text
stringlengths 0
512k
|
---|
Internet Society hay ISOC là một tổ chức quốc tế hoạt động phi lợi nhuận, phi chính phủ và bao gồm các thành viên có trình độ chuyên ngành. Tổ chức này chú trọng đến: tiêu chuẩn, giáo dục và các vấn đề về chính sách. Với trên 145 tổ chức thành viên và 65.000 thành viên cá nhân, ISOC bao gồm những con người cụ thể trong cộng đồng Internet. Mọi chi tiết có thể tìm thấy tại website của ISOC.
Internet Society nằm ở gần thủ đô Washington, DC, Hoa Kỳ và Geneva, Thụy Sĩ. Số hội viên của nó bao gồm hơn 145 tổ chức thành viên và hơn 65.000 cá nhân. Thành viên còn có thể tự lập một chi nhánh của tổ chức tùy theo vị trí hoặc sở thích. Hiện nay tổ chức có tới 90 chi nhánh trên toàn thế giới.
Nhiệm vụ và mục đích hoạt động
Bảo đảm, cổ vũ cho sự phát triển, mở rộng và sử dụng Internet được thuận lợi nhất cho mọi người trên toàn thế giới. |
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam hay Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu người Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số được công nhận tại Cộng hòa Séc.
Dựa trên từ vựng cơ bản, tiếng Việt được phân loại là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á. Tiếng Việt là ngôn ngữ có nhiều người nói nhất trong ngữ hệ này (nhiều hơn tổng số người nói của tất cả các ngôn ngữ còn lại trong ngữ hệ). Vì Việt Nam thuộc Vùng văn hoá Đông Á, tiếng Việt cũng chịu nhiều ảnh hưởng về từ tiếng Hán, do vậy là ngôn ngữ có ít điểm tương đồng nhất với các ngôn ngữ khác trong ngữ hệ Nam Á.
Lịch sử
Theo A. G. Haudricourt giải thích từ năm 1954, nhóm ngôn ngữ Việt-Mường ở thời kỳ khoảng đầu Công nguyên là những ngôn ngữ hay phương ngữ không thanh điệu. Về sau, qua quá trình giao thoa với Hoa ngữ và nhất là với các ngữ thuộc ngữ hệ Tai-Kadai vốn có hệ thống thanh điệu phát triển cao hơn, hệ thống thanh điệu trong tiếng Việt xuất hiện và có diện mạo như ngày nay, theo quy luật hình thành thanh điệu. Sự xuất hiện các thanh điệu, bắt đầu khoảng thế kỷ thứ VI (thời kỳ Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam) với 3 thanh điệu và phát triển thêm vào khoảng thế kỷ XII (nhà Lý) với 6 thanh điệu. Sau đó một số phụ âm đầu biến đổi cho tới ngày nay. Trong quá trình biến đổi, các phụ âm cuối rụng đi làm thay đổi các kết thúc âm tiết và phụ âm đầu chuyển từ lẫn lộn vô thanh với hữu thanh sang tách biệt.
Ví dụ của A.G. Haudricourt.
Trước thời Pháp thuộc
Tiếng Việt là ngôn ngữ dùng trong sinh hoạt giao tiếp của dân thường từ khi lập nước. Giai đoạn từ đầu Công nguyên, tiếng Việt có những âm không có trong tiếng Trung. Từ khi tiếng Trung có ảnh hưởng tới Việt Nam thông qua các con đường và bao gồm các giai đoạn khác nhau, tiếng Việt bắt đầu có những âm vay mượn từ tiếng Trung. Các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến trong cuốn sách Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt chia quá trình tiếp xúc Hán – Việt thành 2 giai đoạn chính:
Giai đoạn từ đầu Công nguyên đến đầu thời nhà Đường (đầu thế kỷ VIII), từ vựng tiếng Hán ảnh hưởng tới tiếng Việt trong giai đoạn này gọi là từ Hán cổ;
Giai đoạn từ thời nhà Đường (thế kỷ VIII – thế kỷ X) trở về sau, từ vựng tiếng Hán ảnh hưởng tới tiếng Việt trong giai đoạn này gọi là từ Hán Việt.
Từ Hán cổ và từ Hán Việt gọi chung là từ gốc Hán.
1 số từ ngữ Hán cổ có thể kể đến như "đầu", "gan", "ghế", "ông", "bà", "cô", "chè", "ngà", "chén", "chém", "chìm", "buồng", "buồn", "buồm", "mùi", "mùa"... Từ Hán cổ là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt từ lâu hơn, đã đồng hoá mạnh hơn, nên những từ này hiện nay là từ thông thường trong hoạt động xã hội đối với người Việt.
Hệ thống từ Hán Việt trong tiếng Việt bằng cách đọc các chữ Hán theo ngữ âm hiện có của tiếng Việt (tương tự như người Nhật Bản áp dụng kanji đối với chữ Hán và katakana với các tiếng nước ngoài khác). Hiện nay có 1945 chữ Hán thông dụng trong tiếng Nhật, cũng có khoảng 2000 từ Hán–Hàn thông dụng. Số lượng từ vựng tiếng Việt có thêm hàng loạt các yếu tố Hán–Việt. Như là "chủ", "ở", "tâm", "minh", "đức", "thiên", "tự do",... giữ nguyên nghĩa chỉ khác cách đọc; hay thay đổi vị trí như "nhiệt náo" thành "náo nhiệt", "thích phóng" thành "phóng thích", "đảm bảo" thành "bảo đảm"...; hoặc rút gọn như "thừa trần" thành "trần" (trong trần nhà), "lạc hoa sinh" thành "lạc" (trong củ lạc, còn gọi là đậu phộng)...; hoặc đọc chệch đi như sáp nhập (chữ Hán: 插入) thành sát nhập, thống kế (統計) thành thống kê, để kháng (抵抗) thành đề kháng, chúng cư (眾居) thành chung cư, bảo cô (保辜) thành báo cô, vãng cảnh (往景) thành vãn cảnh (晚景), khuyến mãi (勸買) thành khuyến mại (勸賣), vân vân; hay đổi khác nghĩa hoàn toàn như "phương phi" trong tiếng Hán có nghĩa là "hoa cỏ thơm tho" thì trong tiếng Việt lại là "béo tốt", "bồi hồi" trong tiếng Hán nghĩa là "đi đi lại lại" sang tiếng Việt thành "bồn chồn, xúc động"... Mặt khác, người Trung Quốc gọi là Thái Sơn, Hoàng Hà, cổ thụ... thì người Việt lại đọc là núi Thái Sơn, sông Hoàng Hà, cây cổ thụ (mặc dù sơn = núi, hà = sông, thụ = cây)... Do tính quy ước của ngôn ngữ mà phần nào đó các cách đọc sai khác với tiếng Hán vẫn có ai đó chấp nhận và sử dụng trong khi các nhà nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Việt hiện nay cũng như các cơ quan, các cấp quản lý, tổ chức xã hội – nghề nghiệp lẫn các nhà khoa học Việt Nam có thể chưa tìm được tiếng nói chung trong việc chuẩn hoá cách sử dụng tên riêng và từ vựng mượn từ tiếng nước ngoài. Bên cạnh đó, có những từ có thể đã dùng sai như "quan ngại" dùng và hiểu như "lo ngại", "vấn nạn" hiểu là "vấn đề nan giải", "vô hình trung" thì viết thành "vô hình chung" hay "vô hình dung", "việt dã" là "chạy dài"; "trứ tác" dùng như "sáng tác", "phong thanh" dùng như "phong phanh", "bàng quan" dùng như "bàng quang", "đào ngũ" dùng là "đảo ngũ", "tham quan" thành "thăm quan", "xán lạn" thành "sáng lạng"…
Theo ước lượng của các nhà nghiên cứu, từ Hán Việt chiếm khoảng trên dưới 70% vốn từ trong phong cách chính luận, khoa học (Maspéro thì cho rằng, chúng chiếm hơn 60% lượng từ tiếng Việt). Tác giả Lê Nguyễn Lưu trong cuốn sách Từ chữ Hán đến chữ Nôm thì cho rằng về lĩnh vực chuyên môn và khoa học tỉ lệ này có thể lên đến 80% nhưng khi nhận xét về văn ngữ trong một cuốn tiểu thuyết thì chỉ còn 12,8%, kịch nói rút xuống còn 8,9% và ngôn ngữ nói chuyện hằng ngày còn thấp hơn nữa.
Các từ và từ tố Hán Việt tạo ra các từ ngữ mới cho tiếng Việt như sĩ diện, phi công, bao gồm, sống động, sinh đẻ, vân vân. Trong khi tiếng Việt gọi là phát thanh (發聲) thì tiếng Hán lại gọi là 廣播 quảng bá; tiếng Việt gọi là truyền hình (傳形) thì tiếng Hán gọi là 電視 điện thị; tiếng Việt gọi là thành phố (城鋪), thị xã (市社) thì tiếng Hán gọi là 市 thị. Tiếng Việt đã lợi dụng được những thành tựu ngôn ngữ trong tiếng Hán để tự cải tiến mình.
Kể từ đầu thế kỷ thứ XI, Nho học phát triển, việc học cổ văn gia tăng, tầng lớp trí thức mở rộng tạo tiền đề cho một nền văn chương của người Việt bằng cổ văn phát triển với các áng văn thư ví dụ như Nam quốc sơn hà bên sông Như Nguyệt (sông Cầu).
Cùng thời gian này, ai đó xây riêng 1 hệ thống chữ viết cho người Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết phát triển, đó là chữ Nôm. Để tiện cho việc học chữ Hán và chữ Nôm của người Việt, Ngô Thì Nhậm (1746–1803) đã biên soạn cuốn sách Tam thiên tự giải âm (còn gọi là Tam thiên tự, Tự học toản yếu). Tam thiên tự giải âm chỉ lược dạy 3000 chữ Hán, Nôm thông thường, đáp ứng nhu cầu cần thiết, nhớ chữ, nhớ nghĩa từng chữ, mỗi câu 4 chữ. Hiệp vần cũng có điểm đặc biệt, tức là vần lưng (yêu vận, vần giữa câu). Tiếng thứ 4 câu đầu hiệp với tiếng thứ hai câu dưới rồi cứ thế mãi đến 3000 chữ, 750 câu. Ví dụ: Thiên – trời, địa – đất, cử – cất, tồn – còn, tử – con, tôn – cháu, lục – sáu, tam – ba, gia – nhà, quốc – nước, tiền – trước, hậu – sau, ngưu – trâu, mã – ngựa, cự – cựa, nha – răng, vô – chăng, hữu – có, khuyển – chó, dương – dê,... Trần Văn Giáp đánh giá đây tuy chỉ là quyển sách dạy học vỡ lòng về chữ Hán như đã nêu ở trên nhưng thực ra cũng có thể coi nó chính là sách Từ điển Hán Việt thông thường và phổ biến ở cuối thế kỷ XVIII, cùng thời với các sách Chỉ nam ngọc âm, Chỉ nam bị loại và xuất hiện trước các sách Nhật dụng thường đàm, Thiên tự văn và Đại Nam quốc ngữ.
Thời Pháp thuộc
Từ khi Pháp xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ thứ XIX, tiếng Pháp dần thay thế vị trí của cổ văn, trở thành ngôn ngữ chính thức trong giáo dục, hành chính và ngoại giao. Chữ Quốc ngữ (chữ Latinh tiếng Việt), do một số nhà truyền giáo châu Âu tạo ra, đặc biệt là hai tu sĩ người Bồ Đào Nha Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa, với mục đích ban đầu là dùng ký tự Latinh ghi lại tiếng Việt, được chính quyền Pháp thuộc bảo hộ sử dụng nhằm thay thế chữ Hán với chữ Nôm để đồng văn tự với tiếng Pháp, dần dần sử dụng phổ biến trong xã hội cùng tiếng Pháp.
Gia Định báo là tờ báo đầu tiên mà phát hành bằng chữ Quốc ngữ tại Nam Kỳ vào năm 1865, đặt nền móng cho sự phát triển và xu hướng của chữ Quốc ngữ như là chữ viết chính của tiếng Việt sau này.
Mặt khác, những khái niệm chính trị xã hội, kỹ thuật mới dẫn đến việc nhập các thuật ngữ, từ ngữ mới. Có 2 xu hướng về cách thức nhập thuật ngữ là:
Nhập từ phiên âm của ngôn ngữ phương Tây, chủ yếu là từ tiếng Pháp và có thể sử dụng bởi tầng lớp thị dân có thể vốn không thạo chữ Hán như ghi đông, phanh, lốp, găng, pê đan, phuốc tăng (nay gọi là phuộc),...
Nhập qua âm Hán Việt của chữ Hán từ tiếng Trung và tiếng Nhật (từ Hán-Việt gốc Nhật) như chính đảng, kinh tế, giai cấp, bán kính, câu lạc bộ,... Trong giới văn hoa thì các tên riêng phương tây mà dùng là từ Hán Việt như Á Căn Đình (Argentina), Nã Phá Luân (Napoleon),... hay Tòa Bạch Ốc (Nhà Trắng),...
Sau năm 1945
Tiếng Việt thay thế hoàn toàn tiếng Pháp và văn ngôn, trở thành ngôn ngữ làm việc cấp quốc gia duy nhất của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, sự phát triển tiếng Việt trong chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam diễn ra có khác nhau, chủ yếu ở sử dụng từ Hán-Việt và phiên âm tên trong tiếng nước ngoài.
Tại miền Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) có xu hướng chuyển sang sử dụng từ thuần Việt thay thế từ Hán Việt cùng nghĩa còn ở miền Nam (Việt Nam Cộng hòa) thì vẫn giữ nguyên việc sử dụng từ Hán Việt như thời trước 1945. Ví dụ như miền Nam vẫn giữ tên "Ngân hàng Quốc gia" trong khi miền Bắc đổi thành "Ngân hàng Nhà nước" (1960), miền Nam gọi là "phi trường" thì miền Bắc gọi là "sân bay", miền Nam gọi là "Ngũ Giác Đài" thì miền Bắc gọi là "Lầu Năm Góc", miền Nam gọi là "Đệ nhứt thế chiến" thì miền Bắc gọi là "Chiến tranh thế giới thứ nhất", miền Nam gọi là "hỏa tiễn" thì miền Bắc gọi là "tên lửa", miền Nam gọi là "thủy quân lục chiến" còn miền Bắc đổi thành "lính thủy đánh bộ",... Ngược lại ở miền Bắc lại dùng một số danh từ bắt nguồn từ tiếng Hán như "tham quan", "sự cố", "nhất trí", "đăng ký", "đột xuất", "vô tư",... thì miền Nam lại dùng những chữ "thăm viếng", "trở ngại/trục trặc", "đồng lòng", "ghi tên", "bất ngờ", "thoải mái",...
Việc phiên dịch địa danh tiếng nước ngoài thì ở miền Nam vẫn theo cách trước 1945 là dùng tên theo từ Hán Việt, như Băng Đảo (Iceland), Úc Đại Lợi (Australia), Hung Gia Lợi (Hungary), Ba Tây (Brazil),... Tại miền Bắc thì chuyển sang dùng tên gọi bắt nguồn từ ngôn ngữ không phải tiếng Hán (thí dụ: Ai-xơ-len, Ô-xtrây-li-a, Hung-ga-ri...), trừ ra một số tên Hán Việt phổ biến như "Pháp", "Đức", "Anh", "Nga"... Cá biệt (có thể là duy nhất) 1 tên tiếng Trung là Zhuang (người Tráng) "phiên âm trực tiếp" thành Choang trong tên gọi chính thức "Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây".
Sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975, quan hệ Bắc-Nam đã kết nối lại. Gần đây, sự phổ biến hơn của các phương tiện truyền thanh và truyền hình trên toàn quốc góp phần chuẩn hóa tiếng Việt về chính tả và âm điệu. Từ Hán Việt và từ thuần Việt được người Việt sử dụng song song tùy thuộc ngữ cảnh hay văn phong. Sự di cư để học tập và làm việc giữa các vùng miền giúp mọi người ở Việt Nam được tiếp xúc và hiểu nhiều hơn với các phương ngữ tiếng Việt.
Phân bố
Theo Ethnologue, tiếng Việt có tại Anh, Ba Lan, Campuchia, Côte d'Ivoire, Đức, Hà Lan, Lào, Na Uy, Nouvelle-Calédonie, Phần Lan, Pháp, Philippines, Cộng hòa Séc, Sénégal, Thái Lan, Vanuatu, Đài Loan, Nga... Riêng Trung Quốc có người Kinh bản địa ở Đông Hưng, tiếng Việt của họ có pha trộn âm giọng của các ngôn ngữ Hán (Quan thoại, tiếng Quảng Đông,...).
Tiếng Việt là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc vì người Việt được công nhận là "dân tộc thiểu số" tại Séc.
Phương ngữ
Tiếng Việt có sự thay đổi trong giọng nói từ Bắc vào Nam, không đột ngột mà tiệm tiến dần theo từng vùng liền nhau. Trong đó, giọng Bắc (Nam Định – Thái Bình), giọng Trung Huế và giọng Nam Sài Gòn là 3 phân loại chính. Những tiếng địa phương này khác nhau ở giọng điệu và từ địa phương. Thanh ngã và thanh hỏi ở miền Bắc rõ hơn ở miền Nam và Trung. Miền Bắc phát âm một số phụ âm (tr, ch, n, l...) khác với miền Nam và miền Trung. Giọng Huế có nhiều từ vựng địa phương hơn những giọng khác. Từ điển Việt-Bồ-La (1651) của Alexandre de Rhodes lấy tiếng miền Bắc làm nền tảng, Dictionarium Anamitico Latinum (1772-1773) của Pierre Pigneaux de Béhaine lấy tiếng miền Nam làm nền tảng. Theo trang thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và học giả Laurence Thompson thì cách đọc tiêu chuẩn hiện nay dựa vào giọng Hà Nội. Tuy nhiên, chưa có quy định nào nói rằng giọng Hà Nội là chuẩn quốc gia.
Ngữ âm
Nguyên âm
Dưới đây là bảng các nguyên âm theo giọng Hà Nội.
Trong bảng trên, các nguyên âm trước, giữa và nguyên âm mở là nguyên âm không tròn môi, còn lại là nguyên âm tròn môi. Ă và â là dạng ngắn của a và ơ.
Đồng thời, tiếng Việt còn có hệ thống nguyên âm đôi và nguyên âm ba.
Phụ âm
Bảng dưới đây trình bày các phụ âm trong tiếng Việt và cách viết.
{| class=wikitable style=text-align:center
|-
! colspan=2|
! Môi
! Chân răng
! Quặt lưỡi
! Vòm
! Vòm mềm
! Thanh hầu
|-
! colspan=2| Mũi
| m
| n
|
| nh
| ng/ngh
|
|-
! rowspan=3| Tắc
! thường
| p
| t
| tr
| ch
| c/k/q
|
|-
! thanh hầu hóa
| b
| đ
|
|
|
|
|-
! bật hơi
|
| th
|
|
| rowspan=2| kh
|
|-
! rowspan=2| Xát
! vô thanh
| ph
| x
| s
|
| h
|-
! hữu thanh
| v
| d
| rowspan=2| r
| gi
| g/gh
|
|-
! colspan=2| Tiếp cận
| u/o
| l
| y/i
|
|
|}
1 số phụ âm chỉ có một cách viết (như b, p) nhưng một số có nhiều hơn một cách viết như k, có thể biểu diễn bằng c, k hay q.
Đồng thời, các phụ âm có thay đổi tuỳ theo địa phương. Sự khác biệt về phụ âm giữa các vùng miền trình bày kỹ càng hơn trong bài phương ngữ tiếng Việt.
Thanh điệu
Tiếng Việt là ngôn ngữ thanh điệu, mọi âm tiết của tiếng Việt luôn mang 1 thanh điệu nào đó. Do các thanh điệu của tiếng Việt trong chữ quốc ngữ biểu thị bằng các dấu thanh còn gọi là dấu nên một số người quen gọi các thanh điệu của tiếng Việt là các "dấu". Có sự khác biệt về số lượng thanh điệu và điệu trị của thanh điệu giữa các phương ngôn của tiếng Việt, thanh điệu có tên gọi giống nhau không đồng nghĩa với việc nói chúng sẽ giống nhau trong mọi phương ngôn của tiếng Việt. Phương ngôn tiếng Việt Bắc Bộ có 6 thanh điệu, phương ngôn tiếng Việt Trung Bộ và Nam Bộ có 5 thanh điệu. Thanh điệu của tiếng Việt tiêu chuẩn gồm 6 thanh: ngang (còn gọi là thanh không dấu do chữ quốc ngữ không có dấu thanh cho thanh điệu này), sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng nhưng lại thiếu các quy định cụ thể về việc lấy cách phát âm trong phương ngôn nào của tiếng Việt làm cách phát âm tiêu chuẩn cho 6 thanh điệu này.
Các âm tiết mang vần nhập thanh, tức là các vần kết thúc bằng 1 trong 3 phụ âm cuối (chữ quốc ngữ ghi lại bằng chữ cái "c" hoặc chữ cái nhị hợp "ch"), (chữ quốc ngữ ghi lại bằng chữ cái "t"), (chữ quốc ngữ ghi lại bằng chữ cái "p") chỉ có thể mang thanh sắc hoặc thanh nặng. 3 âm tắc trên đã làm cho các âm tiết mang vần nhập thanh chỉ có thể mang các thanh điệu có điệu trị ngắn và nhanh.
Trong thơ ca các thanh điệu phân thành 2 nhóm: thanh bằng gồm có ngang và huyền, thanh trắc gồm các thanh còn lại. Trong các thể thơ cổ như Đường luật và lục bát, có thể có sự hòa hợp thanh điệu bằng trắc giữa các tiếng trong 1 câu thơ.
Ngữ pháp
Tiếng Việt là 1 ngôn ngữ đơn lập. Các quan hệ ngữ pháp thể hiện chủ yếu thông qua hệ thống hư từ và cách sắp xếp trật tự từ trong câu. Trật tự từ thông dụng nhất trong tiếng Việt là chủ ngữ - vị ngữ - tân ngữ (SVO). Tuy nhiên, trật tự trong câu có thể trong một số trường hợp sắp xếp theo kiểu ngôn ngữ nổi bật chủ đề, vì thế mà 1 câu có thể theo trật tự Tân ngữ - Chủ ngữ - Vị ngữ (OSV).
Vị trí các từ sắp xếp theo thứ tự, từ mang ý chính đứng trước từ mang ý phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho từ mang ý chính, tương tự như danh từ đứng trước tính từ đứng sau bổ sung nghĩa cho danh từ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bổ ngữ (bao gồm từ mang ý phụ và tính từ) sẽ đứng trước danh từ.
Tiếng Việt còn có hệ thống đại từ nhân xưng dựa trên các từ ngữ chỉ quan hệ xã hội và hệ thống danh từ đơn vị.
Từ vựng
Từ vựng tiếng Việt có 2 bộ phận chính: từ thuần Việt và từ mượn. Ngoài ra còn có những từ hỗn chủng là kết quả của sự kết hợp các yếu tố thuần Việt và ngoại lai.
Từ thuần Việt
Từ thuần Việt là những từ xuất hiện lâu hơn trong tiếng Việt, biểu thị những sự vật, hiện tượng, khái niệm cơ bản nhất trong đời sống hằng ngày. Do có sự tiếp xúc từ sớm hơn với các ngôn ngữ nhóm Tày-Thái nên nhiều từ thuần Việt và các từ tương ứng trong các tiếng này có sự giống nhau nhất định về ngữ âm và ngữ nghĩa.
Trước 1960, một số từ thuần Việt dùng để đặt tên thông tục cho người trong tầng lớp bình dân hoặc để tránh bị ma quỷ thần thánh bắt đi. Tại miền Bắc có các tên như "Rụt", "Tằm", "Cột", "Cu", "Gái",... Tại miền Nam có các tên như "Đực",... Sự phát triển dân trí dẫn đến cách đặt tên thông tục giảm dần.
Từ Hán Việt
Sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán bắt đầu khi nhà Hán của Trung Quốc xâm chiếm khu vực Việt Nam. Quá trình tiếp xúc đã đưa vào tiếng Việt một khối lượng từ ngữ của tiếng Hán. Giai đoạn đầu, hiện tượng này diễn ra lẻ tẻ, rời rạc hơn chủ yếu thông qua đường khẩu ngữ qua sự tiếp xúc giữa người Việt và người Hán, tạo nên 1 lớp từ có nguồn gốc Hán cổ mà đã hoà lẫn với các từ thuần Việt. Đến đời Đường, tiếng Việt mới có sự tiếp nhận các từ ngữ Hán một cách có hệ thống qua đường sách vở. Các từ ngữ gốc Hán này chủ yếu đọc theo ngữ âm đời Đường tuân thủ nguyên tắc ngữ âm tiếng Việt gọi là âm Hán–Việt. Khi đưa vào tiếng Việt, bên cạnh việc thay đổi về mặt ngữ âm, một số từ Hán Việt thay đổi cả ngữ nghĩa.
Từ Hán-Việt chiếm 1 phần trong vốn từ vựng tiếng Việt, chúng hiện diện một số lĩnh vực của đời sống xã hội.
Từ có nguồn gốc Ấn–Âu
Kể từ khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, tiếng Pháp đã có ảnh hưởng đến tiếng Việt và các từ ngữ gốc Pháp thâm nhập vào tiếng Việt. Sự ảnh hưởng này là do tiếng Pháp có sử dụng trong các văn bản, giấy tờ của Nhà nước và trong giảng dạy ở nhà trường cũng như trong các loại sách báo khác. Ảnh hưởng này kéo theo sự xuất hiện của các từ gốc Pháp trong các lĩnh vực khác nhau đặc biệt là trong khoa học kỹ thuật.
Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, miền Bắc Việt Nam chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Do đó, một số từ ngữ gốc Nga có điều kiện du nhập vào tiếng Việt. Đồng thời, cùng với sự tiếp xúc, hội nhập sâu rộng hơn với thế giới, trong tiếng Việt cũng xuất hiện các từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Anh.
Nhìn chung, khi đưa vào tiếng Việt, những từ này đã Việt hoá về mặt âm đọc (thêm thanh điệu, thay đổi âm hoặc giảm bớt âm tiết). Những từ đơn âm tiết (hoặc đơn âm hoá), vay mượn qua khẩu ngữ thâm nhập vào tiếng Việt. Trong khi đó, những từ có 2 âm tiết trở lên, vay mượn thông qua sách vở vẫn còn dấu ấn ngoại lai. Có những từ vay mượn nguyên dạng nên tạo ảnh hưởng trong cách phát âm.
Từ có nguồn gốc tiếng dân tộc thiểu số
Là 1 nước đa sắc tộc với 54 dân tộc đã công nhận, tiếng Việt phổ thông tiếp nhận 1 phần tiếng dân tộc thiểu số, gồm từ thông dụng và tên riêng của người hay địa vật và các từ này có thể có vần "phi Việt". Quá trình này diễn ra trong lịch sử. Dựa theo tên người/danh xưng đăng tải trên báo chí và các địa danh trên các bản đồ hành chính, chúng ta có thể phân loại các cách nhập tiếng dân tộc thiểu số như sau:
Từ tiếng nói của hầu hết các dân tộc từ Quảng Bình trở ra, đã cư trú lâu hơn cùng người Kinh và/hoặc thuộc vùng Văn hóa Đông Á, như người Mường, Tày, Nùng, Thái,... thì họ tên người thì theo từ Hán Việt như các họ "Triệu", "Đàm", "Cầm", "Đèo",..., còn địa danh thì theo ghi âm như "Nậm", "Huổi/ Khuổi", "Pắc",... Đôi khi sự giao lưu với người Kinh dẫn đến những tên hỗn hợp như Hang Bua (tên tiếng Thái là Thẩm Bua, nghĩa là Hang Sen).
Từ tiếng H'Mông thì theo ghi âm mà không theo từ Hán Việt, mặc dù tiếng H'Mông có quan hệ gần hơn với tiếng Hoa. Ví dụ như các họ Vàng (Vương, Vang), Giàng (Dương, Yang),... hay các địa danh như Lào Cai (nghĩa chữ là Chợ Cũ, từ Hán Việt là Lão Nhai 老街), Sa Pa (Sa Pả, nghĩa chữ là Bãi Cát),... Trường hợp loại trừ là họ tên vua Mèo mà dùng từ Hán Việt như Vương Chí Sình.
Từ tiếng nói của các dân tộc ở Tây Nguyên, Nam Bộ,... thì theo ghi âm là chính, như Đắk Lắk, Krông Pắc,... hoặc biến âm như Sóc Trăng, Nha Trang,... Cá biệt có việc giới chức biên phòng đã "Kinh hóa" địa danh đặt tên đồn biên phòng, ví dụ tại xã Pờ Y có Đồn/Cửa khẩu Bờ Y.
Các chữ và vần "phi Việt" viết theo hướng dẫn trong Quyết định 240/QĐ "Về tên riêng không phải tiếng Việt", trong đó các chữ cái F, J, W, Z có thể tùy nghi sử dụng.
Từ hỗn chủng
Từ hỗn chủng là những từ tạo thành từ các yếu tố có nguồn gốc khác nhau như giữa yếu tố thuần Việt và Hán Việt, giữa yếu tố thuần Việt và yếu tố Ấn-Âu. Cùng với sự phát triển của tiếng Việt, các từ hỗn chủng đã gia tăng, đóng 1 vai trò trong việc diễn đạt các khái niệm mới hơn trong xã hội.
Ví dụ:
vôi hoá () – "vôi" là thuần Việt, "hoá" là Hán-Việt.
ôm kế – "ôm" là từ tiếng Đức Ohm, "kế" là Hán-Việt.
nhà băng – "nhà" là thuần Việt, "băng" là từ tiếng Pháp banque.
game thủ – "game" là tiếng Anh, "thủ" là Hán-Việt.
Chữ viết
liên_kết=https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:I_speak_vietnamese.JPG|nhỏ|"Tôi nói tiếng Việt Nam" (碎呐㗂越南), bên trên viết bằng Chữ Quốc ngữ (chữ Latinh), bên dưới viết bằng chữ Nôm (gạch chân) với chữ Hán
Theo dòng lịch sử phát triển, tiếng Việt có 3 dạng ký tự để viết là chữ Hán, chữ Nôm (dựa trên chữ Hán) và chữ Quốc ngữ (chữ Latinh).
Chữ Hán và chữ Nôm là văn tự chính của Việt Nam trước thế kỷ 20. Tất cả các tác phẩm sử học và văn học cổ truyền Việt Nam đều viết bằng chữ Hán, chữ Nôm như Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Đoạn trường tân thanh, Đại Việt sử ký toàn thư,...
Chữ Quốc ngữ là chữ Latinh dựa trên bảng chữ cái và âm vị của tiếng Bồ Đào Nha đối chiếu với tiếng Việt, do các nhà truyền giáo Dòng Tên Bồ Đào Nha xây dựng vào đầu thế kỷ 17 rồi do giáo sĩ Alexandre de Rhodes người Avinhon chuẩn định. Đây là người cho in cuốn Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum năm 1651. Cuối thế kỷ 18 tại Đàng Trong diễn ra cuộc chỉnh lý chữ Quốc ngữ dưới sự điều phối của Giám mục Pierre Pigneau de Behaine (hay còn biết tới dưới tên Bá Đa Lộc), từ điển có tên Dictionarium Anamatico-Latinum soạn quãng năm 1772–1773 nhưng mới chỉ là bản viết tay. Sau đó, từ điển của Taberd mang tên Nam Việt–Dương Hiệp Tự vị (tựa Latinh giống với tựa cuốn của Bá Đa Lộc) xuất bản năm 1838 tại Serampore, Ấn Độ.
Chữ Quốc ngữ từ lúc ra đời tuy có hơn 200 năm hình thành và phát triển, nhưng chưa đủ phổ biến để là văn tự chính ở Việt Nam vì chữ Hán và chữ Nôm vẫn là dạng văn tự phổ biến của tiếng Việt. Phải đến cuối thế kỷ 19, vào thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền thuộc địa bảo hộ chữ Quốc ngữ và cổ súy thay thế chữ Hán và chữ Nôm để tiếng Việt đồng văn tự Latinh với tiếng Pháp, bắt đầu từ Nam Kỳ rồi tới Bắc Kỳ và Trung Kỳ để dễ dàng phổ biến tiếng Pháp và văn hóa Pháp. Còn các nhà cải cách Việt Nam ủng hộ việc truyền bá hệ chữ Latinh như phương tiện để khai dân trí, chấn dân khí. Cải cách giáo dục năm 1906 của vua Thành Thái cũng bao gồm chương trình dạy chữ Quốc ngữ. Tuy vậy trong giai đoạn này, sự bóc lột của Thực dân Pháp khiến người Việt không được đi học đầy đủ, nên hầu hết người Việt giai đoạn này trở nên mù chữ với cả chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Ngay sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lập quốc, Chính phủ phát động Bình dân học vụ với mục tiêu nhanh chóng giải quyết nạn mù chữ bằng cách đẩy mạnh dạy chữ Quốc ngữ cho người dân. Chữ Hán và chữ Nôm vẫn được một lượng người Việt sử dụng song song cùng chữ Quốc ngữ, nhưng đến năm 1950, giảng dạy chữ Hán Nôm bị loại ra khỏi chương trình giáo dục của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vì độ phổ biến ở Việt Nam không còn nhiều.
Tại Việt Nam hiện nay, người dân chủ yếu sử dụng chữ Quốc ngữ là chính, còn chữ Hán và chữ Nôm thường dùng trong các hoạt động liên quan tới văn hóa truyền thống như viết thư pháp, câu đối, tìm hiểu lịch sử và văn học cổ, và được giảng dạy trong chuyên ngành Hán Nôm bậc đại học cũng như tại các tổ chức phong trào dạy học chữ Hán và chữ Nôm được sử dụng trong tiếng Việt. Trái ngược lại là cộng đồng người Kinh bản địa ở Đông Hưng (Trung Quốc), do không bị ảnh hưởng bởi chính sách thay thế chữ Hán và chữ Nôm bằng chữ Quốc ngữ của Thực dân Pháp (vùng đất họ sống trở thành lãnh thổ Đại Thanh theo Công ước Pháp-Thanh ký năm 1887, nên họ không bị Thực dân Pháp đô hộ), những thế hệ con cháu ở đây không bị gián đoạn chuyện đi học và không bị mù chữ. Người Kinh bản địa ở Đông Hưng vẫn duy trì được sự phổ biến của chữ Hán và chữ Nôm trong cộng đồng và vẫn dùng làm văn tự chính cho tiếng Việt ở thời hiện đại giống như người Việt xưa, thay vì dùng chữ Latinh như người Việt ở Việt Nam hiện tại.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, tại Chương I Điều 5 Mục 3, ghi tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam. Không có bất kỳ văn bản nào ở cấp nhà nước quy định giọng chuẩn và quốc tự ("chữ viết quốc gia" hoặc văn tự chính thức) của tiếng Việt. Phần lớn các văn bản hành chính tiếng Việt ở Việt Nam được viết bằng chữ Quốc ngữ theo "Quy định về chính tả tiếng Việt và về thuật ngữ tiếng Việt" áp dụng cho các sách giáo khoa, báo và văn bản của ngành giáo dục, nêu tại Quyết định của Bộ Giáo dục số 240/QĐ ngày 5 tháng 3 năm 1984 do những người thụ hưởng giáo dục đó sau này ra làm việc trong mọi lĩnh vực xã hội hướng tới việc chuẩn hóa chính tả tiếng Việt. Không có luật lệ nào cấm người Việt viết tiếng Việt hiện đại bằng chữ Hán Nôm.
Thư pháp
Cùng với chữ Hán, Kana và Hangul, có người "yêu thích" thư pháp nâng chữ viết tiếng Việt lên thành một bộ môn nghệ thuật.
Thư pháp chữ Việt ban đầu là thư pháp chữ Nôm và chữ Hán. Sau này chữ Quốc ngữ trở nên phổ biến hơn trong khi nhu cầu và sở thích treo chữ trong nhà vẫn còn, người chơi chữ đã khởi xướng thư pháp chữ Quốc ngữ. Còn thư pháp chữ Hán và chữ Nôm hiện nay vẫn duy trì song song.
Bộ gõ tiếng Việt và giao tiếp tiếng Việt qua mạng
Tuy cùng là chữ Latinh, ngoài 22 ký tự không dấu có trong bảng chữ cái tiếng Anh thì chữ Quốc ngữ còn chứa lượng ký tự có dấu, bao gồm 7 ký tự Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ư cùng 60 chữ nguyên âm (A, Ă, Â, E, Ê, I, O, Ô, Ơ, U, Ư, Y) mang thanh điệu sắc-huyền-hỏi-ngã-nặng. Tổng cộng là máy tính hay điện thoại cần phải nạp thêm 67 ký tự, gấp hơn 2,5 lần bảng chữ cái của tiếng Anh (26 ký tự) thì mới đủ để viết tiếng Việt. Nên để có thể viết tiếng Việt trên máy tính và điện thoại di động cần có bộ gõ là phần mềm hỗ trợ soạn thảo văn bản bằng tiếng Việt đi kèm một số phông chữ Quốc ngữ. Người dùng cũng có thể cài đặt thêm các phông ký tự chữ Quốc ngữ khác phục vụ trang trí và nghệ thuật. Các bộ gõ tiếng Việt khác nhau sẽ quy định các phím bấm khác nhau để hiển thị các dấu thanh, dấu mũ và dấu móc. Có những quy ước chuẩn dấu tiếng Việt, bộ mã, cách gõ và những phần mềm khác nhau. Có bộ mã chữ Việt theo chuẩn quốc tế Unicode.
Do ký tự có dấu phải mã hóa mất lượng bộ nhớ lớn hơn ký tự không dấu, việc tin nhắn SMS bằng tiếng Việt có dấu bị hạn chế 70 ký tự/tin nhắn (ít hơn một nửa so với 180 ký tự/tin nhắn của tiếng Anh) nên trước đây người Việt thường nhắn tin SMS không dấu để có thể viết nhiều nội dung hơn và tiết kiệm tiền hơn dù nội dung bằng tiếng Việt không dấu có thể gây hiểu nhầm. Một số trường hợp lợi dụng viết tắt, biến đổi ký tự nhằm giảm số lượng (j=gi; f=ph; bỏ h trong "gh","ngh") hay thể hiện rõ âm (z=d vì "đ" viết không dấu thành "d"). Hiện nay nhờ sự phát triển của Internet trên di động (như Wi-Fi, 4G không giới hạn dung lượng) cùng các ứng dụng OTT và mạng xã hội, việc nhắn tin bằng tiếng Việt có dấu trở nên thoải mái hơn mà không lo bị hạn chế ký tự.
Đối với việc gõ chữ Hán và chữ Nôm bằng tiếng Việt, do dạng ký tự này hiện không được sử dụng phổ biến ở Việt Nam nên các hãng sản xuất máy tính, điện thoại hay phần mềm coi như loại bỏ. Thời gian gần đây để phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu về lịch sử hay văn học cổ cũng như chuyên ngành Hán Nôm, một số cá nhân hay tổ chức đã tạo ra những trang web hay phần mềm giúp viết chữ Hán và chữ Nôm bằng bộ gõ chữ Quốc ngữ. Với chữ Hán do đồng bộ với các chữ của bộ gõ tiếng Trung và tiếng Nhật nên việc hiển thị không khó khăn, còn chữ Nôm do một lượng chữ chưa được mã hoá đầy đủ nên có thể hiển thị bị lỗi trên một số máy tính và điện thoại dưới dạng ô vuông hay dấu hỏi chấm. |
Ohio (viết tắt là OH, viết tắt cũ là O.) là một tiểu bang khu vực Trung Tây (cũ) nằm ở miền đông bắc Hoa Kỳ. Tên "Ohio" theo tiếng Iroquois có nghĩa là "sông đẹp" và đó cũng là tên của một dòng sông dùng làm ranh giới phía nam của tiểu bang này với tiểu bang Kentucky.
Hải quân Hoa Kỳ có đặt tên một vài con tàu được đặt tên là USS Ohio (Chiến Hạm Hoa Kỳ Ohio) để tỏ lòng trân trọng tiểu bang này.
Đây là nơi sinh của các Tổng thống: Ulysses S. Grant (tại Point Pleasant), Rutherford B. Hayes (tại Delaware), James A. Garfield (tại Orange, Cuyahoga County), Benjamin Harrison (tại North Bend), William McKinley (tại Niles), William Howard Taft (tại Cincinnati), Warren G. Harding (tại Blooming Grove). Ngoài ra đây còn là nơi sinh của nhà phát minh nổi tiếng Thomas Edison (tại Milan).
Lịch sử
Ohio là tiểu bang đầu tiên được chia ra từ Lãnh thổ Tây Bắc.
Vào thế kỷ 18, Pháp xây dựng lên các cửa khẩu dùng để buôn bán, trao đổi hàng hóa (chủ yếu là lông thú) tại đây.
Vào năm 1754, Pháp và Anh giao chiến trên đất Mỹ vì xung đột quyền lợi trong một cuộc chiến mà sau này được gọi là Chiến tranh Pháp với người da đỏ. Vì Hiệp ước Paris, Pháp đành phải chuyển quyền quản lý Ohio cho phía Anh.
Anh thông qua Tuyên ngôn 1763 cấm những thực dân Mỹ đừng bố trí trong Vùng Ohio. Quyền kiểm soát của Anh đối với Ohio kết thúc bởi chiến thắng của Mỹ trong Cuộc cách mạng Mỹ.
Hoa Kỳ tạo ra vùng lãnh thổ Tây Bắc vào năm 1787. Ohio nằm trong vùng lãnh thổ Tây Bắc. Vùng lãnh thổ Indiana sau đó được tạo ra do Ohio chuẩn bị được trở thành tiểu bang, làm vùng lãnh thổ Tây Bắc nhỏ đi bằng Ohio ngày nay cộng với khoảng một nửa diện tích phía đông của đồng bằng Michigan (Mi-chi-gân).
Theo Sắc lệnh Tây Bắc (Northwest Ordinance), Ohio có thể được trở thành tiểu bang khi mà dân số có hơn 60.000 người. Ngày 19 tháng 2 năm 1803, Tổng thống Jefferson ký một đạo luật của Quốc hội công nhận Ohio là tiểu bang thứ 17. Thông lệ của Quốc hội về công bố ngày chính thức có quyền tiểu bang không diễn ra cho đến tận năm 1812, khi Louisiana được nhận vào, cho nên vào năm 1953 Tổng thống Eisenhower ký một đạo luật công bố ngày 1 tháng 3 năm 1803 là ngày chính thức mà Ohio được trở thành tiểu bang Mỹ.
Vào năm 1835, Ohio chiến đấu với Michigan trong một cuộc chiến không đổ máu để có được thành phố Gargamesh (ngày nay là Toledo), cuộc chiến này được gọi là Chiến tranh Toledo.
Luật pháp và chính quyền
Thủ phủ của Ohio là Columbus, gần trung tâm tiểu bang. Thống đốc hiện nay là John Kasich (đảng Cộng hòa), với hai thượng nghị sĩ liên bang là J. D. Vance (Cộng hòa) và Sherrod Brown (đảng Dân chủ).
Địa lý
Sông Ohio là biên giới phía nam của Ohio (chính xác là ở mực nước sông thấp nhất vào năm 1793 ở bờ bắc của dòng sông) và nhiều đoạn biên giới phía bắc của tiểu bang được xác định theo hồ Erie của Ngũ Đại Hồ (giáp tỉnh Ontario của Canada). Ohio tiếp giáp với Pennsylvania ở phía đông, Michigan ở phía bắc, Indiana ở phía tây, Kentucky ở phía nam, và Tây Virginia ở phía đông nam.
Nhiều vùng ở Ohio là đồng bằng bị băng xói mòn, trừ một vùng bằng phẳng về phía tây bắc, ngày xưa gọi là Đầm Lầy Tối Tăm (Great Black Swamp). Vùng đất bị băng xói mòn này ở vùng tây bắc và miền trung bị ngăn cách về phía đông và đông nam bởi vùng bị băng xói mòn thuộc Cao Nguyên Allegheny, tiếp theo đó là một vùng gọi là vùng chưa bị băng xói mòn thuộc Cao Nguyên Allegheny. Nhiều phần của Ohio là vùng đất thấp, nhưng vùng không bị băng xói mòn thuộc cao nguyên Allegheny có núi và rừng nhấp nhô.
Những dòng sông quan trọng thuộc tiểu bang này có thể kể là Sông Miami, Sông Scioto, Sông Cuyahoga, và Sông Muskingum.
Kinh tế
Ohio là tiểu bang quan trọng trong sản xuất máy móc, công cụ, và nhiều vật khác, là một trong những tiểu bang công nghiệp chính của Hoa Kỳ. Vì Ohio nằm trong khu vực trồng ngô của Mỹ, nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong kinh tế của tiểu bang. Ngoài ra, các địa danh lịch sử, những thắng cảnh và các hoạt động giải trí của Ohio là nền tảng cho ngành du lịch phát triển. Hơn 2.500 hồ và 70.000 kilômét của những thắng cảnh bên sông là thiên đường cho những người du lịch bằng thuyền, người đánh cá và người đi bơi.
Những địa điểm khảo cổ học về dân da đỏ bao gồm các ngôi mộ và các địa điểm khác thu hút được sự quan tâm đặc biệt về lịch sử.
Tổng sản phẩm của Ohio vào năm 1999 là 362 tỷ Mỹ kim, đứng thứ bảy trên toàn nước Mỹ. Thu nhập tính theo đầu người của tiểu bang vào năm 2000 là $28.400 (USD), đứng thứ 19 trong cả nước. Sản phẩm nông nghiệp chính của Ohio là đậu nành, sản phẩm từ sữa, ngô, cà chua, lợn, bò, gia cầm và trứng. Sản phẩm công nghiệp là thiết bị chuyên chở, sản phẩm kim loại đúc sẵn, máy móc, chế biến đồ ăn và thiết bị điện.
Dân số
Theo Thống kê Dân số năm 2000, dân số là 11.353.140 người. Dân số tăng lên 4,7% (506.025 người) so với năm 1990. Theo thống kê 2000:
85% (9.645.453 người) là người da trắng.
11,5% (1.301.307 người) là người da đen.
1,9% (217.123 người) là người Hispanic hay Latino (người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha).
1,2% (132.633 người) là người Mỹ gốc châu Á.
0,2% (24.486 người) là người da đỏ.
0,02% (2.749 người) là người gốc Hawaii hay từ các đảo ngoài Thái Bình Dương.
Trong số đó:
0,8% (88.627 người) là chủng tộc khác.
1,4% (157.885 người) là người có máu hỗn hợp.
Năm nhóm người chính theo chủng tộc là người Đức (25,2%), Ailen (12,7%), Mỹ gốc Phi (11,5%), Anh (9,2%), Mỹ (8,5%).
6,6% dân số Ohio dưới 5 tuổi; 25,4% dưới 18 tuổi; và 13,3% từ 65 tuổi trở lên. Nữ giới chiếm khoảng 51,4% số dân.
Những thành phố quan trọng
Giáo dục
Trường đại học
13 trường đại học công lập, trong đó trường lớn nhất là Đại học Tiểu bang Ohio.
24 chi nhánh các trường đại học công lập và khu vực.
46 trường nghệ thuật tự do.
2 trường y tế nhận sự hỗ trợ công.
15 trường cộng đồng.
8 trường kỹ thuật.
Trên 24 trường độc lập phi lợi nhuận.
Xem Danh sách các trường đại học ở Ohio
Thể thao chuyên nghiệp |
California (phát âm như "Ca-li-phót-ni-a" hay "Ca-li-phoóc-ni-a", nếu nhanh: "Ca-li-phoóc-nha"), còn được người Việt gọi vắn tắt là Cali hay phiên âm Hán Việt là Cựu Kim Sơn, là một tiểu bang ven biển phía tây của Hoa Kỳ. Với dân số là 38 triệu người và diện tích 410,000 km² (158,402 mi2), lớn hơn Việt Nam (331,000 km2) California là tiểu bang đông dân nhất Hoa Kỳ và lớn thứ ba theo diện tích.
Đây là nơi sinh của Tổng thống Richard Nixon (tại Yorba Linda).
Địa lý
California kề cận với Thái Bình Dương, Oregon, Nevada, Arizona và tiểu bang Baja California của México. Tiểu bang này có nhiều cảnh tự nhiên rất đẹp, bao gồm Central Valley rộng rãi, núi cao, sa mạc nóng nực, và hàng trăm dặm bờ biển đẹp. Với diện tích 411,000 km² (160,000 mi2), nó là tiểu bang lớn thứ ba của Hoa Kỳ và lớn hơn cả nước Đức và cũng như Việt Nam. Hầu hết các thành phố lớn của tiểu bang nằm sát hay gần bờ biển Thái Bình Dương, đáng chú ý là Los Angeles, San Francisco, San Jose, Long Beach, Oakland, Santa Ana/Quận Cam, và San Diego. Tuy nhiên, thủ phủ của tiểu bang, Sacramento, là một thành phố lớn nằm trong thung lũng Trung tâm. Trung tâm địa lý của tiểu bang thuộc về Bắc Fork, California.
Địa lý California phong phú, phức tạp và đa dạng. Giữa tiểu bang có thung lũng Trung tâm, một thung lũng lớn, màu mỡ được bao quanh bởi những dãy núi bờ biển ở phía tây, dãy núi đá granit Sierra Nevada ở phía đông, dãy núi Cascade có đá lửa ở miền bắc, và dãy núi Tehachapi ở miền nam. Các sông, đập nước, và kênh chảy từ các núi để tưới thung lũng Trung tâm. Nguồn nước của phần lớn tiểu bang do Dự án Nước Tiểu bang cung cấp. Dự án Thung lũng Trung tâm hỗ trợ hệ thống nước của một số thành phố, nhưng chủ yếu cung cấp cho việc tưới tiêu nông nghiệp. Nhờ nạo vét, vài con sông đã đủ rộng và sâu để cho vài thành phố nội địa (nhất là Stockton) được trở thành hải cảng. Trung lũng Trung tâm nóng nực và màu mỡ là trung tâm nông nghiệp của California và trồng một phần lớn cây lương thực của Mỹ. Tuy nhiên, việc trồng trọt bị tàn phá bởi nhiệt độ thấp gần điểm đông trong mùa đông. Phía nam của thung lũng, một phần là sa mạc, được gọi là thung lũng San Joaquin, do nước chảy xuống sông San Joaquin, còn phía bắc được gọi là thung lũng Sacramento, do nước chảy xuống sông Sacramento. Châu thổ vịnh Sacramento – San Joaquin vừa là cửa sông quan trọng hỗ trợ hệ sinh thái nước mặn và vừa là nguồn nước chủ yếu của phần lớn dân cư tiểu bang.
Dãy núi Sierra Nevada (tức "dãy núi tuyết" trong tiếng Tây Ban Nha) ở phía đông và trung tâm tiểu bang, có núi Whitney là đỉnh núi cao nhất trong 48 tiểu bang (4,421 mét (14,505 feet)). Trong dãy Sierra còn có Công viên Quốc gia Yosemite và hồ Tahoe (một hồ nước ngọt sâu và là hồ lớn nhất của tiểu bang theo thể tích). Bên phía đông của dãy Sierra là thung lũng Owens và hồ Mono – nơi sinh sống chủ yếu của chim biển. Còn bên phía tây là hồ Clear, hồ nước ngọt lớn nhất của California theo diện tích. Vào mùa đông, nhiệt độ ở dãy Sierra Nevada xuống tới nhiệt độ đóng băng và ở đây có hàng chục dòng sông băng nhỏ, trong đó có sông băng cực nam của Hoa Kỳ, sông băng Palisade.
Rừng che phủ khoảng 35% tổng diện tích tiểu bang và California có nhiều loại thông hơn bất cứ tiểu bang nào khác. Về diện tích rừng, California chỉ đứng sau Alaska mặc dù tỉ lệ rừng theo diện tích nhỏ hơn một số tiểu bang khác. Phần lớn của rừng ở đây ở phía tây bắc tiểu bang và triền phía tây dãy Sierra Nevada. Những cánh rừng nhỏ hơn với chủ yếu là cây sồi dọc theo những dãy núi California gần bờ biển hơn, và cả những đồi thấp dưới chân dãy Sierra Nevada. Những rừng thông nhỏ hơn có ở các dãy núi San Gabriel và San Bernardino ở miền Nam California cũng như trên những vùng núi ở miền trung Quận San Diego.
Các sa mạc ở California chiếm 25% tổng diện tích. Ở miền nam có dãy núi Transverse và một hồ nước mặn lớn – biển Salton. Sa mạc phía trung nam được gọi là Mojave. Phía đông nam của sa mạc này là thung lũng Chết, là nơi có Badwater Flat – điểm thấp nhất và nóng nhất của Bắc Mỹ. Điểm thấp nhất của thung lũng Chết cách đỉnh của núi Whitney ít hơn 322 km (200 dặm). Con người đã vài lần cố gắng đi bộ từ điểm này tới điểm kia và người nổi tiếng nhất là Lee Bergthold. Thực sự hầu như cả miền đông nam California là sa mạc khô cằn và nóng bức, và các thung lũng Coachella và Imperial thường có nhiệt độ rất cao vào mùa hè.
Nằm theo bờ biển dài và đông đúc dân cư của California là vài khu vực đô thị lớn, bao gồm San Jose–San Francisco–Oakland, Los Angeles–Long Beach, Santa Ana–Irvine–Anaheim, và San Diego. Thời tiết gần Thái Bình Dương rất ôn hòa so với những khí hậu trong đất liền. Nhiệt độ không bao giờ xuống tới điểm đông vào mùa đông (hầu như không có tuyết) và nhiệt độ hiếm khi lên trên 30°C (gần 80°F).
California được biết đến với động đất vì có nhiều vết đứt gãy, nhất là vết đứt gãy San Andreas. Tuy ở nhiều tiểu bang khác như Alaska, Washington, Oregon, và Missouri đã xảy ra các trận động đất rất mạnh (gây ra bởi vết đứt gãy New Madrid), nhưng nhiều người biết đến những động đất ở California hơn vì chúng xảy ra thường xuyên và hay xảy ra ở những vùng đông dân cư.
California cũng có vài núi lửa, một số còn hoạt động như núi lửa Mammoth. Những núi lửa khác bao gồm đỉnh Lassen, nó phun nham thạch từ 1914 đến 1921, và núi lửa Shasta.
Các thành phố quan trọng
Tiểu bang California có 478 thành phố, trong đó phần lớn nằm trong những khu vực đô thị lớn. 68% của dân cư California sống trong hai khu vực đô thị lớn nhất gồm vùng Đại Los Angeles và vùng vịnh San Francisco.
Dân số vài thành phố lớn (2000):
Los Angeles: 3.694.820
San Jose: 894.943
San Francisco: 776.733
San Diego: 1.223.400
Các công viên quốc gia
Dịch vụ Vườn Quốc gia (NPS) quản lý nhiều công viên quốc gia ở California:
Đảo Alcatraz gần San Francisco
Đài kỷ niệm Quốc gia Cabrillo tại San Diego
Đường mòn California
Công viên Quốc gia Quần đảo Eo biển gần Ventura
Công viên Quốc gia Thung lũng Chết
Đài kỷ niệm Quốc gia Devils Postpile gần Mammoth Lakes
Khu tưởng niệm Eugene O'Neill tại Danville
Pháo đài Pointtại Presidio
Khu giải trí Quốc gia Cổng Vàng trong San Francisco
Khu tưởng niệm John Muir tại Martinez
Công viên Quốc gia Joshua Tree, trụ sở tại Twentynine Palms
Đường mòn Juan Bautista de Anza
Công viên Quốc gia Kings Canyon
Công viên Quốc gia Núi lửa Lassen gần Mineral
Đài kỷ niệm Quốc gia Lớp dung nham gần Tulelake
Trại giam Manzanar tại Independence
Khu bảo tồn Quốc gia Mojave, trụ sở tại Barstow
Đài kỷ niệm Quốc gia Muir Woods tại Thung lũng Mill
Đường mòn Tây Ban Nha Cũ
Đài kỷ niệm Quốc gia Pinnacles gần Paicines
Bờ biển Quốc gia Mũi Reyes gần Mũi Reyes
Đường mòn Pony Express
Đài kỷ niệm Quốc gia Kho đạn Hải quân Cảng Chicago tại Trạm Vũ khí Hải quân Concord
Công viên Quốc gia Redwood
Công viên lịch sử Quốc gia Hậu phương Chiến tranh thế giới thứ hai Rosie the Riveter tại Richmond
Công viên lịch sử Quốc gia Hàng hải San Francisco
Khu giải trí Quốc gia Dãy núi Santa Monica
Công viên Quốc gia Củ tùng
Khu giải trí Quốc gia Whiskeytown gần Whiskeytown
Công viên Quốc gia Yosemite
Lịch sử
Trước khi người châu Âu đến California thì đây là một trong những vùng đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ nhất ở Bắc Mỹ thời thổ dân. Nhiều người ở bờ biển phía tây Hoa Kỳ săn những con thú biển, câu cá hồi và thu nhặt tôm cua, trong khi những dân tộc cơ động hơn ở bên trong California đi săn thú rừng và hái lượm những quả hạch, quả đầu, và quả mọng. Các dân tộc ở California có nhiều hình thức tổ chức khác nhau như nhóm, bộ lạc, tiểu bộ lạc, và các cộng đồng lớn hơn trên bờ biền dồi dào tài nguyên như dân tộc Chumash, Pomo, và Salinas. Việc buôn bán, hôn nhân khác dân tộc, và liên minh quân sự làm cho những dân tộc khác nhau có nhiều mối liên hệ xã hội và kinh tế.
João Rodrigues Cabrilho người Bồ Đào Nha là người châu Âu đầu tiên thám hiểm một phần bờ biển California năm 1542. Còn Francis Drake là người đầu tiên thám hiểm cả bờ biển và tuyên bố chủ quyền đối với vùng đất này năm 1579. Từ cuối thế kỷ 18, các hội truyền giáo Tây Ban Nha đã xây dựng các ngôi làng rất nhỏ trên những vùng đất trợ cấp lớn khổng lồ thuộc miền rộng rãi về phía bắc của Baja California.
Ban đầu, vùng đất có tên California bao gồm vùng tây bắc của Đế quốc Tây Ban Nha, tức là bán đảo Baja California (Hạ California), và phần lớn những vùng đất hiện nay của các tiểu bang California, Nevada, Utah, Arizona, và Wyoming, được gọi là Alta California (Thượng California). Trong thời kỳ đầu, những ranh giới của biển Cortez và bờ biển Thái Bình Dương chưa được thám hiểm đầy đủ, cho nên California được vẽ như một hòn đảo trên những bản đồ thời đó. Tên California được đặt ra cho vùng này theo hòn đảo lạc viên California trong Las sergas de Esplandián (Các truyện phiêu lưu của Splandian), một tiểu thuyết tiếng Tây Ban Nha do Garci Rodríguez de Montalvo viết vào thế kỷ 16.
Vùng đất này có người thổ dân trước khi có các cuộc thám hiểm lác đác của người châu Âu vào thế kỷ 16. Đến cuối thế kỷ 18, Tây Ban Nha chiếm vùng này thành thuộc địa của mình. Và khi Mexico giành được độc lập trong cuộc Chiến tranh giành độc lập México (1810–1821), California thành một phần của nước này. Hơn 200 năm sau khi Mexico giành được độc lập, California là tỉnh xa thuộc miền bắc của quốc gia. Các trại rất lớn nuôi bò, được gọi rancho, trở thành chế độ chính của California thuộc Mexico. Các thương gia và thực dân bắt đầu đến từ Hoa Kỳ, báo hiệu những thay đổi quyết liệt sẽ xảy ra khắp miền California.
Vào thời kỳ này, một số quý tộc Nga cũng thử thám hiểm và tuyên bố chủ quyền một phần California, nhưng các lần thám hiểm này không thành công do Sa hoàng không quan tâm và do chính phủ Mexico xây dựng một số pháo đài (presidio) để chặn những cuộc xâm nhập vào miền này. California không có nhiều người sinh sống cho đến khi y học hiện đại loại trừ được sự bùng nổ các bệnh sốt vàng, sốt rét, và dịch hạch gây ra bởi muỗi và bọ chét, những loài sẽ bị giết chết khi bị đông cứng, mà ở California lại thiếu điều này.
Khi Mexico giành được độc lập từ Tây Ban Nha thì các hội truyền giáo Tây Ban Nha tại California thuộc về chính phủ Mexico, và họ vội vàng giải tán và bãi bỏ những hội này. Tuy nhiên, nhiều thành phố lớn của California đã phát triển xung quanh những hội truyền giáo này, bởi vậy những thành phố đó có tên thánh, thí dụ như Los Angeles được đặt tên theo Đức Bà Maria, San Francisco theo Thánh Phanxicô thành Assisi, San Jose theo Thánh Giuse, và San Diego theo Thánh Điđacô.
Vào Chiến tranh Mỹ-Mexico (1846–1848), người dân Mỹ nổi lên chống lại chính phủ Mexico. Năm đầu tiên của cuộc chiến, 1846, Cộng hòa California được thành lập và Cờ Gấu tung bay. Trên lá cờ này có hình một con gấu vàng và một ngôi sao. Tuy nhiên, nền cộng hòa bị chấm dứt đột ngột khi Thiếu tướng John D. Sloat của Hải quân Hoa Kỳ tiến vào vịnh San Francisco và tuyên bố chủ quyền của Hoa Kỳ đối với California. Sau chiến tranh, California bị chia thành 2 phần thuộc Mexico (phía nam) và Hoa Kỳ (phía bắc). Phần phía bắc, đầu tiên được gọi Alta California, rồi trở thành tiểu bang California thuộc Hoa Kỳ; còn phần phía nam được Mexico chia thành hai tiểu bang Baja California và Baja California Sur.
Vào năm 1848, có khoảng 4.000 người Tây Ban Nha ở vùng thượng California tới vào người, nhưng vàng đã được phát hiệm gần Sacramento, làm cho nhiều người đến đây từ Mỹ, Âu Châu, và những nơi khác với hy vọng tìm vàng trong cuộc đổ xô tìm vàng ở California năm 1849. Do đó, rất nhiều người nhập cư vào miền này, và California được trở thành tiểu bang thứ 31 của Hoa Kỳ năm 1850. Khi tiểu bang này gia nhập Liên bang, nó được coi là một trong những tiểu bang tự do, tức là nó cấm chế độ nô lệ.
Đầu tiên, việc đi lại lại giữa miền Tây và các trung tâm ở miền Đông tốn thì giờ và nguy hiểm. Hành khách phải đi theo các chuyến đường biển dài hoặc đi bằng xe ngựa hay đi bộ rất khó khăn trên những con đường đất. Năm 1869, đường xe lửa xuyên lục địa đầu tiên được hoàn thành, tạo ra một lối đi thẳng hơn. Sau đó, hàng trăm ngàn người Mỹ tới California, nơi những người mới đến khám phá ra rằng nếu tưới đất vào những tháng hè khô cạn, đất đó rất hợp để trồng cây ăn quả và làm nông nghiệp nói chung. Các loại cây giống cam quýt được trồng phổ biến (nhất là cây cam), và từ đó ngành sản xuất nông nghiệp California bắt đầu rất thành công đến ngày nay.
Đầu thế kỷ 20, sự di trú đến California tăng nhanh sau khi hoàn thành những con đường xuyên lục địa lớn như Đường Lincoln và Xa lộ 66. Từ 1900 đến 1965, dân số California tăng tới gần một triệu và California trở thành tiểu bang đông dân nhất Liên bang. Từ năm 1965 đến nay, nhân khẩu của tiểu bang thay đổi hoàn toàn làm California trở thành một trong những địa điểm có nhiều chủng loại người nhất trên thế giới. Nói chung, tiểu bang có khuynh hướng tự do, hiểu biết về kỹ thuật và văn hóa, và là trung tâm quốc tế về công ty kỹ thuật, ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình, công nghiệp âm nhạc, và ngành sản xuất nông nghiệp đã nói ở trên.
Nhân khẩu
Dân số
Năm 2006, California có khoảng 36.132.147 người, tăng 290.109 người hay 0,8% so với năm 2005 và tăng 2.260.494 người hay 6,7% so với năm 2000. Với tỷ lệ tăng này, California đứng hàng thứ 13 trong số các tiểu bang tăng dân số nhanh nhất. Số người tăng lên gồm 1.557.112 tăng trưởng tự nhiên (2.781.539 người sinh trừ 1.224.427 người chết) và 751.419 người nhập cư. California là tiểu bang đông dân nhất với trên 12% người Mỹ sống tại đây. Nếu là một quốc gia riêng, California sẽ là nước đông dân thứ 34 trên thế giới. California nhiều hơn Canada 4 triệu dân.
Chủng tộc
Không sắc tộc nào chiếm đa số tại California. Đây là một trong ba tiểu bang (California, Hawaii và New Mexico) mà người thiểu số nhiều hơn người da trắng. Người da trắng không có gốc từ châu Mỹ Latinh vẫn là nhóm đông nhất, nhưng họ không chiếm đại đa số. Người gốc từ châu Mỹ Latinh chiếm trên một phần ba số dân; các nhóm khác, theo thứ tự là: Người Mỹ gốc Á, Người Mỹ gốc Phi và Người thổ dân da đỏ.
Vì có nhiều người nhập cư từ châu Mỹ Latinh, nhất là từ México, và tỉ lệ sinh sản của người Mỹ Latinh cao hơn, các nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng họ sẽ chiếm đa số vào năm 2040. California có tỉ lệ người gốc châu Á cao thứ nhì toàn quốc, chỉ sau Hawaii.
Ngôn ngữ
Tính đến năm 2000, số người California từ 5 tuổi trở lên sử dụng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha tại nhà lần lượt là 60,5% và 25,8%. Tiếng Trung Quốc đứng thứ ba với 2,6%, sau đó là tiếng Tagalog (2,0%) và tiếng Việt (1,3%).
Có trên 100 ngôn ngữ thổ dân tại đây, nhưng hầu hết đang ở tình trạng mai một. Từ năm 1986, Hiến pháp California đã chỉ định tiếng Anh làm ngôn ngữ phổ thông và chính thức trong tiểu bang.
Tôn giáo
Người dân California theo các tôn giáo sau (2014):
Kitô giáo – 75%
Giáo hội Công giáo Rôma – 32%
Tin Lành – 28%
Baptist – 8%
Trưởng Lão – 3%
Giám Lý – 2%
Giáo hội Luther – 2%
Các giáo hội Kháng Cách khác – 23%
Các giáo phái Kitô khác – 3%
Do Thái giáo – 2%
Phật giáo – 2%
Hồi giáo – 1%
Các tôn giáo khác – 3%
Không tôn giáo – 27%
Như các tiểu bang miền tây khác, số người tự nhận là "không tôn giáo" cao hơn các nơi khác tại Hoa Kỳ.
Kinh tế
Tuy tiểu bang có tiếng về thái độ thoải mái khi so sánh với các tiểu bang ở bờ biển đông Hoa Kỳ, nền kinh tế California lớn thứ sáu trên thế giới và đóng góp 13% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Hoa Kỳ. Các ngành công nghiệp lớn nhất của tiểu bang bao gồm nông nghiệp, hàng không vũ trụ, giải trí, công nghiệp nhẹ, và du lịch. California cũng có vài trung tâm kinh tế quan trọng như Hollywood (về điện ảnh), thung lũng Trung tâm California (về nông nghiệp), thung lũng Silicon (về máy tính và công nghệ cao), và vùng Rượu vang (về rượu vang).
Chính phủ
Giống chính phủ liên bang Hoa Kỳ, California có chính phủ kiểu cộng hòa, với ba nhánh chính phủ: hành pháp gồm Thống đốc California và các quan chức được bầu riêng rẽ; Cơ quan lập pháp bang California gồm Hạ viện và Thượng viện; và tư pháp có Tòa án Tối cao California và các tòa cấp dưới. Tiểu bang cũng để cử tri tham gia vào quá trình chính phủ qua kiến nghị, trưng cầu dân ý, bãi miễn, và phê chuẩn.
Giáo dục
Do một tu chính án của hiến pháp tiểu bang, California phải chi phí 40% của thu nhập tiểu bang cho hệ thống trường công. California là tiểu bang duy nhất có điều khoản như vậy.
Các trường tiểu học công lập có chất lượng khác nhau tùy theo trường. Chất lượng của các trường địa phương phần lớn tùy theo tiền thuế ở vùng đấy và cỡ của ban phụ trách các trường. Ở một số vùng, chi phí quản lý tốn một phần lớn của tiền đã dùng cho giáo dục. Ở những vùng nghèo, tỷ lệ người biết đọc viết có thể ít hơn 70% dân cư.
Hệ thống trường trung học công lập dạy những lớp tùy chọn về nghề nghiệp, ngôn ngữ, và khoa học nhân văn có cấp riêng cho những học sinh giỏi, sinh viên tương lai, và học sinh công nghiệp. Họ nhận học sinh bắt đầu từ khoảng 14–18 tuổi, và chính phủ ngừng đòi hỏi người phải đi học khi đến 16 tuổi. Ở nhiều khu vực trường học, những trường trung học cơ sở có lớp tùy chọn với chương trình tập trung vào cách học, người 11–13 tuổi đi những trường học này. Những trường tiểu học chỉ dạy về cách học, lịch sử, và xã hội, và có trường mẫu giáo tùy chọn nửa ngày bắt đầu từ 5 tuổi. Chính phủ đòi hỏi trẻ em phải đến trường từ 6 tuổi.
Hệ thống các viện đại học nghiên cứu chính của tiểu bang là hệ thống Viện Đại học California (UC), có nhiều nhà nghiên cứu đã đoạt giải Nobel hơn bất cứ cơ sở nào trên thế giới và được coi như một trong những hệ thống viện đại học công lập hàng đầu của Hoa Kỳ. Hệ thống UC có mục đích nhận 12,5% của những học sinh cao điểm nhất và thực hiện nghiên cứu sau đại học.
UC hiện có 10 viện đại học thành viên và 1 trường luật liên kết ở San Francisco:
UC-Berkeley
UC-San Francisco chỉ đào tạo những sinh viên sau đại học ngành y
UC-Los Angeles
UC-San Diego
UC-Davis
UC-Santa Cruz
UC-Santa Barbara
UC-Irvine
UC-Riverside
UC-Merced
Trường Đại học Luật Hastings (Hastings College of Law) liên kết với UC, tồn tại độc lập và không bị kiểm soát bởi UC
UC cũng quản lý một số phòng thí nghiệm liên bang cho Bộ Năng lượng Hoa Kỳ:
Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley (Berkeley, California) do UC trực tiếp quản lý và điều hành, tiến hành nghiên cứu chưa được phân loại trên nhiều lĩnh vực khoa học với những nỗ lực chính tập trung vào nghiên cứu cơ bản về vũ trụ, sinh học định lượng, khoa học nano, hệ thống năng lượng mới và giải pháp môi trường và sử dụng điện toán tích hợp làm công cụ khám phá.
Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore (Livermore, California) UC quản lý và vận hành thông qua một công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân riêng biệt và là đối tác hạn chế, sử dụng khoa học và công nghệ tiên tiến để đảm bảo rằng vũ khí hạt nhân của Mỹ vẫn đáng tin cậy. Tại đây cũng có các chương trình nghiên cứu lớn về mô hình siêu máy tính và dự đoán, năng lượng và môi trường, sinh học và công nghệ sinh học, khoa học cơ bản và công nghệ ứng dụng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và an ninh nội địa. Đây cũng là nơi có những siêu máy tính mạnh nhất thế giới.
Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos (Los Alamos, New Mexico) UC quản lý và vận hành thông qua một công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân riêng biệt và là đối tác hạn chế, tập trung hầu hết các công việc của mình vào việc đảm bảo độ tin cậy của vũ khí hạt nhân Mỹ. Các công việc khác tại đây liên quan đến các chương trình nghiên cứu nhằm ngăn chặn sự lây lan của vũ khí hủy diệt hàng loạt và an ninh quốc gia Hoa Kỳ, như bảo vệ Hoa Kỳ khỏi cuộc tấn công khủng bố.
Hệ thống Viện Đại học California State (CSU) cũng được coi như một trong những hệ thống trường học ưu việt trên thế giới. Hệ thống CSU bao gồm 23 viện đại học:
Đại học Tiểu bang Humboldt
Đại học Tiểu bang Chico
Đại học Tiểu bang Sonoma
Đại học Tiểu bang Sacramento
Đại học Tiểu bang San Francisco
Đại học Tiểu bang California tại Vịnh Đông
Đại học Tiểu bang California tại Bakersfield
Đại học Tiểu bang California tại Quần đảo Eo biển
Đại học Tiểu bang California tại Dominguez Hills
Đại học Tiểu bang California tại Fresno
Đại học Tiểu bang California tại Fullerton
Đại học Tiểu bang California tại Long Beach
Đại học Tiểu bang California tại Los Angeles
Học viện Hàng hải California
Đại học Tiểu bang California tại Vịnh Monterey
Đại học Tiểu bang California tại Northridge
Đại học Bách khoa Tiểu bang California tại Pomona
Đại học Tiểu bang California tại San Bernardino
Đại học Tiểu bang San Diego
Đại học Tiểu bang San Jose
Đại học Bách khoa Tiểu bang California tại San Luis Obispo
Đại học Tiểu bang California tại San Marcos
Đại học Tiểu bang California tại Stanislaus
Với hơn 400.000 sinh viên, hệ thống CSU là hệ thống viện đại học lớn nhất của Hoa Kỳ. Nó có mục đích nhận phần ba học sinh trung học phổ thông cao điểm nhất. Các viện đại học thuộc hệ thống CSU phần nhiều dành cho sinh viên đại học, nhưng nhiều trường lớn trong hệ thống, như là CSU-Long Beach, CSU-Fresno, San Diego State University, và San Jose State University, đang quan tâm thêm về nghiên cứu, nhất là về những ngành khoa học ứng dụng. CSU sắp làm trái với một phần của Sơ đồ Kerr năm 1960 vào năm 2007 khi họ bắt đầu phong học vị tiến sĩ (Ph.D.) về giáo dục. Cán bộ Thư viện Tiểu bang Kevin Star và các người khác đã nói rằng thay đổi nhỏ này là bước đầu tiên để cải tổ hệ thống đại học ở California.
Hệ thống Trường Đại học Cộng đồng California (California Community Colleges System - CCCS) cung cấp những lớp "giáo dục tổng quát", có thể chuyển đơn vị lớp học qua những hệ thống CSU và UC, và cũng cung cấp chương trình dạy nghề, dạy lớp thấp, và học tiếp. Các trường này cấp giấy chứng nhận và bằng cao đẳng (associate's degree). Nó bao gồm 109 trường đại học được tổ chức thành 72 khu vực, dạy hơn 2,9 triệu sinh viên.
Những viện đại học tư thục có tiếng bao gồm:
Viện Đại học Stanford
Viện Đại học Nam California (USC)
Viện Đại học Santa Clara (SCU)
Viện Đại học Claremont
Viện Công nghệ California (Caltech). Caltech cũng quản lý Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực cho NASA.
California có thêm hàng trăm trường và viện đại học tư thục, bao gồm nhiều học viện tôn giáo và học viện chuyên biệt. Bởi vậy California có nhiều cơ hội đặc biệt về giải trí và giáo dục cho dân cư. Cho thí dụ, miền nam California, một trong những vùng đông đại học nhất trên thế giới, có rất nhiều người hát giỏi mà thi trong đại hội ca đoàn lớn. Gần Los Angeles có nhiều học viện nghệ thuật và điện ảnh, bao gồm Học viện Nghệ thuật California (CalArts).
Chú thích |
{{Hộp thông tin quốc gia
| conventional_long_name = Vương quốc Thụy Điển
| native_name =
| common_name = Thụy Điển
| linking_name = Thụy Điển
| image_flag = Flag of Sweden.svg
| image_coat = Greater coat of arms of Sweden.svg
| symbol_type = Đại quốc huy
| symbol = Huy hiệu hoàng gia Thụy Điển
| national_motto = ""
| national_anthem = ()
| royal_anthem = ()
| image_map =
| map_caption = Vị trí của Thụy Điển (đỏ) trong Liên minh châu Âu (trắng)
| map_width = 250px
| official_languages = Tiếng Thụy Điển (de facto) ³Ngôn ngữ thiểu số chính thức:Phần LanTiếng SamiTiếng DiganTiếng Yiddish
| ethnic_groups = Không có số liệu thống kê chính thức
| demonym =
| capital = Stockholm
| coordinates =
| largest_city = thủ đô
| government_type = Đơn nhất quân chủ lập hiến đại nghị chế|
| leader_title1 = Quốc vương
| leader_name1 = Carl XVI Gustaf
| leader_title2 = Chủ tịch Quốc hội
| leader_name2 = Andreas Norlén
| leader_title3 = Thủ tướng
| leader_name3 = Ulf Kristersson
| legislature = Riksdag đơn viện
| sovereignty_type = Hình thành
| established_event1 = Vương quốc thống nhất
| established_date1 = Đầu thế kỷ XII
| established_event2 = Liên minh Kalmar
| established_date2 = 1397–1523
| established_event3 = Thụy Điển-Na Uy
| established_date3 = 4 tháng 11 năm 1814–tháng 8 năm 1905
| established_event4 = Gia nhập Liên minh châu Âu
| established_date4 = 1 tháng 1 năm 1995
| area_km2 = 450.295
| area_sq_mi = 175.896
| area_rank = 55
| area_magnitude = 1 E11
| percent_water = 8.67
| population_census = 10.053.061
| population_census_year = 2017
| population_census_rank = 89
| population_density_km2 = 22
| population_density_rank = 196
| GDP_PPP_year = 2016
| GDP PPP =
| GDP_PPP_rank = 34
| GDP_PPP_per_capita = 49.678 USD
| GDP_PPP_per_capita_rank = 17
| GDP_nominal_year = 2016
| GDP_nominal =
| GDP_nominal_rank = 21
| GDP_nominal_per_capita = 51.603 USD
| GDP_nominal_per_capita_rank = 11
| Gini = 28,0
| Gini_year = 2017
| Gini_change = increase
| Gini_ref =
| Gini_rank =
| HDI = 0,933
| HDI_year = 2017
| HDI_change = increase
| HDI_ref =
| HDI_rank = 7
| currency = Krona (kr)
| currency_code = SEK
| time_zone = CET
| utc_offset = +1
| utc_offset_DST = +2
| drives_on = phải
| date_format = nn/tt/nnnn (AD)
| cctld = .se
| calling_code = +46
| iso3166code = SE
| ISO_3166–1_alpha2 =
| ISO_3166–1_alpha3 =
| sport_code =
| vehicle_code =
| footnotes = ¹ För Sverige – i tiden (tiếng Thụy Điển: Cho Thụy Điển – theo thời gian) được Carl XVI Gustaf sử dụng là khẩu hiệu cá nhân làm vai quốc vương.² Không có nghị quyết nào tuyên bố rằng bản nhạc này là quốc ca.³ Xem đoạn về ngôn ngữ.
| Bản đồ 2 = EU-Sweden.svg
| Chú thích bản đồ = Vị trí Thụy Điển trên thế giới
| Chú thích bản đồ 2 =
| GDP_PPP =
| today =
}}
Thụy Điển (, , tiếng Anh: Sweden), tên chính thức là Vương quốc Thụy Điển (, tiếng Anh: Kingdom of Sweden), là một quốc gia ở Bắc Âu, giáp Na Uy ở phía Tây và Phần Lan ở phía Đông Bắc, nối với Đan Mạch bằng cầu Öresund ở phía Nam, phần biên giới còn lại giáp Biển Baltic và Biển Kattegat.
Với diện tích 449 964 km², Thụy Điển là nước lớn thứ ba trong Liên minh châu Âu, với dân số 10.2 triệu người, trong đó có khoảng 2,4 triệu người được sinh ra ở nước ngoài . Thụy Điển có mật độ dân số thấp với 21 người/km² nhưng lại tập trung cao ở nửa phía Nam của đất nước. Khoảng 85% dân số sống ở thành thị và theo dự đoán con số này sẽ tăng dần vì quá trình đô thị hóa đang diễn ra. Thủ đô của Thụy Điển là Stockholm, đây cũng là thành phố lớn nhất nước. Thành phố lớn thứ hai là Göteborg với dân số khoảng 500.000 người và 900.000 người trên tổng vùng. Thành phố lớn thứ ba là Malmö với dân số khoảng 260.000 người và 650.000 người ở tổng vùng. Ngày nay, Thuỵ Điển là một nước quân chủ lập hiến với thể chế đại nghị. Quyền lực lập pháp của đất nước thuộc về Quốc hội (Riksdag) đơn viện gồm 349 đại biểu. Quyền hành pháp được thực hiện bởi chính phủ do thủ tướng chủ trì. Thụy Điển là một nhà nước đơn nhất, được chia thành 21 hạt và 290 đô thị.
Một nhà nước độc lập của Thụy Điển đã xuất hiện trong đầu thế kỷ 12. Sau khi đại dịch Cái Chết Đen bùng nổ vào giữa thế kỷ 14 giết chết khoảng một phần ba dân số Scandinavia , Liên minh Hanse xuất hiện và trở thành mối đe doạ đối với văn hoá, tài chính và ngôn ngữ của người Scandinavia . Điều này dẫn đến việc hình thành Liên minh Kalmar giữa các nước Scandinavia vào năm 1397 , tuy vậy sau đó Thụy Điển đã rời bỏ Liên minh vào năm 1523. Khi Thụy Điển tham gia vào cuộc Chiến tranh Ba mươi năm bên phe Tân giáo, họ bắt đầu quá trình mở rộng lãnh thổ của mình và sau đó không lâu Đế chế Thụy Điển đã được hình thành, trở thành một trong những thế lực hùng mạnh nhất của châu Âu cho đến đầu thế kỷ 18. Lãnh thổ của Thụy Điển nằm ngoài bán đảo Scandinavia đã dần dần bị mất trong thế kỷ 18 và thế kỷ 19. Nửa phía Đông của Thụy Điển (Phần Lan ngày nay), rơi vào tay Đế quốc Nga năm 1809. Cuộc chiến tranh cuối cùng Thụy Điển tham gia trực tiếp vào năm 1814, khi Thụy Điển sử dụng quân sự ép Na Uy nhập vào Liên minh Thụy Điển và Na Uy, một liên minh tồn tại đến tận năm 1905. Kể từ đó, Thụy Điển là một nước hòa bình, áp dụng chính sách đối ngoại không liên kết vào thời bình và chính sách trung lập thời chiến . Thụy Điển giữ vai trò trung lập trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới và Chiến tranh Lạnh, mặc dù từ năm 2009 Thụy Điển đã chuyển sang hợp tác công khai với NATO.
Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Thụy Điển gia nhập Liên minh châu Âu vào ngày 1 tháng 1 năm 1995, nhưng đã từ chối trở thành một thành viên của NATO, cũng như từ chối gia nhập Khu vực đồng euro sau một cuộc trưng cầu dân ý. Thụy Điển hiện là thành viên của nhiều tổ chức như Liên Hợp Quốc, Hội đồng Bắc Âu, Hội đồng Châu Âu, Tổ chức Thương mại Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Thụy Điển là một nước có nền kinh tế phát triển cao, duy trì một hệ thống phúc lợi xã hội rộng rãi theo mô hình Bắc Âu, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tổng quát và giáo dục đại học miễn phí cho người dân. Thụy Điển đứng thứ 11 thế giới về thu nhập bình quân đầu người, ngoài ra nước này cũng đạt thứ hạng cao trong nhiều bảng xếp hạng quốc tế, đặc biệt là về chất lượng cuộc sống, y tế, giáo dục, bảo vệ tự do dân sự, cạnh tranh kinh tế, bình đẳng, thịnh vượng và phát triển con người .
Từ nguyên
Tên gọi của Thuỵ Điển trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung. Trong tiếng Anh, Thụy Điển được gọi là "Sweden". Bằng tiếng Trung, "Swe-den" được phiên âm là "瑞典" (pinyin: "Ruì diǎn"). "瑞典" có âm Hán Việt là "Thuỵ Điển".
Tên gọi Thụy Điển (Sweden) được mượn từ tiếng Hà Lan trong thế kỉ 17 nói tới Thụy Điển như một cường quốc mới nổi. Trước khi đế quốc Thụy Điển bành trướng, tiếng Anh hiện đại thời kì đầu sử dụng từ Swedeland. Sweden (Thụy Điển) được bắt nguồn từ sự tái tạo từ tiếng Anh cổ Swēoþēod, có nghĩa là dân Swedes (Old Norse Svíþjóð, Latin Suetidi). Từ đó nguồn gốc từ Sweon/Sweonas (Old Norse Sviar, Latin Suiones). Người Thụy Điển (Swedish) gọi là Sverige, nghĩa là vương quốc của người Swedes (Thụy Điển).
Biến thể của tên Sweden (Thụy Điển) được sử dụng trong hầu hết các ngôn ngữ, ngoại trừ tiếng Đan Mạch và tiếng Na Uy sử dụng từ Sverige, tiếng Faroese dùng từ Svøríki, tiếng Iceland Svíþjóð, và ngoại lệ đáng chú ý hơn của một số ngôn ngữ Finnic nơi mà từ Ruotsi (tiếng Phần Lan) và Rootsi (tiếng Estonia) được sử dụng, những cái tên thường được coi là đề cập đến những người từ các khu vực ven biển của Roslagen, Uppland (thuộc Thụy Điển), những người được biết đến với cái tên Rus, và thông qua họ có liên quan về mặt từ ngữ với tên tiếng Anh của Russia (Nga).
Lịch sử
Vào cuối thời kỳ băng hà (khoảng 12.000 TCN), những người đầu tiên đã bắt đầu di dân đến các vùng ven biển bằng đường bộ ở giữa Đức và Scania (miền Nam Thụy Điển ngày nay). Các di chỉ khảo cổ lâu đời nhất có niên đại vào khoảng 13.000 năm trước đây được tìm thấy ở vùng Scania. Khi con đường bộ này biến mất vào khoảng 5.000 năm TCN miền Trung và vùng ven biển của Thụy Điển đã có dân cư. Cũng theo các di chỉ khảo cổ, trong thời gian từ Công Nguyên cho đến năm 400 đã có một nền thương mại phát đạt với Đế quốc La Mã. Vùng Scandinavia được nhắc đến lần đầu tiên trong các văn kiện của La Mã từ năm 79 như trong Naturalis Historiae của Gaius Plinius Secundus hay trong De Origine et situ Germanorum của Gaius Cornelius Tacitus.
Đầu thế kỷ XI, vương quốc này là một liên minh lỏng lẻo của các vùng tự trị với các hội đồng, luật lệ và tòa án riêng biệt, chỉ được liên kết với nhau qua cá nhân của vị vua có quyền lực tương đối ít. Vương quốc thật ra được thành lập trong thời kỳ Trung Cổ, giữa năm 1000 và 1300, đồng thời với việc theo Công giáo. Sau năm 1000 danh hiệu vua bắt đầu thành hình ở Götaland (miền nam Thuỵ Điển) và ở Svealand (miền trung Thuỵ Điển). Ban đầu chức vị này thường hay bị tranh cãi, không bền vững và thường chỉ có tầm quan trọng trong vùng. Dưới thời của Birger Jarl, người có quan hệ mật thiết với anh rể của ông là vua Erik Eriksson, bắt đầu có những cải cách xã hội và chính trị rộng lớn, mang lại một quyền lực tập trung và một xã hội được tổ chức theo gương của các quốc gia phong kiến châu Âu.
Năm 1388, nữ hoàng Đan Mạch Margarethe I được một phái quý tộc chống đối công nhận là người trị vì Thuỵ Điển. Năm 1397 cháu của Margarethe là Erik của Pommern lên ngôi vua trị vì 3 vương quốc Đan Mạch, Na Uy và Thuỵ Điển, thành lập Liên minh Kalmar.
Năm 1611, sau khi vua cha qua đời, Gustav II Adolf lên ngôi lúc 17 tuổi, bắt đầu thời kỳ Thuỵ Điển vươn lên trở thành cường quốc. Ông tham chiến trong nhiều cuộc chiến tranh thời đó. Vào năm 1700, ba nước láng giềng là Đan Mạch, Ba Lan và Nga mở đầu cuộc Đại chiến Bắc Âu (1700-1721) chống lại Thuỵ Điển. Vua Karl XII của Thụy Điển lần lượt đánh tan tác quân Đan Mạch, quân Nga và cả quân Ba Lan. Nhưng vào năm 1709, một vị vua lớn trong lịch sử Nga là Pyotr Đại Đế đánh tan tác quân Thuỵ Điển trong trận Poltava (1709). Vua Karl XII chết vào năm 1718, và rồi Thuỵ Điển không còn là cường quốc nữa, mất đất về tay Đế quốc Nga và Vương quốc Phổ. Tuy thế, chính phủ Thuỵ Điển vẫn mong muốn lập lại vai trò liệt cường của đất nước. Họ đẩy đất nước vào cuộc chiến tranh với quân Nga trong thập niên 1740, kết quả là quân Thuỵ Điển lại bại trận. Từ đó, Nga hoàng càng can thiệp vào nội bộ Thụy Điển Trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 - 1763), Thuỵ Điển tham chiến trong liên quân Áo - Pháp - Nga, để đánh nước Phổ với mong muốn giành lại tỉnh Pomerania. Nhưng một vị vua lớn trong lịch sử Phổ là Friedrich II Đại Đế đã đấu tranh anh dũng, sau cùng liên quân dần dần tan rã và quân Thuỵ Điển cũng phải rút lui.
Trong cuộc cuộc chiến chống Nga (1788–1790) của vua Gustav III, Quân đội Thuỵ Điển gặt không ít rắc rối và cũng chẳng nhận được một vùng đất nào.. Không những vậy, cuộc chiến tranh chống Napoléon của vua Gustav IV Adolf còn gây cho Thuỵ Điển nhiều thiệt hại hơn. Do Nga hoàng Aleksandr I lúc đó liên minh với Napoléon (1807), quân Nga đánh đuổi quân Thuỵ Điển ra khỏi xứ Phần Lan, và điều này khiến một nhóm quý tộc Thuỵ Điển nổi điên lật đổ vua Gustav IV Adolf vào năm 1809. Vào năm 1813, Thụy Điển tham chiến trong liên quân chống Pháp - một liên minh có cả Nga và Phổ; sau khi Hoàng đế Napoléon đại bại trong trận Leipzig, vua Karl XIV Johan còn lâm chiến với Đan Mạch. Trong Hiệp ước Kiel năm 1814 Đan Mạch bắt buộc phải nhượng Na Uy để đổi lại phần đất Vorpommern của Thuỵ Điển. Khi Na Uy tuyên bố độc lập sau đó, trong một cuộc chiến ngắn ngủi và gần như không đổ máu vua Karl XIV Johan đã thành công trong việc ép buộc thành lập liên minh Thuỵ Điển – Na Uy mà trong đó Na Uy vẫn là một vương quốc riêng biệt. Sau cuộc chiến tranh cuối cùng này Karl XIV Johan đã áp dụng một chính sách hòa bình nhất quán, là cơ sở cho nền trung lập của Thuỵ Điển. Thời gian 200 năm hòa bình của Thuỵ Điển tính từ thời điểm này cho đến nay là độc nhất trên toàn thế giới ngày nay.
Dân số Thuỵ Điển tăng rõ rệt trong thế kỷ XIX, từ năm 1750 đến 1850 dân số đã tăng gấp đôi. Nhiều người ở vùng nông thôn, là nơi cư ngụ của đa phần người dân, không có việc làm, đi đến nghèo nàn và nghiện rượu. Vì thế trong thời gian từ 1850 đến 1910 đã có một cuộc di dân lớn mà chủ yếu là đến Mỹ. Mặc dầu vậy khi cuộc Cách mạng công nghiệp bắt đẩu tiến triển tại Thuỵ Điển, người dân từng bước gia nhập vào thành phố và tổ chức các công đoàn xã hội chủ nghĩa. Một cuộc cách mạng của những người theo chủ nghĩa xã hội đang đe dọa xảy ra được tránh khỏi vào năm 1917, sau đó là việc tái thành lập chế độ nghị viện và quốc gia này trở thành dân chủ.
Trong thế kỷ XX, Thuỵ Điển trung lập trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, mặc dầu là sự trung lập của quốc gia này trong Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn còn bị tranh cãi. Thụy Điển tiếp tục trung lập trong cuộc Chiến tranh Lạnh và cho đến ngày nay, vẫn không là thành viên của một liên minh quân sự nào. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên không bị tàn phá, Thụy Điển đã có thể phát triển ngành công nghiệp cung cấp cho công cuộc tái xây dựng châu Âu và vì thế trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất trên thế giới vào thập niên 1960. Khi các nền kinh tế khác bắt đầu vững mạnh, Thụy Điển tuy đã bị vượt qua vào thập niên 1970 nhưng vẫn thuộc về các quốc gia đứng đầu về mặt hạnh phúc của người dân.
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Thuỵ Điển gia nhập Liên Hợp Quốc, tháng 11 năm 1959 gia nhập Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA).
Dưới triều vua Gustavus V (1907-1950), kinh tế phát triển thịnh vượng chưa từng có. Thuỵ Điển duy trì tính trung lập trong Chiến tranh thế giới thứ I. Một lần nữa, Thuỵ Điển vẫn giữ vai trò trung lập trong Chiến tranh thế giới thứ II. Đảng Dân chủ xã hội liên tục cầm quyền dưới thời Thủ tướng Per Albin Hasson (1932-1946), Thủ tướng Tage Erlander (1946- 1969). Kinh tế vẫn phát triển và mô hình Thuỵ Điển tiếp tục được củng cố. Tuy nhiên, dưới thời Thủ tướng Olof Palme (1969- 1979), Chính phủ phải đương đầu vớị cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Năm 1976, phe bảo thủ lên cầm quyền. Năm 1982, O. Palme trở lại giữ chức Thủ tướng. Palme bị Ám sát năm 1986, Ingvar Carlsson trở thành người kế nhiệm. Năm 1991, lãnh đạo phe bảo thủ, Carl Bildt, trở thành Thủ tướng. Năm 1994, Đảng Dân chủ Xã hội trở lại cầm quyền. Năm 1995, Thuỵ Điển gia nhập Liên hiệp châu Âu, nhưng từ chối thông qua việc sử dụng đồng euro năm 1999.
Trong những thập kỷ gần đây, Thụy Điển đã trở thành một quốc gia đa dạng về văn hóa do làn sóng nhập cư ồ ạt vào quốc gia này; trong năm 2013, người ta ước tính rằng 15% dân số Thụy Điển sinh ra ở nước ngoài. Dòng người nhập cư đã mang lại những thách thức mới về xã hội. Nhiều sự cố bạo lực đã xảy ra có liên quan đến những người nhập cư trong đó có cuộc bạo loạn tại Stockholm năm 2013 xảy ra sau vụ việc một người nhập cư Bồ Đào Nha già bị bắn chết bởi một viên cảnh sát. Để đối phó với những sự kiện bạo lực này, đảng Dân chủ Thụy Điển, một đảng đối lập có lập trường chống người nhập cư, đã thúc đẩy các chính sách chống nhập cư của họ, trong khi phe đối lập cánh tả đổ lỗi cho sự bất bình đẳng ngày càng tăng do những chính sách kinh tế xã hội sai lầm của chính phủ trung hữu . Thụy Điển đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng di cư châu Âu năm 2015, tình trạng này cuối cùng cũng đã buộc chính phủ nước này phải thắt chặt hơn các quy định về nhập cư.
Chính trị
Thụy Điển có bốn đạo luật cơ bản () kết hợp với nhau hình thành nên hiến pháp của đất nước, bao gồm: Văn kiện của chính phủ (), Đạo luật Kế vị (), Đạo luật về quyền tự do báo chí (), Luật Cơ bản về quyền tự do ngôn luận ().Petersson: pp. 38–40.
Thụy Điển là một nhà nước quân chủ lập hiến với Vua Carl XVI Gustaf là người đứng đầu nhà nước kể từ năm 1973, song vai trò của quốc vương chỉ giới hạn trong các chức năng nghi lễ và đại diện. Theo quy định của Văn kiện Chính phủ năm 1974, nhà vua không có bất kỳ quyền lực chính trị chính thức nào. Nhà vua là người mở phiên họp Quốc hội hàng năm, tổ chức Hội đồng Thông tin thường kỳ với Thủ tướng và Chính phủ, chủ trì các cuộc họp của Hội đồng Tư vấn Ngoại giao (Tiếng Thụy Điển: Utrikesnämnden) và là người tiếp nhận quốc thư của các đại sứ nước ngoài gửi tới Thụy Điển cũng như đóng dấu quốc thư gửi ra nước ngoài. Ngoài ra, nhà Vua cũng là người thanh toán chi phí cho những chuyến thăm cấp nhà nước ở nước ngoài và tiếp đón khách nước ngoài với tư cách là chủ nhà. Ngoài những nhiệm vụ chính thức, Vua và những thành viên khác trong gia đình hoàng gia cũng thực hiện một loạt các nhiệm vụ đại diện không chính thức khác cả ở trong nước và ngoài nước.
Cơ quan lập pháp là Riksdag (tức Quốc hội) chỉ có một viện bao gồm 349 đại biểu và được bầu 4 năm một lần, đứng đầu bởi một Chủ tịch. Các cuộc tổng tuyển cử được tổ chức bốn năm một lần, vào ngày chủ nhật thứ hai của tháng chín. Luật pháp có thể được soạn thảo bởi chính phủ hoặc bởi thành viên của Riksdag. Các thành viên của Riksdag được bầu lên theo cơ sở đại diện tỷ lệ cho một nhiệm kỳ bốn năm. Các đạo luật cơ bản chỉ có thể được thay đổi nếu đạt được sự đồng thuận bởi Riksdag.
Chính phủ Thụy Điển () nắm vai trò hành pháp, bao gồm một vị thủ tướng được bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm bởi Chủ tịch Riksdag (dựa trên một cuộc bỏ phiếu bởi các thành viên của Riksdag) và các bộ trưởng (), được bổ nhiệm hoặc bị sa thải tùy thuộc vào quyết định của thủ tướng. Chính phủ là cơ quan hành pháp tối cao và chịu trách nhiệm về mọi hành động của mình trước Quốc hội.
Cơ quan tư pháp của Thụy Điển hoàn toàn độc lập với Quốc hội, chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước. Vai trò của việc xem xét pháp lý về pháp luật không được thực hiện bởi các tòa án; mà thay vào đó, Hội đồng Pháp luật đưa ra những ý kiến không ràng buộc về tính hợp pháp. Tòa án không bị ràng buộc bởi tiền lệ pháp, mặc dù nó có ảnh hưởng.
Tại Thuỵ Điển có nguyên tắc công khai, tức là giới báo chí và tất cả các cá nhân đều có thể xem các văn kiện của công sở nhà nước, ngoại trừ một số ít trường hợp đặc biệt. Không một người nào phải nêu lý do tại sao muốn xem một văn kiện nhất định và cũng không phải trình chứng minh thư.
Một điều đặc biệt khác là hệ thống các thanh tra viên (ombudsman). Những người này bảo vệ quyền lợi của cá nhân trong khi họ tiếp xúc với chính quyền và theo dõi việc thi hành các luật lệ quan trọng. Người công dân khi cho rằng bị đối xử không công bằng có thể tìm đến thanh tra viên, những người sẽ điều tra trường hợp này và có thể mang vụ việc ra trước tòa án với tư cách là nguyên cáo đặc biệt. Đồng thời họ cũng có nhiệm vụ cộng tác với các cơ quan nhà nước để nắm bắt tình hình trong phạm vi của họ, thi hành các công tác giải thích và đưa ra những đề nghị thay đổi luật lệ. Bên cạnh những thanh tra viên về luật pháp còn có thanh tra viên của người tiêu dùng, thanh tra viên về trẻ em, thanh tra viên về quyền bình đẳng và các thanh tra viên về phân biệt đối xử chủng tộc và phân biệt đối xử vì các khuynh hướng tình dục.
Trong một thời gian dài Thụy Điển đã được xem như là một nước dân chủ xã hội điển hình và nhiều người theo cánh tả ở châu Âu đã xem Thuỵ Điển như là một thí dụ điển hình cho một "con đường thứ ba", kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường.
Vào ngày 14 tháng 9 năm 2003, việc đưa đồng euro vào sử dụng làm tiền tệ quốc gia được biểu quyết tại Thuỵ Điển. Những người hoài nghi euro đã thắng thế (tỷ lệ đi bầu: 81,2%, kết quả bầu cử: 56,1% chống, 41,8% thuận, 2,1% phiếu trắng và 0,1% phiếu không hợp lệ).
Đảng chính trị và các cuộc bầu cử
Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển đã đóng một vai trò chủ đạo trong nền chính trị Thụy Điển kể từ năm 1917, thời điểm những người dân chủ xã hội đã khẳng định được sức mạnh của mình và những người cách mạng cánh tả thành lập đảng phái riêng của họ. Kể từ năm 1932 tới nay, hầu hết các chính phủ nắm quyền ở Thụy ĐIển đều chịu sự chi phối của Đảng Dân chủ Xã hội. Trong các cuộc tổng tuyển cử kể từ sau thế chiến II cho tới nay, các đảng phái cánh hữu chỉ có 5 lần đạt đủ số ghế trong Quốc hội để có thể lập thành chính phủ
Trong hơn 50 năm, Thụy Điển chỉ có 5 đảng liên tục nhận được đủ số phiếu bầu để giành được ghế trong Quốc hội - đó là Đảng Dân chủ Xã hội, Đảng Ôn hòa, Đảng Trung tâm, Đảng Nhân dân Tự do và Đảng Cánh tả — trước khi Đảng Xanh trở thành đảng thứ 6 có ghế trong Quốc hội sau cuộc bầu cử năm 1988. Trong cuộc bầu cử năm 1991, trong khi Đảng Xanh bị mất ghế, thì lại có hai đảng mới giành được ghế lần đầu tiên: Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo và Đảng Dân chủ Mới. Cuộc bầu cử năm 1994 đã chứng kiến sự trở lại của Đảng Xanh và sự sụp đổ của Đảng Dân chủ mới. Mãi cho đến khi cuộc bầu cử vào năm 2010 mới có một đảng thứ tám, đảng Dân chủ Thụy Điển, giành được ghế trong Riksdag .
Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2014, 4 đảng trung hữu là Đảng Ôn hòa, Đảng Nhân dân Tự do, Đảng Trung tâm và Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo đã tiếp tục hợp thành một liên minh cánh hữu có tên gọi là Liên minh Thụy Điển, với hi vọng có lần thứ ba liên tiếp thắng lợi cuộc bầu cử (Ở hai cuộc bầu cử trước đó, Liên minh này đều đã chiến thắng và thành lập được chính phủ). Ở chiều ngược lại, ba đảng lớn nhất của phe cánh tả (Đảng Dân chủ Xã hội, Đảng Xanh, và Đảng Cánh tả) lại tham gia chiến dịch bầu cử này hoàn toàn độc lập chứ không còn liên minh với nhau như cuộc bầu cử năm 2010. Ngoài ra bên cánh hữu còn có Đảng Dân chủ Thụy Điển là đảng cực hữu, đảng này không lập liên minh với bất kỳ đảng nào khác. Kết quả chung cuộc ba đảng cánh tả lớn nhất đã vượt qua Liên minh Thụy Điển, với cách biệt là 159 ghế và 141 ghế. Đảng Dân chủ Thụy Điển nhận được sự ủng hộ lớn gấp đôi so với cuộc bầu cử trước đó khi giành được 49 ghế còn lại. Fredrik Reinfeldt, Thủ tướng đương nhiệm thuộc Liên minh Thụy Điển, đã không thể có nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp nắm quyền. Vào ngày 3 tháng 10, ông được thay thế bởi Stefan Löfven, người đã thành lập một chính phủ thiểu số bao gồm các thành viên của đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Xanh.
Tỉ lệ cử tri đi bầu cử ở Thụy Điển luôn luôn cao so với tiêu chuẩn quốc tế. Mặc dù đã có sự suy giảm trong một vài thập kỳ qua, những cuộc bầu cử gần đây đã ghi nhận tỉ lệ cử tri đi bầu ngày càng tăng (80.11% trong năm 2002, 81.99% vào năm 2006, 84.63% trong năm 2010 và 85.81 trong năm 2014. Các chính trị gia Thụy Điển luôn nhận được sự tin tưởng cao từ các công dân kể từ những năm 1960. Tuy nhiên, mức độ tin tưởng đó đã giảm dần, và hiện đang ở mức thấp hơn đáng kể so với các nước láng giềng Scandinavia.
Phân chia hành chính
Vương quốc này được chia thành 21 hạt (län). Các nhiệm vụ quản lý nhà nước ở cấp tỉnh được thống đốc (hoặc thủ hiến) (landshövding) và chính quyền cấp tỉnh (länsstyrelse) thi hành.
Theo truyền thống Thuỵ Điển được chia ra thành ba vùng (landsdelar) là Götaland, Svealand và Norrland. Vùng lịch sử thứ tư của Thụy Điển cho đến năm 1809 là Österland, thuộc nước Phần Lan ngày nay. Cho đến cuộc cải cách hành chính do Axel Oxenstierna tiến hành năm 1634 các vùng này được chia là 25 khu vực (landskap)
21 đơn vị hành chính chính thức (län) không hoàn toàn trùng hợp với các khu vực trên là:
Thành phố lớn nhất là thủ đô Stockholm. Các thành phố quan trọng khác là Göteborg, Malmö, Uppsala, Linköping, Västerås, Örebro và Norrköping.
Nói chung Thuỵ Điển có thể được chia ra làm vùng phía Nam đông dân cư và phát triển nhiều hơn là vùng miền Bắc rất ít dân cư. Miền Bắc bắt đầu từ phía bắc của các thành phố Borlänge, Falun và Gävle, khoảng trên đường nối Söderhamn-Mora. Vào khoảng năm 1900 miền Bắc Thuỵ Điển bắt đầu được khai thác. Trong thời gian từ năm 1907 đến 1937 đường sắt Thụy Điển được xây dựng giữa Kristinehamn và Gällivare nhằm để đẩy mạnh công cuộc khai thác này.
Việc tự quản lý ở cấp làng xã được phân chia thành 2 cấp: các nhiệm vụ của làng xã như hệ thống trường học, phục vụ xã hội, chăm sóc người già và trẻ em và hạ tầng cơ sở của làng xã thuộc về nhiệm vụ của 289 làng (kommun), các khu vực vượt quá khả năng của từng làng xã một như hệ thống y tế, giao thông trong vùng, kế hoạch hóa giao thông,... thuộc về quyền hạn của các hội đồng tỉnh (landsting). Làng xã và các hội đồng tỉnh dùng thuế thu nhập, các khoản thu khác và trợ cấp quốc gia để chi phí cho các hoạt động này.
Quân đội
Luật pháp được thực thi ở Thụy Điển bởi các cơ quan của chính phủ. Cảnh sát Thụy Điển là cơ quan của Chính phủ liên quan đến các vấn đề của cảnh sát. Lực lượng Đặc Nhiệm Quốc gia là một đơn vị SWAT quốc gia trực thuộc Bộ Cảnh Sát. Trách nhiệm của Cơ quan An ninh Thụy Điển là các hoạt động chống gián điệp, chống khủng bố, bảo vệ hiến pháp và bảo vệ người dân. Försvarsmakten (lực lượng vũ trang Thụy Điển) trực thuộc Bộ Quốc phòng Thụy Điển, chịu trách nhiệm về hoạt động trong thời bình của lực lượng vũ trang Thụy Điển. Nhiệm vụ chính của cơ quan là đào tạo và triển khai lực lượng hỗ trợ hòa bình ở nước ngoài, đồng thời duy trì khả năng tập trung dài hạn vào việc bảo vệ Thụy Điển trong trường hợp chiến tranh. Lực lượng vũ trang được chia thành Lục quân, Không quân và Hải quân. Người đứng đầu lực lượng vũ trang là Tư lệnh tối cao (Överbefälhavaren, ÖB), sĩ quan cao cấp nhất trong cả nước. Cho tới năm 1974, nhà vua là Tư lệnh tối cao của quân đội, nhưng trên thực tế trong suốt thế kỷ 20 nhà vua hoàn toàn không nắm vai trò lãnh đạo quân sự.
Cho đến thời điểm kết thúc Chiến tranh Lạnh, hầu hết nam giới ở Thụy Điển đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc khi họ đủ tuổi. Đến ngày 1 tháng bảy,năm 2010 Thụy Điển bãi bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc, chuyển sang chế độ nghĩa vụ quân sự tự nguyện. Điều này khiến cho tổng số quân hiện dịch của lực lượng vũ trang Thụy Điển chỉ còn khoảng 60.000 người. Con số này thua xa những năm 1980 thời điểm trước sự sụp đổ của Liên Xô, với 1,000,000 quân.
Tuy nhiên, ngày 11 tháng 12 năm 2014, do căng thẳng ở khu vực Baltic, chính phủ Thụy Điển khôi phục lại một phần hệ thống nghĩa vụ quân sự bắt buộc, đào tạo bồi dưỡng. Ngày 2 tháng 3 năm 2017 chính phủ Thụy Điển khôi phục lại hoàn toàn chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2018.
Các lực lượng Thụy Điển đã tham gia vào những hoạt động gìn giữ hòa bình tại Cộng hòa Dân chủ Congo, Síp, Bosnia và Herzegovina, Kosovo, Liberia, Liban, Afghanistan và Chad.
Quan hệ ngoại giao
Trong suốt thế kỷ 20, chính sách đối ngoại của Thụy Điển dựa trên nguyên tắc không liên kết trong thời bình và trung lập trong thời chiến.
Nguyên tắc trung lập của Thụy Điển đã bắt nguồn từ thế kỷ 19 khi đất nước này đã không ở trong trạng thái chiến tranh kể từ khi kết thúc chiến dịch chống lại Na Uy vào năm 1814. Trong Thế chiến thứ hai Thụy Điển đứng ngoài cuộc chiến và không gia nhập cả hai phe Đồng minh cũng như phe Trục. Tuy nhiên sự trung lập của quốc gia này trong Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn còn đang là một chủ đề gây tranh cãi. Trong một số trường hợp, Thụy Điển đã cho phép quân đội Đức Quốc xã sử dụng hệ thống đường sắt của họ để vận chuyển quân đội và hàng hóa. đặc biệt là quặng sắt từ mỏ ở phía bắc Thụy Điển, một nguyên liệu tối quan trọng đối với bộ máy chiến tranh của Đức. Tuy nhiên, Thụy Điển cũng gián tiếp góp phần bảo vệ Phần Lan trong Chiến tranh mùa đông, và đã đồng ý cho quân Đồng minh được đào tạo binh lính Na Uy và Đan Mạch ở Thụy Điển sau năm 1943.
Trong những năm đầu Chiến tranh Lạnh, Thụy Điển kết hợp chính sách không liên kết và một sự tham gia thấp trong các vấn đề quốc tế với chính sách an ninh dựa trên quốc phòng mạnh mẽ. Nhiệm vụ của quân đội Thụy Điển là ngăn chặn mọi cuộc tấn công vào quốc gia này. Đồng thời, nước này duy trì một mối quan hệ gần gũi không chính thức với khối phương Tây, đặc biệt là trong lĩnh vực trao đổi thông tin tình báo. Năm 1952, một chiếc DC-3 của Thụy Điển bị bắn rơi trên Biển Baltic bởi một máy bay phản lực Mig-15 của Liên Xô. Sau đó một cuộc điều tra cho thấy chiếc máy bay này thực sự đã thu thập thông tin cho NATO. Một chiếc máy bay khác, máy bay tìm kiếm và cứu hộ Catalina, được gửi đi vài ngày sau đó và đã bị Liên Xô bắn hạ. Thủ tướng Olof Palme đã có chuyến thăm chính thức tới Cuba trong những năm 1970, trong đó ông lên án chính phủ của Fulgencio Batista và ca ngợi những người cộng sản cách mạng Cuba và Campuchia trong một bài phát biểu.
Bắt đầu từ cuối những năm 1960, Thụy Điển đã cố gắng đóng một vai trò tích cực hơn, quan trọng hơn và độc lập hơn trong quan hệ quốc tế. Họ đã có những đóng góp đáng kể trong nỗ lực giữ gìn hòa bình quốc tế, đặc biệt là thông qua Liên Hợp Quốc, cũng như hỗ trợ cho các nước nghèo thuộc thế giới thứ ba.
Vào ngày 27 tháng 10 năm 1981, một tàu ngầm lớp Whiskey (U 137) của Liên bang Xô viết bị mắc cạn gần căn cứ hải quân tại Karlskrona ở miền nam Thụy ĐIển. Vụ việc đã gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Thụy Điển và Liên Xô. Sau vụ ám sát Olof Palme năm 1986 và sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, Thụy Điển đã thực hiện một chính sách đối ngoại mang tính truyền thống hơn. Tuy nhiên, đất nước vẫn hoạt động tích cực trong các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và duy trì một ngân sách đáng kể dành cho viện trợ nước ngoài.
Từ năm 1995 Thụy Điển đã trở thành một thành viên của Liên minh châu Âu, và trong bối cảnh tình hình an ninh thế giới có những biến đổi mới, chính sách đối ngoại của Thụy Điển đã có sự điều chỉnh, qua đó Thụy Điển đóng một vai trò tích cực hơn trong vấn đề hợp tác bảo đảm an ninh trên toàn châu Âu.
Thuỵ Điển thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 11 tháng 1 năm 1969.
Địa lý
Thuỵ Điển có biên giới với biển Kattegatt, các quốc gia Na Uy và Phần Lan và Biển Đông (Thụy Điển). Hai đảo lớn của Biển Đông thuộc về Thuỵ Điển là Gotland (khoảng 3.000 km²) và Öland (khoảng 1.300 km²). Ngoài ra, Thuỵ Điển còn có khoảng 221.800 đảo, làm cho đất nước này trở thành quốc gia có nhiều đảo nhất thế giới. Chiều dài lớn nhất từ Bắc đến Nam là 1.572 km, từ Đông sang Tây là 499 km.
Trong khi địa hình đất nước phần lớn là bằng phẳng hay có đồi thì dọc theo biên giới với Na Uy là dãy núi Scandinavia (Skanderna) cao đến trên 2.000 m với đỉnh cao nhất là Kebnekaise (2.111 m). Có rất nhiều vườn quốc gia rải rác trên toàn nước.
Địa hình
Miền Nam và Trung Thuỵ Điển (Götaland và Svealand), hai vùng mà chỉ bao gồm 2/5 Thuỵ Điển, được chia từ Nam đến Bắc ra thành 3 vùng đất lớn. Miền Bắc Thuỵ Điển, bao gồm 3/5 còn lại của Thuỵ Điển được chia từ Đông sang Tây ra thành 3 vùng có phong cảnh khác nhau.
Phần cực Nam, tỉnh Skåne, là phần đất nối tiếp của vùng đồng bằng miền Bắc nước Đức và Đan Mạch. Điểm thấp nhất của Thuỵ Điển với 2,4 m dưới mặt biển cũng ở Schonen. Trải dài từ phía bắc của vùng này là cao nguyên Nam Thuỵ Điển, miền đất nhiều đồi với rất nhiều hồ có hình dáng dài được hình thành qua xói mòn của thời kỳ băng hà. Vùng đất lớn thứ ba là vùng trũng Trung Thuỵ Điển, là một vùng bằng phẳng nhưng lại bị chia cắt nhiều với các đồng bằng lớn, đồi núi, vịnh hẹp và nhiều hồ (trong đó có 4 hồ lớn nhất Thuỵ Điển là Vänern, Vättern, Mälaren và Hjälmaren).
Phía tây của Bắc Thuỵ Điển là dãy núi Bắc Âu, là biên giới với Na Uy, có chiều cao từ 1.000 m đến 2.000 m trên mực nước biển. Trên dãy núi Bắc Âu là ngọn núi cao nhất Thuỵ Điển, ngọn núi Kebnekaise (2.111 m). Nối liền về phía Đông là vùng đất lớn nhất của Thuỵ Điển. Dọc theo dãy núi là các vùng cao nguyên rộng lớn ở độ cao 600 m đến 700 m trên mực nước biển và chuyển tiếp sang thành một vùng đất có nhiều đồi với địa thế mấp mô thấp dần đi về phía Đông. Các mỏ lớn (sắt, đồng, kẽm, chì) của Thuỵ Điển cũng nằm trong vùng đất này. Các sông lớn của Thuỵ Điển đều bắt nguồn từ dãy núi Bắc Âu và chảy gần như song song với nhau qua các đồng bằng về hướng Biển Đông. Dọc theo bờ Biển Đông là vùng đất bằng phẳng bị chia cắt giữa Härnösand và Örnsköldsvik bởi một nhánh núi (Höga kusten). Các sông dài nhất của Thuỵ Điển là Klarälven, Torneälv, Dalälven, Umeälv và Ångermanälven.
Khí hậu
So với vị trí địa lý, khí hậu của Thuỵ Điển tương đối ôn hòa vì trước tiên là do gần Đại Tây Dương với dòng hải lưu Gơn strim ấm áp. Phần lớn nước Thuỵ Điển có khí hậu ẩm, mưa nhiều và nhiệt độ tương đối ít thay đổi giữa mùa đông và mùa hè. Tại miền nam Thuỵ Điển, được cây lá rộng chi phối, rừng lá kim phát triển ở phía bắc, với thông và vân sam thống trị cảnh quan. Vì Thụy Điển nằm giữa 55° vĩ độ và 69° vĩ độ và một phần ở trong vòng cực Bắc nên sự cách biệt giữa ánh sáng ban ngày dài trong mùa hè và ban đêm dài trong mùa đông rất lớn. Ở phần phía bắc, với sự xuất hiện của nhiều núi và biểu hiện của khí hậu cận cực, mùa đông lạnh hơn và tuyết rơi nhiều hơn so với miền nam. Vào một phần của mùa hè mặt trời sẽ xuất hiện tới nữa đêm hoặc không lặn và vào mùa đông, mặt trời chỉ xuất hiện trong vài giờ hoặc không xuất hiện. Lượng mưa trung bình hàng năm là khoảng 1.000 mm, với lượng mưa tương đối lớn ở phía tây cao nguyên Småland và bờ biển phía tây. Tháng giêng, nhiệt độ trung bình ban ngày vào khoảng 0 độ C ở phía nam, nhiệt độ âm ở miền trung và - 16 độ C ở phía bắc. Vào tháng bảy, nhiệt động trong bình vào khoảng 17 - 18 độ C ở Götaland och Svealand, và chỉ hơn 10 độ C ở phía cực bắc của Thuỵ Điển. Nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận ở Thụy Điển là và ngày 2 tháng 2 năm 1966 ở Vuoggatjålme, Lappland với - 52,6 độ C. Nhiệt độ cao nhất được ghi nhận là 38 độ C ở Ultuna, Uppland (ngày 9 tháng 7 năm 1933) và Målilla, Småland (ngày 29 tháng 6 năm 1947).
Hệ thực vật và động vật
Miền Bắc Thụy Điển có nhiều rừng cây lá kim rộng lớn, càng về phía Nam thì càng có nhiều rừng tạp. Tại miền Nam Thụy Điển, các rừng cây lá rộng đã phải nhường chỗ cho canh nông hay được thay thế bằng cây lá kim vì chúng có độ tăng trưởng nhanh hơn. Hai đảo Gotland và Öland có một hệ thực vật đa dạng gây nhiều ấn tượng, đặc biệt là có rất nhiều loài hoa lan.
Heo rừng và Hươu đỏ (Cervus elaphus) phân bố ở đây nhiều. Heo rừng tuy đã bị tiêu diệt trong tự nhiên vào cuối thế kỷ XIX nhưng sau khi thoát ra khỏi được các khu vực cấm săn bắn đã lại phát triển đến một dân số có thể tự sống được. Các dã thú như gấu, sói và linh miêu đã phát triển trở lại trong những năm gần đây nhờ vào các quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt.
Năm 1910, Thụy Điển là quốc gia đầu tiên của châu Âu thành lập các vùng bảo vệ thiên nhiên và cho đến ngày hôm nay vẫn luôn luôn bảo vệ thiên nhiên của đất nước. Người Thụy Điển có ý thức bảo vệ môi trường rất cao.
Kinh tế
Thụy Điển đứng thứ 7 thế giới về GDP (tổng sản phẩm quốc nội) bình quân đầu người và công dân nước này được hưởng một mức sống rất cao. Kinh tế Thụy Điển là một nền kinh tế hỗn hợp theo định hướng xuất khẩu. Gỗ, thủy điện và quặng sắt là những nguồn tài nguyên quan trọng nhất của Thụy Điển. Lĩnh vực kỹ thuật của Thụy Điển chiếm 50% sản lượng và xuất khẩu, trong khi viễn thông, công nghiệp ô tô và các ngành công nghiệp dược phẩm cũng rất quan trọng. Thụy Điển là nước xuất khẩu vũ khí đứng thứ 9 trên thế giới. Nông nghiệp chiếm 2% trong cơ cấu GDP và tổng số lao động. Thụy Điển cũng là một trong những nước có tỉ lệ người dân sử dụng điện thoại và truy cập internet cao nhất trên thế giới
Năm 2010, hệ số Gini thu nhập của Thụy Điển thấp thứ ba trong số các nước phát triển: 0,25 - cao hơn một chút so với Nhật Bản và Đan Mạch - cho thấy Thụy Điển có sự bất bình đẳng thu nhập ở mức thấp. Tuy nhiên, hệ số Gini tài sản của Thụy Điển lại lên tới 0,853, cao thứ hai trong các nước phát triển, và cao hơn mức trung bình của châu Âu và Bắc Mỹ, cho thấy sự bất bình đẳng tài sản ở mức khá cao.
Về cơ cấu, nền kinh tế Thụy Điển được đặc trưng bởi một khu vực chế tạo quy mô lớn, tập trung tri thức và định hướng xuất khẩu; các ngành dịch vụ kinh doanh ngày càng phát triển, nhưng quy mô vẫn tương đối nhỏ; và một ngành dịch vụ công lớn theo tiêu chuẩn quốc tế. Các tổ chức lớn, cả về sản xuất và dịch vụ, đều thống trị nền kinh tế Thụy Điển. Các ngành sản xuất công nghệ cao và trung bình chiếm khoảng 9.9% tổng số GDP.
20 công ty lớn nhất Thụy Điển (tính theo doanh thu) vào năm 2007 là Volvo, Ericsson,Vattenfall, Skanska, Sony Ericsson Mobile Communications AB, Svenska Cellulosa Aktiebolaget, Electrolux, Volvo Personvagnar, TeliaSonera, Sandvik, Scania, ICA, Hennes & Mauritz,IKEA, Nordea, Preem, Atlas Copco, Securitas, Nordstjernan và SKF. 20 công ty lớn nhất Thụy Điển (tính theo doanh thu) vào năm 2013 là Volvo, Ericsson, Vattenfall, Skanska, Hennes & Mauritz, Electrolux, Volvo Personvagnar, Preem, TeliaSonera, Sandvik, ICA, Atlas Copco, Nordea, Svenska Cellulosa Aktiebolaget, Scania, Securitas, Nordstjernan, SKF, ABB Norden Holding, and Sony Mobile Communications AB. Phần lớn các ngành công nghiệp của Thụy Điển thuộc quyền kiểm soát của tư nhân, không giống như nhiều nước phương Tây khác, và hầu hết các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước có tầm quan trọng rất nhỏ.
Ước tính khoảng 4,5 triệu người dân Thụy Điển hiện có việc làm và khoảng một phần ba lực lượng lao động tại Thụy Điển đã hoàn thành giáo dục đại học. Xét về GDP mỗi giờ làm việc, thước đo năng suất của một quốc gia khi không tính đến tỷ lệ thất nghiệp hoặc số giờ làm việc mỗi tuần thì Thụy Điển đứng thứ chín trên thế giới vào năm 2006 với 31 USD, so với 22 USD ở Tây Ban Nha và 35 USD ở Hoa Kỳ. Thụy Điển là nước dẫn đầu thế giới về các khoản trợ cấp hưu trí và các vấn đề về lương hưu ở Thụy Điển là tương đối ít so với một số nước Tây Âu khác.
Một người lao động điển hình của Thụy Điển sẽ chỉ còn nhận được 40% chi phí lao động của họ sau khi nộp thuế. Tỉ lệ ngân sách thu được từ thuế trong GDP của Thụy Điển đạt tới 52.3% vào năm 1990. Nước này phải đối mặt với cuộc khủng hoảng ngân hàng và bất động sản trong hai năm 1990-1991, và do đó đã thông qua cải cách thuế năm 1991 để thực hiện cắt giảm thuế và mở rộng cơ sở thuế theo thời gian. Từ năm 1990, tỉ lệ thu thuế trên GDP của Thụy Điển đã giảm, với tổng mức thuế đánh vào nhóm người có thu nhập cao đã giảm nhiều nhất.. Trong năm 2010 thì 45,8% GDP của Thụy Điển có được từ việc thu thuế, cao thứ hai trong số các nước OECD, và gần gấp đôi so với tỷ lệ ở Mỹ và Hàn Quốc.
Thụy Điển là nền kinh tế đứng thứ tư thế giới về tính cạnh tranh theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2012–2013 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới . Thụy Điển là quốc gia đứng hàng đầu trong Chỉ số Kinh tế Xanh toàn cầu năm 2014 (GGEI).. Thụy Điển được xếp thứ tư trong Niên giám cạnh tranh thế giới IMD 2013.
Dù đã gia nhập EU, Thụy Điển tiếp tục duy trì đồng tiền riêng của mình, đồng krona Thụy Điển (SEK), do dân Thụy Điển đã chống lại việc đưa euro trở thành đồng tiền chính thức của quốc gia sau một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào năm 2003. Riksbank Thụy Điển - được thành lập năm 1668 và là ngân hàng trung ương lâu đời nhất trên thế giới - hiện đang tập trung vào nhiệm vụ ổn định giá với mục tiêu duy trì mức lạm phát ở ngưỡng 2%. Theo khảo sát kinh tế của Thụy Điển năm 2007 thực hiện bởi OECD, từ giữa những năm 1990 Thụy Điển luôn nằm trong số những nước có tỉ lệ lạm phát trung bình thấp nhất châu Âu.
Những đối tác thương mại lớn nhất của Thụy Điển là Đức, Hoa Kỳ, Na Uy, Anh, Đan Mạch và Phần Lan.
Trong nửa sau của thế kỷ XIX, mặc dầu đã có xây dựng đường sắt, Thụy Điển vẫn còn là một quốc gia nông nghiệp rõ rệt với 90% dân số sống nhờ vào nông nghiệp. Mãi cho đến thập niên cuối cùng của thế kỷ XIX mới có công nghiệp hóa rộng lớn, làm cơ sở cho một xã hội công nghiệp hiện đại cho đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Thụy Điển trở thành một trong những quốc gia công nghiệp dẫn đầu của thế giới. Việc phát triển công nghiệp đạt đến đỉnh cao vào giữa thập niên 1960, từ thập niên 1970 số người lao động trong công nghiệp giảm xuống trong khi khu vực dịch vụ tăng trưởng thêm. Trong năm 2012 nông nghiệp chỉ chiếm hơn 1.8% của tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ của khu vực công nghiệp là 27.4% trong khi 70.7% của tổng sản phẩm quốc nội là do khu vực dịch vụ tạo nên. Tính đến năm 2016, GDP của Thụy Điển đạt 517.440 USD, đứng thứ 23 thế giới và đứng thứ 10 châu Âu. Năm 2017, mức tăng trưởng GDP của Thụy Điển là 2.4%
Nông nghiệp và lâm nghiệp
Nền nông nghiệp Thụy Điển mang dấu ấn của những điều kiện về địa chất và của khí hậu. Khoảng 10% diện tích quốc gia được sử dụng trong nông nghiệp. 90% diện tích trồng trọt là ở miền Nam và miền Trung của Thụy Điển. Một phần lớn các công ty trong nông nghiệp là sở hữu gia đình. Được trồng nhiều nhất là ngũ cốc, khoai tây và các loại cây cho dầu. Thế nhưng hơn phân nửa thu nhập trong nông nghiệp (58%) là từ chăn nuôi mà nhiều nhất là sản xuất sữa. Trợ giá nông nghiệp của Liên minh châu Âu chiếm 24% thu nhập. 3/4 các công ty nông nghiệp đều có rừng và kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp. Do Thụy Điển là một trong những nước giàu rừng nhất thế giới (25% diện tích quốc gia là rừng) nên lâm nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Khai thác mỏ và công nghiệp
Thụy Điển giàu về khoáng sản và đã bắt đầu khai thác từ thời kỳ Trung Cổ. Sau cuộc khủng hoảng sắt và thép của thập niên 1970, quặng sắt chỉ còn được khai thác ở Norrland (thành phố Kiruna) và được xuất khẩu. Đồng, chì và kẽm đều vượt quá nhu cầu trong nước gấp nhiều lần và cũng được xuất khẩu trong khi bạc chỉ đáp ứng được 60% và vàng 80% nhu cầu trong nước. Cũng còn có nhiều dự trữ quặng nhưng việc khai thác trong thời gian này không có hiệu quả kinh tế.
Điểm đặc biệt của nền công nghiệp Thụy Điển là thành phần của các công ty lớn tương đối cao. Sau một cuộc khủng hoảng vào đầu những năm 1990 (sản xuất giảm 10% trong vòng 2 năm) công nghiệp bắt đầu phục hồi. Các ngành công nghiệp lớn nhất là chế tạo xe cơ giới (chiếm 13% giá trị sản xuất năm 1996) với các công ty như Volvo, Scania, Saab và Saab AB (máy bay và kỹ thuật du hành vũ trụ), công nghiệp gỗ và giấy (cũng chiếm 13% giá trị sản xuất) với 4 công ty lớn, chế tạo máy (12%) với các công ty như Electrolux, SKF, Tetra-Pak, Alfa-Laval và công nghiệp điện-điện tử (19%) với các công ty chiếm ưu thế là Ericsson và ABB.
Dịch vụ
Khu vực dịch vụ đóng góp 70% của tổng sản phẩm quốc nội mà trước tiên là do khu vực nhà nước đã tăng trưởng rất mạnh trong các thập niên gần đây. Mặc dù vậy khu vực dịch vụ tư nhân vẫn chiếm hơn 2/3 sản lượng.
Ngoại thương
Kinh tế Thụy Điển phụ thuộc mạnh vào ngoại thương. Trong năm 2017 các nước xuất khẩu chính là Đức (11%), Na Uy (10,2%), Phần Lan (6,9), Hoa Kỳ (6,8%), Đan Mạch (6,8%), Vương quốc Anh (6.2%), Hà Lan (5,4%), Trung Quốc (4,6%) . Các sản phẩm nhập khẩu quan trọng nhất là máy móc, xăng dầu và các sản phẩm dầu mỏ, hoá chất, phương tiện cơ giới, sắt thép; thực phẩm, quần áo...
Tỷ lệ đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Thụy Điển tương đối cao. Nguyên nhân là do một số ít tập đoàn kinh doanh quốc tế chiếm thế áp đảo trong nền kinh tế của Thụy Điển. Vào khoảng 50 tập đoàn chiếm 2/3 xuất khẩu của Thụy Điển.
Năng lượng
Thị trường năng lượng của Thụy Điển phần lớn được tư nhân hoá. Thị trường năng lượng Bắc Âu là một trong những thị trường năng lượng tự do đầu tiên ở châu Âu, được giao dịch tại NASDAQ OMX Commodities Europe và Nord Pool Spot. Năm 2006, trong tổng sản lượng điện 139 TWh của Thụy Điển, thì có 61 TWh (44%) được sản xuất từ thủy điện, 65 TWh (47%) được sản xuất bằng năng lượng hạt nhân. Đồng thời, việc sử dụng nhiên liệu sinh học, than bùn... cũng sản xuất được 13 TWh (9%) điện, trong khi năng lượng gió sản xuất 1 TWh (1%).
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã tăng cường nỗ lực của Thụy Điển nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu. Kể từ đó, điện chủ yếu được sản xuất từ thủy điện và năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, năng lượng hạt nhân đã dần bị hạn chế. Ngoài ra, tai nạn của Trạm phát điện hạt nhân Three Mile Island (Hoa Kỳ) đã thúc giục Riksdag đưa ra quy định cấm xây thêm các nhà máy điện hạt nhân mới. Vào tháng 3 năm 2005, một cuộc thăm dò ý kiến cho thấy 83% chính trị gia ủng hộ việc giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ, khí thiên nhiên và các nguyên liệu hóa thạch ở Thụy Điển, đồng thời giảm điện hạt nhân và đầu tư hàng tỷ đô la vào năng lượng tái tạo và năng lượng hiệu quả . Nước này đã nhiều năm theo đuổi một chiến lược đánh thuế gián tiếp như là một phần của chính sách môi trường, bao gồm cả thuế năng lượng nói chung và thuế carbon dioxide . Vào năm 2014 Thụy Điển là một nước xuất khẩu ròng điện với lợi nhuận 16 TWh; sản lượng từ các nhà máy điện gió đã tăng lên đến 11,5 TWh .
Du lịch
Du lịch tham gia đóng góp vào khoảng 3% (4 tỉ USD năm 2000) trong tổng sản phẩm quốc nội. 4/5 khách du lịch là người trong nước và chỉ có 1/5 là đến từ nước ngoài. Trong số khách du lịch từ nước ngoài năm 1998, 23% đến từ Đức, 19% từ Đan Mạch, 10% từ Na Uy, 9% từ Anh và 9% từ Hà Lan.
An sinh xã hội
Thụy Điển là một trong những nhà nước phúc lợi phát triển cao nhất trên thế giới. Theo báo cáo của OECD năm 2012, quốc gia này có mức chi tiêu dành cho phúc lợi xã hội cao thứ hai theo tỷ lệ phần trăm GDP, chỉ xếp sau Pháp (27,3% và 28,4%), và chi tiêu phúc lợi xã hội (công cộng và tư nhân) ở mức 30,2 % GDP, chỉ xếp sau Pháp và Bỉ (tương ứng là 31,3% và 31,0%) . Thụy Điển dành 6,3% GDP của nước này, cao thứ 9 trong số 34 nước OECD, để cung cấp quyền tiếp cận giáo dục bình đẳng cho mọi người dân . Quốc gia này cũng dành khoảng 10% GDP cho hệ thống chăm sóc sức khỏe .
Sau Thế chiến II các chính phủ của Thụy Điển đã liên tục mở rộng nhà nước phúc lợi bằng cách tăng các loại thuế. Trong giai đoạn này kinh tế của Thụy Điển cũng là một trong những nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất. Một loạt các cải cách xã hội liên tiếp đã biến Thụy Điển trở thành một trong những đất nước bình đẳng và phát triển nhất trên Trái Đất. Sự tăng trưởng nhất quán của nhà nước phúc lợi đã dẫn đến thành quả rực rỡ hiện nay là người Thụy Điển được hưởng một mức sống rất cao, chất lượng cuộc sống của người dân Thụy Điển đứng hàng đầu thế giới. Ngày nay Thụy Điển luôn đứng đầu trong các bảng xếp hạng quốc gia về y tế, giáo dục và phát triển con người - vượt xa một số nước giàu hơn (ví dụ như Hoa Kỳ) .
Tuy nhiên, từ thập niên 1970 trở đi, mức tăng trưởng GDP của Thuỵ Điển đã có sự giảm so với các nước công nghiệp khác và thứ hạng về thu nhập bình quân đầu người của nước này đã tụt từ vị trí thứ 4 xuống vị trí thứ 14 thế giới chỉ trong vài thập kỷ . Từ giữa những năm 1990 đến nay, tăng trưởng kinh tế của Thụy Điển đã một lần nữa có sự tăng tốc và đạt mức cao hơn so với hầu hết các nước công nghiệp khác (kể cả Mỹ) trong 15 năm qua . Một báo cáo của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc dự đoán rằng Chỉ số phát triển con người của Thụy Điển sẽ giảm từ 0,949 trong năm 2010- xuống còn 0,906 vào năm 2030 .
Thụy Điển bắt đầu làm chậm lại sự mở rộng của nhà nước phúc lợi trong những năm 1980. Gần đây Thụy Điển đã áp dụng các chính sách mang hơi hướng chủ nghĩa tân tự do, như tư nhân hóa, tài chính hóa và bãi bỏ các quy định ngặt nghèo của nhà nước đối với nền kinh tế . Chính phủ Thụy Điển hiện nay đang tiếp tục xu hướng khôi phục vừa phải các cải cách xã hội trước đây . Cũng kể từ giữa những năm 1980, mức độ bất bình đẳng ở Thụy Điển đã tăng nhanh hơn so với tất cả các quốc gia phát triển khác, theo OECD. Tình trạng này xảy ra chủ yếu là do việc giảm phúc lợi của nhà nước và sự chuyển dịch sang tư nhân hoá các dịch vụ công. Theo Barbro Sorman, một nhà hoạt động của Đảng Cánh tả đối lập, "Người giàu đang ngày càng giàu hơn, và người nghèo đang trở nên nghèo hơn. Thụy Điển bắt đầu trở nên giống như Mỹ". Tuy nhiên, rõ ràng là Thụy Điển vẫn còn bình đẳng hơn nhiều so với hầu hết các quốc gia khác .
Hệ thống an sinh xã hội của Thụy Điển chủ yếu được quản lý bởi Cơ quan Bảo hiểm xã hội Thụy Điển và bao gồm rất nhiều phúc lợi khác nhau. Những khoản trợ cấp chủ yếu bao gồm :
"Barnbidrag": khoản trợ cấp dành cho trẻ em từ khi mới sinh cho đến khi 16 tuổi (trợ cấp cũng có sẵn dành cho sinh viên lớn tuổi), được trao cho các bậc cha mẹ để giảm gánh nặng phải nuôi con. Khoản trợ cấp này thường là 1500 SEK (tức 165 USD)/tháng cho mỗi đứa trẻ.
"Föräldrapenning": Khoản tiền trợ cấp dành cho các cặp cha mẹ nghỉ phép để chăm sóc đứa con mới sinh của họ. Mỗi cặp vợ chồng mới sinh con sẽ được nghỉ làm 480 ngày liên tiếp (tức 16 tháng) kèm theo khoản tiền này. Ngoài ra còn có một khoản trợ cấp chăm sóc trẻ em, "vårdbidrag", dành cho các cặp vợ chồng có con bị mắc bệnh.
"Bostadsbidrag": Trợ cấp nhà ở cho bất kỳ ai không có khả năng mua nhà ở.
"Sjukpenning", "Sjukersättning", "Aktivitetsersättning" và "Handikappersättning": Khoản trợ cấp dành cho người bị bệnh hoặc bị khuyết tật và không thể làm việc.
"Arbetslöshetsersättning": Khoản trợ cấp dành cho người thất nghiệp (thời gian giới hạn 300 ngày, năm ngày một tuần, có nghĩa là 60 tuần)
"Ålderspension", "Garantipension": Khoản trợ cấp cho những người đã nghỉ hưu.
"Försörjningsstöd": Khoản trợ cấp dành cho bất cứ ai không thể có được một mức sống hợp lý.
Giao thông
Thụy Điển có 162.707 km (101.101 dặm) đường trải nhựa và 1.428 km (887 mi) đường cao tốc. Đường cao tốc chạy ngang qua lãnh thổ Thụy Điển và qua Cầu Øresund để đến Đan Mạch. Nhiều tuyến đường cao tốc mới vẫn đang được xây dựng và một tuyến đường cao tốc mới từ Uppsala đến Gävle đã được hoàn thành vào ngày 17 tháng 10 năm 2007. Thụy Điển duy trì giao thông tay trái (Vänstertrafik trong tiếng Thụy Điển) từ khoảng năm 1736 và tiếp tục duy trì đến thế kỷ 20. Các cử tri đã từ chối chuyển sang giao thông tay phải vào năm 1955, nhưng sau khi Riksdag thông qua luật vào năm 1963, sự thay đổi đã diễn ra vào ngày 3 tháng 9 năm 1967, được biết đến bằng tiếng Thụy Điển là Dagen H. Kể từ đó, Thụy Điển thực hiện quy tắc giao thông tay phải.
Tàu điện ngầm Stockholm là hệ thống tàu điện ngầm duy nhất ở Thụy Điển và phục vụ trong thành phố thủ đô Stockholm với 100 nhà ga. Thị trường vận tải đường sắt được tư nhân hóa, nhưng trong khi có nhiều doanh nghiệp tư nhân, các nhà điều hành lớn nhất vẫn thuộc sở hữu của nhà nước. Các hạt (county) có trách nhiệm về tài chính, vé và tiếp thị cho các chuyến tàu địa phương. Các nhà điều hành lớn bao gồm SJ, Veolia Transport, DSB, Green Cargo, Tågkompaniet và Inlandsbanan. Hầu hết mạng lưới đường sắt đều do Trafikverket sở hữu và điều hành.
Các sân bay lớn nhất của Thụy Điển bao gồm sân bay Stockholm-Arlanda (16,1 triệu hành khách trong năm 2009) cách Stockholm 40 km về phía bắc, sân bay Göteborg Landvetter (4,3 triệu hành khách trong năm 2008) và sân bay Stockholm-Skavsta (2,0 triệu hành khách).
Nhân khẩu
Dân số
Tổng dân số của Thụy Điển là 10.142.686 người vào ngày 31 tháng 3 năm 2018. Dân số Thụy Điển đã vượt mốc 9 triệu người vào ngày 12 tháng 8 năm 2004 và 9,5 triệu vào mùa xuân năm 2012, theo Thống kê Thụy Điển . Mật độ dân số là 22,5 người / km² (58,2 mỗi dặm vuông), trong đó mật độ dân số ở miền nam của đất nước cao hơn đáng kể so với miền bắc. Khoảng 85% dân số sống ở các đô thị . Thành phố thủ đô Stockholm có dân số khoảng 950.000 người (chưa bao gồm dân số của vùng đô thị). Các thành phố lớn thứ hai và thứ ba là Gothenburg và Malmö. Vùng đô thị Gothenburg chỉ có hơn một triệu cư dân và phần phía tây của Scania, dọc theo Öresund cũng có số dân tương tự. Vùng đô thị Copenhagen và Skåne, nằm ở biên giới Đan Mạch-Thụy Điển xung quanh Öresund mà thành phố Malmö là một phần (khu vực này trước đây gọi là Vùng Öresund), có dân số 4 triệu người. Bên cạnh các thành phố lớn, các khu vực có mật độ dân số cao hơn đáng kể so với phần còn lại của đất nước bao gồm khu vực nông nghiệp của Östergötland, vùng bờ biển phía tây, khu vực xung quanh hồ Mälaren và khu vực nông nghiệp quanh Uppsala.
Norrland, chiếm khoảng 60% lãnh thổ Thụy Điển, có mật độ dân số rất thấp (dưới 5 người mỗi km2). Vùng núi cao và hầu hết các vùng ven biển xa xôi hầu như không có dân cư. Ở những vùng rộng lớn phía tây Svealand, hay phần phía nam và trung tâm của Småland mật độ dân số cũng rất thấp. Một khu vực được gọi là Finnveden, nằm ở phía tây nam của Småland, cũng có thể coi là gần như không có sự hiện diện của con người.
Từ năm 1820 tới năm 1930, khoảng 1,3 triệu người Thụy Điển, tức một phần ba dân số của đất nước, đã di cư đến Bắc Mỹ, và hầu hết trong số họ đến Hoa Kỳ. Hiện có hơn 4,4 triệu người Mỹ gốc Thuỵ Điển theo ước tính của Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ năm 2006 . Tại Canada người gốc Thụy Điển có khoảng 330.000 người.
Theo Thống kê Thụy Điển thì vào năm 2017, khoảng 3.193.089 người tức 31,5% dân số của Thụy Điển có nguồn gốc nước ngoài, được định nghĩa là những người sinh ra ở nước ngoài hoặc sinh ra ở Thụy Điển nhưng có bố hoặc mẹ (hoặc cả hai) sinh ra ở nước ngoài . Những người Thụy Điển gốc nước ngoài có xuất xứ nhiều nhất từ các nước Syria (1,70%), Phần Lan (1,49%), Iraq (1,39%), Ba Lan (0,90%), Iran (0,73%) và Somalia (0,66%) .
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ chính thức của Thụy Điển là tiếng Thụy Điển , một ngôn ngữ German Bắc, rất giống với tiếng Đan Mạch và tiếng Na Uy, chỉ khác về cách phát âm và chính tả. Người Na Uy có thể dễ dàng hiểu được tiếng Thuỵ Điển, và người Đan Mạch cũng có thể hiểu nó tuy sẽ gặp một chút khó khăn hơn so với người Na Uy. Ngược lại, những người nói tiếng Thụy Điển cũng có thể dễ dàng hiểu được tiếng Na Uy hoặc tiếng Đan Mạch, tuy nhiên tiếng Na Uy sẽ dễ hơn một chút đối với họ. Các phương ngữ được nói ở Scania, phần cực nam của đất nước, chịu ảnh hưởng lớn bởi tiếng Đan Mạch bởi vì khu vực này trước đây là một phần lãnh thổ của Đan Mạch và ngày nay vẫn nằm tiếp giáp với quốc gia này. Những người Thụy Điển nói tiếng Phần Lan chiếm khoảng 5% dân số Thụy Điển , và tiếng Phần Lan đã được công nhận là một ngôn ngữ thiểu số tại Thụy Điển. Do những người nói tiếng Ả rập nhập cư vào Thụy Điển rất nhiều trong những năm gần đây, việc sử dụng tiếng Ả Rập có thể đã trở nên phổ biến rộng rãi ở trong nước hơn so với tiếng Phần Lan. Tuy nhiên, không có thống kê chính thức nào về điều này .
Tại Thụy Điển, tiếng Phần Lan, tiếng Meänkieli, tiếng Jiddisch, tiếng Romani và tiếng Sami có địa vị là các ngôn ngữ thiểu số được công nhận. Gần 90% người Thụy Điển có khả năng nói được tiếng Anh vì một phần tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc trong trường học và phần khác là vì tiếng Anh có rất nhiều trong chương trình truyền hình. Đa số học sinh chọn tiếng Đức là ngoại ngữ thứ nhì, nhưng gần đây tiếng Tây Ban Nha đang được ưa chuộng và đã vượt qua tiếng Đức tại một số trường. Thật ra tiếng Đức là ngoại ngữ đầu tiên tại Thụy Điển cho đến năm 1950 cũng như trong phần còn lại của Bắc Âu.
Tôn giáo
Giáo hội Thụy Điển, một giáo hội Lutheran, đã là giáo hội quốc gia từ 1527 cho đến 1999. Tỉ lệ thành viên của Giáo hội trên tổng dân số suy giảm dần qua các năm: từ 95,2% năm 1972 xuống còn 67,5% năm 2012 và 61,5% vào năm 2016 . Số người của nhóm lớn thứ nhì, những người theo Hồi giáo, rất khó được đoán chính xác. Sự hiện diện của những người Hồi giáo ở Thụy Điển vẫn còn yếu cho đến những năm 1960, khi Thụy Điển bắt đầu nhận được những người di cư từ vùng Balkan và Thổ Nhĩ Kỳ. Làn sóng nhập cư ồ ạt từ Bắc Phi và Trung Đông đã đưa dân số Hồi giáo tại Thụy Điển tăng đáng kể, ngày nay ước tính lên đến 600.000 người . Công giáo Rôma có vào khoảng 150.000 người và Chính thống giáo Đông phương khoảng 100.000 người. Bên cạnh đó tại Thụy Điển có khoảng 23.000 người của Nhân chứng Jehova, 20.000 người là tín đồ Phật giáo và vào khoảng 10.000 người theo Do Thái giáo.
Theo cuộc thăm dò ý kiến Eurobarometer vào năm 2010:
18% công dân Thụy Điển trả lời rằng họ tin Thượng đế là có thật
45% trả lời rằng họ tin có một dạng thế lực tâm linh nào đó.
34% còn lại tin rằng không có bất kỳ vị thần linh, thượng đế nào.
Nhập cư
Nhập cư đã và đang là nguồn tăng trưởng dân số và thay đổi văn hóa quan trọng trong suốt chiều dài lịch sử Thụy Điển, và trong nhiều thế kỷ gần đây, Thụy Điển từ một quốc gia di cư ròng sau Thế chiến thứ nhất đã trở thành một quốc gia nhập cư ròng kể từ Thế chiến II trở đi. Các khía cạnh về kinh tế, xã hội và chính trị của vấn đề nhập cư đã gây ra rất nhiều tranh cãi .
Trong năm 2016, ước tính 2.320.302 cư dân Thụy Điển có nguồn gốc nước ngoài, chiếm khoảng 23% dân số Thụy Điển . Số người dân Thụy Điển có cha mẹ là người nước ngoài lên tới 3.060.115 người, chiếm 30% dân số cả nước . Trong số những người này, 1.784.497 người hiện sống ở Thụy Điển nhưng được sinh ra ở nước ngoài. Ngoài ra, 535.805 người được sinh ra ở Thụy Điển nhưng có cả cha và mẹ sinh ra ở nước ngoài và 739,813 người khác có một trong hai người cha hoặc mẹ sinh ra ở nước ngoài (còn người còn lại sinh ra ở Thụy Điển) .
Theo Eurostat, trong năm 2010, đã có 1,33 triệu người Thụy Điển được sinh ra ở nước ngoài, tương ứng với 14,3% tổng dân số. Trong số này, 859.000 (9,2%) được sinh ra ở các nước ngoài EU và 477,000 (5,1%) được sinh ra ở một nước thành viên EU khác .
Năm 2009, số người nhập cư đạt mức kỷ lục, với 102.280 người đã di cư đến Thụy Điển chỉ riêng trong năm này . Người nhập cư ở Thụy Điển chủ yếu tập trung trong các khu vực đô thị ở Svealand và Götaland. Từ đầu những năm 1970, những người nhập cư vào Thụy Điển chủ yếu là dân tị nạn và những người tới Thụy Điển để đoàn tụ với gia đình từ các nước Trung Đông và châu Mỹ Latinh .
Mười nhóm di dân nước ngoài lớn nhất trong sổ đăng ký dân sự Thụy Điển năm 2016 tới từ các nước sau:
(153,620)
(149,418)
(135,129)
(88,704)
(70,637)
(66,539)
(63,853)
(58,181)
(50,189)
Tội phạm
Các số liệu từ Khảo sát Tội phạm Thụy Điển (SCS) năm 2013 cho thấy tỉ lệ tội phạm nhìn chung đã giảm trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2013. Kể từ năm 2014 đã có tình trạng gia tăng ở một số loại tội phạm, bao gồm gian lận thuế, một số tội phạm liên quan đến tài sản và đặc biệt là tội phạm tình dục (vào năm 2016 tỉ lệ tội phạm tình dục đã tăng 70% so với năm 2013).
Mức độ tham nhũng ở Thụy Điển là rất thấp . Hệ thống pháp lý và thể chế ở Thụy Điển được coi là có hiệu quả trong việc chống tham nhũng, và đặc trưng của các cơ quan chính phủ tại Thụy Điển là mức độ minh bạch, liêm chính và trách nhiệm cao .
Tỷ lệ giết người ở Thụy Điển là khá thấp, với khoảng 1.14 vụ giết người trên 100.000 dân vào năm 2015. Số vụ "bạo lực chết người được xác nhận" đã dao động giữa 68 và 112 vụ trong giai đoạn 2006-2015, giảm từ 111 vụ năm 2007 xuống còn 68 vụ vào năm 2012, tiếp theo là tăng lên 112 vụ vào năm 2015 và giảm xuống 106 vụ vào năm 2016
. Các nghiên cứu về những vụ bạo lực gây chết người ở Thụy Điển đã chỉ ra rằng hơn một nửa các vụ án được báo cáo không thực sự là những vụ giết người hay ngộ sát. Nhiều vụ án giết người được báo cáo trên thực tế là những vụ tự tử, tai nạn hoặc tử vong tự nhiên . Tuy vậy tỉ lệ những vụ bạo lực liên quan đến súng đạn ở Thụy Điển là cao hơn đáng kể so với nhiều nước Tây Âu khác .
Theo SCS năm 2016, 1,7% số người Thụy Điển được hỏi đã trả lời rằng họ là nạn nhân của hành vi bạo lực tình dục. Con số này tăng hơn 100% so với năm 2012 và 70% so với năm 2014. Nạn nhân của tội phạm tình dục thường là phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới, và phổ biến nhất trong khung tuổi 20-24. Tội phạm tình dục xảy ra phổ biến nhất ở nơi công cộng và trong hầu hết các trường hợp, thủ phạm không hề quen biết với nạn nhân . Trong năm 2014, đã có 6,697 vụ hiếp dâm tại Thụy Điển được báo cáo cho cảnh sát nước này, tỉ lệ là 69 vụ trên 100.000 dân, theo Hội đồng Quốc gia Thụy Điển về Phòng chống tội phạm (BRÅ), tăng 11% so với năm 2013 . Trong năm 2016, tổng số vụ hiếp dâm được báo cáo đã tăng lên 6.715 vụ . Vào tháng 8 năm 2018, SVT báo cáo rằng thống kê hiếp dâm ở Thụy Điển cho thấy 58% nam giới bị kết án hiếp dâm trong 5 năm qua được sinh ra ngoài Liên minh châu Âu, phần lớn là dân nhập cư từ các nước Nam Phi, Bắc Phi, Ả Rập, Trung Đông và Afghanistan . Những con số chính thức cho thấy tỷ lệ tội phạm tình dục tại Thụy Điển đang tiếp tục có dấu hiệu gia tăng .
Giáo dục
Trẻ em từ 1-5 tuổi ở Thụy Điển được đảm bảo theo học tại các trường mẫu giáo công lập (förskola). Giáo dục tại trường học là bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 đến 16 tuổi. Sau khi hoàn thành lớp 9, khoảng 90% học sinh tại Thụy Điển tiếp tục theo học tại một trường trung học trong vòng ba năm. Hệ thống trường học tại Thụy Điển phần lớn được tài trợ bởi các loại thuế.
Chính phủ Thụy Điển đảm bảo sự đối xử công bằng cho cả trường công lập cũng như trường tư thục . Bất cứ ai cũng có thể thành lập một trường học nhằm mục đích thu lợi nhuận và các khu vực đô thị phải cấp cho các trường tư thục một số tiền tương đương với số tiền mà các trường thuộc sở hữu của chính quyền thành phố nhận được. Bữa ăn trưa ở trường cho học sinh là miễn phí tại tất cả các trường học ở Thụy Điển, và việc cung cấp bữa sáng miễn phí cũng được khuyến khích .
Có một số trường đại học và cao đẳng khác nhau ở Thụy Điển, lâu đời nhất và lớn nhất trong số đó nằm ở các thành phố Uppsala, Lund, Gothenburg và Stockholm. Năm 2000, 32% người Thụy Điển có bằng đại học, đưng thứ 5 trong các nước OECD . Cùng với một số quốc gia châu Âu khác, chính phủ Thụy Điển cũng trợ cấp học phí cho các sinh viên quốc tế theo học tại các học viện ở Thụy Điển, mặc dù một dự luật gần đây được thông qua tại Riksdag sẽ hạn chế khoản rợ cấp này cho sinh viên đến từ các nước EEA và Thụy Sĩ .
Sự gia tăng của dòng người nhập cư vào Thụy Điển là nguyên nhân chính khiến cho Thụy Điển tụt hạng liên tục trong bảng xếp hạng PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế) .
Y tế
Hệ thống chăm sóc sức khỏe Thụy Điển chủ yếu là do chính phủ tài trợ, mặc dù chăm sóc sức khỏe tư nhân cũng tồn tại. Nguồn kinh phí dành cho hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Thụy Điển chủ yếu là thông qua các loại thuế. Hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Thụy Điển có chất lượng rất cao, tương đương với các quốc gia phát triển khác. Thụy Điển nằm trong top 5 quốc gia có tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh thấp nhất thế giới. Tuổi thọ trung bình của người dân Thụy Điển cũng thuộc top đầu thế giới. Nước uống ở Thụy Điển cũng được cho là an toàn bậc nhất thế giới. Theo bảng xếp hạng của EHCI về những quốc gia có dịch vụ y tế tốt nhất ở châu Âu năm 2016, Thụy Điển xếp ở vị trí thứ 12 .
Cuộc sống xã hội
"Mô hình Thụy Điển", một khái niệm của thập niên 1970, ám chỉ hệ thống phúc lợi xã hội, một hệ thống phúc lợi và chăm lo xã hội rộng khắp, là kết quả của sự phát triển hằng trăm năm. Trong thời gian từ năm 1890 đến 1930 một phần cơ sở cho một hệ thống phúc lợi xã hội đã thành hình, nhưng mãi đến những năm của thập niên 1930, đặc biệt là từ khi Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Thụy Điển thành lập chính phủ năm 1932, việc xây dựng một quốc gia phúc lợi xã hội mới trở thành một dự án chính trị và được đẩy mạnh. Hệ thống phúc lợi xã hội Thụy Điển cuối cùng đã bao gồm tất cả mọi người từ trẻ em (thông qua hệ thống chăm sóc trẻ em của làng xã) cho đến những người về hưu (thông qua hệ thống chăm sóc người già của làng xã).
Mãi đến thập niên vừa qua mới có những thay đổi lớn. Một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng đầu thập niên 1990 đã dẫn đến việc cắt giảm các phúc lợi xã hội và sự phát triển nhân khẩu như đã dự đoán đã buộc phải xây dựng lại toàn bộ hệ thống hưu trí, hệ thống mà từ nay được gắn liền vào phát triển kinh tế. Thế nhưng các cuộc bầu cử vừa qua đã cho thấy là chính những phần cốt lõi của hệ thống phúc lợi xã hội rất được người công dân yêu mến.
Khoa học và kỹ thuật
Trong thế kỷ 18, cuộc cách mạng khoa học của Thụy Điển đã diễn ra. Năm 1739, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển được thành lập, với những cá nhân kiệt xuất như Carl Linnaeus và Anders Celsius (người phát minh ra Nhiệt kế Celsius) là thành viên ban đầu. Nhiều công ty được thành lập bởi những người tiên phong đầu tiên cho đến nay vẫn là những thương hiệu quốc tế lớn. Nhà vật lý Thụy Điển Gustaf Dalén là người đã thành lập nên công ty AGA và nhận giải Nobel Vật lý cho phát minh ra van mặt trời của mình. Nhà hóa học Thụy Điển Alfred Nobel là người đã phát minh ra thuốc nổ và là người sáng lập nên giải Nobel. Nhà phát minh Thụy Điển Lars Magnus Ericsson đã thành lập công ty mang tên của mình, Ericsson, đến nay đây vẫn là một trong những công ty viễn thông lớn nhất thế giới. Nhà vật lý Thụy Điển Jonas Wenström là người tiên phong đầu tiên trong những nghiên cứu về dòng điện xoay chiều và cùng với nhà phát minh người Serbia Nikola Tesla, ông được công nhận là một trong những người đã phát minh ra hệ thống điện ba pha. Tetra Pak là một phát minh dùng để lưu trữ thực phẩm lỏng, được phát minh bởi Erik Wallenberg. Omeprazole, một loại thuốc chữa bệnh loét dạ dày, là loại thuốc bán chạy nhất thế giới trong những năm 1990 và được phát triển bởi công ty Thụy Điển AstraZeneca. Gần đây hơn, Håkan Lans là người đã phát minh ra Hệ thống nhận dạng tự động (AIS).
Các nhà phát minh Thụy Điển đang nắm giữ 47.112 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ vào năm 2014, theo Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ. Chỉ có mười quốc gia khác trên thế giới nắm giữ nhiều bằng sáng chế hơn Thụy Điển .
Theo tỷ lệ phần trăm GDP, chính phủ Thụy Điển phân bổ nguồn lực dành cho nghiên cứu và phát triển nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới . Thụy Điển đứng đầu châu Âu về số lượng các sản phẩm khoa học được công bố tính theo bình quân đầu người .
Trong năm 2009, các quyết định về việc xây dựng hai cơ sở khoa học lớn nhất của Thụy Điển, các cơ sở bức xạ synchrotron MAX IV và European Spallation Source, đã được thông qua .Cả hai cơ sở đều sẽ được xây dựng tại Lund. European Spallation Source, tốn 14 tỷ SEK để xây dựng , sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2019 và sẽ cung cấp chùm tia neutron mạnh hơn khoảng 30 lần so với bất kỳ hệ thống cung cấp neutron nào hiện nay.. MAX IV, chi phí khoảng 3 tỷ SEK, đi vào hoạt động từ năm 2015. Cả hai cơ sở này đều có ý nghĩa lớn đối với nghiên cứu vật chất.
Văn hoá
Văn học
Vào đầu Phong trào Cải cách nền tảng cho một tiếng Thụy Điển thống nhất bắt đầu hình thành. Văn học mang tính chất tôn giáo chiếm lĩnh ưu thế trong suốt thời kỳ này.
Vào năm 1732 số đầu tiên của tờ tuần báo đầu tiên, Then swänska Argus, được phát hành. Olof Dalin, người phát hành tờ tuần báo này, chủ yếu hướng về giới bạn đọc là người thường dân. Trong những người cùng thời với Dalin nổi bật nhất là bà Hedvig Charlotta Nordenflycht. Thơ của bà một phần mang tính chất cá nhân và trữ tình, một phần khác mang dấu ấn của cuộc đấu tranh vì các quyền trí thức của phụ nữ.
Erik Gustaf Geijer cũng như người sau ông là Esaias Tegnér là những người đại diện cho trường phái lãng mạn quốc gia trong Thời kỳ Lãng mạn. Với bài thơ Vikingen Geijer đã đưa hình tượng của người Viking đi vào văn học. Cũng trong thời kỳ này các tiểu thuyết đầu tiên bắt đầu được phát hành, đáng kể nhất là Carl Jonas Love Almqvist với quyển tiểu thuyết Drottningens juvelsmycke (Châu báu của hoàng hậu).
August Strindberg và Selma Lagerlöf là hai nhà văn nổi bật nhất trong thời gian từ cuối thế kỷ XIX cho đến Chiến tranh thế giới thứ nhất. Với hai tác phẩm Fadren (Cha) năm 1887 và Fröken Julie (Người con gái tên Julie) Strindberg đã đạt đến giới bạn đọc quốc tế. Người đoạt giải Nobel Selma Lagerhöf bắt đầu được giới công khai biết đến qua quyển tiểu thuyết Gösta Berlings saga.
Nền văn học sau năm 1914 hướng về các đề tài xã hội nhiều hơn thời gian trước đó. Sigfrid Siwertz, Elin Wägner và Hjalmar Bergman miêu tả đất nước Thụy Điển đương thời trong thời gian chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp.
Thời kỳ Hiện đại trong văn học Thụy Điển bắt đầu trong những thập niên sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Giữa những năm 1960 bắt đầu có một cuộc đổi hướng trong văn học Thụy Điển. Nhận thức mới về chính trị thế giới đòi hỏi một nền văn học phê bình xã hội. Per Olov Enquist viết quyển tiểu thuyết mang tính chất tài liệu về việc trục xuất những người Balt từ Thụy Điển về Liên bang Xô viết. Các nhà văn khác như Pär Westberg và Sara Lidman viết về tình trạng của thế giới bên ngoài. Trong những năm của thập kỷ 1970 văn học Thụy Điển trở về đề tài sử thi. Trong nhiều tác phẩm cùng chủ đề, từng vùng đất của Thụy Điển đã được miêu tả lại trong lúc chuyển đổi giữa cũ và mới. Lars Norén với bi kịch gia đình Modet att döda (Can đảm để giết người) năm 1980 đã trở thành nhà viết bi kịch nổi tiếng nhất của những thập niên kế tiếp.
Phim
Vào khoảng năm 1910 Thụy Điển bắt đầu sản xuất phim thường xuyên. Chẳng bao lâu phim Thụy Điển đạt chất lượng đến một mức độ làm cho cả thế giới biết đến. Thế nhưng khi phim có âm thanh ra đời và kèm theo đó là việc tự giới hạn trong thị trường nhỏ nói tiếng Thụy Điển, phim Thụy Điển giảm sút xuống mức độ thấp về nghệ thuật. Mãi đến sau Chiến tranh thế giới thứ hai phim Thụy Điển mới trải qua một cuộc đổi mới về chất lượng nghệ thuật. Trước tiên là trong thể loại phim tài liệu, thí dụ như phim Con người trong thành phố của Arne Sucksdorf đã đoạt được giải thưởng Oscar. Thể loại phim thiếu niên và nhi đồng cũng đạt được sự quan tâm của thế giới.
Âm nhạc
Năm 2007, với doanh thu hơn 800 triệu đô la, Thụy Điển là nước xuất khẩu âm nhạc lớn thứ ba trên thế giới, chỉ xếp sau Mỹ và Anh Interesting facts about EU countries. casgroup.fiu.edu. ABBA là một trong những ban nhạc Thụy Điển nổi tiếng thế giới đầu tiên, và hiện nay vẫn nằm trong số những ban nhạc nổi tiếng nhất trên thế giới. Với ABBA, nền âm nhạc Thụy Điển bước vào một kỷ nguyên mới, khi mà nhạc pop Thụy Điển đạt được danh tiếng ở tầm quốc tế. Đã có nhiều ban nhạc của Thụy Điển đạt được thành công quốc tế kể từ đó, chẳng hạn như Roxette, Ace of Base, Europe, A-teens, The Cardigans, Robyn, The Hives và Soundtrack of Our Lives. Thụy Điển cũng là một đất nước có nền nhạc Metal phát triển cực kì mạnh mẽ với những cái tên đã quá quen thuộc với các rockfan trên toàn thế giới như Arch Enemy, In Flames,Dark Funeral, Dark Tranquillity hay Pain Of Salvation.
Thụy Điển cũng là một trong những quốc gia thành công nhất tại cuộc thi Eurovision Song Contest, với tổng cộng sáu lần giành chiến thắng (1974, 1984, 1991, 1999, 2012 và 2015), chỉ xếp sau Ireland với bảy lần chiến thắng.
Kiến trúc
Các lễ hội và phong tục tập quán đặc trưng
Ngày 6 tháng 1 là ngày lễ Trettondedag jul (lễ Ba Vua còn gọi là lễ Hiển Linh), đây là ngày lễ quốc gia tại Thụy Điển chủ yếu theo đạo Tin Lành.
Vào ngày 13 tháng 1, Tjugondedag jul (còn gọi là Tjugondag jul hay Knut), mùa Giáng Sinh chấm dứt. Thỉnh thoảng có lễ hội cuối cùng, nến và các vật trang hoàng được tháo gỡ xuống và cây Nô en được mang ra ngoài.
Valborgsmässoafton được chào mừng vào ngày 30 tháng 4. Người dân quay quanh các lửa trại lớn, có phát biểu chào mừng mùa Xuân và hát các bài ca về mùa Xuân. Đặc biệt ở tại Lund và Uppsala thì Valborg vào đêm trước ngày 1 tháng 5 là một lễ hội sinh viên quan trọng. Đúng 15 giờ tất cả mọi người đều đội mũ sinh viên lên là hát những bài ca sinh viên. Vào đêm đó thường người ta uống nhiều rượu.
Ngày 6 tháng 6, Svenska flaggans dag, là ngày lễ quốc khánh của Thụy Điển. Đầu tiên là "Flaggentag" (Ngày Quốc kỳ), ra đời vào năm 1916, ngày 6 tháng 6 là lễ quốc khánh từ năm 1983 và từ năm 2005 cũng là ngày lễ chính thức.
Lễ hội giữa hè (Midsommarfest) được mừng vào đêm rạng sáng ngày thứ Bảy đầu tiên sau ngày 21 tháng 6. Lễ hội này được ăn mừng lớn chỉ có thể so sánh được với lễ Giáng Sinh. Thụy Điển đẹp nhất vào đêm "midsommarafton" cuối tháng 6, khi ánh sáng mặt trời có thể nhìn thấy 24 tiếng liên tục ở miền Bắc và ở miền Nam chỉ có vài tiếng là hoàng hôn và rạng sáng. Ngày lễ này có truyền thống rất lâu đời và có nguồn gốc từ các lễ hội chào mừng mùa Hè từ thời kỳ Tiền Lịch sử. Trên khắp mọi nơi ở Thụy Điển người dân ca hát và nhảy múa chung quanh cây nêu tháng 5 được trang hoàng bằng cành cây và bông hoa, có lẽ là biểu tượng quốc gia Thụy Điển nổi tiếng nhất.
Vào tháng 8 bắt đầu có tôm cua tươi đầu mùa ở chợ. Lễ hội chào mừng được gọi là Kräftskiva và được tổ chức không có thời điểm nhất định. Người dân ăn tôm cua luộc cho đến khi no và uống kèm theo đó là rượu mạnh.
Tại miền Bắc Thụy Điển còn có Surströmmingsfest vào cuối mùa Hè. Việc ăn cá trích được ủ trước cùng với khoai tây hay với tunnbröd (một loại bánh mì khô) trong dịp lễ này đòi hỏi phải có khẩu vị "cứng cáp".
Lễ Lucia (Luciafest) bắt đầu vào sáng ngày 13 tháng 12 và tại Thụy Điển là ngày của Nữ hoàng ánh sáng. Người con gái đầu trong gia đình xuất hiện với một váy trắng và mang trên đầu một vòng hoa được làm từ cành cây của một loài cây việt quất (Vaccinium vitis-idaea) và nến, đánh thức gia đình và mang thức ăn sáng đến tận giường. Trường học và nơi làm việc trên toàn nước được các đoàn diễu hành đến thăm viếng vào sáng sớm. Các cô gái trẻ mang váy trắng dài đến gót chân cùng với nến trên đầu và tay, đi cùng là các nam thiếu niên mang quần áo trắng và đội nón chóp dài được trang điểm bằng nhiều ngôi sao.
Thể thao
Thể thao là một phong trào quần chúng tại Thụy Điển với khoảng độ một nửa dân số tham gia tích cực. Hai môn thể thao chính là bóng đá và khúc côn cầu trên băng. Zlatan Ibrahimovic, Henrik Larsson và Fredrik Ljungberg thuộc về những ngôi sao bóng đá của Thụy Điển và trong số những người nổi tiếng trong bộ môn khúc côn cầu trên băng phải kể đến Markus Näslund, Peter Forsberg, Mats Sundin, Daniel Alfredsson, Niklas Lidström, Börje Salming và Pelle Lindbergh.
Số người chơi các môn thể thao cưỡi ngựa nhiều chỉ sau bóng đá, phần lớn là phụ nữ. Tiếp theo sau đó là golf, điền kinh và các môn thể thao đồng đội như bóng ném, khúc côn cầu trong nhà (tiếng Anh: Floorball''), bóng rổ và ngoài ra là bandy tại các vùng phía Bắc.
Các vận động viên quần vợt thành công bao gồm Björn Borg, Mats Wilander,Stefan Edberg và Robin Soderling.
Rất nhiều người Thụy Điển đã lập thành tích quốc tế trong điền kinh, thí dụ như Patrik Sjöberg - kỷ lục nhảy cao nam châu Âu, hay Kajsa Bergqvist - kỷ lục nhảy cao nữ, và người đoạt huy chương vàng Thế vận hội Stefan Holm. Hai vận động viên Thụy Điển khác đoạt huy chương vàng tại Thế vận hội mùa Hè 2004 là Carolina Klüft trong bộ môn điền kinh nữ bảy môn và Christian Olsson trong bộ môn nhảy ba bước.
Các vận động viên nổi tiếng khác của Thụy Điển bao gồm Ingemar Johansson (đấm bốc hạng nặng), Annika Sörenstam (đánh golf), Jan-Ove Waldner (nguyên vô địch bóng bàn 5 lần) và Tony Rickardsson (đua mô tô).
Trong trường học, trên bãi cỏ hay trong công viên brännboll, một bộ môn thể thao tương tự như bóng chày, thường hay được chơi để giải trí. Trong các thế hệ lớn tuổi các bộ môn thể thao giải trí khác là kubb và boules.
Ẩm thực
Ẩm thực Thụy Điển là thực phẩm truyền thống của người Thụy Điển. Do Thụy Điển trải dài từ bắc tới nam, nó nhiều khác biệt giữa ẩm thực phía bắc và phía nam.
Trong lịch sử, ở phía Bắc, người ta từng ăn các loại thịt như tuần lộc, hoặc các loại thịt thú săn khác, nó có nguồn gốc từ văn hóa Sami, trong khi các loại rau tươi có vai trò quan trọng hơn ở phía Nam.
Những ngày lễ
Biểu tượng quốc gia
Quốc kỳ
Quốc kỳ Thụy Điển hình chữ nhật, nền cờ màu lam, chữ thập màu vàng chia mặt cờ thành 4 hình chữ nhật màu lam. Diện tích của 2 hình chữ nhật trên và dưới bên trái bằng nhau, 2 hình chữ nhật trên và dưới bên phải cũng có diện tích bằng nhau. Hai màu lam và vàng bắt nguồn từ màu của Hoàng gia Thuỵ Điển. Lá cờ chữ thập màu vàng từng là quân kỳ của hải quân Hoàng gia Thuỵ Điển. Ngày 22/06/1906 chính thức quy định lá quốc kỳ này.
Quốc huy
Lai lịch quốc huy Thuỵ Điển có thể truy nguyên về những năm 1408–1470. Phía trên tấm áo choàng là chiếc vương miện, mặt tấm lá chắn trong tấm áo choàng có màu lam. Một chữ thập màu vàng chia mặt tấm lá chắn thành 4 phần: phần trên bên trái và phần dưới bên phải mỗi phần có 3 phần chiếc vương miện màu vàng, phần trên bên phải và phần dưới bên trái có con sư tử vàng đội vương miện vàng thè lưỡi đỏ. Trung tâm lá chắn lớn có một lá chắn tương đối nhỏ, mặt tấm lá chắn chia 2 phần phải và trái: mặt bên trái do các sọc chéo 3 màu lam, trắng bạc, đỏ và một chiếc bình vàng tạo thành, mặt bên phải có vẽ một tháp chuông kiểu lô cốt và một con chim ưng vàng. Hình trên tấm lá chắn nhỏ là phù hiệu của Hoàng gia Thụy Điển khoảng năm 1200. Phía trên tấm lá chắn là một chiếc vương miện, 2 bên là hai con sư tử vàng đầu đội vương miện ngoảnh về phía sau đỡ lấy. Sư tử đứng trên đế tấm lá chắn, đuôi cong hướng lên trên, thè lưỡi đỏ. Xung quanh tấm lá chắn là huân chương trang trí. Năm 1908 chính thức chế định quốc huy dạng tấm áo choàng này. |
Thành phố Hồ Chí Minh (viết tắt TP.HCM) hay Sài Gòn, là thành phố lớn nhất Việt Nam và là một siêu đô thị trong tương lai gần. Đây còn là trung tâm kinh tế, giải trí, một trong hai trung tâm văn hóa và giáo dục quan trọng tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện, tổng diện tích 2.095 km2 (809 dặm vuông Anh). Theo kết quả điều tra dân số sơ bộ vào năm 2021 thì dân số thành phố là 9.166.800 người (chiếm 9,3% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình 4.375 người/km² (cao nhất cả nước). Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người.
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả Việt Nam. Thành phố có chỉ số phát triển con người ở mức cao, đứng thứ hai trong số các đơn vị hành chính của Việt Nam. Năm 2020, thành phố có GRDP theo giá hiện hành ước là 1.372 ngàn tỷ đồng, theo giá so sánh 2010 đạt 991.424 tỷ đồng (số liệu địa phương cung cấp, Tổng cục Thống kê sẽ công bố GRDP đánh giá lại), tăng 1,39% so với năm 2019, đóng góp trên 22% GDP và 27% tổng thu ngân sách cả nước. GRDP bình quân đầu người ước năm 2020 là 6.328 USD/người, xếp thứ 4 trong số các tỉnh thành cả nước, nhưng so với năm 2019 là giảm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 sơ bộ là 6,758 triệu VND/tháng, cao thứ hai cả nước sau Bình Dương. Nhờ điều kiện tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Vào năm 2019, thành phố đón khoảng 8,6 triệu khách du lịch quốc tế. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vị thế hàng đầu.
Tuy nhiên, khoảng một thập kỷ gần đây, dưới nhiều tác động và áp lực khác nhau, các chỉ số trên của thành phố có sự giảm sút. Thành phố cần được tháo gỡ nhiều điểm nghẽn để đóng góp nhiều hơn cho đất nước.
Tên gọi
Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor theo tiếng Khmer của người dân bản địa, có nghĩa là "thành trong rừng". Vì sự sụp đổ của đế chế Khmer, vùng Nam Bộ trở thành đất vô chủ, về sau đã sáp nhập vào Đại Việt nhờ công cuộc khai phá miền Nam của chúa Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập huyện Tân Bình thuộc phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Phủ Gia Định khi đó bao gồm Sài Gòn và các tỉnh xung quanh hiện nay (Tây Ninh, Long An...), còn huyện Tân Bình là chỉ vùng đất Sài Gòn.
Địa danh Sài Gòn có trên 300 năm và từng được dùng để chỉ một khu vực với diện tích khoảng 1 km² (Chợ Lớn) có đông người Hoa sinh sống trong thế kỷ 18. Địa bàn đó gần tương ứng với khu Chợ Lớn ngày nay. Năm 1747, theo danh mục các họ đạo trong Launay, Histoire de la Mission Cochinchine, có ghi chép "Rai Gon Thong" (Sài Gòn Thượng) và "Rai Gon Ha" (Sài Gòn Hạ). Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776, năm 1674, Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ "Lũy Sài Gòn" (theo chữ Hán viết là 柴棍 - "Sài Côn"). Đây là lần đầu tiên chữ "Sài Gòn" xuất hiện trong tài liệu Việt Nam. Vì thiếu chữ viết nên chữ Hán 棍 - "Côn" được dùng thế cho "Gòn". Nếu đọc theo chữ Nôm là "Gòn", còn đọc theo chữ Hán thì là "Côn". Trong tiếng Trung thì Sài Gòn còn được gọi là "Tây Cống" (chữ Hán: 西貢, bính âm: Xī Gòng, Việt bính: Sai1Gung3). Sau đó, danh xưng Sài Gòn được dùng để chỉ các khu vực nằm trong "lũy Lão Cầm" (năm 1700), "lũy Hoa Phong" (năm 1731) và "lũy Bán Bích" (năm 1772), chỉ với diện tích 5 km². Ngoài ra theo một số nhà nghiên cứu thì Thụ Nại cũng từng là tên gọi của vùng đất Sài Gòn xưa trước khi Nguyễn Hữu Cảnh đến khai phá.
Khi Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam. Địa giới Sài Gòn lúc này bao gồm vùng đất Sài Gòn và Bến Nghé cũ. Sài Gòn cũng là thủ đô của Liên bang Đông Dương giai đoạn 1887–1901 (về sau, Pháp chuyển thủ đô Liên bang Đông Dương ra Hà Nội). Năm 1931 Khu Sài Gòn - Chợ Lớn được thành lập, bao gồm Thành phố Sài Gòn và Thành phố Chợ Lớn. Năm 1941 Chợ Lớn được sáp nhập vào Sài Gòn. Năm 1946, Sài Gòn trở thành thủ đô của Cộng hòa tự trị Nam Kỳ rồi Quốc gia Việt Nam, và sau này là thủ đô của Việt Nam Cộng hòa sau Hiệp định Genève năm 1954 với tên gọi chính thức là Đô Thành Sài Gòn. Kể từ đó, Sài Gòn được xem là thủ đô và trở thành một trong những đô thị quan trọng nhất của miền Nam Việt Nam.
Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản chính quyền và quyết định hợp nhất Đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Định thành Thành phố Sài Gòn – Gia Định. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Việt Nam tái thống nhất và Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên "Sài Gòn – Gia Định" thành "Hồ Chí Minh", theo tên Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Hiện nay trong văn bản hành chính thì thành phố luôn được gọi đầy đủ là "Thành phố Hồ Chí Minh" (viết tắt là "TP. HCM") thay vì chỉ gọi "Hồ Chí Minh", để tránh nhầm lẫn với chủ tịch Hồ Chí Minh. Tương tự với tiếng Anh là "Ho Chi Minh City" (viết tắt là "HCMC"). Tên "Sài Gòn" vẫn được sử dụng thường xuyên vì sự lâu đời và thân thuộc của nó.
Lịch sử
Thời kỳ hoang sơ
Con người xuất hiện ở Sài Gòn từ khá sớm. Các cuộc khai quật khảo cổ trên địa phận Sài Gòn và khu vực lân cận cho thấy, ở đây đã tồn tại nhiều nền văn hóa từ thời kỳ đồ đá cho tới thời kim khí. Những cư dân cổ từ nhiều thiên niên kỷ về trước đã biết đến kỹ thuật canh tác nông nghiệp.
Văn hóa Sa Huỳnh từng tồn tại trên khu vực này với những nét rất riêng. Thời kỳ văn hóa Óc Eo, từ đầu Công Nguyên cho tới thế kỷ 7, khu vực miền Nam Đông Dương có nhiều tiểu quốc và Sài Gòn khi đó là miền đất có quan hệ với những vương quốc này.
Sau khi Đế quốc Khmer hình thành, lãnh thổ miền Nam Đông Dương thuộc quyền kiểm soát của đế chế này. Tuy nhiên, dân cư của Đế quốc Khmer sống ở vùng này rất thưa thớt, không có khu dân cư lớn nào hình thành tại đây. Cho đến trước thế kỷ 16, vị trí tiếp giáp với các quốc gia cổ cũng khiến Sài Gòn trở thành nơi gặp gỡ của nhiều cộng đồng dân cư như Khmer, Châu Ro, S'Tiêng. Sài Gòn – Gia Định vẫn là địa bàn của một vài nhóm dân cư cổ cho tới khi người Việt xuất hiện.
Khai phá
Những người Việt đầu tiên tự động vượt biển tới khai phá vùng đất này hoàn toàn không có sự tổ chức của nhà Nguyễn. Nhờ cuộc hôn nhân giữa Công nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II từ năm 1620, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống. Khu vực Sài Gòn, Đồng Nai bắt đầu xuất hiện những người Việt định cư. Trước đó, người Khmer, người Chăm, người Man cũng sinh sống rải rác ở đây từ xa xưa.
Giai đoạn từ 1623 tới 1698 được xem như thời kỳ hình thành của Sài Gòn sau này. Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu con rể là vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prey Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Tuy đây là vùng rừng rậm hoang vắng, nhưng lại nằm trên đường giao thông của các thương nhân Việt Nam, Trung Quốc,... qua Campuchia và Xiêm. Hai sự kiện quan trọng tiếp theo của thời kỳ này là lập doanh trại và dinh thự của Phó vương Nặc Nộn và lập đồn dinh ở Tân Mỹ (gần ngã tư Cống Quỳnh – Nguyễn Trãi ngày nay). Có thể nói Sài Gòn hình thành từ 3 cơ quan chính quyền này.
Năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần cho một số nhóm người Hoa tị nạn triều Mãn Thanh tới Mỹ Tho, Biên Hòa và Sài Gòn để lánh nạn. Đến năm 1698, chúa Nguyễn sai tướng Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam. Trên cơ sở những lưu dân Việt đã tự phát tới khu vực này trước đó, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định và hai huyện Phước Long, Tân Bình. Vùng Đông Nam Bộ được sáp nhập vào cương vực Việt Nam.
Thời điểm ban đầu này, khu vực Biên Hòa, Gia Định có khoảng 10.000 hộ với 200.000 khẩu. Công cuộc khai hoang được tiến hành theo những phương thức mới, mang lại hiệu quả hơn.
Cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18, Mỹ Tho và Cù lao Phố là hai trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ. Tuy nhiên, cuối thế kỷ 18, sau các biến loạn và chiến tranh, thương nhân dần chuyển về vùng Chợ Lớn. Khu vực Sài Gòn dần trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất Nam Bộ.
Năm 1788, chúa Nguyễn Ánh tái chiếm Sài Gòn, lấy nơi đây làm cơ sở để chống lại Tây Sơn. Năm 1790, với sự giúp đỡ của hai sĩ quan công binh người Pháp là kỹ sư Theodore Lebrun và Victor Olivier de Puymanel (1768–1799), Chúa Nguyễn Ánh cho xây dựng Thành Bát Quái làm trụ sở của chính quyền mới. "Gia Định thành" khi đó được đổi thành "Gia Định kinh". Năm 1802, sau khi chiến thắng Tây Sơn, vua Gia Long lên ngôi và đẩy mạnh công cuộc khai khẩn miền Nam. Miền Nam được chia thành 5 trấn, gọi là "Gia Định ngũ trấn". Các công trình kênh đào Rạch Giá – Hà Tiên, Vĩnh Tế... được thực hiện. Qua 300 năm, các trung tâm nông nghiệp phát triển bao quanh những đô thị sầm uất được hình thành. Sáu năm sau, 1808, "Gia Định trấn" lại được đổi thành "Gia Định thành". Trong khoảng thời gian 1833 đến 1835, Lê Văn Khôi khởi binh chống lại nhà Nguyễn, Thành Bát Quái trở thành địa điểm căn cứ. Sau khi trấn áp cuộc nổi dậy, năm 1835, vua Minh Mạng cho phá Thành Bát Quái, xây dựng Phụng Thành thay thế.
Thời kỳ Pháp thuộc
Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định vào năm 1859, thực dân Pháp gấp rút quy hoạch lại Sài Gòn thành một đô thị lớn nhằm phục vụ mục đích khai thác thuộc địa và làm nơi cư trú cho quan chức Pháp. Đồ án thiết kế được Phó Đô đốc Pháp là Page (về sau là Charner) cử trung tá công binh Pháp là Paul Florent Lucien Coffyn (1810 – 1871), nguyên Lãnh sự Pháp ở Hoa Kỳ, thiết kế. Theo bản đồ của Coffyn được công bố vào ngày 13/5/1862, quy hoạch ban đầu của Sài Gòn bao gồm cả tỉnh Chợ Lớn với khoảng 500.000 dân (Saigon ville de 500.000 âmes), tức khoảng 20.000 dân/km². Quy hoạch này tương ứng với quy hoạch khu vực phòng thủ của tướng Nguyễn Cửu Đàm năm 1772, khi dân số Sài Gòn chỉ khoảng 20.000–30.000 người. Nhưng đến 1864, nhận thấy diện tích dự kiến của thành phố quá rộng, khó bảo đảm về an ninh, Soái phủ Pháp ở Nam Kỳ (Gouverneur Amiral de la Cochinchine) lúc đó là Chuẩn đô đốc Pierre Rose quyết định tách Chợ Lớn khỏi Sài Gòn. Ngày 3 tháng 10 năm 1865, Pierre Rose ra lệnh quy hoạch lại Sài Gòn chỉ còn là khu vực nằm giữa rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé và đường mới khu cầu Ông Lãnh hiện nay. Toàn bộ quy hoạch chỉ còn rộng khoảng 3 km².Rất nhanh chóng, các công trình quan trọng của thành phố, như Dinh Thống đốc Nam Kỳ, Dinh Toàn quyền, được Pháp thiết kế và huy động nhân công xây dựng. Sau 2 năm người Pháp xây dựng và cải tạo, khu quy hoạch rộng khoảng 3 km² nói trên đã hoàn toàn thay đổi.
Thành phố Sài Gòn khi đó được thiết kế theo mô hình châu Âu, nơi đặt văn phòng nhiều cơ quan công vụ như: dinh thống đốc, nha giám đốc nội vụ, tòa án, tòa thượng thẩm, tòa sơ thẩm, tòa án thương mại, tòa giám mục,... Nam Kỳ Lục tỉnh là thuộc địa của Pháp và Sài Gòn nằm trong tỉnh Gia Định. Vào năm 1861, địa phận Sài Gòn được giới hạn bởi một bên là rạch Thị Nghè và rạch Bến Nghé với một bên là sông Sài Gòn cùng con đường nối liền chùa Cây Mai với những phòng tuyến cũ của đồn Kỳ Hòa.
Đến năm 1867, việc quản lý Sài Gòn được giao cho Ủy ban thành phố gồm một ủy viên và 12 hội viên; đứng đầu là viên Thị trưởng người Pháp tên là Charles Marie Louis Turc (1867–1871). Cho tới nửa đầu thập niên 1870, thành phố Sài Gòn vẫn nằm trong địa hạt hành chính tỉnh Gia Định. Ngày 15 tháng 3 năm 1874, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn. Đứng đầu là viên Thị trưởng người Pháp, đầu tiên là G. Vinson (1874 –1876). Đến năm 1879 thì Pháp cho lập thêm Hội đồng thành phố Sài Gòn (hay đúng ra là Ủy hội thành phố – Commission municipale).
Sau Cách mạng Tháng Tám, ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Pháp tái chiếm thành phố. Tháng 8 năm 1946, phòng Nam Bộ Trung ương đã tổ chức họp, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp đã đề nghị đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh, và 57 người phòng Nam Bộ Trung ương (đứng đầu danh sách là Trần Hữu Nghiệp, Trần Công Tường, Nguyễn Tấn Gi Trọng,...) đã ra quyết nghị, gửi lên Quốc hội và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề xuất này, tuy nhiên, do nhiều việc cấp bách phải giải quyết nên chưa được quyết định chính thức.
Về danh hiệu Hòn ngọc viễn Đông thời Pháp thuộc
Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn trở thành trung tâm quan trọng, cả về hành chính lẫn kinh tế, văn hóa, giáo dục của Liên bang Đông Dương, được thực dân Pháp mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông ("la perle de l'Extrême-Orient") hoặc một Paris nhỏ ở Viễn Đông ("le petit Paris de l'Extrême-Orient") trong số các thuộc địa của Pháp. Trước đó, thực dân Anh đã chiếm Ấn Độ và gọi nước này là "hòn ngọc trên vương miện của Nữ hoàng Anh", vì vậy Pháp đặt ra danh xưng này cho Sài Gòn để tỏ ý muốn cạnh tranh việc xâm chiếm thuộc địa với đối thủ Anh.
Tuy được Pháp gọi là "Hòn ngọc Viễn Đông", nhưng thực ra thời ấy Sài Gòn rất nhỏ, chỉ cần đi xa 20 km là có thể săn thú rừng. Theo quy hoạch của Pháp, Sài Gòn khi đó chỉ rộng khoảng 3 km²; gần bằng một nửa Quận 1 hiện nay (rộng khoảng 8 km²), bao bọc bởi sông Sài Gòn – Nguyễn Thái Học – Nguyễn Thị Minh Khai – rạch Bến Nghé. Chính quyền thuộc địa Pháp tập trung tất cả những gì sang trọng, giàu có nhất mà họ có được ở diện tích 3 km² này, phần còn lại của Sài Gòn thì vẫn còn rất hoang sơ, đầm lầy ngổn ngang. Theo Sơn Nam trong "Bến Nghé xưa" thì khi Chợ Bến Thành hoàn thành năm 1914, "trước mặt còn là ao vũng sình lầy. Giữa Sài Gòn và Chợ Lớn phía đất thấp (...), còn ruộng lúa với người cày, ao nuôi vịt, ngọn rạch cạn. Giữa Sài Gòn và ở phần đất cao còn nhiều chòm tre, cây da, mồ mả to xen vào những đám rẫy trồng rau cải và bông hoa, những xóm nhà ổ chuột; bầy bò dê đi lang thang ăn cỏ". Khu Hòa Hưng (Quận 10 hiện nay) cho đến ngã tư Bảy Hiền hiện nay có vô số nghĩa trang, mồ mả. Khu Nguyễn Thiện Thuật, Lý Thái Tổ, Nguyễn Đình Chiểu (Quận 3 hiện nay) toàn nhà lá nền đất xây dựng tạm bợ không theo quy hoạch nào. Khu Quận 4, Quận 7, khu Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho,... sát cạnh chợ Bến Thành đa số là nhà tranh vách lá tạm bợ.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, kiến trúc sư He'brerd được mời sang Đông Dương chỉnh lý lại các dự án quy hoạch Sài Gòn. Ông đề ra hướng phát triển công nghiệp và xuất khẩu cho Sài Gòn, điều chỉnh hệ thống kỹ thuật hạ tầng, củng cố thêm phố thị Khánh Hội và Nhà Bè. Nhưng kế hoạch bất thành do thiếu ngân sách, đụng chạm quyền lợi của giới độc quyền kinh doanh địa ốc, cũng như xung đột nội bộ. Nó chứng minh rằng các mô hình lý thuyết về quy hoạch xây dựng thường vấp phải trở ngại từ giới cầm quyền thực dân, giới tư bản chỉ nhìn thấy quyền lợi trước mắt.
Như vậy, từ lúc đánh chiếm Gia Định năm 1859 cho đến khi rời Sài Gòn (năm 1954), người Pháp chỉ tập trung "trau chuốt" khu vực rộng 3 km², nơi mà kiều dân Pháp sinh sống (Quận 1 hiện nay). Dù nhiều lần điều chỉnh địa giới mở rộng, nhưng những khu mở rộng này không được Pháp đầu tư nên khá là tạm bợ. Đến năm 1954, những phần Sài Gòn mở rộng này (rộng khoảng 50 km²) vẫn hoang sơ, thậm chí đầm lầy ngổn ngang.
Phê phán quy hoạch thành phố Sài Gòn thời kỳ Pháp thuộc, nhiều nhà nghiên cứu phương Tây cho rằng: người Pháp nặng về việc phô trương quyền lực thực dân với một số trục đường hoành tráng, cửa nhà khang trang, nhưng lại chưa xây dựng được cơ sở hạ tầng đô thị, và nhất là đẩy người bản xứ vào các khu ở chật chội, lầy lội, thiếu vệ sinh. Nhà nghiên cứu Mỹ Gwendolyn Wright khi nghiên cứu về các đô thị thuộc địa Pháp cho rằng kiểu làm đó là lối "quy hoạch giả tạo" không giải quyết được các vấn đề cơ bản của đô thị và mang tính phân biệt đối xử giữa người Pháp và dân thuộc địa. Theo cụ Vương Hồng Sển ghi chép thì danh xưng "Hòn ngọc Viễn Đông" do quan chức thực dân Pháp đặt ra để chỉ nơi ăn chơi của họ, người Việt chẳng được thụ hưởng gì mà còn phải chịu sự bóc lột để người Pháp duy trì sự xa xỉ đó, và rằng "Nó hoàn toàn không phải là "hòn ngọc" với thợ thuyền người Việt ở xưởng đóng tàu Ba Son, cu li bốc vác ở cảng Sài Gòn, phu xe kéo và đông đảo người dân bản xứ mang trên mình bản án kiếp nô lệ, kẻ mất nước. Để phục vụ cho hòn ngọc ấy, cả một xã hội Sài Gòn trở thành thuộc địa, phải cung phụng cho Pháp mà nhiều địa danh còn được giữ đến tận bây giờ: Xóm Củi, Xóm Than, Xóm Dầu, Xóm Bàu Sen (gần đồn Cây Mai), Xóm Giá (làm giá đậu xanh gần cầu Cây Gõ), xóm Lò Bún (gần giếng Hộ Tùng), Xóm Ụ Ghe, Xóm Rẫy Cái, Xóm Cây Cui..."
Nhà sử học Henry Kamn nhận xét về sự tương phản giữa đời sống của giới thượng lưu Pháp với người dân Sài Gòn địa phương:
So với các thuộc địa của Nhật Bản hoặc một số nước thực dân khác (Anh, Mỹ, Hà Lan,...), các thuộc địa của Thực dân Pháp ở Đông Dương chỉ có một trạng thái mong manh yếu ớt. Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam kiếm lợi nhuận chủ yếu thông qua việc bóc lột tài nguyên thuộc địa, nên Pháp không cần thành lập một bộ máy hành chính hiệu quả nhằm tăng năng suất, cũng không cần thực hiện công nghiệp hóa ở quy mô lớn. Quy mô nền công nghiệp của thực dân Pháp ở Việt Nam quá nhỏ, kinh tế Việt Nam khi đó vẫn chủ yếu là nông nghiệp. Điều này dẫn tới quy mô các đô thị do Pháp xây dựng ở thuộc địa Đông Dương (tiêu biểu là Sài Gòn) cũng khá nhỏ bé, ngay cả khi so sánh với các thành phố thuộc địa của Anh, Mỹ và Hà Lan.
Xét về quy mô dân số, các phương pháp thống kê khác nhau từ những nguồn khác nhau cho ra những số liệu khác nhau. Năm 1940, theo điều tra dân số, khu vực đô thị Sài Gòn và tỉnh Chợ Lớn có tổng cộng 256.000 dân. So với các thành phố lớn trong khu vực thì khá nhỏ, như Singapore năm 1940 có 755.000 dân, Hồng Kông năm 1941 có 1,6 triệu dân, Manila hay Jakarta cũng có khoảng gần một triệu dân.
Đô thành Sài Gòn
Từ năm 1946, Sài Gòn đã là thủ đô của Cộng hòa tự trị Nam Kỳ rồi năm 1949 là thủ đô của Quốc gia Việt Nam. Đến năm 1955, Việt Nam Cộng hòa được thành lập, Sài Gòn khi đó là thành phố lớn nhất tại miền Nam Việt Nam đã được chọn làm thủ đô với tên gọi chính thức "Đô thành Sài Gòn" (lưu ý, cách viết thông dụng thời đó là "Saigon" hoặc "Sài-gòn"). Sau năm 1955, tên đường phố Sài Gòn vốn trước kia toàn là tên Pháp nay đồng loạt đổi tên tiếng Việt (trừ một số ngoại lệ). Việc này do Phòng Họa đồ thuộc Ty Kỹ thuật do Ngô Văn Phát điều hành; ông sắp xếp và chọn lựa tên các danh nhân dựa trên tầm vóc lịch sử và quy tụ gần nhau những nhân vật cùng thời kỳ có liên quan với nhau, như đường Cô Giang và Cô Bắc thì phải gần đường Nguyễn Thái Học; đường Lê Lai thì nhỏ, gần Đại lộ Lê Lợi lớn hơn. Những ý tưởng như Công lý, Tự do, Cộng hòa cũng được dùng đặt tên, tạo cho thành phố những đặc trưng mới.
Khi Chiến tranh Đông Dương lan rộng thì di dân từ nông thôn lên thành thị tăng nhanh. Vào thời điểm 1948, vùng Sài Gòn dân số đã lên đến 1,179 triệu người, đến năm 1949 thì dân số khu vực đã tăng lên 1.200.000, và sang năm 1954 với hàng trăm ngàn người di cư mới (phần đông là người Công giáo, còn gọi là dân Bắc Kỳ Công giáo) từ phía bắc vĩ tuyến 17 thì dân số Sài Gòn leo cao, đạt 2.000.000. Dân di cư tập trung tại các khu vực như Xóm Mới – Gò Vấp, Bình An – Quận 8, và rải rác tại các quận khác. Với Nghị định số 110-NV ngày 27 tháng 3 năm 1959 của Tổng thống Ngô Đình Diệm, từ 6 quận, Sài Gòn được chia lại thành 8 quận với tổng cộng 41 phường.
Vào nửa cuối thập niên 1950, nhờ viện trợ đáng kể của Chính phủ Hoa Kỳ, Sài Gòn trở thành một trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí tại miền Nam Việt Nam, là thành phố lớn nhất của kinh tế Việt Nam Cộng hòa Từ giữa thập niên 1960 đến những năm đầu thập niên 1970, việc Quân đội Hoa Kỳ vào tham chiến tại miền Nam Việt Nam cũng gây nên những xáo trộn đối với thành phố. Nhiều cao ốc, công trình quân sự mọc lên. Lối sống của giới trẻ Sài Gòn cũng chịu ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây được du nhập từ binh lính và sách báo Mỹ.
Trung tâm thành phố có một số công trình, khu phố được xây dựng to đẹp và sang trọng, tuy nhiên, các công trình này chủ yếu do Pháp xây dựng từ thập niên 1940, các khu nhà mới rất ít được xây dựng kể từ sau năm 1950, trong khi đó dân cư nông thôn đổ về thành thị tìm việc và tránh chiến sự khiến một số khu vực ở Sài Gòn dần trở thành những khu ổ chuột khổng lồ. Khảo sát cho thấy khoảng 40% dân số khu vực Sài Gòn khi đó (tức khoảng 1,2 triệu người) phải sống tại khu ổ chuột với những điều kiện về y tế, vệ sinh rất kém
Trên tạp chí Xây dựng tháng 9/1967, tác giả Phạm Hoàng Thanh viết: "Mỗi ngày dân chúng ở quê lũ lượt kéo lên thành phố khiến dân số nơi đây gia tăng một cách kinh khủng, có nơi mật độ lên tới 28.000 người một cây số vuông. Người ta chen lấn giành giựt nhau từng tấc đất để xây cất. Hiện giờ ở Sài Gòn, sau những cao ốc đẹp đẽ, có ai ngờ là hàng ngàn hàng vạn ngôi nhà ván lợp tôn chèn ép nhau, tối tăm bẩn thỉu, bên cạnh những ao tù nước đọng, những đống rác thối tha ghê tởm". Để giải quyết nạn khan hiếm nhà hết sức trầm trọng ở Sài Gòn lúc đó, theo tính toán, thành phố cần xây mới 50.000 căn hộ và giải tỏa 110.000 nhà ổ chuột. Thế nhưng, trong suốt 10 năm, chỉ có 15.700 căn hộ được xây dựng.
Trong thời kỳ chiến tranh leo thang, viện trợ kinh tế dồi dào từ Mỹ đã tạo ra một khuynh hướng tiêu thụ xa xỉ "quá trớn" trong dân chúng (nhất là việc người giàu đua nhau mua xe máy, ô tô). Trong giai đoạn 1964–1969, số xe du lịch nhập khẩu đã bằng 80% số xe nhập khẩu trong suốt 10 năm trước, năm 1966, số xe gắn máy được nhập khẩu cao gấp 5 lần so với năm 1963. Nhiều người ngoại quốc tới Sài Gòn lúc đó đã đặt cho thành phố cái tên là "thành phố Honda", do có nhiều xe máy hiệu Honda được nhập khẩu. Nhìn bề ngoài thì nền kinh tế Sài Gòn đang "phát triển phồn vinh", nhưng thực ra đó chỉ là bề ngoài mang tính tạm thời và bất ổn, bởi đó là do yếu tố bên ngoài đem lại (viện trợ của Mỹ) chứ không phải nhờ khả năng sản xuất nội tại của nền kinh tế. Quan chức kinh tế chính phủ Sài Gòn cũng cảm thấy lo ngại về tình trạng này, khi nguồn ngoại tệ bị phung phí vào những mặt hàng xa xỉ chứ không được dùng để mua phương tiện sản xuất.
Tuy số lượng xe máy, xe ô tô tăng nhanh nhờ viện trợ của Mỹ từ năm 1963, nhưng nhìn chung vẫn còn khá ít xét theo tỷ lệ dân số. Đầu thập niên 1970, toàn thành phố Sài Gòn có khoảng 250.000 xe gắn máy, 800 xe buýt và khoảng 20.000 xe ô tô (trên tổng dân số 2,5 triệu), trung bình cứ 10 người dân thì mới có một xe máy. Phần lớn người dân không có phương tiện di chuyển nào khác hơn là đi bộ hoặc đi xe đạp, người nghèo từ các khu ổ chuột ngoại ô thường phải đi bộ 2 giờ để tới làm việc ở trung tâm thành phố. Khi Mỹ dần rút quân thì các phương tiện giao thông cũng xuống dốc do thiếu tiền. Đến cuối năm 1969, do Mỹ ngừng thuê lao động người Việt và giảm viện trợ, nên kinh tế Việt Nam Cộng hòa bị suy thoái, lạm phát trở nên nghiêm trọng, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa phải ban lệnh cấm nhập khẩu xe hơi từ nước ngoài. Cuộc Khủng hoảng dầu mỏ 1973 tiếp tục giáng một đòn mạnh vào hệ thống giao thông Sài Gòn. Do giá dầu nhập khẩu tăng cao trong khi Mỹ giảm viện trợ kinh tế, xăng dầu trở nên khan hiếm, nhiều loại xe cộ phải xếp xó do chủ nhân không có đủ tiền mua xăng. Ngay cả ở Sài Gòn, số lượng người dân đi làm bằng xe đạp cũng tăng nhanh chóng từ năm 1973.
Viện trợ của Mỹ có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Sài Gòn thời kỳ này. Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) giống như một "Phủ Toàn quyền Đông Dương" có quyền lực cao hơn cả Chính phủ Sài Gòn. Nếu sức sản xuất của Sài Gòn kém, viện trợ từ Mỹ sẽ cung cấp một lượng hàng hóa nhập khẩu để tiêu thụ, nếu ngân sách bị thâm hụt thì viện trợ của Mỹ sẽ giúp bù đắp từ Quỹ đối giá. Kết quả là nền kinh tế Sài Gòn bị hàng nhập khẩu chi phối quá mức, cả những nhu yếu phẩm hàng ngày như gạo, thịt, cá cũng phải nhập khẩu. Sự sống của nền kinh tế Sài Gòn phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu, mà nhập khẩu lại phụ thuộc vào viện trợ của Mỹ. Do vậy, khi nguồn viện trợ Mỹ bị cắt giảm đột ngột thì nền kinh tế của Sài Gòn cũng bị cắt nguồn sống, sức tiêu thụ cũng hết và ngân sách cũng cạn kiệt. Giáo sư Nguyễn Cao Hách – Phó Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Xã hội của Chính phủ Sài Gòn nhận định rằng "nếu Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ, chính phủ chỉ có thể sống được 4 tháng thôi".
Nói chung, từ năm 1963, nguồn viện trợ lớn từ Hoa Kỳ đã không giải quyết vấn đề cơ bản và cốt lõi nhất của nền kinh tế là "sự tự chủ". Trái lại, nó đã trở thành một loại ma túy nguy hại cho bản thân Sài Gòn. Nó tạo ra sự ỷ lại của người dân và quan chức, nền kinh tế phụ thuộc nặng vào viện trợ và thiếu động lực để tự lực cánh sinh. Về bản chất, viện trợ mà Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng hòa là mấu chốt để duy trì một lãnh thổ phụ thuộc vào Mỹ thay vì xây dựng một đất nước có thể tự lực
Tới năm 1973 thì hậu quả của việc phụ thuộc quá mức vào viện trợ đã xảy đến: nền kinh tế miền Nam (trong đó có Sài Gòn) lâm vào khủng hoảng do Mỹ giảm viện trợ kinh tế. Nạn lạm phát trở nên nghiêm trọng: Năm 1970, tỷ lệ lạm phát (tính toán dựa trên chỉ số giá tiêu dùng tại Sài Gòn áp dụng cho tầng lớp lao động) đã là 36,8%. Năm 1973, tỷ lệ lạm phát tăng lên 44,5%, và năm 1974 đã vượt quá 200%. Hệ lụy và hậu quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế gây ảnh hưởng xấu tới Sài Gòn. Với việc Mỹ giảm viện trợ trong khi nền sản xuất nội tại thì yếu kém, nền kinh tế tiêu dùng dựa vào viện trợ của Việt Nam Cộng hòa đã không thể phát triển ổn định, bền vững
Việc rút đi của hơn nửa triệu quân Mỹ đã để lại một khoảng trống khổng lồ trong nền kinh tế: hàng tỷ đôla hàng năm trước đây được lính viễn chinh Mỹ tung vào xã hội qua các dịch vụ mua sắm ở thành phố, nay không còn nữa. Một khối lượng lớn người lao động làm việc trong các "sở Mỹ" (các văn phòng, trụ sở quân sự của Mỹ) cũng không còn việc làm. Số lượng công nhân làm ở các cơ sở của Mỹ năm 1971 là 100.000 người, đến tháng 12 năm 1972 chỉ còn lại 10.000 người, tạo ra thất nghiệp hàng loạt". Theo phúc trình của VECCO xuất bản tháng 1/1975 thì: Sài Gòn năm 1974 có 3 triệu dân thì có đến 600.000 người thất nghiệp. Chênh lệch giàu nghèo rất lớn khi thu nhập của thiểu số "tầng lớp trên" chiếm 43,5% GDP, tầng lớp dưới chỉ đạt 1,8%.
Nhà văn đoạt giải Nobel Gabriel García Márquez đã đến thăm Việt Nam mô tả: "Dưới thời Mỹ chiếm đóng, thành phố không còn giữ được bản sắc văn hóa của mình, trở thành một thiên đường nhân tạo được bao bọc bởi quân đội và sự trợ giúp của Mỹ, của hàng tấn đồ tiếp tế. Người dân Sài Gòn cuối cùng lại tin rằng đây là cuộc sống thực của họ. Vì thế, chiến tranh kết thúc khiến họ trở nên lạc lõng và xa rời thực tế, để rồi 4 năm sau khi người Mỹ cuối cùng rút đi, họ không thể gượng dậy được."
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nhiều thường dân ở thành phố hoặc binh lính, sĩ quan, viên chức Việt Nam Cộng hòa và những người cộng tác với Mỹ đã ra nước ngoài định cư. Cũng trong thời gian này, ước tính 700.000 người khác được vận động đi kinh tế mới; nền văn hóa có ảnh hưởng phương Tây bị lu mờ rồi tàn lụi.
20 năm chiến tranh đã để lại cho Sài Gòn nhiều di sản nặng nề về xã hội. Theo một ước tính, thời điểm năm 1975, dân số Sài Gòn có khoảng 4 triệu người thì trong số đó đã có tới 150.000 người nghiện heroin. Thời điểm năm 1972, 500.000 người là gái mại dâm và gái quán bar, và khoảng 800.000 trẻ mồ côi lang thang trên các đường phố.
Thành phố Hồ Chí Minh
Từ 30 tháng 4 năm 1975, chế độ Việt Nam Cộng hòa bị xóa bỏ và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam quản lý miền Nam. Đô thành Sài Gòn, tỉnh Gia Định và 2 quận Củ Chi và Phú Hòa kế cận dưới thời Việt Nam Cộng hòa được hợp nhất thành một đơn vị hành chính gọi là thành phố Sài Gòn – Gia Định. Đầu năm 1976, Đảng bộ và Ủy ban Nhân dân thành phố bắt đầu hoạt động. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo tên của nhà lãnh đạo cộng sản và Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đầu tiên, Hồ Chí Minh.
Sau năm 1975, vấn đề người Hoa tại Sài Gòn trở nên trầm trọng. Người Hoa treo quốc kỳ Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông trong vùng Chợ Lớn, đồng thời từ chối đăng ký quốc tịch Việt Nam. Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng ở miền Nam từ năm 1963 đến năm 1975, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối, và tín dụng. Đến cuối năm 1974, người Hoa kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện...và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90% xuất nhập khẩu. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường.
Cuối năm 1976, chính quyền mới đóng cửa tất cả trường học và tòa báo của người Hoa. Năm 1978, các tư doanh bị quốc hữu hóa. Trong bối cảnh quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh chuyển biến xấu, tâm lý bài Hoa lan rộng khắp miền Bắc Việt Nam. Chính quyền Hà Nội thúc ép nhiều gia đình gốc Hoa hồi hương về Quảng Tây..
Vấn đề Hoa kiều được Chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn giản. Các chiến dịch Cải tạo tư sản miền Nam nhằm xóa bỏ giai cấp tư sản và thực hiện công hữu hóa theo nguyên lý của chủ nghĩa xã hội được tiến hành. Nhà nước đã quốc hữu hóa các cơ sở sản xuất, xí nghiệp công quản của tầng lớp tư sản lớn bỏ lại, chủ yếu là của người Hoa. Các doanh nghiệp vừa như nhà in, xưởng thủ công, cửa hàng, cửa hiệu quy mô nhỏ buộc phải kê khai tài sản, vốn liếng trưng thu, trưng mua, tịch thu chuyển thành hợp tác xã. Nhiều chủ doanh nghiệp bị buộc tịch biên không được làm kinh doanh phải chuyển qua sản xuất nông nghiệp hoặc đi kinh tế mới. Năm 1978, Nhà nước hoàn thành căn bản cải tạo tư sản công nghiệp loại vừa và nhỏ ở miền Nam, xóa bỏ việc người Hoa kiểm soát nhiều ngành công nghiệp. Đến tháng 5 năm 1979, tất cả các xí nghiệp công quản lúc đầu ở miền Nam đều đã được chuyển thành xí nghiệp quốc doanh. Khó khăn về kinh tế, sự lo sợ về chiến tranh biên giới Tây Nam khiến cho nhiều người người Hoa rời thành phố. Số lượng người Hoa tại thành phố đã giảm đi hơn một nửa trong giai đoạn này.
Chính sách quản lý kinh tế quan liêu và cơ chế bao cấp của Nhà nước lên nền kinh tế (cải cách giá-lương-tiền) khiến cho kinh tế lâm vào trì trệ, lạm phát phi mã mà đỉnh điểm của nó là vào năm 1985. Khi công cuộc Đổi mới toàn diện 1986 bắt đầu, Thành phố Hồ Chí Minh đứng ở vị trí tiên phong và đi đầu trong thu hút vốn, công nghệ và đầu tư nước ngoài. Sau khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành năm 1987, trong vòng 3 năm 1988 đến 1990, Thành phố đã cấp 88 giấy phép với tổng số vốn đầu tư là 976 triệu USD. Cơ cấu ngành công nghiệp bắt đầu chuyển dịch từ sản xuất công nghiệp nặng sang các ngành công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng định hướng xuất khẩu. Với sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng và cởi trói về cơ chế thương mại, mậu dịch, Thành phố ngày càng khẳng định là đi đầu kinh tế của Việt Nam và đạt nhiều chỉ số và thành tựu phát triển kinh tế khá ấn tượng. Đến cuối năm 2018, GDP bình quân đầu người của Thành phố ước đạt hơn 6000 USD/người, cao gấp gần 2.5 lần so với mức trung bình cả nước. Nếu như năm 2000, Thành phố đóng góp khoảng 19% GDP cả nước thì đến năm 2014, thành phố đã chiếm 30% GDP của cả nước. Tuy nhiên tỷ lệ ngân sách được giữ lại của Thành phố Hồ Chí Minh là thấp, năm 2000 tỷ lệ ngân sách được giữ lại là 33% nhưng giảm xuống còn 18% trong giai đoạn 2017-2020. Đây là một trong những lý do khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố so với bình quân cả nước đang giảm. Trong giai đoạn 2001-2010 tốc độ này bằng 1,6 lần cả nước, thì đến giai đoạn 2011-2019 chỉ bằng 1,2 lần. Về cán cân thu - chi, năm 2017 TP HCM bội chi 2.900 tỷ đồng; năm 2018 bội chi hơn 4.880 tỷ đồng; 2019 bội chi gần 3.560 tỷ đồng. Vì thế, Trung ương luôn phải cấp thêm từ nguồn ngân sách để bù đắp cho các khoản chi của thành phố
Đến cuối những năm 2000, thành phố bước vào công cuộc đổi mới cơ bản về hạ tầng giao thông vận tải, tiến hành xây dựng và khai trương nhiều công trình trọng điểm như Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Đại lộ Đông Tây, cầu Phú Mỹ. Nhiều cảng biển quốc tế được khánh thành và nhiều đường cao tốc được xây dựng nối Thành phố với các tỉnh thành lân cận tạo thuận lợi cho thông thương hàng hóa và phát triển giao thương ngày càng lớn cho thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có diện tích rộng 2.095 km², lớn hơn gấp 30 lần so với đô thị Sài Gòn trước năm 1975 (67,5 km²). Trong đó, tính riêng diện tích khu đô thị là 820 km² (năm 2010), lớn gấp 33 lần so với trước năm 1975 (rộng 25 km²). Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm toàn bộ đô thành Sài Gòn cũ, cộng thêm toàn bộ tỉnh Gia Định, quận Phú Hòa của tỉnh Bình Dương và quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa cũ (hợp nhất thành huyện Củ Chi).
Theo đà phát triển của kinh tế, lượng người nhập cư đổ vào thành phố cũng ngày càng tăng. Về dân số, tháng 4 năm 2014, toàn Thành phố Hồ Chí Minh có 7,95 triệu dân (trong đó khoảng 6,7 triệu dân sống ở khu đô thị), như vậy là đã tăng 3,2 lần so với mức 2,5 triệu dân của đô thị Sài Gòn ở thời điểm tháng 4 năm 1975. Năm 2017, nếu tính cả người cư trú không đăng ký thì dân số toàn thành phố đã đạt đến 13 triệu người, tăng gấp 5,2 lần so với thời điểm tháng 4 năm 1975. Thống kê giữa năm 2017 cho thấy thành phố có tới gần 7,6 triệu xe máy (chiếm 1/3 lượng xe máy cả nước) và khoảng 700.000 xe ôtô. Như vậy, số xe máy lưu thông trong thành phố đã tăng gấp 30 lần, số xe ô tô đã tăng gấp 35 lần so với giai đoạn trước năm 1975.
Với tổng diện tích 2.096 km² và hơn 9 triệu dân (số liệu 2021), Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn thứ 2 Việt Nam về diện tích (sau Hà Nội) và lớn nhất về dân số. 11 quận nội thành của Sài Gòn trước đây được chia lại thành 8 quận. 4 quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình được thành lập. Khu vực ngoại thành gồm 5 huyện: Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè. Năm 1978, thành phố nhận thêm huyện Duyên Hải của tỉnh Đồng Nai. Năm 1979, các đơn vị hành chính cơ sở được phân chia lại, toàn thành phố có 261 phường, 86 xã. Sau đợt điều chỉnh tiếp theo vào năm 1989, thành phố còn 182 phường và 100 xã, thị trấn. Đến năm 1997, phân chia hành chính của thành phố lại thay đổi, gồm 17 quận, 5 huyện với 303 phường xã, thị trấn. Năm 2004, Thành phố Hồ Chí Minh gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với 322 phường, xã và thị trấn.. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh gồm 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện với 312 phường, xã, thị trấn.
Ngày 24 tháng 11 năm 2017, Quốc hội Việt Nam ra Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó tăng thêm quyền hạn cho chính quyền thành phố trong việc quản lý đất đai, quản lý đầu tư, quản lý tài chính – ngân sách nhà nước. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có nhiều quyền hạn hơn trong việc quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phê duyệt đầu tư công; có thêm những nguồn thu mới, có thể được giữ lại ngân sách nhiều hơn và được hưởng một phần số thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quản lý hoặc đại diện sở hữu, được chủ động vay vốn bằng các hình thức khác nhau. Ngoài ra, chính quyền thành phố các cấp còn được chủ động phân quyền cho chính quyền cấp dưới; quyết định mức thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức, chuyên gia thuộc thành phố quản lý.
Địa lý
Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông.
Phía bắc giáp tỉnh Bình Dương.
Phía tây giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An
Phía đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Phía nam giáp Biển Đông và tỉnh Tiền Giang.
Nằm ở phía Nam, thuộc miền Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía bắc – Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở Thủ Đức. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía nam – tây nam và đông nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới một mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần thành phố Thủ Đức, toàn bộ huyện Hóc Môn và Quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét.
Các điểm cực của thành phố Hồ Chí Minh:
Điểm cực Bắc tại: xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi.
Điểm cực Tây tại: xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi.
Điểm cực Nam tại: xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.
Điểm cực Đông tại: xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.
Điều kiện tự nhiên
Địa chất, thủy văn
Địa chất Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tích Pleistocen và Holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần phía Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành phố. Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng: đất xám. Với hơn 45 ngàn hecta, tức khoảng 23,4% diện tích thành phố, đất xám ở Thành phố Hồ Chí Minh có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và hiếm hơn là đất xám gley. Trầm tích Holocen ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nguồn gốc: biển, vũng vịnh, sông biển, bãi bồi... hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa biển với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất phèn mặn với 45.500 ha. Ngoài ra còn có một diện tích khoảng hơn 400 ha là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.
Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch rất đa dạng. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc –Thị Nghè, Bến Nghé, Tàu Hủ, Kênh Tẻ, Kênh Đôi,... Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Đông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.
Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tích Miocen). Tại Quận 12, huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60–90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng.
Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, cũng như một số tỉnh Nam Bộ khác, Thành phố Hồ Chí Minh không có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ cao đều và mưa quanh năm (mùa khô ít mưa). Trong năm, Thành phố Hồ Chí Minh có 2 mùa là biến thể của mùa hè: mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11 (khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao mưa nhiều), còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau (khí hậu khô, nhiệt độ cao và mưa ít). Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng/tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Đông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại.
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Đông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Đông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió mậu dịch theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khô (74,5%). Bình quân độ ẩm không khí đạt 79,5%/năm.
Với những biến đổi khí hậu, Sài Gòn thuộc danh sách 10 thành phố trên thế giới bị đe dọa vì nguy cơ mực nước biển dâng cao. Theo dự tính của Liên Hợp Quốc thì đến năm 2050 nước biển sẽ dâng 26 cm và 70% khu đô thị Sài Gòn sẽ bị ngập lụt. Ngân hàng Phát triển Á châu ước lượng hậu quả là thiệt hại kinh tế lên đến hàng tỷ USD.
Môi trường
Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng cấp tổng thể, ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ môi trường chung,... Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường rất lớn. Hiện trạng nước thải không được xử lý đổ thẳng vào hệ thống sông ngòi còn rất phổ biến. Nhiều cơ sở sản xuất, bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải là một thực trạng đáng báo động.
Tình trạng ngập lụt trong trung tâm thành phố đang ở mức báo động cao, xảy ra cả trong mùa khô. Diện tích khu vực ngập lụt khoảng 140 km² với 85% điểm ngập nước nằm ở khu vực trung tâm thành phố. Thiệt hại do ngập nước gây ra ước tính 8 tỷ đồng mỗi năm. Nguyên nhân là do hệ thống cống thoát nước được xây cách đây 50 năm đã xuống cấp. Ngoài ra, việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở khu vực phía nam – khu vực thoát nước của thành phố này đã làm cho tình hình ngập càng nghiêm trọng hơn. Việc thoát nước ở Sài Gòn vốn dựa vào hệ thống sông và kênh, rạch tự nhiên nhưng khoảng 30% diện tích kênh rạch đã bị chính quyền thành phố ra lệnh lấp. Theo một nghiên cứu của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thì chỉ trong 12 năm từ 1996 đến 2008, tại Sài Gòn đã có hơn 100 kênh, rạch với tổng diện tích khoảng 4000 hecta bị người dân lấp và bị lấn chiếm. Thậm chí, các con kênh thoát nước cho sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cũng bị lấn chiếm với nhiều hình thức, các hộ dân xây lấn ra làm hẹp lòng mương, cùng với việc xả rác thải vào đó nên lưu lượng các con kênh này bị giảm đi Ngoài ra, sai lầm của chính quyền trong việc quy hoạch cũng khiến cho tình trạng ngập lụt Thành phố Hồ Chí Minh trở nên nghiêm trọng.
Trước những bức xúc về thực trạng môi trường, Thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương tìm mọi cách nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn. Việc trích ra một nguồn vốn lớn nhiều tỷ đồng đầu tư xây dựng hồ sinh học cải tạo nước kênh Ba Bò là một ví dụ. Từ 2017 tới 2025, thành phố đặt mục tiêu giải tỏa di dời 28.500 căn nhà và tổ chức lại cuộc sống của người dân đang sống ven kênh, rạch để làm thông thoáng các kênh thoát nước này.
Mật độ cây xanh của thành phố chỉ khoảng 1–2 m²/người, thuộc hàng rất thấp so với các thành phố trên thế giới (Stockholm trên 70 m²/người). Việc thiếu cây xanh đã gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí của thành phố.
Tổ chức hành chính và chính quyền
Tổ chức hành chính
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Về mặt hành chính, thành phố được chia thành 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện; trong đó có 312 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 249 phường, 58 xã và 5 thị trấn.
Vào năm 1995, hệ thống quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 976 địa chỉ, trong đó 47 thuộc trung ương, 73 thuộc thành phố, 549 thuộc các quận, huyện và 307 thuộc cấp phường xã. Các tổ chức đoàn thể, chính trị bao gồm cấp trung ương và thành phố có 291 địa chỉ, các đơn vị sự nghiệp có 2.719 địa chỉ.
Đảng bộ và chính quyền
Chính quyền thành phố bao gồm Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân và Tòa án Nhân dân.
Hội đồng Nhân dân thành phố, với các đại biểu được bầu cử trực tiếp nhiệm kỳ 5 năm, có quyền quyết định các kế hoạch phát triển dài hạn về kinh tế, văn hóa, giáo dục,... của thành phố. Đứng đầu HĐND gồm một Chủ tịch, một Phó Chủ tịch và một Ủy viên thường trực. HĐND chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ trong việc thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ khóa X (2021-2026) gồm 94 đại biểu. Chủ tịch HĐND Thành phố hiện tại là bà Nguyễn Thị Lệ.
Hội đồng Nhân dân thành phố bầu ra Ủy ban Nhân dân thành phố, cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý về mọi hoạt động chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa trên địa bàn thành phố. Đứng đầu Ủy ban Nhân dân gồm một Chủ tịch và các Phó Chủ tịch. Các sở, ngành của Ủy ban Nhân dân sẽ quản lý về các lĩnh vực cụ thể, như y tế, giáo dục, đầu tư, tư pháp, tài chính,... Tương tự, cấp quận, huyện cũng có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân chịu sự chỉ đạo chung của cấp thành phố. Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân còn quản lý một số tổng công ty trên địa bàn thành phố. UBND Thành phố nhiệm kỳ khóa X (2021–2026) được HĐND Thành phố nhiệm kỳ 2021–2026 bầu ra gồm 24 thành viên và bầu ông Nguyễn Thành Phong làm Chủ tịch UBND Thành phố. Tuy nhiên cuối tháng 8/2021, ông Nguyễn Thành Phong đã được Bộ Chính trị điều động giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. HĐND Thành phố sau đó cũng đã tiến hành biểu quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND thành phố của ông và bầu mới Chủ tịch UBND TP (nhiệm kỳ 2021–2026) đương nhiệm là ông Phan Văn Mãi.
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm hai cấp: Tòa án nhân dân Thành phố và 22 Tòa án nhân dân cấp huyện. Tại cấp thành phố có 5 tòa chuyên trách: Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Kinh tế, Tòa Hành chính và Tòa Lao động. Hiện tại Việt Nam thực hiện hệ thống tòa án hai cấp, có nghĩa là tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án trong phạm vi quyền hạn của mình. Còn Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, đồng thời có thể phụ trách xét xử phúc thẩm các vụ án mà tòa cấp dưới đã tuyên nhưng bản án bị kháng cáo, kháng nghị. Chánh án TAND Thành phố hiện nay là ông Lê Thanh Phong.
Về phía Đảng ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (hay thường gọi là Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ Thành phố. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI nhiệm kỳ 2020–2025 gồm 62 ủy viên chính thức, bầu ra Ban Thường vụ gồm 16 ủy viên. Cùng với Hà Nội, đứng đầu Đảng ủy Thành phố là Bí thư Thành ủy của thành phố và phải là một đảng viên do Bộ Chính trị chỉ định chứ không do Thành ủy bầu ra, thường là một thành viên của cơ quan này. Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại là ông Nguyễn Văn Nên.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố nhiệm kỳ 10 (2014–2019) gồm 140 ủy viên, bầu ra Ban Thường trực UBMTTQ Thành phố gồm 13 ủy viên. Chủ tịch UBMTTQ đương nhiệm là bà Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy (được bầu ngày 22/2/2017 thay thế ông Nguyễn Hoàng Năng do được điều động thuyên chuyển công tác).
Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đi đầu trong nền kinh tế Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,5% tổng sản phẩm GDP, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 37,9% dự án nước ngoài. Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 2.966.400 lao động có độ tuổi từ 15 trở lên, trong đó 139 ngàn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc. Năm 2008, lực lượng lao động có độ tuổi từ 15 trở lên trên địa bàn thành phố gồm có 3.856.500 người, năm 2009 là 3.868.500 người, năm 2010 đạt 3.909.100 người, đến 2011 con số này đạt 4.000.900 người. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2012, GRDP đạt 404.720 tỷ đồng, tăng khoảng 8,7%. Năm 2021, GRDP đã đạt mức 1.298.791 tỉ đồng (tương ứng 56,47 tỉ USD), trong đó khu vực thương mại dịch vụ đạt khoảng 63,4%, khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 22,4%, khu vực nông-lâm-thủy sản chỉ chiếm 0,6%. GRDP bình quân đầu người năm 2021 đạt 142,6 triệu đồng (tương đương 6.173 USD). Thu ngân sách năm 2012 ước đạt 215.975 tỉ đồng, đến năm 2021 đã tăng lên là 383.703 tỉ đồng. Trong đó, thu nội địa năm 2021 đạt 253.281 tỷ đồng, vượt 2% dự toán; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 116.400 tỉ đồng, vượt 7% dự toán.
Năm 2013, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã trình Hội đồng nhân dân Thành phố 29 chỉ tiêu về kinh tế và xã hội trong năm 2013, đặt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người năm 2013. Trong đó có một số chỉ tiêu kinh tế gồm có GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.000 USD/người/năm, tổng sản phẩm trong nước (GDP) dự kiến tăng 9,5-10%, tốc độ kim ngạch xuất khẩu là 13%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội dự kiến khoảng 248.500-255.000 tỷ đồng, bằng 36-37% GDP, chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng của cả nước.
Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực công nghệ cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.
Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 ngàn tỉ VND. Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007. Riêng trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2017, Thành phố Hồ Chí Minh xếp ở vị trí thứ 8/63 tỉnh thành.
Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza... Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch là VN-Index, được thành lập vào tháng 7 năm 1998. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 ngàn tỷ đồng.
Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại. Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy,... có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp... cũng gây khó khăn cho nền kinh tế. Đầu tư hạ tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh không tương xứng với vai trò kinh tế của nó do tỷ lệ ngân sách mà thành phố này được giữ lại ngày càng giảm.
Năm 2021, GRDP Thành phố Hồ Chí Minh sụt giảm chưa từng có trong lịch sử do đại dịch COVID-19, với mức 6,78%. Mọi thành phần của GRDP đều tăng âm, cao nhất là ngành dịch vụ với -54,93%. Các ngành thông tin - truyền thông, tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, giáo dục, y tế thì có mức tăng trưởng dương, nhất là ngành tài chính với 8,16%. Sau khi nới lỏng giãn cách vào cuối năm 2021, thành phố lên kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế cho năm 2022. Trong 8 tháng, nền kinh tế thành phố phục hồi gần như hoàn toàn.
Xã hội
Dân cư
Dân số năm 1929 là 123.890 người, trong số đó có 12.100 người Pháp. Gần 40 năm sau, năm 1967, thành phố đã tăng gấp 10 lần với dân số là 1.485.295.
Kể từ sau năm 1976, dân số Sài Gòn gia tăng nhanh, nhất là dân nhập cư. Theo thống kê chính thức, dân số Sài Gòn năm 1975 là 3.498.120 người. Năm 2021, dân số toàn Thành phố Hồ Chí Minh là 9.166.800 người, chiếm 9,3% dân số cả nước; với diện tích 2095,39 km², mật độ dân số đạt 4.375 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 7.239.600 người, chiếm 79% dân số toàn thành phố và dân số sống tại nông thôn đạt 1.927.200 người, chiếm 21% dân số thành phố. Dân số nam đạt 4.510.400 người, trong khi đó nữ đạt 4.656.400 người. Trong các thập niên gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh luôn có tỷ số giới tính thấp nhất Việt Nam (2019: 95 nam/100 nữ), luồng nhập cư từ các tỉnh khác vào Thành phố Hồ Chí Minh luôn có số nữ nhiều hơn số nam. Thành phố Hồ Chí Minh gặp phải tình trạng quá tải dân số, tạo áp lực lớn lên nền kinh tế và đời sống người dân. Cứ 5 năm, dân số Thành phố Hồ Chí Minh tăng thêm trung bình 1 triệu người.
Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều. Năm 2019, trong khi một số quận như 4, 5, 10 và 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km², thì huyện ngoại thành Cần Giờ có mật độ là 102 người/km². Về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 2,5%. Những năm gần đây, dân số các quận trung tâm có xu hướng giảm, trong khi dân số các quận mới lập vùng ven tăng nhanh, do đón nhận dân từ trung tâm chuyển ra và người nhập cư từ các tỉnh thành khác đến sinh sống. Theo ước tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng một triệu khách vãng lai tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2010, con số này còn có thể tăng lên tới 2 triệu.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn thành phố có 13 tôn giáo khác nhau đạt 1.738.411 người, nhiều nhất là Công giáo đạt 845.720 người, tiếp theo là Phật giáo có 770.220 người, đạo Cao Đài chiếm 56.762 người, đạo Tin lành có 45.678 người, Hồi giáo chiếm 9.220 người, Phật giáo Hòa Hảo đạt 7.220 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 2.267 người. Còn lại các tôn giáo khác như Ấn Độ giáo có 395 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 298 người, Minh Sư Đạo có 283 người, đạo Bahá'í có 192 người, Bửu Sơn Kỳ Hương 89 người và 67 người theo Minh Lý Đạo..
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn Thành phố Hồ Chí Minh có đủ 54 thành phần dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó, nhiều nhất là người Kinh có 6.699.124 người, các dân tộc khác như người Hoa có 414.045 người, người Khmer có 24.268 người, người Chăm 7.819 người, người Tày có 4.514 người, người Mường 3.462 người, ít nhất là người La Hủ chỉ có một người.
Những khu vực tập trung nhiều người nước ngoài hay Việt kiều sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo thành một nét rất riêng đó là những khu chợ, cửa hàng, dịch vụ, món ăn đặc sản của nước đó. Có thể kể đến: Phố Mã Lai tập trung người Mã Lai, người Chăm tại đường Nguyễn An Ninh, phường Bến Thành, Quận 1); chợ Campuchia từ đình chợ Lê Hồng Phong, chạy dọc dài theo đường Hồ Thị Kỷ, Phường 1, Quận 10 đa phần là Việt kiều trở về từ Campuchia; phố Hàn Quốc tại đường Hậu Giang đến các đường lân cận thuộc Phường 4, quận Tân Bình; phố Nhật Bản tại giao lộ Thái Văn Lung – Lê Thánh Tôn thuộc phường Bến Nghé, Quận 1, khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Năm 2018, Phú Mỹ Hưng có trên 30.000 người sinh sống, chiếm hơn 50% là người nước ngoài đến từ hàng chục quốc gia, đông hơn cả vẫn là công dân các nước và vùng lãnh thổ châu Á, nhiều nhất đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc).
Y tế
Thành phố Hồ Chí Minh, với dân số đông, mật độ cao trong nội thành, cộng thêm một lượng lớn dân vãng lai, đã phát sinh nhu cầu lớn về y tế và chăm sóc sức khỏe. Các tệ nạn xã hội, như mại dâm, ma túy, tình trạng ô nhiễm môi trường... gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe dân cư thành phố. Tuổi thọ trung bình của nam giới ở thành phố là 73,19, con số ở nữ giới là 77,00.
Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 21.780 nhân viên y tế, trong đó có 3.399 bác sĩ. Tỷ lệ bác sĩ đạt 5.45 trên 10 ngàn dân, giảm so với con số 7.31 của năm 2002. Toàn thành phố có 19.442 giường bệnh, 56 bệnh viện, 317 trạm y tế và 5 nhà hộ sinh. Thế nhưng, mạng lưới bệnh viện chưa được phân bổ hợp lý, tập trung chủ yếu trong nội ô. Theo con số năm 1994, chỉ riêng Quận 5 có tới 13 bệnh viện với 5.290 giường, chiếm 37% số giường bệnh toàn thành phố. Bù lại, hệ thống y tế cộng đồng tương đối hoàn chỉnh, tất cả các xã, phường đều có trạm y tế. Bên cạnh hệ thống nhà nước, thành phố cũng có 2.303 cơ sở y tế tư nhân và 1.472 cơ sở dược tư nhân, góp phần giảm áp lực cho các bệnh viện lớn. Cũng tương tự hệ thống y tế nhà nước, các cơ sở này tập trung chủ yếu trong nội ô và việc đảm bảo các nguyên tắc chuyên môn chưa được chặt chẽ.
Sở Y tế Thành phố hiện nay quản lý 8 bệnh viện đa khoa và 20 bệnh viện chuyên khoa. Nhiều bệnh viện của thành phố đã liên doanh với nước ngoài để tăng chất lượng phục vụ.
Giáo dục
Về mặt hành chính, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh chỉ quản lý các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non tới trung học phổ thông. Các trường đại học, cao đẳng phần lớn trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Trong năm học 2008–2009, toàn thành phố có 638 cơ sở giáo dục mầm non, 467 trường cấp I, 239 trường cấp II, 81 trường cấp III và 55 trường cấp II, III. Ngoài ra, theo con số từ 1994, Thành phố Hồ Chí Minh còn có 20 trung tâm xóa mù chữ, 139 trung tâm tin học, ngoại ngữ và 12 cơ sở giáo dục đặc biệt. Tổng cộng 1.308 cơ sở giáo dục của thành phố có 1.169 cơ sở công lập và bán công, còn lại là các cơ sở dân lập, tư thục.
Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp thành phố. Trong khi đó, những cơ sở xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tập trung chủ yếu vào 4 huyện ngoại thành Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ. Các trường ngoại ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ giảng dạy những ngôn ngữ phổ biến mà còn một trường dạy quốc tế ngữ, một trường dạy Hán Nôm, 4 trường dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng có 40 trường quốc tế do các lãnh sự quán, công ty giáo dục đầu tư.
Là thành phố lớn nhất Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một trong hai trung tâm giáo dục bậc đại học lớn nhất. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với 8 trường đại học thành viên thuộc Chính phủ. Nhiều trường đại học lớn khác của thành phố như Trường Đại học Kiến trúc, Đại học Y Dược, Trường Đại học Ngân hàng, Trường Đại học Luật, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Mở, Trường Đại học Tài chính – Marketing đều là các đại học quan trọng của Việt Nam. Trong số học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng của thành phố, 40% đến từ các tỉnh khác của quốc gia.. Giáo dục bậc đại học, trên địa bàn thành phố có trên 80 trường, đa số do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trong đó chỉ có 2 trường đại học công lập (Trường Đại học Sài Gòn và Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) do thành phố quản lý.
Mặc dù đạt được những bước tiến quan trọng trong thời gian gần đây, nhưng giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Trình độ dân trí chưa cao và chênh lệch giữa các thành phần dân cư, đặc biệt là ngoại ô so với nội ô. Tỷ lệ trẻ em người Hoa không biết chữ vẫn còn nhiều, gấp 13 lần trẻ em người Kinh. Giáo dục đào tạo vẫn chưa tương xứng với nhu cầu của xã hội. Hệ thống cơ sở vật chất ngành giáo dục thành phố còn kém. Nhiều trường học sinh phải học 3 ca. Thu nhập của giáo viên chưa cao, đặc biệt ở các huyện ngoại thành.
Giao thông vận tải
Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á. Khác với Hà Nội, vận tải thủy ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ quan trọng. Tính riêng vận tải hàng hóa, đường biển chiếm khoảng 29% và đường sông chiếm khoảng 20% tổng khối lượng thông qua đầu mối thành phố. Đường bộ chỉ chiếm 44% vận tải hàng hóa nhưng chiếm tới 85,6% vận tải hành khách. Về giao thông đường không, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là sân bay lớn nhất Việt Nam về diện tích và công suất nhà ga. Năm 2006, vận tải thành phố đã vận chuyển tổng cộng 73.743 tấn hàng hóa, 239 triệu lượt người và bốc xếp 44.341 tấn hàng. Đến tháng 9 năm 2011, toàn thành phố có 480.473 xe ôtô và 4.883.753 xe môtô.
Đường bộ
Thống kê giữa năm 2017 cho thấy thành phố có tới gần 7,6 triệu xe máy (chiếm 1/3 lượng xe máy cả nước) và khoảng 700.000 ôtô, trong khi tổng dân số là 13 triệu. Ùn tắc giao thông ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và là một trong những thách thức của thành phố.
Những năm gần đây, hạ tầng đường bộ của thành phố đã có nhiều đổi thay ngoạn mục. Hiện nay, thành phố được kết nối với các vùng qua hai đường cao tốc chính: Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương. Ngoài ra, các tuyến Quốc lộ và Xa lộ cửa ngõ cũng đã được đầu tư mở rộng đáng kể, như tuyến Đại lộ Nguyễn Văn Linh (Nam Sài Gòn), Xa lộ Hà Nội (đi Biên Hòa) và Đại lộ Đông – Tây cùng Hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn. Thành phố cũng đầu tư nhiều cầu lớn để tăng cường giảm tải lưu lượng xe cộ ra ngoại thành, tiêu biểu là Cầu Phú Mỹ, Cầu Sài Gòn 2 và Cầu Thủ Thiêm.
Giao thông trong nội đô, do tốc độ tăng dân số nhanh, quy hoạch yếu, hệ thống đường sá nhỏ... khiến thành phố luôn phải đối mặt với vấn đề ùn tắc. Thành phố có 239 cây cầu nhưng phần lớn chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng của đường nên gây khó khăn cho các phương tiện giao thông. Không những thế, một phần các cây cầu có trọng tải thấp hay đang trong tình trạng xuống cấp. Tại các huyện ngoại thành, hệ thống đường vẫn phần nhiều là đường đất đá.
Thành phố có 2 bến xe khách liên tỉnh được phân bố ở các cửa ngõ ra vào: Miền Đông, Miền Tây cùng vài bến xe phụ trợ ở Quận 8, An Sương và Ngã Tư Ga. Mạng lưới khả năng tiếp nhận trên 1.200 xe/ngày, vận chuyển gần 41.000 khách/ngày đi các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều hãng xe tư nhân cũng tham gia vận chuyển hành khách vào các bến bãi không chính thức ở nhiều khu vực nội đô, gần khu dân cư và trung tâm du lịch. Cũng theo số liệu từ 1994, tổng lượng hành khách liên tỉnh qua thành phố khoảng 106,4 triệu lượt người/năm, nhiều nhất qua Quốc lộ 1.
Đường sắt
Giao thông đường sắt của thành phố gồm tuyến nội ô và khu vực phụ cận do Xí nghiệp Liên hiệp đường sắt 3 quản lý, tuyến Bắc - Nam và một vài đoạn đường chuyên dụng, hiện hầu như đã ngưng khai thác. Trong thành phố có hai nhà ga chính: Sóng Thần và Sài Gòn. Bên cạnh đó còn có một số nhà ga nhỏ như Dĩ An, Thủ Đức, Bình Triệu, Gò Vấp. Do mạng lưới đường sắt không được nối trực tiếp với các cảng, cơ sở đã cũ kỹ nên giao thông đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh không phát triển, chỉ chiếm khoảng 6% khối lượng hàng hóa và 0,6% khối lượng hành khách.
Đường thủy
Thành phố hiện có tuyến đường thủy chở hành khách liên tỉnh là tuyến tàu cánh ngầm nối Cảng Nhà Rồng với Cảng Cầu Đá, Thành phố Vũng Tàu. Ngoài ra còn có khoảng 50 bến đò, phà phục vụ giao thông hành khách, trong đó lớn nhất là Phà Cát Lái nối thành phố Thủ Đức với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có 4 cảng biển chính: Sài Gòn, Bến Nghé, Nhà Bè, Tân Cảng cùng các cảng sông Bình Đông, Tân Thuận, Tôn Thất Thuyết, Bình Lợi, Bình Phước... Cảng Sài Gòn là một trong những cảng lớn nhất Việt Nam, chiếm 25% trong tổng khối lượng hàng hóa thông qua các cảng biển cả nước. Cảng Bến Nghé nằm phía hạ lưu sông Sài Gòn, rộng 32ha, tổng chiều dài cầu cảng 528m, có thể cho tàu có tải trọng từ 15.000 – 20.000 tấn cập bến. Tuy năng lực của các cảng của Thành phố Hồ Chí Minh lớn nhưng việc chuyển tiếp giữa giao thông đường bộ, đường biển và đường sông gặp khó khăn. Tại hầu hết các cảng đường sông, do thiết bị thiếu, vẫn phải bốc dỡ thủ công.
Đường hàng không
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nằm trên địa bàn Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố chỉ 7 km. Đây là sân bay nhộn nhịp nhất và có lưu lượng vận chuyển cao nhất cả nước, là cửa ngõ hàng không quốc tế lớn của khu vực Đông Nam Á, với hơn 41 triệu lượt khách đi và đến năm 2019. Hiện có 43 hãng hàng không quốc tế mở đường bay đến sân bay này. Nhà ga thứ 3 sẽ được xây dựng nhằm nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất lên 45 triệu khách/năm, dự kiến khởi công vào quý III/2022. Trong tương lai, khi sân bay quốc tế Long Thành được hoàn tất xây dựng và mở cửa, sân bay này sẽ gánh một lượng hành khách đáng kể từ Tân Sơn Nhất, giúp giảm tình trạng quá tải toàn diện hiện tại.
Giao thông công cộng
Để giải quyết vấn đề giao thông đô thị, Thành phố Hồ Chí Minh đang đầu tư cho hệ thống giao thông công cộng. Năm 2008, thành phố có 3.250 xe buýt và 8.000 xe taxi, mỗi năm chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu đi lại. Trong đó, hệ thống xe buýt được phục hồi từ năm 2002 đóng vai trò chủ đạo của thành phố. Mặc dù được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trợ giá trên hầu hết các tuyến, mạng lưới này chưa đem lại hiệu quả cao, 65% tuyến trùng lặp. Cùng mạng lưới xe buýt, dự án tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh cũng được đang tiến hành. Theo quy hoạch được duyệt vào năm 2013, thành phố sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị, tổng chiều dài hơn 160 km. Dự kiến đến đầu năm 2024, tuyến metro đầu tiên (tuyến metro số một Bến Thành - Suối Tiên) khởi công tháng 3 năm 2007 sẽ đi vào hoạt động sau hơn 17 năm xây dựng. Đây là tuyến đường sắt đô thị có tổng vốn đầu tư cao nhất, đội vốn nhiều nhất lên tới 2,7 lần so với dự toán ban đầu cụ thể chi phí ban đầu 17.387 tỷ đồng điều chỉnh hiện tại 43.757,15 tỷ đồng đội vốn tương đương khoảng 26.400 tỷ đồng. Bên cạnh đó, dự án các tuyến buýt đường sông Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã được lên kế hoạch và vận hành. Hiện nay, tuyến buýt đường sông số một (Bạch Đằng, Q.1 - Linh Đông, TP.Thủ Đức) đã được vận hành khai thác từ ngày 25 tháng 11 năm 2017.
Biển số xe
Xe ô tô
41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59A
41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59D
41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59C
41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59B
41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59LD.
Xe gắn máy
Quận 1: 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – T1, 59 – T2
Quận 3: 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – F1, 59 – F2
Quận 4: 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – C1,59 - C3
Quận 5: 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 - H1, 59 - H2
Quận 6: 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – K1, 59 - K2
Quận 7: 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – C2, 59 - C4
Quận 8: 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – L1, 59 – L2, 59 - L3
Quận 10: 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – U1, 59 – U2
Quận 11: 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – M1, 59 – M2
Quận 12: 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – G1, 59 – G2
Quận Gò Vấp: 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – V1, 59 – V2, 59 – V3
Quận Phú Nhuận: 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – E1, 59 – E2
Quận Tân Bình: 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – P1, 59 – P2, 59 – P3
Quận Tân Phú: 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – D1, 59 - D2
Quận Bình Thạnh: 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – S1, 59 – S2, 59 – S3
Quận Bình Tân: 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – N1, 50 – N1,50 - N2
Thành phố Thủ Đức: 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – B1, 50 - X1, 59 – X1, 59 – X2, 59 - X3
Huyện Hóc Môn: 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 - Y1, 50 – Y1
Huyện Củ Chi: 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 - Y2, 59 – Y3
Huyện Bình Chánh: 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – N2, 59 – N3
Huyện Nhà Bè: 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – Z1
Huyện Cần Giờ: 41, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 và 59 – Z2.
Xe phân khối lớn
59-A3.
Quy hoạch và kết cấu đô thị
Theo thiết kế đô thị ban đầu của người Pháp vào năm 1860, thành phố Sài Gòn sẽ là nơi sinh sống cho 500.000 dân. Thời Việt Nam Cộng hòa, quy mô dân số của thành phố đã lên đến 3 triệu dân. Tính đến năm 2019, thành phố có dân số (kể cả số lượng người cư trú tạm thời) là 8,99 triệu người, kết cấu đô thị đã quá tải. Khi còn thưa dân, Sài Gòn từng là thành phố nhiều cây xanh với không gian kiến trúc theo quy hoạch của Pháp. Sau này, do dân số tăng nhanh, thành phố đã thay đổi với việc thu hẹp không gian xanh để xây dựng nhà cửa, không gian kiến trúc trở nên chật chội bởi nhiều công trình xây dựng hỗn độn thiếu tính thống nhất.
Công tác quy hoạch có nhiều bất cập và yếu kém. Đến thời điểm đầu năm 2008, mới chỉ có 23% khối lượng công tác quy hoạch 1/2000 được thực hiện. Quy hoạch cho hệ thống công trình ngầm vẫn chưa được thực hiện xong. Công tác xây quy hoạch và xây dựng đô thị mới vẫn mang nặng tư duy thời kỳ bao cấp. Trong 10 năm gần đây, khu vực đô thị mới để lại dấu ấn lớn trong quá trình phát triển thành phố này là khu đô thị Phú Mỹ Hưng do nước ngoài đầu tư xây dựng.
Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh tính tới thời điểm 2010 có khoảng trên dưới 600 dự án quy hoạch tại 13 quận huyện.
Chiến lược quy hoạch của Thành phố hiện nay là tránh dồn ứ dân cư về nội thành, đồng thời phát triển một số khu đô thị mới góp phần làm giảm mật độ dân số vốn đã quá cao như hiện nay. Tuy nhiên số lượng khu đô thị mới còn rất ít. Quá trình đô thị hóa phần lớn diễn ra một cách tự phát do sự gia tăng dân số chứ không phải bằng việc xây dựng các khu đô thị mới được quy hoạch bài bản. Hạ tầng cũng không phát triển kịp với sự gia tăng dân số trong quá trình đô thị hóa.
Du lịch
Trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, trong khoảng 18 triệu khách quốc tế đến Việt Nam vào năm 2019, 8,5 triệu khách đã tới thăm Thành phố Hồ Chí Minh, khoảng 47% cả nước và tăng 13% so với cùng kỳ. Ngoài ra, 33 triệu lượt khách nội địa đã đến thành phố. Doanh thu ngành du lịch 2019 đạt 150.000 tỷ VND, tăng 14,5%. Là một thành phố trẻ chỉ với 300 năm lịch sử, nhưng Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng được không ít công trình kiến trúc và sở hữu một nền văn hóa đa dạng.
Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh có 2.320 khách sạn (2019) với 48.182 phòng (2017). Phục vụ những khách cao cấp, thành phố có 20 khách sạn 5 sao, gồm: Caravelle, Sheraton, Mövenpick (Omni cũ), New World, Equatorial, Lotte Legend, Renaissance Riverside, Windsor Plaza, Sofitel Plaza, Park Hyatt, Majestic với tổng cộng 3.592 phòng. Hầu hết các khách sạn này đều do những tập đoàn quốc tế như Accor, Furama, Mariot hay Sheraton quản lý và tập trung nhiều nhất tại Quận 1. Bên cạnh đó, thành phố còn 8 khách sạn 4 sao với 1.281 phòng, 20 khách sạn 3 sao với 1.621 phòng. Do sự phát triển của du lịch, số phòng cao cấp tại thành phố hiện đang thiếu trầm trọng. Mặc dù nhiều nhà đầu tư có ý định xây dựng tiếp các khách sạn sang trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng họ lại gặp khó khăn trong việc tìm địa điểm. Theo dự kiến, đến năm 2020, thành phố sẽ có thêm 10.000 phòng 4 hoặc 5 sao.
Các địa điểm du lịch của thành phố tương đối đa dạng. Với hệ thống 11 viện bảo tàng, chủ yếu về đề tài lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu Việt Nam về số lượng viện bảo tàng. Bảo tàng lớn nhất và cổ nhất thành phố là Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh với 30 ngàn hiện vật. Trong khi phần lớn khách thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là người nước ngoài thì bảo tàng thu hút nhiều khách nội địa nhất là Bảo tàng Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một đô thị đa dạng về tôn giáo. Trên địa phận thành phố hiện nay, có hơn 1000 ngôi chùa, đình, miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ. Còn các nhà thờ xuất hiện chủ yếu trong thế kỷ 19 theo các phong cách Roman, Gothic. Nhà thờ lớn và nổi tiếng nhất của thành phố là Nhà thờ Đức Bà, nằm ở Quận 1, hoàn thành năm 1880. Thời kỳ thuộc địa đã để lại cho thành phố nhiều công trình kiến trúc quan trọng, như Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố, Nhà hát Lớn, Bưu điện trung tâm, Bến Nhà Rồng,... Dinh Độc Lập và Thư viện Khoa học Tổng hợp được xây dựng dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Kiến trúc hiện đại ghi dấu ấn ở thành phố bằng các cao ốc, khách sạn, trung tâm thương mại như Diamond Plaza, Saigon Trade Center... Khu vực ngoài trung tâm, Địa đạo Củ Chi, Rừng ngập mặn Cần Giờ, Vườn cò Thủ Đức cũng là những địa điểm du lịch quan trọng.
Thành phố Hồ Chí Minh còn là một trung tâm mua sắm và giải trí. Bên cạnh các phòng trà ca nhạc, quán bar, vũ trường, sân khấu, thành phố có khá nhiều khu vui chơi như Công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên. Các khu mua sắm, như Chợ Bến Thành, Diamond Plaza,... hệ thống các nhà hàng, quán ăn cũng là một thế mạnh của du lịch thành phố.
Văn hóa
Truyền thông
Là một trong hai trung tâm truyền thông của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 có 38 đơn vị báo chí thành phố và 113 văn phòng đại diện báo chí trung ương và các tỉnh, 3 nhà xuất bản của thành phố và 21 chi nhánh nhà xuất bản trung ương cùng mạng lưới thông tấn xã, các đài phát thanh, truyền hình địa phương và trung ương. Tổng cộng, trên địa bàn thành phố hiện nay có trên 1000 người hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Năm 2020, thành phố còn 28 cơ quan báo chí địa phương (16 báo, 1 đài truyền hình, 1 đài tiếng nói và 10 tạp chí), 161 văn phòng đại diện cơ quan báo chí trung ương, 10 chi nhánh đơn vị truyền hình trả tiền, 46 đơn vị truyền hình vệ tinh. Năm 2022, sau khi sắp xếp giai đoạn 1 theo đề án, Thành phố Hồ Chí Minh còn 19 cơ quan báo chí địa phương, gồm 8 cơ quan báo in, 9 tạp chí, 1 đài truyền hình và 1 đài phát thanh. Trong giai đoạn 2, 2021-2025, thành phố sẽ nghiên cứu để sắp xếp báo chí còn 1 cơ quan truyền thông đa phương tiện.
Trong lĩnh vực xuất bản, từ năm 1995 tới nay, 3 nhà xuất bản của thành phố chiếm 1/7 số đầu sách xuất bản của cả Việt Nam. Ước tính khoảng 60 đến 70% số lượng sách của cả nước được phát hành tại Thành phố Hồ Chí Minh. Những năm gần đây, nhiều trung tâm sách, cửa hàng sách hiện đại xuất hiện. Sài Gòn cũng là nơi ra đời tờ Gia Định báo, tờ báo quốc ngữ đầu tiên. Sài Gòn giải phóng, Thanh Niên, Tuổi Trẻ nằm trong số những tờ báo lớn nhất Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, còn có thể kể đến những báo và tạp chí lớn khác như Công an thành phố, Người lao động, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Thời trang, Thế giới mới, Kiến thức ngày nay... Ngoài báo chí tiếng Việt, Thành phố Hồ Chí Minh còn có Saigon Times, Thanhniennews bằng tiếng Anh (đã ngừng hoạt động), một ấn bản Sài Gòn giải phóng bằng tiếng Hoa.
Truyền hình đã xuất hiện tại Sài Gòn từ trước năm 1975 do Mỹ xây dựng nhằm phục vụ quân viễn chinh Mỹ, khi miền Bắc còn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Ngay sau ngày Chính phủ Sài Gòn sụp đổ, Đài truyền hình Giải phóng đã thu giữ các cơ sở do Mỹ để lại và bắt đầu phát sóng. Đến nay, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh – HTV trở thành đài truyền hình địa phương quan trọng bậc nhất Việt Nam. Ngoài 2 kênh phát trên sóng analog là HTV7 và HTV9, HTV còn phát triển dịch vụ truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số và truyền hình độ nét cao HD. Hiện từ ngày 15/06/2016 và 16/08/2016, HTV đã tắt sóng analog lần lượt hai kênh HTV7 và HTV9, tất cả các kênh truyền hình của HTV đang được phát qua hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T2, truyền hình cáp và truyền hình kỹ thuật số theo Lộ trình số hóa của Chính phủ. Đối tượng chính của HTV là dân cư thành phố và đa số các tỉnh miền Nam. Về phát thanh, Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (VOH) hiện nay đang phát sóng các kênh phát thanh FM 99.9 (phát sóng từ những năm 60), 95.6, 87.7 MHZ và AM 610 KHZ phục vụ nhu cầu thông tin văn hóa giải trí của khán thính giả thành phố và các tỉnh lân cận.
Thể dục, thể thao
Theo số liệu thống kê vào năm 1994, toàn Thành phố Hồ Chí Minh có 492,7 hecta dành cho hoạt động thể thao, tức trung bình 1,02 m²/người, trong đó nội thành là 0,26 m²/người. Với sự gia tăng dân số, con số thực tế hiện nay thấp hơn. Vào năm 2005, toàn thành phố có 91 sân bóng đá, 86 bể bơi, 256 phòng tập thể thao. Sân vận động lớn nhất thành phố hiện nay là sân Thống Nhất, với 25.000 chỗ ngồi. Sân vận động lớn thứ hai là sân Quân khu 7, nằm ở quận Tân Bình. Không chỉ dành cho thi đấu thể thao, đây còn là địa điểm tổ chức nhiều chương trình ca nhạc quy mô lớn. Một địa điểm thể thao quan trọng khác của thành phố là Trường đua Phú Thọ. Xuất hiện từ thời thuộc địa, Trường đua Phú Thọ hiện nay là trường đua ngựa duy nhất của Việt Nam. Sở Thể dục – Thể thao thành phố cũng quản lý một số câu lạc bộ như Phan Đình Phùng, Thanh Đa, Yết Kiêu.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng có những câu lạc bộ thể thao giàu thành tích. Môn bóng đá, Câu lạc bộ Thép Miền Nam – Cảng Sài Gòn, có sân nhà là sân Thống Nhất, từng 4 lần vô địch V-League. Đội bóng đá Công an Thành phố cũng từng một lần vô địch vào năm 1995. Các bộ môn thể thao khác có thể kể đến Câu lạc bộ Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh môn bóng chuyền, các câu lạc bộ bóng rổ, cờ vua, điền kinh, bóng bàn,... của thành phố.
Câu lạc bộ bóng chuyền Thành phố Hồ Chí Minh là đội bóng chuyên nghiệp đang thi đấu tại Giải vô địch bóng chuyền quốc gia Việt Nam
Trung tâm văn hóa, giải trí
Những lý do lịch sử và địa lý đã khiến Sài Gòn luôn là thành phố đa dạng văn hóa. Ngay từ giai đoạn thành lập, dân cư của Sài Gòn đã thuộc nhiều dân tộc khác nhau: Kinh, Hoa, Chăm,... Thời kỳ thuộc địa rồi Chiến tranh Việt Nam, Sài Gòn hấp thụ thêm nền văn hóa Âu – Mỹ. Cho tới những thập niên gần đây, những hoạt động kinh tế, du lịch tiếp tục giúp thành phố có nền văn hóa đa dạng hơn.
Với vai trò trung tâm văn hóa của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 22 đơn vị nghệ thuật, 9 rạp hát, 11 bảo tàng, 22 rạp chiếu phim, 25 thư viện. Hoạt động của ngành giải trí ở Thành phố Hồ Chí Minh nhộn nhịp hơn bất cứ thành phố nào ở Việt Nam. Hầu hết các hãng phim tư nhân lớn của Việt Nam hiện nay, như Phước Sang, Thiên Ngân, HKFilm, Việt Phim... đều có trụ sở chính ở Thành phố Hồ Chí Minh. Doanh thu các rạp của thành phố chiếm khoảng 60–70% doanh thu chiếu phim của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh cũng sở hữu những sân khấu đa dạng. Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ tại Quận 3 với những vở kịch thử nghiệm, những vở thư giãn ở Sân khấu Hài 135 Quận 1, Sân khấu kịch IDECAF với những vở lấy từ tuồng tích cổ hoặc tái hiện các danh tác trên thế giới. Lĩnh vực ca nhạc, Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường sôi động nhất, điểm đến của phần lớn các ca sĩ nổi tiếng. Ngoài những sân khấu lớn như Nhà hát Thành phố, Nhà hát Bến Thành, Nhà hát Hòa Bình, Sân khấu Trống Đồng,... hoạt động âm nhạc ở thành phố ở những phòng trà, quán cà phê đa dạng: Tiếng Tơ Đồng, M&T, Catinat, ATB, Bodega, Carmen...
Thành phố kết nghĩa
Thành phố Hồ Chí Minh đã kết nghĩa với các thành phố khác trên thế giới như sau:
Champasak, Lào
Viêng Chăn, Lào
Phnôm Pênh, Campuchia
Manila, Philippines
Bangkok, Thái Lan
Yangon, Myanmar
Thượng Hải, Trung Quốc
Thẩm Dương, Liêu Ninh, Trung Quốc
Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc
Hyogo, Nhật Bản
Yokohama, Kanagawa, Nhật Bản
Osaka, Osaka, Nhật Bản
Busan, Hàn Quốc
Đài Bắc, Đài Loan
Almaty, Kazakhstan
Moskva, Nga
Yekaterinburg, Sverdlovsk, Nga
Minsk, Belarus
Barcelona, Barcelona, Catalunya, Tây Ban Nha
Sevilla, Sevilla, Andalucía, Tây Ban Nha
Auvergne-Rhône-Alpes, Pháp
Lyon, Rhône, Auvergne-Rhône-Alpes, Pháp
Leipzig, Sachsen, Đức
Genève, Genève, Thụy Sĩ
San Francisco, California, Hoa Kỳ
Thành phố New York, New York, Hoa Kỳ
Thành phố México, México
Toronto, Ontario, Canada
Johannesburg, Gauteng, Nam Phi |
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam.
Năm 2020, Lào Cai là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 55 về số dân, xếp thứ 45 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ trong 15 trong 16 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 11 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 730.420 người dân, GRDP đạt 49.310 tỉ Đồng (tương ứng với 2,14 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 76,29 triệu đồng (tương ứng với 3.317 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,55%.
Vị trí địa lý
Tỉnh Lào Cai giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Lào Cai, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 290 km, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp tỉnh Hà Giang
Phía tây giáp tỉnh Lai Châu
Phía nam giáp tỉnh Yên Bái
Phía bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với đường biên giới dài khoảng 182 km.
Các điểm cực của tỉnh Lào Cai
Điểm cực Bắc tại: thôn Lồ Cô Chin, xã Pha Long, huyện Mường Khương.
Điểm cực Tây tại: xã Y Tý, huyện Bát Xát.
Điểm cực Đông tại: thôn Ban Bang, xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên.
Điểm cực Nam tại: xã Nậm Tha, huyện Văn Bàn.
Địa danh
Tên gọi Lào Cai hình thành từ cuối thế kỷ 19 khi người Pháp để ý đến Việt Nam và khám phá vùng núi Bắc Việt.
Tại vùng đất Lào Cai ở đầu cầu Cốc Lếu ngày nay, thì xưa kia có một khu chợ. Vùng biên giới trở nên nhộn nhịp khi vào những năm 1870 người Pháp như Jean Dupuis đến "thám hiểm", mở đường buôn bán vũ khí và mua khoáng sản với Vân Nam, Trung Quốc. Người Pháp dựa vào người H'Mông để tiếp xúc, buôn bán, vận chuyển và tránh mặt giới chức Việt địa phương. Tuy nhiên chợ đã bị quân Cờ đen chiếm giữ đóng đồn, nên người ta mở ra một chợ mới ở nơi nay là Phố Mới.
Chợ cũ trong tiếng H'Mông là "Lao Cai" (RPA: Log Kab, Chữ Hmông Việt: Laol Caz), và Jean Dupuis ghi vào Bản đồ Bắc Kỳ năm 1879 ở chỗ chợ này là "Lao-kai, residence du Chef des Pavillone noirs" (Lao-kai, dinh thủ lĩnh quân Cờ đen). Sau này người Pháp quen dùng nên thành tên của thủ phủ vùng . Giáo sư Đào Duy Anh do không để ý tiếng địa phương, nên nói khi làm bản đồ, người Pháp viết "Lão Nhai" là "Lao Cai" và sau thành "Lao Kay".
Tên "Lao Kay" đã được người Pháp sử dụng trong các văn bản và con dấu hành chính. Sau tháng 11 năm 1950, đã thống nhất gọi là Lào Cai cho đến ngày nay.
Dân số
Dân số năm 2007 của tỉnh Lào Cai là 593.600 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động: 314.520 người, chiếm khoảng 53% . Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số tỉnh là 613.075 người.
Dân số năm 2014 của tỉnh Lào Cai là 665.200 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động: 412.600 người, chiếm khoảng 62%
Thành thị: 30%
Nông thôn: 70%
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 7 tôn giáo khác nhau đạt 30.162 người, nhiều nhất là đạo Tin Lành có 10.996 người, tiếp theo là Công giáo đạt 9.009 người, Phật giáo có 8.680 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 12 người, đạo Cao Đài có ba người, Minh Lý đạo và Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam mỗi tôn giáo chỉ có một người.
Dân số tính đến ngày 1/4/2019 của toàn tỉnh đạt 730.420 người, bao gồm dân số thành thị 171.401 người, chiếm 23,5%; dân số nông thôn 559.019 người, chiếm 76,5%; dân số nam 371.306 người, chiếm 50,83%; dân số nữ 359.114 nghìn người, chiếm 49,17%. Dân tộc Kinh có 246.756 người, chiếm 33,8% dân số toàn tỉnh, còn lại các dân tộc khác có 483.664 người, chiếm 66,2% dân số toàn tỉnh.
Lịch sử
Lào Cai là một vùng đất cổ, diện mạo địa hình được hình thành cách nay 50-60 triệu năm, trong đợt tạo sơn cuối cùng, vỏ trái đất vặn mình, đứt gãy. Hơn vạn năm trước, con người đã có mặt tại địa bàn tại đây. Tổ tiên người bản địa Lào Cai nay hồi đó cư trú khá tập trung ở các dải đồi ven sông Hồng, sông Chảy, các cửa ngòi Mi, ngòi Nhù. Các chủ nhân văn hóa Hòa Bình ở Lào Cai đã biết làm nông nghiệp .
Trong buổi đầu các bộ tộc xác định ranh giới chủ quyền, thời Hùng Vương thuộc Tân Hưng, là một trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang. Thời Âu Lạc thì vùng phía đông và phía nam Lào Cai thuộc bộ lạc Tây Vu, còn một phần đất phía tây và phía bắc Lào Cai hiện nay thuộc phạm vi của các bộ lạc nhỏ hơn không chịu thuần phục Lạc Việt.
Thời Bắc thuộc, ban đầu là địa phận thuộc huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ. Sau này thuộc là quận Tân Hưng, đất Giao Châu (thời Tây Tấn), sau là đất châu Đan Đường, Chu Quý thuộc Giao Chỉ (thời Tùy), tiếp đổi Lâm Tây châu, Đức Hóa châu thuộc phủ An Nam (thời Đường, 679)
Năm Điều Lộ đầu tiên (679), vua Cao Tông nhà Đường lập ra An Nam đô hộ phủ, đất tỉnh Lào Cai ngày nay, là Lâm Tây Nguyên (林西原, Cao nguyên Lâm Tây) thuộc An Nam đô hộ phủ thời đó. Đất châu Thủy Vĩ, theo lời chú trong Đồng Khánh địa dư chí, là phần lớn đất tỉnh Lào Cai ngày nay, theo đó cũng thuộc Lâm Tây Nguyên, vùng biên giới của An Nam đô hộ phủ nhà Đường với vương quốc Nam Chiếu. Vùng đất huyện Hà Khẩu (châu Hồng Hà), huyện Mã Quan (châu Văn Sơn) và một phần huyện Kim Bình châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam Trung Quốc ngày nay là là động Thất Quán (七綰洞), thuộc Lâm Tây Nguyên của An Nam đô hộ phủ. Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu chép rằngː "Lâm Tây nguyên ở phía tây Phong Châu, bên cạnh Lâm Tây Nguyên có động Thất Quán của người dân tộc thiểu số mà thủ lĩnh là Lý Do Độc (李猶獨), bộ thuộc có thêm các động như động Đào Hoa (桃花), tất cả đều giúp Trung Quốc canh phòng và thu thuế nơi biên ải với Nam Chiếu. Đường thư chép: Lâm Tây Nguyên trước có binh lính canh phòng cả vào mùa đông. Vào năm Đại Trung thứ tám (854) (thời vua Đường Tuyên Tông), Lý Trác, giữ chức đô hộ An Nam, đã bãi bỏ binh lính biên phòng và giao hết việc phòng biên cho thổ tù Lý Do Độc. Lý Do Độc ở vào thế cô lập không có đủ quân để canh phòng. Nhân đó, viên Thác Đông tiết độ sứ nước Nam Chiếu dụ dỗ mua chuộc ông ta theo về Nam Chiếu. Từ đó, An Nam bắt đầu bị Nam Chiếu xâm lấn. Tân Đường Thư chép rằngː An Nam Đô hộ phủ cai trị quản lĩnh châu Lâm Tây (林西州). Châu này có 2 huyện làː Lâm Tây và Cam Quất (甘橘)." Động Đào Hoa về sau có thể là ải Lê Hoa, tức ải Liên Hoa, nằm trên biên giới Đại Việt và Trung Hoa, nay là hương Liên Hoa Than (Ghềnh Liên Hoa) của huyện Hà Khẩu. Cam Quất có thể là đất thị xã Cam Đường tỉnh Lào Cai Việt Nam ngày nay. Sách Tân Đường thư cũng chépː "An Nam Đào Lâm nhân giả, cư Lâm Tây nguyên, Thất Quán động thủ lĩnh Lý Do Độc chủ chi, tuế tuế thú biên。Lý Trác chi tại An Nam, dã tấu bãi phòng đông binh lục thiên nhân, vị Do Độc khả đương nhất đội, át man chi nhập。Man tù dĩ nữ thê Do Độc tử, Thất Quán động cử phụ man, Vương Khoan bất năng chế。" . Dịch nghĩa làː Một người gốc Đào Lâm (桃林) ở An Nam, sống ở Lâm Tây Nguyên (林西原), là chúa Lý Do Độc (李由獨), thủ lĩnh của động Thất Quán (七綰洞), canh gác biên giới hàng năm. Lý Trác (李琢) cũng ở An Nam, tuyên bố rút bỏ 6000 binh lính phòng biên mùa đông, và bảo với Lý Do Độc hãy dùng đội thổ binh duy nhất thuộc quyền để mà kiềm chế sự xâm nhập của Nam Chiếu. Vua Nam Chiếu kết thông gia với Lý Do Độc. Độc đem toàn bộ động Thất Quán theo về Nam Chiếu, mà Vương Khoan (王寬) không thể kiểm soát được. (Vương Khoan làm đô hộ An Nam năm 861). Đại Việt sử ký tiền biên viết: "... Người Đào Lâm, Phong Châu, An Nam ở động Thất Quán [thuộc] Lâm Tây Nguyên, do thủ lĩnh Lý Do Độc làm chủ, hàng năm vẫn đóng thú biên giới gọi là phòng thủ binh, lại thường giúp Trác [thu] nộp tô thuế. Viên tri châu Phong Châu nói với Trác hãy xin bãi quân đóng thú, chuyên ủy cho Do Độc phòng giữ. Trác tâu xin bãi 6 nghìn người ở phòng thú binh và bảo Do Độc có thể tương đương một đội. Thế là Do Độc thế cô không tự lập được. Quan Thác đông tiết độ của Nam Chiếu viết thư mời Do Độc, rồi đem gả con gái cho con trai Độc, bổ làm Thác đông Thác nha (Thác đông là nói sẽ khai thác biên giới phía đông. Giao Chỉ ở phía đông Nam Chiếu cho nên đặt chức ấy). Từ đó An Nam bắt đầu có mối lo về người Man [Nam Chiếu]." Đất Hà Khẩu Vân Nam Trung Quốc ngày nay, thuộc động Thất Quán thời kỳ (854-860) cũng theo về sáp nhập vào Thác Đông tiết độ sứ (拓東節度使) của Nam Chiếu. Phần còn lại của Lâm Tây Nguyên, thuộc An Nam đô hộ phủ, là đất hai huyện Lâm Tây và Cam Quất sau có lẽ lập thành đạo Lâm Tây (林西道), (hay châu Lâm Tây), nay là tỉnh Lào Cai của Việt Nam.
Trong thời tự chủ phong kiến thuộc đạo Lâm Tây (林西), hay Đại Cồ Việt thời Đinh, Tiền Lê và Đại Việt thời Lý; đất Đăng Châu (鐙州) thời Lý; tiếp là huyện Thủy Vĩ, trấn Quy Hóa, đạo Đà Giang (水尾縣光化鎭沱江道) thời nhà Trần. Đại Việt sử ký toàn thư chépː "Vào năm Quý Sửu, niên hiệu Thuận Thiên thứ tư (1013), mùa đông, tháng 10 âm lịch, châu Vị Long (渭龍) liên kết với man Nam Chiếu (vương quốc Đại Lý) nổi dậy chống nhà Lý. Vua Lý Thái Tổ tự dẫn quân đi đánh châu này. Thủ lĩnh châu Vị Long là Hà Yến Tuấn (何晏俊) sợ hãi, dẫn các thuộc hạ chạy vào rừng núi… Vào năm Giáp Dần niên hiệu Thuận Thiên thứ năm (1014, tức năm Đại Trung Tường Phủ thứ bảy nhà Tống), mùa xuân, tháng Giêng âm lịch, các tướng nước Đại Lý là Dương Trường Huệ (楊長惠), Đoàn Kính Chí (段敬至) dẫn 200000 quân Đại Lý vào cướp phá lãnh thổ Đại Cồ Việt, lập doanh trại ở bến Kim Hoa (金華步), đặt tên là Ngũ Hoa trại (五花寨). Châu mục châu Bình Lâm (平林) là Hoàng Ân Vinh (黃恩榮) đã báo cáo vụ việc cho nhà Lý. Vua sai Dực Thánh Vương (翊聖王) đưa quân đi đánh quân Đại Lý xâm lược, chặt đầu hàng nghìn người và bắt sống vô số binh lính và ngựa chiến. Vua ban chiếu cho các viên ngoại lang là Phùng Chân (馮真) và Lý Thạc (李碩) sang nước Tống báo tin thắng trận, và đem biếu 100 ngựa thu được của quân Đại Lý. Vua Tống ban chiếu cho nơi sở tại đưa các sứ nước Việt đến cửa khuyết và đón tiếp đầy đủ. Khi đến nơi, vua Tống cho mời đoàn của Phùng Chân vào yết kiến tại cung Sùng Đức, rồi theo thứ bậc ban thưởng mũ, áo, vải lụa… Vào năm Ất Mão, niên hiệu Thuận Thiên thứ sáu (1015), mùa xuân, … tháng 2 âm lịch, … Vua ban chiếu cho Dực Thánh Vương, Vũ Đức Vương (武德王) đi đánh các châu Đô Kim (都金), Vị Long, Thường Tân (常新), Bình Nguyên (平原) , bắt được thủ lĩnh Hà Yến Tuấn đem về kinh sư, bêu đầu ở chợ Đông." "Năm Đinh Sửu niên hiệu Thông Thụy thứ 4 (1037), mùa xuân, ngày mồng 1 tháng 2, vua Lý Thái Tông thân đi đánh đạo Lâm Tây (林西道), sai Khai Hoàng Vương Nhật Tôn làm Đại nguyên soái đánh các châu Đô Kim, Thường Tân, Bình Nguyên, cho Phụng Càn Vương Nhật Trung làm Kinh sư lưu thủ. Quân đi từ Kinh sư đến đóng ở Lâm Tây, dẹp yên được. Tháng 3, vua từ đạo Lâm Tây về đến kinh."
Năm 1397, Hồ Quý Ly làm phụ chính thái sư, sửa đổi chế độ hành chính, đã đổi các bộ phủ làm trấn và Đà Giang đổi thành trấn Thiên Hưng (天興). Trong đó, huyện Thủy Vĩ, huyện Văn Bàn (文盤) được thành lập trực thuộc châu Quan Hóa. Từ nay Thủy Vĩ, Văn Bàn (vùng đất Lào Cai xưa) đã chính thức trở thành tên đơn vị hành chính của nhà nước phong kiến Đại Việt. Triều Lê đổi đổi lộ làm phủ và đổi trấn làm châu, khi đó lộ Quy Hóa đổi thành phủ Quang Hóa, huyện Văn Bàn, huyện Thủy Vĩ trở thành châu Văn Bàn, châu Thủy Vĩ trực thuộc Phủ Quang Hóa, thừa tuyên Hưng Hóa. Năm Hồng Đức thứ 31 (1490) đạo thừa tuyên Hưng Hóa đổi thành xứ Hưng Hóa. Đến đời Hồng Thuận Lê Tương Dực (1509-1516) đổi xứ Hưng Hóa thành trấn Hưng Hóa (興化鎭).
Đến đời nhà Nguyễn, vùng đất Lào Cai chủ yếu thuộc đất của châu Thủy Vỹ, châu Văn Bàn, một phần thuộc châu Chiêu Tấn và một phần nhỏ thuộc châu Lục Yên thuộc phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa.
Sau khi đánh chiếm Lào Cai (tháng 3 năm 1886), đế quốc Pháp cai quản địa hạt Lào Cai theo chế độ quân sự, cai trị đầu tiên là Đại tá De Maussion . Ngày 7 tháng 1 năm 1899, đạo quan binh IV được thành lập bao gồm Tiểu quân khu Yên Bái và Tiểu quân khu Lào Cai Lào Cai là đạo lỵ, thủ phủ của đạo quan binh IV. Để dễ bề kiểm soát và tiến hành khai thác, thực dân Pháp đã chia lại khu vực hành chính và thay đổi chế độ cai trị. Ngày 12 tháng 7 năm 1907, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ đạo quan binh IV Lào Cai, chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị dân sự, thành lập tỉnh Lào Cai. Emmerich được cử làm Công sứ Pháp đầu tiên của Lào Cai thay tướng Louis Edouard Messager đang làm Tư lệnh Đạo quan binh số 4 Lào Cai. Từ đây địa danh tỉnh Lào Cai được xác định trên bản đồ Việt Nam. Ngày 12 tháng 7 năm 1907 được xác định là ngày thành lập tỉnh Lào Cai.
Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, địa lý Lào Cai cũng có nhiều thay đổi. Sau khi Lào Cai vừa được thành lập, Toàn quyền Pháp ra Nghi định chia lại đơn vị hành chính Lào Cai: phần đất của châu Thủy Vỹ bên hữu ngạn sông Hồng sáp nhập vào Chiêu Tấn, vẫn lấy tên là châu Thủy Vỹ; phần đất của châu Thủy Vỹ bên tả ngạn sông Hồng được tách ra lập thành châu Bảo Thắng. Tỉnh Lào Cai gồm hai châu Thủy Vỹ, Bảo Thắng và các đại lý Mường Khương, Phong Thổ, Bát Xát, Bắc Hà (Pa Kha) và thị xã Lào Cai.
Đến 1910, dưới thời của Công sứ Emmerich, một số tổng của Lào Cai (ở châu Thủy Vĩ) được trích ra cùng với một số tổng của Lai Châu lập ra châu Than Uyên do Công sứ Pháp Hernández của tỉnh Sơn La quản hạt.
Năm 1930, thời công sứ Pháp ở Lào Cai Henry Wintrebert, địa lý của Lào Cai cơ bản như sau:
- Châu Bảo Thắng (bên tả ngạn) có 10 xã và khu tương đương với 34 thôn và 1 khu phố Lào Cai với 3 phố là Tân Bảo, Tân Tèo, Cốc Lếu.
- Châu Thủy Vỹ (bên hữu ngạn) có 4 xã là xã Nhạc Sơn (16 thôn bản), xã Xuân Giao (14 thôn bản), xã Cam Đường (37 thôn bản), xã Gia Phú (16 thôn bản). Tổng cộng là 83 thôn bản.
- Đại lý Mường Khương có 3 xã là xã Mường Khương (45 thôn bản), xã Pha Long (39 thôn bản), xã Bản Lầu (57 thôn bản).
- Đại lý Pa Kha (Bắc Hà) có 3 xã là xã Bắc Hà Đông, xã Bắc Hà Tây, xã Si Ma Cai; 149 thôn bản và 1 khu phố với 2 dãy phố.
- Đại lý Phong Thổ có 4 xã là xã Phong Thổ (có 80 thôn bản), xã Giào San (28 thôn bản), xã Tam Đường (có 58 thôn bản), xã Bình Lư (có 28 thôn bản). Tổng cộng có 194 thôn bản.
- Đại lý Bát Xát có 3 xã:Bát Xát (8 thôn bản), Trịnh Tường (20 thôn bản), Mường Hum (4 thôn bản).
- Khu hành chính Sa Pa có 37 thôn bản.
Sau năm 1954, tỉnh Lào Cai có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị xã thị xã Lào Cai (tỉnh lỵ) và 6 huyện: Bắc Hà, Bảo Thắng, Bát Xát, Mường Khương, Phong Thổ, Sa Pa.
Ngày 13 tháng 5 năm 1955, chuyển huyện Phong Thổ về khu tự trị Thái - Mèo quản lý (nay địa bàn Phong Thổ là thành phố Lai Châu và 2 huyện Phong Thổ, Tam Đường thuộc tỉnh Lai Châu).
Ngày 11 tháng 2 năm 1963, thành lập thị xã Cam Đường trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của xã Cam Đường thuộc huyện Bảo Thắng.
Ngày 15 tháng 11 năm 1966, chia huyện Bắc Hà thành 2 huyện: Bắc Hà và Si Ma Cai.
Ngày 27 tháng 12 năm 1975, tỉnh Lào Cai được hợp nhất với 2 tỉnh Yên Bái và Nghĩa Lộ hợp nhất thành tỉnh Hoàng Liên Sơn.
Ngày 17 tháng 4 năm 1979, sáp nhập thị xã Cam Đường vào thị xã Lào Cai; sáp nhập huyện Si Ma Cai vào huyện Bắc Hà.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hoàng Liên Sơn chia lại thành 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Khi tách ra, tỉnh Lào Cai có 9 đơn vị hành chính gồm thị xã Lào Cai và 8 huyện: Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Mường Khương, Sa Pa, Than Uyên, Văn Bàn (riêng huyện Than Uyên trước đây thuộc tỉnh Nghĩa Lộ cũ, hai huyện Bảo Yên và Văn Bàn trước đây thuộc tỉnh Yên Bái).
Ngày 9 tháng 6 năm 1992, tái lập thị xã Cam Đường.
Ngày 18 tháng 8 năm 2000, tái lập 2 huyện Bắc Hà và Si Ma Cai trên cơ sở tách huyện Bắc Hà.
Ngày 31 tháng 1 năm 2002, tái sáp nhập thị xã Cam Đường vào thị xã Lào Cai.
Ngày 26 tháng 12 năm 2003, chuyển huyện Than Uyên về tỉnh Lai Châu quản lý.
Ngày 30 tháng 11 năm 2004, chuyển thị xã Lào Cai thành thành phố Lào Cai.
Ngày 30 tháng 10 năm 2014, thành phố Lào Cai được công nhận là đô thị loại II.
Ngày 1 tháng 1 năm 2020, chuyển huyện Sa Pa thành thị xã Sa Pa.
Tỉnh Lào Cai có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện như hiện nay.
Hành chính
Tỉnh Lào Cai có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện với 152 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 16 phường, 9 thị trấn và 127 xã.
Kinh tế - xã hội
Lào Cai là một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bảng xếp hạng những năm gần đây. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Lào Cai xếp ở vị trí thứ 1/63 tỉnh thành.
Dân tộc
Người Pa Dí tên gọi của một nhóm nhỏ dân tộc Tày
Người Giáy có khoảng 38.000 người, cư trú ở Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu và Cao Bằng. Người Giáy còn có tên gọi khác là Nhắng, Dẳng, Pâu Thìn, Cùi Chu, Xạ. Tiếng Giáy thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái.
Người Giáy làm ruộng nước là chính, rẫy chỉ là nguồn thu nhập thêm và thường cũng là chỗ chăn nuôi lợn, gà. Đồng bào nuôi nhiều trâu, ngựa, lợn, gà, vịt, có truyền thống dùng ngựa để cưỡi, thồ, dùng trâu kéo cày, kéo gỗ.
Người Dao, tên tự gọi: Kìm Miền, Kìm Mùn (người rừng).Tên gọi khác: Mán. Nhóm địa phương: Dao Đỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy, Dao Đại bản), Dao Quần chẹt (Dao Sơn đầu, Dao Tam đảo, Dao Nga hoàng, Dụ Cùn), Dao Lô gang (Dao Thanh phán, Dao Cóc Mùn), Dao Tiền (Dao Đeo tiền, Dao Tiểu bản), Dao Quần trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuyển, Dao áo dài).Dân số: 473.945 người.Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngữ hệ Hmông - Dao.
Lịch sử: Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cư sang Việt Nam kéo dài suốt từ thế kỷ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Họ tự nhận mình là con cháu của Bản Hồ (Bàn vương), một nhân vật huyền thoại rất phổ biến và thiêng liêng ở người Dao.
Người H'Mông.Tên tự gọi: Hmông, Na Miẻo.Tên gọi khác: Mẹo, Mèo, Miếu Hạ, Mán Trắng.Nhóm địa phương: Hmông Trắng, Hmông Hoa, Hmông Đỏ, Hmông Đen, Hmông Xanh, Na Miẻo. Dân số: 558.053 người.Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngôn ngữ hệ Hmông - Dao. Chữ viết của người H'Mông: zoo nkauj ntxhais (Gái đẹp) và poppy tsob ntoo (Cây anh túc).
Nguồn sống chính là làm nương định canh hoặc nương du canh trồng ngô, lúa, lúa mạch. Nông dân có truyền thống trồng xen canh trên nương cùng với cây trồng chính là các cây ý dĩ, khoai, rau, lạc, vừng, đậu... Chiếc cày của người Hmông rất nổi tiếng về độ bền cũng như tính hiệu quả. Trồng lanh, thuốc phiện (trước đây), các cây ăn quả như táo, lê, đào, mận, dệt vải lanh là những hoạt động sản xuất đặc sắc của người Hmông. Rau Cải mèo là đặc sản của người H'Mông.
Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Tên gọi khác: Thổ.Dân số: 1.190.342 người.Nhóm địa phương: Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao và Pa Dí.Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Đai).
Người Tày là cư dân nông nghiệp có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện pháp thủy lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng. Họ có tập quán đập lúa ở ngoài đồng trên những máng gỗ mà họ gọi là loỏng rồi mới dùng dậu gánh thóc về nhà. Ngoài lúa nước người Tày còn trồng lúa khô, hoa màu, cây ăn quả... Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm nhưng cách nuôi thả rông cho đến nay vẫn còn khá phổ biến. Các nghề thủ công gia đình được chú ý. Nổi tiếng nhất là nghề dệt thổ cẩm với nhiều loại hoa văn đẹp và độc đáo. Chợ là một hoạt động kinh tế quan trọng.
Người Nùng phần lớn từ Quảng Tây (Trung Quốc) di cư sang cách đây khoảng 200-300 năm. Tên tự gọi: Nồng.Nhóm địa phương: Nùng Giang, Nùng Xuồng, Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi, Nùng Cháo, Nùng Phàn Slình, Nùng Quy Rịn, Nùng Dín,...Dân số: 705.709 ngườiNgôn ngữ: Tiếng Nùng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái Hệ ngôn ngữ Tai-Kadai, cùng nhóm với tiếng Tày, tiếng Thái, và nhất là tiếng Choang ở Trung Quốc...
Cư dân Hà Nhì đã từng sinh sống lâu đời ở nam Trung Quốc và Việt Nam. Từ thế kỷ thứ 8, thư tịch cổ đã viết về sự có mặt của họ ở Tây bắc Việt Nam. Nhưng phần lớn tổ tiên người Hà Nhì hiện nay là lớp cư dân di cư đến Việt Nam khoảng 300 năm trở lại đây.
Tên tự gọi: Hà Nhi gia.Tên gọi khác: U Ní, Xá U Ní. Nhóm địa phương: Hà Nhì, Cồ Chồ, Hà Nhì La Mí, Hà Nhì đen.Dân số: 12.489 người.Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến (ngữ hệ Hán - Tạng), gần với Miến hơn.
Người Phù Lá: Nhóm Phù Lá Lão - Bồ Khô Pạ là cư dân có mặt tương đối sớm ở Tây Bắc nước ta. Các nhóm khác đến muộn hơn, khoảng 200-300 năm trở lại, quá trình hội nhập của nhóm Phù Lá Hán còn tiếp diễn cho tới những năm 40 của thế kỷ XX
Tên tự gọi: Lao Va Xơ, Bồ Khô Pạ, Phù Lá.Tên gọi khác: Xá Phó, Cần Thin.Nhóm địa phương: Phù Lá Lão, Bồ Khô Pạ, Phù Lá Đen, Phù Lá Hán.Dân số: 6.500 người.Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng Miến (ngữ hệ Hán - Tạng), gần với Miến hơn.
Người Thái có cội nguồn ở vùng Đông Nam Á lục địa, tổ tiên xa xưa của người Thái có mặt ở Việt Nam từ rất sớm.
Tên tự gọi: Tay hoặc Thay Tên gọi khác: Tay Thanh, Man Thanh, Tay Mười, Tày Mường, Hàng Tổng, Tay Dọ, Thổ.Nhóm địa phương: Ngành Đen (Tay Đăm), Ngành trắng (Tay Đón hoặc Khao). Dân số: 1.040.549 người.Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Đai)
Người Thái sớm đi vào nghề trồng lúa nước trong hệ thống thủy lợi thích hợp được đúc kế như một thành ngữ - "mương, phai, lái, lịn" (khơi mương, đắp đập, dẫn nước qua vật chướng ngại, đặt máng) trên các cánh đồng thung lũng. Họ làm ruộng cấy một vụ lúa nếp, nay chuyển sang 2 vụ lúa tẻ. Họ còn làm nương để trồng thêm lúa, ngô, hoa màu, cây thực phẩm và đặc biệt bông, cây thuốc nhuộm, dâu tằm để dệt vải.
Tổ tiên người Việt từ rất xa xưa đã định cư chắc chắn ở Bắc bộ và bắc Trung bộ. Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, người Việt luôn là trung tâm thu hút và đoàn kết các dân tộc anh em xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tên gọi khác: Kinh Dân số: 55.900.224 người, chiếm 86,83% dân số toàn quốc.Ngôn ngữ: Người Việt có tiếng nói và chữ viết riêng. Tiếng Việt nằm trong nhóm ngôn ngữ Việt Mường (ngữ hệ Nam Á). Nông nghiệp lúa nước đã được hình thành và phát triển ở người Việt từ rất sớm.
Người Kháng là một trong số các dân tộc cư trú lâu đời nhất ở miền Tây Bắc nước ta. Nương rẫy là hình thái kinh tế chủ đạo với cách thức phát đốt, chọc lỗ tra hạt. Có thể phân thành 3 nhóm:
Nhóm sống du canh du cư: làm rẫy.
Nhóm du canh bán định cư: làm rẫy kết hợp làm ruộng.
Nhóm định canh định cư: làm ruộng kết hợp làm rẫy. Tập quán trồng lúa nếp kết hợp trồng ngô, sắn, vừng... Chăn nuôi khá phát triển: lợn, gà, vịt, trâu, bò. Nghề phụ nổi tiếng là đan lát đồ gia dụng (hòm, ghế mây, mây, gùi...) Người Kháng giỏi đóng và đi thuyền độc mộc, thuyền đuôi én. Thuyền của họ đóng được các dân tộc anh em ưa mua dùng.
Người La Chí có lịch sử cư trú lâu đời ở Hà Giang, Lào Cai.
Tên tự gọi: Cù tê.Tên gọi khác: Thổ Đen, Mán, Xá.Dân số: 7.863 người. Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Đai (ngữ hệ Thái – Ka Đai), cùng nhóm với tiếng La Ha, Cơ Lao, Pu Péo.
Người La Chí giỏi nghề khai khẩn và làm ruộng bậc thang, trồng lúa nước. Họ gặt lúa nếp bằng hái nhắt còn gặt lúa tẻ bằng liềm, đập lúa vào máng gỗ lấy thóc ngay ở ngoài ruộng. Họ sử dụng cả ba loại nương với các công cụ sản xuất khác nhau: gậy chọc lỗ, cuốc, cày. Người ta dành nương tốt nhất để trồng chàm, bông.
Người La Ha có mặt sớm ở miền Tây Bắc nước ta. Theo những tài liệu chữ Thái cổ thì vào thế kỷ XI, XII khi người Thái Đen thiên di tới vùng đất này, họ đã gặp tổ tiên của người La Ha hiện nay. Chính vì vậy, khi làm lễ cúng Mường, người Thái vẫn còn tục đặt cỗ "trâu trắng" để tế thần ¡m Poi - một thủ lĩnh nổi tiếng của người La Ha vào đầu thế kỷ XI.
Người La Ha bắt đầu làm ruộng nước nhưng loại hình kinh tế chính vẫn là nương rẫy du canh du cư và săn bắt, hái lượm. Phương thức canh tác đơn giản, dùng gậy chọc lỗ và dao phát nương. Cây trồng chủ yếu là lúa nếp, ngô, đậu tương, bông. Phụ nữ La Ha không biết dệt vải, do đó họ phải đem bông đổi vải của người Thái để may mặc.
Người Sán Chay từ Trung Quốc di cư sang cách đây khoảng 400 năm. Tên tự gọi: Sán Chay. Tên gọi khác: Hờn Bán, Chùng, Trại... Nhóm địa phương: Cao Lan và Sán Chỉ. Dân số: 114.012 người. Ngôn ngữ: Tiếng Cao Lan thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Đai) còn tiếng Sán Chỉ thuộc nhóm ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán Tạng).
Sản xuất: Là cư dân nông nghiệp, làm ruộng nước thành thạo nhưng nương rẫy vẫn có vai trò to lớn trong đời sống kinh tế và phương thức canh tác theo lối chọc lỗ, tra hạt vẫn tồn tại đến ngày nay. Đánh cá có vị trí quan trọng. Với chiếc vợt ôm và chiếc giỏ có hom việc đánh cá đã cung cấp thêm nguồn thực phẩm giàu đạm, góp phần cải thiện bữa ăn.
Người Hoa di cư đến Việt Nam vào những thời điểm khác nhau từ thế kỷ XVI, và sau này vào cuối thời Minh, đầu thời Thanh, kéo dài cho đến nửa đầu thế kỷ XX.
Tên gọi khác: Khách, Hán, Tàu.Nhóm địa phương: Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Triều Châu, Phúc Kiến, Sang Phang, Xìa Phống, Thoòng Nhằn, Minh Hương, Hẹ...Dân số: 900.185 người.Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Hán (Ngữ hệ Hán - Tạng).
Người Hoa ở vùng nông thôn chủ yếu sống bằng nghề nông, coi lúa nước là đối tượng canh tác chính, ở các thành phố, thị xã, thị trấn họ làm nghề dịch vụ, buôn bán... Tiểu thủ công nghiệp khá phát triển như nghề gốm (Quảng Ninh, Sông Bé, Đồng Nai), làm giấy súc, làm nhang (thành phố Hồ Chí Minh)... Một bộ phận người Hoa cư trú ở ven biển sống chủ yếu bằng nghề làm muối và đánh cá. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, người Hoa luôn coi trọng chữ "tín".
Người Bố Y di cư từ Trung Quốc sang cách đây khoảng 150 năm. Tên tự gọi: Bố Y.Tên gọi khác: Chủng Chá, Trọng Gia...Nhóm địa phương: Bố Y và Tu Dí.Dân số: 1.420 người.Ngôn ngữ: Nhóm Bố Y nói ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Đai), còn nhóm Tu Dí nói ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán - Tạng).
Người Bố Y vốn giỏi làm ruộng nước nhưng đến Việt Nam cư trú ở vùng cao nên chủ yếu phải dựa vào canh tác nương rẫy và lấy ngô làm cây trồng chính. Bên cạnh đó mỗi gia đình thường có một mảnh vườn để trồng rau. Ngoài nuôi gia súc, gia cầm họ còn nuôi cá ruộng và biết làm nhiều nghề thủ công như dệt, rèn, gốm, đục đá, chạm bạc, đan lát, làm đồ gỗ...
Người Khơ Mú là một trong những cư dân đã cư trú lâu đời nhất ở miền Tây Bắc Việt Nam. Bộ phận Khơ Mú cư trú tại miền núi các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An do chuyển cư từ Lào sang.
Tên tự gọi: Kmụ, Kưm Mụ.Tên gọi khác: Xá Cẩu, Khạ Klẩu, Mãng Cẩu, Tày Hạy, Mứn Xen, Pu Thềnh, Tềnh.Dân số: 42.853 người.Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).
Khơ Mú là cư dân sinh sống chủ yếu bằng canh tác nương rẫy nên được gọi là "Xá ăn lửa". Ngoài hình thái du canh du cư là chủ yếu, bộ phận định cư thường canh tác nương theo chu trình vòng tròn khép kín. Cây trồng ngoài lúa ngô ra còn có bầu bí, đỗ và các loại cây có củ. Công cụ sản xuất gồm rìu, dao, cuốc, trong đó đáng lưu ý nhất là chiếc gậy chọc lỗ. Hoặc gậy đơn hoặc gậy kép (bịt sắt) có thể dùng nhiều năm. Hái lượm và săn bắn vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế. Nghề phụ gia đình chủ yếu là đan lát đồ gia dụng. Một số nơi biết thêm nghề rèn, mộc, dệt vải. Việc trao đổi, mua bán chủ yếu là hình thức hàng đổi hàng. Vỏ ốc "kxoong" trước kia được coi như vật ngang giá. Người Khơ Mú chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà phục vụ sức kéo và nhu cầu tiêu dùng, tín ngưỡng.
Người Lô Lô là cư dân có mặt rất sớm ở vùng cực bắc của Hà Giang. Tên tự gọi: Lô Lô.Tên gọi khác: Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn.Nhóm địa phương: Lô Lô hoa và Lô Lô đen.Dân số: 3.134 người.Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến (ngữ hệ Hán-Tạng), gần với Miến hơn.
Người Lô Lô chủ yếu làm ruộng nước và nương định canh với các cây trồng chính như lúa nếp, lúa tẻ và ngô. Chăn nuôi gia đình tương đối phát triển và là một nguồn lợi đáng kể.
Người Mường: Nông nghiệp ruộng nước chiếm vị trí hàng đầu, cây lúa là cây lương thực chính. Công cụ làm đất phổ biến là chiếc cày chìa vôi và chiếc bừa đơn, nhỏ có răng bằng gỗ hoặc tre. Lúa chín dùng hái gặt bó thành cum gùi về nhà phơi khô xếp để trên gác, khi cần dùng, lấy từng cum bỏ vào máng gỗ, dùng chân chà lấy hạt rồi đem giã. Trong canh tác ruộng nước, người Mường có nhiều kinh nghiệm làm thủy lợi nhỏ.
Tên tự gọi: Mol (hoặc Mon, Moan, Mual).Nhóm địa phương: Ao Tá (Âu Tá), Mọi Bi.Dân số: 914.596 người.Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường (ngữ hệ Nam Á).Lịch sử: Cùng nguồn gốc với người Việt cư trú lâu đời ở vùng Hoà Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ...
Người Ngái sinh sống trong nội địa lấy việc trồng lúa nước làm nguồn sống chính. Ngoài ra họ còn trồng ngô, khoai, sắn, chăn nuôi... Bộ phận ở ven biển và hải đảo sống bằng nghề đánh cá là chủ yếu. Thủ công nghiệp với các nghề như làm mành trúc, dệt chiếu, mộc, nề, rèn, gạch ngói, nung vôi... cũng đóng vai trò đáng kể trong đời sống của người Ngái.
Tên tự gọi: Sán Ngải.Tên gọi khác: Ngái Hắc Cá, Ngái Lầu Mần, Hẹ, Sín, Đản, Lê, Xuyến.Dân số: 1.154 người.Ngôn ngữ:Thuộc nhóm ngôn ngữ (Miêu-Dao) Hệ ngôn ngữ H'Mông-Miền.Lịch sử: Người Ngái có nhiều gốc khác nhau và thiên di tới Việt Nam làm nhiều đợt. Quá trình này diễn ra suốt thời kỳ Trung và Cận đại.
Người Sán Dìu có làm ruộng nước nhưng không nhiều, canh tác ruộng khô là chính. Ngoài các loại cây trồng thường thấy ở nhiều vùng như lúa, ngô, khoai, sắn... họ còn trồng nhiều cây có củ. Từ rất lâu họ biết dùng phân bón ruộng. Nhờ đắp thêm mũi phụ, lưỡi cày của họ trở nên bền, sắc và thích hợp hơn với việc cày ở nơi đất cứng, nhiều sỏi đá.
Tên tự gọi: San Déo Nhín (Sơn Dao Nhân).Tên gọi khác: Trại, Trại Đất, Mán Quần cộc, Mán Váy xẻ...Ngôn ngữ: Người Sán Dìu nói thổ ngữ Hán Quảng Đông (ngữ hệ Hán - Tạng).Dân số: 91.530 người.Lịch sử: Người Sán Dìu di cư đến Việt Nam khoảng 300 năm nay.
Tài nguyên
Đất: Lào Cai Có 10 nhóm đất chính, được chia làm 30 loại đất. 10 nhóm đất là: đất phù sa, đất lầy, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn alit trên núi, đất mùn thô trên núi, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất dốc tụ.
Nước: hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy bắt nguồn Trung Quốc và hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các công trình thủy điện vừa và nhỏ. Trên địa bàn tỉnh có bốn nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 40 °C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử dụng.
Rừng: 278.907 ha, chiếm 43,87% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có 229.296,6 ha rừng tự nhiên và 49.604 ha rừng trồng, rất phong phú cả về số lượng loài và tính điển hình của thực vật. Động vật rừng Lào Cai có 442 loài chim, thú, bò sát, ếch nhái.
Khoáng sản: Lào Cai đã phát hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản, trong đó có một số mỏ chất lượng thuộc loại quy mô lớn nhất nước và khu vực như: mỏ apatit Cam Đường với trữ lượng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Xa trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ Molipden Ô Quy Hồ trữ lượng 15,4 nghìn tấn.
Hạ tầng
Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông, và hiện tại đang xây dựng sân bay Sa Pa ở địa bàn xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, dự kiến đi vào hoạt động năm 2026.
