để cung cấp dịch vụ đường sắt đến Cảng Thâm Quyến. Đây là tuyến đường sắt đầu tiên ở Trung Quốc được xây dựng bằng cả vốn trong và ngoài nước. Kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt Bình Nam được Chính phủ Trung Quốc phê duyệt vào năm 1991 và khởi công vào tháng 9 cùng năm. Vào tháng 3 năm 1993, một phần của tuyến đường sắt đã được đưa vào vận hành thử nghiệm. Sau đó, toàn bộ tuyến đã khánh thành vào tháng 9 năm 1994 và trở thành một phần của mạng lưới đường sắt Trung Quốc.
Đầu máy xe lửa sử dụng trên tuyến
DF11
DF4B/DF4D
DF4
Toa xe
Các toa mẫu 25G
Các toa mẫu 25B phục vụ tăng cường trong lễ Xuân vận.
Nhà ga
Tham khảo
Thể loại:Khởi đầu năm 1994 ở Trung Quốc<|eot_id|> |
Tổng thống Ecuador (), chính thức được gọi là Tổng thống Hợp hiến của Cộng hòa Ecuador (), vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là thủ tướng của Ecuador. Đây là chức vụ chính trị cao nhất trong nước với tư cách là người đứng đầu nhánh hành pháp của chính phủ. Theo hiến pháp hiện hành, tổng thống có thể phục vụ hai nhiệm kỳ bốn năm. Trước đó, tổng thống chỉ có thể phục vụ một nhiệm kỳ bốn năm.
Tổng thống đắc cử hiện tại của Ecuador là Daniel Noboa, người sẽ kế nhiệm Guillermo Lasso vào ngày 25 tháng 11 năm 2023. Ông được bầu vào năm 2023.
Danh sách tổng thống
Chú thích
Liên kết ngoài
Official website of the Ecuadorian government on their presidential history
Edufuturo's website on Presidents of Ecuador
Tổng thống Ecuador
Chính trị Ecuador<|eot_id|> |
Danh sách dị giáo phái theo quan điểm của Chính quyền (Governmental lists of cults and sects) là việc phân loại các tôn giáo, giáo phái, các hội nhóm tôn giáo, tín ngưỡng được Chính quyền xem là cần phải bị quản lý, kiểm soát, giám sát, giải tán hay bài trừ. Việc gán nhãn "giáo phái" hoặc "tà giáo" cho các phong trào tôn giáo mới trong các văn bản của Chính quyền thường biểu thị việc sử dụng phổ biến và tiêu cực thuật ngữ "dị giáo"/"cuồng giáo" (Cult/Sect) trong tiếng Anh và cách sử dụng tương tự về mặt chức năng của các từ được dịch là "giáo phái" trong một số ngôn ngữ châu Âu. Cụm từ dị giáo (異教) hay ngoại đạo (外道) trong cụm từ "tà ma ngoại đạo", hay ngoại giáo (異教) thường được sử dụng để miêu tả sự vi phạm các giáo lý quan trọng của Tôn giáo, nhưng cũng được sử dụng cho các quan điểm phản đối mạnh mẽ bất kỳ ý tưởng nào thường được chấp nhận Một người ủng hộ tà giáo được gọi là kẻ dị giáo. hoặc những cụm từ như "tà giáo" hay tà đạo (邪教) hay tả đạo (trong cụm từ "bàng môn tả đạo") chỉ về các hội nhóm cuồng giáo (狂教) là một nhóm xã hội với những niềm tin và thực tiễn mới, thường lệch lạc về mặt xã hội, mặc dù điều này thường không phải lúc nào cũng rõ ràng.
Đại cương
Dị giáo phái là tên gọi chỉ chung cho một số tổ chức, hội nhóm có biểu hiện thực hành niềm tin u mê đi lệch chuẩn mực xã hội hoặc chuẩn mực tôn giáo chính thống hoặc có yếu tố mê tín dị đoan, huyễn hoặc, dẫn dắt mù quáng và thông thường được lan truyền ngấm ngầm mà chưa được chính quyền chấp thuận hoặc công chúng đón nhận, thuật ngữ "giáo phái"/môn phái thường áp dụng cho các hội nhóm sùng bái mới hình thành dưới sự dẫn dắt của một giáo chủ cầm đầu, đa số thành viên giáo phái đều ít nhiều có những điểm dễ bị lợi dụng. Các giáo phái cực đoan thường lợi dụng những điểm yếu của con người, đó có thể là bất kỳ ai nhưng nếu ai đó trải qua khoảng thời gian khó khăn trong cuộc đời mình, mất việc, có kết quả không tốt ở trường học hoặc gặp khó khăn về tài chính, họ sẽ cảm thấy chán nản, khi đó, một nhóm như vậy sẽ xuất hiện và trở nên rất cám dỗ. Các nhà nghiên cứu khác miêu tả các giáo phái cuồng giáo hình thành trên cơ sở tự phát sinh xung quanh các niềm tin và thực hành mới (phong trào tôn giáo mới hay còn gọi là "đạo lạ"). Theo quan điểm của Việt Nam thì tà đạo là một loại đạo lạ (so với tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống) nhưng khuynh hướng hoạt động mê tín dị đoan, phản văn hóa, vi phạm pháp luật. Theo nhà nghiên cứu Hy Văn của Trung Quốc thì: "Tà giáo cũng là một loại của hiện tượng tôn giáo mới, nhưng nó là cực đoan, tàn ác, tà độc". Theo Ủy ban Nghị viện về Giáo phái ở Pháp (Parliamentary Commission on Cults in France) đã định nghĩa về tà giáo xuất phát từ những mối nguy hại tiềm tàng của chúng trong một bản Báo cáo năm 1995 gồm:
Mối đe dọa đến con người:
Làm mất ổn định về tinh thần;
Tác động vào nhu cầu tài chính quá mức;
Đưa người ta tách khỏi môi trường gia đình;
Gây thiệt hại về tính toàn vẹn về thể chất;
Cám dỗ trẻ em.
Mối đe dọa đối với cộng đồng:
Gây ra sự phản kháng xã hội ở mức độ không ít thì nhiều;
Gây rối trật tự công cộng;
Thách thức tầm quan trọng của sự tham gia tư pháp và chính quyền;
Gây ra khả năng chuyển hướng của các mạch kinh tế truyền thống;
Nỗ lực xâm nhập vào quyền lực công cộng.
Các nhà xã hội học phê bình về việc sử dụng từ "cuồng giáo" tiêu cực này, cho rằng nó có thể ảnh hưởng bất lợi đến việc tự do tôn giáo. Vào năm 1995, một Ủy ban quốc hội của Quốc hội Pháp về các giáo phái đã đưa ra Danh sách dị giáo phái. Báo cáo bao gồm một danh sách các giáo phái có mục đích dựa trên thông tin có thể được cung cấp từ các cựu thành viên và thông tin theo dõi được từ cảnh sát Pháp. Các tiêu chí do Renseignements généraux của Pháp lựa chọn để xác định mối nguy hiểm tiềm ẩn của một phong trào đã bị chỉ trích vì chúng được coi là mơ hồ và có thể bao gồm nhiều tổ chức, tôn giáo hoặc không tôn giáo. Một trong những lời chỉ trích đầu tiên đến từ giám mục Jean Vernette-thư ký quốc gia của giám mục Pháp về việc nghiên cứu các giáo phái và các phong trào tôn giáo mới, người đã nhấn mạnh rằng những tiêu chí này có thể được áp dụng cho hầu hết tất cả các tôn giáo. Hơn nữa, các nhà xã hội học như Bruno Étienne nhấn mạnh rằng cảnh báo của Renseignements généraux không nên định nghĩa hành vi thao túng tinh thần. Danh sách các giáo phái được dựa trên các tiêu chí do Renseignements généraux xác định, nhưng không nêu rõ thực hành nào của họ bị cáo buộc một cách cụ thể. Ngoài ra, việc giữ bí mật công việc của RG đã dẫn đến nghi vấn về sự hiện diện hay vắng mặt của một số tổ chức nhất định trong danh sách. Étienne đặt câu hỏi về sự hiện diện của công ty CEDIPAC SA, trước đây gọi là Nhóm chuyên gia tiếp thị châu Âu (GEPM), vì hoạt động của công ty này không thuộc lĩnh vực tôn giáo.
Quan điểm chính thức của Chính quyền một số nước như Việt Nam đã mô tả một số đặc điểm nhận dạng của các tổ chức, nhóm dị giáo phái mà họ cho rằng là "tà đạo" theo đó, một số tà đạo bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng kích động hoạt động chống chính quyền nhân dân; thuyết giảng "kinh sách" có nội dung phê phán, đi ngược lại với văn hóa truyền thống, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, có tư tưởng cực đoan, chống lại hiện thực xã hội, thực hành lối sống phi pháp, quyên góp, bóp nặn tiền của người dân. Các cá nhân này còn lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, lợi dụng niềm tin của tín đồ để kích động và tiến hành các hoạt động chống chính quyền, chống chế độ dưới chiêu bài đấu tranh cho tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền và biến mình thành những quân cờ dưới sự hà hơi tiếp sức của các tổ chức ở nước ngoài như Human Rights Watch, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), các tà đạo lôi kéo người theo bằng những hoạt động chống lại quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước và địa phương, nói xấu chế độ, nói xấu cán bộ, có thái độ ngăn cản chính quyền triển khai xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới. Tựu trung lại thì một số đặc điểm chủ yếu như sau:
Về người đứng đầu (giáo chủ): Người cầm đầu môn phái luôn tự đề cao, đánh bóng bản thân mình cho rằng bản thân họ là "phật", "thánh", "thần", tự xưng là Thiên Chúa, nhiều người trước khi tạo dựng tà đạo hay "đạo lạ" còn mắc bệnh tâm thần hoặc từ nước ngoài tuyên truyền phát triển vào trong nước trước để tạo thanh thế. Các tà đạo thường sùng bái và thần thánh hóa người cầm đầu, khác với tôn giáo truyền thống có đối tượng sùng bái là những bậc thánh hiền, thần thánh hóa lãnh tụ, siêu trần, thoát thế.
Về lý thuyết, "giáo lý", "giáo luật": Chủ yếu được chắp vá, pha tạp, cải biên, xuyên tạc từ một số điều trong lý thuyết, giáo lý, giáo luật của các tôn giáo truyền thống (đây là yếu tố làm cho tà đạo có thể tồn tại). Tuy nhiên, có một số tà đạo có nội dung giáo lý trái thuần phong, mỹ tục, phản văn hóa, phản khoa học như khuyên người ốm không dùng thuốc, chỉ cần cúng, dâng hoa, cầu nguyện, dùng "nước thánh", "thuốc phật", trái với quy luật tự nhiên, phản khoa học và lợi dụng các tà thuyết về "ngày tận thế" để thuyết phục tín đồ dâng hiến hoặc đổ xô tích trữ, hoặc gắn với các nhu cầu về sức khỏe để lôi kéo, mê hoặc, khống chế quần chúng, tín đồ.
Về mục đích hoạt động: Hầu hết các tà đạo đều có chung mục đích là phục vụ lợi ích của người cầm đầu "giáo chủ" (người sáng lập) và một số đối tượng cốt cán, tay chân của họ nhằm thu lợi kinh tế thông qua thu lệ phí "quy y", bán "sắc phong", "bùa", bán sách, bài giảng, "thuốc chữa bệnh", các thế lực thù địch, phản động tạo dựng hoặc lợi dụng "tà đạo" như là công cụ để tuyên truyền, tập hợp, thu hút người vào các hoạt động chống chính quyền.
Về nghi lễ hành đạo: Mang nặng yếu tố mê muội, mê tín dị đoan, lừa bịp, phản khoa học trái với những nghi lễ truyền thống, trái với thuần phong mỹ tục như: ép quan hệ tình dục tập thể hoặc với giáo chủ để "đắc đạo"; hủy hoại tài sản, của cải, hủy hoại một phần cơ thể hoặc cả thân xác con người để sớm "siêu thoát"; kích động tự tử tập thể để sớm về "nước trời".
Về cách hoạt động: Thường thiên về hoạt động thực tiễn, nhưng lén lút, thường xuyên thay đổi địa điểm nhằm tránh sự phát hiện, xử lý của cơ quan chức năng; lợi dụng sơ hở của pháp luật, trong công tác quản lý của chính quyền cơ sở để tuyên truyền phát triển "đạo"; tán phát tài liệu tuyên truyền ở trên mạng Internet hay ở những nơi công cộng, nơi tập trung đông dân cư, tập luyện "dưỡng sinh" ở công viên, quảng trường, vườn hoa; lợi dụng những vùng đồng bào trình độ nhận thức còn thấp, điều kiện sống, chăm sóc sức khỏe còn khó khăn để dụ dỗ, lừa bịp, khống chế, lôi kéo theo "đạo".
Về đối tượng tin theo: Phần lớn người tin theo các tà đạo là những người gặp rủi ro, bế tắc trong cuộc sống, do ốm đau, bệnh tật, nghèo khó; những người có trình độ văn hóa thấp, ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, cũng có những tà đạo do biết khai thác, lợi dụng, tạo vỏ bọc xuyên tạc các sự kiện thực tế (dịch bệnh, thiên tai, hiểm họa môi trường) để chứng thực cho các "tín điều" nên đã thu hút được những người trẻ tuổi ưa cái sự lạ, kể cả những người có trình độ nhận thức và chuyên môn kỹ thuật, hoặc cán bộ các cơ quan chính quyền, cán bộ nghỉ hưu tiếp tay cho tà đạo hoạt động.
Danh sách
Vào thời đỉnh cao của phong trào chống lại cuồng giáo và việc lạm dụng các nghi thức trong những năm 1990, một số chính phủ đã công bố danh sách các nhóm cuồng giáo. Mặc dù các tài liệu này sử dụng các thuật ngữ tương tự, chúng không nhất thiết phải bao gồm các nhóm tương tự nhau và cũng không phải là đánh giá của họ đối với các nhóm này dựa trên các tiêu chí đã thỏa thuận. Các chính phủ khác và các tổ chức quốc tế cũng báo cáo về các phong trào tôn giáo mới nhưng không sử dụng các thuật ngữ này để mô tả các nhóm. Từ những năm 2000, một số chính phủ lại một lần nữa có sự khác nhau trong việc phân loại các phong trào tôn giáo như vậy. Trong khi sự phản ứng chính thức trên thế giới đối với các nhóm tôn giáo mới đã bị lẫn lộn, một số chính phủ đã đi theo những người chỉ trích các nhóm này trong phạm vi phân biệt giữa tôn giáo "hợp pháp" và "nguy hiểm", những "cuồng giáo không mong muốn" trong chính sách chung.
Các bản báo cáo của Chính phủ đã sử dụng những danh sách dị giáo phái này bao gồm các báo cáo từ Áo, Bỉ, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Việt Nam, cùng các nước khác. Mặc dù các tài liệu này sử dụng thuật ngữ tương tự nhưng chúng không nhất thiết phải bao gồm các nhóm giống nhau và việc đánh giá các nhóm này không dựa trên các tiêu chí đã thống nhất. Các chính phủ và cơ quan thế giới khác cũng báo cáo về các phong trào tôn giáo mới nhưng không sử dụng những thuật ngữ này để mô tả chúng. Các nhóm được cho là những giáo phái cuồng giáo có quy mô rất khác nhau, từ các nhóm nhỏ địa phương với một số thành viên cho đến các tổ chức quốc tế với hàng triệu thành viên.
Tây Âu
Ở Pháp và Bỉ đã có những quan điểm chính sách chấp nhận các lý thuyết "tẩy não" một cách không phê phán, trong khi các nước châu Âu khác, như Thụy Điển và Ý thì có sự thận trọng hơn về các phương pháp tẩy não và đã có những phản ứng trung lập hơn đối với các tôn giáo mới. Các nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng sự phẫn nộ sau vụ giết người hàng loạt và tự sát tập thể do Solar Temple gây ra cũng như những thái độ bài ngoại và thái độ chống đối văn hóa Mỹ khác đã góp phần đáng kể vào phong trào bài trừ cuồng giáo ở châu Âu. Trong những năm 1980, các nhà hoạt động và các quan chức của chính phủ Pháp đã bày tỏ lo ngại rằng một số điều luật và các nhóm khác trong Giáo hội Công giáo La Mã sẽ bị ảnh hưởng xấu từ luật bài trừ tôn giáo. Vào tháng 5 năm 2005, Thủ tướng Pháp đã ra một chỉ thị nhấn mạnh rằng chính phủ phải cảnh giác liên quan đến hiện tượng sùng bái và cho rằng rằng danh sách các phong trào tôn giáo mới kèm theo Báo cáo của Nghị viện năm 1995 đã trở nên ít thích hợp hơn, dựa trên quan sát rằng nhiều nhóm nhỏ đã hình thành: phân tán, linh động hơn và khó nhận dạng hơn và rằng chính phủ cần cân bằng mối quan tâm của mình với các giáo phái tôn trọng quyền tự do công cộng và laïcité (chủ nghĩa thế tục).
Vào năm 1995, một ủy ban quốc hội của Quốc hội Pháp về các giáo phái đã đưa ra Danh sách dị giáo phái. Báo cáo bao gồm một danh sách các giáo phái có mục đích dựa trên thông tin có thể được cung cấp từ các cựu thành viên và thông tin theo dõi được từ cảnh sát Pháp. Danh sách dị giáo phái này bao gồm:
Anthroposophie (Anthroposophy)
Au Cœur de la Communication (At the Heart of Communication)
Contre-réforme catholique (League for Catholic Counter-Reformation)
Dianova (Ex-Le Patriarche) (trước đây là the Patriarch))
Église du Christ (Boston Church of Christ)
Église Néo-apostolique (New Apostolic Church)
Énergo-Chromo-Kinèse (ECK)
Fédération d'agrément des réseaux (ex-Groupement européen des professionnels du marketing) (Federation of the networks of agreement (trước đây là: European Grouping of Marketing Professionals (GEPM))
Fraternité blanche universelle (Universal White Brotherhood)
Invitation à la Vie (Invitation to Life)
Innergy (Insight Seminars)
Krishna (Hare Krishna movement)
Landmark (Landmark Education)
Mahikari (Sûkyô Mahikari)
Mandarom
Méthode Avatar (Avatar Method)
Nhà thờ Thống nhất (Unification Church)
Mouvement du Graal (Grail Movement) hay Moon
Mouvement Raëlien (giáo phái Raëlism)
Nouvelle Acropole (New Acropolis)
Office culturel de Cluny (Cultural office of Cluny – National Federation of Total Animation)
Ogyen Kunzang Chöling
Orkos (Anopsology)
Pentecôte de Besançon (Evangelical Pentecostal Church of Besançon)
Prima Verba
Rose-Croix - AMORC (Rosicrucian Order)
Rose-Croix d'Or (Gold Rosicrucian Brotherhood)
Scientologie (Khoa luận giáo)
Soka Gakkaï (Sōka Gakkai)
La méthode Silva (The Silva Method)
Témoins de Jéhovah (Nhân chứng Jehovah)
Tradition Famille Propriété
Chính phủ Áo không phải lúc nào cũng phân biệt các giáo phái ở Áo thành một nhóm riêng biệt. Đúng hơn, các nhóm tôn giáo được chia thành ba loại hợp pháp: các hiệp hội tôn giáo được chính thức công nhận, các cộng đồng tôn giáo và các hội nhóm. Vào năm 2010, năm gần đây nhất mà các dị giáo phái được chính thức bị liệt kê ở Áo, các nhóm dị giáo phái này bao gồm:
Church of Scientology
Divine Light Mission
Eckankar, Hare Krishna
Osho-Rajneesh
Sahaja Yoga
Sai Baba
Sri Chinmoy
Transcendental Meditation (Thiền Siêu Việt)
Fiat Lux
Universal Life
Gia đình Quốc tế
Tại Đức: Một báo cáo chính thức của Ủy ban Thượng viện của thành phố và bang Berlin ở Đức đã liệt kê và thảo luận về các giáo phái (Sekten), nhấn mạnh với tiêu đề phụ về cách phân loại của chúng là "các thực thể tán thành thế giới quan và các tôn giáo mới". Báo cáo của Thượng viện Berlin năm 1997 - có tựa đề Tà giáo: Rủi ro và tác dụng phụ: Thông tin về các Phong trào tán thành tôn giáo và thế giới quan mới cũng như tâm lý thờ cúng (Cults: Risks and Side-effects: Information on selected new religious and world-view espousing Movements and Psycho-offerings)<ref name="germany1997">{{chú thích sách|editor1-last=Rũhle |editor1-first=Anne|editor2-first=Ina |editor2-last=Kunst|title= "Sekten": Risiken und Nebenwirkungen: Informationen zu ausgewählten neuen religiõsen und weltanschaulichen Bewegungen und Psychoangeboten. [Cults: Risks and Side-effects. Information on selected new religious and world-view Movements and Psycho-offerings]|orig-year=1994|url=http://www.ariplex.com/ama/amasenat.htm|access-date=2007-02-06
|edition=2nd|volume=1|date=December 1997|publisher= Senatsverwaltung für Schule, Jugend and Sport. [Senate Administration for School, Youth and Sport]|language= de}}</ref> đã liệt kê các dị giáo phái (gồm các dị giáo phái dựa trên nền tảng Cơ Đốc giáo và dựa trên nền tảng thương mại-phi thương mại) như sau:
Fiat Lux
Parish on the Road Evangelical Free Church (Gemeinde auf dem Weg Evangelische Freikirche e.V)
Parish of Jesus Christ (hội nhóm đã đăng ký) Boston Church of Christ (Gemeinde Jesu Christi e.V. (Boston Church of Christ))
Universal Life (Re-gathering of Jesus Christ) (Universelles Leben (Heimholungswerk Jesu Christi/HHW))
Unification Church (Moon movement) (Vereinigungskirche (Mond-Bewegung))
Teutonic Belief Association (hội nhóm đã đăng ký) (Germanische Glaubengemeinschaft e.V. (GGG))
Pagan Association (hội nhóm đã đăng ký) (Heidnische Gemeinschaft e.V. (HG))
OSHO-Movement (Osho) (OSHO-Bewegung (Bhagwan))
Ruhani Satsang of Thakar Singh (Ruhani Satsang des Thakar Singh)
Transcendental Meditation (TM) (Transzendentale Meditation (TM))
The Circle of Friends of Bruno Gröning (Bruno Gröning-Freundeskreise)
Context Seminar Company Limited (Kontext Seminar GmbH)
Landmark Education (LE) (Landmark Education (LE))
Art Reade
Scientology (Khoa luận giáo)
The Natale Institute (TNI)
Union for the Enhancement of the psychological Knowledge of Mankind (Verein zur Förderung der psychologischen Menschenkenntnis (VPM))
Occultism/Satanism (Okkultismus/Satanismus)
Multi-level Marketers (Sogenannte Strukturvertriebe)
Hoa Kỳ
Vào những năm 1970, nghiên cứu khoa học về "lý thuyết tẩy não" đã trở thành một chủ đề trung tâm trong các vụ kiện tòa án ở Hoa Kỳ, nơi lý thuyết đã được sử dụng để đánh giá cho việc chèn ép tư duy mang tính ép buộcLewis, 2004. Trong khi đó, một số nhà xã hội học phê bình lý thuyết này, ủng hộ việc tự do tôn giáo nhằm bảo vệ tính hợp pháp của các phong trào tôn giáo mới tại tòa án. Ở Hoa Kỳ các hoạt động tôn giáo của các nhóm cuồng giáo không bị cấm theo Điều bổ sung sửa đổi Hiến pháp Hoa Kỳ (điều này cấm việc chính phủ thành lập tôn giáo mới và bảo vệ tự do tôn giáo), miễn là các hoạt động đó không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, không có thành viên tôn giáo hoặc tín ngưỡng nào được miễn trừ việc bị pháp luật trừng phạt nếu họ phạm phải các tội hình sự.
Canada
Một báo cáo của Cơ quan Tình báo An ninh Canada năm 1999 đã thảo luận về "Các phong trào tôn giáo Ngày tận thế tán thành niềm tin thù địch và có khả năng gây ra bạo lực.." Các nhóm được phân loại là "Phong trào tôn giáo Ngày tận thế" bao gồm:
Giáo phái Branch Davidian (Branch Davidians) do giáo chủ David Koresh lãnh đạo. Giáo phái này là một bên chiến đấu kháng cự sự trấn áp của chính quyền Mỹ trong cuộc vây hãm ở Waco và được dựng lại trong bộ phim tài liệu Waco: The Rules of Engagement.
Aum Shinrikyo (giáo phái Aum hay Chân lý Tối thượng) của giáo chủ Shoko Asahara, được biết đến với Vụ tấn công bằng khí sarin trên tàu điện ngầm Tokyo
The Eather Legion
Order of the Solar Temple
Năm 2005, Phòng Tội phạm Thù hận của Sở Cảnh sát Edmonton đã tịch thu các tài liệu chống Pháp Luân Công được phân phát tại hội nghị thường niên của nhóm Hiệp hội gia đình Hoa Kỳ (American Family Association) từ các nhân viên của Lãnh sự quán Trung Quốc tại Calgary (Tỉnh Alberta, Canada). Các tài liệu, bao gồm cả việc gọi Pháp Luân Công là một "tà giáo", được xác định là đã vi phạm Bộ luật Hình sự, cấm cố ý kích động hận thù chống lại các nhóm tôn giáo có thể xác định được.
Nga
Trong năm 2008 Bộ Nội vụ Nga đã chuẩn bị một danh sách "các nhóm cực đoan". Ở đầu danh sách là các nhóm Hồi giáo bên ngoài "Hồi giáo truyền thống", được chính phủ Nga giám sát. Tiếp theo "các nhóm cuồng dị" (Pagan cults). Trong năm 2009, Bộ Tư pháp Nga đã thành lập một hội đồng có tên là "Hội đồng các chuyên gia tiến hành phân tích về Tôn giáo." Hội đồng mới đã liệt kê 80 giáo phái lớn có khả năng nguy hiểm cho xã hội Nga, và nói rằng có hàng ngàn những nhóm nhỏ hơn. Các nhóm dị giáo phái lớn được liệt kê bao gồm:
Giáo hội Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giêsu
Nhân Chứng Jehovah
Nhóm cuồng dị được gọi là "Neo-Pentecostals".
Trung Quốc
Trong hàng thế kỷ, chính quyền Trung Quốc đã xếp loại một số nhóm tôn giáo là Tà giáo (邪教/xiéjiào) – có thể dịch là "tà đạo" hay "dị giáo". Trong thời kỳ phong kiến, việc gọi tà giáo không nhất thiết ngụ ý giáo điều của nhóm tôn giáo là sai hay phi chính thống, mà thường là chỉ các nhóm tôn giáo không được chính quyền cho phép, hoặc được coi là thách thức tính hợp pháp của chính quyền. Ở Trung Quốc hiện đại, thuật ngữ tà giáo tiếp tục được sử dụng để biểu thị giáo lý mà chính phủ không chấp nhận và gọi là tà thuyết, và các nhóm này phải đối mặt với sự đàn áp và trừng phạt của các nhà chức trách. Mười bốn nhóm khác nhau ở Trung Quốc đã được Bộ An ninh liệt kê là tà giáo. Tổng cục Bộ Công an Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa ra danh sách "các giáo lý không chính thống" (邪教) có tựa đề "Thông tin về các tổ chức được xác định là tà giáo, ví dụ như Bạch Liên giáo và Hồng Đăng giáo (红灯照)." Vào năm 1999, chính quyền Trung Quốc lên án Pháp Luân Công như là một tà giáo, và họ đã phát động nhiều chiến dịch để loại bỏ nó. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, cuộc trấn áp Pháp Luân Công bao gồm những chiến dịch tuyên truyền trên nhiều mặt, một chương trình giáo dục ý thức hệ và giáo dục có tính cưỡng bức, cũng như các biện pháp cưỡng ép khác, chẳng hạn như bắt giam, lao động cưỡng bức và tra tấn
Theo nghiên cứu của Rick Ross trình bày tại Diễn đàn Quốc tế về Nghiên cứu Tôn giáo tháng 1 năm 2009, những tuyên bố của giáo chủ Lý Hồng Chí, được các học viên Pháp Luân công mặc nhiên chấp nhận mà không có nghi ngờ, là nguyên tắc xác định đây thực sự là một cuồng giáo. Ông Lý tuyên bố mình nắm rõ "bí mật tối thương của vũ trụ" và nói "không có tôn giáo nào có thể cứu con người ngoài Đại Pháp (tức Pháp luân công)", mà ông là giáo chủ duy nhất. Do đó, về cơ bản, ông tự tuyên bố mình là vị cứu tinh của con người. Tiểu sử trong cuốn sách "Chuyển Pháp Luân" của ông kể rằng ông lần đầu nhận ra "năng lực đặc biệt" của mình vào năm 8 tuổi. Những người theo Pháp Luân công tin rằng Lý Hồng Chí là bậc thánh nhân "không thể sai lầm" và họ không được phép nghi vấn về những tuyên bố liên quan đến sức mạnh siêu nhiên, và giáo lý của ông ta, bao gồm cả những nội dung phân biệt chủng tộc và chống lại ngành y khoa.
Lòng sùng mộ mãnh liệt với Lý Hồng Chí đã tạo ra một mạng lưới truyền hình và một tờ báo có tên "Đại Kỷ Nguyên" đều do các học viên Pháp Luân Công điều hành. Các cuộc biểu tình và sự kiện công khai thường xuyên được Pháp Luân công tổ chức trên khắp thế giới cũng phản ánh sự tôn sùng mãnh liệt của những người đi theo tôn giáo của ông ta. Trong khi Lý Hồng Chí luôn nói về "Chân-Thiện-Nhẫn", cả ông và những tín đồ của ông đều không thực sự thể hiện bất kỳ sự khoan dung nào đối với những người đi ngược giáo lý của họ. Trong nội bộ Pháp Luân Công, các tín đồ không được phép đặt câu hỏi về các giáo lý cơ bản, và những lời chỉ trích từ người ngoài thường được coi là "sự bức hại". Chuyên gia nghiên cứu sự sùng bái và nhà tâm lý học lâm sàng Margaret Singer ghi nhận rằng khi gặp một câu hỏi khó về giáo lý, một học viên Pháp Luân công sùng đạo luôn nói "Đừng suy nghĩ. Chỉ cần đọc lại lời dạy của Sư phụ." Margaret Singer đã tóm tắt ngắn gọn: "Nếu bạn muốn tìm sự mô tả tốt về một cuồng giáo, tất cả những gì bạn phải làm là đọc những gì [mà những người theo Pháp Luân Công] nói về họ."
Hội Thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng là một phong trào tôn giáo mới được thành lập tại Trung Quốc vào năm 1991, mà các nguồn chính phủ Trung Quốc ước tính có ba đến bốn triệu thành viên, mặc dù các học giả cho rằng những con số ước tính này là hơi cao so với thực tế Tên gọi "Tia Chớp Phương Đông" (Eastern Lightning) được rút ra từ Tân Ước, Phúc âm Matthew 24:27: "Vì như tia chớp phát ra từ phương đông lòe sáng đến tận phương tây thể nào, thì sự quang lâm của Con Người cũng sẽ như thế." Giáo lý cốt lõi của nó là Chúa Giêsu Kitô trở lại Trái Đất trong thời của họ với tư cách là Đức Chúa Trời Toàn Năng nhập thể, lần này không phải là một người đàn ông mà là một phụ nữ Trung Quốc. Phong trào này được chính quyền Trung Quốc coi là tà giáo và nó bị buộc tội đã thực hiện nhiều tội ác khác nhau, bao gồm cả vụ giết người sùng bái Chiêu Viễn McDonald khét tiếng. Các nhóm Kitô giáo và truyền thông quốc tế cũng lần lượt mô tả nó như một cuồng giáo và thậm chí là một "tổ chức khủng bố".. Giáo hội phong trào này phủ nhận tất cả các cáo buộc, và có những học giả đã kết luận rằng một số cáo buộc mà họ đã điều tra cho đến nay thực sự là sai hoặc cường điệu.
Ngoài ra, các nhánh của phong trào tôn giáo mới của Cơ đốc giáo Hàn Quốc cũng bị liệt kê là tà giáo như: The Unification Church of Rev. Moon, Dami Evangelism Association, và World Elijah Association (世界以利亚福音宣教会). Các giáo phái bị cấm có giáo lý được cải biên từ Phật giáo bao gồm Lư Thắng Ngạn được biết đến với danh hiệu Liên Sanh Hoạt Phật (蓮生活佛, Liansheng Huófó) với môn phái Liên Sanh Chân Phật Tông (真佛宗) và Pháp hội Thời Luân Kim Cang tại Đài Loan, ngoài ra còn có nhóm Quán Âm Pháp môn (觀音法門) của Thanh Hải Vô Thượng sư với pháp thiền Yoga của phái Sant Mat hay còn có tên gọi khác là Surat Shabd Yoga và vị thầy truyền cho Thanh Hải là Sant Thakar Singh được biết đến với cái tên là Sant Mat Master. bị Chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng niềm tin và hoạt động của tổ chức này về cơ bản là "chống cộng" và gọi tổ chức của Thanh Hải là "tổ chức tôn giáo phản động".
Giáo phái Gào thét (呼喊 派) bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) gắn cho một nhóm tôn giáo vô định hình ở Trung Quốc, bị chính phủ Trung Quốc đầu tiên coi là là lực lượng phản cách mạng và sau đó coi là một giáo phái tội phạm sau sự cố tại các quận Đông Dương và Nghĩa Ô thuộc tỉnh Chiết Giang vào tháng 2 năm 1982. Một số ấn phẩm năm 1983 có liên quan đến Phong trào Yêu nước Ba Tự (TSPM) đã buộc tội giáo viên Cơ đốc Trung Quốc quá cố Nhân chứng Lee (Li Changshou) là người lãnh đạo "giáo phái Gào thét" và xúi giục các vụ nổi loạn. Tên gọi "giáo phái Gào thét" đã được áp dụng rộng rãi hơn cho nhiều nhóm cầu nguyện công khai và rõ ràng và/hoặc không đăng ký hoặc hợp tác với phong trào TSPM. Có nhiều lý do để nghi ngờ tính chính xác của các báo cáo dẫn đến sự lên án của "giáo phái Gào thét" và sự liên kết của chúng với Witness Lee hoặc các nhà thờ địa phương, và các nhà thờ địa phương mà tự tránh xa các tín đồ Gào thét.
Việt Nam
Đạo Hà Mòn còn gọi là "tà đạo Hà Mòn", "tà đạo Y Gyin" hay "Công giáo Đề-ga" là tên gọi để chỉ một hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện từ cuối năm 1999 tại các làng thuộc xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Phong trào này xuất hiện do một số người dân tộc thiểu số như Y Gyin, Y Kách, A Níp dựa trên niềm tin về cứu thế của Thiên chúa giáo, tung tin "Đức Mẹ hiện hình". Vào cuối năm 1999, bà Y Gyin, sinh năm 1942, dân tộc Ba Na Rơ Ngao tại làng Kơ Tu, xã Hơ Moong (Hà Mòn), huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, là tín đồ Thiên chúa giáo nhưng lại chuyên hành nghề thầy cúng, thầy mo đã nghĩ ra chuyện mình được "Đức Mẹ hiển linh trao cho sứ mệnh truyền giáo" để lôi kéo người dân địa phương đi theo. Y Gyin tuyên bố nhìn thấy "Đức mẹ Maria hiện hình" trên nóc nhà vào lúc 12 giờ đêm ngày 20 tháng 12 năm 1999 và mình được chọn làm sứ giả để phán truyền cho loài người. Có nhiều nơi người theo đạo còn tự nhận là Công giáo Đêga tương tự như trước đây FULRO đã dựng lên Tin lành Đêga để tập hợp lực lượng thực hiện mục đích ly khai vùng Tây Nguyên. Chính quyền Việt Nam coi đây là tà giáo, lợi dụng hoạt động tôn giáo để lồng ghép âm mưu chống phá chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Chú thích
Tham khảo
Barker, E. (1989) New Religious Movements: A Practical Introduction, London, HMSO
Bromley, David et al.: Cults, Religion, and Violence, 2002,
Enroth, Ronald. (1992) Churches that Abuse, Zondervan, Full text online
Esquerre, Arnaud: La manipulation mentale. Sociologie des sectes en France, Fayard, Paris, 2009.
House, Wayne: Charts of Cults, Sects, and Religious Movements, 2000,
Kramer, Joel and Alstad, Diane: The Guru Papers: Masks of Authoritarian Power, 1993.
Lalich, Janja: Bounded Choice: True Believers and Charismatic Cults, 2004,
Landau Tobias, Madeleine et al.: Captive Hearts, Captive Minds, 1994,
Lewis, James R. The Oxford Handbook of New Religious Movements Oxford University Press, 2004
Lewis, James R. Odd Gods: New Religions and the Cult Controversy, Prometheus Books, 2001
Martin, Walter et al.: The Kingdom of the Cults, 2003,
Melton, Gordon: Encyclopedic Handbook of Cults in America, 1992
Oakes, Len: Prophetic Charisma: The Psychology of Revolutionary Religious Personalities, 1997,
Singer, Margaret Thaler: Cults in Our Midst: The Continuing Fight Against Their Hidden Menace, 1992,
Tourish, Dennis: 'On the Edge: Political Cults Right and Left, 2000,
Zablocki, Benjamin et al.: Misunderstanding Cults: Searching for Objectivity in a Controversial Field, 2001,
Langone, Michael: Cults: Questions and Answers
Lifton, Robert Jay: Cult Formation, The Harvard Mental Health Letter, February 1991
Robbins, T. and D. Anthony, 1982. "Deprogramming, brainwashing and the medicalization of deviant religious groups" Social Problems 29 pp 283–97.
James T. Richardson: "Definitions of Cult: From Sociological-Technical to Popular-Negative" Review of Religious Research 34.4 (June 1993), pp. 348–56.
Rosedale, Herbert et al.: On Using the Term "Cult"
Van Hoey, Sara: Cults in Court The Los Angeles Lawyer, February 1991
Zimbardo, Philip: What messages are behind today's cults?, American Psychological Association Monitor, May 1997
Aronoff, Jodi; Lynn, Steven Jay; Malinosky, Peter. Are cultic environments psychologically harmful?, Clinical Psychology Review, 2000, Vol. 20 #1 pp. 91–111
Chính sách tôn giáo
Cuồng giáo
Dị giáo<|eot_id|> |
Trong chính trị Ecuador, () là thuật ngữ chỉ một cơ chế luận tội tổng thống và giải tán Quốc hội được quy định trong Điều 130 và Điều 148 của Hiến pháp năm 2008.
Theo Điều 148, tổng thống có quyền giải thể Quốc hội, nhưng phải trả giá bằng việc cho cử tri cơ hội bỏ phiếu bầu tổng thống ra khỏi nhiệm sở. Cơ chế này yêu cầu tổ chức một cuộc bầu cử đặc biệt sau khi giải thể, trong đó sẽ bầu ra tổng thống và phó tổng thống mới, cũng như Quốc hội mới. Các ứng cử viên đắc cử - vào cả hai nhánh hành pháp và lập pháp - sẽ phục vụ hết phần còn lại của nhiệm kỳ tổng thống và lập pháp hiện tại. Sau đó, một cuộc bầu cử thường kỳ cho nhiệm kỳ bốn năm đầy đủ sẽ được tổ chức theo lịch bầu cử thông thường.
Điều 130 cũng quy định tương tự trong trường hợp tổng thống bị luận tội thành công: tổng thống đương nhiệm có thể bị bãi nhiệm bởi hai phần ba số thành viên của Quốc hội (92/137 phiếu), nhưng nếu tổng thống bị bãi nhiệm theo cách này, phải tổ chức bầu cử mới để bầu ra tổng thống mới và Quốc hội mới để phục vụ hết phần còn lại của nhiệm kỳ hiện tại.
Vì vậy, khía cạnh "tử vong chéo" của các quy định này phát sinh từ một yếu tố chính: "khi giải thể một nhánh của chính phủ, nhánh kia sẽ cho cử tri quyết định về việc tiếp tục giữ chức vụ của mình: nói cách khác, các cuộc bầu cử được tổ chức đối với cả nhánh chính phủ bị giải thể và nhánh yêu cầu giải thể."
Quy định muerte cruzada được đưa ra nhằm tránh tình trạng bế tắc chính trị kéo dài đã từng đặc trưng cho Ecuador dưới các hiến pháp trước đây. Nó được coi là một cách giải quyết khủng hoảng hiến pháp nhưng nó cũng bị chỉ trích là có thể dẫn đến bất ổn chính trị và suy yếu thể chế. Một phán quyết của Tòa án Hiến pháp vào tháng 9 năm 2010 mô tả muerte cruzada là "một công cụ kiểm tra và cân bằng nhằm cân bằng một nhánh của chính phủ với một nhánh khác".
Chú thích
Liên kết ngoài
Decreto Ejecutivo 741, in which President Lasso announced his use of the mechanism, 17 May 2023.
Luật năm 2008
Hiến pháp của Ecuador
Luật Ecuador<|eot_id|> |
Alhaji Ahmad Tejan Kabbah (16 tháng 2 năm 1932 – 13 tháng 3 năm 2014) là chính trị gia Sierra Leone, Tổng thống thứ 3 của Sierra Leone trong hai giai đoạn 1996-1997 và 1998-2007. Ông cũng là nhà kinh tế và luật sư chuyên nghiệp, nhiều năm làm việc cho Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc. Năm 1992, ông nghỉ hưu ở Liên Hợp Quốc và trở về Sierra Leone.
Đầu năm 1996, Kabbah được bầu làm lãnh đạo Đảng Nhân dân Sierra Leone (SLPP) và đại diện cho đảng tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống tự do đầu tiên tại Sierra Leone vào cuối năm. Ông đắc cử với 59% phiếu bầu, đánh bại đối thủ John Karefa-Smart của Đảng Nhân dân Toàn quốc Thống nhất (UNPP): Karefa-Smart thừa nhận thất bại với 40% phiếu vòng hai. Cuộc bầu cử được các quan sát viên quốc tế đánh giá là tự do và công bằng. Kabbah vận động tranh cử với lời hứa sẽ chấm dứt nội chiến nếu được bầu làm tổng thống và đã lặp lại trong phát biểu nhậm chức.
Là người Mandingo sùng đạo Hồi, Kabbah sinh tại Pendembu, Quận Kailahun miền Đông Sierra Leone, nhưng lớn lên ở thủ đô Freetown. Kabbah là người Hồi giáo đầu tiên làm nguyên thủ quốc gia và tính đến năm 2023 vẫn là người Hồi giáo duy nhất giữ chức vị này của Sierra Leone.
Năm 1965, Kabbah kết hôn lần đầu với Patricia Tucker là Kitô hữu người Sherbro gốc Quận Bonthe miền Nam Sierra Leone. Cả hai có năm người con. Trước khi làm tổng thống, cả hai vợ chồng vẫn thường xuyên xuất hiện trước công chúng. Bà có ảnh hưởng rất lớn trong nhiệm kỳ tổng thống của chồng, tập trung chủ yếu vào các vấn đề nhân đạo và quyết liệt yêu cầu phải chấm dứt nội chiến. Năm 1998, Tucker qua đời vì bạo bệnh.
Năm 2008, Kabbah tái hôn với Isata Jabbie Kabbah cũng là người Mandingo theo đạo Hồi.
Phần lớn thời gian Kabbah tại vị là giai đoạn nội chiến với Mặt trận Liên minh Cách mạng do Foday Sankoh cầm đầu. Ông tạm thời mất ghế từ tháng 5 năm 1997 đến tháng 3 năm 1998 do bị Hội đồng Cách mạng Quân lực lật đổ. Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) do Nigeria đứng đầu can thiệp quân sự vào Sierra Leone, Kabbah nhanh chóng trở lại nắm quyền.
Tổng thống Kabbah tiến hành đàm phán trực tiếp với phiến quân RUF để chấm dứt nội chiến. Ông ký một số hòa ước với Foday Sankoh, trong đó có Hiệp định hòa bình Lomé năm 1999 khi phe nổi dậy lần đầu tiên đồng ý ngừng bắn tạm thời với chính phủ. Khi thỏa thuận ngừng bắn sụp đổ, Kabbah vận động quốc tế như Anh, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Liên minh châu Phi và Cộng đồng Kinh tế Tây Phi hỗ trợ đánh bại quân nổi dậy và khôi phục hòa bình, trật tự ở Sierra Leone.
Tháng 1 năm 2002, Kabbah tuyên bố nội chiến chính thức kết thúc, chấm dứt chiến tranh. Cùng năm, Kabbah tiếp tục dễ dàng giành chiến thắng trong nhiệm kỳ 5 năm đánh bại đối thủ chính Ernest Bai Koroma của Đảng Đại hội Toàn dân (APC) đối lập với 70,1% phiếu bầu.
Kabbah qua đời ngày 13 tháng 3 năm 2014, thọ 82 tuổi, an táng tại Freetown.
Tham khảo
Mất năm 2014
Sinh năm 1932
Tổng thống Sierra Leone<|eot_id|> |
Hầu tước xứ Lansdowne (tiếng Anh: Marquess of Lansdowne) là một danh hiệu trong Đẳng cấp quý tộc Đại Anh được thành lập vào năm 1784 và trao cho người đứng đầu gia tộc Petty-Fitzmaurice là William Petty, Bá tước thứ 2 của Shelburne. Vị hầu tước đầu tiên từng là Thủ tướng của Đại Anh.
Tháng 12/1784, sau khi rời ghế Thủ tướng Anh, Bá tước William Petty đã được Vua George III trao cho các tước vị Hầu tước xứ Lansdowne, Bá tước xứ Wycombe, Tử tước Calne và Calston, tất cả đều thuộc Đẳng cấp quý tộc Đại Anh.
Tham khảo
Nguồn
Kidd, Charles, Williamson, David (editors). Debrett's Peerage and Baronetage (1990 edition). New York: St Martin's Press, 1990,
Liên kết ngoài
Hầu tước Anh
Hầu tước xứ Lansdowne
Đẳng cấp quý tộc Đại Anh
Hầu tước trong Đẳng cấp quý tộc Đại Anh<|eot_id|> |
Công tước xứ Manchester (tiếng Anh: Duke of Manchester) là một tước hiệu thuộc Đẳng cấp quý tộc Đại Anh và là tước hiệu cao cấp nhất hiện nay của Nhà Montagu. Nó được tạo ra vào năm 1719 cho chính trị gia Charles Montagu, Bá tước thứ 4 xứ Manchester. Giáo xứ Manchester ở Jamaica được đặt theo tên của vị Công tước thứ 5, trong khi thủ phủ Mandeville của giáo sứ được đặt theo tên con trai và người thừa kế của ông. Công tước hiện tại là Alexander Montagu, Công tước thứ 13 xứ Manchester, một công dân Anh và Úc gây tranh cãi, sống ở Hoa Kỳ và đã thụ án nhiều lần. Ông kế vị tước hiệu vào năm 2002 sau cái chết của cha mình là Angus Montagu, Công tước thứ 12 xứ Manchester, vị công tước cuối cùng giữ một ghế trong Viện Quý tộc.
Người thừa kế hợp pháp của Công tước sẽ được nhận tước hiệu Bá tước xứ Manchester, ngoài ra, công tước còn được kèm theo 2 tước hiệu phụ là Tử tước Mandeville và Nam tước Montagu xứ Kimbolton.
Tham khảo
Chú thích
Đọc thêm
Kidd, Charles, and Williamson, David (editors): Debrett's Peerage and Baronetage 1990 edition. New York, St Martin's Press, 1990,
Công tước xứ Manchester
Gia tộc Montagu
Công tước Anh
Đẳng cấp quý tộc Đại Anh
Công tước trong Đẳng cấp quý tộc Đại Anh<|eot_id|> |
Công tước Northumberland (tiếng Anh: Duke of Northumberland) là một tước hiệu đã được tạo ra ba lần trong lịch sử của Anh, hai lần thuộc Đẳng cấp quý tộc Anh và một lần trong Đẳng cấp quý tộc Đại Anh. Người nắm giữ tước hiệu này hiện nay là Ralph Percy, Công tước thứ 12 xứ Northumberland.
Lần tạo ra gần đây nhất là vào năm 1766, khi vua George III của Anh trao cho Hugh Percy, Bá tước thứ 2 xứ Northumberland. Người thừa kế hợp pháp của Công tước được nhận tước hiệu Bá tước xứ Percy.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Alnwick Castle website
Alnwick Garden website
European Heraldry page
Northumberland Estates website
Syon House website
Công tước xứ Northumberland
Lịch sử Northumberland
Công tước Anh
Đẳng cấp quý tộc Đại Anh
Công tước thuộc Đẳng cấp quý tộc Đại Anh<|eot_id|> |
Westminster, California
Short description is different from Wikidata
Quận Little Saigon ở các thành phố Garden Grove và Westminster ở Quận Cam, California là Tiểu Sài Gòn lớn nhất ở Hoa Kỳ. Saigon là tên cũ của thủ đô Việt Nam Cộng hòa, nơi mà một phần lớn các nhập cư đời đầu ở đây bắt nguồn.
Lịch sử
Từ năm 1975, người Việt tị nạn đầu tiên đến Westminster từ trại Pendleton, nằm cách Westminster 50 dặm về phía Nam và từ các tiểu bang khác như Pennsylvania, Arkansas, Florida. Những cơ sở thương mại đầu tiên được lập ra là tiệm Phở Hoà và chợ Đà Lạt gần ngã tư đường First và Fairview thuộc thành phố Santa Ana. Khu này sau có thêm trung tâm sinh hoạt Nguyễn Khoa Nam do Đặng Giang Sơn thành lập. Nơi đó trở thành nơi tụ tập của cộng đồng tỵ nạn. Sau đó lui về phía tây cũng trên cùng tuyến đường First nhưng có tên là Bolsa Avenue thuộc hai thành phố Garden Grove và Westminster, khoảng năm 1978 xuất hiện chợ Hòa Bình, nhà sách Tú Quỳnh, và nhà hàng Thành Mỹ. Cùng năm đó, Nhật báo Người Việt góp mặt với văn phòng phát hành đặt tại thành phố Garden Grove. Những người Việt tỵ nạn dần tập trung ở quãng đường đó mua lại các cơ sở thương mại của người địa phương và lập nên một khu phố thương mại phảng phất hình bóng Việt Nam. Năm 1982 thì hình thành "Hiệp hội Thương gia Tiểu Sài Gòn". Sách báo tiếng Việt từ đó bắt đầu dùng danh từ "Phố Sài Gòn" nhất là khi hãng Bridgecreek cho xây thương xá hai tầng 1986-88. Địa bàn cộng đồng người Việt từ đó lan rộng tràn ra những thành phố lân cận như Stanton, Fountain Valley và Anaheim.
Năm 1986, Ủy ban Thành lập Danh xưng Little Saigon, sau đổi thành Ủy ban Phát triển Little Saigon bầu lên 15 ủy viên, xúc tiến họp với hội đồng thành phố Westminster chính thức công nhận danh xưng Little Saigon. Chính ủy ban đã được 18 vị dân biểu và nghị sĩ tiểu bang giúp đỡ để đưa đề nghị thành lập Đặc khu Tiểu Sài Gòn lên thống đốc tiểu bang. Ngày 1 tháng 6 năm 1986, trước Viện Lập pháp tiểu bang, Thống đốc George Deukmejian đã chấp thuận. Nha lộ vận California theo đó cho dựng 13 bảng tên "Little Saigon" chỉ lối cho xe rẽ từ xa lộ 22 và 405 vào.
Ngày 17 tháng 6 năm 1986, thị trưởng Westminster Chuck Smith đã làm lễ ra mắt Đặc khu Little Saigon trước thương xá Phước Lộc Thọ. Buổi lễ được đặt dưới sự chủ toạ của thống đốc tiểu bang và có sự hiện diện của đông đảo người Việt Nam trong vùng.
Bố trí và các dịch vụ
phải|nhỏ|240x240px|Khu văn phòng của người Việt tại Little Saigon.
phải|nhỏ|240x240px|Một chi nhánh ngân hàng Bank of America với lời chào bằng tiếng Việt
Little Saigon tại Quận Cam có diện tích rộng lớn, với nhiều khu thương xá của người Việt và người Hoa và nằm giữa xa lộ California 22 và xa lộ Liên bang 405.
Ngoài các khu thương xá còn có siêu thị và nhà hàng bán các món ăn Việt Nam như cơm tấm, phở, bánh mì, bánh cuốn.
Năm 2016, một dịch vụ xe buýt miễn phí tên Little Saigon Shuttle được khánh thành để đưa đón hành khách mua sắm trong khu vực và phục vụ 22 trạm dừng. Tuy nhiên dịch tạm dừng sau 6 tháng do chi phí cao. Xe đò Hoàng, một dịch vụ xe đò đường dài, nối liền Little Saigon ở Quận Cam với cộng đồng ở San Jose và nhiều thành phố khác ở California và Arizona có đông người Việt sinh sống.
Truyền thông
Little Saigon, đặc biệt là ở tại Westminster, thường được xem là trung tâm của ngành truyền thông Việt ngữ tại hải ngoại. Hầu hết các chương trình ca nhạc hải ngoại đều được phát hành tại đây, trong đó có trung tâm Thúy Nga, trung tâm Asia, trung tâm Vân Sơn, v.v. Vì thế, rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ hải ngoại cư ngụ tại khu vực này.
Có hai đài phát thanh phát sóng tiếng Việt 24 giờ mỗi ngày là Little Saigon Radio (trên KVNR 1480 AM) và Radio Bolsa (KALI 106.3 FM). Một đài khác thỉnh thoảng có chương trình tiếng Việt (KXMX-AM 1190). Nội dung phát sóng bao gồm tin tức, thời sự, âm nhạc, talk show, tôn giáo, đọc truyện, v.v. Chương trình Việt ngữ của đài BBC và RFI được tiếp vận trực tiếp trên những đài này, mỗi ngày hai lần. Gần đây đài Little Saigon Radio cũng có nỗ lực phát thanh về Việt Nam.
Có 4 đài truyền hình phát sóng suốt ngày bằng Việt ngữ tại miền nam California. Hai đài truyền hình vệ tinh, Saigon Broadcasting Television Network và Hồn Việt TV cũng có trụ sở tại đây và có thể xem được trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.
Tại đây có hàng chục tờ báo tiếng Việt được bán bên cạnh các báo tiếng Anh, có tiếng nhất trong số đó là Báo Người Việt. Những tờ nhật báo lớn khác có thể nói đến là Việt Báo, Viễn Đông, v.v. Nhiều tuần báo, nguyệt san và báo phục vụ giới trẻ cũng được phát hành như Việt Tide (song ngữ) và Người Việt 2 (bằng tiếng Anh).
Chính trị
nhỏ|Biểu ngữ "Black April" (Tháng Tư Đen) và Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa treo trên đường phố Little Saigon ở San Diego
Little Saigon là một địa phương chống cộng mãnh liệt. Sự kiện Trần Trường đầu năm 1999 được xem là điểm mốc quan trọng trong hoạt động chính trị của người Việt tại Little Saigon nói riêng và Hoa Kỳ nói chung. Sự kiện xảy ra sau khi một người làm nghề cho thuê băng video tên là Trần Văn Trường treo cờ đỏ sao vàng và hình Hồ Chí Minh trên cửa tiệm. Sau khi ông không được chú ý, ông đã gửi fax đến một số cơ quan truyền thông cộng đồng để loan báo về hành động của mình. Trong gần hai tháng sau đó, hàng nghìn người Việt biểu tình hằng ngày phản đối ông Trường và chính phủ Việt Nam, với điểm cao là một cuộc thắp nến được tổ chức bởi các đoàn thể sinh viên Mỹ gốc Việt, với sự tham dự của hơn 15.000 người, và được báo chí toàn quốc và quốc tế theo dõi. Sự việc kết thúc sau khi ông Trường bị kết án cho thuê băng lậu, và bị buộc phải đóng cửa tiệm. Ông Trường cho biết mình bị đánh năm lần và phải vào bệnh viện, ông đã mất hết gia sản, khoảng một triệu đôla, và vợ ông, sau những biến cố, đã 'mắc bệnh tâm thần; đồng thời khẳng định đây là án sai, rằng 'ông không sang băng lậu, mà có hợp đồng kinh doanh với các công ty của Tàu. "Sự kiện đã đưa ra nhiều vấn đề về tự do ngôn luận tại Hoa Kỳ, một số người ra đại diện làm trung gian với báo chí để phát biểu quan điểm của những người biểu tình. Nhiều người lãnh đạo trong cuộc biểu tình cảm thấy tự tin hơn và bắt đầu tham gia chính trường và vận động cộng đồng như trong Chiến dịch Cờ Vàng.
Người Mỹ gốc Việt, dựa vào số đông, đã và đang nắm giữ quyền lực chính trị đáng kể tại hai thành phố Westminster và Garden Grove. Nhiều người tham gia vào các hoạt động chính trị tại địa phương và được bầu vào các chức vụ công. Ví dụ như Janet Nguyễn, vào năm 2007 trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên lên làm giám sát viên quận trên toàn quốc. Ông Trần Thái Văn đắc cử dân biểu tiểu bang California từ năm 2004 và trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào ngành lập pháp tiểu bang.
Sinh hoạt cộng đồng
phải|nhỏ|240x240px|Hội chợ Tết tại Little Saigon, Quận Cam, California
Năm 2003, Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ (tiếng Anh: Vietnam War Memorial) đã được xây dựng tại Westminster để tưởng niệm những người lính Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ đã hy sinh trong Chiến tranh Việt Nam hồi thế kỷ trước.
Ngày 12 Tháng Tám năm 2009, Hội đồng thành phố Westminster, California lại thông qua nghị quyết 4257 công nhận ngày Thứ Bảy cuối cùng mỗi Tháng Tư sẽ là "Ngày Thuyền nhân Việt Nam".
Trường Bolsa Grande High School tại Garden Grove là nơi tổ chức Hội Tết Việt Nam hàng năm do Tổng hội sinh viên Việt Nam Nam Cali UVSA tổ chức cho hàng trăm ngàn người tham dự. Hàng năm, từ năm 1997, vào ngày Tết Nguyên Đán, Little Saigon tại San Jose cũng có cuộc diễn hành Tết hoành tráng do Hội Diễn Hành Tết (Vietnamese Spring Festival, VSF) tổ chức, với sự kết hợp của nhiều hội đoàn, tổ chức. Từ năm 2003, Đại hội Điện ảnh Việt Nam Quốc tế (Vietnamese International Film Festival hay ViFF) là một đại hội điện ảnh diễn ra 2 năm một lần tại Đại học California tại Irvine và nhiều địa điểm quanh vùng Little Saigon của Quận Cam, California, Mỹ.
Tham khảo
Văn hóa người Mỹ gốc Việt ở California
Little Saigon
Vùng bao bọc sắc tộc ở California<|eot_id|> |
Hầu tước Townshend (tiếng Anh: Marquess Townshend) là một tước hiệu trong Đẳng cấp quý tộc Đại Anh do gia tộc Townshend xứ Raynham Hall ở Norfolk nắm giữ. Danh hiệu này được tạo ra vào năm 1787 cho George Townshend, Tử tước Townshend thứ 4. Người thừa kế hợp pháp tước vị hầu tước được nhận tước vị Tử tước Townshend xứ Raynham.
Chú thích
Tham khảo
Kidd, Charles, Williamson, David (editors). Debrett's Peerage and Baronetage (1990 edition). New York: St Martin's Press, 1990,
Liên kết ngoài
Townshend family website
http://home.worldonline.co.za/~townshend/lordsarms.htm#top
Hầu tước Townshend
Hầu trước thuộc Đẳng cấp quý tộc Đại Anh
Hầu tước Anh
Đẳng cấp quý tộc Đại Anh<|eot_id|> |
Sùng Ứng Bưu ( tiếng Trung :崇应彪; bính âm : Chóng Yīngbiāo ) là một nhân vật trong tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng của Trung Quốc Phong Thần Diễn Nghĩa . Sùng Ứng Bưu là con trai của Sùng Hầu Hổ , Chư Hầu lớn phương Bắc.
Trong liên minh chống lại Tô Hộ , Sùng Ứng Bưu hỗ trợ cha mình với tiềm năng lớn nhất của mình. Sau cái chết của Mai Võ và việc Sùng Ứng Bưu rút lui vào khu rừng lân cận, Sùng Ứng Bưu cố gắng hết sức để hỗ trợ người cha bị trầm cảm của mình bằng mọi cách. Một khi Sùng Ứng Bưu và tất cả người của anh ta bị lực lượng của Tô Hộ đuổi ra khỏi rừng, Sùng Ứng Bưu dẫn đầu hậu quân hỗ trợ. Khi rút lui, Sùng Ứng Bưu bảo cha mình gửi thư cho Văn Vương và lập tức xin quân đến hỗ trợ. Vì vậy, Sùng Ứng Bưu, kết hợp với Sùng Hắc Hổ , sẽ bảo vệ Sùng Hầu Hổ đến mức sức mạnh tối thượng của họ.
Sau khi liên minh Tô Hộ kết thúc, Sùng Ứng Bưu vẫn là người đứng đầu Sùng Thành, thủ đô của Sùng Hầu Hổ. Bảy năm sau thời điểm này, trong cuộc tấn công của Vua Văn Vương vào Sùng Thành, Sùng Ứng Bưu bảo vệ thủ đô bằng toàn bộ tiềm năng của mình. Tuy nhiên, một khi mưu kế của Sùng Hắc Hổ thành công, Sùng Ứng Bưu bị chặt đầu - cùng với cha mình. Cuối cùng, Sùng Ứng Bưu đã được phong làm vị thần ở Bảng Phong Thần (九曜星宫).
Trong văn hóa đại chúng
Thông tin thêm: Danh sách các bản chuyển thể trên phương tiện truyền thông của Lễ tấn phong các vị thần
Do Hầu Văn Nguyên thể hiện trong bộ phim sử thi Trung Quốc năm 2023 Creation of the Gods I: Kingdom of Storms<|eot_id|> |
Bổ củi có thể là:
Họ Bổ củi
Hành động để chặt gỗ<|eot_id|> |
Dưới đây là danh sách đề cử và giải thưởng của phim Điệp vụ Boston.
Chú thích
Liên kết ngoài
Đ<|eot_id|> |
là một nữ diễn viên khiêu dâm người Nhật Bản. Cô thuộc về công ti T-Powers.
Sự nghiệp
Cô sinh ra tại tỉnh Okayama.
Tháng 3/2019 cô ra mắt ngành phim khiêu dâm với hình tượng là một nữ diễn viên kyonyū cao (172 cm).
Tháng 10/2020, cô xếp thứ 2 trong bảng xếp hạng nữ diễn viên khiêu dâm hàng tháng của sàn bán hàng qua bưu điện của FANZA. Cô cũng đã xếp thứ 2 trong bảng xếp hạng nữ diễn viên khiêu dâm FANZA dựa trên cuộc điều tra của tạp chí FANZA hàng tháng.
30/11/2021, cô đã được đề cử bởi Playboy Channel tại Giải thưởng truyền hình phim khiêu dâm Sky PerfecTV và đã nhận giải Valuable Actress of Playboy channel.
2/2/2023, có tin tức rằng cô đã gặp tai nạn khiễn mũi bị gãy, vỡ xương sọ ngoài và phải khâu 15 mũi ở vùng trên mí mắt.
22/5/2023, phim của cô "BAZOOKA khuyến mãi lớn phim hay với ngực lớn và gay cấn nhất bản giới hạn không cắt của mùa đông dành cho người hâm mộ dài 2749 phút" (BAZOOKA 冬の大感謝セール コスパ最強ノーカットベスト爆乳限定2749分) (BAZOOKA) đã xếp thứ nhất trên bảng xếp hạng sàn video FANZA hàng tuần.
Đời tư
Sở thích của cô là xem phim còn kĩ năng đặc biệt của cô là chơi bóng rổ.
Tham khảo
Liên kết ngoài
(16/8/2019 - tháng 4/2022)
(15/4/2022)
(18/11/2018 - )
Sinh năm 1995
Nhân vật còn sống
Nữ diễn viên phim khiêu dâm Nhật Bản<|eot_id|> |
Aladdin là một khách sạn và sòng bạc nằm trên Las Vegas Strip ở Paradise, Nevada. Nhà sản xuất đồ chơi Edwin S. Lowe đã khai trương Khách sạn Tallyho 450 phòng trên khu đất này vào năm 1962. Tallyho là khách sạn lớn duy nhất ở Nevada không có sòng bạc; nó đóng cửa vào cuối năm và được bán cho Kings Crown Inns of America, một chuỗi khách sạn đã mở lại khách sạn một tháng sau với tên King's Crown Tallyho. Công ty đã bổ sung thêm sòng bạc và phòng trưng bày nhưng kế hoạch mở sòng bạc đã bị dừng lại khi Ủy ban Kiểm soát Trò chơi Nevada từ chối cấp giấy phép đánh bạc vì lo ngại khu nghỉ dưỡng không được tài trợ đầy đủ.
Milton Prell đã mua khách sạn và bắt đầu một cuộc cải tạo rộng rãi trị giá 3 triệu đô la trước khi mở lại khách sạn với tên Aladdin vào ngày 1 tháng 4 năm 1966. Một tòa tháp khách sạn 19 tầng đã được thêm vào năm 1976. Sau nhiều lần thay đổi chủ sở hữu, Aladdin đã bị đóng cửa vào năm 1997 và bị phá hủy vào năm sau để nhường chỗ cho một khu nghỉ dưỡng Aladdin mới khai trương vào năm 2000.
Lịch sử
Tallyho (1962–1963)
Khách sạn Tallyho theo phong cách kiến trúc Tudor của Anh được hình thành bởi chủ sở hữu Edwin S. Lowe, một nhà sản xuất đồ chơi ở New York, người cũng kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch khách sạn. Lowe, người tin rằng có một số khách du lịch Las Vegas không quan tâm đến cờ bạc, đã chọn không thêm sòng bạc vào Tallyho. Khách sạn được xây dựng trên Las Vegas Strip, đối diện với khu nghỉ dưỡng Dunes. Việc xây dựng Tallyho đã được tiến hành vào tháng 3 năm 1962, với kế hoạch khai trương vào tháng 7. Vào tháng 5 năm 1962, Hội đồng Nước ngầm Quận Clark đã từ chối đơn xin cấp giấy phép giếng nước sẽ được sử dụng cho sân golf pitch and putt chín lỗ, mà Lowe dự định xây dựng ở phía sau khu đất. Một sân golf chín lỗ cuối cùng đã được thêm vào các kế hoạch cuối cùng.
Vào tháng 6 năm 1962, việc khai trương khách sạn đã bị trì hoãn đến ngày 1 tháng 10 năm 1962. Đồng thời, các quan chức quận phát hiện ra rằng khách sạn ba tầng bằng vữa có thể vi phạm quy tắc phòng cháy chữa cháy. Chủ sở hữu được yêu cầu đề xuất kế hoạch chống cháy cho mái nhà và gác mái bằng gỗ của khách sạn. Các quan chức quận đề xuất lắp đặt hệ thống phun nước hoặc vách thạch cao ở gác mái, cũng như bổ sung các vật liệu chống cháy trên mái của các cấu trúc khách sạn. Vào tháng 11 năm 1962, các vị trí quan trọng trong khu nghỉ dưỡng đã được công bố và ngày khai trương vào tuần Giáng sinh đang được lên kế hoạch.
Khách sạn Tallyho và Country Club khai trương vào ngày 24 tháng 12 năm 1962, với chi phí 12 triệu đô la. Lễ khai trương hoành tráng được tổ chức vào tháng 2 năm 1963. Đây là khu nghỉ dưỡng lớn duy nhất ở Nevada không có sòng bạc. Khách sạn có 450 phòng, 32 biệt thự, 6 nhà hàng, khu vực cưỡi ngựa và đi xe đạp, và dịch vụ trực thăng đưa đón khách đến các điểm tham quan gần đó như Núi Charleston và Hồ Mead. Mặc dù không có sòng bạc, nhưng khách sạn đã hoạt động thành công vào thời điểm khai trương. Tuy nhiên, Tallyho đã đóng cửa vào ngày 10 tháng 10 năm 1963 do doanh thu thấp gây ra bởi việc thiếu sòng bạc. Việc đóng cửa đã ảnh hưởng đến 100 nhân viên, và Lowe thừa nhận rằng đó là một sai lầm khi không mở khách sạn với một sòng bạc liền kề.
King's Crown Tallyho (1963–1966)
Chuỗi khách sạn Kings Crown Inns of America đã mua lại Tallyho với giá 7 triệu đô la Mỹ và mở cửa lại với tên King's Crown Tallyho vào ngày 5 tháng 11 năm 1963. Kings Crown dự định sẽ sớm bổ sung thêm sòng bạc và phòng trưng bày. Tallyho là khách sạn đầu tiên của Kings Crown ở miền tây Hoa Kỳ.
Hệ thống ánh sáng và âm thanh cho phòng trưng bày được hoàn thiện vào tháng 3 năm 1964, trong khi Kings Crown dự định khai trương phòng trưng bày vào mùa hè. Những người thiết kế âm thanh cho phòng trưng bày đã tham khảo ý kiến của các kỹ sư âm thanh tại Đại học California, Los Angeles. Nhà sản xuất phim Steve Parker, chồng của nữ diễn viên Shirley MacLaine, được bổ nhiệm làm giám đốc phòng trưng bày của khách sạn, với tên gọi Crown Room Theater-Restaurant. Ngoài ra, Parker cũng được bổ nhiệm làm đồng sở hữu khu nghỉ dưỡng. Vào tháng 4 năm 1964, một đám cháy đã xảy ra tại một trong những phòng khách sạn và gây thiệt hại do khói cho một phần của khách sạn. Đám cháy được cho là do một điếu thuốc lá gây ra.
Lễ khởi công xây dựng sòng bạc và phòng trưng bày được lên kế hoạch vào cuối tuần ngày 11-12 tháng 4 năm 1964. Các nhân vật nổi tiếng, bao gồm MacLaine, dự kiến sẽ tham dự buổi lễ. Các hạng mục bổ sung khác trong dự án mở rộng trị giá 3 triệu đô la sẽ bao gồm một hội nghị và một nhà hàng khác. Kế hoạch tương lai bao gồm việc bổ sung một tòa nhà khách sạn 15 tầng với 500 phòng. Việc xây dựng sòng bạc và phòng trưng bày đã được tiến hành vào tháng 5 năm 1964. Trong khi đó, Parker đang lên kế hoạch cho một chương trình sẽ có sự tham gia của các cô gái biểu diễn không hở ngực, một khái niệm không có trong các chương trình biểu diễn của các cô gái biểu diễn khác ở Las Vegas.
Đến cuối năm 1964, một tập đoàn gồm 6 công ty, với tổng số 17 cổ đông, đã nộp đơn xin giấy phép kinh doanh cờ bạc để mở sòng bạc như một phần của khoản đầu tư 500.000 đô la Mỹ. Vào ngày 22 tháng 12 năm 1964, Ủy ban Kiểm soát Trò chơi Nevada đã hoãn việc phê duyệt giấy phép kinh doanh cờ bạc cho đến tháng sau để có thời gian điều tra tình hình tài chính của tập đoàn. Ngày khai trương sòng bạc đã được lên kế hoạch vào đêm giao thừa, trong khi vẫn có khả năng phòng trưng bày và hai nhà hàng mới sẽ mở cửa vào thời điểm đó, nhưng cuối cùng chúng đã không mở cửa. Dự kiến sẽ có tổng cộng 500 người được tuyển dụng tại các cơ sở mới của khu nghỉ dưỡng. Vào tháng 1 năm 1965, Hội đồng Kiểm soát Trò chơi đã xem xét yêu cầu cấp giấy phép kinh doanh cờ bạc, nhưng đồng ý với yêu cầu của khách sạn về việc trì hoãn việc phê duyệt thêm 30 ngày để các thành viên trong tập đoàn có thể giải quyết các thỏa thuận tài chính. Vào thời điểm đó, tập đoàn bao gồm 18 người với tổng số vốn đầu tư là 800.000 đô la Mỹ.
Vào tháng 2 năm 1965, khi Hội đồng Kiểm soát Trò chơi đang xem xét việc cấp giấy phép kinh doanh cờ bạc, khách sạn đã đệ trình nhiều thay đổi về tập đoàn, bao gồm việc tăng tỷ lệ sở hữu của Parker từ 8% lên 20%. Hội đồng Kiểm soát Trò chơi đã hoãn việc phê duyệt giấy phép kinh doanh cờ bạc cho đến tháng sau.
Yêu cầu cấp giấy phép kinh doanh cờ bạc đã được rút lại vào tháng 3 năm 1965 để có thêm thời gian tổ chức lại tập đoàn. Cuối tháng đó, Kings Crown Tallyho Inn Incorporated, Equitable Real Estate Investment Trust và Fidelity Real Estate Investment Trust đã đệ đơn kiện yêu cầu loại bỏ những người thuê hiện tại của khách sạn vì đã không trả 632.000 đô la tiền thuê và các khoản thanh toán khác. Các công ty tuyên bố rằng các nhóm khác quan tâm đến việc tiếp quản khu nghỉ dưỡng ngay khi những người thuê, bao gồm Chuck Luftig và Edward Nealis, có thể bị loại bỏ.
Dịch vụ điện thoại đến khách sạn đã bị cắt vào tháng 4 năm 1965 do các hóa đơn điện thoại chưa thanh toán từ tháng 1. Tất cả 50 khách không thường trú được yêu cầu rời khách sạn. Luftig và Nealis đã bị loại bỏ khỏi vị trí người thuê vào cuối tháng, sau khi một thẩm phán ra phán quyết rằng khách sạn phải được trả lại cho Kings Crown. Tháng sau, Luftig và Nealis yêu cầu bồi thường 3,3 triệu đô la, cáo buộc Kings Crown đã không hoàn thành các cải thiện cần thiết cho khách sạn trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1964 đến tháng 1 năm 1965, dẫn đến thiệt hại tài chính.
Aladdin (1966–1998)
phải|nhỏ|Chiếc đèn Aladdin ban đầu vào năm 2008, hiện là một phần của Bảo tàng Neon
Vào ngày 1 tháng 1 năm 1966, Milton Prell đã đồng ý mua lại King's Crown Tallyho, thuộc sở hữu của ba quỹ tín thác do anh em nhà Cook ở Indiana giám sát. Prell đồng ý mua khu nghỉ dưỡng với giá 10 triệu đô la Mỹ, sẽ được trả theo từng tháng.
Milton Prell đã công bố kế hoạch loại bỏ chủ đề Anh cũ và mở lại khu nghỉ dưỡng với tên gọi Aladdin theo chủ đề phương Đông vào ngày 16 tháng 4 sau một cuộc cải tạo rộng rãi trị giá 3 triệu đô la Mỹ. Prell cũng có kế hoạch xây dựng một tòa khách sạn bổ sung 40 tầng trị giá 20 triệu đô la Mỹ với 600 phòng. Việc xây dựng tòa nhà cao tầng dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối năm. Martin Stern Jr. là kiến trúc sư cho dự án Aladdin, trong khi R. C. Johnson and Associates là nhà thầu và được thuê để xây dựng các cơ sở mới và cải tạo các cấu trúc hiện có. Kế hoạch cải tạo bao gồm việc tu sửa phòng trưng bày và phòng chờ, cũng như sòng bạc và mặt tiền của khách sạn. Thang máy và thang cuốn cũng được lắp đặt tại hai lối vào chính phía trước của khách sạn. Các cánh phòng theo chủ đề Anh ban đầu được giữ lại, nhưng được nhận chủ đề Nghìn lẻ một đêm cùng với phần còn lại của khu nghỉ dưỡng. Aladdin được đặt tên theo nhân vật cùng tên.
Hai tuần sau khi Prell tiếp quản khách sạn, ngày khai trương mới là ngày 1 tháng 4 đã được công bố do quá trình cải tạo diễn ra nhanh chóng, trong khi việc xây dựng tòa nhà cao tầng dự kiến sẽ bắt đầu vào mùa thu. Cuối tháng đó, Prell đã yêu cầu cấp giấy phép cờ bạc để vận hành 27 trò chơi trên bàn và 350 máy đánh bạc, với hoạt động của sòng bạc được tài trợ với chi phí 400.000 đô la thông qua Prell và các đối tác của ông, Gil Gilbert và Sidney Krystal. Prell sở hữu 20% cổ phần trong công ty khách sạn, trong khi Gilberts, phó chủ tịch công ty, nắm giữ 5% và Krystal, thư ký kiêm thủ quỹ, sở hữu 7%. Một nhóm lớn các nhà đầu tư sở hữu số cổ phiếu còn lại. Prell đã bổ nhiệm Joe Rollo và Bernie Richards, cả hai đều đến từ Beverly Hills, làm giám đốc giải trí và giám đốc dàn nhạc tương ứng. Ủy ban Cờ bạc đã khuyến nghị phê duyệt yêu cầu cấp giấy phép cờ bạc của Prell vào tháng 2 năm 1966. Prell đã được phê duyệt vào tháng sau cho giấy phép cờ bạc và rượu, với sự chấp thuận vận hành 351 máy đánh bạc và 29 trò chơi trên bàn.
Mở cửa và thay đổi quyền sở hữu
Khu nghỉ dưỡng đã khai trương với tên Milton Prell's Aladdin vào nửa đêm ngày 1 tháng 4 năm 1966, trở thành khu nghỉ dưỡng lớn đầu tiên mở cửa trên Las Vegas Strip trong vòng chín năm. Aladdin bao gồm sòng bạc lớn nhất trên Las Vegas Strip và rạp hát Bagdad 500 chỗ. Những người có mặt tại lễ khai trương bao gồm Prell và vợ ông, cũng như Chủ tịch Ủy ban Quận William H. Briare, Thị trưởng Las Vegas Oran K. Gragson, và nhà xuất bản Las Vegas Sun Hank Greenspun. Aladdin, tọa lạc trên diện tích 35 mẫu Anh (14 ha), bao gồm một sân golf và năm nhà hàng. Một tuần sau khi khai trương, biển hiệu cho sòng bạc Dunes đã chào đón Aladdin và chúc khu nghỉ dưỡng mới "may mắn". Aladdin được coi là một trong những khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất trên Las Vegas Strip, mặc dù lợi nhuận thường thấp. Xây dựng phần thêm của khách sạn cao tầng được lên lịch bắt đầu vào tháng 10 năm 1966.
Tháng 9 năm 1966, chín người, bao gồm con gái của Prell, Sheila, đã được chấp thuận đầu tư 287.500 đô la để sở hữu 11,5% cổ phần của Aladdin. Vào cuối năm 1966, Prell ngừng thanh toán cho các quỹ tín thác, nói rằng ông không đủ khả năng chi trả giá bán tổng thể 10 triệu đô la. Các quỹ tín thác đã đồng ý giảm giá bán xuống còn 5 triệu đô la, và việc Prell mua tài sản này đã hoàn thành vào ngày 9 tháng 2 năm 1967. Prell Hotel Corporation là chủ sở hữu mới. Tháng 5 năm 1967, Aladdin đã tổ chức đám cưới của Elvis và Priscilla Presley. Năm 1968, MK Investment Corporation đã đưa ra một lời đề nghị mua lại Aladdin không thành công. Việc cải tạo trị giá tổng cộng 750.000 đô la đã được hoàn thành vào tháng 8 năm 1969, bao gồm việc biến Sinbad Lounge thành một không gian kín và được san phẳng trên sàn sòng bạc với họa tiết Ả Rập.
Năm 1969, Parvin Dohrmann Corporation tiếp quản Aladdin và công ty được đổi tên thành Recrion Corporation. Vào tháng 2 năm 1971, một nhóm do cư dân Las Vegas Walter Gardner dẫn đầu đã đồng ý mua lại Aladdin với giá 16,5 triệu đô la. Việc bán hàng sẽ được hoàn thành khi chủ sở hữu mới nhận được giấy phép hoạt động sòng bạc của Aladdin. Thỏa thuận giữa Recrion và Gardner yêu cầu việc bán hàng phải được hoàn thành trước ngày 15 tháng 5 năm 1971. Gardner là cựu giám đốc điều hành của Binion's Horseshoe ở trung tâm Las Vegas, và nhóm của ông bao gồm sáu nhà đầu tư không được tiết lộ danh tính. Vào tháng 5 năm 1971, Recrion đã gia hạn thời hạn cho nhóm để huy động tiền để hoàn thành việc mua lại. Thỏa thuận đã bị hủy bỏ sau đó trong tháng sau khi Gardner không thể thực hiện việc mua lại, dẫn đến việc Recrion đệ đơn kiện Gardner đòi bồi thường 250.000 đô la.
Đến cuối năm 1971, Recrion đang lên kế hoạch bán Aladdin với giá 5 triệu đô la, nhằm giúp trả nợ cho khu nghỉ dưỡng. Aladdin đã được bán cho Sam Diamond, các chính trị gia ở St. Louis là Peter Webbe và Sorkis Webbe, và luật sư Richard L. Daly ở St. Louis với giá 5 triệu đô la. Các chủ sở hữu mới đã công bố kế hoạch xây dựng Regency Tower, tòa tháp 24 tầng, 800 phòng trị giá 25 triệu đô la, liền kề với Aladdin và dự kiến sẽ mở cửa vào cuối năm 1973. Dưới thời chủ sở hữu mới, một cuộc cải tạo trị giá 60 triệu đô la đã được thực hiện, bao gồm việc bổ sung một tòa tháp 17 tầng và Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật 7.500 chỗ ngồi mới thay thế sân golf, vốn vượt ngân sách 4 triệu đô la.
Việc xây dựng "Tháp Hoàng gia" 19 tầng bắt đầu vào tháng 5 năm 1975. Tòa tháp được thiết kế bởi Lee Linton và được xây dựng bởi Tập đoàn Del E. Webb. Tòa tháp mở cửa vào ngày 1 tháng 6 năm 1976.
Tháng 8 năm 1979, một số cá nhân đã bị bồi thẩm đoàn liên bang Detroit kết tội âm mưu cho phép các chủ sở hữu ẩn danh kiểm soát khu nghỉ dưỡng, và sau đó Ủy ban Trò chơi Nevada đã đóng cửa khách sạn.
Khu nghỉ dưỡng đã được bán cho Wayne Newton và Ed Torres vào năm 1980 với giá 85 triệu đô la, từ chối lời đề nghị của diễn viên hài Johnny Carson. Newton đã bán cổ phần của mình cho Torres 21 tháng sau đó. Newton đã kiện NBC, người đã tuyên bố trong các chương trình phát sóng rằng việc mua lại Aladdin của ông có liên quan đến mafia. Ông đã thắng một phán quyết trị giá 22,8 triệu đô la, nhưng đã bị hủy bỏ khi kháng cáo. Vào tháng 2 năm 1984, Aladdin đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 11.
Năm 1986, doanh nhân Nhật Bản Yasuda Ginji đã mua lại Aladdin từ tình trạng phá sản với giá 54 triệu đô la. Yasuda đã chi thêm 35 triệu đô la để cải tạo khu nghỉ dưỡng. Yasuda đã bị các cơ quan quản lý của tiểu bang loại bỏ tư cách điều hành sòng bạc vào tháng 9 năm 1988. Yasuda đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 cho khu nghỉ dưỡng vào tháng 10 năm 1989 và qua đời hai tháng sau đó. Tòa nhà đã được công khai rao bán vào năm 1990, sau nhiều tháng cố gắng tìm kiếm người mua tư nhân không thành công.
Tập đoàn Bell Atlantic-Tricon Leasing Corporation có trụ sở tại New Jersey đã mua lại khu nghỉ dưỡng từ Ginji Corporation sau khi phá sản vào năm 1991. Cùng năm đó, Bell Atlantic-Tricon đã rao bán tài sản này với giá tối thiểu là 44 triệu đô la. Vào tháng 1 năm 1994, doanh nhân Donald Trump đã cân nhắc việc mua lại Aladdin với giá 51 triệu đô la, mặc dù Bell Atlantic-Tricon đã từ chối bán tài sản này với giá dưới 60 triệu đô la. Trump quyết định không mua lại Aladdin vì ông cảm thấy giá quá cao. Sự quan tâm đến tài sản này đã tăng lên sau thông tin về việc Trump có khả năng mua lại, với sự xuất hiện của một số người mua tiềm năng. Tại thời điểm đó, khu nghỉ dưỡng bao gồm một khách sạn 1.000 phòng và một sòng bạc rộng 37.000 feet vuông. Cuối năm 1994, Jack Sommer, một nhà phát triển bất động sản ở Las Vegas và Sommer Family Trust đã mua lại khách sạn. Sommer Family Trust sở hữu Aladdin thông qua Aladdin Gaming Corporation - công ty cũng điều hành khu nghỉ dưỡng - và Aladdin Holdings LLC. Một cặp chim ưng peregrine nguy cấp đã làm tổ trên tháp khách sạn vào giữa những năm 1990.
Vào tháng 5 năm 1996, Ủy ban Quận Clark đã phê duyệt kế hoạch cải tạo và mở rộng trị giá 600 triệu đô la cho Aladdin, khi đó có 1.100 phòng khách sạn. Sommer và quận đã dành sáu tháng để làm việc trên thiết kế của dự án, dự án sẽ giữ lại tháp khách sạn và nhà hát ban đầu. Việc mở rộng sẽ bao gồm bốn tháp khách sạn mới, trong đó có tòa tháp trung tâm hình chữ nhật cao 400 feet. Các bổ sung khác sẽ bao gồm một khu chung cư nghỉ dưỡng có 256 phòng, một khách sạn-sòng bạc có 300 phòng và một trung tâm mua sắm sẽ được đồng quản lý bởi Eddie DeBartolo. Khách sạn sẽ tiếp tục hoạt động trong thời gian dự án mở rộng, dự kiến sẽ kéo dài từ 24 đến 30 tháng. Vào ngày 6 tháng 12 năm 1996, ban nhạc rock psychedelic Mỹ Phish đã biểu diễn tại Aladdin, đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên ở Las Vegas của ban nhạc. Buổi biểu diễn cuối cùng đã được phát hành dưới dạng CD/DVD có tựa đề Vegas 96. Buổi hòa nhạc có sự xuất hiện của khách mời là các thành viên của ban nhạc Primus và một nhóm người giả dạng Elvis.
Vào tháng 1 năm 1997, Aladdin Gaming Corporation đã thông báo rằng London Clubs International sẽ đầu tư 50 triệu đô la để sở hữu 25% cổ phần của khu nghỉ dưỡng Aladdin. London Clubs có kế hoạch bổ sung một cơ sở chơi game sang trọng cho Aladdin, nhằm thu hút những người chơi có số tiền đặt cược lớn. Cơ sở mới sẽ bao gồm 30 bàn chơi game và 100 máy đánh bạc. Nó sẽ là một phần của dự án cải tạo và mở rộng hai năm, dự kiến sẽ có chi phí 750 triệu đô la và được lên kế hoạch bắt đầu vào cuối năm 1997. Cơ sở chơi game mới sẽ có thiết kế theo phong cách châu Âu. Aladdin đã gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các khu nghỉ dưỡng lớn hơn trên Las Vegas Strip.
Vào tháng 3 năm 1997, Aladdin Holdings đã thông báo rằng khu nghỉ dưỡng sẽ bổ sung một trung tâm mua sắm rộng 450.000 feet vuông (42.000 m2) như một phần của dự án mở rộng. Nó sẽ có chủ đề Ả Rập của Aladdin và dự kiến sẽ mở cửa vào năm 1999, với TrizecHahn Corporation phụ trách việc xây dựng, cho thuê và vận hành. Trung tâm mua sắm, được gọi là Desert Passage, dự kiến sẽ có chi phí 210 triệu đô la. Đối với dự án mở rộng, Jack Sommer đã cân nhắc nhiều lựa chọn khác nhau, bao gồm việc đóng cửa khu nghỉ dưỡng để cải tạo và phá bỏ hoàn toàn khu nghỉ dưỡng để xây dựng một khu nghỉ dưỡng mới.
Đóng cửa và phá hủy
Vào ngày 25 tháng 9 năm 1997, có thông báo rằng khách sạn Aladdin sẽ đóng cửa sau hai tháng và cuối cùng sẽ bị phá hủy để nhường chỗ cho một khu nghỉ dưỡng Aladdin mới lớn gấp ba lần khu nghỉ dưỡng ban đầu và sẽ bao gồm trung tâm thương mại Desert Passage. Khách sạn Aladdin có 1.485 nhân viên, trong khi khu nghỉ dưỡng mới sẽ sử dụng hơn 7.000 người. Nhà hát Aladdin dành cho Nghệ thuật Biểu diễn với 7.000 chỗ ngồi sẽ được giữ lại và hiện đại hóa cho khu nghỉ dưỡng mới. Một trong những buổi biểu diễn cuối cùng tại nhà hát Aladdin là Jane's Addiction.
Khách sạn Aladdin đóng cửa lúc 6:00 chiều ngày 25 tháng 11 năm 1997. Ít khách hàng sòng bạc tỏ ra buồn bã về việc đóng cửa. Nhà hát Aladdin đã tổ chức buổi biểu diễn cuối cùng vào tối hôm đó, với một chương trình của Mötley Crüe. Buổi biểu diễn trở nên hỗn loạn khi ban nhạc khuyến khích khán giả đứng dậy, khi một người cố gắng lấy chiếc mũ của tay guitar Mick Mars, vô tình đánh ngã anh ta. Việc phá dỡ dự kiến bắt đầu vào tháng 12 năm 1997, và việc đánh sập tòa tháp khách sạn dự kiến diễn ra vào tháng 2 năm 1998. Porte cochere của Aladdin có 9.230 bóng đèn, tổng chi phí thắp sáng trong năm 1997 là 23.499 đô la. Vào tháng 2 năm 1998, Aladdin Gaming tuyên bố rằng họ đã tài trợ cho kế hoạch xây dựng khu nghỉ dưỡng Aladdin mới, dự kiến chi phí 826 triệu đô la. National Content Liquidators đã tiến hành bán thanh lý tại chỗ khách sạn Aladdin bắt đầu từ ngày 6 tháng 3 năm 1998.
Vào ngày 27 tháng 4 năm 1998, tòa tháp khách sạn đã bị phá hủy bằng thuốc nổ lúc 7:27 chiều để nhường chỗ cho việc xây dựng khu nghỉ dưỡng Aladdin mới. Đây là khu nghỉ dưỡng thứ năm ở Las Vegas bị phá hủy bằng thuốc nổ.
Ước tính có khoảng 20.000 người đã đến xem vụ nổ từ các khu vực gần đó. Các giám đốc của Aladdin đã dựng một chiếc lều 1.000 người gần khách sạn Aladdin và tính phí 250 đô la một vé để mọi người xem vụ phá hủy bằng thuốc nổ từ bên trong lều, với số tiền thu được được quyên góp cho Quỹ Make-A-Wish của miền nam Nevada. Biển hiệu của khu nghỉ dưỡng cũ có dòng chữ: "Từ tro bụi, Aladdin trỗi dậy một lần nữa. Gặp lại bạn vào năm 2000."
Khu nghỉ dưỡng mới (2000-nay)
Khu nghỉ dưỡng Aladdin mới khai trương vào tháng 8 năm 2000. Khu nghỉ dưỡng gặp phải các vấn đề tài chính và nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 vào tháng 9 năm 2001. Vào tháng 2 năm 2002, Aladdin Gaming đang tìm kiếm những người mua tiềm năng. Khu nghỉ dưỡng đã được bán trong thủ tục phá sản vào ngày 20 tháng 6 năm 2003 cho một tập đoàn của Planet Hollywood và Starwood. Sau khi được cải tạo, khu nghỉ dưỡng bắt đầu hoạt động vào năm 2007 dưới tên "Planet Hollywood".
Lịch sử điện ảnh
Robert Hirsch, một nhà tư vấn địa điểm ở Las Vegas và cựu giám đốc của Phòng Phân phối Điện ảnh Nevada, cho biết các đoàn làm phim và truyền hình "luôn yêu thích cổng chính" của Aladdin, nhưng họ "không thích phần còn lại của nơi này." Sòng bạc của Aladdin được giới thiệu đáng kể trong bộ phim Going in Style năm 1979 và bộ phim Heat năm 1986. Cổng chính và sòng bạc xuất hiện trong bộ phim Best of the Best II năm 1993, trong khi nhà hát xuất hiện trong bộ phim tài liệu Dancing for Dollars năm 1997. Behind Closed Doors, một loạt phim tài liệu, đã quay cảnh chuẩn bị phá dỡ tòa tháp khách sạn trước khi nó bị đánh sập. Loạt phim cũng đặt máy quay bên trong tòa tháp để cung cấp một cái nhìn bên trong tòa nhà trong quá trình đánh sập. Aladdin cũng xuất hiện trong một tập phim năm 1998 của Ohh Nooo! Mr. Bill Presents, trong đó nhân vật ông Bill biểu diễn tại khu nghỉ mát. Cảnh quay vụ đánh sập được sử dụng trong Gambling, Gods and LSD (2002), trong phần kết thúc của bộ phim The Cooler năm 2003 và trong bộ phim The Misfits năm 2021.
Chú thích
Khách sạn tại Hoa Kỳ
Las Vegas Strip<|eot_id|> |
Nhà hàng xoay thường là không gian ăn uống của nhà hàng dạng tháp được thiết kế nằm trên đỉnh một bệ xoay hình tròn rộng hoạt động như một bàn xoay lớn. Tòa nhà vẫn đứng yên và thực khách được đưa lên sàn quay. Tốc độ quay thay đổi từ một đến ba lần mỗi giờ và cho phép khách hàng có thể ngắm nhìn toàn cảnh mà không cần rời khỏi chỗ ngồi. Những nhà hàng như vậy thường nằm ở tầng trên của khách sạn, tháp truyền thông và tòa nhà chọc trời.
Nhà hàng xoay được thiết kế theo dạng cấu trúc hình tròn, với một bệ xoay quanh lõi ở trung tâm. Lõi trung tâm chứa thang máy, nhà bếp hoặc các tính năng khác của tòa nhà. Bản thân nhà hàng nằm trên một bệ thép mỏng, với bệ nằm trên hàng loạt bánh xe nối với sàn của công trình. Ngoài ra, một số thiết kế, chẳng hạn như thiết kế ở Memphis, Tennessee, có bệ gắn trên lốp xe. Một động cơ làm quay nhà hàng với tốc độ dưới một mã lực. Tốc độ quay được ghi nhận là khác nhau, tùy thuộc vào sở thích.
Người ta tin rằng Hoàng đế Nero có một phòng ăn xoay bên trong cung điện Domus Aurea của ông trên Đồi Palatine với tầm nhìn tuyệt đẹp ra Công trường La Mã và Đấu trường La Mã. Giới khảo cổ đã khai quật được thứ mà họ tin là bằng chứng về phòng ăn như vậy vào năm 2009.
Xem thêm
Nhà hàng nổi
Tham khảo
Liên kết ngoài
Nhà hàng xoay
Nhà hàng theo loại<|eot_id|> |
Nhà hàng nổi là một con tàu, thường là sà lan hoặc tàu lớn bằng thép, được sử dụng làm nhà hàng trên mặt nước. Nhà hàng Jumbo Kingdom trước đây tọa lạc tại Aberdeen ở Hồng Kông, từng là nhà hàng nổi lớn nhất thế giới cho đến khi nó chìm trên biển vào năm 2022. Đôi khi những con tàu đã nghỉ hưu vẫn được chủ cũ đem cho thuê lần thứ hai để cải tạo làm nhà hàng nổi.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Cấu trúc nổi
Nhà hàng nổi
Nhà hàng theo loại
Tàu theo chủng loại
Nhà hàng theo chủ đề<|eot_id|> |
Kem tuyết () có thể là một trong hai món tráng miệng riêng biệt.