Đây cũng là điểm cuối của đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai tại vị trí đấu nối với đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu thuộc phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai. Tuyến đường này đi qua địa bàn 4 huyện thị: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng và thành phố Lào Cai.
Được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam với tốc độ chạy xe tối thiểu từ 80 km – 100 km/h, Dự án có tổng mức đầu tư lên tới 19.984 tỷ đồng (1,249 tỷ USD), trong đó 1,096 tỷ USD là vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Đây là dự án đường cao tốc đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng do nhà đầu tư (Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC) tự huy động vốn, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Với tổng mức đầu tư lên tới 1,24 tỷ USD, Dự án có thể coi là "một gói kích cầu lớn" đầu tư vào lĩnh vực đường bộ cho vùng Tây Bắc và các tỉnh thuộc lưu vực sông Hồng. Tuyến đường cao tốc từ Lào Cai về Hà Nội có ý nghĩa quan trọng không chỉ ở tầm quốc gia mà còn là con đường thúc đẩy phát triển kinh tế của 6 nước trong tiểu vùng sông Mê Kông là: Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Toàn bộ dự án được hoàn thành vào năm 2014, dự kiến hoàn vốn sau 32 năm khai thác thu phí, với mức phí là 1000 đồng/km/phương tiện quy đổi.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, đoạn qua địa phận Lào Cai dài 62 km được nối với đường sắt Trung Quốc, năng lực vận tải khoảng 1 triệu tấn/năm và hàng ngàn lượt khách/ngày đêm.
Du lịch
Với 25 dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc văn hóa, về truyền thống lịch sử, di sản văn hóa. Trong đó Người Việt chiếm số đông, có mặt khá sớm và đặc biệt chiếm tỉ lệ cao trong những năm 1960 bởi phong trào khai hoang và cán bộ được điều động từ thành phố Hải Phòng các tỉnh Phú Thọ,Thái Bình, Hà Nam...lên. Trong số các dân tộc khác thì đông hơn cả là Người H'Mông, Tày, Dao, Người Dáy,... Người Hoa chiếm tỉ lệ đáng kể. Chính sự phong phú về đời sống các dân tộc đã tạo ra một bản sắc riêng của Lào Cai. Việc các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai cùng phối hợp tiến hành khai thác Du lịch về cội nguồn chính là phát huy thế mạnh này và đã thu hút được dự quan tâm của du khách.
Là tỉnh miền núi cao, đang phát triển nên Lào Cai còn giữ được cảnh quan môi trường đa dạng và trong sạch. Đây sẽ là điều quan trọng tạo nên một điểm du lịch lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước.
Khu du lịch nghỉ mát Sa Pa - là một trong 21 khu du lịch quốc gia của Việt Nam. Đây là khu du lịch nổi tiếng hội tụ đủ những giá trị văn hóa đặc sắc, lâu đời của nhiều dân tộc bản địa cùng với khung cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ và khí hậu mát mẻ mang theo săc thái của vùng ôn đới với nhiệt độ trung bình 15-18 °C. Sa Pa nằm ở độ cao trung bình từ 1.200 m - 1.800 m, khí hậu mát mẻ quanh năm, có phong cảnh rừng cây núi đá, thác nước và là nơi hội tụ nhiều hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc như chợ vùng cao, chợ tình Sa Pa. Sa Pa là một trong những địa điểm hiếm hoi có tuyết rơi tại Việt Nam, từ 1957 tới 2013 đã có 21 lần tuyết rơi tại Sa Pa. Lần tuyết rơi mạnh nhất vào ngày 13 tháng 2 năm 1968, liên tục từ 3 giờ sáng đến 14 giờ cùng ngày, dày tới 20 cm.
Dãy núi Hoàng Liên Sơn có đỉnh Fansipan được mệnh danh là nóc nhà của ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào và Campuchia) và có khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên đa dạng sinh học, hấp dẫn nhiều nhà khoa học, khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu.
Lào Cai có nhiều địa danh lịch sử, hang động tự nhiên và các vùng sinh thái nông nghiệp đặc sản như mận Bắc Hà, rau ôn đới, cây dược liệu quý, cá hồi, cá tầm...
Cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu thuộc Vân Nam (Trung Quốc) tách nhau qua sông Nậm Thi cũng là một điểm du lịch thú vị cho người tham quan.
Hình ảnh
thumb|257x257px|
Nóc nhà Đông Dương – đỉnh Phan Si Păng
Văn hóa
Cư dân sinh sống ở tỉnh Lào Cai gồm nhiều dân tộc khác nhau. Mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán, trang phục, kiểu kiến trúc khác nhau mang dấu ấn văn hóa riêng. Đặc điểm này đã tạo cho Lào Cai bức tranh văn hóa rất đa dạng và phong phú.
Nét văn hóa đặc sắc của tỉnh là những phiên chợ vùng cao. Chợ không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà phiên chợ ở đây cũng là dịp giao lưu, hát múa, vui chơi. Chợ còn là nơi trai gái hò hẹn, gặp gỡ hay tìm hiểu bạn đời...
Các dân tộc trong tỉnh có một kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian rất đa dạng như truyện cổ, thơ ca, tục ngữ. Người Tày có lối hát giao duyên khá phổ biến với các làn điệu như lượn, phong slu... Người Mường có hát xéc bùa, hát bọ mẹng, hát đồng dao, hát ru... Người Dao thích múa. Người Thái có các điệu múa xòe, sạp, hát thơ... Người H'Mông lại có điệu thổi khèn hay dùng kèn lá, đàn môi để trao đổi tâm tình... Một số lễ hội văn hóa tiêu biểu ở Lào Cai:
Hội múa xòe ở Tả Chài
Đây là lễ hội của người Tày ở Tả Chài diễn ra cào rằm tháng Giêng hàng năm để suy tôn Thần Nông, một vị thần cai quản ruộng nương. Trong lễ hội có nghi lễ và nhiều trò chơi dân gian thú vị, đậm bản sắc dân tộc vùng núi.
Hội chơi núi mùa xuân
Là lễ hội của người H'Mông còn được gọi là Gầu Tào hay Sán Sải. Lễ hội thường diễn ra sau Tết nguyên đán. Hội mang màu sắc tín ngưỡng như cầu may, cầu mệnh, cầu phúc... và còn là nơi vui chơi như đôi nam nữ, bắn nỏ, hát giao duyên, múa khèn, ném pa páo (giống quả còn)...
Tết nhảy của người Dao Đỏ
Khoảng cuối giờ Thìn đầu giờ Tỵ ngày mùng một hoặc mùng hai Tết ba dòng họ lớn ở Tả Phìn là Lý, Bàn, Triệu tổ chức nhảy trong nhà ông trưởng họ. Toàn bộ có 14 điệu nhảy như: mở đường, bắc cầu đưa đón thần linh, chào tổ tiên bố mẹ, mời lên nương, tiểu nữ giáng trần, tổ sư, thầy cả về dự Tết... Sau đó là lễ rước và tắm tượng tổ tiên. Tết nhảy giàu bản sắc, độc đáo, đậm tính nhân văn.
Hội Lồng Tồng của người Tày
Đây là lễ hội của nhiều tỉnh có người Tày sinh sống trong đó có huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Lễ hội tổ chức vào tháng Giêng. Lễ hội phản ánh ước nguyện được mùa, con người khỏe mạnh, sinh nhiều con cháu... Phần lễ có nhiều nghi thức như rước nước, cúng thần bản, thần núi, thần suối, cúng cây. Trong lễ hội còn có rất nhiều trò chơi.
Lễ hội Roóng Poọc của người Dáy
Đây là lễ hội của người Dáy ở Tả Van, thị xã Sa Pa được được tổ chức vào ngày Thìn đầu tiên của tháng Giêng hàng năm. Đây là lễ hội cầu mùa thu hút đông đảo dân quanh vùng Mường Hoa nên đã trở thành lễ hội chung.
Lễ Lập tịch của người Dao
Lễ hội ở vùng Khe Mạ, Bảo Thắng được tổ chức trước hoặc sau Tết. Đây là nghi lễ của các gia đình khi có con trai 14 - 15 tuổi thì mời thầy đến làm lễ. Nghi lễ có nhảy từ tháp xuống lưới võng, lễ răn dạy. Nghi lễ cũng là ngày vui của cộng đồng. Sau nghi lễ có múa trống đất, múa sạp, múa gà, ca hát...
Ẩm thực
Đặc điểm
Lào Cai là tỉnh có nhiều đặc sản ẩm thực phong phú và đặc sắc. Có được điều này vì đây là nơi có nhiều dân tộc đang sinh sống trong đó có dân tộc Mông, Dao, Tày, Dáy, Nùng là nhiều nhất. Mỗi dân tộc lại có những món ẩm thực đặc trưng riêng. Người Mông sinh sống nhiều nhất ở các huyện Mường Khương, Si Ma Cai, Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà với những ẩm thực phổ biến như lợn cắp nách, gà đen, thắng cố, mèn mén, thịt gác bếp... Người Dao sinh sống nhiều nhất ở các huyện thấp và các huyện hữu ngạn sông Hồng với các ẩm thực như lạp xưởng, xôi màu, bánh lá rừng, thịt nướng... Người Tày sinh sống chủ yếu ở các huyện thấp như Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn có các ẩm thực như cơm lam, bánh chưng đen, xôi ngũ sắc, phở chua, bánh khảo, lạp xưởng... Cộng đồng người Dao và người Tày do cùng sinh sống gần nhau nên nét ẩm thực có phần hơi tương đồng. Người Nùng ở Lào Cai sinh sống chủ yếu ở các huyện Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà cũng có các món ăn đặc trưng của dân tộc và ảnh hưởng của ẩm thực người Mông do cùng sinh sống. Ngoài ra còn người Dáy ở Bát Xát và số ít các dân tộc khác như Hà Nhì, Phù Lá, Bố Y, La Chí, Mường... càng làm thêm phong phú về ẩm thực.
Sự giao thoa giữa văn hóa ẩm thực người Kinh ở vùng đồng bằng sông Hồng như các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Nam Định... với nhiều người trước đây lên lập nghiệp sinh sống và ở lại đã mang đến và để lại tại nơi đây.
Sự phân hóa đa dạng của tự nhiên, từ vùng thung lũng bằng phẳng và núi thấp ở Bảo Yên, Bảo Thắng đến vùng núi cao Sa Pa, Bát Xát; từ vùng mưa nhiều sườn đông Hoàng Liên Sơn đến vùng núi đá, vùng cao nguyên Bắc Hà, vùng ít mưa hơn, vùng Mường Khương, Si Ma Cai làm đa dạng hệ thực vật từ các đặc sản nhiệt đới phổ biến đến các loại rau củ quả, dược liệu làm thực phẩm, dược liệu quý của vùng ôn đới như rau cải mèo, rau củ khởi, đỗ trọng, cải xoăn, đương quy, mắc cọp, đào, táo, sa nhân, hồng, atiso...
Danh sách các đặc sản, ẩm thực
Cá hồi Sa Pa, mận tam hoa Bắc Hà, rượu sán lùng Bát Xát, hạt dẻ Sa Pa, măng Văn Bàn, nấm chân chim Bắc Hà, gà đen, óc đậu dưa chua Bắc Hà, nấm hương rừng Sa Pa - Y Tý, khẩu rang Bắc Hà, thịt gừng Nùng Dín, chè san bản Liền, nộm rau dớn Tả Van, cải mèo, phở cốn sủi, lợn cắp nách, bánh tam giác mạch Si Ma Cai, rượu nấm ngọc cẩu, mèn mén, phở chua Bắc Hà, đào Sa Pa, bánh chưng đen Văn Bàn, bánh bỏng Mường Khương, vịt Sín Chéng, bánh phở Nàn Sán, bánh đúc ngô, rượu táo mèo Sa Pa, sâm đất Y Tý, mận Tả Van, bia Hà Nhì, thảo quả, củ ấu tẩu, phở hồng Bắc Hà, rượu men lá Na Lang, gừng Cán Cấu, khâu nhục Mường Khương, cải xoăn Lùng Phình, gạo séng cù, quế Bảo Yên, hạt mắc khén, rượu ngô Bản Phố, nem măng đắng Bảo Yên, atiso Sa Pa, gà đen nướng mắc khén Bắc Hà, dứa Bản Lầu, quả thanh mai Si Ma Cai, đậu phụ nhự Tà Chải, bưởi múc Thái Niên, rượu sâu chít Sa Pa, lê Si Ma Cai, thắng cố Bắc Hà, trám Nghĩa Đô, đương quy Bắc Hà, rượu thóc Sim San, phở chua Bắc Hà, nậm pịa, thịt chó nấu rau cải Bát Xát, cải mầm đá Sa Pa, thịt chuột La Chí, rau pạ phì, bánh lẳng Bảo Yên, chấm chéo, su su Sa Pa, xôi bảy màu Nùng Dín, rượu Mán Thẩn, chè xanh Bảo Yên, lạp xưởng Mường Khương, canh gà đen Mường Khương, rượu thóc Nậm Pung, miến đao Bản Xèo, khoai môn Bảo Yên, tương ớt Mường Khương, chuối ngự Cam Cọn, lợn đen Mường Khương, cá suối Mường Hum, bánh hạt dẻ Sa Pa, bánh khoải Mường Khương, lá hoa đu đủ xào Bắc Hà, trâu Bảo Yên, chè san Tà Thàng, nếp khẩu tan Thẩm Dương.
Ghi chú |
World Wide Web Consortium (W3C) là tổ chức tiêu chuẩn quốc tế chính cho World Wide Web. Được thành lập vào năm 1994 và hiện do Tim Berners-Lee lãnh đạo, hiệp hội này bao gồm các tổ chức thành viên duy trì đội ngũ nhân viên toàn thời gian làm việc cùng nhau trong việc phát triển các tiêu chuẩn cho World Wide Web. , W3C có 443 thành viên. W3C cũng tham gia vào giáo dục và tiếp cận cộng đồng, phát triển phần mềm và phục vụ như một diễn đàn mở để thảo luận về Web.
Mỗi tiêu chuẩn đi qua bốn giai đoạn: Phác thảo (Working Draft), Chỉnh sửa Cuối cùng (Last Call), Trình chuẩn (Proposed Recommendation) và Chuẩn đủ Tư cách Ứng cử (Candidate Recommendation), trước khi được gọi là Chuẩn Chính thức (Recommendation). Các nhà công nghiệp phần mềm được tự quyết định có theo tiêu chuẩn hay không. Thông thường, nhiều trong số họ theo các tiêu chuẩn này.
Lịch sử
World Wide Web Consortium (W3C) được thành lập vào năm 1994 bởi Tim Berners-Lee sau khi ông rời Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN). vào tháng 10 năm 1994. Nó được thành lập tại Phòng thí nghiệm khoa học công nghệ Massachusetts (MIT /) LCS) với sự hỗ trợ của Ủy ban Châu Âu, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA), đã tiên phong cho ARPANET, một trong những tiền thân của Internet. Nó được đặt tại Quảng trường Công nghệ cho đến năm 2004, khi nó di chuyển, với CSAIL, đến Trung tâm Stata.
Tổ chức cố gắng thúc đẩy sự tương thích và thỏa thuận giữa các thành viên trong ngành trong việc áp dụng các tiêu chuẩn mới được xác định bởi W3C. Các phiên bản HTML không tương thích được cung cấp bởi các nhà cung cấp khác nhau, gây ra sự không nhất quán trong cách hiển thị các trang web. Hiệp hội cố gắng để tất cả các nhà cung cấp đó thực hiện một tập hợp các nguyên tắc và thành phần cốt lõi được tập đoàn lựa chọn.
Ban đầu dự định Cern sẽ tổ chức chi nhánh W3C ở châu Âu; tuy nhiên, Cern muốn tập trung vào vật lý hạt chứ không phải công nghệ thông tin. Vào tháng 4 năm 1995, Viện Nghiên cứu Khoa học Máy tính và Tự động hóa Pháp (INRIA) đã trở thành chủ nhà châu Âu của W3C, với Viện Nghiên cứu Đại học Keio tại SFC (KRIS) trở thành chủ nhà châu Á vào tháng 9 năm 1996. Bắt đầu từ năm 1997, W3C đã tạo ra các văn phòng khu vực trên khắp thế giới. Tính đến tháng 9 năm 2009, nó đã có mười tám Văn phòng Thế giới bao gồm Úc, các nước Benelux (Hà Lan, Luxembourg và Bỉ), Brazil, Trung Quốc, Phần Lan, Đức, Áo, Hy Lạp, Hồng Kông, Hungary, Ấn Độ, Israel, Ý, Hàn Quốc, Morocco, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển và, kể từ năm 2016, Vương quốc Anh và Ireland.
Vào tháng 10 năm 2012, W3C đã triệu tập một cộng đồng những người chơi và nhà xuất bản web lớn để thiết lập một wiki wiki tìm cách ghi lại các tiêu chuẩn web mở được gọi là WebPl Platform và WebPl Platform Docs.
Vào tháng 1 năm 2013, Đại học Beihang trở thành chủ nhà Trung Quốc.
Sự bão hòa của đặc tả kỹ thuật
Đôi khi, khi một đặc tả trở nên quá lớn, nó được chia thành các mô-đun độc lập có thể trưởng thành theo tốc độ của riêng chúng. Các phiên bản tiếp theo của mô-đun hoặc thông số kỹ thuật được gọi là cấp độ và được biểu thị bằng số nguyên đầu tiên trong tiêu đề (ví dụ: CSS3 = Cấp độ 3). Các sửa đổi tiếp theo trên mỗi cấp được biểu thị bằng một số nguyên theo dấu thập phân (ví dụ: CSS2.1 = Phiên bản 1).
Quá trình hình thành tiêu chuẩn W3C được xác định trong tài liệu quy trình W3C, phác thảo bốn mức trưởng thành mà qua đó mỗi tiêu chuẩn hoặc khuyến nghị mới phải tiến triển.
Dự thảo công tác (WD)
Sau khi đã thu thập đủ nội dung từ 'bản nháp của biên tập viên và thảo luận, nó có thể được xuất bản dưới dạng bản nháp (WD) để cộng đồng xem xét. Tài liệu WD là hình thức đầu tiên của tiêu chuẩn được công khai. Bình luận bởi hầu như bất cứ ai cũng được chấp nhận, mặc dù không có lời hứa nào được thực hiện liên quan đến hành động đối với bất kỳ yếu tố cụ thể nào được nhận xét.
Ở giai đoạn này, tài liệu tiêu chuẩn có thể có sự khác biệt đáng kể so với hình thức cuối cùng của nó. Như vậy, bất cứ ai thực hiện các tiêu chuẩn WD nên sẵn sàng sửa đổi đáng kể việc triển khai của họ như các kỳ hạn chuẩn.
Đề nghị ứng viên (CR)
Đề xuất ứng cử viên là phiên bản của một tiêu chuẩn trưởng thành hơn WD. Tại thời điểm này, nhóm chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn hài lòng rằng tiêu chuẩn đáp ứng mục tiêu của nó. Mục đích của CR là khơi gợi sự viện trợ từ cộng đồng phát triển về việc thực hiện tiêu chuẩn như thế nào.
Tài liệu tiêu chuẩn có thể thay đổi hơn nữa, nhưng tại thời điểm này, các tính năng quan trọng chủ yếu được quyết định. Thiết kế của các tính năng này vẫn có thể thay đổi do phản hồi từ người thực hiện.
Đề xuất (PR)
Một đề xuất được đề xuất là phiên bản của một tiêu chuẩn đã vượt qua hai cấp độ trước đó. Những người sử dụng tiêu chuẩn cung cấp đầu vào. Ở giai đoạn này, tài liệu được đệ trình lên Hội đồng tư vấn W3C để phê duyệt lần cuối.
Mặc dù bước này rất quan trọng, nhưng nó hiếm khi gây ra bất kỳ thay đổi đáng kể nào đối với một tiêu chuẩn khi nó chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
Đề xuất W3C (REC)
Đây là giai đoạn phát triển trưởng thành nhất. Tại thời điểm này, tiêu chuẩn đã trải qua quá trình xem xét và thử nghiệm rộng rãi, trong cả điều kiện lý thuyết và thực tiễn. Tiêu chuẩn này hiện được W3C xác nhận, cho thấy sự sẵn sàng triển khai ra công chúng và khuyến khích sự hỗ trợ rộng rãi hơn giữa những người thực hiện và tác giả.
Các khuyến nghị đôi khi có thể được thực hiện không chính xác, một phần hoặc hoàn toàn không, nhưng nhiều tiêu chuẩn xác định hai hoặc nhiều mức độ tuân thủ mà các nhà phát triển phải tuân theo nếu họ muốn gắn nhãn sản phẩm của họ là tuân thủ W3C.
Sửa đổi sau
Một khuyến nghị có thể được cập nhật hoặc mở rộng bằng các bản nháp lỗi hoặc kỹ thuật soạn thảo được xuất bản riêng cho đến khi có đủ các chỉnh sửa đáng kể để tạo ra một phiên bản mới hoặc mức độ khuyến nghị. Ngoài ra, W3C xuất bản các loại ghi chú thông tin khác nhau sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo.
Chứng nhận
Không giống như ISOC và các cơ quan tiêu chuẩn quốc tế khác, W3C không có chương trình chứng nhận. Hiện tại, W3C đã quyết định rằng không phù hợp để bắt đầu một chương trình như vậy, do rủi ro tạo ra nhiều nhược điểm cho cộng đồng hơn là lợi ích.
Quản trị viên
Hiệp hội được phối hợp quản lý bởi Phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo và khoa học máy tính MIT (CSAIL, đặt tại Trung tâm Stata) ở Hoa Kỳ, Hiệp hội nghiên cứu về tin học và toán học châu Âu (ERCIM) (tại Sophia Antipolis, Pháp), Đại học Keio (tại Nhật Bản) và Đại học Beihang (tại Trung Quốc). W3C cũng có Văn phòng Thế giới tại mười tám khu vực trên thế giới. Văn phòng W3C làm việc với các cộng đồng web khu vực của họ để quảng bá các công nghệ W3C bằng ngôn ngữ địa phương, mở rộng cơ sở địa lý của W3C và khuyến khích sự tham gia của quốc tế vào các Hoạt động của W3C. [Cần dẫn nguồn]
W3C có một đội ngũ nhân viên 70 7080 trên toàn thế giới vào năm 2015. W3C được điều hành bởi một nhóm quản lý phân bổ các nguồn lực và thiết kế chiến lược, do Giám đốc điều hành Jeffrey Jaffe (kể từ tháng 3 năm 2010), cựu CTO của Novell. Nó cũng bao gồm một ban cố vấn hỗ trợ trong các vấn đề chiến lược và pháp lý và giúp giải quyết xung đột. Phần lớn công việc tiêu chuẩn hóa được thực hiện bởi các chuyên gia bên ngoài trong các nhóm làm việc khác nhau của W3C.
Thành viên
Hiệp hội được điều hành bởi các thành viên của nó. Danh sách các thành viên có sẵn cho công chúng. Thành viên bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận, trường đại học, các tổ chức chính phủ và cá nhân.
Yêu cầu thành viên là minh bạch ngoại trừ một yêu cầu: Đơn đăng ký làm thành viên phải được W3C xem xét và phê duyệt. Nhiều hướng dẫn và yêu cầu được nêu chi tiết, nhưng không có hướng dẫn cuối cùng về quy trình hoặc tiêu chuẩn mà cuối cùng thành viên có thể được phê duyệt hoặc từ chối.
Chi phí thành viên được đưa ra trên một thang trượt, tùy thuộc vào đặc điểm của tổ chức áp dụng và quốc gia nơi nó được đặt. Các quốc gia được phân loại theo nhóm gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới theo GNI ("Tổng thu nhập quốc dân") trên đầu người.
Sự chỉ trích
Vào năm 2012 và 2013, W3C đã bắt đầu xem xét thêm Tiện ích mở rộng phương tiện mã hóa dành riêng cho DRM (EME) vào HTML5, vốn bị chỉ trích là chống lại tính mở, khả năng tương tác và tính trung lập của nhà cung cấp mà các trang web phân biệt được xây dựng chỉ sử dụng các tiêu chuẩn W3C từ các trang web yêu cầu trình cắm độc quyền như Flash.
Vào ngày 18 tháng 9 năm 2017, W3C đã xuất bản thông số kỹ thuật EME dưới dạng Khuyến nghị, dẫn đến sự từ chức của Tổ chức biên giới điện tử khỏi W3C.
Tiêu chuẩn
Các tiêu chuẩn W3C / IETF (bộ giao thức Internet):
ActivityPub
CGI
CSS
DOM
EME
GRDDL
HTML
JSON-LD
MathML
OWL
P3P
PROV
RDF
SISR
SKOS
SMIL
SOAP
SPARQL
SRGS
SSML
SVG
VoiceXML
WAI-ARIA
WCAG
WebAssembly
WSDL
XForms
XHTML
XHTML+Voice
XML
XML Events
XML Information Set
XML Schema
XPath
XQuery
XSL-FO
XSLT
XTiger |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là một cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: Tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cơ chế, chính sách quản lý kinh tế; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
Chức năng, nhiệm vụ
Căn cứ theo Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và Nghị định số 89/2022/NĐ-CP ngày 28/10/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ có những nhiệm vụ, quyền hạn chính sau đây:
Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hằng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Trình Chính phủ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm của cả nước, các cân đối vĩ mô của nền kinh tế quốc dân; kế hoạch xây dựng, sửa đổi các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô; quy hoạch; chiến lược huy động vốn đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu; các chương trình, dự án khác theo sự phân công của Chính phủ.
Có trách nhiệm quản lý nhà nước về các lĩnh vực:
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
Đầu tư phát triển và phân bổ ngân sách nhà nước
Đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài
Vốn ODA, vốn vay ưu đãi
Đấu thầu
Các khu kinh tế
Đăng ký và phát triển doanh nghiệp
Kinh tế tập thể, hợp tác xã
Thống kê.
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Lịch sử
Ngược trở lại lịch sử, ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới được thành lập, ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu Kế hoạch Kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ một kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hóa. Ủy ban gồm các ủy viên là tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, có các Tiểu ban chuyên môn, được đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ. Ngày 31 tháng 12 năm 1945 trở thành ngày truyền thống của Bộ Kế hoạch và Đầu tư .
Theo dòng lịch sử, chúng ta có thể điểm lại các mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ (thay cho Ủy ban Nghiên cứu Kế hoạch Kiến thiết). Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề quan trọng khác.
Trong phiên họp ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và ngày 14 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 603-TTg thông báo quyết định này. Đây chính là tiền thân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện nay. Chủ nhiệm đầu tiên là Phạm Văn Đồng. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và các Bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện có nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, và tiến hành thống kê kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
Ngày 9-10-1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, trong đó xác định rõ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hóa quốc dân theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Ngày 27 tháng 11 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định 151/HĐBT giải thể Ủy ban Phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới. Ngày 1 tháng 11 năm 1995, Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư. Bộ trưởng đầu tiên là Đỗ Quốc Sam.
Ngày 17 tháng 8 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 99/2000/TTg giao Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ngày 25 tháng 7 năm 2017, Chính phủ ra Nghị định số 86/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ngày 28 tháng 10 năm 2022, Chính phủ ra Nghị định số 89/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Lãnh đạo Bộ
Bộ trưởng: Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng
Thứ trưởng:
Trần Quốc Phương, Bí thư Đảng ủy Bộ, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân
Trần Duy Đông, nguyên Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ
Nguyễn Thị Bích Ngọc, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế
Đỗ Thành Trung, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân
Cơ cấu tổ chức
Khối cơ quan quản lý nhà nước
Văn phòng Bộ
Thanh tra Bộ
Vụ Tổ chức cán bộ
Vụ Pháp chế
Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân
Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ
Vụ Tài chính, tiền tệ
Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ
Vụ Kinh tế nông nghiệp
Vụ Phát triển hạ tầng và đô thị
Vụ Quản lý các khu kinh tế
Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư
Vụ Kinh tế đối ngoại
Vụ Lao động, văn hóa, xã hội
Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường
Vụ Quản lý quy hoạch
Vụ Quốc phòng, An ninh
Cục Quản lý đấu thầu
Cục Phát triển doanh nghiệp
Cục Đầu tư nước ngoài
Cục Quản lý đăng ký kinh doanh
Cục Kinh tế hợp tác
Tổng cục Thống kê
Khối đơn vị sự nghiệp
Viện Chiến lược phát triển
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số
Báo Đầu tư
Học viện Chính sách và Phát triển
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng
Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia
Danh sách Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban qua các thời kỳ
Danh sách Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban qua các thời kỳ
• Lê Văn Hiến (1959 - 1962)
• Nguyễn Côn (1960 - 1965)
• Đặng Việt Châu (1960 - 1965)
• Trần Quý Hai (1961 - 1963)
• Trần Sâm (1963 - 1965)
• Nguyễn Văn Kha (1969 - 1974)
• Đặng Thí (1969 - 1971)
• Trần Quỳnh (1969 - 1973)
• Nguyễn Lam (1969 - 1973)
• Lê Trung Toản (1973 - 1982)
• Đinh Đức Thiện (1974 - 1977)
• Nguyễn Hữu Mai (1975 - 1976), (1976 - 1980)
• Hoàng Văn Thái (1977 - 1980)
• Hồ Viết Thắng (1961 - 1983)
• Bùi Phùng (1980 - 1992)
• Trần Phương (2/1980 - 1/1981)
• Đậu Ngọc Xuân (1980-1987)
• Hoàng Quy (1983 - 2/1987)
• Vũ Đại (1983 -1987)
• Nguyễn Hà Phan (1987 - 1989)
• Bùi Công Trừng
• Nguyễn Văn Vịnh
• Lê Văn Hiến
• Trần Hữu Dực
• Võ Hồng Phúc (1988 - 1992)
• Nguyễn Mại (1989 - 1995)
• Trần Xuân Giá (1992 - 1995)
• Phạm Gia Khiêm (1993 - 1995)
• Trần Đình Khiển
• Trương Văn Đoan (2003 - 2010)
• Nguyễn Bích Đạt
• Cao Viết Sinh
• Bùi Quang Vinh
• Đào Quang Thu
• Đặng Huy Đông
• Nguyễn Đức Trung (28/1/2019-27/2/2020), nay là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An
• Lê Quang Mạnh, nay là Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội
• Nguyễn Chí Dũng, nay là Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
• Nguyễn Văn Hiếu - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre
• Võ Thành Thống |
Lào (, , Lao), tên chính thức là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (, sǎːtʰáːlanalat pásáːtʰipátàj pásáːsón láːw), là quốc gia nội lục có chủ quyền tại bán đảo Đông Dương, Đông Nam Á, phía tây bắc giáp với Myanmar và Trung Quốc, phía đông giáp với Việt Nam, phía đông nam giáp với Campuchia, phía tây và tây nam giáp với Thái Lan.
Lào là nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa độc đảng, theo chủ nghĩa Marx và do Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cầm quyền. Thủ đô của Lào, đồng thời là thành phố lớn nhất, là Viêng Chăn. Các thành thị lớn khác là Luang Prabang, Savannakhet, và Pakse. Đây là một quốc gia đa dân tộc, người Lào chiếm khoảng 60% dân số, họ chủ yếu cư trú tại vùng thấp và chiếm ưu thế về chính trị và văn hóa. Các dân tộc Môn-Khmer, H'Mông và dân tộc bản địa vùng cao khác chiếm khoảng 40% dân số và sống tại khu vực đồi núi.
Quốc gia Lào hiện tại có nguồn gốc lịch sử và văn hóa từ Vương quốc Lan Xang. Do vị trí địa lý "trung tâm" ở Đông Nam Á, vương quốc này trở thành một trung tâm thương mại trên đất liền, trau dồi về mặt kinh tế cũng như văn hóa. Sau một giai đoạn xung đột nội bộ, Lan Xang chia thành ba vương quốc Luang Phrabang, Viêng Chăn và Champasak cho đến năm 1893 khi chúng hợp thành một lãnh thổ bảo hộ thuộc Pháp. Lào được tự trị vào năm 1949 và độc lập vào năm 1953 với chính thể quân chủ lập hiến. Cuộc nội chiến Lào kết thúc vào năm 1975 với kết quả là chấm dứt chế độ quân chủ, phong trào Pathet Lào lên nắm quyền. Lào phụ thuộc lớn vào viện trợ quân sự và kinh tế từ Liên Xô cho đến năm 1991.
Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, Lào vẫn là một trong những nước có tình trạng tham nhũng thuộc mức trung bình cao trên thế giới. Điều này đã ngăn cản đầu tư từ nước ngoài và tạo ra những vấn đề lớn với quy định của pháp luật, bao gồm cả khả năng của quốc gia để thực thi hợp đồng và quy định kinh doanh. Điều này đã góp phần làm cho khoảng một phần ba dân số Lào hiện đang sống dưới mức nghèo khổ theo mức quốc tế (dưới mức 1,25 đô la Mỹ mỗi ngày). Kinh tế Lào là một nền kinh tế đang phát triển với thu nhập thấp, với một trong những quốc gia có bình quân thu nhập đầu người hàng năm thấp nhất trên thế giới và một trong các nước kém phát triển nhất. Năm 2014, Lào chỉ xếp hạng 141 trên Chỉ số Phát triển Con người (HDI). Theo Chỉ số đói nghèo toàn cầu (2015), Lào đứng thứ 29 trong danh sách 52 quốc gia có tình trạng đói nghèo nhất.
Chiến lược phát triển của Lào dựa trên sản xuất thủy điện và bán điện năng sang các quốc gia láng giềng, cũng như trở thành một quốc gia liên kết giao thương lục địa. Ngoài ra, lĩnh vực khai mỏ của Lào cũng khá phát triển, quốc gia này được đánh giá là một trong các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
Lào là thành viên của Hiệp định thương mại châu Á - Thái Bình Dương (APTA), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội nghị cấp cao Đông Á và Cộng đồng Pháp ngữ. Lào xin trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 1997; vào ngày 2 tháng 2 năm 2013, Lào đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này.
Tên gọi
Từ nguyên của từ Lào chưa được biết một cách rõ ràng, song nó có thể liên hệ với các bộ tộc được gọi là Ai Lao (tiếng Lào: ອ້າຍລາວ, tiếng Isan: อ้ายลาว, ) xuất hiện trong các ghi chép từ thời nhà Hán tại khu vực mà nay là tỉnh Vân Nam.
Cái tên Laos trong tiếng Anh bắt nguồn từ Laos trong tiếng Pháp. Đế quốc thực dân Pháp thống nhất vương quốc Lào vào Liên bang Đông Dương vào năm 1893 và đặt tên quốc gia theo tên của nhóm dân tộc chiếm đa số, đó là người Lào.
Trong tiếng Lào, nước này được gọi là Muang Lao (ເມືອງ ລາວ) hoặc Pathet Lao (ປະ ເທດ ລາວ), cả hai đều có nghĩa là Quốc gia Lào.
Lịch sử
Sơ khai
Phát hiện một sọ người cổ đại trong hang Tam Pa Ling thuộc Dãy Trường Sơn tại miền bắc Lào; hộp sọ có niên đại ít nhất là 46.000 năm, là hoá thạch người hiện đại có niên đại xa nhất được phát hiện tại Đông Nam Á. Các đồ tạo tác bằng đá, trong đó có đồ theo kiểu văn hoá Hoà Bình, được phát hiện trong các di chỉ có niên đại từ thế Canh Tân muộn tại miền bắc Lào. Bằng chứng khảo cổ học cho thấy xã hội nông nghiệp phát triển trong thiên niên kỷ 4 TCN. Các bình và các loại đồ khác được chôn cho thấy một xã hội phức tạp, có các đồ vật bằng đồng xuất hiện khoảng năm 1500 TCN, và các công cụ đồ sắt được biết đến từ năm 700 TCN. Thời kỳ lịch sử nguyên thủy có đặc điểm là tiếp xúc với các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Theo bằng chứng ngôn ngữ học và lịch sử khác, các bộ lạc nói tiếng Thái di cư về phía tây nam đến các lãnh thổ Lào và Thái Lan ngày nay từ Quảng Tây khoảng giữa các thế kỷ 8 và 9.
Lan Xang
Lào có nguồn gốc lịch sử từ Vương quốc Lan Xang (Triệu Voi) được Phà Ngừm thành lập vào thế kỷ XIV,. Phà Ngừm là hậu duệ của một dòng dõi quân chủ Lào, có tổ tiên là Mông Bì La Các. Ông lập Phật giáo Thượng toạ bộ làm quốc giáo và khiến Lan Xang trở nên thịnh vượng. Trong vòng 20 năm hình thành, vương quốc bành trướng về phía đông đến Chăm Pa và dọc Dãy Trường Sơn. Tuy nhiên, các triều thần không chịu được tính tàn nhẫn của ông nên họ đày ông đến khu vực mà nay thuộc tỉnh Nan của Thái Lan vào năm 1373,. Con trai cả của Phà Ngừm là Oun Heuan đăng cơ với tước hiệu Samsenthai, Lan Xang trở thành một trung tâm mậu dịch quan trọng trong thời gian 43 năm Samsenthai cai trị. Sau khi Samsenthai mất vào năm 1421, Lan Xang sụp đổ thành các phe phái xung khắc trong 100 năm sau đó.
Năm 1520, Photisarath đăng cơ và dời đô từ Luang Prabang đến Viêng Chăn nhằm tránh Miến Điện xâm chiếm. Setthathirat trở thành quốc vương vào năm 1548 sau khi cha ông bị ám sát, ông ra lệnh xây dựng That Luang, công trình hiện trở thành biểu trương quốc gia của Lào. Setthathirat mất tích khi trở về sau một cuộc viễn chinh sang Cao Miên, Lan Xang bắt đầu suy yếu nhanh chóng.
Phải đến năm 1637, khi Sourigna Vongsa đăng cơ, Lan Xang mới bành trướng biên giới hơn nữa. Thời gian Sourigna Vongsa cai trị thường được đánh giá là thời hoàng kim của Lào. Đến khi ông mất, Lan Xang không có người kế vị và bị phân thành ba thân vương quốc: Luang Phrabang, Viêng Chăn và Champasak. Từ năm 1763 đến năm 1769, các đội quân Miến Điện tràn vào miền Bắc Lào và sáp nhập Luang Phrabang, trong khi Champasak cuối cùng nằm dưới quyền bá chủ của Xiêm La.
Chao Anouvong được người Xiêm phong làm vua chư hầu của Viêng Chăn. Ông khuyến khích phục hưng mỹ thuật và văn học Lào, cải thiện quan hệ với Luang Phrabang. Chao Anouvong tiến hành khởi nghĩa chống Xiêm La vào năm 1826, kết quả là thất bại và Viêng Chăn bị cướp phá.
Một chiến dịch quân sự của Xiêm La tại Lào vào năm 1876 được một nhà quan sát Anh mô tả là đã "chuyển đổi thành một cuộc tập kích săn nô lệ quy mô lớn".
Pháp thuộc
Đến cuối thế kỷ 19, Luang Prabang bị Quân Cờ Đen từ Trung Quốc sang cướp phá. Pháp giải cứu Quốc vương Oun Kham và đưa Luang Phrabang thành một xứ bảo hộ. Ngay sau đó, Vương quốc Champasak và lãnh thổ Viêng Chăn cũng trở thành xứ bảo hộ của Pháp. Quốc vương Sisavang Vong của Luang Phrabang trở thành quân chủ của một nước Lào thống nhất và Viêng Chăn lại trở thành thủ đô.
Lào chưa từng quan trọng đối với Pháp, đây chỉ là một vùng đệm giữa Thái Lan chịu ảnh hưởng của Anh với Trung Kỳ và Bắc Kỳ vốn quan trọng hơn về kinh tế. Trong thời gian cai trị, người Pháp đưa vào hệ thống sưu dịch, buộc mọi nam giới tại Lào đóng góp 10 ngày lao động chân tay mỗi năm cho chính phủ thực dân. Lào sản xuất thiếc, cao su và cà phê, song chưa từng chiếm hơn 1% xuất khẩu của Đông Dương thuộc Pháp. Đến năm 1940, có khoảng 600 công dân Pháp sống tại Lào. Dưới sự cai trị của Pháp, người Việt Nam được khuyến khích di cư sang Lào, những người thực dân Pháp nhìn nhận như là một giải pháp hợp lý cho một vấn đề thực tế. Đến năm 1943, dân số Việt Nam chiếm gần 40.000 người, chiếm đa số ở các thành phố lớn nhất của Lào và được hưởng quyền bầu lãnh đạo của họ. Kết quả là 53% dân số Viêng Chăn, 85% người Thakhek và 62% người Pakse là người Việt Nam, ngoại trừ Luang Phrabang nơi dân số chủ yếu là người Lào. Cuối năm 1945, Pháp thậm chí còn lập kế hoạch đầy tham vọng để di chuyển dân số Việt Nam sang ba vùng trọng điểm, tức là vùng đồng bằng Viêng Chăn, vùng Savannakhet, cao nguyên Bolaven. Nếu không, theo Martin Stuart-Fox, Lào có thể đã mất quyền kiểm soát đất nước của họ.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các lực lượng Pháp Vichy, Thái Lan, Đế quốc Nhật Bản, Pháp Tự do, Trung Quốc lần lượt chiếm đóng Lào. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, một nhóm dân tộc chủ nghĩa tuyên bố Lào độc lập, thủ đô là Luang Prabang song đến ngày 7 tháng 4 năm 1945 binh sĩ Nhật Bản chiếm đóng thành phố. Người Nhật nỗ lực ép buộc Sisavang Vong tuyên bố Lào độc lập song đến ngày 8 tháng 4 cùng năm, ông chỉ tuyên bố Lào chấm dứt là lãnh thổ bảo hộ của Pháp. Sau đó ông bí mật phái Thân vương Kindavong đại diện cho Lào trong Đồng Minh và Hoàng tử Sisavang làm đại diện bên người Nhật. Khi Nhật Bản đầu hàng, một số nhân vật dân tộc chủ nghĩa tại Lào (bao gồm Thân vương Phetsarath) tuyên bố Lào độc lập, song đến đầu năm 1946, người Pháp tái chiếm đóng và trao quyền tự trị hạn chế cho Lào.
Trong Chiến tranh Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập tổ chức kháng chiến Pathet Lào. Pathet Lào bắt đầu chiến tranh chống lực lượng thực dân Pháp với viện trợ của Việt Minh. Năm 1950, Pháp trao cho Lào quyền bán tự trị với vị thế một "nhà nước liên kết" trong Liên hiệp Pháp. Pháp duy trì quyền kiểm soát thực tế cho đến ngày 22 tháng 10 năm 1953 thì Pháp quyết định trao trả chủ quyền trong hòa bình, khi Lào độc lập hoàn toàn với chính thể quân chủ lập hiến.
Độc lập
Hiệp định Genève năm 1954 kết thúc Chiến tranh Đông Dương. Năm 1955, Hoa Kỳ lập một đơn vị đặc biệt nhằm thay thế Pháp ủng hộ Lục quân Hoàng gia Lào chống Pathet Lào cộng sản.
Năm 1960, giao tranh bùng phát giữa Lục quân Hoàng gia Lào và các du kích Pathet Lào được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên Xô hậu thuẫn. Một chính phủ lâm thời đoàn kết dân tộc thứ nhì được Thân vương Souvanna Phouma thành lập vào năm 1962 song thất bại, và tình hình dần xấu đi và biến thành nội chiến quy mô lớn giữa chính phủ Hoàng gia Lào và Pathet Lào. Pathet Lào được quân đội và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ủng hộ.
Lào giữ vai trò quan trọng trong Chiến tranh Việt Nam do Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào và nắm giữ nhiều lãnh thổ của Lào để mở đường tiếp tế cho chiến trường miền Nam Việt Nam. Đáp lại, Hoa Kỳ oanh tạc các vị trí của quân đội Việt Nam, ủng hộ các lực lượng chống cộng sản chính quy và không chính quy tại Lào và hỗ trợ quân Việt Nam Cộng hòa xâm nhập Lào.
Năm 1968, Quân đội Nhân dân Việt Nam phát động tấn công giúp Pathet Lào chống lại lực lượng Hoàng gia Lào. Cuộc tấn công này khiến lực lượng Quân đội Hoàng gia Lào tan rã ở mức độ lớn, thế lực chống cộng chính tại Lào chuyển sang lực lượng H'Mông dưới quyền Vàng Pao do Hoa Kỳ và Thái Lan ủng hộ.
Cuộc oanh tạc trên không chống lại Pathet Lào và Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được thực hiện bởi Hoa Kỳ để ngăn chặn sự sụp đổ của Chính phủ Hoàng gia Lào và từ chối việc sử dụng Đường mòn Hồ Chí Minh để tấn công lực lượng Hoa Kỳ tại Cộng hòa Việt Nam. Từ năm 1964 đến năm 1973, Hoa Kỳ ném hai triệu tấn bom tại Lào, gần bằng lượng bom họ ném tại châu Âu và châu Á trong Chiến tranh thế giới thứ hai, khiến Lào trở thành quốc gia bị ném bom nặng nề nhất trong lịch sử nếu so với dân số; The New York Times lưu ý rằng "mỗi người Lào nhận gần một tấn bom." Khoảng 80 triệu quả bom không phát nổ và vẫn còn rải rác khắp đất nước, khiến nhiều vùng đất rộng lớn không thể canh tác và làm thiệt mạng hàng chục người Lào mỗi năm.
Năm 1975, Pathet Lào cùng Quân đội Nhân dân Việt Nam lật đổ chính phủ Vương quốc Lào, buộc Quốc vương Savang Vatthana thoái vị vào ngày 2 tháng 12 năm 1975. Từ 20.000 đến 70.000 người Lào chết trong nội chiến.
Vào ngày 2 tháng 12 năm 1975, sau khi nắm quyền kiểm soát đất nước, chính phủ Pathet dưới quyền Kaysone Phomvihane đổi tên nước thành Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và ký kết các thỏa thuận cho Việt Nam quyền được bố trí lực lượng vũ trang và bổ nhiệm các cố vấn hỗ trợ giám sát đất nước. Trong một bài báo được xuất bản năm 1990, nhà hoạt động nhân quyền Hmong Vang Pobzeb đã viết rằng Lào là lãnh thổ thuộc địa của Việt Nam kể từ ngày 2 tháng 12 năm 1975 và được chỉ đạo bởi Việt Nam trong các vấn đề nội bộ và đối ngoại. Mối quan hệ chặt chẽ giữa Lào và Việt Nam đã được chính thức hóa thông qua một hiệp ước được ký năm 1977, từ đó không chỉ cung cấp hướng dẫn cho chính sách đối ngoại của Lào mà còn là cơ sở cho sự tham gia của Việt Nam ở tất cả các cấp chính trị và kinh tế Lào. Năm 1979, Việt Nam yêu cầu Lào kết thúc quan hệ với Trung Quốc, khiến Lào bị Trung Quốc, Hoa Kỳ và các quốc gia khác cô lập về thương mại. Xung đột giữa phiến quân người H'Mông với Pathet Lào và Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp tục sau nội chiến tại các khu vực trọng yếu của Lào. Năm 1979 có 50.000 quân Việt Nam đóng quân tại Lào và có tới 6.000 quan chức dân sự Việt Nam, trong đó có 1.000 người trực tiếp gắn bó với các bộ ở Viêng Chăn.
Cuộc xung đột giữa phiến quân H'mong và Quân đội Nhân dân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (SRV) cũng như Pathet Lào do SRV hậu thuẫn tiếp tục tại các khu vực trọng yếu của Lào, bao gồm cả Vùng quân sự khép kín Saysaboune, Khu quân sự khép kín Xaisamboune gần tỉnh Viêng Chăn và tỉnh Xieng Khouang. Từ năm 1975 đến năm 1996, Hoa Kỳ tái định cư khoảng 250.000 người tị nạn Lào từ Thái Lan, trong đó có 130.000 người H'Mông. (Xem: Khủng hoảng tị nạn Đông Dương)
Ngày 2 tháng 12 năm 2015, Lào kỷ niệm 40 năm thành lập nước.
Địa lý
Lào là quốc gia nội lục duy nhất tại Đông Nam Á, hầu hết lãnh thổ nắm giữa vĩ độ 14° và 23° Bắc, và kinh độ 100° và 108° Đông. Lào có cảnh quan rừng rậm, hầu hết là các dãy núi gồ ghề, đỉnh núi cao nhất là Phou Bia cao 2.818 m, cùng một số đồng bằng và cao nguyên. Sông Mekong tạo thành một đoạn dài biên giới phía tây với Thái Lan, còn dãy Trường Sơn tạo thành hầu hết biên giới phía đông với Việt Nam, dãy núi Luangprabang tạo thành biên giới tây bắc với các vùng cao Thái Lan. Có hai cao nguyên là Xiangkhoang tại phía bắc và Bolaven tại phía nam. Lào có khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Lào có thể được phân thành ba khu vực địa lý: bắc, trung và nam.
Mùa mưa riêng biệt và kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp đến là mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4. Theo truyền thống địa phương, một năm có ba mùa là mùa mưa, mùa lạnh và mùa nóng, do hai tháng cuối của mùa khô nóng hơn đáng kể so với bốn tháng trước đó. Thủ đô của Lào là Viêng Chăn, các thành thị lớn khác là Luang Prabang, Savannakhet và Pakse.
Năm 1993, chính phủ Lào dành ra 21% diện tích đất cho bảo tồn môi trường sống tự nhiên. Đây là một trong các quốc gia thuộc khu vực trồng thuốc phiện "Tam giác Vàng". Theo cuốn sách thực tế của UNODC vào tháng 10 năm 2007 về trồng trọt thuốc phiện ở Đông Nam Á, diện tích trồng cây thuốc phiện là 15 km vuông, giảm 3 km vuông so với năm 2006.
Lào có thể được coi là bao gồm ba khu vực địa lý: bắc, trung và nam.
Hành chính
Lào được phân thành 17 tỉnh (khoueng) và thủ đô Viêng Chăn. Tỉnh mới nhất là Xaisomboun, được thành lập vào năm 2013. Các tỉnh được chia thành huyện (muang) rồi đến bản (ban). Một bản "đô thị" về cơ bản là một thị trấn.
Môi trường
Lào ngày càng gặp nhiều vấn đề về môi trường, với nạn phá rừng là một vấn đề đặc biệt quan trọng như mở rộng khai thác thương mại rừng, kế hoạch bổ sung các công trình thủy điện, nhu cầu nước ngoài cho động vật hoang dã và lâm sản ngoài gỗ cho thực phẩm và thuốc truyền thống và dân số tạo ra áp lực ngày càng tăng.
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc cảnh báo: "Bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên ở Lào là yếu tố quan trọng để giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế."
Vào tháng 4 năm 2011, tờ The Independent đưa tin Lào đã bắt đầu làm việc trên đập Xayaburi gây tranh cãi trên sông Mekong mà không được chính thức phê duyệt. Các nhà môi trường nói rằng đập sẽ ảnh hưởng xấu đến 60 triệu người và Campuchia và Việt Nam - quan ngại về dòng chảy của nước - chính thức phản đối dự án. Ủy ban sông Mê Kông, một cơ quan liên chính phủ khu vực được thiết kế để thúc đẩy "quản lý bền vững" dòng sông, nổi tiếng với cá da trơn khổng lồ của nó, đã thực hiện một nghiên cứu cảnh báo nếu Xayaburi và các kế hoạch tiếp theo đi trước, nó "cơ bản sẽ làm suy yếu sự phong phú, năng suất và sự đa dạng của các nguồn tài nguyên cá Mekong ". Quốc gia láng giềng Việt Nam cảnh báo rằng con đập sẽ gây hại cho đồng bằng sông Cửu Long, nơi có gần 20 triệu người và cung cấp khoảng 50% sản lượng gạo của Việt Nam và hơn 70% sản lượng thủy sản và trái cây.
Milton Osborne, Tham dự viên tại Viện Chính sách Quốc tế Lowy, người đã nghiên cứu chuyên sâu về sông Mekong, cảnh báo: "Kịch bản tương lai của sông Mekong không còn là nguồn của cá."
Khai thác gỗ bất hợp pháp cũng là một vấn đề lớn. Các nhóm môi trường ước tính 500.000 mét khối đang bị các công ty hợp tác với Quân đội Nhân dân Lào khai thác và sau đó vận chuyển từ Lào sang Việt Nam hàng năm, với hầu hết đồ nội thất cuối cùng được xuất khẩu sang các nước phương Tây. Một cuộc điều tra của chính phủ năm 1992 chỉ ra rằng rừng chiếm khoảng 48 phần trăm diện tích đất của Lào. Độ che phủ rừng giảm xuống còn 41% trong một cuộc khảo sát năm 2002. Chính quyền Lào đã nói rằng, trên thực tế, độ che phủ của rừng có thể không quá 35% do các dự án phát triển như thủy điện.
Chính trị
Lào là một nhà nước xã hội chủ nghĩa công khai tán thành chủ nghĩa cộng sản. Chính đảng hợp pháp duy nhất là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Nguyên thủ quốc gia là Chủ tịch nước, người này đồng thời là Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Thủ tướng là một thành viên trong Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Các chính sách của chính phủ được Đảng xác định thông qua Bộ Chính trị gồm 11 thành viên và Ủy ban Trung ương Đảng gồm 61 thành viên. Các quyết định quan trọng của chính phủ do Hội đồng Bộ trưởng xem xét. Việt Nam duy trì ảnh hưởng đáng kể đến Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Hiến pháp đầu tiên của Lào được ban hành vào ngày 11 tháng 5 năm 1947, trong đó tuyên bố Lào là một nhà nước độc lập trong Liên hiệp Pháp. Hiến pháp sửa đổi vào ngày 11 tháng 5 năm 1957 bỏ qua đề cập đến Liên hiệp Pháp, song vẫn còn quan hệ mật thiết về giáo dục, y tế, kỹ thuật với cường quốc thực dân cũ. Văn kiện năm 1957 bị bãi bỏ vào ngày 3 tháng 12 năm 1975, khi thành lập chế độ mới theo chủ nghĩa cộng sản. Một hiến pháp mới được thông qua vào năm 1991, trong đó xác định "vai trò lãnh đạo" của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Cuộc bầu cử quốc hội 1992 bầu ra 85 đại biểu, số đại biểu tăng lên 99 vào năm 1997, 115 vào năm 2006 và 132 vào năm 2011.
Quân đội Nhân dân Lào có quy mô nhỏ, ít ngân sách và không đủ nguồn lực; sứ mệnh của họ tập trung vào an ninh biên giới và nội địa, chủ yếu là chống lại các nhóm nổi dậy người H'Mông và đối lập khác. Cùng với Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và chính phủ, Quân đội Nhân dân Lào là trụ cột thứ ba của bộ máy nhà nước, và được dự kiến ngăn chặn bất ổn chính trị và dân sự hoặc tình huống khẩn cấp tương tự. Không tồn tại mối đe dọa từ bên ngoài đối với Lào, và Quân đội Nhân dân Lào duy trì quan hệ mạnh mẽ với Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ngoại giao
Kinh tế
Là một quốc gia không giáp biển, lại có cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện và phần lớn lực lượng lao động thiếu kĩ năng, Lào vẫn là một trong những nước nghèo nhất Đông Nam Á. Kinh tế Lào phụ thuộc nhiều vào đầu tư và thương mại với các nước láng giềng. Năm 2009, dù Lào về chính thức vẫn là nhà nước cộng sản, song chính quyền Obama tuyên bố Lào không còn là nước Marx–Lenin và bỏ lệnh cấm các công ty Lào nhận tài chính từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (Ex-Im Bank). Năm 2011, Sở Giao dịch Chứng khoán Lào bắt đầu giao dịch. Năm 2016, Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào kinh tế Lào, tính luỹ kế họ đã đầu tư 5,395 tỷ USD trong giai đoạn 1989–2014, xếp thứ nhì và thứ ba trong giai đoạn này là Thái Lan (4,489 tỷ USD) và Việt Nam (3,108 tỷ USD)..
Nông nghiệp tự cấp vẫn chiếm đến một nửa GDP và tạo 80% số việc làm. Chỉ có 4,01% diện tích lãnh thổ là đất canh tác và chỉ 0,34% diện tích lãnh thổ được sử dụng làm đất trồng trọt lâu dài, đây là tỷ lệ thấp nhất trong Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng. Lúa chi phối nông nghiệp Lào do khoảng 80% diện tích đất canh tác dành cho trồng lúa. Khoảng 77% nông hộ Lào tự cung cấp gạo. Sản lượng lúa tăng 5% mỗi năm từ năm 1990 đến năm 2005 nhờ cải tiến về giống và cải cách kinh tế, Lào lần đầu đạt được cân bằng ròng về xuất nhập khẩu gạo vào năm 1999. Lào có lẽ có nhiều giống gạo nhất trong Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng. Từ năm 1995, chính phủ Lào làm việc cùng Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế tại Philippines nhằm thu thập các mẫu hạt của hàng nghìn giống lúa tại Lào.
Kinh tế Lào nhận được viện trợ phát triển từ IMF, ADB và các nguồn quốc tế khác, cũng như đầu tư trực tiếp nước ngoài về phát triển xã hội, công nghiệp thủy điện và khai mỏ (đáng chú ý nhất là đồng và vàng). Du lịch là ngành tăng trưởng nhanh chóng. Phát triển kinh tế tại Lào bị cản trở do chảy máu chất xám.
Lào giàu tài nguyên thiên nhiên, song phải nhập khẩu dầu khí. Luyện kim là một ngành quan trọng và chính phủ hy vọng thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển các mỏ than, vàng, bô xít, thiếc, đồng và kim loại có giá trị khác. Ngoài ra, nguồn tài nguyên nước phong phú và địa hình núi non cho phép Lào sản xuất và xuất khẩu thủy điện với số lượng lớn. Lào xuất khẩu điện sang Thái Lan và Việt Nam.
Ngành du lịch Lào tăng trưởng nhanh chóng, đạt gần 4,7 triệu du khách quốc tế trong năm 2015, đông nhất là khách Thái Lan (2,32 triệu), Việt Nam (1,19 triệu) và Trung Quốc (0,51 triệu) Du lịch đóng góp 679,1 triệu USD cho GDP vào năm 2010, dự tính tăng lên 1,5857 tỷ USD vào năm 2020. Năm 2010, 1/10,9 số công việc là trong lĩnh vực du lịch. Thu nhập xuất khẩu từ du khách quốc tế và hàng hóa du lịch dự kiến tăng lên 484,2 triệu USD vào năm 2020, chiếm 12,5% xuất khẩu. Luang Prabang với văn hóa Phật giáo và kiến trúc thuộc địa, cùng tổ hợp đền cổ Khmer Wat Phu là các di sản thế giới UNESCO, Cánh đồng Chum cũng được đề cử.
Các sân bay chính của Lào là sân bay quốc tế Wattay tại Viêng Chăn và sân bay quốc tế Luang Prabang, sân bay quốc tế Pakse cũng có một vài đường bay quốc tế. Hãng hàng không quốc gia của Lào là Lao Airlines. Các hãng hàng không khác có đường bay đến Lào là Bangkok Airways, Vietnam Airlines, AirAsia, Thai Airways International, China Eastern Airlines và Silk Air. Phần lớn nước Lào thiếu cơ sở hạ tầng đẩy đủ. Lào chỉ có một đoạn đường sắt ngắn nối Viêng Chăn với Thái Lan qua cầu Hữu nghị Thái-Lào. Các tuyến đường bộ liên kết các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là Đường 13, được nâng cấp trung thời gian qua, song các làng nằm xa các đường chính chỉ có thể tiếp cận bằng đường mòn. Tồn tại hạn chế về viễn thông, song điện thoại di động trở nên phổ biến tại các trung tâm đô thị. Trong nhiều khu vực nông thôn, ít nhất cũng có điện năng cục bộ. Xe Songthaew được sử dụng để vận chuyển đường dài và địa phương.
Tại Lào, người Hoa là thế lực chi phối nền kinh tế. Hiện Lào có khoảng 13 đặc khu kinh tế của Trung Quốc, trong đó có Đặc khu Kinh tế Tam giác vàng (GTSEZ) rộng 10.000 hecta. Paul Chamber, giám đốc nghiên cứu của Viện nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á tại Thái Lan, cho biết: "Phía bắc nước Lào giờ đây đã gần như bị biến thành một đất nước Trung Quốc mới". Vào năm 2014, nhiều người dân Lào sống tại GTSEZ đã biểu tình chống lại việc chính quyền giải tỏa và thu hồi đất để mở rộng đặc khu kinh tế này. Theo lời của chuyên gia tư vấn Linh tại Bokeo: "Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ tại đây và có thể biến Lào thành một Tây Tạng kế tiếp".
Nhân khẩu
Dân số Lào ước tính đạt 6,5 triệu người vào năm 2012, phân bổ không đều trên lãnh thổ. Hầu hết dân chúng sống tại các thung lũng của sông Mekong và các chi lưu của nó. Thủ đô Viêng Chăn có 740 nghìn cư dân vào năm 2008. Mật độ dân số Lào đạt 27/km². Cư dân Lào thường được phân chia theo độ cao, gần tương ứng với dân tộc.
Hơn một nửa dân số (60%) là người Lào, chiếm phần lớn cư dân vùng thấp, họ là dân tộc chiếm ưu thế về chính trị và văn hóa tại Lào. Người Lào thuộc nhóm ngôn ngữ Thái, họ bắt đầu di cư từ Trung Quốc về phía nam vào thiên niên kỷ 1. 10% dân số là các nhóm vùng thấp khác, họ cùng với người Lào hợp thành Lào Loum. Tại vùng núi miền trung và miền nam, các bộ lạc Môn-Khmer gọi chung là Lào Theung, hay Lào vùng giữa, chiếm ưu thế. Họ từng là cư dân bản địa tại miền bắc Lào. Một số người Việt, Hoa và Thái vẫn ở lại, đặc biệt là tại các đô thị, song nhiều người dời đi khi Lào độc lập vào cuối thập niên 1940, nhiều người trong số họ tái định cư tại Việt Nam, Hồng Kông hay sang Pháp. Lào Theung chiếm khoảng 30% dân số. Các dân tộc vùng cao như H'Mông, Dao, Shan và một số dân tộc Tạng-Miến sống trong các khu vực cô lập tại Lào trong thời gian dài. Các bộ lạc vùng đồi núi có nguồn gốc hỗn hợp về dân tộc/văn hóa-ngôn ngữ tại miền bắc Lào bao gồm người Lua và người Khơ Mú, họ là dân tộc bản địa của Lào. Các dân tộc này được gọi chung là Lào Soung hay Lào vùng cao. Người Lào Soung chiếm khoảng 10% dân số.
Ngôn ngữ chính thức và chi phối tại Lào là tiếng Lào, đây là một ngôn ngữ có thanh điệu thuộc nhóm ngôn ngữ Thái. Tuy nhiên, chỉ hơn một nửa dân chúng nói tiếng Lào bản ngữ, phần còn lại nói các dân tộc thiểu số, đặc biệt là ở nông thôn. Chữ cái Lào tiến triển trong khoảng giữa thế kỷ XIII và XIV, bắt nguồn từ chữ viết Khmer cổ và tương đồng với chữ Thái Lan. Ngoài ra, còn có các ngôn ngữ thiểu số như Khơ Mú và Mông, đặc biệt là tại vùng giữa và vùng cao.
67% người Lào là tín đồ Phật giáo Thượng tọa bộ, 1,5% là tín đồ Cơ Đốc giáo và 31,5% theo các tôn giáo khác hoặc không xác định theo điều tra nhân khẩu năm 2005. Phật giáo từ lâu đã là một thế lực xã hội quan trọng tại Lào. Phật giáo Thượng tọa bộ tồn tại hòa bình với thuyết đa thần địa phương từ khi được truyền bá đến.
Tuổi thọ dự tính khi sinh của nam giới Lào là 60,85 năm, còn của nữ giới là 64,76 năm tính đến 2012. Tuổi thọ triển vọng khỏe mạnh là 54 năm vào năm 2007. Năm 2008, 43% dân số không được tiếp cận nguồn nước vệ sinh, song con số này giảm còn 33% vào năm 2010.
Tỷ lệ biết chữ của người thành niên tại Lào vượt quá hai phần ba. Tỷ lệ biết chữ của nam giới cao hơn của nữ giới. Tỷ lệ biết chữ đạt 73% theo ước tính vào năm 2010. Năm 2004, tỷ lệ nhập học tiểu học đạt 84%. Đại học Quốc gia Lào là đại học công lập, thành lập vào năm 1996.
Văn hóa
Phật giáo Thượng tọa bộ có ảnh hưởng chi phối trong văn hóa Lào, được phản ánh trên khắp đất nước từ ngôn ngữ trong chùa và trong mỹ thuật, văn học, nghệ thuật trình diễn. Nhiều yếu tố trong văn hóa Lào có trước khi Phật giáo truyền đến, chẳng hạn như âm nhạc Lào do nhạc cụ dân tộc là khèn chi phối, nó có nguồn gốc từ thời tiền sử. Tiếng khèn theo truyền thống đi kèm với người hát theo phong cách dân gian lam. Trong các phong cách lam, lam saravane có lẽ được phổ biến nhất.
Gạo nếp là một loại lương thực đặc trưng và có ảnh hưởng văn hóa và tôn giáo đối với người Lào. Gạo nếp thường được ưa chuộng hơn gạo nhài, và trồng lúa nếp được cho là bắt nguồn tại Lào. Tồn tại nhiều truyền thống và nghi lễ liên quan đến sản xuất lúa trong các môi trường khác nhau và trong nhiều dân tộc. Chẳng hạn, các nông dân Khơ Mú tại Luang Prabang trồng loại lúa Khao Kam với số lượng nhỏ gần lều để tưởng nhớ cha mẹ đã mất, hoặc tại góc ruộng để thể hiện cha mẹ vẫn sống.
Trong thời gian gần đây, Beerlao của nhà máy bia quốc doanh Lào đã trở nên phổ biến ở Lào và được người nước ngoài và cư dân trong nước đánh giá rất cao. Năm 2004, tạp chí Time đã ca ngợi Beerlao là loại bia tốt nhất châu Á.
Sinh là một loại trang phục truyền thống mà nữ giới Lào mặc trong sinh hoạt thường ngày, tương tự như áo dài của Việt Nam. Đây là một loại váy lụa dệt tay, có thể nhận diện nữ giới mặc nó theo nhiều cách, chẳng hạn như khu vực xuất thân.
Đa thê là một tội tại Lào theo pháp luật, song hình phạt ở mức thấp, và đa thê vẫn phổ biến trong người H'Mông.
Toàn bộ báo chí tại Lào đều do chính quyền phát hành, trong đó có nhật báo Anh ngữ Vientiane Times và tuần báo Pháp ngữ Le Rénovateur. Thông tấn xã chính thức của quốc gia là Khao San Pathet Lao, hãng này phát hành các phiên bản tiếng Anh và Pháp tờ báo của họ. Lào hiện có chín nhật báo, 90 tạp chí, 43 đài phát thanh, và 32 đài truyền hình hoạt động khắp đất nước. , Báo Nhân Dân của Việt Nam và Tân Hoa xã của Trung Quốc là các tổ chức truyền thông ngoại quốc duy nhất được phép mở văn phòng tại Lào. Chính phủ Lào kiểm soát nghiêm ngặt toàn bộ các kênh truyền thông nhằm ngăn chặn phê bình các hành động của họ. Công dân Lào chỉ trích chính phủ là đối tượng bị mất tích, bắt giữ tùy tiện và tra khảo.
Kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, chỉ có rất ít phim được sản xuất tại Lào. Một trong các phim thương mại đầu tiên là Sabaidee Luang Prabang, sản xuất vào năm 2008. Nhà làm phim người Úc Kim Mordount sản xuất The Rocket tại Lào với dàn diễn viên nói tiếng Lào, phim xuất hiện trong Liên hoan Phim quốc tế Melbourne 2013 và thắng ba giải tại Liên hoan Phim quốc tế Berlin. Gần đây, một vài công ty sản xuất địa phương kế tục sản xuất các phim Lào và giành được công nhận quốc tế. Trong số đó có At the Horizon do Anysay Keola làm đạo diễn và Chanthaly do Mattie Do làm đạo diễn.
Muay Lào là môn thể thao quốc gia, tương tự như Muay Thái, Lethwei Myanmar và Pradal Serey Campuchia. Bóng đá phát triển thành môn thể thao phổ biến nhất tại Lào. Giải vô địch Lào là giải đấu chuyên nghiệp cao nhất của các câu lạc bộ bóng đá Lào. Từ khi bắt đầu giải đấu, Câu lạc bộ Quân đội Lào là đội thành công nhất.
Câu nói
Ngày 13-3-1963, tại sân bay Gia Lâm trong lễ tiễn Vua Sri Savan Vatthana cùng các vị khách Lào lên đường về nước kết thúc chuyến thăm Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc một câu thơ về quan hệ Việt - Lào: |
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (), gọi tắt là Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States, US hoặc U.S.) hoặc ngắn gọn là Mỹ là một quốc gia cộng hòa lập hiến liên bang ở châu Mỹ, nằm tại Tây Bán cầu, lãnh thổ bao gồm 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang (trong đó có 48 tiểu bang lục địa), thủ đô là Washington, D.C., thành phố lớn nhất là New York. Hoa Kỳ nằm ở giữa Bắc Mỹ, giáp biển Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông và Nga ở phía tây qua eo biển Bering. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ có 14 vùng lãnh thổ trực thuộc nằm rải rác trong vùng biển Caribe và Thái Bình Dương cùng 326 Biệt khu thổ dân châu Mỹ.
Với 3,8 triệu dặm vuông (9,8 triệu km²) và hơn 331 triệu người, Hoa Kỳ là quốc gia lớn thứ ba về tổng diện tích cũng như đứng thứ ba về quy mô dân số. Hoa Kỳ là quốc gia của người nhập cư, đây là quốc gia đa chủng tộc và văn hóa nhiều nhất trên thế giới do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên toàn cầu.
Hoa Kỳ được thành lập ban đầu với 13 thuộc địa của Đế quốc Anh nằm dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Sau khi tự tuyên bố trở thành các tiểu bang độc lập, 13 cựu thuộc địa đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1776 và đánh bại người Anh trong chiến tranh Cách mạng Mỹ, đây là cuộc chiến tranh thuộc địa giành độc lập thành công đầu tiên trong lịch sử. Hội nghị Liên bang quyết định sử dụng bản Hiến pháp Hoa Kỳ vào ngày 17 tháng 9 năm 1787. Việc thông qua bản hiến pháp này một năm sau đó đã biến các cựu thuộc địa thành một phần của nước cộng hòa chung duy nhất. Đạo luật nhân quyền Hoa Kỳ gồm mười tu chính án hiến pháp được thông qua năm 1791. Sau khi giành độc lập, theo học thuyết Vận mệnh hiển nhiên, Hoa Kỳ bắt đầu công cuộc đánh đuổi người da đỏ bản địa và mở rộng lãnh thổ mạnh mẽ trên khắp Bắc Mỹ trong suốt thế kỷ 19. Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc với thắng lợi của lực lượng chính phủ liên bang đã chấm dứt chế độ nô lệ cũng như sự chia rẽ tư tưởng. Đến cuối thế kỷ 19, Hoa Kỳ đã mở rộng sự ảnh hưởng lên toàn bộ Thái Bình Dương và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới từ đó tới nay. Chiến thắng trong chiến tranh với Tây Ban Nha cùng chiến tranh thế giới thứ nhất đã xác định vị thế đại cường quốc toàn cầu của Hoa Kỳ. Thắng lợi trong chiến tranh thế giới thứ hai và chiến tranh Lạnh tiếp tục khẳng định và giữ vững vị thế siêu cường của quốc gia này.
Hoa Kỳ là nước phát triển, thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn như Liên Hợp Quốc, NATO và Khối Đồng minh không thuộc NATO, Liên minh Tình báo Toàn cầu, OECD, WTO, các nhóm G7, G20, Câu lạc bộ Paris,... Nền kinh tế Hoa Kỳ lớn nhất thế giới theo GDP thực tế, danh nghĩa, xếp thứ hai theo sức mua tương đương. Hoa Kỳ có chỉ số phát triển con người ở nhóm rất cao, đứng hạng nhất về tổng giá trị thương hiệu quốc gia, hạng nhì trong báo cáo cạnh tranh toàn cầu, hạng 17 về chỉ số tự do kinh tế, hạng nhất về ngân sách quốc phòng. Đô la Mỹ là loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất và Hoa Kỳ có số lượng tỷ phú cùng triệu phú nhiều nhất thế giới. Hoa Kỳ đi đầu trong lĩnh vực khám phá vũ trụ, là quốc gia đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt trăng cũng như sở hữu vũ khí hạt nhân. Hoa Kỳ có số lượng công dân và tổ chức đoạt nhiều giải Nobel nhất trong lịch sử. Văn hóa Hoa Kỳ có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu.
Dù vậy, Hoa Kỳ cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như chênh lệch giàu nghèo, quản lý súng đạn bất hợp phát, bất bình đẳng xã hội như nạn phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại, nhập cư bất hợp pháp và chi phí y tế đắt đỏ.
Tên gọi
Tên tiếng Anh
Tên tiếng Anh đầy đủ của nước Mỹ là United States of America, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1776, lúc này chỉ mới có 13 bang đầu tiên. Ngày nay, Hoa Kỳ gồm 50 bang, Đặc khu Columbia trực thuộc liên bang, 326 Biệt khu thổ dân châu Mỹ và một số lãnh thổ hải ngoại. Cách viết tắt thông thường của United States of America gồm có United States, U.S., và U.S.A. Các tên thông tục cho quốc gia này bao gồm thuật từ thường sử dụng là America (Mỹ) hay là the States. Thuật từ Americas để chỉ các vùng đất Tây bán cầu được đặt vào đầu thế kỷ XVI theo tên của nhà thám hiểm kiêm chuyên gia vẽ bản đồ người Ý là Amerigo Vespucci (9 tháng 3 năm 1454 - 22 tháng 2 năm 1512). Tên đầy đủ của quốc gia này lần đầu tiên được dùng chính thức trong Tuyên ngôn Độc lập như sau "Tuyên ngôn nhất trí đồng thuận của 13 tiểu bang Hợp chúng quốc Hoa Kỳ" được "Các đại biểu của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ" chấp thuận ngày 4 tháng 7 năm 1776. Tên hiện tại được khẳng định một lần nữa vào ngày 15 tháng 11 năm 1777 khi Đệ Nhị Quốc hội Lục địa chấp thuận Những Điều khoản Liên hiệp. Điều khoản đầu phát biểu như sau "Kiểu liên bang này sẽ là The United States of America."
Tên Columbia cũng có một thời là tên thông dụng để chỉ châu Mỹ và Hoa Kỳ. Nó được lấy ra từ tên của Christopher Columbus, người khám phá ra châu Mỹ và tên này xuất hiện trong tên District of Columbia (chính là thủ đô Washington D.C. của Hoa Kỳ). Hình tượng Columbia với đặc điểm của một người phụ nữ xuất hiện trên một số tài liệu chính thức, bao gồm một số loại tiền của Hoa Kỳ. Cách thông thường để nói đến một công dân Hoa Kỳ là dùng từ người Mỹ (American).
Tên tiếng Việt
Trong tiếng Việt đương đại, nước Mỹ có hai cách gọi chính là Mỹ và Hoa Kỳ. Tên gọi Mỹ được sử dụng rộng rãi trong cả khẩu ngữ lẫn văn viết tiếng Việt. Trong tên tiếng Việt của một số thứ có liên quan đến Mỹ, chẳng hạn như trong tên gọi đô la Mỹ, nước Mỹ hầu như luôn được gọi là Mỹ, chứ không gọi là Hoa Kỳ. Thay thế Mỹ trong các tên gọi này bằng Hoa Kỳ sẽ tạo ra tên gọi khiến người bản ngữ tiếng Việt cảm thấy kỳ quặc. Hoa Kỳ là tên chính thức thường được sử dụng trong các văn bản hành chính hay học thuật. Phiên bản tiếng Việt website Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội dùng tên gọi Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ
Tên gọi Hoa Kỳ trong tiếng Việt bắt nguồn từ chữ Hán "花旗", là một trong số nhiều tên gọi cổ hiện không còn được sử dụng trong tiếng Trung nữa của nước Mỹ. Tên gọi này ra đời vào năm 1784. Trong năm này, con tàu có tên gọi là Hoàng hậu Trung Quốc (tiếng Anh: Empress of China) tới Quảng Châu. Con tàu này là thương thuyền Mỹ đầu tiên đến Trung Quốc. Trong cảm nhận của người dân Quảng Châu, những hình sao "☆" nằm ở góc trái lá cờ Mỹ giống như là hình bông hoa (khái niệm ☆ gọi là ngôi sao khi đó chưa có). Họ bèn gọi cờ Mỹ là "花旗" hoa kỳ (nghĩa mặt chữ là "cờ hoa"), gọi xứ có "cờ hoa" là "花旗國" Hoa Kỳ quốc ("nước cờ hoa"). Về sau, trong tiếng Hán, "花旗" Hoa Kỳ không cần phải có từ "國" quốc ở đằng sau cũng có thể dùng để chỉ nước Mỹ. Vì Hoa Kỳ có nghĩa mặt chữ là "cờ hoa" nên đôi khi trong sách báo tiếng Việt nước Mỹ được gọi là xứ cờ hoa..
Tại Trung Quốc, Hoa Kỳ chưa bao giờ là tên gọi quan phương của nước Mỹ. Tên gọi tiếng Việt Hợp chúng quốc Hoa Kỳ nếu dịch sát nghĩa từng từ một sang Trung văn thì sẽ là "花旗合眾國" Hoa Kỳ hợp chúng quốc. Trong tiếng Hán, nước Mỹ chưa từng được gọi như vậy.
Trước đây tại miền Nam Việt Nam, có lẽ vì tập tục húy kỵ chữ "Hoa" (tên bà Hồ Thị Hoa) nên người ta cũng gọi và viết là Huê Kỳ.
Mỹ/Mĩ
Tên gọi Mỹ trong tiếng Việt được lấy từ âm tiết đầu tiên trong tên gọi Mỹ quốc. Tên gọi Mỹ quốc thì bắt nguồn từ chữ hán "美國" (Mỹ quốc). Những người sử dụng tiếng Hán đã tạo ra tên gọi tắt chỉ có hai âm tiết cho một số quốc gia bằng cách lấy âm tiết đầu tiên trong tên gọi dài hơn, có nhiều âm tiết hơn của quốc gia đó đem ghép với từ "國" quốc, nghĩa là "nước, quốc gia". Các tên gọi "法國" Pháp quốc (gọi tắt của "法蘭西" Pháp Lan Tây), "德國" Đức quốc (gọi tắt của "德意志" Đức Ý Chí), "美國" Mỹ quốc, tên gọi tắt trong tiếng Hán của Pháp, Đức, Mỹ, đều được tạo ra theo cách này. Tên tiếng Hán gọi tắt hai âm tiết có âm tiết cuối là quốc của một số quốc gia sau khi được tiếng Việt vay mượn đã dần dần bị bỏ đi âm tiết quốc ở cuối, chỉ giữ lại âm tiết đầu, Pháp quốc, Đức quốc, Mỹ quốc trở thành Pháp, Đức, Mỹ.
Bằng tiếng Trung, "A-me-ri-ca" được phiên âm thành "Yǎ měi lì jiā", chữ Hán viết là 亞美利加 (Á mỹ lợi gia). Nhưng do trùng với tên châu Mỹ, nên người Trung Quốc lấy tính từ sở hữu "American", bỏ chữ "A" còn lại "me-ri-can" được phiên âm thành "měi lì jiān", chữ Hán viết là 美利堅 (Mỹ lợi kiên). Do đó hiện nay, quốc hiệu đầy đủ (The United States of America) của nước Mỹ được dịch sang tiếng Trung Quốc là "Mỹ Lợi Kiên hợp chúng quốc" (美利堅合眾國 - Měi lì jiān hé zhòng guó), gọi tắt là "Mỹ quốc" (美國 - Měi guó). Trong bản tiếng Trung của "Điều ước Vọng Hạ", một hiệp ước bất bình đẳng được Mỹ và Trung Quốc ký kết năm 1844, nước Mỹ được gọi là "Á Mỹ Lý Giá châu đại hợp chúng quốc" (亞美理駕洲大合眾國). "Hợp chúng quốc" (合眾國) mang ý là quốc gia do nhiều tiểu bang liên hợp lại mà thành (The United States), "chúng" (眾) trong "quần chúng, chúng tôi" ở đây có nghĩa là "nhiều", nhưng người Việt hay bị nhầm thanh điệu sang chữ "chủng" (種) trong "chủng tộc", nên nhiều khi bị gọi nhầm thành "hợp chủng quốc" vì nhiều người cho nó mang nghĩa là quốc gia do nhiều chủng tộc hợp thành. Tuy nhiên cách gọi này không chính xác, bản thân quốc hiệu Hoa Kỳ là "The United States of America" cũng không có từ nào đề cập đến chủng tộc như từ "race".
Tên gọi cổ
Sử nhà Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên vào thế kỷ XIX còn phiên âm tên nước này là "Mỹ Lợi Kiên", "Ma Ly Căn" và "Nhã Di Lý" (thông qua ).
Lịch sử
Thổ dân châu Mỹ và người di cư từ châu Âu
Những thổ dân của Hoa Kỳ lục địa, kể cả thổ dân Alaska, đã di cư từ miền Bắc châu Á sang bằng việc lợi dụng sự đóng băng trên vùng biển thuộc giao điểm của Nga và bang Alaska. Họ bắt đầu di cư sang châu Mỹ ít nhất là 12.000 năm và có thể xa nhất là 40.000 năm trước đây. Một số cộng đồng bản thổ trong thời kỳ tiền Colombo đã phát triển nông nghiệp tiên tiến, đại kiến trúc, và những xã hội cấp tiểu quốc. Nhà thám hiểm Christopher Columbus đến Puerto Rico ngày 19 tháng 11 năm 1493 và đã tiếp xúc lần đầu tiên với những người thổ dân châu Mỹ. Những năm sau đó, đa số thổ dân châu Mỹ bị bệnh dịch Á Âu giết chết.
Người Tây Ban Nha thiết lập các thuộc địa châu Âu sớm nhất trên đất liền tại vùng mà bây giờ là Florida. Sau đó, các khu định cư Tây Ban Nha trong miền Tây Nam Hoa Kỳ ngày nay đã thu hút hàng ngàn người khắp México. Những thương buôn da thú người Pháp thiết lập các tiền trạm của Tân Pháp quanh Ngũ Đại Hồ. Các khu định cư thành công ban đầu của người Anh là Thuộc địa Virginia ở Jamestown năm 1607 và Thuộc địa Plymouth năm 1620. Việc thiết lập Thuộc địa Vịnh Massachusetts năm 1628 tạo ra một làn sóng di dân; đến năm 1634, New England đã có khoảng 10.000 người theo Thanh giáo định cư. Giữa cuối thập niên 1610 và cuộc cách mạng, người Anh đã đưa khoảng 50.000 tội phạm đến các thuộc địa Mỹ của họ. Bắt đầu năm 1614, Hà Lan đã thiết lập các khu định cư dọc theo hạ lưu sông Hudson, gồm có Tân Amsterdam trên đảo Manhattan. Khu định cư nhỏ Tân Thụy Điển được thiết lập dọc theo Sông Delaware năm 1638 sau đó bị người Hà Lan chiếm vào năm 1655.
Trong cuộc Chiến tranh Pháp và thổ dân châu Mỹ, Vương quốc Anh đã thừa cơ giành lấy Canada từ tay người Pháp, nhưng dân chúng nói tiếng Pháp vẫn được tự do về chính trị và tách biệt khỏi các thuộc địa ở phía Nam. Năm 1674, người Anh đã chiếm được các cựu thuộc địa của Hà Lan trong Chiến tranh Anh–Hà Lan; tỉnh Tân Hà Lan bị đổi tên thành New York. Với việc phân chia Carolinas năm 1729 và thuộc địa hóa Georgia năm 1732; 13 thuộc địa của Anh, mà sau này trở thành Hoa Kỳ, được thành lập. Tất cả đều có chính quyền thuộc địa và địa phương cùng với bầu cử mở rộng cho đa số đàn ông tự do. Tất cả thuộc địa đều hợp pháp hóa việc buôn bán nô lệ châu Phi. Với tỷ lệ sinh sản cao và tử vong thấp, cộng thêm việc di dân mới đến đều đặn, các thuộc địa đã tăng gấp đôi dân số sau mỗi 25 năm. Phong trào chấn hưng đức tin của tín hữu Cơ Đốc trong thập niên 1730 và thập niên 1740 được biết đến là Đại Tỉnh thức đã khiến cho dân chúng quan tâm đến cả tôn giáo và sự tự do tín ngưỡng. Vào năm 1770, các thuộc địa có số người Anh giáo ngày gia tăng lên đến khoảng 3 triệu người, bằng khoảng nửa dân số của Vương quốc Anh vào lúc đó. Mặc dù các thuộc địa chịu thuế do Anh đề ra nhưng họ không có một đại diện nào trong Quốc hội Vương quốc Anh.
Giành độc lập
Căng thẳng giữa mười ba thuộc địa Mỹ và người Anh trong giai đoạn cách mạng trong thập niên 1760 và đầu thập niên 1770 dẫn đến cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ nổ ra ngày 14 tháng 6 năm 1775, Đệ Nhị Quốc hội Lục địa họp tại Philadelphia đã thành lập một Quân đội Lục địa dưới quyền chỉ huy của Tổng Tư lệnh Lục quân George Washington đã tuyên bố rằng "tất cả con người được sinh ra đều có quyền bình đẳng" và được ban cho "một số quyền bất khả nhượng". Quốc hội chấp thuận bản Tuyên ngôn Độc lập mà phần nhiều là do Thomas Jefferson soạn thảo, vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. Năm 1777, Những Điều khoản Liên hiệp được chấp thuận, thống nhất các tiểu bang dưới một chính phủ liên bang lỏng lẻo mà hoạt động cho đến năm 1788. Khoảng 70.000–80.000 người trung thành với Vương miện Anh đào thoát khỏi các tiểu bang nổi dậy, nhiều người đến Nova Scotia và những vùng Vương quốc Anh mới chiếm được tại Canada. Người bản thổ Mỹ bị chia rẽ vì liên minh với hai phía đối nghịch đã sát cánh bên phía của mình trên mặt trận phía tây của cuộc chiến.
Sau khi các lực lượng Mỹ với sự giúp đỡ của Pháp đánh bại quân đội Anh, Vương quốc Anh công nhận chủ quyền của mười ba tiểu bang vào năm 1783. Một hội nghị hiến pháp được tổ chức năm 1787 bởi những người muốn thành lập một chính phủ quốc gia mạnh hơn với quyền lực trên các tiểu bang. Vào tháng 6 năm 1788, 9 tiểu bang đã thông qua bản Hiến pháp Hoa Kỳ, tuyên bố thành lập một chính phủ mới. Mỗi bang tự nguyện chấp nhận sự liên kết nhưng đồng thời vẫn giữ tự do trong nhiều lĩnh vực. Họ hòa nhập vào cộng đồng nhưng không từ bỏ bản sắc của mình. Những người sáng lập Hoa Kỳ đã soạn thảo Hiến pháp dựa trên những tư tưởng cấp tiến nảy sinh trong phong trào Khai sáng tại châu Âu bao gồm những lý tưởng của chủ nghĩa tự do cùng với ý tưởng về một chính thể đại diện tồn tại dưới hình thức nền cộng hòa dân cử. Nước Mỹ là quốc gia độc đáo vì nó không được sinh ra từ một quá trình lịch sử lâu dài như các nước khác mà từ những ý tưởng chính trị và triết học. Thượng và Hạ viện đầu tiên của cộng hòa và Tổng thống George Washington nhậm chức năm 1789. Thành phố New York là thủ đô liên bang khoảng 1 năm trước khi chính phủ di chuyển đến Philadelphia. Năm 1791, các tiểu bang thông qua Đạo luật Nhân quyền, đó là mười tu chính án Hiến pháp nghiêm cấm việc hạn chế của liên bang đối với các quyền tự do cá nhân và bảo đảm một số bảo vệ về pháp lý. Thái độ đối với chế độ nô lệ dần dần có thay đổi; một điều khoản trong Hiến pháp nói đến sự bảo đảm buôn bán nô lệ châu Phi chỉ tồn tại đến năm 1808. Các tiểu bang miền Bắc bãi bỏ chế độ nô lệ giữa năm 1780 và năm 1804, để lại các tiểu bang với chế độ nô lệ ở miền Nam. Năm 1800, chính phủ liên bang di chuyển đến Washington, D.C. mới thành lập.
Mở rộng lãnh thổ
Thâu tóm lãnh thổ nước khác
Khi mới thành lập, Hoa Kỳ không phải là nước ủng hộ chủ nghĩa đế quốc, thậm chí người dân Hoa Kỳ còn có tinh thần chống chủ nghĩa thực dân do họ từng là thuộc địa của Anh. Nhưng trong một số thời điểm lịch sử, Hoa Kỳ đã đi xâm chiếm đất đai nước khác. Hoa Kỳ có nhu cầu mở rộng lãnh thổ và chiếm lĩnh thị trường mới, tuy nhiên, dư luận trong nước chống lại việc họ sẽ trở thành một nước đế quốc trong khi Hoa Kỳ có đầy đủ điều kiện trở thành một đế quốc. Chính vì vậy, Chính phủ Hoa Kỳ phải thực hiện bành trướng lãnh thổ một cách âm thầm, khéo léo để vừa thỏa mãn nhu cầu của nền kinh tế vừa không bị dư luận chỉ trích. Sự bành trướng này đôi khi được Chính phủ Hoa Kỳ giải thích bằng sứ mệnh "cứu thế giới" để làm yên lòng dân chúng. Người Mỹ đã đến các vùng Texas, New Mexico, California để lập nghiệp, sau đó Chính phủ Mỹ chinh phục các vùng đất này bằng quân sự. Nước Mỹ cũng lấy cớ bảo vệ những doanh nhân kinh doanh tại Samoa, Hawaii để chiếm những quần đảo này.
Việc mua vùng đất Louisiana, lãnh thổ mà Pháp tuyên bố chủ quyền, được thực hiện dưới thời Tổng thống Thomas Jefferson năm 1803 đã thực sự làm tăng gấp đôi diện tích Hoa Kỳ. Chiến tranh năm 1812, nổ ra giữa Hoa Kỳ và Anh vì nhiều bất đồng, đã không phân thắng bại, nhưng cũng đồng thời làm gia tăng chủ nghĩa quốc gia của người Mỹ. Một loạt các cuộc tiến công quân sự của Hoa Kỳ vào Florida đưa đến việc Tây Ban Nha nhượng lại vùng đất Florida và nhiều lãnh thổ duyên hải Vịnh Mexico khác cho Hoa Kỳ năm 1819. Hoa Kỳ sáp nhập Cộng hòa Texas năm 1845. Khái niệm về Vận mệnh hiển nhiên (Manifest Destiny) rất phổ biến đối với công chúng trong suốt thời kỳ này.
Năm 1845, Hoa Kỳ đe dọa chiến tranh với Vương quốc Anh để tranh giành quyền lợi tại vùng Tây Bắc. Hiệp ước Oregon với Anh năm 1846 đưa đến việc Hoa Kỳ kiểm soát vùng mà ngày nay là tây bắc Hoa Kỳ. Chiến thắng của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Mexico – Mỹ năm 1848 đưa đến việc Mexico buộc phải ký Hòa ước bất bình đẳng Guadalupe Hidalgo, họ phải trao cho Mỹ vùng California và phần nhiều những vùng đất mà ngày nay là bang Texas. Mỹ còn gây áp lực ép México phải bán vùng đất Mexican Cession (ngày nay là vùng tây nam Hoa Kỳ) trù phú cho Mỹ với giá chỉ 15 triệu USD. Năm 1853, để làm một dự án đường ray xe lửa, Mỹ lại ép Mexico bán rẻ lãnh thổ ở một vùng đất tiềm năng giáp ranh biên giới Hoa Kỳ – Mexico, với giá 10 triệu USD. Vùng này ngày nay là phía Nam Arizona và Tây Nam New Mexico.
Tổng cộng Mỹ đã giành được gần 3 triệu km² sau các cuộc chiến với México, trên các lãnh thổ đó đã thành lập 6 bang mới của nước Mỹ (California, một nửa bang New Mexico, hầu hết Arizona, Nevada và một phần của bang Utah và Colorado). Lãnh thổ Mexico vào năm 1821 rộng 4.925.283 km², nhưng sau khi bị Hoa Kỳ chiếm nhiều vùng đất, đã thu hẹp lại chỉ còn 1.972.550 km² như ngày nay.
Sau đó, Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng lãnh thổ ra Thái Bình Dương. Trong cuộc chiến với Tây Ban Nha năm 1898, Mỹ chiến thắng và được chuyển nhượng quyền sở hữu Philippines, Cuba, đảo Guam và Puerto Rico – các thuộc địa của Tây Ban Nha. Vương quốc Hawaii có liên hệ gần gũi với Hoa Kỳ qua việc giao thương và công tác truyền giáo vào thập niên 1880. Năm 1893, các nhà lãnh đạo thương mại Mỹ đã lật đổ nữ hoàng của Hawaii và tìm cách sáp nhập lãnh thổ này vào Hoa Kỳ. Quần đảo Hawaii chính thức trở thành một lãnh thổ của Hoa Kỳ vào năm 1900. Lãnh thổ Hawaii trở thành tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ.
Chiến tranh với người da đỏ bản xứ
Cơn sốt vàng California 1848–1849 càng hấp dẫn di dân về miền Tây. Các đường sắt mới xây dựng tạo cho người định cư dễ dàng di chuyển khắp nơi hơn nhưng làm gia tăng các cuộc xung đột với người thổ dân Châu Mỹ. Trên nữa thế kỷ, có đến 40 triệu bò rừng bison, thường được gọi là trâu, bị giết để lấy da và thịt, và giúp cho việc mở rộng các tuyến đường sắt. Việc mất mát quá nhiều bò rừng bison, vốn là một nguồn kinh tế, thực phẩm chính của những người thổ dân Mỹ tại vùng đồng bằng, là một cú đánh sống còn vào nhiều nền văn hóa thổ dân bản xứ và không gian sinh tồn của họ.
Sự hăng hái mở rộng lãnh thổ của người Mỹ về phía tây đã khởi sự một loạt cuộc chiến tranh với người bản địa Mỹ kéo dài cho đến cuối thế kỷ XIX, khi những thổ dân da đỏ châu Mỹ bị đuổi khỏi đất đai của họ. Tại nhiều nơi, người da đỏ tổ chức chiến đấu chống lại quân Mỹ nhưng cuối cùng họ vẫn bị đánh bại. Theo báo cáo của Gregory Michno dựa theo hồ sơ lưu trữ quân đội thì chỉ trong 40 năm từ 1850 đến 1890, khoảng 21.586 người (lính lẫn thường dân) bị giết, bị thương hay bị bắt. Theo Russell Thornton thì khoảng 45.000 người da đỏ và 19.000 người da trắng bị giết – trong đó có đàn bà và trẻ em của cả hai bên. Một số cuộc kháng chiến nổi bật của người da đỏ chống lại Mỹ gồm:
Năm 1776, Chiến tranh Cherokee lần 2 xảy ra, dân tộc bản xứ Cherokee chiến đấu chống sự xâm lấn của Mỹ vào khu vực Đông Tennessee và Đông Kentucky của họ. Sau đó, cuộc xung đột dai dẳng tiếp diễn với cuộc Chiến tranh Chickamaga khi các bộ tộc, bộ lạc bản xứ liên minh lại với nhau chống quân đội Mỹ. Năm 1794, họ thất bại hoàn toàn và khu vực này bị sáp nhập vào bang Tennessee và Kentucky của Mỹ.
Năm 1785, Chiến tranh Da đỏ Tây Bắc nổ ra, một chuỗi trận đánh đẫm máu giữa nhiều bộ tộc, bộ lạc bản xứ với quân đội Mỹ nhằm bảo vệ lãnh thổ của họ ở Ohio. Chiến tranh kết thúc năm 1795 với phần thắng thuộc về Mỹ.
Năm 1810, người da đỏ ở Tây Florida tuyên bố độc lập. Tổng thống Mỹ James Madison ra lệnh cho lục quân Hoa Kỳ đến tiêu diệt nhà nước non trẻ và sáp nhập Tây Florida vào liên bang Mỹ.
Năm 1812, Mỹ đánh chiếm vùng Ohio.
Năm 1816, Mỹ viện cớ người da đỏ Seminole chứa chấp những nô lệ da đen đang ẩn náu, và cho quân đánh chiếm, sáp nhập lãnh thổ của người Seminole vào Bắc Florida. Năm 1819, tất cả những vùng ở Florida sáp nhập vào nước Mỹ.
Năm 1835–1842, người Seminole lần nữa nổi dậy giành lại Florida nhưng đều bị quân Mỹ đàn áp triệt để. Chính phủ Mỹ cưỡng ép lưu đày người Seminole qua phía Tây Mississippi, kết thúc 7 năm kháng chiến của người Seminole.
Năm 1893, quân đội Mỹ xâm lược và đảo chính, lật đổ vương quốc Hawaii, sáp nhập nước này vào liên bang Hoa Kỳ. Mỹ đồng thời chiếm luôn đảo Palmyra gần đó. Hawaii là bang thứ 50 của Mỹ và là bang cuối cùng mà Mỹ chiếm được vào lãnh thổ nước này.
Ngoài ra còn có khoảng 100 cuộc chiến và hàng chục ngàn trận chiến nhỏ khác đã diễn ra từ năm 1783 đến 1924. Năm 1924, Chiến tranh Apache tại mặt trận Tây Nam giữa bộ tộc Apache chống đỡ cuộc xâm lăng của quân đội Mỹ kết thúc với thất bại của bộ tộc Apache, đã đánh dấu thất bại cuối cùng của cuộc kháng chiến dài 302 năm của người da đỏ chống thực dân châu Âu (kể từ trận Jamestown năm 1622 giữa thực dân Anh và liên minh Powhatan ở thuộc địa Virginia) và 141 năm chống quân Mỹ của thổ dân da đỏ bản xứ.
Các vụ thảm sát bởi quân đội và dân quân, bắt làm nô lệ, chiến tranh, nạn đói, dịch bệnh, các hiệp ước cưỡng chiếm đất đai, và diệt chủng văn hóa diễn ra trong các trại tập trung của người Mỹ gốc Âu (Euro-American) đã thực sự hữu hiệu trong việc tiêu diệt người da đỏ bản xứ và nền văn hóa của họ. Dân số người da đỏ ban đầu có khoảng vài triệu, đến năm 1800 chỉ còn 600.000 Tiến sĩ Martin Luther King Jr. từng tuyên bố: "Chúng ta có lẽ là quốc gia duy nhất đã có một chính sách quốc gia nhằm cố gắng quét sạch dân cư bản địa của mình" Những quan điểm phản bác cho rằng không có một chính sách tận diệt nào từng được chính thức lập ra. Nhà sử học David Cook cho rằng: không thể phủ nhận nhiều vụ thảm sát người da đỏ đã diễn ra, nhưng đa phần những cái chết của người Mỹ bản địa là hậu quả của dịch bệnh mà người Châu Âu vô tình mang tới như đậu mùa và sởi.
Nội chiến và kỹ nghệ hóa
Căng thẳng giữa các tiểu bang miền Bắc vốn phản đối sự chiếm hữu nô lệ và các tiểu bang miền Nam có chế độ nô lệ ngày một gia tăng trong quan hệ giữa chính phủ liên bang và các chính quyền tiểu bang cùng với những cuộc xung đột bạo lực về việc mở rộng chế độ nô lệ vào các tiểu bang mới thành lập. Abraham Lincoln, ứng viên của Đảng Cộng hòa là đảng mà phần đông chống chủ nghĩa nô lệ, được bầu làm Tổng thống năm 1860. Trước khi ông nhậm chức, 7 tiểu bang có chế độ nô lệ tuyên bố ly khai khỏi Hoa Kỳ và thành lập Liên minh các tiểu bang miền nam Hoa Kỳ. Chính phủ liên bang luôn cho rằng việc ly khai là bất hợp pháp, và khi quân Liên minh tấn công Đồn Sumter, Nội chiến Hoa Kỳ bắt đầu và thêm 4 tiểu bang có chế độ nô lệ gia nhập Liên minh. Liên bang trả tự do cho các nô lệ thuộc Liên minh khi Quân đội Liên bang tiến qua miền nam. Sau chiến thắng của Liên bang năm 1865, ba tu chính án được thêm vào Hiến pháp Hoa Kỳ bảo đảm quyền tự do cho gần 4 triệu người Mỹ gốc châu Phi từng là nô lệ, cho họ quyền công dân, và cho họ quyền bầu cử. Cuộc chiến đã ngăn ngừa sự tan rã của Hoa Kỳ và kết cục của nó đã mang đến sự gia tăng quyền lực đáng kể của chính phủ liên bang.
Sau chiến tranh, sự kiện Tổng thống Abraham Lincoln bị ám sát đã cấp tiến hóa chính sách tái thiết của Đảng Cộng hòa nhằm tái thống nhất và tái kiến thiết các tiểu bang miền nam trong lúc đó bảo đảm quyền lợi của những người nô lệ mới được tự do. Cuộc tranh cãi kết quả bầu cử tổng thống năm 1876 được giải quyết bằng thỏa hiệp năm 1877 đã kết thúc công cuộc tái thiết. Luật Jim Crow, những luật địa phương và tiểu bang ở các bang miền nam được thông qua chẳng bao lâu sau đó, đã tước quyền công dân của nhiều người Mỹ gốc châu Phi bằng lập luận cho rằng luật bảo đảm công bằng nhưng tách ly giữa các chủng tộc. Tại miền Bắc, đô thị hóa và một loạt di dân ào ạt chưa từng có đã đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa Hoa Kỳ. Làn sóng di dân tồn tại cho đến năm 1929 đã cung ứng lực lượng lao động cho các ngành nghề của Hoa Kỳ và chuyển đổi nền văn hóa Mỹ. Bảo vệ chống thuế cao, xây dựng hạ tầng cơ sở quốc gia, và luật lệ quy định mới về ngân hàng đã khuyến khích sự phát triển công nghiệp. Việc mua vùng đất Alaska năm 1867 từ Nga đã hoàn thành việc mở rộng lãnh thổ Hoa Kỳ trên lục địa. Thảm sát Wounded Knee năm 1890 là xung đột vũ trang chính trong Chiến tranh với người bản thổ Mỹ. Năm 1893, Vương quyền của Vương quốc Hawaii Thái Bình Dương bị lật đổ trong một cuộc đảo chính do cư dân người Mỹ lãnh đạo; quần đảo bị sáp nhập vào Hoa Kỳ năm 1898. Chiến thắng trong Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ cũng trong năm đó chứng tỏ rằng Hoa Kỳ là một siêu cường chính của thế giới và kết quả là việc sáp nhập Puerto Rico, Guam và Philippines vào Liên bang. Philippines giành được độc lập nửa thế kỷ sau đó; Puerto Rico và Guam hiện vẫn là lãnh thổ của Hoa Kỳ.
Giữa hai cuộc đại chiến
Lúc khởi sự Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914, Hoa Kỳ vẫn giữ thế trung lập. Người Mỹ có thiện cảm với người Anh và người Pháp mặc dù nhiều công dân, đa số là người Ireland và người Đức nhập cư, chống lại việc can thiệp vào cuộc chiến. Năm 1917, Hoa Kỳ tham chiến cùng với phe Hiệp Ước đã làm thay đổi cục diện theo chiều hướng bất lợi cho phe Liên minh Trung tâm. Do dự can thiệp vào nội bộ của châu Âu, Thượng viện Hoa Kỳ đã không thông qua Hòa ước Versailles để thành lập Hội Quốc Liên. Hoa Kỳ theo đuổi một chính sách của chủ nghĩa đơn phương có chiều hướng chủ nghĩa cô lập. Năm 1920, phong trào nữ quyền đã giành được chiến thắng để một tu chính án hiến pháp ra đời cho phép phụ nữ quyền bầu cử. Một phần vì có nhiều người phục vụ trong chiến tranh nên người da đỏ bản địa Mỹ đã giành được quyền công dân Hoa Kỳ theo Đạo luật Công dân dành cho người bản thổ Mỹ năm 1924.
Trong suốt thập niên 1920, Hoa Kỳ hưởng được một thời kỳ thịnh vượng không cân bằng khi lợi nhuận của các nông trại giảm sâu thì lợi nhuận của nhà máy công nghiệp lại tăng vọt. Nợ gia tăng và thị trường chứng khoán lạm phát đã tạo ra sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929 và gây nên Đại khủng hoảng, cuộc suy thoái kinh tế lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Sau khi đắc cử tổng thống năm 1932, Franklin Delano Roosevelt đã đối phó với tình trạng trên bằng một kế hoạch gọi là Chính sách kinh tế mới (New Deal). Đó là một loạt các chính sách gia tăng quyền hạn can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế. Bão cát giữa thập niên 1930 đã làm cho các chủ trang trại và nông dân Mỹ mất trắng và khích lệ một làn sóng mới di dân về miền tây. Kinh tế Hoa Kỳ không hồi phục được hoàn toàn cho đến khi có cuộc huy động công nghiệp nhằm hỗ trợ Hoa Kỳ tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Hoa Kỳ, hầu như trung lập suốt thời gian đầu của cuộc chiến sau khi Đức Quốc xã xâm lược Ba Lan vào tháng 9 năm 1939, đã bắt đầu cung cấp các trang thiết bị quân sự cho Đồng minh trong tháng 3 năm 1941 qua chương trình có tên là Lend-Lease (cho thuê).
Ngày 7 tháng 12 năm 1941, Hoa Kỳ tham chiến chống Phe Trục sau vụ tấn công Trân Châu Cảng bất ngờ của Nhật Bản. Chiến tranh thế giới thứ hai tiêu hao nhiều tiền của hơn bất cứ cuộc chiến nào trong lịch sử Hoa Kỳ, nhưng nó đã đẩy mạnh nền kinh tế bằng cách cung cấp sự đầu tư vốn và công việc làm trong khi đưa nhiều phụ nữ vào thị trường lao động. Các hội nghị của phe Đồng Minh tại Bretton Woods và Yalta đã phác thảo ra một hệ thống mới các tổ chức liên chính phủ mà đặt Hoa Kỳ và Liên Xô ở vị trí trung tâm trong những vấn đề nóng bỏng trên thế giới. Khi chiến thắng đạt được tại châu Âu, một hội nghị quốc tế năm 1945 được tổ chức tại San Francisco đã cho ra đời bản Hiến chương Liên Hợp Quốc mà đã bắt đầu có hiệu lực sau chiến tranh. Hoa Kỳ là nước đầu tiên phát triển vũ khí nguyên tử và đã sử dụng chúng trên hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản lần lượt vào ngày 6 và 9 tháng 8, buộc Nhật Bản phải đầu hàng vào ngày 2 tháng 9, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chiến tranh lạnh và phản đối chính trị
Hoa Kỳ và Liên Xô tranh giành vị thế cường quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai trong Chiến tranh lạnh, chi phối các vấn đề quân sự của châu Âu bằng Tổ chức Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Hiệp ước Warsaw. Hoa Kỳ quảng bá dân chủ tự do và chủ nghĩa tư bản trong khi Liên Xô cổ vũ chủ nghĩa cộng sản và một nền kinh tế kế hoạch tập quyền. Hoa Kỳ ủng hộ các chính phủ có tư tưởng chống cộng, kể cả những chế độ độc tài và Liên Xô cũng ủng hộ những chính phủ có lập trường chống chủ nghĩa tư bản, và cả hai tham gia vào các cuộc chiến tranh ủy nhiệm (Proxy War) trên toàn thế giới. Quân đội Hoa Kỳ đã đánh nhau với lực lượng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong Chiến tranh Triều Tiên năm 1950–53. Ủy ban Hạ viện điều tra về các hoạt động chống Hoa Kỳ đã theo đuổi một loạt các cuộc điều tra về sự phá hoại của thành phần thiên tả tình nghi khi Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy trở thành người đứng đầu nhóm có thái độ bài cộng sản ở Quốc hội Hoa Kỳ.
Liên Xô phóng phi thuyền có người lái đầu tiên năm 1961 khiến Hoa Kỳ phải nỗ lực nâng cao trình độ về toán học và khoa học kỹ thuật. Tổng thống John F. Kennedy lên tiếng rằng Hoa Kỳ phải là nước đầu tiên đưa "con người lên Mặt Trăng" và mong muốn của ông đã hoàn thành vào năm 1969. Kennedy cũng đối phó với một cuộc đối đầu hạt nhân căng thẳng với lực lượng Xô Viết tại Cuba. Trong lúc đó, Hoa Kỳ trải qua sự phát triển kinh tế mạnh mẽ. Một phong trào nhân quyền lớn mạnh do những người Mỹ gốc châu Phi nổi tiếng lãnh đạo, như mục sư Martin Luther King Jr., đã chống đối việc tách biệt và kỳ thị đối với người da đen dẫn đến việc bãi bỏ luật Jim Crow. Sau khi John F. Kennedy bị ám sát năm 1963, Đạo luật Nhân quyền năm 1964 được thông qua dưới thời Tổng thống Lyndon B. Johnson. Johnson và người kế nhiệm là Richard Nixon đã mở rộng một cuộc chiến tranh ủy nhiệm (Proxy War) tại Đông Nam Á là Chiến tranh Việt Nam.
Với kết cục của Vụ tai tiếng Watergate năm 1974, Tổng thống Richard Nixon đã trở thành vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ từ chức; ông được Gerald Ford thay thế chức tổng thống. Trong thời chính phủ của Tổng thống Jimmy Carter cuối thập niên 1970, kinh tế của Hoa Kỳ trải qua thời kỳ đình lạm. Ronald Reagan đắc cử tổng thống năm 1980 đánh dấu một sự chuyển dịch về phía hữu (bảo thủ) trong nền chính trị Mỹ, được phản ánh trong những mục tiêu ưu tiên về sử dụng ngân sách và chính sách thuế. Cuối thập niên 1980 và trong thập niên 1990, quyền lực của Liên Xô bị suy yếu dẫn đến sự sụp đổ của nó. Với sự sụp đổ của Liên Xô, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất còn lại trên thế giới.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, trước xu thế phi thực dân hóa trên toàn cầu nên Hoa Kỳ không thể tiếp tục bành trướng lãnh thổ mà còn trao trả độc lập cho một số lãnh thổ hải ngoại của mình nhưng họ cố gắng xây dựng ảnh hưởng tại nhiều nơi trên thế giới bằng các biện pháp kinh tế và chính trị để có thể an tâm khai thác tài nguyên và thị trường ở những nơi đó. Lúc này các công ty đa quốc gia Mỹ sử dụng đồng USD thay vì súng đạn để thay chính phủ Mỹ mở rộng ảnh hưởng kinh tế, văn hóa, thậm chí là chính trị của nước Mỹ. Việc này vừa mang lại lợi nhuận vừa được những nơi tiếp nhận đầu tư của tư bản Mỹ biết ơn lại không mang tiếng là thực dân như các đế quốc Châu Âu. Những nước thuộc địa vừa giành được độc lập trở thành mục tiêu chủ yếu của Hoa Kỳ. Họ tích cực đầu tư, xuất khẩu văn hóa, viện trợ kinh tế - quân sự và can thiệp vào chính trị nội bộ của những nước vừa giành được độc lập. Họ cạnh tranh với Liên Xô trong việc xây dựng ảnh hưởng trên toàn cầu. Các hoạt động này mang nhãn hiệu chống cộng sản để bảo vệ nền dân chủ trên toàn thế giới. Làm như vậy Hoa Kỳ không những tránh được sự chỉ trích trong nước mà còn được nước ngoài biết ơn vì đã góp phần mang lại phồn vinh và tiến bộ cho họ. Dư luận Hoa Kỳ rất hài lòng trước sự tỏa sáng của văn minh Hoa Kỳ ở nước ngoài mà họ xem là xuất khẩu giấc mơ Mỹ ra toàn thế giới và chứng minh nó là ưu việt.
Thời hiện đại
Vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ và đồng minh của mình trong Chiến tranh Vùng Vịnh được Liên Hợp Quốc ủng hộ dưới quyền của Tổng thống George H. W. Bush, và sau đó là Chiến tranh Nam Tư giúp duy trì vị thế của Hoa Kỳ như siêu cường duy nhất còn lại. Sự phát triển kinh tế dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ từ 3/1991 đến 3/2001 đã bao trùm hết hai nhiệm kỳ của Tổng thống Bill Clinton.
Cuộc Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2000 gây nhiều tranh cãi được Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ can thiệp và giải quyết với kết quả là chức tổng thống về tay Thống đốc bang Texas là George W. Bush, con trai của George H. W. Bush. Vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, bọn khủng bố dùng máy bay dân sự cướp được đánh vào Trung tâm Thương mại Thế giới tại Thành phố New York và Ngũ Giác Đài gần Washington, D.C., giết chết gần 3000 người. Sau vụ đó, Tổng thống Bush mở cuộc Chiến tranh chống khủng bố dưới triết lý quân sự nhấn mạnh đến chiến tranh phủ đầu mà bây giờ được biết như Học thuyết Bush. Cuối năm 2001, các lực lượng Hoa Kỳ đã lãnh đạo một cuộc tiến công của NATO vào Afghanistan lật đổ Chính phủ Taliban và phá hủy các trại huấn luyện khủng bố của al-Qaeda. Du kích quân Taliban tiếp tục cuộc chiến tranh du kích chống lực lượng do NATO lãnh đạo.
Năm 2002, Chính phủ Bush bắt đầu gây áp lực cho sự thay đổi chế độ tại Iraq với các lý do gây nhiều tranh cãi. Thiếu sự ủng hộ của NATO, Bush thành lập một Liên minh tự nguyện và Hoa Kỳ xâm chiếm Iraq năm 2003, lật đổ nhà độc tài Saddam Hussein khỏi quyền lực. Mặc dù đối phó với áp lực từ cả bên ngoài và bên trong nước đòi rút quân, Hoa Kỳ vẫn duy trì sự hiện diện quân sự tại Iraq.
Năm 2005, bão Katrina gây sự tàn phá nặng dọc theo phần lớn Vùng Duyên hải Vịnh của Hoa Kỳ, tàn phá New Orleans. Ngày 4 tháng 11 năm 2008, trong cuộc khủng hoảng kinh kế lớn, Hoa Kỳ đã bầu Barack Obama làm tổng thống. Ông được tuyên thệ nhậm chức và ngày 20 tháng 1 năm 2009, trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên giữ chức vụ tổng thống Hoa Kỳ. Năm 2011, thủ lĩnh al-Qaeda là Osama Bin Laden đã bị quân đội Mỹ tiêu diệt sau một cuộc phục kích tại Pakistan. Quân đội Mỹ cũng chính thức chấm dứt cuộc chiến tại Iraq trong năm đó. Tuy vậy, ở Iraq những năm sau đó, tình hình hỗn loạn vẫn tiếp tục với sự nổi lên của nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan ISIS hay Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant, thay thế Al-Qaeda trong khu vực. Đến năm 2014, Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Cuba.
Cuộc bầu cử tổng thống vào cuối năm 2016 đem đến thắng lợi cho ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump trước ứng viên nữ của Đảng Dân chủ là bà Hillary Clinton. Đây là một cuộc bầu cử Tổng thống đặc biệt. Người chiến thắng, ông Donald Trump, là vị Tổng thống Tân cử có tuổi đời cao nhất trong lịch sử, là vị Tổng thống Tân cử chưa từng đảm nhận các chức vụ chính trị chính thống nào trước đó, là vị Tổng thống Tân cử thu được số phiếu phổ thông cao thứ hai. Trong khi đó, bà Hillary Clinton là người phụ nữ đầu tiên trở thành ứng cử viên Tổng thống đại diện cho một trong hai đảng lớn nhất trong hệ thống chính trị, là ứng cử viên Tổng thống nữ có số phiếu đại cử tri cao nhất trong một cuộc bầu cử, là ứng cử viên Tổng thống nữ có số phiếu phổ thông cao nhất thu được trong một cuộc bầu cử, và là ứng cử viên Tổng thống thất cử nhưng thu được nhiều phiếu phổ thông nhất trong một cuộc bầu cử. Đã có những cáo buộc về sự can thiệp của Liên Bang Nga làm thay đổi kết quả cuộc bầu cử này. Mặc cho các cáo buộc và hàng loạt các cuộc biểu tình phản đối, vào ngày 20 tháng 1 năm 2017, Donald Trump nhậm chức trở thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Vào ngày 20 tháng 1 năm 2020, ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở Hoa Kỳ đã được xác nhận. Tính đến ngày 7 tháng 3 năm 2021, Hoa Kỳ có gần 29 triệu ca nhiễm COVID-19 và hơn 520.000 ca tử vong. Cho đến nay, Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều người nhiễm COVID-19 được xác nhận nhất kể từ ngày 11 tháng 4 năm 2020.
Cuộc bầu cử tổng thống vào cuối năm 2020 khiến Donald Trump thất cử và ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden đã chiến thắng. Những người ủng hộ Donald Trump cho rằng cuộc bầu cử đã xảy ra gian lận, họ tiến hành Bạo loạn tại Điện Capitol Hoa Kỳ 2021. Lần đầu tiên kể từ năm 1814, tòa nhà Quốc hội Mỹ bị tấn công và cướp phá.
Địa lý
Hoa Kỳ là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, trước hoặc sau Trung Quốc, tùy theo hai lãnh thổ mà Ấn Độ và Trung Quốc đang tranh chấp có được tính vào lãnh thổ Trung Quốc hay không. Nếu chỉ tính về phần mặt đất thì Hoa Kỳ lớn hạng ba sau Nga và Trung Quốc nhưng đứng ngay trước Canada (Canada lớn hơn Hoa Kỳ về tổng diện tích nhưng phần lớn lãnh thổ phía bắc của Canada phủ băng tuyết, không phải là mặt đất). Hoa Kỳ lục địa trải dài từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương và từ Canada đến México và Vịnh Mexico. Alaska là tiểu bang lớn nhất về diện tích, giáp Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương và bị Canada chia cách khỏi Hoa Kỳ lục địa. Hawaii gồm một chuỗi các đảo nằm trong Thái Bình Dương, phía tây nam Bắc Mỹ. Puerto Rico, lãnh thổ quốc hải đông dân nhất và lớn nhất của Hoa Kỳ, nằm trong đông bắc Caribbe. Trừ một số lãnh thổ như Guam và phần cận tây nhất của Alaska, hầu như tất cả Hoa Kỳ nằm trong tây bán cầu.
Đồng bằng sát duyên hải Đại Tây Dương nhường phần xa hơn về phía bên trong đất liền cho các khu rừng dễ rụng lá theo mùa và các ngọn đồi trập chùng của vùng Piedmont. Dãy núi Appalachia chia vùng sát duyên hải phía đông ra khỏi vùng Ngũ Đại Hồ và thảo nguyên Trung Tây. Sông Mississippi – Missouri là hệ thống sông dài thứ tư trên thế giới chảy qua giữa nước Mỹ theo hướng chính là bắc – nam. Vùng đồng cỏ phì nhiêu và bằng phẳng của Đại Bình nguyên trải dài về phía tây. Dãy núi Rocky ở rìa phía tây của Đại Bình nguyên kéo dài từ bắc xuống nam băng ngang lục địa và có lúc đạt tới độ cao hơn 14.000 ft (4.300 m) tại Colorado. Vùng phía tây của dãy núi Rocky đa số là hoang mạc như Hoang mạc Mojave và Đại Bồn địa có nhiều đá. Dãy núi Sierra Nevada chạy song song với dãy núi Rocky và tương đối gần duyên hải Thái Bình Dương. Ở độ cao 20.320 ft (6.194 m), núi Denali của Alaska là đỉnh cao nhất của Hoa Kỳ. Các núi lửa còn hoạt động là thường thấy khắp Quần đảo Alexander và Quần đảo Aleutian. Toàn bộ tiểu bang Hawaii được hình thành từ các đảo núi lửa nhiệt đới. Siêu núi lửa nằm dưới Công viên Quốc gia Yellowstone trong dãy núi Rocky là một di thể núi lửa lớn nhất của lục địa.
Vì Hoa Kỳ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên Hoa Kỳ gần như có tất cả các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền Nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, nửa khô hạn trong Đại Bình nguyên phía Tây kinh tuyến 100 độ, khí hậu hoang mạc ở Tây Nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California, và khô hạn ở Đại Bồn địa. Thời tiết khắc nghiệt thì hiếm khi thấy – các tiểu bang giáp ranh Vịnh Mexico thường bị đe dọa bởi bão và phần lớn lốc xoáy của thế giới xảy ra trong Hoa Kỳ lục địa, chủ yếu là miền Trung Tây.
Môi trường
Với nhiều vùng sinh trưởng từ khí hậu nhiệt đới đến địa cực, cây cỏ của Hoa Kỳ rất đa dạng. Hoa Kỳ có hơn 17.000 loài thực vật bản địa được xác định, bao gồm 5.000 loài tại California (là nơi có những cây cao nhất, to nhất, và già nhất trên thế giới). Hơn 400 loài động vật có vú, 700 loài chim, 500 loài bò sát và loài lưỡng cư, và 90.000 loài côn trùng đã được ghi chép thành tài liệu. Vùng đất ngập nước như Everglades của Florida là nơi sinh sôi của phần nhiều các loài đa dạng vừa nói. Hệ sinh thái của Hoa Kỳ gồm có hàng ngàn loài động thực vật lạ, không phải xuất xứ bản địa và thường gây tác hại đến các cộng đồng động thực vật bản địa. Đạo luật các loài có nguy cơ tuyệt chủng năm 1973 đã giúp bảo vệ các loài vật hiếm quý, có nguy cơ tuyệt chủng. Nơi cư ngụ của các loài được bảo vệ thường xuyên được Cục Cá và Động vật hoang dã Hoa Kỳ theo dõi.
Năm 1872, công viên quốc gia đầu tiên trên thế giới được thiết lập tại Yellowstone. 57 công viên quốc gia khác và hàng trăm công viên và rừng do liên bang đảm trách khác đã được hình thành từ đó. Các khu hoang dã đã được thiết lập quanh khắp quốc gia để bảo đảm sự bảo vệ nơi cư ngụ ban sơ của các loài động thực vật một cách dài hạn. Tổng cộng, Chính phủ Hoa Kỳ điều hợp 1.020.779 dặm vuông (2.643.807 km²), hay 28,8% tổng diện tích đất của quốc gia. Các công viên và đất rừng được bảo vệ chiếm đa số phần đất này. Cho đến tháng 3 năm 2004, khoảng 16% đất công cộng dưới quyền của Cục Quản lý Đất đã được thuê mướn cho việc khoan tìm khí đốt thiên nhiên và dầu hỏa thương mại; đất công cũng được cho thuê để khai thác mỏ và chăn nuôi bò. Hoa Kỳ là nước thải khí carbon dioxide (CO2) đứng thứ hai, sau Trung Quốc, trong việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch. Chính sách năng lượng của Hoa Kỳ bị bàn cãi khắp nơi; nhiều lời kêu gọi đưa ra yêu cầu nước này nên đóng vai trò lãnh đạo trong cuộc chiến chống hiện tượng nóng lên của Trái Đất.
Chính trị
Hoa Kỳ là nhà nước cộng hòa liên bang tồn tại lâu đời nhất trên thế giới. Quốc gia này là một cộng hòa lập hiến mà "trong đó khối đa số cầm quyền bị kiềm chế bởi quyền của khối thiểu số được luật pháp bảo vệ." Trên cơ bản, Hoa Kỳ có cơ cấu giống như một nền Dân chủ đại nghị mặc dù các công dân Hoa Kỳ sinh sống tại các lãnh thổ không được tham gia bầu trực tiếp các viên chức liên bang.. Tổng thống, Quốc hội và Toà án cùng nắm giữ và chia sẻ quyền lực của chính quyền liên bang (tam quyền phân lập) theo Hiến pháp. Trong khi đó, chính phủ liên bang lại chia sẻ quyền lực với chính quyền của từng tiểu bang. Chủ nghĩa liên bang tại Hoa Kỳ khuyến khích các bang đoàn kết với nhau và ủng hộ các quyết định, các luật lệ do chính quyền trung ương ban hành, tuy nhiên vẫn tồn tại xu hướng ly tâm khi các bang cố gắng bảo vệ các quyền hạn và lợi ích riêng của mình. Một mặt các bang phải tuân thủ những quyết định của chính quyền trung ương, mặt khác chúng lại muốn bảo vệ quyền tự trị đã được Hiến pháp bảo đảm. Điều này ngày càng khó khăn khi các bang phải phụ thuộc chính quyền trung ương về mặt tài chính.
Chính phủ luôn bị chỉnh lý bởi một hệ thống kiểm tra và cân bằng do Hiến pháp Hoa Kỳ định nghĩa. Hiến pháp Hoa Kỳ là tài liệu pháp lý tối cao của quốc gia và đóng vai trò như một bản khế ước xã hội đối với nhân dân Hoa Kỳ. Các nhà soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ quy định Hiến pháp là "bộ luật tối cao của đất nước". Các tòa án đã cho rằng câu này có nghĩa là khi có các bộ luật được các bang (kể cả hiến pháp từng bang) hay Quốc hội đưa ra mà mâu thuẫn với hiến pháp liên bang, những luật đó không có hiệu lực. Các quyết định của Tòa án Tối cao trong hai thể kỷ qua đã củng cố cách nhìn này. Hiến pháp đặt quyền người dân trên hết. Quyền hạn của chính phủ được người dân ủy nhiệm. Vì thế, hiến pháp đưa ra nhiều hạn chế quyền hạn của các viên chức này. Các đại biểu chỉ được tiếp tục phục vụ nếu họ được tái bầu cử trong các cuộc bầu cử có định kỳ. Các viên chức bổ nhiệm chỉ phục vụ khi người bổ nhiệm cho phép. Một ngoại trừ của điều này là các thẩm phán của Tòa án Tối cao, được tổng thống bổ nhiệm trọn đời, để tránh các ảnh hưởng chính trị. Hiến pháp còn cho phép người dân thay đổi nó qua các tu chính án.
Trong hệ thống liên bang của Hoa Kỳ, công dân Hoa Kỳ có ba cấp bậc chính quyền, đó là liên bang, tiểu bang, và địa phương. Nhiệm vụ của chính quyền địa phương thông thường được phân chia giữa chính quyền quận và chính quyền khu tự quản (thành phố). Trong đa số trường hợp, các viên chức hành pháp và lập pháp được bầu lên theo thể thức công dân bầu ra duy nhất một ứng viên trong từng khu vực bầu cử. Không có đại biểu theo tỷ lệ ở cấp bậc liên bang, và rất hiếm khi có ở cấp bậc thấp hơn. Các viên chức nội các và toà án của liên bang và tiểu bang thường được ngành hành pháp đề cử và phải được ngành lập pháp chấp thuận. Tuổi bầu cử là 18 và việc đăng ký cử tri là trách nhiệm cá nhân; không có luật bắt buộc phải tham gia bầu cử.
Chính quyền của Liên bang gồm có ba nhánh quyền lực:
Lập pháp: Quốc hội Hoa Kỳ là nhánh lập pháp của Chính quyền liên bang Hoa Kỳ. Quốc hội lưỡng viện gồm có Thượng viện (còn gọi là Viện nghị sĩ) và Hạ viện (còn gọi là Viện dân biểu) đặc trách làm luật liên bang, tuyên chiến, phê chuẩn các hiệp ước, có quyền quyết định về ngân sách, và có quyền ít khi được dùng đến là truất phế mà có thể bãi bỏ chức vụ của các viên chức đương nhiệm của chính phủ. Hạ viện có 435 thành viên, số thành viên mỗi bang phụ thuộc vào dân số của bang đó. Mỗi bang có tối thiểu 1 hạ nghị sĩ. Mỗi hạ nghị sĩ có nhiệm kỳ 2 năm. Một người muốn trở thành hạ nghị sĩ thì phải từ 25 tuổi trở lên, phải là công dân Hoa Kỳ ít nhất 7 năm, và phải là cư dân tại bang mà người đó đại diện. Không có giới hạn số nhiệm kì cho mỗi hạ nghị sĩ. Thượng viện có tổng cộng 100 thượng nghị sĩ, mỗi bang có 2 thượng nghị sĩ. Mỗi thượng nghị sĩ phục vụ trong nhiệm kỳ 6 năm. Cứ mỗi 2 năm thì 1/3 số ghế trong Thượng viện được bầu lại. Một người muốn được bầu làm thượng nghị sĩ thì phải ít nhất 30 tuổi, phải là công dân Hoa Kỳ ít nhất 9 năm, phải là cư dân tại bang mà họ đại diện trong thời gian bầu cử. Mỗi viện đều có quyền lực riêng biệt. Thượng viện có nhiệm vụ cố vấn và phê chuẩn các sự bổ nhiệm của tổng thống, trong khi Hạ viện có trách nhiệm đệ trình các dự luật từ dân biểu và nâng cao thu nhập quốc gia. Tuy nhiên, cần có sự đồng thuận của cả hai viện để có thể thông qua các dự luật rồi trở thành đạo luật. Hiến pháp cũng quy định nhiều quyền khác nhau cho Quốc hội: quyền đánh thuế và thu thuế để trả nợ, cung ứng phương tiện quốc phòng và phúc lợi chung cho nước Mỹ; vay mượn tiền; lập ra các quy định thương mại với các nước khác và giữa các tiểu bang; thiết lập những quy định thống nhất về nhập tịch; phát hành tiền và quy định mệnh giá; trừng phạt các hình thức lừa đảo; thiết lập bưu điện và công lộ, cổ xuý sự tiến bộ khoa học, thiết lập các toà án trực thuộc Tối cao Pháp viện, định nghĩa và trừng phạt tội vi phạm bản quyền và các trọng tội, tuyên chiến, tổ chức và hỗ trợ quân đội, cung ứng và duy trì hải quân, làm luật lãnh thổ và lực lượng hải quân, cung ứng lực lượng dân quân, trang bị vũ khí và duy trì kỷ luật các lực lượng dân quân, thi hành hệ thống luật đặc biệt ở Washington, D. C., và ban hành những luật lệ cần thiết để thực thi quyền lực của Quốc hội.
Hành pháp: Tổng thống điều hành nhánh hành pháp của Chính phủ liên bang. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu nhà nước, đứng đầu chính phủ và là tổng tư lệnh quân đội, cũng là nhà ngoại giao trưởng. Tổng thống cũng có quyền phủ quyết các đạo luật của ngành lập pháp trước khi các đạo luật trở thành luật, bổ nhiệm Nội các và các viên chức khác giúp quản trị và thi hành chính sách cũng như luật liên bang. Tổng thống, theo Hiến pháp, còn có trách nhiệm đôn đốc việc tuân thủ luật pháp. Tổng thống có quyền phủ quyết các đạo luật đã được Quốc hội thông qua. Tổng thống có thể bị luận tội bởi đa số dân biểu ở Hạ viện và bị dời bỏ khỏi chức vụ bởi đa số hai phần ba tại Thượng viện vì những cáo buộc như "phản quốc, hối lộ hoặc những trọng tội và hành vi bất chính khác". Tổng thống không thể giải tán quốc hội hoặc tổ chức các cuộc bầu cử đặc biệt, nhưng có quyền ân xá những người bị buộc tội theo luật liên bang, ban hành sắc lệnh hành pháp và bổ nhiệm (với sự chuẩn thuận của Thượng viện) thẩm phán Tối cao Pháp viện và thẩm phán liên bang. Dù tổng thống có quyền đệ trình các dự luật (như ngân sách liên bang), thường thì tổng thống phải dựa vào sự hỗ trợ của các nghị sĩ để vận động cho các dự luật. Sau khi các dự luật được thông qua ở hai viện Quốc hội, cần có chữ ký của tổng thống để trở thành luật, đó là lúc tổng thống có thể sử dụng quyền phủ quyết, dù không thường xuyên, để bác bỏ chúng. Quốc hội có thể vượt qua phủ quyết của tổng thống nếu có được đa số ở cả hai viện. Phó Tổng thống Hoa Kỳ là viên chức hành pháp đứng hàng thứ nhì trong chính quyền. Là nhân vật số một theo thứ tự kế nhiệm tổng thống, Phó Tổng thống sẽ đảm nhiệm chức vụ tổng thống trong trường hợp tổng thống qua đời, từ nhiệm hoặc bị bãi nhiệm. Các bộ trưởng của 15 bộ khác nhau, được chọn bởi tổng thống và được phê chuẩn bởi Thượng viện, cấu thành một hội đồng cố vấn cho tổng thống gọi là "Nội các". Các thành viên Nội các chịu trách nhiệm điều hành những bộ ngành khác nhau của chính phủ như Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao. Ngoài ra, còn có một số tổ chức được xếp vào nhóm Văn phòng Hành pháp của Tổng thống gồm có ban nhân viên Toà Bạch Ốc, Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Văn phòng Chính sách Kiểm soát Ma tuý Quốc gia và Văn phòng Chính sách Khoa học Kỹ thuật. Bên cạnh có các cơ quan độc lập khác như Cơ quan Tình báo Quốc gia(CIA), Cơ quan Hàng không và Vũ trụ (NASA), Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm, hay Cơ quan Bảo vệ Môi trường.
Tư pháp: Gồm Tòa án Tối cao và những tòa án liên bang thấp hơn trong đó các thẩm phán được tổng thống bổ nhiệm với sự chấp thuận của Thượng viện. Nhiệm vụ của ngành là diễn giải về luật và có thể đảo ngược các luật mà họ cho rằng vi hiến. Thiết chế đứng đầu nhánh tư pháp là Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ (Tòa án Tối cao), gồm có chín thẩm phán. Toà án tối cao xét xử các sự vụ liên quan đến Chính phủ liên bang và những vụ tranh tụng giữa các tiểu bang, có quyền giải thích Hiến pháp và tuyên bố các hoạt động lập pháp và hành pháp ở mọi cấp chính quyền là vi hiến, cũng như có quyền vô hiệu hoá các luật lệ, tạo tiền lệ cho luật pháp và các phán quyết sau này. Dưới Toà án Tối cao là các Toà Kháng án, dưới nữa là toà án cấp quận, đây là cấp toà án thực hiện nhiều vụ xét xử nhất theo luật liên bang. Toà án liên bang cấp quận là nơi các vụ án được đem ra xét xử sơ thẩm và phán quyết. Toà kháng án là nơi xử phúc thẩm các vụ án ở toà án quận. Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ xem xét các vụ kháng án từ toà kháng án và từ toà tối cao tiểu bang (liên quan đến các vấn đề hiến pháp), cũng như tổ chức xét xử một số vụ việc khác.
Hạ viện có 435 thành viên, mỗi thành viên đại diện cho một khu bầu cử quốc hội với nhiệm kỳ hai năm. Các ghế ở Hạ viện được chia theo tỉ lệ dân số tại 50 tiểu bang (trung bình mỗi dân biểu đại diện khoảng 646.946 cư dân). Theo Điều tra Dân số Hoa Kỳ năm 2010 (lần điều tra dân số kế tiếp sẽ là năm 2020), 7 tiểu bang chỉ có một đại diện tại Hạ viện trong khi California, tiểu bang đông dân nhất có đến 53 đại diện tại Hạ viện. Mỗi tiểu bang cho dù có đông dân hay ít dân cũng chỉ có hai Thượng nghị sĩ, được bầu với nhiệm kỳ 6 năm; một phần ba số Thượng nghị sĩ sẽ hết nhiệm kỳ cứ mỗi hai năm. Tổng thống nắm quyền một nhiệm kỳ 4 năm và có thể được tái đắc cử nhưng không được phục vụ nhiều hơn hai nhiệm kỳ (trừ một số trường hợp đặc biệt). Tổng thống không được bầu trực tiếp, mà qua một hệ thống đại cử tri đoàn trong đó số phiếu định đoạt được chia theo tỉ lệ từng tiểu bang (theo dân số). Tối cao Pháp viện, do Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ lãnh đạo, có chín thành viên phục vụ cả đời trừ khi tự từ chức hay qua đời.
Tất cả các luật lệ và thủ tục pháp lý của chính phủ liên bang và chính quyền tiểu bang đều phải chịu sự duyệt xét, và bất cứ luật nào bị xét thấy là vi phạm hiến pháp bởi ngành tư pháp đều phải bị đảo ngược. Văn bản gốc của Hiến pháp thiết lập cơ cấu và những trách nhiệm của chính phủ liên bang, quan hệ giữa liên bang và từng tiểu bang, và những vấn đề trọng yếu về thẩm quyền kinh tế và quân sự. Điều một của Hiến pháp bảo vệ quyền đòi bồi thường nếu bị giam cầm bất hợp pháp, và Điều ba bảo đảm quyền được xét xử bởi một đoàn bồi thẩm trong tất cả các vụ án hình sự. Để sửa đổi Hiến pháp (tu chính án) cần phải có sự chấp thuận của ba phần tư tổng số các tiểu bang. Hiến pháp cho đến nay đã được sửa đổi 27 lần; mười tu chính án đầu tiên tạo nên Đạo luật Nhân quyền, và Tu chính án 14 hình thành cơ bản trọng tâm các quyền cá nhân tại Hoa Kỳ.
Giống chính quyền quốc gia, chính quyền tiểu bang cũng có ba nhánh: hành pháp, lập pháp và tư pháp; có sự tương đồng rất lớn trong chức năng và mục tiêu giữa chính quyền tiểu bang và Chính quyền liên bang. Chức danh đứng đầu nhánh hành pháp tiểu bang là thống đốc, được bầu theo cách phổ thông đầu phiếu, thường là theo nhiệm kỳ 4 năm (trong một vài tiểu bang, nhiệm kỳ này chỉ kéo dài hai năm). Ngoại trừ bang Nebraska theo thể chế độc viện, nhánh lập pháp của các tiểu bang còn lại đều là lưỡng viện, với viện trên gọi là Thượng viện và viện dưới gọi là Viện Dân biểu, Viện Đại biểu hoặc Đại Hội đồng. Một số tiểu bang gọi toàn bộ nhánh lập pháp của mình, bao gồm hai viện, là "Đại Hội đồng" Trong hầu hết các tiểu bang, thượng nghị sĩ phục vụ theo nhiệm kỳ 4 năm trong khi thành viên hạ viện có nhiệm kỳ kéo dài hai năm. Tách khỏi, nhưng không hoàn toàn độc lập, với hệ thống toà án liên bang là các hệ thống toà án riêng lẻ thuộc tiểu bang, có thẩm quyền xét xử các vụ án theo luật tiểu bang với trình tự riêng của mình. Tối cao pháp viện của mỗi tiểu bang có thẩm quyền tối hậu giải thích hiến pháp và luật tiểu bang. Có thể kháng án lên toà liên bang sau khi chịu xét xử bởi toà tiểu bang nếu vụ án có liên quan đến các vấn đề liên bang.
Hiến pháp của các tiểu bang khác nhau trong một số chi tiết, nhưng nhìn chung tuân theo một mô thức tương tự với hiến pháp liên bang, gồm có một tuyên ngôn về quyền của người dân và một phác đồ tổ chức chính quyền. Về các lĩnh vực như điều hành doanh nghiệp, ngân hàng, tiện ích công cộng, và các định chế từ thiện, hiến pháp các tiểu bang có những quy định rõ ràng và chi tiết hơn hiến pháp liên bang. Mỗi bản hiến pháp tiểu bang đều tuyên bố thẩm quyền tối thượng thuộc về nhân dân, và thiết lập các tiêu chuẩn và nguyên tắc nền tảng cho chính quyền.
Chính trị tại Hoa Kỳ hoạt động dưới một hệ thống lưỡng đảng gần như suốt chiều dài lịch sử Hoa Kỳ. Các đảng sử dụng các cuộc bầu cử sơ bộ để tìm ra một số ứng cử viên trong đảng của mình trước khi đại hội đề cử toàn quốc của đảng mình khai mạc. Tại đại hội đảng đề cử toàn quốc, ứng cử viên nào thành công nhất trong các cuộc bầu cử sơ bộ sẽ được đề cử ra đại diện đảng của mình tranh cử chức vụ tổng thống. Các ứng cử viên tổng thống sau đó sẽ tham gia vào các cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình toàn quốc. Các ứng cử viên tổng thống sẽ vận động tranh cử khắp nơi tại Hoa Kỳ để giải thích quan điểm của họ, thuyết phục cử tri bầu cho họ và vận động gây quỹ tranh cử.
Từ lần tổng tuyển cử năm 1856, hai đảng có ảnh hưởng chi phối là Đảng Dân chủ được thành lập năm 1824 (mặc dù nguồn gốc của đảng có thể lần tìm ngược về năm 1792), và Đảng Cộng hòa thành lập năm 1854. Tổng thống đương nhiệm, Joe Biden, là một người thuộc Đảng Dân chủ. Theo sau cuộc Tổng tuyển cử Hoa Kỳ năm 2016, Đảng Cộng hòa kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện. Thượng viện Hoa Kỳ có hai thượng nghị sĩ độc lập (không thuộc đảng nào) – một là cựu đảng viên của Đảng Dân chủ, người kia là người tự cho mình là theo chủ nghĩa xã hội. Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018, Đảng Cộng hòa tiếp tục kiểm soát Thượng viện, trong khi Đảng Dân chủ đã giành lại thế đa số ở Hạ viện. Mỗi thành viên của Hạ viện hiện tại hoặc là thuộc Đảng Dân chủ hoặc là thuộc Đảng Cộng hòa. Đa số gần như tuyệt đối các viên chức địa phương và tiểu bang cũng hoặc là thuộc Đảng Dân chủ hoặc là thuộc Đảng Cộng hòa.
Trong suốt chiều dài lịch sử, các cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ luôn luôn có các ứng cử viên độc lập ra tranh cử tổng thống nhưng hầu hết đều không nổi bật và hầu như không giành được phiếu đại cử tri nào (và cũng chỉ chiếm một lượng rất nhỏ phiếu phổ thông). Tuy nhiên, trong một vài dịp hiếm hoi cũng xuất hiện nhiều nhân vật thứ ba có ảnh hưởng lớn và có khả năng thách thức tới vị thế của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Năm 1892, lãnh đạo phe xã hội cánh tả James Weaver giành được 8,5% phiếu phổ thông và 22 phiếu đại cử tri. Điển hình nhất là trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1912, cựu Tổng thống Theodore Roosevelt thuộc Đảng Cấp tiến giành được 27,4% phiếu phổ thông (88 phiếu đại cử tri), lãnh đạo cánh tả xã hội chủ nghĩa Eugene V. Debs giành được 6,1% phiếu phổ thông. Năm 1924, Robert M. La Follette, Sr. thuộc Đảng Cấp tiến giành được 16,1% phiếu phổ thông (13 phiếu đại cử tri). Năm 1948, Strom Thurmond của Đảng Dixiecrat giành 39 phiếu đại cử tri. Năm 1968, George Wallace của Đảng Độc lập giành 46 phiếu đại cử tri. Năm 1992, Ross Perot, ứng cử viên độc lập, giành 20 triệu phiếu phổ thông, chiếm 18,9%.
Theo Tu chính án 12, nhiệm kỳ của tổng thống bắt đầu vào đúng trưa ngày 20 tháng 1 của năm kế tiếp năm diễn ra bầu cử. Vào ngày này, được biết là ngày nhậm chức, đánh dấu sự khởi đầu nhiệm kỳ 4 năm của cả tổng thống và phó tổng thống. Trước khi hành xử quyền lực chức vụ, một vị tổng thống, theo hiến pháp quy định, phải tuyên thệ nhậm chức: "Tôi trịnh trọng tuyên thệ (hay xác nhận) rằng tôi sẽ hành xử chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ một cách trung thành, và sẽ cố gắng hết khả năng của mình bảo tồn, bảo vệ và che chở Hiến pháp Hoa Kỳ". Mặc dù không bắt buộc nhưng các tổng thống có truyền thống sử dụng một quyển thánh kinh để tuyên thệ nhậm chức và đọc thêm lời cuối "thế xin Thượng đế giúp tôi!" để kết thúc lời tuyên thệ.
Trong văn hóa chính trị Mỹ, Đảng Cộng hòa được xem là "center-left" hay là bảo thủ và Đảng Dân chủ được xem là "center-right" hay cấp tiến, nhưng thành viên của cả hai đảng có một tầm mức quan điểm rộng lớn. Trong một cuộc thăm dò tháng 6 năm 2010, 42% người Mỹ tự nhận mình là "bảo thủ," 35% là "ôn hòa," và 20% là "cấp tiến". Theo một cuộc bầu chọn khác vào năm 2007, tính theo số đông người lớn thì có 35,9% tự nhận là người thuộc Đảng Dân chủ, 32,9% độc lập, và 31,3% nhận là người thuộc Đảng Cộng hòa.. Các tiểu bang đông bắc, Ngũ Đại Hồ, và Duyên hải miền Tây tương đối thiên lệch về cấp tiến – họ được biết theo cách nói chính trị là "các tiểu bang xanh", "Các tiểu bang đỏ" của miền Nam và khu vực dãy núi Rocky có chiều hướng bảo thủ. Khảo sát của hãng Gallup vào tháng 8/2018 cho thấy 51% số người trẻ ở Mỹ và 57% số người theo đảng Dân Chủ thích chủ nghĩa xã hội. Các nhóm theo chủ nghĩa xã hội và dân chủ xã hội hầu như đều gia nhập Đảng Dân chủ tạo thành cánh tả của đảng này. Trong cuốn sách Văn minh Hoa Kỳ, Jean Piere Fichou cho rằng các chính đảng lớn ở Hoa Kỳ không có một ý thức hệ cố định. Họ cố gắng đưa ra một chương trình hành động làm vừa lòng đa số cử tri. Khi biểu quyết ở Quốc hội cũng không có kỷ luật đảng phái. Một đảng viên Dân chủ sẵn sàng hùa theo một người Cộng hòa bỏ phiếu chống lại một đảng viên Dân chủ khác. Các đảng chỉ mong thắng cử để cầm quyền, không cần nhân danh nguyên lý này hay luận thuyết khác. Trong Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đều có cánh tả và cánh hữu nhưng thường khó phân biệt ranh giới giữa một đảng viên Cộng hòa cánh tả và một đảng viên Dân chủ cánh hữu. Để chiến thắng, các chính trị gia Mỹ không ngại sử dụng những thủ thuật mà các nước văn minh khác e ngại. Các chiến lược tranh cử y hệt những chiến dịch quảng cáo nhằm bán hàng hóa. Tổ chức của các chính đảng thường ngày ngủ yên và chỉ bừng tỉnh khi bắt đầu tranh cử.
Ngoại giao
Hoa Kỳ có ảnh hưởng kinh tế, chính trị và quân sự vô cùng to lớn, vì vậy chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ là một đề tài được quan tâm lớn nhất trên khắp thế giới. Hầu như tất cả các quốc gia có tòa đại sứ tại Washington, D.C., và nhiều lãnh sự quán khắp đất nước. Tương tự, gần như tất cả các quốc gia đều có các sứ bộ ngoại giao tại Mỹ. Tuy nhiên, Iran, CHDCND Triều Tiên, Bhutan và Đài Loan không có quan hệ ngoại giao chính thức với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không phải là nước đế quốc vì họ từng có rất ít thuộc địa và những thuộc địa của họ thường là những hòn đảo có ý nghĩa về mặt quân sự nhưng Hoa Kỳ là một "đế quốc" ở chỗ họ có ảnh hưởng rộng lớn trên toàn thế giới về mặt chính trị – kinh tế – văn hóa. Lãnh thổ Hoa Kỳ không mở rộng nhưng họ củng cố địa vị trên một vùng ảnh hưởng rộng lớn. Thay vì cử quân đội đi xâm chiếm nước khác, họ xuất khẩu tư bản và văn hóa ra nước ngoài. Họ không bổ nhiệm thống đốc trực tiếp cai trị lãnh thổ hải ngoại, nhưng họ có thể tác động vào kinh tế và can thiệp vào chính trị nội bộ các quốc gia khác. Để bảo vệ lãnh thổ và duy trì ảnh hưởng toàn cầu, họ phải có những căn cứ quân sự ở nước ngoài. Để mở rộng vùng ảnh hưởng, Hoa Kỳ sử dụng 6 biện pháp bao gồm thương lượng, ủng hộ các phong trào nổi dậy, can thiệp quân sự, đầu tư tư bản, mua lãnh thổ nước khác, gây chiến để bảo vệ kiều dân. Tâm lý chống chủ nghĩa đế quốc khá phổ biến ở Hoa Kỳ, hơn nữa trong suốt thế kỷ 19, Hoa Kỳ đang bận mở rộng về phía Tây và quân đội của họ còn yếu. Chính vì vậy, Hoa Kỳ không trở thành một đế quốc thật sự như Anh, Pháp, Nga mà là một dạng của chủ nghĩa đế quốc mới.
Theo Jean Piere Fichou thì người Mỹ tin rằng nước Mỹ ra đời sau cùng là ân huệ mà Chúa ban tặng cho loài người, do đó tại Hoa Kỳ sẽ phát sinh một cuộc cách mạng lan rộng ra toàn thế giới nhằm thiết lập một xã hội mới theo ý muốn của Chúa, chính vì thế Chúa luôn đứng bên người Mỹ. Họ quên mất nước Mỹ là sự pha trộn của nhiều nền văn hóa và dân tộc Mỹ là sự pha trộn của nhiều chủng sắc tộc. Họ không muốn nhìn thấy sự khác biệt văn hóa ở các vùng đất khác và cứ hăm hở một cách ngây thơ muốn nhào nặn người khác theo hình ảnh của mình mà không hiểu rằng đó là việc không thể làm và không nên làm. Họ làm thế không hẳn vì sĩ diện dân tộc mà vì thực tâm muốn chia sẻ cho người khác cái mà họ coi là tốt nhất. Người Mỹ tin rằng họ có sứ mệnh làm cho thế giới trật tự, hạnh phúc hơn, và các nước khác muốn vậy cứ bắt chước làm theo họ. Họ muốn đưa nền dân chủ Mỹ lên làm mẫu mực cho toàn cầu và không thể hiểu nổi những nền dân chủ hoạt động không theo cách hiểu của người Mỹ. Những hành động can thiệp quân sự – chính trị của Mỹ vào nước khác đều nhân danh dân chủ tuy rằng động cơ thật sự đằng sau các hành động đó không đơn thuần là ý thức hệ mà còn là bảo vệ lợi ích của Mỹ. Lúc đó nhà nước sẽ cố gắng tuyên truyền để thuyết phục dân chúng ủng hộ các hoạt động can thiệp này bằng cách khoác lên chúng sứ mệnh cứu thế có mục đích đem văn minh, tiến bộ, dân chủ, tự do đến cho nước khác. Tuy nhiên các nước khác không phải lúc nào cũng ưa thích nền dân chủ và văn hóa Mỹ như châu Âu sau Thế chiến II từng nhận viện trợ Mỹ để tái thiết nhưng vẫn bảo vệ nền văn hóa của họ và chống lại sự chi phối chính trị của Mỹ. Việt Nam là một điển hình mà viện trợ Mỹ không đem lại sự phồn vinh cho quốc gia này, sự can thiệp chính trị – quân sự của Mỹ chỉ đem lại đau khổ cho một dân tộc và nền dân chủ kiểu Mỹ không thể hình thành ở đây. Người Mỹ can thiệp vào các quốc gia khác với thiện ý nhưng họ chỉ tạo ra chiến tranh, hỗn loạn và suy thoái tại những nơi này. Khi nhận ra sự có mặt của họ không được ưa chuộng, người Mỹ lại co vào chủ nghĩa biệt lập. Lòng hăng hái đi cứu thế tàn lụi nhanh chóng. Người Mỹ không còn có tham vọng thiết lập nền dân chủ ở nơi khác mà chỉ đơn giản duy trì các chính quyền thân Mỹ tại chỗ dù là chính quyền độc tài để bảo vệ lợi ích của nước Mỹ. Hoa Kỳ cố gắng duy trì các nước đồng minh đi theo đường lối của mình và trong phạm vi có thể kiểm soát hành động của họ. Chính sách này của Hoa Kỳ có xu hướng đế quốc hơn là do lòng hăm hở cứu thế.
Một số lực lượng ở Mỹ theo chủ nghĩa đế quốc vì họ bị hấp dẫn bởi ý tưởng cần nhiều không gian hơn nữa để chiếm lĩnh và Mỹ hóa cũng như có thêm tài nguyên và thị trường. Công cuộc mở rộng sang phía Tây của người Mỹ là hành động đế quốc vì họ sáp nhập lãnh thổ do các cường quốc khác kiểm soát hoặc chiếm đóng. Luận thuyết của bản "Tuyên ngôn Định mệnh" là để biện minh cho hành động đế quốc đó. Những người khác theo chủ nghĩa cứu thế muốn đem văn minh Hoa Kỳ chia sẻ cho người khác, đem giấc mơ Mỹ phổ biến ra toàn cầu. Những người theo chủ nghĩa biệt lập lại muốn tránh dính dáng đến những diễn biến chính trị ngoài nước Mỹ. Đây là một thiên hướng cơ bản của văn minh Hoa Kỳ có từ thời lập quốc khi George Washington cảnh báo đồng bào mình không nên dính líu đến những tranh chấp chính trị triền miên ở Châu Âu. Trên thực tế, trong thời gian dài khi Hoa Kỳ còn yếu, họ đã tránh can thiệp vào tình hình chính trị châu Âu và được bảo vệ bởi hai đại dương. Tuy nhiên, từ Chiến tranh thế giới thứ I, Hoa Kỳ đã từ bỏ chủ nghĩa biệt lập để tham gia vào cuộc chiến nhưng ảnh hưởng của chủ nghĩa biệt lập lên nền chính trị Mỹ vẫn kéo dài đến tận ngày nay. Người theo chủ nghĩa biệt lập Mỹ thường hay bất hòa với những người theo chủ nghĩa quốc tế cũng giống như những người theo chủ nghĩa chống đế quốc bất hòa với những người đề xướng cổ võ cho thuyết Vận mệnh hiển nhiên (Manifest Destiny) và Đế quốc Mỹ. Chủ nghĩa đế quốc Mỹ tại Philippines đã bị nhà văn Mark Twain, triết gia William James, và nhiều người khác chỉ trích nặng nề. Sau này, Tổng thống Woodrow Wilson đã đóng vai trò chính trong việc thành lập Hội Quốc Liên nhưng Thượng viện Hoa Kỳ cấm Hoa Kỳ trở thành thành viên của tổ chức này. Chủ nghĩa biệt lập đã trở thành một chuyện trong quá khứ khi mà ngày nay Hoa Kỳ nắm vai trò lãnh đạo trong việc thành lập Liên Hợp Quốc, trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và là nơi đặt Trụ sở Liên Hợp Quốc. Hoa Kỳ cũng là thành viên chủ chốt của các tổ chức như G7, G20 và OECD. Tuy vậy Hoa Kỳ đã chọn không tham gia vào một số điều ước toàn cầu lớn chẳng hạn như Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, Công ước về Quyền trẻ em hay Nghị định thư Kyoto. Tùy vào tình hình kinh tế - chính trị trong và ngoài nước Mỹ mà chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa cứu thế hay chủ nghĩa biệt lập sẽ chiếm ưu thế.
Hoa Kỳ có mối quan hệ đặc biệt với Anh quốc và liên minh chặt chẽ với Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel, cùng với các thành viên thuộc khối NATO như Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha. Hoa Kỳ cũng làm việc bên cạnh các quốc gia láng giềng qua Tổ chức các quốc gia châu Mỹ và những thỏa thuận tự do mậu dịch như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ ba bên với Canada và México. Năm 2008, Hoa Kỳ đã chi tiêu 25,4 tỷ đô la trong chương trình trợ giúp phát triển chính thức, đứng nhất trên thế giới,
Mối quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ trở nên căng thẳng trong những năm gần đây sau những sự kiện như cuộc khủng hoảng ở Ukraine năm 2014, việc Nga sáp nhập Crimea vào năm 2015 cùng với sự can thiệp quân sự của Nga trong cuộc Nội chiến Syria, và từ cuối năm 2016 với những nghi ngờ về một sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống. Hoa Kỳ cũng có một mối quan hệ khá phức tạp với Trung Quốc, khi hai nước đều nhìn nhận về nhau như một kẻ thù đầy tiềm năng nhưng cũng đồng thời là một đối tác kinh tế cực kỳ quan trọng.
Theo một cuộc khảo sát toàn cầu được thực hiện bởi Pewglobal vào năm 2014, có 33 quốc gia được khảo sát có quan điểm tích cực (50% trở lên) về Hoa Kỳ. Trong đó, các quốc gia có cái nhìn tích cực nhất về Hoa Kỳ là Philippines (92%), Israel (84%), Hàn Quốc (82%), Kenya (80%), El Salvador (80%), Ý (78%), Ghana (77%), Việt Nam (76%), Bangladesh (76%) và Tanzania (75%). Các quốc gia có cái nhìn tiêu cực nhất về Hoa Kỳ gồm có Ai Cập (10%), Jordan (12%), Pakistan (14%), Thổ Nhĩ Kỳ (19%), Nga (23%), Lãnh thổ Palestine (30%), Hy Lạp (34%), Argentina (36%), Liban (41%), Tunisia (42%).
Ngày nay, Hoa Kỳ chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực với rất nhiều nước trên thế giới. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, những chính sách của Hoa Kỳ ảnh hưởng tương đối lớn tới an ninh chính trị, kinh tế của từng khu vực. Gần đây, một số nhà nghiên cứu lý giải về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với lý thuyết về toàn cầu hóa. Khi mà Hoa Kỳ càng có quan hệ tốt với nhiều nước, lượng hàng hóa lưu thông sẽ càng nhiều. Nói cách khác, chính sách của Hoa Kỳ trong thời đại mới là đầu tư và xuất khẩu văn hóa sang các nước khác trên thế giới, với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và phổ biến các giá trị mà người Mỹ cho là đúng trong một thế giới không còn tồn tại "cực". Hiện nay trong quan hệ quốc tế, tương quan lực lượng vẫn là yếu tố quyết định. Sự sụp đổ của Liên Xô khiến Hoa Kỳ không còn đối trọng. Hoa Kỳ luôn muốn giành ưu thế trong quan hệ với các quốc gia khác. Họ luôn ý thức về sức mạnh và khả năng chiến thắng của mình nên sẵn sàng can thiệp quân sự vào nước khác. Mỹ đóng vai trò sen đầm quốc tế trong trật tự thế giới hiện hành. Tuy nhiên, Chính phủ Hoa Kỳ bị kiềm chế bởi dư luận trong và ngoài nước khiến họ không thể dễ dàng theo đuổi các cuộc phiêu lưu quân sự. Hoa Kỳ bành trướng ra thế giới chủ yếu bằng các công ty đa quốc gia. Các công ty Mỹ xâm nhập các thị trường nước ngoài, đè bẹp đối thủ sau đó thâu tóm chúng. Sau khi đè bẹp đối thủ cạnh tranh người Mỹ lại ra tay cứu giúp họ bằng cách chỉ cho họ cách làm ăn, hướng dẫn họ bắt chước mô hình Mỹ. Doanh nhân Mỹ ra oai với mọi người vì lợi ích của mình và vì lợi ích của cả thiên hạ. Công chúng Mỹ hoan nghênh tình trạng đó nhưng không chấp nhận gọi đó là chủ nghĩa thực dân về mặt kinh tế.
Quân sự
Tổng thống giữ chức vụ tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang quốc gia và bổ nhiệm các lãnh đạo của quân đội, Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ Tổng Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ (Joint Chiefs of Staff). Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ giám sát các lực lượng vũ trang, bao gồm Lục quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến, Không quân và Lực lượng Không gian. Tuần duyên Hoa Kỳ nằm dưới quyền quản trị của Bộ Nội An trong thời bình và thuộc Bộ Hải quân trong thời chiến.
Năm 2016, quân đội Hoa Kỳ có 1.681.900 quân nhân chuyên nghiệp, cùng với hàng trăm ngàn trong mỗi ngành như Lực lượng Trừ bị và Vệ binh Quốc gia. Tổng cộng tất cả hơn 2 triệu người. Bộ Quốc phòng cũng mướn khoảng 700.000 nhân viên dân sự, không kể những nhân công hợp đồng. Quân đội Hoa Kỳ là một trong các quân đội lớn nhất tính theo quân số. Không quân Hoa Kỳ cũng là lực lượng không quân lớn nhất trên thế giới. Tính chung, các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ sở hữu số lượng lớn các trang bị mạnh và tiên tiến mà giúp cho họ khả năng lớn cả về phòng thủ và tấn công.
Phục vụ quân sự là tình nguyện mặc dù tổng động viên có thể xảy ra trong thời chiến qua hệ thống tuyển chọn nhập ngũ. Việc khai triển nhanh các lực lượng Mỹ được cung ứng bởi một đội ngũ lớn phi cơ vận tải của Không quân và các phi cơ tiếp liệu trên không, hạm đội của Hải quân với 11 hàng không mẫu hạm hiện dịch, và các đơn vị Thủy quân lục chiến viễn chinh trên biển thuộc các Hạm đội Đại Tây Dương và Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân. Quân đội Hoa Kỳ cũng đang duy trì 800 căn cứ quân sự ở nước ngoài, trải dài trên tất cả các lục địa trừ Nam Cực. Vì mở rộng sự hiện diện quân sự trên toàn cầu, các học giả cho rằng Hoa Kỳ đang duy trì một "Đế quốc của các căn cứ". Hoa Kỳ cũng là nước có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ hai thế giới.
Tính đến năm 2010, Hoa Kỳ chi tiêu khoảng 692 tỷ đô la Mỹ mỗi năm để tài trợ cho các lực lượng quân sự của mình, chiếm khoảng 42% chi tiêu quân sự thế giới, lớn hơn chi tiêu quân sự của 14 nước xếp kế tiếp cộng lại. Chi tiêu quân sự tính theo đầu người là 1.756 đô la, khoảng 10 lần trung bình của thế giới. Chi tiêu dành cho quân sự của Hoa Kỳ chiếm khoảng 3,1 % GDP quốc gia theo số liệu năm 2017. Ngân sách chính thức của Bộ Quốc phòng năm 2017 là 610 tỷ USD. Tổn phí tổng cộng được ước tính cho cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Iraq đến năm 2016 là 2.267 tỷ đô la. Đến ngày 4 tháng 9 năm 2008, Hoa Kỳ đã mất 4.152 binh sĩ trong suốt cuộc chiến và 30.324 bị thương.
Trả lời phỏng vấn năm 2008, Lý Quang Diệu tin rằng trong 2-3 thập niên đầu của thế kỷ 21, "không có vấn đề lớn gì liên quan đến hòa bình và ổn định của quốc tế lại có thể giải quyết được mà không có vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ, và không một quốc gia hay nhóm nào có thể thay thế Mỹ làm cường quốc toàn cầu". Tuy nhiên, ông cũng cho rằng Mỹ sẽ dần đánh mất điều đó trong 40, 50 năm nữa trừ phi Mỹ có thể tiếp tục thu hút nhân tài, bởi sự cạnh tranh đang tới từ Trung Quốc và một số nước khác, họ đang nỗ lực trong cuộc đua về kinh tế và công nghệ giữa các cường quốc.
Lục quân
Vũ khí phổ biến nhất mà Lục quân Hoa Kỳ sử dụng là súng trường M4A1 carbine phiên bản nâng cấp của M16A4 Súng trường M4 hiện đã thay thế hoàn toàn loại súng M16 trong Lục quân Hoa Kỳ. Biệt kích Hoa Kỳ được trang bị loại súng trường SCAR-H, trong khi các lực lượng đặc biệt sẽ được trang bị súng trường HK416. Loại súng lục đeo bên mình và phổ biến nhất trong Lục quân Hoa Kỳ là súng lục M9 9 mm cùng với súng lục M11. Cả hai loại súng này sẽ được thay thế bằng súng lục M17 trong chương trình hiện đại hóa súng lục của Quân đội Hoa Kỳ. Lục quân Hoa Kỳ sử dụng nhiều loại lựu đạn khác nhau như lựu đạn nổ M67, lựu đạn khói M18 và lựu đạn choáng M84.
Nhiều loại vũ khí đặc biệt khác nhau được cung cấp để tăng cường hỏa lực cho cấp tiểu đội gồm có súng máy nhẹ M249,
súng máy MK48 là loại súng máy chuẩn hạng nhẹ của Lục quân trang bị cho các lực lượng đặc biệt, súng phóng lựu M320 và M203 cũng được cung cấp. Súng shotgun Benelli M4 Super 90, M26 Mass hay Mossberg 590 dùng để bật tung cửa khóa và cận chiến. Đối với vũ khí bắn tỉa Lục quân Hoa Kỳ sử dụng súng trường M14, súng trường bắn tỉa tầm xa M2010, súng trường bắn tỉa bán tự động M110 hay súng trường bắn tỉa hạng nặng có khả năng phá vật cản Barrett M82, các lực lượng đặc biệt được trang bị súng bắn tỉa FN SCAR.
Súng máy M240 là loại chuẩn tầm trung của Lục quân. Súng máy hạng nặng M2 được dùng như súng máy chống cá nhân và chống phá vật cản. Loại súng cối lớn nhất của Lục quân là súng cối M120 120 mm hay M121. Các loại pháo binh kéo theo xe được sử dụng để yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị bộ binh nhẹ trong đó có pháo binh M119A1 105 mm và pháo binh M777 155 mm.
Lục quân Hoa Kỳ cũng dử dụng nhiều loại tên lửa vác vai khác nhau để hỗ trợ bộ binh trong khả năng tấn công và phòng thủ chống cơ giới. Vũ khí tấn công đa mục đích được bắn từ trên vai AT4, M141 và M72 LAW là những loại tên lửa không điều khiển có thể tiêu diệt các công trình phòng vệ cố định hay cơ giới ở tầm xa. M3 MAAWS là súng chống tăng không giật. BGM-71 TOW là loại tên lửa chống tăng hạng nặng có điều khiển. Tên lửa FGM-148 Javelin là loại tên lửa "bắn rồi không phải điều khiển nữa" (fire-and-forget) có thể chọn đánh từ trên xuống để tránh phần bọc thép dày phía trước; Javelin và TOW là các loại tên lửa hạng nặng, có khả năng xuyên phá cơ giới ở tầm xa 2.000 mét.
Loại xe phổ biến nhất của Lục quân là Humvee, có khả năng phục vụ đa nhiệm vụ với các vai trò như chở binh sĩ, tiếp liệu, nơi đặt vũ khí, tải thương và còn nhiều vai trò khác nữa., xe Humvee được thay thế dần bằng loại xe Oshkosh L-ATV từ năm 2015. Mặc dù lục quân sử dụng nhiều loại xe hỗ trợ tác chiến khác nhau nhưng loại phổ biến nhất là nhóm xe chiến thuật cơ động mở rộng hạng nặng HEMTT. M1 Abrams là loại xe tăng tác chiến chính của lục quân, trong khi đó M2A3 Bradley là xe chiến đấu bộ binh chuẩn của lục quân. Các loại xe quân sự khác gồm có xe tác chiến kỵ binh M3A3 thuộc dòng xe chiến đấu Bradley, dòng xe Stryker, và thiết vận xa bộ binh M113, và nhiều loại xe bộ binh bọc thép có thể chống được mìn bẫy như MRAP.
Vũ khí pháo binh của Lục quân Hoa Kỳ khá đa dạng. AN/TWQ-1 Avenger, Patriot và THAAD là 3 hệ thống tên lửa phòng không. Pháo mặt đất gồm lựu pháo M777, M119, pháo tự hành M109 howitzer, M109A6 Paladin, hệ thống pháo phóng loạt cơ động cao M142 HIMARS và hệ thống phóng nhiều tên lửa M270.
Lục quân Hoa Kỳ sử dụng nhiều loại máy bay trực thăng. Trong số đó là trực thăng tấn công AH-64 Apache, trực thăng tấn công hạng nhẹ/trinh sát vũ trang OH-58 Kiowa, trực thăng vận tải tiện ích chiến thuật UH-60 Black Hawk và trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook.. Theo kế hoạch giảm từ 7 xuống còn bốn loại máy bay trực thăng.
Đối với UAV. Lục quân Hoa Kỳ triển khai các máy bay không người lái MQ-1C Gray Eagle.
Không quân
Vào năm 2018, Không quân Hoa Kỳ có tổng cộng 5047 máy bay các loại và 406 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Cường kích: Các phi cơ cường kích của Không quân Hoa Kỳ được chế tạo cho mục đích tấn công các cứ điểm trên mặt đất. Chúng thường được sử dụng để hỗ trợ bộ binh Hoa Kỳ. Các loại phi cơ cường kích đang được sử dụng bao gồm A-10, AC-130, MQ-9.
Oanh tạc cơ: B-1B, B-2, B-52H
Vận tải cơ:: C-5M, C-12, C-17, C-21, C-32, C-37, C-130, C-40, CV-22, VC-25
Tác chiến điện tử: E-3, E-4, E-8, EC-130
Tiêm kích: F-15, F-15E, F-16, F-22, F-35A
Tên lửa: AGM-86 ALCM (tên lửa hành trình không đối đất), AGM-129A (tên lửa hành trình tàng hình hạt nhân), AGM-130 MISSILE (tên lủa không đối đất có điều khiển), AGM-65 Maverick (tên lủa không đối đất có điều khiển), AGM-88 HARM (tên lủa diệt rada), AGM-158 JASSM (tên lửa hành trình tàng hình), AIM-120 AMRAAM (tên lửa không đối không tầm trung tân tiến), AIM-7 SPARROW (tên lửa không đối không có điều khiển), AIM-9 Sidewinder (tên lửa không đối không tầm nhiệt), GBU-15 (Bom lượn có điều khiển), GBU-39B (Bom điều khiển), JDAM GBU- 31/32/38 (Bom chùm có điều khiển), LGM-30G MINUTEMAN III (tên lửa hạt nhân đạn đạo liên lục địa).
Hải quân
Hải quân Hoa Kỳ hiện sở hữu 11 tàu sân bay, 9 tàu tiến công đổ bộ, 11 tàu vận tải đổ bộ, 12 tàu bến đổ bộ, 22 tàu tuần dương, 69 tàu khu trục, 19 tàu duyên hải, 13 tàu tuần tra ven biển, 14 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, 4 tàu ngầm vũ trang tên lửa có điều khiển, 52 tàu ngầm tấn công cùng vài trăm chiếc phi cơ hải quân các loại.
Hệ thống vũ khí trên tàu Hải quân Hoa Kỳ gần như hoàn toàn là tập trung vào các tên lửa. Không kích vào đất liền là nhiệm vụ của tên lửa BGM-109 Tomahawk, đối với nhiệm vụ tấn công chống tàu thì tên lửa Harpoon missile là vũ khí được ưa chuộng của Hải quân Hoa Kỳ. Để phòng vệ chống tên lửa địch tấn công thì Hải quân Hoa Kỳ sử dụng một số hệ thống được điều hợp bởi Hệ thống Chiến đấu Aegis. Phòng vệ tầm xa và tầm trung thì do tên lửa Standard 2 đảm trách. Phòng vệ chống tên lửa tầm ngắn thì do Phalanx CIWS và RIM-162 Evolved Sea Sparrow. Ngoài tên lửa, Hải quân Hoa Kỳ cũng sử dụng các loại ngư lôi như Mk 46, Mk 48, Mk 50 và Mk 54 cùng nhiều loại thủy lôi. Các phi cơ cánh cố định của Hải quân Hoa Kỳ cũng được gắn nhiều loại vũ khí như các phi cơ của Không quân Hoa Kỳ cho cả không chiến hoặc không đối đất.
Kinh tế
Nền kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế hỗn hợp có mức độ phát triển cao. Đây là nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo giá trị GDP danh nghĩa (nominal) và lớn thứ hai thế giới tính theo ngang giá sức mua (PPP). Nó có GDP bình quân đầu người đứng thứ 7 thế giới tính theo giá trị danh nghĩa và thứ 11 thế giới tính theo PPP năm 2016. Đồng đô la Mỹ (USD) là đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch quốc tế và là đồng tiền dự trữ phổ biến nhất thế giới, được bảo đảm bằng nền khoa học công nghệ tiên tiến, quân sự vượt trội, niềm tin vào khả năng trả nợ của chính phủ Mỹ, vai trò trung tâm của Hoa Kỳ trong hệ thống các tổ chức toàn cầu kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 (WWII) và hệ thống đô la dầu mỏ (petrodollar system). Một vài quốc gia sử dụng đồng đô la Mỹ là đồng tiền hợp pháp chính thức, và nhiều quốc gia khác coi nó như đồng tiền thứ hai phổ biến nhất (de facto currency). Những đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ bao gồm Trung Quốc, Canada, Mexico, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Anh Quốc, Pháp, Ấn Độ và Đài Loan.
Nền kinh tế Hoa Kỳ phát triển nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và năng suất lao động cao. Giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên đứng cao thứ hai thế giới, ước đạt 45.000 tỷ đô la năm 2016. Người Mỹ có mức thu nhập hộ gia đình và mức tiền công trung bình cao nhất trong khối các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), và đứng thứ 4 về mức thu nhập bình quân năm 2010, giảm 2 bậc so với mức cao nhất năm 2007. Hoa Kỳ cũng có nền kinh tế quốc dân lớn nhất thế giới (không bao gồm vùng thuộc địa) kể từ những năm 1890.
Trong năm 2016, Mỹ là quốc gia có kim ngạch thương mại lớn nhất, cũng như là nhà sản xuất hàng hoá lớn thứ 2 toàn cầu, đóng góp vào 20% tổng sản lượng thế giới. Nước Mỹ không chỉ có nền kinh tế lớn nhất, mà còn có sản lượng công nghiệp lớn nhất theo báo cáo Diễn đàn Thương mại và Phát triển (UNCTAD). Nước Mỹ không chỉ có thị trường nội địa lớn nhất cho các loại hàng hoá, mà còn chiếm vị trí tuyệt đối trong thị trường dịch vụ. Tổng giao dịch thương mại đạt 4,92 nghìn tỷ đô la năm 2016. Trong tổng số 500 công ty lớn nhất thế giới, có 134 công ty đặt trụ sở tại Hoa Kỳ. Năm 2013, tám trong số mười công ty lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường đều là các công ty của Mỹ: Apple Inc., ExxonMobil, Berkshire Hathaway, Walmart, General Electric, Microsoft, IBM và Chevron Corporation.
Hoa Kỳ có một trong những thị trường tài chính lớn nhất và ảnh hưởng nhất toàn cầu. Thị trường chứng khoán New York (NYSE) hiện là thị trường chứng khoán có mức vốn hoá lớn nhất. Các khoản đầu tư nước ngoài tại Mỹ đạt 2,4 nghìn tỷ đô la, trong khi những khoản đầu tư của Mỹ ra nước ngoài vượt 3,3 nghìn tỷ đô la. Nền kinh tế Mỹ luôn dẫn đầu trong các khoản đầu tư trực tiếp và tài trợ cho nghiên cứu và phát triển. Chi tiêu tiêu dùng chiếm 71% GDP năm 2013. Hoa Kỳ có thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, với chi tiêu trung bình hộ gia đình lớn gấp 5 lần tại Nhật Bản. Thị trường lao động Mỹ đã thu hút người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới và tỷ lệ nhập cư ròng tại đây luôn nằm trong mức cao nhất thế giới. Hoa Kỳ nằm trong bảng xếp hạng một trong các quốc gia có nền kinh tế cạnh tranh và hoạt động hiệu quả nhất theo các báo cáo của Ease of Doing Business, Báo cáo cạnh tranh toàn cầu và các báo cáo khác.
Nền kinh tế Hoa Kỳ đã trải qua đợt suy thoái theo sau khủng hoảng tài chính năm 2007–08, với sản lượng năm 2013 vẫn dưới mức tiềm năng theo báo cáo cơ quan ngân sách quốc hội. Tuy nhiên nền kinh tế đã bắt đầu hồi phục từ nửa sau năm 2009, và tới tháng 10 năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ mức cao 10% xuống còn 4,1%. Vào tháng 12 năm 2014, tỷ lệ nợ công đã chiếm hơn 100% GDP. Tổng tài sản có tài chính nội địa đạt tổng 131 nghìn tỷ đô la và tổng nợ tài chính nội địa là 106 nghìn tỷ đô la.
Hoa Kỳ là một nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa điển hình. Hoa Kỳ có chủ nghĩa tư bản thương nghiệp, chủ nghĩa tư bản hoang dã, chủ nghĩa tư bản công nghiệp, chủ nghĩa tư bản tài chính và cả chủ nghĩa tư bản nhân dân. Chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh tại Hoa Kỳ vì nơi đây hội tụ mọi điều kiện thuận lợi. Ngoài ra, chế độ kinh tế và văn hóa tại Hoa Kỳ lại gắn liền với đạo đức luận Tin lành. Max Weber từng khẳng định đạo Tin Lành đã sản sinh ra chủ nghĩa tư bản vì nó đoạn tuyệt với xã hội và Giáo hội thời Trung Cổ vốn chỉ trầm tư nhiều hơn hành động. Đó là trào lưu tư tưởng của tầng lớp trung lưu coi lao động và tiết kiệm là phương tiện chắc chắn dẫn đến tiến bộ.
Tính theo phần trăm tổng sản phẩm nội địa, nợ của Hoa Kỳ xếp thứ 30 trong số 120 quốc gia mà số liệu sẵn có vào năm 2007.. Nợ quốc gia đã tăng lên nhanh chóng trong những thập niên gần đây, vào 28 tháng 1 năm 2010, tổng nợ của Hoa Kỳ đã tăng lên 14,3 nghìn tỷ đô la. Theo ngân sách liên bang Hoa Kỳ năm 2010, tổng nợ quốc gia sẽ tăng lên bằng gần 100% GDP, so với mức xấp xỉ 80% năm 2009.. Đến tháng 10 năm 2013, tổng nợ bằng 107% GDP. Khoản nợ này tính theo GDP vẫn thấp hơn số nợ của Nhật Bản cung năm (192%) và tương đương với một số quốc gia Tây Âu.. Đến năm 2017, tổng nợ chỉ còn chiếm 77,4% GDP . Tính đến năm 2014, Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ với việc nắm giữ 1,26 nghìn tỷ đô la trái phiếu kho bạc.
Thành phần tư nhân chiếm phần lớn nền kinh tế. Trong năm 2009, hoạt động kinh tế của chính phủ liên bang chiếm 4,3% GDP, của chính quyền tiểu bang và địa phương chiếm 9,3%, trong khi khu vực tư nhân được ước tính là 86,4% . Nền kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế hậu công nghiệp, với ngành dịch vụ đóng góp 67.8% tổng sản phẩm nội địa . Ngành thương nghiệp dẫn đầu trong số các ngành dịch vụ, tính theo tổng doanh thu là buôn bán sỉ và lẻ; theo lợi tức khấu trừ là tài chính và bảo hiểm. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, có tổng cộng 5.177 ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng tại Hoa Kỳ . Trong số đó, 5 ngân hàng lớn nhất là JPMorgan Chase, Bank of America, Wells Fargo, Citigroup, và Goldman Sachs.
Hoa Kỳ vẫn là một siêu cường công nghiệp với các sản phẩm hóa học dẫn đầu ngành sản xuất.. Hoa Kỳ hiện là nhà sản xuất hàng hoá lớn thứ hai thế giới, với tổng sản lượng công nghiệp năm 2013 đạt 2,4 nghìn tỷ đô la. Sản lượng này lớn hơn Đức, Pháp, Ấn Độ và Brazil cộng lại. Những ngành công nghiệp chính bao gồm dầu mỏ, thép, ô tô, máy móc xây dựng, hàng không, máy nông nghiệp, viễn thông, hoá chất, điện tử, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, gỗ, và khai khoáng.
Hoa Kỳ hiện là nước sản xuất dầu mỏ và khí đốt đứng đầu thế giới . Ngành công nghiệp dầu mỏ của Hoa Kỳ đạt sản lượng khai thác ở mức cao kỷ lục 4,46 tỷ thùng dầu thô vào năm 2019 . Mỹ chính thức vượt Ả Rập Xê Út để trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ nhiều nhất thế giới vào cuối năm 2019 . Hoa Kỳ còn là nước sản xuất năng lượng điện và hạt nhân số một của thế giới cũng như khí đốt thiên nhiên hóa lỏng, nhôm, sulfur, phosphat, và muối.
Nông nghiệp của Hoa Kỳ chỉ chiếm 1% GDP nhưng chiếm 60% sản xuất nông nghiệp của thế giới. Vụ mùa hái ra tiền dẫn đầu của Hoa Kỳ là cần sa mặc dù luật liên bang nghiêm cấm trồng và bán cần sa. Mặc dù nông nghiệp chỉ đóng góp 1% vào sản lượng kinh tế, Hoa Kỳ vẫn là nước xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới. Với những vùng đất trồng trọt ôn đới rộng lớn, những tiến bộ về kỹ thuật canh tác nông nghiệp, và chính sách trợ giá nông nghiệp, Hoa Kỳ kiểm soát gần một nửa lượng xuất khẩu lúa gạo của thế giới. Các sản phẩm bao gồm lúa mì, ngô, các loại hạt khác, hoa quả, rau, bông, thịt bò, thịt lợn, gia cầm, sản phẩm từ sữa, lâm sản và cá. Hoa Kỳ là nhà sản xuất ngô và đậu tương đứng đầu thế giới đồng thời là quốc gia đi đầu trong việc phát triển và sản xuất các loại thực phẩm biến đổi gen .
75% các cơ sở làm ăn tại Hoa Kỳ không có lập sổ lương bổng, nhưng chúng chỉ chiếm một phần nhỏ giao dịch. Các hãng có sổ lương từ 500 hoặc nhiều hơn chiếm 49,1% tất cả các công nhân được trả lương; năm 2002, chiếm 59,1% giao dịch. Hoa Kỳ xếp hạng ba trong danh sách chỉ số thuận lợi làm ăn của Ngân hàng Thế giới. So với châu Âu, tài sản của Hoa Kỳ và thuế lợi tức thu được từ các tập đoàn thông thường cao hơn trong khi thuế tiêu thụ và nhân lực thấp hơn. Sở Giao dịch Chứng khoán New York và NASDAQ là hai sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới theo giá trị đô la.
Xã hội Mỹ luôn đề cao doanh nhân khởi nghiệp và kinh doanh. Doanh nhân được định nghĩa là người thực hiện những cải tiến kỹ thuật, tập hợp tài chính cùng những nhạy bén về kinh doanh, tổng hợp nỗ lực để chuyển hoá những ý tưởng cải tiến thành hàng hóa dịch vụ có giá trị kinh tế. Điều này góp phần tạo nên những tổ chức, công ty mới hoặc một phần hoặc cải cách, chuyển hoá những tổ chức già cỗi để đón nhận những cơ hội mới. Tài sản được xem là một tiêu chí để đánh giá con người. Người ta công bố thu nhập của mình để nhận được sự kính trọng của xã hội. Giáo hội rao giảng về đồng tiền, đánh giá chính xác quyền lực thuyết giáo của đồng tiền. Dư luận tôn vinh tư bản công nghiệp bao nhiêu thì cũng chối bỏ tư bản đầu cơ bấy nhiêu. Nhà tư bản nào tạo ra của cải vật chất, công ăn việc làm thì được kính trọng. Những kẻ làm giàu bằng những thủ đoạn ám muội thì bị phỉ báng. Khi nhà tư bản tự phát triển doanh nghiệp của mình thì được xã hội ca ngợi, khi họ xin xỏ của công để làm lợi cho bản thân thì bị chỉ trích. Lợi nhuận vẫn là động lực chủ yếu của nền văn minh Hoa Kỳ. Lao động là yếu tố cơ bản trong cuộc sống ở Hoa Kỳ. Trẻ em, sinh viên đều làm việc rất sớm và được khuyến khích kinh doanh. Người Mỹ không thích chủ nghĩa cộng sản và dị ứng với tất cả những gì định thay đổi tổ chức xã hội. Nền tảng văn minh Hoa Kỳ dựa vào sự tiêu thụ, sản xuất, nâng cao không ngừng mức sống cho nên nó không chấp nhận điều hòa, quản lý lao động, lợi nhuận, tài nguyên. Nếu chủ nghĩa tư bản tại Mỹ có bị nhà nước điều chỉnh thì cũng chỉ làm cho nó bớt hung hăng nhằm bảo vệ nguyên tắc tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng. Người Mỹ xem trọng hiệu quả. Tính hiệu quả của người Mỹ gắn liền với chủ nghĩa thực dụng của họ. Ý thức hệ không quan trọng và cái hữu hiệu được ưa chuộng hơn cái đẹp vì hiệu quả sẽ dẫn đến thành công.
Hệ thống thuế của Hoa Kỳ là hệ thống lũy tiến và rất phức tạp, được thu bởi ít nhất là 4 cấp chính quyền với nhiều loại thuế khác nhau như thuế thu nhập, thuế tài sản, thuế doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế tiền lương, thuế bất động sản,... Nguồn thu từ thuế chiếm 25% tổng GDP của cả nước vào năm 2011. Thị trường chợ đen trong nền kinh tế Mỹ rất hiếm so với các nước khác . Cả công dân Mỹ không cư trú trong nước và người có thẻ xanh sống ở nước ngoài đều bị đánh thuế thu nhập của họ bất kể họ sống ở đâu hoặc họ kiếm được thu nhập ở đâu, ngoài Hoa Kỳ thì trên thế giới chỉ Eritrea là có chính sách như vậy.
Có khoảng 160,4 triệu người trong lực lượng lao động Hoa Kỳ vào năm 2017, đây là lực lượng lao động lớn thứ tư sau Trung Quốc, Ấn Độ và Liên minh châu Âu. Chính phủ (liên bang, tiểu bang và địa phương) sử dụng 22 triệu nhân công vào năm 2010. 85% người lao động Mỹ làm việc trong khu vực tư nhân. Một số doanh nghiệp và nhà tuyển dụng lớn nhất trên thế giới hiện nay là các công ty của Mỹ. Trong số đó có Walmart, vừa là doanh nghiệp lớn nhất vừa là nhà tuyển dụng khu vực tư nhân lớn nhất trên thế giới .
Khoảng 12% công nhân Mỹ là thành viên của công đoàn, thấp hơn so với mức 30% tại Tây Âu. Các nghiệp đoàn không theo một ý thức hệ cố định nào. Họ chỉ cần đạt yêu sách của mình ở cấp địa phương. Thường thì nghiệp đoàn thân Đảng Dân chủ hơn nhưng nếu cần họ quay sang ủng hộ Đảng Cộng hòa. Nghiệp đoàn thường có mối liên hệ với mafia và không ngại dùng các thủ đoạn đáng ngờ. Lãnh tụ nghiệp đoàn là những người chuyên nghiệp, đôi khi là những người kém đạo đức hoặc thậm chí là những tên tội phạm.. Không như các nhóm lao động ở một số nước khác, các nghiệp đoàn Hoa Kỳ tìm cách hoạt động ngay trong hệ thống doanh nghiệp tự do đang tồn tại – một chiến lược làm thất vọng các nhà xã hội chủ nghĩa. Hoa Kỳ không trải qua chế độ phong kiến, và chỉ có rất ít người lao động cho rằng họ bị lôi cuốn vào một cuộc đấu tranh giai cấp. Thay vào đó, phần lớn người lao động chỉ đơn giản nhận thức rằng họ đang đòi các quyền bình đẳng để tiến bộ như những người khác. Một yếu tố khác làm giảm đối kháng giai cấp là việc công nhân Mỹ, ít nhất là công nhân nam da trắng, được có quyền bầu cử sớm hơn công nhân ở các nước khác.
Hoa Kỳ đứng hạng nhất về dễ mướn và sa thải công nhân theo Ngân hàng Thế giới.
Người Mỹ có chiều hướng làm việc nhiều giờ hơn mỗi năm so với công nhân tại các quốc gia phát triển khác, dùng ngày nghỉ phép ít hơn và ngắn hơn. Giữa năm 1973 và 2003, công việc một năm cho mỗi người Mỹ trung bình tăng 199 giờ. Kết quả một phần, Hoa Kỳ vẫn là nước có hiệu suất lao động cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không còn dẫn đầu hiệu suất sản xuất tính trên mỗi giờ như đã từng như vậy giữa thập niên 1950 và thập niên 1990; công nhân tại Na Uy, Pháp, Bỉ, và Luxembourg hiện nay là các nước có hiệu suất sản xuất trên giờ lao động cao hơn.
Lợi tức, phát triển con người và giai cấp xã hội
Chiếm 4,24% dân số toàn cầu thế nhưng Mỹ chiếm tới 29,4% tổng tài sản thế giới, đây là tỷ lệ lớn nhất trong số các quốc gia . Mỹ cũng là quê hương của nhiều tỉ phú và triệu phú nhất thế giới. Vào năm 2019, cả ba cá nhân giàu nhất thế giới (Jeff Bezos, Bill Gates và Warren Buffett) đều là người Mỹ. Vào tháng 3 năm 2013, Mỹ xếp số 1 thế giới về Chỉ số An ninh Lương thực Toàn cầu . Năm 2017, Hoa Kỳ xếp thứ 13 trong số 189 quốc gia về Chỉ số Phát triển Con người (HDI) .
Trong năm 2014, 14,8% dân số Mỹ sống trong nghèo khó. Báo cáo của Feeding America chỉ ra trong năm 2014 có 49 triệu người Mỹ lâm vào tình trạng không bảo đảm về đủ thực phẩm. Trong tháng 6 năm 2016, tổ chức IMF đã cảnh báo Hoa Kỳ rằng tỷ lệ nghèo khó tăng cao cần được giải quyết khẩn cấp.
Hoa Kỳ có một mạng lưới an sinh xã hội thấp nhất trong các quốc gia phát triển.. Tuy vậy mức sống của người nghèo tại Mỹ lại thuộc hàng cao nhất thế giới. Theo khảo sát thì 80% hộ nghèo tại Mỹ sở hữu máy lạnh, 92% hộ nghèo có lò vi sóng, gần 3/4 có ô tô hoặc xe tải và 31% có hai ô tô hoặc xe tải trở lên. Trung bình một người nghèo tại Mỹ có nhiều không gian sống hơn những người không nghèo điển hình ở Thụy Điển, Pháp hoặc Anh . Robert Rector, nghiên cứu viên Cao cấp tại Phòng Nghiên cứu Chính sách Nội địa cho rằng tình trạng nghèo đói tại Mỹ đã bị thổi phồng quá mức bởi truyền thông và giới chính trị gia . Theo ông thì "Chiến lược của giới truyền thông là lấy 3 phần trăm hoặc 4 phần trăm số người nghèo kém may mắn nhất và miêu tả tình trạng của họ như là đại diện cho hầu hết những người nghèo tại Mỹ" . Mike Brownfield trích dẫn dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ năm 2009 cho thấy 96% các bậc cha mẹ nghèo tại Mỹ nói rằng con cái của họ không bao giờ đói vào bất cứ thời điểm nào trong năm, 83% các hộ gia đình nghèo cho biết họ có đủ thức ăn để ăn . Theo Tim Worstall, nhà nghiên cứu của học viện Adam Smith thì những cá nhân có thu nhập thấp tại Mỹ vẫn có thu nhập cao hơn khoảng 70% dân số thế giới.
Dân số nằm trong mức cực nghèo khó đã gia tăng trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2009. Người dân thuộc diện này thường không được tiếp cận với giáo dục chất lượng cao; tỷ lệ phạm tội cao hơn, tỷ lệ cao hơn về những tổn thương thể chất và tâm lý, thiếu tiếp cận tới tín dụng và tích luỹ của cải; chịu giá hàng hoá dịch vụ cao, và khó tiếp cận những cơ hội nghề nghiệp hơn.. Trong năm 2017, tiểu bang có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là bang New Hampshire (7,3%), và khu vực có tỷ lệ nghèo cao nhất là Samoa thuộc Mỹ (65%) . Trong số các bang, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là ở bang Mississippi (21,9%)
Hoa Kỳ là quốc gia có mức thu nhập bình quân hộ gia đình cao nhất trong số các quốc gia OECD, và năm 2010 là nước có mức thu nhập bình quân hộ gia đình (median household incom)) cao thứ 4, xuống 2 bậc so với 2007. Theo một nghiên cứu độc lập, mức thu nhập của tầng lớp trung lưu tại Mỹ đã giảm xuống mức ngang bằng với mức tại Canada năm 2010, và xuống mức thấp hơn vào 2014, trong khi một vài quốc gia phát triển khác đã thu hẹp khoảng cách này trong những năm gần đây. Theo cục điều tra dân số, mức thu nhập hộ gia đình điều chỉnh theo lạm phát đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 59.039 đô la năm 2016. Mức độ bất bình đẳng về thu nhập cũng ở mức cao kỷ lục, với top một phần năm (20%) người giàu nhất kiếm được hơn 50% tổng toàn bộ thu nhập. Theo báo cáo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve) tháng 9 năm 2017, bất bình đẳng về tài sản cũng ở mức cao kỷ lục; top 1% số người giàu nhất kiểm soát 38,6% của cải của toàn quốc gia năm 2016. Hãng tư vấn Boston Consulting Group đã chỉ ra trong báo cáo tháng 6 năm 2017 rằng 1% số người giàu nhất nước Mỹ sẽ kiểm soát 70% tổng tài sản toàn quốc gia vào năm 2021.
Nhóm 1% người thu nhập cao nhất đóng góp vào việc tạo ra 52% tổng thu nhập từ năm 2009 đến 2015, trong đó thu nhập được định nghĩa là thu nhập từ thị trường không bao gồm những khoản tái phân phối từ chính phủ, và tỷ trọng thu nhập của họ trên tổng thu nhập đã được tăng lên gấp đôi từ 9% năm 1976 lên 20% năm 2011. Theo báo cáo năm 2014 của OECD, 80% tăng trường của tổng thu nhập (từ thị trường) trước thuế thuộc về nhóm 10% cao nhất từ năm 1957 đến 2007. Nhóm 10% giàu có nhất sở hữu 80% tổng tài sản tài chính. Bất bình đẳng về tài sản tại Mỹ hiện lớn hơn hầu hết các quốc gia phát triển khác. Thừa kế tài sản có thể lý giải tại sao nhiều người Mỹ trở nên giàu có vì có một bước khởi đầu thuận lợi đáng kể (substantial head start). Vào tháng 9 năm 2012, theo nghiên cứu của Viện chính sách, hơn 60% trong tổng số 400 người Mỹ trong danh sách giàu nhất của Forbes đã lớn lên trong những đặc quyền và khởi đầu thuận lợi như vậy.
Một số những nhà kinh tế học và hoạt động đã thể hiện những nghi ngại về vấn đề bất bình đẳng trong thu nhập, gọi nó là 'lo ngại sâu sắc', sự bất công, một mối hiểm hoạ cho ổn định nền dân chủ và xã hội, hoặc một dấu hiệu của sự yếu đi của quốc gia..
Trong khi các giai cấp xã hội Mỹ thiếu ranh giới định nghĩa rõ ràng, các nhà xã hội học đã cho rằng giai cấp xã hội là một biến số xã hội quan trọng. Nghề nghiệp, hấp thụ giáo dục, và lợi tức được dùng như những chỉ số chính nói đến tình trạng kinh tế xã hội. Dennis Gilbert của Cao đẳng Hamilton đã đưa ra một hệ thống, được những nhà xã hội học khác áp dụng, theo đó xã hội Mỹ có thể chia làm sáu giai cấp xã hội: một giai cấp thượng lưu hay đại tư bản gồm những người giàu có và quyền lực (1%), một giai cấp thượng trung lưu gồm các nhà nghiệp vụ có giáo dục cao (15%), một giai cấp trung lưu gồm những người bán nghiệp vụ và các thợ lành nghề (33%), một giai cấp lao động gồm những người lao động chân tay và thư ký (33%), và hai giai cấp thấp hơn - lao động nghèo (13%) và hạ cấp phần lớn là thất nghiệp (12%). 1% trên đầu danh sách giữ 33,4% tài sản của đất nước, bao gồm phân nửa tổng giá trị cổ phiếu giao dịch công khai.
Người Mỹ có thu nhập cao nhưng mức thuế cao, chi phí cho cuộc sống cao và có nhiều nhu cầu cần đáp ứng nên khả năng tiếp kiệm của người Mỹ không cao. Theo một khảo sát vào năm 2017, chỉ có 25% người Mỹ được hỏi có số tiền tiết kiệm từ 10.000 USD trở lên trong khi có đến 39% không có tiết kiệm, 36% người Mỹ còn lại có tiết kiệm dưới 10.000 USD. Những người Mỹ từ 55-64 tuổi chỉ có trung bình 120.000 USD tiền tiết kiệm hưu trí mỗi người trong khi đó nhiều chuyên gia khuyến nghị cần 1 triệu USD cho tuổi già. Một nghiên cứu cho thấy 66% người Mỹ tin rằng họ sẽ không có đủ tiền tiết kiệm để sống cho tới lúc qua đời.. Ngược lại, theo một báo cáo vào năm 2018 cho thấy, cứ 6 người đã về hưu tại Mỹ thì lại có một người là triệu phú.
Khoa học và kỹ thuật
Hoa Kỳ trở thành nhà tiên phong trong những cải tiến kỹ thuật kể từ cuối thế kỷ 19 và nghiên cứu khoa học từ giữa thế kỷ 20. Hoa Kỳ đã và đang dẫn đầu trong nhiều ngành kỹ thuật và nghiên cứu khoa học từ cuối thế kỷ XIX, là miền đất hấp dẫn các nhà khoa học nước ngoài như Albert Einstein, Niels Bohr, Victor Weisskopf, Otto Stern. Phần lớn quỹ nghiên cứu và phát triển với khoảng 64% đến từ phía tư nhân. Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới trong các tài liệu nghiên cứu khoa học và yếu tố tác động. Năm 1876, Alexander Graham Bell được công nhận bằng sáng chế đầu tiên của Mỹ về điện thoại. Thomas Edison đã phát triển máy hát, bóng đèn điện sáng duy trì lâu đầu tiên, và chiếc máy chiếu phim thông dụng đầu tiên. Nikola Tesla tiên phong trong động cơ cảm ứng và bộ truyền tần số cao sử dụng ở đài thu thanh. Trong đầu thế kỷ 20, công ty chế tạo ô tô của Ransom E. Olds và Henry Ford đã nhân rộng và phổ biến dây chuyền lắp ráp xe. Anh em nhà Wright năm 1903 đã chế tạo thành công chiếc máy bay đầu tiên của thế giới.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ phát triển vũ khí nguyên tử, mở đầu thời đại nguyên tử. Cuộc đua vũ trụ đã tạo ra những bước tiến nhanh trong lãnh vực phát triển hỏa tiễn, khoa học vật chất, máy vi tính, và nhiều lĩnh vực khác. Hoa Kỳ là nước đầu tiên phát triển ARPANET, tiền thân của Internet ngày nay. Người Mỹ hưởng được cấp bực cao cận kề với các hàng hóa tiêu dùng kỹ thuật.. Tính đến năm 2013, 83,8% hộ gia đình người Mỹ sở hữu ít nhất một chiếc máy tính và 73,3% có dịch vụ Internet tốc độ cao . 91% người Mỹ cũng sở hữu ít nhất một chiếc điện thoại di động vào tháng 5 năm 2013 . Hoa Kỳ là nước có thứ hạng cao liên quan đến quyền tự do sử dụng Internet . Hoa Kỳ là quốc gia phát triển và trồng trọt chính yếu các thực phẩm biến đổi gen; trên phân nửa những vùng đất thế giới được dùng trồng các vụ mùa kỹ thuật sinh học là ở tại Hoa Kỳ.
Việc phát minh ra bóng bán dẫn vào những năm 1950, một thành phần quan trọng trong hầu hết các thiết bị điện tử hiện đại, đã dẫn đến nhiều tiến bộ công nghệ và sự mở rộng đáng kể của ngành công nghiệp công nghệ cao ở Hoa Kỳ . Điều này dẫn tới sự ra đời của nhiều tập đoàn công nghệ mới và các khu vực tập trung công nghệ cao trên khắp đất nước như thung lũng Silicon ở California. Những thành công của các công ty vi xử lý Mỹ như Advanced Micro Devices (AMD) và Intel cùng với các công ty sản xuất phần mềm và phần cứng máy tính bao gồm Adobe Systems, Apple Inc., IBM, Microsoft và Sun Microsystems đã góp phần làm nên sự ra đời và phổ biến của máy tính cá nhân. ARPANET được phát triển vào những năm 1960 để đáp ứng các yêu cầu của Bộ Quốc phòng và đã trở thành nền tảng cho sự ra đời của Internet.
Hoa Kỳ hiện là quốc gia có nhiều người đoạt giải Nobel nhất, với 383 cá nhân người Mỹ đã giành tổng cộng 385 giải Nobel trong mọi lĩnh vực, trong đó Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về số giải thưởng Nobel Vật lý (94), Nobel Hóa học (63), Nobel Y học (100) và Nobel Kinh tế (55).
Giao thông
Hoa Kỳ có tỉ lệ sở hữu phương tiện cơ giới cao nhất thế giới, với 765 xe trên 1.000 người Mỹ . Khoảng 39% xe cá nhân là xe Van, xe SUV, hay xe có sàn chở hàng loại nhỏ. Người Mỹ trưởng thành trung bình dành khoảng 55 phút mỗi ngày lái trên đoạn đường dài trung bình 29 dặm Anh (47 km). Năm 2001, 90% người Mỹ đi làm bằng xe hơi.. Năm 2017, 91% hộ gia đình tại Mỹ sở hữu ô tô.. Tỉ lệ sở hữu ô tô thấp nhất là ở các thành phố có hệ thống giao thông công cộng phát triển như New York (44%) hay Washington DC (62%)
Hệ thống đường sắt nhẹ chở khách liên thành phố của Hoa Kỳ tương đối yếu kém. Chỉ có 9% tổng số lượt đi làm việc ở Hoa Kỳ là dùng giao thông công cộng so với 38,8% tại châu Âu.
Việc sử dụng xe đạp rất ít, thua xa mức độ sử dụng của châu Âu. Công nghệ hàng không dân sự hoàn toàn tư hữu hóa trong lúc đa số các phi trường chính là của công. 5 hãng hàng không lớn nhất trên thế giới tính theo số khách hàng được vận chuyển đều là của Hoa Kỳ; American Airlines là công ty hàng không lớn nhất thế giới. Trong số 30 phi trường hành khách bận rộn nhất trên thế giới thì có 16 là ở Hoa Kỳ, bao gồm Phi trường Quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta (ATL) bận rộn nhất thế giới.
Năng lượng
Tính đến năm 2019, có tới 80% nguồn năng lượng ở Hoa Kỳ được lấy từ nhiên liệu hóa thạch. Năm 2019, phần lớn nguồn năng lượng của đất nước được lấy từ dầu mỏ (36,6%), tiếp theo là khí tự nhiên (32%), than đá (11,4%), năng lượng tái tạo (11,4%) và hạt nhân (8,4%) . Kể từ năm 2007, tổng lượng phát thải khí nhà kính của Hoa Kỳ cao thứ hai trong số các quốc gia, chỉ xếp sau Trung Quốc . Hoa Kỳ trong lịch sử là nhà sản xuất khí nhà kính lớn nhất thế giới, và lượng phát thải khí nhà kính trên đầu người vẫn duy trì ở mức cao.
Du lịch
Hoa Kỳ đứng thứ 3 thế giới về tổng số khách du lịch đến tham quan (chỉ xếp sau Pháp và Tây Ban Nha) . Năm 2011, các điểm du lịch được ghé thăm nhiều nhất ở Mỹ gồm: Quảng trường Thời đại (New York), Công viên Trung tâm (New York), Ga Washington Union (Washington DC), Dải Las Vegas (Las Vegas), Nhà ga Grand Central (New York), Walt Disney World (Orlando), Disneyland Resort (Anaheim), Cầu Cổng Vàng (San Francisco).
Nhân khẩu
Vào ngày 1 tháng 7 năm 2017, Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ ước tính dân số của đất nước là 325.719.178 người và sẽ tăng thêm 1 người sau mỗi 13 giây, nghĩa là tăng khoảng 6.646 người mỗi ngày. Dân số Hoa Kỳ đã tăng gần gấp 4 lần trong thế kỷ 20, từ 76,2 triệu người năm 1900 lên 281,4 triệu người vào năm 2000.. Hiện Hoa Kỳ là nước đông dân thứ ba trên thế giới, chỉ xếp sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Tỉ lệ tăng dân số trung bình là 0,7% vào năm 2014. Tỉ lệ sinh 13/1.000 người, thấp hơn mức trung bình của thế giới. Năm 2006, 1,27 triệu di dân được cấp phép cư ngụ hợp pháp. México đã và đang là nguồn dẫn đầu các di dân mới của Hoa Kỳ trên hai thập niên qua; kể từ năm 1998, Trung Quốc, Ấn Độ, và Philippines là các quốc gia có số lượng người nhập cư đến Mỹ mỗi năm đông nhất.. Tính đến năm 2015, 47% người nhập cư là người gốc Latinh, 26% là người gốc châu Á, 18% là người da trắng và 8% là người da đen. Tỷ lệ người nhập cư là người châu Á đang tăng lên trong khi tỷ lệ người gốc Latinh đang giảm . Hoa Kỳ là quốc gia công nghiệp hóa duy nhất mà sự gia tăng dân số lớn lao được tiên đoán. Hoa Kỳ đã và đang là nước đứng đầu về số người nhập cư trong nhiều thập kỷ qua, tiếp nhận số người nhập cư nhiều hơn toàn bộ các nước khác trên thế giới cộng lại . Trong năm 2018, Mexico, Cuba, Trung Quốc và Cộng hòa Dominica là 4 nước dẫn đầu về số người nhập cư vào Hoa Kỳ .
Làn sóng nhập cư đã khiến dân số Hoa Kỳ tiếp tục tăng nhanh chóng với dân số sinh ra ở ngoại quốc tăng gấp đôi từ gần 20 triệu vào năm 1990 đến hơn 40 triệu trong năm 2010. Dân số sinh ra ở nước ngoài đạt 45 triệu người trong năm 2015. Hoa Kỳ có một dân số đa chủng tộc-31 nhóm sắc tộc có dân số trên 1 triệu người. Người da trắng là nhóm chủng tộc lớn nhất trong đó người gốc Đức, gốc Ireland, và gốc Anh chiếm ba trong số bốn nhóm sắc tộc lớn nhất. Người Mỹ gốc châu Phi, đa số là con cháu của các cựu nô lệ, là nhóm chủng tộc thiểu số đông nhất Hoa Kỳ và là nhóm sắc tộc lớn hạng ba. Người Mỹ gốc châu Á là nhóm chủng tộc thiểu số lớn hạng nhì của Hoa Kỳ; hai nhóm sắc tộc người Mỹ gốc châu Á lớn nhất là người Hoa và người Filipino. Năm 2010, dân số Hoa Kỳ bao gồm một con số ước tính là 5,2 triệu người thuộc sắc tộc bản thổ châu Mỹ hoặc bản thổ Alaska và gần 1 triệu người gốc bản thổ Hawaii hay người đảo Thái Bình Dương . Có thể coi Hoa Kỳ là nước có độ đa dạng sắc tộc, dân tộc (cộng đồng|dân tộc]], văn hóa cao nhất thế giới.
Cho đến phong trào đòi quyền công dân trong những năm 1960, các nhóm chủng tộc thiểu số ở Hoa Kỳ, nhất là người da đen và người da đỏ bản địa đã phải đối mặt với sự phân biệt đối xử cả về quyền lợi chính trị lẫn kinh tế . Hành vi phân biệt chủng tộc chính thức bị cấm dưới thời Tổng thống Johnson qua Đạo luật về Quyền Công dân năm 1964 và trở thành hành vi không thể chấp nhận cả về mặt xã hội lẫn đạo đức. Nhiều người cho rằng cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2008 là một bước tiến trong mối quan hệ giữa các chủng tộc ở Mỹ: người Mỹ da trắng đã đóng vai trò quan trọng trong việc bầu Barack Obama trở thành tổng thống da màu đầu tiên của nước này.
Sự gia tăng dân số của người nói tiếng Tây Ban Nha là một chiều hướng nhân khẩu chính. Khoảng 44 triệu người Mỹ gốc nói tiếng Tây Ban Nha tạo thành chủng tộc thiểu số lớn nhất tại Hoa Kỳ. Khoảng 64% người nói tiếng Tây Ban Nha có gốc từ México. Giữa năm 2000 và 2004, dân số nói tiếng Tây Ban Nha của Hoa Kỳ tăng 14% trong khi dân số không phải người nói tiếng Tây Ban Nha tăng chỉ 2%. Phần nhiều sự gia tăng dân số là vì di dân: Đến năm 2004, 12% dân số Hoa Kỳ sinh ra ở ngoại quốc, trên phân nửa con số đó là từ châu Mỹ Latinh. Sinh sản cũng là một yếu tố: Phụ nữ nói tiếng Tây Ban Nha trung bình sinh ba người con trong đời của mình. Tỉ lệ tương tự là 2,2 đối với phụ nữ da đen không nói tiếng Tây Ban Nha và 1,8 cho phụ nữ da trắng không nói tiếng Tây Ban Nha (dưới con số quân bình thay thế là 2,1). Người nói tiếng Tây Ban Nha chiếm gần như phân nửa con số gia tăng dân số quốc gia 2,9 triệu từ tháng 7 năm 2005 đến tháng 7 năm 2006. Ước tính theo chiều hướng hiện tại thì vào năm 2050, người da trắng gốc không nói tiếng Tây Ban Nha sẽ là 50,1% dân số, so với 69,4% năm 2000. Người da trắng không nói tiếng Tây Ban Nha đã ít hơn phân nửa dân số tại bốn tiểu bang: California, New Mexico, Hawaii, và Texas, cũng như tại Đặc khu Columbia.
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Viện Williams, 9 triệu người Mỹ, hoặc khoảng 3,4% số người trưởng thành tại Mỹ tự nhận mình là người đồng tính, song tính hoặc chuyển giới . Một cuộc thăm dò của Gallup năm 2016 cũng kết luận rằng 4,1% người Mỹ trưởng thành được xác định là thuộc cộng đồng LGBT. Tỷ lệ cao nhất đến từ Đặc khu Columbia (10%), trong khi tiểu bang thấp nhất là Bắc Dakota với 1,7% . Trong một cuộc khảo sát năm 2013, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh cho thấy 96,6% người Mỹ được xác định là thẳng (dị tính), trong khi 1,6% được xác định là đồng tính nam hoặc đồng tính nữ và 0,7% được xác định là người lưỡng tính .
Hoa Kỳ có mức độ đô thị hóa cao, khoảng 83% dân số sống trong 361 vùng đô thị. Năm 2005, 254 khu hợp nhất tại Hoa Kỳ có dân số trên 100.000 người, 9 thành phố có hơn 1 triệu dân, và 4 thành phố cấp thế giới có trên 2 triệu dân (Thành phố New York, Los Angeles, Chicago, và Houston). Hoa Kỳ có 50 vùng đô thị có dân số trên 1 triệu dân. Trong số 50 vùng đô thị phát triển nhanh nhất, 23 vùng đô thị nằm ở miền Tây và 25 vùng đô thị ở miền Nam. Trong số 20 vùng đô thị đông dân nhất của Hoa Kỳ, các vùng đô thị như Dallas (hạng tư lớn nhất), Houston (hạng sáu), và Atlanta (hạng chín) cho thấy có con số gia tăng lớn nhất giữa năm 2000 và 2006 trong khi vùng đô thị Phoenix (hạng 13) phát triển con số lớn nhất về phần trăm dân số.
Ngôn ngữ
Mặc dù Hoa Kỳ không có ngôn ngữ chính thức ở cấp liên bang, nhưng tiếng Anh Mỹ (American English) là ngôn ngữ quốc gia.
Năm 2010, khoảng 230 triệu người hay 80% dân số tuổi từ 5 trở lên nói tiếng Anh tại nhà. Tiếng Tây Ban Nha, có trên 10% dân số nói tại nhà, là ngôn ngữ thông dụng thứ hai và được dạy rộng rãi như ngôn ngữ ngoại quốc. Các di dân muốn nhập tịch phải biết tiếng Anh. Một số người Mỹ cổ vũ việc biến tiếng Anh thành ngôn ngữ chính thức của Hoa Kỳ vì nó là ngôn ngữ chính thức tại ít nhất 32 tiểu bang. Cả tiếng Hawaii và tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức tại Hawaii theo luật tiểu bang. Một số lãnh thổ vùng quốc hải cũng công nhận ngôn ngữ bản thổ của họ là ngôn ngữ chính thức cùng với tiếng Anh: Tiếng Samoa và tiếng Chamorro được Samoa thuộc Mỹ và Guam lần lượt công nhận là ngôn ngữ chính thức của họ; tiếng Caroline và tiếng Chamorro được Quần đảo Bắc Mariana công nhận; tiếng Tây Ban Nha là tiếng chính thức của Puerto Rico. Trong lúc cả hai tiểu bang này không có một tiếng chính thức nào, New Mexico có luật cho phép sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha giống như Louisiana làm vậy đối với tiếng Anh và tiếng Pháp.
Các ngoại ngữ được dạy rộng rãi nhất ở Hoa Kỳ, về số lượng học sinh từ mẫu giáo đến đại học, là: tiếng Tây Ban Nha (khoảng 7,2 triệu người học), tiếng Pháp (1,5 triệu), và tiếng Đức (500.000). Các ngôn ngữ thường được dạy khác (từ 100.000 đến 250.000 người học) bao gồm tiếng Latinh, tiếng Nhật, ASL, tiếng Ý và tiếng Trung . 18% số người Mỹ nói được ít nhất một thứ ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh .
Tôn giáo
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng tôn giáo nhất thế giới. Chính phủ Hoa Kỳ không kiểm soát tín ngưỡng của người dân. Trong một cuộc thăm dò tư nhân thực hiện năm 2014, có khoảng 70,6% người Mỹ trưởng thành tự xem mình là tín hữu Kitô giáo, giảm từ 86,4% trong năm 1990. Các giáo phái Tin Lành chiếm 46,5% trong khi Giáo hội Công giáo Rôma hiện là nhánh Kitô giáo độc lập lớn nhất, chiếm 20,8%. Một cuộc nghiên cứu khác vào năm 2007 cho thấy người da trắng Tin Lành trường phái phúc âm (evangelical) chiếm 26,3% dân số; đây là nhóm Tin Lành đông nhất; tổng số người theo Tin Lành phái phúc âm của tất cả các chủng tộc chiếm từ 30 tới 35%. Nhiều nhóm cư dân châu Âu đến định cư tại Bắc Mỹ là những người mong muốn xây dựng cuộc sống mới được đảm bảo tự do tôn giáo để thực hành tín ngưỡng của mình. Các quan niệm được đề cao ở Hoa Kỳ như tự do, dân chủ, nền cộng hòa, trách nhiệm cá nhân, sự chăm chỉ, đạo đức lao động, sự thịnh vượng và chủ nghĩa tư bản được cho là tương thích với tư tưởng của nhiều phái Tin Lành. Sự sùng đạo là một đặc điểm của Hoa Kỳ và tôn giáo là một nhân tố quan trọng trong xã hội tại đây. Hầu hết các Tổng thống Mỹ đều đặt tay tuyên thệ trên cuốn Kinh Thánh và tự đặt mình dưới sự che chở của Chúa.
Tổng số người ngoài Kitô giáo theo số liệu năm 2014 là 5,9%, tăng từ 3,3% hồi năm 1990. Các tôn giáo không phải Kitô giáo có số người theo đông nhất là Do Thái giáo (1,9%), Hồi giáo (0,9%), Phật giáo (0,7%), Ấn Độ giáo (0,7%). Giữa năm 1990 và 2001, số người theo Hồi giáo và Phật giáo gia tăng gấp đôi. Năm 1990 có 8,2% và năm 2014 có 22,8% dân số tự nhận mình là người theo thuyết bất khả tri, thuyết vô thần, hoặc không tôn giáo, vẫn tương đối ít hơn so với một số quốc gia phát triển khác như Anh Quốc và Thụy Điển.
Cấu trúc gia đình
Tính đến năm 2007, 58% người Mỹ từ 18 tuổi trở lên đã kết hôn, 6% là góa phụ, 10% đã ly hôn và 25% chưa bao giờ kết hôn .
Tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên của Hoa Kỳ là 26,5 trên 1.000 phụ nữ. Tỷ lệ này đã giảm 57% kể từ năm 1991 . Năm 2013, tỷ lệ sinh ở tuổi vị thành niên cao nhất là ở bang Alabama và thấp nhất ở bang Wyoming . Phá thai là hợp pháp trên toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ, sau vụ Roe v. Wade, một quyết định mang tính bước ngoặt vào năm 1973 của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ . Trong khi tỷ lệ phá thai đang giảm, tỷ lệ phá thai là 15 trên 1.000 phụ nữ trong độ tuổi từ 15-44 vẫn cao hơn so với hầu hết các quốc gia phương Tây . Năm 2013, độ tuổi trung bình khi sinh con đầu lòng là 26 và 40,6% ca sinh con đầu lòng là của phụ nữ chưa kết hôn .
Tổng tỷ suất sinh (TFR) năm 2016 là 1,82 ca sinh trên 1000 phụ nữ . Việc nhận con nuôi ở Hoa Kỳ là phổ biến và tương đối dễ dàng từ quan điểm pháp lý (so với các nước phương Tây khác) . Năm 2001, với hơn 127.000 con nuôi, Hoa Kỳ chiếm gần một nửa tổng số con nuôi trên toàn thế giới . Hôn nhân đồng giới là hợp pháp trên toàn quốc, sau phán quyết của Tòa án Tối cao năm 2015. Tuy vậy chế độ đa thê là bất hợp pháp trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ .
Giáo dục
Giáo dục công lập Hoa Kỳ do chính quyền tiểu bang và chính quyền địa phương đảm trách và do Bộ Giáo dục Hoa Kỳ điều phối bằng những quy định hạn chế liên quan đến những khoản trợ giúp của liên bang.
Ở hầu hết các tiểu bang, trẻ em từ 6 hoặc 7 tuổi bắt buộc phải đi học cho đến khi đủ 18 tuổi; một vài tiểu bang cho phép học sinh thôi học ở tuổi 16 hay 17.. Giáo dục bắt buộc được chia thành ba cấp: tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Trẻ em thường được chia theo nhóm tuổi thành các lớp, từ các lớp mẫu giáo (5–6 tuổi) và lớp 1 (6-7 tuổi) đối với những trẻ nhỏ tuổi nhất, cho đến lớp 12 (17–18 tuổi) là năm cuối cấp ba. Hệ thống xe buýt trường học cung cấp khoảng 8,8 tỷ chuyến đi, chở hơn 24 triệu học sinh Mỹ đi học và về nhà mỗi năm.
Vào năm 2013, khoảng 87% trẻ em trong độ tuổi đi học theo học tại các trường công lập do nhà nước tài trợ, khoảng 10% học tại các trường tư thục và khoảng 3% học tại nhà .
Hoa Kỳ có nhiều trường đại học và viện đại học tư thục cũng như công lập nổi tiếng có chính sách tuyển chọn sinh viên khắt khe như Đại học Harvard, nhưng cũng có các trường đại học cộng đồng ở địa phương cho phép sinh viên tự do ghi danh vào học. SAT và ACT là những bài kiểm tra tiêu chuẩn phổ biến nhất mà học sinh thực hiện khi nộp đơn vào đại học.
Trong số những người Mỹ tuổi từ 25 trở lên, 84,6% tốt nghiệp trung học, 52,6% có theo học đại học, 27,2% có bằng đại học, và 9,6% có bằng sau đại học. Tỉ lệ biết đọc biết viết ở mức cơ bản là khoảng 99%. Năm 2015, Liên Hợp Quốc đánh giá Hoa Kỳ có chỉ số giáo dục là 0.90, đứng thứ 8 trên thế giới.
Y tế
Tuổi thọ trung bình của người Mỹ vào năm 2013 là 78,9 tuổi . Tuổi thọ trung bình của người Mỹ vào năm 2006 là 77,8 tuổi, thấp hơn con số tính chung của Tây Âu 1 năm, thấp hơn Na Uy 3 năm và ngắn hơn Thụy Sĩ 4 năm. Hơn 20 năm qua, thứ hạng về tuổi thọ trung bình của quốc gia đã giảm từ hạng 11 vào năm 1987 xuống hạng 42 của thế giới vào năm 2007. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh là 6,17 trên một ngàn trẻ vào năm 2014, đứng thứ 56 trong tổng số 224 quốc gia, đứng sau tất cả các nước Tây Âu . Khoảng 1/3 dân số trưởng thành béo phì và thêm 1/3 có trọng lượng cân quá khổ; tỉ lệ béo phì là cao nhất trong số các nước phát triển, đã tăng gấp đôi trong 1/4 thế kỷ qua. Bệnh tiểu đường loại 2 có liên quan đến béo phì là căn bệnh thế kỷ đáng lo ngại đối với các nhà chăm sóc sức khỏe nghiệp vụ.
Tỉ lệ có thai ở tuổi vị thành niên là 79,8/1.000 phụ nữ thì cao gấp 4 lần so với Pháp và 5 lần so với Đức. Việc phá thai tại Hoa Kỳ là một nguồn tạo ra tranh cãi chính trị sôi động. Nhiều tiểu bang cấm dùng công quỹ vào việc phá thai và có luật hạn chế việc phá thai vào thời kỳ sắp sinh nở, bắt buộc thông báo cho cha mẹ của trẻ vị thành niên muốn phá thai, và cưỡng bách một thời kỳ chờ đợi trước khi tiến hành phá thai. Trong khi việc phá thai có giảm sút, tỉ lệ phá thai tại Hoa Kỳ 241 vụ trên 1.000 trẻ sinh ra đời và tỉ lệ 15 vụ trên 1.000 phụ nữ tuổi từ 15–44 thì vẫn còn cao hơn so với đa số các quốc gia Tây Âu.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ vượt mức chi tiêu bất cứ quốc gia nào khác, tính theo cả số chi tiêu cho mỗi đầu người và phần trăm GDP. Không như đa số các quốc gia phát triển khác, hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ không hoàn toàn là công ích, thay vào đó nó dựa vào tiền chi trả của cả công cộng và tư nhân. Năm 2004, bảo hiểm tư nhân đã trả khoảng 36% chi tiêu về sức khỏe cho cá nhân, tiền túi của bệnh nhân chiếm 15% và chính phủ liên bang, tiểu bang và địa phương trả khoảng 44%.
Chi phí y tế ở Mỹ nhìn chung là rất cao, một đợt khám bệnh nhẹ cũng có thể phải trả hàng trăm USD, bệnh nặng điều trị dài ngày có thể tốn kém hàng trăm ngàn USD. Chi phí y tế quá cao là lý do thông thường nhất khiến cá nhân, hộ gia đình lâm vào cảnh phá sản tại Hoa Kỳ.
Mỹ là một quốc gia phát triển nhưng chưa có một nền bảo hiểm y tế phổ cập toàn dân. Người dân Mỹ phải đóng bảo hiểm y tế cao hơn dân Canada tới 14 lần (tức là tới gần 11.000 USD/năm). Cũng có loại bảo hiểm rẻ hơn, khoảng 3.000 USD/năm cho một người còn trẻ, khỏe mạnh và không tiền sử bệnh nghiêm trọng, nhưng loại bảo hiểm đó chỉ chi trả phần nào cho những lúc ốm nặng, còn bệnh nhẹ thì người bệnh phải tự trả tiền. Những gia đình có thu nhập trung bình thấp ở Mỹ sẽ không thể có đủ tiền mua bảo hiểm y tế. Năm 2005, 46,6 triệu người Mỹ hay 15,9% dân số không có bảo hiểm y tế, 5,4 triệu người hơn so với năm 2001. Nguyên nhân chính con số người không có bảo hiểm y tế gia tăng là vì số người Mỹ có bảo hiểm do công ty nơi họ làm việc bảo trợ giảm từ 62,6% năm 2001 xuống còn 59,5% năm 2005. Khoảng 1/3 số người không bảo hiểm y tế sống trong các hộ gia đình có lợi tức hàng năm trên 50.000 đôla, phân nửa số hộ gia đình đó có lợi tức trên 75.000 đô la. Một phần ba số người khác có tiêu chuẩn nhưng không đăng ký xin bảo hiểm y tế công cộng.. Năm 2006, Massachusetts trở thành tiểu bang đầu tiên yêu cầu phải có bảo hiểm y tế; California đang xem xét một luật tương tự.. Đạo luật Obamacare, được thông qua vào đầu năm 2010, đã giúp cho số người không có bảo hiểm y tế trên toàn quốc giảm một nửa, mặc dù nội dung của đạo luật và hiệu lực cuối cùng của nó vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi . Năm 2017, 12,2% dân số Mỹ không có bảo hiểm y tế .
Chi phí cao cho hệ thống chăm sóc sức khoẻ tại Hoa Kỳ có nhiều nguyên nhân khác nhau từ tiến bộ công nghệ, chi phí quản lý, giá thuốc, các nhà cung cấp tính phí cao hơn cho trang thiết bị, người dân Mỹ được nhận nhiều chăm sóc y tế hơn tại các quốc gia khác, mức lương cao của bác sỹ, chính sách kiểm soát của chính phủ, tác động của tố tụng, và hệ thống thanh toán của bên thứ ba giúp giảm chi phí điều trị.
Theo một cuộc khảo sát của Gallup được thực hiện tại cả 50 bang của Hoa Kỳ vào cuối năm 2018 thì hầu hết người Mỹ vẫn đánh giá rất tích cực về hệ thống y tế của quốc gia. Theo đó, 80% số người tham gia khảo sát đánh giá rằng chất lượng của hệ thống chăm sóc sức khỏe mà họ nhận được là "xuất sắc", 69% đánh giá chất lượng bảo hiểm y tế của họ là "rất tốt", trong khi đó đánh giá chung về chất lượng chăm sóc sức khỏe trên toàn quốc lại có phần kém hơn (chỉ 55% đánh giá "rất tốt" khi nói đến chất lượng tổng thể của hệ thống y tế Hoa Kỳ). Đối với những người trên 65 tuổi tham gia khảo sát, có 68% bày tỏ sự hài lòng về chi phí khám chữa bệnh nói chung.
Tội phạm và hình phạt
Tình trạng tội phạm
Thi hành luật pháp tại Hoa Kỳ là trách nhiệm chính yếu của cảnh sát địa phương và sở cảnh sát quận, với sự trợ giúp rộng lớn hơn của cảnh sát tiểu bang. Các cơ quan Liên bang như Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cục Bảo vệ Tòa án Hoa Kỳ (United States Marshals Service) có những nhiệm vụ đặc biệt. Ở cấp liên bang, và gần như ở mọi tiểu bang, pháp chế đều dựa vào một hệ thống luật phổ thông. Các tòa án tiểu bang thi hành đa số các vụ xử án hình sự; các tòa án liên bang nhận thụ lý một số tội ác đã được quy định nào đó cũng như các vụ chống án từ các hệ thống tòa tiểu bang.
So với các quốc gia trong Liên minh châu Âu và Khối Thịnh vượng chung, Hoa Kỳ có một tỉ lệ tội phạm tính chung là trung bình. Trong số các quốc gia phát triển, Hoa Kỳ có mức độ tội phạm bạo lực trên trung bình và đặc biệt có mức độ cao về bạo lực do súng gây ra và hành động giết người. Năm 2005, có 56 vụ giết người trên con số 1 triệu cư dân, so với 10 tại Đức và 19 tại Canada. Tỉ lệ các vụ giết người tại Hoa Kỳ giảm 36% từ năm 1986 đến 2000 và gần như không đổi kể từ đó.
Theo báo cáo năm 2013 của Văn phòng Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC), từ năm 2005 đến 2012, tỷ lệ giết người trung bình tại Hoa Kỳ là 4,9/100.000 dân, thấp hơn so với mức trung bình trên toàn cầu là 6,2. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn cao hơn nhiều so với hầu hết các nước phát triển khác trên thế giới. Tỷ lệ giết người trong năm 2015 là 4,9/100.000 người . Năm 2016 có 17.250 vụ giết người, tăng 8,6% so với năm 2015
Hoa Kỳ cũng là nơi tồn tại nhiều băng đảng tội phạm khi ước tính có khoảng 33.000 băng nhóm đang hoạt động tại quốc gia này
. Các băng đảng đường phố quy mô lớn có xu hướng tập trung ở những khu đô thị đông dân như New York City, Los Angeles, Chicago, Philadelphia, Miami, Denver.
Hoa Kỳ có tỉ lệ người bị tống giam có lập hồ sơ và tổng dân số tù nhân cao nhất trên thế giới và hơn xa các con số cao nhất trong các quốc gia phát triển dân chủ: năm 2006, 750 trong mỗi 100.000 người Mỹ bị cầm tù trong năm đó, hơn 3 lần con số tại Ba Lan, quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) có tỉ lệ cao nhất kế tiếp. Tỉ lệ hiện tại của Hoa Kỳ gần như cao gấp 5 lần rưỡi con số năm 1980 là 139 mỗi 100.000 người. Đàn ông người Mỹ gốc châu Phi bị bắt giam có tỉ lệ gấp 6 lần tỉ lệ của đàn ông da trắng và ba lần so với tỉ lệ của đàn ông nói tiếng Tây Ban Nha. Tỉ lệ bị cầm tù ngày càng cao của Hoa Kỳ phần lớn là do những thay đổi trong việc xử phạt và những chính sách chống chất ma túy. Trong năm 2013, Louisiana là bang có tỷ lệ bị giam giữ cao nhất (1.082 trên 100.000 người) , còn bang Maine là thấp nhất (285 trên 100.000 người) . Khoảng 9% tù nhân bị giam giữ trong các nhà tù thuộc sở hữu tư nhân .
Người Mỹ gốc Phi là nhóm chủng tộc có tỉ lệ phạm tội cao nhất tại Mỹ. Một thống kê vào năm 2015 cho thấy phần lớn thủ phạm trong các vụ giết người tại Mỹ là người Mỹ gốc Phi, trong đó số người Mỹ da trắng bị sát hại bởi người Mỹ gốc Phi cao hơn đáng kể so với số người Mỹ gốc Phi bị người da trắng sát hại.
Mặc dù chỉ chiếm 13% dân số Mỹ, thế nhưng, người Mỹ gốc Phi là thủ phạm trong 52.5% số vụ giết người tại Mỹ từ năm 1990 đến năm 2008 . Theo thống kê của FBI thì người Mỹ gốc Phi đã gây ra 52% số vụ giết người và 54% số vụ cướp tại Mỹ trong năm 2016 .
Mặc dù hình phạt tử hình đã bị xóa bỏ tại phần lớn các quốc gia Tây phương, nó vẫn còn tồn tại ở Hoa Kỳ đối với một số tội liên bang và quân sự nào đó, và hiện nay hình phạt tử hình vẫn còn tồn tại ở 30 tiểu bang. Từ khi hình phạt tử hình được phục hồi vào năm 1976, đã có trên 1.300 vụ xử tử tại Hoa Kỳ, phần lớn là ở ba bang: Texas, Virginia và Oklahoma . Năm 2015, Hoa Kỳ đứng thứ 5 về số vụ xử tử cao nhất trên thế giới sau Trung Quốc, Iran, Pakistan, và Ả Rập Saudi . Nước Mỹ hiện cũng có 31/51 bang có áp dụng hình phạt tử hình. Bên cạnh đó, nước Mỹ còn có những án tù ngang bằng với vô số án chung thân kỷ lục trong lịch sử tư pháp hiện đại.
Tranh cãi về quyền sở hữu súng đạn
Một số học giả quy kết tỉ lệ cao các vụ giết người có mối tương quan với tỉ lệ số người sở hữu súng rất cao ở Hoa Kỳ, và sau đó là có liên quan đến luật sở hữu súng của Hoa Kỳ, rất dễ dàng được phép sở hữu súng nếu so với các nước phát triển khác. Theo các cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ), dân số Mỹ chiếm chưa tới 5% dân số toàn cầu, nhưng đã sở hữu khoảng 45% số súng cá nhân trên toàn thế giới.
Ngay cả cảnh sát Mỹ cũng thường xuyên sử dụng súng để bắn chết tại chỗ những người có dấu hiệu chống cự. Riêng trong năm 2015, cảnh sát Mỹ đã bắn chết 986 người Năm 2018, 998 người đã bị cảnh sát Mỹ bắn chết. Năm 2017, con số này là 987 người và năm 2016 là 963 người. Mapping Police Violence, một trang theo dõi các vụ bắn súng, thì cho rằng cảnh sát Mỹ đã giết 1.166 người vào năm 2018.
Nạn xả súng giết người hàng loạt ở Mỹ diễn ra nghiêm trọng do luật pháp cho phép sở hữu súng rất dễ dàng so với các nước khác. Riêng trong năm 2015, 13.286 người Mỹ đã bị giết bởi súng, không kể những người tự sát bằng súng Năm 2017, có tới 39.773 người Mỹ chết vì súng (chưa kể số bị thương), tăng hơn 10.000 người chết so với năm 1999 (28.874 người). Trong số những người chết do súng trong năm 2017, 23.854 người chết vì tự sát (con số cao nhất trong 18 năm) và 15.919 chết do bị người khác giết. Tỷ lệ tử vong do súng theo độ tuổi trên 100.000 người tăng từ 10,3/100.000 vào năm 1999 lên 12/100.000 trong năm 2017.
Trong số những trường hợp tử vong liên quan đến súng đạn ở Hoa Kỳ, gần 2/3 là do tự tử, số còn lại là bị người khác giết bằng súng. Trong năm 2013 có khoảng 51,5% số vụ tự tử ở Mỹ được thực hiện bằng súng đạn, và các vụ tự tử chiếm tới 63% tổng số những cái chết liên quan đến súng .
Khoảng 1,4 triệu người Mỹ đã bị giết bởi súng kể từ năm 1968 tới 2011, nhiều hơn số lính Mỹ chết trong các cuộc chiến tranh cộng lại.
Quyền sở hữu súng đạn từ lâu đã là một khía cạnh đầy tranh cãi trong chính trị Hoa Kỳ, thường chia thành hai luồng quan điểm đối lập: Những người ủng hộ việc kiểm soát súng đạn ủng hộ các động thái của chính phủ nhằm tăng các quy định liên quan đến quyền sở hữu súng; trong khi những người ủng hộ quyền sử dụng súng đạn kêu gọi giảm bớt các quy định liên quan đến quyền sở hữu súng.
Các nhà lập pháp Mỹ thời lập quốc đã thông qua Tu chính án thứ hai của Hiến pháp Hoa Kỳ, được thông qua vào ngày 15 tháng 12 năm 1791, trong đó nêu rõ "Xét thấy lực lượng dân quân có tổ chức nghiêm chỉnh là rất cần thiết cho nền an ninh của một quốc gia tự do, quyền của dân chúng được giữ và sử dụng vũ khí sẽ không bị vi phạm". Những cuộc tranh luận xoay quanh lối diễn giải tu chính án đó ra sao. Nhiều người diễn giải Tu chính án thứ 2 có nghĩa là người dân có quyền tự do vũ trang mà không bị Chính phủ hạn chế. Nhưng sử gia Saul Cornell của Đại học Fordham nhận định rằng tu chính án thứ hai chú trọng hơn tới nghĩa vụ bảo vệ quốc gia của lực lượng dân quân, hơn là bảo vệ quyền sở hữu súng của mỗi cá nhân, nó không cấm việc Chính phủ đặt ra quy định kiểm soát súng. Tự do mua bán vũ khí đã giúp người định cư Hoa Kỳ chiếm lĩnh vùng miền tây hoang dã của đất nước trong thế kỷ 19. Tuy nhiên, khi biên giới biến mất và một hệ thống quốc phòng toàn quốc phát triển, mối liên kết giữa công dân và binh sĩ đã phai dần. Một lực lượng dân quân vũ trang đã không còn thích hợp trong một xã hội Mỹ hiện đại, nhưng Tu chính án số 2 thì đã không thay đổi suốt 200 năm qua
Ngoài ra, khi Tu chính án thứ 2 ra đời thì loại súng duy nhất tồn tại là những khẩu súng hỏa mai, sau 200 năm thì súng ống hiện đại đã trở nên rất đa dạng và có sức sát thương vượt xa súng hỏa mai, dẫn tới việc diễn giải Tu chính án này phát sinh thêm mâu thuẫn trong việc: liệu người dân được phép hoặc không được phép giữ những loại súng gì? Ví dụ như Thẩm phán William Young của tòa liên bang khu vực Massachusetts đã phán định vào năm 2018 rằng: Tu Chính Án Số 2 cho phép công dân sở hữu súng, nhưng không cho phép người dân sở hữu một khẩu súng AR-15 hay những loại súng trường quân sự khác với băng đạn lớn
Sau nhiều vụ xả súng xảy ra trong thời gian gần đây, một bộ phận công chúng Mỹ liên tục kêu gọi thắt chặt quyền sở hữu súng đạn, nhưng họ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Hiệp hội Súng trường quốc gia Hoa Kỳ (NRA). NRA ra đời năm 1871, là tổ chức tự phát do những thợ săn và người thích súng ở Mỹ thành lập. Nhưng từ những năm 1960, khi nhiều người Mỹ lên tiếng yêu cầu kiểm soát súng đạn chặt chẽ hơn, các tập đoàn buôn bán vũ khí Mỹ đã hỗ trợ kinh phí để biến NRA đã trở thành một đoàn thể chính trị phản đối yêu cầu này, họ hoạt động rất hiệu quả ở cả cấp độ bang và liên bang. Tính đến thời điểm 2018, NRA có hơn 5 triệu hội viên và là một trong số các tổ chức có thế lực nhất nước Mỹ, có tới tám tổng thống Mỹ từng là hội viên của tổ chức này. NRA có tiềm lực tài chính hùng hậu, tính riêng trong năm 2013, quỹ hoạt động của NRA lên đến 350 triệu USD, đến từ đóng góp của các thành viên và các tập đoàn sản xuất và buôn bán vũ khí. NRA thường xuyên chi rất nhiều tiền cho các chiến dịch vận động bầu cử Quốc hội cũng như bầu Tổng thống Mỹ. Đầu tháng 2/2019, Hạ viện Mỹ đã thông qua "Dự luật An toàn súng đạn" cho phép mở rộng việc kiểm tra lai lịch đối với gần như mọi trường hợp mua bán súng. Tuy nhiên, dự luật đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ tại Thượng viện, nơi đảng Cộng hòa nắm đa số và được NRA hỗ trợ.
Theo một cuộc khảo sát của Gallup được tiến hành vào năm 2015, phần đông (52%) người Mỹ vẫn tin rằng việc bảo vệ quyền sở hữu súng đạn của người dân là quan trọng hơn việc thắt chặt các quy đinh về sử dụng và sở hữu súng đạn. Tuy nhiên sau một loạt các vụ xả súng thời gian gần đây, nhiều cử tri đã ủng hộ thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn nhằm ngăn ngừa bạo lực súng đạn. Một cuộc thăm dò ý kiến cử tri của Fox News tháng 8 năm 2019 cho thấy 90% số người ủng hộ kiểm tra lý lịch phổ quát, 81% ủng hộ việc tước súng từ những người có nguy cơ gây án và 67% ủng hộ việc cấm vũ khí tấn công, tuy vậy cũng có tới 57% số người tham gia khảo sát cho biết rằng họ thích sống ở những bang cho phép người dân sở hữu súng hơn là những bang cấm súng.
Văn hóa
Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng chủng tộc, truyền thống, và giá trị. Nói đến văn hóa chung của đa số người Mỹ là có ý nói đến "văn hóa đại chúng Mỹ", đó là một nền văn hóa Tây phương phần lớn là sự đúc kết từ những truyền thống của các di dân từ Tây Âu, bắt đầu là các dân định cư người Hà Lan và người Anh trước tiên. Văn hóa Đức, Ireland và Scotland cũng có nhiều ảnh hưởng. Một số truyền thống của người bản thổ Mỹ và nhiều đặc điểm văn hóa của người nô lệ Tây Phi châu được hấp thụ vào đại chúng người Mỹ. Xã hội Mỹ đa sắc tộc được thành lập trên hiến pháp có chủ trương chống lại đàn áp, bóc lột, bóp nghẹt tiềm năng phát triển của con người. Sự năng động là một đặc trưng của người Mỹ, họ luôn có nhu cầu hành động để đạt mục đích. Chính nhu cầu này tạo ra tinh thần hướng tới tương lai, lạc quan, uyển chuyển và không ngừng vận động.
Sự mở rộng biên cương về phía tây đã đưa người Mỹ tiếp xúc gần đến nền văn hóa Mexico, và sự di dân mức độ lớn trong cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX từ Nam Âu và Đông Âu đã mang đến thêm nhiều yếu tố văn hóa mới. Sự di dân gần đây hơn từ châu Á và đặc biệt là từ châu Mỹ Latinh có nhiều ảnh hưởng rộng lớn. Kết quả sự trộn lẫn các nền văn hóa lại với nhau có thể có đặc tính như là một cái nồi súp nấu chảy mọi thứ văn hóa thành một thứ văn hóa chung mà người Mỹ thường gọi từ xưa đến nay là melting pot, hay là một khái niệm mới salad bowl là một tô xà-lách trộn có đủ thứ rau, gia vị mà trong đó những người di dân và con cháu của họ vẫn giữ các đặc tính văn hóa riêng biệt của mình. Ngoài ra có những cách lý giải khác về văn hóa Hoa Kỳ như thuyết nông bản, thuyết dân chủ, thuyết biên cương, thuyết phồn vinh, chủ nghĩa thực dụng, thuyết đa dạng bất định, thuyết Darwin xã hội. Thuyết nông bản xem con người tính bản thiện, chính xã hội khi muốn chỉ đạo, áp đặt quá mức đã sinh ra điều xấu, phái nông bản cho rằng xã hội Mỹ cho phép mỗi người đạt tới hạnh phúc dễ hơn các xã hội châu Âu vì nó tôn trọng các nguyên tắc này và sẽ mất hết phẩm chất nếu bị xói mòn bởi chủ nghĩa tư bản và đô thị hóa. Thuyết dân chủ dựa trên tác phẩm Nền dân chủ Mỹ của Alexis de Tocqueville miêu tả các đặc tính dân chủ của xã hội Hoa Kỳ và xem đây là những đặc trưng nổi bật của nền văn hóa Hoa Kỳ. Thuyết biên cương xem quá trình mở rộng lãnh thổ nước Mỹ đã tạo nên tính cách của người Mỹ như táo bạo, lạc quan, không ngừng đổi mới, mềm dẻo, dễ thích nghi, sáng tạo, yêu lao động,... Thuyết phồn vinh cho rằng người Mỹ luôn hướng tới sự thịnh vượng. Điều này có mặt trong mọi mối quan hệ xã hội, ảnh hưởng đến toàn bộ các điều kiện xã hội, góp phần quyết định hình thành văn hóa và tính cách Mỹ. Chủ nghĩa thực dụng cũng là một đặc trưng văn hóa của Hoa Kỳ. Người Mỹ có khuynh hướng chối bỏ mọi định kiến, mọi hệ thống sẵn có, mọi lý thuyết, những thứ cấm kỵ và khuôn mẫu làm tê liệt hành động và chỉ coi trọng kinh nghiệm vì người Mỹ muốn đi lên từ số không về văn hóa. Thuyết đa dạng bất định cho rằng xã hội Hoa Kỳ tồn tại nhiều nghịch lý trên lĩnh vực văn hóa nhưng những nghịch lý này không ngừng thay đổi tạo nên sự đa dạng và sự bất định. Thuyết Darwin xã hội cho rằng xã hội Mỹ luôn chạy đua để thích nghi, để dành thắng lợi tuy nhiên vẫn có những chuẩn mực đạo đức mà toàn xã hội phải tuân theo.
Trong khi văn hóa Mỹ xác định rằng Hoa Kỳ là một xã hội không giai cấp do mọi người đều tự do, bình đẳng và có cơ hội ngang nhau, các nhà kinh tế và xã hội học đã nhận ra sự khác biệt văn hóa giữa các giai cấp xã hội của Hoa Kỳ. Giai cấp nghiệp vụ và trung lưu Mỹ đã và đang là nguồn của nhiều chiều hướng thay đổi xã hội hiện đại như chủ nghĩa bình đẳng nam nữ, chủ nghĩa bảo vệ môi trường, và chủ nghĩa đa văn hóa. Phụ nữ, trước đây chỉ hạn chế với vai trò nội trợ, bây giờ hầu hết làm việc bên ngoài và là nhóm đa số lấy được bằng cử nhân.
Giữa thế kỷ 20 trở lại đây chứng kiến sự thay đổi trong văn hóa gia đình Mỹ: tỷ lệ ly hôn, con ngoài giá thú và số người không kết hôn tăng nhanh. Năm 2005, số hộ gia đình chỉ có một người (sống độc thân) chiếm 30% tổng số hộ gia đình; nhiều cặp vợ chồng không có con là chuyện bình thường với tỉ lệ 28%. Việc nới rộng quyền kết hôn cho những người đồng tính luyến ái là một vấn đề gây tranh luận, các tiểu bang cấp tiến cho phép sống chung giữa những người đồng tính (civil union) và những tiểu bang phía bắc như Massachusetts, Vermont, Iowa, Connecticut, Maine và New Hampshire vừa qua đã hợp thức hóa hôn nhân đồng tính. Tiểu bang California cũng đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào tháng 4 năm 2008, nhưng sau đó những người đồng tính lại bị tước quyền kết hôn sau khi Dự luật 8 được ban hành vào tháng 11 năm 2008.. Đến năm 2015 kết hôn đồng tính chính thức được hợp pháp hóa tại tất cả các bang của Hoa Kỳ.
Nước Mỹ là nơi chủ nghĩa cá nhân thịnh hành. Chủ nghĩa cá nhân ở đây có thể hiểu là "sự khẳng định các quyền của cá nhân và của từng nhóm đối với tập thể" và mở rộng ra là "bảo hộ các thực thể văn hóa nhỏ chống các thực thể lớn". Chủ nghĩa cá nhân bắt nguồn từ những cha xứ chạy trốn khỏi sự đàn áp của các chính phủ Châu Âu sau năm 1620. Chủ nghĩa cá nhân được hoàn chỉnh thêm bằng thuyết đa nguyên cho rằng mọi tư tưởng, mọi khuynh hướng đều được tự do phát biểu và thực hiện, bảo đảm ai cũng có cơ hội như nhau. Chủ nghĩa cá nhân còn thể hiện qua việc mỗi người, mỗi nhóm tình nguyện gia nhập cộng đồng dân tộc nhưng không từ bỏ cá tính, quyền lựa chọn; mỗi bang hòa nhập vào liên bang mà không bỏ bản sắc văn hóa và những quyền được coi là bất khả xâm phạm của mình. Do xã hội Mỹ không thuần nhất, đa văn hóa, đa chủng tộc nên người Mỹ theo chủ nghĩa đa nguyên. Sự khác biệt giữa các cá nhân, địa phương, tôn giáo, chủng tộc, nghề nghiệp, nhóm xã hội, quan điểm, ý thức hệ,... được tôn trọng và có thể tồn tại hòa bình bên cạnh nhau. Người Mỹ cũng theo chủ nghĩa bình quân hiểu theo nghĩa mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có cơ hội thăng tiến ngang nhau. Vai trò của nhà nước là bảo vệ sự bình đẳng này. Người Mỹ không hiểu bình đẳng là mọi người được hưởng thụ ngang nhau nên họ phản đối dùng áp lực để phân phối lại của cải mà chỉ khuyến khích làm từ thiện để giảm bớt sự chênh lệch của cải giữa người giàu và người nghèo. Chủ nghĩa tự do là nền tảng của nước Mỹ. Người Mỹ không thích nhà nước can thiệp vào đời sống xã hội cũng không ỷ lại vào nhà nước. Họ không trông chờ nhà nước giải quyết các vấn đề của họ cũng không đổ lỗi cho nhà nước về những thất bại của họ. Nếu nhà nước không thể làm điều gì thì họ sẽ làm thay nhà nước. Người Mỹ cũng không thích ý tưởng dùng ngân sách nhà nước để trợ cấp cho các cá nhân và doanh nghiệp. Quyền có việc làm, quyền được hưởng trợ giúp xã hội không phải là những ý tưởng dễ được chấp nhận. Khi nhà nước tỏ ra lấn lướt, xã hội sẽ phản ứng lại; tuy nhiên, nước Mỹ vẫn cần sự can thiệp có chừng mực, có cân nhắc của nhà nước để bảo vệ tự do của đa số dù thực tế là nó hạn chế tự do cá nhân. Dù theo chủ nghĩa cá nhân nhưng người Mỹ vẫn có tinh thần cộng đồng rất cao. Họ có thói quen tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa mà không hưởng lương. Tinh thần tự nguyện này bắt nguồn từ khái niệm dân chủ trực tiếp đề cao trách nhiệm cá nhân, không đổ thừa thất bại cho người khác hoặc cho tổ chức. Chính vì thế, xã hội dân sự ở Mỹ phát triển rất mạnh với rất nhiều tổ chức tồn tại trong mọi lĩnh vực. Các hoạt động thiện nguyện cũng phát triển mạnh ở Mỹ và được xã hội khuyến khích.
Tất nhiên, văn hóa Mỹ cũng như các nền văn hóa khác trên thế giới, có mặt tích cực lẫn cái tiêu cực. Trong bức thư tháng 2/2002 của 60 trí thức lớn của Mỹ, các tác giả công nhận những tiêu cực của văn hóa Mỹ hiện nay: đôi khi tỏ ra hung hăng và kém hiểu biết đối với các xã hội khác, đôi khi theo đuổi những chính sách không đúng hướng và phi nghĩa. Có những giá trị văn hóa Mỹ ít hấp dẫn hoặc tai hại, như là Chủ nghĩa tiêu thụ được coi là tiêu chuẩn, sự tự do quá trớn không còn quy luật, sự suy yếu của văn hóa gia đình và đời sống gia đình. Các sản phẩm văn hóa Mỹ có những thứ đề cao bạo lực, kích thích sự quái gở, hoặc thể hiện sự trống rỗng trong tâm hồn.
Truyền thông đại chúng
Năm 1878, Eadweard Muybridge đã chứng minh khả năng của thuật nhiếp ảnh có thể chụp được ảnh di động. Năm 1894, triển lãm hình ảnh di động thương mại đầu tiên của thế giới được trình diễn tại thành phố New York, sử dụng máy ảnh của Thomas Edison chế tạo. Năm sau đó, người ta thấy phim thương mại đầu tiên được chiếu trên màn bạc, cũng tại New York, và Hoa Kỳ luôn đi đầu trong việc phát triển phim có tiếng nói trong những thập niên sau đó. Kể từ đầu thế kỷ 20, ngành công nghiệp điện ảnh Hoa Kỳ chủ yếu tập trung ở khu vực Hollywood thuộc thành phố Los Angeles, California. Bộ phim Citizen Kane (1941) của Đạo diễn Orson Welles luôn được bình chọn như là một bộ phim vĩ đại nhất của mọi thời đại. Các diễn viên điện ảnh như John Wayne và Marilyn Monroe đã trở thành những khuôn mặt biểu tượng trong khi đó nhà sản xuất phim kiêm kinh doanh Walt Disney là một người đi đầu trong cả lĩnh vực phim hoạt hình và dùng phim ảnh để quảng cáo các sản phẩm.
Trong những năm 1970, các đạo diễn phim như Martin Scorsese, Francis Ford Coppola và Robert Altman là một thành phần quan trọng trong cái được gọi là "Tân Hollywood" hay "Hollywood Phục hưng", với những bộ phim kinh điển chẳng hạn như The Godfather (1974).
Các phim trường chính của Hollywood cũng là nơi sản xuất ra các bộ phim thương mại thành công nhất trên thế giới như Star Wars (1977), Titanic (1997), Avatar (2010) và Avengers: Endgame (2019). Các sản phẩm của Hollywood ngày nay chiếm lĩnh công nghệ điện ảnh thế giới. Giải Oscar là giải thưởng điện ảnh uy tín nhất thế giới đã được tổ chức hàng năm bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh kể từ năm 1929.
Người Mỹ là những người nghiện xem truyền hình nhất trên thế giới, và thời gian trung bình dành cho xem truyền hình tiếp tục tăng cao, lên đến 5 giờ mỗi ngày vào năm 2006. Tất cả bốn hệ thống truyền hình lớn là thuộc truyền hình thương mại. Tỷ lệ sở hữu TV của các hộ gia đình trong cả nước là 96,7%. Bốn đài truyền hình lớn nhất tại Hoa Kỳ là NBC, CBS, ABC và Fox. Người Mỹ cũng lắng nghe các chương trình radio, phần lớn là thương mại hoá, trung bình là trên 2 tiếng rưỡi một ngày.. Các tờ báo nổi tiếng nhất tại Hoa Kỳ bao gồm The Wall Street Journal, The New York Times, và USA Today. Ngoài các cổng trang mạng (web portal) và trang tìm kiếm trên mạng (search engine), các trang mạng phổ biến nhất là Google, Facebook, YouTube, Twitter, Instagram, Wikipedia, eBay, Amazon.com, Reddit, Yahoo, Netflix và Pornhub
. Năm 2007, 12 triệu người Mỹ viết blog.
Loại nhạc có nhịp điệu và trữ tình của người Mỹ gốc châu Phi nói chung đã ảnh hưởng sâu đậm âm nhạc Mỹ, làm cho nó khác biệt với âm nhạc truyền thống châu Âu. Những làn điệu từ nhạc cổ truyền như nhạc blues và loại nhạc mà bây giờ được biết như là old-time music đã được thu thập và đưa vào trong âm nhạc bình dân mà được thưởng thức khắp nơi trên thế giới. Nhạc Jazz được phát triển bởi những nhà sáng tạo âm nhạc như Louis Armstrong và Duke Ellington đầu thế kỷ XX. Nhạc đồng quê, rhythm and blues, và rock and roll xuất hiện giữa thập niên 1920 và thập niên 1950, với những cái tên nổi tiếng chẳng hạn như Elvis Presley. Những sáng tạo mới gần đây của người Mỹ gồm có funk và hip hop. Những ngôi sao âm nhạc đại chúng của Mỹ như Whitney Houston được mệnh danh là "Nữ hoàng nhạc R&B", Michael Jackson được mệnh danh là "Ông hoàng nhạc pop", Madonna được mệnh danh là "Nữ hoàng nhạc pop", và còn nhiều ca sĩ khác nữa như Aretha Franklin, Stevie Wonder, Prince, Luther Vandross, Frank Sinatra, Billie Holiday, Frank Ocean đã trở thành những huyền thoại âm nhạc.
Văn chương, triết học, kiến trúc và nghệ thuật
Trong thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, văn chương và nghệ thuật Mỹ bị ảnh hưởng đậm nét của châu Âu. Những nhà văn như Nathaniel Hawthorne, Edgar Allan Poe, và Henry David Thoreau đã lập nên một nền văn chương Mỹ rõ rệt vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Mark Twain và nhà thơ Walt Whitman là những gương mặt lớn trong nửa cuối thế kỷ; Emily Dickinson, gần như không được biết đến trong suốt đời bà, đã được công nhận là nhà thơ quan trọng khác của Mỹ. 12 công dân Hoa Kỳ đã đoạt được Giải Nobel Văn chương, gần đây nhất là Bob Dylan năm 2016. Ernest Hemingway, người đoạt giải Nobel năm 1954, thường được coi là một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất thế kỷ XX. Một tác phẩm được xem như cô đọng mọi khía cạnh cơ bản kinh nghiệm và đặc tính của quốc gia – như Moby-Dick (1851) của Herman Melville, Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn (1885) của đại văn hào Mark Twain, Giết con húng nhại của Harper Lee và Đại gia Gatsby (1925) của F. Scott Fitzgerald – có thể được tặng cho danh hiệu là "đại tiểu thuyết Mỹ." Các thể loại văn chương bình dân như văn chương miền Tây và tiểu thuyết tội phạm đã phát triển tại Hoa Kỳ.
Người theo thuyết tiên nghiệm do Ralph Waldo Emerson và Thoreau khởi xướng đã thiết lập nên phong trào triết học Mỹ đầu tiên. Sau Nội chiến Hoa Kỳ, Charles Sanders Pierce và rồi William James và John Dewey là những người tiên phong trong việc phát triển chủ nghĩa thực dụng. Trong thế kỷ XX, công trình của Willard Van Orman Quine và Richard Rorty đã giúp đưa triết học phân tích trở nên nổi bật trong nền triết học Mỹ
Về nghệ thuật thị giác, Trường phái Sông Hudson là một phong trào quan trọng giữa thế kỷ XIX theo truyền thống chủ nghĩa tự nhiên châu Âu. Chương trình Armory năm 1913 tại thành phố New York là một triển lãm nghệ thuật đương đại châu Âu đã gây cơn sốt đến công chúng và góp phần thay đổi nghệ thuật Hoa Kỳ. Georgia O'Keefe, Marsden Hartley, và những người khác đã thử nghiệm những phong cách mới, mang hướng cá nhân nhiều hơn. Những phong trào mỹ thuật chính như chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng của Jackson Pollack và Willem de Kooning hay nghệ thuật văn hóa dân gian của Andy Warhol và Roy Lichtenstein đã phát triển rộng khắp Hoa Kỳ. Làn sóng chủ nghĩa hiện đại và sau đó là chủ nghĩa hậu hiện đại cũng đã đưa các kiến trúc sư Mỹ như Frank Lloyd Wright, Philip Johnson, và Frank Gehry lên đỉnh cao trong lĩnh vực của họ.
Một trong những người lừng danh đầu tiên trong việc phát triển thể loại kịch mới của Mỹ là ông bầu P. T. Barnum. Ông khởi đầu bằng việc điều hành một nhà hát ở hạ Manhattan năm 1841. Kịch đoàn Harrigan and Hart đã dàn dựng một loạt những vở nhạc hài kịch thu hút đông công chúng tại New York bắt đầu vào cuối thập niên 1870. Trong thế kỷ XX, hình thức nhạc kịch hiện đại đã xuất hiện trên Sân khấu Broadway nơi mà các bản nhạc của các nhà soạn nhạc kịch như Irving Berlin, Cole Porter, và Stephen Sondheim đã trở thành những tiêu chuẩn cho thể loại nhạc văn hóa dân gian. Nhà soạn kịch Eugene O'Neill đã đoạt được giải Nobel văn chương năm 1936; những nhà soạn kịch nổi danh khác của Hoa Kỳ còn có nhiều người đoạt Giải Pulitzer như Tennessee Williams, Edward Albee, và August Wilson.
Mặc dù bị coi nhẹ vào lúc đương thời, công trình của Charles Ives trong thập niên 1910 đã đưa ông lên thành một nhà soạn nhạc lớn đầu tiên của Hoa Kỳ về thể loại nhạc truyền thống cổ điển; những người tiếp bước theo sau như Henry Cowell và John Cage đã tạo được một bước tiến gần hơn trong việc sáng tác nhạc cổ điển có màu sắc riêng của Mỹ. Aaron Copland và George Gershwin đã phát triển một thể loại nhạc cổ điển và bình dân tổng hợp riêng biệt của Mỹ. Các nhà biên đạo múa Isadora Duncan và Martha Graham là những gương mặt tiêu biểu trong việc sáng tạo ra khiêu vũ hiện đại; George Balanchine và Jerome Robbins là những người đi đầu về múa balê của thế kỷ XX.
Kiến trúc Hoa Kỳ ảnh hưởng bởi các phong cách kiến trúc từ khắp nơi trên thế giới . Hiện nay, kiến trúc Hoa Kỳ chủ yếu mang phong cách hiện đại, như được thể hiện trong những tòa nhà chọc trời được xây từ thế kỷ 20.
Hoa Kỳ từ lâu luôn đi đầu trong lĩnh vực nghệ thuật nhiếp ảnh hiện đại với những nhà nhiếp ảnh như Alfred Steiglitz, Edward Steichen, Ansel Adams, và nhiều người khác. Truyện tranh nhiều kỳ trên báo gọi là comic strip và sách truyện tranh là hai thứ sáng tạo của người Mỹ. Superman của hãng DC Comics hay Captain America của hãng truyện tranh Marvel, những siêu anh hùng trong sách truyện tranh tinh hoa, đã trở thành hình tượng Mỹ.
Thực phẩm và quần áo
Nghệ thuật nấu ăn đại chúng của Mỹ thì tương tự như của các quốc gia Phương Tây. Lúa mì là loại ngũ cốc chính yếu. Ẩm thực truyền thống Mỹ sử dụng các loại nguyên liệu nấu ăn như gà tây, thịt nai đuôi trắng, khoai tây, khoai lang, bắp, bí rợ loại trái dài (squash), và xi-rô cây phong, là các loại thực phẩm được người bản thổ Mỹ và dân định cư xưa từ châu Âu đến chế biến. Thịt heo nấu theo phương pháp nấu chậm (Slow-cooked pork), thịt bò nướng, bánh thịt cua (crab cake), khoai tây thái mỏng từng miếng và chiên (potato chips), và bánh tròn nhỏ có những hạt sô cô la trộn lẫn gọi là chocolate chip cookie là những loại thực phẩm chính cống Mỹ. Thực phẩm chua của người nô lệ phi Châu, phổ biến khắp miền Nam và tại những nơi có người Mỹ gốc Phi. Gà chiên kết hợp với nghệ thuật ẩm thực truyền thống của người Mỹ gốc Phi và người Scotland là một món khoái khẩu quốc gia. Các món ăn mang tính biểu tượng của Mỹ như bánh nhân táo, pizza, hamburger, và hot dog là những món ăn đúc kết từ những phương thức chế biến thức ăn đa dạng của các di dân đến từ châu Âu. Loại thức ăn gọi là khoai tây chiên kiểu Pháp, các món Mexico như burritos và taco, pasta là có nguồn gốc từ Ý được mọi người khắp nơi thưởng thức. Trong hai thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, lượng calorie mà người Mỹ trung bình ăn vào cơ thể tăng 24%, khi tỉ lệ số người Mỹ ăn thức ăn bên ngoài tăng từ 18 đến 32%. Ăn uống thường xuyên tại những nhà hàng thức ăn nhanh như McDonald's, KFC hay Burger King gần như có liên quan đến hiện tượng mà các nhà nghiên cứu của chính phủ gọi đó là "dịch bệnh béo phì."
Người Mỹ thích uống cà phê hơn trà với khoảng hơn phân nửa dân số người lớn uống ít nhất một tách cà phê một ngày. Các loại rượu Mỹ có Bourbon whiskey, Tennessee whiskey, applejack, và Rượu Rum Puerto Rico. Rượu martini là loại rượu trái cây đặc trưng của Mỹ. Một người Mỹ trung bình tiêu thụ 81,6 lít bia mỗi năm. Các loại bia nhẹ kiểu Mỹ mà điển hình là thương hiệu hàng đầu Budweiser nhẹ cả trong người và trong hương vị; Chủ nhân của Budweiser là Anheuser-Busch đang chiếm lĩnh 50% thị trường bia quốc gia. Trong những thập niên vừa qua, việc sản xuất và tiêu thụ rượu đã gia tăng đáng kể. Việc làm rượu hiện tại là một ngành công nghiệp hàng đầu tại California. Ngược với các truyền thống châu Âu, người Mỹ uống rượu trước bữa ăn, thay vì uống các loại rượu trái cây khai vị. Công nghiệp Hoa Kỳ phần lớn sản xuất ra đồ uống cho ăn sáng gồm có sữa và nước cam. Các loại nước ngọt có ga được ưa chuộng khắp nơi; các loại nước uống có đường chiếm 9% lượng calorie tiêu thụ hàng ngày của một người Mỹ trung bình, gấp đôi tỉ lệ của 3 thập niên về trước. Nhà sản xuất nước ngọt hàng đầu Coca-Cola là thương hiệu được công nhận nhất trên thế giới, xếp trên McDonald's.
Không kể đến kiểu quần áo nghiệp vụ chỉnh tề, thời trang Hoa Kỳ có tính trung hòa và thường là không nghi thức. Trong khi nguồn gốc văn hóa đa dạng của người Mỹ phản ánh trong cách ăn mặc, đặc biệt là các di dân vừa mới đến gần đây, mũ cao bồi, giày cao bồi và áo khoác ngoài kiểu đi xe mô tô là hình tượng kiểu Mỹ đặc biệt. Quần áo Jeans rất phổ biến như quần áo lao động trong thập niên 1850 của thương nhân Levi Strauss, một di dân Đức tại San Francisco, đã được giới trẻ Mỹ tiếp nhận một thế kỷ sau đó. Hiện nay, quần áo Jeans được mặc khắp nơi trên mọi lục địa bởi mọi giới và mọi giai cấp xã hội. Song song với việc sử dụng làm quần áo thông dụng được bày bán đầy ở các chợ, quần áo jeans có thể nói rằng là đóng góp chính yếu của văn hóa Mỹ vào thời trang thế giới. Hoa Kỳ cũng là nơi đặt trụ sở của nhiều nhãn hiệu thiết kế thời trang hàng đầu như Ralph Lauren và Calvin Klein.
Thể thao
Từ cuối thế kỷ XIX, bóng chày được xem là môn thể thao quốc gia; bóng bầu dục Mỹ, bóng rổ và khúc côn cầu là 3 môn thể thao đồng đội chuyên nghiệp khác của quốc gia. Bóng bầu dục Đại học và Bóng rổ Đại học cũng hấp dẫn nhiều khán giả. Hiện nay, bóng bầu dục, tính theo một số khía cạnh, là môn thể thao có nhiều người xem nhất tại Hoa Kỳ. Giải bóng bầu dục quốc gia (NFL) là giải đấu thể thao có số lượng khán giả trung bình cao nhất trên thế giới và trận đấu tranh Siêu cúp bóng bầu dục Mỹ (Super Bowl) hàng năm nhận được sự quan tâm rất lớn không chỉ ở nước Mỹ, mà cả trên khắp hành tinh. Quyền Anh và đua ngựa trước đây là các môn thể thao cá nhân được nhiều người xem nhất, nhưng nay đã phải nhường chỗ cho golf và đua xe hơi, đặc biệt là Hội Đua xe NASCAR. Mặc dù bóng đá không phải là một môn thể thao chuyên nghiệp hàng đầu tại Hoa Kỳ, nó được giới trẻ và giới tài tử mọi lứa tuổi chơi khắp nơi. Đội tuyển bóng đá nam Hoa Kỳ đã từng tham dự FIFA World Cup 10 lần với thành tích tốt nhất là hạng 3 năm 1930 và vòng tứ kết năm 2002, và vô địch CONCACAF 6 lần vào các năm: 1991, 2002, 2005, 2007, 2013 và 2017, với bên cạnh 1 chức vô địch CONCACAF Nations League vào năm 2021. Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Hoa Kỳ đã 4 lần giành chức vô địch thế giới. Hoa Kỳ là nước chủ nhà World Cup 1994 và sẽ tiếp tục đăng cai giải đấu này vào năm 2026 (đồng chủ nhà với Canada và Mexico). Ngoài các môn kể trên, tennis và các môn thể thao ngoài trời cũng được ưa chuộng.
Đa số các môn thể thao chính của Hoa Kỳ tiến hóa từ các môn tương tự của châu Âu. Tuy nhiên, bóng rổ đã được Tiến sĩ James Naismith sáng tạo tại Springfield, Massachusetts năm 1891, và môn thể thao quen thuộc lacrosse là một môn thể thao của người bản thổ Mỹ, đã có từ trước thời thuộc địa. Về mặt thể thao cá nhân, lướt ván và lướt tuyết là những môn sáng tạo của Mỹ trong thế kỷ XX. Chúng có liên hệ với môn lướt sóng là một môn thể thao của người Hawaii có trước khi tiếp xúc với Tây phương. Đã có 8 lần Thế vận hội được đăng cai ở Hoa Kỳ: 4 thế vận hội mùa hè và 4 thế vận hội mùa đông. Hoa Kỳ sẽ có lần thứ 9 tổ chức một kỳ Thế vận hội vào năm 2028. Tính đến năm 2017, Hoa Kỳ đã đoạt được 2.522 huy chương tổng cộng trong các kỳ Thế vận hội mùa hè, hơn bất cứ quốc gia nào, và 305 trong các kỳ Thế vận hội mùa đông, xếp vị trí thứ hai sau Na Uy . Một số vận động viên Mỹ đã trở thành lừng danh thế giới, đặc biệt là cầu thủ bóng chày Babe Ruth, võ sĩ Muhammad Ali, cầu thủ bóng rổ Michael Jordan, vận động viên quần vợt Pete Sampras và Serena Williams, vận động viên bơi lội Michael Phelps và tay golf Tiger Woods.
Tiểu bang
Hoa Kỳ là một liên bang gồm 50 tiểu bang. 13 tiểu bang ban đầu là hậu thân của 13 thuộc địa nổi dậy chống sự cai trị của Đế quốc Anh. Đa số các tiểu bang còn lại đã được thành lập từ những lãnh thổ chiếm được qua chiến tranh hoặc được Chính phủ Hoa Kỳ mua lại từ những quốc gia khác. Ngoại trừ Vermont, Texas và Hawaii; mỗi tiểu bang vừa kể xưa kia là một cộng hòa độc lập trước khi gia nhập vào liên bang. Trừ một khoảng thời gian tạm thời các tiểu bang miền nam ly khai trong Nội chiến Hoa Kỳ, con số các tiểu bang của Hoa Kỳ chưa bao giờ bị thu nhỏ lại. Trong lịch sử Hoa Kỳ từ thời mới lập quốc, có 3 tiểu bang được thành lập từ lãnh thổ của các tiểu bang đã tồn tại: Kentucky được tách ra từ Virginia; Tennessee từ Bắc Carolina; và Maine từ Massachusetts. Tây Virginia tự tách ra khỏi Virginia trong Nội chiến Hoa Kỳ nhưng sau đó được sáp nhập trở lại. Ngoài ra, ranh giới giữa các tiểu bang phần lớn là không thay đổi; trừ vài lần chính duy nhất là Maryland và Virginia nhường một phần đất để thành lập Đặc khu Columbia (phần đất của Virginia sau đó được trả lại); một lần nhường đất của Georgia; và việc mở rộng tiểu bang Missouri và Nevada. Hawaii trở thành tiểu bang gần đây nhất gia nhập Liên bang vào ngày 21 tháng 8 năm 1959.
Các tiểu bang bao phủ phần lớn lãnh thổ rộng lớn của Hoa Kỳ; các vùng khác được xem là lãnh thổ không thể bị chia cắt của quốc gia là Đặc khu Columbia, thủ đô của Hoa Kỳ; và Đảo Palmyra, một lãnh thổ chưa hợp nhất của Hoa Kỳ nhưng không có người ở trong Thái Bình Dương. 13 trong 14 lãnh thổ hiện tại của Hoa Kỳ vẫn chưa được hợp nhất chính thức vào Liên bang nên tình trạng chính trị có thể thay đổi trong tương lai (được phép độc lập, trở thành tiểu bang hay vẫn giữ nguyên tình trạng hiện tại). Thí dụ Puerto Rico đã từng được phép tiến hành trưng cầu dân ý để thay đổi tình trạng chính trị của lãnh thổ, nhưng cuối cùng chọn giữ nguyên tình trạng hiện tại.
Những ngày lễ liên bang
Dưới đây là những ngày lễ liên bang tại Hoa Kỳ. Đa số các ngày lễ tại Hoa Kỳ được ấn định theo kiểu ngày trong tuần, khác kiểu ngày trong tháng mà người Việt quen dùng đến. Lấy ngày Lễ Tạ ơn để làm thí dụ thì ngày lễ rơi vào ngày thứ năm lần thứ tư trong tháng 11 (không phải thứ năm cuối cùng của tháng 11, thí dụ năm 2012 có đến 5 ngày thứ năm trong tháng 11). Có nghĩa là vào đầu tháng 11, ta đếm ngày thứ năm lần thứ nhất, ngày thứ năm lần thứ hai, ngày thứ năm lần thứ ba và ngày thứ năm lần thứ tư thì chính là ngày Lễ Tạ ơn. |
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam.
Năm 2018, Hà Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 48 về số dân, xếp thứ 58 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) và là tỉnh nghèo trong số 6 tỉnh nghèo nhất cả nước, có huyện Xín Mần thuộc diện huyện nghèo trong 6 huyện nghèo nhất cả nước, xếp thứ 63 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 58 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 846.500 người dân, GRDP đạt 20.772 tỉ Đồng (tương ứng với 0,7610 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 20,7 triệu đồng (tương ứng với 899 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,76%.
Địa lý
Vị trí địa lí
Tỉnh Hà Giang nằm ở cực bắc Việt Nam, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp tỉnh Cao Bằng
Phía tây giáp tỉnh Lào Cai
Phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Yên Bái
Phía bắc giáp châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam và địa cấp thị Bách Sắc thuộc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa .
Các điểm cực của tỉnh Hà Giang:
Điểm cực bắc tại: xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn.
Điểm cực đông tại: bản Lủng Chỉn, xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc.
Điểm cực tây tại: bản Ma Li Sán, xã Pà Vầy Sủ, huyện Xín Mần.
Điểm cực nam tại: xã Đồng Yên, huyện Bắc Quang.
Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố Hà Giang, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 320 km. Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có nhiều ngọn núi đá cao và sông suối , có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu Hà Giang mang nhiều sắc thái ôn đới. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp. Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và Thành phố Hà Giang.
Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, ngoài hai đỉnh núi cao là Tây Côn Lĩnh (2419 m) và Chiêu Lầu Thi (2402m), ở đây còn có các cao nguyên đá tai mèo lởm chởm đặc trưng với những vách đá dựng đứng. Về thực vật, Hà Giang có nhiều khu rừng nguyên sinh, nhiều gỗ quý, và có tới 1000 loại cây dược liệu. Động vật có hổ, chim công, chim trĩ, tê tê, và nhiều loài khác.
Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc.
Khí hậu tỉnh Hà Giang mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa kết hợp với khí hậu á nhiệt đới vùng núi cao, có mùa đông lạnh kéo dài, lạnh nhất từ tháng XII đến tháng I năm sau. Mùa hè nóng, mưa nhiều, nóng nhất vào tháng VII và tháng VIII.
- Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm tại khu vực thực hiện nhiệm vụ từ 21,8oC đến 23,6oC. Nhiệt độ tại khu vực thành phố Hà Giang và huyện Bắc Quang thường cao hơn khu vực huyện Bắc Mê và Hoàng Su Phì khoảng 1oC đến 2oC.
Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất vào tháng I từ 14,5oC đến 19,5oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất vào tháng VI, VII, VIII từ 25,9oC đến 35,6oC. Theo số liệu quan trắc nhiều năm, có những thời điểm về mùa đông nhiệt độ xuống rất thấp, nhất là vùng cao núi đá có khu vực xuất hiện băng, tuyết có những nơi nhiệt độ thấp nhất xuống tới -0,1oC đo được tại trạm Hoàng Su Phì ngày 27/12/1982. Nhiệt độ thấp nhất tại các trạm vào mùa đông thường nhỏ hơn 10oC. Nhiệt độ cao nhất đo được có thời điểm lên tới 41oC vào ngày 03/5/1994, nhiệt độ cao nhất ngày của các trạm ghi được khoảng 35,2oC đến 41oC.
- Độ ẩm
Hà Giang là một trong những vùng có độ ẩm cao ở hầu hết các mùa trong năm, độ ẩm bình quân năm là 77-88%, trong đó độ ẩm thấp nhất trung bình tháng là 71% vào tháng 3/1986 và tháng 4/2012 đo được tại trạm Hoàng Su Phì. Độ ẩm cao nhất là 99% vào tháng 10/1997. Độ ẩm cao diễn ra vào các tháng cuối mùa hạ (tháng VII và tháng VIII).
- Nắng
Số giờ nắng bình quân năm thời kỳ 1981-2019 cả tỉnh khoảng 1.586 giờ, trong năm số giờ nắng nhiều là năm 1981 với 2.241 giờ nắng đo được tại trạm Hà Giang và số giờ nắng ít là năm 2011 với 1.104 giờ đo được tại trạm Bắc Quang. Trong năm, tháng có giờ nắng nhiều nhất rơi vào tháng VII, tháng VIII với số giờ nắng lên tới 348,6 giờ vào tháng IX năm 2010. Tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng I, tháng II với số giờ nắng trong tháng chỉ là 10,6 giờ vào tháng I năm 2013.
- Gió
Hướng gió chính ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng, gió trong các thung lũng thường yếu với tốc độ trung bình khoảng 1-1,3 m/s, trong đó tháng VII, tháng VIII là tháng có tốc độ gió lớn nhất: từ 20 m/s (trạm Hoàng Su Phì) đến 35 m/s (trạm Bắc Mê).
- Mưa
Mùa mưa kéo dài từ tháng V đến cuối tháng IX và mùa khô bắt đầu từ tháng X đến tháng IV năm sau. Lượng mưa năm biến động rất mạnh so với yếu tố khí tượng khác, giá trị cực tiểu, cực đại của lượng mưa có thể chênh nhau từ hai đến ba lần. Xét theo không gian lượng mưa năm thời kỳ 1990-2019 thì trong khu vực dao động trong khoảng 1.200-4.600mm, trong đó tâm mưa lớn nhất là khu vực Bắc Quang, theo kết quả quan trắc lượng mưa tại trạm Bắc Quang thì với lượng mưa năm trung bình thời kỳ 1961-2019 khoảng 4.551mm, là một trong những tâm mưa lớn của khu vực, vào năm 1971 lượng mưa năm lớn nhất đạt 6.366mm. Lượng mưa nhiều nhất vào tháng VI và tháng VII. Địa phương có lượng mưa lớn nhất là huyện Bắc Quang có tháng tới 1.429mm và mưa ít nhất là huyện Hoàng Su Phì, có tháng chỉ 24,2mm. Ngoài ra, tỉnh Hà Giang còn có hiện tượng mưa phùn (32 ngày/năm) nhưng ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão. Tuy nhiên, vào mùa mưa dễ gây lũ quét, lũ ống, mưa đá làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sinh hoạt của nhân dân địa phương.
Đặc điểm địa hình
Do cấu tạo địa hình khá phức tạp, thiên nhiên tạo ra và ưu đãi cho Hà Giang một nguồn tiềm năng to lớn về khí hậu, đất đai, tài nguyên và khoáng sản,... Từ những đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình Hà Giang được chia thành ba vùng với những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác biệt, mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng đó là:
- Vùng I: Là vùng cao núi đá phía Bắc gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ. Diện tích toàn vùng là 2.352,7 km², dân số trên 20 vạn người chiếm xấp xỉ 34,3% dân số toàn tỉnh. Do điều kiện khí hậu rét đậm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè nên rất thích hợp với việc phát triển các loại cây ôn đới như cây dược liệu thảo quả, đỗ trọng; Cây ăn quả như mận, đào, lê, táo... Cây lương thực chính ở vùng này là cây ngô. Chăn nuôi chủ yếu là bò, dê, ngựa và nuôi ong. Những giống gia súc trên đây là giống riêng của vùng ôn đới, có đặc điểm to hơn và chịu được rét đến cả độ âm. Đàn ong ở đây chủ yếu chỉ phát triển vụ hè - thu với 2 loại hoa chính là hoa ngô và hoa bạc hà. Mật ong hoa bạc hà là thứ mật ong đặc biệt có giá trị trong việc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khoẻ.
- Vùng II: Là vùng cao núi đất phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Diện tích tự nhiên 1.211,3 km², dân số chiếm 15,9%. Điều kiện tự nhiên vùng này thích hợp cho việc phát triển cây trẩu và cây thông lấy nhựa. Cây lương thực chính vùng này là lúa nước và ngô. Chăn nuôi chủ yếu là trâu, ngựa, dê và các loại gia cầm.Vùng này là vùng đất của chè Shan tuyết và chủ nhân lâu đời của nó là người Dao - Một dân tộc có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây chè núi lâu đời.
- Vùng III: Là vùng núi thấp gồm các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình và thành phố Hà Giang là vùng trọng điểm kinh tế của Hà Giang. Diện tích tự nhiên 4.320,3 km², dân số chiếm 49,8%. Điều kiện tự nhiên thích hợp với các loại cây nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát triển nghề rừng, trồng các loại cây nguyên liệu giấy như bồ đề, mỡ, thông và đây cũng là vùng tre, nứa, vầu, luồng lớn nhất trong tỉnh... Ngoài ra đây còn là vùng trồng các loại cây ăn quả có múi như cam, quýt, chanh...
Tài nguyên thiên nhiên
a. Thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng của Hà Giang rất phong phú với 9 nhóm đất chính, trong đó nhóm đất xám chiếm diện tích lớn nhất với 585.418 ha, chiếm 74,28% diện tích tự nhiên. Đây là nhóm đất rất thích hợp để trồng và phát triển các loại cây ăn quả (cam, quýt, lê, mận....), cây công nghiệp (chè, cà phê....), cây dược liệu (đỗ trọng, thảo quả, huyền sâm....). Các nhà khoa học đã xác định và phân chia các khu vực thổ nhưỡng chính của Hà Giang như sau:
- Khu vòm nâng sông Chảy, lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền 2 nhóm đá chính là măcma axit và đá biến chất. Địa hình nơi đây được xếp vào kiểu núi khối tảng dạng vòm trên nền nguyên sinh phân cắt mạnh. Khu vực này có lượng mưa trung bình hàng năm khá lớn (3.000 mm). Với những điều kiện như vậy, đã tạo nên ở đây một lớp phủ thổ nhưỡng đa dạng, trong đó phần lớn là đất mùn màu vàng đỏ, phù hợp để phát triển những cánh rừng thuộc kiểu á nhiệt đới.
- Khu Quản Bạ - Bắc Mê, lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền 3 nhóm đá chính là trầm tích đá hạt mịn bị biến chất, tướng đá lục hoặc lục yếu tiếp đến là loại đá vôi hoặc sét vôi và đá lục nguyên hạt vừa và mịn. Địa hình ở đây được xếp vào kiểu núi khối tảng trên nền nguyên sinh, bị phân cắt rất mạnh. Đây cũng là khu vực có lượng mưa trung bình năm khá lớn (3.000 mm). Vì vậy, lớp phủ thổ nhưỡng ở đây đa phần là nhóm đất mùn màu vàng đỏ và mùn xám sẫm, tạo nên một thảm thực vật hết sức phong phú với những cánh rừng kiểu á nhiệt đới thường xanh.
Khu vực Đồng Văn - Mèo Vạc, lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền đá vôi bị phân hoá mạnh, địa hình karst. Phần lớn lớp phủ thổ nhưỡng ở đây là loại đất đỏ xám hoặc vàng sẫm, với thảm thực vật chủ yếu là các loại cây thấp, mật độ thưa. Rừng ở khu vực này thường có các loại cây lấy gỗ thuộc nhóm tứ thiết như trai, nghiến...
- Khu tây bắc Vĩnh Tuy, lớp thổ nhưỡng hình thành trên cấu trúc địa chất của vòm nâng sông Chảy. Địa hình nơi đây có đặc trưng là các dải đồi, núi và gò thấp, sườn ít dốc. Khu vực này có lượng mưa lớn nhất cả nước, do vậy lớp phủ thổ nhưỡng ở đây chủ yếu là nhóm đất màu xám sẫm hơi đen, phù hợp với trồng cây ăn quả nhất là cam.
b. Tài nguyên khoáng sản
Căn cứ trên những cứ liệu về cấu trúc địa chất, các nhà khoa học đã dự báo rằng Hà Giang là một địa bàn có tiềm năng và triển vọng lớn về khoáng sản như sắt, mangan, chì, thiếc, antimon, vàng, đá quý...
Sắt ở dạng manhetit - hematit - sulfide đã từng thấy ở Tùng Bá - Bắc Mê. Cũng ở khu vực này còn có mỏ chì - kẽm. Ở vùng đông nam vòm nâng sông Chảy đã phát hiện các mỏ và điểm quặng mangan. Ơ Bắc Quang đã gặp các điểm quặng đồng (Cu - Ni) có nguồn gốc măcma. Ở khu vực từ Cao Bồ đến Việt Lâm có nhiều mạch quặng đa kim - vàng. Đồng thời dọc theo các bãi bồi nhất là từ chỗ gặp nhau giữa sông Lô và sông Gâm trở lên thượng nguồn là nơi có nhiều vàng sa khoáng. Ngoài ra, Hà Giang còn có một trữ lượng khá lớn các loại khoáng sản không kim loại như: Cao lanh, sét gốm, đá vôi, cát, sỏi, cát kết, đá phiến, laterit, granit, gabro, ryolit... và có cả than, trong đó quan trọng hơn cả là vỉa than Phó Bảng.
c. Tài nguyên rừng
Là một tỉnh vùng núi cao, núi đồi chiếm hơn 3/4 diện tích, môi trường thuận lợi cho thực vật tự nhiên cũng như rừng trồng phát triển. Rừng là thế mạnh kinh tế chủ yếu của Hà Giang và còn có ý nghĩa lớn vào khoa học và bảo vệ môi trường. Do đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, rừng Hà Giang khá phong phú và được coi là một trong những khu vực đặc trưng của kiểu loại rừng á nhiệt đới, với nhiều chủng loại. Diện tích đất rừng của Hà Giang thuộc vào loại lớn của cả nước. Diện tích có rừng tính đến 31/12/2005 là 345.860 ha, đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp 262.918 ha.
Những năm gần đây, với những chủ trương, chính sách của nhà nước, biện pháp tích cực của địa phương trong triển khai chính sách giao đất, giao rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, nên hàng năm tỉnh trồng thêm được từ 3.000 - 5.000 ha rừng tập trung, do đó đưa độ che phủ đạt 42,9% vào cuối năm 2005. Điều đó không những có tác dụng chống xói mòn đất bề mặt, mà vành đai rừng phòng hộ đầu nguồn đã khống chế phần nào lũ lụt, bảo vệ môi trường sinh thấy. Rừng còn cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp giấy, vật tư xây dựng...
Người ta đã từng phát hiện ở rừng Hà Giang có nhiều loại động vật quý hiếm như: hổ, báo gấm, vọc má trắng, gấu ngựa, lợn rừng, khỉ, hoẵng,... Riêng khu vực Tây Côn Lĩnh đã thống kê được 47 loài thú, 140 loài chim thuộc 25 bộ, 75 họ. Rừng xã Phong Quang (Vị Xuyên) được xếp vào hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên điển hình của hệ rừng núi đá vùng Đông Bắc Việt Nam, với hệ động thực vật rừng phong phú và có giá trị kinh tế cao.
d. Tài nguyên thủy sản
Tuy là một tỉnh miền núi không có thế mạnh về thủy sản nhưng ở khu vực Hà Giang lại có thể tìm thấy những loài thủy sản quý, hiếm, có giá trị đặc biệt. Trên lưu vực sông Gâm có thể tìm thấy các loại tôm, cua, cá chỉ có ở khu vực nguồn sông có nhiều ghềnh đá. Đặc biệt ở đây có loại cá Dầm xanh, cá Anh vũ ngon nổi tiếng, đã từng là những loại đặc sản cúng tiến cung đình. Trên sông Lô, cũng có một số loài cá, tôm theo nguồn nước sông Hồng ngược lên và được coi là đặc sản ở sông Lô như: cá chép, cá bống, cá măng, ba ba...
Phát huy nguồn lợi thủy sản, những năm gần đây, ở nhiều nơi nhân dân đã biết tận dụng mặt nước, các đầm, ao, hồ để chăn thả các loại tôm cá có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao. Một số nơi bà con nông dân còn kết hợp trồng lúa và thả cá trên những chân ruộng nước. Nhiều trang trại của họ đã phát triển theo mô hình VACR (vườn, ao, chuồng, rừng) đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Lịch sử
Vào thời Hùng Vương, mảnh đất Hà Giang đã là một trong 15 bộ của quốc gia Lạc Việt. Thời Thục Phán An Dương Vương lập nước Âu Lạc, Hà Giang thuộc bộ lạc Tây Vu.
Trong thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc kéo dài nghìn năm, khu vực Hà Giang vẫn nằm trong địa phận huyện Tây Vu thuộc quận Giao Chỉ.
Từ năm 1075 (đời nhà Lý). Miền đất Hà Giang lúc đó thuộc về châu Bình Nguyên.
Vào đầu đời Trần, khu vực Hà Giang, Tuyên Quang lúc đó gọi là châu Tuyên Quang thuộc lộ Quốc Oai. Năm 1397 đổi thành trấn Tuyên Quang.
Địa danh Hà Giang lần đầu tiên được nhắc đến trong bài minh khắc trên chuông chùa Sùng Khánh (xã Đạo Đức, Vị Xuyên), được đúc nhân dịp trùng tu chùa vào đầu thời Vua Lê Dụ Tông tức năm Ất Dậu 1707.
Năm Minh Mệnh thứ 16 (năm 1835), nhà Nguyễn bỏ châu Bảo Lạc, chia làm hai huyện: Vĩnh Điện (khoảng Bắc Mê, Yên Minh và một phần Quản Bạ ngày nay và huyện Để Định (khoảng huyện Bảo Lạc, Cao Bằng và một phần Đồng Văn, Mèo Vạc ngày nay). Lấy sông Lô phân giới để chia châu Vị Xuyên thành hai đơn vị hành chính mới: Khu vực phía hữu ngạn sông Lô được gọi là huyện Vĩnh Tuy, còn phía tả ngạn sông Lô là huyện Vị Xuyên.
Năm Thiệu Trị thứ hai (năm 1842), triều đình nhà Nguyễn chia Tuyên Quang làm ba hạt: Hà Giang, Bắc Quang, Tuyên Quang. Hạt Hà Giang có một phủ là Tương Yên với bốn huyện: Vị Xuyên, Vĩnh Tuy, Vĩnh Điện, Để Định.
Năm Thiệu Trị thứ tư (năm 1844), nhà Vua lại phê chuẩn cho các huyện châu thuộc tỉnh hạt biên giới phía Bắc, Tây Bắc, trong đó có Hà Giang, "vẫn theo như cũ đặt chức thổ quan". Đến đời Tự Đức thì chế độ "thổ quan" bị bãi bỏ trên phạm vi cả nước.
Năm 1858, sau khi đánh chiếm hầu hết các tỉnh Nam Kỳ, Bắc Kỳ.
Năm 1887, thực dân Pháp đánh chiếm Hà Giang và thay đổi chế độ cai trị bằng cách thiết lập các đạo quan binh.
Ngày 20 tháng 8 năm 1891, tỉnh Hà Giang được thành lập, bao gồm phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy (tỉnh Tuyên Quang).
Năm 1893, trong dịp cải tổ trong các quân khu, Hà Giang trở thành trung tâm của một quân khu và cùng với Tuyên Quang hợp thành Đạo quan binh thứ ba (quân khu 3).
Ngày 17 tháng 9 năm 1895, Toàn quyền Đông Dương ra Quyết định số 1432 chia khu quân sự thứ ba thành ba tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Quang và Hà Giang. Trong đó, Hà Giang bao gồm huyện Vị Xuyên (trừ tổng Phú Loan và Bằng Hành), cộng thêm các tổng Phương Độ và Tương Yên.
Ngày 28 tháng 4 năm 1904, Toàn quyền Đông Dương lại ra quyết định sáp nhập tỉnh Bắc Quang và tỉnh Hà Giang thành Đạo quan binh Hà Giang. Đến thời điểm này, Đạo quan binh thứ ba Hà Giang đã được xác định ranh giới rõ ràng và tương đối ổn định.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hà Giang có 4 châu Bắc Quang, Vị Xuyên, Đồng Văn, Hoàng Su Phì và thị xã Hà Giang.
Ngày 23 tháng 3 năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh giải tán Khu Lao - Hà - Yên, sáp nhập tỉnh Hà Giang vào Khu tự trị Việt Bắc.
Ngày 15 tháng 12 năm 1962, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 211/QĐ-CP về việc:
Chia huyện Đồng Văn thành 3 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc và Yên Minh
Chia huyện Vị Xuyên thành 2 huyện: Vị Xuyên và Quản Bạ.
Ngày 1 tháng 4 năm 1965, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 49–CP về việc chia huyện Hoàng Su Phì thành 2 huyện: Hoàng Su Phì và Xín Mần.
Tháng 12 năm 1974, tỉnh Hà Tuyên được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang.
Ngày 14 tháng 5 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 185/1981/QĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc các huyện Mèo Vạc, Quản Bạ, Vị Xuyên, Hoàng Xu Phì, Xín Mần.
Ngày 21 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 179-HĐBT về việc điều chỉnh địa giới các huyện Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn.
Ngày 18 tháng 11 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 136-HĐBT về việc điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Hà Tuyên:
Chia huyện Vị Xuyên thành 2 huyện: Vị Xuyên và Bắc Mê
Điều chỉnh địa giới các huyện Vị Xuyên, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Bắc Quang.
Ngày 19 tháng 2 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 14-HĐBT về việc chia tách một số xã, thị trấn thuộc huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Tuyên.
Ngày 13 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 28-HĐBT về việc chia một số xã và thành lập thị trấn của các huyện Bắc Mê, Na Hang và Yên Sơn thuộc tỉnh Hà Tuyên.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tại kỳ họp thứ 9 khoá VIII, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định chia tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Tỉnh Hà Giang được tái lập gồm 10 đơn vị hành chính là thị xã Hà Giang và 9 huyện, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hà Giang.
Ngày 29 tháng 8 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/1994/NĐ-CP về việc:
Thành lập một số phường, xã, thị trấn thuộc thị xã Hà Giang và các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang
Điều chỉnh địa giới huyện Hoàng Su Phì và huyện Xín Mần.
Ngày 29 tháng 1 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định 8-CP về việc chia tách một số xã thuộc các huyện Yên Minh, Bắc Quang và Vị Xuyên thuộc tỉnh Hà Giang.
Ngày 20 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 74/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị trấn và xã thuộc các huyện Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Quang, Hoàng Su Phì và thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
Ngày 1 tháng 12 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 146/2003/NĐ-CP về việc:
Chia tách một số xã thuộc huyện Bắc Quang
Thành lập huyện Quang Bình được thành lập trên cơ sở tách một phần thuộc huyện Bắc Quang
Thành lập các xã thuộc huyện Hoàng Su Phì và huyện Xín Mần.
Ngày 9 tháng 8 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 104/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập phường, xã thuộc thị xã Hà Giang và huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Ngày 23 tháng 6 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định 64/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới thị xã Hà Giang và huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Ngày 31 tháng 3 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 11/NĐ-CP về việc thành lập các thị trấn huyện lỵ tại các huyện Đồng Văn, Bắc Mê và Xín Mần thuộc tỉnh Hà Giang.
Ngày 27 tháng 9 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về việc thành lập thành phố Hà Giang thuộc tỉnh Hà Giang trên cơ sở toàn bộ thị xã Hà Giang.
Ngày 1 tháng 1 năm 2020, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 827/NQ-UBTVQH14 về việc sắp nhập một số xã thuộc các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần thuộc tỉnh Hà Giang:
Sáp nhập toàn bộ xã Bản Péo thuộc huyện Hoàng Su Phì vào xã Nậm Dịch
Sáp nhập toàn bộ xã Ngán Chiên thuộc huyện Xín Mần vào xã Trung Thịnh.
Hành chính
Tỉnh Hà Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 10 huyện với 193 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 5 phường, 13 thị trấn và 175 xã.
Đến năm 2012, tỉnh Hà Giang có 2.069 thôn, tổ dân phố. Toàn bộ các đơn vị hành chính của Hà Giang đều thuộc khu vực miền núi.
Dân cư
Dân số tỉnh Hà Giang theo điều tra dân số ngày 1/4/2019 là 854.679 người. Trong đó, dân số thành thị là 135.465 người (chiếm khoảng 15,8% dân số). So với các tỉnh miền núi phía Bắc khác thì dân số Hà Giang tương đối đông.
Các dân tộc: H'Mông (chiếm 32,9% tổng dân số toàn tỉnh), Tày (23,2 %), Dao (14,9 %), Việt (12,8 %), Nùng (9,7 %)...
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 7 tôn giáo khác nhau đạt 40.393 người, nhiều nhất là đạo Tin Lành có 35.960 người, tiếp theo là Công giáo đạt 4.110 người, Phật giáo có 290 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 26 người, đạo Cao Đài có ba người, Phật giáo Hòa Hảo có ba người và 1 người theo Minh Lý đạo.
Du lịch
Hà Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch cả về thiên nhiên và văn hóa.
Cao nguyên đá Đồng Văn nằm trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc được công nhận là Công viên địa chất Toàn cầu vào năm 2010. Đây là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển vỏ Trái Đất, những hiện tượng tự nhiên, cảnh quan đặc sắc về thẩm mỹ, tính đa dạng sinh học cao và truyền thống văn hóa lâu đời của cộng đồng cư dân bản địa như các dân tộc Mông, Lô Lô, Pu Péo, Dao. Cao nguyên đá cũng là nơi có nhiều di tích danh thắng quốc gia đã được công nhận như: Di tích kiến trúc nhà Vương, Cột cờ Lũng Cú, phố cổ Đồng Văn, đèo Mã Pì Lèng, hẻm vực Tu Sản, núi Đôi Quản Bạ v.v... Đồng Văn còn nổi tiếng về các loại hoa quả: đào, mận, lê, táo, hồng... về dược liệu: tam thất, thục địa, đại hồi, quế chi...
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì - di tích danh thắng cấp quốc gia trải dài trên một khoảng diện tích hơn 3.700 ha, nằm trong địa giới hành chính của 24 xã, thị trấn thuộc huyện Hoàng Su Phì. Cảnh quan nơi này được cho là đẹp nhất vào mùa gieo cấy (từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm) và mùa lúa chín (từ tháng 8 đến giữa tháng 10 hàng năm).
Hệ thống các hang động: Hang Phương Thiện: cách thành phố Hà Giang 7 km (4,38 dặm) xuôi về phía nam. Đây là nơi có nhiều phong cảnh, nhiều hang động tự nhiên.Động Tiên và Suối Tiên nằm cách thành phố Hà Giang 2 km (1.25 dặm). Nhân dân quanh vùng vẫn thường đến Động Tiên lấy nước và cầu may mắn vào lúc giao thừa.. Hang Chui: cách thành phố Hà Giang 7 km (4,38 dặm) về phía nam. Hang ăn sâu vào lòng núi khoảng 100 m (300 ft). Cửa hang hẹp phải lách người mới qua được. Vào trong lòng hang mở rộng, vòm hang cao vút, nhiều nhũ đá. Hang có nhiều dơi, có dòng suối dâng cao đổ xuống thành thác.
Dinh thự họ Vương thuộc xã Sà Phìn là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo được xếp hạng cấp quốc gia năm 1993. Đường dẫn vào dinh được lát bằng những phiến đá lớn vuông vức, phẳng lỳ. Dinh được bao bọc bởi hai vòng tường thành xây bằng đá hộc. Dinh thự được xây dựng chủ yếu bằng đá xanh, gỗ pơ-mu, ngói đất nung già, các chi tiết được chạm trổ tỉ mỉ, công phu, đẹp mắt, được xây theo cấu trúc hình chữ "vương", tọa lạc trên quả đồi hình mai rùa. Đây là một điển hình về sự giao thoa nghệ thuật kiến trúc của người Mông và người Hán ở khu vực biên giới Việt – Trung.
Chợ tình Khau Vai họp mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch tại xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc. Bắt nguồn từ 1 câu chuyện tình, Khau Vai trở thành nơi hò hẹn chung cho tất cả những người yêu nhau trong vùng. Chợ Khau Vai ban đầu họp không có người mua, không có người bán. Khoảng mười năm trở lại đây, do nhu cầu cuộc sống nên ngày chợ họp ngoài việc hò hẹn, gặp gỡ, người ta mang cả hàng hóa đến bán ở chợ. Do vậy đến chợ Khau Vai, người ta cũng có thể mua, bán, trao đổi những sản vật vùng cao.
Tiểu khu Trọng Con Cách đường quốc lộ số 2, 20 km về phía đông nam, cách Thành phố Hà Giang khoảng 60 km về phía bắc ở tại Xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang (đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử năm 1996). Đây được xem là cái nôi của phong trào cách mạng ở Hà Giang .
Chùa Sùng Khánh cách Thành phố Hà Giang 9 km về phía nam thuộc thôn Làng Nùng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên,được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử nghệ thuật năm 1993. Chùa được xây dựng thời Triệu Phong (1356), do thời gian, chùa bị hư hại, đến năm 1989 được nhân dân xây dựng trên nền chùa cũ. Ở đây còn lưu giữ hai di vật: Bia đá thời Trần (1367) ghi lại công lao của người sáng lập ra chùa và một quả Chuông cao 0.90 m, đường k ính 0.67 m, được đúc thời Hậu Lê (1705). Nghệ thuật khắc trên đá, trên Chuông đồng và kỹ thuật đúc Chuông là một bằng cứ nói lên bàn tay tinh xảo của các nghệ nhân vùng biên giới phía bắc này, và từ đó biết thêm lịch sử phát triển thời Trần và Lê tới tận vùng biên ải Hà Giang.
Thảo nguyên Suôi Thầu nằm giữa xã Nàn Ma và thị trấn Cốc Pài của huyện Xín Mần. Đây là một địa điểm mới được khám phá trong thời gian gần đây, nổi tiếng với hình ảnh cánh đồng rộng lớn nhìn xuống thung lũng sông Chảy, điểm xuyết bởi các cây sa mộc đứng đơn lẻ. Đây là điểm thu hút du lịch chính của huyện Xín Mần.
Bãi đá cổ Nấm Dẩn thuộc xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần cách trung tâm huyện lỵ 15 km về phía nam. Tại đây đã thống kê được hơn 80 hình khắc về bàn chân, tay người, ruộng bậc thang và nhiều hình học khác trên đá. Các nhà khoa học bước đầu xác định các hình khắc này xuất hiện từ hơn hai nghìn năm trước. Đây là nguồn tư liệu quý về những cư dân Việt cổ ở vùng đất Hà Giang.
Chùa Bình Lâm thuộc địa phận thôn Tông Mường xã Phú Linh, Thành phố Hà Giang. Chùa còn có tên gọi chữ Hán là "Bình Lâm Tự". Nhân dân ở đây còn lưu giữ một quả chuông thời Trần được đúc vào tháng 3 năm Ất Mùi (1295) chuông có chiều cao 103 cm, đường kính miệng 65 cm, quai được cấu tạo bởi hai hình rồng, trên chuông có khắc bài Minh bằng chữ Hán gồm 309 chữ năm Bính Thân, niên hiệu Hưng Long thứ 4 (1296). Trên quả chuông ta bắt gặp tiêu bản rồng nổi trên chất liệu đồng (thế kỷ 13). Cùng với quả chuông, tại chùa Bình Lâm còn phát hiện được một số di vật như Tháp đất nung, mái ngói có hoạ tiết hoa chanh....là những nét quen thuộc và tiêu biểu của văn hoá thời Trần.