Món tráng miệng bao gồm kem tươi có thêm hương liệu.
Món tráng miệng mà tuyết được trộn với chất lỏng có đường làm từ sữa để làm kem thay thế. Đây còn được gọi là kem tuyết.
Món tráng miệng làm từ kem
Kem tươi có hoặc không có hương liệu được gọi là "kem tuyết" hoặc "tuyết sữa" (neve di latte, neige de lait) cho đến thế kỷ 17. Lòng trắng trứng đánh bông đôi khi cũng được thêm vào. Có những công thức nấu ăn kiểu Anh và lục địa châu Âu có niên đại từ thế kỷ 16.
Món tráng miệng làm từ tuyết
Kỹ thuật sử dụng tuyết làm nguyên liệu chính trong món tráng miệng đã rất cũ. Các thành phần phổ biến cho loại này là thành phần có nguồn gốc từ sữa, đường và chất tạo hương vị. Khi thêm một lượng nhỏ chất lỏng làm từ sữa và chất tạo hương vị (tương tự như thành phần kem) vào tuyết sạch, tuyết sẽ tan chảy và đông lại thành một loại kem thay thế đơn giản.
Công thức nấu món "tuyết" khác
Táo tuyết, với táo xay nhuyễn được thêm vào công thức cơ bản, được dùng nóng phổ biến vào thế kỷ 17 trong khi phiên bản hiện đại hơn được ăn nguội. Thành phần nước ép trái cây cũng được sử dụng trong tuyết chanh và cam. Có một phiên bản tiếng Nga được gọi là air pie, gồm có lòng trắng trứng, đường và trái cây xay nhuyễn, đánh bông và dùng nóng.
Tuyết mùa hè nổi tiếng dưới dạng có thành phần trái cây, lòng trắng trứng và rượu.
Quả cầu tuyết có thể là một loạt các món tráng miệng. Chúng thường không liên quan đến món tráng miệng kem tuyết. Một trong số đó, thường được gọi là slush, được làm từ đá và sirô trái cây, có thể được coi là có liên quan đến kem tuyết.
Tuyết ốc quế là một món tráng miệng đông lạnh được làm từ đá nghiền hoặc đá bào, có hương vị sirô có màu sắc rực rỡ, thường có hương vị trái cây, ăn kèm vỏ ốc quế hoặc cốc giấy.
Tham khảo
Kem lạnh
Món tráng miệng<|eot_id|> |
Kem hàu () là một loại kem có hương vị thơm ngon. Sau khi được ghi lại trong một cuốn sách dạy nấu ăn thế kỷ 19, để rồi bị lãng quên trong hai thế kỷ tiếp theo, hương vị kem này mới được xuất đầu lộ diện tại một số lễ hội về hàu thế kỷ 21.
Lịch sử
Nguồn tư liệu lịch sử duy nhất viết về kem hàu được tìm thấy trong cuốn sách dạy nấu ăn của Mary Randolph có nhan đề The Virginia Housewife, xuất bản năm 1824.
Trái ngược với nhiều nguồn tin khác nhau trong thế kỷ 21, kem hàu không được phục vụ trong Lễ Tạ ơn đầu tiên, cũng không phải là món ăn yêu thích của George Washington, cũng như không được Dolley Madison thưởng thức trong Nhà Trắng và còn không được Mark Twain nhắc đến trong cuốn tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer của ông.
Thế kỷ 21
Theo đầu bếp kiêm chủ nhà hàng José Andrés, kem hàu được làm bằng cách "làm nóng nhẹ hàu và kem", trước khi đông lạnh sản phẩm. Nhà sử học thực phẩm Robert Brantley mô tả món kem hàu của thập niên 1800 là “[v]ề cơ bản...súp hàu đông lạnh. Họ thưởng thức nó mà không cần thêm đường." Kem hàu có hương vị thơm ngon trái ngược với vị ngọt. Lorraine Eaton của tờ The Virginian-Pilot đã viết rằng một trong những đồng nghiệp của cô tại nơi làm việc "gần như nôn nao" sau khi nếm thử món kem hàu tự làm của Eaton; những người khác lại có những lời chỉ trích tích cực về hương vị kem này.
Hai loại kem hàu đã được giới thiệu tại Lễ hội Hàu Colchester ở Colchester, Essex vào tháng 9 năm 2012. Kem "hàu và gừng" được phục vụ tại Lễ hội Hàu lần thứ 23 ở Phố Chính Arcata vào tháng 6 năm 2013.
Xem thêm
Danh sách hương vị kem
Tham khảo
Liên kết ngoài
The Long, Weird History and Mythology of Oyster Ice Cream
Món hàu
Kem lạnh
Hương vị kem<|eot_id|> |
là một nữ diễn viên khiêu dâm người Nhật Bản. Cô thuộc về công ti NAX Promotion (New Actor eXperience).
Sự nghiệp
Cô ra mắt ngành phim khiêu dâm vào năm 2014. Sau khi tạm dừng hoạt động một thời gian, cô đã hoàn toàn trở lại làm nữ diễn viên khiêu dâm. Cô đã trở lại ngành dưới tên Fujimori Riho vào năm 2019. Công ti chủ quản tại thời điểm đó là All Pro.
30/11/2021, cô đã được đề cử bởi AV King và đã nhận giải Valuable Actress of AV King của Giải thưởng truyền hình phim khiêu dâm Sky PerfecTV!.
2/5/2022, cô trở thành nữ diễn viên độc quyền của nhãn phim SOD Rei của SOD Create.
9/5/2023, cô đã trở nên nổi tiếng khi phát biểu về các sản phẩm với chữ kí của chính cô được bán lại rằng "Những người bán chúng là đồ ngốc" và "Những người mua chúng là đồ ngốc".
1/9/2023, cô trở thành nữ diễn viên độc quyền của hãng Honnaka và OPPAI với công ti chủ quản là NAX Promotion (New Actor eXperience).
4/10/2023, số người theo dõi cô trên chỉ trên 1 tài khoản mạng xã hội đạt 700 nghìn.
Tham khảo
Liên kết ngoài
藤森里穂 所属事務所 (Công ti chủ quản Fujimori Riho)
(chưa cập nhật)
Sinh năm 1996
Nhân vật còn sống
Nữ diễn viên phim khiêu dâm Nhật Bản
Nữ diễn viên SOD
Nữ diễn viên Honnaka
Nữ diễn viên OPPAI
Nữ diễn viên MOODYZ<|eot_id|> |
Tình yêu diệu kỳ có thể là:
Tình yêu diệu kỳ, phim truyền hình Hàn Quốc ra mắt năm 2016.
Tình yêu diệu kỳ, phim truyền hình Ấn Độ ra mắt năm 2009.<|eot_id|> |
Đam mê nghiệt ngã có thể là:
Đam mê nghiệt ngã, phim truyền hình Colombia ra mắt năm 2003.
Đam mê nghiệt ngã, phim truyền hình Việt Nam ra mắt năm 2014.<|eot_id|> |
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (Nature worship/Naturism/Physiolatry) là bất kỳ thực hành tôn giáo, tâm linh, tín ngưỡng và sùng đạo nào tập trung vào việc thờ cúng các linh hồn thiên nhiên được coi là thế lực đứng đằng sau các hiện tượng tự nhiên có thể nhìn thấy được trong thiên nhiên. Một vị thần tự nhiên có thể là đấng cai quản về thiên nhiên, một địa điểm, một sinh cảnh, sinh quyển, thiên hà hoặc vũ trụ. Sự sùng bái tự nhiên thường được coi là nguồn gốc nguyên thủy của tín ngưỡng tôn giáo hiện đại và có thể được nhận thấy trong thuyết phiếm thần, thuyết toàn thần, thuyết thần linh, thuyết đa thần, thuyết vật linh, Đạo giáo, thuyết vật tổ (Tôtem giáo), Ấn Độ giáo, Shaman giáo (pháp sư), một số thuyết hữu thần và ngoại giáo bao gồm cả Wicca. Điểm chung của hầu hết các hình thức tôn thờ tự nhiên là sự tập trung tinh thần vào sự kết nối và ảnh hưởng của cá nhân đối với một số khía cạnh của thế giới tự nhiên và sự tôn kính đối với thiên nhiên. Do sự ngưỡng mộ thiên nhiên bao la bất tận, các tác phẩm của Edmund Spenser, Anthony Ashley-Cooper và Carl Linnaeus được coi là sự sùng bái tự nhiên.
Nhà sử học người Anh là Ronald Hutton đã chỉ trích sự cổ hủ của việc thờ cúng thiên nhiên ít nhất là từ năm 1998 cho đến nay. Ông đã lập luận rằng các vị thần của vùng Địa Trung Hải Cổ đại không phải là các vị thần Thiên nhiên dưới bất kỳ hình thức nào; đúng hơn, họ là những vị thần của "nền văn minh và hoạt động của con người", trong khi "nữ thần Mẹ Trái đất" được ông mô tả chỉ là những nhân vật văn học chứ không phải các vị thần, bởi vì ông tin rằng họ không có bất kỳ ngôi đền nào dành riêng cho họ hoặc một chức tư tế để phụng vụ họ. Ông phản đối mạnh mẽ quan điểm này bằng cách phân biệt những người ngoại giáo cổ đại với những người theo Neopagan và người theo tôn giáo Wicca, những người tự nhận là những người tôn thờ thiên nhiên như một thành phần thiết yếu trong đức tin của họ, điều mà ông tin là không giống bất kỳ điều gì khác trong lịch sử được ghi chép lại. Mặc dù Ben Whitmore đã bị những người phái Wicca ở New Zealand buộc tội vì đã tước quyền bầu cử của những người Neopagan "những người cảm thấy có mối quan hệ họ hàng và mối liên hệ" với các vị thần và những người ngoại đạo của Thế giới Cổ đại. Giáo sư Hutton đã trình bày lại những quan điểm này (hầu như nguyên văn) trong ấn bản thứ hai của cuốn sách của ông có tựa đề Chiến thắng của thần trăng (Triumph of the Moon).
Các dạng
Thờ bầu trời: Tôn thờ các thực thể trên bầu trời như biểu tượng Mặt Trời và sùng bái các vị thần gắn liền với bầu trời (thờ Thần Mặt trời, thờ thần trăng/Nguyệt thần). Bầu trời gắn liền với Thiên giới, Cõi trời, Cõi trên, Thiên thượng, Thiên đường nên bầu trời trên cao là nơi cư ngụ của các vị thần tối thượng (Thượng đế, Ngọc hoàng).
Thờ các vì sao hay thần học thiên văn (Astrotheology), thần bí vũ trụ còn gọi là thờ cúng vũ trụ hoặc ngôi sao là sự tôn thờ các ngôi sao (riêng lẻ hoặc cùng nhau như bầu trời đêm), các hành tinh và các thiên thể khác như các vị thần, hoặc thiên thần với các thiên thể.
Thờ sấm sét: Sấm sét là hiện tượng tự nhiên khiến con người kinh sợ từ đó nảy sinh nhu cầu thờ thần sấm sét (Lôi thần) để cầu an trong nhiều nền văn hóa.
Thờ lửa: Thờ phượng hoặc thần thánh hóa ngọn lửa (ví dụ như Bái hỏa giáo)
Thờ thần gió: Thờ phượng các hiện tượng như gió, bão tố, lốc...
Thờ thần nước (thủy thần): Thờ cúng các thực thể là các vị thần nước, thủy thần, hải thần (hải vương), các nữ thần nước, các vị thần sông, thần giếng, Thần Mưa. Một trong những tín ngưỡng đó là tục thờ cúng Long vương (Vua Thủy tề).
Thờ núi (山岳信仰, Sangaku Shinkō) là tín ngưỡng coi núi là chốn linh thiêng (núi thiêng) để thờ cúng, trên núi có các vị thần rừng (Sơn thần), thần hổ (Sơn quân/Chúa sơn lâm)
Thờ cây: Thờ các vị thần cây (mộc thần) trên rừng thiêng, nhiều nơi còn có tục thờ các nữ thần cây.
Thờ thần đất: Thờ các vị thần đất, thổ thần đất đai, thổ công, thổ địa, môn thần là các thực thể cai quản các vùng đất, địa vật, địa phương.
Thờ thiên nhiên hay Mẹ Thiên Nhiên: Là những tôn giáo lấy trái đất làm trung tâm và sùng bái, tôn thờ thiên nhiên như là một hệ thống tôn giáo dựa trên sự tôn kính các hiện tượng tự nhiên ví dụng như thờ nữ thần Pachamama của vùng Amazon được mệnh danh là "Nữ thần trái đất".
Tín ngưỡng thờ đá thuộc tín ngưỡng thờ thần tự nhiên, là một trong những hình thức tín ngưỡng dân gian sớm nhất xuất hiện ở Việt Nam, người ta sẽ thờ những hòn đá linh thiêng (Thạch linh). Một số dân tộc còn có tập tục thờ hòn đá (hòn đá vía) nhưng nó cũng dẫn đến những biểu hiện mê tín dị đoan.
Thờ Vật tổ (Tôtem giáo): Vật tổ là biểu tượng nguồn gốc của một nhóm người, tộc người và được thờ cúng như tổ tiên của mình.
Tín ngưỡng thờ động vật (Tục thờ thú): Là sự sùng bái tôn thờ các loài vật với vai trò là đại diện cho thiên nhiên như Tục thờ bò, tục thờ hổ, tục thờ rắn, tục thờ chó, tục thờ ngựa, tục thờ gấu, tục thờ cá Ông, tục thờ côn trùng.
Tôn giáo hóa
Trong bối cảnh phương Tây, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên sau này đã được tôn giáo hóa cao độ với các khái niệm như Tôn giáo tự nhiên (Natural religion) thường có nghĩa là "tôn giáo của tự nhiên" trong đó Thiên Chúa, tâm hồn, các linh hồn và mọi vật thể siêu nhiên được coi là một phần của tự nhiên và không tách rời khỏi nó. Ngược lại, nó cũng được sử dụng trong triết học để mô tả một số khía cạnh của tôn giáo được cho là có thể biết được ngoài sự mặc khải thiêng liêng chỉ thông qua logic và lý trí, ví dụ, sự tồn tại của Thần thông qua động cơ vô động lực, tác nhân đầu tiên của vũ trụ. Tôn giáo tự nhiên không chỉ là nền tảng của các tôn giáo độc thần như Do Thái giáo, Cơ đốc giáo và Hồi giáo mà còn khác biệt với chúng, các khía cạnh của tôn giáo tự nhiên được tìm thấy phổ biến ở tất cả các dân tộc, thường dưới những hình thức như đạo Shaman giáo và thuyết vật linh. Chúng vẫn được thực hành ở nhiều nơi trên thế giới, như các tôn giáo trong xã hội người Mỹ bản địa được coi là sở hữu một số khía cạnh của tôn giáo tự nhiên.
Phong trào Tôn giáo tự nhiên (Nature religion) là một phong trào tôn giáo tin rằng thiên nhiên và thế giới tự nhiên là hiện thân của thần thánh, sự thiêng liêng hoặc sức mạnh tâm linh. Tôn giáo tự nhiên bao gồm các tôn giáo bản địa được thực hành ở nhiều nơi trên thế giới trong các nền văn hóa coi môi trường là nơi chứa đựng các linh hồn và các thực thể thiêng liêng khác. Nó cũng bao gồm các tín ngưỡng Pagan hiện đại, chủ yếu tập trung ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Thuật ngữ "tôn giáo tự nhiên" lần đầu tiên được học giả nghiên cứu tôn giáo người Mỹ là Catherine Albanese đặt ra, bà này đã sử dụng nó trong tác phẩm xuất bản năm 1991 có tựa đề: Tôn giáo tự nhiên ở Mỹ: Từ người da đỏ Algonkian đến thời đại mới (Nature Religion in America: From the Algonkian Indians to the New Age) và sau đó bà tiếp tục sử dụng nó trong môn học khác. Sau khi Albanese phát triển thuật ngữ này, nó đã được các học giả khác làm việc trong lĩnh vực này sử dụng.
Chủ nghĩa tự nhiên tôn giáo (Religious naturalism) là một khuôn khổ cho định hướng tôn giáo trong đó thế giới quan theo chủ nghĩa tự nhiên được sử dụng để giải đáp các loại câu hỏi và nguyện vọng vốn là một phần của nhiều tôn giáo. Nó được mô tả là "một góc nhìn tìm thấy ý nghĩa tôn giáo trong thế giới tự nhiên". Chủ nghĩa tự nhiên tôn giáo có thể được coi là một triết lý, về mặt trí tuệ, và nó có thể được coi là một phần hoặc là trọng tâm của một định hướng tôn giáo cá nhân. Những người ủng hộ đã tuyên bố rằng nó có thể là một lựa chọn quan trọng cho những người không thể theo đuổi các truyền thống tôn giáo trong đó các sự hiện diện hoặc sự kiện siêu nhiên đóng vai trò nổi bật và nó cung cấp "một tầm nhìn tôn giáo mang tính tinh thần sâu sắc và đầy cảm hứng" đặc biệt phù hợp trong thời đại này thời kỳ khủng hoảng sinh thái. Chủ nghĩa tự nhiên là quan điểm cho rằng thế giới tự nhiên là tất cả những gì tồn tại và các thành phần, nguyên tắc và mối quan hệ của nó là thực tế duy nhất. Tất cả những gì xảy ra đều được coi là do quá trình tự nhiên, không có gì liên quan đến siêu nhiên. Nguyên tắc chính của chủ nghĩa tự nhiên tôn giáo là thế giới quan theo chủ nghĩa tự nhiên có thể đóng vai trò là nền tảng cho định hướng tôn giáo.
Việt Nam
Sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của con người. Với người Việt sống bằng nghề lúa nước, thì sự gắn bó với tự nhiên lại càng đài lâu và bền chặt. Việc đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực nhận thức là lối tư duy tổng hợp, và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tín ngưỡng đa thần. Chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến hậu quả trong quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm, trọng nữ, và trong tín ngưỡng là tình trạng các nữ thần chiếm ưu thế. Tục thờ Mẫu (đạo Mẫu) đã trở thành một tín ngưỡng Việt Nam điển hình.
Các Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước là những nữ thần cai quản các hiện tương tự nhiên thiết thân nhất đối với cuộc sống của người trồng lúa nước. Ở nhiều vùng, Bà Đất (Địa mẫu) và Bà Nước còn tồn tại dưới dạng thần khu vực như Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Sông, Bà Chúa Lạch. Ba bà này còn được thờ chung như một bộ tam tài dưới dạng tín ngưỡng tam phủ cai quản ba vùng trời-đất-nước gồm Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải (âm đọc chệch đi từ chữ Thủy). Các bà Mây-Mưa-Sấm-Chớp cai quản những hiện tượng tự nhiên hết sức quan trọng trong cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa nước. Người Việt còn thờ các hiện tượng tự nhiên khái quát như không gian và thời gian. Thần không gian được hình dựng theo Ngũ hành gồm Ngũ Hành Nương Nương, Ngũ Phương chi thần coi sóc các phương trời, Ngũ Đạo chi thần trông coi các ngả đường. Theo địa chi, người ta thờ thần thời gian là Thập nhị Hành khiển và 12 vị nữ thần này đồng thời có trách nhiệm coi sóc việc sinh nở – đó là Mười hai Bà Mụ.
Do xuất phát từ nước có gốc nông nghiệp trồng lúa nước nên tín ngưỡng sùng bái giới tự nhiên thể hiện ở việc thờ động vật, thực vật. Tín ngưỡng Việt Nam thờ các con vật như tục thờ hổ ở Việt Nam, trâu, cóc, chim, rắn, cá sấu, ngựa, chó... các con vật đó gần gũi với cuộc sống của người dân của một xã hội nông nghiệp. Thực vật được tôn sùng nhất là cây Lúa được tôn thờ khắp nơi dù là vùng người Viết hay vùng các dân tộc thì đều có tín ngưỡng thờ Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa, sau đó là các loài cây xuất hiện sớm ở vùng này như cây Cau, cây Đa, cây Dâu, qua Bầu. Trong con người có cái vật chất và cái tinh thần. Cái tinh thần trừu tượng, khó nắm bắt, nên người xưa đã thần thánh hóa nó thành khái niệm "linh hồn", và linh hồn trở thành đầu mối của tín ngưỡng. Người Việt và một vài dân tộc Đông Nam Á còn tách linh hồn ra thành hồn và vía. Người Việt cho rằng con người có 3 hồn, nhưng vía thì nam có 7 (ba hồn bảy vía), còn nữ có 9. Hồn vía được người xưa dùng để giải thích các hiện tượng như trẻ con hay đau ốm, hiện tượng ngủ mê, ngất, chết. Trong hồn và vía thì vía phụ thuộc vào thể xác, có người lành vía, người dữ vía, có người yếu vía, người cứng vía.
Chú thích
Liên kết ngoài
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên của người Mường ở Thanh Hóa - Báo Tài nguyên và Môi trường
Xem thêm
Tôn giáo
Tín ngưỡng
Tín ngưỡng dân gian
Mê tín dị đoan
Tín ngưỡng
Tôn giáo<|eot_id|> |
, tạm dịch tiếng Việt: Kỵ sĩ trong vòng cấm là một loạt manga Nhật Bản được viết bởi Igano Hiroaki và minh họa bởi Tsukiyama Kaya. Bộ truyện đã được phát hành trên tạp chí Shōnen của Kodansha, Weekly Shōnen Magazine, từ tháng 4 năm 2006 đến tháng 3 năm 2017, với 57 tập trong các tuyển tập tankōbon. Một phiên bản truyền hình anime gồm 37 tập phim do Shin-Ei Animation sản xuất đã được phát sóng trên TV Asahi từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2012.
Cốt truyện
Aizawa Kakeru là em trai của Aizawa Suguru, một thần đồng bóng đá thuộc đội tuyển U-15 Nhật Bản. Trước đó, Kakeru từ bỏ vị trí tiền đạo sau một sự cố khiến anh không thể thi đấu bằng chân trái và chuyển sang vị trí quản lý. Sau khi cả hai bị xe tải đâm, Suguru chết và trái tim của anh được ghép cho Kakeru. Với trái tim đó, Kakeru trở lại với bóng đá để thực hiện ước mơ vô địch World Cup của anh trai mình.
Nhân vật
Aizawa Kakeru (逢沢 駆)
Lồng tiếng bởi: Yūko Sanpei
Em trai của Suguru. Cậu ấy chơi ở vị trí tiền đạo. Khi còn là học sinh lớp sáu, và sau khi gây thương tích cho người bạn và đồng đội Hibino bằng cách sút bóng mạnh bằng chân trái, anh ấy trở nên cảnh giác khi sử dụng nó, điều này cản trở nghiêm trọng khả năng ghi bàn và đặc biệt là sự tự tin của anh ấy, đến mức anh ấy dường như không thể ghi bàn. Kết quả là, anh ấy bắt đầu chơi ngày càng ít thường xuyên hơn và bắt đầu làm việc nhiều hơn với tư cách trợ lý giám đốc, trước sự bực tức của anh trai anh ấy, át chủ bài Suguru. Tuy nhiên, anh ấy vẫn bí mật tập luyện bóng đá trong công viên hàng đêm.Mọi thứ bắt đầu thay đổi khi người bạn thời thơ ấu của anh, Mishima Nana, trở lại Nhật Bản vào một ngày nọ và trở thành quản lý của đội. Hơn nữa, một người đeo mặt nạ bí ẩn xuất hiện vào một đêm tại công viên và thách anh ta chơi, điều mà họ vẫn làm hàng đêm. Điều này thúc đẩy Kakeru cố gắng một lần nữa với đội, và trong một trận đấu tập, anh ấy là tiền đạo duy nhất có thể theo kịp những đường chuyền bất ngờ và mạnh mẽ của Suguru, nhưng anh ấy không ghi bàn vì sợ sử dụng chân trái. Cảm thấy thất vọng, anh nói với anh trai rằng anh sẽ từ bỏ bóng đá chỉ vài phút trước khi cả hai bị một chiếc xe tải đâm. Sau khi hồi phục sau vụ tai nạn và từ ca ghép tim mà anh ấy nhận được từ anh trai mình như "đường chuyền cuối cùng", Kakeru phát hiện ra rằng anh ấy dường như đã thừa hưởng một số kỹ năng và tính khí của Suguru, và rằng anh ấy có thể sử dụng lại chân trái của mình.Người đeo mặt nạ được tiết lộ là Nana, người đã được Suguru yêu cầu giúp đỡ Kakeru, và cô tiết lộ với anh rằng ca cấy ghép của anh đến từ anh trai anh. Sau khi biết được điều đó và biết được ước mơ của anh trai mình là cả hai đều vô địch World Cup, anh quyết định quay trở lại với bóng đá và biến giấc mơ của anh trai mình thành hiện thực.
Aizawa Suguru (逢沢 傑)
Lồng tiếng bởi: Fukuyama Jun Kumai Motoko (lúc nhỏ)
Anh trai của Kakeru. Suguru là một tiền vệ thiên tài và là đội trưởng đội bóng đá của trường, thậm chí còn góp mặt trong đội U-15 của Nhật Bản. Anh được nhiều người kỳ vọng sẽ gánh vác tương lai của bóng đá thế giới Nhật Bản. Anh nhận thức được tài năng cầu thủ bóng đá của em trai mình và cảm thấy khó chịu vì sự thiếu động lực của Kakeru. Trong manga gợi ý rằng Suguru có thể bằng cách nào đó đã đoán trước được cái chết của chính mình, khi anh ấy bắt đầu gặp ác mộng thường xuyên, kết thúc vào ngày anh ấy qua đời. Sau khi nghe tin anh trai quyết định từ bỏ bóng đá, anh định kể cho anh nghe về giấc mơ tuyệt vời mà anh có vào sáng hôm đó, khi cả hai bị một chiếc xe tải mà tài xế ngủ quên điều khiển. Suguru còn có phần tệ hơn, và rõ ràng là anh ấy không thể giúp được gì nữa. Biết được điều này và Kakeru cũng sẽ cần được ghép tim để sống, các bác sĩ và gia đình quyết định ghép tim của anh ấy cho Kakeru, người theo đó mơ thấy Suguru sẽ cho anh ấy một đường chuyền cuối cùng. Trao trái tim mình cho Kakeru, anh cũng trao cho cậu ước mơ vô địch cúp thế giới.
Mishima Nana (美島 奈々)
Lồng tiếng bởi: Itō Shizuka
Bạn thời thơ ấu của Suguru và Kakeru, biệt danh là Seven. Kể từ khi trở về từ Los Angeles, cô ấy đã trở thành người quản lý, giống như Kakeru. Cô ấy giỏi bóng đá và có quan hệ họ hàng với Kakeru.
Nakatsuka Kota (中塚 公太)
Lồng tiếng bởi: Shiraishi Minoru
Saeki Yusuke (佐伯 祐介)
Lồng tiếng bởi: Shingaki Tarusuke
Aizawa Mito (逢沢 美都)
Lồng tiếng bởi: Shindō Kei
Bố của Aizawa
Lồng tiếng bởi: Tahara Aruno
Mẹ của Aizawa
Lồng tiếng bởi: Sakuma Rei
Truyền thông
Manga
Được viết bởi Igano Hiroaki và minh họa bởi Tsukiyama Kaya, The Knight in the Area được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Shōnen Weekly Shōnen Magazine của Kodansha từ ngày 26 tháng 4 năm 2006 đến ngày 29 tháng 3 năm 2017. Kodansha sưu tầm các chương của nó gồm 57 tập tankōbon, phát hành từ ngày 17 tháng 8 năm 2006 đến ngày 17 tháng 5 năm 2017.
Anime
Một bộ anime truyền hình dài 37 tập , do Shin-Ei Animation sản xuất và Ogura Hirofumi làm đạo diễn, được phát sóng trên TV Asahi từ ngày 7 tháng 1 đến ngày 29 tháng 9 năm 2012. Bài hát chủ đề mở đầu là Higher Ground (ハイヤーグラウンド, "Haiyā Gurundo" ) của "SRS".
Bộ phim được Crunchyroll phát sóng đồng thời tại Hoa Kỳ, Canada, Anh Quốc, Ireland, Nam Phi, Úc và New Zealand.
Đón nhận
Tới tháng 8 năm 2021, manga đã có hơn 13 triệu bản được lưu hành.
Tham khảo<|eot_id|> |
Sùng Hắc Hổ ( tiếng Trung :崇黑虎; bính âm : Chóng Hēihǔ ; Hắc Hổ nghĩa đen là hổ đen) là một nhân vật trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc thế kỷ 16 Phong Thần Diễn Nghĩa . Anh là em trai của Sùng Hầu Hổ , Chư Hầu lớn phương Bắc.
Truyền thuyết
Sùng Hắc Hổ có ngoại hình đặc biệt, thường đội mũ Cửu Vân Đốt Hỏa, đeo thắt lưng ngọc, mặc áo choàng màu đỏ tươi và đeo chuỗi thư vàng. Anh có bộ râu dài màu đỏ và đôi mắt giống như hai chiếc chuông vàng. Anh ta cũng được trang bị hai chiếc rìu vàng, điều này càng làm tăng thêm danh tiếng đáng sợ của anh ta vì có kỹ năng đặc biệt.
Trong lần rút lui thứ ba của Sùng Hầu Hổ, Sùng Hắc Hổ đến từ vùng Cao với đội quân gồm ba nghìn binh hổ bay để đề nghị hỗ trợ. Cuối cùng, Sùng Hắc Hổ và anh trai của mình đã đến được cổng thành của tỉnh Văn vương. Tuy nhiên, mục đích của Sùng Hắc Hổ chỉ đơn thuần là trò chuyện với người bạn cũ Tô Hộ. Thay vào đó, anh gặp phải con trai của Tô Hộ là Tô Toàn Trung, người tỏ ra bất bình và đối đầu với Sùng Hắc Hổ bằng những lời lẽ gay gắt. Đáp lại, Sùng Hắc Hổ đã giơ cao chiếc rìu vàng huyền thoại của mình để khẳng định uy quyền của mình và đưa Toàn Trung vào vị trí của mình.
Trước sự ngạc nhiên của Sùng Hắc Hổ, Tô Toàn Trung đã thể hiện kỹ năng vượt trội với ngọn giáo của mình trong trận chiến sau đó của họ. Bị ấn tượng, Sùng Hắc Hổ quyết định rút lui, Tô Toàn Trung không ngừng truy đuổi anh ta. Lợi dụng tình thế, Sùng Hắc Hổ đã tung ra quả bầu thần huyền thoại mà anh mang trên lưng (món quà của cấp trên). Trong chốc lát, khói đen cuồn cuộn bốc lên từ bầu, che khuất mặt trời. Sùng Hắc Hổ cũng triệu hồi một con đại bàng thiêng để hỗ trợ mình. Anh ta hất Tô Toàn Trung xuống ngựa và bắt được anh ta thành công.
Sau một thời gian, chỉ huy quạ nổi tiếng Trịnh Luân xuất hiện trước trại của Sùng Hắc Hổ và thách đấu anh ta. Sùng Hắc Hổ đáp lại một cách gay gắt: "Sao ngươi dám đưa ra những nhận xét táo bạo như vậy, tên kia! Chủ nhân của ngươi, người đã phản nghịch lại nhà vua, sẽ phải chịu sự trừng phạt nghiêm khắc với cơ thể bị nghiền nát và xương nghiền thành bột. Ngươi, cũng sẽ chịu chung số phận !" Sự việc này đã thể hiện danh tiếng và năng lực của Sùng Hắc Hổ trong cuộc chạm trán với Trịnh Luân.
Trịnh luân, một cá nhân đáng chú ý có số mệnh vĩ đại, đã nhanh chóng nhận ra tiềm năng kỳ diệu của quả bầu lớn Sùng Hắc Hổ. Anh ta phóng ra hai luồng khói cực mạnh từ lỗ mũi, khiến Sùng Hắc Hổ bất tỉnh và khiến anh ta ngã khỏi yên ngựa. Sau khi bị bắt, Sùng Hắc Hổ đã cùng uống rượu với người bạn cũ Tô Hộ. Khi Văn Vương can thiệp và chấm dứt liên minh chỉ bằng một lá thư đơn giản, Sùng Hắc Hổ trở về vùng đất của mình đồng thời bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc.
Cuối cùng, Sùng Hắc Hổ được phong làm vị thần của Bảng Phong thần (南岳大帝), một trong Năm vị thần của Hoàng đế thiêng liêng.
Thờ cúng
Sùng Hắc Hổ được tôn thờ trong tôn giáo dân gian Trung Quốc và được gọi là Ngũ Nhạc (Hoàng đế Ngũ Nhạc, 南岳大帝), một trong Năm vị thần núi thiêng. Trong Phong thần Diễn Nghĩa , có đề cập rằng Hoàng Phi Hổ, Sùng Hắc Hổ, Văn Sinh, Thôi Anh và Tưởng Hùng đã chết dưới tay Trương Khuê trong trận chiến. Sau khi chết, họ được tôn kính là Ngũ Thánh Hoàng. Trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, Ngũ Sơn Hoàng rất được kính trọng, trong đó Đông nhạc được đặc biệt quý trọng. Khi thờ cúng Ngũ Thánh Sơn, người ta thường đặt Đông Nhạc Hoàng Phi Hổ ở trung tâm, còn Nam Nhạc Sùng Hắc Hổ và Tây Nhạc Văn Sinh được đặt ở hai bên. Đền Ngũ Nhạc, nằm ở quận Bản Kiều , Đài Loan, được thờ phụng Sùng Hắc Hổ, vị hoàng đế vĩ đại của Ngũ Nhạc. Hàng năm, lễ hội sinh nhật được tổ chức vào ngày 16 tháng 12 để tôn vinh di sản của ông.
Đền thờ Ngũ Nhạc , nằm ở huyện Hành Sơn , tỉnh Hồ Nam, tự hào có 72 đỉnh núi, trong đó đỉnh chính là đỉnh Chu Hổ Dung, cao 1290 mét so với mực nước biển. Dưới chân núi Ngũ Nhạc có ngôi đền chính th Hoàng đế Ngũ Nhạc.
Trong văn hóa đại chúng
Thông tin thêm: Danh sách các bản chuyển thể trên phương tiện truyền thông của Lễ tấn phong các vị thần
Cắt giấy Sùng Hắc Hổ, một loại hình nghệ thuật quyến rũ có nguồn gốc từ huyện Hà Bắc , lấy cảm hứng từ cách trang điểm khuôn mặt sống động của Sùng Hắc Hổ trong vở opera truyền thống "Sishuiguan". Phong cách cắt giấy đặc biệt này thể hiện những thiết kế phức tạp và được đánh giá cao về giá trị văn hóa của nó.
Câu chuyện về Sùng Hắc Hổ được miêu tả trong vở kịch Nhạc.
Xem thêm
Sùng Hầu Hổ
Sùng Ứng Bưu
Ngũ Nhạc Đại Đế<|eot_id|> |
Tôn giáo của người Mỹ bản địa (Native American religions) hay tôn giáo của thổ dân da đỏ hay tôn giáo của người Anh-Điêng là những thực hành tâm linh của người Mỹ bản địa (người da đỏ) ở Hoa Kỳ và châu Mỹ nói chung. Các cách nghi lễ tôn giáo bản địa của người da đỏ có thể rất khác nhau và dựa trên lịch sử và tín ngưỡng khác nhau của từng cộng đồng, bộ lạc và nhóm thổ dân. Những nhà thám hiểm châu Âu ban đầu mô tả các bộ lạc người Mỹ bản địa riêng lẻ và thậm chí cả các nhóm nhỏ đều có những thực hành tôn giáo riêng. Về mặt thần học thì hệ thống thần linh của người da đỏ có thể là độc thần, đa thần, theo thuyết vật linh, Shaman giáo (pháp sư), phiếm thần hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của chúng, trong số những thứ khác. Niềm tin truyền thống thường được truyền lại dưới hình thức lịch sử truyền miệng, câu chuyện, ngụ ngôn và nguyên tắc sống.
Cải đạo
Bắt đầu từ những năm 1600, những Cơ đốc nhân ở Châu Âu, và cả Công giáo cùng những người thuộc các giáo phái Tin lành khác nhau, đã tìm cách chuyển đổi cải đạo các bộ lạc người Mỹ bản địa từ niềm tin tổ tiên của họ sang Cơ đốc giáo. Sau khi Hoa Kỳ giành được độc lập vào cuối những năm 1700, chính phủ của nước này tiếp tục đàn áp các tập tục của người bản địa và thúc đẩy việc cưỡng bức cải đạo. Các cơ quan chính phủ và các tổ chức tôn giáo thường hợp tác trong các nỗ lực cưỡng bức cải đạo này. Trong nhiều trường hợp, bạo lực được sử dụng như một công cụ đàn áp, chẳng hạn như việc chính phủ dùng bạo lực tiêu diệt những người trình diễn Vũ điệu ma vào năm 1890.
Vào đầu thế kỷ XX, chính phủ Mỹ bắt đầu chuyển sang các biện pháp ít bạo lực hơn để đàn áp niềm tin tôn giáo của người Mỹ bản địa. Một loạt luật liên bang đã được thông qua cấm các tập tục truyền thống của Người bản địa như các bữa tiệc, nghi lễ Múa mặt trời và việc sử dụng lều nghi lễ, cùng những điều khác. Cuộc đàn áp và truy tố này của chính phủ chính thức tiếp tục cho đến năm 1978 với việc thông qua Đạo luật Tự do Tôn giáo của người Mỹ bản địa (AIRFA), mặc dù có ý kiến cho rằng AIRFA có rất ít tác dụng thực sự trong việc bảo vệ tín ngưỡng dân gian, tôn giáo bản địa. Một hệ thống đàn áp tôn giáo quan trọng khác là tách trẻ em người Mỹ bản địa khỏi gia đình của chúng để chuyển sang hệ thống trường nội trú dành cho người Mỹ bản địa do chính phủ tài trợ và điều hành (còn được gọi là trường dân cư). Tại những trường học này, trẻ em bản địa bị ép buộc bằng bạo lực và áp bức để học tín ngưỡng Cơ đốc giáo châu Âu, các giá trị của nền văn hóa da trắng chính thống và tiếng Anh, đồng thời bị cấm nói ngôn ngữ riêng và thực hành tín ngưỡng văn hóa của riêng họ. Hệ thống cưỡng bức chuyển đổi và đàn áp ngôn ngữ và văn hóa bản địa này tiếp tục diễn ra trong suốt những năm 1970.
Một số nhà nhân chủng học không phải người bản địa ước tính số thành viên trong các tôn giáo truyền thống của người Mỹ bản địa trong thế kỷ 21 là khoảng 9000 người. Vì người Mỹ bản địa thực hành các nghi lễ truyền thống thường không có các tổ chức công cộng hoặc danh sách thành viên nên những ước tính về "thành viên" này có thể thấp hơn đáng kể so với số lượng người thực tế tham gia các nghi lễ truyền thống. Các nhà lãnh đạo tinh thần của người Mỹ bản địa cũng lưu ý rằng những ước tính mang tính học thuật này đã đánh giá thấp đáng kể số lượng người tham gia vì một thế kỷ chính phủ Liên bang Hoa Kỳ đàn áp và truy tố các nghi lễ truyền thống đã khiến các tín đồ thực hành tôn giáo của họ một cách bí mật. Nhiều người theo đường lối tâm linh truyền thống cũng tham dự các buổi lễ của Cơ đốc giáo, ít nhất là đôi khi, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến số liệu thống kê. Kể từ khi 80 năm các cuộc đàn áp pháp lý trước đó kết thúc với AIRFA, một số địa điểm linh thiêng ở Hoa Kỳ hiện là khu vực được bảo vệ theo luật
Phục hồi
Mexicayotl (tiếng Nahuatl từ có nghĩa là "Bản chất của người Mexico" - Bản sắc Mễ, bao gồm cụm từ "Mexico"; tiếng Tây Ban Nha: Mexicanidad và hậu tố -yotl) là một phong trào phục hồi tôn giáo, triết học và truyền thống bản địa của Mexico cổ đại (tôn giáo Aztec và triết học Aztec) của người Mễ. Phong trào này được công khai lộ diện vào những năm 1950, do các trí thức thành phố Mexico lãnh đạo, nhưng chỉ phát triển đáng kể ở cấp độ cơ sở trong thời gian gần đây, cũng lan sang người Mỹ gốc Mexico (Chicanos) ở Bắc Mỹ. Nghi lễ của họ liên quan đến thực hành Mitotiliztli. Những người sùng mộ được gọi là Mexicatl (số ít) và Mexicah (số nhiều), hoặc đơn giản là Mexica, hầu hết đều là dân thành thị và ngoại ô.
Phong trào Mexicayotl bắt đầu vào những năm 1950 với việc thành lập nhóm Nueva Mexicanidad do Antonio Velasco Piña sáng lập. Cùng năm đó, Rodolfo Nieva López đã thành lập Phong trào Liên minh nhằm Khôi phục Văn hóa Anáhuac cùng với người đồng sáng lập là Francisco Jimenez Sanchez, người trong những thập kỷ sau đó đã trở thành nhà lãnh đạo tinh thần của phong trào Mexicayotl, được ban cho danh xưng Tlacaelel. Ông có ảnh hưởng sâu sắc trong việc định hình phong trào, thành lập In Kaltonal ("Ngôi nhà của Mặt trời", còn gọi là Nhà thờ Bản địa Mễ Tây Cơ) vào những năm 1970. Từ những năm 1970 trở đi, Mexcayotl đã phát triển trên một mạng lưới các nhóm cộng đồng và thờ cúng địa phương (được gọi là calpulli hoặc kalpulli) và lan sang Người Mỹ gốc Mễ hoặc Chicanos ở Hoa Kỳ. Phong trào cũng đã phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các phong trào bản sắc dân tộc Mexico và chủ nghĩa dân tộc Chicano. Nhà thờ bản địa Mexico của Sanchez (là một liên minh của các Calpullis) đã được chính phủ Mexico chính thức công nhận vào năm 2007.
Chú thích
Tham khảo
Brown, Brian Edward (1999). Religion, Law, and the Land: Native Americans and the Judicial Interpretations of Sacred Land. Westport, Conn: Greenwood Press.
Buff, Rachel. "Tecumseh and Tenskwatawa: Myth, Historiography and Popular Memory." Historical Reflections/Réflexions Historiques (1995): 277–299.
Carpenter, Kristen A., A Property Rights Approach to Sacred Sites: Asserting a Place for Indians as Nonowners, 52 UCLA Law Review 1061 (2005).
Carpenter, Kristen A., Individual Religious Freedoms in American Indian Tribal Constitutional Law, "The Indian Civil Rights Act at Forty." UCLA American Indian Studies Publications, 2012, .
Getches, David H., Wilkinson, Charles F., Williams, Robert A. Jr. "Cases and Materials on Federal Indian Law- Fifth Edition." Thomas West Company: the United States, 1998. .
(archived)
Stewart, Omer C. (1987). Peyote Religion: A History. Norman, Ok; London: University of Oklahoma Press. .
Utter, Jack (2001). American Indians: Answers to Today's Questions. 2nd ed. Norman, Ok; London: University of Oklahoma Press. .
Waldman, Carl. (2009). Atlas of the North American Indian. Checkmark Books. New York. .
Tôn giáo<|eot_id|> |
Thuyết hữu thần Satan (Theistic Satanism) còn được gọi là tôn giáo thờ Satan là một thuật ngữ chung để chỉ các nhóm tôn giáo coi Satan, Ác quỷ hoặc Lucifer tồn tại một cách khách quan như một vị thần, thực thể siêu nhiên hoặc linh hồn xứng đáng thờ phượng hoặc tôn kính, những người mà các cá nhân có thể tiếp xúc và triệu hồi, trái ngược với nguyên mẫu, ẩn dụ hoặc biểu tượng vô thần được tìm thấy trong thuyết Satan LaVeyan. Các hội nhóm ủng hộ niềm tin hữu thần của tôn giáo Satan thường có ít tín đồ, liên hệ lỏng lẻo hoặc tự coi mình là các nhóm và nhóm độc lập, phần lớn tự đặt mình ra ngoài lề xã hội. Một đặc điểm nổi bật khác của thuyết Satan hữu thần là việc sử dụng nhiều loại phép thuật khác nhau. Hầu hết các nhóm theo thuyết Satan hữu thần đều tồn tại trong những mô hình và hệ tư tưởng tương đối mới, nhiều nhóm trong số đó độc lập với các tôn giáo Áp-ra-ham.
Đại cương
Thuyết hữu thần Satan bao gồm nhiều tôn giáo liên quan đến việc thờ phượng một hình tượng được gọi là Satan hay là có liên quan đến Satan. Ngược lại với LaVeyan Satanism, giáo phái Satan chỉ coi Satan như một biểu tượng cho triết lý của họ, còn Theistic Satanism là những giáo phái coi Satan như một vị thần, một thực thể có thật. Satan giáo là một tôn giáo phát triển phần lớn trong thế kỷ XX. Người theo đạo Satan hữu thần thường được gọi là "giáo đồ Satan truyền thống" hoặc "Satanist thuộc linh". Thuật ngữ "thờ phụng quỷ dữ" là chủ đề gây tranh cãi nhất trong giới Satan cả hữu thần lẫn vô thần và cả những nhà thần học Satan. Nhiều tín đồ Satan đã được biết đến Satan giáo qua cuốn "Kinh Satan" của Anton LaVey đã được xuất bản vào năm 1966. Lúc đó chỉ có một vài nhóm nhỏ thực hành pháp môn Satan giáo
Sau đó, Satan giáo mới chỉ phát triển mạnh khi Internet bắt đầu phổ cập, điều này dẫn tới sự mở rộng tín đồ vì việc truyền bá thông tin đã trở nên dễ dàng hơn dẫn đến việc phát tán dễ hơn. Những người theo Satan giáo hữu thần thừa nhận Satan là một vị thần mà họ tôn thờ. Tuy nhiên, nó không giống như Satan được mô tả theo đạo Thiên chúa. Trái với quan niệm sai lầm thông thường, Satan giáo không cổ xúy việc giết người, hãm hiếp, làm điều ác thay vào đó, vị thần Satan là vị thần của sự tự do, tình dục, sức mạnh, sự sáng tạo, chủ nghĩa khoái lạc và sự thành công.
Satan giáo hữu thần không có một tổ chức đầu cơ, mà chỉ là những hội nhóm nhỏ lẻ hoạt động độc lập với nhau. Một số hội nhóm này thờ phượng một vị thần Satan, một số nhóm khác thì sử dụng cái tên khác thay cho Satan, một số nhóm thờ Satan hữu thần như:
Nhà thờ Azazel (Church of Azazel)
The Ordo Flammeus Serpens
The First Church of Satan (khác với Giáo hội Satan/Church of Satan của Anton LaVey)
Joy of Satan Ministries
Quan điểm thần học giữa các nhóm có thể khác nhau rất nhiều. Một số vay mượn quan điểm của LaVeyan trong khi đó một số khác thì ảnh hưởng từ triết lý của Michael Aquino, giáo chủ của Temple of Set, trước đây đã từng là một tín đồ Satan giáo vô thần. Tương tự, tín đồ Lucfier cũng có nhiều nguyên tắc giống như tín đồ Satan hữu thần. Họ thừa nhận một thực thể có tên là Lucifer, nhưng họ không tự gọi mình là tín đồ Satan. Trong một số giáo phái Satan hữu thần, tín đồ có niềm tin vào Thượng Đế Satan như là vũ trụ. Trong đó, Satan được xem như là "Cái Toàn Thể". Các hội nhóm khác gây dựng hình ảnh Satan như là đại diện của vũ trụ. The First Church of Satan là Độc thần giáo. Các giáo phái Satan hữu thần khác thì tôn thờ Satan như một vị thần trong số nhiều vị thần khác, nhiều trong số đó đến từ những tôn giáo cổ trước khi Abraham xuất hiện như Nhà thờ Azazel. Năm 1999, triết gia René Girard người Pháp cho xuất bản cuốn sách tựa đề “Đã thấy Satan từ trời rơi xuống như ánh chớp”, trong đó ông áp dụng cho Belzebul “lý thuyết vật hiến tế”, dựa trên hiến tế của người vô tội để chuộc sự dữ, sau đó, một trong những môn sinh của ông là triết gia Claudio Tardini, đã cho xuất bản cuốn sách tựa đề “Ma qủy, có lẽ thế. Suy tư trở lại Satan ngày nay” với mục đích là thử thành lập một “khoa ma qủy học hữu lý” và trao ban trở lại quyền công dân cho Satan trong tư tưởng ngày nay, bằng cách trốn chạy chủ trương nghi hoặc duy lý cũng như các lo sợ của thuyết duy tín.
Chú thích
Tham khảo
Ellis, Bill, Raising the Devil: Satanism, New Religions, and the Media (Lexington: University Press of Kentucky, 2000)
Hertenstein, Mike; Jon Trott, Selling Satan: The Evangelical Media and the Mike Warnke Scandal (Chicago: Cornerstone Press, 1993)
Medway, Gareth J.; The Lure of the Sinister: The Unnatural History of Satanism (New York and London: New York University Press, 2001)
Michelet, Jules, A. R. Allinson. Satanism and Witchcraft: The Classic Study of Medieval Superstition (1992), Barnes & Noble, 9780806500591
Palermo, George B.; Michele C. Del Re: Satanism: Psychiatric and Legal Views (American Series in Behavioral Science and Law). Charles C Thomas Pub Ltd (November 1999)
Richardson, James T.; Joel Best; David G. Bromley, The Satanism Scare (New York: Aldine de Gruyter, 1991)
Cuồng giáo<|eot_id|> |
là thị trấn thuộc quận Sannohe, tỉnh Aomori. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 16.042 người và mật độ dân số là 90 người/km². Tổng diện tích thị trấn là 177,67 km².
Tham khảo
Thị trấn của tỉnh Aomori<|eot_id|> |
(sinh ngày 3 tháng 4 năm 1964) là chính khách người Nhật Bản. Hiện tại, ông đang giữ chức vụ làm thống đốc tỉnh Ibaraki kể từ ngày 26 tháng 9 năm 2017.
Tham khảo
Sinh năm 1964
Người Ibaraki<|eot_id|> |
Posh và Becks (tiếng Anh: Posh and Becks) là một biệt danh của cặp đôi người Anh rất nổi tiếng Victoria Beckham (họ thời con gái Adams, thành viên "Posh Spice" của nhóm nhạc nữ Spice Girls) và David Beckham (nam danh thủ bóng đá và cựu đội trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia Anh). Posh & Becks cũng là tựa đề quyển sách nói về cặp đôi của tác giả Andrew Morton.
Adams và Beckham bắt đầu hẹn hò vào năm 1997, từ đó dẫn tới sự hình thành thuật ngữ kể trên nhờ vào hiệu ứng truyền thông rộng rãi. Đám cưới của cặp đôi nổi tiếng diễn ra vào ngày 4 tháng 7 năm 1999, và căn nhà chung của hai người họ tại Hertfordshire, Anh Quốc rất nhanh được truyền thông đặt biệt danh là "Beckingham Palace" (cách nói ghép từ giữa cung điện Buckingham và họ Beckham). Vợ chồng Beckham có ba người con trai: Brooklyn, Romeo và Cruz; và một người con gái út: Harper.
"Posh và Becks" được chính thức đưa vào trong từ điển Collins Concise English Dictionary vào năm 2001. Thuật ngữ này được sử dụng nhiều trên báo chí và những phương tiện truyền thông khác, và trở nên phổ biến rộng rãi ở nền văn hoá nước Anh. Tuy nhiên, "Posh và Becks" cũng từ đó bị biến thành từ lóng, ý chỉ "tình dục".
Tham khảo
Văn hóa Anh
Cặp vợ chồng
Victoria Beckham
David Beckham<|eot_id|> |
Cuộc tổng tuyển cử được tổ chức tại Serbia vào ngày 12 tháng 11 năm 1989 để bầu ra Tổng thống Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Serbia và các đại biểu Quốc hội CHXHCN Serbia. Bỏ phiếu bầu cử đại biểu cũng diễn ra vào ngày 10 và 30 tháng 11 năm 1989. Ngoài cuộc tổng tuyển cử, các cuộc bầu cử địa phương cũng được tổ chức đồng thời. Đây là cuộc bầu cử trực tiếp đầu tiên tại Serbia sau khi Hiến pháp Nam Tư 1974 và hệ thống bầu cử đại biểu được thông qua.
Cuộc bầu cử diễn ra trước sự nổi lên của Slobodan Milošević, sau khi ông được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn những người Cộng sản Serbia (SKS) năm 1986, và lật đổ cố vấn của mình, Ivan Stambolić, và các đồng minh của Stambolić ra khỏi các vị trí chủ chốt vào năm 1987. Milošević bắt đầu cuộc cách mạng chống quan liêu và sửa đổi Hiến pháp Serbia năm 1988. Sau khi Milošević được bổ nhiệm vào vị trí Tổng thống Cộng hòa XHCN Serbia vào tháng 5 năm 1989, các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội được công bố vào tháng 11 năm 1989.
Milošević, Mihalj Kertes, Zoran Pjanić và Miroslav Đorđević là các ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống. Milošević cuối cùng đã giành chiến thắng long trời lở đất. SKS giành được 303 ghế, giảm 20 ghế so với cuộc bầu cử năm 1986, và 37 cá nhân phi đảng phái khác giành được số ghế còn lại trong Quốc hội. Liên đoàn những người Cộng sản Nam Tư giải tán vào tháng 1 năm 1990, và sau cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 7 năm 1990, Serbia đã thông qua hiến pháp mới thực hiện chế độ đa đảng và giảm bớt quyền lực của các tỉnh tự trị Kosovo và Vojvodina. Cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên sau đó được tổ chức vào tháng 12 năm 1990.
Bối cảnh
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản củng cố quyền lực ở Nam Tư, biến đất nước này thành một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Mỗi nước cộng hòa cấu thành đều có Đảng Cộng sản riêng, trong đó Serbia có Đảng Cộng sản Serbia. Đảng Cộng sản liên bang đổi tên thành Liên đoàn những người Cộng sản Nam Tư (SKJ) tại Đại hội thứ 6 năm 1952. Các chi bộ cũng làm theo, và Đảng Cộng sản Serbia đổi tên thành Liên đoàn những người Cộng sản Serbia (SKS). Josip Broz Tito là chủ tịch của SKJ cho đến khi ông chết năm 1980.
Sau cái chết của Tito, Nam Tư phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến kinh tế, các vấn đề về hiến pháp và nguy cơ chủ nghĩa dân tộc sắc tộc trỗi dậy. Nam Tư ban đầu thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng để giảm nợ. Dù vậy, nợ, lạm phát và thất nghiệp vẫn gia tăng mạnh vào những năm 1980. Theo nhà báo Zlatoje Martinov, các nước cộng hòa cấu thành đã "mạnh mẽ hơn và trên thực tế trở thành các quốc gia có lực lượng vũ trang của riêng họ" (sve više jačaju i predstavljaju faktičke države sa sopstvenim oružanim snagama) vì các cuộc khủng hoảng. Martinov cũng nói rằng quá trình giải thể dần dần Nam Tư đang diễn ra. Sau cuộc bầu cử quốc hội năm 1986, Desimir Jevtić được bầu làm Thủ tướng Serbia.
Sự nổi lên của Slobodan Milošević
Ivan Stambolić, Chủ tịch Ủy ban Thành phố của Liên đoàn những người Cộng sản Beograd, được bầu làm Chủ tịch SKS năm 1984. Stambolić được coi là một người theo chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cải lương trong SKS. Ông là cố vấn của Slobodan Milošević, và là đồng nghiệp tại Khoa Luật, Đại học Beograd. Sau khi trở thành Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương SKS vào năm 1984, Stambolić bổ nhiệm Milošević làm người kế nhiệm chức vụ trước đây của ông, bất chấp sự phản đối của các quan chức cộng sản lớn tuổi. Milošević sau đó bắt đầu thành lập một nhóm quan chức trung thành với ông.
Trước cuộc bầu cử quốc hội năm 1986, Stambolić tuyên bố sẽ từ chức người đứng đầu SKS. Mặc dù nhận được sự ủng hộ từ 84 hội đồng thành phố của SKS, Milošević vẫn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ trong nội bộ đảng. Một số đề xuất chọn một số ứng cử viên trong cuộc bầu cử lãnh đạo đã được đưa ra. Mặc dù vậy, nhóm tổng thống đã bỏ phiếu với tỷ lệ 12–8 để đề xuất Milošević làm ứng cử viên duy nhất cho chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương SKS. Milošević được bầu thành công làm chủ tịch SKS vào tháng 5 năm 1986, trong khi Stambolić cũng bắt đầu giữ chức Tổng thống Serbia. Dragiša Pavlović, một người theo chủ nghĩa tự do và là đồng minh của Stambolić, cũng trở thành chủ tịch Ủy ban Thành phố của Liên đoàn những người Cộng sản Beograd.
Milošević đổi sang chủ nghĩa dân túy vào tháng 4 năm 1987. Ông bắt đầu ủng hộ người Serbia ở Kosovo, và trong một lần đến thăm Kosovo, ông đã nói với người Serb rằng "sẽ không ai dám tấn công các bạn" (ne sme niko da vas bije). Trong cùng thời gian đó, ông cũng bắt đầu chỉ trích Stambolić và Pavlović nhiều hơn, đặc biệt là do lập trường ôn hòa của họ đối với Kosovo. Milošević triệu tập một phiên họp Ủy ban Trung ương SKS vào tháng 9 năm 1987. Tại phiên họp, Stambolić cố gắng hòa giải Pavlović và Milošević, nhưng thay vào đó Milošević lại chỉ trích Stambolić và Pavlović. Pavlović và các đồng minh khác của Stambolić sau đó bị cách chức. Một số nhà khoa học chính trị đã mô tả phiên họp này như một cuộc đảo chính. Stambolić bị cô lập sau phiên họp và bị cách chức tổng thống Serbia vào tháng 12 năm 1987. Sau đó ông rút lui khỏi chính trường.
Bắt đầu từ năm 1988, các cuộc biểu tình, được gọi là cuộc cách mạng chống quan liêu, khởi đầu ở Serbia và Montenegro nhằm ủng hộ chương trình tập trung hóa của Milošević. Mặc dù Milošević phủ nhận rằng ông trực tiếp tham gia vào các cuộc biểu tình, trên thực tế ông có liên hệ trực tiếp với bên tổ chức. Ở Montenegro, giới lãnh đạo buộc phải từ chức, và được thay thế bởi phe ủng hộ Milošević, do Momir Bulatović lãnh đạo. Điều này cũng nhanh chóng xảy ra ở Vojvodina và Kosovo. Ở Vojvodina, Mihalj Kertes đặc biệt trở thành một nhân vật nổi bật nhờ tuyên bố của ông: "Làm sao người Serbia các bạn có thể sợ Serbia, khi tôi, một người Hungary, không sợ Serbia?". Liên minh Nhân dân lao động Xã hội chủ nghĩa Nam Tư (SSRNS), một tổ chức bình dân trực thuộc SKS, đề xuất Milošević vào vị trí Tổng thống Cộng hòa XHCN Serbia. Ông được bổ nhiệm thành công vào ngày 8 tháng 5 năm 1989.
Sửa đổi hiến pháp
Hậu quả của cuộc cách mạng chống quan liêu 1988–1989 là sửa đổi Hiến pháp Nam Tư 1974. Là một phần của hiến pháp năm 1974, Kosovo được trao quyền tự trị toàn diện và quyền bầu cử bình đẳng như sáu nước cộng hòa cấu thành khác. Sau các cuộc biểu tình vào tháng 3 năm 1989, Milošević đề xuất những sửa đổi, và được Quốc hội Cộng hòa Kosovo và Quốc hội Cộng hòa XHCN Serbia chấp thuận. Đề xuất này thu hồi quyền lực mà các tỉnh tự trị Kosovo và Vojvodina nhận được trong hiến pháp năm 1974.
Hệ thống bầu cử
Vào thời điểm diễn ra cuộc bầu cử năm 1989, hệ thống bầu cử của Serbia tuân theo hiến pháp năm 1974. Thay vì trực tiếp bầu các nghị sĩ quốc hội, người dân bỏ phiếu bầu chọn thành viên của các cơ quan đại biểu. Thành viên của các cơ quan này sau đó bầu ra các đại biểu tham gia Quốc hội Cộng hòa XHCN Serbia. Hệ thống bỏ phiếu rất phức tạp. Nó kết hợp các yếu tố của hệ thống bỏ phiếu đa số trực tiếp, gián tiếp và một người thắng. Những người từ 15 tuổi trở lên có quyền bầu cử, và những người phục vụ trong quân đội vào thời điểm bầu cử có thể bỏ phiếu tại đồn quân sự của họ. Phiếu bầu không hợp lệ được đưa ra từ cuộc bầu cử năm 1989. Phiếu trống hoặc phiếu không xác định được ai bầu cho sẽ bị coi là không hợp lệ.
Quốc hội được chia thành ba hội đồng. Hội đồng Liên đoàn Lao động có 160 đại biểu, còn Hội đồng Thành phố và Hội đồng Chính trị - Xã hội mỗi cơ quan có 90 đại biểu. Sau đó, các đại biểu bầu Tổng thống Cộng hòa XHCN Serbia, Hội đồng Cộng hòa và Tổng thống Cộng hòa Liên bang XHCN Nam Tư. Vào thời điểm diễn ra cuộc bầu cử năm 1989, Serbia vẫn là quốc gia đơn đảng. Nhưng cuộc bầu cử năm 1989 là cuộc bầu cử trực tiếp đầu tiên được tổ chức kể từ năm 1974.
Cuộc bầu cử quốc hội được tiến hành trong ba ngày riêng biệt: 10, 12 và 30 tháng 11 năm 1989. Bầu cử địa phương được tiến hành cùng ngày với bầu cử quốc hội. Cuộc bầu cử tổng thống chỉ được tổ chức vào ngày 12 tháng 11. Các điểm bỏ phiếu được mở từ 07:00 (UTC+01:00) đến 19:00.
Đảng phái chính trị
Bảng dưới đây liệt kê các đảng phái chính trị có trong Quốc hội Cộng hòa XHCN Serbia sau cuộc bầu cử quốc hội năm 1986. Hội đồng Liên đoàn Lao động có 148 đại biểu SKS, Hội đồng Thành phố có 88 và Hội đồng Chính trị - Xã hội có 87. Hầu hết các đại biểu đều từ 50 tuổi trở xuống.
Diễn biến
Sau khi Milošević được bổ nhiệm làm Tổng thống Cộng hòa XHCN Serbia, các cuộc bầu cử được tiến hành nhằm bác bỏ mọi nguy cơ chỉ trích về việc liệu việc bổ nhiệm Milošević có phải là "mong muốn của người dân" (želja čitavog naroda) hay không. Do đó, cuộc bầu cử tổng thống được coi là một cuộc trưng cầu dân ý về việc liệu Milošević có nên giữ chức tổng thống hay không. SKS tuyên bố rằng "cuộc bầu cử này sẽ cho thấy rằng chúng ta tin tưởng vào các chính sách của ban lãnh đạo của chúng ta" (izbori treba da pokažu da verujemo u politiku svog rukovodstva). Vào thời điểm bầu cử, Bogdan Trifunović là Chủ tịch Ủy ban Trung ương SKS. Hơn 10.000 hội nghị đại biểu đã được tổ chức ở Serbia, như một phần của chiến dịch trước bầu cử. Có 19.478 cơ quan đại biểu với tổng số 346.518 thành viên.
Các ứng cử viên tổng thống
Tại phiên họp SSRNS ngày 1 tháng 11 năm 1989, Milošević chính thức được đề cử làm ứng cử viên tổng thống. Để cuộc bầu cử tổng thống danh chính ngôn thuận được cho là mang tính dân chủ, SSRNS đã đề cử nhiều ứng cử viên khác. Tuy nhiên, ban đầu không có ứng cử viên nào muốn mạo hiểm tranh cử với Milošević. SSRNS sau đó đề xuất bốn ứng cử viên cuối cùng, đó là Milošević, Kertes, và các giáo sư Zoran Pjanić và Miroslav Đorđević.
Kết quả
Theo báo cáo của Politika tháng 11 năm 1989, 14.855 điểm bỏ phiếu đã được mở trong cuộc bầu cử. Kết quả bầu cử được công bố vào ngày 20 tháng 11, tám ngày sau khi cuộc bầu cử được tổ chức.
Bầu cử tổng thống
Bắt đầu từ ngày 13 tháng 11, Đài Phát thanh - Truyền hình Serbia và Politika báo cáo số lượng cử tri đi bỏ phiếu và kết quả. Có thông tin cho rằng 99% cử tri Kuršumlija bỏ phiếu cho Milošević, và ở một số ngôi làng thuộc khu tự quản Kraljevo, Milošević giành được tất cả phiếu bầu. Kết quả tương tự cũng được báo cáo ở Kačanik. Trong khi đó, ở Vučitrn, Kertes giành được đa số phiếu bầu. Ở vùng Sandžak, Milošević giành được đa số phiếu bầu. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu sau đó được báo cáo là 83%, và Milošević đã giành được 80% tổng số phiếu bầu. Milošević giành được đa số phiếu bầu ở Trung Serbia, theo sau là Vojvodina. Ở Kosovo, ông chỉ giành được 25% số phiếu phổ thông. Ở Beograd, Milošević giành được 93% số phiếu phổ thông. Pjanić đứng thứ hai với 4%, Kertes thứ ba với 3,3% và Đorđević thứ tư với 2,7%. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ở Beograd là 80,3%.
Bầu cử quốc hội
Đối với cuộc bầu cử quốc hội, tổng cộng có 6.640.675 cử tri có quyền bầu cử. Trong đó, 82% cử tri đã tham gia bầu cử. Kết quả, SKS giành được 303 ghế trong Quốc hội Cộng hòa XHCN Serbia, giảm 20 ghế so với cuộc bầu cử quốc hội năm 1986. 37 đại biểu trong số những người ngoài SKS đã được bầu chọn trong cuộc bầu cử. Hội đồng Liên đoàn Lao động có 134 đại biểu SKS được bầu, Hội đồng Thành phố có 84 đại biểu SKS và Hội đồng Chính trị - Xã hội có 85 đại biểu SKS.
Sau tổng tuyển cử
Lãnh đạo quốc hội
Quốc hội Cộng hòa XHCN Serbia được thành lập vào ngày 5 tháng 12 năm 1989. Zoran Sokolović được bầu làm Chủ tịch Quốc hội. Vukašin Jokanović, Slobodan Janjić và Đorđe Šćepančević được bầu làm Phó chủ tịch Quốc hội. Stanko Radmilović, một người trung thành với Milošević, được bầu làm thủ tướng Serbia. Ngày 6 tháng 12, Quốc hội Cộng hòa XHCN Serbia chính thức tuyên bố Milošević là tổng thống.
Giải thể SKJ
Milošević đề xuất cải cách Quốc hội Liên bang Nam Tư vào năm 1989. Những đề xuất này bị Liên đoàn những người Cộng sản Slovenia phản đối, khi tổ chức này vốn ủng hộ giữ nguyên cơ cấu phù hợp với hiến pháp năm 1974. Do xảy ra tranh chấp, đại hội bất thường đầu tiên và duy nhất được tổ chức vào năm 1990. Đại hội lần thứ 14 được tổ chức tại Sava Centar, Beograd, vào ngày 20–23 tháng 1 năm 1990. Đại hội do Milan Pančevski chủ trì, và có hơn 1.600 đại biểu tham dự từ tất cả sáu nước cộng hòa cấu thành và hai tỉnh tự trị.
Đại hội bắt đầu bằng cuộc tranh luận giữa Borut Pahor và Milomir Minić, và sau đó tiếp tục với việc Milan Kučan cho biết Slovenia bác bỏ các chính sách tập trung hóa do Serbia đề xuất. Ciril Ribičič và phái đoàn Slovenia bày tỏ sự thất vọng với phiên họp toàn thể đầu tiên của Đại hội lần thứ 14. Trưởng phái đoàn Serbia, Milošević, đề xuất hệ thống "một người-một phiếu bầu", nhưng điều này cũng bị phái đoàn Slovenia phản đối. Thay vào đó, họ ủng hộ tái thiết SKJ và Nam Tư thành một hệ thống bang liên. Với sự ủng hộ của các đại biểu Kosovo, Vojvodina, Montenegro và Quân đội Nhân dân Nam Tư, mọi đề xuất của phái đoàn Slovenia và Bosnia đều bị bác bỏ, trong khi đề xuất của Serbia được chấp thuận.
Tại phiên họp toàn thể thứ hai, phái đoàn Slovenia rời Quốc hội, tuyên bố rằng họ không muốn chịu trách nhiệm "về nỗi thống khổ của Quốc hội Nam Tư về áp đặt ý chí hiện tại, và những người chịu những áp đặt đó đang lãnh đạo nó" (ne žele biti suodgovorni za agoniju SK Jugoslavije u koju je vode sadašnja nametanja volje i nosioci tih nametanja). Mặc dù Milošević muốn tiếp tục đại hội mà không có phái đoàn Slovenia, phái đoàn Croatia, do Ivica Račan dẫn đầu, phản đối điều này. Phái đoàn Croatia, cùng với các phái đoàn Macedonia, Bosnia và Herzegovinian, rời đại hội ngay sau đó. Pančevski hoãn phiên họp đến 3 giờ sáng ngày 23 tháng 1. Ngày 23 tháng 1, phần còn lại trong đề xuất của Serbia đã được chấp nhận. Phiên họp toàn thể lần thứ 3 của Đại hội 14 không bao giờ diễn ra, và SKJ chính thức giải thể.
Trưng cầu dân ý về hiến pháp năm 1990
Trong khi Serbia vẫn còn là một quốc gia đơn đảng, một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào tháng 7 năm 1990 về việc nên thông qua hiến pháp mới hay nên tổ chức bầu cử đa đảng trước. Đa số cử tri đã bỏ phiếu ủng hộ việc thông qua hiến pháp mới, mặc dù người Albania ở Kosovo tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý. Hiến pháp được thông qua vào tháng 9 năm 1990. Cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên được tổ chức vào tháng 12 năm 1990.
Theo hiến pháp năm 1990, các tỉnh tự trị Kosovo và Vojvodina lần lượt đổi tên thành Tỉnh tự trị Kosovo và Metohija và Tỉnh tự trị Vojvodina, trong khi Cộng hòa XHCN Serbia đổi tên thành Cộng hòa Serbia. Quyền lực của các tỉnh bị giảm đi rất nhiều. Hệ thống bầu cử của Serbia cũng được thay đổi: hệ thống đại biểu bị bãi bỏ, Quốc hội Cộng hòa XHCN Serbia được đổi tên thành Quốc hội (National Assembly), và số ghế giảm xuống còn 250. Chủ tịch Quốc hội cũng là người sắp xếp các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống.
Serbia cũng trở thành một quốc gia đa đảng, nghĩa là theo Luật Tổ chức chính trị, các đảng phái chính trị có thể đăng ký tham gia các cuộc bầu cử trong tương lai. SKS sáp nhập với SSRNS thành Đảng Xã hội chủ nghĩa Serbia (SPS), trong khi các đảng đối lập như Đảng Dân chủ, Phong trào Đổi mới Serbia (SPO), Đảng Nhân dân Cấp tiến và Đảng Tá điền Nhân dân (NSS) cũng đăng ký trở thành đảng phái chính trị.
Tham khảo
Đọc thêm
Liên kết ngoài
Republic Bureau of Statistics
Database of Legal Regulations
Bầu cử tại Serbia
Bầu cử tại Nam Tư
Serbia năm 1989
Tổng tuyển cử Serbia
Bầu cử tổng thống Serbia<|eot_id|> |
iChat (trước đây là iChat AV) là một ứng dụng nhắn tin tức thời đã ngừng phát triển được Apple Inc. phát triển cho hệ điều hành Mac OS X.
Trong OS X 10.8 Mountain Lion, iChat đã được thay thế bằng Messages để trò chuyện và FaceTime để gọi video.
Các giao thức được hỗ trợ
Hỗ trợ AIM của iChat được AOL hoàn toàn chứng thực và sử dụng triển khai chính thức của giao thức AIM OSCAR. Sử dụng một luồng vận tải XMPP, iChat có thể đóng vai trò là máy khách cho AOL Instant Messenger, Yahoo! Messenger, MobileMe, ICQ và XMPP. iChat cũng có thể tích hợp danh bạ Google Talk vào ngăn XMPP.
Xem thêm
FaceTime
Messages
Chú thích
Phần mềm Apple Inc.
MacOS<|eot_id|> |
Alan David "Bud" Yorkin (22 tháng 2 năm 1926 – 18 tháng 8 năm 2015) là một nhà sản xuất, đạo diễn, nhà biên kịch và diễn viên phim điện ảnh và truyền hình người Mỹ. Sinh ra tại Washington, Pennsylvania, Yorkin có bằng kỹ sư từ trường Carnegie Tech, nay là Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh. Một số tác phẩm đáng chú ý của ông bao gồm Start the Revolution Without Me (1970) và Blade Runner (1982).
Tiểu sử
Yorkin sinh ra với tên đầy đủ là Alan David Yorkin vào ngày 22 tháng 2 năm 1926 tại Washington, Pennsylvania. Năm 16 tuổi, anh gia nhập Hải quân Hoa Kỳ và phục vụ trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Yorkin có bằng kỹ sư từ trường Carnegie Tech, nay là Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh.
Sự nghiệp
Năm 1954, Yorkin trở thành nhà sản xuất cho chương trình The Tony Martin Show của NBC – một chương trình tạp kỹ có thời lượng 15 phút phát trước bản tin hàng đêm vào tối thứ Hai. Năm 1955, ông sản xuất và đạo diễn bộ phim hài quân sự trực tiếp dài 11 tập mang tựa đề The Soldiers, với sự tham gia diễn xuất của Hal March, Tom D'Andrea và John Dehner. Năm 1956, ông trở thành nhà sản xuất và đạo diễn của chương trình hài kịch/tạp kỹ The Ford Show của NBC, chương trình này do Tennessee Ernie Ford đạo diễn. Năm 1958, Yorkin cùng với cây viết/nhà sản xuất Norman Lear thành lập Tandem Productions, công ty chuyên hợp tác sản xuất một số phim điện ảnh và chương trình truyền hình đặc biệt trong những năm 1960 đến 1971 với các hãng phim lớn như United Artists và Warner Bros. Yorkin đạo diễn và sản xuất chương trình truyền hình đặc biệt năm 1958 mang tên An Evening with Fred Astaire, và tập truyền hình này đem về 9 giải Emmy. Sau đó ông tham gia sản xuất nhiều bộ phim sitcom ăn khách của thập niên 1970, bao gồm All in the Family, Maude, Good Times và Sanford and Son.
Sau khi tách ra khỏi Lear, Yorkin tiếp tục thành lập Bud Yorkin Productions. Bộ phim sitcom đầu tiên của ông sau khi tách ra là bộ phim sitcom ăn theo Sanford and Son lấy tựa đề Grady – tác phẩm này không gặt hái được nhiều thành công. Năm 1976, ông thành lập TOY Productions cùng với Saul Turteltaub và Bernie Orenstein (nhà sản xuất của Sanford và Son từ năm 1974 đến năm 1977) và hai bản thành công lớn nhất của họ là What's Happening!! và Carter Country. TOY Productions sau đó được Columbia Pictures Television mua lại vào năm 1979. Năm 1963, Yorkin đạo diễn Come Blow Your Horn, với sự tham gia diễn xuất của Frank Sinatra và Lee J. Cobb. Yorkin tiếp tục đạo diễn và sản xuất bộ phim Start the Revolution Without Me với hai diễn viên chính Gene Wilder và Donald Sutherland vào năm 1970 đã trở thành một tác phẩm kinh điển đình đám. Ông cũng đạo diễn bộ phim Twice in a Lifetime năm 1985, với sự tham gia diễn xuất của Gene Hackman. Năm 1999, ông và Lear được trao Giải Lucy cho Phụ nữ trong điện ảnh để ghi nhận sự xuất sắc và đổi mới trong các tác phẩm sáng tạo nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ thông qua phương tiện truyền hình. Năm 2002, Yorkin được giới thiệu vào Đại sảnh Danh vọng Truyền hình.
Đời tư
Yorkin qua đời vào ngày 18 tháng 8 năm 2015, thọ 89 tuổi. Ông đã kết hôn với nữ diễn viên Cynthia Sikes Yorkin. Ông là cha của cây viết kiêm nhà sản xuất truyền hình Nicole Yorkin từ cuộc hôn nhân đầu tiên kéo dài ba mươi năm của ông với Peg Yorkin, đồng sáng lập và chủ tịch của Feminist Majority Foundation. Ông là thành viên của Chùa Wilshire Boulevard.
Danh sách phim
Đạo diễn
Come Blow Your Horn (1963)
Never Too Late (1965)
Divorce American Style (1967)
Inspector Clouseau (1968)
Start the Revolution Without Me (1970)
The Thief Who Came to Dinner (1973)
Twice in a Lifetime (1985)
Arthur 2: On the Rocks (1988)
Love Hurts (1990)
Sản xuất
Cold Turkey (giám đốc sản xuất) (1971)
Blade Runner (giám đốc sản xuất) (1982)
Deal of the Century (1983)
Intersection (1994)
Tội phạm nhân bản 2049 (2017)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sinh năm 1926
Mất năm 2015
Đạo diễn truyền hình Mỹ
Primetime Emmy Award winners
Người đoạt giải Primetime Emmy<|eot_id|> |
Matthew Tolmach (sinh năm 1964) là nhà sản xuất phim người Mỹ và cựu đồng chủ tịch khối sản xuất điện ảnh tại Sony Pictures Entertainment.
Sự nghiệp
Tolmach lần đầu tiên quan tâm đến điện ảnh sau khi nghe những câu chuyện từ ông nội, nhà sản xuất và giám đốc điện ảnh Sam Jaffe. Ông là người gốc Do Thái. Sau khi chuyển đến Los Angeles, ông làm việc với Frank Marshall để làm một bộ phim tài liệu về Lance Armstrong do Alex Gibney đạo diễn. Năm 2008, ông được bổ nhiệm làm đồng chủ tịch sản xuất tại Sony Pictures Entertainment cùng với Doug Belgrad (người mà ông đã làm việc cùng từ năm 2003), nơi ông quản lý thương hiệu Người Nhện. Năm 2010, ông rời Sony Pictures Entertainment để sản xuất phần tiếp theo của Người Nhện. Belgrad được bổ nhiệm làm chủ tịch duy nhất của hãng phim và Hanna Minghella được bổ nhiệm làm chủ tịch sản xuất.
Đời tư
Tolmach kết hôn với nữ đạo diễn Paige Goldberg. Họ có một đứa con.
Danh sách phim
Sản xuất
Money for Nothing (1993)
Coldblooded (1995)
Người Nhện: Siêu nhện tái xuất (2012)
The Armstrong Lie (2013)
Người Nhện siêu đẳng 2: Sự trỗi dậy của Người Điện (2014)
Freaks of Nature (2015)
Tiệc độc thân nhớ đời (2017)
Jumanji: Trò chơi kỳ ảo (2017)
Venom (2018)
Trò chơi kỳ ảo: Thăng cấp (2019)
Venom: Đối mặt tử thù (2021)
Morbius (2022)
Dark Harvest (2023)
Kraven: Thợ săn thủ lĩnh (2024)
Giám đốc sản xuất
Người Nhện: Trở về nhà (2017)
Người Nhện xa nhà (2019)
Future Man (2017–2020)
Người Nhện: Không còn nhà (2021)
Cảm ơn đặc biệt
Sausage Party (2016)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Nhà sản xuất phim Mỹ
Sinh năm 1964
Nhân vật còn sống<|eot_id|> |
là bài hát do ban nhạc Nhật Bản Official Hige Dandism thu âm, phát hành dưới định dạng kỹ thuật số vào ngày 15 tháng 4 năm 2022, thông qua hãng đĩa Irori Records. Bài hát được chọn làm bài hát chủ đề mở đầu mùa đầu tiên cho bộ anime Spy × Family. Bài hát đã đạt vị trí số một trên Japan Hot 100 và vị trí thứ 61 trên Billboard Global 200. Mixed Nuts EP được phát hành vào ngày 22 tháng 6 năm 2022.
Sáng tác và lời bài hát
"Mixed Nuts" là một bài hát nhạc jazz và pop rock, được sáng tác bằng phím Sol giáng trưởng và được đặt ở nhịp đặc trưng của thời gian thông thường với nhịp độ 150 BPM, chạy trong 3 phút 33 giây. Nó được sáng tác và viết bởi ca sĩ Satoshi Fujihara cho anime Spy × Family, với chủ đề gia đình, cũng như tình yêu của nhân vật chính Anya dành cho đậu phộng. "Tôi từng nghe Anya nói rằng cô bé rất thích đậu phộng. Tôi chợt nghĩ đến đậu phộng trong các loại hạt hỗn hợp mà tôi thường ăn và tra cứu chúng, tôi phát hiện ra rằng tuy trông giống nhau nhưng quả hạch mọc trên cây và đậu phộng mọc dưới đất, được phân thành hai loại khác nhau và đậu phộng thực sự là một loại khác, bất chấp vẻ ngoài của chúng." Sau đó anh ấy tuyên bố, "Tôi cảm thấy đây chính là chủ đề của tác phẩm này, có điều gì đó thú vị khi đóng vai một gia đình giả trong khi che giấu danh tính thực sự của mình và đối đầu với thứ gì đó giống như một gia đình thực sự, và rằng hạnh phúc và niềm vui đến với bạn mới là điều quan trọng, chứ không phải là nó có thật hay không. Tôi đã tạo ra tác phẩm này với ý nghĩ của mình."
Video âm nhạc
Video âm nhạc cho "Mixed Nuts" được phát hành vào ngày 15 tháng 4 năm 2022, cùng ngày với đĩa đơn được phát hành và do Takuto Shimpo đạo diễn.
Danh sách
Tải xuống kỹ thuật số / streaming
– 3:33
CD / tải xuống kỹ thuật số / streaming (Mixed Nuts EP)
"Mixed Nuts" – 3:33
"Anarchy" – 4:29
"Choral A" – 3:59
– 4:41
Nhân sự
Official Hige Dandism
Satoshi Fujihara – hát chính, lời bài hát, soạn nhạc, trống bổ sung, sáng tác
Daisuke Ozasa – guitar, hát đệm
Makoto Narazaki – bass guitar, hát đệm
Masaki Matsuura – trống, hát đệm
Các nhạc sĩ bổ sung
Atsuki Yumoto – người đồng dàn nhạc – kèn, kèn
Toshihiro Kawashima – kèn trombone
Andy Wulf – saxophone
Seiya Yokota – trống bổ sung, người đồng dàn nhạc – trống
Sản xuất
Genki Wada – kỹ thuật viên trống, bổ sung trống
Kazutaka Minemori – kỹ thuật viên guitar
Kazuhiro Saito – kỹ thuật viên nhạc cụ
Shota Kinebuchi – kỹ thuật viên nhạc cụ
Takuya Kondo – kỹ thuật viên nhạc cụ
Masahito Komori – kỹ thuật viên âm thanh
Randy Merrill – kỹ thuật viên hậu kỳ
Bảng xếp hạng âm nhạc
Bảng xếp hạng âm nhạc hàng tuần
Bảng xếp hạng âm nhạc cuối năm
Giải thưởng
Chứng nhận
Tham khảo
Spy × Family
Đĩa đơn năm 2022
Bài hát năm 2022
Bài hát anime
Bài hát nhạc pop Nhật Bản
Bài hát của Official Hige Dandism
Bài hát pop rock
Đĩa đơn quán quân Japan Hot 100<|eot_id|> |
Apple A14 Bionic là một bộ vi xử lý 64-bit ARMv8.5-A được thiết kế bởi công ty Apple Inc. Con chip này xuất hiện trên các dòng iPad Air thế hệ 4 và iPad thế hệ 10, iPhone 12 Mini, iPhone 12, iPhone 12 Pro, và iPhone 12 Pro Max.
Thiết kế
Apple A14 Bionic gồm một CPU sáu nhân 64-bit của Apple kiến trúc ARMv8, trong đó gồm có hai nhân hiệu suất cao có tên gọi là Firestorm và bốn nhân tiết kiệm điện được gọi là Icestorm.
Apple công bố rằng Apple A14 Bionic có hiệu suất CPU nhanh hơn 40% so với A12, trong khi hiệu suất GPU nhanh hơn 30% so với A12. Nó được trang bị bộ xử lý thần kinh 16 nhân nhanh gấp 2 lần. Neural Engine có thể xử lý lên đến 11 nghìn tỷ phép mỗi giây. Ngoài Neural Engine riêng biệt, CPU A14 còn có bộ tăng tốc nhân vô hướng ma trận học máy thế hệ thứ hai (mà Apple gọi là khối AMX) nhanh gấp 10 lần. A14 còn được trang bị hệ thống xử lý ảnh giúp tăng cường và cải thiện khả năng chụp hình quay phim số.
A14 được sản xuất bởi TSMC với tiến trình 5 nm, N5. Đồng thời, A14 đã trở thành sản phẩm thương mại chạy trên tiến trình 5 nm đầu tiên. Số bóng bán dẫn được tăng lên 11.8 tỷ, nhiều hơn 38.8% so với A13 là 8.5 tỷ. Theo Semianalysis, kích thước khuôn của bộ xử lý A14 là 88 mm2, với mật độ bóng bán dẫn là 134 triệu bóng bán dẫn trên mỗi mm2. Apple A14 được sản xuất bao gói đi kèm với 4 GB RAM LPDDR4X trên dòng iPhone 12 và 6 GB RAM LPDDR4X trên dòng iPhone 12 Pro.
A14 hỗ trợ khả năng nén video định dạng HEVC và H.264. Nó cũng hỗ trợ giải mã HEVC, H.264, MPEG‑4 Part 2, và Motion JPEG.
A14 về sau được sử dụng làm nền tảng cho dòng chip M1, dùng trên nhiều mẫu máy Macbook và iPad.
Sản phẩm sử dụng Apple A14 Bionic
iPad (thế hệ 10)
iPad Air (thế hệ 4)
iPhone 12 & 12 Mini
iPhone 12 Pro & 12 Pro Max
Biến thể
Bảng bên dưới hiển thị các biến thể chip khác nhau dựa trên vi kiến trúc "Firestorm" và "Icestorm".
Xem thêm
Apple silicon
Apple M1
Tham khảo
Apple silicon<|eot_id|> |
Đoàn Cố vấn Việt Nam Đại học Tiểu bang Michigan (, thường gọi là Đoàn Đại học Tiểu bang Michigan và viết tắt là MSUG) là một chương trình hỗ trợ kỹ thuật được cung cấp cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa trong nỗ lực xây dựng nhà nước của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Từ năm 1955 đến năm 1962, theo hợp đồng với Cơ quan Hợp tác Quốc tế ở Washington và chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở Sài Gòn, nhóm giảng viên và nhân viên của Đại học Tiểu bang Michigan đã tư vấn cho các cơ quan của chế độ Ngô Đình Diệm. Nhóm này giúp tư vấn và đào tạo nhân sự người Việt Nam về các lĩnh vực hành chính công, hành chính cảnh sát và kinh tế. MSUG làm việc độc lập với hầu hết các cơ quan chính phủ Mỹ, có quyền tiếp cận tổng thống chưa từng có và thậm chí còn hỗ trợ soạn thảo bản hiến pháp mới của đất nước. Một số đề xuất của MSUG được Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thực hiện và mang lại kết quả tích cực cho người dân Việt Nam. Tuy nhiên, nhóm có ảnh hưởng hạn chế đến việc ra quyết định của Tổng thống Diệm và diễn biến các sự kiện ở Việt Nam, và các ấn phẩm của những giảng viên bất mãn đã dẫn đến việc Tổng thống Diệm chấm dứt hợp đồng.
Sau đó, khi nảy sinh những ám chỉ rằng CIA đã thâm nhập vào MSUG như một bình phong cho các hoạt động bí mật của nó, chương trình hỗ trợ kỹ thuật đã trở thành một nguyên nhân gây xôn xao dư luận trong những năm đầu của phong trào phản chiến về sau.
Khởi động và triển khai dự án
Trong thời gian tự lưu vong vào đầu thập niên 1950, Ngô Đình Diệm đã gặp mặt và kết bạn với Wesley R. Fishel, một cựu chuyên gia ngôn ngữ quân sự có bằng tiến sĩ về quan hệ quốc tế tại Đại học Chicago. Fishel "bị ấn tượng [với] quan điểm chống cộng và cải cách chính trị xã hội của Diệm, và hai người thường xuyên trao đổi thư từ". Khi Fishel được tuyển mộ vào năm 1951 với tư cách là trợ lý giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Tiểu bang Michigan, ông đã mời Diệm tham gia cùng mình. Hai năm sau, trên cương vị là trợ lý giám đốc Cục Nghiên cứu Chính phủ của trường đại học, Fishel bèn bổ nhiệm Diệm làm cố vấn về Đông Nam Á của cơ quan này.
Kết quả mang tính cộng sinh: chuyến thăm nước Mỹ của Diệm đã giúp ông xây dựng được sự ủng hộ chính trị cần thiết để được bổ nhiệm làm Thủ tướng Quốc gia Việt Nam vào tháng 7 năm 1954; đến lượt Fishel trở thành một trong những cố vấn và người bạn tâm giao thân cận nhất của Diệm. Theo gợi ý của Fishel và đã biết rõ về khả năng của MSU, Diệm đề nghị một phần gói viện trợ của mình từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hoa Kỳ bao gồm bản hợp đồng "hỗ trợ kỹ thuật" với Đại học Tiểu bang Michigan. Do đó, MSU được yêu cầu sử dụng chuyên môn hòng giúp ổn định nền kinh tế Việt Nam, cải thiện bộ máy quan liêu của chính phủ và kiểm soát cuộc nổi dậy của cộng sản đang diễn ra.
Đại học Tiểu bang Michigan, thuộc loại đại học tiên phong được cấp đất, ngay từ khi thành lập đã tin tưởng vào việc biến lý thuyết thành thực tiễn; ví dụ, dịch vụ khuyến nông của họ giúp cung cấp kết quả nghiên cứu của mình cho nông dân trên khắp bang Michigan để họ sử dụng trong thực tế. Vì sự nhấn mạnh vào giáo dục thực tế và sự tham gia của cộng đồng, nhà trường đã tuyên bố một cách chính đáng rằng "đây mới là cơ sở của chúng tôi". Hiệu trưởng Đại học John A. Hannah nói riêng là người đề xuất chính cho cái gọi là tổ chức định hướng dịch vụ; đối với ông, đó là bước đi hợp lý tiếp theo để mở rộng vai trò đó trên phạm vi quốc tế và tuyên bố không hề cường điệu rằng "thế giới là cơ sở của chúng tôi".
Khi đề nghị hỗ trợ được gửi qua các kênh của chính phủ Mỹ, Hannah, người chống cộng kiên quyết, rất quan tâm đến việc theo đuổi bản hợp đồng này. Ông cử một nhóm đánh giá nhỏ tới Việt Nam, bao gồm ba chủ nhiệm khoa tham gia—Edward W. Weidner (khoa học chính trị), Arthur F. Brandstatter (hành chính cảnh sát) và Charles C. Killingsworth (kinh tế)—cùng với James H. Dennison, trưởng phòng quan hệ công chúng của trường đại học và trợ lý hành chính của Hannah. Sau chuyến thăm ngắn kéo dài hai tuần, bốn thành viên nêu trên đã báo cáo vào tháng 10 năm 1954 rằng tình trạng khẩn cấp đang tồn tại ở Việt Nam và khuyến nghị nên thực hiện dự án này ngay lập tức. Báo cáo nêu rõ rằng mặc dù thời gian chuẩn bị ngắn có thể dẫn đến sai sót, nhưng "điều quan trọng là... phải thực hiện một chương trình theo cách có ít nhất cơ hội thành công hợp lý". Hannah đã phê duyệt bản hợp đồng này, thành lập Đoàn Đại học Tiểu bang Michigan, sẽ hoạt động dưới sự ủy quyền của Phái bộ Viện trợ Hoa Kỳ (USOM) thuộc Đại sứ quán Mỹ. Hannah cũng xác nhận đề nghị của Weidner rằng Fishel được bổ nhiệm làm người đứng đầu dự án, chức vụ mà Fishel từng nắm giữ từ khi bắt đầu dự án cho đến đầu năm 1958.
Nhân viên MSUG có nhiều lý do để tình nguyện tham gia công tác ở nước ngoài này, mỗi lý do đều phản ánh động lực của trường đại học đối với toàn bộ dự án MSUG: như một nghĩa vụ đạo đức, hỗ trợ một quốc gia non trẻ đang gặp khó khăn; dưới dạng công cụ trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, nhằm ngăn chặn sự phát triển của “chủ nghĩa đế quốc cộng sản”; và kiểu như bài tập học thuật, để kiểm tra các khái niệm lý thuyết của họ trong một "phòng thí nghiệm" của thế giới thực. Khuyến khích trả lương "gay go" và các khoản phụ cấp khác gần gấp đôi lương của giáo sư (miễn thuế), cùng với triển vọng thăng tiến cá nhân trong hàng ngũ học viện, cũng rất thuyết phục.
Giai đoạn thứ nhất: 1955–1957
Hợp đồng hai năm đầu tiên bắt đầu khi đội ngũ giáo sư và nhân viên đầu tiên đến Sài Gòn vào ngày 20 tháng 5 năm 1955. Họ phát hiện ra cả thành phố này đang bị lôi kéo vào một cuộc nổi dậy phản kháng chính phủ quốc gia của phe Bình Xuyên, với pháo kích và giao tranh trên đường phố đe dọa không chỉ nơi ở chính thức của Diệm mà còn cả khách sạn nơi nhân viên MSUG đang tạm trú. Vào lúc sự xáo trộn này lên đến cao điểm, các phòng khách sạn thường bị lục soát và cướp bóc, và một số giáo sư bị mất hết tài sản. Những chương trình học tập dự định của MSUG đã bị tạm dừng và trọng tâm của họ nhanh chóng chuyển sang cải thiện dịch vụ cảnh sát và quản lý chính quyền khu vực.
Phủ Tổng ủy Di cư Tị nạn
Mối quan tâm trước mắt của Diệm là biến động xã hội do khoảng 900.000 người chạy trốn khỏi miền Bắc cộng sản trong thời gian 300 ngày "di chuyển tự do" theo Hiệp định Genève năm 1954. Dòng người khổng lồ đòi hỏi cả dịch vụ tái định cư và xây dựng cơ sở hạ tầng, do cơ quan chính phủ có tên Phủ Tổng ủy Di cư Tị nạn (COMIGAL) cung cấp. MSUG đã tư vấn cho Phủ Tổng ủy Di cư Tị nạn đến mức trong những tháng đầu tiên của chương trình, các hoạt động theo đuổi khác đều bị gạt sang một bên.
Một trong những đề xuất của MSUG có kết quả tích cực là ý tưởng phân cấp bộ máy quan liêu cho Phủ Tổng ủy Di cư Tị nạn. Bằng cách phân bổ các cơ quan nhỏ khắp các làng xã, Phủ Tổng ủy Di cư Tị nạn đã có thể cải thiện khả năng đáp ứng của các cơ quan đó. Nguồn tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng thường được Sài Gòn phê duyệt trong vòng chưa đầy hai tuần, và những cơ quan này có thể làm việc trực tiếp với giới lãnh đạo địa phương khiến họ cảm thấy rằng ý kiến đóng góp và sự tham gia của họ là quan trọng.