Lễ hội
Hà Giang là nơi có nhiều sản phẩm văn hóa đặc sắc từ truyền thống lâu đời của hơn 20 dân tộc, một địa danh du lịch đáng nhớ bởi cảnh quan thiên nhiên và con người ở đây. Không giống với bất kỳ một nơi du lịch nào ở Việt Nam, đến Hà Giang, du khách có thể thấy được những sản phẩm kết tinh từ truyền thống văn hóa độc đáo của người miền núi, đó là các loại khăn thêu, túi vải, áo váy với các loại hoa văn rực rỡ. Du khách sẽ tham dự những phiên chợ vùng cao đầy thơ mộng.
Lễ mừng nhà mới dân tộc Lô Lô: Lễ mừng nhà mới kéo dài khoảng 2 ngày 2 đêm ở ngôi nhà mới của người dân tộc Lô Lô. Cả bản kéo tới ăn mừng cho ngôi nhà mới. Thầy cúng đi hát, sau đó cùng ăn uống vui chơi, hòa tấu kèn sáo và hát giao duyên nam nữ.
Lễ hội mùa xuân: Đây là lễ hội vui xuân của dân tộc H'mông và dân tộc Dao, thường được tổ chức vào những ngày sau Tết Nguyên Đán và kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Lễ hội mang tính chất tổng hợp mừng công, cầu mưa, cầu con trai. Lễ hội có thi bắn nỏ, hát giao duyên, ném pa páo, uống rượu, mở tiệc đãi khách.
Lễ hội vỗ mông của dân tộc Mông: Ngày mùng 5 Tết Nguyên Đán hằng năm, cái chàng trai, cô gái đổ về Mèo Vạc nhằm tìm cho mình vợ (chồng). Khi tham gia lễ hội, các chàng trai, cô gái tìm đối tượng mà họ cảm thấy phù hợp với mình rồi vỗ mông đối tượng và chờ "đối phương" đáp lại. Đáng buồn, tục lệ tảo hôn vẫn tiếp diễn trong lễ hội này.
Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn: Lễ hội được tổ chức vào buổi tối ngày cuối năm. Bên đống lửa hồng có nhiều nghi lễ như mừng mùa, cầu thần linh phù hộ cho năm mới. Tại đây có nhiều người nhảy qua đống lửa, than. Trước đó họ đã được thầy mo cúng "nhập hồn" với sức mạnh của thần linh.
Kinh tế
Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2018 ước đạt 2.033 tỉ đồng.
Hà Giang là vùng miền núi nên dân số ít, mật độ dân số thấp, người Mông chiếm đa số, còn lại là các sắc dân gồm Thổ, La Chí, Tày, Dao, Mán, Nùng, Giáy và Lô Lô... Phần đông đều thờ cúng tổ tiên, thần linh; và đều có những sắc thái văn hóa đặc thù.
Cũng vì địa thế toàn rừng núi nên kinh tế Hà Giang tương đối kém phát triển. Lâm sản chính là vài loại gỗ quý như lát hoa, lát da đồng; và các loại gỗ cứng như lim, sến, trai, táu, đinh. Củ nâu, vầu, nứa ở đâu cũng có. Nông sản gồm lúa, ngô, khoai và các loại đậu đỗ. Vùng chân núi Tây Côn Lĩnh trồng nhiều trà. Dân chúng cũng trồng cây ăn trái, mận và lê ở vùng Đồng Văn, Hoàng Su Phì rất nổi tiếng. Nghề nuôi ong lấy mật khá thịnh hành. Rừng Hà Giang có nhiều động vật hoang dã như trăn, rắn, chim công, chim trĩ...
Khoáng sản có quặng sắt, mỏ chì, đồng, thủy ngân và cát trộn vàng. Sông Năng và Bảo Lạc có các kỹ nghệ lọc vàng nhưng vẫn còn thô sơ, ngoài ra chỉ toàn những tiểu công nghệ sản xuất vật dụng hàng ngày. Nền thương mại Hà Giang chỉ giới hạn ở sự trao đổi lâm sản với miền xuôi và với Trung Quốc.
Các vùng núi thấp như Vị Xuyên, Bắc Quang có kinh tế phát triển hơn vùng núi. Dựa vào sông Lô và lượng mưa lớn, các ngành nông nghiệp ở khu vực này rất phát triển, không kém gì vùng núi trung du. Nơi đây có vùng trồng cam sành nổi tiếng, những cánh đồng phì nhiêu...
Rải rác từ Vĩnh Tuy lên đến Vị Xuyên là các nhà máy sản xuất trà, đặc sản của Hà Giang có trà Shan tuyết cổ thụ (xã Cao Bồ). Đặc điểm trà Shan Tuyết là sạch sẽ, không có thuốc trừ sâu và thuốc kích thích, các nhà máy sản xuất trà hiện nay còn khuyến khích nhân dân trong vùng trồng xen kẽ cây gừng giữa các luống trà. Trà Shan tuyết cổ thụ của Hà Giang thường được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản và một số nước Tây Âu, chưa thịnh hành trong thị trường nội địa như trà Tân Cương - Thái Nguyên.
Ẩm thực
Các đặc sản, ẩm thực của Hà Giang như: cam sành Bắc Quang, thắng cố, mận đỏ Hoàng Su Phì, chè Lũng Phìn, cơm lam Bắc Mê, măng nứa, gà đen Hà Giang, gạo tẻ Già Diu, cháo ấu tẩu, lê Đồng Văn, hạt bí mèo đen Hà Giang, tam thất, bánh khảo Yên Minh, sâu tre Mèo Vạc, bánh tam giác mạch, tương đậu xị Hà Giang, thảo quả, bánh gai Tân Quang, mật ong bạc hà Mèo Vạc, phở Tráng Kìm, thịt ba chỉ hoa chuối rừng cuốn lá vả, xôi ngũ sắc Hà Giang, bún vịt làng người Tày, rượu ngô Thanh Vân, mèn mén, ý dĩ Chí Cà, bánh ngô Đồng Văn, cua đá Hà Giang, thịt lợn cắp nách, bánh cuốn chan Đồng Văn, phở ngô, bánh chưng gù Hà Giang, lạp xưởng, bánh cuốn trứng, cải mèo, hồng không hạt Quản Bạ, phở chua Hà Giang, tai chua, rêu nướng, thịt chuột La Chí, quả hồ đào, cá bỗng Hà Giang, thịt trâu gác bếp, thịt lợn gác bếp, chè san tuyết, thắng dền, bún vịt Hà Giang, ớt gió Bản Mồ, rau dớn, thịt bò vàng Mèo Vạc, gừng Suối Thầu, quả công xào thịt, bánh khoải Sà Phìn, chè Phìn Hồ, lá hoa đu đủ xào, rượu thóc Nàng Đôn, cốm Hòa Sơn, lợn đen Lũng Pù.
Giao thông
Đường bộ
Hà Giang có Quốc lộ 2, Quốc lộ 4C, Quốc lộ 279 (nối các tỉnh miền núi phía Bắc là Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và Điện Biên với nhau) và đường cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang. Đoạn cuối quốc lộ 279, từ chỗ giao với quốc lộ 6 đến cửa khẩu quốc tế Tây Trang là một phần của đường Xuyên Á AH13.
Biển số xe cơ giới
Biển số xe mô tô tỉnh Hà Giang được quy định cụ thể đối với từng huyện:
- Thành phố. Hà Giang: 23B1
- Huyện Bắc Quang: 23D1
- Huyện Quang Bình: 23E1
- Huyện Hoàng Su Phì: 23F1
- Huyện Xín Mần: 23G1
- Huyện Vị Xuyên: 23H1
- Huyện Bắc Mê: 23K
- Huyện Mèo Vạc: 23P1
- Huyện Đồng Văn: 23N1
- Huyện Yên Minh: 23M1
- Huyện Quản Bạ: 23L1
Các hình ảnh
Ghi chú
Chú thích |
Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam.
Địa lý
Tỉnh Cao Bằng nằm ở phía đông bắc Việt Nam, có vị trí địa lý:
Phía bắc và đông bắc giáp với khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài 333,125 km
Phía tây giáp tỉnh Hà Giang
Phía tây nam giáp tỉnh Tuyên Quang
Phía nam giáp các tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.
Các điểm cực của tỉnh Cao Bằng:
Điểm cực bắc tại: thôn Lũng Mẩn, xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm.
Điểm cực đông tại: xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang.
Điểm cực tây tại: xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm.
Điệm cực nam tại: thôn Na Phai, xã Trọng Con, huyện Thạch An.
Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố Cao Bằng, cách Hà Nội 279 km. Chiều dài của tỉnh theo chiều bắc - nam là 80 km, từ 23°7'12"B đến 22°21'21"B (tính từ xã Trọng Con huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh huyện Bảo Lâm). Chiều rộng theo chiều đông - tây là 170 km, từ 105°16'15"Đ - 106°50'25"Đ (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc huyện Hạ Lang), trung tâm địa lý của tỉnh nằm ở xã Trương Lương, huyện Hòa An.
Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km², là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600–1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.
Trên địa bàn tỉnh có hai dòng sông lớn là sông Gâm ở phía tây và sông Bằng Giang ở vùng trung tâm và phía đông, ngoài ra còn có một số sông ngòi khác như sông Quây Sơn, sông Bắc Vọng, sông Nho Quế, sông Năng, sông Neo hay sông Hiến.
Đa số diện tích Cao Bằng được che phủ bởi rừng vì thế không khí khá trong sạch ở các vùng nông thôn, các khu dân cư và ở trung tâm thành phố. Các tuyến đường chính của Cao Bằng có mức độ ô nhiễm bụi không cao, do phương tiện giao thông ít, mật độ dân số thấp. Nguồn nước sông đang bị ô nhiễm do ý thức vứt rác bữa bãi của một số người dân cùng với ngành khai thác cát đã làm cho các dòng sông ở đây bị ô nhiễm, hệ sinh thái bị ảnh hưởng. Các phương tiện giao thông trong tỉnh chủ yếu là xe máy, phương tiện ít làm cho mức tiêu thụ nhiên liệu không cao, Cao Bằng không bị ô nhiễm bởi các khí thải nhà kính và nhiều khí độc khác. Bởi vậy, so với các địa phương khác của Việt Nam, Cao Bằng là một trong những tỉnh có khí hậu trong lành và ít ô nhiễm nhất.
Khí hậu
Nhìn chung Cao Bằng có khí hậu ôn hòa dễ chịu. Với khí hậu cận nhiệt đới ẩm, địa hình đón gió nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các đợt không khí lạnh từ phương bắc. Tuy nhiên nhiệt độ của Cao Bằng chưa bao giờ xuống thấp quá 0 °C, hầu như vào mùa đông trên địa bàn toàn tỉnh không có băng tuyết (trừ một số vùng núi cao có băng đá xuất hiện vào mùa đông).
Mùa hè ở đây có đặc điểm nóng ẩm, nhiệt độ cao trung bình từ 30 - 32 °C và thấp trung bình từ 23 - 25 °C, nhiệt độ không lên đến 39 - 40 °C. Vào mùa đông, do địa hình Cao Bằng đón gió nên nó có kiểu khí hậu gần giống với ôn đới, nhiệt độ trung bình thấp từ 5 - 8 °C và trung bình cao từ 15 - 28 °C, đỉnh điểm vào những tháng 12, 1 và 2 nhiệt độ có thể xuống thấp hơn khoảng từ 6 - 8 °C, độ ẩm thấp, trời hanh khô vào đầu mùa. Mùa xuân và mùa thu không rõ rệt, thời tiết thất thường; mùa xuân thường có tiết trời nồm, mùa thu mát, dễ chịu.
Dân cư
Dân số toàn tỉnh là 530.341 người (theo điều tra dân số ngày 01/04/2019 của Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng) . Thành thị: 123.407 người. Nông thôn: 406.934 người. Tỷ lệ đô thị hóa (2022): 23,2%
Các dân tộc ở Cao Bằng gồm Tày: 216.577 người (chiếm 40,84% dân số), Nùng: 158.114 người (29,81 %), Mông: 61.579 người (11,65 %), Dao: 54.947 người (10,36 %), Kinh: 27.170 người (5,12 %), Sán Chay: 7.908 người (1,49%), Lô Lô: 2.861 người (0,54%), các dân tộc khác: 1005 người (0.19%).
Lịch sử
Vùng đất tỉnh Cao Bằng bắt đầu thuộc lãnh thổ Việt Nam vào năm 1039, khi Lý Thái Tông đánh thủ lĩnh châu Thảng Do và châu Quảng Nguyên (sau này là huyện Quảng Uyên) là Nùng Tồn Phúc.
Năm 1041 vợ A Nùng và con trai của Tồn Phúc là Nùng Trí Cao từ động Lôi Hỏa (Hạ Lôi, nay là khoảng hương Hạ Lôi huyện Đại Tân địa cấp thị Sùng Tả tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, phía đông bắc huyện Trùng Khánh) về chiếm lại 2 châu trên, nhà Lý cử quân lên đánh bắt được Trí Cao nhưng không giết mà cho làm quan nhà Lý cai quản các châu động trên. Nhà Lý gộp thêm các động Vật Dương, động Lôi Hỏa, động Bình An, động Bà Tư (là các động vốn trong số 10 động thuộc quyền cai quản của Tồn Phúc), cùng châu Thảng Do vào đất Quảng Nguyên và gọi chung là châu Quảng Nguyên. Ngoài châu Quảng Nguyên, thì năm 1041, châu Tư Lang (nay là đất 2 huyện Trùng Khánh và Hạ Lang tỉnh Cao Bằng) nằm ở phía đông bắc châu Quảng Nguyên, nhà Lý cũng phụ vào đất cai quản của Trí Cao, coi như đất Đại Cồ Việt vùng Trí Cao cai quản mà sau đó nhà Lý đòi chủ quyền với nhà Tống gồm 2 châu Tư Lang và Quảng Nguyên (gộp cả Bình An (nay thuộc Cao Bằng), Bà Tư (nay thuộc Cao Bằng), Thảng Do, Lôi Hỏa (phía đông nam Vật Dương), Vật Dương (phía đông Vật Ác), Vật Ác (vùng phía nam trấn An Đức của Tĩnh Tây Quảng Tây ngày nay)). Tuy bề ngoài thần phục nhà Lý, nhưng bên trong Nùng Trí Cao nuôi chí tự cường lập quốc gia độc lập. Năm 1048 Trí Cao lại nổi dậy đánh chiếm động Vật Ác (vùng phía nam An Đức trấn của Tĩnh Tây Trung Quốc ngày nay), vốn thuộc nhà Lý từ năm 1039, nhà Lý đem quân lên đánh. Sau khi gây sự với nhà Lý không thành, Trí Cao đánh chiếm châu An Đức (Ande Zhou 安德州, nay là khoảng địa bàn trấn An Đức của thành phố cấp huyện Tĩnh Tây) và vùng biên giới các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông Trung Quốc. Nhà Tống tiêu diệt quốc gia của Trí Cao năm 1055. Các thủ lĩnh địa phương cai quản châu động kế thừa Trí Cao, không thực sự thần phục nhà Lý, đem một số động thuộc châu Quảng Nguyên (là phần đất phía bắc Cao Bằng ngày nay thuộc thành phố cấp huyện Tĩnh Tây Trung Quốc) sang thần phục nhà Tốngː Nùng Tông Đán (Tông Đản) năm 1049 đem động Vật Ác (sau thuộc Tống bị nhà Tống đổi thành Thuận An châu, nay là các hương trấn biên giới thuộc thành phố cấp huyện Tĩnh Tây địa cấp thị Bách Sắc khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây, nằm ở phía tây nam thành phố Tĩnh Tây tiếp giáp các huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng, có thể là vùngː hương Nam Pha, hương Thôn Bàn, hương An Ninh, trấn Long Bang (An Bang),...), Nùng Trí Hội năm 1062 đem động Vật Dương sang Tống (nhà Tống đổi tên thành Quy Hóa châu, nay là các hương trấn phía đông nam thành phố cấp huyện Tĩnh Tây, tiếp giáp huyện Trùng Khánh Cao Bằng, có lẽ làː hương Nhâm Trang (Nhâm Động), trấn Nhạc Vũ, trấn Hồ Nhuận (Nhuận Động), trấn Hóa Động,... Kèm theo đất Vật Dương nhập Tống đợt này, có thể có cả đất động Lôi Hỏa (Hạ Lôi),...). Đến Chiến tranh Tống-Việt, 1075-1077, châu Quảng Nguyên (bao gồm các vùng đất ngày nay là các huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Hòa An, thành phố Cao Bằng, Phục Hòa), châu Tư Lang (nay là Trùng Khánh, Hạ Lang), cùng các châu nay thuộc Lạng Sơn làː Thất Nguyên (Thất Khê, Tràng Định), Môn (Cao Lộc), Tô Mậu (Đình Lập), bị Quách Quỳ tướng nhà Tống chiếm đóng không trả lại Đại Việt sau chiến tranh (Giai đoạn này châu Quảng Nguyên bị nhà Tống đổi tên thành Thuận châu).
Bằng chiến thuật vừa gây xung đột biên giới (lùng bắt Nùng Trí Hội), vừa ngoại giao triều cống và đàm phán, từ năm 1077 đến năm 1088, vua quan nhà Lý thời Lý Nhân Tông dần thu phục lại gần như hoàn toàn các vùng đất bị nhà Tống chiếm từ nhà Lý trước đó và trong cuộc chiến Tống - Việt. Kết quả đàm phán của phái đoàn Đào Tông Nguyên sứ thần nhà Lý năm 1079, thu lại được toàn bộ các châu nay là đất Lạng Sơn (là châu Tô Mậu, châu Môn và châu Thất Nguyên), đất nay thuộc Cao Bằng thì thu lại được châu Tư Lang, và phần lớn châu Quảng Nguyên (Thuận châu nhà Tống, phần đất nhà Tống chiếm trong cuộc chiến 1076-1077), trừ phân đất Vật Ác (châu Thuận An nhà Tống), Vật Dương (châu Quy Hóa nhà Tống), Lôi Hỏa mất về nhà Tống trước chiến tranh thì nhà Tống không trả.
Năm 1084, phái đoàn Lê Văn Thịnh sứ thần nhà Lý, tiếp tục sang Bằng Tường Quảng Tây Trung Quốc đàm phán đòi lại đất hai động Vật Dương và Vật Ác từ nhà Tống. Nhưng thay vì trả đất hai động Vật Dương và Vật Ác của châu Quảng Nguyên, thì nhà Tống đổi lại trả cho nhà Lý vùng đất 6 huyệnː Bảo Lạc, Luyện, Miêu (Pác Miêu), Đinh, Phóng, Cận (là đất nay thuộc các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng) cùng 2 động Túc (Tĩnh Túc), Tang (nay là khoảng vùng đất huyện Nguyên Bình Cao Bằng). Các huyện động này vốn là các châu động ki mi nằm kẹp giữa hai nước Lý, Tống, nằm ở phía tây châu Quảng Nguyên, ở phía đông châu Bình Nguyên (Vị Xuyên, Hà Giang). Tuy nhiên, nhà Lý vẫn kiên trì tiếp tục đàm phán đòi đất 2 động Vật Dương, Vật Ác cho đến năm 1088, nhưng không thành công. Từ đó đất 2 động Vật Ác (châu Thuận An nhà Tống), Vật Dương (châu Quy Hóa nhà Tống) vĩnh viễn thuộc Trung Quốc (ngày nay chúng là vùng đất phía nam của thành phố cấp huyện Tĩnh Tây địa cấp thị Bách Sắc khu Tự trị Dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, tiếp giáp biên giới với các huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, và Trùng Khánh của Cao Bằng). Đại Việt sử ký tiền biên, Ngô Thì Sĩ chépː "Giáp Tý năm thứ 9 (1084, Tống Nguyên Phong năm thứ 7) mùa Hạ tháng 6, sai Thị lang bộ Binh là Lê Văn Thịnh sang Tống bàn việc biên giới. Họp với Hữu giang tuần kiểm nhà Tống là Thành Tác ở Quảng Tây bàn về biên giới Thuận An, Quy Hóa. Văn Thịnh đến nơi, mọi việc đều lựa chiều uốn nắn, không hề biện bác, chỉ từ từ lấy lý mà giảng giải, có câu rằngː "Bồi thần này không dám tranh chấp". Vua Tống nghe tin, ban chiếu cho Văn Thịnh là biết theo ý kính thuận, ban cho áo dài rồi nhân đó trả cho ta 6 huyện thuộc Bảo Lạc, 6 động thuộc Túc Tang ở phía ngoài cửa ải."
Thời Lê sơ, Lê Thánh Tông cho lập thừa tuyên Thái Nguyên (Ninh Sóc), thì Cao Bằng là 1 trong 3 phủ của thừa tuyên Thái Nguyên. Phủ Cao Bằng lúc này gồm 4 châuː Thượng Tư Lang (châu Thượng Lang, nay là huyện Trùng Khánh), Hạ Tư Lang (châu Hạ Lang, nay là huyện Hạ Lang), Quảng Uyên (đổi từ châu Quảng Nguyên, nay là các huyện Quảng Uyên, Phục Hòa), Thạch Lâm (nay là các huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Thạch An, Hòa An, Nguyên Bình, và thành phố Cao Bằng). Phần phía tây tỉnh Cao Bằng ngày nay lại thuộc thừa tuyên Tuyên Quang là châu Bảo Lạc thuộc phủ Yên Bình, (châu Bảo Lạc nay là đất các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm của tỉnh Cao Bằng).
Năm 1499 niên hiệu Cảnh Thống thứ 2, vua Lê Hiến Tông tách phủ Cao Bằng ra khỏi Thái Nguyên lập thành một trấn riêng mang tên Cao Bằng. Từ đây Cao Bằng trở thành đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh ngày nay. Nên hiện nay, Việt Nam lấy năm 1499 là năm thành lập tỉnh Cao Bằng.. Tuy nhiên, Đào Duy Anh thì cho rằng Cao Bằng chỉ thực sự tách khỏi Thái Nguyên thành một trấn (đơn vị hành chính cấp tỉnh) từ sau khi nhà Mạc bị diệt. Trong cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời, Đào Duy Anh viếtː "Phủ Cao Bằngː Nhất thống chí (Cao Bằng) chép rằng đời Lê Quang Thuận là phủ Bắc Bình; đời Hồng Đức mới đổi làm Cao Bình, tức Cao Bằng. Sau khi họ Mạc bị diệt hẳn mới đổi làm trấn Cao Bằng, vẫn lãnh một phủ là phủ Cao Bằng; đầu đời Gia Long đặt trấn thủ; năm thứ 7 (1808) đổi tên phủ làm [phủ] Trùng Khánh, năm Minh Mạng thứ 12 (1831) làm tỉnh Cao Bằng."
Sau khi thất thủ Thăng Long năm 1592, nhà Mạc chạy lên Cao Bằng và xây dựng vùng đất này để chống lại nhà Lê Trịnh cho đến 1677 mới chấm dứt.
Thời Pháp thuộc
Từ năm 1886 – 1945, tên gọi, địa giới và số lượng các đơn vị hành chính tỉnh Cao Bằng luôn có sự thay đổi. Cuối thế kỷ XIX, tỉnh Cao Bằng gồm có phủ Trùng Khánh (với 3 châu: Thượng Lang, Hạ Lang, Quảng Uyên) và phủ Hòa An (với 3 châu: Thạch Lâm, Thạch An, Nguyên Bình).
Tháng 10 năm 1886, thực dân Pháp đánh chiếm Cao Bằng, đặt J. Gallieni làm chỉ huy chính.
Năm 1888, Cao Bằng là một quân khu, do Oudri làm chỉ huy trưởng. Quân khu Cao Bằng gồm Tiểu quân khu Cao Bằng và các đồn binh: Cao Bằng, Sóc Giang, Nguyên Bình, Ngân Sơn, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hoà, Nặm Nàng.
Thực dân Pháp đã phân chia địa bàn từ Thanh Hoá trở ra bắc thành 14 quân khu. Mỗi quân khu do một sĩ quan cấp đại tá hoặc cấp tướng trực tiếp chỉ huy.
Ngày 06/8/1891, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ các quân khu và thiết lập các đạo quan binh. Đạo quan binh là đơn vị hành chính đặc biệt do giới quân sự nắm quyền cai trị. Mỗi đạo quan binh do một sĩ quan đứng đầu làm tư lệnh với đầy đủ quyền dân sự và quân sự, thời kỳ đầu về dân sự ngang với Thống sứ Bắc Kỳ.
Ngày 20/8/1891, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tại Bắc Kỳ 4 đạo quan binh: Đạo quan binh 1 Phả Lại, Đạo quan binh 2 Lạng Sơn, Đạo quan binh 3 Yên Bái, Đạo quan binh 4 Sơn La. Đạo quan binh thứ 2 thủ phủ đặt tại Cao Bằng (Cao Bằng là tiểu quân khu thuộc Đạo quan binh 2). Tư lệnh trưởng đầu tiên là Escoubet. Sau đó chuyển thành Đạo quan binh 2 Cao Bằng, đạo lỵ đặt tại Cao Bằng, gồm 3 tiểu quân khu: Cao Bằng, Bảo Lạc, Bắc Kạn.
Ngày 01/01/1906, Toàn quyền Đông Dương ra quyết định: "các Đạo quan binh 2, 3 và 4 được đặt lại, về phương diện tài chính dưới quyền của Thống sứ Bắc Kỳ và được cai trị theo luật lệ hiện hành tại các tỉnh dân sự; chỉ huy Pháp ở Cao Bằng lúc này là A. de Salins. Việc cai trị các Đạo quan binh 2, 3 và 4 vẫn đặt dưới quyền một sĩ quan cao cấp cấp đại tá hoặc trung tá. Mỗi đạo quan binh được phân thành 2 hạt. Việc chia thành khu vực bị bãi bỏ".
Từ sau Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 16/4/1908, đạo quan binh chia thành các đơn vị hành chính và tư pháp ngang với công sứ các tỉnh dân sự. Cao Bằng lúc này (năm 1908) do M. Panescorse làm chỉ huy chính
Năm 1926, theo sách Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ, "Cao Bằng là Đạo quan binh thứ nhì" gồm 1 phủ: Hòa An (phủ lỵ ở Nước Hai); 7 châu: Hà Quảng, Thạch An, (châu lỵ ở Đông Khê), Nguyên Bình, Phục Hoà (châu lỵ ở Tà Lùng), Quảng Uyên, Thượng Lang (châu lỵ ở Trùng Khánh phủ) và Hạ Lang; 3 đại lý: Quảng Uyên, Nguyên Bình và Đông Khê.
Sau năm 1945
Năm 1948, Chính phủ quyết định bãi bỏ cấp tổng, phủ, đạo, châu. Cấp trên cấp xã và dưới cấp tỉnh thống nhất gọi là huyện. Tỉnh Cao Bằng lúc đó gồm thị xã Cao Bằng và 10 huyện: Bảo Lạc, Hạ Lang, Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Phục Hòa, Quảng Uyên, Thạch An, Trấn Biên, Trùng Khánh.
Ngày 3 tháng 10 năm 1950, Cao Bằng hoàn toàn được giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.
Ngày 1 tháng 7 năm 1956, Cao Bằng cùng các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang hợp thành Khu tự trị Việt Bắc.
Ngày 20 tháng 3 năm 1958, huyện Trấn Biên được đổi tên thành huyện Trà Lĩnh.
Ngày 14 tháng 3 năm 1963, thành lập thị trấn Tĩnh Túc trực thuộc tỉnh Cao Bằng theo Quyết định số 26-CP.
Ngày 7 tháng 4 năm 1966, chia huyện Hà Quảng thành hai huyện Hà Quảng và Thông Nông.
Ngày 8 tháng 3 năm 1967, hai huyện Phục Hòa và Quảng Uyên hợp nhất thành huyện Quảng Hòa theo Quyết định số 27-CP.
Ngày 15 tháng 9 năm 1969, giải thể huyện Hạ Lang, nhập vào hai huyện Quảng Hòa và Trùng Khánh theo Quyết định số 176-CP.
Đến ngày 27 tháng 12 năm 1975, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (khoá V) kỳ họp thứ 2 quyết nghị bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính. Tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn hợp nhất thành một tỉnh là Cao Lạng, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Cao Bằng.
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, tái lập tỉnh Cao Bằng từ tỉnh Cao Lạng, đồng thời nhập hai huyện Ngân Sơn và Chợ Rã của tỉnh Bắc Thái vào tỉnh Cao Bằng theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 4. Khi đó tỉnh Cao Bằng có tỉnh lị là thị xã Cao Bằng và 11 huyện: Bảo Lạc, Chợ Rã, Hà Quảng, Hòa An, Ngân Sơn, Nguyên Bình, Quảng Hòa, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng Khánh.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc chiếm được thị xã Cao Bằng và đã hủy diệt hầu như toàn thị xã, các công trình kiến trúc đã bị phá tan tành, kể cả chùa chiền đền miếu. Khu di tích chủ tịch Hồ Chí Minh tại hang Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng cũng bị đặt bom mìn phá sập cửa hang và các di tích của Bác, bức bia đá Bác viết khi vừa trở về Tổ quốc cũng bị nứt làm đôi.
Ngày 1 tháng 9 năm 1981, tái lập huyện Hạ Lang từ các xã đã nhập vào hai huyện Quảng Hòa và Trùng Khánh theo Quyết định số 44-HĐBT ngày 1 tháng 9 năm 1981. Cùng ngày, chuyển thị trấn Tĩnh Túc trực thuộc huyện Nguyên Bình Quyết định số 44-HĐBT.
Ngày 6 tháng 11 năm 1984, huyện Chợ Rã đổi tên thành huyện Ba Bể theo Quyết định số 144-HĐBT.
Cuối năm 1995, tỉnh Cao Bằng có 1 thị xã Cao Bằng và 12 huyện: Ba Bể, Bảo Lạc, Hạ Lang, Hà Quảng, Hòa An, Ngân Sơn, Nguyên Bình, Quảng Hòa, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng Khánh.
Năm 1996, trả hai huyện Ngân Sơn và Ba Bể về tỉnh Bắc Kạn mới tái lập.
Ngày 25 tháng 9 năm 2000, chia huyện Bảo Lạc thành huyện Bảo Lạc mới và huyện Bảo Lâm theo Nghị định số 52/2000/NĐ-CP.
Ngày 13 tháng 12 năm 2001, tái lập hai huyện Phục Hòa và Quảng Uyên từ huyện Quảng Hòa.
Ngày 25 tháng 8 năm 2012, chuyển thị xã Cao Bằng thành thành phố Cao Bằng theo Nghị quyết 60/NQ-CP.
Ngày 1 tháng 2 năm 2020, sáp nhập huyện Thông Nông vào huyện Hà Quảng.
Ngày 1 tháng 3 năm 2020, sáp nhập huyện Phục Hòa, huyện Quảng Uyên và xã Quốc Toản thuộc huyện Trà Lĩnh thành huyện Quảng Hòa; sáp nhập phần còn lại của huyện Trà Lĩnh vào huyện Trùng Khánh.
Tỉnh Cao Bằng có 1 thành phố và 9 huyện như hiện nay.
Hành chính
Tỉnh Cao Bằng có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 9 huyện với 161 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 14 thị trấn, 8 phường và 139 xã.
Du lịch
Nằm ở phía bắc vùng Việt Bắc, nơi địa đầu Tổ quốc, Cao Bằng được thiên nhiên ưu đãi những tiềm năng du lịch phong phú.
Thắng cảnh
Cao Bằng có núi, rừng, sông, suối trải dài hùng vĩ, bao la, thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ, nguyên sinh.
Khu vực thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao tại huyện Trùng Khánh là một thắng cảnh đẹp. Thác nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn, được ca ngợi là một trong những thác nước đẹp nhất trong khu vực và trên thế giới. Động Ngườm Ngao (dịch theo tiếng địa phương là hang hổ) là thế giới của nhũ đá thiên nhiên gồm hàng nghìn hình khối khác nhau, có cái như đụn gạo, đụn vàng, đụn bạc, hình voi, rồng, hổ báo, mây trời, cây cối, hoa lá, chim muông, các khe suối ngầm róc rách mát rượi. Nơi đây đã hình thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút các du khách đến từ khắp nơi trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn.
Ngoài ra phải kể đến hồ núi Thang Hen ở huyện Quảng Hòa, núi Phia Oắc ở huyện Nguyên Bình.
Ngày 12-4-2018, tại Kỳ họp lần thứ 204 tại Paris, Hội đồng Chấp hành UNESCO đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO (CVĐCTC). Với danh hiệu này, CVĐC non nước Cao Bằng trở thành CVĐC toàn cầu thứ 2 ở Việt nam, sau CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang.
Du lịch văn hóa
Cao Bằng là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời, là nơi cội nguồn của cách mạng Việt Nam. Tiêu biểu như khu di tích lịch sử cách mạng Pác Bó, thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân về nước, sống và làm việc, lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành độc lập cho dân tộc từ năm 1941 đến 1945.
Khu di tích Kim Đồng được xây dựng gồm có mộ anh Kim Đồng và tượng đài khang trang tại chân Rặng núi đá cao đồ sộ, tượng đài anh Kim Đồng với bộ quần áo nùng và tay nâng cao con chim bồ câu đưa thư, trước tượng đài có 14 bậc đá và 14 cây lát vươn cao xanh ngắt. Nơi đây có một khoảng sân rộng, hàng năm thiếu niên và Nhi đồng của tỉnh Cao Bằng, cả nước thường tụ hội tại đây cắm trại, vui chơi ca hát.
Khu di tích lịch sử Rừng Trần Hưng Đạo, huyện Nguyên Bình, nơi đây đã thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, hay được gọi là Việt Minh. Ở gần đây có Di tích về chiến thắng của Việt Minh trước quân đội Pháp đã chiếm đóng ở hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần.
Khu di tích Đông khê thuộc huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng: Là chứng tích ghi lại chiến thắng lịch sử thời kỳ đầu kháng chiến của Việt Nam dân chủ cộng hòa chống lại chính quyền Pháp để giải phóng đất nước: Đồn Đông Khê và khu tưởng niệm Hồ Chí Minh đã chỉ huy mặt trận.
Đền Xuân Lĩnh ở huyện Thạch An thờ Trần Quyết. Năm 1682, ông làm tướng tiên phong đi đánh nhà Mạc bị trọng thương và mất. Ông được phong làm Phúc thần, tên hiệu là Kỳ Lịch Đại Vương được dân bản dựng đền thờ phụng. Di tích có ý nghĩa lịch sử về truyền thống đấu tranh, khát vọng hòa bình thống nhất của dân tộc trên vùng cao biên cương địa đầu Tổ quốc.
Chùa Viên Minh tọa lạc tại xã Xuân Lĩnh, huyện Thạch An. Chùa được xây dựng từ thời Lê đầu đời Cảnh Hưng, chùa từng bị hoang phế. Đến lúc yên hàn chùa được mở rộng tiền đường Phật điện, đúc chuông lớn chu vi 7 thước 5 tấc. Chùa là điểm văn hóa tâm linh và điểm du lịch của vùng.
Làng rèn Phúc Sen là một làng nghề truyền thống ở một vùng sơn cước núi đá vôi thuộc huyện Quảng Uyên đã có cách đây hơn một trăm năm.
Lễ hội mời Mẹ Trăng là lễ hội của người Tày vùng Đông Khê được tổ chức vào đầu mùa xuân sau tết Nguyên Đán kéo dài 7 đến 10 ngày. Hội chỉ mở riêng trong từng bản hoặc có mời thêm các người thân từ các bản lân cận cùng tham gia. Lễ hội với ước muốn cầu Mẹ Trăng ban điều tốt lành, mùa màng bội thu, gia súc cũng nhanh lớn không ốm đau. Lễ hội có nhiều trò vui như giao lưu, đánh quay, đánh yến... Lễ hội kết thúc gọi là Slống Hai tức là tiễn trăng về trời.
Thành Bản Phủ thời nhà Mạc và chùa Đống Lân thời Đinh ở huyện Hòa An.
Ẩm thực
Các đặc sản, ẩm thực Cao Bằng như: miến rong Phia Đén, đường phên Bó Tờ, bánh khẩu si Nà Giàng, chè Đoỏng Lẹng, phở chua Cao Bằng, trám đen, lợn Hạ Lang, bí hương Thạch An, măng ngâm ớt, cốm Nà Pò, lê mắc cọp, bánh khảo Thông Huề, thịt chua, rau sắng, vịt cỏ Trùng Khánh, quả mắc kham, bún khô ngũ sắc Hồng Quang, bánh ngô non, giảo cổ lam, bánh bò Cao Bằng, rượu báng Lũng Cải, bánh trứng kiến, vịt quay Cao Bằng, quýt Quang Hán, bánh chưng đen Bảo Lạc, rau bò khai, bò u Bảo Lâm, rượu men lá Thông Nông, mía vàng Thể Dục, bánh cuốn Cao Bằng, bánh coóng phù, hạt dẻ Trùng Khánh, chè dây, bánh pẻng khua Đông Khê, lạp xưởng hun khói, gạo nếp Pì Pất, măng, gà đen Bảo Lạc, khâu nhục, tương Mẹc Cảng, rau dớn, đường phên Vinh Quý, thịt bò gác bếp, rượu mía Phục Hòa, bánh coóc mò, mận máu Xuân Trường, bánh áp chao, rượu ngô, thạch đen Thạch An, mắc mật, lợn Hương, cá trầm hương Trùng Khánh, bánh cuốn canh Cao Bằng, hoa hồi, nếp cẩm Yên Thổ, chè xanh, đậu phụ chao Thông Huề, lợn sữa quay Cao Bằng, xôi trám, gạo nếp ong Trùng Khánh.
Kinh tế - xã hội
Năm 2018, Cao Bằng là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 60 về số dân, xếp thứ 62 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 62 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 49 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 540.400 người dân, GRDP đạt 14.429 tỉ Đồng (tương ứng với 0,6267 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 26,7 triệu đồng (tương ứng với 1.160 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,15%.
Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2018, tỉnh Cao Bằng xếp ở vị trí thứ 58/63 tỉnh thành.
Thực hiện giai đoạn 5 năm 2016 - 2020, Cao Bằng không ngừng đổi mới, phát triển, đã đạt được những kết quả quan trọng: Tăng trưởng kinh tế ước đạt 6,57%/năm; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 1.100 USD/người/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 58,72% so với GRDP; thu ngân sách trên địa bàn tỉnh có bước phát triển ổn định, vượt so với dự toán Trung ương giao bình quân 27%/năm; tỷ lệ giảm nghèo bình quân trên 3%/năm, trong đó các huyện nghèo giảm bình quân trên 4%/năm; tỷ lệ che phủ rừng 54,5%; tỷ lệ dân cư thành thị được dùng nước sạch đạt trên 86%; tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh trên 88%. Giai đoạn 2016 – 2018, có 87 dự án được cấp chứng nhận đầu tư, với tổng số vốn đầu tư: 12.308 tỷ đồng.
Dự kiến cả 17/17 chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó một số chỉ tiêu chính như sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước tăng 7%; GRDP bình quân đầu người/năm ước đạt 24,9 triệu đồng, tương đương 1.100 USD, đạt kế hoạch; tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 1.550 tỷ đồng, tăng 37,9% so với dự toán TW giao; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn ước đạt 680 triệu USD. Tổng kim ngạch tính cả kim ngạch giám sát đạt trên 2.500 triệu USD; giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 3% theo chuẩn nghèo đa chiều; tỷ lệ che phủ rừng 54,5%. Năm 2018, có 26 dự án được cấp chứng nhận đầu tư, với tổng số vốn đầu tư 2.025 tỷ đồng.
Giao thông
Đường bộ có quốc lộ 3, quốc lộ 4A, quốc lộ 4C, quốc lộ 34 đi qua và có dự án đường cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh đi qua hiện đang được triển khai xây dựng.
Đường thủy có sông Bằng Giang chảy qua.
Hình ảnh
Chú thích |
Iraq, tên đầy đủ là Cộng hoà Iraq (phát âm tiếng Việt như I-rắc, tiếng Ả Rập: الجمهورية العراقية Al-Jumhuriyah Al-Iraqiyah, tiếng Kurd: عیراق Komara Iraqê), là một quốc gia ở khu vực Trung Đông. Nước này giáp với Ả Rập Xê Út, Kuwait về phía nam, Thổ Nhĩ Kỳ về phía bắc, Syria về phía tây bắc, Jordan về phía tây, và Iran (Tỉnh Kurdistan) về phía đông. Thủ đô Bagdad là trung tâm của đất nước này. Quốc gia này có khoảng 36-37 triệu người, trong đó khoảng 97% theo đạo Hồi, chủ yếu là Shia, Sunni, và các nhóm Kurd.
Iraq có một dải bờ biển hẹp khoảng ở phía bắc Vịnh Ba Tư và lãnh thổ bao gồm đồng bằng Lưỡng Hà, phần tận cùng phía tây bắc của dãy núi Zagros, và phần phía đông của hoang mạc Syria. Hai sông chính là Tigris và Euphrates, chảy về phía nam qua trung tâm của Iraq và chảy vào Shatt al-Arab gần vịnh Ba Tư. Các sông này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho vùng đất này.
Khu vực giữa hai sông Tigris và Euphrates thường được gọi là Lưỡng Hà và được cho là nơi sinh ra chữ viết và các nền văn minh cổ nhất của nhân loại. Vùng đất này cũng là nơi sinh ra nhiều nền văn minh kể từ thiên niên kỷ 6 TCN. Trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử quốc gia này, Iraq từng là trung tâm của đế quốc Akkadia, Assyria, và Babylon. Nó cũng là một phần của các đế quốc Media, Achaemenid, Hellenistic, Parthia, Sassanid, La Mã, Rashidun, Umayyad, Abbasid, Mông Cổ, Safavid, Afsharid, và Ottoman.
Biên giới hiện đại của Iraq đã được phân định chủ yếu vào năm 1920 bởi Hội Quốc Liên khi Đế quốc Ottoman đã được phân chia theo Hiệp ước Sèvres. Iraq được đặt dưới thẩm quyền của Vương quốc Anh với tên mới là Ủy trị Lưỡng Hà thuộc Anh. Một chế độ quân chủ được thành lập vào năm 1921 và Vương quốc Iraq giành được độc lập từ Anh năm 1932. Năm 1958, chế độ quân chủ bị lật đổ và Cộng hòa Iraq đã được thành lập. Iraq được kiểm soát bởi của đảng Ba'ath từ năm 1968 cho đến năm 2003. Sau Cuộc xâm lược của Hoa Kỳ và lực lượng đa quốc gia, Saddam Hussein của đảng Ba'ath đã bị truất phế và cuộc bầu cử quốc hội diễn ra. Sự hiện diện của Mỹ ở Iraq kết thúc năm 2011, nhưng các cuộc nổi dậy ở Iraq tiếp tục diễn ra và các chiến binh từ nội chiến Syria tràn sang nước này.
Iraq là một thành viên sáng lập của Liên Hợp Quốc cũng như Liên đoàn Ả Rập, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, Phong trào không liên kết và Quỹ Tiền tệ Quốc tế . Iraq theo thể chế cộng hoà nghị viện liên bang, gồm có 19 tỉnh và một vùng tự trị (Kurdistan thuộc Iraq). Tôn giáo chính thức của Iraq là Hồi giáo.
Lịch sử
Vùng đất màu mỡ Lưỡng Hà nằm giữa hai con sông Euphrates và Tigris là nơi hình thành một số nền văn minh cổ đại trên thế giới như Sumer, Babylon, Assyria. Sau một thời gian dài là một bộ phận của Ba Tư, nó đã bị người Ả Rập xâm chiếm vào năm 637 và năm 762 Khalif đã được chuyển tới thành phố mới Bagdad (gần Babylon cổ). Thành phố này là trung tâm của thế giới Ả Rập cho đến khi bị sáp nhập vào Đế chế Ottoman năm 1534.
Năm 1915, quân đội Anh xâm chiếm Iraq và thiết lập chế độ thuộc địa theo sự phân chia của Hội Quốc Liên, chế độ này bị kết thúc bằng sự độc lập của Iraq năm 1932. Những người theo đường lối chủ nghĩa xã hội Ả Rập, đảng Ba'ath, đã giành quyền lãnh đạo vào năm 1968 và thiết lập một chế độ hà khắc, đặc biệt là sau khi Saddam Hussein lên nắm quyền năm 1979. Trong thập niên 1980 đã xảy ra Chiến tranh Iran-Iraq giữa Iraq và nước láng giềng Iran, được kết thúc năm 1988.
Sau khi Iraq tấn công Kuwait năm 1990 và Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 tiến hành bởi các lực lượng quốc tế nhằm đáp trả hành động xâm lược của Iraq thì Iraq đã bị cô lập trên trường quốc tế đến mùa xuân năm 2003 khi các quân đội Mỹ, Anh, Úc và Ba Lan tấn công vào Iraq bằng không quân, hải quân và lục quân sau khi Iraq không đồng ý cho các lực lượng quốc tế vào tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt. Đảng Ba'ath và Saddam Hussein bị lật đổ vì sức kháng cự của quân đội Iraq hết sức yếu ớt.
Chính trị
Từ năm 1979 cho đến năm 2003 Iraq là một quốc gia độc tài, toàn bộ quyền lực quốc gia tập trung trong tay đảng Ba'ath dưới sự lãnh đạo của tổng thống Saddam Hussein. Nghị viện duy nhất của Iraq là Quốc hội hay Majlis al-Watani có 325 ghế với nhiệm kỳ 4 năm. Cũng giống như bầu cử tổng thống, không có ứng viên nào không phải là đảng viên đảng Ba'ath.
Iraq hiện nay (thời điểm 2004-2005) nằm dưới sự chiếm đóng của Mỹ sau Chiến tranh Iraq-Mỹ và liên quân làm tan rã đảng Ba'ath vào tháng 4 năm 2003. Tương lai chính trị của đất nước này hiện nay không chắc chắn do hàng loạt các cuộc tấn công của du kích quân vào quân đội Mỹ và liên quân làm cho hy vọng về sự ổn định hậu chiến trở nên mong manh. Cướp bóc tràn lan, tội phạm cũng như các vấn đề về hạ tầng cơ sở vẫn tiếp tục tàn phá đất nước này. Người đứng đầu quản lý dân sự của lực lượng chiếm đóng là ông L. Paul Bremer. Chính quyền lâm thời chỉ định hội đồng bộ trưởng và các chức vụ khác.
Tháng 11 năm 2003 Mỹ thông báo có kế hoạch trao trả quyền độc lập cho chính quyền lâm thời Iraq vào giữa năm 2004. Kế hoạch do Mỹ cam kết hỗ trợ (tiến hành tổ chức họp kín để bầu ra các chức vụ lãnh đạo) đã bị giáo chủ Ali al-Sistani phản đối. Kết quả của việc phản đối này là hàng loạt các cuộc biểu tình hòa bình phản đối kế hoạch kể trên. Sistani, giáo sĩ có uy tín nhất tại Iraq nói rằng kế hoạch này dễ bị biến tướng và chỉ tạo ra một chính quyền thân Mỹ mà không đại diện cho nhân dân. Mỹ đã phải tìm kiếm sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc để giải quyết những bất đồng này.
Việc chuyển giao chủ quyền diễn ra vào ngày 28 tháng 6 năm 2004. Tổng thống tạm quyền là Sheikh Ghazi Mashal Ajil al-Yawer, và thủ tướng tạm quyền là Iyad Allawi.
Theo luật về điều hành Iraq trong giai đoạn chuyển tiếp (Hiến pháp tạm thời) ký tháng 3 năm 2004 thì việc điều hành đất nước do Hội đồng tổng thổng gồm 3 thành viên đảm nhiệm. Hệ thống bầu cử sẽ đảm bảo một cách có hiệu quả để đại diện cho ba sắc tộc chính ở Iraq đều có sự hiện diện. Hiến pháp công nhận các quyền tự do cơ bản như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do hiệp hội và trên nhiều phương diện nó cởi mở hơn so với Hiến pháp Mỹ.
Tuy nhiên có nhiều điểm gây tranh cãi như việc công nhận mọi đạo luật có hiệu lực kể từ ngày chuyển giao quyền lực không thể bãi bỏ hay sự không rõ ràng trong việc lực lượng liên quân có thể kiểm soát đất nước hay không cho dù có sự chuyển giao quyền lực. Lực lượng quân đội, cảnh sát Iraq hiện nay với trang thiết bị nghèo nàn khó có thể kiểm soát tình hình an ninh trong nước. Điều đó có nghĩa là liên quân sẽ còn ở Iraq trong nhiều năm tới.
Cuối tháng 1 năm 2005 người dân Iraq lần đầu tiên kể từ tháng 4 năm 2003 đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình là đi bỏ phiếu bầu cử tổng thống. Với 48% số phiếu nhận được, liên minh của người Shi’ite đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử lịch sử của Iraq. Liên minh của cộng đồng Kurd đứng thứ hai với 26% phiếu, theo công bố 13/2/2005 của Ủy ban bầu cử. Sau bầu cử là cuộc chạy đua để thành lập một chính quyền mới với nhiều khó khăn, và đến tận 07/4 Tổng thống lâm thời mới của Iraq Jalal Talabani chính thức làm lễ tuyên thệ.
Phân cấp hành chính
Iraq được chia thành 18 tỉnh (tiếng Ả Rập: muhafazat, số ít muhafazah; tiếng Kurd: پاریزگه hay Pârizgah). Lúc thì gọi nó là "chế độ thống đốc," nhất là trong những văn kiện của chính phủ Iraq.
Al Anbar
Al Basrah
Al Karbala
Al Muthanna
Al Qadisyah
An Najaf
Arbil
As Sulaymaniyah
At Ta'mim
Babil
Baghdad
Dahuk
Dhi Qar
Diyala
Maysan
Ninawa
Salah ad Din
Wasit
Địa lý
Phần lớn đất đai Iraq là sa mạc, nhưng khu vực giữa hai con sông lớn Euphrates và Tigris là đất màu mỡ do hai con sông này bồi đắp phù sa cho đồng bằng châu thổ khoảng 60 triệu mét khối hàng năm. phía bắc đất nước là khu vực miền núi rộng lớn với đỉnh cao nhất là Haji Ibrahim cao 3.600 m. phía nam Iraq có bờ biển ngắn nhìn ra vịnh Ba Tư. Gần phía bờ biển và dọc theo Shatt al-Arab là những khu đầm lầy, tuy nhiên phần lớn khu vực này đã được cải tạo tưới tiêu những năm thập niên 1990.
Khí hậu phần lớn là khí hậu miền sa mạc với mùa đông ôn đới lạnh và mùa hè khô, nóng, ít mưa. Vùng núi phía bắc có mùa đông lạnh, thỉnh thoảng có nhiều tuyết rơi có thể gây ngập lụt. Thủ đô Baghdad nằm ở phần trung tâm đất nước trên bờ sông Tigris. Các thành phố lớn khác như Basra ở phía nam, Mosul ở phía bắc. Iraq được coi là một trong số 15 quốc gia thuộc "cái nôi của nhân loại".
Kinh tế
Kinh tế Iraq phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lợi thu được từ dầu mỏ, hàng năm thu được khoảng 95% cho nguồn ngoại tệ của đất nước. Việc thiếu sự phát triển trong các lĩnh vực khác làm cho tỉ lệ thất nghiệp 18%–30% và kéo tụt GDP đầu người còn 4.000 USD. Việc làm trong lĩnh vực công chiếm gần 60% số lao động toàn thời gian năm 2011. Ngành công nghiệp xuất khẩu dầu tạo ra rất ít việc làm. Hiện nay chỉ có một tỷ lệ khiêm tốn phụ nữ (ước tính cao nhất cho năm 2011 là 22%) tham gia vào lực lượng lao động. Tính đến năm 2016, GDP của Iraq đạt 156.323 USD (đứng thứ 56 thế giới, đứng thứ 20 châu Á và đứng thứ 6 Trung Đông).
Trong thập niên 1980 các chi phí khổng lồ cho Chiến tranh Iraq-Iran do Saddam Hussein phát động cũng như các tổn thất nặng nề cho ngành khai thác dầu khí đã gây ra nhiều khó khăn về tài chính cho Iraq và chính quyền Saddam phải sử dụng các biện pháp bắt buộc như thực hiện chính sách tài chính buộc chặt, vay lãi, chậm trả nợ. Thiệt hại của Iraq do cuộc chiến tranh này gây ra ước độ 100 tỷ đô la Mỹ. Sau khi kết thúc chiến tranh vào năm 1988, xuất khẩu dầu mỏ của Iraq lại tăng lên do việc xây dựng các đường ống dẫn dầu mới và phục hồi của các cơ sở khai thác dầu.
Iraq xâm lược Kuwait vào tháng 8 năm 1990 với hậu quả là trừng phạt kinh tế của cộng đồng quốc tế cũng như tổn thất của chiến tranh Vùng Vịnh do liên quân, đứng đầu là Mỹ, tiến hành tháng 1 năm 1991 đã làm suy giảm các hoạt động kinh tế của I-rắc. Chính sách sử dụng vũ lực cũng như các chi phí để duy trì an ninh của chính quyền Iraq đã làm cho nền kinh tế suy yếu.
Việc Liên Hợp Quốc cho phép Iraq thực thi chương trình "đổi dầu lấy lương thực" vào tháng 12 năm 1996 đã góp phần cải thiện đời sống cho người dân Iraq. Trong sáu tháng giai đoạn đầu tiên của chương trình này Iraq được phép xuất khẩu một lượng giới hạn dầu mỏ để đổi lấy lương thực, thuốc men và một số nhu yếu phẩm khác.
Tháng 12 năm 1999 Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho phép Iraq xuất khẩu dầu mỏ theo chương trình này với một lượng đủ để đảm bảo các nhu cầu dân sự. Dầu mỏ đã được xuất khẩu nhiều hơn 3/4 sản lượng của thời kỳ trước chiến tranh. Tuy nhiên 28% thu nhập của Iraq từ xuất khẩu dầu mỏ theo chương trình này đã bị chiết trừ vào quỹ đền bù và dành cho các chi phí quản lý của Liên Hợp Quốc. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2001 đã bị giảm mạnh do kinh tế thế giới đi xuống cũng như giá dầu mỏ giảm mạnh.
Kể từ sau chiến tranh Iraq vào 2003 đã có những cố gắng để đưa nền kinh tế nước này thoát khỏi các hậu quả chiến tranh cũng như thế giới tội phạm tràn lan.
Dầu và năng lượng
Với trữ lượng dầu đã được xác định, Iraq xếp thứ 2 trên thế giới sau Ả Rập Xê Út về trữ lượng dầu. Sản lượng dầu đạt 3,4 triệu thùng/ngày vào tháng 12 năm 2012. Iraq dự định tăng sản lượng đến 5 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2014. Chỉ có khoảng 2.000 giếng dầu đã được khoan ở Iraq, so với khoảng 1 triệu giếng chỉ tính riêng ở Texas. Iraq là một trong những nhà sáng lập của tổ chức OPEC.
Tính đến năm 2010, mặc dù cải thiện an ninh và hàng tỷ đô la doanh thu dầu, Iraq vẫn tạo ra khoảng một nửa lượng điện cho nhu cầu của khách hàng, dẫn đến các cuộc biểu tình trong những tháng hè nóng bức.
Ngày 14 tháng 3 năm 2014, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết sản lượng dầu của Iraq đã tăng nửa triệu thùng một ngày vào tháng Hai tới trung bình 3,6 triệu thùng một ngày. Đất nước này đã không được bơm nhiều dầu như thế nhiều kể từ năm 1979, khi Saddam Hussein lên nắm quyền.
Dân số
Theo ước tính tháng 4 năm 2009, tổng dân số Iraq là 31.234.000, dân số năm 1878 chỉ khoảng 2 triệu người. Chính phủ Iraq công bố dân số đạt 35 triệu do bùng nổ dân số sau chiến tranh.
Khoảng 75% dân số Iraq là người Ả Rập, dân tộc người thiểu số chính là người Kurd (15%) sống tại khu vực miền bắc và đông bắc nước này. Nhũng dân tộc khác có thể kể đến là người Turkoman, Assyria, Iran, Lur, Armenia. Khoảng 20.000 Người Ả Rập Marsh sống ở miền nam Iraq. Iraq cũng có khoảng 2.500 người Chechen. Miền nam Iraq bao gồm những người Iraq gốc Phi, một di sản của chế độ nô lệ thực hành thời Caliphate Hồi giáo bắt đầu trước Zanj Rebellion của thế kỷ thứ IX, và vai trò của Basra là một cổng chính.
Tôn giáo
Iraq là một quốc gia theo đạo Hồi; Người theo đạo hồi chiếm khoảng 97% dân số, bao gồm Shia và Sunni. Các nguồn tham khảo cho thấy khoảng 65% người theo đạo Hồi ở Iraq là Shia, và khoảng 35% là Sunni.
Người theo Sunni than phiền phải đối mặt với phân biệt đối xử trong gần như tất cả các khía cạnh của cuộc sống của chính phủ. Tuy nhiên, Thủ tướng Nouri al-Maliki từ chối điều này.
Người Iraq theo công giáo đã định cư ở vùng đất ngày nay là Iraq cách nay 2000 năm. Người theo công giáo khoảng 1,4 triệu năm 1987. người Assyria bản địa, hầu hết trong số họ là tín đồ của Chaldean Catholic Church, Giáo hội Đông phương Assyria và Giáo hội Chính thống Syria chiếm hầu hết dân số Kitô giáo. Ước tính số lượng các Kitô hữu giảm từ 8-10% trong giữa thế kỷ XX đến 5% trong năm 2008. Hơn một nửa số Kitô hữu Iraq đã trốn sang các nước láng giềng kể từ đầu chiến tranh, và số nhiều đã không quay trở lại, mặc dù một số di cư trở về quê hương Assyria truyền thống trong khu vực tự trị của người Kurd.
Ngoài ra còn có các nhóm tôn giáo nhỏ của dân tộc thiểu số như Mandaean, Shabaks, Yarsan và Yezidi. Cộng đồng người Do Thái Iraq có số lượng khoảng 150.000 vào năm 1941, đã gần như hoàn toàn rời khỏi đất nước này.
Iraq có hai nơi linh thiêng nhất trên thế giới trong nhóm Hồi giáo Shia là Najaf và Karbala.
Ngôn ngữ
Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính, Tiếng Kurd được nói trong số khoảng 10–15% dân số, tiếng Azerbaijan, tiếng Neo-Aramaic của Assyria và các nhóm khác khoảng 5%.
Trước cuộc xâm lược năm 2003, tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức duy nhất. Kể từ khi Hiến pháp Iraq được thông qua tháng 6 năm 2004, cả tiếng Ả Rập và Kurdish là hai ngôn ngữ chính thức, trong khi Assyria Neo-Aramaic và tiếng Turkmen (được gọi theo thứ tự là "Syriac" và "Turkmen" trong Hiến pháp) được công nhận là các ngôn ngữ địa phương. Ngoài ra, bất kỳ vùng hay tỉnh có thể tuyên bố ngôn ngữ chính thức khác nếu phần lớn dân cư chấp thuận trong cuộc trưng cầu dân ý.
Theo Hiến pháp Iraq: "Tiếng Ả Rập và Kurd là 2 ngôn ngữ chính thức của Iraq. Để giáo dục trẻ em tiếng mẹ đẻ của chúng, như tiếng Turkmen, Syriac/Assyria, và Armenian nên được bảo đảm trong cơ sở giáo dục của chính phủ theo hướng dẫn giáo dục, hoặc trong bất kỳ ngôn ngữ khác trong các cơ sở giáo dục tư nhân".
Tị nạn
Sự di tản của người Iraq bản địa đến các quốc gia khác được gọi là diaspora Iraq. Cao ủy Tị nạn Liên Hợp Quốc ước tính có khoảng 2 triệu ngưới Iraq đã rời khỏi đất nước của họ sau sự xâm lược của lực lượng đa quốc gia vào Iraq năm 2003, chủ yếu sang Syria và Jordan. Trung tâm Giám sát di tản nội bộ ước tính hiện có thêm 1,9 triệu người hiện đã di tản trong đất nước này.
Năm 2007, U.N. nói rằng khoảng 40% tầng lớp trung lưu Iraq được tin là đã chạy trốn và hầu hết đang chạy trốn khỏi cuộc đàn áp có hệ thống và không có mong muốn quay trở lại. Người tị nạn đang bị sa lầy trong nghèo đói như họ thường bị cấm làm việc tại nước họ đến.
Trong những năm gần đây diaspora có vẻ đã trở lại với an ninh được tăng cường; chính phủ Iraq tuyên bố có 46.000 người tị nạn đã tự trở về nhà của họ vào tháng 10 năm 2007.
Đến năm 2011, gần 3 triệu người Iraq đã di tản, với 1,3 triệu trong lãnh thổ Iraq và 1,6 triệu đã ra nước láng giềng, chủ yếu là Jordan và Syria. Hơn phân nửa người Iraq theo công giáo đã chạy trốn khỏi quốc gia này từ năm 2003. Theo thống kê của cơ quan Di dân và Công dân Hoa Kỳ, 58.811 người Iraq đã được cấp quyền công dân Hoa Kỳ theo cơ chế tị nạn đến ngày 25 tháng 5 năm 2011.
Để thoát khỏi cuộc nội chiến, hơn 160.000 người tị nạn Syria thuộc nhiều sắc tộc khác nhau đã chạy trốn đến Iraq từ năm 2012. Sự gia tăng bạo lực trong cuộc nội chiến Syria đã làm cho số người Iraq trở về quê hương của họ từ Syria ngày càng tăng.
Văn hoá
Bài đọc chính: Văn hoá Iraq
Nhạc của Iraq |
Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và là một trong hai đô thị loại đặc biệt của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là thành phố lớn thứ hai, có vị trí là trung tâm chính trị, văn hóa, giáo dục, một trong hai trung tâm kinh tế quan trọng tại Việt Nam. Hà Nội nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, với địa hình bao gồm vùng đồng bằng trung tâm và vùng đồi núi ở phía bắc và phía tây thành phố. Với diện tích 3.359,82 km², và dân số 8,4 triệu người, Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là thành phố đông dân thứ hai và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam, nhưng phân bố dân số không đồng đều. Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.
Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Với vai trò thủ đô, Hà Nội là nơi tập trung nhiều địa điểm văn hóa giải trí, công trình thể thao quan trọng của đất nước, đồng thời cũng là địa điểm được lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện chính trị và thể thao quốc tế. Đây là nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống, đồng thời cũng là một trong ba vùng tập trung nhiều hội lễ của miền Bắc Việt Nam. Thành phố có chỉ số phát triển con người ở mức cao, dẫn đầu trong số các đơn vị hành chính của Việt Nam. Nền ẩm thực Hà Nội với nhiều nét riêng biệt cũng là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch tới thành phố. Năm 2019, Hà Nội là đơn vị hành chính Việt Nam xếp thứ 2 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 8 về GRDP bình quân đầu người và đứng thứ 41 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Thành phố được UNESCO trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" vào ngày 16 tháng 7 năm 1999. Khu Hoàng thành Thăng Long cũng được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Tên gọi
Trước khi có tên gọi như hiện nay, Hà Nội đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau. Tên gọi "Hà Nội" bắt đầu được dùng làm địa danh ở Việt Nam từ năm Minh Mạng thứ 12 (năm 1831) khi có một tỉnh có tên là tỉnh Hà Nội được thành lập ở Bắc Thành. "Hà Nội" viết bằng chữ Hán là "", nghĩa là "bao quanh bởi các con sông", tên gọi này phản ánh vị trí địa lý của tỉnh Hà Nội. Tỉnh này nằm giữa hai con sông là sông Nhị ở phía đông bắc và sông Thanh Quyết ở phía tây nam.
Tỉnh Hà Nội gồm có bốn phủ là Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hoà và Lý Nhân. Toà thành nơi có đặt trị sở của tỉnh Hà Nội, tức tỉnh lị của tỉnh Hà Nội, được gọi là thành Hà Nội theo tên tỉnh. Thành Hà Nội nằm trên địa phận hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận. Cả hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận đều cùng thuộc phủ Hoài Đức. Ngày 1 tháng 10 năm 1888, vua Đồng Khánh ký chỉ dụ cắt toàn bộ huyện Thọ Xương và một phần huyện Vĩnh Thuận của tỉnh Hà Nội làm nhượng địa cho Pháp để Pháp thành lập thành phố Hà Nội. Trước đó, ngày 19 tháng 7, tổng thống Pháp Marie François Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội trước khi có sự công nhận của Triều đình Việt Nam. Năm 1890, phủ Lý Nhân bị tách khỏi tỉnh Hà Nội, đổi thành tỉnh Hà Nam.
Năm 1896, tỉnh lị của tỉnh Hà Nội được dời ra làng Cầu Đơ thuộc tổng Thanh Oai Thượng, huyện Thanh Oai. Để tránh trùng tên với thành phố Hà Nội, năm 1902, tỉnh Hà Nội được đổi tên thành tỉnh Cầu Đơ theo tên của tỉnh lị. Ngày 6 tháng 12 năm 1904, quan toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi tên tỉnh Cầu Đơ và tỉnh lị của tỉnh này thành "Hà Đông". Tên gọi "Hà Đông" là do quan đốc học tỉnh Cầu Đơ Vũ Phạm Hàm đề xuất, lấy từ một câu nói của Lương Huệ vương được ghi trong sách Mạnh Tử là "" (âm Hán Việt: Hà Nội hung, tắc di kỳ dân ư Hà Đông, di kỳ túc ư Hà Nội), có nghĩa là Hà Nội bị mất mùa thì chuyển dân ở Hà Nội sang Hà Đông, chuyển lương thực ở Hà Đông sang Hà Nội. "Hà Nội" trong câu nói trên của Lương Huệ vương là chỉ vùng phía bắc sông Hoàng Hà, còn "Hà Đông" là chỉ vùng phía đông sông Hoàng Hà, thuộc tây nam bộ tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc ngày nay.
Lịch sử
Thời kỳ tiền Thăng Long
Những di chỉ khảo cổ tại Cổ Loa cho thấy con người đã xuất hiện ở khu vực Hà Nội từ cách đây 2 vạn năm, giai đoạn của nền văn hóa Sơn Vi. Nhưng đến thời kỳ băng tan, biển tiến sâu vào đất liền, các cư dân của thời đại đồ đá mới bị đẩy lùi lên vùng núi. Phải tới khoảng 4 hoặc 5 ngàn năm trước Công Nguyên, con người mới quay lại sinh sống ở nơi đây. Các hiện vật khảo cổ giai đoạn tiếp theo, từ đầu thời đại đồ đồng đến đầu thời đại đồ sắt, minh chứng cho sự hiện diện của Hà Nội ở cả bốn thời đại văn hóa: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn. Những cư dân Hà Nội thời kỳ đó sinh sống nhờ trồng trọt, chăn nuôi và chài lưới. Giai đoạn tiền sử này tương ứng với thời kỳ của các Vua Hùng trong truyền thuyết. Thế kỷ III trước Công Nguyên, trong cuộc chiến với quân Tần từ phương Bắc, Thục Phán quyết định đóng đô ở Cổ Loa, nay là huyện Đông Anh, cách trung tâm Hà Nội khoảng 15 km. Sự xuất hiện của thành Cổ Loa ghi dấu Hà Nội lần đầu tiên trở thành một đô thị trung tâm về chính trị và xã hội.
Thất bại của Thục Phán đầu thế kỷ II trước Công Nguyên đã kết thúc giai đoạn độc lập của Âu Lạc, bắt đầu giai đoạn một ngàn năm do các triều đại phong kiến Trung Hoa thống trị. Thời kỳ nhà Hán, Âu Lạc cũ được chia thành ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, Hà Nội khi đó thuộc quận Giao Chỉ. Vắng bóng trong sử sách suốt năm thế kỷ đầu, đến khoảng năm 454–456 thời Lưu Tống, Hà Nội mới được ghi lại là trung tâm của huyện Tống Bình. Năm 226 Nhà Hán khi cai trị Giao Châu đã đổi tên Tống Bình thành Long Uyên (hoặc Long Biên). Năm 544, Lý Bí nổi dậy chống lại nhà Lương, tự xưng hoàng đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Uyên. Người cháu của Lý Bí là Lý Phật Tử tới đóng đô ở Cổ Loa, nhưng nền độc lập này chỉ kéo dài tới năm 602. Thời kỳ Nhà Đường, An Nam được chia thành 12 châu với 50 huyện, Long Uyên lại được đổi thành Tống Bình, là trung tâm của An Nam đô hộ phủ. Năm 866, viên tướng nhà Đường Cao Biền xây dựng một thành trì mới, Tống Bình được đổi tên thành "Đại La" – thủ phủ của Tĩnh Hải quân. Theo truyền thuyết, khi đắp thành, Cao Biền thấy một vị thần hiện lên tự xưng là thần Long Đỗ. Vì vậy, sử sách còn gọi Thăng Long là đất "Long Đỗ". Thế kỷ X, sau chiến thắng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán, Cổ Loa một lần nữa trở thành kinh đô của nước Việt.
Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh
Sau khi lên ngôi năm 1009 tại Hoa Lư, năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô về Đại La. Theo một truyền thuyết phổ biến, khi tới Đại La, Lý Thái Tổ nhìn thấy một con rồng bay lên, vì vậy đặt tên kinh thành mới là "Thăng Long". Kinh thành Thăng Long khi đó giới hạn bởi ba con sông: sông Hồng ở phía Đông, sông Tô phía Bắc và sông Kim Ngưu phía Nam. Khu hoàng thành được xây dựng gần hồ Tây với cung điện hoàng gia cùng các công trình chính trị. Phần còn lại của đô thị là những khu dân cư, bao gồm các phường cả nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp. Ngay trong thế kỷ X, nhiều công trình tôn giáo nhanh chóng được xây dựng như chùa Diên Hựu phía Tây hoàng thành xây năm 1049, chùa Báo Thiên xây năm 1057, Văn Miếu xây năm 1070, Quốc Tử Giám dựng năm 1076. Chỉ sau một thế kỷ, Thăng Long trở thành trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế của cả quốc gia.
Nhà Trần nối bước nhà Lý cai trị Đại Việt, coi Thăng Long là kinh đô thứ nhất và Thiên Trường là kinh đô thứ hai, nơi các Thượng hoàng ở. Kinh thành Thăng Long tiếp tục được xây dựng. Hoàng thành được củng cố và xuất hiện thêm những cung điện. Năm 1230, Thăng Long được chia thành 61 phường, kinh thành đông đúc hơn dù địa giới không thay đổi. Giai đoạn này cũng ghi nhận sự xuất hiện của những cư dân ngoại quốc, như người Hoa, người Java và người Ấn Độ. Nền kinh tế công thương nghiệp cũng sản sinh tầng lớp thị dân và Thăng Long còn là nơi quy tụ của nhiều học giả, trí thức như Hàn Thuyên, Lê Văn Hưu và Chu Văn An. Trong cuộc chiến tranh với nhà Nguyên, kinh thành Thăng Long ba lần bị chiếm giữ nhưng đều kết thúc trong chiến thắng của Đại Việt. Cuối thế kỷ XIV, thời kỳ nhà Trần suy vi, một quý tộc ngoại thích là Hồ Quý Ly thâu tóm quyền lực, ép vua Trần dời kinh đô về Thanh Hóa. Khi Hồ Quý Ly chính thức lên ngôi, lập nên nước Đại Ngu năm 1400, kinh đô mới mang tên Tây Đô, Thăng Long được đổi thành "Đông Đô". Nhưng vương triều của nhà Hồ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi. Năm 1406, nhà Minh đưa quân xâm lược Đại Ngu, Thăng Long bị chiếm đóng và đổi tên thành "Đông Quan". Thời kỳ Bắc thuộc thứ tư bắt đầu từ năm 1407 và kéo dài tới năm 1428. Các nho sĩ và người dân Thăng Long thời ấy cũng thường tự nhận Thăng Long là "Tràng An", mang ý nghĩa "bình yên lâu dài" hoặc "phồn thịnh mãi mãi". Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu cho rằng Tràng An là để chỉ vùng đất của Ninh Bình chứ không phải Thăng Long .
Sau chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi thành lập nhà Lê và Đông Đô cũng lấy lại vị thế kinh thành. Năm 1430, thành phố được đổi tên thành "Đông Kinh", đến 1466 được gọi là phủ Trung Đô. Hoàng thành Thăng Long dưới thời nhà Lê tiếp tục được mở rộng. Bên cạnh, khu vực dân cư được chia thành 2 huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện 18 phường. Thời kỳ này, đứng đầu bộ máy hành chính là chức Phủ doãn. Thành phố tiếp tục một thời kỳ của những phường hội buôn bán, tuy bị hạn chế bởi tư tưởng ức thương của nhà Lê. Trong giai đoạn tranh giành quyền lực giữa nhà Lê, nhà Mạc và chúa Trịnh, Thăng Long vẫn duy trì vị trí kinh đô. Sự phức tạp của chính trị thời kỳ này cũng đem lại cho thành phố một điểm đặc biệt: Bên cạnh hoàng thành của vua Lê, phủ Chúa Trịnh được xây dựng và là trung tâm quyền lực thực sự. Nhờ nền kinh tế hàng hóa và sự phát triển của ngoại thương, đô thị Thăng Long bước vào thời kỳ phồn vinh, thu hút thêm nhiều cư dân tới sinh sống. Câu ca "Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến" nói lên sự sầm uất giàu có của thành phố, giai đoạn này còn có tên gọi khác là "Kẻ Chợ". Nhà truyền giáo người Pháp Alexandre de Rhodes ước tính dân số Thăng Long khi đó khoảng 1 triệu người. William Dampier, nhà phiêu lưu người Anh, đưa ra con số thường được xem hợp lý hơn, khoảng 2 vạn nóc nhà.
Mùa hè năm 1786, quân Tây Sơn tiến ra miền Bắc lật đổ chính quyền chúa Trịnh, chấm dứt hai thế kỷ chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài. Sau khi Nguyễn Huệ cùng quân Tây Sơn quay về miền Nam, năm 1788, nhà Thanh đưa quân xâm lược Đại Việt. Tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ lên ngôi ngày 22 tháng 12 năm 1788 rồi đưa quân ra Bắc. Sau chiến thắng ở trận Ngọc Hồi – Đống Đa, nhà Tây Sơn trị vì Đại Việt với kinh đô mới ở Phú Xuân. Hoàng đế Quang Trung đổi tên Thăng Long thành "Bắc Thành".
Thời nhà Nguyễn và Pháp thuộc
Triều đại Tây Sơn sụp đổ sau một thời gian ngắn ngủi, Gia Long lên ngôi năm 1802 lấy kinh đô ở Phú Xuân, bắt đầu nhà Nguyễn. Năm 1805, Gia Long cho phá tòa thành cũ của Thăng Long, xây dựng thành mới mà dấu vết còn lại tới ngày nay, bao bọc bởi các con đường Phan Đình Phùng, Hùng Vương, Trần Phú và Phùng Hưng. Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng, toàn quốc được chia thành 29 tỉnh, Thăng Long thuộc tỉnh "Hà Nội". Với hàm nghĩa "nằm trong sông", tỉnh Hà Nội khi đó gồm 4 phủ, 15 huyện, nằm giữa sông Hồng và Sông Đáy. Tỉnh Hà Nội gồm thành Thăng Long, phủ Hoài Đức của trấn Sơn Tây, và ba phủ Ứng Hoà, Thường Tín, Lý Nhân của trấn Sơn Nam; trong đó Phủ Hoài Đức gồm 3 huyện: Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm; phủ Thường Tín gồm 3 huyện: Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên; phủ Ứng Hoà gồm 4 huyện: Sơn Minh (nay là Ứng Hòa), Hoài An (nay là phía nam Ứng Hòa và một phần Mỹ Đức), Chương Đức (nay là Chương Mỹ – Thanh Oai); và phủ Lý Nhân gồm 5 huyện: Nam Xang (nay là Lý Nhân), Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục. Hà Nội có tên gọi bắt đầu từ đây.
Nền kinh tế Hà Nội nửa đầu thế kỷ XIX cũng khác biệt so với Thăng Long trước đó. Các phường, thôn phía Tây và Nam chuyên về nông nghiệp, còn phía Đông, những khu dân cư sinh sống nhờ thương mại, thủ công làm nên bộ mặt của đô thị Hà Nội. Bên cạnh một số cửa ô được xây dựng lại, Hà Nội thời kỳ này còn xuất hiện thêm những công trình tín ngưỡng, tôn giáo như đền Ngọc Sơn, chùa Báo Ân.
Năm 1858, Pháp bắt đầu nổ súng xâm chiếm Đông Dương. Sau khi chiếm ba tỉnh Đông Nam Kỳ, quân đội Pháp dưới sự chỉ đạo của Francis Garnier tiến đến Hà Nội đầu tháng 11 năm 1873. Mặc dù triều đình nhà Nguyễn chủ hòa, nhưng dân chúng Hà Nội vẫn tiếp tục chống lại người Pháp dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu. Năm 1884, nhà Nguyễn ký hòa ước công nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, Hà Nội cũng bước vào thời kỳ thuộc địa.
Ngày 19 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội. Thành phố Hà Nội lúc này có diện tích nhỏ bao gồm 2 huyện Thọ Xương và huyện Vĩnh Thuận thuộc phủ Hoài Đức. Phạm vi thành phố bó hẹp nằm trong khu vực thành Đại La mở rộng thời nhà Mạc. 3 phủ Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hòa thuộc về tỉnh Hà Đông. Phủ Lý Nhân tách ra tạo thành tỉnh Hà Nam. Một thời gian ngắn sau, khu vực phía Tây vườn bách thảo và khu vực tương ứng với các quận Đống Đa, Tây Hồ ngày nay được tách ra thành huyện Hoàn Long, trực thuộc tỉnh Hà Đông, đến khoảng năm 1940 thì sáp nhập trở lại.
Đến năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của toàn Liên bang Đông Dương. Nhờ sự quy hoạch của người Pháp, thành phố dần có được bộ mặt mới. Lũy thành thời Nguyễn đã bị triệt hạ, chỉ còn lại Cột Cờ, Cửa Bắc với vết đạn năm 1873, Đoan Môn và lan can rồng đá ở trong hoàng thành cũ; đến năm 1897 thì lũy thành hầu như bị phá hủy hoàn toàn. Năm 1901, các công trình phủ Thống sứ, Nhà bưu điện, Kho bạc, Nhà đốc lý, Nhà hát lớn, cầu Long Biên, Ga Hà Nội, những quảng trường, bệnh viện... được xây dựng. Hà Nội cũng có thêm trường đua ngựa, các nhà thờ Cơ Đốc giáo, trường Đại học Y khoa, Đại học Đông dương, Đại học Mỹ thuật, các trường Cao đẳng Pháp lý, Nông lâm cùng những nhà máy sản xuất rượu bia, diêm, hàng dệt, điện, nước... Khi những nhà tư bản người Pháp tới Hà Nội ngày một nhiều hơn, các rạp chiếu phim, nhà hát, khách sạn... dần xuất hiện, những con phố cũng thay đổi để phù hợp với tầng lớp dân cư mới. Vào năm 1921, toàn thành phố có khoảng 4.000 dân châu Âu và 100.000 dân bản địa.
Sự xuất hiện của tầng lớp tư sản Việt Nam khiến văn hóa Hà Nội cũng thay đổi. Nền văn hóa phương Tây theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam kéo theo những xáo trộn trong xã hội. Không còn là một kinh thành thời phong kiến, Hà Nội ít nhiều mang dáng dấp của một đô thị châu Âu. Thành phố vẫn tiếp tục giữ vai trò trung tâm tri thức, nghệ thuật của cả quốc gia, nơi tập trung các nhà thơ mới, những nhạc sĩ tân nhạc cùng những trí thức, học giả nổi tiếng.
Trong hai cuộc chiến tranh
Giữa thế kỷ XX, Hà Nội chịu những biến cố phức tạp của lịch sử. Sự kiện Nhật Bản tấn công Đông Dương năm 1940 khiến Việt Nam phải nằm dưới sự cai trị của cả đế quốc Pháp và Nhật. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, tại Hà Nội, quân đội Nhật đảo chính Pháp. Nhưng chỉ năm tháng sau, quốc gia này phải đầu hàng quân Đồng Minh, kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Vào thời điểm thuận lợi đó, lực lượng Việt Minh tổ chức cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, lật đổ nhà nước Đế quốc Việt Nam, buộc vua Bảo Đại thoái vị, giành lấy quyền lực ở Việt Nam. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với thủ đô Hà Nội. Sau độc lập, thành phố chia thành các khu phố, đổi tên nhiều vườn hoa, đường phố, như đại lộ (Avenue) Paul Doumer đổi tên là Nhân quyền, đường (Rue de la) République đổi tên là Dân Quyền, đại lộ Puginier đổi tên là Dân Chủ Cộng Hòa, đường Ollivier đổi là Hạnh Phúc, đường Dr Morel đổi là Tự Do...
Cuối năm 1945, quân đội Pháp quay lại Đông Dương. Sau những thương lượng không thành, Chiến tranh Đông Dương bùng nổ vào tháng 12 năm 1946 và thành phố Hà Nội nằm trong vùng kiểm soát của người Pháp. Sau khi Quốc gia Việt Nam được thành lập năm 1949, Hà Nội được Pháp chuyển giao cho Quốc gia Việt Nam quản lý. Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam Bảo Đại bổ nhiệm dược sĩ Thẩm Hoàng Tín làm Thị trưởng thành phố. Năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ giúp Việt Minh kiểm soát toàn bộ miền Bắc Việt Nam, Hà Nội tiếp tục giữ vị trí thủ đô của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 30 tháng 9 năm 1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp ký Hiệp định chuyển giao Hà Nội về quân sự; ngày 2 tháng 10, ký Hiệp định chuyển giao Hà Nội về hành chính. Vào thời điểm được tiếp quản, thành phố gồm 4 quận nội thành với 34 khu phố, 37.000 dân và 4 quận ngoại thành với 45 xã, 16.000 dân. Cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, Hà Nội nhiều lần thay đổi về hành chính và địa giới. Năm 1958, bốn quận nội thành bị xóa bỏ và thay bằng 12 khu phố. Năm 1959, khu vực nội thành được chia lại thành 8 khu phố, Hà Nội cũng có thêm 4 huyện ngoại thành. Tháng 4 năm 1961, Quốc hội quyết định mở rộng địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm một số xã của Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hưng Yên. Toàn thành phố có diện tích 584 km², dân số 91.000 người. Ngày 31 tháng 5 năm 1961, bốn khu phố nội thành Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa và 4 huyện ngoại thành Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm được thành lập.
Khi cuộc Chiến tranh Việt Nam leo thang, Hà Nội phải hứng chịu những cuộc tấn công trực tiếp từ Hoa Kỳ. Riêng trong chiến dịch Linebacker II năm 1972, trong khoảng 2.200 người dân bị thiệt mạng ở miền Bắc, số nạn nhân ở Hà Nội được thống kê là 1.318 người. Nhiều cơ quan, trường học phải sơ tán tới các tỉnh lân cận.
Hà Nội ngày nay
Sau chiến tranh, Hà Nội tiếp tục giữ vai trò thủ đô của quốc gia Việt Nam thống nhất. Hà Nội đã được UNESCO trao danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" vào ngày 16 tháng 7 năm 1999. Năm 2000, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã tặng thưởng thành phố Hà Nội danh hiệu "Thủ đô anh hùng" vào ngày 4 tháng 10. Với tuổi đời hơn 1000 năm, Hà Nội chính là thủ đô lâu đời nhất trong 11 thủ đô của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á.
Ngày 21 tháng 12 năm 1978, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn mở rộng địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây của tỉnh Hà Sơn Bình cùng hai huyện của tỉnh Vĩnh Phú là Mê Linh, Sóc Sơn. Dân số Hà Nội lên tới con số 2,5 triệu người. Bên cạnh lượng dân cư các tỉnh tới định cư ở thành phố, trong khoảng thời gian từ 1977 tới 1984, Hà Nội cũng đưa 12.861 hộ, 21.587 nhân khẩu tới Lâm Đồng theo chính sách xây dựng kinh tế mới. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, ranh giới Hà Nội lại được điều chỉnh, chuyển lại 5 huyện và 1 thị xã đã lấy của Hà Sơn Bình năm 1978 cho Hà Tây và Mê Linh được nhập vào tỉnh Vĩnh Phúc. Hà Nội còn lại 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành, với diện tích đất tự nhiên 924 km².
Ngày 28 tháng 10 năm 1995, quận Tây Hồ được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 3 phường Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ thuộc quận Ba Đình và 5 xã Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng thuộc huyện Từ Liêm. Ngày 26 tháng 11 năm 1996, quận Thanh Xuân được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 5 phường Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Thượng Đình, Kim Giang, Phương Liệt cùng một phần phường Nguyễn Trãi và Khương Thượng thuộc quận Đống Đa, với toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Nhân Chính thuộc huyện Từ Liêm và xã Khương Đình thuộc huyện Thanh Trì. Cùng lúc đó, quận Cầu Giấy cũng được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 4 thị trấn Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc huyện Từ Liêm.
Ngày 6 tháng 11 năm 2003, thành lập quận Long Biên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 10 xã Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm. Cùng lúc đó, quận Hoàng Mai cũng được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 9 xã Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở cùng một phần diện tích xã Tứ Hiệp thuộc huyện Thanh Trì, và toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 5 phường Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ thuộc quận Hai Bà Trưng.
Sau thời kỳ bao cấp, từ cuối thập niên 1990, sự phát triển về kinh tế dẫn đến các khu vực ngoại ô Hà Nội nhanh chóng được đô thị hóa. Những cao ốc mọc lên ở khu vực nội đô và các trung tâm công nghiệp cũng được xây dựng ở những huyện ngoại thành. Sự phát triển cũng kéo theo những hệ lụy. Do không được quy hoạch tốt, giao thông thành phố thường xuyên ùn tắc khi số lượng xe máy tăng cao. Nhiều khu phố phải chịu tình trạng ngập úng mỗi khi mưa lớn. Mật độ dân số quá cao khiến những dân cư nội ô phải sống trong tình trạng chật chội và thiếu tiện nghi. Vào năm 2003, 30% dân số Hà Nội sống dưới mức 3 m² một người. Mật độ cây xanh của thành phố chỉ khoảng 1–2 m²/người, thuộc hàng rất thấp so với các thành phố trên thế giới. Song việc tăng dân số quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa thiếu quy hoạch tốt đã khiến Hà Nội trở nên chật chội, ô nhiễm và giao thông nội ô thường xuyên ùn tắc. Nhiều di sản kiến trúc đang dần biến mất, thay vào đó là những ngôi nhà ống nằm lộn xộn trên các con phố. Hà Nội còn là một thành phố phát triển không đồng đều với giữa các khu vực như giữa các quận nội thành và huyện ngoại thành, nhiều nơi người dân vẫn chưa có được những điều kiện sinh hoạt thiết yếu. Năm 2012, Hà Nội được đánh giá là một trong những thành phố ô nhiễm nhất khu vực Đông Nam Á, với hàm lượng bụi cao gấp nhiều lần mức cho phép.
Ngày 29 tháng 5 năm 2008, Quốc hội Việt Nam thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ 1 tháng 8 cùng năm. Theo nghị quyết, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được sáp nhập về Hà Nội. Từ diện tích gần 1.000 km² và dân số khoảng 3,4 triệu người, Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích 3.324,92 km² và dân số 6.232.940 người, nằm trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới. Ngày 8 tháng 5 năm 2009, địa giới các huyện Thạch Thất và Quốc Oai được điều chỉnh lại. Cũng trong cùng thời điểm này, quận Hà Đông được thành lập từ thành phố Hà Đông trước đây và thành phố Sơn Tây được chuyển thành thị xã Sơn Tây như cũ.
Năm 2010, Hà Nội đã tổ chức thành công Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội để lại dấu ấn trong lòng người dân và bạn bè quốc tế. Hoàng thành Thăng Long, văn bia tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Lễ hội Thánh Gióng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nhiều công trình quan trọng như cầu Vĩnh Tuy, Bảo tàng Hà Nội, công viên Hòa Bình đã được khánh thành. Ngày 27 tháng 12 năm 2013, huyện Từ Liêm được chia thành hai quận là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm. Ngày 4 tháng 7 năm 2023, quận Đông Anh được thành lập trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và dân số của huyện Đông Anh cũ. Từ đó, Hà Nội có 13 quận, 12 huyện và 1 thị xã.
Địa lý
Vị trí và lãnh thổ
Thủ đô Hà Nội nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong phạm vi từ 20°34' đến 21°18' vĩ độ Bắc và từ 105°17' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với 8 tỉnh là Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, thành phố có diện tích 3358,6 km², chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên của cả nước, đứng hàng thứ 41 về diện tích trong 63 tỉnh, thành phố ở nước ta , và là 1 trong 17 thủ đô có diện tích trên 3000 km².
Các điểm cực của thủ đô Hà Nội là:
Điểm cực Bắc tại: thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
Điểm cực Tây tại: thôn Lương Khê, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
Điểm cực Nam tại: khu danh thắng Hương Sơn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
Điểm cực Đông tại: thôn Cổ Giang, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.
Địa hình
Đại bộ phận diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Địa hình của Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông phản ánh rõ nét qua hướng dòng chảy tự nhiên của các con sông chính chảy qua Hà Nội, và có thể chia ra làm hai vùng.
Vùng đồng bằng thấp và khá bằng phẳng, chiếm đại bộ phận diện tích của các huyện thị xã và các quận nội thành, được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện đại, bãi bồi cao và các bậc thềm. Xen giữa các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao còn có các vùng trũng với các hồ, đầm (dấu vết của các dòng sông cổ). Đó là các ô trũng tự nhiên rất dễ bị úng ngập trong mùa mưa lũ và khi có mưa lớn ở các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thanh Oai, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức. Do được khai phá và canh tác từ lâu đời nên hiện nay ở Hà Nội có hệ thống đê điều ngăn lũ chạy dọc những triền sông. Hệ thống đê điều này khiến cho các cánh đồng trong đê không được bồi đắp phù sa hằng năm và phải xây dựng nhiều công trình thủy lợi để tưới và tiêu nước.
Vùng đồi núi tập trung ở ngoại thành phía bắc và phía tây thành phố, thuộc các huyện Sóc Sơn, Thạch Thất, Ba Vì, Quốc Oai và Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1296 m) , Viên Nam (1031 m), Hàm Lợn (462 m); trong đó đỉnh Ba Vì là điểm cao nhất của thành phố Hà Nội. Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp như gò Đống Đa, núi Nùng, núi Sưa. Phần lớn các gò đồi trong nội thành tập trung ở quận Ba Đình.
Thủy văn
Sông Hồng là con sông chính của thành phố, bắt đầu chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng Yên rồi xuôi về Nam Định, đã có nhiều gắn kết với Thăng Long từ thời nhà Trần. Sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam. Hà Nội còn có sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với sông Hồng ở phía Bắc thành phố tại huyện Ba Vì. Ngoài ra, trên địa phận Hà Nội còn nhiều sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ... Các sông nhỏ chảy trong khu vực nội thành như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu... là những đường tiêu thoát nước của Hà Nội.
Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, là dấu vết còn lại của các dòng sông cổ. Trong khu vực nội thành, hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh đô thị, ngày nay được bao quanh bởi nhiều khách sạn, biệt thự. Hồ Gươm nằm ở trung tâm lịch sử của thành phố, khu vực sầm uất nhất, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội. Trong khu vực nội ô có thể kể tới những hồ khác như Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ... Ngoài ra, còn nhiều đầm hồ lớn nằm trên địa phận Hà Nội như Đồng Mô, Suối Hai, Đồng Quan, Mèo Gù, Xuân Khanh, Đồng Đò, Tuy Lai - Quan Sơn.
Do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ từ năm 1990 đến nay, phần lớn các sông hồ Hà Nội đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Theo PGS–TS Trần Đức Hạ – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường thuộc Hội Cấp thoát nước Việt Nam, lượng nước thải chưa qua xử lý xả thẳng ra môi trường quá lớn. Chỉ tính riêng trong khu vực nội đô, mỗi ngày lượng nước thải xả thẳng ra hệ thống sông hồ vào khoảng 650.000 m³/ngày (2015). Sông Tô Lịch, trục tiêu thoát nước thải chính của thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 250.000 m³ nước thải xả thẳng xuống dòng sông mà không hề qua xử lý. Nó bị ô nhiễm nặng nề: nước sông càng lúc càng cạn, màu nước càng ngày càng đen và bốc mùi hôi thối nặng. Với chiều dài gần 20 km chảy qua địa bàn thủ đô, nhiều khúc của sông Nhuệ nước đen kịt, đặc quánh, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc và gần như không còn xuất hiện sự sống dưới lòng sông. Tương tự, sông Kim Ngưu nhận khoảng 125.000 m³ nước thải sinh hoạt mỗi ngày. Sông Lừ và sông Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngưu khoảng 110.000 m³. Lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp này đều có hàm lượng hóa chất độc hại cao. Các sông mương nội và ngoại thành, ngoài vai trò tiêu thoát nước còn phải nhận thêm một phần rác thải của người dân và chất thải công nghiệp. Những làng nghề thủ công cũng góp phần vào gây nên tình trạng ô nhiễm này.
Khí hậu
Khí hậu Hà Nội mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, được nêu trên trang web chính thức của Hà Nội. Tuy nhiên, dựa theo Phân loại khí hậu Köppen, trang web ClimaTemps.com lại xếp Hà Nội mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm với mã Cwa.
Thời tiết có sự khác biệt rõ ràng giữa mùa nóng và mùa lạnh, do nằm khá sâu trong nội địa và gần như không có một vùng nước lớn nào giúp điều hoà khí hậu. Mặc dù thời tiết được chia làm hai mùa chính là mùa mưa – từ tháng 4 tới tháng 10 – và mùa khô – từ tháng 11 tới tháng 3, nhưng Hà Nội vẫn được tận hưởng thời tiết bốn mùa nhờ các tháng giao mùa. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 8, khí hậu nóng ẩm vào đầu mùa và cuối mùa mưa nhiều rồi mát mẻ, khô ráo vào tháng 9 và tháng 10. Mùa lạnh bắt đầu từ cuối tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau. Từ cuối tháng 11 đến nửa đầu tháng 2 rét và hanh khô, từ nửa cuối tháng 2 đến hết tháng 3 lạnh ẩm và mưa phùn kéo dài từng đợt. Đôi khi mưa phùn còn có thể kéo dài đến tận cuối tháng 4. Trong khoảng tháng 9 đến giữa tháng 11, Hà Nội có những ngày thu với tiết trời mát mẻ (rõ rệt hơn Hải Phòng, Nam Định và nhiều tỉnh phía Bắc khác) do đón vài đợt không khí lạnh yếu tràn về. Tuy nhiên, do chịu sự tác động mạnh mẽ của gió mùa nên thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi mùa thường không đồng đều nhau giữa các năm, nên sự phân chia các tháng chỉ mang tính tương đối.
Nhiệt độ trung bình mùa đông của thành phố từ tháng 11 đến tháng 3 không vượt quá 22 °C, với tháng lạnh nhất là tháng 1 với nhiệt độ trung bình 16,4 °C, lúc thấp xuống tới 2,7 °C. Nhiệt độ trung bình mùa hạ của Hà Nội từ tháng 5 đến tháng 9 đều vượt 27 °C, với tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình đạt 29,2 °C, lúc cao nhất lên tới 42,8 °C. Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,6 °C, lượng mưa trung bình hàng năm vào mức 1.500mm đến 1.900mm. Vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức kỷ lục 42,8 °C. Tháng 1 năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất, 2,7 °C do chịu ảnh hưởng của La Niña. Vào đầu tháng 6 năm 2017 với việc bị ảnh hưởng bởi El Niño trên toàn thế giới, Hà Nội phải hứng chịu đợt nóng dữ dội trong 1 tuần với nhiệt độ lên tới 42,5 °C, là nhiệt độ kỷ lục ghi nhận trong lịch sử. Hơn nữa, do chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đô thị và là vùng khí hậu có độ ẩm cao nên những đợt nắng nóng, nhiệt độ cảm nhận thực tế luôn cao hơn mức đo đạc, có thể lên tới 50 °C. Nơi có tuyết vào mùa đông ở Hà Nội là đỉnh núi Ba Vì ngày 24 tháng 1 năm 2016 với mức nhiệt đo được là 0 °C.
Môi trường
Hà Nội thường xuyên nằm ở top đầu các thành phố ô nhiễm, thậm chí nhiều ngày trong năm là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới, với chỉ số bụi mịn ở mức nguy hiểm cho sức khỏe con người. Theo Báo cáo chất lượng không khí toàn cầu 2018, Hà Nội có hàm lượng bụi mịn cao gấp 4 lần mức khuyến cáo của WHO (40,8 mg/m³, mức khuyến cáo: 10 mg/m³). Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam thì Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất với số ngày chất lượng không khí lên mức kém, xấu, nguy hại chiếm tỷ lệ cao. Ngoài ra, các con sông chảy qua Hà Nội (sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét) và các hồ cũng bị ô nhiễm rất nặng do 78% nước thải của Hà Nội xả thẳng trực tiếp ra sông, hồ mà không qua xử lý, trong đó mỗi con sông của Hà Nội tiếp nhận hàng vạn m³ nước thải đổ vào mỗi ngày.
Tổ chức hành chính và chính quyền
Tổ chức hành chính
Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được xếp vào đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt và cũng đồng thời là đô thị loại đặc biệt, thỏa mãn các tiêu chuẩn như tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động trên 90%, quy mô dân số trên 5 triệu, mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km² trở lên, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh.
Sau những thay đổi về địa giới hành chính, tính đến năm 2023, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 13 quận, 16 huyện, 1 thị xã với 579 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 360 xã, 199 phường và 20 thị trấn. Đây là thành phố trực thuộc trung ương duy nhất của Việt Nam có thị xã.
Chính quyền
Cũng như các tỉnh và thành phố khác của Việt Nam, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội do người dân thành phố trực tiếp bầu lên, là cơ quan quyền lực Nhà nước ở thành phố. Hội đồng Nhân dân Hà Nội hiện nay, nhiệm kỳ 2021–2026, gồm 95 đại biểu. Chủ tịch HĐND Hà Nội hiện nay là ông Nguyễn Ngọc Tuấn.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân và là cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố, chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp, pháp luật, các văn bản của Chính phủ và các nghị quyết của hội đồng nhân dân thành phố. Chủ tịch UBND Hà Nội hiện nay là ông Trần Sỹ Thanh. Ngoài các sở, ban như những tỉnh khác, thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội còn có thêm báo Hà Nội mới, báo Kinh tế và Đô thị, Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội, Ban Chỉ đạo 1000 năm Thăng Long, Ban quản lý khu phố cổ... và một số tổng công ty trên địa bàn thành phố. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Hà Nội có trụ sở nằm ở số 12 phố Lê Lai, bên cạnh hồ Hoàn Kiếm.
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan xét xử ở thành phố. Chánh án TAND Hà Nội hiện nay là ông Nguyễn Hữu Chính.
Về phía Đảng ủy, Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội – thường gọi tắt là Thành ủy Hà Nội – là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ Thành phố Hà Nội giữa hai kỳ đại hội đại biểu của Đảng bộ Thành phố. Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội khóa XVII nhiệm kỳ 2020-2025 gồm có 71 người, bầu ra Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội 2020–2025 gồm 16 ủy viên. Đứng đầu Đảng ủy Thành phố là Bí thư Thành ủy và phải là ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Bí thư Thành ủy hiện tại là ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội nhiệm kỳ XVII (2019–2024) được Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP Hà Nội lần thứ XVII (2019–2024) bầu ngày 25 tháng 7 năm 2019 gồm 132 ủy viên, bầu ra Ban thường trực UBMTTQ Thành phố gồm 12 thành viên. Chủ tịch UBMTTQ TP Hà Nội đương nhiệm là bà Nguyễn Lan Hương (được bầu ngày 14 tháng 3 năm 2019 thay thế ông Vũ Hồng Khanh đã nhận quyết định nghỉ hưu từ ngày 1-2-2019.).
Kiến trúc và quy hoạch đô thị
Lịch sử lâu đời cùng nền văn hóa phong phú đã giúp Hà Nội có được kiến trúc đa dạng và mang dấu ấn riêng. Nhưng sau một thời gian phát triển thiếu quy hoạch, thành phố hiện nay tràn ngập những ngôi nhà ống trên các con phố lắt léo, những công trình tôn giáo nằm sâu trong các khu dân cư, những cao ốc bên các khu phố cũ, những cột điện chăng kín dây... Nhưng thiếu vắng không gian công cộng. Năm 2010, Hà Nội lập Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 cho một thành phố 9,1 triệu dân vào năm 2030 và trên 10 triệu người vào năm 2050. Về mặt kiến trúc, có thể chia Hà Nội ngày nay thành bốn khu vực: khu phố cổ, khu thành cổ, khu phố Pháp và các khu mới quy hoạch.
Khu phố cổ
Khu phố cổ Hà Nội, trung tâm lịch sử của thành phố, hiện nay vẫn là khu vực đông đúc nhất. Địa giới không gian khu phố cổ có thể coi là một hình tam giác cân với đỉnh là phố Hàng Than, cạnh phía Đông là đê sông Hồng, cạnh phía Tây là Hàng Cót, Hàng Điếu, Hàng Da, còn đáy là trục Hàng Bông–Hàng Gai–Cầu Gỗ. Qua nhiều năm, những cư dân sinh sống nhờ các nghề thủ công, buôn bán tiểu thương đã hình thành những con phố nghề đặc trưng mang những cái tên như Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Đường, Hàng Thùng...
Tất cả các ngôi nhà hai bên đường khu phố cổ đều theo kiểu nhà ống, mang nét đặc trưng: bề ngang hẹp, chiều dài sâu, đôi khi thông sang phố khác. Bên trong các ngôi nhà này cũng có cách bố trí gần như nhau: gian ngoài là nơi bán hoặc làm hàng, tiếp đó là khoảng sân lộ thiên để lấy ánh sáng, trên sân có bể cạn trang trí, quanh sân là cây cảnh, giàn hoa, gian nhà trong mới là nơi ăn ở và nối tiếp là khu phụ. Những năm gần đây, mật độ dân số cao khiến phố cổ Hà Nội xuống cấp khá nghiêm trọng. Một phần cư dân ở đây phải sống trong điều kiện thiếu tiện nghi, thậm chí bất tiện, nguy hiểm. Một vài trường hợp đặc biệt được ghi nhận như ba người sống trong một diện tích 1,5 m² hay bốn người sống trong một căn phòng 10 m² nhưng trên nóc một nhà vệ sinh chung. Trong khu 36 phố phường thuộc dự án bảo tồn, hiện chỉ còn một vài nhà cổ có giá trị, còn lại hầu hết đã được xây mới hoặc cải tạo tùy tiện.
Khu thành cổ
Khu thành cổ, tức hoàng thành Thăng Long, nằm ở khoảng giữa hồ Tây và hồ Hoàn Kiếm, xuất hiện cùng với kinh đô Thăng Long. Trải qua nhiều lần phá hủy, xây dựng lại rồi tiếp tục bị tàn phá, hoàng thành Thăng Long hiện chỉ lưu lại ở một vài dấu vết. Trên phố Phan Đình Phùng hiện nay còn cửa Bắc của thành được xây bằng đá và gạch rất kiên cố. Cột cờ Hà Nội xây năm 1812 hiện nằm trên đường Điện Biên Phủ. Công trình cao 40 mét này gồm ba nền thềm rộng và tháp cổ hình lăng trụ, bên trong có cầu thang xoắn ốc dẫn lên kỳ đài. Phía Nam thành cổ còn lưu lại được một quần thể di tích đa dạng là Văn Miếu-Quốc Tử Giám, được xây từ đầu thế kỷ XI. Gồm hai di tích chính, Văn Miếu – nơi thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và Chu Văn An – và Quốc Tử Giám – trường quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam – công trình không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nơi tổ chức nhiều hoạt động văn hóa.
Ngày 31 tháng 7 năm 2010, tại kỳ họp lần thứ 34 tại Brasilia, thủ đô của Brasil, Ủy ban di sản thế giới của UNESCO đã công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí: Chiều dài lịch sử văn hóa, Tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và Các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú. Sáng ngày 1 tháng 10 năm 2010, trong buổi khai mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova đã trao bằng Di sản văn hóa thế giới khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long cho lãnh đạo Thành phố Hà Nội.
Khu phố Pháp
Năm 1883, người Pháp bắt đầu lên kế hoạch xây dựng lại thành phố. Dựa trên các khu phố Hà Nội vốn có, những kiến trúc sư người Pháp vạch thêm các con đường mới, xây dựng các công trình theo hướng thích nghi với môi trường sở tại, tạo nên một phong cách ngày nay được gọi là kiến trúc thuộc địa. Khu vực đô thị do người Pháp quy hoạch và xây dựng gồm ba khu: nhượng địa, thành cũ và nam hồ Hoàn Kiếm, ngày nay mang tên chung là khu phố cũ, hay khu phố Pháp.
Khu nhượng địa mang hình chữ nhật được giới hạn bởi các con phố Bạch Đằng, Tràng Tiền, Lê Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Nguyễn Huy Tự hiện nay. Vốn là đồn thủy quân của Hà Nội cổ, đến năm 1875, khu vực này được nhượng lại cho quân đội Pháp xây doanh trại, dinh thự và bệnh viện. Những công trình kiến trúc ở đây có mái lợp ngói đá đen, hành lang xung quanh, nhà cuốn hình cung. Dinh thự Tổng tham mưu trưởng quân Pháp, ngày nay là Nhà khách Bộ Quốc phòng xây dựng trong khoảng thời gian 1874 đến 1877. Bệnh viện Lanessan, hiện là Quân y viện 108 và Bệnh viện Hữu Nghị, khánh thành năm 1893. Khu thành cũ gồm các phố Phan Đình Phùng, Hùng Vương, Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ, Lê Hồng Phong, Chu Văn An, Trần Phú. Những con đường ở đây rộng, dài và được trồng nhiều cây xanh. Các biệt thự mang kiến trúc miền Bắc nước Pháp với trang trí cầu kỳ, tỷ mỉ. Một công trình kiến trúc tiêu biểu và quan trọng của khu thành cũ là Phủ Toàn quyền, ngày nay là Phủ Chủ tịch, được xây dựng trong khoảng 1900 đến 1902. Khu nam hồ Hoàn Kiếm cũng là một hình chữ nhật với hai cạnh dài là phố Tràng Thi – Tràng Tiền và phố Trần Hưng Đạo, hai cạnh ngang là phố Phan Bội Châu và phố Phan Chu Trinh. Khu vực này được xây dựng đồng thời với khu thành cũ song quy trình quy hoạch có chậm hơn do phải giải tỏa nhiều làng xóm. Một công trình quan trọng của thành phố là Nhà hát Lớn nằm ở đầu phố Tràng Tiền, được xây từ 1902 tới 1911, theo mẫu Opéra Garnier của Paris.
Kiến trúc Pháp thường được xem như một di sản của Hà Nội, nhưng ngày nay đã phải chịu nhiều biến đổi. Những công trình cao tầng và các ngôi nhà giả phong cách Pháp làm khu phố cũ trở nên khó nhận diện. Bên cạnh đó, nhiều thửa đất được sáp nhập để xây dựng các cao ốc khiến cảnh quan bị phá vỡ. Những hàng rào thấp dọc các con phố, những màu sắc tiêu biểu – tường vàng và cửa gỗ màu xanh – cũng bị thay đổi và che lấp bởi các biểu hiệu quảng cáo. Hiện Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội với sự giúp đỡ của vùng Île-de-France đang triển khai dự án bảo tồn và phát triển khu phố này.
Kiến trúc hiện đại
Vào những năm 1960 và 1970, hàng loạt các khu nhà tập thể theo kiểu lắp ghép xuất hiện ở những khu phố Khương Thượng, Trung Tự, Giảng Võ, Thành Công, Thanh Xuân Bắc... Do sử dụng các cấu kiện bê tông cốt thép sản xuất theo quy trình thủ công, với những dãy nhà 4 tầng đầu tiên ở khu Khương Thượng và sau đó là 5 tầng. Riêng khu Kim Liên xây dựng nhà hộp kiểu Trung Quốc. những công trình này hiện rơi vào tình trạng xuống cấp nghiệm trọng. Không chỉ vậy, do thiếu diện tích sinh hoạt, các cư dân những khu nhà tập thế lắp ghép còn xây dựng thêm những lồng sắt gắn ngoài trời xung quanh các căn hộ – thường được gọi là chuồng cọp – gây mất mỹ quan đô thị. Hiện những nhà tập thể này đang dần được thay thể bởi các chung cư mới.
Cuối thập niên 1990 và thập niên 2000, nhiều con đường giao thông chính của Hà Nội, như Giải Phóng, Nguyễn Văn Cừ, Láng Hạ, Ngọc Khánh, Thái Hà... được mở rộng. Các khách sạn, cao ốc văn phòng mọc lên, những khu đô thị mới như Khu đô thị mới Nam Thăng Long, Bắc Thăng Long, Du lịch Hồ Tây, Định Công, Bắc Linh Đàm... Cũng dần xuất hiện. Khoảng thời gian gần đây, khu vực Mỹ Đình được đô thị hóa nhanh chóng với hàng loạt những ngôi nhà cao tầng mọc lên. Tuy vậy, các khu đô thị mới này cũng gặp nhiều vấn đề, như công năng không hợp lý, thiếu quy hoạch đồng bộ, không đủ không gian công cộng. Trong trận mưa kỷ lục cuối năm 2008, Mỹ Đình là một trong những khu vực chịu thiệt hại nặng nề vì nước ngập.
Cùng với dự phát triển, đô thị hóa các khu vực Hà Nội mở rộng, nhiều đường phố mới đã được đặt tên: Năm 2010 là 43 và năm 2012 là 34 đường, phố mới. Khoảng thời gian 2010–2012 chứng kiến sự bùng nổ các dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị, tòa cao ốc, chung cư bình dân và cao cấp, trung tâm thương mại với giá bán cao hơn giá thành tương đối nhiều. Tính đến giữa năm 2017, cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hà Nội thống kê được 994 tòa nhà cao tầng.
Các công trình nổi bật
Trước khi trở thành một trung tâm chính trị – vào thế kỷ V với triều đại nhà Tiền Lý – Hà Nội đã là một trung tâm của Phật giáo với các thiền phái danh tiếng. Theo văn bia, từ giữa thế kỷ VI, chùa Trấn Quốc được xây dựng trên bãi Yên Hoa ngoài sông Hồng, tới 1615 do bãi sông bị lở, chùa mới dời về địa điểm hiện nay. Đến thế kỷ XI, với sự xuất hiện của kinh đô Thăng Long, khi Phật giáo trở thành quốc giáo, các chùa chiền, thiền viện, sư tăng mới phát triển thực sự mạnh mẽ. Trong nhiều thế kỷ, Hà Nội tiếp tục xây dựng các ngôi chùa, trong đó một số vẫn tồn tại tới ngày nay. Có thể kể tới các ngôi chùa như chùa Một Cột xây lần đầu năm 1049, chùa Láng từ thế kỷ XII, chùa Quán Sứ, chùa Kim Liên xuất hiện vào thế kỷ XVII. Tuy vậy, hầu hết các ngôi chùa trong nội ô ngày nay đều được xây dựng lại vào thế kỷ XIX. Những triều đại Lý, Trần, Lê để lại rất ít dấu tích.
Vùng ngoại thành Hà Nội cũng có nhiều ngôi chùa nổi tiếng. Ở xã Hương Sơn, Mỹ Đức, huyện Mỹ Đức, một quần thể văn hóa–tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, các ngôi đền thờ thần, các ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp... thường được gọi chung là Chùa Hương. Từ lâu, di tích này đã trở thành một địa điểm du lịch quan trọng, đặc biệt với lễ hội Chùa Hương được tổ chức vào mỗi mùa xuân. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây, Chùa Thầy nằm trên địa phận của xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai. Ngôi chùa, thường gắn liền với tên tuổi vị thiền sư Từ Đạo Hạnh, là một di sản kiến trúc, văn hóa, lịch sử giá trị. Giống như Chùa Hương, lễ hội Chùa Thầy cũng được tổ chức vào mùa xuân, đầu tháng 3 hàng năm.
Cùng với các ngôi chùa, Hà Nội còn có không ít đền thờ Đạo Lão, Đạo Khổng hay các thần bảo hộ như Thăng Long tứ trấn, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Đền Ngọc Sơn... Trong khu phố cổ còn nhiều ngôi đình vẫn được những người dân thường xuyên tới lui tới bày tỏ lòng thành kính. Kitô giáo theo chân những người châu Âu vào Việt Nam, giúp Hà Nội có được Nhà thờ Lớn, Nhà thờ Cửa Bắc, Nhà thờ Hàm Long... Ngoài ra có thánh đường Hồi Giáo Jamia Al Noor tại Hàng Lược, Thánh thất Cao Đài thủ đô. Các công trình tôn giáo ngày nay là một phần quan trọng của kiến trúc thành phố, nhưng không ít hiện phải nằm trong những khu dân cư đông đúc, thiếu không gian.
Thời kỳ thuộc địa đã để lại Hà Nội rất nhiều các công trình kiến trúc lớn, hiện vẫn đóng vai trò quan trọng về công năng, như Nhà hát Lớn, Phủ Chủ tịch, Bắc Bộ phủ, trụ sở Bộ Ngoại giao, Bảo tàng Lịch sử, Khách sạn Sofitel Metropole... Một số công trình bị phá bỏ để xây mới – như Tòa thị chính được thay thế bằng trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố – hoặc tu sửa nhưng không giữ được kiến trúc cũ – như ga Hàng Cỏ. Thời kỳ tiếp theo, Hà Nội cũng có thêm các công trình mới. Lăng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội trường Ba Đình, ghi đậm dấu ấn của giai đoạn này.
Từ những năm 2000, cùng với sự phát triển về kinh tế, rất nhiều cao ốc và khách sạn như Daewoo, Sofitel Plaza, Melia, tòa nhà Tháp Hà Nội... Mọc lên mang lại cho thành phố dáng vẻ hiện đại. Hà Nội cũng chứng kiến sự ra đời của những công trình quan trọng như Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình... Để kỷ niệm lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, hiện nay rất nhiều công trình được xây dựng, có thể kể đến Keangnam Hanoi Landmark Tower, Lotte Center Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội và Tòa nhà Quốc hội.
Kinh tế
Tổng quan
Năm 2010 Hà Nội đạt được những kết quả khả quan trọng trong phát triển kinh tế. GDP tăng 11%, thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ đạt 2.000 Đô la Mỹ. Tổng thu ngân sách trên địa bàn vượt 100.000 tỷ đồng. Năm 2019, Hà Nội là đơn vị hành chính Việt Nam xếp thứ 2 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 8 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 41 về tốc độ tăng trưởng GRDP. GRDP của thành phố đạt 971.700 tỷ đồng (41,85 tỷ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 120,6 triệu đồng (5.200 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,62%. Quy mô GRDP năm 2020 theo giá hiện hành ước đạt 1.016 nghìn tỷ đồng, xếp thứ hai các tỉnh thành cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 122,7 triệu đồng (5.285 USD, xếp hạng 7), GRDP theo giá so sánh năm 2010 ước tăng 3,94%, cao gấp khoảng 1,5 lần mức tăng của cả nước (xếp hạng 26) (báo cáo của địa phương, Tổng cục Thống kê sẽ công bố số liệu đánh giá lại). Thu nhập bình quân đầu người sơ bộ năm 2019 là 6,403 triệu đồng/tháng (xếp hạng 3).
Năm 2020, GRDP của Thành phố tăng 3,98% so với năm 2019 (quý 1 tăng 4,13%; quý II tăng 1,76%; quý III tăng 3,95%; quỷ IV tăng 3,77%), đạt mức thấp so với kế hoạch và mức tăng trưởng của năm 2019, chủ yếu do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 ước tính tăng 4.2% so với năm 2019, đóng góp 0,09% vào mức tăng GRDP. Đây là khu vực ghi nhận tốc độ tăng cao hơn mức tăng chung và cao hơn mức tăng của nhiều năm qua. Nguyên nhân chủ yếu do dịch tả lợn châu Phi cơ bản được kiểm soát, công tác tái đàn được quan tâm, quy mô đàn lợn hiện có 1,36 triệu con, tăng 26,2% so với cùng kỳ; chăn nuôi gia cầm và hoạt động thủy sản phát triển tốt (quy mô đàn gia cầm hiện có 39,9 triệu con, tăng 9,3%; sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng năm 2020 tăng 25,3%; sản lượng thủy sản tăng 3,5%). Bên cạnh đó, thời tiết giai đoạn lúa trỗ bông khá thuận lợi, cùng với công tác bảo vệ thực vật được chú trọng đã góp phần tăng năng suất lúa; sản lượng lúa vụ mùa 2020 toàn Thành phố ước đạt 447,2 nghìn tắn, tăng 2,4% so với vụ mùa 2019.
Khu vực công nghiệp và xây dựng ước tính năm 2020 tăng 6,39% so với năm 2019, đóng góp 1,43% vào mức tăng GRDP. Trong đó: Ngành công nghiệp cả năm tăng 4,91%, đóng góp 0,69% vào mức tăng chung. Năm 2020, ngành công nghiệp Hà Nội đang dần chuyển dịch theo hướng phát triển các khu vực công nghiệp hiện đại có giá trị xuất khẩu lớn như: Điều khiển kỹ thuật số, tự động hóa, rô-bốt, nano, plasma, laser, công nghệ sinh học. Tuy nhiên, ngành này cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, nhất là các ngành sản xuất, xuất khẩu sản phẩm và sử dụng nhiều nguyên, vật liệu, phụ kiện nhập khẩu; Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ cũng ảnh hưởng đến ngành sản xuất đồ uống của Thành phố. Ngành xây dựng tiếp tục tăng cao 8,9% so với năm 2019, đóng góp 0,74% vào mức tăng chung, trong đó công tác giải ngân vốn đầu tư công có chuyền biến tích cực; đã khởi công một số công trình lớn và hoàn thành đưa vào sử dụng một số công trình trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô.
Khu vực dịch vụ năm 2020 tăng 3,29% so với năm trước (đóng góp 2,1% vào mức tăng GRDP), thấp hơn nhiều so với mức tăng 7,27% năm 2018 và 7,59% năm 2019 do chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại địch Covid-19, nhất là các ngành, lĩnh vực: Du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải, xuất nhập khẩu, vui chơi, giải trí... Ngành bán buôn, bán lẻ là điểm sáng trong khu vực dịch vụ năm 2020 với mức tăng 8,84%, là một trong những ngành đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của Thành phố (đóng góp 0,81% vào mức tăng GRDP). Một số ngành duy trì tăng trưởng khá: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 7,21%; thông tin và truyền thông tăng 6,89%.
Năm 2020, hoạt động y tế, giáo dục được quan tâm, chú trọng; giá trị tăng thêm ngành y tế và trợ giúp xã hội ước tăng 14,23% so với năm 2019; ngành giáo dục và đào tạo tăng 7,01%. Một số ngành dịch vụ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 có mức tăng trưởng âm trong năm nay, trong đó: Dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 18,93% so với 2019; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (trong đó du lịch, lữ hành chiếm 30%) giảm 16,88%; hoạt động nghệ thuật, vui chơi và giải trí giảm 6,15%; ngành vận tải, kho bãi giảm 1,25%; kinh doanh bất động sản giảm 0,16%.
Quy mô GRDP năm 2020 theo giá hiện hành ước đạt 1.016 nghìn tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 122,7 triệu đồng (tương đương 5.285 USD), tăng 2,34% so với năm 2019. Cơ cấu khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,24% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 23,67%; khu vực dịch vụ chiếm 62,79%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 11,3% (Cơ cầu tương ứng năm 2019 là: 2,02%; 22,9%; 63,73% và 1 1,35%). Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2020 ước thực hiện 280,5 nghìn tỷ đồng, đạt 100,6% dự toán HĐND Thành phố giao, tăng 3,9% so với thực hiện năm 2019, trong đó: Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước thực hiện 18,9 nghìn tỷ đồng, đạt 102,7% dự toán và bằng 99,8% so với thực hiện năm 2019; thu từ dầu thô 2,1 nghìn tỷ đồng, đạt 99,5% và bằng 63,2%; thu nội địa (không kể đầu thô) 259,5 nghìn tỷ, đạt 100,5% và tăng 4,7%.
Du lịch
So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống. Du lịch Hà Nội đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn với các du khách. Năm 2007, Hà Nội đón 1,1 triệu lượt khách du lịch ngoại quốc. Năm 2008, trong 9 triệu lượt khách của thành phố, có 1,3 triệu lượt khách nước ngoài.
Tỷ lệ du khách tới thăm các bảo tàng Hà Nội cũng không cao. Một trong các bảo tàng thu hút nhiều khách tham quan nhất là Bảo tàng dân tộc học. Hàng năm, Bảo tàng Dân tộc học, điểm đến được yêu thích trong các sách hướng dẫn du lịch, có 180.000 khách tới thăm, trong đó một nửa là người nước ngoài.
Theo thống kê năm 2019, Hà Nội có 3.499 cơ sở lưu trú với tổng số 60.812 buồng phòng. Trong số này 561 cơ sở lưu trú du lịch đã xếp hạng với 22.749 buồng phòng bao gồm 67 khách sạn được xếp hạng từ 3–5 sao và 7 khu căn hộ du lịch cao cấp từ 4–5 sao. Với mức giá được coi là khá đắt ở Việt Nam, khoảng 126,26 USD một đêm cho phòng khách sạn 5 sao, hiệu suất thuê phòng các khách sạn 3–5 sao ở Hà Nội hiện dao động từ 80% đến 90%. Ngoài 11 khách sạn 5 sao là Daewoo, Horison, Hilton Hanoi Opera, Melia, Nikko, Sofitel Metropole, Sheraton, Sofitel Plaza, và InterContinental, Crown Plaza, Marriot, thành phố còn 6 khách sạn 4 sao và 19 khách sạn 3 sao.
Du lịch ở Hà Nội cũng còn không ít những tệ nạn, tiêu cực. Trang Lonely Planet cảnh báo tình trạng du khách nước ngoài bị taxi và xe buýt lừa đến một số khách sạn giả danh và bị đòi giá cao; ở quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm du khách đồng tính nam có thể bị mời mọc vào những quán karaoke, nơi hóa đơn thanh toán cho một vài đồ uống có thể tới 100 USD hoặc hơn.
Xã hội
Dân cư
Từ rất lâu, Thăng Long đã trở thành điểm đến của những người dân tứ xứ. Vào thế kỷ XV, dân các trấn về Thăng Long quá đông khiến vua Lê Thánh Tông có ý định buộc tất cả phải về nguyên quán. Nhưng khi nhận thấy họ chính là lực lượng lao động và nguồn thuế quan trọng, triều đình đã cho phép họ ở lại. Tìm đến kinh đô Thăng Long còn có cả những cư dân ngoại quốc, phần lớn là người Hoa. Trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc, rất nhiều những người Hoa đã ở lại sinh sống thành phố này. Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, vẫn có những người Hoa tới xin phép cư ngụ lại Thăng Long. Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, trong số 36 phường họp thành kinh đô Thăng Long có một phường người Hoa là phường Đường Nhân, nay có thể là khu vực phố Hàng Ngang. Những thay đổi về dân cư vẫn diễn ra liên tục và kéo dài cho tới ngày nay. Cùng với đó, quá trình đổi thay liên tục của địa giới hành chính (đặc biệt là sau khi sát nhập Gia Lâm trong thời gian 1954 – 1961, phần lớn tỉnh Phúc Yên khoảng năm 1980 và toàn bộ tỉnh Hà Tây năm 2008), đã phần nào thay đổi định nghĩa người Hà Nội trong từng thời kỳ lịch sử.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, với vai trò là thủ phủ của Liên bang Đông Dương, Hà Nội đã thu hút một lượng đáng kể người Pháp, người Hoa và người Việt từ những vùng lân cận. Vào thập niên 1940, dân số thành phố được thống kê là 132.145 người, nhưng đến năm 1954 thì giảm xuống chỉ còn 53.000 dân trên một diện tích 152 km², điều này là do phần lớn người dân đã di tản lên những vùng Việt Minh kiểm soát sau khi thực dân Pháp trở lại chiếm đóng Hà Nội năm 1946. Sau khi chính quyền Việt Minh tiếp quản Hà Nội, hầu hết người Pháp và người Hoa đã rời bỏ thành phố để vào miền Nam hoặc trở về quê hương. Ở những làng ngoại thành, ven đô cũ, nơi người dân sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, thường không có sự thay đổi lớn. Nhiều gia đình nơi đây vẫn giữ được gia phả từ những thế kỷ XV, XVI. Trong nội thành, chỉ còn lại vài dòng họ đã định cư liên tục tại Thăng Long từ thế kỉ XV như dòng họ Nguyễn ở phường Đông Tác. Do tính chất của công việc, nhiều thương nhân và thợ thủ công ít khi trụ nhiều đời tại một điểm. Gặp khó khăn trong kinh doanh, những thời điểm sa sút, họ tìm tới vùng đất khác. Cũng có những trường hợp, một gia đình có người đỗ đạt được bổ nhiệm làm quan tỉnh khác và đem theo gia quyến, đôi khi cả họ hàng.
Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong nửa cuối thế kỷ XX. Vào thời điểm năm 1954, thành phố có 53.000 dân, trên một diện tích 152 km². Đến năm 1961, thành phố mở rộng diện tích lên 584 km² với dân số 91.000 người. Năm 1978, Quốc hội quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện tích đất tự nhiên 2.136 km², dân số 2,5 triệu người. Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi, chỉ còn 924 km², nhưng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu người. Trong suốt thập niên 1990, với việc các khu vực ngoại ô dần được đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.675.166 người vào năm 1999. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có hơn 6,23 triệu dân và nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số toàn Hà Nội là 6.451.909 người. Dân số trung bình của thành phố năm 2010 là 6.561.900 người. Tính đến hết năm 2015, dân số Hà Nội là 7.558.956 người. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số Hà Nội là 8.053.663 người, trong đó 49,2% dân số (tức 3,96 triệu người) sống ở thành thị, và 50,8% dân số sống ở nông thôn (tức 4,09 triệu người).
Về cơ cấu dân số, cư dân Hà Nội chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ khoảng 99%, theo sau là người Mường, người Tày và các dân tộc thiểu số khác. Đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống xen kẽ với người Kinh ở tất cả 30 đơn vị hành chính cấp huyện của thành phố, trong đó cư trú tập trung ở 14 xã của 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức. Tính đến năm 2019, toàn thành phố có 278.450 người theo 9 tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Công giáo có 192.958 người, tiếp theo là Phật giáo đạt 80.679 người, đạo Tin lành có 4.226 người, còn lại các tôn giáo khác như đạo Cao Đài, Hồi giáo, Baha'i giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Minh Lý đạo, Minh Sư đạo và Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam.
Hà Nội là đơn vị hành chính cấp tỉnh đông dân thứ hai Việt Nam với 8,05 triệu dân cư (2019), trong đó 49,2% dân cư là người thành thị. Cũng theo số liệu năm 2019, mật độ dân số của Hà Nội là 2.398 người/km², cao thứ hai trong tất cả các tỉnh, nhưng phân bố dân số không đồng đều; khoảng cách về dân số giữa quận và huyện, giữa thành thị và nông thôn còn lớn với xu hướng tiếp tục gia tăng. Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới hơn 42.000 người/km² (2018), trong khi đó, ở những huyện ngoại thành như Ba Vì, Mỹ Đức mật độ dưới 1.000 người/km².
Nhà ở
Mặc dù là thủ đô của một quốc gia thu nhập bình quân đầu người trung bình thấp, nhưng Hà Nội lại là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới và giá bất động sản không thua kém các quốc gia giàu có. Điều này đã khiến người dân Hà Nội, đặc biệt tầng lớp có thu nhập thấp, phải sống trong điều kiện chật chội, thiếu tiện nghi. Theo số liệu năm 2003, 30% dân số Hà Nội sống dưới mức 3 m² một người. Ở những khu phố trung tâm, tình trạng còn bi đát hơn rất nhiều. Nhà nước cũng không đủ khả năng để hỗ trợ cho người dân. Chỉ khoảng 30% cán bộ, công nhân, viên chức được phân phối nhà ở. Do truyền thống văn hóa và những khó khăn về chỗ ở, hiện tượng ba, bốn thế hệ cùng sống chung trong một ngôi nhà rất phổ biến ở Hà Nội.
Hầu hết các hộ dân cư của thành phố đều có nhà ở và chủ yếu sống trong các loại nhà kiên cố và bán kiên cố. Mỗi năm, thành phố xây dựng mới hàng triệu mét vuông nhà, nhưng giá vẫn ở mức quá cao so với phần lớn người dân. Gần như 100% các gia đình trẻ ở Hà Nội chưa có nhà ở, phải sống ghép chung hoặc thuê nhà ở tạm. Với giá từ 500 triệu tới 1,5 tỷ đồng một căn hộ chung cư, một người dân có thu nhập trung bình chỉ có thể mua được sau nhiều năm tích lũy tài chính. Bên cạnh những khu chung cư mới mọc thêm ngày càng nhiều, vẫn còn những bộ phận dân cư phải sống trong những điều kiện hết sức lạc hậu. Tại các khu vực ven sông Hồng và các bãi bồi thuộc trung tâm thành phố, hàng trăm gia đình sống trong những ngôi nhà lợp mái tre, không có điện, không có trường học và không được chăm sóc về y tế.
Y tế
Năm 2010, thành phố Hà Nội có 650 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế thành phố, trong đó có 40 bệnh viện, 29 phòng khám khu vực và 575 trạm y tế. Số giường bệnh trực thuộc sở Y tế Hà Nội là 11.536 giường, chiếm khoảng một phần hai mươi số giường bệnh toàn quốc; tính trung bình ở Hà Nội 569 người/giường bệnh so với 310 người/giường bệnh ở Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều bệnh viện 1 giường bệnh có đến 2-3 bệnh nhân nằm điều trị là thường xuyên gặp. Cũng theo thống kê năm 2010, thành phố Hà Nội có 2.974 bác sĩ, 2.584 y sĩ và 3.970 y tá.
Do sự phát triển không đồng đều, những bệnh viện lớn của Hà Nội, cũng là của cả miền Bắc, chỉ tập trung trong khu vực nội ô thành phố. Các bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đều trong tình trạng quá tải. Cùng với hệ thống y tế của nhà nước, Hà Nội cũng có một hệ thống bệnh viện, phòng khám tư nhân đang dần phát triển. Năm 2007, toàn thành phố có 8 bệnh viện tư nhân với khoảng 300 giường bệnh. Theo đề án đang được triển khai, đến năm 2010, Hà Nội sẽ có thêm 8 đến 10 bệnh viện tư nhân. Khi đó, tổng số giường bệnh tư nhân sẽ lên tới khoảng 2.500 giường.
Điều kiện chăm sóc y tế giữa nội ô và các huyện ngoại thành Hà Nội có sự chênh lệch lớn. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính năm 2008, mức chênh lệch này càng tăng, thể hiện qua các chỉ số y tế cơ bản. Nếu như tại địa phận Hà Nội cũ, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là 9,7%, thì ở Hà Tây, con số lên tới 17%. Tương tự, tuổi thọ trung bình tại khu vực Hà Nội cũ khá cao, 79 tuổi, nhưng sau khi mở rộng, con số này bị giảm xuống còn 75,6 tuổi. Tại không ít khu vực thuộc các huyện ngoại thành, cư dân vẫn phải sống trong điều kiện vệ sinh yếu kém, thiếu nước sạch để sinh hoạt, phải sử dụng nước ao, nước giếng.
Giáo dục
Từ nhiều thế kỷ, vị thế kinh đô đã giúp Thăng Long – Hà Nội trở thành trung tâm giáo dục của Việt Nam. Từ giữa thế kỷ XV cho tới cuối thế kỷ XIX, Hà Nội luôn là một trong những địa điểm chính để tổ chức các cuộc thi thuộc hệ thống khoa bảng, nhằm chọn những nhân vật tài năng bổ sung vào bộ máy quan lại. Tuy vậy, về số lượng trạng nguyên, Hà Nội lại thấp hơn những vùng đất truyền thống khác như Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định. Tới thời Pháp thuộc, với vị trí là thủ đô của Liên bang Đông Dương. Một thời kì trường thi Hà Nội bị nhập vào với trường Nam Định gọi là trường Hà Nam thi tại Nam Định (1884 đến 1915). Hà Nội là một trung tâm giáo dục của khu vực, nơi người Pháp đặt các trường dạy nghề và giáo dục bậc đại học, trong đó có Viện Đại học Đông Dương, Trường Y khoa Đông Dương, Trường Bách nghệ Hà Nội là các trường mà sau này trở thành nền móng của giáo dục đại học ở Việt Nam.
Năm 2009, Hà Nội có 677 trường tiểu học, 581 trường trung học cơ sở và 186 trường trung học phổ thông (THPT) với 27.552 lớp học, 982.579 học sinh. Hệ thống trường trung học phổ thông, Hà Nội có 40 trường công lập, một vài trong số đó có chất lượng giảng dạy và truyền thống lâu đời, như trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, trường THPT Chu Văn An, trường THPT Trần Phú. Bên cạnh các trường công lập, thành phố còn có 65 trường dân lập và 5 trường bán công. Hà Nội cũng là địa điểm của ba trường trung học đặc biệt, trực thuộc các trường đại học, là trường THPT chuyên ngoại ngữ thuộc trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Cùng với các trung học danh tiếng, hệ thống giáo dục của thành phố vẫn duy trì những trường bổ túc và cả các lớp học xóa mù chữ. Sau khi Hà Tây được sáp nhập vào thành phố, Hà Nội hiện đứng đầu Việt Nam về số lượng người không biết chữ. Năm 2008, toàn thành phố có gần 235.000 người mù chữ trên tổng số 1,7 triệu người của cả quốc gia, tuy nhiên đến năm 2017, thành phố xác nhận đã hoàn thành chương trình xoá mù chữ mức độ 2.
Là một trong hai trung tâm giáo dục đại học lớn nhất quốc gia, trên địa bàn Hà Nội có trên 50 trường đại học cùng nhiều cao đẳng, đạo tạo hầu hết các ngành nghề quan trọng. Năm 2007, tại thành phố có 606.207 sinh viên, Hà Tây cũng tập trung 29.435 sinh viên. Nhiều trường đại học ở đây như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện An ninh nhân dân, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam là những trường đào tạo đa ngành và chuyên ngành hàng đầu của Việt Nam. Dù vậy, giáo dục đại học phải đối mặt với nhiều bất cập. Khuôn viên có tính truyền thống, phong cách sư phạm và có hồn văn hóa của những trường lập ra từ xưa nay bị xẻ thịt thành nhà ở, nhà hàng, nhà băng... Đại học Bách khoa bị cắt bởi đường phố, và còn lập ra cả phường như phường Bách Khoa quận Hai Bà Trưng. Khuôn viên cổ kính của Viện Đại học Đông Dương thì chen vào nhà hàng 23 Lê Thánh Tông phục vụ dân nhậu. Các ký túc xá cũ lẫn mới thường được tạo điều kiện để sinh viên không ở được, như cho hộ gia đình thuê trọ, mở nhà hàng.. để sinh viên tự tìm chỗ ở yên tĩnh mà học tập, từ đó chuyển đổi sử dụng ký túc. Phái thực dụng còn lên tiếng đòi các trường phải di dời đi đâu đó quang đãng mà học, nhường lại "đất vàng" cho các hoạt động hái ra tiền trước mắt.
Văn hóa
Thể thao
Với vai trò thủ đô, Hà Nội là nơi tập trung nhiều câu lạc bộ thể thao lớn cùng các công trình thể thao quan trọng của Việt Nam. Hiện nay thành phố có một câu lạc bộ bóng đá nam: Hà Nội FC thi đấu tại V.League 1 và hai câu lạc bộ bóng đá nữ: Câu lạc bộ bóng đá nữ Hà Nội I và Câu lạc bộ bóng đá nữ Hà Nội II. Ngoài ra, trong quá khứ, Hà Nội từng có nhiều đội bóng mạnh như Thể Công, Công an Hà Nội, Tổng cục Đường sắt, Tổng cục Bưu điện (thành lập năm 1957), Phòng không Không quân, Thanh niên Hà Nội, Quân khu Thủ đô, Công nhân Xây dựng Hà Nội. Những vận động viên của Hà Nội luôn đóng vai trò quan trọng trong đoàn thể thao Việt Nam tham dự các kỳ thi đấu quốc tế. Từ năm 2001 đến 2003, các vận động viên của thành phố đã đạt được tổng cộng 3.414 huy chương, gồm: 54 huy chương thế giới, 95 huy chương châu Á, 647 huy chương Đông Nam Á và quốc tế, cùng 2.591 huy chương tại các giải đấu quốc gia. Hà Nội dẫn đầu Việt Nam về tỷ lệ người thường xuyên tập luyện thể thao với 28,5%. Nhưng dân số quá đông, không gian đô thị ngày càng chật chội khiến những địa điểm thể thao trở nên khan hiếm và không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Hầu hết các trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội đều trong tình trạng thiếu sân chơi. Một vài trường có diện tích rộng, nhưng lại sử dụng một phần để xây dựng sân quần vợt với hiệu suất sử dụng không cao. Các sinh viên của thành phố thường phải chơi bóng trong những khoảng sân có diện tích nhỏ hẹp.
Sau nhiều năm sử dụng Sân vận động Hàng Đẫy, được xây dựng năm 1958, nằm trong trung tâm thành phố làm nơi thi đấu chính, từ năm 2003, Hà Nội có thêm Sân vận động Mỹ Đình nằm tại phía Nam thành phố, sức chứa 40.192 chỗ ngồi.
Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, nằm trong Liên hợp thể thao quốc gia, từng là địa điểm chính của Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003, nơi tổ chức lễ khai mạc, lễ bế mạc, các trận thi đấu bóng đá nam & các cuộc tranh tài trong môn điền kinh. Tại Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2008, trước bốn vạn khán giả, Mỹ Đình là nơi chứng kiến Đội tuyển quốc gia Việt Nam bước lên ngôi cao nhất của bóng đá Đông Nam Á. Một số trung tâm thể thao lớn khác của thành phố có thể kể tới như Nhà thi đấu Quần Ngựa, Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia I... Cùng hơn 20 điểm sân bãi, nhà tập khác.
Ngày 8 tháng 11 năm 2012, Hà Nội được Hội đồng Thể thao châu Á trao quyền đăng cai ASIAD 18, nhưng đến ngày 17 tháng 4 năm 2014, Việt Nam đã xin rút quyền đăng cai giải do vấn đề về kinh phí tổ chức.
Địa điểm văn hóa, giải trí
Theo con số giữa năm 2008, toàn thành phố Hà Nội có 17 rạp hát, trong đó 12 rạp thuộc hai quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng. Nhà hát Lớn của thành phố, nằm tại số 1 phố Tràng Tiền, quận Hoàn kiếm do người Pháp xây dựng và hoàn thành vào năm 1911. Ngày nay, đây là nơi biểu diễn các loại hình nghệ thuật cổ điển như opera, nhạc thính phòng, kịch nói, cũng là trung tâm của các hội nghị, gặp gỡ. Nằm tại số 91 phố Trần Hưng Đạo, Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội cũng là một địa điểm biểu diễn quan trọng, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thời trang, các cuộc thi hoa hậu... Cùng các hoạt động khoa học, hội thảo, hội nghị, triển lãm.Dành cho sân khấu kịch, thành phố có Nhà hát Tuổi trẻ tại số quận Hai Bà Trưng với 650 chỗ ngồi, Nhà hát Chuông Vàng tại quận Hoàn kiếm với 250 ghế ngồi, Nhà hát Kịch Việt Nam nằm trên con đường nhỏ sau lưng Nhà hát Lớn với 170 ghế. Các môn nghệ thuật truyền thống của Việt Nam cũng có sân khấu riêng. Nhà hát Hồng Hà tại Đường Thành dành cho sân khấu tuồng. Nhà hát Cải lương Trung ương nằm tại quận Hai Bà Trưng. Môn nghệ thuật chèo cũng có riêng Nhà hát Chèo Việt Nam ở khu Văn công Mai Dịch, huyện Từ Liêm, và từ năm 2007 thêm một điểm biểu diễn ở Kim Mã, Giang Văn Minh. Rạp múa rối nước Thăng Long ở phố Đinh Tiên Hoàng, bờ hồ Hoàn Kiếm, thường được nhiều khách du lịch tìm đến.[125]
Hà Nội là thành phố có hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Một phần lớn trong số đó là các bảo tàng lịch sử, như Bảo tàng Lịch sử Quân sự, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Chiến thắng B52, Bảo tàng Cách mạng... Các lĩnh vực khác có thể kể tới Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Tổng cộng, Hà Nội có hơn 10 bảo tàng, so với hệ thống gần 120 bảo tàng của Việt Nam. Năm 2009, tại Hà Nội có 32 thư viện do địa phương quản lý với lượng sách 565 nghìn bản. Như vậy, số thư viện địa phương của Hà Nội hiện nay lớn hơn Thành phố Hồ Chí Minh – 26 thư viện với 2.420 ngàn cuốn – nhưng lượng sách chỉ bằng khoảng một phần tư. Ngoài hệ thống thư viện địa phương, tại Hà Nội còn phải kể tới các thư viện trong trường đại học. Thư viện Quốc gia tọa lạc tại 31 phố Tràng Thi, với 800.752 đầu sách, 8.677 tựa báo, tạp chí, có thể xem như thư viện quan trọng nhất của Việt Nam.
Trong hơn 10 rạp chiếu phim của Hà Nội, chỉ một vài rạp được trang bị hiện đại và thu hút khán giả, như hệ thống rạp CGV, Lotte Cinema, Platinum Cineplex, Galaxy Cinema, BHD Star Cineplex hay Trung tâm Chiếu phim Quốc gia. Những rạp khác như Đặng Dung, Tháng 8 thì vắng người xem hơn. Fansland, rạp chiếu phim một thời với các tác phẩm điện ảnh kinh điển, đã phải đóng cửa vào giữa năm 2008 bởi không có khán giả. Các quán bar, vũ trường cũng là điểm đến của một bộ phận thanh niên Hà Nội, trong đó nổi bật là vũ trường 1900 Le Theatre nằm trong top 100 vũ trường nổi tiếng nhất thế giới năm 2019 của tạp chí DJ Mag. Nhiều vũ trường từng nổi tiếng nhưng chỉ tồn tại một thời gian rồi đóng cửa vì nhiều lý do. Vũ trường New Century trên phố Tràng Thi mở cửa từ năm 1999, từng là tụ điểm ăn chơi bậc nhất của Hà Nội, đã phải đóng cửa vào năm 2007 bởi dính líu tới mại dâm và ma túy. Trước đó, vũ trường Đêm Màu Hồng ở phố Hàng Chiếu cũng kết thúc trong một vụ cháy lớn vào năm 1999.
Nằm ở quận Tây Hồ, Công viên nước Hồ Tây là một địa điểm giải trí hấp dẫn của Hà Nội. Công viên có diện tích 35.560 m², chia thành 5 khu vui chơi được trang bị hiện đại với các đường trượt cao tốc, bể tạo sóng, bể massage. Trong nội ô thành phố cũng có một vài công viên lớn như Công viên Thống Nhất, Công viên Thủ Lệ, Công viên Tuổi Trẻ, Công viên Yên Sở. Hàng loạt các trung tâm thương mại lớn được xây dựng như: Vinhomes Royal City, Vinhomes Times City, AEON Mall Long Biên, Aeon Mall Hà Đông, Big C Thăng Long, Metro Hoàng Mai, Metro Từ Liêm, Melinh Plaza... Là nơi tập trung mua sắm của đông đảo người dân. Khu vực phố đi bộ Hồ Gươm được đưa vào hoạt động ngày 1 tháng 9 năm 2016 gồm 16 tuyến phố.
Làng nghề truyền thống
Thành phố Hà Nội trước kia đã có những làng nghề phong phú, thể hiện qua câu thành ngữ quen thuộc "Hà Nội 36 phố phường". Theo thời gian, bộ mặt đô thị của khu phố cổ đã có nhiều thay đổi, nhưng những con phố nơi đây vẫn giữ nguyên những cái tên thuở trước và không ít trong số đó vẫn là nơi buôn bán, kinh doanh những mặt hàng truyền thống cũ. Sau khi Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội, Hà Nội còn có thêm nhiều làng nghề danh tiếng khác. Theo số liệu cuối năm 2008, toàn Hà Nội có 1.264 làng nghề, là nơi tập trung làng nghề đông đúc bậc nhất Việt Nam.
Nằm trong trung tâm khu phố cổ, Hàng Bạc trước đây là nơi tập trung những người sinh sống bằng các nghề đúc bạc nén, kim hoàn và đổi tiền. Những thợ kim hoàn của Hàng Bạc có kỹ thuật tinh xảo, xuất thân từ ba làng nghề làm đồ vàng bạc của miền Bắc Việt Nam: làng Châu Khê ở tỉnh Hải Dương, làng Định Công ở quận Hoàng Mai và làng Đồng Xâm thuộc tỉnh Thái Bình. Thế kỷ XV, Lưu Xuân Tín, vị quan thượng thư bộ Lại vốn người làng Châu Khê, được triều đình nhà Lê giao cho việc lập xưởng đúc bạc nén tại kinh thành Thǎng Long. Nhờ vậy, những người thợ Châu Khê tới Hà Nội và không chỉ làm bạc nén, họ làm cả nghề trang trí vàng bạc. Khi nhà Nguyễn lấy Huế làm kinh đô, xưởng đúc bạc nén cũng chuyển tới kinh thành mới, nhưng những người thợ Châu Khê vẫn ở lại Thăng Long và lập nên con phố Hàng Bạc ngày nay. Vào thời kỳ thuộc địa, con phố Hàng Bạc còn được mang tên Rue changeurs, có nghĩa phố Đổi Bạc. Dân cư ở đây không chỉ sản xuất đồ kim hoàn mà còn buôn bán, đổi bạc nén lấy bạc vụn. Ngày nay, nghề buôn bán vàng bạc xuất hiện ở nhiều con phố khác, nhưng Hàng Bạc vẫn là nơi đông đúc bậc nhất.
Làng gốm Bát Tràng nằm ở huyện Gia Lâm, phía Nam thành phố từ lâu đã có các sản phẩm gốm mang tên chính ngôi làng này. Làng xuất hiện vào thế kỷ XIV khi những người dân làm gốm từ làng Bồ Bát, Ninh Bình và làng Ninh Tràng, Thanh Hóa tụ họp về đây lập nên ngôi làng mới mang tên Bát Tràng. Những người dân Bát Tràng trước kia ít sống với nghề gốm và nông nghiệp, chủ yếu buôn bán cau khô, nước mắm. Nghề gốm ở đây chỉ thực sự phát triển sau năm 1954, khi miền Bắc Việt Nam bước vào thời kỳ hòa bình. Nhiều mẫu mã, các loại men truyền thống được những nghệ nhân của làng phục hồi, sản phẩm gốm Bát Tràng nhanh chóng đạt được danh tiếng. Bát Tràng hiện nay không chỉ là một làng nghề sản xuất thuần túy. Với nhiều công trình tín ngưỡng, văn hóa cùng sản phẩm gốm, ngôi làng trở thành một địa điểm du lịch thu hút của thành phố Hà Nội.
Một làng nghề khác của Hà Nội ngày nay là làng lụa Vạn Phúc, vốn thuộc thành phố Hà Đông tỉnh Hà Tây trước đây, nay là quận Hà Đông. Sản phẩm lụa của làng từ rất lâu đã có tiếng với tên gọi "lụa Hà Đông", từng được ca ngợi trong âm nhạc, thi ca và điện ảnh. Tương truyền, bà tổ làng lụa Vạn Phúc vốn người Hàng Châu, Trung Quốc, theo chồng chinh chiến rồi tới ở lại và truyền nghề dệt cho làng. Theo một truyền thuyết khác, cách đây hơn 1200 năm, một cô gái người Cao Bằng tên là A Lã Thị Nương đã đến làm dâu và mang nghề dệt lụa tới làng. Trải qua thời gian, nghề lụa trở thành nghề truyền thống của Vạn Phúc. Ngày nay, phần lớn các gia đình ở đây vẫn sống bằng nghệ dệt. Bên cạnh các khung dệt cổ, nhiều gia đình sử dụng những khung dệt cơ khí hiện đại. Các con phố Hàng Gai, Hàng Đào của Hà Nội là nơi tập trung nhiều cửa hàng bán sản phẩm lụa Vạn Phúc.
Lễ hội truyền thống
Thăng Long – Hà Nội là một trong ba vùng tập trung nhiều hội lễ của miền Bắc Việt Nam, cùng với vùng đất tổ Phú Thọ và xứ Kinh Bắc. Cũng như các vùng đất khác, những lễ hội truyền thống ở khu vực Hà Nội được tổ chức nhiều nhất vào mùa xuân. Phần nhiều các lễ hội tưởng nhớ những nhân vật lịch sử, truyền thuyết như Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Quang Trung, An Dương Vương... Một vài lễ hội có tổ chức những trò chơi dân gian độc đáo như hội thổi cơm thi làng Thị Cấm, hội bơi cạn và bắt chạch làng Hồ, hội chạy cờ làng Đơ Thao, lễ hội thả diều truyền thống Bá Giang.
Lễ hội Bình Đà, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đầu tiên của thành phố Hà Nội, được tổ chức hàng năm tại làng Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai. Đây là lễ hội cổ truyền từ xa xưa, một trong những lễ hội lớn nhất trong vùng và cả nước. Lễ hội kéo dài từ ngày 24 tháng 2 đến ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch hằng năm nhằm kết hợp lễ tưởng nhớ Quốc tổ Lạc Long Quân, và Thành Hoàng Làng Linh Lang Đại Vương đã có nhiều công đức trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Với lòng thành kính, từ hàng nghìn năm nay, người dân Bình Đà đã duy trì lễ hội truyền thống với những hình thức thực hành tín ngưỡng độc đáo. Nghi thức thả bánh thánh đặc biệt và thần bí, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử – văn hóa đặc sắc, thu hút đông đảo các thế hệ dân cư trong vùng và địa phương khác về dự hội. Đây là lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt Nam nhằm ôn lại ký ức của buổi đầu khai sinh lập địa.
Từ ngày 9 đến 12 tháng Giêng âm lịch, lễ hội Triều Khúc được tổ chức tại ngôi làng cùng tên, thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, nơi có nghề làm nón quai thao và may các đồ thờ như lọng, tàn, trướng, y môn, tán tía. Lễ hội được mở đầu bằng lễ rước long bào từ đình Sắc về đình Lớn. Khi cuộc tế lễ trong đình bắt đầu thì ngoài sân đình các trò vui cũng được tổ chức. Một trong những trò vui được nhiều người ưa thích nhất là trò "con đĩ đánh bồng". Đĩ đánh bồng do hai nam thanh niên mặc trang phục nữ giới biểu diễn, nhún nhảy và đánh chiếc trống Bồng đeo trước bụng. Nhiều trò vui khác như múa lân hí cầu, đấu vật, hát Chèo Tàu sẽ được tổ chức cho tới ngày 12, hội kết thúc bằng lễ rã đám.
Một trong những hội lễ lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ là lễ hội Thánh Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, xuất phát từ một câu chuyện truyền thuyết về Thánh Gióng, một trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Vào 9 tháng 4 âm lịch hàng năm, những người dân ở khắp nơi tụ hội về đây tham dự, xem lễ hội làng. Lễ hội làng Gióng được cử hành trên một diễn trường rộng lớn dài khoảng 3 km gồm đền Thượng, đền Mẫu và chùa Kiến Sơ. Bắt đầu từ ngày 6, người dân làng tổ chức rước lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng và ngày chính hội tổ chức hội trận, tái hiện cảnh Thánh Gióng phá giặc Ân. Các ngày từ 10 đến 12 được tiếp nối bằng các lễ rửa khí giới, rước cờ báo tin thắng trận với trời đất và cuối cùng là lễ khao quân, đến đêm có hát chèo. Ngoài lễ hội chính tại làng Phù Đổng, một vài nơi khác cũng tổ chức hội Gióng như hội đền Sóc ở huyện Sóc Sơn, hội Gióng Xuân Tảo ở phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, hội Phù Thánh Gióng ở làng Chi Nam, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.
Trong nội ô thành phố, vào ngày 5 Tết Nguyên Đán, lễ hội Đống Đa được tổ chức ở gò Đống Đa, thuộc quận Đống Đa. Địa điểm này từng là nơi diễn ra trận đánh giữa nhà Tây Sơn và quân Thanh vào đêm 4 rạng ngày 5 tháng 1 năm Kỷ Dậu, tức 1789. Lễ hội Đống Đa được tổ chức với nhiều trò vui, trong đó tiết mục rước rồng lửa do thanh niên mặc quần áo võ sinh thời cổ rước đi quanh sân lớn, cùng một đám võ sinh múa côn quyền tái hiện hình ảnh của quá khứ.
Ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, lễ hội chùa Hương tấp nập du khách từ giữa tháng 1 tới tận tháng 3 âm lịch, nhưng đông nhất vào khoảng từ ngày rằm tháng giêng đến 18 tháng 2. Với cảnh núi non, sông nước cùng quần thể di tích chùa Hương, lễ hội là điểm đến của các tăng ni, phật tử, những người hành hương và khách du lịch. Theo hành trình phổ biến, khách trẩy hội thường bắt đầu từ bến Đục, ngồi đò theo dòng suối Yến ghé lễ đền Trình. Từ đó, du khách tiếp tục đi qua cầu Hội, hang Sơn thủy hữu tình, núi Đồi Chèo, núi Con Voi, núi Mâm Xôi, núi Con Gà... Rồi cập bến vào chùa Thiên Trù. Từ đây, du khách bắt đầu hành trình đi bộ thăm chùa Tiên, chùa Giải Oan, đền Cửa Võng và đến đệ nhất động Hương Tích. Đây là một trong những lễ hội lớn và kéo dài nhất Việt Nam.
Ẩm thực
Là trung tâm văn hóa của cả miền Bắc từ nhiều thế kỷ, tại Hà Nội có thể tìm thấy và thưởng thức những món ăn của nhiều vùng đất khác, nhưng ẩm thực Hà Nội cũng có những nét riêng biệt. Cốm làng Vòng được những người dân của ngôi làng cùng tên thuộc quận Cầu Giấy làm đặc trưng bởi mùi thơm và màu sắc. Cốm làm từ giống nếp vàng gặt khi còn non, gói trong những tàu lá sen màu ngọc thạch và được những người bán hàng rao bán ngay từ sáng sớm. Tuy phổ biến nhất là cốm tươi, nhưng món ăn này còn được chế biến thành món chả cốm. Đây cũng là một món quà được dùng trong các dịp vui.
Thanh Trì, làng vùng ngoại ô khác thuộc phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, với món bánh cuốn Thanh Trì. Bánh được làm từ gạo gié cánh, tám thơm, tráng mỏng như tờ giấy. Những phụ nữ vùng Thanh Trì cho bánh vào thúng, đội trên đầu và đi rao khắp các ngõ phố của Hà Nội. Bánh xếp trong thúng, từng lớp gối nhau trên những tàu lá chuối. Khi ăn, bánh được bóc từng lớp rồi cuộn lại, bày trên những chiếc đĩa. Món bánh cuốn Thanh Trì được ăn cùng với loại nước mắm pha theo công thức đặc biệt của người Thanh Trì xưa kia được thêm tinh dầu từ con Cà cuống với mùi thơm đặc trưng, đậu phụ rán nóng, chả quế. Ngày nay, bánh còn được ăn với thịt ba chỉ quay giòn.
Một món ăn khác có tiếng của Hà Nội là chả cá Lã Vọng. Vào thời Pháp thuộc, gia đình họ Đoàn phố Hàng Sơn, ngày nay là 14 phố Chả Cá, đã tạo nên một món ăn mà danh tiếng của nó làm thay đổi cả tên con phố. Chả được làm từ thịt cá lăng – hoặc cá quả, cá nheo nhưng sẽ kém ngon hơn – thái mỏng ướp với nước riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, nước mắm rồi kẹp vào cặp tre nướng trên lò than ngay trên bàn ăn của thực khách. Chả cá Lã Vọng phải ăn nóng, kèm với bánh đa nướng hay bún rối, lạc rang, rau mùi, húng láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ, chấm với mắm tôm.
Phở là món ăn rất phổ biến ở Việt Nam, nhưng phở Hà Nội có những cách chế biến đặc trưng riêng. Phở Hà Nội mang vị ngọt của xương bò, thịt vừa chín đến độ để vẫn dẻo mà không dai, màu nước phở trong, bánh phở mỏng và mềm. Sau khi được trần qua nước nóng, bánh phở được dàn đều trong bát, bên trên là những lát thịt mỏng cùng hành hoa, rau thơm. Cùng với thời gian, nhiều món phở mới xuất hiện với những cách chế biến khác nhau, như phở xào, phở rán, phở cuốn.
Làng Lệ Mật nổi tiếng với những món ăn chế biến từ rắn. Rượu ngâm xương rắn được phục vụ miễn phí.
Ở Hà Nội còn có nhiều món ăn đặc trưng khác như phở cuốn, bún thang, bún chả, bún nem, bún bung, bún mọc, đậu phụ Mơ, bánh tôm Hồ Tây, bún ốc, xôi Phú Thượng, bánh tẻ Phú Nhi, tào phớ An Phú, nem chua Đông Ngạc, nem Phùng, giò chả Ước Lễ.
Văn hóa ứng xử
Hà Nội thường được xem như nơi tập trung những tinh hoa văn hóa của miền Bắc và cả Việt Nam. Trong hàng ngàn năm, vị trí kinh đô khiến thành phố này trở thành nơi quy tụ của những nhân vật ưu tú, những thương nhân, những nghệ nhân, những thợ thủ công lành nghề. Họ tới đây lập nghiệp, mang theo những phong tục, tập quán địa phương và tỉnh Hà Nội trở thành mảnh đất tiêu biểu cho nền văn hóa của cả Việt Nam. Những danh nhân, nhân vật của Việt Nam phần đông xuất thân từ những vùng đất khác, nhưng kinh đô Thăng Long thường là nơi họ xây dựng nên sự nghiệp. Môi trường cạnh tranh của đất kinh thành khiến những thương nhân, thợ thủ công trụ vững lại Hà Nội phải là những người xuất sắc, tài năng. Khi những người dân tứ xứ về định cư tại Thăng Long, các phong tục tập quán mà họ mang theo cũng dần thay đổi, tạo nên nét văn hóa của Hà Nội.
Thăng Long – Hà Nội, kinh đô của Việt Nam, còn là nơi giao thoa của những nền văn hóa lớn. Hơn một nghìn năm Bắc thuộc đã để lại trên vùng đất Hà Nội ít nhiều những dấu ấn của nền văn minh Trung Hoa. Khi những người Pháp vào Việt Nam, nhiều người trong số họ chỉ coi Hà Nội như một tỉnh của Trung Quốc, hoặc đơn thuần là một vùng chuyển tiếp giữa Ấn Độ và Trung Hoa. Qua những người Pháp, Hà Nội – trung tâm văn hóa của quốc gia – biết tới nền văn minh phương Tây để rồi xây dựng nên những cơ sở đầu tiên của nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại với tân nhạc, thơ mới, hội họa, văn học hiện đại, điện ảnh, nhiếp ảnh. Nhưng Hà Nội đầu thế kỷ XX cũng là nơi những giá trị Pháp thống trị, cửa sổ mở ra thế giới mới của giới thượng lưu Việt Nam. Như lời của sử gia về Đông Nam Á Pierre-Richard Féray: "Ngay khi một người Việt Nam đạt được giàu sang và sống tại thành phố, anh ta bắt đầu trở nên đặc trưng Pháp. Anh ta cố gắng nói đúng giọng Pháp. Anh ta ăn, sống và thở theo cách Pháp". Những thập niên gần đây, Hà Nội cùng Việt Nam lại tiếp nhận những làn sóng văn hóa từ châu Âu và Mỹ.
Tuy là thủ đô, trung tâm văn hóa của Việt Nam, nhưng một số sự kiện văn hóa tổ chức ở Hà Nội gần đây đã xảy ra nhiều sự việc đáng chú ý, điển hình là vụ tàn phá hoa của người Hà Nội tại Lễ hội hoa anh đào diễn ra giữa thủ đô năm 2008, hay những hành động thiếu ý thức, kém văn minh tại Lễ hội phố hoa Hà Nội vào Tết Dương lịch 2009 tổ chức tại hồ Hoàn Kiếm, dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ từ dư luận cả nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặt câu hỏi lớn về "văn hóa người Tràng An" trong thời đại ngày nay. Có nhiều ý kiến nhận xét lối cư xử nhã nhặn, thanh lịch của người Hà Nội đang mất dần, thay vào đó là cách cư xử thiếu văn hóa nhất là ở giới trẻ Hà Nội. Hà Nội còn có "bún mắng, cháo chửi" ngày càng trở nên phổ biến đã bị nhiều báo phản ánh và phê phán tuy nhiên các quán ăn có phong cách phục vụ vô văn hóa, thô lỗ, xem thường, xúc phạm khách hàng này vẫn thu hút được nhiều người đến ăn. Sau sự kiện "bún chửi" Hà Nội lên sóng CNN trong mục "món ăn đặc sắc" tháng 9 năm 2016 thì giới chức Hà Nội "tuyên chiến với nói tục, chửi bậy".
Âm nhạc
Hà Nội là một niềm cảm hứng sáng tác của nhiều nhạc sĩ. Đã có hàng nghìn bài hát viết về Hà Nội trong nhiều đề tài. Trước hết đó là hình ảnh của một Hà Nội với khí thế hào hùng và mạnh mẽ trong vị thế thủ đô trong cuộc đấu tranh vệ quốc. Trong những năm tháng này, Văn Cao đã viết cho Hà Nội một số hành khúc như Thăng Long hành khúc ca, Gò Đống Đa, Tiến về Hà Nội. Khi những người lính thuộc Trung đoàn Thủ Đô phải rời xa Hà Nội, một trong số đó, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi đã viết ca khúc "Người Hà Nội", ngày nay đã trở nên quen thuộc. Hình ảnh Hà Nội trong cuộc chiến với thực dân Pháp cũng là đề tài của các tác phẩm như: "Sẽ về Thủ đô" của Huy Du, "Cảm xúc tháng Mười" của Nguyễn Thành, "Ba Đình nắng" của Bùi Công Kỳ. Trong những tháng năm chống Mỹ, Thủ đô anh hùng trong chiến đấu và kiến thiết được khắc họa đâm nét trong các tác phẩm như "Bài ca Hà Nội" của Vũ Thanh, "Hà Nội – Điện Biên Phủ" của Phạm Tuyên, "Khi thành phố lên đèn" của Thái Cơ, "Tiếng nói Hà Nội" của Văn An v.v... Bên cạnh đó, Hà Nội hiện lên với dáng vẻ cổ xưa, kiêu kỳ và lãng mạn, với "ánh đèn giăng mắc", "có bóng trăng thơ in trên mặt hồ", với hình ảnh người con gái "khăn san bay lả lơi trên vai ai", "áo trắng Trưng Vương, Tây Sơn em tan trường về" trong những nhạc phẩm mang nhiều tính chất hoài niệm như Hướng về Hà Nội của Hoàng Dương, Nỗi lòng người đi của Anh Bằng, Hà Nội ngày tháng cũ của Song Ngọc hay Gửi người em gái miền Nam của Đoàn Chuẩn. Vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật, con người, truyền thống lịch sử và nét thanh lịch độc đáo của Hà Nội được khắc họa đậm nét qua giai điệu của nhiều nhạc sĩ Việt Nam thuộc nhiều thế hệ khác nhau, như Hoàng Hiệp với "Nhớ về Hà Nội", Phan Nhân với "Hà Nội niềm tin và hy vọng", Hoàng Vân với "Tình yêu Hà Nội", Văn Ký với "Trời Hà Nội xanh" và "Hà Nội mùa xuân", Nguyễn Đức Toàn với "Hà Nội trái tim hồng", Trần Hoàn với "Khúc hát người Hà Nội", Trịnh Công Sơn với "Nhớ mùa thu Hà Nội", Nguyễn Cường với "Mãi vẫn là tuổi thơ tôi Hà Nội", Dương Thụ với "Mong về Hà Nội", Phú Quang với "Em ơi, Hà Nội phố", "Hà Nội ngày trở về", "Im lặng đêm Hà Nội", Phạm Minh Tuấn với "Hà Nội ơi thầm hát trong tôi", Nguyễn Tiến với "Chiều mưa Hà Nội", Trần Quang Lộc với "Có phải em mùa thu Hà Nội", Trương Quý Hải với "Hà Nội mùa vắng những con mưa", Lê Vinh với "Hà Nội và tôi", Vũ Quang Trung với "Chiều Hà Nội" v.v... Một số địa danh của Hà Nội cũng đi trở thành chủ đề sáng tác trong âm nhạc như "Một thoáng Tây Hồ" của Phó Đức Phương, "Ngẫu hứng sông Hồng" của Trần Tiến, "Chiều Hồ Gươm" của Đặng An Nguyên, "Truyền thuyết Hồ Gươm" của Hoàng Phúc Thắng, "Bên lăng Bác Hồ" của Dân Huyền v.v... Có một số tác phẩm tuy không nhắc đến địa danh Hà Nội trong tựa đề hoặc trong ca từ nhưng được lấy cảm hứng hoặc viết về chính mảnh đất này như: "Những ánh sao đêm" của Phan Huỳnh Điểu, "Từ một ngã tư đường phố" của Phạm Tuyên, "Mùa xuân làng lúa làng hoa" của Ngọc Khuê, "Hoa sữa" của Hồng Đăng, "Thu quyến rũ" của Đoàn Chuẩn, "Phố nghèo", "Ngẫu hứng phố" của Trần Tiến.. Một Hà Nội với ngập tràn các loài hoa đã được nhạc sĩ Giáng Son khắc họa trong "Hà Nội 12 mùa hoa" – Đây cũng là một vẻ đẹp rất riêng của thủ đô Hà Nội.
Văn học
Trong văn học Việt Nam, Hà Nội hiện ra như một đô thị có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống và bản sắc văn hóa. Thời phong kiến, thành Thăng Long từng là đề tài của nhiều bài thơ như Long thành cầm giả ca của Nguyễn Du hay Thăng Long thành hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan. Ba nhà văn thường được nhắc đến khi nói về đề tài Hà Nội trong văn học là Nguyễn Tuân, Vũ Bằng và Thạch Lam. Nguyễn Tuân, người sinh ra và lớn lên trong môi trường nho giáo, thất vọng bởi cuộc sống trong xã hội "kim khí" xô bồ, thường tìm về những giá trị cũ. Bóng dáng Hà Nội trong tác phẩm của Nguyễn Tuân là những thú chơi của các bậc tao nhân mặc khách trong Vang bóng một thời như thưởng trà, thả thơ, đánh thơ, hát ca trù... Vũ Bằng lại qua những trang viết, như Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai, thể hiện nỗi nhớ và tình yêu Hà Nội, ca ngợi sự tinh tế của các món ăn, khung cảnh thiên nhiên, đất trời, cảnh vật, con người, văn hóa của thành phố. Thạch Lam được biết đến qua tập bút ký Hà Nội 36 phố phường. Tác phẩm của Thạch Lam thể hiện sự thương xót trước những người nghèo khó, miêu tả hương vị của những món quà quê, những tiếng rao... tất cả những thứ tạo nên văn hóa Hà Nội. Nhiều nhà văn khác cũng có các tác phẩm về thành phố này như Phố của Chu Lai, Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng. Bảo Ninh trong Nỗi buồn chiến tranh cũng dành nhiều trang viết về Hà Nội.
Điện ảnh và truyền hình
Hình ảnh Hà Nội xuất hiện rất nhiều trên cả màn ảnh lớn và màn ảnh nhỏ. Sau khi được giải phóng vào năm 1954, không ít những bộ phim của điện ảnh cách mạng đã nói về Hà Nội, trong đó có thể đến đến Giông tố, Sao tháng Tám, Hà Nội mùa đông năm 1946, Em bé Hà Nội, Phía bắc Thủ đô, Tiền tuyến gọi. Em bé Hà Nội, tác phẩm của đạo diễn Hải Ninh, khắc họa cuộc sống của Hà Nội trong thời gian quân đội Hoa Kỳ ném bom miền Bắc đã giành Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1975 và giải đặc biệt của ban giám khảo LHP Liên hoan phim Moskva cùng năm đó. Sau khi Việt Nam thống nhất, một số bộ phim điện ảnh khai thác đề tài về lớp thanh niên sống ở Hà Nội thời kỳ sau chiến tranh, như Tuổi mười bảy, Những người đã gặp, Hãy tha thứ cho em, Cách sống của tôi, Hà Nội mùa chim làm tổ. Dưới thời bao cấp, bộ phim tài liệu của đạo diễn Trần Văn Thủy Hà Nội trong mắt ai đã trở thành tác phẩm tiêu biểu cho không khí của giai đoạn nhưng cũng từng vấp phải không ít tranh cãi ở khâu kiểm duyệt. Kể từ năm 1990, trong suốt một thập niên, phim về Hà Nội dường như vắng bóng trên màn ảnh của điện ảnh Việt Nam. Năm 2000, đạo diễn Việt kiều Trần Anh Hùng về Việt Nam sản xuất Mùa hè chiều thẳng đứng, một bộ phim chính kịch, xoay quanh cuộc sống của ba chị em gái với bối cảnh Hà Nội. Để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhiều nhà làm phim Việt Nam đã sản xuất một vài bộ phim về đề tài này.
Hội họa
Trong hội họa, họa sĩ Bùi Xuân Phái là một trong những người thành công và gắn bó nhất với Hà Nội. Trong tranh của Bùi Xuân Phái, Hà Nội mang đầy vẻ xưa cũ với những ngôi nhà mái nâu, những con phố nhỏ. Những bức vẽ về phố cổ Hà Nội của Bùi Xuân Phái ngày nay thường được biết đến với tên gọi Phố Phái. Ngoài ra, còn có một số họa phẩm của các họa sĩ khác vẽ về người Hà Nội đã đi vào lịch sử như Thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân, Em Thúy của Trần Văn Cẩn, Tan ca mời chị em ra họp thi thợ giỏi của Nguyễn Đỗ Cung.
Giao thông
Là thành phố thủ đô và có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, bên cạnh con sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt. Giao thông đường không, ngoài sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm khoảng 35 km, thành phố còn có sân bay Gia Lâm ở phía Đông, thuộc quận Long Biên, từng là sân bay chính của Hà Nội những năm 1970, hiện sân bay Gia Lâm chỉ phục vụ cho các chuyến bay dịch vụ của trực thăng, gồm cả dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó là sân bay Bạch Mai thuộc quận Thanh Xuân được xây dựng từ năm 1919 và có thời gian đóng vai trò như một sân bay quân sự. Ngoài ra, Hà Nội còn có sân bay quân sự Hòa Lạc tại huyện Thạch Thất, sân bay quân sự Miếu Môn tại huyện Chương Mỹ. Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh, Trung Quốc, đi nhiều nước châu Âu, một tuyến quốc tế sang Côn Minh, Trung Quốc. Các bến xe Phía Nam, Gia Lâm, Nước Ngầm, Giáp Bát, Yên Nghĩa, Mỹ Đình là nơi các xe chở khách liên tỉnh tỏa đi khắp đất nước theo các Quốc lộ 1 xuyên Bắc – Nam và rẽ Quốc lộ 21 đi Nam Định, Quốc lộ 2 đến Hà Giang, Quốc lộ 3 đến Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên; Quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quốc lộ 17 đi Quảng Ninh, Quốc lộ 6 và Quốc lộ 32 đi các tỉnh Tây Bắc.
Hà Nội có nhiều tuyến đường cao tốc trên địa bàn như Đại lộ Thăng Long, Pháp Vân – Cầu Giẽ, Hà Nội – Bắc Giang, Hà Nội – Hải Phòng, Nội Bài – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Hòa Bình, được xây dựng và hoàn thành nhằm kết nối nhanh chóng, thuận tiện thủ đô với các tỉnh. Về giao thông đường thủy, Hà Nội cũng là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì và bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại.
Trong nội ô, các con phố của Hà Nội thường xuyên ùn tắc do cơ sở hạ tầng đô thị còn thấp kém, lượng phương tiện tham gia giao thông quá lớn – đặc biệt là xe máy –, và ý thức chưa tốt của các cư dân thành phố. Lại thêm khâu xử lý vi phạm giao thông của cảnh sát giao thông hiện nay chưa nghiêm, việc quản lý nhà nước và tổ chức giao thông còn nhiều bất cập, luôn thay đổi tùy tiện. Giáo sư Seymour Papert – nhà khoa học máy tính từ Viện Công nghệ Massachusetts bị tai nạn ở Hà Nội vào cuối năm 2006 – đã miêu tả giao thông của thành phố như một ví dụ minh họa cho giả thuyết về "hành vi hợp trội", phương thức mà các đám đông, tuân theo các nguyên tắc đơn giản và không cần sự lãnh đạo, tạo ra các vận động và hệ thống phức tạp. Trên những đường phố Hà Nội, vỉa hè thường bị chiếm dụng khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường. Trong những năm gần đây, Hà Nội chỉ phát triển thêm 5 tới 10 km đường mỗi năm. Nhiều trục đường của thành phố thiết kế chưa khoa học, không đồng bộ và hệ thống đèn giao thông ở một vài điểm cũng thiếu hợp lý. Thêm nữa, hiện tượng ngập úng mỗi khi mưa lớn cũng gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Trong thập niên 2000, hệ thống xe buýt – loại hình phương tiện giao thông công cộng duy nhất – của thành phố có phát triển mạnh, nhưng phần đông người dân vẫn sử dụng các phương tiện cá nhân, chủ yếu là xe máy.
Theo quy hoạch giao thông Hà Nội được Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt năm 2008, chi phí cho phần phát triển đường bộ lên tới 100.000 tỷ đồng. Ba tuyến đường vành đai, 30 tuyến đường trục chính cùng nhiều tuyến phố sẽ được xây dựng mới hoặc cải tạo lại. Cho đến cuối năm 2011, Hà Nội có 7.365 km đường giao thông, trong đó 20% là trục đường chính, 7 trục hướng tâm và 3 tuyến vành đai, cũng như đang quản lý hơn 4,3 triệu phương tiện giao thông các loại, trong đó riêng xe máy chiếm gần 4 triệu.
Vinh danh
Tên gọi của thành phố cũng được sử dụng cho nhiều loài sinh vật :
Aderus hanoiensis
Bellatheta hanoiensis (tên khác: Emmelostiba hanoiensis)
Adoretus hanoiensis
Anosia hanoiensis
Camptothlipsis hanoiensis
Coccophagus hanoiensis
Coniophora hanoiensis
Dasyhelea hanoiensis
Diduga hanoiensis
Draconarius hanoiensis
Drusilla hanoiensis
Floresorchestia hanoiensis
Heterapoderus hanoiensis
Icerya hanoiensis
Issatchenkia hanoiensis: loài nấm tìm thấy và công bố 1 tháng 10 năm 2003.
Miridiba hanoiensis
Oberea hanoiensis
Scydmaenus hanoiensis
Silesis hanoiensis
Stenomastax hanoiensis
Stethorus hanoiensis
Tomato leaf curl Hanoi virus
Trachys hanoiensis
Guaranisaria hanoi
Lemyra hanoica
Dermatopelte hanoica
Spilosoma hanoica
Siler hanoicus
Elasmus hanoicus
Tên Hà Nội còn được đặt cho tiểu hành tinh 7816 Hanoi phát hiện năm 1987 có đường kính gần 3 km.
Thành phố kết nghĩa
Viêng Chăn (Lào)
Phnôm Pênh (Campuchia)
Bắc Kinh (Trung Quốc)
Hồng Kông (Trung Quốc)
Jakarta (Indonesia)
Manila (Philippines)
Bangkok (Thái Lan)
Seoul (Hàn Quốc)
Fukuoka (Nhật Bản)
Islamabad (Pakistan)
Ulaanbaatar (Mông Cổ)
Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ)
Warszawa (Ba Lan)
Moskva (Nga)
Toulouse, Haute-Garonne, Occitanie (Pháp)
Palermo, Sicilia, Palermo (Ý)
Washington D.C (Hoa Kỳ)
Victoria (Seychelles) |
Campuchia (, ), tên chính thức là Vương quốc Campuchia (, ), còn có tên gọi khác là Khao Mên hoặc Cao Mên (sau khi cải cách chữ viết, trong các văn bản người Việt ghi thành Cao Miên) và Cam Bốt (bắt nguồn từ tên tiếng Pháp Cambodge), là một quốc gia độc lập có chủ quyền nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á. Campuchia giáp với vịnh Thái Lan ở phía tây nam, Thái Lan ở phía tây bắc, Lào ở phía đông bắc và Việt Nam ở phía đông.
Campuchia có dân số hơn 15 triệu người. Phật giáo là quốc giáo chính thức và được hơn 97% dân số thực hành. Các nhóm dân tộc thiểu số của Campuchia bao gồm người Việt, người Hoa, người Chăm và 30 bộ tộc trên đồi núi. Thủ đô và thành phố lớn nhất là Phnôm Pênh, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Campuchia. Campuchia theo chế độ quân chủ lập hiến theo hình thức tuyển cử, đứng đầu là quốc vương, hiện là Norodom Sihamoni, được Hội đồng Tôn vương lựa chọn làm nguyên thủ quốc gia. Người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng Hun Manet.
Năm 802 sau Công nguyên, Jayavarman II tự xưng là vua, thống nhất các hoàng tử Khmer đang tham chiến ở Chân Lạp với tên gọi "Kambuja". Jayavarman II đã tuyên bố độc lập khỏi Java ở vùng núi Kulen. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của Đế chế Khmer, phát triển mạnh mẽ trong hơn 600 năm, cho phép các vị vua kế tiếp kiểm soát và gây ảnh hưởng trên phần lớn Đông Nam Á, đồng thời tích lũy quyền lực và tài sản khổng lồ. Vương quốc Ấn Độ Dương đã tạo điều kiện cho việc truyền bá Ấn Độ giáo đầu tiên và sau đó là Phật giáo đến phần lớn Đông Nam Á và thực hiện nhiều dự án cơ sở hạ tầng tôn giáo khắp khu vực, bao gồm việc xây dựng hơn 1.000 ngôi đền và di tích chỉ riêng ở Angkor. Angkor Wat là công trình nổi tiếng nhất trong số những công trình kiến trúc này và được công nhận là Di sản Thế giới.
Vào thế kỷ 15, sau cuộc nổi dậy của Ayutthaya, nơi trước đây thuộc quyền cai trị của Đế chế Khmer, Campuchia đã trải qua sự suy giảm quyền lực. Campuchia phải đối mặt với hai nước láng giềng ngày càng hùng mạnh, Ayutthaya của Thái Lan và triều Nguyễn của Việt Nam, và đánh dấu sự đi xuống của số phận Campuchia. Năm 1863, Campuchia trở thành một quốc gia bảo hộ của Pháp, và sau đó được hợp nhất thành Đông Dương thuộc Pháp.
Campuchia giành độc lập từ Pháp năm 1953. Chiến tranh Việt Nam kéo dài sang cả nước này vào năm 1965 với việc mở rộng Đường mòn Hồ Chí Minh và thành lập Đường mòn Sihanouk. Điều này dẫn đến việc Mỹ ném bom Campuchia từ năm 1969 đến năm 1973. Sau cuộc đảo chính Campuchia năm 1970, thành lập Cộng hòa Khmer cánh hữu thân Mỹ, Quốc vương bị phế truất Sihanouk đã ủng hộ kẻ thù cũ của mình, Khmer Đỏ. Với sự ủng hộ của chế độ quân chủ và Bắc Việt Nam, Khmer Đỏ nổi lên thành một cường quốc, chiếm Phnôm Pênh vào năm 1975. Khmer Đỏ sau đó đã thực hiện chế độ diệt chủng Campuchia từ năm 1975 đến năm 1979, khi họ bị Việt Nam lật đổ và Cộng hòa Nhân dân Campuchia do Việt Nam hậu thuẫn, được Liên Xô hỗ trợ, trong Chiến tranh Campuchia - Việt Nam.
Sau Hiệp định Hòa bình Paris năm 1991, Campuchia được một phái bộ của Liên Hợp Quốc điều hành trong mọt thời gian ngắn (1992–93). LHQ rút lui sau khi tổ chức bầu cử, trong đó khoảng 90% cử tri đã đăng ký bỏ phiếu. Cuộc chiến giữa các phe phái năm 1997 dẫn đến việc lật đổ chính phủ của Thủ tướng Hun Sen và Đảng Nhân dân Campuchia.
Campuchia là thành viên của Liên Hợp Quốc từ năm 1955, ASEAN, Hội nghị cấp cao Đông Á, WTO, Phong trào Không liên kết và La Francophonie. Theo một số tổ chức nước ngoài, đất nước này có tình trạng nghèo đói phổ biến, tham nhũng tràn lan, thiếu tự do chính trị, chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức thấp và tỷ lệ đói nghèo cao. Giám đốc Đông Nam Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, David Roberts, mô tả Campuchia là một "liên minh tương đối độc tài thông qua một nền dân chủ ở bề ngoài". Về mặt hiến pháp là một nền dân chủ tự do đa đảng, nhưng trên thực tế quốc gia này được quản lý theo chế độ độc đảng kể từ năm 2018.
Trong khi thu nhập bình quân đầu người vẫn ở mức thấp so với hầu hết các nước láng giềng, Campuchia là một trong những nền kinh tế đang phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á, với mức tăng trưởng trung bình 7,6% trong thập kỷ qua. Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của dệt may, xây dựng và du lịch dẫn đến đầu tư nước ngoài và thương mại quốc tế tăng. Liên Hợp Quốc xếp Campuchia vào nhóm các quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới. Chỉ số Nhà nước về Pháp quyền năm 2015 của Dự án Tư pháp Thế giới (Hoa Kỳ) xếp Campuchia thứ 125 trên 126 quốc gia, thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực.
Nguồn gốc tên gọi
Tên tiếng Khmer
Tên gọi Kămpŭchéa (កម្ពុជា) trong tiếng Khmer bắt nguồn từ tên gọi Kambuja của vương quốc ra đời năm 802, do vua Jayavarman II lập sau khi hợp nhất các hoàng tử Khmer của vương quốc Chenla đang gây chiến với nhau.
Tên tiếng Việt
Tên gọi Campuchia trong tiếng Việt bắt nguồn từ tên gọi tiếng Khmer. Trước thế kỷ XX, người Việt gọi nước này là Chân Lạp (chữ Hán: 真臘), Cao Miên (高棉) hoặc Cao Man (高蠻). Một số dẫn liệu đã ghi là Cao Mên (phiên âm của từ Khmer) được dùng rộng rãi trong khẩu ngữ từ khoảng giữa thế kỉ XVII Sau khi cải cách chữ viết, người Việt ghi sai từ Cao Mên thành Cao Miên. Nhưng đây là thông tin sai lệch, hai chữ Hán 高棉 có âm Hán-Việt là Cao (高) Miên (棉), không phải Cao Mên như một số nguồn dẫn, chữ 棉 không đọc là Mên mà là Miên trong âm Hán-Việt tiêu chuẩn.
Tên gọi "Chân Lạp" được dùng để chỉ nước Campuchia thời hậu Angkor, ứng với thời các chúa Nguyễn tại Việt Nam. Nhưng thật ra Chân Lạp, tên nước và người, chỉ tồn tại từ thế kỷ VI và chấm dứt vào thế kỷ IX (802). Kế tiếp thời Chân Lạp là thời Angkor với Đế quốc Khmer kéo dài đến thế kỷ XV. "Cao Miên" là danh từ thường được dùng để chỉ các triều đại Campuchia hậu Chân Lạp cho đến ngày nay. Cao Miên có thể dùng để chỉ Đế quốc Khmer nói riêng, hoặc nước Campuchia hay người Campuchia nói chung.
Trong sử triều Nguyễn, do từ Cao Miên phạm húy tên Miên Tông của vua Thiệu Trị nên vẫn gọi tên cũ là Chân Lạp, tới năm Thiệu Trị thứ 7 mới gọi lại đúng tên Cao Miên nhưng đọc chệch đi thành Cao Man.
Lịch sử
Tiền sử
Có rất ít bằng chứng về sự có mặt của con người trong thời kỳ Pleistocen trên đất Campuchia ngày nay, bao gồm các công cụ bằng đá cuội thạch anh và đá thạch anh được tìm thấy trong các ruộng bậc thang dọc theo sông Mekong, ở các tỉnh Stung Treng và Kratié, và ở tỉnh Kampot, mặc dù niên đại của chúng là không đáng tin cậy. Một số bằng chứng khảo cổ học nhỏ cho thấy các cộng đồng săn bắn hái lượm đã sinh sống trong khu vực trong thời kỳ Holocen: địa điểm phát hiện khảo cổ cổ đại nhất ở Campuchia được coi là hang động L'aang Spean, thuộc tỉnh Battambang, thuộc thời kỳ Hoabinhian. Các cuộc khai quật ở các lớp thấp hơn của nó đã tạo ra một loạt cácbon phóng xạ có niên đại khoảng 6000 năm TCN. Các lớp trên trong cùng một địa điểm đã đưa ra bằng chứng về sự chuyển đổi sang thời kỳ đồ đá mới, chứa đựng những đồ gốm bằng đất nung có niên đại sớm nhất ở Campuchia.
Các hồ sơ khảo cổ học cho thời kỳ giữa Holocen và thời kỳ đồ sắt vẫn còn hạn chế. Một sự kiện quan trọng trong thời tiền sử của Campuchia là sự thâm nhập chậm chạp của những nông dân trồng lúa đầu tiên từ phía bắc, bắt đầu vào cuối thiên niên kỷ thứ 3 TCN. Bằng chứng thời tiền sử gây tò mò nhất ở Campuchia là các "thành đất hình tròn" khác nhau được phát hiện trong các vùng đất đỏ gần Memot và ở Tây Ninh và Bình Phước của Việt Nam vào những năm sau của thập niên 1950. Chức năng và tuổi của chúng vẫn còn đang tranh cãi, nhưng một số có thể có niên đại từ thiên niên kỷ 2 TCN. Các địa điểm tiền sử khác có niên đại hơi không chắc chắn là Samrong Sen (không xa cố đô Oudong), nơi các cuộc điều tra đầu tiên bắt đầu vào năm 1875, và Phum Snay, ở tỉnh phía bắc Banteay Meanchey. Một cuộc khai quật tại Phum Snay cho thấy 21 ngôi mộ có vũ khí bằng sắt và chấn thương sọ não, có thể chỉ ra những xung đột trong quá khứ, có thể xảy ra với các thành phố lớn hơn ở Angkor. Các đồ tạo tác thời tiền sử thường được tìm thấy trong các hoạt động khai thác ở Ratanakiri.
Sắt được tạo ra vào khoảng 500 năm TCN, với bằng chứng hỗ trợ đến từ Cao nguyên Khorat, ở Thái Lan ngày nay. Ở Campuchia, một số khu định cư thời kỳ đồ sắt đã được tìm thấy bên dưới Baksei Chamkrong và các ngôi đền Angkorian khác trong khi các công trình đất hình tròn được tìm thấy bên dưới Lovea cách Angkor vài km về phía tây bắc. Burials, phong phú hơn nhiều so với các loại tìm thấy khác, minh chứng cho việc cải thiện tình trạng sẵn có và thương mại lương thực (ngay cả trên những khoảng cách xa: vào thế kỷ thứ 4 TCN, các mối quan hệ thương mại với Ấn Độ đã được mở ra) và sự tồn tại của một cấu trúc xã hội và tổ chức lao động.
Trong số các đồ khảo cổ từ thời kỳ đồ sắt, hạt thủy tinh là bằng chứng quan trọng. Các loại hạt thủy tinh khác nhau được thu hồi từ một số địa điểm trên khắp Campuchia, chẳng hạn như địa điểm Phum Snay ở phía tây bắc và địa điểm Prohear ở phía đông nam, cho thấy có hai mạng lưới giao dịch chính vào thời điểm đó. Hai mạng lưới được phân tách theo thời gian và không gian, điều này cho thấy đã có sự chuyển dịch từ mạng lưới này sang mạng lưới kia vào khoảng thế kỷ thứ 2 - 4 sau Công nguyên, có thể là do những thay đổi về quyền lực chính trị - xã hội.
Thời kỳ tiền Angkor và Angkor
Trong các thế kỷ 3, 4 và 5, các quốc gia Ấn Độ Dương của Phù Nam và người kế vị của nó, Chân Lạp, đã hợp nhất ở Campuchia ngày nay và tây nam Việt Nam. Trong hơn 2.000 năm, Campuchia đã hấp thụ ảnh hưởng từ Ấn Độ, truyền sang các nền văn minh Đông Nam Á khác mà ngày nay là Thái Lan và Lào. Người ta còn biết rất ít về một số chính thể này, tuy nhiên các biên niên sử và hồ sơ triều cống của Trung Quốc có đề cập đến chúng. Người ta tin rằng lãnh thổ Phù Nam có thể đã nắm giữ cảng mà nhà địa lý học người Alexandria Claudius Ptolemy gọi là " Kattigara ". Các biên niên sử Trung Quốc cho rằng sau khi Jayavarman I của Chân Lạp qua đời vào khoảng năm 681, tình trạng hỗn loạn xảy ra sau đó dẫn đến sự phân chia vương quốc thành Chân Lạp Đất và Chân Lạp Nước, vốn được cai trị lỏng lẻo bởi các hoàng tử yếu kém dưới sự thống trị của Java.
Đế chế Khmer đã phát triển từ những tàn tích này của Chân Lạp, trở nên vững chắc vào năm 802 khi Jayavarman II (trị vì khoảng 790-835) tuyên bố độc lập khỏi Java và tự xưng là Devaraja. Ông và những người theo ông đã thiết lập sự sùng bái Chúa-vua và bắt đầu một loạt các cuộc chinh phạt để hình thành một đế chế phát triển mạnh mẽ trong khu vực từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 15. Trong thời kỳ cai trị của Jayavarman VIII, đế chế Angkor đã bị tấn công bởi quân đội Mông Cổ của Hốt Tất Liệt, tuy nhiên nhà vua có thể đã dùng tiền mua hòa bình. Vào khoảng thế kỷ 13, các nhà sư từ Sri Lanka đã du nhập Phật giáo Nguyên thủy đến Đông Nam Á. Tôn giáo này lan rộng và cuối cùng thay thế Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa trở thành tôn giáo phổ biến của Angkor; tuy nhiên nó không phải là quốc giáo chính thức cho đến năm 1295 khi Indravarman III nắm quyền.
Đế chế Khmer là đế chế lớn nhất Đông Nam Á trong thế kỷ 12. Trung tâm quyền lực của đế chế là Angkor, nơi có một loạt thủ đô được xây dựng trong thời kỳ cực thịnh của đế chế. Năm 2007, một nhóm nghiên cứu quốc tế của các nhà nghiên cứu sử dụng ảnh vệ tinh và kỹ thuật hiện đại khác đã kết luận rằng Angkor đã từng là thành phố thời kỳ tiền công nghiệp lớn nhất trên thế giới với mức phát triển đô thị lên tới . Thành phố Angkor có thể có dân số lên đến một triệu người và Angkor Wat, ngôi đền tôn giáo được biết đến và được bảo tồn tốt nhất tại địa điểm, vẫn là lời nhắc nhở về quá khứ của Campuchia với tư cách là một cường quốc lớn trong khu vực. Đế chế này mặc dù đã suy tàn, vẫn là một thế lực đáng kể trong khu vực cho đến khi sụp đổ vào thế kỷ 15.
Thời kỳ hậu Angkor
Sau một loạt các cuộc chiến tranh kéo dài với các vương quốc láng giềng, Angkor bị Vương quốc Ayutthaya cướp phá và bỏ hoang vào năm 1432 vì sự thất bại về hệ sinh thái và cơ sở hạ tầng. Điều này dẫn đến một thời kỳ trì trệ về kinh tế, xã hội và văn hóa khi các vấn đề nội bộ của vương quốc ngày càng nằm dưới sự kiểm soát của các nước láng giềng. Vào thời điểm này, xu hướng xây dựng tượng đài của người Khmer đã không còn. Các tín ngưỡng cũ hơn như Phật giáo Đại thừa và tín ngưỡng thờ thần của Ấn Độ giáo đã được thay thế bằng Phật giáo Nguyên thủy.
Triều đình dời đô đến Longvek nơi vương quốc tìm cách lấy lại vinh quang thông qua thương mại hàng hải. Lần đầu tiên đề cập đến Campuchia trong các tài liệu châu Âu là vào năm 1511 bởi người Bồ Đào Nha. Các du khách Bồ Đào Nha mô tả thành phố này là nơi phát triển của sự giàu có và ngoại thương. Các cuộc chiến tiếp diễn với Ayutthaya và người Việt dẫn đến việc mất thêm lãnh thổ và Longvek bị vua Naresuan Đại đế Ayutthaya chinh phục và tiêu diệt vào năm 1594. Một thủ đô mới của người Khmer được thành lập tại Oudong, phía nam Longvek vào năm 1618, nhưng các quốc vương của nó chỉ có thể tồn tại bằng cách tham gia vào những mối quan hệ chư hầu xen kẽ với người Xiêm và Việt Nam trong ba thế kỷ tiếp theo với chỉ một vài giai đoạn độc lập tương đối ngắn ngủi..
Những người Khmer Loeu ở Campuchia đã bị "người Xiêm (Thái), người An Nam (Việt) và người Campuchia săn đuổi không ngừng và đem làm nô lệ ".
Vào thế kỷ 19, một cuộc đấu tranh mới giữa Xiêm và Việt Nam để giành quyền kiểm soát Campuchia đã dẫn đến thời kỳ các quan chức Việt Nam cố gắng ép buộc người Khmer áp dụng phong tục của Việt Nam. Điều này dẫn đến một số cuộc nổi dậy chống lại người Việt Nam và kêu gọi sự trợ giúp của Thái Lan. Chiến tranh Xiêm-Việt (1841–1845) kết thúc với một thỏa thuận đặt đất nước dưới quyền thống trị chung. Điều này sau đó đã dẫn đến việc Quốc vương Norodom Prohmborirak ký hiệp ước Bảo hộ Campuchia của Pháp.
Thời kỳ người Pháp cai trị
Năm 1863, Vua Norodom, người được Xiêm La đưa lên ngôi, tìm cách bảo vệ Campuchia khỏi ách thống trị của Pháp. Năm 1867, Rama IV ký một hiệp ước với Pháp, từ bỏ quyền độc tôn đối với Campuchia để đổi lấy quyền kiểm soát các tỉnh Battambang và Siem Reap chính thức trở thành một phần của Xiêm. Các tỉnh này được nhượng trở lại cho Campuchia theo hiệp ước biên giới giữa Pháp và Xiêm năm 1907.
Campuchia tiếp tục là quốc gia bảo hộ của Pháp từ năm 1867 đến năm 1953, được quản lý như một phần thuộc địa của Đông Dương thuộc Pháp, mặc dù bị đế quốc Nhật Bản chiếm đóng từ năm 1941 đến năm 1945. Từ năm 1874 đến năm 1962, tổng dân số nước này tăng từ khoảng 946.000 người lên 5,7 triệu. Sau cái chết của Vua Norodom vào năm 1904, Pháp thao túng việc lựa chọn nhà vua, và Sisowath, anh trai của Norodom, được lên ngôi. Ngôi vị bị bỏ trống vào năm 1941 với cái chết của Monivong, con trai của Sisowath, và Pháp chuyển giao cho con trai của Monivong, Monireth, cảm thấy ông ta có tư duy quá độc lập. Thay vào đó, Norodom Sihanouk, cháu ngoại của Vua Sisowath lên ngôi. Người Pháp nghĩ rằng Sihanouk trẻ tuổi sẽ dễ dàng bị kiểm soát. Tuy nhiên, họ đã sai và dưới thời trị vì của Vua Norodom Sihanouk, Campuchia đã giành được độc lập từ Pháp vào ngày 9 tháng 11 năm 1953.
Độc lập và chiến tranh Việt Nam
Campuchia trở thành một quốc gia quân chủ lập hiến dưới thời Quốc vương Norodom Sihanouk. Khi Đông Dương thuộc Pháp được trao trả độc lập, Campuchia mất hy vọng giành lại quyền kiểm soát đồng bằng sông Cửu Long khi Pháp trao vùng này cho Việt Nam. Trước đây đồng bằng này là một phần của Đế chế Khmer, khu vực này do người Việt Nam kiểm soát từ năm 1698, với việc Vua Chey Chettha II đã cho phép người Việt Nam đến định cư trong khu vực này nhiều thập kỷ trước năm 1698. Tại đây có hơn một triệu người Khmer Krom sinh sống. Sau này Khmer Đỏ đã cố gắng thực hiện các cuộc tấn công Việt Nam để phục hồi lãnh thổ
Năm 1955, Sihanouk thoái vị để cha tham gia chính trường và được bầu làm thủ tướng. Sau khi cha của Sihanouk qua đời vào năm 1960, Sihanouk một lần nữa trở thành nguyên thủ quốc gia, lấy danh hiệu Thái tử. Khi Chiến tranh Việt Nam tiến triển, Sihanouk áp dụng chính sách trung lập chính thức trong Chiến tranh Lạnh. Sihanouk cho phép cộng sản Việt Nam sử dụng Campuchia như một nơi ẩn náu và một con đường tiếp tế vũ khí và viện trợ khác cho các lực lượng vũ trang của họ đang chiến đấu ở miền Nam Việt Nam. Chính sách này bị nhiều người Campuchia cho là nhục nhã. Vào tháng 12 năm 1967, nhà báo Stanley Karnow của Washington Post được Sihanouk cho biết nếu Mỹ muốn ném bom vào các mật khu của cộng sản Việt Nam, ông sẽ không phản đối, trừ khi người Campuchia bị chết.
Thông điệp tương tự đã được chuyển tới phái viên Chester Bowles của Tổng thống Mỹ Johnson vào tháng 1 năm 1968. Tuy nhiên, trước công chúng, Sihanouk bác bỏ quyền của Mỹ không kích ở Campuchia, vào ngày 26 tháng 3, ông nói rằng "các cuộc tấn công tội phạm này phải dừng lại ngay lập tức và dứt khoát". Vào ngày 28 tháng 3, một cuộc họp báo đã được tổ chức và Sihanouk kêu gọi các phương tiện truyền thông quốc tế: "Tôi kêu gọi các bạn công bố ra nước ngoài lập trường rất rõ ràng về Campuchia — nghĩa là, trong mọi trường hợp, tôi sẽ phản đối tất cả các vụ đánh bom trên lãnh thổ Campuchia với bất kỳ lý do gì." Tuy nhiên, sự phản đối của Sihanouk đã bị phớt lờ và các vụ đánh bom vẫn tiếp tục. Các thành viên trong chính phủ và quân đội Campuchia trở nên bất bình với phong cách cai trị của Sihanouk cũng như việc ông ta rời xa nước Mỹ.
Cộng hòa Khmer (1970-1975)
Khi đến thăm Bắc Kinh năm 1970, Sihanouk đã bị Thủ tướng Lon Nol và Vương tử Sisowath Sirik Matak lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự. Sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với cuộc đảo chính vẫn chưa được chứng minh. Tuy nhiên, ngay khi cuộc đảo chính hoàn tất, chế độ mới đã ngay lập tức yêu cầu cộng sản Việt Nam rời Campuchia. Việc này đã khiến chế độ mới có được sự ủng hộ chính trị của Hoa Kỳ. Các lực lượng Bắc Việt và Việt Cộng, với nỗ lực tuyệt vọng để giữ lại các mật khu và đường tiếp tế từ Bắc Việt, ngay lập tức mở các cuộc tấn công vũ trang vào chính phủ mới. Nhà vua kêu gọi các tín đồ của mình giúp đỡ trong việc lật đổ chính phủ mới này, khiến cuộc nội chiến được đẩy mạnh.
Ngay sau đó, phiến quân Khmer Đỏ bắt đầu sử dụng hình ảnh nhà vua để được người dân hỗ trợ. Tuy nhiên, từ năm 1970 đến đầu năm 1972, xung đột Campuchia chủ yếu là giữa chính phủ và quân đội Campuchia, và các lực lượng vũ trang của Bắc Việt. Khi Bắc Việt giành được quyền kiểm soát lãnh thổ Campuchia, những người cộng sản Việt Nam đã áp đặt một cơ sở hạ tầng chính trị mới, cơ sở hạ tầng này cuối cùng bị thống trị bởi những người cộng sản Campuchia, nay được gọi là Khmer Đỏ. Trong khoảng thời gian từ 1969 đến 1973, Việt Nam Cộng hòa và lực lượng Hoa Kỳ đã ném bom Campuchia trong một nỗ lực nhằm chống lại Việt Cộng và Khmer Đỏ.
Các tài liệu được tiết lộ từ các kho lưu trữ của Liên Xô sau năm 1991 cho thấy rằng việc Bắc Việt cố gắng đánh chiếm Campuchia vào năm 1970 đã được thực hiện theo yêu cầu rõ ràng của Khmer Đỏ và được Nuon Chea, người chỉ huy thứ hai của Pol Pot yêu cầu. Các đơn vị Bắc Việt chiếm nhiều vị trí của quân đội Campuchia trong khi Đảng Cộng sản Kampuchea (CPK) mở rộng các cuộc tấn công quy mô nhỏ vào các đường liên lạc. Để đối phó với cuộc xâm lược của Bắc Việt, Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon tuyên bố rằng các lực lượng bộ binh Hoa Kỳ và Nam Việt Nam đã tiến vào Campuchia trong một chiến dịch nhằm tiêu diệt các khu căn cứ của Bắc Việt ở Campuchia (xem Cuộc tấn công Campuchia). Mặc dù một số lượng đáng kể vũ khí, thiết bị quân sự đã bị quân đội Hoa Kỳ và Nam Việt Nam thu giữ hoặc phá hủy, việc ngăn chặn các lực lượng Bắc Việt Nam tỏ ra khó khăn.
Ban lãnh đạo của Cộng hòa Khmer đã bị cản trở bởi sự mất đoàn kết giữa ba nhân vật chính của nó: Lon Nol, Sirik Matak, em họ của Sihanouk, và lãnh đạo Quốc hội In Tam. Lon Nol vẫn nắm quyền, một phần vì không ai trong số những người khác chuẩn bị thay thế vị trí của ông. Năm 1972, hiến pháp được thông qua, quốc hội được bầu ra và Lon Nol trở thành tổng thống. Nhưng sự mất đoàn kết trong chính quyền, những vấn đề trong việc chuyển đổi một đội quân 30.000 người thành một lực lượng chiến đấu quốc gia với hơn 200.000 người, và nạn tham nhũng lan rộng đã làm suy yếu chính quyền dân sự và quân đội.
Các cuộc nổi dậy của Cộng sản ở Campuchia tiếp tục phát triển, được Bắc Việt Nam hỗ trợ bằng tiếp tế và giúp đỡ quân sự. Pol Pot và Ieng Sary khẳng định quyền thống trị của họ đối với những người cộng sản do Việt Nam đào tạo, nhiều người trong số họ đã bị thanh trừng. Đồng thời, lực lượng CPK trở nên mạnh hơn và độc lập hơn với những người bảo trợ Việt Nam của họ. Đến năm 1973, CPK đã chiến đấu chống lại các lực lượng chính phủ với ít hoặc không có sự hỗ trợ của quân đội Bắc Việt Nam, và họ kiểm soát gần 60% lãnh thổ và 25% dân số của Campuchia. Chính phủ Campuchia đã ba lần cố gắng trong việc đàm phán với quân nổi dậy nhưng không thành công. Đến năm 1974, các sư đoàn CPK đã hoạt động công khai và một số lực lượng chiến đấu của quân đội Bắc Việt Nam đã di chuyển vào miền Nam Việt Nam. Quyền kiểm soát của Lon Nol bị giảm xuống các khu vực nhỏ xung quanh các thành phố và các tuyến đường giao thông chính. Hơn 2 triệu người tị nạn chiến tranh sống ở Phnôm Pênh và các thành phố khác.
Vào ngày đầu năm mới 1975, quân đội Cộng sản đã mở một cuộc tấn công, trong 117 ngày chiến đấu cam go nhất của cuộc chiến, đã làm sụp đổ Cộng hòa Khmer. Các cuộc tấn công đồng thời xung quanh vành đai Phnôm Pênh đã chèn ép các lực lượng Cộng hòa, trong khi các đơn vị CPK khác áp đảo các căn cứ hỏa lực kiểm soát tuyến đường tiếp tế quan trọng ở hạ lưu sông Mekong. Một cuộc vận chuyển đạn dược và gạo do Hoa Kỳ tài trợ đã kết thúc khi Quốc hội từ chối viện trợ bổ sung cho Campuchia. Chính phủ Lon Nol ở Phnôm Pênh đầu hàng ngày 17 tháng 4 năm 1975, chỉ năm ngày sau khi phái bộ Hoa Kỳ sơ tán khỏi Campuchia.
Khmer Đỏ nắm quyền (1975-1978)
Khmer Đỏ đến Phnôm Pênh và nắm quyền vào năm 1975. Do Pol Pot lãnh đạo, họ đổi tên chính thức của đất nước thành Campuchia Dân chủ. Chế độ mới đã mô phỏng theo Trung Quốc thời Maoist trong thời kỳ Đại nhảy vọt, ngay lập tức sơ tán dân chúng khỏi các thành phố, và gửi toàn bộ người dân đi tuần hành cưỡng bức đến các dự án công trình nông thôn. Họ đã cố gắng xây dựng lại nền nông nghiệp của đất nước theo mô hình của thế kỷ 11, loại bỏ y học phương Tây và phá hủy các ngôi đền, thư viện và bất cứ thứ gì được coi là phương Tây.
Ước tính có khoảng từ một đến ba triệu người bị chế độ Khmer Đỏ giết hại; con số được trích dẫn phổ biến nhất là hai triệu (khoảng một phần tư dân số Campuchia lúc đó). Thời đại này đã sinh ra thuật ngữ Cánh đồng chết, và nhà tù Tuol Sleng trở nên khét tiếng với lịch sử giết người hàng loạt. Hàng trăm nghìn người đã chạy qua biên giới sang nước láng giềng Thái Lan. Chế độ này nhắm vào các nhóm dân tộc thiểu số một cách không cân đối. Người Chăm Hồi giáo phải chịu những cuộc thanh trừng nghiêm trọng với khoảng một nửa dân số của họ bị tiêu diệt. Pol Pot quyết tâm giữ quyền lực và tước quyền của bất kỳ kẻ thù hoặc mối đe dọa tiềm tàng nào, và do đó gia tăng các hành động bạo lực và hung hãn chống lại người dân.
Hồi hương cưỡng bức vào năm 1970 và những cái chết trong thời kỳ Khmer Đỏ đã làm giảm dân số người Việt Nam ở Campuchia từ 250.000 đến 300.000 người năm 1969 xuống còn 56.000 người được báo cáo vào năm 1984. Tuy nhiên, hầu hết nạn nhân của chế độ Khmer Đỏ không phải là người dân tộc thiểu số mà là người dân tộc Khmer. Các chuyên gia, chẳng hạn như bác sĩ, luật sư và giáo viên, cũng được nhắm mục tiêu. Theo Robert D. Kaplan, "kính đeo mắt là thứ chết chóc như ngôi sao vàng Do Thái" vì chúng được coi là dấu hiệu của trí thức.
Các tổ chức tôn giáo cũng không được Khmer Đỏ bỏ qua. Tôn giáo bị đàn áp dã man đến nỗi phần lớn các kiến trúc lịch sử của Campuchia, 95% các ngôi chùa Phật giáo của Campuchia, đã bị phá hủy hoàn toàn.
Chống diệt chủng và tái thiết quốc gia (1978-1992)
Tháng 11 năm 1978, Quân đội nhân dân Việt Nam mở cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam để đối phó với các cuộc tấn công ở biên giới của Khmer Đỏ. Cộng hòa Nhân dân Kampuchea (PRK), một quốc gia thân Liên Xô do Đảng Cách mạng Nhân dân Kampuchea lãnh đạo được thành lập. Đây là đảng do người Việt Nam thành lập vào năm 1951, và do một nhóm lãnh đạo Khmer Đỏ trốn khỏi Campuchia để tránh bị Pol Pot và Ta Mok thanh trừng đứng đầu. Đảng này hoàn toàn đi theo quân đội Việt Nam và chịu sự chỉ đạo của đại sứ Việt Nam tại Phnôm Pênh. Việt Nam và Liên Xô cung cấp vũ khí cho tổ chức này.
Đối lập với nhà nước mới được thành lập, một chính phủ lưu vong được gọi là Chính phủ Liên minh Dân chủ Kampuchea (CGDK) được thành lập vào năm 1981 từ ba phe phái. Chính phủ này bao gồm Khmer Đỏ, một phe bảo hoàng do Norodom Sihanouk lãnh đạo, và Mặt trận Giải phóng Dân tộc Nhân dân Khmer. Sự tồn tại của nó được Liên Hợp Quốc công nhận. Đại diện của Khmer Đỏ tại LHQ, Thiounn Prasith được giữ lại nhưng ông phải làm việc với sự tham vấn của đại diện các đảng phi cộng sản Campuchia. Từ tháng 4 năm 1975 đến tháng 1 năm 1979, Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa là đối tác bên ngoài quan trọng nhất của chính phủ Khmer Đỏ.
Sự kiện Việt Nam đưa quân vào tiêu diệt Khmer Đỏ đã khiến Trung Quốc thừa cơ phát động cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979 với sự khởi xướng của Đặng Tiểu Bình. Việc Việt Nam từ chối rút quân khỏi Campuchia đã dẫn đến các biện pháp cấm vận của Hoa Kỳ và các đồng minh đối với Việt Nam.
Các nỗ lực hòa bình cho Campuchia bắt đầu ở Paris vào năm 1989 dưới thời Nhà nước Campuchia, lên đến đỉnh điểm vào hai năm sau đó vào tháng 10 năm 1991 trong Thỏa thuận Hòa bình Toàn diện Paris. Liên Hiệp Quốc được giao nhiệm vụ thực thi một lệnh ngừng bắn và đối phó với người tị nạn và giải trừ quân bị, và bộ phận Liên Hiệp Quốc làm việc này được gọi là Cơ quan Chuyển tiếp Liên Hiệp Quốc tại Campuchia (UNTAC).
Khôi phục chế độ quân chủ
Năm 1993, Norodom Sihanouk được phục hồi trở lại làm Quốc vương Campuchia, nhưng tất cả quyền lực nằm trong tay chính phủ được thành lập sau cuộc bầu cử do UNTAC bảo trợ. Sự ổn định được thiết lập sau cuộc xung đột đã bị lung lay vào năm 1997 bởi một cuộc đảo chính do đồng Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo chống lại các đảng không phải cộng sản trong chính phủ. Sau khi chính phủ ổn định dưới thời Hun Sen, Campuchia được gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào ngày 30 tháng 4 năm 1999. Trong những năm gần đây, các nỗ lực tái thiết đã tiến triển và dẫn đến một số ổn định chính trị thông qua chế độ dân chủ đa đảng theo chế độ quân chủ lập hiến. Mặc dù sự cai trị của Hun Sen gây ra nhiều vi phạm nhân quyền và tham nhũng, hầu hết công dân Campuchia trong suốt những năm 2000 vẫn chấp nhận chính phủ này; các cuộc phỏng vấn với những người dân nông thôn Campuchia vào năm 2008 cho thấy họ ưa thích một hiện trạng ổn định hơn là các thay đổi có thể gây ra bạo lực.
Nền kinh tế Campuchia tăng trưởng nhanh chóng trong những năm 2000 và 2010, và nước này nhận được sự hỗ trợ đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng đáng kể từ Trung Quốc trong khuôn khổ Một vành đai, Một con đường.
Là một tòa án xét xử tội ác chiến tranh do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn, Tòa án Khmer Đỏ đã tìm cách điều tra các tội ác đã xảy ra trong thời kỳ Kampuchea Dân chủ và truy tố các nhà lãnh đạo của nó. Tuy nhiên, Hun Sen đã phản đối các cuộc xét xử hoặc điều tra mở rộng đối với các cựu quan chức Khmer Đỏ. Vào tháng 7 năm 2010, Kang Kek Iew là thành viên Khmer Đỏ đầu tiên bị kết tội chiến tranh và tội ác chống lại loài người trong vai trò cựu chỉ huy của trại tiêu diệt S21 và đã bị kết án tù chung thân. Vào tháng 8 năm 2014, tòa án đã kết án Khieu Samphan, cựu nguyên thủ quốc gia 83 tuổi của chế độ, và Nuon Chea, 88 tuổi, người có tư tưởng chính của nó, tù chung thân về tội ác chiến tranh vì vai trò của họ trong vụ khủng bố đất nước. trong những năm 1970. Các phiên tòa bắt đầu vào tháng 11 năm 2011. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ieng Sary qua đời vào năm 2013, trong khi vợ ông, Bộ trưởng Các vấn đề xã hội Ieng Thirith, được cho là không đủ khả năng để hầu tòa do chứng mất trí nhớ vào năm 2012.
Sau cuộc tổng tuyển cử ở Campuchia năm 2013, các cáo buộc gian lận cử tri từ đảng đối lập Đảng Cứu nguy Quốc gia Campuchia đã dẫn đến các cuộc biểu tình chống chính phủ lan rộng kéo dài sang năm sau. Các cuộc biểu tình kết thúc sau một cuộc đàn áp của lực lượng chính phủ.
Đảng Cứu hộ Quốc gia Campuchia đã bị giải thể trước cuộc tổng tuyển cử Campuchia năm 2018 và Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền cũng ban hành các biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng. CPP đã giành được mọi ghế trong Quốc hội mà không có phe đối lập lớn, củng cố một cách hiệu quả chế độ độc đảng trên thực tế ở nước này.
Đại dịch COVID-19 toàn cầu lây lan sang Campuchia vào đầu năm 2020. Mặc dù đã giảm thiểu sự lây lan của căn bệnh này trong phần lớn năm 2020 hệ thống y tế của đất nước đã bị căng thẳng do một đợt bùng phát lớn vào đầu năm 2021, điều này đã dẫn đến một số đợt phong tỏa. Nó cũng có tác động kinh tế nghiêm trọng, với ngành du lịch đặc biệt bị ảnh hưởng do các hạn chế về du lịch quốc tế.
Chính trị
Chính trị Campuchia được nhiều người nước ngoài biết đến bởi thời kỳ diệt chủng của Khmer Đỏ, việc này gây ra những đổ vỡ lớn trong nội bộ những nước đã từng ủng hộ chế độ này.
Vương quốc Campuchia hiện là một nước Quân chủ lập hiến theo hình thức quân chủ tuyển cử. Trên thực tế Quốc vương không điều hành đất nước. Vị Quốc vương được lựa chọn bởi một Hội đồng Tôn vương gồm 9 người theo Hiến pháp. Nguyên thủ đầu tiên của đất nước là Quốc vương Norodom Sihanouk sau khi ông trở lại làm vua vào tháng 9 năm 1993. Cuối tháng 10 năm 2004, Quốc vương Norodom Sihanouk thoái vị làm Thái thượng vương, Hội đồng Tôn vương đã đưa Thái tử Norodom Sihamoni lên làm tân Quốc vương.
Nghị viện Campuchia theo hệ thống lưỡng viện với cả Thượng viện (61 ghế) nhiệm kỳ 6 năm và Quốc hội (123 ghế) nhiệm kỳ 5 năm. Thể chế hiện tại của Campuchia là thể chế đại nghị hệ thống Đảng phái ưu thế. Đảng cầm quyền hiện nay Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đã nắm quyền kể từ năm 1981 và luôn chiếm đa số ghế trong cả Thượng viện và Quốc hội. Thủ tướng đương nhiệm là Hun Manet thuộc Đảng Nhân dân Campuchia, đứng đầu Nội các Campuchia - cơ quan hành pháp của nước này.
Campuchia là thành viên của Liên hiệp quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Nước này đã đạt được sự ổn định tương đối về chính trị từ thập niên 1990 trở lại đây.
Quan hệ đối ngoại
Quan hệ đối ngoại của Vương quốc Campuchia được điều phối bởi Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia, đứng đầu là Bộ trưởng Prak Sokhonn.
Campuchia là thành viên của Liên Hợp Quốc, Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ Quốc tế. Nó là một thành viên của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ASEAN, và trở thành thành viên của WTO ngày 23.10.2004. Năm 2005 Campuchia đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á khai mạc tại Malaysia. Vào ngày 23 tháng 11 năm 2009, Campuchia phục hồi lại là thành viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Campuchia lần đầu tiên trở thành thành viên của IAEA vào ngày 06 tháng 2 năm 1958 nhưng đã từ bỏ vị trí thành viên của mình vào ngày 26 tháng 3 năm 2003. Campuchia đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia, bao gồm 20 Đại sứ quán bao gồm nhiều nước láng giềng châu Á và những đối tác quan trọng trong các cuộc đàm phán hòa bình Paris, trong đó có Mỹ, Úc, Canada, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, và Nga Như một kết quả của quan hệ quốc tế, tại Campuchia còn có các tổ chức nhân đạo khác nhau đã hỗ trợ các nhu cầu cơ sở hạ tầng xã hội, kinh tế và dân sự...
Xếp hạng quốc tế
Hành chính
Campuchia sau năm 2008 được chia thành 25 đơn vị hành chính địa phương cấp một gồm 24 tỉnh (ខេត្ត - khet) và 1 đơn vị hành chính đặc biệt (ក្រុង - krong) (thủ đô Phnôm Pênh). Các tỉnh được chia thành các huyện (hay quận) (ស្រុក - srok/ ខណ្ឌ - khan) và huyện đảo. Mỗi tỉnh lại có một quận/thành phố thủ phủ (ក្រុង - krong). Dưới huyện là các xã (ឃុំ - khum), và dưới quận là các phường (សង្កាត់ - sangkat). Phường và xã là cấp hành chính địa phương cuối cùng ở Campuchia. Trong một xã có thể có một hoặc nhiều hơn một làng, nhưng làng không phải là một cấp hành chính chính thức.
Địa lý
Diện tích Campuchia khoảng 181.035 km², nằm trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới; từ vĩ độ 10 đến vĩ độ 15N kinh độ 102 đến 108E. Đất nước có 800 km biên giới với Thái Lan về phía bắc và phía tây, 541 km biên giới với Lào về phía đông bắc, và 1.137 km biên giới với Việt Nam về phía đông và đông nam. Nước này có 443 km bờ biển dọc theo Vịnh Thái Lan. Nhìn trên bản đồ, lãnh thổ Campuchia có hình dáng gần giống như lưỡi rìu tứ giác, cạnh không đều.
Đặc điểm địa hình nổi bật là một vùng đồng bằng lớn nằm giữa những ngọn núi thấp bao gồm vùng hồ Tonle Sap (Biển Hồ) và vùng thượng lưu đồng bằng sông Cửu Long. Biển Hồ có diện tích khoảng 2.590 km² trong mùa khô tới khoảng 24.605 km² về mùa mưa. Đây là một đồng bằng đông dân, phù hợp cho cấy lúa nước, tạo thành vùng đất trung tâm Campuchia. Phần lớn (khoảng 75%) diện tích đất nước nằm ở cao độ dưới 100 mét so với mực nước biển, ngoại trừ dãy núi Cardamon (điểm cao nhất là 1.771 m), phần kéo dài theo hướng bắc-nam về phía đông của nó là dãy Voi (cao độ 500-1.000 m) và dốc đá thuộc dãy núi Dangrek (cao độ trung bình 500 m) dọc theo biên giới phía bắc với Thái Lan.
Khí hậu Campuchia cũng giống như khí hậu các nước Đông Nam Á khác, bị chi phối bởi gió mùa. Khí hậu khô và ẩm ướt rõ rệt theo mùa. Nhiệt độ dao động trong khoảng 21 °C - 35 °C. Campuchia có các mùa mưa nhiệt đới: gió tây nam từ Vịnh Thái Lan/Ấn Độ Dương đi vào đất liền theo hướng đông bắc mang theo hơi ẩm tạo thành những cơn mưa từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó lượng mưa lớn nhất vào khoảng tháng 9, tháng 10; gió đông bắc thổi theo hướng tây nam về phía biển trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, với thời kỳ ít mưa nhất là tháng 1, tháng 2. Theo Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế và Liên hợp quốc, Campuchia được xem là quốc gia dễ bị tổn thương nhất của Đông Nam Á trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cùng với Phillippines. Dân số nông thôn ven biển đặc biệt có nguy cơ cao hơn. Theo Hiệp hội Cải cách Khí hậu Campuchia, tình trạng thiếu nước sạch, lũ lụt cực đoan, lở đất, mực nước biển dâng cao và các trận bão có khả năng phá hoại là mối quan tâm đặc biệt.
Campuchia có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, có thể thấy nhiệt độ giảm xuống 22 °C (71,6 °F) và thường có độ ẩm cao. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 khi nhiệt độ có thể tăng lên đến 40 °C (104 °F) vào khoảng tháng 4. Lũ lụt trầm trọng xảy ra vào năm 2001 và một lần nữa vào năm 2002, với mức độ ngập lụt gần như mỗi năm.
Campuchia cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quý hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.
Kinh tế
Vương quốc Campuchia đã bị tàn phá gần như hoàn toàn sau thời kỳ Polpot Khmer Đỏ, thành phố lớn nhất Phnompenh phục hồi từ một thành phố chết không một bóng người và được khôi phục với vẻ huy hoàng như ngày nay. Ảnh hưởng của chiến tranh nghiêm trọng hơn ở Việt Nam nên cho đến nay nền kinh tế vẫn còn nhiều điều bất cập, tình trạng tham nhũng lớn và luật pháp lỏng lẻo khiến cho đất nước có nhiều điều cần phải giải quyết. Tính đến năm 2016, GDP của Campuchia đạt 19,368 tỷ USD, đứng thứ 113 thế giới, đứng thứ 35 châu Á và đứng thứ 8 Đông Nam Á.
Sự phát triển của nền kinh tế Campuchia bị chậm lại một cách đáng kể trong thời kỳ 1997-1998 vì khủng hoảng kinh tế trong khu vực, bạo lực và xung đột chính trị. Đầu tư nước ngoài và du lịch giảm mạnh. Trong năm 1999, năm đầu tiên có được hòa bình thực sự trong vòng 30 năm, đã có những biến đổi trong cải cách kinh tế và tăng trưởng đạt được ở mức 5%. Mặc dù bị lũ lụt, GDP tăng trưởng ở mức 5.0% trong năm 2000, 6.3% trong năm 2001 và 5.2% trong năm 2002. Du lịch là ngành dịch vụ tăng trưởng mạnh nhất của Campuchia, với số du khách tăng 34% trong năm 2000 và 40% trong năm 2001 trước sự kiện khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ. Mặc dù đạt được những sự tăng trưởng như vậy nhưng sự phát triển dài hạn của nền kinh tế sau hàng chục năm chiến tranh vẫn là một thách thức to lớn. Dân cư thất học và thiếu các kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là ở vùng nông thôn nghèo đói gần như chưa có các điều kiện cần thiết của cơ sở hạ tầng. Sự lo ngại về không ổn định chính trị và tệ nạn tham nhũng trong một bộ phận chính quyền làm chán nản các nhà đầu tư nước ngoài và làm chậm trễ các khoản trợ giúp quốc tế. Chính quyền đang phải giải quyết các vấn đề này với sự hỗ trợ của các tổ chức song phương và đa phương. Campuchia bị Liên Hợp Quốc xem là một trong các nước kém phát triển nhất tại Châu Á do mức thu nhập thấp, nguồn lực con người nghèo nàn và có nền kinh tế dễ bị tổn thương.
Campuchia đã gia nhập tổ chức Tổ chức Thương mại Thế giới từ ngày 13 tháng 10 năm 2004.
Dân cư và ngôn ngữ
Campuchia là quốc gia thuần nhất về dân cư với hơn 90% dân số là người Khmer và nói tiếng Khmer, ngôn ngữ chính thức. Số còn lại là người Việt, người Campuchia gốc Hoa, người Chàm và người Thượng sống tập trung ở miền núi phía bắc và đông bắc.
Phật giáo Theravada hay còn gọi là Phật giáo nguyên thủy bị Khmer Đỏ hủy diệt đã được phục hồi là tôn giáo chính thức, với khoảng 95% dân số. Phật giáo Đại thừa Bắc tông chủ yếu tập trung trong cộng đồng người Việt và người Hoa. Hồi giáo và đạo Bà la môn ở các cộng đồng Chăm, Ki-tô giáo chiếm khoảng 2% dân số...
Tiếng Pháp và tiếng Anh được nhiều người Campuchia sử dụng như là ngôn ngữ thứ hai và thông thường là ngôn ngữ phải học trong các trường phổ thông và đại học. Nó cũng được sử dụng thường xuyên trong chính quyền. Một số lớn trí thức mới của Campuchia được đào tạo tại Việt Nam là một thuận lợi cho quan hệ kính tế, văn hóa ba nước Đông Dương.
Cuộc nội chiến và nạn diệt chủng dưới thời Khmer Đỏ có ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc dân số Campuchia. Độ tuổi trung bình là 20,6, với hơn 50% dân cư trẻ hơn 25 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 0.95, thấp nhất trong số các quốc gia tiểu khu vực sông Mê Kông. Trong số người Campuchia độ tuổi hơn 65, tỷ lệ nữ/nam là 1,6:1.
Bên cạnh đó tiếng Việt cũng được nói nhiều ở khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia và vùng Tonlé Sap vì có nhiều người gốc Việt sinh sống tại những khu vực này hoặc người có cha hoặc mẹ là người Việt. Một trong những nguyên do khác là người Campuchia ở vùng này học tiếng Việt để giao tiếp được với người Việt ở biên giới và để giao thương với người Việt.
Du lịch
Vương quốc Campuchia là một trong những địa điểm du lịch mới và hẫp dẫn nhất trên thế giới. Sau hơn 25 năm cô lập, Campuchia mở cửa đón khách du lịch vào những năm đầu của thập niên 90 và lượng khách du lịch tăng lên qua từng năm
Những điểm du lịch hấp dẫn nhất của Vương quốc Campuchia là đền Angkor Wat và những ngôi đền thuộc quần thể Angkor thuộc tỉnh Siem Reap, cũng như các địa điểm văn hóa hẫp dẫn thuộc thủ đô Phnôm Pênh và những bãi biển thuộc tỉnh Sihanoukville với đầy đủ các dịch vụ cần thiết như khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí và một số dịch vụ du lịch khác.
Các điểm tham quan khác có thể phải kể đến vùng đồi núi thuộc tỉnh Ratanakiri và tỉnh Mondulkiri, những ngôi đền nằm biệt lập thuộc tỉnh Preah Viherd và Banteay Chhmar và các khu vực kinh tế quan trọng như Battambang, Kep và Kampot là những địa danh mới được khám phá gần đây.
Campuchia là vùng đất của những cái đẹp, các ngôi đền cổ kính thuộc quần thể Angkor, đền Bayon và sự sụp đổ của đế chế Khmer luôn mang dấu ấn của sự trang trọng, hùng vĩ và chiếm vị trí trung tâm trong các kỳ quan thế giới – có thể so sánh với Machu Picchu, Kim tự tháp Ai Cập hay Vạn lý trường thành. Nhưng sự hùng vĩ này lại trái ngược với Cánh đồng chết và bảo tàng diệt chủng Toul Sleng, cũng như trái ngược với những chứng tích lịch sử cận đại của Campuchia, thời gian mà lực lượng Polpot và chế độ cực đoan Khmer Đỏ cai trị cuối những năm 1970, gây nên một trong những tội ác ghê rợn và tàn bạo nhất của thế kỷ XX.
Ngày nay, người Khmer vốn chiếm 95% dân số Campuchia đã tạo ra những ấn tượng sâu đậm cho khách du lịch, họ chính là những người thân thiện và hạnh phúc nhất mà du khách từng gặp. Nụ cười người Khmer có ở khắp nơi, như trong chuyện cổ tích và truyền thống đậm đà bản sắc riêng của dân tộc này. Campuchia vì vậy thật sự là vùng đất của sự tương phản: giữa ánh sáng và bóng tối, giữa những bản hùng ca và những bi kịch, giữa sự quặn đau tuyệt vọng và nguồn cảm hứng tương lai. Dường như đó là một đặc điểm vô song của đất nước Campuchia. Điều đó thúc đẩy bất cứ du khách nào cũng khát khao một lần đặt chân lên mảnh đất này.
Du lịch tại Campuchia tập trung chia làm 5 vùng trọng điểm.
Thủ đô Phnôm Pênh:
Vương cung Campuchia
Chùa Bạc
Bảo tàng Quốc gia Phnôm Pênh
Tượng đài Độc lập Phnôm Pênh (Vimean Akareach)
Tượng đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia
Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng
Chùa Wat Phnom
Trung tâm Diệt chủng Choeung Ek
Cố đô Oudong
Phnom Đa/Angkor Borei
Tháp Bà Đen - Prasat Neang Khmau
Tonle Bati/Ta Prohm
Núi Ta Mao và Vườn thú Ta Khmau
Đảo Mekong - làng thủ công Koh Okhna Tey
Siêm Riệp:
Toàn bộ quần thể di tích Angkor
Tonlé Sap
Prasat Preah Vihear
Núi Kulen và sông ngàn Linga
Ratanakiri
Banlung
Stung Treng
Sen Monorom
Thành phố Sihanouk
Kok Kong
Kep
Pailin
Batambang
Poipet
Sisophon
Nghệ thuật
Kiến trúc của Campuchia phần lớn được biết đến nhờ vào những công trình được xây dựng từ thời Khmer cổ đại (khoảng cuối thế kỷ XII, đầu thế kỷ XIII). Đạo Phật và tư duy huyền thoại có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trang trí các công trình kiến trúc vĩ đại này.
Đặc trưng cơ bản của kiến trúc giai đoạn này là được xây dựng từ vật liệu gỗ, tre nứa hoặc rơm rạ và đá. Nhưng những gì còn lại ngày nay người ta có thể chiêm ngưỡng là các công trình bằng đá tảng như các bức tường thành, đường sá,... và các ngôi đền hoặc các con đường có những bao lơn tạc hình con rắn chín đầu, vươn cao 2–3m, xòe rộng phủ bóng xuống mặt đường. Còn hình thức chung của các ngôi đền là có đỉnh chóp nhọn, bốn mặt đền được chạm trổ các bức phù điêu miêu tả cuộc sống con người ở thế giới bên kia, hoặc cuộc sống hiện tại của người dân Campuchia bấy giờ, hay cuộc chiến với nước láng giềng vũ nữ dân gian (Ápsara) với thân hình mềm mại, cân đối đang múa khá uyển chuyển, và sự tham gia của cả những con khỉ, con ngựa trong sử thi Ramanaya của Ấn Độ.
Bên cạnh đó, hình thức khắc những ký tự hay con số cũng rất phổ biến ở công trình. Các ngôi đền thường có một cửa còn ở ba phía còn lại của đền cũng có cửa nhưng chỉ là giả, để tạo cảm giác đối xứng cho ngôi đền. Công trình có tiếng nhất ở đây là ngôi đền Bayon với 200 gương mặt của thần Avalokitesvara (một dạng của Quan Âm Bồ Tát).
Chiêm ngưỡng những công trình này, ta không thể không khâm phục sức mạnh phi thường và bàn tay tài ba của những người dân Khmer cổ đại. Kiến trúc của Campuchia cũng có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc của Thái Lan và người Chăm của Việt Nam.
Văn hóa
Nền văn hóa Campuchia có lịch sử phong phú đa dạng trải qua nhiều thế kỷ và chịu ảnh hưởng nặng của Ấn Độ. Nền văn hóa Campuchia gây ảnh hưởng mạnh và được coi là mẹ đẻ của văn hóa Thái Lan, Lào. Trong lịch sử Campuchia, tôn giáo có vai trò lớn trong các hoạt động văn hóa. Trải qua gần 2000 năm, người dân Campuchia đã phát triển một tín ngưỡng Khmer độc đáo với các tín ngưỡng hỗn hợp gồm tín ngưỡng thuyết vật linh bản địa và các tôn giáo Ấn Độ như Phật giáo và Hindu giáo.
Ẩm thực
Ẩm thực Campuchia, cũng như thói quen ẩm thực của nhiều dân tộc thuộc nền văn minh lúa nước trong khu vực châu Á, cho thấy những đặc điểm riêng biệt. Người dân Campuchia có thói quen ăn gạo tẻ và ăn nhiều cá hơn thịt. Vào các ngày lễ tết, nông thôn cũng như thành thị đều có gói bánh tét, bánh ít. Phần lớn trong mỗi gia đình đều có mắm bồ hóc để ăn quanh năm.
Ẩm thực Campuchia ảnh hưởng phong cách mạnh mẽ của Ấn Độ và Trung Hoa, hầu hết các món ăn có vị lạt, ngọt và béo. Món ăn Ấn Độ tìm thấy hầu hết ở các gia vị được dùng chủ yếu là cay như sa tế, ớt, tiêu, nhục, hồi v.v. Món ăn Trung Hoa được tìm thấy nhiều với vị lạt và khá béo, nhiều dầu mỡ nhất là mang phong cách ẩm thực vùng Tứ Xuyên.
Âm nhạc
Dàn nhạc ping peat (ngũ âm) và các nhạc cụ truyền thống tạo ra vô số các tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao và độc đáo. Âm nhạc truyền thống của Thái Lan và Lào cũng chịu ảnh hưởng lớn từ Campuchia.
Văn học
Nổi tiếng nhất là thể loại trường ca Riêm kê là thể loại sáng tác bằng thơ ca dân gian dài hàng vạn câu. Cốt truyện chủ yếu vay mượn từ sử thi Ramayana của Ấn Độ.
Những ngày lễ chính
Người Campuchia cũng giống như các quốc gia khác đều sử dụng Tây lịch. Tuy nhiên, trừ một số ngày lễ của người Khmer, họ sử dụng lịch Campuchia như ngày lễ Tết, lễ nhập điền hay lễ cầu hôn. Lịch Khmer có thể sớm hay muộn hơn lịch Tây tùy vào thời điểm của năm. Sự giao thoa về văn hóa và dân cư khiến cho một số ngày lễ của Campuchia có thêm một số ngày lễ như Tết Việt Nam và Trung Quốc, tết Đoan Ngọ,...
Ngày 1 tháng 1 hằng năm: Tết Tây.
Ngày 7 tháng 1 hằng năm: Ngày giải phóng đất nước khỏi chế độ Khmer Đỏ.
Ngày 15 tháng 1 (âm lịch) hằng năm: Ngày Māgha Pūjā (Lễ rằm tháng giêng).
Ngày 8 tháng 3 hằng năm: Ngày Quốc tế Phụ nữ.
Ngày 13–15 tháng 4 hằng năm: Ngày tết Chol Chnam Thmey của người Khmer.
Ngày 13–15 tháng 5 hằng năm: Sinh nhật nhà vua Norodom Sihamoni.
Ngày 15 tháng 4 (âm lịch) hằng năm: Lễ Phật Đản.
Ngày 1 tháng 5 hằng năm: Ngày Quốc tế Lao động.
Ngày 23 tháng 5 hằng năm: Ngày lễ cầu mùa Vương Cung.
Ngày 18 tháng 6 hằng năm: Ngày sinh nhật Vương thái hậu Norodom Moninaeth.
Ngày 24 tháng 9 hằng năm: Ngày Hiến pháp quốc gia.
Ngày 28–30 tháng 9 hằng năm: Ngày Pchum Ben (lễ báo hiếu ông bà).
Ngày 23 tháng 10 hằng năm: Ngày ký Hiệp định hòa bình Paris.
Ngày 29 tháng 10 hằng năm: Ngày nhà vua đăng quang.
Ngày 31 tháng 10 hằng năm: Ngày sinh nhật Thượng vương Norodom Sihanouk.
Ngày 09 tháng 11 hằng năm: Ngày Quốc khánh.
Ngày 11–13 tháng 11 hằng năm: Ngày lễ hội cúng trăng, đua thuyền (ghe Ngo).
Ngày 10 tháng 12 hằng năm: Ngày Nhân quyền Quốc tế.
Giáo dục
Tỷ lệ biết chữ ở Campuchia khoảng 77,2%, trong đó tỷ lệ nam biết chữ cao hơn nữ và thành thị cao hơn nông thôn.
Trong thời kỳ Khmer Đỏ thống trị, giáo dục Campuchia bị tàn phá nặng nề và hiện nay đang từng bước được phục hồi.
Tôn giáo
Phật giáo Nguyên thủy là tôn giáo chính thức của Campuchia, được thực hành bởi hơn 95% dân số. Phật giáo là tôn giáo phổ biến và phát triển mạnh mẽ trong tất cả các tỉnh, với ước tính khoảng 4.392 đền thờ, tu viện trong cả nước. Phần lớn sắc tộc Khmer theo đạo Phật, và có những hiệp hội gần gũi giữa Phật giáo, truyền thống văn hóa và cuộc sống hằng ngày. Tuân thủ Đạo Phật thường được xem là bản sắc dân tộc và văn hóa của đất nước. Tôn giáo ở Campuchia, trong đó có Phật giáo, đã bị đàn áp bởi chế độ Khmer Đỏ trong thời gian cuối những năm 1970 nhưng kể từ khi chế độ này bị lật đổ, Phật giáo đã hồi sinh trở lại trên đất nước này.
Hồi giáo là tôn giáo của đa số người Chăm và người Mã Lai thiểu số ở Campuchia. Đa số là người Hồi giáo Sunni và tập trung đông ở tỉnh Kampong Cham. Hiện nay có hơn 250.000 người Hồi giáo trong nước.
1% dân số Campuchia được xác định là Kitô hữu, trong đó Công giáo Rôma tạo thành nhóm lớn nhất tiếp theo là cộng đồng Tin Lành. Hiện nay có 20.000 người Công giáo tại Campuchia, chiếm 0,15% tổng dân số. Các nhánh Kitô giáo khác bao gồm Baptist, Liên minh Kitô giáo và truyền giáo, Phong trào Giám Lý, Nhân chứng Giê-hô-va, Phong trào Ngũ Tuần, và Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô.
Phật giáo Đại thừa là tôn giáo của đa số Hoa kiều và Việt kiều tại Campuchia. Các yếu tố của thực hành tôn giáo khác, chẳng hạn như việc tôn kính các anh hùng dân gian và tổ tiên, Khổng giáo và Đạo giáo kết hợp với Phật giáo Trung Hoa cũng được thực hành.
Trước chế độ Khmer Đỏ, có 73.164 tín đồ đạo Cao Đài ở Campuchia, trong đó Việt kiều chiếm 64.954 người và số người Campuchia là 8210 người. Hiện nay, chỉ còn khoảng 2.000 tín đồ Cao Đài ở Campuchia tập trung ở thủ đô Phnôm Pênh với một Thánh thất Cao Đài.
Dữ liệu chung
Chính trị
Kinh tế
Địa lý và hành chính
Văn hóa và giáo dục |
VIQR (viết tắt của tiếng Anh Vietnamese Quoted-Readable) là một quy ước để viết chữ tiếng Việt dùng bảng mã ASCII 7 bit. Vì tính tiện lợi của nó, quy ước này được sử dụng phổ biến trên Internet, nhất là khi bảng mã Unicode chưa được áp dụng rộng rãi. Hiện nay quy ước VIQR vẫn còn được một số người hay nhóm thư sử dụng.
Quy tắc
Quy ước VIQR sử dụng ký tự có trên bàn phím để biểu thị dấu:
Một ví dụ của VIQR: Việt Nam đất nước mến yêu => Vie^.t Nam dda^'t nu*o*'c me^'n ye^u
Quy ước VIQR dùng DD cho chữ Đ, và dd cho đ. Dấu cách \ được dùng trước dấu chấm câu (.) (?) nếu dấu chấm câu này đặt ngay sau nguyên âm và trong từ có nguồn gốc nước ngoài.
Ví dụ:
O^ng te^n gi`\? To^i te^n la`....
Ông tên gì? Tôi tên là....
Một biến thể của quy ước VIQR là VIQR*. Trong đó, dấu * được dùng thay cho dấu + để bỏ dấu móc.
Lịch sử
Quy ước VIQR đã được dùng tại miền Nam trước 1975 trong việc lưu giữ các tài liệu của quân đội. Năm 1992, quy ước này được Nhóm Viet-Std (Vietnamese-Standard Working Group - Nhóm Nghiên cứu Tiêu chuẩn Tiếng Việt) thuộc TriChlor group tại California chuẩn hóa.
Lối viết này hiện nay cũng được dùng thường xuyên trên mạng, khi chat, vì tiện lợi, không cần dùng phần mềm nào cả và có thể dùng mọi lúc mọi nơi. |
Việt Nam Cộng hòa (VNCH) là một nhà nước ở Đông Nam Á được Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 26 tháng 10 năm 1955 với thủ đô là Sài Gòn đã từng tồn tại từ năm 1955 đến năm 1975.
Trong các tài liệu quốc tế, chính phủ này còn được gọi là South Vietnam () để chỉ phạm vi địa lý kể từ khi Hiệp định Genève được ký kết và Việt Nam bị chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự tạm thời. Với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa bác bỏ việc thực hiện tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam vào năm 1956 theo Hiệp định Genève với lý do họ không ký hiệp định này mặc dù với việc kế thừa nghĩa vụ của Liên hiệp Pháp, chính phủ này vẫn phải thực thi. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đối chọi với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập năm 1969 do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lãnh đạo. Việt Nam Cộng hòa là nhà nước độc lập đi theo chế độ Tư bản chủ nghĩa.
Nguồn gốc của Việt Nam Cộng hòa bắt nguồn từ Chiến tranh Đông Dương. Sau Thế chiến II, phong trào Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 và tổ chức thành công Tổng tuyển cử toàn quốc vào tháng 1/1946 để chính thức trở thành nhà nước duy nhất có chủ quyền trên toàn bộ hai miền của Việt Nam. Tổng tuyển cử được diễn ra thành công bất chấp việc thực dân Pháp tái xâm lược Việt Nam từ cuối năm 1945. Với Hiệp định Élysée được ký vào tháng 3/1949, một nhóm chính trị gia chống Cộng do Bảo Đại đứng đầu đã cùng thực dân Pháp thành lập Quốc gia Việt Nam trở thành một thành viên độc lập một phần trong Liên hiệp Pháp. Sau khi thất bại trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải ký Hiệp định Genève, theo đó Pháp từ bỏ chủ quyền ở Đông Dương, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự với việc Quân đội nhân dân Việt Nam rút về vùng tập kết phía Bắc vỹ tuyến 17, quân đội Liên hiệp Pháp (bao gồm Quân đội quốc gia Việt Nam) rút về vùng tập kết phía Nam vỹ tuyến 17. Trong thời gian chờ Tổng tuyển cử để hình thành nhà nước thống nhất trên cả hai vung tập kết quân sự, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nắm quyền quản lý hành chính ở vùng lãnh thổ phía Bắc vỹ tuyến 17, Liên hiệp Pháp mắm quyền quản lý hành chính ở vùng lãnh thổ phía Nam vỹ tuyến 17. Pháp hoàn toàn rút khỏi Việt Nam vào giữa năm 1955 và quyền quản lý hành chính ở miền Nam Việt Nam được giao lại cho Quốc gia Việt Nam.. Từ đây, Hoa Kỳ thế chỗ Pháp, tiếp tục hậu thuẫn chế độ Quốc gia Việt Nam nhằm ngăn chặn Tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam về mặt nhà nước. Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Bảo Đại vào năm 1955 sau một cuộc trưng cầu dân ý với nhiều gian lận. Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Việt Nam Cộng hòa vào ngày 26 tháng 10 năm 1955, với Ngô Đình Diệm là tổng thống đầu tiên. Chính phủ này lập tức được Hoa Kỳ công nhận và lần lượt có quan hệ ngoại giao với 77 quốc gia. Năm 1957, Việt Nam Cộng hòa đệ đơn xin gia nhập Liên Hợp Quốc nhưng đề nghị này bị Liên Xô phủ quyết. Sau những hỗn loạn nội bộ ngày càng gia tăng, Ngô Đình Diệm bị ám sát trong cuộc đảo chính năm 1963 do tướng Dương Văn Minh cầm đầu và được Hoa Kỳ hậu thuẫn. Sau đó, một loạt chính quyền quân sự được thành lập nhưng liên tục sụp đổ do các cuộc đảo chính lẫn nhau. Tướng Nguyễn Văn Thiệu sau đó nắm quyền trong giai đoạn 1967–1975 sau cuộc tuyển cử tổng thống.
Với sự can dự của Mỹ, cục diện ở Việt Nam bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới đó là Chiến tranh Việt Nam. Ngày 20/12/1959, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã hỗ trợ thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (mà Mỹ gọi là Việt Cộng) để chính thức chuyển hướng từ đấu tranh chính trị đơn thuần sang đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.. Tới ngày 15/02/1961, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam - lực lượng quân đội của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam nhận được sự trợ giúp từ nguồn viện trợ và trang bị từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Liên Xô,Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và các thành viên Khối Xã hội chủ nghĩa. Sau những bất ổn nội bộ và sự lớn mạnh của phong trào cách mạng ở miền Nam, Việt Nam Cộng hòa đứng trên bờ vực sụp đổ. Điều này dẫn tới việc Hoa Kỳ và đồng minh trực tiếp tham chiến ở Việt Nam từ ngày 08/3/1965 sau khi cưỡng ép Việt Nam Cộng hòa phải chấp nhận sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Tiếp theo là các đơn vị bộ binh Hoa Kỳ để bổ sung cho đội ngũ cố vấn quân sự hướng dẫn những lực lượng của Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Một chiến dịch ném bom thường xuyên ở miền Bắc Việt Nam đã được các phi đội không quân Hoa Kỳ thực hiện từ năm 1966 và 1967. Chiến tranh Việt Nam đã đạt đến đỉnh điểm trong sự kiện Tết Mậu Thân tháng 2 năm 1968, khi có hơn 600.000 lính Mỹ và đồng minh (Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Thái Lan) cùng 600.000 lính Việt Nam Cộng hòa tham chiến ở miền Nam Việt Nam, cùng với hải quân và không quân Hoa Kỳ bắn phá miền Bắc Việt Nam.
Với Hiệp định Paris ký ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hoa Kỳ chính thức rút toàn bộ quân đội của mình và đồng minh khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp do Mỹ và đồng minh vẫn tiếp tục can thiệp chính trị và viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng hòa. Tới ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiến tranh kết thúc và Việt Nam Cộng hòa sụp đổ sau khi Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.. Ngày 25 tháng 4 năm 1976, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tổ chức Tổng tuyển cử để thành lập nhà nước thống nhất mang tên Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tên gọi
"Việt Nam" là tên gọi được vua Gia Long đặt ra vào năm 1804. Đây là một biến thể của "Nam Việt" (chữ Hán: 南越), một cái tên được sử dụng trong thời cổ đại. Vào năm 1839, vua Minh Mạng đã đổi tên nước thành "Đại Nam".
Tiền thân của Việt Nam Cộng hòa là Quốc gia Việt Nam do Pháp thành lập năm 1949, trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương. Ngày 26 tháng 10 năm 1955 thì chính thức đổi tên thành Việt Nam Cộng hòa. Tên chính thức của Việt Nam Cộng hòa dịch sang tiếng Pháp được gọi là République du Viêt Nam. Tuy vậy, thuật ngữ "South Vietnam" thường được sử dụng phổ biến ở phương Tây vào năm 1954, khi Hội nghị Genève phân vùng Việt Nam thành 2 vùng tập kết quân sự tạm thời. Các tên khác mà chính phủ này thường tự gọi mình trong thời gian tồn tại là "Chính phủ Việt Nam" hoặc "Chính phủ quốc gia".
Lịch sử
Quốc gia Việt Nam 1949-1955
Tiền thân của Việt Nam Cộng hòa là Quốc gia Việt Nam, một chính phủ do Pháp thành lập năm 1949, trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương. Quốc gia Việt Nam là thành viên của Liên hiệp Pháp, có nhiệm vụ hỗ trợ quân Pháp chống lại phong trào kháng chiến chống Pháp của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Đệ Nhất Cộng hòa 1955-1963
Sau khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ (1954) và ký Hiệp định Genève, Quốc gia Việt Nam cùng Pháp tập kết về vùng phía Nam vĩ tuyến 17 của Việt Nam.
Theo kế hoạch, quân Pháp sẽ rút dần sau 2 năm và Việt Nam sẽ tiến hành Tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Tuy nhiên, báo cáo của CIA cho Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower thấy rằng khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh nếu cuộc tổng tuyển cử được thi hành. Không thể chấp nhận việc Hồ Chí Minh sẽ thắng cử và lập chính phủ trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, Hoa Kỳ đã hậu thuẫn Quốc gia Việt Nam để cuộc tuyển cử không thể diễn ra nhằm chia cắt Việt Nam vĩnh viễn thành 2 quốc gia. Hoa Kỳ muốn có một chính phủ chống Cộng tồn tại ở miền Nam Việt Nam, bất kể chính phủ đó có tôn trọng dân chủ hay không.
Năm 1954, đội bán quân sự của Mỹ do tướng Edward Lansdale (sĩ quan cao cấp của Tình báo Mỹ và đã làm cố vấn cho Pháp tại Việt Nam từ 1953) đã huấn luyện các lực lượng vũ trang của Quốc gia Việt Nam; xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ quân sự tại Philippines; bí mật đưa một lượng lớn vũ khí và thiết bị quân sự vào Việt Nam; giúp đỡ phát triển các kế hoạch "bình định Việt Minh và các vùng chống đối" . Ngày 13-12-1954, Mỹ và Pháp ký kết văn kiện cho phép các cố vấn quân sự Mỹ thay thế dần cho sĩ quan Pháp tham gia huấn luyện quân đội Quốc gia Việt Nam ở miền Nam Việt Nam. Tháng 1 năm 1955, Mỹ chính thức viện trợ quân sự trực tiếp cho Quốc gia Việt Nam. Thượng nghị sĩ (4 năm sau trở thành Tổng thống) John F. Kennedy tuyên bố vào ngày 1 tháng 6 năm 1956:
"Nếu chúng ta không phải là cha mẹ của nước Việt Nam bé nhỏ [chỉ Việt Nam Cộng hòa] thì chắc chắn chúng ta cũng là cha mẹ đỡ đầu của nó. Chúng ta là chủ tọa khi nó ra đời, chúng ta viện trợ để nó sống, chúng ta giúp định hình tương lai của nó (…). Đó là con đẻ của chúng ta - chúng ta không thể bỏ rơi nó, chúng ta không thể không biết tới những nhu cầu của nó"
Trong những năm 1954–1956, Mỹ đã bỏ ra 414 triệu USD giúp trang bị cho các lực lượng thường trực Quốc gia Việt Nam, gồm 170.000 quân và lực lượng cảnh sát 75.000 quân; 80% ngân sách quân sự của Quốc gia Việt Nam là do Mỹ viện trợ. Từ năm 1955 đến 1960, có tất cả 800 chuyến tàu chở vũ khí và phương tiện quân sự của Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Số viện trợ này giúp Quốc gia Việt Nam đủ sức duy trì bộ máy hành chính và quân đội khi không còn viện trợ của Pháp. Quân đội Quốc gia Việt Nam dần thay thế chiến thuật và vũ khí của Pháp bằng của Mỹ.
Đến lúc này lại xảy ra mâu thuẫn giữa Thủ tướng Ngô Đình Diệm với Quốc trưởng Bảo Đại (nguyên là Hoàng đế nhà Nguyễn). Năm 1955, với kết quả cuộc trưng cầu dân ý gian lận (mà các tài liệu ngày nay của Chính phủ Việt Nam thường gọi là "trò hề trưng cầu dân ý"), Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, lên làm Tổng thống đầu tiên của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Sau đó, Quốc gia Việt Nam tổ chức bầu cử Quốc hội Lập hiến. Quốc hội này ban hành Hiến pháp thành lập Việt Nam Cộng hòa trên cơ sở kế thừa Quốc gia Việt Nam, thủ đô là thành phố Sài Gòn, ngày ban hành Hiến pháp 26 tháng 10 trở thành ngày Quốc khánh của Đệ Nhất Cộng hòa. Việt Nam Cộng hòa theo thể chế chính trị đa đảng, kinh tế tư bản chủ nghĩa và được Mỹ giúp đỡ, bảo vệ để chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại miền Nam.
Dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông đề ra chủ nghĩa "Cần lao Nhân vị", duy trì tình trạng đối lập với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong khoảng 5 năm, Việt Nam Cộng hòa đã có một số thành tựu: xã hội ổn định, kinh tế phát triển, định cư gần 1 triệu dân di cư từ miền Bắc, thành lập Viện Đại học Huế...
Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giới đối lập xem là chính phủ độc tài gia đình trị, dần dần tích lũy nhiều mâu thuẫn nội bộ. Từ năm 1955 và đặc biệt là từ 1959, cùng với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ (do lo ngại ảnh hưởng của phong trào Việt Minh), chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách đàn áp những người cộng sản, tố cộng diệt cộng trên toàn bộ Nam Việt Nam, dựa theo Luật 10-59 (đạo luật quy định việc thiết lập các phiên tòa quân sự đặc biệt để xét xử những phạm nhân bị tình nghi là ủng hộ Việt Minh và chủ nghĩa cộng sản). Phong trào Đồng khởi năm 1960 (do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo) và cuộc đảo chính hụt năm 1960 là những đòn giáng mạnh vào chế độ Ngô Đình Diệm.
Mâu thuẫn tôn giáo cũng trở nên gay gắt. Sự kiện Phật Đản năm 1963, việc cấm treo cờ Phật giáo ở Huế đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các Phật tử, dẫn đến các hoạt động đàn áp Phật giáo của chính quyền. Việc Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu giữa đường phố Sài Gòn cùng những phát biểu của bà Ngô Đình Nhu (tức Dân biểu Trần Lệ Xuân) làm chế độ Ngô Đình Diệm bị báo chí phương Tây đả kích kịch liệt và mất hết mọi sự ủng hộ từ phương Tây.
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, nền Đệ Nhất Cộng hòa bị lật đổ bởi một nhóm quân nhân dưới sự chỉ huy của một số tướng lĩnh (trong đó có tướng Dương Văn Minh); về sau, ngày này được xem là ngày Quốc khánh của Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam. Cả ba anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn đều bị giết. Theo băng ghi âm tại Nhà Trắng, tổng thống Kennedy nói rằng ông bàng hoàng về cái chết của 2 anh em Diệm và Nhu, cái chết của hai người thật là kinh khủng.
Theo như hồi ký của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, chính CIA đã hỗ trợ cho việc lật đổ và sau này McNamara xem đó là một sai lầm nghiêm trọng mà Hoa Kỳ mắc phải. Khi được thông báo anh em Ngô Đình Diệm đã bị giết, Đại sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge, đã vui vẻ thốt lên bằng tiếng Pháp: "C’est formidable! C’est formidable!" (Thật là tuyệt diệu. Thật là tuyệt diệu).
Kể từ đây, sự phụ thuộc của Việt Nam Cộng hòa vào viện trợ của Hoa Kỳ ngày càng lớn, cả về tài chính cũng như về quân sự. Sự can thiệp của Tòa đại sứ Mỹ vào công việc nội bộ về chính trị và quân sự của Việt Nam Cộng hòa ngày càng lên cao.
Thời kỳ quân quản 1963-1967
Tiếp sau đó là giai đoạn khủng hoảng lãnh đạo chính trị ở miền Nam bởi một loạt các cuộc đảo chính liên tiếp cho đến khi tướng Nguyễn Văn Thiệu thiết lập nền Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam.
Trong thời gian 18 tháng sau cuộc đảo chính 1963, miền Nam phải chứng kiến hơn 10 cuộc khủng hoảng chính trị (cuộc đảo chính năm 1964 của tướng Nguyễn Khánh; thành lập Tam đầu chế; phong trào chống Hiến chương Vũng Tàu; chính phủ dân sự Trần Văn Hương lên rồi đổ; chính phủ dân sự Phan Huy Quát lên rồi đổ; đảo chính hụt ngày 13 tháng 9, 1964 của tướng Dương Văn Đức và Lâm Văn Phát; đảo chính hụt ngày 20 tháng 2, 1965 của đại tá Phạm Ngọc Thảo). Phe quân đội lần lượt hạ bệ lẫn nhau cùng những chính phủ dân sự liên tiếp được dựng lên rồi lại phải rút lui. Cùng khi đó về mặt xã hội, các khối Phật giáo và Công giáo cũng nhiều lần xuống đường biểu tình gây áp lực. Về mặt pháp lý, bản Hiến pháp năm 1956 bị vô hiệu hóa. Thay vào đó là một loạt hiến chương có tính chất tạm thời như:
Hiến chương 4 tháng 11 năm 1963.
Hiến chương 7 tháng 2 năm 1964.
Hiến chương 16 tháng 8 năm 1964 (thường gọi là Hiến chương Vũng Tàu).
Hiến chương 20 tháng 10 năm 1964.
Về mặt quân sự, Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ cùng với các đồng minh tiếp tục chiến đấu chống lại các hoạt động quân sự của lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong Chiến tranh Việt Nam. Quy mô và mức độ ác liệt của chiến tranh ngày càng tăng. Trong phúc trình gửi Tổng thống Johnson ngày 16 tháng 3 năm 1964, McNamara đưa ra một bức tranh bi thảm, hậu quả của cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm: "Trong số đất đai của 22 tỉnh (trong 44 tỉnh), Việt Cộng kiểm soát tới 50% hoặc nhiều hơn. Tại Phước Tuy, Việt Cộng kiểm soát 80%; Bình Dương 90%; Hậu Nghĩa 90%; Long An 90%; Định Tường 90%; Kiến Hoà 90%; An Xuyên (Cà Mau) 85%. Quận Mõ Cày và các xã Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp, "đỏ 100%"; trên 900 xã như trong trường hợp ba xã này...". Sau đảo chính 1963, trong một thời gian ngắn, đường mòn Hồ Chí Minh trở thành một "xa lộ thênh thang", lượng hàng vận chuyển vào miền Nam tăng vọt. Trước đây, đoàn vận tải ô tô chỉ vào Khe Hó đổ hàng rồi từ đây dùng voi hay sức người chuyển vào Palin Thừa Thiên. Đầu năm 1964, các đoàn ô tô đã có thể đi tới điểm trạm ngã ba biên giới Kontum, số lượng vận tải tăng 40 lần so với năm trước, tỉ trọng vận tải cơ giới là 51%. Trước những thất bại này, Tổng thống Mỹ quyết định huy động quân viễn chinh trực tiếp tham chiến tại miền Nam Việt Nam. Báo Quân đội Nhân dân nhận định "Đầu năm 1965, tình hình cách mạng miền Nam đã có những tiến bộ vượt bậc. Cuộc "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ-ngụy ngày càng bị khủng hoảng và thất bại nghiêm trọng. Đế quốc Mỹ đã tìm mọi cách cố tạo ra một "sức mạnh" để cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Chúng ồ ạt đưa quân viễn chinh và quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam, đồng thời mở rộng hoạt động ném bom đánh phá miền Bắc.".
Ngày 8 tháng 3 năm 1965, Mỹ chính thức đổ quân viễn chinh lên Đà Nẵng. Phía Mỹ đã không thông báo cho Việt Nam Cộng hòa về thời gian và địa điểm đổ quân, mặc dù bản tin của Bộ Quốc phòng Mỹ 2 ngày trước tuyên bố rằng Mỹ đổ quân vào miền Nam Việt Nam là theo yêu cầu của chính phủ Sài Gòn. Sáng ngày 8 tháng 3, một sĩ quan Mỹ đến gặp Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa là Phan Huy Quát, yêu cầu soạn thảo một thông cáo chung bằng hai thứ tiếng Anh-Việt để thông báo rộng rãi, lúc đó ông Quát mới biết quân Mỹ đã đổ bộ vào Việt Nam. Khi biết tin thì quân Mỹ đã đổ bộ rồi, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa phải hợp thức hóa việc này bằng cách gọi Tổng trưởng Phủ Thủ tướng là Bùi Diễm cùng với một viên chức Mỹ là Melvin Manfull soạn ngay thông cáo chào mừng quân Mỹ, với chỉ đạo: "Viết càng ngắn càng tốt. Chỉ mô tả sự kiện rồi khẳng định rằng chúng ta đã đồng ý mà thôi". Trong những tháng sau đó, Mỹ đổ bộ hàng chục vạn quân, lính Mỹ hiện diện ở khắp miền Nam.
Đệ Nhị Cộng hòa 1967–1975
Để chấm dứt tình trạng rối ren về chính trị, tháng 6 năm 1966, Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia do tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ điều hành tuyên bố mở cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến vào ngày 3 tháng 9. Theo đó 118 đại biểu đắc cử gồm nhiều thành phần và đến 1 tháng 4 năm 1967 thì ra tuyên cáo bản Hiến pháp Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam. Hiến pháp này là cơ sở pháp lý của Việt Nam Cộng hòa cho đến 30 tháng 4 năm 1975.
Cuộc Tổng tuyển cử Tổng thống và Quốc hội diễn ra ngày 3 tháng 9 năm 1967 với 11 liên danh tranh cử trong đó có những ứng cử viên là chính trị gia kỳ cựu như Phan Khắc Sửu và Trần Văn Hương. Trong số hơn sáu triệu cử tri thì năm triệu người đi bầu, tức tỷ lệ 80%. Liên danh Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ đắc cử với 35% số phiếu. Về nhì là luật sư Trương Đình Dzu với 17%.
Tháng 6 năm 1969, trong vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã diễn ra Đại hội đại biểu quốc dân và thành lập ra Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, do Huỳnh Tấn Phát làm chủ tịch và Hội đồng Cố vấn do Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch.
Năm 1971 là cuộc Tổng tuyển cử thứ nhì của nền Đệ Nhị Cộng hòa. Kỳ này Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai một cách dễ dàng vì không có đối thủ nào khác ra tranh cử. Khi sự việc này xảy ra, nhiều người cho là do điều luật mới thông qua ngày 3 tháng 6 năm 1971 nhằm hạn chế khả năng tham gia của ứng cử viên đối lập. Theo đó thì ứng cử viên phải có 40 chữ ký ủng hộ của Dân biểu hay Nghị sĩ Quốc hội và 100 chữ ký của các thành viên trong Hội đồng tỉnh. Dương Văn Minh và Nguyễn Cao Kỳ vì không thỏa mãn được quy định trên đã phải rút tên, chỉ còn Nguyễn Văn Thiệu là ứng cử viên duy nhất trong cuộc bầu cử.
Vào năm 1973, sau Hiệp định Paris (được thảo luận giữa bốn bên tham chiến là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hoa Kỳ, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa), quân đội Hoa Kỳ đã rút khỏi Việt Nam. Việt Nam Cộng hòa cố gắng trì hoãn việc ký kết hiệp định, nhưng phía Mỹ đã có quyết định dứt khoát về việc này và gây áp lực cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Cuối cùng, Việt Nam Cộng hòa phải chấp nhận ký kết hiệp định.
Suy vong
Bị mất viện trợ về tài lực và quân sự từ phía Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa không thể tự đứng vững được. Theo nhà sử học Vũ Ngự Chiêu thì Việt Nam Cộng hòa giống như "một lâu đài xây trên cát, trông bề thế bên ngoài nhưng chỉ cần một con sóng nhỏ là tan vỡ", mầm mống của sụp đổ gồm những lý do sau:
Không có lãnh đạo đủ khả năng: Người được Mỹ đưa lên cầm quyền năm 1967 (Nguyễn Văn Thiệu) chỉ là một bù nhìn, giống như khởi đầu binh nghiệp làm thông ngôn Pháp của ông ta. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa không tự đưa ra được quyết sách gì, chính sách từ lớn xuống bé đều do Tòa Đại sứ Mỹ, các tướng lĩnh MACV (Trung tâm Chỉ huy Tác chiến Hoa Kỳ tại Việt Nam), sau này là USAID (Cơ quan Quản lý Viện trợ Hoa Kỳ) soạn thảo, đôn đốc thực hiện. Đại sứ Ellsworth Bunker và rồi Graham Martin có quyền lực không khác gì những "Toàn quyền Đông Dương" của Pháp trước kia – dù Việt Nam Cộng hòa không ngừng tự xưng là "Đồng minh" của Mỹ.
Không có sự ủng hộ của người dân: Mặc dù cơ quan tuyên truyền của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa luôn kêu gọi tinh thần chống Cộng với dân chúng miền Nam, nhưng thực ra họ chỉ có thể kiểm soát được khoảng 20-30% dân số miền Nam. Phần còn lại sống trong những vùng quân Giải phóng miền Nam kiểm soát một phần hoặc toàn bộ. Ngay trong số 20-30% dân chúng trong vùng do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát, nhiều người cũng không ủng hộ chế độ này và chia làm nhiều phe phái chống lại nhau vì những lý do như tôn giáo (Thiên Chúa giáo - Phật giáo), sắc tộc (người Việt - người Hoa), vùng miền (người thành thị - người nhập cư)...
Nền kinh tế phụ thuộc vào viện trợ Mỹ, khi Mỹ giảm viện trợ thì lập tức lâm vào khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1974 khiến đời sống người dân rất khó khăn, lương bổng cho binh sĩ bị cắt giảm, làm suy sụp ý chí chiến đấu của đa số binh sĩ.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa thiếu chỉ huy có kinh nghiệm: qua màng lọc của hệ thống phe đảng và tham nhũng, những cấp chỉ huy có tiềm năng nhất nhưng không có thế lực chính trị đỡ đầu thì thường chết trận hay bị loại ngũ. Khi tác chiến thì quen dựa vào hỏa lực mạnh của Quân đội Hoa Kỳ, nên khi không còn hỏa lực Mỹ nữa thì bị lâm vào lúng túng. Bản thân tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lên chức đều là do đảo chính chứ không phải vì thành tích mặt trận. Có được ghế Tổng thống rồi, ông Thiệu lại tập trung hết quyền bính trong tay, biến Bộ Tổng Tham mưu thành một cơ cấu thư ký, không được tự ra quyết sách (vì ông Thiệu sợ rằng đến lượt chính mình sẽ bị người khác đảo chính lật đổ). Hiệp định Paris 1973 khiến binh sĩ hoang mang rằng "Mỹ đã bỏ rơi chăng? Nếu Mỹ còn không đánh lại thì sao mà tự đánh được?", thế là tinh thần chiến đấu càng sụt giảm. Có đơn vị tự ý bỏ chạy khi vừa bị một viên pháo nã vu vơ vào đồn, đơn vị khác thì vừa nghe tiếng máy cày trong đêm đã thấy hoảng sợ, vội báo cáo xe tăng địch xuất hiện.
Trong bản ghi âm được giải mật sau này về cuộc trao đổi giữa Tổng thống Mỹ Richard Nixon và ngoại trưởng Henry Kissinger vào cuối năm 1972, Nixon nói rõ việc ông sẵn sàng bỏ mặc "đứa con" Việt Nam Cộng hòa để nước Mỹ có thể thoát khỏi cuộc chiến ở Việt Nam
Henry Kissinger: Tôi nghĩ Thiệu nói đúng đấy. Hiệp định đó (Hiệp định Paris) sẽ đẩy Việt Nam Cộng hòa vào thế nguy hiểm
Richard Nixon: Nó (Việt Nam Cộng hòa) phải tự chống đỡ thôi... Nếu nó chết thì cứ để cho nó chết. Nó lớn rồi, chúng ta không thể cứ cho nó bú mớm mãi được
Việt Nam Cộng hòa duy trì chủ yếu nhờ vào khoản viện trợ kinh tế và quân sự rất lớn của Mỹ, nhưng do nạn tham nhũng nên viện trợ bị sử dụng rất phung phí và kém hiệu quả. Quy mô tham nhũng bên trong chính phủ Việt Nam Cộng hòa là rất lớn: cả nửa triệu tấn gạo biến mất khỏi các kho lương thực trong năm 1967, súng cũng được tuồn ra bán với giá 25-30 đôla một khẩu, ngay cả xe bọc thép hoặc máy bay lên thẳng cũng có thể tuồn ra được. Hồi ký Nguyễn Cao Kỳ nêu trường hợp tướng Tư lệnh đồng bằng sông Cửu Long đã lấy cắp 8.000 đài vô tuyến và 24.000 vũ khí cá nhân do Hoa Kỳ viện trợ và sớm bán hết sạch ra chợ đen, tài liệu mật từ Tòa Đại sứ Mỹ cho biết phần lớn số đó đã lọt vào tay quân Giải phóng. Nhà báo người Mỹ William J. Lederer, trong chuyến điều tra năm 1968, nhận xét: kẻ thù tồi tệ nhất của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam chính là nạn tham nhũng của Việt Nam Cộng hòa. Hàng tỷ USD viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ đã bị các quan chức Việt Nam Cộng hòa tham ô rồi bán ra chợ đen. Ông đã chứng kiến những kho hàng lậu đầy ắp hàng hóa và vũ khí quân dụng, có tới cả 1.000 khẩu súng trường, bao gồm cả loại M16 hiện đại. William J. Lederer nhận xét: "Tôi đã thấy trước Hoa Kỳ sẽ bị đánh bại như thế nào - không phải chỉ bằng sức mạnh của đối phương, mà bởi chính những sai lầm của mình, sự bất lực của chính mình" . Việt Nam Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Văn Thiệu cũng không có một chính sách kinh tế phù hợp để xây dựng nền tảng công nghiệp quốc gia mà ngày càng phụ thuộc vào viện trợ Mỹ nên khi Mỹ cắt viện trợ thì nền kinh tế gặp khó khăn; tinh thần công chức, quân nhân và dân chúng xuống thấp rồi chính quyền sụp đổ.
Năm 1975, sau khi thất thủ Ban Mê Thuột (nay gọi là Buôn Ma Thuột), trước sự tấn công mãnh liệt của Quân Giải phóng, cộng thêm các sai lầm chiến lược, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã nhanh chóng tan rã, mất quyền kiểm soát lãnh thổ. Nhiều tướng lãnh cao cấp Việt Nam Cộng hòa đã tự ý rời bỏ hàng ngũ. Tổng thống Dương Văn Minh, người được đề cử chức vụ này vào ngày 29 tháng 4 năm 1975, đã ra lệnh đầu hàng vô điều kiện trước Quân Giải phóng và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Sụp đổ
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng khi Quân Giải phóng miền Nam tiến vào Sài Gòn.
Sau khi tiếp nhận sự đầu hàng của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (gọi tắt là Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) ra tuyên bố: "Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam hiện nay thực hiện chủ quyền trên toàn vẹn lãnh thổ của mình trên toàn bộ miền Nam Việt Nam, là người đại diện chân chính và hợp pháp duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam, có đầy đủ quyền hành giải quyết những vấn đề quốc tế của miền Nam Việt Nam". Thông qua tuyên bố này và việc tiếp nhận sự đầu hàng của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã khẳng định Cộng hòa Miền Nam Việt Nam chính thức thực hiện chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ miền Nam Việt Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế, sau năm 1975, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã kế thừa lãnh thổ, các cơ quan đại diện ở nước ngoài, tư cách thành viên tại các tổ chức quốc tế (WHO, ILO, UNESCO, ICAO, IAEA, IMF, Ngân hàng Thế giới,…). Tất cả những kế thừa này của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đều được thực hiện theo đúng thông lệ quốc tế và Công ước về kế thừa quốc gia đối với Điều ước quốc tế năm 1978.
Chính quyền Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòa
Theo Hiến pháp 1956, mô hình tổ chức nhà nước của Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòa như sau:
Lập pháp
Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội được tổ chức đơn viện. Số lượng Dân biểu do Luật định. Dân biểu được bầu cử theo lối đầu phiếu phổ thông, trực tiếp và kín, theo những thể thức và điều kiện do đạo luật tuyển cử quy định. Nhiệm kỳ Dân biểu là ba năm. Các Dân biểu có thể được tái cử.
Trong tình trạng khẩn cấp, chiến tranh, nội loạn, khủng hoảng kinh tế hoặc tài chính, Quốc hội có thể biểu quyết một đạo luật ủy cho Tổng thống, trong một thời gian, với những hạn định rõ, quyền ký các sắc luật để thực hiện chánh sách mà Quốc hội ấn định trong đạo luật ủy quyền. Các sắc luật phải được chuyển đến Văn phòng Quốc hội ngay sau khi ký. 30 ngày sau khi mãn thời hạn đã ấn định trong đạo luật ủy quyền, nếu Quốc hội không bác bỏ, các sắc luật ấy sẽ được coi hẳn như những đạo luật. [Điều 42]
Quyền hạn:
Biểu quyết các đạo luật, chấp thuận các điều ước và các hiệp định quốc tế.
Chỉ định một Ủy ban kiểm soát để phụ trách việc phúc trình về vấn đề kiểm soát tánh cách hợp thức cuộc bầu cử các Dân biểu.
Chỉ định các Ủy ban.
Ấn định nội quy, Tổ chức nội bộ Quốc hội và Văn phòng; Thủ tục Quốc hội và quyền hạn Văn phòng; Kỷ luật trong Quốc hội và các sự chế tài về kỷ luật; Thành phần và quyền hạn các Ủy ban.
Mỗi năm Quốc hội họp 2 lần, tổng thời gian 2 lần họp không quá 3 tháng. Lần 1 bắt đầu từ ngày thứ 2 đầu tiên trong tháng 4 dương lịch. Lần 2 bắt đầu ngày thứ 2 đầu tiên trong tháng 10 dương lịch. Ngoài ra có thể họp bất thường.
Hành pháp
Tổng thống nắm quyền hành pháp, do Nhân dân trực tiếp bầu lên với nhiệm kỳ 5 năm, có thể được tái nhiệm thêm 2 nhiệm kỳ. Mặc dù trong Hiến pháp 1956 có quy định "Chủ quyền thuộc về toàn dân" nhưng Đoạn 3, Điều 3 thì lại xác định "Tổng thống lãnh đạo quốc dân"
Tổng thống có các quyền:
Ký kết, và sau khi được Quốc hội chấp thuận, phê chuẩn các điều ước và hiệp định quốc tế.
Bổ nhiệm các sứ thần, tiếp nhận ủy nhiệm thư của các đại diện ngoại giao, thay mặt Quốc gia trong việc giao thiệp với ngoại quốc.
Với sự thỏa thuận của một nửa tổng số Dân biểu Quốc hội, Tổng thống tuyên chiến hoặc phê chuẩn hòa ước.
Bổ nhiệm và cách chức tất cả các công chức dân sự và quân sự. Thành lập Nội các.
Là tư lệnh tối cao của các lực lượng quân sự.
Ban các loại huy chương.
Có quyền ân xá, ân giảm, hoán cải hình phạt và huyền án.
Có thể gia hạn nhiệm kỳ dân biểu.
Có thể dự các phiên họp Quốc hội và tuyên bố trước Quốc hội.
Mỗi năm vào đầu khóa họp thường lệ thứ nhì và mỗi khi thấy cần, Tổng thống thông báo cho Quốc hội biết tình hình Quốc gia và chánh sách đối nội, đối ngoại của Chính phủ.
Với sự thỏa thuận của Quốc hội, Tổng thống có thể tổ chức trưng cầu dân ý.
Tổng thống có thể ký sắc luật ngân sách cho tài khóa sau trong một số trường hợp nhất định.
Ký sắc lệnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp, báo động hoặc giới nghiêm trong một hay nhiều vùng; các sắc lệnh này có thể tạm đình chỉ sự áp dụng một hoặc nhiều đạo luật tại những vùng đó.
Tư pháp
Tòa án
Ngành Tư pháp được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng của mọi người trước pháp luật và nguyên tắc độc lập của Thẩm phán xử án. [Điều 70] Thẩm phán xử án quyết định theo lương tâm mình, trong sự tôn trọng luật pháp và quyền lợi Quốc gia.
Hệ thống Tòa án nằm dưới sự kiểm soát của Bộ Tư Pháp.
Đặc biệt Pháp viện
Đặc biệt Pháp viện là một tòa án đặc biệt có thẩm quyền xét xử Tổng thống, Phó Tổng thống, Chánh án Tòa Phá án và Chủ tịch Viện Bảo hiến trong trường hợp bị can phạm tội phản quốc và các trọng tội.
Đặc biệt Pháp viện gồm có: Chánh án Tòa Phá án, Chánh án; 15 Dân biểu do Quốc hội bầu ra mỗi nhiệm kỳ, Hội thẩm. Khi Chánh án Tòa Phá án là bị can, Chủ tịch Viện Bảo hiến sẽ ngồi ghế Chánh án.
Ban Điều tra của Đặc biệt Pháp viện gồm 5 dân biểu do Quốc hội bầu ra mỗi nhiệm kỳ. Đặc biệt Pháp viện họp để nghe Ban Điều tra và đương sự trình bày và phán quyết theo đa số 3/4 tổng số nhân viên.
Viện Bảo hiến
Viện Bảo hiến đưa ra các phán quyết về tính cách hợp hiến của các đạo luật, sắc luật và quy tắc hành chánh.
Viện Bảo hiến, về mỗi nhiệm kỳ Quốc hội, gồm có: một Chủ tịch do Tổng thống cử ra với sự chấp thuận của Quốc hội, kèm theo 4 thẩm phán cao cấp hay luật gia do Tổng thống cử; kèm theo 4 dân biểu do Quốc hội cử.
Hành chính địa phương
Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa được chia thành các tỉnh. Thành phố thủ đô được gọi là Đô thành
Đô thành là Sài Gòn
Cấp tỉnh: đứng đầu là tỉnh trưởng. Vào thời Đệ Nhị Cộng hòa thì tỉnh trưởng luôn là quân nhân. Phó tỉnh trưởng mới là dân sự.
Cấp quận: đứng đầu là quận trưởng. Cấp thị xã: đứng đầu là đô trưởng, thị trưởng
Cấp xã: đứng đầu là xã trưởng
Chính quyền Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa
Hiến pháp 1967 xác lập cơ cấu tổ chức chính quyền Việt Nam Cộng hòa rất hoàn chỉnh, theo mô hình của Nhà nước Hoa Kỳ. Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa đã thể hiện khá đầy đủ tinh thần của chủ nghĩa hợp hiến.
Lập pháp
Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội với Hạ nghị viện (159 thành viên được gọi là dân biểu với nhiệm kỳ 4 năm) và Thượng nghị viện (60 thành viên được gọi là nghị sĩ, nhiệm kỳ 6 năm). Thượng viện được bầu theo liên danh. Một liên danh có thể có ứng cử viên từ nhiều vùng khác nhau nhưng chung một liên danh. Hạ viện thì chọn theo số phiếu từng địa phương căn cứ trên dân số. Tính đến năm 1974 thì mỗi dân biểu đại diện khoảng 50.000 cử tri. Cử tri đầu phiếu trực tiếp để chọn đại biểu ở Hạ viện và Thượng viện. Nhiệm kỳ cuối cùng của Hạ viện bắt đầu ngày 29 tháng 8 năm 1971, đáng ra sẽ kết thúc vào tháng 8 năm 1975. Thượng viện thì phân nửa bắt đầu nhiệm kỳ vào tháng 8 năm 1970, sẽ kết thúc năm 1976. Phân nửa kia bắt đầu vào tháng 8 năm 1973, đáng ra sẽ kết thúc năm 1979.
Trong 159 ghế Hạ viện thì có 6 ghế dành riêng cho người Việt gốc Miên, 6 ghế cho người Thượng, 2 ghế cho người thiểu số di cư từ thượng du miền Bắc và 2 ghế cho người Chàm.
Quốc hội có những quyền hạn sau:
Biểu quyết các đạo luật
Phê chuẩn các hiệp ước và hiệp định quốc tế
Quyết định việc tuyên chiến và nghị hòa, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh
Kiểm soát chính phủ trong việc thi hành chính sách quốc gia
Hợp thức hóa sự đắc cử của dân biểu hoặc nghị sĩ quốc hội
Quyền khuyến cáo thay thế từng phần hay toàn thể Chính phủ với đa số 2/3 tổng số dân biểu và nghị sĩ. Nếu Tổng thống không có lý do đặc biệt để khước từ, sự khuyến cáo sẽ có hiệu lực. Trong trường hợp Tổng thống khước từ, Quốc hội có quyền chung quyết sự khuyến cáo với đa số 3/4 tổng số dân biểu và nghị sĩ.
Ở tỉnh, thị xã có Hội đồng tỉnh, thị xã, Đô thành Sài Gòn có Hội đồng Đô thành, đều do dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 3 năm; thành viên Hội đồng gọi là nghị viên. Các Hội đồng này có thẩm quyền quyết định ngân sách và các vấn đề dân sinh của địa phương.
Hành pháp
Phủ Tổng thống
Tổng thống là người nắm quyền hành pháp, do bầu cử lên với nhiệm kỳ 4 năm và có những quyền hạn sau:
Ban hành các đạo luật
Hoạch định chính sách quốc gia
Bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên của Chính phủ, cải tổ một phần hay toàn bộ Chính phủ (hoặc tự ý, hoặc sau khi có sự khuyến cáo của Quốc hội)
Bổ nhiệm các đại sứ, các tỉnh trưởng, thị trưởng, đô trưởng
Chủ tọa Hội đồng Tổng trưởng
Tổng tư lệnh tối cao của Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia
Ký kết và ban hành các hiệp ước và hiệp định quốc tế
Tuyên bố tình trạng báo động, giới nghiêm bằng sắc luật.
Sau vụ tu chính hiến pháp Tháng Giêng năm 1974 thì nhiệm kỳ tổng thống đổi từ 4 thành 5 năm. Ngoài ra tổng thống và phó tổng thống được phép tái đắc cử 2 lần thay vì 1 lần.
Phó Tổng thống có những nhiệm vụ sau:
Chủ tịch Hội đồng Văn hóa Giáo dục
Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Xã hội
Chủ tịch Hội đồng các Sắc tộc.
Phó Tổng thống không được kiêm nhiệm một chức vụ nào trong các cơ quan Chính phủ khác.
Theo lý thuyết thì Tổng thống không được quyền can thiệp vào nhánh lập pháp, nhưng trong thực tế thì khác. Ví dụ như năm 1969, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã vượt quyền hiến pháp, cụ thể là điều luật quy định sự bất khả xâm phạm của dân biểu, để bắt giữ và mở tòa án quân sự kết án dân biểu Trần Ngọc Châu 10 năm khổ sai, sau khi vị dân biểu này đề nghị thành lập một đoàn gồm các nhà lập pháp Việt Nam Cộng hòa để đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nội các Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa
Thủ tướng điều khiển Chính phủ và các cơ cấu hành chính quốc gia. Thủ tướng chịu trách nhiệm về sự thi hành chính sách quốc gia trước Tổng thống. Chức vụ này do Tổng thống bổ nhiệm.
Chính quyền Trung ương được tổ chức thành 19 Bộ; đứng đầu mỗi bộ là tổng trưởng:
Bộ Ngoại giao
Bộ Quốc phòng
Bộ Nội vụ
Bộ Thông tin
Bộ Chiêu hồi
Bộ Tài chính
Bộ Kinh tế
Bộ Tư pháp
Bộ Phát triển Nông thôn
Bộ Cải cách Điền địa và Pháp triển Nông–Ngư nghiệp
Bộ Công chánh
Bộ Giao thông và Bưu điện
Bộ Giáo dục
Bộ Y tế
Bộ Xã hội
Bộ Lao động
Bộ Cựu chiến binh
Bộ Phát triển Sắc tộc
Bộ Đặc trách liên lạc Quốc hội
Ngoài ra còn có 3 Quốc vụ khanh:
Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa
Quốc vụ khanh đặc trách tái thiết và phát triển
Văn phòng Quốc vụ khanh
Đứng đầu các Bộ là các Tổng trưởng hoặc Bộ trưởng. Các Tổng trưởng và Bộ trưởng là các thành viên của Chính phủ, thành viên của Hội đồng Nội các (Hội đồng Tổng trưởng). Trong mỗi bộ, dưới tổng trưởng theo thứ tự là đổng lý văn phòng, chánh văn phòng, công cán ủy viên, tham chánh văn phòng.
Các Tổng trưởng, Bộ trưởng do Thủ tướng đề cử lên Tổng thống, Tổng thống bổ nhiệm.
Thủ tướng và các thành viên Chính phủ có thể tham dự các phiên họp của Quốc hội hoặc của các Uỷ ban để trình bày và giải quyết về các vấn đề liên quan đến chính sách quốc gia và sự thi hành các chính sách quốc gia do Tổng thống hoạch định.
Hành chính địa phương
Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa được chia thành các Tỉnh. Thủ đô Quốc gia được gọi là Đô thành
Đô thành Sài Gòn, thị xã: đứng đầu là đô trưởng, thị trưởng
Cấp tỉnh: đứng đầu là tỉnh trưởng. Vào thời Đệ Nhị Cộng hòa thì tỉnh trưởng là quân nhân. Phó tỉnh trưởng mới là dân sự.
Cấp quận: đứng đầu là quận trưởng
Cấp xã: đứng đầu là xã trưởng
Tư pháp
Luật pháp
Luật pháp Việt Nam Cộng hòa được xây dựng căn cứ theo Bộ Hoàng Việt Hộ luật (1936-39) do triều đình Nguyễn ban hành ở Trung Kỳ cùng Bộ Dân luật Giản yếu (1883) áp dụng ở Nam Kỳ, sau châm chước thêm một số điều khoản của Bộ Dân luật Bắc Kỳ (1931). Hình luật thì có Bộ Hoàng Việt Hình luật (1933), Tố tụng tu chính của Trung Kỳ (1935) và Hình luật Nam Kỳ Canh cải (1912). Di sản luật pháp từ thời Pháp thuộc dần được thống nhất thành một bộ luật cho toàn quốc năm 1972 với tên Bộ Hình luật Việt Nam ban hành ngày 20 tháng 12 năm 1972. Theo đó có năm hạng:
Bộ luật Hình sự tố tụng; Bộ luật này đã được Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành qua Sắc luật số 027/TT-SLU
Bộ Dân luật; Sắc luật số 028/TT/SLU
Bộ Quân luật và các văn kiện thi hành của Bộ Quốc phòng
Bộ luật Dân sự và Thương sự tố tụng; Sắc luật số 030/TT/SLU
Bộ luật Thương mại 1972. Phần này gồm 5 quyển và 1051 điều quy định các điều khoản tổng quát về nhà buôn, nhiệm vụ của các nhà buôn và các cửa hàng thương mại; thương hội; hành vi thương mại; thương mại hàng hải; khánh tận, phá sản và thanh toán tư pháp.
Tối cao Pháp Viện Việt Nam Cộng Hòa
Tối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòa gồm 9 thẩm phán, sau tăng thành 15 thẩm phán do Quốc hội tuyển chọn và Tổng thống bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của thẩm phán Tối cao Pháp viện là 6 năm. Theo Hiến pháp 1967, Tối cao Pháp viện có những quyền hạn sau:
Giải thích Hiến pháp, phán quyết về tính hợp hiến hay không hợp hiến của các Đạo luật, Sắc luật, Sắc lệnh, Nghị định, Quyết định hành chính
Phán quyết về việc giải tán một chính đảng có chủ trương và hành động chống lại chính thể cộng hòa.
Những quyết định của Tối cao Pháp viện tuyên bố một đạo luật không hợp hiến hoặc giải tán một chính đảng phải được 3/4 tổng số thẩm phán tán thành.
Ở cấp Trung ương, ngoài Tối cao Pháp viện còn có Đặc biệt Pháp viện và Giám sát viện.
Đặc biệt Pháp viện gồm có Chủ tịch Tối cao Pháp viện và 10 dân biểu, nghị sĩ, có thẩm quyền truất quyền Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, Tổng trưởng, Bộ trưởng, thẩm phán Tối cao Pháp viện trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội khác.
Giám sát viện (tiếng Anh: Inspectorate General) gồm từ 9-18 giám sát viện, 1/3 do Quốc hội, 1/3 do Tổng thống và 1/3 do Tối cao Pháp viện chỉ định.
Giám sát viện có thẩm quyền:
Thanh tra, kiểm soát và điều tra nhân viên các cơ quan công quyền và tư nhân can tội tham nhũng, đầu cơ, hối mại quyền thế
Kiểm kê tài sản của nhân viên các cơ quan công quyền, kể cả Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, dân biểu, Nghị sĩ và Chủ tịch Tối cao Pháp viện
Có quyền đề nghị các biện pháp chế tài và kỷ luật hoặc yêu cầu truy tố trước toà án có thẩm quyền những đương sự phạm lỗi
Thẩm tra kế toán các cơ quan công quyền và hợp doanh.
Tổ chức Tòa án
Ở địa phương, có các toà án thường (gồm các toà Thượng thẩm, toà Đại hình, toà Sơ thẩm, tòa Hòa giải, toà Vi cảnh) và các toà án đặc biệt (gồm các toà Hành chính, toà Lao động, toà án Điền địa, toà án cho Thiếu nhi (thành lập năm 1958), toà án Cấp dưỡng, toà án Sắc tộc, toà án Quân sự đặc biệt - trong đó có các toà án Quân sự tại mặt trận).
Cấp thấp nhất là Tòa Vi cảnh, ở nông thôn có khi do quận trưởng chủ tọa. Cao hơn thì có hệ thống Tòa Sơ thẩm có một chánh thẩm và ba phụ thẩm. Tòa Thượng thẩm thời Đệ Nhất Cộng hòa có hai sở, một ở Sài Gòn, một ở Huế. Mỗi phiên tòa này có ba thẩm án ngồi xử án.
Phân cấp hành chính
Các đơn vị hành chính cấp tỉnh
Đầu năm 1956, thành lập thêm các tỉnh Tam Cần (9 tháng 2 năm 1956), Mộc Hóa (17 tháng 2 năm 1956), Phong Thạnh (17 tháng 2 năm 1956), Cà Mau (9 tháng 3 năm 1956).
Theo sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa thì Nam phần (tức Nam Bộ) gồm 22 tỉnh và Đô thành Sài Gòn. Như vậy, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa lúc này có 35 tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Pleiku, Darlac, Đồng Nai Thượng, Phước Long (tên cũ: Bà Rá), Bình Long (tên cũ: Hớn Quản), Long Khánh (tên cũ: Xuân Lộc), Biên Hòa, Bình Tuy, Phước Tuy (tên cũ: Bà Rịa-Vũng Tàu), Bình Dương (tên cũ: Thủ Dầu Một), Tây Ninh, Gia Định, Long An (gộp Chợ Lớn và Tân An), Kiến Tường (tên cũ: Mộc Hóa), Kiến Phong (tên cũ: Phong Thạnh), Định Tường (gộp Mỹ Tho và Gò Công), Kiến Hòa (tên cũ: Bến Tre), Vĩnh Long, Vĩnh Bình (tên cũ: Trà Vinh), An Giang (gộp Long Xuyên và Châu Đốc), Phong Dinh (tên cũ: Cần Thơ), Kiên Giang (gộp Rạch Giá và Hà Tiên), Ba Xuyên (gộp Bạc Liêu và Sóc Trăng), An Xuyên (tên cũ: Cà Mau), Côn Sơn và Đô thành Sài Gòn.
Ngày 19 tháng 5 năm 1958, lập 2 tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức từ tỉnh Đồng Nai Thượng.
Ngày 23 tháng 1 năm 1959, lập 2 tỉnh Quảng Đức và Phước Thành.
Ngày 21 tháng 1 năm 1961, lập tỉnh Chương Thiện.
Năm 1962, lập 2 tỉnh Quảng Tín (31 tháng 7 năm 1962) và Phú Bổn (1 tháng 9 năm 1962).
Năm 1963, lập 2 tỉnh Hậu Nghĩa (15 tháng 10 năm 1963) và Gò Công (20 tháng 12 năm 1963).
Ngày 8 tháng 9 năm 1964, lập 2 tỉnh Châu Đốc và Bạc Liêu.
Năm 1965, bỏ 2 tỉnh Côn Sơn (21 tháng 4 năm 1965) và Phước Thành (6 tháng 7 năm 1965).
Ngày 24 tháng 9 năm 1966, lập tỉnh Sa Đéc.
Từ đó cho đến năm 1975, Việt Nam Cộng hòa có 44 tỉnh và Đô thành Sài Gòn:
Quảng Trị | Thừa Thiên | Quảng Nam | Quảng Tín | Quảng Ngãi | Kon Tum | Bình Định | Pleiku | Darlac | Phú Yên | Phú Bổn | Khánh Hòa | Ninh Thuận | Tuyên Đức | Quảng Đức | Bình Thuận | Lâm Đồng | Phước Long | Bình Long | Bình Tuy | Long Khánh | Bình Dương | Tây Ninh | Phước Tuy | Biên Hòa | Hậu Nghĩa | Gia Định | Long An | Kiến Tường | Gò Công | Định Tường | Kiến Phong | Châu Đốc | Kiến Hòa | Vĩnh Long | Sa Đéc | An Giang | Kiên Giang | Vĩnh Bình | Phong Dinh | Ba Xuyên | Chương Thiện | Bạc Liêu | An Xuyên.
Đơn vị đông dân nhất là Đô thành Sài Gòn; ít dân nhất là tỉnh Quảng Đức.
Đứng đầu tỉnh là Tỉnh trưởng do tổng thống bổ nhiệm và báo cáo lên thủ tướng và bộ trưởng Bộ Nội vụ. Trách nhiệm của tỉnh trưởng gồm soạn ngân sách, điều hành lực lượng Nhân dân Tự vệ, giữ gìn an ninh trật tự và kiểm soát việc hành chánh.
Các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh
Năm 1966, 44 tỉnh của Việt Nam Cộng hòa được chia thành 241 quận, sau tăng lên 247 quận. Quận trưởng do tỉnh trưởng đề cử và thủ tướng bổ nhiệm.
Dưới quận là xã có Xã trưởng và thôn có Thôn trưởng. Toàn quốc có 2.589 xã. Tính đến năm 1974 thì chính phủ kiểm soát 2.159 xã. Ngoài Đô thành Sài Gòn ra còn có 10 thị xã tự trị trong đó có Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, Đà Lạt, Vũng Tàu, Mỹ Tho, Cần Thơ và Rạch Giá. Dưới xã là thôn ấp, tổng cộng có hơn 15.000 đơn vị.
Cấp tổng bị loại bỏ dần kể từ năm 1962.
Việc cai trị ở cấp xã trước kia tự trị thì năm 1956 thời Đệ Nhất Cộng hòa hội đồng xã phải do tỉnh trưởng bổ nhiệm. Sang thời Đệ Nhị Cộng hòa thì việc điều hành ở cấp xã trả lại cho địa phương. Hội đồng xã do cư dân 18 tuổi trở lên bầu ra. Những xã dưới 2.000 dân thì bầu ra hội đồng 6 người. Xã trên 10.000 dân thì được bầu 12 người.
Quân sự
Quân lực Việt Nam Cộng Hòa là lực lượng quân đội của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Thành lập từ năm 1955 với nòng cốt là lực lượng quân đội Quốc gia Việt Nam trong Liên hiệp Pháp, chủ yếu là Bảo an đoàn, Bảo chính đoàn. Ngày truyền thống (còn gọi là ngày Quân lực) là ngày 19 tháng 6.
Quân lực Việt Nam Cộng hòa được trang bị hùng hậu với sức cơ động cao và hoả lực mạnh, được sự hỗ trợ tích cực của Mỹ và các đồng minh, để chống lại Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, vốn được sự hậu thuẫn của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quân lực Việt Nam Cộng hòa còn bị gọi là "quân đội Sài Gòn" hay "ngụy quân" theo cách gọi của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và quân Giải phóng miền Nam. Quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng là lực lượng chính trong cuộc đảo chính 1963 lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm và tham chính trong chính quyền cho đến ngày Việt Nam Cộng hòa sụp đổ.
Quân lực Việt Nam Cộng hòa là một quân đội trang bị hiện đại, tốn kém, đòi hỏi kinh phí hoạt động gần 3 tỷ đôla Mỹ mỗi năm. Nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa không thể cáng đáng được kinh phí này, nên Việt Nam Cộng hòa đã gần như phải dựa hoàn toàn vào viện trợ của Mỹ để có thể chu cấp cho ngân sách quân sự. Khi Mỹ giảm viện trợ xuống còn 1,1 tỷ đô la vào năm 1974, nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa lâm vào cuộc khủng hoảng với lạm phát ở mức 200%, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa không còn đủ kinh phí hoạt động, tình trạng thiếu đạn dược, vũ khí, xăng dầu đã dẫn đến hỏa lực yếu và giảm tính cơ động. Nhà báo Mỹ William J. Lederer, trong chuyến điều tra năm 1968, đã nhận thấy quân đội Việt Nam Cộng Hòa sử dụng viện trợ rất phung phí và kém hiệu quả do nạn tham nhũng. Hàng tỷ USD viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ đã bị các quan chức, sĩ quan tham ô rồi bán ra chợ đen. William J. Lederer đã chứng kiến những kho hàng lậu đầy ắp hàng hóa và vũ khí quân dụng, có tới cả 1.000 khẩu súng trường, bao gồm cả loại M16 hiện đại. Chính phủ Hoa Kỳ biết rõ vấn nạn này, nhưng họ làm ngơ. William J. Lederer nhận xét: "Tôi thấy Hoa Kỳ sẽ bị đánh bại như thế nào - không phải chỉ bằng sức mạnh của đối phương, mà bởi chính những sai lầm của mình, sự bất lực của chính mình". Quy mô buôn lậu lên tới hàng tỷ USD, với sự tham gia của đủ thành phần: quan chức và doanh nhân Việt Nam Cộng hòa, thương nhân Mỹ và Đài Loan, binh lính Mỹ, Hàn Quốc, Philippines... Ngay cả Mặt trận Dân tộc Giải phóng cũng tận dụng thị trường chợ đen, tại đây họ mua hàng hóa Mỹ để đánh lại chính quân Mỹ.
Craig A. Lockard nhận xét rằng "trong sự khinh thường của những người Mỹ mà họ phục vụ, Việt Nam Cộng hòa chỉ là một thứ công cụ để hợp thức hóa việc phê chuẩn, nếu không phải là thường bị loại ra khỏi sự chỉ đạo của Mỹ. Việt Nam Cộng hòa hiếm khi đưa ra chính sách lớn, họ thậm chí còn không được tham khảo ý kiến về quyết định của Mỹ năm 1965 đưa một lực lượng lớn quân vào tham chiến trên bộ." Suốt nhiều năm phụ thuộc vào quân Mỹ đã khiến các chỉ huy Quân lực Việt Nam Cộng hòa không còn đủ khả năng để tự chiến đấu. Ký giả Alan Dawson nhận xét: Đội quân này trang bị vũ khí tốt hơn bất kỳ nước châu Á nào khác, có nhiều máy bay chiến đấu, có nhiều đạn dược, xăng dầu, quân cụ, xe cộ và lương thực hơn hầu hết các quân đội trên thế giới. Nó chỉ thiếu mỗi một điều thôi. Một người Mỹ nói với một binh sĩ Sài Gòn rằng: Chúng tôi đã cho anh mọi thứ anh cần, trừ sự dũng cảm. Chỉ tại các anh không có thứ ấy.
Với nhiều điểm yếu về chỉ huy và tinh thần chiến đấu, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị đánh tan vỡ nhanh chóng trong Chiến dịch Mùa Xuân 1975. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, lực lượng quân đội này đã tan rã hoàn toàn.
Ngoại giao
Tính đến năm 1975 thì Việt Nam Cộng hòa đã thiết lập ngoại giao với 91 quốc gia trên thế giới, Tòa Thánh Vatican và 3 quốc gia ở cấp lãnh sự. Lập trường ngoại giao của Việt Nam Cộng hòa là không chấp nhận bang giao với chính phủ nào đã công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoặc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Riêng năm 1974, tức sau khi ký kết Hiệp định Paris thì 12 quốc gia cuối cùng thiết lập bang giao với Việt Nam Cộng hòa là: Ả Rập Xê Út (Tháng Hai), Chile (Tháng Ba), Uruguay và Costa Rica (Tháng Năm), Nicaragua (Tháng Sáu), Guatemala (Tháng Tám), Honduras, Grenada và Paraguay (Tháng Chín), Haiti và Ecuador (Tháng 10).
Năm 1957, Việt Nam Cộng hòa đứng đơn gia nhập Liên hiệp quốc do Hoa Kỳ đề cử. Đại hội đồng (General Assembly) bỏ phiếu 40 thuận, 8 chống. Việc này chuyển lên Hội đồng Bảo an quyết định. Liên Xô muốn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng gia nhập, nhưng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ chối việc này với lý do đất nước Việt Nam không chấp nhận bị chia cắt 2 miền, nên chỉ có thể có 1 chính phủ đại diện ở Liên Hiệp quốc. Vì vậy, đơn của Việt Nam Cộng hòa bị Liên Xô phủ quyết. Cho đến khi chấm dứt tồn tại (năm 1975), Việt Nam Cộng hòa vẫn không được gia nhập Liên Hiệp quốc.
Các nước lân bang
Ngày 2 tháng 2 năm 1956 Ngô Đình Diệm đã đóng cửa biên giới không cho hàng hóa nhập vào Campuchia vì nước này không công nhận chính phủ Ngô Đình Diệm. Với Lào, quốc gia láng giềng, Việt Nam Cộng hòa đã quyết định đoạn giao khi Chính phủ của Hoàng thân Souvanna Phouma công nhận và thiết lập liên lạc ngoại giao với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1962. Ngày 27 tháng 8 năm 1963 thì Campuchia cắt đứt bang giao với Việt Nam Cộng hòa vì tình hình biên giới, nhất là đòi hỏi của Campuchia muốn thu hồi toàn đất Nam Kỳ vốn họ cho là đất cũ của người Miên. Năm 1964 Việt Nam Cộng hòa đoạn giao với Indonesia, khi nước này tuyên bố công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 9 Tháng 5 năm 1966, Campuchia chính thức công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam công khai công kích Sài Gòn. Như vậy, thất bại lớn nhất trong chính sách đối ngoại giao của chính phủ Ngô Đình Diệm ở Đông Nam Á là không lôi kéo được Lào và Campuchia ủng hộ mình. Tuy nhiên sang thời Đệ nhị Cộng hòa thì tái lập bang giao với Lào. Với Campuchia thì phải đợi sau khi Tổng công kích Tết Mậu Thân thất bại năm 1968 và chính phủ của vua Sihanouk bị Lon Nol lật đổ, lập nên nước Cộng hòa Khmer thì ngày 5 Tháng 5, 1970, Cộng hòa Khmer trục xuất phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, công nhận và tái lập bang giao với Việt Nam Cộng hòa.
Các nước tham chiến
Trong khi đó chiến cuộc leo thang. Bắt đầu từ năm 1964, một số đồng minh của Việt Nam Cộng hòa ngoài viện trợ tài lực hoặc nhân lực còn trực tiếp tham chiến như Hoa Kỳ (1964), Nam Triều Tiên (03.1965), Úc (06/1965), New Zealand (07/.1965), Thái Lan (02/1966) và Philippines (10.1966). Nhóm này mang tên Quân lực Thế giới Tự do (tiếng Anh: The Free World Military Assistance Forces). Lực lượng quân sự của các đồng minh dần dần rút đi vào năm 1973 với Hòa đàm Paris đang diễn tiến và rồi kết thúc.