Mặt khác, MSUG đã không thể thuyết phục Diệm về tính hợp lệ của các yêu sách đất đai của người Thượng, bộ lạc bản địa ở Tây Nguyên của Việt Nam. Hàng nghìn di dân tị nạn, với sự chấp thuận và khuyến khích của chính phủ, trở thành những người chiếm đất lâu dài trên những vùng đất "đã được dân chúng vùng cao nguyên khai phá để trồng trọt". Một phần mục đích của Diệm hòng tạo ra một "bức tường nhân đạo" gồm những người định cư có thiện cảm, chủ yếu là dân Công giáo, chống lại sự xâm nhập của cộng sản từ miền Bắc Việt Nam và Campuchia gần đó. Tuy vậy, cả người Thượng và đa số Phật tử đều phẫn nộ trước việc bị chế độ Công giáo cai trị, vốn chỉ là một nhóm tôn giáo thiểu số mà họ coi là tàn dư không hề nao núng dưới thời Pháp thuộc. Phe đối lập và sự đàn áp tàn nhẫn của Diệm đã đẩy các nhóm này tới chỗ nổi dậy hơn nữa và kết cục cuối cùng là sự cai trị của cộng sản.
Học viện Quốc gia Hành chánh
Ngay cả khoảng thời gian của MSU bị hoạt động hỗ trợ dân tị nạn độc chiếm, nhóm vẫn theo đuổi một phần mục tiêu học thuật của mình. Với tư cách là khía cạnh "hành chính công" trong bản hợp đồng, MSUG đã thiết kế, tài trợ và thực hiện việc mở rộng Học viện Quốc gia Hành chánh (NIA), một trường đào tạo công chức. Học viện Quốc gia Hành chánh khởi đầu là một trường đào tạo hai năm tại thành phố nghỉ dưỡng Đà Lạt vào tháng 1 năm 1953. Theo đề nghị của MSUG, trường được chuyển đến Sài Gòn và dần dần mở rộng thành chương trình bốn năm.
Cùng với sự hỗ trợ trong việc phát triển cơ sở mới ở Sài Gòn và các lớp giảng dạy, MSUG đã góp phần mở rộng đáng kể thư viện NIA, mà cho đến năm 1962 chứa tới hơn 22.000 cuốn sách và tài liệu khác. Thư viện này được coi là một trong những thành công lớn nhất của MSUG và mối quan hệ liên kết với NIA là dự án tồn tại lâu nhất trong số các dự án MSUG. Tuy vậy, tính hữu dụng của thư viện bị ảnh hưởng bởi một thực tế đơn giản là hầu hết các tài liệu của nó đều viết bằng tiếng Anh, thay vì tiếng Việt hoặc tiếng Pháp, và khi kết thúc hợp đồng MSUG, thư viện đang bị đe dọa bởi khả năng tiếp cận hạn chế, bảo trì kém và thiếu nhân sự người Việt có trình độ để vào làm nhân viên tại đây.
Bộ máy hành chính cảnh sát
Khía cạnh có ảnh hưởng nhất và gây tranh cãi nhất về hỗ trợ kỹ thuật của MSUG là trong lĩnh vực quản lý hành chính cảnh sát. Nhóm này không chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn và đào tạo mà còn cung cấp hỗ trợ vật chất. Nhìn chung, MSUG chịu trách nhiệm phân phối viện trợ của Hoa Kỳ thông qua USOM cho đến năm 1959, khi USOM thành lập đội ngũ cảnh sát của riêng mình. Nhân viên của MSUG đóng vai trò là nhà tư vấn để xác định nhu cầu của các nhóm cảnh sát và sau đó tự mình thực hiện việc mua sắm. Trang thiết bị bao gồm "súng ngắn ổ xoay, súng chống bạo động, đạn dược, hơi cay, xe jeep và các phương tiện khác, còng tay, thiết bị văn phòng, đèn giao thông và thiết bị liên lạc".
MSUG về sau ra sức đào tạo nhân viên Việt Nam cách sử dụng và bảo trì thiết bị. Nói chung, MSUG đã đào tạo đội ngũ giảng viên để sau này họ có thể chỉ dạy những người khác; chỉ dẫn trực tiếp, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt như huấn luyện súng ngắn ổ xoay cho lực lượng bảo vệ tổng thống, "chỉ được thực hiện như một biện pháp tạm thời". Dự án quản lý cảnh sát phần lớn đã thành công vì việc đào tạo dựa trên màn trình diễn khâu thực hành nên mang tính tức thời và hữu hình hơn nhiều. Ngoài ra, các giảng viên Việt Nam do MSUG giảng dạy cũng nhanh chóng tự mình đào tạo. Đồng thời, các buổi học về nguyên tắc thủ tục và lý thuyết của cảnh sát gặp phải một số vấn đề đã hạn chế sự thành công của chúng. Rất ít giáo sư của MSUG nói được tiếng Việt hoặc tiếng Pháp, dẫn đến công việc dịch thuật bị chậm trễ và thiếu sót thông tin. Ngoài ra, các bài giảng kiểu Mỹ còn là nguyên nhân gây bất hòa cho sinh viên, tạo ra sự mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật của Pháp. (Đó cũng là một vấn đề trong các lớp NIA do nhân viên MSUG giảng dạy.)
Hoạt động tư vấn và đào tạo về hành chính của cảnh sát đạt hiệu quả cao nhất với Sở Mật thám, cơ quan thực thi pháp luật quốc gia của Việt Nam, một phần vì hầu hết thiết bị đã được chuyển giao cho cơ quan này. Tương tự như vậy, các sở cảnh sát thành phố nhận được ít trang thiết bị hơn thì ít bị ảnh hưởng hơn. Sự cải thiện lớn nhất ở địa phương là việc kiểm soát giao thông ở Sài Gòn. Về phía dân vệ thì hầu như không có tác dụng gì.
Dân vệ là một tổ chức bán quân sự gồm 60.000 người mà MSUG hy vọng sẽ cải tổ thành một tổ chức giống với trang phục của cảnh sát tiểu bang Hoa Kỳ, một tổ chức quen thuộc với nhóm giáo sư. Điều đó sẽ kéo theo một tổ chức chủ yếu ở nông thôn mà các thành viên sẽ sống trong cộng đồng mà họ phục vụ. Tuy nhiên, Sài Gòn và Đoàn Cố vấn Viện trợ Quân sự Mỹ ưu tiên dân vệ là lực lượng bán quân sự được trang bị vũ khí mạnh hơn, được tổ chức thành các trung đoàn và sống trong các khu đồn trú, có thể thực hiện nhiệm vụ cảnh sát quốc gia và hỗ trợ quân đội quốc gia. Do sự bế tắc, rất ít trang thiết bị mà MSUG lên kế hoạch cho dân vệ được phân phối cho đến tận năm 1959, khiến lực lượng này không được chuẩn bị khi hành động nổi dậy lớn của cộng sản bắt đầu cùng năm.
Vấn đề nhân sự của MSUG
Một trong những hạn chế của MSUG là trong nhiều trường hợp, trường đại học thiếu nhân lực để bố trí nhân sự cho dự án và tiếp tục các lớp học theo lịch trình ở East Lansing. Đó là trường hợp của MSUG, và nhóm buộc phải tuyển dụng rộng rãi bên ngoài trường đại học để hoàn thành hợp đồng với phía Việt Nam, thường cấp cho nhân viên mới cấp bậc học thuật (thường là trợ lý giáo sư hoặc giảng viên). Vấn đề nhân sự có lẽ có sự phân nhánh đáng kể nhất trong bộ phận quản lý cảnh sát. Mặc dù Trường Quản lý Cảnh sát và An toàn Công cộng Tiểu bang Michigan đã "được quốc tế công nhận trong thời kỳ chiến tranh lạnh", nhưng trường này thiếu kinh nghiệm trong các lĩnh vực rất cần thiết là phản gián và chống nổi dậy, và trưởng khoa Arthur Brandstatter đã phải thuê mướn nhân sự mới cho phù hợp. Vào lúc đạt đỉnh cao của dự án quản lý cảnh sát, chỉ có 4 trong số 33 cố vấn trường này từng là nhân viên của Đại học Tiểu bang Michigan trước MSUG, và nhiều người thậm chí chưa từng đến thăm cơ sở East Lansing.
Hóa ra, một số cố vấn cảnh sát này cũng từng làm việc cho Cơ quan Tình báo Trung ương. Họ thành lập một nhóm riêng, gầy dựng văn phòng riêng ngoài các nhân viên hành chính cảnh sát còn lại tại trụ sở MSUG ở Sài Gòn, "và chỉ chịu trách nhiệm trước Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn". Các thành viên CIA đã làm việc chặt chẽ với một đơn vị an ninh đặc biệt của Sở Mật vụ từ năm 1955 đến năm 1959. Mặc dù trên danh nghĩa họ nằm dưới sự bảo trợ của MSUG, nhưng MSUG vẫn chưa biết cụ thể về các hoạt động của họ. (Hồ sơ MSUG "ủng hộ [sự] tranh luận rằng các đặc vụ không phải là gián điệp," nhưng hồ sơ của CIA vẫn được xếp loại mật.)
Sự tồn tại của nhóm CIA không bị nhân viên MSUG che giấu; ngược lại, đó là kiến thức phổ biến đối với nhóm giáo sư nếu không được thảo luận một cách cởi mở. Tổng quan về dự án năm 1965 khá thực tế về nó. Khi MSUG "buộc USOM thành lập một bộ phận an toàn công cộng của riêng mình vào tháng 7 năm 1959[,] USOM cũng đã tiếp thu vào thời điểm này đơn vị CIA đang hoạt động trong MSUG". Tuyên bố gần như trong ngoặc đơn đó sau này sẽ cung cấp thông tin động lực cho sự phơi bày mang tính giật gân.
Giai đoạn thứ hai: 1957–1959
Hợp đồng hai năm được gia hạn vào năm 1957. Giai đoạn thứ hai của MSUG được đánh dấu bằng việc mở rộng phạm vi hoạt động, đặc biệt là trong chương trình giáo dục, đồng thời các cam kết an ninh của MSUG cũng tăng lên. "Đây là thời kỳ của những nhân viên Michigan có mặt khắp nơi." Tuy nhiên, ngay cả khi hoạt động của nhóm tăng lên, với đội ngũ nhân viên bao gồm đỉnh điểm toàn dự án là 52 người Mỹ và khoảng 150 người Việt Nam, MSUG hoạt động ở mức độ ảnh hưởng giảm. Đầu năm 1958, Wesley Fishel kết thúc nhiệm kỳ trưởng chương trình và trở về Mỹ. Với sự ra đi của Fishel, bữa sáng ba tuần một lần tại nhà tổng thống mà ông thưởng thức với Diệm đã kết thúc; nếu không được tiếp cận trực tiếp với tổng thống như vậy, ảnh hưởng của MSUG với chính quyền bị hạn chế một cách đáng kể. Cùng lúc đó, chính phủ Việt Nam Cộng hòa dần dần bắt đầu củng cố quyền lực trên toàn quốc và do đó "mất đi nhiều nhiệt huyết đổi mới."
Sau năm 1958, vai trò quản lý của cảnh sát gần như hoàn toàn là cố vấn, vì các giảng viên người Việt do MSUG đào tạo "lúc đó đang thực hiện chương trình riêng của họ." Trên cương vị là cố vấn, MSUG đã giúp Sở Mật thám, cơ quan này được đổi tên thành Cục Điều tra Việt Nam trong một nỗ lực nhằm giảm bớt hình ảnh tiêu cực của công chúng về cơ quan cảnh sát đặc biệt đó, nhằm thiết lập thẻ căn cước quốc gia, một chương trình được phát động vào năm 1959.
Giai đoạn thứ ba: 1959–1962
Hợp đồng thứ ba bao gồm một phần nhỏ các hợp đồng trước đó; Công việc của MSUG hầu như chỉ liên quan đến NIA và các hoạt động học thuật. Một phần, đó là do USOM đã thành lập đơn vị cố vấn cảnh sát của riêng mình và đảm nhận vai trò này từ MSUG, đặc biệt là công việc với dân vệ, lực lượng đang trực tiếp chiến đấu với quân du kích cộng sản.
Việc gia hạn hợp đồng năm 1959 cũng có một điều khoản cho thấy Diệm ngày càng nhạy cảm với những lời chỉ trích: nó tuyên bố rằng hồ sơ và ghi chú cá nhân của nhân viên MSUG sẽ không được sử dụng "chống lại an ninh hoặc lợi ích của Việt Nam." Quy định đó đi ngược lại với điều khoản khái niệm về tự do học thuật, và một số giáo sư đã chọn cách phớt lờ nó. Ví dụ, nhà khoa học chính trị của MSU tên Robert Scigliano từng là trợ lý giám đốc dự án vào năm 1957–1959, từng viết một bài báo vào năm 1960 về các đảng phái chính trị ở miền Nam Việt Nam, kêu gọi sự chú ý đến việc Diệm đàn áp phe đối lập. Tổng thống Diệm cảm thấy khó chịu với bài báo này đến mức ông thấy phù hợp khi đề cập đến nó với Chủ tịch MSU Hannah lúc ông này đến thăm Việt Nam vào đầu năm 1961 và nói rằng đó "không phải là thứ mà ông thích thấy nhân viên MSU viết".
NIA, vào đầu năm 1961, đã đưa ra yêu cầu chính thức về việc gia hạn thêm ba năm cho đến ngày 30 tháng 6 năm 1962, ngày kết thúc hợp đồng MSUG thứ ba. MSU bày tỏ sự sẵn sàng theo đuổi một dự án nhỏ chỉ tập trung vào thể chế, nhưng điều đó đã không xảy ra.
Bất đồng quan điểm và sa thải
Khi dự án tiến triển, sự lạc quan ban đầu của các giáo sư đã nhường chỗ cho những cân nhắc thực tế thường khiến họ thất vọng và vỡ mộng. MSUG thường xuyên nhận thấy những lời khuyên có thiện chí của mình bị bỏ qua hoàn toàn hoặc đồng ý trong thực tế; trong một ví dụ trong số nhiều ví dụ khác, Diệm đã sử dụng cơ quan đăng ký thẻ căn cước quốc gia của Sở Mật vụ hòng đàn áp những người bất đồng chính kiến với mình. Kết quả là, một số giáo sư trở về nhà sau chuyến công tác và bắt đầu viết các bài báo chỉ trích chế độ Diệm và sự can dự của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Hai lần xuất hiện trên tạp chí The New Republic năm 1961 và dẫn đến sự kết thúc của MSUG.
Bài đầu tiên của Adrian Jaffe, giáo sư thỉnh giảng tiếng Anh tại Viện Đại học Sài Gòn, và Milton C. Taylor, nhà kinh tế học của MSUG, có tựa đề A Crumbling Bastion: Flattery and Lies Won't Save Vietnam và xuất hiện vào tháng 6 năm 1961. Đó là một bản cáo trạng gay gắt đối với chế độ Diệm. Mặc dù Jaffe và Taylor tỏ ra bẽn lẽn trong bài báo khi không nêu tên Fishel hay MSU, như thể mối liên kết học thuật của họ như được nêu trong dòng tít bên trang đầu tiên không phải là một sự hiển nhiên, nhưng họ không hề chỉ trích khi nói đến Diệm và gia đình ông: "Chính phủ Việt Nam là một chế độ độc tài tuyệt đối, hoàn toàn do Tổng thống nắm quyền điều hành, với sự trợ giúp của gia đình ông ta.... [Nó] ghi nhận chế độ gia đình trị thời hiện đại".
Sau đó, Frank C. Child, một nhà kinh tế học của MSUG, người đã dành hai năm làm cố vấn cho dự án khi đi du lịch khắp miền Nam Việt Nam, đã viết cuốn Vietnam—The Eleventh Hour, xuất bản vào tháng 12 năm 1961. Tác phẩm này đi một bước xa hơn so với Jaffe và Taylor khi công khai gợi ý rằng "một cuộc đảo chính quân sự có thể là biện pháp duy nhất" để cứu vãn đất nước Việt Nam.
Các bài báo nêu trên đã khiến Diệm tức giận đến mức ông phải đề nghị Đại học Tiểu bang Michigan kiểm duyệt mấy vị giáo sư này. Ban quản lý trường đại học tỏ ra miễn cưỡng vì làm như vậy sẽ vi phạm quyền tự do học thuật. Mặt khác, MSU không muốn đánh mất bản hợp đồng béo bở với Việt Nam Cộng hòa nên đề nghị thận trọng hơn trong việc lựa chọn nhân sự, chỉ chọn những người hứa tuân thủ các điều khoản của hợp đồng và "viết các nghiên cứu khoa học, mang tính học thuật chứ không phải là những bài báo giật gân".
Tuy vậy, Diệm tỏ ra không bị dao động và đòi chấm dứt dự án này. Cả nhóm phải rời khỏi Việt Nam vào tháng 6 năm 1962.
Phơi bày
Bốn năm sau khi MSUG giải thể, một bài báo có tựa đề "The University on the Make", đã xuất hiện trên tạp chí Ramparts. Các biên tập viên Warren Hinckle, Robert Scheer và Sol Stern đã viết bài báo này với sự cộng tác của nhà kinh tế học Stanley K. Sheinbaum, từng là điều phối viên dự án cơ sở chính của MSUG từ năm 1957 cho đến khi ông rời trường đại học này "vì nhiều lý do" vào năm 1959. Rút ra từ các bài báo của Jaffe–Taylor và sự bất mãn của Sheinbaum với dự án, bài báo đã vẽ nên một bức chân dung sống động về Fishel như một "nhà điều hành" đầy tham vọng, có nhiều quyền lực và ảnh hưởng với Diệm hơn là Đại sứ Hoa Kỳ, MSU với tư cách là một "tổ chức mới phất lên" sẵn sàng đánh đổi tính liêm chính trong học thuật để có được vai trò nổi bật trên trường thế giới, và MSUG với tư cách là kẻ âm mưu hiểu biết và sẵn lòng với CIA.
Bài viết của Ramparts chủ yếu dựa vào cuốn sách Technical Assistance in Vietnam xuất bản năm 1965, nhưng phần lớn đã bỏ qua các khía cạnh nghiên cứu học thuật và đào tạo giảng viên của dự án quản lý cảnh sát. Thay vì đề cập đến việc thành lập Học viện Cảnh sát Quốc gia và trường chỉ huy cấp cao Sở Mật thám, nơi nhân viên MSUG "lên kế hoạch chương trình giảng dạy và làm giảng viên trên lớp", thì có ngụ ý rằng dự án này không đòi hỏi nhiều điều gì hơn ngoài việc huấn luyện sử dụng súng và giải ngân mấy cái còng tay. Nó cũng tập trung chặt chẽ vào mối liên hệ của CIA và ngoại suy câu "nhóm Đại học từ chối cung cấp vỏ bọc cho đơn vị này [sau năm 1959]" có nghĩa là MSUG trước đó đã cung cấp vỏ bọc cho công việc "áo choàng và dao găm". Trong phần kết luận, bài báo đã hạ thấp toàn bộ dự án MSUG xuống thành một dòng duy nhất có tính chất kích động: "Dù sao thì một trường đại học đang mua súng làm cái quái gì vậy?"
Bài báo của Ramparts đã cố tình bới móc, xuyên tạc và kịch tính hóa nhiều "sự thật" của nó; một số trong đó sau đó đã được thừa nhận là không đúng sự thật. Tuy nhiên, nó đã tiếp cận được đối tượng mục tiêu và cung cấp nguồn sinh lực mạnh mẽ cho phong trào phản chiến non trẻ. Cùng với vấn đề rõ ràng về việc CIA hoạt động dưới vỏ bọc một trường đại học, ngày càng nhiều sinh viên và giảng viên Mỹ bắt đầu đặt câu hỏi về việc sử dụng các viện giáo dục bậc cao làm công cụ cho chính sách đối ngoại của Mỹ.
Hậu quả
Đại học Tiểu bang Michigan, giống như nhiều trường đại học Mỹ, tiếp tục ký hợp đồng cho các chương trình hỗ trợ kỹ thuật ở nước ngoài nhưng chẳng bao giờ đạt được quy mô như Đoàn Cố vấn Đại học Tiểu bang Michigan nữa. Cuối cùng, MSU nhận được rất ít lợi ích học thuật từ "chuyến phiêu lưu ở Việt Nam" của mình. Không có khóa học mới hoặc chương trình nghiên cứu đặc biệt nào được bắt đầu tại cơ sở nhà trường, và trong số 18 giáo sư được bổ nhiệm từ East Lansing, 5 người đã không quay lại trường và 4 người khác đã rời đi trong vòng hai năm kể từ khi họ trở về. Một kết quả gián tiếp là Phòng Nghiên cứu và Chương trình Quốc tế, được thành lập vào năm 1956 để cung cấp sự điều phối và hỗ trợ hành chính cho dự án Việt Nam (cũng như các dự án ở Colombia, Brasil và Okinawa). Năm 1964, cơ quan này nhận được cả một trụ sở mới mà ngày nay gọi là Trung tâm Quốc tế; tòa nhà trị giá khoảng 1,2 triệu USD và được tài trợ một phần từ số tiền thu được từ 25 triệu USD mà MSUG nhận được từ chính phủ Mỹ trong hợp đồng 7 năm tại Việt Nam (phần lớn trong số đó dùng để trang trải trang thiết bị, tiền lương, chi phí thực địa và chi phí hành chính).
Trong bối cảnh phong trào phản đối chiến tranh ngày càng gia tăng, Chủ tịch John Hannah đành rời bỏ MSU vào năm 1969 để đứng đầu Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, cơ quan kế nhiệm Cơ quan Hợp tác Quốc tế đã khởi xướng nên bản hợp đồng MSUG. Mặc dù việc ông đột ngột rời bỏ MSU có thể gợi ý điều ngược lại, nhưng Hannah không nghi ngờ tính đúng đắn của dự án này. Nhiều năm sau, ông tuyên bố, "Chúng tôi chưa bao giờ cảm thấy trường Đại học cần phải xin lỗi... vì những gì chúng tôi đã cố gắng làm ở Việt Nam. Tôi nghĩ rằng nếu Đại học Tiểu bang Michigan phải đối mặt với lựa chọn tương tự một lần nữa trong bối cảnh tương tự, họ có thể đồng ý hỗ trợ Chính phủ Mỹ như chúng tôi đã làm lúc đó". Người thay thế tạm thời cho Hannah trên cương vị chủ tịch là giáo sư kinh tế Walter Adams, vốn từ lâu nghi vấn về tính hiệu quả của các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của trường đại học này và vào năm 1961, đã khuyến khích Jaffe và Taylor xuất bản cuốn A Crumbling Bastion.
Giáo sư Wesley Fishel đã bị MSU coi thường vì vai trò của ông trong dự án. Mặc dù đến năm 1962, ông đã trở nên "vỡ mộng trước các chính sách độc tài của Diệm," Fishel không thể chấp nhận một bài báo ủng hộ Diệm mạnh mẽ mà ông đã viết vào năm 1959 có nhan đề "Vietnam's Democratic One-Man Rule". Những người phản đối cơ sở trường đại học này đều lên tiếng chỉ trích ông qua các tấm biểu ngữ và khẩu hiệu của họ và làm gián đoạn các lớp học của ông ấy. Tai tiếng của Fishel và sự căng thẳng khi liên tục bảo vệ hành động của mình được cho là đã góp phần gây ra các vấn đề về sức khỏe, và ông qua đời vào tháng 4 năm 1977, ở tuổi 57.
Chú thích
Tham khảo
Liên kết ngoài
Các tài liệu do MSUG sản xuất sản xuất có sẵn thông qua Phòng Thanh toán Bù trừ Kinh nghiệm Phát triển của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
Việt Nam Cộng hòa
Chiến tranh Việt Nam
Đại học Tiểu bang Michigan<|eot_id|> |
Cảnh sát Dã chiến Quốc gia Việt Nam Cộng hòa (, viết tắt CSDC) cũng được người Pháp gọi là Police de Campagne và có nhiều tên gọi khác nhau là Cảnh sát Dã chiến Quốc gia (NPFF), người Mỹ gọi tắt là Field Police hay Field Force, là một nhánh cảnh sát bán quân sự tinh nhuệ trực thuộc Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa (CSQGVNCH). Hoạt động tích cực trong chiến tranh Việt Nam, CSDC hoạt động chặt chẽ với Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) và Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) từ năm 1966 đến năm 1975.
Nguồn gốc
Cảnh sát Dã chiến được chính phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập vào tháng 1 năm 1966 đóng vai trò là đơn vị hỗ trợ vũ trang cho Cảnh sát Quốc gia.
Vai trò
Nhiệm vụ do CSDC thực hiện đã vượt xa nhiệm vụ thông thường của lực lượng cảnh sát dân sự, có chức năng phục vụ như một nhánh khác thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, được tổ chức và huấn luyện cho các hoạt động bán quân sự trên chiến trường ở cả nông thôn và thành thị. Chủ yếu họ được giao nhiệm vụ chống du kích, chống nổi dậy, công tác thu thập tin tình báo. Các đại đội và tiểu đoàn CSDC cũng được tuyển mộ vào nhiều nhiệm vụ khác như bảo vệ công trình công cộng quan trọng, bảo vệ VIP, an ninh công cộng, phản gián, kiểm soát bạo loạn, khoanh vùng và tìm kiếm, hành quân tác chiến trong rừng, núi và đô thị.
Từ năm 1967 đến năm 1972, CSDC đã tham gia sâu vào Chiến dịch Phượng Hoàng () do CIA điều hành gây nhiều tranh cãi, tham gia tích cực vào quá trình "vô hiệu hóa" – thường bao gồm các vụ bắt giữ tùy tiện mà không bị buộc tội, tra tấn thường xuyên, và hành quyết phi pháp – những thành viên bị nghi ngờ thuộc cơ sở hạ tầng dân sự hoặc "chính quyền ngầm" của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN).
Thành phần
Thành viên CSDC thường là Cảnh sát Quốc gia tình nguyện tham gia lực lượng dã chiến, mặc dù đơn vị này cũng tiếp nhận quân nhân được thuyên chuyển hoặc giải ngũ khỏi Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH). Về sau CSDC còn tiếp nhận cả các cựu thành viên của Lực lượng đặc biệt Việt Nam Cộng hòa (LLDBVNCH) sau khi bị giải thể vào tháng 12 năm 1970.
Cơ cấu và tổ chức
Bộ Chỉ huy Khối Cảnh sát Dã chiến báo cáo trực tiếp lệnh hành quân cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia và được bố trí về Tổng nha CSQG tại Sài Gòn. Với tên gọi Đơn vị Hỗ trợ Vũ trang, đến năm 1969, Bộ Chỉ huy Khối Cảnh sát Dã chiến phụ trách các đơn vị Cảnh sát dã chiến và Cảnh sát Sông ngòi và Ven biển. Đổi tên thành Đơn vị Phản ứng năm 1972, Bộ Chỉ huy Khối Cảnh sát Dã chiến sáp nhập Lực lượng Điều tra Tỉnh và đến năm 1973 lại đổi tên thành Phòng Điều hành Di động.
Đơn vị cơ bản của Cảnh sát Dã chiến là đại đội được biên chế thành ban chỉ huy đại đội gồm 24 người và một số trung đội chiến đấu 40 người, mỗi trung đội bao gồm những tiểu đội 10 người. Cho đến năm 1968, một đại đội được phân công phụ trách từng tỉnh, thành phố chính và bố trí một số trung đội từ hai đến 13 trung đội tùy theo số quận, huyện. Ví dụ: có thể chỉ định tối đa năm huyện cho một đại đội, nhưng nếu một tỉnh hoặc thị xã có hơn sáu huyện thì có thể triển khai hai đại đội. Sau năm 1969, một cuộc tái tổ chức lớn được thực hiện, với các đại đội cấp tỉnh được mở rộng thành các tiểu đoàn. Đến tháng 8 năm 1971, lực lượng Cảnh sát Dã chiến có tổng cộng 16.500 sĩ quan và quân nhân được biên chế thành 44 tiểu đoàn cấp tỉnh gồm khoảng 90 đại đội, 242 trung đội cấp huyện và một trung đội kỵ binh độc lập. Hai đại đội độc lập gồm bốn trung đội, mỗi đại đội lần lượt đóng tại Vũng Tàu và Đà Nẵng, hai thành phố cảng tự trị có lực lượng cảnh sát thành phố riêng biệt với tỉnh nơi họ đóng trụ sở.
Để cung cấp sự giám sát và hỗ trợ cho tất cả các đơn vị Cảnh sát Dã chiến cấp tỉnh và thị xã này, Ban Chỉ huy Đại đội đều được đặt tại mỗi Quân đoàn trong số bốn Quân đoàn trên toàn quốc. Một đại đội Cảnh sát Dã chiến thường được một Thanh tra viên (Đại úy sau năm 1971) chỉ huy, viên chức này lại chịu sự chỉ huy tác chiến của Trưởng Công an Tỉnh trong khi các trung đội được phân công về các huyện đều nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Trưởng Công an Huyện trực tiếp chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng Chính trị Huyện.
Thiết giáp
Là lực lượng chủ yếu là bộ binh hạng nhẹ, Cảnh sát Dã chiến vận hành một trung đội kỵ binh độc lập duy nhất được cung cấp 8 chiếc xe bọc thép hạng nhẹ M8 Greyhound cổ điển của Mỹ trong Thế chiến thứ hai. Đóng quân ngay tại thủ đô Sài Gòn, đơn vị này phụ trách an ninh tòa nhà Ngân hàng Quốc gia và an ninh vòng đai Bộ Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia gần đó cũng như các khu vực xung quanh. Đơn vị này chuyên tuần tra trong khu vực đô thị và tác chiến cơ động.
Biệt đoàn
Ngoài ra, Cảnh sát Dã chiến còn duy trì hai Biệt đoàn với tổng số 5.000 người bao gồm Biệt đoàn 5 CSDC và Biệt đoàn 222 CSDC, giúp Cảnh sát Quốc gia đủ khả năng tham gia độc lập vào các hành động phòng thủ hoặc tấn công tùy theo nhiệm vụ phòng thủ tác chiến của lực lượng này.
Đóng quân ngay tại thủ đô Sài Gòn, Biệt đoàn 5 trên thực tế là một tiểu đoàn mở rộng kể từ khi được tung ra chiến trường, ngoài một ban chỉ huy đại đội, 12 đến 14 đại đội chiến đấu, mỗi đại đội gồm bốn trung đội. Tiểu đoàn hoạt động trên địa bàn rộng lớn hơn là vùng Sài Gòn-Gia Định, được giao trực thuộc Tổng nha Cảnh sát Thành phố Sài Gòn đảm trách nhiệm vụ nội an, phòng vệ thủ đô. Trong trận Tết Mậu Thân tháng 1 năm 1968, đơn vị đã cam kết bảo vệ Phủ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Dinh Độc Lập cùng với các đơn vị Cảnh sát Quốc gia và QLVNCH khác, nổi bật trong các trận đánh giành lại Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt, Chợ Lớn, Trường đua Phú Thọ và Nhà thờ Cha Tam, khiến cho các đơn vị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phải chịu tổn thất nặng nề khi tấn công vào đây.
Cũng đóng quân tại Sài Gòn, Biệt đoàn 222, một tiểu đoàn nhỏ hơn chỉ có sáu đại đội chiến đấu, lần lượt được giao cho Tổng dự trữ của Cảnh sát Quốc gia như một đơn vị phản ứng nhanh có thể được triển khai trên toàn quốc, được giao nhiệm vụ cụ thể và nhiệm vụ tăng cường. Tiến vào Sài Gòn trong dịp Tết Mậu Thân 1968, Cảnh sát Dã chiến thuộc Biệt đoàn 222 đã đánh đuổi thành công toán đặc công Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đang cố thủ trong tòa nhà Đài Phát thanh Quốc gia, nằm cách Đại sứ quán Mỹ vài trăm mét mà còn chiến đấu ở nơi khác. Từ năm 1968 đến năm 1975, các đại đội chiến đấu của Tiểu đoàn được triển khai tại nhiều thời điểm và địa điểm khác nhau trên khắp cả nước, tham gia hoạt động phòng thủ và tấn công cùng với những đơn vị Cảnh sát Quốc gia hoặc Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Tuyên Đức, Gia Định, Long An, Biên Hòa và đảo Phú Quốc. Khi thị xã An Lộc bị ba sư đoàn thiết giáp của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) bao vây vào tháng 4 năm 1972 trong Chiến dịch Lễ Phục Sinh, Biệt đoàn 222 đã được điều động đến để tăng cường phòng thủ thành phố và trụ vững thành công trước những đợt tấn công liên tục của xe tăng địch.
Trinh sát Đặc biệt
Nhiệm vụ trinh sát và thám báo do các toán viên chiến đấu thuộc đội Trinh sát Đặc biệt thực hiện. Được tuyển mộ từ các dân tộc thiểu số như Khmer Krom, Chăm, Nùng hoặc Thượng, họ được tổ chức thành các đơn vị cỡ trung đội trực thuộc mỗi đại đội Cảnh sát Dã chiến. Họ chuyên về leo dốc, chống phục kích, xuất kích bằng máy bay, bắn chiến thuật nhanh, quan sát phía trước, ra hiệu bằng tay và cánh tay, chiến đấu tay đôi, xâm nhập khu vực bằng trực thăng vận, chiến tranh rừng rậm và núi non, sống ngoài rừng rậm và núi non, thám báo tầm xa, chiến thuật tác chiến do thám, chiến thuật tác chiến đơn vị nhỏ, y tế khẩn cấp chiến thuật, liên lạc vô tuyến chiến thuật, chiến thuật theo dõi, chiến thuật tác chiến phi chính quy và sử dụng bản đồ cùng la bàn.
Huấn luyện
Nhân viên Cảnh sát Quốc gia tình nguyện tham gia Cảnh sát Dã chiến, ngoài việc được hướng dẫn cơ bản về nghiệp vụ cảnh sát, còn được đào tạo nâng cao về bán quân sự. Sĩ quan tập sự vừa tốt nghiệp Học viện Cảnh sát Quốc gia hoặc Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt phải trải qua một khóa hướng dẫn toàn diện về chiến thuật tác chiến tại Trường Bộ binh Thủ Ðức, trong khi nhân viên cảnh sát sắc phục đã hoàn thành khóa huấn luyện cơ bản tại Rạch Dừa cũng tham dự một chương trình tương tự tại Trung tâm Huấn luyện Chiến đấu của QLVNCH và Trường Hạ sĩ quan cùng đặt tại Đà Lạt. Trong giai đoạn này, tất cả các khóa huấn luyện chiến đấu đều được thực hiện ở cấp tiểu đội và trung đội, giúp các tân binh có được khả năng cơ động chiến thuật tốt trên thực địa.
Sau đó, Cảnh sát Dã chiến tương lai – bao gồm cả sĩ quan và hạ sĩ quan – đã trải qua thêm 8 tuần huấn luyện về kỹ năng bán quân sự Cảnh sát Dã chiến tại Trung tâm Huấn luyện Cảnh sát Quốc gia Mã Lai Á và Phi Luật Tân. Hướng dẫn bao gồm các chủ đề như kỹ thuật bảo vệ tầm gần, chiến đấu và tuần tra trong khu vực đô thị, chống phục kích, kiểm soát đám đông, sơ tán, sơ cứu, tín hiệu tay và cánh tay, chiến đấu tay đôi, xâm nhập khu vực bằng trực thăng vận, thu thập thông tin tình báo, hoạt động thu thập thông tin tình báo, chiến thuật chiến đấu trong rừng núi, thực thi pháp luật, sống ngoài rừng rậm, liên lạc vô tuyến, chiến thuật chiến đấu đột kích và trinh sát, kỹ thuật kiểm soát bạo động, chiến thuật theo dõi và sử dụng bản đồ cùng la bàn. Để nâng cấp khả năng của mình, các tiểu đội và trung đội được định kỳ đưa trở lại các trung tâm huấn luyện này để tham gia khóa huấn luyện bồi dưỡng đơn vị trong sáu tuần, nhưng đối với hầu hết đại đội và tiểu đoàn Cảnh sát Dã chiến đóng tại các tỉnh thành, khóa bồi dưỡng của họ thực sự diễn ra tại những trung tâm huấn luyện khu vực. Huấn luyện quân sự "tại chỗ" bổ sung được Đội Huấn luyện Cơ động Mỹ cung cấp cho các đơn vị Cảnh sát Dã chiến trên chiến trường hoặc do các cố vấn Úc từ Đội Huấn luyện Quân đội Úc tại Việt Nam (AATTV) phụ trách.
Học viên sĩ quan được tuyển chọn còn sang tham dự các khóa học nâng cao về giảng dạy chuyên ngành cảnh sát ở Trung tâm Huấn luyện Đặc biệt Cảnh sát Dã chiến thuộc Cảnh sát Hoàng gia Malaysia () tại Kentonmen, Ulu Kinta, Perak, Malaysia; sau khi tốt nghiệp, một số sĩ quan Cảnh sát Quốc gia mới này khi trở về nước đều được bổ nhiệm làm giảng viên Cảnh sát Dã chiến tại các trung tâm huấn luyện cảnh sát để truyền thụ kỹ năng cho tân binh Cảnh sát Dã chiến.
Vũ khí và trang bị
Cảnh sát Dã chiến được trang bị vũ khí hạng nhẹ theo tiêu chuẩn quân sự, nhưng trang bị vũ khí hạng nặng lại theo tiêu chuẩn cảnh sát thông thường. Ban đầu, hầu hết vũ khí của lực lượng này đều là đồ cũ lấy từ Thế chiến thứ hai/Chiến tranh Triều Tiên – vũ khí tiêu chuẩn là súng trường bán tự động hạng nặng M1 Garand, được bổ sung thêm súng carbine M1/M2, súng tiểu liên M3 và Thompson cùng súng máy hạng nhẹ BAR. Từ năm 1969, súng trường, súng carbine và súng tiểu liên bắt đầu được thay thế bằng súng trường M16 và mặc dù loại súng này trở thành vũ khí chính của Cảnh sát Dã chiến nhưng nó chưa bao giờ thay thế hoàn toàn các loại vũ khí trước đó. Ngoài ra, mỗi trung đội còn có một khẩu súng phóng lựu M79 và một súng máy hạng trung cỡ nòng 0,30. 24 khẩu súng shotgun đã có sẵn trong kho vũ khí của đại đội. Cảnh sát Dã chiến không có hệ thống vũ khí do tổ đội vận hành như súng cối hoặc bất kỳ vũ khí hỏa lực gián tiếp nào khác.
Súng ngắn ổ xoay M1917
Súng ngắn ổ xoay Smith & Wesson Model 10
Súng ngắn ổ xoay mũi hếch đặc biệt Smith & Wesson SW2 Bodyguard .38
Súng ngắn ổ xoay mũi hếch đặc biệt Colt Cobra .38
Súng ngắn Smith & Wesson Model 39
Súng ngắn tự động Colt.45 M1911A1
Súng trường chiến đấu M1 Garand
Súng carbine M1
Súng carbine M2
Súng tiểu liên "Grease Gun" M3 và M3A1
Súng tiểu liên IMI Uzi
Súng tiểu liên M1A1 Thompson
Súng trường tấn công M16A1
Shotgun dạng trượt Ithaca Model 37
Shotgun dạng trượt Stevens Model 77E
Súng máy hạng nhẹ M1918A2 BAR
Súng máy M60
Súng máy hạng trung Browning M1919A4 .30 Cal
Súng phóng lựu M79
Phương tiện
Xe jeep Willys MB
Xe jeep Willys M38 MC
Xe tải đa dụng Dodge M37
Xe tải đa dụng Kaiser Jeep M715
Xe bọc thép hạng nhẹ M8 Greyhound
Quân phục và phù hiệu
Nhân viên Cảnh sát Dã chiến ban đầu được cấp quân phục màu xanh ô liu tiêu chuẩn giống như các ngành Cảnh sát Quốc gia khác, nhưng từ năm 1967, họ bắt đầu nhận được trang phục ngụy trang 'Con Báo' mới, được người Việt mệnh danh là đồng phục 'hoa màu đất'. Đây là bản sao được sản xuất tại địa phương của mẫu ngụy trang Mitchell 'Clouds' do người Mỹ thiết kế, kết hợp các đốm hình đám mây màu nâu sẫm, màu nâu đỏ, màu be, màu nâu nhạt và màu đất son chồng lên nhau trên nền màu rám nắng.
Áo khoác dã chiến M-1951 của Mỹ màu xanh ô liu hoặc bản sao trong nước bằng vải ngụy trang được cấp cho các đại đội Cảnh sát Dã chiến hoạt động trong môi trường miền núi lạnh lẽo vùng Tây Nguyên.
Mũ sắt
Cảnh sát Dã chiến được phân biệt với phần còn lại của Cảnh sát Quốc gia bằng một chiếc mũ nồi đen làm từ một mảnh len duy nhất gắn với một dải vành bằng da màu đen có hai dây buộc ở phía sau. Mũ nồi thường được đúc cẩn thận để có hình dạng nhọn hoặc 'mào hình tổ ong', rất nhiều quân nhân Việt Nam Cộng hòa chịu ảnh hưởng loại mũ này vì nó được cho là mang lại cho người đội một dáng người oai phong hơn và sự quyến rũ của 'lính xung kích' hay 'biệt kích' hung hãn. Nó được đeo kiểu Pháp kéo sang trái, với huy hiệu mũ Cảnh sát Quốc gia đặt phía trên mắt phải. Ban đầu dự định được mặc cùng với đồng phục cảnh sát quốc gia theo quy định trong những dịp trang trọng, mũ nồi đôi khi được nhìn thấy trên thực địa nhưng nó thường được thay thế bằng mũ rừng rằn ri và mũ bảo hiểm thép M-1 kiểu 1964 của Mỹ, chiếc mũ sau được đội cùng với lớp vỏ ngụy trang hình 'Mây'. Một chiếc mũ bảo hiểm M-1 của Mỹ được sơn màu đen bóng, có sọc trắng đỏ ở hai bên và có chữ "TC" (Tuấn Tra) mà Cảnh sát Dã chiến đội vào khi phụ trách tuần tra hoặc kiểm soát bạo động ở khu vực thành thị.
Giày trận
Giày trận bằng da màu đen được cung cấp bởi người Mỹ đã phát hành cả mẫu M-1962 'McNamara' đầu tiên của Quân đội Mỹ và mẫu M-1967 với đế cao su hoa văn 'gợn sóng', sản phẩm tiêu chuẩn của QLVNCH. Trên chiến trường, cảnh sát dã chiến thường mang loại ủng đi rừng được đánh giá cao của Quân đội Mỹ và ủng nhiệt đới Bata bằng vải bạt màu đen hoặc xanh lá cây do Việt Nam sản xuất, được thay thế bằng dép da hoặc nhựa thương mại và cao su khi ở trong đồn. Một số cá nhân có khóa kéo bên trong đôi bốt đi rừng của họ để có thể buộc cố định theo kiểu 'trên không' lạ mắt, trong khi người mang có thể xỏ đôi bốt vào một cách nhanh chóng và dễ dàng bằng cách sử dụng khóa kéo.
Phù hiệu
Về việc đặt phù hiệu, Cảnh sát Dã chiến có một hệ thống riêng, ban đầu được điều chỉnh từ đồng phục của họ. Hầu hết Cảnh sát Dã chiến đều không đeo phù hiệu trên đồng phục ngụy trang dã chiến khi đang lâm trận, hoặc đôi khi chỉ có phù hiệu đại đội của họ bằng phiên bản vải hoặc kim loại trong móc treo túi theo kiểu Pháp treo ở túi áo sơ mi bên phải.
Đội Trinh sát Đặc biệt được cấp một miếng vá tròn thêu màu đen viền đỏ, với chữ "CSQG" và "TSDB" màu đỏ và lưỡi lê hình thanh kiếm có cánh chĩa xuống.
Chú thích
Tham khảo
Gordon L. Rottman and Ramiro Bujeiro, Army of the Republic of Vietnam 1955–75, Men-at-arms series 458, Osprey Publishing Ltd, Oxford 2010.
Kenneth Conboy and Simon McCouaig, South-East Asian Special Forces, Elite series 33, Osprey Publishing Ltd, London 1991.
Kevin Lyles, Vietnam ANZACs – Australian & New Zealand Troops in Vietnam 1962–72, Elite series 103, Osprey Publishing Ltd, Oxford 2004.
James Arnold, Tet Offensive 1968 – Turning point in Vietnam, Campaign series 4, Osprey Publishing Ltd, London 1990.
Lee E. Russell and Mike Chappell, Armies of the Vietnam War 2, Men-at-arms series 143, Osprey Publishing Ltd, London 1983.
Leroy Thompson, US Combat Shotguns, Weapon series 29, Osprey Publishing Ltd, Oxford 2013.
Michael H. Kluever, Weapons Backdate – Trench Guns, in Command magazine – Military History, Strategy & Analysis, Issue 36, March 1996, pp. 12–13.
Nigel de Lee, Chapter 2 – Southeast Asia: the impact of Mao Tse-tung (pp. 48–61) in John Pimlott (ed.), Guerrilla Warfare, Bison Books Ltd., London 1985.
Phillip Katcher and Mike Chappell, Armies of the Vietnam War 1962–1975, Men-at-arms series 104, Osprey Publishing Ltd, London 1980.
Sir Robert Thompson et al., Report on the Republic of Vietnam National Police, 1971.
Valéry Tarrius, La Police de Campagne du Sud-Vietnam 1967–1975, in Armes Militaria Magazine, March 2005 issue, Histoire & Collections, Paris, pp. 37–43. (bằng tiếng Pháp)
Data on GVN Field Force/Police – January 1, 1968, Folder 01, Box 16, Douglas Pike Collection: Unit 06 – Democratic Republic of Vietnam, The Vietnam Center and Archive, Texas Tech University
Đọc thêm
Leroy Thompson, Michael Chappell, Malcolm McGregor and Ken MacSwan, Uniforms of the Indo-China and Vietnam Wars, Blandford Press, London 1984.
Martin Windrow and Mike Chappell, The French Indochina War 1946–54, Men-at-arms series 322, Osprey Publishing Ltd, Oxford 1998.
Liên kết ngoài
The "White Mice" of Vietnam
RVN National Police at globalsecurity.org
Hiệp hội Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Chấm dứt năm 1975 ở Việt Nam
Đơn vị quân sự giải thể thập niên 1970
Văn phòng Trung ương Quốc gia của Interpol<|eot_id|> |
Thirteen Lives là một bộ phim tiểu sử của Mỹ được ra mắt năm 2022, dựa trên cuộc giải cứu hang Tham Luang, do Ron Howard đạo diễn và sản xuất và được viết bởi William Nicholson. Phim có sự tham gia của Viggo Mortensen, Colin Farrell, Joel Edgerton và Tom Bateman.
Thirteen Lives được phát hành tại một số rạp chọn lọc vào ngày 29 tháng 7 năm 2022, bởi United Artists Releasing, và bắt đầu phát trực tuyến trên nền tảng Amazon Prime Video vào ngày 5 tháng 8 năm 2022. Phim nhận được những đánh giá tích cực từ các nhà phê bình.
Cốt truyện
Diễn viên
Viggo Mortensen trong vai Richard Stanton
Colin Farrell trong vai John Volanthen
Joel Edgerton trong vai Richard Harris
Tom Bateman trong vai Chris Jewell
Pattarakorn Tangsupakul trong vai Buahom
Sukollawat Kanarot trong vai Saman Kunan
Teerapat Sajakul trong vai Captain Arnont
Sahajak Boonthanakit trong vai Governor Narongsak Osatanakorn
Vithaya Pansringarm trong vai General Anupong Paochinda
Teeradon Supapunpinyo trong vai Ekkaphon Chanthawong
Nophand Boonyai trong vai Thanet Natisri
Paul Gleeson trong vai Jason Mallinson
Lewis Fitz-Gerald trong vai Vernon Unsworth
Peter Knight trong vai Police Captain Bas
U Gambira trong vai Kruba Boonchum
Josh Helman trong vai Major Hodges
Sản xuất
Vào tháng 4 năm 2020, đã có thông báo rằng Ron Howard sẽ đạo diễn bộ phim, với William Nicholson viết kịch bản. Metro-Goldwyn-Mayer acquired the rights to the film the following month. Vào tháng 3 năm 2021, Viggo Mortensen, Colin Farrell và Joel Edgerton nằm trong số dàn diễn viên được công bố sẽ đóng vai chính trong phim. Quá trình quay phim bắt đầu vào ngày 29 tháng 3 năm 2021, tại Úc, và cũng bao gồm những cảnh quay ở Thái Lan. Nhạc gốc của phim được sáng tác bởi Benjamin Wallfisch.
Ra mắt
Thirteen Lives được ra mắt bởi United Artists Releasing tại một số rạp chọn lọc vào ngày 29 tháng 7 năm 2022, trước khi phát trực tuyến trên Amazon Prime Video vào ngày 5 tháng 8. Ban đầu bộ phim được lên kế hoạch phát hành đầy đủ tại rạp bởi United Artists Releasing vào ngày 15 tháng 4 năm 2022, và sau đó được hoãn lại đến ngày 18 tháng 11 để đáp lại buổi chiếu thử tốt nhất trong lịch sử của MGM. Tuy nhiên, vào tháng 5 năm 2022, bộ phim đã được dời đến ngày phát hành hiện tại do việc Amazon mua lại MGM vào tháng 3.
Âm nhạc
Khi Howard tiếp cận người cộng tác quen thuộc của anh, Hans Zimmer để ghi điểm, người sau đã đặc biệt đề cử người bảo trợ của anh Benjamin Wallfisch cho công việc này. Wallfisch đã chuẩn bị sẵn một bộ phim dài 20 phút trước khi Howard bắt đầu quay ở Thái Lan.
Sự đón nhân
Trên trang website của Rotten Tomatoes, phim có tỷ lệ tán thành là 86% dựa trên 178 bài phê bình, với điểm trung bình là 7,3/10. Sự đồng thuận của trang web cho biết, "Được sự chỉ đạo ổn định bởi đạo diễn Ron Howard, Thirteen Lives mang đến một vở kịch chưa hoàn chỉnh nhưng vẫn hấp dẫn về một câu chuyện có thật đáng kinh ngạc." Còn trên Metacritic, bộ phim có điểm trung bình là 66/100 dựa trên 40 nhà phê bình, cho thấy "các bài đánh giá nhìn chung là thuận lợi".
Giải thưởng và đề cử
Tham khảo
Ghi chú
Liên kết ngoài
Kịch bản chính thức
Phim truyền hình
Phim Mỹ
Phim tiểu sử
Phim tiểu sử của Mỹ
Phim năm 2022
Phim tiếng Anh
Phim tiếng Thái<|eot_id|> |
Tôn giáo ở Venezuela chỉ về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng tại Venezuela. Venezuela không có một tôn giáo chính thức do là một quốc gia thế tục và Hiến pháp Venezuela quy định đảm bảo quyền tự do tôn giáo. Về cơ cấu thì Cơ đốc giáo nói chung là tôn giáo lớn nhất ở Venezuela, trong đó Công giáo có nhiều tín đồ nhất. Công giáo La Mã là đức tin thống trị và có sức lan tỏa sâu rộng về mặt văn hóa và xã hội. Trước khi các nhà truyền giáo Tây Ban Nha đến, người da đỏ bản địa cư trú trên lãnh thổ Venezuela ngày nay đã thực hành nhiều tín ngưỡng truyền thống khác nhau. Giáo hội Công giáo ở Venezuela tập trung chủ yếu vào việc tôn kính Đức Trinh Nữ Maria, điều này được minh họa bằng những nhân vật như Đức Mẹ Coromoto ở bang Portuguesa, Virgen del Valle ở Nueva Esparta và Đức mẹ Mân Côi Chiquinquirá ở phần phía tây Venezuela.
Tổng quan
Venezuela giống như hầu hết các quốc gia Nam Mỹ, là một quốc gia theo Công giáo Rôma. Ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo ở nước này có từ thời thực dân Tây Ban Nha. Theo ước tính của chính phủ, 92% dân số trên danh nghĩa là tín hữu Công giáo Rôma và còn lại 8% là Tin Lành, các tôn giáo khác, hoặc vô thần. Các ước tính của Hội đồng Tin Lành Venezuela cho rằng Giáo hội Tin Lành chiếm 10% dân số. Có những cộng đồng Hồi giáo và Do Thái giáo nhỏ nhưng có ảnh hưởng. Các cộng đồng Hồi giáo của hơn 100.000 người tập trung ở những người gốc Lebanon và Syria hiện sống ở các khu vực như Nueva Esparta, Punto Fijo và khu vực Caracas. Các con số thuộc cộng đồng Do Thái giáo là khoảng 13.000 tín đồ và chủ yếu tập trung ở Caracas. Hiện nay có khoảng 153.000 tín đồ Mormon phần lớn ở tại Caracas.
Theo điều tra dân số quốc gia năm 2011, ước tính có khoảng 71% dân số được xác định là Công giáo. Hơn 17% người Venezuela được xác định là theo đạo Tin lành và 9% được xác định là không liên kết với bất kỳ tôn giáo nào. Phần còn lại của dân số xác định với một số tôn giáo khác (bao gồm cả tín ngưỡng dân gian khoảng 1%), mặc dù nhiều Cơ đốc nhân tự nhận mình cũng có thể thực hành các nghi lễ dựa trên tín ngưỡng dân gian. Các ước tính chỉ ra rằng sự liên kết tôn giáo với Nhà thờ Công giáo đang giảm dần khi tỷ lệ người Venezuela theo đạo Tin lành hoặc không theo tôn giáo nào tăng lên mỗi năm. Nhìn chung, thế hệ trẻ của người Venezuela có xu hướng ít tôn giáo hơn những thế hệ lớn tuổi hơn. Tôn giáo và Cơ đốc giáo không phải là một chủ đề quá nhạy cảm ở Venezuela. Tuy nhiên, nói chung là không thích hợp để công khai hỏi về tín ngưỡng dân gian vì mức độ mê tín thận trọng có thể bao quanh những chủ đề này.
Công giáo
Đạo Công giáo du nhập vào Venezuela bởi các nhà truyền giáo Tây Ban Nha vào đầu thế kỷ XVI, cụ thể là vào năm 1515 ở Nueva Toledo). Giáo hội Công giáo đã từng là một tổ chức có sức mạnh lịch sử về văn hóa và chính trị của nước này. Bản chất ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo trong nền chính trị Venezuela đã thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, nhiều người Venezuela coi Công giáo là một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa, được truyền qua gia đình và quốc gia như một phần di sản. Mọi người nói chung tổ chức các ngày lễ và lễ hội Công giáo vì văn hóa và lịch của đất nước phản ánh tôn giáo. Hầu hết người Venezuela ăn mừng lễ Phục sinh và Giáng sinh. Hơn nữa, lời chào thông thường giữa hầu hết người Venezuela và gia đình của họ là “Bendición” bắt nguồn từ truyền thống Công giáo và được dịch một cách lỏng lẻo thành “phước lành”. Sự tuân thủ các thực hành và tín ngưỡng Công giáo và mức độ bảo thủ khác nhau trên khắp đất nước. Công giáo có xu hướng mạnh nhất ở vùng Andean.
Theo The World Factbook, năm 2009, 96% dân số là người Công giáo La Mã, năm 2018, Latinobarómetro ước tính 66% dân số là người Công giáo La Mã. Một cuộc thăm dò năm 2014 do Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện cho biết chỉ 10% người Venezuela xác định là Công giáo nói rằng tôn giáo rất quan trọng đối với cuộc sống của họ, và họ cầu nguyện hàng ngày cũng như đi lễ hàng tuần. Hơn nữa, nhiều ý kiến xã hội đương thời của mọi người đã khác xa với các giáo lý chính thức của Giáo hội Công giáo. Điều này cho thấy rằng phần lớn người Venezuela đang thế tục trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày của họ. Hơn nữa, sự phát triển của các tôn giáo Tin lành truyền đạo trong những năm gần đây đã làm cho Giáo hội Công giáo mất đi sự ủng hộ. Tuy nhiên, nhiều người Venezuela vẫn sùng đạo, cầu nguyện hàng ngày và thường xuyên đi lễ. Dưới thời của Hugo Chávez rất xem nhẹ vai trò của các giám mục của Giáo hội Công giáo trong xã hội Venezuela. Tiếp theo đó, Giáo hội Công giáo Venezuela đã lên tiếng phản đối chính quyền Maduro nhưng Giáo hoàng Francis đã lên tiếng trung lập trong cuộc khủng hoảng tổng thống Venezuela năm 2019.
Tin lành
Đạo Tin lành đã trở nên phổ biến trong Công giáo Mỹ La-tinh. Tính đến năm 2011, đã có 17% người Venezuela được xác định là theo đạo Tin lành. Các cuộc chuyển đổi từ Công giáo sang các truyền thống Tin lành đã xảy ra trong thế hệ gần đây nhất. Sự gia tăng này có thể là do một số yếu tố, chẳng hạn như sự mất lòng tin ngày càng tăng đối với Giáo hội Công giáo, cũng như sự thành công của các nhóm truyền giáo Ngũ tuần (đặc biệt là những nhóm tiếp cận với người Venezuela bản địa và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội), nhiều người dân nông thôn Venezuela trở nên bất bình với Giáo hội Công giáo khi chuyển đến các cộng đồng đô thị mới bên ngoài. Đạo Tin lành (đặc biệt là truyền thống Ngũ tuần) đã có thể thu hẹp khoảng cách đối với một số người trong các cộng đồng mới đô thị hóa này. Do đó, nó đặc biệt phổ biến ở Barrios (khu ổ chuột ngoài đô thị). Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê-su Christ (Mormon) tuyên bố có 173.125 thành viên (tháng 4 năm 2022) chủ yếu ở trong và xung quanh Caracas. Nhân Chứng Giê-hô-va cho biết có 136.542 người công bố đang hoạt động, hợp nhất trong 1.734 hội thánh; có 319.962 người tham dự Bữa Tiệc Thánh hàng năm của Chúa vào năm 2020.
Tín ngưỡng
Trước khi chịu sự đô hộ của Đế chế Tây Ban Nha và sự ảnh hưởng của Cơ Đốc giáo thì người da đỏ bản địa ở đây cũng có hệ thống tôn giáo bản địa truyền thống. Hiện nay, một số tín ngưỡng dân gian đang trở nên phổ biến ở Venezuela trong tất cả các tầng lớp xã hội. Những điều này thường kết hợp các yếu tố của ma thuật, ma thuật và tâm linh Thời đại Mới (New Age) với các truyền thống Công giáo chẳng hạn như việc thờ cúng các vị thánh. Vì chúng có những điểm tương đồng với các thực hành của Cơ đốc giáo, chúng thường thu hút những người Công giáo suốt đời tin rằng họ đang tham gia vào một biến thể của cùng một đức tin với các nghi lễ khác nhau.
Những người theo đạo thường thực hành các truyền thống như vậy cùng với Cơ đốc giáo và tiếp tục tự nhận mình là Công giáo hoặc Tin lành, chẵng hạn như trước tiên họ có thể thực hiện một lời cầu nguyện Cơ đốc, sau đó là một hình thức thờ phượng khác. Giáo hội Công giáo đã tuyên bố họ mong muốn duy trì sự phân biệt giữa các tôn giáo dân gian và Công giáo. Những tín ngưỡng dân gian được biết đến nhiều nhất là Santería và Espiritismo. Một số người tin rằng những người theo Santería và Espiitismo chiếm tới 30% dân số Venezuela. Tuy nhiên, rất khó xác định số lượng người theo dõi vì nhiều người giữ bí mật về việc thực hành của họ, đôi khi giấu kín với gia đình.
Santería: Là một truyền thống tôn giáo có nguồn gốc từ châu Phi đã được du nhập vào Cuba bởi người Yoruba và lan rộng khắp Mỹ La-tinh và Venezuela kể từ năm 2008. Nó kết hợp các khía cạnh của tôn giáo Yoruba, Cơ Đốc giáo, truyền thống Voodoo của Haiti và ma thuật. Santería thu hút tín đồ từ mọi tầng lớp và đặc biệt phổ biến ở các thành phố thuộc tầng lớp trung lưu. Các nghi lễ ở Santeria bao gồm việc giết thịt và dâng cúng gà trống, gà cúng hoặc hiến tế dê.
Espiitismo: Là tín ngưỡng dựa trên niềm tin phổ biến rằng những linh hồn tốt và xấu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, may mắn và các khía cạnh khác của cuộc sống con người. Một trong những hình thức phổ biến nhất của việc thực hành thờ cúng Espiitismo là thờ một phụ nữ Venezuela thế kỷ XVI có tên là María Lionza, người được cho là nữ thần cai quản vũ trụ, tình yêu và hòa bình. Địa vị của cô như một nữ thần không được coi là trái ngược với Thiên Chúa của Cơ đốc giáo, cả hai thường được tôn thờ cùng với nhau. Phong trào tôn giáo Maria Lionza rất chú trọng đến việc thực hiện các nghi lễ, chẳng hạn như hiến tế động vật, nghi lễ phù thủy, triệu hồi linh hồn và người chết để đạt được những kết quả cụ thể. Các phong trào tôn giáo như vậy được mọi tầng lớp xã hội biết đến nhưng đặc biệt phổ biến ở các cộng đồng nghèo hơn, bị gạt ra bên lề xã hội ở Venezuela.
Chú thích
Tôn giáo<|eot_id|> |
Grand Theft Auto: The Ballad of Gay Tony là bản mở rộng thứ hai trong số hai phần dành cho tựa game năm 2008 Grand Theft Auto IV, do hãng Rockstar North phát triển và được Rockstar Games phát hành. Trò chơi được phát hành riêng cho hệ máy Xbox 360 vào ngày 29 tháng 10 năm 2009, và cho PlayStation 3 cùng Windows vào ngày 13 tháng 4 năm 2010, như một phần của phiên bản dựa trên đĩa game độc lập mang tên Grand Theft Auto: Episodes from Liberty City, còn chứa cả bản Grand Theft Auto: The Lost and Damned và không cần phải chơi tựa game gốc. Microsoft đã thêm Episodes from Liberty City vào danh sách tương thích ngược cho nền tảng Xbox One vào tháng 2 năm 2017.
Lấy bối cảnh đồng thời với các sự kiện của Grand Theft Auto IV và The Lost and Damned, The Ballad of Gay Tony theo chân Luis Fernando Lopez, cựu vệ sĩ buôn ma túy người Mỹ gốc Dominica và là bạn thân nhất của Anthony "Gay Tony" Prince, tay trùm quản lý hộp đêm và người có địa vị cao trong xã hội ở Liberty City. Cốt truyện chính của phần này tập trung vào những nỗ lực của Luis hòng giúp Tony vượt qua nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm ma túy, nợ nần, tranh chấp với các gia đình tội phạm Mafia và những nỗ lực nhằm vào mạng sống của cả hai. Nó cũng kết nối những kết thúc lỏng lẻo từ Grand Theft Auto IV và The Lost and Damned liên quan đến cốt truyện bán kim cương kết nối cả ba phiên bản.
Trò chơi nhận được phần lớn đánh giá tích cực từ giới phê bình và được coi là một trong những gói nội dung tải về hay nhất mọi thời đại.
Cốt truyện
Năm 2008, sau khi chứng kiến vụ cướp Ngân hàng Liberty, Luis Fernando Lopez (Mario D'Leon) gặp ông chủ và đối tác kinh doanh của mình, chủ hộp đêm "Gay" Tony Prince (David Kenner). Đấu tranh để điều hành các câu lạc bộ Maisonette 9 và Hercules, Tony phải vay tiền từ gia đình tội phạm Ancelotti và Mori Kibbutz (Jeff Gurner) để duy trì hoạt động của họ, cuối cùng phải gánh một khoản nợ lớn. Luis thấy mình đang làm việc với cả Mori và Rocco Pelosi (Greg Siff), một tên cướp Ancelotti, để trả nợ cho Tony. Đồng thời, anh giúp đỡ những người bạn buôn bán ma túy của mình – Armando Torres (Jaime Fernandez) và Henrique Bardas (J Salome Martinez Jr.) – thoát khỏi một số giao dịch thất bại và hỗ trợ Yusuf Amir (Omid Djalili), một nhà phát triển bất động sản ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất quan tâm đến việc mua lại mấy câu lạc bộ của Tony, với việc đánh cắp một chiếc trực thăng tấn công và giết chết nhiều tay buôn bán vũ khí, lấy cắp một xe bọc thép chở quân và một đoàn tàu điện ngầm. Luis nhanh chóng trở nên khó chịu với việc Tony không nắm quyền kiểm soát các câu lạc bộ của mình và những vấn đề liên tục mà hắn ta mang lại từ các khoản nợ của mình, nhưng cuối cùng Luis cũng giải quyết được vấn đề với Mori.
Về sau, Tony lên kế hoạch mua số kim cương lậu trị giá 2 triệu USD để bán với giá cao hơn. Tuy nhiên, thương vụ này bị trận phục kích của các thành viên thuộc băng nhóm đua xe The Lost, do Johnny Klebitz (Scott Hill), cầm đầu, dẫn đến cái chết của bạn trai Tony là Evan Moss (Rob Youells) và mất đi số kim cương. Tony nhanh chóng tìm ra những viên kim cương bị đánh cắp và nhờ Luis phục kích cuộc trao đổi giữa Johnny, Niko Bellic (Michael Hollick), và đám người Do Thái để lấy lại số kim cương này. Trong suốt thời gian này, Luis còn làm việc cho trùm tội phạm người Nga Ray Bulgarin (Vitali Baganov), kẻ đề nghị giúp trang trải các khoản nợ của Tony, nhưng lại từ chối khi anh tiết lộ những viên kim cương ban đầu là tài sản của mình. Don Giovanni Ancelotti nhanh chóng ra lệnh cho Luis và Tony đưa những viên kim cương như một khoản tiền chuộc cho con gái ông ta là Gracie (Rebecca Benhayon) đang bị Niko bắt cóc. Những viên kim cương này sau cùng đã bị mất khi Bulgarin cản trở cuộc trao đổi, mặc dù Luis và Tony vẫn tìm cách giải cứu Gracie và trả về cho cha cô.
Rocco sau đó đến gặp Luis và khuyên anh ta nên giết Tony để lấy lòng Bulgarin, để anh ta tha cho hắn. Dù dự định làm như vậy nhưng rốt cuộc Luis vẫn từ chối và chống trả người của Bulgarin khi họ tấn công Maisonette 9. Quyết định trả đũa, Luis bảo Tony hãy ẩn náu trong khi anh ta phá vỡ hoạt động ma túy của Bulgarin. Biết rằng Bulgarin đang chuẩn bị rời khỏi thành phố, Luis truy đuổi hắn ta với sự giúp đỡ của Yusuf và giết được hắn trên máy bay riêng của mình. Bulgarin vội thả một quả lựu đạn phá hủy cả máy bay, nhưng Luis đã nhảy dù xuống nơi an toàn. Tái hợp cùng Tony, cặp đôi quyết định mở lại câu lạc bộ, từ chối đề nghị bán lại cho Yusuf, vì họ muốn giữ nơi đây là "công việc kinh doanh gia đình" vào lúc này.
Ở một nơi khác, những viên kim cương được một cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam vô gia cư tìm thấy trong thùng rác rồi đem bán lấy tiền và khởi hành đến Vice City.
Lối chơi
Grand Theft Auto: The Ballad of Gay Tony là game hành động phiêu lưu lấy bối cảnh thế giới mở của Liberty City. Nó có lối chơi và bối cảnh tương tự như Grand Theft Auto IV. Người chơi có thể làm lại nhiệm vụ để cải thiện điểm số của mình. Người chơi cũng có các hoạt động mới, nghề phụ, phương tiện và vũ khí. Luis có thể kêu gọi bạn bè của mình, Armando và Henrique, sử dụng khả năng đặc biệt của họ: Armando có thể bán vũ khí cho Luis trong khi Henrique có thể cung cấp cho anh ta một chiếc xe. Luis cũng có thể đưa họ đi tham gia các hoạt động kết bạn. Một bổ sung đáng chú ý, đã được giới thiệu trước đây trong Grand Theft Auto: Chinatown Wars, là hệ thống tính điểm cho các nhiệm vụ. Điểm số không có tác dụng nhưng đánh giá hiệu suất tổng thể của người chơi trong một nhiệm vụ cũng như các mục tiêu duy nhất mà họ đã hoàn thành.
The Ballad of Gay Tony có "công việc phụ" để người chơi kiếm thêm tiền. Chúng bao gồm Cuộc chiến Ma túy (Drug Wars), Cuộc đua Ba môn Phối hợp (Triathlon Races), quản lý hộp đêm của Prince, tham gia Giải đấu Ngầm (Underground Fight Tournament) và nhảy BASE. Cuộc chiến ma túy diễn ra tương tự như Cuộc chiến Băng đảng (Gang Wars) trong The Lost and Damned; người chơi phải lấy được một kho ma túy và mang nó đến điểm giao hàng, với nhiều biến thể, trong khi bị các băng nhóm đối thủ truy đuổi. Cuộc đua Ba môn Phối hợp bao gồm nhảy dù đến một nhóm thuyền, chèo thuyền qua các điểm checkpoint, hạ cánh tại một nhóm ô tô và đua xe đường phố về đích. Quản lý Câu lạc bộ (Club Management) tập trung vào việc Luis làm nhân viên bảo vệ cho các câu lạc bộ của Prince, xử lý các tình huống với những người tham gia câu lạc bộ hoặc hỗ trợ/tài xế VIP.
Những hoạt động mới khác bao gồm chơi gôn tại sân tập, minigame khiêu vũ tại câu lạc bộ, trò chơi uống rượu và khúc côn cầu trên không. Vũ khí, phương tiện và dù mới cũng được bổ sung trong bản mở rộng này. Những thay đổi nhỏ khác bao gồm màn hình được sửa đổi và HUD, chẳng hạn như máy đo độ cao khi người chơi ở trên không. Mục chơi nối mạng của game đã thêm vào các hoạt động mới.
Đón nhận
Grand Theft Auto: The Ballad of Gay Tony nhận được đánh giá "nói chung là tích cực" từ giới phê bình, theo trang tổng hợp kết quả đánh giá Metacritic. Tại Lễ trao giải Trò chơi điện tử Spike năm 2009, The Ballad of Gay Tony đã được trao giải DLC hay nhất. Complex đã xếp hạng Anthony "Gay Tony" Prince là nhân vật trò chơi điện tử LGBT thú vị nhất trong danh sách năm 2013, coi anh ta là "mớ hỗn độn nóng bỏng của dòng game GTA".
Chú thích
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trò chơi điện tử năm 2009
Trò chơi hành động phiêu lưu
Tác phẩm về Mafia Nga
Mô tả văn hóa về Mafia
Trò chơi điện tử nhiều phần
Trò chơi Euphoria (phần mềm)
Games for Windows
Grand Theft Auto IV
Trò chơi điện tử liên quan đến LGBT
Trò chơi điện tử thế giới mở
Trò chơi điện tử tội phạm có tổ chức
Trò chơi trên Windows
Trò chơi Xbox 360
Trò chơi PlayStation 3
Trò chơi của Rockstar Games
Trò chơi của Take-Two Interactive
Trò chơi điện tử nội dung tải về
Trò chơi điện tử bản mở rộng
Trò chơi điện tử do Dan Houser viết
Trò chơi điện tử do Leslie Benzies sản xuất
Trò chơi điện tử lấy bối cảnh năm 2008
Trò chơi điện tử lấy bối cảnh ở Hoa Kỳ
Trò chơi điện tử lấy bối cảnh trên hòn đảo hư cấu
Trò chơi điện tử về buôn bán ma túy bất hợp pháp
Trò chơi điện tử phát triển ở Vương quốc Liên hiệp Anh
Trò chơi điện tử một người chơi và nhiều người chơi<|eot_id|> |
Grand Theft Auto: Chinatown Wars là tựa game hành động phiêu lưu do hãng Rockstar Leeds phát triển kết hợp với Rockstar North và được Rockstar Games phát hành. Trò chơi được phát hành cho Nintendo DS vào tháng 3 năm 2009, PlayStation Portable vào tháng 10 năm 2009, iOS vào tháng 1 năm 2010, và các thiết bị Android và Fire OS vào tháng 12 năm 2014. Đây là phiên bản thứ mười ba trong dòng game Grand Theft Auto và là phần tiếp theo của Grand Theft Auto IV, đồng thời là phần đầu tiên được phát hành cho hệ máy console cầm tay kể từ Vice City Stories năm 2006. Lấy bối cảnh ở thành phố Liberty City (châm biếm hư cấu về Thành phố New York), câu chuyện phần chơi đơn kể về thành viên trẻ tuổi của Hội Tam Hoàng tên là Huang Lee và những nỗ lực của anh hòng lấy lại thanh kiếm do người cha quá cố tặng sau khi nó bị mất cắp, đồng thời vô tình bị vướng vào cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các băng nhóm thuộc Hội Tam Hoàng của Liberty City.
Trò chơi về cơ bản được thiết kế để người chơi có những tương tác đáng chú ý với các vật thể trên hệ thống DS và điện thoại thông minh thông qua điều khiển trên màn hình cảm ứng, đồng thời cung cấp các yếu tố lối chơi độc đáo không có trong các mục khác trong dòng game Grand Theft Auto. Yếu tố đáng chú ý nhất, khả năng mua ma túy từ nhà cung cấp và bán cho đại lý để kiếm tiền, đã gây tranh cãi sau khi trò chơi phát hành. Mặc dù vậy, trò chơi vẫn nhận được lời khen ngợi từ giới phê bình.
Cốt truyện
Năm 2009, thành viên Hội Tam Hoàng là Huang Lee (李皇; Lý Hoàng) đi tới Liberty City để giao thanh kiếm Yu Jian (玉劍; Ngọc Kiếm)—một vật gia truyền giành được trong một màn chơi bài của người cha vừa bị sát hại của anh ta—cho chú mình tên là Wu "Kenny" Lee (李武; Lý Vũ). Khi đến nơi, người hộ tống Huang bị những kẻ tấn công không rõ danh tính hạ sát, bọn họ đã đánh cắp thanh kiếm và bỏ mặc Huang cho đến chết. May mắn thay, anh chàng thoát chết rồi vội tìm đường đến nhà hàng của Kenny và báo cho chú mình biết về vụ trộm. Kenny tỏ ra tức giận trước tin này bèn tiết lộ rằng ông định giao thanh kiếm cho Hsin Jaoming (昭明辛; Chiêu Minh Tân), bang chủ Hội Tam Hoàng Liberty City, hòng đảm bảo vị thế kế nhiệm chức bang chủ. Cảm thấy nhục nhã vì để mất Yu Jian, Kenny hướng dẫn Huang hỗ trợ duy trì hoạt động kinh doanh của mình khi anh chàng ở trong thành phố, khiến Huang dần dần bị lôi kéo vào công việc buôn bán ma túy. Trong khi giúp đỡ chú mình, Huang biết được rằng hai kẻ khác đang cạnh tranh để trở thành người kế vị Hsin—con trai Kenny là Chan Jaoming (昭明陳; Chiêu Minh Trần), và phó bang chủ Zhou Ming (周明; Chu Minh)—và thấy mình đang làm việc cho cả hai người ngoài Kenny.
Trong khi làm việc, Huang bị một thám tử LCPD tham nhũng đang được nội vụ theo dõi tên là Wade Heston ngăn cản, tay này đề nghị hỗ trợ anh tìm thanh kiếm Yu Jian, tin rằng việc bắt giữ những tên trộm sẽ làm sạch danh tiếng của anh và giải quyết vấn đề nội bộ. Huang đồng ý và giúp Heston điều tra một băng đảng gốc Hàn liên minh với Hội Tam Hoàng, nhóm mà sau này nghi ngờ đứng sau vụ trộm thanh kiếm. Sau khi nghe trộm trụ sở của băng đảng gốc Hàn, cả hai biết được rằng có một nhóm nhỏ trong băng đảng tên là Wonsu Nodong, thủ lĩnh của nhóm này đã gây ra nhiều vấn đề cho Hội Tam Hoàng với sự giúp đỡ của một kẻ báo tin.
Trong lúc đó, Hsin tìm cách liên lạc với Huang để được hỗ trợ, lo ngại về tin tức về một kẻ báo tin trong tổ chức của mình, và ra lệnh cho anh ta điều tra cả băng đảng gốc Hàn và câu lạc bộ mô tô ngoài vòng pháp luật Angels of Death. Suốt thời gian này, Huang buộc phải đối phó với một tên mafia Mỹ ghét Hội Tam Hoàng, kẻ đã cố gắng lừa dối anh ta và giúp Heston thực hiện một số công việc cho người liên hệ Cục Điều tra Liên bang (FIB) của hắn, với lời đề nghị trợ giúp họ điều tra. Hsin nhanh chóng trở nên khó chịu với sự tiến bộ chậm chạp của Huang và tin rằng anh ta có thể là kẻ báo tin để rồi cố gắng giết Huang. Kenny vội ra tay can thiệp để cứu mạng cháu trai mình và thuyết phục Hsin cho Huang thêm thời gian để tìm ra kẻ báo tin thực sự, giúp anh ta cuối cùng phát hiện ra rằng cả băng đảng gốc Hàn và Angels đều vô tội. Đúng lúc đó, Heston buộc phải rút lui do áp lực từ nội bộ, để Huang đột nhập vào máy chủ FIB lấy lại một số hồ sơ có tên cả Chu và Chan là kẻ báo tin ngầm cho phía cảnh sát.
Sau khi thảo luận về những phát hiện này với chú mình, Kenny thuyết phục Huang rằng chúng phải được giao cho Hsin. Vì xấu hổ trước khả năng con trai mình phản bội Hội Tam Hoàng, Hsin bèn từ chức thủ lĩnh và chỉ định Kenny là người kế vị. Trong khi đó, Huang được giao nhiệm vụ giết Chu và Chan, mặc dù cả hai đều phủ nhận cáo buộc chống lại họ trước khi chết. Heston sau đó liên lạc với Huang để báo tin rằng thông tin anh ta lấy được là giả và thủ lĩnh Wonsu đang gặp gỡ các đồng minh của hắn, bao gồm cả kẻ báo tin. Khi theo dõi cuộc họp, Huang bị sốc khi phát hiện ra Kenny mới chính là thủ lĩnh Wonsu và đã dàn dựng vụ trộm Yu Jian. Khi LCPD và FIB tổ chức trận phục kích cuộc họp này, Kenny kịp thời trốn thoát nhưng Huang và Heston vẫn truy đuổi ông ấy đến tận căn hộ áp mái của Hsin.
Khi đối mặt với chú của mình, Huang biết rằng Hsin đã ra lệnh cho Kenny lấy Yu Jian để đổi lấy một chức vụ dưới quyền Chan. Kenny đã làm theo và giết cha của Huang hòng kế thừa thanh kiếm, nhưng về sau đã đánh cắp Yu Jian để giữ mình thoát khỏi tình trạng ô nhục như vậy. Ông ta cũng bí mật làm việc để làm suy yếu quyền lãnh đạo và tiếp quản của Hsin, đồng thời gài bẫy Chu và Chan hòng che đậy dấu vết của mình. Sau khi Kenny dùng thanh kiếm Yu Jian đâm trúng Hsin, ông ta lần lượt bị Huang giết chết ngay khi LCPD vừa ập đến. Trong khi tất cả mọi người tại hiện trường đều bị bắt giữ, Heston cam đoan rằng Huang được ở lại một mình hòng trả ơn cho sự giúp đỡ của anh ta. Trước khi được đưa đến bệnh viện, Hsin khen ngợi lòng trung thành của Huang và đề nghị phong anh làm bang chủ Hội Tam Hoàng tiếp theo, phản ứng của Huang không được tiết lộ trong game.
Lối chơi
Grand Theft Auto: Chinatown Wars thuộc thể loại hành động phiêu lưu lấy bối cảnh thế giới mở. Nó có cách trình bày khác với những phiên bản trước trong sê-ri, giống một phần với các tựa Grand Theft Auto đầu tiên. Thay vì góc nhìn từ mặt đất phía sau nhân vật chính hoặc góc nhìn từ trên xuống Chinatown Wars sử dụng góc nhìn camera có thể xoay hoàn toàn hướng xuống khi hành động. Chinatown Wars cũng sử dụng các đa giác bóng mờ với đường viền màu đen để tạo ra nét thẩm mỹ giống như truyện tranh—lần đầu tiên có trong dòng game này. Tựa game diễn ra trong một phiên bản thu nhỏ của Liberty City trong Grand Theft Auto IV, ngoại trừ Alderney.
Không giống như Grand Theft Auto IV, người chơi có thể mất các ngôi sao bị truy nã bằng cách phá hủy xe cảnh sát để trốn thoát khỏi cảnh sát thay vì rời khỏi "vùng truy nã". Người chơi càng có nhiều sao thì họ càng phải hạ gục nhiều cảnh sát hơn cho mỗi cấp độ. Ví dụ, đối với cấp độ sáu sao, họ phải phá hủy sáu xe cảnh sát để hạ mức truy nã năm sao và tiếp tục như vậy. Ngoài ra còn có một cốt truyện phụ buôn bán ma túy cho phép người chơi bán heroin, acid, thuốc lắc, cần sa, cocaine và thuốc chống trầm cảm quanh thành phố. Người chơi có thể kiếm lợi nhuận bằng cách nhận biết các điều kiện và nhu cầu thị trường dựa trên vị trí địa lý và miệt mài sản xuất hàng hóa của mình cho phù hợp. Camera CCTV hoạt động như những gói hàng bí mật của trò chơi này, bị phá hủy bằng cách ném chai cocktail Molotov hoặc lựu đạn. Điều này cũng làm giảm khả năng bị bắt khi thực hiện giao dịch ma túy và cung cấp chiết khấu khi mua ma túy. Chinatown Wars áp dụng nhiều tính năng của Grand Theft Auto IV như HUD thế hệ tiếp theo. Ammu-Nation trở lại dưới dạng một trang web trong game, nơi người chơi có thể đặt mua nhiều loại vũ khí khác nhau thông qua PDA để chuyển đến nơi an toàn của họ. Người chơi cũng sẽ nhận được email mà họ có thể đọc từ PDA hoặc máy tính xách tay có trong ngôi nhà an toàn của họ.
Mặc dù việc đánh cắp một phương tiện đang di chuyển rất giống với các bản Grand Theft Auto trước đây, Chinatown Wars sử dụng một hệ thống khác để đánh cắp các phương tiện đang đỗ. Tùy thuộc vào loại xe, nó có thể được khởi động theo một trong một số cách. Những chiếc xe cũ hơn cần vặn vài vòng tuốc nơ vít vào bộ phận đánh lửa, trong khi những chiếc xe khác yêu cầu khởi động xe bằng mồi lửa điện. Những chiếc xe mới hơn, đắt tiền hơn (ngoại trừ xe tải chống đạn) yêu cầu người chơi phải "hack" thiết bị cố định máy tính. Vẫn có thể lật xe hoặc đốt cháy. Người chơi không thể lái bất kỳ máy bay nào trong game dù vẫn có thể nhìn thấy những chiếc máy bay ở sân bay hoặc bay phía trên mình, còn nếu người chơi sử dụng một mã nhất định trên Nintendo DS bằng cách tận dụng "Action Replay DS" thì người chơi sẽ có thể mua một chiếc trực thăng và lái nó dạo quanh thành phố.
Khác biệt hệ máy
Phiên bản Nintendo DS của trò chơi tận dụng màn hình cảm ứng với các chức năng như điều khiển PDA, GPS, radio, tiếp cận những người trên bản đồ hoặc sử dụng cocktail Molotov và lựu đạn. Màn hình trên cùng hiển thị game và bảng phân cảnh. Tiếng huýt sáo của taxi được hỗ trợ bởi microphone DS hoặc bằng cách giữ nút x. Mục chơi nhiều người cạnh tranh và hợp tác chỉ khả dụng thông qua mạng không dây cục bộ DS đến DS.
Phiên bản PSP có đồ họa cập nhật, không còn bóng mờ nữa, do đó có giao diện "cổ điển" hơn giống với các trò chơi trước đó trong dòng game (tuy vậy các đoạn phim cắt cảnh giống hệt nhau về mặt phong cách). Minigame (chẳng hạn như vẽ hình xăm, tháo vít ô tô và panô bom nổ) đã được điều chỉnh từ chức năng màn hình cảm ứng thành các minigame đơn giản hơn, giống QTE. Phiên bản PSP cũng có các nhiệm vụ bổ sung và các đài phát thanh độc quyền không có trong phiên bản Nintendo DS. Tuy nhiên, phần chơi mạng PSP chỉ hỗ trợ 2 người chơi.
Phiên bản iOS và Android của trò chơi bao gồm điều khiển cảm ứng trên màn hình và các minigame đã được điều chỉnh để hoạt động tốt với màn hình cảm ứng điện dung. Cả phiên bản iOS và Android đều có đài phát thanh giống như phiên bản PSP, mặc dù phiên bản iOS có đài phát thanh tùy chỉnh sử dụng thư viện iTunes.
Social Club
Phiên bản Nintendo DS và PlayStation Portable của Grand Theft Auto: Chinatown Wars đã sử dụng Rockstar Games Social Club. Người chơi có thể sử dụng dịch vụ này để tải lên số liệu thống kê về lối chơi của mình. Nintendo Wi-Fi Connection bao gồm trò chuyện, trao đổi vật phẩm, chia sẻ các điểm đánh dấu GPS và số liệu thống kê yêu thích với những người chơi khác. Nhờ Social Club, người chơi cũng có thể mở khóa nhiệm vụ của Xin sau khi kết thúc trò chơi. Ngày 20 tháng 5 năm 2014, Nintendo đã ngừng dịch vụ Wi-Fi Connection, khiến các tính năng của Social Club không khả dụng và sau khi GameSpy đóng cửa vào ngày 10 tháng 6 năm 2014, tất cả các tính năng của Social Club cho Chinatown Wars trên PSP và DS đã bị ngừng hoạt động. Phiên bản iOS và Android không sử dụng Rockstar Social Club nên các nhiệm vụ của Xin có thể thực hiện được mà không cần kết nối với dịch vụ này.
Soundtrack
Nhạc cho tựa game mở đầu lối chơi là bài "Chinatown Wars" do Ghostface Killah và MF Doom trình diễn và được Oh No của hãng Stones Throw Records sản xuất.
Phiên bản DS của trò chơi có phần nhạc của Deadmau5 cùng với các nhạc phẩm khác. Ngoài soundtrack có trong phiên bản DS của trò chơi, phiên bản PSP còn có nhạc phẩm của Anvil, Tortoise, DFA Records, Turntables on the Hudson và DJ Khalil.
Phiên bản iOS và Android có tất cả nhạc từ phiên bản DS và PSP, đồng thời cho phép người chơi tùy chỉnh danh sách phát nhạc bằng các bài hát từ thư viện nhạc của họ.
Phát hành
Trong quảng cáo đặt hàng trước của GameStop dành cho Grand Theft Auto: Chinatown Wars, đoạn hội thoại đề cập đến gói cứu trợ doanh nghiệp ngoài đời thực vào năm 2008. Đoạn giới thiệu lối chơi mới được phát hành vào ngày 6 tháng 3 năm 2009, cho thấy cách chơi liên quan đến việc sử dụng súng bắn tỉa và tương tác với bàn phím bằng bút cảm ứng của Nintendo DS. GameStop có một chương trình khuyến mãi trong đó họ gửi một chiếc xe tải đi khắp nơi để mọi người dùng thử trò chơi trước khi nó được phát hành. Các cửa hàng khác tặng một "thẻ tín dụng" kích hoạt 10.000 đô la tiền trong game và quyền tiếp cận sớm hơn các loại vũ khí tốt hơn. Amazon đã cung cấp một mã để mở khóa chiếc siêu xe Infernus chống đạn độc quyền khi đặt hàng trước.
Phát triển
Ngày 15 tháng 7 năm 2008, tại một cuộc họp báo của Nintendo đã thông báo rằng Grand Theft Auto: Chinatown Wars sẽ được phát hành cho Nintendo DS vào mùa Đông năm sau. Theo Nintendo World Report, Chinatown Wars chứa hơn 900.000 dòng mã "được tối ưu hóa bằng tay".
Đón nhận
Phiên bản Nintendo DS
Grand Theft Auto: Chinatown Wars đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình. Trên GameRankings, đây hiện là tựa game Nintendo DS được đánh giá cao nhất từ trước đến nay, với điểm đánh giá trung bình là 93%. Trò chơi có số điểm tổng hợp là 93/100 trên Metacritic, đây là số điểm cao nhất trên trang web đó đối với một game DS. Trò chơi cũng đạt thứ hạng cao nhất dành cho Nintendo DS tại GameSpot, với điểm đánh giá là 9,5/10. Official Nintendo Magazine xếp hạng trò chơi này số điểm 94%, ca ngợi hình ảnh và sự đa dạng trong lối chơi, kết luận trong bài đánh giá của họ rằng "Rockstar đã nắm bắt và cô đọng những điểm cao nhất của dòng Grand Theft Auto và nhồi nhét chúng thành một tựa game tuyệt vời. Bạn nghĩ rằng DS không thể xử lý được GTA? Hãy nghĩ lại". IGN UK xếp hạng trò chơi này số điểm 9,2, gọi đây là "một kiệt tác của máy chơi game cầm tay", Trong khi IGN US chấm cho game 9,5/10 điểm. Eurogamer xếp hạng 10/10, nói rằng "Nhìn chung đây vẫn là GTA như lần đầu tiên, với trí tuệ kế thừa của GTA kể từ đó, kết thúc với tất cả những thứ đáng lẽ sẽ thuộc về GTA của tương lai". 1UP.com đã cho nó điểm A−, nói rằng "ngay từ đầu, Chinatown Wars trông rất ấn tượng".
Chinatown Wars tạo ra doanh thu thấp hơn dự kiến trong tuần đầu tiên tại Vương quốc Liên hiệp Anh và thậm chí còn không đạt được mức doanh thu như sự ra mắt của Vice City Stories, đúng như kỳ vọng của Rockstar. Tại Hoa Kỳ, nó chỉ bán được dưới 90.000 bản trong hai tuần đầu tiên ra mắt tại thị trường Mỹ. Điều này khiến Best Buy phải bán trò chơi với giá giảm trong một thời gian giới hạn và phản hồi về việc này rất tích cực.
Phiên bản PSP
Rockstar xác nhận thông qua một thông cáo báo chí rằng Grand Theft Auto: Chinatown Wars sẽ được phát hành cho PlayStation Portable vào ngày 20 tháng 10 năm 2009. Người ta suy đoán rằng phiên bản PSP sẽ chuyển sang góc nhìn thứ ba. Tuy nhiên, nó vẫn giữ nguyên góc nhìn từ trên xuống so với phiên bản DS và cũng nhận được nhiều lời khen ngợi. Trò chơi có sẵn trên đĩa UMD cũng như qua PlayStation Network. 1UP.com đã cho phiên bản PSP điểm A−, với lý do trải nghiệm này rất tốt ở lần thứ hai và nó hiệu quả đối với những người mới chơi lần đầu. IGN cho phiên bản PSP 9,3/10 điểm, so với 9,5/10 điểm trên DS. Trang web SKOAR! của Ấn Độ cho phiên bản này 9/10 điểm, nói rằng "điều phàn nàn duy nhất của tôi với tựa game này là nó có vẻ hơi quá dễ dàng".
Không giống như phiên bản DS, đạt vị trí thứ 5, tựa game PSP không lọt vào top 40 của Vương quốc Liên hiệp Anh khi phát hành, cũng như không lọt vào top 20 hàng tháng của Mỹ.
Phiên bản iOS và Android
Chinatown Wars được phát hành trên iPhone và iPod Touch vào ngày 17 tháng 1 năm 2010. Cơ chế minigame màn hình cảm ứng ban đầu được thấy trong phiên bản Nintendo DS đã trở lại theo kiểu tương tự. Đồ họa, khi so sánh với phiên bản DS và PSP, không có bóng mờ như phiên bản DS và thiếu ánh sáng xung quanh cũng như các hiệu ứng như trong phiên bản PSP. Bản cập nhật phát hành vào ngày 28 tháng 3 năm 2010 đã bổ sung thêm các đài phát thanh trước đây chỉ dành riêng cho phiên bản PSP.
Phiên bản iPad được phát hành vào ngày 9 tháng 9 năm 2010, với đồ họa độ phân giải cao 1024x768. Nó nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình, Levi Buchanan của IGN cho 9,0/10 điểm, gọi tựa game này là "một vở kịch phi thường".
Ngày 13 tháng 10 năm 2013, Chinatown Wars đã bị xóa khỏi App Store mà không có tuyên bố nào từ Rockstar. Người ta tin rằng đó là do vấn đề tương thích với iOS 7. Ngày 21 tháng 12 năm 2013, trò chơi đã quay trở lại App Store với các vấn đề tương thích được khắc phục. Một bản cập nhật bổ sung được phát hành vào ngày 18 tháng 12 năm 2014 cung cấp hỗ trợ cho độ phân giải Màn hình Retina và hỗ trợ bộ điều khiển không dây.
Chinatown Wars ra mắt lần đầu trên thiết bị Android vào ngày 18 tháng 12 năm 2014, có các tính năng và cải tiến về đồ họa tương tự như bản cập nhật iOS mới nhất. Phiên bản Android do War Drum Studios phát triển. Hiện tại, cả phiên bản iOS và Android đều không có khả năng tương thích với phần chơi mạng hoặc Social Club.
Giải thưởng
Tại Giải thưởng Trò chơi điện tử Spike năm 2009, Grand Theft Auto: Chinatown Wars đã đoạt Giải Game Cầm tay Hay nhất. Tuy nhiên, phiên bản không được chỉ định. Nó cũng giành được Giải Game Nintendo DS Hay nhất năm 2009 từ GameSpot. Trò chơi đã được đề cử cho ba giải thưởng của GameSpot: Game của Năm, Game DS của Năm và Game Hành động của Năm, giành giải Game DS của Năm. Chinatown Wars được Nintendo Power đề cử cho Game của Năm, cũng như Game Nintendo DS của Năm, Đồ họa Nintendo DS Xuất sắc nhất và Game Phiêu lưu Hay nhất. Pocket Gamer đã trao giải Game Hành động/Game Arcade Hay nhất dành cho thiết bị cầm tay, Game của Năm dành cho thiết bị cầm tay và Game Tổng thể của Năm vào năm 2010.
Tranh cãi
Chinatown Wars tiếp tục truyền thống gây tranh cãi của dòng game này vì một minigame buôn bán ma túy bao gồm heroin và thuốc lắc. Những người phản đối game bao gồm Darren Gold thuộc tổ chức từ thiện chống lạm dụng ma túy Drugsline đã tuyên bố: "Bất cứ điều gì sử dụng việc buôn bán ma túy làm trò giải trí đều đang gửi đi một thông điệp sai lầm. Sự tán dương không giúp ích gì cho công việc của chúng tôi khi cố gắng giáo dục trẻ em về hiểm họa của việc lạm dụng chất gây nghiện." Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Edge, Dan Houser cho biết "chúng tôi muốn có một minigame buôn bán ma túy trong nhiều game GTA. [...] Chúng tôi từng chơi thử một chút trong Vice City Stories, vì minigame này vẫn chạy suôn sẻ khi kết hợp với câu chuyện chính. Nó hoạt động tốt với GTA, với việc lái xe vòng quanh bản đồ và nó mang đến cho bạn một điều khác để suy nghĩ – một lớp hoặc một mảnh ghép khác giúp bạn có động lực... Nó giao thoa với câu chuyện chính và những điều bạn học được từ đó chạy theo câu chuyện, nhưng hầu như nó hoạt động độc lập".