Tổ chức quốc tế
Việt Nam Cộng hòa là thành viên trong một số tổ chức quốc tế như Ủy ban Kinh tế của Liên hiệp quốc về Á châu và Viễn Đông ECAFE (1954), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực FAO (1950); Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA (1957); Tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế ICAO (1954); Hiệp hội Phát triển Quốc tế IDA; Tổ chức Lao động Quốc tế ILO (1950); Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF (1956); Liên hiệp Viễn thông Quốc tế ITU (1951); Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO (1951); Quỹ Thiếu nhi Liên hiệp quốc UNICEF, Liên hiệp Bưu chính Quốc tế UPU (1951); Tổ chức Y tế Quốc tế WHO (1950); Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO (1955), Ngân hàng Thế giới (1956), và Ngân hàng Phát triển châu Á (1966). Đối với Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), Việt Nam Cộng hòa là quan sát viên.
Kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa là nền kinh tế thị trường, chưa phát triển và mở cửa. Mức độ tự do của nền kinh tế khá cao trong những năm 1963 đến 1973. Tuy nhiên, phát triển kinh tế vẫn được triển khai dựa trên các kế hoạch kinh tế 5 năm hoặc kế hoạch bốn năm. Nền kinh tế phát triển ổn định trong giai đoạn 1955-1963 dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, sau đó do tác động của chiến tranh leo thang đã trở nên mất ổn định với những đặc trưng như tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều (có nhiều năm bị âm), tỷ lệ lạm phát cao, thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt thương mại. Chính quyền đã phải tiến hành cải cách ruộng đất hai lần.
Mỹ đóng vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế của Việt Nam Cộng hòa thông qua viện trợ kinh tế cũng như hỗ trợ kỹ thuật. Trải qua 21 năm, khối lượng viện trợ kinh tế mà Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng Hòa là rất lớn, đạt hơn 10 tỷ USD (thời giá thập niên 1960). Đây là con số viện trợ kinh tế cao nhất của Hoa Kỳ so với bất cứ nước nào khác trên thế giới kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ví dụ, Ấn Độ trong 20 năm (1950 - 1970) được Hoa Kỳ viện trợ 9,3 tỷ USD (trong khi dân số Ấn Độ lớn hơn 20 lần); Philippines trong 22 năm được viện trợ gần 2 tỷ USD (1945 - 1967); Thái Lan nhận được gần 1,2 tỷ USD, Indonesia nhận được gần 1 tỷ USD. Ở châu Phi, tính suốt trong 25 năm (1946 - 1970) tổng số viện trợ Hoa Kỳ cho tất cả các nước chỉ là 4,9 tỷ USD. Tại miền Nam Việt Nam, "thu nhập quốc dân chưa bao giờ vượt quá 2 tỷ USD/năm, nhưng trong 5 năm cuối cùng (1971 - 1975), viện trợ Hoa Kỳ hàng năm đạt hơn 2 tỷ USD/năm, tức là lớn hơn tổng số của cải do miền Nam Việt Nam làm ra"
Giới thương nhân Hoa kiều cũng nắm giữ vị thế gần như độc quyền các ngành trong nền kinh tế, đặc biệt là sau năm 1963. Trước năm 1975, ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối và tín dụng. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường. Đến cuối năm 1974, người Hoa kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện... và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ và 90% xuất nhập khẩu
Nhìn chung, kinh tế Việt Nam Cộng hòa có quy mô nhỏ và bị hạn chế vì tình hình bất ổn, sự tàn phá của chiến tranh và lệ thuộc vào viện trợ ngoại quốc. Trong giai đoạn 1955 - 1960, nền kinh tế tăng trưởng khá nhanh và đạt được một số thành tích về nông nghiệp, công nghiệp, nhưng giai đoạn sau (1960 - 1975) thì liên tục bị sụt giảm. Lợi tức quốc gia mỗi đầu người năm 1967 là 21.013 đồng, tính theo hối suất Mỹ kim là 176,87 USD. GDP bình quân đầu người năm cao nhất (1971) của Việt Nam Cộng hòa là 200 USD, tuy nhiên đến năm 1974 đã sụt xuống còn 54 USD do Mỹ cắt giảm viện trợ và tiền Việt Nam Cộng hòa mất giá khoảng 400% trong 2 năm Theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nền kinh tế có nhiều triển vọng "nếu hội đủ điều kiện cần thiết để tiến tới chỗ thoát khỏi tình trạng lạc hậu", nhưng điều kiện chiến tranh khiến kinh tế thường xuyên bị đình trệ.
Một tiềm năng mới là dầu hỏa ngoài khơi. Từ năm 1968 Việt Nam Cộng hòa đã xúc tiến hợp tác với CCOP (Coordinating Committee for Offshore Prospecting in Asia) để tài trợ và thu hút kỹ thuật tìm dầu. Đến năm 1973 chính phủ cho đấu thầu 18 ô (mỗi ô là 4800 km²) để các hãng quốc tế mở cuộc thăm dò. Hãng Shell nhận ba ô, Sumingdale nhận hai ô, Mobil Oil nhận hai ô, và Esso nhận một. Đến Tháng Tám, 1974 thì tìm được mạch dầu nhưng chiến sự ngày càng nặng khiến triển vọng khai thác mỏ dầu hỏa bị bỏ dở.
Nhân khẩu
Theo Viện Quốc gia Thống kê của Việt Nam Cộng hòa thì tính đến ngày 30 tháng 6/1968, dân số toàn miền (từ Quảng Trị trở xuống) là 16.259.334. Tuy nhiên, trong thực tế thì Việt Nam Cộng hòa chỉ kiểm soát được một phần số dân này, phần còn lại thuộc kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Nông thôn là nơi cư trú của 71% dân số. Dân thành thị là 29%. Gia tăng tự nhiên là 2%-2,2% với lớp trẻ dưới 20 tuổi chiếm 57%. Trung bình thì mật độ là 95 người/cây số vuông nhưng vì phân phối không đều nên xét về mặt kinh tế thì duyên hải Trung phần là nơi nạn nhân mãn ở mức trầm trọng vì mỗi cây số vuông ruộng lúa (đất canh tác) có 1.258 người. So với Nam phần thì có 425 người mỗi cây số vuông ruộng lúa.
Phân chia theo sắc tộc thì có 394.463 người Việt gốc Miên, 23.819 người Chàm và 464.354 người Thượng. Số liệu người Thượng không chính xác vì họ sống du canh ở những vùng hẻo lánh và việc kiểm tra bị hạn chế vì tình hình an ninh. Người Hoa chiếm khoảng một triệu người, tập trung ở Chợ Lớn và một số thị xã. Đông nhất là người Kinh: 15.409.126, chiếm 94,7%.
Thành phố lớn nhất là thủ đô Sài Gòn với 1.736.880 dân, tính vùng phụ cận là 2.500.000.
Văn hóa và xã hội
Thời Đệ Nhất Cộng hòa những ngày lễ chính là:
Quốc khánh (26 tháng 10)
Tết Nguyên đán
Lễ Hai Bà Trưng
Lễ Trần Hưng Đạo
Lễ Lê Thái Tổ
Lễ Phật đản
Lễ Giáng sinh (25 tháng 12)
Vào thời Đệ Nhị Cộng hòa những ngày nghỉ chính thức cho các công sở gồm có:
Tết Tây 1 Tháng Giêng
Lễ Phục Sinh
Lễ Lao động (1 Tháng Năm)
Quốc khánh (1 tháng 11, kỷ niệm cuộc đảo chính lât đổ Ngô Đình Diệm)
Giáng Sinh 25 Tháng 12
Ngoài ra những ngày lễ cổ truyền theo âm lịch sau đây cũng được nghỉ nguyên ngày:
Tết Nguyên đán, nghỉ 3 ngày rưỡi từ chiều 30 Tết đến hết ngày mồng 3 Tết
Giỗ Tổ Hùng Vương, 10 Tháng Ba, nghỉ 2 ngày
Lễ Phật đản, rằm Tháng Tư (công nhận năm 1958), rằm Tháng Tư
Thích Ca thành đạo, 6 Tháng Chạp
Tổng cộng là 13 ngày nghỉ chính thức cho công chức.
Ngoài ra còn có những ngày lễ cổ truyền tính theo âm lịch như ngày Giỗ trận Đống Đa (5 Tháng Giêng), Lễ Hai bà Trưng (cũng là ngày Phụ nữ Việt Nam) (6 tháng 2), Giỗ Nguyễn Du (10 Tháng Tám), Lễ Đức Thánh Trần (20 Tháng Tám), Giỗ Lê Lợi (22 Tháng Tám), Giỗ Phan Bội Châu (29 Tháng Chín) cũng là những ngày lễ chính thức tuy công sở vẫn làm việc. Có một số ngày lễ khác như Vu-lan (rằm Tháng Bảy) và tết Trung thu (rằm Tháng Tám) (còn có tên là Ngày Thiếu nhi Sản xuất), Ngày Nông dân Việt Nam (26 Tháng 3), Ngày Quân lực (19 Tháng 6), Ngày Quốc tế Viện trợ (22 Tháng 6) Ngày Cựu chiến binh (9 Tháng 7), Ngày Nhân dân Tự vệ (5 Tháng 8) được liệt vào "ngày đặc biệt" không nghỉ nhưng có tiết mục kỷ niệm của chính quyền.
Một thành tựu văn hóa tại Miền Nam là ngành tân nhạc với khoảng 10.000 bản nhạc ra đời trong khoảng thời gian 1945-75. Đại đa số những bản nhạc này sau năm 1975 đều bị chính quyền mới cấm lưu hành thường gọi là nhạc vàng.
Chính phủ đã hoàn tất việc xây dựng Thư viện Quốc gia Việt Nam, khởi công từ năm 1968 nhưng đến năm 1971 mới khánh thành tòa cao ốc. Lúc mở cửa, Thư viện có 121.000 đầu sách. Năm 1975 khi chính quyền mới tiếp thu thì thư viện này có 200.000 đầu sách. Dự tính của chính phủ sẽ tiến tới việc thành lập Hàn lâm Viện nhưng bước đầu chỉ có Ủy ban Điển chế Văn tự thuộc Bộ Văn hóa.
Một đặc điểm của xã hội miền Nam vào thời điểm đó là sự đa dạng của xã hội dân sự, tức thành phần không thuộc chính phủ mà cũng không thuộc thị trường kinh doanh. Những cơ sở tên tuổi trong ngành công tác xã hội là cô nhi viện Dục Anh, Cô nhi viện Quách Thị Trang trại giáo hóa thanh thiếu niên phạm pháp Thủ Đức, viện dưỡng lão Thị Nghè, trung tâm hướng nghiệp Vườn Lài, Quán cơm xã hội Anh Vũ (phát cơm cho người nghèo). Cùng đó là những đoàn thể tiêu biểu như Hội Hồng Thập Tự, tổ chức Hướng đạo Việt Nam, Trường Bách khoa Bình dân, nhóm Thanh niên Phụng sự Xã hội và gia đình Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Thiếu nhi Thánh thể, Phong trào Du ca Việt Nam, Hội Thanh niên Thiện chí, v.v. Đây là một khác biệt lớn giữa hai miền Nam Bắc trong thời gian đất nước chia đôi.
Giáo dục
Trước năm 1954, ở miền Nam có một chi nhánh của Viện Đại học Hà Nội (tiếng Pháp: Université de Hà Nội) đặt tại Sài Gòn. Sau Hiệp định Genève 1954 chia cắt đất nước thành hai vùng tập kết quân sự, chi nhánh này cùng với một bộ phận của Viện Đại học Hà Nội chuyển từ miền Bắc vào trở thành Viện Đại học Quốc gia Việt Nam. Vào năm 1957, Viện Đại học Quốc gia Việt Nam trở thành Viện Đại học Sài Gòn theo sau việc thành lập Viện Đại học Huế. Đến năm 1973, Viện Đại học Sài Gòn đã đào tạo theo chương trình quốc tế. Sau này các bác sĩ Việt Nam di tản sang Mỹ, chỉ cần một hai năm đào tạo lại và học thêm tiếng Anh là hành nghề được
Ngoài Viện Đại học Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa còn có các viện đại học khác như Viện Đại học Huế, Viện Đại học Đà Lạt, Viện Đại học Cần Thơ, Viện Đại học Vạn Hạnh, Viện Đại học Minh Đức, Viện Đại học Hòa Hảo, Viện Đại học Cao Đài, v.v... Năm 1973, tổng số sinh viên đại học tăng lên 98.832 người so với chỉ 2.900 người vào năm 1955. Số học sinh trung học trong cùng năm ấy là trên một triệu so với 43.000; và học sinh tiểu học, trên ba triệu so với 401.000. Ngoài ra còn các trường đại học cộng đồng (trường đại học hệ hai năm), trường huấn nghiệp và các chương trình công nghệ. Các trường đại học cộng đồng được thiết lập từ năm 1970 trở đi, đặt cơ sở ở Định Tường, Nha Trang, Sài Gòn, Đà Nẵng, Vĩnh Long...
Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là "nhân bản, dân tộc và khai phóng". Điều này ghi trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó được ghi lại trong Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam Cộng hòa lại chưa có văn bản cụ thể hóa cách hiểu ba nguyên tắc này là như thế nào, vì vậy, khi áp dụng những nguyên tắc này vào thực tế thì bị lúng túng, vá víu. Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa cũng ghi nhận "nhà nước cố gắng xây dựng nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí", "giáo dục đại học được tự trị" và "những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn". Tuy nhiên, do ngân sách giáo dục eo hẹp, hệ thống trường học thiếu thốn và không có chính sách khuyến học hiệu quả nên có nhiều trẻ em nghèo vẫn không thể đến trường. Chỉ khoảng 24% tổng số thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18 là được đi học. Nội san AĐS cho biết: "Cứ 100 em vào lớp đầu của bậc tiểu học thì chỉ có 3 em được học trung học đệ nhị cấp, còn 97 em bị hất ra ngoài nền giáo dục đại chúng của ông Thiệu, và trong tiểu học có 51% học sinh không được học lên lớp 4" Tới năm 1974, tỷ lệ người dân biết đọc và viết của Việt Nam Cộng hòa ước tính vào khoảng 70% dân số, 30% còn lại vẫn mù chữ.
Trong suốt quá trình tồn tại, giáo dục Việt Nam Cộng hòa có sự hỗ trợ lớn cả về tài chính và nhân sự của Mỹ. Theo Nguyễn Khắc Viện, mục tiêu của Mỹ trong việc này là đào tạo nên đội ngũ cán bộ chính phủ chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng và văn hóa Mỹ. Nhiều bộ sách giáo khoa được lồng ghép nhiều mục tiêu chống Cộng của Việt Nam Cộng hòa, ví dụ sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 4 của Bộ giáo dục năm 1960 ghi rằng "Cộng sản là những kẻ phản bội gia đình, đất nước và tôn giáo". Có quan điểm cho rằng các môn học về xã hội (lịch sử, địa lý) thời Việt Nam Cộng hòa thường nặng về ca tụng sự viện trợ của Pháp, Mỹ, nền độc lập giả hiệu của chế độ tay sai và biện minh cho hành động xâm lược của ngoại quốc.
Y tế
Hệ thống y tế nhìn chung là nhỏ bé, thường bị quá tải và thiếu thuốc men. Theo cựu bộ trưởng y tế Việt Nam Cộng hòa trả lời thì vào năm 1967, toàn miền nam khi đó chỉ có khoảng 160 bác sĩ, và chỉ có khoảng 5 nữ hộ sinh cho mỗi 100.000 người dân. Toàn bộ chương trình y tế công cộng của Việt Nam Cộng hòa chỉ được phân bổ khoảng 2% chi tiêu ngân sách. Tại Huế, một bệnh viện 1.500 giường hoàn toàn không nhận được dụng cụ y tế từ Chính phủ, chỉ có sự trợ giúp từ chính phủ Tây Đức thì nó có thể tiếp tục hoạt động. Bác sĩ David McLanahan cho biết vào mùa hè năm 1966, Bệnh viện phẫu thuật Đà Nẵng có 350 giường bệnh nhưng chưa bao giờ có dưới 700 bệnh nhân. Toàn miền Nam chỉ có khoảng 100 bệnh viện, trạm y tế với khoảng 25.000 giường bệnh, việc 2 hoặc 3 bệnh nhân nằm chung một giường không phải là hiếm (2 bệnh nhân nằm chung một giường đã trở thành quy tắc bắt buộc tại Đà Nẵng).
Bệnh viện nhi duy nhất phải chứa khoảng 600 bệnh nhân cho 220 giường bệnh, nên nhiều trẻ phải nằm trên giấy báo và trong các bệnh viện khác, một số tờ báo và giấy gói thường được sử dụng để băng bó vết thương, vì đó là chất liệu duy nhất có sẵn. Viện trợ y tế của Mỹ không thấm tháp gì so với hàng ngàn trẻ em bị bỏng nặng bởi bom napalm và bom phosphor do quân Mỹ thả xuống. Bệnh nhân bỏng nặng nhiều khi chỉ được sơ cứu rồi bị đuổi khỏi phòng bệnh để lấy chỗ cho những trường hợp nguy cấp hơn. Kết quả là nhiều trường hợp phải cắt cụt chi để đỡ tốn thời gian điều trị.
Thể thao
Các đội tuyển thể thao của Việt Nam Cộng hòa đã sớm tham gia thi đấu quốc tế tại châu Á, đặc biệt là môn bóng đá. Đội thể thao của Việt Nam Cộng hòa tham dự thể thao ở các kỳ đại hội SEAP Games (nay là SEA Games), Asiad, Thế vận hội Mùa hè đến năm 1975.
Về bóng đá, đội tuyển Việt Nam Cộng hòa có 2 thành tích chính: giành huy chương vàng môn bóng đá tại SEAP Games năm 1959 (giải đấu năm đó có 4 đội tham dự), và giành cúp vô địch giải Merdeka Cup năm 1966 Tuy nhiên, kể từ năm 1970, thành tích của đội bị suy giảm, số trận thắng ít hơn nhiều so với số trận thua
Với các môn thể thao nói chung, Việt Nam Cộng hòa giành được 2 chiếc huy chương vàng tại Đại hội Thể thao châu Á 1958 ở Nhật Bản và xếp hạng 8 trong số 20 nước tham gia kỳ đại hội này Ngoài ra Việt Nam Cộng hòa còn tham gia nhiều môn thể thao tại các kỳ đại hội thể thao Đông Nam Á (SEAP Game, tiền thân của SEAGames sau này), Asiad đến năm 1975. Nhìn chung tại SEAP Game, đoàn Việt Nam Cộng hòa thường xếp vị trí 5/6 hoặc 6/7 trong số các đoàn tham dự, có 2 kỳ xếp dưới cả Campuchia (1971 và 1973), chỉ riêng năm 1961 đạt hạng 4/7.
Cơ sở hạ tầng
Một hệ quả của chiến tranh là mang tới cho Miền Nam một hạ tầng cơ sở khá tốt so với các nước đang phát triển trong thời kỳ đó. Để phục vụ mục đích quân Pháp, Mỹ cho xây nhiều trục đường và sân bay, điều này gián tiếp giúp phát triển kinh tế dù việc xây dựng hạ tầng là rất tốn kém và mất thời gian.
Giao thông
Về đường hàng không, ngoài những phi trường lớn như Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ và Biên Hòa có thể tiếp nhận phản lực đủ loại còn có những phi trường nhỏ ở Đà Lạt, Huế, Kontum, Phú Quốc. Pleiku, Rạch Giá và Qui Nhơn. Cộng thêm vào là khoảng 100 sân bay nhỏ, rải rác khắp nơi, rất tiện cho việc liên lạc giữa các địa phương. Hãng Air Vietnam là công ty không vận chính.
Về đường thủy và đường bộ, miền Nam có tới 4.780 cây số sông, rạch (3.000 dặm Anh). Hải cảng lớn gồm Sài Gòn, Cam Ranh, Đà Nẵng, Nha Trang, Rạch Giá. Còn đường sá có tới 21.000 km đường trong đó gần 12.000 km là đường trải nhựa, đi được quanh năm. Cầu các loại qua sông tới gần 4.000 cây rất nhiều cầu đã bị hư hỏng do chiến tranh, nhưng sửa chữa lại thì cũng nhanh. Xe lam, xe xích lô máy và phương tiện di chuyển với động cơ dưới 49cc thì không thuộc dạng phải đăng ký. Tính đến năm 1974 thì có tổng cộng 258.514 xe lưu thông trên hệ thống đó (bao gồm 35.384 xe vận tải nặng và 64.229 chiếc xe hơi), chưa kể xe gắn máy (có khoảng 800.000 vào cuối thập niên 1960, tất cả được nhập khẩu từ Nhật và Ý). Tuy nhiên, đến cuối năm 1969, do Mỹ ngừng thuê lao động khiến lạm phát trở nên nghiêm trọng, khiến chính phủ Việt Nam Cộng hòa phải ban lệnh cấm nhập khẩu xe từ nước ngoài.
Xa lộ xây dựng đầu tiên là xa lộ Biên Hòa, khánh thành ngày 28 tháng 4 năm 1961. Về đường sắt, tuyến đường sắt Xuyên Đông Dương đã được Pháp làm xong từ năm 1936, nhưng đến thập niên 1950 thì đoạn đường phía nam vĩ tuyến 17, khoảng 1/3 đã bị hư hại vì chiến tranh, không sử dụng được. Còn lại là hai khúc từ Đông Hà vào Đà Nẵng và từ Sài Gòn ra Ninh Hòa. Việc tái thiết kéo dài bốn năm cho đến năm 1959 thì xe lửa mới chạy được suốt từ Sài Gòn ra Đông Hà, lần đầu tiên sau 12 năm gián đoạn. Năng suất đường sắt lúc đầu có nhiều triển vọng nhưng sang thập niên 1960 thì tình hình an ninh là một cản trở lớn. Năm 1963 trở đi thì xe lửa hành khách không chạy vào đêm nữa vì những đợt tấn công của Mặt trận dân tộc trên tuyến đường từ Huế vào Sài Gòn. Tính đến năm 1971-1972 thì Việt Nam Cộng hòa có 1.240 km đường sắt nhưng chỉ có 57% sử dụng được. Dù vậy, tổng lượng hành khách và hàng hóa chuyên chở bằng đường sắt lại tăng dần.
Tuy nhiên, khi Mỹ dần rút quân thì hạ tầng giao thông dần xuống dốc do thiếu kinh phí duy trì. Đến cuối năm 1969, do Mỹ ngừng thuê lao động người Việt và giảm viện trợ nên kinh tế Việt Nam Cộng Hòa bị suy thoái, lạm phát trở nên nghiêm trọng, khiến chính phủ Việt Nam Cộng hòa phải ban lệnh cấm nhập khẩu xe hơi từ nước ngoài. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 tiếp tục giáng một đòn mạnh vào hệ thống giao thông. Do giá dầu nhập khẩu tăng cao trong khi Mỹ giảm viện trợ kinh tế, Việt Nam Cộng hòa lâm vào tình trạng thiếu xăng dầu, nhiều xe cộ phải xếp xó, những nhà khá giả cũng chỉ đủ tiền mua xăng chạy xe khi có dịp quan trọng. Ngay cả ở Sài Gòn, tình trạng người dân phải đi bộ hoặc đi xe đạp để tới chỗ làm cách xa vài km đã trở nên phổ biến từ năm 1973
Hệ thống viễn thông và thông tin
Tính đến năm 1970 Miền Nam có 20.000 điện thoại dân sự đăng ký, tính cả nước là 30.964. Mạng điện thoại và điện tín thuộc ty bưu điện với đường dây nối Sài Gòn với Đài Bắc, Calcutta, Manila, Osaka, Paris, Brussel, Bern, Bonn, Madrid và New York. Trong nước hệ thống điện thoại nối Sài Gòn với 21 tỉnh lỵ.
Hệ thống phát thanh quốc gia Việt Nam, tức đài radio mang tên Vô tuyến Việt Nam (VTVN) vào giữa thập niên 1960 bao gồm đài trung ương ở Sài Gòn và tám đài khu vực phát sóng từ Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Ban Mê Thuột, Nha Trang, Đà Lạt và Cần Thơ. Ngoài ra có những đài địa phương ở những tỉnh Quảng Nam, Phú Yên, Long An, Kiến Tường và Định Tường. Đến năm 1972 thì có tổng cộng 49 đài phát thanh và 5 đài truyền hình đặt ở Sài Gòn, Huế, Quy Nhơn, Nha Trang và Cần Thơ. Toàn quốc (1967) có 1.300.000 radio.
Truyền hình thì bắt đầu ngày 7 Tháng Hai 1966, lúc đầu chỉ phát hình một giờ mỗi ngày. Sau vào đầu thập niên 1970 thời lượng phát hình của Đài Truyền hình Việt Nam là sáu giờ mỗi ngày vào buổi chiều. 80% dân chúng ở Miền Nam có thể bắt sóng xem được.
Nhật báo trong nước có 48 tờ nhật báo phát hành, đại đa số bằng tiếng Việt nhưng cũng có nhật báo bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hoa và tiếng Miên. Tính trung bình cho mỗi 1.000 người thì có 51 ấn bản báo chí.
Rạp chiếu bóng tính đến năm 1964 có 170 rạp chiếu phim 35mm, trong đó khoảng 100 rạp tập trung ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn.
Điện lực
Công suất điện lực đạt 125 MW năm 1961 nhưng do chiến tranh nên tụt xuống còn 117 MW (năm 1968). Sang năm 1971 lên được 278 MW.
Phân tích thành phần nguồn điện năm 1961 thì 56% bằng nhiệt điện đốt than, 43% bằng dầu diezen và 1% bằng thủy điện với đập Đa Nhim bắt đầu hoạt động Tháng Tư năm 1961.
Đánh giá
Quan điểm của đối phương
Theo quan điểm của đối phương tức Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì họ không công nhận sự hợp pháp của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Họ xem nó chỉ là một thứ "quốc gia giả hiệu" để Hoa Kỳ hợp thức hóa mưu đồ chia cắt Việt Nam của Mỹ.
Cũng theo quan điểm của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa được Hoa Kỳ lập ra để "dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam", ngăn chặn phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, khống chế, dập tắt các cuộc đấu tranh cách mạng ở nông thôn, bình định đồng bằng, lập ấp Chiến lược để dồn dân, chiếm đóng, khống chế quần chúng. Hoa Kỳ thí nghiệm cuộc chiến tranh đó để rút kinh nghiệm đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, đe doạ các nước mới giành được độc lập, bắt các nước đó phải chấp nhận chủ nghĩa thực dân mới. Do vậy một phần lớn người dân miền Nam không ủng hộ Việt Nam Cộng hòa mà đã đi theo phong trào Đồng khởi giành chính quyền Các chiến lược chiến tranh của Hoa Kỳ và kế hoạch lập "Ấp Chiến lược" của Việt Nam Cộng hòa đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của người dân miền Nam nên đã phá sản. Lực lượng vũ trang của quân Giải phóng có thể đánh nhiều trận táo bạo, có hiệu suất cao cũng là nhờ có sự hỗ trợ của nhân dân miền Nam. Vùng quân Giải phóng kiểm soát nhờ đó được mở rộng, chiếm phần lớn lãnh thổ miền Nam, trở thành hậu phương trực tiếp và vững chắc giúp họ đương đầu được với quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa.
Những quan điểm trên được thể hiện rõ qua các nhận định của Đài Tiếng nói Việt Nam, cơ quan phát thanh quốc gia của Việt Nam. Bên cạnh đó, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đưa ra nhận đình rằng Việt Nam Cộng hòa không phải là một chính thể được lòng dân.
Năm 1965, khi trả lời phỏng vấn nhà báo nước ngoài về việc đàm phán hòa bình có phụ thuộc chủ yếu vào Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và chính quyền Sài Gòn (chỉ Việt Nam Cộng hòa) hay không, chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố:
Quan điểm của chính quyền Mỹ
Tài liệu được giải mật của Lầu Năm Góc vào năm 2010 viết: "Không có sự yểm trợ của Hoa Kỳ, Diệm hầu như chắc chắn không thể đứng vững được ở miền Nam... Nam Việt Nam, về bản chất, là một sáng tạo của Hoa Kỳ" Thậm chí tổng thống Mỹ Nixon trong lúc tức giận còn từng nói: "Không thể để có cái đuôi chó phản lại cái đầu con chó được." Ngoài ra, Thượng nghị sĩ John F. Kennedy, Thượng nghị sĩ Donald Duncan, Trung tướng Bernard Trainor (từng phục vụ ở Việt Nam hai lần, của cả hai loại hình Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh cục bộ) cũng đưa ra những quan điểm của riêng mình.
Quan điểm của giới chức Việt Nam Cộng hoà
Các quan chức cấp cao Việt Nam Cộng hoà cũng công nhận sự lệ thuộc của họ vào Hoa Kỳ, trong đó có Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống Dương Văn Minh, Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ, Đại tướng Cao Văn Viên, Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tổng trưởng Kinh tế Nguyễn Tiến Hưng, Tổng Tham mưu trưởng Nguyễn Hữu Có, Dân biểu Hồ Ngọc Nhuận, Nguyễn Văn Ngân (Trợ lý đặc biệt của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu),...
Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu đã từng phát biểu:
Quan điểm của phong trào phản chiến tại Mỹ
Năm 1972, Uỷ ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ tổ chức một cuộc điều trần về cuộc chiến tranh Việt Nam suốt ba ngày liền, xoay quanh chủ đề nguồn gốc, nguyên nhân của cuộc chiến Việt Nam và những bài học rút ra từ đó. Bốn học giả có tên tuổi đại diện cho phong trào phản chiến Leslie Gelb, James Thomson, Arthur Schlesinger và Noam Chomsky, từng nghiên cứu nhiều về Việt Nam, được Quốc hội Mỹ mời đến báo cáo góp ý kiến cho Quốc hội về cuộc chiến tranh Việt Nam. Đánh giá về Việt Nam Cộng hòa, giáo sư Noam Chomsky của học viện MIT đã nói:
"Chính phủ Nam Việt Nam đã trở thành nơi ẩn nấp của những người Việt Nam từng đi theo Pháp trong cuộc chiến đấu chống lại nền độc lập của đất nước họ. Chính phủ Nam Việt Nam không có cơ sở thành trì trong nhân dân. Nó đi theo hướng bóc lột dân chúng nông thôn và tầng lớp dưới ở thành thị, trên thực tế nó là sự tiếp tục chế độ thuộc địa của Pháp"
Theo một góc nhìn khác, tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong buổi phỏng vấn với CNN và trong quyển sách "Những Bí mật về Chiến tranh Việt Nam" đã viết:
"Không hề có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ. Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp-Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía (Việt Nam Cộng hòa) hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì đó không phải là một cuộc nội chiến..."
Quan điểm của giới sử gia phương Tây
Nhiều nhà sử học phương Tây thì xem chính thể này như là sản phẩm của chính sách can thiệp thực dân mới mà Mỹ tiến hành tại Đông Nam Á.
Nhà sử học Frances FitzGerald viết:
Nhiều sử gia cho rằng chính thể này là một chính phủ con rối của Mỹ. Chuyên gia bình định, Trung tá Mỹ William R. Corson thừa nhận rằng "vai trò của chế độ bù nhìn của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là "cướp bóc, thu thuế, tái lập lại địa chủ, và tiến hành trả thù chống lại người dân". Nhà sử học James Gibson tóm tắt tình hình: "Chế độ miền Nam Việt Nam không có khả năng chiến thắng vì không có sự ủng hộ của những người nông dân, nó đã có không còn là một "chế độ" theo đúng nghĩa. Liên minh chính trị bất ổn định và hoạt động bộ máy thì quan liêu. Hoạt động của chính phủ dân sự và quân sự đã hầu như chấm dứt. Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã gần như tuyên bố quyền kiểm soát tại các khu vực rộng lớn... nó rất khác với một chính phủ Sài Gòn yếu ớt, không có nền dân chủ cơ bản và một mong muốn mạnh mẽ cho sự thống nhất Việt Nam".
Các nhà nghiên cứu Craig A. Lockard, Gregory Daddis, Marilyn Young, James M. Carter cũng từ những góc độ khác nhau để đưa ra những nhận định ủng hộ quan điểm trên. |
Thành phố Sacramento (phát âm: "Xa-cra-men-tô", nghĩa là "Bí tích (Thánh Thể)") là trung tâm của quận Sacramento và là thủ phủ của tiểu bang California. Sacramento được John Sutter (con) thành lập vào tháng 12 năm 1848 từ vùng đất mang tên Sutter's Fort do cha ông, đại uý John Sutter (cha) gây dựng vào năm 1839.
Trong cơn sốt tìm vàng ở California, thành phố Sacramento trở thành địa điểm phân phối chính, là trung tâm thương nghiệp, nông nghiệp và là điểm cuối cùng của các tuyến xe lửa, các tuyến xe ngựa (tiếng Anh: stage-coach), đường thủy (tiếng Anh: riverboat), điện báo, bưu chính tốc hành chuyển bằng ngựa (tiếng Anh: pony express) và đường xe lửa xuyên lục địa đầu tiên (tiếng Anh: transcontinental railroad).
Địa lý
Độ cao: 5½ m
Vĩ độ: 38° 31′Bắc
Kinh độ: 121° 30′Tây |
Los Angeles (viết tắt LA; phát âm tiếng Việt: Lốt An-giơ-lét, phát âm tiếng Anh: ; Tiếng Tây Ban Nha: Los Ángeles) là thành phố lớn nhất tiểu bang California và lớn thứ nhì tại Hoa Kỳ, thuộc về Quận Los Angeles. Thành phố còn được gọi tắt là Los (Lốt) bởi người Việt ở vùng lân cận. Theo Thống kê dân số năm 2000, thành phố này có 3.694.820 người.vùng lân cận thành phố này, còn được gọi là Miền Nam California, gồm có Quận Los Angeles, Quận San Bernardino, Quận Cam, Quận Riverside và Quận Ventura, là một trong những nơi đông dân nhất Hoa Kỳ với 16 triệu người.
Thành phố được thành lập vào năm 1781 do người Tây Ban Nha tại México với tên là El Pueblo de Nuestra Señora Reina de los Ángeles de la Porciúncula ("Thị trấn của Đức Mẹ Nữ Vương của các Thiên thần của sông Porciúncula" trong tiếng Tây Ban Nha, porciúncula nghĩa là "phần nhỏ" và los Ángeles nghĩa là "những thiên thần"). Vào năm 1821 khi Mexico giành độc lập từ Tây Ban Nha, thành phố này thành một phần của nước đó. Sau Chiến tranh Hoa Kỳ–Mexico, Los Angeles lại rơi vào tay Hoa Kỳ.
Thành phố này nổi danh là một trung tâm điện ảnh. Rất nhiều minh tinh sống ở thành phố Beverly Hills lân cận, nhiều phim và chương trình truyền hình được thâu tại Hollywood, một phần của thành phố này.
Theo Điều tra Dân số Hoa Kỳ năm 2000, số người Mỹ gốc Việt ở Los Angeles là 19.747 người, chiếm 0.5% dân số toàn thành phố.
Lịch sử
Bài chính: Lịch sử Los Angeles, California
Khu vực bờ biển Los Angeles đã được cư dân Tongva (hay Gabrieleños), Chumash, và các bộ tộc của những người Thổ dân châu Mỹ sinh sống từ hàng ngàn năm. Những người châu Âu đầu tiên đến đây năm 1592, dẫn đầu là Juan Cabrillo - một người thám hiểm Bồ Đào Nha đã tuyên bố vùng đất này cho Đế quốc Tây Ban Nha nhưng không ở lại đó. Lần có người châu Âu tiếp xúc khu vực này là 227 năm sau khi Gaspar de Portolà cùng với Franciscan padre Juan Crespi, đã đến khu vực ngày nay là Los Angeles ngày 2 tháng 8 năm 1769.
Năm 1771, Cha Junípero Serra đã cho xây Mission San Gabriel Arcágel gần Whittier Narrows ở gần Thung lũng San Gabriel ngày nay. Ngày 4 tháng 9 năm 1781, một nhóm 52 người định cư từ Tân Tây Ban Nha là hậu duệ người châu Phi đã thiết lập phái đoàn San Gabriel để lập nên khu định cư dọc theo bờ của sông Porciúncula (ngày nay là sông Los Angeles). Những người định cư này có tổ tiên là người Philippines, Ấn Độ và Tây Ban Nha, 2/3 là người lai.
Năm 1777, thống đốc mới của tiểu bang California, Felipe de Neve, giới thiệu đến phó vương Tân Tây Ban Nha rằng nơi được phát triển thành tỉnh (thị trấn). Khu vực này được đặt tên là El Pueblo de Nuestra Señora la Reina de los Ángeles del Río de Porciúncula ("Thị trấn của Đức bà Nữ hoàng của các thiên thần của sông Porciúncula"). Nó vẫn là một thị trấn nhỏ trong nhiều thập kỷ, nhưng năm 1829 dân số đã tăng lên khoảng 650, khiến nó là cộng đồng dân sự lớn nhất ở California thuộc Tây Ban Nha. Ngày nay, outline của Pueblo vẫn được gìn giữ ở một tượng đài lịch sử quen được gọi là đường Olvera, trước đây là đường Rượu, được đặt tên theo Augustin Olvera.
Tân Tây Ban Nha đã giành được độc lập khỏi Đế quốc Tây Ban Nha năm 1821 và tỉnh vẫn tiếp tục là một phần của Mexico. Sự cai trị của Mexico đã chấm dứt trong Chiến tranh Mexico-Hoa Kỳ, khi người Mỹ giành được quyền kiểm soát từ người Californio sau một loạt các cuộc chiến. Trận chiến San Pascual, Trận chiến Dominguez và sau cùng là Trận chiến Rio San Gabriel năm 1847. Hiệp ước Cahuenga được ký ngày 13 tháng 1 năm 1847, chấm dứt thu địch ở California và sau đó Hiệp ước Guadalupe Hidalgo (1848), chính phủ Mexico đã chính thức nhượng Alta California và các lãnh thổ khác cho Hoa Kỳ. Những người châu Âu và Mỹ đã củng cố sự kiểm soát thành phố sau khi họ di cư đến California trong Cơn sốt vàng California và đảm bảo sự gia nhập sau đó của California vào Hoa Kỳ năm 1850.
Đường sắt đã đến khi Công ty đường sắt Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific Railroad) đã hoàn thành tuyến đường sắt đến Los Angeles năm 1876. Dầu mỏ được phát hiện năm 1892 và đến năm 1923, Los Angeles đã cấp ¼ lượng dầu mỏ thế giới. Một nhân tố góp phần phát triển thành phố là nước. Năm 1913, William Mulholland hoàn thành đường ống dẫn nước đảm bảo cho sự tăng trưởng của thành phố. Năm 1915, Thành phố Los Angeles bắt đầu sáp nhập thêm hàng chục cộng đồng dân cư xung quanh không tự cấp nước cho chính mình được. Một tài khoản được tiểu thuyết hóa rộng của Chiến tranh nước thung lũng Owens có thể được tìm thấy trong phim điện ảnh phố Tàu năm 1974.
Trong thập niên 1920, phim hoạt hình và ngành hàng không đã đổ xô đến Los Angeles đã giúp thành phố phát triển. Thành phố này là nơi đăng cai Thế vận hội Mùa hè 1932 chứng kiến sự phát triển của Đồi Baldwin là Làng Olympic ban đầu. Thời kỳ này cũng chứng kiến sự di dân đến của những người lưu vong từ các căng thẳng hậu chiến ở châu Âu, bao gồm những nhà quý tộc như Thomas Mann, Fritz Lang, Bertolt Brecht, Arnold Schoenberg và Lion Feuchtwanger. Chiến tranh thế giới thứ hai mang đến phát triển và thịnh vượng mới cho thành phố này, dù nhiều người Mỹ gốc Nhật bị chở đến các trại tập trung trong thời kỳ diễn ra cuộc chiến. Thời kỳ hậu chiến chứng kiến một sự bùng nổ lớn hơn khi sự lan ra của đô thị đã mở rộng đến Thung lũng San Fernando. Những cuộc bạo loạn Watts năm 1965 và "cơn giận" của Trường trung học Chicano cùng với sự tạm đình chỉ Chicano đã cho thấy sự chia rẽ chủng tộc sâu sắc hiện hữu trong thành phố này. Năm 1969, Los Angeles đã là một trong hai "nơi sinh" ra Internet khi sự truyền ARPANET được gửi từ UCLA đến SRI ở Menlo Park, California. Thế vận hội Mùa hè 1984 đã được Los Angeles đăng cai năm 1984. Thành phố lại được thử thách qua Bạo loạn Los Angeles 1992 và Trận động đất Northridge 1994 và năm 2002 sự cố gắng ly khai của Thung lũng Fernando và Hollywood đã bị thất bại trong cuộc bỏ phiếu. Sự tái phát triển và sự sang trọng hóa đô thị đã diễn ra ở nhiều nơi trong thành phố, đặc biệt là trung tâm.
Địa lý
Theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ, thành phố có tổng diện tích 498,3 dặm vuông (1.290,6 km²), 469,1 dặm vuông (1.214.9 km²) là diện tích đất và 29,2 dặm vuông (75,7 km²) là diện tích mặt nước, diện tích mặt nước chiếm 5,86%.
Khoảng các cực bắc và cực nam là 44 dặm (71 km), khoảng các giữa cực đông-tây là 29 dặm (47 km), và chiều dài của biên giới thành phố là 342 dặm (550 km). Diện tích đất lớn thứ 9 trong các thành phố của Hoa Kỳ lục địa. Điểm cao nhất của Los Angeles là Đỉnh Sister Elsie (5.080 feet) thuộc phía xa về phía Tây Bắc của Thung Lũng San Fernando thuộc một phần của rặng núi Lukens. Sông Los Angeles là một con sông phần lớn là theo mùa chảy xuyên qua thành phố có thượng nguồn ở Thung lũng San Fernando. Suốt chiều dài của sông hoàn toàn bị kè bằng bê tông. Vùng Los Angeles khá phong phú về các loài thực vật bản địa. Với những bãi biển, đụn cát, vùng đất ngập nước, đồi, núi và sông, khu vực này chứa đựng một số quần cư sinh vật quan trọng. Khu vực rộng nhất là thảm thực vật bụi cây xô thơm ven biển bao bọc các sườn đồi ở chaparral dễ bắt lửa. Các loại cây bản địa bao gồm: cây thuốc phiện California, cây thuốc phiện matilija, toyon, cây sồi bờ biển, cỏ lúa mạch đen hoang dã khổng lồ, và hàng trăm loại khác. Thật không may, nhiều loài cây bản địa quá hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng như hoa hướng dương Los Angeles,...
Có nhiều loài hoa lạ và những cây có hoa nở hoa quanh năm với màu sắc huyền ảo và đa dạng,...
Địa chất
Los Angeles chịu động đất do gần đường đứt gãy San Andreas, cũng như các rãnh đứt nhỏ hơn San Jacinto và Banning. Trận động đất lớn gần đây nhất là Trận động đất Northridge 1994, có tâm chấn ở phía Bắc Thung lũng San Fernando. Chưa đến hai năm sau sau khi các bạo loạn 1992, Trận động đất Northridge đã là một cú sốc lớn cho dân Nam California và gây thiệt hại vật chất lên đến hàng tỷ dollar Mỹ. Các trận động đất khác ở khu vực Los Angeles bao gồm Trận động đất Whittier Narrows 1987, Trận động đất Sylmar 1971, và Trận động đất Long Beach 1993. Tuy nhiên, phần lớn các trận động đất là khá nhỏ. Nhiều khu vực ở Los Angeles trải qua từ một đến hai trận động đất nhỏ mỗi năm nhưng không có thiệt hại. Các dư chấn rất khó cảm nhận mà chỉ thông qua máy đo địa chấn được ghi nhận hàng ngày. Nhiều phần của thành phố cũng dễ bị ảnh hưởng bởi sóng thần Thái Bình Dương; các khu vực bến cảng đã từng bị hư hại bởi các đợt sóng từ Trận động đất Đại Chile năm 1960.
Cảnh quan thành phố
Thành phố được chia ra nhiều khu dân cư, nhiều trong số đó đã bị sáp nhập vì thành phố ngày càng được mở rộng. Cũng có nhiều thành phố độc lập bên trong và xung quanh Los Angeles, nhưng các thành phố này thường được xếp nhóm vào thành phố Los Angeles, do Los Angeles nuốt chửng hoặc nằm bên trong vùng lân cận của nó.
Nói chung, thành phố được chia ra các khu vực sau: Trung tâm L.A., Đông L.A., Nam Los Angeles, Khu vực Cảng, Hollywood, Wilshire, Westside, và San Fernando và các thung lũng Crescenta.
Một vài cộng đồng của Los Angeles bao gồm Bãi biển Venice...
Khí hậu
Các vấn đề môi trường
Do vị trí địa lý, Los Angeles nhạy cảm với đảo ngược khí quyển, ô tô là phương tiện chính và cộng với phức hợp cảng L.A./Long Beach, thành phố chịu ô nhiễm không khí dưới dạng khói mù. Lòng chảo Los Angeles và Thung lũng San Fernando giữ lại khói của xe ô tô, xe tải chạy diesel, tàu thủy, và các động cơ đầu máy xe lửa cũng như công nghiệp chế tạo và các nguồn khác. Ngoài ra, nước ngầm đang bị đe dọa gia tăng bởi MTBE từ các trạm xăng và perchlorat từ nhiên liệu rocket. Không như các thành phố khác nhờ mưa để rửa sạch khói mù, Los Angeles chỉ nhận được 15 inches (380 mm) mưa mỗi năm, do đó khói mù có thể tích tụ tăng lên liên tục mỗi ngày. Điều này đã khiến cho bang California tìm kiếm các loại xe cộ có chất thải ít. Nhờ đó, mức ô nhiễm đã giảm trong những thập kỷ gần đây..
Dân cư
Theo thống kê của 2006–2008 American Community Survey, top 10 nhóm dân có nguồn gốc châu Âu là:
Đức: 4.5% (170,483)
Ireland: 3.9% (146,658)
Anh: 3.5% (129,684)
Ý: 2.8% (100,145)
Nga: 2.6% (98,737)
Ba Lan: 1.6% (59,774)
Pháp: 1.2% (45,127)
Scotland: 0.8% (28,931)
Thuỵ Điển: 0.6% (23,227)
Scotland-Ireland: 0.6% (22,651)
Nguồn:
Số liệu thống kê từ U.S. Census Bureau cho biết số dân của thành phố là 3,833,995. California Department of Finance thống kê dân số là 4,094,764 vào ngày 1, tháng 1 năm 2009.
Kinh tế
Nền kinh tế của Los Angeles được thúc đẩy bởi thương mại quốc tế, truyền hình giải trí, điện ảnh, công nghệ âm nhạc, không gian, công nghệ, dầu khí, thời trang, trang sức, du lịch. Los Angeles cũng là trung tâm chế tạo lớn nhất Hoa Kỳ. Các Cảng Los Angeles và cảng Long Beach cùng nhau tạo thành cảng quan trọng ở Bắc Mỹ và là một trong những cảng quan trọng của thế giới và có vai trò quan trọng đối với thương mại trong Vành đai Thái Bình Dương. Các ngành quan trọng khác bao gồm truyền thông, tài chính, viễn thông, luật, y tế, vận tải.
Trong nhiều năm, cho đến giữa thập niên 1990, Los Angeles là nơi đóng trụ sở của nhiều định chế tài chính ở miền Tây nước Mỹ, bao gồm First Interstate Bank, đã được sáp nhập với Wells-Fargo năm 1996, Great Western Bank, đã sáp nhập với Washington Mutual năm 1998, và Security Pacific National Bank, đã sáp nhập với Bank of America năm 1992. Los Angeles cũng là nơi đóng trụ sở của Sở giao dịch chứng khoán Pacific cho đến khi ngưng hoạt động năm 2001.
Vùng đô thị Los Angeles có tổng sản phẩm vùng đô thị 1000 tỷ USD năm 2017, là vùng đô thị kinh tế lớn thứ 3 thế giới, sau các vùng đô thị Tokyo và New York. Los Angeles được xếp hạng là "thành phố toàn cầu alpha" theo một nghiên cứu năm 2012 bởi một nhóm tại Đại học Loughborough.
Thành phố này là nơi đóng trụ sở của 3 công ty nằm trong Fortune 500 bao gồm nhà thầu không gian Northrop Grumman, công ty năng lượng Occidental Petroleum Corporation, và công ty xây nhà ở KB Home. Đại học Nam California (USC) là đơn vị tư nhân thuê nhân công lớn nhất thành phố.
Các công ty đóng trụ sở ở Los Angeles bao gồm Twentieth Century Fox, Latham & Watkins, Univision, Metro Interactive, LLC, Premier America, CB Richard Ellis, Gibson, Dunn & Crutcher LLP, Guess?, O'Melveny & Myers LLP, Paul, Hastings, Janofsky & Walker LLP, Tokyopop, The Jim Henson Company, Paramount Pictures, Robinsons-May, Sunkist, Fox Sports Net, Health Net, Inc., 21st Century Insurance, L.E.K. Consulting, và The Coffee Bean & Tea Leaf.
Vùng đô thị có trụ sở của nhiều công ty khác, nhiều trong số đó muốn rời khỏi thành phố để tránh thuế má cao. Ví dụ, Los Angeles đánh thuế tổng cộng trên phần trăm doanh thu kinh doanh, trong khi các thành phố xung quanh chỉ đánh một mức tỷ lệ cố định nhỏ. Do đó các công ty gần thành phố này tránh được thuế cao. Một vào công ty đóng ở Hạt Los Angeles là Shakey's Pizza (Alhambra), Academy of Motion Picture Arts and Sciences (Beverly Hills), City National Bank (Beverly Hills), Hilton Hotels (Beverly Hills), DiC Entertainment (Burbank), The Walt Disney Company (Fortune 500 – Burbank), Warner Bros. (Burbank), Countrywide Financial Corporation (Fortune 500 – Calabasas), THQ (Calabasas), Belkin (Compton), Sony Pictures Entertainment (parent of Columbia Pictures, located in Culver City), Computer Sciences Corporation (Fortune 500 – El Segundo), DirecTV (El Segundo), Mattel (Fortune 500 – El Segundo), Unocal (Fortune 500 – El Segundo), DreamWorks SKG (Glendale), Sea Launch (Long Beach), ICANN (Marina Del Rey), Cunard Line (Santa Clarita), Princess Cruises (Santa Clarita), Activision (Santa Monica), và RAND (Santa Monica).
Du lịch
Thành phố này có biệt danh là Thành phố của các Thiên thần. Los Angeles là trung tâm kinh doanh, thương mại quốc tế, giải trí, văn hóa, truyền thông, thời trang, khoa học, thể thao, công nghệ và giáo dục. Los Angeles là cơ sở của Hollywood nên thành phố được mệnh danh là "Thủ đô giải trí thế giới", thành phố này có nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới.
Các trường đại học và cao đẳng
Có nhiều trường đại học và cao đẳng công ở thành phố này, bao gồm Đại học California tại Los Angeles, Đại học Tiểu bang California, Los Angeles, và Đại học Tiểu bang California, Northridge. Các trường đại học công gần Los Angeles bao gồm: Đại học Tiểu bang California, Long Beach, Đại học Tiểu bang California, Dominguez Hills và Bách khoa Cali Pomona.
Các thành phố kết nghĩa
Los Angeles có 25 thành phố kết nghĩa, được liệt kê theo thứ tự thời gian theo năm đã tham gia:
Eilat, Israel (1959)
Nagoya, Nhật Bản (1959)
Salvador, Brazil (1962)
Bordeaux, Pháp (1964)
Berlin, Đức (1967)
Lusaka, Zambia (1968)
Thành phố Mexico, Mexico (1969)
Auckland, New Zealand (1971)
Busan, Hàn Quốc (1971)
Mumbai, Ấn Độ (1972)
Tehran, Iran (1972)
Đài Bắc, Đài Loan (1979)
Quảng Châu, Trung Quốc (1981)
Athens, Hy Lạp (1984)
Saint Petersburg, Nga (1984)
Vancouver, Canada (1986)
Giza, Ai Cập (1989)
Jakarta, Indonesia (1990)
Kaunas, Litva (1991)
Makati, Philippines (1992)
Split, Croatia (1993)
San Salvador, El Salvador (2005)
Beirut, Liban (2006)
Ischia, Campania, Ý (2006)
Yerevan, Armenia (2007) |
San Francisco (; theo tiếng Tây Ban Nha là "Thánh Phanxicô"), tên chính thức là Thành phố và Quận San Francisco (), là một trung tâm văn hóa, thương mại và tài chính ở tiểu bang California của Hoa Kỳ. Tọa lạc tại miền Bắc California, San Francisco là thành phố đông dân thứ 17 ở Hoa Kỳ và là thành phố đông dân thứ tư ở California, với 873.965 cư dân tính đến năm 2020. Nó có diện tích khoảng , chủ yếu nằm ở cực bắc của Bán đảo San Francisco thuộc Khu vực vịnh San Francisco, nó trở thành thành phố lớn có mật độ dân số cao thứ hai của Hoa Kỳ và là quận có mật độ dân số cao thứ năm của Hoa Kỳ, chỉ sau bốn trong số năm quận của Thành phố New York. San Francisco là vùng đô thị lớn thứ 12 ở Hoa Kỳ với 4,7 triệu cư dân và là lớn thứ tư theo sản lượng kinh tế, với GDP là 592 tỷ đô la vào năm 2019. Cùng với San Jose, California, nó tạo thành khu vực thống kê kết hợp San Jose–San Francisco–Oakland đông dân thứ năm ở Hoa Kỳ, với 9,6 triệu cư dân . Các biệt danh thông tục dành cho San Francisco bao gồm SF, San Fran, The City ("Thành phố") và Frisco.
Năm 2019, San Francisco là quận có thu nhập cao thứ bảy ở Hoa Kỳ, với thu nhập bình quân đầu người là 139.405 đô la. Trong cùng năm, San Francisco có GDP là 203,5 tỷ đô la và GDP bình quân đầu người là 230.829 đô la. Khu vực thống kê kết hợp San Jose–San Francisco–Oakland có GDP là 1,09 nghìn tỷ đô la vào năm 2019, là vùng kinh tế lớn thứ ba của quốc gia này. Trong số 105 khu vực thống kê chính tại Hoa Kỳ với hơn 500.000 cư dân, CSA này có GDP bình quân đầu người cao nhất vào năm 2019, ở mức 112.348 đô la. San Francisco được xếp thứ 12 trên thế giới và thứ hai ở Hoa Kỳ về Chỉ số Tài chính Toàn cầu tính đến tháng 3 năm 2021.
San Francisco được thành lập vào ngày 29 tháng 6 năm 1776, khi những người thực dân Tây Ban Nha thành lập Pháo đài San Francisco tại eo biển Golden Gate và cách đó vài dặm là trụ sở hội truyền giáo San Francisco de Asís, cả hai đều được đặt theo tên của Phanxicô thành Assisi. Cơn sốt vàng California năm 1849 đã mang lại tốc độ phát triển nhanh chóng, khiến nó trở thành thành phố lớn nhất ở Bờ Tây vào thời điểm đó; từ năm 1870 đến năm 1900, khoảng một phần tư dân số tiểu bang California cư trú tại thành phố. Năm 1856, San Francisco trở thành một quận-thành phố thống nhất. Sau khi ba phần tư thành phố bị phá hủy do trận động đất và hỏa hoạn năm 1906, nó nhanh chóng được xây dựng lại, đây là nơi đăng cai Triển lãm Quốc tế Panama–Thái Bình Dương 9 năm sau đó. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nó là một bến cảng chính cho các hoạt động vận chuyển binh sĩ đến Mặt trận Thái Bình Dương. Sau đó, nó cũng trở thành nơi ra đời của Liên Hợp Quốc vào năm 1945. Sau chiến tranh, sự trở về của các quân nhân, lượng người nhập cư đáng kể, quan điểm tự do hóa, sự trỗi dậy của những nền văn hóa phản kháng như "beatnik" và "hippie", cách mạng tình dục, phong trào hòa bình phát triển từ việc phản đối sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Chiến tranh Việt Nam, và các yếu tố dẫn đến Mùa hè Tình yêu và phong trào đòi quyền lợi cho người đồng tính, củng cố San Francisco như một trung tâm hoạt động tự do ở Hoa Kỳ. Về mặt chính trị, thành phố chủ trương theo đường lối của Đảng Dân chủ.
Là một địa điểm du lịch nổi tiếng, San Francisco được biết đến với mùa hè mát mẻ, sương mù, những ngọn đồi dốc, sự kết hợp đa dạng của nhiều nền kiến trúc khác nhau, và các địa danh bao gồm Cầu Cổng Vàng, tàu điện cáp treo, Nhà tù Alcatraz, Bến Ngư Phủ và Khu phố Tàu. San Francisco còn là nơi đặt trụ sở chính của các công ty như Wells Fargo, Twitter, Square, Airbnb, Levi Strauss & Co., Gap Inc., Salesforce, Dropbox, Pacific Gas and Electric Company, Uber và Lyft. Thành phố này cùng với Vùng Vịnh xung quanh là trung tâm toàn cầu của khoa học và nghệ thuật đồng thời là nơi đặt trụ sở của một số tổ chức giáo dục và văn hóa, chẳng hạn như Đại học California, San Francisco (UCSF), Đại học San Francisco (USF), Đại học Liên bang San Francisco (SFSU), Bảo tàng de Young, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại San Francisco, Trung tâm SFJAZZ, Nhà hát Giao hưởng San Francisco và Học viện Khoa học California. Gần đây, hạn hán trên toàn tiểu bang California đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh nguồn nước của thành phố.
Lịch sử
Bằng chứng khảo cổ xưa nhất về sự sinh sống của con người trong khu vực thành phố San Francisco là vào năm 3000 TCN. Nhóm Yelamu thuộc tộc người Ohlone đã sống trong vài ngôi làng nhỏ khi một đoàn thám hiểm Tây Ban Nha của Don Gaspar de Portolà đến nơi vào ngày 2 tháng 11 năm 1769, đây là chuyến viếng thăm khu vực vịnh San Francisco đầu tiên của người Hoa được ghi chép. Bảy năm sau đó, vào ngày 28 tháng 3 năm 1776, Tây Ban Nha thiết lập một trại binh và sau đó là một tòa nhà truyền giáo có tên là "Missión de San Francisco de Asís" (hay "Missión Dolores").
Ngay sau khi độc lập khỏi Tây Ban Nha năm 1821, khu vực này trở thành một phần đất của México. Dưới quyền của chính phủ Mexico, hội truyền giáo dần dần kết thúc và phần đất của hội được tư nhân hóa. Năm 1835, một người Anh có tên William Richardson lập ra khu đất nông trại độc lập đầu tiên, gần một bến tàu quanh khu vực ngày nay là Quảng trường Portsmouth. Cùng với Francisco de Haro, ông lập ra bản thiết kế đường phố để mở rộng khu định cư. Một thị trấn được đặt tên là Yerba Buena bắt đầu hấp dẫn người định cư Mỹ tìm đến đây. Chuẩn tướng John D. Sloat tuyên bố chủ quyền California nhân danh Hoa Kỳ vào ngày 7 tháng 7 năm 1846 trong cuộc Chiến tranh Mexico-Mỹ. Hai ngày sau đó, Đại tá John B. Montgomery đến và tuyên bố chủ quyền đối với Yerba Buena. Yerba Buena được đổi tên thành San Francisco ngày 30 tháng 1 vào năm sau đó, và Mexico chính thức nhượng lãnh thổ cho Hoa Kỳ vào cuối chiến tranh. Mặc dù vị trí hấp dẫn của nó trong vai trò của một hải cảng và căn cứ hải quân, San Francisco vẫn là một khu định cư nhỏ với địa hình khó có thể sinh sống được.
Cơn sốt vàng California mang đến làn sóng người đi tìm vàng. Với bánh mì bột chua mang theo, những người tìm thời vận tập trung tại San Francisco thay vì thành phố đối thủ Benicia, làm cho dân số của San Francisco tăng từ 1000 vào năm 1848 lên đến 25.000 vào tháng 12 năm 1849. Kỳ vọng vào sự giàu có nhanh chóng thì rất đổi mạnh mẽ đến nổi những thuyền viên của những con tàu cập bến đều bỏ tàu và nhanh chóng tìm đến các khu tìm vàng, bỏ lại một rừng cột buồm tại bến tàu San Francisco. California nhanh chóng được thu nhận thành một tiểu bang. Quân đội Hoa Kỳ xây dựng đồn Point tại Golden Gate và một đồn trên đảo Alcatraz để bảo vệ Vịnh San Francisco. Sự phát hiện ra các mỏ bạc, bao gồm mỏ bạc Comstock năm 1859, đã đẩy dân số lên nhanh hơn nữa. Với từng đoàn người đi tìm thời vận tỏa khắp thành phố, tình trạng vô luật pháp trở nên phổ biến. Khu duyên hải Barbary của thị trấn khét tiếng là nơi dung thân của tội phạm, cờ bạc và mại dâm.
Các doanh nghiệp tìm cách kiếm lợi trên sự thịnh vượng mà cơn sốt vàng tạo ra. Những người thắng lớn đầu tiên là ngành công nghiệp ngân hàng mà tiêu biểu là ngân hàng Wells Fargo được thành lập vào năm 1852 và Bank of California năm 1864. Sự phát triển cảng San Francisco và việc thành lập tuyến giao thông trên bộ năm 1869 vươn tới hệ thống đường sắt nằm ở phía đông Hoa Kỳ qua ngã tuyến đường sắt vừa mới được hoàn thành có tên là Đường sắt Thái Bình Dương đã giúp biến khu vực vịnh San Francisco thành một trung tâm giao thương. Để thỏa mãn nhu cầu và khẩu vị của dân số gia tăng, Levi Strauss mở một tiệm bán quần áo và Domingo Ghirardelli bắt đầu sản xuất Sô-cô-la. Các lao công di dân đã biến nơi đây thành một nơi văn hóa đa ngôn ngữ. Công nhân xây dựng đường sắt người Trung Hoa lập nên khu Phố Tàu của thành phố. Năm 1870, người châu Á(đa số là người Hoa) chiếm đến 8% dân số. Xe cáp đầu tiên chuyên chở người San Francisco lên đến Phố Clay vào năm 1873. Biển nhà kiểu kiến trúc Victoria của thành phố bắt đầu hình thành và các nhà lãnh đạo dân sự đã vận động để thành phố xây dựng một công viên công cộng rộng rãi với kết quả là Công viên Cổng Vàng được quy hoạch. Những người San Francisco xây trường học, nhà thờ, nhà hát và tất cả các nhu yếu cho cuộc sống dân sự. Đồn lũy San Francisco được phát triển thành cơ sở quân sự quan trọng nhất của Hoa Kỳ trên duyên hải Thái Bình Dương. Năm 1890, dân số San Francisco đạt đến con số 300 ngàn người và trở thành thành phố lớn thứ 8 của Hoa Kỳ vào thời gian đó. Khoảng năm 1901, San Francisco là một thành phố lớn được biết đến vì kiểu cách chói lọi, các khách sạn oai vệ, các biệt thự khang trang nằm trên Nob Hill và một phong cảnh nghệ thuật phong phú. Cơn dịch Bắc Mỹ đầu tiên là cơn dịch San Francisco 1900–1904.
Vào lúc 5:12 sáng ngày 18 tháng 4 năm 1906, một trận động đất lớn làm rung chuyển San Francisco và Bắc California. Khi các tòa nhà đổ sập vì run lắc, các đường ống dẫn khí đốt bị hư hại đã gây ra những đám cháy lan khắp thành phố. Trận cháy không thể dập tắt được đã kéo dài mấy ngày đêm. Vì hệ thống nước không hoạt động nên Quân đoàn Pháo binh của Đồn San Francisco tìm cách ngăn chặn đám cháy bằng cách đặt chất nổ phá hủy các dãy phố để tạo ra những điểm cách lửa. Hơn ba phần tư thành phố bị tàn phá trong đó có phần lớn toàn bộ khu trung tâm thành phố. Con số thương vong đương thời được báo cáo là khoảng 498 người thiệt mạng nhưng các con số ước đoán hiện đại cho rằng có thể là vài ngàn người. Hơn nữa dân số thành phố 400 ngàn người trở thành vô gia cư. Người tị nạn định cư tạm thời trong các khu lều tạm được dựng lên trong Công viên Cổng Vàng, đồn San Francisco, trên các bãi biển, và khắp các nơi khác. Nhiều người đã rời bỏ thành phố vĩnh viễn để tới East Bay (vịnh phía đông).
Cuộc tái thiết được tiến hành nhanh chóng trên mức độ lớn. Bỏ qua những lời kêu gọi tái điều chỉnh lại hoàn toàn các đường phố theo chiều ngang dọc thẳng hàng, người San Francisco đã chọn lựa tốc độ tái thiết nhanh chóng. Ngân hàng Ý của Amadeo Giannini sau đó trở thành Bank of America, cung cấp các khoản vay vốn cho nhiều người mà kế sinh nhai đã bị hủy hoại sau trận động đất. Hội Nghiên cứu Đô thị và Quy hoạch San Francisco đầy ảnh hưởng được thành lập vào năm 1910 nhằm chú tâm đến chất lượng nhà ở sau trận động đất. Trận động đất đã thúc đẩy việc phát triển các khu dân cư phía tây. Các khu dân cư này vẫn tồn tại sau trận hỏa hoạn trong đó có khu Pacific Heights là nơi nhiều người giàu có của thành phố đã tái xây dựng nhà của họ. Tiếp theo, các ngôi biệt thự bị tàn phá của khu Nob Hill trở thành các khách sạn lớn. Tòa thị chính San Francisco lại được xây dựng theo kiểu kiến trúc Beaux-Arts tráng lệ, và thành phố ăn mừng sinh nhật vào dịp Hội chợ Quốc tế Panama-Thái Bình Dương năm 1915.
Chính trong thời kỳ này San Francisco đã xây dựng một số dự án cơ sở hạ tầng quan trọng nhất của thành phố. Kỹ sư công chính Michael O'Shaughnessy được thị trưởng James Rolph thuê mướn làm kỹ sư trưởng của thành phố vào tháng 9 năm 1912 để trông coi việc xây dựng hồ chứa nước Twin Peaks, đường hầm Phố Stockton, đường hầm Twin Peaks, đường sắt thành phố San Francisco, một hệ thống chữa cháy áp suất cao, và hệ thống cống nước thảy mới. Hệ thống chuyên chở thô sơ của San Francisco mà một số tuyến đường J, K, L, M, và N vẫn còn tồn tại ngày nay, được gấp rút hoàn thành dưới sự giám sát của O'Shaughnessy giữa năm 1915 và 1927. Chính Đập O'Shaughnessy, Hồ chứa nước Hetch Hetchy, và Cống nước Hetch Hetchy đã có ảnh hưởng lớn nhất đối với thành phố San Francisco. Sự cung cấp nước dồi dào cho phép San Francisco trở thành thành phố San Francisco như bây giờ.
Trong những năm tiếp theo, thành phố củng cố vị thế của mình như một thủ phủ tài chính. Kết quả là sau sự kiện thị trường chứng khoáng sụp đổ năm 1929, không có một ngân hàng đơn lẻ nào có trụ sở chính tại San Francisco bị sụp đổ. Thật ra, ngay ở lúc cao trào của đại khủng hoảng thì San Francisco đã tiến hành hai dự án kỹ thuật công chánh vĩ đại, đồng lúc xây dựng cầu Vịnh San Francisco – Oakland và cầu Cổng Vàng, hoàn thành chúng vào năm 1936 và 1937 theo thứ tự vừa kể. Chính trong thời kỳ này đảo Alcatraz, một trại giam quân sự xưa, bắt đầu phục vụ trong vai trò một nhà tù liên bang với mức độ an ninh tối đa, giam giữ những phạm nhân khét tiếng như Al Capone, và Robert Franklin Stroud (biệt danh Birdman of Alcatraz). San Francisco sau đó ăn mừng sự tái sinh vị thế quyền lực của mình bằng một hội chợ thế giới, đó là Hội chợ Quốc tế Golden Gate năm 1939–40. Thành phố xây dựng đảo Treasure nhân tạo giữa vịnh San Francisco để làm nơi tổ chức hội chợ này.
Suốt Chiến tranh thế giới thứ hai, Xưởng sửa chữa tàu Hải quân Hunters Point trở thành một trung tâm hoạt động hải quân, và đồn Mason trở thành cảng chính yếu đưa quân phục vụ Mặt trận Thái Bình Dương. Sự bùng nổ việc làm đã kéo nhiều người, đặc biệt là người Mỹ gốc châu Phi từ miền Nam Hoa Kỳ, đến khu vực này. Sau chiến tranh, nhiều quân nhân trở về từ ngoại quốc và các thường dân trước kia đến đây tìm việc làm đã quyết định ở lại đây. Hiến chương tạo nên Liên Hợp Quốc được thảo ra và ký tại thành phố San Francisco năm 1945 vào năm 1951, Hiệp ước San Francisco chính thức kết thúc chiến tranh với Nhật Bản.
Các dự án quy hoạch đô thị trong thập niên 1950 và thập niên 1960 bao gồm việc phá hủy và tái phát triển rộng khắp các khu dân cư phía tây và xây dựng các xa lộ cao tốc mới. Tuy nhiên chỉ có một loạt các đoạn xa lộ cao tốc ngắn được xây dựng trước khi chúng bị đình chỉ xây dựng vì sự phản đối của người dân thành phố. Khi việc chuyên chở bằng côngtenơ được khởi sự thì các cầu tàu nhỏ của thành phố San Francisco trở nên lỗi thời vì thế các hoạt động chuyên chở hàng hóa được di chuyển đến cảng Oakland lớn hơn. Thành phố bắt đầu mất các việc làm công nghiệp và chuyển sang du lịch như ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế của mình. Các khu ngoại ô trải qua sự phát triển nhanh chóng. San Francisco cũng trải qua sự thay đổi nhân khẩu đáng kể khi từng đợt lớn dân số người da trắng rời bỏ thành phố và được thay thế bởi một làn sóng di dân gia tăng từ châu Á và Mỹ Latinh đến. Từ năm 1950 đến năm 1980, thành phố mất trên 10 phần trăm dân số.
Trải qua thời kỳ này, San Francisco trở thành một nam châm cho phong trào phản-văn hóa của Mỹ. Các nhà văn thế hệ Beat tiếp lửa cho phong trào Phục hưng San Francisco và tập trung trên khu dân cư North Beach trong thập niên 1950. Những người theo phong trào Hippie đổ xô đến khu dân cư Haight-Ashbury vào thập niên 1960 với đỉnh điểm là hiện tượng xã hội Summer of Love năm 1967. Năm 1974, các vụ giết người trong vụ án Zebra đã khiến cho ít nhất 16 người chết. Hai mươi hai vụ gây án xảy ra trong khoảng thời gian dài 6 tháng mà đa số nạn nhân là người da trắng với ba nghi can bị bắt là người da đen. Trong thập niên 1970, thành phố trở thành một trung tâm của phong trào dân quyền của người đồng tính với sự lộ diện của khu dân cư The Castro trong vai trò một làng đô thị của người đồng tính, sự kiện Harvey Milk (người tự nhận là đồng tính) được bầu vào Hội đồng Giám sát San Francisco, và vụ ám sát ông cùng với thị trưởng George Moscone năm 1978.
Bank of America hoàn thành tòa nhà "555 California Street" năm 1969 và tòa nhà Transamerica Pyramid được hoàn thành năm 1972, làm dấy lên một làn sóng "Manhattan hóa" (Manhattan là trung tâm của Thành phố New York nơi có nhiều tòa nhà chọc trời) kéo dài cho đến cuối thập niên 1980, một thời kỳ phát triển kéo dài để xây các tòa nhà cao tầng trong khu vực trung tâm thành phố. Thập niên 1980 cũng chứng kiến một sự gia tăng lớn con số người vô gia cư trong thành phố, đây là một vấn đề vẫn còn tồn tại đến ngày nay cho dù nhiều cố gắng đã được thực hiện để đối phó tình trạng này. Trận động đất Loma Prieta 1989 gây tàn phá và thiệt hại nhân mạng khắp khu vực vịnh San Francisco. Tại thành phố San Francisco, trận động đất làm hự hại nặng các công trình trong khu Marina và South of Market. Xa lộ cao tốc Embarcadero bị hư hại và phần lớn Xa lộ cao tốc Central bị hư hại cần phải bị phá hủy để thành phố tu sửa lại mặt tiền bờ biển phố chính lịch sử của thành phố và làm tái sinh khu dân cư Hayes Valley.
Trong thời kỳ bùng nổ dot-com, các công ty mới mở đã tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế thành phố. Một số lớn các doanh nghiệp và nhà phát triển ứng dụng điện toán dời vào thành phố, theo sau là các chuyên gia bán hàng, thiết kế và tiếp thị, làm thay đổi bộ mặt xã hội thành phố khi các khu dân cư trước đây nghèo nàn hơn bổng trở nên ngày càng năng động. Nhu cầu đối với nhà ở mới và chỗ làm văn phòng đã khiến tạo nên một làm sóng phát triển nhà cao tầng lần thứ hai và lần này là khu South of Market. Vào năm 2000, dân số thành phố lên đến con số cao mới, vượt qua kỷ lục được ghi nhận của năm 1950. Khi bong bóng Dot-com xẹp vào năm 2001 nhiều trong số các công ty này gói gọn lại và sa thảy công nhân của mình. Tuy nhiên kỹ thuật cao và doanh nghiệp tự lập vẫn là dòng chính của nền kinh tế San Francisco. Sự bùng nổ mạng truyền thông xã hội châm ngòi cho sự phát triển kinh tế thành phố trong thập niên thứ hai của tân thế kỷ.
Địa lý
San Francisco nằm trên Tây Duyên hải Hoa Kỳ ở đầu bắc của bán đảo San Francisco. Địa giới của thành phố bao gồm một số vùng nước đáng kể thuộc Thái Bình Dương và vịnh San Francisco. Một vài đảo - Alcatraz, đảo Treasure và đảo Yerba Buena lân cận, và một số phần nhỏ của đảo Alameda, đảo Red Rock, và đảo Angel - là một phần của thành phố. Ngoài ra còn có quần đảo Farallon không người, nằm xa khoảng trong Thái Bình Dương. Phần đất chính bên trong địa giới của thành phố gần như hình thành nên một "hình vuông có mỗi cạnh dài 7 dặm," đây là lối nói thông tục địa phương phổ biến để chỉ hình thể của thành phố mặc dù tổng diện tích của nó bao gồm vùng nước là gần .
San Francisco lừng danh vì những ngọn đồi của nó.
Có hơn 50 ngọn đồi bên trong địa giới thành phố. Một số khu dân cư được đặt tên của ngọn đồi mà chúng nằm trên đó trong đó phải kể là Nob Hill, Potrero Hill, và Russian Hill (từ Hill có nghĩa là đồi). Gần trung tâm địa lý của thành phố, ở phía tây nam khu vực phố chính, là một loạt các ngọn đồi có ít dân cư sinh sống. Twin Peaks là một cặp đồi hình thành nên điểm cao nhất của thành phố. Đây là một điểm quan sát được ưa thích để nhìn xuống bên dưới. Ngọc đồi cao nhất của San Francisco có tên Núi Davidson cao và có một cây thánh giá cao được xây dựng năm 1934. Cao vượt hẳn khu vực này là tháp Sutro, một tháp truyền hình và radio lớn màu trắng đỏ.
Các đoạn đứt gãy địa chất San Andreas và Hayward là nguyên nhân của nhiều hoạt động địa chấn gây động đất tuy rằng cả hai vết đứt gãy này thật sự không đi qua thành phố. Vết đứt gãy San Andreas gây ra trận động đất năm 1906 và năm 1989. Các trận động đất nhỏ xảy ra đều đặn. Mối đe dọa của các trận động đất lớn đóng vai trò lớn trong việc phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố. Thành phố xây dựng hệ thống cung cấp nước hỗ trợ và liên tục nâng cấp quy định tiêu chuẩn nhà cao tầng, bắt buộc gia cố thêm các tòa nhà cũ và tiêu chuẩn kỹ thuật cao đối với các công trình xây cất mới. Tuy nhiên, hàng ngàn tòa nhà nhỏ hơn vẫn có thể dễ dàng bị hư hại khi động đất.
Đường bờ biển của San Francisco đã và đang phát triển ra bên ngoài địa giới tự nhiên của nó. Toàn bộ các khu dân cư như Marina, Mission Bay, và Hunters Point cũng như các phần lớn của Embarcadero nằm bên trên các khu san lấp lấn biển. Đảo Treasure được xây dựng từ đất nạo vét trong vịnh cũng như đất đá lấy từ công trình xây dựng đường hầm đi qua đảo Yerba Buena trong lúc xây dựng cầu bắt qua vịnh. Phần đất như thế có chiều hướng không bền vững lúc động đất. Sự hóa lỏng đất sau động đất sẽ gây thiệt hại nặng nề cho nhà cửa bất động sản được xây dựng bên trên như đã được thấy tại khu Marina trong trận động đất Loma Prieta năm 1989. Phần lớn các dòng nước tự nhiện của thành phố như lạch Islais và lạch Mission bị nhà cửa và các công trình xây dựng bên trên mặc dù Ủy ban Công chánh San Francisco đang nghiên cứu các đề nghị khai thông lộ thiên hay khôi phục lại một số con lạch.
Khí hậu
Một câu trích dẫn phổ biến được hiểu lầm là của Mark Twain được đọc như sau "Mùa đông lạnh nhất mà tôi đã từng trải qua là một mùa hè tại San Francisco". Khí hậu San Francisco có đặc điểm khí hậu Địa Trung Hải của duyên hải California mát mẻ vào mùa hè, "thường thường có mùa đông ôn hòa ẩm ướt và mùa hè khô khan". Vì nó bị bao quanh ba phía là nước nên khí hậu San Francisco bị ảnh hưởng mạnh bởi những dòng nước lạnh của Thái Bình Dương, làm điều hòa sự thay đổi nhiệt độ và tạo ra khí hậu quanh năm tương đối ôn hòa với chút ít thay đổi nhiệt độ theo mùa.
Trong số các thành phố lớn của Hoa Kỳ, San Francisco có các nhiệt độ thấp nhất, cao nhất và trung bình hàng ngày lạnh nhất so với các nơi khác vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8. Vào mùa hè, không khí nóng bốc lên cao tại các thung lũng nội địa của California tạo nên một khu vực áp thấp, kéo theo gió từ Bắc Thái Bình Dương thổi qua Golden Gate và tạo nên gió lạnh và sương mù đặc biệt của thành phố. Sương mù ít thấy hơn ở các khu dân cư phía đông cũng như ít thấy hơn trong suốt giai đoạn cuối hè và đầu thu, đây là giai đoạn ấm nhất trong năm.
Vì địa hình phức tạp và ảnh hưởng của biển, San Francisco có vô số vi khí hậu riêng biệt. Các ngọn đồi cao tại trung tâm địa lý của thành phố chịu trách nhiệm cho 20% phương sai về lượng mưa hàng năm giữa các phần khác nhau của thành phố. Chúng cũng trực tiếp bảo vệ các khu dân cư ở phía đông tránh khỏi sương mù và đôi khi điều kiện thời tiết rất lạnh và gió mà khu Sunset hứng chịu. Đối với những ai sống bên phía đông thành phố, San Francisco có nắng nhiều hơn với con số trung bình 260 ngày bầu trời sáng và chỉ có 105 ngày có mây trong một năm.
Trung bình nhiệt độ vượt chỉ trong khoảng 29 ngày một năm. Vào mùa khô từ tháng năm đến tháng 10, nhiệt độ từ ôn hòa cho tới ấm với nhiệt độ cao trung bình là và nhiệt độ thấp trung bình là . Vào mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 6, nhiệt độ hơi lạnh hơn với nhiệt độ cao trung bình là và thấp trung bình là . Trung bình, có 73 ngày mưa một năm, và lượng mưa trung bình hàng năm là . Tuyết rơi trong thành phố thì rất hiếm với chỉ 10 lần tuyết rơi có độ dày đáng kể được ghi nhận từ năm 1852, gần đây nhất là vào năm 1976 khi có đến tuyết rơi trên Twin Peaks.
Nhiệt độ cao kỷ lục nhất được văn phòng Cục Thời tiết Quốc gia Hoa Kỳ ghi nhận chính thức là vào ngày 17 tháng 7 năm 1988, và ngày 14 tháng 6 năm 2000. Nhiệt độ thấp kỷ lục nhất là vào ngày 11 tháng 12 năm 1932. Cục Thời tiết Quốc gia Hoa Kỳ cung cấp trợ giúp về hình ảnh có ích cho việc vẽ họa đồ thông tin trong bảng dưới dây để biểu thị rõ từng tháng với nhiệt độ tiêu biểu hàng năm, nhiệt độ năm trước và nhiệt độ kỷ lục.
Quang cảnh thành phố
Các khu dân cư
Trung tâm lịch sử của San Francisco là khu định hướng đông bắc có Phố Market và mặt tiền bờ biển. Chính nơi đây là khu trung tâm tài chính với Quảng trường Union gần đó là khu vực khách sạn và mua sắm. Xe cáp đưa hành khách theo con đường dốc lên đến đỉnh của đồi Nob, trước đây từng là nơi cư ngụ của những tài phiệt thương mại của thành phố và đưa hành khách đi xuống các điểm hấp dẫn du lịch ở mặt tiền bờ biển là Bến Ngư Phủ và Cầu tàu 39 nơi có nhiều nhà hàng phục vụ cua Dungeness đặc sản. Cũng trong khu định hướng này là Russian Hill, một khu dân cư có đường phố Lombard nổi tiếng là quanh co uốn lượn; North Beach, Tiểu Ý Đại Lợi của thành phố và là trung tâm trước đây của hiện tượng xã hội "Thế hệ Beat"; và Telegraph Hill, là nơi có tháp Coit. Giữa Russian Hill và North Beach là phố tàu San Francisco, phố tàu xưa nhất tại Bắc Mỹ. South of Market, trước đây từng là trung tâm công nghiệp của San Francisco, đã được tái phát triển đáng kể sau khi Oracle Park được xây dựng và sự ra đi của các công ty khởi nghiệp. Các nhà chọc trời mới, nhà phố mới và chung cư mới mọc lên khắp nơi trong khu vực. Các phát triển mới vẫn đang tiếp tục ngay phía nam trong khu dân cư Mission Bay, từng là một khu vực xưởng đường sắt và hiện nay có cơ sở thứ hai của Đại học California, San Francisco.
Phía tây phố chính, bên kia đường Van Ness là khu dân cư lớn Western Addition, từng là nơi tập trung sinh sống đông đảo của người Mỹ gốc châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Khu dân cư Western Addition thông thường được chia ra thành các khu dân cư nhỏ hơn trong đó có Hayes Valley, the Fillmore, và Phố Nhật, từng là phố Nhật lớn nhất Bắc Mỹ nhưng bị thiệt hại khi cư dân người Mỹ gốc Nhật bị cưỡng bách di chuyển và giam giữ trong các trại tập trung suốt Chiến tranh thế giới thứ hai. Western Addition thoát khỏi sự tàn phá của trận động đất San Francisco 1906. Các ngôi nhà kiểu kiến trúc Victoria phần lớn vẫn còn nguyên vẹn sau động đất trong đó phải kể đến là các ngôi nhà "Painted Ladies" nổi tiếng nằm dọc theo Quảng trường Alamo. Về phía nam, gần trung tâm địa lý của thành phố là khu Haight-Ashbury nổi tiếng có liên quan với văn hóa hippie vào thập niên 1960. Khu này hiện nay là nơi có một số cửa hàng nhỏ bán đồ xa xí phẩm. Phía bắc của Western Addition là Pacific Heights, một khu dân cư giàu có bao gồm những ngôi thự mà giới thương mại giàu có của San Francisco xây dựng sau trận động đất 1906. Ngay phía bắc khu Pacific Heights đối diện mặt tiền bờ biển là khu Marina, một khu dân cư tập trung các chuyên viên trẻ tuổi. Khu này được xây dựng phần lớn trên đất san lấp lấn biển.
Bên trong khu định hướng đông nam của thành phố là khu Mission - vào thế kỷ 19 đã có dân số người nói tiếng Tây Ban Nha và di dân thuộc tầng lớp lao động đến từ Đức, Ý, Ireland và các nước Scandinavia. Trong thập niên 1910, một làn sóng di dân Trung Mỹ đã định cư tại khu Mission vào thập niên 1950 di dân từ México bắt đầu chiếm đa số. Trong những năm gần đây, hóa trình phát triển đã làm thay đổi nhân khẩu của một số nơi trong khu Mission từ dân nói tiếng Tây Ban Nha sang các chuyên gia tuổi đôi mươi với lối sống kiểu hipster. Noe Valley nằm ở phía tây nam và Bernal Heights nằm ở phía nam ngày càng trở nên hấp dẫn những gia đình trẻ có con cái. Phía đông của khu Mission là khu dân cư Potrero Hill, một khu dân cư phần lớn gồm chỉ nhà ở mà từ đó có thể nhìn thấy rõ cảnh quanh của phố chính thành phố San Francisco. Ở phía tây của khu Mission, khu vực trong lịch sử được gọi là Eureka Valley mà hiện nay được gọi phổ biến là the Castro, từng là khu vực của người thuộc tầng lớp lao động Ireland và Scandinavia. Nó đã trở thành làng đồng tính đầu tiên và nổi tiếng của Bắc Mỹ và hiện nay là trung tâm của lối sống đồng tính trong thành phố. Khu Excelsior nằm gần ranh giới phía nam của thành phố là một trong số các khu dân cư đa sắc tộc nhất tại San Francisco. Khu Bayview-Hunters Point với đa số là người Mỹ gốc châu Phi nằm xa trong góc đông nam thành phố là một trong số các khu dân cư nghèo nhất và có tỉ lệ tội phạm cao mặc dù khu vực này đã và đang là tâm điểm của các dự án mở rộng nâng cấp đô thị gây tranh cãi.
Việc xây dựng đường hầm Twin Peaks năm 1918 đã nối liền các khu dân cư đến phố chính bằng xe điện thô sơ, đẫy nhanh tiến độ phát triển khu West Portal, và các khu ảnh hưởng là Forest Hill và St. Francis Wood nằm lân cận. Xa về phía tây, kéo dài cho đến Thái Bình Dương và về hướng bắc đến Công viên Cổng Vàng là khu Sunset rộng lớn. Đây là khu vực trung lưu lớn tập trung đa số là người gốc châu Á.
Khu định hướng tây bắc thành phố gồm có khu Richmond, đây cũng là khu dân cư đa số thuộc giới trung lưu ở phía bắc Công viên Cổng Vàng và là nơi cư ngụ của các di dân từ các nước châu Á cũng như nhiều người di dân Nga và Ukraina.
Bãi biển và công viên
Một vài công viên của San Francisco và tất cả các bãi biển lân cận của nó hình thành nên một phần Khu Giải trí Quốc gia Golden Gate. Đây là một trong số các đơn vị công viên được viếng thăm nhiều nhất của hệ thống công viên quốc gia tại Hoa Kỳ với trên 13 triệu du khách mỗi năm. Trong số những điểm hấp dẫn của khu giải trí quốc gia bên trong thành phố là Bãi Đại Dương chạy dọc đường bờ biền Thái Bình Dương là nơi lui tới xôi động của cộng đồng lướt sóng và Bãi Baker nằm trong một nơi kép kín ở phía tây Golden Gate và là một phần của đồn San Francisco. Cũng nằm bên trong đồn là bãi đáp Crissy, một sân bay trước kia được khôi phục trở về với hệ sinh thái gồm đầm nước mặn tự nhiên. Khu giải trí cũng quản lý đồn Funston, Lands End, đồn Mason và Alcatraz. Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ tự quản lý Công viên Lịch sử Quốc gia Biển San Francisco – một đoàn tàu lịch sử và bất động sản ở mặt tiền bờ biển nằm quanh Công viên Aquatic.
Có hơn 220 công viên được Sở Công viên và Giải trí San Francisco bảo trì. Công viên lớn nhất và nổi tiếng nhất của thành phố là Công viên Cổng Vàng, chạy dài từ trung tâm thành phố ở phía tây đến Thái Bình Dương. Từng được bao phủ bởi cỏ bản địa và đụn cát, công viên hình thành trong thập niên 1860 và được trồng đại trà với nhiều loại cây cỏ không bản địa. Công viên lớn gồm có nhiều điểm hấp dẫn thiên nhiên và văn hóa như vườn thực vật "Conservatory of Flowers", Vườn trà Nhật Bản, Vườn Thực vật San Francisco. Hồ Merced là một hồ nước ngọt bao quanh bởi đất công viên và nằm gần Vườn thú San Francisco, một công viên do thành phố làm chủ có trên 250 loài động vật, có cả nhiều loại động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Công viên duy nhất thuộc hệ thống Công viên Tiểu bang California nằm chính yếu bên trong thành phố San Francisco là Candlestick Point. Đây là khu giải trí đô thị đầu tiên của tiểu bang California.
Văn hóa và đời sống đương đại
Tuy khu tài chính, quảng trường Union, và Bến Ngư Phủ nổi tiếng khắp thế giới nhưng San Francisco cũng đặc biệt bởi vô số các đường phố giàu văn hóa cùng với các khu phức hợp vây quanh bởi các hành lang thương mại trung tâm mà dân cư ngụ tại đây cũng như du khách có thể đi bộ lui tới. Vì những đặc điểm này, San Francisco được xếp loại thành phố "dễ đi bộ nhất" bởi trang mạng Walkscore.com. Nhiều khu dân cư có đủ loại cơ sở thương mại, nhà hàng và nơi vui chơi giải trí, đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cư dân địa phương cũng như phục vụ du khách. Một số khu dân cư có nhiều cửa hiệu nhỏ, tiệm cà phê và hộp đêm như phố Union trong khu Cow Hollow, phố số 24 trong khu Noe Valley, phố Valencia trong khu Mission và phố Irving trong khu Nội Sunset. Chiều hướng này đặc biệt đã có ảnh hưởng đến sự tái phát triển hiện nay tại khu dân cư South of Market với các cơ sở thương mại và dịch vụ mọc lên dọc theo các tòa nhà chung cư cao tầng.
Từ thập niên 1990, nhu cầu về nhân công lành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin từ các công ty khởi nghiệp và Thung lũng Điện tử lân cận đã hấp dẫn nhiều công nhân kỹ thuật đến đây từ khắp nơi trên thế giới, tạo nên tiêu chuẩn sinh hoạt cao tại San Francisco. Nhiều khu dân cư mà trước kia từng là nơi cư ngụ của người lao động chân tay, tầng lớp trung lưu và tầng lớp thấp hơn đã được tái quy hoạch và phát triển. Nhiều khu công nghiệp và thương mại của thành phố đã trải qua một cuộc phục hưng do bị cuốn hút bởi sự tái phát triển con đường mặt tiền bờ biển phía đông là Embarcadero trong đó phải kể đến là khu South Beach và Mission Bay. Giá trị bất động sản và lợi tức mỗi hộ gia đình của thành phố tăng vọt lên thành một trong những con số cao nhất tại Hoa Kỳ, tạo nên một khung cảnh nhà hàng lớn sang trọng, bán lẻ và giải trí. Theo một cuộc thăm dò chất lượng cuộc sống của các thành phố trên thế giới năm 2008, San Francisco được xếp thứ hai so với bất cứ thành phố nào tại Hoa Kỳ về chất lượng cuộc sống cao nhất. Tuy nhiên, vì giá sinh hoạt cao khác thường nên nhiều gia đình thuộc tầng lớp trung lưu và thấp hơn rời bỏ thành phố để đến các khu ngoại ô xa hơn của vùng vịnh San Francisco, hay đến vùng Thung lũng Trung tâm của California.
Đặc tính quốc tế mà thành phố San Francisco tự hào kể từ khi được thành lập và vẫn còn được tiếp tục cho đến ngày nay là số lượng lớn di dân đến từ châu Á và châu Mỹ Latin. Với 39% dân cư ngụ được sinh ra ở ngoại quốc, San Francisco có vô số khu dân cư đầy ấp các cơ sở thương mại và cơ sở công dân nhằm phục vụ người mới đến. Đặc biệt, nhiều người Trung Hoa mới đến đã bổ sung thêm cho cộng đồng người Trung Hoa vốn có mặt lâu đời trong Phố Tàu lịch sử, nay hiện diện khắp nơi trong thành phố và chuyển hóa cuộc diễn hành Tết Trung Hoa hàng năm thành sự kiện lớn nhất cùng loại ở bên ngoài Trung Quốc.
Với sự xuất hiện của các nhà văn và họa sĩ thế hệ Beat vào thập niên 1950 và những thay đổi xã hội lên đến cực độ thành Summer of Love tại khu Haight-Ashbury trong suốt thập niên 1960, San Francisco trở thành một trung tâm của phong trào vận động cho tự do cấp tiến. Đảng Dân chủ và đảng ít thế lực hơn là Đảng Xanh kiểm soát nền chính trị thành phố kể từ cuối thập niên 1970 sau khi ứng viên nặng ký cuối cùng của Đảng Cộng hòa thất cử trong cuộc bầu cử thị trưởng thành phố vào năm 1975 bởi một sai khác phiếu bầu khích khao. San Francisco đã không bầu quá 20% số phiếu cho một ứng cử viên tổng thống hay thượng viện kể từ năm 1988. Năm 2007, thành phố mở rộng chương trình trợ giúp y tế Medicaid và những chương trình y tế giúp đỡ người nghèo khác thành chương trình "San Francisco Lành mạnh". Chương trình này trợ giá một số dịch vụ y tế cho những cư dân hội đủ tiêu chuẩn.
San Francisco có một lịch sử thân thiện đối với người đồng tính. Đây là nơi thành lập tổ chức quyền của người đồng tính nữ đầu tiên tại Hoa Kỳ, Daughters of Bilitis; người tự nhận đồng tính nam đầu tiên ra ứng cử chức vụ công tại Hoa Kỳ là José Sarria; người tự nhận đồng tính nam đầu tiên được bầu vào chức vụ công tại Hoa Kỳ là Harvey Milk; người tự nhận đồng tính nữ đầu tiên được bổ nhiệm thẩm phán tại Hoa Kỳ là Mary C. Morgan; và ủy viên cảnh sát chuyển giới đầu tiên là Theresa Sparks. Dân số người đồng tính đông đảo của thành phố đã tạo ra và giữ vững một cộng đồng hoạt động văn hóa và chính trị trên nhiều thập niên, phát triển một sự hiện diện mạnh mẽ trong đời sống dân sự của San Francisco. Là một trong số các điểm đến hấp dẫn nhất cho du khách đồng tính quốc tế, thành phố là chủ nhà của cuộc diễu hành "Niềm tự hào San Francisco", một trong số các cuộc diễu hành đồng tính lớn nhất và xưa nhất.
San Francisco cũng có một cộng đồng rất năng nổ hoạt động vì môi trường. Bắt đầu với sự thành lập Câu lạc bộ Sierra năm 1892 đến thành lập "Friends of the Urban Forest" (những người bạn của rừng đô thị) năm 1981, San Francisco luôn ở phía trước trong nhiều cuộc thảo luận toàn cầu có liên quan đến môi trường thiên nhiên của chúng ta. Chương trình tái sinh vật liệu của San Francisco năm 1980 là một trong các chương trình tái sinh vật liệu rác sinh hoạt đầu tiên nhất. Đề xướng GoSolarSF (San Francisco, tiến tới với năng lượng mặt trời) của thành phố giúp thúc đẩy việc lắp đặt các hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời. Ủy ban Công chánh San Francisco đang giới thiệu chương trình "CleanPowerSF" (năng lượng sạch San Francisco) để bán điện từ các nguồn năng lượng tái sinh địa phương. SF Greasecycle (tái sinh dầu ăn San Francisco) là chương trình tái chế dầu ăn đã sử dụng để biến thành dầu sinh học diesel.
Dự án năng lượng mặt trời "Hồ Sunset" vừa mới hoàn thành đã lắp đặt 25.000 tấm thu năng lượng mặt trời trên nóc hồ chứa nước rộng 480.000 ft vuông (45.000 m²). Nhà máy phát điện 5 MegaWatt này cung cấp hơn gấp ba lần khả năng phát điện năng lượng mặt trời của thành phố khi nó hoạt động vào tháng 12 năm 2010.
Giải trí và nghệ thuật biểu diễn
Trung tâm Nghệ thuật Biểu diễn và Tưởng niệm Chiến tranh của San Francisco là nơi biểu diễn của một số đoàn nghệ thuật lâu đời nhất tại Hoa Kỳ. Nhà hát Nhạc kịch Tưởng niệm Chiến tranh là nơi biểu diễn của Nhạc kịch San Francisco, đoàn nhạc kịch lớn thứ hai tại Bắc Mỹ cũng như Vũ đoàn Ba lê San Francisco trong khi đó Nhạc giao hưởng San Francisco trình diễn trong Thính phòng Nhạc giao hưởng Davies. Nhà hát Herbst là nơi biểu diễn nhiều loại nhạc cũng như là nơi tổ chức những buổi nói chuyện trên sân khấu về nghệ thuật được phát thanh trực tiếp trên chương trình radio công cộng.
The Fillmore là một sân khấu âm nhạc trong khu Western Addition. Đây là diện mạo thứ hai của sân khấu lịch sử từng nổi tiếng trong thập niên 1960 dưới thời Bill Graham làm người quảng bá ca nhạc. Đây là nơi những ca nhạc sĩ nay đã thành danh biểu diễn lần đầu tiên như Grateful Dead, Janis Joplin, Led Zeppelin và Jefferson Airplane. Beach Blanket Babylon là một chương trình ca vũ nhạc kịch thường biểu diễn với đông đảo khán giả đến xem tại khu North Beach từ năm 1974.
Đoàn kịch "American Conservatory Theater" (A.C.T.) là một lực lượng biểu diễn nghệ thuật tại Vùng Vịnh San Francisco từ khi nó di chuyển đến San Francisco năm 1967. San Francisco thường xuyên là nơi lưu diễn quốc gia của các vở nhạc kịch Broadway tại một số sân khấu thuộc thời đại thập niên 1920 nằm trong khu Theater trong đó có nhà hát Curran, Orpheum, và Golden Gate.
Bảo tàng
Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại San Francisco (SFMOMA) là nơi trưng bài các tác phẩm nghệ thuật thế kỷ 20 và đương đại. Nó được di dời đến tòa nhà hiện tại trong khu dân cư South of Market năm 1995 và hiện nay hấp dẫn hơn 600 ngày lượt người thăm viếng mỗi năm. California Palace of the Legion of Honor là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật và cổ vật châu Âu tại tòa nhà trong Công viên Lincoln. Nó được xây dựng theo mẫu của Palais de la Légion d'Honneur ở Paris. Nó được Bảo tàng Mỹ thuật San Francisco điều hành. Bảo tàng mỹ thuật này cũng điều hành Bảo tàng Tưởng niệm M. H. de Young nằm trong Công viên Cổng Vàng. Bộ sưu tập của Bảo tàng de Young gồm có các mẫu vật trang trí Mỹ và mẫu vật nhân loại học từ châu Phi, châu Đại Dương và châu Mỹ. Trước khi được xây dựng với bộ dạng mạ đồng hiện tại và hoàn thành vào năm 2005, Bảo tàng de Young cũng là cơ sở của Bảo tàng Nghệ thuật Á châu mà trong đó có các cổ vật từ trên 6 ngàn năm lịch sử của Á châu. Bảo tàng Nghệ thuật Á châu di chuyển vào trong thư viện cũ của San Francisco gần Trung tâm Civic vào năm 2003.
Đối diện quảng trường Music Concourse từ Bảo tàng de Young là Viện Khoa học California, một bảo tàng lịch sử tự nhiên. Cơ sở vật chất hiện tại của nó gồm có một mái xanh là một thí dụ về kiến trúc thân thiện môi trường. Nó được mở cửa vào năm 2008. Nằm trên Bến cảng số 15 trên khu bến tàu Embarcadero, Exploratorium là một bảo tàng khoa học tương tác do nhà vật lý Frank Oppenheimer thành lập vào năm 1969. Hai chiếc tàu của bảo tàng đậu gần Bến Ngư Phủ là tàu chở hàng thời Chiến tranh thế giới thứ hai SS Jeremiah O'Brien và tàu ngầm USS Pampanito. Trên Nob Hill, Bảo tàng Xe Cáp San Francisco là bảo tàng còn hoạt động gồm có động cơ để kéo các dây cáp và kho chứa xe cáp.
Truyền thông
Tờ nhật báo chính tại San Francisco là tờ San Francisco Chronicle, hiện nay là tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất tại vùng Bắc California. Tờ Chronicle nổi tiếng nhất với cựu bình luận gia quá cố Herb Caen mà sự suy tư trầm ngâm hàng ngày của ông đã thu hút nhiều sự tán dương của độc giả và đại diện cho "tiếng nói của San Francisco". Tờ San Francisco Examiner, từng là viên đá góc của đế quốc truyền thông của William Randolph Hearst,bị suy giảm số lượng độc giả trong những năm qua và hiện nay biến thành tờ báo lá cải miễn phí hàng ngày dưới quyền người chủ mới. Sing Tao Daily tự tuyên bố là tờ báo lớn nhất trong số các nhật báo tiếng Hoa phục vụ vùng vịnh. Các tờ báo phụ hàng tuần gồm San Francisco Bay Guardian và SF Weekly. San Francisco Magazine và 7x7 là các tạp chí mặt bóng lớn viết về San Francisco. Tạp chí quốc gia Mother Jones cũng được đặt tại San Francisco.
Vùng Vịnh San Francisco là thị trường truyền hình lớn thứ sáu và thị trường radio lớn thứ tư tại Hoa Kỳ. Đài phát thanh xưa nhất của thành phố, KCBS (AM), bắt đầu trong vai trò một đài phát thanh thử nghiệm tại San Jose năm 1909 trước khi bắt đầu truyền thanh thương mại. KALW là đài phát thanh sóng FM đầu tiên của thành phố khi nó bắt đầu phát sóng vào năm 1941. Tất cả các hệ thống truyền hình lớn của Hoa Kỳ đều có đài thành viên phục vụ tại vùng. Đa số các đài thành viên đều đặt tại thành phố San Francisco. Cũng có một số đài truyền hình độc lập tại đây. BBC, CNN và ESPN có văn phòng tin tức vùng tại San Francisco. Đài truyền hình đầu tiên của thành phố là KPIX, bắt đầu phát hình năm 1948.
Truyền thông công cộng gồm có cả phát hình và phát thanh đều phát sóng dưới tên gọi bằng chữ cái KQED từ một cơ sở nằm gần khu dân cư Potrero Hill. KQED-FM là trạm thành viên truyền thanh công cộng quốc gia có nhiều người nghe nhất tại Hoa Kỳ. CNET và Salon.com có trung tâm tại San Francisco là hai công ty tiên phong sử dụng internet như trạm truyền thông đến mọi người. Kênh truyền hình vệ tinh không thương mại Link TV ra mắt năm 1999 tại San Francisco.
Các nhà phát minh của San Francisco đã tạo ra những dấu ấn cho truyền thông hiện đại. Năm 1877, Eadweard Muybridge đi đầu với công trình nghiên cứu về hình ảnh chuyển động. Đây là những hình ảnh chuyển động đầu tiên (phim). Rồi đến năm 1927, ống máy ảnh của Philo Farnsworth truyền đi hình ảnh đầu tiên. Đây là truyền hình đầu tiên.
Thể thao và giải trí
Đội bóng bầu dục San Francisco 49ers thuộc Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia (NFL) là đội bóng nhà nghề lớn trụ giữ lâu nhất trong thành phố. Đội bóng bắt đầu chơi vào năm 1946 trong Hội Bóng bầu dục Toàn-Mỹ (All-America Football Conference hay viết tắt là AAFC), gia nhập vào NFL năm 1950 và đóng tại sân vận động Candlestick Park năm 1971. Năm 2006, những chủ nhân của đội thông báo các kế hoạch di chuyển đội đến thành phố Santa Clara, California vào khoảng năm 2015; tên đội vẫn giữ nguyên là "San Francisco 49ers" cho dù đội nằm gần thành phố San Jose hơn. Đội 49ers đã thắng giải Super Bowl năm lần vào thập niên 1980 và thập niên 1990 dưới sự dẫn dắt của huấn lệnh viên Bill Walsh và George Seifert và các ngôi sao như Joe Montana, Steve Young, Ronnie Lott, và Jerry Rice.
Đội bóng chày San Francisco Giants rời Thành phố New York để đến California trước mùa giải năm 1958. Mặc dù kiêu hãnh với những ngôi sao như Willie Mays, Willie McCovey và Barry Bonds, đội trải qua 52 năm cho đến khi đoạt được danh hiệu World Series đầu tiên vào năm 2010 và đoạt thêm một danh hiệu vào năm 2012. Đội Giants chơi ở Oracle Park. Sân này mở cửa năm 2000, đây là một dự án viên đá góc của việc tái phát triển khu South Beach và Mission Bay. Năm 2012, San Francisco đứng số #1 trong số các thành phố bóng chày tốt nhất của Mỹ. Cuộc nghiên cứu xem xét vùng đô thị Hoa Kỳ nào đã sinh ra những đội bóng chày chủ lực nhất từ năm 1920.
Ở cấp bậc đại học, các đội thể thao của Đại học San Francisco tranh tài trong nhóm I thuộc Hội Thể thao Đại học Quốc gia (NCAA). Bill Russell đã dẫn dắt chương trình này đến chức vô địch bóng rổ vào năm 1955 và 1956. Các đội thể thao của Đại học Tiểu bang San Francisco và Đại học Academy of Art tranh tài trong Nhóm II. Oracle Park đã tổ chức các trận bóng bầu dục đại học trước mùa giải hàng năm kể từ năm 2002. Năm 2011, San Francisco làm sân nhà cho đội bóng bầu dục California Golden Bears tại sân Candlestick Park và Oracle Park trong khi sân vận động nhà của đội tại thành phố Berkeley được chỉnh trang.
Liên đoàn Bóng rổ San Francisco Pro-Am là một liên đoàn hè quan trọng cho các cầu thủ quan tâm được phát hiện bởi các nhà săn tìm tài năng. Các trận được tổ chức tại nhà thi đấu Kezar Pavilion 4 ngàn chỗ ngồi. Các cầu thủ gồm mọi cấp bậc tham gia cùng với sự xuất hiện thường xuyên của những cầu thủ nhà nghề NBA lúc ngoài mùa thi đấu.
Cuộc chạy bộ "Bay to Breakers", được tổ chức hàng năm từ năm 1912, nổi tiếng nhất vì các trang phục màu sắc và một tinh thần cộng đồng ngày hội. Cuộc chạy đua San Francisco Marathon thu hút trên 21 ngàn người tham gia. Cuộc tranh tài ba môn hỗn hợp có tên "Thoát khỏi từ Alcatraz" từ năm 1980 thu hút 2 ngàn vận động viên nhà nghề và nghiệp dư hàng đầu tham dự cuộc tranh tài hàng năm. Câu lạc bộ Olympic, thành lập năm 1860, là câu lạc bộ thể thao xưa nhất tại Hoa Kỳ. Sân golf tư của nó nằm trên ranh giới với Thành phố Daly, là nơi tổ chức năm lần giải U.S. Open. Sân golf Harding Park công cộng đôi khi là điểm dừng chân của giải PGA Tour. San Francisco sẽ tổ chức giải đua thuyền buồm "2013 America's Cup".
Với khí hậu lý tưởng cho các hoạt động ngoài trời, San Francisco có cơ hội và nguồn lực phong phú cho giải trí và thể thao mở rộng cũng như nghiệp dư. Có trên đường mòn dành cho xe đạp, làn xe đạp và đường xe đạp trong thành phố, Khu Embarcadero và Marina Green là nơi lý tưởng cho môn thể thao trượt ván. Các sân tennis công cộng rộng có ở trong Công viên Cổng Vàng và Công viên Dolores cũng như tại các sân nhỏ hơn trong các khu dân cư của thành phố. Người dân San Francisco thường được xếp trong số những người khỏe mạnh nhất tại Hoa Kỳ
Chạy tàu, đi thuyền buồm, lướt ván bằng buồm và bằng diều là trong số các hoạt động thể thao yêu chuộng trên Vịnh San Francisco. Thành phố bảo trì một bến thuyền buồm nằm trong Khu Marina. The St. Francis Yacht Club và Golden Gate Yacht Club are located in the Marina Harbor. Câu lạc bộ Thuyền buồm South Beach nằm kế bên Oracle Park và Cầu tàu số 39 có một bến đổ tàu thuyền rộng.
Công viên nước lịch sử nằm dọc bờ biển bắc San Francisco có hai câu lạc bộ chèo thuyền và bơi lội. Câu lạc bộ Chèo thuyền South End, thành lập năm 1873, và Câu lạc bộ Dolphin duy trì một sự ganh đua thân thiện giữa các thành viên. Các tay bơi có thể được nhìn thấy bơi lội gan lì hàng ngày trong vịnh với nhiệt độ nước thường là lạnh.
Bóng đá nam nghiệp dư được chơi trong thành phố San Francisco từ năm 1902 qua Liên đoàn Bóng đá San Francisco. Trên 40 đội trong 4 nhóm chơi khắp thành phố giữa tháng ba đến tháng mười một. Các trận dấu nhóm hàng đầu được chợi trong Sân vận động Boxer 3.500 chỗ ngồi. Bóng đá nữ nghiệp dư có trên 30 đội trong Liên đoàn Bóng đá Nữ Golden Gate.
Môn xe đạp đang phát triển tại San Francisco. Cơ quan Giao thông San Francisco tiến hành đếm số xe đạp hàng năm vào năm 2010 cho thấy con số người đi xe đạp tại 33 địa điểm tăng 58%, dựa theo số điếm cơ sở của năm 2006. Cơ quan Gia thông San Francisco ước tính rằng có khoảng 128.000 lượt người đi xe đạp mỗi ngày trong thành phố hay 6% tổng số lượt người di chuyển bằng tất cả các phương tiện. Những cãi tiến trong cơ sở hạ tầng dành cho xe đạp trong những năm gần đây bao gồm thêm các làn xe đạp và giá đậu xe đạp đã giúp cho giao thông bằng xe đạp tại San Francisco tiện lợi và an toàn hơn. Từ năm 2006, San Francisco đã nhận được tư cách "vàng" là một cộng đồng thân thiện với xe đạp từ Liên đoàn Xe đạp Mỹ.
Kinh tế
Du lịch, doanh nghiệp tư nhân thuê mướn nhiều lao động nhất thành phố, là xương sống của nền kinh tế San Francisco. Hình ảnh của thành phố thường xuyên được diễn tả trong âm nhạc, phim, và văn hóa đại chúng đã giúp cho thành phố và những danh lam thắng cảnh của nó được công nhận khắp thế giới. Chính tại thành phố này Tony Bennett "đã bỏ quên con tim của ông" với nhạc phẩm I Left My Heart in San Francisco, nơi tù nhân khét tiếng Birdman of Alcatraz trải qua nhiều năm cuối cùng của mình, nơi sản phẩm Rice-a-Roni được cho là sản phẩm khoái khẩu ưa chuộng, và nơi hài kịch tình huống ưa thích có tựa đề Full House được dàn dựng. San Francisco thu hút số lượng du khách ngoại quốc đứng thứ tư so với bất cứ thành phố nào tại Hoa Kỳ, đứng hạng 35 trong số 100 thành phố được viếng thăm nhiều nhất trên thế giới. Hơn 16,5 triệu du khách đến San Francisco năm 2012, bơm khoảng 8,9 tỷ đô la vào nền kinh tế thành phố. Với một cơ sở hạ tầng khách sạn lớn và một cơ sở tiện nghi dành cho hội nghị cấp bậc thế giới tại Trung tâm Moscone, San Francisco cũng nằm trong số 10 địa điểm đại hội hay hội nghị hàng đầu tại Bắc Mỹ. Theo một danh sách xếp hạng các thành phố du lịch hàng đầu của Euromonitor International, San Francisco được xếp thứ 33 trong số 100 thành phố được viếng thăm nhiều nhất trên thế giới.
Di sản của Cơn sốt vàng California đã biến San Francisco thành trung tâm tài chính và ngân hàng chính yếu tại Tây Duyên hải Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 20. Phố Montgomery trong Khu Tài chính San Francisco trở nên được biết tiếng như là "Phố Wall của miền Tây Hoa Kỳ". Nơi đây có Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco, tổng hành dinh của ngân hàng Wells Fargo và là nơi từng có Thị trường chứng khoán Duyên hải Thái Bình Dương (nay đã giải thể). Bank of America, một ngân hàng tiên phong trong việc tạo dịch vụ ngân hàng đến với tầng lớp trung lưu, được thành lập tại San Francisco vào thập niên 1960, đã xây dựng tòa nhà chọc trời danh lam hiện đại tại số 555 Phố California làm tổng hành dinh cho tổng công ty ngân hàng của mình. Nhiều cơ sở tài chính lớn, các ngân hàng đa quốc gia và công ty tài chính có trụ sở chính hoặc tổng hành dinh vùng trong thành phố. Với trên 30 cơ sở tài chính quốc tế, bảy công ty thuộc nhóm Fortune 500, và một cơ sở hạ tầng hỗ trợ lớn gồm các dịch vụ nghiệp vụ trong đó có luật pháp, quan hệ công chúng, kiến trúc và thiết kế, San Francisco được liệt kê là một trong số 18 thành phố Alpha World. San Francisco đứng thứ 18 trong số các thành phố sản xuất hàng đầu trên thế giới, và hạng thứ 12 trong số 20 trung tâm tài chính hàng đầu trên thế giới.
Từ thập niên 1990, kinh tế San Francisco bắt đầu trở nên ngày càng gắn chặt với kinh tế của thành phố San Jose và vùng Thung lũng Điện tử, đây là khu vực lân cận nằm ở phía nam thành phố. Chúng cùng chia sẻ nhu cầu về công nhân có giáo dục cao có những kỷ năng đặc biệt. San Francisco từng trở thành một tâm chấn của bong bóng Dot-com vào thập niên 1990, và sự bùng nổ sau này của Web 2.0 vào cuối thập niên 2000. Nhiều công ty internet và công ty khởi nghiệp nổi tiếng như Craigslist, Twitter, Square, Zynga, Salesforce.com, Airbnb, và Wikimedia Foundation trong số các công ty khác nữa thiết lập văn phòng đầu não tại San Francisco.
San Francisco đã và đang đặt mình vào vị trí như là một trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học và y tế sinh học. Khu dân cư Mission Bay, nơi có một chi nhánh thứ hai của Đại học California-San Francisco, tạo điều kiện cho một nền công nghiệp cấy chiết và phục vụ như tổng hành dinh của Viện Y học Tái sinh California, một cơ quan công cộng tài trợ các chương trình nghiên cứu tế bào gốc trên toàn tiểu bang. Tính đến năm 2009, có 1.800 kỹ sư sinh hóa và kỹ sư vật lý sinh học làm việc tại San Francisco với mức lương trung bình hàng năm là 92.620 đô la.
Các doanh nghiệp nhỏ với ít hơn 10 nhân công và các cơ sở tự làm chủ chiếm đến 85% tổng số doanh nghiệp toàn thành phố, đặc biệt các doanh nhân tự đứng ra thiết lập các công ty khởi nghiệp thì rất phổ biến. Con số người San Francisco làm việc cho các công ty có trên 1000 công nhân đã giảm xuống phân nửa từ năm 1977. Sự xâm nhập thành công của các tập đoàn bán lẽ quốc gia và chuỗi tiệm bán lẽ quốc gia vào trong thành phố không phải là không gặp nhiều khó khăn vì sự bất đồng giữa chính quyền và người dân thành phố. Trong một cố gắng để tạo cầu nổi cho doanh nghiệp nhỏ tự làm chủ tại San Francisco và bảo tồn đặt tính bán lẽ độc đáo của thành phố, Hội đồng Doanh nghiệp nhỏ ủng hộ một chiến dịch vận động để giữ thị phần bán lẽ lớn hơn cho nền kinh tế địa phương. Hội đồng thành phố đã sử dụng luật kế hoạch để hạn chế các khu dân cư nơi mà các chuỗi tiệm bán lẽ quốc gia có thể thiết lập tiệm bán lẽ của mình. Nỗ lực như thế đã được cử tri thành phố xác nhận qua lá phiếu.
Chính quyền thành phố là nơi thuê mướn nhân công hàng đầu của thành phố với 6,25% (trên 26.000 người) dân số thành phố, theo sau là Đại học California, San Francisco. Đứng thứ ba với 2,04% dân số (trên 8.000 người) là ngân hàng Wells Fargo.
Chính quyền và luật pháp
San Francisco, chính thức được biết với tên gọi Thành phố và Quận San Francisco, là một quận-thành phố thống nhất. Tính trạng quận-thành phố thống nhất được thiết lập kể từ khi đơn vị mà ngày nay là Quận San Mateo tách khỏi nó vào năm 1856. Đây là quận thành phố thống nhất duy nhất tại tiểu bang California. Thị trưởng thành phố cũng chính là viên chức hành chính quận và hội đồng quận hoạt động như một hội đồng thành phố. Dưới hiến chương thành phố, chính quyền San Francisco được thiết lập với hai ngành đồng quyền lực. Ngành hành pháp do thị trưởng lãnh đạo gồm có các viên chức được dân bầu và được bổ nhiệm trên toàn thành phố. Hội đồng quận gồm 11 thành viên do một chủ tịch lãnh đạo là ngành lập pháp có trách nhiệm thông qua luật lệ và ngân sách. Tuy nhiên cử tri San Francisco cũng có thể sử dụng các kiến nghị bầu cử trực tiếp để thông qua luật.
Thành viên hội đồng quận được bầu như người đại diện của khu vực riêng biệt nào đó trong thành phố. Nếu như thị trưởng qua đời hay từ chức thì chủ tịch hội đồng quận trở thành quyền thị trưởng cho đến khi toàn hội đồng quận chọn một người thay thế tạm thời cho hết nhiệm kỳ hiện tại của thị trưởng. Năm 1978, Dianne Feinstein nhận chức sau khi thị trưởng George Moscone bị ám sát. Bà sau đó được hội đồng quận chọn để chấm dứt hết nhiệm kỳ. Năm 2011, Edwin M. Lee được hội đồng quận chọn để chấm dứt nhiệm kỳ của Gavin Newsom, người vừa từ chức để nhận chức phó thống đốc California.
Vì địa vị quận-thành phố có một không hai tại California, chính quyền địa phương đảm trách quyền tài phán đối với bất động sản mà đáng ra nằm ngoài giới hạn quyền lực của một thành phố. Sân bay quốc tế San Francisco, tuy nằm trong Quận San Mateo, do Quận và Thành phố San Francisco làm chủ và điều hành. San Francisco cũng có một nhà tù phức hợp quận nằm trong một khu chưa hợp nhất thuộc Quận San Mateo, kế cận bên thành phố San Bruno. San Francisco cũng được phép thuê mướn vĩnh viễn Thung lũng Hetch Hetchy và trũng nước nằm trong Công viên Quốc gia Yosemite theo Đạo luật Raker năm 1913.
San Francisco phục vụ trong vai trò trung tâm vùng cho nhiều chi nhánh cơ quan liên bang trong đó có tòa án thượng thẩm Hoa Kỳ, Ngân hàng Dự trữ Liên bang và cơ sở đúc tiền kim loại Hoa Kỳ. Cho đến khi bị loại khỏi biên chế vào đầu thập niên 1990, thành phố có các cơ sở quân sự lớn tại đồn San Francisco, đảo Treasure, và Hunters Point. Tiểu bang California dùng San Francisco làm nơi đặt trụ sở tòa án tối cao tiểu bang và các cơ quan khác của tiểu bang. Các chính phủ ngoại quốc duy trì trên 70 tổng lãnh sự quán tại San Francisco.
Ngân sách thành phố cho năm tài chính 2011–12 là $6,83 tỷ đô la. Thành phố thuê mướn khoảng 27.000 công nhân.
Nhân khẩu
Cuộc điều tra dân số năm 2010 cho thấy San Francisco có dân số là 805.235. Mật độ dân số là 17.160 người trên mỗi dặm Anh vuông (6.632/km²). Dân số theo chủng tộc của San Francisco như sau: 390.387 da trắng (48,1%), 267.915 người gốc châu Á (33,3%), 48.870 người Mỹ gốc châu Phi (6,1%), 4.024 người Mỹ bản địa (0,5%), 3.359 người thuộc các đảo Thái Bình Dương (0,4%), 53.021 thuộc các dân tộc khác (6,6%), và 37.659 người thuộc từ hai chủng tộc trở lên (4,7%). Có 121.744 nói tiếng Tây Ban Nha (trong tiếng Anh được gọi là Hispanic hay Latino) thuộc mọi chủng tộc (15,1%). Người da trắng không phải gốc nói tiếng Tây Ban Nha chiếm 41,9% dân số, làm cho San Francisco trở thành một thành phố có người đa số (người da trắng) chiếm thiểu số mặc dù người da trắng nói tiếng Tây Ban Nha lập thành một số đông dân số.
Cuộc điều tra dân số này cho thấy 780.971 người (97,0% dân số) sống trong các hộ gia đình, 18.902 người (2,3%) sống riêng trong các khu nhóm tập thể và 5.362 (0,7%) sống trong các khu có người trợ giúp, thí dụ như viện dưỡng lão. Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ ước tính dân số San Francisco tăng đến 825.863 tính đến tháng 7 năm 2012.
Năm 2010, các cư dân gốc Hoa tiếp tục là nhóm dân tộc riêng biệt lớn nhất tại San Francisco với dân số là 21,4%; các nhóm dân châu Á khác là người Philippines (4,5%), người Việt Nam (1,6%), người Nhật (1.3%), người Ấn Độ (1,2%), người Triều Tiên (1,2%), người Thái Lan (0,3%), người Miến Điện (0,2%), người Campuchia (0,2%), cả người Indonesia và người Lào chiếm ít hơn 0,1% dân số thành phố.
Có 345.811 hộ gia đình trong số đó 63.577 hộ (18,4%) có con cái dưới tuổi 18 sống cùng cha mẹ, 109.437 hộ (31,6%) có cặp vợ chồng khác giới tính sống chung với nhau, 28.844 hộ (8,3%) có nam chủ hộ sống không có vợ, 12.748 hộ (3,7%) có nữ chủ hộ sống không có chồng. Có 21.677 hộ (6,3%) có cặp đôi khác giới tính chung sống nhưng không kết hôn và 10.384 hộ (3,0%) có cặp đôi cùng giới tính kết hôn hoặc không kết hôn. 133.366 hộ gia đình (38,6%) gồm có các cá nhân chung sống với nhau và 34.234 hộ (9,9%) có người sống một mình và có tuổi từ 65 trở lên. Hộ gia đình trung bình có 2,26 người. Có 151.029 gia đình (43,7% tổng số hộ gia đình); gia đình trung có 3,11 người.
Phân bố tuổi của thành phố là như sau: 107.524 người (13,4%) dưới tuổi 18, 77.664 người (9,6%) tuổi từ 18 đến 24, 301.802 người (37,5%) tuổi từ 25 đến 44, 208.403 người (25,9%) tuổi từ 45 đến 64 và 109.842 người (13,6%) tuổi từ 65 trở lên. Tuổi trung vị là 38,5 tuổi. Tỷ suất giới tính của thành phố là 102,9 nam trên 100 nữ.
Có 376.942 đơn vị nhà ở với mật độ trung bình là 1.625,5 đơn vị mỗi dặm vuông (627,6/km²) trong đó có 123.646 đơn vị (35,8%) có chủ nhà sinh sống, và 222.165 đơn vị (64,2%) được cho thuê. Tỉ lệ đơn vị không có chủ nhà sống trong đó là 2,3%; tỉ lệ đơn vị không có người thuê là 5,4%. 327.985 người (40,7% dân số) sống trong các đơn vị nhà ở có chủ nhà sinh sống và 452.986 người (56,3%) sống trong các đơn vị nhà ở cho thuê.
Với trên 17.000 người sống trên mỗi dặm vuông, San Francisco là thành phố lớn (dân số trên 200.000 người) có mật độ dân số đông hạng nhì tại Hoa Kỳ. San Francisco là địa điểm tập trung truyền thống của Vùng Vịnh San Francisco và hình thành một phần của vùng thống kê kết hợp San Francisco-Oakland-Fremont và vùng đại thống kê kết hợp San Jose-San Francisco-Oakland mà tổng dân số lên đến trên bảy triệu dân, làm cho vùng đại thống kê kết hợp này trở thành vùng lớn thứ năm tại Hoa Kỳ tính đến lần điều tra dân số năm 2000.
Người California, sinh ra tại bản xứ, hình thành con số phần trăm tương đối nhỏ dân số của thành phố: chỉ 37,7% người cư ngụ được sinh ra tại tiểu bang California trong khi đó 25,2% được sinh ra trong các tiểu bang khác. Hơn một phần ba cư dân thành phố (35,6%) được sinh ra bên ngoài Hoa Kỳ.
Dân số người gốc Trung Hoa tập trung đông đảo nhất trong Phố Tàu, Khu Sunset, và Khu Richmond trong khi đó người Phiilipines tập trung nhiều nhất tại Crocker-Amazon (là khu liền nhau với cộng đồng người Philipines tại Thành phố Daly, thành phố có người Philippines tập trung đông đảo nhất tại Bắc Mỹ) cũng như tại Khu South of Market. Sau khi giảm sút vào thập niên 1970 và 1980, cộng đồng Philippines trong thành phố đã và đang trải nghiệm một sự tái xuất đáng kể. Vùng Vịnh San Francisco là nơi cư ngụ của trên 382.950 người Mỹ gốc Philippines, một trong số các cộng đồng lớn nhất của người Philippines bên ngoài Philippines. Khu Tenderloin là nơi cư ngụ của một phần lớn dân số người Việt Nam của thành phố cũng như các doanh nghiệp và tiệm ăn mà được biết với cái tên Tiểu Sài Gòn của thành phố. Người Nhật và người Triều Tiên có một sự hiện diện lớn tại Khu Western Addition, là nơi có Phố Nhật của thành phố nằm trong đó. Dân số người gốc đảo Thái Bình Dương là 0,4% (0,8% bao gồm những người có một phần gốc đảo Thái Bình Dương). Trên phân nửa dân số người gốc đảo Thái Bình Dương là thuộc người Samoa thuộc Mỹ, cư ngụ trong Khu Bayview-Hunters Point và Visitacion Valley; người gốc đảo Thái Bình Dương chiếm trên ba phần trăm dân số tại cả hai cộng đồng vừa kể.
San Francisco có thiểu số người đa số (người da trắng là đa số tại Hoa Kỳ) vì người da trắng không nói tiếng Tây Ban Nha chiếm ít hơn phân nửa dân số thành phố với 41,9%, giảm từ 92,5% vào năm 1940. Các nhóm dân nói tiếng Tây Ban Nha chính yếu trong thành phố là người gốc México (7,4%), Salvador (2,0%), Nicaragua (0,9%), Guatemala (0,8%), và Puerto Rico (0,5%). Dân số người nói tiếng Tây Ban Nha tập trung đông đảo nhất tại Khu Mission, Khu Tenderloin và Khu Excelsior. Dân số người Mỹ gốc châu Phi của San Francisco giảm sút trong những thập niên vừa qua, từ 13,4% dân số năm 1970 xuống còn 6,1%. Phần trăm dân số hiện tại của người Mỹ gốc châu Phi tại San Francisco thì tương tự với phần trăm dân số của tiểu bang California; ngược lại, phần trăm dân số người nói tiếng Tây Ban Nha của thành phố thì ít hơn phân nửa phần trăm dân số tiểu bang. Đa số dân số người Mỹ gốc châu Phi cư ngụ trong các khu dân cư Bayview-Hunters Point và Visitacion Valley ở đông nam San Francisco và trong Khu Fillmore ở phần đông bắc thành phố.
Theo Thăm dò Cộng đồng Mỹ 2005, San Francisco có tỉ lệ phần trăm nhiều nhất các cá nhân đồng tính so với bất cứ 50 thành phố lớn nhất nào tại Hoa Kỳ với tỉ lệ là 15,4%. San Francisco cũng có tỉ lệ phần trăm cao nhất số hộ gia đình cùng giới tính so với bất cứ quận nào của Mỹ trong khi đó Vùng Vịnh San Francisco có sự tập trung cao hơn so với bất cứ vùng đô thị nào khác. Trong số các thành phố lớn của Hoa Kỳ, thành phố có tỉ lệ phần trăm lớn nhất về cư dân đồng tính, lưỡng tính với tỉ lệ là 15,4%.
Trong tất cả các thành phố lớn, San Francisco có tỉ lệ cư dân có bằng đại học hay cao đẳng đứng hạng nhì, chỉ sau thành phố Seattle. Trên 44% người lớn trong địa giới thành phố có bằng cử nhân hoặc cao hơn. Tờ USA Today tường trình rằng Rob Pitingolo, một nhà nghiên cứu chuyên theo dõi tỉ lệ tốt nghiệp đại học trên mỗi dặm vuông, tìm thấy rằng San Francisco có tỉ lệ cao nhất với 7.031 người trên mỗi dặm vuông, hay trên 344.000 người tổng cộng tốt nghiệp đại học trong thành phố rộng .
San Francisco xếp thứ ba các thành phố Mỹ về thu nhập trung bình của mỗi hộ gia đình với mức thu nhập năm 2007 là $65.519. Thu nhập trung bình của mỗi gia đình là $81.136 và San Francisco xếp thứ 8 trong số các thành phố lớn trên thế giới về tổng số tỉ phú được biết sống bên trong địa giới thành phố. Theo sau một chiều hướng quốc gia, sự di cư của các gia đình thuộc giới trung lưu đang góp phần mở rộng thêm cách biệt về thu nhập và để lại cho thành phố một tỉ lệ trẻ em là 14,5% ít hơn so với các thành phố lớn khác của Hoa Kỳ.
Tỉ lệ nghèo của thành phố là 11,8% và số gia đình sống nghèo khổ đứng ở tỉ lệ 7,4%, cả hai tỉ lệ đều thấp hơn so với trung bình toàn quốc. Tỉ lệ thất nghiệp đứng ở tỉ lệ 6,5% tính đến tháng 1 năm 2013. Vô gia cư đã và đang là vấn nạn gây tranh cãi và thường kỳ đối với San Francisco từ đầu thập niên 1980. Dân số người vô gia cư được ước tính là khoảng 13.500 với 6.500 sống trên đường phố. Thành phố được tin là có số lượng cao nhất số người vô gia cư tính theo đầu người so với bất cứ thành phố lớn nào của Hoa Kỳ. Tỉ lệ tội phạm xâm phạm bất động sản và tội phạm bạo lực được ghi nhận cho năm 2009 (736 và 4.262 vụ mỗi 100.000 dân theo thứ tự vừa kể) thì thất hơn chút ít so với các thành phố Hoa Kỳ có diện tích tương đương.
Tội phạm
Mặc dù San Francisco có ít tội phạm đối với một thành phố mang tầm cỡ của nó nhưng đây không phải là một nơi không tội phạm. Năm 2011, 50 vụ giết người được ghi nhận với tỉ lệ 6,1 vụ trên 100.000 dân. Có khoảng 134 vụ hiếp dâm, 3.142 vụ cướp và khoảng 2.139 vụ tấn công. Có khoảng 4.469 vụ đột nhập gia cư, 25.100 trộm cắp và 4.210 vụ trộm xe hơi. Khu vực Tenderloin có tỉ lệ tội phạm cao nhất tại San Francisco: 70% các vụ tội phạm bạo lực của thành phố và khoảng 1/4 vụ giết người của thành phố xảy ra tại khu dân cư này. Tenderloin cũng chứng kiến tỉ lệ cao người vô gia cư, lạm dụng ma túy, bạo lực băng đảng và mại dâm. Một khu khác có tỉ lệ tội phạm cao và có tình trạng suy thoái đô thị là khu Bayview-Hunters Point. Vô gia cư cũng là một vấn nạn đang gia tăng trong thành phố.
Nhiều băng đảng đường phố hiện diện trong thành phố trong đó có băng đảng gốc Nam Mỹ là MS-13, cũng như băng đảng da đen Crips trong khu Bayview - Hunters-Point. Có sự hiện diện của băng đảng gốc châu Á tại Phố Tàu. Năm 1977, một sự kình địch diễn ra giữa hai băng đảng gốc Hoa dẫn đến vụ nổ súng tấn công tại một nhà hàng trong Phố Tàu khiến cho 5 người chết và 11 người bị thương. Không có nạn nhân nào trong vụ tấn công này là thành viên băng đảng. Năm thành viên của băng đảng Joe Boys bị bắt và bị kết án. Năm 1990, một vụ xả súng có liên quan đến băng đảng đã khiến cho một người bị thiệt mạng và sáu người khác bị thương bên ngoài một họp đêm gần Phố Tàu. Năm 1998, sáu thiếu niên bị bắn chết và bị thương tại khu sân chơi Trung Hoa; một thiếu niên 16 tuổi sau đó bị bắt.
Thành phố chủ yếu được Sở Cảnh sát Thành phố San Francisco đảm nhận việc tuần tra. Sở Cảnh sát Quận San Francisco, Cảnh sát BART (chỉ đảm trách an ninh giao thông công cộng), Cảnh sát Amtrak, Cảnh sát Tuần tra Xa lộ California và nhiều cơ quan liên bang, tiểu bang, địa phương khác tiến hành làm nhiệm vụ thi hành luật pháp trong thành phố.
Giáo dục
Đại học và cao đẳng
Đại học California, San Francisco (UCSF) là chi nhánh duy nhất thuộc hệ thống Đại học California hoàn toàn chuyên biệt cho giáo dục hậu đại học về y khoa và sinh học. Trường được xếp trong số năm trường y khoa hàng đầu tại Hoa Kỳ và điều hành Trung tâm Y tế Đại học California, San Francisco, một trung tâm y tế nằm trong số 15 bệnh viện hàng đầu toàn quốc. UCSF thuê mướn nhân công địa phương nhiều đứng thứ hai, chỉ sau chính quyền San Francisco. Một chi nhánh rộng tại Khu Mission Bay được mở cửa vào năm 2003, bổ sung thêm cho cơ sở gốc của trường tại Parnassus Heights. Nó gồm có chỗ nghiên cứu và các cơ sở vật chất cho khoa đời sống và công nghệ sinh học và sẽ tăng gấp đôi tầm mức họp tác nghiên cứu của UCSF. Tổng cộng, UCSF điều hành trên 20 cơ sở trên khắp San Francisco. Đại học California, Trường luật Hastings, thành lập trong khu Trung tâm Civic năm 1878, là trường luật xưa nhất tại tiểu bang California và là nơi đào tạo ra nhiều thẩm phán tiểu bang hơn bất cứ học viện nào khác. Hai viện đại học thuộc hệ thống Đại học California của San Francisco mới đây đã liên kết chính thức để hình thành Hiệp hội UCSF/UC Hastings về Luật, Khoa học và Chính sách Y tế.
Đại học Tiểu bang San Francisco là một phần của hệ thống Đại học Tiểu bang California và nó nằm gần hồ Merced. Trường có khoảng 30.000 sinh viên và cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ cho trên 100 ngành học. Cao đẳng Thành phố San Francisco, với cơ sở chính tại khu Ingleside, là một cao đẳng cộng đồng lớn nhất trên toàn quốc. Nó có số lượng ghi danh theo học là khoảng 100.000 sinh viên. Trường có đa dạng chương trình giáo dục chuyển tiếp lên bậc đại học bốn năm.
Được thành lập năm 1855, Đại học San Francisco, một đại học tư của Hội thánh Jesus nằm trên Núi Lone, là học viện giáo dục cấp cao xưa nhất tại San Francisco và là một trong số các đại học xưa nhất được thành lập ở phía tây sông Mississippi. Đại học Golden Gate là một đại học tư đồng giáo dục không giáo phái được thành lập nằm 1901 và nằm trong khu tài chính San Francisco. Trường chính yếu là học viện hậu-đại học chuyên về đào tạo nghiệp vụ luật và thương nghiệp, với một ít chương trình đào tạo cử nhân có liên quan đến phân khoa nghiệp vụ và hậu đại học của trường.
Vớ số lượng 13.000 sinh viên ghi danh theo học, Đại học Academy of Art là học viện nghệ thuật và thiết kế lớn nhất trên toàn quốc. Thành lập năm 1871, Học viện Nghệ thuật San Francisco là trường nghệ thuật xưa nhất ở phía tây sông Mississippi. Cao đẳng Nghệ thuật California, nằm ở phía bắc Potrero Hill, có các chương trình về kiến trúc, mỹ thuật, thiết kế và viết văn. Bảo tồn Âm nhạc San Francisco, trường nhạc độc lập duy nhất trên Tây Duyên hải Hoa Kỳ, cấp bằng về nhạc cụ hòa nhạc, nhạc thính phòng, sáng tác và nhạc trưởng. Học viện Ẩm thực California, có liên quan với chương trình Le Cordon Bleu, có các chương trình về nghệ thuật nấu ăn, nghệ thuật nướng và làm bánh bột nhồi và điều hành nhà hàng và phục vụ khách hàng.
Trường tiểu và trung học
Các trường công lập do Học khu Thống nhất San Francisco điều hành trong khi đó ban giáo dục tiểu bang đảm trách điều hành một số trường bán công. Trung học Lowell, trường trung học công lập xưa nhất ở phía tây sông Mississippi của Hoa Kỳ, cùng với Trường Trung học Nghệ thuật nhỏ hơn là hai trong số các trường thu hút của San Francisco ở cấp bậc trung học. Dưới 30% dân số độ tuổi đi học của thành phố học tại một trong số hơn 100 trường công lập hay trường do tôn giáo lập, so với tỉ lệ 10% trên toàn quốc. Gần 40 trong số các trường là trường công giáo do Giáo phận San Francisco điều hành.
Giao thông
Xa lộ cao tốc và đường lộ
Vì vị trí địa lý độc đáo và sự phản đối xây xa lộ cao tốc vào cuối thập niên 1950, nên San Francisco là một trong số ít các thành phố Mỹ có những đường lộ đô thị lớn thay vì có vô số các xa lộ bên trong thành phố.
Xa lộ Liên tiểu bang 80 bắt đầu gần Cầu Vịnh San Francisco – Oakland và là đường nối trực tiếp duy nhất cho xe cộ sang Vịnh East. Quốc lộ Hoa Kỳ 101 nối đến điểm đầu phía tây của Xa lộ Liên tiểu bang 80 và tạo lối đi đến phía nam thành phố dọc theo Vịnh San Francisco về phía Thung lũng Điện tử. Đi hướng bắc, lộ trình của Quốc lộ Hoa Kỳ 101 sử dụng các đường phố: Phố Mission, Đường Van Ness, Phố Lombard, Đường Richardson, và Lộ Doyle để nối đến cầu Cổng Vàng, đây là lối trực tiếp duy nhất cho xe cộ đến Quận Marin và Vịnh North.
Xa lộ Tiểu bang California 1 cũng đi vào San Francisco từ phía bắc qua ngã cầu Cổng Vàng nhưng quay về hướng nam ra khỏi lộ trình của Quốc lộ Hoa Kỳ 101, đầu tiên đi vào Đại lộ Park Presidio qua Công viên Cổng Vàng và rồi cắt hai phần phía tây thành phố trong vai trò là đường lộ thông trên Đường 19, nhập với Xa lộ Liên tiểu bang 280 tại ranh giới phía nam thành phố. Xa lộ Liên tiểu bang 280 tiếp tục lộ trình hướng nam dọc theo phần giữa của bán đảo đến thành phố San Jose. Xa lộ Liên tiểu bang 280 cũng quay về hướng đông dọc theo rìa phía nam của thành phố, kết thúc ngay phía nam cầu vịnh San Francisco trong khu dân cư South of Market. Sau trận động đất Loma Prieta 1989, các lãnh đạo thành phố quyết định phá hủy Xa lộ Cao tốc Embarcadero và cử tri cũng chấp thuận san bằng một phần Xa lộ Cao tốc Central, biến chúng trở thành các đại lộ nằm trên mặt phố.
Xa lộ Tiểu bang California 35, chạy phần nhiều trên chiều dài bán đảo dọc theo sống lưng của Dãy núi Santa Cruz, đi vào thành phố từ phía nam với tên gọi Đại lộ Skyline, đi theo các đường phố thành phố cho đến khi nó chấm dứt tại giao lộ với Xa lộ Tiểu bang California 1. Xa lộ Tiểu bang California 82 đi vào San Francisco từ phía nam với tên gọi Phố Mission, theo con đường của Lộ Hoàng gia lịch sử (tiếng Tây Ban Nha là El Camino Real) và kết thúc ngay sau đó tại giao lộ của nó với Xa lộ Liên tiểu bang 280. Đầu phía tây của Xa lộ Lincoln xuyên lục địa lịch sử là tại Công viên Lincoln. Các đường lộ thông suốt chính chạy hướng đông-tây gồm có Đại lộ Geary, hàng lang Đường Lincoln/Phố Fell, và Phố Market/Đường Portola.
Giao thông công cộng
32% người dân San Francisco sử dụng giao thông công cộng để đi làm việc hàng ngày, xếp thứ nhất trên Tây Duyên hải Hoa Kỳ và thứ ba trên toàn Hoa Kỳ. "San Francisco Municipal Railway" (nghĩa là Đường sắt khu tự quản San Francisco), được biết như Muni, là hệ thống trung chuyển công cộng chính yếu của San Francisco. Muni là hệ thống trung chuyển lớn thứ bãy tại Hoa Kỳ với 210.848.310 lượt hành khách sử dụng trong năm 2006. Hệ thống này gồm có cả hệ thống xe điện đô thị và xe điện ngầm, gọi là "Muni Metro", và một hệ thống lớn toàn xe buýt. Ngoài ra, hệ thống này cũng điều hành tuyến xe điện thô sơ lịch sử chạy trên Phố Market từ Phố Castro đến Bến Ngư Phủ. Nó cũng điều hành các xe cáp nổi tiếng của San Francisco. Các xe cáp này được chính phủ Hoa Kỳ xếp hạng danh lam lịch sử quốc gia và là một điểm thu hút du khách chính.
"Bay Area Rapid Transit" (có nghĩa Trung chuyển nhanh vùng vịnh), một hệ thống đường ray cấp vùng, nối thành phố San Francisco với Vịnh East (vịnh phía đông) qua Transbay Tube (có nghĩa ống giao thông qua vịnh) nằm dưới nước. Tuyến ống này chạy dưới Phố Market đến Trung tâm Civic nơi nó quay về hướng nam đến Khu Mission ở phần phía nam thành phố và đi qua phía bắc Quận San Mateo đến Sân bay quốc tế San Francisco, và Millbrae.
Một hệ thống đường sắt đô thị khác là "Caltrain" chạy từ San Francisco dọc theo bán đảo San Francisco đến San Jose.
"Transbay Terminal" (có nghĩa nhà ga giao thông vịnh) phục vụ trong vai trò một điểm khởi hành hay kết thúc cho các tuyến xe buýt đường dài (thí dụ như hệ thống xe buýt toàn quốc Greyhound) và như xa cảng cho các hệ thống xe buýt vùng như AC Transit (phục vụ các quận Alameda & Contra Costa), WestCAT, SamTrans (phục vụ Quận San Mateo), và Golden Gate Transit (phục vụ Quận Marin và Sonoma).
Amtrak California chạy tuyến xe buýt con thoi từ San Francisco đến ga xe lửa phía bên kia vịnh trong thành phố Emeryville. Các tuyến đường sắt từ trạm Emeryville gồm có Capitol Corridor, San Joaquin, California Zephyr, và Coast Starlight. Cũng có tuyến đường sắt liên thành phố đi miền nam đến San Luis Obispo, California với trạm ngừng và chuyển tiếp qua Pacific Surfliner.
Megabus hiện thời tái phục vụ xe buýt liên thành phố tại tiểu bang California và Nevada. Hành khách San Francisco có thể chọn ba tuyến đường (San Francisco-San Jose-Los Angeles, San Francisco-Oakland-Los Angeles, & San Francisco-Sacramento-Reno). Điểm dừng tại San Francisco nằm trước trạm Caltrain ở ngã tư đường số 4 và Phố King.
"San Francisco Bay Ferry" (có nghĩa Phà Vịnh San Francisco) hoạt động từ nhà ga bến phà và Cầu tàu 39 đến các điểm tại thành phố Oakland, Alameda, Đảo Bay Farm, South San Francisco, và lên phía bắc đến Vallejo trong Quận Solano. "Golden Gate Ferry" (có nghĩa Phà Cổng Vàng) là công ty phà khác, phục vụ giữa San Francisco và Quận Marin. "Soltrans" (có nghĩa là Trung chuyển Quận Solano) phục vụ xe buýt phụ giữa nhà ga phà và Vallejo.
Xe đạp là phương tiện giao thông phổ biến tại San Francisco. 75.000 người dùng xe đạp đi lại làm việc hàng ngày.
Bộ hành cũng là cách giao thông chính. Năm 2011, Công ty tư nhân Walk Score (có nghĩa Ghi điểm đi bộ) xếp thành phố San Francisco là thành phố đi bộ nhiều nhất đứng thứ hai tại Hoa Kỳ.
San Francisco là nơi đầu tiên áp dụng việc cho thuê xe ngắn hạn, tính theo giờ (tiếng Anh là carsharing hay car sharing) tại Hoa Kỳ. Tổ chức bất vụ lợi "City Carshare" mở cửa năm 2001. "Zipcar" không bao lâu sau đó mở cửa.
"Cùng chia sẻ xe đạp" là dự án sẽ được giới thiệu vào tháng 8 năm 2013 cho thành phố San Francisco. Cơ quan Giao thông Khu tự quản San Francisco và Khu Quản lý Chất lượng Không khí Vùng Vịnh có kế hoạch khởi động hệ thống xe đạp gồm 500 chiếc tại trung tâm phố chính San Francisco.
Các sân bay
Mặc dù nằm cách phía nam phố chính San Francisco khoảng trong khu chưa hợp nhất thuộc Quận San Mateo, Sân bay quốc tế San Francisco (SFO) nằm dưới thẩm quyền của thành phố và quận San Francisco. SFO là trung tâm trung chuyển của các hãng hàng không United Airlines và Virgin America. SFO là cửa ngỏ quốc tế chính đến châu Á và châu Âu với nhà ga quốc tế lớn nhất tại Bắc Mỹ. Năm 2011, SFO là sân bay bận rộn thứ 8 tại Hoa Kỳ và thứ 22 trên thế giới, tiếp nhận trên 40,9 triệu hành khách.
Sân bay quốc tế Oakland nằm phía bên kia vịnh. Đây là một sân bay giá rẻ và đông đúc, cho hành khách sự chọn lựa với Sân bay quốc tế San Francisco. Về mặt địa lý, Sân bay quốc tế Oakland nằm cách phố chính San Francisco một khoảng tương tự như Sân bay quốc tế San Francisco nhưng vì vị trí của nó nằm ở phía bên kia Vịnh San Francisco nên khoảng cách lái xe xa hơn từ San Francisco.
Hải cảng
Cảng San Francisco trước đây từng là một hải cảng lớn nhất và bận rộn nhất trên Tây Duyên hải Hoa Kỳ. Nó gồm có nhiều cầu tàu nằm thẳng góc với bờ vịnh. Cảng tiếp nhận hàng đi và đến từ các nơi liên-Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Hải cảng này là trung tâm tây duyên hải của ngành giao thương gỗ. Cuộc đình công Tây Duyên hải với sự mở màn là cuộc tổng đình công tại San Francisco năm 1934, một hồi quan trọng trong lịch sử công đoàn Mỹ, đã làm cho phần lớn các hải cảng Tây Duyên hải Hoa Kỳ tê liệt. Việc sử dụng các thùng lớn vận chuyển hàng hóa đã khiến cho các hải cảng sử dụng cầu tàu trở nên lỗi thời. Kết cục là đa số bến đổ cho tàu chở hàng hóa thương mại được di chuyển đến Cảng Oakland và Cảng Richmond.
Nhiều cầu tàu vẫn bị bỏ rơi trong nhiều năm cho đến khi Xa lộ Cao tốc Embarcadero bị san bằng để tái mở mặt tiền bờ vịnh và cho phép tái phát triển. Điểm nổi bật của cảng là Tòa nhà bến phà San Francisco. Tuy vẫn còn phục vụ hành khách đi lại bằng phà nhưng tòa nhà đã được chỉnh trang và tái phát triển thành một trung tâm thương mại và dịch vụ ăn uống. Các hoạt động khác của cảng hiện nay tập trung vào việc phát triển bất động sản bên bờ vịnh để hỗ trợ cho ngành du lịch và giải trí.
Hiện nay cảng sử dụng Cầu tàu số 35 để tiếp nhận từ 60-80 lần ghé bến của tàu du lịch và 200.000 hành khách đến thăm San Francisco. Các cuộc hành trình từ San Francisco thường bao gồm các chuyến du lịch bằng tàu đi và về đến Alaska và México. Dự án ga tàu du lịch James R. Herman mới tại Cầu tàu 27 được dự tính mở cửa năm 2014 để thay thế Cầu tàu 35. Nhà ga chính hiện thời tại Cầu tàu 35 không có khả năng tiếp nhận các tàu du lịch mới vừa dài và vừa chở được nhiều hàng khách. Nó cũng không thể cung cấp đầy đủ các tiện nghi cần thiết trong vai trò một ga tàu du lịch quốc tế.
Ngày 16 tháng 3 năm 2013, tàu du lịch Grand Princess thuộc công ty tàu du lịch Princess Cruises trở thành tàu du lịch đầu tiên sử dụng San Francisco làm cảng nhà quanh năm. Chiếc tàu này đưa khách du lịch đến Alaska, bờ biển của California, Hawaii và México. Chiếc Grand Princess sẽ ở San Francisco cho đến tháng 4 năm 2014.
Đại sử quán, tổng lãnh sự quán và thành phố kết nghĩa
San Francisco tham gia chương trình thành phố kết nghĩa. Tổng số có 41 tổng lãnh sự quán và 23 lãnh sự quán vinh dự có văn phòng tại Vùng Vịnh San Francisco
Các cơ quan ngoại giao ngoại quốc
Thành phố kết nghĩa
Abidjan, Bờ Biển Ngà (1986)
Amman, Jordan (2010)
Assisi, Ý (1969)
Bangalore, Ấn Độ (2009)
Barcelona, Tây Ban Nha (2010)
Cork, Ireland (1984)
Đài Bắc, Đài Loan (1969)
Haifa, Israel (1973)
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam (1995)
Kraków, Ba Lan (2009)
Manila, Philippines (1981)
Osaka, Nhật Bản (1957)
Paris, Pháp (1997)
Seoul, Hàn Quốc (1975)
Sydney, Úc (1968)
Thessaloniki, Hy Lạp (1990)
Thượng Hải, Trung Quốc (1979)
Zurich, Thụy Sĩ (2003) |
San Diego là một thành phố duyên hải miền nam tiểu bang California, góc tây nam Hoa Kỳ lục địa, phía bắc biên giới México. Thành phố này là quận lỵ của Quận San Diego và là trung tâm kinh tế vùng đô thị San Diego—Carlsbad—San Marcos. Tính đến năm 2010 Thành phố San Diego có 1,301,617 người. San Diego là thành phố lớn thứ nhì trong tiểu bang California (sau thành phố Los Angeles), và lớn thứ tám tại Hoa Kỳ.
Lịch sử
San Diego được thành lập vào năm 1602 trong thuộc địa Tân Tây Ban Nha đặt tên theo Thánh Điđacô ("San Diego" trong tiếng Tây Ban Nha). Trước khi người châu Âu đến lập nghiệp thì người thổ dân Kumeyaay và tổ tiên của họ đã cư ngụ trong vùng cách đây hơn 10,000 năm. Năm 1822, San Diego trở thành một phần của nước México mới giành độc lập. Sau Chiến tranh Mỹ-Mexico, thành phố đã được sáp nhập vào Hoa Kỳ.
Dùng đường bộ, San Diego cách Los Angeles 2½ giờ xe chạy về phía nam và nửa giờ xe về phía bắc từ Tijuana, Mexico.
Khí hậu
San Diego là một thành phố nằm ngay bên bờ Thái Bình Dương, sát biên giới Mexico, San Diego có khí hậu ấm áp quanh năm và được gọi là thành phố tốt nhất nước Mỹ.
Chú thích |
Người Mỹ gốc Việt (tiếng Anh: Vietnamese Americans) là những người định cư tại Hoa Kỳ có nguồn gốc người Việt. Với tổng dân số được ước tính hiện nay hơn 2,2 triệu người, họ chiếm khoảng một nửa dân số người Việt hải ngoại trên thế giới. Theo số liệu của Migration Policy Institute, Viện Nghiên cứu về Chính sách Di dân, thì trong số đó có khoảng 116 nghìn người cư trú bất hợp pháp. Họ cũng là cộng đồng dân tộc gốc Á lớn thứ tư tại Hoa Kỳ, sau người Mỹ gốc Hoa, người Mỹ gốc Ấn, và người Mỹ gốc Philippines.
Phần lớn người Việt di cư đến Hoa Kỳ kể từ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, với những người nhập cư đầu tiên là những người tị nạn từ Việt Nam Cộng hòa được chính phủ Hoa Kỳ di tản. Tiếp theo là những thuyền nhân vượt biên ra nước ngoài bằng đường biển. Kể từ thập niên 1990, những người Việt định cư vào Hoa Kỳ chủ yếu là để đoàn tụ gia đình. Người Mỹ gốc Việt bắt đầu hòa nhập vào xã hội Hoa Kỳ và trở thành một cộng đồng dân tộc thiểu số đáng kể tại quốc gia này.
Lịch sử
Đợt thứ nhất
Lịch sử của người Mỹ gốc Việt chỉ mới diễn ra gần đây trong khoảng mấy mươi năm gần đây. Trước 1975, những người Việt tại Mỹ là vợ hoặc con của những người lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam hoặc là học sinh, thương gia đến định cư ở Mỹ, ước tính khoảng từ 15.000 đến 18.000 người. Sau khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, kết thúc Chiến tranh Việt Nam, làn sóng tị nạn đầu tiên bắt đầu. Vì lo sợ bị chính quyền mới trả thù, làn sóng người đầu tiên rời Việt Nam vào mùa xuân năm 1975 gồm khoảng 125.000, đa số là gia đình quân nhân của Việt Nam Cộng hòa, dân thị thành, thành phần có học thức hoặc có công tác với quân đội Hoa Kỳ. Họ được chính phủ Hoa Kỳ vận chuyển bằng máy bay đến những căn cứ tại Philippines và Guam, và sau đó được di chuyển đến những trung tâm tị nạn khắp nước Mỹ.
Những người tị nạn này, lúc đầu không nhận được sự hoan nghênh của dân chúng Hoa Kỳ; một cuộc thăm dò ý kiến vào năm 1975 cho thấy chỉ có 36% người dân Hoa Kỳ chấp nhận việc nhập cư của người Việt qua nước họ. Tuy vậy, Tổng thống Gerald Ford và những viên chức khác ủng hộ họ một cách mạnh mẽ bằng việc thông qua Đạo luật Di trú và Người Tị nạn Đông Dương (Indochina Migration and Refugee Act) trong năm 1975, cho phép họ nhập cư đến Hoa Kỳ bằng một vị thế đặc biệt. Những người Việt tị nạn được bố trí định cư rải rác khắp nước để giảm thiểu tác động của họ đối với những cộng đồng địa phương và hạn chế sự hình thành những khu vực tập trung dân tộc thiểu số. Tuy thế, trong vài ba năm thì hầu hết người Việt tị nạn đã tái định cư tại California và Texas, khiến hai tiểu bang này có dân số người Mỹ gốc Việt cao hơn cả.
Ở trại Chaffee nơi tạm cư của người tỵ nạn năm 1975 có tấm bia ghi sự kiện này:
Đợt thứ hai
Năm 1976 bắt đầu làn sóng người Việt di cư thứ hai cho đến giữa thập niên 1980. Ngay sau khi thống nhất Việt Nam, chính quyền mới tập trung nhiều thành phần liên quan đến chính quyền Việt Nam Cộng hòa và đưa họ đi học tập cải tạo. Những người trong trại được dạy chủ nghĩa Marx-Lenin trong từ vài ba tháng tới vài ba năm, phải lao động sản xuất để tự cấp tự túc lương thực thực phẩm. Nguyên nhân khác là chính sách kinh tế lúc đó giới hạn tối đa các quyền tự do kinh doanh của người dân, nền kinh tế bao cấp trở nên trì trệ gây ra tình trạng khốn khó cho dân chúng trong đời sống. Nguyên nhân quan trọng khác là Chiến tranh biên giới Tây Nam giữa Việt Nam và Khmer Đỏ, các tỉnh phía Nam giáp biên giới với Campuchia thường xuyên bị quân Khmer Đỏ bắn phá, tập kích khiến nhiều thường dân thiệt mạng, những người dân khác trở nên lo sợ chiến tranh sẽ lan tới nên tìm cách di tản hàng loạt. Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc tuyên truyền cho người Việt là hãy rời khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt vì quan hệ Việt Nam - Trung Quốc khi đó rất căng thẳng và đã có chiến tranh vào năm 1979.
Hàng trăm ngàn người chấp nhận vượt biên trong những chiếc ghe nhỏ chật chội, cực kỳ nguy hiểm trước những cơn sóng gió bất thần của biển Đông. Nếu thoát được hải tặc Thái Lan, Campuchia, hay những cơn sóng lật úp thuyền, họ thường được đến những trại tị nạn ở Thái Lan, Singapore, Indonesia, Hồng Kông hoặc Philippines, hầu đợi đi định cư ở nước thứ ba. Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Người Tị nạn năm 1980 (Refugee Act of 1980), giảm bớt những giới hạn việc nhập cư, trong khi nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chấp nhận Chương trình Ra đi Có trật tự (Orderly Departure Program hay ODP) do Hoa Kỳ đề xuất, dưới sự điều khiển của Cao ủy Tị nạn Liên Hợp Quốc (United Nations High Commissioner for Refugees) do áp lực của quốc tế và nhu cầu đoàn tụ của nhiều người dân có thân nhân đã sinh sống tại hải ngoại. Chương trình này cho phép một số người dân rời khỏi Việt Nam một cách hợp pháp để đoàn tụ gia đình và những đạo luật của Hoa Kỳ được thông qua cho phép con cái của những quân nhân Hoa Kỳ và những cựu tù nhân chính trị và gia đình họ cũng như gia đình những người có con lai Mỹ được định cư ở Hoa Kỳ. Giữa những năm 1981 và 2000, Hoa Kỳ tiếp nhận 531.310 người tị nạn từ Việt Nam.
Nhân khẩu
Theo Điều tra dân số Hoa Kỳ 2000, có 1.122.528 người tự nhận là thuần gốc Việt và 1.223.736 khi tính thêm các người Việt lai với các chủng tộc khác. Trong số đó, 447.032 người (39,8%) sống ở California và 134.961 (12,0%) sống ở Texas. Nơi người gốc Việt sống đông nhất bên ngoài nước Việt Nam là Quận Cam, California, có 135.548 người Việt. Những công ty người Việt có ở khắp nơi tại Westminster và Garden Grove, còn được gọi là khu Sài Gòn Nhỏ (Little Saigon): tại Westminster họ chiếm 30,7% dân số và tại Garden Grove họ chiếm 21,4% dân số.
Người Mỹ gốc Việt là một trong những nhóm người nhập cư mới nhất tại Hoa Kỳ, cho nên họ là nhóm có tỷ lệ người lai chủng tộc khác thấp nhất trong các nhóm người Mỹ gốc Á chính. Theo điều tra năm 2000, có đến 1.009.627 người 5 tuổi trở lên tự khai rằng họ nói tiếng Việt ở nhà, làm cho tiếng Việt đứng thứ 7 trong những ngôn ngữ phổ thông tại Hoa Kỳ.
Là người tị nạn, người Mỹ gốc Việt có một tỷ lệ nhập tịch khá cao, cao nhất trong các nhóm người gốc Á châu. Trong năm 2007, 72,6% của những người sinh ngoài Hoa Kỳ là công dân, cộng thêm 37,5% số người sinh tại Hoa Kỳ dẫn đến tổng cộng 82,8% người Mỹ gốc Việt là công dân Mỹ.
Theo cuộc khảo sát năm 2007, người Mỹ gốc Việt có tỉ lệ 50,5% nữ và 49,5% nam, và tuổi trung bình là 34,5, so với 36,7 cho toàn bộ dân số Hoa Kỳ. Tỉ lệ tuổi tác cho người Mỹ gốc Việt là:
Mỗi gia đình có trung bình 3,8 người, so với 3,2 người cho người Mỹ nói chung. Số tiền thu nhập cho mỗi đầu người Mỹ gốc Việt hàng năm là 20.074 đô la, thấp hơn con số 26.688 đô la cho mỗi người Mỹ.
Tính về trình độ học vấn, người Mỹ gốc Việt có tỉ lệ người chưa tốt nghiệp trung học (26,7%) cao hơn người Mỹ nói chung (15,5%) trong số những người trên 25 tuổi - bởi vì một lượng lớn người Việt khi đến Mỹ đã đến tuổi lao động và cộng thêm tiếng Anh thì không rành. Nhưng số người Mỹ gốc Việt có bằng cử nhân (19,1%) thì cao hơn người Mỹ nói chung (17,4%) - những người Việt này phần lớn là F2, sinh ra tại Mỹ, hoặc đến Mỹ khi còn nhỏ tuổi.
Tính tới năm 2012, số người Việt nhập cư chiếm 3% tổng số dân sinh ra ở ngoại quốc, mà là 40,8 triệu người. Số người Việt di cư vào năm 1980 là khoảng 231.000 tăng tới gần 1,3 triệu vào năm 2012, trở thành số dân cư sinh ở ngoại quốc đông hạng 6 ở Hoa Kỳ, hạng 4 so với dân từ Á Châu, sau Ấn Độ, Philippines và Trung Quốc. Khoảng chừng 160 ngàn người Việt sống bất hợp pháp ở Hoa Kỳ, đứng hạng thứ 10, chiếm 1% trong khoảng 11,4 triệu người ở lậu tại đây.
Chính trị
Theo một cuộc nghiên cứu năm 2008 của Học viện Manhattan, người Mỹ gốc Việt là một trong những nhóm người nhập cư có chỉ số hội nhập cao nhất tại Hoa Kỳ. Trong khi chỉ số hội nhập về văn hóa và kinh tế không có gì đặc biệt khi so với các nhóm khác (có thể vì sự khác biệt ngôn ngữ giữa tiếng Anh và tiếng Việt), chỉ số hội nhập về quyền công dân là cao nhất trong các nhóm người nhập cư đáng kể. Người Mỹ gốc Việt là những người tị nạn chính trị, xem việc về lại Việt Nam là việc bất khả thi, nên tham gia các hoạt động chính trị tại Hoa Kỳ với tỷ lệ rất cao. Người Mỹ gốc Việt có tỉ lệ nhập tịch cao nhất trong tất cả các nhóm người nhập cư: trong năm 2015, 86% số người Việt ở Mỹ có đủ điều kiện nhập tịch đã là công dân Mỹ.
Lập trường chống Cộng
Nhiều người Mỹ gốc Việt có quan điểm chống cộng rất mạnh, nhất là những người từng tham gia quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trong một cuộc thăm dò ý kiến cho tờ báo Orange County Register năm 2000, 71% người trả lời là việc đấu tranh chống cộng là việc "ưu tiên hàng đầu" hay "rất quan trọng" và 77% coi trọng việc thúc đẩy chính phủ Việt Nam cải thiện chính sách nhân quyền. Người Mỹ gốc Việt thường xuyên biểu tình chống chính phủ Việt Nam, lên án tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, và biểu tình chống đối những cá nhân hay đoàn thể mà họ cho rằng ủng hộ chính quyền Việt Nam
Một thí dụ cụ thể là vào năm 1999, một cuộc biểu tình rầm rộ nhằm chống một người làm nghề cho thuê băng video tại Westminster tên là Trần Trường khi ông này treo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và một bức hình của Hồ Chí Minh. Số người biểu tình lên đến 15.000 người trong một đêm, và cuộc phản đối này kéo dài 55 ngày đêm liên tục, gây nên tranh cãi về vấn đề tự do ngôn luận tại Hoa Kỳ.
Trước kia những đảng viên Dân chủ ít được người Mỹ gốc Việt ủng hộ vì họ được xem là khuynh tả hơn, nhưng gần đây họ được nhìn bằng ánh mắt thiện chí hơn bởi thế hệ thứ hai, giới trẻ hay những người có thu nhập kém hơn. Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa vẫn giành số người ủng hộ áp đảo: tại Quận Cam số người Mỹ gốc Việt ghi danh theo Đảng Cộng hòa cao gấp đôi số người ghi danh theo Đảng Dân chủ, với tỉ lệ là 55% và 22%, và một cuộc thăm dò ý kiến toàn quốc cho thấy trong năm 2008 tỷ lệ người Mỹ gốc Việt theo đảng Cộng hòa là 29% so với 22% cho đảng Dân chủ. Trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2004, 72% cử tri người Mỹ gốc Việt bỏ phiếu cho ứng cử viên Cộng hòa đương nhiệm George W. Bush trong khi chỉ 28% bỏ phiếu cho ứng cử viên Dân chủ John Kerry. Trong một cuộc thăm dò ý kiến cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, 2/3 trong số các cử tri Mỹ gốc Việt đã chọn ứng cử viên có ý định bầu cho ứng cử viên Cộng hòa John McCain.
Gần đây, nhiều nhóm người Mỹ gốc Việt đã vận động trong Chiến dịch Cờ Vàng thành công ở một số thành phố và tiểu bang với mục đích dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng hòa làm biểu tượng đại diện cho cộng đồng người Việt tại địa phương. Tháng 8 năm 2006, chính phủ tiểu bang California và Ohio đã thông qua đạo luật coi lá cờ này là biểu tượng cho người gốc Việt ở địa phương. Chính phủ Việt Nam phản đối việc này và đây là một trong những điểm gây ra bất đồng trong quan hệ Việt-Mỹ.
Đầu năm 2012, hơn 150.000 người Mỹ gốc Việt đã tham gia một chiến dịch ký thỉnh nguyện thư khiến Bộ Ngoại giao Mỹ chú ý. Kết quả của cuộc vận động nhân quyền lớn nhất từ trước đến nay của cộng đồng người Mỹ gốc Việt là chính phủ Hoa Kỳ phái Thứ trưởng Ngoại giao là Michael Posner mở cuộc tiếp đón 165 người vào ngày 5 tháng 3 và cam kết sẽ tiếp tục đưa vấn đề nhân quyền trong vòng đối thoại với chính phủ Việt Nam. Công văn hồi âm ghi nhận rằng: Trong khi chúng tôi tiếp tục các cuộc đối thoại với phía Việt Nam, chúng tôi đặc biệt ý thức rất rõ lập trường của cộng đồng người Việt tại Mỹ. Posner còn nhấn mạnh chính phủ Hoa Kỳ muốn tiếp tục trao đổi ý kiến với cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Một số nhà hoạt động như ông Ngô Thanh Nhàn đã kêu gọi những người Mỹ gốc Việt khởi kiện những nhà sản xuất chất độc da cam để đòi bồi thường, nhưng đã bị các tổ chức người Mỹ gốc Việt từ chối. Nhiều cựu binh quân lực Việt Nam Cộng hòa và con cháu họ đang bị mắc những chứng bệnh mà các cựu binh Hoa Kỳ từng bị nhiễm chất độc màu da cam mắc phải, nhưng không có vụ kiện nào được thực hiện. Những người Mỹ gốc Việt này vẫn rất trung thành với nước Mỹ, họ cho rằng sự nguy hại của chất độc màu da cam chỉ là một sự lừa bịp của Đảng cộng sản Việt Nam, và việc khởi kiện chất độc da cam là sự tiếp tay cho hành động chống lại nước Mỹ. Theo một số tổ chức cộng đồng như Ủy ban cứu Người vượt biển, việc chính quyền Hà Nội lên án quân đội Hoa Kỳ rải chất độc màu da cam xuống Việt Nam là nhằm đánh lạc hướng những chỉ trích về việc bắt giữ tù nhân chính trị.
Vận động tham chính
Nhiều người Mỹ gốc Việt đã tham gia vào các hoạt động chính trị tại địa phương và được bầu hay bổ nhiệm vào các chức vụ như Đinh Đồng Phụng Việt, trợ lý Bộ trưởng Tư pháp dưới chính phủ của Tổng thống George W. Bush; Cao Quang Ánh, dân biểu liên bang; Trần Thái Văn, dân biểu tiểu bang California; Janet Nguyễn, giám sát viên Quận Cam; Madison Nguyễn, thành viên hội đồng thành phố San Jose, v.v. Phần lớn các vận động chính trị của cộng đồng người Mỹ gốc Việt qua các cơ quan công quyền vẫn còn lấy chủ nghĩa chống Cộng làm trọng tâm. Đáng kể là chuỗi biểu tình 52 ngày phản đối việc một người gốc Việt (ông Trần Trường) treo cờ đỏ sao vàng và hình của Hồ Chí Minh đầu năm 1999 lôi kéo 15.000 người xuống đường. Sau cuộc tổng tuyển cử năm 2008, thành phố Westminster trở thành thành phố đầu tiên có đa số thành viên trong hội đồng thành phố là người gốc Việt.
Năm 2003, Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ (Vietnam War Memorial) đã được xây dựng tại Westminster để tưởng niệm các chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ đã hy sinh trong Chiến tranh Việt Nam.
Tháng 5 năm 2004, hội đồng thành phố Garden Grove, tiểu bang California nhất thể bỏ phiếu thành lập khu vực "cấm những người cộng sản" (No Communist zone) với chủ ý ngăn không cho các phái đoàn nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công du vào vùng Little Saigon. Nếu muốn vào, luật thành phố đòi hỏi phái đoàn phải báo trước 14 ngày để cảnh sát lo an ninh, nhưng đây cũng sẽ là thời gian để cộng đồng địa phương tổ chức biểu tình chống phái đoàn.
Trong những tháng sau Bão Katrina, cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại New Orleans, một trong những nhóm người đầu tiên trở lại thành phố, đã vận động chống đối việc thiết lập một bãi rác để chứa các mảnh vụn gần nơi cộng đồng sinh sống. Sau nhiều tháng giằng co, bãi rác được đóng cửa, và cộng đồng người Việt xem đây là một chiến thắng, trở thành một thế lực chính trị tại đây. Năm 2008, luật sư Joseph Cao Quang Ánh, một nhà hoạt động trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại New Orleans, thắng cử ghế dân biểu thứ hai của Louisiana trong Hạ viện, trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào Quốc hội Hoa Kỳ.
Kinh tế
Theo điều tra năm 2007, 64,9% người Mỹ gốc Việt lớn tuổi hơn 16 có thể tham gia lực lượng lao động, với tỷ lệ thất nghiệp là 5,4%, thấp hơn so với tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ nói chung là 6,3%. 59,3% phụ nữ đủ tuổi tham gia lực lượng lao động, với tỷ lệ thất nghiệp là 4,9%.
31,5% người Mỹ gốc Việt làm nghề quản trị, nghề chuyên nghiệp, hay các công việc liên quan, thấp hơn tỷ lệ 34,6% cho người Mỹ nói chung. 24,9% theo ngành phục vụ, cao hơn người Mỹ nói chung là 16,7%. 18,4% làm việc công việc sản xuất hay vận tải, 18,4% làm việc văn phòng hay buôn bán, 6,1% theo ngành xây dựng, duy trì, hay sửa chữa, và 0,4% theo nông nghiệp, ngư nghiệp, hay lâm nghiệp. 82% người Mỹ gốc Việt làm cho các hãng tư nhân, 9,2% làm việc cho nhà nước, và 8,5% tự làm việc cho mình.
Năm 2019, mỗi gia đình người việt có thu nhập điểm giữa là 69.800 USD, xấp xỉ so với thu nhập một gia đình người Mỹ là 69.650 USD. Trong đó thu nhập trung bình của một gia đình người mỹ gốc việt sinh ra tại mỹ là 82.400 USD, và 66.000 USD cho người mỹ gốc việt sinh ra tại nước ngoài. Mỗi gia đình người Mỹ gốc Việt có trung bình 3,8 người, cao hơn số trung bình cho người Mỹ nói chung là 3,2 người. Bình quân mỗi người có thu nhập là 22.074, thấp hơn so với người Mỹ nói chung. 13,1% người Mỹ gốc Việt được xem là có lợi tức thấp.
67,3% người Mỹ gốc Việt sống tại nhà do họ sở hữu, trong khi 32,7% sống trong nhà họ thuê.
Tại một số lĩnh vực, người Việt chiếm lĩnh thị trường. Khoảng 80% thợ móng ở California và 43% toàn quốc là người Mỹ gốc Việt. Tại vùng vịnh Mexico, người Mỹ gốc Việt chiếm từ 1/3 đến một nửa các công việc ngư nghiệp. Vụ tràn dầu Deepwater Horizon năm 2010 đã ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đối với các ngư dân gốc Việt tại đây.
Theo nghiên cứu năm 2013 của Trường Đại học Brown khi so sánh sáu nhóm di dân gốc Á châu (Hoa, Ấn, Phi, Nhật, Hàn và Việt) thì người gốc Việt có thu nhập thấp nhất. Ấn Độ và Nhật Bản là hai nhóm di dân thành đạt nhất tại Mỹ, trong khi người nhập cư Việt Nam có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất so với năm nhóm kia và cũng là cộng đồng có lợi tức và học vấn thấp hơn cả.
Văn hóa và tôn giáo
Những sinh hoạt cộng đồng nhằm góp phần lưu giữ gốc Việt và văn hóa Việt được tổ chức thường xuyên; như giải Phượng Hoàng được tổ chức hàng năm để tuyển lựa tài năng cổ nhạc. Và những trung tâm dạy Việt ngữ được mở ra khắp nơi. Tính đến năm 2008, chỉ riêng ở miền Nam California, có tới hơn 80 trung tâm Việt Ngữ, đang tiếp nhận khoảng 17.000 học sinh theo học.
Cũng vì sự vận động của cộng đồng gốc Việt, ngày 12 Tháng Tám năm 2009 Hội đồng thành phố Westminster, California thông qua nghị quyết 4257 công nhận ngày Thứ Bảy cuối cùng mỗi Tháng Tư sẽ là "Ngày Thuyền nhân Việt Nam". Ở cấp tiểu bang thì California thông qua nghị quyết ACR-40 công bố Tháng Tư 2011 là tháng của người Mỹ gốc Việt với 6 điểm ghi nhận:
Hành trình tị nạn của người Việt từ năm 1975
Hội nhập và đóng góp giá trị của cộng đồng
Nỗ lực tranh đấu vì lý tưởng tự do
Coi lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt
Công nhận tuần lễ 24-30 Tháng Tư là "Tuần tưởng niệm Tháng Tư Đen"
Công nhận Tháng Tư, 2011 là tháng tuyên dương cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại California.
Sinh hoạt các tôn giáo cũng phong phú và đa dạng, nhiều chùa Phật giáo và giáo xứ Công giáo được xây dựng khắp nơi. Từ năm 1978, Đại hội Thánh Mẫu của người Công giáo tổ chức hàng năm vào mùa hè tại Carthage, Missouri quy tụ khoảng 60 hay 70 ngàn người hành hương mỗi kỳ .
Sinh hoạt cộng đồng
Người Việt tại Mỹ thường sống quây quần và có những sinh hoạt cộng đồng thường xuyên. Nhiều đoàn thể, hội ái hữu, hội đồng hương,.... và các tổ chức Hướng đạo Việt Nam, Gia đình Phật tử, Thiếu nhi Thánh Thể được thành lập khắp nơi.
Hàng năm, vào ngày Tết Nguyên Đán, đều có các cuộc diễn hành tết của cộng đổng người Việt tại khắp nơi, lớn nhất là tại San Jose do Hội Diễn hành Xuân (Vietnamese Spring Festival) tổ chức, với sự kết hợp của nhiều hội đoàn, tổ chức. Tại Garden Grove, trường Bolsa Grande High School hiện nay là địa điểm tổ chức Hội Tết Việt Nam hằng năm, với hàng trăm ngàn người tham dự, và do Tổng hội Sinh viên Việt Nam Nam Cali (UVSA) tổ chức liên tục từ năm 1982 đến nay. Từ năm 2003, Đại hội Điện ảnh Việt Nam Quốc tế (Vietnamese International Film Festival - ViFF) là một đại hội điện ảnh diễn ra hai năm một lần tại Đại học California tại Irvine và nhiều địa điểm quanh vùng Little Saigon của Quận Cam.
Công dân Việt Nam ở Mỹ
Du học sinh
Bản thông cáo báo chí của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ hôm 15 tháng 11 năm 2016, lấy từ thống kê của Open Doors, hiện đang có 21,403 du học sinh Việt Nam theo học ở Hoa Kỳ, con số này đưa Việt Nam vươn lên vị trí thứ 6 trong số các quốc gia đứng đầu về du học sinh theo học tại Hoa Kỳ, so với vị trí thứ 9 của năm 2015, gia tăng đến 14.3% so với năm 2015. |
Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (GFDL hoặc GNU FDL) là giấy phép bản quyền bên trái cho tài liệu tự do, do Quỹ Phần mềm Tự do (FSF) thiết kế cho Dự án GNU. Nó tương tự như Giấy phép Công cộng GNU, cung cấp cho người đọc quyền sao chép, tái phân phối và chỉnh sửa một tác phẩm và đòi hỏi tất cả các bản sao và tác phẩm phái sinh phải có thể được sử dụng với cùng giấy phép. Những bản sao có thể được bán thương mại, nhưng nếu được sản xuất với số lượng lớn (hơn 100), thì người nhận tác phẩm phải được phép truy xuất tài liệu gốc hoặc mã nguồn.
GFDL được thiết kế dành cho những bản hướng dẫn sử dụng, sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo và chỉ dẫn khác và các tài liệu hướng dẫn thường đi kèm với phần mềm GNU. Tuy nhiên, nó có thể dùng cho bất kỳ tác phẩm nào dựa trên văn bản, bất kể chủ đề là gì. Ví dụ, bách khoa toàn thư trực tuyến tự do Wikipedia sử dụng GFDL cho tất cả các nội dung văn bản của nó.
Mốc thời gian
FDL được phát hành dưới dạng bản sơ thảo để lấy ý kiến phản hồi vào cuối năm 1999. Sau nhiều lần cải tiến, phiên bản 1.1 được phát hành vào tháng 3 năm 2000, phiên bản 1.2 vào tháng 11 năm 2002, và phiên bản 1.3 vào tháng 11 năm 2008. Bản hiện tại của giấy phép là phiên bản 1.3.
Bản sơ thảo dùng để thảo luận đầu tiên của Giấy phép Tài liệu Tự do GNU phiên bản 2 được phát hành vào ngày 26 tháng 9 năm 2006, cùng với một bản sơ thảo của Giấy phép Tài liệu Tự do Đơn giản hóa GNU.
Phiên bản 1.3 của GNU FDL bao gồm một số cải tiến, chẳng hạn như các điều kiện mới được thêm vào trong quy trình GPLv3 để tăng cường tính toàn cầu hóa, làm rõ nghĩa hơn để giúp mọi người áp dụng giấy phép vào âm thanh và đoạn phim, và giảm nhẹ yêu cầu trong việc sử dụng một đoạn trích từ một tác phẩm.
Giấy phép Tài liệu Tự do Đơn giản hóa GNU mới được đề xuất không đòi hỏi phải duy trì Văn bản Bìa và các Phần Bất biến. Điều này sẽ cung cấp một tùy chọn giấy phép đơn giản cho tác giả nào không muốn sử dụng các tính năng này trong GNU FDL.
Vào ngày 1 tháng 12 năm 2007, Jimmy Wales thông báo rằng những cuộc thảo luận và đàm phán lâu dài giữa Quỹ Phần mềm Tự do, Creative Commons, Quỹ Wikimedia và những tổ chức khác đã đưa ra một đề xuất được cả Quỹ Phần mềm Tự do lẫn Creative Commons hỗ trợ để điều chỉnh Giấy phép Tài liệu Tự do sao cho nó cho phép Quỹ Wikimedia có khả năng chuyển các dự án sang giấy phép Creative Commons Ghi công - Chia sẻ tương tự (CC-BY-SA) tương tự. Những thay đổi này được hiện thực trong Phiên bản 1.3 của GFDL.
Những điều kiện
Tài liệu được cấp phép theo phiên bản hiện tại của giấy phép có thể được sử dụng cho mục đích bất kỳ, miễn là việc sử dụng thỏa mãn một số điều kiện cụ thể.
Tất cả các tác giả trước đó của tác phẩm phải được ghi công.
Tất cả các thay đổi đối với tác phẩm đều phải được ghi lại.
Tất cả các tác phẩm phái sinh phải được cấp phép dưới cùng một giấy phép.
Toàn văn giấy phép, những phần bất biến không được chỉnh sửa do tác giả định nghĩa nếu có, và bất kỳ lời phủ nhận bảo hành nào khác được thêm vào (như lời phủ nhận chung cảnh giác người dùng rằng tài liệu có thể không chính xác chẳng hạn) và thông báo bản quyền từ các phiên bản trước phải được duy trì.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật như DRM có thể không được dùng để quản lý hoặc ngăn cản sự phân phối hoặc sửa đổi tài liệu.
Tiết đoạn thứ cấp
Giấy phép phân biệt rõ ràng các loại "Tài liệu" với các "Tiết đoạn thứ cấp", những phần có thể không nằm trong Tài liệu, mà dùng trong các phần tài liệu ở phần trước hoặc phần phụ lục. Các tiết đoạn thứ cấp có thể chứa những thông tin liên quan đến mối quan hệ của tác giả hoặc của nhà xuất bản với nội dung của vấn đề, nhưng không phải bất kỳ nội dung nào của vấn đề. Trong khi Tài liệu tự nó là có thể sửa đổi được về tổng thể, và được bao trùm một cách thực chất bởi một giấy phép tương đương với (nhưng không tương thích tương hỗ với) Giấy phép Công cộng GNU, thì một số tiết đoạn thứ cấp có các hạn chế khác nhau, được tạo ra chủ yếu để giải quyết việc ghi công thích đáng cho các tác giả trước đó.
Đặc biệt, các tác giả của các phiên bản trước cần phải được biết đến và các "tiết đoạn bất biến" nhất định, được tác giả ban đầu chỉ rõ và giải quyết mối quan hệ của người đó với nội dung của vấn đề, có thể không được thay đổi. Nếu như tài liệu được sửa đổi, tên gọi của nó cũng phải thay đổi (trừ khi các tác giả trước đó cho phép giữ lại tên gọi). Giấy phép cũng có các điều khoản để xử lý các văn bản của bìa trước và bìa sau của sách, cũng như cho "Lịch sử", các tiết đoạn "Lời cảm ơn", "Lời đề tặng" và "Lời ghi đằng sau".
Tái phân phối thương mại
GFDL đòi hỏi khả năng "sao chép và phân phối Tài liệu theo bất kỳ phương thức nào, có thể mang tính thương mại hoặc phi thương mại" và do đó không tương thích với những tài liệu không cho phép tái sử dụng thương mại. Những tài liệu hạn chế việc tái sử dụng thương mại không tương thích với giấy phép và không thể bỏ vào chung với tác phẩm. Tuy nhiên, việc đưa vào các tác phẩm với hạn chế như vậy có thể sử dụng hợp lý theo luật bản quyền Hoa Kỳ và tác phẩm đó không cần phải được gán giấy phép GFDL nếu tất cả các khả năng sử dụng về sau đều tuân thủ theo sử dụng hợp lý này. Một ví dụ cho việc sử dụng hợp lý một cách tự do và mang tính thương mại là tác phẩm nhại.
Tương thích với CC-BY-SA
Mặc dù hai giấy phép đều cùng tuân theo nguyên tắc copyleft, GFDL không tương thích với giấy phép Ghi công Chia sẻ tương tự của Creative Commons. Tuy nhiên phiên bản 1.3 đã thêm một tiết đoạn mới cho phép một số website cụ thể hiện đang sử dụng GFDL có thể chuyển tiếp sang giấy phép CC-BY-SA.
Những miễn trừ này cho phép một dự án cộng tác dựa trên GFDL với nhiều tác giả có thể chuyển sang giấy phép CC-BY-SA 3.0 (thường đòi hỏi sự cho phép của tất cả các tác giả), nếu tác phẩm đó thỏa mãn các điều kiện sau:
Tác phẩm phải là sản phẩm của một "Trang mạng Cộng tác Nhiều tác giả với Quy mô lớn" (Massive Multiauthor Collaboration Site - MMC), ví dụ như wiki.
Nếu trên trang xuất hiện một nội dung bên ngoài được xuất bản đầu tiên tại một MMC, tác phẩm phải được cấp phép theo Phiên bản 1.3 của GNU FDL, hoặc một phiên bản cũ hơn nhưng với tuyên bố "hoặc bất kỳ phiên bản nào mới hơn", hoặc các tùy chọn Văn bản bìa hoặc Phần bất biến phải không được sử dụng. Nếu có chứa nội dung không được xuất bản đầu tiên tại MC, nó chỉ có thể được tái cấp phép nếu nó được thêm vào một MMC trước ngày 1 tháng 11 năm 2008.
Tiết 11 của giấy phép sẽ hết hạn sau ngày 1 tháng 8 năm 2009. Lý do của việc này là để ngăn ngừa điều khoản không bị sử dụng như một thước đo khả năng tương thích tổng quát. Quỹ Phần mềm Tự do nói rằng tất cả nội dung được thêm vào Wikipedia trước ngày 1 tháng 11 năm 2008 là một ví dụ thỏa mãn những điều kiện này.
Chế tài
Wikipedia, nơi sử dụng giấy phép GFDL nổi tiếng nhất, chưa bao giờ kiện ra ai ra tòa để bắt buộc họ phải tuân thủ giấy phép. Một tòa án tại Hà Lan đã kiện một tạp chí thương mại vi phạm một giấy phép tương tự - CC-BY-NC-SA - khi in lại một bức ảnh đã được tải lên Flickr.
Những chỉ trích về GFDL
Dự án Debian và Nathanael Nerode đã có lời phản đối giấy phép. Những lập trình viên Debian cuối cùng đã biểu quyết đồng ý những sản phẩm được cấp phép theo GFDL là thỏa mãn với Hướng dẫn Phần mềm Tự do Debian của họ miễn là điều khoản về phần bất biến không được sử dụng. Những người này đề nghị sử dụng những giấy phép thay thế như các giấy phép Creative Commons chia sẻ tương tự, Giấy phép Tài liệu BSD, hay thậm chí là sử dụng GNU GPL. Họ xem GFDL là giấy phép không tự do. Lý do là GFDL bắt buộc các văn bản "bất biến" không được thay đổi hoặc xóa đi, cùng với sự cấm đoán những hệ thống quản lý quyền lợi kỹ thuật số (DRM) khi sử dụng GFDL về mặt từ ngữ còn áp dụng cho cả "những bản sao chép cá nhân được tạo ra nhưng không phân phối".
Điều khoản DRM
GNU FDL có chứa lời tuyên bố sau:
Người ta chỉ trích ngôn từ này ở chỗ nó quá rộng, vì nó áp dụng cho cả những bản sao mang tính riêng tư được tạo ra những không phân phối. Điều này có nghĩa là người được cấp phép không được phép lưu trữ những bản sao tài liệu "được tạo ra" theo một định dạng tập tin hoặc sử dụng một kỹ thuật mã hóa mang tính thương mại nào.
Vào năm 2003, Richard Stallman đã bàn về câu nói trên trong danh sách gửi thư debian-legal:
Những phần bất biến
Một tác phẩm GNU FDL có bị gây trở ngại một cách nhanh chóng vì tác phẩm đó sẽ được trao cho một tiêu đề mới, hoàn toàn khác và kèm theo một danh sách các tiêu đề trước đó của nó. Điều này có thể dẫn đến tình huống trong đó có một loạt các trang ghi tiêu đề, cùng những lời đề tặng, trong mỗi một bản sao của cuốn sách nếu nó đã được thay đổi nhiều lần. Những trang này không để bỏ đi cho đến khi nào tác phẩm thuộc về phạm vi công cộng sau khi hết hạn bản quyền.
Richard Stallman đã nói về những phần bất biến trong danh sách gửi thư debian-legal như sau:
Không tương thích qua lại với GPL
GNU FDL không tương thích với GPL theo cả hai chiều: có nghĩa là những tài liệu GNU FDL không thể đặt vào mã GPL và những mã GPL cũng không thể đặt vào một sổ tay sử dụng theo GNU FDL. Vì lý do này, những đoạn mã ví dụ thường được cấp phép kép để chúng có thể xuất hiện trong tài liệu cũng như sử dụng trong một chương trình phần mềm tự do.
Trong hội nghị GPLv3 quốc tế tổ chức tại Barcelona vào ngày 22 và 23 tháng 6 năm 2006, Eben Moglen đã gợi ý rằng sẽ có một phiên bản mới của GPL phù hợp cho cả tài liệu:
Gánh nặng khi in ấn
GNU FDL đòi hỏi những người được cấp phép, khi in một tài liệu dưới giấy phép này, cũng phải kèm theo "Giấy phép này, những thông báo bản quyền, cùng thông báo giấy phép trong đó nói rằng Giấy phép này áp dụng cho Tài liệu" (this License, the copyright notices, and the license notice saying this License applies to the Document). Điều này có nghĩa là nếu một người được cấp phép in một bản sao bài viết mà văn bản của nó do GNU FDL điều chỉnh, anh hoặc chị ta cũng phải kèm theo một lời thông báo bản quyền và một bản in thực sự toàn văn GNU FDL, mà bản thân giấy phép này cũng đã là một tài liệu khá lớn. Tệ hơn nữa, những yêu cầu như vậy cũng áp dụng cho việc sử dụng đơn lẻ chỉ một hình ảnh (ví dụ, hình ảnh trên Wikipedia).
Những dạng thức trong suốt
Định nghĩa của dạng thức "trong suốt" (transparent) khá phức tạp, và có thể khó áp dụng. Ví dụ, những bản vẽ được yêu cầu phải ở định dạng cho phép chúng được sửa đổi dễ dàng bằng "một chương trình vẽ nào đó dễ dàng có được". Định nghĩa "dễ dàng lấy được" (từ gốc "widely available") có thể khó diễn dịch, và có thể thay đổi theo thời gian, vì có những phần mềm ví dụ như chương trình sửa đổi hình ảnh Inkscape mã nguồn mở liên tục phát triển, nhưng vẫn chưa đạt đến phiên bản 1.0. Tiết đoạn này, được viết lại giữa phiên bản 1.1 và 1.2 của giấy phép, đã sử dụng không nhất quán các thuật ngữ "dễ dàng có được" và "mang tính thương mại" (proprietary) mà không định nghĩa chúng. Theo một diễn dịch sát với giấy phép, việc tham chiếu đến "chương trình soạn thảo văn bản chung" (generic text editors) có thể được diễn dịch là loại trừ bất kỳ định dạng nào mà con người không đọc được thậm chí nếu nó được một bộ xử lý văn bản mã nguồn mở sử dụng; còn theo một cách diễn dịch thoáng, định dạng.doc của Microsoft Word cũng có thể được xem là trong suốt, vì một nhóm con trong các tập tin.doc có thể được sửa đổi hoàn hảo bằng OpenOffice.org, và do đó định dạng này không phải là thứ "chỉ có thể đọc hoặc sửa đổi bằng những phần mềm xử lý văn bản thương mại" (that can be read and edited only by proprietary word processors).
Các giấy phép nội dung tự do khác
Một số giấy phép trong số này được phát triển độc lập với GNU FDL, còn một số khác được phát triển để phản ứng lại với những khiếm khuyết trong GNU FDL.
Giấy phép Tài liệu FreeBSD
Các giấy phép Creative Commons
Giấy phép Khoa học Thiết kế
Giấy phép Nghệ thuật Tự do
Giấy phép Nội dung Mở
Giấy phép Xuất bản Mở
Giấy phép Trò chơi Mở
Giấy phép Tài liệu Chung
WTFPL
Danh sách các dự án sử dụng GFDL
Wikipedia
PlanetMath
Citizendium - dự án sử dụng GFDL cho những bài viết xuất phát từ Wikipedia.
An Anarchist FAQ
Marxists Internet Archive
SourceWatch
OpenHistory
Last.fm - những bản miêu tả nghệ sĩ được cấp phép theo GFDL
Free On-line Dictionary of Computing |
Lý Thường Kiệt (chữ Hán: 李常傑; 1019 – 1105) là một nhà quân sự, nhà chính trị cũng như hoạn quan rất nổi tiếng vào thời nhà Lý nước Đại Việt. Ông làm quan qua 3 triều Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và đạt được nhiều thành tựu to lớn, khiến ông trở thành một trong hai danh tướng vĩ đại nhất nhà Lý, bên cạnh Lê Phụng Hiểu.
Trong lịch sử Việt Nam, ông nổi bật với việc chinh phạt Chiêm Thành (1069), đánh phá 3 châu Khâm, Ung, Liêm nước Tống (1075–1076), rồi đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt của quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy. Đặc biệt, trận chiến ở ba châu Khâm, Ung, Liêm đã khiến tên tuổi của ông vang dội ra khỏi Đại Việt và được biết đến ở đất Tống.
Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch liệt ông vào một trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.
Con tàu chiến USS Chincoteague (AVP-24) trong những năm 1972 - 1975 được mang tên là RVNS Lý Thường Kiệt (HQ-16), để vinh danh ông.
Thân thế
Dòng dõi
Ông vốn là người phường Thái Hòa (太和坊) của thành Thăng Long, theo Hoàng Xuân Hãn thì Thái Hòa cũng là tên một núi nhỏ ở phía Tây trong thành Thăng Long, bây giờ, ở phía nam đê Bách Thảo, gần chỗ rẽ xuống trường đua ngựa. Họ gốc của Lý Thường Kiệt vốn không phải họ Lý, vì ông được ban quốc tính mới được mang họ Lý. Họ gốc của ông, hiện có hai thuyết lớn gây tranh cãi:
Họ Ngô: thuyết này dựa theo "Phả hệ họ Ngô Việt Nam" cùng "Thần phổ Lý Thường Kiệt" do Nhữ Bá Sĩ soạn vào thời nhà Nguyễn. Theo cứ liệu này, nguyên danh của ông là Ngô Tuấn (吳俊), biểu tự Thường Kiệt (常傑), sau được ban quốc tính nên có tên là Lý Thường Kiệt. Ông là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu của Sứ quân Ngô Xương Xí và chắt của Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập – con trai trưởng của Ngô Quyền. Thuyết này được nhìn nhận phổ biến nhất, tuy nhiên lại bị xem là "thuyết mới", vì thời gian của cứ liệu đều còn non, một cuốn phả hệ không rõ nguồn gốc và một thần phổ soạn vào tận thời Nguyễn.
Họ Quách: thuyết này dựa theo bia "An Hoạch Báo Ân tự bi ký" (lập năm 1100) và bia "Cồ Việt quốc Thái úy Lý công thạch bi minh tính tự" (lập năm 1159), đây đều là hai bia gốc thời nhà Lý và bản dịch hiện có trong cuốn "Văn bia thời Lý-Trần" của Lâm Giang, Phạm Văn Thắm và Phạm Thị Hoa. Theo thông tin của cả hai bia, thì Lý Thường Kiệt vốn họ Quách, tên Tuấn, biểu tự Thường Kiệt rất tương tự với thông tin của [thuyết họ Ngô]. Theo thông tin của bia, quê ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay), và có lẽ sau này mới cải tịch thành phường Thái Hòa như Toàn thư ghi nhận. Cha ông làm Thái úy đời Lý Thái Tông, có hai tên khác nhau, theo Đại Việt sử lược chép là Thái úy Quách Thịnh Ích (郭盛謚), còn An Nam chí lược thì chép là Thái úy Quách Thịnh Dật (郭盛溢), quê ở huyện Câu Lậu, Tế Giang (nay thuộc huyện Mỹ Văn, Hưng Yên). Sau được Hoàng đế ban quốc tính, vì vậy Quách Tuấn mới có tên là Lý Thường Kiệt. Theo văn bia của Thái úy Đỗ Anh Vũ, thì cha của Anh Vũ gọi Lý Thường Kiệt là cậu ruột.
Sử sách Trung Quốc thường chép [Thường Kiệt] là Lý Thường Cát hoặc Lý Thượng Cát. Trong gia đình, ông có một người em tên Lý Thường Hiến (李常憲). Có lẽ cũng như anh, "Thường Hiến" là biểu tự chứ không phải tên thực; thông lệ từ xưa thì biểu tự có ý nghĩa tương đồng hoặc trái nghĩa với tên thực và dùng để gọi bên ngoài như một hiểu hiện của sự lịch sự, chỉ có trong nhà mới gọi tên thực.
Gia thế
Theo nhận xét của sách Đại Việt sử ký toàn thư, nhà của ông nối đời làm quan theo thức thế tập, tức là truyền chức này vĩnh viễn qua các đời, do đó có thể thấy gia đình của ông là một nhà quan lại có gốc gác bền vững. Từ nhỏ Lý Thường Kiệt đã tỏ ra là người có chí hướng và nghị lực, chăm học tập, rèn luyện cả văn lẫn võ, từng nghiên cứu về binh pháp.
Cũng do hai nguồn khác nhau, nên chức vụ cha của Lý Thường Kiệt cũng khác nhau. Sách Việt điện u linh tập cùng với [nguồn họ Ngô] đều ghi cha của Lý Thường Kiệt tên An Ngữ, và là một "Sùng ban Lang tướng". Sách An Nam chí lược trong quan chế đời Lý có hai tên Sùng ban và Lang tướng, nhưng chính sách ấy chép hai tên này rời nhau. Có lẽ "Sùng ban Lang tướng" là "Lang tướng thuộc Sùng ban", vì ngay trong sách Chí lược cũng có ghi một chức tên "Vũ nội Lang tướng", nhưng không rõ hai chức vụ này có địa vị thế nào trong triều đình. Còn như [nguồn họ Quách] thì Lý Thường Kiệt là con của Quách Thịnh Ích, là một Thái úy, do đó vị thế có khác biệt.
Bia Nhữ Bá Sĩ chép về hành trạng thời trẻ có phần huyền thoại của Lý Thường Kiệt như sau:
Học giả Hoàng Xuân Hãn khi trích lại nội dung từ bia Nhữ Bá Sĩ, cũng có nhận xét:"Đoạn trên này, chép theo bia NBS (chú: Nhữ Bá Sĩ), là một bia mới dựng đời Tự Đức. Chắc rằng Nhữ Bá Sĩ chép theo thần phổ. Thần phổ phần nhiều là lời chép tục truyền hay lời bịa đặt, ta không thể hoàn toàn tin những chi tiết quá rõ ràng chép trong thần phổ. Nhưng sự giáo dục Thường Kiệt kể trên đây là hợp với những điều ta còn biết về đời nhà Lý".
Sự nghiệp
Dưới triều Thái Tông và Thánh Tông
Năm 1041, Thường Kiệt còn ít tuổi, vì vẻ mặt tươi đẹp được sung làm Hoàng môn Chi hậu (黄门祗候), một chức hoạn quan theo hầu Lý Thái Tông. Trong 12 năm làm nội thị trong triều, danh tiếng của Thường Kiệt ngày càng nổi. Năm 1053, ông được thăng dần đến chức Nội thị sảnh Đô tri (内侍省都知), khi năm 35 tuổi.
Năm 1054, Thái tử Lý Nhật Tôn kế vị, sử gọi là Lý Thánh Tông. Dưới triều Thánh Tông, Thường Kiệt lên chức Bổng hành quân Hiệu úy, một chức quan võ cao cấp. Ông thường ngày ở cạnh vua, thường can gián. Vì có công lao, ông được thăng làm Kiểm hiệu Thái bảo.
Năm 1061, người Man ở biên giới Tây Nam quấy rối. Sách Việt điện u linh, chuyện về Lý Thường Kiệt có chép như sau:"Gặp lúc trong nước, ở cõi
Tây Nam, dân nổi lên chống các thuộc lại, dân Man Lào lại hay tới quấy rối. Vua thấy ông siêng năng, cẩn thận, khoan hồng bèn sai ông làm Kinh phỏng sứ vào thanh tra vùng Thanh Hóa, Nghệ An, vào trao quyền tiện nghi hành sự. Ông phủ dụ dân khôn khéo, nên tất cả năm châu, sáu huyện, ba nguồn, hai mươi bốn động đều quy phục và được yên ổn".
Về việc loạn này, trong sách Đại Việt sử ký toàn thư không thấy chép. Duy chỉ sách Việt sử lược có biên rằng: "Năm 1061, Ngũ Huyện Giang ở Ái Châu nổi loạn". Ngũ Huyện Giang là tên một vùng thuộc phủ Thanh Hóa. Đời Tiền Lê và đời Lý thường dùng tên sông mà gọi đất có sông ấy, ví dụ Bắc Giang Lộ, Đà Giang Lộ. Theo hai bia đời Lý, là bia chùa Hương Nghiêm và mộ chí Lưu Khánh Đàm, Ngũ Huyện Giang chắc ở Thanh Hóa, là sông Mã ngày nay. Bấy giờ Thường Kiệt đã 43 tuổi, và đây là lần đầu tiên ông có một quân công đáng kể.
Tháng 2 năm 1069, ông theo vua Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành. Thường Kiệt làm tiên phong đi đầu, truy bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Cuối cùng, Chế Củ phải chịu hàng, dâng 3 châu để được tha về nước. Vì có công trong cuộc chiến với Chế Củ, Thường Kiệt được ban quốc tính và từ đó ông chính thức được gọi là Lý Thường Kiệt. Bên cạnh vinh dự này, ông còn được hưởng tước và chức đáng kể, được thụ phong làm Phụ quốc Thái phó (輔國太傅), kiêm các hàm như Dao thụ chư trấn Tiết độ (遙授諸鎮節度), Đồng trung thư môn hạ (同中書門下), Thượng trụ quốc (上柱國), Thiên tử nghĩa đệ (天子義弟) cùng Phụ quốc thượng tướng quân (輔國上将軍).
Với danh xưng "Thiên tử nghĩa đệ", Lý Thường Kiệt đã bán chính thức dự vào hàng quốc thích, và ông còn nhận được tước Khai quốc công (開國公).
Phụ chính Lý Nhân Tông
Năm 1072 Lý Thánh Tông qua đời, Thái tử Càn Đức mới 7 tuổi lên ngôi, sử gọi là Lý Nhân Tông. Thái sư đầu triều là Lý Đạo Thành tôn Hoàng hậu Dương thị làm Hoàng thái hậu, buông rèm cùng nghe chính sự. Mẹ đẻ của Nhân Tông là Thái phi Ỷ Lan không được dự vào việc triều đình, bèn dựa vào Lý Thường Kiệt để nắm lấy quyền nhiếp chính. Lý Thường Kiệt khi đó làm Đô úy, chức vụ ở dưới Lý Đạo Thành.
Tháng 6 năm 1072, tức là 4 tháng sau khi Nhân Tông lên ngôi, Nhân Tông ra chỉ phế truất Thượng Dương Thái hậu, giam Thái hậu cùng 72 Thị nữ trong lãnh cung và bắt chôn theo Thánh Tông. Có thể thấy, ngoài tác động của Ỷ Lan ở bên trong với Nhân Tông còn có vai trò của võ tướng Lý Thường Kiệt.
Sau đó, Lý Đạo Thành bị giáng chức làm "Tả Gián nghị đại phu" và bị biếm truất ra trấn thủ Nghệ An. Hoàng thái phi Ỷ Lan, sau cái chết của Dương Thái hậu thì chính thức được tôn làm Hoàng thái hậu. Theo ý kiến của Hoàng Xuân Hãn, việc xử chết Dương Thái hậu và giáng chức Đạo Thành, một mình Ỷ Lan không thể thực hiện mà có vai trò của Lý Thường Kiệt, người nắm quân đội trong tay, trong khi Lý Đạo Thành vốn là quan văn và tuổi tác đã cao. Từ đó Lý Thường Kiệt giữ vai trò phụ chính trong triều đình Đại Việt.
Chiến tranh với Tống
Tiên phát chế nhân
Năm 1075, Vương An Thạch cầm quyền chính nhà Tống, tâu với vua Tống là Đại Việt bị Chiêm Thành đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. Vua Tống sai Thẩm Khởi, và Lưu Di làm tri Quế Châu ngầm dấy binh người Man động, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, cấm các châu huyện không được mua bán với Đại Việt.
Thái hậu Ỷ Lan biết tin, sai ông và Tôn Đản đem hơn 100.000 quân đi đánh. Quân bộ gồm 60.000 người do các tướng Tôn Đản, Thân Cảnh Phúc, Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Vi Thủ An chỉ huy, tổng chỉ huy là Tôn Đản. Bộ binh tập trung ngay ở các châu Quảng Nguyên, Môn (Đông Khê), Quang Lang, Tô Mậu rồi tràn sang đánh các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoành Sơn, châu Tây Bình, Lộc Châu. Một cánh quân khác đóng gần biên giới Khâm châu cũng kéo tới đánh các trại Như Hồng, Như Tích và Đề Trạo, "quân ta tới đâu như vào nhà trống không người".
Lý Thường Kiệt chỉ huy 40.000 quân thủy cùng voi chiến đi đường biển từ châu Vĩnh An (Quảng Ninh) đổ bộ lên đánh các châu Khâm, Liêm; Tông Đản vây châu Ung. Ngày 30 tháng 12 năm 1075, quân Đại Việt tiến chiếm thành Khâm Châu, bắt toàn bộ quan quân nhà Tống mà không phải giao chiến một trận nào. Ba ngày sau, 2 tháng 1 năm 1076, Liêm Châu cũng thất thủ.
Khi được tin hai châu Khâm, Liêm đã mất, nhà Tống rất hoang mang, lo ngại, các tướng ở địa phương bối rối. Ty Kinh lược Quảng Nam tây lộ vội vã xin viện binh: 20.000 quân, 3.000 con ngựa, xin thêm khí giới, đồ dùng và một tháng lương, và xin được điều động các dân khê động, tất cả lấy dọc đường từ Kinh châu đến Quảng Tây. Để điều khiển quân được mau chóng, ty ấy cũng xin dời đến thành Tượng, gần phía bắc Ung Châu.
Trong lúc bối rối, triều đình Tống đối phó rất lúng túng. Vua Tống cách chức Lưu Di và sai Thạch Giám thay coi Quế Châu và làm Kinh lược sứ Quảng Tây.
Trên các mặt trận, quân Đại Việt hoàn toàn làm chủ. Lý Thường Kiệt cho đạo quân ở Khâm và Liêm Châu tiến lên phía Bắc. Đạo đổ bộ ở Khâm Châu kéo thẳng lên Ung Châu. Đường thẳng dài chừng 120 cây số, nhưng phải qua dãy núi Thập Vạn. Còn đạo đổ bộ ở Liêm Châu tiến sang phía đông bắc, chiếm lấy Bạch Châu, dường như để chặn quân tiếp viện của Tống từ phía đông tới. Hẹn ngày 18 tháng 1 năm 1076, hai đạo quân sẽ cùng hội lại vây chặt lấy Ung Châu.
Ung Châu là một thành lũy kiên cố, do tướng Tô Giám cùng với 2.800 quân cương quyết cố thủ.
Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay thuộc thành phố Nam Ninh, khu tự trị Quảng Tây) phá tan được, chém Trương Thủ Tiết tại trận.
Tri châu Ung là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân Đại Việt đánh đến hơn 40 ngày. Sau cùng quân Việt dùng hỏa công, bắn các chất cháy như nhựa thông vào thành, trong thành thiếu nước, không thể chữa được cháy. Cuối cùng quân Đại Việt bắt dân Tống chồng bao đất cao đến hàng trượng để họ trèo lên thành. Ngày thứ 42, thành bị hạ, tướng chỉ huy Tô Giám tự thiêu để khỏi rơi vào tay quân Đại Việt. Thường dân trong thành không chịu hàng nên bị quân nhà Lý giết hết hơn 58.000 người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 100.000, tuy nhiên quân Đại Việt cũng tổn thất đến 10.000 người và nhiều voi chiến.
Lý Thường Kiệt chiếm xong thành Ung, lại lấy đá lấp sông ngăn cứu viện rồi đem quân lên phía Bắc lấy Tân Châu. Viên quan coi Tân Châu nghe thấy quân Đại Việt kéo gần đến thành liền bỏ thành chạy trốn. Mục tiêu hoàn thành, Lý Thường Kiệt cho rút quân về.
Lý Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về nước. Nhà Lý cho những người phương bắc đó vào khai phá vùng Hoan - Ái (Thanh - Nghệ).
Phòng thủ sông Như Nguyệt
Do tiền đồn ở Ung Châu là căn cứ tập trung quân để nam tiến bị phá tan, nhà Tống phải điều động thêm nhân lực và lương thảo để thực hiện chiến tranh với Đại Việt.
Tháng 3 năm 1076, nhà Tống sai Tuyên phủ sứ Quảng Nam là Quách Quỳ làm Chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân 9 tướng, hẹn với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lấn Đại Việt, nhưng quân Chiêm Thành và Chân Lạp không dám tiến vào Đại Việt. Quân Tống viễn chinh lên đến 10 vạn quân, một vạn ngựa và hai mươi vạn dân phu, khí thế rất mạnh mẽ, nhất là kỵ binh Tống, nhưng quân Tống muốn phát huy kỵ binh thì phải làm sao qua khỏi vùng hiểm trở, tới chỗ bằng, thì ngựa mới tung hoành được.
Tuyến phòng thủ của quân Đại Việt, Lý Thường Kiệt dựa vào sông núi, các đèo hiểm trở, các sông rộng và sâu. Từ trại Vĩnh Bình vào châu Lạng, phải qua dãy núi rậm, có đèo Quyết Lý, ở trên đường từ tỉnh Lạng Sơn đến Đông Mô ngày nay, vào khoảng làng Nhân Lý, ở phía bắc châu Ôn. Rồi lại phải qua dãy núi lèn (đá không phá đất), đá đứng như tường, ở giữa có đường đi rất hiểm: đó là ải Giáp Khẩu, tức là ải Chi Lăng, ở phía bắc huyện Hữu Lũng thuộc Lạng Sơn ngày nay. Về đường thủy, để chặn địch qua sông, quân Nam chỉ cần đóng thuyền ở bến Lục Đầu thì đi đường nào cũng rất tiện và chóng.
Các tướng lĩnh thuộc Man Động như: Nùng Quang Lãm, Nùng Thịnh Đức coi ải Hà Nội, Hoàng Kim Mãn và Sầm Khánh Tân giữ châu Môn, Vi Thủ An giữ châu Tô Mậu, Lưu Kỷ coi Quảng Nguyên khi quân Tống sang đã đầu hàng. Duy có phò mã Thân Cảnh Phúc giữ châu Quang Lang (Lạng Sơn) không những không chịu hàng mà còn rút vào rừng đánh du kích, giết rất nhiều quân Tống. Những tướng lĩnh này trước kéo quân qua đất Tống, đánh rất giỏi. Nhưng sau quân Tống tràn sang đánh báo thù, lúc đầu họ cự chiến, sau vì thất trận và vì sự dụ dỗ, nên đã đầu hàng, thậm chí như Hoàng Kim Mẫn còn chỉ đường bày mưu cho Tống. Sách Quế Hải Chí kể: "Viên tri châu Quang Lang là phò mã, bị thua, bèn trốn vào trong rừng Động Giáp, rồi du kích hậu phương quân Tống. Rình lúc bất ngờ đánh úp quân địch làm chúng rất sợ hãi".
Quân Tống tràn xuống, theo đường tắt qua dãy núi Đâu Đỉnh, tới phía tây bờ sông Phú Lương; trong khi đó, một cánh quân tách ra, vòng sang phía đông đánh bọc hậu quân Nam ở Giáp Khẩu (Chi Lăng) và thẳng tới sông Cầu.
Hoàng đế Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân đón đánh, lập chiến lũy sông Như Nguyệt để chặn quân Tống. Sông Cầu từ địa phận Cao Bằng chảy đến Lục Đầu, hợp với sông Bạch Đằng. Từ Lục Đầu ra đến biển, là một cái hào tự nhiên sâu và rộng, che chở cho đồng bằng nước Việt để chống lại tất cả mọi cuộc ngoại xâm đường bộ từ Lưỡng Quảng kéo vào. Đối với đường sá từ châu Ung tới Thăng Long, thì sông Bạch Đằng không can hệ, vì đã có sông Lục Đầu, là cái hào ngăn trước rồi. Trái lại, sông Cầu rất quan trọng. Thượng lưu sông Cầu qua vùng rừng núi rất hiểm. Chỉ có khoảng từ Thái Nguyên trở xuống là có thể qua dễ dàng, và qua rồi thì có đường xuôi. Nhưng sau sông, ở về phía tây có dãy núi Tam Đảo, là một cái thành không thể vượt. Chỉ có khoảng từ huyện Đa Phúc đến Lục Đầu là phải phòng ngự bờ nam mà thôi. Trong khoảng ấy, lại chỉ khúc giữa, từ đò Như Nguyệt đến chân núi Nham Biền, là có bến, có đường qua sông để tiến xuống miền nam một cách dễ dàng thẳng và gần.
Lý Thường Kiệt đem chủ lực chặn con đường từ trại Vĩnh Bình đến sông Nam Định (sông Cầu) bằng cách đặt những doanh đồn và phục binh ở hai ải tiếp nhau: ải Quyết Lý ở phía bắc châu Quang Lang và ải Giáp Khẩu (Chi Lăng) ở phía nam châu ấy. Nếu hai phòng tuyến ấy bị tan, thì phải cố thủ ở phòng tuyến thứ ba, tức là nam ngạn sông Nam Định. Để cản quân Tống qua sông, Lý Thường Kiệt sai đắp đê nam ngạc cao như bức thành. Trên thành, đóng tre làm giậu, dày đến mấy từng. Thành đất lũy tre, nối với dãy núi Tam Đảo, đã đổi thế sông Nam Định và bờ nam ngạn ra một dãy thành hào, che chở cả vùng đồng bằng Giao Chỉ. Thành hào ấy dài gần trăm cây số, khó vượt qua nhưng lại dễ phòng thủ hơn là một thành lẻ như thành Thăng Long.
Cùng lúc đó, thủy binh Tống do Hòa Mân và Dương Tùng Tiểu chỉ huy đã bị thủy quân Đại Việt do Lý Kế Nguyên điều động, chặn đánh ngoài khơi lối vào Vĩnh An. Quân Tống có kỵ binh mở đường tiến công quyết liệt, có lúc đã chọc thủng chiến tuyến quân Đại Việt tràn qua sông Như Nguyệt, nhưng quân Nam đều kịp thời phản kích, đẩy lùi quân Tống. Lý Thường Kiệt còn dùng chiến tranh tâm lý để khích lệ tinh thần quân Nam chiến đấu. "Đang đêm, nghe tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi. Quân Tống sợ, táng đảm, không đánh đã tan".
Quân Tống tiến không được, thoái không xong, hao mòn vì chiến sự và khí hậu, không được thủy quân tiếp viện. Quân Đại Việt lại tập kích, doanh trại của Phó tướng Triệu Tiết bị phá, dù quân Tống cũng giết được hai tướng Đại Việt là Hoàng Chân và Chiêu Văn. Quân Tống 10 phần chết đến 6, 7 phần.
Lý Thường Kiệt biết tình thế quân Tống đã lâm vào thế bí, mà người Việt bị chiến tranh liên miên cũng nhiều tổn thất, nên sai sứ sang xin "nghị hòa" để quân Tống rút về. Quách Quỳ vội chấp nhận giảng hòa và rút quân. Sách Việt Sử kỷ yếu của Trần Xuân Sinh dẫn cổ sử nói về nội tình của nhà Tống về sự kiện này: Triều thần nhà Tống cho rằng "Cũng may mà lúc đó địch lại xin giảng hòa, không thì chưa biết làm thế nào".
Hoàng Xuân Hãn, tác giả sách Lý Thường Kiệt đã bình phẩm: "Giả như các mặt trận đầu có quân trung châu, thì thế thủ xếp theo trận đồ của Lý Thường Kiệt đã dàn ra, có lẽ đánh bại Tống từ đầu."
Chiến tranh với Chiêm Thành
Xem thêm: Chiến tranh Việt-Chiêm 1069
Dưới thời Lý Thánh Tông, Lý Thường Kiệt đã tham gia cuộc tấn công Chiêm Thành năm 1069. Ông cầm quân truy đuổi và bắt được vua Chiêm là Chế Củ (Rudravarman 4).
Dưới thời Lý Nhân Tông, ngoài việc cầm quân đánh Tống, ông còn tiến công Chiêm Thành vào năm 1075 nhưng không thu được thắng lợi.
Những năm cuối đời, ông còn cầm quân đi đánh Lý Giác ở Diễn Châu (1103). Năm 1104, vua Chiêm Thành là Chế Ma Na (Jaya Indravarman 2, 1086-1113) đem quân đánh và lấy lại 3 châu Địa Lý v.v... mà vua Chế Củ đã cắt cho Đại Việt. Đến đây, Lý Thường Kiệt một lần nữa kéo quân đi đánh, phá tan quân Chiêm, Chế Ma Na lại nộp đất ấy cho Đại Việt.
Cuối đời
Non sông sạch bóng quân thù. Lúc này vua mới 12 tuổi, Lý Thường Kiệt lại tiếp tục gánh trách nhiệm lớn của triều đình trong công cuộc xây dựng đất nước, chăm lo đời sống nhân dân. Ông đã cho tu bổ đê điều, đường sá, đình chùa hư hỏng trong chiến tranh và tiến hành nhiều biện pháp nhằm cải tổ bộ máy hành chính trong toàn quốc.
Năm 1082, ông thôi chức Thái úy và được cử về trị nhậm trấn Thanh Hóa. Làm việc ở đây suốt 19 năm trời, đến năm 1101 thì vua Lý Nhân Tông lại mời ông trở lại về triều giữ lại chức Nội thị phán thủ đô áp nha hành điện nội ngoại đô tri sự. Lúc này ông đã 82 tuổi.
Già rồi, nhưng ông vẫn tình nguyện cầm quân đi đánh giặc Lý Giác ở Diễn Châu (năm 1103), dẹp giặc Chiêm Thành quấy nhiễu ở Bố Chính (năm 1104). Ông còn tổ chức lại quân đội, duyệt đổi lại các đơn vị từ cấm binh đến dân quân.
Tháng 6 năm Ất Dậu (1105), Thái úy Lý Thường Kiệt mất, thọ 86 tuổi. Lý Nhân Tông truy phong ông làm Nhập nội điện đô tri Kiểm hiệu Thái úy bình chương Quân quốc trọng sự (入内殿都知檢校太尉平章軍國重事), tước Việt quốc công (越國公), thực ấp 10.000 hộ và cho người em là Lý Thường Hiến được kế phong tước Hầu.
Thân thế Hoạn quan
Nghiên cứu của Hoàng Xuân Hãn
Có một tranh cãi rất lớn về thông tin Lý Thường Kiệt là hoạn quan. Một số ý kiến cho rằng, "hoạn quan" là [Sĩ hoạn; 仕宦], tức là "người thuộc tầng lớp làm quan" để ám chỉ xuất thân nhà nhà làm quan của ông, và phủ định việc Lý Thường Kiệt là hoạn quan. Tuy nhiên, theo dẫn chứng của Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt đúng là một hoạn quan, và rất có thể ông đã tự hoạn mình để có thể đạt được danh tiếng trên con đường sự nghiệp của mình.
Phần "Vào cấm đình" thuộc Chương I: Gốc tích của Hoàng Xuân Hãn đưa ra rất nhiều bằng chứng về vấn đề này:
Sách sử ghi nhận
Hầu hết các sách sử Việt Nam xuất hiện từ thời Lê sơ cùng nhà Nguyễn, và khi chép về Lý Thường Kiệt cũng đã xác nhận ông là một hoạn quan, hay gọi là Quan giám. Cụ thể như sau:
Việt điện u linh tập - Thái úy Trung Phụ Dũng Vũ Uy Thắng công:"Ông nhiều mưu lược, có tài tướng soái, lúc nhỏ phong tư tuấn nhã, có tiếng khen ra ngoài, được sung làm chức Hoàng Môn Ký Hầu...Tiếm bình: Lý Thái úy là một quan Trung Thường Thị. Trải thời ba triều, thủy chung không có tì vết, phương Bắc bẻ gãy được nhà Tống lớn, phương Nam bình được nước Chiêm mạnh, kể cái công nghiệp ở triều miếu thì giống như Lê Phụng Hiểu, Lý Đạo Thành. Sống làm danh tướng, chết làm danh thần, thật là không lấy gì làm thẹn mặt vậy; ai bảo trong phường quan Giám lại không có nhân vật xuất sắc như thế, công nghiệp vĩ đại như thế!"
Đại Việt sử ký toàn thư - Trần triều Thái Tông hoàng đế bản kỷ:"Mùa đông, tháng 10, ban tiền cho Phạm Ứng Mộng, bảo tự hoạn để vào hầu. Trước đó, vua nằm mơ đi chơi thấy thần nhân chỉ một người bảo vua: "Người này có thể làm Hành khiển". Tỉnh dậy, không biết là người nào. Một hôm tan buổi chầu, vua ngự ra ngoài thành, thấy một người con trai theo học ở cửa nam thành, hình dáng giống hệt người trong mộng, vua gọi đến hỏi, người đó ứng đối giống như những lời trong mộng. Vua muốn trao cho chức Hành khiển, nhưng thấy khó, mới cho 400 quan tiền bảo tự hoạn, ban tên là Ứng Mộng. Sau này thăng dần đến chức Hành khiển. Đó là bắt chước lệ cũ của triều Lý, dùng Lý Thường Kiệt và Lý Thường Hiến vậy".
Đại Việt sử ký tiền biên - Lý triều Nhân Tông hoàng đế bản kỷ:"Mùa hạ tháng 6, Thái úy Lý Thường Kiệt mất. Lý Thường Kiệt nhiều mưu lược có tài làm tướng. Khi còn ít tuổi, vì có tướng mạo đẹp, tự thiến sung chức Hoàng môn chi hậu..."
Lịch triều hiến chương loại chí:"Ông người ở phường Thái Hòa, thành Thăng Long. Lúc trẻ dáng điệu bảnh bao, tự thiến mình, được sung chức Hoàng môn chi hậu".
Khâm định Việt sử thông giám cương mục:"Giáp Dần, năm thứ 4 (1254). (Tống, năm Bảo Hựu thứ 2). Tháng 10, mùa đông. Nhà vua bắt Phạm Ứng Mộng tự thiến mình để vào hầu trong cung cấm. Nhà vua chiêm bao thấy mình đi chơi, gặp thần nhân trỏ vào một người mà bảo vua rằng: "Người này có thể làm hành khiển được". Lúc tỉnh dậy, nhà vua ghi lấy việc ấy. Một hôm, sau khi tan chầu rồi, vua ra chơi ngoài thành, thấy một người con trai đi từ phía nam lại, trông hệt như người mà mình đã thấy trong lúc chiêm bao. Gọi lại hỏi, người ấy đối đáp cũng như những lời đã nói trong lúc chiêm bao. Ý nhà vua muốn cho làm Hành khiển, nhưng nghĩ khó khăn không biết làm thế nào cho hợp lệ, liền ban cho bốn trăm quan tiền để tự thiến mình, đặt tên cho là Ứng Mộng, sau thăng dần lên đến chức Hành khiển. Việc này có lẽ bắt chước như việc dùng Lý Thường Kiệt, Lý Thường Hiến ở triều nhà Lý".
Đại Nam thực lục - Đệ nhị kỷ chép lời bàn của vua Minh Mạng:"Ất Mùi, Minh Mệnh năm thứ 16... Tựu trung Lý Thường Kiệt nhà Lý tuy ưu việt về phần võ lược, nhưng xuất thân từ hoạn quan".
Dù cho nhiều ý kiến trái chiều về sự thật về thân thế hoạn quan của Lý Thường Kiệt, cũng như tất cả các sách đều là từ sau thời nhà Hậu Lê - khoảng thời đại chuộng Nho giáo nhất trong lịch sử Việt Nam. Thế nhưng cơ bản có thể thấy được việc ông là hoạn quan đã được [công nhận một cách chính thức] từ rất nhiều bộ sử lớn, ít nhất là với quan niệm của người Việt từ thời Hậu Lê trở đi.
Bài thơ Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà là bài thơ chưa rõ nguồn gốc tác giả mà nhiều tài liệu dân gian cho là của ông đang đêm sai người tâm phúc đọc vang trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát (thuộc địa phận sông Như Nguyệt, khúc sông Cầu, huyện Yên Phong, lộ Bắc Ninh, nay là huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh). Bài thơ được coi là một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử dân tộc để cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân Đại Việt chống lại quân Tống lần thứ 2.
Bản gốc
Nguyên bản chữ Hán:
南國山河
南 國 山 河 南 帝 居
截 然 定 分 在 天 書
如 何 逆 虜 來 侵 犯
汝 等 行 看 取 敗 虛
Bản phiên âm Hán-Việt:
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch thơ:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Nhận định
Trong Bài bia ký chùa Báo Ân núi An Hoạch, Chu Văn Thường – một quan chức ở quận Cửu Chân, trấn Thanh Hóa đời Lý Nhân Tông ca ngợi Lý Thường Kiệt:
Bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn cũng ca ngợi ông:
Sử thần nhà Lê Trung hưng Ngô Thì Sĩ, trong sách Việt sử tiêu án, đã đề cao Lý Thường Kiệt qua việc so sánh chiến công đánh Tống của ông với các chiến thắng của Ngô Quyền, Lê Đại Hành và Trần Hưng Đạo:
Sử gia đời Nguyễn Phan Huy Chú trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, quyển IX, có nhận xét về vị trí của Lý Thường Kiệt so với các nhà chính trị, quân sự khác của Đại Việt thời Lý:
Đào Cam Mộc và Tôn Đản không muốn tham dự triều chính, mỗi lần đánh giặc xong thì về ở trang trại vui thú điền viên, nên không nổi danh về đường quan trường (theo tài liệu nghiên cứu từ nhiều nguồn của Trần Đại Sĩ).
Trong văn hoá đại chúng |
Quang Trung Hoàng đế (1753 – 16 tháng 9 năm 1792), miếu hiệu Tây Sơn Thái Tổ (西山太祖; được dùng để phân biệt với Nguyễn Thái Tổ nhà Nguyễn), danh xưng khác là Bắc Bình Vương, tên khai sinh là Hồ Thơm, quê gốc Nghệ An sau đổi tên thành Nguyễn Huệ (阮惠), Nguyễn Quang Bình (阮光平), là một nhà chính trị, nhà quân sự người Việt Nam, vị hoàng đế thứ 2 của Nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông.
Nguyễn Huệ và 2 người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Tây Sơn tam kiệt, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng Nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân biệt Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra, Quang Trung còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc. Bản thân ông đã cầm quân chiến đấu từ năm 18 tuổi, trong 20 năm liền đã trải qua hàng chục trận đánh lớn, và chưa thua một trận nào.
Nhà sử học Phan Huy Lê đã đánh giá "Quang Trung không chỉ là một nhà quân sự lỗi lạc mà còn là một nhà chính trị có biệt tài" Với nhãn quan tiến bộ, chỉ trong 3 năm, ông đã liên tiếp đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự,... nhằm xây dựng đất nước và tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại từ phương Tây. Về nhân sự, ông đã xuống chiếu cầu hiền và trọng dụng nhiều nhân tài như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiệp, Nguyễn Huy Lượng,... Về quân sự, ông cho xây dựng quân đội trang bị hiện đại. Về kinh tế, ông cải cách chế độ đinh điền và ruộng đất, khuyến khích thủ công nghiệp, mở rộng ngoại thương với phương Tây. Về giáo dục, ông cải tiến thi cử theo hướng thiết thực và ban hành chính sách khuyến học, khuyến khích dùng chữ Nôm thuần Việt thay cho chữ Hán, sắp xếp lại chùa chiền dư thừa và bài trừ mê tín dị đoan. Giới sử học đánh giá rất cao những cải cách này bởi chúng mang xu hướng rất tiến bộ và vượt trên các nước châu Á đương thời, có thể đưa đất nước thoát khỏi sự trì trệ đã kéo dài trên 100 năm của chế độ phong kiến thời Trịnh – Nguyễn. Đến tận mãi sau này (1822), Hoa kiều từng sống ở Huế dưới thời Tây Sơn vẫn còn hoài niệm về sự cai trị của Nguyễn Huệ, họ nhận xét với thương gia người Anh cho rằng Quang Trung cai trị ôn hòa và công bằng hơn các vua nhà Nguyễn (Gia Long và Minh Mạng) (xem chi tiết tại những cải cách tiến bộ của vua Quang Trung).
Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn Sau 20 năm liên tục chinh chiến và 3 năm trị nước, khi tình hình đất nước bắt đầu có chuyển biến tốt thì Quang Trung đột ngột qua đời ở tuổi 39. Sau cái chết của ông, Nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Người kế vị ông là Quang Toản vẫn còn quá nhỏ (9 tuổi) nên không đủ khả năng để lãnh đạo Đại Việt, triều đình lâm vào mâu thuẫn nội bộ và đã thất bại trong việc tiếp tục chống lại Nguyễn Ánh.
Nguyễn Huệ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch liệt kê vào danh sách 14 vị Anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam. Nhiều trường học và đường phố ở các địa phương được đặt các tên Quang Trung và Nguyễn Huệ.
Nguồn gốc và giáo dục
Theo sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Đại Nam thực lục: Tổ tiên Nguyễn Huệ là người huyện Hưng Nguyên, xứ Nghệ An, khoảng năm Thịnh Đức (niên hiệu Lê Thần Tông) (1653–1657) bị quân Chúa Nguyễn bắt được đem về, cho ở tại huyện Tuy Viễn thuộc phủ Hoài Nhơn, kế tiếp vài đời, đến Nguyễn Nhạc được giữ chức Biện lại ở tuần Vân Đồn. Sách Việt Nam sử lược viết thêm rằng: Thân sinh Nguyễn Huệ là Hồ Phi Phúc dời nhà sang ở ấp Kiên Thành, sinh được 3 người con: trưởng là Nhạc, thứ là Huệ, thứ ba là Lữ.
Theo sách Lịch sử nội chiến Việt Nam từ 1771 đến 1802, tổ tiên Nhà Tây Sơn vốn là họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, dòng dõi Hồ Quý Ly, theo chân Chúa Nguyễn vào Nam lập nghiệp khi Chúa Nguyễn vượt Lũy Thầy đánh ra đất Lê – Trịnh tới Nghệ An (năm 1655). Ông cố (cụ nội) của Nguyễn Huệ tên là Hồ Phi Long (vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở thôn Bằng Châu, huyện Tuy Viễn, tức An Nhơn) cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó. Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó họ đổi họ của con cái mình từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ. Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Cũng có tài liệu cho rằng họ Hồ đã đổi theo họ Chúa Nguyễn ngay từ khi mới vào Nam. Ông Nguyễn Phi Phúc có 8 người con, trong đó có 3 con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.
Nguyễn Huệ sinh năm Quý Dậu 1753 niên hiệu Cảnh Hưng thứ 13 dưới triều vua Lê Hiển Tông Nhà Hậu Lê. Ông còn có tên là Quang Bình, Văn Huệ hay Hồ Thơm. Sau này, người dân địa phương thường gọi ông là Đức ông Bình hoặc Đức ông Tám. Theo Quang Trung anh hùng dân tộc thì “Nguyễn Huệ tóc quăn, da sần, mắt như chớp sáng, tiếng nói sang sảng như tiếng chuông, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, can đảm”. Sách Tây Sơn lược còn miêu tả đôi mắt Quang Trung “ban đêm khi ngồi không có đèn thì ánh sáng từ đôi mắt soi sáng cả chiếu”.
Về thứ tự của Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ trong các anh em, các nguồn tài liệu ghi không thống nhất: Các sách Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam chính biên liệt truyện, Tây Sơn thủy mạt khảo đều thống nhất ngôi thứ trong ba anh em Tây Sơn đã khẳng định rằng: "Con trưởng là Nhạc, kế là Lữ, kế nữa là Huệ"; Dân phủ Quy Nhơn xưa truyền lại rằng: Nguyễn Nhạc thuở đi buôn trầu nên gọi anh Hai Trầu, Nguyễn Huệ còn có tên là Thơm nên gọi là chú Ba Thơm, Nguyễn Lữ gọi là thầy Tư Lữ. Theo thư từ của các giáo sĩ phương Tây hoạt động ở Đại Việt khi đó như Labartette, Eyet và Varen thì Nguyễn Huệ là em của Nguyễn Lữ. Nguyễn Lữ được gọi là Đức Ông Bảy còn Nguyễn Huệ là Đức Ông Tám; Lê Trọng Hàm trong sách Minh đô sử lại cho rằng Hồ Phi Phúc sinh "Nhạc, Lữ đến hai cô con gái rồi đến Huệ".
Lớn lên, ông và Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ được đưa đến thụ giáo cả văn lẫn võ với thầy Trương Văn Hiến. Trương Văn Hiến là môn khách của Trương Văn Hạnh, còn Trương Văn Hạnh là thầy dạy của Nguyễn Phúc Luân – cha của Nguyễn Ánh. Sau khi Trương Văn Hạnh bị quyền thần Trương Phúc Loan hãm hại, Trương Văn Hiến chạy vào Bình Định. Chính người thầy này đã phát hiện được khả năng của Nguyễn Huệ và khuyên bảo ba anh em khởi nghĩa để xây dựng đại nghiệp. Tương truyền câu sấm "Tây khởi nghĩa, Bắc thu công" là của Trương Văn Hiến. Tương truyền Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ đều là những người rất giỏi võ nghệ và là những người khai sáng ra một số võ phái Bình Định. Nguyễn Huệ khai sáng Yến phi quyền, Nguyễn Lữ sáng tạo Hùng kê quyền, và cả ba anh em Tây Sơn sáng tạo Độc lư thương. Tây Sơn tam kiệt có vai trò rất lớn cho sự hình thành, phát triển võ phái Tây Sơn Bình Định, là những đầu lĩnh sáng tạo, cải cách các bài quyền, bài binh khí để truyền dạy cho ba quân trong giai đoạn đầu khởi nghĩa.
Khởi nghĩa chống chúa Nguyễn ở Đàng Trong
Vào thời bấy giờ, nước Việt chia làm hai, lấy sông Gianh làm giới tuyến; từ sông Gianh ra Bắc là đất của vua Lê–chúa Trịnh; phía Nam là bờ cõi do các Chúa Nguyễn cai trị, truyền từ đời này qua đời kia, việc chính trị, kinh tế sắp xếp như một nước tự chủ. Các Chúa Nguyễn làm chúa truyền đời Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát, ông định đô ở Phú Xuân, phong cho người con thứ 9 là Nguyễn Phúc Hiệu làm Thế tử. Năm 1765, Vũ vương mất, bây giờ thế tử Nguyễn Phúc Hiệu đã chết trước, con của Thế tử còn nhỏ, mà người con trưởng của Vũ vương cũng đã mất. Vũ vương lập di chiếu lập người con thứ hai tên Nguyễn Phúc Luân lên nối nghiệp chúa, nhưng viên quan phụ chính, cậu ruột của Vũ vương là Trương Phúc Loan có ý chuyên quyền, bèn đổi tờ di chiếu mà lập người con thứ 16 mới 12 tuổi lên ngôi, tức Chúa Nguyễn thứ 9, Định vương Nguyễn Phúc Thuần. Trương Phúc Loan làm phụ chính, là người tham lam, cậy quyền làm nhiều điều tàn ác, người dân trong nước ai cũng oán giận.
Tham gia khởi nghĩa
Theo các sách sử Đại Nam thực lục, Khâm định Việt sử Thông giám cương mục của nhà Nguyễn: Gia đình anh em Nguyễn Nhạc trú tại huyện Tuy Viễn thuộc phủ Hoài Nhơn, kế tiếp vài đời, đến Nguyễn Nhạc được giữ chức Biện lại ở tuần Vân Đồn. Theo các sách này thì do đánh bạc tiêu mất tiền thu thuế, Nguyễn Nhạc bèn trốn vào Tây Sơn làm trộm cướp, những người vô lại và người nghèo đói phần nhiều phụ theo, vì thế thủ hạ có đến vài ngàn người. Nhạc cùng em là Văn Huệ, Văn Lữ chia nhau quản lãnh, rồi đi đánh cướp đồn ấp, viên tướng giữ trấn không sao kiềm chế được. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, tình tiết "Nguyễn Nhạc thua bạc nên đi trộm cướp" thực chất là chuyện thêu dệt của Nhà Nguyễn sau khi họ đã đánh bại Tây Sơn nhằm hạ uy tín đối thủ. Việc anh em Nguyễn Nhạc khởi nghĩa chắc chắn phải được mưu tính từ lâu, từ việc chuẩn bị căn cứ, lương thực cho đến thu hút lực lượng tham gia, không thể chỉ là hành vi bột phát do "thua bạc".
Anh em Nguyễn Huệ làm học trò cho Giáo Hiến ở An Thái, người này đã diễn giải lời sấm Tây khởi nghĩa, Bắc thu công để khuyên Nguyễn Nhạc khởi binh. Nguyễn Nhạc cất binh khởi nghĩa năm 1771, xây dựng căn cứ chống chính quyền Chúa Nguyễn tại Tây Sơn, với danh nghĩa diệt trừ quyền thần Trương Phúc Loan, tôn phò Hoàng tôn Dương (tức Nguyễn Phúc Dương, cháu của Võ vương Nguyễn Phúc Khoát). Trong giai đoạn xây dựng thế lực, Nguyễn Huệ đã giúp Nguyễn Nhạc xây dựng kinh tế và huấn luyện quân sự. Với sự ngầm trợ giúp về mặt tâm lý của thầy giáo Hiến và bản lĩnh cá nhân, Nguyễn Huệ đã nhanh chóng xây dựng được uy tín cho lực lượng Tây Sơn và cả cho cá nhân mình. Chẳng bao lâu sau, lực lượng của Nhà Tây Sơn mỗi ngày mỗi lớn và vững vàng. Những người hợp tác đầu tiên với Nhà Tây Sơn có Nguyễn Thung, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Võ Đình Tú, Trần Quang Diệu, Trương Mỹ Ngọc, Võ Xuân Hoài. Về sau, kẻ sĩ gần xa đến hưởng ứng thêm đông.
Lực lượng Tây Sơn không những đánh đâu thắng đó mà còn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân và lấy của người giàu chia cho người nghèo. Điều đó được các giáo sĩ Tây Ban Nha, điển hình là Diego de Jumilla ghi lại trong sách "Les Espagnols dans l’Empire d’Annam" như sau:
"Ban ngày họ xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có người mang súng. Họ không hề làm thiệt hại đến người và của. Trái lại họ tỏ ra muốn bình đẳng giữa mọi người Đàng Trong; họ vào nhà giàu, nếu đem nộp họ ít nhiều thì họ không gây tổn hại, nhưng nếu chống cự lại thì họ cướp lấy những của quý đem chia cho người nghèo; họ chỉ giữ gạo và lương thực cho họ mà thôi... Người ta gọi họ là bọn cướp đạo đức và nhân từ đối với quần chúng nghèo khổ...".
Theo Lịch sử nội chiến Việt Nam từ 1771 đến 1802, lực lượng ban đầu của Nguyễn Nhạc có nhiều nhóm cư dân sở tại, bao gồm người Việt, người Thượng và người Hoa ở Tây Sơn. Có cả những người làm cướp như Nhưng Huy, Từ Linh ở vùng An Tượng, đám quân người Hoa của Tập Đình, Lý Tài, tất cả khối người sẵn sàng bạo động đó được Nguyễn Nhạc nối kết thành một lực lượng vững chắc.
Quân Tây Sơn đánh chiếm các huyện, thành, thôn ấp, tuần phủ Quy Nhơn Nguyễn Khắc Tuyên cùng đề đốc Lý Trình đi đánh dẹp. Quân Khắc Tuyên đến Phù Ly gặp quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy. Hai bên giao chiến, Lý Trình bị Nguyễn Huệ chém chết, Khắc Tuyên bỏ chạy về Quy Nhơn. Năm 1773, anh em Tây Sơn hạ được thành Quy Nhơn (kinh thành Đồ Bàn cũ của Chiêm Thành). Nguyễn Nhạc bèn thả tù phạm, lùa dân làm binh, dựng cờ hiệu của Tây Sơn lên thành, khiến cho Đàng Trong náo động. Chúa Nguyễn hay tin, sai Chưởng cơ Nguyễn Cửu Thống mang quân đi đánh Tây Sơn, bị Tây Sơn đánh bại. Thời Đàng Trong vốn hòa bình đã lâu, lính không quen việc binh, trong triều Trương Phúc Loan lại làm mất lòng người, lính ra trận là bỏ chạy, do vậy quân Tây Sơn ngày càng mạnh. Đến tháng 12 năm 1773, Chúa Nguyễn sai Tôn Thất Hương làm Tiết chế, đem nội quân và quân Tam Kỳ đến núi Bích Kê (thuộc Bình Định) bị quân Tây Sơn do Lý Tài, Tập Đình chỉ huy giết chết. Quân Tây Sơn làm chủ Quảng Ngãi, quân Nguyễn phải rút về, Nguyễn Nhạc sai quân chiếm các phủ Bình Khang, Diên Khánh. Bấy giờ, quân Tây Sơn chiếm một dải đất từ Quảng Ngãi vào Nam cho tới Bình Thuận.
Tái chiếm Phú Yên
Tây Sơn lâm nguy
Không lâu sau khi làm chủ phần lớn khu vực Nam Trung Bộ, anh em Tây Sơn bắt đầu gặp khó khăn trước những diễn biến mới. Giữa năm 1774, Chúa Nguyễn cử Tống Phước Hiệp mang quân từ Gia Định theo hai đường thủy bộ ra đánh Nam Trung Bộ, và nhanh chóng lấy lại được Bình Thuận, Diên Khánh và Bình Khang. Tây Sơn từ đó chỉ còn làm chủ từ Phú Yên ra Quảng Ngãi.
Nhân cơ hội Chúa Nguyễn suy yếu, tháng 10 năm 1774, chúa Trịnh Sâm sai Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc dẫn 3 vạn quân tiến đánh Đàng Trong. Quân Trịnh vượt sông Gianh đánh chiếm Phú Xuân. Định Vương Nguyễn Phúc Thuần và các quan phải chạy vào Quảng Nam, Nguyễn Nhạc mang quân hai đường thủy bộ tiến ra đánh, vội theo đường biển trốn vào Gia Định, Chúa Nguyễn gặp tướng Tống Phước Hiệp vào tháng 2 năm 1775; để Nguyễn Phúc Dương ở lại. Quân Trịnh vượt đèo Hải Vân đã đụng độ với quân Tây Sơn cũng đang tiến ra để lùng bắt Nguyễn Phúc Dương. Hoàng Ngũ Phúc đang đà thắng lợi, đánh bại quân Tây Sơn ở Cẩm Sa. Nguyễn Nhạc phải rút quân về Quy Nhơn, sau khi đã bắt được Phúc Dương. Lợi dụng Nguyễn Nhạc thua trận, Tống Phúc Hiệp từ Bình Khang tiến ra đánh Phú Yên, quân Tây Sơn thua trận phải co về Quy Nhơn. Phần lãnh thổ mà anh em Tây Sơn còn kiểm soát chỉ còn Quy Nhơn và Quảng Ngãi.
Như vậy lúc này, quân Trịnh từ Bắc tiến vào, Chúa Nguyễn rút vào Nam, tình thế của quân Tây Sơn lúc đó rất nguy ngập bị kẹp vào giữa, nếu mang quân ra đương đầu với cả hai phía thì chắc chắn Tây Sơn sẽ bị tiêu diệt. Nguyễn Nhạc quyết định xin giảng hòa với Chúa Trịnh để tập trung vào chiến trường phía Nam, bèn sai người đến chỗ Hoàng Ngũ Phúc xin đầu hàng và làm tiên phong cho Chúa Trịnh để đánh Chúa Nguyễn. Hoàng Ngũ Phúc cũng muốn mượn sức Tây Sơn diệt họ Nguyễn nên nhân danh Chúa Trịnh thuận cho Nguyễn Nhạc hàng, phong làm "Tây Sơn trưởng hiệu tráng tiết tướng quân". Dù thế, Hoàng Ngũ Phúc vẫn không cho lui quân, đóng sát địa giới Quảng Ngãi, có ý chờ nếu Tây Sơn bại trận sẽ tiến vào chiếm Quảng Ngãi và Quy Nhơn.
Xuất quân thắng trận
Tạm yên phía Bắc nhưng Tây Sơn vẫn còn ở vào tình thế nguy hiểm, chỉ có một lựa chọn là phải thắng trận để chiếm lại Phú Yên từ tay quân Nguyễn, nếu không sẽ bị quân Trịnh đánh từ phía sau. Trong tình thế các tướng đều bạc nhược do thua trận, Nguyễn Nhạc quyết định cử Nguyễn Huệ khi đó mới 23 tuổi, làm chủ tướng mang quân vào Nam. Để hỗ trợ cho Nguyễn Huệ, nhân nắm con bài Nguyễn Phúc Dương trong tay, Nguyễn Nhạc gả con gái cho Dương, rồi sai người vào Phú Yên điều đình với Tống Phúc Hiệp bàn việc lập Phúc Dương làm chúa và cùng đánh Trịnh. Tướng Nguyễn Tống Phước Hiệp tin lời, không phòng bị gì cả. Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ đánh úp phá được. Nguyễn Huệ bắt sống Nguyễn Khoa Kiên, giết Nguyễn Văn Hiền. Tướng của Chúa Nguyễn ở Bình Khang là Bùi Công Kế mang quân ra cứu bị Nguyễn Huệ bắt sống, lưu Lý Tài ở lại Phú Yên. Tướng Chúa Nguyễn khác là Tống Văn Khôi ở Khánh Hoà ra đánh cũng bị Nguyễn Huệ giết tại trận.
Hoàng Ngũ Phúc nhân lúc Tây Sơn mang quân vào Nam liền lấn tới đóng quân ở Châu Ổ thuộc Quảng Ngãi. Nguyễn Nhạc lấy công việc Nguyễn Huệ phá được quân Chúa Nguyễn, xin với Hoàng Ngũ Phúc phong cho Nguyễn Huệ làm "Tây Sơn hiệu tiền tướng quân". Gặp có dịch bệnh, quân Trịnh chết quá nửa, trước đó đất Thuận Hóa bị mất mùa lớn nên quân lương bị thiếu. Bản thân Hoàng Ngũ Phúc cũng tuổi già sức yếu, tới mức không thể tự đi đứng được, đều phải có người hầu nâng nhấc Nguyễn Nhạc đã biết tin Hoàng Ngũ Phúc bệnh nặng nhưng không đem quân tấn công lại (để Hoàng Ngũ Phúc yên tâm mà tự rút quân). Quả nhiên Hoàng Ngũ Phúc đặt mật kế hồi binh về Phú Xuân. Có người khuyên Hoàng Ngũ Phúc ở lại, Phúc không nghe, xin rút quân về giữ đất Thuận Hóa, Trịnh Sâm y cho. Đến tháng 10 năm 1775, Hoàng Ngũ Phúc chết trên đường về Bắc, như vậy quân Đàng Ngoài đã mất đi viên tướng thiện chiến nhất của mình.
Đến tháng 11 năm 1775, nhân lúc quân Trịnh rút khỏi Quảng Nam, 2 người con của Chúa Nguyễn Phúc Khoát khởi binh chiếm giữ. Năm ấy mất mùa, quân Nguyễn bị thiếu lương. Nguyễn Nhạc bèn điều Nguyễn Huệ từ Phú Yên ra đánh tan quân Nguyễn, lấy lại Quảng Nam. Chiến thắng Phú Yên là dấu ấn đầu tiên của Nguyễn Huệ trên con đường binh nghiệp của ông sau này. Từ đây ông trở thành chỗ dựa vững chắc cho Nhà Tây Sơn.
Nguyễn Nhạc bảo Nguyễn Văn Duệ giữ đất Quảng Nam. Cùng tháng, Chu Văn Tiếp người Phú Yên đem 1000 quân theo về Chúa Nguyễn. Về phía Tây Sơn, tướng người Hoa Lý Tài do Nguyễn Nhạc dần đối xử bạc nên đem quân đầu hàng Chúa Nguyễn (có sách khác cho rằng Lý Tài không được phong tướng quân như Nguyễn Huệ nên bất mãn). Năm 1776, Nguyễn Nhạc tự xưng là Tây Sơn vương, phong cho Nguyễn Huệ làm Long Nhương tướng quân. Sai em là Nguyễn Lữ đem thủy quân đi vào đánh Gia Định, vào tháng 6 quân của Nguyễn Lữ bị đánh bại, phải rút theo đường biển về Quy Nhơn mang theo 200 thuyền lương. Cùng năm tướng Nguyễn là tướng Tống Phước Hiệp mất.
Tiến công Gia Định
Bấy giờ quân của Chúa Nguyễn – Định vương Nguyễn Phúc Thuần có hai lực lượng chính do Đỗ Thanh Nhân và Lý Tài chỉ huy. Khi Lý Tài đầu hàng tướng Nguyễn là Tống Phước Hiệp, Đỗ Thanh Nhân lúc ấy mắng Lý Tài là vì thế nên hai người xảy ra hiềm khích. Tống Phước Hiệp chết, Đỗ Thanh Nhân lên làm chủ tướng, Lý Tài lo sợ bèn đưa quân giữ núi Chiêu Thái. Thanh Nhân đánh không được, đắp lũy để giữ. Đến tháng 10 năm 1776, Đông cung Nguyễn Phúc Dương bị Tây Sơn tấn công nên vượt biển từ Quy Nhơn vào Gia Định. Chúa Nguyễn Nguyễn Phúc Thuần ra đón về tại nơi ở của mình. Lúc ấy, Lý Tài đem quân đến đánh, quân Chúa Nguyễn do Đỗ Thanh Nhân chỉ huy bỏ chạy, Đông cung Nguyễn Phúc Dương ra mặt, quân của Lý Tài đều rạp xuống quỳ lạy. Lý Tài ép Nguyễn Phúc Thuần nhường ngôi cho Nguyễn Phúc Dương làm Tân chính vương, còn Nguyễn Phúc Thuần làm Thái Thượng Vương, Lý Tài trở thành Bảo giá Đại tướng quân.
Tháng 3 năm 1777, Nguyễn Nhạc lại cử Nguyễn Huệ làm tướng mang thủy quân vào đánh Gia Định. Lý Tài thua trận bỏ chạy khỏi thành và đưa 2 Chúa Nguyễn về Hóc Môn. Sau Lý Tài rút khỏi Hóc Môn về Ba Giồng bị Đỗ Thanh Nhân đón đường giết chết. Nguyễn Phúc Thuần theo Đỗ Thanh Nhân giữ Tranh Giang, Nguyễn Phúc Dương theo tướng Trương Phúc Thận giữ Tài Phụ. Nguyễn Huệ chia đường đánh bại cả hai cánh quân Nguyễn. Nguyễn Phúc Thuần và Đỗ Thanh Nhân phải bỏ chạy về Cần Thơ cầu viện Tổng binh Hà Tiên là Mạc Thiên Tứ, còn Nguyễn Phúc Dương bỏ chạy về Ba Việt (Bến Tre).
Nguyễn Huệ đánh bại Mạc Thiên Tứ. Nguyễn Phúc Thuần sai Đỗ Thanh Nhân lẻn ra Bình Thuận cầu cứu Chu Văn Tiếp, Trần Văn Thức. Nguyễn Nhạc nhân lúc Nguyễn Huệ thắng trận ở Nam Bộ cũng cử binh đánh Phú Yên, Bình Thuận. Trần Văn Thức chưa ra khỏi Bình Thuận đã bị quân Tây Sơn giết chết, Chu Văn Tiếp bỏ chạy. Nguyễn Nhạc chiếm lại Phú Yên đến Bình Thuận.
Tháng 9 năm 1777, Nguyễn Huệ mang quân bao vây tấn công Ba Việt, bắt sống Nguyễn Phúc Dương và toàn bộ quân tướng. Dương và 18 tướng tuỳ tùng bị đưa về Gia Định xử tử (vào tháng 10 năm 1777). Nguyễn Phúc Thuần bại trận bỏ Cần Thơ sang Long Xuyên, định chờ Mạc Thiên Tứ lấy tàu để chạy sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh nhưng bị quân Tây Sơn đuổi đến nơi, bắt được Nguyễn Phúc Thuần mang về Gia Định xử tử tháng 10 năm 1777. Nguyễn Ánh, Đỗ Thanh Nhân và Mạc Thiên Tứ trốn thoát mỗi người một nơi.
Như vậy trong vòng 7 tháng, Nguyễn Huệ đánh thắng và bắt giết được cả hai Chúa Nguyễn, Nhà Tây Sơn từ chỗ bị dồn về Quy Nhơn đã chủ động giành lại không những Nam Trung Bộ mà cả Nam Bộ, tiêu diệt thế lực của Chúa Nguyễn.
Sau khi Nguyễn Huệ rút đại quân về, Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế (1778), niên hiệu là Thái Đức, ông phong cho Nguyễn Huệ là Long Nhương tướng quân. Các tướng cũ của chúa Nguyễn lại lập Nguyễn Ánh làm chúa, chiếm lại Gia Định. Được các lực lượng phương Tây như Pháp, Bồ Đào Nha giúp sức, Nguyễn Ánh lại mạnh lên. Thái Đức hoàng đế sai tướng vào đánh nhưng lại bị thua và mất thêm Bình Thuận.
Tháng 3 năm 1782, Nguyễn Huệ cùng vua Thái Đức mang quân thủy bộ Nam tiến, phá tan quân Nguyễn, giết chết cai cơ người Pháp là Manuel (Mạn Hoè). Nguyễn Ánh bỏ chạy về Hậu Giang. Vua Thái Đức chiếm lại Nam Bộ, sai người giao hảo với Chân Lạp (Campuchia) và đề nghị hợp tác đánh Nguyễn Ánh. Chân Lạp chia quân đón bắt được đoàn cầu viện Xiêm La của Nguyễn Ánh và suýt bắt được ông. Trong một trận đánh, tướng Tây Sơn là Phan Ngạn bị bắn chết, Nguyễn Nhạc cho rằng lực lượng Nghĩa Hòa Đoàn của người Trung Quốc bắn chết, Phan Ngạn, liền sai tàn sát hơn 1 vạn người Hoa ở Gia Định. Nguyễn Ánh trốn ra đảo Phú Quốc.
Anh em Tây Sơn rút quân về Bắc, Chu Văn Tiếp lại từ Bình Thuận mang quân vào đánh chiếm được Gia Định và đón Nguyễn Ánh trở về. Tháng 2 năm 1783, Nguyễn Nhạc lại sai Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ mang quân Nam tiến. Dù Nguyễn Ánh đã lập tuyến phòng thủ trước vẫn bị quân Tây Sơn phá tan và Ánh buộc phải bỏ chạy về Đồng Tuyên. Nguyễn Huệ đánh phá Đồng Tuyên, Nguyễn Ánh lại bỏ chạy ra Hà Tiên rồi trốn ra đảo Phú Quốc. Tháng 8-1783, quân Tây Sơn truy kích, Nguyễn Ánh chạy một vòng ra các đảo Cổ Long, Cổ Cốt rồi lại quay về Phú Quốc. Quân Tây Sơn vây đánh nhưng lúc đó có bão biển, các thuyền Tây Sơn phải giãn ra, sau 7 ngày đêm lênh đênh trên biển, Nguyễn Ánh thừa cơ lại trốn thoát, chạy hẳn ra đảo Thổ Chu cách xa đất liền rồi đầu năm sau tự mình sang Xiêm cầu viện.
Trận Rạch Gầm - Xoài Mút
Tháng 2 năm Giáp Thìn (1784), Nguyễn Ánh sang Xiêm La hội kiến với vua Xiêm La là Chất Tri (Chakri, Rama I) tại Vọng Các (Bangkok). Vua Xiêm sai hai tướng là Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiếc thuyền sang giúp. Ngoài ra còn có 3 vạn quân bộ tiến sang Chân Lạp với danh nghĩa giúp vua Chân Lạp, nhưng thực chất ý đồ nhằm tạo gọng kìm phía tây, chờ cơ hội tiêu diệt quân Tây Sơn.
Quân Xiêm nhanh chóng lấy được Rạch Giá, Ba Thắc, Trà Ôn, Mân Thít, Sa Đéc, ra tay cướp phá bừa bãi. Tướng Tây Sơn giữ đất Gia Định là phò mã Trương Văn Đa, thấy quân Xiêm thế lực mạnh, bèn cố thủ tại Gia Định và sai người về Quy Nhơn báo. Vua Tây Sơn sai Nguyễn Huệ đem binh vào chống giữ.
Sau khi vào Gia Định, Nguyễn Huệ đánh vài trận nhưng không thắng, có ý rút binh nhưng gặp dịp một tướng của Nguyễn Ánh là Lê Xuân Giác về hàng bày mưu phục binh. Mưu hợp với ý của Nguyễn Huệ nên ông nghe theo, liền cho bố trí trận địa và nhử quân Xiêm đến gần Rạch Gầm và Xoài Mút (ở phía trên Mỹ Tho) để đánh một trận lớn tiêu diệt quân Xiêm.
Đêm 19 rạng 20 tháng 1 năm 1785 (đêm 9 rạng 10 tháng 12 năm Giáp Thìn), quân Xiêm lợi dụng thủy triều xuôi theo dòng sông để tấn công Mỹ Tho nhằm phá vỡ đội thuyền phòng thủ của Tây Sơn. Quân Tây Sơn giả thua rút dần về hướng Mỹ Tho, nhử đối phương lọt vào trận địa mai phục đoạn Rạch Gầm-Xoài Mút. Quân Xiêm quen mùi thắng nên tiến vào trận mai phục của Tây Sơn, khi quân Xiêm lọt vào trận mai phục, bất ngờ quân Tây Sơn sử dụng pháo bắn uy hiếp dữ dội ở cù lao Thới Sơn và bờ sông Tiền, khóa chặt hai đầu, dồn quân Xiêm vào thế "tiến thoái lưỡng nan". Bên cạnh đó, pháo hỏa hổ ở hai bên bờ nã đạn tới tấp vào đội hình làm quân Xiêm rối loạn, tinh thần hoang mang rồi bỏ chạy. Cùng lúc đó, một đội thuyền cảm tử chở đầy rơm và những vật liệu dễ cháy đâm thẳng vào thuyền quân Xiêm làm cho số bị chìm, số bị cháy. Trong khi đó, cánh quân bộ Xiêm La ngay từ đầu đã bị quân Tây Sơn chặn đánh không cho cứu viện.
Một trận quyết chiến diễn ra trong không đầy một ngày đã tiêu diệt gần như hoàn toàn 2 vạn quân Xiêm, số còn sống sót chỉ được vài nghìn người chạy theo đường thượng đạo trốn về nước. Cánh quân bộ nghe tin thất trận cũng tan rã và tháo chạy. Nhị Vương Xiêm La Chiêu Tăng, Chiêu Sương chạy theo đường bộ về Xiêm; còn Nguyễn Ánh phải chạy ra đảo Thổ Chu rồi về Cổ Cốt được Cai cơ Trung đón sang Xiêm.
Sau trận đánh này, quân Xiêm khiếp đảm trước sức mạnh của Tây Sơn, "ngoài miệng thì nói khoác nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp". Đánh dẹp xong, Nguyễn Huệ đem quân về Quy Nhơn để đô đốc là Đặng Văn Trấn ở lại trấn đất Gia Định.
Tấn công Đàng Ngoài, lật đổ Chúa Trịnh, phá bỏ chia cắt ranh giới Đàng Trong - Đàng Ngoài, thống nhất đất nước về cơ bản.
Đánh chiếm Phú Xuân
Tại Bắc Hà, năm 1782, Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm qua đời, thế tử Trịnh Cán được lập làm Điện Đô Vương. Họ Trịnh vốn phát xuất từ Thanh Hóa, chỉ dùng binh lính từ hai xứ Thanh Hóa và Nghệ An, gọi là ưu binh. Bấy giờ triều đình không kiểm soát được những kiêu binh này nữa, để họ tự làm loạn cùng với người con lớn của Trịnh Sâm là Trịnh Tông làm binh biến, giết quan phụ chính là quận Huy Hoàng Tố Lý (cháu lão tướng Hoàng Ngũ Phúc) đưa Trịnh Tông lên ngôi, tức là Đoan Nam Vương (1782-1786). Từ đó ưu binh Thanh Nghệ cậy công, làm ngang, không có kỷ cương gì.
Một tướng người Nghệ An theo phe quận Huy là Tham quân Nguyễn Hữu Chỉnh vốn hào hoa, can đảm, nhiều mưu trí không hợp tác với Trịnh Tông. Do trước đây Chỉnh làm thuộc hạ cho quận Việp Hoàng Ngũ Phúc, từng làm việc giao thiệp với Tây Sơn, đến nay đi đường biển vào Nam theo Nguyễn Nhạc. Nguyễn Nhạc yêu tài và cho làm đô đốc. Nguyễn Hữu Chỉnh muốn trừ kiêu binh, ngày đêm bày mưu cho Tây Sơn.
Về phía Trịnh, sau khi nhận hàng Nguyễn Nhạc, lão tướng Hoàng Ngũ Phúc rút đại quân về Bắc (1775), để lại Phạm Ngô Cầu và Hoàng Đình Thể giữ thành Phú Xuân. Bắc Hà ngày một suy yếu, khi bình định xong đất Gia Định, Nguyễn Huệ về thành Quy Nhơn, có ý muốn đánh Phú Xuân. Nguyễn Nhạc ngăn lại nói rằng:Con ong có nọc, đừng đến cho nó đốt. Vừa lúc ấy, Phạm Ngô Cầu sai Nguyễn Phu Như ngầm sang Tây Sơn để dò thám, người này vốn quen Nguyễn Hữu Chỉnh, nói với Chỉnh đất Thuận Hóa có thể đánh được. Chỉnh nói lại với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Hữu Chỉnh làm hữu quân, Võ Văn Nhậm làm tả quân, Nguyễn Lữ đốc thủy quân, theo Nguyễn Huệ quản suất để đánh Phú Xuân.
Nguyễn Hữu Chỉnh nhận được tin xứ Thanh Nghệ và tứ trấn Bắc Hà đói to, dân chẳng ưa gì lính, nếu lấy được đất Thuận Hóa thì việc bình định thiên hạ không khó. Chỉnh tâu với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Nhạc đồng ý, sai Nguyễn Huệ làm chủ tướng tiến đánh Phú Xuân. Thành Phú Xuân được Chúa Trịnh cho ba ngàn quân đóng đồn và ba vạn quân thay phiên canh phòng cẩn mật. Viên quan trấn nhậm là Phạm Ngô Cầu, viên quan phó là Hoàng Đình Thể.
Nguyễn Hữu Chỉnh vốn quen biết Hoàng Đình Thể, liền viết một bức thư gửi cho phó tướng Hoàng Đình Thể, nhưng lại vờ gửi cho chủ tướng quận Tạo-Phạm Ngô Cầu. Phạm Ngô Cầu đâm ra nghi ngờ Hoàng Đình Thể, sau đó Hoàng Đình Thể đánh nhau với Tây Sơn, tên đạn hết, quận Tạo không cho thêm, Thể tức mình lùi voi vào để nói chuyện phải trái, tức thì đội hình rối loạn, bị giết cùng với hai người con trai, Phạm Ngô Cầu đầu hàng, Nguyễn Huệ sai giải về Quy Nhơn chém đầu. Trong khi đó thì Nguyễn Lữ đem quân thủy đánh xong các đồn từ sông Gianh trở vào (xem thêm bài về nhà Tây Sơn và Nguyễn Lữ).
Tiến ra Thăng Long lần thứ nhất
Chiếm được Phú Xuân, thừa thắng quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy tiến ra Quảng Bình, thủ tướng quân Trịnh ở đây bỏ chạy, Tây Sơn chiếm được toàn bộ đất Thuận Hóa. Nguyễn Huệ bèn họp các tướng bàn việc sửa lại địa giới La Hà; đồng thời sai làm tờ "lộ bố" (thư báo tin thắng trận) báo tin thắng trận về cho Nguyễn Nhạc. Nguyễn Hữu Chỉnh khuyên Nguyễn Huệ xua quân ra Bắc mà chiếm đất Bắc Hà, Nguyễn Huệ do dự, Nguyễn Hữu Chỉnh nói rằng: Sách địa ký của họ Trịnh có câu Phi đế phi bá, quyền khuynh thiên hạ, truyền tộ bát đại, tiêu tường khởi hoạ (Chẳng đế chẳng bá, quyền nghiêng thiên hạ, truyền được tám đời, trong nhà dấy vạ). Họ Trịnh cầm quyền đã 200 năm, đủ 8 đời chúa, nay sắp bị diệt là đúng với câu ấy. Nguyễn Huệ nghe lời, bèn cho Nguyễn Lữ ở lại Phú Xuân, sai Nguyễn Hữu Chỉnh dẫn thủy binh đi trước, còn mình đi sau hậu ứng.
Nguyễn Hữu Chỉnh dẫn thủy binh đi trước, đi qua đất Thanh Nghệ, dừng lại sai du binh vài trăm người đánh các đồn phô trương thanh thế. Quan trấn thủ Thanh Hóa, Nghệ An đều bỏ chạy. Đến tháng 6 năm 1786, Chỉnh chiếm được kho lương lớn ở Vị Hoàng (Nam Định). Chỉnh báo tin cho Nguyễn Huệ thuận theo gió nồm tiến ra, dân Nghệ An thấy bóng lâu thuyền cùng cờ quạt ngoài biển đều than chửi Nguyễn Hữu Chỉnh:"Cõng rắn cắn gà nhà, hắn ta thật có tội. Song cũng là một việc không mấy đời có!".Do thời ấy nước Việt chia làm 2, Chỉnh vốn người Nghệ An, lại dẫn quân nước Đàng Trong ra cướp đất Đàng Ngoài, nên dân Nghệ An nói như vậy
Chúa Trịnh nghe tin đất Nghệ An nguy cấp vội sai Trịnh Tự Quyền mang 27 cơ quân vào Nghệ An chống giữ, nhưng sửa soạn 10 ngày vẫn chưa đi được. Khi đi được 30 dặm, lúc ấy quân Tây Sơn đã đến Vị Hoàng, Tự Quyền mang quân giữ Kim Động. Quan trấn thủ Sơn Nam là Bùi Thế Dận đem quân giữ ở xã Phù Sa, huyện Đông An. Đinh Tích Nhưỡng đem thủy binh ra giữ ở cửa Luộc. Đến đêm có gió Đông Nam, Nguyễn Huệ sai lấy tượng gỗ bỏ lên mấy chiếc thuyền, rồi đánh trống kéo cờ thả thuyền trôi đi. Đinh Tích Nhưỡng dàn trận bắn, bắn mãi mới biết là tượng gỗ. Quân Tây Sơn tiến đánh, Tích Nhưỡng hết thuốc súng, bỏ chạy, đám quân của Trịnh Tự Quyền và Bùi Thế Dận nghe tin tan vỡ cả.
Ở kinh thành, lực lượng ưu binh là quân Thanh - Nghệ, nhưng Chúa Trịnh Khải không sai khiến được, Trịnh Khải đành trao quyền cho quận Thạc - Hoàng Phùng Cơ chỉ huy. Quân Tây Sơn tiến tới Thanh Trì, thủy binh ở đây nghĩ Tây Sơn còn lâu mới đến nên đội hình tản mát, không phòng bị gì, bị chiếm hết thuyền bè. Quân Tây Sơn tiến đến chỗ quân quận Thạc chỉ huy, lúc ấy đang giờ ăn cơm, nghe quân Tây Sơn đến thì bỏ chạy hết, quận Thạc sống sót nhưng mất đến 6 người con. Trịnh Khải tự lên voi giao chiến với Tây Sơn, rốt cuộc thua chạy, bỏ lên Sơn Tây, sau đó tự sát, Nguyễn Huệ chôn theo nghi lễ của bậc đế vương.
Nguyễn Huệ vào thành Thăng Long yết kiến vua Lê Hiển Tông, cấm quân lính cướp phá dân gian. Nguyễn Huệ đem các tướng vào lạy Lê Hiển Tông và dâng sổ quân sĩ, dân đinh để tỏ rõ cái nghĩa tôn phù nhất thống, nghĩa là tự đó về sau Nhà Lê có quyền tự chủ. Vua Lê phong cho Nguyễn Huệ làm Nguyên Soái Uy Quốc Công, và lại gả cho Ngọc Hân Công Chúa. Tháng 7 năm 1786, vua Lê Hiển Tông qua đời, thọ 70 tuổi. Hoàng Tôn là Duy Kỳ lên nối ngôi, đặt niên hiệu là Chiêu Thống.
Nguyễn Nhạc vốn không có ý lấy đất Bắc, nay nghe tin Nguyễn Huệ chiếm được Thăng Long, sợ lâu ngày sinh biến, bèn đem theo 500 quân, sau lấy thêm 2000 người nữa, không kể ngày đêm ra Thăng Long. Vua Chiêu Thống muốn nhường mấy quận để làm lễ khao quân nhưng Nguyễn Nhạc từ chối. Hôm sau hai anh em đem quân trở về Nam, tất cả lương thực, kho tàng,... đều đem về Nam hết, để lại cho vua Lê một kho tàng trống không. Hai anh em lại thấy Nguyễn Hữu Chỉnh xảo quyệt, nên muốn bỏ Hữu Chỉnh ở lại. Nguyễn Huệ giữ Hữu Chỉnh ở lại trò chuyện suốt cả ngày, trong khi Tây Sơn thu dọn để về Nam, hòng không cho Chỉnh biết. Đến sáng, Chỉnh thấy quân Tây Sơn về hết, liền chạy về theo dù bị dân kinh kỳ đuổi bắt may chạy thoát, đến đất Nghệ An, Nguyễn Nhạc cho một ít tiền, bảo lưu lại đó.
Xung đột với Nguyễn Nhạc
Theo sách Việt Nam sử lược, khi dẫn quân từ miền Bắc về Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc xưng đế, đồng thời phong vương cho 2 người em và ban cho họ cai quản đất phong: Nguyễn Nhạc xưng là Trung ương Hoàng đế, đóng đô ở Quy Nhơn; Phong Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương, cai quản vùng đất Gia Định; Phong Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương, cai quản vùng đất Thuận Hóa, lấy núi Hải Vân làm giới hạn.
Mâu thuẫn của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ ngày càng lớn. Vua Tây Sơn vốn không có ý đánh ra Bắc Hà, chỉ muốn chiếm Nam Hà; việc Huệ đánh Bắc Hà là trái ý Nguyễn Nhạc, lại thấy Nguyễn Huệ ở Bắc Hà lâu quá sau khi thắng nên Nguyễn Nhạc đâm ra lo sợ vì khó kiềm chế được Nguyễn Huệ. Sử sách không ghi chép thật rõ ràng về nguyên nhân mâu thuẫn giữa 2 người. Các sử gia nhà Nguyễn cho rằng tại Nguyễn Nhạc tư thông với vợ Nguyễn Huệ . Tuy nhiên, một nguồn từ báo Dân Việt phân tích cho rằng điều này là sai. Theo đó, Nguyễn Huệ lúc đó có 2 vợ còn sống và họ đều ở rất xa Quy Nhơn: bà họ Bùi theo chồng ra cư trú tại Phú Xuân, còn bà Ngọc Hân thì vẫn ở Thăng Long. Có tài liệu khác lại nói rằng Nguyễn Nhạc yêu cầu Nguyễn Huệ đến chầu, nộp vàng bạc lấy từ kho của họ Trịnh ở Bắc Hà nhưng Nguyễn Huệ không chịu; hơn thế vua em lại xin vua anh cho cai quản thêm Quảng Nam nhưng vua anh không chấp thuận.
Nguyễn Huệ tỏ ra chống đối Nguyễn Nhạc và binh lính lại rất trung thành với ông. Nguyễn Nhạc phẫn chí, giết công thần Nguyễn Thung Nguyễn Huệ đem quân đánh với Nguyễn Nhạc trong vài tháng đầu năm 1787, ông tổng động viên chừng 6 vạn tới 10 vạn quân. Họ đánh nhau dữ dội và sau đó Nguyễn Huệ tiến đến vây thành Quy Nhơn, đắp thành đất, bắn đại bác vào thành. Theo sách Đại Nam thực lục:Huệ cùng Nhạc đánh nhau, giết hại rất nhiều, rồi giảng hòa, Huệ lui quân, giữ từ Thăng Hoa, Điện Bàn trở ra Bắc, đóng ở Phú Xuân, tự xưng là Bắc Bình Vương. Từ đấy Tây Sơn rối từ trong, không còn rảnh mà nhòm ngó miền Nam nữa.
Nguyễn Nhạc bị vây bức quá phải vào đền thờ cha mẹ khóc rồi kêu Đặng Văn Chân từ Gia Định về cứu nhưng quân Đặng Văn Chân tới nơi lại bị Nguyễn Huệ đánh tan, buộc Đặng Văn Chân phải tới hàng. Tuy quân của Nguyễn Huệ trong các cuộc công thành thương vong đến phân nửa nhưng tình thế buộc Nguyễn Nhạc phải lên mặt thành khóc xin em "Nỡ lòng nào mà nồi da xáo thịt như thế". Nguyễn Huệ nể tình anh em, thôi hãm thành và bằng lòng giảng hòa với Nguyễn Nhạc, rồi rút về Thuận Hóa
Lưỡng đầu thọ địch
Ở Bắc Hà, Chúa Trịnh đã sụp đổ, vua Lê Chiêu Thống nắm được quyền bính, nhưng vị vua này không có tài và tính quyết đoán, triều đình lúc bấy giờ không ai là người có năng lực: hễ thấy có giặc thì bỏ chạy, giặc đi rồi thì kéo nhau ra bàn ngược bàn xuôi, người thì định lập lại nghiệp chúa, kẻ thì muốn tôn phù nhà vua. Lại có dòng dõi họ Trịnh là Trịnh Lệ và Trịnh Bồng chia đảng ra đánh nhau để tranh quyền. Vua Chiêu Thống bất đắc dĩ phải phong cho Trịnh Bồng làm Án Đô Vương, lập lại phủ Chúa. Đảng họ Trịnh lại toan đường hiếp chế nhà vua, vua Chiêu Thống phải xuống mật chiếu vời Nguyễn Hữu Chỉnh, lúc ấy đã nắm binh quyền ở Nghệ An ra giúp. Nguyễn Hữu Chỉnh kéo quân từ Nghệ An ra đánh bại Trịnh Bồng, Trịnh Bồng thua chạy, mấy lần nữa khởi binh vẫn thua, rốt cuộc đi tu, sự nghiệp Chúa Trịnh chấm dứt từ đây. Vua Lê Chiêu Thống phong Nguyễn Hữu Chỉnh chức Đại tư đồ Bằng trung công, Hữu Chỉnh tự quyết đoán mọi việc. Nắm được uy quyền cao ở triều đình, Nguyễn Hữu Chỉnh tỏ ra chuyên quyền, muốn chống lại Tây Sơn.
Tại Đàng Trong, giữa năm 1787, do 2 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ đánh nhau, Nguyễn Lữ lại bất tài nên mặt phía Nam của Tây Sơn suy yếu. Nguyễn Ánh từ Xiêm quay trở lại Gia Định. Nguyễn Lữ sợ, bỏ Phạm Văn Tham ở lại giữ Sài Gòn, còn ông giữ Biên Hòa. Nguyễn Ánh làm giả một bức thư của Nguyễn Nhạc gửi cho Nguyễn Lữ, nội dung là lệnh giết Phạm Văn Tham, rồi giả vờ gửi cho Tham. Tham liền kéo quân đến phân trần với Lữ, Lữ tưởng lầm Tham đã đầu hàng kéo quân đánh mình, liền rút về Quy Nhơn, sau đó chết vì bệnh. Nguyễn Ánh chiếm được Gia Định, quân Tây Sơn do Phạm Văn Tham chỉ huy đóng ở Ba Thắc.
Trước tình hình Nam, Bắc đều có biến, Nguyễn Huệ quyết định giải quyết vấn đề phía bắc trước. Ông liền phái Vũ Văn Nhậm, con rể của Nguyễn Nhạc, ra tiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh. Vũ Văn Nhậm đánh bại Nguyễn Hữu Chỉnh, khiến Chỉnh và hoàng gia họ Lê phải chạy trốn khỏi kinh thành. Sau đó Hữu Chỉnh bị Vũ Văn Nhậm bắt và giết chết, vua Lê Chiêu Thống tìm cách khôi phục nhưng đều không có kết quả. Tháng 4 năm 1788, Lê Chiêu Thống đã bỏ kinh đô, chạy sang lưu vong bên Trung Quốc. Vũ Văn Nhậm bèn lập chú Chiêu Thống là Sùng nhượng công Lê Duy Cận làm giám quốc, bây giờ trong cung chỉ có vài hoàng thân và võ tướng, không ai tâu bày việc gì cả, mọi việc do Vũ Văn Nhậm quyết định. Đến lượt Vũ Văn Nhậm tỏ ra chuyên quyền và có ý chống lại quân Tây Sơn.
Trước đây Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra đánh Nguyễn Hữu Chỉnh thì đã có lòng nghi Vũ Văn Nhậm, cho nên lại sai Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân làm tham tán quân vụ để chia bớt binh quyền. Đến khi Văn Nhậm lấy được Thăng Long, giết được Hữu Chỉnh rồi, có ý cậy tài và ra bộ kiêu ngạo. Ngô Văn Sở đem ý ấy viết thư về nói Vũ Văn Nhậm muốn làm phản. Nguyễn Huệ lập tức truyền lệnh kéo quân kỵ, đêm ngày đi gấp đường ra Thăng Long, nửa đêm đến nơi bắt Vũ Văn Nhậm giết đi, rồi truyền gọi các quan văn võ Nhà Lê cho vào yết kiến, đặt quan lục bộ và các quan trấn thủ, để Lê Duy Cận làm giám quốc, chủ trương việc tế lễ, dùng Ngô Thời Nhậm làm Lại Bộ Tả Thị Lang. Còn các quan Nhà Lê thì có người ở lại nhận chức, có người trốn đi, cũng có người tuẫn tiết. Ngô Thì Nhậm khuyên Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế đồng thời vận động các quan lại Nhà Lê suy tôn ông cho hợp cách. Sau ba bức thư suy tôn của quần thần Nhà Lê cùng một chiếu chỉ của Nguyễn Huệ trưng cầu ý dân Bắc Hà về việc ông lên ngôi nhưng tình hình chưa thuận lợi nên Nguyễn Huệ chưa thể lên ngôi. Nguyễn Huệ sắp xếp mọi việc, để Ngô Văn Sở ở lại giữ Bắc Hà, còn mình về Phú Xuân, đem theo một số văn thần.
Nguyên vua Lê Chiêu Thống đã mấy lần toan sự khôi phục, nhưng không được, phải nương náu ở đất Lạng Giang; còn bà Hoàng Thái Hậu thì đem hoàng tử sang Long Châu kêu than với quan Nhà Thanh - Trung Quốc, xin binh cứu viện. Bấy giờ quan tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị dâng biểu tâu với vua Càn Long Nhà Thanh xin được đánh An Nam. Vua Càn Long nghe lời tâu ấy, sai Tôn Sĩ Nghị khởi quân bốn tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam, đem sang đánh Tây Sơn. Tôn Sĩ Nghị chia quân ra làm 3 đạo tổng cộng khoảng 29 vạn quân, sai quan tổng binh tỉnh Vân Nam và Quý Châu đem một đạo sang mạn Tuyên Quang, sai Sầm Nghi Đống là tri phủ Điền Châu đem một đạo sang mạn Cao Bằng. Sĩ Nghị cùng với đề đốc là Hứa Thế Hanh đem một đạo sang mạn Lạng Sơn, hẹn ngày tiến binh sang đánh.
Mùa đông tháng 10, năm 1788, vua Lê Chiêu Thống đem quân Nhà Thanh do Tôn Sỹ Nghị chỉ huy tiến sang Đại Việt. Tướng trấn thủ của Tây Sơn là Ngô Văn Sở quyết định lui binh, Ngô Văn Sở sau khi đem các đạo quân rút lui, tức tốc sai Nguyễn Văn Tuyết chạy trạm vào Nam cáo cấp. Một mặt chặn ngang đất Trường Yên thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình làm giới hạn, đóng thủy quân ở hải phận Biện Sơn, quân bộ thì chia đồn đóng giữ khắp vùng núi Tam Điệp, hai mặt thủy bộ liên lạc với nhau, ngăn hẳn miền Nam với miền Bắc. Vì thế, việc ở bốn trấn Bắc Hà không hề thấu đến hai xứ Thanh, Nghệ.
Nguyễn Huệ đứng trước hai lựa chọn: Nam tiến hoặc Bắc tiến. Cả hai mặt trận đều khẩn cấp và cần đến ông, tuy nhiên, nếu ông quá sa vào một mặt trận thì mặt trận kia sẽ vỡ. Nguyễn Huệ nhận thức rằng quân ngoại quốc Mãn Thanh phía bắc là nguy cơ lớn hơn và gấp gáp hơn, nhưng vì tình hình nguy cấp nên ông không thể đánh địch theo chiến thuật trường kỳ như triều đại Nhà Lý, Nhà Trần trước đó đã làm để chống quân phương Bắc. Vì vậy, ông quyết định chọn cách đánh thần tốc để sớm giải quyết chiến trường ở miền Bắc. Ngay trước khi tiến quân ra Bắc, ông sai một bầy tôi tin cẩn là Diệm cầm thư của ông vào Nam dặn tướng Phạm Văn Tham cố phòng thủ chờ tiếp viện.
Thống nhất Nhà Tây Sơn, lên ngôi Hoàng đế
Quang Trung lên ngôi Hoàng đế
Theo sách Đại Nam thực lục của Nhà Nguyễn: Tháng 11 năm 1788, Nguyễn Văn Huệ tự lập làm vua, xưng hiệu là Quang Trung năm thứ 1. Chính lệnh của Tây Sơn đều từ Huệ mà ra, Nguyễn Nhạc chỉ giữ đất Quy Nhơn, Phú Yên mà thôi. Theo sách của hai tác giả Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng: Cuối năm 1788, Nguyễn Nhạc tuổi cao lắm bệnh, bất lực không thể cứu ứng Nam Bộ, nên ông chủ động xin nhường ngôi hoàng đế, tự giáng xuống là Tây Sơn vương, nhường hết đất đai và binh quyền cho Nguyễn Huệ (chỉ xin giữ lại thành Quy Nhơn để lo thờ cúng) và thỉnh cầu ông vào cứu. Nguyễn Lữ thì đã bệnh mất, như vậy toàn bộ Nhà Tây Sơn đã được thống nhất dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ..
Để chuẩn bị cho chiến dịch Nam tiến nhằm tiêu diệt nốt thế lực của Nguyễn Ánh và thống nhất đất nước, Nguyễn Huệ tổng động viên binh lính ở Thuận Hoá, ngày đêm tập luyện. Tuy nhiên, khi ông chưa kịp tiến vào Nam thì lại nghe tin Nhà Thanh nghe lời Lê Chiêu Thống cầu viện, sai Tôn Sĩ Nghị mang chừng 29 vạn quân và dân công sang đánh vào Đại Việt
Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, cầu viện hoàng đế Nhà Thanh là Càn Long. Cuối năm 1788, Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 20 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Đại Việt với danh nghĩa "phù Lê", vào chiếm đóng Thăng Long. Khi nghe tin quân Thanh giúp Lê Chiêu Thống sang đánh Tây Sơn, Nguyễn Ánh ở phía nam cũng sai tùy tướng mang thư và chở 50 vạn cân gạo ra giúp cho quân Thanh, nhưng thuyền đi giữa đường bị đắm hết.
Quân Tây Sơn do Đại tư mã Ngô Văn Sở, theo mưu kế của Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích và các mưu thần khác, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp – Biện Sơn cố thủ chờ lệnh.
Nghe tin báo quân Thanh tiến vào nước Việt, trước sự sợ hãi của nhiều người, Nguyễn Huệ cười mà nói:
“Chó Ngô (chỉ quân Thanh) thì là cái thá gì, chúng đến đây chỉ để tự đi vào chỗ chết. Việc gì mà phải cuống quýt làm vậy?”
Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Để lấy danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi Hoàng đế. Nguyễn Huệ tức tốc cho lập đàn Nam Giao ở núi Bân (cạnh núi Ngự Bình) làm lễ tế cáo trời đất, tuyên bố lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung (nghĩa là ánh sáng ở trung tâm), nhằm vào ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788). Chiếu lên ngôi của vua Quang Trung viết:
Nước Việt ta từ đời Đinh, Lê, Lý, Trần gây dựng ra nước cho đến ngày nay, thánh minh dấy lên không phải là một họ, nhưng thịnh suy, dài ngắn, vận mệnh do trời, không phải sức người tạo ra được. Trước đây Nhà Lê mất chính quyền, họ Trịnh và cựu Nguyễn chia bờ cõi. Hơn hai trăm năm nay, kỷ cương rối loạn, vua Lê chỉ là hư vị, cường thần tự ý vun trồng, giềng mối của trời đất một phen rơi xuống không nâng lên được, chưa có lúc nào hư hỏng quá như lúc này vậy. Vả lại mấy năm gần dây, nam bắc gây việc binh đao, nhân dân rơi vào chốn bùn than
Trẫm hai lần gây dựng họ Lê, thế mà tự quân họ Lê không biết giữ xã tắc, bỏ nước đi bôn vong, sĩ dân Bắc Hà không hướng về họ Lê, chỉ trông mong vào trẫm, về phần đại huynh (Nguyễn Nhạc) có ý mỏi mệt, tình nguyện giữ một phủ Quy Nhơn, tự nhún xưng là Tây Vương, mấy nghìn dặm đất về phương nam thuộc hết về trẫm. Trẫm tự nghĩ tài đức không bằng người xưa, mà đất đai thì rộng, nhân dân thì nhiều, ngẫm nghĩ cách thống trị, lo ngay ngáy như dây cương mục chỉ huy sáu ngựa.
Nay xem khí thần rất hệ trọng, ngôi trời thật khó khăn, trẫm chỉ lo không kham nổi, nhưng ức triệu người trong bốn bể đều xúm quanh cả vào thân trẫm, đó là ý trời đã định, không phải do người làm ra. Trẫm nay ứng mệnh trời, thuận lòng người không thể khăng khăng cố giữ sự khiêm nhường. Trẫm chọn ngày 22 tháng 11 năm nay lên ngôi thiên tử, đặt niên hiệu là Quang Trung năm đầu, truyền bảo cho trăm họ muôn dân phải tuân theo giáo lệnh của nhà vua. Nhân nghĩa, trung chính là đạo lớn của người, trẫm nay cùng dân đổi mới, vâng theo mưu mô sáng suốt của vua thánh đời trước, lấy giáo hóa trị thiên hạ.
Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử đăng bài Hịch đánh Thanh, tên bài hịch là "Lời hiếu dụ tướng sỹ" được vua Quang Trung đọc tại lễ lên ngôi:
Thần tốc bắc tiến, Đại phá quân Thanh (1789)
Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng. Để có thêm quân đánh Thanh, vua Quang Trung thi hành chính sách cưỡng bách tòng quân. Theo tác giả Hoa Bằng, tất cả nam giới từ 12, 13 đến 60 tuổi đều phải đăng ký vào sổ đinh nam. Theo thư của giáo sĩ La Barette, tất cả nam từ 15 tuổi trở lên đều phải đi lính, người già và phụ nữ phải đi sửa cầu đường. Theo Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng, cứ 3 suất đinh thì chọn lấy 1 người đi lính. Trong 10 ngày tuyển quân, Quang Trung đã có thêm khoảng mấy vạn quân, nâng tổng quân số lên tới 10 vạn. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, số quân cũ và mới của Quang Trung là 10 vạn, được tổ chức thành 5 đạo: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân, ngoài ra còn có một đội tượng binh gồm 200 voi chiến. Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.
Các giáo sỹ phương Tây ghi rằng quân của Quang Trung "tiến nhanh như vũ bão... từ Thanh Hoá ra Ninh Bình chỉ mất có một ngày, không quản đường xa khó nhọc đã làm chết nhiều ngựa voi của ông, trong khi người khác phải mất ba bốn ngày". Ngày 20 tháng 12 năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung hẹn ba quân ngày mồng 7 Tết sẽ quét sạch quân Thanh, vào ăn Tết ở Thăng Long. Quang Trung chia quân làm 5 đạo. Một cánh do đô đốc Long chỉ huy từ làng Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng và phía tây Thăng Long. Cánh đô đốc Bảo tiến đánh các đồn phía nam Thăng Long. Trung quân do đích thân Quang Trung chỉ huy, phối hợp với đô đốc Bảo đánh diệt các đồn phía nam Thăng Long. Cánh đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc theo đường biển ra Bắc, chặn đường lui của địch ở phía bắc sông Nhị Hà và huyện Phượng Nhãn.
Đêm 30 tháng Chạp âm lịch, quân Tây Sơn đánh diệt đồn Gián Khẩu của các tướng Lê Chiêu Thống. Sau đó Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi. Đêm mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ, phần bị động không dám đánh trước nhưng cũng không biết bị đánh lúc nào. Trong khi đó cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, hàng vạn lính bỏ mạng. Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết sau xếp thành 13 gò đống lớn, có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa.
Đô đốc Long tiến vào đánh phá quân địch phòng thủ ở Tây Long. Sáng mồng 5, Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo tổng tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị giết. Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi thì Tôn Sĩ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước. Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều làm dòng sông bị nghẽn dòng chảy. Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh, tơi tả chạy về. Lê Chiêu Thống hớt hải chạy theo Nghị thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị và Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế dân Trung Quốc ở biên giới dắt nhau chạy làm cho suốt vài chục dặm không có người.
Như vậy, sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh. Trưa mùng 5 Tết, Quang Trung tiến quân vào thành Thăng Long trong sự chào đón của nhân dân.
Ngô Ngọc Du là một nhà thơ đương thời, đã ghi lại không khí tưng bừng của ngày chiến thắng oanh liệt đó trong một bài thơ:
Chính sách cai trị thời hậu chiến
Chính trị
Nguyễn Huệ tuy đã thụ phong Nhà Thanh, nhưng bên trong tự coi mình là Hoàng Đế, lập bà Ngọc Hân con vua Lê Hiển Tông Nhà Lê làm Bắc Cung Hoàng Hậu, lập con là Quang Toản làm Thái Tử. Lấy thành Nghệ An là đất giữa nước và lại là đất tổ khi xưa ở đó, mới sai thợ thuyền tải vận đá, gỗ, gạch, ngói, sửa sang đền đài cung điện, và sai quân các đạo đào lấy đá ong để xây nội thành, gọi là Phượng Hoàng Trung Đô. Cải thành Thăng Long là Bắc Thành, chia đất Sơn Nam ra làm hai trấn, gọi là Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ. Mỗi trấn đặt quan trấn thủ và quan hiệp trấn. Mỗi huyện, văn thì đặt chức phân tri để xét việc kiện cáo, võ thì đặt chức phân suất để coi việc binh lương.
Quang Trung chia vùng cai quản thuộc đất Nhà Lê cũ thành các xứ (trấn) như sau:
Xứ Đông (Hải Dương)
Xứ Bắc (Kinh Bắc)
Xứ Đoài (Sơn Tây)
Xứ Yên Quảng
Xứ Lạng (Lạng Sơn)
Xứ Thái (Thái Nguyên)
Xứ Tuyên (Tuyên Quang)
Xứ Hưng (Hưng Hóa)
Xứ Nghệ (Nghệ An và Hà Tĩnh)
Sơn Nam Thượng (Hà Đông và Hà Nam)
Sơn Nam Hạ (Nam Định và Thái Bình)
Thanh Hóa ngoại (Ninh Bình)
Thanh Hóa nội (Thanh Hóa).
Quan chế
Bộ máy hành chính thời Quang Trung gồm: Tam công, Tam thiếu, Đại chủng tể, Đại Tư đồ, Đại Tư khấu, Đại Tư mã, Đại Tư không, Đại Tư Lệ, Thái úy, Ngự úy, Đại Tổng quản, Đại Đô hộ, Đại đô đốc, Đô đốc, Nội hầu, Hộ giá, Điểm kiểm, Chỉ huy sứ, Đô ty, Đô úy, Trung úy, Vệ Úy, Tham đốc, Tham lĩnh, Trung Thư lệnh, Phụng Chính, Thị Trung đại học sĩ, Hiệp biện đại học sĩ, Lục Bộ Thượng thư, Tả - Hữu đồng nghi, Tả - Hữu phụng nghi, Thị Lang, Tư vụ, Hàn Lâm...
Mỗi trấn đặt một trấn thủ về hàng võ và một hiệp trấn về hàng văn. Mỗi huyện đặt một văn phân tri, một võ phân suất, một tả quản lý và một hữu quản lý. Công việc của quan văn là trưng đốc binh lương, xét xử từ tụng. Phận sự của quan võ là coi quản và thao diễn quân lính từ Đạo đến Cơ, từ Cơ đến Đội. Trong các xã, thôn thì có xã trưởng, thôn trưởng. Hàng tổng thì đặt Tổng trưởng (như chức Chánh Tổng về sau) để giữ việc hành chính trong một tổng. ông cũng cho soạn một bộ luật tên là "Hình luật thư", nhưng chưa xong thì ông đột ngột mất nên mãi không hoàn thành.
Để phát triển quốc gia, Quang Trung rất chú trọng thu dụng các nhân tài từng phục vụ Nhà Lê. Ông ban "Chiếu cầu hiền" có đoạn:Trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, thức ngủ mong mỏi mà có người tài cao học rộng chưa từng thấy đến. Hay Trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự?... Trẫm nơm nớp lo nghĩ, một ngày hai ngày cũng có hàng vạn sự việc nảy sinh Ngẫm cho kỹ: cái nhà to lớn - sức một cây không dễ gì chống đỡ, sự nghiệp thái bình - sức một người không thể đảm đương. Các cựu thần nhà Lê cũ, tiêu biểu là các tiến sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn, Vũ Huy Tấn, Nguyễn Nễ, Nguyễn Huy Lượng, Bùi Dương Lịch,... đã ra giúp Nhà Tây Sơn. Danh sĩ Nguyễn Thiếp sau nhiều lần từ chối, cuối cùng cũng nhận lời xuống núi giúp vua Quang Trung.
Phát triển giáo dục
Năm 1792, Quang Trung ra chiếu chỉ về việc dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm. Quang Trung chủ trương bỏ Hán ngữ như là ngôn ngữ chính thức trong các văn bản của quốc gia. Ngôn ngữ chính thức được sử dụng là tiếng Việt và được viết trong các văn kiện hành chính bằng hệ thống chữ Nôm. Quang Trung quy định các bài hịch, chiếu chỉ phải soạn bằng chữ Nôm; đề thi viết bằng chữ Nôm, và đến đệ tam trường các sĩ tử phải làm thơ phú bằng chữ nôm. Ông còn chủ trương thay toàn bộ sách học chữ Hán sang chữ Nôm nên năm 1791 đã cho lập "Sùng chính viện" để dịch kinh sách từ Hán sang Nôm.
Theo sách Tây Sơn lược thuật, ông chọn một quan văn "5 ngày một lần vào cấm cung để giảng giải kinh sách". Ngoài ra, Quang Trung quan tâm đưa việc học đến tận thôn xã. Trong "Chiếu lập học" ông lệnh cho các xã:: "Phải chọn Nho sĩ bản địa có học thức, có hạnh kiểm đặt làm thầy dạy, giảng tập cho học trò". Lần đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam, trường học được phổ biến xuống tận cấp xã.
Về nội dung giáo dục, Quang Trung rất chú ý chỉnh đốn lại chế độ học tập và thi cử. Ông muốn gạt bỏ lối thi cử nặng về học thuộc lòng sáo rỗng, công thức của các thời trước, thay vào đó là lối học thiết thực hơn nhằm đào tạo những người có năng lực hoạt động thực sự, theo đúng tinh thần "kết hợp học với hành" như đề nghị của Nguyễn Thiếp: “Theo điều học biết mà làm, hoạ may nhân tài mới có thể thành tựu, nhà nước nhờ đó mà được vững yên”
Chủ trương dùng chữ Nôm, bỏ lối thi cử khuôn sáo nói lên hoài bão rất lớn của Quang Trung muốn cả nước thoát ly hẳn sự lệ thuộc vào văn tự của nước ngoài, chống chính sách đồng hoá của các triều đình phong kiến phương Bắc, cũng như thái độ coi khinh ngôn ngữ dân tộc của các giai cấp phong kiến trong nước. Nhưng chính sách này làm cho một số sĩ phu Nho giáo rất tức tối, vì họ cho rằng chữ Hán mới đích thực là tinh túy của sự học tập. Theo Trần Trọng Kim nhận xét trong Việt Nam sử lược, những chính sách này đều có tác dụng tốt, nhất là việc thay chữ Hán bằng chữ Nôm. nhưng Thời bấy giờ nhiều người không hiểu rõ cái ý nghĩa sâu xa ấy, cho là vua Tây Sơn dùng hà chính mà ức hiếp nhân dân.
Sau này, khi Nguyễn Ánh đánh đổ nhà Tây Sơn và lên ngôi, ông đã xóa bỏ việc dùng chữ Nôm của Quang Trung và khôi phục lại lối thi cử, viết văn bản bằng chữ Hán.
Chỉnh đốn tôn giáo
Quang Trung có một chính sách tôn giáo rất tự do và rộng rãi: dù là người đề cao Nho giáo nhưng ông vẫn bảo đảm hoạt động cho các tôn giáo khác như Phật giáo và các tín ngưỡng khác. Về Công giáo, các giáo sĩ được tự do hoạt động, truyền đạo, xây dựng nhà thờ. Nhưng đồng thời ông cũng thi hành chính sách bài trừ mê tín dị đoan rất mạnh, chấn chỉnh lại việc tu hành: nhiều chùa ở các làng có mà người tu hành lạm dụng để truyền bá mê tín dị đoan bị đập bỏ để xây duy nhất một ngôi chùa ở huyện cấp trên, đồng thời những người tu hành không đạo đức, những kẻ lưu manh, lười biếng đều phải hoàn tục. Theo Trần Trọng Kim, những việc cải cách ấy rất có nghĩa lý, nhưng vì thủa ấy có nhiều sự chiến tranh, vả lại Quang Trung cũng không làm vua được bao lâu thì đã băng hà, cho nên thành ra không có công hiệu gì cả.
Phát triển sản xuất
Một mặt lo chống thù trong giặc ngoài, mặt khác vua Quang Trung rất quan tâm tới việc xây dựng đất nước. Vua phân phối đất đai cho những nông dân nghèo, thúc đẩy thủ công nghiệp từng bị cấm trước kia.
Về thủ công nghiệp, Quang Trung chú trọng mở các xưởng đúc tiền, đúc vũ khí, đóng thuyền chiến, sản xuất những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của đất nước. Những xưởng đóng thuyền chiến phục vụ chiến tranh thời Quang Trung đã đóng được thuyền lớn mang nhiều đại bác, có thể chở được voi.
Về nông nghiệp, Quang Trung có một chính sách thuế đơn giản với thuế ruộng là chính: ruộng chia ra làm ba hạng để đánh thuế nhất đẳng điền (150 bát thóc), nhị đẳng điền (80 bát thóc), tam đẳng điền (50 bát thóc). Lại thu tiền thập vật, mỗi mẫu một tiền và tiền khoán khố mỗi mẫu 50 đồng. Ruộng tư điền cũng đánh thuế: nhất đẳng điền mỗi mẫu nộp 40 bát thóc, nhị đẳng điền mỗi mẫu 30 bát, tam đẳng điền mỗi mẫu 20 bát. Tiền thập vật cũng theo như ruộng công điền, còn tiền khoán khố thì mỗi mẫu phải nộp 30 đồng Các loại thuế khác như thuế điệu, thuế nhân đinh được giảm để giảm bớt gánh nặng của dân chúng và phòng ngừa tham nhũng. Ngoài ra, triều đình còn ban lệnh các địa phương phải đảm bảo giải quyết hết diện tích ruộng đất bỏ hoang, nếu hết thời hạn vẫn bỏ hoang không khai khẩn thì ruộng công sẽ chiếu theo ngạch thuế thu gấp đôi, nếu là ruộng tư thì thu thành ruộng công. Quang Trung cũng ra lệnh những người lang thang, ngụ cư ở những nơi nhất thiết phải trở về nguyên quán làm ăn, chỉ trừ những người đã sinh cơ lập nghiệp ở xã khác được từ ba đời trở lên. Những xã nào chấp chứa những người trốn tránh, vi phạm pháp lệnh trên thì bản thân người trốn tránh và cả xã trưởng sở tại cũng bị trừng phạt. Bọn lưu manh, những người trốn tránh lao động vào ẩn nấp trong các chùa cũng phải hoàn tục trở về quê hương làm ăn.
Nhờ chính sách này, sản xuất nông nghiệp bước đầu được khôi phục. Đến vụ mùa năm 1791, mùa màng thu hoạch tốt, một nửa số địa phương trong nước khôi phục được cảnh như thời thái bình trước đây. Bài phú Tụng Tây Hồ của Nguyễn Huy Lượng phản ánh tình hình đó với những câu: “Tới Mậu Thân (1788), từ rỡ vẽ tường vân, sông núi khắp nhờ công đảng địch; qua Canh Tuất (1790), lại tưới cơn thời vụ, cỏ cây đều gội đức chiêm nhu”
Phát triển ngoại thương
Vua Quang Trung có tư tưởng tiến bộ, vua không đi theo con đường "trọng nông ức thương" mà chủ trương đề cao thương nghiệp và mở rộng quan hệ buôn bán giữa Đại Việt với nước ngoài. Trong lần gặp với Nguyễn Thiếp tại Nghệ An cuối năm 1788, Quang Trung đã bày tỏ hoài bão của mình là muốn xây dựng một nền kinh tế công thương nghiệp phát triển, đảm bảo cung cấp mọi nhu cầu thiết yếu cho nhân dân.
Sau ngày lên ngôi hoàng đế và quản lý cả khu vực Bắc Bộ, Quang Trung bãi bỏ chính sách ức thương mà chính quyền Lê-Trịnh trước đây áp dụng để tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông, thúc đẩy sản xuất phát triển. Do chính sách nâng đỡ của Quang Trung, tình hình công thương nghiệp bị đình trệ hàng thế kỉ đã được phục hồi và dần dần đã có những biểu hiện phát triển rõ rệt. Kinh tế công thương nghiệp càng được phục hồi và phát triển mạnh mẽ, nhất là trung tâm kinh tế Thăng Long. Nguyễn Huy Lượng ghi lại trong bài phú Tụng Tây Hồ như sau: “Ở đây cảnh hoang tàn của những năm cuối thời Lê mạt, buổi ấy cũng góp phần tan hải, sáu thu trời bao xiết nỗi hoang khổ đã biến mất, để nhường chỗ những hoạt động công thương nghiệp nhộn nhịp”, “Khách Ngô Sở chợ tây ngồi san sát…, rập rền cuối bãi Đuôi nheo, thuyền thương khách chen buồm như bươm bướm…”
Đối tác ngoại thương lớn nhất khi đó vẫn như truyền thống là Trung Quốc. Năm 1790, ông cử người thương thuyết với Nhà Thanh để mở một thương điếm tại Nam Ninh (Quảng Tây) mua bán hàng hoá giữa hai nước. Ông khuyến khích giao thương giữa các thuyền của thương thuyền nước ngoài và các thương thuyền của Đại Việt.
Sau này, khi Nguyễn Ánh đánh đổ nhà Tây Sơn và lên ngôi, ông ta đã xóa bỏ chính sách khuyến khích ngoại thương rất tiến bộ của Quang Trung, thay vào đó là chính sách ngăn cấm giao thương buôn bán với nước ngoài. Sau khi Nhà Tây Sơn sụp đổ, các thương nhân nước ngoài đến buôn bán tại Việt Nam vẫn có sự so sánh về chính sách thương mại của Quang Trung với Nhà Nguyễn. Thương nhân người Anh là Crafurd khi đến Việt Nam năm 1822, dẫn lại lời các Hoa kiều từng sống ở Huế dưới thời Tây Sơn cho rằng: anh em Tây Sơn cai trị ôn hòa và công bằng hơn vị vua hiện tại (Minh Mạng) hay người cha (Gia Long).
Chính sách thuế khóa
Sau khi lên ngôi, Quang Trung cho thi hành những chính sách thuế khoá đơn giản và bãi bỏ nhiều thứ thuế phức tạp trước đây và giảm thuế cho người dân. Về thuế ruộng được chia làm hai loại, gồm ruộng công và ruộng tư với mức thuế khác nhau.
Về thuế nhân đinh, Quang Trung cũng giảm nhẹ hơn thời các chúa Trịnh. Quang Trung chỉ giữ lại thuế đinh, bỏ hẳn thuế điệu, mỗi
suất đinh hàng năm nộp chừng 1 quan 2 tiền (thời Chúa Trịnh thì mỗi suất đinh nộp 1 quan 2 tiền và 4 bát gạo, lại nộp thêm 6 tiền thuế điệu). Năm 1789, Quang Trung ra lệnh bãi bỏ thuế điệu cho nhân dân từ sông Gianh trở ra (tức khu vực Đàng Ngoài) nhằm mục đích “bớt thuế, thương dân”.
Về thuế thổ sản và thuế công thương nghiệp, Quang Trung cũng bãi bỏ một số mức thuế nặng nề trước đây để tạo điều kiện sản xuất và kinh
doanh dễ dàng cho giới công thương. Riêng việc thông thương với Trung Quốc qua vùng biên giới thì được miễn thuế hoàn toàn.
Chính sách thuế khóa và lao dịch của Nguyễn Ánh sau này nặng hơn rất nhiều so với thời vua Quang Trung. Một giáo sĩ người Pháp tên Guérard nhận xét rằng Gia Long đánh thuế quá nặng lên dân chúng: "Vua Gia Long bóp nặn dân chúng bằng đủ mọi cách, sự bất công và lộng hành làm cho người ta rên xiết hơn cả ở thời Tây Sơn; thuế má và lao dịch thì tăng lên gấp ba". Chính vì việc tăng thuế khóa quá nặng so với thời Tây Sơn nên dân chúng rất bất bình, góp phần tạo nên rất nhiều cuộc khởi nghĩa chống nhà Nguyễn và tâm lý hoài niệm triều Tây Sơn của người dân Việt Nam trong thế kỷ 19.
Quản lý nhân khẩu
Năm 1790, ông cho lập sổ theo dõi nhân khẩu (hay hộ khẩu). Người dân được phân 4 hạng theo lứa tuổi: 9–17 tuổi là hạng "vị cập cách"; 18–55 tuổi là hạng "tráng"; 55–60 tuổi là hạng "lão"; 60 tuổi trở lên là hạng "lão nhiêu". Ông còn cho làm thẻ bài "Thiên hạ đại tín" bằng gỗ có khắc họ tên, quê quán của người mang không phân biệt giàu sang nghèo hèn. Chính sách này khiến cho nhân gian nhiễu động, nhiều người phải trốn vào rừng, về sau người kế vị ông đã từ bỏ chính sách tín bài này.
Quan hệ ngoại giao với Trung Quốc
Nguyễn Huệ vào thành Thăng Long, hạ lệnh chiêu an, nếu người Trung Quốc ở đâu ra thú tội đều được cấp cho lương ăn, áo mặc. Lại cho rằng vua Thanh thế nào cũng xấu hổ về việc thua trận, nên sai Ngô Thì Nhậm viết thư sang lời lẽ khéo léo nhằm tránh việc binh đao hai nước. Sai sứ giả đem thư sang Trung Quốc, và lại sai đem những quân Nhà Thanh đã bắt được, để ở một nơi, cấp cho lương thực, đợi ngày cho về nước. Xếp đặt mọi việc xong rồi, Nguyễn Huệ đem quân về Nam, lưu Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân ở lại tổng thống các việc quân quốc; còn những việc từ lệnh giao thiệp với nhà Thanh thì ủy thác cho Ngô Thì Nhiệm và Phan Huy Ích.
Vua Thanh nghe tin Tôn Sĩ Nghị bị đánh bại, sai Phúc Khang An sang thay làm tổng đốc Lưỡng Quảng, đem binh mã chín tỉnh sang kinh lý việc Việt Nam. Phúc Khang An đến Quảng Tây nghe tin quân Tây Sơn mạnh, trong bụng muốn hòa, bèn viết thư cho Nguyễn Huệ với nội dung việc lợi hại và bảo làm biểu tạ tội để tiện việc bang giao. Nguyễn Huệ sai người đưa vàng bạc đút lót Phúc Khang An, sai người cháu sang cầu phong. Vua Thanh phong cho Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương, mời quốc vương sang chầu.
Tháng 1 năm 1790, theo kế của Ngô Thì Nhậm, Quang Trung sai người đóng giả làm mình cầm đầu đoàn sứ gồm 150 người sang Yên Kinh (Bắc Kinh sau này) triều kiến Càn Long. Các tài liệu ghi khác nhau về nhân vật đóng giả Quang Trung. Theo Việt Nam sử lược, người đóng Nguyễn Huệ tên là Phạm Công Trị, cháu gọi Nguyễn Huệ bằng cậu; theo Đại Nam chính biên liệt truyện thì người đó là tướng Nguyễn Quang Thực người Nghệ An. Mục đích của đoàn sứ là thăm dò thái độ của Nhà Thanh đối với vị vua lưu vong Chiêu Thống của Nhà Lê. Đại quan Nhà Thanh là Phúc Khang An, từng sang chiến trường Đại Việt, bị Quang Trung mua chuộc đứng sau lưng đoàn sứ bộ, nên nhiều tướng lĩnh Nhà Thanh biết người cầm đầu sứ bộ không phải là Nguyễn Huệ, nhưng vì ngại gây hấn nên không nói ra.
Vua Càn Long đón tiếp trọng thể đoàn sứ bộ An Nam, đãi tiệc và ban thưởng rất nhiều của cải. Theo Đại Thanh thực lục, Nhà Thanh chi phí cho sứ đoàn mỗi ngày hết 4.000 lạng bạc (tổng cộng lên đến 800.000 lạng tính cho tới khi sứ đoàn về). Khi tiếp vua Quang Trung (giả) tại hành cung Nhiệt Hà, vua Càn Long cho dùng lễ “bão kiến, thỉnh an” để tiếp đón thân mật, lễ này chỉ được dùng cho những đại thần có công trạng to lớn. Ngày mùng 1 tháng 8, tại vườn Viên Minh, đoàn sứ bộ được đãi tiệc lớn và xem bắn pháo hoa. Bữa tiệc cho Càn Long gồm 20 món nóng, 20 món lạnh, 4 món súp, 4 món khai vị, 4 loại trái cây tươi, 28 loại trái cây khô và dưa, 29 món điểm tâm, tổng cộng 109 món; các quan khách được bày số món bằng 1/4 so với nhà vua Vua Quang Trung (đóng giả) được xếp ngồi cạnh vua Càn Long, có thể nói là cực kỳ biệt đãi
Ngày 20 tháng 8, vua Quang Trung (giả) vào cung từ biệt Càn Long. Ngày 22 tháng 8, đoàn sứ bộ lên đường về nước bằng thuyền, sau 7 ngày thì tới hồ Động Đình, tới đâu cũng được quan lại địa phương tiếp đón ân cần, dựng thủy đình ở bên sông bày yến tiệc thết đãi. Ngày 29 tháng 11, đoàn sứ bộ về tới ải Nam Quan.
Cuối tháng 11 năm 1790, đoàn sứ bộ trở về Thăng Long, ngày 20 tới 12 thì tới Nghệ An. Theo Việt Nam sử lược, vua Thanh đã phong cho Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương và chấp nhận nền hòa bình giữa hai nước, nên đã từ chối lời đề nghị đem quân sang đánh Việt Nam của vua Lê Chiêu Thống. Sang năm 1791, Nhà Thanh sai phân tán các quan lại cũ của Nhà Lê đi các nơi để tách biệt không liên lạc được với nhau và cô lập Lê Chiêu Thống; bản thân Chiêu Thống bị giam lỏng ở "Tây An Nam dinh" tại Yên Kinh và sau ốm mà chết yểu lúc 28 tuổi.
Quang Trung hòa hoãn với nhà Thanh chỉ cốt đợi ngày đủ sức mà đánh báo thù, việc trong nước tạm yên, ông ngày đêm trù tính việc đánh Trung Quốc để giành lấy vùng Lưỡng Quảng. Quan viên đề nghị phải điều tra được dân số để kén lấy lính. Bèn xuống lệnh cho các trấn bắt dân xã làm lại sổ đinh, ai ai cũng phải biên vào sổ, rồi cấp cho mỗi người một cái thẻ bài, khắc bốn chữ Thiên Hạ Đại Tín, chung quanh ghi tên họ quê quán, và phải điểm chỉ làm tin. Người nào cũng phải đeo thẻ ấy gọi là tín bài. Ai không có thẻ là dân lậu, bắt sung vào quân phòng, và bắt tội tổng trưởng, xã trưởng. Nhân có việc ấy, những kẻ lại dịch hiệp với xã trưởng đi lại làm bậy: thường vào làng vây bắt hỏi thẻ, làm cho dân gian nhiễu động, nhiều người phải trốn vào rừng mà ở. Sau khi Nguyễn Huệ chết, người con kế vị của ông đã từ bỏ chính sách này.
Bấy giờ ở bên ven biển Trung Quốc có những người làm giặc cướp gọi là Tàu ô, quấy nhiễu ở miền biển bị quân Nhà Thanh đánh đuổi, chạy sang xin phụ thuộc Việt Nam, vua Quang Trung cho người tướng Tàu ô làm chức tổng binh, sai sang quấy nhiễu Trung Quốc. Lại có người thuộc về đảng Thiên Địa Hội làm giặc ở Tứ Xuyên, vua cũng thu dùng cho làm tướng.
Đầu năm 1792, vua Quang Trung lại sai sứ bộ sang Bắc Kinh, mang các cống phẩm dâng Càn Long gồm: chiến lợi phẩm lấy được ở Vạn Tượng, sách binh thư của Đại Việt và một quyển sử viết về triều đại Lê Chiêu Thống. Ông cũng cầu hôn với công chúa Thanh và đề nghị nhà Thanh cắt vùng đất Lưỡng Quảng cho Đại Việt (Trong Bang giao hảo thoại mà Ngô Thì Nhậm là người chép lại vẫn còn hai văn bản ngoại giao đó). Để thăm dò thái độ nhà Thanh, vua Quang Trung giao việc này cho Vũ Văn Dũng, một viên tướng tin cậy quê ở Hải Dương. Vũ Văn Dũng mang hai tờ biểu sang Yên Kinh trực tiếp đặt hai vấn đề trên với vua Càn Long. Vua quang Trung đã hạ sắc chỉ cho họ Vũ như sau:
"Sắc truyền cho Hải Dương Chiêu viễn đô đốc tướng quân dực vận công thần Vũ quốc công được gia phong chức chánh sứ đi sứ nước Thanh, được toàn quyền trong việc đối đáp tâu xin hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây để dò ý và cầu hôn một vị công chúa để chọc tức. Phải thận trọng đấy! Hình thế trong chuyến dụng binh đều ở chuyến đi này. Ngày khác làm tiên phong (đánh nước Thanh) chính là khanh đấy. Kính thay sắc này!"
Câu "Hình thế trong chuyến dụng binh đều ở chuyến đi này", cho thấy Vũ Văn Dũng đi sứ nước Thanh không phải chỉ có các nhiệm vụ trên mà còn phải dò xét nội tình nhà Thanh, quan sát địa hình địa vật những nơi ông đi qua để một khi chiến tranh Việt Thanh lại bùng nổ thì quân Tây Sơn có thể có một số tin tức tình báo cần thiết mà tổ chức cuộc hành quân chiếm Lưỡng Quảng.
Kế hoạch thống nhất đất nước dở dang
Thống nhất Nhà Tây Sơn
Sau khi Nguyễn Hữu Chỉnh và Vũ Văn Nhậm mất và với diễn biến chiến trường Nam Bộ, vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) đã tỏ ra buông xuôi. Không thể kìm chế người em tài ba hơn mình, Nguyễn Nhạc quyết định nhường ngôi cho Nguyễn Huệ để dẹp bỏ mâu thuẫn giữa 2 anh em. Cuối năm 1788, ông từ bỏ đế hiệu và niên hiệu Thái Đức, chỉ xưng là "Tây Sơn Vương". Ông viết thư cho Nguyễn Huệ, chỉ xin giữ Quy Nhơn và nhường toàn bộ binh quyền, đất đai trong cả nước cho vua em; đồng thời ông cầu khẩn Nguyễn Huệ mang gấp đại binh vào cứu Nam bộ (chiếu lên ngôi của Quang Trung nói rõ vấn đề này).
Sau khi chiến thắng quân Thanh, Quang Trung trở thành lãnh đạo chung của Nhà Tây Sơn và là vị Hoàng đế duy nhất tại Việt Nam (vua Lê Chiêu Thống đã chạy sang Trung Quốc, còn Nguyễn Ánh khi đó cai quản lãnh thổ còn nhỏ hẹp và chưa xưng đế). Tình hình với Quang Trung rất thuận lợi: ông có được uy tín lớn sau chiến công chống quân Thanh, được Nhà Thanh công nhận là vị vua chính thống của Việt Nam (thay thế địa vị của Nhà Hậu Lê), lại dẹp bỏ được mâu thuẫn trong nội bộ Nhà Tây Sơn (Nguyễn Nhạc đã bỏ đế hiệu, tự giáng xuống làm Vương để tỏ ý quy nhận quyền lãnh đạo của ông).
Trên cơ sở đó, Quang Trung đã lên kế hoạch cho một chiến dịch Nam tiến rất lớn nhằm triệt để đánh bại thế lực của Nguyễn Ánh, thu phục miền Nam bộ và thống nhất đất nước.
Kế hoạch Nam tiến dở dang
Ngày 25 tháng 1 năm 1787, Bá Đa Lộc (giáo sĩ người Pháp làm cố vấn cho Nguyễn Ánh) đã thay mặt Nguyễn Ánh ký Hiệp ước Versailles (1787) với Pháp. Theo đó, vua Pháp đồng ý cử sang 4 chiếc tàu chiến và một đạo binh: 1.200 lục quân, 200 pháo binh, 250 lính da đen ở Phi Châu (Cafres) và đủ các thứ súng ống thuốc đạn để đánh Tây Sơn. Ngược lại, sau khi chiến thắng, Nguyễn Ánh nhường cho nước Pháp cửa Hội An (Faifo) và đảo Côn Lôn (Poulo-Condore), chủ quyền các vùng đất đó sẽ thuộc về nước Pháp ngay lúc quân đội Pháp chiếm đóng hòn đảo nói trên. Đúng lúc đó thì nước Pháp xảy ra Cách mạng, vua Pháp không thực hiện Hiệp ước nhưng Bá Đa Lộc đã kêu gọi các thương nhân người Pháp trợ giúp cho Nguyễn Ánh..
Các hoạt động quyên góp tiền sau này hay xây dựng, sửa sang thành Gia Định, Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiên, Biên Hòa, Bà Rịa, huấn luyện cơ đội pháo thủ, tổ chức bộ binh và rèn luyện tập binh lính theo lối châu Âu, trung gia mua tàu chiến và vũ khí... đều có sự góp sức của những người Pháp mà do Bá Đa Lộc chiêu mộ, kêu gọi. Việc củng cố Gia Định cộng thêm sự giúp đỡ của người Pháp đã giúp cho thế lực của Nguyễn Ánh ngày càng mạnh, có thể đối đầu với Tây Sơn. Quân Nguyễn Ánh được người Pháp hỗ trợ kéo ra đánh Bình Thuận, Bình Khang, Diên Khánh, quân của Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc liên tiếp bại trận và mất mấy thành này. Cho tới năm 1791, Nguyễn Nhạc chỉ còn cai quản Quy Nhơn, Phú Yên và Quảng Ngãi.
Sau khi ổn định tình hình Bắc Hà, Quang Trung quyết tâm tiêu diệt Nguyễn Ánh. Ông ra sức trấn an Nguyễn Nhạc và nhân dân trong vùng do Nguyễn Nhạc cai quản để chuẩn bị Nam tiến. Theo nhiều nhà nghiên cứu, việc Quang Trung sai Vũ Văn Dũng đi "xin" Càn Long đất Quảng Đông, Quảng Tây thực ra chỉ là một thủ thuật về chính trị. Quang Trung không có dụng tâm lấy đất Trung Quốc vì ông biết thực lực không thể, hay ít ra là chưa thể làm lúc đó. Hơn nữa, ông thu dụng quân lục lâm "Tàu ô", sai đánh phá biên giới Trung Quốc cốt để Nhà Thanh bị cuốn vào hoạt động ngoại giao và chống giặc cướp để cho ông có thời gian hỗ trợ vua anh dồn lực lượng vào chiến trường miền Nam mà thôi. Để chuẩn bị phối hợp với Quang Trung, năm 1792, Nguyễn Nhạc đóng nhiều tàu thuyền đóng ở cửa Thi Nại để Nam tiến. Nhưng lúc đó là mùa gió nồm chỉ thuận cho quân Nam ra, phải đợi đến mùa đông mới thuận gió cho quân Tây Sơn vào. Nguyễn Ánh thừa dịp cùng quân Pháp, Bồ Đào Nha đánh úp cửa Thi Nại, đốt cháy nhiều thuyền chiến của Tây Sơn. Tây Sơn Vương không phòng bị, lại phải thu quân về Quy Nhơn.
Để báo thù trận đó, Quang Trung dự định phát động chiến dịch rất lớn, huy động hơn 20–30 vạn quân thủy bộ, chia làm ba đường:
Nguyễn Nhạc và quân "Tàu ô" (hải tặc Trung Hoa) cùng theo đường bộ từ Phú Yên vào đánh Gia Định
Quân bộ của Quang Trung từ Phú Xuân đi thẳng qua lãnh thổ Vạn Tượng tới Nam Vang (Chân Lạp), từ đó cùng quân Chân Lạp kéo về Gia Định, bao bọc đường chạy của Nguyễn Ánh không cho sang Xiêm
Quân thủy của Quang Trung sẽ tiến vào đón lõng tận Hà Tiên đổ bộ lên đất liền để ngăn Nguyễn Ánh chạy ra biển.
Chính các giáo sĩ Pháp giúp Nguyễn Ánh lúc đó cũng rất lo lắng và dự liệu Nguyễn Ánh khó lòng chống lại được Tây Sơn trận này. Trong thư gửi cho M. Létondal ngày 14 tháng 9 năm 1791, giám mục Bá Đa Lộc viết: “… Nhà vua đã không biết lợi dụng cơ hội mà ông ta có được để đánh bại kẻ thù, mà lại để chúng có thì giờ hoàn hồn và chúng thấy rõ tất cả những đồn đại về việc người Âu đến giúp chỉ là chuyện hão. Ông ta (Nguyễn Ánh) bắt dân đóng thuế và làm dịch vụ nặng nề, và lúc này, dân chúng bị nạn đói đe dọa nên họ có vẻ mong quân Tây Sơn đến. Trong tình trạng hiện thời, nếu chúng quả quyết đến tấn công, thì nhà vua khó có thể đương đầu lại đầu được... Tôi rất sợ không đi kịp trước khi tai họa xảy ra cho nhà vua, nếu có sự ấy". Tuy nhiên trong khi chờ gió đổi chiều thì cái chết đột ngột vì lo lắng cho cuộc viễn chinh của Quang Trung vào tháng 9 dương lịch năm 1792 khiến kế hoạch Nam tiến này không bao giờ trở thành hiện thực.
Qua đời
Tương truyền, vào một buổi chiều đầu thu năm 1792, vua Quang Trung đang ngồi làm việc, bỗng hoa mắt, tối sầm mặt mũi, mê man bất tỉnh. Khi tỉnh dậy, nhà vua cho triệu trấn thủ Nghệ An là Trần Quang Diệu về triều bàn việc dời đô ra Phượng Hoàng Trung Đô (nay thuộc Nghệ An). Nhưng việc chưa quyết xong thì bệnh tình nhà vua đã nguy kịch. Trước khi mất, nhà vua đã căn dặn Trần Quang Diệu và các quần thần:
Ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (16 tháng 9 năm 1792), vào khoảng 11–12 giờ đêm, Quang Trung Nguyễn Huệ qua đời, ở ngôi được 4 năm, hưởng dương 40 tuổi, thuỵ hiệu là Vũ hoàng đế. Thời điểm mất của vua Quang Trung được các tài liệu cổ ghi khác nhau. Sách Đại Nam thực lục của Nhà Nguyễn ghi ông mất tháng 7 âm lịch năm 1792, Hoàng Lê nhất thống chí ghi ông mất tháng 8 âm lịch năm 1792. Theo lý giải của Hoàng Xuân Hãn trong La Sơn phu tử, cả hai sách ghi đều không sai. Quang Trung mất vào khoảng 11 giờ đêm ngày 29 tháng 7 âm lịch, khoảng đó là giờ tý, nghĩa là bắt đầu được tính sang hôm sau; mà tháng 7 năm đó là tháng thiếu, ngày 29 là ngày cuối tháng, nên sau 11 giờ đêm đã chuyển sang tháng 8. Theo Hoàng Xuân Hãn: "Ghi tháng 7 hay tháng 8 thực ra chỉ chênh nhau khoảng nửa giờ". Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân đã viết bài "Tế vua Quang Trung" và bài "Ai Tư Vãn" để bày tỏ nỗi đau khổ và tiếc thương cho người chồng anh hùng sớm ra đi.
Theo Đại Nam liệt truyện - Ngụy Tây liệt truyện, một tài liệu của Sử quán triều Nguyễn: "Ngày 29 tháng 9 Huệ chết, Huệ tiếm ngôi 5 năm, tuổi mới có 40. Thái tử là Quang Toản nối ngôi nguỵ. Tháng 10 táng ở phía nam sông Hương, nguỵ thụy là Thái Tổ Vũ Hoàng đế."
Trong bài thơ Đại Việt sử thi, Hồ Đắc Duy tiếc nuối việc Quang Trung qua đời quá sớm và đột ngột:
Đặt kế hoạch trong ngoài liên kết
Đối với Tàu lễ yết cầu hôn
Miền Nam, Nguyễn (Ánh) sẽ không còn
Đất đai Đại Việt nước non lẫy lừng
Nhưng tiếc thay nửa đường vắn số
Vua Quang Trung đành bỏ ra đi (1792)
Lìa trần một giấc biệt ly
Trăm năm còn lại những gì nữa đây
Những giả thuyết về cái chết
Cho đến nay, đã có nhiều giả thuyết về nguyên nhân cái chết của vua Quang Trung được đưa ra, nhưng chưa giả thuyết nào có được chứng cứ xác thực, đủ sức thuyết phục do ghi chép đương thời không có nhiều.
Sách Ngụy Tây liệt truyện, một tài liệu của Sử quán triều Nguyễn ghi chép cái chết của vua Quang Trung như sau:
Ghi chép của Ngụy Tây liệt truyện mang tính hư cấu, vẽ ra chuyện báo mộng để nâng cao sự mê tín vào "thiên mệnh" của Nhà Nguyễn, nhưng nó cũng cho thấy Quang Trung bị bất tỉnh đột ngột, có lẽ là do tai biến ở vùng não bộ.
Sách Tây Sơn thực lục cũng có ghi "Huệ mắc bệnh nặng, chữa không khỏi...". Và sau khi Quang Trung mất, vào tháng 1 năm Càn Long thứ 58 (1793), Quách Thế Huân cũng báo cáo với Càn Long: "Quang Trung đã chết vì bệnh". Cũng một giả thuyết được truyền lại nhiều nhất là một buổi chiều thu năm 1792, vua Quang Trung đang ngồi làm việc, bỗng hoa mắt, tối sầm mặt mũi, mê man bất tỉnh. Người xưa gọi là chứng "huyễn vận", còn ngày nay y học gọi là tai biến mạch máu não.
Một giáo sĩ tên Longer, có mặt ở Đàng Ngoài vào những thời điểm này, đã viết trong một bức thư đề ngày 21 tháng 12 năm 1792 là vua Quang Trung chết vì bệnh, nhưng không rõ là bệnh gì. Các nhà nghiên cứu về sau gạt bỏ các chi tiết mê tín trong Ngụy Tây liệt truyện thì họ cho rằng Quang Trung đã bị một cơn tăng huyết áp đột ngột. Bác sĩ Bùi Minh Đức qua khảo cứu các nguồn tư liệu lịch sử, kết luận rằng Nguyễn Huệ bị "Xuất huyết não dưới màng nhện; nguyên nhân tử vong: do viêm phổi sặc" (tràn dịch màng phổi).
An táng
Viếng Quang Trung
Thi hài Quang Trung được táng ngay tại Phú Xuân, tại một cung điện của ông tên là Đan Dương. Nguyễn Quang Toản lên nối ngôi, tức là vua Cảnh Thịnh, sai sứ sang Nhà Thanh báo tang và xin tập phong.Đô đốc Vũ Văn Dũng đang đi sứ Nhà Thanh ở Bắc Kinh, nghe tin Quang Trung mất liền làm bài thơ viếng như sau:
Bố y phân tích ngũ niên trung
Mai cố thi vi tự bất đồng
Thiên vị ngô hoàng tăng nhất kỷ
Bất y Đường Tống thuyết anh hùng
Dịch:
Năm năm dấy nghiệp tự thân nông
Thời trước thời sau khó sánh cùng
Trời để vua ta thêm chục tuổi
Anh hùng Đường, Tống hết khoe hùng.
Vua Càn Long tặng tên hiệu cho ông là Trung Thuần, lại thân làm một bài thơ viếng và cho một pho tượng, 300 lạng bạc để sửa sang việc tang. Sứ Nhà Thanh đến tận mộ ở Linh Đường (mộ giả) thuộc huyện Thanh Trì (Hà Nội) để viếng.
Theo Đại Nam liệt truyện - Ngụy Tây liệt truyện, một tài liệu của Sử quán triều Nguyễn: "Sai Thị trung Đại học sĩ là Ngô bộ Tả đồng nghị là Nguyễn Viết Trực, Hộ bộ Tả thị lang là Nguyễn Văn Thái, sang nước Thanh báo tang, nói dối là Huệ dặn sau khi chết rồi táng ở Tây Hồ Bắc Thành, ngõ hầu được gần cửa vua để nương tựa, vua nước Thanh tin lời, cho tên thuỵ là Trung Thuần, thân làm một bài thơ để viếng."
Lăng mộ bị phá
Thời Cảnh Thịnh, triều đình Tây Sơn sinh ra lục đục. Nguyễn Ánh nhân thời cơ đó kéo ra đánh bại Nhà Tây Sơn. Mười năm sau ngày Quang Trung qua đời, Nhà Tây Sơn sụp đổ hoàn toàn (xem thêm bài về Nhà Tây Sơn). Để trả thù xưa, Nguyễn Ánh sai đào mộ Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc, tán hài cốt thành bột nhồi thuốc súng bắn và bỏ xương sọ vào vò, giam trong ngục tối. Người đời thương tiếc Nhà Tây Sơn gọi là "Ông Vò".
Nơi đặt lăng mộ của Quang Trung cũng bị san phẳng, không cho để lại dấu tích, nên sau này có một số nhà nghiên cứu đã dày công tra cứu, khảo sát, tìm tòi song không thể xác định được mộ vua Quang Trung ở địa điểm nào
Khảo sát trong thời gian gần đây của các nhà nghiên cứu đã tìm ra bài thơ Kiến Quang Trung linh cữu (Nhìn thấy linh cữu vua Quang Trung) của nhà thơ Lê Triệu (1771-1846), người sống dưới thời Tây Sơn và thời Nguyễn. Bài thơ nói về cảm xúc của tác giả khi đứng trước nơi từng là lăng mộ của Quang Trung, chỉ sau mấy năm bị Nguyễn Ánh khai quật (theo các nhà nghiên cứu là năm 1801 hay 1802):
Dịch thơ (Hồng Phi phiên âm và dịch):
Ấp Tây Sơn nơi ông khởi nghĩa cùng vua anh, tới tháng 9 năm 1819, Nguyễn Ánh lệnh đổi thành An Tây, sau đó lại đổi thành An Sơn.
Câu chuyện về "Ông Vò"
Trong vòng 20 năm từ 1802–1821, đầu lâu của các vua Tây Sơn (Thái Đức, Quang Trung và Quang Toản) bị bỏ vào ba cái vò, giam ở nhà Đồ Ngoại, tức là Võ Khố sau này. Từ năm 1822–1885, các vò bị giam vào Khám đường, ở phía tây bắc kinh thành Huế, khoảng giữa cửa chính Tây và An Hòa. Ba chiếc vò bị xiềng và giam riêng, ngăn cách nhau, bên ngoài có niêm phong, hàng tháng có đoàn của triều Nguyễn xuống kiểm tra. Ba chiếc vò được các tù nhân tôn kính gọi là "Ông Vò", còn những người gác ngục gọi là "chúa ngụy". Những người sống ở gần Khám đường đều tỏ ra kính cẩn ba Ông Vò, họ thường cúng bái và coi như thần hộ mệnh.
Năm 1885, kinh thành Huế biến động bởi chiến tranh giữa phe chủ chiến của nhà Nguyễn với người Pháp, ba chiếc vò bị mất tích. Các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu về vấn đề này nhưng chưa có kết luận cuối cùng. Theo báo Đất Việt thì vào đêm 22 rạng 23 tháng năm Ất Dậu (1885), phòng thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi cùng hoàng gia phải rời khỏi phòng thành, quân Pháp tràn vào thành. Lúc đó, có người mang 3 vò chạy trốn. Riêng một vò (hộp sọ vua Quang Trung) được một ông họ Phan, người ở gần Cầu Ngói đã theo hào, lạch, sông đưa về Cầu ngói Thanh Toàn.
Nghi vấn trong các ghi chép của nhà Nguyễn
Vào thời Nhà Nguyễn, các vua Nguyễn truy diệt tất cả những gì liên quan đến nhà Tây Sơn, bởi quân Tây Sơn đã đánh đổ các chúa Nguyễn. Vua Quang Trung bị gán cho là "giặc cướp", "thảo khấu" trong các bộ sử của nhà Nguyễn, những hành vi xấu xa cũng thường bị gán cho ông. Ví dụ, sách Đại Nam thực lục do nhà Nguyễn biên soạn quy tội Nguyễn Huệ đã ra lệnh đào mộ 8 chúa Nguyễn:
“Trước kia giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ tham bạo vô lễ, nghe nói chỗ đất phía sau lăng Kim Ngọc (tức lăng Trường Mậu) [lăng của chúa Ninh Nguyễn Phúc Thái] rất tốt, định đem hài cốt vợ táng ở đó. Hôm đào huyệt, bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra, gầm thét vồ cắn, quân giặc sợ chạy. Huệ ghét, không muốn chôn nữa.
Sau Huệ đánh trận hay thua, người ta đều nói các lăng liệt thánh [các chúa Nguyễn] khí tốt nghi ngút, nghiệp đế tất dấy. Huệ bực tức, sai đồ đảng đào các lăng, mở lấy hài cốt quăng xuống vực. Lăng Hoàng Khảo ở Cư Hóa [lăng Cơ Thánh của Nguyễn Phúc Côn, thân sinh Gia Long] Huệ cũng sai Đô đốc Nguyễn Văn Ngũ đào vứt hài cốt xuống vực ở trước lăng. Nhà Ngũ ở xã Kim Long bỗng phát hỏa. Ngũ trông thấy ngọn lửa chạy về. Người xã Cư Hóa là Nguyễn Ngọc Huyên cùng với con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài ban đêm lặn xuống nước lấy vụng hài cốt ấy đem giấu một nơi. Đến nay, Huyên đem việc tâu lên.
"Nguyễn Phúc Tộc thế phả" thì ghi là:
“Theo truyền thuyết, khi Tây Sơn khai quật hài cốt đức Hưng Tổ ném xuống sông thì một hôm Nguyễn Ngọc Huyên bỏ lưới bắt cá, sau ba lần đều thấy cái sọ nằm trong lưới. Huyên cho là sọ của một vị nào anh linh nên kiếm nơi an táng tử tế. Khi vua Gia Long lên ngôi, đi tìm lại hài cốt của thân phụ, nghe người làng tường thuật, ngài cho đòi Ngọc Huyên bảo chỉ chỗ. Khi đào được sọ lên, vua chích huyết ở tay mình cho giọt vào sọ, sọ liền hút những giọt huyết này (lối thử này cho biết mối liên hệ cốt nhục giữa hai người)”
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc Quang Trung cho phá lăng tẩm chúa Nguyễn là do sử quan thời Nguyễn cố ý gán ghép, thiếu bằng cứ xác đáng. Đúng là các lăng mộ chúa Nguyễn đã bị phá hủy vào thời kỳ đó, nhưng Phú Xuân vào giai đoạn 1781-1785 từng thuộc sự kiểm soát của quân chúa Trịnh, rồi sau đó lại chiến sự liên miên, có rất nhiều các nhóm thổ phỉ chuyên đào mộ để cướp của, nên chưa thể quy trách nhiệm cho quân Tây Sơn nếu chỉ dựa vào ghi chép của Đại Nam thực lục. Rất có thể các sử quan nhà Nguyễn đã dựa vào một việc có thực (lăng tẩm chúa Nguyễn bị phá) rồi cố ý gán trách nhiệm cho quân Tây Sơn, nhằm bào chữa cho việc Nguyễn Ánh trả thù nhà Tây Sơn tàn khốc sau này, cũng như để hạ uy tín của nhà Tây Sơn trong nhân dân. Luận điểm này được căn cứ bởi 5 chi tiết:
Ngoài bộ sách Đại Nam thực lục và "Nguyễn Phúc Tộc thế phả" do chính nhà Nguyễn viết, không có bộ sử nào khác của Việt Nam thời đó cũng như không có giáo sỹ phương Tây đương thời nào ghi chép lại việc này, dù đây là 1 sự kiện đủ lớn để gây chấn động cả đất nước. Kể cả cuốn Hoàng Lê nhất thống chí của các học giả Ngô Gia văn phái đương thời (vốn có quan điểm chống Tây Sơn) cũng không ghi lại.
Ghi chép của Đại Nam thực lục lại không nói rõ việc đào mộ diễn ra vào ngày tháng năm nào, trong khi đây là một sự kiện rất quan trọng với nhà Nguyễn. Điều này cho thấy các sử quan nhà Nguyễn cũng không nắm được lăng các chúa Nguyễn bị phá khi nào, nên càng không có đủ cơ sở để quy tội cho quân Tây Sơn.
Chính ghi chép của Đại Nam thực lục cũng có nhiều điểm huyền bí, ngày nay xem xét lại một cách khoa học thì rõ ràng là người viết hư cấu. Sách này ghi là quân Tây Sơn đang đào huyệt thì "bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra", rồi thì "nhà Đô đốc Nguyễn Văn Ngũ bỗng dưng phát hỏa". Các chi tiết này rõ ràng là tình tiết hư cấu thời phong kiến nhằm thể hiện rằng nhà Nguyễn có "thiên mệnh", "trời phù hộ nhà Nguyễn". Sách này cũng cho là "Huệ đánh trận hay thua" nên tức giận mà phá lăng chúa Nguyễn. Đây là luận điểm vô căn cứ, vì Nguyễn Huệ đánh trận luôn chiến thắng Nguyễn Ánh, chưa hề thua một trận nào.
Ghi chép của Đại Nam thực lục mâu thuẫn với "Nguyễn Phúc Tộc thế phả". Đại Nam thực lục ghi rằng "Nguyễn Ngọc Huyên cùng với các con ban đêm lặn xuống nước lấy vụng hài cốt ấy đem giấu một nơi", nhưng "Nguyễn Phúc Tộc thế phả" lại ghi rằng Nguyễn Ngọc Huyên bỏ lưới bắt cá mới tình cờ vớt được hài cốt. Điều này cho thấy ít nhất 1 trong 2 cuốn sách là hư cấu (thậm chí có thể cả hai đều là hư cấu), các sử quan nhà Nguyễn không hề nắm được chi tiết vụ việc nên mới viết ra các thông tin mâu thuẫn nhau.
Quân Tây Sơn có kỷ luật nghiêm minh, khi đánh ra Bắc diệt chúa Trịnh, tiến vào thành Thăng Long cũng không hề cướp phá lăng mộ của các vua Lê–chúa Trịnh. Vậy thì cũng không có lý do để quân Tây Sơn phá lăng của các chúa Nguyễn. Nguyễn Huệ là một vị vua khôn ngoan, ông biết rõ nhiều người dân Đàng Trong vẫn nhớ về chúa Nguyễn, nên sẽ không dại dột phá lăng chúa Nguyễn để khiến người dân bất bình.
Tóm lại, việc quân Tây Sơn cho phá lăng tẩm chúa Nguyễn có nhiều khả năng là do sử quan thời Nguyễn hư cấu ra, nhằm bào chữa cho việc Nguyễn Ánh trả thù nhà Tây Sơn tàn khốc sau này, cũng như để hạ uy tín của nhà Tây Sơn trong nhân dân.
Cuộc sống cá nhân
Ngoại hình và tính cách
Trong "Tây sơn thuật lược" (西山述略), người ta miêu tả Nguyễn Huệ "Tóc Huệ quăn, mặt mụn đầy, có một con mắt nhỏ, nhưng mà cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu...". Sử gia Tạ Chí Đại Trường bình luận "tóc quăn", "mặt mụn", "mắt nhỏ" là dấu vết thân xác; còn "chuyện tròng mắt có ánh sáng phát ra, ban đêm soi sáng cả chỗ ngồi là cảm tưởng của người nhìn khiếp sợ trước oai vũ của "Thượng công"".
Trong cuộc sống tình cảm cá nhân, giáo sĩ Labartette mô tả Nguyễn Huệ là người mềm yếu khi mà công chúa Lê Ngọc Hân thường xuyên "mếu khóc" vuốt ve tự ái đấng trượng phu khi muốn đòi hỏi gì đó; hay Nguyễn Huệ phát cuồng vì có người vợ mất ở Phú Xuân. Chính tấm lòng say mê đó đem đổ vào cuộc đời Nguyễn Huệ, vào triều chính, ở chỗ chiến trường trở thành một sức quyến rũ lôi cuốn người khác. Về chiến trận, cũng sách này miêu tả Nguyễn Huệ "...là bực lão thủ hung tợn và giỏi cầm quân. Coi y ra Bắc vào Nam thật là xuất thần quỷ nhập. Không ai có thể dò biết. Y bắt Nguyễn Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Vũ Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám trông thẳng vào mặt. Nghe lệnh y, ai cũng mất cả hồn vía, sợ hơn cả sấm sét..."
Nguyễn Đình Giản, thuộc quan của Nguyễn Hữu Chỉnh, khi bàn về Nguyễn Huệ nhận định "Bắc Bình Vương [Nguyễn Huệ] là một tay anh hùng". Nguyễn Đình Giản và Phạm Đình Dư, quan Nhà Lê, nhận định "Bắc Bình Vương là người rất quyệt, hay dùng trí thuật lao lung người khác, trong lúc bàn luận, khi xuống lại nâng lên người ta không biết đâu mà dò". Vị quan khác Trần Công Xán nhận định "[Nguyễn Huệ là] người huyền bí khó lường".
Ngay chính sử nhà Nguyễn cũng phải mô tả "Nguyễn Văn Huệ là em Nhạc, tiếng nói như chuông, mắt sáng như điện, giảo, kiệt, thiện chiến? ai cũng phải sợ... Bốn lần đánh Gia Định, lúc ra trận đều đi trước, sĩ tốt hiệu lệnh nghiêm minh, thuộc hạ ai nấy dốc lòng vâng mệnh".
Gia đình
Hậu phi
Các nguồn tài liệu, chủ yếu là Đại Nam chính biên liệt truyện của Nhà Nguyễn về gia quyến của Nguyễn Huệ, đã ghi nhận ông có ít nhất 6 người vợ.
Chính Cung:
Phạm Thị Liên, quê ở Quy Nhơn, là con cùng mẹ khác cha với Thái sư Bùi Đắc Tuyên. Năm 16 tuổi bà Phạm Thị Liên được Nguyễn Huệ chọn làm vợ. Năm Quang Trung lên ngôi (1789), bà được phong làm Chính Cung hoàng hậu, bà kém Nguyễn Huệ khoảng chừng 5–6 tuổi. Phạm hậu đã có với Nguyễn Huệ năm con, 3 trai 2 gái. Một trong 3 người con trai được lập thái tử, là Nguyễn Quang Toản – về sau kế tục sự nghiệp của Quang Trung. Bà được đặt thụy là Nhân Cung Đoan Tĩnh Trinh Thục Nhu Thuần Vũ Hoàng chính hậu (仁恭端靜貞淑柔純武皇正后).
Bùi Thị Nhạn, theo một số nguồn thì sau khi bà Phạm Thị Liên qua đời, Nguyễn Huệ lấy bà Bùi Thị Nhạn làm Chính cung hoàng hậu. Bùi Thị Nhạn người thôn Xuân Hòa, huyện Tuy Viễn (nay là Tây Sơn), tỉnh Bình Định, là em của Bùi Đắc Tuyên, cô ruột của nữ tướng Bùi Thị Xuân và là con gái út của Bùi Đắc Lương, như vậy bà còn là chị em cùng mẹ với Phạm hậu. Bà là một trong 5 người phụ nữ nổi tiếng thời Tây Sơn được mệnh danh là Tây Sơn ngũ phụng thư.
Theo giả thuyết này, chính bà Bùi Thị Nhạn mới là mẹ của Nguyễn Quang Toản, Nguyễn Quang Thiệu và Nguyễn Quang Khanh; còn bà Phạm Thị Liên lại là mẹ của Nguyễn Quang Thùy và Nguyễn Quang Bàn (nên Quang Thuỳ lớn hơn Quang Toản). Ngoài ra, bà còn là mẹ của 2 công chúa - trong đó có một người lấy Nguyễn Văn Trị. Bà tự sát năm 1802 khi Cảnh Thịnh thua trận và bà không muốn lọt vào tay quân Nguyễn Ánh.
Cũng theo giả thuyết này, bà lấy Nguyễn Huệ khi ông chưa làm hoàng đế; còn bà Phạm Thị Liên đã mất sớm vì bệnh khi Quang Thuỳ còn nhỏ. Như vậy, theo giả thuyết này, hầu hết những người con của bà Phạm Thị Liên lại là con bà Bùi Thị Nhạn, còn bà Phạm Thị Liên lại là mẹ Quang Thuỳ.
Thứ Cung: Lê Ngọc Hân, con gái thứ của Lê Hiển Tông. Khi Quang Trung lên ngôi, do là công chúa Nhà Lê nên bà trở thành Hoàng hậu, tuy nhiên địa vị của bà vẫn không hơn được Chính Cung là Phạm Thị Liên, và sau này là Bùi Thị Nhạn. Bà đã có với Quang Trung hai người con, một trai và một gái: hoàng tử tên là Nguyễn Quang Đức và công chúa là Nguyễn Thị Ngọc Bảo.
Các bà thiếp khác:
Bà mẹ của Nguyễn Quang Thuỳ: Có ý kiến cho rằng bà mẹ của Nguyễn Quang Thuỳ này chính là một nàng hầu. Quang Thuỳ lớn hơn Quang Toản, nhưng không phải là con của Phạm hoàng hậu và cũng không phải là con của Ngọc Hân công chúa. Vua Càn Long (Nhà Thanh) từng lầm tưởng Quang Thuỳ là con trưởng của vua Quang Trung khi Thuỳ trong đoàn sứ bộ sang chúc thọ bát tuần vua Thanh (1790).
Bà phi họ Lê: người Quảng Ngãi: Bà này có một con trai với vua Quang Trung, cuộc đời của bà đến nay vẫn không rõ, vị hoàng tử con bà bị Nguyễn Ánh giết năm 1801.
Bà Trần Thị Quỵ: người Quảng Nam: Không rõ bà Trần Thị Quỵ được Nguyễn Huệ chọn làm thứ phi năm nào và có con với ông hay không. Tương truyền, trong những ngày Tây Sơn thất thế, bà bị quân của Nguyễn Ánh bắt được đưa lên bãi cát Kim Bồng chém đầu rồi thả trôi sông. Thi hài của bà được nhân dân bí mật vớt lên khâm liệm và mai táng cẩn thận ở cánh đồng thuộc xứ Trà Quân, làng Thanh Đông (Quảng Nam – Đà Nẵng).
Bà Nguyễn Thị Bích: người Quảng Trị: Bà là con gái út thứ 16 của viên quan nhỏ vào mạt kỳ thời Chúa Nguyễn ở Phú Xuân. Bà cũng có một con trai với vua Quang Trung. Sau khi triều Tây Sơn sụp đổ, bà trốn về Vĩnh Ân (nay thuộc xã Cát Hanh huyện Phù Cát tỉnh Bình Định) để nương thân, lúc chết được chôn ở gò Thỏ, Vĩnh Ân.
Ngoài các bà kể trên, Quang Trung còn dự định cầu hôn với Hòa Hiếu Công chúa nhà thanh con gái thứ mười Của vua Càn Long nhưng việc không thành vì ông qua đời đột ngột.
Xét theo quan hệ gia đình, Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh là anh em cột chèo với nhau khi lấy hai chị em ruột (Nguyễn Huệ lấy Lê Ngọc Hân, Nguyễn Ánh lấy Lê Ngọc Bình, 2 công chúa con của vua Lê Hiển Tông). Trong đó Nguyễn Huệ là anh, Nguyễn Ánh là em.
Hậu duệ
Theo các nhà nghiên cứu, số con của Quang Trung khoảng 20 người:
Nguyễn Quang Toản, sau là Cảnh Thịnh Đế, mẹ là Phạm Thị Liên (hoặc Bùi Thị Nhạn).
Nguyễn Quang Bàn, mẹ là Phạm Thị Liên (hoặc là Bùi Thị Nhạn).
Nguyễn Quang Thiệu, mẹ là Phạm Thị Liên (hoặc Bùi Thị Nhạn).
2 công chúa, trong đó có một người lấy Nguyễn Văn Trị, mẹ là Phạm Thị Liên (hoặc Bùi Thị Nhạn).
Nguyễn Quang Khanh, mẹ là Bùi Thị Nhạn.
Nguyễn Quang Đức, mẹ là Lê Ngọc Hân.
Công Chúa Nguyễn Bảo Ngọc, mẹ là Lê Ngọc Hân.
1 người con trai, mẹ là bà phi họ Lê.
1 người con trai, mẹ là Nguyễn Thị Bích.
Nguyễn Quang Thùy, mẹ là Phạm Thị Liên hoặc 1 nàng hầu.
Nguyễn Quang Cương (không rõ mẹ).
Nguyễn Quang Tự (không rõ mẹ).
Nguyễn Quang Điện (không rõ mẹ).
Nguyễn Quốc Thất (không rõ mẹ).
Nguyễn Quốc Duy: làm chức Thái tể thời Cảnh Thịnh (không rõ mẹ).
5 công chúa khác cùng bị bắt với vợ Nguyễn Văn Trị, nhưng sử không nêu rõ có ai trong số này là công chúa con bà Phạm Thị Liên, Bùi Thị Nhạn và Ngọc Hân hay không.
Trừ Quang Thuỳ tự vẫn khi Cảnh Thịnh bị bắt, những người còn lại (kể cả các công chúa - cùng phò mã Nguyễn Văn Trị) đều bị Nguyễn Ánh bắt và bị hành hình năm 1802.
Giai thoại về việc ra quân
Tương truyền, trước khi ra quân đánh quân Thanh, tại lễ đăng quang ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ lập kế để động viên quân sĩ.
Sau lúc làm lễ, Quang Trung sai mang đến cái mâm, trên để các đồng tiền, có phủ vải điều, rồi tuyên bố với quân sĩ:
Ba quân hãy cùng ta quan sát, nếu cả hai trăm đồng tiền này đều sấp, thì đó là điềm trời báo chúng ta đại thắng. Nhược bằng, có đồng ngửa, thì đó là đại sự của chúng ta có điều trắc trở.
Nguyễn Huệ chắp tay khấn vái, đặng bưng mâm tiền, cung kính dâng lên cao, rồi hất tung xuống sân. Quân sĩ thấy các đồng tiền nhất loạt đều sấp, reo hò mừng rỡ, tin chắc trận ra bắc sẽ thắng quân Thanh. Nếu giai thoại này là có thật, thì ắt hẳn Nguyễn Huệ đã bí mật sai đúc 200 đồng tiền có cả hai mặt đều là mặt sấp.
Nhận định
Giáo sư Văn Tạo (Viện Sử học Việt Nam) đã khẳng định rằng Nguyễn Huệ đã “thống nhất đất nước gắn liền với độc lập của dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ”. Ngoài việc thanh toán Trịnh - Nguyễn, hai thế lực chia cắt đất nước, vua Quang Trung còn đập tan âm mưu chia cắt đất nước của nhà Mãn Thanh bằng Chiến thắng năm Kỷ Dậu 1789. Như vậy có thể hiểu rằng, với các chiến công lật đổ Trịnh - Nguyễn, chấm dứt tình trạng chia cắt 200 năm, như vậy Nguyễn Huệ cũng có công thống nhất vậy, Long Nhương Tướng quân Nguyễn Huệ đã làm được một điều rất to lớn cho việc thống nhất sơn hà, ông đã thống nhất đất nước về mặt cơ bản (đánh bại các tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn, chấm dứt sự chia cắt trong mấy trăm năm), tạo nền móng cho sự thống nhất hoàn toàn mà chính đối thủ của ông là Nguyễn Ánh sẽ làm về sau, nhận định về riêng công thống nhất đất nước, Nguyễn Huệ là người thống nhất đất nước về cơ bản, còn Nguyễn Ánh là thống nhất đất nước hoàn toàn.
Tác giả Tạ Chí Đại Trường tổng kết rằng Nguyễn Huệ nhận được lời khen ngợi của không chỉ những người bầy tôi dưới quyền mà ngay cả của "đám thù nghịch từng chịu điên đảo vì ông" cũng phải khen ngợi ông.
Nhà sử học Trần Trọng Kim viết năm 1920, trong tác phẩm Việt Nam sử lược đã đánh giá cụ thể rằng: xét riêng với Nhà Nguyễn thì vua Quang Trung là kẻ địch (vì ông đã đánh đổ Chúa Nguyễn), nhưng xét về công lao với đất nước, với dân tộc thì vua Quang Trung là một anh hùng sánh ngang với vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Thái Tổ:
Khi biết tin vua Quang Trung qua đời (1792), tại sân điện vua Nhà Thanh, tướng Võ Văn Dũng đã ngất đi. Khi tỉnh dậy, ông đã làm ngay một bài thơ tiếc thương nhà vua đã mất khi còn khá trẻ, rằng nếu Quang Trung sống thêm được 10 năm thì sự nghiệp của ông sẽ không kém những Đường Thái Tông, Tống Thái Tổ:
Trong bài thơ Lịch sử nước ta, Hồ Chí Minh ca ngợi ông:
So sánh với đối thủ là Nguyễn Ánh
Trên Tạp chí Sông Hương số 175 tháng 9 năm 2003, tác giả Trần Cao Sơn so sánh Nguyễn Huệ với đối thủ của ông là Nguyễn Ánh:
Theo tác giả K.W Taylor: Mặc dù Bình Định không có tài nguyên để trở thành một trung tâm đủ sức khống chế các vùng khác trong bất kì thời gian dài nào, nhưng nó cũng bộc lộ một cái nhìn khu vực về vấn đề làm người Việt. Nó sản sinh là một nhân vật, Nguyễn Huệ, người dẫn quân từ lãnh thổ này sang lãnh thổ khác và đã cố tìm cách thống nhất mọi khu vực của người Việt dưới uy quyền của ông. Việc ông thất bại thường được quy cho là vì cái chết bất ngờ của ông. Nhưng có lẽ người ta đã không dành đủ sự chú ý cho câu hỏi làm thế nào viễn kiến khu vực của Bình Định đã có thể định hình tham vọng của cả ông và những người kế vị yếu kém, và khiến họ dễ bị đe dọa bởi một đối thủ có một viễn kiến khu vực khác. Chừng nào một sức mạnh quân sự tự nguyện và chuỗi dài thắng trận còn là bí quyết giúp có quyền lực chính trị, viễn kiến của Bình Định có thể chiếm ưu thế. Nhưng khi đối diện với một đối thủ đã thua trận liên tục nhưng luôn đứng dậy, một đối thủ có tầm nhìn chiến dịch lâu dài chứ không chỉ một trận đánh, một đối thủ xem thành công không phải nhờ giao tranh mà là kết quả của tổ chức, rèn luyện, huy động tài nguyên, chuẩn bị, hoạch định và chờ đợi, chờ đợi, chờ đợi, thiên tài Tây Sơn, đứng trước một đối thủ như thế, bỗng chỉ trở thành một sự gan dạ cấp tỉnh. Và đối thủ này xuất hiện từ đâu? Từ Nam Bộ.
Người ta còn truyền khẩu câu chuyện đối đáp, khi nữ tướng Bùi Thị Xuân bị bắt, Nguyễn Ánh bèn sai người áp giải bà đến trước mặt rồi hỏi với giọng đắc chí: "Ta và Nguyễn Huệ ai hơn?". Bùi Thị Xuân trả lời:
Về tư tưởng kinh tế, Quang Trung cũng có những nét tiến bộ hơn so với Nguyễn Ánh. Vua Quang Trung khuyến khích nhân dân giao thương buôn bán với nước ngoài, trong khi Nguyễn Ánh lại tìm cách hạn chế và ngăn cấm. Các thương nhân nước ngoài đến buôn bán tại Việt Nam đã có sự so sánh về chính sách thương mại của Quang Trung với Nguyễn Ánh. Thương nhân người Anh là Crafurd khi đến Việt Nam năm 1822, dẫn lại lời các Hoa kiều từng sống ở Huế dưới thời Tây Sơn cho rằng: anh em Tây Sơn cai trị ôn hòa và công bằng hơn so với Nguyễn Ánh.
Tài năng quân sự
Quang Trung là hoàng đế bách chiến bách thắng, lập nhiều chiến tích quân sự nhất trong lịch sử Việt Nam. Cả cuộc đời binh nghiệp của ông, dù dưới danh hiệu Long Nhương tướng quân, Bắc Bình Vương hay hoàng đế Quang Trung, ông đều lập công trạng hiển hách, chưa từng thất bại một trận nào. Do những chiến tích vang dội, Nguyễn Huệ được các giáo sĩ Tây phương so sánh với Alexandros Đại đế và Attila.
Chính sử của Nhà Nguyễn cũng phải thừa nhận:
Sách Đại Nam thực lục của Nhà Nguyễn chép lại lời tâu của bề tôi Nguyễn Ánh về Tây Sơn:
"Kẻ kia, Nhạc, Huệ, anh em từ dân áo vải, không tấc đất cắm dùi, vươn tay hô một tiếng, người theo có cả vạn, chẳng đầy 5–6 năm mà có được nước. Họ không có tài đức hơn người thì vì lẽ gì mà lại hưng thịnh dữ dội như vậy?".
Sử quan nhà Nguyễn là Trần Trọng Kim năm 1920 cũng phải khen ngợi chiến tích thần tốc đánh bại quân Thanh của Quang Trung:
Gras de Préville, thuyền trưởng tàu Pandour của Pháp ở Gia Định năm 1788 đã viết về Nguyễn Huệ và quân đội của ông như sau:
Gần như toàn bộ chiến thắng của Nhà Tây Sơn đều gắn với tên tuổi ông. Những chiến công nổi bật nhất của Nguyễn Huệ:
Đánh Gia Định, bắt hai Chúa Nguyễn (1777).
Chiến thắng 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm, Xoài Mút (1785)
Hạ thành Phú Xuân (1786)
Tiến đánh Thăng Long (1786)
Cuộc chiến với 20 vạn quân Nhà Thanh (1789): Trận Ngọc Hồi, Trận Đống Đa
Tài năng chính trị
Trần Trọng Kim trong tác phẩm Việt Nam sử lược viết năm 1920, dù là quan Nhà Nguyễn nhưng đã dành riêng một chương về vua Quang Trung để ca ngợi ông:
{{Pull quote|Vua Quang Trung là ông vua anh dũng, lấy võ lược mà dựng nghiệp, nhưng ngài cũng độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài văn học. Khi ngài ra lấy Bắc Hà, những người như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích đều được trọng dụng và nhất là đối với một người xử sĩ như Nguyễn Thiếp thì thật là khác thường.}}
Đối ngoại
Đối với việc Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc Hà đánh họ Trịnh chuyên quyền, ông dùng khẩu hiệu "Phù Lê diệt Trịnh" để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Bắc Hà. Khi diệt được họ Trịnh, ông vẫn tôn thờ vua Lê. Việc làm đó được sử gia Trần Trọng Kim nhận định "Ấy là đã có sức mạnh mà đã biết làm việc nghĩa vậy".
Cũng theo sử gia Trần Trọng Kim: "vì vua Nhà Lê nhu nhược, triều thần lúc bấy giờ không ai có tài kinh luân, lại để cho Trịnh Bồng và Nguyễn Hữu Chỉnh nối nhau mà chuyên quyền, đến nỗi thành ra tán loạn. Dẫu thế mặc lòng, khi Nguyễn Huệ giết Vũ Văn Nhậm rồi, không nỡ dứt Nhà Lê, đặt Giám Quốc để giữ tông miếu tiền triều; như thế thì cách ở với Nhà Lê không lấy gì làm bạc".
Ngay sau khi đại phá quân Thanh ở Trận Ngọc Hồi – Đống Đa, vua Quang Trung tìm cách xóa bỏ thù hằn bằng việc chiêu hàng, nuôi dưỡng hàng vạn tù binh nhà Thanh và thu dọn, cúng tế chiêu hồn quân Thanh; thực thi chính sách hòa giải với cường quốc phương Bắc và triều cống, xin phong Vương. Bằng một kế sách ngoại giao khôn khéo, mua chuộc được các cận thần nhà Thanh (Phúc Khang An, Hòa Thân,...), Nguyễn Huệ đã được vua Thanh chấp nhận cầu phong để nhà Tây Sơn chính thức thay thế nhà Lê làm chủ Đại Việt.
Đối nội và những cải cách
Ở trong nước, Quang Trung đã cho thi hành nhiều cải cách quan trọng:
Về quân sự, ở mỗi trấn, vua Quang Trung cho đặt quan trấn thủ và quan hiệp trấn. Mỗi huyện, văn thì đặt chức phân tri để xét việc kiện cáo, võ thì đặt chức phân suất để coi việc binh lương. Quân đội chia làm 5 doanh: trung, tiền, hậu, tả, hữu. Ngoài ra còn có thêm một số quân hiệu khác như tả bật, hữu bật, kiều thanh, thiên cán. Quân đội được trang bị hiện đại, vũ khí có nhiều loại, có loại được cải tiến như hỏa hổ (một loại ống phun lửa), có cả súng trường, đại bác. Hải quân Tây Sơn rất mạnh với nhiều loại tàu chiến, loại lớn chở được cả voi, trang bị từ 50 đến 60 khẩu đại bác, chở được từ 500 đến 700 lính.
Về nông nghiệp, ông cho cải cách chế độ đinh điền và ruộng đất. Năm 1789, Quang Trung bãi bỏ thuế điền cho nhân dân từ sông Gianh ra Bắc, động viên nhân dân lao động sản xuất. Chỉ trong vòng 3 năm sau, nông nghiệp được phục hồi. Năm 1791, "mùa màng trở lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình".
Về công thương nghiệp, Quang Trung khuyến khích đẩy mạnh sản xuất thủ công nghiệp, mở rộng ngoại thương, phát triển mọi ngành sản xuất nhằm xây dựng một nền kinh tế phồn vinh, tự chủ trong đó có công thương nghiệp. Đối với thuyền buôn của các nước phương Tây, Quang Trung tỏ ra rộng rãi, mong muốn họ tăng cường quan hệ ngoại thương với Việt Nam, nhờ vậy tình hình thương nghiệp thời Quang Trung được phục hưng và phát triển. Tư tưởng thông thương tiến bộ của Quang Trung đã thể hiện nhãn quan kinh tế rộng mở, phù hợp với xu thế phát triển "mở cửa ải, thông thương buôn bán, khiến cho các hàng hoá không ngừng đọng để làm lợi cho dân chúng".
Về giáo dục, Quang Trung đã ban hành chính sách "khuyến học", trường học được mở rộng đến các làng xã, cho phép các địa phương sử dụng một số đền chùa không cần thiết làm trường học. Về nội dung, bỏ lối học thuộc theo khuôn sáo, cải tiến dần theo hướng thiết thực, bắt các nho sinh, sinh đồ ở các triều đại trước phải thi để đánh giá lại, còn danh hiệu sinh đồ quan do bỏ tiền ra mua trước đó (thời Lê – Trịnh) đều bị loại bỏ. Nhà vua muốn rằng người Việt Nam thì phải dùng tiếng Việt Nam, để gây dựng tinh thần của nước nhà, và văn chương Việt Nam không phải đi mượn tiếng mượn chữ của nước Tàu. Vậy nên khi thi cử, ông thường yêu cầu quan ra bài chữ Nôm và bắt sĩ tử làm bài bằng chữ Nôm.
Về văn hóa, Vua Quang Trung thấy làng nào cũng có chùa chiền, nhiều người đi tu hành chỉ mượn tiếng thần thánh mà lừa bịp người dân, nên ông xuống chiếu bắt bỏ những chùa nhỏ ở các làng, đem gỗ gạch làm ở mỗi phủ huyện một chùa thật to đẹp, rồi chọn lấy những tăng nhân có học thức, có đạo đức coi chùa thờ Phật. Còn những người không xứng đáng thì bắt hoàn tục về làm ăn. Vua Quang Trung muốn rằng chỗ thờ Phật phải tôn nghiêm, những người đi tu hành thì phải chân tu mộ đạo, như vậy mới dẹp bỏ được mê tín dị đoan và giáo hóa tốt cho người dân.
Nhà sử học Phan Huy Lê đã đánh giá chính sách cải cách của Quang Trung "nếu được thực hiện triệt để trong thời gian dài, nhất định sẽ mang đến những thành tựu to lớn và sẽ mở ra những kĩ năng phát triển mới, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đình trệ kéo dài của chế độ phong kiến".
Những cải cách của Quang Trung có nhiều mặt tích cực, đã đưa đất nước nhanh chóng vượt qua cuộc khủng hoảng sau chiến tranh kéo dài. Tuy nhiên, những chính sách cải cách của Quang Trung chỉ được thực hiện chưa đầy 3 năm thì ông đã qua đời. Con ông là Quang Toản còn quá nhỏ tuổi nên bất lực, không tiếp tục thực hiện được những cải cách đó. Sau này, khi tiêu diệt được nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh đã xóa bỏ phần lớn những cải cách này.
Quyền biến
Trong thời loạn lạc của Nguyễn Huệ cuối thế kỷ XVIII, một trong những thời kỳ rối ren, nhiều bè phái và phân liệt nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam, ngoài tàn dư của các lực lượng tồn tại lâu đời, trong quá trình tranh chấp giữa các phe phái còn nhiều phần tử nảy sinh ý đồ xưng hùng xưng bá trước những cơ hội do hoàn cảnh mang lại, nhất là khi địa bàn kiểm soát của ông nằm giữa hai vùng Nam Bộ và Bắc Bộ, đất kiểm soát của các lực lượng chống đối. Nguyễn Huệ, trong quá trình đánh Nam dẹp Bắc cũng phải đối phó với những tư tưởng ly khai của các tướng lĩnh dưới quyền, song ông luôn có cách xử lý chứng tỏ bản lĩnh của một chính trị gia già giặn.
Đối với Nguyễn Huệ, ai chưa theo, chưa phục, ông để người ta suy nghĩ kỹ (Nguyễn Thiếp ban đầu chưa chịu ra làm việc với ông nhưng rồi chấp thuận sau khi suy ngẫm lại). Nếu cuối cùng vẫn không theo thì Nguyễn Huệ vẫn để họ sống chứ không đe dọa hoặc bắt giữ (ví dụ như Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều,...). Ông cũng sẵn sàng thu dụng cả tướng địch bị bắt và tôn trọng lòng trung thành của họ với chủ cũ (ví dụ như trường hợp của Nguyễn Huỳnh Đức). Vậy có thể nói Nguyễn Huệ là một người bao dung, một đức tính lớn của một vị vua.
Biết Nguyễn Hữu Chỉnh là người dễ thay lòng đổi dạ nhưng Nguyễn Huệ vẫn tận dụng tài năng, mưu lược và sự thông thạo đất Bắc Hà của Nguyễn Hữu Chỉnh để đánh đổ Chúa Trịnh. Đánh xong họ Trịnh, ông không thẳng tay giết Nguyễn Hữu Chỉnh mà mượn tay các thế lực thân họ Trịnh cũ (những người đó oán Chỉnh) để giết Nguyễn Hữu Chỉnh bằng việc cùng vua anh Nguyễn Nhạc âm thầm rút quân về Nam, bỏ Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại.
Tới khi Nguyễn Hữu Chỉnh lẽo đẽo chạy theo kịp, Nguyễn Huệ không thể bỏ mặc, bèn lưu lại ở Nghệ An cho trấn thủ, chờ biến cố. Lúc Nguyễn Hữu Chỉnh "Phù Lê" đánh được Trịnh Bồng, ra mặt chống Tây Sơn với việc sai người vào Phú Xuân đòi ông giao trả đất Nghệ An, ông mới công khai cử binh đánh Nguyễn Hữu Chỉnh. Nguyễn Hữu Chỉnh bị diệt nhanh chóng.
Vũ Văn Nhậm tiếp quản Thăng Long từ tay Nguyễn Hữu Chỉnh cũng nảy ý xưng hùng – chuyên quyền và tự ý đúc ấn riêng. Lúc đó, Nguyễn Huệ đã điều bớt binh cho Vũ Văn Nhậm và phải đề phòng mặt Nam, nên không thể dàn quân đi đánh Vũ Văn Nhậm như đánh Nguyễn Hữu Chỉnh. Ông lặng lẽ đi gấp ra Bắc và lập tức trừ khử Vũ Văn Nhậm.
Hai viên tướng tài có ý đồ chống lại bị loại trừ với những lý do chính đáng bằng những cách thức khác nhau, khó lường trước. Các tướng bên dưới như Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân lập tức được đôn lên thay trọng trách. Việc Nguyễn Huệ khiển tướng điều binh khiến các tướng lĩnh tâm phục và từ đó không còn ai mang ý đồ cát cứ.
Tài cai trị
Không chỉ là một viên tướng thiện chiến, Quang Trung còn là một nhà cai trị tài ba. Ông giỏi chiến thuật quân sự, giỏi về chiến lược ngoại giao và lại biết thu dụng nhân tài để xây dựng đất nước. Trong ba anh em Tây Sơn, Nguyễn Huệ không chỉ trội hơn về tài năng quân sự mà ngay cả trong việc trị nước, ông cũng tỏ ra là người xuất sắc nhất. Sau là một vài lời nhận xét về công cuộc cai trị của Quang Trung:
Sự ra đi của Nguyễn Huệ là tổn thất không thể bù đắp và là điều không may cho Nhà Tây Sơn. Cơ nghiệp ông để lại không được người thừa kế xứng đáng bảo tồn, nên đã nhanh chóng mất về tay Nguyễn Ánh. Cái chết đột ngột của ông khiến đời sau còn tiếc cho nhiều dự định lớn lao chưa thành hiện thực.
Dù sau này nhà Nguyễn tìm nhiều cách để bôi nhọ và xóa bỏ những chứng tích liên quan tới Nguyễn Huệ nói riêng và Nhà Tây Sơn nói chung, nhưng tên tuổi ông không hề bị mai một. Người Việt Nam ghi nhận ông là người anh hùng áo vải dân tộc, là một trong những vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử nước nhà.
Tưởng niệm
Tại quê hương ông (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) có Bảo tàng Quang Trung và đền thờ 3 anh em nhà Tây Sơn.
Quang Trung được thờ tại chùa Bộc ở Hà Nội. Bức tượng Quang Trung trong chùa được tạc vào thời kỳ Nhà Nguyễn đang truy diệt tất cả những gì liên quan đến Nhà Tây Sơn, tượng có dòng chữ "Bính Ngọ tạo Quang Trung tượng". Hàng năm, vào ngày mồng 5 Tết âm lịch, tại quận Đống Đa – Hà Nội thường tổ chức hội Gò Đống Đa để kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đánh tan quân Thanh của vua Quang Trung. Dịp kỷ niệm 200 năm chiến thắng Đống Đa, khu tượng đài Quang Trung được xây dựng tại khu vực này.
Phòng tuyến Tam Điệp ở thành phố Tam Điệp tỉnh Ninh Bình là một quần thể các di tích lịch sử ghi dấu cuộc chiến tranh giữa nghĩa quân Tây Sơn và Nhà Thanh. Quần thể di tích này thuộc khu vực dãy núi Tam Điệp, là ranh giới tự nhiên hiểm yếu ngăn cách hai miền Trung – Bắc. Đây là nơi hội quân một thời oai hùng của Quang Trung với những cái tên đèo Ba Dội, núi Gióng Than, đồi Hầu Vua, đồi Chuông, đền Thượng, đền Quán Cháo, đền Dâu… Những đồn lũy Tam Điệp, Quèn Rẻ, Quèn Thờ, Luỹ Chẹn, Luỹ Đệm, Luỹ Đền…, ải Quang Trung, Kẽm Đó – cổ họng hiểm yếu nhất Tam Điệp… Lũy Quèn Thờ là vùng đồi núi, rừng rú hoang vu, năm xưa khi thân chinh ra Bắc, vua Quang Trung đã lên thắp hương xin kế phá giặc ở đây. Tương truyền ngôi đền thờ thần Cao Sơn trước đó ở giữa lưng chừng núi. Vua Quang Trung đã được thần báo mộng và nhắc nhở xây đền lên đỉnh núi nếu thắng trận. Sau khi thắng trận vị vua này đã cho di dời Đền lên đỉnh núi. Đền Quán Cháo là nơi thờ cô gái dâng cháo cho quân lính Tây Sơn trước giờ xung trận. Đền thờ Quang Trung được xây dựng ở thành cổ Tam Điệp ngay trong thời nhà Nguyễn. Quảng trường, tượng đài Hoàng đế Quang Trung được nhân dân Ninh Bình xây dựng tại xã Quang Sơn, thành phố Tam Điệp.
Tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cũng có tượng đài Hoàng Đế Quang Trung, đặt tại công viên trước nhà ga tàu hỏa.
Tên Nguyễn Huệ hoặc niên hiệu Quang Trung của ông được đặt cho các đường phố, trường học, phường xã ở các thành phố lớn Việt Nam (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vinh, Phan Thiết, Hạ Long, Uông Bí, Quảng Yên, Bến Tre, Tam Điệp, Đồng Hới, Ninh Bình...). Ở Hà Nội, phố Quang Trung được đặt trên di chỉ cũ của phủ Chúa Trịnh là nơi ông từng đóng quân khi tiến vào Thăng Long năm 1786 và cũng là nơi cử hành hôn lễ giữa ông và công chúa Lê Ngọc Hân. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, có một ngôi miếu nhỏ của ông tọa lạc tại Quận 12, gần Công viên phần mềm Quang Trung.
Hình tượng Nguyễn Huệ trong điện ảnh
Bộ phim dã sử – võ thuật đầu tiên của điện ảnh Việt Nam về Vua Quang Trung là bộ phim Tây Sơn hào kiệt được thực hiện bởi hãng phim Lý Huỳnh phối hợp cùng Hãng phim Thanh Niên hợp tác sản xuất với sự góp mặt của các diễn viên: Thùy Lâm, NSND Thế Anh, NSND Đoàn Dũng, NSƯT Lý Huỳnh, Công Hậu, Mộng Vân,... và vai Nguyễn Huệ được giao cho nam diễn viên Lý Hùng. Phim được khởi quay từ ngày 7 tháng 3 năm 2009.
Bộ phim dài 90 phút, dựng lại một quãng thời gian trong cuộc đời của Nguyễn Huệ – Quang Trung. Đó là thời gian người anh hùng Nguyễn Huệ chạm mặt và bắt đầu mối tình với Công chúa Lê Ngọc Hân, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc phò Lê – diệt Trịnh và phim kết lại với hình ảnh chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa lịch sử khi 10 vạn quân Tây Sơn đánh tan 20 vạn quân lính Nhà Thanh, tiến đến giải phóng Thăng Long vào mùa xuân Kỷ Dậu 1789. Bộ phim đã được đầu tư trên 12 tỉ đồng, thực hiện ròng rã trong 3 năm và là phim đầu tiên của Hãng phim Lý Huỳnh được làm hậu kỳ tại Hồng Kông. Ngoài ra, phim còn có sự tham gia của 200 võ sư (vovinam, võ cổ truyền), 50 con voi ở Buôn Đôn, 38 tuấn mã từ trường đua, may 2.000 bộ trang phục cho bốn sắc lính, đúc 10 cây súng thần công và cảnh quay đông nhất có trên 3.000 diễn viên. Phim được chiếu ra mắt ngày 22 tháng 4 năm 2010 và chính thức công chiếu toàn quốc vào ngày 30 tháng 4. |
Hồ Biểu Chánh (胡表政,1884–1958), tên thật là Hồ Văn Trung (胡文中), tự Biểu Chánh (表政), hiệu Thứ Tiên (次仙); là một nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ 20. Ông là một viên chức dưới thời Pháp thuộc và làm quan đến chức Đốc phủ sứ.
Ông có 9 người con, 5 trai và 4 gái. Con trưởng là Hồ Văn Kỳ Trân là một nhà báo và Dân biểu thời Việt Nam Cộng hòa, người con thứ 7 là Đại tá Hồ Văn Di Hinh, nguyên là thị trưởng Đà Lạt, và cháu đích tôn của ông là Hồ Văn Kỳ Thoại, Phó đề đốc Hải quân của Quân lực Việt Nam Cộng hoà.
Tiểu sử
Ông sinh năm 1884 (trong giấy khai sinh ghi ngày 1 tháng 10 năm 1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc ấp Thành Nhứt, xã Bình Xuân, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang).
Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn.
Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ.
Tháng 8 năm 1941, sau khi ông về hưu, được Pháp mời làm cố vấn với danh hiệu Nghị viện Hội đồng Liên bang Đông Dương và Phó Đốc lý thành phố Sài Gòn, đồng thời làm giám đốc những tờ báo tuyên truyền cho chủ nghĩa Pháp-Việt.
Sau khi tái chiếm Nam Bộ năm 1946, Cộng hòa tự trị Nam Kỳ được thành lập, ông được mời làm cố vấn cho chính phủ Nguyễn Văn Thinh. Nhưng chỉ được mấy tháng, khi chính phủ Nguyễn Văn Thinh sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn và dành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương.
Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định; thọ 73 tuổi.
Lăng mộ ông hiện nay được đặt ở đường Thống Nhất, phường 11 quận Gò Vấp.
Sự nghiệp văn chương
Khi viết văn, ông lấy tên tự ghép với họ là Hồ Biểu Chánh, trở thành một bút danh bất hủ, được nhiều người biết đến và quý mến hơn tên thật Hồ Văn Trung của ông.
Ông sáng tác văn học rất nhiều và để lại hơn 100 tác phẩm gồm tiểu thuyết và các thể loại khác, như: nghiên cứu, phê bình văn học, sáng tác tuồng hát cùng các bản dịch văn học cổ điển Trung Quốc như Tình sử, Kim cổ kỳ quan... đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tiểu thuyết của ông thuộc về thời kỳ đầu của văn học chữ quốc ngữ, cốt truyện đơn giản, triết lý chủ đạo là thiện thắng ác, ở hiền gặp lành, điểm đặc biệt là rất Nam Kỳ, từ giọng văn đến miêu tả con người. Ông có phóng tác một số tiểu thuyết Pháp.
Hồ Biểu Chánh sở trường về viết văn xuôi tự sự. Đề tài phần lớn là cuộc sống Nam Kỳ từ nông thôn đến thành thị những năm đầu thế kỷ 20 với những xáo trộn xã hội do cuộc đấu tranh giữa mới và cũ. Cách diễn đạt của ông nôm na, bình dị. Ông đã có những đóng góp to lớn vào sự hình thành thể loại tiểu thuyết trên chặng đường phôi thai. Ông để lại một khối lượng sáng tác không nhỏ: 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu-phê bình. Ngoài ra, còn có các bài diễn thuyết và 2 tác phẩm dịch.
Các tác phẩm
Dịch thuật:
Tân soạn cổ tích (cổ văn Trung Quốc, Sài Gòn-1910)
Lửa ngún thình lình (dịch tiếng Pháp, SG, 1922)
Thơ:
U tình lục (Sài Gòn – 1910)
Vậy mới phải (Long Xuyên – 1913)
Biểu Chánh thi văn (Tập i, ii, iii bản thảo)
Tùy bút phê bình:
Chưởng Hậu quân Võ Tánh (Sài Gòn – 1926)
Chánh trị giáo dục (Gò Công – 1948)
Tùy bút thời đàm (Gò Công – 1948)
Hồi ký:
Ký ức cuộc đi Bắc Kỳ (1941)
Mấy ngày ở Bến Súc (1944)
Đời của tôi: 1. Về quan trường, 2. Về Văn nghệ, 3. Về phong trào cách mạng
Một thiên ký ức: Nam Kỳ cộng hòa tự trị (Gò Công – 1948)
Tâm hồn tôi (Gò Công – 1949)
Nhàn trung tạp kỷ (tập i, ii, iii Gò Công – 1949)
Hài kịch:
Tình anh em (Sài Gòn – 1922)
Toại chí bình sinh (Sài Gòn – 1922)
Đại nghĩa diệt thân (Bến Súc – 1945)
Hát bội:
Thanh Lệ kỳ duyên (Sài Gòn 1926 – 1941)
Công chúa kén chồng (Bình Xuân – 1945)
Xả sanh thủ nghĩa (Bình Xuân – 1945)
Trương Công Định qui thần (Bình Xuân – 1945)
Cải lương:
Hai khối tình (Sài Gòn – 1943)
Nguyệt Nga cống Hồ (Sài Gòn – 1943)
Vì nước vì dân (Gò Công - 1947)
Đoản thiên:
Chị Hai tôi (Vĩnh Hội – 1944)
Thầy chùa trúng số (Vĩnh Hội – 1944)
Ngập ngừng (Vĩnh Hội)
Một đóa hoa rừng (Vĩnh Hội – 1944)
Hai Thà cưới vợ (Vĩnh Hội)
Lòng dạ đàn bà (Sài Gòn – 1935)
Truyện ngắn:
Chuyện trào phúng, tập I, II (Sài Gòn – 1935)
Chuyện lạ trên rừng (Bến Súc – 1945)
Truyền kỳ lục (Gò Công – 1948)
Biên khảo:
Pétain cách ngôn Á đông triết lý hiệp giải (Sài Gòn – 1942)
Gia Long khai quốc văn thần (Sài Gòn – 1944)
Gia Định Tổng trấn (Sài Gòn)
Chấn hưng văn học Việt Nam (Sài Gòn – 1944)
Trung Hoa tiểu thuyết lược khảo (Sài Gòn – 1944)
Đông Châu liệt quốc chí bình nghị (Bến Súc – 1945)
Tu dưỡng chỉ nam (Bến Súc – 1945)
Pháp quốc tiểu thuyết lược khảo (Bình Xuân – 1945)
Một lằn chánh khí: Văn Thiên Tường (BX 1945)
Nhơn quần tấn hóa sử lược (Gò Công – 1947)
Âu Mỹ cách mạng sử (Gò Công – 1948)
Việt ngữ bổn nguyên (Gò Công – 1948)
Thành ngữ tạp lục (Gò Công – 1948)
Phật tử tu tri (Gò Công)
Nho học danh thơ (Gò Công)
Thiền môn chư Phật (Gò Công – 1949)
Địa dư đại cương (Gò Công)
Hoàng cầu thông chí (Gò Công)
Phật giáo cảm hóa Trung Hoa (1950)
Phật giáo Việt Nam (1950)
Trung Hoa cao sĩ, ẩn sĩ, xứ sĩ (1951)
Nho giáo tinh thần (1951)
Tiểu thuyết:
Ai làm được (Cà Mau 1912, phỏng theo André Cornelis của Paul Bourget)
Ái tình miếu (Vĩnh Hội – 1941)
Bỏ chồng (Vĩnh Hội – 1938)
Bỏ vợ (Vĩnh Hội – 1938)
Bức thơ hối hận (Gò Công – 1953)
Cay đắng mùi đời (Sài Gòn - 1923, phỏng theo Không gia đình của Hector Malot)
Cha con nghĩa nặng (Càn Long - 1929)
Chị Đào, Chị Lý (Phú Nhuận – 1957)
Chúa tàu Kim Qui (Sài Gòn - 1923, phỏng theo Bá tước Monte Cristo của Alexandre Dumas)
Chút phận linh đinh (Càn Long – 1928, phỏng theo Trong gia đình của Hector Malot)
Con nhà giàu (Càn Long – 1931)
Con nhà nghèo (Càn Long – 1930)
Cư Kỉnh (Vĩnh Hội – 1941)
Cười gượng (Sài Gòn – 1935)
Đại nghĩa diệt thân (Sài Gòn – 1955)
Dây oan (Sài Gòn – 1935)
Đỗ Nương Nương báo oán (Sài Gòn - 1954)
Đóa hoa tàn (Vĩnh Hội – 1936)
Đoạn tình (Vĩnh Hội – 1940)
Đón gió mới, nhắc chuyện xưa (Phú Nhuận – 1957)
Hai chồng (Sài Gòn – 1955)
Hai khối tình (Vĩnh Hội – 1939)
Hai vợ (Sài Gòn – 1955)
Hạnh phúc lối nào (Phú Nhuận – 1957)
Kẻ làm người chịu (Càn Long – 1928)
Khóc thầm (Càn Long – 1929)
Lá rụng hoa rơi (Sài Gòn – 1955)
Lạc đường (Vĩnh Hội – 1937)
Lẫy lừng hào khí (Phú Nhuận – 1958)
Lời thề trước miễu (Vĩnh Hội – 1938)
Mẹ ghẻ con ghẻ (Vĩnh Hội – 1943)
Một chữ tình (Sài Gòn – 1923)
Một đời tài sắc (Sài Gòn – 1935)
Một duyên hai nợ (Sài Gòn – 1956)
Nam cực tinh huy (Sài Gòn – 1924)
Nặng bầu ân oán (Gò Công – 1954)
Nặng gánh cang thường (Càn Long - 1930)
Ngọn cỏ gió đùa (Sài Gòn – 1926, phỏng theo Những người khốn khổ của Victor Hugo)
Người thất chí (Vĩnh Hội – 1938, phỏng theo Tội ác và hình phạt của Fyodor Mikhailovich Dostoevsky)
Nhơn tình ấm lạnh (Sài Gòn – 1925)
Những điều nghe thấy (Sài Gòn – 1956)
Nợ đời (Vĩnh Hội – 1936)
Nợ tình (Phú Nhuận – 1957)
Nợ trái oan (Phú Nhuận – 1957)
Ở theo thời (Sài Gòn – 1935)
Ông Cả Bình Lạc (Sài Gòn – 1956)
Ông Cử (Sài Gòn – 1935)
Sống thác với tình (Phú Nhuận – 1957)
Tại tôi (Vĩnh Hội – 1938)
Tân Phong nữ sĩ (Vĩnh Hội – 1937)
Tắt lửa lòng (Phú Nhuận – 1957)
Thầy Thông ngôn (Sài Gòn – 1926)
Thiệt giả, giả thiệt (Sài Gòn – 1935)
Tiền bạc, bạc tiền (Sài Gòn – 1925)
Tìm đường (Vĩnh Hội – 1939)
Tình mộng (Sài Gòn – 1923)
Tơ hồng vương vấn (1955)
Trả nợ cho cha (Sài Gòn – 1956)
Trọn nghĩa vẹn tình (Gò Công – 1953)
Trong đám cỏ hoang (Phú Nhuận – 1957)
Từ hôn (Vĩnh Hội – 1937)
Vì nghĩa vì tình (Càn Long – 1929)
Vợ già chồng trẻ (Phú Nhuận – 1957)
Ý và tình (Vĩnh Hội – 1938 – 1942)
Người vợ hiền (?) *
Phim
Chuyển thể từ các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, có:
Con nhà nghèo (1998)
Ân oán nợ đời (2002)
Nợ đời (2002)
Chúa tàu Kim Quy (2002)
Cay đắng mùi đời (2007)
Tại tôi (2009)
Tân Phong nữ sĩ (2009)
Tình án (2009)
Khóc thầm (2010)
Lòng dạ đàn bà (2011)
Ngọn cỏ gió đùa (2013)
Hai khối tình (2015)
Con nhà giàu (2015)
Thế thái nhân tình (2017)
Duyên định kim tiền (2017)
Tơ hồng vương vấn (2017)
Oan trái nghĩa tình (2019)
Lỗi đạo cang thường (2022)
Gieo nhân (2023) |
Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Bắc Kạn có tỉnh lỵ là thành phố Bắc Kạn, cách thủ đô Hà Nội 162 km.
Theo Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Khoá IX, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 6 tháng 11 năm 1996, đã ghi rõ: “Chia tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh là tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên...” Tuy nhiên nhiều người vẫn viết tên tỉnh là Bắc Cạn, do đó TTXVN đã chính thức thông báo đến các cơ quan, ban ngành Trung ương và địa phương trong cả nước dùng thống nhất tên tỉnh Bắc Kạn, không dùng chữ “C” khi viết chữ “Kạn”. Tên gọi Bắc Kạn được coi là chính thức và có con dấu khắc chữ "Bắc Kạn" để chỉ đơn vị tỉnh. Tên có nguồn gốc từ từ Hán - Việt "Bắc Cản" (Hán tự: 北扞,theo tấm bia tại hòn Bà Góa, hồ Ba Bể, khắc thời Khải Định), đã được Tày - Nùng hóa thành "Bắc Cạn". Tuy nhiên, nguồn gốc của từ Bắc Kạn hay Bắc Cản được cho là từ Pác Kản trong tiếng Tày - Nùng, hiện không còn rõ nghĩa.
Ngoài ra theo một số tài liệu, tên gọi Bắc Kạn được bắt nguồn từ "pác cạm" trong tiếng Tày có nghĩa là "cửa ngõ" thông đi các tỉnh phía Bắc hoặc "pác cáp" - nơi giao nhau giữa các dòng chảy.
Năm 2018, Bắc Kạn là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 63 về số dân, xếp thứ 63 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 60 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 61 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 327.900 người dân, GRDP đạt 9.765 tỉ đồng (tương ứng với 0,4272 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng (tương ứng với 1.303 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,20%.
Địa lý
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cao, địa hình bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung quay lưng về phía đông xen lẫn với những thung lũng, có vị trí địa lý:
Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng
Phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn
Phía nam giáp tỉnh Thái Nguyên
Phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang.
Các điểm cực của tỉnh Bắc Kạn:
Điểm cực bắc tại: xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm.
Điểm cực đông tại: xã Cường Lợi, huyện Na Rì.
Điểm cực tây tại: xã Yên Thịnh, huyện Chợ Đồn.
Điểm cực nam tại: xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới.
Bắc Kạn có thể phân thành 3 vùng như sau:
Vùng phía Tây và Tây Bắc: bao gồm các mạch núi thuộc khu vực huyện Chợ Đồn, Pác Nặm, Ba Bể chạy theo hướng vòng cung Tây Bắc – Đông Nam, định ra hướng của hệ thống dòng chảy lưu vực sông Cầu. Dãy núi cao nhất là Phja Bjoóc với độ cao 1.578m
Vùng phía Đông và Đông Bắc: hệ thống núi thuộc cánh cung Ngân Sơn chạy theo hướng Bắc - Nam, mở rộng thung lũng về phía Đông Bắc
Vùng trung tâm: vùng địa hình thấp, kẹp giữa một bên là dãy núi cao thuộc cánh cung sông Gâm ở phía Tây, với một bên là cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông.
Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 4.859 km², dân số năm 2019 là 313.905 người, gồm 7 dân tộc (Tày, Nùng, Kinh, Dao, H'Mông, Hoa và Sán Chay) sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%, khu vực thành thị chiếm 24,31%, khu vực nông thôn là 75,69%. Đây cũng là tỉnh ít dân nhất Việt Nam với 318.000 dân.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 4 tôn giáo khác nhau đạt 25,156 người, nhiều nhất là đạo Tin Lành có 23.110 người, tiếp theo là Công giáo đạt 550 người, Phật giáo có 520 người và Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có ba người.
Lịch sử
Thời Văn Lang, thuộc bộ Vũ Định.
Thời Tiền Lê - Lý, Bắc Kạn thuộc phủ Phú Lương, các châu nhỏ được nhắc tới: Thượng Nguyên (Việt sử lược), Vũ Lặc (Dư địa chí). Đại Nam nhất thống chí còn đề cập đến Vĩnh Thông và Cảm Hoá.
Thời Trần - Hồ, trấn Thái Nguyên, huyện Vĩnh Thông và Cảm Hoá.
Từ thời Lê, Bắc Kạn tương đương với phủ Thông Hoá, thừa tuyên Thái Nguyên. Trong phủ có châu Bạch Thông và châu Cảm Hoá.
Thời Nguyễn, thuộc tỉnh Thái Nguyên. Ngày 11/4/1900, thực dân Pháp tách phủ Thông Hoá từ tỉnh Thái Nguyên, thành lập tỉnh Bắc Kạn. Đến năm 1913, tỉnh có 5 châu là Bạch Thông, Chợ Rã, Chợ Đồn, Na Rì, Ngân Sơn.
Năm 1890, chính quyền bảo hộ của thực dân Pháp chia tỉnh Thái Nguyên (cũ) thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.
Năm 1965, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành quyết định sáp nhập 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái, gồm thành phố Thái Nguyên, thị xã Bắc Kạn và 12 huyện: Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Rã, Đại Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ, Na Rì, Ngân Sơn, Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lương, Võ Nhai.
Ngày 14 tháng 4 năm 1967, chuyển thị xã Bắc Kạn thành thị trấn Bắc Kạn thuộc huyện Bạch Thông.
Ngày 28 tháng 12 năm 1978, chuyển 2 huyện Ngân Sơn, Chợ Rã về tỉnh Cao Bằng vừa được tái lập quản lý.
Ngày 6 tháng 11 năm 1984, huyện Chợ Rã (khi đó thuộc tỉnh Cao Bằng) đổi tên thành huyện Ba Bể.
Ngày 16 tháng 7 năm 1990, tái lập thị xã Bắc Kạn từ huyện Bạch Thông.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX ra nghị quyết chia tỉnh Bắc Thái để tái lập tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên . Đồng thời, chuyển 2 huyện Ngân Sơn, Ba Bể của tỉnh Cao Bằng trở về tỉnh Bắc Kạn. Tỉnh Bắc Kạn có thị xã Bắc Kạn và 5 huyện: Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Na Rì, Ngân Sơn.
Ngày 6 tháng 7 năm 1998, chia huyện Bạch Thông thành 2 huyện: Bạch Thông và Chợ Mới.
Ngày 28 tháng 5 năm 2003, chia huyện Ba Bể thành 2 huyện: Ba Bể và Pác Nặm.
Ngày 11 tháng 3 năm 2015, chuyển thị xã Bắc Kạn thành thành phố Bắc Kạn. Từ đó, tỉnh Bắc Kạn có 1 thành phố và 7 huyện.
Hành chính
Tỉnh Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 7 huyện, được phân chia thành 108 đơn vị hành chính cấp xã gồm có 6 phường, 7 thị trấn và 95 xã.
Kinh tế
Bắc Kạn, một tỉnh vùng núi cao với địa hình phức tạp và kinh tế chưa phát triển, đã có những bước tiến đáng kể trong những năm gần đây. Năm 2011, tỉnh đạt các chỉ tiêu kinh tế sau: Tổng giá trị gia tăng ước đạt 1.477.155 triệu đồng, tăng 13% so với năm trước, trong đó khu vực nông lâm ngư nghiệp đạt 551.839 triệu đồng, khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 298.426 triệu đồng, và khu vực dịch vụ đạt 626.890 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 14,6 triệu đồng, tăng 2,7 triệu đồng so với năm trước.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Kạn gồm: khu vực nông lâm nghiệp chiếm 42%, khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 14,2%, và khu vực dịch vụ chiếm 43,8%. So với năm trước, khu vực nông lâm nghiệp tăng 3,5%, khu vực công nghiệp - xây dựng giảm 3%, và khu vực dịch vụ tăng 0,4%. Tỉnh đã hoàn thành chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo quyết định của Chính phủ. Trong hơn 2 năm triển khai, đã xây dựng 2.601/2.629 nhà cho hộ nghèo. Bắc Kạn có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, nông lâm nghiệp và du lịch.
Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2020, tỉnh Bắc Kạn xếp ở vị trí thứ 59/63 tỉnh thành.
Du lịch
Bắc Kạn là tỉnh giàu tiềm năng du lịch bởi sự phong phú của tài nguyên, khoáng sản và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc miền núi Đông Bắc Việt Nam.
Hồ Ba Bể là danh thắng thiên nhiên được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia năm 1996. Năm 2011 được UNESCO công nhận Ba Bể là khu Ramsar - Đây là khu bảo tồn đất ngập nước có tầm quan trọng của thế giới và là một trong 20 hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới. Hội xuân Ba Bể được tổ chức vào tháng giêng âm lịch hàng năm.
Căn cứ địa cách mạng ATK Chợ Đồn: Một trong những khu căn cứ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cán bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Di tích lịch sử Pò Két: thuộc xã Văn Học, huyện Na Rì là một căn cứ cách mạng nơi Phùng Chí Kiên và nhiều nhà hoạt động cách mạng của Đảng dừng chân, suốt từ La Hiên, Văn Học đến Ngân Sơn thời kỳ 1931 đến năm 1941.
Di tích hầm bí mật Dốc Tiệm và Hội trường chữ U: thuộc phường Phùng Chí Kiên, thành phố Bắc Kạn. Cố tổng bí thư Trường Chinh nhờ hầm bí mật này đã thoát hiểm vào năm 1947 trên đường đi công tác tại Bắc Kạn.
Chùa Thạch Long: nằm bên trong một hang núi đá vôi thuộc xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới. Hang có kết cấu hai tầng thông với nhau gọi là tầng Thiên và tầng Âm. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, quân đội ta đã sử dụng nơi này làm xưởng sản xuất binh khí.
Thác Roọm thuộc xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông. Gồm một quần thể bãi đá, sông núi thơ mộng. Thác là nơi con sông Cầu bị chặn bởi bãi đá lô nhô chạy dài chừng một kilomet. Rất thích hợp với loại hình giải trí, phượt, leo núi, cắm trại và trải nghiệm...
Khu di tích lịch sử Nà Tu, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông nơi Hồ Chí Minh đã tặng lực lượng thanh niên xung phong 4 câu thơ vào năm 1951: "Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên".
Ngoài ra phải kể đến những danh thắng nổi tiếng như: động Puông, động Hua Mạ, động Nàng Tiên, Phya Khao, thác Nà Đăng, động Nả Phoòng, động Ba Cửa, hang Sơn Dương, khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ.
Ẩm thực
Các đặc sản, ẩm thực địa phương tỉnh Bắc Kạn như: miến rong Côn Minh, rượu men lá Bằng Phúc, bánh khẩu thuy, phở khô Phủ Thông, măng khô, hoa hồi, mía bầu Chợ Mới, tôm chua Ba Bể, khoai môn tàu Bắc Kạn, bánh tro mật mía Bắc Kạn, măng ớt Đèo Gió, gạo bao thai Chợ Đồn, lê Ngân Sơn, quế Na Rì, khâu nhục, cá nướng Pác Ngòi, rau dớn, bánh pẻng phạ Ba Bể, chè xanh, chân giò hầm Chợ Đồn, cơm lam, quýt Quang Thuận, mứt mận, hồng không hạt Bắc Kạn, rau bò khai, lạp xường hun khói gác bếp, vịt bầu cổ xanh Bắc Kạn, lợn sữa quay, mận sớm Ngân Sơn, tép chua Ba Bể, bánh giầy lá ngải, bánh củ chuối, mật mía Pò Nim, bí xanh Ba Bể, rau sắng, thịt lợn gác bếp, rượu ngô men lá Bắc Kạn, bánh ngô Na Rì, giảo cổ lam, bánh coóc mò, măng vầu, cốm nếp Thượng Ân, chè shan tuyết Bằng Phúc, xôi đăm đeng ngũ sắc Bắc Kạn, gạo nếp khẩu nua lếch Ngân Sơn, bánh trứng kiến Bắc Kạn, hạt dẻ Ngân Sơn.
Giao thông
Trên địa bàn tỉnh có tuyến Quốc lộ 3, Quốc lộ 3B, Quốc lộ 279, quy hoạch đường tỉnh 258 thành QL 3C. Ngoài ra còn các tỉnh lộ 245, 254, 255, 256, 257, 258, 258B, 259. Hiện đã dưa vào sử dụng đường Quốc lộ 3 mới (tiền cao tốc - tốc độ cao Thái Nguyên - Chợ Mới, trong giai đoạn 2023 - 2025 hoàn thành đường tốc độ cao Chợ Mới - thành phố Bắc Kạn, giai đoạn 2025 - 2030 nối với Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên thành cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới - thành phố Bắc Kạn), giúp giảm lưu lượng xe và thời gian di chuyển so với quốc lộ 3 cũ. Đường thủy có sông Cầu chảy qua.
Hình ảnh |
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam.
Năm 2018, Lạng Sơn là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 52 về số dân, xếp thứ 51 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 47 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 20 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 790.500 người dân , GRDP đạt 30.355 tỉ Đồng (tương ứng với 1,3184 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 38,4 triệu đồng (tương ứng với 1.668 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,36%.
Địa lý
Vị trí
Có vị trí 21°19'-22°27'B, 106°06'-107°21'Đ.
Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng
Phía đông giáp tỉnh Quảng Ninh và thành phố Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc)
Phía nam giáp tỉnh Bắc Giang
Phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên.
Các điểm cực của tỉnh Lạng Sơn:
Điểm cực bắc tại: xã Khánh Long, huyện Tràng Định.
Điểm cực đông tại: xã Bắc Xa, huyện Đình Lập.
Điểm cực tây tại: bản Na Lou, xã Thiện Long, huyện Bình Gia.
Điểm cực nam tại: xã Lâm Ca, huyện Đình Lập.
Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đăng huyện Cao Lộc và cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị; có một cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình) và nhiều lối mở biên giới với Trung Quốc
Địa hình
Đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh.
Dạng địa hình phổ biến ở Lạng Sơn là núi thấp và đồi, độ cao trung bình 252 m so với mặt nước biển. Nơi thấp nhất là 20 m ở phía nam huyện Hữu Lũng và nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn 1541m. Mẫu Sơn cách thành phố Lạng Sơn 31 km về phía đông, được bao bọc bởi nhiều ngọn núi lớn nhỏ, thỉnh thoảng có tuyết rơi vào mùa đông.
Khí hậu, thời tiết
Khí hậu của Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu cận nhiệt đới ẩm của miền Bắc Việt Nam. Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gây nên những chênh lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các vùng.
Nhiệt độ trung bình năm: 17-23 °C
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1200–1600 mm. Lạng Sơn là khu vực có tổng lượng trung bình năm thấp nhất khu vực bắc bộ. Khu vực thành phố Lạng Sơn trở sang đến khu vực Đình Lập lượng mưa trung bình ở các trạm quan trắc thường dưới 1400mm.
Độ ẩm tương đối trung bình năm: 80-85%
Lượng mây trung bình năm khoảng 7,5/10 bầu trời
Số giờ nắng trung bình khoảng 1500 - 1700 giờ (tăng dần từ tây sang đông).
Hướng gió và tốc độ gió của Lạng Sơn vừa chịu sự chi phối của yếu tố hoàn lưu và địa hình. Mùa lạnh thịnh hành gió Bắc, mùa nóng thịnh hành gió Nam và Đông Nam. Tốc độ gió nói chung không lớn, trung bình 0,8–2 m/s song phân hoá không đều giữa các vùng trong tỉnh.
Hệ thống sông ngòi
Sông Kỳ Cùng Độ dài: bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1166 m thuộc huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn; dài 243 km; diện tích lưu vực khoảng 6660 km2, hầu hết thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Đây là con sông duy nhất ở miền Bắc Việt Nam chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, từ nơi bắt nguồn qua các huyện Đình Lập, Lộc Bình, Cao Lộc, Thành phố Lạng Sơn, Văn Lãng, Tràng Định và cháy theo hướng đông nhập vào hệ thống sông Tây Giang thuộc Khu tự trị Choang Quảng Tây Trung Quốc. Do vậy mảnh đất xứ Lạng còn được gọi là "nơi dòng sông chảy ngược".
Sông Bản Thín, phụ lưu của sông Kỳ Cùng, chiều dài 52 km, diện tích lưu vực: 320 km², bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc huyện Ninh Minh,Quảng Tây (Trung Quốc) chảy vào nước ta ở xã Tam Gia huyện Lộc Bình; nhập vào sông Kỳ Cùng tại xã Khuất Xá huyện Lộc Bình. (Trong các tài liệu và Maps đang nói về con sông này có tên là Ba Thín. Thực tế tên nó là Sông Bản Thín, đặt tên chung đoạn qua thôn Bản Thín, xã Tú Mịch, huyện Lộc Bình).
Sông Bắc Giang, phụ lưu lớn nhất của sông Kỳ Cùng: bắt nguồn từ vùng núi xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Cạn, dài 114 km, diện tích lưu vực 2670 km², nhập vào sông Kỳ Cùng tại huyện tràng Định.
Sông Bắc Khê, phụ lưu của sông Kỳ Cùng, dài 54 km, diện tích lưu vực 801 km², thuộc huyện Tràng Định.
Sông Thương là sông lớn thứ hai của tỉnh Lạng Sơn, bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước (huyện Chi Lăng) chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang, dài: 157 km, diện tích lưu vực: 6640 km²
Sông Hoá, chi lưu của sông Thương, dài: 47 km, diện tích lưu vực: 385 km²
Sông Trung, chi lưu của sông Thương, bắt nguồn từ vùng núi phía đông huyện Võ Nhai tỉnh Thái nguyên, dài: 35 km; diện tích lưu vực: 1270 km².(Cũng có tài liệu viết dòng sông này là dòng chính của sông Thương, ngược lại dòng bắt nguồn từ huyện Chi lăng là phụ lưu). Sông Trung với lưu vực chủ yếu là vùng núi đá vôi thuộc vòng cung Bắc Sơn nên nước thường xuyên trong xanh. Còn nhánh còn lại lưu vực một phần là núi đất nên khi mưa lũ dòng chảy đục có màu đỏ dài ngày hơn. Từ đây dòng sông Thương mới có bên trong bên đục khi hai dòng hợp lưu tại xã Hồ Sơn Hữu Lũng trở đi đến địa đầu tỉnh Bắc Giang.
Ngọn nguồn dòng chính sông Lục Nam bắt nguồn từ huyện Đình Lập.
Một chi lưu của sông lục Nam là sông Cẩm Đàn bắt nguồn từ các xã phía nam huyện Lộc Bình.
Hành chính
Tỉnh Lạng Sơn có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 10 huyện với 200 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 5 phường, 14 thị trấn và 181 xã.
Lịch sử
Sau khi Thăng Long thất thủ năm 1592, nhà Mạc chạy về Cao Bằng. Trong thời gian từ 1593-1677 đã xây dựng thành nhà Mạc tại Lạng Sơn để chống lại tiến công của Nhà Lê - Trịnh.
Lạng Sơn là một trong 13 tỉnh được vua Minh Mạng thành lập đầu tiên ở Bắc Kỳ (năm 1831). Khi mới thành lập, tỉnh Lạng Sơn bao gồm 1 phủ là phủ Trường Khánh (Tràng Khánh) và 7 châu: Ôn Châu, Thất Tuyền, Lộc Bình, Thoát Lãng, Yên Bác, Văn Quan và Văn Uyên. Năm Minh Mạng thứ 15 (1834), đổi các châu Yên Bác, Văn Quan, Thất Tuyền thành các huyện. Đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836), đặt thêm phủ Tràng Định. Từ đó, tỉnh Lạng Sơn có 2 phủ là phủ Tràng Khánh và phủ Tràng Định.
Từ ngày 9 tháng 9 năm 1891 đến ngày 20 tháng 6 năm 1905, Lạng Sơn là Đạo quan binh (chỉ huy trưởng đầu tiên là Servière) sau đó lại tái lập tỉnh. Công sứ đầu tiên ở Lạng Sơn là Hocquart.
Trong kháng chiến chống Pháp, Lạng Sơn thuộc Liên khu Việt Bắc.
Sau năm 1945, tỉnh Lạng Sơn có thị xã Lạng Sơn và 10 huyện: Bằng Mạc, Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Điềm He, Lộc Bình, Ôn Châu, Thoát Lãng, Tràng Định, Văn Uyên.
Tháng 7 năm 1947, Khu ủy 12 quyết định tạm thời chuyển huyện Lộc Bình về tỉnh Hải Ninh quản lý. Tuy nhiên, đến ngày 7 tháng 6 năm 1949, huyện Lộc Bình được sáp nhập trở lại tỉnh Lạng Sơn.
Ngày 1 tháng 7 năm 1956, huyện Hữu Lũng của tỉnh Bắc Giang được sáp nhập vào tỉnh Lạng Sơn thuộc Khu tự trị Việt Bắc (được thành lập cùng ngày). Khu tự trị Việt Bắc tồn tại đến ngày 27 tháng 12 năm 1975.
Ngày 16 tháng 12 năm 1964, huyện Điềm He cùng 6 xã của huyện Bằng Mạc hợp nhất thành huyện mới Văn Quan; huyện Ôn Châu cùng 8 xã còn lại của huyện Bằng Mạc hợp nhất thành huyện mới Chi Lăng; hai huyện Văn Uyên và Thoát Lãng hợp nhất thành huyện Văn Lãng.
Từ ngày 27 tháng 12 năm 1975 đến ngày 29 tháng 12 năm 1978 nhập với tỉnh Cao Bằng thành tỉnh Cao Lạng.
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, tái lập tỉnh Lạng Sơn, đồng thời sáp nhập huyện Đình Lập của tỉnh Quảng Ninh về tỉnh Lạng Sơn vừa tái lập.
Ngày 17 tháng 10 năm 2002, chuyển thị xã Lạng Sơn thành thành phố Lạng Sơn. Tỉnh Lạng Sơn có 1 thành phố và 10 huyện như hiện nay.
Ngày 25 tháng 3 năm 2019, thành phố Lạng Sơn được công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Lạng Sơn.
Giao thông
Có Quốc lộ 1, quốc lộ 1B, quốc lộ 3B, quốc lộ 31, quốc lộ 4A, quốc lộ 4B, quốc lộ 279, đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, đường cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh, đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng, sông Kỳ Cùng đi qua.
Dân cư
Dân số 781.655 người (điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2019); có 7 dân tộc chính, trong đó dân tộc Nùng 42,97%, Tày 35,92%, Kinh 16,5%, còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông, khác: 4,61%. Dân số sống ở đô thị 23,6%; dân số sống ở nông thôn 76,4%.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 7 tôn giáo khác nhau với 14.663 tín đồ, nhiều nhất là đạo Tin Lành đạt 9.226 người, tiếp theo là Công giáo có 4.960 người, Phật giáo có 460 người. Còn lại các tôn giáo khác như Minh Lý đạo có sáu người, Hồi giáo có năm người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có ba người, Phật giáo Hòa Hảo có hai người và 1 người theo đạo Cao Đài.
Kinh tế
Du lịch: kinh tế hang động đẹp của khẩu thương mại quốc tế Việt Nam với Trung Quốc
Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Lạng Sơn xếp ở vị trí thứ 53/63 tỉnh thành.
Văn hóa
Văn học
Lạng Sơn có nhiều thắng cảnh nổi tiếng, được nhắc đến nhiều trong thi ca Việt Nam, ví dụ như bài ca dao truyền khẩu dưới đây:
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mải vui quên hết lời em dặn dò.
Du lịch
Lạng Sơn là tỉnh biên giới có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, nhiều di tích lịch sử cùng với những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc. Tỉnh có di tích văn hóa khảo cổ Bắc Sơn, văn hóa Mai Pha. Nhiều danh thắng đã đi vào thơ ca rất tự nhiên trong lòng người dân Việt Nam:
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Hay câu thơ:
Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Bõ công bác mẹ sinh thành ra ta.
Một số địa điểm du lịch văn hóa, tâm linh, lịch sử, danh thắng ở Lạng Sơn:
Cụm danh thắng chùa và động Tam Thanh (thành phố Lạng Sơn). Chùa xây dựng từ thời Hậu Lê, lòng động có chiều dài 50m. Chùa động Tam Thanh là một trong Trấn Doanh Bát Cảnh của xứ Lạng.
Đền Bắc Lệ (huyện Hữu Lũng) thờ Bà chúa thượng ngàn (nữ thần núi) và các cô, các cậu trong tục thờ Mẫu cộng đồng. Đây cũng là điểm thu hút du khách tới lễ Mẫu và vãn cảnh.
Núi Vọng Phu, thành cổ nhà Mạc, chùa Nhất Thanh, Chùa Tam Giáo và động Nhị Thanh đều là những thắng cảnh đẹp ở thành phố Lạng Sơn (gần cụm danh thắng chùa động Tam Thanh).
Hội chợ Kỳ Lừa (thành phố Lạng Sơn) là điểm dừng chân của nhiều du khách khi đến với xứ Lạng.
Chùa, động và giếng Tiên (thành phố Lạng Sơn) gắn liền với sự tích li kỳ "Tiên ông giáng trần" sau được suy tôn là Thần nông.
Đền Kỳ Cùng và chùa Diên Khánh (thành phố Lạng Sơn) nằm gần đối diện nhau bên bờ sông Kỳ Cùng, con sông chảy ngược về Trung Quốc.
Di tích Bắc Sơn (huyện Bắc Sơn). Đây là nơi phát hiện ra nhiều tư liệu khảo cổ xác định Nền văn hóa Bắc Sơn thuộc thời đồ đá sơ kỳ. Các nhà khảo cổ đã tìm ra nhiều công cụ đá và nhiều di chỉ về sự cư trú của người Việt cổ trong các hang động núi đá vôi ở Bắc Sơn.
Ải Chi Lăng (huyện Chi Lăng). Ít ai biết rằng trên tuyến đường Hà Nội - Lạng Sơn đoạn đi qua ải Chi Lăng lại là nơi đã rất nhiều lần làm mồ chôn quân giặc. Địa điểm này có ý nghĩa về lịch sử dân tộc.
Núi Mẫu Sơn (huyện Cao Lộc) nằm ở độ cao 1541m đây là địa điểm lý tưởng cho các chuyến du lịch, phượt hay dã ngoại với khí hậu ôn hòa mát mẻ về mùa hè. Mùa đông ở đây đôi khi có tuyết rơi.
Đồng Đăng, một thị trấn và cũng là một địa chỉ mà du khách thường dừng chân khi đến với mảnh đất Lạng Sơn.
Chợ và cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng) là nơi tham quan, ngắm cảnh và mua sắm nơi biên cương của Tổ quốc.
Ẩm thực
Đặc sản, ẩm thực như: Nem nướng Hữu Lũng, bánh chưng đen Bắc Sơn, mắc mật, rượu Mẫu Sơn, khâu nhục, hồng Bảo Lâm, vịt quay lá mắc mật, bánh ngải Mai Pha, quýt vàng Bắc Sơn, phở chua Lạng Sơn, bánh giò gấc Trấn Yên, thạch đen Tràng Định, ốc núi Hữu Liên, bánh coóng phù, bánh bí đỏ, lợn quay nguyên con lá mắc mật, trám đen Văn Quan, cao khô Vạn Linh, rượu mía Nà Rọ, củ gió, gà sáu cựa bản Khao, bánh khảo Tràng Định, chanh rừng Mẫu Sơn, bánh khẩu xi Cao Lộc, rau sau sau, tôm rừng, trà hoa vàng, cao khô chợ Bái, hạt dẻ Văn Lãng, gà vàng Vạn Linh, gừng đá, đào Mẫu Sơn, hoa hồi Văn Quan, cải làn Cao Lộc, bánh cuốn trứng Lạng Sơn, chè xanh Đình Lập, củ dong Tràng Phái, xôi lá cẩm, phở vịt quay, bánh áp chao, na dai Đồng Bành, bánh pẻng khua Tràng Định, lạp xưởng nhồi, rau bò khai, bánh mì nướng Lạng Sơn, ếch hương Mẫu Sơn, măng ớt ngâm quả mắc mật, bánh cao sằng, ba kích Đình Lập, mắc cọp.
Lễ hội
Theo số liệu khảo sát của Sở Văn hóa - Thông tin Lạng Sơn, đến năm 2003, Lạng Sơn có trên 365 lễ hội dân gian với tính chất, quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Các lễ hội tiêu biểu như:
Lễ hội Lồng Tồng: được tổ chức vào ngày 4 tháng giêng âm lịch hàng năm, một trong những lễ hội lớn nhất vùng với nghi lễ tín ngưỡng cầu thành hoàng và thần nông. Qua khảo sát sơ bộ của ngành văn hoá - thông tin Lạng Sơn, toàn tỉnh có khoảng hơn 200 lễ hội Lồng Tồng với quy mô tổ chức theo một thôn, bản, một xã, một khu vực hay vài xã.
Lễ hội Bủng Kham: được tổ chức vào ngày 12 tháng giêng âm lịch hàng năm ở thôn Nà Phái, xã Đại Đồng, huyện Tràng Định. Tương truyền, Bủng Kham là nơi vui chơi giải trí của thần tiên.
Lễ hội Pác Mòng: được tổ chức vào ngày 5 tháng giêng âm lịch hàng năm với quy mô lớn ở thành phố Lạng Sơn. Đình Pác Mòng thờ vua Đinh Tiên Hoàng và các tướng lĩnh nhà Đinh đã từng lên đánh giặc phương Bắc và dẹp loạn biên giới thời xưa. Nhiều đời sau, dân trong vùng tưởng nhớ công lao của triều vua Đinh đã cùng nhau góp tiền của công sức, lập đình thờ phụng.
Lễ hội Nàng Hai: được tổ chức vào ngày 4 tháng 2 âm lịch hàng năm ở bản Nà Cạo, xã Chí Minh, huyện Tràng Định để cầu khấn các nàng tiên phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa, cầu cho mùa màng tươi tốt bội thu, cuộc sống yên vui.
Lễ hội Ná Nhèm là nghi thức, nghi lễ thờ cúng thành hoàng làng gắn liền với sự tích đánh giặc, giữ làng của người Tày (Trấn Yên).
Lễ hội đầu pháo Kỳ Lừa: Tổ chức từ ngày 22 đến 27 tháng riêng âm lịch tại đền Tả Phủ, chợ Kỳ Lừa, xã Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn.
Lễ hội đền Bắc Lệ là tín ngưỡng thờ Mẫu điển hình, được tổ chức trong vòng 3 ngày từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 9 âm lịch hàng năm. Lễ hội gồm có các phần lễ chính như lễ tắm ngai, lễ chính tiệc, lễ rước. Lễ tắm ngai diễn ra trước lễ rước.
Hình ảnh
Ghi chú |
A, a (/a/ trong tiếng Việt, /êi/ trong tiếng Anh) là chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái Latinh và chữ cái tiếng Việt.
Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ A hoa có giá trị 65 và chữ a thường có giá trị 97.
Trong hệ đo lường quốc tế:
A là ký hiệu cho ampe, atmosphere(đơn vị đo áp suất)
a được dùng cho tiền tố atô – hay .
a là đơn vị đo diện tích, .
Trong âm nhạc, A đồng nghĩa với nốt La.
Trong y tế, A là tên của một trong 4 nhóm máu chính.
Trong hóa sinh học, A là biểu tượng cho alanin và adenosin.
Trong thiên văn học, A là tên của loại sao thứ nhất. Tập tin:Times New Roman.png
A cũng là tên của một loại vitamin là vitamin A.
Trong toán học, A là biểu diễn của 10 trong các hệ đếm cơ số lớn hơn 10. Xem thêm hệ thập lục phân.
Trong tin học:
<a> là một phần tử HTML để biểu diễn thẻ "neo" (anchor).
A đôi khi đại diện cho tập hợp các ký tự thuộc bảng chữ cái Latinh trong chuỗi.
A:\ là địa chỉ quy ước của đường dẫn tới đĩa mềm đầu tiên trong các hệ điều hành dựa trên DOS.
Trong điện tử học:
A là kích thước tiêu chuẩn của pin.
A chỉ tới anôt, cực dương trong các ống chân không.
Trong tiếng Việt, a có thể là một câu cảm đầu câu. Ví dụ: A, bài hát này hay quá!
Mọi người hay có những câu nói bắt đầu bằng chữ A (ví dụ: Alo, Ai, Ao,...)
Trong tiêu chuẩn quốc tế về kích thước giấy, A là một tập hợp các loại giấy có tỷ lệ chiều dài/chiều cao là khoảng 70% (tính theo giấy đặt dọc). Ví dụ: giấy A4 có kích thước 210 x 297 mm, giấy A3 có kích thước 297 x 420 mm, A0 có kích thước 840 x 1188 mm v.v
Trong hệ thống chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị của Việt Nam, thì chứng chỉ A là mức thấp nhất, dành cho những người qua được kỳ thi ở mức cơ bản.
Trong các loại bài tú lơ khơ, A được sử dụng cho quân Át (hay còn gọi là quân xì), tùy theo cách tính điểm trong từng loại bài có thể có giá trị 1 hay 13 điểm.
Theo mã số xe quốc tế, A được dùng cho Áo (Austria).
A được gọi là Alfa hay Alpha trong bảng chữ cái âm học NATO.
Trong bảng chữ cái Hy Lạp, A tương đương với Α và a tương đương với α.
Trong bảng chữ cái Cyrill, A và a giống như trong bảng chữ cái Latinh.
{\displaystyle 10^{-18}}
Cách phát âm một vài ngôn ngữ
Trong Latinh, A được đọc là ây.
Tiếng Trung là 啊, đọc là a.
Tiếng Nhật là あ「ア」, đọc là a.
Tiếng Hàn là 아, đọc là a. |
B, b (gọi là bê hoặc bờ) là chữ thứ hai trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ tư trong bảng chữ cái tiếng Việt.
Bảng chữ cái Etruscan không sử dụng chữ B bởi vì ngôn ngữ đó không có âm bật kêu. Tuy thế người Etruscan vẫn hiểu chữ bêta của tiếng Hy Lạp. Chữ B có trong tiếng Latinh có thể vì ảnh hưởng của tiếng Hy Lạp. Tiếng Xê-mit có chữ bêt, cũng phát âm là /b/, với nghĩa đầu tiên là "nhà."
Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ B hoa có giá trị 66 và chữ b thường có giá trị 98.
Trong âm nhạc B đồng nghĩa với nốt Si. Tuy nhiên trong một số quốc gia nốt Si được viết là H
B là một trong 4 nhóm máu chính.
B cũng là tên của nhiều loại vitamin: B1, B2, B6, B12.
Trong hệ đo lường quốc tế, B là ký hiệu cho bel.
Trong hoá học, B là ký hiệu cho nguyên tố bo (Boron Z = 5).
Trong thiên văn học, B là tên của loại sao thứ hai.
Trong vật lý, b là ký hiệu cho hạt quark dưới (bottom).
Trong mô hình màu RGB, B đại diện cho màu xanh lam (blue).
Trong tin học:
b là viết tắt của bit, và B là viết tắt của byte.
B là tên của hai ngôn ngữ lập trình, xem: ngôn ngữ lập trình B và ngôn ngữ kỹ thuật B (specification language).
<b> là một thẻ HTML để làm cho ký tự biểu hiện dưới dạng đậm (bold).
Trong toán học:
B thông thường được sử dụng như là biểu diễn cho giá trị số 11 trong các hệ đếm cơ số lớn hơn 11. Xem thêm hệ thập lục phân.
B có thể dùng để biểu diễn hình cầu.
B có thể là hằng số Brun, xấp xỉ bằng 1,902160583104.
Trong hệ thống chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị của Việt Nam, thì chứng chỉ B là mức thứ hai sau chứng chỉ A, dành cho những người qua được kỳ thi ở trên mức cơ bản.
Trong tiêu chuẩn quốc tế về kích thước giấy, B là một tập hợp các loại giấy có tỷ lệ chiều dài/chiều cao là ma, 1000 x 1414 mm v.v
Trong môn cờ vua, B là ký hiệu để ghi quân Tượng (Bishop).
Theo mã số xe quốc tế, B được dùng cho Bỉ (Belgique).
B được gọi là Bravo trong bảng chữ cái âm học NATO.
Trong bảng chữ cái Hy Lạp, B tương đương với Β và b tương đương với β.
Trong bảng chữ cái Cyrill, B tương đương với Б và b tương đương với б.
Cách phát âm
Trong Latinh, B được đọc là "bi".
Trong tiếng Việt, B được đọc là "bê" hoặc "bờ". |
C, c (gọi là xê hoặc cờ) là chữ thứ ba trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ năm trong chữ cái tiếng Việt.
Trong tiếng Etruscan, vì những phụ âm bật không được phát âm rõ, cho nên những người nói tiếng đó phải dùng chữ gama (Γ) của tiếng Hy Lạp để viết âm /k/. Lúc ban đầu, người La Mã dùng C cho hai âm /k/ và /g/, sau họ cho thêm đường ngang để trở thành G. C có thể, nhưng không chắc, chỉ dùng cho âm /g/ trong thời gian trước đó, trong khi K được dùng cho âm /k/.
Trong bảng chữ cái Hy Lạp, C tương đương với Γ và c tương đương với γ. Trong bảng chữ cái Cyrill, C và c giống như trong bảng chữ cái Latinh, nhưng phát âm như S.
Trong bảng mã ASCII dùng cho máy tính, chữ C hoa có giá trị 67 và chữ c thường có giá trị 99.
Trong Hoá Học C là ký hiệu cho nguyên tố Cacbon (Carbon Z = 6).
Trong âm nhạc, C đồng nghĩa với nốt Đô.
Cách phát âm |
D, d (gọi là "dê" hay "đê" tùy thuộc vào ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt hay tiếng nước ngoài) là một chữ cái thuộc bảng chữ cái Latinh. Tuỳ thuộc vào số chữ cái đứng trước chữ d trong bảng chữ cái mà thứ tự của chữ d trong bảng chữ cái La-tinh của ngôn ngữ này có thể giống hoặc khác với thứ tự của chữ d trong bảng chữ cái của ngôn ngữ khác. Chữ d là chữ cái thứ sáu trong bảng chữ cái chữ Quốc ngữ và tiếng Hungary, chữ cái thứ tư trong bảng chữ cái tiếng Anh và tiếng Pháp.
Nguồn gốc
Chữ dâlet của tiếng Xê-mit có lẽ có gốc từ dấu tốc ký cho con cá hoặc cái cửa. Trong các tiếng Xê-mit, tiếng Hy Lạp cổ và cận đại và tiếng Latinh, chữ này đọc như /d/ (chữ Đ trong tiếng Việt). Trong bảng chữ cái Etruscan, chữ này không cần thiết nhưng vẫn được giữ (xem chữ B).
Sử dụng
Biểu thị ngữ âm
Trong tiếng Việt trung đại, chữ d được dùng để dùng để ghi phụ âm /d/ [d̪] (âm tắc răng hữu thanh). Trong tiếng Việt hiện đại, âm vị được ghi bằng chữ d không còn là /d/ nữa mà là âm khác, âm khác đó là âm gì thì phụ thuộc vào phương ngữ tiếng Việt mà người viết sử dụng. Trong phương ngữ Bắc Bộ của tiếng Việt hiện đại, âm vị đối ứng với chữ d là /z/. Trong phương ngữ Nam Bộ, âm vị đối ứng với chữ d là /j/.
Trong hầu hết những ngôn ngữ sử dụng chữ Latinh trên thế giới (tiếng Anh, tiếng Pháp,...) cũng như các hệ thống chuyển tự Latinh như romaji (tiếng Nhật), chữ D được phát âm /d/. Vì vậy người nước ngoài thường đọc tên người Việt có chữ D đứng đầu thành âm /d/ (ví dụ như dung bị đọc là /duŋ/, nghe giống như là "đung"), nên một số người Việt đôi khi thay D bằng Z hoặc thêm Z sau D để biểu thị đúng âm /z/ (ví dụ như Hồ Dzếnh, Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân), đặc biệt nếu phải viết tên riêng không dấu (ví dụ như Doãn viết thành "Dzoan"/"Zoan" thay vì "Doan" để phân biệt với Đoàn, hay Dương viết thành "Dzuong"/"Zuong" thay vì "Duong" để phân biệt với Đường). Nhà ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng luôn sử dụng tên của ông trong tiếng Anh là "Nguyen Quoc Dzung" thay vì "Nguyen Quoc Dung". Chủ tịch Hồ Chí Minh khi viết di chúc đã viết chữ "z" thay "d" (viết "nhân zân" thay vì viết "nhân dân").
Cách dùng khác
Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ D hoa có giá trị 68 và chữ d thường có giá trị 100.
Trong âm nhạc, D đồng nghĩa với nốt Rê.
Trong hệ đo lường quốc tế, d là ký hiệu cho ngày và được dùng cho tiền tố deci – hay 1/10.
Trong tin học, D là tên của một ngôn ngữ lập trình; xem ngôn ngữ lập trình D.
Trong toán học:
d là ký hiệu cho toán tử vi phân.
D thông thường được sử dụng trong các hệ đếm cơ số lớn hơn 13 để biểu diễn giá trị số 13. Xem thêm hệ thập lục phân.
Trong hình học, d được sử dụng như tham số cho đường kính của hình tròn hay hình cầu.
Trong cách ghi số theo kiểu số La Mã, D có giá trị bằng 500.
Trong điện tử học, D là một kích cỡ tiêu chuẩn của pin khô.
Trong hóa học, D là ký hiệu của đơteri, một đồng vị của hiđrô.
Trong hóa sinh học, D là ký hiệu của axít aspartic.
Trong khí quyển Trái Đất, lớp D là một phần của tầng ion.
Theo mã số xe quốc tế, D được dùng cho Đức (Deutschland).
D được gọi là Delta trong bảng chữ cái âm học NATO; nhưng để tránh nhận lầm với hãng hàng không Delta, người ta dùng Dixie tại các phi trường để gọi D.
Trong vật lí học, D là kí hiệu của khối lượng riêng và d là kí hiệu của trọng lượng riêng.
D, tên một loại vitamin. |
E, e (phát âm là /e/ trong tiếng Việt; /i:/ trong tiếng Anh) là chữ thứ năm trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ tám trong Bảng chữ cái tiếng Việt, nó đến từ chữ epsilon của tiếng Hy Lạp. Chữ hê của tiếng Xê-mit có lẽ có nghĩa đầu tiên là "người cầu nguyện". Trong tiếng Xê-mit, chữ này đọc như /h/ (nhưng đọc là /e/ trong những từ có gốc từ tiếng khác); trong tiếng Hy Lạp, hê trở thành epsilon, đọc như /e/. Người Etruscan và người La Mã dùng lối phát âm này.
Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ E hoa có giá trị 69 và chữ e thường có giá trị 101.
Trong âm nhạc, E đồng nghĩa với nốt Mi.
E cũng là tên của một loại vitamin.
Trong hệ đo lường quốc tế, E được dùng cho tiền tố êxa – hay 1018.
Trong toán học:
Số e là hằng số Euler, một số siêu việt (vào khoảng 2,71828182846). Nó được sử dụng như là cơ số trong các phép tính logarit tự nhiên.
E trong cách ghi khoa học của một số biểu thị a10b. Ví dụ 7E8 = 7x108 = 700.000.000
Trong các hệ đếm cơ số từ 15 trở lên, E được sử dụng như ký hiệu của số 14. Xem thêm hệ thập lục phân.
Trong Hoá Học:
e là ký hiệu của hạt electron.
Trong vật lý học:
E là ký hiệu cho năng lượng như trong E=mc2.
E cũng có thể là ký hiệu cho điện trường.
là ký hiệu cho electron.
Trong thống kê và xác suất, E là giá trị biểu kiến mong đợi.
€ là ký hiệu của đồng Euro, đơn vị tiền tệ của Liên Minh Âu Châu.
Theo mã số xe quốc tế, E được dùng cho Tây Ban Nha (España).
E được gọi là Echo trong bảng chữ cái âm học NATO.
Trong bảng chữ cái Hy Lạp, E tương đương với Ε và e tương đương với ε.
Trong bảng chữ cái Cyrill, E có 2 tương đương: E và Э cho chữ hoa, e và э cho chữ thường. |
Về album nhạc, xem {Pha thăng F♯}; A♯ ∞
F, f (gọi là ép hoặc ép-phờ) là chữ thứ sáu trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh nhưng không được sử dụng trong tiếng Việt vì Quốc Ngữ dùng chữ ghép "ph", tuy nhiên có một số người Việt vẫn sử dụng chữ "f" để viết âm "phờ" trong tiếng Việt, ví dụ như chính chủ tịch Hồ Chí Minh khi viết di chúc đã viết chữ "f" thay vì viết "ph" (ông đã viết các từ "Đỗ Fủ" thay "Đỗ Phủ", "fòng khi" thay "phòng khi", "fục vụ" thay "phục vụ").
Người Etruscan là người phát minh ra chữ ghép này; chữ F một mình đọc như /w/ trong tiếng Etruscan cũng như tiếng Hy Lạp. Gốc của F là chữ wâw của tiếng Xê-mit, cũng đọc như /w/ và có lẽ có nghĩa đầu tiên là "cái móc, cái gậy".
Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ F hoa có giá trị 70 và chữ f thường có giá trị 102.
Trong âm nhạc, chữ F in hoa đồng nghĩa với nốt Fa.
Chữ "f" viết thường trong âm nhạc hiện đạc là ký hiệu diễn tấu tốc độ riêng biệt của bản nhạc. Nghiên cứu đến hiện nay phân ra 3 dạng tốc độ la f;ff;fff.
Trong hệ đo lường quốc tế:
"F"là ký hiệu của farad.
"f"được dùng cho tiền tố femtô – hay 10−15.
Trong hoá học, F là ký hiệu cho nguyên tố fluor (Fluorine Z = 9).
Trong hóa sinh học, F là ký hiệu cho phenylalanin.
Trong vật lý học:
F là hằng số Faraday.
°F là ký hiệu cho nhiệt độ Fahrenheit.
đôi khi f được sử dụng như tham số của tần số.
Trong quang học, F thường được sử dụng như ký hiệu cho tiêu điểm của thấu kính còn f được sử dụng như tiêu cự của thấu kính đó.
Trong nhiếp ảnh, f là tiêu cự và F là số F.
Trong tin học, ngôn ngữ lập trình F là một bộ phận của Fortran 95, có mục đích sử dụng trong giáo dục và khoa học.
Trong toán học:
F được sử dụng trong các hệ đếm cơ số từ 16 trở lên để biểu diễn giá trị số 15. Xem thêm hệ thập lục phân.
Chữ f nhỏ với móc (Unicode U+0192, ƒ), hay chữ f thường viết nghiêng, là ký hiệu toán học của hàm số.
Trong các mệnh đề lôgic F là ký hiệu của sai (false).
Trong tài chính-kinh tế: Chữ f nhỏ với móc (Unicode U+0192, ƒ) hay chữ f thường viết nghiêng, là ký hiệu tiền tệ của đồng fluorrin Hà Lan (hiện nay không sử dụng).
Trong in ấn, f. là viết tắt của folio (trang trong sách), mặc dù thông thường người ta dùng ff. nhiều hơn.
Theo mã số xe quốc tế, F được dùng cho Pháp (France).
F được gọi là Foxtrot trong bảng chữ cái âm học NATO.
Trong bảng chữ cái Hy Lạp, F tương đương với Φ và f tương đương với φ.
Trong bảng chữ cái Cyrill, F tương đương với Ф và f tương đương với ф.
Trên các mạng xã hội và tương tự, F dùng để bày tỏ lòng kính trọng, tiếc thương. “Press F to pay respect”
|
G, g (thường được đọc là gờ hoặc giê) là chữ cái đứng ở vị trí thứ bảy trong phần chữ cái dựa trên tiếng Latinh và là chữ thứ cái đứng ở vị trí thứ 10 trong bảng chữ cái tiếng Việt.
Theo chuyện, người ta đồn rằng người phát minh chữ G, g này là một nhân vật lịch sử nổi tiếng tên là Spurius Carvilius Ruga. Chữ G đã chiếm được vị trí của chữ Z lúc đó và đã trở thành chữ cho âm /g/. Cũng giống như trường hợp của /k/, âm /g/ trở thành cả âm vòm lẫn âm vòm mềm, nên chữ G có nhiều cách phát âm khác nhau trong những tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Rôman.
Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ G hoa có giá trị 71 và chữ g thường có giá trị 103.
Trong âm nhạc, G đồng nghĩa với nốt Sol.
Trong hệ đo lường quốc tế:
G ký hiệu cho gauss.
G cũng được dùng cho tiền tố giga – hay 109.
Còn g là ký hiệu của gam.
Trong tin học, G được dùng cho tiền tố giga và có giá trị là 230.
Trong vật lý học:
G là hằng số Newton (hằng số hấp dẫn).
g là đơn vị gia tốc gây ra bởi lực hấp dẫn của Trái Đất.
Trong sinh học:
G là ký hiệu viết tắt của glycine (một loại amino acid) hoặc của guanosine (một loại nucleoside), guanine (một loại nucleobase), tham gia trong thành phần nucleotide cấu tạo nên axit nuclêic).
Điểm G
G protein là một loại protein tham gia vào cơ chế truyền tín hiệu tế bào.
Trong mô hình màu RGB, G là đại diện cho màu xanh lá cây (green).
Trong công nghệ điện, G thông thường là tên của tham số độ dẫn điện.
Trong kinh tế học, G thông thường được dùng để chỉ các chi phí của nhà nước.
Theo mã số xe quốc tế, G được dùng cho Gabon.
G được gọi là Golf trong bảng chữ cái ngữ âm NATO.
Chữ G là một phát minh vĩ đại của người La Mã nên nó không có tương đương trong bảng chữ cái Hy Lạp, nhưng âm /g/ được diễn tả bởi ký tự Γ (chữ hoa) hay γ (chữ thường).
Trong bảng chữ cái Cyrill, G tương đương với Г và g tương đương với г. |
H, h (gọi là hắt hoặc hát hoặc hờ) là chữ thứ tám trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 11 trong chữ cái tiếng Việt.
Trong tin học:
Trong Unicode ký tự H có mã U+0048 và ký tự h là U+0068.
Trong bảng mã ASCII, mã của H là 72 và h là 104 (thập phân); hay tương ứng trong số nhị phân là 01001000 và 01101000.
Trong bảng mã EBCDIC, mã cho H là 200 và cho h là 136.
Mã trong HTML và XML cho H là "& #72;" và cho h là "& #104;".
Trong hệ đo lường quốc tế:
H là ký hiệu của henry (đơn vị độ tự cảm điện).
h là ký hiệu của giờ.
Trong âm nhạc, một số quốc gia quy định H là nốt Si. Tuy nhiên đa số vẫn dùng B
h cũng được dùng cho tiền tố héctô – hay 100.
Trong vật lý học:
h là hằng số Planck.
h là hằng số Dirac.
Trong nhiệt động lực học, h là enthalpy của một vật/hệ thống.
Trong hóa học, H là ký hiệu cho nguyên tố hiđrô (Hydrogen Z = 1).
Trong hóa sinh học, H là ký hiệu của histidin.
Trong toán học, đại diện cho quatenion (dựa vào tên của William Rowan Hamilton).
Chữ h bắt đầu của nhiều từ trong tiếng Pháp thường không được phát âm (h muet).
Bom H là một loại vũ khí hạt nhân.
Theo mã số xe quốc tế, H được dùng cho Hungary.
H được gọi là Hotel trong bảng chữ cái ngữ âm NATO.
Trong bảng chữ cái Hy Lạp, đã có một thời H tương đương với Η và h tương đương với η. |
I, i là chữ cái thứ chín trong phần nhiều bảng chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 12 trong chữ cái tiếng Việt, đến từ chữ iôta của tiếng Hy Lạp và được dùng cho âm /i/. Tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp cận đại đã đặt thêm âm /j/ cho chữ này. Trong tiếng Xê-mit, /j/ là lối phát âm của chữ jôd (có lẽ có nghĩa đầu tiên là một "cánh tay với bàn tay"); trong khi âm /i/ chỉ có trong những câu từ ngôn ngữ khác. Trong tiếng Anh, chữ i đọc là ai còn chữ e lại đọc giống chữ i trong tiếng Việt.
Trong tin học:
Trong Unicode mã của I là U+0049 và của i là U+0069.
Trong ASCII mã của I là 73 và của i là 105 (thập phân); hay tương ứng với nhị phân là 01001001 và 01101001.
Trong EBCDIC mã của I là 201 và của i là 137.
Trong HTML và XML mã của I là "& #73;" và i là "& #105;".
Thẻ <i> là một thẻ HTML để thể hiện (các) ký tự nghiêng (italic).
Ký tự i cũng hay được sử dụng làm tham biến đếm của vòng lặp For... trong các ngôn ngữ lập trình.
Trong toán học:
i là đơn vị số ảo với .
I biểu thị khoảng cách đơn vị, một tập hợp kín chứa mọi số thực trong đoạn [0, 1].
I biểu thị ma trận đồng nhất thức.
Trong các số La Mã, I có giá trị bằng 1.
I là tập hợp các số vô tỉ.
Trong vật lý và công nghệ điện, I thông thường là tham biến của cường độ dòng điện. Đơn vị ảo được biểu diễn bằng j.
Trong hóa học, I là ký hiệu của nguyên tố iod (Iodine Z = 53).
Trong hóa sinh học, I là ký hiệu của isoleucin.
Trong công nghệ cấu trúc, I được sử dụng cho mômen quán tính.
Trong kinh tế học, I được dùng để biểu thị cho đầu tư.
Theo mã số xe quốc tế, I được dùng cho Ý (Italia).
I được gọi là India trong bảng chữ cái âm học NATO.
Trong bảng chữ cái Hy Lạp, I tương đương với Ι và i tương đương với ι.
Trong bảng chữ cái Cyrill, I tương đương với И và i tương đương với и.
Trong bảng chữ cái Thổ Nhĩ Kỳ, chữ I có chấm ở trên và chữ I không có chấm coi như hai chữ riêng, và hai chữ đó có thể là chữ hoa (I, İ) hoặc chữ thường (ı, i). |
J, j (đọc là "giây" - /dʒeɪ/ theo tiếng Anh hoặc "gi" - /ʒi/ theo tiếng Pháp, âm đọc nặng hơn so với /zi/ - "di") là chữ thứ 10 trong phần lớn các bảng chữ cái dựa trên chữ Latinh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ bảng chữ cái của tiếng Ý khi J không được dùng nên nó cũng không được sử dụng trong chữ Quốc Ngữ của tiếng Việt mà thay vào đó là sử dụng cặp chữ "gi" cho âm /j/. Ví dụ như Jarai thành "Gia Rai", Jeh-Tariang thành "Giẻ Triêng".
Đầu tiên J chỉ là chữ hoa cho chữ I nên nhiều người ở những nước nói tiếng Đức vẫn viết tên Isabel như Jsabel hay Ines như Jnes, trong khi ở Ý người ta vẫn có thể gặp chữ J được sử dụng như chữ I hoa trong cách viết cổ, còn cách viết hiện đại thì GI thay J.
Nhà nhân văn học Pierre de la Ramée (mất năm 1572) là người đầu tiên phân biệt chữ I với chữ J. Đầu tiên, hai cái chữ I và J đều phát âm như /i/, /i:/ và /j/ nhưng các ngôn ngữ trong nhóm ngôn ngữ Rôman phát triển thêm các âm mới (từ /j/ và /g/ cũ) cho I và J; do đó chữ J trong tiếng Anh (đến từ tiếng Pháp) có âm khác hẳn với chữ I.
Trong những ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ German ngoài tiếng Anh, chữ J phát âm như /j/. Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Azeri và tiếng Tatar, chữ J lúc nào cũng phát âm như /ʒ/.
Trong tiếng Nhật, ざじずぜぞ là các chữ trong cùng một hàng được viết theo romaji là za-ji-zu-ze-zo. じ được dịch sang "ji" (dùng chữ J) thay vì "zi" (dùng chữ Z) thể hiện rằng chữ này nên đọc nặng âm "dờ" hơn so với các chữ khác.
Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ J hoa có giá trị 74 và chữ j thường có giá trị 106.
Trong hệ đo lường quốc tế, J là ký hiệu cho joule.
Theo mã số xe quốc tế, J được dùng cho Nhật Bản (Japan).
Trong Hoá Học J là một trong hai chữ cái không có trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
J được gọi là Juliet trong bảng chữ cái âm học NATO.
Trong bài tây J là Bồi (bài Tây) |
K, k (gọi là ca) là chữ thứ 11 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 13 trong chữ cái tiếng Việt, có gốc từ chữ kappa thuộc tiếng Hy Lạp, phát triển từ chữ Kap của tiếng Semit và có nghĩa là "bàn tay mở". Âm /k/ của tiếng Xê-mit được giữ trong nhiều thứ tiếng cổ điển và cận đại, tuy nhiên tiếng Latinh đã thay thế chữ K bằng chữ C. Do đó những ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Rôman chỉ có chữ K trong những từ thuộc ngôn ngữ khác.
Trong tiếng Việt, chữ K thể hiện âm /k/ (tức âm "cờ") thường chỉ đứng trước các chữ nguyên âm E, Ê, I và Y. Còn đứng trước A, Ă, Â, O, Ô, Ơ, U, Ư là chữ C. Tuy nhiên có nhiều trường hợp chữ K thay chữ C trong tiếng Việt, như Bắc Kạn, Kon Tum, Đa Kao, Hồng Kông, Đường kách mệnh.
Chữ K trong các chuyên ngành khác:
Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ K hoa có giá trị 75 và chữ k thường có giá trị 107.
K là tên của một loại vitamin.
Trong hệ đo lường quốc tế:
K là ký hiệu của nhiệt độ kelvin.
k được dùng cho tiền tố kilô – hay 1000.
Trong tin học, K được dùng cho tiền tố kilô và có giá trị là 210.
Trong hoá học, K là ký hiệu cho nguyên tố kali (Potassium).
Trong vật lý học, k là hằng số Boltzmann.
Trong hóa sinh học, K là biểu tượng cho lysine.
Trong y khoa, K là ký hiệu của ung thư.
Trong mô hình màu CMYK, K đại diện cho màu đen.
Trong môn cờ vua, K là ký hiệu để ghi quân Vua (King).
Trong bảng chữ cái âm học quốc tế, [k] là ký hiệu cho âm bật vòm mềm không kêu.
Theo mã số xe quốc tế, K được dùng cho Campuchia (Kampuchea).
K được gọi là Kilo trong bảng chữ cái âm học NATO.
Trong bảng chữ cái Hy Lạp, K tương đương với Κ và k tương đương với κ.
Trong bảng chữ cái Cyrill, K tương đương với К và k tương đương với к.
Trong bài tây K là cây Vua (King) |
L, l là chữ thứ 12 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 14 trong chữ cái tiếng Việt, nó bắt đầu từ chữ lamed của tiếng Xê-mit, dùng cho âm /l/. Chữ lamda của tiếng Hy Lạp và những chữ tương ứng trong bảng chữ cái Etruscan cũng có âm /l/.
Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ L hoa có giá trị 76 và chữ l thường có giá trị 108.
Trong hệ đo lường quốc tế, cả L lẫn l là ký hiệu của lít.
Trong hóa sinh học, L là biểu tượng cho leucine.
Trong biểu diễn số dưới dạng số La mã, L có giá trị là 50.
Trong ngôn ngữ học, L. là lối viết tắt cho tiếng Latinh.
Theo mã số xe quốc tế, L được dùng cho Lục Xâm Bảo (Luxembourg).
L được gọi là Lima trong bảng chữ cái âm học NATO.
Trong bảng chữ cái Hy Lạp, L tương đương với Λ và l tương đương với λ.
Trong bảng chữ cái Cyrill, L tương đương với Л và l tương đương với л.
Kích cỡ quần áo Large có nghĩa là rộng viết tắt là L |
M, m (gọi là e-mờ hoặc em-mờ hoặc mờ nếu đọc theo bảng chữ cái tiếng việt)
Chữ M là âm mũi dùng hai môi nhập lại và có nguồn gốc từ chữ mu của tiếng Hy Lạp. Chữ mem của tiếng Xê-mít cũng có thể là nguồn gốc của M.
Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ M hoa có giá trị 77 và chữ m thường có giá trị 109.
Trong hệ đo lường quốc tế:
M được dùng cho tiền tố mêga – hay 106.
m được dùng cho tiền tố mili – hay 1/1000.
m cũng là ký hiệu của mét.
Trong hóa sinh học, M là biểu tượng cho methionine.
Trong mô hình màu CMYK, M đại diện cho màu hồng sẫm.
Trong tin học, M được dùng cho tiền tố mêga và có giá trị là 220.
Trong biểu diễn số dưới dạng số La mã, M có giá trị là 1000.
M được dùng để đại diện cho các hệ thống Métro (xe điện hay xe lửa ngầm) của các thành phố như Paris, Montréal...
Theo mã số xe quốc tế, M được dùng cho Malta.
M được gọi là Mike trong bảng chữ cái âm học NATO.
Trong bảng chữ cái Hy Lạp, M tương đương với Μ và m tương đương với μ.
Trong bảng chữ cái Cyrill, M tương đương với М và m tương đương với м.
Kích cỡ quần áo Medium có nghĩa là trung bình viết tắt là M |
N, n (gọi là en-nờ hoặc nờ) là chữ cái thứ 14 trong phần nhiều bảng chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 16 trong chữ cái tiếng Việt. Nguồn gốc của N có lẽ là chữ nûn của tiếng Xê-mít.
Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ N hoa có giá trị 78 và chữ n thường có giá trị 110.
Trong ngữ pháp tiếng Anh, N là kí hiệu cho danh từ (noun).
Trong hệ đo lường quốc tế:
N là ký hiệu của newton.
n được dùng cho tiền tố nano – hay .
Trong hoá học, N là ký hiệu cho nguyên tố nitơ (Nitrogen Z = 7), và ký hiệu cho hạt neutron.
Trong vật lý, n là ký hiệu cho hạt neutron.
Trong hóa sinh học, N là biểu tượng cho asparagine.
Trong địa lý, N chỉ hướng Bắc, phía Bắc.
Trong toán học, chữ bảng đen đậm chỉ tới tập hợp các số tự nhiên.
Trong môn cờ vua, N là ký hiệu để ghi quân Ngựa (Knight) vì K được dùng cho quân Vua (King).
Theo mã số xe quốc tế, N được dùng cho Na Uy (Norge).
N được gọi là November trong bảng chữ cái ngữ âm NATO.
Trong bảng chữ cái Hy Lạp, N tương đương với Ν và n tương đương với ν.
Trong bảng chữ cái Cyrill, N tương đương với Н và n tương đương với н. |
O, o là chữ thứ 15 trong phần nhiều chữ cái dựa trên tiếng Latin và là chữ thứ 17 trong chữ cái tiếng Việt. O có gốc từ chữ ajin của tiếng Semit, tuy rằng ajin được dùng như một phụ âm. Trong hầu hết các ngôn ngữ dùng chữ cái Latinh, chữ O được đọc như chữ Ô trong tiếng Việt.
Lịch sử
Hình thức viết của nó vẫn không thay đổi từ thời Phoenicia cho đến ngày nay. Tên của chữ Phoenicia là ʿeyn, có nghĩa là 'con mắt' (eye), và hình dạng của nó bắt nguồn một cách đơn giản như một hình vẽ của mắt người (có thể lấy cảm hứng từ chữ tượng hình Ai Cập tương ứng, xem chữ Proto-Sinai). Giá trị âm thanh ban đầu của nó là của một phụ âm, có lẽ là [ʕ], âm thanh được thể hiện bằng chữ Ả Rập có liên quan ع ʿayn.
Việc sử dụng chữ cái Phoenicia này cho âm nguyên âm là do các bảng chữ cái Hy Lạp đầu tiên, đã sử dụng chữ cái này là O 'omicron' để thể hiện nguyên âm / o /. Chữ cái đã được áp dụng với giá trị này trong bảng chữ cái Italic cũ, bao gồm cả bảng chữ cái Latinh đầu tiên. Trong tiếng Hy Lạp, một biến thể của hình thức sau này đã phân biệt âm thanh dài này (Omega, có nghĩa là "O lớn") với âm o ngắn (Omicron, có nghĩa là "o nhỏ"). Omicron của Hy Lạp đã phát sinh ra chữ cái O trong bảng chữ cái Cyrillic tương tự và chữ Italic đầu tiên 'runic' ᛟ.
Ngay cả các bảng chữ cái không có nguồn gốc từ Semitic có xu hướng có các hình thức tương tự để thể hiện âm thanh này; ví dụ, những người tạo ra các văn bản Afaka và Ol Chiki, từng được phát minh ở các khu vực khác nhau trên thế giới trong thế kỷ trước, cả hai đều gán nguyên âm của chúng là 'O' cho hình dạng của miệng khi phát ra âm thanh này.
Cách sử dụng khác
Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ O hoa có giá trị 79 và chữ o thường có giá trị 111.
O là một trong 4 nhóm máu chính và gồm hai loại: O+ và O-.
Trong kinh tế học và tin học, O được sử dụng làm ký hiệu cho đầu ra (output).
O được gọi là Oscar trong bảng chữ cái âm học NATO.
Trong bảng chữ cái Hy Lạp, O tương đương với Ο và o tương đương với ο.
Trong bảng chữ cái Cyrill, O tương đương với О và o tương đương với о.
O là từ đồng nghĩa với cô để gọi người là em bố chủ yếu dùng ở miền Trung Việt Nam
Trong hóa học, O là ký hiệu của nguyên tố Oxy |
P, p là chữ thứ 16 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 20 trong bảng chữ cái tiếng Việt. Trong tiếng Việt, chữ P thường làm phụ âm /p/ đứng ở đuôi, hoặc ghép với chữ H để thành phụ cặp chữ Ph mang phụ âm /f/ ("phờ") như chữ F trong các ngôn ngữ khác. Chữ P không bao giờ đứng riêng để làm phụ âm đầu cho một âm tiết của từ thuần Việt hoặc từ Hán Việt. Những từ như "Pin", "Pa tê", "Pi", "Phan Si Păng", "Pác Bó" hay "Pằng" đều là từ ngoại lai, từ gốc tiếng dân tộc thiểu số và từ gợi âm thanh.
Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ P hoa có giá trị 80 và chữ p thường có giá trị 111.
Trong hệ đo lường quốc tế:
p được dùng cho tiền tố picô – hay 10−18.
P được dùng cho tiền tố pêta – hay 1015.
Trong hóa sinh học, P là biểu tượng cho proline.
Trong hóa học, P là ký hiệu cho nguyên tốphosphor (Z = 15), và là ký hiệu cho hạt proton.
Trong vật lý hạt, p là ký hiệu cho proton.
Trong tin học, <p> là một thẻ HTML để bắt đầu một đoạn văn mới.
Trong toán học, chữ bảng đen đậm chỉ tới tập hợp các số nguyên tố.
Trong môn cờ vua, P là ký hiệu để ghi quân Quân (Pawn).
Theo mã số xe quốc tế, P được dùng cho Bồ Đào Nha (Portugal).
P được gọi là Papa trong bảng chữ cái âm học NATO.
Trong bảng chữ cái Hy Lạp, P tương đương với Π và p tương đương với π.
Trong bảng chữ cái Cyrill, P tương đương với П và p tương đương với п. |
Q, q (gọi là "quy" - /kwi/ theo tiếng Pháp hoặc "kiu" - /kju/ theo tiếng Anh) là chữ cái thứ 17 trong phần nhiều bảng chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 21 trong chữ cái tiếng Việt. Trong tiếng Việt Q luôn luôn đi trước U tạo thành cặp chữ U, dùng cho âm /kw/, gần giống âm của cặp chữ ...CO và ...KO nếu sau nó là một nguyên âm A hoặc E. Liên kết QU cũng thường xảy ra trong các ngôn ngữ thuộc nhóm German và nhóm Rôman: trong tiếng Anh và tiếng Đức dùng cho âm /kw/; trong tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý... dùng cho âm /k/.
Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ Q hoa có giá trị 81 và chữ q thường có giá trị 112.
Trong hóa sinh học, Q là ký hiệu của glutamin.
Trong toán học, chỉ tập hợp các số hữu tỉ.
Trong Hoá Học Q là một trong hai chữ cái không có trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Trong môn cờ vua, Q là ký hiệu để ghi quân Hoàng hậu (Queen).
Trong bộ bài Tây, Q là một lá bài có in hình hoàng hậu, viết tắt cho Queen.
Theo mã số xe quốc tế, Q được dùng cho Qatar.
Q được gọi là Quebec trong bảng chữ cái âm học NATO. |
R, r (gọi là e-rờ hoặc rờ) là chữ thứ 18 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 22 trong chữ cái tiếng Việt. R có gốc từ chữ Rêš của tiếng Xê-mít khi chữ đó biến thành chữ Rho (ρ) của tiếng Hy Lạp. Từ Rho sang R chỉ cần thêm một gạch.
Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ R hoa có giá trị 82 và chữ r thường có giá trị 113.
R được gọi là Romeo trong bảng chữ cái âm học NATO.
Trong bảng chữ cái Hy Lạp, R tương đương với Ρ và r tương đương với ρ.
Trong bảng chữ cái Cyrill, R tương đương với Р và r tương đương với р.
Toán học
Tập tất cả các số thực, thường được viết là hoặc R
Hệ số tương quan mô-men tích Pearson r trong môn thống kê
Máy tính
R (ngôn ngữ lập trình), một môi trường để tính toán thống kê và đồ họa
Kĩ thuật
Một điện trở trong mạch điện
Vật lí, Hóa học, Sinh học
Röntgen, đơn vị đo lường mức độ phóng xạ ion hóa (như tia X và tia gamma)
Hằng số Rydberg, hằng số vật lý liên quan đến mức năng lượng của electron trong nguyên tử
Hằng số khí trong hóa học
Arginine, một amino acid |
S, s là chữ thứ 19 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 23 trong chữ cái tiếng Việt.
Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ S hoa có giá trị 83 và chữ s thường có giá trị 115.
Trong hệ đo lường quốc tế:
s là ký hiệu cho giây.
S là ký hiệu cho siemens.
Trong hóa sinh học, S là biểu tượng cho serine.
Trong sinh học S là ký hiệu của Entropy
Trong hóa học, S là ký hiệu cho nguyên tố lưu huỳnh (Sulfur Z = 16).
Trong vật lý, S là ký hiệu cho proton.
Trong tin học, <s> là một thẻ HTML để vẽ một vạch ngang xóa bỏ lên trên chữ (strike out).
Trong toán học, S thường dùng để chỉ một tổng số.
Theo mã số xe quốc tế, S được dùng cho Thụy Điển (Sweden).
S được gọi là Sierra trong bảng chữ cái âm học NATO.
Trong bảng chữ cái Hy Lạp, S tương đương với Σ và s tương đương với σ (nếu đứng cuối chữ thì phải dùng ς).
Trong bảng chữ cái Cyrill, S tương đương với С và s tương đương với с.
Hình dạng lãnh thổ Việt Nam là hình chữ S.
Kích cỡ quần áo Small có nghĩa là nhỏ viết tắt là S |
T, t là chữ thứ 20 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 24 trong chữ cái tiếng Việt.
Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ T hoa có giá trị 84 và chữ t thường có giá trị 116.
Trong hệ đo lường quốc tế:
t đôi khi được dùng như ký hiệu cho tấn, hay 1000 kilôgam.
T là ký hiệu cho tiền tố têra, hay 1012.
Trong hóa sinh học, T là biểu tượng cho threonine và thymine.
Trong hóa học, T là ký hiệu cho triti, một đồng vị của hiđrô.
Trong vật lý hạt, t là ký hiệu cho quark top.
T được gọi là Tango trong bảng chữ cái âm học NATO.
Trong bảng chữ cái Hy Lạp, T tương đương với Τ và t tương đương với τ.
Trong bảng chữ cái Cyrill, T tương đương với Т và t tương đương với т. |
U, u là chữ thứ 21 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 25 trong chữ cái tiếng Việt.
Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ U hoa có giá trị 85 và chữ u thường có giá trị 117.
Trong hóa sinh học, U là biểu tượng cho uracil.
Trong Hoá Học, U là ký hiệu cho nguyên tố urani (Uranium Z = 92).
Trong toán học, U là biểu tượng cho nhóm đơn vị.
U được gọi là Uniform trong bảng chữ cái âm học NATO.
Trong bảng chữ cái Hy Lạp, U tương đương với và u tương đương với .
Trong bảng chữ cái Cyrill, U tương đương với У và u tương đương với у. |
V, v (đọc là vê hay vờ) là chữ cái thứ 22 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 27 trong bảng chữ cái tiếng Việt. Trong tiếng Anh, chữ cái này phát âm như vi.
Trong Hoá Học, V là ký hiệu cho nguyên tố Vanadi (Vanadium Z = 23).
Lịch sử
V bắt nguồn từ chữ Semit wāw, giống các chữ hiện đại F, U, W, và Y. Xem F để biết thêm về nguồn gốc này. Trong tiếng Hy Lạp, chữ "upsilon" (Υ) được phỏng theo waw mới đầu để tiêu biểu cho nguyên âm giống trong "phun" và về sau để tiêu biểu cho , một nguyên âm làm tròn giống chữ ü trong tiếng Đức.
Latinh mượn chữ này mới đầu theo dạng V để tiêu biểu cùng nguyên âm , cũng như phụ âm (trong lịch sử, âm Latinh bắt nguồn từ âm trong ngôn ngữ tiền Ấn-Âu. Vì thế, num được phát âm giống trong tiếng Việt và via được phát âm như "uy-a." Từ thế kỷ thứ 5 về sau, tùy loại Latinh bình dân, phụ âm phát triển thành hay .
Vào cuối thời Trung Cổ, hai loại "v" được phát triển, ứng với hai chữ hiện đại u và v. Dạng nhọn "v" được viết vào đầu từ, trong khi dạng tròn "u" được sử dụng vào giữa hay vào cuối từ, bất chấp âm, nên trong khi valor (tiếng Anh cho "dũng cảm") và excuse ("lý do bào chữa") được viết như ngày nay, have ("có") và upon ("ở trên") được viết là haue và vpon. Từ từ, vào thập niên 1700, để phân biệt giữa phụ âm và nguyên âm, dạng "v" được sử dụng cho phụ âm, và "u" cho nguyên âm, dẫn đến chữ hiện đại "u". Chữ hoa "U" cũng xuất hiện vào lúc này; trước đó, V được sử dụng trong các trường hợp.
Trong IPA, tiêu biểu cho âm xát môi răng hữu thanh.
Ý nghĩa và sử dụng
Trong tin học:
Trong ASCII mã của V là 86 và của v là 118 (thập phân); hay tương ứng với thập lục phân là 56 và 76 và nhị phân là 01010110 và 01110110.
Trong các số La Mã, V có giá trị bằng 5.
V là một tạp chí thời trang của Mỹ.
Kim Tae-huyng, nghệ danh V, là một ca sĩ và thành viên nhóm nhạc nam Hàn Quốc BTS.
V là album phòng thu đầu tay của ca sĩ người Mỹ Vanessa Hudgens.
V là album phòng thu thứ năm của ban nhạc Maroon 5.
Trong chiến tranh, V là viết tắt của "victory" có nghĩa là chiến thắng. |
W, w (gọi là vê kép hoặc đúp lơ vê - bắt nguồn từ tên gọi tiếng Pháp double vé hoặc u kép, đấp-liu, đấp-bồ-yu /ju:/ - bắt nguồn từ tên gọi tiếng Anh ) là chữ thứ 23 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh.
Mặc dù chữ W không tồn tại trong hệ thống chữ viết tiếng Việt nhưng người miền Nam thường phát âm chữ Qu tương tự như chữ W. Ví dụ tiêu biểu là hai từ "quốc" và "cuốc" được phát âm giống hệt nhau ở miền Bắc nhưng khác hẳn nhau ở miền Nam.
W cũng có thể được sử dụng để biểu diễn đơn vị của công suất (đọc là "oát" hay "goát" ở miền Bắc).
Trong tiếng Ba Lan, chữ W được dùng thay cho chữ V. Ví dụ như "Việt Nam" trong tiếng Ba Lan được viết là "Wietnam". Tên cầu thủ Lewandowski ở Việt Nam ban đầu được phiên âm là "Lê-oan-đao-ski" vì nhiều người thường đọc nhầm theo tiếng Anh, sau đó được chỉnh lại thành "Lê-van-đốp-ski" cho đúng với tiếng Ba Lan.
Trong Hoá Học, W là ký hiệu cho nguyên tố Wolfram (Tungsten Z = 74). |
X, x là chữ cái thứ 24 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 28 trong chữ cái tiếng Việt. Ngoài ra, X là tên gọi của một hệ thống cửa sổ thường dùng trong các hệ điều hành UNIX và tựa-Unix (Xem Hệ thống X Window).
el: ξι (Ξ ξ) |
Y, y là chữ cái thứ 25 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 29 trong chữ cái tiếng Việt. Y còn có tên khác là "i gờ-rét", phiên âm từ tiếng Pháp "i grec" có nghĩa là "i Hy Lạp" do liên tưởng tới chữ Upsilon của bảng chữ cái Hy Lạp.
Trong tiếng Việt, chính tả mặc định nếu vần IÊ không có phụ âm đứng trước thì chữ I sẽ chuyển thành chữ Y. Ví dụ như yêu kiều là đúng chính tả, còn iêu kyều, iêu kiều, yêu kyều là sai chính tả.
Trong Hoá Học, Y là ký hiệu cho nguyên tố Ytri (Yttrium Z = 39). |
Z, z (gọi là dét hoặc di) là chữ cái thứ 26 và cuối cùng trong phần nhiều bảng chữ cái dựa trên hệ chữ Latinh. Mặc dù cũng được phát triển trên hệ thống chữ Latinh, bảng chữ cái tiếng Việt không sử dụng chữ này mà sử dụng chữ "d" cho âm /z/ ("dờ"). Tuy nhiên một số ít người Việt vẫn sử dụng chữ này trong tiếng Việt, ví dụ như chính chủ tịch Hồ Chí Minh khi viết di chúc đã viết chữ "z" thay "d" (ông viết "nhân zân" thay vì viết "nhân dân"). Một số người Việt đôi khi thay D bằng Z hoặc thêm Z sau D để biểu thị đúng âm "dờ" (ví dụ như Hồ Dzếnh, Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân), đặc biệt nếu phải viết tên riêng không dấu (ví dụ như Doãn viết thành "Dzoan"/"Zoan" thay vì "Doan" để phân biệt với Đoàn, hay Dương viết thành "Dzuong"/"Zuong" thay vì "Duong" để phân biệt với Đường).
Trong hoá học, Z là ký hiệu cho số hiệu nguyên tử.
Trong toán học, là ký hiệu tập hợp các số nguyên. |
Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam .
Năm 2018, Tuyên Quang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 53 về số dân, xếp thứ 54 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 55 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 30 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 780.100 người dân, GRDP đạt 28.084 tỉ Đồng (tương ứng với 1,2197 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng (tương ứng với 1.564 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,04%.
Vị trí địa lý
Phía đông giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn
Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ và tỉnh Yên Bái
Phía nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc
Phía bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Cao Bằng
Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố Tuyên Quang, cách trung tâm Hà Nội 131 km.
Các điểm cực của tỉnh Tuyên Quang:
Điểm cực bắc tại: xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình.
Điểm cực đông tại: xã Đà Vị, huyện Na Hang.
Điểm cực tây tại: xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên.
Điểm cực nam tại: xã Đại Phú, huyện Sơn Dương.
Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lưu vực sông Lô. Sông Gâm chảy qua tỉnh theo hướng Bắc-Nam và nhập vào sông Lô ở phía Tây Bắc huyện Yên Sơn chỗ giáp ranh giữa thị trấn Yên Sơn, xã Phúc Ninh, và xã Tân Long.
Lịch sử
Tuyên Quang nguyên cũng là một vùng đất thuộc xứ Thái, nhưng từ thế kỷ 13 đã chịu sự kiểm soát của triều đình Việt Nam dưới đời nhà Trần. Triều Trần gọi là lộ Quốc Oai, sau đổi là châu Tuyên Quang. Dưới đời vua Trần Hiến Tông (niên hiệu Khai Hữu, 1329-1341), châu Tuyên Quang đổi thành trấn, rồi thành phủ Tuyên Hóa dưới thời Minh thuộc.
Sau khi vua Lê Thái Tổ đuổi xong giặc Minh, ngài đặt phủ Tuyên Hóa thuộc Tây Đạo. Đời vua Lê Thánh Tông, Tuyên Quang gồm một phủ và năm huyện và trở thành tỉnh Minh Quang dưới triều vua Lê Uy Mục. Đời Lê Trang Tông, đổi Minh Quang thành doanh An Tại, cho dòng họ Vũ người Thái làm doanh trưởng.
Thời gian các chúa Bầu cát cứ
Họ Vũ trấn trị Tuyên Quang gần 200 năm, từ 1527 đến 1699.
Vũ Văn Uyên vốn là một thanh niên khỏe mạnh, gan dạ. Thời vua Lê Chiêu Tông, vì phạm tội giết người, trốn lên ngụ ở trấn Đại Đồng (phủ Tuyên Quang). Bấy giờ người tù trưởng Đại Đồng bị nhân dân oán ghét, tình hình Đại Đồng rất lộn xộn. Vũ Văn Uyên thấy vậy bèn tập hợp lực lượng riêng, thừa cơ giết chết người tù trưởng, ổn định tình hình địa phương rồi chiếm luôn đất đó, trở thành người trấn trị Đại Đồng (thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái của Việt Nam hiện nay). Vua Lê Chiêu Tông phong cho ông làm Đô thống sứ trấn Tuyên Quang, tước Khánh Bá Hầu. Vũ Văn Uyên đóng căn cứ tại thành Nghị Lang, giữ vững cả miền Tuyên Quang, Hưng Hóa, cát cứ một phương, không chịu theo nhà Mạc khi Mạc Đăng Dung lên nắm quyền.
Họ Vũ nhân thời loạn tự lập ở Tuyên Quang, chống chính quyền cai trị ở Thăng Long. Thời Nam Bắc triều, họ Vũ không theo nhà Mạc mà theo nhà Lê trung Hưng ở Thanh Hoá, nhưng khi nhà Lê Trung Hưng về Thăng Long, họ Vũ cũng không thần phục hoàn toàn. Các đời họ Vũ trấn giữ trên thành ở núi Bầu nên được gọi chung là Chúa Bầu, xây dựng nên một hệ thống thành nhà Bầu rộng khắp rất nhiều trong một vùng rộng lớn suốt từ ngã ba Đoan Hùng ngược lên hết địa phận huyện Lục Yên.
Năm 1699, Vũ Công Tuấn bị triều đình vua Lê chúa Trịnh bắt và giết. Triều đình đặt chức Lưu thủ ở Tuyên Quang để điều khiển các tộc trưởng Thái.
Tuyên Quang thời nhà Nguyễn
Vào đầu thế kỷ 19, Tuyên Quang gồm 1 phủ là phủ Yên Bình. Phủ này quản lý 1 huyện và 5 châu:
Huyện Phúc Yên (nay là phần đất thuộc thành phố Tuyên Quang, các huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang) gồm 10 tổng: Trung Môn, Yên Lũng, Yên Lĩnh, Hằng Túc, Hùng Dị, Kim Đô, Hoàng Sơn, Đồng Yên, Lăng Quán, Bình Ca;
Châu Lục Yên (nay là phần đất thuộc huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái);
Châu Thu Vật (năm 1823 đổi tên là châu Thu (Thu Châu), nay là phần đất thuộc huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái) gồm 7 tổng: Vĩnh Kiên, Đại Đồng, Ẩm Phúc, Cẩm Nhân, Mông Sơn, Ngọc Chấn, Thì Ngạn;
Châu Vị Xuyên (nay là phần đất thuộc tỉnh Hà Giang);
Châu Bảo Lạc (nay là phần đất thuộc các huyện Mèo Vạc, Bắc Mê, Yên Minh tỉnh Hà Giang và các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng);
Châu Đại Man (nay là phần đất thuộc các huyện Na Hang, Lâm Bình... tỉnh Tuyên Quang);
Vua Gia Long lại đổi thành trấn Tuyên Quang, rồi trở thành tỉnh dưới triều Minh Mạng. Khi Pháp mới xâm chiếm Việt Nam, phủ Yên Bình là căn cứ kháng chiến chống giặc Pháp. Người Thái, Mường, Mèo, Thổ, Nùng cùng với dân quân các tỉnh lân cận đánh quân Pháp nhiều trận khốn đốn vào những năm 1884, 1885; thêm vào đó, quân Cờ Đen quấy nhiễu vùng Tuyên Quang khá lâu. Mãi tới năm 1894, Pháp mới hoàn toàn chiếm được tỉnh này.
Tuyên Quang sau năm 1954
Sau năm 1954, Tuyên Quang có tỉnh lị là thị xã Tuyên Quang và 6 huyện: Yên Bình, Yên Sơn, Na Hang, Hàm Yên, Sơn Dương và Chiêm Hóa.
Ngày 1 tháng 7 năm 1956, chuyển huyện Yên Bình về tỉnh Yên Bái quản lý. Sau khi hoà bình lập lại, do việc thành lập khu tự trị Việt Bắc, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 268 - SL chuyển Yên Bình sáp nhập vào tỉnh Yên Bái khi đó nằm ở khu Lao - Hà - Yên.
Sau năm 1975, Tuyên Quang được hợp nhất với tỉnh Hà Giang thành tỉnh Hà Tuyên.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Tuyên Quang được tái lập, có 6 đơn vị hành chính gồm thị xã Tuyên Quang và 5 huyện: Chiêm Hóa, Hàm Yên, Na Hang, Sơn Dương, Yên Sơn.
Ngày 2 tháng 7 năm 2010, chuyển thị xã Tuyên Quang thành thành phố Tuyên Quang.
Ngày 28 tháng 1 năm 2011, thành lập huyện Lâm Bình trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của các huyện Na Hang, Chiêm Hóa.
Tỉnh Tuyên Quang có 1 thành phố và 6 huyện như hiện nay.
Tuyên Quang có diện tích 5.868 km² (đứng thứ 25 trên cả nước) và dân số 784.811 người (Đứng thứ 53 trên cả nước), mật độ trung bình khoảng 124 người/km². Dân cư Tuyên quang phát triển rất nhanh... 21,45% dân số sống ở đô thị và 78,55% dân số sống ở nông thôn (tính đến năm 2020).
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 6 tôn giáo khác nhau đạt 42.761 người, nhiều nhất là Công giáo có 25.626 người, tiếp theo là đạo Tin Lành đạt 10.996 người, Phật giáo có 6.116 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 13 người, Phật giáo Hòa Hảo có sáu người và đạo Cao Đài có bốn người.
Hành chính
Tỉnh Tuyên Quang có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 6 huyện với 138 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 10 phường, 6 thị trấn và 122 xã.
Kinh tế
Tuyên Quang là tỉnh miền núi, nền kinh tế nông-lâm nghiệp chiếm ưu thế, mô hình kinh tế trang trại kết hợp nông lâm. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Tuyên Quang xếp ở vị trí thứ 56/63 tỉnh thành.
Nông nghiệp: lúa là cây lương thực chính, sau đó là các cây ngô, sắn, khoai lang. Cây công nghiệp gồm có: chè (nhà máy chè Tuyên Quang, Tháng Mười, Tân Trào), cây sả làm tinh dầu sả, lạc, đậu, tương. Cây ăn quả có: cam, quýt, nhãn, vải, chanh. Chăn nuôi có trâu, bò, lợn, dê, gia cầm...
Công nghiệp: có quặng kẽm, quặng mangan, quặng thiếc, bột kẽm, khai thác ăntimoan... Sản xuất giấy, bột giấy, xi măng, vôi.
Có nhà máy thủy điện Tuyên Quang được đưa vào sử dụng chính thức ngày 30 tháng 1 năm 2008, công suất thiết kế đạt 342 MW. Nhà máy thủy điện Chiêm Hóa có công suất lắp máy 48 MW, hoàn thành tháng 3/2013
Giao thông
Giao thông vận tải gồm có: Vận tải đường bộ và vận tải đường thủy.
Đường bộ
1. Các tuyến Quốc lộ: Gồm có 6 tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh:
Quốc lộ 2: Điểm đầu tại km 115 00 (thuộc xã Đội Bình huyện Yên Sơn), điểm cuối km 205 00 (thuộc xã Yên Lâm huyện Hàm Yên), chiều dài 90 km.
Quốc lộ 2C: Điểm đầu từ xã Sơn Nam huyện Sơn Dương, điểm cuối đến thị trấn Na Hang huyện Na Hang, chiều dài 201,24 km (không kể 6,3 km đi chung QL.37).
Quốc lộ 3B: Điểm đầu từ xã Thái Sơn huyện Hàm Yên, điểm cuối xã Yên Lập huyện Chiêm Hóa.
Quốc lộ 37: Điểm đầu từ đỉnh Đèo Khế xã Hợp Thành huyện Sơn Dương, điểm cuối cầu Bỗng thuộc xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn, chiều dài 64,5 km (không kể 4,0 km đi chung QL.2).
Quốc lộ 279: Từ xã Hồng Quang huyện Chiêm Hóa, đến xã Đà Vị huyện Na Hang, chiều dài 96 km.
Quốc lộ 280: Từ xã Đà Vị huyện Na Hang, đến xã Thượng Giáp huyện Na Hang.
2. Các tuyến đường tỉnh:
Gồm có 6 tuyến, tổng chiều dài 392,6 km trong đó:
Tuyến ĐT.185: Điểm đầu km 211 470 (thuộc xã Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang), điểm cuối thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa dài 74,1 km.
Tuyến ĐT.186: Điểm đầu km 55 Quốc lộ 2C (Ngã ba Sơn Nam, huyện Sơn Dương), điểm cuối km 234 400 Quốc lộ 37 (thuộc xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn), chiều dài 84 km.
Tuyến ĐT.187: Điểm đầu đường ĐT.176 cũ (Đài Thị), điểm cuối đỉnh đèo Keo Mác huyện Chiêm Hóa, chiều dài: 17 km.
Tuyến ĐT.188: Điểm đầu từ Thị trấn huyện Chiêm Hóa, điểm cuối xã Bình An huyện Chiêm Hóa, chiều dài: 40 km (không kể 5 km đi chung QL.279).
Tuyến ĐT.189: Điểm đầu km 5 700 (thuộc xã Bình Xa, huyện Hàm Yên), điểm cuối thôn Lục Khang xã Yên Thuận huyện Hàm Yên, chiều dài: 61,5Km.
3. Các tuyến đường huyện:
Là đường nối từ trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường nối đường tỉnh với trung tâm hành chính của xã hoặc trung tâm cụm xã. Tổng chiều dài các tuyến đường huyện trong tỉnh là 579,8 km. Bao gồm:
Huyện Na Hang: gồm 11 tuyến =122,5 km.
Huyện Chiêm Hóa: gồm 11 tuyến=146,0 km.
Huyện Hàm Yên: gồm 6 tuyến= 57,2 km.
Huyện Yên Sơn: gồm 14 tuyến=129,5 km.
Huyện Sơn Dương: gồm 12 tuyến=124,6 km
4. Các tuyến đường đô thị:
Chiều dài 141,71 km, là các đường giao thông nằm trong phạm vi địa giới hành chính thành phố Tuyên Quang, các thị trấn huyện lỵ và khu Di tích lịch sử Tân Trào.
5. Các tuyến đường cao tốc:
Đường cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang: Điểm đầu ở xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn và điểm cuối ở xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên.
Đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ: Điểm đầu ở xã Lương Vượng, thành phố Tuyên Quang và điểm cuối ở xã Đội Bình, huyện Yên Sơn.
Đường thủy
Sông khai thác vận tải được:
Sông Lô: dài 156 km, TW quản lý: 85 km (Phan lương – N3 Lô Gâm) - Sà lan < 200 T hoạt động mùa nước, Tuyên Quang quản lý: 71 km (N3 Lô Gâm – Bạch xa)- Đò ngang
Sông Gâm: dài 109 +70 km, TW quản lý: 33 km (N3 Lô Gâm – Chiêm Hóa) 33 km (tàu, thuyền < 40T), Tuyên Quang quản lý: 76 km (Chiêm Hóa - Thuý Loa) 37 km (Chiêm Hóa - Na Hang) Thuyền < 5 T
2- Bến đò: Tổng số bến 44, Trong đó có giấy phép mở bến: 28
Du lịch
Di tích lịch sử
Di tích lịch sử Tân Trào: Tân Trào là xã nằm trong thung lũng nhỏ ở Đông Bắc huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) được bao bọc bởi núi Hồng ở phía Đông, núi Thoa, ngòi Thia ở phía Nam, núi Bòng ở phía Tây… Để đến được Tân Trào, trước đây chỉ có 2 đường mòn xuyên qua rừng rậm và đèo cao. Ngày nay, đến Tân Trào đã có đường ô tô rất thuận tiện. Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.
Khu di tích Kim Bình, xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa là nơi diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai.
Khu di tích Kim Quan, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn là an toàn khu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Di tích này đã được Bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử năm 1993.
Khu di tích Đá Bàn, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn. Đây là nơi ở của hoàng thân Sufanuvong từ năm 1945 - 1951. Di tích là biểu tượng của tình hữu nghị sắt son, bền vững giữa hai dân tộc Việt Lào. Những ngày gian khó lãnh đạo hai nước đã từng làm việc bên nhau. Di tích đã được Bộ văn hóa thông tin công nhận di tích lịch sử.
Khu di tích Làng Ngòi - Đá Bàn, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn.
Khu di tích Chiến thắng Khe Lau, xã Phúc Ninh và xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn.
Tân Trào là tên mới, được hợp nhất từ hai xã Tân Lập và Hồng Thái vào năm 1945 (trước đây còn gọi là Kim Long và Kim Châu). Gắn liền với chiến công oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, ngày nay Tân Trào có nhiều di tích lịch sử quan trọng như đình Tân Trào, đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, lán Nà Lừa, hang Bòng…
Danh lam, thắng cảnh
Hồ Na Hang, huyện Na Hang: Nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên nên hồ với nhiều cảnh đẹp còn rất nguyên vẹn và hoang sơ.
Quần thể hang động xã Yên Phú, huyện Hàm Yên: danh thắng quốc gia.
Động Song Long - xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình: danh thắng quốc gia.
Hang Phia Vài - xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình: danh thắng quốc gia.
Thác Mơ - Na Hang Cách thành phố Tuyên Quang 100 km, thác Mơ nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang. Lối vào thác là con đường rải nhựa ngoằn ngoèo chạy dưới tán rừng nguyên sinh. Từ hồ nước trong xanh vời vợi trên đỉnh núi Pắc Ban, từng ngọn thác mềm mại, trắng xoá đổ xuống chân núi.
Thành cổ nhà Mạc được xây dựng rất kiên cố vào thời nhà Mạc (năm 1552), nằm ở thành phố Tuyên Quang ngày nay. Trước đây người ta chọn vị trí này nhằm án ngữ hướng tấn công từ phía sông Lô. Dấu tích còn lại gồm có hai cổng thành ở phía Tây, phía Bắc và một số đoạn tường thành.
Suối nước khoáng Mỹ Lâm Nằm ở địa phận phường Mỹ Lâm, thành phố Tuyên Quang, suối là một trong những địa chỉ nghỉ dưỡng và chữa bệnh yên tĩnh, thoáng mát. Nguồn nước khoáng ở đây rất tốt cho việc điều trị các bệnh về cơ, xương, khớp...
Động Tiên thuộc huyện Hàm Yên cách thành phố Tuyên Quang khoảng 50 km.
Thac Bản Ba - Chiêm Hóa cách thành phố Tuyên Quang khoảng 100 km.
Ẩm thực
Các đặc sản, ẩm thực Tuyên Quang như: bánh nếp nhân trứng kiến, hồng ngâm Xuân Vân, rượu ngô men lá Na Hang, chè Kia Tăng, gà đỏ Đồng Dầy, cam Hàm Yên, rau dớn, mắm cá ruộng Chiêm Hóa, bánh dày vừng đen Lâm Bình, lê nâu Khâu Tràng, cơm lam, phở chua Tuyên Quang, bánh gai Chiêm Hóa, thịt trâu Hùng Mỹ, ngô nếp Soi Lâm, chả ốc ống nứa, lạp xưởng Na Hang, gỏi cá bỗng, hoa chuối nấu chân giò, na dai Lực Hành, thịt muối chua, bánh củ chuối Yên Lập, nhộng cọ Chiêm Hóa, bánh đúc Đà Vị, xôi màu Lâm Bình, mía, bánh chuối Na Hang, rau hôi, cà gai leo Hợp Hòa, gà Tân Tạo, bưởi Soi Hà, cốm Côn Lôn, măng vầu, thịt gác bếp Lâm Bình, hoa kè nhồi thịt, chè Khau Mút, rau bò khai, cháo ỉm Sơn Dương, gạo nếp Khẩu Láng, bánh lẳng Chiêm Hóa, rêu đá, vịt bầu Minh Hương, rượu chuối Kim Bình, măng nứa, măng khô, nhãn Bình Ca, lợn đen Lăng Can, chè xanh, cọ ỏm Chiêm Hóa, lạc Thổ Bình, giảo cổ lam Lâm Bình.
Kết nghĩa
Hưởng ứng phong trào kết nghĩa Bắc - Nam, hai tỉnh Tuyên Quang và Bình Thuận kết nghĩa với nhau. Tại thành phố Phan Thiết có một con đường và một trường tiểu học mang tên "Tuyên Quang" và tại thành phố Tuyên Quang có một đường mang tên đường "Bình Thuận", một trường tiểu học và một trường trung học mang tên "Bình Thuận", một trường tiểu hoc và một trường trung học cơ sở mang tên "Phan Thiết".
Người nổi tiếng
Thu Hà: diễn viên
Lương Xuân Trường: cầu thủ bóng đá.
Nguyễn Thành Chung: cầu thủ bóng đá.
Đinh Thị Hảo: vận động viên rowing.
Đỗ Văn Chiến: chính trị gia.
Pháo (Nguyễn Diệu Huyền): Rapper.
Tô Lan Hương: Á hậu VN 1994.
Thủy Hương: Người mẫu.
Quan Văn Chuẩn: cầu thủ bóng đá.
Double2T (Bùi Xuân Trường): Rapper, quán quân Rap Việt mùa 3. |
Unicode (hay gọi là mã thống nhất; mã đơn nhất) là bộ mã chuẩn quốc tế được thiết kế để dùng làm bộ mã duy nhất cho tất cả các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, kể cả các ngôn ngữ sử dụng ký tự tượng hình phức tạp như chữ Hán của tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật, chữ Nôm của tiếng Việt, v.v. Vì những điểm ưu việt đó, Unicode đã và đang từng bước thay thế các bộ mã truyền thống, kể cả bộ mã tiêu chuẩn ISO 8859. Unicode đang được sử dụng trên rất nhiều phần mềm cũng như các trình ứng dụng, chẳng hạn Windows.
Phiên bản mới nhất là Unicode® 15.0 công bố ngày 13 tháng 9 năm 2022.
Hiệp hội Unicode
Hiệp hội Unicode ở California xuất bản phiên bản đầu tiên của The Unicode Standard (Tiêu chuẩn Unicode) vào năm 1991, và vẫn liên tục hoàn thiện chuẩn. Các phiên bản mới được viết dựa trên các phiên bản đã có, nhờ vậy đảm bảo được tính tương thích. Cũng xin lưu ý rằng Unicode và tiêu chuẩn ISO 10646 là hai khái niệm hoàn toàn độc lập. Khi nói đến ISO 10646 tức là người ta đang nói đến tiêu chuẩn quốc tế chính thức, còn Unicode thì được Unicode Consortium (tập hợp đại diện các công ty tin học lớn) soạn ra. Kể từ năm 1991, khi Nhóm làm việc ISO và Liên đoàn Unicode quyết định hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình nâng cấp và mở rộng chuẩn để đảm bảo tính tương thích (cụ thể là vị trí của các ký tự trên cả hai đều y hệt nhau – chẳng hạn chữ ơ là 01A1). Còn với Unicode thì lại khác, chuẩn này được phát triển bởi Liên đoàn Unicode. Liên đoàn Unicode là một tổ chức phi lợi nhuận tập hợp bởi một số công ty, trong đó có cả những công ty đa quốc gia khổng lồ có ảnh hưởng lớn như Microsoft, Adobe Systems, IBM, Novell, Sun Microsystems, Lotus Software, Symantec và Unisys. (Danh sách đầy đủ tại: ). Tuy nhiên, chuẩn Unicode không chỉ quy định bộ mã, mà còn cả cách dựng hình, cách mã hóa (sử dụng 1, 2, 3 hay 4 byte để biểu diễn một ký tự (UTF-8 là một ví dụ), sự tương quan (collation) giữa các ký tự, và nhiều đặc tính khác của các ký tự, hỗ trợ cả những ngôn ngữ từ phải sang trái như tiếng Ả Rập chẳng hạn.
Kho chữ
Unicode chiếm trước 1.114.112 (= 220+216) mã chữ, và hiện nay đã gán ký hiệu cho hơn 96000 mã chữ. 256 mã đầu tiên phù hợp với ISO 8859-1, là cách mã hóa ký tự phổ biến nhất trong "thế giới phương Tây"; do đó, 128 ký tự đầu tiên còn được định danh theo ASCII.
Không gian mã Unicode cho các ký tự được chia thành 17 mặt phẳng (plane) và mỗi mặt phẳng có 65536 code point. Mặt phẳng đầu tiên (plane 0), "Mặt phẳng đa ngôn ngữ căn bản" (Basic Multilingual Plane - BMP), là nơi mà đa số các ký hiệu được gán mã. BMP chứa các ký hiệu cho hầu hết các ngôn ngữ hiện đại, và một số lượng lớn các ký tự đặc biệt. Đa số các code point được phân bố trong BMP được dùng để mã hóa các ngôn ngữ CJKV (Hán-Nhật-Hàn-Việt).
Hai mặt phẳng tiếp theo được dùng cho các ký tự "đồ họa". Mặt phẳng 1, "Mặt phẳng đa ngôn ngữ bổ sung" (Supplementary Multilingual Plane - SMP), được dùng chủ yếu cho các loại chữ viết cổ, ví dụ Egyptian hieroglyph (chưa được mã hóa), nhưng cũng còn được dùng cho các ký hiệu âm nhạc. Mặt phẳng 2, (Supplementary Ideographic Plane - SIP), được dùng cho khoảng 40000 chữ Trung Quốc ít gặp mà đa số là các ký hiệu cổ, ngoài ra cũng có một số ký hiệu hiện đại. Mặt phẳng 14 hiện chứa một số các ký tự thẻ ngôn ngữ không được khuyến khích và một số ký hiệu lựa chọn biến thể. Mặt phẳng 15 và Mặt phẳng 16 được mở cho các sử dụng cá nhân.
Vẫn còn nhiều tranh luận giữa các chuyên gia về ngôn ngữ CJK (Hoa-Nhật-Hàn), đặc biệt là các chuyên gia người Nhật, về nhu cầu và lợi ích kỹ thuật của việc "thống nhất chữ Hoa", tức là việc chuyển những bộ chữ Hoa và chữ Nhật vào trong một bộ chữ hợp nhất. (Xem thêm mã hóa chữ Hoa)
Kho ≈220 điểm mã bảo đảm sự tương thích với bộ mã UTF-16. Việc mới chỉ dùng hết có 10% kho chữ cho thấy rằng kho chữ cỡ ≈20 bit này khó bị đầy trong một tương lai gần.
Các bảng mã
Đọc từ đầu tới giờ, chúng ta chỉ mới biết rằng Unicode là một cách để đánh số duy nhất cho tất cả các ký tự được dùng bởi con người trong ngôn ngữ viết. Nhưng những con số đó được ghi trong các hệ thống xử lý văn bản lại là những vấn đề khác; những vấn đề đó là hậu quả của việc phần lớn các phần mềm ở phương Tây chỉ biết tới các hệ thống mã hóa 8-bit, và việc đưa Unicode vào các phần mềm chỉ mới diễn ra chậm chạp trong những năm gần đây.
Các chương trình 8-bit cũ chỉ nhận biết các ký tự 8 bit, và không thể dùng nhiều hơn 256 điểm mã nếu không có những cách giải quyết đặc biệt. Do đó người ta phải đề ra nhiều cơ chế để dùng Unicode; tùy thuộc vào khả năng lưu trữ, sự tương thích với chương trình nguồn và sự tương tác với các hệ thống khác mà mỗi người chọn một cơ chế.
UTF-32
Cách đơn giản nhất để lưu trữ tất cả các 220+216 Unicode code points là sử dụng 32 bit cho mỗi ký tự, nghĩa là, 4 byte – do đó, cách mã hóa này được Unicode gọi là UTF-32 và ISO/IEC 10646 gọi là UCS-4. Vấn đề chính của cách này là nó hao chỗ hơn 4 lần so với trước kia, do đó nó ít được dùng trong các vật nhớ ngoài (như đĩa, băng). Tuy nhiên, nó rất đơn giản, nên một số chương trình sẽ sử dụng mã hóa 32 bit bên trong khi xử lý Unicode.
UTF-16
UTF-16 là một cách mã hóa dùng Unicode 20 bit. Các ký tự trong BMP được diễn tả bằng cách dùng giá trị 16-bit của code point trong Unicode CCS. Có hai cách để viết giá trị 16 bit trong một dòng (stream) 8-bit. Có lẽ bạn đã nghe qua chữ endian. Big Endian có nghĩa là cho Most Significant Byte đi trước, tức là nằm bên trái – do đó ta có UTF-16BE. Còn Little Endian thì ngược lại, tức là Least Significant Byte đi trước – do đó ta có UTF-16LE. Thí dụ, giá trị 16-bit của con số Hex1234 được viết là Hex12 Hex34 trong Big Endian và Hex34 Hex12 trong Little Endian.
Những ký hiệu không nằm trong BMP được biểu diễn bằng cách dùng surrogate pair (cặp thay thế). Code points có giá trị từ U+D800 đến U+DFFF được dành riêng ra để dùng cho mục đích này. Trước hết, một code point có 20 bit được phân ra làm hai nhóm 10 bit. Nhóm Most Significant 10 bit được map vào một giá trị 10 bit nằm trong khoảng từ u+D800 đến u+DBFF. Nhóm Least Significant 10 bit được map vào một giá trị 10 bit nằm trong khoảng từ U+DC00 đến U+DFFF. Theo cách đó UTF-16 có thể biểu diễn được những ký hiệu Unicode có 20 bit.
UTF-8
UTF-8 là một cách mã hóa để có tác dụng giống như UCS-4 (cũng là UTF-16), chứ không phải có code point nào khác. UTF-8 được thiết kế để tương thích với chuẩn ASCII. UTF-8 có thể sử dụng từ một (cho những ký tự trong ASCII) cho đến 6 byte để biểu diễn một ký tự.
Chính vì tương thích với ASCII, UTF-8 cực kỳ có lợi thế khi được sử dụng để bổ sung hỗ trợ Unicode cho các phần mềm có sẵn. Thêm vào đó, các nhà phát triển phần mềm vẫn có thể sử dụng các hàm thư viện có sẵn của ngôn ngữ lập trình C để so sánh (comparisons) và xếp thứ tự. (Ngược lại, để hỗ trợ các cách mã hóa 16 bit hay 32 bit như ở trên, một số lớn phần mềm buộc phải viết lại do đó tốn rất nhiều công sức. Một điểm mạnh nữa của UTF-8 là với các văn bản chỉ có một số ít các ký tự ngoài ASCII, hay thậm chí cho các ngôn ngữ dùng bảng chữ cái Latinh như tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, v.v.; cách mã hóa kiểu này cực kỳ tiết kiệm không gian lưu trữ.
UTF-8 được thiết kế đảm bảo không có chuỗi byte của ký tự nào lại nằm trong một chuỗi của ký tự khác dài hơn. Điều này khiến cho việc tìm kiếm ký tự theo byte trong một văn bản là rất dễ dàng. Một số dạng mã hóa khác (như Shift-JIS) không có tính chất này khiến cho việc xử lý chuỗi ký tự trở nên phức tạp hơn nhiều. Mặc dù để thực hiện điều này đòi hỏi phải có độ dư (văn bản sẽ dài thêm) nhưng những ưu điểm mà nó mang lại vẫn nhiều hơn. Việc nén dữ liệu không phải là mục đích hướng tới của Unicode và việc này cần được tiến hành một cách độc lập.
Các quy định chính xác của UTF-8 như sau (các số bắt đầu bằng 0x là các số biểu diễn trong hệ thập lục phân)
Các ký tự có giá trị nhỏ hơn 0x80, sử dụng 1 byte có cùng giá trị.
Các ký tự có giá trị nhỏ hơn 0x800, sử dụng 2 byte: byte thứ nhất có giá trị 0xC0 cộng với 5 bit từ thứ 7 tới 11 (7th-11th least significant bits); byte thứ hai có giá trị 0x80 cộng với các bit từ thứ 1 tới thứ 6 (1st-6th least significant bits).
Các ký tự có giá trị nhỏ hơn 0x10000, sử dụng 3 byte: byte thứ nhất có giá trị 0xE0 cộng với 4 bit từ thứ 13 tới 16; byte thứ hai có giá trị 0x80 cộng với 6 bit từ thứ 7 tới 12; byte thứ ba có giá trị 0x80 cộng với 6 bit từ thứ 1 tới thứ 6.
Các ký tự có giá trị nhỏ hơn 0x200000, sử dụng 4 byte: byte thứ nhất có giá trị 0xF0 cộng với 3 bit từ thứ 19 tới 21; byte thứ hai có giá trị 0x80 cộng với 6 bit từ thứ 13 tới 18; byte thứ ba có giá trị 0x80 cộng với 6 bit từ thứ 7 tới thứ 12; byte thứ tư có giá trị 0x80 cộng với 6 bit từ thứ 1 tới thứ 6.
Hiện nay, các giá trị khác ngoài các giá trị trên đều chưa được sử dụng. Tuy nhiên, các chuỗi ký tự dài tới 6 byte có thể được dùng trong tương lai.
Chuỗi 5 byte sẽ lưu trữ được mã ký tự chứa đến 26 bit: byte thứ nhất có giá trị 0xF8 cộng với 2 bit thứ 25 và 26, các byte tiếp theo lưu giá trị 0x80 cộng với 6 bit có ý nghĩa tiếp theo.
Chuỗi 6 byte sẽ lưu trữ được mã ký tự chứa đến 31 bit: byte thứ nhất có giá trị 0xFC cộng với bit thứ 31, các byte tiếp theo lưu giá trị 0x80 cộng với 6 bit có ý nghĩa tiếp theo.
UTF-7
Chuẩn hóa được ít dùng nhất có lẽ là UTF-7. Chuẩn MIME yêu cầu mọi thư điện tử phải được gửi dưới dạng ASCII cho nên các thư điện tử nào sử dụng mã hóa Unicode được coi là không hợp lệ. Tuy nhiên hạn chế này thường bị hầu hết mọi người bỏ qua. UTF-8 cho phép thư điện tử sử dụng Unicode và đồng thời cũng phù hợp với tiêu chuẩn. Các ký hiệu ASCII sẽ được giữ nguyên, tuy nhiên các ký tự khác ngoài 128 ký hiệu ASCII chuẩn sẽ được mã hóa bằng một escape sequence hay một dấu '+' theo sau một ký tự Unicode được mã hóa bằng Base64, và kết thúc bằng một dấu '-'. Ký tự '+' nổi tiếng sẽ được mã hóa thành '+-'.
Các vấn đề khác
Tiêu chuẩn Unicode còn bao gồm một số vấn đề có liên quan, chẳng hạn character properties, text normalisation forms và bidirectional display order (để hiển thị chính xác các văn bản chứa cả hai loại ngôn ngữ có cách viết từ phải qua trái như tiếng Ả Rập hay tiếng Hebrew) và trái qua phải.
Unicode trên mạng toàn cầu
Hầu hết các trang web tiếng Việt sử dụng cách mã hóa UTF-8 để đảm bảo tính tương thích, tuy nhiên một số trang web vẫn còn giữ cách mã hóa theo chuẩn ISO-8859-1 cũ. Các trình duyệt hiện đại ngày nay như Mozilla Firefox có chức năng tự động chọn cách mã hoá (encoding) thích hợp nếu như máy tính đã được cài đặt một font thích hợp (xem thêm Unicode và HTML).
Mặc dù các quy tắc cú pháp có thể ảnh hưởng tới thứ tự xuất hiện của các ký tự nhưng các văn bản HTML 4.0 và XML 1.0 đều có thể bao trùm hầu hết các ký tự trong Unicode, chỉ trừ một số lượng nhỏ ký tự điều khiển và dãy chưa được gán D800-DFFF và FFFE-FFFF. Các ký tự này biểu thị hoặc là các byte nếu bộ mã có định nghĩa hoặc là chuỗi số của Unicode nếu bộ mã không định nghĩa. Chẳng hạn: Δ Й ק م ๗ ぁ 叶 葉 냻 sẽ được hiển thị là Δ, Й, ק, م, ๗, ぁ, 叶, 葉 và 냻 nếu máy tính đã có cài đặt font thích hợp. Các ký tự này lần lượt là chữ "Delta" trong bảng chữ cái Hy Lạp, "I ngắn" trong bảng chữ cái Cyril, "Meem" trong bảng chữ cái Ả Rập, "Qof" trong bảng chữ cái Hebrew, số 7 trong bảng chữ cái Thái, Hiragana "A" của tiếng Nhật, chữ Hán "diệp" giản thể, chữ Hán "diệp" phồn thể và âm "Nyrh" bằng Hangul trong tiếng Hàn/Triều Tiên.
Các phông chữ Unicode
Phông chữ Unicode có thể được tải về từ nhiều trang web, hầu hết chúng là miễn phí. Dù đã có hàng ngàn phông chữ trên thị trường, nhưng hầu hết chỉ hỗ trợ ở một mức độ nhất định một số ký hiệu ngoài ASCII của Unicode. Thay vì đó, các phông chữ Unicode thường tập trung hỗ trợ các ký tự ASCII và những chữ viết cụ thể hoặc tập các ký tự hay ký hiệu. Có vài nguyên do của điều này: các ứng dụng và tài liệu rất ít khi cần hiển thị ký tự từ nhiều hơn hai hệ thống chữ viết; phông chữ thường là những tập không đầy đủ; hệ điều hành và các ứng dụng ngày càng xử lý tốt hơn các ký tự từ nhiều bộ phông khác nhau... Thêm vào nữa, việc thiết kế một hệ thống chi tiết hàng nghìn ký tự là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức trong khi hầu như không thu lợi gì từ việc này....
Phông chữ Unicode cho phép gõ tiếng Việt ở các phông Times New Roman hay Tahoma hay Arial
Lịch sử các phiên bản Unicode |
Sự kiện
Tháng 1
1 tháng 1:
Luíz Inácio Lula Da Silva trở thành Tổng thống thứ 37 của Brasil.
Pascal Couchepin trở thành Tổng thống Thụy Sĩ
24 tháng 1: Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ chính thức bắt đầu hoạt động.
31 tháng 1: Gặp nhau cuối năm - Táo Quân do VFC công chiếu lần đầu tiên phát sóng truyền hình VTV, và từ đó trở thành món ăn tinh thần của nhân dân Việt Nam vào đêm 30 Tết.
Tháng 1 – Khủng hoảng về giảm quân bị tại Iraq: Vì lời phê bình khắp nơi, luật sư chính của Anh, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha, Hungary, Ba Lan, Đan Mạch và Cộng hòa Séc đã tuyên bố phát biểu ý kiến ủng lập trường của Hoa Kỳ về Iraq, và nói là Saddam Hussein phải tuân theo nghị quyết của Liên hiệp quốc.
Tháng 2
1 tháng 2:Tàu Columbia nổ ở trên Texas trong lúc hạ cánh, giết tất cả bảy phi hành gia trên tàu.
5 tháng 2: Khủng hoảng về giảm quân bị tại Iraq: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Colin Powell diễn thuyết tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc về Iraq.
15 tháng 2: Toàn thế giới chống chiến tranh tại Iraq – hơn 6 triệu người đã biểu tình tại hơn 600 đô thị trên toàn thế giới, một trong những vụ biểu tình lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
23 tháng 2: Thành phố New York là địa điểm cho Giải Grammy, với sự hiện diện của Nickelback, No Doubt, Foo Fighters, Britney Spears và các nhạc sĩ khác.
24 tháng 2: Động đất tại tỉnh Tân Cương, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, 261 người chết .
26 tháng 2: Một doanh nhân người Mỹ gốc Hồng Kông được đưa vào Bệnh viện Việt - Pháp tại Hà Nội, Việt Nam. Bác sĩ của WHO, Carlo Urbani thông báo tình trạng bệnh truyền nhiễm lạ lây rất nhanh tới WHO. Bác sĩ Carlo Urbani và bệnh nhân đó đều chết vì SARS-CoV vào tháng 3.
26 tháng 2: Khủng hoảng về giảm quân bị tại Iraq: Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush phát biểu công khai về viễn cảnh "cải cách dân chủ" ở Iraq. Ông nói đây sẽ là "một ví dụ" cho các quốc gia Ả Rập khác.
Tháng 3
1 tháng 3: Khủng hoảng về giảm quân bị tại Iraq: Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất kêu gọi Tổng thống Iraq Saddam Hussein nhượng bộ để tránh chiến tranh. Quan điểm này sau đó được Kuwait nhắc lại.
6 tháng 3: Tamanrasset, Algerie. Một chiếc Boeing 737 của Air Algerie rơi, tất cả 103 người trên máy bay đều đã thiệt mạng.
15 tháng 3: Hồ Cẩm Đào trở thành Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, thay thế Giang Trạch Dân.
Tháng 4
Tháng 5
1 tháng 5: Động đất tại phía đông Thổ Nhĩ Kỳ khiến ít nhất 177 người thiệt mạng.
21 tháng 5: Động đất tại Algerie khiến 2.266 người chết.
Tháng 6
Tháng 7
1 tháng 7: Truyền hình cáp HTVC, được thành lập
7 tháng 7: Rơi một chiếc Boeing 737 của Sudan Airways khiến 116 người thiệt mạng.
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
31 tháng 10: Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Công ước phòng chống tham nhũng.
31 tháng 10: Mahathir Mohamad từ chức Thủ tướng Malaysia sau 22 năm nắm quyền, thay thế ông là Phó Thủ tướng Abdullah Ahmad Badawi.
Tháng 11
Tháng 12
5 tháng 12 – Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003 diễn ra tại Hà Nội (Việt Nam). Đây là lần đầu tiên Đại hội Thể thao Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
Sinh
6 tháng 1: MattyBraps, ca sĩ, rapper Teen Pop Mỹ
13 tháng 1: Phương Mỹ Chi, nữ ca sĩ Việt Nam
20 tháng 2: Olivia Rodrigo, nữ ca sĩ, nhạc sĩ và diễn viên người Mỹ
28 tháng 3: Pháo (Nguyễn Diệu Huyền), nữ ca sĩ, rapper người Việt Nam
23 tháng 4: Vương tôn nữ Laetitia Maria Nora Anna Joachim Zita của Bỉ, con gái Vương nữ Astrid của Bỉ và Thân vương Lorenz của Áo-Este
29 tháng 4: Maud Angelica Behn, con gái Märtha Louise của Na Uy và Ari Behn
8 tháng 5: hoàng tử kế vị Mulai Hassan, con trai vua Muhammad VI của Maroc và công chúa Lalla Salma
15 tháng 5: Ana María Morales y de Grecia, con gái Alexia của Hy Lạp và Đan Mạch và Carlos Morales
19 tháng 5: JoJo Siwa, vũ công, ca sĩ, diễn viên và YouTuber người Mỹ
27 tháng 5: Moritz Emmanuel Maria, con trai hoàng tử Constantin của Liechtenstein và Marie von Kalnoky
17 tháng 8: The Kid Laroi, rapper, ca sĩ và nhạc sĩ người Úc
20 tháng 8: Vương tử Gabriel Baudouin Charles Marie, con trai Vua Philippe của Bỉ và Mathilde d'Udekem d'Acoz
24 tháng 8: Alexandre, con trai ngoài giá thú của Đại Công tước Albert II của Monaco và bạn gái Nicole Coste.
20 tháng 10: Patrick Nattawat Finkler, ca sĩ, diễn viên người Đức - Thái, thành viên nhóm nhạc INTO1.
29 tháng 10: Kathy Savelina, ca sĩ Úc
8 tháng 11: Louise Alice Elizabeth Mary, con gái của Vương tử Edward, Công tước xứ Edinburgh và Sophie Helen Rhys-Jones.
7 tháng 12: Catharina-Amalia của Hà Lan Beatrix Carmen Victoria, con gái Vua Willem-Alexander của Hà Lan và Máxima Zorreguieta
28 tháng 12: Công chúa Vittoria Cristina Adelaide Chiara Maria, con gái của hoàng tử Emanuele Filiberto của Savoia và công nương Clotilde Courau
Mất
5 tháng 1 – Roy Jenkins, Chính trị gia người Anh.
11 tháng 1: Mickey Finn, nhạc sĩ Anh (sinh 1947)
24 tháng 1: Giovanni Agnelli, doanh nhân Ý (sinh 1921)
2 tháng 2: Lou Harrison, nhà soạn nhạc Mỹ (sinh 1917)
12 tháng 2: Duy Khánh, ca sĩ, nhạc sĩ Việt Nam Cộng Hòa (sinh 1936)
13 tháng 2: Walt Whitman Rostow, nhà kinh tế học Mỹ (sinh 1916)
28 tháng 2: Chris Brasher, vận động viên điền kinh Anh, người đoạt huy chương Thế Vận Hội (sinh 1928)
3 tháng 3: Horst Buchholz, diễn viên Đức (sinh 1933)
12 tháng 3: Zoran Đinđić, chính trị gia Serbia (sinh 1952)
23 tháng 3: Amamoto Hideyo, nam diễn viên người Nhật Bản (sinh 1926)
24 tháng 3: Heinrich Neuy, họa sĩ Đức (sinh 1911)
29 tháng 3: Carlo Urbani, bác sĩ đã tìm ra dịch SARS.
1 tháng 4: Trương Quốc Vinh, diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng của Hồng Kông (Sinh 1956)
13 tháng 5: Hà Triều, soạn giả Cải lương.
17 tháng 5: Luigi Pintor, nhà văn Ý, nhà báo, chính trị gia (sinh 1925)
30 tháng 5: Günter Pfitzmann, diễn viên Đức (sinh 1924)
5 tháng 6: Jürgen W. Möllemann, chính trị gia Đức (sinh 1945)
12 tháng 6: Gregory Peck, diễn viên Mỹ (sinh 1916)
26 tháng 6: Marc Vivien Foe, cầu thủ người Cameroon (sinh 1975)
29 tháng 6: Katharine Hepburn, nữ diễn viên Mỹ (sinh 1907)
4 tháng 7: Barry White, ca sĩ nhạc soul Mỹ (sinh 1944)
17 tháng 7: Hans Abich, nhà sản xuất phim Đức (sinh 1918)
22 tháng 7: Udai Hussein (sinh 1964), Kusai Hussein (sinh 1967), các con trai của Saddam Hussein
21 tháng 7: Ingrid von Bothmer, nữ diễn viên Đức (sinh 1918)
13 tháng 8: Helmut Rahn, cầu thủ bóng đá Đức (sinh 1929)
16 tháng 8: Idi Amin, nhà độc tài của Uganda (sinh 1928)
28 tháng 8: Peter Hacks, nhà soạn kịch Đức (sinh 1928)
29 tháng 8: Horace Welcome Babcock, nhà thiên văn học Mỹ (sinh 1912)
30 tháng 8: Charles Bronson, diễn viên Mỹ (sinh 1921)
8 tháng 9: Leni Riefenstahl, nữ đạo diễn phim người Đức (sinh 1902)
9 tháng 9: Edward Teller, nhà vật lý học Mỹ (sinh 1908)
11 tháng 9: Anna Lindh, nữ bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thụy Điển (sinh 1957)
12 tháng 9: Johnny Cash, ca sĩ nhạc country Mỹ (sinh 1932)
17 tháng 9: Ljubica Marić, nhà soạn nhạc Serbia (sinh 1909)
19 tháng 9: Slim Dusty, nam ca sĩ Úc (sinh 1927)
23 tháng 9: Josef Guggenmos, nhà thơ trữ tình, nhà văn (sinh 1922)
26 tháng 9: Robert Palmer, nam ca sĩ Anh (sinh 1949)
10 tháng 10: Eugene Istomin, nghệ sĩ dương cầm Mỹ (sinh 1925)
11 tháng 10: Minh Huệ, nhà thơ Việt Nam
19 tháng 10: Alija Izetbegović, chính trị gia, chính khách (sinh 1925)
29 tháng 10: Hal Clement, nhà văn Mỹ (sinh 1922)
3 tháng 11: Hoàng Giang, nghệ sĩ cải lương, được báo chí gọi là "Đệ Nhất Kép Độc" (sinh 1922)
6 tháng 11: Hallvard Johnsen, nhà soạn nhạc Na Uy (sinh 1916)
12 tháng 11: Jonathan Brandis, diễn viên Mỹ (sinh 1976)
27 tháng 11: Will Quadflieg, diễn viên Đức (sinh 1914)
2 tháng 12: Ignaz Kiechle, chính trị gia Đức (sinh 1930)
19 tháng 12: Hope Lange, nữ diễn viên Mỹ (sinh 1931)
22 tháng 12: Dave Dudley, (Darwin David Pedruska), ca sĩ nhạc country Mỹ (sinh 1928)
27 tháng 12: Alan Bates, (Sir Alan Arthur), diễn viên Anh (sinh 1934)
30 tháng 12: Mai Diễm Phương, (Anita Mui) danh ca, diễn viên nổi tiếng của Hồng Kông (sinh 1963).
Giải thưởng Nobel
Vật lý học:
Alexei Alexeevich Abrikosov, Nga và Hoa Kỳ
Vitaly Lazarevich Ginzburg, Nga
Anthony James Leggett, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, "vì các đóng góp tiên phong cho thuyết siêu dẫn và siêu lưu"
Hoá học:
Peter Agre, Hoa Kỳ "vì các phát hiện liên quan tới các kênh trong màng tế bào", "vì phát hiện các kênh nước"
Roderick MacKinnon, Hoa Kỳ "vì các nghiên cứu cấu trúc và cơ học đối với các kênh ion"
Sinh lý học hoặc y học:
Paul Lauterbur, Hoa Kỳ
Sir Peter Mansfield, Vương quốc Anh "vì các phát hiện của họ liên quan tới chụp cộng hưởng từ"
Văn học:
John Maxwell Coetzee, Nam Phi, "người trong nhiều vô số cách thức đã miêu tả sinh động sự tham gia đáng ngạc nhiên của người ngoài cuộc"
Hoà bình:
Shirin Ebadi, Iran "vì các nỗ lực của bà cho dân chủ và nhân quyền"
Kinh tế chính trị:
Robert F. Engle, Hoa Kỳ "cho các phương pháp phân tích chuỗi thời gian kinh tế với sự biến động theo thời gian"
Clive W. J. Granger, Vương quốc Anh "cho các phương pháp phân tích chuỗi thời gian kinh tế với các xu hướng chung" |
Thăng Long (chữ Hán: 昇龍) là tên gọi cũ của thành phố Hà Nội. Đây là kinh đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung hưng (1010 - 1788). Trong dân dã thì địa danh tên Nôm Kẻ Chợ được dùng phổ biến nên thư tịch Tây phương về Hà Nội trước thế kỷ 19 hay dùng Cachao hay Kecho.
Lịch sử
Năm 1010, tương truyền khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, hay "rồng bay lên" theo nghĩa Hán Việt. Ngày nay tên Thăng Long còn dùng trong văn chương, trong những cụm từ như "Thăng Long ngàn năm văn vật"... Năm 2010 là kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Năm 1243, nhà Trần tôn tạo sửa đổi và gọi Thăng Long là Long Phượng. Cuối thời Trần, Hồ Quý Ly cho đặt tên là Đông Đô.
Năm 1428, Lê Lợi đặt kinh đô tại Thăng Long và đổi tên là Đông Kinh, vì có kinh đô thứ 2 là Tây Kinh tại Thanh Hóa. Vào khoảng thế kỷ 16, khi Đông Kinh trở thành một đô thị sầm uất, có cả người Châu Âu đến buôn bán, thì trong dân gian bắt đầu gọi Đông Kinh là Kẻ Chợ. Theo 1 người đã đến kinh đô Thăng Long là ông William Dampier người Anh thì tại đây có tới 20.000 nóc nhà, thường thấp, tường trát bùn và mái lợp rơm. Dù vậy cũng có một số nhà xây bằng gạch và lợp ngói. Hoàng cung được xây dựng nguy nga hơn dù cũng làm bằng gỗ.
Năm 1805, sau khi thống nhất đất nước, nhà Nguyễn đặt kinh đô tại Phú Xuân (Huế) và cho phá thành Thăng Long để xây thành theo phương pháp của phương Tây do kỹ sư Pháp giúp đỡ. Đồng thời vua Gia Long đổi tên chữ Hán của Thăng Long 昇龍, với nghĩa là "rồng bay lên" thành ra từ đồng âm Thăng Long 昇隆, nhưng mang nghĩa là "thịnh vượng" khác nghĩa với thời các triều đại trước, vì cho rằng Thăng Long lúc đó không còn là kinh đô nơi vua ở cho nên không dùng biểu tượng rồng, linh vật tượng trưng cho vương quyền. Gia Long đổi phủ Phụng Thiên thành phủ Hoài Đức, còn tại kinh đô Huế cho lập phủ Thừa Thiên, trực lệ kinh kỳ. Thăng Long tồn tại cho đến thời vua Minh Mạng khi bãi bỏ Bắc Thành tổng trấn và thành lập tỉnh Hà Nội, năm 1831 niên hiệu Minh Mạng thứ 12.
Từ tháng 12 năm 2002 đến nay, trên khu vực thuộc Hoàng thành Thăng Long xưa (khu vực giữa các phố Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Độc Lập, Bắc Sơn ở Hà Nội), các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật trên một diện tích khoảng hơn 19 nghìn m², phát lộ một phức hệ di tích - di vật rất phong phú, đa dạng từ La Thành - Đại La (thế kỉ 7-9) đến thành Thăng Long (thế kỉ 11-18) và thành Hà Nội (thế kỉ 19).
Cương vực Thăng Long xưa
Thăng Long bao gồm Hoàng thành Thăng Long và một phủ kiêm lý, là phủ Phụng Thiên, phần thị thành kề cận kinh thành (phủ Phụng Thiên mới là phần gốc lõi của Kẻ Chợ). Đứng đầu phủ Phụng Thiên là viên quan Phủ doãn, gọi là Phủ doãn phủ Phụng Thiên. Phủ Phụng Thiên (đến thời nhà Nguyễn thì đổi thành phủ Hoài Đức) vào cuối thời nhà Hậu Lê tới đầu thời nhà Nguyễn gồm 2 huyện (tổng cộng 13 tổng, 239 phường, thôn, trại (đơn vị cấp làng xã)):
Huyện Thọ Xương (8 tổng: 184 phường, thôn, trại) gồm các tổng:
Tả Túc: gồm 20 phường, thôn: Phúc Lâm, Nghĩa Dũng, Mỹ Lộc, Nguyên Khiết Thượng, Nguyên Khiết Hạ, Trừng Thanh Thượng, Sài Thúc-Trừng Thanh Trung, Ngũ Hầu-Trừng Thanh Trung, Bề Thượng-Trừng Thanh Trung, Bề Hạ-Trừng Thanh Trung, Cựu Vệ Tả-Trừng Thanh Trung, Ngoại Ổ-Hương Bài, Kiên Nghĩa-chợ Hà Khẩu, Tả Lâu, Bến Đá, Miếu Trung Liệt, Chợ Bến Đá, Hàng Lược, Đông Hà, Đình Hạ-Phục Cổ, Thượng-Trừng Thanh Hạ, Tả-Trừng Thanh Hạ, Hữu-Trừng Thanh Hạ, Hàng Kiếm-Trừng Thanh Hạ, Đồn Tây Long, Vạn Hà, Thủy cơ Vũ Xá, Thủy cơ Đông Trạch, Thủy cơ Trúc Võng, Thủy cơ Biện Dương, Thủy cơ Tự Nhiên, Thủy cơ Lãng Hồ.
Tiền Túc: gồm 29 phường, thôn: Thuận Mỹ, Hữu Đông Môn, Tố Tịch, Tiên Thị (chợ Tiên, nay khoảng Lý Quốc Sư-Hàng Trống-Nhà thờ Lớn), Khánh Thụy Tả, Đồng Lạc, Hàng Nồi, An Thái, Đông Thành-An Nội, Chợ Đông Thành, Thượng-Cổ Vũ, An Nội-Cổ Vũ, Trung-Cổ Vũ, Trung Hạ-Cổ Vũ, Thị Vật-Cổ Vũ, Thái Cực, Hàng Đàn, Hoa Nương, Kim Bát Thư Khánh Thụy Hữu, Kim Bát Hạ, Đông Hà Kim Bát Thượng, Chùa Tháp-Báo Thiên, Chùa Báo Thiên, Xuân Hoa (nay khoảng phố Hàng Cân), Phúc Phố (khoảng cuối phố Nhà Chung), Tô Mộc (nay khoảng phố Hàng Khay), Chân Sơn (tức Chân Sơn Minh Cầm hay Chân Cầm, nay khoảng các phố Chân Cầm-Hàng Gai-Lý Quốc Sư-Phủ Doãn), Chiêu Hội (tức Hội Vũ).
Hữu Túc: gồm 18 phường, thôn: Đông Các, Hàng Chè, Hàng Chài, Tả Vọng, Tư Nhất, Kho Súng, Hậu Bi, Diên Hưng, Hà Khẩu, Đông An, Trung An, Nhiễu Thượng-Đông Tác, Nam Hoa, Hậu Lâu, Hàng Cá, Trung Nghĩa, Hạ Hà, Dũng Hàn.
Hậu Túc: gồm 17 phường, thôn: Nghĩa Lập, Thanh Hà, Huyền Thiên, Tiền Trung, Vĩnh Trừ, Phú Từ, Nội Tự cửa Đông Hoa, Cửa Đông Hoa, Cửa Hậu Đông Hoa, Cầu Cháy, Đồng Xuân, Vĩnh Thái, Nhiễu Trung-Đông Tác, Đông Hà, An Phú, Đồng Thuận, Hoa Đán.
Tả Nghiêm: gồm 23 thôn, phường: (Vũ Thạch Tiểu, Vũ Thạch Hạ) (phường Vũ Thạch cổ nay thuộc khoảng đầu các phố Quang Trung và Bà Triệu, kéo đến phố Lý Thường Kiệt), (Hồi Thuần, Thuần Mỹ) (sau nhập thành Hồi Mỹ, nay khoảng phố Lý Thường Kiệt-Trần Hưng Đạo-xóm Hà Hồi-phố Trần Quốc Toản), Đổi Mã (tức Hòa Mã), Giáo Phường (nay khoảng giữa phố Huế), Hàng Bài, (Vệ Hồ Giao (tức Long Hồ), Hậu Phong Vân) (nay là Vân Hồ), Thịnh Xương (sau nhập với Yên Ninh thành Thịnh Yên), Sài Tân (nay khoảng phố Trần Cao Vân), Cấm Chỉ Hạ (nay khoảng phố Tô Hiến Thành), Nhiễu Hạ-Đông Tác, Phúc Lâm (nay khoảng Nguyễn Công Trứ-Phố Huế), Phúc Lâm Tiểu (phía tây phường Phúc Lâm, nay khoảng Bà Triệu-Tuệ Tĩnh-Phố Huế), Phục Cổ (nay khoảng đầu Nguyễn Du-Phố Huế), Đông Hạ-Phục Cổ (khoảng giữa Phố Huế (số 133 Phố Huế)), (Thống Nhất, An Thọ (Yên Thọ)) (hợp thành thôn Yên Nhất, nay là khoảng phố Huế-Thái Phiên), Hồng Mai (tức Bạch Mai, nay khoảng phố Bạch Mai), Quỳnh Lôi (nay khoảng ngõ Quỳnh), Kim Hoa (tức Kim Liên), Trung Tự-Đông Tác (nay là khoảng phường Trung Tự quận Đống Đa).
Tiền Nghiêm: gồm 30 thôn: Vĩnh Xương, An Trung Thượng, An Trung Hạ, Hoa Ngư Chợ Cửa Nam, Lưu Truyền, Phù Mỹ, Hoa Cẩm, Tứ Mỹ, Cung Tiên, Linh Quang (nay khoảng ngõ Liên Hoa phố Khâm Thiên), Linh Đồng (nay khoảng đầu phố Khâm Thiên-ga Hàng Cỏ), Quang Hoa, Khâm Thiên Giám, Tương Thuận, Liên Thủy (tức Liên Trì, nay khoảng phố Liên Trì và các phố bắc hồ Thiền Quang), Thái Giao (tức Thể Giao, nay khoảng các phố Hồ Xuân Hương-Tuệ Tĩnh-Bà Triệu), Pháp Hoa (nay khoảng phố Trần Bình Trọng, tây hồ Thiền Quang), Hữu Lễ, Thiền Quang (khoảng phía tây hồ Thiền Quang), Tô Tiền (nay khoảng ngõ Tô Tiền phố Khâm Thiên), Trung Kính (nay khoảng đầu phố Khâm Thiên), Hàng Dầu, Bắc Thượng-Cổ Vũ, Bắc Hạ-Cổ Vũ, Thượng Môn-Báo Thiên, Thượng Môn Hạ-Báo Thiên, Thương Đồng Hạ-Báo Thiên, Cửa Nam-Đông Tác, An Tập (Yên Tập, nay khoảng phố Quán Sứ), (Nam Phụ, Nguyễn Khánh) (sau nhập lại thành thôn Phụ Khánh, nay khoảng cuối phố Lý Thường Kiệt-Thợ Nhuộm).
Hữu Nghiêm: gồm 27 phường, thôn: An Hòa (nay khoảng phố Trần Quý Cáp), Văn Mặc, Hữu Giám, Hậu Giám, Hữu Biên Giám, Minh Triết, Thị Trung Tiền, Hàng Gạo, Cầu Bươu, Quan Thổ (nay khoảng phía nam phố Khâm Thiên), Ngự Sử, Huy Văn (nay khoảng ngõ Văn Chương phố Khâm Thiên), Đỉnh Tân, Tạo Đế, Chợ Giám Hữu Biên, Hậu Bà Ngô (nay khoảng phố Nguyễn Khuyến), Tả Bà Ngô (tức Thanh Miến, nay khoảng đầu phố Văn Miếu), Trung Tả, Ngõ Hàng Kề, Nội Súng, Cổ Thành, Hàng Cháo Giám Hữu Biên, Phụng Thánh, Xã Đàn, Giao Trì (nay khoảng phố Đoàn Thị Điểm), Hàng Bột, Trung Tiền (nay thuộc phần đất quận Đống Đa).
Hậu Nghiêm: gồm 20 thôn, phường: Thanh Nhàn, (Hữu Vọng, Đức Bác) (Vọng Đức), (Hàng Hương, Hoa Viên) (Hương Viên hay Phương Viên, nay khoảng phố Lò Đúc-Trần Xuân Soạn-chợ Hôm Đức Viên), Thanh Lãng, (Cảm Ứng, An Hội) (Cảm Hội, nay là khoảng các phố Lò Đúc-Nguyễn Công Trứ-Cảm Hội), Hàm Châu (nay là Hàm Long), Trường Khánh (Tràng Khánh, sau nhập với Hàm Châu thành Hàm Khánh, nay khoảng phố Lê Văn Hưu), (An Lạc, Trung Chí) (nay là Lạc Trung), (Lương Xá, Yên Xá (An Xá)) (nay là Lương Yên), (Hàng Hương, Hoa Viên) Thọ Lão (nay khoảng dốc Thọ Lão-Lò Đúc), Hàng Rau (tức Hương Thái, nay khoảng phố Trần Xuân Soạn), Nhân Chiêu (khoảng đầu phố Trần Hưng Đạo-Hàn Thuyên), Hộ Quốc (nay là khoảng phố Nguyễn Huy Tự), Ngõ Hàng Trứng (nay khoảng phố Lê Văn Hưu), Tây Hổ (tức Hành Môn, nay khoảng phố Lê Văn Hưu) (nay thuộc phần đất các quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm).
Huyện Vĩnh Thuận (5 tổng: 55 xã, thôn, phường, trại) gồm các tổng:
Thượng: gồm 7 phường: Hòe Nhai, Thạch Khối, An Hoa, Nghi Tàm, Quảng Bá, Tây Hồ, Nhật Chiêu (Nhật Tân).
Trung: gồm 6 phường: Bái Ân (nay thuộc phường Nghĩa Đô quận Cầu Giấy), (Trích Sài, Võng Thị, An Thái (Yên Thái), Hồ Khẩu) (nay thuộc phường Bưởi quận Tây Hồ), Thụy Chương (Thụy Khê). (nay thuộc phần đất các quận Cầu Giấy và Tây Hồ).
Nội: gồm 10 thôn, trại: Liễu Giai, Vĩnh Phúc, Thủ Lệ, Cống An, Đại An (Đại Yên), Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Giảng Võ, Vạn Bảo, Hào Nam.
Hạ: gồm 6 phường, trại: Quán Trạm, Nam Đồng, Yên Lãng (làng Láng), Khương Thượng, Công Bộ, Thịnh Quang. (nay thuộc phần đất các quận Đống Đa,...)
Yên Thành: gồm 26 phường, thôn: Yên Thành, An Thuận, Cận Hàn, An Ninh Hạ, An Canh, An Định, Chùa Trúc Bạch, Ngũ Xã Tràng, Tứ Chiếng Tràng, Chùa Long Châu, Hậu Khán Sơn, Chùa Một Cột, Chùa Tăng Phúc, Thanh Ninh, Thanh Trường, Cận Tú Nam, Tiên Châu, Dụ Hậu, Phụ Bảo, Bà Lẽ, An Viên, Quán Thánh, Khán Sơn Núi Sư, Trụ trì Trấn Vũ, An Duyên, Tân An. |
Lý Thái Tổ (chữ Hán: 李太祖, 8 tháng 3 năm 974 - 31 tháng 3 năm 1028) là hoàng đế sáng lập ra nhà Lý (hay còn gọi là Hậu Lý để phân biệt với nhà Tiền Lý do Lý Nam Đế sáng lập) trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028
Thời gian trị vì của ông chủ yếu để đàn áp các cuộc nổi dậy, vì lòng dân chưa phục được nhà Lý. Khi lòng dân đã yên, triều đình trung ương được củng cố, ông dời đô từ Hoa Lư về Đại La vào năm 1010, đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại 216 năm. Đến cuối năm 1225, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng buộc nhường ngôi cho chồng Trần Cảnh (1218-1277). Nhà Lý sụp đổ...
Thân thế
Lý Thái Tổ tên thật là Lý Công Uẩn, sinh năm Giáp Tuất (974), người châu Cổ Pháp (thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh), mẹ là Phạm Thị Ngà, nhưng không rõ danh tính của cha, chỉ biết ông được truy tôn tước Hiển Khánh vương sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi. Đại Việt sử lược chép ông có một anh trai (sau phong Vũ Uy vương) và một em trai (sau phong Dực Thánh vương). Đại Việt sử ký toàn thư chép ông còn có một người chú được phong Vũ Đạo vương.
Lên 3 tuổi, Công Uẩn được Lý Khánh Văn ở chùa Cổ Pháp (Ứng Tâm tự, chùa Dặn) nhận nuôi, từ nhỏ đã thông minh, tuấn tú khác thường. Năm 6, 7 tuổi, Công Uẩn được gửi sang nhà sư ở chùa Lục Tổ là Vạn Hạnh, thấy Công Uẩn, sư Lý Vạn Hạnh liền khen: Đứa bé này không phải người thường, lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ.
Tướng nhà Tiền Lê
Lớn lên, Lý Công Uẩn gia nhập quân đội. Năm 1005, Lê Đại Hành băng hà, các hoàng tử tranh đoạt ngôi vị. Năm 1006, Lê Long Việt giành được ngôi vua, tức Lê Trung Tông, nhưng chỉ 3 ngày thì bị Lê Long Đĩnh giết để giành ngôi. Các quan sợ hãi bỏ chạy, chỉ có Công Uẩn ôm xác vua mà khóc. Lê Long Đĩnh không trị tội mà còn khen ông là người trung nghĩa, tiếp tục trọng dụng, cho làm Tứ sương quân Phó Chỉ huy sứ, rồi sau thăng đến chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ.
Theo Ngọc phả các vua triều Lê ở Hà Nam và tư liệu tại các di tích ở Cố đô Hoa Lư, Công Uẩn hàng năm theo Thiền sư Vạn Hạnh vào hầu Lê Đại Hành ở thành Hoa Lư. Công Uẩn được vua cho ở lại kinh học tập quân sự, lại gả con gái lớn là công chúa Lê Thị Phất Ngân và đặc phong Công Uẩn làm Điện tiền cận vệ ở thành Hoa Lư, rồi dần thăng lên chức Điện tiền Chỉ huy sứ.
Lên ngôi hoàng đế
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, khi Lê Long Đĩnh còn tại vị, ở hương Diên Uẩn (châu Cổ Pháp) có cây gạo bị sét đánh, có chữ trên ấy. Sư Vạn Hạnh mới bảo Lý Công Uẩn rằng: Mới rồi tôi thấy chữ bùa sấm kỳ lạ, biết họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng Thân vệ là người nhân từ được lòng dân, lại nắm binh quyền trong tay, đứng đầu muôn dân chẳng phải Thân vệ thì còn ai đương nổi nữa. Tôi đã hơn 70 tuổi, mong được thư thả hãy chết, để xem đức hóa của ông như thế nào, thực là cái may nghìn năm có một. Công Uẩn sợ câu nói ấy bị lộ, bảo người anh đem Vạn Hạnh giấu ở Tiêu Sơn.
Cũng theo Toàn thư, có lần Lê Long Đĩnh ăn quả lê lại thấy hột lý, mới tin lời sấm ngữ, ngầm truy sát người họ Lý, nhưng Công Uẩn vẫn không bị hại. Theo An Nam chí lược, năm 1009, Lê Long Đĩnh mất, Thái tử còn bé, hai người em là Lê Minh Đề và Lê Minh Xưởng tranh cướp ngôi vua, bị Công Uẩn giết chết.Chi hậu Đào Cam Mộc dò biết Công Uẩn muốn nhận ngôi, mới nhân lúc vắng nói khích Công Uẩn về việc tiếm ngôi. nhưng bị mắng. Cam Mộc thong thả bảo Công Uẩn rằng: Tôi thấy thiên thời nhân sự như thế mới dám phát ngôn. Nay ông lại muốn cáo giác tôi thì tôi không phải là người sợ chết. Công Uẩn nói: Tôi đâu nỡ cáo giác ông, chỉ sợ lời nói tiết lộ thì chết ráo, nên răn ông đó thôi. Hôm sau Đào Cam Mộc lại thuyết phục Công Uẩn tiếm ngôi, lại bàn với Thái hậu lập Công Uẩn lên làm vua.
Trong Đại Việt sử ký tiền biên, sử gia Ngô Thì Sĩ có nêu ra việc dân gian đồn đoán rằng Lý Công Uẩn giết Lê Long Đĩnh để đoạt ngôi:
Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế ngày 21/11/1009, đặt niên hiệu Thuận Thiên, nghĩa là "theo ý trời". Ông truy phong cha là Hiển Khánh vương, mẹ là Minh Đức Thái hậu, chú là Vũ Đạo vương, anh ruột là Vũ Uy vương, em ruột là Dực Thánh vương. Ông lập 9 hoàng hậu, con trưởng Lý Phật Mã được lập làm Thái tử. Các con trai khác cũng được phong vương. Đào Cam Mộc được phong Nghĩa Tín hầu và cưới công chúa Lý Thiềm Hoa, còn những người khác vẫn giữ chức cũ. Một người con gái khác là Lý Bảo Hòa được gả cho động chủ Giáp Thừa Quý.
Trị vị
Hoa Lư vốn là kinh đô của 2 triều đại Đinh và Tiền Lê, là một vị trí cố thủ tự nhiên giữa những những mỏm núi đá nằm bên rìa phía Đông Nam đồng bằng sông Hồng, kiểm soát tuyến đường đất từ đồng bằng sông Hồng tới các tỉnh phía Nam, cũng là tiền đồn của những tỉnh phía Nam nhìn ra đồng bằng sông Hồng.. Lúc lên ngôi, Lý Thái Tổ cho rằng "Hoa Lư thành hẹp, đất thấp", muốn dời đô về Đại La (nay là Hà Nội). Nhà vua ra chiếu rằng:
Sử chép rằng các quan đều nhất trí với nhà vua: "Bệ hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không theo".
Tháng 7 năm Canh Tuất (1010) thì khởi sự dời đô. Khi thuyền mới đến đậu ở dưới thành, thấy có con rồng vàng hiện ra, nhân thế đặt tên là Thăng Long, liền lập nhiều cung điện, cộng 13 sở, xây thành lũy, sửa sang phủ khố; thăng châu Cổ Pháp, Bắc Ninh làm phủ Thiên Đức. Thành Hoa Lư gọi là phủ Tràng An, trong phủ Thiên Đức lập 8 ngôi chùa, đều có lập bia ghi chép công đức.
Chính trị
Thời Lý Thái Tổ, Đại Tống và Đại Cồ Việt giữ quan hệ hòa bình. Thái Tổ khi lên ngôi sai Lương Nhậm Văn và Lê Tái Nghiêm sang nước Tống để kết hảo. Năm 1010, Tống Chân Tông phong Thái Tổ chức Giao Chỉ quận vương kiêm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, sau lại phong làm Nam Bình vương vào năm 1017. Các nước láng giềng như Chiêm Thành và Chân Lạp cũng thường sang triều cống, việc bang giao thời bấy giờ khá yên trị. Tuy nhiên, năm 1020, Thái Tổ phải sai Lý Phật Mã đánh Chiêm Thành. Đại Việt Sử ký Toàn thư và Đại Việt sử lược chép là quân Việt thắng; song từ năm này đến khi Lý Thái Tông chinh phạt Chiêm Thành lần hai năm 1044, sử sách không ghi lại bất kỳ một lần nào sứ Chiêm sang cống. Năm 1044, Lý Thái Tông có nói với triều thần: "Tiên đế mất đến nay đã 16 năm rồi, mà Chiêm Thành chưa từng sai một sứ giả nào sang cống".
Lý Thái Tổ chia đất nước làm 24 lộ và 2 phần kinh và trại, Hoan Châu và Ái Châu là trại, từ Thanh Hóa trở ra là kinh. Cương mục và Toàn thư chỉ ghi tên 12 lộ: Thiên Trường, Quốc Oai, Hải Đông, Kiến Xương, Hoàng Giang, Long Hưng, Bắc Giang, Trường Yên, Thanh Hóa, Diễn Châu, Khoái, Hồng. Theo Lãnh Nam ngoại đáp, Đại Việt thời Lý chia làm 4 phủ Đô Hộ, Đại Thông, Thanh Hóa, Phú Lương; 13 châu Vĩnh An, Vĩnh Thái, Vạn Xuân, Phong Đạo, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Già Phong, Trà Lô, Yên Phong, Tô, Mậu, Lạng; 3 trại là Hòa Ninh, Đại Bàn, Tân Yên.
Quan chế nhà Lý kế thừa nhà Tiền Lê, ban văn - võ có 9 phẩm, 3 chức thái sư, thái phó, thái bảo; 3 chức thiếu sư, thiếu phó, thiểu bảo; cùng thái úy, thiếu úy và nội ngoại hành điện đô tri sự, kiểm hiệu bình chương sự. Ngoài quan ngoài triều đình có các tri phủ và phán phủ cai trị một phủ và tri châu cai trị một châu. Ngoài ra có những châu bậc dưới mà người đứng đầu là thủ lĩnh.
Năm 1013, triều đình định ra 6 hạng thuế là: thuế ruộng, đầm, ao; thuế đất trồng dâu và bãi phù sa; thuế sản vật ở núi; thuế mắm muối đi Ải quan; thuế sừng tê, ngà voi và hương trên mạn núi xuống; thuế tre gỗ hoa quả. Lúc mới lên ngôi, nhà vua miễn thuế cho dân trong 3 năm. Theo Ngô Thì Sĩ, nhà Lý cốt chăm nghề nông cho nước giàu, trong 6 thứ thuế chỉ thu 4, 2 hạng khoan thu.
Quân sự
Tháng 2 năm Tân Hợi (1011), Lý Thái Tổ mang quân đi phạt quân Cử Long ở Ái Châu, bắt người cầm đầu giải về. Tháng 10/1013, ông thân chinh đánh quân Man ở châu Vị Long, lại thắng trận.
Năm 1012, Lý Thái Tổ bình định Diễn Châu, vốn vẫn còn nằm trong tay Lê Long Tung nhà Tiền Lê. Khi đến Vũng Biện thì trời tối đen, gió sấm rất lớn. Thấy vậy, ông đốt hương và khấn trời: "Tôi là người ít đức, lạm ở trên dân, nơm nớp lo sợ như sắp sa xuống vực sâu, không dám cậy binh uy mà đi đánh dẹp càn bậy. Chỉ vì người Diễn Châu không theo giáo hóa, ngu bạo làm càn, tàn ngược chúng dân, tội ác chồng chất, không thể dung tha. Còn trong khi đánh nhau, hoặc giết oan kẻ trung hiếu, hoặc hại lầm kẻ hiền lương, đến nỗi hoàng thiên nổi giận phải tỏ cho biết lỗi lầm, dẫu gặp tổn hại cũng không dám oán trách. Đến như sáu quân thì tội lỗi có thể dung thứ, xin lòng trời soi xét". Sau khi khấn, trời đất quang đãng trở lại.
Năm ấy, người Đại Lý (đời vua Đoàn Tố Liêm) lấn sang quá biên giới Đại Cồ Việt, đến bến Kim Hoa và châu Vị Long để buôn bán. Thái Tổ sai quân bắt được người Đại Lý và hơn 1 vạn con ngựa.
Mùa đông, tháng 10, năm 1013 châu Vị Long phản lại nước Đại Cồ Việt, hùa theo người Đại Lý (đời vua Đoàn Tố Liêm). Vua Lý Thái Tổ mang quân đánh, thủ lĩnh là Hà Án Tuấn sợ, đem đồ đảng trốn vào rừng núi.
Năm Giáp Dần (1014), vua Đại Lý là Đoàn Tố Liêm sai hai tướng Dương Trường Huệ, Đoàn Kính Chí đem 20 vạn quân đánh nước Đại Cồ Việt. Quân Đại Lý tiến lên đóng ở bến Kim Hoa, dũng trại Ngũ Hoa. Sau khi châu mục châu Bình Lâm là Hoàng Ân Vinh thông báo, Lý Thái Tổ sai Dực Thánh vương đánh bến Kim Hoa. Quân Đại Cồ Việt đánh tan quân Đại Lý, "chém vạn đầu giặc, bắt được quân sĩ và ngựa nhiều vô số" (nguyên văn trong Đại Việt sử lược). Sau chiến thắng, Lý Thái Tổ hạ lệnh cho viên ngoại lang Phùng Chân, Lý Hạc mang 100 ngựa chiến của Đại Lý biếu tặng vua Tống Chân Tông. Triều đình Tống đối đãi các sứ thần Đại Cồ Việt rất hậu. Cùng năm đó, Thái Tổ đổi phủ Ứng Thiên làm Nam Kinh.
Tháng 12 năm Canh Thân (1020), Lý Thái Tổ sai Khai Thiên vương Lý Phật Mã và Đào Thạc Phụ đem quân đi đánh Chiêm Thành ở trại Bố Chính, thẳng đến núi Long Tỵ (nay thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), chém được tướng Chiêm là Bố Linh tại trận, người Chiêm chết đến quá nửa.
Tháng 12 năm Tân Dậu (1021), thổ dân Đại Nguyên Lịch - một sắc dân Mán cư trú giữa trại Như Hồng và trấn Triều Dương (Đại Tống) - sang đánh phá biên ải Đại Cồ Việt-Đại Tống. Lý Thái Tổ ra lệnh cho Dực Thánh vương đánh dẹp Đại Nguyên Lịch, quân đánh đến châu Như Hồng trong đất Tống (đời vua Tống Chân Tông), đốt kho tàng, bắt nhiều dân và gia súc rồi kéo về. Sử gia Trung Quốc gốc Việt Lê Tắc đã thuật lại sự việc này trong sách An Nam chí lược rằng:
"Tháng 12, Chuyển vận sứ Quảng Tây Cao Huệ Liên dâng thơ nói Giao Châu vào cướp trại Như Hồng thuộc châu Khâm, bắt người và súc vật rất nhiều. Vua Tống Chân Tông xuống chiếu khiến Cao Huệ Liên tư điệp văn cho Giao Châu và sai sứ theo đòi lại. Nguyên trước đây có dân Mường là Trương Phố, lánh tội chạy đến đầu ngụ, quan cai trị Khâm Châu là Mục Trọng vời vào, đi đến nửa đường lại ngăn không cho vào. Đô Tuần Kiểm Tàng Tự bèn khiến trại Như Hồng khao đãi trâu rượu. Giao Châu dò biết được việc ấy, bèn nhân đuổi bắt dân Mường, đánh cướp luôn trại Như Hồng. Vua Tống Chân Tông xuống chiếu thư bảo các châu từ nay không được dụ vời quân man rợ và khao đãi yến tiệc, đến đỗi sinh sự."
Năm 1024, Lý Thái Tổ sai Thái tử Lý Phật Mã đem quân đánh châu Phong Luân, còn Khai Quốc vương thì đánh châu Đô Kim. Cùng năm đó, nhà vua tu sửa thành Thăng Long.
Năm 1028, Thái tử lại được lệnh đánh châu Thất Nguyên, Đông Chinh vương cũng đi đánh châu Văn.
Tôn giáo
Lý Thái Tổ xuất thân từ chùa chiền, sau khi lên ngôi rất hậu đãi giới tăng lữ. Vào năm 1010, sau khi đã dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, việc đầu tiên ông làm là liền xuất ra 2 vạn quan để làm chùa ở phủ Thiên Đức (tức Cổ Pháp).
Tháng 12 năm Canh Tuất (năm 1010 dương lịch), Lý Thái Tổ sai sứ sang nước Tống để thỉnh kinh điển Phật giáo. Tống Chân Tông chấp thuận, trao cho vua Lý kinh Địa Tạng cùng với chữ ngự bút do chính tay vua Tống viết.
Cùng năm, sau khi đã được xây dựng Hoàng thành, ông lại chùa ngự Hưng Thiên và tinh lâu Ngũ Phượng. Ngoài thành về phía nam dựng chùa Thắng Nghiêm.
Tháng 6 năm Mậu Ngọ (1018), Lý Thái Tổ lại sai viên ngoại lang Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang nước Đại Tống thỉnh Tam tạng kinh đem về để vào kho Đại Hưng.
Tháng 9 năm Giáp Tý (1024), Thái Tổ sai dựng chùa Chân Giáo trong nội đô Thăng Long, để hoàng đế lui tới nghe kinh pháp.
Về việc này, Lê Văn Hưu nhận xét: ...Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn nghìn người ở Kinh sư, thế thì tiêu phí của cải sức lực vào việc thổ mộc không biết chừng nào mà kể.
Qua đời
Theo Đại Việt sử lược, năm Mậu Thìn 1028 (tức năm Thuận Thiên thứ 19), sức khỏe Lý Thái Tổ đã không được tốt, thường xuyên đau yếu. Ngày 31 tháng 3 năm ấy, Thái Tổ qua đời ở điện Long An, ở ngôi 19 năm, hưởng thọ 54 tuổi.
Khi Lý Thái Tổ vừa qua đời, việc tế táng lại chưa hoàn tất, thì ba vương gia Vũ Đức vương, Đông Chinh vương và Dực Thánh vương cùng quân sĩ vây hãm thành, nhằm mục đích cướp ngôi Thái tử Lý Phật Mã. Thái tử đem quân vào thành, quyết một trận với 3 vương.
Khi quân của Thái tử và quân các vương đối trận, thì Võ vệ tướng quân Lê Phụng Hiểu rút gươm ra chỉ vào Vũ Đức vương mà bảo rằng: "Các người dòm ngó ngôi cao, khi dễ tự quân, trên quên ơn tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vậy Phụng Hiểu xin dâng nhát gươm này!". Nói xong chạy xông vào chém Vũ Đức vương ở trận tiền. Quân các vương trông thấy sợ nên bỏ chạy cả. Dực Thánh vương và Đông Chinh vương cũng phải chạy trốn, về sau xin ra hàng, được tha cả. Thái tử Lý Phật Mã lên nối ngôi, tức là Lý Thái Tông.
Lý Thái Tông kế vị, táng Lý Công Uẩn ở Thọ Lăng, phủ Thiên Đức, truy tôn miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu là Thần Vũ Hoàng đế.
Gia đình
Cha: Hiển Khánh vương.
Mẹ: Minh Đức Thái hậu Phạm Thị Ngà.
Anh em:
Dực Thánh vương, có sách ghi là con trai.
Hậu phi: Thái Tổ lập 9 hoàng hậu, trong đó có một số người được sử ghi danh hiệu:
Lập Giáo hoàng hậu: sử chép là vợ cả, theo dã sử tên húy là Lê Thị Phất Ngân, con của Lê Hoàn, là mẹ của Thái tử Lý Phật Mã. Sau được Lý Thái Tông phong Linh Hiển Hoàng thái hậu.
Ái Vân phu nhân Chu thị
Tá Quốc Phu nhân
Lập Nguyên Phu nhân
Còn lại đều không rõ tên họ.
Con cái: Ít nhất 7 hoàng tử, 13 công chúa.
Khai Thiên vương Lý Phật Mã, năm 1009 phong Hoàng thái tử. Mẹ là Linh Hiển Hoàng thái hậu.
Khai Quốc vương Lý Bồ, phong năm 1013, ở phủ Trường Yên.
Đông Chinh vương Lý Lực, phong năm 1018.
Vũ Đức vương, không rõ thân thế, theo quan điểm của Trần Trọng Kim là con Lý Thái Tổ.
Uy Minh hầu Lý Nhật Quang, còn có tên Lý Hoảng. Theo Việt điện u linh tập, mẹ là Linh Hiển Hoàng thái hậu.
Công chúa An Quốc, gả cho Đào Cam Mộc.
Lĩnh Nam Công chúa (Lý Bảo Hòa), gả cho Thân Thừa Quý
Nhận định
Sử gia Lê Văn Hưu bình trong Đại Việt sử ký:
Sử thần Ngô Sĩ Liên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư bình rằng:
Sử thần Lê Tung, tác giả bài Đại Việt thông giám tổng luận thì nhận xét:
Khâm định Việt sử Thông giám cương mục nhận định:
Lời của sử thần chép trong sách Việt sử tiêu án:
Theo K.W Taylor:
Các công trình gắn liền với tên tuổi của Lý Thái Tổ/Lý Công Uẩn
Lý Thái Tổ và các vị vua nhà Lý được thờ ở đền Đô, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nơi đây là quê hương của nhà Lý. Gần đền Đô là lăng mộ các hoàng đế nhà Lý nằm rải rác trên địa bàn phường Đình Bảng.
Có một ngôi đền thờ riêng vua Lý Thái Tổ, hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân và Lý Thái Tông được xây dựng do Hà Nội kết hợp với Ninh Bình là Đền Vua Lý Thái Tổ tại khu di tích Cố đô Hoa Lư. Tại khu vực động Hoa Lư – quê hương của Thái hậu Dương Vân Nga và cũng là căn cứ ban đầu của Đinh Bộ Lĩnh có các di tích đình Ngọc Nhị, đình Viến thờ vua Đinh và Thái hậu cũng có bài vị phối thờ Hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân và Lý Thái Tổ với giai thoại hai người từng về thăm viếng nơi này.
Nhiều địa phương lấy tên ông đặt cho các đường phố và trường học như: đường Lý Thái Tổ ở các thành phố: Bắc Ninh, Hà Nội, Huế, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Yên, Đà Nẵng, Long Xuyên, Thành phố Hồ Chí Minh,... hay đường Lý Công Uẩn ở các thành phố: Lào Cai, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Móng Cái,...
Hà Nội và Bắc Ninh là 2 tượng đài đã được xây dựng để tưởng nhớ đến ông.
Năm 2004, một tượng đài Lý Thái Tổ được xây dựng tại trục đường Đinh Tiên Hoàng thuộc khu vực vườn hoa Chí Linh, Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội theo mẫu của nhà điêu khắc Vi Thị Hoa, bằng đồng (nặng 14 tấn, cao 3,3 m) thuộc dạng công trình chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Bà Vi Thị Hoa cho biết là không có tài liệu vật thể nào về khuôn mặt, trang phục của Lý Thái Tổ và nói: "Chúng tôi sáng tác mang tính ước lệ".
Tháng 8 năm 2011, chiếc tàu hộ tống mang tên lửa lớp Gepard 3.9 (Project 11661E) thứ hai của Hải quân Nhân dân Việt Nam – HQ012 – được đặt tên Lý Thái Tổ.
Trong văn hoá đại chúng |
"Tiến quân ca" là một bài hát do nhạc sĩ Văn Cao (1923–1995) sáng tác vào năm 1944 và được sử dụng làm quốc ca của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam kể từ ngày 2 tháng 7 năm 1976. Trước đó, bài Tiến quân ca được chọn làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ ngày 13 tháng 8 năm 1945 đến 1 tháng 7 năm 1976.
Hoàn cảnh ra đời
Mùa đông năm 1944, Văn Cao gặp Vũ Quý, một cán bộ Việt Minh, ở ga Hàng Cỏ. Vũ Quý là người từng quen biết Văn Cao và đã động viên ông viết những bài hát yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca... Vũ Quý đề nghị Văn Cao thoát ly hoạt động cách mạng, và nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một bài hành khúc cho đội quân Việt Minh.
Văn Cao viết bài hát đó trong nhiều ngày tại căn gác số 45 Nguyễn Thượng Hiền. Ông có viết lại trong một ghi chép tháng 7 năm 1976 như sau: "[...] Tôi chỉ đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những con đường Phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Tôi chưa gặp các chiến sĩ cách mạng của chúng ta, trong khóa quân chính đầu tiên ấy, và biết họ hát như thế nào. Ở đây đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị cho họ có thể hát được...". Trong một hồi ký tựa đề "Bài Tiến quân ca", Văn Cao cho biết, khi ông sáng tác Tiến quân ca thì có Phạm Duy ở cùng, và "Anh rất tôn trọng những phút tôi ngồi vào bàn với tập bản thảo và chờ đợi âm thanh từng câu nhạc được nhắc đi nhắc lại. Anh là người chứng kiến sự ra đời của bài Tiến quân ca".
Về ca khúc, Văn Cao nói rằng, tên bài hát và lời ca của nó là một sự tiếp tục từ ca khúc Thăng Long hành khúc ca trước đó: "Cùng tiến bước về phương Thăng Long thành cao đứng" và bài Gò Đống Đa: "Tiến quân hành khúc ca, thét vang rừng núi xa"... Và ông đã rút lại những ca từ trong bài hát đó thành Tiến quân ca. Phần ca từ trong bài hát ở thời điểm mới ra đời có nhiều khác biệt so với sau này, như câu đầu Đoàn quân Việt Nam đi, thì ban đầu là Đoàn quân Việt Minh đi, câu thứ sáu của bài hát ở phiên bản đầu là "Thề phanh thây uống máu quân thù" thể hiện sự căm phẫn, đau đớn của Văn Cao trước sự tàn bạo của thực dân Pháp và trước nạn đói đang xảy ra, về sau được nhiều người góp ý, tác giả đã sửa thành Đường vinh quang xây xác quân thù. Câu kết: "Tiến lên! Cùng thét lên! Chí trai là nơi đây ước nguyền!" được Văn Cao sửa thành (...) Núi sông Việt Nam ta vững bền, nhưng đến khi xuất bản thành Quốc ca, ai đó đã sửa thành (...) Nước non Việt Nam ta vững bền, việc này, theo Văn Cao, "Với một ca khúc đòi hỏi trang nghiêm, chữ nước non hát lên bị yếu. Chữ núi sông hát khỏe và hùng tráng".
Sau khi hoàn thành tác phẩm, Văn Cao gặp và hát cho Vũ Quý nghe. Vũ Quý rất hài lòng, giao cho Văn Cao tự tay viết bài hát lên đá in. Và lần đầu tiên Tiến quân ca được in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11 năm 1944 bằng bản in đá do chính Văn Cao viết.
Ngày 17 tháng 8 năm 1945, ca khúc được hát trước quần chúng lần đầu tiên tại một cuộc mít-tinh của công chức Hà Nội bởi Ph.D , đây cũng là người đã buông lá cờ đỏ sao vàng của Việt Minh thay cho cờ của chính phủ Trần Trọng Kim và cướp loa phóng thanh hát Tiến quân ca, mà theo Văn Cao: "Con người trầm lặng ấy đã có sức hát hấp dẫn hàng vạn quần chúng ngày hôm đó".
Còn nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, sau khi nghe Văn Cao hát bài hát này, đã xúc động thật sự, và đề nghị mỗi người viết một bài hát nữa về mặt trận Việt Minh. Sau đó Nguyễn Đình Thi viết được bài Diệt phát xít, Văn Cao viết thêm bài Chiến sĩ Việt Nam, cả hai bài hát này đều phổ biến rộng rãi trong công chúng.
Quốc ca
Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước Nhà hát Lớn, bài Tiến quân ca đã được cất lên lần đầu tiên trước đông đảo dân chúng. Cũng tại quảng trường Nhà hát lớn, ngày 19 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh lớn, dàn đồng ca của Đội Thiếu niên Tiền phong đã hát bài Tiến quân ca chào lá cờ đỏ sao vàng.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Tiến quân ca chính thức được cử hành trong ngày Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình bởi Ban nhạc Giải phóng quân do Đinh Ngọc Liên chỉ huy. Trước ngày biểu diễn, nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên và nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu đã bàn với Văn Cao thống nhất sửa hai chữ trong Tiến quân ca, cụ thể là rút ngắn độ dài của nốt rê đầu tiên ở chữ "Đoàn" và nốt mi ở giữa chữ "xác" làm cho bản nhạc khỏe khoắn hơn.
Năm 1946, Quốc hội khóa I đã quyết định chọn Tiến quân ca làm quốc ca. Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam, tại điều 3 ghi rõ: "Quốc ca là bài Tiến quân ca". Năm 1955, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá I đã quyết định mời tác giả tham gia sửa một số chỗ về phần lời của quốc ca. Văn Cao sau này đã luyến tiếc vì một số chữ sửa đã làm mất khí thế hùng tráng của ca khúc.
Sau năm 1975, chính phủ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, ngày 2 tháng 7 năm 1976, hai miền Nam Bắc thống nhất thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và quốc ca là Tiến quân ca. Năm 1981, Việt Nam tổ chức thay đổi quốc ca. Một cuộc thi được mở ra nhưng sau hơn một năm, cuộc thi này không được nhắc tới nữa và cũng không có tuyên bố chính thức gì về kết quả. Tiến quân ca vẫn là quốc ca Việt Nam cho tới ngày nay.
Lời bài hát
nhỏ|222x222px|Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản thu âm chính thức được sử dụng trong các nghi lễ chào cờ
Lời bài hát từ năm 1944 đến năm 1955
Lời 1
Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa
Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca
Đường vinh quang xây xác quân thù
Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng
Tiến mau ra sa trường!
Tiến lên, cùng tiến lên!
Nước non Việt Nam ta vững bền.
Lời 2
Đoàn quân Việt Nam đi, sao vàng phấp phới
Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than
Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới,
Đứng đều lên gông xích ta đập tan.
Từ bao lâu ta nuốt căm hờn
Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn.
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng
Tiến mau ra sa trường
Tiến lên, cùng tiến lên!
Nước non Việt Nam ta vững bền
Bắc Sơn cùng Đô Lương, Thái Nguyên.
Lời bài hát từ năm 1955 đến nay
Lời 1
Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa
Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca
Đường vinh quang xây xác quân thù,
Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu.
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,
Tiến mau ra sa trường,
Tiến lên, cùng tiến lên!
Nước non Việt Nam ta vững bền.
Lời 2
Đoàn quân Việt Nam đi, sao vàng phấp phới
Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than
Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới,
Đứng đều lên gông xích ta đập tan.
Từ bao lâu ta nuốt căm hờn,
Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn.
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,
Tiến mau ra sa trường,
Tiến lên, cùng tiến lên!
Nước non Việt Nam ta vững bền!
Vấn đề bản quyền
Ngày 21 tháng 6 năm 2010, Cục Bản quyền tác giả nhận được thư ngỏ lời được hiến tặng tác phẩm Tiến quân ca của bà Nghiêm Thúy Băng, vợ cố nhạc sĩ Văn Cao gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL). Bà Nghiêm Thúy Băng, đại diện gia đình nhạc sĩ Văn Cao đang hưởng quyền thừa kế đã trân trọng ngỏ lời hiến tặng Đảng, Quốc hội, Nhà nước và công chúng tác phẩm Tiến quân ca được sử dụng làm Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1945 đến nay.
Tuy vậy, đến tháng 8 năm 2015, Nhà nước không có phản hồi về lời tặng này, nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đề xuất thu phí bản quyền khi được sử dụng để biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật. Ngày 15 tháng 8, trong chương trình Hát mãi khúc quân hành tại Nhà hát Tuổi trẻ và chương trình Tự hào tổ quốc tôi ngày 17 tháng 8, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã thu tiền bản quyền tác phẩm Tiến quân ca. Ngày 26 tháng 8, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi công văn đến trung tâm này đề nghị dừng việc thu tiền bản quyền tác phẩm Tiến quân ca vì ''lời hiến tặng của vợ cố nhạc sĩ Văn Cao và cũng là tâm nguyện của ông khi còn sống''. Ngay sau đó Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã yêu cầu dừng việc thu tiền.
Ngày 15 tháng 7 năm 2016, gia đình của nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng ca khúc Tiến quân ca cho nhân dân và Tổ quốc Việt Nam. Lễ tiếp nhận được tổ chức tại Tòa nhà Quốc hội. Cũng tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho quả phụ của nhạc sĩ, Nghiêm Thúy Băng, để ghi nhận những nỗ lực của bà trong việc bảo tồn các tác phẩm của nhà soạn nhạc. Kể từ đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý bài "Tiến quân ca" theo quy định pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan về bản quyền.
Vụ tắt tiếng quốc ca trên YouTube
Ngày 4 tháng 11 năm 2021, VTV tố cáo BH Media đã "đánh bản quyền" "Tiến quân ca" trên YouTube trong một chương trình thời sự. Đáp lại, BH Media khẳng định mình "không vi phạm quyền tác giả gốc của Quốc ca", nhưng bản ghi này do Hồ Gươm Audio sản xuất và ủy quyền cho BH Media quản lý nên họ có quyền "quản lý, khai thác trên YouTube" đối với bản ghi này. Về mặt pháp lý, luật sư Phạm Duy Khương nhận định "bài hát được hiến tặng thuộc dạng "chết" chứ không phải bản ghi cụ thể nào", nên người nào dùng bài hát "để sản xuất sản phẩm ghi âm, ghi hình, người đó có quyền với bản ghi đó".
Sau đó, ngày 6 tháng 12, trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Lào tại AFF Cup 2020, đơn vị giữ bản quyền (Next Media) đã tắt tiếng phần hát Quốc ca Việt Nam vì lý do bản quyền âm nhạc. Đại diện của BH Media cho biết đơn vị tiếp sóng đã tự tắt tiếng Quốc ca để tránh bị mất doanh thu. Bà cũng giải thích rằng trước đó từng có vụ việc kênh YouTube của FPT mất doanh thu vì trận đấu dùng bản ghi "Tiến quân ca" do hãng đĩa nước ngoài là Marco Polo sản xuất. Trong thông cáo báo chí cùng ngày, BH Media cho biết họ chưa từng và chưa bao giờ nhận sở hữu quyền tác giả "Tiến quân ca".
Bình luận về sự việc, con trai của Văn Cao là Văn Thao cho biết gia đình ông thấy "rất buồn", "rất bức xúc", cho rằng các doanh nghiệp trên đã "xâm phạm bản quyền của quốc gia", nếu ai muốn dàn dựng bản ghi âm thì "phải xin phép nhà nước". Nhưng luật sư Lê Thị Thu Hương lại cho rằng "sản xuất bản ghi bài hát này không cần xin phép chủ thể nào". Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng cũng như người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cảnh cáo "các cá nhân, tổ chức không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam". Đáp lại, Next Media cho biết sẽ không tắt tiếng phần Quốc ca trong những sự kiện sắp tới trên mọi nền tảng phát sóng. Về mặt pháp lý, luật sư Lê Thị Thu Hương giải thích rằng bài hát được hiến tặng cho công chúng chỉ là "phần nhạc và lời", không phải là một bản ghi âm cụ thể. Luật sư Hương, luật sư Đặng Văn Cường và luật sư Nguyễn Thị Xuyến giải thích rằng các đơn vị sản xuất bản ghi âm sẽ giữ bản quyền các bản ghi âm do họ tạo ra. Họ bỏ tiền ra sản xuất nên họ là chủ sở hữu hợp pháp của bản ghi, ai muốn dùng đều phải xin phép. Tức là, nếu bản ghi "Tiến quân ca" phát trong trận bóng là có bản quyền thì YouTube sẽ gỡ video với lý do vi phạm bản quyền.
Trang Báo điện tử Chính phủ phát hành một bản ghi quốc ca mà ai cũng có thể dùng miễn phí. Công văn của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao Trần Đức Phấn cũng khuyến nghị lấy đây làm bản được sử dụng thống nhất. Sau đó, Liên đoàn bóng đá Việt Nam và ban tổ chức AFF Cup đã sử dụng bản ghi này.
Ngày 16 tháng 6 năm 2022, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, trong đó khoản 2 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau: "Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và không được vi phạm quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca". Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2023. |
Đức (, ), tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Đức (, ), là quốc gia độc lập có chủ quyền ở khu vực Trung Âu. Quốc gia này là một nước cộng hòa dân chủ tự do và là một nước nghị viện liên bang bao gồm 16 bang. Đức có tổng diện tích là 357.022 km² và khí hậu theo mùa, phần lớn là ôn hòa. Dân số Đức vào khoảng hơn 83 triệu, là quốc gia đông dân thứ hai ở Châu Âu (sau Nga). Đức là quốc gia có số lượng người nhập cư cao thứ hai thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, theo số liệu năm 2014. Thủ đô và vùng đô thị lớn nhất của Đức là Berlin. Các thành phố lớn khác gồm có Hamburg, München, Köln, Frankfurt, Stuttgart và Düsseldorf.
Các bộ lạc German khác nhau cư trú tại miền bắc của nước Đức ngày nay từ thời kỳ cổ đại Hy-La. Một khu vực mang tên Germania được ghi lại trước năm 100. Trong giai đoạn di cư, các bộ lạc German bành trướng lãnh thổ về phương nam. Bắt đầu vào thế kỷ 10, các lãnh thổ của người Đức hình thành bộ phận trung tâm quốc gia lúc đó của Đế quốc La Mã Thần thánh. Trong thế kỷ 16, các khu vực miền bắc Đức trở thành trung tâm của Cải cách Kháng nghị. Năm 1871, Đức trở thành một quốc gia dân tộc khi hầu hết các quốc gia Đức thống nhất (ngoại trừ Áo) trong Đế quốc Đức do người Phổ chi phối. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng Đức 1918-1919, Đế quốc này bị thay thế bằng Cộng hòa Weimar theo chế độ nghị viện. Chế độ độc tài quân phiệt Quốc Xã được hình thành vào năm 1933, dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai và một nạn diệt chủng cho đến năm 1945. Sau một giai đoạn Đồng Minh chiếm đóng, hai nhà nước Đức được thành lập ở 2 miền Tây-Đông trong Chiến tranh Lạnh: Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức (1949). Năm 1989, Bức tường Berlin sụp đổ trong cuộc Cách mạng hòa bình chống đối lại nhà nước Đông Đức. Năm 1990, Đức được tái thống nhất sau hơn 45 năm chia cắt đất nước từ 1945.
Từ khi thống nhất đến nay, Đức luôn duy trì vị thế là một Đại cường quốc và có nền kinh tế lớn thứ tư thế giới theo GDP danh nghĩa, lớn thứ 5 toàn cầu theo sức mua tương đương. Đức dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực công nghiệp nặng và công nghệ cao, là nước xuất khẩu và nhập khẩu đều ở vị trí lớn thứ 3 thế giới (2015). Đức là một quốc gia phát triển, có tiêu chuẩn sinh hoạt rất cao được duy trì nhờ một xã hội có kỹ năng và năng suất. Đức duy trì một hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc y tế phổ quát, bảo vệ môi trường và giáo dục đại học miễn học phí. Đức là một thành viên sáng lập của Liên minh châu Âu vào năm 1993, là bộ phận của khu vực Schengen và trở thành đồng sáng lập của khu vực đồng Euro vào năm 1999. Đức là một thành viên của Liên Hợp Quốc, NATO, G8, G7, G20, Câu lạc bộ Paris, và OECD. Chi tiêu quân sự quốc gia của Đức cao thứ 9 thế giới. Đức có lịch sử văn hóa phong phú, liên tục sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng trong nghệ thuật, triết học, âm nhạc, thể thao, giải trí, khoa học, kỹ thuật và phát minh.
Tên gọi
Tên gọi của nước Đức trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung. Trong tiếng Trung, nước Đức được gọi là 德意志 (âm Hán Việt: Đức Ý Chí), gọi tắt là 德國 Đức quốc. Cũng giống như Anh, Pháp, Mỹ, và những người khác. người Việt hay bỏ chữ "Quốc" đi, chỉ còn gọi là "Đức".
Thuật ngữ Deutschland trong tiếng Đức, ban đầu là diutisciu land ("các vùng người Đức") có nguồn gốc từ deutsch, bắt nguồn từ tiếng Thượng Đức Cổ diutisc "dân", ban đầu được sử dụng để phân biệt ngôn ngữ của thường dân khỏi tiếng Latinh và các hậu duệ của nó. Đến lượt mình, nó lại bắt nguồn từ tiếng German nguyên thủy *þiudiskaz "dân", từ *þeudō, bắt nguồn từ tiếng Ấn-Âu nguyên thủy *tewtéh₂- "người", từ "Teuton" cũng bắt nguồn từ đó. Từ Germany trong tiếng Anh bắt nguồn từ Germania trong tiếng Latinh, là từ được sử dụng sau khi Julius Caesar chọn nó để chỉ các dân tộc phía đông sông Rhein.
Lịch sử
Việc phát hiện Di cốt Mauer cho thấy người cổ đại đã hiện diện lần đầu tại Đức từ ít nhất 600.000 năm trước. Người ta cũng phát hiện di cốt của những người phi hiện đại đầu tiên sau đó (người Neanderthal) tại thung lũng Neandertal. Các hóa thạch Neanderthal 1 được cho là có niên đại 40.000 năm tuổi. Bằng chứng về người hiện đại có niên đại tương tự được phát hiện trong các hang tại dãy Schwäbische Alb. Trong những vật được tìm thấy có các sáo bằng xương chim và ngà voi ma mút 42.000 năm tuổi là các nhạc cụ cổ nhất từng phát hiện được, Tượng người sư tử thời đại băng hà 40.000 năm tuổi là nghệ thuật tạo hình không thể tranh luận cổ nhất từng phát hiện được, và Tượng Venus ở Hohle Fels 35.000 năm tuổi là nghệ thuật tạo hình con người không thể tranh luận cổ nhất từng phát hiện được. Đĩa bầu trời Nebra – một món tạo tác bằng đồng điếu được tạo ra trong thời đại đồ đồng châu Âu được cho là thuộc về một địa điểm gần Nebra, Sachsen-Anhalt, Đức.
Các bộ lạc German và Đế quốc Frank
Các bộ lạc German được cho là có niên đại từ Thời đại đồ đồng Bắc Âu hoặc Thời đại đồ sắt tiền La Mã. Từ miền nam Scandinavia và miền bắc Đức ngày nay, họ bành trướng về phía nam, đông và tây, tiếp xúc với các bộ lạc Celt tại Gallia, cũng như với các bộ lạc Iran, Balt, Slav tại Trung và Đông Âu. Dưới thời Augustus, La Mã (Roma) bắt đầu xâm chiếm khu vực Germania (tức khu vực có cư dân chủ yếu là người German). Năm 9 CN, ba quân đoàn La Mã dưới quyền Varus thất bại trước thủ lĩnh Arminius của bộ lạc Cherusker. Đến năm 100 CN, khi Tacitus viết sách Germania, các bộ lạc German đã định cư dọc sông Rhine và sông Danube, chiếm hầu hết lãnh thổ Đức ngày nay; tuy nhiên Áo, Baden-Württemberg, miền nam Bayern, miền nam Hesse và miền tây Rheinland thuộc các tỉnh của La Mã. Khoảng năm 260, các dân tộc German đột nhập vào các khu vực do La Mã kiểm soát. Sau cuộc xâm chiếm của người Hung vào năm 375, và La Mã suy tàn từ năm 395, các bộ lạc German di chuyển xa hơn về phía tây-nam. Một vài bộ lạc lớn được hình thành đồng thời tại khu vực nay là Đức và thay thế hoặc hấp thu các bộ lạc German nhỏ hơn. Các khu vực rộng lớn mang tên gọi là Austrasia, Neustria, và Aquitaine vào giai đoạn Merowinger bị người Frank chinh phục, họ lập ra Vương quốc Frank, và bành trướng hơn nữa về phía đông nhằm khuất phục Sachsen và Bayern. Các khu vực nay là phần đông của Đức là nơi các bộ lạc Tây Slav cư trú: Sorb, Veleti và liên minh Obotrit.
Đông Frank và Đế quốc La Mã Thần thánh
Năm 800, Quốc vương Frank Charlemagne đăng quang hoàng đế và lập ra Đế quốc Karoling, đế quốc này tồn tại đến năm 843 thì bị những người thừa kế của ông phân chia. Sau khi Vương triều Frank tan vỡ, lịch sử Đức trong vòng 900 năm gắn chặt với lịch sử của Đế quốc La Mã Thần thánh, là thế lực nổi lên sau đó từ phần phía đông đế quốc ban đầu của Charlemagne. Lãnh thổ này ban đầu được gọi là Đông Frank, trải dài từ sông Rhine ở phía tây đến sông Elbe ở phía đông, và từ biển Bắc đến dãy Alpen.
Những quân chủ của Vương triều Otto (919–1024) hợp nhất một số công quốc lớn và Quốc vương người German/Đức Otto I đăng quang Hoàng đế La Mã Thần thánh của các khu vực này vào năm 962. Năm 996, Giáo hoàng Grêgôriô V trở thành giáo hoàng người Đức đầu tiên, do người họ hàng của ông là Otto III bổ nhiệm- không lâu sau đăng quang Hoàng đế La Mã Thần thánh. Đế quốc La Mã Thần thánh sáp nhập miền bắc Ý ngày nay và khu vực Bourgogne nay thuộc Pháp dưới thời trị vì của các hoàng đế thuộc Gia tộc Salier (1024–1125), song các hoàng đế mất đi quyền lực do tranh luận phong chức với giáo hội.
Trong thế kỷ XII, dưới thời các hoàng đế thuộc Gia tộc Staufer (1138–1254), các vương công Đức thay vào đó gia tăng ảnh hưởng của họ về phía nam và phía đông đến các lãnh thổ mà người Slav cư trú; họ khuyến khích người Đức định cư tại các khu vực này, gọi là phong trào định cư miền đông (Ostsiedlung). Các thành viên của Liên minh Hanse hầu hết là các thành thị miền bắc Đức, họ thịnh vượng nhờ mở rộng mậu dịch. Tại phương nam, Công ty Mậu dịch Đại Ravensburg (Große Ravensburger Handelsgesellschaft) giữ chức năng tương tự. Hoàng đế Karl IV ban hành sắc lệnh Goldene Bulle vào năm năm 1356, tạo cấu trúc hiến pháp cơ bản của Đế quốc, và hệ thống hóa tuyển cử hoàng đế bởi bảy tuyển đế hầu- là những người cai trị một số thân vương quốc và tổng giáo phận mạnh nhất.
Dân số suy giảm trong nửa đầu thế kỷ XIV, bắt đầu từ nạn đói lớn năm 1315, tiếp đến là Cái chết Đen năm 1348–50. Tuy vậy, các nghệ sĩ, kỹ sư và nhà khoa học Đức phát triển một loạt các kỹ thuật tương tự như thứ được các nghệ sĩ và nhà thiết kế Ý sử dụng vào đương thời, những người phát triển hưng thịnh tại các thành bang thương nghiệp như Venezia, Firenze và Genova. Các trung tâm nghệ thuật và văn hóa khắp các quốc gia Đức sản sinh các nghệ sĩ như họa sĩ Hans Holbein và con trai, và Albrecht Dürer. Johannes Gutenberg giới thiệu in ấn kiểu di động đến châu Âu, đây là một bước phát triển đặt cơ sở để truyền bá kiến thức đến đại chúng.
Năm 1517, tu sĩ Martin Luther tuyên bố 95 luận đề, thách thức Giáo hội Công giáo La Mã và khởi xướng Cải cách Kháng nghị. Năm 1555, Hòa ước Augsburg công nhận Giáo hội Luther là một lựa chọn có thể chấp thuận thay cho Công giáo La Mã, song cũng ra sắc chỉ rằng đức tin của vương công là đức tin của các thần dân của ông ta, một nguyên tắc gọi là "lãnh địa của ai thì tôn giáo theo người đó". Thỏa thuận tại Augsburg thất bại trong việc xác định các đức tin tôn giáo khác: chẳng hạn Thần học Calvin (đức tin Cải cách) vẫn bị cho là dị giáo và nguyên tắc không giải quyết khả năng cải đạo của một người thống trị giáo hội, như từng diễn ra tại Tuyển hầu quốc Köln vào năm 1583. Từ Chiến tranh Köln cho đến khi kết thúc Chiến tranh Ba mươi Năm (1618–1648), xung đột tôn giáo tàn phá các vùng đất Đức. Chiến tranh Ba mươi Năm làm giảm dân số tổng thể của các quốc gia Đức đến khoảng 30%, và lên đến 80% tại một số nơi. Hòa ước Westfalen kết thúc chiến tranh tôn giáo giữa các quốc gia Đức. Các quân chủ Đức có thể lựa chọn Công giáo Rôma, Lutheran hoặc Calvinist làm tôn giáo chính thức của họ sau năm 1648.
Trong thế kỷ XVIII, Đế quốc La Mã Thần thánh gồm có khoảng 1.800 lãnh thổ. Hệ thống pháp lý phức tạp khởi đầu từ một loạt cải cách (khoảng 1450–1555) tạo ra các lãnh thổ đế quốc, và tạo ra quyền tự trị địa phương đáng kể tại các quốc gia tăng lữ, thế tục và thế tập, được phản ánh tại Quốc hội Đế quốc. Gia tộc Habsburg nắm giữ đế vị từ năm 1438 cho đến khi Karl VI mất vào năm 1740. Do không có nam giới thừa kế, ông thuyết phục các tuyển đế hầu duy trì quyền bá chủ của gia tộc Habsburg đối với chức hoàng đế bằng việc chấp thuận một chiếu thư vào năm 1713. Điều này cuối cùng được giải quyết nhờ Chiến tranh Kế vị Áo; theo Hiệp ước Aix-la-Chapelle, chồng của Công chúa Maria Theresa trở thành Hoàng đế La Mã Thần thánh, còn bà cai trị đế quốc với thân phận hoàng hậu. Từ năm 1740, cạnh tranh giữa Vương triều Habsburg Áo và Vương quốc Phổ chi phối lịch sử Đức.
Năm 1772, sau đó là vào năm 1793 và 1795, hai quốc gia Đức chiếm ưu thế là Phổ và Áo đã cùng với Đế quốc Nga thỏa thuận phân chia Ba Lan với nhau. Kết quả là hàng triệu cư dân nói tiếng Ba Lan thuộc quyền thống trị của hai chế độ quân chủ Đức. Tuy nhiên, các lãnh thổ bị sáp nhập vào Phổ và Áo không được nhìn nhận về pháp lý là bộ phận của Đế quốc La Mã Thần thánh.
Trong thời kỳ Chiến tranh Cách mạng Pháp, cùng với việc xuất hiện thời kỳ Napoléon và sau đó là phiên họp cuối cùng của Quốc hội Đế quốc, hầu hết các thành phố đế quốc tự do thế tục được sáp nhập vào lãnh thổ của các vương triều; các lãnh thổ tăng lữ bị thế tục hóa và sáp nhập. Năm 1806, Đế quốc La Mã Thần thánh bị giải thể; các quốc gia Đức, đặc biệt là các quốc gia Rheinland, nằm dưới ảnh hưởng của Pháp. Cho đến năm 1815, Nga, Phổ và Vương triều Habsburg cạnh tranh quyền bá chủ trong các quốc gia Đức thời Chiến tranh Napoléon.
Bang liên và Đế quốc Đức
Sau khi Napoléon thất bại, Đại hội Viên (triệu tập vào năm 1814) hình thành Bang liên Đức (Deutscher Bund), một liên minh không chặt chẽ của hàng chục quốc gia có chủ quyền. Hoàng đế Áo được bổ nhiệm làm tổng thống vĩnh viễn của Bang liên, phản ánh việc Đại hội không chấp thuận ảnh hưởng của Phổ trong các quốc gia Đức, và làm trầm trọng cạnh tranh trường kỳ giữa quyền lợi của Gia tộc Hohenzollern cai trị Phổ và Gia tộc Habsburg cai trị Áo. Bất đồng về kết quả của Đại hội góp phần khiến các phong trào tự do nổi lên, tiếp đó là các biện pháp đàn áp mới của chính khách Áo Metternich. Liên minh thuế quan Zollverein xúc tiến thống nhất kinh tế trong các quốc gia Đức. Các tư tưởng dân tộc và tự do của Cách mạng Pháp được ủng hộ ngày càng tăng trong nhiều người Đức, đặc biệt là thanh niên. Lễ hội Hambach vào tháng 5 năm 1832 là một sự kiện chính nhằm ủng hộ thống nhất Đức, tự do và dân chủ. Trong bối cảnh một loạt phong trào cách mạng diễn ra tại châu Âu, lập ra một cộng hòa tại Pháp, giới trí thức và thường dân bắt đầu tiến hành cách mạng tại các quốc gia Đức vào năm 1848. Quốc vương Friedrich Wilhelm IV của Phổ được đề nghị tước hiệu hoàng đế song với quyền lực hạn chế; ông bác bỏ đế vị và đề xuất hiến pháp, dẫn đến một bước lùi tạm thời cho phong trào.
Quốc vương Wilhelm I bổ nhiệm Otto von Bismarck làm Thủ tướng Phổ vào năm 1862. Bismarck kết thúc thắng lợi chiến tranh với Đan Mạch vào năm 1864, giúp xúc tiến lợi ích của Đức tại bán đảo Jylland. Tiếp đến là thắng lợi quyết định của Phổ trong chiến tranh với Áo vào năm 1866, cho phép Bismarck lập ra Bang liên Bắc Đức (Norddeutscher Bund) không bao gồm Áo. Sau khi Pháp thất bại trong Chiến tranh Pháp-Phổ, các vương công Đức tuyên bố thành lập Đế quốc Đức vào năm 1871 tại Versailles, thống nhất toàn bộ các bộ phận rải rác của Đức ngoại trừ Áo. Phổ là quốc gia cấu thành chi phối đế quốc mới; Quốc vương Phổ thuộc Gia tộc Hohenzoller cai trị Đức với thân phận Hoàng đế, và Berlin trở thành thủ đô của đế quốc.
Trong giai đoạn sau khi Thống nhất nước Đức, chính sách ngoại giao của Thủ tướng Đức Bismarck dưới quyền Hoàng đế Wilhelm I là đảm bảo vị thế đại quốc của Đức bằng các liên minh giả mạo, cô lập Pháp theo các cách thức ngoại giao, và tránh chiến tranh. Dưới thời Wilhelm II, Đức cũng như các cường quốc châu Âu khác bước vào tiến trình chủ nghĩa đế quốc, dẫn đến xích mích với các quốc gia láng giềng. Hầu hết các liên minh mà Đức tham gia trước đó không được gia hạn. Kết quả là hình thành một liên minh kép với Đế quốc Áo-Hung đa sắc tộc. Sau đó, Liên minh Tam cường 1882 có thêm Ý, hoàn thành một liên minh địa lý Trung Âu, thể hiện lo ngại của người Đức, Áo và Ý trước khả năng Pháp và/hoặc Nga xâm nhập chống lại họ. Tương tự, Anh, Pháp và Nga cũng dàn xếp liên minh nhằm bảo vệ họ chống lại can thiệp của Vương triều Habsburg đến các quyền lợi của Nga tại Balkan hay Đức can thiệp chống Pháp.
Tại Hội nghị Berlin vào năm 1884, Đức yêu sách một vài thuộc địa gồm Đông Phi thuộc Đức, Tây-Nam Phi thuộc Đức, Togoland và Kamerun. Sau đó, Đức bành trướng đế quốc thực dân của mình thêm đến Tân Guinea thuộc Đức, Micronesia thuộc Đức và Samoa thuộc Đức tại Thái Bình Dương, và Vịnh Giao Châu tại Trung Quốc. Từ năm 1904 đến năm 1907, chính phủ thực dân Đức tại Tây-Nam Phi (nay là Namibia) ra lệnh tiêu diệt người bản địa Herero và Namaqua.
Vụ ám sát thái tử của Áo vào ngày 28 tháng 6 năm 1914 khiến Đế quốc Áo-Hung có cớ để tấn công Serbia và phát động Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau bốn năm giao tranh, có khoảng hai triệu binh sĩ Đức thiệt mạng, dưới sự tham chiến của Hoa Kỳ, chiến sự chuyển đổi thành xấu đi cho Đức, một thỏa thuận đình chiến tổng thể kết thúc giao tranh vào ngày 11 tháng 11 sau khi chế độ mới ở Đức cùng quyết định ngừng chiến ngày 9 tháng 11 năm 1918, và các binh sĩ Đức trở về quê. Trong Cách mạng Đức tháng 11 năm 1918, Hoàng đế Wilhelm II và toàn bộ các vương công cai trị tại Đức phải thoái vị. Ban lãnh đạo chính trị mới của Đức ký kết Hòa ước Versailles vào năm 1919. Theo hiệp định này, Đức với tư cách là bộ phận của Liên minh Trung tâm chấp thuận chiến bại trước Đồng Minh. Người Đức nhận định hiệp định này là điều sỉ nhục và bất công, và sau này được các sử gia cho là ảnh hưởng đến việc Adolf Hitler lên nắm quyền. Sau chiến bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức mất khoảng 30% lãnh thổ tại châu Âu (các khu vực này có cư dân chủ yếu là người thuộc dân tộc Ba Lan, Pháp và Đan Mạch), và toàn bộ thuộc địa tại châu Phi và Thái Bình Dương.
Cộng hòa Weimar và Đức Quốc Xã
Ngày 11 tháng 8 năm 1919, Tổng thống Friedrich Ebert ký Hiến pháp Weimar dân chủ. Trong đấu tranh quyền lực tiếp sau, phái cộng sản đoạt quyền tại Bayern, song các thành phần bảo thủ tại các địa phương khác của Đức ra sức lật đổ Cộng hòa trong cuộc đảo chính Kapp. Sau đó là một giai đoạn náo loạn gồm giao tranh đổ máu trên đường phố tại các trung tâm công nghiệp lớn, binh sĩ Bỉ và Pháp chiếm đóng vùng Ruhr và lạm phát gia tăng với đỉnh điểm là lạm phát phi mã 1921–1923. Một kế hoạch tái cơ cấu nợ cộng việc thiết lập một đơn vị tiền tệ mới vào năm 1924 mở ra Thập niên 20 hoàng kim, một thời kỳ gia tăng sáng tạo nghệ thuật và sinh hoạt văn hóa tự do.
Đại khủng hoảng toàn cầu lan đến Đức vào năm 1929. Sau bầu cử liên bang vào năm 1930, chính phủ của Thủ tướng Heinrich Brüning được Tổng thống Paul von Hindenburg trao quyền hành động mà không cần nghị viện phê chuẩn. Chính phủ của Brüning theo đuổi chính sách khắc khổ tài chính và giảm lạm phát, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao đến gần 32% vào năm 1932. Cũng trong cùng năm, Đảng Quốc Xã do Adolf Hitler lãnh đạo giành thắng lợi trong một cuộc bầu cử liên bang đặc biệt. Sau một loạt các nội các thất bại, Hindenburg bổ nhiệm Hitler làm thủ tướng Đức vào ngày 30 tháng 1 năm 1933. Sau vụ hỏa hoạn tại tòa nhà quốc hội, chính phủ ban hành một sắc lệnh bãi bỏ các dân quyền cơ bản, và trong vài tuần trại tập trung Quốc xã tại Dachau được mở cửa. Đạo luật Cho quyền năm 1933 trao cho Hitler quyền lực lập pháp không bị hạn chế, trên cả hiến pháp; rồi chính phủ của ông tạo ra một nhà nước toàn trị tập trung hóa, rút khỏi Hội Quốc Liên sau một cuộc trưng cầu dân ý quốc gia, và bắt đầu tái vũ trang quân sự. Sử dụng cách thức chi tiêu thâm hụt, một chương trình do chính phủ bảo trợ nhằm khôi phục kinh tế tập trung vào các dự án công trình công cộng, trong đó dự án nổi tiếng nhất là đường cao tốc gọi là autobahn.
Năm 1935, chế độ quốc xã rút khỏi Hòa ước Versailles và áp dụng Luật Nürnberg nhằm vào người Do Thái cùng các dân tộc thiểu số khác. Đức cũng giành lại quyền kiểm soát Saarland vào năm 1935, tái quân sự hóa Rheinland vào năm 1936, sáp nhập Sudetenland của Tiệp Khắc bằng Hiệp ước München, sáp nhập Áo vào năm 1938, cũng như chiếm đóng Tiệp Khắc vào đầu năm 1939 bất chấp hiệp ước trên. Trong sự kiện Kristallnacht (đêm thủy tinh), nhiều giáo đường Do Thái bị đốt, cửa hàng Do Thái bị đập phá và hàng loạt người Do Thái bị bắt giữ.
Tháng 9 năm 1939, chính phủ của Hitler đàm phán và ký kết Hiệp ước Molotov–Ribbentrop, phân chia Đông Âu thành các khu vực ảnh hưởng của Đức và Liên Xô. Rồi vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức xâm chiếm Ba Lan, đánh dấu sự bắt đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai. Phản ứng trước hành động của Hitler, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức vào ngày 3 tháng 9. Mùa xuân năm 1940, Đức chinh phục Đan Mạch và Na Uy, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, và Pháp. Anh Quốc đẩy lui các cuộc không kích của Đức trong Không chiến tại Anh Quốc vào cùng năm. Đến năm 1941, binh sĩ Đức xâm chiếm Nam Tư, Hy Lạp và Liên Xô. Đến năm 1942, Đức và các thế lực Phe Trục khác kiểm soát hầu hết châu Âu lục địa và Bắc Phi, song từ sau chiến thắng của Liên Xô trong Trận Stalingrad, Đồng Minh tái chiếm Bắc Phi và xâm chiếm Ý vào năm 1943, quân Đức chịu các thất bại quân sự liên tiếp. Đến tháng 6 năm 1944, Đồng Minh phương Tây đổ bộ tại Pháp và Liên Xô tiến vào Đông Âu. Sau khi Hitler tự sát trong Trận Berlin, quân đội Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5 năm 1945, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai tại châu Âu. Sau chiến tranh, nhiều thành viên của Đức Quốc Xã đều bị xét xử vì tội ác chiến tranh tại tòa án Nürnberg.
Trong một chuỗi hệ thống hành động sau này được sử sách gọi là Holocaust, chính phủ Đức ngược đãi các cộng đồng thiểu số, sử dụng một hệ thống trại tập trung và hành quyết trên khắp châu Âu để tiến hành diệt chủng những người mà họ cho là thuộc chủng tộc hạ đẳng. Tổng cộng, có trên 10 triệu thường dân bị sát hại một cách có hệ thống, trong đó có sáu triệu người Do Thái, từ Đức và các quốc gia bị Đức chiếm đóng. Chính sách của Quốc Xã tại các quốc gia bị Đức chiếm đóng gây ra cái chết của 2,7 triệu người Ba Lan, 1,3 triệu người Ukraina, và ước tính lên đến 2,8 triệu tù binh Liên Xô. Số binh sĩ Đức tử vong do chiến tranh ước tính là 3,2–5,3 triệu, và có đến 2 triệu thường dân Đức thiệt mạng. Khoảng 12 triệu người dân tộc Đức bị trục xuất khỏi Đông Âu (gồm lãnh thổ bị mất). Đức phải nhượng lại khoảng một phần tư lãnh thổ trước chiến tranh của mình.
Đông Đức và Tây Đức
Phe Đồng Minh phân chia Berlin và lãnh thổ còn lại của Đức thành 4 khu vực chiếm đóng quân sự đại diện cho 2 khối đối địch bằng hiệp ước ở Hội nghị Potsdam vào ngày 1 tháng 8 năm 1945. Do bất đồng và mâu thuẫn về ý thức hệ, các khu vực miền tây do Pháp, Anh và Hoa Kỳ kiểm soát được hợp nhất vào ngày 23 tháng 5 năm 1949 để hình thành Cộng hòa Liên bang Đức (); đến ngày 7 tháng 10 năm 1949, khu vực do Liên Xô chiếm đóng trở thành Cộng hòa Dân chủ Đức (); còn được gọi một cách không chính thức là "Tây Đức" và "Đông Đức". Đông Đức chọn Đông Berlin làm thủ đô, còn Tây Đức chọn Bonn làm thủ đô lâm thời, nhằm nhấn mạnh lập trường nhất quán của mình rằng giải pháp hai nhà nước chỉ là một tình trạng tạm thời.
Tây Đức là một nước cộng hòa nghị viện liên bang theo "kinh tế thị trường xã hội". Bắt đầu vào năm 1948, Tây Đức trở thành một quốc gia nhận viện trợ tái thiết chính trong Kế hoạch Marshall. Konrad Adenauer được bầu làm thủ tướng liên bang (Bundeskanzler) đầu tiên của Đức vào năm 1949 và giữ chức vụ này cho đến năm 1963. Dưới quyền lãnh đạo của ông và Ludwig Erhard, Tây Đức có tăng trưởng kinh tế dài hạn bắt đầu từ đầu thập niên 1950, được cho là một "kì tích kinh tế" (). Tây Đức gia nhập NATO vào năm 1955 và trở thành một thành viên sáng lập của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) vào năm 1957, và cũng thu hồi được vùng Saar cùng năm.
Đông Đức là một quốc gia thuộc Khối phía Đông, nắm dưới quyền kiểm soát chính trị và quân sự lớn của Liên Xô thông qua lực lượng chiếm đóng và Khối Warszawa. Mặc dù Đông Đức tự nhận là một quốc gia dân chủ, song quyền lực chính trị do các thành viên Bộ chính trị của Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức độc quyền thi hành, được hỗ trợ từ cơ quan an ninh mật Stasi. Một nền kinh tế chỉ huy theo kiểu Liên Xô được lập nên và Đông Đức trở thành một quốc gia thuộc Hội đồng Tương trợ Kinh tế SEV. Tuyên truyền của Đông Đức dựa trên quyền lợi của các chương trình xã hội do chính phủ thực hiện, và liên tục cáo buộc mối đe dọa về Tây Đức xâm chiếm, song nhiều công dân của Đông Đức nhìn nhận phương Tây đại diện cho tự do và thịnh vượng. Bức tường Berlin được xây dựng vào năm 1961 nhằm ngăn người Đông Đức đào thoát sang Tây Đức, nó trở thành một biểu tượng cho Chiến tranh Lạnh. Sự kiện bức tường này sụp đổ vào năm 1989 trở thành một tượng trưng cho chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, tái thống nhất Đức và bước ngoặt tại Đông Đức (Die Wende).
Căng thẳng giữa Đông Đức và Tây Đức giảm thiểu vào đầu thập niên 1970 do chính sách mới của Thủ tướng Willy Brandt đối với phía Đông. Trong mùa hè năm 1989, Hungary quyết định phá Bức màn sắt và mở cửa biên giới, khiến hàng nghìn người Đông Đức nhập cư đến Tây Đức qua Hungary. Điều này có tác động tàn phá đến Đông Đức, tại đây các cuộc tuần hành đại chúng định kỳ nhận được ủng hộ ngày càng lớn. Nhà đương cục Đông Đức nới lỏng hạn chế biên giới, cho phép công dân Đông Đức đi sang Tây Đức; ban đầu nhằm giúp duy trì Đông Đức, song việc mở cửa biên giới thực tế dẫn đến tăng tốc chương trình cải cách Wende. Đỉnh điểm của chương trình này là Hiệp ước 2 + 4 vào ngày 12 tháng 9 năm 1990, theo đó bốn thế lực chiếm đóng từ bỏ mọi quyền lợi của họ theo Văn kiện Đầu hàng trước đây, và Đức thu hồi chủ quyền đầy đủ. Điều này cho phép Tái thống nhất Đức vào ngày 3 tháng 10 năm 1990, khi Cộng hòa Liên bang Đức tiếp nhận năm bang tái lập của Cộng hòa Dân chủ Đức cũ.
Nước Đức thống nhất
Nước Đức thống nhất được nhìn nhận là sự mở rộng thêm Cộng hòa Liên bang Đức và là một quốc gia kế thừa. Do đó, họ duy trì toàn bộ tư cách thành viên của Tây Đức trong các tổ chức quốc tế. Dựa theo Đạo luật Berlin/Bonn được thông qua vào năm 1994, Berlin lại trở thành thủ đô của nước Đức tái thống nhất, còn Bonn duy trì vị thế độc nhất là một thành phố liên bang (Bundesstadt) và giữ lại một số bộ của liên bang. Việc di chuyển chính phủ hoàn thành vào năm 1999, và công tác hiện đại hóa nền kinh tế Đông Đức được dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2019, với chuyển khoản hàng năm từ miền tây sang miền đông lên đến khoảng 80 tỷ USD.
Sau khi khi tái thống nhất, Đức giữ một vai trò tích cực hơn trong Liên hiệp châu Âu. Cùng với các đối tác châu Âu, Đức ký kết Hiệp ước Maastricht vào năm 1992, lập ra Khu vực đồng euro vào năm 1999, và ký kết Hiệp ước Lisbon vào năm 2007. Đức phái một lực lượng duy trì hòa bình đi đảm bảo ổn định tại Balkan và phái một lực lượng binh sĩ Đức đến Afghanistan trong một nỗ lực của NATO nhằm cung cấp an ninh tại đó sau khi Taliban bị lật đổ.
Sau bầu cử năm 2005, Angela Merkel trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Đức với cương vị là thủ lĩnh một đại liên minh. Năm 2009, chính phủ Đức phê chuẩn một kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 50 tỷ euro nhằm bảo vệ một vài lĩnh vực khỏi suy thoái.
Năm 2009, một liên minh tự do-bảo thủ dưới quyền Angela Merkel nắm quyền lãnh đạo quốc gia. Năm 2013, một đại liên minh được lập ra trong nội các thứ ba của Angela Merkel. Trong số các dự án chính trị lớn của Đức vào đầu thế kỷ XXI có tiến bộ của hội nhập châu Âu, chuyển đổi năng lượng (Energiewende) sang nguồn cung cấp năng lượng bền vững, các biện pháp nhằm tăng tỷ lệ sinh, và các chiến lược công nghệ cao nhằm chuyển đổi tương lai nền kinh tế Đức, tổng kết lại là cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 hoặc là Công nghiệp 4.0.
Đức chịu tác động từ khủng hoảng di cư châu Âu năm 2015 khi quốc gia này trở thành điểm đến cuối cùng trong lựa chọn của hầu hết di dân vào EU. Đức tiếp nhận trên một triệu người tị nạn và phát triển một hệ thống hạn ngạch nhằm tái phân bổ các di dân khắp các bang của mình dựa trên thu nhập từ thuế và mật độ dân cư hiện hữu.
Địa lý
Vị trí
Nước Đức nằm trong Trung Âu, giữa 47°16′15″ và 55°03′33″ vĩ độ bắc và 5°52′01″ và 15°02′37″ kinh độ đông. Về phía bắc Đức có ranh giới với Đan Mạch (có chiều dài 67 km), về phía đông-bắc là Ba Lan (442 km), về phía đông là Séc 811 km), về phía đông nam là Áo (815 km không kể ranh giới trên hồ Bodensee), về phía nam là Thụy Sĩ (316 km, với biên giới của lãnh thổ tách rời Büsingen nhưng không kể ranh giới trên hồ Bodensee), về phía tây nam là Pháp (448 km), về phía tây là Luxembourg (135 km) và Bỉ (156 km) và về phía tây bắc là Hà Lan (567 km). Chiều dài ranh giới tổng cộng là 3.757 km. Trong khi ở phía tây bắc là bờ biển của biển Bắc và ở phía đông bắc là biển Baltic tạo thành biên giới quốc gia tự nhiên thì về phía nam nước Đức là một phần của dãy núi Anpơ.
Lãnh thổ bên ngoài duy nhất của Đức là Büsingen nằm trong vùng thượng lưu sông Rhein thuộc về huyện Konstanz của bang Baden-Württemberg. Büsingen có diện tích là 7,62 km² và được bao bọc hoàn toàn bởi ba bang của Thụy Sĩ là Schaffhausen, Thurgau và Zürich. Ngoài ra còn có Kleinwalsertal thuộc Áo và nếu bằng đường bộ hay bằng đường thủy thì chỉ xuyên qua lãnh thổ quốc gia Đức mới có thể đến được.
Điểm trung tâm và các điểm ngoài cùng của Đức
Theo Niên giám thống kê Đức (Statistisches Jahrbuch Deutschland, thời điểm năm 2000) điểm trung tâm về địa lý của Đức nằm trong làng Niederdorla thuộc bang Thüringen, giữa đoạn đường từ Erfurt đến Göttingen, trên 51°09′54″ vĩ độ bắc và 10°27′19″ kinh độ đông. Điểm cực bắc của Đức nằm trên bán đảo Elenbogen thuộc đảo Sylt, điểm cực bắc trên đất liền của quốc gia nằm trên bờ biển tây của bang Schleswig-Holstein tại Rickelsbüller Koog, điểm cực nam là Haldenwanger Eck nằm về phía nam của Oberstdorf trên núi Anpơ. Từ Ellenbogen đến Haldenwanger Eck là khoảng 886 km (đường chim bay). Điểm cực tây của Đức nằm trong bang Nordrhein-Westfalen, không xa Isenbruch (là địa danh cực tây của quốc gia), điểm cực đông nằm giữa Neißeaue-Deschka (làng cực đông của quốc gia) và Neißeaue-Zentendorf trong một vòng cung của sông Neiße. Từ Isenbruch đến vòng cung này của sông Neiße gần Zentendorf là tròn 636 km (đường chim bay).
Địa hình
Địa hình thay đổi đặc biệt là theo hướng từ Bắc vào Nam vì địa thế có chiều hướng cao hơn và dốc hơn về phía nam. Phần miền Bắc của nước Đức, vùng đồng bằng Bắc Đức, là một vùng đồng bằng phần lớn được tạo thành từ thời kỳ Băng hà, kế tiếp về phía nam là vùng đồi núi có rừng ở trung tâm và các phần đất miền Nam của Đức. Đặc biệt là tại bang Bayern nhưng cũng ở tại bang Baden-Württemberg, địa hình này chuyển tiếp đến vùng Alpenvorland Bắc tương đối cao, sau đấy lại chuyển tiếp đến vùng núi cao của dãy núi Anpơ.