Chú thích
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trò chơi điện tử năm 2009
Trò chơi hành động phiêu lưu
Hội Tam Hoàng
Grand Theft Auto
Trò chơi trên iOS
Trò chơi Nintendo DS
Trò chơi trên Android
Trò chơi điện tử thế giới mở
Trò chơi điện tử tội phạm có tổ chức
Trò chơi PlayStation Portable
Trò chơi của Rockstar Games
Trò chơi của Grove Street Games
Trò chơi của Take-Two Interactive
Người đoạt Giải thưởng Trò chơi điện tử Spike
Trò chơi điện tử do Leslie Benzies sản xuất
Trò chơi điện tử lấy bối cảnh năm 2009
Trò chơi điện tử lấy bối cảnh ở Hoa Kỳ
Trò chơi điện tử lấy bối cảnh trên hòn đảo hư cấu
Trò chơi điện tử có hoạt ảnh bóng mờ
Trò chơi điện tử có hỗ trợ soundtrack tùy chỉnh
Trò chơi điện tử do Dan Houser viết kịch bản
Trò chơi điện tử một người chơi và nhiều người chơi
Trò chơi điện tử về buôn bán ma túy bất hợp pháp
Trò chơi điện tử phát triển ở Vương quốc Liên hiệp Anh<|eot_id|> |
Kem thịt lợn muối xông khói (hoặc kem thịt lợn muối xông khói và trứng) là một loại kem thường được tạo ra bằng cách thêm thịt lợn muối xông khói vào sữa trứng và làm đông lạnh hỗn hợp. Khái niệm kem thịt lợn muối xông khói bắt nguồn từ một bản phác thảo năm 1973 trên loạt phim hài The Two Ronnies của Anh dưới dạng trò đùa cợt; sau cùng món này được một tiệm kem ở New York tạo ra dành cho ngày Cá tháng Tư năm 1982. Vào thập niên 2000, đầu bếp người Anh Heston Blumenthal đã thử nghiệm kem, làm một loại sữa trứng tương tự như trứng bác và thêm thịt lợn muối xông khói để tạo ra một trong những món ăn đặc trưng của ông. Bây giờ nó xuất hiện trên thực đơn tráng miệng ở các nhà hàng khác.
Nguồn gốc
Kem thường được coi là một loại thực phẩm ngọt và dùng làm món tráng miệng, mặc dù có bằng chứng về việc ăn kem mặn vào thời Victoria. Kem thịt lợn muối xông khói có nguồn gốc là trò đùa cợt, một hương vị mà không ai muốn ăn, trong "Ice Cream Parlour Sketch" của The Two Ronnies năm 1973, khách hàng đòi món kem có hương vị phô mai và hành tây, sau đó là thịt ba rọi xông khói.
Năm 1992, kem thịt lợn muối xông khói và trứng được tạo ra như một thử nghiệm cho Ngày Cá tháng Tư tại Aldrich's Beef and Ice Cream Parlor ở Fredonia, New York. Mười năm trước, người đồng sở hữu Scott Aldrich đã bị một nhân viên bán nước thịt thách thức làm kem nước sốt thịt bò, mà anh ta đã làm ra vào Ngày Cá tháng Tư năm 1982. Mặc dù đây được cho là sáng tạo "kinh tởm nhất" của họ, nhưng Aldrich's vẫn tiếp tục cho ra mắt những hương vị kem dị thường khác vào Ngày Cá tháng Tư, chẳng hạn như "kem spaghetti sô-cô-la" (đóng góp đầu tiên của Julia Aldrich), "xốt cà chua và mù tạt", "thịt lợn và đậu" hay "dưa cải bắp và vani" vào năm 1991. Năm 1992, họ đã làm ra 15 kem thịt lợn muối xông khói và trứng mà ông tặng miễn phí cho bất kỳ ai dùng thử. Nhìn chung các loại kem đều nhận được đánh giá tích cực. Năm 1992, tờ The Victoria Advocate đưa tin,Ông nói, bất chấp những cái tên kinh tởm, hầu hết các hương vị chơi khăm của [Aldrich] đều ngon. Thịt lợn muối xông khói và trứng có vị hơi giống mùi vani hạt dẻ, mặc dù đôi khi vẫn có vị thoang thoảng của lòng đỏ trứng bong tróc.
Năm 2003, một tiệm kem mang tên "Udder Delight", mở ở Bãi biển Rehoboth, Delaware, chuyên về những hương vị kem "kỳ lạ". Trong số các hương vị khác, chẳng hạn như kem bơ đậu phộng và thạch từng đoạt giải thưởng, họ đã tạo ra một loại kem thịt lợn muối xông khói có vị giống như bơ hồ đào. Người chủ tiệm là Chip Hearn, đã đưa hương vị này cùng với 17 loại khác vào một nhóm tập trung chỉ dành cho những ai được mời đến, cho phép họ nếm thử rồi đề xuất những thay đổi và nêu lên ý kiến về hương vị này.
Tham khảo
Kem lạnh
Hương vị kem
Món thịt xông khói
Thực phẩm thập niên 2010<|eot_id|> |
Atalanta (tiếng Hy Lạp: Ἀταλάντη, Atalántē) là một nữ anh hùng trong thần thoại Hy Lạp. Có hai cốt truyện về nữ thợ săn Atalanta, đó là cốt truyện thứ nhất có nguồn gốc từ Arcadia, theo đó, cô có cha mẹ là Iasus và Clymene và người nữ anh hùng này nổi danh từ những câu chuyện về cuộc săn lợn rừng Calydonian và với các anh hùng Argonaut và một cốt truyện khác đến từ Boeotia, theo dó, cô là con gái của Vua Schoeneus và chủ yếu được chú ý nhờ kỹ năng chạy bộ điêu luyện. Trong cả hai phiên bản, nữ anh hùng Atalanta là một cư dân địa phương đã liên minh với nữ thần Artemis trong những câu chuyện truyền miệng như vậy, các nhân vật phụ thường được đặt những cái tên khác nhau, dẫn đến những khác biệt nhỏ trong cách gọi tên từng khu vực.
Câu chuyện
Khi sinh ra, Atalanta được đưa đến Núi Parthenion để làm phép tiếp xúc vì cha cô mong muốn có một đứa con trai.. Một con gấu cái vốn một trong những biểu tượng của Artemis khi những đàn con của cô gần đây đã bị thợ săn giết chết đã đến đưa Atalanta đi và chăm sóc cô cho đến khi chính những người thợ săn đó phát hiện ra cô và tự mình nuôi cô trên núi. Nàng Atalanta sau đó lớn lên trở thành một trinh nữ nhanh nhẹn, tránh xa đàn ông và cống hiến hết mình cho nữ thợ săn Artemis. Cô nàng Atalanta tự bắt chước theo Artemis, cô thường mặc một chiếc áo dài cộc tay dài đến đầu gối và sống ở vùng hoang dã. Khi sống ở nơi hoang dã, nàng Atalanta đã từng giết chết hai nhân mã, Rhoecus và Hylaios, bằng cây cung của mình sau khi vẻ đẹp của cô thu hút sự chú ý của chúng và chúng định cưỡng hiếp cô.
Nữ anh hùng Atalanta thỉnh thoảng chỉ được nhắc đến trong truyền thuyết về các anh hùng Argonaut, tuy nhiên, sự tham gia của cô được ghi nhận trong lời kể của Pseudo-Apollodorus, kể rằng trong quá trình tìm kiếm Bộ lông cừu vàng thì nàng Atalanta người đã được mời và kêu gọi sự bảo vệ của Artemis cũng đi thuyền cùng nhóm Argonaut với tư cách là nữ nhân duy nhất trong số họ. Theo lời kể của Diodorus Siculus thì Atalanta không chỉ được ghi nhận là đã đi thuyền cùng những người Argonaut mà còn chiến đấu bên cạnh họ trong trận chiến ở Colchis, nơi cô cùng với Jason, Laertes và các con trai của Thesipae bị thương và sau đó được Medea chữa lành. Theo lời kể của Apollonius của Rhodes, thì Jason đã ngăn cản Atalanta tham gia không phải vì cô thiếu kỹ năng mà vì là phụ nữ, cô có khả năng gây ra hiềm tỵ giữa những người đàn ông trên tàu. Sau cái chết của Vua Pelias ở Iolcus thì Atalanta đã đánh bại Peleus trong một trận đấu vật. Trận đấu này đã trở thành một chủ đề phổ biến trong nghệ thuật Hy Lạp.
Chú thích
Tham khảo
Aelian: Various Histories. Book XIII. Translated by Thomas Stanley,
Aeschylus, Prometheus Bound, Suppliants, Seven Against Thebes. Translation by Vellacott, P. The Penguin Classics. London. Penguin Books
Apollodorus, The Library of Greek Mythology. Translation by Aldrich, Keith. Lawrence, Kansas: Coronado Press, 1975.
Apollodorus, The Library. English Translation by Sir James George Frazer, F.B.A., F.R.S. in 2 Volumes. Cambridge, MA, Harvard University Press; London, William Heinemann Ltd. 1921. Includes Frazer's notes.
Apollonius Rhodius, Argonautica. Translation by Rieu, E. V. The Penguin Classics. London: Penguin Books.
Callimachus, Hymns & Epigrams. Translation by Mair, A. W. & Mair, G. R. Loeb Classical Library Volume 129. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press.
Diodorus Siculus, Library of History. Translation by Oldfather, C. H. Loeb Classical Library Volumes 303, 377. Cambridge, Massachusetts : Harvard University Press.
Hesiod, The Homeric Hymns, Translation by Evelyn-White, H. G. Loeb Classical Library Vol 57. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press.
Ovid, Metamorphoses. Translation by Melville, A. D
Hyginus, Fabulae from The Myths of Hyginus, translated and edited by Mary Grant. University of Kansas Publications in Humanistic Studies, no. 34. https://topostext.org/work/206
Pausanias. Description of Greece. English Translation by W.H.S. Jones, Litt.D., and H.A. Ormerod, M.A., in 4 Volumes. Cambridge, MA, Harvard University Press; London, William Heinemann Ltd. 1918.
Philostratus Elder, Philostratus Younger, Callistratus. Translation by Fairbanks, A. Loeb Classical Library Vol 256. Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press.
Bolen, Jean Shinoda. Artemis: The Indomitable Spirit in Everywoman, Conari Press, 2014.
Liên kết ngoài
Atalanta—World History Encyclopedia
Atalanta, a summary at the Theoi Project
Classical sculpture head of either Hygieia or Atalanta, a replica from the Louvre.
Atalanta and Hippomenes art collection, National Museum of Scotland.
The Warburg Institute Iconographic Database (images of Atalanta)
Thần thoại Hy Lạp<|eot_id|> |
Các địa điểm tưởng niệm và chôn cất của Thế chiến thứ nhất (Mặt trận phía Tây) là Di sản thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2023 bao gồm 139 nghĩa trang và đài tưởng niệm dọc theo Mặt trận phía Tây, nơi diễn ra cuộc chiến giữa quân Đức và lực lượng Đồng minh từ năm 1914 đến năm 1918 trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nằm giữa phía bắc Bỉ và phía đông nước Pháp, các phần của di sản khác nhau về quy mô từ những nghĩa địa lớn, nơi lưu giữ hài cốt của hàng chục nghìn binh sĩ mang nhiều quốc tịch khác nhau, đến những nghĩa trang nhỏ và đơn giản hơn cũng như những đài tưởng niệm. Các địa điểm này bao gồm các nghĩa trang quân sự, bãi chôn lấp tại chiến trường và nghĩa trang bệnh viện, thường được kết hợp với đài tưởng niệm.
Địa điểm
Bỉ
Nghĩa trang quân đội Bỉ: Houthulst
Nghĩa trang quân đội Bỉ: Oeren
Tượng đài quốc gia Canada: Đài tưởng niệm Saint Julien
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang DCLI đầu tiên, The Bluff
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Bedford House
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Buffs Road
CNghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Buttes New British
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Essex Farm
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Hedge Row Trench
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Hyde Park Corner (Royal Berks)
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Larch Wood (Giao cắt đường sắt)
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang quân đội Lijssenthoek
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Lone Tree
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Mud Corner
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang No Man's Cot
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang quân đội Ploegsteert Wood
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Polygon Wood
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang quân đội Prowse Point
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Rifle House
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Anh Spanbroekmolen
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang quân đội Strand
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Toronto Avenue
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Track "X"
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Tyne Cot
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Welsh Caesar's Nose
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Woods
Nghĩa trang quân sự Khối thịnh vượng chung và đài tưởng niệm những người mất tích: Phần mở rộng nghĩa trang Berks và Đài tưởng niệm những người mất tích Ploegsteert
Tượng đài Khối thịnh vượng chung cho người mất tích: Cổng Menin
Tượng đài Khối thịnh vượng chung cho người mất tích: Đài tưởng niệm Nieuport
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung - Đức: Nghĩa trang quân đội St Symphorien
Hầm mộ của Tháp Yser
Pháo đài Loncin
Nghĩa trang quân đội Pháp: l'Orée de la Forêt
Nghĩa trang quân đội Pháp: la Belle Motte
Nghĩa trang quân đội Pháp: le Plateau
Nghĩa trang quân đội Pháp: Saint-Charles de Potyze
Địa điểm quy tụ hài cốt Pháp: Dãy núi Kemmel
Nghĩa trang quân đội Pháp - Đức: le Radan
Nghĩa trang quân đội Đức: Nghĩa trang chiến tranh Đức Langemark
Nghĩa trang quân đội Đức: Nghĩa trang chiến tranh Đức Vladslo
Tượng đài Ireland: Công viên Hòa bình Đảo Ireland
Khu đất quân sự: Robermont
Khu đất hành hình: Tamines
Pháp
Tượng đài và nghĩa trang quân đội Mỹ: Nghĩa trang và Đài tưởng niệm Mỹ St. Mihiel
Tượng đài và nghĩa trang quân đội Mỹ: Nghĩa trang và Đài tưởng niệm Mỹ Aisne-Marne
Tượng đài và nghĩa trang quân đội Mỹ: Nghĩa trang Mỹ Meuse-Argonne
Nghĩa trang quốc gia Úc: Đài tưởng niệm quốc gia Úc Villers-Bretonneux và Nghĩa trang quân đội Khối thịnh vượng chung: Nghĩa trang quân đội Villers-Bretonneux
Tượng đài quốc gia Canada: Đài tưởng niệm Vimy Quốc gia Canada
Tượng đài Khối thịnh vượng chung: Đài tưởng niệm Newfoundland Beaumont-Hamel, Công viên tưởng niệm Khối thịnh vượng chung: Công viên tưởng niệm Beaumont Hamel (Newfoundland) và Nghĩa trang quân đội Khối thịnh vượng chung: Nghĩa trang Hunter
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Canada số 2
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang quân đội Étaples
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang quân đội Fromelles (Pheasant Wood)
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Canada Givenchy Road
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Phần mở rộng của Nghĩa trang xã Le Quesnoy
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Lichfield Crater
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang quân sự Louvencourt
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Mill Road
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang Trung Quốc Noyelles-sur-mer và đài tưởng niệm Trung Quốc Noyelles-sur-mer
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang quân đội Rancourt
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang xã Wimereux
Nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung và tượng đài Úc: Đài tưởng niệm và Nghĩa trang Úc V.C. Corner
Tượng đài và nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Đài tưởng niệm Loos và Nghĩa trang Dud Corner
Tượng đài và nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Nghĩa trang quân đội Louverval và Đài tưởng niệm Cambrai
Tượng đài và nghĩa trang quân đội Khối Thịnh vượng chung: Đài tưởng niệm và Nghĩa trang Pozières
Nghĩa trang và đài tưởng niệm quân đội Khối thịnh vượng chung: Nghĩa trang Faubourg của amiens, Đài tưởng niệm Arras và Đài tưởng niệm Công cộng Arras Flying
Tượng đài Khối thịnh vượng chung cho người mất tích: Đài tưởng niệm Thiepval và Nghĩa trang quân đội Pháp - Khối thịnh vượng chung: Nghĩa trang Anglo-Pháp Thiepval
Nghĩa trang quân đội Tiệp Khắc: Neuville-Saint-Vaast
Nghĩa trang quân đội Đan Mạch: Braine
Pháo đài Douaumont
Bia mộ Pháp của cuộc hành hình Fleury-devant-Douaumont
Tượng đài Pháp: Les fantômes
Tượng đài Pháp của trận chiến Marne
Nghĩa trang quân đội Pháp: Germania
Khu đất quân sự Pháp sự hy sinh ngày 11 tháng 11 năm 1918 của Vrigne-Meuse
Tượng đài - quy tụ hài cốt Pháp: Haute-Chevauchée
Nhà nguyện và Nghĩa trang thành phố Pháp: Mondement-Montgivroux
Nghĩa trang quốc gia Pháp: Tù nhân chiến tranh: Sarrebourg
Nhà nguyện và hầm mộ quốc gia Pháp: Lưu niệm tiếng Pháp của Rancourt
Hầm mộ quốc gia Pháp và Nghĩa trang quân đội Đức: Crouée
Hầm mộ quốc gia Pháp: Hầm mộ Lớn Villeroy
Hầm mộ quốc gia Pháp: Assevent & và Nghĩa trang quân đội Đức Assevent
Hầm mộ quốc gia Pháp: Cerny-en-Laonnois, Nghĩa trang quân đội Đức: Cerny-en-Laonnois và Nhà nguyện tưởng niệm của le Chemin des Dames
Hầm mộ quốc gia Pháp: Chambière
Hầm mộ quốc gia Pháp: Compiègne (Royallieu)
Hầm mộ quốc gia Pháp: Craonnelle
Hầm mộ quốc gia Pháp: Cuts
Hầm mộ quốc gia Pháp: Duchesne
Hầm mộ quốc gia Pháp: Espérance
Hầm mộ quốc gia Pháp: Opéra
Hầm mộ quốc gia Pháp: Chipotte
Hầm mộ quốc gia Pháp: Fontenelle
Hầm mộ quốc gia Pháp: Forestière
Hầm mộ quốc gia Pháp: Harazée
Hầm mộ quốc gia Pháp: Maize
Hầm mộ quốc gia Pháp: Targette & Nghĩa trang quân đội Khối thịnh vượng chung: Nghĩa trang Anh Targette
Hầm mộ quốc gia Pháp: Lagarde
Hầm mộ quốc gia Pháp: Faubourg Pavé
Hầm mộ quốc gia Pháp: le Silberloch, đài kỷ niệm quốc gia Pháp và hầm mộ của Hartmannswillerkopf
Hầm mộ quốc gia Pháp: Le Sourd & Nghĩa trang quân đội Đức: Le Sourd
Hầm mộ quốc gia Pháp: Trottoir
Hầm mộ quốc gia Pháp: Wettstein
Hầm mộ quốc gia Pháp: les Tiges
Hầm mộ quốc gia Pháp: Moosch
Hầm mộ quốc gia Pháp: Navarin: Đài kỷ niệm sự hy sinh của những người lính của Champagne
Hầm mộ quốc gia Pháp: Nhà thờ Đức Bà Lorette
Hầm mộ quốc gia Pháp: Pierrepont
Hầm mộ quốc gia Pháp: Riche
Hầm mộ quốc gia Pháp: Saint-Thomas en Argonne & Hầm mộ quốc gia Pháp: Tượng đài Gruerie
Hầm mộ quốc gia Pháp: the 28th brigade La ferme des Wacques
Hầm mộ quốc gia Pháp: Tượng đài - Nơi quy tụ hài cốt Binh đoàn Lê dương Pháp (Henri Fansworth)
Hầm mộ quốc gia Pháp: Tù nhân của Effry
Hầm mộ quốc gia Pháp: Thiescourt & Nghĩa trang quân đội Đức: Thiescourt
Hầm mộ quốc gia Pháp, Nghĩa trang quân đội Đức và Nghĩa trang quân đội Ba Lan: Bois du Puits
Địa điểm quy tụ hài cốt Pháp, Hầm mộ quốc gia Pháp, đài kỷ niệm Israel và đài kỷ niệm Hồi giáo: Hầm chứa hài cốt Douaumont
Khu đất Pháp: Sự mất mát người dân vô tội của Gerbeviller
Bia và lăng mộ Đức và Pháp: Petit Donon
Nghĩa trang quân đội Đức: Apremont
Nghĩa trang quân đội Đức: Chestres & Hầm mộ quốc gia Pháp: Chestres
Nghĩa trang quân đội Đức: Consenvoye
Nghĩa trang quân đội Đức: Gobessart
Nghĩa trang quân đội Đức: Hohrod-Bärenstall
Nghĩa trang quân đội Đức: Kahm
Nghĩa trang quân đội Đức: Hellenwald
Nghĩa trang quân đội Đức: Maison Blanche
Nghĩa trang quân đội Đức: Nghĩa trang Route de Solesmes và Nghĩa trang quân đội Khối thịnh vượng chung: Nghĩa trang quân đội Cambrai East
Nghĩa trang quân đội Đức: Lagarde
Nghĩa trang quân đội Đức: Pierrepont
Nghĩa trang quân đội Đức: Rancourt
Nghĩa trang quân đội Đức: Saint-Quentin & Đài kỷ niệm Đức - Pháp: Saint-Quentin
Nghĩa trang quân đội Đức: the Uhlans
Nghĩa trang quân đội Đức: Veslud
Đài kỷ niệm Đức: Nghĩa trang Saint-Charles
Đài tưởng niệm Ấn Độ: Đài tưởng niệm Khối thịnh vượng chung Neuve Chapelle
Nghĩa trang quân đội Ý: Bligny
Nghĩa trang quân đội Bồ Đào Nha: Richebourg-l'Avoué
Nghĩa trang quân đội Rumani: Nghĩa trang Soultzmatt
Nghĩa trang quân đội Nga và nhà nguyện: Nghĩa trang Saint-Hilaire-le-Grand
Đài tưởng niệm quốc gia Nam Phi: Đài tưởng niệm quốc gia Nam Phi Delville Wood và Nghĩa trang quân đội Khối thịnh vượng chung: Nghĩa trang Delville Wood
Hào Lưỡi lê
Tham khảo
Di sản thế giới tại Pháp
Di sản thế giới tại Bỉ<|eot_id|> |
{{Infobox Film festival|name=Giải Cánh Diều 2015|location=Hà Nội, Việt Nam|founded=2002|awards=|number=143|date=20 tháng 4 năm 2016|preceded_by=Giải Cánh diều 2014|current=Lần thứ 14|followed_by=Giải Cánh diều 2016|year=2016|next=2017|prev_year=2015|next_year=2017|main=Giải thưởng của Hội Điện ảnh Việt Nam|founders=Hội điện ảnh Việt Nam|language=Tiếng Việt|directors=Trịnh Lê Văn|host=}}Giải Cánh Diều 2015' là lần thứ 14 giải Cánh Diều được tổ chức; lễ trao giải diễn ra tối 20 tháng 4 năm 2016 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, được đạo diễn bởi Trịnh Lê Văn.
Đây là lần đầu tiên Giải Cánh diều có 3 bộ phim nhận giải Bạc hạng mục phim truyện điện ảnh. Giải thưởng năm này có thêm đề cử cho Nam diễn viên phụ và nữ diễn viên phụ xuất sắc. Tiêu chí của Giải lần này là "Đề cao các tác phẩm điện ảnh, truyền hình có dấu ấn sáng tạo trong thể hiện, mang đậm bản sắc dân tộc, giàu giá trị nhân văn và đạt hiệu quả xã hội tích cực".
Tổ chức
Ban giám khảo
Trưởng ban giám khảo các hạng mục gồm Phim truyện điện ảnh đạo diễn NSND Đặng Nhật Minh cùng các thành viên như Phạm Nhuệ Giang, đạo diễn Lê Lâm, diễn viên Mai Thu Huyền... Các trưởng ban giám khảo hạng mục phim truyền là hình đạo diễn Vũ Xuân Hưng, phim tài liệu - khoa học là đạo diễn Lê Hồng Chương, công trình nghiên cứu, lý luận phê bình là PGS-TS Trần Thanh Hiệp và hạnh mục phim ngắn NSƯT Phan Thị Bích Hà.
Hãng phim truyện Đài Truyền hình Việt Nam chiến thắng nhiều giải thưởng của hạng mục phim truyền hình, nên để tránh các tranh cãi về sau, ban tổ chức Giải Cánh diều đã loại bỏ giám đốc của Hãng là đạo diễn Đỗ Thanh Hải khỏi ban giám khảo.
Sự kiện liên quan
18 bộ phim truyện điện ảnh tham gia tranh giải Cánh diều 2015 được trình chiếu miễn phí tại 4 địa điểm ở Hà Nội bắt đầu từ ngày 13 đến 17 tháng 4 năm 2006. Có khoảng 100 - 200 vé mời miễn phí được phát trong mỗi suất chiếu.
Đề cử
Buổi lễ trao giải thay vì tổ chức vào ngày 15 tháng 3 như hằng năm thì lần này được lui về ngày 20 tháng 4, thời hạn đăng ký đề cử cũng được kéo dài hơn, từ đầu tháng 1 đến 20 tháng 2 năm 2016. Công việc chấm điểm diễn ra trong tháng 3 năm 2016.
Trong 143 phim và 6 công trình nghiên cứu của hơn 50 hãng sản xuất tranh giải tại Cánh diều 2015, hạng mục phim truyền hình có 16 phim dài tập, 8 phim ngắn tập; phim hoạt hình có 14 phim; 37 phim tài liệu, 12 phim khoa học và hạng mục phim ngắn có 33 phim. Phim truyện điện ảnh có 18 phim trong tổng số 37 phim được sản xuất trong năm 2015.
Với mục đích bảo vệ phim Việt, Ban tổ chức của Cánh diều không cấp nhận những bộ phim được làm lại của nước ngoài. Vì thế, ngay từ cuối tháng 1 năm 2006, một cái tên khá nổi bật đã không có tên trong danh sách đề cử là Em là bà nội của anh.
Hạng mục Phim truyện điện ảnh
Giải thưởng
Tri ân / tôn vinh
Giải Cánh diều 2015 có phần tôn vinh cống hiến của nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ và Nhà giáo Nhân dân Lê Đăng Thực với nền điện ảnh Việt Nam.
Phim điện ảnh
Phim truyền hình
Phim tài liệu
Phim ngắn
Phim khoa học
Hoạt hình
Công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình
Công bố kết quả: Tiến sĩ Trần Thanh Hiệp và nghệ sĩ Chiều Xuân
Có hai giải Cánh diều Vàng:
Công trình nghiên cứu- lý luận: Nghệ thuật tạo hình trong sáng tác điện ảnh – Đỗ Lệnh Hồng Tú
Tập tiểu luận: Đời sống nghệ thuật – PGS.TS Trần Luân Kim
Hai bằng khen:
Chuyên luận “Người diễn không chuyên trong phim truyện”; Tác giả: NGND. Lê Đăng Thực, Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành.
Sách chuyên khảo “Những cống hiến làm nên lịch sử nghệ thuật điện ảnh thế giới thời phim câm''”; Tác giả: PGS.TS.NSƯT Trần Duy Hinh, Nxb Hội nhà văn ấn hành.
Tham khảo
2015
Giải thưởng điện ảnh năm 2016<|eot_id|> |
Đây là danh sách máy bay tuần tra hàng hải, đôi khi còn gọi là máy bay trinh sát hàng hải, máy bay trinh sát ven biển hoặc máy bay ném bom tuần tra, là máy bay được thiết kế để hoạt động trên mặt nước trong thời gian dài với vai trò tuần tra hàng hải, kiểm soát các tuyến đường biển - đặc biệt là thực hiện tác chiến chống tàu ngầm (ASW), tác chiến chống tàu mặt nước (AShW) và tìm kiếm cứu nạn (SAR).
Tham khảo
Ghi chú
Chú thích
Thư mục
Máy bay ném bom
Máy bay tuần tra
Danh sách máy bay quân sự<|eot_id|> |
Wednesday Club (; ) là một bộ phim truyền hình Thái Lan sắp phát sóng năm 2023 với sự tham gia của Pawat Chittsawangdee (Ohm), Hirunkit Changkham (Nani), Phuwin Tangsakyuen, Kay Lertsittichai, Kittiphop Sereevichayasawat (Satang), Rachanun Mahawan (Film) và Kanyarat Ruangrung (Piploy). Bộ phim được sản xuất dựa trên bộ tiểu thuyết "ตุ๊กตาแต้มสี" (tạm dịch: Thú bông đầy màu sắc) của สุนันทา.
Bộ phim được đạo diễn bởi Chainarong Tampong và sản xuất bởi GMMTV cùng với Keng Kwang Kang Waisai. Đây là một trong 19 dự án phim truyền hình cho năm 2023 được GMMTV giới thiệu trong sự kiện "GMMTV 2023 Diversely Yours," vào ngày 22 tháng 11 năm 2022. Bộ phim sẽ được phát sóng vào lúc 20:30 (ICT), thứ Hai và thứ Ba trên GMM 25, bắt đầu từ ngày 6 tháng 11 năm 2023.
Diễn viên
Diễn viên chính
Pawat Chittsawangdee (Ohm) vai Kong
Hirunkit Changkham (Nani) vai Pali
Phuwin Tangsakyuen vai Kun
Kay Lertsittichai vai Mac
Kittiphop Sereevichayasawat (Satang) vai Peem
Rachanun Mahawan (Film) vai Tam
Kanyarat Ruangrung (Piploy) vai May
Diễn viên phụ
Sakonrut Woraurai (Four) vai Mink
Kejmanee Wattanasin (Pin) vai Venus
Weerayut Chansook (Arm) vai Kan
Praekwan Phongskul (Bimbeam) vai Kanya
Chayapol Jutamas (AJ) vai Wang Chao
Chayakorn Jutamas (JJ) vai Ma Han
Phromphiriya Thongputtaruk (Papang) vai Karn
Thinnaphan Tantui (Thor) vai Top
Puttipong Jitbut (Chokun) vai Kat
Chinnarat Siriphongchawalit (Mike)
Theepakon Kwanboon (Prom)
Sawanee Utoomma (Iang)
Sản xuất
Ban đầu, vai diễn Peem sẽ do diễn viên Archen Aydin (Joong) thủ vai theo thông báo tại buổi họp báo GMMTV 2023 Diversely Yours,. Tuy nhiên, vào ngày 14 tháng 6 năm 2023, GMMTV đưa ra thông báo thay đổi diễn viên thành Kittiphop Sereevichayasawat (Satang) do lịch trình bận rộn của các diễn viên.
Tiếp đó, vào ngày 19 tháng 7 năm 2023, GMMTV tiếp tục thông báo thay đổi diễn viên thủ vai Tam từ Ramida Jiranorraphat (Jane) thành Rachanun Mahawan (Film) do các lý do cá nhân của diễn viên.
Tham khảo
Liên kết ngoài
GMMTV<|eot_id|> |
là thị trấn thuộc huyện Kaga, tỉnh Okayama. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 10.886 người và mật độ dân số là 41 người/km². Tổng diện tích thị trấn là 268,73 km².
Tham khảo
Thị trấn của tỉnh Okayama<|eot_id|> |
Tiếng Chatino cao nguyên là một ngôn ngữ Trung bộ châu Mỹ bản địa, một trong những ngôn ngữ nằm trong nhóm Chatino của ngữ hệ Oto-Mangue. Phương ngữ khá đa dạng; Ethnologue 16 đếm các phương ngữ là ba ngôn ngữ như sau:
Chatino cao nguyên Đông (phương ngữ Lachao-Yolotepec)
Chatino Tây (phương ngữ Yaitepec, Panixtlahuaca, và Quiahije)
Chatino Nopala
Các phương ngữ lân cận giữa ba nhóm có hiểu biết lẫn nhau khoảng 80%; sự đa dạng giữa ba phương ngữ phương Tây gần như lớn như nhau.
Ngữ âm
Tiếng Chatino Yaitepec
Tiếng Chatino Yaitepec có các phụ âm âm vị như sau (Rasch 2002):
Các âm /d͡z, ʒ/ chỉ hiếm khi phát âm.
Các âm xát khác /ð, ɣ/ cũng có thể xuất hiện do các từ mượn tiếng Tây Ban Nha.
/hʷ/ phát âm là một âm môi-răng [f] khi đứng trước phụ âm.
Các âm mũi khi đứng trước phụ âm, phát âm là âm tiết [n̩, m̩].
Âm mũi môi-môi /m/ cũng có thể được viết là nw về mặt chính tả. Khi nw đứng trước /k/, chữ cái này phát âm là [ŋʷ], ở nơi khác; chữ cái này phát âm là [m].
/w/ có thể được phát âm là một âm xát môi-môi [β], khi đứng trước âm /j, i, e/ tại vị trí đầu từ.
/n/ đồng hóa thành [ŋ] khi đứng trước phụ âm vòm mềm /k, ɡ/.
/k/ phát âm là [kʲ] khi đứng trước /e/.
/j/ phát âm là [j̊] vô thanh khi đứng trước một phụ âm vô thanh.
Một âm schwa bổ sung được phát âm giữa phụ âm.
Rasch (2002) báo cáo mười thanh điệu riêng biệt cho tiếng Chatino Yaitepec: bốn thanh điệu cấp cao , giữa , thấp-giữa , và thấp ; hai thanh điệu cao dần /˦˥/ và /˨˦/; và ba thanh điệu thấp dần , , , cũng như một thanh điệu thấp dần sử dụng hạn chế hơn, tìm thấy trong một số từ vựng và trong một số dạng động từ hoàn chỉnh.
Chữ cái
Có nhiều bảng chữ cái thực tế cho tiếng Chatino, hầu như dựa trên bảng chữ cái tiếng Tây Ban Nha. Tiêu biểu là = , = , và được phát âm là trước nguyên âm sau và trước nguyên âm trước.
Trong tiếng Chatino Quiahije, và có lẽ rộng hơn trên khắp tiếng Chatino cao nguyên, các chữ hoa hướng lên trên A–L dùng làm chữ cái thanh điệu trong từ vựng: , với các chữ cái bổ sung (M và S hướng lên trên) cho biến điệu.
Tham khảo
Rasch, Jeffrey Walker. 2002. The basic morpho-syntax of Yaitepec Chatino. Ph.D. thesis. Rice University.
Liên kết ngoài
Nhóm ngôn ngữ Chatino<|eot_id|> |
Tế bào dẫn nước (hydroid) là một loại tế bào dẫn có ở một số loại rêu, tế bào này có thể coi là tiền thân của quản bào (tracheid) ở thực vật có mạch.
Trong một số loại rêu thực như thành viên của họ Polytrichaceae, các tế bào này hình thành nên lớp tế bào trong cùng của thân. Khi trưởng thành chúng là các tế bào dài, không màu, có thành mỏng với đường kính nhỏ, chứa nước nhưng không chứa chất nguyên sinh (tế bào chất). Các tế bào dẫn nước này tập hợp cùng hoạt động như một mô dẫn gọi là hydrome, có chức năng vận chuyển nước và chất khoáng từ đất. Chúng được bao quanh bởi các bó tế bào sống gọi là leptoid có chức năng vận chuyển đường và các chất tan, leptoid là tiền thân của mạch rây - ploem.
Các tế bào dẫn nước tương tự như quản bào (tracheid) của thực vật có mạch, nhưng không có lignin trong thành tế bào để cung cấp sự chống đỡ cho cấu trúc.
Các tế bào dẫn nước đã được tìm thấy ở một vài loại thực vật hoá thạch ở phiến đá Rhynie như là Aglaophyton. Lúc đầu người ta nhầm các tế bào này với các quản bào của mạch gỗ, sau đó chúng được xác định lại và do vậy Aglaophyton được phân loại lại từ thực vật có quản bào sang thực vật có tế bào dẫn nước.
Chú thích<|eot_id|> |
Lưu Doãn Bân (; 1925 – 21 tháng 11 năm 1967) là một nhà hóa học hạt nhân người Trung Quốc và là con trai của Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lưu Thiếu Kỳ.
Đầu đời
Lưu Doãn Bân sinh năm 1925 tại quận An Nguyên, thành phố Bình Hương. Cha mẹ là Lưu Thiếu Kỳ và Hà Bảo Trân. Khi Doãn Bân được hai tuổi, ông được đưa về quê nội ở Ninh Hương, Hồ Nam để chăm sóc. Năm 1934, mẹ ông bị Quốc dân Đảng xử tử trong khi bị giam cầm.
Tháng 7 năm 1938, Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa Doãn Bân đến Diên An để đoàn tụ với cha. Mùa thu năm này, Doãn Bân bắt đầu theo học tại Trường Tiểu học Sư phạm Diên An ở tuổi 13.
Sự nghiệp giáo dục và khoa học
Năm 1939, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định cử một số người con của các nhà cách mạng trong đảng đi du học ở Liên Xô. Vào tháng 11 năm 1939, Doãn Bân và em gái Lưu Ái Cầm đến nhà trẻ ở Monino, nơi các con của Mao Trạch Đông là Mao Ngạn Anh và Mao Ngạn Thanh sinh sống. Lúc ở Liên Xô, Doãn Bân được biết với tên tiếng Nga 'Klim' (Клим).
Sau một học kỳ, Lưu Doãn Bân chuyển đến Trường nội trú Ivanovo, cách Moskva 300 km, tại thành phố Ivanovo và được Tổ chức Cứu tế Đỏ Quốc tế của Liên Xô bảo trợ. Trong thời gian ở trường, ông học rất siêng năng và vào tháng 6 năm 1941, sau khi Đức xâm lược Liên Xô, Doãn Bân đã tích cực tham gia các tổ chức lao động do Viện Nhi đồng Quốc tế tổ chức như khai hoang, khai thác gỗ và vận chuyển củi. Ông còn tình nguyện hiến máu cho các binh sĩ Hồng quân đang chiến đấu ở tiền tuyến. Ông được bầu chọn là một trong những nhà lãnh đạo hội sinh viên Học viện Trẻ em Quốc tế, và gia nhập Komsomol và đứng đầu tổ chức Học viện Trẻ em Quốc tế.
Sau khi tốt nghiệp trung học năm 1945, Doãn Bân được nhận vào Học viện Sắt và Thép Moskva, ông theo học chuyên ngành luyện kim. Trong thời gian ở học viện, ông gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô và sau khi tốt nghiệp, ông được nhận vào Khoa Hóa học của Đại học Quốc gia Moskva với bằng danh dự và là nghiên cứu sinh chuyên ngành hóa học phóng xạ. Ông tốt nghiệp năm 1955 với bằng phó tiến sĩ và vào Học viện Hóa học của Đại học Moskva với tư cách là nhà nghiên cứu. Trong một bức thư gửi đến Lưu Doãn Bân vào năm 1955, Lưu Thiếu Kỳ viết:
Khi lợi ích cá nhân của con đối lập với lợi ích của Đảng, cha tin tưởng con có thể hy sinh vì lợi ích của mình đối với Đảng và nhân dân."
Năm 1957, ông trở về Trung Quốc, ông ở tại nơi cha mình cư trú tại Trung Nam Hải trong vài ngày, trước khi chuyển đến Phương Sơn, Sơn Tây, cách thủ đô Bắc Kinh 50 km, để làm việc tại Viện Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc (Viện 401), đây là một trong những viện nghiên cứu vũ khí hạt nhân sớm nhất ở Trung Quốc. Ông có những đóng góp xuất sắc về nghiên cứu năng lượng hạt nhân và được trao chứng chỉ nghiên cứu.
Năm 1959, khi quan hệ Trung–Xô chia rẽ, Liên Xô từ chối cung cấp cho Trung Quốc những vật liệu kỹ thuật quan trọng để phát triển vũ khí hạt nhân. Năm 1961, các nhà nghiên cứu từ Viện 1 thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc được chuyển đến Nhà máy Linh kiện Nhiên liệu Hạt nhân Trung Quốc (Nhà máy 202) tại Bao Đầu, Khu tự trị Nội Mông, nơi họ thành lập phòng thí nghiệm thứ hai, chịu trách nhiệm nghiên cứu vật liệu nhiệt hạch.
Mùa đông năm 1962, Lưu Doãn Bân đến Nhà máy 202, ông được cấp trên bổ nhiệm trở thành giám đốc Văn phòng Nghiên cứu Số 2. Văn phòng dưới sự lãnh đạo của ông bắt đầu nghiên cứu và tổ chức hoạt động đối với đề án bom nguyên tử và vào ngày 16 tháng 10 năm 1964, quả bom nguyên tử đầu tiên của Trung Quốc được kích nổ thành công tại địa điểm thử nghiệm Lop Nur, khiến Trung Quốc trở thành cường quốc hạt nhân thứ năm trên thế giới và là quốc gia châu Á đầu tiên sở hữu năng lực hạt nhân.
Cái chết
Năm 1966, Đại Cách mạng Văn hóa diễn ra và Lưu Doãn Bân được sai đi làm việc, ông được giao công việc dọn dẹp và đào mương chất thải và các công việc không chuyên khác. Tháng 7 năm 1966, Lưu Thiếu Kỳ bị tố cáo là "tẩu tư phái" và "kẻ phản quốc", đồng thời bị Lâm Bưu cách chức Phó Chủ tịch Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hậu quả từ sự sụp đổ của cha mình, Lưu Doãn Bân còn bị lên án là "gián điệp" và "tẩu tư phái". Doãn Bân bị Hồng vệ binh tra tấn và ngược đãi, họ đưa ông đến một vùng đô thị ở Bao Đầu, tại đây ông bị làm nhục công khai tại một đại hội phê đấu. Vào ngày 21 tháng 11 năm 1967, Doãn Bân tự sát bằng cách nằm trên đường ray tàu hỏa phía bắc khu dân cư nơi gia đình ông sinh sống.
Lưu Thiếu Kỳ qua đời vào ngày 12 tháng 11 năm 1969 tại Khai Phong, Hà Nam, do bị ngược đãi và tra tấn trong lúc giam giữ. Sau khi Đại Cách mạng Văn hóa kết thúc năm 1976 với việc Mao Trạch Đông qua đời, Lưu Doãn Bân được phục hồi danh tiếng sau khi qua đời vào năm 1978. Cùng năm, một lễ tưởng niệm long trọng được tổ chức tại Hội Nhà máy 202. Lưu Thiếu Kỳ được phục hồi danh dự sau khi qua đời vào năm 1980.
Vào ngày 16 tháng 4 năm 2015, Đại sứ Nga tại Trung Quốc Andrey Ivanovich Denisov đã trao Huân chương Kỷ niệm "70 năm chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại 1941–1945" cho 32 công dân Trung Quốc, trong đó truy tặng huân chương cho Lưu Doãn Bân.
Gia đình
Lúc ở Liên Xô, Lưu Doãn Bân kết hôn với một phụ nữ Nga tên là Mara Fedotova. Cả hai có hai người con; con trai tên Lưu Duy Ninh (tiếng Nga: Алексей Климович Федото, Alexei Klimovich Fedotov) và con gái tên Sonya.
Sau khi Doãn Bân quay về Trung Quốc vào năm 1957, Mara chuyển đến Trung Quốc cùng các con vào năm 1959, đây là lần cuối hai vợ chồng gặp nhau. Vì căng thẳng giữa Trung Quốc và Liên Xô, Mara ly hôn với Doãn Bân và quay về Moskva cùng hai con. Doãn Bân sau đó tái hôn với Lý Diệu Tú, họ có hai con trai, Lưu Vệ Đông và Lưu Vĩ Trạch.
Lưu Duy Ninh còn được biết với biệt danh Alyosha, đã không công khai tiết lộ thân phận mình là cháu nội của Lưu Thiếu Kỳ do lo sợ bị KGB do thám khi quan hệ Trung–Xô dần xấu đi. Sau khi tốt nghiệp Đại học Hàng không Moskva, ông làm việc tại trung tâm hàng không vũ trụ quốc gia Liên Xô và Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga trong vài năm nhưng không tiết lộ lai lịch cho đến khi được Chính phủ Trung Quốc mời tham dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Lưu Thiếu Kỳ vào năm 1998.
Yêu cầu đến Trung Quốc của ông bị bác bỏ vì công việc liên quan đến bí mật quân sự. Việc từ chối yêu cầu khiến ông càng nôn nóng muốn đến Trung Quốc và vì vậy sớm rút khỏi quân đội Nga. Khi yêu cầu đi đến Trung Quốc của ông tiếp tục bị từ chối, ông đã đệ đơn kiện và năm 2003, ông đến thăm Trung Quốc lần đầu tiên, tại đây ông gặp các thành viên trong gia đình của Lưu Thiếu Kỳ, bao gồm vợ ông là Vương Quang Mỹ.
Duy Ninh muốn định cư ở Trung Quốc, ông điều hành một tổ chức mang tên "Hiệp hội các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga–Châu Á" nhằm tạo điều kiện thuận lợi thương mại giữa Trung Quốc và Nga tại Quảng Châu. Vợ chồng Lưu Duy Ninh có hai người con, người con gái tên Margarita giữ chức phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Công nghiệp Nga-Châu Á và Hội đồng Doanh nghiệp Nga-Philippines.
Con gái của Lưu Doãn Bân là Sonya kết hôn với một người Mỹ gốc Nga và định cư ở Hoa Kỳ.
Tham khảo
Cựu sinh viên Đại học Quốc gia Moskva<|eot_id|> |
Thần El (ʼĒl hay còn gọi là Il, tiếng Ugarit: 𐎛𐎍 ʾīlu; tiếng Phoenicia: 𐤀𐤋 ʾīl tiếng Do Thái: אֵל ʾēl; tiếng Syria: ܐܺܝܠ ʾīyl; tiếng Ả rập: إل ʾīl hay إله ʾilāh; tiếng Akkadia: 𒀭, ilu) là một từ Semitic Tây Bắc có nghĩa là "thần" hoặc "vị thần" hoặc đề cập đến (như một tên riêng) cho bất kỳ một trong nhiều vị thần Cận Đông thời cổ đại. Một dạng hiếm hơn là ila đại diện cho dạng vị ngữ trong tiếng Akkad cổ và trong Amorite. Từ này có nguồn gốc từ Proto-Semitic ʾil hay *ʔil, có nghĩa là "thần". Các vị thần cụ thể được gọi là El, Al hoặc Il bao gồm vị thần tối cao của tôn giáo Canaan cổ đại và vị thần tối cao của người nói tiếng Semit Đông trong Tiền triều đại Lưỡng Hà. Trong số ngôn ngữ Hitti thì El được biết đến với cái tên Elkunirsa (𒂖𒆪𒉌𒅕𒊭/ Elkunīrša).
Tổng quan
Chúa cha Jehovah hay Yahweh, thánh Allah của Hồi giáo đều có cùng một nguồn gốc từ Thần Bò IL của dân Babylon và du nhập vào dân tộc Do Thái khoảng năm 2000 TCN và đổi tên thành thần bò EL. Thần EL thường hiện hình thành một con bò mộng (The Bull EL hoặc EL the Bull). Trong tài liệu cổ sử Ai cập, được viết dưới triều đại Pharaoh Merneptah có nói đến nước Do Thái dưới quốc hiệu ISRAEL, theo đó ISRA là cai trị, EL là thần bò EL. Do đó, ISRAEL có nghĩa là một quốc gia được cai trị bởi thần bò EL. Người Do Thái có tục thờ thần bò EL từ lâu đời, cho nên EL có nghĩa là "Thiên Chúa của Do Thái" (EL is God of IsraEL). Ngôn ngữ Do Thái (Hebrew) gọi Thiên Chúa EL bằng nhiều danh từ: EL, ELoah, ELim, ELohim, họ tin Thiên Chúa EL thường hay xuất hiện ở các núi đá tiếng Do Thái là Shaddai, nên họ cũng gọi Thiên Chúa EL là El Shaddai. Các danh từ để gọi Thiên Chúa EL nói trên đã được nhắc lại trong các bộ sách Kinh Thánh của đạo Do Thái.