Địa chất
Nước Đức đa dạng về địa chất. Trong khi các địa hình mang dấu ấu của thời kỳ Băng hà, các vùng đất thấp và các lưu vực sông chỉ thành hình từ niên đại Phân đại đệ Tam thì vùng đồi núi trung bình có niên đại lâu đời hơn rất nhiều. Các vùng đồi núi đã bị xói mòn, ví dụ như vùng Rừng Đen, đã hình thành từ thời Đại Cổ sinh và được cấu thành chủ yếu từ loại đá xâm nhập (tiếng Anh: plutonic rock) như đá gơnai và granite. Vùng cao Rhenish (Rheinisches Schiefergebirge) cũng có niên đại tương tự, được thành hình trong kỷ Silur và kỷ Devon. Tại ranh giới về phía bắc của vùng này còn có các thành hệ từ kỷ Than đá, trong đó vùng Ruhr có các mỏ than đá có trữ lượng lớn. Địa mạo miền Nam nước Đức phần lớn do những phát triển trong Đại Trung Sinh: trong khi Pfalz, Thüringen, nhiều phần của Bayern và Sachsen được tạo thành về mặt địa chất trong kỷ Trias thì vùng Schwäbische Alb và Fränkische Alb chạy ngang qua miền Nam nước Đức là kết quả của việc đáy biển nâng lên trong kỷ Jura. Các vùng được nhắc đến đầu tiên có sa thạch, các vùng sau có đá vôi là những thành hệ địa chất chiếm ưu thế. Hoạt động núi lửa không được quan sát thấy tại Đức. Tuy vậy, trong một số vùng vẫn có đá núi lửa xuất phát từ hoạt động núi lửa trước đây, đặc biệt là trong Vulkaneifel và trên dãy núi lửa Vogel trong bang Hessen. Nước Đức nằm hoàn toàn trên mảng Á-Âu vì vậy không có những trận động đất gây hậu quả nặng nề. Mặc dù vậy đứt gãy Rhein (Rheingraben) thuộc bang Nordrhein-Westfalen được xếp vào vùng nguy hiểm động đất trung bình, kéo dài đến các nước láng giềng Bỉ và Hà Lan.
Sông ngòi
Nước Đức giáp biển Bắc tại các bang Niedersachsen và Schleswig-Holstein. Đây là một biển nằm trên thềm lục địa thuộc Đại Tây Dương. Cùng với eo biển Manche, vùng phía nam của biển Bắc là vùng biển có mật độ giao thông cao nhất thế giới. Các bang Mecklenburg-Vorpommern và Schleswig-Holstein nằm cạnh biển Baltic, là một biển nội địa được nối liền với biển Bắc qua eo biển Skagerrak. Độ thay đổi thủy triều ở biển Baltic ít hơn ở biển Bắc rất nhiều.
Những sông chính là các sông Rhein, Donau (còn có tên khác là sông Danube), Elbe, Oder, Weser và Ems. Dài nhất trong các sông này là sông Donau. Với 2.845 km từ nơi hợp lưu của hai sông Brigach và Breg và là nguồn của sông Donau tại Donaueschingen hay với 2.888 km từ nguồn của sông Breg tại vùng ranh của Rừng Đen, sông Donau là sông dài thứ hai châu Âu sau sông Volga. Thế nhưng chỉ một phần nhỏ của toàn bộ đoạn đường của sông Donau là chảy qua Đức (47 km). Sông Donau đổ ra biển Đen. Tất cả những sông Đức khác chảy ra biển Bắc hay biển Baltic. Đường phân thủy châu Âu qua nước Đức chạy về phía đông của vùng đồng bằng thượng lưu sông Rhein trên chỏm núi chính của vùng Rừng Đen. Trong những sông này, sông Rhein chính là con sông có đoạn đường dài nhất nước Đức. Trong số 1.320 km đường sông có 865 km nằm trong nước Đức. Thêm vào đó, sông này còn có một vai trò tạo bản sắc riêng cho người Đức, được kết tụ từ lịch sử và nhiều thần thoại cũng như truyền thuyết. Chức năng kinh tế của con sông này cũng rất quan trọng: sông Rhein là một trong những đường thủy có mật độ giao thông cao nhất châu Âu. Sông Elbe bắt nguồn từ Riesengebirge (tiếng Séc: Krkonoše) tại biên giới của Séc và Ba Lan và đổ ra biển Bắc tại Cuxhaven sau khoản 1.165 km, trong đó là 725 km nằm trong nước Đức. Đã có thời gian đây là một trong những sông bị ô nhiễm chất độc hại nhiều nhất châu Âu, nhưng trong thời gian gần đây chất lượng nước đã tốt hơn rõ rệt. Nguồn sông Oder nằm tại Beskiden (tiếng Séc: Beskydy) của Séc. Sau vài km sông Oder chảy sang Ba Lan và trung lưu của nó chạy qua Schlesien. Hạ lưu sông này tạo thành biên giới Đức-Ba Lan để rồi lại đổ vào vùng nước đông Stettin trong lãnh thổ Ba Lan. Qua eo biển Świna dòng sông này chảy qua giữa các đảo Usedom và Wollin đổ vào biển Baltic.
Các hồ trong nước Đức phần lớn thành hình sau khi thời kỳ Băng hà chấm dứt. Do vậy mà đa số các hồ lớn nằm trong các vùng đã từng bị băng tuyết bao phủ hay vùng đất cạnh trước đó, đặc biệt là tại Mecklenburg và Alpenvorland. Hồ lớn nhất có phần thuộc Đức là Bodensee, hồ cũng là biên giới của Áo và Thụy Sĩ. Hồ lớn nhất hoàn toàn thuộc về lãnh thổ quốc gia của Đức là Müritz.
Núi và vùng thấp
Anpơ là dãy núi cao duy nhất, có một phần thuộc về nước Đức. Tại đấy có ngọn Zugspitze (2.962 m) cao nhất Đức. Vùng núi với độ cao trung bình có khuynh hướng cao dần và rộng ra từ Bắc xuống Nam. Ngọn núi cao nhất ở đấy là Feldberg trong vùng Rừng Đen với 1.493 m, kế tiếp là Große Arbern trong rừng Bayern với 1.456 m. Ngoài ra, có các ngọn núi trên 1.000 m là các vùng Erzgebirge, Fichtelgebirge, Schwäbische Alb và trường hợp đặc biệt là Harz bị cô lập hẳn như là vùng đồi núi ở về phía bắc nhiều nhất trong các vùng đồi núi của nước Đức với ngọn Brocken nhô cao đến 1.142 m. Về phía bắc của đợt đồi núi này chỉ còn một vài thành hệ địa chất cao hơn 100 m, trong số đó có Hagelberg trong Fläming với 200 m là ngọn cao nhất. Địa điểm thấp nhất vẫn còn có thể đi được của Đức nằm dưới mực nước biển 3,54 m trong một vùng trũng gần Neuendorf-Sachsenbande trong Wilstermarsch (bang Schlewig-Holstein). Cũng nằm trong bang này là điểm thấp nhất với 39,10 m dưới mực nước biển nằm ở đáy của hồ Hemmelsdorf về phía bắc-đông bắc của Lübeck. Điểm nhân tạo thấp nhất với 293 m dưới mực nước biển nằm ở đáy của mỏ lộ thiên Hambach về phía đông của Jülich trong bang Nordrhein-Westfalen.
Đảo
So với chiều dài bờ biển thì Đức có một số lượng đảo đáng kể. Các đảo trong biển Bắc phần lớn nằm trong dạng hình chuỗi chắn đất liền. Chúng được chia ra thành các đảo bắc Friesen và đông Friesen, là một phần của bãi bồi Wattenmeer Đức. Các đảo bắc Friesen của Đức thuộc bang Schleswig-Holstein và bao gồm các đảo lớn Sylt, Föhr, Amrum và Pellworm cũng như là các đảo Hallig nhỏ hơn rất nhiều. Từ khi đắp đập Beltringharder Koog thì Nordrand đã trở thành một bán đảo. Các đảo đông Friesen thuộc bang Niedersachsen có độ lớn tương tự. Các đảo này hình thành từ những bãi cát bồi do tác động của sóng biển. Lớn nhất trong các đảo này là Borkum. Một trường hợp ngoại lệ là đảo Helgoland nằm ngoài khơi xa của biển Bắc.
Các đảo trong biển Baltic nằm gần bờ biển Bodden của Đức có chiều hướng lớn hơn và có địa hình thay đổi nhiều hơn. Đảo lớn nhất trong các đảo này và đồng thời cũng là hòn đảo lớn nhất của Đức là Rügen, tiếp theo đó là Usedom song đầu mũi đảo về phía đông đã thuộc về Ba Lan. Cũng như các đảo trên biển Bắc, các đảo của biển Baltic là điểm đến du lịch được ưa thích.
Trong một số sông hồ nội địa Đức cũng có đảo mà trong đó được biết đến nhiều nhất là Mainau và Reichenau trên Bodensee cũng như là Herrenchiemsee trên Chiemsee.
Khí hậu
Nước Đức thuộc về vùng khí hậu ôn hòa Trung Âu, trong khu vực của vùng gió Tây và nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa khí hậu đại dương tại Tây Âu và khí hậu lục địa tại Đông Âu. Ngoài những yếu tố khác, khí hậu chịu ảnh hưởng của dòng hải lưu Golfstream tạo nên những trị khí hậu ấm áp khác thường so với vị trí vĩ độ này. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hạn hán kéo dài, gió xoáy, băng giá với nhiệt độ cực thấp hay nóng cao độ tương đối hiếm. Thế nhưng thỉnh thoảng vẫn xuất hiện giông bão và chúng đã gây ra nhiều thiệt hại nặng như trong năm 2000 và 2002. Tại Đức cũng thường hay xảy ra nước lũ sau thời gian mưa nhiều trong mùa hè hay sau khi tan tuyết trong mùa đông, có thể dẫn đến lụt và gây tàn phá nặng. Việc hay có nước lũ tại sông Rhein có thể là do việc đắp đập và đào thẳng sông Rhein trong thế kỷ XIX dưới sự lãnh đạo của Tulla đã xóa bỏ các vùng ngập nước tự nhiên trước kia của con sông này. Hạn hán chủ yếu chỉ xảy ra ở vùng đông bắc nước Đức nhưng đôi lúc cũng ảnh hưởng đến trên toàn nước Đức như trong đợt nóng năm 2003.
Số liệu khí hậu (giá trị trung bình của các năm 1961–1990):
Tùy theo vùng mà các trị về khí hậu vượt quá hay thấp dưới giá trị trung bình về khí hậu của toàn nước Đức rất nhiều. Miền Nam Baden ghi nhận nhiệt độ trung bình cả năm cao nhất là 11 °C trong khi ở Oberstdorf trị trung bình nằm dưới 6 °C. Thêm vào đó một xu hướng nóng lên đang hình thành: theo số liệu của Nhà khí tượng quốc gia Đức (Deutscher Wetterdienst) thì ngoại trừ năm 1996 nhiệt độ trung bình của tất cả các năm từ 1988 đều trên nhiệt độ trung bình lâu năm là 8,3 °C, trong năm 2003 còn đạt đến 9,9 °C. Đặc biệt là mùa hè đã nóng hơn rõ rệt. Thêm vào đó là mùa xuân cứ đến sớm hơn 5 ngày mỗi một thập niên. Chim di trú ở lại Đức lâu hơn gần 1 tháng so với thập niên 1970. Nhiệt độ thấp nhất từng được đo ở Đức là -45,9 °C được ghi nhận vào ngày 24 tháng 12 năm 2003 tại Funtensee. Nhiệt độ cao nhất cho đến nay là 40,3 °C vào ngày 8 tháng 8 năm 2003 tại Nennig.
Đất và sử dụng đất
Thành phần và chất lượng đất rất khác nhau tùy theo vùng. Tại miền Bắc Đức một vành đai gần biển từ đất đầm lầy màu mỡ tạo cơ sở cho một nền nông nghiệp có sản lượng cao trong khi vùng đất cát nằm tiếp sau đó chịu nhiều ảnh hưởng của thời kỳ Băng hà chỉ có đất rất cằn cỗi. Tại Lüneburger Heide đất này đã bị thoái hóa trở thành đất podsol vì trồng cỏ qua nhiều thế kỷ nên gần như không còn có thể trồng trọt được nữa. Cũng rất cằn cỗi là các vùng băng tích cũ và mới có cát bồi tụ lại. Thí dụ như Brandenburg trong lịch sử đã nổi tiếng như là "hộp cát rải của Đế quốc La Mã Thần thánh".
Giữa những vùng băng tích và vùng núi cao trung bình là một dãy đất hoàng sa màu mỡ chạy từ Tây sang Đông và được sử dụng nông nghiệp cao độ. Trong vùng núi cao trung bình ở miền trung nước Đức phần nhiều là đất không màu mỡ, phần lớn diện tích là rừng. Trong miền Nam nước Đức các vùng đất tốt đặc biệt là nằm dọc theo các sông Rhein, Main và Donau.
Tổng cộng có 53,5% diện tích nước Đức là đất nông nghiệp, 29,5% diện tích là đất rừng, 12,3% diện tích là đất ở và đất giao thông (với xu hướng ngày càng tăng) và 1,8% diện tích là nước mặt.
Hệ thực vật và hệ động vật
Hệ thực vật
Nước Đức nằm ở vùng khí hậu ôn hòa. Do vậy, hệ thực vật được đặc trưng bằng những rừng cây lá rộng và lá kim. Sự khác biệt về các đặc điểm địa hình, khí hậu theo từng khu vực tạo nên một hệ thực vật phong phú và đa dạng. Hệ thực vật tự nhiên từ tây sang đông đánh dấu quá trình thay đổi của khí hậu: Từ khí hậu đại dương phía tây sang khí hậu lục địa. Loại cây chủ yếu trong các rừng cây lá rộng là cây dẻ gai đỏ. Bên cạnh đó, những khu rừng ngập nước cạnh sông hồ (ngày càng ít dần) và rừng hỗn hợp các loại cây sồi, dẻ gai cũng là những loại rừng đặc trưng. Tiêu biểu cho khu vực núi Alpen và khu vực đồi núi miền trung là rừng khe núi dọc sông. Rừng trẻ được tạo thành từ các loại cây bạch dương và thông trên những vùng đất cát. Dĩ nhiên, những loại cây lá rộng rất phổ biến trước đây được thay thế bằng những rừng thông.
Nếu như không có sự tác động của con người thì hệ thực vật ở Đức cũng như ở phần lớn các nước ở vùng khí hậu ôn hòa được tạo thành từ rừng, trừ những vùng đất trũng nhiễm phèn, vùng đầm lầy cũng như vùng núi cao thuộc dãy Alpen và khu vực lân cận, là vùng núi nghèo thực vật và có khí hậu lạnh ôn hòa đặc trưng.
29,5% diện tích lãnh thổ Đức hiện nay là rừng. Như vậy, Đức là một trong những nước có nhiều rừng ở Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, các loại cây rừng được xác định do mục đích sử dụng, tỉ lệ rừng thông không phù hợp với các điều kiện tự nhiên vốn thích hợp hơn cho các loại rừng dẻ gai hỗn hợp. Bên cạnh các loại cây bản địa thì một loạt các loại cây được nhập về trồng (như keo gai) cũng chiếm một vai trò quan trọng. Phần lớn đất hoang đã được sử dụng để trồng các loại cây lương thực và cây ăn trái như đại mạch, kiều mạch, lúa mạch đen, lúa mì, cũng như khoai tây và ngô được đưa về từ châu Mỹ. Ngoài ra còn có táo và cải dầu. Ở các thung lũng sông của các sông như Morsel, Ahr và Rhein được cải tạo để trồng nho.
Bảo tồn thiên nhiên là nhiệm vụ công cộng ở Đức, phục vụ mục đích của nhà nước, được quy định trong điều 20 của Hiến pháp. Mục tiêu của việc bảo vệ thiên nhiên ở Đức là giữ gìn thiên nhiên và cảnh vật tự nhiên (chương 1 Luật Bảo vệ thiên nhiên của Liên bang). Đối tượng quan trọng phải bảo vệ là cảnh vật tự nhiên, thực vật và động vật. Những khu vực và đối tượng quan trọng nhất được bảo vệ hiện nay là 14 vườn quốc gia, 19 khu dự trữ sinh quyển, 95 công viên tự nhiên cũng như hàng ngàn khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn cảnh vật tự nhiên và di tích thiên nhiên.
Hệ động vật
Phần lớn các loại động vật có vú ở Đức sống trong các khu rừng lá rộng ôn hòa. Ở rừng có các loại chồn khác nhau, hươu đỏ, hươu hoang, lợn rừng, linh miêu và cáo. Hải li và rái cá là những động vật đã trở nên hiếm ở các khu rừng ngập nước, song gần đây số lượng của chúng lại phần nào có tăng. Các loại động vật có vú lớn khác từng sống ở Trung Âu đã bị diệt vong: bò rừng châu Âu (vào khoảng năm 1470), gấu nâu (1835), nai sừng tấm (ở thời Trung cổ hãy còn nhiều), ngựa rừng (thế kỷ XIX), bò bizon châu Âu (thế kỷ XVII/XVIII), sói (1904). Thời gian gần đây, thỉnh thoảng có một số nai sừng tấm, sói từ Ba Lan và Séc tới cư trú. Ở các nước đó, số lượng các loài vật này đã tăng trở lại. Loài sói thậm chí đã hình thành những bầy đàn mới, đầu tiên ở vùng Sorben, thời gian vừa qua cả ở phía tây, kể từ khi vào năm 2000 con sói con đầu tiên được sinh ra. Vào tháng 3 năm 2010, một đàn bò bizon châu Âu được đưa vào cư trú ở vùng núi Rothaargebirge thuộc bang Nordrhein-Westfalen. Trong trường hợp sói và gấu nâu thì do một số điều phiền toái chúng đã gây ra trong thời gian qua làm cho việc quy hoạch cư trú cho chúng gặp vấn đề. Ở các vùng núi cao thuộc dãy Anpơ có dê núi Alpen và sói mác-nốt. Ở vùng trung du như khu vực Rừng Đen, khu vực Frankische Alp có sơn dương.
Các loài bò sát quen thuộc nhất ở Đức gồm có rắn cỏ, rắn vipera berus (rắn lục), rùa orbicularis. Bên cạnh đó còn có các loài lưỡng cư như kỳ giông, ếch, cóc, cóc tía, kỳ nhông: Tất cả các loài này đã được đưa vào sách đỏ. Đại bàng đuôi trắng được xem là nguyên mẫu cho biểu tượng hình chim trên huy hiệu các vùng, miền lãnh thổ, hiện nay còn tới 500 đôi, chủ yếu sống ở vùng Mecklenburg-Vorpommern và Brandenburg. Đại bàng vàng chỉ có ở vùng núi Anpơ thuộc bang Bayern, loài diều hâu ở đó đã bị diệt vong, song hiện nay đã lại có một số cá thể từ Áo và Thụy Sĩ tới cư trú. Các loài chim săn mồi phổ biến nhất ở Đức hiện nay là diều hâu thường và cắt lưng hung. Tuy nhiên số lượng cắt lớn lại ít đi một các rõ rệt. Hơn một nửa số chim ưng milvus được sinh ra ở Đức, song do sự phát triển của sản xuất nông nghiệp nên số lượng của chúng ngày càng giảm. Đáng lưu ý là có một số lượng lớn các loài chim sống dựa vào sự hiện diện của con người: Đó là các loài bồ câu, hoét thông thường, sẻ, bạc má, sống nhờ thức ăn công nghiệp mùa đông; cũng như quạ và mòng biển sống nhờ rác thải. Một điều đặc biệt là đàn chim hồng hạc ở phía bắc trong vùng rừng đầm lầy Zwillbrocker Venn. Cá hồi trước đây thường có ở các sông song gần như đã bị diệt vong ở khắp nơi do quá trình công nghiệp hóa vào thế kỷ XIX, chúng được thả trở lại ở sông Rhein vào những năm 80 của thế kỷ XX. Con cá tầm cuối cùng ở Đức bắt được vào năm 1969. Ở nhiều ao đầm được thả nuôi cá chép là loài cá mà người La Mã cổ đại đã mang đến. Hải cẩu sống ở biển Bắc và biển Baltic có lúc gần như bị biến mất. Vừa qua có lại được khoảng mấy nghìn con ở biển Wadden thuộc Biển Bắc. Hải cẩu xám đã có lúc hoàn toàn không còn nữa ở Bắc Âu do bị đánh bắt, song gần đây lại có nhiều và một số đã di chuyển tới vùng bờ biển của Đức. Biển Wadden có ý nghĩa lớn là nơi dừng chân của 10 đến 12 triệu chim di trú mỗi năm. Loài cá voi quen thuộc nhất của Biển Bắc và Biển Baltic là cá voi họ chuột, ngoài ra còn có bảy loại cá voi khác như: cá nhà táng, cá hố kình. Bên cạnh đó còn có loài cá heo mõm ngắn. Bên cạnh các loài thú bản địa thì một số lượng đáng kể các loài thú nhập cư đã tới sinh sống. Đại diện tiêu biểu nhất là gấu mèo châu Mỹ, lửng chó, vẹt cổ hồng và ngỗng Ai Cập. Các loài thú nhập cư khác là ngỗng Canada, đà điểu Nam Mỹ, tôm sông châu Mỹ, ếch bò châu Mỹ, cừu núi châu Âu, cá rô gai.
Chính trị
Đức là một nước cộng hòa liên bang, nghị viện, và dân chủ đại diện. Hệ thống chính trị Đức được vận hành theo khuôn khổ được quy định trong văn bản hiến pháp năm 1949 mang tên Luật cơ bản. Sửa đổi theo thường lệ cần có đa số hai phần ba của cả lưỡng viện; các nguyên tắc cơ bản của hiến pháp được biểu thị trong các điều khoản về đảm bảo nhân phẩm, cấu trúc liên bang và pháp quyền có giá trị vĩnh viễn.
Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và chủ yếu được trao trách nhiệm và quyền lực tượng trưng. Chức vụ này được bầu ra bởi Hội nghị Liên bang, một thể chế gồm các thành viên của Quốc hội Liên bang (Bundestag, còn gọi là Hạ viện) và một số lượng bình đẳng đại biểu từ các bang. Chức vụ cao thứ hai theo thứ tự ưu tiên là Chủ tịch Hạ viện, là người do quốc hội bầu ra và chịu trách nhiệm giám sát các phiên họp thường nhật. Chức vụ cao thứ ba và người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng, do tổng thống bổ nhiệm sau khi được quốc hội bầu ra. Thủ tướng Olaf Scholz là người đứng đầu chính phủ từ năm 2021 và thi hành quyền lực hành pháp. Bundestag và Hội đồng Liên bang Bundesrat (còn gọi là Thượng viện) tạo thành nhánh lập pháp. Bundestag được bầu thông qua tuyển cử trực tiếp theo đại diện tỷ lệ (thành viên hỗn hợp). Thành viên của Bundesrat đại diện cho chính phủ của mười sáu bang và là thành viên của các nội các cấp bang.
Kể từ năm 1949, hệ thống chính đảng nằm dưới thế chi phối của Liên minh Dân chủ Kitô giáo và Đảng Dân chủ Xã hội Đức. Cho đến nay mọi thủ tướng đều là thành viên của một trong các đảng này. Tuy nhiên, Đảng Dân chủ Tự do (có ghế trong nghị viện từ 1949 đến 2013) và Liên minh 90/Đảng Xanh (có ghế trong nghị viện từ 1983) cũng giữ vai trò quan trọng.
Trong cuộc bầu cử liên bang năm 2017, Liên minh Dân chủ Kitô giáo Đức/Liên minh Xã hội Kitô giáo Bayern (CDU/CSU), lãnh đạo bởi bà Angela Merkel, đã giành số phiếu bầu cao nhất, chiếm 33% tổng số phiếu bầu (tỉ lệ này giảm 8% so với cuộc bầu cử năm 2013). Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) xếp thứ hai, nhưng chỉ với 20% tổng số phiếu bầu, đây là kết quả tệ nhất của Đảng này kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Alternative für Deutschland (Con đường khác cho nước Đức), một đảng có khuynh hướng cực hữu, xếp ở vị trí thứ ba, với 12,6% tổng số phiếu. Đây là lần đầu tiên AfD giành được ghế trong quốc hội (94 ghế) và là đảng cực hữu đầu tiên tại Đức làm được điều này, sau Đảng Quốc xã. AfD nổi bật với lập trường chống nhập cư, chống Hồi giáo, chống chủ nghĩa nữ quyền hiện đại, phản đối hôn nhân đồng tính, và chỉ trích Liên minh Châu Âu. Một số thành phần cực đoan của Đảng này theo chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa bài ngoại, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bài Do Thái và có liên hệ với các phong trào Quốc xã mới. Xếp thứ tư là Đảng Dân chủ Tự do (FDP), với 10,7 % số phiếu bầu. Ở vị trí tiếp theo là Đảng Cánh tả, một đảng có khuynh hướng đi theo chủ nghĩa xã hội dân chủ và chủ nghĩa chống tư bản, với 9,2% số phiếu bầu. Đảng còn lại giành đủ số phiếu để có ghế trong Quốc hội là Đảng Xanh, một đảng theo trường phái Chính trị Xanh nhấn mạnh vào mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, với 8,9% số phiếu bầu.
Tỷ lệ nợ/GDP của Đức đạt đỉnh vào năm 2010 khi nó đạt 80,3% và giảm xuống kể từ đó. Theo Eurostat, tổng nợ chính phủ của Đức lên đến 2.152 tỷ euro hay 71,9% GDP vào năm 2015. Chính phủ liên bang đạt được thặng dư ngân sách 12,1 tỷ euro vào năm 2015. Các cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor's, Moody's và Fitch Ratings xếp hạng Đức ở mức cao nhất có thể là AAA với triển vọng ổn định vào năm 2016.
Pháp luật
Đức có hệ thống pháp luật dân sự dựa theo Luật La Mã với một số tham khảo luật German cổ. Tòa án Hiến pháp Liên bang là tòa án tối cao của Đức chịu trách nhiệm về hiến pháp, có quyền lực phúc thẩm tư pháp. Hệ thống tòa án tối cao của Đức gọi là Oberste Gerichtshöfe des Bundes và có tính chuyên biệt: đối với các vụ án dân sự và hình sự, tòa án kháng cáo cao nhất là Tòa án Tư pháp Liên bang, đối với các vụ án khác thì tòa án cao nhất là Tòa án Lao động Liên bang, Tòa án Xã hội Liên bang, Tòa án Tài chính Liên bang, và Tòa án Hành chính Liên bang.
Pháp luật hình sự và cá nhân được hệ thống hóa ở cấp quốc gia lần lượt trong Luật Hình sự và Luật Dân sự. Hệ thống hình phạt của Đức tìm cách cải tạo tội phạm và bảo vệ dân chúng. Ngoại trừ các vụ án nhỏ do một thẩm phán chuyên nghiệp xét xử, cũng như các tội chính trị nghiêm trọng, tất cả các cáo buộc được xét cử trước tòa án hỗn hợp, tại đó các thẩm phán không chuyên () ngồi cạnh các thẩm phán chuyên nghiệp. Nhiều vấn đề cơ bản trong pháp luật hành chính nằm dưới thẩm quyền của cấp bang.
Các bang
Đức gồm mười sáu bang. Mỗi bang có hiến pháp riêng và phần lớn được tự trị về vấn đề tổ chức nội bộ. Do khác biệt về kích thước và dân số, phân cấp của các bang khác nhau, đặc biệt là giữa các thành bang (Stadtstaaten) và các bang có lãnh thổ lớn (Flächenländer). Vì mục đích hành chính khu vực, có năm bang là Baden-Württemberg, Bayern, Hessen, Nordrhein-Westfalen và Sachsen có tổng cộng 22 huyện chính quyền (Regierungsbezirke). Đức được chia thành 402 huyện (Kreise) ở cấp khu tự quản; trong đó có 295 huyện nông thôn (Kreise hoặc Landkreise) và 107 huyện đô thị (Kreisfreie Städte).
Ngoại giao
Đức có mạng lưới 277 phái bộ ngoại giao tại nước ngoài và trong đó duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với trên 190 quốc gia. , Đức là nước đóng góp lớn nhất vào ngân sách của Liên minh châu Âu (cung cấp 20%) và là nước đóng góp nhiều thứ ba cho Liên Hợp Quốc (cung cấp 8%). Đức là một thành viên của NATO, OECD, G8, G20, Ngân hàng Thế giới và IMF. Đức giữ vai trò có ảnh hưởng trong Liên minh châu Âu từ khi tổ chức này bắt đầu, và duy trì một liên minh mạnh với Pháp và toàn bộ các quốc gia láng giềng khác kể từ năm 1990. Đức xúc tiến hình thành một bộ máy chính trị, kinh tế và an ninh châu Âu thống nhất hơn.
Chính sách phát triển của Đức là một khu vực độc lập trong chính sách đối ngoại. Nó do Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế xây dựng, và do các tổ chức thực hiện. Chính phủ Đức nhận thức chính sách phát triển là trách nhiệm chung của cộng đồng quốc tế. Đây là nhà tài trợ lớn thứ ba thế giới vào năm 2009 sau Hoa Kỳ và Pháp.
Năm 1999, chính phủ của Thủ tướng Gerhard Schröder xác định một cơ sở mới cho chính sách đối ngoại của Đức khi tham gia trong quyết định của NATO xung quanh Chiến tranh Kosovo và lần đầu tiên phái binh sĩ Đức đi chiến đấu kể từ năm 1945. Các chính phủ Đức và Hoa Kỳ là đồng minh chính trị mật thiết. Liên hệ văn hóa và lợi ích kinh tế tạo mối ràng buộc giữa hai quốc gia đưa đến kết quả là chủ nghĩa Đại Tây Dương.
Quân sự
Quân đội Đức (Bundeswehr) được tổ chức thành các nhánh Heer (lục quân và lực lượng đặc biệt KSK), Marine (hải quân), Luftwaffe (không quân), Cục Y tế chung và Cục Hậu cần chung. Theo giá trị tuyệt đối, chi tiêu quân sự của Đức cao thứ chín trên thế giới vào năm 2011. Năm 2015, chi tiêu quân sự là 32,9 tỷ euro, chiếm khoảng 1,2% GDP quốc gia, dưới mục tiêu của NATO là 2%. , quân đội Đức sử dụng khoảng 178.000 thành viên phục vụ, trong đó có 9.500 tình nguyện viên. Binh sĩ dự bị sẵn sàng cho quân đội và tham gia diễn tập phòng thủ và triển khai tại nước ngoài. Từ năm 2001 phụ nữ có thể phục vụ trong toàn bộ các nhiệm vụ mà không bị hạn chế. Khoảng 19.000 nữ binh sĩ đang tại ngũ. Theo SIPRI, Đức là nước xuất khẩu vũ khí hạng nặng lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2014. Vào thời bình, quân đội Đức do Bộ Quốc phòng chỉ huy. Trong tình trạng phòng thủ, Thủ tướng sẽ trở thành tổng tư lệnh của quân đội Đức. Vai trò của Bundeswehr được mô tả trong Hiến pháp Đức là chỉ để phòng thủ. Sau một phán quyết của Tòa án Hiến pháp Liên bang vào năm 1994, thuật ngữ "phòng thủ" được xác định không chỉ bao gồm bảo vệ biên giới Đức, mà còn là đối phó với khủng hoảng và ngăn ngừa xung đột, hoặc rộng hơn là đảm bảo an ninh của Đức trên toàn thế giới. , quân đội Đức có khoảng 2.370 binh sĩ đồn trú tại nước ngoài trong vị thế thuộc các lực lượng duy trì hòa bình, trong đó có khoảng 850 binh sĩ Bundeswehr trong lực lượng ISAF do NATO lãnh đạo tại Afghanistan và Uzbekistan, 670 binh sĩ Đức tại Kosovo, và 120 binh sĩ trong UNIFIL tại Liban. Cho đến năm 2011, phục vụ quân sự là bắt buộc đối với nam giới vào tuổi 18, và các binh sĩ nghĩa vụ phục vụ trong thời hạn sáu tháng; những người phản đối vì lương tâm có thể chọn phục vụ dân sự với thời gian tương tự, hoặc sáu năm phục vụ khẩn cấp (tự nguyện) như cứu hỏa tự nguyện và Chữ thập Đỏ. Năm 2011, nghĩa vụ quân sự chính thức bị đình chỉ và bị thay thế bằng phục vụ tự nguyện.
Trang bị
Loại súng trường tiêu chuẩn dành cho lục quân Đức kể từ năm 1997 là Heckler & Koch G36, tuy vậy đã dần được thay thế bởi dòng HK433 kể từ năm 2017. Súng tiểu liên được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Heckler & Koch MP7, trong khi dòng MP5 hiện vẫn đang được sử dụng bởi lực lượng biệt kích. Một số vũ khí thông dụng khác của Lục quân Đức gồm có súng máy hạng nhẹ Heckler & Koch MG4, súng máy đa chức năng Rheinmetall MG3 (đang được thay thế bởi súng máy Heckler & Koch MG5), súng máy hạng nặng M2 Browning, súng phóng lựu Heckler & Koch HK69A1 (đang được thay thế bằng Heckler & Koch AG36), rocket chống tăng Panzerfaust 3. Xe tăng chiến đấu chủ lực của lục quân Đức hiện nay là Leopard 2, với khoảng 224 chiếc đã được đưa vào hoạt động. Các phương tiện cơ giới khác gồm có xe chiến đấu bộ binh Marder (đang được thay thế bằng dòng Puma), thiết vận xa TPz Fuchs (đang được thay thế bằng GTK Boxer), xe chiến đấu bọc thép Wiesel 1/2. Về vũ khí pháo binh, nổi tiếng nhất là pháo tự hành PzH 2000, một trong những loại pháo tự hành tốt nhất thế giới hiện nay. Ngoài ra lục quân Đức còn được trang bị dàn pháo tên lửa M270 MLRS của Hoa Kỳ, và súng cối Tapella của Phần Lan.
Về lực lượng không quân, Đức hiện đang sở hữu 141 máy bay tiêm kích Eurofighter Typhoon (liên doanh với các nước Anh, Ý và Tây Ban Nha), bên cạnh đó còn có khoảng 100 chiếc máy bay đa chức năng Panavia Tornado. Máy bay vận tải của không quân Đức chủ yếu được sản xuất bởi hãng Airbus, đáng chú ý nhất là máy bay bốn động cơ phản lực cánh quạt Airbus A400M. Ngoài ra không quân Đức còn sở hữu các loại trực thăng như Sikorsky CH-53 (Hoa Kỳ), Eurocopter (EU) và máy bay không người lái IAI Heron TP (Israel).
Hải quân Đức hiện sở hữu 65 tàu chiến các loại, bao gồm 4 khinh hạm F125 lớp Baden-Württemberg, 3 khinh hạm F124 lớp Sachsen, 4 khinh hạm F123 lớp Brandenburg, 1 khinh hạm F122 lớp Bremen, 5 hộ vệ hạm loại nhỏ, 6 tàu ngầm Type 212, cùng với 2 trục lôi hạm, 10 tàu phá mìn, 20 tàu bổ sung và 11 tàu phụ trợ.
Nhân khẩu
Theo điều tra nhân khẩu năm 2011, dân số Đức là 80,2 triệu, và tăng lên 83,1 triệu vào năm 2019. Đức là quốc gia đông dân nhất Liên minh châu Âu, đông dân thứ hai châu Âu chỉ sau Nga và thứ 19 thế giới. Mật độ dân số rơi vào khoảng 227 cư dân cho mỗi kilômét vuông. Ước lượng tuổi thọ khi sinh là 80,19 năm (77,93 năm cho nam giới và 82,58 năm cho nữ giới). Tỷ suất sinh là 1,41 trẻ em với mỗi phụ nữ (ước tính năm 2011), một trong các mức thấp nhất thế giới. Kể từ thập niên 70, tỷ lệ tử vong của Đức đã vượt tỷ lệ sinh. Tuy nhiên, Đức đang chứng kiến tỷ lệ sinh và tỷ lệ nhập cư gia tăng bắt đầu trong thập niên 2010, đặc biệt là tăng số lượng người nhập cư có học thức.
Bốn nhóm dân cư lớn được quy là "dân tộc thiểu số" do tổ tiên của họ sinh sống tại các khu vực tương ứng trong nhiều thế kỷ. Đó là người dân tộc thiểu số Đan Mạch (khoảng 50.000) tại bang cực bắc Schleswig-Holstein. Người Sorb thuộc nhóm Slav có khoảng 60.000 người, sống tại khu vực Lusatia của các bang Sachsen và Brandenburg. Người Roma cư trú khắp lãnh thổ liên bang, và người Frisia sống tại duyên hải miền tây bang Schleswig-Holstein cũng như tại tây bắc Niedersachsen.
Có khoảng 5 triệu người có quốc tịch Đức cư trú tại nước ngoài (2012). Năm 2014, có khoảng bảy triệu người trong số 81 triệu cư dân Đức không có quyền công dân Đức. Sáu mươi chín phần trăm trong số đó sống tại miền tây của liên bang và hầu hết là tại các khu vực đô thị. Năm 2015, Đức là quốc gia có số lượng di dân quốc tế cao thứ hai thế giới, với khoảng 5% hay 12 triệu người. Đức xếp hạng bảy trong EU và thứ 37 toàn cầu về tỷ lệ người nhập cư so với tổng dân số. , các dân tộc-quốc gia đông nhất là từ Thổ Nhĩ Kỳ (2.859.000), tiếp đến là Ba Lan (1.617.000), Nga (1.188.000), và Ý (764.000). Từ năm 1987, có khoảng 3 triệu người dân tộc Đức, hầu hết từ các quốc gia Khối phía Đông, đã thực hiện quyền trở về của mình và di cư đến Đức.
Tôn giáo
Khi thống nhất vào năm 1871, khoảng 2/3 dân số Đức theo Tin Lành và 1/3 dân số theo Công giáo, cùng một cộng đồng thiểu số Do Thái giáo đáng kể. Các giáo phái khác cũng hiện diện tại Đức, song chưa từng có ý nghĩa về nhân khẩu và tác động về văn hóa như ba nhóm trên. Cộng đồng Do Thái giáo thiểu số tại Đức gần như biến mất trong Holocaust và thành phần tôn giáo của Đức cũng biến đổi dần trong các thập niên sau năm 1945, khi Tây Đức trở nên đa dạng hơn về tôn giáo do nhập cư còn Đông Đức trở thành quốc gia đa số không theo tôn giáo do chính sách của nhà nước. Tôn giáo tại Đức tiếp tục đa dạng sau khi Đức tái thống nhất vào năm 1990, về tổng thể là tính mộ đạo giảm đi nhiều trên toàn quốc song số tín đồ phái phúc âm và Hồi giáo lại tăng lên.
Theo điều tra nhân khẩu Đức năm 2011, Cơ Đốc giáo là tôn giáo lớn nhất tại Đức chiếm 66,8% tổng dân số. Trong đó, so với tổng dân số, 31,7% tuyên bố họ là tín đồ Tin Lành, và 31,2% tuyên bố họ là tín đồ Công giáo. Tín đồ Chính thống giáo chiếm 1,3%; các tôn giáo khác chiếm 2,7%. Về phương diện địa lý, tín đồ Tin Lành tập trung tại miền bắc, miền trung và miền đông của quốc gia. Đa số họ là thành viên Giáo hội Tin Lành tại Đức (EKD), bao gồm Lutheran và Calvinist. Tín đồ Công giáo tập trung tại miền nam và miền tây. Năm 2014, Giáo hội Công giáo có 23,9 triệu thành viên (29,5% dân số) và Giáo hội Tin Lành có 22,6 triệu thành viên (27,9% dân số). Số lượng tín hữu của cả hai Giáo hội đều giảm trong những năm gần đây. Năm 2011, 33% người Đức không phải thành viên của các tổ chức tôn giáo được công nhận chính thức với tình trạng đặc biệt. Nhóm Không tôn giáo tại Đức mạnh nhất là tại Đông Đức và các khu vực đại đô thị. Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ hai tại Đức, theo điều tra nhân khẩu năm 2011 thì 1,9% người Đức tự nhận là người Hồi giáo. Các ước tính gần đây hơn cho thấy rằng có khoảng 2,1-4,3 triệu người Hồi giáo cư trú tại Đức. Hầu hết người Hồi giáo thuộc phái Sunni và Alevi từ Thổ Nhĩ Kỳ, song có lượng nhỏ tín đồ thuộc các phái khác như Shia. Các tôn giáo khác chiếm dưới 1% dân số Đức là Phật giáo với hơn 270.000 tín đồ được đăng ký chính thức, Do Thái giáo với 200.000 tín đồ, và Ấn Độ giáo với 100.000 tín đồ. Các cộng đồng tôn giáo còn lại tại Đức có ít hơn 50.000 tín đồ mỗi tôn giáo.
Ngôn ngữ
Tiếng Đức là ngôn ngữ chính thức và chiếm ưu thế tại Đức. Đây là một trong 24 ngôn ngữ chính thức và công việc của Liên minh châu Âu, và là một trong ba ngôn ngữ công việc của Ủy ban châu Âu. Tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ được nói phổ biến nhất trong Liên minh châu Âu, với khoảng 100 triệu người bản ngữ. Các ngôn ngữ thiểu số bản địa được công nhận là tiếng Đan Mạch, tiếng Hạ Đức, tiếng Sorbia, tiếng Roma, và tiếng Frisia; chúng được bảo vệ chính thức theo Hiến chương châu Âu về các ngôn ngữ khu vực và thiểu số. Các ngôn ngữ nhập cư được sử dụng phổ biến nhất là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Kurd, tiếng Ba Lan, các ngôn ngữ Balkan, và tiếng Nga. Người Đức có đặc trưng là đa ngôn ngữ: 67% công dân Đức cho biết có thể giao thiệp bằng ít nhất một ngoại ngữ và 27% bằng ít nhất hai ngoại ngữ. Tiếng Đức tiêu chuẩn thuộc hệ Tây German, có liên hệ mật thiết và được phân loại cùng nhóm với tiếng Hạ Đức, tiếng Hà Lan, tiếng Frisia và tiếng Anh. Trong phạm vi nhỏ hơn, nó cũng có liên hệ với các ngữ hệ Đông German (đã tuyệt diệt) và Bắc German. Hầu hết từ vựng trong tiếng Đức bắt nguồn từ nhánh German của ngữ hệ Ấn-Âu. Thiểu số đáng kể các từ có nguồn gốc từ tiếng Latinh và Hy Lạp, cùng một lượng nhỏ hơn từ tiếng Pháp và gần đây nhất là tiếng Anh. Tiếng Đức sử dụng bảng chữ cái Latinh để viết. Các phương ngữ tiếng Đức bắt nguồn từ dạng địa phương truyền thống của các bộ lạc German, và khác biệt với các dạng tiêu chuẩn của tiếng Đức qua từ vựng, âm vị, và cú pháp.
Giáo dục
Trách nhiệm giám sát giáo dục tại Đức chủ yếu được tổ chức trong mỗi bang. Giáo dục mầm non tùy chọn được cung cấp cho toàn bộ trẻ từ ba đến sáu tuổi, sau cấp trường này trẻ tham gia giáo dục nghĩa vụ trong ít nhất chín năm. Giáo dục tiểu học thường kéo dài từ bốn đến sáu năm. Giáo dục trung học gồm ba loại hình trường học truyền thống, tập trung vào các cấp độ học thuật: Các trường lý thuyết (Gymnasium) dành cho các trẻ tài năng nhất và là để chuẩn bị cho học sinh theo học đại học; các trường thực tế (Realschule) dành cho học sinh trung bình và kéo dài trong sáu năm, và các trường học phổ thông (Hauptschule) chuẩn bị cho học sinh theo học giáo dục nghề. Các trường toàn diện (Gesamtschule) hợp nhất toàn bộ các loại hình giáo dục trung học.
Một hệ thống học nghề gọi là Duale Ausbildung có kết quả là có chuyên môn lành nghề, hầu như tương đương với một bằng cấp học thuật. Nó cho phép các học sinh khi tham gia đào tạo nghề được học tại một công ty cũng như tại một trường thương mại quốc lập. Mô hình này được đánh giá cao và được mô phỏng trên khắp thế giới.
Hầu hết các đại học tại Đức là công lập, và sinh viên không phải trả học phí. Điều kiện chung cho bậc đại học là kỳ thi Abitur. Tuy nhiên, có một số ngoại lệ tùy theo mỗi bang, trường học và đối tượng. Giáo dục học thuật miễn phí không hạn chế đối với sinh viên quốc tế và ngày càng có nhiều du học sinh đến Đức. Theo một báo cáo của OECD trong năm 2014, Đức là quốc gia đứng thứ ba thế giới thu hút sinh viên quốc tế.
Đức có truyền thống lâu dài về giáo dục bậc đại học, phản ánh vị thế là một nền kinh tế hiện đại trên toàn cầu. Trong số đại học được thành lập tại Đức, có một số trường ở vào hàng lâu năm nhất thế giới, Đại học Heidelberg (thành lập 1386) là cổ nhất tại Đức. Tiếp đến là Đại học Leipzig (1409), Đại học Rostock (1419) và Đại học Greifswald (1456). Đại học Humboldt Berlin do nhà cải cách giáo dục Wilhelm von Humboldt thành lập vào năm 1810, trở thành hình mẫu học thuật cho nhiều đại học châu Âu và phương Tây. Tại nước Đức đương đại, phát triển được 11 đại học ưu tú: Đại học Humboldt Berlin, Đại học Bremen, Đại học Köln, Đại học Công nghệ Dresden, Đại học Tübingen, Đại học Công nghệ Rhein-Westfalen Aachen, Đại học Tự do Berlin, Đại học Heidelberg, Đại học Konstanz, Đại học Ludwig Maximilian München, và Đại học Công nghệ München.
Y tế
Hệ thống nhà tế bần của Đức mang tên spitals có từ thời Trung Cổ, và ngày nay Đức có hệ thống chăm sóc y tế phổ quát lâu năm nhất thế giới, từ pháp luật xã hội của Bismarck trong thập niên 1880. Kể từ thập niên 1880, các cải cách và điều khoản đảm bảo một hệ thống chăm sóc y tế cân bằng. Hiện nay cư dân được bảo hộ thông qua một kế hoạch bảo hiểm y tế theo quy chế, có tiêu chuẩn cho phép một số nhóm lựa chọn một hợp đồng bảo hiểm y tế tư nhân. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hệ thống chăm sóc y tế của Đức có 77% là do chính phủ tài trợ và 23% là do cá nhân chi trả . Năm 2014, Đức chi 11.3% GDP của mình cho chăm sóc y tế. Năm 2013, Đức xếp hạng 20 trên thế giới về tuổi thọ dự tính với con số 77 năm cho nam giới và 82 năm cho nữ giới, và có tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh rất thấp (4 trên 1.000 ca sinh).
Năm 2019, nguyên nhân tử vong chính của người Đức là bệnh tim mạch với 37%. , khoảng 82.000 người Đức bị nhiễm HIV/AIDS và 26.000 chết vì dịch bệnh này (lũy tích, từ 1982). Theo một khảo sát vào năm 2005, 27% người Đức trưởng thành hút thuốc lá. Béo phì ngày càng được cho là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Một nghiên cứu vào năm 2007 cho thấy Đức có số người thừa cân cao nhất tại châu Âu.
Kinh tế
Đức có nền kinh tế thị trường xã hội, với lực lượng lao động trình độ cao, vốn tư bản lớn, mức độ tham nhũng thấp, và mức độ sáng tạo cao. Đây là nước xuất khẩu hàng hóa lớn thứ ba trên thế giới, và có nền kinh tế quốc dân lớn nhất tại châu Âu, đứng thứ tư trên thế giới theo GDP danh nghĩa và thứ năm theo sức mua tương đương. Tính đến năm 2017, khu vực dịch vụ đóng góp khoảng 71% cho tổng GDP (bao gồm công nghệ thông tin), công nghiệp 31%, và nông nghiệp 1%. Tỷ lệ thất nghiệp do Eurostat công bố là 3,2% trong tháng 1 năm 2020, thấp thứ tư trong Liên minh châu Âu.
Đức nằm trong Thị trường chung châu Âu, tương ứng với hơn 450 triệu người tiêu dùng. Số liệu năm 2017 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết quốc gia này chiếm 28% kinh tế của khu vực đồng Euro. Đức cho lưu thông đồng tiền chung châu Âu Euro vào năm 2002. Chính sách tiền tệ được thiết lập bởi Ngân hàng Trung ương Châu Âu có trụ sở tại Frankfurt.
Đức là quê hương của ô tô hiện đại, ngành công nghiệp ô tô tại Đức được nhìn nhận là nằm vào hàng cạnh tranh và sáng tạo nhất trên thế giới, và đứng thứ tư về sản lượng. Mười mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Đức là xe cộ, máy móc, hóa chất, sản phẩm điện tử, thiết bị điện, dược phẩm, thiết bị vận chuyển, kim loại thường, sản phẩm thực phẩm, cao su và chất dẻo (2015).
Trong tổng số 500 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán theo doanh thu vào năm 2019 (tức Fortune Global 500), hết 29 công ty có trụ sở chính tại Đức. DAX là chỉ số thị trường chứng khoán bao gồm 30 công ty lớn của Đức. Một số thương hiệu nổi tiếng quốc tế là Mercedes-Benz, BMW, Volkswagen, Audi, Siemens, Allianz, Adidas, Porsche, Bosch và Deutsche Telekom. Berlin là trung tâm của các công ty khởi nghiệp và đã trở thành địa điểm hàng đầu cho các công ty được tài trợ bởi đầu tư mạo hiểm trong Liên minh Châu Âu. Đức có một lượng lớn các doanh nghiệp vừa nhỏ chuyên ngành đi theo mô hình Mittelstand. Chúng đại diện cho 48% công ty dẫn đầu thị trường toàn cầu trong các phân khúc của mình và còn được gọi là Hidden champion.
Giao thông
Do có vị trí tại trung tâm của châu Âu, Đức là trung tâm giao thông của lục địa. Giống như các quốc gia láng giềng tại Tây Âu, mạng lưới đường bộ của Đức nằm vào hàng dày đặc nhất thế giới. Hệ thống đường cao tốc quốc gia (Autobahn) được xếp hạng ba thế giới về chiều dài và nổi tiếng do không hạn chế tốc độ nói chung.
Đức thiết lập một hệ thống đường sắt cao tốc đa tâm. Mạng lưới InterCityExpress hay ICE của Công ty Deutsche Bahn phục vụ các thành phố lớn của Đức cũng như điểm đến tại các quốc gia láng giềng với tốc độ lên đến . Đường sắt Đức được chính phủ trợ cấp, với 17 tỷ euro vào năm 2014.
Các sân bay lớn nhất tại Đức là Sân bay Frankfurt và Sân bay München, cả hai đều là trung tâm của Lufthansa. Các sân bay lớn khác bao gồm Berlin Schönefeld, Hamburg, Köln/Bonn và Leipzig/Halle. Cảng Hamburg là một trong hai mươi cảng container lớn nhất thế giới.
Năng lượng và hạ tầng
, Đức là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ sáu thế giới, và 60% năng lượng sơ cấp được nhập khẩu. Năm 2014, các nguồn năng lượng là: dầu (35,0%); than đá, trong đó có than non (24,6%); khí đốt tự nhiên (20,5%); hạt nhân (8,1%); thủy điện và nguồn tái tạo (11,1%). Chính phủ và ngành năng lượng hạt nhân chấp thuận ngưng dần toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân đến năm 2021. Họ cũng tiến hành các hoạt động bảo tồn năng lượng, công nghệ xanh, giảm phát thải, và đặt mục tiêu vào năm 2020 các nguồn tái tạo sẽ đáp ứng 40% nhu cầu điện năng của quốc gia. Đức cam kết Nghị định thư Kyoto và một vài hiệp ước khác đề xướng đa dạng sinh học, tiêu chuẩn phát thải thấp, quản lý nước, và thương mại hóa năng lượng tái tạo. Tỷ lệ tái chế tại hộ gia đình của Đức nằm vào hàng cao nhất thế giới, vào khoảng 65% (2015). Tuy thế, tổng phát thải khí nhà kính của Đức cao nhất trong EU . Chuyển đổi năng lượng Đức (Energiewende) là bước đi được công nhận để hướng đến một nền kinh tế bền vững bằng các biện pháp hiệu suất năng lượng và năng lượng tái tạo.
Khoa học và công nghệ
Đức là nước hàng đầu toàn cầu về khoa học và kỹ thuật do có thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực này. Các nỗ lực nghiên cứu và phát triển tạo thành một bộ phận không thể thiếu của kinh tế Đức. Hơn 100 người Đức từng được trao Giải Nobel. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học và công nghệ của Đức cao thứ nhì thế giới (31%) sau Hàn Quốc (32%) vào năm 2012. Đầu thế kỷ XX, người Đức giành được nhiều giải Nobel hơn bất kỳ quốc gia nào khác, đặc biệt là trong khoa học (vật lý, hóa học, y học).
Các nhà vật lý học Đức nổi tiếng trước thế kỷ XX gồm có Hermann von Helmholtz, Joseph von Fraunhofer và Gabriel Daniel Fahrenheit, cùng những người khác. Albert Einstein đưa ra thuyết tương đối cho ánh sáng và lực hấp dẫn lần lượt vào năm 1905 và năm 1915. Cùng với Max Planck, ông có công trong khai phá cơ học lượng tử, sau đó Werner Heisenberg và Max Born cũng có các đóng góp lớn trong lĩnh vực này. Wilhelm Röntgen phát hiện ra tia X. Otto Hahn là một người tiên phong trong lĩnh vực hóa học phóng xạ và phát hiện phân rã nguyên tử, trong khi Ferdinand Cohn và Robert Koch là những người sáng lập vi sinh học. Một số nhà toán học sinh tại Đức, bao gồm Carl Friedrich Gauss, David Hilbert, Bernhard Riemann, Gottfried Leibniz, Karl Weierstrass, Hermann Weyl và Felix Klein.
Đức là quê hương của nhiều nhà phát minh và kỹ thuật nổi tiếng, bao gồm Hans Geiger sáng tạo bộ đếm Geiger và Konrad Zuse tạo ra máy tính kỹ thuật số tự động hoàn toàn đầu tiên. Các nhà phát minh, kỹ sư và nhà công nghiệp như Ferdinand von Zeppelin, Otto Lilienthal, Gottlieb Daimler, Rudolf Diesel, Hugo Junkers và Karl Benz giúp định hình công nghệ vận chuyển ô tô và hàng không hiện đại. Các viện của Đức như Trung tâm Vũ trụ Đức (DLR) có đóng góp lớn nhất cho ESA. Kỹ sư vũ trụ Wernher von Braun phát triển tên lửa không gian đầu tiên tại Peenemünde và về sau là một thành viên nổi bật của NASA và phát triển tên lửa Mặt Trăng Saturn V. Công trình của Heinrich Rudolf Hertz trong lĩnh vực bức xạ điện từ là mấu chốt để phát triển viễn thông hiện đại. Các tổ chức nghiên cứu tại Đức gồm có Hiệp hội Max Planck, Hiệp hội Helmholtz và Hiệp hội Fraunhofer. Lò phản ứng Wendelstein 7-X tại Greifswald có các cơ sở hạ tầng để nghiên cứu năng lượng hợp hạch. Giải Gottfried Wilhelm Leibniz được trao cho mười nhà khoa học và viện sĩ hàng năm. Với tối đa 2,5 triệu euro cho mỗi giải thưởng đây là một trong các giải nghiên cứu tặng thưởng cao nhất thế giới.
Du lịch
Tính đến năm 2017, Đức là điểm đến du lịch đứng chín thế giới với 37,4 triệu lượt đến của du khách. Berlin đã trở thành điểm đến nhiều thứ ba châu Âu. Du lịch và lữ hành nội địa và quốc tế kết hợp lại đóng góp trực tiếp €105,3 tỉ vào GDP. Nếu tính luôn cả các tác động gián tiếp thì ngành công nghiệp này đã cung cấp 4,2 triệu việc làm.
Các thắng cảnh được ghé thăm nhiều nhất là Nhà thờ chính tòa Köln, cổng Brandenburger Tor, tòa nhà của Quốc hội Đức, nhà thờ Frauenkirche ở Dresden, Lâu đài Neuschwanstein, Lâu đài Heidelberg, Lâu đài Wartburg và Cung điện Sanssouci. Europa-Park gần Freiburg là khu nghỉ dưỡng công viên giải trí đông khách thứ hai châu Âu.
Văn hóa
Văn hóa tại các bang của Đức được định hình từ các trào lưu tri thức và đại chúng lớn tại châu Âu, cả tôn giáo và thế tục. Trong lịch sử, do vai trò lớn của các nhà văn và triết gia Đức trong quá trình phát triển của tư tưởng phương Tây mà nước Đức được gọi là das Land der Dichter und Denker (vùng đất của các nhà thơ và các nhà tư tưởng). Một cuộc thăm dò quan điểm toàn cầu của BBC cho thấy Đức được công nhận là có ảnh hưởng tích cực nhất trên thế giới trong năm 2013 và 2014.
Đức nổi tiếng với các truyền thống lễ hội dân gian như Oktoberfest và phong tục giáng sinh―gồm các vòng hoa Mùa Vọng, hoạt cảnh Chúa Giáng sinh, cây thông Giáng sinh, bánh Stollen, cùng các nghi thức khác. UNESCO ghi danh 41 di sản tại Đức vào danh sách di sản thế giới. Có một số ngày nghỉ lễ công cộng tại Đức, do mỗi bang xác định; ngày 3 tháng 10 là ngày quốc khánh của Đức từ năm 1990, được kỷ niệm với tên gọi Tag der Deutschen Einheit (Ngày thống nhất nước Đức).
Âm nhạc
Nền âm nhạc cổ điển Đức có các tác phẩm của một số nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất thế giới. Dieterich Buxtehude sáng tác ôratô cho organ, có ảnh hưởng đến tác phẩm sau này của Johann Sebastian Bach và Georg Friedrich Händel; họ là các nhà soạn nhạc có uy thế trong thời kỳ Baroque. Trong thời gian làm nhạc công violon và giáo viên tại nhà thờ lớn Salzburg, nhà soạn nhạc Leopold Mozart sinh tại Augsburg đã dìu dắt một trong các nhạc sĩ được chú ý nhất mọi thời đại: Wolfgang Amadeus Mozart. Ludwig van Beethoven là một nhân vật cốt yếu trong chuyển đổi giữa các thời kỳ cổ điển và lãng mạn. Carl Maria von Weber và Felix Mendelssohn là những người quan trọng vào thời kỳ đầu lãng mạn. Robert Schumann và Johannes Brahms sáng tác bằng cách diễn đạt lãng mạn. Richard Wagner nổi tiếng với các tác phẩm opera của mình. Richard Strauss là một nhà soạn nhạc hàng đầu vào cuối thời kỳ lãng mạn và đầu thời kỳ hiện đại. Karlheinz Stockhausen và Hans Zimmer là các nhà soạn nhạc quan trọng trong thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI.
Tính đến năm 2013, Đức là thị trường âm nhạc lớn thứ hai châu Âu và lớn thứ tư thế giới. Âm nhạc đại chúng Đức trong thế kỷ 20 và 21 bao gồm các phong trào Neue Deutsche Welle, disco (Boney M., Modern Talking, Bad Boys Blue), pop, Ostrock, Heavy metal/rock (Rammstein, Scorpions, Accept, Helloween), punk, pop rock (Herbert Grönemeyer), indie và schlager pop. Âm nhạc điện tử Đức giành được ảnh hưởng toàn cầu, trong đó Kraftwerk và Tangerine Dream đi tiên phong trong thể loại này. Các DJ và nghệ sĩ sân khấu techno và house music của Đức trở nên nổi tiếng (chẳng hạn như Paul van Dyk, Paul Kalkbrenner, và ban nhạc Scooter)
Mỹ thuật
Các họa sĩ Đức có ảnh hưởng đến mỹ thuật phương Tây, Albrecht Dürer, Hans Holbein Trẻ, Matthias Grünewald và Lucas Cranach Già là các họa sĩ quan trọng của Đức trong Thời kỳ Phục hưng, Peter Paul Rubens và Johann Baptist Zimmermann của thời kỳ Baroque, Caspar David Friedrich và Carl Spitzweg của thời kỳ lãng mạn, Max Liebermann của thời kỳ ấn tượng và Max Ernst của thời kỳ siêu thực. Một số nhóm mỹ thuật Đức được thành lập trong thế kỷ XX, như Nhóm Tháng 11 hay Die Brücke (Cây cầu) và Der Blaue Reiter (Kỵ sĩ Xanh) tác động đến sự phát triển của chủ nghĩa biểu hiện tại München và Berlin. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các xu hướng mỹ thuật bao gồm chủ nghĩa tân biểu hiện và trường phái Tân Leipzig.
Kiến trúc
Phần đóng góp kiến trúc từ Đức bao gồm các phong cách Karoling và Otto, tiền thân của Kiến trúc Roman. Gothic Gạch là một phong cách Trung Cổ đặc biệt được tiến triển tại Đức. Trong kiến trúc Phục Hưng và Baroque, các yếu tố khu vực và điển hình của Đức tiến triển (như Phục hưng Weser và Baroque Dresden ). Trong số nhiều bậc thầy Baroque nổi danh có Pöppelmann, Balthasar Neumann, Knobelsdorff và anh em nhà Asam. Trường phái Wessobrunner gây ảnh hưởng quyết định lên, và đương thời thậm chí là chi phối, nghệ thuật trát vữa stucco tại miền nam Đức trong thế kỷ XVIII. Con đường Baroque Thượng Schwaben là một tuyến du lịch có chủ đề baroque, nêu bật đóng góp của các nghệ sĩ và thợ thủ công như Johann Michael Feuchtmayer, một trong các thành viên của gia tộc Feuchtmayer và anh em Johann Baptist Zimmermann và Dominikus Zimmermann. Kiến trúc bản xứ tại Đức thường được nhận biết thông qua truyền thống khung gỗ (Fachwerk) và khác biệt giữa các khu vực, và trong các phong cách mộc.
Khi công nghiệp hóa lan khắp châu Âu, chủ nghĩa cổ điển và một phong cách đặc biệt của chủ nghĩa lịch sử phát triển tại Đức, đôi khi được gọi là phong cách Gründerzeit, do bùng nổ kinh tế vào cuối thế kỷ XIX. Các phong cách lịch sử khu vực gồm có Trường phái Hannover, Phong cách Nuremberg và Trường phái Semper-Nicolai của Dresden. Trong số các tòa nhà nổi tiếng nhất của Đức, Lâu đài Neuschwanstein tiêu biểu cho Phục hưng Roma. Các tiểu phong cách nổi bật tiến hóa từ thế kỷ XVIII là kiến trúc suối khoáng và nghỉ dưỡng bờ biển. Các nghệ sĩ, nhà văn và nhà trưng bày của Đức như Siegfried Bing, Georg Hirth và Bruno Möhring cũng có đóng góp cho sự phát triển của Art Nouveau khi bước sang thế kỷ XX, được gọi là Jugendstil trong tiếng Đức.
Kiến trúc biểu hiện phát triển trong thập niên 1910 tại Đức và ảnh hưởng đến Art Deco và các phong cách hiện đại khác, có các kiến trúc sư nổi bật như Erich Mendelsohn. Đức đặc biệt quan trọng vào đầu phong trào hiện đại: đây là quê hương của Werkbund do Hermann Muthesius khởi xướng (Tân Khách quan), và của phong trào Bauhaus do Walter Gropius thành lập. Do đó, Đức thường được nhận định là cái nôi của kiến trúc và thiết kế hiện đại. Ludwig Mies van der Rohe trở thành một trong các kiến trúc sư nổi tiếng nhất thế giới vào nửa sau thế kỷ XX. Ông thai nghén tòa nhà chọc trời có kính bao phủ bề ngoài. Các kiến trúc sư và văn phòng đương đại nổi tiếng gồm có Hans Kollhoff, Sergei Tchoban, KK Architekten, Helmut Jahn, Behnisch, GMP, Ole Scheeren, J. Mayer H., OM Ungers, Gottfried Böhm và Frei Otto - được trao giải Pritzker.
Văn học và triết học
Văn học Đức có thể truy nguyên đến thời kỳ Trung Cổ và tác phẩm của các nhà văn như Walther von der Vogelweide và Wolfram von Eschenbach. Các tác gia Đức nổi tiếng gồm Johann Wolfgang von Goethe, Friedrich Schiller, Gotthold Ephraim Lessing và Theodor Fontane. Bộ sưu tập các truyện dân gian do Anh em nhà Grimm xuất bản đã truyền bá văn học dân gian Đức trên cấp độ quốc tế. Anh em nhà Grimm cũng thu thập và hệ thống hóa các biến thể khu vực của tiếng Đức; tác phẩm Deutsches Wörterbuch (từ điển tiếng Đức) của họ được bắt đầu vào năm 1838 và các tập đầu tiên phát hành vào năm 1854.
Các tác gia có ảnh hưởng trong thế kỷ XX gồm Gerhart Hauptmann, Thomas Mann, Hermann Hesse, Heinrich Böll và Günter Grass. Thị trường sách của Đức lớn thứ ba trên thế giới, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc (2014). Hội chợ Sách Frankfurt có vị thế quan trọng nhất trên thế giới về giao dịch và mua bán quy mô quốc tế, có truyền thống kéo dài hơn 500 năm. Hội chợ Sách Leipzig cũng duy trì một vị thế quan trọng tại châu Âu.
Triết học Đức có tầm quan trọng lịch sử: các đóng góp của Gottfried Leibniz cho chủ nghĩa duy lý; triết học khai sáng của Immanuel Kant; chủ nghĩa duy tâm Đức cổ điển được lập ra bởi Johann Gottlieb Fichte, Georg Wilhelm Friedrich Hegel và Friedrich Wilhelm Joseph Schelling; tác phẩm của Arthur Schopenhauer về chủ nghĩa bi quan trừu tượng; Karl Marx và Friedrich Engels xây dựng lý thuyết cộng sản; Friedrich Nietzsche phát triển chủ nghĩa quan điểm; Gottlob Frege đóng góp cho buổi đầu của triết học phân tích; Martin Heidegger có các tác phẩm về sự tồn tại; trường phái Frankfurt phát triển nhờ công Max Horkheimer, Theodor Adorno, Herbert Marcuse và Jürgen Habermas.
Truyền thông
Các công ty truyền thông hoạt động quốc tế lớn nhất tại Đức là Bertelsmann, Axel Springer SE và ProSiebenSat.1 Media. Thông tấn xã Đức DPA cũng đáng chú ý. Thị trường truyền hình của Đức lớn nhất tại châu Âu, với khoảng 38 triệu hộ xem TV. Khoảng 90% số hộ gia đình Đức có truyền hình cáp và vệ tinh (2012), đa dạng về các kênh truyền hình đại chúng miễn phí và thương mại. Có hơn 500 đài phát thanh công cộng và tư nhân tại Đức, trong đó Deutsche Welle là cơ quan phát thanh và truyền hình chủ yếu của Đức phát bằng các ngoại ngữ. Mạng lưới phát thanh quốc gia của Đức là Deutschlandradio, trong khi các đài ARD bao phủ phục vụ địa phương.
Nhiều báo chí bán chạy nhất châu Âu được xuất bản tại Đức. Các báo (và phiên bản internet) có lượng lưu hành lớn nhất là Bild, Die Zeit, Süddeutsche Zeitung, Frankfurter Allgemeine Zeitung và Die Welt, các tạp chí lớn nhất là Der Spiegel, Stern và Focus.
Thị trường video game của Đức nằm vào hàng lớn nhất thế giới. Hội chợ Gamescom tại Köln là hội nghị game dẫn đầu thế giới. Các loạt game phổ biến đến từ Đức gồm có Turrican, Anno, The Settlers, Gothic, SpellForce, FIFA Manager, Far Cry và Crysis. Các nhà phát triển và phát hành game liên quan là Blue Byte, Crytek, Deep Silver, Kalypso Media, Piranha Bytes, Yager Development, và một số công ty game mạng xã hội lớn nhất thế giới như Bigpoint, Gameforge, Goodgame và Wooga.
Điện ảnh
Điện ảnh Đức có đóng góp lớn về kỹ thuật và nghệ thuật cho thế giới. Các tác phẩm đầu tiên của Anh em Skladanowsky được chiếu cho khán giả vào năm 1895. Xưởng phim Babelsberg nổi tiếng tại Potsdam được thành lập vào năm 1912, là xưởng phim quy mô lớn đầu tiên trên thế giới và nay là xưởng phim lớn nhất châu Âu. Các xưởng phim ban đầu và vẫn hoạt động là UFA và Bavaria Film. Điện ảnh Đức ban đầu có ảnh hưởng đặc biệt với các nhà biểu hiện Đức như Robert Wiene và Friedrich Wilhelm Murnau. Metropolis (1927) của đạo diễn Fritz Lang được cho là phim khoa học viễn tưởng lớn đầu tiên. Năm 1930, Josef von Sternberg làm đạo diễn cho Der blaue Engel, phim có âm thanh quy mô lớn đầu tiên của Đức, có mặt diễn viên Marlene Dietrich. Các phim của Leni Riefenstahl đặt ra các tiêu chuẩn nghệ thuật mới, đặc biệt là Niềm tin chiến thắng.
Sau năm 1945, nhiều phim vào giai đoạn ngay sau chiến tranh có thể được mô tả là Trümmerfilm (phim gạch vụn), như Die Mörder sind unter uns (1946) của Wolfgang Staudte và Irgendwo in Berlin (1946) của Werner Krien. Các phim Đông Đức nổi bật phần lớn do hãng quốc doanh DEFA sản xuất, gồm có Ehe im Schatten của Kurt Maetzig (1947), Der Untertan (1951); Die Geschichte vom kleinen Muck (1953), Der geteilte Himmel (1964) của Konrad Wolf và Jakob der Lügner (1975) của Frank Beyer. Thể loại phim được định nghĩa tại Tây Đức trong thập niên 1950 có lẽ là Heimatfilm ("phim quê hương"); các phim này miêu tả cảnh đẹp của địa phương và đạo đức chính trực của cư dân sống tại đó. Đặc trưng của phim trong thập niên 1960 là các phim thể loại bao gồm các phim phỏng theo tác phẩm của Edgar Wallace và Karl May. Một trong các loạt phim Đức thành công nhất trong thập niên 1970 có phim phóng sự tình dục mang tên Schulmädchen-Report (Phóng sự nữ sinh). Trong thập niên 1970 và 1980, các đạo diên Điện ảnh Đức Mới như Volker Schlöndorff, Werner Herzog, Wim Wenders, và Rainer Werner Fassbinder khiến điện ảnh tác giả chủ nghĩa Tây Đức được hoan hô.
Trong số các phim thành công về doanh thu phòng vé, có Erinnerungen an die Zukunft (1970), Das Boot (1981), Die unendliche Geschichte (1984), Otto – Der Film (1985), Lola rennt (1998), Der Schuh des Manitu (2001), Resident Evil series (2002–2016), Good Bye, Lenin! (2003), Gegen die Wand (2004), Das weiße Band – Eine deutsche Kindergeschichte (2009), Konferenz der Tiere (2010), và Cloud Atlas (2012). Giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất từng được trao cho Die Blechtrommel vào năm 1979, cho Nirgendwo in Afrika vào năm 2002, và cho Das Leben der Anderen vào năm 2007. Nhiều người Đức từng thắng giải "Oscar" vì thực hiện các bộ phim khác.
Giải thưởng Điện ảnh châu Âu được trao tặng mỗi năm tại Berlin, nơi đặt trụ sở của Viện Hàn lâm Điện ảnh châu Âu. Liên hoan phim quốc tế Berlin trao giải "Gấu Vàng" và được tổ chức thường niên kể từ năm 1951, là một trong các liên hoan phim hàng đầu thế giới. Tượng "Lola" được trao tặng thường niên tại Berlin trong khuôn khổ Giải phim Đức được tổ chức từ năm 1951.
Ẩm thực
Ẩm thực Đức biến đổi giữa các khu vực và thường thì các khu vực lân cận chia sẻ một số điểm tương đồng về nấu nướng (như các khu vực miền nam là Bayern và Schwaben chia sẻ một số truyền thống với Thụy Sĩ và Áo). Các loại đồ ăn quốc tế như pizza, sushi, đồ ăn Trung Hoa, đồ ăn Hy Lạp, đồ ăn Ấn Độ và doner kebab cũng phổ biến và hiện diện, nhờ các cộng đồng dân tộc đa dạng.
Bánh mì là một bộ phận quan trọng trong ẩm thực Đức và các tiệm bánh Đức sản xuất khoảng 600 loại bánh mì chính và 1.200 loại bánh ngọt và bánh mì nhỏ (Brötchen). Pho mát Đức chiếm khoảng một phần ba toàn bộ pho mát sản xuất tại châu Âu. Năm 2012, trên 99% số thịt sản xuất tại Đức là thịt lợn, gà hoặc bò. Người Đức sản xuất xúc xích khắp nơi với khoảng 1.500 loại, trong đó có Bratwurst, Weisswurst, và Currywurst. Năm 2012, thực phẩm hữu cơ chiếm 3,9% tổng doanh số bán thực phẩm.
Mặc dù rượu vang đang trở nên phổ biến hơn tại nhiều phần của Đức, đặc biệt là tại các khu vực sản xuất rượu vang, song đồ uống có cồn quốc gia là bia. Tiêu thụ bia Đức bình quân đạt 110 lít/người vào năm 2013 và duy trì ở các mức cao nhất thế giới. Các quy tắc nguyên chất của bia Đức có niên đại từ thế kỷ XV.
Năm 2015, Michelin Guide trao tặng cho mười một nhà hàng tại Đức hạng ba sao, là đánh giá cao nhất, trong khi có thêm 38 nhà hàng được hai sao và 223 nhà hàng được một sao. Các nhà hàng Đức được trao tặng huy chương nhiều thứ nhì thế giới sau Pháp.
Thể thao
27 triệu người Đức là thành viên của các câu lạc bộ thể thao, và có thêm 12 triệu người tập luyện thể thao cá nhân. Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất và là một trong các thế mạnh của nước này, Hiệp hội bóng đá Đức có trên 6,3 triệu thành viên và là liên đoàn thể thao đông đảo nhất thế giới. Giải bóng đá cao nhất của Đức là Bundesliga, thu hút lượng khán giả bình quân cao thứ nhì trong các giải thể thao chuyên nghiệp trên thế giới. Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức giành chức vô địch FIFA World Cup vào các năm 1954, 1974, 1990 và 2014 và giành chức vô địch châu Âu vào các năm 1972, 1980 và 1996 cũng như Olympic 1976. Đức từng đăng cai FIFA World Cup năm 1974, 2006 và UEFA Euro 1988. Đức cũng vô địch Cúp Liên đoàn các châu lục 2017 ở Nga. Các môn thể thao có khán giả phổ biến khác ở tại nước Đức gồm thể thao mùa đông, quyền Anh, bóng rổ, bóng ném, bóng chuyền, khúc côn cầu trên băng, quần vợt, đua ngựa và golf. Các môn thể thao dưới nước như thuyền buồm, chèo thuyền, và bơi cũng phổ biến tại Đức.
Đức là một trong các quốc gia dẫn đầu thế giới về thể thao ô tô, các hãng như BMW và Mercedes là nhà sản xuất nổi bật của thể thao ô tô. Porsche giành chiến thắng giải đua 24 giờ tại Mans trong 17 lần và Audi 13 lần (). Tay đua Michael Schumacher từng lập nhiều kỷ lục thể thao ô tô trong sự nghiệp của mình, giành 7 chức vô địch thế giới đua xe công thức một. Ông là một trong các vận động viên được trả lương cao nhất trong lịch sử. Sebastian Vettel cũng nằm trong số 5 tay đua công thức một thành công nhất mọi thời đại.
Trong lịch sử, các vận động viên Đức là các đối thủ thành công tại các vòng chung kết Thế vận hội (đặc biệt là mùa hè), xếp hạng ba trong bảng tổng sắp huy chương Thế vận hội mọi kỳ (tính cả các huy chương vòng chung kết của Đông Đức và Tây Đức). Đức từng đăng cai Thế vận hội mùa hè và mùa đông năm 1936 lần lượt tại Berlin và Garmisch-Partenkirchen. Thế vận hội Mùa hè 1972 được tổ chức tại München.
Ghi chú |
{{Infobox Geopolitical organization
| conventional_long_name =
Liên Hợp Quốc (còn gọi là Liên Hiệp Quốc, viết tắt LHQ; , viết tắt là UN) là một tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế và làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế hướng đến các mục tiêu chung. Liên Hợp Quốc được thành lập vào giai đoạn cuối Thế chiến II với mục đích ngăn chặn các cuộc xung đột quy mô toàn cầu trong tương lai và thay thế cho một tổ chức đã giải thể trong quá khứ là Hội Quốc Liên vốn hoạt động không mấy hiệu quả. Trụ sở chính được đặt tại Manhattan, thành phố New York và các chi nhánh văn phòng khác nằm ở Geneva, Nairobi, Vienna và The Hague. Tổ chức này được tài trợ bằng sự đóng góp tự nguyện từ các quốc gia thành viên. Liên Hợp Quốc là tổ chức liên chính phủ lớn nhất trên thế giới. Khi thành lập, LHQ có 51 quốc gia thành viên; hiện có 196 thành viên (và 2 quan sát viên).
Vào ngày 25 tháng 4 năm 1945, 50 chính phủ đã họp tại San Francisco và bắt đầu soạn thảo Hiến chương Liên Hợp Quốc, được thông qua vào ngày 25 tháng 6 năm 1945 tại Nhà hát Opera San Francisco và ký kết ngày 26 tháng 6 năm 1945 tại khán phòng Nhà hát Herbst. Điều lệ này có hiệu lực vào ngày 24 tháng 10 năm 1945, khi Liên Hợp Quốc bắt đầu hoạt động. Tầm ảnh hưởng của tổ chức này đã tăng lên đáng kể sau quá trình phi thực dân hóa rộng rãi bắt đầu từ những năm 1960. Kể từ đó, 80 thuộc địa cũ đã giành được độc lập, bao gồm 11 vùng lãnh thổ được giám sát bởi Hội đồng Quản thác. Vào những năm 1970, ngân sách dành cho các chương trình phát triển kinh tế và xã hội vượt xa chi tiêu cho việc gìn giữ hòa bình. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên Hợp Quốc đã chuyển đổi và mở rộng hoạt động thực địa, thực hiện nhiều nhiệm vụ phức tạp.
LHQ có sáu cơ quan chính: Đại hội đồng; Hội đồng Bảo an; Hội đồng kinh tế xã hội; Hội đồng quản thác; Tòa án Công lý Quốc tế; và Ban thư ký LHQ. Các cơ quan của Hệ thống LHQ bao gồm Nhóm Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới, Chương trình Lương thực Thế giới, UNESCO và UNICEF. Nhân viên nổi bật nhất của Liên Hợp Quốc là Tổng thư ký, một vị trí được chính trị gia và nhà ngoại giao Bồ Đào Nha António Guterres nắm giữ kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2017. Các tổ chức phi chính phủ có thể được cấp trạng thái tư vấn với ECOSOC và các cơ quan khác để tham gia vào công việc chung của Liên Hợp Quốc.
Các nhân viên và các cơ quan của tổ chức này đã giành được nhiều giải thưởng Nobel Hòa bình. Có nhiều đánh giá khác nhau về sự hiệu quả của Liên Hợp Quốc. Một số nhà bình luận tin rằng tổ chức này là một lực lượng quan trọng cho hòa bình và phát triển con người, trong khi những người khác coi Liên Hợp Quốc là không hiệu quả, thiên vị hoặc tham nhũng.
Các tổ chức trong Liên Hợp Quốc
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural organization - UNESCO)
Ngân hàng Thế giới (World Bank ‒ WB)
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund ‒ IMF)
Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization ‒ WHO)
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization ‒ WIPO)
Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (United Nations Human Rights Council ‒ UNHRC)
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (United Nations International Children's Emergency Fund ‒ UNICEF)
Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization ‒ ILO)
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (Food and Agriculture Organization of the United Nations ‒ FAO)
Lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (Department Of Peacekeeping Operations ‒ DPKO)
Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (International Civil Aviation Organization - ICAO)
Lịch sử hình thành
Tiền thân của Liên Hợp Quốc là Hội Quốc Liên (League of Nations), vốn là một sáng kiến của Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Hoa Kỳ tuy là nước sáng lập, nhưng lại không chính thức làm hội viên, hơn thế quy chế hoạt động của hội lại lỏng lẻo, các cường quốc như Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Pháp, Liên Xô, Đức, Ý, Nhật Bản tham gia vốn chỉ để tranh giành ảnh hưởng cho mình. Dù hội đạt được một số thành tựu đáng kể trong công cuộc giải phóng phụ nữ cũng như những hoạt động nhân đạo, nhưng Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và buộc Hội Quốc Liên phải giải tán.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Khối Đồng Minh và nhân loại có nguyện vọng giữ gìn hòa bình và ngăn chặn các cuộc chiến tranh thế giới mới. Tại Hội nghị Yalta, nguyên thủ ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh đã thống nhất thành lập tổ chức quốc tế để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. Trên cơ sở Hội nghị Durbarton Oaks ở Washington, D.C., từ 25 tháng 4 đến 26 tháng 6 năm 1945, đại diện của 50 quốc gia đã họp tại San Francisco, California, Hoa Kỳ để thông qua Hiến chương Liên Hợp Quốc. Ngày 24 tháng 10 năm 1945, Liên Hợp Quốc chính thức được thành lập. Tuy vậy, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (General Assembly) đầu tiên, tham dự bởi 51 nước, không được tổ chức cho mãi đến ngày 10 tháng 1 năm 1946 (tại Nhà họp chính Westminster ở Luân Đôn).
"Một sự nghiệp vĩ đại để tạ ơn Thiên Chúa toàn năng...", Tổng thống Mỹ Harry S. Truman đã nói như vậy về thành tựu của hội nghị tại San Francisco, một hội nghị đã góp phần vào việc soạn thảo bản Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945. Câu nói của Tổng thống Truman đã đại diện cho hàng triệu người, những người tin rằng tổ chức mới này sẽ làm cho những cuộc chiến tranh thế giới lùi sâu vào dĩ vãng. Lời tựa của bản Hiến chương đã nêu rõ mục đích của tổ chức này: "Chúng tôi, những dân tộc của Liên Hợp Quốc, quyết tâm cứu những thế hệ mai sau khỏi thảm họa chiến tranh...".
Thành viên
Tới năm 2011 có 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, gồm tất cả các quốc gia độc lập được thế giới công nhận. Trong số những nước không phải thành viên, đáng chú ý nhất là Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), ghế của họ tại Liên Hợp Quốc đã được chuyển giao cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1971; Tòa Thánh (thực thể quản lý Thành Vatican), vốn đã từ bỏ quy chế thành viên nhưng vẫn là một quốc gia quan sát viên; Nhà nước Palestine (là một quan sát viên cùng với Chính quyền Quốc gia Palestine). Hơn nữa, những dân tộc dưới chủ quyền nước ngoài và các quốc gia không được công nhận cũng không hiện diện tại Liên Hợp Quốc, như Transnistria. Thành viên mới nhất của Liên Hợp Quốc là Nam Sudan, chính thức gia nhập ngày 14 tháng 7 năm 2011.
Liên Hợp Quốc đã vạch ra các nguyên tắc cơ bản cho tư cách thành viên:
Trụ sở
Tòa nhà trụ sở Liên Hợp Quốc hiện nay được xây dựng trên một khu đất rộng 16 acre tại Thành phố New York trong giai đoạn từ năm 1949 tới 1950, bên cạnh Khu phía Đông của thành phố. Khu đất này được John D. Rockefeller, Jr. mua với giá 8.5 triệu dollar, con trai ông Nelson là nhà thương thuyết chủ yếu với chuyên viên thiết kế William Zeckendorf, vào tháng 12 năm 1946. Sau đó John D. Rockefeller, Jr. tặng khu đất này cho Liên Hợp Quốc.
Trụ sở được một đội các kiến trúc sư quốc tế gồm cả Le Corbusier (Thuỵ Sĩ), Oscar Niemeyer (Brasil) và đại diện từ nhiều nước khác thiết kế. Wallace K. Harrison, một cố vấn của Nelson Rockefeller, lãnh đạo đội. Đã xảy ra một vụ rắc rối giữa những người tham gia về thẩm quyền của từng người. Trụ sở Liên Hợp Quốc chính thức mở cửa ngày 9 tháng 1 năm 1951. Trụ sở chính của Liên Hợp Quốc nằm tại New York, trụ sở một số cơ quan khác của tổ chức này nằm tại Geneva, La Hay, Wien, Montréal, Copenhagen, Bonn và nhiều nơi khác.
Địa chỉ trụ sở Liên Hợp Quốc là 760 United Nations Plaza, New York, NY 10017, USA. Vì những lý do an ninh, tất cả thư từ gửi tới địa chỉ trên đều được tiệt trùng.
Các tòa nhà Liên Hợp Quốc đều không được coi là các khu vực tài phán chính trị riêng biệt, nhưng thực sự có một số quyền chủ quyền. Ví dụ, theo những thỏa thuận với các nước chủ nhà Cơ quan quản lý thư tín Liên Hợp Quốc được phép in tem thư để gửi thư tín trong nước đó. Từ năm 1951, văn phòng tại New York, từ năm 1969, văn phòng tại Geneva, và từ năm 1979, văn phòng tại Wien đã in ấn tem riêng của mình. Các tổ chức của Liên Hợp Quốc cũng sử dụng tiền tố viễn thông riêng, 4U, và về mặt không chính thức, các trụ sở tại New York, Geneva và Wien được coi là các thực thể riêng biệt đối với các mục đích radio không chuyên.
Bởi trụ sở chính của Liên Hợp Quốc đã trải qua một quá trình sử dụng khá dài, Liên Hợp Quốc hiện đang trong quá trình xây dựng một trụ sở tạm do Fumihiko Maki thiết kế trên Đại lộ thứ nhất giữa Phố 41 và Phố 42 để dùng tạm khi công trình hiện nay đang được tu sửa.
Trước năm 1949, Liên Hợp Quốc sử dụng nhiều địa điểm tại Luân Đôn và tiểu bang New York.
Tài chính
Liên Hợp Quốc hoạt động nhờ tiền đóng góp và tiền quyên tự nguyện từ các quốc gia thành viên. Những ngân sách chính thức 2 năm của Liên Hợp Quốc và các tổ chức chuyên biệt của họ lấy từ những khoản đóng góp. Đại Hội đồng thông qua ngân sách chính thức và quyết định khoản đóng góp của mỗi quốc gia thành viên. Điều này dựa chủ yếu trên năng lực chi trả của mỗi nước, tính theo những số liệu thống kê thu nhập cùng với những yếu tố khác.
Đại Hội đồng đã đưa ra nguyên tắc rằng Liên Hợp Quốc sẽ không quá phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia thành viên nào trong lĩnh vực tài chính cần thiết cho những hoạt động của mình. Vì thế, có một mức "trần", quy định khoản tiền tối đa một nước có thể đóng góp cho ngân sách. Tháng 12 năm 2000, Đại Hội đồng đã sửa đổi tỷ lệ đóng góp để phản ánh chính xác hơn cục diện thế giới hiện tại. Như một phần của sự sửa đổi này, trần đóng góp được giảm từ 25% xuống 22%. Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất đóng góp ở mức trần, nhưng những khoản tiền họ còn thiếu lên tới hàng trăm triệu dollar (xem Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc). Theo mức đóng góp mới được thông qua năm 2000, các nước đóng góp lớn khác vào ngân sách Liên Hợp Quốc năm 2001 là Nhật Bản (19.63%), Đức (9.82%), Pháp (6.50%), Anh (5.57%), Ý (5.09%), Canada (2.57%), Tây Ban Nha (2.53%) và Brasil (2.39%).
Các chương trình đặc biệt của Liên Hợp Quốc không được tính vào ngân sách chính thức của tổ chức này (ví dụ như UNICEF và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc ‒ UNDP), chúng hoạt động nhờ những khoản quyên góp tự nguyện từ các chính phủ thành viên. Một số các khoản đóng góp dưới hình thức các loại thực phẩm nông nghiệp viện trợ cho những người bị ảnh hưởng, nhưng chủ yếu vẫn là tiền mặt.
Ngôn ngữ chính
Liên Hợp Quốc sử dụng 6 ngôn ngữ được coi là chính thức trong hành chính: tiếng Ả Rập, tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha. Ban Thư ký sử dụng 2 ngôn ngữ làm việc: tiếng Anh và tiếng Pháp.
Khi Liên Hợp Quốc được thành lập, có 5 ngôn ngữ chính thức được lựa chọn (không có tiếng Ả Rập). Tiếng Ả Rập được đưa vào thêm năm 1973. Hiện có những tranh cãi trái chiều về việc liệu có nên giảm bớt số lượng ngôn ngữ chính thức (ví dụ chỉ giữ lại tiếng Anh) hay nên tăng thêm con số này. Áp lực đòi đưa thêm tiếng Hindi thành ngôn ngữ chính thức đang ngày càng gia tăng. Năm 2001, các nước nói tiếng Tây Ban Nha phàn nàn rằng tiếng Tây Ban Nha không có tư cách ngang bằng so với tiếng Anh. Những nỗ lực chống lại sự tụt giảm vị thế của tiếng Pháp trong tổ chức này cũng rất to lớn; vì thế tất cả Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đều phải biết dùng tiếng Pháp và rõ ràng việc Tổng Thư ký Ban Ki-Moon gặp khó khăn để có thể nói trôi chảy ngôn ngữ này trong buổi họp báo đầu tiên của ông bị một số người coi là một sự mất điểm .
Tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc đối với các tài liệu bằng tiếng Anh (Hướng dẫn xuất bản Liên Hợp Quốc) tuân theo quy tắc của tiếng Anh. Liên Hợp Quốc và tất cả các tổ chức khác là một phần của hệ thống Liên Hợp Quốc sử dụng phương pháp đánh vần Oxford. Tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc về tiếng Hoa (Quan thoại) đã thay đổi khi Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) phải nhường ghế cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1971. Từ năm 1945 đến 1971 kiểu chữ phồn thể được sử dụng, và từ năm 1971 kiểu chữ giản thể đã thay thế.
Trong số các ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của 52 quốc gia thành viên, tiếng Pháp của 29 thành viên, tiếng Ả Rập là 24, tiếng Tây Ban Nha là 20, tiếng Nga tại 4 và tiếng Trung tại 2 nước. Tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Đức là những ngôn ngữ được sử dụng ở nhiều nước thành viên Liên Hợp Quốc (8 và 6) nhưng lại không phải là ngôn ngữ chính thức của tổ chức này.
Các cơ quan
Đại hội đồng
Đại Hội đồng là cơ quan chủ chốt của LHQ. Bao gồm tất cả các quốc gia thành viên LHQ, cơ quan tổ chức họp thường kỳ hàng năm, nhưng các phiên họp khẩn cấp cũng có thể được triệu tập. Đứng đầu Đại Hội đồng là một chủ tịch, được bầu lên bởi các quốc gia thành viên trên cơ sở luân phiên giữa các khu vực, cùng với 21 phó chủ tịch. Phiên họp đầu tiên của Đại hội đồng được triệu tập vào ngày 10 tháng 1 năm 1946 tại Hội trường Methodist Central Hall ở London và bao gồm đại diện của 51 quốc gia.
Đại Hội đồng biểu quyết bằng cách bỏ phiếu trong các vấn đề quan trọng ‒ đề xuất hòa bình và an ninh; tuyển chọn thành viên cho các cơ quan; thu nhận, đình chỉ và trục xuất thành viên và các vấn đề ngân sách ‒ một vấn đề chỉ được thông qua nếu đa số số đại biểu có mặt và bỏ phiếu chấp thuận. Các vấn đề khác được quyết định bởi đa số quá bán. Mỗi quốc gia thành viên chỉ có một phiếu. Ngoại trừ việc thông qua các vấn đề về ngân sách bao gồm việc chấp nhận một thang bậc thẩm định, nghị quyết của Đại hội đồng không có giá trị ràng buộc đối với thành viên. Đại hội đồng có thể đề xuất về các sự việc trong khuôn khổ của Liên Hợp Quốc, ngoại trừ các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh thuộc thẩm quyền xem xét của Hội đồng Bảo an.
Hội đồng Bảo an
Hội đồng Bảo an là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hợp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Trong khi các cơ quan khác của LHQ chỉ có thể đưa ra "khuyến nghị" cho các nước thành viên, Hội đồng Bảo an có quyền đưa ra các quyết định ràng buộc mà các nước thành viên buộc phải tuân theo. Các quyết định của Hội đồng được gọi là nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Hội đồng Bảo an gồm 15 quốc gia thành viên, bao gồm 5 thành viên thường trực ‒ Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, và Hoa Kỳ ‒ cùng với 10 thành viên không thường trực được Đại Hội đồng bầu lên với nhiệm kỳ 2 năm. Mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an chỉ được thông qua với sự nhất trí của 5 nước thành viên thường trực. Mỗi khi có một nghị quyết của Hội đồng Bảo an không được thông qua do 1 nước thành viên thường trực bỏ phiếu chống, ta nói rằng nước đó đã phủ quyết.
Cùng với sự đổi thay của thế giới, Hội đồng Bảo an đang đứng trước yêu cầu phải "làm mới bản thân", trong đó quy mô của số thành viên thường trực là một vấn đề gây tranh cãi. Theo một kế hoạch cải tổ được đề xuất gần đây, số thành viên thường trực có thể sẽ tăng thêm 5 quốc gia nữa, trong đó các ứng cử viên được đề cập nhiều nhất là Đức, Nhật Bản, Brasil, Ấn Độ và 1 quốc gia châu Phi (có thể là Nam Phi hoặc Nigeria).
Ban thư ký
Ban Thư ký Liên Hợp Quốc do Tổng Thư ký đứng đầu, được hỗ trợ bởi Phó Tổng Thư ký và nhiều nhân viên dân sự hoạt động trên khắp thế giới. Ban thư ký có nhiệm vụ cung cấp thông tin, thực hiện các nghiên cứu, và hỗ trợ các cơ quan khác nhau của Liên Hợp Quốc tổ chức các cuộc họp. Nó cũng thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ dẫn của Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, và các cơ quan LHQ khác.
Tổng thư ký đóng vai trò trên danh nghĩa là người phát ngôn và là người lãnh đạo của tổ chức LHQ. Chức danh Tổng Thư ký được quy định trong bản Hiến chương như là "viên chức quản trị chính" của tổ chức này.
Tổng thư ký được bổ nhiệm bởi Đại hội đồng, sau khi đã nhận được sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an. Tổng thư ký hiện tại là António Guterres, người đã thay thế cho Ban Ki-moon vào năm 2017.
Tòa án Công lý Quốc tế
Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), có trụ sở ở Hague, Hà Lan, là cơ quan tư pháp chính của Liên hợp quốc. Được thành lập vào năm 1945 theo Hiến chương LHQ, Tòa án bắt đầu hoạt động vào năm 1946 với tiền thân là Toà án Thường trực Công lý Quốc tế. ICJ gồm 15 thẩm phán phục vụ nhiệm kỳ 9 năm và được Đại hội đồng bổ nhiệm; các thẩm phán bắt buộc phải tới từ những quốc gia khác nhau. Mục đích chính của ICJ là để xét xử tranh chấp giữa các quốc gia trên thế giới. Tòa án đã phải giải quyết các trường hợp liên quan đến tội ác chiến tranh, sự can thiệp của nhà nước bất hợp pháp, thanh trừng dân tộc và vô số các vấn đề khác. ICJ cũng có thể được các cơ quan LHQ liên hệ để cung cấp ý kiến tư vấn.
Hội đồng Kinh tế và Xã hội
Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC) là cơ quan hỗ trợ Đại Hội đồng trong việc thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh tế ‒ xã hội giữa các quốc gia. ECOSOC có 54 thành viên, được Đại Hội đồng bầu lên với nhiệm kỳ 3 năm. Chủ tịch Hội đồng được bầu với nhiệm kỳ 1 năm. Hội đồng có một cuộc họp thường niên vào tháng 7, được tổ chức tại New York hoặc Geneva.
Các cơ quan chuyên môn
Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định rằng mỗi cơ quan chính của Liên Hợp Quốc có thể thành lập nhiều cơ quan chuyên môn khác nhau để thực hiện nhiệm vụ của mình. Một số cơ quan nổi tiếng nhất là Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc ̣(UNESCO), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Các mục đích và hoạt động
Các mục đích của Liên Hợp Quốc
Những mục đích được nêu ra của Liên Hợp Quốc là ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ nhân quyền, cung cấp một cơ cấu cho luật pháp quốc tế, và để tăng cường tiến bộ kinh tế, xã hội, cải thiện các điều kiện sống và chống lại bệnh tật. Liên Hợp Quốc tạo cơ hội cho các quốc gia nhằm đạt tới sự cân bằng trong sự phụ thuộc lẫn nhau trên bình diện thế giới và giải quyết các vấn đề quốc tế. Nhằm mục đích đó, Liên Hợp Quốc đã phê chuẩn một Tuyên ngôn Chung về Nhân quyền năm 1948.
Các hội nghị quốc tế
Các quốc gia Liên Hợp Quốc và các cơ quan đặc biệt của nó ‒ "những stakeholder" của hệ thống ‒ đưa ra hướng dẫn và quyết định về những vấn đề lớn và vấn đề hành chính trong những cuộc gặp thông lệ được tổ chức suốt năm. Các cơ cấu quản lý được hình thành từ các quốc gia thành viên, không chỉ gồm Đại hội đồng, Hội đồng Kinh tế Xã hội và Hội đồng Bảo an, mà còn cả các cơ cấu tương đương chịu trách nhiệm quản lý tất cả các cơ quan khác của Hệ thống Liên Hợp Quốc. Ví dụ Đại hội đồng Y tế và Ban Chấp hành quản lý công việc của Tổ chức Y tế Thế giới.
Khi một vấn đề được coi là có tầm quan trọng đặc biệt, Đại hội đồng có thể triệu tập một phiên họp đặc biệt để tập trung sự chú ý toàn cầu và xây dựng một phương hướng hành động chung. Những ví dụ gần đây gồm:
Hội thảo Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển (Thượng đỉnh Trái Đất) tại Rio de Janeiro, Brasil, tháng 6 năm 1992, dẫn tới sự thành lập Ủy ban Liên Hợp Quốc về sự Phát triển Bền vững nhằm thực hiện những điều đã được ký kết tại Chương trình nghị sự 21, văn bản cuối cùng về những thỏa thuận đã được các chính phủ thảo luận tại UNCED;
Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển, được tổ chức tại Cairo, Ai Cập, vào tháng 9 năm 1994, đã thông qua một chương trình hành động nhằm giải quyết các thách thức nguy ngập và mối quan hệ liên quan giữa dân số và sự phát triển bền vững trong vòng 20 năm tới;
Hội nghị Thế giới lần thứ tư về Phụ nữ, được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc, vào tháng 9 năm 1995, tìm cách đẩy nhanh việc thực hiện những thỏa thuận lịch sử đã đạt được tại Hội nghị Thế giới lần thứ ba về Phụ nữ;
Hội nghị Liên Hợp Quốc lần thứ hai về Sự định cư Loài người (Habitat II), được triệu tập tháng 6 năm 1996 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, đánh giá những thách thức trước sự phát triển và quản lý định cư loài người trong thế kỷ XXI.
ICARA 2 or ICARA II: Hội nghị Quốc tế về sự Hỗ trợ Người tị nạn tại châu Phi được thành lập năm 1984.
Những năm quốc tế và những vấn đề liên quan
Liên Hợp Quốc tuyên bố và điều phối "Năm quốc tế..." nhằm tập trung sự chú ý của thế giới vào các vấn đề quan trọng. Sử dụng hình tượng Liên Hợp Quốc, một logo được thiết kế đặc biệt cho năm đó, và cơ sở hạ tầng của Hệ thống Liên Hợp Quốc nhằm phối hợp các sự kiện trên khắp thế giới, nhiều năm đã trở thành điểm xúc tác cho những vấn đề quan trọng trên phạm vi thế giới.
Đại sứ thiện chí UNESCO
Di sản văn hóa thế giới UNESCO
Đại sứ thiện chí của UNHCR
Thành phố Liên Hợp Quốc vì hòa bình
Mục tiêu kiểm soát và giải giáp vũ khí
Hiến chương năm 1945 của Liên Hợp Quốc dự định đưa ra một hệ thống quy định sẽ đảm bảo "sự chi tiêu nhỏ nhất các nguồn tài nguyên con người và kinh tế thế giới cho vũ khí". Phát minh ra các loại vũ khí hạt nhân xảy ra chỉ vài tuần sau khi Hiến chương được ký kết và ngay lập tức thúc đẩy ý tưởng hạn chế và giải giáp vũ khí. Trên thực tế, nghị quyết đầu tiên của phiên họp đầu tiên của Đại hội đồng (ngày 24 tháng 1 năm 1946) có tiêu đề "Sự thành lập một Ủy ban giải quyết các Vấn đề Phát sinh do sự Phát minh ra Năng lượng Nguyên tử" và kêu gọi đưa ra những đề xuất khoa học cho "sự hạn chế trang bị các loại vũ khí nguyên tử và tất cả các loại vũ khí chính khác với mục đích hủy diệt hàng loạt".
Liên Hợp Quốc đã lập ra nhiều diễn đàn nhằm giải quyết các vấn đề giải giáp vũ khí đa biên. Các diễn đàn chính là Ủy ban Thứ nhất của Đại hội đồng và Cao ủy về Giải giáp vũ khí Liên Hợp Quốc. Những vấn đề được đưa vào chương trình nghị sự gồm việc ước tính những giá trị có được sau những hiệp ước cấm thử hạt nhân, kiểm soát vũ khí không gian, những nỗ lực nhằm ngăn chặn các loại vũ khí hóa học, giải giáp vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường, những khu vực không vũ khí hạt nhân, giảm bớt ngân sách quân sự, và các biện pháp nhằm tăng cường an ninh quốc tế.
Hội nghị Giải giáp là một diễn đàn được cộng đồng thế giới lập ra để đảm phán về các thỏa thuận kiểm soát vũ khí đa bên và giải giáp vũ khí. Diễn đàn có 66 thành viên đại diện cho mọi khu vực trên thế giới, gồm cả năm quốc gia hạt nhân chính (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Pháp, Nga, Anh Quốc và Hoa Kỳ). Tuy hội nghị không phải là một tổ chức chính thức của Liên Hợp Quốc, nó kết nối với tổ chức này thông qua sự hiện diện cá nhân của Tổng thư ký; người đồng thời cũng là tổng thư ký của hội nghị. Những nghị quyết được Đại hội đồng thông qua thường yêu cầu hội nghị xem xét các vấn đề giải giáp riêng biệt. Đổi lại, hàng năm hội nghị thông báo các hoạt động của mình cho Đại hội đồng.
Giữ gìn hòa bình
Lính gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc được gửi tới nhiều vùng nơi các cuộc xung đột quân sự mới chấm dứt, nhằm buộc các bên tôn trọng các thỏa thuận hòa bình và ngăn chặn tình trạng thù địch tái diễn, ví dụ tại Đông Timor cho tới khi nước này giành độc lập năm 2001. Các lực lượng đó do các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đóng góp, và việc tham dự vào các chiến dịch gìn giữ hòa bình là không bắt buộc; tới nay chỉ có hai quốc gia là Canada và Bồ Đào Nha, đã tham gia vào tất cả các chiến dịch gìn giữ hòa bình. Liên Hợp Quốc không duy trì bất kỳ một lực lượng quân sự độc lập nào. Tất cả các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc phải được Hội đồng bảo an thông qua.
Những người sáng lập Liên Hợp Quốc đã thực sự hy vọng rằng tổ chức này sẽ hoạt động để ngăn chặn những cuộc xung đột giữa các quốc gia và các cuộc chiến tranh trong tương lai. Những hy vọng đó không hoàn toàn trở thành hiện thực. Trong thời Chiến tranh Lạnh (từ khoảng năm 1945 tới năm 1991), sự phân chia thế giới thành những phe thù địch khiến thỏa thuận gìn giữ hòa bình rất khó được thông qua. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, lại tái xuất hiện những lời kêu gọi biến Liên Hợp Quốc trở thành một cơ quan đảm bảo hòa bình quốc tế, bởi hàng chục những cuộc xung đột quân sự vẫn tiếp tục diễn ra trên khắp thế giới. Nhưng sự tan vỡ của Liên bang Xô viết cũng khiến Hoa Kỳ có được vị thế thống trị toàn cầu duy nhất, tạo ra nhiều thách thức mới cho Liên Hợp Quốc.
Các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc sử dụng nguồn tài chính từ các khoản đóng góp, tính theo công thức đóng góp tỷ lệ thông thường, nhưng gồm cả những chi phí cộng thêm đối với năm thành viên thường trực của Hội đồng bảo an, những nước có quyền thông qua việc tiến hành những chiến dịch gìn giữ hòa bình đó. Khoản thu thêm này sẽ bù đắp cho những khoản phí gìn giữ hòa bình của các quốc gia kém phát triển. Tháng 12 năm 2000, Liên Hợp Quốc đã sửa đổi tỷ lệ đóng góp vào ngân sách hoạt động và ngân sách gìn giữ hòa bình. Đến tháng 9 năm 2013, lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ đã thực hiện 15 sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở khắp nơi trên thế giới.
Các lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (được gọi là Quân mũ nồi xanh) đã nhận được Giải Nobel năm 1998 cho công lao giữ gìn Hòa bình của họ. Năm 2001, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan (nhiệm kỳ 1997–2006) đã đoạt Giải Nobel Hòa bình "vì nỗ lực cho một thế giới hòa bình và được tổ chức tốt hơn".
Liên Hợp Quốc có nhiều loại Huy chương Liên Hợp Quốc để trao cho những thành viên quân sự tham gia vào việc gìn giữ các thỏa thuận hòa bình của tổ chức này. Huy chương đầu tiên ra đời là Huy chương Phục vụ Liên Hợp Quốc, được trao cho các lực lượng Liên Hợp Quốc tham gia vào cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Huy chương NATO cũng ra đời với mục tiêu như trên và cả hai loại này đều được coi là huy chương quốc tế chứ không phải huy chương quân sự.
Nhân quyền
Việc theo đuổi mục tiêu nhân quyền là một lý do chính của việc thành lập Liên Hợp Quốc. Sự tàn bạo của Chiến tranh thế giới thứ hai và nạn diệt chủng dẫn tới một kết luận chung rằng tổ chức mới này phải hoạt động để ngăn chặn bất kỳ một thảm kịch nào như vậy trong tương lai. Một mục tiêu ban đầu là tạo ra một khung pháp lý để xem xét và hành động trước những vấn đề về vi phạm nhân quyền.
Hiến chương Liên Hợp Quốc bắt buộc tất cả các quốc gia thành viên phải khuyến khích "sự tôn trọng toàn diện và sự tuân thủ nhân quyền" và tiến hành "các hành động chung hay riêng rẽ" cho mục tiêu đó. Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát, dù không chính thức ràng buộc, đã được Đại hội đồng thông qua năm 1948 như là một tiêu chuẩn chung để hướng tới đối với mọi nước thành viên. Đại hội đồng thường đề cập tới các vấn đề nhân quyền.
Ngày 15 tháng 3 năm 2006 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu với kết quả áp đảo để thay thế Ủy ban nhân quyền (Human rights Commission) bằng Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (Human Rights Council). Mục tiêu của nó là giải quyết các vụ vi phạm nhân quyền. Ủy ban nhân quyền đã nhiều lần bị chỉ trích vì thành phần thành viên và cách thức hoạt động của nó. Đặc biệt, chính nhiều nước thành viên của cơ quan này cũng có thành tích nhân quyền kém cỏi, gồm cả những nước có đại diện được bầu làm chủ tịch ủy ban.
Hiện có 10 Cơ quan hiệp ước nhân quyền vận hành liên quan tới 9 điều ước nhân quyền cơ bản của Liên Hợp Quốc, bao gồm:
Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc là cơ quan giám sát việc thực hiện Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.
Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa là cơ quan giám sát việc thực hiện Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.
Ủy ban về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ là cơ quan giám sát việc thực hiện Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ.
Ủy ban chống tra tấn là cơ quan giám sát việc thực hiện Công ước Chống tra tấn.
Tiểu ban Phòng ngừa tra tấn là cơ quan giám sát thực hiện Nghị định thư tùy chọn kèm theo Công ước Chống tra tấn.
Ủy ban về quyền của người khuyết tật là cơ quan giám sát việc thực hiện Công ước về quyền của người khuyết tật.
Ủy ban chống mất tích cưỡng bức là cơ quan giám sát việc thực hiện Công ước về bảo vệ mọi người khỏi mất tích cưỡng bức.
Ủy ban Quyền trẻ em giám sát thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
Ủy ban về lao động di cư giám sát việc thực hiện Công ước về bảo vệ quyền của tất cả lao động di cư và thành viên gia đình họ.
Ủy ban chống Phân biệt chủng tộc giám sát việc thực hiện Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc
Ban thư ký của sáu (trừ Ủy ban Hạn chế và ngăn chặn bạo hành chống phụ nữ) đều do văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc điều hành.
Liên Hợp Quốc và các cơ quan của mình là nhân tố chủ chốt thúc đẩy và áp dụng các nguyên tắc thiêng liêng trong Tuyên ngôn Nhân quyền Phố quát. Tiêu biểu là việc Liên Hợp Quốc hỗ trợ các nước đang trong quá trình chuyển tiếp sang chế độ dân chủ. Hỗ trợ kỹ thuật trong việc tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng, cải thiện các cơ cấu pháp lý, khởi thảo hiến pháp, huấn luyện các nhân viên nhân quyền, và chuyển các phong trào vũ trang thành các đảng chính trị đã đóng góp rất lớn vào quá trình dân chủ hóa trên khắp thế giới. Liên Hợp Quốc đã giúp tổ chức các cuộc bầu cử tại những quốc gia vốn có thành tích dân chủ yếu kém, gồm cả hai quốc gia gần đây là Afghanistan và Đông Timor.
Liên Hợp Quốc cũng là một diễn đàn hỗ trợ quyền phụ nữ tham gia đầy đủ vào đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước họ. Liên Hợp Quốc góp phần vào việc hướng sự chú ý của dư luận vào khái niệm nhân quyền thông qua các hiệp ước của nó và sự chú ý của tổ chức này vào những vụ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng thông qua các nghị quyết của Đại hội đồng hay Hội đồng bảo an hay thông qua những quyết định của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ).
Đầu năm 2006, một nhóm hội thảo chống tra tấn tại Liên Hợp Quốc đã đề xuất việc đóng cửa Nhà tù Vịnh Guantanamo và chỉ trích cái gọi là sự sử dụng những nhà tù bí mật và sự nghi ngờ việc vận chuyển tù nhân tới nước ngoài cho mục đích hỏi cung của Hoa Kỳ. Một số thành viên Đảng Dân chủ Hoa Kỳ và các nhóm nhân quyền cho rằng hệ thống nhà tù bí mật của CIA không cho phép giám sát được các vụ vi phạm nhân quyền và hy vọng chúng sẽ sớm bị đóng cửa.
Hỗ trợ nhân đạo và Phát triển quốc tế
Phối hợp với các tổ chức khác như Chữ thập đỏ, Liên Hợp Quốc cung cấp thực phẩm, nước uống, nơi cư ngụ và các dịch vụ nhân đạo khác cho những người dân đang phải chịu nạn đói, phải rời bỏ nhà cửa vì chiến tranh, hay bị ảnh hưởng bởi các thảm họa khác. Các cơ quan nhân đạo chính của Liên Hợp Quốc là Chương trình Lương thực Thế giới (đã giúp cung cấp thực phẩm cho hơn 100 triệu người mỗi năm ở hơn 80 quốc gia), Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn hiện điều hành các dự án ở hơn 116 nước, cũng như các chiến dịch gìn giữ hòa bình tại hơn 24 quốc gia. Nhiều lần, các nhân viên cứu trợ của Liên Hợp Quốc đã trở thành mục tiêu của các vụ tấn công (xem Các vụ tấn công vào nhân viên cứu trợ nhân đạo).
Liên Hợp Quốc cũng tham gia vào việc hỗ trợ phát triển, ví dụ thông qua việc đưa ra Các mục tiêu Thiên niên kỷ. Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) là tổ chức đa bên lớn nhất tiến hành hỗ trợ kỹ thuật trên thế giới. Các tổ chức khác như WHO, UNAIDS, và Quỹ thế giới Phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét — là các định chế hàng đầu trong cuộc chiến chống lại bệnh tật trên thế giới, đặc biệt tại các nước nghèo. Quỹ dân số Liên Hợp Quốc là nhà cung cấp chính các dịch vụ sinh sản. Quỹ này đã giúp giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em tại 100 quốc gia.
Hàng năm Liên Hợp Quốc đưa ra Chỉ số Phát triển Con người (HDI), một biện pháp so sánh xếp hạng quốc gia theo sự nghèo khổ, học vấn, giáo dục, tuổi thọ, và các yếu tố khác.
Liên Hợp Quốc khuyến khích phát triển con người thông qua nhiều cơ quan và văn phòng của mình:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) loại trừ bệnh đậu mùa năm 1977 và đang tiến gần tới mục tiêu loại trừ bệnh bại liệt.
Ngân hàng Thế giới / Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) Ghi chú: Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế được thành lập với tư cách các thực thể riêng biệt khỏi Liên Hợp Quốc thông qua Thỏa thuận Bretton Woods năm 1944. Sau đó, vào năm 1947, một thỏa thuận khác được ký kết biến các tổ chức hậu Bretton Woods trở thành các cơ quan độc lập, chuyên biệt và là những cơ quan giám sát bên trong cơ cấu Liên Hợp Quốc. Đây là trang của Ngân hàng Thế giới làm sáng tỏ quan hệ giữa hai tổ chức.
Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP)
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO)
Quỹ Trẻ em Liên Hợp Quốc(UNICEF)
Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR)
Ngày 9 tháng 3 năm 2006, Tổng thư ký Kofi Annan đã lập ra Quỹ Cứu trợ Khẩn cấp Trung ương (CERF) dành cho những người dân Châu Phi đang bị nạn đói đe doạ.
Liên Hợp Quốc cũng có một cơ quan gọi là Hội đồng Lương thực Thế giới với mục đích phối hợp các bộ nông nghiệp các nước nhằm giảm nhẹ nạn đói và suy dinh dưỡng. Tổ chức này tạm ngừng hoạt động năm 1993.
Các hiệp ước và luật pháp quốc tế
Liên Hợp Quốc đàm phán các hiệp ước như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển nhằm tránh những nguy cơ xung đột quốc tế tiềm tàng. Những tranh cãi về việc sử dụng các đại dương có thể được phân xử tại một tòa án đặc biệt.
Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) là tòa án chính của Liên Hợp Quốc. Mục tiêu của tòa án này là để phán xử những tranh cãi giữa các quốc gia thành viên. ICJ bắt đầu hoạt động năm 1946 và vẫn đang xem xét nhiều vụ việc. Các trường hợp đáng chú ý gồm:
Congo và Pháp, khi Cộng hòa Dân chủ Congo cáo buộc Pháp bắt giữ bất hợp pháp các cựu lãnh đạo bị cho là tội phạm chiến tranh; và Nicaragua với Hoa Kỳ, khi Nicaragua buộc tội Mỹ trang bị vũ khí bất hợp pháp cho Contras (vụ này dẫn tới Vụ Iran-Contra).
Năm 1993, đối phó với sự "thanh lọc sắc tộc" tại Nam Tư cũ, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thành lập Tòa án tội phạm quốc tế cho Nam Tư cũ. Năm 1994, đối phó với nạn diệt chủng tại Rwanda, Hội đồng đã thành lập Tòa án tội phạm quốc tế cho Rwanda. Việc phán xử tại hai tòa án đó đã thiết lập nên cơ sở xác định hiện nay rằng hành vi tội phạm cưỡng bức trong những cuộc xung đột quân sự là tội ác chiến tranh.
Năm 1998 Đại hội đồng kêu gọi triệu tập một hội nghị tại Roma về việc thành lập một Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), tại đây "Quy chế Roma" đã được thông qua. Tòa án Tội phạm quốc tế bắt đầu hoạt động năm 2002 và tiến hành phiên xử đầu tiên năm 2006. Đây là tòa án quốc tế thường trực đầu tiên chịu trách nhiệm xét xử những người bị cho là phạm các tội ác nghiêm trọng theo luật pháp quốc tế gồm cả tội ác chiến tranh và diệt chủng. Tuy nhiên, hoạt động của ICC độc lập với Liên Hợp Quốc cả về nhân sự và tài chính, dù một số cuộc gặp gỡ của cơ quan điều hành ICC, Đại hội đồng các Quốc gia tham gia Quy chế Roma, được tổ chức tại Liên Hợp Quốc. Có một "thỏa thuận quan hệ" giữa ICC và Liên Hợp Quốc để quy định mối quan hệ giữa hai định chế này với nhau.
Năm 2002, Liên Hợp Quốc đã thành lập Tòa án đặc biệt cho Sierra Leone để đối phó trước những hành động tàn bạo xảy ra trong thời gian nội chiến tại nước này.
Cũng có một SCIU (Đơn vị Điều tra những Tội ác Nghiêm trọng) cho Đông Timor.
Những gương mặt nổi tiếng của Liên Hợp Quốc
Nhiều cá nhân theo chủ nghĩa nhân đạo và người nổi tiếng đã cùng hoạt động với Liên Hợp Quốc, gồm Amitabh Bachchan, Audrey Hepburn, Eleanor Roosevelt, Danny Kaye, Roger Moore, Peter Ustinov, Bono, Jeffrey Sachs, Angelina Jolie, Mẹ Teresa, Shakira, Jay Z và Nicole Kidman.
Cải cách
Những năm gần đây đã có nhiều lời kêu gọi cải cách Liên Hợp Quốc. Nhưng vẫn chưa có nhiều triển vọng sáng sủa, chỉ riêng việc các nước chịu đồng thuận với nhau, về cách cải tổ như thế nào. Một số nước muốn Liên Hợp Quốc đóng một vai trò lớn và hiệu quả hơn trong các công việc chung của thế giới, những nước khác muốn giảm xuống chỉ còn vai trò nhân đạo. Cũng có nhiều lời kêu gọi cải cách quy chế thành viên trong Hội đồng Bảo an nhằm phản ánh chính xác hơn tình thế địa chính trị quốc tế ngày nay (ví dụ tăng số thành viên châu Phi, Nam Mỹ và châu Á). Năm 2004 và 2005, những chứng cớ như quản lý kém và tham nhũng liên quan tới Chương trình đổi dầu lấy lương thực cho Iraq dưới thời Saddam Hussein khiến một lần nữa những lời kêu gọi cải cách lại dấy lên.
Một chương trình cải cách chính thức đã được Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đưa ra một thời gian ngắn sau khi ông nhậm chức trong nhiệm kỳ đầu tiên ngày 1 tháng 1 năm 1997. Những hành động cải cách liên quan tới việc thay đổi số lượng thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (hiện chỉ phản ánh quan hệ quyền lực năm 1945); biến quá trình hoạt động của bộ máy trở nên công khai hơn, nhấn mạnh trên hiệu quả; biến Liên Hợp Quốc trở nên dân chủ hơn; và áp đặt một biểu thuế quốc tế trên các công ty sản xuất vũ khí toàn cầu.
Tháng 9 năm 2005, Liên Hợp Quốc đã triệu tập một Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới với sự tham gia của hầu hết nguyên thủ quốc gia các nước thành viên, trong một khóa họp toàn thể của phiên họp toàn thể Đại hội đồng lần thứ 60. Liên Hợp Quốc gọi cuộc họp thượng đỉnh là "một cơ hội hàng thế hệ mới có một lần nhằm đưa ra những quyết định quan trọng về phát triển, an ninh, nhân quyền và cải cách liên hiệp quốc". Tổng thư ký Kofi Annan đã đề xuất hội nghị đồng ý về một "thỏa thuận cả gói" để cải cách Liên Hợp Quốc sửa chữa lại các hệ thống quốc tế vì hòa bình và an ninh, nhân quyền và phát triển, để khiến chúng có khả năng giải quyết những thách thức rất lớn mà Liên Hợp Quốc sẽ phải đối mặt trong thế kỷ XXI. Các nhà lãnh đạo thế giới đã đồng thuận trên một văn bản về những vấn đề đáng chú ý đó như:
thành lập một Hội đồng xây dựng hòa bình để tạo lập một cơ cấu trung tâm nhằm giúp đỡ các quốc gia đang đứng trước nguy cơ xung đột;
thỏa thuận rằng cộng đồng quốc tế có quyền can thiệp khi các chính phủ quốc gia không thể hoàn thành trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ các công dân của mình khỏi những hành động tội ác;
một Ủy ban Nhân quyền (thành lập ngày 9 tháng 5 và sẽ bắt đầu hoạt động 19 tháng 6);
một thỏa thuận cung cấp thêm những nguồn tài nguyên cho Văn phòng các Dịch vụ Giám sát Nội bộ Liên Hợp Quốc;
nhiều thỏa thuận chi thêm hàng tỷ dollar nhằm đạt các Mục tiêu Thiên niên kỷ;
một sự lên án rõ ràng và không tham vọng với chủ nghĩa khủng bố "ở mọi hình thức và mọi kiểu";
một quỹ dân chủ;
một thỏa thuận nhằm chấm dứt hoạt động của Hội đồng Quản thác vì hội đồng này đã hoàn thành sứ mệnh của mình.
Dù các nước thành viên Liên Hợp Quốc chưa đạt được nhiều thành quả trên con đường cải cách sự quan liêu của tổ chức này, Annan vẫn tiếp tục tiến hành những cải cách trong phạm vi quyền hạn của mình. Ông đã lập ra các văn phòng đạo đức, chịu trách nhiệm trừng phạt những hành vi gian lận tài chính mới bị phanh phui và đề xuất những chính sách ngăn ngừa mới. Tới cuối tháng 12 năm 2005, ban thư ký đã hoàn thành việc xem xét lại toàn bộ ủy nhiệm của Đại hội đồng từ hơn năm năm trước. Việc điều tra này là cơ sở căn bản để các quốc gia thành viên quyết định tăng hay giảm các chương trình hoạt động theo hiệu quả của chúng.
Những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ là tám mục tiêu mà toàn bộ 192 nước thành viên Liên Hợp Quốc đã đồng ý sẽ hoàn thành vào năm 2015. Borgen Project ước tính rằng cần chi khoảng 40-60 tỷ dollar mỗi năm để đạt tám mục tiêu trên.
Tuyên bố thiên niên kỷ Liên Hợp Quốc, được ký kết tháng 9 năm 2001, hứa hẹn:
Loại trừ nghèo đói;
Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học;
Khuyến khích bình đẳng giới và tăng quyền cho phụ nữ;
Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em;
Cải thiện sức khỏe bà mẹ;
Chiến đấu chống HIV/AIDS, sốt rét, và các bệnh tật khác;
Đảm bảo môi trường bền vững;
Khuyến khích một mối quan hệ đối tác phát triển quốc tế.
Những mục tiêu phát triển bền vững
Liên Hợp Quốc đã đề ra các mục tiêu này và xúc tiến với tên gọi Các Mục tiêu Toàn cầu về Phát triển Bền vững, để thay cho Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đã hết hạn vào cuối năm 2015. Họ sẽ thực hiện Các Mục tiêu Phát triển Bền vững này từ năm 2015 đến năm 2030. Có 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu cụ thể.
Tháng 8 năm 2015, có 193 đất nước đã đồng ý với 17 mục tiêu sau:
Xóa nghèo: Chấm dứt nạn nghèo ở mọi nơi dưới mọi hình thức.
Xóa đói: Chấm dứt nạn đói, đạt được an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững.
Sức khỏe tốt: Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao điều kiện sống cho mọi lứa tuổi.
Giáo dục chất lượng cao: Đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện và công bằng, thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
Bình đẳng giới: Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả mọi phụ nữ và trẻ em gái.
Nước sạch và vệ sinh: Đảm bảo nước và hệ thống vệ sinh phải luôn sẵn sàng và được quản lý một cách bền vững cho tất cả mọi người.
Năng lượng tái tạo và có giá cả hợp lý: Đảm bảo tất cả mọi người đều tiếp cận được với năng lượng hiện đại, bền vững, chắc chắn và có giá thành hợp lý.
Nhiều việc làm và nền kinh tế phát triển tốt: Thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng liên tục, toàn diện và bền vững, mọi người đều có việc làm tử tế, đầy đủ và có năng suất.
Đổi mới và phát triển tốt cơ sở hạ tầng: Xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cố, thúc đẩy công nghiệp hóa toàn diện và bền vững, khuyến khích đổi mới.
Giảm bất bình đẳng: Giảm bất bình đẳng trong nước và giữa các quốc gia.
Các thành phố và các cộng đồng bền vững: Khiến cho các thành phố và các khu định cư trở nên toàn diện, an toàn, kiên cố và bền vững.
Sử dụng các nguồn tài nguyên một cách có trách nhiệm: Đảm bảo tiêu thụ và sản xuất theo mô hình bền vững.
Hành động vì khí hậu: Hành động khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và tác động của nó.
Các đại dương bền vững: Bảo tồn và khai thác các đại dương, biển và tài nguyên biển một cách bền vững để có thể phát triển bền vững.
Sử dụng đất bền vững: Bảo vệ, khôi phục và thúc đẩy việc khai thác bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý rừng một cách bền vững, chống sa mạc hóa, ngăn chặn và đảo ngược sự suy thoái đất, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học.
Hòa bình và công lý: Thúc đẩy xã hội hòa bình và toàn diện cho sự phát triển bền vững, mọi người đều có quyền tiếp cận công lý, xây dựng thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và toàn diện ở tất cả các cấp.
Các quan hệ đối tác cho phát triển bền vững: Củng cố các phương tiện thực hiện và hồi phục quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển bền vững.
Những thành công và thất bại trong các vấn đề an ninh
Một phần lớn trong chi tiêu của Liên Hợp Quốc là để giải quyết các vấn đề cốt lõi về hòa bình và an ninh của Liên Hợp Quốc. Ngân sách gìn giữ hòa bình năm tài chính 2005-2006 gần 5 tỷ dollar (so với mức gần 1.5 tỷ dollar ngân sách chính của Liên Hợp Quốc trong cùng giai đoạn), với khoảng 70.000 quân được triển khai cho 17 chiến dịch khắp thế giới. Báo cáo An ninh Con người 2005 , do Trung tâm An ninh Con người thuộc Đại học British Columbia đưa ra với sự hộ trợ từ nhiều chính phủ và quỹ khác cho thấy một sự sụt giảm lớn, nhưng phần lớn không được công nhận, trong số lượng các cuộc chiến, những vụ diệt chủng và những vụ vi phạm nhân quyền từ cuối giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Những con số thống kê gồm:
Giảm 40% những cuộc xung đột bạo lực.
Giảm 80% những cuộc xung đột gây đổ máu nhiều nhất.
Giảm 80% những cuộc diệt chủng và thanh lọc chính trị.
Báo cáo, do Oxford University Press, cho rằng sự tuyên truyền cho một học thuyết quốc tế - chủ yếu do Liên Hợp Quốc đề xướng - là nguyên nhân chính mang lại sự sụt giảm những cuộc xung đột quân sự, dù bản báo cáo cho thấy bằng chứng về sự tranh cãi này đa phần chỉ mang tính hoàn cảnh.
Bản báo cáo chỉ ra nhiều khoản đầu tư riêng biệt đã chi:
Tăng 6 lần số lượng các chiến dịch của Liên Hợp Quốc được tiến hành để ngăn chặn chiến tranh trong giai đoạn 1990 tới 2002.
Tăng 4 lần cho các nỗ lực nhằm chấm dứt những cuộc xung đột đang diễn ra, từ năm 1990 tới 2002.
Tăng 7 lần số lượng ‘Bạn bè của Tổng thư ký’, ‘Các nhóm tiếp xúc’ và các cơ cấu do chính phủ đề xuất nhằm hỗ trợ các chiến dịch kiến tạo hòa bình và xây dựng hòa bình trong giai đoạn từ 1990 đến 2003.
Tăng 11 lần số lượng các lệnh trừng phạt kinh tế chống lại các chế độ cầm quyền trên khắp thế giới từ 1989 tới 2001.
Tăng 4 lần số lượng các chiến dịch gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, từ 1987 đến 1999.
Tính trung bình, những nỗ lực trên vừa nhiều vừa quá lớn lại phức tạp hơn những chiến dịch thời Chiến tranh Lạnh.
Trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình, các thắng lợi gồm:
Văn phòng Giải trình Chính phủ Hoa Kỳ đã kết luận rằng việc gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc có chi phí ít hơn 8 lần so với khoản chi cho lực lượng Hoa Kỳ.
Một nghiên cứu năm 2005 của RAND Corp cho thấy Liên Hợp Quốc thành công ở hai trong số ba chiến dịch gìn giữ hòa bình của mình. Nghiên cứu này cũng so sánh những nỗ lực xây dựng nhà nước của Liên Hợp Quốc với cũng nỗ lực của Hoa Kỳ, và thấy rằng trong 8 trường hợp của Liên Hợp Quốc, 7 trường hợp diễn ra trong hòa bình; trong khi trong 8 trường hợp của Hoa Kỳ, 4 diễn ra trong hòa bình, và 4 không hề hay chưa hề có hòa bình.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc bất đắc dĩ phải thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Iraq được cho là đã vi phạm 17 nghị quyết của Hội đồng Bảo an từ ngày 28 tháng 6 năm 1991 cũng như đã tìm cách né tránh những lệnh trừng phạt kinh tế của Liên Hợp Quốc. Trong gần một thập kỷ, Israel bất chấp các nghị quyết kêu gọi tháo dỡ các khu định cư của họ tại Bờ Tây và Dải Gaza. Những thất bại đó xuất phát từ tình trạng phụ thuộc đa chính phủ của Liên Hợp Quốc ‒ ở nhiều khía cạnh đây là một tổ chức gồm 192 quốc gia thành viên và luôn cần phải có sự nhất trí, chứ không phải là một tổ chức độc lập. Thậm chí khi các hành động được 15 nước thành viên Hội đồng bảo an thông qua, Ban thư ký hiếm khi cung cấp đủ các nguồn tài nguyên cần thiết để thực hiện các sứ mệnh đó.
Những thất bại khác trong vấn đề an ninh gồm:
Thất bại trong việc ngăn chặn vụ Diệt chủng tại Rwanda năm 1994, dẫn tới cái chết của gần 1 triệu người, vì các thành viên của Hội đồng Bảo an từ chối thông qua bất kỳ một hành động quân sự nào.
Thất bại của MONUC (Nghị quyết 1292 của UNSC) trong việc can thiệp một cách có hiệu quả vào cuộc Chiến tranh Congo lần thứ hai, liên quan tới gần 5 triệu người tại Cộng hòa Dân chủ Congo, 1998‒2002 (với những trận đánh vẫn đang tiếp diễn), và trong việc tiến hành cung cấp viện trợ nhân đạo.
Thất bại trong việc can thiệp vào Cuộc thảm sát Srebrenica năm 1995, dù sự thực là Liên Hợp Quốc đã coi Srebrenica là một "thiên đường an toàn" cho những người tị nạn và phái 600 lính gìn giữ hòa bình Hà Lan tới bảo vệ nó.
Thất bại trong việc cung cấp thực phẩm tới những người dân đói khát tại Somalia; thực phẩm thường bị các lãnh chúa địa phương chiếm đoạt. Một nỗ lực của Hoa Kỳ/Liên Hợp Quốc trong việc bắt giữ các vị lãnh chúa đó đã dẫn tới Trận Mogadishu năm 1993.
Thất bại trong việc thực hiện 1559 và Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi giải giáp các nhóm bán quân sự Liban như Fatah và Hezbollah.
Lạm dụng tình dục của binh lính gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Binh lính gìn giữ hòa bình từ nhiều quốc gia đã bị thải hồi khỏi các chiến dịch gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc vì hành động lạm dụng và bóc lột tình dục các cô gái, thậm chí mới chỉ 8 tuổi, trong một số chiến dịch gìn giữ hòa bình khác nhau. Sự lạm dụng tình dục này vẫn diễn ra dù đã có nhiều sự phát hiện và bằng chứng từ Văn phòng Liên Hợp Quốc về Dịch vụ Giám sát Nội bộ. Một cuộc điều tra nội bộ năm 2005 của Liên Hợp Quốc cho thấy sự khai thác và lạm dụng tình dục đã được báo cáo tại ít nhất năm quốc gia nơi các binh lính gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc được triển khai, gồm Cộng hòa Dân chủ Congo, Haiti, Burundi, Côte d'Ivoire và Liberia. BBC đã tiến hành một cuộc điều tra tương tự, và cũng chỉ ra một số thành viên Chương trình Lương thực Thế giới cũng có những hành vi lạm dụng.
Thất bại trong việc ngăn chặn thảm họa nhân đạo tại Syria khi Nội chiến Syria bùng nổ.
Chỉ trích và mâu thuẫn
Hội đồng Bảo an
Xem bài chính tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
Liên Hợp Quốc đã bị chỉ trích vì không thể hoạt động một cách rõ ràng và kiên quyết khi đối đầu trước một vụ khủng hoảng. Những ví dụ gần đây gồm chương trình hạt nhân của Iran và sự diệt chủng trong cuộc xung đột Darfur, Sudan. Vì mỗi nước trong số năm thành viên thường trực của Hội đồng bảo an đều có quyền phủ quyết, và bởi vì họ thường bất đồng với nhau, đã rất nhiều lần không có bất kỳ một hành động nào được thông qua. Thông thường, nhưng không phải là luôn luôn, sự chia rẽ này xuất hiện giữa Hoa Kỳ ở một phía và Trung Quốc, Nga hay cả hai ở phía kia. Một số lần Hội đồng bảo an đồng thuận với nhau nhưng lại thiếu sự quyết tâm hay phương tiện để thực thi các nghị quyết của họ. Một ví dụ gần đây là Cuộc khủng hoảng Israel-Liban 2006, không hành động nào được thực hiện theo Nghị quyết 1559 và Nghị quyết 1701 để giải giáp các lực lượng du kích phi chính phủ như Hezbollah. Những lời chỉ trích đặt nghi vấn về hiệu năng và sự thích hợp của Hội đồng bảo an bởi vì khi vi phạm vào một nghị quyết do Hội đồng này đưa ra, thường cũng không xảy ra hậu quả nào cả. (Xem Cải cách Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.) Một số ý kiến tin rằng quyền phủ quyết của các thành viên trong Hội đồng Bảo an là mối đe dọa đối với nhân quyền, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã từng tuyên bố rằng năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an có thể sử dụng quyền phủ quyết của họ để "thúc đẩy lợi ích chính trị hoặc lợi ích địa chính trị của họ đặt lên việc bảo vệ thường dân". Nhà báo Kourosh Ziabari thì tuyên bố rằng quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an là "một đặc quyền phân biệt đối xử được dành riêng cho năm quốc gia lớn để áp đặt lên 200 quốc gia còn lại theo ý muốn của họ".
Giám sát nhân quyền
Các quốc gia như Sudan và Libya, với những nhà lãnh đạo rõ ràng có bảng thành tích nhân quyền kém cỏi vẫn (theo quan điểm của Mỹ và một số nước được là thành viên của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Nhân quyền (HRC) cũ), và việc Libya được bầu làm chủ tịch của Ủy ban này, đã từng là một vấn đề bàn cãi. Những nước đó cho rằng, các quốc gia phương Tây, mà họ cho là có thái độ thù địch thực dân và tàn bạo, không có quyền đặt vấn đề về tư cách thành viên của họ trong Ủy ban này.
Vào ngày 15 tháng 3 năm 2006, Đại Hội đồng đã thông qua nghị quyết thành lập một cơ chế mới–Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc–để thay thế Ủy ban trên. Cơ quan này có các quy định chặt chẽ hơn về quy chế thành viên gìn giữ hòa bình gồm cả một bản thành tích chung về nhân quyền và tăng số lượng phiếu cần bầu cần thiết để một quốc gia có đủ tư cách tham gia, từ hình mẫu bầu theo danh sách vùng với Hội đồng kinh tế xã hội 53 thành viên chuyển sang tất cả một nửa trong số 192 thành viên của Đại hội đồng.
Ngày 9 tháng 5 năm 2006, 47 thành viên mới được bầu vào hội đồng. Trong khi một số nước như Cuba, Pakistan, Nga, Ả Rập Xê Út và Azerbaijan được bầu, thì một số nước khác không có mặt trong Hội đồng mới như:
Các nước không được tham gia: Syria, Bắc Triều Tiên, Belarus và Myanmar
Các quốc gia từng là thành viên của Ủy ban: Zimbabwe, Sudan, Nepal và Libya
Các quốc gia muốn tham gia nhưng không nhận đủ số phiếu: Iran, Venezuela, Thái Lan, Iraq và Kyrgyzstan
Vì những thay đổi trong cơ chế thành viên giữa Ủy ban và Hội đồng, số lượng quốc gia bị Hội đồng Tự do coi là "Không tự do" chiếm hơn một nửa. Vào tháng 9 năm 2015, Faisal bin Hassan Trad của Ả Rập Saudi đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền của LHQ, một động thái bị chỉ trích bởi các nhóm hoạt động nhân quyền .
Thiếu hiệu năng do tính quan liêu
Liên Hợp Quốc đã bị cáo buộc thiếu tính hiệu năng và lãng phí vì cơ cấu cồng kềnh và quan liêu quá mức của nó. Trong thập niên 1990, Hoa Kỳ, nước hiện đóng góp nhiều nhất cho ngân sách tổ chức này, đã coi sự thiếu hiệu quả là một nguyên nhân khiến họ trì hoãn các khoản đóng góp. Việc chi trả những khoản thiếu này chỉ được thực hiện với điều kiện về sáng kiến cho một cuộc cải cách lớn. Năm 1994, Văn phòng Dịch vụ Giám sát Nội bộ (OIOS) được thành lập theo quyết định của Đại hội đồng nhằm đóng vai trò giám sát tính hiệu năng của tổ chức. Một chương trình cải cách đã được đề xuất, nhưng vẫn chưa được Đại hội đồng thông qua.
Sự phân biệt đối xử chống Israel
Liên Hợp Quốc cũng đã bị cáo buộc thực hiện tiếp cận một chiều đối với các vấn đề Trung Đông và cuộc xung đột Israel–Palestine. Những lời cáo buộc cho rằng Israel đã bị phân biệt đối xử trong tổ chức quốc tế này với cách đối xử chỉ trích một chiều độc nhất từ trước tới nay. Không giống như tất cả các nhóm người tị nạn khác, người Palestine có cơ quan riêng của họ bên trong Liên Hợp Quốc (Cơ quan Cứu trợ và Việc làm Liên Hợp Quốc cho người tị nạn Palestine) tách biệt với Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn, vốn chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề người tị nạn trên thế giới.
Cho tới tận năm 2000, Israel không có tư cách thành viên bên trong bất kỳ một nhóm cấp vùng nào của Liên Hợp Quốc. Trên thực tế, điều này có nghĩa là Israel bị cấm hoạt động trong các cơ quan Liên Hợp Quốc như Hội đồng Bảo an. Việc cho phép Israel tham gia đầy đủ hơn bên trong Liên Hợp Quốc với tư cách là một quốc gia thành viên Tây Âu và các nhóm cấp vùng khác gần đây chỉ mang tính tạm thời và bắt buộc phải được gia hạn định kỳ. Israel chỉ được phép tham gia vào các hoạt động tại Thành phố New York của Liên Hợp Quốc và bị loại trừ khỏi các văn phòng Liên Hợp Quốc tại Geneva, Nairobi, Roma và Wien là những văn phòng quản lý các vấn đề như nhân quyền và kiểm soát vũ khí. Việc chỉ trích Israel đã trở thành một công việc thường ngày đối với nhiều cơ quan Liên Hợp Quốc như Hội đồng Nhân quyền. Mặc dù gia nhập LHQ từ năm 1949, nhưng Israel chưa bao giờ được bầu vào ghế ủy ban không thường trực của Hội đồng Bảo an trong suốt hơn 70 năm qua, ngược lại các quốc gia Ả Rập thù địch với họ lại rất nhiều lần được bầu làm ủy ban không thường trực của cơ quan này.
Bất lực trước vấn đề diệt chủng và nhân quyền
Liên Hợp Quốc cũng bị cáo buộc đã cố tình làm ngơ trước hoàn cảnh khó khăn của nhiều người trên khắp thế giới, đặc biệt tại nhiều vùng ở châu Á, Trung Đông và châu Phi. Những ví dụ hiện tại gồm việc Liên Hợp Quốc không hành động gì trước Chính phủ Sudan tại Darfur, việc thanh lọc sắc tộc của Chính phủ Trung Quốc tại Tây Tạng và Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine. Một trường hợp tương tự xảy ra tại Srebrenica khi quân đội Serbia đã phạm tội diệt chủng chống lại những người Hồi giáo Bosnia trong vụ thảm sát hàng loạt lớn nhất trên lục địa châu Âu kể từ Thế chiến II. Srebrenica đã được LHQ tuyên bố là "khu vực an toàn" và thậm chí được bảo vệ bởi 400 chiến binh thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, nhưng lực lượng này đã không có bất cứ động thái gì để ngăn chặn vụ thảm sát diễn ra. Tại kỳ họp thứ 68 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, Thủ tướng New Zealand John Key đã chỉ trích gay gắt sự bất lực của LHQ đối với vấn đề Syria, hai năm sau khi Nội chiến Syria bùng nổ khiến hàng trăm ngàn dân thường thiệt mạng .
Bê bối trong chương trình đổi dầu lấy lương thực
Chương trình đổi dầu lấy lương thực được Liên Hợp Quốc đưa ra năm 1995. Mục tiêu của nó là cho phép Iraq bán dầu ra thị trường thế giới để đổi lấy lương thực, thuốc men, và các đồ nhu yếu phẩm khác cho người dân Iraq bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm vận kinh tế quốc tế, mà không cho phép Chính phủ Iraq tái xây dựng lại lực lượng quân đội của mình sau cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất. Chương trình đã bị ngắt quãng vào cuối năm 2003 trước những lời cáo buộc ngày càng lan rộng về sự lạm dụng và tham nhũng. Cựu giám đốc, Benon Sevan người Síp, là người đầu tiên bị đình chỉ chức vụ và sau đó phải từ chức khỏi Liên Hợp Quốc, khi một bản báo cáo tạm thời của ban điều tra do Liên Hợp Quốc hỗ trợ dưới sự lãnh đạo của Paul Volcker kết luận rằng Sevan đã nhận đút lót từ phía chính quyền Iraq và đề xuất việc bãi bỏ quyền bất khả xâm phạm thuộc Liên Hợp Quốc của ông ta nhằm mở đường cho một cuộc điều tra tội phạm.
Dưới sự bảo hộ của Liên Hợp Quốc, số lượng dầu mỏ trị giá hơn 65 tỷ đôla của Iraq đã được bán ra thị trường thế giới. Về mặt chính thức, khoảng 46 tỷ đã được chi cho các mục đích nhân đạo. Số còn lại được dành trả cho những khoản bồi thường cho cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh thông qua một Quỹ Chi trả, số tiền quản lý và hoạt động của Liên Hợp Quốc cho chương trình này chiếm 2,2%, và chương trình thanh sát vũ khí chiếm 0,8%.
Con trai của Kofi Annan là Kojo Annan cũng dính líu tới vụ này, với lời buộc tội đã kiếm được một cách bất hợp pháp nhiều hợp đồng trong chương trình đổi dầu lấy lương thực của Liên Hợp Quốc cho công ty Cotecna Thụy Sĩ. Ngoại trưởng Ấn Độ, Natwar Singh, đã phải từ chức vì vai trò của ông trong vụ này.
Chính phủ Úc đã lập ra Cole Inquiry vào tháng 11 năm 2005 nhằm điều tra xem liệu Ủy ban Bột mì Úc (Australian Wheat Board – AWB) có vi phạm điều luật nào khi thực hiện những hợp đồng của họ với Iraq trong Chương trình đổi dầu lấy lương thực. AWB đã trả chính quyền của Saddam Hussein khoảng 300 triệu đôla, thông qua một công ty bình phong là Alia, để có được những hợp đồng cung cấp bột mì cho Iraq. Thủ tướng Úc (John Howard), Phó thủ tướng (Mark Vaile) và Bộ trưởng ngoại giao (Alexander Downer) bác bỏ việc họ có biết về việc đó khi bị gọi ra điều trần trước ủy ban. Đã có thông tin cho rằng dù chính phủ Úc không điều hành AWB một cách đủ hiệu quả để ngăn chặn sự việc đó, Liên Hợp Quốc đúng ra phải tích cực hơn trong việc yêu cầu chính phủ nước này tiến hành điều tra. Cole Inquiry dự định sẽ báo cáo vào ngày 24 tháng 11 năm 2006.
Những cáo buộc về lính gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc
Tháng 12 năm 2004, trong chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tại Congo, ít nhất 68 vụ bị cho là cưỡng hiếp, mại dâm và hơn 150 cáo buộc khác đã bị các nhà điều tra Liên Hợp Quốc phát giác, tất cả đều có liên quan tới binh lính gìn giữ hòa bình, đặc biệt là các binh lính từ Pakistan, Uruguay, Maroc, Tunisia, Nam Phi và Nepal. Những binh lính gìn giữ hòa bình từ 3 trong số các quốc gia này cũng bị cáo buộc cố tình cản trở quá trình điều tra. Tương tự, một chuyên gia hậu cần Liên Hợp Quốc người Pháp tại Congo cũng bị cáo buộc hãm hiếp và khiêu dâm trẻ em trong cùng tháng.
BBC đã thông báo rằng các cô gái trẻ đã bị binh lính gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc lạm dụng và hãm hiếp tại Port-au-Prince. Những lời cáo buộc tương tự cũng đã được nêu ra tại Liberia và Sudan.
Chính sách nhân sự
Liên Hợp Quốc và các cơ quan của mình được hưởng quy chế miễn trừ đối với pháp luật tại các quốc gia nơi họ hoạt động, gìn giữ không thiên vị với sự tôn trọng nước chủ nhà, và quốc gia thành viên. Việc thuê mướn và sa thải, giờ làm việc và môi trường làm việc, thời gian nghỉ, hưu trí, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tuổi thọ, lương bổng, tiền trợ cấp xa gia đình và các điều kiện sử dụng lao động chung thực hiện theo các quy định của Liên Hợp Quốc. Sự độc lập này cơ phép các cơ quan thực hiện các chính sách nguồn nhân lực thậm chí trái ngược với luật lệ của nước chủ nhà hay quốc gia thành viên. Ví dụ, một người không đủ tư cách làm việc tại Thụy Sĩ, nơi Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) đóng trụ sở, không thể được làm việc cho ILO trừ khi anh/cô ta là người của quốc gia thành viên ILO.
Người hút thuốc
Tổ chức Y tế Thế giới, một cơ quan của Liên Hợp Quốc, đã cấm tuyển những người hút thuốc từ ngày 1 tháng 12 năm 2005, nhằm khuyến khích một môi trường làm việc không thuốc lá. Cũng có một lệnh cấm hút thuốc bên trong trụ sở Liên Hợp Quốc, nhưng một số quốc gia thành viên cho phép hút thuốc bên trong đại sứ quán của mình tại Liên Hợp Quốc. Hơn nữa, những người sử dụng ma túy không được phép làm việc cho Liên Hợp Quốc.
Hôn nhân đồng giới
Dù có sự độc lập trong những vấn đề chính sách nguồn nhân lực, các cơ quan Liên Hợp Quốc tự nguyện áp dụng các điều luật của các quốc gia thành viên về vấn đề hôn nhân đồng giới, cho phép các quyết định về tình trạng sử dụng nhân công có hôn nhân đồng giới được đưa ra dựa theo từng quốc gia. Họ công nhận các cuộc hôn nhân đồng giới chỉ khi người đó là công dân của các quốc gia công nhận sự hôn nhân đó. Một số cơ quan cung cấp khoản trợ cấp hạn chế cho những vợ/chồng người địa phương của nhân viên của mình.
Liên Hợp Quốc trong văn hóa đại chúng
Một hoạt động giáo dục được gọi là Mô hình Liên Hợp Quốc đã trở nên quen thuộc trong các trường học trên khắp thế giới. Mô hình Liên Hợp Quốc có các sinh viên đóng vai (thông thường) một cơ cấu trong Hệ thống Liên Hợp Quốc để giúp họ phát triển khả năng trong tranh luận và trong ngoại giao. Những cuộc hội thảo được cả các trường đại học và cao đẳng tổ chức. Các ủy ban thường được đưa ra làm mô hình gồm các Ủy ban Đại hội đồng, các ủy ban ECOFIN, Hội đồng Bảo an và một số lớn các ủy ban chuyên trách như một Hội đồng Lịch sử An Ninh hay Nhóm Quản lý Cấp cao. Các sinh viên tranh luận về các chủ đề Liên Hợp Quốc đang tham gia tháo gỡ và tìm cách thể hiện quan điểm của quốc gia mình nhằm tiến tới một giải pháp chung.
Nhận thức Liên Hợp Quốc với tư cách một tổ chức lớn, bao hàm chính phủ các nước trên thế giới khiến nhiều ý tưởng về chính phủ thế giới và dân chủ toàn cầu ngày càng xuất hiện nhiều. Liên Hợp Quốc cũng là mục tiêu của các học thuyết âm mưu. |
Trần Hưng Đạo (chữ Nho: 陳興道; ? – 1300), tên thật là Trần Quốc Tuấn (chữ Nho: 陳國峻), tước hiệu Hưng Đạo đại vương, là một nhà chính trị, nhà quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Sau khi qua đời dân gian đã suy tôn ông thành Đức Thánh Trần (德聖陳) hay còn gọi là Cửu Thiên Vũ Đế (九天武帝). Ông được biết đến trong lịch sử Việt Nam với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông năm 1285 và năm 1288. Phần lớn tài liệu nghiên cứu lịch sử và cả dân gian thời sau thường dùng tên gọi vắn tắt là "Trần Hưng Đạo" thay cho cách gọi đầy đủ là "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn", vốn bao gồm tước hiệu được sắc phong cho ông. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
Là con của thân vương An sinh
vương Trần Liễu và là cháu nội của Trần Thái Tổ, Trần Hưng Đạo có mối quan hệ mật thiết với hoàng tộc họ Trần và vua Trần Nhân Tông gọi ông bằng bác. Năm 1257, ông được vua Trần Thái Tông phong làm đại tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới đánh quân Mông Cổ xâm lược. Sau đó, ông lui về thái ấp ở Vạn Kiếp. Đến tháng 10 âm lịch năm 1283, nhà Nguyên (sau khi Mông Cổ thống nhất Trung Hoa) đe dọa đánh Đại Việt lần hai, Hưng Đạo vương được Thượng hoàng Trần Thánh Tông, và vua Trần Nhân Tông (lần lượt là em họ và cháu họ ông) phong làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội cả nước. Trên cương vị này, năm 1285, ông lãnh đạo quân sĩ chặn đứng đội quân xâm lược do hoàng tử thứ chín Thoát Hoan. Sau những thất bại ban đầu, quân dân Việt dưới sự lãnh đạo của hai vua Trần, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và Hưng Đạo vương phản công mạnh mẽ, phá tan quân Nguyên trong các trận Hàm Tử, Chương Dương, Trường Yên, Vạn Kiếp,... đánh đuổi hoàn toàn quân Nguyên khỏi biên giới.
Năm 1288, quân Nguyên trở lại xâm lược Đại Việt lần thứ ba. Khi tiếp tục được phong Quốc công tiết chế; Hưng Đạo vương khẳng định với vua Trần Nhân Tông: "Năm nay đánh giặc nhàn". Ông đã áp dụng thành công chiến thuật của Ngô Quyền, đánh bại hoàn toàn thủy quân nhà Nguyên do các tướng Phàn Tiếp và Ô Mã Nhi chỉ huy trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng, buộc quân Nguyên lại phải rút về nước và vĩnh viễn từ bỏ tham vọng thôn tính phương Nam của họ. Tháng 4 âm lịch năm 1289, Trần Nhân Tông chính thức gia phong ông làm "Đại vương" dù chức quyền đứng đầu triều đình khi đó vẫn thuộc về Thượng tướng Thái sư Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải.
Sau đó, ông lui về Vạn Kiếp đến khi mất năm 1300. Trước lúc qua đời, ông khuyên Trần Anh Tông: "Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc". Ngoài ra, ông còn để lại các tác phẩm kinh điển như Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư đặt nền móng cho nghệ thuật quân sự Việt Nam kể từ thời Trần đến ngày nay.
Thân thế
Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, con trai thứ 3 của Khâm Minh đại vương Trần Liễu – anh cả của Trần Thái Tông Trần Cảnh, do vậy Trần Quốc Tuấn gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột. Cho đến nay vẫn không rõ mẹ ông là ai (có một số giả thiết đó là Thiện Đạo quốc mẫu, húy là Nguyệt, một người trong tôn thất họ Trần). Do chính thất khi trước của Trần Liễu là công chúa Thuận Thiên trở thành hoàng hậu của Trần Thái Tông, nên Thiện Đạo quốc mẫu trở thành kế phu nhân. Sau khi Trần Liễu mất (1251), theo "Trần triều thế phả hành trạng" thì bà Trần Thị Nguyệt đã xuất gia làm ni sư, hiệu là Diệu Hương. Ông có người mẹ nuôi đồng thời là cô ruột, Thụy Bà công chúa.
Trần Quốc Tuấn sinh ra ở thôn Tức Mặc (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định ngày nay), nhưng năm sinh của ông cho đến nay vẫn không rõ ràng. Có tài liệu cho rằng là năm 1228, trong khi số khác cho rằng là năm 1230, hay thậm chí 1231, vì vậy chung quy đều thiếu luận cứ chắc chắn và độ tin cậy. Nhưng điều đó cũng cho thấy khi ông sinh ra không lâu sau khi vương triều nhà Trần được thành lập (năm 1225).
Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy từ khi còn rất nhỏ mà ông sớm trở thành người đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ.
Biến động gia đình
Năm 1237, gia đình ông đã xảy ra biến động. Do vua Trần Thái Tông lên ngôi và kết hôn đã lâu nhưng chưa có con nối dõi, thái sư Trần Thủ Độ đang nắm thực quyền phụ chính ép cha ông là Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) cho Trần Thái Tông vì bà đang mang thai với Trần Liễu được ba tháng, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa.
Phẫn uất, Trần Liễu họp quân chống lại nhưng thế cô không làm gì được, phải xin đầu hàng. Vua Thái Tông vì thương anh nên xin với Trần Thủ Độ tha tội cho Trần Liễu, nhưng quân lính đều bị giết. Mang lòng hậm hực, Trần Liễu tìm người tài nghệ để dạy văn, võ cho Trần Quốc Tuấn.
Khi 19 tuổi, Trần Quốc Tuấn đem lòng yêu công chúa Thiên Thành (không biết rõ gốc tích của bà, nhưng các nhà nghiên cứu phần lớn đều đồng tình với quan điểm bà là con gái trưởng của Trần Thái Tông tức là em họ của ông). Đầu năm 1251, Trần Thái Tông muốn gả công chúa cho Trung Thành vương (khuyết danh), nên đã cho công chúa đến ở trong dinh Nhân Đạo vương (cha của Trung Thành vương, cũng không rõ tên). Ngày rằm tháng giêng, Trần Thái Tông mở hội lớn, ý muốn cho công chúa làm lễ kết tóc với Trung Thành vương. Bản thân Trần Quốc Tuấn muốn lấy công chúa, nhưng không làm thế nào được, mới nhân ban đêm lẻn vào khuê phòng của công chúa rồi có quan hệ với nàng.
Mẹ nuôi Trần Quốc Tuấn là Thụy Bà công chúa biết chuyện, sợ ông bị hại trong phủ, liền chạy đến cung điện cáo cấp, xin Trần Thái Tông cứu Quốc Tuấn. Vua hỏi việc gì, Thụy Bà trả lời: "Quốc Tuấn ngông cuồng, đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo bắt giữ rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu". Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng đến chỗ Trần Thái Tông xin lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bất đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để bồi hoàn sính vật cho Trung Thành vương.
Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không yên lòng được". Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.
Sự nghiệp
Ba lần chống quân Mông – Nguyên
Lần thứ nhất (1258)
Trần Hưng Đạo trở thành võ quan nhà Trần lúc nào không rõ, chỉ biết vào tháng Chín (âm lịch) năm Đinh Tỵ (1257), ông được giao trách nhiệm phòng thủ biên giới trước thời điểm quân Mông Cổ xâm lược vào tháng 12 năm 1257. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Tháng 9 (1257), (vua Trần Thái Tông) xuống chiếu, lệnh cho tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới (phía Bắc) theo sự tiết chế của Quốc Tuấn".
Tuy nhiên, các sử liệu của cả hai nước như Đại Việt sử ký toàn thư, Nguyên sử, An Nam chí lược đều không đề cập chi tiết về vai trò của Hưng Đạo vương trong các trận đánh lớn của cuộc chiến. Các ngày 12-13 tháng 12 âm lịch năm 1257 (tức 17-18 tháng 1 năm 1258), quân Mông Cổ do đại tướng Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangkhadai) chỉ huy đánh bại quân Đại Việt do vua Trần Thái Tông đích thân chỉ huy tại 2 trận Bình Lệ Nguyên và Phù Lỗ, buộc nhà vua rời bỏ kinh thành Thăng Long, lui về giữ sông Thiên Mạc. Quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long nhưng lâm vào tình cảnh thiếu lương thực trầm trọng, phải chia quân đi cướp phá các làng mạc xung quanh kinh thành và vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân dân địa phương, khiến cho quân lực Mông Cổ rệu rã, bị cô lập hoàn toàn tại Thăng Long, đánh mất thế chủ động trước quân Trần.
Tận dụng lợi thế này, ngày 24 tháng 12 âm lịch năm 1257 (tức 28 tháng 1 năm 1258), thái sư Trần Thủ Độ và thượng tướng quân Lê Phụ Trần hộ giá vua Trần Thái Tông cùng thái tử 18 tuổi Trần Hoảng ngự lâu thuyền tiến quân đến Đông Bộ Đầu, đánh tan quân Mông Cổ, giải phóng Thăng Long. Chiến tranh kết thúc, vua Thái Tông nhường ngôi cho thái tử Hoảng, tức vua Trần Thánh Tông. Vua Thánh Tông phong cho em là Trần Quang Khải chức Thái úy, tước Đại vương. Trần Quốc Tuấn vẫn giữ nguyên tước cũ và trở về thái ấp ở Vạn Kiếp. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Theo quy chế nhà Trần, các vương hầu đều ở phủ đệ nơi hương ấp của mình, khi chầu hầu thì đến kinh đô, xong việc lại về phủ đệ. Như Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp, Thủ Độ ở Quắc Hương, Quốc Chẩn ở Chí Linh đều thế cả".
Lần thứ hai (1285)
Năm 1279, đế quốc Mông Cổ tiêu diệt nhà Nam Tống, lập ra nhà Nguyên, trở thành mối đe dọa tiềm tàng cho nước Đại Việt ở phía bắc. Triều đình nhà Trần đã đề phòng, chuẩn bị kháng cự. Vua Trần Thánh Tông sai Trần Quốc Tuấn mở trường dạy võ nhằm đào tạo con em hoàng tộc và những người tài giỏi trong nước. Ông thường đi khắp các lộ, kiểm soát các giảng võ đường địa phương, thu dụng nhiều nhân tài hào kiệt như Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa, Đỗ Hành,...
Đầu năm 1277, Trần Thánh Tông thân chinh thảo phạt các bộ tộc thiểu số ở động Nẫm Bà La (nay thuộc Quảng Bình). Trần Quang Khải đi theo hộ giá. Ghế Tể tướng bỏ không, vừa lúc có sứ phương Bắc đến. Thượng hoàng Trần Thái Tông gọi Trần Quốc Tuấn tới, tỏ ý định lấy ông làm Tư đồ để tiếp sứ phương Bắc. Trần Quốc Tuấn trả lời:
"Việc tiếp sứ giả, thần không dám từ chối, còn như phong thần làm Tư đồ thì thần không dám vâng chiếu. Huống chi Quan gia đi đánh giặc xa, Quang Khải theo hầu mà bệ hạ lại tự ý phong chức, thì tình nghĩa trên dưới, e có chỗ chưa ổn, sẽ không làm vui lòng Quan gia và Quang Khải. Đợi khi xa giá trở về, sẽ xin vâng mệnh cũng chưa muộn".
Khi Thánh Tông trở về, việc ấy lại bỏ đấy, vì hai người vốn không ưa nhau.
Sau đó, Trần Quốc Tuấn chủ động gạt bỏ hiềm khích với Trần Quang Khải vì việc nước. Một hôm, Trần Hưng Đạo từ Vạn Kiếp tới, Trần Quang Khải xuống thuyền chơi suốt ngày mới trở về. Trần Quang Khải vốn sợ tắm gội, Trần Hưng Đạo thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Trần Quang Khải: "Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm giùm", rồi cởi áo Trần Quang Khải ra, dùng nước thơm tắm cho ông và nói: "Hôm nay được tắm cho Thượng tướng". Trần Quang Khải cũng nói: "Hôm nay được Quốc công tắm rửa cho". Từ đó, tình nghĩa qua lại giữa hai ông ngày càng tốt.
Đầu năm 1281, hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt sai Sài Thung đem ngàn quân hộ tống nhóm Trần Di Ái về nước. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Sài Thung ngạo mạn vô lễ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh. Quân sĩ Thiên Trường ngăn lại, Thung dùng roi ngựa quất họ bị thương ở đầu... Vua (Trần Nhân Tông) sai Trần Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp. Thung nằm khểnh không ra, Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp. Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn nghe thấy thế, tâu xin đến sứ quán xem Thung làm gì. Lúc ấy Quốc Tuấn đã gọt tóc, mặc áo vải. Đến sứ quán, ông đi thẳng vào trong phòng. Thung đứng dậy vái chào mời ngồi. Mọi người đều kinh ngạc, có biết đâu gọt tóc, mặc áo vải là hình dạng nhà sư phương Bắc. Ông ngồi xuống pha trà, cùng uống với hắn. Người hầu của Thung cầm mũi tên đứng sau Quốc Tuấn, chọc vào đầu đến chảy máu, nhưng sắc mặt Quốc Tuấn vẫn không hề thay đổi. Khi trở về, Thung ra cửa tiễn ông..."Năm 1282, nhà Nguyên sai Toa Đô mang quân vượt biển đánh Chiêm Thành ở phía nam Đại Việt. Chiến tranh giữa Đại Việt với nhà Nguyên đến gần. Tháng Mười (âm lịch) năm 1283, để chuẩn bị kháng chiến lần hai, Trần Hưng Đạo được thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông phong làm Quốc công tiết chế thống lĩnh chư quân. Ông chọn các quân hiệu tài giỏi, cho chia nhau chỉ huy các đơn vị quân đội. Tháng Tám (âm lịch) năm sau (1284), ông cho duyệt quân ở bến Đông Bộ Đầu (gần dốc Hàng Than, Hà Nội ngày nay), đọc bài "Hịch tướng sĩ" nổi tiếng, rồi chia quân đóng giữ Bình Than và các nơi hiểm yếu khác.
Tháng 7 âm lịch năm 1284, nhà Nguyên sai Vân Nam vương Thoát Hoan, A Lý Hải Nha tập trung 50 vạn quân ở hành tỉnh Hồ Quảng, dự đinh sang năm xâm lược Đại Việt. Tháng 11 âm lịch năm 1284, vua Trần Nhân Tông sai Trần Phủ đi sứ sang hành tỉnh Hồ Quảng xin hoãn binh. Khi trở về, Trần Phủ báo tin Hốt Tất Liệt lấy danh nghĩa mượn đường đánh Chiêm Thành, mang đại quân tiến vào đất Việt. Đầu năm 1285, quân Nguyên ồ ạt hợp công từ 2 phía, Thoát Hoan vượt biên giới phía bắc của Đại Việt, còn Toa Đô đánh lên phía bắc, up hiếp vùng Thanh Hóa-Nghệ An. Hưng Đạo vương đốc quân đánh chặn ở biên giới nhưng thất bại, nhưng thế bật lợi hơn nên rút quân về Vạn Kiếp. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Quốc Tuấn nhờ có người gia nô trung thành là Yết Kiêu kiên quyết giữ thuyền đợi chủ tướng, đã rút lui an toàn. Sử chép rằng:"Trước đây, Hưng Đạo Vương có người nô là Dã Tượng và Yết Kiêu, đối xử rất hậu. Khi quân Nguyên tới, Yết Kiêu giữ thuyền ở Bãi Tân, Dã Tượng thì đi theo. Đến lúc quan quân thu trận, thủy quân tan cả. [Hưng Đạo] Vương định rút theo lối chân núi. Dã Tượng nói:"Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền".Vương đến Bãi Tân, chỉ có thuyền Yết Kiêu vẫn còn ở đó. Vương mừng lắm, nói:"Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáu chiếc trụ cánh ấy thì cũng chim thường thôi".Nói xong cho chèo thuyền đi, Kỵ binh giặc đuổi theo không kịp. Vương đến Vạn Kiếp, chia quân đón giữ ở Bắc Giang."Thủy quân Nguyên do Ô Mã Nhi chỉ huy tấn công vào Vạn Kiếp, quân Nguyên vây quân của Trần Quốc Tuấn. Một trận thủy chiến lớn giữa 2 bên đã diễn ra. Vua Trần đã đem quân đến trợ chiến cho Trần Quốc Tuấn. Ô Mã Nhi đã không ngăn nổi quân Đại Việt nên rút lui. Toàn bộ quân Đại Việt rút khỏi Vạn Kiếp, Phả Lại, Bình Than về dàn trận bên bờ sông Hồng gần thành Thăng Long. Quân Nguyên tiến theo đường bộ về Thăng Long. Để bảo toàn lực lượng và thực hiện kế "thanh dã" (vườn không nhà trống), Trần Hưng Đạo ra lệnh rút quân.
Quân xâm lược vào Thăng Long rồi dẫn quân đuổi theo vua Trần xuống phủ Thiên Trường (vùng Nam Định). Trong tình cảnh nguy khốn, thượng hoàng Thánh Tông lo ngại, vờ hỏi Hưng Đạo vương xem có nên hàng không. Ông khảng khái trả lời "Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng".Sau trận quân Đại Việt phản công quân Nguyên không thành và việc mặt trận Thanh-Nghệ bị tan vỡ (do sự phản bội của Trần Kiện), đại quân Việt lâm vào thế bị ép từ 2 mặt Bắc-Nam. Trần Hưng Đạo đưa thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông rút về vùng bờ biển thuộc địa phận Quảng Ninh và Hải Phòng ngày nay, là nơi mà quân Nguyên chưa vươn tới. Trong hành trình rút lui, quân Đại Việt bị quân Nguyên đuổi gấp. Trước thế quân Nguyên Mông bức bách, ông đưa hai vua Trần ngầm đi chiếc thuyền nhỏ đến Tam Trĩ nguyên (sông Ba Chẽ, thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay), rồi sai người đưa thuyền ngự ra Ngọc Sơn tránh địch. Lúc ấy, xa giá nhà vua đang phiêu giạt, lại còn mối hiềm cũ của Trần Liễu, nên có nhiều người nghi ngại. Trần Quốc Tuấn theo vua, tay cầm chiếc gậy có bịt sắt nhọn. Mọi người đều gườm mắt nhìn. Trần Quốc Tuấn liền rút đầu sắt nhọn vứt đi, chỉ chống gậy không mà đi, bởi vậy hai vua Trần và mọi người khỏi nghi ngại.
Khi thấy đạo quân của Toa Đô đã rời Thanh Hóa tiến lên đóng ở Trường Yên (Ninh Bình), ngày 7 tháng 4 năm 1285, Trần Hưng Đạo lại đưa 2 vua Trần cùng đại quân vượt biển vào Thanh Hóa, thoát khỏi thế bị kìm kẹp của đối phương. Hàng loạt tông thất nhà Trần ra hàng quân Nguyên như hoàng tử Trần Ích Tắc, các hoàng thân Trần Lộng, Trần Kiện.
Tháng 5 (dương lịch) năm ấy (1285), ông vạch kế hoạch tổng phản công. Chỉ sau một tháng chiến đấu quyết liệt với quân Nguyên, các cánh quân Đại Việt do Trần Hưng Đạo cùng Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải, Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật chỉ huy giành thắng lợi ở Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp,... quân dân Đại Việt đã tiến vào Thăng Long, Thoát Hoan bỏ chạy. Trần Hưng Đạo và anh là Hưng Ninh vương Trần Quốc Tung dẫn hơn 2 vạn quân tấn công quân Nguyên ở bờ bắc sông Hồng. Quân Nguyên đại bại rút chạy về phía Bắc. Quân Đại Việt do con Trần Hưng Đạo là Trần Quốc Hiến (công tử Nghiễn) chỉ huy truy kích đến tận biên giới, quân Nguyên phải giấu Thoát Hoan trong ống đồng mà chạy. Trong cuộc chiến này, quân Đại Việt giết được tướng Nguyên là Toa Đô và Lý Hằng.
Lần thứ ba (cuối năm 1287)
Tháng 3 âm lịch năm 1286, hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt sai Thượng thư tỉnh Áo Lỗ Xích (Auruyvci), Bình chương sự Ô Mã Nhi (Omar) huy động 50 vạn quân, rồi sai hành tỉnh Hồ Quảng đóng 300 thuyền chiến, định đến tháng 8 hội quân ở Khâm Châu, Liêm Châu. Hốt Tất Liệt còn sai quân ba hành tỉnh Giang Chiết, Hồ Quảng, Giang Tây chuẩn bị đánh Đại Việt, mượn danh nghĩa đưa phản thần nhà Trần là Trần Ích Tắc về làm An Nam Quốc vương. Tháng 6 âm lịch, vua Trần Nhân Tông xuống chiếu cho vương hầu, tôn thất chiêu mộ binh sĩ. Nhà vua hỏi Hưng Đạo vương:"Thế giặc năm nay thế nào?".
Trần Quốc Tuấn trả lời:
Vua Trần Nhân Tông cử Hưng Đạo vương thống lĩnh vương hầu luyện tập binh sĩ, sửa sang khí giới, đóng thuyền chiến. Tháng 2 âm lịch năm 1287, nhà Nguyên điều động quân Mông Cổ, quân Hán Nam (người Hán ở miền Nam Trung Quốc), quân 3 hành tỉnh Giang Hoài, Giang Tây, Hồ Quảng, quân Vân Nam, quân người Lê ở 4 châu ngoài biển, chia làm nhiều cánh tràn vào Đại Việt. Vạn hộ Trương Văn Hổ dẫn quân thủy chở 70 vạn thạch lương theo sau. Hốt Tất Liệt còn lập Chinh Giao Chỉ hành thượng thư tỉnh do Bình chương sự Áo Lỗ Xích, các Tham tri chính sự Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp đứng đầu; cơ quan này phải chịu sự sai khiến của Thoát Hoan. Các quan Đại Việt xin bắt tráng đinh sung quân để quân đội đông hơn, nhưng Hưng Đạo Vương không đồng ý:
Ngày 14 tháng 11 âm lịch 1287, Trịnh Xiển báo tin cánh quân Vân Nam của Nguyên đánh ải Phú Lương. Trần Nhân Tông hỏi Hưng Đạo vương: "Năm nay đánh giặc thế nào?". Ông vẫn quả quyết: "Năm nay đánh giặc nhàn". Lần này biết nhà Trần đã phòng bị ở Thanh - Nghệ, Thoát Hoan tiến thẳng vào từ phía bắc và đông bắc. Sau những cuộc đụng độ bất lợi ở biên giới, quân Đại Việt rút lui. Khác với lần trước, Trần Hưng Đạo không bỏ kinh đô mà tổ chức phòng thủ ngay tại Thăng Long. Tháng 2 năm 1288, quân Nguyên công thành, quân Đại Việt nấp trong thành bắn tên ra. Trần Quốc Tuấn sai Trần Cao vài lần đến trại Thoát Hoan xin giảng hoà, nhưng ban đêm thường kéo ra từng toán nhỏ đánh lén vào trại quân Nguyên, đốt phá lương thực rồi rút lui. Thoát Hoan điều quân ra ngoài truy kích, nhưng quân Đại Việt thường ẩn nấp khó phát hiện ra. Quân Nguyên bao vây tấn công vài lần không có kết quả, cuối cùng phải rút lui.
Trong khi đó, đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ bị Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư chặn đánh và tiêu diệt ở Vân Đồn. Thoát Hoan rút khỏi Thăng Long về hành dinh ở Vạn Kiếp. Do bị thiếu lương và bệnh dịch, Thoát Hoan buộc phải rút lui, một ngả của thủy quân do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy, một ngả của bộ binh do Thoát Hoan chỉ huy. Trần Hưng Đạo bố trí lực lượng mai phục ở cửa sông Bạch Đằng, trực tiếp tiêu diệt toàn bộ binh thuyền của Ô Mã Nhi vào tháng Tư (âm lịch) năm Mậu Tý (1288), bắt sống Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp và Tích Lệ Cơ. Thoát Hoan dẫn quân bộ tháo chạy theo đường Lạng Sơn, dọc đường bị quân Việt đón đánh khiến "quân sĩ mười phần, tổn hại mất 5, 8 phần". Trận Bạch Đằng (1288)
Đây là trận đánh nổi bật nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ ba, mang tính chất khẳng định cũng là lần cuối cùng quân Nguyên - Mông xâm lược Đại Việt.
Thủy quân Nguyên vốn không biết về chu trình thủy triều của sông. Trước ngày diễn ra trận đánh quyết định này, ông đã đoán tuyến đường tháo chạy của địch và nhanh chóng cho quân cắm cọc gỗ vót nhọn ở đáy sông, tạo thành thế trận cọc ngầm độc đáo giống như thời các bậc danh tướng thời trước như Ngô Quyền, Lê Hoàn. Khi Ô Mã Nhi cho quân vào sông, nước còn lên cao che hết cọc gỗ, Hưng Đạo vương cử các tàu nhỏ ra đánh rồi giả vờ thua chạy. Quân Đại Việt vừa rút lui, vừa đánh trả. Khi nước xuống, toàn bộ thủy quân Nguyên bị mắc kẹt. Ngay lập tức, Hưng Đạo vương sai tướng Nguyễn Khoái dẫn quân Thánh dực phá tan quân Nguyên. Thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông đưa đại quân tiếp chiến, quân Nguyên tử thương vô số, theo Đại Việt Sử ký Toàn thư: "nước sông do vậy đỏ ngầu cả". Cuối cùng, 400 thuyền quân Nguyên bị đốt cháy hết. Nội Minh tự Đỗ Hành bắt 2 tướng Ô Mã Nhi và Tích Lệ Cơ Ngọc dâng lên vua Trần.
Lui về Vạn Kiếp (1289)
Do đã có những công lao to lớn trên con đường bảo vệ tổ quốc, gìn giữ độc lập, Vua đã trao cho Hưng Đạo vương vị trí tối cao toàn quyền chỉ huy quân đội Đại Việt, đồng thời đặc cách cho ông quyền phong tước hiệu cho bất kỳ ai mà ông muốn. Nhưng trong suốt cuộc đời, ông không hề sử dụng đặc quyền này.
Tháng Tư (âm lịch) năm Kỷ Sửu (1289), luận công ba lần đánh đuổi quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo được phong tước Hưng Đạo đại vương. Sau đó, ông lui về ở Vạn Kiếp, là nơi ông được phong ấp (nay thuộc xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Nhân dân lúc bấy giờ kính trọng ông, lập đền thờ sống ông ở Vạn Kiếp. Tại đền có bài văn bia của vua Trần Thánh Tông, ví ông với Thượng phụ (tức Khương Tử Nha).
Qua đời
Tháng Sáu (âm lịch) năm Canh Tý (1300), Trần Hưng Đạo ốm nặng. Vua Trần Anh Tông ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: "Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?". Ông trả lời: "Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã (vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy".Chữa mãi không khỏi bệnh, ông mất vì tuổi già vào ngày 20 tháng Tám âm lịch năm ấy (3 tháng 10 năm 1300).
Khi sắp mất, Trần Quốc Tuấn dặn các con rằng: "Ta chết thì phải hỏa táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau mục".Nghe tin Trần Hưng Đạo vương mất, triều đình Đại Việt phong tặng ông là "Thái sư Thượng Phụ Thượng Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương". Ông được nhân dân cả nước tôn vinh là "Đức Thánh Trần" và lập đền thờ ở nhiều nơi, song nổi tiếng hơn cả là khu di tích Đền Kiếp Bạc nơi thờ phụng ông thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Nhân cách, phẩm chất
Gạt bỏ hiềm khích riêng
Năm Đinh Dậu (1237), Thái sư Trần Thủ Độ ép Trần Liễu (cha Trần Hưng Đạo) phải nhường vợ là Thuận Thiên Công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) cho em ruột là vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) dù bà này đã có thai với Trần Liễu được ba tháng, đồng giáng Lý Chiêu Hoàng (đang là Hoàng hậu) xuống làm Công chúa. Phẫn uất, Trần Liễu họp quân làm loạn. Trần Thái Tông chán nản bỏ đi lên Yên Tử. Sau Trần Liễu biết không làm gì được phải đóng giả làm người đánh cá trốn lên thuyền vua Trần Thái Tông xin tha tội. Trần Thủ Độ biết được, cầm gươm đến định giết Trần Liễu nhưng Thái Tông lấy thân mình che cho Trần Liễu. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông đều bị giết. Mang lòng hậm hực, Trần Liễu tìm khắp những người tài nghệ để dạy Trần Quốc Tuấn (tức Trần Hưng Đạo). Lúc sắp mất, ông cầm tay Quốc Tuấn, trăn trối rằng: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được". Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải. Đến khi vận nước lung lay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, Trần Quốc Tuấn đem lời cha trăn trối để dò ý hai thuộc tướng thân tín là Dã Tượng và Yết Kiêu. Hai người thuộc hạ ấy can rằng: "Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu"...Trần Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người.
Dù cha ông có hiềm khích lớn với nhà Trần Thái Tông, Trần Hưng Đạo luôn đặt việc nước lên trên, một lòng trung thành, hết lòng phò tá các vua Trần đánh ngoại xâm cứu nước. Đối với lời dặn của Trần Liễu trước khi mất, Trần Quốc Tuấn từng vờ hỏi các con. Ông hỏi Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn: "Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào? Hưng Vũ vương thưa: "Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!". Trần Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm ông đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng. Quốc Tảng tiến lên thưa: "Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ". Trần Quốc Tuấn rút gươm kể tội: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra" và định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ vương vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Trần Quốc Tuấn mới tha. Sau đó, ông dặn Hưng Vũ vương: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng".Hưng Vũ vương Nghiễn được lấy Công chúa Thiên Thụy, thế nhưng tướng Trần Khánh Dư lại thông dâm với Thiên Thụy, khiến nhà vua phải xuống chiếu trách phạt và đuổi Khánh Dư về Chí Linh vì "sợ phật ý Quốc Tuấn". Tuy nhiên khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ 3, Trần Hưng Đạo đã gạt bỏ hiềm riêng, tin cậy "giao hết công việc biên thùy cho phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư" khi ông này được phục chức. Ngoài ra, khi soạn xong Vạn Kiếp tông bí truyền thư, thì Trần Khánh Dư cũng là người được ông chọn để viết bài Tựa cho sách.
Khéo tiến cử người tài giỏi, kính cẩn giữ tiết làm tôi
Trần Hưng Đạo khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần của ông, có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Các người nổi tiếng khác như Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự.
Vì có công lao lớn nên nhà vua gia phong ông là Thượng quốc công, cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, từ minh tự trở xuống, chỉ có tước hầu thì phong trước rồi tấu sau. Nhưng Trần Hưng Đạo chưa bao giờ phong tước cho một người nào. Khi quân Nguyên vào xâm chiếm nước Việt, ông lệnh cho nhà giàu bỏ thóc ra cấp lương quân, mà cũng chỉ cho họ làm lang tướng giả chứ không cho họ tước lang thực, ông rất kính cẩn giữ tiết làm tôi.
Tác phẩmDụ chư tỳ tướng hịch văn (Bài văn hịch hiểu dụ các tỳ tướng, quen gọi là Hịch tướng sĩ).Binh gia diệu lý yếu lược (Tóm lược chỗ cốt yếu trong nguyên lý kỳ diệu của nhà binh, còn gọi là Binh thư yếu lược)Vạn Kiếp tông bí truyền thư (Sách bí truyền của tông phái Vạn Kiếp) nhưng văn bản đã thất lạc, chỉ còn lại bài Tựa của tướng Trần Khánh Dư đề ở đầu sách, được Đại Việt sử ký toàn thư (quyển VI) ghi lại.
Những đóng góp lớn
Dưới sự lãnh đạo của các vua Trần và Hưng Đạo vương, quân đội Đại Việt đã vượt qua nhiều gian nan, chỉ với số đội quân ít thiện chiến, yếu hơn so với đối phương lại hai lần đánh tan hàng vạn quân Mông Nguyên hùng mạnh, giành thắng lợi mà "tiếng vang đến phương Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên". Chiến lược của ông đã góp phần rất lớn đến thắng lợi này nên chiến công vĩ đại này thường gắn liền với tên tuổi của ông. Công lao to lớn này đã đưa ông lên hàng "thiên tài quân sự có tầm chiến lược, và là một anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần" , một bậc thầy về chiến lược thực sự. Chiến thắng của ông và quân dân nước Việt đã góp phần đánh dấu chấm hết thời kỳ đỉnh cao của quân Nguyên - Mông trong lịch sử.
Là một người có tài dụng người, dụng binh thao lược, ông tiến cử người tài giỏi giúp nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần của ông đã có công đánh dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Các người nổi tiếng khác như Phạm Ngũ Lão,Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng về văn chương và chính sự, bởi vì ông có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn người trung nghĩa nên đã giữ được những nhân tài chung quanh ông. Ví dụ như khi vua Trần Thánh Tông vờ bảo với Trần Quốc Tuấn rằng: "Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi". Trần Quốc Tuấn trả lời: "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng giặc". Nhân dân Việt Nam vô cùng kính trọng ông và tôn ông là vị anh hùng dân tộc có công trạng lớn vào hàng bậc nhất đối với tổ quốc và là tấm gương uy vũ sáng ngời cho nhiều thế hệ mai sau.
Là một Tiết chế đầy tài năng, khi "dụng binh biết đợi thời, biết thừa thế tiến thoái". Ông nổi tiếng với chiến lược "tấn công và rút lui". Ngoài ra, ông còn đặc biệt có một lòng tin sắt đá vào sức mạnh và ý chí của nhân dân, của tướng sĩ, nên Trần Hưng Đạo đã đề ra một đường lối kháng chiến ưu việt, tiêu biểu là các cuộc rút lui chiến lược khỏi kinh thành Thăng Long, để bảo toàn lực lượng. Kế hoạch "thanh dã" (vườn không nhà trống) và những hoạt động phối hợp nhịp nhàng giữa "hương binh" và quân triều đình, những trận tập kích và phục kích có ý nghĩa quyết định đối với cả chiến dịch như ở Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vân Đồn, và nhất là ở Bạch Đằng...đã làm cho tên tuổi ông bất tử.
Có thể nói tư tưởng quán xuyến suốt đời của Trần Hưng Đạo, là một tấm lòng tận tụy đối với đất nước, là ý muốn đoàn kết mọi tầng lớp trong dân tộc thành một lực lượng thống nhất, là tinh thần yêu thương dân. Cho nên trước khi mất, ông vẫn còn dặn vua Trần Anh Tông rằng: "Phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc" cho sự nghiệp lâu dài của nước nhà.Các tên Trần Hưng Đạo hay Trần Quốc Tuấn còn được đặt cho nhiều công trình công cộng tại Việt Nam, như tàu hộ tống cùng tên, đường phố, trường học.
Gia quyến
Cha: Khâm Minh đại vương Trần Liễu.
Mẹ: Có lẽ là Thiện Đạo quốc mẫu (善道國母), tên húy là Nguyệt. Sau khi Khâm Minh đại vương mất, bà xuất gia làm ni cô.
Vợ: Nguyên Từ quốc mẫu (1235 – 1288), tức Thiên Thành công chúa, con gái của Trần Thái Tông và Lý Chiêu Hoàng (?).
Con cái:
Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn (陳國巘), trở thành phò mã của Trần Thánh Tông, đính hôn với Công chúa Thiên Thụy nhưng sau đó công chúa thông dâm với Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư nên bị buộc xuất gia tu hành . Sau khi đánh đuổi quân Nguyên Mông, tháng 4 năm 1289, được phong làm Khai Quốc công.
Hưng Hiếu vương Trần Quốc Uất (陳國蔚), có công đến Đà Giang đánh dẹp người man Ngưu Hống (1337). Hậu duệ của Vương về khai khẩn và xây dựng các vùng đất phía Nam sông Ninh Cơ.
Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng (陳國顙), cha của Bảo Từ Thuận Thánh Hoàng hậu, vợ Trần Anh Tông. Khi xét công chống giặc, được phong làm Tiết độ sứ.
Hưng Trí vương Trần Quốc Hiện (陳國峴): là người có công tổ chức khẩn hoang nhiều vùng đất hoang vu của khu vực tỉnh Hải Dương ngày nay. Khi xét công đánh đuổi quân Nguyên, Hưng Trí vương không được thăng trật, vì "đã có chiếu cho người Nguyên về nước, các tướng không được cản trở, mà lại còn đón đánh chúng" .
Khâm Từ Bảo Thánh hoàng hậu Trần Thị Trinh, con gái trưởng, hoàng hậu của Trần Nhân Tông, mẹ đẻ của Trần Anh Tông.
Tuyên Từ hoàng hậu Trần Thị Tĩnh, con gái thứ, trở thành kế hậu của Trần Nhân Tông sau khi Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng hậu qua đời (1293).
Anh Nguyên quận chúa (英元郡主), con gái nuôi, vợ của danh tướng Phạm Ngũ Lão. Theo truyền thuyết dân gian, quận chúa là con gái ruột của Hưng Đạo Vương nhưng ông đã đổi thành con gái nuôi để tránh quy định khắt khe của nhà Trần (chỉ người trong dòng tộc mới được kết hôn) và gả cho Phạm Ngũ Lão.
Đền thờ
Đền Trần Hưng Đạo ở làng Thụ Khê, tổng Trúc Động nay thuộc xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng có từ sau chiến thắng Bạch Đằng (1288)
Đền thờ Trần Hưng Đạo ở xã Phú Xá, tổng Hạ Đoàn, huyện An Dương, nay thuộc phường Đông Hải I, quận Hải An, Hải Phòng.
Đền Kiếp Bạc, Tp.Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đệ Nhất Linh từ
Đền Sơn Hải, Chương Dương Độ, Quận Hoàn Kiếm,Thành phố Hà Nội. Sơn Hải Linh Từ
Đền Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
Đền Trần, xã Khánh Lợi, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Đền A Sào, xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Đệ Nhị Linh từ.
Đền Bảo Lộc, xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định
Đền Cao An Phụ, phường An Phụ, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
Đền Trần Hưng Đạo, xã Khánh Cư, Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Đền Trần, làng Thổ Khối, xã Hà Dương, huyện Hà Trung, Thanh Hóa
Đền Trần Hưng Đạo, làng Thành An, xã Nghĩa Phong, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Đình An Quý, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
Đền Tân Phẩm, tỉnh Thừa Thiên – Huế
Đền Linh Quang, phường Gia Hội, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Đền Trần Thương, xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
Đền Thái Vi, hành cung Vũ Lâm, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo, ở 36 đường Võ Thị Sáu, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, số 92 Dương Khuê, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
Đình Tân Phong, thôn Sào Thượng, xã Lạng Phong, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
Điện thờ Đức Thánh Trần, thôn Quang Trung, xã Diên Hông, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
Đền thờ Đức Thánh Trần, thôn Hoàng Sơn, xã Ninh Tiến, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Đền thờ Đức Thánh Trần, ấp Lai Khê, xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương
Đền thờ Đức Thánh Trần, đường Nguyễn Ái Quốc, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Đền thờ Hồi Nguyên Đường, xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, thôn Cao Trung, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Di tích chùa Đẩu Long, phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Đền thờ Trần Hưng Đạo, số 124 đường Nguyễn Trãi, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Đền thờ Đức Thánh Trần, số 68 Hạ Long, phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Đền thờ Đức Thánh Trần, thôn Lương Xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hoà, Tp Hà Nội
Đền Bắc Lãm (hay còn gọi là Đền Vẽ), làng Bắc Lãm, phường Phú Lương, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Đền Vạn Kiếp (còn gọi là Đền Ông Cảo), nằm ở 102 Nguyễn Du, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Câu nói nổi tiếng
Xem thêm
Nhà Trần
Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 1
Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 2
Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 3
Các bãi cọc trên sông Bạch Đằng
Sách tham khảo
Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư (bản dịch, tập 2). Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1985.
Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược. Nhà xuất bản Tân Việt, Sài Gòn, 1968.
Nguyễn Huệ Chi, mục từ "Trần Quốc Tuấn" trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004.
Nguyển Khắc Thuần, Danh tướng Việt Nam (tập 1). Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
Trịnh Vân Thanh, Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển. Nhà xuất bản Hồn thiêng, Sài Gòn, 1966.
Trần Xuân Sinh (2006), Thuyết Trần'', Nhà xuất bản Hải Phòng
Chú thích |
Hamid Karzai (sinh ngày 24 tháng 12 năm 1957) là tổng thống thứ 12 của chính phủ Afghanistan.
Trong Hội đồng Thủ lĩnh vào tháng 12 năm 2003, các đại biểu đồng ý Hiến pháp Afghanistan cho một chế độ tổng thống.
Ông Karzai sinh ở Kandahar, Afghanistan. Ông là người Pashtun thuộc thị tộc Populzai (sinh trưởng của nhiều vua của Afghanistan). Gia đình ông đã từng ủng hộ vua Zahir Shah. Do đó ông đã có ảnh hưởng chính trị tại Afghanistan từ khi còn trẻ. Ông đã theo học chương trình cao học về chính trị ở Đại học Himachal tại Ấn Độ từ 1979 đến 1983, nhưng sau đó ông trở về Afghanistan để ủng hộ cuộc nổi dậy chống lại chính quyền Xô Viết trong suốt thập niên 1980. Sau khi chính quyền Xô Viết rút ra khỏi Afghanistan, ông trở thành một bộ trưởng cho Burhanuddin Rabbani.
Ông nói sáu thứ tiếng: tiếng Pushtu, tiếng Dari, tiếng Urdu, tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Hindi.
Khi Taliban bắt đầu nổi lên trong thập niên 1990, ông đã ủng hộ họ. Tuy nhiên, ông đã cắt đứt với họ vì ông không tin tưởng vào liên hệ của họ với Pakistan. Sau khi Taliban lật đổ chính quyền của Rabbani vào 1996, ông Karzai từ chối không làm đại sứ Liên Hợp Quốc cho họ.
Vào năm 2001, ông hậu thuẫn chính sách lật đổ Taliban của Hoa Kỳ. Vào ngày 5 tháng 12 năm 2001, các lãnh đạo Afghanistan gặp ở Bonn và đặt ông làm chủ tịch của chính phủ tạm quyền với 29 thành viên.
Ngày 5 tháng 9 năm 2002, ông Hamid Karzai suýt bị ám sát ở Kandahar. Người ám sát mặc đồng phục của quân đội Afghanistan nhưng mọi người nghi họ là người của Taliban.
Ông Karzai nhận văn bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Himachal ngày 7 tháng 3 năm 2003. |
Hoa trong tiếng Việt có nhiều nghĩa:
Cơ quan sinh sản của các loại thực vật hạt kín theo phân loại là Magnoliophyta. Cụ thể xem Hoa.
Người Hoa: chỉ người Trung Quốc nói chung (không nhầm với người Hán là một dân tộc chính ở Trung Quốc) hay công dân ở các quốc gia khác mà có gốc gác Trung Hoa, giống như Hoa kiều, Hoa duệ.
Ngôn ngữ của người Trung Quốc: Hoa ngữ.
Tên một ngọn núi tại Trung Quốc: Hoa Sơn.
Họ Hoa, Hán tự viết là 花.
Họ Hóa, Hán tự viết là 華 mà nhiều sách báo tiếng Việt vẫn phiên âm thành Hoa.
Huyện thuộc Trung Quốc: Hoa (huyện).
Trò chơi điện tử Hoa ra mắt năm 2021.
Hoa hậu, Hoa khôi |
Tiếng Thụy Điển ( ) là một ngôn ngữ German Bắc, được dùng như tiếng mẹ đẻ bởi 10,5 triệu người sinh sống chủ yếu ở Thụy Điển và vài khu vực thuộc Phần Lan. Người nói tiếng Thụy Điển có thể hiểu người nói tiếng Na Uy và tiếng Đan Mạch. Như các thứ tiếng German Bắc khác, tiếng Thụy Điển là hậu duệ của tiếng Bắc Âu cổ, một ngôn ngữ chung của các dân tộc German sống tại Scandinavia vào thời đại Viking.
Lịch sử
Tiếng Thụy Điển có liên hệ mật thiết với tiếng Đan Mạch và tiếng Na Uy, thường ai hiểu một trong hai tiếng đó đều có thể hiểu tiếng Thụy Điển. Ba thứ tiếng kể trên tách ra từ tiếng Bắc Âu cổ vào khoảng 10 thế kỷ trước đây. Tiếng Thụy Điển, tiếng Đan Mạch và tiếng Na Uy Bokmål thuộc vào nhóm ngôn ngữ Đông Scandinavia và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tiếng Hạ Đức. Người Thụy Điển thường hiểu tiếng Na Uy hơn tiếng Đan Mạch. Mặc dù người Thụy Điển ít hiểu tiếng Đan Mạch, không nhất thiết là người Đan Mạch không hiểu tiếng Thụy Điển.
Phân loại
Tiếng Thụy Điển thuộc nhóm Đông Scandinavia của nhánh phía bắc của nhóm ngôn ngữ German, cùng với tiếng Na Uy và tiếng Đan Mạch. Nhánh này là một trong nhiều nhánh trong nhóm ngôn ngữ German của hệ Ấn-Âu. |
Chiến tranh Việt Nam hay Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai là cuộc xung đột diễn ra tại Việt Nam, Lào và Campuchia từ ngày 1 tháng 11 năm 1955 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa đầu hàng chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Đây là giai đoạn thứ hai của chiến tranh Đông Dương giữa Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa, Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia - Cộng hòa Khmer, các đồng minh chống cộng (Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Thái Lan, Philippines) với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam / Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cùng các đồng minh Pathet Lào, Campuchia Dân chủ với sự ủng hộ và viện trợ từ Khối các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc.
Cuộc chiến kéo dài gần 20 năm, diễn ra không chỉ tại Nam Việt Nam mà còn mở rộng lên miền Bắc đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp tới Nội chiến Lào và Nội chiến Campuchia. Chiến tranh kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cùng chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Trước đó, phần lớn công dân, nhân viên ngoại giao, quân sự và dân sự của Hoa Kỳ cùng đồng minh còn duy trì hiện diện sau năm 1973 cũng di tản do sự kiện này.
Sau khi tái thống nhất, chính quyền mới tiến hành cải tạo kinh tế, văn hóa, thay đổi hệ thống giáo dục cũ, xây dựng bao cấp, quốc hữu hóa tư sản, xóa bỏ tư hữu cũng như kinh tế thị trường ở miền Nam, tổ chức học tập cải tạo, rà soát lý lịch đối với tất cả những người từng phục vụ trong chính quyền cũ cùng với gia đình của họ. Kết thúc chiến tranh, các đảng cộng sản lên nắm chính quyền tại Nam Việt Nam, Lào và Campuchia. Hàng triệu người ở ba nước Đông Dương sau đó đã di tản bằng nhiều hình thức khác nhau dẫn tới khủng hoảng tị nạn. Các di chứng do chiến tranh để lại như bom mìn chưa nổ, chất độc da cam, Hội chứng Việt Nam, chia rẽ tư tưởng, suy thoái kinh tế,... vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới các bên nhiều năm về sau.
Sau khi chiến tranh kết thúc, sự chia rẽ Trung-Xô xảy ra kết hợp mâu thuẫn giữa nhà nước Việt Nam thống nhất với chính quyền Campuchia lưu vong ở Bắc Kinh và chính quyền Campuchia Dân chủ của Khmer Đỏ dẫn tới chiến tranh Campuchia–Việt Nam cùng sự kiện Trung Quốc tấn công Việt Nam gây ra chiến tranh biên giới Việt–Trung đã cấu thành chiến tranh Đông Dương lần thứ ba.
Chiến tranh Việt Nam giữ kỷ lục là cuộc chiến có số lượng bom được thả nhiều nhất trong lịch sử với 7.662.000 tấn chất nổ đã được Không quân Hoa Kỳ sử dụng, nhiều gấp 3,7 lần so với con số 2.150.000 tấn mà tất cả các nước sử dụng trong Thế chiến 2. Một nguồn khác thống kê rằng tổng lượng chất nổ mà quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam là vào khoảng 15,35 triệu tấn, trong đó 7,85 triệu tấn thả từ máy bay và 7,5 triệu tấn khác được sử dụng trên mặt đất.
Tên gọi
Truyền thông phương Tây thường gọi cuộc chiến này là "Chiến tranh Việt Nam" (). Do lan sang cả Lào và Campuchia nên cuộc chiến còn được gọi là "Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai"; Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam coi đối thủ chính là Mỹ khi nước này trực tiếp can thiệp quân sự và đóng vai trò chính trong cuộc chiến nên gọi cuộc chiến này là "Kháng chiến chống Mỹ".
Tại Việt Nam, truyền thông đại chúng dùng tên "Kháng chiến chống Mỹ" hoặc "Kháng chiến chống Mỹ cứu nước" để chỉ cuộc chiến tranh này. Truyền thông và sách vở chính thống của Việt Nam khẳng định rằng đây là kháng chiến của dân tộc Việt Nam nhằm chống lại sự xâm lược của Mỹ và đánh đổ chế độ Việt Nam Cộng hòa, một chính phủ tay sai của Mỹ. Các nguồn tài liệu của Nhà nước Việt Nam khẳng định rằng đó là cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc chống lại âm mưu chia cắt đất nước Việt Nam của Chính phủ Mỹ và các lực lượng tay sai bản xứ.
Một số người cảm thấy tên "Kháng chiến chống Mỹ" không trung lập do trong cuộc chiến còn có những người Việt tham chiến cùng Mỹ. Tuy nhiên lại có ý kiến cho rằng trong rất nhiều cuộc kháng chiến chống nước ngoài xâm lược của dân tộc Việt Nam cũng có những người Việt là đồng minh của các lực lượng xâm lược như Trần Ích Tắc cùng Nguyên Mông, Trần Thiêm Bình cùng nhà Minh, Lê Chiêu Thống cùng nhà Thanh, Hoàng Văn Hoan ủng hộ Trung Quốc năm 1979,...
Một số khác thì lại cho rằng tên "Chiến tranh Việt Nam" thể hiện cách nhìn của người phương Tây hơn là của người sống tại Việt Nam. Tuy nhiên, về mặt học thuật, hiện nay các học giả và sách báo ngoài Việt Nam thường sử dụng tên "Chiến tranh Việt Nam" vì tính chất quốc tế của nó.
Tên gọi ít được sử dụng hơn là "Chiến tranh Đông Dương lần 2", được dùng để phân biệt với Chiến tranh Đông Dương lần 1 (1945–1955), Chiến tranh Đông Dương lần 3 (1975–1989, gồm 3 cuộc xung đột ở Campuchia và biên giới phía Bắc Việt Nam).
Theo tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, Chiến tranh Việt Nam được Mỹ coi là bắt đầu từ ngày 1 tháng 11 năm 1955 khi Nhóm chuyên gia hỗ trợ quân sự Mỹ (U.S. Military Assistance Advisory Group – MAAG) tại Việt Nam được thành lập. Theo phía Việt Nam, cuộc chiến này bắt đầu kể từ năm 1947 khi Mỹ bắt đầu viện trợ Pháp để Pháp tiếp tục tham chiến ở Việt Nam. Trong văn kiện NSC51 của Bộ Ngoại giao Mỹ gửi Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (ngày 1 tháng 7 năm 1949) có xác nhận, trong năm 1948 khoảng 100.000 quân Pháp với trang bị của Mỹ đang ở Đông Dương.
Cuộc chiến này chính thức kết thúc với sự kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản toàn bộ miền Nam cho đến khi Việt Nam thống nhất, sau khi Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành cuộc Tổng tuyển cử 1976 để tiến hành bầu ra Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ thống nhất cho cả hai miền vào ngày 25 tháng 4 năm 1976. Nhà nước thống nhất với quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời sau kỳ họp thứ nhất Quốc hội Việt Nam khóa VI vào ngày 2 tháng 7 năm 1976.
Mục tiêu của các bên trong Chiến tranh Việt Nam
Mục tiêu của các bên trong Chiến tranh Việt Nam rất phức tạp và đa diện tùy theo lập trường của các bên, nhưng có thể rút ra một số đặc điểm.
Mục tiêu
Đối với các nhà lãnh đạo của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa thì đây là cuộc chiến tranh giữa hai hệ tư tưởng: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa chống cộng. Chính phủ Mỹ muốn ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á (Xem Thuyết Domino) và đứng ra cáng đáng chi phí cho cả cuộc chiến, và trong giai đoạn 1965–1973, quân đội Mỹ đã trực tiếp chiến đấu trên chiến trường. Theo quan điểm của những người ủng hộ chính sách của Mỹ, cuộc chiến này là cuộc chiến để giữ miền Nam Việt Nam và Đông Nam Á không thuộc về những người cộng sản. Ngoài ra, Tổng thống Eisenhower cũng đề cập tới nguồn tài nguyên giá rẻ tại Đông Dương và cho rằng việc mất quyền kiểm soát tại Đông Dương sẽ khiến vị thế chiến lược toàn cầu của Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi diễn giải về sự can thiệp của Hoa Kỳ.
Về quan điểm của người dân và học giả Mỹ, có hai chiều hướng chính. Một phía tin vào Chính phủ Mỹ và ủng hộ cuộc chiến chống Cộng của quân đội Mỹ. Phía kia cho rằng đây còn là cuộc chiến tranh xâm lược theo kiểu thực dân mới, còn Việt Nam Cộng hòa chỉ là một dạng chính phủ bù nhìn mà Mỹ kế thừa từ Pháp. Về chính sách chống Cộng sản của chính phủ Mỹ, theo Jonathan Neale, chỉ là cái cớ để phục vụ cho quyền lợi của những tập đoàn tư bản Mỹ. Như Thượng nghị sĩ Công đảng (Úc) Gietzelt cho rằng:"Nói miền Bắc (Việt Nam) cưỡng chiếm miền Nam (Việt Nam) vô lý không kém việc nói Queensland cưỡng chiếm New South Wales".
Đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, thì đây là cuộc chiến tranh nhằm thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, các mục tiêu giành độc lập, thống nhất hoàn toàn cho đất nước, cải thiện dân sinh, dân chủ tạo tiền đề cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mục tiêu vẫn còn dang dở sau 9 năm kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ. Họ nhìn nhận cuộc chiến này là một cuộc chiến chống ngoại xâm, phong kiến, chống lại chủ nghĩa thực dân mới mà Mỹ áp đặt tại miền Nam Việt Nam.. Theo quan điểm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, họ là chính thể hợp pháp duy nhất có chủ quyền trên toàn Việt Nam từ năm 1945 và lãnh đạo hai miền kháng chiến, trong khi Cộng hòa miền Nam Việt Nam (tiền thân là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam) là tổ chức đại diện cho nhân dân miền Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống lại kế hoạch chia cắt đất nước Việt Nam của Mỹ.. Đối với họ, Kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam là cuộc chiến chính nghĩa nhằm bảo vệ thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám và thống nhất non sông. Nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến này đã huy động sức mạnh của thời đại, sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới, không phân biệt ý thức hệ, chế độ chính trị, trong đó có cả nhân dân Mỹ. Do đó, đây cũng không phải là cuộc chiến vì ý thức hệ mà là cuộc chiến giải phóng dân tộc. Về mặt pháp lý quốc tế, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt nam đã làm rõ thêm quyền dân tộc tự quyết. Nếu như quyền dân tộc tự quyết trong pháp luật quốc tế trước đây chỉ nói đến quyền tự quyết về chế độ chính trị, quyền quyết định về thể chế kinh tế... thì với Hiệp định Paris, đó còn là quyền về sự "thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ". Theo họ, ở phía chính quyền Sài Gòn, Tổng thống Ngô Đình Diệm và các lãnh đạo sau này đều muốn chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam thành một quốc gia riêng. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từng coi miền Nam Việt Nam là một quốc gia riêng, không liên quan đến miền Bắc và khẳng định sẽ không thành lập chính phủ liên hiệp ba thành phần để Tổng tuyển cử thống nhất 2 miền về mặt nhà nước. Điều này hoàn toàn trái ngược với các quy định trong Hiệp định Paris 1973 và Hiệp định Geneve 1954. Việc Mỹ tham gia âm mưu ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm, một người không muốn Quân đội Mỹ hiện diện ở Việt Nam, nhằm dựng lên một chế độ mới không thông qua bầu cử mà thông qua đảo chính nhưng ủng hộ sự có mặt của Quân đội Mỹ ở Việt Nam đã cho thấy bản chất của việc Mỹ đưa quân tới Việt Nam là hành vi xâm lược. Do đó, bản chất của cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước là cuộc chiến chống lại sự xâm lược có sự hỗ trợ của các lực lượng phản quốc bản địa do các thế lực ngoại bang tiến hành.
Đối với đa số người Việt Nam, theo một số học giả, sau 2000 năm chiến đấu chống các lực lượng ngoại xâm, người Mỹ đơn giản là sự hiện diện mới nhất của ngoại bang trên đất nước Việt Nam. Họ xem cuộc chiến chống Mỹ là giai đoạn mới nhất của cuộc đấu tranh trường kỳ giành độc lập từ cuối thế kỷ 19 Những người này đã góp nên sức mạnh cho phong trào dân tộc mãnh liệt do Hồ Chí Minh lãnh đạo.. Phong trào do Đảng Lao động Việt Nam, với uy tín trong nhân dân đạt được từ việc đã tổ chức Mặt trận Việt Minh giành độc lập cho đất nước và kiên trì chiến đấu chống thực dân Pháp và tổ chức do đảng này thành lập là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đi tiên phong, đã đạt được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân. Trong khi đó, Việt Nam Cộng hòa thì ngày càng phụ thuộc vào Mỹ và không duy trì được vai trò độc lập của họ trong con mắt người dân (nhất là sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại trong vụ đảo chính được cho là do Mỹ giật dây) – nhất là khi đa số lãnh đạo của họ là những người trong chính phủ Trần Trọng Kim, hình thành dưới chế độ bảo hộ của phát xít Nhật, hay đã từng làm việc cho Quốc gia Việt Nam, một chính thể bị người cộng sản xem là tay sai của Pháp. Tiền thân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa là Quân đội Quốc gia Việt Nam cũng được thành lập dựa trên một hiệp ước giữa Quốc gia Việt Nam với Pháp, sau đó được Việt Nam Cộng hòa tổ chức lại theo kiểu Mỹ. Theo quan điểm của nhiều sử gia, cuộc chiến này, do đó, mang tính dân tộc rất cao: nguyện vọng độc lập và thống nhất đất nước, sự ủng hộ của đa số nhân dân đã trở thành yếu tố quyết định giúp những người Cộng sản thắng lợi dù họ là bên yếu thế hơn nhiều về trang bị quân sự. Mỹ đã thất bại vì không nhận ra đó là một cuộc "chiến tranh nhân dân" và người Việt Nam gắn bó với cách mạng bởi vì họ coi đó như là một cuộc chiến để bảo vệ gia đình, đất đai và tổ quốc mình.
Trên cục diện quốc tế đây là cuộc "chiến tranh nóng" trong lòng Chiến tranh Lạnh đang diễn ra quyết liệt trên thế giới. Có quan điểm cho rằng đây là cuộc chiến ủy nhiệm giữa một bên là Mỹ, bên kia là Liên Xô và Trung Quốc. Tuy nhiên, theo một số báo chí Việt Nam, yếu tố quyết định tới thắng lợi của họ là lòng dân, lòng yêu nước, ý chí quật cường của nhân dân. Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng tuyên bố với Thủ tướng Liên Xô Alexei Kosygin rằng Việt Nam sẽ đánh Mỹ theo cách của Việt Nam chứ không theo sự chỉ đạo của Liên Xô. Tổng bí thư Lê Duẩn sẵn sàng từ chối viện trợ của Trung Quốc khi nước này có ý định áp đặt ý chí đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việc Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuy được nhiều người đánh giá là quan trọng nhưng không có tính quyết định. Do đó, theo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam cuộc chiến này đối với nhân dân Việt Nam là cuộc chiến giải phóng dân tộc giữa một bên là nhân dân Việt Nam, bên kia là đội quân xâm lược và tay sai người bản địa. Cuộc chiến này chỉ là chiến tranh ủy nhiệm đối với Mỹ và tay sai là Việt Nam Cộng hòa.
Mốc thời gian
Cuộc chiến tranh này được nhiều người phân đoạn theo các cách khác nhau: Người Mỹ thường quan niệm "Chiến tranh Việt Nam" được tính từ khi họ trực tiếp tham chiến trên bộ đến khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa đầu hàng (từ 1965 (nhiều nguồn cho là 1964) đến 1975). Có nhiều nguồn khác lại coi cuộc chiến bắt đầu từ 1960 đến 1975, tính từ khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu công khai ủng hộ đấu tranh vũ trang tại miền Nam. Nhưng quan điểm chung và chính thống hiện nay của chính phủ Việt Nam và các học giả thế giới vẫn coi Chiến tranh Việt Nam được chính thức bắt đầu từ năm 1954 hoặc 1955 đến 1975, khi Mỹ bắt đầu công khai cử cố vấn quân sự để can thiệp vào tình hình nội bộ Việt Nam hoặc từ năm 1948, khi Mỹ bắt đầu viện trợ cho Pháp để tiếp tục chiến tranh xâm lược tại Đông Dương.
Dưới đây là diễn biến theo thời gian của chiến tranh. Sự phân đoạn như sau cốt chỉ để tiện tham chiếu cho các diễn biến chính trên chiến trường. Trong báo chí và các tài liệu về Chiến tranh Việt Nam còn rất nhiều cách phân đoạn khác nhau tùy theo trọng điểm phân tích.
Những di sản của Chiến tranh Đông Dương
Chính sách chống Chủ nghĩa Cộng sản của Mỹ
Tại Mỹ đầu thập niên 1950, các thế lực chống cộng cực đoan lên nắm quyền. Chỉ huy các cơ quan an ninh và tình báo (McCarthy và Hoover) thực hiện các chiến dịch chống cộng gồm theo dõi, phân biệt đối xử, sa thải, khởi tố và bắt giam nhiều người bị xem là đảng viên cộng sản hoặc ủng hộ chủ nghĩa cộng sản. Một bộ phận trong số những nạn nhân bị mất việc, bị bắt giam hoặc bị điều tra quả thật có quan hệ trong hiện tại hoặc trong quá khứ với Đảng Cộng sản Mỹ. Nhưng đại bộ phận còn lại có rất ít khả năng gây nguy hại cho nhà nước và sự liên quan của họ với người cộng sản là rất mờ nhạt. Chính phủ Mỹ khiến công chúng nghĩ rằng những người cộng sản là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Theo Chính phủ Mỹ, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một mặt Mỹ ủng hộ khái niệm dân tộc tự quyết, mặt khác nước này cũng có quan hệ chặt chẽ với các đồng minh châu Âu của mình, những nước đã có những tuyên bố đế quốc đối với các thuộc địa cũ của họ. Chiến tranh Lạnh chỉ làm phức tạp thêm vị trí của Mỹ, việc Mỹ ủng hộ quá trình phi thực dân hóa được bù lại bằng mối quan tâm của họ đối với sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản và những tham vọng chiến lược của Liên Xô tại châu Âu. Một số đồng minh NATO khẳng định rằng thuộc địa cung cấp cho họ sức mạnh kinh tế và quân sự mà nếu không có nó thì liên minh phương Tây sẽ tan rã. Gần như tất cả các đồng minh châu Âu của Mỹ đều tin rằng thuộc địa sẽ cung cấp sự kết hợp giữa nguyên liệu và thị trường được bảo vệ đối với hàng hóa thành phẩm của họ, từ đó sẽ gắn kết các thuộc địa với châu Âu.
Từ năm 1943, Washington đã có một số hành động ở Đông Nam Á nhằm chống lại quân Nhật đóng ở đây. Hồ Chí Minh nhận thấy Mỹ đang muốn đóng vai trò lớn hơn ở khu vực Thái Bình Dương, ông đã làm tất cả để thiết lập mối quan hệ với Mỹ thông qua việc giải cứu các phi công gặp nạn trong chiến tranh với Nhật Bản, cung cấp các tin tức tình báo cho Mỹ, tuyên truyền chống Nhật. Đổi lại, cơ quan tình báo Mỹ O.S.S (U.S Office of Strategic Services) giúp đỡ y tế, cung cấp vũ khí, phương tiện liên lạc, cố vấn và huấn luyện quân đội quy mô nhỏ cho Việt Minh.
Ngày 28 tháng 2 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ Harry Truman kêu gọi Mỹ can thiệp khẩn cấp để ủng hộ nền độc lập non trẻ của Việt Nam, nhưng không được hồi đáp vì Mỹ xem Hồ Chí Minh là "tay sai của Quốc tế cộng sản" nên phớt lờ lời kêu gọi hỗ trợ nền độc lập của Việt Nam. Cuối tháng 9 năm 1946, Mỹ rút tất cả các nhân viên tình báo tại Việt Nam về nước, chấm dứt liên hệ với chính phủ Hồ Chí Minh.
Hơn nữa, ngay từ năm 1949, sau khi Nội chiến Trung Quốc kết thúc, tiếp đó là chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, khuynh hướng thân Liên Xô tại nhiều nước Ả Rập, giới chính khách Mỹ cảm thấy lo sợ về làn sóng ủng hộ chủ nghĩa Cộng sản tại các nước thế giới thứ ba. Mỹ cần có quan hệ đồng minh với Pháp để thiết lập sự cân bằng với sức mạnh của Xô Viết ở châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. Chính phủ Mỹ đưa ra Thuyết domino, theo đó Mỹ cho rằng nếu một quốc gia đi theo Chủ nghĩa cộng sản, các quốc gia thân phương Tây lân cận sẽ "bị đe dọa". Từ lập luận đó, Mỹ bắt đầu viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến chống lại Việt Minh (chỉ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), một tổ chức/chính quyền họ cho là có liên hệ với Liên Xô và Trung Quốc. Tuy nhiên, trước năm 1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không được Liên Xô và Trung Quốc công nhận và cũng không nhận được sự hỗ trợ nào từ 2 nước này.
Sự cạnh tranh chiến tranh lạnh với Liên Xô là mối quan tâm lớn nhất về chính sách đối ngoại của Mỹ trong những năm 1940 và 1950, chính phủ Truman và Eisenhower ngày càng trở nên lo ngại rằng khi các cường quốc châu Âu bị mất các thuộc địa của họ, các đảng cộng sản được Liên Xô ủng hộ sẽ giành được quyền lực trong những quốc gia mới. Điều này có thể làm thay đổi cán cân quyền lực quốc tế theo hướng có lợi cho Liên Xô và loại bỏ quyền truy cập vào nguồn lực kinh tế từ đồng minh của Mỹ. Các sự kiện như cuộc đấu tranh giành độc lập của Indonesia (1945-1950), cuộc chiến tranh của Việt Nam chống Pháp (1945-1954) và chủ nghĩa xã hội dân tộc công khai của Ai Cập (1952) và Iran (1951) đã khiến Mỹ lo lắng rằng các nước mới giành độc lập sẽ ủng hộ Liên Xô, ngay cả khi chính phủ mới không trực tiếp liên hệ với Liên Xô. Do vậy, Mỹ đã sử dụng các gói cứu trợ, hỗ trợ kỹ thuật và đôi khi là cả can thiệp quân sự trực tiếp để hỗ trợ các lực lượng chống Cộng thân phương Tây tại các quốc gia mới độc lập ở thế giới thứ ba.
Để thi hành chính sách chống cộng, Mỹ lập ra nhiều tổ chức quân sự liên quốc gia như (NATO, CENTO, SEATO), các tổ chức và hiệp ước phòng thủ song phương và khu vực. Bên cạnh đó là một hệ thống căn cứ quân sự dày đặc để bao vây các nước Xã hội chủ nghĩa. Tại những khu vực có tính địa chiến lược cao, Mỹ sẵn sàng sử dụng biện pháp quân sự, thậm chí khi chưa có sự đồng ý của Liên Hợp Quốc như Việt Nam, Lào, Campuchia (1954–1975), Cuba (1961), Dominica (1965). Mặc dù thất bại tại nhiều nơi đặc biệt là ở Việt Nam, Lào, Cuba nhưng Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện chính sách này nhưng với những hình thức khác. Từ thập niên 1980, Mỹ chuyển sang chính sách "Vượt lên ngăn chặn", có nghĩa là can thiệp trực tiếp vào nội bộ các nước Xã hội chủ nghĩa.
Mỹ can dự vào Chiến tranh Đông Dương (1945–1954)
Mỹ đã có kế hoạch can thiệp vào Việt Nam ngay từ năm 1946 nhưng do quân đội Tưởng Giới Thạch đang bận rộn trong cuộc chiến chống lại quân đội Mao Trạch Đông, Anh còn đang lo lấy lại các thuộc địa cũ khác trên thế giới nên Mỹ chưa can thiệp được. Tới tháng 5 năm 1950, Pháp thật sự trở nên thất thế trước Việt Minh thì cơ hội để Mỹ can thiệp mới thực sự tới. Mỹ muốn lợi dụng Pháp để tiêu thụ bớt số vũ khí còn dư bởi năng lực sản xuất vũ khí của Mỹ chưa kịp hạ xuống sau Chiến tranh Thế giới thứ hai cũng như để tránh tổn thất nhân mạng Mỹ. Hỗ trợ Pháp tại Đông Dương và kế hoạch Marshall tại Pháp cũng chính là cách Mỹ lôi kéo Pháp vào liên minh toàn diện do Mỹ đứng đầu Theo tài liệu Lầu Năm góc, chính phủ Mỹ "ủng hộ nguyện vọng độc lập dân tộc tại Đông Nam Á" trong đó có Việt Nam, nhưng với điều kiện lãnh đạo của những nhà nước mới không ủng hộ chủ nghĩa cộng sản, họ đặc biệt ủng hộ việc thành lập các "nhà nước phi Cộng sản" ổn định trong khu vực tiếp giáp Trung Quốc. Theo thuyết Domino, Mỹ hỗ trợ các đồng minh tại Đông Nam Á để chống lại các phong trào mà họ cho là "lực lượng cộng sản muốn thống trị châu Á dưới chiêu bài dân tộc". Mỹ thúc giục Pháp nhượng bộ chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam, nhưng mặt khác họ không thể cắt viện trợ cho Pháp vì như vậy sẽ làm mất đi một đồng minh trong việc đối phó với những mối lo lớn hơn tại châu Âu. Tóm lại, chính sách của Mỹ gồm 2 mặt không tương thích: một mặt hỗ trợ người Pháp chiến thắng trong cuộc chiến chống Việt Minh - tốt nhất là dưới sự chỉ đạo của Mỹ, mặt khác Mỹ dự kiến sau khi chiến thắng, người Pháp sẽ - một cách cao cả - rút khỏi Đông Dương.
Theo Félix Green, mục tiêu của Mỹ không phải chỉ có Việt Nam và Đông Dương, mà là toàn bộ vùng Đông Nam Á, vì đây là "một trong những khu vực giàu có nhất thế giới, đã mở ra cho kẻ nào thắng trận ở Đông Dương. Đó là lý do giải thích vì sao Mỹ ngày càng quan tâm đến vấn đề Việt Nam... Đối với Mỹ đó là một khu vực phải nắm lấy bằng bất kỳ giá nào". Một số người khác cho rằng mục tiêu cơ bản và lâu dài của Mỹ là muốn bảo vệ sự tồn tại của các chính phủ thân Mỹ tại Đông Nam Á, không chỉ nhằm làm "tiền đồn chống Chủ nghĩa Cộng sản", mà qua đó còn duy trì ảnh hưởng lâu dài của "Quyền lực tư bản" Mỹ lên thị trường vùng Đông Nam Á (xem thêm Chủ nghĩa thực dân mới).
Bản thân người Pháp cũng cố gắng hết sức để chí ít cũng có một "lối thoát danh dự". Sau thất bại của chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh", để giảm bớt áp lực chính trị-quân sự, Pháp đàm phán với Bảo Đại và những chính trị gia Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc có lập trường chống Chính phủ kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để thành lập Quốc gia Việt Nam thuộc Liên Hiệp Pháp. Tới cuối chiến tranh, Quân đội Quốc gia Việt Nam đã phát triển lên tới 230.000 quân, chiếm 60% lực lượng Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương, được đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Nguyễn Văn Hinh. Quân đội này sẽ trở thành nòng cốt của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa sau này.
Người Pháp tỏ ra ít có nhiệt tình với chính phủ mới này còn người Mỹ chế giễu Pháp là "thực dân tuyệt vọng". Đáp lại, phía Pháp nhận định là Mỹ quá ngây thơ và một người Pháp đã nói thẳng là "những người Mỹ ưa lo chuyện người khác, ngây thơ vô phương cứu chữa, tin tưởng rằng khi quân đội Pháp rút lui, mọi người sẽ thấy nền độc lập của người Việt xuất hiện." Rõ ràng đây là một câu nói chế giễu nhưng nó lại chính xác vì những người Mỹ khá ngây thơ và ấu trĩ khi họ mới đến Việt Nam.
Năm 1953, mỗi tháng, Mỹ viện trợ cho Pháp 20.000 tấn vũ khí và quân nhu mỗi tháng, sau đó Mỹ đồng ý tăng lên 100.000 tấn/tháng, đổi lại chính phủ Mỹ yêu cầu Pháp phải có kết quả cụ thể. Khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1954, Mỹ đã trả 78% chiến phí cho Pháp, thậm chí phi công Mỹ cũng tham gia chiến đấu cùng Pháp trong trận Điện Biên Phủ. Thời gian này ở tất cả các cấp bộ trong quân đội viễn chinh Pháp đều có cố vấn Mỹ. Người Mỹ có thể đến bất cứ đâu kiểm tra tình hình không cần sự chấp thuận của tổng chỉ huy Pháp. Việc Mỹ trực tiếp tham chiến tại chiến tranh Đông Dương chỉ còn là vấn đề thời gian 1-2 năm. Thậm chí khi Điện Biên Phủ nguy cấp, Mỹ đã tính tới chuyện dùng bom nguyên tử để cứu nguy cho Pháp.
Tuy nhiên công thức "Viện trợ Mỹ, viễn chinh Pháp, quân bản xứ" vẫn không cứu vãn được thất bại. Sau khi thất bại tại Điện Biên Phủ, Pháp đã mất hẳn ý chí tiếp tục chiến đấu tại Đông Dương.
Việt Nam tạm thời chia thành hai vùng tập kết quân sự
Hiệp định Genève quy định các bên tham gia chiến tranh Đông Dương phải ngừng bắn, giải giáp vũ khí. Theo sự dàn xếp của các cường quốc, Việt Nam chia ra thành hai khu vực tập kết tạm thời cho hai bên đối địch. Phía Bắc vĩ tuyến 17 dành cho các lực lượng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, phía Nam thì dành cho tất cả các lực lượng thuộc Liên hiệp Pháp. Vĩ tuyến 17 (nay đi qua tỉnh Quảng Trị) được xem là ranh giới và một khu phi quân sự tạm thời được lập dọc theo hai bờ sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị. Quân đội hai bên phải rút về khu vực được quy định trong vòng 300 ngày. Trong thời gian chuyển tiếp đó, người dân hai miền được quyền lựa chọn nơi sinh sống là khu vực mà mình muốn và sẽ được hỗ trợ trong việc di chuyển.
Đồng thời, trong thời gian sau đó, ý thức được chính phủ Hồ Chí Minh đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng, phía Pháp cũng có những bước đi nhằm đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị ghi rõ: tình trạng chia cắt này chỉ là tạm thời cho đến khi cuộc tổng tuyển cử tự do thống nhất Việt Nam sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm 1956, dưới sự kiểm soát của Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự và giới tuyến quân sự không thể được coi là biên giới quốc gia. Đồng thời Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève cũng công nhận chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Campuchia, Lào và ghi nhận bản Tuyên bố của chính phủ Pháp về việc sẵn sàng rút quân đội Pháp khỏi lãnh thổ các nước này theo yêu cầu và thỏa thuận với chính quyền sở tại. Tuyên bố này còn nói rằng các chính quyền tại hai khu vực quân sự tại Việt Nam không được trả thù đối với những người đã từng cộng tác với phía bên kia cùng gia đình họ. Bản Tuyên bố không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nào tham dự Hội nghị tuy nhiên vẫn được các nước cam kết chấp thuận chính thức.<ref name="Đại cương 125">Lê Mậu Hãn (chủ biên), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư..., Đại cương Lịch sử Việt Nam - Tập 3.Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội. 2007. Trang 125.</ref> Tới Hiệp định Paris 1973, tất cả các bên tham gia bao gồm Mỹ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa đều thừa nhận giới tuyến quân sự tạm thời không được coi là biên giới quốc gia.
Trước khi Hiệp ước Genève được ký kết 6 tuần, ngày 4 tháng 6 năm 1954, Pháp đã đàm phán với Quốc gia Việt Nam bản dự thảo Hiệp ước Matignon (1954), nếu được ký chính thức thì Quốc gia Việt Nam sẽ hoàn toàn độc lập khỏi Liên hiệp Pháp. Chính phủ này sẽ không còn bị ràng buộc bởi những hiệp ước do Pháp ký kết. Tuy nhiên, Hiệp ước Matignon (1954) chưa được Quốc hội Pháp và Tổng thống Pháp phê chuẩn. Bên cạnh đó, cũng có những lập luận cho rằng Quốc gia Việt Nam vẫn bị ràng buộc bởi Hiệp định Geneva, bởi vì chính phủ này chỉ sở hữu một vài thuộc tính của một chủ quyền đầy đủ và đặc biệt là nó phụ thuộc vào Pháp về quốc phòng, tài chính, thương mại, kinh tế. Tuy nhiên, Hiệp ước Genève đã diễn tiến quá nhanh. Sau khi Hiệp định Geneva được ký, Hiệp ước Matignon đã trở nên không bao giờ được hoàn thành. Quốc gia Việt Nam vẫn là một thành viên của Liên hiệp Pháp và do đó vẫn phải tuân thủ những Hiệp định do Liên hiệp Pháp ký kết.
Tuy nhiên, phái đoàn Quốc gia Việt Nam đã từ chối ký và không công nhận Hiệp định Genève, đồng thời ra Tuyên bố Hiệp định Genève chứa "những điều khoản gây nguy hại nặng nề cho tương lai chính trị của Quốc gia Việt Nam" và "không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt", bởi Bộ Tư lệnh Pháp đã "nhường cho Việt Minh những vùng mà quân đội quốc gia còn đóng quân và tước mất của Việt Nam quyền tổ chức phòng thủ" và "tự ấn định ngày tổ chức tuyển cử mà không có sự thỏa thuận với phái đoàn quốc gia Việt Nam". Tuyên bố cũng cho biết Quốc gia Việt Nam sẽ "tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập và Tự do cho xứ sở". Trên thực tế, Quốc gia Việt Nam không được tham dự hội nghị với tư cách quốc gia độc lập vì người Pháp và các bên tham gia cho rằng Quốc gia Việt Nam vẫn chưa độc lập khỏi liên hiệp Pháp và vẫn được Pháp đại diện về mặt ngoại giao.Wilson Center. Cold War International History Project Bulletin, Issue 16: The Geneva Conference of 1954. New Evidence from the Archives of the Ministry of Foreign Affairs of the People's Republic of China. Pp. 12 Phái đoàn Mỹ cũng từ chối ký Hiệp định và tuyên bố không bị ràng buộc vào những quy định ấy, nhưng nói thêm nước này "sẽ coi mọi sự tái diễn của các hành động bạo lực vi phạm hiệp định là điều đáng lo ngại và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế". Trong Tuyên bố của mình, đối với vấn đề tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, chính phủ Mỹ nêu rõ quan điểm "tiếp tục cố gắng đạt được sự thống nhất thông qua những cuộc tuyển cử tự do được giám sát bởi Liên Hợp Quốc để bảo đảm chúng diễn ra công bằng". Theo Hồ Chí Minh, do Quốc gia Việt Nam vẫn chưa độc lập khỏi Liên hiệp Pháp nên không thể tham gia Hội nghị và ký kết Hiệp định với tư cách một quốc gia và Quốc gia Việt Nam vẫn phải chịu ràng buộc bởi những thỏa thuận giữa Việt Minh và Pháp.
Ngay sau khi Hiệp định Geneva được ký kết chỉ vài ngày, trả lời Thông tấn xã Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tiên đoán trước Mỹ sẽ tìm cách phá bỏ Hiệp định để chia cắt Việt Nam: "Theo đúng lập trường của ta từ trước đến nay, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ tiếp tục cố gắng đấu tranh cho hoà bình, độc lập, thống nhất, dân chủ của Tổ quốc. Đồng thời, chúng ta phải có tinh thần cảnh giác rất cao đối với âm mưu của đế quốc Mỹ định cản trở hai bên đi đến hiệp định đình chiến và mưu mô lập khối liên minh quân sự có tính chất xâm lược, chia châu Á thành những tập đoàn đối lập để dễ xâm lược và khống chế Đông Dương cùng Đông Nam Á."
Kết quả Hiệp định: Quân đội Nhân dân Việt Nam, lực lượng đã giành thắng lợi sau cuộc chiến, tập kết về miền Bắc. Lực lượng Quốc gia Việt Nam cùng với quân đội Pháp tập kết về miền Nam, tập kết dân sự và chính trị theo nguyên tắc tự nguyện. Theo thống kê của Ủy ban Quốc tế Giám sát Đình chiến có 892.876 dân thường di cư từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam., trong khi 140.000 người khác từ miền Nam tập kết ra Bắc. Quân đội Pháp dần dần rút khỏi miền Nam và trao quyền lực cho chính quyền Quốc gia Việt Nam.
Chính quyền Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa) từ chối hiệp thương tổng tuyển cử tự do với lý do mà Thủ tướng Ngô Đình Diệm đưa ra là "Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ", "thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ" nhưng ông "nghi ngờ về việc có thể đảm bảo những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc".Denis Warner, Certain victory - How Hanoi won the war, Sheed Andrews and McMeel, Inc, 1978, tr. 110 (phỏng vấn của tác giả với Ngô Đình Diệm) Khi trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, Ngô Đình Diệm còn ra nhiều tuyên bố công kích chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đáp lại những cáo buộc này, Hồ Chí Minh đã trả lời với các nhà báo Mỹ ở hãng U.P rằng: "Đó là lời vu khống của những người không muốn thống nhất Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bảo đảm tổng tuyển cử sẽ được hoàn toàn tự do ở miền Bắc Việt Nam."
Bên cạnh đó, những nguồn tin khác nhau chỉ ra cho Tổng thống Mỹ Eisenhower thấy khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh thay vì bầu cho Bảo Đại nếu cuộc tổng tuyển cử được thi hành. Nhà sử học Mortimer T. Cohen cho rằng: Thực tâm Ngô Đình Diệm không muốn Tổng Tuyển cử, vì biết rằng mình sẽ thua. Không ai có thể thắng cử trước Hồ Chí Minh, vì ông là một George Washington của Việt Nam. Cuộc tổng tuyển cử tự do cho việc thống nhất Việt Nam đã không bao giờ được tổ chức.
Mỹ hậu thuẫn cho Ngô Đình Diệm thành lập một chính thể riêng biệt ở phía Nam vĩ tuyến 17 và không thực hiện tuyển cử thống nhất Việt Nam. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa coi đây là hành động phá hoại Hiệp định GenèveLỜI TUYÊN BỐ CỦA CỤ TÔN ĐỨC Thắng, TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI NƯỚC Việt Nam DÂN CHỦ CỘNG HOÀ VỀ VẤN ĐỀ CHỐNG TUYỂN CỬ RIÊNG RẼ Ở MIỀN NAM TRONG HỘI NGHỊ BÁO CHÍ NGÀY 10-2-1956 Ở HÀ NỘI. Ngày 18 tháng 6 năm 1954, hơn 4.000 người Huế biểu tình chống Pháp - Mỹ.. Ngày 1 tháng 8 năm 1954, Ủy ban Liên Việt Sài Gòn - Chợ Lớn thông báo cho biết chính quyền Ngô Đình Diệm bắn vào đoàn 5.000 người biểu tình ở Sài Gòn - Chợ Lớn cầm cờ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và cờ Pháp hoan nghênh Hiệp định Giơnevơ và đòi Pháp thi hành Hiệp định
Như vậy, xét về quá trình tham gia của các bên tham chiến, chiến tranh Việt Nam là bước tiếp nối để giải quyết những mục tiêu mà cả hai bên chưa làm được trong chiến tranh Đông Dương. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam muốn giành độc lập, thống nhất cho đất nước và đánh đuổi các lực lượng ngoại quốc khỏi Việt Nam. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu còn bóp méo Hiệp định Paris khi cho rằng Bắc Việt Nam là Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam là Nam Việt Nam trong khi Hiệp định chỉ công nhận có một nước Việt Nam thống nhất với vỹ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời, không phải biên giới quốc gia hay biên giới chính trị. Còn Mỹ thì muốn tiếp tục thi hành chính sách chống Cộng ở Đông Nam Á thông qua lực lượng bản xứ là Việt Nam Cộng hoà do người Pháp để lại. Họ cho rằng cho rằng Việt Nam Cộng hoà "về bản chất là một sáng tạo của Mỹ" nhằm đáp ứng những mục đích của Mỹ
Ngay từ tháng 3 năm 1961, khi Chủ tịch Quốc hội Pháp Jacques Chaban-Delmas có chuyến sang Mỹ, Thống chế Pháp Charles de Gaulle nhờ ông này nhắn lại với Tổng thống Mỹ "đừng để sa lầy trong vấn đề Việt Nam, ở đó Mỹ có thể mất cả lực lượng lẫn linh hồn của mình". Ngày 31 tháng 5 năm 1961, tiếp Tổng thống Mỹ John F. Kennedy tại Paris, Thống chế Pháp Charles de Gaulle cảnh báo:
"Người Pháp chúng tôi có kinh nghiệm về chuyện đó. Người Mỹ các ông trước đây [chỉ các tổng thống Mỹ tiền nhiệm] từng muốn thay chỗ chúng tôi ở Đông Dương. Và hôm nay ông muốn nối gót chúng tôi để nhen lại ngọn lửa chiến tranh mà chúng tôi đã kết thúc. Tôi xin báo trước cho ông biết: các ông sẽ từ từ sa vào vũng lầy quân sự và chính trị không đáy, bất chấp những tổn thất [nhân mạng] và chi tiêu [tiền của] mà các ông có thể phung phí ở đó"
Do vậy, nhiều nhà sử học coi 2 cuộc chiến thực chất chỉ là 1 và gọi đó là "Cuộc chiến mười ngàn ngày", giai đoạn hòa bình 1955-1959 thực chất chỉ là chặng nghỉ tạm thời. Theo Daniel Ellsberg, ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: Ban đầu là Pháp và Mỹ, sau đó Mỹ nắm hoàn toàn. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam - dù không phải là tất cả người Việt - nhưng cũng đủ để duy trì cuộc chiến đấu chống lại vũ khí, cố vấn cho tới quân viễn chinh của Mỹ. Theo Alfred McCoy, nhìn lại những chính sách của Mỹ sau khi Hiệp định Geneva được ký kết, những tài liệu Ngũ Giác Đài đã kết luận rằng "Nam Việt Nam về cơ bản là một sáng tạo của Mỹ": "Không có Mỹ hỗ trợ thì Diệm hầu như chắc chắn không thể củng cố quyền lực ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ 1955-1956. Không có Mỹ đe dọa can thiệp, Nam Việt Nam không thể từ chối thậm chí cả việc thảo luận về cuộc Tổng tuyển cử năm 1956 theo Hiệp định Geneva mà không bị lực lượng vũ trang của Việt Minh lật đổ. Không có viện trợ Mỹ trong những năm tiếp theo thì chế độ Diệm và nền độc lập của Nam Việt Nam hầu như cũng không thể nào tồn tại được." Thượng nghị sĩ (sau là Tổng thống Mỹ) John F. Kennedy thì tuyên bố: "Nó (Việt Nam Cộng Hòa) là con đẻ của chúng ta. Chúng ta không thể từ bỏ nó".
Giai đoạn 1954-1959
Việt Nam Cộng hòa cự tuyệt Tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam
Mỹ không công nhận kết quả Hiệp định Genève, tuy nhiên Mỹ vẫn tuyên bố "ủng hộ nền hòa bình tại Việt Nam do Hiệp định Genève mang lại và thúc đẩy sự thống nhất hai miền Nam Bắc Việt Nam bằng các cuộc bầu cử tự do dưới sự giám sát của Liên Hợp Quốc". Theo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, nguyên nhân chính mà Việt Nam Cộng hòa và Mỹ cương quyết không cùng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức Tổng tuyển cử vì họ biết chắc rằng mình không thể thắng và không muốn Việt Nam thống nhất.
Mỹ coi miền Nam Việt Nam là địa bàn quan trọng trong chiến lược chống chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á nên bắt đầu các hoạt động can thiệp tại Việt Nam. Đúng 20 ngày sau khi Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đô đốc Sabin đến Hà Nội, họp với phái đoàn quân sự Mỹ tại đây. Năm 1955, phái đoàn quân sự này của Mỹ do Edward Lansdale chỉ huy, người của CIA và đã làm cố vấn cho Pháp tại Việt Nam từ 1953, đã thực hiện các hoạt động tuyên truyền tâm lý chiến để kêu gọi dân chúng miền Bắc di cư vào Nam; giúp huấn luyện sĩ quan người Việt và các lực lượng vũ trang của Quốc gia Việt Nam tại các căn cứ quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương; xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ quân sự tại Philippines; bí mật đưa một lượng lớn vũ khí và thiết bị quân sự vào Việt Nam; giúp đỡ phát triển các kế hoạch "bình định Việt Minh và các vùng chống đối". Trong 2 năm 1955-1956, Mỹ đã bỏ ra 414 triệu USD giúp trang bị cho các lực lượng thường trực quân đội Việt Nam Cộng hòa, gồm 170.000 quân và lực lượng cảnh sát 75.000 quân, chiếm 80% ngân sách quân sự của chế độ Ngô Đình Diệm. Số viện trợ này giúp Việt Nam Cộng hòa đủ sức duy trì bộ máy hành chính và quân đội khi không còn viện trợ của Pháp. Quân đội Việt Nam Cộng hòa dần thay thế chiến thuật và vũ khí của Pháp bằng của Mỹ.
Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chính sách của Quốc gia Việt Nam là từ chối hiệp thương tổng tuyển cử với lý do mà Ngô Đình Diệm phát biểu là "nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc". Lý do này tương tự như trong cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam khóa I năm 1946, khi một số đảng phái đối lập với Việt Minh không ra ứng cử và cho rằng chính quyền trong tay nên Việt Minh muốn ai trúng cũng được. Có tài liệu cho rằng lá phiếu không bí mật, vì Sắc lệnh 51 cho phép những cử tri không biết chữ được nhờ người viết hộ. Theo ông Trần Trọng Kim (nguyên là Cựu Thủ tướng Đế quốc Việt Nam được Nhật Bản bảo hộ) thì có nơi người dân bị cưỡng bách bầu cho Việt Minh. Nhưng theo báo Đại đoàn kết (Cơ quan trung ương của Mặt trận tổ quốc Việt Nam) thì nhiều trí thức, đại biểu có uy tín của các giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, dân tộc đã trúng cử tại Quốc hội khóa I, họ hầu hết không hay chưa phải là đảng viên cộng sản. Có đến 43% đại biểu trúng cử không tham gia đảng phái nào, trong đó có Ngô Tử Hạ, một nhân sĩ công giáo và là chủ của các xưởng in lớn.
Ngày 4 tháng 2 năm 1955, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra bản tuyên bố việc lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền, tạo điều kiện nhân dân hai miền thắt chặt quan hệ kinh tế. Đáp lại, năm 1958, chính quyền Sài Gòn tuyên bố cự tuyệt hoàn toàn đề nghị này, với lí do là miền Bắc sẽ "vơ vét tài nguyên của miền Nam". Chính quyền Sài Gòn còn giam giữ, bỏ tù trên 150 thương nhân miền Bắc được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử vào tìm mối buôn bán.
Đồng thời với việc từ chối tuyển cử, chế độ Việt Nam Cộng hòa ra sức củng cố quyền lực, đàn áp khốc liệt những người người kháng chiến cũ (Việt Minh), Đảng viên Đảng Lao động Việt Nam, những người không chịu quy phục Việt Nam Cộng hòa. Ngô Đình Diệm hiểu rõ lực lượng Việt Minh là đối thủ lớn nhất đe dọa quyền lực của ông ta. Theo lời khuyên của Edward Lansdale, chính phủ Ngô Đình Diệm không gọi họ là Việt Minh nữa mà gọi là Việt Cộng'''. Nhằm triệt để tiêu diệt ảnh hưởng của Việt Minh trong nhân dân, Ngô Đình Diệm còn ra lệnh đập phá các tượng đài kháng chiến và san bằng nghĩa trang của những liệt sĩ Việt Minh trong Chiến tranh Đông Dương, một hành vi xúc phạm nghiêm trọng tục lệ thờ cúng của người Việt. Việt Nam Cộng hòa cũng đưa ra một loạt các chính sách "Tố Cộng Diệt Cộng", ban hành đạo luật 10-59 công khai hành quyết những người cộng sản bằng máy chém.
Theo Tuyên bố cuối cùng của Hiệp định Genève thì tổng tuyển cử ở hai miền được dự trù vào tháng 7 năm 1956 nhưng Tổng thống Ngô Đình Diệm bác bỏ mọi cuộc thảo luận sơ khởi, hành động này khiến Ngô Đình Diệm bẽ mặt ở phương Tây. Theo nhận xét của phương Tây thì Ngô Đình Diệm là kẻ ngoan cố và khao khát quyền lực chuyên chế, nhưng theo Duncanson thì mọi việc còn phức tạp hơn. Theo Ducanson, Miền Bắc có dân số đông hơn miền Nam 2 triệu người (tính cả gần 1 triệu người miền Bắc di cư vào Nam) vào thời điểm 1955 – 1956, trước sự hỗn loạn gây ra bởi sự tranh giành của các giáo phái và do hoạt động bí mật của Việt Minh tại miền Nam, cuộc Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam tạo ra bầu không khí căng thẳng dẫn đến cuộc nổi dậy của nông dân tại các vùng lân cận Vinh, những tình hình diễn ra ở cả hai miền khiến Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến Đông Dương không có hy vọng đảm bảo một cuộc bầu cử tự do theo tinh thần của bản Tuyên bố cuối cùng trong đó cử tri có thể bỏ phiếu theo ý muốn mà không sợ bị trả thù chính trị.
Về xã hội, chính sách về kinh tế khiến mô hình xã hội cũ thay đổi: giai cấp địa chủ hầu như bị xóa bỏ, giai cấp tư sản thì được đưa vào các cơ sở công tư hợp doanh, được nhà nước mua lại tài sản để trở về làm lao động.:
Ngày 8 tháng 2 năm 1967, Tổng thống Mỹ Johnson gửi thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong đó có ghi:
{{cquote|We have tried over the past several years, in a variety of ways and through a number of channels, to convey to you and your colleagues our desire to achieve a peaceful settlement. For whatever reasons, these efforts have not achieved any results...Dịch nghĩa: Chúng tôi đã cố gắng trong nhiều năm qua, bằng nhiều cách khác nhau và thông qua một số phương tiện truyền thông, để truyền đạt cho bạn và đồng minh mong muốn đạt được một giải pháp hòa bình của chúng tôi. Vì bất kỳ lý do gì, những nỗ lực này đã không đạt được bất kỳ kết quả nào..."|||Johnson}}
Đại ý của Johnson là người Mỹ nhiều lần chuyển đến chính phủ Hồ Chí Minh mong muốn hoà bình bằng những kênh khác nhau nhưng không đạt kết quả nào và đề nghị chấm dứt cuộc xung đột tại Việt Nam để không tiếp tục gây đau khổ cho nhân dân hai miền Việt Nam cũng như nhân dân Mỹ. Tổng thống Mỹ cam kết sẽ ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam và ngừng tăng thêm quân tại miền Nam Việt Nam ngay khi miền Bắc chấm dứt đưa quân và hàng chi viện cho quân Giải phóng miền Nam. Hai bên cùng kiềm chế leo thang chiến tranh để đối thoại song phương một cách nghiêm túc hướng đến hoà bình. Việc tiếp xúc có thể diễn ra ở Moskva, Miến Điện hay bất cứ nơi nào ở miền Bắc Việt Nam muốn.
Ngày 15 tháng 2 năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư trả lời Tổng thống Johnson tố cáo Mỹ đã xâm lược Việt Nam, vi phạm những cam kết của đại diện Mỹ tại Hội nghị Geneva, phạm nhiều tội ác chiến tranh tại cả hai miền Nam Bắc Việt Nam. Trong thư, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nhân dân Việt Nam quyết tâm đánh thắng Mỹ bằng mọi giá. Nếu Mỹ muốn trực tiếp đối thoại với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì trước tiên phải ngừng ném bom vô điều kiện miền Bắc Việt Nam. Chỉ có thể đạt được hoà bình nếu Mỹ chấm dứt những hoạt động quân sự, rút quân Mỹ và đồng minh khỏi miền Nam để người Việt Nam tự giải quyết vấn đề của mình, đồng thời công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam.
Tháng 6 năm 1967, có một cuộc tiếp xúc ngoại giao giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ được đặt tên là Pennsylvania. Sự việc bắt đầu khi hai nhà khoa học Pháp là Herbert Marcovitch và Raymond Aubrac, một người bạn cũ của Hồ Chí Minh, được Henry Kissinger và một giáo sư Harvard đề nghị làm trung gian giữa Mỹ và Việt Nam. Aubrac hứa sẽ chuyển lời của tổng thống Lyndon Johnson cho giới lãnh đạo Việt Nam. Kissinger đã thuyết phục được Johnson tìm kiếm cơ hội hòa bình với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hai nhà khoa học gặp Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng. Ông Phạm Văn Đồng khẳng định Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không thể đàm phán trong khi đang bị Mỹ ném bom. Chỉ cần Mỹ ngưng ném bom hai bên có thể đàm phán. Tổng thống Johnson quyết định ngưng ném bom Bắc Việt Nam mà không tham vấn với Việt Nam Cộng hòa hay các tướng lĩnh của ông ấy trong suốt thời gian các nhà khoa học Pháp còn ở Bắc Việt Nam. Nhưng khi hai người này rời khỏi Việt Nam, ngay trong ngày hôm đó, Mỹ ném bom trở lại với cường độ mạnh hơn trước. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tố cáo Mỹ đã ngưng ném bom để đánh lạc hướng họ trong khi vẫn leo thang chiến tranh. Cơ hội đối thoại giữa hai bên bị tổng thống Johnson đánh mất bất chấp đã có rất nhiều cuộc tiếp xúc bí mật trước đó nhằm hướng đến hòa bình.
Cả hai phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mỹ không có tiếng nói chung để giảm cường độ chiến tranh. Phía Mỹ bác bỏ tất cả những điều kiện mà phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra (Mỹ phải ngừng ném bom phía bắc vĩ tuyến 17) và tiếp tục leo thang chiến tranh, ngược lại phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng bác bỏ mọi điều kiện của Mỹ là chấm dứt chi viện cho quân Giải phóng miền Nam. Phải đến khi cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân nổ ra vào năm 1968 thì Mỹ mới đơn phương nhượng bộ và chấp nhận những điều kiện Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đưa ra.
Sự kiện Tết Mậu Thân
Với mục đích buộc Mỹ ngồi vào bàn đàm phán và tạo ra cái nhìn mới về cuộc chiến theo hướng có lợi cho mình vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968, quân Giải phóng tung ra trận Tổng tiến công và nổi dậy khắp miền Nam, đánh vào hầu hết các thành phố, thị xã và các căn cứ quân sự của đối phương. Đây là một sự kiện gây chấn động trên thế giới và có một vai trò bước ngoặt trong cuộc chiến tranh này.
Nắm được điểm yếu của phía Mỹ là dư luận của cả nhân dân và chính giới tại Mỹ ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn và phong trào phản chiến ngày càng lên mạnh khi mà quân đội Mỹ tham chiến quá lâu tại nước ngoài mà không có được một tiến bộ rõ rệt khả dĩ cho phép rút quân về nước, Bộ chính trị Đảng Lao động Việt Nam hoạch định một chiến dịch nhằm gây tiếng vang lớn ("Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị") – Lê Duẩn nhằm buộc Mỹ xuống thang chiến tranh đi vào đàm phán. Nhà báo Bùi Tín cho rằng Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp không tán thành chủ trương tổng tấn công trên toàn chiến trường miền Nam của Lê Duẩn, nhưng các tài liệu lịch sử ghi chép về hoạt động của Bộ chính trị cho thấy cả Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đều trực tiếp tham gia vào việc lập kế hoạch và chỉ đạo chiến dịch này.
Năm 1990, đại tướng Võ Nguyên Giáp chia sẻ với nhà sử học Stanley Karnow về mục đích chiến lược của chiến dịch Mậu Thân: "Chúng tôi muốn chứng minh cho người Mỹ thấy rằng chúng tôi không hề kiệt sức, chúng tôi có thể tấn công kho vũ khí, thông tin liên lạc, các đơn vị tinh nhuệ và thậm chí cả trụ sở, đầu não cuộc chiến của họ".
Trong thực tế vào tháng 1 năm 1968, tình báo của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã thu thập được các tài liệu nói về cuộc tổng tấn công sắp tới của Quân Giải phóng. Tuy vậy, họ cho rằng đây chỉ là tài liệu do đối phương tung ra để làm nghi binh và không đáng tin cậy. William Westmoreland, tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại Việt Nam, nhận định Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ tấn công vào mùa khô với các trọng điểm là Thừa Thiên, Quảng Trị và Khe Sanh. Hầu hết người Mỹ và đồng minh Việt Nam Cộng hòa của họ hoàn toàn bất ngờ và bị động trước cuộc tấn công này.
Cuộc tiến công đã đồng loạt nổ ra vào đêm 30 Tết Mậu Thân, tức ngày 30 tháng 1 năm 1968, trên khắp các đô thị miền Nam. Cuộc tấn công và nổi dậy diễn ra sau khi phía Việt Nam Cộng hòa hủy lệnh ngừng bắn của họ. Để khuếch đại tiếng vang đến mức tối đa, các lãnh đạo Quân Giải phóng đã lựa chọn phương án mạo hiểm nhất là đánh thẳng vào hậu phương của đối phương. Ngay đêm đầu tiên, lực lượng biệt động Sài Gòn đã nhằm vào các mục tiêu khó tin nhất trong thành phố: Toà Đại sứ quán Mỹ, dinh Tổng thống, Đài phát thanh, Bộ Tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất... Sau đó quân tiếp ứng thẩm thấu vào thành phố tiếp quản các mục tiêu và tham gia chiến đấu. Cuộc tiến công đã tạo bất ngờ lớn, gây chấn động dư luận thế giới cũng như gây tổn thất đáng kể cho quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa (năm 1968 cũng là năm mà quân Mỹ chịu thương vong lớn nhất trong toàn cuộc chiến).
Một số tướng lĩnh của Mỹ dự đoán trước đó rằng cuộc tấn công của Quân Giải phóng sẽ không nhận được sự ủng hộ của người dân. Tuy nhiên, theo quan sát của giới báo chí trên chiến trường, diễn biến của các đợt tấn công đã chứng minh điều ngược lại. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, quân Giải phóng cũng mắc phải những sai lầm trong kế hoạch tác chiến. Trong việc lập kế hoạch cho cuộc tổng tiến công, Quân Giải phóng đã có những đánh giá không đúng với thực tế tình hình và duy ý chí, nhận định thấp về khả năng của đối phương và đánh giá quá cao khả năng của mình, nên Quân Giải phóng đã phải chịu thương vong lớn. Các chỉ huy địa phương của Quân Giải phóng miền Nam đã không tách bạch rõ đâu là mục tiêu chính trị thực chất của cuộc tiến công và đâu là mục tiêu được phổ biến rộng rãi trong quân để cổ vũ khí thế chiến đấu. Mục tiêu thực chất là đánh lớn gây tiếng vang hướng tới dư luận và chính giới Mỹ để buộc đối phương xuống thang, ngồi vào đàm phán. Còn khi phổ biến tuyên truyền trong cán bộ binh sĩ là đây được coi trận "đánh dứt điểm" đối phương (để nâng cao sĩ khí). Các cán bộ địa phương khi lập kế hoạch tác chiến đã không nắm rõ mục tiêu thực chất mà cấp trên đề ra, nên họ lập kế hoạch và tiến hành đánh theo kiểu trận đánh dứt điểm. Ngoài ra, Quân Giải phóng đã không linh hoạt thay đổi tuỳ theo tình hình. Sau đợt tấn công đầu tiên họ đã phát động tiếp đợt 2 vào tháng 5, đợt 3 vào tháng 8 khi mà kế hoạch đã bại lộ và đối phương đã đề phòng và chuẩn bị đón đánh, làm cho thiệt hại bị tăng thêm.
Sau Tổng tiến công Mậu Thân, Quân Giải phóng bị đánh bật khỏi các đô thị: Các đơn vị quân sự chịu nhiều thương vong, nhiều lực lượng chính trị nằm vùng ở đô thị bị lộ và bị triệt phá, thương vong cao hơn hẳn những năm trước. Thậm chí đã có ý kiến trong giới lãnh đạo Quân Giải phóng là cho giải tán các đơn vị cỡ sư đoàn, quay trở về lối đánh cấp trung đoàn trở xuống. Họ tránh giao chiến lớn tại miền Nam và rút lui về các chiến khu tại vùng nông thôn, miền núi hoặc đi ẩn náu tại bên kia biên giới Lào và Campuchia, phải tới năm 1970 lực lượng của họ mới hồi phục lại được. Tình thế chiến trường yên tĩnh hơn giúp Hoa Kỳ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa có thời gian bổ sung lại những thiệt hại lớn trong năm 1968, đồng thời tiến hành các chiến dịch bình định nông thôn, đặc biệt là chiến dịch Phượng hoàng nhằm triệt phá phong trào chính trị của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ở nông thôn và thành thị. Đó là cơ sở để giới quân sự Mỹ và Việt Nam Cộng hòa cho rằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã thất bại. Tuy nhiên, nhận định của Hoa Kỳ bị xem là quá lạc quan. Trên thực tế, phần lớn Quân giải phóng vẫn bảo toàn được lực lượng, vẫn là thành phần quan trọng trong cuộc chiến, vẫn kiểm soát đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 1969, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tăng cường đưa quân vào đồng bằng sông Cửu Long để chi viện cho lực lượng bộ đội địa phương bị thương vong nhiều trong Tết Mậu Thân, khiến bộ đội hành quân vào từ miền Bắc đóng vai trò quan trọng hơn tại khu vực này.
Mặt khác, Quân Giải phóng cũng có cơ sở để cho rằng Mậu Thân 1968 là một thắng lợi chiến lược trong chiến tranh của họ, bởi họ đã đạt mục tiêu đánh bại ý chí xâm lược của Mỹ và buộc Mỹ ngồi vào bàn đàm phán, công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam có vị thế ngang với Việt Nam Cộng hòa (tình trạng miền Nam tồn tại song song hai chính quyền), bắt buộc Mỹ phải xuống thang và bắt đầu rút khỏi Việt Nam Lực lượng quân Giải phóng bị suy yếu thì sẽ hồi phục lại, còn quân Mỹ một khi đã ra đi thì khó mà trở lại.
Cuộc tổng tiến công đã làm dư luận Mỹ thấy rằng việc đưa quân tham chiến với nỗ lực cao đã gây căng thẳng quá mức trong xã hội Mỹ, kinh tế giảm sút, gây nhiều hệ lụy xấu cho xã hội... mà vẫn không dứt điểm được đối phương. Chiến tranh kéo dài không biết đến bao giờ mới kết thúc. Điều này đưa đến kết luận là Mỹ không thể thắng được trong cuộc chiến này. Các chính trị gia trong Quốc hội Mỹ gây sức ép lên chính phủ đòi xem xét lại cam kết chiến tranh, đòi hủy bỏ ủy quyền cho chính phủ tiến hành chiến tranh không cần phê chuẩn, thúc ép giải quyết chiến tranh bằng thương lượng. Trong năm 1968 và đầu năm 1969, Mỹ vẫn tiếp tục tăng thêm quân từ 498.000 lên 537.000, số bom ném xuống Việt Nam tăng từ 83.000 tấn/tháng lên 110.000 tấn/tháng. Do sức ép trong nước, đến ngày 8 tháng 6 năm 1969, Tổng thống Richard Nixon mới tuyên bố sẽ bắt đầu rút quân khỏi Việt Nam vì từ tháng 1 năm 1968 tới tháng 6 năm 1969, số lượng lính Mỹ chết tăng vọt so với trước đó. Đến tháng 8 năm 1969, Mỹ bắt đầu giảm bớt quân số cũng như lượng bom đổ xuống Việt Nam.
Quy mô của cuộc tiến công làm dư luận Mỹ mất kiên nhẫn và sự tin tưởng với giới quân sự, họ đòi chấm dứt chiến tranh và rút quân về nước. Một mặt họ thiếu niềm tin vào hiệu quả của quân đội, mặt khác, các hành động bạo liệt mất nhân tính, các hình ảnh thương vong của lính Mỹ được trình chiếu trên TV đã đánh vào lương tâm công chúng. Họ đòi hỏi phải chấm dứt chiến tranh ngay lập tức. Họ coi chiến tranh là bẩn thỉu.
Ngay các nhà lãnh đạo chính phủ Mỹ cũng chia rẽ trong quan điểm sẽ làm gì tiếp theo. Các cố vấn hàng đầu của tổng thống và ngay Tổng thống Johnson thoái chí đi đến kết luận không thể tăng quân thêm nữa theo yêu cầu của giới quân sự mà phải xuống thang, đàm phán. Johnson cách chức Bộ trưởng quốc phòng McNamara và tướng Westmoreland, tổng chỉ huy quân Mỹ tại Việt Nam, bản thân ông cũng tuyên bố sẽ không ra tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo.
Kết quả ngày 31 tháng 3 năm 1968, lần đầu tiên kể từ đầu cuộc chiến, chính phủ Mỹ buộc phải xuống thang chiến tranh. Tổng thống Lyndon B. Johnson tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam, sẵn sàng đàm phán để chấm dứt chiến tranh, không tăng thêm quân theo yêu cầu của Bộ chỉ huy chiến trường và từ chối tranh cử nhiệm kỳ tới. Tân tổng thống Richard M. Nixon, thắng cử vì hứa chấm dứt chiến tranh, tuyên bố sẽ dần rút quân về nước và đàm phán với Quân Giải phóng. Chiến lược Chiến tranh cục bộ được kỳ vọng sẽ đem lại chiến thắng cho Mỹ giờ bị loại bỏ. Vấn đề của Mỹ bây giờ không còn là chiến thắng cuộc chiến nữa mà là rút ra như thế nào.
Về mặt quân sự, sau 170 ngày đêm chiến đấu, Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh đã kết thúc thắng lợi, buộc quân Mỹ phải rút khỏi căn cứ quân sự này Về mặt chiến lược, kế hoạch xây dựng Hàng rào điện tử McNamara nhằm cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh của Mỹ coi như phá sản và không còn căn cứ nào của Mỹ có thể uy hiếp trực tiếp tuyến đường chiến lược này. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam nhanh chóng tận dụng kết quả thu được: Từ cuối năm 1968, thêm một tuyến đường Trường Sơn được mở, thường gọi là đường Trường Sơn đông để phân biệt với các tuyến ở phía Tây. So với các tuyến phía Tây, đường Trường Sơn đông ngắn hơn và ít khúc khuỷu hơn, nên việc đưa hàng hóa và bộ đội vào miền Nam nhanh hơn đáng kể. Thắng lợi tại Khe Sanh cũng đã cho thấy một bước trưởng thành mới của Quân Giải phóng miền Nam về chỉ đạo chiến lược, chiến thuật, hợp đồng binh chủng
Tất cả những điều trên tạo cơ sở cho Quân Giải phóng thấy rằng họ đã đạt được mục tiêu đề ra của cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968 cho dù phải hy sinh nhiều lực lượng. Tổn thất về lực lượng đã được bù đắp bằng thắng lợi quan trọng hơn ở tầm chiến lược, bởi nó tác động toàn diện đến tình hình quân sự, chính trị, tâm lý xã hội, chiến lược chiến tranh của cả nước Mỹ.
Sự rút quân Mỹ về nước là không thể đảo ngược và như vậy cũng có nghĩa chiến lược Chiến tranh cục bộ với các cuộc hành quân Tìm-diệt coi như phá sản. Chiến lược mới của chính phủ Mỹ để thay thế chiến lược cũ - Việt Nam hóa chiến tranh là không thể tránh khỏi. Chiến tranh Việt Nam đi vào giai đoạn mới mà chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hòa phải tự mình chiến đấu mà không còn lính viễn chinh Mỹ trực tiếp tham chiến cùng (dù vẫn được Mỹ cung cấp yểm trợ hỏa lực và cố vấn quân sự). Về mặt chiến lược lâu dài, đây là bất lợi lớn vì quân đội Việt Nam Cộng hòa, dù trang bị hiện đại vẫn không thể so sánh về chất lượng so với quân viễn chinh Mỹ. Bằng chiến dịch Mậu Thân, Quân Giải phóng đã tạo ra bước ngoặt quan trọng cho cả cuộc chiến, đưa họ gần hơn tới chiến thắng chung cuộc.
Giai đoạn 1969-1972
Đây là giai đoạn "sau Mậu Thân" hay giai đoạn "Việt Nam hóa chiến tranh", giai đoạn Mỹ rút dần khỏi chiến trường Việt Nam tùy theo khả năng tự mình đảm nhận cuộc chiến của quân đội Việt Nam Cộng hòa nhưng vẫn tiếp tục đẩy mạnh viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng hòa để họ chống lại lực lượng quân Giải phóng. Để đồng minh của họ đứng vững, Mỹ giúp Việt Nam Cộng hòa xây dựng quân đội theo hình mẫu của quân đội Mỹ, với các loại vũ khí chiến tranh tối tân mà Mỹ để lại và với cơ sở hậu cần chiến tranh mà quân đội Mỹ đã sử dụng. Mỹ sẽ yểm trợ về không lực tối đa cho quân đội Việt Nam Cộng hòa trong các giao tranh với Quân Giải phóng.
Mùa hè năm 1969, tại quần đảo Hawaii, Tổng thống Mỹ mới đắc cử Richard Nixon gặp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu để bàn về việc rút quân Mỹ khỏi Việt Nam. Người Mỹ muốn gọi tiến trình đó là "Phi Mỹ hóa chiến tranh" nhưng phía Việt Nam Cộng hòa phản đối vì gọi như vậy chẳng khác gì thừa nhận rằng đây là cuộc chiến của người Mỹ. Cuối cùng hai bên đồng ý gọi việc rút quân Mỹ khỏi Việt Nam là Việt Nam hóa chiến tranh. Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, tướng Nguyễn Cao Kỳ, thừa nhận có những đơn vị quân đội Việt Nam Cộng hòa chiến đấu không tốt vì trước kia họ ỷ lại vào quân Mỹ quá lâu nhưng nếu để cho họ tự lực, họ sẽ phải chiến đấu vì sự tồn vong của họ.
Tình hình miền Nam tương đối yên lặng trong các năm 1969–1971. Quân Giải phóng tích cực dự trữ lương thực, đạn dược tại các căn cứ ở Lào, Campuchia và các vùng rừng núi mà quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa chưa với tới được. Quân Giải phóng sử dụng vùng biên giới Lào và Campuchia, được xem là vùng trung lập, làm bàn đạp tấn công vào lực lượng Mỹ-Việt Nam Cộng hòa, sau đó rút lui trở lại bên kia biên giới. Tổng thống Mỹ Nixon ra lệnh mở Chiến dịch Campuchia để chấm dứt tình trạng đó.
Chiến dịch Campuchia
Một sự kiện quan trọng đã xảy ra trong thời kỳ này và có hậu quả to lớn cho Đông Dương sau này là việc Mỹ ủng hộ Lon Nol, thủ tướng chính phủ Campuchia, triệu tập Quốc hội bỏ phiếu phế truất hoàng thân Norodom Sihanouk khỏi vị trí Quốc trưởng và trao quyền lực khẩn cấp cho Lon Nol vào tháng 3 năm 1970, sau đó phát động chiến tranh chống cộng tại Campuchia theo yêu cầu của Lon Nol.
Ưu thế tạm thời trên chiến trường sau Mậu Thân đã dẫn Mỹ đến hành động leo thang này, làm cho Campuchia rơi vào một thời kỳ tồi tệ trong lịch sử. Khi Quân Giải phóng mất đất, lui về các căn cứ bên kia biên giới Campuchia, Mỹ muốn triệt hạ những căn cứ của đối phương tại đây. Trước đây Quân Giải phóng chỉ đóng trên đất Campuchia ở một số vùng sát biên giới với Việt Nam, họ cố gắng lôi kéo, chiều lòng chính quyền Sihanouk và tự kiềm chế để không mất lòng chủ nhà. Chính quyền Sihanouk thỏa thuận với Trung Quốc và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho phép sự hiện diện của các căn cứ Việt Nam ở sát biên giới Campuchia - Việt Nam, đồng thời cho phép viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam thông qua các cảng Campuchia. Đổi lại Campuchia được đền bù bằng cách Trung Quốc mua gạo của Campuchia với giá cao. Nay với diễn biến chính trị như trên, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quay ra lên tiếng ủng hộ Sihanouk và phong trào Khmer Đỏ chống lại Lon Nol.
Tháng 4 năm 1970, khoảng 40.000 lính Việt Nam Cộng hòa và 31.000 lính Mỹ được huy động tấn công vào căn cứ Trung ương Cục miền Nam tại biên giới Campuchia giáp Tây Ninh, tuy nhiên ban lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam và phần lớn lực lượng Quân Giải phóng đã di chuyển sâu vào lãnh thổ Campuchia và tiến hành các trận phản công. Mỹ tuyên bố cuộc tấn công này tiêu diệt khoảng 2.000 quân Giải phóng, nhưng họ đã không tiêu diệt được ban lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam. Do bị phong trào sinh viên phản chiến Mỹ biểu tình phản đối nên ngày 30 tháng 6 năm 1970, Tổng thống Nixon phải ra lệnh cho quân Mỹ rút về. Quân chính phủ Lon Nol và quân đồn trú của Việt Nam Cộng hòa ở Campuchia sau chiến dịch không thể đương đầu với Quân Giải phóng. Các sư đoàn 5, 7, 9 của Quân Giải phóng cùng quân Khmer Đỏ đánh lui quân chính phủ Lon Nol, giành kiểm soát các tỉnh Đông và Đông Bắc Campuchia để mở rộng căn cứ nối thông với Lào. Việt Nam Dân chủ cộng hòa cũng cung cấp vũ khí, quân trang quân dụng giúp Khmer Đỏ xây dựng nhiều đơn vị quân sự mới. Vùng lãnh thổ do Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Khmer Đỏ kiểm soát tại Campuchia trở thành hậu cứ rộng lớn cho cuộc chiến của Quân Giải phóng tại miền Nam Việt Nam.
Chiến dịch Campuchia đã trở thành một sai lầm lớn về chiến lược của Mỹ. Họ không tiêu diệt được đối phương, mà ngược lại còn tạo điều kiện cho đối phương phát triển. Quân Giải phóng đã có thể thu mua nhu yếu phẩm, thuốc men ngay trên đất Campuchia trang bị cho quân đội của mình một cách hiệu quả mà trước đó nguồn này phải chờ vào chi viện của miền Bắc cách xa hàng ngàn cây số. Địa bàn do họ kiểm soát trở thành hành lang, hậu cứ, điểm xuất phát để trở về chiến đấu ở Nam bộ (B2) kể từ đầu năm 1971.
Việt Nam hóa chiến tranh
Tiến trình Việt Nam hóa chiến tranh ban đầu đã diễn ra tương đối thuận lợi. Quân lực Việt Nam Cộng hòa sau Mậu Thân được trang bị hiện đại đã tỏ ra tự tin hơn và đã nắm thế chủ động trên phần lớn chiến trường miền Nam từ năm 1969 đến tận cuối năm 1971. Nhưng điều đó chưa nói lên điều gì lớn vì Quân Giải phóng trong thời kỳ này vẫn chưa hồi phục sau Mậu Thân và không chủ trương đánh lớn. Cũng có thể Quân Giải phóng hạn chế hoạt động để việc rút quân của Mỹ diễn ra nhanh hơn.
Sự yên tĩnh trên chiến trường tạo điều kiện thuận lợi cho việc rút quân Mỹ mà không gây ra một sự xấu đi trầm trọng nào. Tranh thủ thời gian yên tĩnh, Việt Nam Cộng hòa đổ công sức tiến hành bình định nông thôn. Rút kinh nghiệm từ năm 1968, lãnh đạo Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc chống lại cơ cấu đấu tranh chính trị của quân Giải phóng ở vùng nông thôn. Một chương trình lớn tái thiết nông thôn được thi hành với viện trợ kinh tế lớn của Mỹ. Theo tuyên bố của Mỹ, trong thời kỳ này, chỉ riêng năm 1969, khoảng 6.000 người đã chết và 15.000 người bị thương bởi hoạt động của lực lượng du kích. Trong số những người thiệt mạng có 90 quan chức xã và xã trưởng, 240 quan chức ấp và ấp trưởng, 229 người tản cư và 4.350 thường dân. Với lý do "bảo vệ dân thường chống lại những hoạt động đe dọa và khủng bố của cộng sản", Chiến dịch Phượng hoàng với sự giúp đỡ của CIA, đã được triển khai nhằm tróc rễ các cơ sở bí mật nằm vùng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tính tới năm 1972, Mỹ tuyên bố đã "loại bỏ" 81.740 người ủng hộ quân Giải phóng, trong đó 26.000 tới 41.000 đã bị giết.
Các nỗ lực của chiến dịch Phượng hoàng chủ yếu diễn ra bằng các biện pháp khủng bố, ám sát, thủ tiêu. Các toán nhân viên Phượng hoàng áo đen được tình báo Mỹ huấn luyện và được phái xuống các xóm ấp, họ ở cùng trong dân nghe ngóng thu thập tình báo, bắt các phần tử nghi ngờ là cộng sản hoặc thân cộng sản, tra khảo để phanh ra tổ chức, nếu không khai thác được và vẫn nghi là Cộng sản thì thủ tiêu. Những người cộng sản hoặc thân cộng sản nếu không tiện bắt thì ám sát. Số người bị thủ tiêu lên đến hàng ngàn người. Trong ngắn hạn, các biện pháp này đã có hiệu quả tốt về an ninh, tình hình nông thôn trở nên an toàn hơn rõ rệt cho phía chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên về dài hạn, những vụ xử tử, ám sát dân thường lại khiến chính quyền Việt Nam Cộng hòa càng bị người dân xa lánh, khiến chương trình bình định dần dần bị chặn lại.
Bên cạnh đấu tranh vũ trang, Mặt trận dân tộc Giải phóng còn phát triển phong trào chính trị để chống lại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của đối phương. Mặt trận nhận thức rằng "hòa bình là vấn đề sống còn, là nguyện vọng tha thiết nhất của mọi tầng lớp nhân dân từ thành thị đến nông thôn" nên xem "hòa bình là một khẩu hiệu tiến công cách mạng, gắn liền với những mục tiêu cơ bản trước mắt của cách mạng miền Nam... gắn liền với khẩu hiệu độc lập dân tộc, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính là đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai". Ngoài ra "Hòa bình còn gắn liền với khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ nhằm chống lại mọi chính sách độc tài phát xít, buộc ngụy quyền phải bảo đảm các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân... Hòa bình, độc lập, dân chủ còn gắn liền với khẩu hiệu hòa hợp dân tộc... tập hợp các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình nhằm mở rộng hơn nữa Mặt trận của ta, phân hóa các thế lực phản động, cô lập bọn tay sai ngoan cố nhất, hiếu chiến nhất, đại biểu quyền lực cho giai cấp phong kiến, tư sản mại bản, quan liêu, quân phiệt... Đảng ta nêu cao ngọn cờ cứu nước, ngọn cờ hòa hợp dân tộc là để cô lập Mỹ và tay sai, đoàn kết toàn dân rộng rãi nhất, đánh đuổi bọn cướp nước, trừng trị bọn bán nước, nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hòa hợp dân tộc là một chính sách lớn thể hiện lập trường giai cấp đúng đắn của Đảng ta.". Để thực hiện điều này họ chủ trương "Phải kịp thời tập hợp các phe nhóm tán thành hòa bình, độc lập, dân chủ, hòa hợp dân tộc, hình thành lực lượng thứ ba để phân hóa hơn nữa các thế lực phản động, cô lập và chĩa mũi nhọn vào Thiệu cùng các phần tử thân Mỹ hiếu chiến nhất."
Trong thời kỳ này, viện trợ của Mỹ dồi dào nên đời sống của dân chúng trong các thành phố lớn trở nên tốt hơn và nó làm cho dân nông thôn đổ về thành phố để kiếm sống dễ hơn. Tuy nhiên, viện trợ dồi dào khiến tình trạng tham nhũng trong chính quyền và quân đội lên cao. Trong quân đội rất phổ biến kiểu "lính ma": khai khống quân số đơn vị để sĩ quan lĩnh phần lương dôi ra nhưng thực tế không có quân chiến đấu. Đây là giai đoạn mà nạn tham nhũng hoành hành trong giới lãnh đạo quân đội Việt Nam Cộng hòa với những tai tiếng về buôn lậu, ăn cắp quân nhu và tiền viện trợ quân sự. Sau hàng loạt cuộc điều tra tham nhũng, mà đặc biệt là cuộc điều tra tại Quỹ tiết kiệm Quân đội do tướng Nguyễn Văn Hiếu thực hiện trong 5 tháng và được công bố trên truyền hình ngày 14 tháng 7 năm 1972, hàng loạt sĩ quan, trong đó có 2 tướng lĩnh là Tổng trưởng Quốc phòng Trung tướng Nguyễn Văn Vỹ và Trung tướng Lê Văn Kim cùng với 7 đại tá bị cách chức. Quỹ tiết kiệm Quân đội bị buộc phải giải tán. Vì vụ án này, ông Hiếu đã làm mếch lòng các tướng lĩnh tham nhũng, tổng thống Thiệu cũng ra lệnh hạn chế điều tra khiến ông Hiếu nản lòng và xin chuyển sang công tác chỉ huy tác chiến. Nhiều người cũng cho rằng đây là lý do cái chết bí ẩn của tướng Hiếu vào tháng 4 năm 1975.
Những điều trên đã gây ảnh hưởng lớn đến sức chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bị nhiều người chỉ trích vì không thể kiểm soát nổi tình trạng tham nhũng và lạm quyền kinh tế. Tình trạng tham nhũng trong quân đội phổ biến đến nỗi các sĩ quan, binh lính còn đem cả quân trang quân dụng, vũ khí và lương thực bán cho Quân Giải phóng và thậm chí "tặng" luôn cả xe tải cho "đối tác" sau mỗi lần giao dịch.
Một vấn đề lớn nữa của Việt Nam hóa chiến tranh là khi Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhất nhất theo các tiêu chuẩn Mỹ thì họ cũng quen kiểu đánh nhau tốn tiền như quân Mỹ và sức chiến đấu của quân đội phụ thuộc lớn vào viện trợ của Mỹ. Viện trợ mà giảm thì ảnh hưởng rõ rệt đến sức chiến đấu của quân đội, điều này góp phần giải thích tại sao quân đội này mau chóng sụp đổ trong năm cuối cùng của cuộc chiến.
Chiến dịch Lam Sơn 719
Sau khi quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa thất bại trong việc đánh phá căn cứ của Quân Giải phóng tại biên giới Việt Nam - Campuchia, tiếp tế từ miền Bắc đã nối thông từ Lào đến Đông Bắc Campuchia và đổ vào các khu căn cứ Tây Ninh. Do đó, nếu không tiêu diệt được đầu não Quân Giải phóng đã ở sâu trong nội địa Campuchia thì phải tìm cách cắt tiếp tế từ Lào. Tháng 2 năm 1971, 21.000 binh lính Quân lực Việt Nam Cộng hòa, dưới sự yểm trợ của 10.000 lính Mỹ và không quân Mỹ, tiến hành chiến dịch Lam Sơn 719: đánh từ căn cứ Khe Sanh, Quảng Trị cắt ngang sang Hạ Lào nhằm phá hủy hệ thống kho tàng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Cuộc hành quân này ngay từ đầu đã mang tính phiêu lưu, phô trương chính trị và cuối cùng đã thất bại vì những lý do sau:
Cuộc hành quân không bảo đảm tính bất ngờ. Quân Giải phóng đã dự đoán và chuẩn bị đón đánh từ trước.
Các căn cứ của Quân Giải phóng là những nơi họ đã lâu năm thông thuộc địa bàn và có bố phòng rất kỹ lưỡng. Ngay quân đội Mỹ với sức mạnh tổng lực, ném bom đánh phá khốc liệt suốt nhiều năm vẫn không thể làm gì nổi. Trong thời kỳ tìm-diệt, các chiến dịch Attleboro và Junction City đều đã thất bại do đưa quân sa vào thế trận đã bày sẵn. Hơn nữa vùng Hạ Lào là nơi tập trung rất nhiều binh lực hiện đại của Quân Giải phóng, còn mạnh hơn rất nhiều so với các khu căn cứ khác mà quân Việt Nam Cộng hòa chưa có đủ sức mạnh, kinh nghiệm và bản lĩnh để đương đầu.
Khi hoạch định kế hoạch người ta chú ý nhiều đến khía cạnh phô trương sức mạnh của quân Việt Nam Cộng hòa đánh được vào "đất thánh Cộng sản" chứ ý nghĩa quân sự thì ít. ("Chỉ cốt sao đến được Sê Pôn rồi về" – dẫn lời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.) Chính vì để phô trương nên khi gặp khó khăn rất lớn vẫn không chấm dứt chiến dịch mà cố gắng tiến nhọc nhằn đến Sê Pôn, rồi phải cố sức mở đường máu với thiệt hại lớn mới về thoát dù chỉ là vài chục km cách biên giới.
Sự phối hợp của quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng hòa không tốt. Không quân Mỹ chỉ ném bom B-52 dọn đường theo yêu cầu, còn nhiệm vụ phối hợp hỏa lực chiến thuật cho bộ binh tác chiến thì thực hiện không hiệu quả.
Lực lượng máy bay trực thăng của Mỹ bị lọt vào khu vực dày đặc vũ khí phòng không đã chờ sẵn của đường mòn Hồ Chí Minh nên bị thiệt hại quá nặng, không thể hoàn thành nhiệm vụ yểm trợ cho bộ binh.
Kết quả cuộc hành quân bị thiệt hại nặng nề, hơn nữa các lực lượng bị tiêu diệt là các đơn vị dự bị chiến lược tốt nhất của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Cuộc hành quân còn thất bại ở chỗ tuy có phá được một số kho tàng hậu cần nhưng về cơ bản đã không làm hại gì được cho hệ thống tiếp tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho Quân Giải phóng miền Nam. Tướng Đồng Sĩ Nguyên, Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn, nhận định quân lực Việt Nam Cộng hòa đã đánh vào điểm mạnh nhất của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tại miền Nam. Theo tướng Alexander Haig, lãnh đạo Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, đó là một thảm họa do đánh giá sai lầm đối phương. Vào thời điểm đó quá trình Việt Nam hóa chiến tranh đang diễn ra thuận lợi nên người Mỹ ép Quân lực Việt Nam Cộng hòa phải ra trận để cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh mà thiếu sự yểm trợ không quân của Mỹ. Người Mỹ "đã ném Quân lực Việt Nam Cộng hòa xuống nước lạnh và họ đã chết chìm ở đó". Đáng lẽ phải khắc phục sai lầm thì người Mỹ tiếp tục rút quân do sức ép chính trị mà Tổng thống Nixon chịu đựng quá lớn.
Sau các cuộc hành quân bất thành của đối phương đánh vào Campuchia và Hạ Lào, đến đầu năm 1972, Quân Giải phóng đã chuẩn bị xong lực lượng để tung ra một đợt tổng tiến công có quy mô lớn.
Chiến dịch Xuân-Hè 1972
Tháng 3 năm 1972 quân Giải phóng đã tung ra một cuộc tổng tiến công và nổi dậy chiến lược mùa xuân năm 1972. Đây là đòn đánh để kết hợp với nỗ lực ngoại giao, nhằm làm thoái chí Mỹ, buộc họ rút hẳn ra khỏi cuộc chiến. Tuy rằng tên và kế hoạch như vậy nhưng rút kinh nghiệm từ năm 1968, quân du kích và cán bộ nằm vùng sẽ không "nổi dậy" tại vùng địch hậu mà chỉ đóng vai trò chỉ đường và tải đạn, họ sẽ chỉ ra mặt tại những nơi chủ lực Quân Giải phóng đã kiểm soát vững chắc. Điều đó cho thấy các nỗ lực bình định của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa trong thời gian 1969-1971 đã có những hiệu quả nhất định.
Đây là cuộc tiến công chiến lược gồm các chiến dịch tiến công quy mô lớn, hiệp đồng binh chủng, tiến công sâu vào hệ thống phòng ngự của Việt Nam Cộng hòa trên ba hướng chiến lược quan trọng: Trị Thiên, Bắc Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ. Trong suốt quá trình diễn ra cuộc chiến tranh, chưa bao giờ quân Giải phóng lại phát động một cuộc tiến công ồ ạt dưới sự hỗ trợ của các lực lượng được trang bị tốt đến như vậy, cuộc tiến công này mạnh hơn bất cứ những gì mà Việt Nam Cộng hòa có thể tập trung lại được vào mùa xuân năm 1972.
Cuộc tấn công năm 1972 của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã không nhận được sự ủng hộ từ 2 đồng minh chủ chốt là Trung Quốc và Liên Xô do 2 quốc gia chỉ mong muốn kết thúc nhanh 1 thỏa ước hòa bình với Mỹ và Việt Nam Cộng hòa tại Paris. Liên Xô đã cắt giảm viện trợ, còn Trung Quốc thì thậm chí còn gây sức ép lên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam để buộc họ ngừng chiến đấu. Tuy thế các lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vẫn quyết tâm khởi động một chiến dịch quy mô nhằm đánh bại triệt để Việt Nam hóa chiến tranh, giành lợi thế trên bàn đàm phán ở Paris.
Trong 2 tháng đầu, quân Giải phóng liên tiếp chọc thủng cả ba tuyến phòng ngự, tiêu diệt hoặc làm tan rã nhiều sinh lực đối phương, gây kinh ngạc cho cả Mỹ lẫn Việt Nam Cộng hòa. Mỹ phải gấp rút điều động lực lượng không quân và hải quân tới chi viện để ngăn đà tiến của quân Giải phóng, đồng thời viện trợ khẩn cấp nhiều vũ khí cho Việt Nam Cộng hòa để bổ sung cho thiệt hại trước đó.
Tại Bắc Tây Nguyên, sau các thắng lợi ban đầu của Quân Giải phóng tại trận Đắc Tô - Tân Cảnh, chiến sự mau chóng êm dịu trở lại sau khi đội quân này bị chặn lại trong Trận Kon Tum.
Tại Đông Nam Bộ, ở tỉnh Bình Long sau khi thắng lợi tại trận Lộc Ninh, Quân Giải phóng tiến công theo đường 13 để giành quyền kiểm soát thị xã An Lộc trong trận An Lộc, dùng xe tăng và pháo binh tấn công dữ dội. Quân lực Việt Nam Cộng hòa quyết tâm cố thủ thị xã và đưa quân lên ứng cứu. Không quân Mỹ dùng B-52 đánh phá ác liệt các khu vực tập kết của Quân Giải phóng và gây thiệt hại lớn. Chiến trận xảy ra rất dữ dội tại thị xã, thương vong của hai bên và của dân chúng rất cao. Cuối cùng, Quân Giải phóng không thể lấy nổi thị xã phải rút đi và sau 3 tháng chiến sự đi vào ổn định. Lần đầu tiên tại vùng Đông Nam Bộ, xe tăng T-54 và PT-76 của Quân Giải phóng đã xuất hiện, cho thấy hệ thống tiếp tế của Quân Giải phóng đã hoàn chỉnh vì đã có thể đưa được xe tăng vào đến tận chiến trường phía nam.
Chiến trường chính của năm 1972 là tại tỉnh Quảng Trị. Tại đây có tập đoàn phòng ngự dày đặc của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, nơi tuyến đầu giáp với miền Bắc. Cuộc tiến công của Quân Giải phóng tại Quảng Trị đã thành công to lớn, 40.000 quân Việt Nam Cộng hòa phòng ngự tại đây đã hoảng loạn và tan vỡ, thậm chí Trung đoàn 56 của Sư đoàn 3 đã đầu hàng mà không chiến đấu. Chỉ sau một tháng và qua 2 đợt tấn công, Quân Giải phóng đã giành quyền kiểm soát toàn bộ tỉnh Quảng Trị, uy hiếp tỉnh Thừa Thiên và thành phố Huế.
Đến lúc đó, việc giữ vững vùng mới giành được quyền kiểm soát và tái chiếm vùng đã mất tại Quảng Trị đã thành vấn đề chính trị thể hiện ý chí và bản lĩnh của cả hai bên và là thế mạnh để đàm phán tại Hội nghị Paris. Mỹ để tỏ rõ ý chí của mình bằng cách từ ngày 16 tháng 4 năm 1972 ném bom trở lại miền Bắc với cường độ rất ác liệt: dùng máy bay B-52 rải thảm bom xuống Hải Phòng, đem hải quân thả thủy lôi phong tỏa các hải cảng tại miền Bắc Việt Nam.
Tại chiến trường Quảng Trị, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đem hết quân dự bị ra quyết tái chiếm thị xã Quảng Trị với sự hỗ trợ tối đa bằng máy bay B-52 của Mỹ. Quân Giải phóng quyết tâm giữ vững khu vực thành cổ Quảng Trị của thị xã. Chiến sự cực kỳ ác liệt, thương vong hai bên rất lớn để tranh chấp một mẩu đất rất nhỏ không dân đã bị tàn phá hoàn toàn. Sau gần 3 tháng đánh nhau quyết liệt, Quân Giải phóng không giữ nổi và Quân lực Việt Nam Cộng hòa chiếm được thành cổ và thị xã Quảng Trị. Nhưng, dù có hỗ trợ của không quân Mỹ, Việt Nam Cộng hòa không thể tái chiếm thị xã Đông Hà và các vùng đã mất khác.
Sau chiến dịch, Quân Giải phóng nắm giữ thêm 10% lãnh thổ miền Nam, có thêm các bàn đạp quân sự và thị xã quan trọng Lộc Ninh đã trở thành thủ đô mới của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam. Đến cuối năm 1972, chiến trường đi đến bình ổn vì hai bên đã kiệt sức không thể phát triển chiến sự được nữa.
Mặc dù chiến dịch không đem đến lợi thế rõ rệt về quân sự nhưng đã làm xã hội Mỹ quá mệt mỏi. Dư luận Mỹ và thế giới thúc ép chính quyền phải đạt được một nền hòa bình bằng thương lượng theo đúng cam kết giải quyết chiến tranh trong nhiệm kỳ tổng thống của họ. Đến cuối năm 1972, Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa-Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã đạt được thỏa hiệp cơ bản những ý chính của Hiệp định Paris và đầu năm 1973, Mỹ rút hẳn quân viễn chinh khỏi cuộc chiến, chỉ để lại cố vấn quân sự.
Vừa đánh vừa đàm
Việc đàm phán giữa Mỹ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là việc phải xảy ra khi chẳng ai dứt điểm được ai bằng quân sự. Sau Mậu Thân, các bên đã ngồi vào thương lượng cho tương lai chiến tranh Việt Nam. Việc thương lượng đã diễn ra rất phức tạp vì, một mặt, các bên chưa thật sự thấy cần nhượng bộ và mặt khác, Liên Xô và Trung Quốc muốn can thiệp vào đàm phán – đặc biệt là Trung Quốc. Nước này không muốn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tự đàm phán mà muốn thông qua Trung Quốc giống như hiệp định Geneva năm 1955. Nhưng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cự tuyệt dù bị áp lực bởi hai đồng minh.
Hội đàm được chọn tại Paris kéo dài từ tháng 5 năm 1968 đến tháng 1 năm 1973. Ban đầu chỉ có Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ; sau mở rộng ra thành hội nghị bốn bên, thêm Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Về mặt công khai có 4 bên tham gia đàm phán, nhưng thực chất chỉ có 2 bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ tiến hành đàm phán bí mật với nhau để giải quyết các bất đồng giữa hai bên..
Khi một bên đang thắng thế trên chiến trường thì đàm phán thường bế tắc và điều đó đúng với Hội nghị Paris suốt thời kỳ từ năm 1968 đến năm 1972. Các bên dùng hội nghị như diễn đàn đấu tranh chính trị. Trong suốt quá trình hội nghị các cuộc họp chính thức chỉ mang tính tố cáo nhau, tranh luận vài điều mà không thể giải quyết được rồi kết thúc mà không đi vào thực chất. Chỉ có các cuộc tiếp xúc bí mật của Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Tiến sĩ Henry Kissinger, cố vấn của tổng thống Mỹ, là đi vào thảo luận thực chất nhưng không đi được đến thỏa hiệp.
Mục đích của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi tham gia đàm phán là buộc Mỹ rút quân về nước và buộc chính phủ Việt Nam Cộng hòa dù do bất kỳ ai lãnh đạo cũng phải giải tán vì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho rằng chính phủ Việt Nam Cộng hòa không muốn độc lập và hòa bình mà chỉ muốn nắm quyền vì lợi ích của họ. Phía Mỹ cho rằng phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa làm ra vẻ muốn thành lập chính quyền liên hiệp nhưng thực tế chẳng khác nào ép Mỹ phải làm mọi cách khiến lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa từ chức rồi để cho những người này đám phán với người cộng sản và kết quả là một liên minh mà người cộng sản nắm toàn quyền.
Đến giữa năm 1972, khi Chiến dịch Nguyễn Huệ đã kết thúc và Mỹ đã quá mệt mỏi bởi chiến tranh kéo dài và thực sự muốn đi đến kết thúc, thì đàm phán mới đi vào thực chất thỏa hiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, từ sau thất bại trong Chiến dịch Lam Sơn 719, Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã hiểu rằng Việt Nam hóa chiến tranh chính thức thất bại, lợi thế trên bàn đàm phán bắt đầu nghiêng về liên minh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa-Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Mỹ bắt đầu hạ giọng và sẵn sàng hợp tác với đối phương.
Lập trường ban đầu của Mỹ: quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam phải đồng thời với việc rút Quân đội Nhân dân Việt Nam khỏi miền Nam Việt Nam. Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu có quyền tồn tại trong giải pháp hòa bình. Tổng tuyển cử trước, ngừng bắn sau.
Lập trường ban đầu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam: quân đội Mỹ phải rút khỏi Việt Nam, không đả động tới sự có mặt tại miền Nam của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chính phủ Nguyễn Văn Thiệu không được tồn tại trong giải pháp hòa bình. Thành lập Chính phủ liên hiệp tại miền Nam thông qua Tổng tuyển cử. Ngừng bắn trước, Tổng tuyển cử sau.
Trong đó, vấn đề quy chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam và thứ tự ngừng bắn-tổng tuyển cử là điểm mâu thuẫn chính giữa các bên. Cuối năm 1972 chính phủ Mỹ, dưới áp lực dư luận và việc Trận Thành cổ Quảng Trị kéo dài hơn dự kiến, chính quyền Mỹ đã nhận ra họ không thể khuất phục đối phương bằng vũ lực cũng như không đủ nguồn lực để duy trì chiến tranh nên buộc phải chấp nhận xuống thang trên bàn đàm phán. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng thỏa hiệp về quy chế của chính quyền của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Hai bên đi đến thỏa hiệp chung: Quân Mỹ và các đồng minh nước ngoài rút khỏi Việt Nam chấm dứt mọi can thiệp quân sự vào vấn đề Việt Nam; không đả động tới việc có hay không Quân đội Nhân dân Việt Nam ở chiến trường Nam Việt Nam; và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu được phép tồn tại như một chính phủ có liên quan đến giải pháp hòa bình.
Sau khi văn kiện hiệp định đã được ký tắt, Henry Kissinger đi Sài Gòn để thông báo cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu văn bản đã đạt được. Phía Việt Nam Cộng hòa phản đối dự thảo này và tuyên bố sẽ không ký kết hiệp định như dự thảo. Sau đó, chính phủ Mỹ tuyên bố chưa thể ký được hiệp định và đòi thay đổi lại nội dung chính liên quan đến vấn đề cốt lõi: quy chế về Quân đội Nhân dân Việt Nam. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bác bỏ sửa đổi của Mỹ. Mỹ tiến hành ném bom lại miền Bắc Việt Nam để buộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam chấp nhận ký theo phương án Mỹ đề nghị.
Chiến dịch Linebacker II
Đồng thời với việc ném bom miền Bắc Việt Nam, tổng thống Mỹ Nixon thăm Liên Xô và Trung Quốc. Cả Liên Xô và Trung Quốc đều lo sợ Mỹ liên minh với bên này hoặc bên kia vì thế họ muốn giải quyết dứt điểm vấn đề Việt Nam. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ trích việc Liên Xô và Trung Quốc gặp Tổng thống Mỹ.
Tháng 12 năm 1972, Mỹ mở Chiến dịch Linebacker II cho máy bay ném bom chiến lược B-52 ném bom rải thảm Hà Nội, Hải Phòng và các mục tiêu khác ở miền Bắc Việt Nam trong 12 ngày (18 tháng 12 đến 30 tháng 12). Không khuất phục được Hà Nội, lực lượng không quân bị thiệt hại nặng nề và nhất là bị dư luận quốc tế và trong nước phản đối mạnh mẽ, chính phủ Mỹ buộc phải chấm dứt ném bom quay lại đàm phán và đồng ý ký kết Hiệp định Paris theo phương án đã ký tắt, dù có một vài sửa đổi nhỏ có tính kỹ thuật. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa không tán thành hiệp định nhưng vì áp lực nếu không chấp nhận thì Mỹ sẽ đơn phương ký với Hà Nội và cắt đứt viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa nên nhà nước này phải chấp nhận ký.
Trong chiến dịch này, Mỹ đã huy động cả không quân chiến lược với gần 200 chiếc máy bay B-52 (chiếm một nửa số B-52 của cả nước Mỹ) để ném bom rải thảm xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên trong 12 ngày đêm. Về lý do quân sự, chính trị thì cuộc ném bom này không cần thiết và có hại vì khi đó Mỹ đã quyết tâm rút khỏi chiến tranh. Mỹ biết rất rõ rằng chỉ bằng một cuộc ném bom dù ác liệt đến đâu Mỹ không thể nào bắt Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhượng bộ một vấn đề cốt lõi mà vì nó họ đã chiến đấu gần 20 năm. Nó chỉ làm dư luận Mỹ và thế giới thêm bất bình với chính phủ Mỹ. Đây chỉ là cách để Mỹ thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đối với đồng minh (không chỉ đối với Việt Nam Cộng hòa mà còn cả các đồng minh khác nữa). Khi dự thảo hiệp định đã được ký tắt với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã phản đối kịch liệt và không chấp nhận, Mỹ quyết định dùng bước này để chứng tỏ họ đã cố gắng đến mức cuối cùng cho quyền lợi của Việt Nam Cộng hòa rồi.
Mục tiêu mà Mỹ đặt ra trong chiến dịch Linebacker II là duy trì nỗ lực tối đa để phá hủy tất cả các tổ hợp mục tiêu chính ở khu vực Hà Nội và Hải Phòng, trong đó phá hủy đến mức tối đa những mục tiêu quân sự chọn lọc tại vùng lân cận của Hà Nội/Hải Phòng. Linebacker II cũng loại bỏ các rất nhiều các hạn chế trong các chiến dịch trước đó ở miền Bắc Việt Nam, ngoại trừ cố gắng để "giảm thiểu nguy hiểm cho dân thường tới mức có thể cho phép mà không ảnh hưởng hiệu quả" và "tránh các khu giam giữ tù binh, bệnh viện và khu vực tôn giáo".
Theo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mỹ đã dùng một biện pháp rất cực đoan, tàn bạo mà các chuẩn mực chiến tranh thông thường không cho phép: dùng máy bay B-52 rải thảm bom hủy diệt vào một loạt các khu vực dân cư của các thành phố lớn để đánh vào ý chí của dân chúng và đã gây ra thương vong lớn cho dân thường. Mỹ đã dùng máy bay B-52 tiến hành ném bom rải thảm vào các mục tiêu như sân bay Kép, Phúc Yên, Hòa Lạc, hệ thống đường sắt, nhà kho, nhà máy điện Thái Nguyên, trạm trung chuyển đường sắt Bắc Giang, kho xăng dầu tại Hà Nội... Ở Hà Nội, tại phố Khâm Thiên bom trải thảm đã phá sập cả dãy phố và sát hại hàng trăm dân thường. Tại bệnh viện Bạch Mai, nhiều tòa nhà quan trọng đã bị phá hủy, cùng với các bệnh nhân và bác sĩ, y tá bên trong. Chiến dịch này đã phá hoại nặng nề nhiều cơ sở vật chất, kinh tế, giao thông, công nghiệp và quân sự của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng đã không làm thay đổi được lập trường của Hà Nội.
Về mặt quân sự, Mỹ đã đánh giá thấp lực lượng phòng không của đối phương. Không lực Mỹ quá tin tưởng vào các biện pháp kỹ thuật gây nhiễu điện tử để vô hiệu hóa radar và tên lửa phòng không của đối phương. Để đáp lại, các lực lượng tên lửa phòng không của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã giải quyết vấn đề bằng những biện pháp chiến thuật sáng tạo và hợp lý, họ đã bắn các máy bay B-52 theo các chiến thuật mới và đã thành công vượt xa mức trông đợi, hàng chục chiếc pháo đài bay B-52 đã bị bắn hạ. Cũng trong chiến dịch này, lần đầu pháo đài bay B-52 bị hạ bởi một máy bay tiêm kích, do Phạm Tuân điều khiển. Sách báo Việt Nam gọi chiến dịch này là Điện Biên Phủ trên không, như một cách nêu bật thắng lợi của lực lượng phòng không Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong chiến dịch.
Dưới áp lực của dư luận thế giới và trong nước, thất bại trong việc buộc Hà Nội nhượng bộ, Tổng thống Nixon ra lệnh chấm dứt ném bom vào ngày 30 tháng 12 năm 1972 và hội đàm lại để ký kết hiệp định. Hiệp định Paris có phương án cuối cùng về cơ bản không khác mấy so với dự thảo mà Mỹ trước đó đã từ chối ký, cũng có nghĩa rằng mục tiêu chiến lược của Chiến dịch Linebacker II đã thất bại. Chiến dịch Linebacker II cũng là chiến dịch quân sự cuối cùng của quân đội Mỹ tại Việt Nam.
Hiệp định Paris
Sau những nỗ lực ngoại giao thất bại giữa Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đầu năm 1968, tổng thống Pháp De Gaulle cho rằng Mỹ sẽ thất bại tại Đông Dương như Pháp và người Pháp phải có trách nhiệm đạo đức đối với cuộc chiến mà Mỹ kế thừa từ Pháp. Thông qua giáo sư Andre Roussel, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Pháp-Việt, Pháp đề nghị các lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đàm phán với Mỹ và Việt Nam Cộng hòa để tìm một giải pháp chính trị cho cuộc chiến. Ngay sau đó, cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân diễn ra khiến chính quyền Johnson phải ngừng ném bom và đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 31/3/1968, Johnson tuyên bố đơn phương chấm dứt ném bom một phần miền Bắc và đồng ý mở cuộc đàm phán giữa các bên ở Việt Nam và phía Mỹ. Ông cũng tuyên bố mình sẽ không ra ứng cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm 1968. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng đồng ý đàm phán. Tổng thống De Gaulle cử một phái viên đến Sài Gòn vào trung tuần tháng 4/1968 đề nghị Việt Nam Cộng hòa ngồi vào bàn đàm phán. Việt Nam Cộng hòa đồng ý đàm phán. Các bên thống nhất chọn Paris làm địa điểm đàm phán. Hội nghị Paris chính thức khai mạc vào ngày 3/5/1968.
Ngoại trưởng Xuân Thủy, Trưởng Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris về Việt Nam tuyên bố:
Ngày 20 tháng 9 năm 1969, Trưởng đoàn đàm phán của Cộng hòa miền Nam Việt Nam (giai đoạn 1968-1970) tại Hội nghị Paris về Việt Nam Trần Bửu Kiếm tuyên bố:
Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, được coi là một thắng lợi quan trọng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Ngày 29 tháng 3 năm 1973 quân nhân Mỹ cuối cùng rời Việt Nam, chấm dứt mọi sự can thiệp quân sự của Mỹ đối với vấn đề Việt Nam. Từ nay chỉ còn quân đội Việt Nam Cộng hòa đơn độc chống lại Quân Giải phóng đang ngày càng mạnh.
Hiệp định Paris là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Mỹ, Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973. Theo các nội dung chính như sau:
Các quân đội nước ngoài phải rút khỏi Việt Nam. Quân đội Nhân dân Việt Nam, Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Quân Giải phóng miền Nam đóng nguyên tại chỗ và ngừng bắn tại chỗ.
Miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. Các bên tạo điều kiện cho dân chúng sinh sống đi lại tự do giữa hai vùng.
Thành lập Hội đồng Quốc gia Hòa giải và Hòa hợp Dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau, thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ, tổ chức tuyển cử thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc của miền Nam Việt Nam và tiến tới thống nhất hai miền.
Ngoài ra còn nhiều các điều khoản khác như lập ủy ban kiểm soát và giám sát và phái đoàn quân sự liên hợp bốn bên, điều khoản Mỹ đóng góp tài chính tái thiết sau chiến tranh, điều khoản Mỹ gỡ mìn đã phong tỏa các hải cảng ở miền Bắc Việt Nam, điều khoản trao trả tù binh...
Giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền không được coi là biên giới quốc gia
Mặt khác, Hiệp định Paris là hiệp định được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa-Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Mỹ soạn thảo dựa trên cơ sở Tuyên bố 10 điểm ngày 08-05-1969 của phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam để đảm bảo cho việc Mỹ rút quân khỏi Việt Nam là mục đích trước mắt, trước khi buộc Việt Nam Cộng hòa phải đầu hàng là mục tiêu lâu dài. Đối với Mỹ, đây là cách họ ra khỏi cuộc chiến mệt mỏi này một cách chính đáng và không bị mất mặt. Đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng thì hiệp định này là bước thứ nhất (và là quan trọng nhất) trong hai bước (Bước 1 là "Mỹ cút", bước 2 là "ngụy nhào") để đi đến thắng lợi cuối cùng. Đối với Việt Nam Cộng hòa thì hiệp định này là một tai ương lớn đối với chính phủ này và đặt sự tồn tại của Việt Nam Cộng hòa trước một nguy hiểm trong một tương lai gần.