Trước khi đặt tên nước là Do Thái là IsraEL thì Jacob đã đến thị trấn Luz của xứ Canaan, Jacob nằm mơ được thiên thần cho một cái thang. Jacob đã leo thang lên tới thiên đàng và được gặp Thiên Chúa EL mặt đối mặt. Khi tỉnh dậy, Jacob đã đổi tên thị trấn Luz thành Beth-EL, có nghĩa là "Nhà của Chúa" (House of EL), vâu chuyện về giấc mơ của Jacob được kể lại trong Cựu ước (Genesis 28:12). Do Thái không phải là nước duy nhất thờ thần EL. Hầu hết các dân tộc quanh vùng Canaan đều thờ thần EL và rất nhiều thần khác, họ quan niệm đồng nhất tất cả đều coi thần EL là vị thần cao nhất. Mặc dầu tục thờ bò El đã phát sinh ở Babylon từ rất lâu đời, nhưng nó được chính thức du nhập vào dân tộc Do Thái từ thời Abraham khoảng năm 2000 TCN. Abraham và dân tộc Do Thái coi El là vị thần duy nhất để tôn thờ, trong khi các dân tộc chung quanh tôn thờ thần El cùng với các vị thần khác như Baal, Anath, Ashtaroh, Ashera.
Dân Do Thái được coi là dân tộc được Chúa chọn vì nước này là quốc gia đầu tiên mang tên thần bò El (Isra-El). Người Canaanites và Semites thờ thần El dưới tượng của một con bò đực. Đối với họ, con bò đực là biểu tượng của sức mạnh. Cũng vì vậy, mỗi khi nói đến thần El họ thường gọi Ngài là Bò Thần El (Bull-El). Tại các thành phố thuộc xứ Babylon người ta thường làm lễ tế thần El với những lời ca tụng là "Thiên Chúa hiện thân thành Con Bò". Theo niềm tin của người Babylon, thần El là vị chủ tọa các hội đồng thần thánh (Divine Council) ở trên trời, là đấng tạo hóa đã sinh ra vũ trụ vạn vật và là đấng đã tạo dựng nên con người. El là danh hiệu lâu đời nhất để gọi Thiên Chúa. Sách Sáng Thế ký (sách đầu tiên trong bộ Kinh thánh Cựu ước) 28:10-22, 33:20, 49:25 đã đồng nhất hóa El với Elohim và Yaweh (Jehovah). Ý nghĩa chữ El (theo tiếng Hebrew) cũng đồng nghĩa với chữ Ilu theo ngôn ngữ cổ ở Babylon là Akkadian. Tất cả đều do ngôn ngữ Semistic "Yl", có nghĩa là "hùng mạnh". Trong các đền thờ của người Phoenicians, thần El được tôn thờ như Thiên Chúa Tối cao, Đấng sinh ra các vị thần và là Chúa của thiên đàng. Trong ngôn ngữ Ả rập, người ta không gọi Thiên Chúa IL (tức El) một cách trống không mà thường thêm mạo tự ah ở sau danh từ Il. Do đó, tên của Thiên Chúa Il trở thành Illah (Il + mạo từ 'ah').
Xem thêm
Elohim
Anunnaki
Utu
El Shaddai
Baal
Allah
Yahweh
Moloch
Chú thích
Tham khảo
.
Liên kết ngoài
Bartleby: American Heritage Dictionary: Semitic Roots: ʾl
Pronunciation (audio) of El
Thần thoại<|eot_id|> |
là một người mẫu khỏa thân, nữ diễn viên khiêu dâm và YouTuber người Nhật Bản. Tên cũ của cô là Mahiro (まひろ). Cô sinh ra tại Tokyo.
Cô thuộc về công ti Mine's.
Tham khảo
Sinh năm 2000
Nhân vật còn sống
Nữ diễn viên phim khiêu dâm Nhật Bản<|eot_id|> |
là thị trấn thuộc huyện Kume, tỉnh Okayama. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 4.530 người và mật độ dân số là 58 người/km². Tổng diện tích thị trấn là 78,65 km².
Địa lý
Nhân khẩu
Dân số
Theo dữ liệu điều tra dân số của Nhật Bản, dân số thị trấn Kumenan đạt đỉnh vào năm 1950. Từ năm 1960 đến nay, dân số có xu hướng giảm dần.
Tham khảo
Thị trấn của tỉnh Okayama<|eot_id|> |
Giải đua ô tô Công thức 1 Thành phố Mexico 2023 (tên chính thức là Formula 1 Gran Premio de la Ciudad de México 2023) là một chặng đua Công thức 1 được tổ chức vào ngày 29 tháng 10 năm 2023 tại trường đua Anh em Rodríguez, Thành phố México, México và là chặng đua thứ 19 của giải đua xe Công thức 1 2023.
Bối cảnh
Tại chặng đua này, Nico Hülkenberg sẽ tham gia chặng đua Công thức 1 thứ 200 của anh.
Bảng xếp hạng trước cuộc đua
Sau giải đua ô tô Công thức 1 Hoa Kỳ, Max Verstappen dẫn đầu bảng xếp hạng các tay đua trước Sergio Pérez (240 điểm) và Lewis Hamilton (201 điểm) với 466 điểm. Tại bảng xếp hạng các đội đua, Red Bull Racing dẫn đầu Mercedes (344 điểm) và Ferrari (322 điểm) với 706 điểm.
Lựa chọn bộ lốp
Nhà cung cấp lốp xe Pirelli sẽ cung cấp các bộ lốp hạng C3, C4 và C5 (được chỉ định lần lượt là cứng, trung bình và mềm) để các đội sử dụng tại sự kiện này.
Tường thuật
Buổi tập
Trong buổi tập đầu tiên, năm đội sẽ thay thế một trong những tay đua chính của họ với một tay đua dự bị của họ: Théo Pourchaire thay cho Valtteri Bottas tại Alfa Romeo, Frederik Vesti thay cho George Russell tại Mercedes, Jack Doohan thay cho Pierre Gasly tại Alpine, Oliver Bearman thay cho Kevin Magnussen tại Haas và Isack Hadjar thay cho Yuki Tsunoda tại AlphaTauri. Ngoài ra, đây sẽ là lần đầu tiên Bearman, Vesti và Hadjar tham gia một buổi tập Công thức 1. Sau khi buổi tập đầu tiên kết thúc, Max Verstappen đứng đầu với thời gian nhanh nhất là 1:19,718 phút trước Alexander Albon và Sergio Pérez.
Trong buổi tập thứ hai, Verstappen đứng đầu với thời gian nhanh nhất là 1:18,686 phút trước Lando Norris và Charles Leclerc.
Trong buổi tập thứ ba, Verstappen đứng đầu với thời gian nhanh nhất là 1:17,887 phút trước Albon và Pérez.
Vòng phân hạng
Vòng phân hạng bao gồm ba phần với thời gian tổng cộng là 45 phút. Trong phần đầu tiên (Q1), các tay đua có 18 phút để tiếp tục tham gia phần thứ hai vòng phân hạng. Tất cả các tay đua đạt được thời gian trong phần đầu tiên với thời gian tối đa 107% thời gian nhanh nhất được phép tham gia cuộc đua. 15 tay đua nhanh nhất lọt vào phần tiếp theo. Verstappen là tay đua nhanh nhất Q1 và sau khi Q1 kết thúc, Esteban Ocon, Magnussen, Lance Stroll, Norris và Logan Sargeant đều bị loại.
Phần thứ hai (Q2) kéo dài 15 phút và mười tay đua nhanh nhất của phần này đi tiếp vào phần thứ ba và cuối cùng của vòng phân hạng (Q3). Verstappen là tay đua nhanh nhất Q2 và sau khi Q2 kết thúc, Gasly, Nico Hülkenberg, Fernando Alonso, Albon và Tsunoda bị loại.
Phần thứ ba (Q3) kéo dài 12 phút, trong đó mười vị trí xuất phát đầu tiên cho cuộc đua chính được xác định sẵn. Leclerc giành vị trí pole với thời gian nhanh nhất là 1:17,723 phút trước Carlos Sainz Jr. và Verstappen. Đó là vị trí pole thứ 22 trong sự nghiệp của Leclerc.
Cuộc đua
Ngay sau khi cuộc đua bắt đầu, Pérez va chạm với Leclerc khiến Pérez phải bỏ cuộc và tấm cuối của mũi xe của Leclerc bị hư hại. Tại vòng đua thứ 31, Kevin Magnussen tông mạnh vào rào chắn đường đua khiến hệ thống lốp treo sau bên trái bị hỏng và cũng khiến chiếc xe của anh cháy âm ỉ. Vụ tai nạn này khiến cuộc đua bị gián đoạn. Tại vòng đua thứ 47, Alonso bỏ cuộc do chiếc xe của anh bị hỏng. Đồng đội Lance Stroll của anh tại Aston Martin sau đó cũng buộc phải bỏ cuộc sau một pha va chạm với Bottas. Sargeant gặp vấn đề với máy bơm nhiên liệu và anh buộc phải bỏ cuộc tại vòng đua cuối cùng.
Verstappen giành chiến thắng trước Hamilton và Leclerc sau khi cuộc đua kết thúc. Đây là chiến thắng thứ 16 trong mùa giải của anh và cũng là chiến thắng thứ 51 trong sự nghiệp của anh. Hơn nữa, anh đã chính thức phá kỷ lục số lần chiến thắng nhiều nhất của anh vào mùa giải 2022. Các tay đua còn lại ghi điểm trong cuộc đua chính là Sainz Jr., Norris, Russell, Daniel Ricciardo, Oscar Piastri, Albon và Ocon.
Kết quả
Vòng phân hạng
Chú thích
– Yuki Tsunoda được yêu cầu bắt đầu cuộc đua từ vị trí cuối cùng vì đã vượt quá số lượng bộ nguồn và hộp số cho phép.
– Lance Stroll vượt qua vòng phân hạng ở vị trí thứ 18 nhưng anh phải xuất phát từ làn pit vì các yếu tố có thông số kỹ thuật khác với những thông số kỹ thuật được sử dụng ban đầu đã được lắp trên xe của anh trong điều kiện parc fermé.
– Logan Sargeant không lập được thời gian trong vòng phân hạng. Anh được phép tham gia đua sau khi ban quản lý cho phép. Thêm vào đó, anh bị tụt mười vị trí vì vượt trong điều kiện cờ vàng tại Q2. Án phạt này không gây ảnh hưởng đến vị trí xuất phát của anh vì anh phải xuất phát ở vị trí cuối cùng.
Cuộc đua
Chú thích
– Bao gồm một điểm cho vòng đua nhanh nhất.
– Valtteri Bottas về đích ở vị trí thứ 14 nhưng bị tụt xuống vị trí thứ 15 sau khi nhận một án phạt 5 giây vì gây ra vụ va chạm với Lance Stroll.
– Logan Sargeant và Lance Stroll được xếp hạng vì đã hoàn thành hơn 90% của chiều dài tổng cộng của chặng đua.
Bảng xếp hạng sau cuộc đua
Bảng xếp hạng các tay đua
Lưu ý: Chỉ có mười vị trí đứng đầu được liệt kê trong bảng xếp hạng này.
Các tay đua/đội đua được in đậm và đánh dấu hoa thị là nhà vô địch Giải đua xe Công thức 1 2023.
Bảng xếp hạng các đội đua
Tham khảo
Chặng đua Công thức 1 năm 2023
Giải đua ô tô Công thức 1 Mexico<|eot_id|> |
Mùa đầu tiên của loạt phim anime truyền hình Spy × Family được sản xuất bởi Wit Studio và CloverWorks, do Kazuhiro Furuhashi đạo diễn, với thiết kế nhân vật của Kazuaki Shimada trong khi Kazuaki Shimada và Kyoji Asano là giám đốc hoạt hình. Âm nhạc được sáng tác và sản xuất bởi (K)now Name. Bộ anime này được công bố lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2021. Bộ phim kể về điệp viên bậc thầy Twilight, dưới bí danh của bác sĩ tâm thần Loid Forger, và xây dựng một gia đình giả nhằm điều tra nhà lãnh đạo chính trị Donovan Desmond, gia đình của anh bao gồm cô con gái Anya, một nhà ngoại cảm, vợ anh ta là Yor, một sát thủ có biệt danh là Công chúa Gai.
Các tập
Băng đĩa
Bản tiếng Nhật
Bản tiếng Anh
Ghi chú
Tham khảo
Spy × Family<|eot_id|> |
Billie Holiday (tên khai sinh Eleanora Fagan; 7 tháng 4 năm 1915 – 17 tháng 7 năm 1959) là ca sĩ nhạc jazz và swing người Mỹ. Được đồng nghiệp và nhạc sĩ nổi tiếng Lester Young đặt biệt danh là "Lady Day", Holiday đã tạo nên nhiều cải tiến trong lối hát nhạc jazz và pop. Cách hát của cô được lấy cảm hứng từ nhạc jazz, tạo nên nhiều cách trình bày mới trong việc nhả chữ và nhịp. Cô nổi tiếng với cách thay đổi tông giọng và kỹ năng ứng tác của mình.
Holiday lớn lên với một tuổi thơ cơ cực và khởi nghiệp với việc đi hát tại các hộp đêm quanh khu Harlem rồi được nhà sản xuất John Hammond phát hiện. Cô ký hợp đồng thu âm với hãng đĩa Brunswick Records vào năm 1935, sau đó hợp tác với Teddy Wilson sản xuất giai điệu "What a Little Moonlight Can Do", một trong những bản nhạc jazz kinh điển nhất mọi thời đại. Trong suốt các thập niên 1930 và 1940, Holiday có nhiều thành công với các hãng đĩa Columbia và Decca. Cuối những năm 1940, cô bắt đầu gặp nhiều rắc rối liên quan tới luật pháp và sử dụng ma túy. Cô trở lại sau án tù với buổi diễn tại Carnegie Hall. Danh tiếng cô khôi phục với nhiều buổi diễn thành công trong thập niên 1950, đặc biệt là 2 buổi diễn cháy vé tại Carnegie Hall. Tuy nhiên, những sản phẩm thu âm cuối cùng của cô không được đánh giá cao do chất giọng bị hủy hoại cùng những rắc rối cá nhân bên lề. Album phòng thu cuối cùng của Holiday, Lady in Satin, được phát hành vào năm 1958. Cô qua đời vì xơ gan vào năm 1959 ở tuổi 44.
Holiday giành được 4 giải Grammy, tất cả đều được trao sau khi cô qua đời, trong đó có giải "Album có tính lịch sử nhất". Cô được xứng danh tại Đại sảnh Danh vọng Grammy và Đại sảnh Danh vọng R&B. Năm 2000, Holiday có tên trong Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll với dòng ghi chú "Billie Holiday thay đổi nhạc jazz mãi mãi". Cô được vinh danh trong "50 giọng ca vĩ đại nhất" của đài phát thanh NPR và đứng thứ 4 trong danh sách "500 ca sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại" (2003) của tạp chí Rolling Stone. Holiday cũng là chủ đề của nhiều bộ phim điện ảnh và tài liệu, gần đây nhất có thể kể tới The United States vs. Billie Holiday (2021).
Danh sách đĩa nhạc
Billie Holiday Sings (1952)
An Evening with Billie Holiday (1953)
Billie Holiday (1954)
Music for Torching (1955)
Velvet Mood (1956)
Lady Sings the Blues (1956)
Body and Soul (1957)
Songs for Distingué Lovers (1957)
Stay with Me (1958)
All or Nothing at All (1958)
Lady in Satin (1958)
Last Recording (1959)
Tham khảo<|eot_id|> |
Ngô Vi Liễn (1894-1945) là quan lại cuối thời Nguyễn và là tác giả nhiều bộ sách quý về địa chí, tiêu biểu là cuốn Tên làng xã và Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ chi tiết về các làng xã miền Bắc Việt Nam.
Tiểu sử
Ngô Vi Liễn sinh ngày 05 tháng 11 năm 1894 trong một gia đình Nho học tại xã Tả Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội).
Ông tốt nghiệp trung học trường Bưởi, trường Thông ngôn rồi thi vào trường Cao đẳng, ban Luật học. Ra trường ông làm Tham tá ở Sở Thư viện và Lưu trữ Trung ương Hà Nội từ năm 1923 tới 1929. Thời kỳ này, ông hoạt động trong hội Trí Tri, tham gia dạy các lớp trung học buổi tối và ngày chủ nhật, cũng như viết một số sách.
Từ năm 1928 đến năm 1939, ông làm Tri huyện ở các huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), Quỳnh Côi (Thái Bình), Bình Lục (Hà Nam) và Võ Giàng (Bắc Ninh). Năm 1939, trong một cuộc tranh luận với viên công sứ Bắc Ninh, ông xin từ chức Tri huyện (có người nói là bị cách chức) và chuyển về làm việc ở Cục Lưu trữ Phủ Thống sứ Bắc Kỳ.
Ông bị xuất huyết não năm 1941, liệt nửa người nhưng vẫn cố gắng biên soạn sách bằng tay trái. Ông mất ngày 14 tháng 5 năm 1945.
Sách đã viết
Viết chữ Quốc ngữ cho đúng (được hội đồng duyệt sách giáo khoa cho sử dụng ở các trường học)
La société d'enseignement mutuel du Tonkin (Hội Trí Tri Bắc Kỳ)
Dịch cuốn "Lettres de guerre d'un Annamite" (Thư chiến tranh của một người Việt Nam) của Jean Marquet - 1924
Biên tập cuốn "Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu, cùng Đỗ Đình Nghiêm
Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ - cùng Đỗ Đình Nghiêm, Phạm Văn Thư, 1926
Nomenclature des communes du Tonkin (Danh mục các làng xã Bắc Kỳ) - 1928
Địa dư huyện Cẩm Giàng - 1931
Địa dư huyện Quỳnh Côi -1933
Địa dư huyện Bình Lục - 1935
Tưởng nhớ
Tên ông được đặt cho một con phố tại phường Lam Hạ, Thành phố Phủ Lý, Hà Nam, chạy song song với phố Ngô Thì Nhậm.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ
Người Hà Nội<|eot_id|> |
Stéphanie Frappart (; sinh ngày 14 tháng 12 năm 1983 tại Le Plessis-Bouchard, Pháp) là một nữ trọng tài bóng đá người Pháp. Bà trở thành trọng tài cấp FIFA kể từ năm 2009 và đã từng điều hành một số trận đấu đỉnh cao. Bà cũng trở thành trọng tài nữ đầu tiên điều khiển các trận đấu của các câu lạc bộ nam hàng đầu châu Âu và các trận đấu tại Ligue 1, và cũng trở thành trọng tài nữ đầu tiên điều hành các trận đấu tại UEFA Champions League kể từ năm 2020. Vào năm 2021, bà trở thành trọng tài nữ đầu tiên điều hành các trận đấu tại vòng loại của một giải vô địch bóng đá thế giới dành cho nam. Năm 2022, bà cùng với Yamashita Yoshimi của Nhật Bản và Salima Mugansanka của Rwanda trở thành một trong ba trọng tài nữ đầu tiên trong lịch sử làm nhiệm vụ tại một giải vô địch bóng đá thế giới dành cho nam, đồng thời cũng trở thành trọng tài nữ đầu tiên làm trọng tài chính điều hành một trận đấu tại World Cup dành cho nam.
Tiểu sử và sự nghiệp
Stéphanie Frappart sinh ngày 14 tháng 12 năm 1983 tại Le Plessis-Bouchard, Pháp. Bà lớn lên ở Herblay và bắt đầu sự nghiệp cầm còi từ năm 13 tuổi. Năm 18 tuổi, bà trở thành trọng tài và điều hành các trận đấu ở cấp độ U-19 của Pháp. Năm 2011, bà bắt đầu sự nghiệp cầm còi của mình tại Championnat National, giải đấu hạng ba của Pháp. Năm 2014, bà trở thành trọng tài nữ đầu tiên điều hành các trận đấu tại Ligue 2, giải đấu hạng hai của bóng đá chuyên nghiệp Pháp. Bà cũng được lựa chọn để làm nhiệm vụ tại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015 được tổ chức tại Canada.
Vào ngày 3 tháng 8 năm 2018, bà tiếp tục được lựa chọn để làm nhiệm vụ tại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2019 được tổ chức ngay tại quê nhà. Bà cũng được lựa chọn để trở thành trọng tài chính điều hành trận chung kết của giải đấu giữa Hoa Kỳ và Hà Lan.
Năm 2019, bà trở thành trọng tài nữ đầu tiên điều hành các trận đấu tại Ligue 1, với trận đấu đầu tiên bà cầm còi vào ngày 29 tháng 4 năm 2019, giữa Amiens và Strasbourg. Vào ngày 2 tháng 8 năm 2019, bà được lựa chọn để điều hành trận Siêu cúp châu Âu 2019 giữa Liverpool và Chelsea, đồng thời cũng đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử một nữ trọng tài cầm còi trong một chung kết của một giải đấu dành cho nam do UEFA tổ chức. Vào ngày 11 tháng 11 năm 2019, bà được chọn làm trọng tài chính điều khiển trận chung kết lượt về tại giải Champions Cup, giữa nhà vô địch của Giải bóng đá Ngoại hạng Cộng hòa Ireland và NIFL Premiership. Bà trở thành trọng tài chính điều khiển trận đấu mà nhà vô địch Cộng hòa Ireland Dundalk hủy diệt nhà vô địch Bắc Ireland Linfield với tỷ số 6–0, trong trận đấu mà bà đã rút ra 2 thẻ vàng.
Vào ngày 2 tháng 12 năm 2020, bà trở thành trọng tài nữ đầu tiên điều hành một trận đấu tại UEFA Champions League, đó là trận đấu Juventus (Ý) và Dynamo Kyiv (Ukraina). Tháng 3 năm 2021, bà điều khiển trận lượt về thuộc vòng 16 đội tại UEFA Women's Champions League giữa nữ Atlético Madrid và nữ Chelsea. Vài tháng sau, bà trở thành trọng tài nữ đầu tiên điều hành các trận đấu tại vòng loại của một giải vô địch bóng đá thế giới dành cho nam, giữa Hà Lan và Latvia.
Vào ngày 7 tháng 5 năm 2022, bà điều hành trận chung kết Cúp quốc gia Pháp 2022 giữa Nice và Nantes.
Vào ngày 19 tháng 5 năm 2022, bà được FIFA lựa chọn là một trong 36 trọng tài làm nhiệm vụ tại Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 được tổ chức tại Qatar, và cũng trở thành một trong ba trọng tài nữ đầu tiên trong lịch sử làm nhiệm vụ tại giải vô địch bóng đá thế giới dành cho nam cùng với Yoshimi Yamashita của Nhật Bản và Salima Mukansanga của Rwanda. Vào ngày 1 tháng 12 năm 2022, bà trở thành trọng tài nữ đầu tiên trong lịch sử khi điều hành một trận đấu thuộc một giải vô địch bóng đá thế giới dành cho nam, khi bà trở thành trọng tài chính điều hành trận đấu giữa Costa Rica và Đức thuộc lượt trận cuối bảng E của giải đấu.
Vào ngày 9 tháng 1 năm 2023, bà tiếp tục được FIFA lựa chọn để làm nhiệm vụ tại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023 được tổ chức tại Úc và New Zealand.
Giải thưởng
Giải thưởng Trọng tài nữ xuất sắc nhất thế giới của Liên đoàn Lịch sử và Thống kê Bóng đá quốc tế: 2019, 2020, 2021
Ghi chú
Tham khảo
Liên kết ngoài
Profile at WorldFootball.net
Trọng tài giải vô địch bóng đá thế giới 2022
Val-d'Oise
Người Île-de-France
Nhân vật bóng đá Pháp
Trọng tài Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023
T<|eot_id|> |
Dự án 596 () là tín hiệu, Chic-1 của cơ quan tình báo Hoa Kỳ) là vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiến hành, phát nổ vào ngày 16 tháng 10 năm 1964, tại địa điểm thử nghiệm Lop Nur. Đó là một thiết bị phân hạch nổ urani-235 được chế tạo từ urani cấp độ vũ khí (U-235) trong một nhà máy khuếch tán khí ở Lan Châu.
Bom nguyên tử là một phần của chương trình "Hai quả bom, một vệ tinh" của Trung Quốc. Với sức công phá 22 kiloton, tương đương với quả bom hạt nhân đầu tiên RDS-1 của Liên Xô năm 1949 và quả bom Fat Man của Mỹ thả xuống Nagasaki, Nhật Bản năm 1945. Với cuộc thử nghiệm, Trung Quốc trở thành cường quốc hạt nhân thứ năm trên thế giới và là quốc gia châu Á đầu tiên sở hữu năng lực hạt nhân. Đây là vụ thử hạt nhân đầu tiên trong số 45 vụ thử hạt nhân thành công mà Trung Quốc tiến hành từ năm 1964 đến năm 1996, tất cả đều diễn ra tại bãi thử Lop Nur.
Chú thích
Liên kết ngoài
Chinese Nuclear HistoryA collection of archival materials on the Chinese nuclear weapons program hosted at the Nuclear Proliferation International History Project
China's Nuclear Weapons from the Nuclear Weapon Archive
Chinese Nuclear Weapons Program from Atomic Forum
Lịch sử quân sự năm 1964<|eot_id|> |
Leimen (Nam Franconia: Lååme) là thị trấn lớn thứ ba của huyện Rhein-Neckar, tây bắc bang Baden-Württemberg, Đức. Nơi đây nằm cách Heidelberg về phía nam.
Tham khảo
Baden
Rhein-Neckar (huyện)
Thị trấn của bang Baden-Württemberg<|eot_id|> |
Aero Vodochody (thường được gọi tắt là Aero) là một công ty chuyên về hàng không của Cộng hòa Séc. Công ty có cơ sở chính đặt tại sân bay Vodochody, Praha Đông (huyện), thuộc Vodochody và Odolena Voda.
Trong thời kỳ diễn ra Chiến tranh Lạnh, Aeoro Vodochody nổi tiếng với các dòng máy bay phản lực huấn luyện, như L-29 Delfin và L-39 Albatros. Công ty cũng phát triển nhiều biến thể của L-39, như máy bay chiến đấu hạng nhẹ L-59 Super Albatros và L-159 Alca. Aero Vodochody được coi là doanh nghiệp sản xuất máy bay lớn nhất nằm bên ngoài khối các nước Council for Mutual Economic Assistance (COMECON) trừ Liên Xô. Sau khi chính quyền Xô Viết sụp đổ ở Tiệp Khắc vào năm 1989, Aero Vodochody đánh mất vị trí nhà cung cấp máy bay huấn luyện cho khối các nước xã hội chủ nghĩa. Doanh thu của công ty qua đó bị tụt giảm trong những năm 1990s tương tự như tại các nước NATO do chiến tranh Lạnh kết thúc.
Từ năm 1998 đến 2004, Aero Vodochody được vận hành bởi công ty hàng không Boeing. Tháng Mười năm 2006, công ty được tư nhân hóa, mua lại bởi quỹ đầu tư Czech-Slovak Penta Investments với giá trị khoảng 3 tỉ Koruna Séc. Aero Vodochody tiếp tục tiến hành sản xuất máy bay và các bộ phận công nghiệp hàng không. Trong sự kiện Farnborough Airshow 2014, công ty đã đưa ra phiên bản Aero L-39NG, bản hiện đại hóa của L-39.
Lịch sử
nhỏ|The factory at Vodochody Airport
Aero Vodochody có lịch sử bắt đầu từ năm 1919. Từ năm 1929 đến 1951, công ty con của nó là Aero, đã sản xuất các xe ô tô động cơ hai thì cỡ nhỏ và cỡ trung, và còn sản xuất xe tải Škoda 150 từ năm 1946 đến năm 1947 theo li xăng.
Những năm 1950s, Aero Vodochody phá triển dòng máy bay huấn luyện L-29 Delfin trainer aircraft; đây là công ty đầu tiên của Tiệp Khắc có khả năng thiết kế máy bay phản lực. L-29 là chương trình phát triển máy bay công nghiệp lớn nhất từng được thực hiện trong các nước Council for Mutual Economic Assistance (COMECON) ngoại trừ Liên Xô. Đã có 3.000 chiếc L-29 được sản xuất trong đó khoảng 2.000 chiếc được cung cấp làm máy bay huấn luyện cơ bản cho Không quân Liên Xô. Còn lại, cả ở phiên bản có và không có vũ khí được cung cấp cho các nước COMECON và xuất khẩu sang các nước khác ngoài khối như Ai Cập, Syria, Indonesia, Nigeria và Uganda. L-29 đã được sử dụng trong nội chiến Nigeria cuối những năm 1960s và trong biên chế của Không quân Ai Cập đối đầu với xe tăng Israel trong chiến tranh Yom Kippur năm 1973.
Máy bay L-39 Albatros được thiết kế vào những năm 1960s để thay thế cho Aero L-29 Delfín. Một vài phiên bản thiết kế dựa trên L-39 cũng nhanh chóng được giới thiệu. Năm 1972, phiên bản kéo theo mục tiêu bay L-39V, thực hiện chuyến bay thử đầu tiên. Đến năm 1975, công ty tiếp tục đưa ra thị trường mẫu máy bay chiến đấu/huấn luyện L-39ZO, trang bị bốn mấu cứng cũng như cánh máy bay được tăng độ cứng và càng hạ cánh được thiết kế lại. Năm 1977, mẫu máy bay tiêm kích hạng nhẹ L-39ZA ra đời, được trang bị thêm một khẩu GSh-23 gắn dưới thân, còn lại tương tự như L-39 ZO. Có khoảng 200 chiếc L-39 đã được bán làm máy bay huấn luyện cho không quân các nước cuối những năm 1980s. Công ty ngừng bán ra L-39 kể từ những năm 1990s do mất các đơn đặt hàng truyền thống từ các nước khối Warsaw. Đến năm 1996, việc sản xuất L-39 kết thúc.
Aero Vodochody cũng phát triển các phiên bản khác nhau của L-39, đồng thời tiến hành bảo trì, nâng cấp và kéo dài tuổi thọ máy bay cho các nước có trang bị L-39. Nổi tiếng nhất trong các phiên bản của L-39 là L-59 Super Albatros, ban đầu có mã hiệu là L-39MS. Aero chỉ sản xuất số lượng ít máy bay L-59 rồi ngừng sản xuất. Một phiên bản khác của L-39 Albatros là L-159 Alca, phiên bản máy bay chiến đấu được hiện đại hóa.
Những năm 2010s, Aero Vodochody chế tạo máy bay L-159 cao cấp và máy bay trực thăng Sikorsky S-76. Công ty cũng tham gia sản xuất thân máy bay Alenia C-27J Spartan, lắp ráp cửa máy bay Embraer 170 và Embraer 190, buồng lái máy bay trực thăng Sikorsky UH-60 Black Hawk, Boeing F/A-18E/F Super Hornet, sản xuất các bộ phận của Airbus A320, mép trước cánh của Boeing 767. Công ty cũng dadng tiến hành nâng cấp sân bay Vodochody để chở khách và hàng hóa giá rẻ cho khu vực thủ đô Prague.
Tháng Bảy năm 2014, Aero Vodochody giới thiệu chiếc L-39NG tại Farnborough Airshow. Tháng Tư năm 2015, công ty ký hợp đồng liên kết với nhà thầu quốc phòng của Mỹ là Draken International và công ty sản xuất động cơ Williams International để thực hiện chương trình sản xuất L-39NG cho thị trường Bắc Mỹ. Theo đó L-39NG được phát triển theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 (Stage 1), các kỹ sư sẽ lắp đặt động cơ FJ44-4M và giai đoạn 2 sẽ lắp đặt các thiết bị điện tử lên các máy bay L-39 Albatros vẫn còn trong biên chế. Giai đoạn hai sẽ bắt đầu chế tạo mới hoàn toàn L-39NG với các bộ phận nhiều khả năng đã được sử dụng để nâng cấp ở giai đoạn 1, khi thân vỏ đã đạt đến mức tối đa có thể sử dụng. Giai đoạn nâng cấp 1 đã hoàn thành vào ngày 14 tháng Chín năm 2015 với chuyến bay thử đầu tiên của L-39NG (bay trình diễn công nghệ (L-39CW)). Ngày 20 tháng Mười một năm 2017, Aero Vodochody tuyên bố đã hoàn tất việc phát triển L-39CW; ngày 14 tháng Ba năm 2018, L-39CW, được trang bị động cơ và hệ thống điện tử mới đã nhận được giấy chứng nhận để đổi tên hiệu thành L-39NG. Máy bay L-39NG mới thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 22 tháng Mười hai năm 2018. Tháng Chín năm 2020 chưa đầy hai năm sau đó, máy bay đã được chứng chỉ do Cục hàng không Bộ quốc phòng CH Séc cấp.
Danh sách các máy bay của hãng
nhỏ|Aero A-11
nhỏ|Aero Ae-145
nhỏ|Aero CS-102
nhỏ|Aero L-29 Delfín
nhỏ|Aero L-39 Albatros
nhỏ|Aero Vodochody L-159A ALCA
Xem thêm
Aero (automobile)
Avia
Beneš-Mráz
Let Kunovice
Letov Kbely
Zlin Aircraft
Nguồn
Bibliography
Fredriksen, John C. International Warbirds: An Illustrated Guide to World Military Aircraft, 1914–2000. ABC-CLIO, 2001. .
Kiss, Judit. The Defence Industry in East-Central Europe: Restructuring and Conversion. SIPRI, 1997. .
Lake, Jon. "Aero L-39 Albatross family: Variant Briefing". World Air Power Journal, Volume 43, Winter 2000. London:Aerospace Publishing. pp. 116–131. .
Liên kết ngoài
Company website
Company website – English<|eot_id|> |
Marie-Galante (tiếng Antilles Creole: Mawigalant) là một trong những hòn đảo hình thành nên Guadeloupe, một vùng và tỉnh hải ngoại của Pháp. Marie-Galante có diện tích đất là 158,1 km2 (61,0 dặm vuông). Nó có 11.528 cư dân vào đầu năm 2013, nhưng đến đầu năm 2018, tổng dân số được ước tính chính thức là 10.655, với mật độ dân số là 62,5/km2 (162/sq mi).
Hành chính
Marie-Galante được chia thành 3 xã (với dân số tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2013):
Grand-Bourg (5.564 người)
Capesterre-de-Marie-Galante (3.389 người)
Saint-Louis (2.575 người)
Ba xã này đã thành lập một thực thể liên xã vào năm 1994: Cộng đồng các xã Marie-Galante (tiếng Pháp: communauté de Communis de Marie-Galante). Đây là cơ cấu liên xã lâu đời nhất của các Vùng hải ngoại của Pháp.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Office of Tourism
Télévision Locale Marie Galante
Marie-Galante
Quần đảo Guadeloupe
Vùng chim quan trọng của Guadeloupe
Khu vực chim biển<|eot_id|> |
La Désirade (; tiếng Antiles creole: Dézirad hoặc Déziwad) là một hòn đảo cấu thành nên Guadeloupe, một vùng và tỉnh hải ngoại của Pháp ở vùng Caribe, nó là một trong sáu hòn đảo có người ở của Guadeloupe.
Bằng chứng khảo cổ học đã được phát hiện cho thấy rằng người Mỹ bản địa đã sống ở La Désirade từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ 16.
Đảo dài 11 km, rộng 2 km; phần bên trong hòn đảo tạo thành một cao nguyên trung tâm. Nó có diện tích 20,64 km2 (7,97 dặm vuông) và dân số 1.595 người vào năm 2006, với mật độ dân số 77 người/km2 vào năm 2006. Hầu hết cư dân sống ở khu định cư Beauséjour (trước đây gọi là Grande-Anse).
Tham khảo
Liên kết ngoài
The official website of the island
Tourism website for the island
Desirade-sante.com Everything you should know about the major public health crisis that occurred in La Désirade.
La Désirade
Khu vực phụ thuộc của Guadeloupe
Quần đảo Guadeloupe
Thuộc địa cùi
Hải đăng ở Guadeloupe<|eot_id|> |
Îles des Saintes (; ), còn được gọi là Les Saintes (tiếng Antilles Creole: Lésent, ), là một nhóm đảo nhỏ cấu thành nên Guadeloupe, một vùng và tỉnh hải ngoại của Pháp. Nó là một phần của Tổng Trois-Rivières và được chia thành hai xã: Terre-de-Haut và Terre-de-Bas. Nó nằm ở quận Basse-Terre và khu vực bầu cử thứ 4 của Guadeloupe.
Les Saintes là một quần đảo núi lửa được bao quanh hoàn toàn bởi các rạn san hô nông. Nó phát sinh từ vành đai núi lửa gần đây của Tiểu Antilles từ Thế Pliocen. Nó bao gồm các loại đá xuất hiện vào Phân đại Đệ Tam giữa (4,7 đến 2 triệu năm trước). Về nguồn gốc, đây là một hòn đảo độc đáo được tách ra từ các trận động đất kiến tạo và động đất núi lửa để tạo thành một quần đảo do đới hút chìm giữa mảng Nam Mỹ, mảng Bắc Mỹ và mảng Caribe. Tổng diện tích là 12,8 km2 (4,9 dặm vuông). Quần đảo có bờ biển dài khoảng 22 km (14 mi) và địa điểm cao nhất của nó là Chameau ("Lạc đà") trên [[đảo
Terre-de-Haut]], đạt tới độ cao khoảng 309 mét (1.014 ft).
Bán đảo Pain de sucre, với chiều cao (53 mét (174 ft)) được nối với Terre-de-Haut bằng một eo đất. Nó nằm giữa hai bãi biển nhỏ. Nó được hình thành bởi sự liên kết của bazan cột.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Office Municipal du Tourisme de Terre de Haut, Les Saintes
Directory about the tourist activities on Terre de Haut & Terre de Bas, Les Saintes
Vùng phụ thuộc Guadeloupe<|eot_id|> |
Yann Aurel Ludger Bisseck (sinh ngày 29 tháng 11 năm 2000) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Đức thi đấu ở vị trí trung vệ cho câu lạc bộ Inter Milan tại Serie A.
Danh hiệu
Cá nhân
Huy chương Fritz Walter Huy chương đồng U-19: 2019
Tham khảo
Liên kết ngoài
Yann Aurel Bisseck tại kicker (bằng tiếng Đức)
Cầu thủ bóng đá nam Đức ở nước ngoài
Cầu thủ bóng đá Inter Milan
Cầu thủ bóng đá Vitória S.C. B
Cầu thủ bóng đá Vitória S.C.
Cầu thủ bóng đá Roda JC Kerkrade
Cầu thủ bóng đá 1. FC Köln II
Cầu thủ bóng đá 1. FC Köln
Cầu thủ bóng đá Serie A
Cầu thủ bóng đá Danish Superliga
Cầu thủ bóng đá Eerste Divisie
Cầu thủ bóng đá Regionalliga
Cầu thủ bóng đá 2. Bundesliga
Cầu thủ bóng đá Bundesliga
Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Đức
Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Đức
Hậu vệ bóng đá nam
Cầu thủ bóng đá nam Đức
Nhân vật còn sống
Sinh năm 2000<|eot_id|> |
Magnesi sulfat như một loại thuốc được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa chứng magiê máu thấp và co giật ở phụ nữ bị sản giật. Nó cũng được sử dụng trong điều trị xoắn đỉnh, hen suyễn nặng, táo bón và ngộ độc bari. Nó được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm cơ bắp cũng như qua miệng. Là muối epsom, nó cũng được sử dụng cho phòng tắm khoáng.
Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm huyết áp thấp, đỏ da và calci máu thấp. Các tác dụng phụ khác có thể bao gồm nôn mửa, yếu cơ và giảm nhịp thở. Mặc dù có bằng chứng cho thấy sử dụng trong khi mang thai có thể gây hại cho em bé, nhưng lợi ích trong một số điều kiện nhất định lớn hơn rủi ro. Việc sử dụng nó trong thời gian cho con bú được coi là an toàn. Magnesi sulfat cho sử dụng y tế là muối heptahydrat magnesi sulfat. Cách thức hoạt động của nó không được hiểu đầy đủ, nhưng được cho là liên quan đến việc làm giảm hoạt động của các tế bào thần kinh.
Magnesi sulfat được sử dụng trong y tế ít nhất là sớm nhất là vào năm 1618. Nó nằm trong Danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần có trong hệ thống y tế. Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 0,35 USD8,73 mỗi 10 ml dung dịch 50%. Ở Vương quốc Anh 4ml dung dịch 20% có giá khoảng 10,23 pound. Ở Hoa Kỳ, một liều đầy đủ của thuốc này thường có giá dưới 25 đô la.
Tham khảo
Magnesi
RTT
Thuốc thiết yếu của WHO<|eot_id|> |
là thị trấn thuộc huyện Kume, tỉnh Okayama. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 13.053 người và mật độ dân số là 56 người/km². Tổng diện tích thị trấn là 232,17 km².
Tham khảo
Thị trấn của tỉnh Okayama<|eot_id|> |
là thị trấn thuộc huyện Katsuta, tỉnh Okayama. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 5.578 người và mật độ dân số là 80 người/km². Tổng diện tích thị trấn là 69,52 km².
Lịch sử
Địa lý
Khí hậu
Nhân khẩu
Dân số
Kinh tế
Tham khảo
Thị trấn của tỉnh Okayama<|eot_id|> |
Nền tảng đóng, vườn tường hoặc hệ sinh thái đóng là một hệ thống phần mềm trong đó nhà cung cấp dịch vụ truyền dẫn hoặc nhà cung cấp dịch vụ có quyền kiểm soát các ứng dụng, nội dung và/hoặc phương tiện và hạn chế quyền truy cập thuận tiện đối với những người đăng ký hoặc nội dung không được phê duyệt. Điều này trái ngược với một nền tảng mở, trong đó người tiêu dùng thường có quyền truy cập không hạn chế vào các ứng dụng và nội dung.
Tổng quan
Ví dụ, trong lĩnh vực viễn thông, các dịch vụ và ứng dụng có thể truy cập trên điện thoại di động trên bất kỳ thiết bị không dây nào trước đây đều được các nhà khai thác mạng di động kiểm soát chặt chẽ. Các nhà khai thác hạn chế các ứng dụng và nhà phát triển có sẵn trên cổng thông tin và trang chủ của người dùng. Do đó, nhà cung cấp dịch vụ có thể hạn chế quyền truy cập của người dùng đối với những người dùng đã hết tiền trả trước trong tài khoản của họ. Đây từ lâu đã là vấn đề trọng tâm cản trở lĩnh vực viễn thông, vì các nhà phát triển phải đối mặt với những rào cản lớn trong việc đưa các ứng dụng của họ cho người dùng cuối.
Trong một ví dụ điển hình hơn, hệ thống điện thoại Mỹ được kiểm soát chặt chẽ vào những năm 1970, Bell, sở hữu tất cả phần cứng (bao gồm tất cả điện thoại) và có quyền kiểm soát gián tiếp đối với thông tin được gửi qua cơ sở hạ tầng của họ. Đó là một kiểu độc quyền tự nhiên được chính phủ phê chuẩn và được điều chỉnh bởi Đạo luật Truyền thông năm 1934. Tuy nhiên, trong vụ kiện mang tính bước ngoặt Hush-A-Phone v. United States, Bell đã kiện không thành công một công ty sản xuất phụ kiện điện thoại bằng nhựa.
Nói chung, một vườn tường có thể được hiểu là một tập hợp các dịch vụ thông tin đóng hoặc độc quyền được cung cấp cho người dùng. Giống như một vườn tường thực sự, người dùng không thể thoát khỏi môi trường đóng này trừ khi thông qua các điểm ra/vào được chỉ định hoặc nếu bức tường bị loại bỏ.
Các khía cạnh
Một bài báo nghiên cứu của Trường Kinh doanh Harvard năm 2008, có tựa đề "Nền tảng mở: Bằng cách nào, Khi nào và Tại sao?", đã phân biệt tính mở/đóng của một nền tảng theo bốn khía cạnh và đưa ra các nền tảng ví dụ:
Ví dụ
Một số ví dụ về vườn tường bao gồm:
Vào những năm 1990, AOL đã phát triển cái mà sau này được gọi là mô hình dịch vụ "vườn tường". Ý tưởng là ưu tiên cung cấp nội dung được tài trợ cho người dùng khi có thể. Trong thời gian này, CBS đã trả tiền để cung cấp nội dung thể thao, ABC đã trả tiền để cung cấp tin tức và 1-800-Flowers trả tiền để trở thành nhà cung cấp hoa mặc định cho bất kỳ ai tìm kiếm một nhà cung cấp hoa. Chiến lược này đã trở thành phương pháp bán quảng cáo hiệu quả đầu tiên của AOL. Vào thời đó, phương pháp này mang lại lợi nhuận cao cho AOL.
Dòng thiết bị đọc sách điện tử Kindle của Amazon. Như một bài báo của Business Insider tháng 10 năm 2011 có tựa đề "Cách Amazon kiếm tiền từ Kindle" đã nhận xét: "Kindle của Amazon không còn chỉ là một sản phẩm: Nó là cả một hệ sinh thái." Ngoài ra, Business Insider cũng lưu ý rằng “Hệ sinh thái Kindle cũng là sản phẩm phát triển nhanh nhất của Amazon và có thể chiếm hơn 10% doanh thu của công ty vào năm tới”.
Apple iOS và các thiết bị di động khác chỉ được phép chạy các ứng dụng đã được phê duyệt trước từ một dịch vụ phân phối kỹ thuật số.
Các thiết bị Nook của Barnes & Noble. Vào cuối tháng 12 năm 2011, B&N bắt đầu tung ra bản cập nhật chương trình cơ sở tự động, không dây 1.4.1 cho Nook Tablets, loại bỏ khả năng người dùng có quyền truy cập root vào thiết bị và khả năng tải ứng dụng từ các nguồn khác ngoài NOOK Store của Barnes and Noble (nếu không mod). Các thiết bị Nook HD cũng bị "đóng" tương tự, cho đến tháng 5 năm 2013, khi BN mở rộng hệ sinh thái của mình một chút bằng cách cho phép người dùng cài đặt Cửa hàng Google Play và các ứng dụng Android khác nhau được cung cấp trên đó, bao gồm cả các ứng dụng của đối thủ, chẳng hạn như Audible.com, ComiXology, Kindle, Kobo và chính Google.
Tiêu chuẩn Tiện ích mở rộng phương tiện được mã hóa cung cấp các API để kiểm soát việc phát lại nội dung được mã hóa. Đây là một phần tiêu chuẩn web của World Wide Web Consortium và được biên soạn bởi các thành viên làm việc từ Google, Microsoft và Netflix.
Kwangmyong, dịch vụ mạng nội bộ quốc gia hoạt động ở Triều Tiên. Nó hoạt động như một mạng "vườn tường", vì không có thông tin nào từ nước ngoài được phép vào mạng mà không có sự chấp thuận của chính phủ.
Mạng CDMA của Verizon Wireless và các chính sách cấm kích hoạt các thiết bị không được Verizon phê chuẩn trên mạng của họ thường được biết đến (và thường bị chỉ trích) vì cách làm này.[cần dẫn nguồn]
Blockchain được cấp phép đã được gọi là “vườn tường” của năm 2017.
Máy chơi trò chơi điện tử có lịch sử lâu đời về các nền tảng vườn tường, trong đó các nhà phát triển cần mua giấy phép để phát triển cho nền tảng này và trong một số trường hợp, cần có sự chấp thuận của nhà sản xuất máy chơi trò chơi trước khi xuất bản trò chơi.
Các siêu ứng dụng như WeChat được các nhà phê bình gọi là vườn tường.
Xem thêm
Khả năng chuyển dữ liệu
Phụ thuộc vào nhà cung cấp
Hệ sinh thái doanh nghiệp
Sản phẩm bị hư hỏng
Web tối
Lỗi do thiết kế
Quản lý bản quyền kỹ thuật số
Cộng đồng được kiểm soát
Mã nguồn mở
Thiết bị bảo mật phần mềm
Người dùng đã đăng kí
Tham khảo<|eot_id|> |