Để trấn an Việt Nam Cộng hòa, Tổng thống Nixon đã hứa riêng với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là trong trường hợp quân Giải phóng phát động chiến tranh tiêu diệt Việt Nam Cộng hòa, Mỹ sẽ phản ứng một cách thích hợp để bảo đảm an ninh cho Việt Nam Cộng hòa. Lời hứa này về sau không có giá trị thực tiễn vì sau đó Quốc hội Mỹ đã ra nghị quyết không cho phép Tổng thống đưa lực lượng vũ trang trở lại Đông Dương mà không được phép của Quốc hội và quy định khuôn khổ viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa. Với các áp đặt như vậy thì dù không có sự kiện Watergate, dù Tổng thống Nixon có tại vị thì cũng không thể giữ lời hứa một cách hữu hiệu được. Đối với người Mỹ, họ thực sự muốn thoát khỏi cuộc chiến, quên nó đi và mở sang một trang sử mới.
Trong bản ghi âm được giải mật sau này về cuộc trao đổi giữa Tổng thống Mỹ Richard Nixon và ngoại trưởng Henry Kissinger, Nixon nói rõ việc ông đã quyết định sẽ bỏ mặc "đứa con" Việt Nam Cộng hòa để có thể thoát khỏi cuộc chiến ở Việt Nam
Henry Kissinger: Tôi nghĩ Thiệu nói đúng đấy. Hiệp định đó (Hiệp định Paris) sẽ đẩy Việt Nam Cộng hòa vào thế nguy hiểm
Richard Nixon: Nó (Việt Nam Cộng hòa) phải tự chống đỡ thôi... Nếu nó chết thì cứ để nó chết. Nó lớn rồi, chúng ta không thể cứ cho nó bú mớm mãi được
Đối với vấn đề thành lập các lực lượng chính trị liên hiệp, ông Nguyễn Khắc Huỳnh, nguyên thành viên đoàn đàm phán Hiệp định Paris, giải thích "Lúc đầu đàm phán Paris, tư tưởng của ta là giành thắng lợi, buộc Mỹ rút, lập chính phủ liên hiệp và sau đó chính phủ sẽ đoàn kết toàn dân... Lúc đó chưa có khái niệm hòa hợp dân tộc. Lúc đầu mình tính chính phủ liên hiệp nhưng sau sự kiện Mậu Thân 1968 và sau đó năm 1972, ta không có những thắng lợi quyết định... Năm 1972 ta mới đề ra đường lối tìm cách mở đường cho Mỹ rút. Ta mới đưa ra khẩu hiệu là "Mỹ rút, Sài Gòn còn, miền Nam giữ nguyên trạng". Để liên kết các lực lượng miền Nam thì đặt ra vấn đề hòa hợp dân tộc. Vấn đề ấy được đặt ra trong lúc ta tính tới phương án giữ nguyên trạng miền Nam. Vì vậy ta đưa vào dự thảo Hiệp định và bàn kỹ vấn đề hòa hợp dân tộc. Lúc đầu ta gọi là chính phủ liên hiệp ba thành phần. Chính phủ Mỹ không chấp nhận được vì chính phủ mới có nghĩa là thủ tiêu Sài Gòn. Ta mới hạ thấp xuống là "một chính quyền hòa hợp dân tộc", gần với lập trường của Mỹ. Mỹ đề xuất một "body" - một tổ chức để tổng tuyển cử. Mỹ dùng chữ "body" thì mình cũng dịu bớt đi, đề xuất là trong lúc chính quyền hai bên tồn tại, thực hiện hòa hợp, hòa giải dân tộc để tiến tới tổ chức tổng tuyển cử thành lập chính quyền (đưa thêm khái niệm hòa giải, vì là hai kẻ địch). Nhưng Mỹ không chấp nhận chữ "chính quyền". Chữ "chính quyền" có gì đó mang ý nghĩa thủ tiêu Sài Gòn. Vì thắng lợi của mình năm 1972 cũng có mức độ thôi, chưa thể lấn át Mỹ được, nên ta lấy yêu cầu Mỹ rút là chính. Mỹ nhận rút và quân miền Nam ở lại là đạt yêu cầu cao nhất rồi, ta mới chấp nhận thành lập một hội đồng quốc gia hòa giải, hòa hợp dân tộc. Hiệp định có điều khoản thành lập một hội đồng quốc gia hòa giải hòa hợp dân tộc để tổ chức tổng tuyển cử và đôn đốc thi hành Hiệp định. Lúc đó hình thành khái niệm hòa giải hòa hợp dân tộc... Dù lập chính phủ hai thành phần, ba thành phần hay giữ nguyên trạng thì cũng vẫn phải có hòa giải, hòa hợp. Không có cách nào khác. Không có bên nào thắng bên nào. Thực tế miền Nam có ba lực lượng, hai chính quyền thì phải giải quyết với nhau như vậy. Nhờ những sách lược mềm dẻo của ta, mà trong đó có việc tạm gác vấn đề xóa Sài Gòn, thực hiện một hình thức hòa giải, hòa hợp dân tộc mà tổ chức ấy chỉ là hội đồng thôi chứ không phải chính quyền, chính phủ gì nên Mỹ chấp nhận."
Để hoàn thành nốt các điều khoản trong Hiệp định Paris liên quan đến Tổng tuyển cử, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiến hành cuộc Tổng tuyển cử năm 1976 để thống nhất thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Sau này, các tài liệu vừa giải mật cho thấy chính hai ông Nixon và Kissinger đều đã tin tưởng rằng ngay cả một lực lượng quân sự lớn mạnh hơn những gì Mỹ đã điều động, thì cũng không có khả năng thắng được cuộc chiến Việt Nam.
Giai đoạn 1973–1975
Đây là giai đoạn kết thúc chiến tranh vì với sự ra đi của quân viễn chinh Mỹ cùng với việc Mỹ từng bước cắt giảm viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng hòa thì kết cục cho Chiến tranh Việt Nam đã rõ ràng. Mỹ chưa hẳn đã rút khỏi cuộc chiến, họ vẫn tiếp tục duy trì viện trợ và cố vấn quân sự, nhưng việc quân Mỹ trực tiếp tham chiến sẽ không còn nữa. Tuy nhiên, viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa trong tài khóa 1974-1975 dù được Tổng thống Nixon đề xuất 1 tỷ đôla nhưng khi đưa ra Quốc hội Mỹ xét duyệt, khoản viện trợ này bị cắt giảm chỉ còn 700 triệu. Quốc hội Mỹ còn đưa ra điều kiện Việt Nam Cộng hòa không được dùng Quỹ đối giá (số tiền thu được khi tiền Viện Trợ Nhập Cảng (CIP) được đổi ra tiền Việt Nam từng bù cho 75% khoản ngân sách bị thiếu hụt trước kia) chi cho ngân sách Quốc phòng.
Sau khi quân đội Mỹ rút hết vào cuối tháng 3 năm 1973, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiếp tục các hoạt động vận động chính trị nhằm khiến Việt Nam Cộng hòa tuân thủ Hiệp định, ngừng bắn trước khi tổ chức Tổng tuyển cử. Tuy nhiên, phía Việt Nam Cộng hòa không có thiện chí thực thi Hiệp định, liên tục có các hoạt động vũ trang nhằm chiếm đất lấn dân. Tới tháng 10 năm 1973, sau khi nhận thấy các nỗ lực chính trị không có hiệu quả Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam chuyển sang chiến lược kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, sẵn sàng đáp trả các hoạt động vi phạm Hiệp định của Việt Nam Cộng hòa.
Từ cuối năm 1974, tương quan lực lượng bắt đầu nghiêng hẳn về phía Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhận thấy tương quan lực lượng có sự thay đổi theo hướng có lợi cho mình, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 nhằm buộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập chính phủ liên hiệp 3 thành phần. Tuy nhiên, tới cuối Chiến dịch Hồ Chí Minh, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quyết định chuyển mục tiêu sang buộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa đầu hàng để tránh đổ máu không cần thiết.
Hiệp định Paris bị vi phạm
Về nguyên tắc thì các bên ký kết phải thừa nhận miền Nam Việt Nam tạm thời có hai chính quyền (tuy nhiên không có định nghĩa về hai chính quyền đó), nhưng sẽ nhanh chóng được thay thế bằng một chính quyền mới. Số quân Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trên chiến trường lúc đó, số quân của họ trên đường mòn Hồ Chí Minh, số vũ khí họ mang vào và mang ra là những dữ liệu không thể kiểm chứng được nhưng theo số liệu cung cấp của Mỹ là 219.000 người (thấp hơn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa với 920.000 người). Lượng viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội Chủ nghĩa khác viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn có thể kiểm soát tại các cửa khẩu trên bộ, cảng hàng không và cảng biển (Trong hiệp định không cấm nước ngoài viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà chỉ cấm cung cấp vũ khí cho các bên ở miền Nam Việt Nam). Tương tự, vũ khí Mỹ vào Việt Nam qua các cảng và cầu hàng không cũng dễ dàng được quản lý. Tuy vậy việc Mỹ tiếp tục cung cấp vũ khí và 23.000 cố vấn quân sự cho Việt Nam Cộng hòa là một sự vi phạm các điều khoản liên quan tới việc cấm Mỹ can dự vào miền Nam Việt Nam trong Hiệp định Paris và khiến cho phía Việt Nam Cộng hòa có thêm động lực để tiến hành các hoạt động quân sự chống lại Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Bên cạnh đó, điều khoản về ngăn cấm các bên lập căn cứ quân sự trên đất Lào trung lập là nhượng bộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng phía Vương quốc Lào lại vi phạm lệnh ngừng bắn trong Hiệp ước Viêng Chăn, tạo điều kiện để Pathet Lào tương trợ lẫn nhau với Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tại Campuchia, điều tương tự cũng xảy ra khi quân đội của Lon Nol tấn công quân đội của Pol Pot, tuy nhiên, Pol Pot đã không nhận được sự hỗ trợ từ phía Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Ngay khi Hiệp định Paris được ký kết, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thực hiện chính sách "4 không", không có chính phủ liên minh dưới bất kỳ vỏ bọc nào, không trung lập hóa những người thân Cộng sản ở miền Nam Việt Nam và không nhượng đất cho người Cộng sản. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã chủ trương "tràn ngập lãnh thổ" bằng cờ Việt Nam Cộng hòa để lấn thêm lãnh thổ và giành thêm dân. Chỉ trong đêm 27 tháng 1 rạng ngày 28 tháng 1 năm 1973, quân đội Sài Gòn đã thực hiện 15 cuộc hành quân từ cấp tiểu đoàn trở lên và 19 cuộc hành quân cấp tiểu khu và chi khu. Vào 7 giờ sáng 28 tháng 1 năm1973, đúng lúc phải thực hiện ngừng bắn, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho bộ binh và xe tăng tấn công Cửa Việt (tỉnh Quảng Trị), Sa Huỳnh và nhiều nơi ở miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long, phần lớn vùng của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam tại đây bị lấn chiếm. Lấn được xã nào, ấp nào, Việt Nam Cộng hòa đều cho vẽ cờ trên tường nhà dân, mặt tiền đình chợ, quán xá, trên cả mái tôn với kích thước to dị thường để "đánh dấu" vùng "quốc gia kiểm soát". Tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam Cộng hòa, Quân lực Việt Nam Cộng hòa tiếp tục bắn pháo 105 ly với tỷ lệ vượt quá 31.000 viên đạn mỗi ngày; khoảng 15.000 quả bom đã được sử dụng và 10.000 chiến dịch quân sự khác đã được tiến hành ở khu vực nông thôn hàng tháng. Theo một thống kê của chính quyền Cộng hòa miền Nam Việt Nam tỉnh Long An thì sau khi ký Hiệp định Paris, mọi ngôi làng nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền này đã bị đánh bom 4-5 lần và bị tấn công bởi 1.000 quả đạn pháo mỗi ngày. Việt Nam Cộng hòa cũng không chấp nhận thi hành những giải pháp chính trị được nhắc đến trong Hiệp định Paris 1973 như thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc, tổng tuyển cử tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế tại miền Nam Việt Nam để thành lập chính quyền liên hiệp, tái thống nhất Việt Nam từng bước bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Ngày 14 tháng 7 năm 1973, Tổng thống Thiệu nói rằng: "Việt Cộng hiện đang cố biến các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của họ thành một nhà nước với một chính phủ mà họ gọi nói là giống kiểu thể chế thứ hai ở miền Nam. Họ cũng có thể hy vọng rằng khi chính phủ này được quốc tế công nhận, dư luận quốc tế sẽ buộc hai chính quyền sáp nhập vào một chính phủ liên minh. Nếu điều đó xảy ra, họ sẽ chỉ đồng ý với một chính phủ liên minh hời hợt, chính phủ mà sau đó sẽ tìm cách dễ dàng đàm phán với Hà Nội... Trước tiên, chúng ta phải cố hết sức để Việt Cộng (Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam) không thể được xây dựng thành một nhà nước, một nhà nước thứ hai ở miền Nam". Chủ tịch Hạ viện Việt Nam Cộng hòa tuyên bố "Không có cái gọi là hòa hợp dân tộc và hòa giải dân tộc". Đầu tháng 10 năm 1973, Tổng thống Thiệu tuyên bố rằng mọi nhóm Lực lượng thứ ba, gồm khoảng 100 nhóm chính trị có quy mô và xu hướng chính trị khác nhau, đều bị coi là "phản quốc", "do Cộng sản giật dây".
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong gần một năm sau khi ký Hiệp định Paris áp đặt các lệnh cấm đối với lực lượng của họ tại miền Nam Việt Nam bao gồm cấm tấn công kẻ thù, cấm tấn công quân đội của kẻ thù đang tiến hành các chiến dịch cướp đất, cấm bao vây tiền đồn, cấm bắn vào các tiền đồn và cấm xây dựng các làng chiến đấu. Sau khi hiệp định Paris được ký kết cả Liên Xô và Trung Quốc đều cắt viện trợ quân sự cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trung Quốc cắt mọi viện trợ kinh tế nhằm kiềm chế không cho miền Bắc tiếp tục cuộc chiến.
Về phía Mỹ, tuy rút hết quân viễn chinh về nước song các cố vấn quân sự của họ vẫn hiện diện ở Việt Nam dưới vỏ bọc là Sư đoàn quản lý dịch vụ (Management Services Division). Các cố vấn này tiếp tục tham gia chỉ huy và điều phối các chiến dịch quân sự cho tới khi chiến tranh kết thúc Theo nhà sử học Gabriel Kolko, đội ngũ cố vấn quân sự Mỹ hiện diện tại miền Nam lên tới 23.000 người vào năm 1974. Sau hiệp định Paris Mỹ tiếp tục việc trợ quân sự cho Việt Nam Cộng hòa. Bên cạnh viện trợ quân sự, Mỹ cử các kỹ sư quân sự dưới vỏ bọc dân sự đến miền Nam Việt Nam để giúp chính quyền miền Nam duy trì các hoạt động quân sự.
Cho đến khi từ chức vào năm 1975, Nguyễn Văn Thiệu vẫn tuyên bố muốn Việt Nam chia thành hai quốc gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa, lấy vĩ tuyến 17 làm biên giới, cùng vào Liên Hợp Quốc, giữ vùng phi quân sự và "chờ ngày thống nhất dù cho không biết đó là ngày nào". Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam cho rằng các tuyên bố của Nguyễn Văn Thiệu đã bóp méo nội dung của Hiệp định Geneva 1954 và Hiệp định Paris 1973 khi cả hai Hiệp định đều coi Việt Nam là một quốc gia thống nhất, vỹ tuyến 17 chỉ là giới tuyến quân sự tạm thời chứ không phải biên giới quốc gia. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam cho rằng Nguyễn Văn Thiệu đã không có thiện chí về việc thực thi hòa bình, thành lập chính phủ liên hiệp ba thành phần ở miền Nam Việt Nam để thống nhất đất nước bằng Tổng tuyển cử như hai Hiệp định quy định, họ cũng đưa ra các bằng chứng về hành vi sử dụng vũ lực và các biện pháp chính trị để vi phạm hiệp định từ phía chính phủ Sài Gòn và Mỹ.
Trong các năm từ 1973 đến tháng 2 năm 1975 là thời gian hai phía đối địch chuẩn bị vào các trận đánh lớn sắp tới. Năm này chỉ được 1–2 tháng đầu là có các tiếp xúc giữa hai bên: binh sĩ hai bên được phép gặp mặt với nhau, nhưng sau đó là thời gian hai bên liên tục lên án nhau phá hoại hiệp định và đánh lấn chiếm vùng kiểm soát của nhau, dù ở quy mô nhỏ. Quân đội Việt Nam Cộng hòa không đủ sức để đánh lớn và quân Giải phóng cũng không có chủ trương đánh lớn vào lúc đó.
Thời kỳ này có một sự kiện bất ngờ với Việt Nam Cộng hòa và ngỡ ngàng cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là việc Trung Quốc tấn công chiếm đóng hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa vào tháng 1 năm 1974. Sau trận hải chiến ngắn, Trung Quốc chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, trong khi lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa hủy bỏ kế hoạch huy động không quân phản công nhằm chiếm lại đảo. Mỹ và Hạm đội 7 của họ cũng không giúp đỡ Việt Nam Cộng hòa tại Hoàng Sa khi được đề nghị. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuy phản đối các động thái của Trung Quốc một cách nhẹ nhàng, nhưng Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã ra bản Tuyên bố phản đối hành động này của phía Trung Quốc vào ngày 20 tháng 1 năm 1974. Sau hải chiến Hoàng Sa 1974, Trung Quốc đã thay thế Việt Nam Cộng hòa kiểm soát quần đảo này; nhưng Việt Nam Cộng hòa và nước Việt Nam thống nhất sau này vẫn tuyên bố chủ quyền tại đây. Sự việc cũng làm căng thẳng thêm quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Trung Quốc (vốn đã xấu đi từ sau năm 1972) và gây mối nghi ngờ giữa Việt Nam Cộng hòa với Mỹ: nó cho thấy Mỹ sẽ không còn đem quân đội bảo vệ họ như trước nữa.
Ngày 19 tháng 11 năm 1974, Đại tá Võ Đông Giang, người phát ngôn Cộng hòa miền Nam Việt Nam tổ chức một cuộc họp báo trong đó chỉ trích Việt Nam Cộng hòa và Mỹ vi phạm Hiệp định Paris. Ông cảnh báo nếu Mỹ không quan tâm đến nguyện vọng của nhân dân Việt Nam và tiếp tục hỗ trợ Việt Nam Cộng hòa, người Việt Nam sẽ nổi dậy. Thời kỳ 1974–1975 trước trận Ban Mê Thuột có hai trận đánh lớn có vai trò đáng chú ý: Trận Thượng Đức (1974) thuộc tỉnh Quảng Nam bắt đầu khoảng tháng 7 năm 1974 và trận Phước Long tháng 12 năm 1974. Đây là hai trận của giai đoạn này mà Quân giải phóng phát động với một mục tiêu duy nhất là thăm dò lực lượng đối phương.
Đầu năm 1974, chính quyền Việt Nam Cộng hòa liên tục vi phạm Hiệp định tại khu vực Quảng Đà khi liên tục tấn công vùng giải phóng, lấn đất, chiếm dân. Tới tháng 5 năm 1974, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đưa một sư đoàn đến đánh chiếm chi khu quân sự quận lỵ Thượng Đức thuộc tỉnh Quảng Nam. Đúng theo tính toán của quân Giải phóng, Quân lực Việt Nam Cộng hòa liền điều sư đoàn dù tổng trù bị chiến lược đến tái chiếm. Hai bên đánh nhau ác liệt trong vòng 3 tháng; kết quả quân Giải phóng vẫn giữ vững và kiểm soát hoàn toàn chi khu Thượng Đức và Quân lực Việt Nam Cộng hòa bị buộc phải rút lui. Sau trận đánh, các chỉ huy của Quân Giải phóng đã kết luận là sức chiến đấu, nhất là sức mạnh tấn công của Quân lực Việt Nam Cộng hòa so với 1972 đã suy giảm đi nhiều khi không còn có yểm trợ của không quân Mỹ. Quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng không đủ lực lượng dự bị cơ động để chiến đấu lâu dài: Một quận lỵ quan trọng ở vùng I chiến thuật Việt Nam Cộng hòa, nằm gần các căn cứ quân sự lớn mà cả quân đoàn và vùng I chiến thuật cũng không đủ lực lượng cơ động đến giải vây, mà phải dùng đến sư đoàn dù là lực lượng mạnh nhất tổng dự bị chiến lược. Điều này là một luận cứ góp vào kế hoạch tác chiến cho Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đánh dứt điểm Việt Nam Cộng hòa.
Sau những nỗ lực chính trị được thực hiện từ tháng 10 năm 1974 nhằm đòi chính quyền Nguyễn Văn Thiệu tôn trọng Hiệp định không có hiệu quả, tới giữa tháng 12 năm 1974, tại mặt trận miền Đông Nam Bộ, quân Giải phóng phát động chiến dịch Đường 14 - Phước Long tiến đánh và sau 3 tuần chiếm hoàn toàn tỉnh này. Tuy mất một tỉnh ngay tại đồng bằng Nam Bộ cách Sài Gòn chỉ khoảng 100 km nhưng Việt Nam Cộng hòa không có phản ứng thích đáng nào để khôi phục lại. Họ không còn quân dự bị cơ động để phản kích nữa. Và quan trọng nhất là Mỹ chỉ phản ứng ở mức không có dấu hiệu là sẽ can thiệp mạnh. Chiến dịch này đã củng cố tin tưởng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là Mỹ sẽ ít có khả năng can thiệp trở lại.
Nói chung, hiệp định này chỉ được thi hành nghiêm chỉnh ở những điều khoản rút quân Mỹ (cùng các đồng minh khác) và trao trả tù binh Mỹ, thống nhất Việt Nam thông qua phương thức chính trị. Mỹ thực sự muốn rút quân đội khỏi cuộc chiến và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa-Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện cho việc đó.
Tương quan lực lượng
Trong giai đoạn 1973–1975, sự viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc cho Quân Giải phóng giảm rõ rệt, tổng khối lượng vũ khí và thiết bị quân sự được viện trợ giảm từ khoảng 171.166 tấn/năm trong thời kì 1969-72 giảm xuống còn khoảng 16.415 tấn/năm trong thời kỳ 1973-75. Quân số của Quân Giải phóng cũng thấp hơn rất nhiều nếu so với Quân lực Việt Nam Cộng hòa (219.000 người so với 920.000 người). Tuy nhiên, với việc Hiệp định Paris không cho phép Mỹ không kích đường mòn Hồ Chí Minh cũng như việc Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam triển khai thành công hệ thống phòng không và nghi binh tại đây, năng suất chiến đấu của lực lượng không quân đối phương giảm hẳn Lúc này tuyến đường chi viện từ Bắc vào Nam đã thông cả ngày lẫn đêm. Hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh cũng đã được mở rộng hơn nhưng lượng trang bị của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam vẫn thấp hơn rất nhiều so với Quân lực Việt Nam Cộng hòa, đặc biệt Quân Giải phóng vẫn không có lực lượng không quân nên ưu thế trên không vẫn thuộc về Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ở miền Bắc, mặc dù các cơ sở sản xuất được khôi phục và năng lực sản xuất vũ khí tăng lên đáng kể so với trước năm 1972. Hệ thống đường ống bảo đảm vận chuyển xăng dầu cũng có bước phát triển. Hệ thống kho chứa của Quân Giải phóng đạt mức 40 triệu lít xăng dầu. Tới tháng 3/1975, hệ thống đường ống đã vươn tới Bù Gia Mập (Phước Long) với tổng chiều dài đạt 1.399 km.
Đặc biệt ưu thế quan trọng nhất tạo nên tính áp đảo đối phương là tinh thần chiến đấu. Sau 15 năm kiên trì chiến đấu và đã buộc kẻ thù mạnh nhất là quân viễn chinh Mỹ phải rời khỏi Việt Nam, binh sĩ quân Giải phóng nhận thức được cơ hội giành chiến thắng hoàn toàn đã rất gần nên khí thế lên rất cao và sẵn sàng xung trận.
Tại miền Bắc, Bộ Chính trị Đảng Lao động tổ chức Hội nghị tháng 10 năm 1974 với nhận định: "Mỹ rất ngoan cố và còn nhiều âm mưu thâm độc, nhưng đã rút quân ra và tiếp tục chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" thì việc quay lại không phải dễ; dù Mỹ có can thiệp trở lại chừng mực nào đó thì cũng không xoay chuyển được tình thế, nhân dân ta vẫn thắng". Bên cạnh đó, họ cũng bắt đầu các hoạt động chuẩn bị giành chiến thắng cuối cùng: "Động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ở cả hai miền, mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy cuối cùng, đưa chiến tranh cách mạng phát triển đến mức độ cao nhất, tiêu diệt và làm tan rã quân ngụy, đánh chiếm Sài Gòn, sào huyệt trung tâm của địch cũng như tất cả các thành thị khác; đánh đổ ngụy quyền Trung ương và các cấp, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thống nhất nước nhà". Hội nghị quyết định Trung ương Cục miền Nam sẽ chỉ đạo Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phải chiến thắng trong năm 1975 hoặc 1976.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa thì ngày càng gặp khó khăn, tuy phương tiện chiến tranh vẫn còn nhiều trong kho, nhưng họ bị hạn chế về tài chính vì viện trợ của Mỹ đã bị cắt giảm từ hơn 1 tỷ USD trong những năm trước xuống chỉ còn 700 triệu USD. Con số 700 triệu USD vẫn cao hơn 3 lần số viện trợ mà Quân Giải phóng nhận từ Liên Xô, nhưng với một đội quân được tổ chức rập khuôn theo mô hình Mỹ (tác chiến không chú trọng tiết kiệm bom đạn) thì số tiền này vẫn là thiếu. Các nguồn viện trợ kinh tế (Quỹ đối giá) thì bị Mỹ cấm sử dụng vào mục đích quân sự. Điều này khiến Việt Nam Cộng hòa khó khăn trong việc trả lương binh lính và nhất là khó khăn trong việc duy trì trang bị. Tuy hơn hẳn đối phương về không quân, nhưng quân chủng này đòi hỏi rất nhiều tài chính khi hoạt động, vì thiếu kinh phí nên không quân chỉ phát huy non nửa uy lực. Các khu dự trữ xăng dầu của Việt Nam Cộng hòa luôn là nơi bị đặc công của Quân Giải phóng đánh phá nên vấn đề thiếu hụt nhiên liệu ngày càng trở nên gay gắt.
Chủ trương của Việt Nam Cộng hòa là tiếp tục xây dựng và duy trì lực lượng quân sự "hùng mạnh, trẻ trung và có hiệu lực" nhưng vì những tổn thất nặng đã kể trên, cộng với số đào rã ngũ ngày càng nhiều và việc tuyển tân binh bằng nghĩa vụ quân sự cũng khó khăn và kém hiệu quả hơn nên tổng quân số Việt Nam Cộng hòa đã bắt đầu giảm, quân số chiến đấu của nhiều đơn vị bị thiếu hụt nghiêm trọng. Thực tế cho thấy, nhiều người không hề muốn đi lính cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa mà bị cưỡng ép. Theo tiêu chuẩn biên chế của Việt Nam Cộng hòa thì mỗi tiểu đoàn chủ lực có 500 lính, nhưng đến cuối năm 1974, trên thực tế, mỗi tiểu đoàn chỉ có 300-350 lính; ở đồng bằng sông Cửu Long, mỗi tiểu đoàn chỉ còn 180-200 lính, cao nhất là 250 lính; các tiểu đoàn bảo an thậm chí có nơi chỉ còn 70-100 lính. Do đó, Việt Nam Cộng hòa đã phải ngừng việc thay thế 5 vạn lính già yếu theo kế hoạch. Tinh thần chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa giảm sút rõ rệt. Số đào rã ngũ tăng hơn năm 1973. Hiện tượng chống lệnh hành quân, báo cáo láo, tránh chạm súng với Quân Giải phóng ngày càng nhiều. Theo thống kê của Việt Nam Cộng hòa, trong 5 tháng đầu năm 1974 có gần 3.000 vụ chống lệnh hành quân, trong đó có gần 100 vụ bắn chỉ huy. Tại Vùng IV chiến thuật (tức là vùng đồng bằng sông Cửu Long), trong 23.000 cuộc hành quân, chỉ có 6 cuộc chạm súng. Số đầu hàng trong chiến đấu cũng ngày càng nhiều hơn, có trận Quân giải phóng bắt sống đến hai ba trăm lính đối phương và tổng số địch bị bắt trong năm 1974 còn cao hơn cả số bị bắt trong cuộc tấn công chiến lược năm 1972. Do bị áp lực của Quân Giải phóng nên toàn bộ chủ lực của Việt Nam Cộng hòa bị căng kéo, phân tán ra đối phó khắp nơi, thậm chí cả hai sư đoàn dự bị chiến lược (sư dù và sư thủy quân lục chiến) cũng bị căng ra đối phó, không còn khả năng cơ động chiến lược. Số cuộc hành quân lấn chiếm lớn của Việt Nam Cộng hòa giảm hẳn, thậm chí họ phải chịu bỏ, không giải tỏa được nhiều cứ điểm đột xuất nằm sâu trong vùng giải phóng vừa bị tiêu diệt (như Đắc Phét, Măng Bút, Măng Đen...) đặc biệt phải chịu mất cả một số quận lỵ, chi khu ở vùng giáp ranh (như Thượng Đức, Minh Long...).
Nhưng điều khó khăn lớn nhất cho Quân đội Việt Nam Cộng hòa là tinh thần chiến đấu của binh sĩ xuống thấp. Sau Hiệp định Paris, các sĩ quan và binh lính đã thấy tương lai mờ mịt cho họ, tâm trạng bi quan chán nản và tinh thần chiến đấu sa sút nghiêm trọng dẫn đến tình trạng đào ngũ, trốn lính rất nhiều, bổ sung không kịp. Trong quân đội phổ biến tình trạng "lính ma": quân số, khí tài thực tế thì bị thiếu hụt nhưng trên giấy tờ thì vẫn có đủ. Số tiền chênh lệch rơi vào túi sĩ quan chỉ huy, trong khi chỉ huy cấp cao thì vẫn đánh giá quá cao sức mạnh thực tế của các đơn vị, dẫn tới các sai lầm trong việc chỉ huy.
Việt Nam Cộng hòa vẫn tiếp tục sống nhờ viện trợ Mỹ. Nền công nghiệp miền Nam nhỏ bé, nông nghiệp bị chiến tranh tàn phá, hàng triệu người di cư vào thành phố tránh chiến sự. Lạm phát phi mã xảy ra cùng với tệ tham nhũng, lợi dụng chức quyền càng làm cho nền kinh tế thêm tồi tệ. Ông Bùi Diễm, đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ, nhận định tình hình kinh tế và quân sự của miền Nam Việt Nam rất xấu khiến người dân không hài lòng với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, tiền lương quân nhân không đủ sống do đó tình hình chính trị cũng xấu theo.
Tại Mỹ vào cuối tháng 10 năm 1974, Quốc hội nước này tuyên bố ngừng cắt giảm viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa. Các nước đồng minh của Mỹ như Nhật, Anh, Tây Đức, Pháp đều gặp khó khăn lớn về kinh tế, nhất là bị điêu đứng vì vấn đề năng lượng. Càng khó khăn, các nước này càng tăng cường cạnh tranh và mâu thuẫn giữa họ với nhau càng gay gắt, nhất là mâu thuẫn giữa Pháp với Mỹ. Chiến tranh Trung Đông cũng làm cho Mỹ rất đau đầu và thu hút nhiều sự chú ý của Mỹ. Cho nên kế hoạch "năm châu Âu" coi như xếp xó. Các nước đồng minh khác của Mỹ cũng không hoàn toàn chấp thuận theo ý kiến của Mỹ như trước.
Nhà sử học Gabriel Kolko nhận định: "Những người Cộng sản bị tụt xa về số lượng và trang thiết bị so với lực lượng của ông Thiệu, vốn được nhận dòng cung ứng khổng lồ các thiết bị quân sự từ Mỹ... Một đợt vũ khí và khoảng 23.000 cố vấn Mỹ và nước ngoài tới dạy cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cách sử dụng và duy trì những vũ khí đó đã khiến ông Thiệu thêm tự tin và ngày càng tự tin hơn nhờ cam kết bí mật của Nixon rằng không lực Mỹ có thể trở lại tham gia cuộc chiến nếu phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa quân trở lại vào miền Nam... Ông Thiệu sử dụng nguồn cung ứng dồi dào về vũ khí mà Mỹ đã gửi cho ông, đặc biệt là pháo và đến năm 1974, các cuộc pháo kích được tiếp tục với quy mô tổng lực (nhưng không có sự tham gia của lực lượng Mỹ), với việc Quân Lực Việt Nam Cộng hòa bắn một lượng đạn lớn hơn nhiều so với phía những người Cộng sản... ông Thiệu tưởng rằng sức mạnh vượt trội về vũ khí sẽ cho phép ông hoàn toàn giành chiến thắng. Ông đã rất sai lầm và kết cục là phải sống lưu vong khi quân đội của ông tan rã vào mùa xuân năm 1975".
James M. Carter, giáo sư Đại học Drew nhận xét như sau:
Chính thể Sài Gòn không thể tự nuôi nổi chính mình; thậm chí không thu đủ lợi tức cho hoạt động hàng ngày. Họ phải phụ thuộc vào viện trợ Mỹ... Từ trước đó, giới chức Mỹ đã thôi nói về xây dựng quốc gia, cải cách ruộng đất, dân chủ, minh bạch. Thay vào đó, họ bàn về một cuộc chiến phải thắng trước những kẻ thù của nhà nước hư cấu "miền Nam Việt Nam" (fictive state).
Quỹ đạo này của chính sách Mỹ khiến người ta gần như không thể nói thực về thành công, thất bại, đặc biệt là với các nhà hoạch định chính sách. Chưa bao giờ Mỹ đạt tới mục tiêu là chính thể Sài Gòn có thể tự mình tồn tại mà không cần dựa vào viện trợ Mỹ.
Theo các số liệu thống kê về cán cân lực lượng trên chiến trường (quân số, trang bị hạng nặng như xe tăng, máy bay...), dù không còn quân viễn chinh Mỹ yểm trợ thì Việt Nam Cộng hòa vẫn có ưu thế hơn nhiều. Theo đánh giá về số lượng trang bị và quân số, Quân lực Việt Nam Cộng hòa có Lục quân đứng thứ 4, Không quân đứng thứ 5 và Hải quân đứng thứ 9 thế giới. So với đối thủ là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, họ có ưu thế 2 lần về quân số, 4 lần về xe tăng và pháo binh, hơn hàng chục lần về Không quân và Hải quân. Nhưng với những thuận lợi và khó khăn thực chất của hai bên, ưu thế trên chiến trường đã nghiêng dần sang phía Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Việc họ nhanh chóng đè bẹp quân đội Việt Nam Cộng hòa trong chiến dịch mùa xuân năm 1975 là phản ánh đúng cán cân lực lượng trên chiến trường.
Cuộc tấn công cuối cùng
Cuộc tấn công cuối cùng của Quân Giải Phóng Miền Nam diễn ra trong 55 ngày đêm bắt đầu từ ngày 5 tháng 3 cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng vô điều kiện. Nó còn được gọi là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Cơ quan tham mưu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lập kế hoạch tiến công đã phân cuộc tiến công này thành các chiến dịch nối tiếp nhau họ gọi là chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch giải phóng Huế-Đà Nẵng và, cuối cùng, chiến dịch Hồ Chí Minh.
Chiến dịch Tây Nguyên: với mục tiêu là giành quyền kiểm soát Tây Nguyên mà trận mở đầu then chốt là thị xã Ban Mê Thuột tại Nam Tây Nguyên. Tại đây có hậu cứ của sư đoàn 23 của Quân lực Việt Nam Cộng hoà. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã thành công trong việc làm cho đối phương tin rằng mục tiêu tiến công sẽ ở Bắc Tây Nguyên ở hướng thị xã Kon Tum hoặc thị xã Pleiku. Ngày 10 tháng 3 quân Giải Phóng tiến công Ban Mê Thuột. Sau hơn một ngày tiến công rất ác liệt, quân đồn trú đã kháng cự rất quyết liệt nhưng với ưu thế áp đảo quân Giải Phóng đã giành quyền kiểm soát được thị xã. Liên tiếp trong các ngày sau đó họ đã chủ động tiến công quân phản kích, quân phản kích của Nam Việt Nam vừa đổ xuống chưa kịp đứng chân cũng đã bị đánh tiêu diệt. Mất Ban Mê Thuột và không có đủ lực lượng cơ động dự bị khả dĩ có thể phản kích tái chiếm, lại cùng với việc các lực lượng phòng thủ Bắc Tây Nguyên cũng đang bị uy hiếp nặng nề, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh bỏ Tây Nguyên rút các lực lượng còn lại về cố thủ giải đồng bằng ven biển miền trung. Đường rút lui sẽ là theo đường 14 từ Pleiku đi xuống phía nam sau đó đi vào đường số 7 đã bị bỏ từ lâu không sử dụng, mục tiêu là thoát xuống thị xã Tuy Hòa tỉnh Phú Yên. Đây là một thảm họa chết người cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Cuộc rút lui đã không bảo toàn được số quân mà trái lại nó làm thành làn sóng hoảng loạn lan khắp các vùng lại còn làm rệu rã hết tinh thần binh sĩ Việt Nam Cộng hòa trên toàn quốc. Việc rút một số lượng quân lớn như thế trong một thời gian chuẩn bị gấp gáp 2–3 ngày đã diễn ra trên đoạn đường dài hàng trăm km không có kế hoạch, trong khi tinh thần binh sĩ Việt Nam Cộng hòa đã xuống rất thấp và, quan trọng hơn cả, binh sĩ mang gia đình và người chạy nạn theo cùng. Tất cả những cái đó đã biến dòng người cùng xe cộ khổng lồ ùn tắc thành một dòng náo loạn không thể chỉ huy và chiến đấu. Bị đối phương chặn tại Cheo Reo - Phú Bổn, đoàn quân này đã bị tan tác không còn tập hợp lại được nữa. Tây Nguyên thất thủ vào tay quân Giải phóng, hơn 12 vạn quân đồn trú bị tan rã. Tiêu biểu như toàn bộ sư đoàn 23 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa hơn 1 vạn quân về đến Tuy Hòa tập hợp đếm lại được còn 36 người.
Chiến dịch Huế-Đà Nẵng: Kể từ sau cuộc rút chạy khỏi Tây Nguyên tin thất bại đã bay khắp miền Nam, binh sĩ Việt Nam Cộng hòa mất hết tinh thần, quân đội gần như không chiến đấu mà bỏ chạy. Các nhà lãnh đạo chiến tranh của Mặt Trận Giải Phóng nhận định ra quân đội Cộng hòa đã không còn chiến đấu có tổ chức chặt chẽ được nữa; họ liền tiến hành phương án thời cơ tung ngay quân đoàn 2 (hay Binh đoàn Hương Giang được thành lập từ các đơn vị của quân khu Trị – Thiên và khu 5) nhanh chóng tiến công giành quyền kiểm soát cố đô Huế và thành phố lớn thứ hai của Việt Nam Cộng hòa, Đà Nẵng. Quân đội Việt Nam Cộng hòa vội vã rút lui khỏi Quảng Trị về Huế và trước sức ép của đối phương quyết định rút chạy bỏ Huế nhưng đường núi về phía nam đã bị đối phương cắt mất, họ chỉ còn một con đường chạy ra biển để chờ tàu hải quân vào cứu. Cũng giống như cuộc rút chạy khỏi Tây Nguyên, cuộc rút chạy này đã trở thành hỗn loạn và cướp bóc. Số nào được cứu lên tàu hải quân thì khi lên đến bờ cũng không thể tập hợp lại thành đơn vị chiến đấu được nữa, số còn lại bỏ vũ khí tự tan vỡ. Ngày 26 tháng 3 quân Giải Phóng vào Huế. Đà Nẵng cũng không tránh được bị giành quyền kiểm soát. Khi quân đoàn 2 của Quân Giải phóng tiến đến Đà Nẵng, cảnh hỗn loạn đang diễn ra, quân lính Việt Nam Cộng hòa đang cướp bóc. Quân lính và dân cố gắng thoát khỏi thành phố bằng tàu hải quân, các đơn vị vòng ngoài không còn tinh thần chiến đấu nữa; Quân Giải phóng bỏ qua vòng ngoài thọc sâu đánh giành quyền kiểm soát thành phố mà không có kháng cự đáng kể. Tại đây 10 vạn binh lính và sĩ quan đã ra hàng (ngày 29 tháng 3). Quân khu 1 Việt Nam Cộng hòa đã bị xoá bỏ.
Trong hai tuần đầu tháng 4 các tỉnh thành phố miền trung lần lượt rơi vào tay Quân Giải phóng. Họ từ phía Bắc tràn vào (với Quân đoàn 2) và từ Tây nguyên tràn xuống (với Quân đoàn 3 – hay Binh đoàn Tây Nguyên – được thành lập từ các đơn vị của mặt trận Tây Nguyên). Bây giờ thì không còn sức mạnh nào có thể ngăn nổi sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa.
Quân lực Việt Nam Cộng hòa dồn hết các toán quân còn sót lại của Quân đoàn 2 của họ chuyển sang cho Quân đoàn 3 chỉ huy để cố lập một phòng tuyến ngăn chặn tại Phan Rang nhưng cũng không chặn được quân Giải phóng mà tư lệnh chiến trường cũng bị bắt. Quân khu 1 và 2 của Việt Nam Cộng hòa đã bị xoá bỏ. Bây giờ quân Giải phóng đã tấn công xuống đồng bằng Đông Nam Bộ của quân đoàn và quân khu 3 Việt Nam Cộng hòa, chỉ còn hơn 100 km là đến Sài Gòn.
Nỗ lực cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa là trông vào tuyến phòng thủ từ xa của Sư đoàn 18 tại thị xã Xuân Lộc tỉnh Long Khánh. Quân đoàn 4 (hay Binh đoàn Cửu Long) của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập từ các sư đoàn và đơn vị tại miền Đông Nam Bộ dự định giành quyền kiểm soát Xuân Lộc trong hành tiến. Nhưng sư đoàn 18 đã chống cự có tổ chức, đây là nỗ lực chiến đấu có tổ chức dài ngày cuối cùng của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Quân đoàn 4 của quân Giải phóng không giành quyền kiểm soát được Xuân Lộc trong hành tiến bắt buộc phải dừng lại tổ chức lại trận địa tiến công. Mặt khác họ không để mất thì giờ với Xuân Lộc mà đi vòng qua vòng vây tiến về phía Biên Hòa. Sau 12 ngày cầm cự, từ 9 tháng 4 đến 21 tháng 4, Sư đoàn 18 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa bỏ Xuân Lộc rút lui có tổ chức về bên kia sông Đồng Nai cố thủ. Vậy là tuyến phòng thủ từ xa cuối cùng bảo vệ Sài Gòn không còn.
Chiến dịch Hồ Chí Minh: Sau khi tập hợp đủ lực lượng gồm 15 sư đoàn và rất nhiều trung đoàn, lữ đoàn độc lập khác để đảm bảo áp đảo chắc thắng, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bắt đầu tiến công Sài Gòn để chấm dứt chiến tranh trong một chiến dịch được gọi tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh, bắt đầu từ ngày 26 tháng 4. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tổ chức theo 4 quân đoàn 1, 2, 3, 4 và đoàn 232 tương đương quân đoàn đánh 5 mũi từ 5 hướng vào Sài Gòn. Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn còn hơn 400.000 quân và đã kháng cự ác liệt trên một số hướng, nhưng rốt cục không thể kháng cự lâu dài được nữa.
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, sau đó ông rời Việt Nam với tư cách là đặc sứ của Việt Nam Cộng hòa đến Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch. Trong diễn văn từ chức, Nguyễn Văn Thiệu cũng chỉ trích nước Mỹ là "một đồng minh thất hứa, thiếu công bằng, thiếu tín nghĩa, vô nhân đạo, trốn tránh trách nhiệm". Trong thời điểm Quốc hội Mỹ đang xem xét lại việc viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng hòa, ông từ chức với hy vọng Mỹ tăng viện trợ. Phó tổng thống Trần Văn Hương lên thay làm tổng thống với tuyên bố sẽ ở lại Việt Nam chiến đấu đến cùng, nhưng chỉ được mấy ngày thì cũng phải từ chức. Trong lúc đó, sĩ quan, binh lính, quan chức, chính trị gia Việt Nam Cộng hòa cùng dân chúng tranh nhau di tản ra nước ngoài trong hoảng loạn. Quân đội Mỹ đã di tản khoảng gần 130.000 người Việt sang Mỹ và một số nước khác.
Quân Giải phóng đánh từ ngày 26 đến cuối ngày 28 tháng 4 thì họ đến được cửa ngõ Sài Gòn và có thể đi thẳng vào thành phố. Để tránh mọi rắc rối với Mỹ, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam dừng lại bên ngoài thành phố 1 ngày để người Mỹ tổ chức di tản xong họ mới tiến vào. Từ ngày 28 tháng 4, các dàn xếp của các lực lượng thứ ba đã đưa Dương Văn Minh lên làm Tổng thống. 8 giờ sáng 30 tháng 4, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố Sài Gòn bỏ ngỏ và ra lệnh cho quân đội đơn phương ngừng chiến chờ đối phương vào bàn giao chính quyền. Bộ tổng tham mưu ra mệnh lệnh chấm dứt kháng cự. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tiến nhanh vào thành phố và chỉ gặp những kháng cự lẻ tẻ, vô tổ chức. Đến 11 giờ 30 phút Dương Văn Minh lên đài phát thanh đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh chính thức chấm dứt.
Chiến tranh kết thúc
Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Tổng thống Trần Văn Hương trao quyền cho Đại tướng Dương Văn Minh đứng ra thương thuyết trên căn bản vãn hối hòa bình, trên tinh thần hiệp định Paris để tránh việc Sài Gòn sẽ bị tàn phá. Tướng Dương Văn Minh nhậm chức tổng thống với tuyên bố không thể lấy hận thù đáp trả lại hận thù, ông chủ trương hòa giải với đối phương, đó không những là đòi hỏi của nhân dân, mà còn là điều kiện thiết yếu để tạo cơ hội tránh được nguy cơ sụp đổ, thực hiện ngưng bắn, mở lại đàm phán nhằm đạt đến một giải pháp chính trị trong khuôn khổ hiệp định Paris.
Việc làm chủ Sài Gòn kết thúc chiến tranh của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã diễn ra khá ôn hòa, không có đổ máu và thành phố nguyên lành. Tất nhiên sự đầu hàng của Việt Nam Cộng hòa là kết quả của sức mạnh quân sự áp đảo của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, nhưng việc kết thúc chiến tranh ôn hòa không đổ máu dân chúng, có đóng góp nhiều của lực lượng thứ ba và vai trò không nhỏ của Dương Văn Minh và các phụ tá. Trong bối cảnh đó, với cách nhìn thực tế và không cực đoan, ông Dương Văn Minh được các lực lượng chính trị thứ ba đưa lên làm tổng thống để đảm bảo một cuộc chuyển giao chế độ êm thấm và không đổ máu, không trả thù. Ông đã làm việc này bằng cách tuyên bố "Đường lối, chủ trương của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam. Vì lẽ đó tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa hãy bình tĩnh, ngưng nổ súng và ở đâu ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng vì chúng tôi ở đây chờ gặp Chính phủ Cách mạng lâm thời để cùng nhau thảo luận về lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự và tránh sự đổ máu vô ích của đồng bào." Đối với hoàn cảnh chiến sự và chính trị lúc đó có lẽ đây là một giải pháp đúng đắn. Cùng với việc ra mệnh lệnh đơn phương ngừng chiến, thực tế từ sáng sớm 30 tháng 4, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã ngừng kháng cự và Quân Giải Phóng Miền Nam vào Sài Gòn mà không gặp kháng cự có tổ chức. Tuy nhiên, những sĩ quan Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã không chấp nhận làm lễ bàn giao mà buộc Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và giải tán hoàn toàn chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương, trao quyền lực lại cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam. Việc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam buộc Việt Nam Cộng hòa đầu hàng thay vì phương án thành lập chính phủ liên hiệp ba thành phần do họ đã quá mất lòng tin với chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Việc chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã từng từ chối Tổng tuyển cử theo Hiệp định Geneva, vi phạm các quy định của Hiệp định Paris khiến Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam lo ngại rằng nếu một lần nữa nhượng bộ Việt Nam Cộng hòa và đối phương lại từ chối thực thi cam kết sẽ khiến đất nước lại tiếp tục bị chia cắt.
Ngay sau khi Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam làm chủ thành phố và giải phóng hoàn toàn miền Nam, Thượng tướng Trần Văn Trà, Tư lệnh quân quản Sài Gòn, đã nói với Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh "giữa chúng ta không có kẻ thua người thắng, mà dân tộc Việt Nam chúng ta thắng đế quốc Mỹ".
Tom Polgar, nhân viên cao cấp tòa Đại sứ Mỹ ở Việt Nam, một trong những người Mỹ cuối cùng di tản, đã ghi lại nhận xét của mình ngày hôm ấy:
Theo Ngoại trưởng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, sau này là Phó Chủ tịch nước của nước Việt Nam thống nhất cho rằng:
Viện trợ nước ngoài
Chiến tranh Việt Nam là một trong những cuộc chiến tranh tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại. Mỹ đã viện trợ ồ ạt cho Việt Nam Cộng hòa cũng như trực tiếp đem quân tham chiến, tiến hành đàm phán (tại Paris, ngoài vòng đàm phán công khai 4 bên chủ yếu mang tính nghi thức, tại các vòng đàm phán bí mật, chỉ có 2 đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ đàm phán trực tiếp với nhau về hiệp định nhưng 2 đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam liên tục trao đổi với nhau trước khi đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp riêng đoàn Mỹ, nơi 2 đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam thảo luận bí mật được gọi với mật danh "căn phòng hạnh phúc" do nơi này không bị nghe lén), Mỹ cũng trực tiếp tham gia hoạch định và điều khiển các chiến lược chiến tranh và kinh tế của Việt Nam Cộng hòa (Kế hoạch Staley-Taylor, Chiến tranh Cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh, ném bom miền Bắc Việt Nam...), với tổng chiến phí lên tới hơn 1.020 tỷ USD (thời giá năm 2014). 5 nước đồng minh của Mỹ cũng gửi quân tới trực tiếp tham chiến tại Việt Nam gồm Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Thái Lan, Philipines.
Tuy không thể sánh về số lượng với Mỹ, song Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng nhận được sự giúp đỡ vật chất khá lớn (khoảng 7 tỷ USD) từ Liên Xô, Trung Quốc và khối các nước xã hội chủ nghĩa trong đó Trung Quốc tuyên bố họ đã cung cấp khoảng 3/4 tổng viện trợ cho miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, theo ước tính của CIA, trong giai đoạn 1954-1973 Liên Xô mới là nước viện trợ kinh tế và quân sự lớn nhất cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với tổng giá trị là 5,1 tỷ USD còn Trung Quốc chỉ viện trợ 2,54 tỷ USD. Nhưng khác với Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chấp nhận cho nước ngoài đem quân tới tham chiến trực tiếp (nhằm giữ vững tính tự quyết của mình). Lực lượng quân đội và chuyên gia quân sự khối Xã hội Chủ nghĩa chỉ được phép đóng từ Thanh Hóa trở ra và chỉ hỗ trợ trong các hoạt động gián tiếp như phòng không, xây dựng, kỹ thuật và huấn luyện và chịu sự điều động của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi cần. Các đường lối lãnh đạo và việc tham chiến chỉ do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tự hoạch định và tiến hành, không chịu điều khiển từ bên ngoài. Thực tế dù cả Liên Xô và Trung Quốc gây sức ép cũng không thể làm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thay đổi các sách lược của mình.
Có thể nói viện trợ nước ngoài có vai trò và tác động to lớn đến quy mô, cường độ và hình thái chiến tranh Việt Nam.
Phong trào phản chiến
Phản đối chính phủ Mỹ
Cuộc chiến tranh tại Việt Nam đã bị phản đối từ đầu thập niên 1960, nhưng không được chú ý và phải cho đến khi 1 người Mỹ là Norman Morrison tự thiêu vào năm 1965 thì dư luận thế giới mới biết đến.
Sau Tết Mậu thân năm 1968, phong trào phản chiến trở nên bạo lực hơn. Tháng 4/1968, những người phản chiến chiếm khu quản lý ở Đại học Columbia, khiến cảnh sát phải dùng vũ lực trục xuất. Họ cũng tìm cách phá hoại các văn phòng và nhà máy của Dow Chemical, nơi sản xuất chất cháy trong bom napalm, chất da cam làm rụng lá cây. Những người phản chiến và cảnh sát còn xô xát ngay tại Đại hội đảng Dân chủ ở Chicago vào tháng Tám. Phong trào phản chiến bước sang một bước ngoặt mới khi cuộc biểu tình của sinh viên Đại học Tiểu bang Kent (tiểu bang Ohio) ngày 4-5-1970 đã bị Vệ binh quốc gia Mỹ đàn áp làm 4 sinh viên bị chết và 9 người khác bị thương.
Đã có hơn 200 tổ chức chống chiến tranh ở trên khắp các bang ở Mỹ, 16 triệu trong số 27 triệu thanh niên Mỹ đến tuổi quân dịch đã chống lệnh quân dịch, 2 triệu người Mỹ bị kết án "gây thiệt hại bất hợp pháp" vì chống chiến tranh Việt Nam, 75.000 người Mỹ bỏ ra nước ngoài vì không chịu nhập ngũ và đấu tranh chống chiến tranh Việt Nam, trong đó có cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton.
Trong suốt cuộc chiến, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời và Mặt trận kiên trì tranh thủ phong trào hòa bình ở Mỹ. Theo đánh giá của giám đốc CIA - William Colby, thì họ được dư luận ủng hộ mạnh mẽ do việc giới thông tin đại chúng của Mỹ dễ dàng vào được miền Nam Việt Nam trong khi nếu muốn vào miền Bắc Việt Nam lại rất khó và do đó, tin tức về những khiếm khuyết của quân đội Mỹ và chính phủ Việt Nam Cộng hoà thì công chúng Mỹ được biết trong khi thế giới chẳng biết gì về chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vì phóng viên nước ngoài không thể tiếp cận. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khuyến khích các chuyến thăm của người Mỹ. Có nhiều người Mỹ nổi tiếng từng đến thăm miền Bắc Việt Nam như lãnh đạo sinh viên Tom Hayden, giáo sư ngôn ngữ học Noam Chomsky, nhà kinh tế Douglas Dowd và mục sư Dick Fernandez, diễn viên điện ảnh Jane Fonda, giáo sư đại học Harvard George Wald. Những chuyến thăm này đã giúp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành lấy sự cảm thông tối đa của người Mỹ.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập nhiều tổ chức khác nhau để thi hành ngoại giao phi chính thức. Bộ Quốc phòng Mỹ đã tổng kết: "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nắm được các ngọn cờ dân tộc và chống thực dân, trong khi Chính phủ Việt Nam cộng hòa chỉ còn lại có mỗi ngọn cờ chống cộng", "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng đã thành công hơn nhiều so với chính phủ Việt Nam cộng hòa và Mỹ trong việc khai thác những rạn nứt xã hội ở Việt Nam cộng hòa. Việc sử dụng tài tình các tổ chức mặt trận đã cho phép họ tuyên bố với sức thuyết phục nhất định ở cả trong và ngoài nước, rằng họ là những người đại diện chân chính duy nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam và Mỹ là một tên đế quốc thực dân mới kế tục người Pháp"
Phong trào này đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời và Mặt trận trong cuộc chiến tranh này. Rút kinh nghiệm từ bài học này, trong chiến tranh vùng Vịnh và các cuộc chiến khác sau này, chính phủ và quân đội Mỹ đã đặt ra những quy định giới hạn về tác nghiệp và đưa tin đối với các phóng viên chiến tranh (không được đưa những tin tức gì, ở đâu, lúc nào...), nhất là ở những vùng đang diễn ra giao tranh.
Phản đối Việt Nam Cộng hòa
Tại các lãnh thổ mà Việt Nam Cộng hòa kiểm soát, phong trào phản chiến cũng phát triển mạnh, nhất là sau khi Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đề ra chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh trong đó Mỹ sẽ dần rút quân về nước để Quân lực Việt Nam Cộng hòa tự thực hiện cuộc chiến chống Cộng. Có nhiều cuộc biểu tình ngày càng lớn với sự tham gia của nhiều nhóm thuộc các tầng lớp xã hội và chính trị khác nhau bùng phát ở hầu hết các thành phố ở miền Nam đòi chấm dứt chiến tranh ngay lập tức.
Ngày 11 tháng 11 năm 1970, hơn 1.000 đại diện từ nhiều tổ chức đã tập trung tại ký túc xá của Đại học Minh Mạng ở Sài Gòn để thành lập Mặt trận Nhân dân tranh thủ hòa bình, với mục đích "quy tụ mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt dân tộc, nền tảng xã hội, chính trị hay tôn giáo, cùng nhau đem lại hòa bình cho đất nước".
Ngày 5 tháng 2 năm 1971, Ủy ban Phụ nữ đòi quyền sống, Phong trào nhân dân vì quyền tự quyết và Mặt trận nhân dân tranh thủ hòa bình ra một tuyên bố chung tại Sài Gòn kịch liệt lên án Chiến dịch Lam Sơn 719. Việc đưa quân sang Lào cũng vấp phải sự phản đối trong giới chính trị miền Nam.
Ngày 15 tháng 2 năm 1971, 14 tổ chức lớn ở Sài Gòn đã ra một thông cáo chung đòi Mỹ rút toàn bộ quân đội khỏi Đông Dương và kết thúc mọi hành động mở rộng chiến tranh và ngăn cản tái lập hòa bình. Hầu như hàng ngày báo chí đều đưa tin về việc xe ô tô của quân đội Mỹ bị đốt cháy trên đường phố Sài Gòn.
Ngày 19 tháng 5 năm 1972, Tổng thống Thiệu ban bố thiết quân luật. Sau khi ký Hiệp định Hòa bình Paris, Bộ trưởng Ngoại giao Trần Văn Lắm tuyên bố số tù nhân chính trị trong các nhà tù Việt Nam Cộng hòa cao hơn 100.000 người. Tuy nhiên, ngày 8 tháng 3 năm 1973, ông Thiệu khẳng định "Không có tù nhân chính trị nào ở miền Nam Việt Nam – chỉ có những tội phạm người Cộng sản hoặc tội phạm khác".
Hậu quả chiến tranh
Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến gây nhiều tàn phá nhất, thiệt hại nhân mạng nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam và gây chia rẽ sâu sắc về chính trị cũng như tác động xấu đến kinh tế đối với cả Việt Nam và Mỹ, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Tùy theo các thống kê khác nhau, số người Việt Nam bị thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam là từ 2 đến 5 triệu, hàng triệu người khác tàn tật và bị thương. Những người sống sót tiếp tục phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng và lâu dài về kinh tế, xã hội, môi trường, sức khỏe và tâm lý mà cuộc chiến đã gây ra, trong đó có tỷ lệ dị dạng bẩm sinh cao nhất thế giới. Các vụ hãm hiếp phụ nữ do lính Mỹ và đồng minh thực hiện diễn ra rất thường xuyên trong chiến tranh Việt Nam và ít khi bị trừng phạt, nếu bị xử thì cũng rất nhẹ. Hàng vạn nạn nhân chất độc hóa học tại Việt Nam hiện nay (Xem Chất độc da cam). Một nửa diện tích rừng mưa của Việt Nam bị phá hủy. Mỹ đã rải ở miền Nam Việt Nam 45.260 tấn (khoảng 75 triệu lít) chất độc hóa học, sự tàn phá môi trường do Mỹ gây ra lớn đến mức đã làm phát sinh một từ tiếng Anh mới, ecocide (Xem Ecocide).
Việt Nam đã trở thành đất nước bị ném nhiều bom nhất trong lịch sử thế giới. Số bom mà máy bay Mỹ ném xuống Việt Nam là 7,85 triệu tấn, gấp gần 3 lần tổng số bom mà tất cả các nước đã sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Tính bình quân mỗi người Việt Nam thời đó phải chịu đựng trên dưới 250 kg bom của Mỹ, trong cái gọi là "chính sách lunarization" (Mặt Trăng hóa). Nếu tính cả bom đạn dùng trên mặt đất (lựu đạn, mìn, đạn pháo, chất nổ...) thì Mỹ đã dùng tổng cộng trên 15,35 triệu tấn bom đạn ở Việt Nam Cơ sở hạ tầng ở cả hai miền Việt Nam bị phá hủy nặng nề. Sau chiến tranh, Việt Nam là một trong những nước có tình trạng ô nhiễm bom, mìn nặng nề nhất trên thế giới. Gần 800.000 tấn bom mìn chưa phát nổ còn sót lại trong lòng đất vẫn tiếp tục gây tai nạn, làm hơn 42.000 người chết, 62.000 người bị thương từ 1975 đến 2014, gây ô nhiễm 6,6 triệu ha đất (chiếm 20% diện tích Việt Nam), khiến chính phủ Việt Nam phải chi mỗi năm khoảng 100 triệu USD để khắc phục hậu quả bom mìn.
Tổng cộng trong 20 năm, Mỹ đã huy động vào cuộc chiến tranh này 6,6 triệu lượt quân nhân Mỹ (chiếm 15% nam thanh niên toàn nước Mỹ) – vào thời điểm cao nhất (năm 1968–1969) có tới 628.000 quân Mỹ hiện diện trên chiến trường – bằng tổng số lục quân của cả năm nước Anh, Tây Ban Nha, Bỉ, Canada, Úc và chiếm 70% tổng số lực lượng lục quân Mỹ lúc bấy giờ, với những sư đoàn thiện chiến nhất như Kỵ binh bay, Tia chớp nhiệt đới, Anh cả đỏ, Thủy quân lục chiến... Cùng với lục quân, Mỹ huy động 60% không quân chiến lược, chiến thuật với 2.300 máy bay, trong đó có 46% pháo đài bay B-52 với hơn 200 chiếc, 42% lực lượng hải quân với hàng trăm tàu chiến trong đó có 15/18 hàng không mẫu hạm, tuần dương hạm, 3.000 xe tăng - xe thiết giáp; 2.000 khẩu pháo hạng nặng từ 120 đến 175mm. Ngoài ra, Mỹ đã đổ tiền của xây dựng Quân lực Việt Nam Cộng hòa với trang bị 1.800 máy bay, 2.000 xe tăng – thiết giáp, 1.500 khẩu pháo, 2 triệu khẩu súng các loại, 50.000 xe cơ giới quân sự, hàng trăm tàu, thuyền chiến đấu.
Cuộc chiến ở Việt Nam đã gây tổn thất nặng cho lực lượng không quân Mỹ. Tổng cộng đã có khoảng 11.000 máy bay các loại của Mỹ đã bị bắn rơi hoặc phá hủy tại Việt Nam, 877 máy bay khác bị Quân đội Nhân dân Việt Nam thu giữ Tổn thất chi tiết theo binh chủng và theo chủng loại máy bay bao gồm:
Không quân Mỹ: 2.251 máy bay và 110 trực thăng bị phá hủy
Không quân hải quân Mỹ: 859 máy bay và 32 trực thăng bị phá hủy;
Không quân thủy quân lục chiến Mỹ: 193 máy bay và 270 trực thăng bị phá hủy;
Không quân lục quân Mỹ: 362 máy bay và 5.086 trực thăng bị phá hủy;
Không quân Việt Nam Cộng hòa (toàn bộ trang bị do Mỹ cung cấp): ~2.500 máy bay và trực thăng bị phá hủy hoặc thu giữ (bao gồm 877 máy bay bị Quân đội Nhân dân Việt Nam thu giữ vào năm 1975)
Tính theo tỷ lệ, loại máy bay chịu thiệt hại nặng nhất của Mỹ là trực thăng: ít nhất 5.607 chiếc đã bị phá hủy (chiếm gần 50% lực lượng), 2.165 phi công trực thăng tử trận, đó là chưa tính đến khoảng 1.500 - 2.000 trực thăng của Không quân Việt Nam Cộng hòa (do Mỹ trang bị) cũng bị phá hủy hoặc thu giữ.
Ngoài ra, 578 máy bay không người lái các loại của Mỹ bị phá hủy
Đối với Mỹ, Chiến tranh Việt Nam đã thành một chương buồn trong lịch sử của họ. 5 đời Tổng thống Mỹ với 4 chiến lược chiến tranh tại Việt Nam lần lượt phá sản. Quân đội Mỹ giảm hẳn hoạt động tại nước ngoài trong suốt 15 năm, cho tới khi Chiến tranh Vùng vịnh nổ ra. 58.220 lính Mỹ đã chết và 305.000 thương tật (trong đó 153.303 bị tàn phế nặng, trong đó 23.114 bị tàn phế hoàn toàn). Ngoài số thương tích về thể xác, khoảng 700.000 lính Mỹ trong số 2,7 triệu lính từng tham chiến tại Việt Nam bị mắc các chứng rối loạn tâm thần, thông thường được gọi là "Hội chứng Việt Nam", thêm vào đó là khoảng 10% số lính Mỹ khi trở về nước đã nghiện ma túy trong những ngày ở Việt Nam. Khoảng 70.000 tới 300.000 cựu binh Mỹ đã tự sát sau khi trở về từ Việt Nam. Sự cay đắng của các cựu binh tuổi thanh niên này góp phần tạo nên Hippie, một trào lưu đầy nổi loạn, phủ nhận xã hội công nghiệp phương Tây, quay trở về với thiên nhiên, chống chiến tranh, cổ vũ tự do tình dục và những giá trị như bình đẳng, hòa bình và tình yêu... trong thanh niên Mỹ trong suốt 20 năm. Nhiều năm sau chiến tranh, hàng trăm ngàn quân nhân và cố vấn Mỹ đã bị ung thư hoặc sinh con bị dị tật do đã tiếp xúc với chất độc da cam.
Sau thất bại ở Việt Nam, Tổng thống Richard Nixon nhìn nhận:
Đại tướng Maxwell D. Taylor, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Johnson, từng chỉ huy quân viễn chinh Mỹ ở Việt Nam đã khái quát:
Việt Nam và Mỹ sau cuộc chiến
Việt Nam
Bước ra sau chiến tranh, cùng với niềm tự hào đã chiến thắng "siêu cường số một" thế giới, Việt Nam đã có được thống nhất và độc lập - mục tiêu mà nhiều thế hệ người Việt đã đấu tranh suốt từ thời Pháp thuộc. Chiến thắng của họ cũng góp phần đưa đến chiến thắng của những người cộng sản ở Lào và Campuchia, thành lập Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Campuchia Dân chủ, mở rộng phe xã hội chủ nghĩa do các đảng cộng sản lãnh đạo.
Sau chiến tranh, Việt Nam phải tiếp quản những di sản nặng nề mà Mỹ để lại, không chỉ về kinh tế mà còn về văn hóa - xã hội. Nhà văn đoạt giải Nobel Gabriel Garcia Marquez đã đến thăm Việt Nam vào giữa tháng 7 năm 1979 mô tả:
Dưới thời Mỹ chiếm đóng, Sài Gòn không còn giữ được bản sắc văn hóa của mình, trở thành một "thiên đường nhân tạo" được bao bọc bởi quân đội và sự viện trợ của Mỹ, của hàng tấn đồ tiếp tế. Người dân thành phố ảo tưởng rằng đó là đời sống thực của họ. Vì thế, chiến tranh kết thúc khiến người dân trở nên lạc lõng và xa rời thực tế, để rồi 4 năm sau khi người Mỹ cuối cùng rút đi, họ không thể gượng dậy được.
Cái giá cho sự cuồng nhiệt này là hết sức kinh ngạc: toàn miền Nam có 360.000 người tàn tật, 1 triệu quả phụ, 500.000 gái điếm, 500.000 con nghiện ma túy, 1 triệu người mắc bệnh lao và hơn 1 triệu lính thuộc chế độ cũ, tất cả đều lạc lõng trong xã hội mới. Khoảng 10% dân số Sài Gòn bị mắc bệnh hoa liễu nặng (do lây từ gái điếm) và có 4 triệu người mù chữ trên khắp miền nam. Không có gì lạ nếu tìm thấy trên những con phố nhiều trẻ em lang thang phạm tội và cũng không lạ nếu xuất hiện những trẻ em với mái tóc nâu vàng, mắt xanh mũi lõ, da đen, những đứa trẻ đã bị cha của chúng bỏ rơi.
Những nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh của Việt Nam bắt đầu ngay sau ngày giải phóng. Hệ thống nông nghiệp và giao thông được xây dựng lại nhanh nhất có thể. Một hệ thống trường cấp tốc được thành lập. Y tế xã hội hóa phòng bệnh được tổ chức và quá trình giáo dục gái mại dâm hoàn lương (phục hồi nhân phẩm), trẻ mồ côi và người nghiện bắt đầu diễn ra. Không có cuộc tắm máu nào cả như phía Mỹ dự đoán. Trái lại, Việt Nam đã nỗ lực giúp quân nhân chế độ cũ và giới tư sản không kinh doanh hòa nhập với xã hội mới. Nhiều việc làm mới được tạo ra để giải quyết công việc cho hơn 3 triệu người thất nghiệp.
Mặc dù thế, nhiều khó khăn lớn và cấp bách vẫn tồn tại, bất chấp mọi nỗ lực, sự kiên nhẫn và hy sinh của họ. Sự thật là Việt Nam thiếu nguồn lực để có thể giải quyết một thảm họa lớn và nhiều vấn đề như vậy. Chiến dịch Phượng Hoàng của CIA đã sát hại nhiều nhân tài và thay thế bằng một bộ máy tham nhũng của chế độ cũ. Hơn nữa, tổng thống lúc đó, Gerald Ford, đã không thực hiện lời hứa của nước Mỹ đưa ra trong các thỏa thuận Paris năm 1973 là bồi thường chiến tranh cho Việt Nam hơn 3 tỷ USD trong vòng hơn 5 năm. Chưa kể chính quyền Jimmy Carter cản trở những nỗ lực của Việt Nam nhằm nhận được cứu trợ của quốc tế.
Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam đã phải chịu mối đe dọa mới từ quân Khmer Đỏ tại Campuchia. Khmer Đỏ đã bắt đầu tấn công Việt Nam chỉ 4 ngày sau khi chiến tranh kết thúc và lính Mỹ cuối cùng rút khỏi miền Nam. Ngày 4 tháng 5 năm 1975, một toán quân Khmer Đỏ đột kích đảo Phú Quốc, sáu ngày sau quân Khmer Đỏ đánh chiếm và hành quyết hơn 500 dân thường ở đảo Thổ Chu. Xung đột ở biên giới xảy ra liên tục trong các năm 1977 và 1978. Bên cạnh nhiều cuộc đột kích nhỏ, Khmer Đỏ tiến hành hai cuộc tấn công quy mô lớn vào Việt Nam trong giai đoạn 1975-1978. Đến năm 1978, sau khi Khmer Đỏ huy động lực lượng lớn tấn công vào Tây Nam Bộ, Việt Nam quyết định phản công bằng một chiến dịch lớn, tấn công cả vào Campuchia để xử lý dứt điểm mối nguy từ Khmer Đỏ. Ngay lập tức, Trung Quốc (đồng minh của Khmer Đỏ) huy động hàng chục vạn quân tấn công vào miền Bắc Việt Nam, gây ra Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979. Hai cuộc chiến này kéo dài tới năm 1989 mới chấm dứt.
Ngoài ra, các tài liệu của Mỹ được tiết lộ gần đây cho hay, trước năm 1975, họ đã hỗ trợ phong trào ly khai của các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên thành lập 5 trại huấn luyện, chiêu mộ 3.000 thanh niên người dân tộc tổ chức thành Mặt trận FULRO với mục tiêu đòi độc lập cho vùng này. Năm 1965, cuộc nổi dậy của FULRO thất bại và bị quân đội Việt Nam Cộng Hòa đàn áp, 4 lãnh đạo bị tòa án xử tử hình và bị hành hình công khai, 15 người khác bị án tù, nhưng phong trào vẫn chưa bị triệt hạ hẳn. Tháng 4 năm 1975, một nhóm ủng hộ FULRO điều đình và thỏa thuận với các quan chức Mỹ sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại chính phủ mới tại miền Nam Việt Nam. Kể từ đó, sau năm 1975, những thành viên FULRO chạy trốn sang Campuchia đã liên kết với Khmer Đỏ để tiến hành chiến tranh du kích chống chính phủ Việt Nam. Hai cuộc chiến tranh liên tiếp và các vụ đột kích của FULRO đã buộc Việt Nam phải tiếp tục duy trì một đội quân thường trực đông đảo để đối phó với những mối nguy hiểm vẫn tiếp tục hiện hữu, cùng với đó là một lượng lớn ngân sách phải dành cho quốc phòng thay vì đầu tư cho kinh tế, khiến nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề.
Về kinh tế, sau chiến tranh, Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn. Sự rập khuôn cứng nhắc của mô hình kinh tế - chính trị Liên Xô và Trung Quốc; thiên tai, lệnh cấm vận của Mỹ; bom mìn còn sót lại chưa nổ, sự ô nhiễm do chất độc da cam; 2 cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra; tất cả đều góp phần vào các vấn đề thời hậu chiến của đất nước. Những điểm yếu về kinh tế, xã hội do rập khuôn theo mô hình xã hội chủ nghĩa của Liên Xô đã nhanh chóng phát tác trầm trọng (những điểm mà trong thời chiến dân chúng còn tạm chấp nhận).
Ngày 4 tháng 9 năm 1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiến hành Chiến dịch cải tạo tư sản miền Nam lần I. Ngày 15 tháng 7 năm 1976, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam ra Nghị quyết 254/NQ/TW về những công tác trước mắt ở miền Nam, hoàn thành việc xoá bỏ giai cấp tư sản mại bản, tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Tháng 12 năm 1976, chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiến hành Chiến dịch cải tạo tư sản lần 2. Tiếp theo, Hội nghị Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 3 năm 1977 quyết định hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh miền Nam trong 2 năm 1977-1978. Nhà nước đã quốc hữu hoá và chuyển thành xí nghiệp quốc doanh đối với các xí nghiệp công quản và xí nghiệp "tư sản mại bản", tư sản bỏ chạy ra nước ngoài. Có 1.354 cơ sở với 130.000 công nhân được quốc hữu hoá, bằng 34% số cơ sở và 55% số công nhân. Thành lập xí nghiệp hợp tác xã, gia công, đặt hàng: 1.600 cơ sở với trên 70.000 công nhân, chiếm 45% số cơ sở và khoảng 30% số công nhân trên toàn miền Nam. Số cơ sở công nghiệp tư bản tư doanh còn lại chiếm khoảng 6% về cơ sở và 5% về công nhân, trong tổng số xí nghiệp công nghiệp tư doanh. Trong năm 1976, "tư sản mại bản" và tư sản lớn trong công nghiệp miền Nam bị xoá bỏ. Năm 1978, nhà nước hoàn thành căn bản cải tạo tư sản công nghiệp loại vừa và nhỏ ở miền Nam, xoá bỏ việc người Hoa kiểm soát nhiều ngành công nghiệp. Đến tháng 5 năm 1979, tất cả các xí nghiệp công quản lúc đầu ở miền Nam đều đã được chuyển thành xí nghiệp quốc doanh. Trong những năm 1977–1978, việc cải tạo các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp miền Nam được thực hiện. Tiểu thủ công nghiệp được tổ chức lại và đưa vào hợp tác xã. Tới cuối năm 1985, số cơ sở tiểu thủ công nghiệp miền Nam đã có 2.937 hợp tác xã chuyên nghiệp, 10.124 tổ sản xuất chuyên nghiệp, 3.162 hợp tác xã nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 529 hợp tác xã và 920 hộ tư nhân cá thể.
Sau khi thống nhất, chính quyền Việt Nam cũng tiến hành cải tạo văn hóa. Có những đợt thanh lọc, tiêu hủy các sách báo bị xếp loại văn hóa phẩm khiêu dâm, đồi trụy tại miền Nam. Từ tháng 9 năm 1975, nhà chức trách đã ấn định danh mục sách bị cấm, có nơi sách báo trong danh mục cấm bị gom lại và đốt ngoài đường. Theo tường trình của Tạp chí Cộng sản, tháng 6 năm 1981, trong cuộc truy quét khác, chính quyền tịch thu ba triệu ấn phẩm, trong đó có hơn 300.000 đầu sách và tạp chí. Riêng ở Sài Gòn thu được 60 tấn sách vở các loại. Bên cạnh đó, chính quyền tổ chức các lớp học miễn phí nhằm xóa mù chữ cho người dân, lập các trạm y tế, đồng thời thành lập các hội phụ nữ, hội công nhân, công đoàn...
Ngày 18 tháng 4 năm 1975, Ban Bí thư Đảng Lao động Việt Nam ra Chỉ thị 218/CT-TW: "Đối với sĩ quan, tất cả đều phải tập trung giam giữ quản lý, giáo dục và lao động; sau này tùy sự tiến bộ sẽ phân loại và sẽ có chính sách giải quyết cụ thể. Những người có chuyên môn kỹ thuật (kể cả lính và sĩ quan) mà ta cần thì có thể dùng vào từng việc trong một thời gian nhất định, nhưng phải cảnh giác và phải quản lý chặt chẽ, sau này tuỳ theo yêu cầu của ta và tuỳ theo sự tiến bộ của từng người mà có thể tuyển dụng vào làm ở các ngành ngoài quân đội. Đối với những phần tử ác ôn, tình báo an ninh quân đội, sĩ quan tâm lý, bình định chiêu hồi, đầu sỏ đảng phái phản động trong quân đội, thì bất kể là lính, hạ sĩ quan hay sĩ quan đều phải tập trung cải tạo dài hạn, giam giữ riêng ở nơi an toàn và quản lý chặt chẽ".
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền mới yêu cầu sĩ quan quân đội và viên chức Việt Nam Cộng hòa phải ra trình diện. Tuy nhiên, số tàn quân của quân đội Việt Nam Cộng hòa tan rã tại chỗ khá đông, một số vẫn tiếp tục lẩn trốn và tìm cách chống lại chính quyền mới (ném lựu đạn, ném đá vào rạp hát, cắm cờ Việt Nam Cộng hòa, dán khẩu hiệu ở thị xã, thị trấn, đặt chướng ngại vật gây tai nạn trên đường, lập các nhóm gây rối trật tự trị an...). Một số còn thu thập nhân lực, chôn giấu vũ khí, xây dựng kế hoạch hoạt động vũ trang để lập vùng ly khai. Để giải quyết lo ngại về an ninh, tháng 6 năm 1975, Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra thông cáo bắt buộc sĩ quan quân đội và viên chức thuộc chế độ Việt Nam Cộng hòa đi học tập cải tạo với thời hạn từ vài ngày đến vài năm (thời hạn thường tăng theo cấp bậc, sĩ quan bậc thấp như thiếu úy thường là vài ngày, trong khi các viên chức cấp cao nhất có người bị giam giữ hơn 10 năm). Để phân định và có chính sách đối xử thỏa đáng, Chính phủ cũng phân biệt rõ "những công chức làm việc cho địch vì hoàn cảnh, vì đồng lương thì không coi là ngụy quyền". Sau năm 1975 ở miền Nam có hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện. Theo Phạm Văn Đồng, con số người phải trải qua học tập cải tạo là hơn 200.000 trong tổng số 1 triệu người ra trình diện. Tính đến năm 1980 thì chính phủ Việt Nam công nhận còn 26.000 người còn giam trong trại, tuy nhiên một số quan sát viên ngoại quốc ước tính khoảng 100.000 đến 300.000 vẫn bị giam. Ngược lại, một số quan chức Việt Nam Cộng hòa đã cộng tác với chính phủ Cách mạng lâm thời được giữ chức vụ trong chính phủ mới như Nguyễn Hữu Hạnh... Khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, một số cựu binh sĩ Việt Nam Cộng hòa đã được Quân đội Nhân dân Việt Nam gọi tái ngũ để giúp vận hành các loại vũ khí thu được do Mỹ sản xuất.
Mặt khác, căng thẳng ngoại giao với Trung Quốc và các sự kiện liên quan (như vụ việc treo ảnh Mao Trạch Đông và cờ Trung Quốc tại Chợ Lớn) khiến Chính phủ Việt Nam tập trung vào một đối tượng khác là người gốc Hoa. Chính phủ đưa ra thời hạn để người gốc Hoa đăng ký nhập tịch Việt Nam, những người gốc Hoa không chịu đăng ký quốc tịch Việt Nam bị mất việc và giảm tiêu chuẩn lương thực, tất cả các tờ báo tiếng Trung Quốc, trường học dành riêng cho người Hoa bị đóng cửa. Các vấn đề về tù binh và Hoa kiều đã được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn giản. Trong năm 1978, chính phủ Việt Nam quyết định thực hiện chính sách cải tạo tư sản công nghiệp, các doạnh nghiệp tư nhân bị quốc hữu hóa, trong đó có khoảng 30.000 doanh nghiệp của Hoa kiều. Trên danh nghĩa, chính sách này thực hiện với cả người Việt và người Hoa, nhưng trên thực tế, tư sản người Hoa là nạn nhân chính. Chính quyền cũng tiếp quản cơ sở tổng hội quán người Hoa, bệnh viện Sùng Chính (đầu năm 1976) và 5 bệnh viện khác của 5 bang vào tháng Giêng 1978, đóng cửa 11 tờ báo Hoa ngữ. Khối lãnh đạo người Hoa ở Việt Nam xem như không còn hiện hữu và việc người Hoa kiểm soát nhiều ngành công nghiệp bị xóa bỏ.
Những biến cố cả khách quan lẫn chủ quan về chính trị và kinh tế đã tạo nên làn sóng những người vượt biên. Theo số liệu của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, trong khoảng thời gian 1975-1995 đã có 849.228 người vượt biên bằng đường biển và đường bộ. Nhiều người đã chết dọc đường do thiếu ăn, bệnh tật, cướp biển hoặc bão tố. Trong số những người vượt biên, một tỷ lệ lớn là người Hoa, họ vượt biên khỏi Việt Nam do lo sợ chiến tranh nổ ra giữa Việt Nam và Trung Quốc, do chính sách cải tạo công thương nghiệp đối với tư nhân của nhà nước Việt Nam và bởi các hoạt động tuyên truyền từ chính phủ Trung Quốc. Trong những năm 1978-1989, 2/3 trong số những người vượt biên bằng đường biển từ Việt Nam là người gốc Hoa, thêm vào đó là khoảng 250.000 người Hoa vượt biên sang Trung Quốc qua biên giới phía Bắc từ tháng 4 năm 1978 đến mùa hè năm 1979.
Thêm vào đó, nền kinh tế Việt Nam còn chịu hao tổn nặng nề do cuộc xung đột kéo dài tại biên giới với Trung Quốc, do các cuộc tấn công vào Tây Nam Bộ của quân Khmer Đỏ và do việc đóng quân quá lâu (hơn 10 năm) ở Campuchia sau chiến tranh biên giới Tây Nam. Sau 10 năm thống nhất, tiến hành đổi mới cho Việt Nam là tất yếu và sống còn.
Mỹ
Nền chính trị và mối liên kết giữa chính phủ Mỹ và người dân bị cuộc chiến làm chia rẽ nghiêm trọng. Mỹ đã tốn 676 tỷ USD cho cuộc chiến (tính theo giá trị USD của năm 2004, chưa tính các khoản chi tiêu gián tiếp khác), mức hao tổn này chỉ đứng sau chi phí của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1.200 tỷ USD, tính theo thời giá năm 2007). Một tính toán khác cho thấy Chính phủ Mỹ đã phải tiêu tốn 950 tỷ USD (thời giá 2011) chiến phí, nếu tính cả chi phí cho cựu chiến binh thì nước Mỹ đã tốn kém tới 1.200-1.800 tỷ USD cho cuộc chiến tại Việt Nam. Nếu đem so sánh độ tốn kém của chiến tranh Việt Nam với các chương trình có tính chất tiêu biểu mà chính phủ nước Mỹ đã thực hiện, thì Việt Nam vẫn nổi lên một lần nữa là một trong những công cuộc đắt tiền nhất trong lịch sử nước Mỹ. Toàn bộ hệ thống đường sá giữa các bang chỉ tiêu tốn 53 tỷ USD (năm 1972), chương trình vũ trụ đưa người lên Mặt Trăng của Mỹ cũng chỉ tốn 25 tỷ USD.
Việc Mỹ phải liên tục in tiền để trả chiến phí cho Chiến tranh Việt Nam đã góp phần khiến USD mất giá và tăng lạm phát, kéo theo sự sụp đổ của Hệ thống Bretton Woods (hệ thống tỷ giá cố định mà Ngân hàng Trung ương Mỹ ấn định cho USD). Trong cuộc chiến tranh, nhằm đáp ứng yêu cầu của các nỗ lực chiến tranh, các nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng được chuyển đổi để sản xuất thiết bị quân sự, gây ra sự sụt giảm hàng hóa, do đó làm tổn thương nền kinh tế. Sự hao tổn chiến phí đã làm thâm hụt ngân sách tăng cao, góp phần đẩy nền kinh tế Mỹ vào một thập niên 1970 suy thoái kinh tế đầy u ám.
41 năm sau chiến tranh, tổng thống Mỹ Barack Obama đã phát biểu về bài học mà Mỹ rút ra trong chiến tranh Việt Nam:
Bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
Ngày 2/7/1993, trước Quốc khánh Hoa Kỳ 2 ngày, Hoa Kỳ tuyên bố không ngăn cản các nước khác cho Việt Nam vay trả nợ tổ chức tài chính quốc tế. Ngày 3/2/1994, đúng ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hoa Kỳ chính thức gỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đơn phương áp lên Việt Nam. Ngày 11/7/1995, 1 tuần sau Quốc khánh Hoa Kỳ, Hoa Kỳ tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Tháng 7/1997, hai nước chính thức trao đổi Đại sứ với nhau. Ngày 24/5/2016, Hoa Kỳ chính thức gỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.
Việt Nam và Hoa Kỳ từ chỗ là kẻ thù đã trở thành Đối tác toàn diện của nhau khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam - Mỹ năm 2019 đạt mức 75,6 tỉ USD, mức rất cao nếu so với con số 450 triệu USD vào thời điểm hai nước bình thường hoá quan hệ ngoại giao...Mỹ đã tích cực hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, nâng cao năng lực lực lượng cảnh sát biển, hỗ trợ lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế của Việt Nam. Việt Nam, Mỹ cùng các nước tích cực hợp tác duy trì tự do hàng hải và thực thi Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc UNCLOS 1982 tại khu vực Biển Đông.
Các nhân tố trong cuộc chiến
Sự ủng hộ của người dân
Với mục tiêu thống nhất đất nước, giải phóng dân tộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã kêu gọi được sự ủng hộ to lớn của nhân dân hai miền. Tiêu biểu là sự hy sinh của người dân, chiến sĩ miền Nam trên tiền tuyến và sự chi viện hết lòng của nhân dân miền Bắc với tinh thần "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người" và "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Chính sự ủng hộ lớn mạnh được chính Đảng Lao động Việt Nam thừa nhận là yếu tố chính, có tính quyết định tới sự thắng lợi của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Phía Cộng hòa Miền Nam Việt Nam sau khi Hiệp định Paris 1973 được ký kết chỉ giành được chính quyền cấp cơ sở, từ cấp quận trở xuống. Do đó, sự ủng hộ và cuộc tấn công năm 1975 là yếu tố quyết định tới thắng lợi của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến. Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đóng vai trò chính trong việc đánh thắng khối chủ lực Quân đoàn 3 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, còn lực lượng dự bị của Quân lực Việt Nam Cộng hòa chủ yếu bị đánh bại bởi lực lượng dân quân và người dân địa phương ủng hộ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Chính vì vậy, yếu tố chính và quan trọng trong chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam chính là sự ủng hộ của nhân dân. Chính chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong Lễ kỷ niệm 35 Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Thành phố Hồ Chí Minh đã phát biểu
Sự ủng hộ của người dân được coi là yếu tố then chốt khi mục tiêu của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, vốn có nguồn gốc là những người dân bình thường, là bảo vệ nhân dân, vì nhân dân để chiến đấu. Mối quan hệ quân-dân thường được so sánh với quan hệ cá-nước.
Nhà sử học đương thời Nguyễn Hiến Lê viết trong hồi ký:
"Khắp thế giới ngạc nhiên và phục "Việt cộng" tổ chức cách nào mà Mỹ và chính phủ Việt Nam Cộng hòa không hay biết gì cả. Họ đã lén chở khí giới, đưa cán bộ vào Sài Gòn, Huế... từ hồi nào, chôn giấu, ẩn núp ở đâu? Chắc chắn dân chúng đã che chở họ, tiếp tay với họ, không ai tố cáo cho nhà cầm quyền biết. Trái lại mỗi cuộc hành quân lớn nhỏ nào của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa họ đều biết trước ngày và giờ để kịp thời đối phó. Nội điểm đó thôi cũng đủ cho thế giới biết họ được lòng dân miền Nam ra sao và tại sao Mỹ thất bại hoài."
Tinh thần độc lập dân tộc
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có nguồn gốc là một phong trào dân tộc mãnh liệt do Hồ Chí Minh lãnh đạo, chính phủ này đã lãnh đạo người Việt Nam kháng chiến chống Pháp trong giai đoạn 1945-1954 để giành độc lập cho đất nước. Với uy tín trong nhân dân đạt được từ việc đã tổ chức Mặt trận Việt Minh giành độc lập cho đất nước và kiên trì chiến đấu chống thực dân Pháp và tổ chức do đảng này thành lập là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đi tiên phong, đã đạt được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân Việt Nam Nguyện vọng giành độc lập và thống nhất đất nước, sự ủng hộ của đa số nhân dân đã trở thành yếu tố quyết định giúp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thắng lợi dù họ là bên yếu thế hơn nhiều về trang bị quân sự. Mỹ đã thất bại vì không nhận ra đó là một cuộc "chiến tranh nhân dân" và người Việt Nam gắn bó với cách mạng bởi vì họ coi đó như là một cuộc chiến để bảo vệ gia đình, đất đai và tổ quốc mình
Sự thất bại chung cuộc của Mỹ có hai nguyên nhân: Trước hết, không ai trong chính phủ Mỹ có thể dự đoán được rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ chịu đựng được sự tàn phá ghê gớm mà quân đội Mỹ gây ra. Thứ hai, lãnh đạo quân sự Mỹ ngay từ đầu đã không đề ra và phát triển được một chiến lược thích hợp với cuộc xung đột, cũng như về sau đã không điều chỉnh được nó. Năng lực biến các điểm yếu thành thế mạnh, sức chịu đựng của nhân dân cùng với sự hi sinh cá nhân cho tập thể và quyết tâm của quân đội đã biến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành một địch thủ ghê gớm đối với Mỹ.
Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã duy trì một lợi thế tâm lý mạnh mẽ, với những người lính tràn đầy tinh thần sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân để cống hiến cho mục tiêu chung là giành độc lập cho đất nước. Trong khi đó, quân nhân Mỹ và đồng minh dù trang bị tốt nhưng lại thường mơ hồ về lý tưởng chiến đấu, phần lớn họ cảm thấy vô lý khi phải sang chiến đấu tại một đất nước xa lạ. Chiến tranh càng kéo dài thì càng hao tổn tiền bạc, thương vong ngày càng tăng thì tinh thần chiến đấu của lính Mỹ càng xuống thấp, tâm lý phản chiến trong quân đội và dân chúng Mỹ càng tăng lên. Khi tổn thất vượt ngưỡng chịu đựng, chính phủ Mỹ sẽ đánh mất sự ủng hộ của đa số người dân Mỹ, khi đó chính phủ Mỹ cũng không còn khả năng tiếp tục cuộc chiến tranh được nữa. Các lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhận ra và khai thác tối đa điểm yếu này của Mỹ để đánh bại họ.
Trung tướng Bernard Trainor, từng phục vụ ở Việt Nam hai lần, của cả hai loại hình Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh cục bộ, so sánh cuộc chiến ở Việt Nam với cuộc chiến tranh giành độc lập Mỹ:
Để trả lời câu hỏi "vì sao một đất nước tương đối nhỏ bé và lạc hậu về công nghệ lại có thể đánh thắng hai cường quốc là Pháp và Mỹ", Pino Tagliazucchi, nhà nghiên cứu người Ý, cố tìm "một điều gì đó không liên quan đến khoa học quân sự cổ điển..." rồi kết luận rằng đó chính là: "lịch sử và văn hoá của dân tộc Việt Nam và cuộc đấu tranh vì độc lập là của tất cả mọi người." Nhà sử học Stanley Karnow nhận xét:
Tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Trong mọi chiến dịch, hành động quân sự của mình, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam đều nhận được sự trợ giúp của nhân dân miền Nam, đặc biệt là người dân vùng nông thôn. Tại thành thị, lực lượng Biệt động thành cũng nhận được sự che chở của người dân. Sức mạnh từ sự ủng hộ của nhân dân được Đảng Lao động Việt Nam dày công xây dựng và phát huy cao độ có nguồn gốc từ tư tưởng "lấy dân làm gốc" và "đường lối cách mạng độc lập, tự chủ". Để thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, Đảng Lao động Việt Nam đã nêu cao tinh thần, truyền thống yêu nước của nhân dân hai miền. Đảng Lao động Việt Nam chủ trương "Đoàn kết bất cứ người nào có thể đoàn kết được". Ở miền Nam, việc đặt ra mục tiêu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là: "Thực hiện một miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà" nên đã tập hợp được mọi lực lượng, mọi người dân yêu nước ở miền Nam tham gia vào cuộc đấu tranh chống Mỹ - Việt Nam Cộng hòa, thực hiện mục tiêu chung là giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Chiến lược chiến tranh nhân dân
Năm 1973, trước phiên điều trần về lý do quân đội Mỹ thất bại ở Việt Nam, các giáo sư Mỹ đã đánh giá: Ở Việt Nam, Mỹ đã gặp phải một đối phương không chịu chấp nhận chế độ thực dân mới, không chịu quỳ gối trước sức mạnh quân sự Mỹ. Ngoài ý chí kiên cường, quyết tâm sắt đá, người Việt Nam còn sáng tạo ra một đường lối, chiến lược và biện pháp đấu tranh phù hợp với hoàn cảnh để phát huy sức mạnh đánh thắng kẻ thù. Giáo sư Noam Chomsky nhận định: "Đối phương đã tìm ra "một chiến lược khôn khéo đến mức nguy hiểm để đánh bại Mỹ". Giám đốc Phân tích Hệ thống đã cảnh báo: "Trừ khi chúng ta nhận ra và chống lại nó ngay bây giờ nếu không chiến lược đó sẽ trở thành phổ biến trong tương lai. Chiến lược đó là tiến hành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc dựa trên nguyện vọng của nông dân Việt Nam muốn độc lập và công bằng xã hội. Nước ngoài không bao giờ có thể địch nổi chiến lược đó"
Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông Phạm Văn Đồng đã nói:
"Cuộc chiến tranh này không phải chỉ là sự đối chọi giữa những thiết bị tối tân nhiều hay tối tân ít. Nó còn là sự đối chọi giữa những khối óc. Mỹ đã huy động những trí tuệ thông thái nhất, những nhân vật có năng lực nhất trong quân đội, trong bộ máy hành chính và các trường đại học. Họ có những bộ óc rất cừ, nhưng những bộ óc đó không được sử dụng tốt bởi vì bị đưa vào một cuộc chiến tranh mà người ta thấy trước là họ sẽ thua. Họ đã dựng lên một bộ máy hùng mạnh, nhưng bộ máy ấy thế nào cũng thất bại...
Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh này với tất cả những phương tiện khoa học mà họ có thể có trong tay. Nhưng với phương tiện mà chúng tôi có, chúng tôi tiến hành cuộc chiến tranh này một cách khoa học, ngay cả khi trang bị của chúng tôi chỉ ở mức trung bình... Không phải chỉ cần có trong tay những phương tiện tiên tiến về kỹ thuật là đủ để cho chiến tranh được tiến hành một cách khoa học. Nhận thức của chúng tôi về chiến tranh là khoa học bởi vì chúng tôi chiến đấu trên mảnh đất của chúng tôi, vì những mục tiêu của chính chúng tôi và những phương pháp của riêng chúng tôi. Vì lẽ đó mà mặc dù có cả một bộ máy khoa học, kẻ địch đã bị thua chạy. Chính chúng tôi là những người nắm quyền chủ động".
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mô tả chiến lược giành chiến thắng của quân dân Việt Nam trước kẻ thù mạnh hơn hẳn về trang bị:
Tâm lý phản chiến của nhân dân và quân nhân Mỹ
Tại Việt Nam, Mỹ đã huy động một lực lượng hùng hậu, tướng William Westmoreland "tin tưởng rằng nước Mỹ chưa hề cho ra trận một lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến hơn lực lượng ở Việt Nam trong những năm 1966-1969".. Sĩ quan đặc nhiệm Mỹ, Donald W. Duncan, sau 1 năm tham chiến ở Việt Nam, khi về nước đã xuất bản một bản cáo trạng về cuộc chiến tranh đăng Tạp chí Ramparts (tháng 2 năm 1965). Trong đó, có đoạn: "Tôi đã phải chấp nhận rằng... đại đa số người dân Việt Nam ủng hộ Việt Cộng và chống lại chính phủ Sài Gòn. Tôi cũng phải chấp nhận rằng quan điểm: "Chúng ta (lính Mỹ) ở Việt Nam bởi vì chúng ta thông cảm với những khát vọng và ước muốn của người dân Việt Nam" - là một lời dối trá"
Ngày 4 tháng 4 năm 1967, luật sư Martin Luther King đã phát biểu công khai phê phán mạnh mẽ vai trò của nước Mỹ trong cuộc chiến, mở đầu cho phong trào phản chiến rộng khắp của người dân toàn nước Mỹ
Ngày 13 tháng 1 năm 1968, Martin Luther King tham gia một cuộc tuần hành lớn tại Washington chống lại thứ mà ông gọi là "một trong những cuộc chiến tranh tàn bạo và vô nghĩa nhất trong lịch sử". Ông nói:
"Chúng ta cần phải làm rõ trong năm chính trị này, cho các dân biểu lưỡng viện và tổng thống của Mỹ thấy, rằng chúng ta sẽ không chịu đựng nữa, chúng ta sẽ không bỏ phiếu cho những kẻ nghĩ rằng giết chóc người Việt Nam và người Mỹ là cách tốt nhất để thúc đẩy sự tự do và quyền tự quyết tại khu vực Đông Nam Á"
Một cuộc khảo sát trong các sinh viên đại học ở Mỹ vào tháng 4 năm 1970 cho thấy, 41% đồng ý với tuyên bố: "Cuộc chiến tranh ở Việt Nam hoàn toàn là phục vụ chủ nghĩa đế quốc". Ở Mỹ, sự bất mãn về cuộc chiến không ngừng tăng lên trong dân chúng nói chung, người trẻ tuổi nói riêng. Theo điều tra của viện Gallup, tháng 8 năm 1965, vẫn có 52% người Mỹ ủng hộ cuộc chiến, nhưng đến tháng 8 năm 1968, con số này sụt còn 35% và đến tháng 5 năm 1971 thì sụt còn 28%. Sau tháng 5 năm 1971, viện Gallup dừng điều tra vì thấy không còn cần thiết (tỷ lệ người dân Mỹ chống chiến tranh đã trở nên quá áp đảo).
Quân nhân Mỹ thì thể hiện sự bất mãn với cuộc chiến tranh bằng nhiều cách, từ bất tuân lệnh, hút ma túy tới giết chết chỉ huy. Tờ Armed Forces Journal đã đăng bài viết của Đại tá Robert Heinl (tháng 7 năm 1971) có tên là "Sự sụp đổ của lực lượng quân sự", trong đó viết:
"Tinh thần, kỷ luật và tính chiến đấu của Quân đội Mỹ thấp kém hơn và tồi tệ hơn bất kỳ lúc nào trong thế kỷ này và có thể trong lịch sử nước Mỹ. Quân đội của chúng ta lúc này vẫn còn ở Việt Nam đang trong một tình trạng suy sụp, với mỗi đơn vị đều từ chối chiến đấu, giết các sĩ quan chỉ huy và các hạ sĩ quan, còn những nơi không có sự chống đối thì đầy sự nghiện ngập và mất tinh thần"
Đến giữa năm 1972, Lầu Năm Góc công nhận "có 551 vụ ám sát bằng các thiết bị gây nổ, gây ra 86 trường hợp thiệt mạng, hơn 700 trường hợp bị thương. Đây là một sự đánh giá thấp về số sĩ quan Mỹ bị binh lính của họ ám sát". Đến năm 1971, tình trạng suy sụp của Quân đội Mỹ ở Việt Nam có thể nhìn thấy rõ ràng. Đại tướng Creighton Abrams sau khi tới Việt Nam đã phê phán: "Đây có phải là đội quân dưới địa ngục hay một bệnh viện tâm thần? Các sĩ quan sợ chỉ huy quân đi chiến đấu và các binh sĩ thì không tuân lệnh. Lạy Chúa Jesus! Điều gì đang xảy ra?". Cùng với đó, quân đội Mỹ gia tăng đào ngũ. Bộ Quốc phòng Mỹ đã ghi lại 503.927 trường hợp đào ngũ từ ngày 1 tháng 7 năm 1966 đến ngày 31 tháng 12 năm 1973, chỉ riêng năm 1971 đã có 98.324 binh sĩ đào ngũ.
Sự phản đối Chiến tranh Việt Nam không chỉ có ở các quân nhân tại ngũ mà còn của cả cựu chiến binh Mỹ. Jan Barry đã đưa ra một danh sách gồm 16 yêu cầu của cựu chiến binh Mỹ ở Việt Nam chống lại chiến tranh (VVAW) tới Quốc hội Mỹ. Trong đó nêu rõ: "Rút ngay lập tức, đơn phương và không điều kiện tất cả lực lượng quân Mỹ khỏi Đông Dương; ân xá cho tất cả những người đã từ chối đi chiến đấu ở Việt Nam; yêu cầu mở cuộc điều tra chính thức các tội ác chiến tranh; và cải thiện trợ cấp cho các cựu chiến binh"
Võ sĩ quyền Anh huyền thoại Muhammad Ali từng bị đi tù vì không chịu nhập ngũ tham gia chiến tranh tại Việt Nam. Ông đã công khai phỉ báng và từ chối vào quân đội Mỹ và kêu gọi người dân Mỹ cùng phản đối chiến tranh Việt Nam. Ông nói: "Tôi không có thù ghét gì với Việt Cộng cả, họ không gọi tôi là mọi đen", "Không, tôi sẽ không đi xa nhà 10.000 dặm để tàn sát, giết, thiêu cháy người khác nhằm duy trì sự thống trị của các ông chủ da trắng lên những người da màu trên toàn thế giới. Đây là lúc mà một thời đại tàn ác như vậy phải kết thúc". và:
Các nhà lãnh đạo của hai bên
Tại một nước có truyền thống Nho giáo như Việt Nam, các nhà lãnh đạo phải thể hiện được lối sống đạo đức và tài năng của bản thân trong một tập thể chung đoàn kết. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và các nhà lãnh đạo của họ thể hiện được lý tưởng hết sức quan trọng này. Nhân vật chính yếu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với nhiều người Việt Nam, ông là một nhà yêu nước đã vận dụng Chủ nghĩa Marx-Lenin vào công cuộc giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thực dân và đế quốc. Tính giản dị và kiên cường của ông được nhiều người kính mến, người dân Việt Nam coi ông là anh hùng dân tộc. Giáo sư David Thomas cho rằng: "Chính viễn kiến của ông, sự hy sinh, tính bền bỉ và sự lãnh đạo của ông trong một nước nghèo nàn, lạc hậu đã thúc đẩy người Việt Nam đứng dậy, đánh thắng thực dân Pháp và quân đội Mỹ.". Giới lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã thể hiện một sự cao độ về tinh thần đoàn kết trong suốt thời gian chiến tranh xảy ra.
Ngược lại, Chính phủ Mỹ bị chia rẽ sâu sắc về quan điểm chiến tranh, các tướng lĩnh Mỹ khi áp dụng các chiến lược không hiệu quả thì cũng thường quay sang đổ lỗi cho giới chính trị gia. Giáo sư Noam Chomsky trả lời trước Thượng viện Mỹ, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa "đã trở thành nơi ẩn nấp của những người Việt Nam từng đi theo Pháp trong cuộc chiến chống lại nền độc lập của chính đất nước họ" và chính phủ này "không có cơ sở thành trì trong nhân dân. Nó đi theo hướng bóc lột dân chúng nông thôn và tầng lớp dưới ở thành thị, trên thực tế nó là sự tiếp tục chế độ thuộc địa của Pháp". Các chính khách, tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa thì không ngừng tham gia vào các âm mưu chính trị, tham nhũng quá nhiều và liên tục diễn ra đảo chính, do đó càng làm suy sụp tinh thần của binh sĩ. Theo ông Nguyễn Hữu Hạnh, trong tất cả các lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa, ai mà Mỹ không ưa thì người ấy bị lật đổ, người Mỹ chỉ huy trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế tới ngoại giao Sự phụ thuộc vào Mỹ gần như hoàn toàn, cả về vật chất lẫn tâm lý là yếu tố quyết định cho sự thất bại của Việt Nam Cộng hòa: Khi Mỹ dần rút lui thì Việt Nam Cộng hòa cũng bắt đầu sa sút, tới lúc Mỹ bỏ cuộc thật thì Việt Nam Cộng hòa cũng sụp đổ theo
Năm 2005, khi về Việt Nam và trả lời phỏng vấn của báo Thanh Niên, Tướng Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Phó Tổng thống kiêm tư lệnh Không quân Việt Nam Cộng hòa nhận định rằng:
"Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu, làm "kép nhất". Vì vậy ai cũng cho rằng đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những tên lính đánh thuê.
Tôi biết rất rõ ràng về cái gọi là những người chỉ huy, những ông tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa khi ấy. Từ ông Thiệu đến những ông khác dưới trướng, xin lỗi, toàn là những vị ăn chơi phè phỡn, tài không có mà đức cũng không. Trước đây có "ông" Mỹ đứng sau thì không có chuyện gì, nhưng khi phải một mình trực tiếp đối diện với khó khăn thì bản chất cũng như tài năng lộ ra ngay.
Trong một cuộc chiến, nói gì thì nói, theo tôi quan trọng nhất vẫn là Lực lượng, là Quân đội. Quân đội Việt Nam Cộng hòa, không có ai đáng giá cả, kể từ ông Nguyễn Văn Thiệu – Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh – trở xuống. Trong số những vị cùng vai với tôi, cứ mười ông thì đến mười một ông tham sống sợ chết! Trong khi đó, các chỉ huy ở miền Bắc lại có rất nhiều kinh nghiệm chiến trường, được cấp dưới tin cậy và kính trọng về nhân cách, đó là sự hơn hẳn.
Chiến thuật quân sự
Tướng Lindsey Kiang, nhà sử học Mỹ đã nhận xét: Trong mắt nhiều lính Mỹ, bộ đội Việt Nam là những người có kỷ luật, chiến đấu thông minh và rất gan dạ. Ông nói:
Đã gần 50 năm kể từ khi những người lính Mỹ đặt chân đến Việt Nam. Đối với nước Mỹ, đó là khởi đầu của một cuộc chiến dài, cay đắng và không nhận được nhiều sự ủng hộ. Đối với người dân Việt Nam, cuộc chiến còn tàn phá khủng khiếp hơn, nhưng cuối cùng họ đã thắng và giành được độc lập, thống nhất, điều mà họ khao khát đã quá lâu rồi.
Tất cả những điều tôi đọc, tôi nghe được từ các cựu binh Mỹ đều toát lên một sự tôn trọng dành cho các cựu chiến binh Việt Nam... Những nhận xét đó thường là: Bộ đội Việt Nam thông minh, tiết tháo, có kỹ năng và lòng quyết tâm. Họ cũng là những người dũng cảm tuyệt vời trước hỏa lực khủng khiếp của pháo binh và không quân Mỹ. Nhiều cựu chiến binh Mỹ thường nhắc lại với niềm cảm phục sâu sắc khả năng chống đỡ của đối thủ dưới làn đạn mà những trận rải thảm B-52 là ví dụ điển hình.
Ở miền Nam, lính Mỹ cũng đánh giá cao bộ đội của Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Mặc dù có số lượng và hỏa lực áp đảo, có nguồn lực dồi dào và khả năng di chuyển cao nhưng lính Mỹ và đồng minh luôn vấp phải những khó khăn khi đối đầu với đối thủ, những người được quyết định đánh khi nào. Có thể thấy rằng, những người lính dũng cảm này đã tận dụng được yếu tố bất ngờ để giành chiến thắng trong những tình thế ngặt nghèo nhất
Miền Trung Việt Nam là nơi những đội quân tinh nhuệ nhất của quân đội Mỹ đối đầu với quân chính quy Bắc Việt Nam... một trung sĩ lính thủy đánh bộ nói với bạn tôi rằng: "Thưa ngài, lính Bắc Việt Nam đánh giỏi như chúng ta". Nên biết rằng, lính thủy đánh bộ Mỹ là những chiến binh ưu tú nhất, được chọn từ bộ binh sang. Đó quả là một lời khen ngợi đối thủ. "Họ rất dũng cảm, rèn luyện tốt và có tinh thần chiến đấu cao" - Anh ấy nói.
Quân đội Mỹ và đồng minh của họ chủ yếu chiến đấu theo hình thức chiến tranh quy ước, hình thức này rất tốn kém nhưng lại tỏ ra không hiệu quả tại chiến trường Việt Nam (do điều kiện khí hậu, địa hình cũng như lối đánh du kích của đối phương). Ngược lại, do phải chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn vũ khí, Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tập trung phát triển các chiến thuật bộ binh phù hợp với số vũ khí hạn chế có trong tay và đúc kết kinh nghiệm thu được trong quá trình chiến đấu. Kết quả là Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã có lực lượng bộ binh hạng nhẹ được coi là một trong những lực lượng thiện chiến hàng đầu trên thế giới, với những hình thức chiến thuật phù hợp với thực địa. Chủ tịch Ủy ban Quân lực, Thượng nghị viện Mỹ R. Russel đã nhận xét: "Chúng ta phải đương đầu với quân du kích tài tình nhất chưa từng thấy trong lịch sử loài người"
Trong một cuộc khảo sát sau cuộc chiến với các sĩ quan Mỹ từng phục vụ trong chiến tranh Việt Nam, 44% đánh giá liên quân Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam là "thiện chiến và gan góc". Một sĩ quan nhận xét "Có một khuynh hướng đánh giá thấp đối thủ. Trong thực tế, họ là địch thủ giỏi nhất mà chúng ta từng phải đối mặt trong lịch sử".
Trong cuộc chiến Việt Nam, khả năng tác chiến công nghệ cao của không quân và hải quân là ưu thế chính của Mỹ, ở thời kỳ cao điểm Mỹ đã huy động 60% không quân và 40% hải quân để tham chiến ở Việt Nam. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Liên Xô viện trợ cho một số vũ khí như MiG-21 và SAM-2 để chống lại, nhưng số lượng khá ít và đây cũng không phải là những vũ khí hiện đại nhất của Liên Xô khi đó. Tuy nhiên, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã sáng tạo ra những chiến thuật mới, phát huy hiệu quả số lượng trang bị ít ỏi của mình. Tham mưu trưởng Không quân Mỹ Conwell viết: "Lực lượng phòng không của Việt Nam là thứ đáng sợ nhất và hoàn chỉnh nhất mà những phi công Mỹ đã từng gặp" Đại tá James G. Zumwalt nhận xét: "Đối với nhiều người Việt Nam, cuộc chiến với Mỹ là một ván cờ. Mỗi khi người Mỹ tung ra nước đi khó bằng cách áp dụng công nghệ mới vào chiến trường, phía Việt Nam lại sử dụng sự khéo léo để đáp trả"
Vũ khí sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam
Chiến tranh Việt Nam là một chiến tranh ác liệt với quy mô lớn kéo dài gần 20 năm. Đây cũng là lần đầu tiên, hậu quả tàn khốc của vũ khí được xuất hiện trên TV của các nước tiên tiến.
Mỹ đã áp dụng hầu hết các vũ khí tân tiến nhất thời đó (chỉ trừ vũ khí hạt nhân). Một loạt các loại vũ khí đã được sử dụng bởi các quân đội khác nhau hoạt động trong Chiến tranh Việt Nam, bao gồm các đội quân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Quân đội Nhân dân Việt Nam) và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam); tất cả các đơn vị của quân đội Mỹ; các đồng minh của họ là Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH), Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Thái Lan và Philippines.
Gần như tất cả các lực lượng liên minh, bao gồm Quân lực Việt Nam Cộng hòa và Úc được trang bị vũ khí của Mỹ, một số trong đó, chẳng hạn như M16, đã được dùng để thay thế các loại vũ khí có niên đại từ Chiến tranh thế giới thứ 2. Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, thì thừa kế một bộ sưu tập vũ khí của Mỹ, Pháp và Nhật Bản từ Chiến tranh thế giới thứ II và Chiến tranh Đông Dương (ví dụ như Arisaka 99 của Nhật), nhưng phần lớn được vũ trang và cung cấp bởi Trung Quốc, Liên Xô và của các nước Xã hội chủ nghĩa khác. Một số vũ khí, như K-50M (một biến thể PPsh-41) và phiên bản "tự chế" của RPG-2 đã được Quân đội Nhân dân Việt Nam tự sản xuất tại Việt Nam. Ngoài ra, do thiếu vũ khí, lực lượng du kích và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam còn sử dụng một số vũ khí tự chế từ xưa như cung, nỏ, bẫy chông... Thậm chí, tài liệu Mỹ đã ghi nhận những trường hợp trực thăng của họ bị bắn rơi bởi cung nỏ của du kích Việt Nam.
Năm 1969, quân đội Mỹ đã xác định được 40 loại súng trường, 22 loại súng máy, 17 loại súng cối, 20 súng trường không giật hoặc các loại ống phóng tên lửa, chín loại vũ khí chống tăng và 14 vũ khí phòng không được sử dụng bởi quân đội mặt đất của tất cả các bên. Ngoài ra lực lượng của Mỹ có 24 loại xe bọc thép và pháo tự hành và 26 loại pháo và ống phóng tên lửa
Qua 20 năm, tổng lượng vũ khí mà Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam sử dụng nếu quy đổi thành tiền là khoảng 3,5 tỉ USD Trong khi đó, tổng lượng vũ khí mà quân đội Mỹ sử dụng có giá trị khoảng 141 tỷ USD, cùng với 16 tỷ USD vũ khí được Mỹ viện trợ cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tổng cộng là 157 tỷ USD (chưa kể khoản chiến phí của Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Thái Lan cũng do Mỹ chi trả)
Chiến tranh Việt Nam trong văn hoá đại chúng
Chiến tranh Việt Nam là đề tài cho rất nhiều sách, phim ảnh, trò chơi từ nhiều năm qua từ khi nó kết thúc.
Sách
Trong bộ truyện tranh Watchmen, Tổng thống Richard Nixon đã mời tiến sĩ siêu nhân Manhattan can thiệp vào Chiến tranh Việt Nam và giúp quân đội Mỹ giành chiến thắng. Việt Nam sau đó trở thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ.
Phim
Trong bộ phim Forrest Gump, nhân vật chính là một người thiểu năng trí tuệ. Tuy vậy, khi sang Việt Nam chiến đấu, anh lại trở thành anh hùng khi cứu được trung đội trưởng thoát chết sau một trận đánh. Khi trở về, anh lại tham gia phong trào chống Chiến tranh Việt Nam cùng người yêu. Bộ phim đã kể lại một giai đoạn đầy biến động trong lịch sử nước Mỹ qua góc nhìn ngây thơ và trong sáng của một người chỉ có IQ = 75.
Phim Sinh ngày 4 tháng 7, nhân vật chính là một cựu binh Mỹ bị thương và liệt nửa người. Khi về nước, anh trở thành một người dẫn đầu phong trào phản đối chiến tranh của cựu binh Mỹ.
Trò chơi điện tử
Air Conflicts: Vietnam
Battlefield Vietnam
Call of Duty: Black Ops (2010)
Call of Duty: Black Ops Cold War (2020)
Vietcong 1 và 2
Rising Storm 2: Vietnam
Far Cry 5: Hours of Darkness
Men of War: Vietnam
Ca nhạc |
New Orleans (viết tắt NOLA; người Mỹ gốc Việt phiên âm là Ngọc Lân hay Tân Linh) là thành phố lớn nhất thuộc tiểu bang Louisiana, Hoa Kỳ. Thành phố ở vị trí 30,07° vĩ độ bắc, 89,93° kinh độ tây, nằm ở phía đông nam tiểu bang, giữa sông Mississippi và hồ Pontchartrain, cách nơi cửa sông đổ ra vịnh Mexico khoảng 100 dặm. Về mặt luật pháp và hành chính thì thành phố New Orleans với Quận Orleans là một. Thành phố này được đặt tên theo Philippe II, Công tước Orléans, công tước nhiếp chính Pháp, và là một trong những thành phố cổ nhất ở nước Mỹ.
Đây là trung tâm công nghiệp và phân phối và là cảng biển lớn của Mỹ. Thành phố này nổi tiếng với những di sản văn hoá đa sắc tộc, không khí lễ hội với nhạc và nghệ thuật ẩm thực địa phương. Nó được coi là nơi sinh của nhạc jazz. Nó là nơi du lịch nổi tiếng khắp thế giới do kiến trúc, nhạc, và thực phẩm đặc biệt, cũng như là Mardi Gras và những tổ chức khác.
Theo Thống kê Dân số năm 2000, dân số thành phố là 484.674 người. Cộng thêm những ngoại ô trong Quận Jefferson, Quận St. Bernard bên cạnh, và những khu gần khác, con số đó tới khoản 1,4 triệu người. Tuy nhiên, New Orleans bị cơn bão Katrina tàn phá vào ngày 29 tháng 8 năm 2005, làm khắp thành phố bị lụt lội thê thảm, bắt mọi người dân phải sơ tán và làm nhiều người thiệt mạng. Vào những năm sau, dân số lên lại khoảng 1,2 triệu người.
New Orleans có một khu Việt Nam lớn trong phía Đông New Orleans gọi là Versailles ("Vẹc Sai") nhưng có nhiều người gốc Việt ở khắp New Orleans, ví dụ ở Harvey và Westwego. |
Ngọc Lân (chữ Hán: 玉麟, , ? – 1833), tự Tử Chấn (子振), người thị tộc Cáp Đạt Na Lạp (Hada Nara hala) thuộc Mãn Châu Chính Hoàng kỳ, quan viên nhà Thanh.
Thời Gia Khánh
Năm Càn Long thứ 60 (1795), Ngọc Lân đỗ Tiến sĩ, được chọn làm Thứ cát sĩ, rồi thụ chức Biên tu. Đầu thời Gia Khánh, Ngọc Lân trải qua 3 lần thăng chức thì được làm đến Tế tửu; rồi lần lượt được nhận các chức vụ Chiêm sự, Nội các Học sĩ. Ngọc Lân tham gia biên soạn Cao Tông thực lục một thời gian dài, thì nhận được đặc chiếu sung vào công tác Tổng biên, khi dâng tác phẩm lên Hoàng đế cũng được ghi tên vào nhóm các Tổng tài. Sau đó Ngọc Lân được vào trực ở Thượng thư phòng; trải qua các chức vụ Lễ bộ, Lại bộ Thị lang, rồi được coi thi Hội. Ngọc Lân phụng mệnh tham gia thẩm tra vụ án ở Thọ Châu, An Huy , tiếp đó tra xét việc thợ đúc quan ngân ở Hồ Bắc bị cắt giảm lương – tiền, khiến quan viên đầu tỉnh đều chịu khiển trách. Sau đó Ngọc Lân đi Hồ Nam, Giang Tây, Trực Lệ, Hà Nam tra án, được người thời ấy khen là công chánh.
Năm Gia Khánh thứ 12 (1807), Ngọc Lân được làm Đốc An Huy Học chính, rồi điều đi Giang Tô.
Năm thứ 16 (1811), Ngọc Lân được kiêm chức Hữu dực Tổng binh; sau đó bị kết tội sai lầm trong việc thuyên chuyển quan viên khi còn ở bộ Lại, chịu đoạt chức. Ít lâu sau, Ngọc Lân được thụ chức Nội các Học sĩ, kiêm Hộ quân Thống lĩnh, Tả dực Tổng binh, rồi được thăng Hộ bộ Thị lang.
Năm thứ 18 (1813), tháng 8, xa giá từ Nhiệt Hà quay về, Ngọc Lân nghênh đón ở Bạch Giản, rồi về kinh trước. Đúng lúc nghĩa quân Thiên Lý giáo của Lâm Thanh tấn công Tử Cấm thành, Ngọc Lân soái bộ thuộc tham gia đánh dẹp; sau đó bị kết tội canh phòng lười nhác, bị cách toàn bộ chức vị.
Năm thứ 19 (1814), Ngọc Lân phong Tam đẳng Thị vệ, đi Diệp Nhĩ Khương làm việc.
Năm thứ 22 (1817), Ngọc Lân được gia hàm Phó Đô thống, sung chức Trú Tạng Đại thần. Sau đó Ngọc Lân được trải qua các chức vụ Tả dực Tổng binh, Phó Đô thống Hán quân Tương Bạch kỳ, rồi được thăng làm Tả đô Ngự sử, Thượng thư Lễ bộ, Lại bộ và Binh bộ.
Thời Đạo Quang
Năm Đạo Quang thứ 4 (1824), Ngọc Lân nhận mệnh làm Quân cơ đại thần Thượng hành tẩu.
Năm thứ 6 (1826), Trương Cách Nhĩ thuộc thị tộc Hòa Trác (Jahanghir Khoja) nổi dậy ở Hồi Cương, chiếm 4 thành Khách Thập Cát Nhĩ, Anh Cát Sa Nhĩ, Diệp Nhĩ Khương, Hòa Điền. A Khắc Tô biện sự đại thần Trường Thanh có thể đơn độc cố thủ và đẩy lùi địch, trước đây là nhờ Ngọc Lân tiến cử, nên triều đình giáng chiếu khen ngợi, ban cho ông Hoa linh.
Năm thứ 7 (1827), Ngọc Lân được kiêm chức Hàn Lâm viện Chưởng viện Học sĩ, sung chức Thượng thư phòng Tổng sư phó, gia hàm Thái tử Thiếu bảo.
Năm thứ 8 (1828), nhà Thanh bình định xong Hồi Cương, Ngọc Lân được tấn hàm Thái tử Thái bảo, vẽ tranh treo ở gác Tử Quang.
Đạo Quang Đế đang muốn củng cố biên thùy phía Tây, cho rằng Ngọc Lân biết rõ tình hình vùng biên, vào năm thứ 9 (1829), đặc mệnh cho ông ra làm Y Lê Tướng quân. Ngọc Lân dâng sớ nói Hạo Hãn (Kokand) chẳng chịu ngồi yên, không nên điều động quân đội đi nơi khác; bọn A Thản Đài, Thái Liệt Khắc chỉ xin quy thuận ngoài miệng , cần tăng cường quân đội để phòng bị; ngoài ra ông khen ngợi Y Tát Khắc (Isak) trung dũng đắc lực, đề nghị trọng thưởng cho bọn Cận di Bố Hô , khiến họ trở thành tai mắt cho quan quân. Triều đình giáng chiếu làm theo lời ấy, còn lệnh cho Khách Thập Cát Nhĩ Tham tán đại thần Trát Long A phòng bị. Nhưng Trát Long A tin lầm bọn Thái Liệt Khắc, không cho là phải.
Mùa thu năm thứ 10 (1830), người An Tập Duyên (Andijan) quả nhiên dẫn lối cho quân Hạo Hãn xâm phạm, Khách Thập Cát Nhĩ Bang biện đại thần Tháp Tư Cáp soái binh ngăn chặn, bị mai phục giết chết. Trát Long A sắp bỏ thành chạy về giữ A Khắc Tô, Ngọc Lân gấp dâng sớ, xin triều đình đòi bọn Trường Thanh nhanh chóng trù bị lương thảo, Cáp Phong A nhanh chóng tiến đánh, lấy ra 4500 lính ở Y Lê, lệnh cho Dung An soái lãnh đi cứu viện. Dung An đến A Khắc Tô, cùng Trường Thanh bàn bạc; Trường Thanh cho rằng giữa đường có Đóa Lan Hồi Tử cản trở, lệnh cho Cáp Phong A, Hiếu Thuận Đại từ đồng cỏ Hòa Điền tiến binh. Ngọc Lân dâng sớ phản đối, cho rằng quan quân nên xuất phát từ Diệp Nhĩ Khương đi thẳng đến Khách Thập Cát Nhĩ, thay vì theo lối Hòa Điền gặp nhiều cản trở. Đạo Quang Đế khen ngợi, nhưng vẫn đốc thúc Cáp Phong A tiến binh không đổi. Đến khi Trường Linh đốc bọn Dương Phương, Hồ Siêu đem đại binh đến Khách Thập Cát Nhĩ, Anh Cát Sa Nhĩ thì kẻ địch đã rút xa. Ngọc Lân cho rằng quan quân ở đây đã lên đến 4 vạn người, hàng tháng dùng hết 1500 vạn thạch lương thực, chi phí vận chuyển hao hết hơn 10000 lạng bạc, vì thế không cần điều binh từ Thiểm, Cam đến nữa; triều đình nghe theo.
Khi xưa thủ lĩnh người Hồi mang hàm Bối tử là Y Tát Khắc dẫn dụ Trương Cách Nhĩ, giúp quan quân bắt được hắn ta, được triều đình phong tước Đa La Quận vương, nhưng cũng chịu sự bài xích của thủ lãnh các bộ tộc khác. Sau đó một âm mưu binh biến bị phát giác, quan quân giết thủ phạm, trục xuất dân chúng tham gia; có kẻ nhân đó vu cáo Y Tát Khắc thông mưu vơi thủ phạm, rồi kéo nhau đến cướp bóc gia đình ông ta, còn giết hại hơn 200 người Hồi tránh loạn. Trát Long A không thể áp chế cuộc bảo động, còn hùa theo bọn họ, giam cầm Y Tát Khắc. Ngọc Lân cho rằng Y Tát Khắc được phong Vương tước, trợ giúp kẻ khác làm loạn là vô lý, huống hồ con cháu của ông ta làm con tin ở A Khắc Tô, gia sản đều ở Khố Xa, há không lo sợ ư? Ngọc Lân dâng sớ trình bày những điều khả nghi, triều đình mệnh cho Trường Linh tra xét, bắt quả tang Trát Long A sợ tội, muốn giết người diệt khẩu; đến khi bọn Ủy viên Chương kinh cùng dâng tấu xác nhận chứng cứ phạm tội thì Trát Long A chịu đền tội, Y Tát Khắc được khôi phục chức tước, khiến dân Hồi cả phục.
Bấy giờ triều đình bàn luận về tình hình Hồi Cương, Ngọc Lân dâng sớ, phản đối ý định tái lập Thổ tư ở những biên thành đã cải thổ quy lưu, cho rằng muốn nhập Hồi Cương vào bản đồ Trung Quốc thì phải thiết lập quan quân trú phòng ở những nơi ấy, đồng thời phản đối Tham tán đại thần dời từ Khách Thập Cát Nhĩ về A Khắc Tô. Vì thế triều đình giáng chiếu cho Trường Linh bí mật trình bày tình hình, kết hợp với lời tâu của nhiều người khác, rồi giao cho Ngọc Lân trù tính kế hoạch sáp nhập Hồi Cương.
Năm thứ 11 (1831), Ngọc Lân cùng Trường Linh dâng sớ, Đạo Quang Đế bèn dời tham tán đại thần sang trú ở Diệp Nhĩ Khương, để dễ bề không chế Hồi Cương.
Năm thứ 12 (1832), việc xong, Ngọc Lân quay về Y Lê, luân phiên điều động binh sĩ đồn thú để cân bằng canh phòng – nghỉ ngơi. Thành Huệ Viễn được xây dựng ở bờ nam Hoàng Hà , Ngọc Lân định lệ sửa sang thành trì hằng năm; đem đất chưa gieo trồng cấp cho dân Hồi, thu tô để sung làm lương thực của quân đội, còn chu cấp cho những kẻ khốn khó được thuê mướn để giúp việc vặt. Ngoài ra Ngọc Lân thúc đẩy quá trình Hán hóa bằng cách sửa sang trường học, xây dựng Văn miếu; Đạo Quang Đế đặc biệt ban biển ngạch để tỏ ra xem trọng việc này, khiến phong trào học tập văn hóa Hán ở Tân Cương được nâng cao.
Năm thứ 13 (1833), Ngọc Lân nhận mệnh hồi kinh, triều đình lấy Đặc Y Thuận Bảo thay thế ông. Nhưng Ngọc Lân về đến Thiểm Tây thì mất, Đạo Quang Đế nghe tin thì thương xót, giáng chiếu ban tuất, tặng hàm Thái bảo, đưa vào thờ trong Hiền Lương từ. Linh cữu về đến kinh sư, Đạo Quang Đế đích thân đến viếng, ban thụy Văn Cung. Người Y Lê xin lập từ để cúng tế, triều đình đồng ý. |
Ngọc Lan hay ngọc lan có thể là:
Ca sĩ Ngọc Lan (hải ngoại)
Ngọc Lan (14/7/1930-26/2/2007): linh mục Dòng Chúa Cứu Thế
Diễn viên Ngọc Lan (người mẫu) (báo Mực Tím), diễn viên (phim Kiều nữ và đại gia, Hương phù sa, Tình yêu còn mãi, Luật trời...)
Diễn viên NSND Ngọc Lan: diễn viên (phim Lửa trung tuyến, Lửa rừng...)
Chi Ngọc lan (Michellia), một chi thực vật có hoa
Ngọc lan trắng (Magnolia × alba), một loài thực vật có hoa thuộc chi Mộc lan
Ngọc lan vàng (Magnolia champaca), một loài thực vật có hoa thuộc chi Mộc lan
Ca khúc "Ngọc lan" của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước
Lê Thị Ngọc Lan vợ Nguyễn Xí.. |
Ngày 26 tháng 1 là thứ 39 vào năm nào theo lịch Gregory. Còn 339 ngày lại (340 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
1564 – Công đồng Trentô đưa ra quyết định của mình tại Tridentinum, thiết lập nên sự phân biệt giữa Giáo hội Công giáo Rôma và Tin Lành.
1700 – Một trận động đất mạnh xảy ra ở bờ biển phía tây của Bắc Mỹ, được ghi chép trong các thư tịch Nhật Bản.
1736 – Quốc vương Ba Lan-Đại công Litva Stanisław Leszczyński thoái vị lần thứ nhì, song được đền bù Công quốc Lorraine và Bar.
1788 – Một hạm đội của Anh Quốc dưới quyền Arthur Phillip đổ bộ lên Port Jackson nay thuộc Sydney, sau đó thiết lập khu định cư vĩnh cửu đầu tiên của người châu Âu tại lục địa Úc.
1790 – Vở Opera Così fan tutte của Wolfgang Mozart được trình diễn lần đầu tiên tại kịch viện Burg tại Wien, Áo.
1802 – Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson ký ban hành đạo luật đầu tiên về thiết lập cơ cấu Thư viện Quốc hội.
1837 – Michigan được nhận làm tiểu bang thứ 26 của Hoa Kỳ.
1905 – Viên kim cương thô lớn nhất thế giới cho đến nay được tìm thấy gần thành phố Pretoria tại Nam Phi.
1924 – Năm ngày sau khi Lenin qua đời, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô quyết định đổi tên thành phố Petrograd thành Leningrad.
1980 – Israel và Ai Cập thiết lập quan hệ ngoại giao, Ai Cập trước đó bị đình chỉ tư cách thành viên của Liên đoàn Ả Rập.
1992 – Tổng thống Nga Boris Nikolayevich Yeltsin tuyên bố rằng Nga sẽ chấm dứt việc đặt các thành phố của Hoa Kỳ là mục tiêu tấn công bằng vũ khí hạt nhân.
2001 – Sau khi cha là Tổng thống Laurent-Desire Kabila bị ám sát, Joseph Kabila chính thức nhậm chức Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo.
2005 – Condoleezza Rice bắt đầu nhiệm kỳ Bộ trưởng Ngoại giao thứ 66 của Hoa Kỳ, bà là người Mỹ gốc Phi và phụ nữ thứ hai phục vụ chính phủ trong chức vụ này.
Sinh
183 – Chân phu nhân, chính thất của Ngụy Văn Đế Tào Phi, tức ngày Đinh Dậu (15) tháng 12 năm Nhâm Tuất
524 - Triệu Việt Vương , vua nhà Tiền lý, tức ngày 6 tháng 1 năm Giáp Thìn (m. 571)
1504 – Nguyễn Thái Bạt, quan viên triều Lê, tức ngày 10 tháng 1 năm Giáp Tý (m. 1527)
1763 – Karl XIV Johan, quốc vương của Thụy Điển và Na Uy (m. 1844)
1857 – Đạt-lại Lạt-ma thứ 12 (m. 1875)
1880 – Douglas MacArthur, tướng lĩnh người Mỹ (m. 1964)
1908 – Stéphane Grappelli, nghệ sĩ piano người Pháp (m. 1997)
1911 – Polykarp Kusch, nhà vật lý học người Đức-Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1993)
1918 – Nicolae Ceauşescu, chính trị gia người Romania, chủ tịch nước Romania (m. 1989)
1921 – Morita Akio, doanh nhân người Nhật Bản, đồng sáng lập Sony (m. 1999)
1924 – Lưu Vĩnh Châu, quân nhân người Việt Nam
1925 – Paul Newman, diễn viên, đạo diễn, doanh nhân người Mỹ (m. 2008)
1929 - Nguyễn Bảo Trị, tướng lĩnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa
1953 – Anders Fogh Rasmussen, chính trị gia người Đan Mạch, tổng thư ký của NATO
1958 – Ellen DeGeneres, diễn viên, dẫn chương trình truyền hình người Mỹ
1961
Huỳnh Uy Dũng, doanh nhân người Việt Nam
Wayne Gretzky ("Great One"), vận động viên khúc côn cầu Canada
1963 – José Mourinho, huấn luyện viên bóng đá người Bồ Đào Nha
1966 – Tom Henning Øvrebø,
1971 - Nguyễn Phương Hằng, doanh nhân người Canada gốc Việt
1976 – Hitomi, ca sĩ và diễn viên người Nhật Bản
1978 – Nastja Čeh, cầu thủ bóng đá người Slovenia
1986 – Kim Jaejoong, ca sĩ và diễn viên người Hàn Quốc (JYJ và TVXQ)
1987 – Sebastian Giovinco, cầu thủ bóng đá người Ý
1987 – Gojko Kačar, cầu thủ bóng đá người Serbia
Mất
1795 – Johann Bach, nhà soạn nhạc người Đức (s. 1732)
1823 – Edward Jenner, thầy thuốc người Anh Quốc (s. 1749)
1824 – Théodore Géricault, họa sĩ người Pháp (s. 1791)
1873 – Amélie, hoàng hậu của Brasil (s. 1812)
1885 – Charles Gordon, tướng lĩnh người Anh Quốc (s. 1833)
1891 – Nikolaus Otto, kỹ sư người Đức, phát minh động cơ đốt trong (s. 1833)
1925 – Robert Loeb, tướng lĩnh Phổ (s. 1853)
1943 – Nikolai Vavilov, nhà thực vật học người Nga (s. 1887)
1947 – Gustaf Adolf, thành viên vương thất Thụy Điển (s. 1906)
1949 – Peter Marshall, nhà thuyết giáo người Anh Quốc-Mỹ (s. 1902)
1952 – Khorloogiin Choibalsan, sĩ quan và nguyên thủ quốc gia Mông Cổ (s. 1895)
1962 – Lucky Luciano, mafia người Mỹ (s. 1897)
1979 – Pyotr Gavrilov, sĩ quan người Liên Xô (s. 1900)
2000 – Don Budge, vận động viên quần vợt người Mỹ (s. 1915)
2003 – Nông Thị Trưng, nhà hoạt động người Việt Nam (s. 1920)
2005 – Nguyễn Thị Manh Manh, thi nhân người Việt Nam-Pháp (s. 1914)
2011 – Quốc Trường, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1952)
2020 – Kobe Bryant (s. 1978)
Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày Lễ Cộng hoà tại Ấn Độ |
Tiếng Anh hay Anh Ngữ ( ) là một ngôn ngữ Giécmanh Tây thuộc ngữ hệ Ấn-Âu. Dạng thức cổ nhất của ngôn ngữ này được nói bởi những cư dân trên mảnh đất Anh thời sơ kỳ trung cổ. Tên bản ngữ của thứ tiếng này bắt nguồn từ tộc danh của một trong những bộ lạc Giécmanh di cư sang đảo Anh trước kia, gọi là tộc Angle. Xét về phả hệ ngôn ngữ học, tiếng Anh có mối quan hệ gần gũi với tiếng Frisia và tiếng Saxon Hạ; tuy vậy qua hàng ngàn năm lịch sử, vốn từ tiếng Anh đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ các phương ngữ cổ của tiếng Pháp (khoảng 29% từ vựng tiếng Anh hiện đại) và tiếng Latinh (cũng khoảng 29%), thêm nữa là các ảnh hưởng sâu sắc của tiếng Bắc Âu cổ (một ngôn ngữ Giécmanh Bắc) lên ngữ pháp và từ vựng cốt lõi của nó.
Các dạng tiếng Anh thuở sớm, gọi chung là tiếng Anh cổ, phát sinh từ các phương ngữ cổ xưa thuộc nhóm ngôn ngữ Giécmanh Biển Bắc. Những phương ngữ ấy vốn là tiếng mẹ đẻ của người Anglo-Saxon di cư sang Đảo Anh vào thế kỷ thứ 5, rồi tiếp tục biến đổi suốt thế kỷ thứ 8 và thứ 9 do tiếp xúc dai dẳng với tiếng Bắc Âu cổ của di dân Viking. Giai đoạn tiếng Anh trung đại bắt đầu vào cuối thế kỷ 11, ngay sau cuộc xâm lược Anh của người Norman, với những ảnh hưởng đáng kể đến từ các phương ngữ Pháp cổ (đặc biệt là tiếng Norman cổ) và tiếng Latinh suốt khoảng 300 năm ròng. Đến cuối thế kỷ 15, tiếng Anh bước vào giai đoạn cận đại sau khi trải qua quá trình biến đổi nguyên âm quy mô lớn và xu thế vay mượn từ ngữ tiếng Hy-La thời Phục hưng, đồng thời với sự ra đời của máy in ép tại Luân Đôn. Thông qua đó mà văn học Anh ngữ bấy giờ đã đạt đến đỉnh cao, nổi bật với các chứng tích như bản dịch tiếng Anh của Kinh Thánh đời vua James I và các vở kịch kinh điển của đại văn hào William Shakespeare.
Ngữ pháp tiếng Anh hiện đại là kết quả của quá trình biến đổi dần dần từ kiểu dependant-marking điển hình của hệ Ấn-Âu, đặc trưng với sự biến đổi hình thái phong phú và trật tự từ tương đối tự do, sang kiểu phân tích, đặc trưng với hình thái ít biến đổi cùng trật tự chủ-động-tân thiếu linh động. Tiếng Anh hiện đại dựa phần lớn vào trợ động từ và trật tự từ để biểu đạt các thì (tense), thức (mood) và thể (aspect) phức tạp, cũng như các cấu trúc bị động, nghi vấn và một số dạng phủ định.
Tiếng Anh hiện đại lan rộng khắp thế giới kể từ thế kỷ 17 nhờ tầm ảnh hưởng toàn cầu của Đế quốc Anh và Hoa Kỳ. Thông qua các loại hình in ấn và phương tiện truyền thông đại chúng của những quốc gia này, vị thế tiếng Anh đã được nâng lên hàng đầu trong diễn ngôn quốc tế, giúp nó trở thành lingua franca tại nhiều khu vực trên thế giới và trong nhiều bối cảnh chuyên môn như khoa học, hàng hải và luật pháp. Tiếng Anh là ngôn ngữ có số lượng người nói đông đảo nhất trên thế giới, và có số lượng người nói bản ngữ nhiều thứ ba trên thế giới, chỉ sau tiếng Trung Quốc chuẩn và tiếng Tây Ban Nha. Tiếng Anh là ngoại ngữ được nhiều người học nhất và là ngôn ngữ chính thức hoặc đồng chính thức của 59 quốc gia trên thế giới. Hiện nay số người biết nói tiếng Anh như một ngoại ngữ đã áp đảo hơn số người nói tiếng Anh bản ngữ. Tính đến năm 2005, lượng người nói tiếng Anh đã cán mốc xấp xỉ 2 tỷ. Tiếng Anh là bản ngữ đa số tại Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Canada, Úc, New Zealand (xem vùng văn hóa tiếng Anh) và Cộng hòa Ireland. Nó được sử dụng phổ biến ở một số vùng thuộc Caribê, Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á, và Châu Đại Dương. Tiếng Anh là ngôn ngữ đồng chính thức của Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu, cùng nhiều tổ chức quốc tế và khu vực. Ngoài ra nó cũng là ngôn ngữ Giécmanh được sử dụng rộng rãi nhất, với lượng người nói chiếm ít nhất 70% tổng số người nói các ngôn ngữ thuộc nhánh Ấn-Âu này.
Phân loại
Tiếng Anh là một ngôn ngữ Ấn–Âu, cụ thể hơn là ngôn ngữ thuộc nhánh Tây của ngữ tộc Giécmanh. Dạng cổ của tiếng Anh –Tiếng Anh cổ – bắt nguồn từ dãy phương ngữ được nói bởi các dân tộc Giécmanh sinh sống dọc bờ Biển Bắc xứ Frisia (nay thuộc Hà Lan). Các phương ngữ Giécmanh ấy đã phát sinh nhóm ngôn ngữ Anglic trên Đảo Anh, cũng như tiếng Frisia và tiếng Đức Hạ/Saxon Hạ trên lục địa châu Âu. Tiếng Frisia do vậy có quan hệ rất gần với tiếng Anh, và cũng chính vì vậy nên giới ngôn ngữ học mới gộp chúng vào nhóm Anh-Frisia. Ngoài ra, tiếng Đức Hạ/Saxon Hạ cũng có quan hệ gần gũi với tiếng Anh, song phân loại gộp ba thứ tiếng trên thành một nhóm duy nhất (gọi là nhóm Giécmanh Biển Bắc) hiện còn bị nhiều người phản bác. Tiếng Anh cổ đã dần diễn tiến thành tiếng Anh trung đại, rồi tiếp tục phát triển thành tiếng Anh đương đại. Đồng thời, các phương ngữ tiếng Anh cổ và tiếng Anh trung đại cũng đã biến đổi thành các ngôn ngữ mới; chẳng hạn tiếng Scotland, cũng như các ngôn ngữ đã thất truyền như tiếng Fingal và tiếng Yola ở Ireland.
Tiếng Anh – giống như tiếng Iceland và tiếng Faroe, vốn đều là các ngôn ngữ được sử dụng trên các đảo cô lập và do vậy chúng được cách ly khỏi các ảnh hưởng ngôn ngữ trên đất liền – đã phân kỳ đáng kể khỏi các nhánh chị em. Không tồn tại sự thông hiểu lẫn nhau giữa tiếng Anh với bất kỳ thứ tiếng Giécmanh lục địa nào, sở dĩ bởi sự khác biệt từ vựng, cú pháp và âm vị. Dù vậy khi xem xét kỹ hơn, tiếng Hà Lan và tiếng Frisia vẫn lưu giữ nhiều nét tương đồng với tiếng Anh, đặc biệt là nếu ta đem so sánh với các giai đoạn cổ hơn của tiếng Anh.
Tuy nhiên, không giống tiếng Iceland và tiếng Faroe vốn bị cô lập ở mức độ cao hơn, tiếng Anh vẫn chịu ảnh hưởng từ một số ngôn ngữ đại lục được du nhập vào đảo Anh kèm theo các cuộc xâm lược và di dân trong quá khứ (đặc biệt là tiếng Pháp Norman và tiếng Bắc Âu cổ). Những sự biến ấy đã hằn in vào vốn từ và ngữ pháp tiếng Anh những dấu ấn rất sâu sắc, cũng là ngọn nguồn của các nét tương đồng giữa tiếng Anh hiện đại với một số ngôn ngữ ngoại ngành – song chúng hoàn toàn không có tính thông hiểu lẫn nhau. Dựa vào đó, một số học giả đã đề xuất giả thuyết tiếng Anh trung đại lai căng (Middle English creole hypothesis), theo đó thì họ cho rằng tiếng Anh thực chất là một ngôn ngữ pha trộn (mixed language) hoặc một ngôn ngữ lai căng (creole language) chứ không thuần Giécmanh. Tuy đúng là các định đề của giả thuyết này được thừa nhận rộng rãi, song phần lớn giới chuyên gia ngày nay không hề coi tiếng Anh là ngôn ngữ pha trộn.
Tiếng Anh được phân loại là một ngôn ngữ Giécmanh vì nó có nhiều điểm đổi mới giống các ngôn ngữ như tiếng Hà Lan, tiếng Đức và tiếng Thụy Điển. Điều này chứng tỏ các ngôn ngữ ấy chắc hẳn đã phát sinh từ cùng một ngôn ngữ tổ tiên mà giới ngôn ngữ học gọi là tiếng Giécmanh nguyên thủy. Một số điểm chung đó bao gồm: sự phân biệt giữa lớp động từ mạnh và yếu, sự vận dụng động từ khuyết, cũng như tuân theo các luật biến đổi phụ âm từ tiếng Ấn-Âu nguyên thủy là luật Grimm và luật Verner. Tiếng Anh được nhóm với tiếng Frisia bởi lẽ chúng chia sẻ nhiều điểm độc đáo, không tồn tại ở nhánh nào khác, chẳng hạn sự ngạc cứng hóa các âm ngạc mềm của tiếng Giécmanh nguyên thủy.
Lịch sử
Từ tiền ngữ Giécmanh đến tiếng Anh cổ
Dạng cổ nhất của tiếng Anh được gọi là tiếng Anh cổ hay tiếng Anglo-Saxon (k. năm 550–1066). Tiếng Anh cổ phát triển từ một tập hợp các phương ngữ Giécmanh biển Bắc, vốn được nói dọc vùng duyên hải Frisia, Niedersachsen, Jylland, và Nam Thụy Điển bởi nhiều bộ lạc Giécmanh khác nhau như Angle, Saxon, và Jute. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 4, người Anglo-Saxon di cư sang đảo Anh đồng thời với sự suy vong của chính quyền La Mã tại đây. Đến thế kỷ thứ 7, ngôn ngữ của người Anglo-Saxon đã chiếm ưu thế hoàn toàn trên đảo, thay thế các ngôn ngữ của Anh thuộc La Mã (43–409): tiếng Britton chung, một ngôn ngữ Celt; và tiếng Latinh, ngôn ngữ do người La Mã du nhập vào. Hai cái tên England và English (ban đầu là và ) đều bắt nguồn từ tộc danh "Angle".
Tiếng Anh cổ được phân thành bốn phương ngữ chính: hai phương ngữ Angle (tiếng Mercia và tiếng Northumbria) và hai phương ngữ Saxon (tiếng Kent và tiếng Tây Saxon). Nhờ cải cách giáo dục của Vua Alfred vào thế kỷ thứ 9 cùng các ảnh hưởng của vương quốc Wessex, phương ngữ Tây Saxon đã trở thành dạng ngôn ngữ viết tiêu chuẩn. Sử thi Beowulf được viết bằng phương ngữ Tây Saxon; còn bài thơ tiếng Anh lâu đời nhất, Cædmon's Hymn, được viết bằng phương ngữ Northumbria. Tiếng Anh hiện đại phát triển chủ yếu từ phương ngữ Mercia, còn tiếng Scots phát triển từ phương ngữ Northumbria. Một vài bản khắc ngắn vào thời tiếng Anh cổ sơ kỳ được viết bằng chữ rune. Đến thế kỷ thứ 6, người đảo Anh tiếp nhận bảng chữ cái Latinh và viết bằng phông chữ nửa ông-xi-an. Bảng chữ thời kì đầu này lưu giữ lại các kí tự rune là wynn và thorn , và có thêm các ký tự Latinh cải biến là eth và ash .
Tiếng Anh cổ về cơ bản là một ngôn ngữ khác hẳn tiếng Anh hiện đại. Người nói tiếng Anh thế kỷ 21, nếu không được học, sẽ không tài nào hiểu được tiếng Anh cổ. Ngữ pháp của nó có nét giống tiếng Đức hiện đại: Danh từ, tính từ, đại từ, và động từ có nhiều dạng thù biến hình hơn, và thứ tự câu cũng tự do hơn đáng kể tiếng Anh hiện đại. Tiếng Anh hiện địa có các dạng biến cách của đại từ (ví dụ he, him, his) và một số biến dạng ở động từ (ví dụ speak, speaks, speaking, spoke, spoken); song tiếng Anh cổ có sự biến cách ở danh từ, và động từ thì có nhiều đuôi biểu thị ngôi và số hơn. Ngay cả vào thế kỷ thứ 9 và 10, khi đảo Anh nằm dưới sự chi phối của Danelagh và hứng chịu các cuộc xâm lược triền miên của người Viking, vẫn có bằng chứng cho thấy tiếng Bắc Âu cổ và tiếng Anh cổ thông hiểu nhau ở mức độ tương đối cao. Trên lý thuyết, tới tận những năm 900, thường dân ở Anh quốc vẫn có thể đối thoại với thường dân ở Scandinavia. Hiện nay, các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành nhằm tìm hiểu về hàng trăm bộ lạc từng sinh sống trên đảo Anh và Scandinavia, cũng như các tiếp xúc tương giao giữa họ.
Đoạn dịch tiếng Anh sau đây của Phúc Âm Mátthêu 8:20 vào năm 1000 cho thấy các đuôi biến cách (danh cách số phức, đối cách số phức, thuộc cách số đơn) và một đuôi vị ngữ (thì hiện tại số phức):
Tiếng Anh trung đại
Trong thời kỳ thế kỷ VIII-XII, tiếng Anh cổ qua sự tiếp xúc ngôn ngữ đã chuyển thành tiếng Anh trung đại. Thời tiếng Anh trung đại thường được xem là bắt đầu từ cuộc xâm lược nước Anh của William Kẻ chinh phục năm 1066.
Ban đầu, những làn sóng thực dân hóa của người Norse ở miền bắc quần đảo Anh vào thế kỷ VIII-IX đưa tiếng Anh cổ đến sự tiếp xúc với tiếng Bắc Âu cổ, một ngôn ngữ German phía Bắc. Ảnh hưởng của tiếng Bắc Âu cổ mạnh nhất là ở những phương ngữ đông bắc quanh York (khu vực mà Danelaw được áp dụng), nơi từng là trung tâm của sự thuộc địa hóa; ngày nay những ảnh hưởng này vẫn hiển hiện trong tiếng Scots và tiếng Anh bắc Anh.
Với cuộc xâm lược của người Norman năm 1066, thứ tiếng Anh cổ được "Bắc Âu hóa" giờ lại tiếp xúc với tiếng Norman cổ, một ngôn ngữ Rôman rất gần với tiếng Pháp. Tiếng Norman tại Anh cuối cùng phát triển thành tiếng Anglo-Norman. Vì tiếng Norman được nói chủ yếu bởi quý tộc và tầng lớp cao của xã hội, trong khi thường dân tiếp tục nói tiếng Anglo-Saxon, ảnh hưởng tiếng Norman mang đến một lượng lớn từ ngữ liên quan đến chính trị, luật pháp và sự thống trị. Tiếng Anh trung đại lượt bỏ bớt hệ thống biến tố. Sự khác biệt giữa danh cách và đối cách mất đi (trừ ở đại từ), công cụ cách bị loại bỏ, và chức năng của sở hữu cách bị giới hạn. Hệ thống biến tố "quy tắc hóa" nhiều dạng biến tố bất quy tắc, và dần dần đơn giản hóa hệ thống hợp, khiến cấu trúc câu kém mềm dẻo đi. Trong Kinh Thánh Wycliffe thập niên 1380, đoạn Phúc Âm Mátthêu 8:20 được viết
Foxis han dennes, and briddis of heuene han nestis
Ở đây, hậu tố thì hiện tại số nhiều -n ở động từ han (nguyên mẫu "haven", gốc từ ha-) hiện diện, nhưng không có cách ngữ pháp nào được thể hiện.
Đến thế kỷ XII, tiếng Anh trung đại phát triển hoàn toàn, dung hợp vào mình cả ảnh hưởng của tiếng Bắc Âu cổ và tiếng Norman; và tiếp tục được nói cho tới khoảng năm 1500 thì trở thành tiếng Anh hiện đại. Nền văn học tiếng Anh trung đại có những tác phẩm như The Canterbury Tales của Geoffrey Chaucer, và Le Morte d'Arthur của Malory.
Tiếng Anh cận đại
Thời kỳ tiếp theo là tiếng Anh cận đại (Early Modern English, 1500–1700). Thời kỳ tiếng Anh cận đại nổi bật với cuộc Great Vowel Shift (1350–1700), tiếp tục đơn giản hóa biến tố, và sự chuẩn hóa ngôn ngữ.
Great Vowel Shift ảnh hưởng lên những nguyên âm dài được nhấn. Đây là một sự "biến đổi dây chuyền", tức là một âm được biến đổi làm tác động lên các âm khác nữa. Những nguyên âm vừa và nguyên âm mở được nâng lên, và nguyên âm đóng biến thành nguyên âm đôi. Ví dụ, từ bite ban đầu được phát âm giống từ beet ngày nay, nguyên âm thứ hai trong từ about được phát âm giống trong từ boot ngày này. Great Vowel Shift gây nên nhiều sự bất tương đồng trong cách viết, vì tiếng Anh hiện đại duy trì phần nhiều cách viết của tiếng Anh trung đại, và cũng giải thích tại sao, các ký tự nguyên âm trong tiếng Anh lại được phát âm rất khác khi so với những ngôn ngữ khác.
Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ uy tính dưới thời Henry V. Khoảng năm 1430, Tòa án Chancery tại Westminster bắt đầu sử dụng tiếng Anh để viết các tài liệu chính thức, và một dạng chuẩn mới, gọi là Chancery Standard, được hình thành dựa trên phương ngữ thành Luân Đôn và East Midlands. Năm 1476, William Caxton giới thiệu máy in ép tới nước Anh và bắt đầu xuất bản những quyển sách đầu tiên, làm lan rộng sự ảnh hưởng của dạng chuẩn mới. Những tác phẩm của William Shakespeare và bản dịch Kinh Thánh được ủy quyền bởi Vua James I đại diện cho nền văn học thời kỳ này. Sau cuộc Vowel Shift, tiếng Anh cận đại vẫn có nét khác biệt với tiếng Anh ngày nay: ví dụ, các cụm phụ âm trong knight, gnat, và sword vẫn được phát âm đầy đủ. Những đặc điểm mà độc giả của Shakespeare ngày nay có thể thấy kỳ quặc hay lỗi thời thường đại diện cho những nét đặc trưng của tiếng Anh cận đại.
Trong Kinh Thánh Vua James 1611, viết bằng tiếng Anh cận đại, Mátthêu 8:20:
The Foxes haue holes and the birds of the ayre haue nests
Sự lan rộng của tiếng Anh hiện đại
Tới cuối thế kỷ 18, Đế quốc Anh đã truyền bá tiếng Anh tới mọi ngóc ngách của các thuộc địa, cũng như các vùng chịu ảnh hưởng địa chính trị của họ. Thương mại, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, nghệ thuật và giáo dục đều đã góp phần đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ toàn cầu đích thực đầu tiên, đóng vai trò cốt yếu trong giao thiệp quốc tế. Do quá trình bành trướng và thuộc địa hóa các vùng đất của Anh quốc, nhiều quy chuẩn tiếng Anh mới đã phát sinh trong diễn ngôn và văn viết. Ngày nay, tiếng Anh được tiếp nhận và sử dụng ở một phần Bắc Mỹ, một phần châu Phi, Úc, và nhiều nơi khác. Thời hậu thuộc địa, một số quốc gia đa sắc tộc sau khi giành được độc lập vẫn giữ tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, để tránh các phiền toái chính trị xoay quanh việc quá ưu tiên một ngôn ngữ bản địa nhất định nào đó. Vào thế kỷ 20, tầm ảnh hưởng kinh tế và văn hóa ngày càng lớn của Hoa Kỳ, cũng như vị thế siêu cường của nó sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai khép lại, đã đẩy nhanh tốc độ lan truyền của tiếng Anh trên khắp toán cầu. Đến thế kỷ 21, tiếng Anh được nói và viết nhiều hơn bất kỳ một thứ tiếng nào trong lịch sử.
Trong quá trình phát triển của tiếng Anh hiện đại, nhiều quy chuẩn sử dụng ngôn ngữ tường minh đã được đề xuất và phát hành, lan truyền thông qua các phương tiện như giáo dục phổ cập và các ấn bản tài trợ bởi nhà nước. Năm 1755, Samuel Johnson xuất bản cuốn A Dictionary of the English Language, trong đó giới thiệu các quy tắc đánh vần và phương thức sử dụng chuẩn chỉ tiếng Anh. Năm 1828, Noah Webster cho ra mắt từ điển American Dictionary of the English language nhằm hướng đến một sự quy chuẩn đối với khẩu ngữ và văn ngữ của tiếng Anh Mỹ, độc lập khỏi tiếng Anh Anh. Ở Anh quốc, các đặc điểm phương ngữ phi chuẩn hoặc hạ lưu đã liên tục bị dè bỉu và xem thường, điều mà đã dẫn đến sự lan rộng của các biến thể uy tín trong tầng lớp trung lưu.
Ở tiếng Anh hiện đại, sự tiêu biến cách ngữ pháp đã gần như hoàn thiện (giờ đây đặc điểm này chỉ xuất hiện ở các đại từ, v.d. các cặp như he và him, she và her, who và whom), và SVO là thứ tự từ ổn định. Một số biến đổi, chẳng hạn đặc điểm do-hỗ trợ, đã phổ biến ở mọi phương ngữ. (Tiếng Anh ngày xưa không dùng động từ "do" trong vai trò trợ động từ chung như tiếng Anh hiện đại; đặc điểm này vốn chỉ xuất hiện ở câu hỏi, song cũng không hoàn toàn bắt buộc. Ngày nay, "do-hỗ trợ" cùng động từ have đang ngày càng trở thành chuẩn.) Các dạng tiếp diễn đuôi -ing có vẻ đang lan sang các cấu trúc khác, và các dạng như had been being built đang ngày càng phổ biến. Sự chính quy hóa các dạng bất quy tắc cũng đang tiếp diễn chậm chạp (v.d. dreamed thay vì dreamt), và các lối thay thế mang tính phân tích đối với các dạng biến hình đang càng trở nên thông thường (v.d. more polite thay vì politer). Tiếng Anh Anh cũng đang trong quá trình biến đổi do bị ảnh hưởng của tiếng Anh Mỹ, thúc đẩy bởi sự hiện diện tràn lan của tiếng Anh Mỹ trên các phương tiện truyền thông và sự uy tín gắn liền với vị thế siêu cường của Hoa Kỳ.
Phân bố địa lý
Tính đến năm 2016, 400 triệu người có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Anh, và 1,1 tỉ người dùng nó làm ngôn ngữ thứ hai hoặc ngoại ngữ. Tiếng Anh là ngôn ngữ đứng thứ ba về số người bản ngữ, sau tiếng Quan Thoại và tiếng Tây Ban Nha. Tuy nhiên, khi kết hợp số người bản ngữ và phi bản ngữ, nó có thể, tùy theo ước tính, là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới. Tiếng Anh được nói bởi các cộng đồng ở mọi nơi và ở hầu khắp các hòn đảo trên các đại dương.
Ba vòng tròn quốc gia nói tiếng Anh
Braj Kachru phân biệt các quốc gia nơi tiếng Anh được nói bằng mô hình ba vòng tròn. Trong mô hình này, "vòng trong" là quốc gia với các cộng đồng bản ngữ tiếng Anh lớn, "vòng ngoài" là các quốc gia nơi tiếng Anh chỉ là bản ngữ của số ít nhưng được sử dụng rộng rãi trong giáo dục, truyền thông và các mục đích khác, và "vòng mở rộng" là các quốc gia nơi nhiều người học tiếng Anh. Ba vòng tròn này thay đổi theo thời gian.
Những quốc gia với các cộng đồng bản ngữ lớn gồm Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Hoa Kỳ, Úc, Canada, Cộng hòa Ireland, và New Zealand, những nơi đa phần dân số nói tiếng Anh, và Cộng hòa Nam Phi, nơi một thiểu số đáng kể nói tiếng Anh. Các quốc gia đông người bản ngữ tiếng Anh nhất là Hoa Kỳ (ít nhất 231 triệu), Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (60 triệu), Canada (19 triệu), Úc (ít nhất 17 triệu), Cộng hòa Nam Phi (4,8 triệu), Cộng hòa Ireland (4,2 triệu), và New Zealand (3,7 triệu). Ở những quốc gia này, con của những người bản ngữ học tiếng Anh từ cha mẹ, còn người bản địa nói ngôn ngữ khác hay người nhập cư thường học tiếng Anh để giao tiếp với mọi người xung quanh.
Âm vị học
Ngữ âm và âm vị của tiếng Anh khác nhau giữa từng phương ngữ, nhưng chúng hầu như không ảnh hưởng mấy đến quá trình giao tiếp. Sự biến thiên âm vị ảnh hưởng đến vốn âm vị (tức âm tố phân biệt về ý nghĩa), và sự biến thiên ngữ âm bao hàm sự khác biệt trong cách phát âm của các âm vị. Bài viết này chỉ nói tổng quan về hai dạng phát âm chuẩn được dùng ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, lần lượt là: Received Pronunciation (RP) và General American (GA).
Bảng bên dưới sử dụng mẫu tự chuẩn của Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế (IPA).
Phụ âm
Đa số phương ngữ tiếng Anh sở hữu cùng 24phụ âm giống nhau. Bảng bên dưới thể hiện các phụ âm của phương ngữ California của tiếng Anh Mỹ, và của chuẩn RP.
* Thường được phiên âm là
Ở bảng trên, đối với các âm chặn (tắc, tắc-xát, và xát) đi theo cặp (chẳng hạn , , và ), âm đứng trước trong cặp là âm căng (hay âm mạnh) còn âm sau là âm lơi (hay âm yếu). Khi phát âm các âm căng (như ), ta cần phải căng cơ và hà hơi mạnh hơn so với khi phát âm các âm lơi (như ), và những âm căng như vậy luôn vô thanh. Âm lơi hữu thanh một phần khi đứng đầu hoặc cuối ngữ lưu, và hữu thanh hoàn toàn khi bị kẹp giữa hai nguyên âm. Các âm tắc căng (như ) có thêm một số đặc điểm cấu âm hoặc âm học khác biệt ở đa phần các phương ngữ: chúng trở thành âm bật hơi khi đứng một mình ở đầu một âm tiết được nhấn, trở thành âm không bật hơi ở đa số trường hợp khác, và thường trở thành âm buông không nghe thấy hoặc âm tiền-thanh hầu hóa khi đứng cuối âm tiết. Đối với các từ đơn âm tiết, nguyên âm đứng trước âm tắc căng được rút ngắn đi: thế nên nguyên âm của từ nip tiếng Anh ngắn hơn (về mặt ngữ âm, chứ không phải âm vị) nguyên âm của từ nib.
âm tắc lơi: bin , about , nib
âm tắc căng: pin , spin , happy , nip hay
Trong RP, âm tiếp cận bên có hai tha âm chính: âm phẳng hoặc sáng, ví dụ trong từ light 'nhẹ, ánh sáng', và âm bị ngạc mềm hóa hoặc tối, ví dụ trong từ full 'no, đầy'. Âm ɫ tối thường xuất hiên ở chuẩn GA.
l sáng: light theo RP
l tối: full theo RP và GA , light theo GA
Tất cả âm vang (các âm lỏng ) và các âm mũi () mất thanh nếu đứng sau một âm chặn vô thanh, và mang âm tiết tính nếu đứng sau một phụ âm ở cuối từ.
âm vang vô thanh: clay ; snow RP , GA
âm vang âm tiết tính: paddle , button
Nguyên âm
Sự phát âm nguyên âm biến thiên theo phương ngữ và là một trong các khía cạnh dễ nhận thấy nhất trong giọng của người nói. Bảng dưới là các âm vị nguyên âm trong Received Pronunciation (RP) và General American (GA), và những từ mà chúng xuất hiện. Âm vị được thể hiện bằng IPA; những từ trong RP là chuẩn trong các từ điển nước Anh.
Trong RP, độ dài nguyên âm được phân biệt; nguyên âm dài được đánh dấu , ví dụ, nguyên âm trong need khác với trong bid . GA không có nguyên âm dài.
Ngữ pháp
Khác với nhiều ngôn ngữ Ấn-Âu khác, tiếng Anh đã gần như loại bỏ hệ thống biến tố dựa trên cách để thay bằng cấu trúc phân tích. Đại từ nhân xưng duy trì hệ thống cách hoàn chỉnh hơn những lớp từ khác. Tiếng Anh có bảy lớp từ chính: động từ, danh từ, tính từ, trạng từ, hạn định từ (tức mạo từ), giới từ, và liên từ. Có thể tách đại từ khỏi danh từ, và thêm vào thán từ. Tiếng Anh có một tập hợp trợ động từ phong phú, như have (nghĩa đen 'có') và do ('làm'). Câu nghi vấn có do-support, và wh-movement (từ hỏi wh- đứng đầu).
Một vài đặc điểm tiêu biểu của ngữ tộc German vẫn còn ở tiếng Anh, như những thân từ được biến tố "mạnh" thông qua ablaut (tức đổi nguyên âm của thân từ, tiêu biểu trong speak/spoke và foot/feet) và thân từ "yếu" biến tố nhờ hậu tố (như love/loved, hand/hands). Vết tích của hệ thống cách và giống hiện diện trong đại từ (he/him, who/whom) và sự biến tố động từ to be.
Trong ví dụ sau, cả bảy lớp từ có mặt:
(Chủ tịch ủy ban và vị chính khách lắm lời va vào nhau dữ dội khi cuộc họp bắt đầu)
Danh từ
Danh từ dùng biến tố để chỉ số và sự sở hữu. Danh từ mới có thể được tạo ra bằng cách ghép từ (gọi là compound noun). Danh từ được chia ra thành danh từ riêng và danh từ chung. Danh từ cũng được chia thành danh từ cụ thể (như "table" - cái bàn) và danh từ trừu tượng (như "sadness" - nỗi buồn), và về mặt ngữ pháp gồm danh từ đếm được và không đếm được.
Đa số danh từ đếm được có thể biến tố để thể hiện số nhiều nhờ hậu tố -s/es, nhưng một số có dạng số nhiều bất quy tắc. Danh từ không đếm được chỉ có thể "số nhiều hóa" nhờ một danh từ có chức năng như phân loại từ (ví dụ one loaf of bread, two loaves of bread).
Ví dụ:
Cách lập số nhiều thông thường:
Số ít: cat, dog
Số nhiều: cats, dogs
Cách lập số nhiều bất quy tắc:
Số ít: man, woman, foot, fish, ox, knife, mouse
Số nhiều: men, women, feet, fish, oxen, knives, mice
Sự sở hữu được thể hiện bằng (')s (thường gọi là hậu tố sở hữu), hay giới từ of. Về lịch sử (')s được dùng cho danh từ chỉ vật sống, còn of dùng cho danh từ chỉ vật không sống. Ngày nay sự khác biệt này ít rõ ràng hơn. Về mặt chính tả, hậu tố -s được tách khỏi gốc danh từ bởi dấu apostrophe.
Cấu trúc sở hữu:
Với -s: The woman's husband's child
Với of: The child of the husband of the woman
(Con của chồng của người phụ nữ)
Động từ
Động từ tiếng Anh được chia theo thì và thể, và hợp (agreement) với đại từ ngôi số ba số ít. Chỉ động từ to be vẫn phải hợp với đại từ ngôi thứ nhất và thứ hai số nhiều. Trợ động từ như have và be đi kèm với động từ ở dạng hoàn thành và tiếp diễn. Trợ động từ khác với động từ thường ở chỗ từ not (chỉ sự phủ định) có thể đi ngay sau chúng (ví dụ, have not và do not), và chúng có thể đứng đầu trong câu nghi vấn. |
{{Infobox country
| conventional_long_name = Canada
| common_name = Canada
| linking_name = Canada
| image_flag = File:Flag of Canada (Pantone).svg
| alt_flag = Lá cờ bao gồm ba sọc đứng (đỏ, trắng, đỏ) với một lá phong màu đỏ ở trung tâm.
| image_coat = Coat of arms of Canada.svg
| symbol_type = Quốc huy
| national_motto =
| national_anthem = O Canada
| royal_anthem = God Save the King</small>| image_map = Canada (orthographic projection).svg
| map_width = 220px
| alt_map = Vị trí Canada tại Bắc Mỹ
| image_map2 = Canada - Location Map (2013) - CAN - UNOCHA.svg
| capital = Ottawa
| largest_city = Toronto
| official_languages =
| ethnic_groups_year = 2016
| ethnic_groups_ref =
| ethnic_groups =
| religion_year = 2011
| religion_ref =
| religion =
| demonym = Người Canada
| government_type =
| leader_title1 = Quân chủ
| leader_name1 = Charles III
| leader_title2 =
| leader_name2 = Mary Simon
| leader_title3 = Thủ tướng
| leader_name3 = Justin Trudeau
| legislature = Nghị viện
| upper_house = Thượng viện
| lower_house = Hạ viện
| sovereignty_type = Độc lập
| sovereignty_note = từ Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland
| established_event1 = Liên bang hóa
| established_date1 = 1 tháng 7 năm 1867
| established_event2 = Đạo luật Westminster
| established_date2 = 11 tháng 12 năm 1931
| established_event3 = Khôi phục hiến pháp
| established_date3 = 17 tháng 4 năm 1982
| area_km2 = 9984670
| area_label = Tổng cộng
| area_rank = 2
| area_sq_mi = 3854085
| percent_water = 8.92
| area_label2 = Đất liền
| area_data2 =
| population_estimate = 38.246.108
| population_census = 35.151.728
| population_estimate_year = Q2 2021
| population_census_year = 2016
| population_estimate_rank = 37
| population_density_km2 = 3,92
| population_density_sq_mi = 10.15
| population_density_rank = 185
| GDP_PPP =
| GDP_PPP_year = 2021
| GDP_PPP_rank = 15
| GDP_PPP_per_capita = 53.089 USD
| GDP_PPP_per_capita_rank = 20
| GDP_nominal =
| GDP_nominal_year = 2021
| GDP_nominal_rank = 9
| GDP_nominal_per_capita = 52.791 USD
| GDP_nominal_per_capita_rank = 15
| Gini = 30,3
| Gini_year = 2018
| Gini_change = decrease
| Gini_ref =
| HDI = 0,929
| HDI_year = 2019
| HDI_change = increase
| HDI_ref =
| HDI_rank = 16
| currency = Đô la Canada ($)
| currency_code = CAD
| utc_offset = −3.5 đến −8
| utc_offset_DST = −2.5 đến −7
| date_format = nnnn.tt.nn (AD)
| drives_on = phải
| calling_code = +1
| iso3166code = CA
| ISO_3166–1_alpha2 =
| ISO_3166–1_alpha3 =
| sport_code =
| vehicle_code =
| electricity = 120 V–60 Hz
| cctld = .ca
| footnotes =
| today =
| leader_title4 = Tổng chưởng lý (Quyền Toàn quyền Canada)
| leader_name4 = Richard Wagner
}}
Canada (phiên âm: Ca-na-đa; , ) là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ. Lãnh thổ Canada gồm 10 tỉnh bang và 3 vùng lãnh thổ liên bang, trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông sang Thái Bình Dương ở phía tây, và giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc. Canada giáp với Hoa Kỳ lục địa ở phía nam, giáp với tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ ở phía tây bắc. Ở phía đông bắc của Canada là đảo Greenland thuộc Vương quốc Đan Mạch. Ở ngoài khơi phía nam đảo Newfoundland của Canada có quần đảo Saint-Pierre và Miquelon thuộc Pháp. Biên giới chung của Canada với Hoa Kỳ về phía nam và phía tây bắc là đường biên giới dài nhất thế giới.
Nhiều dân tộc Thổ dân cư trú tại lãnh thổ nay là Canada trong hàng thiên niên kỷ. Bắt đầu từ cuối thế kỷ XV, người Anh và người Pháp thành lập các thuộc địa trên vùng duyên hải Đại Tây Dương của khu vực. Sau các xung đột khác nhau, Anh Quốc giành được rồi để mất nhiều lãnh thổ tại Bắc Mỹ, và đến cuối thế kỷ XVIII thì còn lại lãnh thổ chủ yếu thuộc Canada ngày nay. Căn cứ theo Đạo luật Bắc Mỹ thuộc Anh vào ngày 1 tháng 7 năm 1867, ba thuộc địa hợp thành thuộc địa liên bang tự trị Canada. Sau đó thuộc địa tự trị dần sáp nhập thêm các tỉnh và lãnh thổ. Năm 1931, theo Quy chế Westminster 1931, Anh Quốc trao cho Canada tình trạng độc lập hoàn toàn trên hầu hết các vấn đề. Các quan hệ cuối cùng giữa hai bên bị đoạn tuyệt vào năm 1982 theo Đạo luật Canada 1982.
Canada là một nền dân chủ đại nghị liên bang và một quốc gia quân chủ lập hiến, Quốc vương Charles III là nguyên thủ quốc gia. Canada là một thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh. Canada là quốc gia song ngữ chính thức (tiếng Anh và tiếng Pháp) tại cấp liên bang. Do tiếp nhận người nhập cư quy mô lớn từ nhiều quốc gia, Canada là một trong các quốc gia đa dạng sắc tộc và đa nguyên văn hóa nhất trên thế giới, với dân số xấp xỉ 35 triệu người vào tháng 12 năm 2012. Canada có nền kinh tế rất phát triển và đứng vào nhóm hàng đầu thế giới, kinh tế Canada dựa chủ yếu vào nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú và hệ thống thương mại phát triển cao. Canada có quan hệ lâu dài và phức tạp với Hoa Kỳ, mối quan hệ này có tác động đáng kể đến kinh tế và văn hóa của quốc gia.
Canada là một cường quốc và quốc gia phát triển, đồng thời luôn nằm trong số các quốc gia giàu có nhất trên thế giới, với thu nhập bình quân đầu người cao thứ tám toàn cầu, và chỉ số phát triển con người cao thứ 11. Canada được xếp vào hàng cao nhất trong các so sánh quốc tế về giáo dục, độ minh bạch của chính phủ, tự do dân sự, chất lượng sinh hoạt, và tự do kinh tế. Canada tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và liên chính phủ về kinh tế: G8, G20, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Canada là một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Từ nguyên
Tên gọi Canada bắt nguồn từ kanata trong ngôn ngữ của người Iroquois Saint Lawrence, nghĩa là "làng" hay "khu định cư". Năm 1535, các cư dân bản địa của khu vực nay là thành phố Québec sử dụng từ này để chỉ đường cho nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cartier đến làng Stadacona. Cartier sau đó sử dụng từ Canada để nói đến không chỉ riêng ngôi làng, mà là toàn bộ khu vực lệ thuộc vào Donnacona (tù trưởng tại Stadacona); đến khoảng năm 1545, các sách và bản đồ tại châu Âu bắt đầu gọi khu vực này là Canada.
Trong thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII, "Canada" dùng để chỉ phần lãnh thổ nằm dọc theo sông Saint-Laurent thuộc Tân Pháp. Nhằm trừng phạt việc Mười ba thuộc địa kháng cự, Anh Quốc mở rộng trên quy mô rất lớn lãnh thổ Canada theo Đạo luật Quebec 1774, bao gồm cả lãnh thổ chưa được định cư tại khu vực Ngũ Đại hồ kéo xuống sông Ohio. Một phần lãnh thổ đơn phương thêm vào này được chuyển giao cho Hoa Kỳ vào năm 1783, song Canada thuộc Anh vẫn giữ lại toàn bộ vùng đất phía bắc của Ngũ Đại Hồ (tạo thành phần lớn Ontario hiện nay). Năm 1791, người Anh định danh khu vực này là Thượng Canada và khu vực có truyền thống nói tiếng Pháp là Hạ Canada, chúng tái thống nhất thành tỉnh Canada vào năm 1841.
Đến khi liên bang hóa vào năm 1867, Canada được chọn làm tên gọi pháp lý của quốc gia mới, và từ Dominion (lãnh thổ tự trị) được ban để làm danh hiệu của quốc gia. Tuy nhiên, khi Canada khẳng định quyền tự chủ của mình khỏi Anh Quốc, chính phủ liên bang ngày càng chỉ sử dụng Canada trong các tài liệu nhà nước và hiệp định, sự thay đổi này được phản ánh thông qua việc đổi tên ngày lễ quốc gia từ Ngày Lãnh thổ tự trị sang Ngày Canada vào năm 1982.
Lịch sử
Các sắc dân bản địa
Các nghiên cứu khảo cổ học và phân tích di truyền học cho biết có một sự hiện diện của loài người tại bắc bộ khu vực Yukon từ 24.500 TCN, và tại nam bộ Ontario từ 7500 TCN. Những người này đến khu vực nay là Canada thông qua Beringia theo đường cầu lục địa Bering. Các di chỉ khảo cổ học người Da đỏ cổ đại (Paleo-Indian) tại bình nguyên Old Crow và các động Bluefish là hai trong số các di chỉ cổ nhất về sự cư trú của loài người tại Canada. Các đặc trưng của các xã hội Thổ dân Canada gồm có các khu định cư thường xuyên, nông nghiệp, kết cấu phân tầng xã hội phức tạp, và các mạng lưới mậu dịch. Một số trong các nền văn hóa này đã bị sụp đổ vào lúc những nhà thám hiểm người châu Âu đến vào cuối thế kỷ XV và đầu thế kỷ XVI, và chỉ khám phá ra nhờ các điều tra nghiên cứu khảo cổ học.
Vào thời điểm người châu Âu thiết lập các khu định cư đầu tiên, dân số thổ dân Canada được ước tính là từ 200.000 đến hai triệu, còn Uỷ ban Hoàng gia Canada về Sức khỏe Thổ dân chấp nhận con số 500.000. Do hậu quả từ quá trình thực dân hóa của người châu Âu, các dân tộc Thổ dân Canada phải chịu tổn thất do các dịch bệnh truyền nhiễm mới được đưa đến bùng phát lặp lại nhiều lần, như dịch cúm, dịch sởi, dịch đầu mùa (do Thổ dân không có miễn dịch tự nhiên), kết quả là dân số của họ giảm từ 40-80% trong các thế kỷ sau khi người châu Âu đến. Các dân tộc Thổ dân tại Canada ngày nay gồm có Các dân tộc Trước tiên (First Nations), Inuit, và Métis. Người Métis là một dân tộc hỗn huyết, họ hình thành từ thế kỷ XVII khi những người Dân tộc Trước tiên và người Inuit kết hôn với dân định cư người châu Âu. Nhìn chung, người Inuit có ảnh hưởng tương hỗ hạn chế hơn với người châu Âu định cư trong thời kỳ thuộc địa hóa.
Người châu Âu thuộc địa hóa
Nỗ lực đầu tiên được biết đến nhằm thuộc địa hóa lãnh thổ nay là Canada của người châu Âu bắt đầu khi người Norse định cư trong một thời gian ngắn tại L'Anse aux Meadows thuộc Newfoundland vào khoảng năm 1000 CN. Không có thêm hành động thám hiểm của người châu Âu cho đến năm 1497, khi đó thủy thủ người Ý John Cabot khám phá ra vùng duyên hải Đại Tây Dương của Canada cho Vương quốc Anh. Các thủy thủ người Basque và người Bồ Đào Nha thiết lập các tiền đồn săn bắt cá voi và cá dọc theo vùng duyên hải Đại Tây Dương của Canada vào đầu thế kỷ XVI. Năm 1534, nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cartier khám phá ra sông St. Lawrence, vào ngày 24 tháng 7 ông cắm một thánh giá cao mang dòng chữ "Pháp quốc quốc vương vạn tuế", và đoạt quyền chiếm hữu lãnh thổ nhân danh Quốc vương François I.
Năm 1583, nhà thám hiểm người Anh Humphrey Gilbert tuyên bố chủ quyền đối với St. John's, Newfoundland, nơi này trở thành thuộc địa đầu tiên của Anh tại Bắc Mỹ theo đặc quyền vương thất của Nữ vương Elizabeth I. Nhà thám hiểm người Pháp Samuel de Champlain đến vào năm 1603, và thiết lập các khu định cư thường xuyên đầu tiên của người châu Âu tại Port Royal vào năm 1605 và thành phố Québec vào năm 1608. Trong số những người Pháp thực dân tại Tân Pháp, người Canada định cư rộng rãi tại thung lũng sông St. Lawrence và người Acadia định cư tại các tỉnh Hàng hải (Maritimes) ngày nay, trong khi các thương nhân da lông thú và các nhà truyền giáo Cơ Đốc thăm dò Ngũ Đại Hồ, vịnh Hudson, và lưu vực sông Mississippi đến Louisiana. Các cuộc chiến tranh Hải ly bùng nổ vào giữa thế kỷ XVII do tranh chấp quyền kiểm soát đối với mậu dịch da lông thú tại Bắc Mỹ.
Người Anh thiết lập thêm các thuộc địa tại Cupids và Ferryland trên đảo Newfoundland, bắt đầu vào năm 1610. Mười ba thuộc địa ở phía nam được thành lập ngay sau đó. Một loạt bốn cuộc chiến bùng nổ tại Bắc Mỹ thuộc địa hóa từ năm 1689 đến năm 1763; các cuộc chiến sau của giai đoạn này tạo thành Mặt trận Bắc Mỹ trong Chiến tranh Bảy năm. Nova Scotia đại lục nằm dưới quyền cai trị của người Anh theo Hiệp định Utrecht 1713; Hiệp định Paris (1763) nhượng lại Canada và hầu hết Tân Pháp cho Đế quốc Anh sau Chiến tranh Bảy năm.
Tuyên ngôn Vương thất 1763 tạo nên tỉnh Quebec (từ Tân Pháp cũ), và sáp nhập đảo Cape Breton vào Nova Scotia. Đảo St. John's (nay là đảo Prince Edward) trở thành một thuộc địa riêng biệt c̉av Anh ào năm 1769. Nhằm ngăn ngừa xung đột tại Québec, Anh Quốc thông qua đạo luật Québec vào năm 1774, mở rộng lãnh thổ của Québec đến Ngũ Đại Hồ và thung lũng sông Ohio. Anh Quốc cũng tái lập ngôn ngữ Pháp, đức tin Công giáo La Mã, và dân luật Pháp tại đây. Điều này khiến cho nhiều cư dân Mười ba Thuộc địa tức giận, kích động tình cảm chống Anh trong những năm trước khi bùng nổ Cách mạng Mỹ.
Theo Hiệp định Paris 1783, Anh Quốc công nhận tình trạng độc lập của Hoa Kỳ và nhượng lại các lãnh thổ ở phía nam của Ngũ Đại Hồ cho Hoa Kỳ. New Brunswick tách khỏi Nova Scotia trong một chiến dịch tái tổ chức các khu định cư trung thành tại The Maritime. Nhằm hòa giải những người nói tiếng Anh trung thành tại Quebec, Đạo luật Hiến pháp 1791 chia tỉnh này thành Hạ Canada (sau là Québec) Pháp ngữ và Thượng Canada (sau là Ontario) Anh ngữ, trao cho mỗi nơi quyền có riêng hội đồng lập pháp được bầu cử.
Hai thuộc địa là chiến trường chính trong Chiến tranh năm 1812 giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc. Sau chiến tranh là
hiện tượng nhập cư quy mô lớn từ đảo Anh và đảo Ireland bắt đầu vào năm 1815. Từ năm 1825 đến năm 1846, 626.628 người nhập cư châu Âu được ghi chép là đã đặt chân lên các cảng tại Canada. Họ gồm có những người Ireland chạy trốn Nạn đói lớn Ireland cũng như ngững người Scot nói tiếng Gael phải dời đi theo Thanh trừ Cao địa (Highland Clearances). Khoảng từ một phần tư đến một phần ba tổng số người châu Âu nhập cư đến Canada trước năm 1891 đã thiệt mạng do các bệnh truyền nhiễm.
Nguyện vọng của người Canada về việc có chính phủ chịu trách nhiệm dẫn đến các cuộc Nổi dậy năm 1837 song kết quả là nhanh chóng thất bại. Báo cáo Durham sau đó đề xuất về chính phủ chịu trách nhiệm và đồng hóa người Canada gốc Pháp vào văn hóa Anh. Đạo luật Liên minh 1840 hợp nhất Thượng và Hạ Canada thành tỉnh Canada thống nhất. Chính phủ chịu trách nhiệm được thành lập cho toàn bộ các tỉnh Bắc Mỹ thuộc Anh từ năm 1849. Anh Quốc và Hoa Kỳ ký kết Hiệp định Oregon vào năm 1846, qua đó kết thúc tranh chấp biên giới Oregon, kéo dài biên giới về phía tây dọc theo vĩ độ 49° Bắc. Hiệp định này mở đường cho việc hình thành các thuộc địa đảo Vancouver (1849) và British Columbia (1858).
Liên bang và khuếch trương
Sau một vài hội nghị hiến pháp, Đạo luật Hiến pháp 1867 chính thức tuyên bố thành lập Liên minh Canada vào ngày 1 tháng 7 năm 1867, ban đầu gồm có bốn tỉnh – Ontario, Québec, Nova Scotia, và New Brunswick. Canada đảm nhận quyền kiểm soát Đất Rupert và Lãnh thổ Tây-Bắc để hình thành nên các Lãnh thổ Tây Bắc, tại lãnh thổ này sự bất bình của người Métis bùng phát thành Nổi dậy Red River và hình thành tỉnh Manitoba vào tháng 7 năm 1870. British Columbia và Đảo Vancouver (được hợp nhất vào năm 1866) gia nhập Liên minh vào năm 1871, còn đảo Prince Edward gia nhập vào năm 1873.
Thủ tướng John A. Macdonald và chính phủ Bảo thủ của ông lập ra một chính sách quốc gia về thuế quan nhằm bảo hộ các ngành công nghiệp chế tạo còn non trẻ của Canada. Để khai thông phía Tây, chính phủ tài trợ việc xây dựng ba tuyến đường sắt xuyên lục địa, mở cửa các thảo nguyên cho hoạt động định cư theo Đạo luật Thổ địa Lãnh thổ tự trị, và thiết lập Kị cảnh Tây-Bắc để khẳng định quyền lực trên lãnh thổ này. Năm 1898, trong Cơn sốt vàng Klondike tại các Lãnh thổ Tây Bắc, chính phủ Canada lập ra Lãnh thổ Yukon. Dưới thời Chính phủ Tự do của Thủ tướng Wilfrid Laurier, những người nhập cư đến từ lục địa châu Âu đến định cư trên các thảo nguyên, rồi Alberta và Saskatchewan trở thành các tỉnh vào năm 1905.
Đầu thế kỷ XX
Anh Quốc vẫn duy trì quyền kiểm soát trên lĩnh vực đối ngoại của Canada theo Đạo luật Liên minh, do vậy việc cường quốc này tuyên chiến vào năm 1914 tự động đưa Canada vào Chiến tranh thế giới thứ nhất. Các quân nhân tình nguyện được đưa đến Mặt trận phía Tây và sau đó trở thành một phần của Quân đoàn Canada. Quân đoàn đóng một vai trò quan trọng trong trận cao điểm Vimy và các hoạt động giao chiến khác trong cuộc chiến. Trong số xấp xỉ 625.000 người Canada phục vụ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, có khoảng 60.000 bị giết và 173.000 bị thương. Khủng hoảng Tòng quân năm 1917 nổ ra khi Thủ tướng Bảo thủ Robert Borden cho tiến hành nghĩa vụ quân sự cưỡng bách bất chấp sự phản đối dữ dội của người Québec Pháp ngữ. Cuộc khủng hoảng này, cùng với các tranh chấp về các trường tiếng Pháp bên ngoài Quebec, tạo ra hố ngăn cách sâu sắc với người Canada Pháp ngữ và chia rẽ tạm thời Đảng Tự do. Chính phủ Liên minh của Robert Borden bao gồm cả nhiều người Tự do Anh ngữ, đã giành được chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử năm 1917. Năm 1919, Canada gia nhập Hội Quốc Liên với tư cách độc lập với Anh, Quy chế Westminster 1931 xác nhận tình trạng độc lập của Canada.
Trong Đại khủng hoảng tại Canada vào đầu thập kỷ 1930, kinh tế bị suy thoái, khiến toàn quốc gặp cảnh gian khổ. Ba ngày sau khi Anh Quốc tuyên chiến với Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ Tự do của Thủ tướng William Lyon Mackenzie King tuyên chiến với Đức một cách độc lập. Các đơn vị lục quân Canada đầu tiên đến Anh Quốc vào tháng 12 năm 1939. Quân Canada đóng vai trò quan trọng trong nhiều trận chiến then chốt của đại chiến, gồm có Trận Dieppe năm 1942, Đồng Minh xâm chiếm Ý, đổ bộ Normandie, trận Normandie, và trận Scheldt vào năm 1944. Canada cung cấp nơi tị nạn cho quân chủ Hà Lan khi quốc gia này bị Đức chiếm đóng, và được người Hà Lan tín nhiệm vì có đóng góp lớn vào việc giải phóng quốc gia này khỏi Đức Quốc xã. Kinh tế Canada bùng nổ trong chiến tranh khi mà các ngành công nghiệp của quốc gia sản xuất các trang thiết bị quân sự cho Canada, Anh Quốc, Trung Quốc và Liên Xô. Mặc dù có một cuộc khủng hoảng tòng quân khác tại Québec vào năm 1944, song Canada kết thúc chiến tranh với một quân đội lớn và kinh tế mạnh.
Thời hiện đại
Khủng hoảng tài chính trong đại suy thoái khiến cho Quốc gia tự trị Newfoundland từ bỏ chính phủ chịu trách nhiệm vào năm 1934 và trở thành một thuộc địa vương thất do một Thống đốc Anh cai trị. Sau hai cuộc trưng cầu dân ý gay cấn vào năm năm 1948, người dân Newfoundland bỏ phiếu chấp thuận gia nhập Canada vào năm 1949 với địa vị một tỉnh.
Tăng trưởng kinh tế thời hậu chiến của Canada là sự kết hợp các chính sách của các chính phủ Tự do kế tiếp nhau, dẫn đến hình thành một bản sắc Canada mới, biểu thị thông qua việc chấp thuận quốc kỳ lá phong hiện nay vào năm 1965, thi hành song ngữ chính thức (tiếng Anh và tiếng Pháp) vào năm 1969, và lập thể chế đa nguyên văn hóa chính thức vào năm 1971. Các chương trình dân chủ xã hội cũng được tiến hành, chẳng hạn như Medicare (bảo hiểm y tế), Kế hoạch Trợ cấp Canada, và Cho vay sinh viên Canada, song chính phủ các tỉnh, đặc biệt là tại Quebec và Alberta, phản đối nhiều chương trình trong số đó vì nó xâm phạm đến phạm vi quyền hạn của họ.
Một loạt các hội nghị hiến pháp khác dẫn đến kết quả là hiến pháp Canada đoạn tuyệt với Anh Quốc vào năm 1982, đồng thời với việc tạo thành Hiến chương Canada về Quyền lợi và tự do. Năm 1999, Nunavut trở thành lãnh thổ thứ ba của Canada sau một loạt đàm phán với chính phủ liên bang.
Đồng thời, Quebec trải qua các biến đổi xã hội và kinh tế sâu sắc do Cách mạng Yên tĩnh trong thập niên 1960, sản sinh ra một phong trào dân tộc chủ nghĩa hiện đại. Mặt trận giải phóng Québec (FLQ) cấp tiến kích động Khủng thoảng Tháng Mười với một loạt vụ đánh bom và bắt cóc vào năm 1970, Đảng Người Québec ủng hộ chủ quyền đã đắc cử trong cuộc tuyển cử tại Québec năm 1976, họ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thất bại về chủ quyền-liên kết vào năm 1980. Các nỗ lực nhằm hòa giải với chủ nghĩa dân tộc Québec bằng hiến pháp thông qua Hòa ước Hồ Meech đã thất bại vào năm 1990. Điều này dẫn đến việc hình thành khối Người Québec tại Québec và cổ vũ Đảng Cải cách Canada tại Tây bộ Canada. Một cuộc trưng cầu dân ý thứ nhì được tiến hành vào năm 1995, kết quả là chủ quyền bị từ chối với đa số mỏng manh. Năm 1997, Tối cao pháp viện phán quyết rằng ly khai đơn phương của một tỉnh là điều vi hiến, và Nghị viện Canada thông qua Đạo luật Rõ ràng (Clarity Act), phác thảo các điều khoản về một xuất phát điểm đàm phán từ Liên minh.
Ngoài vấn đề chủ quyền của Québec, một số cuộc khủng hoảng làm náo động xã hội Canada vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1960. Chúng gồm có Chuyến bay 182 của Air India phát nổ vào năm 1985, vụ mưu sát hàng loạt lớn nhất trong lịch sử Canada; Thảm sát trường Bách khoa École vào năm 1989, một vụ xả súng đại học với mục tiêu là các nữ sinh; và Khủng hoảng Oka năm 1990, là diễn biến đầu tiên trong một loạt các xung đột bạo lực giữa chính phủ và các nhóm Thổ dân. Canada tham gia trong Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1990 với vị thế là một phần trong lực lượng liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo, và hoạt động trong một số sứ mệnh gìn giữ hòa bình trong thập kỷ 1990, bao gồm sứ mệnh UNPROFOR tại Nam Tư cũ.
Canada cử quân đến Afghanistan vào năm 2001, song từ chối tham gia cuộc xâm chiếm Iraq do Hoa Kỳ dẫn đầu vào năm 2003. Năm 2009, kinh tế Canada chịu tổn thất trong Đại suy thoái toàn cầu, song đã phục hồi một cách khiêm tốn. Năm 2011, các lực lượng của Canada tham gia vào cuộc can thiệp do NATO dẫn đầu trong Nội chiến Libya.
Địa lý
Canada chiếm phần lớn phía bắc của Bắc Mỹ, có biên giới trên bộ với Hoa Kỳ liền kề ở phía nam và bang Alaska của Hoa Kỳ ở phía tây bắc. Canada trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông đến Thái Bình Dương ở phía tây, phía bắc là Bắc Băng Dương. Greenland thuộc Vương quốc Đan Mạch nằm ở phía đông bắc, còn Saint Pierre và Miquelon thuộc Pháp thì nằm ở phía nam đảo Newfoundland của Canada. Theo tổng diện tích, Canada là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới, sau Nga. Theo diện tích đất, Canada xếp thứ tư. Quốc gia nằm giữa các vĩ độ 41°B và 84°B, và giữa các kinh độ 52° T và 141°T.
Kể từ năm 1925, Canada tuyên bố chủ quyền với phần thuộc vùng Bắc Cực nằm giữa 60°T và 141°T, song yêu sách này không được công nhận phổ biến. Canada là nơi có khu định cư viễn bắc nhất của thế giới, đó là trạm Alert của Quân đội Canada, nằm ở mũi phía bắc của đảo Ellesmere – vĩ độ 82,5°B – cách Bắc Cực . Phần lớn vùng Bắc Cực thuộc Canada bị băng và tầng đất đóng băng vĩnh cửu bao phủ. Canada có đường bờ biển dài nhất trên thế giới, với tổng chiều dài là ; thêm vào đó, biên giới Canada-Hoa Kỳ là biên giới trên bộ dài nhất thế giới, trải dài .
Từ khi kỷ băng hà cuối cùng kết thúc, Canada gồm có tám miền rừng riêng biệt, gồm có rừng phương Bắc rộng lớn trên khiên Canada. Canada có khoảng 31.700 hồ lớn hơn , nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, và chứa nhiều nước ngọt của thế giới. Cũng có một số sông băng nước ngọt trên Dãy núi Rocky của Canada và Dãy núi Coast. Canada là khu vực hoạt động về mặt địa chất, có nhiều động đất và núi lửa hoạt động tiềm năng, đáng chú ý là núi Meager, núi Garibaldi, núi Cayley, và tổ hợp núi lửa núi Edziza. Vụ Tseax Cone phun trào núi lửa vào năm 1775 nằm trong số các thảm họa tự nhiên tệ nhất tại Canada, sát hại 2.000 người Nisga'a và hủy diệt làng của họ tại thung lũng sông Nass ở bắc bộ British Columbia. Vụ phun trào tạo ra dòng chảy nham thạch dài , và theo truyền thuyết của người Nisga'a thì nó chặn dòng chảy của sông Nass. Mật độ dân số của Canada là , nằm vào hàng thấp nhất trên thế giới. Phần có mật độ dân số đông đúc nhất của quốc gia là hành lang Thành phố Québec – Windsor, nằm tại Nam bộ Québec và Nam bộ Ontario dọc theo Ngũ Đại Hồ và sông St. Lawrence.
Nhiệt độ tối cao trung bình mùa đông và mùa hè tại Canada khác biệt giữa các khu vực. Mùa đông có thể khắc nghiệt tại nhiều nơi của quốc gia, đặc biệt là trong vùng nội địa và các tỉnh thảo nguyên, là những nơi có khí hậu lục địa với nhiệt độ trung bình ngày là gần −15 °C (5 °F), song có thể xuống dưới với các cơn gió lạnh dữ dội. Tại các vùng không nằm ven biển, tuyết có thể bao phủ mặt đất gần sáu tháng mỗi năm, trong khi các phần ở phía bắc có thể dai dẳng quanh năm. British Columbia Duyên hải có một khí hậu ôn hòa, với một mùa đông ôn hòa và mưa nhiều. Ở các vùng bờ biển phía đông và phía tây, nhiệt độ tối cao trung bình thường là dưới hai mươi mấy độ C, trong khi tại lãnh thổ giữa các vùng bờ biển thì nhiệt độ tối cao vào mùa hạ biến động từ , nhiệt độ tại một số nơi ở nội địa thỉnh thoảng vượt quá .
Kinh tế
Ngân hàng Canada là ngân hàng trung ương của quốc gia. Ngoài ra, Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Công nghiệp sử dụng hệ thống cục Thống kê Canada để lập kế hoạch tài chính. Sở giao dịch chứng khoán Toronto là sở giao dịch chứng khoán lớn thứ bảy trên thế giới với 1.577 công ty niêm yết vào năm 2012. Canada là nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới, với GDP danh nghĩa năm 2012 là khoảng 1.532.340 tỷ đô la Mỹ. Đây là một thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và G8, và là một trong mười quốc gia mậu dịch đứng đầu thế giới, với một nền kinh tế toàn cầu hóa cao độ. Canada có một nền kinh tế hỗn hợp, xếp hạng trên Hoa Kỳ và hầu hết các quốc gia Tây Âu về chỉ số tự do kinh tế của Heritage Foundation (Tổ chức Di sản), và trải qua bất bình đẳng thu nhập ở mức tương đối thấp. Năm 2008, lượng hàng hóa nhập khẩu của Canada có giá trị trên 442,9 tỷ CAD, trong đó 280,8 tỷ CAD bắt nguồn từ Hoa Kỳ, 11,7 tỷ CAD bắt nguồn từ Nhật Bản, và 11,3 tỷ CAD bắt nguồn từ Anh Quốc. Tổng thâm hụt thương mại của Canada vào năm 2009 là 4,8 tỷ CAD, trong khi vào năm 2008 quốc gia này thặng dư 46,9 tỷ CAD.
Kể từ đầu thế kỷ XX, sự phát triển của các ngành chế tạo, khai mỏ, và các lĩnh vực dịch vụ đã chuyển đổi Canada từ một nền kinh tế nông thôn mức độ lớn sang nền kinh tế đô thị hóa, công nghiệp. Giống như nhiều quốc gia phát triển khác, ngành công nghiệp dịch vụ chi phối kinh tế Canada, cung cấp việc làm cho khoảng ba phần tư lực lượng lao động toàn quốc. Tuy nhiên, Canada có sự khác biệt về tầm quan trọng của khu vực sơ khai, mà trong đó các ngành đốn gỗ và dầu mỏ là hai trong số các thành phần nổi bật nhất.
Canada là một trong vài quốc gia phát triển xuất khẩu ròng năng lượng. Canada Đại Tây Dương có các mỏ khí đốt ngoài khơi rộng lớn, và Alberta cũng có các tài nguyên dầu khí lớn. Các mỏ cát dầu Athabasca và các tài sản khác khiến Canada sở hữu 13% trữ lượng dầu toàn cầu, và lớn thứ ba trên thế giới, sau Venezuela và Ả Rập Xê Út. Canada cũng là một trong các quốc gia lớn nhất về cung cấp nông sản trên thế giới; Các thảo nguyên Canada là một trong những nơi sản xuất có tầm quan trọng toàn cầu nhất về lúa mì, cải dầu, và các loại hạt khác. Các mặt hàng tài nguyên tự nhiên xuất khẩu chính của nước Canada là thiếc và urani, và quốc gia này cũng là nhà xuất khẩu hàng đầu về nhiều loại khoáng sản khác như vàng, niken, nhôm, thép, quặng sắt, than cốc, và chì. Tại nhiều thị trấn tại bắc bộ Canada, nơi mà nông nghiệp gặp khó khăn, kinh tế của họ dựa vào các mỏ khoáng sản lân cận hoặc các nguồn gỗ. Canada cũng có một ngành chế tạo tương đối lớn tập trung tại nam bộ Ontario và Québec, các ngành công nghiệp quan trọng đặc biệt gồm có ô tô và hàng không.
Sự hội nhập của kinh tế Canada với Hoa Kỳ tăng lên đáng kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Hiệp định Mậu dịch các sản phẩm ô tô (APTA) năm 1965 mở cửa biên giới cho mậu dịch trong ngành sản xuất ô tô. Trong thập niên 1970, các mối quan tâm về sự độc lập năng lượng và sở hữu ngoại quốc trong lĩnh vực chế tạo thúc đẩy chính phủ Tự do của Thủ tướng Pierre Trudeau ban hành Chương trình Năng lượng quốc gia (NEP) và Cơ quan Đánh giá đầu tư nước ngoài (FIRA). Trong thập niên 1980, Thủ tướng Brian Mulroney thuộc Đảng Cấp tiến Bảo thủ đã bãi bỏ NEP và đổi tên FIRA thành cơ quan "Đầu tư Canada", nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài. Hiệp định Thương mại tự do Canada – Hoa Kỳ (FTA) năm 1988 đã loại trừ thuế quan giữa hai quốc gia, trong khi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) mở rộng thành một khu vực bao gồm cả México vào năm 1994. Vào giữa thập niên 1990, chính phủ Tự do của Jean Chrétien bắt đầu thông báo thặng dư ngân sách hàng năm, và dần trả bớt nợ quốc gia.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 gây ra đại suy thoái, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đáng kể tại Canada. Năm 2013, phần lớn kinh tế Canada đã ổn định, song quốc gia vẫn gặp khó khăn do tăng trưởng thấp, tính nhạy cảm với cuộc khủng hoảng Eurozone và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn bình thường.
Khoa học và công nghệ
Năm 2011, Canada chi khoảng 29,9 tỷ CAD cho nghiên cứu và phát triển nội địa. Tính đến năm 2012, quốc gia có 14 giải thưởng Nobel trong các lĩnh vực vật lý học, hóa học, y học, và xếp hạng tư toàn cầu về chất lượng nghiên cứu khoa học trong một nghiên cứu năm 2012 của các nhà khoa học quốc tế. Năm 2012, Canada có trên 28,4 triệu người sử dụng Internet, tức khoảng 83% tổng dân số.
Cơ quan Vũ trụ Canada thực hiện một chương trình không gian hoạt động cao độ, chỉ đạo nghiên cứu không gian sâu, hành tinh, và hàng không; và phát triển các tên lửa và vệ tinh. Bằng việc phóng Alouette 1 vào năm 1962, Canada trở thành quốc gia thứ ba phóng một vệ tinh vào không gian sau Liên Xô và Hoa Kỳ. Năm 1984, Marc Garneau trở thành phi hành gia đầu tiên của Canada. Tính đến năm 2013, có chín người Canada từng bay vào không gian, với 15 sứ mệnh có người lái.
Canada là một bên tham gia trong trạm vũ trụ quốc tế (ISS), và là một nước tiên phong trong người máy không gian, chế tạo ra các tay máy robot Canadarm, Canadarm2 và Dextre cho ISS và cho tàu con thoi của NASA. Từ thập niên 1960, ngành công nghiệp không gian vũ trụ của Canada đã thiết kế và xây dựng nhiều nhãn hiệu vệ tinh, gồm có Radarsat-1 và 2, ISIS và MOST. Canada cũng sản xuất thành công và sử dụng rộng rãi tên lửa thám không Black Brant; trên 1.000 tên lửa Black Brants được phóng kể từ khi nó được giới thiệu vào năm 1961.
Chính phủ và chính trị
Canada có một hệ thống nghị viện trong khuôn khổ chế độ quân chủ lập hiến, chế độ quân chủ của Canada là nền tảng của các nhánh hành pháp, lập pháp, và tư pháp. Quân chủ của Canada là Quốc vương Charles III, ông cũng đóng vai trò là nguyên thủ quốc gia của 15 quốc gia khác và là nguyên thủ của mỗi tỉnh tại Canada. Đại diện cho Quốc vương là Toàn quyền Canada, người này thực hiện hầu hết các chức trách của quân chủ liên bang tại Canada.
Các nhân vật quân chủ và phó quân chủ bị hạn chế trong việc tham gia trực tiếp vào các lĩnh vực cai trị. Trong thực tiễn, họ sử dụng các quyền hành pháp theo chỉ dẫn của Nội các, đây là một hội đồng gồm các bộ trưởng của Vương quốc chịu trách nhiệm trước Chúng nghị viện, do Thủ tướng Canada lựa chọn và đứng đầu, thủ tướng là người đứng đầu chính phủ (Thủ tướng hiện tại là ông Justin Trudeau). Trong các tình thế khủng hoảng nhất định, Toàn quyền hay quân chủ có thể thực thi quyền lực của họ mà không phải dựa theo cố vấn của các bộ trưởng. Nhằm đảm bảo tính ổn định của chính phủ, toàn quyền theo thường lệ sẽ bổ nhiệm thủ tướng là người đang giữ chức lãnh tụ của chính đảng có thể đạt được một đa số tại Chúng nghị viện. Văn phòng Thủ tướng (PMO) do đó là một trong những cơ quan quyền lực nhất trong chính phủ, đề xuất hầu hết các pháp luật để nghị viện phê chuẩn và lựa chọn chức vụ được Quân chủ bổ nhiệm. Các chức vụ này, ngoài đã được nhắc đến ở trên, còn có toàn quyền, phó tổng đốc, tham nghị sĩ, thẩm phán tòa án liên bang, và người đứng đầu các công ty quốc doanh (Crown corporations), và các cơ quan của chính phủ. Lãnh tụ của chính đảng có số ghế nhiều thứ hai thường trở thành 'Lãnh tụ phe đối lập trung thành của Bệ hạ' và là một phần trong một hệ thống nghị viện đối kháng nhằm duy trì sự kiểm tra đối với chính phủ.
Mỗi một trong số 308 nghị sĩ tại Chúng nghị viện được bầu theo đa số giản đơn trong một khu vực tuyển cử. Tổng tuyển cử phải do toàn quyền yêu cầu, theo cố vấn của thủ tướng trong vòng bốn năm tính từ cuộc bầu cử trước đó, hoặc nếu chính phủ thất bại trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại nghị viện. 105 thành viên của Tham nghị viện, với số ghế được phân chia theo một cơ sở vùng miền, họ phục vụ cho đến tuổi 75. Năm chính đảng có đại biểu được bầu vào nghị viện liên bang trong cuộc bầu cử năm 2011: Đảng Bảo thủ (đảng cầm quyèn), Đảng Tân Dân chủ (đối lập chính thức), Đảng Tự do, Khối Người Québec, và Đảng Xanh.
Cấu trúc liên bang của Canada phân chia các trách nhiệm của chính phủ giữa chính phủ liên bang và 10 tỉnh. Các cơ quan lập pháp cấp tỉnh theo đơn viện chế và hoạt động theo kiểu cách nghị viện tương tự như Chúng nghị viện. Ba lãnh thổ của Canada cũng có các cơ quan lập pháp, song chúng không có chủ quyền và có ít trách nhiệm hiến pháp hơn so với các tỉnh. Cơ quan lập pháp của các lãnh thổ cũng có cấu trúc khác biệt so với cơ quan tương đương của các tỉnh.
Pháp luật
Hiến pháp Canada là pháp luật tối cao của quốc gia, và gồm có các bản văn bằng văn bản và các quy ước bất thành văn. Đạo luật Hiến pháp 1867 (trước năm 1982 gọi là Đạo luật Bắc Mỹ thuộc Anh), khẳng định sự cai trị dựa trên tiền lệ nghị viện và phân chia quyền lực giữa các chính phủ liên bang và cấp tỉnh. Quy chế Westminster 1931 trao đầy đủ quyền tự trị và Đạo luật Hiến pháp 1982 kết thúc toàn bộ liên kết lập pháp giữa Canada với Anh Quốc, cũng như thêm một thể thức tu chính hiến pháp và Hiến chương Canada về Quyền lợi và Tự do. Hiến chương đảm bảo các quyền lợi và quyền tự do mà theo thường lệ không thể bị chà đạp bởi bất kỳ chính phủ nào-tuy thế một điều khoản tuy nhiên cho phép nghị liên bang và các cơ quan lập pháp cấp tỉnh được phủ quyết một số điều khoản nhất định của Hiến chương trong một giai đoạn 5 năm.
Mặc dù không phải là không có xung đột, các ảnh hưởng tương hỗ ban đầu giữa người Canada gốc châu Âu với người Dân tộc Trước tiên và người Inuit tương đối hòa bình. Đạo luật người Da đỏ (Indian Act), các hiệp định khác nhau và các án lệ pháp được lập ra để điều đình các quan hệ giữa người châu Âu và các dân tộc bản địa. Đảng chú ý nhất là một loạt 11 hiệp định được gọi là Các hiệp định Được đánh số, chúng được ký giữa các dân tộc Thổ dân tại Canada và Quân chủ tại vị của Canada từ năm 1871 đến năm 1921. Các hiệp định này là những thỏa thuận với Hội đồng Xu mật viện quân chủ Canada, được quản lý theo luật Thổ dân Canada, và do Bộ trưởng Sự vụ dân nguyên trú và Phát triển phương Bắc giám sát. Vai trò của các hiệp định và các quyền lợi họ được cấp được tác khẳng định qua Điều 35 của Đạo luật Hiến pháp 1982. Các quyền lợi này có thể bao gồm cung cấp các dịch vụ như y tế, và miễn thuế.
Bộ máy tư pháp của Canada đóng một vai trò quan trọng trong giải thích các pháp luật và có quyền phủ định các đạo luật của nghị viện nếu chúng vi hiến. Tối cao pháp viện Canada là tòa án cao nhất và nơi phân xử cuối cùng, từ ngày 18 tháng 12 năm 2017 đứng đầu tòa là Chánh án Richard Wagner. Chín thành viên của Tối cao pháp viện do toàn quyền bổ nhiệm theo cố vấn của thủ tướng và bộ trưởng tư pháp. Tất cả thẩm phán ở cấp cao và cấp phúc thẩm đều được bổ nhiệm sau khi hội ý với các cơ cấu pháp luật phi chính phủ. Nội các liên bang cũng bổ nhiệm các thẩm phán cho các tòa cấp cao có quyền hạn cấp tỉnh và lãnh thổ.
Thông luật phổ biến tại hầu hết các khu vực, ngoại trừ tại Québec, trong tỉnh này dân luật chiếm ưu thế. Luật hình sự là trách nhiệm của liên bang và thống nhất trên toàn Canada. Thực thi pháp luật, trong đó có các tòa án hình sự, về chính thức là một trách nhiệm của cấp tỉnh, do lực lượng cảnh sát cấp tỉnh và thành phố thực hiện. Tuy nhiên, tại hầu hết các khu vực nông thôn và một số khu vực thành thị, trách nhiệm được giao ước cho Kị cảnh vương thất Canada cấp liên bang.
Quan hệ đối ngoại và quân sự
Canada đang sử dụng một lực lượng quân sự chuyên nghiệp, tình nguyện gồm 68.250 nhân viên và khoảng 47.081 quân dự bị. Quân đội Canada (CF) gồm có Lục quân Canada, Hải quân Hoàng gia Canada, và Không quân Hoàng gia Canada. Năm 2017, tổng chi tiêu quân sự của Canada là khoảng 27,6 tỷ đô la Canada .
Canada và Hoa Kỳ chia sẻ đường biên giới không được bảo vệ dài nhất thế giới, hợp tác trong các chiến dịch và tập luyện quân sự, và là đối tác thương mại lớn nhất của nhau. Canada tuy vậy vẫn có một chính sách đối ngoại độc lập, đáng chú ý nhất là việc duy trì quan hệ đầy đủ với Cuba và từ chối chính thức tham gia trong Cuộc xâm chiếm Iraq năm 2003. Canada cũng duy trì các quan hệ mang tính lịch sử với Anh Quốc và Pháp và với các cựu thuộc địa của Anh và Pháp thông qua tư cách thành viên của liên minh trong khối Thịnh vượng chung các quốc gia và Cộng đồng Pháp ngữ. Canada có quan hệ tích cực với Hà Lan, một phần là do Canada từng góp phần giải phóng Hà Lan trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Canada gắn bó chặt chẽ với Đế quốc Anh và Thịnh vượng chung, do vậy quốc gia này tham gia nhiều trong các nỗ lực quân sự của Anh Quốc trong Chiến tranh Boer lần thứ hai, Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai. Kể từ đó, Canada chủ trương đa phương hóa, tiến hành các nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu bằng cách cộng tác với các quốc gia khác. Canada là một thành viên sáng lập của Liên Hợp Quốc vào năm 1945 và của NATO vào năm 1949. Trong Chiến tranh Lạnh, Canada là một nước đóng góp lớn cho lực lượng của Liên Hợp Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên và cùng với Hoa Kỳ thành lập Bộ Tư lệnh phòng thủ hành không vũ trụ Bắc Mỹ NORAD nhằm hợp tác để phòng thủ chống lại các cuộc tấn công trên không tiềm tàng của Liên Xô.
Trong Khủng hoảng Kênh đào Suez năm 1956, Thủ tướng tương lai Lester B. Pearson làm giảm căng thẳng bằng đề xuất triển khai Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, do hành động này mà ông nhận được Giải Nobel Hòa bình năm 1957. Đây là sứ mệnh gìn giữ hòa bình đầu tiên của Liên Hợp Quốc, do vậy Lester B. Pearson thường được công nhận là người sáng tạo ra khái niệm này. Kể từ đó, Canada tham gia trong 50 sứ mệnh gìn giữ hòa bình, bao gồm mọi nỗ lực gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc cho đến năm 1989, và từ đó duy trì lực lượng trong các sứ mệnh quốc tế tại Rwanda, Nam Tư cũ, và những nơi khác; Canada thỉnh thoảng phải đối mặt với các tranh luận về sự dính líu của họ đến các quốc gia khác, đáng chú ý là trong Vụ việc Somalia năm 1993.
Canada gia nhập Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) vào năm 1990 và tổ chức hội nghị Đại hội đồng OAS tại Windsor, Ontario vào tháng 6 năm 2000 và Hội nghị thượng đỉnh thứ ba của OAS tại thành phố Québec vào tháng 4 năm 2001. Canada mưu cầu mở rộng các quan hệ của mình với các nền kinh tế trong vành đai Thái Bình Dương thông qua tư cách thành viên trong diễn đàn Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Năm 2001, Canada triển khai quân nhân đến Afghanistan với tư cách là một phần của lực lượng ôn định Mỹ và Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế (ISAF) do NATO lãnh đạo và được Liên Hợp Quốc cho phép. Trong cuộc chiến này, Canada mất 158 binh sĩ, với chi phí khoảng 11,3 tỷ đô la Canada.
Vào tháng 2 năm 2007, Canada, Ý, Anh Quốc, Na Uy, và Nga tuyên bố cam kết chung của họ cho một dự án 1,5 tỷ đô la Mỹ nhằm giúp đỡ phát triển vắc-xin cho các quốc gia đang phát triển, và kêu gọi các quốc gia khác cùng tham gia. Vào tháng 8 năm 2007, tuyên bố chủ quyền đối với vùng Bắc Cực của Canada bị thử thách sau khi Nga tiến hành chiếm thám hiểm dưới nước đến Bắc Cực; kể từ năm 1925 thì Canada nhìn nhận khu vực này thuộc chủ quyền lãnh thổ của mình. Từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2011, quân đội Canada tham gia vào cuộc can thiệp của NATO do Liên Hợp Quốc ủy thác trong Nội chiến Libya.
Canada được công nhận là một cường quốc bậc trung do vai trò của quốc gia này trong các quan hệ quốc tế với một xu hướng theo đuổi các giải pháp đa phương. Ngoài việc là một thành viên của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Canada còn là một thành viên của các tổ chức và diễn đàn khu vực và quốc tế khác trên các vấn đề kinh tế và văn hóa. Canada tham gia vào Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1976.
Các tỉnh và lãnh thổ
Canada là một liên bang gồm có mười tỉnh và ba lãnh thổ. Các đơn vị hành chính này có thể được nhóm thành bốn vùng chính: Tây bộ Canada, Trung bộ Canada, Canada Đại Tây Dương, và Bắc bộ Canada ("Đông bộ Canada" bao gồm Trung bộ Canada và Canada Đại Tây Dương). Các tỉnh có quyền tự trị lớn hơn các lãnh thổ, chịu trách nhiệm đối với các chương trình xã hội như chăm sóc y tế, giáo dục, và phúc lợi. Tổng thu nhập của các tỉnh nhiều hơn của chính phủ liên bang. Sử dụng quyền hạn chi tiêu của mình, chính phủ liên bang có thể bắt đầu các chính sách quốc gia tại các tỉnh, như Đạo luật Y tế Canada; các tỉnh có thể chọn ở ngoài chúng, song hiếm khi làm vậy trên thực tế. Chính phủ liên bang thực thi thanh toán cân bằng nhằm bảo đảm các tiêu chuẩn thống nhất hợp lý về các dịch vụ và thuế được thi hành giữa các tỉnh giàu hơn và nghèo hơn.
Nhân khẩu
Điều tra dân số Canada năm 2016 đưa ra số liệu tổng dân số là 35.151.728 người, tăng khoảng 5% so với số liệu năm 2011.
Mật độ dân số của Canada, 3,7 người trên mỗi km vuông (9,6 / sq mi), là một trong những quốc gia có mật độ dân số thấp nhất trên thế giới. Lãnh thổ Canada trải dài từ vĩ tuyến 83°B đến 41°B, và khoảng 95% dân số sống ở phía nam vĩ tuyến 55°B .
Khoảng bốn phần năm dân số Canada sống cách với biên giới Hoa Kỳ dưới . Xấp xỉ 80% người Canada sống tại các khu vực đô thị tập trung tại hành lang thành phố Québec –Windsor, Lower Mainland tại British Columbia, và hành lang Calgary–Edmonton tại Alberta.. Giống như các quốc gia phát triển khác, Canada đang trải qua biến đổi nhân khẩu học theo hướng dân số già hơn, với nhiều người nghỉ hưu hơn và ít người trong độ tuổi lao động hơn. Năm 2006, tuổi trung bình của cư dân Canada là 39,5; năm 2011, con số này tăng lên xấp xỉ 39,9. Năm 2013, tuổi thọ bình quân của người Canada là 81.
Theo điều tra dân số năm 2016, nguồn gốc dân tộc tự thuật lớn nhất là người Canada (chiếm 32% dân số), tiếp theo là người Anh (18,3%), người Scotland (13,9%), người Pháp (13,6%), người Ailen (13,4%), người Đức (9,6%), người Trung Quốc (5,1%), Ý (4,6%), người Dân tộc thứ nhất (4,4%), người Ấn Độ (4.0%) và người Ukraina (3.9%) . Có 600 nhóm Dân tộc Trước tiên được công nhận, với tổng số 1.172.790 người.
Dân số thổ dân của Canada đang tăng trưởng gần gấp hai lần tỷ lệ bình quân toàn quốc, và 4% dân số Canada tuyên bố họ có đặc tính thổ dân trong năm 2006. 16,2% dân số khác thuộc một nhóm thiểu số hữu hình (visible minority) phi thổ dân. Năm 2016, các nhóm thiểu số hữu hình lớn nhất là người Nam Á (5,6%), người Hoa (5%) và người Da đen (3,5%) . Từ năm 2011 đến năm 2016, dân số dân tộc thiểu số hữu hình tăng trưởng 18,4% . Năm 1961, dưới 2% dân số Canada (khoảng 300.000 người) có thể được phân loại thuộc một nhóm dân tộc thiểu số hữu hình, và dưới 1% là thổ dân. Năm 2007, gần một phần năm (19,8%) người Canada sinh ra tại nước ngoài, với gần 60% tân di dân đến từ châu Á (gồm cả Trung Đông). Các nguồn nhập cư dẫn đầu đến Canada hiện là Trung Quốc, Philippines và Ấn Độ. Theo cục Thống kê Canada, các nhóm thiểu số hữu hình có thể chiếm một phần ba dân số Canada vào năm 2031.
Canada là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhập cư bình quân trên người cao nhất thế giới, được thúc đẩy từ chính sách kinh tế và đoàn tụ gia đình. Một tường thuật nói có 260.400 người nhập cư đến Canada trong năm 2014 . Chính phủ Canada dự tính có từ 280.000 đến 305.000 cư dân thường trú mới vào năm 2015 , một con số người nhập cư tương tự như trong những năm gần đây. Những người mới nhập cư chủ yếu định cư tại các khu vực đô thị lớn như Toronto, Montreal và Vancouver. Canada cũng chấp nhận một lượng lớn người tị nạn, chiếm hơn 10% tái định cư người tị nạn toàn cầu mỗi năm.
Canada là quốc gia đa tôn giáo, bao gồm nhiều tín ngưỡng và phong tục. Theo điều tra năm 2011, 67,3% người Canada nhận mình là tín hữu Kitô giáo; trong đó Công giáo Rôma là giáo hội lớn nhất với 38,7% dân số. Các giáo phái Tin Lành chiếm 27% dân số, lớn nhất trong số đó là Giáo hội Hiệp nhất Canada (6,1%), tiếp theo là Anh giáo (5,0%), và Báp-tít (1,9%). Năm 2011, khoảng 23,9% cư dân Canada coi rằng mình không tôn giáo, so với 16,5% vào năm 2001. Còn lại, 8,8% dân số Canada là tín đồ của các tôn giáo khác, lớn nhất trong đó là Hồi giáo (3,2%) và Ấn Độ giáo (1,5%).
Giáo dục
Các tỉnh và lãnh thổ của Canada chịu trách nhiệm về giáo dục. Độ tuổi bắt buộc đến trường có phạm vi từ 5–7 đến 16–18 tuổi, đóng góp vào tỷ lệ người trưởng thành biết chữ là 99%. Năm 2011, 88% người trưởng thành có tuổi từ 25 đến 64 đã đạt được trình độ tương đương tốt nghiệp trung học, trong khi tỷ lệ chung của OECD là 74%. Năm 2002, 43% người Canada từ 25 đến 64 tuổi sở hữu một nền giáo dục sau trung học; trong độ tuổi từ 25 đến 34, tỷ lệ giáo dục sau trung học đạt 51%. Theo một tường thuật của NBC năm 2012, Canada là quốc gia có giáo dục nhất trên thế giới. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chỉ ra rằng học sinh Canada biểu hiện tốt hơn mức trung bình của OECD, đặc biệt là trong toán học, khoa học, và đọc.
Ngôn ngữ
Canada có hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Pháp, theo điều 16 của Hiến chương Canada về Quyền lợi và Tự do và Đạo luật ngôn ngữ chính thức của Liên bang. Chính phủ Canada thực hiện song ngữ chính thức, do Uỷ viên hội đồng các ngôn ngữ chính thức chấp hành. Tiếng Anh và tiếng Pháp có địa vị ngang nhau trong các tòa án liên bang, Nghị viện, và trong toàn bộ các cơ quan liên bang. Các công dân có quyền, ở nơi đủ nhu cầu, nhận các dịch vụ của chính phủ liên bang bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, và các ngôn ngữ thiểu số có địa vị chính thức được đảm bảo có trường học sử dụng chúng tại tất cả các tỉnh và lãnh thổ.
Tiếng Anh và tiếng Pháp là ngôn ngữ thứ nhất của lần lượt 59,7 và 23,2 phần trăm dân số Canada. Xấp xỉ 98% người Canada có thể nói tiếng Anh hoặc tiếng Pháp: 57,8% chỉ nói tiếng Anh, 22,1% chỉ nói tiếng Pháp, và 17,4% nói cả hai ngôn ngữ. Các cộng đồng ngôn ngữ chính thức tiếng Anh và tiếng Pháp, được xác định bằng ngôn ngữ chính thức thứ nhất được nói, tương ứng chiếm 73% và 23,6% dân số.
Hiến chương Pháp ngữ 1977 xác định tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của Québec. Mặc dù hơn 85% số người Canada nói tiếng Pháp sống tại Québec, song cũng có dân số Pháp ngữ đáng kể tại Ontario, Alberta, và nam bộ Manitoba; Ontario là tỉnh có nhiều dân số Pháp ngữ nhất bên ngoài Québec. New Brunswick là tỉnh chính thức song ngữ duy nhất, có cộng đồng thiểu số Acadia nói tiếng Pháp chiếm 33% dân số. Cũng có các nhóm người Acadia tại tây nam bộ Nova Scotia, trên đảo Cape Breton, và qua trung bộ và tây bộ đảo Prince Edward.
Các tỉnh khác không có ngôn ngữ chính thức như vậy, song tiếng Pháp được sử dụng như một ngôn ngữ trong giảng dạy, trong tòa án, và cho các dịch vụ chính quyền khác, cùng với tiếng Anh. Manitoba, Ontario, và Québec cho phép nói cả tiếng Anh và tiếng Pháp tại các cơ quan lập pháp cấp tỉnh, và các đạo luật được ban hành bằng cả hai ngôn ngữ. Tại Ontario, tiếng Pháp có một số địa vị pháp lý, song không hoàn toàn là ngôn ngữ đồng chính thức. Có 11 nhóm ngôn ngữ Thổ dân, bao gồm hơn 65 phương ngôn riêng biệt. Trong số đó, chỉ có Cree, Inuktitut và Ojibway là có số người nói thành thạo đủ lớn để được xem là có thể sinh tồn trường kỳ. Một vài ngôn ngữ thổ dân có địa vị chính thức tại Các Lãnh thổ Tây Bắc. Inuktitut là ngôn ngữ chính tại Nunavut, và là một trong ba ngôn ngữ chính thức tại lãnh thổ này.
Năm 2016, hơn 7,3 triệu người Canada kê khai ngôn ngữ mẹ đẻ của họ là một ngôn ngữ phi chính thức. Một số ngôn ngữ không chính thức phổ biến nhất bao gồm tiếng Trung Quốc (1.227.680 người nói như ngôn ngữ mẹ đẻ), Tiếng Punjabi (501.680), tiếng Tây Ban Nha (458.850), tiếng Tagalog (431,385), tiếng Ả Rập (419,895), tiếng Đức (384,040) và tiếng Ý (375,645).
Văn hóa
Văn hóa Canada rút ra từ những ảnh hưởng của các dân tộc thành phần, và các chính sách nhằm thúc đẩy đa nguyên văn hóa được bảo vệ theo hiến pháp..
Québec là nơi có bản sắc mạnh hóa mạnh, và nhiều nhà bình luận nói tiếng Pháp nói về một văn hóa Québec khác biệt với văn hóa Canada Anh ngữ. Tuy nhiên, về tổng thể, Canada ở trong thuyết một khảm văn hóa – một tập hợp của vài tiểu văn hóa vùng miền, thổ dân, và dân tộc. Các chính sách của chính phủ như tài trợ công khai chăm sóc sức khỏe, áp thuế cao hơn để tái phân phối của cải, xóa bỏ tử hình, những nỗ lực mạnh mẽ nhằm loại trừ nghèo khổ, kiểm soát súng nghiêm ngặt, và hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính là những chỉ thị xã hội hơn nữa của các giá trị chính trị và văn hóa Canada.
Về mặt lịch sử, Canada chịu ảnh hưởng của các văn hóa và truyền thống Anh Quốc, Pháp, và thổ dân. Thông qua ngôn ngữ, nghệ thuật và âm nhạc, các dân tộc thổ dân tiếp tục có ảnh hưởng đến bản sắc Canada. Nhiều người Canada xem trọng đa nguyên văn hóa và nhìn nhận Canada vốn đã đa nguyên văn hóa. Truyền thông và giải trí Mỹ phổ biến, nếu không nói là chi phối, tại Canada Anh ngữ; ngược lại, nhiều văn hóa phẩm và nghệ sĩ giải trí của Canada thành công tại Hoa Kỳ và toàn cầu. Việc duy trì một văn hóa Canada riêng biệt được chính phủ ủng hộ thông qua các chương trình, các đạo luật, và các thể chế như Công ty Phát thanh-Truyền hình Canada (CBC), Cục Điện ảnh Quốc gia Canada (NFB), và Ủy ban Phát thanh-Truyền hình và Viễn thông Canada (CRTC).
Nghệ thuật thị giác Canada chịu sự chi phối của các cá nhân như Tom Thomson – họa sĩ nổi tiếng nhất của quốc gia – hay Group of Seven (nhóm 7 họa sĩ). Sự nghiệp hội họa phong cảnh Canada của Tom Thomson kéo dài một thập kỷ cho đến khi ông mất vào năm 1917 ở tuổi 39. Group of Seven là các họa sĩ mang một tiêu điểm dân tộc chủ nghĩa và duy tâm chủ nghĩa, họ trưng bày các tác phẩm đặc biệt của mình lần đầu tiên vào tháng 5 năm 1920. Mặc dù theo tên gọi thì có nghĩa là có bảy thành viên, song năm họa sĩ – Lawren Harris, A. Y. Jackson, Arthur Lismer, J. E. H. MacDonald, và Frederick Varley – chịu trách nhiệm về khớp nối các ý tưởng của Nhóm. Frank Johnston, và Franklin Carmichael cũng từng tham gia Nhóm. A. J. Casson trở thành một phần của Nhóm vào năm 1926. Một nghệ sĩ Canada nổi tiếng khác cũng liên kết với Group of Seven, đó là Emily Carr, bà được biết đến với các bức họa phong cảnh và chân dung về những người bản địa tại vùng Duyên hải Tây Bắc Thái Bình Dương. Kể từ thập niên 1950, các tác phẩm nghệ thuật Inuit được chính phủ Canada dùng làm quà tặng cho giới chức ngoại quốc cấp cao.
Ngành công nghiệp âm nhạc của Canada sản sinh ra những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, ban nhạc nổi tiếng ở tầm quốc tế. Một số nghệ sĩ Canada chính thống với các hợp đồng thu âm toàn cầu như Nelly Furtado, Avril Lavigne, Michael Bublé, Drake, The Weeknd và Justin Bieber đã đạt được những tầm cao mới về thành công quốc tế, đồng thời thống trị các bảng xếp hạng âm nhạc Mỹ. Ủy ban Phát thanh-Truyền hình và Viễn thông Canada quy định về âm nhạc phát sóng trong nước. Viện Hàn lâm Canada về Nghệ thuật và Khoa học Ghi âm trao giải thưởng Juno cho các thành tựu trong ngành công nghiệp âm nhạc Canada, giải được trao thưởng lần đầu tiên vào năm 1970. Âm nhạc ái quốc tại Canada đã có từ trên 200 năm, khi đó là một thể loại riêng biệt với chủ nghĩa ái quốc Anh Quốc, trên 50 năm trước khi có các bước pháp lý đầu tiên hướng đến độc lập. Tác phẩm ái quốc sớm nhất là The Bold Canadian (người Canada Dũng cảm), được viết vào năm 1812. Quốc ca của Canada là "O Canada" ban đầu do Phó tổng đốc Québec Théodore Robitaille đặt sáng tác cho ngày lễ Thánh Jean-Baptiste năm 1880, và được chấp thuận chính thức vào năm 1980. Calixa Lavallée là người viết nhạc, phổ theo một bài thơ ái quốc do Adolphe-Basile Routhier sáng tác. Nguyên bản lời bài chỉ viết bằng tiếng Pháp, rồi được dịch sang tiếng Anh vào năm 1906.
Các môn thể thao có tổ chức tại Canada khởi đầu từ thập niên 1770. Các môn thể thao quốc gia chính thức của Canada là khúc côn cầu trên băng và bóng vợt. Bảy trong số tám vùng đô thị lớn nhất của Canada – Toronto, Montréal, Vancouver, Ottawa, Calgary, Edmonton và Winnipeg – có câu lạc bộ có tư cách tham gia Giải khúc côn cầu Quốc gia (NHL). Các môn thể thao đông khán giả khác tại Canada gồm có bi đá trên băng và bóng bầu dục Mỹ; giải vô địch bóng bầu dục kiểu Canada (CFL) là giải đấu chuyên nghiệp. Golf, kéo co, leo núi, quần vợt, bóng chày, trượt băng, cricket, bóng chuyền, bóng bầu dục, cầu lông, đạp xe, bơi lội, bowling, bi lắc, bi-a canoeing, võ thuật, môn cưỡi ngựa, bóng quần, bóng bàn, trượt tuyết, Quyền anh, Đua xe, thể dục dụng cụ, bóng đá, futsal và bóng rổ được chơi nhiều trong giới thanh thiếu niên và ở mức nghiệp dư, song các giải đấu chuyên nghiệp không phổ biến. Canada có một đội tuyển bóng chày chuyên nghiệp là Toronto Blue Jays, và một đội tuyển bóng rổ chuyên nghiệp là Toronto Raptors. Canada tham gia vào hầu như mọi kỳ Thế vận hội kể từ lần đầu tham gia vào năm 1900, và từng tổ chức một số sự kiện thể thao quốc tế cao cấp, bao gồm Thế vận hội Mùa hè 1976 tại Montréal, Thế vận hội Mùa đông 1988 tại Calgary, Thế vận hội Mùa đông 2010 tại Vancouver và Giải vô địch bóng chày thế giới 1994 và Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới 2007. Canada sẽ có lần đầu tiên tổ chức một kỳ World Cup khi sẽ cùng Mỹ và Mexico tổ chức giải đấu này vào năm 2026.
Các biểu tượng quốc gia của Canada chịu ảnh hưởng từ các nguồn tự nhiên, lịch sử, và Thổ dân. Việc sử dụng lá phong làm một biểu tượng của Canada bắt đầu từ đầu thế kỷ XVIII. Lá phong được mô tả trên các quốc kỳ hiện nay và trước đây, trên tiền xu, và trên quốc huy. Các biểu tượng đáng chú ý khác gồm có hải ly, ngỗng Canada, chim lặn mỏ đen, vương vị, Kị cảnh vương thất Canada, và gần đây hơn là 'cột vật tổ' và cột hay ụ đá nhân tạo Inuksuk.
Xem thêm
Lịch sử Canada
Ghi chú
Tham khảo
Đọc thêm
Lịch sử
ISBN 978-0-8020-5016-8, ISBN 978-0-8020-2801-3
Địa lý và khí hậu
Chính phủ và pháp luật
Quân sự
Kinh tế
Nhân khẩu học và thống kê học
Văn hóa
Liên kết ngoài
Canada từ BBC News
Canada từ CIA World Factbook''
sơ lược Canada từ OECD
Canadiana: The National Bibliography of Canada
Key Development Forecasts for Canada từ International Futures
Trang tin điện tử chính thức của Chính phủ Canada
Trang tin điện tử chính thức của Toàn quyền Canada
Trang thông tin du lịch chính thức của Canada
Quốc gia Bắc Mỹ
Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Anh
Quân chủ liên bang
Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Pháp
Thành viên G20
Quốc gia G7
Quốc gia G8
Quốc gia thành viên NATO
Quốc gia thành viên Khối Thịnh vượng chung Anh
Quốc gia thành viên Cộng đồng Pháp ngữ
Quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc
Khởi đầu năm 1867 ở Canada
Cựu thuộc địa Anh |
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (tiếng Anh: Voice of America, viết tắt: VOA) là dịch vụ truyền thông đối ngoại chính thức của chính phủ Hoa Kỳ. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ sản xuất nội dung số, TV và radio bằng hơn 40 ngôn ngữ mà nó phân phối nội dung tới các đài liên kết trên toàn cầu. Đối tượng của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ chủ yếu khán giả nước ngoài, vì vậy Đài Tiếng nói Hoa Kỳ được tập trung vào nội dung có ảnh hưởng đến dư luận nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ và người dân nước này.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ được thành lập năm 1942, và hiến chương Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (Luật công chúng 94-350 và 103-415) đã được Tổng thống Gerald Ford ký thành luật năm 1976. Hiến chương này có sứ mệnh "truyền phát tin tức và thông tin chính xác, cân bằng và toàn diện tới khán giả quốc tế" và nó xác định các tiêu chuẩn bắt buộc về mặt pháp lý trong cách thức làm báo chí của VOA.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ có trụ sở tại Washington, D.C., và được Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ, một cơ quan độc lập của chính phủ Hoa Kỳ giám sát. Tiền tài trợ được Quốc hội Hoa Kỳ trích lập hàng năm theo ngân sách dành cho các đại sứ quán và lãnh sự quán. Trong năm 2016, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đã phát sóng khoảng 1.800 giờ chương trình phát thanh và truyền hình mỗi tuần cho khoảng 236,6 triệu người trên toàn thế giới với khoảng 1.050 nhân viên và ngân sách hàng năm do người dân Hoa Kỳ đóng thuế là 218,5 triệu USD.
Lịch sử
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ được thành lập năm 1942 thuộc Văn phòng Thông tin thời chiến với những chương trình tuyên truyền nhằm vào khu vực châu Âu bị chiếm đóng bởi Đức và khu vực Bắc Phi. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ bắt đầu phát thanh vào ngày 24 tháng 2 năm 1942. Các trạm phát sóng được Đài Tiếng nói Hoa Kỳ sử dụng lúc đó là các trạm phát sóng ngắn của Hệ thống phát thanh Columbia (CBS) và Công ty phát thanh quốc gia (NBC). Đài Tiếng nói Hoa Kỳ bắt đầu phủ sóng phát thanh trên lãnh thổ Liên Xô vào ngày 17 tháng 2 năm 1947.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ được đặt dưới quyền giám sát của Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ khi đó dính dáng đến các chương trình phát thanh mang tính tuyên truyền. Vào thập niên 1980, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ tăng thêm dịch vụ truyền hình cũng như các chương trình khu vực đặc biệt nhắm vào Cuba như Radio Marti và TV Marti.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ hiện nay nằm dưới sự quản lý của Ủy ban Phát thanh Quốc tế (IBB), là một bộ phận của Ủy ban Phát thanh chính quyền (BBG). Điều này dẫn đến sự tranh cãi về mức độ độc lập của các chương trình thông tin của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đối với các đường lối chính sách của chính quyền (Hoa Kỳ).j
Hoạt động
IBB sử dụng một loạt mạng lưới truyền thông trên toàn thế giới. Các trạm trong nước đặt tại Greenville ở Bắc Carolina và Delano ở California. Bên ngoài Mỹ, IBB có trạm tiếp vận đặt tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Hy Lạp, Philippines, São Tomé và Príncipe, Kuwait và Thái Lan.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ là một trong những cơ quan dưới quyền của Hội đồng quản lý phát sóng (BBG). BBG là một cơ quan thuộc chính phủ Hoa Kỳ và được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ kinh phí hoạt động, là một cơ quan tự trị của chính phủ Hoa Kỳ, với tư cách thành viên lưỡng đảng. Bộ trưởng Ngoại giao có một ghế trong BBG. BBG được thành lập như một bộ đệm để bảo vệ VOA và các đài truyền hình quốc tế, phi quân sự, do Hoa Kỳ tài trợ khỏi sự can thiệp chính trị. Nó thay thế Hội đồng Phát thanh Quốc tế (BIB) giám sát việc cấp vốn và hoạt động của Đài Châu Âu Tự do / Đài Tự do , một chi nhánh của VOA.
Theo luật pháp Hoa Kỳ thì Đài Tiếng nói Hoa Kỳ bị cấm phát thanh trực tiếp tới công dân Mỹ. Đạo luật được sửa đổi do việc thông qua Điều khoản của Đạo luật Hiện đại hóa Smith-Mundt trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2013 . Mục đích của đạo luật năm 1948 là bảo vệ công chúng Mỹ khỏi các hành động tuyên truyền của chính phủ của họ và không có sự cạnh tranh với các công ty tư nhân của Mỹ. Sửa đổi có mục đích thích ứng với Internet và cho phép công dân Mỹ yêu cầu truy cập nội dung VOA.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ hiện nay phát thanh bằng hơn 50 thứ tiếng, bao gồm cả tiếng Anh đặc biệt (tiếng Anh với từ vựng và ngữ pháp được đơn giản hóa).
Địa chỉ của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ là 330 Independence Avenue, Washington, D.C., 20547.
Nhạc hiệu của đài là bài "Yankee Doodle," được chơi bởi ban nhạc đồng và gõ, tiếp theo là thông báo: "This is the Voice of America, signing on" (Đây là Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, bắt đầu). Bài "Columbia, Gem of the Ocean" ("Columbia, hòn ngọc đại dương") đã từng được dùng làm nhạc hiệu trong nhiều năm.
Các đài phát thanh "anh em" với VOA, được quản lý bởi IBB hoặc trực tiếp bởi một cơ quan thuộc chính phủ Hoa Kỳ mang tên Hội đồng quản lý phát sóng (BBG):
Radio Marti nhằm vào Cuba
Radio Sawa nhằm vào các thính giả trẻ của thế giới Ả Rập
Radio Free Europe/Radio Liberty và Radio Free Asia nhằm vào các nước xã hội chủ nghĩa cũ và các nước mà họ xem là "bị áp bức" tại châu Âu, châu Á và Trung Đông
Ngôn ngữ
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ hiện phát bằng 45 ngôn ngữ (có chương trình truyền hình được đánh dấu *):
Chú thích |
Tháng 1 năm 2004
Thứ 5, ngày 29 tháng 1
Bản điều trần của Lord Hutton: Greg Dyke, Tổng giám đốc của BBC, từ chức vì bản điều trần này. Mark Byford trở thành Quyền tổng giám đốc. Tin tức Anh chỉ trích bản báo cáo đó là thanh minh.
Thứ 4, ngày 28 tháng 1
Mười nước gặp nhau ở Bangkok, Thái Lan để thảo luận về bệnh cúm gà.
Một quả bom nổ trong xe ở Baghdad, Iraq. Ba người chết.
Hơn 100.000 người biểu tình ở Tel Aviv về kế hoạch của Ariel Sharon cho quân đội Israel rút khỏi vài khu vực thuộc dải Gaza và Bờ Tây.
Các nhà vật lý học thông báo là họ tìm thấy một loại chất mới, gọi chất đặc fermion (fermionic condensate).
Thứ 3, ngày 27 tháng 1
Trung Quốc thừa nhận là tỉnh Quảng Tây có nhiều ca nhiễm bệnh cúm H5N1 (bệnh cúm gà). Trung Quốc là nước thứ 10 phát hiện sự tồn tại của dịch bệnh này. . Hai tỉnh Hồ Nam và Hà Bắc cũng bị nghi ngờ có dịch bệnh này. .
Tổng thống Mỹ 2004: Thượng nghị sĩ John Kerry thắng sơ cử ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ ở New Hampshire. Howard Dean xếp thứ hai.
Thứ 2, ngày 26 tháng 1
Tổng thống Hamid Karzai ký bản hiến pháp mới của Afghanistan. |
Sự kiện
Tháng 1
10 tháng 1: Tại Anh, xảy ra tai nạn hàng không máy bay số hiệu 781.
21 tháng 1: Hoa Kỳ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới USS Nautilus.
Tháng 2
20 tháng 2: Thành lập khu tự trị người Dục Cố tại Cam Túc
Tháng 3
13 tháng 3: Mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ. Trận Him Lam.
14 tháng 3: Mở đầu trận đồi Độc Lập
15 tháng 3: Kết thúc trận đồi Độc Lập
Tháng 4
8 tháng 4: Tại Nam Phi, xảy ra tai nạn máy báy số hiệu 201.
20 tháng 4: Thành lập khu tự trị người Hồi tại Hà Đông , Ninh Hạ
23 tháng 4: Thành lập khu tự trị người Hồi tại Mông Cổ Ninh Hạ
26 tháng 4: Hội nghị Geneva khai mạc
29 tháng 4: Trung Quốc và Ấn Độ khẳng định nguyên tắc hòa bình biên giới
Tháng 5
1 tháng 5: Quân đội nhân dân Việt Nam đồng loạt tấn công cứ điểm Điện Biên Phủ.
7 tháng 5: Kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi thuộc về bộ đội Việt Nam.
8 tháng 5: Hội nghị Geneve bắt đầu thảo luận về việc lập lại hòa bình tại Đông Dương.
22 tháng 5: Tạo Geneva, Alabama, ngoại trưởng Hàn Quốc Biện Sách Thái đề xuất 14 điểm hòa bình thống nhất bán đảo Triều Tiên.
Tháng 6
2 tháng 6: Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy cáo buộc cộng sản đã thâm nhập vào CIA và ngành công nghiệp vũ khí nguyên tử.
4 tháng 6: Pháp ký hiệp ước trao trả độc lập cho Quốc gia Việt Nam.
18 tháng 6: Chính phủ cánh tả do dân bầu của Guatemala bị lật đổ trong cuộc đảo chính do CIA hậu thuẫn
26 tháng 6: Chiến tranh Đông Dương Trận Đắk Pơ
28 tháng 6: Trung Quốc và Ấn Độ phát biểu liên minh
Tháng 7
3 tháng 7: Quân đội Pháp bắt đầu rút khỏi Việt Nam
7 tháng 7: Ngô Đình Diệm lập chính phủ mới tại miền Nam Việt Nam.
8 tháng 7: Tướng Carlos Castillo Armas được bầu làm chủ tịch hội đồng cố vấn, lật đổ chính quyền tổng thống Guatemala Jacobo Arbenz Guzman.
17 tháng 7: Pháp rút quân khỏi Plei-ku
21 tháng 7: Hiệp định Genève được ký kết.
26 tháng 7: Trung Quốc chế tạo thành công phi cơ
Tháng 9
3 tháng 9: Mở đầu cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ 1.
8 tháng 9: Thành lập tổ chức quân sự SEATO
28 tháng 9: Thành lập quân ủy trung ương ủy viên hội Trung Quốc.
Tháng 10
2 tháng 10: Tây Đức gia nhập NATO.
10 tháng 10: Bộ đội Việt Nam tiếp quản thủ đô Hà Nội.
14 tháng 10: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội chính thức được thành lập.
16 tháng 10: Thành lập khu tự trị người Mông Cổ tại Hà Nam Thanh Hải
Tháng 11
1 tháng 11: Mở đầu cuộc chiến tranh chống Pháp của nhân dân Algérie
Tháng 12
2 tháng 11: Tại Đài Loan, Trung Hoa Dân Quốc và Hoa Kỳ ký hiệp ước phòng thủ chung.
13 tháng 12: Mỹ và Pháp ký kết văn kiện cho phép các cố vấn quân sự Mỹ thay thế dần cho sĩ quan Pháp tham gia huấn luyện quân đội Quốc gia Việt Nam ở miền Nam Việt Nam.
24 tháng 12: Lào giành được độc lập từ Pháp
Sinh
Tháng 1
1 tháng 1 - Tạ Ngọc Tấn, phó giáo sư, tiến sĩ, tổng biên tập, chính trị gia Việt Nam
2 tháng 1 - Henry Bonilla, chính trị gia Mỹ
4 tháng 1 -Tina Knowles, nhà thiết kế thời trang Mỹ
29 tháng 1 - Oprah Winfrey, người dẫn chương trình Hoa Kỳ
Tháng 2
3 tháng 2 - Việt Thảo, người dẫn chương trình người Mỹ gốc Việt hoạt động ở hải ngoại.
10 tháng 2 - Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Việt Nam từ 2007-2021.
19 tháng 2 - Sócrates, cựu cầu thủ bóng đá Brasil (m. 2011).
23 tháng 2 - Viktor Yushchenko, Tổng thống Ukraina
Tháng 3
21 tháng 3 - Prayuth Chan-ocha, Thủ tướng thứ 29 của Thái Lan, cựu đại tướng Quân đội Hoàng gia Thái Lan.
9 tháng 3 - Carlos Ghosn, doanh nhân Pháp
24 tháng 3 - Rafael Orozco Maestre, ca sĩ Colombia.
Tháng 4
7 tháng 4 - Thành Long, diễn viên Hồng Kông
12 tháng 4 - Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ 2016-2021
20 tháng 4 - Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam từ 2016-2021
Tháng 5
10 tháng 5 - David Paterson, chính trị gia Hoa Kỳ
Tháng 6
29 tháng 6 - Leovegildo Lins da Gama Júnior, cựu cầu thủ Brasil
Tháng 7
1 tháng 7 - Hàn Mã Lợi, diễn viên người Hồng Kông
15 tháng 7 - Mario Alberto Kempes, cựu cầu thủ bóng đá Argentina
17 tháng 7:
Edward Natapei, thủ tướng Vanuatu (m. 2015)
Angela Merkel, thủ tướng thứ 8 của nước CHLB Đức
20 tháng 7 - Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
28 tháng 7 - Hugo Chávez, tổng thống Venezuela (m. 2013)
Tháng 8
16 tháng 8 - James Cameron, đạo diễn Hoa Kỳ
15 tháng 8 - Abdul Rashid Dostum, tướng lĩnh người Afghanistan
Tháng 9
21 tháng 9 - Abe Shinzō, Thủ tướng thứ 57 Nhật Bản (m. 2022)
Tháng 10
13 tháng 10 - Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam từ 2011-2016.
23 tháng 10 - Lý An, đạo diễn Đài Loan.
Tháng 11
3 tháng 11 - Lâm Thanh Hà, diễn viên Hồng Kông
14 tháng 11 - Condoleezza Rice, ngoại trưởng Hoa Kỳ
14 tháng 11:
Yanni, nhạc sĩ Hy Lạp
Thanh Kim Huệ, nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ cải lương Việt Nam, được nổi tiếng với vai diễn "Thị Hến". (m. 2021)
15 tháng 11 - David B. Audretsch nhà kinh tế học người Hoa Kỳ
Tháng 12
1 tháng 12 - Đỗ Bá Tỵ, Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ 2016
24 tháng 12 - Phạm Quý Ngọ, Trung tướng Công an, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam từ 2010-2014 (m. 2014)
28 tháng 12 - Denzel Washington, diễn viên Hoa Kỳ
Mất
Tháng 1
Tháng 2
1 tháng 2 - Tô Vĩnh Diện, là một chiến sĩ thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam (s.1924)
Tháng 3
7 tháng 3 - Otto Diels, nhà hóa học người Đức (s. 1876)
13 tháng 3 - Phan Đình Giót, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, hi sinh trong trận Điện Biên Phủ
20 tháng 3 - Thành Thái, Vua thứ 10 của Nhà Nguyễn (s. 1879)
Tháng 4
20 tháng 4 - Ngô Tất Tố, nhà văn, nhà báo, nhà Nho học, nhà nghiên cứu Việt Nam
Tháng 5
Tháng 6
7 tháng 6 - Alan Turing Khám nghiệm tử thi cho thấy ông bị nhiễm độc cyanide. Bên cạnh thi thể ông là một quả táo đang cắn dở. Quả táo này chưa bao giờ được xét nghiệm là có nhiễm độc cyanide, nhưng nhiều khả năng cái chết của ông do từ quả táo tẩm cyanide ông đang ăn dở. Hầu hết mọi người tin rằng cái chết của Turing là có chủ ý và bản điều tra vụ tử vong đã được kết luận là do tự sát. Có dư luận cho rằng phương pháp tự ngộ độc này được lấy ra từ bộ phim mà Turing yêu thích - bộ phim Bạch Tuyết và bảy chú lùn (Snow White and the Seven Dwarfs). Tuy vậy, mẹ của ông không nghĩ như mọi người, mà khăng khăng cho rằng, cái chết đến từ tính bất cẩn trong việc bảo quản các chất hóa học của Turing. Bạn bè của ông có nói rằng Turing có thể đã chủ ý tự sát để cho mẹ ông có lý do từ chối một cách rõ ràng. Khả năng ông đã bị ám hại cũng đã từng được kể đến, do sự tham gia của ông trong cơ quan bí mật, và do việc họ nhận thức sai rằng bản chất đồng tính luyến ái của ông "gây nguy hiểm cho việc bảo vệ bí mật".
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Henri Matisse: Họa sĩ người Pháp (s.1869)
Tháng 12
Giải Nobel |
Đ, đ là một chữ cái được dùng trong một số ngôn ngữ sử dụng chữ Latinh. Chữ cái này đứng thứ bảy trong bảng chữ cái tiếng Việt.
Trong một số ngôn ngữ như tiếng Iceland hay tiếng Anh thượng cổ có chữ eth có hình thức chữ hoa là Ð (U+00D0) tương tự như hình thức chữ hoa của chữ đ nhưng hình thức chữ thường của nó là ð (U+00F0) chỉ gần giống chứ không giống hệt như hình thức chữ thường của chữ đ.
Sử dụng
Tiếng Việt
Trong tiếng Việt trung đại, chữ đ được dùng để ghi âm nội bạo quặt lưỡi hữu thanh /ᶑ/. Trong tiếng Việt hiện đại, chữ đ được dùng để ghi âm nội bạo lợi hữu thanh /ɗ/. Trong Từ điển An Nam – Bồ Đào Nha – La-tinh xuất bản năm 1651 của Đắc Lộ, chữ đ cùng với chữ ꞗ không có hình thức chữ hoa và chữ thường, đ là dạng duy nhất của chữ đ, không phải là chữ hoa mà cũng không phải là chữ thường. Đến khi cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt mới xuất hiện hình thức chữ hoa của chữ đ là Đ.
Chữ Latinh Gaj
Đ cũng là một chữ cái trong Bảng chữ cái Latinh của Gaj, được sử dụng ở trong tiếng Bosna, tiếng Croatia, tiếng Montenegro và tiếng Serbia. Tuy nhiên khác với tiếng Việt, Đ trong Bảng chữ cái Latinh của Gaj thể hiện âm /dʑ/, gần giống Gi của tiếng Việt. Vì thế để thể hiện rõ âm, tên người Serbia khi viết trong tiếng Anh hay ngôn ngữ khác, nếu có chữ Đ sẽ được chuyển tự lại thành Dj. Ví dụ như Novak Djokovic, trong tiếng Serbia theo chữ Latinh Gaj, tên của anh được viết là Novak Đoković, tuy nhiên trong các ngôn ngữ khác luôn viết là Djokovic thay vì Dokovic, vì vậy tên của anh luôn được đọc gần đúng âm là "Giô-cô-vích" và bị tránh đọc sai là "Đô-cô-vích". |
Trần Đức Lương (sinh ngày 5 tháng 5 năm 1937 tại xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2006, là Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, IX và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII.
Sự nghiệp ban đầu
Tháng 2 năm 1955: ông Tập kết ra Bắc rồi học sơ cấp, học bổ túc trung cấp địa chất; rồi làm kĩ thuật viên, đội trưởng, đoàn phó kĩ thuật địa chất rồi đến bí thư chi đoàn, chi ủy viên rồi làm bí thư chi bộ, liên chi uỷ viên. Năm 1959, ông gia nhập đảng Lao Động Việt Nam.
Tháng 9 năm 1959 đến tháng 3 năm 1964 ông là đội trưởng đội địa chất 4, đoàn địa chất 20, đồng tác giả công trình nghiên cứu lập "Bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 miền Bắc Việt Nam" (công trình hợp tác Xô-Việt trong các năm 1960-1965). Trong giai đoạn này ông là ủy viên Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Lao động Cục Địa chất, Chi ủy viên (1963-1964).
Từ tháng 9 năm 1966, ông học ở Trường Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội, hệ chuyên tu đến tháng 1 năm 1970, ông cũng là đảng ủy viên, bí thư đoàn trường vào năm 1969.
Sự nghiệp chính trị
Giai đoạn 1970 đến 1987
Từ tháng 2 năm 1970 đến tháng 8 năm 1975, ông là phó cục trưởng Cục Bản đồ Địa chất, ủy viên Thường vụ Đảng ủy cục.
Từ tháng 9 năm 1975 đến tháng 7 năm 1977, ông học trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương; Bí thư Chi bộ lớp.
Từ tháng 8 năm 1977 đến tháng 2 năm 1987: Phó Liên đoàn trưởng, Liên đoàn trưởng Liên đoàn Bản đồ Địa chất; Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất (sau đổi là Tổng cục Mỏ Địa chất); Bí thư Đảng ủy Liên đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam, Bí thư Ban cán sự Đảng Tổng cục; Đại biểu Quốc hội khóa VII, Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật của Quốc hội; Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt-Xô. Ông trở thành Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V.
Thành viên Chính phủ
Năm 1987 ông làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, sau khi sửa đổi Hiến pháp chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đổi thành Phó Thủ tướng Chính phủ.
Giai đoạn này ông là Đại biểu Quốc hội khóa VIII và là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa khóa VI, khóa VII. Ông là đại diện thường trực CHXHCN Việt Nam tại Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) (đến năm 1991). Ngày 24 tháng 9 năm 1997 ông được bầu làm Chủ tịch nước kiêm Phó Thủ tướng Chính phủ đến ngày 29 tháng 9 năm 1997.
Chủ tịch nước (1997–2006)
Ngày 24 tháng 9 năm 1997, Trần Đức Lương được bầu làm Chủ tịch nước, ông là Ủy viên Bộ Chính trị, sau đó Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng khóa VIII, Ủy viên Bộ Chính trị khóa IX, ông kiêm luôn chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh. Ngày 24 tháng 7 năm 2002, ông Lương tái đắc cử chức Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XI.
Hoạt động trong nhiệm kỳ
Trong nhiệm kỳ của ông đã có cuộc bạo loạn tại Tây Nguyên vào năm 2004. Trong sự kiện vụ án Năm Cam, ông đã bác đơn ân xá đối với các tử tù trong đó có Năm Cam.
Năm 2005, ông và các đồng sự trong Cục Đo đạc Bản đồ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ với 2 công trình:
Bản đồ khoáng sản Việt Nam tỉ lệ 1/500.000 (do Tổng cục Địa chất xuất bản năm 1981)
Bản đồ địa chất Việt Nam tỉ lệ 1/500.000 (do Tổng cục Mỏ và Địa chất xuất bản năm 1988)
Đối ngoại
Trần Đức Lương là Chủ tịch nước đầu tiên trong lịch sử đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton vào năm 2000 sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1995, hai bên tin tưởng chuyến thăm sẽ đánh dấu việc mở ra quan hệ mới giữa Việt - Mỹ. Năm 2001, trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin, hai nước đã xác lập mối quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược, ông đồng thời cũng trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho ông Putin. Ông cũng là Chủ tịch nước đầu tiên thăm Hàn Quốc.
Từ chức
Ngày 24 tháng 6 năm 2006, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh cho biết Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An vì tuổi đã cao và thực hiện chủ trương trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo đã nêu nguyện vọng xin không tái ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa X, nguyện vọng này đã được Ban Chấp hành Trung ương khóa IX và Đại hội X chấp thuận, sau đó cùng với các ông Phan Văn Khải và Nguyễn Văn An, ông đã đọc đơn xin thôi chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ sau đó 1 năm. Trình bày đơn xin thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước, ông Trần Đức Lương giãi bày: "Trong hai mươi năm qua, tôi đã hết sức cố gắng, toàn tâm toàn ý thực hiện các chức trách nặng nề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp phần nhất định cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo đường lối đổi mới của Đảng. Trong tiến trình chuẩn bị Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, vì tuổi đã cao và thực hiện chủ trương trẻ hóa đội ngũ cán bộ, tôi đã nêu nguyện vọng xin không tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương khóa X. Nguyện vọng của tôi đã được Ban Chấp hành Trung ương khóa IX và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X chấp nhận". Việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước đối với ông Trần Đức Lương, số phiếu xin ý kiến thu về là 465 phiếu, số phiếu đồng ý là 458 phiếu (98,49% số phiếu) thu về và bằng 92,9% so với tổng số đại biểu Quốc hội, có 7 phiếu không đồng ý (1,51% số phiếu) thu về và bằng 1,42% so với tổng số đại biểu Quốc hội, chiều cùng ngày Quốc hội đã miễn nhiệm chức Chủ tịch nước của ông. Ông Lương sau đó vẫn giữ chức Chủ tịch nước đến ngày 27 tháng 6 khi Nguyễn Minh Triết được bầu làm người kế nhiệm, ông mới thôi giữ chức.
Nghỉ hưu
Sau khi nghỉ hưu, ông vẫn là Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cho đến năm 2012. Ông chủ yếu dành cuộc sống cho gia đình và tham dự một số sự kiện của Đảng. Năm 2007, ông được tặng thưởng Huân chương Sao vàng.
Gia đình
Vợ ông là bà Nguyễn Thị Vinh, cả hai người có với nhau hai người con. Con trai ông là Trần Tuấn Anh hiện là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, Ủy viên Bộ chính trị khóa XIII, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Con gái ông là Trần Thị Minh Anh (1962) hiện là Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xi măng Việt Nam. |
Québec (phát âm là Kê-béc trong tiếng Pháp và Kuy-béc trong tiếng Anh), là tỉnh bang có diện tích gần 1,5 triệu km² - tức là gần gấp 3 lần nước Pháp, 7 lần xứ Anh, 2 lần Liên bang Đông Dương và 4 lần Việt Nam - là tỉnh bang lớn nhất của Canada tính theo diện tích. Québec có tư cách là một quốc gia trực thuộc Canada, với ngôn ngữ, văn hoá và thể chế chính trị riêng.
Về phía tây của Québec là tỉnh bang Ontario và vịnh Hudson (Hắt-xơn), về phía đông là tỉnh bang New Brunswick và vùng Labrador (phần đất nội địa của tỉnh bang Newfoundland và Labrador), về phía nam là các tiểu bang Maine, New Hampshire, Vermont và New York của Hoa Kỳ. Hơn 90% diện tích của Québec nằm trên một nền đá lớn gọi là Canadian Shield.
Chữ québec có nguồn gốc từ chữ gepèèg của người thổ dân Mi'kmaq. Gepèèg có nghĩa là "eo biển", dùng để ám chỉ chỗ thắt nhỏ lại của sông Saint-Laurent gần Thành phố Québec (tiếng Pháp: Ville de Québec, tiếng Anh: Quebec City).
Vào năm 2004, hơn 7,5 triệu người đang sinh sống tại Québec (tỉnh bang đứng thứ nhì Canada về dân số, chỉ sau Ontario), trong đó 80% tập trung ở các trung tâm đô thị nằm dọc theo sông Saint-Laurent (tiếng Anh: Saint Lawrence). Thành phố Montréal (tiếng Anh: Montreal), với dân số khoảng 3 triệu người, là một hòn đảo khá lớn nằm giữa sông Saint-Laurent và rất nổi tiếng về lịch sử, kiến trúc và các hoạt động văn hoá. Cho đến đầu thập niên 1980, Montréal vẫn còn là thành phố nổi tiếng nhất và đông dân nhất của Canada. Nằm ngay phía bắc của Montréal là thành phố đông dân thứ hai của Québec: Laval. Thành phố Québec, nằm cách 300 km về phía đông bắc của Montréal là thủ phủ của tỉnh bang và là thành phố lớn thứ ba.
Lịch sử
Người Âu Châu đầu tiên đến Québec là nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cartier, khi ông đi thuyền ngược trên sông Saint-Laurent đến một ngôi làng nhỏ có tên là Stadacona (một địa điểm trong Thành phố Québec hiện nay) của thổ dân Iroquois vào khoảng năm 1535. Tiếp sau đó là nhà thám hiểm Samuel de Champlain đến khoảng năm 1608. Từ đó, Québec thành thuộc địa của Đế quốc Pháp, dưới thời vua Louis XII, và được đặt tên là Nouvelle-France (tiếng Pháp:"Tân Pháp"; sang đến 1663 thì vua Louis XIV sắc phong Nouveau France thành một tỉnh (province) của Pháp.
Năm 1763, Pháp thua Anh và vua Louis XV phải nhượng xứ Québec cho Đế quốc Anh. Phần đất từ đó chính thức mang tên Quebec. Người Anh cai trị Québec nhưng vẫn cho phép dân chúng giữ các phong tục và luật lệ của người Pháp kể cả việc cho họ đạo Giáo hội Công giáo Rôma hoạt động mà không bắt dân đổi sang Anh giáo. Khi 13 thuộc địa tại châu Mỹ nổi lên chống Đế quốc Anh để giành độc lập từ thập niên 1770 cho đến thập niên 1780, một số người trung thành với Đế quốc Anh bỏ Mỹ chạy sang Québec. Để giúp đỡ nhóm Trung Dân này định cư dễ dàng, Đế quốc Anh ra một đạo luật vào năm 1791 chia Québec làm hai phần: Upper Canada ở phía tây theo luật lệ của Anh (Common Law) và Lower Canada ở phía đông theo luật lệ của Pháp (la Codes civiles).
Đến năm 1837, một số người Pháp tại Lower Canada nổi lên chống lại Đế quốc Anh. Sau khi Anh dẹp tan cuộc nổi loạn này, người Anh lại sáp nhập Upper Canada và Lower Canada trở lại thành một thuộc địa gọi là Tỉnh Canada (Province of Canada) vào năm 1841. Sang đến năm 1867 thì ba thuộc địa Canada, New Brunswick và Nova Scotia gia nhập với nhau thành một liên bang gọi là Canada. Sau khi liên bang được thành lập, mỗi thuộc địa được gọi là một tỉnh bang (province) và được giữ tên cũng như luật lệ cũ. Riêng Tỉnh Canada thì lại một lần nữa bị chia làm hai: tỉnh bang Québec theo luật Pháp và tỉnh bang Ontario theo luật Anh.
Văn hoá
Ảnh hưởng của văn hóa Pháp và đạo Công giáo làm cho Québec trở thành một vùng đặc thái nhất của Canada, hay có thể nói là của tất cả Bắc Mỹ. Trong tổng số hơn 7,5 triệu dân Québec, trên năm triệu có gốc Pháp; tiếng Pháp là tiếng mẹ đẻ của 82% dân số. Từ năm 1970 trở đi, dân nhập cư đã góp một phần quan trọng trong bình diện kinh tế và văn hoá của tỉnh bang này. Từ năm 1986 đến 1991, 78% lợi ích trong dân ở Québec là do những người không phải là Pháp, Anh hay dân bản xứ mang lại.
Ngày 23 tháng 11 năm 2006, Chính phủ Canada đã đưa ra bản đề nghị công nhận Québec là một quốc gia trong Canada (a nation within Canada) nhằm ngăn chặn việc ly khai .
Chính phủ và chính trị
Quebec được quản lý dựa trên hệ thống Westminster, và theo chế độ dân chủ tự do cũng như quân chủ lập hiến với hệ thống nghị viện. Người đứng đầu chính phủ tại Quebec là thủ tướng ('premier ministre' trong tiếng Pháp và 'premier' trong tiếng Anh), và đây là người đứng đầu đảng lớn nhất trong Quốc hội (), và Quốc hội bổ nhiệm Hội đồng Hành chính Quebec. Tỉnh trưởng (lieutenant governor) đại diện cho Quốc vương Canada và giữ vai trò là người đứng đầu nhà nước trong tỉnh.
Quebec có 78 nghị viên trong Hạ viện Canada. Họ được bầu ra trong các cuộc bầu cử liên bang. Tại Thượng viện Canada, Quebec có 24 nghị viên, họ được bổ nhiệm theo khuyến nghị của thủ tướng Canada. Quebec có một mạng lưới gồm ba văn phòng để đại diện cho tỉnh và bảo vệ lợi ích của tỉnh bên trong Canada; nhiệm vụ của các văn phòng này là đảm bảo sự hiện diện theo thể chế của Chính phủ Quebec gần các chính phủ khác tại Canada và cho phép Quebec tương tác hiệu quả với các tỉnh khác.
Chính phủ Quebec có độc quyền tài phán trong một số lĩnh vực hành chính và cảnh sát. Conseil du trésor (Ban Ngân khố) hỗ trợ các bộ trưởng trong Hội đồng hành chính trong việc quản lý nhà nước. Một số đảng tại Quebec là Liên minh Tương lai Quebec (CAQ), Đảng Tự do Québec (PLQ), Đoàn kết Québec (QS) và Đảng Quebec (PQ). Quebec có 22 chính đảng chính thức.
Hành chính
Lãnh thổ Quebec được chia thành 17 vùng hành chính như sau:
Bas-Saint-Laurent
Saguenay–Lac-Saint-Jean
Capitale-Nationale
Mauricie
Estrie
Montréal
Outaouais
Abitibi-Témiscamingue
Côte-Nord
Nord-du-Québec
Gaspésie–Îles-de-la-Madeleine
Chaudière-Appalaches
Laval
Lanaudière
Laurentides
Montérégie
Centre-du-Québec
Ngoài ra tỉnh còn bao gồm:
4 lãnh thổ (Abitibi, Ashuanipi, Mistassini và Nunavik) từng là Quận Ungava
36 quận tư pháp
73
125 khu vực bầu cử
Đối với mục đích quản lý địa phương, Quebec gồm có:
1.117 khu tự quản địa phương với nhiều hình thức:
11 tập hợp đô thị () bao gồm 42 khu tự quản
45 khu phố () thuộc 8 trong số các khu tự quản
89 khu tự quản cấp vùng hay RCMs ()
2 cộng đồng vùng đô thị ()
Cơ quan hành chính cấp vùng Kativik
Các lãnh thổ chưa được tổ chức |
Saskatchewan ( / s ə ˈ s k æ tʃ ə w ə n , s k æ tʃ w ə n / ( nghe ) sə- SKATCH -ə-wən ; tiếng Pháp Canada: [saskatʃəwan] ) là một tỉnh ở miền Tây Canada , giáp với phía tây giáp Alberta, phía bắc giáp Lãnh thổ Tây Bắc, phía đông giáp Manitoba, phía đông bắc giáp Nunavut, và về phía nam giáp với các bang Montana và North Dakota của Hoa Kỳ. Saskatchewan và Alberta là những tỉnh không giáp biển duy nhất của Canada. Vào năm 2022, dân số của Saskatchewan ước tính là 1.214.618. Gần 10% trong tổng diện tích 651.900 kilômét vuông (251.700 dặm vuông Anh) của Saskatchewan là nước ngọt, chủ yếu là sông, hồ chứa nước và hồ.
Cư dân chủ yếu sống ở nửa đồng cỏ phía nam của tỉnh, trong khi nửa phía bắc chủ yếu là rừng và dân cư thưa thớt. Khoảng một nửa sống ở thành phố lớn nhất tỉnh Saskatoon hoặc thủ phủ tỉnh Regina. Các thành phố đáng chú ý khác bao gồm Prince Albert, Moose Jaw , Yorkton , Swift Current , North Battleford , Estevan , Weyburn , Melfort và thành phố biên giới Lloydminster . Tiếng Anh là ngôn ngữ chính của tỉnh, với 82,4% người dân Saskatchewan nói tiếng Anh như ngôn ngữ chính của họ.ngôn ngữ đầu tiên .
Saskatchewan đã có hàng ngàn năm là nơi sinh sống của các nhóm bản địa . Người châu Âu lần đầu tiên khám phá khu vực này vào năm 1690 và lần đầu tiên định cư tại khu vực này vào năm 1774. Nó trở thành một tỉnh vào năm 1905, được tách ra từ Lãnh thổ Tây Bắc rộng lớn , cho đến lúc đó bao gồm hầu hết các Đồng cỏ của Canada. Vào đầu thế kỷ 20, tỉnh được biết đến như một thành trì của nền dân chủ xã hội Canada; Chính phủ dân chủ-xã hội đầu tiên của Bắc Mỹ được bầu vào năm 1944 . Nền kinh tế của tỉnh dựa trên nông nghiệp , khai khoáng và năng lượng .
Saskatchewan hiện được điều hành bởi thủ tướng Scott Moe, một thành viên của Đảng Saskatchewan đã nắm quyền từ năm 2007.
Năm 1992, chính quyền liên bang và tỉnh đã ký một thỏa thuận yêu sách đất đai lịch sử với First Nations ở Saskatchewan. Các quốc gia đầu tiên đã nhận được tiền bồi thường mà họ có thể sử dụng để mua đất trên thị trường mở cho các ban nhạc. Họ đã mua được khoảng 3.079 kilômét vuông (761.000 mẫu Anh; 1.189 dặm vuông Anh), đất dự trữ mới trong quá trình này. Một số Quốc gia đầu tiên đã sử dụng khu định cư của họ để đầu tư vào các khu vực đô thị, bao gồm Regina và Saskatoon. |
Đảo Hoàng tử Edward (tiếng Anh: Prince Edward Island, viết tắt: PEI; tiếng Pháp: l'Île-du-Prince-Édouard) là một tỉnh bang của vùng miền đông của Canada. Đây là tỉnh bang nhỏ nhất của Canada về diện tích và dân số, nhưng lại có mật độ dân cư đông đúc nhất. Được đặt theo tên của Hoàng tử Edward Augustus của Anh. Tỉnh bang nằm trong một hình chữ nhật nằm khoảng 46-47° vĩ độ bắc và 62-64°30' kinh độ tây. Là một phần của vùng đất truyền thống của người Miꞌkmaq, vùng đất này đã bị thuộc địa hoá bởi người Pháp vào năm 1604 và sau đó được nhượng lại cho người Anh sau khi kết thúc Chiến tranh Bảy năm vào năm 1763. Năm 1873, nó đã gia nhập vào Canada với tư cách một tỉnh bang. Thủ phủ của tỉnh bang là Charlottetown.
Tên gọi
Hòn đảo được biết đến trong ngôn ngữ của những cư dân bản địa lịch sử Mi'kmaq là Abegweit hoặc Epekwitk, tạm dịch là "vùng đất nằm trong sóng".
Khi hòn đảo là một phần của thuộc địa Acadia được thực dân Pháp đến định cư, tên tiếng Pháp trước đây của nó là Île Saint-Jean (Đảo St. John). Trong tiếng Pháp, hòn đảo ngày nay được gọi là Île-du-Prince-Édouard.
Do cái tên thuộc địa ban đầu của Pháp, những người Scotland nhập cư biết đến hòn đảo này với cái tên bằng tiếng Gaelic Scotland là Eilean a 'Phrionnsa (gọi tắt là "Đảo của Hoàng tử", dạng địa phương của từ còn lại là' Eilean a 'Phrionnsa Iomhair / Eideard') hoặc Eilean Eòin cho một số người nói tiếng Gaelic ở Nova Scotia, mặc dù không có trên PEI (theo nghĩa đen, "Đảo của John" liên quan đến tên tiếng Pháp trước đây của hòn đảo).
Sau khi người Anh tiếp quản lãnh thổ, vào năm 1798, họ đặt tên thuộc địa đảo theo tên của Hoàng tử Edward, Công tước xứ Kent và Strathearn (1767–1820), con trai thứ tư của Vua George III và là cha của Victoria của Anh. Hoàng tử Edward đã được gọi là "Người Cha của Hoàng gia Canada". Các địa danh trên đảo sau đây cũng được đặt theo tên của Công tước xứ Kent:
Prince Edward Battery, Công viên Victoria, Charlottetown
Cao đẳng Kent, được thành lập vào năm 1804 bởi Thống đốc Edmund Fanning và Hội đồng Lập pháp của ông, sau này ngôi trường trở thành Đại học Đảo Prince Edward
Phố Kent, Charlottetown
Trường tiểu học West Kent
Phố Kent, Georgetown
Lịch sử
Trước khi người châu Âu đến định cư, các dân tộc bản địa Mi'kmaq đã sinh sống tại Đảo Hoàng tử Edward như một phần của khu vực Mi'kma'ki. Họ đặt tên cho Đảo là Epekwitk, có nghĩa là 'nằm trên những con sóng'; Người châu Âu biểu thị cách phát âm là Abegweit, một tên khác là Minegoo. Truyền thuyết của người Mi'kmaq cho rằng hòn đảo được hình thành bởi vị Thần linh vĩ đại đã đặt một hòn đất sét hình lưỡi liềm màu đỏ sẫm trên mặt biển. Ngày nay, Có hai cộng đồng người bản địa Mi'kmaq trên hòn đảo. Lịch sử Canada vẫn sống mãi và được kỷ niệm ở Charlottetown. Hội nghị Charlottetown vào năm 1864 là cuộc họp đầu tiên để cuối cùng đã dẫn đến việc tuyên bố tự trị của Canada vào năm 1867. Do cuộc họp này, thành phố Chalottetown ngày nay được biết đến như là nơi khai sinh ra Liên bang.
Thuộc địa của Pháp
Năm 1534, Jacques Cartier là người châu Âu đầu tiên đã nhìn thấy đảo Hoàng tử Edward. Năm 1604, Vương quốc Pháp từng bước khai phá và thiết lập thuộc địa Pháp Acadia trong đó có Đảo Hoàng tử Edward. Hòn đảo được người Pháp đặt tên là Île Saint-Jean. Người Mi’kmaq đã không bao giờ thừa nhận sự thống trị của Pháp nhưng vẫn chào đón người Pháp như một đồng minh và đối tác thương mại.
Trong thế kỷ thứ 18, người Pháp rơi vào cuộc mâu thuẫn kéo dài với Vương quốc Anh. Nhiều cuộc chiến đã diễn ra và Đảo Hoàng tử Edward cũng là một chiến trường trong giai đoạn này. Kết quả cuối cùng, người Pháp chịu nhiều thất bại và buộc phải nhượng lại hòn đảo và hầu hết lãnh thổ Tân Pháp tại Bắc Mỹ cho người Anh theo Hiệp định Paris năm 1763.
Thuộc địa của Anh
Ban đầu, người Anh đặt tên hòn đảo là St. John’s Island và chịu quyền kiểm soát như một phần của Nova Scotia đến khi được tách ra vào năm 1769. Giữa thập kỷ 1760, một nhóm khảo sát đã phân chia hòn đảo thành 67 phân khu. Ngày 1/7/1767, những tài sản này được phân bổ cho những người ủng hộ vua George III bằng cách bốc thăm.
Năm 1853, chính quyền hòn đảo đã thông qua Đạo luật mua bán đất đai, đạo luật này đã trao quyền mua bán đất đai cho những chủ sở hữu và bán lại cho những người định cư với giá vừa phải. Kế hoạch này đã phá sản khi nguồn tài chính hạn hẹp đã khiến cho họ không thể tiếp tục mua bán được. Đất đai tại Đảo Hoàng tử Edward thật sự màu mỡ và là chìa khóa dẫn tới sự ổn định kinh tế cho hòn đảo trong thời gian sau này.
Gia nhập Liên bang
Tháng 9/1864, Đảo Hoàng tử Edward là nơi tổ chức Hội nghị Charlottetown, một trong những cuộc họp đầu tiên trong quá trình dẫn tới Nghị quyết Québec và sự hình thành Canada năm 1867. Nhưng Đảo Hoàng tử Edward đã không đồng thuận với các điều khoản hợp nhất để gia nhập liên bang Canada vào năm 1867 và lựa chọn tiếp tục là thuộc địa của Vương quốc Anh. Cuối thập niên 60 của thế kỷ 19, hòn đảo đứng trước nhiều lựa chọn, bao gồm việc trở thành một quốc gia tự trị hoặc trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ.
Năm 1871, Đảo Hoàng tử Edward bắt đầu xây dựng đường sắt và giao thương với Hoa Kỳ, điều này làm cho Vương quốc Anh không mấy hài lòng. Năm 1873, Thủ tướng Canada là Sir John A. Macdonald phải đối mặt với chủ nghĩa bành trướng của Hoa Kỳ và vụ bê bối Pacific đã thỏa thuận với Đảo Hoàng tử Edward gia nhập liên bang Canada. Liên bang thừa nhận các khoản nợ từ việc xây dựng đường sắt và đồng ý mua lại từ những chủ nhân vắng mặt để giải phóng hòn đảo khỏi những hợp đồng thuê đất từ người dân mới nhập cư. Cuối cùng Đảo Hoàng tử Edward tham gia Liên bang Canada vào ngày 1/7/1873.
Với kết quả tổ chức thành công Hội nghị Charlottetown, Đảo Hoàng tử Edward được xem như là nơi khai sinh ra Canada. Được kỷ niệm bởi một vài công trình, trong đó có cây Cầu Liên Bang (xây dựng năm 1993 đến 1997). Vào ngày 31 tháng 5 năm 1997, Đảo Hoàng tử Edward đã cử hành lễ khánh thành chính thức chiếc cầu. Chiếc cầu dài 12,9 km bắc qua eo biển Northumberland đã tạo điều kiện dễ dàng cho việc lưu thông từ đất liền đến đảo, ngoài phương tiện phà và máy bay.
Địa lý
Đảo Hoàng tử Edward là một hòn đảo tọa lạc trên vịnh St. Lawrence. Nằm ở phía tây của đảo Cape Breton, phía Bắc của bán đảo Nova Scotia và phía đông của New Brunswick, phía nam giáp với eo biển Northumberland. Hòn đảo có 2 khu vực đô thị lớn: Khu vực xung quanh cảng Charlottetown nằm ở trung tâm hòn đảo bao gồm thủ phủ Charlottetown và các thị trấn ngoại ô Cornwall và Stratford. Một khu đô thị nhỏ hơn ở khu vực cảng Summerside ở bờ biển phía nam cách Charlottetown 40 km về hướng tây.Bờ biển của Đảo Hoàng tử Edward là sự kết hợp giữa những bãi biển, đụn cát, đất đỏ với vô số vịnh và hải cảng. Mặc dù có diện tích nhỏ và khu vực nông thôn chiếm đa số, nhưng Đảo Hoàng tử Edward lại có mật độ dân số cao nhất tại Canada.
Đảo Hoàng tử Edward có khí hậu ôn đới và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dương bao quanh. Vì vậy, khí hậu tại đảo tương đối ôn hòa hơn so với lục địa do có dòng biển nóng từ vịnh St. Lawrence chảy qua. Khí hậu tại Đảo Hoàng tử Edward thay đổi quanh năm, có những mùa khí hậu giữa các ngày khác nhau và không có kiểu thời tiết cụ thể nào kéo dài lâu. Vào mùa đông, khí hậu tương đối lạnh và kéo dài nhưng tương đối ổn định hơn so với lục địa. Tỉnhnh bang hoàn toàn sử dụng nguồn nước mặt, nguồn nước có thể dùng để uống với xấp xỉ 305 giếng công suất cao. Những hệ thống hạ tầng cung cấp nước được lấp đặt từ năm 1888 vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Đảo Hoàng tử Edward từng có nai sừng tấm bản địa, gấu, tuần lộc, chó sói và các loài lớn hơn khác. Do nạn săn bắn và sự phá vỡ môi trường sống, những loài này không còn được tìm thấy trên đảo. Một số loài phổ biến là cáo đỏ, chó sói đồng cỏ, giẻ cùi xanh và rô phi. Chồn hôi và gấu trúc là những loài phi bản địa phổ biến. Các loài có nguy cơ bao gồm chim bìm bịp, cá chình Mỹ, dơi nâu nhỏ và bèo tấm bãi biển.
Một số loài là đặc hữu của tỉnh. Năm 2008, một loài ascomycete mới, Jahnula apiospora (Jahnulales, Dothideomycetes), đã được thu thập từ gỗ ngập nước trong một con lạch nước ngọt trên Đảo Prince Edward.
Cá voi Bắc Đại Tây Dương, một trong những loài cá voi quý hiếm nhất, từng được cho là hiếm gặp trong các vùng St. Lawrence cho đến năm 1994, đã cho thấy sự gia tăng đáng kể (tần suất hàng năm được phát hiện ở ngoài khơi Percé vào năm 1995 và tăng dần trên các khu vực kể từ năm 1998 ), và kể từ năm 2014, một số lượng cá voi đáng chú ý đã được ghi nhận xung quanh đảo Cape Breton đến Đảo Prince Edward, khoảng 35 đến 40 con cá voi được nhìn thấy ở những khu vực này vào năm 2015.
Nhân khẩu
Theo Khảo sát hộ gia đình Quốc gia năm 2011, cộng đồng lớn nhất ở Đảo Hoàng tử Edward là con cháu của người Scotland (39.2%), tiếp theo đó là người Anh (31.1%), người Pháp (21.1%). Dân cư Đảo Hoàng tử Edward đa số là người da trắng, ngươi Hoa chiếm một phần nhỏ trong nhóm thiểu số khoáng 1.3% dân số.
Đại đa số dân của tỉnh bang nói tiếng Anh (94.9%), ngoài ra còn các ngôn ngữ khác như tiếng Pháp (3.5%), tiếng Hoa, tiếng Ả rập, tiếng Hà Lan, tiếng Đức…
Hai tôn giáo lớn nhất ở tỉnh là Đạo Công giáo (47%) và Đạo Tin lành (43%) theo khảo sát dân số năm 2011.
Kinh tế
Nền kinh tế tỉnh bang chủ yếu dựa vào các ngành mùa vụ như nông nghiệp, đánh bắt thủy sản và dịch vụ du lịch. Đảo Hoàng tử Edward không phát triển mạnh trong các ngành công nghiệp nặng và sản xuất. Cavendish Farms là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi có nhà máy sản xuất thực phẩm tại tỉnh bang. Kinhnh tế của một số cộng đồng ven biển tại tỉnh bang dựa trên việc đánh bắt ốc, sò, đặc biệt là uào, tôm hùm.
Nông nghiệp là ngành thống trị trong kinh tế của tỉnh bang kể từ thời thuộc địa. Năm 2015, nông nghiệp và sản xuất thực phẩm chiếm khoảng 7.6% GDP toàn tỉnh. Tỉnh bang có khoảng 240.000 ha dành cho nông nghiệp, chiếm khoảng 1/3 diện tích tỉnh bang. Năm 2016, số lượng trang trại vào khoảng 1.353, giảm 9.5% so với 5 năm trước. Sản lượng nông nghiệp chủ yếu là khoai tây, trái berry và rau xanh.
Kinh tế tỉnh bang đã phát triển mạnh trong thập kỷ vừa qua với sự đổi mới hiệu quả. Hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học, công nghệ và truyền thông thông tin, năng lượng tái tạo được tập trung và đa dạng hóa. Công nghệ hàng không vũ trụ là ngành công nghiệp lớn thứ tư tỉnh bang, chiếm 25% giá trị xuất khẩu và đạt kim ngạch 355 triệu đô la Mỹ hàng năm.
Hiện nay, xấp xỉ 25% năng lượng điện của tỉnh bang sử dụng năng lượng tái tạo là điện gió. Chính quyền tỉnh bang đã ước tính sẽ tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo lên con số 50%.
Chính quyền tỉnh bang
Chính quyền tỉnh bang có trách nhiệm trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, dịch vụ xã hội, giáo dục, phát triển kinh tế, ban bố luật lao động và luật dân sự.
Chính quyền Đảo Hoàng tử Edward được điều hành bởi nghị viện theo chế độ Quân chủ lập hiến, Quân chủ tại Đảo Hoàng tử Edward là người sáng lập các nhánh lập pháp, tư pháp và hành pháp trong tỉnh bang. Đứng đầu cho Chế độ quân chủ là Nữ hoàng Elizabeth II, người cũng là Quân chủ tại 15 quốc gia khác trong khối thịnh vương chung và 9 tỉnh bang khác tại Canada. Người đại diện cho Nữ hoàng tại Đảo Hoàng tử Edward là Thống Đốc Đảo Hoàng tử Edward, hiện là bà Antoinette Perry, chịu trách nhiệm hầu hết các công việc của Hoàng gia tại Đảo Hoàng tử Edward.
Sự tham gia của hoàng gia và những người đại diện vào việc điều hành công việc của tỉnh bang là rất hạn chế. Trên thực tế, quyền hành pháp được chỉ đạo bởi một Hội đồng điều hành chính quyền tỉnh bang, những thành viên trong Hội đồng này được bầu cử và lựa chọn bởi Thủ hiến tỉnh bang (hiện tại là ông Dennis King). Để ổn định quyền lực, Thống đốc sẽ chỉ đạo Đảng có số ghế cao thứ nhì trong nghị viện là Đảng Đối lập. Người dẫn đầu Đảng Đối lập sẽ là Người đối lập trung thành của Nữ Hoàng (hiện tại là ông Peter Bevan-Baker).
Hành chính
Thủ phủ: Charlottetown
Đảo Hoàng tử Edward được chia thành ba quận trong lịch sử được sử dụng làm đơn vị hành chính cho chính quyền cấp tỉnh và trước thời kỳ thuộc địa (năm 1873).
Các quận không còn được sử dụng làm ranh giới hành chính cho chính quyền cấp tỉnh, tuy nhiên, chúng tiếp tục được Cơ quan Thống kê Canada sử dụng làm đơn vị điều tra dân số cho các mục đích thống kê trong việc quản lý điều tra dân số Canada.
Phân vùng
Những ngọn đồi uốn lượn, rừng cây, những bãi biển cát trắng hơi đỏ, vịnh nhỏ đại dương và vùng đất đỏ nổi tiếng đã mang lại cho Đảo Hoàng tử Edward danh tiếng là một tỉnh có vẻ đẹp tự nhiên nổi bật. Do đó, chính quyền tỉnh đã ban hành luật để bảo tồn cảnh quan thông qua các quy định, mặc dù thiếu sự thực thi nhất quán.
Không có quy hoạch phân vùng và quy hoạch sử dụng đất trên toàn tỉnh. Theo Luật Quy hoạch của tỉnh, các khu tự quản có quyền lựa chọn chịu trách nhiệm về quy hoạch sử dụng đất thông qua việc xây dựng và thông qua các quy hoạch chính thức và luật sử dụng đất. 31 khu tự quản đã chịu trách nhiệm lập kế hoạch. Ở những khu vực mà các khu tự quản không chịu trách nhiệm lập kế hoạch, Tỉnh vẫn chịu trách nhiệm kiểm soát phát triển.
Giáo dục
Tại Đảo Hoàng tử Edward, Hệ thống trường học công lập được chia thành hai nhóm: Những quận chuyên về trường Anh ngữ và quận chuyên về trường Pháp ngữ.
Có khoảng 10 trường phổ thông và 54 trường tiểu học trong nhóm trường Anh ngữ và 6 trường học nhiều cấp trong nhóm trường Pháp ngữ. Có 22% sinh viên ghi danh ở chương trình học song ngữ, đây là bậc học cao nhất tại tỉnh bang.
Có 3 học viện sau phổ thông được vận hành trong tỉnh bang, bao gồm 1 trường đại học và 2 trường cao đẳng. Đại học Prince Edward Island là trường đại học công lập duy nhất, và tọa lạc tại thành phố Charlottetown.
Y tế
Tỉnh bang có một phân ban chịu trách nhiệm điều hành việc chăm sóc sức khỏe cho người dân gọi là Health PEI. Phân ban này nhận ngân sách để vận hành theo quy định của Sở Y tế và Sức khỏe Prince Edward Island.
Có 8 bệnh viện tại Prince Edward Island: Bệnh viện Queen Elizabeth, (Charlottetown), Bệnh viện Prince County (Summerside), Bệnh viện Kings County Memorial (Montague), Bệnh viện Community (O’Leary), Bệnh viện Souris (Souris), Bệnh viện Western (Alberton), Bệnh viện Hillsborough (Charlottetown) – bệnh viện tâm thần duy nhất tại tỉnh bang.
Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện của tỉnh bang bao gồm từ chăm sóc sức khỏe cơ bản đến chăm sóc tại nhà, các biện pháp thể lực nâng cáo sức khỏe, phòng chống dịch bệnh… Tỉnh bang cũng tổ chức một số trung tâm sức khỏe gia đình tại vùng nông thôn và các đô thị nhỏ xa trung tâm.
Đảo Hoàng tử Edward là tỉnh bang duy nhất không cung cấp các dịch vụ phá thai trong hệ thống bệnh viện của họ. Ca phá thai cuối cùng là năm 1982 trước khi Bệnh viện Queen Elizabeth được thành lập.
Giao thông
Giao thông vận tải của Đảo Hoàng tử Edward chủ yếu thông qua hệ thống hải cảng tại Charlottetown, Summerside, Borden, Georgetown và Souris kết hợp với hệ thống đường sắt, hai sân bay ở Charlottetown và Summerside để kết nội với lục địa Bắc Mỹ. Hệ thống đường sắt tại Đảo Hoàng tử Edward không được sử dụng đến từ năm 1989 để củng cố hệ thống đường cao tốc.
Năm 1997, Cây Cầu Liên Bang được khánh thành đã kết nối Borden, Carleton (Đảo Hoàng tử Edward) với Cape Jourimain (New Brunswick). Đây là cây cầu bắc qua biển đóng băng dài nhất thế giới, nó đã thay thế cho dịch vụ phà Marrine Atlantic. Tỉnh bang có hệ thống đường xá dày đặc nhất Canada.
Văn hoá
Văn hóa truyền thống về nghệ thuật, âm nhạc và sự sáng tạo đã có nhiều hỗ trợ cho hệ thống giáo dục. Một số lễ hội nghệ thuật hàng năm như Lễ hội Charlottetown được tổ chức tại Trung tâm Nghệ thuật Liên Bang.
Lucy Maud Montgomery, sinh năm 1874 tại Clifton (New London) đã viết hơn 20 tiểu thuyết và nhiều truyện ngắn. Cuốn sách Anne of Green Gables lấy bối cảnh tại Cavendish, Prince Edward Island được xuất bản lần đầu tiên năm 1908.
Về thể thao, Đảo Hoàng tử Edward có những môn thể thao phổ biến như khúc côn cầu, đánh gôn, bóng rổ, đua ngựa, bóng chày, bóng đá, bóng bầu dục… Thể thao dưới nước cũng phổ biến vào giai đoạn hè. |
Ontario là một tỉnh bang của Canada. Thác Niagara nổi tiếng thế giới và Ottawa, thủ đô của Canada, nằm trong địa phận tỉnh bang này.
Phía đông Ontario giáp với Québec, tây giáp với Manitoba, bắc giáp với vịnh Hudson và vịnh James, nam giáp với sông St. Lawrence và Ngũ Đại Hồ, tạo thành biên giới với các bang New York, Pennsylvania, Ohio, Michigan, Indiana, Illinois, Wisconsin và Minnesota của Hoa Kỳ. Là tỉnh bang lớn thứ hai của Canada, Ontario có diện tích gần 1,1 triệu km², trên nửa triệu ao hồ, và 60.000 km sông ngòi. Tính toàn bộ, Ontario lớn hơn hai nước Pháp và Tây Ban Nha gộp lại và có dân số trên 10 triệu người. Ở thủ phủ Toronto có nhiều hoạt động kinh tế và văn hoá. Ví dụ, tháp CN (CN tower) là công trình kiến trúc đứng riêng cao nhất thế giới cho đến năm 2007. Tên Ontario thường được cho là bắt nguồn từ tiếng Iroquois, Skanadario, có nghĩa là "Dòng nước đẹp".
Ontario – Tỉnh bang sầm uất, phát triển, sôi động nhất Canada và Bắc Mỹ về kinh tế với các thành phố lớn như Toronto và Ottawa… Theo số liệu thống kê năm 2012, GDP của Canada đạt 1.819.967 triệu CAD. Trong đó, Ontario đóng góp 674.485 triệu CAD. Ontario đã tạo ra 37% GDP của cả nước và là nơi có gần 50% dân số làm việc trong các ngành công nghệ cao, dịch vụ tài chính và công nghiệp tri thức khác.
Nằm trong khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ với 460 triệu người và tạo ra sức mua 18 tỉ đô. Trong năm 2011, trao đổi thương mại giữa Canada – Mỹ đạt hơn 1,4 tỉ CAD, trong đó thương mại giữa Ontario – Mỹ chiếm khoảng 716 triệu đô CAD. Ontario – nơi có Toronto (trung tâm tài chính quốc gia), thủ đô lập pháp Ottawa đã tiếp đón hơn 1.100 các công ty đa quốc gia trong các lĩnh vực dịch vụ, tài chính, bất động sản trên toàn thế giới.
Toronto là một trung tâm quốc tế lớn cho các doanh nghiệp và được coi là thủ đô tài chính của Canada. Nơi đây tập trung các công ty dịch vụ hàng đầu như: Citco, CIBC Mellon, Commonwealth, Harmonic, IFDS, RBC Investor Services, SGGG, and State Street. Với hơn 245.000 người làm việc trong lĩnh vực này, Toronto là trung tâm tài chính lớn thứ 3 ở Bắc Mỹ sau New York và Chicago. Lao động trong ngành dịch vụ tài chính tại Toronto chiếm 64% của Ontario và 31% của Canada
Từ nguyên
Tỉnh bang được đặt tên theo hồ Ontario, một thuật ngữ được cho là có nguồn gốc từ tiếng Iroquois:Skanadario, có nghĩa là "Dòng nước đẹp".Hoặc cũng có thể là Ontari: io nghĩa là "Chiếc hồ vĩ đại"
Địa lý
Tỉnh bao gồm ba vùng địa lý chính:
Khu bảo vệ người Canada mỏng ở khu vực tây bắc và trung tâm, bao gồm hơn một nửa diện tích đất của Ontario. Mặc dù khu vực này chủ yếu không hỗ trợ nông nghiệp, nhưng nó rất giàu khoáng chất và một phần nằm trong khu rừng Trung Mỹ và Trung Tây Shield, bao trùm các hồ và sông. Northern Ontario được chia thành hai tiểu vùng: Tây Bắc Ontario và Northeastern Ontario.
Những vùng đất thấp Hudson Bay ở vùng cực Bắc và đông bắc, chủ yếu là đầm lầy và thưa thớt.
Southern Ontario được chia thành bốn khu vực; Central Ontario (mặc dù không phải là trung tâm địa lý của tỉnh), Eastern Ontario, Golden Horseshoe và Southwestern Ontario (phần trước đây được gọi là Western Ontario).
Mặc dù không có địa hình đồi núi nào trong tỉnh nhưng có nhiều vùng đất cao, đặc biệt là trong vùng Canadian Shield đi qua tỉnh này từ tây bắc đến đông nam và cũng ở trên Niagara Escarpment băng qua phía nam. Điểm cao nhất là Ishpatina Ridge ở 693 mét (2,274 ft) trên mực nước biển nằm ở Temagami, Đông Bắc Ontario. Ở phía Nam, độ cao trên 500 m (1.640 ft) được vượt qua gần Collingwood, trên Dãy núi Blue ở vùng Dundalk Highlands và trong những ngọn đồi gần sông Madawaska ở Hạt Renfrew.
Vùng rừng Carolinian bao phủ hầu hết vùng tây nam của tỉnh. Thung lũng Great Lakes và Thung lũng Saint Lawrence ở phía nam là một phần của vùng sinh thái rừng vùng thấp ở Great Lakes ở vùng Đông Great Lakes, nơi rừng hiện nay đã được thay thế bằng nông nghiệp, công nghiệp và phát triển đô thị. Một đặc điểm địa lý nổi tiếng là Niagara Falls, một phần của Niagara Escarpment. Saint Lawrence Seaway cho phép chuyển hướng đến và đi từ Đại Tây Dương như xa đất liền Vịnh Thunder ở Northwestern Ontario. Bắc Ontario chiếm khoảng 87% diện tích bề mặt của tỉnh; Ngược lại phía Nam Ontario có 94 phần trăm dân số.
Point Pelee là một bán đảo của hồ Erie ở tây nam Ontario (gần Windsor và Detroit, Michigan), đó là phạm vi cực nam của đại lục Canada. Đảo Pelee và đảo Middle ở Hồ Erie mở rộng ra xa hơn. Tất cả đều nằm ở phía nam của 42 ° N - hơi xa Nam so với biên giới phía bắc của California.
Khí hậu
Khí hậu của Ontario thay đổi tùy theo mùa và địa điểm. Nó bị ảnh hưởng bởi ba nguồn không khí: lạnh, khô, không khí Bắc cực từ phía bắc (yếu tố chi phối trong những tháng mùa đông, và kéo dài hơn một năm ở phía bắc Ontario); Không khí cực đoan ở vùng cực Bắc Thái Bình Dương đi qua từ vùng Prairies Phía Tây Canada / Đồng bằng Bắc Mỹ; Và không khí ấm áp, ẩm ướt từ Vịnh Mexico và Đại Tây Dương. Ảnh hưởng của các khối không khí chính đối với nhiệt độ và lượng mưa phụ thuộc chủ yếu vào vĩ độ, gần với các phần nước lớn và ở một mức độ nhỏ, giảm nhẹ địa hình. Nói chung, hầu hết các môi trường của Ontario được phân loại là ẩm lục địa. Ontario có ba vùng khí hậu chính.
Vùng Hồ Great Lakes xung quanh ảnh hưởng lớn đến vùng khí hậu nam Ontario. Trong những tháng mùa thu và mùa đông, nhiệt lưu trữ từ các hồ được giải phóng, điều tiết khí hậu gần bờ hồ. Điều này cho phép một số phần của miền nam Ontario mùa đông êm dịu hơn các khu vực trung lục địa ở các vĩ độ thấp hơn. Các bộ phận của Tây Nam Ontario (thường là phía nam của một tuyến từ Sarnia-Toronto) có khí hậu lục địa ẩm ướt trung bình, tương tự như các bang Trung Đại Tây Dương nội địa và phần Hồ Great Lakes của vùng Trung Tây Hoa Kỳ. Vùng có mùa nóng nắng nóng, ẩm ướt và mùa đông lạnh. Lượng mưa hàng năm dao động từ 750-1.000 mm (30-39 inch) và được phân bố tốt quanh năm. Hầu hết khu vực này nằm ở vùng lee of the Great Lakes, làm cho tuyết dồi dào ở một số khu vực. Vào tháng 12 năm 2010, băng tuyết lập kỷ lục mới khi nó bị trúng tuyết hơn một mét trong vòng 48 giờ. Vùng khí hậu tiếp theo là vùng Trung và Đông Ontario có khí hậu lục địa ẩm ướt vừa phải (Köppen Dfb ). Vùng này có mùa hè nóng và đôi khi nóng với mùa đông lạnh hơn, mùa đông dài hơn, lượng tuyết rơi dồi dào (thậm chí ở các khu vực không nằm trong băng tuyết) và lượng mưa hàng năm tương tự như phần còn lại của Nam Ontario.
Ở phía đông bắc Ontario, kéo dài về phía nam như Hồ Kirkland, vùng nước lạnh của vịnh Hudson làm giảm nhiệt độ vào mùa hè, làm cho nó mát hơn các vị trí khác ở các vĩ độ tương tự. Điều này cũng đúng ở bờ phía Bắc của Hồ Superior, làm mát không khí ẩm nóng từ phía nam, dẫn đến nhiệt độ mùa hè mát mẻ hơn. Dọc theo bờ phía đông của Hồ Superior và Hồ Huron nhiệt độ mùa đông hơi được kiểm duyệt nhưng đi kèm với tuyết có tuyết rơi thường xuyên nặngCác ô vuông làm tăng tổng lượng tuyết rơi theo mùa lên tới 3 m (10 ft) ở một số nơi. Những khu vực này có lượng mưa hàng năm cao hơn trong một số trường hợp trên 100 cm (39 inch). Phần phía bắc của Ontario - chủ yếu ở phía bắc 50 ° N - có khí hậu cận kề (Köppen Dfc ) với mùa đông lạnh kéo dài, mùa đông ngắn, mát đến mùa hè ấm áp với những thay đổi nhiệt độ có thể xảy ra trong mọi mùa. Không có các dãy núi lớn ngăn chặn không khí Arctic chìm, nhiệt độ -40 °C (-40 °F) không phải là hiếm; Tuyết rơi vẫn còn trên mặt đất đôi khi hơn nửa năm. Sự tích tụ tuyết rơi có thể cao ở một số khu vực. Lượng mưa nói chung ít hơn 70 cm (28 in) và đỉnh vào những tháng hè dưới dạng mưa rào hoặc giông bão.
Cơn sấm sét nghiêm trọng vào mùa hè. London, nằm ở phía Nam (Tây Nam Ontario ) , có những đợt sét đánh mỗi năm ở Canada, trung bình 34 ngày mỗi năm có dông bão. Trong một năm điển hình, Ontario trung bình đã xác định được 11 trận lốc xoáy. Tuy nhiên, trong 4 năm qua, đã có hơn 20 trận lốc xoáy mỗi năm, với tần số cao nhất xảy ra tại khu vực Windsor-Essex - Chatham Kent, mặc dù ít có tính phá hoại (đa số giữa F0 đến F2 trên thang Fujita). Ontario đã có 29 trận lốc xoáy kỷ lục vào năm 2006 và 2009. Những tàn dư đôi khi gây ra mưa lớn và gió ở phía nam, nhưng hiếm khi gây tử vong. Một ngoại lệ đáng chú ý là cơn bão Hazel tấn công miền Nam Ontario tập trung vào Toronto vào tháng 10 năm 1954.
Lịch sử
Đất đai không được phân chia hợp pháp thành các đơn vị hành chính cho đến khi một hiệp định kết thúc với người thổ dân chuyển nhượng đất đai. Năm 1788, trong khi một phần của tỉnh Quebec, phía nam Ontario được chia thành bốn quận: Hesse, Lunenburg, Mecklenburg và Nassau.
Năm 1792, bốn huyện được đổi tên thành: Hesse trở thành khu vực phía Tây, Lunenburg trở thành quận phía đông, Mecklenburg trở thành quận Midland, và Nassau trở thành Quận chủ. Quận đã được tạo ra trong huyện.
Đến năm 1798, có tám huyện: Đông, Nhà, Johnstown, London, Midland, Newcastle, Niagara, và phương Tây.
Đến năm 1826, có mười một quận: Bathurst, Eastern, Gore, Home, Johnstown, London, Midland, Newcastle, Niagara, Ottawa và Tây.
Vào năm 1838, có hai mươi huyện: Bathurst, Brock, Colbourne, Dalhousie, Đông, Gore, Home, Huron, Johnstown, London, Midland, Newcastle, Niagara, Ottawa, Prince Edward, Simcoe, Talbot, Victoria, Wellington và Western.
Năm 1849, các huyện phía nam Ontario đã được bãi bỏ bởi các tỉnh của Canada, và quận chính phủ đã tiếp quản một số trách nhiệm, thành phố. Tỉnh Ca-na-đa cũng bắt đầu tạo ra các quận ở vùng Ontario đông dân với việc thành lập quận Algoma và quận Nipissing vào năm 1858.
Biên giới của Ontario, tên mới của nó vào năm 1867, được mở rộng tạm thời ở phía bắc và phía tây. Khi tỉnh Ca-na-đa được thành lập, biên giới của nó không hoàn toàn rõ ràng, và Ontario tuyên bố cuối cùng đã đến được cả dãy núi Rocky và Bắc Băng Dương. Với việc mua lại Rupert's Land của Canada, Ontario đã quan tâm đến việc xác định rõ ràng biên giới, đặc biệt là vì một số khu vực mới mà nó quan tâm đang phát triển nhanh chóng. Sau khi chính phủ liên bang yêu cầu Ontario thanh toán cho việc xây dựng ở khu vực tranh chấp mới, tỉnh đã yêu cầu xây dựng các giới hạn của nó, và ranh giới của nó đã được chuyển lên phía bắc đến cực bắc 51.
Các ranh giới phía bắc và phía tây của Ontario đã bị tranh chấp sau khi Liên minh Calci. Quyền của Ontario đối với Tây Bắc Ontario được Ủy ban Tư pháp của Hội đồng Tư pháp quyết định năm 1884 và được xác nhận bởi Đạo luật Canada (Ontario Roundary), 1889 của Quốc hội Vương quốc Anh. Đến năm 1899, có bảy huyện phía bắc: Algoma, Manitoulin, Muskoka, Nipissing, Parry Sound, Sông Rainy và Thunder Bay. Bốn quận khác của miền Bắc được tạo ra từ năm 1907 đến năm 1912: Cochrane, Kenora, Sudbury và Timiskaming.
Liên hệ với Châu Âu
Trước sự xuất hiện của người châu Âu, khu vực này đã có người ở Algonquian (Ojibwa, Cree và Algonquin) ở phần phía bắc / tây, và Iroquois và Wyandot (Huron) nhiều hơn ở phía nam / đông. Trong thế kỷ 17, Algonquians và Hurons đã chiến đấu trong Chiến tranh Beaver chống lại Iroquois. Nhà thám hiểm người Pháp Étienne Brûlé khám phá một phần của khu vực vào năm 1610-12. Nhà thám hiểm người Anh Henry Hudson đã đi thuyền vào vịnh Hudson vào năm 1611 và tuyên bố khu vực này cho nước Anh.
Samuel de Champlain đến Hồ Huron năm 1615, và các nhà truyền giáo Pháp bắt đầu thiết lập các bệ dọc theo Great Lakes. Sự giải quyết của người Pháp đã bị cản trở bởi cuộc chiến của họ với Iroquois, người đã liên minh với người Anh. Từ năm 1634 đến năm 1640, Huron bị tàn phá bởi các bệnh truyền nhiễm ở châu Âu, như bệnh sởi và đậu mùa, mà họ không có miễn dịch. Năm 1700, Iroquois đã rời khỏi Ontario và Mississaugas của Ojibwa đã định cư trên bờ phía bắc của Hồ Ontario.
Anh thành lập các trụ sở thương mại trên Vịnh Hudson vào cuối thế kỷ 17 và bắt đầu một cuộc đấu tranh cho sự thống trị của Ontario. Các năm 1763 Hiệp ước Paris kết thúc chiến tranh bảy năm bằng cách trao gần như tất cả các tài sản Mỹ Bắc của Pháp (New France) để Anh. Khu vực này được nối vào Quebec năm 1774. Các khu định cư châu Âu đầu tiên là vào năm 1782-1784 khi 5.000 người trung thành Mỹ bước vào Ontario bây giờ là sau cuộc Cách mạng Hoa Kỳ. Các Vương quốc Anh cấp cho họ 200 mẫu Anh (81 ha) đất và các mặt hàng khác mà để xây dựng lại cuộc sống của họ.Người Anh cũng thiết lập các đặt chỗ ở Ontario cho nhữngngười Mohawks đã chiến đấu cho người Anh và đã mất đất ở bang New York. Iroquois khác đã được tái định cư năm 1784 tạikhu bảo tồn Six Nations ở phía tây của hồ Ontario.
Dân số của Canada ở phía tây của hợp lưu sông St Lawrence-Ottawa tăng lên đáng kể trong thời gian này, một thực tế được thừa nhận theo Đạo luật Hiến pháp năm 1791, tách Quebec thành Canadas: Thượng Canada phía tây nam của hợp lưu sông St Lawrence-Ottawa, Và Hạ Canada phía đông của nó. John Graves Simcoe được bổ nhiệm làm Thống đốc Trung cấp đầu tiên của Canada năm 1793.
Thượng Canada
Quân Mỹ trong Chiến tranh năm 1812 đã xâm chiếm Thượng Canada qua sông Niagara và sông Detroit, nhưng đã bị đánh bại và đẩy lùi bởi các lực lượng fencibles và militias của Anh, Canada và các chiến binh của First Nations. Tuy nhiên, cuối cùng người Mỹ đã giành quyền kiểm soát Lake Erie và Lake Ontario. Trong Trận chiến York năm 1813, quân đội Hoa Kỳ chiếm thành phố York. Người Mỹ cướp phá thị trấn và đốt tòa nhà Nghị viện trong thời gian chiếm đóng ngắn.
Sau Chiến tranh năm 1812, sự ổn định tương đối cho phép số lượng người nhập cư gia tăng từ châu Âu hơn là từ Hoa Kỳ. Cũng như trường hợp trong những thập kỷ trước, sự chuyển đổi nhập cư này đã được khuyến khích bởi các nhà lãnh đạo thuộc địa. Mặc dù đất đai có giá cả phải chăng và thường là đất đai tự do, nhiều người mới đến, chủ yếu là từ Anh và Ireland, đã tìm thấy cuộc sống biên giới với khí hậu khắc nghiệt khó khăn và một số người có phương tiện cuối cùng trở về nhà hoặc đi về phía nam. Tuy nhiên, tăng trưởng dân số vượt xa số người di cư trong những thập kỷ tiếp theo. Đó là một xã hội chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nhưng các dự án kênh và một mạng lưới các tuyến đường ván mới thúc đẩy thương mại lớn hơn trong vùng thuộc địa và với Hoa Kỳ, qua đó cải thiện mối quan hệ trước đây bị hư hỏng theo thời gian.
Trong khi đó, nhiều đường thủy của Ontario hỗ trợ du lịch và vận chuyển vào nội thất và cung cấp nước cho phát triển. Khi dân số tăng lên, ngành công nghiệp và mạng lưới giao thông cũng vậy, do đó đã dẫn tới sự phát triển hơn nữa. Vào cuối thế kỷ này, Ontario đã thắng với Quebec như là nhà lãnh đạo quốc gia về tăng trưởng dân số, công nghiệp, nghệ thuật và truyền thông.
Tình trạng bất ổn ở vùng thuộc địa bắt đầu châm ngòi với gia đình quý tộc Gia đình, người điều hành trong khi lợi ích kinh tế từ các nguồn lực của khu vực, và những người không cho phép các cơ quan bầu cử được quyền lực. Sự oán giận này thúc đẩy lý tưởng cộng hòa và gieo hạt giống cho chủ nghĩa dân tộc Canada. Theo đó, cuộc nổi dậy ủng hộ chính phủ có trách nhiệm tăng ở cả hai khu vực; Louis-Joseph Papineau dẫn đầu Cuộc nổi dậy ở Hạ Canada và William Lyon Mackenzie dẫn đầu Cuộc nổi dậy ở Upper Canada.
Canada Tây
Mặc dù cả hai cuộc nổi dậy đã được đưa ra ngắn gọn, chính phủ Anh đã gửi Lord Durham để điều tra nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn. Ông đề nghị Chính phủ Tự trị được cấp và Hạ và Upper Canada được tái tham gia trong một nỗ lực để thuần thục người Canada gốc Pháp. Theo đó, hai thuộc địa đã được sáp nhập vào tỉnh của Canada theo Đạo luật Liên minh 1840 , với thủ đô tại Kingston và Upper Canada được gọi là Canada Tây. Chính quyền nghị việnĐược ban hành vào năm 1848. Có những đợt sóng nhập cư vào những năm 1840, và dân số của Canada Tây tăng hơn gấp đôi vào năm 1851 trong thập kỷ trước. Kết quả là lần đầu tiên số lượng người nói tiếng Anh của Canada West vượt qua nhóm người nói tiếng Pháp ở Canada East, nghiêng về sự cân bằng quyền lực đại diện.
Sự bùng phát kinh tế vào những năm 1850 trùng với việc mở rộng đường sắt trên khắp tỉnh, tiếp tục tăng sức mạnh kinh tế của Trung Canada. Với việc bãi bỏ Luật về Ngô và thỏa thuận có đi có lại với Hoa Kỳ, nhiều ngành công nghiệp khác nhau như gỗ, khai thác mỏ, trồng trọt và rượu chưng cất có lợi rất lớn.
Một sự bất đồng chính trị giữa các nhà lập pháp Pháp và tiếng Anh, cũng như sự sợ hãi của sự xâm lược từ Hoa Kỳ trong và ngay sau cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, dẫn đầu tầng lớp chính trị để tổ chức một loạt các hội nghị vào những năm 1860 nhằm tạo ra một liên bang rộng lớn hơn Công đoàn của tất cả các thuộc địa Bắc Mỹ của Anh. Các Bắc Mỹ Đạo luật Anh mất hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 1867, thành lập Dominion của Canada, ban đầu với bốn tỉnh: Nova Scotia, New Brunswick, Quebec và Ontario. Tỉnh của Canada được chia thành Ontario và Quebec để mỗi nhóm ngôn ngữ sẽ có một tỉnh riêng. Cả Quebec và Ontario đều được yêu cầu theo mục 93 của Đạo luật Bắc Mỹ của AnhĐể bảo vệ quyền và lợi ích giáo dục hiện có của người Tin lành và người thiểu số Ca-tô. Do đó, các trường Công giáo riêng biệt và bảng giáo dục được phép ở Ontario. Tuy nhiên, cả hai tỉnh đều không có yêu cầu về hiến pháp để bảo vệ người thiểu số nói tiếng Pháp hoặc tiếng Anh. Toronto đã chính thức được thành lập như là thủ phủ của tỉnh Ontario.
Tỉnh
Sau khi thành lập như một tỉnh, Ontario đã tiến hành khẳng định quyền lực kinh tế và lập pháp của mình. Vào năm 1872, luật sư Oliver Mowat trở thành Thủ tướng của Ontario và giữ chức vụ thủ tướng cho đến năm 1896. Ông đã chiến đấu vì quyền của tỉnh, làm suy yếu quyền lực của chính phủ liên bang trong các vấn đề của tỉnh, thường là thông qua những lời kêu gọi tranh luận tốt với Ủy ban Tư pháp của Hội đồng Tư hữu. Những trận đánh của ông với chính phủ liên bang đã phân cấp rất nhiều Canada, cho phép các tỉnh có quyền lực hơn John A. MacdonaldĐã dự định. Ông đã củng cố và mở rộng các cơ sở giáo dục và tỉnh của Ontario, tạo ra các khu vực ở Bắc Ontario, và đã chiến đấu để đảm bảo rằng những khu vực của Tây Bắc Ontario không phải là một phần của Upper Canada (vùng rộng lớn phía bắc và phía tây của lưu vực Hồ Superior-Hudson Bay, các quận của Keewatin) sẽ trở thành một phần của Ontario, một chiến thắng thể hiện trong (Boundary) Đạo luật Canada Ontario, 1889 . Ông cũng đã chủ trì sự xuất hiện của tỉnh này thành nhà máy kinh tế của Canada. Mowat là người tạo ra cái gọi là Empire Ontario .
Bắt đầu với Chính sách Quốc gia Sir John A. Macdonald (1879) và việc xây dựng tuyến đường sắt Thái Bình Dương của Canada (1875-1885) thông qua miền Bắc Ontario và vùng Cananda đến British Columbia, Ontario sản xuất và công nghiệp phát triển rực rỡ. Tuy nhiên, dân số tăng chậm lại sau khi một cuộc suy thoái trầm trọng xảy ra vào năm 1893, do đó làm chậm tăng trưởng mạnh nhưng chỉ trong vài năm. Nhiều người nhập cư mới đến và những người khác di chuyển về phía tây dọc theo tuyến đường sắt tới các tỉnh Prairie và British Columbia, thường xuyên định cư phía Bắc Ontario.
Khai thác khoáng sản đã tăng nhanh vào cuối thế kỷ 19, dẫn đến sự gia tăng các trung tâm khai thác quan trọng ở phía đông bắc, như Sudbury, Cobalt và Timmins. Tỉnh đã khai thác nguồn nước để sản xuất thủy điện và thành lập Ủy ban Nhà nước về Điện thủy điện của Ontario, sau đó là Ontario Hydro. Sự sẵn có của điện năng giá rẻ tiếp tục tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành công nghiệp. Công ty Ford Motor của Canada được thành lập vào năm 1904. General Motors Canada được thành lập vào năm 1918. Ngành công nghiệp ô tô đã trở thành ngành công nghiệp sinh lợi nhất cho nền kinh tế Ontario trong thế kỷ 20.
Vào tháng 7 năm 1912, chính quyền Bảo thủ của Sir James Whitney đã ban hành Quy định 17 làm hạn chế đáng kể việc học tiếng Pháp đối với người thiểu số nói tiếng Pháp của tỉnh. Người Pháp gốc Canada đã phản ứng giận dữ, nhà báo Henri Bourassa đã tố cáo "Prussians of Ontario". Các quy định cuối cùng đã được bãi bỏ vào năm 1927.
Bị ảnh hưởng bởi các sự kiện ở Hoa Kỳ, chính phủ của Sir William Hearst giới thiệu việc cấm uống rượu vào năm 1916 với sự vượt qua của Đạo luật Temperance Ontario. Tuy nhiên, người dân có thể chưng cất và duy trì nguồn cung cá nhân của họ, và các nhà sản xuất rượu có thể tiếp tục chưng cất và xuất khẩu để bán, cho phép ngành công nghiệp đã có thể tăng cường hơn nữa. Ontario đã trở thành một căn cứ buôn lậu ma túy bất hợp pháp và là nhà cung cấp lớn nhất vào Hoa Kỳ, điều này hoàn toàn bị cấm. Việc cấm ở Ontario đã chấm dứt vào năm 1927 với việc thành lập Ban Kiểm soát rượu của Ontario dưới sự quản lý của chính phủ Howard Ferguson. Việc bán và tiêu thụ rượu, rượu vang và bia vẫn bị kiểm soát bởi một số luật cực đoan nhất ở Bắc Mỹ để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về cộng đồng và doanh thu từ độc quyền bán lẻ rượu được duy trì. Tháng 4 năm 2007, Thành viên Ontario của tỉnh Kim Craitor cho rằng các nhà sản xuất bia địa phương nên có thể bán bia của họ tại các cửa hàng góc địa phương; Tuy nhiên, chuyển động nhanh chóng bị Premier Dalton McGuinty bác bỏ.
Giai đoạn sau Thế chiến II là một trong những sự thịnh vượng đặc biệt và tăng trưởng. Ontario là người nhận đa số di dân đến Canada, phần lớn là những người nhập cư từ Châu Âu bị chiến tranh tàn phá vào những năm 1950 và 1960 và sau những thay đổi trong luật nhập cư của liên bang, một làn sóng khổng lồ những người không phải châu Âu kể từ những năm 1970. Từ một tỉnh thuộc tỉnh sắc tộc Anh quốc, Ontario đã nhanh chóng trở nên văn hoá rất đa dạng.
Phong trào dân tộc chủ nghĩa ở Quebec, đặc biệt sau cuộc bầu cử Parti Québécois năm 1976, đã góp phần thúc đẩy nhiều doanh nghiệp và người nói tiếng Anh ra khỏi Quebec đến Ontario, và kết quả là Toronto vượt qua Montreal như là thành phố lớn nhất và trung tâm kinh tế của Canada. [ Cần dẫn nguồn ] Điều kiện kinh tế suy thoái ở các tỉnh Maritime cũng dẫn đến tình trạng dân số của các tỉnh này trong thế kỷ 20, với việc di cư quá mức vào Ontario. [ Cần dẫn nguồn ]
Ngôn ngữ chính thức của Ontario là tiếng Anh. Nhiều dịch vụ ngôn ngữ tiếng Pháp có sẵn theo Đạo luật Dịch vụ Ngôn ngữ Pháp năm 1990 trong các khu vực được chỉ định, nơi có nhiều người nói tiếng Pháp.
Kinh tế
Nền kinh tế ở Ontario rất đa dạng. Ontario có nền kinh tế lớn nhất ở Canada. Mặc dù sản xuất đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ontario, chiếm 12,6% GDP của tỉnh, nhưng lĩnh vực dịch vụ lại chiếm phần lớn, khoảng 77,9%, của nền kinh tế.
Ontario là tỉnh đông dân nhất của Canada, với dân số khoảng 14,19 triệu thường trú nhân vào năm 2017. Đây là tỉnh sản xuất hàng đầu của Canada, chiếm 46% GDP sản xuất năm 2017.
Lạm phát CPI của tỉnh trong năm 2018 đã được xác nhận là 2,2%, với tỷ lệ thất nghiệp là 5,6% vào tháng 1 năm 2019. Tỷ lệ thất nghiệp này dựa trên 447.400 người thất nghiệp ở Ontario.
Năm 2017, các mặt hàng xuất khẩu quốc tế chính của Ontario là xe có động cơ và phụ tùng (35,3%), thiết bị cơ khí (10,1%), kim loại quý và đá (9,8%), máy móc điện (3,9%) và sản phẩm nhựa (3,6%). Nhập khẩu quốc tế chính của Ontario là linh kiện và phụ tùng xe có động cơ (22,6%), thiết bị cơ khí (14,4%), máy móc điện (11,4%), sản phẩm nhựa (3,9%) và dược phẩm (3,4%).
Ontario là tỉnh bang hàng đầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) ở Bắc Mỹ vào năm 2013, với 7,23 tỷ đô la. Con số này chiếm hơn một phần mười tổng số vốn FDI vào Bắc Mỹ. Đây cũng là bang đứng thứ 4 về vốn FDI ra nước ngoài, đạt 7,74 tỷ USD.
Tính đến năm 2017, Ontario là tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai ở Canada, đầu tiên là Alberta.
Các con sông của Ontario làm cho nó giàu năng lượng thủy điện. Trong năm 2009, Ontario Power Generation tạo ra 70% điện của tỉnh, trong đó 51% là hạt nhân, 39% là thủy điện và 10% là nhiên liệu hóa thạch. Đến năm 2025, điện hạt nhân dự kiến sẽ cung cấp 42%, trong khi sản xuất nguồn nhiên liệu hóa thạch dự kiến sẽ giảm nhẹ trong 20 năm tới. Phần lớn sản lượng điện mới xuất hiện trực tuyến trong vài năm qua là các loại khí tự nhiên hoặc khí tự nhiên kết hợp. Tuy nhiên, OPG không chịu trách nhiệm về việc truyền tải điện, dưới sự kiểm soát của Hydro One. Mặc dù có nhiều lựa chọn quyền lực khác nhau, các vấn đề liên quan đến tiêu thụ ngày càng tăng, thiếu hiệu suất năng lượng và các lò phản ứng hạt nhân cũ, Ontario đã buộc phải mua điện từ các nước láng giềng Quebec và Michigan để bổ sung nhu cầu năng lượng của họ trong thời gian tiêu thụ cao điểm. Tỷ lệ nội địa cơ bản của Ontario trong năm 2010 là 11,17 cent / kWh; Ngược lại. Quebec là 6,81. Vào tháng 12 năm 2013, chính phủ dự kiến mức tăng 42% vào năm 2018, và 68% vào năm 2033. Tỷ lệ công nghiệp dự kiến sẽ tăng 33% vào năm 2018, và 55% vào năm 2033.
Một sự phong phú của tài nguyên thiên nhiên, liên kết giao thông tuyệt vời để các khu trung tâm Mỹ và nội địa Great Lakes làm cận với đại dương có thể qua tàu container, tất cả đều góp phần làm cho sản xuất hiệu trưởng ngành công nghiệp của tỉnh, phát hiện chủ yếu ở khu vực Golden Horseshoe, đó là Khu vực công nghiệp hóa lớn nhất ở Canada, phía nam của khu vực là một phần của Bắc Rust Belt Bắc Mỹ. Các sản phẩm quan trọng bao gồm xe có động cơ, sắt, thép, thực phẩm, thiết bị điện, máy móc, hóa chất và giấy.
Ontario đã vượt qua Michigan trong sản xuất ôtô, lắp ráp 2.696 triệu xe trong năm 2004. Ontario có nhà máy Chrysler ở Windsor và Bramalea, hai nhà máy GM ở Oshawa và một ở Ingersoll, một nhà máy lắp ráp Honda tại Alliston, các nhà máy Ford ở Oakville và St. Thomas và Toyota Lắp ráp tại Cambridge và Woodstock. Năm 2005, General Motors tuyên bố sa thải nhân viên tại các cơ sở sản xuất ở Bắc Mỹ, trong đó có hai nhà máy GM lớn ở Oshawa và một cơ sở đào tạo lái xe tại St. CatharinesDẫn đến 8.000 việc làm bị mất ở Ontario một mình. Năm 2006, Ford Motor Company tuyên bố từ 25,000 đến 30,000 người sa thải cho đến năm 2012; Ontario đã được cứu thoát tồi tệ nhất, nhưng mất việc đã được công bố cho các cơ sở St Thomas và nhà máy Casting Windsor. Tuy nhiên, tổn thất này sẽ được bù đắp bởi việc công bố gần đây của Ford về một cơ sở sản xuất xe hybrid được dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2007 tại nhà máy Oakville và việc tái giới thiệu Camaro của GM sẽ được sản xuất tại Oshawa. Vào ngày 4 tháng 12 năm 2008, Toyota đã công bố việc khai trương nhà máy RAV4 tại Woodstock, vàHonda cũng có kế hoạch bổ sung thêm một nhà máy động cơ tại nhà máy tại Alliston. Mặc dù các nhà máy mới này được đưa vào sử dụng trực tuyến nhưng Ontario vẫn chưa hồi phục hoàn toàn sau những đợt sa thải hàng loạt gây ra bởi cuộc suy thoái toàn cầu; Tỷ lệ thất nghiệp của họ là 7,3% vào tháng 5 năm 2013, so với 8,7% trong tháng 1 năm 2010 và khoảng 6% trong năm 2007. Tháng 9 năm 2013, chính phủ Ontario đã cam kết 70,9 triệu CAD cho nhà máy Ford ở Oakville, Chính phủ liên bang đã cam kết 71,1 triệu CAD, để đảm bảo 2.800 việc làm. Tỉnh này đã mất 300.000 việc làm trong thập kỷ từ năm 2003, và Ngân hàng Canada ghi nhận rằng "trong khi các ngành công nghiệp năng lượng và khai thác mỏ đã được hưởng lợi từ các phong trào này, áp lực lên ngành chế tạo đã tăng lên, vì nhiều công ty trong ngành này đã Đối phó với cạnh tranh ngày càng tăng từ các nền kinh tế có chi phí thấp như Trung Quốc ".
Ngành công nghiệp thép của Ontario đã từng tập trung vào Hamilton. Cảng Hamilton, có thể được xem như là một trong những cầu QEW Skyway cầu, là một đất công nghiệp đất hoang; Thép Mỹ thuộc sở hữu Stelco công bố vào mùa thu năm 2013 rằng họ sẽ đóng cửa vào năm 2014, với sự mất mát của 875 việc làm. Động thái này cho thấy một nhà sản xuất công suất 2 triệu tấn / năm sẽ bị đóng cửa trong khi Canada nhập khẩu 8 triệu tấn thép vào năm trước. Algoma Steel vẫn duy trì một nhà máy ở Sault Ste Marie.
Toronto, thủ phủ của Ontario, là trung tâm dịch vụ tài chính và ngành ngân hàng của Canada. Các thành phố lân cận là nơi phân phối sản phẩm, các trung tâm công nghệ thông tin và các ngành sản xuất khác nhau. Chính phủ liên bang của Canada là công ty lớn nhất trong khu vực thủ đô, trong đó tập trung vào các thành phố biên giới của Ottawa Ontario và Quebec Gatineau.
Ngành công nghệ thông tin rất quan trọng, đặc biệt là ở khu vực phía Bắc Thung lũng Silicon của Ottawa, cũng như khu vực Waterloo, nơi có trụ sở chính của Research in Motion (các nhà phát triển của điện thoại thông minh BlackBerry). BlackBerry một lần cung cấp hơn 19 phần trăm các công việc ở địa phương và sử dụng hơn 13% của toàn bộ người dân địa phương [ cần dẫn nguồn ] trước khi nó được cung cấp 9.500 sa thải trong năm 2013. OpenText và ATS Automation Systems Tooling của Cambridge làm cho ngôi nhà của mình ở khu vực này quá. Mike Lazaridis, Một trong những người sáng lập của RIM, được thành lập vào năm 1999 Viện Perimeter, sau đó vào năm 2002 Viện về Máy tính lượng tử, sau đó trong năm 2013 Quantum Valley Investments, để cày một phần lợi ích của RIM trở lại nghiên cứu và phát triển.
Vào năm 2014, đoạn đường cao tốc 401 giữa Toronto và Waterloo đã trở thành hành lang đổi mới lớn thứ hai thế giới sau thung lũng Silicon của California, sử dụng gần 280.000 nhân viên công nghệ từ khắp nơi trên thế giới và chứa trên 60% ngành công nghệ cao của Canada.
Hamilton là thành phố sản xuất thép lớn nhất ở Canada theo sát bởi Sault Ste. Marie, và Sarnia là trung tâm sản xuất hóa dầu. Xây dựng đã sử dụng hơn 6,5% lực lượng lao động của tỉnh vào tháng 6 năm 2011.
Ngành khai thác mỏ và lâm sản, đặc biệt là bột giấy và giấy, là yếu tố sống còn cho nền kinh tế của Bắc Ontario. Đã có tranh cãi về trữ lượng khoáng sản của Ring of Fire, và liệu tỉnh có đủ tiền để chi 2,25 tỷ đô la Canada trên đường từ Đường cao tốc Trans-Canada gần Kenora đến tiền gửi, hiện tại trị giá 60 tỷ đô la Canada.
Du lịch đóng góp rất lớn vào nền kinh tế của miền trung Ontario, đạt đỉnh điểm trong những tháng hè vì sự phong phú của nước ngọt giải trí và hoang dã được tìm thấy ở đó gần với các trung tâm đô thị lớn. Vào các thời điểm khác trong năm, săn bắn, trượt tuyết và xe trượt tuyết rất phổ biến. Vùng này có một số màn hình hiển thị màu sắc rực rỡ nhất ở bất kỳ đâu trên lục địa, và các chuyến tham quan hướng tới du khách nước ngoài được tổ chức để xem chúng. Du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong các thành phố biên giới với các sòng bạc lớn, trong số đó là Windsor, Cornwall, Sarnia và Niagara Falls, nơi thu hút hàng triệu du khách quốc tế và Mỹ.
Nông nghiệp
Một khi ngành công nghiệp chiếm ưu thế, nông nghiệp chiếm một tỷ lệ nhỏ trong dân số. Tuy nhiên, phần lớn diện tích đất ở nam Ontario được giao cho nông nghiệp. Như bảng dưới đây cho thấy, trong khi số lượng trang trại cá nhân giảm đều và quy mô tổng thể của họ đã giảm với tốc độ thấp hơn, cơ giới hóa nhiều hơn đã hỗ trợ tăng cung để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của một nền dân số ngày càng tăng; Điều này cũng đồng nghĩa với sự gia tăng dần trong tổng số đất sử dụng cho trồng cây.
Các loại trang trại thông thường được báo cáo trong cuộc Tổng điều tra năm 2001 bao gồm các loại trang trại cho gia súc, hạt nhỏ và sữa. Ngành trồng nho và trồng nho chủ yếu nằm trên Bán đảo Niagara và dọc theo Hồ Erie, nơi có các trang trại thuốc lá. Thị trường rau cải phát triển trong đất phong phú của Hà Lan Marsh gần Newmarket. Khu vực gần Windsor cũng rất phì nhiêu. Nhà máy Heinz ở Leamington được mua lại vào mùa thu năm 2013 của Warren Buffett và một đối tác của Brazil, sau đó đã đưa 740 người ra khỏi công việc. Các khoản trợ cấp của chính phủ đã được theo sau một thời gian ngắn; Premier Kathleen WynneĐã cung cấp 200.000 đô la Canada để giảm đòn, và hứa hẹn rằng một nhà chế biến thực phẩm khác sẽ sớm được tìm thấy. Vào ngày 10 tháng 12 năm 2013, Kellogg tuyên bố sa thải cho hơn 509 công nhân tại một nhà máy sản xuất ngũ cốc ở London. Kellogg có kế hoạch chuyển vị trí sang Thái Lan.
Khu vực được định nghĩa là Vành ngô chứa nhiều khu vực phía tây nam của tỉnh, mở rộng đến tận phía Bắc gần Goderich, nhưng ngô và đậu nành được trồng ở khu vực phía nam của tỉnh. Vườn Apple là một cảnh quan phổ biến dọc theo bờ biển phía nam của vịnh Nottawasaga (một phần của vịnh Georgian) gần Collingwood và dọc theo bờ phía bắc của Hồ Ontario gần Cobourg. Sản xuất thuốc lá, tập trung tại Quận Norfolk, đã giảm, cho phép tăng các cây trồng thay thế như cây phỉ và nhân sâm. Nguồn gốc của Ontario của Massey Ferguson, một lần là một trong những trang trại lớn nhất thực hiệncác nhà sản xuất trên thế giới, cho thấy tầm quan trọng khu vực nông một lần [ cần dẫn nguồn ] phải nền kinh tế Canada.
Việc cung cấp đất nông nghiệp hạn chế của miền Nam Ontario sẽ không còn sản xuất nữa với tốc độ gia tăng. Việc mở rộng đô thị và các trường hợp mất đất nông nghiệp góp phần làm mất hàng ngàn mẫu đất sản xuất nông nghiệp tại Ontario mỗi năm. Hơn 2.000 trang trại và 150.000 mẫu Anh (61.000 ha) đất nông nghiệp trong GTA đã bị mất đi trong hai thập kỷ giữa năm 1976 và năm 1996. Sự mất mát này chiếm khoảng 18% diện tích đất nông nghiệp của Ontario được chuyển sang mục đích đô thị., Việc gia tăng các khoản trợ cấp nông thôn sẽ tạo ra sự can thiệp lớn hơn cho sản xuất nông nghiệp.
Năng lượng
Đạo luật về Năng lượng Xanh và Kinh tế Xanh, 2009 (GEA), có cách tiếp cận hai mặt để thương mại hóa năng lượng tái tạo:
Đưa thêm nhiều nguồn năng lượng tái tạo cho tỉnh
áp dụng nhiều năng lượng hiệu quả các biện pháp để giúp năng lượng Bảo tồn
Dự thảo dự kiến chỉ định một Người hướng dẫn năng lượng tái tạo để cung cấp hỗ trợ "một cửa sổ" và hỗ trợ cho các nhà phát triển dự án để tạo điều kiện cho việc phê duyệt dự án.
Quy trình phê duyệt cho các dự án truyền tải cũng sẽ được sắp xếp hợp lý và (lần đầu tiên ở Ontario) dự luật sẽ ban hành các tiêu chuẩn cho các dự án năng lượng tái tạo. Chủ nhà sẽ được hưởng ưu đãi để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo quy mô nhỏ như các khoản vay thấp hoặc không có lãi để trang trải cho chi phí vốn của các cơ sở sản xuất năng lượng tái tạo như các tấm pin mặt trời.
Ontario là nơi có Thác Niagara, cung cấp một lượng điện lớn cho tỉnh. Các Generating Station Bruce hạt nhân, lớn nhất điện hạt nhân nhà máy trên thế giới, cũng là ở Ontario và sử dụng 8 lò phản ứng CANDU để tạo ra điện cho tỉnh.
Chính phủ, luật pháp và chính trị
Các Luật Bắc Mỹ Anh 1867 phần 69 quy định "Sẽ có một cơ quan lập pháp cho Ontario gồm Thống đốc Trung úy và One House, theo kiểu các Hội đồng lập pháp của Ontario." Hội đồng có 107 ghế đại diện cho các cuộc chạy đua được bầu trong hệ thống đầu tiên trên toàn tỉnh.
Tòa nhà lập pháp tại Queen's Park là nơi của chính phủ. Theo hệ thống Westminster, lãnh đạo đảng nắm giữ nhiều ghế trong hội đồng được gọi là "Thủ hiến và Chủ tịch Hội đồng" (Đạo luật của Hội đồng Điều hành RSO 1990). Thủ tướng Chính phủ chọn nội các hoặc Hội đồng điều hành có các thành viên được coi là Bộ trưởng của Vương quốc Anh.
Mặc dù Đạo luật Lập pháp của Hội đồng Lập pháp (RSO 1990) đề cập đến các thành viên của hội đồng ", các nhà lập pháp hiện nay được gọi là MPPs (Thành viên của Nghị viện tỉnh) bằng tiếng Anh và députés de l'Assemblée lập pháp bằng tiếng Pháp, nhưng họ cũng được gọi là MLAs (Các thành viên của Hội đồng Lập pháp), và cả hai đều có thể chấp nhận được. Tiêu đề của Thủ tướng chính phủ Ontario, đúng bằng tiếng Pháp ( le Premier ministre ), được cho phép bằng tiếng Anh nhưng bây giờ thường tránh dùng danh hiệu "Premier" để tránh nhầm lẫn với Thủ tướng Canada.
Luật
Ontario đã phát triển, từ nguồn gốc của nó ở Thượng Canada, vào một thẩm quyền hiện đại. Các chức danh cũ của các luật sư trưởng, Tổng Chưởng lý và Tổng luật sư, vẫn còn được sử dụng. Cả hai đều chịu trách nhiệm về Lập pháp. Tổng chưởng lý soạn thảo luật pháp và chịu trách nhiệm về việc truy tố hình sự và quản lý công lý, trong khi Tổng luật sư chịu trách nhiệm thực thi pháp luật và các dịch vụ cảnh sát của tỉnh.
Chính trị
Ontario có nhiều đảng chính trị chạy đua vào cuộc bầu cử. Ba đảng chính là Đảng Tự do của Trung ương Đảng, Đảng Bảo thủ Tiến bộ Tiến bộ ở Ontario, và Đảng Dân chủ Mới của Ontario (NDP). Mỗi bên trong ba đảng đã nhận được uỷ nhiệm đa số trong một cuộc bầu cử cấp tỉnh từ năm 1990.
Ontario được lãnh đạo bởi chính phủ đa số Premier Kathleen Wynne, một người tự do. Kể từ khi giành được quyền lực của cựu Premier Dalton McGuinty vào năm 2003, Ontario Liberals đã được tái đắc cử ba lần: trong năm 2007, 2011, và 2014 cuộc tổng tuyển cử.
Trong cuộc bầu cử liên bang năm 2011 ở Ontario, Đảng Bảo thủ đã được bầu vào 73 lần cai nghiện, NDP ở 22 và Liberals trong 11. Đảng Xanh đã không giành được ghế ở Ontario, nhưng Bruce Hyer (Dân biểu của Thunder Bay-Superior Bắc) đã vượt qua Sàn từ NDP và ngồi như một thành viên Đảng Xanh từ năm 2013 cho đến khi Nghị viện chấm dứt cuộc bầu cử liên bang năm 2015.
Giáo dục
Hệ sau trung học phổ thông tại Ontario có 22 trường đại học công lập, 24 trường cao đẳng công lập (21 trường cao đẳng nghệ thuật ứng dụng và công nghệ (CAATs) và ba viện công nghệ và học tập nâng cao (ITALs)), 17 trường đại học tôn giáo được tài trợ bởi tư nhân, và hơn 500 trường cao đẳng nghề tư thục.
Hệ thống cấp tiểu học và trung học cơ sở gồm: 31 trường dạy theo chương trình tiếng anh công lập, 29 trường dạy chương trình tiếng anh công giáo, 4 trường dạy tchuowng trình tiếng Pháp công lập và 8 trường tiếng Pháp công giáo.
Tại Canada, việc xây dựng môi trường giáo dục hoàn thoàn thuộc vào thẩm quyền của tỉnh bang. Liên bang chỉ theo dõi chứ không sau sát vào quá trình xây dựng môi trường và hệ thống giáo dục tại tỉnh bang. Tại mỗi tỉnh bang sẽ tồn tại các trường dành cho người dân tộc Ấn, đây là trường hợp duy nhất được liên bang tài trợ.
Các trường tiểu học và trung học công lập do Bộ Giáo dục Ontario quản lý, trong khi các trường cao đẳng và đại học do Bộ Đào tạo, Cao đẳng và Đại học Ontario quản lý. Các Bộ trưởng tương ứng hiện tại của mỗi người là Stephen Lecce và Ross Romano.
Các hiến pháp CanadaCung cấp cho mỗi tỉnh có trách nhiệm giáo dục đại học và không có bộ giáo dục đại học liên bang tương ứng. Trong chủ nghĩa liên bang của Canada phân chia trách nhiệm và quyền hạn thuế giữa các chính phủ Ontario và Canada tạo ra nhu cầu hợp tác để tài trợ và cung cấp giáo dục đại học cho sinh viên. Mỗi hệ thống giáo dục đại học nhằm mục đích cải thiện sự tham gia, tiếp cận, và tính lưu động cho học sinh. Có hai tổ chức trung ương hỗ trợ quá trình nộp đơn vào các trường đại học và cao đẳng Ontario: Trung tâm Ứng dụng các trường đại học Ontario và Dịch vụ Ứng dụng Cao đẳng Ontario.
Mặc dù các dịch vụ ứng dụng được tập trung, các thủ tục tuyển chọn và lựa chọn khác nhau và là tầm nhìn của mỗi tổ chức độc lập. Nhập học vào các cơ sở giáo dục sau trung học tại Ontario có thể rất cạnh tranh. Sau khi nhập học, sinh viên có thể tham gia với đại diện sinh viên trong khu vực với các Liên đoàn Canada Học Sinh, các Canada Liên minh các Hội Sinh viên, các Đại học Student Alliance Ontario, hoặc thông qua Liên minh Sinh viên Trường Cao đẳng ở Ontari
Giao thông vận tải
Các tuyến đường vận chuyển ở Ontario phát triển từ đường thủy đầu và đường đi của First Nations theo sau bởi các nhà thám hiểm châu Âu. Ontario có hai tuyến đường đông-tây lớn, bắt đầu từ Montreal ở tỉnh lân cận của Quebec. Tuyến đường phía bắc, là một tuyến thương mại lông thú lớn, di chuyển về phía tây từ Montreal dọc theo sông Ottawa, sau đó tiếp tục hướng tây bắc về phía Manitoba. Các thành phố lớn trên hoặc gần tuyến bao gồm Ottawa, Vịnh Bắc, Sudbury, Sault Ste. Marie, và Thunder Bay. Tuyến phía nam, được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng trong các khu định cư do Cơ quan Trung thành Thống nhất Hoa Kỳ và những người nhập cư châu Âu khác, Đi theo hướng tây nam từ Montreal dọc theo Sông St. Lawrence, Hồ Ontario và Hồ Erie trước khi vào Hoa Kỳ ở Michigan. Các thành phố lớn trên hoặc gần tuyến bao gồm Kingston, Belleville, Peterborough, Oshawa, Toronto, Mississauga, Kitchener-Waterloo, Hamilton, London, Sarnia và Windsor. Tuyến đường này cũng được người nhập cư sử dụng rộng rãi đến vùng Trung Tây Hoa Kỳ đặc biệt vào cuối thế kỷ 19.
Đường cao tốc 400-Series tạo thành mạng lưới xe buýt chính ở phía nam của tỉnh, nối liền với nhiều cửa khẩu biên giới với Hoa Kỳ, nhất là Đường hầm Detroit-Windsor và Cầu Ambassador và Cầu Nước Xanh (qua Quốc lộ 402). Một số đường cao tốc chính dọc theo tuyến đường phía nam là Quốc lộ 401, Quốc lộ 417 và Quốc lộ 400, trong khi các đường cao tốc tỉnh và đường nội bộ khác kết nối với phần còn lại của tỉnh.
Các Saint Lawrence Seaway, mà mở rộng trên hầu hết các phần phía nam của tỉnh và kết nối với Đại Tây Dương, là chính vận chuyển nước đường cho hàng hóa, đặc biệt là quặng sắt và ngũ cốc. Trong quá khứ, Hồ Great Lakes và Sông St. Lawrence cũng là một tuyến vận tải hành khách lớn, nhưng trong nửa thế kỷ vừa qua hành khách đã bị giảm xuống các dịch vụ phà và tham quan du lịch trên biển.
Qua Đường sắt hoạt động dịch vụ vận tải hành khách liên vùng trên Hành lang Windsor-Quebec, cùng với The Canadian , một tuyến đường sắt xuyên lục địa từ Nam Ontario đến Vancouver, và tàu Sudbury-White River. Ngoài ra, tuyến đường sắt Amtrak nối Ontario với các thành phố New York chính gồm Buffalo, Albany và Thành phố New York. Ontario Northland cung cấp dịch vụ đường sắt đến các điểm đến phía bắc như Moosonee gần Vịnh James, kết nối chúng với phía nam.
Đường sắt vận chuyển hàng hóa bị chi phối bởi các sáng lập xuyên quốc gia Đường sắt Quốc gia Canada và đường sắt CP các công ty, mà trong năm 1990 bán nhiều tuyến đường sắt ngắn từ mạng lưới rộng lớn của họ cho các công ty tư nhân hoạt động chủ yếu ở phía nam.
Tuyến đường sắt đi lại khu vực bị giới hạn bởi GO Transit thuộc tỉnh, và phục vụ mạng lưới xe lửa bao gồm khu vực Golden Horseshoe.
Các Transit Ủy ban Toronto hoạt động duy nhất của tỉnh tàu điện ngầm và xe điện hệ thống, một trong những bận rộn nhất ở Bắc Mỹ. OC Transpo hoạt động, ngoài dịch vụ xe buýt, tuyến đường sắt nhẹ duy nhất của Ontario, O-Train ở Ottawa.
Một tuyến tàu điện ngầm đường sắt gọi là Confederation Line đang được xây dựng tại Ottawa. Nó sẽ có 13 trạm trên 12,5 km (7,8 dặm) và một phần của nó sẽ chạy dưới Downtown của thành phố và có ba trạm ngầm. Ngoài ra, hệ thống đường sắt nhẹ Ion và xe buýt tốc độ cao đang được xây dựng trong khu vực Waterloo của tỉnh.
Các sân bay quan trọng trong tỉnh bao gồm Sân bay Quốc tế Toronto Pearson, là sân bay bận nhộn nhịp nhất ở Canada, đón hơn 41 triệu hành khách vào năm 2015. Sân bay Quốc tế Ottawa Macdonald-Cartier là sân bay lớn thứ hai của Ontario. Toronto / Pearson và Ottawa / Macdonald-Cartier tạo thành hai trong số ba điểm trong các tuyến không lưu của Canada (điểm thứ ba là Sân bay Quốc tế Montréal-Pierre Elliott Trudeau).
Hầu hết các thành phố ở Ontario đều có các sân bay trong khu vực, nhiều sân bay có các chuyến bay từ Air Canada Jazz hoặc các hãng hàng không và các hãng hàng không nhỏ hơn - các chuyến bay từ các thành phố cỡ trung như Thunder Bay, Sault Ste. Marie, Sudbury, North Bay, Timmins, Windsor, London và Kingston trực tiếp đưa vào các sân bay lớn ở Toronto và Ottawa. Bearskin Airlines cũng điều hành các chuyến bay dọc theo tuyến phía đông-tây bắc, kết nối Ottawa, Vịnh Bắc, Sudbury, Sault Ste. Marie, Kitchener và Thunder Bay trực tiếp.
Các thành phố và khu định cư bị cô lập ở các khu vực phía Bắc của tỉnh phụ thuộc hoàn toàn vào dịch vụ vận chuyển hàng không, hàng không, và thậm chí cả dịch vụ cứu thương (MEDIVAC) vì phần lớn khu vực phía Bắc của tỉnh không thể đi bằng đường bộ hoặc đường sắt. |
Manitoba là một trong ba tỉnh bang nằm ở trung tâm của Canada, có cùng biên giới với Ontario, Saskatchewan và Nunavut, phía bắc giáp vịnh Hudson và phía nam giáp hai bang Minnesota và Bắc Dakota của Hoa Kỳ.
Hầu hết dân Manitoba có nguồn gốc Anh. Nhưng nhiều thay đổi trong mô hình nhập cư và di trú đã biến tỉnh này là nơi mà không có một sắc tộc nào nổi bật về số lượng.
Có trên 700 tổ chức ở tỉnh này hỗ trợ cho công dân mới và dân nhập cư. Khoảng 60% trong số một triệu người dân Manitoba sinh sống ở thành phố chính Winnipeg, thủ phủ của tỉnh bang này. Thành phố lớn thứ hai là Brandon, ở phía tây nam Manitoba. Tên Manitoba có thể đến từ tiếng Cree manitou bou có nghĩa là "Eo biển hẹp của Thần linh Vĩ đại". Manitoba cũng là quê hương của Vườn Hoà bình Quốc tế - khu vườn lớn nhất thế giới dành tặng cho hoà bình thế giới. |
Newfoundland và Labrador(), ) là tỉnh cực đông của Canada. Tỉnh này thuộc khu vực Đại Tây Dương của Canada, gồm đảo Newfoundland và phần lãnh thổ Labrador tại đại lục, tổng diện tích là . Năm 2013, dân số tỉnh ước tính là 526.702. Xấp xỉ 92% dân số toàn tỉnh cư trú trên đảo Newfoundland (cùng các đảo nhỏ xung quanh), trong đó hơn một nửa cư trú tại bán đảo Avalon. Đây là tỉnh đồng nhất số một về ngôn ngữ tại Canada, với 97,6% cư dân tường trình tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ trong điều tra nhân khẩu năm 2006.
Tỉnh lỵ và thành phố lớn nhất của Newfoundland và Labrador là St. John's, là khu vực đô thị thống kê lớn thứ 20 tại Canada, và là nơi cư trú của gần 40% cư dân trong tỉnh. Tại St. John's có trụ sở của chính phủ, nghị viện và tòa án tối cao cấp tỉnh.
Lãnh thổ Newfoundland và Labrador ngày nay từng là một thuộc địa và một quốc gia tự trị của Anh Quốc, gia nhập và trở thành một tỉnh của Canada vào ngày 31 tháng 3 năm 1949 với tên gọi Newfoundland. Ngày 6 tháng 12 năm 2001, một sửa đổi Hiến pháp Canada được tiến hành để chuyển tên chính thức của tỉnh thành Newfoundland và Labrador. Tuy nhiên, người Canada nói chung vẫn gọi tỉnh bằng tên Newfoundland.
Từ nguyên
Tên Newfoundland ("đất mới khám phá") bắt nguồn từ tiếng Anh "New Found Land" (dịch từ Terra Nova trong tiếng Bồ Đào Nha, vẫn được phản ánh trong tên tiếng Pháp của tỉnh là "Terre-Neuve"). Nguồn gốc của Labrador được cho là từ João Fernandes Lavrador, một nhà hàng hải người Bồ Đào Nha và là người đầu tiên khám phá khu vực.
Lịch sử
Tiền thuộc địa
Sự cư trú của con người tại Newfoundland và Labrador có thể truy nguyên từ khoảng 9.000 năm. Các dân tộc cổ đại hàng hải là các thợ săn thú biển tại khu vực cận Bắc cực. HỌ thịnh vượng từ khoảng 7.000 TCN đến 1.500 TCN dọc theo Duyên hải Đại Tây Dương của Bắc Mỹ. Các khu dân cư của họ gồm các nhà dài và nhà thuyền tạm thời hoặc theo mùa. Họ tham gia mậu dịch đường trường, sử dụng chert trắng làm phương thức thanh toán, đó là một loại đá được khai thác từ miền bắc Labrador đến Maine. Nhánh phía nam của các dân tộc này xác lập tại bán đảo phía bắc của Newfoundland vào khoảng 5.000 năm trước. Thời kỳ cổ đại hàng hải được biết đến nhiều nhất từ một địa điểm an táng tại Port au Choix.
Các dân tộc cổ đại hàng hải dần bị thay thế bằng những người thuộc văn hóa Dorset (Eskimo cổ đại muộn), họ cũng chiếm cứ Port au Choix. Số lượng các di chỉ của họ phát hiện được tại Newfoundland biểu thị rằng họ có thể là nhóm thổ dân đông nhất sống tại đây. Họ thịnh vượng từ khoảng 2000 TCN đến 1.200 năm trước. Nhiều trong số các di chỉ của họ nằm tại các mũi đất và đảo phụ thuộc. Họ có khuynh hướng hải dương hơn so với các dân tộc trước đó, và đã phát triển các xe trượt tuyết và thuyền tương tự như kayak. Họ có thể đốt mỡ hải cẩu trong đèn làm bằng steatit. Văn hóa Dorset (800 TCN – 1500) thích nghi cao độ để cư trú trong một khí hậu rất lạnh, và phần lớn thực phẩm của họ đến từ săn bắt các thú biển thông qua các lỗ trên băng.
Người Inuit hầu hết được phát hiện tại Labrador, họ là hậu duệ của thứ mà các nhà nhân loại học gọi là văn hóa Thule, họ nổi lên từ miền tây Alaska vào khoảng năm 1000 và bành trướng về phía đông, đến Labrador vào khoảng 1300–1500. Các nhà nghiên cứu cho rằng văn hóa Dorset không có chó, các vũ khí lớn và các công nghệ khác nên xã hội Inuit đang phát triển có được một lợi thế.
Các cư dân cuối cùng tổ chức bản thân thành các nhóm nhỏ gồm một số gia đình, nhóm tiếp thành các bộ tộc với các thủ lĩnh. Người Innu là các cư dân của một khu vực mà họ gọi là Nitassinan, bao gồm phần lớn miền đông bắc Québec và Labrador ngày nay. Các hoạt động sinh kế trong lịch sử tập trung vào săn bắn và bắt tuần lộc, hươu nai và thú nhỏ. Các thị tộc duyên hải cũng tiến hành nông nghiệp, đánh cá và sử dụng siro phong. Người Innu tham gia chiến tranh bộ tộc dọc theo duyên hải của Labrador với các nhóm Inuit vốn có dân số đáng kể.
Người Míkmaq ở miền nam của Newfoundland dành hầu hết thời gian của họ trên bờ biển để thu hoạch hải sản; trong mùa đông họ sẽ chuyển vào nội lục để săn bắn trong rừng. Theo thời gian, người Mi'kmaq và Innu phân lãnh thổ của họ thành các khu vực truyền thống, mỗi khu vực được quản lý độc lập và có một tù trưởng khu vực và một hội đồng. Các thành viên hội đồng là tù trưởng của các nhóm cư dân, trưởng lão, các lãnh đạo cộng đồng đáng kính khác.
Tiép xúc với người châu Âu
Ghi chép cổ nhất được xác nhận về tiếp xúc của người châu Âu có niên đại từ một nghìn năm trước, theo mô tả trong các saga Iceland của người Viking (Norse). Năm 1001, saga đề cập đến việc Leif Ericson đổ bộ tại ba nơi ở phía tây, hai nơi đầu là Helluland (có thể là đảo Baffin) và Markland (có thể là Labrador). Địa điểm đổ bộ thứ ba là Vinland (có thể là Newfoundland). Bằng chứng khảo cổ học của một khu dân cư Norse được phát hiện tại L'Anse aux Meadows, Newfoundland, nó được UNESCO liệt vào danh sách di sản thế giới vào năm 1978.
Năm 1496, John Cabot được Quốc vương Anh Henry VII ban đặc quyền đi thám hiểm và đến ngày 24 tháng 6 năm 1497 ông ta đổ bộ lên mũi Bonavista. Năm 1499 và 1500, các thủy thủ người Bồ Đào Nha João Fernandes Lavrador và Pêro de Barcelos khám phá và lập bản đồ bờ biển, họ của người trước được thể hiện bằng "Labrador" trên các bản đồ địa hình trong thời kỳ này. Dựa theo Hiệp ước Tordesillas, Quân chủ Bồ Đào Nha yêu sách về quyền lãnh thổ tại khu vực mà John Cabot đến vào năm 1497 và 1498. Sau đó, vào năm 1501 và 1502 anh em Corte-Real khám phá Newfoundland và Labrador, yêu sách chúng là bộ phận của Đế quốc Bồ Đào Nha. Năm 1506, Quốc vương Emmanuel I của Bồ Đào Nha đặt thuế đối với hoạt động đánh cá tuyết tại vùng biển Newfoundland. João Álvares Fagundes và Pêro de Barcelos thiết lập các tiền đồn đánh cá theo mùa tại Newfoundland và Nova Scotia vào khoảng năm 1521, và các khu định cư cổ hơn của Bồ Đào Nha có thể đã tồn tại. Humphrey Gilbert theo lệnh Nữ vương Anh Elizabeth I, đã đổ bộ tại St John's vào tháng 8 năm 1583, và chính thức nắm quyền sở hữu đảo.
Thuộc địa Newfoundland
Năm 1583, Newfoundland trở thành thuộc địa đầu tiên của Anh tại Bắc Mỹ và là một trong các thuộc địa thường xuyên đầu tiên của Anh tại Tân thế giới khi Humphrey Gilbert yêu sách lãnh thổ cho Nữ vương Elizabeth. Mặc dù các tàu đánh cá của Anh đã liên tục đến Newfoundland từ sau hành trình thứ hai của Cabot vào năm 1498 và các trạm đánh cá theo mùa đã tồn tại trong một thế kỷ trước. Do cũng có các tàu và trại của người Basque, người Pháp và người Bồ Đào Nha, áp lực bảo vệ đảo khỏi bị ngoại quốc kiểm soát khiến cho Anh bổ nhiệm các thống đốc để thiết lập các khu định cư thuộc địa trên đảo từ năm 1610 đến năm 1728. Thống đốc đầu tiên được trao quyền lực đối với toàn đảo Newfoundland là David Kirke vào năm 1638.
Các nhà thám hiểm sớm nhận ra rằng vùng biển quanh Newfoundland là nơi đánh cá tốt nhất tại Bắc Đại Tây Dương. Đến năm 1620, 300 tàu đánh cá hoạt động tại Grand Bank, với khoảng 10.000 thủy thủ; nhiều người tiếp tục đến từ Basque, Normandie, hoặc Bretagne. Họ phơi khô và ướp muối cá tuyết trên bờ biển và bán chúng đến Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Trong thập niên 1620, George Calvert đầu tư nhiều vào bến tàu, kho hàng, và trạm đánh bắt cá song thất bại về tài chính. Các cuộc tập kích của người Pháp làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh, và do thời tiết khắc nghiệt, ông chuyển chú ý của mình đến thuộc địa khác tại Maryland. Sau khi Calvert rời đi, các doanh nhân nhỏ như David Kirke sử dụng hạ tầng một cách có lợi, Kirke trở thành thống đốc vào năm 1639. Mậu dịch tam giác với New England, Tây Ấn, và châu Âu biến Newfoundland thành nơi có vai trò quan trọng về kinh tế. Đến thập niên 1670, thuộc địa có 1700 cư dân thường xuyên và có thêm 4500 người khác trong các tháng mùa hè.
Các ngư dân Basque đánh bắt cá tuyết ngoài khơi Newfoundland từ khi bắt đầu thế kỷ 16, họ lập ra bến cảng Plaisance (nay là Placentia), ngư dân Pháp cũng bắt đầu sử dụng bến cảng này. Đến năm 1655, Pháp bổ nhiệm một thống đốc tại Plaisance, bắt đầu thời kỳ Pháp chính thức thuộc địa hóa Newfoundland cũng như một thời kỳ chiến tranh và bất ổn giữa Anh và Pháp. Các cuộc tấn công của người Anh vào Placentia kích thích trả thù của nhà thám hiểm người Tân Pháp Pierre Le Moyne d'Iberville, trong Chiến tranh Quốc vương William vào thập niên 1690 ông phá hủy gần như toàn bộ mọi khu định cư của Anh trên đảo. Dân chúng trong thuộc địa Anh bị giết, bị bắt đòi tiền chuộc, hoặc bị trục xuất đến Anh. Pháp để mất quyền kiểm soát chính trị đối với khu vực sau bao vây Port Royal năm 1710, sau đó người Mí'kmaq giao chiến với người Anh trong Chiến tranh Dummer (1722–1725), Chiến tranh Quốc vương George (1744–1748), Chiến tranh Cha Le Loutre (1749–1755) và Chiến tranh giữa Anh với Pháp và người Da đỏ (1754–1763). Thời kỳ Pháp thuộc địa hóa kéo dài cho đến Hiệp ước Utrecht vào năm 1713, một nội dung trong đó là Pháp nhượng yêu sách chủ quyền đối với Newfoundland cho Anh. Sau đó, cư dân Pháp tại Plaisance chuyển đến Île Royale (nay là đảo Cape Breton), là bộ phận của Acadia đương thời vẫn do Pháp quản lý.
Trong Chiến tranh Bảy năm (1756–63), quyền kiểm soát Newfoundland lại một trở thành một nguồn chính của xung đột giữa Anh, Pháp và Tây Ban Nha, ba quốc gia đều yêu cầu được chia sẻ ngành đánh cá có giá trị lớn tại đây. Chiến thắng trên toàn cầu của Anh khiến William Pitt khẳng định rằng không quốc gia nào ngoài Anh có thể tiếp cận Newfoundland. Trận Signal Hill diễn ra tại Newfoundland vào năm 1762, khi một đạo quân Pháp đổ bộ và nỗ lực chiếm đảo, song bị người Anh đẩy lui.
Theo Hiệp ước Utrecht (1713), ngư dân Pháp có quyền cập bờ và xử lý cá tuyết trên "French Shore" tại bờ biển phía tây của đảo. Họ có một căn cứ thường trực tại quần đảo St. Pierre và Miquelon lân cận; người Pháp từ bỏ quyền lợi của họ vào năm 1904. Năm 1783, Anh ký Hiệp định Paris với Hoa Kỳ và theo đó trao cho ngư dân Hoa Kỳ các quyền lợi tương tự dọc theo bờ biển của Newfoundland. Các quyền lợi này được tái xác nhận bằng các hiệp ước vào năm 1818, 1854 và 1871 và được trọng tài xác nhận vào năm 1910.
Năm 1854, Chính phủ Anh cho lập chính phủ chịu trách nhiệm của Newfoundland. Năm 1855, Philip Francis Little, một cư dân bản địa của Đảo Prince Edward, giành chiến thắng đa số trong nghị viện trước Hugh Hoyles và những người Bảo thủ, thành lập chính phủ đầu tiên, tồn tại từ năm 1855 đến năm 1858. Newfoundland bác bỏ liên bang hóa với Canada trong tổng tuyển cử năm 1869. Thủ tướng Canada John Thompson tiến rất gần đến dàn xếp Newfoundland gia nhập liên bang vào năm 1892.
Từ thế kỷ 20
Newfoundland duy trì là một thuộc địa cho đến khi đạt được vị thế quốc gia tự trị vào năm 1907. Một quốc gia tự trị là bộ phận của Đế quốc Anh hoặc Thịnh vượng chung Anh, và Quốc gia tự trị Newfoundland tương đối tự trị khỏi quyền quản lý của Anh.
Trung đoàn Newfoundland số 1 chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ngày 1 tháng 7 năm 1916, Quân đội Đức tiêu diệt gần như toàn bộ trung đoàn tại Beaumont Hamel trong ngày đầu tiên của trận Somme. Trung đoàn phục vụ một cách xuất chúng trong các trận chiến kế tiếp, giành được tiền tố "hoàng gia". Mặc dù nhân dân hãnh diện về thành tích của trung đoàn, song nợ chiến tranh của Quốc gia tự trị Newfoundland bắt nguồn từ trung đoàn và chi phí duy trì một tuyến đường sắt xuyên đảo dẫn đến gia tăng nợ chính phủ thời hậu chiến, cuối cùng dẫn đến không thể chống đỡ nổi.
Kể từ đầu thập niên 1800, Newfoundland và Québec (hay Hạ Canada) đã có tranh chấp biên giới về khu vực Labrador. Tuy nhiên, vào năm 1927, Chính phủ Anh quyết định rằng khu vực mà nay tên là Labrador được cọi như bộ phận của Quốc gia tự trị Newfoundland.
Do gánh nặng nợ cao, thu nhập giảm thiểu, giá cá sụt giảm, cơ quan lập pháp Newfoundland tự bỏ phiếu ngưng tồn tại vào năm 1933, để đổi lấy các đảm bảo cho vay từ Quân chủ và một hứa hẹn sẽ được tái lập. Ngày 16 tháng 2 năm 1934, Hội đồng Chính phủ tuyên thệ, kết thúc 79 năm chính phủ chịu trách nhiệm. Hội đồng gồm bảy cá nhân do Chính phủ Anh bổ nhiệm. Trong vòng 15 năm không có cuộc bầu cử nào diễn ra, và không triệu tập cơ quan lập pháp.
Năm 1940, Winston Churchill và Franklin D. Roosevelt chấp thuận cho các khu trục hạm của Hoa Kỳ được tiếp cận với các căn cứ hải quân của Anh tại Đại Tây Dương, bao gồm cả Newfoundland. Kết quả là lãnh thổ đột nhiên thịnh vượng khi tiền của Hoa Kỳ tràn đến đảo, một nơi mà thời gian gần đó có 25% cư dân dựa vào cứu trợ. Khoảng 20.000 người làm việc xây dựng các căn cứ quân sự. Chính phủ địa phương và Anh thuyết phục Hoa Kỳ giữ mức lương thấp để không tiêu diệt lực lượng lao động cho ngư nghiệp, lâm nghiệp và các ngành kinh tế địa phương khác, song chi phí sinh hoạt tăng 58% từ năm 1938 đến năm 1945.
Sự thịnh vượng trở lại cùng Chiến tranh thế giới thứ hai, điều này kích thích kết thúc Hội đồng, và phục hồi chính phủ chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, Chính phủ Anh thiết lập Hội nghị Quốc gia vào năm 1946, phản ánh các nỗ lực về quyền tự quyết trong các dân tộc châu Âu sau Thế chiến. Hội nghị gồm các đại biểu trên toàn lãnh thổ, chính thức được giao nhiệm vụ cố vấn về tương lai của Newfoundland. Chủ tịch của Hội nghị là Cyril J. Fox, và nó có 45 thành viên được bầu từ khắp lãnh thổ.
Joey Smallwood tiến hành một số vận động để khảo sát gia nhập Canada bằng cách cử một phái đoàn đến Ottawa. Động thái đầu tiên thất bại, song Hội nghị sau đó quyết định cử các phái đoàn đến cả London và Ottawa để tìm giải pháp thay thế. Tháng 1 năm 1948, Hội nghị Quốc gia bỏ phiếu chống lại việc đưa liên bang hóa ra trưng cầu dân ý; tuy nhiên kết quả này bị người Anh bác bỏ và trưng cầu dân ý diễn ra sau đó. Hầu hết các sử gia đồng thuận rằng Chính phủ Anh nhiệt tình mong muốn liên bang hóa bằng lá phiếu và họ chắc chắn nó sẽ như vậy.
Cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên diễn ra vào ngày 3 tháng 6 năm 1948; 44,5% cử tri bỏ phiếu cho chính phủ chịu trách nhiệm, 41,1% bỏ phiếu cho liên bang hóa với Canada, trong khi 14,3% bỏ phiếu cho Hội đồng Chính phủ. Do không có lựa chọn nào giành được quá 50%, một cuộc trưng cầu dân ý thứ nhì được tổ chức vào ngày 22 tháng 7 năm 1948 với chỉ hai lựa chọn. Kết quả chính thức của cuộc trưng cầu dân ý này là 52,3% bỏ phiếu cho liên bang hóa với Canada và 47,7% bỏ phiếu cho chính phủ trách nhiệm (độc lập).
Sau trưng cầu, một phái đoàn gồm bảy người được thống đốc của Anh chọn đến đàm phán với Canada nhân danh Newfoundland. Sau khi sáu trong số bảy thành viên của phái đoàn ký kết, Chính phủ Anh thông qua Đạo luật Bắc Mỹ thuộc Anh 1949 qua Quốc hội. Newfoundland chính thức gia nhập Canada vào ngày 31 tháng 3 năm 1949.
Theo các văn kiện trong kho lưu trữ của Anh và Canada xuất hiện trong thập niên 1980, rõ ràng rằng cả Canada và Anh đều muốn Newfoundland gia nhập Canada. Một số người cáo buộc rằng đó là một âm mưu để đưa Newfoundland tham gia liên bang, nhằm đổi lấy miễn nợ chiến tranh của Anh và vì các lý do khác, song hầu hết sử gia nghiên cứu các văn kiện chính phủ thì kết luận rằng dù Anh bố trí lựa chọn liên bang hóa trong trưng cầu dân ý, thì nhân dân Newfoundland tự thực hiện quyết định cuối cùng mặc dù với kết quả sít sao.
Sau khi các Tên lửa liên lục địa thay thế các đe dọa về máy bay ném bom vào cuối thập niên 1950, các căn cứ không quân của Hoa Kỳ đóng cửa vào đầu thập niên 1960 và Căn cứ hải quân Argentia cũng đóng cửa vào thập niên 1980.
Trong thập niên 1960, tỉnh phát triển nhà máy thủy điện Churchill Falls nhằm bán điện sang Hoa Kỳ. Một thỏa thuận với Québec được ký kết nhằm đảm bảo truyền điện năng qua lãnh thổ Québec, thỏa thuận kéo dài 75 năm này khiến người Newfoundland hiện cho rằng không công bằng với tỉnh do chỉ thu được lợi ích thấp và không thay đổi được từ điện năng. Đến năm 1990, khu vực Québec-Labrador trở thành một nguồn cung quặng sắt quan trọng cho Hoa Kỳ.
Khi Newfoundland gia nhập Canada vào năm 1949, tỉnh từ bỏ quyền tài phán đối với ngư nghiệp cho Ottawa; Tòa án Tối cao phán quyết vào năm 1983 rằng chính phủ liên bang cũng có quyền tài phán với khoan dầu ngoài khơi. Từ sau năm 1945, kinh tế ngư nghiệp trong tỉnh chuyển đổi từ chủ yếu thâm dụng lao động ven bờ, hộ gia đình, sản xuất cá ướp muối sang một ngành công nghiệp hóa chịu sự chi phối tối cao của các công ty cá đông lạnh. Các công ty này cần ít nhân công hơn, do vậy khoảng 300 làng cá, hoặc cảng ngoài, bị các cư dân bỏ hoang từ năm 1954 đến năm 1975 trong một chương trình được chính phủ Canada tài trợ mang tên Tái định cư. Một số khu vực mất 20% dân số, và số lượng tuyển sinh vào trường học còn giảm cao hơn.
Trong thập niên 1960, khoảng 2 tỷ pound cá tuyết được khai thác mỗi năm từ Grand Bank ngoài khơi Newfoundland, là nguồn cá lớn nhất thế giới. Sau đó, thảm họa xảy ra khi cá tuyết phương bắc thực tế không còn nữa, chúng giảm còn 1% sinh khối đẻ trứng lịch sử của mình. Năm 1992, đánh bắt cá tuyết bị chính phủ Canada đóng cửa; sinh kế của 19.000 người lao động bị mất sau 500 năm giữ vai trò là một ngành kinh tế chủ đạo.
Địa lý
Newfoundland và Labrador là tỉnh cực đông của Canada, nằm tại góc đông bắc của Bắc Mỹ. Eo biển Belle Isle phân tách tỉnh thành hai khu vực địa lý, Labrador là một lãnh thổ lớn liên kết với đại lục Canada, còn Newfoundland là một đảo tại Đại Tây Dương. Tỉnh cũng có hơn 7.000 đảo nhỏ.
Newfoundland có hình dạng giống như một tam giác, mỗi cạnh dài khoảng , và có diện tích là . Newfoundland và các đảo nhỏ có liên kết với nó có tổng diện tích là . Newfoundland có vĩ độ giữa 46°36′B và 51°38′B.
Phần phía tây của Labrador giáp với tỉnh Québec, đường biên giới cũng là đường phân thủy của bán đảo Labrador. Các khu vực thoát nước thông qua các sông chảy vào Đại Tây Dương là bộ phận của Labrador, phần còn lại thuộc về Québec. Mũi cực bắc của Labrador có vĩ độ 60°22′B, có một đoạn biên giới ngắn với Nunavut. Diện tích của Labrador (gồm các đảo nhỏ có liên kết) là . Tổng cộng, Newfoundland và Labrador chiếm 4,06% diện tích của Canada.
Labrador là bộ phận cực đông của khiên Canada, một khu vực rộng lớn gồm đá biến chất cổ bao trùm phần lớn miền đông bắc của Bắc Mỹ. Các mảng kiến tạo va chạm hình thành phần lớn địa chất của Newfoundland. Vườn quốc gia Gros Morne có danh tiếng do là một ví dụ nổi bật về kiến tạo học, và do vậy được xếp là một di sản thế giới. Dãy Long Range trên duyên hải phía tây của Newfoundland là phần mở rộng cực đông bắc của dãy Appalachian.
Newfoundland và Labrador có nhiều vùng khí hậu khác nhau do khoảng cách bắc-nam của tỉnh (46°36′B đến 60°22′B), gió tây thịnh hành, các hải lưu lạnh và các yếu tố địa phương như núi và đường bờ biển.
Newfoundland và Labrador có nhiều kiểu khí hậu và thời tiết. Một trong các nguyên nhân chính của sự đa dạng này là địa lý của tỉnh. Phần đảo Newfoundland trải dài 5 vĩ độ, tương tự như Ngũ Đại Hồ.
Tỉnh được phân thành sáu kiểu khí hậu, song theo cách phân chia rộng hơn thì Newfoundland có một á hình mùa hè mát của khí hậu lục địa ẩm, chịu tác động lớn của hải dương do không nơi nào trên đảo cách biển quá 100 km. Miền bắc Labrador được phân loại là có một khí hậu lãnh nguyên vùng cực, miền nam Labrador có một khí hậu cận Bắc cực.
Nhiệt độ bề mặt biển bên phía Đại Tây Dương đạt trung bình mùa hạ là tại ven bờ và tại xa bờ trong khi trung bình mùa đông là tại ven bờ và tại xa bờ. Hải dương khiến nhiệt độ vào mùa đông hơi cao hơn và nhiệt độ mùa hạ thấp hơn một chút so với các địa điểm tại nội lục. Khí hậu hải dương khiến thời tiết biến hóa hơn, giáng thủy phong phú dưới nhiều dạng, độ ẩm cao hơn, tầm nhìn thấp hơn, mây nhiều hơn, ít nắng hơn, và gió mạnh hơn so với một khí hậu lục địa.
Nhân khẩu
Theo điều tra nhân khẩu năm 2011, Newfoundland và Labrador có dân số 514.536, hơn một nửa trong số đó cứ trú tại bán đảo Avalon của đảo Newfoundland, là nơi có thủ phủ và điểm định cư lịch sử ban đầu. Kể từ năm 2006, dân số trong tỉnh bắt đầu tăng lần đầu tiên kể từ đầu thập niên 1990. Theo điều tra nhân khẩu năm 2006, dân số tỉnh giảm 1,5% so với mức năm 2001, với 505.469. Tuy nhiên, theo điều tra nhân khẩu năm 2011, dân số tỉnh tăng 1,8% trong 5 năm.
Dân số Newfoundland và Labrador từ năm 1951
Nguồn: Cơ quan Thống kê Canada'
Các khu tự quản lớn nhất theo dân số
Ngôn ngữ theo dân số
Giáo phái tôn giáo lớn nhất xét theo số lượng tín đồ theo điều tra năm 2011 là Giáo hội Công giáo La Mã, với 35,8% dân số toàn tỉnh (181.590 thành viên). Các giáo phái Tin Lành lớn chiếm 57,3% dân số, các nhóm lớn nhất trong đó là Giáo hội Anh giáo Canada với 25,1% tổng dân số (127.255 thành viên), Giáo hội Liên hiệp Canada với 15,5% (78.380 thành viên), và các giáo hội Ngũ Tuần với 6,5% (33.195 thành viên). Những người không phải là tín đồ Ki-tô giáo chiếm 6,8% dân số, đa số trong đó trả lời rằng rằng họ không nhập đạo nào (6,2% tổng dân số).
Theo điều tra nhân khẩu Canada năm 2001, dân tộc lớn nhất tại Newfoundland và Labrador là người Anh (39,4%), tiếp theo là người Ireland (19,7%), người Scotland (6,0%), người Pháp (5,5%), và người Da đỏ (3,2%).
Kinh tế
Kinh tế Newfoundland và Labrador trải qua đình trệ trong nhiều năm sau sự sụp đổ của đánh bắt cá tuyết hồi đầu thập niên 1990, tỉnh phải chịu tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục và dân số giảm khoảng 60.000. Do bùng nổ trong lĩnh vực năng lượng và tài nguyên, kinh tế tỉnh có chuyển biến lớn khi bước sang thế kỷ 21. Tỷ lệ thất nghiệp giảm, dân số ổn định và tăng trưởng vừa phải. Tỉnh đạt mức thặng dư kỷ lục, giải thoát khỏi tình trạng một tỉnh "không có gì".
Các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP, đặc biệt là dịch vụ tài chính, chăm sóc y tế và hành chính công. Các ngành kinh tế quan trọng khác là khai mỏ, sản xuất dầu và chế tạo. Tổng lực lượng lao động của tỉnh vào năm 2010 là 263.800 người. GDP của tỉnh trong năm 2013 là 35,832 tỷ CAD.
Khai mỏ tại Labrador, với khai thác quặng sắt tại Wabush/Labrador City, và khai thác niken tại Voisey's Bay, đạt sản lượng tổng cộng là 3,3 tỷ CAD giá trị quặng vào năm 2010. Một mỏ tại Duck Pond bắt đầu sản xuất đồng, kẽm, bạc và vàng vào năm 2007. Khai mỏ chiếm 3,5% GDP của tỉnh trong năm 2006. Tỉnh sản xuất 55% tổng lượng quặng sắt của Canada (2008). Sản xuất dầu từ các giàn khoan ngoài khơi tại Hibernia, White Rosevà Terra Nova thuộc Grand Banks đạt , đóng góp trên 15% GDP của tỉnh vào năm 2006. Tổng sản lượng từ mỏ Hibernia từ năm 1997 đến năm 2006 là với giá trị được ước tính là 36 tỷ CAD. Dự trữ còn lại được ước tính là khoảng tính đến 31 tháng 12 năm 2006. Thăm dò trữ lượng mới đang tiếp tục.
Ngư nghiệp vẫn là một bộ phận quan trọng trong kinh tế tỉnh, tạo công việc cho khoảng 20.000 người và đóng góp trên 440 triệu CAD cho GDP. Ngành này gồm có thu hoạch các loại cá như cá tuyết, cá êfin, cá bơn lưỡi ngựa, cá trích, các thu với 150.000 tấn thiếu (165.000 tấn) với giá trị 130 triệu USD vào năm 2006. Các loài giáp xác như cua, tôm và nghêu đạt sản lượng 195.000 tấn thiếu (215.000 tấn) với giá trị 316 triệu USD trong cùng năm. Giá trị sản xuất từ săn hải cẩu là 55 triệu CAD. Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế mới trong tỉnh, vào năm 2006 ngành này sản xuất trên 10.000 tonne cá hồi Đại Tây Dương, trai và cá hồi vân với giá trị trên 50 triệu CAD.
Nông nghiệp tại Newfoundland hạn chế tại các khu vực phía nam của St. John's, Cormack, Wooddale, các khu vực gần Musgravetown và tại thung lũng Codroy. Khoai tây, cải củ Thụy Điển, cải củ turnip, cà rốt và cải bắp được trồng để đáp ứng nhu cầu địa phương. Nuôi gia cầm lấy thịt và trứng cũng tồn tại. Việt quất xanh, Vaccinium vitis-idaea và Rubus chamaemorus dại được thu hoạch thương mại và sử dụng trong làm mứt và rượu vang. Sản xuất bơ sữa là một bộ phận lớn khác trong nông nghiệp tỉnh
Du lịch cũng đóng góp đáng kể cho kinh tế tỉnh, vào năm 2006 có gần 500.000 du khách từ nơi khác đến Newfoundland và Labrador, chi tiêu ước tính 366 triệu CAD. Du lịch phổ biến nhất trong các tháng từ 6-9.
Chính phủ và chính trị
Newfoundland và Labrador có một chính phủ nghị viện nằm trong cấu trúc của chế độ quân chủ lập hiến; chế độ quân chủ tại Newfoundland và Labrador là cơ sở cho các nhánh hành pháp, lập pháp, và tư pháp. Quân chủ của tỉnh là Charles III, ông cũng là nguyên thủ của 15 quốc gia khác, mỗi một trong 9 tỉnh khác của Canada, và của liên bang Canada. Người đại diện cho Quốc vương là Tỉnh đốc Newfoundland và Labrador, tiến hành hầu hết các trách nhiệm quân chủ tại Newfoundland và Labrador.
Quân chủ và tỉnh đốc bị hạn chế trong tham dự trực tiếp vào bất kỳ lĩnh vực quản trị nào; trong thực tế quyền lực hành pháp của họ do Hội đồng Hành pháp điều khiển, đây là một ủy ban gồm các bộ trưởng chịu trách nhiệm trước một Nghị viện đơn viện và được tuyển cử, đứng đầu là Thủ tướng Newfoundland và Labrador. Nhằm đảo bảo sự ổn định của chính phủ, tỉnh đốc thông thường bổ nhiệm thủ tướng là cá nhân đang lãnh đạo chính đảng có thể tin tưởng giành đa số ghế trong Nghị viện. Lãnh đạo đảng có số ghế đông thứ nhì thường trở thành lãnh đạo phe đối lập và nằm trong một hệ thống nghị viện đối địch nhằm duy trì kiểm tra đối với chính phủ.
Mỗi một trong số 48 đại biểu của Nghị viện được bầu theo phương thức đa số đơn giản tại một khu vực bầu cử. Tổng tuyển cử cần phải do Tỉnh đốc yêu cầu vào ngày Thứ ba thứ hai trong tháng 10 bốn năm sau bầu cử trước đó, hoặc có thể yêu cầu theo khuyến nghị của thủ tướng khi chính phủ thất bại trong bỏ phiếu tín nhiệm tại Nghị viện. Theo truyền thống, chính trị trong tỉnh chịu sự chi phối của Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ Cấp tiến, tuy nhiên trong bầu cử cấp tỉnh vào năm 2011 Đảng Tân Dân chủ xếp thứ hai về phiếu bầu phổ thông, sau Đảng Bảo thủ Cấp tiến.
Văn hóa
Di sản âm nhạc dân gian Newfoundland và Labrador dựa trên các truyền thống Ireland, Anh và Scotland vốn được đưa đến từ nhiều thế kỷ trước. Mặc dù cũng chịu ảnh hưởng từ nhạc Celtic tương tự như Nova Scotia và Đảo Hoàng tử Edward, Newfoundland và Labrador mang tính Ireland hơn là Scotland và có nhiều yếu tố dung nạp từ âm nhạc Anh và Pháp hơn các tỉnh này. Phần lớn âm nhạc khu vực tập trung vào truyền thống hàng hải sống động tại đây, và có các bài hò biển và các bài hát đi thuyền khác. Một số nhạc sĩ truyền thống hiện đại là Great Big Sea, The Ennis Sisters, Shanneyganock, Sharecroppers, Ron Hynes, và The Navigators.
Newfoundland và Labrador có một văn hóa thể thao phần nào khác biệt so với phần còn lại của Canada, một phần là do có lịch sử kéo dài tách biệt với phần còn lại của Canada và nằm dưới quyền cai trị của Anh. Tuy nhiên, khúc côn cầu trên băng vẫn phổ biến, đội tuyển St. John's IceCaps thi đấu chuyên nghiệp tại Trung tâm Mile One tại St. John's, và giải khúc côn cầu cấp cao Newfoundland có các đội tuyển từ khắp đảo. Từ khi đội tuyển St. John's Fog Devils rời đi vào năm 2008, Newfoundland và Labrador là tỉnh duy nhất tại Canada không có một đội tuyển nào tại Giải khúc côn cầu Canada.
Bóng đá và rugby liên hiệp đều phổ biến hơn tại Newfoundland và Labrador so với phần còn lại của Canada nói chung. Thi đấu bóng đá được tổ chức tại sân vận động King George V Park có 10.000 ghế, đây là sân vận động quốc gia của Newfoundland trong thời kỳ quốc gia tự trị. Sân vận động Swilers Rugby Park là nơi thi đấu của đội tuyển rugby liên hiệp Swilers RFC. Các cơ sở hạ tầng thể thao khác tại Newfoundland và Labrador còn có sân thi đấu trong nhà Pepsi Centre tại Corner Brook; sân Shamrock Field tại St. John's là nơi tổ chức sự kiện thể thao Gael quốc gia của Canada; và St. Patrick's Park tại St. John's là nơi thi đấu bóng chày.
Giao thông
Trong nội tỉnh, Bộ Giao thông và Công trình Newfoundland và Labrador vận hành hoặc tài trợ cho 15 tuyến ô tô, phà chở khách và chở hàng liên kết các cộng đồng khác nhau dọc theo đường bờ biển của tỉnh.
Một dịch vụ phà hành khách và chở tàu hỏa vượt eo biển Belle Isle liên kết đảo Newfoundland với khu vực Labrador tại đại lục. Phà MV Apollo đi từ St. Barbe, Newfoundland thuộc bán đảo Great Northern đến đô thị cảng Blanc-Sablon của Québec song giáp với biên giới tỉnh và nằm bên đô thị L'Anse-au-Clair, Labrador. MV Sir Robert Bond từng cung cấp dịch vụ phà theo mùa giữa Lewisporte trên đảo Newfoundland và các đô thị Cartwright và Happy Valley-Goose Bay tại Labrador, song không còn hoạt động từ khi hoàn thành xa lộ Xuyên Labrador vào năm 2010, cho phép tiếp cận từ Blanc-Sablon thuộc Québec đến các bộ phận chủ yếu của Labrador. Một vài phà nhỏ hơn liên kết một số đô thị duyên hải và cộng đồng đảo ngoài khơi quanh đảo chính Newfoundland và đến bờ biển của Labrador xa về phía bắc đến Nain.
Dịch vụ phà liên tỉnh do Marine Atlantic cung cấp, đây là một công ty quốc doanh của liên bang hoạt động phà từ North Sydney, Nova Scotia đến các đô thị Port aux Basques và Argentia tại bờ biển phía nam của đảo Newfoundland.
Sân bay quốc tế St. John's và sân bay quốc tế Gander là hai sân bay duy nhất phục vụ tỉnh, chúng thuộc hệ thống sân bay quốc gia Canada. Sân bay quốc tế St. John's phục vụ gần 1,2 triệu hành khách trong năm 2008 và là sân bay nhộn nhịp thứ 11 tại Canada.
Biểu trưng cấp tỉnh |
New Brunswick (tiếng Pháp: Nouveau-Brunswick; ) là một tỉnh bang ven biển ở vùng miền đông của Canada với vốn di sản văn hoá hấp dẫn và phong phú. Nó giáp với Nova Scotia, Québec, và tiểu bang Maine của Hoa Kỳ.
Có hình dáng gần giống hình chữ nhật, nó rộng khoảng 322 km từ bắc xuống nam và 242 km từ đông sang tây. New Brunswick giáp với mặt nước gần như ba phía, bao gồm vịnh St. Lawrence, eo biển Northumberland và vịnh Fundy. Vịnh Fundy nằm ở cuối phía đông của tỉnh, có mức thủy triều lên tới 54 feet (khoảng 49,40 m), lớn nhất thế giới. Dân số New Brunswick khoảng 723.900 người, 35% nói tiếng Pháp, phần lớn là cộng đồng Acadia. 50,000 người sống tại New Brunswick. Acadia ban đầu là thuộc địa của Pháp vào những năm 1500.
Địa lý
Lịch sử
Thành phố
New Brunswick có tám thành phố được hợp thành chính thức, danh sách ở dưới theo dân số trở xuống:
Saint John
Moncton
Fredericton
Miramichi
Edmundston
Dieppe
Bathurst
Campbellton
Xem Danh sách cộng đồng thuộc New Brunswick.
Kinh tế
Kinh tế chủ yếu dựa vào ngành đánh bắt thủy hải sản săn cá voi
Giáo dục
Nhân vật |
British Columbia (BC; , C.-B.; ) là tỉnh bang cực tây của Canada, một trong những vùng có nhiều núi nhất Bắc Mỹ, tiếp giáp biên giới với các tiểu bang Montana, Idaho, Washington của Hoa Kỳ ở phía nam và một đoạn biên giới ngắn với tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ ở phía tây bắc.
Lịch sử
Trước thế kỷ 19 tất cả đất đai của British Columbia (kể cả đảo Vancouver) và một phần của tiểu bang Washington của Hoa Kỳ là đất thuộc Công ty Vịnh Hudson (công ty trao đổi lông thú vật với dân bản xứ). Vào giữa thế kỷ 19 phần đất phía bắc vĩ tuyến 49 rơi vào tay Đế quốc Anh và được chia ra làm hai thuộc địa: British Columbia (nằm trong lục địa) và Vancouver (nằm ngay trên đảo Vancouver). Đến năm 1866 hai thuộc địa này sáp nhập với nhau thành British Columbia và 5 năm sau British Columbia được gia nhập vào Liên bang Canada. Do đó British Columbia vẫn giữ tên để giữ truyền thống Anh vì British Columbia có nghĩa là "Columbia thuộc Anh".
Vì ở cạnh biển, British Columbia được xem là cửa ngõ để đến Thái Bình Dương và Á Châu. Về phía đông của B.C. là tỉnh bang Alberta, về phía bắc là hai lãnh thổ tự trị Yukon và các Lãnh thổ Tây Bắc, về phía tây-bắc là tiểu bang Alaska, về phía nam là các tiểu bang Washington, Idaho và Montana của Hoa Kỳ.
British Columbia tận hưởng một khí hậu tương đối ôn hoà do dòng nước biển Gulf Stream mang nước ấm từ Xích đạo lên, hoa thường thường nở vào đầu tháng 2. Nằm giữa Thái Bình Dương và dãy Rocky là những vùng địa lý hoàn toàn khác nhau của B.C.: từ núi đá nhọn và cao hơn 2.000 m đến các thung lũng ấm áp vừa đủ để trồng nho làm rượu, từ những con sông hùng vĩ uốn mình giữa các ngọn núi dẫn nước của băng đá ra biển đến vô số các vịnh dọc theo bờ biển được tạo ra khi sóng đập vào bờ đá.
British Columbia liên tục thu hút các dân định cư, trong cũng như ngoài nước: Hàng năm khoảng 40.000 người định cư ở đây, và dân số của B.C. hiện nay (2005) vào khoảng 4,22 triệu người. Thành phố Vancouver là hải cảng lớn nhất bên bờ biển Thái Bình Dương của Bắc Mỹ và cũng là nơi tập trung của trên 1,5 triệu người, trở thành thành phố lớn thứ ba của Canada (sau Toronto và Montréal). Vancouver có một cộng đồng người Hoa lớn thứ hai ở Bắc Mỹ (sau San Francisco). Ngoài ra còn có trên 60.000 cư dân gốc Ấn Độ và trên 16.000 gốc Nhật Bản. Nằm ở đầu phía nam của đảo Vancouver, chỉ 85 dặm về hướng tây bắc của Seattle, là thủ phủ Victoria. Hơn 300.000 dân của thủ phủ này hưởng một khí hậu cận Địa Trung Hải với thời tiết ôn hoà quanh năm. Chính phủ và ngành du lịch là hai nền kinh tế chính ở Victoria.
Tự nhiên
Có 14 khu vực công viên và khu bảo tồn trong tỉnh, có 141 dự trữ sinh học, 35 công viên biển cấp tỉnh, 7 khu di sản cấp tỉnh, 6 địa chỉ lịch sử cấp quốc gia, 4 Vườn quốc gia và 3 Khu bảo tồn Vườn quốc gia. 12.5% () của British Columbia đang được coi là khu vực cần được bảo vệ nằm trong 14 khu vực công viên.
British Columbia có 7 Vườn quốc gia:
Vườn quốc gia Glacier
Khu bảo tồn vườn quốc gia Gulf Islands
Khu bảo tồn vườn quốc gia Gwaii Haanas và di sản Haida
Vườn quốc gia Kootenay
Vườn quốc gia Núi Revelstoke
Vườn quốc gia Pacific Rim
Vườn quốc gia Yoho
British Columbia cũng có mạng lưới rộng các công viên cấp tỉnh, điều hành bởi B.C. Parks thuộc Bộ Môi trường. Hệ thống công viên cấp tỉnh của British Columbia là hệ thống công viên lớn thứ hai của Canada (lớn nhât là Hệ thống Vườn quốc gia Canada).
Một cấp công viên khác là công viên cấp vùng, duy trì và điều hành bởi các huyện. |
Vancouver hoặc Ôn Ca Hoa (phát âm tiếng Anh: hay ), gọi chính thức là Thành phố Vancouver (), là một đô thị hải cảng duyên hải thuộc tỉnh British Columbia, Canada và là thành phố lớn nhất tỉnh.
Theo kết quả điều tra nhân khẩu năm 2011, Vancouver có 603.502 dân cư và là đô thị tự trị đông dân thứ tám toàn Canada.
Khu vực Đại Vancouver có khoảng 2,4 triệu cư dân, là khu vực đô thị đông dân thứ ba toàn Canada và đông dân nhất tại phía Tây Canada. Vancouver nằm trong số các thành phố đa dạng nhất về dân tộc và ngôn ngữ tại Canada; 52% cư dân của thành phố có ngôn ngữ thứ nhất không phải là tiếng Anh. Vancouver được liệt kê vào hạng Beta trong thước đó thành phố toàn cầu. Thành phố Vancouver có diện tích đất liền khoảng 114 km², mật độ dân số đạt 5.249 người/km². Vancouver là khu đô thi có mật đô dân số cao nhất Canada với hơn 250,000 dân và đứng thứ tư sau các thành phố khác ở Bắc Mỹ như thành phố New York, San Francisco và Mexico City.
Khu định cư ban đầu trong khu vực thành phố mang tên Gastown, phát triển quanh nhà máy cưa gỗ Hastings Mill và một quán rượu gần đó, cả hai đều hình thành vào năm 1867. Từ doanh nghiệp ban đầu đó, các cửa hàng và một số khách sạn dần xuất hiện ở ven biển phía Tây. Khu định cư được mở rộng thành thị trấn Granville, được đổi tên thành "Vancouver" và được hợp nhất thành một thành phố vào năm 1886. Năm 1887, đường sắt xuyên lục địa kéo dài đến thành phố để tận dụng lợi thế có hải cảng tự nhiên lớn của thành phố, cảng này nhanh chóng trở thành một mắt xích quan trọng trong một tuyến mậu dịch giữa phương Đông, phía Đông Canada, và Luân Đôn.
Vào năm 2014, cảng Đô thị Vancouver vượt New York trở thành cảng biển bận rộn thứ ba Bắc Mỹ và là cảng biển bận rộn thứ 27 thế giới, bận rộn nhất Canada và đa dạng nhất Bắc Mỹ.
Mặc dù lâm nghiệp vẫn là ngành kinh tế lớn nhất, song Vancouver nổi tiếng khi là một trung tâm đô thị được thiên nhiên bao quanh, khiến cho du lịch là ngành kinh tế lớn thứ hai.
Các xưởng lớn về sản xuất phim tại Vancouver và Burnaby đã biến khu vực đô thị Vancouver trở thành một trong những trung tâm lớn nhất về sản xuất phim tại Bắc Mỹ.
Vancouver liên tục được vinh danh là một trong năm thành phố toàn cầu hàng đầu về tính dễ sống và chất lượng sinh hoạt, và Economist Intelligence Unit công nhận Vancouver là thành phố đầu tiên để xếp hạng trong bảng xếp hạng tốp 10 thành phố dễ sinh hoạt nhất trong 5 năm liên tục.
Vancouver liên tục tham gia nhiều sự kiện và hội nghị quốc tế, bao gồm Đại hội Thể thao Đế quốc Anh và Thịnh vượng chung năm 1954, Triển lãm Thế giới năm 1986 và Đại hội Thể thao Trị an viên (World Police and Fire Games) vào năm 1989 và 2009.
Thế vận hội Mùa đông 2010 được tổ chức tại Vancouver và khu nghỉ dưỡng Whistler nằm 125 km về phía Bắc thành phố. Vào năm 2014, sau 30 năm có trụ sở tại California, Sự kiện thường niên TED chính thức chọn Vancouver làm trụ sở vĩnh viễn. Một số trận đấu của Giải bóng đá nữ thế giới FIFA 2015 được diễn ra tại Vancouver, bao gồm trận chung kết tại sân vận động BC Place.
Lịch sử
Các di tích khảo cổ học cho biết về sự hiện diện của người nguyên trú tại khu vực Vancouver từ 8.000 đến 10.000 năm trước.
Thành phố nằm tại các lãnh thổ xưa kia thuộc các dân tộc Squamish, Musqueam, và Tseil-Waututh (Burrard) thuộc nhóm Salish Duyên hải.
Họ có các làng tại nhiều nơi thuộc Vancouver ngày nay, như Stanley Park, False Creek, Kitsilano, Point Grey và gần cửa sông Fraser.
Năm 1791, sĩ quan Tây Ban Nha José María Narváez trở thành người châu Âu đầu tiên thám hiểm vùng bờ biển của Point Grey và nhiều phần thuộc vịnh Burrard hiện nay, song một tác giả cho rằng thuyền trưởng người Anh Francis Drake có thể đi đến khu vực vào năm 1579.
Thành phố được đặt tên theo George Vancouver, ông là người thám hiểm nội cảng của vịnh Burrard vào năm 1792 và đặt tên Anh cho nhiều địa điểm.
Nhà thám hiểm và thương nhân Công ty Tây Bắc Simon Fraser và thủy thủ đoàn của ông trở thành những người châu Âu đầu tiên được biết đến là đặt chân lên địa điểm là thành phố hiện nay. Năm 1808, họ du hành từ phía đông, xuôi dòng sông Fraser, có lẽ đi xa đến Point Grey.
Cơn sốt vàng Fraser năm 1858 đưa trên 25.000 nam giới, chủ yếu là từ California, đến New Westminster ở lân cận Vancouver, trên đường đến hẻm núi Fraser, họ bỏ qua nơi mà sẽ trở thành Vancouver.
Vancouver nằm trong số các thành phố trẻ nhất tại British Columbia;
khu định cư đầu tiên của người châu Âu tại nơi mà nay là Vancouver hình thành vào năm 1862 tại McLeery's Farm ven sông Fraser, ngay phía đông của làng cổ Musqueam tại nơi mà nay là Marpole. Một xưởng cưa được dựng nên tại Moodyville (nay là Thành phố North Vancouver) vào năm 1863, khởi đầu cho mối liên hệ lâu dài của thành phố với ngành khai thác gỗ. Các xưởng thuộc sở hữu của Thuyền trưởng Edward Stamp nhanh chóng xuất hiện sau đó trên bờ nam của vịnh. Edward Stamp khởi đầu nghề khai thác gỗ tại khu vực Port Alberni, ông ban đầu cố gắng vận hành một xưởng tại Brockton Point, song các khó khăn do dòng chảy và đá ngầm buộc ông phải chuyển hoạt động đến một điểm gần chân của Gore Street vào năm 1867. Xưởng này được gọi là xưởng Hastings, và trở thành trung tâm của khu vực xung quanh mà về sau hình thành Vancouver. Vai trò trung tâm của xưởng trong thành phố bị suy yếu sau khi đường sắt Thái Bình Dương Canada (CPR) lan đến vào thập niên 1880. Tuy thế, xưởng này vẫn có vai trò quan trọng trong kinh tế địa phương cho đến khi đóng cửa vào thập niên 1920.
Khu định cư được gọi là Gastown phát triển nhanh chóng quanh quán rượu tạm thời đầu tiên, vốn mang tên là "Gassy" và do Jack Deighton thiết lập vào năm 1867 ở bên rìa bất động sản của xưởng Hastings.
Năm 1870, chính phủ thuộc địa khảo sát khu định cư và đặt ra một thị trấn hành chính, đổi tên thành "Granville" nhằm vinh danh Bộ trưởng Thuộc địa Anh Quốc đương nhiệm là Granville Leveson-Gower. Với có cảng tự nhiên, đến năm 1884 thì thị trấn được lựa chọn
làm ga cuối của Đường sắt Thái Bình Dương Canada, gây thất vọng cho các đô thị khác là Port Moody, New Westminster và Victoria trong cuộc đua tranh để được đặt ga cuối. Một tuyến đường sắt nằm trong số các khích lệ để British Columbia gia nhập liên bang vào năm 1871, song vụ bê bối Thái Bình Dương và những tranh cãi về việc sử dụng lao động Trung Quốc đã trì hoãn việc xây dựng cho đến thập niên 1880.
Thành phố Vancouver được hợp nhất vào ngày 6 tháng 4 năm 1886, đoàn tàu xuyên lục địa đầu tiên đến thành phố trong cùng năm. Chủ tịch hãng Đường sắt Thái Bình Dương Canada là William Van Horne đến Port Moody để thành lập ga đầu cuối của tuyến đường sắt theo phó thác của Henry John Cambie, và đặt tên Vancouver cho thành phố để vinh danh George Vancouver. Đại hỏa hoạn Vancouver xảy ra vào ngày 13 tháng 6 năm 1886, kết quả là toàn bộ thành phố bị thiêu rụi. Cục cứu hỏa Vancouver được thành lập vào năm đó, và thành phố được tái thiết một cách nhanh chóng. Vancouver biến đổi từ một khu định vư với 1.000 dân vào năm 1881 thành một đô thị 20.000 dân vào thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ, và đạt 100.000 dân vào năm 1911.
Trong cơn sốt vàng Klondike năm 1898, các thương nhân Vancouver cung ứng trang bị cho những người thăm dò. Một trong số các thương nhân đó là Charles Woodward, ông mở cửa hàng bách hóa Woodward's đầu tiên tại Abbott và Cordova Streets vào năm 1892, cùng với các cửa hàng bách hóa Spencer's và vịnh Hudson tạo thành trung tâm của ngành bán lẻ của thành phố trong hàng thập niên.
Kinh tế của Vancouver ban đầu nằm dưới quyền chi phối của các công ty lớn như Đường sắt Thái Bình Dương Canada, công ty thúc đẩy hoạt động kinh tế và khiến cho thành phố trẻ phát triển nhanh chóng; trong thực tế thì Đường sắt Thái Bình Dương Canada là hãng sở hữu bất động sản và phát triển nhà ở chính trong thành phố. Một số ngành chế tạo có sự phát triển, bao gồm việc thành lập nhà máy tinh chế đường British Columbia vào năm 1890, song các nguồn tài nguyên tự nhiên trở thành nền tảng đối với kinh tế Vancouver. Lĩnh vực tài nguyên ban đầu dựa trên khai thác gỗ và sau đó dựa vào hoạt động xuất khẩu thông qua các hải cảng, tại đó giao thông thương nghiệp cấu thành khu vực kinh tế lớn nhất tại Vancouver vào thập niên 1930.
Đi kèm với tình trạng các hãng lớn chi phối kinh tế thành phố là một phong trào lao động thường hiếu chiến. Vụ bãi công đồng loạt lớn đầu tiên diễn ra vào năm 1903 khi các công nhân đường sắt bãi công phản đối Đường sắt Thái Bình Dương Canada để công đoàn được công nhận. Lãnh đạo công nhân là Frank Rogers bị cảnh sát của Đường sắt Thái Bình Dương Canada sát hại, trở thành liệt sĩ đầu tiên của phong trào tại British Columbia. Tình trạng căng thẳng trong công nghiệp gia tăng trên khắp tỉnh British Columbia dẫn đến tổng đình công đầu tiên tại Canada vào năm 1918, diễn ra tại mỏ than Cumberland trên đảo Vancouver. Sau một thời gian tạm lắng trong thập niên 1920, làn sóng bãi công đạt đỉnh vào năm 1935 khi những người thất nghiệp tràn ngập thành phố để phản đối điều kiện trong các trại cứu tế do quân đội điều hành tại các khu vực xa xôi trên khắp tỉnh. Sau hai tháng căng thẳng với hoạt động kháng nghị diễn ra thường nhật và có tính phá hoại, những người bãi công trại cứu tế quyết định thể hiện sự bất bình của họ với chính phủ liên bang và lên tàu đến Ottawa, song hành động kháng nghị của họ bị đàn áp bằng vũ lực. Các công nhân bị bắt gần Mission và bị giam giữ trong các trại lao động trong thời kỳ Đại khủng hoảng.
Các phong trào xã hội khác, phong trào nữ quyền lần thứ nhất, cải cách đạo đức và hạn chế rượu cũng là diễn ra trong tiến trình phát triển của Vancouver. Mary Ellen Smith là một nữ giới Vancouver theo chủ nghĩa nữ giới tham chính và cấm rượu, năm 1918 bà trở thành nữ giới đầu tiên được bầu vào một nghị viện tỉnh tại Canada. Luật cấm đồ uống có cồn bắt đầu trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và kéo dài cho đến năm 1921, khi đó chính phủ tỉnh thiết lập quyền kiểm soát đối với mua bán đồ uống có cồn, thực tiễn này vẫn tồn tại đến nay. Luật cấm ma túy đầu tiên của Canada xảy ra sau một cuộc điều tra của Bộ trưởng Lao động liên bang đương nhiệm là William Lyon Mackenzie King. William Lyon Mackenzie King được phái đến để điều tra về các tuyên bố thiệt hại sau khi Liên minh Bài Á (AEL) dẫn đầu một vụ náo loạn suốt phố người Hoa và phố người Nhật. Hai nguyên đơn là những người sản xuất ma túy, và sau khi điều tra sâu hơn, William Lyon Mackenzie King phát hiện ra các nữ giới da trắng được tường trình là thường lui tới các ổ ma túy, cũng như nam giới Trung Hoa. Một đạo luật liên bang nhanh chóng được thông qua dựa trên các khám phá này, theo đó cấm việc sản xuất, mua bán, và nhập khẩu ma túy vì các mục đích phi dược dụng. Các vụ náo loạn, và sự hình thành của Liên minh Bài Á, cũng là những dấu hiệu của sự sợ hãi và nghi kị ngày càng tăng đối với người Nhật sống tại Vancouver và khắp tỉnh. Những sợ hãi này tăng mạnh khi Nhật Bản tiến công Trân Chân Cảng, dẫn đến việc tất cả người Canada gốc Nhật sống trong thành phố và tỉnh rút cuộc bị giam giữ hoặc trục xuất. Sau chiến tranh, người người Canada gốc Nhật này không được phép trở lại các thành phố như Vancouver, khiến cho các khu vực như phố Nhật đột ngột không còn là khu vực của dân tộc Nhật do các cộng đồng không bao giờ khôi phục.
Sau khi hợp nhất với Point Grey và Nam Vancouver, ranh giới của Vancouver giữ nguyên cho đến nay. Không lâu sau, Vancouver trở thành đô thị lớn thứ ba tại Canada. Ngày 1 tháng 1 năm 1929, dân số Vancouver mở rộng là 228.193.
Địa lý
Vancouver nằm trên bán đảo Burrard, giữa vịnh Burrard ở phía bắc và sông Fraser ở phía nam. Eo biển Georgia nằm ở phía tây của thành phố, được đảo Vancouver che chắn khỏi Thái Bình Dương. Thành phố có diện tích , gồm cả vùng đất bằng phẳng và đồi núi, nằm trong múi giờ Thái Bình Dương (UTC−8) và khu vực kinh tế Hàng hải Thái Bình Dương của Canada.
Cho đến khi thành phố mang tên hiện này vào năm 1885, "Vancouver" được dùng để chỉ đảo Vancouver, và hiện nay vẫn còn quan niệm sai lệch phổ biến rằng thành phố nằm trên đảo.
Vancouver có một trong số các công viên đô thị lớn nhất tại Bắc Mỹ, đó là công viên Stanley với diện tích . Dãy núi North Shore chi phối cảnh quan thành phố, viễn cảnh thơ mộng trong ngày quang đãng gồm có núi lửa Baker phủ tuyết thuộc bang Washington của Hoa Kỳ ở phía đông nam, đảo Vancouver qua eo biển Georgia ở phía tây và tây nam, và đảo Bowen ở phía tây bắc.
Sinh thái học
Hệ thực vật ban đầu tại khu vực Vancouver là rừng mưa ôn đới, gồm có các loài thông với các nhóm cây phong và tống quán sủ nằm rải rác, và các khu vực đầm lầy rộng lớn.
Các loài thông là một đặc trưng của vùng duyên hải British Columbia, hỗn hợp với các loài Pseudotsuga menziesii, Thuja plicata và Tsuga heterophylla.
Khu vực được cho là có các cây lớn nhất của những loài này tại vùng Duyên hải British Columbia. Các cây lớn nhất trong rừng nguyên sinh của Vancouver mọc tại khu vực Gastown, đây là nơi hoạt động khai thác gỗ đầu tiên diễn ra, và trên sườn phía nam của lạch False và vịnh English, đặc biệt là quanh bãi biển Jericho. Rừng trong công viên Stanley bị đốn từ thập niên 1860 đến thập niên 1880, và tại đây vẫn có thể thấy bằng chứng về các kỹ thuật khai thác gỗ kiểu cũ như khía hình V ván nhún.
Nhiều loài và cây được trồng khắp Vancouver và Lower Mainland được đưa đến từ những phần khác của lục địa và nhiều nơi khắp Thái Bình Dương. Các thí dụ gồm có Araucaria araucana, phong Nhật Bản, và các giống ngoại lai có hoa như mộc lan, đỗ quyên. Một số loài được đưa đến từ những nơi có khí hậu khắc nghiệt hơn tại Đông bộ Canada hoặc châu Âu đã phát triển đến kích thước rất lớn tại Vancouver. Loài phong Acer glabrum cũng có thể đạt tới một kích thước to lớn. Nhiều đường phố trong thành phố có các hàng anh đào Nhật Bản có hoa do chính phủ Nhật Bản tặng từ thập niên 1930 về sau. Thời kỳ nở hoa của chúng kéo dài trong vài tuần vào đầu mùa xuân mỗi năm, lễ hội hoa anh đào Vancouver được tổ chức vào dịp đó. Các phố khác có các loài dẻ có hoa, dẻ ngựa và các cây bóng mát làm cảnh khác.
Khí hậu
Vancouver là một trong số những thành phố ấm nhất tại Canada. Khí hậu Vancouver là ôn hòa theo tiêu chuẩn Canada và thường được phân loại là hải dương hoặc bờ tây hải dương, mà theo phân loại khí hậu Köppen sẽ là Cfb. Tuy nhiên, trong những tháng mùa hè, nhiệt độ vùng nội địa cao hơn đáng kể, khiến Vancouver có nhiệt độ trung bình tối cao mùa hạ mát nhất trong toàn bộ các khu vực đô thị lớn của Canada. Trong các tháng mùa hạ, thời tiết đặc trưng là khô, trung bình chỉ một phần năm số ngày trong tháng 7 và tháng 8 là có mưa. Ngược lại, gần một nửa số ngày từ tháng 11 đến tháng 3 xuất hiện giáng thủy.
Vancouver cũng là một trong số các thành phố ẩm nhất Canada, tuy nhiên lượng giáng thủy thay đổi trong suốt khu vực đô thị. Lượng giáng thủy hàng năm đo được tại Cảng hàng không quốc tế Vancouver tại Richmond trung bình là , so với tại khu vực trung tâm và tại Bắc Vancouver. Nhiệt độ trung bình cực độ hàng ngày là trong tháng 7 và tháng 8, mức cao nhất hiếm khi vượt .
Nhiệt độ cao nhất từng ghi nhận được tại cảng hàng không là , thiết lập vào ngày 30 tháng 7 năm 2009, và nhiệt độ cao nhất từng ghi nhận được trong ranh giới thành phố Vancouver là , xảy ra lần đầu vào ngày 31 tháng 7 năm 1965, một lần nữa vào ngày 8 tháng 8 năm 1981, và ngày 29 tháng 5 năm 1983.
Trung bình hàng năm, Vancouver xuất hiện tuyết rơi trong 11 ngày, với ba ngày nhận được hoặc nhiều hơn. Lượng tuyết rơi trung bình hàng năm là nhưng thường không còn lại trên mặt đất trong thời gian dài.
Đại Vancouver có mùa đông ôn hòa đứng thứ tư trong số những thành phố của Canada, sau ba thành phố trên đảo Vancouver là Victoria, Nanaimo và Duncan.
Mùa sinh trưởng của Vancouver trung bình là 237 ngày, kéo dài từ 18 tháng 3 đến 10 tháng 11.
Quy hoạch đô thị
Năm 2011, Vancouver là thành phố có mật độ dân số dày đặc nhất tại Canada. Quy hoạch đô thị tại Vancouver mang đặc trưng là nhà ở cao tầng và phát triển sử dụng hỗn hợp tại các trung tâm đô thị, một lựa chọn thay cho mở rộng.
Trong hơn một thập niên, Vancouver được xếp hạng là một trong các thành phố dễ sống nhất trên thế giới. Năm 2010, Vancouver được xếp hạng có chất lượng sinh hoạt cao thứ 4 trong tất cả các thành phố trên Trái Đất. Ngược lại, theo Forbes thì trong năm 2007, Vancouver có thị trưởng bất động sản đắt đỏ thứ 6 trên thế giới, và cao thứ hai tại Bắc Mỹ sau Los Angeles. Vancouver cũng được xếp hạng nằm trong số các thành phố đắt đỏ nhất Canada về sinh hoạt. Forbes cũng xếp hạng Vancouver là thành phố sạch thứ mười trên thế giới trong năm 2007.
Phương pháp giải quyết này bắt đầu vào cuối thập niên 1950, khi những nhà quy hoạch đô thị của thành phố bắt đầu khuyến khích việc xây dựng các tòa nhà ở cao tầng tại khu West End của Vancouver, đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt về không gian để bảo vệ tuyến tầm nhìn và không gian xanh. Sự thành công của các khu phố dày đặc song dễ sống này dẫn đến việc tái kiến thiết các điểm đô thị công nghiệp, như North False Creek và Coal Harbour, bắt đầu vào giữa thập niên 1980. Kết quả là một hạt nhân đô thị chật được quốc tế công nhận là "phát triển tiện nghi cao và 'dễ sống'".
Nhân khẩu
Theo kết quả điều tra nhân khẩu năm 2011, Vancouver có trên 603.000 người, là thành phố lớn thứ tám tại Canada. Vancouver là thành phố lớn thứ tư tại Tây bộ Canada, sau Calgary, Edmonton và Winnipeg. Khu vực đô thị Đại Vancouver có trên 2,4 triệu cư dân, là khu vực đô thị đông dân thứ ba toàn quốc và đông dân nhất tại tây bộ Canada. Khu vực kinh tế Lower Mainland-Southwest có diện tích rộng hơn có dân số trên 2,93 triệu.
Với mật độ dân số là 5.249 người/km², Thành phố Vancouver có mật độ dân cư dày đặc nhất trong các đô thị tự trị có trên 5.000 cư dân tại Canada.
Vancouver được gọi là một "thành phố gồm các khu phố", mỗi khu phố lại có một sự riêng biệt về đặc trưng và dung hợp chủng tộc. Người có huyết thống Anh, Scotland, và Ireland về mặt lịch sử từng là những dân tộc lớn nhất trong thành phố, và các yếu tố của xã hội và văn hóa Anh Quốc vẫn có thể thấy được tại một số khu vực, đặc biệt là South Granville và Kerrisdale. Người Đức là dân tộc gốc Âu lớn tiếp sau, họ là một lực lượng dẫn đầu trong xã hội và kinh tế của thành phố cho đến khi tình cảm bài Đức nổi lên do Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ năm 1914. Ngày nay, người Hoa là dân tộc rõ rệt lớn nhất trong thành phố, với một cộng đồng nói tiếng Hoa đa dạng với một vài ngôn ngữ như tiếng Quảng Đông và Quan thoại.
Kể từ thập niên 1980, nhập cư đến Vancouver tăng lên đột ngột, khiến thành phố thêm đa dạng về dân tộc và ngôn ngữ; 52% có ngôn ngữ thứ nhất không phải là tiếng Anh (2006).
Gần 30% dân cư trong thành phố có huyết thống Trung Hoa. Trong thập niên 1980, có một dòng người nhập cư từ Hồng Kông do dè chừng việc chuyển giao chủ quyền lãnh thổ này từ Anh Quốc cho Trung Quốc, cộng thêm một sự gia tăng người nhập cư từ Trung Quốc đại lục và những người nhập cư trước đó từ Đài Loan, Vancouver trở thành một trong những nơi tập trung cao nhất các cư dân người Hoa tại Bắc Mỹ. Vancouver là điểm đến phổ biến thứ nhì của người nhập cư tại Canada, đứng sau Toronto. Các dân tộc gốc Á có số lượng lớn khác tại Vancouver là người Nam Á (chủ yếu là người Punjab) thường được gọi là người Canada gốc Ấn (5,7%), người Philippines (5,0%), người Nhật Bản (1,7%), người Hàn Quốc (1,5%), cùng với các cộng đồng lớn của người Việt Nam, người Indonesia, và người Campuchia. Mặc dù lượng người Mỹ Latinh nhập cư đến Vancouver gia tăng trong thập niên 1980 và 1990, song tổng số người nhập cư gần đây tương đối thấp, và người châu Phi nhập cư cũng đình trệ (tương ứng là 3,6% và 3,3% tổng số người nhập cư). Dân số da đen tại Vancouver khá ít so với các thành phố lớn khác của Canada, họ chiếm 0,9% dân số thành phố. Khu phố Strathcona là hạt nhân của cộng đồng Do Thái trong thành phố. Hogan's Alley từng là nơi có một cộng đồng da đen đáng kể. Năm 1981, dưới 7% dân số thuộc một nhóm thiểu số rõ rệt. Đến năm 2008, tỷ lệ này tăng lên mức 51%.
Trước khi xảy ra làn sóng người Hồng Kông tha hương, các dân tộc phi Anh Quốc lớn nhất trong thành phố là người Ireland và người Đức, tiếp đến là người Scandinavia, người Ý, người Ukraina và người Hoa. Từ giữa thập niên 1950 cho đến thập niên 1980, nhiều người Bồ Đào Nha nhập cư đến Vancouver và thành phố có dân số Bồ Đào Nha lớn thứ ba tại Canada vào năm 2001. Các dân tộc Đông Âu, bao gồm cả người Nam Tư, người Nga, người Séc, người Ba Lan, người Romania và người Hungary bắt đầu nhập cư đến Vancouver sau khi Liên Xô tiếp quản Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Số người Hy Lạp nhập cư gia tăng vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, hầu hết họ định cư tại khu vực Kitsilano. Vancouver cũng có một cộng đồng người nguyên trú đáng kể với khoảng 11.000 người.
Kinh tế
Với vị trí nằm trong vành đai Thái Bình Dương, là điểm cuối cùng ở phía tây của các tuyến đường bộ và đường sắt xuyên lục địa của Canada, Vancouver là một trong các trung tâm công nghiệp lớn nhất toàn quốc. Cảng Metro Vancouver là cảng lớn nhất và đa dạng nhất của Canada, hàng năm có giao thương với trên 160 nền kinh tế. Vancouver cũng là trụ sở của các công ty lâm sản và khai mỏ. Trong những năm gần đây, Vancouver trở thành một trung tâm ngày càng quan trọng đối với phát triển phần mềm, công nghệ sinh học, hàng không vũ trụ, phát triển trò chơi điện tử, xưởng phim hoạt hình, một ngành sản xuất truyền hình sôi động và công nghiệp điện ảnh.
Vị trí thuận lợi của Vancouver khiến nó trở thành một địa điểm du lịch lớn. Nhiều du khách đến để tham quan các công viên của thành phố, như công viên Stanley, công viên Queen Elizabeth, vườn thực vật VanDusen và những dãy núi, đại dương, rừng, và không gian xanh bao quanh thành phố. Mỗi năm có trên một triệu người qua Vancouver trên những tàu du lịch, thường là hướng về Alaska.
Thành phố thông qua các chiến lược khác nhau nhằm giảm giá nhà, bao gồm nhà ở công cộng, hợp pháp hóa những phần thứ cấp, tăng mật độ và tăng trưởng thông minh. Tháng 4 năm 2010, trung bình nhà cấp hai tại Vancouver được bán với giá kỷ lục là 987.500 đô la, so với giá trung bình tại Canada là 365.141 đô la.
Kể từ thập niên 1990, sự phát triển các tòa nhà cộng quản cao tầng tại bán đảo trung tâm được cung cấp tài chính một phần từ một dòng tư bản của những người Hồng Kông nhập cư do lo ngại việc chuyển giao lãnh thổ này cho Trung Quốc vào năm 1997. Những phát triển này tập trung tại các khu Yaletown và Coal Harbour và xung quanh nhiều ga của tuyến đường sắt SkyTrain đến phía đông của khu trung tâm. Việc thành phố được lựa chọn làm chủ nhà của Thế vận hội Mùa đông năm 2010 cũng có tác động lớn đến phát triển kinh tế. Lo ngại rằng vấn đề vô gia cư ngày càng tăng tại Vancouver có thể trầm trọng thêm vì Thế vận hội do những người sở hữu các khách sạn SRO, vốn là nhà của những cư dân thu nhập thấp nhất trong thành phố, sẽ cải tạo tài sản của họ để thu hút các cư dân và du khách có thu nhập cao hơn. Một sự kiện quốc tế quan trọng khác từng diễn ra tại Vancouver là Triển lãm thế giới 1986, triển lãm đón trên 20 triệu khách và thêm vào 3,7 tỷ đô la cho kinh tế Canada. Một số công trình phục vụ Triển lãm thế giới vẫn còn tồn tại, trong đó có hệ thống đường sắt công cộng SkyTrain và Canada Place.
Chính phủ
Không giống như các đô thị tự trị khác tại British, Vancouver được hợp thành tổ chức theo Hiến chương Vancouver. Hiến chương được thông qua vào năm 1953, thay thế cho Đạo luật hợp nhất Vancouver, 1921 và trao cho thành phố thêm nhiều quyền hạn và khác biệt so với các cộng đồng khác vận hành theo Đạo luật các đô thị tự trị của tỉnh. Kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ dân sự nằm dưới quyền chi phối của Hiệp hội Phi đảng phái (NPA) trung-hữu, song cũng có một số gián đoạn đáng kể bởi phe trung-tả. Quản lý Vancouver là Hội đồng Thành phố Vancouver gồm 11 thành viên, một hội đồng trường học gồm 9 thành viên, một hội đồng công viên gồm 7 thành viên, tất cả đều phụng vụ các nhiệm kỳ ba năm. Bất chấp quy mô lớn, toàn bộ các cuộc tuyển cử đô thị tại Vancouver đều dựa theo nền tảng "at-large", tức bỏ phiếu cho đảng. Về mặt lịch sử, trong mọi cấp chính quyền, phần phía tây giàu có hơn của Vancouver bỏ phiếu cho phe bảo thủ hoặc tự do trong khi phần phía đông của thành phố bỏ phiếu cho phe cánh tả.
Cục cảnh sát Vancouver có 1.174 thành viên tuyên thệ, ngân sách hoạt động năm 2005 là 149 triệu đô la. Trên 16% ngân sách của thành phố được chi cho sự bảo vệ của cảnh sát vào năm 2005. Các đơn vị của cục cảnh sát Vancouver gồm có cả một đội xe đạp, một đội hàng hải, và một đội khuyển cảnh. Cục cũng có một đội kị cảnh, chủ yếu để tuần tra công viên Stanley và thỉnh thoảng tại Downtown Eastside và West End, cũng như để kiểm soát đám đông. Năm 2008, Vancouver có tỷ lệ phạm tội cao thứ bảy trong số 27 vùng đô thị thống kê tại Canada.
Chính phủ khu vực
Vancouver là một đô thị thành viên trong Cục Khu vực Vancouver, một chính quyền khu vực. Cục có tổng cộng 22 đô thị, một khu vực bẩu cử liên bang. Trong Nghị viện British Columbia, Vancouver được phân bổ 11 nghị viên đại diện. Trong Chúng nghị viện Canada, Vancouver có 5 nghị viên đại diện.
Chính quyền của Khu vực đặt tại Burnaby. Mỗi đô thị có cơ quan quản lý nhà nước riêng. Cục khu vực (Metro Vancouver) quản lý quy hoạch tổng thể và giám sát các dịch vụ chung, như cung cấp nước sạch, vận hành hệ thống cống rãnh và xử lý chất thải rắn...
Đại diện tỉnh và liên bang
Giáo dục
Hội đồng Giáo dục Vancouver tiếp nhận trên 110.000 học sinh trong các cơ sở bậc tiểu học, trung học, sau trung học, do vậy là học khu lớn thứ nhì trong tỉnh. Học khu quản lý khoảng 74 trường tiểu học, 17 trường bổ túc tiểu học, 18 trường trung học, 7 trung tâm giáo dục người thành niên, 2 trường thuộc mạng lưới học tập Vancouver, trong tất cả có 18 trường tiếng Pháp cho người phi bản ngữ, một trường song ngữ Quan thoại, một trường mỹ thuật, năng khiếu, và Montessori. Trên 46 trường độc lập đa dạng cũng đủ tư cách nhận một phần tài trợ của tỉnh và giáo dục khoảng 10% học sinh trong thành phố.
Có năm đại học công lập trong khu vực Đại Vancouver, lớn nhất trong đó là Đại học British Columbia (UBC) và Đại học Simon Fraser (SFU), với tổng cộng 90.000 sinh viên đại học và sau đại học ghi danh năm 2008.
UBC luôn được xếp trong số 40 đại học tốt nhất trên thế giới, và trong số 20 đại học công lập tốt nhất.
SFU luôn được xếp hạng la đại học toàn diện hàng đầu tại Canada và nằm trong số 200 đại học tốt nhất trên thế giới.
Sinh viên quốc tế và sinh viên nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai là nguồn tuyển sinh quan trọng của các thể chế công lập và tư thục tại Đại Vancouver. Trong năm học 2008–2009, 53% sinh viên thuộc Hội đồng giáo dục Vancouver nói một ngôn ngữ không phải là tiếng Anh tại nhà.
Nghệ thuật và văn hóa
Nhà hát, sàn khiêu vũ và chiếu phim
Vancouver có ngành công nghiệp sản xuất phim rất lớn, nên được đặt tên là "Hollywood phương Bắc". Các địa điểm quay nổi tiếng như Hồ Buntzen Lake (phim The X-Files (TV series) Freddy vs. Jason, Pathfinder, Stephen King's It, Hot Rod), Heritage Woods, Đảo Bowen, bãi biển Britannia Beach, Tsawwassen (phim X-men)
Thành phố anh em
Vancouver là một trong những thành phố đầu tiên tại Canada tham gia một hiệp định thành phố anh em quốc tế. Các hiệp định đặc biệt về lợi ích văn hóa, xã hội và kinh tế là nguyên nhân xuất hiện các thành phố anh em này.
Chú thích
Trang tin chính thức – Thành phố Vancouver
Thông tin mậu dịch và du lịch – Tourism Vancouver
British Columbia
Thành phố của Canada
Thành phố ven biển
Vancouver |
Alberta () là một trong 13 tỉnh bang và lãnh thổ của Canada. Với dân số ước tính là 4.067.175 người theo cuộc điều tra dân số năm 2016, đây là tỉnh bang đông dân thứ tư của nước này, và là tỉnh bang đông dân nhất trong ba tỉnh bang thuộc vùng đồng cỏ (Canadian Prairies). Diện tích của Alberta khoảng . Alberta giáp với tỉnh bang British Columbia về phía Tây và Saskatchewan về phía Đông, Các Lãnh thổ Tây Bắc về phía Bắc, và tiểu bang Montana của Hoa Kỳ về phía Nam. Alberta là một trong ba tỉnh bang và lãnh thổ của Canada có biên giới với chỉ một tiểu bang Hoa Kỳ. Đây cũng là một trong hai tỉnh bang không tiếp giáp biển của Canada. Thủ phủ của Alberta là Edmonton, nằm gần trung tâm địa lý của tỉnh bang; nó là trung tâm cung cấp và dịch vụ chính cho các công nghiệp tài nguyên của Canada như dầu mỏ và cát dầu. Khoảng về phía Nam của Edmonton là Calgary, thành phố đông dân nhất. Calgary và Edmonton là hai trung tâm cho hai khu đô thị của tỉnh bang, mỗi khu với hơn một triệu dân, trong khi tỉnh bang có 16 khu vực điều tra dân số.
Người thổ dân đã sống ở khu vực mà ngày nay là Alberta hàng nghìn năm trước khi người châu Âu đến định cư. Alberta và Saskatchewan nguyên là hai khu vực của Các Lãnh thổ Tây Bắc, nhưng đã trở thành tỉnh bang vào ngày 1 tháng 9 năm 1905. Các khu vực kinh tế chính của Alberta gồm công nghiệp năng lượng và công nghệ sạch, nông nghiệp, và hóa học dầu mỏ. Công nghiệp dầu mỏ trở thành cột trụ của kinh tế Alberta từ năm 1947, khi người ta khám phá ra dầu ở Giếng dầu Leduc No. 1. Thủ hiến đương nhiệm của Alberta là Jason Kenney của Đảng Bảo thủ Thống nhất (United Conservative Party), đang chiếm giữ đa số ghế trong cơ quan lập pháp của tỉnh bang.
Các địa điểm du lịch trong tỉnh bang gồm có: Banff, Canmore, Drumheller, Jasper, Sylvan Lake và Hồ Louise. Alberta sở hữu 6 di sản thế giới UNESCO: Vườn quốc gia Núi Rocky của Canada, Công viên Khủng long tỉnh Alberta, Vực bẫy trâu Head-Smashed-In, Công viên hòa bình quốc tế Waterton-Glacier, Vườn quốc gia Wood Buffalo, và Writing-on-Stone / Áísínai'pi. Tỉnh bang chủ yếu có khí hậu lục địa ẩm ướt, có nhiều thay đổi lớn trong năm; nhưng nhiệt độ trung bình theo mùa ít thay đổi hơn những khu vực xa hơn ở phía Đông, vì mùa đông được gió chinook sưởi ấm.
Từ nguyên
Alberta được đặt tên theo Vương nữ Louise Caroline Alberta (1848–1939), con gái thứ tư của Victoria của Anh. Vương nữ Louise là phu nhân của John Campbell, Hầu tước Lorne, Toàn quyền Canada (1878–83). Hồ Louise và Đỉnh Alberta cũng được đặt tên theo bà.
Tên gọi "Alberta" cũng là phiên bản nữ hóa của tên Latin Albert (so với phiên bản giống đực Albertus trong tiếng Latinh Trung cổ) và những từ cùng gốc trong các ngôn ngữ German, cũng đều có nguồn gốc từ tiếng German sơ khai *Aþalaberhtaz (chữ ghép từ "quý tộc" + "sáng/nổi tiếng").
Lịch sử
Những người thổ dân tiền da đỏ đã đến Alberta ít nhất 10.000 năm trước, vào cuối thời kỳ băng hà gần đây nhất. Họ được cho là đã di cư từ Siberia đến Alaska qua một cầu đất liền xuyên qua Eo biển Bering và sau đó có thể xuống phía Đông dãy núi Rocky để sinh sống tại châu Mỹ. Những người khác có thể đã di cư dọc theo bờ biển British Columbia rồi dần dần vào đất liền. Sau thời gian họ đã phân hóa thành nhiều bộ lạc khác nhau, trong đó có các bộ lạc người da đỏ ở đồng bằng (Plain Indians) ở miền nam Alberta như Liên minh Blackfoot và người Cree Đồng bằng (sinh sống bằng cách săn bắt bò rừng), và những bộ lạc ở phía Bắc như người Cree Rừng và Chipewyan (sinh sống bằng săn bắt, lập bẫy, và câu cá).
Sau khi người Anh đến Canada, khoảng một nửa tỉnh bang Alberta, phía Nam tiêu vực sông Athabasca, trở thành Lãnh thổ Rupert bao gồm tất cả đất trong lưu vực các sông ngòi chảy vào vịnh Hudson. Khu vực này được vua Charles II của Anh cấp cho Công ty Vịnh Hudson (HBC) năm 1670, và những công ty cạnh tranh buôn bán lông thú không được phép hoạt động tại đó.
Sông Athabasca và những con sông phía Bắc không thuộc lãnh thổ của HBC vì chúng chảy vào Bắc Băng Dương thay vì vịnh Hudson, và chúng là nơi sống lý tưởng của một số loài có lông. Nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên trong khu vực Athabasca là Peter Pond, người đã nghe đến đoạn khuân vác Methye, nơi có thể di chuyển từ những sông phía Nam đến những sông phía Bắc Lãnh thổ Rupert. Những nhà buôn bán lông thú đã thành lập Công ty Tây Bắc (NWC) tại Montreal năm 1779 để cạnh tranh với HBC. NWC chiếm giữ khu vực phía Bắc lãnh thổ Alberta. Năm 1778, Peter Pond xây dựng Pháo đài Athabasca trên Lac la Biche. Roderick Mackenzie xây dựng Pháo đài Chipewyan trên hồ Athabasca 10 năm sau đó vào 1788. Người anh em họ của ông là Sir Alexander Mackenzie đã đi dọc theo sông Bắc Saskatchewan để đến điểm cực Bắc gần Edmonton, rồi đi bộ về hướng Bắc, đến sông Athabasca, rồi ông theo sông đến hồ Athabasca. Tại đây ông khám phá ra sông chảy mạnh mà ngày nay mang tên ông - sông Mackenzie mà ông đã đi theo đến nơi nó chảy vào Bắc Băng Dương. Trở về lại hồ Athabasca, ông đi ngược dòng sông Peace và cuối cùng đi đến Thái Bình Dương, như thế ông trở thành người châu Âu đầu tiên đi xuyên qua châu lục Bắc Mỹ ở phía Nam Mexico.
Khu vực cực nam của Alberta từng là một phần lãnh thổ Pháp (rồi Tây Ban Nha) Louisiana, được bán cho Hoa Kỳ năm 1803; năm 1818, phần đất của Louisiana phía Bắc vĩ tuyến 49 Bắc được nhượng lại cho Đế quốc Anh.
Mậu dịch lông thú được phát triển ở phía Bắc, nhưng những cuộc xung đột đẫm máu diễn ra giữa hai công ty đối thủ HBC và NWC, và nào năm 1821 chính quyền Anh đã ra lệnh cả hai phải sáp nhập để chấm dứt các cuộc xung đột. Công ty Vịnh Hudson hợp nhất đã thống lĩnh mậu dịch tại Alberta cho đến năm 1870, khi chính phủ Canada mới thành lập mua đứt Lãnh thổ Rupert. Miền Bắc Alberta vẫn nằm trong Lãnh thổ Miền Tây Bắc cho đến năm 1870, khi nó và Lãnh thổ Rupert trở thành Các Lãnh thổ Tây Bắc của Canada.
Quận Alberta được thành lập trong bộ phận Các Lãnh thổ Tây Bắc năm 1882. Với số người định cư tăng trưởng, các dân biểu địa phương được cử vào cơ quan lập pháp lãnh thổ. Sau một thời gian dài vận động đòi tự trị, năm 1905 Quận Alberta được mở rộng và trở thành một tỉnh bang, và Alexander Cameron Rutherford được bầu làm thủ hiến đầu tiên. Chưa đến 10 năm sau, tỉnh bang mới đã phải đối diện với những thử thách đặc biệt do Thế chiến thứ nhất gây ra khi số người xung phong tham chiến đã để lại ít công nhân để duy trì dịch vụ và sản xuất. Hơn 50% bác sĩ Alberta đã tình nguyện tham chiến ở nước ngoài.
Thế kỷ 21
Ngày 21 tháng 6 năm 2013, trong vụ Lũ lụt Alberta 2013, Alberta đã chịu nhiều trận mưa lớn, gây ra lũ lụt khắp miền Nam tỉnh bang dọc theo các sông và nhánh Bow, Elbow, Highwood và Oldman. 12 đô thị ở miền Nam Albert đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp địa phương vào ngày 21 tháng 6 khi mực nước dâng cao và người dân ở nhiều địa phương nhận lệnh di tản.
Năm 2016, một vụ cháy rừng đã dẫn đến cuộc di tản vì cháy rừng lớn nhất lịch sử Alberta, trong đó hơn 80.000 người đã buộc phải di tản.
Nhân khẩu
Cuộc điều tra dân số năm 2016 báo cáo Alberta có dân số 4.067.175 người ở tại 1.527.678 trong 1.654.129 tổng số đơn vị nhà cửa, tăng 11,6% so với dân số năm 2011 là 3.645.257. Với diện tích đất là , mật độ dân số ở đây là trong năm 2016. Statistics Canada ước tính tỉnh bang có dân số là 4.428.247 người trong quý 2 năm 2020.
Từ năm 2000, dân số của Alberta đã trải qua một thời kỳ tăng trưởng tương đối cao, chủ yếu là do nền kinh tế đang nảy nở. Giữa 2003 và 2004, tỉnh bang có tỷ lệ sinh đẻ cao (bằng các tỉnh bang lớn hơn như British Columbia), tỷ lệ nhập cư tương đối cao, và tỷ lệ nhập cư liên tỉnh cao so với các tỉnh bang khác. Năm 2016, Alberta tiếp tục là tỉnh bang có dân số trẻ nhất, với tuổi trung bình là 36,7 năm, so với tuổi trung bình toàn quốc là 41,2 năm. Cũng trong năm 2016, Alberta có tỷ lệ người cao tuổi thấp nhất (12,3%) trong các tỉnh bang và một trong những tỷ lệ trẻ em cao nhất (19,2%), góp phần vào dân số trẻ tuổi và tăng trưởng của Alberta.
Khoảng 81% dân số sống trong các khu vực đô thị trong khi 19% sống ở khu vực nông thôn. Đường Hành lang Calgary–Edmonton là khu vực đô thị hóa nhất trong tỉnh bang và là một trong những khu vực đông dân nhất Canada. Nhiều thành thị Alberta cũng đã trải qua tỷ lệ tăng trưởng rất cao trong những năm gần đây. Dân số Alberta đã tăng trưởng từ 73.022 người trong năm 1901 đến 4.067.175 người năm 2016.
Kinh tế
Nền kinh tế Alberta là một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới, được hỗ trợ bởi một nền công nghiệp dầu mỏ đang tăng trưởng và ở một mức độ ít hơn là nông nghiệp và công nghệ. Năm 2013, GDP bình quân theo đầu người cao hơn so với Hoa Kỳ, Na Uy, hoặc Thụy Sĩ, và cao nhất trong tất cả các tỉnh bang nào khác tại Canada ở mức . Con số này là 56% cao hơn mức bình quân toàn quốc là và hơn gấp hai lần một số tỉnh bang giáp bờ Đại Tây Dương. Năm 2006, sự khác biệt với mức bình quân đầu người toàn quốc là lớn nhất cho bất cứ tỉnh bang nào trong lịch sử Canada. Theo điều tra dân số năm 2006, thu nhập gia đình trung vị sau khi trừ thuế ở Alberta là CAD$70.986 (so với CAD$60.270 toàn quốc). Năm 2014, Alberta có nền kinh tế lớn thứ nhì Canada, chỉ sau Ontario, với GDP cao hơn . GDP của tỉnh bang tính theo giá cả cơ bản đã tăng 4,6% năm 2017 lên đến CA$327.4 tỷ, là sự tăng trưởng cao nhất được ghi nhận tại Canada, và đã kết thúc hai năm liên tục giảm sút.
Nguồn tham khảo
Đọc thêm |
Nova Scotia là một tỉnh bang thuộc vùng miền đông của Canada. Đây là một bán đảo nằm nhô ra ngoài Đại Tây Dương với một diện tích khoảng 55.000 km².Tính đến năm 2016, dân số là 923,598. Nova Scotia là tỉnh có mật độ dân số cao thứ hai ở Canada với 17,4 cư dân trên mỗi kilômét vuông (45 dặm vuông).
Từ nguyên
"Nova Scotia" có nghĩa là "Scotland Mới" bằng tiếng Latin (mặc dù "Scotia" ban đầu là một tên La Mã cho Ireland) và là tên tiếng Anh được công nhận cho tỉnh. Ở tiếng Gaelic Scotland, tỉnh này được gọi là Alba Nuadh, cũng có nghĩa là "New Scotland". Tỉnh này được đặt tên lần đầu tiên trong Hiến pháp Hoàng gia năm 1621, cho phép quyền định cư các vùng đất bao gồm Nova Scotia hiện đại, Đảo Cape Breton, đảo Prince Edward, New Brunswick và Bán đảo Gaspé cho Sir William Alexander vào năm 1632.
Địa lý
Nova Scotia là tỉnh nhỏ thứ hai của Canada trong khu vực sau đảo Prince Edward. Vùng đất liền của tỉnh là bán đảo Nova Scotia bao quanh bởi Đại Tây Dương, bao gồm nhiều vịnh và cửa sông. Không nơi nào ở Nova Scotia cách biển hơn 67 km (42 dặm). Đảo Cape Breton, một hòn đảo lớn ở phía đông bắc của đại lục Nova Scotia, cũng là một phần của tỉnh, cũng như Đảo Sable, một hòn đảo nhỏ nổi tiếng vì đắm tàu, cách chừng 175 km (110 dặm) Bờ biển phía nam của tỉnh.
Nova Scotia có nhiều hình thành đá hóa thạch cổ. Những hình dạng đặc biệt phong phú trên bờ Vịnh Fundy. Blue Beach gần Hantsport, Joggins Fossil Cliffs, nằm trên bờ Vịnh Fundy, đã mang lại một lượng lớn các hóa thạch cổ carbon. Wasson's Bluff, gần thị trấn Parrsboro, đã mang lại cả hóa thạch tuổi Kỷ Đệ Tam và Jurassa.
Tỉnh có 5.400 hồ.
Khí hậu
Nova Scotia nằm ở khu vực trung du. Kể từ khi tỉnh này bao phủ gần biển, khí hậu gần với biển hơn so với khí hậu lục địa. Mùa đông và mùa hè nhiệt độ cực đoan của khí hậu lục địa bị kiểm duyệt bởi đại dương. Tuy nhiên, mùa đông vẫn còn lạnh, đủ để được phân loại là lục địa - vẫn còn gần điểm đông hơn so với nội địa ở phía tây. Khí hậu Nova Scotia theo nhiều cách tương tự như bờ biển Baltic trung tâm ở Bắc Âu, chỉ có mưa và tuyết. Mặc dù Nova Scotia có khoảng mười lăm dãy núi phía Nam. Những khu vực không có bờ biển Đại Tây Dương trải qua những mùa hè ấm áp hơn thường thấy ở các khu vực nội địa, và mùa đông hạ thấp hơn một chút.
Được mô tả trên tấm giấy phép xe của tỉnh dưới dạng Sân chơi Ocean của Canada, Nova Scotia được bao quanh bởi bốn vùng nước chính: Vịnh Saint Lawrence về phía bắc, Vịnh Fundy về phía tây, Vịnh Maine về phía tây nam, và Đại Tây Dương về phía đông.
Kinh tế
GDP bình quân đầu người của Nova Scotia trong năm 2010 là 38.475 đô la, thấp hơn đáng kể so với mức bình quân bình quân đầu người của quốc gia là 47.605 đô la và ít hơn một nửa của tỉnh giàu nhất Canada, Alberta. Tăng trưởng GDP đã tụt hậu so với phần còn lại của đất nước ít nhất là trong thập kỷ qua.
Nova Scotia của nền kinh tế dựa trên nguồn tài nguyên truyền thống đã đa dạng trong những thập kỷ gần đây. Sự nổi lên của Nova Scotia như là một thẩm quyền hữu hiệu ở Bắc Mỹ, theo lịch sử, là do sự sẵn có của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các loài cá ngoài khơi Scotian Shelf. Ngành đánh cá là một trụ cột của nền kinh tế kể từ khi nó được phát triển như một phần của New France vào thế kỷ 17; Tuy nhiên, ngành đánh bắt cá bị suy giảm nghiêm trọng do đánh bắt cá quá mức vào cuối thế kỷ 20. Sự sụp đổ của các cổ phiếu cá tuyết và sự đóng cửa của ngành này đã làm mất khoảng 20.000 việc làm vào năm 1992. Các ngành khác trong tỉnh cũng bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là trong hai thập kỷ qua: khai thác than ở Cape Breton và phía bắc lục địa Nova Scotia gần như ngừng sản xuất, và một nhà máy thép lớn ở Sydney đã đóng cửa trong những năm 1990. Gần đây, giá trị cao của đồng đô la Canada so với đô la Mỹ đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp lâm nghiệp, dẫn đến việc đóng cửa nhà máy bột giấy và xay giấy ở gần Liverpool. Khai thác khoáng sản, đặc biệt là thạch cao và muối, và silica, than bùn và barit ít hơn cũng là một ngành quan trọng. Từ năm 1991, dầu và khí ngoài khơi đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế mặc dù sản xuất và doanh thu đang giảm. Nông nghiệp vẫn là một lĩnh vực quan trọng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ở các hung lũng Annapolis.
Khu vực quốc phòng và hàng không vũ trụ của Nova Scotia tạo ra doanh thu khoảng 500 triệu đô la Mỹ và đóng góp khoảng 1,5 tỷ đô la cho nền kinh tế tỉnh mỗi năm.
Ngô đang phát triển tại Grafton ở thung lũng Annapolis vào tháng 10 năm 2011
Cho đến nay, 40% tài sản quân sự của Canada cư trú tại Nova Scotia. Nova Scotia có thứ tư lớn nhất ngành công nghiệp phim ở Canada lưu trữ hơn 100 tác phẩm hàng năm, hơn một nửa trong số đó là các sản phẩm của nhà sản xuất phim và truyền hình quốc tế. Năm 2015, chính phủ Nova Scotia loại bỏ tín dụng thuế để sản xuất phim trong tỉnh, gây nguy hiểm cho ngành công nghiệp với hầu hết các khu vực pháp lý khác tiếp tục cung cấp tín dụng như vậy.
Ngành du lịch Nova Scotia bao gồm hơn 6.500 doanh nghiệp trực tiếp, hỗ trợ gần 40.000 việc làm. 200.000 hành khách tàu thủy từ khắp nơi trên thế giới chảy qua Cảng Halifax, Nova Scotia mỗi năm. Ngành này đóng góp khoảng 1,3 tỷ đô la Mỹ mỗi năm cho nền kinh tế. Tỉnh cũng có sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghệ thông tin và truyền thông] (ICT) bao gồm hơn 500 công ty, và sử dụng khoảng 15.000 người. Năm 2006, khu vực sản xuất đã mang lại hơn 2,6 tỷ đô la cho GDP, sản lượng lớn nhất của bất kỳ ngành công nghiệp nào ở Nova Scotia. Michelin vẫn là nhà tuyển dụng duy nhất trong ngành này, vận hành ba nhà máy sản xuất trong tỉnh.
Vào năm 2012, thu nhập gia đình trung bình ở Nova Scotia là 67.910 đô la Mỹ, thấp hơn mức trung bình toàn quốc là 74.540 đô la; ở Halifax con số tăng lên 80.490 đô la.
Tỉnh là nơi xuất khẩu cây thông Noel, tôm hùm, thạch cao và quả mọng hoang giã nhiều nhất thế giới. Giá trị xuất khẩu cá của tỉnh vượt quá 1 tỷ USD, và các sản phẩm cá được 90 quốc gia trên thế giới nhận. Tuy nhiên, nhập khẩu của tỉnh vượt xa xuất khẩu. Trong khi con số này gần như bằng nhau từ năm 1992 đến năm 2004, kể từ đó thâm hụt thương mại đã tăng lên. Năm 2012, xuất khẩu từ Nova Scotia chiếm 12,1% GDP của tỉnh, trong khi nhập khẩu là 22,6%. |
Anh (, ) là một quốc gia cấu thành nên Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Quốc gia này có biên giới trên bộ với Scotland về phía bắc và với Wales về phía tây. Biển Ireland nằm về phía tây bắc và biển Celtic nằm về phía tây nam của Anh. Anh tách biệt khỏi châu Âu lục địa qua biển Bắc về phía đông và eo biển Manche về phía nam. Anh nằm tại miền trung và miền nam đảo Anh và chiếm khoảng 5/8 diện tích của đảo; ngoài ra còn có trên 100 đảo nhỏ. Người hiện đại cư trú lần đầu tiên tại khu vực Anh ngày nay trong giai đoạn đồ đá cũ muộn, song "England" có tên gọi bắt nguồn từ một bộ lạc German là Angle, bộ lạc này định cư trên đảo vào thế kỷ V-VI. Anh trở thành một quốc gia thống nhất vào thế kỷ X, và kể từ thời đại Khám phá quốc gia này có tác động đáng kể về văn hoá và tư pháp trên thế giới. Vương quốc Anh (bao gồm Wales từ năm 1535) kết thúc vị thế một quốc gia có chủ quyền riêng biệt vào ngày 1 tháng 5 năm 1707, khi các Đạo luật Liên minh có hiệu lực với kết quả là liên minh chính trị với Vương quốc Scotland để hình thành Vương quốc Anh liên hiệp. Tiếng Anh, giáo hội Anh giáo, và luật Anh (nền tảng của thông luật tại nhiều quốc gia) được phát triển tại Anh, và hệ thống chính phủ nghị viện của Anh được nhiều quốc gia khác áp dụng. Cách mạng công nghiệp bắt đầu tại Anh trong thế kỷ XVIII, chuyển đổi Anh trở thành quốc gia công nghiệp hoá đầu tiên trên thế giới.
Địa hình của Anh chủ yếu là đồi thấp và đồng bằng, đặc biệt là tại miền trung và miền nam. Tuy nhiên, có các vùng cao tại miền bắc và tây nam. Thủ đô của Anh là Luân Đôn, thuộc khu vực đại đô thị lớn nhất tại Anh Quốc cũng như Liên minh châu Âu. Dân số Anh đạt trên 53 triệu người, chiếm 84% dân số Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Phần lớn dân cư tập trung tại quanh Luân Đôn, vùng Đông Nam, và các khu thành thị tại Midlands, Tây Bắc, Đông Bắc và Yorkshire, là những nơi phát triển thành các vùng công nghiệp lớn trong thế kỷ XIX.
Nguồn gốc quốc hiệu
Tên gọi của Anh trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung. Bằng tiếng Trung, từ "England chia thành "En-g-land", phiên âm nó là 英格蘭 (pinyin: "Yīng gé lán", Hán-Việt: "Anh Cách Lan"), còn một cách khác là từ "English" bỏ "sh" thành "En-g-li" được phiên âm là 英吉利 (pinyin: "Yīng jí lì", Hán-Việt: "Anh Cát Lợi"). Gọi tắt cho cả hai đều là 英國 (pinyin: "Yīng guó", Hán-Việt: "Anh Quốc"). Hiện tại người Trung Quốc sử dụng "Anh Cách Lan" làm tên cho quốc gia này, còn "Anh Quốc" làm tên cho Vương Quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ai-len. Và người Việt đã bỏ chữ "Quốc" và "Cách Lan"
Tên gọi "England" xuất xứ từ từ Englaland trong tiếng Anh cổ, có nghĩa "vùng đất của người Angle". Người Angle là một trong những bộ tộc German định cư tại Anh trong Thời đầu Trung Cổ. Người Angle tới từ bán đảo Angeln tại khu vực Vịnh Kiel thuộc Biển Baltic. Theo Từ điển Oxford Anh, lần đầu tiên từ "England" được dùng để chỉ vùng phía nam hòn đảo Great Britain là năm 897, và cách đánh vần hiện đại của nó bắt đầu từ năm 1538.
Sự đề cập sớm nhất tới cái tên được chứng nhận diễn ra ở thế kỷ thứ nhất trong tác phẩm của Tacitus, Germania, trong đó từ tiếng Latin Anglii đã được sử dụng. Từ nguyên của chính cái tên bộ tộc bị các nhà học giả tranh cãi; đã có đề xuất rằng nó xuất phát từ hình dạng của bán đảo Angeln, một hình có góc. Làm thế nào và tại sao thuật ngữ xuất xứ từ cái tên của một bộ tộc không nổi bật so với các bộ tộc khác, như người Sachsen, lại được sử dụng để chỉ toàn bộ quốc gia và người dân của nó vẫn chưa được biết, nhưng dường như nó liên quan tới phong tục gọi người German tại Anh là Angli Saxones hay Anh - Sachsen..
Một cái tên khác của nước Anh là Albion. Cái tên Albion ban đầu để chỉ toàn bộ hòn đảo Great Britain. Ghi chép đầu tiên về cái tên xuất hiện trong tác phẩm Corpus Aristotelicum của nhà triết học Aristotle của Hy Lạp cổ đại, một cách rõ ràng ở thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên De Mundo: "Phía ngoài Các cột của Hercules là đại dương chảy quanh Trái Đất. Trong đó có hai hòn đảo rất lớn được gọi là Britannia; chúng là Albion và Ierne". Từ Albion (Ἀλβίων) hay insula Albionum có hai khả năng nguồn gốc. Hoặc nó xuất phát từ từ tiếng Latin albus có nghĩa trắng, một sự đề cập tới các vách trắng Dover, là quang cảnh đầu tiên của Anh nhìn từ Lục địa châu Âu. Một nguồn gốc khá được cho là bởi cuốn sách cổ của thương gia Massaliote Periplus, đề cập tới một "hòn đảo của người Albiones". Albion hiện được dùng thay cho Anh (England) theo một nghĩa thi vị hơn. Một cái tên lãng mạn khác của nước Anh là Loegria, liên quan tới Lloegr tiếng Wales, xuất xứ từ truyền thuyết trứ danh về vua Arthur.
Lịch sử
Tiền sử và cổ đại
Bằng chứng sớm nhất được biết đến về việc loài người hiện diện tại khu vực nay là Anh thuộc về chủng Homo antecessor, có niên đại khoảng 780.000 năm trước. Xương người nguyên thủy cổ nhất phát hiện được tại Anh có niên đại khoảng 500.000 năm trước. Người hiện đại được cho là cư trú tại khu vực vào giai đoạn đồ đá cũ muộn, song các khu định cư cố định chỉ hình thành trong vòng 6.000 năm qua. Sau kỷ băng hà cuối, chỉ còn lại các loài thú lớn như voi ma mút, bò rừng bison và tê giác lông mượt. Khoảng 11.000 năm trước, khi các phiến băng bắt đầu rút đi, con người lại cư trú trong khu vực; nghiên cứu di truyền gợi ý rằng họ đến từ phần phía bắc của bán đảo Iberia. Mực nước biển thấp hơn ngày nay và Anh nối liền với Ireland cùng lục địa Á-Âu. Đến khi mực nước biển dâng lên, Anh tách khỏi Ireland 10.000 năm trước và tách khỏi lục địa Á-Âu hai thiên niên kỷ sau đó.
Văn hoá Beaker đến vào khoảng 2.500 TCN, mang đến các bình đựng đồ ăn và đồ uống làm từ đất sét, cũng như các bình được sử dụng để nấu chảy quặng đồng. Các công trình kỷ niệm đồ đá mới có quy mô lớn như Stonehenge và Avebury được xây dựng trong thời gian này. Thiếc và đồng là những khoáng sản phong phú trong khu vực, bằng cách nung chảy chúng với nhau cư dân thuộc văn hoá Beaker làm ra đồng điếu, và sau đó làm ra sắt từ quặng sắt. Luyện thép phát triển cho phép sản xuất ra cày tốt hơn, nông nghiệp tiến bộ, cũng như sản xuất vũ khí có tính hiệu quả hơn.
Trong thời đại đồ sắt, văn hoá Celt đến Anh từ Trung Âu, văn hoá Celt lại bắt nguồn từ văn hoá Hallstatt và La Tène. Tiếng Britton là ngôn ngữ nói trong giai đoạn này. Xã hội mang tính bộ lạc, theo Geographia của Ptolemy thì có khoảng 20 bộ lạc trong khu vực. Giống như các khu vực khác nằm bên rìa La Mã, đảo Anh tham gia liên kết mậu dịch với La Mã trong thời gian dài. Julius Caesar của La Mã hai lần nỗ lực xâm chiếm Anh vào năm 55 TCN nhưng thất bại, ông lập ra một quốc vương phụ thuộc từ bộ lạc Trinovantes.
Người La Mã xâm chiếm đảo Anh vào năm 43, sau đó họ chinh phục phần lớn hòn đảo và khu vực được hợp nhất vào Đế quốc La Mã với vị thế tỉnh Britannia. Bộ lạc bản địa nổi tiếng nhất vì kháng cự La Mã là Catuvellauni dưới quyền Caratacus. Sau đó, có một cuộc khởi nghĩa dưới quyền Nữ vương Boudica của bộ lạc Iceni, song bà tự sát sau thất bại trong trận Watling Street. Trong thời kỳ này, văn hoá Hy Lạp-La Mã thịnh hành khi du nhập luật La Mã, kiến trúc La Mã, cống dẫn nước, rãnh thoát nước, nhiều mặt hàng nông nghiệp và lụa. Trong thế kỷ III, Hoàng đế Septimius Severus mất tại Eboracum (nay là York), đây cũng là nơi Constantinus xưng đế sau đó.
Tồn tại tranh luận về việc Cơ Đốc giáo du nhập lần đầu; điều này không muộn hơn thế kỷ IV và có lẽ là sớm hơn nhiều. Theo Bede, Giáo hoàng Eleutherius phái những người truyền giáo từ Roma theo thỉnh cầu của tù trưởng Lucius của Anh vào năm 180, nhằm giải quyết các bất đồng như giữa nghi thức phương Đông và phương Tây. Tồn tại các liên kết truyền thống đến Glastonbury thể hiện Cơ Đốc giáo du nhập thông qua Joseph của Arimathea, trong khi những người khác cho rằng thông qua Lucius. Đến năm 410, trong giai đoạn La Mã suy thoái, quyền cai trị của La Mã kết thúc, các đơn vị quân đội La Mã triệt thoái khỏi đảo nhằm bảo vệ các biên giới tại châu Âu lục địa và tham gia nội chiến.
Trung Cổ
Đảo Anh để ngỏ trước các cuộc xâm chiếm của người ngoại giáo, các chiến binh hàng hải đến từ miền tây-bắc của châu Âu lục địa, chủ yếu là người Saxon, Angle, Jute, và Frisia, họ tập kích các vùng bờ biển và bắt đầu định cư, ban đầu là tại phần phía đông. Bước tiến của họ bị kiềm chế trong vài thập niên sau khi người Briton chiến thắng trong trận núi Badon, song sau đó lại tiếp tục và họ tràn qua các vùng đất thấp phì nhiêu trên đảo, thu hẹp khu vực do người Briton kiểm soát thành một nhóm các vùng đất tách rời riêng biệt, trên những vùng có địa hình gồ ghề tại phía tây vào cuối thế kỷ VI. Các văn bản đương đại mô tả về giai đoạn này cực kỳ hiếm, khiến nó bị mô tả là một Thời kỳ Tăm tối. Tính chất và mức độ tiến triển của quá trình người Anglo-Saxon định cư tại Anh do đó là đề tài có bất đồng lớn. Cơ Đốc giáo do La Mã chi phối nhìn chung là biến mất khỏi các lãnh thổ bị người Anglo-Saxon chinh phục, song được những người truyền giáo từ Roma đưa đến một lần nữa dưới quyền lãnh đạo của Augustine từ năm 597 trở đi.
Trong giai đoạn định cư, khu vực do những người nhập cư German cai trị dường như bị phân mảnh thành nhiều lãnh thổ bộ lạc, song đến thế kỷ VII chúng tập hợp thành khoảng một chục vương quốc như Northumbria, Mercia, Wessex, East Anglia, Essex, Kent và Sussex. Trong các thế kỷ sau đó, quá trình thống nhất chính trị được tiếp tục. Trong thế kỷ VII, diễn ra một cuộc đấu tranh vì quyền bá chủ giữa Northumbria và Mercia, sang thế kỷ VIII thì Mercia chiếm ưu thế. Đầu thế kỷ IX, Wessex thay thế vị thế vương quốc quan trọng nhất của Mercia. Cũng trong thế kỷ IX, bộ lạc Dane cũng thuộc nhóm German leo thang tấn công với đỉnh điểm là chinh phục miền bắc và miền đông của Anh, lật đổ các vương quốc Northumbria, Mercia và East Anglia. Wessex dưới quyền Quốc vương Alfred là vương quốc duy nhất tại Anh còn tồn tại, và dưới thời những người kế vị của ông quốc gia này dần bành trướng sang các vương quốc nằm dưới luật của người Dane. Điều này dẫn đến thống nhất chính trị tại Anh, hoàn thành lần đầu tiên dưới thời Æthelstan vào năm 927 và được thiết lập dứt khoát sau các xung đột do Eadred tiến hành vào năm 953. Một làn sóng tấn công mới từ Scandinavia bắt đầu vào cuối thế kỷ X kết thúc khi Quốc vương Đan Mạch Sweyn Forkbeard chinh phục vương quốc thống nhất này vào năm 1013, con trai của ông là Cnut cũng đạt được thành tựu này vào năm 1016, biến Anh trở thành trung tâm của Đế quốc Biển Bắc đoản mệnh, bao gồm cả Đan Mạch và Na Uy. Tuy nhiên, triều đại bản địa phục hồi khi Edward Xưng tội đăng cơ vào năm 1042.
Tranh chấp về quyền kế vị Edward khiến người Norman chinh phục Anh vào năm 1066, đội quân này dưới quyền lãnh đạo của Công tước William xứ Normandy. Người Norman có nguồn gốc từ Scandinavia và định cư tại Normandy (nay thuộc miền bắc Pháp) vào cuối thế kỷ IX và đầu thế kỷ X. Cuộc chinh phục này khiến giới tinh hoa Anh gần như bị tước hoàn toàn quyền chiếm hữu, thay thế họ là một tầng lớp quý tộc mới nói tiếng Pháp, phát âm của họ có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến tiếng Anh.
Sau đó, Nhà Plantagenet từ Anjou kế thừa vương vị Anh dưới thời Henry II, đưa Anh vào Đế quốc Angevin đang chớm nở gồm cả các thái ấp của gia tộc được thừa kế tại Pháp như Aquitaine. Gia tộc này cai trị Anh trong ba thế kỷ, một số quân chủ được chú ý là Richard I, Edward I, Edward III và Henry V. Trong giai đoạn này diễn ra một số biến đổi về mậu dịch và tư pháp, như hiến chương Magna Carta được sử dụng để hạn chế quyền lực của quân chủ và bảo hộ các đặc quyền của người tự do. Đan sĩ Công giáo phát triển mạnh, giúp sản sinh các triết gia, các trường đại học Oxford và Cambridge được thành lập và được quân chủ bảo trợ. Thân vương quốc Wales trở thành một thái ấp của Nhà Plantagenet vào thế kỷ XIII và Lãnh địa Ireland được Giáo hoàng trao cho quân chủ của Anh.
Trong thế kỷ XIV, Nhà Plantagenet và Nhà Valois đều yêu sách là bên kế thừa hợp pháp của Nhà Capet cùng với vương vị Pháp; hai thế lực này xung đột trong Chiến tranh Trăm Năm. Dịch bệnh Cái chết Đen bắt đầu tấn công Anh bắt đầu vào năm 1348, kết cục là một nửa cư dân Anh thiệt mạng. Từ năm 1453 đến năm 1487, nội chiến diễn ra giữa hai nhánh của vương tộc Plantagenet là nhánh York và nhánh Lancaster, cuộc chiến này được gọi là Chiến tranh Hoa Hồng. Kết cục là nhánh York mất hoàn toàn vương vị về tay một gia tộc quý tộc Wales là Tudor, đây là một dòng họ liên hệ với nhánh Lancaster và do Henry Tudor đứng đầu, lực lượng của ông gồm các lính đánh thuê Wales và Breton, họ giành thắng lợi trong trận Bosworth Field và trong trận này Quốc vương Richard III của nhánh York bị giết.
Sơ kỳ cận đại
Trong giai đoạn Tudor, Phục Hưng lan đến Anh thông qua các triều thần người Ý, họ giới thiệu lại tranh luận nghệ thuật, giáo dục và học thuật từ thời cổ đại. Anh bắt đầu phát triển các kỹ năng hải quân, và việc thám hiểm phía tây được tăng cường.
Henry VIII đoạn tuyệt hiệp thông với Giáo hội Công giáo do các vấn đề liên quan đến việc ông ly hôn, theo các đạo luật vào năm 1534 ông trở thành thủ lĩnh quân chủ của Giáo hội Anh. Khác với phần lớn châu Âu Tin Lành, nguồn gốc phân chia tôn giáo tại Anh mang tính chính trị nhiều hơn là thần học. Ông cũng hợp nhất về pháp lý lãnh thổ Wales của tổ tiên vào Vương quốc Anh theo các đạo luật năm 1535–1542. Diễn ra xung đột tôn giáo nội bộ trong thời kỳ trị vì của các con gái Henry là Mary I và Elizabeth I. Mary I đưa Anh quay trở lại Công giáo La Mã còn Elizabeth I lại khẳng định mạnh mẽ quyền tối cao của Anh giáo.
Nhằm cạnh tranh với Tây Ban Nha, Anh có thuộc địa đầu tiên tại châu Mỹ vào năm 1585 khi nhà thám hiểm Walter Raleigh lập thuộc địa Roanoke tại vùng đất nay là bang Virginia của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thuộc địa này là một thất bại. Công ty Đông Ấn Anh cạnh tranh với người Hà Lan và người Pháp tại phương Đông. Năm 1588, trong thời kỳ Elizabeth I, một hạm đội Anh dưới quyền Francis Drake đánh bại một hạm đội Tây Ban Nha đến xâm chiếm. Cấu trúc chính trị trên đảo Anh thay đổi vào năm 1603 khi Quốc vương Scotland James VI kế thừa vương vị Anh với hiệu là James I, lập ra một liên minh cá nhân giữa hai vương quốc từng kình địch trong thời gian dài về lợi ích.
Do mâu thuẫn về lập trường chính trị, tôn giáo và xã hội, Nội chiến Anh bùng phát giữa những người ủng hộ Quốc hội và những người ủng hộ Quốc vương Charles I. Đây là một phần đan xen của Chiến tranh Ba Vương quốc với quy mô rộng hơn khi bao gồm cả Scotland và Ireland. Phái Quốc hội giành chiến thắng, Charles I bị hành quyết và vương quốc bị thay thế bằng thịnh vượng chung. Thủ lĩnh của phái Quốc hội là Oliver Cromwell tự xưng là Bảo Hộ Công vào năm 1653; một giai đoạn thống trị cá nhân diễn ra sau đó. Sau khi Cromwell mất và con trai ông là Richard từ chức Bảo Hộ Công, Charles II được mời trở lại làm quân chủ vào năm 1660. Sau Cách mạng Vinh Quang năm 1688, Dự luật Quyền lợi 1689 xác định rằng Quốc vương và Quốc hội cùng cai trị, song thực quyền thuộc về Quốc hội. Theo các quy chế được đưa ra, pháp luật chỉ có thể do Quốc hội lập ra và Quốc vương không thể đình chỉ, Quốc vương cũng không thể áp thuế hoặc tổ chức một đội quân nếu không được Quốc hội phê chuẩn trước.
Năm 1666, Luân Đôn xảy ra hoả hoạn lớn, thành phố bị tàn phá song được tái thiết một thời gian ngắn sau đó gồm nhiều toà nhà quan trọng do Christopher Wren thiết kế. Trong Quốc hội Anh, hai phái Tory và Whig xuất hiện. Phái Tory ban đầu ủng hộ Quốc vương James II theo Công giáo, song trong cách mạng năm 1688 một số người trong phái Tory cùng với phái Whig mời một thân vương người Hà Lan là William xứ Orange sang đánh bại James II và cuối cùng trở thành William III của Anh. Một số người Anh theo phong trào Jacobite và tiếp tục ủng hộ James II và các con trai của ông, đặc biệt là tại miền bắc. Sau khi các quốc hội của Anh và Scotland đồng thuận, hai quốc gia tham gia liên hiệp chính trị, lập ra Vương quốc Anh mới vào năm 1707. Nhằm dàn xếp liên hiệp, các thể chế như luật pháp và giáo hội quốc gia của hai bên vẫn tách biệt.
Hậu kỳ cận đại và đương đại
Vương quốc Anh liên hiệp được thành lập, sản phẩm của Hội Hoàng gia và các sáng kiến khác của Anh kết hợp với Khai sáng Scotland để tạo nên các phát kiến trong khoa học và kỹ thuật. Anh phát triển cực lớn về mậu dịch hải ngoại với bảo hộ từ Hải quân Hoàng gia, mở đường để hình thành Đế quốc Anh. Trong nước, nó thúc đẩy cách mạng công nghiệp, là một giai đoạn biến đổi sâu sắc về kinh tế-xã hội và văn hoá tại Anh, kết quả là công nghiệp hoá nông nghiệp, sản xuất, kỹ thuật và khai mỏ, cũng như các hệ thống đường bộ, đường sắt và đường thủy mới và tiên phong nhằm thuận tiện để mở rộng phát triển. Kênh Bridgewater thuộc Tây Bắc Anh được khánh thành vào năm 1761, báo hiệu kỷ nguyên kênh đào tại Anh. Năm 1825, tuyến đường sắt hành khách dùng đầu máy kéo hơi nước cố định đầu tiên trên thế giới được mở cửa cho công chúng, đó là đường sắt Stockton và Darlington.
Trong cách mạng công nghiệp, nhiều người lao động chuyển từ nông thôn đến các khu vực công nghiệp đô thị mới để làm việc trong các nhà máy, chẳng hạn như Manchester và Birmingham, hai thành phố này từng lần lượt được gán là "thành phố kho hàng" và "công xưởng của thế giới". Anh vẫn tương đối ổn định trong suốt Cách mạng Pháp; William Pitt Trẻ là thủ tướng của Anh trong giai đoạn trị vì của George III. Trong Các cuộc chiến tranh của Napoléon, Napoléon lập kế hoạch xâm chiếm Anh từ phía đông nam, Tuy nhiên, kế hoạch thất bại khi quân của Napoleón bị người Anh đánh bại trên biển dưới quyền Horatio Nelson và trên bộ dưới quyền Arthur Wellesley. Các cuộc chiến Napoléon khích lệ khái niệm về tính Anh Quốc và dân tộc Anh Quốc thống nhất, chia sẻ với người Scots và người Wales.
Luân Đôn trở thành khu vực đô thị lớn nhất và đông dân nhất thế giới trong thời kỳ Victoria, và mậu dịch trong Đế quốc Anh cũng như địa vị của quân đội và hải quân Anh có được thanh thế. Kích động chính trị từ các phần tử cấp tiến như phong trào Hiến chương và phong trào phụ nữ yêu cầu quyền bầu cử thúc đẩy các cải cách tư pháp và phổ thông đầu phiếu. Biến đổi quyền lực tại Đông-Trung Âu dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất; hàng trăm nghìn binh sĩ Anh thiệt mạng khi giao tranh bên phe Đồng Minh. Hai thập niên sau, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland lại ở bên phe Đồng Minh. Đến khi kết thúc Chiến tranh kỳ quặc, Winston Churchill trở thành thủ tướng thời chiến. Phát triển về công nghệ chiến tranh khiến nhiều thành thị bị tàn phá do Không quân Đức oanh tạc. Sau chiến tranh, Đế quốc Anh trải qua phi thực dân hoá nhanh chóng, đồng thời có các phát kiến nhanh chóng về kỹ thuật; ô tô trở thành phương tiện giao thông chủ yếu và phát triển của Frank Whittle về động cơ phản lực khiến di chuyển bằng hàng không phổ biến hơn. Mô hình cư trú thay đổi tại Anh do ô tô cá nhân, thiết lập Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) vào năm 1948. NHS của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cung cấp chăm sóc y tế công cộng miễn phí cho toàn bộ cư dân thường trú tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tại điểm cần thiết, kinh phí lấy từ thuế nói chung. Tổng hợp, các thay đổi này thúc đẩy cải cách về chính quyền địa phương tại Anh vào giữa thế kỷ XX.
Từ thế kỷ XX, có phong trào di dân đáng kể đến Anh, hầu hết là từ các phần còn lại của quần đảo Anh, song cũng từ các quốc gia trong Thịnh vượng chung mà đặc biệt là tiểu lục địa Ấn Độ. Kể từ thập niên 1970, có một bước chuyển đổi lớn khỏi lĩnh vực chế tạo và gia tăng tầm quan trọng vào ngành dịch vụ. Với tư cách là bộ phận của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, khu vực gia nhập sáng kiến thị trường chung mang tên Cộng đồng Kinh tế châu Âu, tiền thân của Liên minh châu Âu. Kể từ cuối thế kỷ XX, chính quyền Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland chuyển hướng sang phân quyền quản trị tại Scotland, Wales và Bắc Ireland. Anh và Wales tiếp tục là một khu vực quyền hạn pháp lý tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Phân quyền kích thích việc nhấn mạnh nhiều vào bản sắc và chủ nghĩa ái quốc đặc trưng Anh hơn. Không có chính phủ Anh được phân quyền, song một nỗ lực nhằm lập ra một hệ thống tương tự trên cơ sở phân vùng bị cử tri bác bỏ thông qua trưng cầu dân ý.
Chính trị
Với vị thế là bộ phận của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, hệ thống chính trị cơ bản tại Anh là quân chủ lập hiến và hệ thống nghị viện. Không tồn tại chính phủ riêng cho Anh kể từ năm 1707, khi Anh và Scotland liên hiệp thành Vương quốc Anh mới. Trước khi liên hiệp, Anh do quân chủ và quốc hội cai trị. Hiện nay, Anh nằm dưới quyền cai quản trực tiếp từ Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, dù cho các quốc gia khác trong Vương quốc liên hiệp có các chính phủ được phân quyền. Trong Hạ nghị viện Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, trong tổng số 650 nghị viên có 532 nghị viên đại diện cho các khu vực bầu cử tại Anh. Trong tổng tuyển cử năm 2017, Đảng Bảo thủ giành được nhiều ghế nhất..
Do Scotland, Wales và Bắc Ireland đều có cơ quan lập pháp riêng biệt và được phân quyền đối với các vấn đề địa phương, tồn tại tranh luận về cách thức cân bằng điều này tại Anh. Ban đầu có kế hoạch là các vùng của Anh sẽ được phân quyền, song sau khi cử tri Đông Bắc bác bỏ đề xuất này trong một cuộc trưng cầu dân ý, nó không được tiến hành. Một vấn đề lớn đó là câu hỏi West Lothian, theo đó các nghị viên từ Scotland và Wales có thể bỏ phiếu về pháp luật chỉ áp dụng cho Anh, trong khi các nghị viên từ Anh không có quyền tương đương đối với pháp luật về các vấn đề được phân quyền. Với bối cảnh Anh là quốc gia duy nhất trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland không miễn phí về điều trị ung thư, đơn thuốc, chăm sóc tại nhà cho người già và học phí đại học, khiến cho chủ nghĩa dân tộc Anh dần tăng lên.
Hệ thống pháp luật Anh phát triển trong nhiều thế kỷ, là cơ sở của hệ thống tư pháp thông luật tồn tại trong hầu hết các quốc gia Thịnh vượng chung và Hoa Kỳ (trừ bang Louisiana). Mặc dù hiện là bộ phận của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, hệ thống tư pháp của Các toà án Anh và Wales vẫn tiếp tục với tư cách là hệ thống tư pháp độc lập với hệ thống tại Scotland. Bản chất tổng thể của luật Anh là nó hình thành bởi các thẩm phán trong các toà án, áp dụng cảm giác chung và kiến thức của họ về tiền lệ tư pháp đối với các sự việc. Đứng đầu hệ thống toà án là Các toà cấp cao của Anh và Wales, gồm có toà án phúc thẩm, toà án tư pháp cấp cao đối với các vụ án dân sự, và toà án hoàng gia đối với các vụ án hình sự. Toà án Tối cao Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là toà án cao nhất đối với các vụ án hình sự và dân sự tại Anh và Wales. Toà án này hình thành vào năm 2009 sau sửa đổi hiến pháp, tiếp quản các chức năng tư pháp của Thượng nghị viện.
Hành chính
Phân vùng tại Anh gồm có bốn cấp, được kiểm soát thông qua nhiều kiểu thực thể hành chính, lập nên vì mục đích cai quản địa phương. Cấp chính quyền địa phương cao nhất là chín vùng của Anh: North East, North West, Yorkshire và Humber, East Midlands, West Midlands, East, South East, South West, và London. Chúng được lập ra vào năm 1994, được chính phủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland sử dụng để phân bổ một loạt các chính sách và chương trình địa phương, song không có các thể chế dân cử tại cấp này, ngoại trừ tại Luân Đôn, và các văn phòng chính quyền khu vực bị bãi bỏ vào năm 2011. Ranh giới các vùng vẫn được sử dụng để bầu các thành viên nghị viện châu Âu.
Sau khi các quốc gia khác tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland được phân quyền, có kế hoạch tổ chức trưng cầu dân ý tại các vùng của Anh về các cơ quan lập pháp địa phương được phân quyền. Cử tri Luân Đôn chấp thuận vào năm 1998: Hội đồng Luân Đôn được hình thành hai năm sau. Tuy nhiên, các cuộc trưng cầu dân ý khác bị đình chỉ sau khi cử tri North East bác bỏ đề xuất phân quyền vào năm 2004. Các hội đồng khu vực ngoài Luân Đôn bị bãi bỏ vào năm 2010, và chức năng của chúng được chuyển giao cho các cơ quan phát triển khu vực tương ứng và một hệ thống mới gồm các ban lãnh đạo chính quyền địa phương.
Dưới cấp vùng, Anh được chia thành 48 hạt nghi lễ. Chúng chủ yếu được sử dụng làm khung tham chiếu địa lý và dần được phát triển từ thời Trung Cổ, có một số hình thành vào năm 1974. Mỗi hạt nghi lễ có một Lord Lieutenant (thống giám) và High Sheriff (hạt trưởng); các chức vụ này đại diện cho quân chủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tại địa phương. Ngoại trừ Đại Luân Đôn và quần đảo Scilly, Anh còn được chia thành 83 hạt đô thị và phi đô thị; chúng tương ứng với các khu vực được sử dụng cho mục đích chính quyền địa phương.
Anh có sáu hạt đô thị tại các khu vực đô thị hoá cao nhất, chúng không có hội đồng hạt. Trong các khu vực này, nhà cầm quyền chủ yếu là các hội đồng khu phố. 27 hạt phi đô thị có hội đồng hạt, và được chia thành các huyện, mỗi huyện có một hội đồng huyện. Chúng thường nằm tại các khu vực có tính nông thôn cao hơn. Các hạt phi đô thị còn lại gồm một huyện duy nhất và thường tương ứng với các thị trấn lớn hoặc hạt thưa dân; chúng được gọi là nhà cầm quyền nhất thể. Đại Luân Đôn có mô hình chính quyền địa phương khác biệt, gồm 32 khu phố và Thành phố Luân Đôn Ở cấp thấp nhất, phần lớn Anh được chia thành các giáo khu dân sự có các hội đồng.
Địa lý
Về mặt địa lý, Anh nằm tại miền trung và miền nam đảo Anh, chiếm hai phần ba diện tích của đảo, ngoài ra còn có các đảo ven bờ như đảo Wight và quần đảo Scilly. Anh có biên giới với hai quốc gia khác trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland: phía bắc giáp Scotland và phía tây giáp Wales. Anh là nơi gần lục địa châu Âu nhất tại đại lục Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Anh cách biệt Pháp qua eo biển Manche rộng 34 km, song hai quốc gia được liên kết thông qua đường hầm xuyên eo biển gần Folkestone. Anh cũng có đường bờ biển ven biển Ireland, biển Bắc và Đại Tây Dương.
Các cảng Luân Đôn, Liverpool, và Newcastle lần lượt nằm trên các sông chịu ảnh hưởng của thủy triều là Thames, Mersey và Tyne. Severn là sông dài nhất chảy qua Anh, có tổng chiều dài là 350 km. Sông này chảy vào eo biển Bristol và được chú ý do nước triều có thể cao đến 2m. Tuy vậy, sông dài nhất chảy hoàn toàn trên lãnh thổ Anh là Thames với 346 km. Anh có nhiều hồ, lớn nhất trong số đó là Windermere thuộc khu Lake District.
Dãy Pennines được mệnh danh là "xương sống của Anh", đây là dãy núi cổ nhất tại Anh và có nguồn gốc vào cuối thời Đại Cổ sinh cách nay khoảng 300 triệu năm trước. Cấu tạo địa chất của dãy này gồm có sa thạch, đá vôi, cũng như than đá và các loại khác. Tồn tại cảnh quan karst trong các khu vực canxit như một số nơi tại Yorkshire và Derbyshire. Cảnh quan Pennine là đất hoang vùng cao, bị chia cắt do các thung lũng phì nhiêu hình thành từ các sông trong vùng. Dãy núi có ba công viên quốc gia là Yorkshire Dales, Northumberland, và Peak District. Điểm cao nhất tại Anh là Scafell Pike cao 978 m tại Cumbria. Vùng đồi Cheviot trải dài trên biên giới Anh-Scotland.
Các vùng đất thấp của Anh nằm về phía nam dãy Pennines, có các khu đồi gợn sóng xanh tươi như Cotswold, Chiltern, North Downs và South Downs, tại nơi gặp biển chúng hình thành các vách đá trắng như vách Dover. Bán đảo Tây Nam mang tính granit có các đồng hoang vùng cao như Dartmoor và Exmoor, và có khí hậu ôn hoà, chúng đều là các công viên quốc gia.
Khí hậu
Anh có khí hậu đại dương ôn hoà, nhiệt độ không thấp hơn nhiều mức 0 °C vào mùa đông và không cao hơn nhiều mức 32 °C vào mùa hè. Thời tiết ẩm thấp tương đối thường xuyên và dễ thay đổi. Các tháng lạnh nhất là tháng 1 và 2, riêng vùng ven biển là tháng 2, còn tháng 7 thường là tháng ấm nhất. Các tháng có thời tiết êm dịu cho đến ấm là tháng 5-6 và 9-10.
Các ảnh hưởng quan trọng đối với khí hậu Anh là việc quốc gia này nằm gần Đại Tây Dương, có vĩ độ cao và hơi ấm từ biển theo hải lưu Gulf Stream. Lượng mưa cao hơn tại miền tây, và nhiều nơi thuộc Lake District có lượng mưa lớn hơn các nơi khác trong nước. Từ khi thời tiết được quan trắc, nhiệt độ cao nhất theo báo cáo là 38,5 °C vào ngày 10 tháng 8 năm 2003 tại Brogdale thuộc Kent, trong khi nhiệt độ thấp nhất là -26,1 °C vào ngày 10 tháng 1 năm 1982 tại Edgmond, Shropshire.
Các khu thành thị chính
Khu vực đô thị Đại Luân Đôn là khu vực đô thị lớn nhất tại Anh và là một trong các thành phố nhộn nhịp nhất thế giới. Luân Đôn là một thành phố toàn cầu và có dân số lớn hơn các quốc gia khác trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland ngoài Anh. Các khu vực đô thị khác có quy mô và ảnh hưởng đáng kể có xu hướng nằm tại miền bắc hay miền trung của Anh. 50 khu dân cư được cấp vị thế thành phố tại Anh, còn trên toàn Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là 66.
Nhiều thành phố tại Anh khá lớn, chẳng hạn như Birmingham, Sheffield, Manchester, Liverpool, Leeds, Newcastle, Bradford, Nottingham, song quy mô dân số không phải là điều kiện tiên quyết cho vị thế thành phố. Theo truyền thống, vị thế thành phố được trao cho các đô thị có nhà thờ chính toà của giáo phận, do đó tồn tại các thành phố nhỏ như Wells, Ely, Ripon, Truro và Chichester. Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh, 10 khu vực đô thị lớn nhất, phát triển liền kề là:
Kinh tế
Kinh tế Anh nằm vào hàng lớn nhất thế giới, có GDP bình quân là 22.907 bảng Anh vào năm 2009. Anh thường được nhìn nhận là một nền kinh tế thị trường hỗn hợp, áp dụng nhiều nguyên tắc thị trường tự do, song duy trì hạ tầng phúc lợi xã hội tiến bộ. Thuế tại Anh khá cạnh tranh nếu so với phần lớn các quốc gia châu Âu khác, năm 2014 mức thuế cá nhân cơ bản là 20%.
Kinh tế Anh lớn nhất trong kinh tế Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Anh đứng đầu thế giới về các lĩnh vực hoá học và dược khoa cũng như trong các ngành công nghệ chủ chốt, đặc biệt là hàng không vũ trụ, công nghiệp vũ khí và chế tạo công nghiệp phần mềm. Sàn giao dịch chứng khoán Luân Đôn là sàn giao dịch chứng khoán chủ yếu của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và lớn nhất tại châu Âu, đây là trung tâm tài chính của Anh và 100/500 công ty lớn nhất châu Âu có trụ sở tại Luân Đôn. Luân Đôn là trung tâm tài chính lớn nhất tại châu Âu, và là trung tâm tài chính lớn thứ nhất thế giới theo chỉ số GFCI vào năm 2016.
Ngân hàng Anh được thành lập vào năm 1694, là ngân hàng trung ương của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Ban đầu nó là một ngân hàng tư nhân phục vụ chính phủ Anh, song từ năm 1946 nó là một thể chế quốc hữu. Ngân hàng được độc quyền phát hành tiền tệ tại Anh và Wales, song không có quyền này tại Scotland hay Bắc Ireland. Chính phủ giao trách nhiệm cho Ủy ban Chính sách Tiền tệ của ngân hàng về quản lý chính sách tiền tệ của quốc gia và thiết lập mức lãi suất.
Anh là một quốc gia công nghiệp hoá cao độ, song kể từ thập niên 1970 diễn ra suy thoái trong các ngành công nghiệp nặng và chế tạo truyền thống, gia tăng tập trung vào kinh tế định hướng dịch vụ. Du lịch trở thành một ngành công nghiệp quan trọng, thu hút hàng triệu du khách đến Anh mỗi năm. Xuất khẩu của Anh chủ yếu là dược phẩm, ô tô, dầu khai thác từ biển Bắc và Wytch Farm, động cơ máy bay và đồ uống có cồn. Hầu hết ngành công nghiệp hàng không vũ trụ trị giá 30 tỷ bảng của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nằm tại Anh. Cơ hội thị trường toàn cầu của các nhà chế tạo hàng không vũ trụ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trong hai thập niên tới ước tính đạt 3,5 nghìn tỷ bảng. Nông nghiệp Anh thâm canh và được cơ giới hoá cao độ, sản xuất 60% nhu cầu thực phẩm với chỉ 2% lực lượng lao động. Hai phần ba sản lượng thuộc lĩnh vực chăn nuôi, còn lại thuộc về trồng trọt.
Giao thông
Bộ Giao thông là cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm giám sát giao thông tại Anh. Anh có nhiều xa lộ và nhiều tuyến đường trục khác như đường A1 Great North chạy xuyên miền đông của Anh từ Luân Đôn đến Newcastle và tiến đến biên giới với Scotland. Xa lộ dài nhất tại Anh là M6 kéo dài từ Rugby qua vùng North West đến biên giới với Scotland, tổng chiều dài là 373 km. Các tuyến đường chính khác là M1 từ Luân Đôn đến Leeds, M25 vòng quanh Luân Đôn, M60 vòng quanh Manchester, M4 từ London đến Nam Wales, M62 từ Liverpool qua Manchester đến East Yorkshire, và M5 từ Birmingham đến Bristol và South West.
Giao thông xe buýt phổ biến khắp nước Anh, với các công ty lớn như National Express, Arriva và Go-Ahead Group. Xe buýt hai tầng đỏ tại Luân Đôn trở thành một biểu trưng của Anh. Anh có hai mạng lưới tàu điện ngầm: London Underground; và Tyne and Wear Metro tại Newcastle, Gateshead và Sunderland. Anh còn có một số mạng lưới xe điện, như tại Blackpool, Manchester, Sheffield và Midland, và hệ thống Tramlink tập trung tại Croydon thuộc Nam Luân Đôn.
Anh là nơi có giao thông đường sắt đầu tiên trên thế giới, đường sắt chở khách bắt nguồn tại đây vào năm 1825. Phần lớn mạng lưới đường sắt dài 16.000 km của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nằm tại Anh, bao phủ khá rộng, song một phần lớn các tuyến đường sắt bị đóng cửa trong nửa sau của thế kỷ XX. Có các kế hoạch mở lại các tuyến như Varsity nối Oxford và Cambridge. Các tuyến đường sắt tại Anh hầu hết có khổ tiêu chuẩn (đơn, đôi hoặc bốn đường ray) song cũng có một vài tuyến có khổ hẹp. Đường hầm eo biển Manche hoàn thành vào năm 1994 giúp liên kết đường sắt giữa Anh với Pháp và Bỉ.
Anh có các liên kết hàng không nội địa và quốc tế trên phạm vi rộng. Sân bay lớn nhất là London Heathrow, đây là sân bay có số hành khách quốc tế đông nhất thế giới. Các sân bay lớn khác là Manchester, London Stansted, Luton và Birmingham. Anh có mạng lưới giao thông bằng phà với hành trình địa phương và quốc tế, như đến Ireland, Hà Lan và Bỉ. Có khoảng 7.100 km đường thủy có thể thông hành tại Anh, một nửa trong số đó thuộc quyền sở hữu của Canal and River Trust, tuy nhiên vận tải đường thủy rất hạn chế. Thames là tuyến đường thủy chính tại Anh, xuất nhập khẩu tập trung tại cảng Tilbury trên cửa sông Thames, đây là một trong ba cảng chính của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.
Y tế
Dịch vụ Y tế Quốc dân (NHS) là hệ thống chăm sóc sức khoẻ công cộng tại Anh, chịu trách nhiệm cung cấp đa số dịch vụ y tế trong nước. NHS bắt đầu vào ngày 5 tháng 7 năm 1948, có hiệu lực theo các điều khoản của Đạo luật Dịch vụ Y tế Quốc dân 1946. Nó dựa trên các phát hiện của Báo cáo Beveridge, người soạn báo cáo này là nhà kinh tế và cải cách xã hội William Beveridge. NHS phần lớn được tài trợ từ thuế nói chung, trong đó có chi trả Bảo hiểm Quốc dân, và nó cung cấp miễn phí hầu hết các dịch vụ tại điểm sử dụng, song tính phí đối với một số người khi kiểm tra mắt, chăm sóc nha khoa, kê đơn và các khía cạnh chăm sóc cá nhân.
Cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về NHS là Bộ Y tế, và hầu hết chi tiêu của Bộ Y tế là dành cho NHS, với 98,6 tỷ bảng vào năm 2008–2009. Trong những năm gần đây, lĩnh vực tư nhân ngày càng được sử dụng nhiều để cung cấp các dịch vụ NHS bất chấp phản đối của các bác sĩ và công đoàn. Tuổi thọ dự tính trung bình của cư dân Anh là 77,5 năm đối với nam giới và 81,7 năm đối với nữ giới, đây là mức cao nhất trong bốn quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.
Nhân khẩu
Theo điều tra năm 2011, Anh có 53 triệu cư dân, chiếm tới 84% tổng cư dân của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Nếu được xem là một đơn vị và so sánh với quốc tế, Anh có dân số lớn thứ tư trong Liên minh châu Âu và đông dân thứ 25 thế giới. Với mật độ dân số là 407 người/km², đây sẽ là quốc gia có mật độ dân số cao thứ nhì trong Liên minh châu Âu sau Malta.
Một số bằng chứng di truyền học cho thấy 75-95% nguồn gốc theo dòng phụ hệ là từ những người định cư thời tiền sử có xuất thân từ bán đảo Iberia, cùng với 5% đóng góp của người Angle và Saxon, và một lượng đáng kể yếu tố Scandinavia (Viking). Tuy nhiên, có các nhà di truyền học khác cho rằng nguồn gốc Germanic ước tính lên đến một nửa. Theo thời gian, nhiều nền văn hoá có ảnh hưởng tới Anh: Tiền sử, Briton, La Mã, Anglo-Saxon, Viking (Bắc Germanic), Gael, cũng như chịu ảnh hưởng lớn từ người Norman. Tồn tại cộng đồng người gốc Anh tại nhiều nơi từng thuộc Đế quốc Anh; đặc biệt là Hoa Kỳ, Canada, Úc, Nam Phi và New Zealand. Kể từ cuối thập niên 1990, có nhiều người Anh di cư sang Tây Ban Nha.
Năm 1086, khi Domesday Book được soạn, dân số Anh là hai triệu, khoảng 10% sống trong các khu vực đô thị. Đến năm 1801, dân số là 8,3 triệu, và đến năm 1901 thì tăng lên 30,5 triệu. Nhờ kinh tế thịnh vượng của vùng đông nam, Anh thu hút nhiều di dân kinh tế từ những phần khác của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Người Ireland nhập cư với số lượng đáng kể. Tỷ lệ cư dân gốc Âu là 87,50%, trong đó có người gốc Đức và gốc Ba Lan.
Những dân tộc khác đến từ các cựu thuộc địa xa xôi của Anh từ thập niên 1950, trong đó 6% cư dân Anh có nguồn gốc gia đình tại tiểu lục địa Ấn Độ. 2,90% dân số là người da đen, họ đến từ châu Phi và Caribe, đặc biệt là các cựu thuộc địa của Anh. Người Hoa và người Anh gốc Hoa có số lượng đáng kể. Năm 2007, 22% học sinh tiểu học tại Anh đến từ các gia đình dân tộc thiểu số, và tỷ lệ này tăng lên 26,5% vào năm 2011. Khoảng một nửa gia tăng dân số giai đoạn 1991-2001 là do nhập cư. Tranh luận về nhập cư đáng chú ý về mặt chính trị; theo một khảo sát vào năm 2009 của Bộ Nội vụ Anh, 80% muốn giới hạn nó. Văn phòng Thống kê Quốc gia dự báo rằng dân số sẽ tăng thêm chín triệu từ năm 2014 đến năm 2039.
Anh có một dân tộc thiểu số bản địa là người Cornwall, họ được chính phủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland công nhận theo Công ước khung về Bảo vệ các dân tộc thiểu số vào năm 2014.
Ngôn ngữ
Tiếng Anh hiện được hàng trăm triệu người nói trên khắp thế giới, ngôn ngữ này bắt nguồn từ Anh và hiện là ngôn ngữ chính của 98% dân số tại đây. Đây là một ngôn ngữ Ấn-Âu thuộc nhánh Anh-Frisia của ngữ tộc German. Sau khi người Norman chinh phục Anh, tiếng Anh cổ bị thay thế và hạn chế trong tầng lớp xã hội thấp trong khi giới quý tộc dùng tiếng Pháp Norman và tiếng La Tinh.
Đến thế kỷ XV, tiếng Anh quay trở lại trong toàn bộ các tầng lớp, song có nhiều cải biến; tiếng Anh trung đại chịu nhiều ảnh hưởng từ tiếng Pháp, cả về tự vựng và chính tả. Trong Phục hưng Anh, nhiều từ được tạo ra từ gốc La Tinh và Hy Lạp. Tiếng Anh hiện đại mở rộng truyền thống linh hoạt này, bằng cách tiếp nhận từ ngữ từ các ngôn ngữ khác. Nhờ một phần lớn vào Đế quốc Anh, tiếng Anh nay trở thành trở ngôn ngữ chung phi chính thức của thế giới.
Học tập và giảng dạy tiếng Anh là một hoạt động kinh tế quan trọng. Không có luật về ngôn ngữ chính thức của Anh, song tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong công việc chính thức. Mặc dù có quy mô lãnh thổ tương đối nhỏ, song Anh có nhiều giọng vùng miền riêng biệt, và có thể không dễ dàng nghe hiểu những người có giọng nặng.
Ngoài tiếng Anh, Anh còn có hai ngôn ngữ bản địa khác là tiếng Cornwall và tiếng Wales. Tiếng Cornwall không còn là ngôn ngữ cộng đồng vào thế kỷ XVIII song đang được khôi phục, và hiện được bảo vệ theo Hiến chương châu Âu về các ngôn ngữ thiểu số hoặc khu vực. 0,1% cư dân tại Cornwall nói tiếng Cornwall, và nó được giảng dạy có mức độ tại một vài trường tiểu học và trung học.
Khi biên giới hiện nay giữa Wales và Anh được thiết lập theo các đạo luật vào năm 1535 và 1542, nhiều cộng đồng nói tiếng Wales sống tại lãnh thổ thuộc Anh. Tiếng Wales được nói tại Archenfield thuộc Herefordshire cho đến thế kỷ XIX. Tiếng Wales vẫn còn là bản ngữ trong một số nơi tại miền tây Shropshire ít nhất là cho đến giữa thế kỷ XX.
Trong các trường công lập, học sinh được dạy một ngôn ngữ thứ hai, thường là tiếng Pháp, Đức hoặc Tây Ban Nha. Do nhập cư, nên theo báo cáo vào năm 2007 có khoảng 800.000 học sinh nói ngoại ngữ tại nhà, phổ biến nhất là tiếng Punjab và Urdu. Tuy nhiên, theo điều tra năm 2011, tiếng Ba Lan trở thành ngôn ngữ phổ biến thứ nhì tại Anh.
Tôn giáo
Theo điều tra năm 2011, 59,4% dân số Anh xác định tôn giáo của họ là Cơ Đốc giáo, 24,7% trả lời rằng họ không theo tôn giáo nào, 5% xác định họ là người Hồi giáo, 3,7% dân số thuộc các tôn giáo khác và 7,2% không trả lời. Cơ Đốc giáo là tôn giáo được hành đạo phổ biến nhất tại Anh, truyền thống này có từ sơ kỳ Trung Cổ song Cơ Đốc giáo được đưa đến lần đầu trước đó từ lâu trong thời kỳ Gael và La Mã. Giáo hội Cơ Đốc giáo Celt dần tham gia hệ thống Giáo hội Công giáo La Mã sau khi Giáo hoàng Gregorius cử đoàn truyền giáo do St Augustine lãnh đạo đến Kent. Giáo hội Anh là là giáo hội chính thức của Anh, họ tuyệt giao với Roma trong thập niên 1530 khi Quốc vương Anh Henry VIII không thể huỷ hôn với người dì của quốc vương Tây Ban Nha, Catalina của Aragón. Giáo hội này tự nhìn nhận là thuộc Công giáo lẫn Tin Lành.
Tồn tại các truyền thống Thượng giáo hội và Hạ giáo hội, và một số người Anh giáo tự nhìn nhận là Công giáo Anh theo phong trào Oxford. Quân chủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là lãnh tụ tối cao của giáo hội, gồm khoảng 25 triệu thành viên được rửa tội (trong số đó đại đa số không đến nhà thờ thường lệ). Giáo hội Anh là bộ phận của Cộng đồng Anh giáo, có Tổng giám mục Canterbury giữ vai trò là thủ lĩnh tượng trưng trên toàn cầu. Nhiều nhà thờ chính toà và nhà thờ giáo xứ là các công trình lịch sử quan trọng đáng kể về mặt kiến trúc, như Tu viện Westminster, Nhà thờ lớn York, Nhà thờ chính toà Durham, và Nhà thờ chính toà Salisbury.
Giáo phái Cơ Đốc lớn thứ nhì là đức tin La Tinh của Giáo hội Công giáo. Từ khi xuất hiện trở lại sau khi Công giáo tại Anh được giải phóng, giáo hội này được tổ chức trên cơ sở Anh và Wales với 4,5 triệu thành viên (hầu hết là người Anh). Đến nay có một giáo hoàng đến từ Anh đó là Adrian IV; trong khi các thánh Bede và Anselm được phong làm tiến sĩ Hội Thánh.
Phong trào Giám Lý là giáo hội Cơ Đốc lớn thứ ba, đây là một dạng Tin Lành và được John Wesley phát triển từ Anh giáo. Giáo phái này phổ biến tại các đô thị dệt cũ như Lancashire và Yorkshire, và trong các mỏ thiếc tại Cornwall. Ngoài ra, còn có các nhóm thiểu số khác như Baptists, Quakers, Giáo đoàn, Nhất thể và Cứu Thế Quân.
Thánh bảo trợ của Anh là Thánh George; gạch chéo tượng trưng cho ông được hiển thị trên quốc kỳ Anh, cũng như trong Quốc kỳ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Ngoài ra còn có nhiều thánh người Anh và có liên hệ với Anh, chẳng hạn như Cuthbert, Edmund, Alban, Wilfrid, Aidan, Edward Xưng tội, John Fisher, Thomas More, Petroc, Piran, Margaret Clitherow và Thomas Becket. Do Thái giáo có lịch sử là một thiểu số nhỏ trên đảo từ năm 1070. Họ bị trục xuất khỏi Anh vào năm 1290 và chỉ được phép đến Anh vào năm 1656.
Đặc biệt kể từ thập niên 1950, các tôn giáo từ những cựu thuộc địa của Anh phát triển với số lượng lớn do nhập cư. Hồi giáo là tôn giáo phổ biến nhất trong số đó, nay chiếm khoảng 5% dân số tại Anh. Ấn Độ giáo, Sikh giáo và Phật giáo đứng kế tiếp, tổng cộng chiếm 2,8%, chúng được đưa đến từ Nam Á và Đông Nam Á.
Một thiểu số nhỏ dân chúng thi hành các dị giáo cổ. Tân dị giáo tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có đại diện chính là Wicca, thuật phù thủy, Druidry và Heathenry. Theo điều tra năm 2011, có khoảng 53.172 người được xác định theo dị giáo tại Anh, trong đó có 11.026 người là tín đồ Wicca..
Giáo dục
Bộ Giáo dục là cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về các vấn đề tác động đến cư dân tại Anh từ 19 tuổi trở xuống, trong đó có giáo dục. Khoảng 98% học sinh theo học tại các trường học do nhà nước điều hành hoặc tài trợ (2003). Trong đó, một thiểu số là các trường học tín ngưỡng (chủ yếu là các trường học Anh giáo hay Công giáo La Mã). Trẻ từ 3 đến 5 tuổi theo học tại nhà trẻ hoặc một đơn vị tiếp nhận EYFS của một trường tiểu học. Trẻ từ 5 đến 11 tuổi học tại trường tiểu học, và trẻ từ 11 đến 16 tuổi theo học tại trường trung học. Sau khi kết thúc giáo dục bắt buộc, học sinh tham gia kỳ thi GCSE. Sau đó học sinh có thể chọn tiếp tục học thêm hai năm giáo dục kế tục. Các cơ sở giáo dục kế tục này thường là bộ phận của một điểm trường trung học. Các kỳ thi A-level có lượng lớn học sinh giáo dục kế tục tham gia, và thường là cơ sở để xin học đại học.
Mặc dù hầu hết trường trung học tại Anh là trường phổ thông, song một số khu vực có các trường ngữ pháp được tuyển chọn đầu vào, học sinh muốn nhập học phải qua kỳ thi 11-plus. Khoảng 7,2% trẻ em Anh theo học tại các trường tư thục, tài chính của các trường này đến từ các nguồn tư nhân. Tiêu chuẩn trong các trường công chịu sự giám sát của Văn phòng Tiêu chuẩn Giáo dục, và trong các trường tư là của Ban Thanh tra Trường học Độc lập.
Học sinh theo học đại học từ tuổi 18, tại đó họ học để lấy học vị. Anh có trên 90 đại học, trong đó chỉ có một trường tư thục và còn lại là trường công lập. Bộ Kinh doanh, Sáng tạo và Kỹ năng là cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về giáo dục bậc đại học tại Anh. Sinh viên thường được quyền vay tiền để trang trải chi phí về học phí và sinh hoạt. Bằng đầu tiên cấp cho sinh viên là bằng cử nhân, thường là mất ba năm để hoàn thành, sinh viên sau đó có thể tiếp tục lấy bằng sau đại học, và thường là một năm, còn nếu muốn lấy bằng tiến sĩ thì sẽ mất từ ba năm trở lên.
Anh có một số đại học đứng vào hàng đầu thế giới; Đại học Cambridge, Học viện Đế quốc Luân Đôn, Đại học Oxford, Học viện Đại học Luân Đôn và Đại học King Luân Đôn đều nằm trong top 30 toàn cầu của Bảng xếp hạng Đại học Thế giới QS 2018. Trường Kinh tế Luân Đôn được mô tả là thể chế khoa học xã hội hàng đầu thế giới về cả giảng dạy và nghiên cứu. Trường Kinh doanh Luân Đôn được đánh giá là một trong các trường kinh doanh hàng đầu thế giới và trong năm 2010 chương trình MBA của họ được xếp hạng là tốt nhất thế giới theo Financial Times. Các học vị tại Anh thường được chia thành các hạng: hạng nhất (1st), hạng nhì cao (2:1), hạng nhì thấp (2:2), hạng ba (3rd), và không phân loại.
Khoa học và kỹ thuật
Các nhân vật người Anh nổi bật trong lĩnh vực khoa học và toán học gồm có Isaac Newton, Michael Faraday, Charles Darwin, Robert Hooke, James Prescott Joule, John Dalton, Joseph Priestley, Lord Rayleigh, J. J. Thomson, James Chadwick, Charles Babbage, George Boole, Alan Turing, Tim Berners-Lee, Paul Dirac, Stephen Hawking, Peter Higgs, Roger Penrose, John Horton Conway, Thomas Bayes, Arthur Cayley, G. H. Hardy, Oliver Heaviside, Andrew Wiles, Francis Crick, Joseph Lister, Christopher Wren và Richard Dawkins. Một số chuyên gia cho rằng khái niệm sớm nhất về một hệ thống mét là do John Wilkins phát minh vào năm 1668, ông là tổng thư ký đầu tiên của Hội Hoàng gia.
Anh là nơi bắt đầu cách mạng công nghiệp, có nhiều nhà phát minh quan trọng của thế giới vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Các kỹ sư Anh nổi tiếng phải kể đến Isambard Kingdom Brunel, ông được biết đến nhiều nhất với việc lập ra Đường sắt Great Western, một loạt tàu hơi nước nổi tiếng, và nhiều cầu quan trọng, do đó cách mạng hoá giao thông công cộng và kỹ thuật hiện đại. Động cơ hơi nước của Thomas Newcomen sinh ra cách mạng công nghiệp. Cha đẻ của đường sắt là George Stephenson xây dựng tuyến đường sắt liên đô thị công cộng đầu tiên trên thế giới, đó là Đường sắt Liverpool và Manchester khánh thành năm 1830. Với vai trò của mình trong tiếp thị và sản xuất động cơ hơi nước, phát minh đúc tiền hiện đại, Matthew Boulton được xem là một trong các doanh nhân có ảnh hưởng nhất trong lịch sử. Vắc xin đậu mùa của Edward Jenner được cho là "cứu được nhiều sinh mạng ... hơn số bị mất trong toàn bộ các cuộc chiến của nhân loại từ khi có lịch sử thành văn."
Phát minh và khám phá của người Anh còn có động cơ phản lực, máy xe sợi công nghiệp đầu tiên, máy tính đầu tiên và máy tính hiện đại đầu tiên, World Wide Web cùng với HTML, truyền máu người thành công đầu tiên, máy hút bụi cơ giới hoá, máy cắt cỏ, dây thắt an toàn, tàu đệm khí, động cơ điện, động cơ hơi nước, và các thuyết như thuyết Darwin về tiến hoá và thuyết nguyên tử . Newton phát triển các khái niệm về vạn vật hấp dẫn, cơ học Newton, và vi tích phân, và họ của Robert Hooke được đặt cho luật hồi phục. Các phát minh khác gồm có đường ray sắt, siphông nhiệt, đường nhựa, dây chun, bẫy chuột, mắt mèo để đánh dấu đường, đồng phát triển về bóng đèn, đầu máy xe lửa hơi nước, máy gieo hạt hiện đại và nhiều kỹ thuật chính xác hiện đại.
Văn hoá
Kiến trúc
Nhiều công trình kỷ niệm cổ đại làm bằng phiến đá dài được dựng vào thời kỳ tiền sử, trong số đó nổi tiếng nhất là Stonehenge, Devil's Arrows, Rudston Monolith và Castlerigg. Đến khi kiến trúc La Mã cổ đại du nhập, có bước phát triển về vương cung thánh đường, tổ hợp nhà tắm, khán đài hình tròn, khải hoàn môn, biệt thự, đền thờ La Mã, đường La Mã, công sự La Mã, hàng rào cột và cống dẫn nước. Người La Mã thành lập các thành thị đầu tiên như Luân Đôn, Bath, York, Chester và St Albans. Minh hoạ có lẽ nổi tiếng nhất là tường Hadrianus kéo dài qua miền bắc của Anh. Một di tích được bảo tồn tốt khác là các nhà tắm La Mã tại Bath, Somerset.
Các toà nhà thế tục thuộc kiến trúc sơ kỳ Trung Cổ được xây dựng đơn giản, chủ yếu sử dụng gỗ cùng với mái tranh. Kiến trúc tôn giáo có thay đổi từ tổng hợp đan sĩ Ireland-German, đến vương cung thánh đường sơ kỳ Cơ Đốc và kiến trúc mang đặc trưng là dải trụ bổ tường, dãy nhịp cuốn trống, trục hàng lan can, và cửa sổ có đỉnh tam giác. Sau khi người Norman chinh phục Anh vào năm 1066, nhiều thành được dựng lên để các lãnh chúa có thể giữ vững quyền lực của họ và tại phía bắc là để phòng vệ trước các cuộc xâm chiếm. Một số thành nổi tiếng từ thời Trung Cổ là Tháp Luân Đôn, Lâu đài Warwick, Lâu đài Durham và Lâu đài Windsor.
Trong suốt thời kỳ Plantagenet, kiến trúc Gothic Anh trở nên hưng thịnh, các nhà thờ chính toà trung cổ như Nhà thờ chính tòa Canterbury, Tu viện Westminster và Nhà thờ lớn York là các ví dụ điển hình. Phát triển trên cơ sở Norman còn có các thành, cung điện, nhà lớn, đại học, và nhà thờ giáo xứ. Kiến trúc trung đại hoàn thiện với phong cách Tudor thế kỷ XVI; vòm Tudor có bốn tâm là một đặc điểm xác định giống như các ngôi nhà phên trát đất trong nước. Do phong trào Phục Hưng, một dạng kiến trúc lặp lại thời kỳ cổ điển, tổng hợp với Cơ Đốc giáo là phong cách Baroque Anh xuất hiện, kiến trúc sư Christopher Wren đặc biệt nổi tiếng với phong cách này.
Kiến trúc George tiếp nối theo một phong cách tinh tế hơn, gợi lên một dạng Palladio đơn giản; Royal Crescent tại Bath là một trong các ví dụ tốt nhất về phong cách này. Chủ nghĩa lãng mạn xuất hiện trong giai đoạn Victoria, kéo theo khởi đầu một cuộc Phục hưng Gothic, cũng vào khoảng thời gian này cách mạng công nghiệp mở đường cho các toà nhà như Cung điện Thủy tinh. Kể từ thập niên 1930, nhiều dạng kiến trúc hiện đại xuất hiện song việc tiếp nhận thường có tranh luận, dù các phong trào kháng cự theo truyền thống tiếp tục được ủng hộ tại những nơi có ảnh hưởng.
Văn học dân gian
Văn học dân gian Anh phát triển qua nhiều thế kỷ. Một số nhân vật và câu chuyện hiện diện trên khắp nước Anh, song hầu hết thuộc về các khu vực cụ thể. Các nhân vật văn học dân gian thường gồm có tiên, người khổng lồ, yêu tinh, ông ba bị, quỷ khổng lồ, người lùn. Nhiều truyền thuyết và phong tục dân gian được cho là từ thời cổ đại chẳng hạn các truyện ngắn có Offa thiên thần và Wayland thợ rèn, song những thứ khác xuất hiện sau khi người Norman xâm chiếm; như Robin Hood cùng đám người vui vẻ của ông và các trận chiến của họ với Sheriff của Nottingham.
Trong Trung kỳ Trung Cổ, các truyện ngắn bắt nguồn từ truyền thống Briton bước vào văn học dân gian Anh—truyền thuyết Arthur. Chúng bắt nguồn từ các nguồn Anh-Norman, Wales và Pháp, mô tả Vua Arthur, Camelot, Excalibur, Merlin và Kị sĩ Bàn Tròn như Lancelot. Các câu chuyện này được thu thập tập trung nhất trong Historia Regum Britanniae (lịch sử các quốc vương Anh) của Geoffrey xứ Monmouth. Nhân vật xuất hiện sớm khác trong truyền thuyết của Anh là Coel Hen, có thể dựa trên một nhân vật có thực trên đảo Anh thời hậu La Mã. Nhiều truyện ngắn và giả lịch sử tạo thành bộ phận của Matter of Britain, một tập hợp văn học dân gian Anh Quốc được chia sẻ.
Một số tác phẩm văn học dân gian dựa trên con người lịch sử thực tế hoặc nửa thực tế, câu chuyện về họ được truyền qua nhiều thế kỷ; Phu nhân Godiva được kể là khoả thân cưỡi ngựa qua Coventry, Hereward Tỉnh giấc là một nhân vật anh hùng người Anh kháng cự người Norman xâm chiếm, Herne Thợ săn là một hồn ma cưỡi ngựa có liên hệ với Rừng Windsor và Công viên Great Park và Mẹ Shipton là nguyên mẫu phù thủy. Ngày 5 tháng 11 người dân đốt lửa, bắn pháo hoa và ăn táo bọc bơ để tưởng nhớ việc đẩy lui âm mưu thuốc súng mà trung tâm là Guy Fawkes. Những tên cướp nghĩa hiệp như Dick Turpin là một nhân vật thường xuyên, trong khi Blackbeard là một nguyên mẫu cướp biển. Tồn tại nhiều hoạt động dân gian quốc gia và khu vực đến ngày nay như vũ điệu Morris, vũ điệu Maypole, kiếm Rapper tại Đông Bắc, vũ điệu Long Sword tại Yorkshire, kịch câm dân gian, tranh cướp lọ tại Leicestershire, và tranh pho mát lăn dốc tại Cooper's Hill. Không có trang phục dân tộc chính thức, song một vài dạng tồn tại từ lâu như Pearly Kings and Queens có liên hệ với tầng lớp lao động tại Luân Đôn, vệ binh của quốc vương, trang phục Morris và người canh tháp Luân Đôn.
Ẩm thực
Kể từ thời kỳ cận đại, ẩm thực Anh có đặc điểm truyền thống là tính đơn giản về cách tiếp cận, và dựa trên sản phẩm tự nhiên chất lượng cao. Trong thời kỳ Trung Cổ và qua thời kỳ Phục hưng, ẩm thực Anh giành được danh tiếng xuất sắc, song quá trình suy thoái bắt đầu trong cách mạng công nghiệp khi cư dân rời xa đồng ruộng và đô thị hoá gia tăng. Tuy nhiên, ẩm thực Anh gần đây trải qua một cuộc hồi sinh, được các nhà phê bình ẩm thực công nhận và có một số nhà hàng nằm vào hàng tốt nhất thế giới theo đánh giá của tạp chí Restaurant. Một cuốn sách thời kỳ đầu về cách thức chế biến của Anh là Forme of Cury từ triều đình của Richard II.
Một món ăn truyền thống của Anh là Sunday roast (thịt quay chủ nhật), thường dùng thịt bò, thịt cừu, thịt gà hay thịt lợn ăn kèm rau các loại, pudding Yorkshire và nước sốt. Các món nổi tiếng khác gồm có fish and chips (cá tẩm bột và khoai tây chiên), bữa sáng Anh đầy đủ (thường gồm thịt muối, xúc xích, cà chua nướng, bánh mì khô, pudding đen, đậu hầm, nấm và trứng). Nhiều loại bánh nhân thịt được tiêu thụ như steak and kidney pie (bánh nhân thịt nướng và cật), steak and ale pie (bánh nhân thịt nướng và nước sốt), cottage pie (bánh nhân thịt bò/cừu băm), pork pie (bánh nhân thịt lợn) và Cornish Pasty (bánh ngọt nướng Cornwall).
Xúc xích là món phổ biến, thường dùng trong món bangers and mash (xúc xích và khoai nghiền) hoặc toad in the hole (xúc xích trong khay pudding Yorkshire). Thịt hầm Lancashire là một món thịt hầm nổi tiếng tại tây bắc. Một số loại pho mát phổ biến là Cheddar, Red Leicester và Wensleydale cùng với Blue Stilton. Nhiều món ăn, cà ri lai tạo Anh-Ấn được tạo ra như gà tikka masala và balti. Các món tráng miệng truyền thống của Anh gồm có bánh táo cùng các loại bánh hoa quả khác; spotted dick (pudding nho khô) – đều thường được dùng với sữa trứng; và gần đây hơn là sticky toffee pudding (một loại bánh xốp mềm). Các loại bánh ngọt gồm có bánh nướng ngọt (có hoặc không có quả khô) dùng kèm với mứt và/hoặc kem, bánh mì nhân quả khô, bánh ngọt Eccles và bánh ngọt nhân quả khô và gia vị cùng nhiều loại bánh quy ngọt hoặc có gia vị. Trà là một loại đồ uống phổ biến, nó gia tăng phổ biến tại Anh nhờ Vương hậu Catherine, còn các loại đồ uống có cồn được tiêu thụ thường xuyên là rượu vang, rượu táo, và các loại bia Anh như bia đắng, bia nhẹ, bia nâu nặng, bia nâu.
Nghệ thuật thị giác
Các bức hoạ trên đá và hang động thời tiền sử là ví dụ sớm nhất được biết đến về nghệ thuật thị giác tại Anh, nổi tiếng nhất là tại North Yorkshire, Northumberland và Cumbria, song cũng có ở xa hơn về phía nam như tại Creswell Crags. Văn hoá La Mã truyền bá đến Anh vào thế kỷ I, nhiều hình thức nghệ thuật sử dụng tượng, tượng bán thân, thủy tinh, và đồ khảm trở thành quy tắc tiêu chuẩn. Tồn tại nhiều đồ tạo tác cho đến ngày nay, như tại Lullingstone và Aldborough. Trong sơ kỳ Trung Cổ, phong cách ưa chuộng thánh giá và đồ ngà điêu khắc, tranh bản thảo, trang sức bằng vàng và tráng men, biểu thị yêu thích các thiết kế phức tạp, đan xen như trong kho chôn giấu Staffordshire phát hiện vào năm 2009. Một số trong đó pha trộn các phong cách Gael và Anh, như Cẩm nang Lindisfarne và Sách thánh ca Vespasian. Nghệ thuật Gothic sau đó được phổ biến tại Winchester và Canterbury, các hiện vật còn lại như trong Sách cầu kinh St. Æthelwold và Sách thánh ca Luttrell.
Thời kỳ Tudor có các nghệ sĩ nổi tiếng của triều đình, tranh chân dung duy trì là bộ phận vĩnh viễn của nghệ thuật Anh, chúng trở nên nổi tiếng nhờ công một người Đức là Hans Holbein, và các nghệ sĩ bản địa như Nicholas Hilliard. Dưới thời dòng họ Stuart, các nghệ sĩ châu Âu lục địa có ảnh hưởng đến Anh, đặc biệt là người Flemish (nay là vùng Bỉ nói tiếng Hà Lan), các nghệ sĩ đại diện cho giai đoạn này gồm Anthony van Dyck, Peter Lely, Godfrey Kneller và William Dobson. Thế kỷ XVIII là giai đoạn quan trọng khi Viện hàn lâm Hoàng gia Anh được thành lập, một chủ nghĩa kinh điển dựa trên Phục Hưng toàn thịnh thịnh hành—Thomas Gainsborough và Joshua Reynolds trở thành hai nghệ sĩ quý báu nhất của Anh.
Trường phái Norwich tiếp tục truyền thống cảnh quan, trong khi Anh em tiền Raphael có phong cách sâu sắc và chi tiết đã phục hồi phong cách sơ kỳ Phục hưng, họ gồm có các thủ lĩnh là Holman Hunt, Dante Gabriel Rossetti và John Everett Millais. Nghệ sĩ nổi bật trong thế kỷ XX là Henry Moore, ông được đánh giá là tiếng nói của điêu khắc Anh Quốc, và của chủ nghĩa hiện đại Anh Quốc nói chung. Các họa sĩ đương đại gồm có Lucian Freud với tác phẩm Benefits Supervisor Sleeping vào năm 2008 lập kỷ lục thế giới về mức giá một bức tranh của một họa sĩ còn sống.
Văn học, thi ca và triết học
Các tác gia thời kỳ đầu như Bede và Alcuin viết bằng tiếng La Tinh. Giai đoạn văn học tiếng Anh cổ có sử thi Beowulf và văn xuôi thế tục là Biên niên sử Anglo-Saxon, cùng với các tác phẩm Cơ Đốc giáo như Judith, Hymn của Cædmon và các tiểu sử vị thánh. Sau khi người Norman chinh phục Anh, tiếng La Tinh tiếp tục trong các tầng lớp có giáo dục, cũng như văn học Anh-Norman.
Văn học tiếng Anh trung đại xuất hiện cùng với Geoffrey Chaucer, tác giả của The Canterbury Tales, cùng với Gower, Pearl Poet và Langland. William xứ Ockham và Roger Bacon đều thuộc Dòng Francis, họ là các triết gia lớn vào thời Trung Cổ. Julian xứ Norwich viết sách Revelations of Divine Love, ông là một nhà thần bí Cơ Đốc giáo nổi bật. Trong văn học Phục hưng Anh, xuất hiện phong cách tiếng Anh cận đại. William Shakespeare có các tác phẩm Hamlet, Romeo và Juliet, Macbeth, và A Midsummer Night's Dream, ông là một trong các tác gia cừ khôi nhất của văn học Anh.
Christopher Marlowe, Edmund Spenser, Philip Sydney, Thomas Kyd, John Donne, và Ben Jonson là các tác gia có thanh thế khác trong thời kỳ Elizabeth. Francis Bacon và Thomas Hobbes viết về chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy vật, bao gồm cả phương pháp khoa học và khế ước xã hội. Filmer viết về quyền thần thánh của quốc vương. Marvell là một nhà thơ nổi tiếng thời Thịnh vượng chung, còn John Milton là tác giả của Thiên đường đã mất vào thời kỳ khôi phục chế độ quân chủ.
Một số triết gia nổi bật nhất trong thời kỳ Khai sáng là John Locke, Thomas Paine, Samuel Johnson và Jeremy Bentham. Các phần tử cấp tiến hơn sau đó bị Edmund Burke chống đối, ông được nhận định là người sáng lập chủ nghĩa bảo thủ. Thi nhân Alexander Pope cùng thơ trào phúng của ông được đánh giá cao. Anh giữ vai trò quan trọng trong chủ nghĩa lãng mạn, Samuel Taylor Coleridge, Lord Byron, John Keats, Mary Shelley, Percy Bysshe Shelley, William Blake và William Wordsworth là các nhân vật chủ yếu.
Đứng trước cách mạng công nghiệp, các nhà văn thôn dã tìm đường đi giữa tự do và truyền thống; William Cobbett, G. K. Chesterton và Hilaire Belloc là những người diễn giải chính, trong khi người sáng lập chủ nghĩa xã hội phường hội là Arthur Penty và người tán thành phong trào hợp tác là G. D. H. Cole có liên hệ phần nào. Chủ nghĩa tiếp tục thông qua John Stuart Mill và Bertrand Russell, còn Bernard Williams tham gia vào phân tích. Các tác gia quanh thời kỳ Victoria gồm Charles Dickens, chị em nhà Brontë, Jane Austen, George Eliot, Rudyard Kipling, Thomas Hardy, H. G. Wells và Lewis Carroll. Sau đó, Anh tiếp tục có các tiểu thuyết gia như George Orwell, D. H. Lawrence, Virginia Woolf, C. S. Lewis, Enid Blyton, Aldous Huxley, Agatha Christie, Terry Pratchett, J. R. R. Tolkien và J. K. Rowling.
Nghệ thuật trình diễn
Âm nhạc dân gian truyền thống của Anh có từ nhiều thế kỷ và đóng góp cho một số thể loại nổi tiếng, chủ yếu là hò kéo thuyền, nhảy điệu jig, nhảy điệu thủy thủ và nhạc dance. Nó có các biến thể riêng biệt và khác biệt khu vực. Các khúc ballad về Robin Hood do Wynkyn de Worde in ra từ thế kỷ XVI là một hiện vật quan trọng, cũng như các bộ sưu tập The Dancing Master của John Playford và Roxburghe Ballads của Robert Harley. Một số bài hát nổi tiếng nhất là Greensleeves, Pastime with Good Company, Maggie May và Spanish Ladies. Nhiều bài hát cho trẻ em có nguồn gốc từ Anh như Twinkle Twinkle Little Star, Roses are red, Jack and Jill, London Bridge Is Falling Down, The Grand Old Duke of York, Hey Diddle Diddle và Humpty Dumpty. Các bài hát mừng Giáng Sinh truyền thống của Anh gồm có "We Wish You a Merry Christmas", "The First Noel" và "God Rest You Merry, Gentlemen".
Các nhà soạn nhạc thời kỳ đầu của Anh về âm nhạc cổ điển gồm có các nghệ sĩ Phục hưng Thomas Tallis và William Byrd, tiếp theo là Henry Purcell thuộc giai đoạn Baroque. George Frideric Handel vốn là người Đức song đã nhập tịch Anh và dành hầu hết cuộc đời sáng tác của mình tại Luân Đôn, ông sáng tác ra các tác phẩm nổi tiếng nhất của âm nhạc cổ điển: Messiah, Water Music và Music for the Royal Fireworks. Một trong bốn bản thánh ca đăng cơ của ông là Zadok the Priest được sáng tác cho lễ đăng cơ của George II, sau đó được trình diễn tại mọi lễ đăng cơ của quân chủ Anh. Diễn ra một cuộc phục hưng về thành tựu của các nhà soạn nhạc Anh trong thế kỷ XX, dẫn đầu là Edward Elgar, Benjamin Britten, Frederick Delius, Gustav Holst, Ralph Vaughan Williams cùng những người khác. Các nhà soạn nhạc hiện đại đến từ Anh gồm có Michael Nyman nổi tiếng với The Piano, và Andrew Lloyd Webber có nhạc thành công vang dội trong rạp West End và toàn cầu.
Trong lĩnh vực âm nhạc đại chúng, nhiều ban nhạc và nghệ sĩ đơn của Anh được đánh giá là có ảnh hưởng nhất và bán chạy nhất mọi thời đại. The Beatles, Led Zeppelin, Pink Floyd, Elton John, Queen, Rod Stewart và The Rolling Stones nằm trong số các nghệ sĩ bán được nhiều đĩa ghi âm nhất trên thế giới. Nhiều thể loại có nguồn gốc tại Anh, như British invasion, progressive rock, hard rock, Mod, glam rock, heavy metal, Britpop, indie rock, gothic rock, shoegazing, acid house, garage, trip hop, drum and bass và dubstep.
Các lễ hội âm nhạc ngoài trời quy mô lớn trong mùa hè và mùa thu được tổ chức nhiều, chẳng hạn như Glastonbury, V Festival, và Reading and Leeds Festivals. Nhà hát opera nổi tiếng nhất tại Anh là Nhà hát opera Hoàng gia tại Covent Garden. The Proms là một mùa các buổi hoà nhạc cổ điển dàn nhạc giao hưởng, được tổ chức tại Royal Albert Hall thuộc Luân Đôn, đây là một sự kiện văn hoá chính mỗi năm tại Anh. The Royal Ballet là một trong các công ty ba-lê nổi tiếng nhất thế giới, danh tiếng của họ dựa trên hai nhân vật nổi bật của vũ đạo thế kỷ XX là diễn viên Margot Fonteyn và biên đạo Frederick Ashton.
Điện ảnh
Anh có ảnh hưởng đáng kể đến lịch sử điện ảnh, sản sinh một số diễn viên, đạo diễn và phim ảnh vĩ đại nhất, trong đó có Alfred Hitchcock, Charlie Chaplin, David Lean, Laurence Olivier, Vivien Leigh, John Gielgud, Peter Sellers, Julie Andrews, Michael Caine, Gary Oldman, Alan Rickman, Helen Mirren, Kate Winslet và Daniel Day-Lewis. Hitchcock và Lean nằm trong số các nhà làm phim được đánh giá cao nhất. Phim đầu tay của Hitchcock là The Lodger: A Story of the London Fog (1926) giúp định hình thể loại phim ly kỳ, còn phim Blackmail vào năm 1929 của ông thường được cho là phim có âm thanh đầu tiên của Anh Quốc.
Các xưởng phim lớn tại Anh gồm có Pinewood, Elstree và Shepperton. Một số phim thành công nhất về thương mại mọi thời đại được sản xuất tại Anh, trong đó có hai nhãn phim vào hàng doanh thu cao nhất (Harry Potter và James Bond). Xưởng phim Ealing tại Luân Đôn được cho là xưởng phim hoạt động liên tục lâu năm nhất thế giới. Nổi tiếng vì ghi âm nhiều nhạc nền phim điện ảnh, Dàn nhạc giao hưởng Luân Đôn lần đầu trình diễn nhạc phim vào năm 1935.
Bảng xếp hạng 100 phim Anh Quốc của BFI có Monty Python's Life of Brian (1979), phim này thường được công chúng Anh Quốc bình chọn là hài hước nhất mọi thời đại. Các nhà sản xuất Anh cũng tích cực trong hợp tác sản xuất quốc tế, và các diễn viên, đạo diễn và đoàn làm phim Anh xuất hiện thường xuyên trong các phim Mỹ. Hội đồng phim Anh Quốc xếp hạng David Yates, Christopher Nolan, Mike Newell, Ridley Scott và Paul Greengrass là 5 đạo diễn Anh thành công nhất về thương mại kể từ năm 2001. Các đạo diễn Anh đương đại gồm có Sam Mendes, Guy Ritchie và Steve McQueen. Các diễn viên đương đại có Tom Hardy, Daniel Craig, Benedict Cumberbatch và Emma Watson. Đạo diễn Andy Serkis cho mở xưởng phim The Imaginarium tại Luân Đôn vào năm 2011. Công ty hiệu ứng thị giác Framestore tại Luân Đôn sản xuất một số hiệu ứng đặc biệt được đánh giá cao nhất trong các phim hiện đại. Nhiều phim Hollywood thành công dựa trên cốt truyện về người Anh, văn học hoặc sự kiện của Anh. 'English Cycle' của phim hoạt hình Disney gồm có Alice trong xứ thần tiên, Sách Rừng xanh và Winnie-the-Pooh.
Bảo tàng, thư viện và phòng trưng bày ảnh
Quỹ Di sản Anh là thể chế chính phủ có thẩm quyền rộng trong quản lý các di tích lịch sử, đồ tạo tác và môi trường tại Anh. Quỹ này hiện do Bộ Văn hoá, Truyền thông và Thể thao bảo trợ. Quỹ Quốc gia về các địa điểm quan trọng lịch sử hoặc vẻ đẹp tự nhiên giữ một vai trò tương phản. Anh có 17 trong số 25 di sản thế giới UNESCO của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Một số di sản nổi tiếng là: Tường Hadrianus , Stonehenge, Avebury và các di chỉ liên quan, Tháp Luân Đôn, Bờ biển kỷ Jura, Saltaire, Hẻm núi Ironbridge, Công viên Hoàng gia Studley.
Anh có nhiều bảo tàng, song có lẽ nổi tiếng nhất là Bảo tàng Anh tại Luân Đôn. Bộ sưu tập của bảo tàng có trên bảy triệu hiện vật và là một trong các bộ sưu tập lớn nhất và toàn diện nhất trên thế giới, có nguồn gốc từ mọi lục địa, minh hoạ và dẫn chứng câu chuyện văn hoá nhân loại từ khi bắt đầu cho đến hiện tại. Thư viện Anh tại Luân Đôn là thư viện quốc gia và là một trong các thư viện nghiên cứu lớn nhất thế giới, lưu giữ trên 150 triệu mục trong toàn bộ các ngôn ngữ và khổ giấy, gồm có 25 triệu sách. Nhà trưng bày nghệ thuật cao cấp nhất là Nhà trưng bày Quốc gia tại Quảng trường Trafalgar, có một bộ sưu tập với trên 2.300 bức hoạ có niên đại từ giữa thế kỷ XIII đến 1900. Các nhà trưng bày Tate lưu giữ các bộ sưu tập quốc gia về nghệ thuật đương đại Anh và quốc tế; họ cũng tổ chức Giải Turner nổi tiếng song thường gây tranh luận.
Thể thao
Anh có di sản thể thao mạnh mẽ, trong thế kỷ XIX Anh đã điều lệ hoá nhiều môn thể thao hiện được chơi khắp thế giới. Các môn thể thao có nguồn gốc tại Anh gồm có bóng đá, cricket, rugby union, rugby league, quần vợt, quyền Anh, cầu lông, bóng quần, rounders, khúc côn cầu, snooker, bi-a, phi tiêu, bóng bàn, bóng gỗ, bóng lưới, đua ngựa thuần chủng, đua chó và săn cáo. Anh còn giúp phát triển golf, đua thuyền buồm và công thức 1.
Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất, đội tuyển bóng đá quốc gia Anh có sân nhà là sân vận động Wembley. Anh thi đấu với Scotland trong trận đấu bóng đá quốc tế đầu tiên vào năm 1872. Anh được FIFA cho là "quê hương của bóng đá", và từng tổ chức đồng thời giành chức vô địch tại Giải bóng đá vô địch thế giới 1966, giành thắng lợi trước Tây Đức với tỷ số 4–2 trong trận chung kết, với ba bàn thắng của Geoff Hurst. Trận chung kết này thu hút tới 32,3 triệu khán giả truyền hình Anh, là sự kiện truyền hình được xem nhiều nhất tại Anh Quốc cho đến nay. Anh cũng được FIFA công nhận là nơi khai sinh của bóng đá cấp câu lạc bộ, do Sheffield F.C. thành lập vào năm 1857 là câu lạc bộ cổ nhất trên thế giới. Hiệp hội bóng đá Anh là thể chế quản lý thể thao lâu năm nhất, có các điều lệ bóng đá được soạn thảo lần đầu vào năm 1863. Cúp FA và giải bóng đá Anh là các giải thi đấu đầu tiên. Hiện nay, Ngoại hạng Anh là giải đấu bóng đá có nhiều người theo dõi nhất thế giới, sinh lợi nhiều nhất, và nằm vào hàng tinh hoa. Liverpool, Manchester United, Nottingham Forest, Chelsea , Aston Villa và Manchester City đã giành cúp châu Âu, trong khi Arsenal, Leeds United, Tottenham Hotspur đã từng lọt tới trận chung kết.
Cricket nói chung được cho là phát triển từ sơ kỳ Trung cổ trong các cộng đồng nông nghiệp và thợ luyện kim tại Weald. Đội tuyển cricket Anh là đội tuyển hợp nhất của Anh và Wales. Một trong những cặp đấu nổi tiếng nhất của môn này là loạt The Ashes giữa Anh và Úc, được tổ chức từ năm 1882. Trận chung kết 2009 Ashes được gần 2 triệu người theo dõi, song cực điểm 2005 Ashes được 7,4 triệu người theo dõi do nó được phát trên truyền hình mặt đất. Anh từng bốn lần tổ chức giải vô địch cricket thế giới (1975, 1979, 1983, 1999), và sẽ tổ chức mùa giải năm 2019, song chưa từng vô địch. Anh từng tổ chức ICC World Twenty20 năm 2009, và vô địch mùa giải năm 2010 khi đánh bại Úc trong trận chung kết. Có nhiều giải thi đấu trong nước, gồm cả giải vô địch các hạt, trong đó Yorkshire là câu lạc bộ thành công nhất với 31 lần giành chiến thắng. Sân cricket Lord's tại Luân Đôn thỉnh thoảng được gọi là "Mecca của môn Cricket".
William Penny Brookes là nhân vật nổi tiếng vì thiết lập phiên bản hiện đại của Thế vận hội. Luân Đôn từng tổ chức Olympic mùa hè năm 1908 và 1948, và 2012. Anh cũng tham gia thi đấu tại Đại hội thể thao Khối Thịnh vượng chung, được tổ chức bốn năm một lần. Hội đồng Thể thao Anh là cơ quan quản lý chịu trách nhiệm phân bổ quỹ và chỉ đạo chiến lược cho hoạt động thể thao tại Anh. Một giải Grand Prix được tổ chức tại Silverstone.
Rugby union bắt nguồn tại Trường Rugby, Warwickshire vào đầu thế kỷ XIX. Đội tuyển rugby union quốc gia Anh giành chiến thắng tại giải vô địch thế giới năm 2003. Anh là đồng chủ nhà của mùa giải vô địch rugby union thế giới năm 1991, và tổ chức mùa giải năm 2015. Cấp cao nhất của câu lạc bộ là English Premiership. Leicester Tigers, London Wasps, Bath Rugby và Northampton Saints từng giành thắng lợi trong Heineken Cup châu Âu. Rugby league ra đời tại Huddersfield năm 1898. Kể từ năm 2008, đội tuyển rugby league quốc gia Anh có tư cách cấp quốc gia đầy đủ thay vì đội tuyển rugby league Anh Quốc, vốn là đội tuyển từng ba lần vô địch thế giới vào năm 1954, 1960 và 1972 song hiện giải thể. Các câu lạc bộ chơi tại Super League, hậu thân của giải vô địch bóng Rugby từ năm 1895. Toàn bộ 11 câu lạc bộ của Anh trong Super League đều nằm tại miền bắc, một số câu lạc bộ thành công nhất gồm Wigan Warriors, St Helens, Leeds Rhinos và Huddersfield Giants; ba câu lạc bộ đầu đều từng giành World Club Challenge. Trong môn quần vợt, Giải Vô địch Wimbledon là giải đấu lâu đời nhất thế giới và được công nhận rộng rãi là giải đấu danh tiếng nhất.
Các biểu tượng quốc gia
Quốc kỳ Anh là Thập tự Thánh George kể từ thế kỷ XIII. Ban đầu cờ được dùng bởi một quốc gia hàng hải là Cộng hòa Genova. Vương triều Anh đã trả một khoản cống nạp cho Tổng trấn Genova từ năm 1190 trở về sau, nhờ thế các con tàu Anh có thể treo lá cờ này để làm một phương tiện bảo vệ khi đi vào Địa Trung Hải. Một chữ thập đỏ là một biểu tượng cho nhiều cuộc Thập Tự Chinh trong thế kỷ XII và XIII. Nó gắn liền với Thánh George, cùng với các quốc gia và thành phố tuyên bố ông là vị thánh bảo hộ và sử dụng chữ thập của ông trong hiệu kỳ. Từ năm 1606 lá cờ Chữ thập Thánh George đã là một phần trong thiết kế của Quốc kỳ Liên hiệp, một lá cờ cho toàn Vương quốc Anh được thiết kế bởi Vua James I.
Có nhiều biểu tượng và đồ tạo tác mang tính biểu tượng khác, cả chính thức và không chính thức, gồm hoa hồng Tudor là biểu tượng thực vật quốc gia, và Tam sư được thể hiện trên quốc huy. Hoa hồng Tudor đã được chấp nhận làm một biểu tượng quốc gia của Anh vào khoảng thời gian Các cuộc chiến tranh Hoa hồng để tượng trưng cho hoà bình. Nó là một biểu tượng dung hợp ở điểm nó kết hợp cả hoa hồng trắng của Nhà York và hoa hồng đỏ của Nhà Lancaster — đều là các nhánh thứ của Nhà Plantagenet khi họ tham gia vào cuộc chiến tranh tranh giành vương triều. Nó cũng được gọi là Hoa hồng Anh. Cây sồi là một biểu tượng của Anh, thể hiện sức mạnh và sự trường tồn. Thuật ngữ Cây Sồi Hoàng gia được dùng để biểu thị sự trốn thoát của Vua Charles II khỏi những người theo phe nghị viện sau khi cha ông bị hành quyết; ông đã trốn trong một cây sồi để tránh bị phát hiện trước khi trốn thoát ra nước ngoài.
Quốc huy Anh, với hình ba chú sư tử có niên đại từ khi được Richard Sư tử tâm chấp nhận năm 1198–1340. Chúng được tuyên dương là gules, three lions passant guardant or và là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của Anh; nó tương tự như những huy hiệu truyền thống của Normandy. Anh không có quốc ca được quy định chính thức, bởi Vương quốc Liên hiệp Anh về tổng thể có Chúa phù hộ Nữ hoàng. Tuy nhiên, những bài sau thường được coi là những quốc ca không chính thức của Anh:
Jerusalem, Land of Hope and Glory (được dùng cho Anh trong Đại hội Thể thao Thịnh vượng chung 2002), và I Vow to Thee, My Country. Ngày quốc khánh của Anh là Ngày Thánh George, bởi Thánh George là vị thánh bảo hộ của Anh, và được tổ chức hàng năm vào ngày 23 tháng 4. |
Ottawa là thủ đô và cũng là thành phố lớn thứ tư của Canada thành phố lớn thứ nhì của tỉnh bang Ontario. Ottawa nằm trong thung lũng sông Ottawa phía bờ Đông của tỉnh bang Ontario, cách Toronto 400 km về phía Đông Bắc và Montréal 190 km về phía Tây. Ottawa nằm trải dài theo bờ sông Ottawa, đường thủy chủ yếu ngăn cách tỉnh bang Ontario và Québec.
Diện tích của thành phố vào khoảng 2.778,64 km², dân số vào năm 2001 là trên 808.000 người (nếu tính luôn các khu ngoại thành thì hơn 1,1 triệu người). Vào năm 2005, dân số ước tính là 859.704, trong khi vùng thủ đô, bao gồm thành phố Gatineau, Québec, có dân số ước khoảng 1.148.785. Dân số những người nói tiếng Pháp tại Ottawa rất đáng kể, và theo chính sách của chính phủ, tất cả các dịch vụ chủ yếu đều bằng song ngữ cả hai thứ tiếng Anh và Pháp. Thủ đô Ottawa còn nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc cổ như Tòa nhà Nghị viện (Parliament Buildings), Dinh Toàn quyền Rideau (Rideau Hall), Tòa nhà Liên bang (Confederation Building), các phòng tranh, viện bảo tàng, thư viện quốc gia và các trường đại học như Đại học Carleton và Đại học Ottawa. Thêm nữa thành phố cũng có những khu thương mại sầm uất và các cao ốc hiện đại giống như Toronto, Montréal và Vancouver.
Thị trưởng đương thời của Ottawa là ông Larry O'Brien, là người kế nhiệm ông Bob Chiarelli vào ngày 1 tháng 12 năm 2006. Ottawa là nơi tập trung nhiều Tiến sĩ nhất tính theo đầu người tại Canada.
Lịch sử
Vùng Ottawa xưa kia là nơi sinh sống của dân tộc bản xứ bộ lạc Algonquin. Người Algonquin xưa kia gọi sông Ottawa là sông Kichi Sibi hoặc Kichissippi, có nghĩa là "Dòng sông lớn". Người Âu châu đầu tiên đến định cư tại vùng này là Philemon Wright đã thành lập một cộng đồng phía bên bờ sông thuộc tỉnh bang Québec vào năm 1800. Ông Wright khám phá rằng có thể vận chuyển gỗ bằng đường sông từ thung lũng Ottawa đến Montréal, và khu vực này đã phát triển nhanh chóng nhờ vào độc quyền kinh doanh gỗ. Loại thông trắng đã được trồng khắp vùng thung lũng này nhờ vào thân cây thẳng và rắn chắc rất được ưa chuộng tại nhiều nước Âu châu.
Để có thể ổn định cuộc sống cho gia đình các trung đoàn quân đội vào những năm tiếp theo cuộc Chiến tranh năm 1812, chính phủ bắt đầu hỗ trợ các kế hoạch di dân nhằm đưa nhóm dân Công giáo Ireland và Tin lành đến định cư tại vùng Ottawa, và từ đó bắt đầu cho một làn sóng di cư đều đặn của người Ireland trong các thập niên kế tiếp. Cùng với nhóm dân Canada gốc Pháp đến từ tỉnh bang Québec, hai nhóm dân này đã cung cấp một số lượng lớn công nhân trong công trình Kênh Rideau và sự phát triển của ngành kinh doanh gỗ, nhờ đó Ottawa đã được đưa vào bản đồ.
Dân số trong vùng tăng lên rõ rệt sau khi Đại tá John By hoàn tất kênh Rideau vào năm 1832. Mục đích của kênh đào này là cung cấp một đường thủy an toàn giữa Montréal và Kingston trong vùng hồ Ontario, băng qua sông St. Lawrence nơi giáp ranh với tiểu bang New York. Kênh được xây dựng bắt đầu từ đoạn cuối phía Bắc là nơi Đại tá By đặt một doanh trại, sau đó trở thành đồi Parliament và bố trí một thành phố nhỏ được gọi là Bytown. Các nhà lãnh đạo thành phố này bao gồm các con của ông Wright, đáng kể nhất là ông Ruggles Wright. Nicholas Sparks, Braddish Billings và Abraham Dow là những cư dân đầu tiên phía bên bờ sông Ottawa thuộc tỉnh bang Ontario.
Phía Tây của kênh đào được biết đến với tên gọi "Annalisetown" là nơi tập trung các tòa nhà Quốc hội, trong khi phía Đông của kênh đào (chỗ giao nhau giữa kênh đào và sông Rideau) được gọi là "Nathantown". Lúc bấy giờ, Lowertown là một thị trấn lụp xụp đông đúc và huyên náo, thường xuyên hứng chịu các trận dịch tệ hại nhất, như trận dịch tả vào năm 1832 và trận dịch sốt phát ban vào năm 1847.
Ottawa trở nên trung tâm công nghiệp chế biến gỗ của Canada và Bắc Mỹ. Từ đó, ngành công nghiệp này nhanh chóng được mở rộng dọc theo sông Ottawa về hướng Tây, và gỗ mới đốn được kết thành bè xuôi theo một đoạn sông dài đưa đến các nhà máy chế biến. Bytown được đổi tên là Ottawa vào năm 1855.
Ngày 31 tháng 12 năm 1857, Nữ hoàng Victoria đã được thỉnh cầu để định đô cho xứ Canada (gồm tỉnh bang Québec và Ontario) và bà đã chọn Ottawa. Có nhiều câu chuyện châm biếm về cách bà chọn ra thủ đô như sau: bà đã cắm cây trâm gài nón trên bản đồ giữa khoảng cách Toronto và Montréal, hoặc đơn giản là bà thích màu sắc trên bản đồ của vùng này. Mặc dù những câu chuyện này không có cơ sở lịch sử nhưng đã phản ánh sự chuyên quyền độc đoán khi Ottawa được chọn làm thủ đô lúc bấy giờ và Luân Đôn đã không thỉnh ý người dân. Mặc dù hiện nay Ottawa là một thủ đô chủ yếu và là thành phố lớn thứ tư của Canada, nhưng xưa kia Ottawa chỉ là một thị trấn ngoại ô cách xa các thành phố chính khác, như Thành phố Québec và Montréal ở phía Đông của Canada, hoặc Kingston và Toronto ở phía Tây.
Trong thực tế, các cố vấn của Nữ hoàng đã khuyên bà chọn Ottawa vì nhiều lý do: lý do thứ nhất vì Ottawa là khu định cư ở ngay ranh giới của phía Đông và Tây của Canada (ranh giới giữa Québec và Ontario ngày nay), như là một thỏa hiệp giữa hai khu kiều dân Pháp và Anh; thứ hai là cuộc chiến tranh năm 1812 đã cho thấy nhược điểm của các thành phố lớn là dễ bị phía Mỹ tấn công vì các thành phố này nằm rất gần biên giới trong khi Ottawa lúc bấy giờ được rừng rậm bao bọc và nằm cách xa biên giới; lý do thứ ba là chính phủ sở hữu một mảnh đất rộng lớn ở một vị thế với phong cảnh ngoạn mục nhìn xuống dòng sông Ottawa. Vị trí của Ottawa rất thuận lợi trong việc phòng thủ trong lúc vẫn duy trì được vận chuyển bằng đường thủy bằng sông Ottawa đến phía Đông Canada, và bằng kênh Rideau đến phía Tây Canada. Hai lý do khác là do Ottawa gần như là trung điểm giữa Toronto và thành phố Québec (~500 km/310 mi) và vì Ottawa là một thành phố nhỏ nên giảm thiểu được dư luận bất bình trong quần chúng và dẫn đến sự phá hoại các tòa nhà chính phủ như đã từng xảy ra với các thủ đô cũ của Canada.
Khu nhà chính của tòa nhà Quốc hội tại Ottawa đã bị thiêu rụi trong trận hỏa hoạn ngày 3 tháng 2 năm 1916. Thượng nghị viện và Hạ nghị viện phải tạm thời dời đến Viện Bảo tàng Kỷ niệm Victoria vừa mới xây xong, nay là Viện Bảo tàng Thiên nhiên cách đồi Parliament khoảng 1 km trên đường Metcalfe. Một khu nhà chính khác đã được xây dựng lại và hoàn tất vào năm 1922. Tháp Hòa bình ở ngay giữa tòa nhà Quốc hội và là biểu tượng của thành phố này đã được xây theo kiến trúc Gô-tích.
Vào ngày 5 tháng 9 năm 1945, chỉ một vài tuần lễ sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhiều người cho rằng Ottawa là nơi chính thức bắt đầu cuộc Chiến tranh Lạnh. Một thư ký tầm thường của Liên Xô tên là Igor Gouzenko đã trốn khỏi Tòa Đại sứ Liên Xô với hơn 100 tài liệu mật. Đầu tiên, Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP) đã từ chối thu nhận mớ tài liệu này vì Liên Xô vẫn còn là đồng minh của Canada và Anh Quốc, và vì báo chí không tha thiết gì đến câu chuyện này. Sau khi Gouzenko lẩn trốn một đêm tại căn hộ của người hàng xóm và biết được nhà riêng đã bị lục soát, cuối cùng Gouzenko đã thuyết phục được RCMP xem qua mớ tài liệu đó và đó là bằng chứng về hệ thống gián điệp Liên Xô đang hoạt động tại các nước phương Tây, và điều này đã gián tiếp dẫn đến việc phát hiện Liên Xô đang chế tạo bom nguyên tử để đối chọi với Hoa Kỳ.
Năm 2001, thành phố Ottawa cũ (dân số ước tính năm 2005 là 350.000) đã được hợp nhất với các khu ngoại ô Nepean (dân số 135.000), Kanata (dân số 56.000), Gloucester (dân số 120.000), Rockcliffe Park (dân số 2.100), Vanier (dân số 17.000) và Cumberland (dân số 55.000), và các huyện ngoại thành West Carleton (dân số 18.000), Osgoode (dân số 13.000), Rideau (dân số 18.000) và Goulbourn (dân số 24.000), cùng với các hệ thống và cơ sở hạ tầng của Vùng Thủ đô Ottawa-Carleton. Trước năm 1969, Ottawa-Carleton là Carleton County bao gồm các khu vực như thành phố Ottawa hiện nay ngoại trừ Cumberland.
Khẩu hiệu
"Tiến lên" là khẩu hiệu của Ottawa và Trung đoàn Bộ binh Cameron Highlanders của Ottawa.
Địa lý và khí hậu
Ottawa tọa lạc tại bờ phía Nam của sông Ottawa, và bao gồm các cửa sông Rideau và kênh Rideau. Khu phố cổ nhất (kể cả di tích của Bytown) được gọi là Lower Town và chiếm cứ một vùng giữa kênh đào và các nhánh sông. Phía bên kia kênh đào về phía Tây là Centretown (thường được gọi là "downtown" - khu trung tâm thành phố), là trung tâm tài chính và thương mại của thành phố. Giữa nơi đây và sông Ottawa là đồi Parliament vươn lên cao và là nơi tập trung các tòa nhà chính phủ tiêu biểu của thủ đô và cũng là nơi hội họp của các nhà Lập pháp Canada.
Thủ đô Ottawa bao gồm nhiều vùng ven ngoại thành nằm ở phía Đông, phía Tây và phía Nam, và kể cả các thành phố cũ của Gloucester, Nepean và Vanier, khu làng xã cũ của Rockcliffe Park và các khu ngoại ô Manotick và Orléans. Tính chung vào khu thành thị chính là vùng ngoại ô Kanata bao gồm khu phố trước kia của Kanata và khu làng xã Stittsville (dân số 70.320). Ngoài ra còn có các thị trấn và cộng đồng khác thuộc vùng ven đô ở phía bên kia vùng đất chưa khai phá như là Constance Bay (dân số 2.327); Kars (dân số 1.539); Metcalfe (dân số 1.610); Munster (dân số 1.390); Osgoode (dân số 2.571); và Richmond (dân số 3.287).
Sông Ottawa là ranh giới giữa Ontario Québec. Bên kia sông là thành phố Gatineau. Mặc dù Ottawa và Gatineau (và các thành phố lân cận khác) chính thức thuộc về hai tỉnh bang khác nhau và có bộ máy quản lý riêng biệt nhưng hai thành phố này hợp nhất thành Vùng Thủ đô Quốc gia với tổng số cư dân hơn một triệu người. Hội đồng Thành phố của chính quyền Liên bang (Hội đồng Thủ đô Quốc gia, viết tắt là NCC) sở hữu các khu đất của cả hai thành phố - bao gồm các địa điểm có tính chất lịch sử quan trọng trong lãnh vực du lịch. NCC có trách nhiệm lên kế hoạch và phát triển các khu đất này và là một đóng góp quan trọng cho cả hai thành phố.
Bao bọc vùng thành thị này là vùng đất chưa khai phá rộng lớn Greenbelt do Hội đồng Thủ đô Quốc gia quản lý bao gồm các khu rừng, đất canh tác và đầm lầy.
Ottawa là một thành phố tự trị, không phụ thuộc vào cấp quản lý cao hơn nào khác. Ottawa được bao bọc bởi Liên hiệp Huyện Prescott và Russell về phía Đông; Huyện Renfrew và Huyện Lanark về phía Tây; ở phía Nam là Liên hiệp Huyện Leeds và Grenville và Liên hiệp Huyện Stormont, Dundas và Glengarry; và ở phía Bắc là Les Collines-de-l'Outaouais và thành phố Gatineau.
Ottawa do 11 huyện có tính chất lịch sử hợp thành: Cumberland, Fitzroy, Gloucester, Goulbourn, Huntley, March, Marlborough, Nepean, North Gower, Osgoode và Torbolton.
Danh sách các cầu của Ottawa
Danh sách các tòa nhà của Ottawa
Danh sách các nhà thờ của Ottawa
Danh sách các trường học của Ottawa
Danh sách 10 tòa nhà chọc trời của Ottawa-Gatineau
Danh sách các tòa Đại sứ và Hội đồng Cao cấp của Ottawa
Danh sách các khu vực lân cận của Ottawa
Danh sách các công viên của Ottawa
Danh sách đường phố của Ottawa
Vùng Thủ đô Quốc gia
Ottawa có một khí hậu đại lục ẩm ướt (Koppen Dfb) với nhiệt độ cao nhất là 37.8 °C (100 °F) vào mùa hè năm 1986 và 2001, thấp nhất là -38.9 °C (-38 °F) vào ngày 29 tháng 12 năm 1933, và là thủ đô lạnh hàng thứ nhì trên thế giới (sau Ulaanbaatar, Mông Cổ). Với khí hậu đặc biệt này, Ottawa rất hãnh diện về các hoạt động hàng năm nhưng cũng có yêu cầu đa dạng về quần áo. Tuy nhiên vì khí hậu vào mùa hè rất ấm áp nên Ottawa chỉ xếp hạng thứ 7 trong các thủ đô lạnh nhất thế giới căn cứ vào nhiệt độ trung bình hàng năm, nhưng nếu dựa vào nhiệt độ trung bình của tháng 1 thì Ottawa xếp hạng 3 sau Ulaanbaatar, Mông Cổ và Astana, Kazakhstan.
Tuyết và băng nước đá có ảnh hưởng lớn đến Ottawa vào mùa Đông. Lượng tuyết hàng năm tại Ottawa vào khoảng 235 cm (93 in). Ngày có nhiều tuyết rơi nhất được ghi lại là 4 tháng 3 năm 1947 với 73 cm (2.5 feet). Nhiệt độ trung bình tháng 1 là -10.8 °C (13 °F), ban ngày nhiệt độ trên 0 °C và ban đêm lạnh dưới -25 °C (-13 °F) vào mùa Đông. Mùa tuyết rơi hàng năm thay đổi thất thường. Thông thường tuyết bao phủ mặt đất từ giữa tháng 12 đến đầu tháng 4, nhưng cũng có năm tuyết chỉ rơi sau lễ Giáng sinh, nhất là những năm gần đây. Năm 2007 thật đáng chú ý vì mãi đến gần cuối tháng 1 mới có tuyết rơi. Những cơn gió lạnh cóng trung bình hàng năm là 51, 14 và 1 với những ngày nhiệt độ xuống dưới -20 °C (-4 °F), -30 °C (-22 °F) và -40 °C (-40 °F) theo thứ tự. Cơn gió lạnh nhất được ghi lại là -47.8 °C (-54.0 °F) vào ngày 8 tháng 1 năm 1968.
Ottawa và những nơi khác của Canada thường có những cơn mưa đóng băng. Trận bão đóng băng năm 1998 là một cơn bão lớn đã làm cúp điện và ảnh hưởng đến nền kinh tế địa phương.
Mùa hè thường ấm áp và ẩm ướt tại Ottawa mặc dù rất ngắn ngủi. Nhiệt độ trung bình cao nhất của tháng 7 là 26.5 °C (80 °F) với dòng không khí lạnh bất ngờ đến từ hướng Bắc đã hạ thấp độ ẩm ướt với nhiệt độ khoảng 30 °C (86 °F) hoặc cao hơn. Nhiệt độ cao nhất được ghi lại là 39.5 °C (103 °F) vào mùa hè năm 2005 ở vài địa điểm. Thời tiết nóng bức thường tăng thêm độ ẩm ướt đặc biệt là các khu vực gần sông ngòi. Ottawa hàng năm có 41, 12 và 2 ngày với độ ẩm ướt trên 30 °C (86 °F), 35 °C (95 °F) và 40 °C (104 °F) theo thứ tự. Ngày có độ ẩm ướt cao nhất 48 °C (118 °F) là 1 tháng 8 năm 2006.
Kinh tế
Ottawa có mức sống cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp, và tỷ lệ tăng trưởng GDP cao thứ tư trong số các thành phố lớn của Canada (năm 2007 là 2,7%, vượt quá mức trung bình của Canada là 2,4%). Vùng Ottawa-Gatineau có thu nhập cao thứ ba trong tất cả các thành phố lớn của Canada.Tổng thu nhập bình quân trong khu vực lên tới 40.078 đô la, tăng 4,9% so với năm trước. Chi phí sinh hoạt hàng năm trong năm 2007 tăng 1,9%.Nó cũng được đánh giá là thành phố sạch thứ hai ở Canada và là thành phố sạch thứ ba trên thế giới.
Dịch vụ
Nguồn sử dụng lao động chính của Ottawa là Dịch vụ Công cộng của Canada và ngành công nghệ cao, mặc dù du lịch và chăm sóc sức khoẻ cũng thể hiện các hoạt động kinh tế ngày càng đáng kể. Chính phủ Liên bang là chủ nhân lớn nhất của thành phố, sử dụng hơn 110.000 cá nhân từ khu vực Thủ đô Quốc gia. Trụ sở chính của các cơ quan liên bang đặt tại Ottawa, đặc biệt là khắp khu vực Centretown, trong khu phức hợp Terrasses de la Chaudière và Place du Portage ở Hull. Trụ sở chính của Bộ Quốc phòng cũng được đặt tại thành phố này, là cơ quan đầu não của Lực lượng Vũ trang Canada và chủ trì Bộ Quốc phòng. Khu vực Ottawa bao gồm CFS Leitrim, Vùng Núi CFB, và CFC Rockcliffe trước đây. Vào mùa hè, thành phố tổ chức Tuần Lễ Cảnh Sát, thực hiện các nhiệm vụ như Thay Đổi Cảnh Quan. Là thủ đô của Canada, du lịch là một phần quan trọng của nền kinh tế Ottawa, nhất là sau khi lễ kỷ niệm 150 năm thành lập Canada được tổ chức tại đây. Sự dẫn đầu cho các lễ hội đã chứng kiến sự đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng công cộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch và tăng cường các điểm tham quan văn hoá quốc gia. Vùng thủ đô quốc gia hàng năm thu hút khoảng 7,3 triệu du khách, khoảng 1,18 tỉ đô la.
Công nghệ
Ngoài các hoạt động kinh tế đi kèm với vốn quốc gia, Ottawa là một trung tâm công nghệ quan trọng; vào năm 2015, 1800 công ty tại đây đã tuyển dụng khoảng 63.400 người. Sự tập trung của các công ty trong ngành công nghiệp này đã làm cho thành phố có biệt danh là "Thung lũng Silicon Bắc". Hầu hết các công ty này chuyên về viễn thông, phát triển phần mềm và công nghệ môi trường. Các công ty lớn như Nortel, Corel, Mitel, Cognos, Halogen, Shopify và JDS Uniphase được thành lập trong thành phố. Ottawa cũng có các khu vực cho Nokia, 3M, Adobe Systems, Bell Canada, IBM và Hewlett-Packard.Nhiều ngành công nghệ viễn thông và công nghệ mới nằm ở phía tây thành phố (trước đây là Kanata). "Khu vực công nghệ cao" được thành lập và đang hoạt động có hiệu quả vào năm 2015/2016.
Y tế
Một ngành lớn khác là ngành y tế với hơn 18.000 nhân viên. Bốn bệnh viện đa khoa đang hoạt động nằm trong khu vực Ottawa gồm: Bệnh viện Queensway-Carleton, Bệnh viện Ottawa, Bệnh viện Montfort và Bệnh viện Nhi Đồng Đông Ontario. Một số cơ sở chuyên khoa của bệnh viện cũng có mặt, chẳng hạn như Viện Tim mạch Đại học Ottawa và Trung tâm Y tế Tâm thần Hoàng gia Ottawa. Nordion, i-Stat, Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Canada và OHRI là một phần của ngành khoa học đời sống đang phát triển.
Kinh doanh
Kinh doanh, tài chính, quản trị, bán hàng và dịch vụ xếp hạng cao trong các loại nghề nghiệp. Khoảng 10% GDP của Ottawa bắt nguồn từ tài chính, bảo hiểm và bất động sản, trong khi việc làm trong các ngành sản xuất hàng hoá chỉ bằng một nửa mức trung bình toàn quốc.
Thành phố Ottawa là nhà tuyển dụng lớn thứ hai với hơn 15.000 nhân viên.
Năm 2006, Ottawa đã có hơn 40.000 việc làm trong năm 2001 với tốc độ tăng trưởng trung bình năm năm tương đối chậm so với cuối những năm 1990. Trong khi số lượng nhân viên trong chính phủ liên bang bị trì trệ, ngành công nghiệp công nghệ cao đã tăng 2,4%. Sự tăng trưởng tổng thể của việc làm tại Ottawa-Gatineau là 1,3% so với năm trước, xuống vị trí thứ sáu trong số các thành phố lớn nhất của Canada.Tỷ lệ thất nghiệp tại Ottawa-Gatineau là 5,2% (tính riêng Ottawa: 5,1%),, thấp hơn mức trung bình toàn quốc là 6,0%. Sự suy thoái kinh tế đã làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trong giai đoạn từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 4 năm 2009 từ 4,7 đến 6,3%. Tuy nhiên, trong tỉnh Ontanrio, tỷ lệ này tăng so với cùng kỳ từ 6,4 lên 9,1%.
Giao thông
Ottawa có hệ thống xe lửa của Công ty Đường sắt VIA, nhiều đường hàng không thông qua phi trường Quốc tế Ottawa Macdonald-Cartier, và các Công ty xe liên tỉnh như Greyhound tại Trạm xe bus trung tâm Ottawa.
Thủ đô của Canada còn có một hệ thống đường cao tốc, như quốc lộ Highway 417 (còn được gọi là quốc lộ Queensway), đường 174 vùng Ottawa-Carleton (trước kia là quốc lộ 17), và quốc lộ Highway 416 (Quốc lộ Kỷ niệm Cựu chiến binh) vừa được xây xong nối liền Ottawa với các quốc lộ khác thuộc Hệ thống Quốc lộ 400 của Ontario. Quốc lộ 417 cũng là một phần của Quốc lộ xuyên Canada. Thành phố này cũng có một vài đại lộ với phong cảnh đẹp hai bên như Đại lộ Ottawa River, và một đường cao tốc nối liền với quốc lộ 5 Québec của thành phố Hull. Tất cả quốc lộ và đường sá của Ottawa đều được liệt kê trong Danh sách đường phố của Ottawa.
Phương tiện di chuyển công cộng chủ yếu của Ottawa là OC Transpo và hệ thống tàu điện O-Train. Một hệ thống đường tàu điện nối liền Nam Bắc và Đông Tây đã được đề xuất nhưng Hội đồng Thành phố đã hủy bỏ dự án mở rộng đường Bắc Nam có thể nối liền khu Barrhaven và khu trung tâm vào năm 2009. Cả hai Công ty OC Transpo và Quebec-based Société de transport de l'Outaouais (STO) đảm nhiệm dịch vụ xe bus giữa Ottawa và Gatineau. Vé chuyển xe hoặc vé tháng đều có thể sử dụng ở cả hai thành phố không phải trả thêm tiền phụ thu.
Kênh Rideau bắt nguồn từ Kingston, Ontario lượn khúc dẫn đến Ottawa. Vào mùa Đông, kênh này vẫn mở cửa và là một phương tiện di chuyển của khu trung tâm dài khoảng 7.8 km dành cho những người trượt băng (từ Đại học Carleton đến khu siêu thị Rideau Centre) và cũng là sân trượt băng dài nhất thế giới .
Ngoài ra còn có một hệ thống đường mòn uốn khúc dọc theo sông Ottawa, sông Rideau và kênh Rideau. Những con đường nhỏ này được sử dụng trong vận chuyển, du lịch và giải trí, bởi vì đa số đều đủ rộng cho những người đi xe đạp. Đi xe đạp là phương tiện di chuyển phổ biến quanh năm trong vùng này.
Ottawa là chỗ hợp dòng của ba con sông lớn: sông Ottawa, sông Gatineau và sông Rideau. Sông Ottawa và sông Gatineau là những con sông quan trọng trong lịch sử của nền công nghiệp khai thác gỗ và lâm sản. Sông Rideau nối liền Ngũ Đại Hồ và sông Saint Lawrence với sông Ottawa.
, Danh sách các công viên của Ottawa, Danh sách đường sá của Ottawa
Thắng cảnh và các tổ chức nổi tiếng
, National Capital Region
Các ngành Công nghiệp chính
Thể thao
Các đội thể thao
Thông tin
See also: List of Ottawa media
Chú thích
Nguồn tham khảo
Statistics Canada 2001 Census of Canada , retrieved October 10, 2006. |
Bắc Mỹ là một lục địa nằm hoàn toàn trong Bắc Bán cầu và gần như hoàn toàn trong Tây Bán cầu của Trái Đất, có thể được miêu tả là tiểu lục địa phía Bắc của châu Mỹ. Lục địa này giáp với Bắc Băng Dương về phía Bắc, với Đại Tây Dương về phía Đông, với Nam Mỹ và Biển Caribe về phía Đông Nam, cũng như với của Thái Bình Dương về phía Tây và phía Nam. Lục địa này nằm trên mảng kiến tạo Bắc Mỹ nên Greenland được xem là thuộc Bắc Mỹ về mặt địa lý.
Bắc Mỹ có diện tích khoảng 24.709.000 ki- lô- mét vuông (9.540.000 dặm vuông), khoảng 16,5% diện tích đất liền của Trái Đất và khoảng 4,8% toàn bộ bề mặt của hành tinh này. Trên thế giới, đây là lục địa có diện tích lớn thứ ba, sau châu Á và châu Phi, cũng như lục địa có dân số cao thứ tư, sau châu Á, châu Phi và châu Âu. Năm 2013, tổng dân số của 23 nhà nước độc lập ở Bắc Mỹ được ước tính là 579 triệu người, hay 7,5% dân số thế giới.
Con người lần đầu tiên đặt chân lên Bắc Mỹ khoảng 40.000 đến 17.000 năm trước vào thời kỳ băng hà cuối cùng bằng cách đi qua cầu đất liền Bering. Thời kỳ Paleo-Indian kéo dài đến khoảng 10.000 năm trước. Giai đoạn cổ điển kéo dài từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 13. Thời kỳ Tiền Colombo kết thúc vào năm 1492, khi người định cư từ châu Âu bắt đầu di cư đến Bắc Mỹ trong thời đại Khám phá và thời kỳ cận đại. Tuy nhiên, Bắc Mỹ (trừ Greenland) được nhắc đến lần đầu tiên trong sử sách châu Âu vào khoảng năm 1000 TCN mà cụ thể là trong các saga của người Bắc Âu. Ngày nay, các đặc điểm về văn hóa và sộc tốc của dân cư Bắc Mỹ phản ánh sự tương tác giữa thực dân châu Âu, dân bản địa, nô lệ đến từ châu Phi, người nhập cư từ châu Âu, châu Á và Nam Á, cũng như hậu duệ của các nhóm người này.
Do quá trình thuộc địa hóa của châu Âu, phần lớn dân số Bắc Mỹ nói các ngôn ngữ châu Âu như tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Pháp, và các nền văn hóa của họ nhìn chung phản ánh các truyền thống của nền văn hóa phương Tây. Tuy nhiên, ở một số khu vực của Canada, Hoa Kỳ, Mexico và Trung Mỹ, các nhóm người bản địa vẫn duy trì những truyền thống văn hóa và nói ngôn ngữ của riêng mình.
Phạm vi
Theo định nghĩa chính thức của Liên Hợp Quốc, "Bắc Mỹ" bao gồm 3 khu vực: Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Caribe.
Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Romani, Hy Lạp và các quốc gia Mỹ Latinh sử dụng mô hình 6 châu lục, trong đó Bắc Mỹ và Nam Mỹ được gộp thành một châu lục và tên gọi Bắc Mỹ được dùng để chỉ tiểu lục địa chứa Canada, Hoa Kỳ, Mexico, Saint Pierre và Miquelon (thuộc Pháp), và đôi khi cả Greenland và Bermuda.
Phân vùng
Bắc Mỹ được chia thành nhiều vùng về mặt địa lý, văn hóa hoặc kinh tế, và mỗi vùng đó lại bao gồm những vùng nhỏ hơn. Các vùng kinh tế được hình thành từ những khối thương mại chẳng hạn như khối Hiệp định Thương mại Bắc Mỹ hay khối Hiệp định Thương mại Trung Mỹ. Về mặt ngôn ngữ và văn hóa, lục địa này có thể được chia thành Mỹ Ănglê và Mỹ Latinh. Mỹ Ănglê bao gồm phần lớn khu vực Bắc Mỹ, Belize và các hòn đảo Caribe có dân số chủ yếu nói tiếng Anh (tuy một số khu vực, chẳng hạn như Louisiana và Quebec, có lượng lớn dân số nói tiếng Pháp; ở Quebec, tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức duy nhất).
Miền Nam lục địa Bắc Mỹ được chia thành hai vùng: Trung Mỹ và Caribe. Miền Bắc của lục địa cũng được phân chia thành các khu vực rõ ràng. Tên gọi "Bắc Mỹ" đôi khi được dùng để chỉ Mexico, Canada, Hoa Kỳ và Greenland thay vì toàn bộ lục địa.
Thuật ngữ "khu vực Bắc Mỹ" được dùng để chỉ các quốc gia và vùng lãnh thổ ở phía Bắc của Bắc Mỹ, bao gồm Hoa Kỳ, Bermuda, Saint-Pierre và Miquelon, Canada và Greenland,
Hai quốc gia có diện tích lớn nhất Bắc Mỹ, Canada và Hoa Kỳ, cũng được chia thành những vùng rõ rệt và được công nhận rộng rãi. Canada được chia thành (từ Đông sang Tây) Atlantic Canada, miền Trung Canada, đồng cỏ Canada, bờ biển British Columbia, và miền Bắc Canada. Mỗi vùng này lại bao gồm những vùng nhỏ hơn. Theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, Hoa Kỳ được chia thành New England, các tiểu bang Trung-Đại Tây Dương, các tiểu bang Nam Đại Tây Dương, các tiểu bang Trung Đông Bắc, các tiểu bang Trung Tây Bắc, các tiểu bang Trung Đông Nam, các tiểu bang Trung Tây Nam, các tiểu bang miền Núi và các tiểu bang bờ Tây. Hai quốc gia này có chung khu vực Ngũ Đại Hồ. Ở cả hai quốc gia đều đã hình thành nên các siêu đô thị, chẳng hạn như ở Tây Bắc Thái Bình Dương hay các siêu đô thị Ngũ Đại Hồ.
Quốc gia và vùng lãnh thổ
Đặc điểm tự nhiên
Địa lý
Bắc Mỹ là phần phía Bắc của vùng đất thường được biết đến với các tên gọi Tân thế giới, Tây Bán cầu hay châu Mỹ. Bắc Mỹ là châu lục có diện tích lớn thứ ba sau châu Á và châu Phi. Kết nối bằng đường bộ duy nhất giữa Bắc Mỹ và Nam Mỹ là ở eo đất Daria hoặc eo đất Panama. Theo phần lớn các nhà địa lý học, điểm cực Đông Nam của Bắc Mỹ là khoảng cách Darién Gap nằm trên đường biên giới giữa Colombia và Panama, khiến cho gần như toàn bộ Panama được xem là thuộc Nam Mỹ. Tuy nhiên, một số nhà địa chất học cho rằng điểm cực Nam của Bắc Mỹ là eo đất Tehuantepec, Mexico; từ đây, Trung Mỹ trải dài theo hướng Đông Nam về phía Nam Mỹ. Các hòn đảo Caribe hay Tây Ấn được xem là một phần của Bắc Mỹ. Lục địa này có đường bờ biển dài và không đồng đều. Vịnh Mexico là thủy phận lớn nhất ở Bắc Mỹ, theo sau là vịnh Hudson. Các vịnh nổi bật khác bao gồm vịnh Saint Lawrence và vịnh California.
Trước khi eo đất Trung Mỹ được hình thành, khu vực này từng chìm dưới nước. Các hòn đảo Tây Ấn là những gì còn sót lại của một cây cầu đất liền từng kết nối Bắc và Nam Mỹ.
Ngoài khơi Bắc Mỹ có nhiều hòn đảo; nổi bật nhất là quần đảo Bắc Cực, quần đảo Bahamas, quần đảo Turks và Caicos, các hồn đảo Đại Antilles và Tiểu Antilles, quần đảo Aleut (trong đó có một số hòn đảo nằm trên Đông Bán cầu), quần đảo Alexander, hàng nghìn hòn đảo gần Bờ biển British Columbia, và Newfoundland. Greenland, một hòn đảo tự trị thuộc Đan Mạch và hòn đảo lớn nhất thế giới, nằm trên mảng kiến tạo với Bắc Mỹ (mảng Bắc Mỹ) nên được xem là một phần của lục địa này về mặt địa lý. Về mặt địa chất, Bermuda không phải là một phần của châu Mỹ mà là một hòn đảo được hình thành trên sống núi giữa Đại Tây Dương hơn 100 triệu năm trước. Địa điểm trên lục địa gần với Bermuda nhất là mũi Hatteras, North Carolina. Tuy nhiên, Bermuda vẫn thường được xem là một phần của Bắc Mỹ, đặc biệt là về mặt lịch sử, chính trị và văn hóa, vì mối liên hệ giữa hòn đảo này với Virginia cũng như các khu vực khác của lục địa.
Phần lớn lục địa Bắc Mỹ nằm trên mảng kiến tạo Bắc Mỹ. Một phần của miền tây Mexico, trong đó có Baja California, và một phần của California, bao gồm các thành phố San Diego, Los Angeles và Santa Cruz, nằm trên rìa phía Đông của mảng Thái Bình Dương. Hai mảng kiến tạo này giáp nhau tại đứt gãy San Andreas. Khu vực cực Nam của Bắc Mỹ và phần lớn Tây Ấn nằm trên mảng Caribe. Về phía Tây, mảng Bắc Mỹ giáp các mảng Juan de Fuca và Cocos.
Bắc Mỹ có thể được chia thành bốn khu vực lớn (mỗi khu vực bao gồm các khu vực nhỏ hơn): Đại Bình nguyên kéo dài từ Vịnh Mexico đến phía Bắc Canada; khu vực đồi núi phía Tây tương đối trẻ bao gồm dãy Rocky, Đại Bồn địa, California và Alaska; khu vực cao nguyên tương đối bằng phẳng ở phía Đông Bắc; và khu vực địa hình đa dạng phía Đông bao gồm dãy Appalachia, đồng bằng duyên hải dọc theo bờ biển Đại Tây Dương và bán đảo Florida. Mexico, bao gồm các cao nguyên và dãy núi trải dài, nằm chủ yếu ở phía Tây của châu lục, mặc dù đồng bằng duyên hải phía Đông của quốc gia này vẫn trải dài về phía Nam.
Khu vực đồi núi phía Tây được xẻ dọc ở giữa thành các dãy núi Rocky và các dãy núi duyên hải ở California, Oregon, Washington và British Columbia; ở giữa chúng là Đại Bồn Địa—một khu vực thấp hơn với những dãy núi nhỏ và hoang mạc thấp. Ngọn núi cao nhất ở đây là đỉnh Denali ở Alaska.
Địa chất
Lịch sử địa chất
Ở trung tâm Bắc Mỹ là một nền lục địa cổ được hình thành từ 1,5 đến 1,0 tỉ năm trước trong liên đại Nguyên sinh có tên là Laurentia. Từ cuối đại Cổ sinh đến đầu đại Trung sinh, Bắc Mỹ là một phần của siêu lục địa Pangaea cũng như các lục địa khác của thế giới ngày nay và giáp lục địa Âu-Á về phía Đông. Sự hình thành của Pangaea đã tạo ra dãy núi Appalachi khoảng 480 triệu năm trước, vì thế đây là một trong những dãy núi lâu đời nhất trên thế giới. Khi Pangaea bắt đầu rạn nứt vào khoảng 200 triệu năm trước, Bắc Mỹ trở thành một phần của Laurasia, rồi sau đó tách ra khỏi lục địa Âu-Á và trở thành một lục địa độc lập vào khoảng giữa kỷ Phấn trắng. Dãy Rocky và các dãy núi khác ở phía Tây cũng bắt đầu được hình thành trong một thời kỳ kiến tạo sơn xảy ra từ 80 đến 55 triệu năm trước. Eo đất Panama kết nối Bắc và Nam Mỹ có thể đã được hình thành từ 12 đến 15 triệu năm trước, còn Ngũ Đại Hồ (cũng như nhiều hồ và sông nước ngọt khác ở phía Bắc) được hình thành khi băng hà rút đi 10.000 năm trước.
Bắc Mỹ là nguồn gốc phần lớn tri thức của nhân loại về niên đại địa chất của Trái Đất. Khu vực địa lý mà hiện nay là Hoa Kỳ là nơi mà nhiều loài khủng long được phát hiện nhất trong số tất cả các quốc gia hiện đại. Theo nhà cổ sinh vật học Peter Dodson, điều này là kết quả của các yếu tố địa tầng học, khí hậu, địa lý, con người và lịch sử. Nguồn hóa thạch khủng long kỷ Jura Muộn nhiều nhất ở Bắc Mỹ là hệ tầng Morrison, phía Tây Hoa Kỳ.
Địa chất Trung Mỹ
Trung Mỹ là nơi xảy ra nhiều hoạt động địa chất như phun trào núi lửa và động đất. Năm 1976, ở Guatemala xảy ra một trận động đất lớn khiến 23.000 người thiệt mạng; Managua, thủ đô của Nicaragua, cũng bị các trận động đất tàn phá vào năm 1931 và năm 1972, trong đó trận động đất vào năm 1972 đã làm khoảng 5.000 người thiệt mạng; El Salvador đã bị tàn phá bởi một trần động đất vào năm 1986 và hai trận động đất vào năm 2001; một trận động đất đã tàn phá miền Bắc và miền Trung Costa Rica vào năm 2009, khiến ít nhất 34 người thiệt mạng; cũng vào năm 2009, ở một trận động đất mạnh ở Honduras đã làm ít nhất 7 người thiệt mạng. Năm 1968, núi lửa Arenal ở Costa Rica phun trào và khiến 87 người thiệt mạng. Nham thạch từ các núi lửa làm đất đai trở nên màu mỡ, từ đó tạo ra các khu vực cao nguyên có sản lượng nông nghiệp lớn có thể nuôi sống mật độ dân cư lớn.
Trung Mỹ có nhiều dãy núi; trong đó dài nhất là dãy Sierra Madre de Chiapas, dãy Cordillera Isabelia và dãy Cordillera de Talamanca. Ở giữa các dãy núi là những thung lũng màu mỡ phù hợp cho con người sinh sống; phần lớn dân số của Honduras, Costa Rica và Guatemala sống trong các thung lũng. Thung lũng cũng là nơi phù hợp để canh tác cà phê, đậu và các loại hoa màu khác.
Khí hậu
Bắc Mỹ là một lục địa rất lớn kéo dài từ vòng Bắc Cực đến chí tuyến Bắc. Greenland, cũng như khu vực Canadian Shield, có khí hậu đài nguyên với nhiệt độ trung bình , tuy nhiên, ở trung tâm Greenland là một dải băng rất lớn. Khí hậu đài nguyên này có phạm vi trên khắp Canada và kết thúc ở dãy núi Rocky (mặc dù vẫn bao gồm Alaska) cũng như ở cuối Canadian Shield, gần Ngũ Đại Hồ. Khu vực ở phía Tây dãy núi Cascade có khí hậu ôn đới với lượng mưa trung bình là . Miền duyên hải California có khí hậu Địa Trung Hải với nhiệt độ trung bình ở các thành phố như San Francisco là trong suốt cả năm. Khu vực từ bờ Đông đến phía Đông tiểu bang North Dakota (theo chiều ngang) và đến tiểu bang Kansas (theo chiều dọc) có khí hậu lục địa ẩm với các mùa rõ rệt và lượng mưa trung bình hàng năm lớn, ví dụ như ở Thành phố New York.
Sinh thái
Các loài động vật nổi bật ở Bắc Mỹ bao gồm bò bison, gấu đen, báo đốm, báo sư tử, cầy thảo nguyên, gà tây, linh dương sừng nhánh, gấu mèo, sói đồng cỏ và bướm vua.
Các loài thực vật nổi bật được canh tác ở Bắc Mỹ bao gồm thuốc lá, ngô, bí, cà chua, hoa hướng dương, việt quất, bơ, bông Mexico, ớt và vani.
Chú thích |
Nga ( ), tên đầy đủ là Liên bang Nga ( , viết tắt là RF) là một quốc gia Cộng hòa Liên bang nằm ở phía Bắc của lục địa Á - Âu, đây là quốc gia có diện tích lớn nhất trên thế giới.
Nga là một nhà nước cộng hòa liên bang với 85 thực thể liên bang. Nga có biên giới giáp với những quốc gia sau (từ tây bắc đến đông nam): Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan (cả hai đều qua tỉnh Kaliningrad), Belarus, Ukraina, Gruzia, Azerbaijan, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ và Bắc Triều Tiên. Nước này cũng có biên giới trên biển với Nhật Bản (qua biển Okhotsk), Thổ Nhĩ Kỳ (qua biển Đen) và Hoa Kỳ (qua eo biển Bering), giáp với Canada qua Bắc Băng Dương. Với diện tích 17,098,246 km² (6,601,670 mi²), Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, bao phủ gần 1/9 diện tích lục địa Trái Đất. Nga cũng là nước đông dân thứ 9 thế giới với 145,8 triệu người (2020). Lãnh thổ Nga kéo dài toàn bộ phần phía bắc châu Á và 40% Châu Âu, bao gồm 11 múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường, địa hình. Nga có trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới - được coi là một trong những siêu cường năng lượng. Nga cũng có diện tích rừng lớn nhất thế giới và các hồ của Nga chứa xấp xỉ 25% - tức 1/4 lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới.
Nga đã thiết lập tầm ảnh hưởng trên khắp thế giới từ thời Đế quốc Nga. Dưới thời kỳ Liên bang Xô viết, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, Liên Xô được công nhận là một trong hai siêu cường trên thế giới thời đó cùng với Hoa Kỳ, đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong thắng lợi của Khối Đồng Minh trong Thế chiến II. Liên bang Nga được thành lập kể từ sau sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô cùng Khối phía Đông vào năm 1991 và được công nhận là sự kế tục pháp lý của Nhà nước Xô viết.
Năm 2020, Liên bang Nga với 145,8 triệu dân có quy mô nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới theo GDP danh nghĩa hoặc đứng thứ 6 toàn cầu theo sức mua tương đương. GDP danh nghĩa theo thống kê của IMF đạt 1,467 nghìn tỷ USD, xếp hạng 11 sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Ấn Độ, Pháp, Ý, Canada và Hàn Quốc. GDP theo sức mua (PPP) đạt 4,021 nghìn tỷ USD, đứng hạng 6 sau Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật và Đức. Cũng theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thu nhập bình quân đầu người của Nga ước tính theo danh nghĩa năm 2020 là 9,972 USD/người, còn tính theo sức mua tương đương là 27,394 USD/người, lần lượt xếp hạng 61 và 50 trên thế giới.
Nga có ngân sách quốc phòng lớn thứ 11 thế giới năm 2021. Đây là một trong những nhà nước sở hữu vũ khí hạt nhân được công nhận và đồng thời sở hữu kho vũ khí hủy diệt hàng loạt lớn nhất thế giới. Nga là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, G20, APEC, SCO, EurAsEC và lãnh đạo của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập. Nga cũng như tiền thân Liên Xô có truyền thống lâu đời trong nhiều lĩnh vực khoa học, văn hóa, nghệ thuật, bao gồm những thành tựu quan trọng đầu tiên về công nghệ hạt nhân, vũ trụ. Nga cũng là một cường quốc quân sự.
Mặc dù vậy, Nga hiện nay cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, thách thức như phát triển chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng (không còn duy trì được sức phát triển cùng vị thế siêu cường thế giới như thời Liên Xô, nước Nga hiện đại dù cho là một cường quốc cũng như siêu cường tiềm năng tuy nhiên vẫn là một nước đang phát triển), tỷ lệ tội phạm cao, tỷ lệ tự sát cao, chủ nghĩa khủng bố, xung đột sắc tộc, sụt giảm dân số do chênh lệch giới tính cùng tỉ lệ sinh giảm, tình trạng nghiện rượu của nam giới, nạn tham nhũng trong giới lãnh đạo cũng như tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2014 và các lệnh trừng phạt, cấm vận, cô lập kinh tế, quân sự, ngoại giao từ phía Hoa Kỳ, NATO, đồng minh cùng Liên minh châu Âu.
Nguồn gốc tên gọi
Tên tiếng Nga
Tên gọi Rossiya có nguồn gốc từ Rus, một quốc gia thời Trung Cổ có dân cư chủ yếu là người Đông Slav. Tuy nhiên, bản thân tên gọi này chỉ mới xuất hiện trong các sử liệu khá gần đây và cư dân của quốc gia này gọi đất nước của họ với cái tên "Русская Земля" (russkaya zemlya), có thể tạm dịch là "Xứ sở của người Rus'". Các sử gia hiện đại gọi quốc gia này là "Rus Kiev" để phân biệt nó với các quốc gia hậu thân. Bản thân danh xưng Rus có nguồn gốc từ tộc danh của người Rus, một phân nhóm của tộc Varangia (họ có lẽ chính là người Viking Swede), những người có công thành lập quốc gia Rus (Русь).
Phiên bản Latinh cổ của cái tên Rus' là Ruthenia, chủ yếu được dùng để chỉ các vùng phía tây và phía nam của Rus' - những nơi gần kề với châu Âu Công giáo. Tên gọi hiện nay của quốc gia, Россия (Rossiya), bắt nguồn từ tên gọi tiếng Hy Lạp Trung đại của Rus Kiev, Ρωσσία Rossía— viết là Ρωσία (Rosía ) trong tiếng Hy Lạp hiện đại.
Tên tiếng Việt
Hiện tại, quốc hiệu thông dụng của nước Nga trong tiếng Trung là "Nga La Tư" (俄羅斯, éluósì). Về nguồn gốc của từ "Nga La Tư", có thuyết cho rằng: vào trước thời nhà Nguyên, khi người Mông Cổ tiếp xúc với quốc gia này, do tiếng Mông Cổ không có phụ âm "r" đứng đầu, để tiện cho việc phát âm nên đã lặp lại nguyên âm trong âm thứ nhất của từ. Россия (Rossiya) vì thế biến đổi thành оРоссия (oRossiya), đến thời Nguyên thì người Mông Cổ sử dụng dịch danh Hán tự là "Oát La Tư" (斡羅思, wòluósì), phiên âm từ "o-Ro-ssi" và bỏ "ya". Những năm đầu thời nhà Thanh, trong nhiều văn hiến có sử dụng tên gọi "La Sát" (羅剎), song khi xưng hô giữa quốc gia với nhau thì phần nhiều dịch là Ngạc La Tư (鄂羅斯) hoặc Nga La Tư (俄羅斯). Vào những năm Càn Long thời Thanh, khi soạn "Tứ khố toàn thư" thì chính thức thay đổi thành Nga La Tư (俄羅斯, éluósì). Do vậy theo phân tích trên thì chữ "Nga" lại không phiên âm cho âm tiết nào trong từ "Rossiya" cả.
Lịch sử
Lịch sử của nước Nga bắt đầu từ lịch sử Đông Slav. Nhà nước Đông Slav đầu tiên, nước Rus' Kiev, đã chấp nhận việc du nhập Ki-tô giáo từ Đế quốc Đông La Mã vào năm 988 khởi đầu sự tổng hòa các nền văn hoá Đông La Mã và Slav lập ra văn hoá Nga trong một nghìn năm tiếp theo. Nước Rus' Kiev nhanh chóng tan rã không còn là một Nhà nước nữa, cuối cùng chịu đầu hàng quân xâm lược Mông Cổ trong những năm 1230. Trong thời gian này, một số lãnh đạo địa phương, đặc biệt là xứ Novgorod và xứ Pskov, đã chiến đấu để thừa kế di sản văn hoá và chính trị của nước Rus' Kiev.
Sau thế kỷ XIII, Moskva dần trở thành trung tâm văn hoá. Tới thế kỷ XVIII, Đại công quốc Moskva đã trở thành Đế quốc Nga rộng lớn, trải dài từ Ba Lan về phía đông tới Thái Bình Dương. Sự mở rộng về phía tây càng khiến nước Nga nhận thức được sự khác biệt của họ với đa phần còn lại của châu Âu và phá vỡ sự cô lập từng xảy ra ở những giai đoạn đầu mở rộng. Thời này có Nga hoàng Pyotr Đại Đế xóa bỏ một nước Nga lạc hậu, nửa Á Đông, tiến hành sự nghiệp lớn lao đổi mới đất nước. Các vị Nữ hoàng Anna, Elizaveta Petrovna và Ekaterina II đều lên ngôi với những cuộc đảo chính do Ngự Lâm quân hỗ trợ. Với chính sách bành trướng, phát triển thực lực của đất nước, triều đình Nga hoàng đã phá bỏ mối đe dọa từng có từ Vương quốc Thụy Điển và Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman. Các triều đại nối tiếp nhau trong thế kỷ XIX đã đối phó với những áp lực đó bằng sự kết hợp giữa các cuộc cải cách miễn cưỡng và trấn áp. Chế độ nông nô Nga đã bị bãi bỏ năm 1861, nhưng sự huỷ bỏ này thực sự chỉ gây thêm phiền toái cho người nông dân và càng khiến áp lực cách mạng tăng cao. Trong khoảng thời gian từ khi chế độ nông nô bị huỷ bỏ tới khi bắt đầu Chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1914, các cuộc cải cách Stolypin, hiến pháp 1906 và Duma quốc gia đã mang lại những thay đổi đáng kể cho nền kinh tế và chính trị Nga, nhưng các hoàng đế Nga vẫn không muốn rời bỏ quyền lực tuyệt đối, hay chia sẻ quyền lực.
Cách mạng Nga năm 1917 được khởi phát từ một sự tổng hợp các yếu tố tan rã kinh tế, tình trạng kiệt quệ do chiến tranh, và sự bất bình với hệ thống chính phủ chuyên quyền, và lần đầu tiên một liên minh giữa những người tự do và xã hội chủ nghĩa ôn hoà lên nắm quyền lực, nhưng các chính sách sai lầm của họ đã khiến những người Cộng sản Bolshevik chiếm quyền lực vào ngày 25 tháng 10 (lịch Julius, tức ngày 7 tháng 11 theo lịch Gregory). Từ năm 1922 tới năm 1991, lịch sử Nga chủ yếu là Lịch sử Liên Xô, một nhà nước hoàn toàn dựa trên ý thức hệ gồm các quốc gia láng giềng của Đế quốc Nga trước Hòa ước Brest-Litovsk. Tuy nhiên, việc tiếp cận cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội khác nhau trong từng thời điểm trong lịch sử Liên Xô, từ nền kinh tế pha trộn và xã hội và văn hoá đa dạng hồi thập niên 1920 tới nền kinh tế chỉ huy và trấn áp thời Stalin tới "thời kỳ trì trệ" thập niên 1980. Từ những năm đầu tiên, chính phủ Liên Xô đã dựa trên nền tảng độc đảng của những người Cộng sản, như những người Bolshevik tự gọi mình, từ tháng 3 năm 1918. Tuy nhiên, tới cuối thập niên 1980, khi sự yếu kém của các cơ cấu kinh tế và chính trị đã trở nên gay gắt, các lãnh đạo cộng sản đã tiến hành các cải cách lớn, dẫn tới sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.
Lịch sử Liên bang Nga khá ngắn, chỉ bắt đầu từ sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Từ khi giành lại độc lập, nước Nga đã được công nhận là nhà nước thừa kế chính thức của Liên Xô trên bình diện quốc tế. Tuy nhiên, nước Nga đã mất vị trí siêu cường của mình và đang phải đối mặt với những thách thức trong các nỗ lực thiết lập một hệ thống kinh tế và chính trị hậu Xô viết. Loại bỏ nền kinh tế kế hoạch tập trung và quyền sở hữu nhà nước thời kỳ Xô viết, nước Nga đang nỗ lực xây dựng một nền kinh tế mang các yếu tố của thị trường tư bản, với những hậu quả nhiều khi khá nặng nề. Thậm chí ngày nay nước Nga vẫn mang nhiều nét đặc trưng văn hoá và xã hội thời kỳ Sa Hoàng và Liên Xô.
Nước Rus' Kiev
Phần lớn diện tích đất đai của nước Nga ngày nay là lãnh thổ của các bộ lạc khác nhau như người Goth, Hun và Avar gốc Thổ trong khoảng thời gian từ thế kỷ III tới thế kỷ VI. Bộ lạc người Scythia gốc Iran sinh sống ở các thảo nguyên miền nam, và bộ lạc người Ca dắc (Khazar) gốc Tuốc (Turk) đã cai trị phần phía tây của vùng đất này cho đến thế kỷ VIII. Sau đó họ đã bị bộ lạc gốc Scandinavi là người Varangia thay thế, bộ lạc này đã thiết lập thủ đô tại thành phố của người Slav Novgorod và dần dần hòa trộn với người Slav. Người Slav tạo thành nhóm dân cư chính từ thế kỷ VIII trở đi và đồng hóa một cách chậm chạp cả những người gốc Scandinavi cũng như các bộ lạc bản địa gốc Phần Lan-Ugric, chẳng hạn như người Merya, Muromia và Meshchera.
Chính quyền của người Varangia tồn tại trong vài thế kỷ, trong thời gian đó họ liên kết với Chính thống giáo và chuyển thủ đô về Kiev năm 1169. Trong kỷ nguyên này thuật ngữ "Rhos", hoặc "Russ" lần đầu tiên được sử dụng để chỉ người Varangia và người Slav sinh sống trong khu vực. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XI quốc gia Rus' Kiev (Киевская Русь) đã trở thành lớn nhất ở châu Âu và rất thịnh vượng nhờ các hoạt động thương mại tích cực với cả châu Âu và châu Á.
Trong thế kỷ XIII khu vực này trở nên suy yếu vì những tranh chấp nội bộ và bị tàn phá bởi những kẻ xâm lược phương đông là Kim trướng của người Mông Cổ và các bộ lạc Hồi giáo gốc Turk, là những kẻ đã cướp bóc các công quốc Nga trên ba thế kỷ. Còn được biết đến như là người Tatar, họ đã cai trị vùng miền nam và miền trung Nga ngày nay, trong khi các vùng miền tây bị sáp nhập vào Đại công quốc Lietuva và Ba Lan. Sự chia cắt về chính trị của Rus Kiev đã tách người Nga ở phía bắc ra khỏi người Belarus và người Ukraina ở phía tây.
Phần phía bắc của Nga cùng với Novgorod vẫn giữ được sự tự trị ở một mức độ nhất định trong thời gian cai trị của người Mông Cổ. Tuy thế Nga cũng đã phải chiến đấu chống lại đội quân thập tự chinh của người Đức khi người Đức có ý đồ chiếm khu vực này làm thuộc địa.
Giống như khu vực Balkan và Tiểu Á sự cai trị kéo dài của những người du mục đã làm chậm sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước này. Sự chuyên quyền kiểu châu Á đã ảnh hưởng tiêu cực tới thể chế dân chủ của đất nước cũng như tới văn hóa và kinh tế.
Bất chấp điều đó, không giống như lãnh đạo tinh thần của mình là Đế chế Byzantine, Nga đã không suy tàn và tổ chức những cuộc nổi dậy để giành độc lập, cuối cùng đã khuất phục được các kẻ thù của mình và khôi phục, mở mang lãnh thổ. Sau thất thủ của Constantinople năm 1453, Nga là quốc gia Chính thống giáo duy nhất còn thực sự hoạt động nhiều hay ít ở phần biên giới phía đông châu Âu, điều này cho phép Nga có quyền nhận mình là quốc gia kế tục hợp pháp của Đế chế Byzantine.
Đế quốc Nga
Trong khi về danh nghĩa vẫn nằm dưới sự cai trị của người Mông Cổ thì đại công quốc Moskva đã bắt đầu xác nhận ảnh hưởng của mình và cuối cùng đã thoát khỏi sự kiểm soát của những kẻ xâm lăng vào cuối thế kỷ XIV. Ivan Hung đế, vị vua đầu tiên xưng tước vị Sa hoàng, đã kết thúc quá trình này và liên kết các khu vực xung quanh dưới ảnh hưởng của Moskva và tiến quân tới những vùng đất rộng lớn ở Siberia. Đế chế Nga ra đời.
Sự kiểm soát của Moskva đối với quốc gia mới ra đời còn tiếp tục dưới triều đại Romanov kế tiếp, bắt đầu với Sa hoàng Mikhail Romanov năm 1613. Pyotr Đại đế, Sa hoàng từ 1689 tới 1725, đã thành công trong việc đem các tư tưởng và văn hóa từ Tây Âu vào Nga, khi đó còn chịu ảnh hưởng lớn của nền văn hóa du mục nguyên thủy. Những cải cách của Pyotr cùng với chiến thắng của Nga đánh bại Thụy Điển trong Đại chiến Bắc Âu chống quân Thụy Điển đã đưa Nga vươn lên thành một trong những cường quốc châu Âu khi đó. Các nữ hoàng Elizaveta (Елизаве́та; cai trị 1740-1762), Ekaterina Đại đế (Екатерина II Алексеевна; 1762-1796) đã tiếp bước gầy dựng Đế quốc Nga, bảo trợ khoa học, nghệ thuật, chinh phục nhiều vùng đất lớn của Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ và đánh bại Phổ trong chiến tranh Bảy năm.
Tuy nhiên, sự nổi loạn của nông nô bị áp bức và sự cấm đoán tầng lớp trí thức đang phát triển và các giai cấp gần gũi với giai cấp này, cộng thêm gánh nặng thất bại (trận Hải chiến Đối Mã) trước người Nhật trong chiến tranh Nga-Nhật năm 1905 đã dẫn đến cuộc Cách mạng 1905. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, vai trò của Sa hoàng Nikolai II (Николай Александрович Романов) và triều đại của ông là không vững chắc. Những thất bại nặng nề của quân đội Nga trong Chiến tranh thế giới thứ nhất đã dẫn đến sự nổi dậy rộng khắp trong các thành phố chính của Đế chế Nga và dẫn tới sự sụp đổ của nhà Romanov năm 1917, đó là Cách mạng tháng Hai.
Vào giai đoạn cuối của Cách mạng tháng Mười (1917), những người theo đường lối Bolshevik của Đảng Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Vladimir Ilyich Lenin đã giành được chính quyền thành lập Liên Xô. Sự lãnh đạo của Iosif Vissarionovich Stalin đã thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa một đất nước chủ yếu là nông nghiệp và tập thể hóa nền nông nghiệp đưa đất nước phát triển vượt bậc. Điều này cũng làm tăng cường vị thế của Liên Xô.
Nga Xô viết
Sau Cách mạng tháng 10, một cuộc nội chiến bùng phát giữa phong trào Cách mạng Bolsheviks và quân Bạch vệ phản cách mạng, tuy Hòa ước Brest-Litovsk đã chấm dứt những thù địch với Liên minh Trung tâm trong Thế chiến I. Nga đã mất các lãnh thổ tại Ukraina, Ba Lan, Baltic, Phần Lan khi ký kết hiệp ước. Các cường quốc Đồng Minh can thiệp quân sự hỗ trợ cho các lực lượng chống đảng Bolshevik. Tới cuối cuộc Nội chiến Nga, nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của Nga đã bị phá huỷ nghiêm trọng, gây ra nạn đói năm 1921 đã làm thiệt mạng từ 1 tới 5 triệu người. Nhờ sự ủng hộ của người dân và lý tưởng chiến đấu cao, lực lượng Xô viết cuối cùng đã đánh bại Bạch Vệ, đánh đuổi được quân của các ngoại quốc can thiệp và thống nhất đất nước.
Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga cùng với các nước cộng hoà thuộc Liên xô khác dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã thành lập Liên bang Xô viết ngày 30 tháng 12 năm 1922. Trong số 15 nước cộng hoà thành lập Liên Xô, Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga, nước cộng hoà lớn nhất về diện tích và chiếm tới hơn một nửa dân số Nga, chiếm đa số dân cư tại Liên bang Xô viết trong toàn bộ lịch sử 89 năm của nó. Vì thế, Liên bang Xô viết thường được gọi, dù một cách không chính thức, là "Nga" và người dân của nó là "người Nga".
Sau khi Lenin qua đời năm 1924, một lãnh đạo Bolshevik khác là Joseph Stalin lên củng cố quyền lực. Ông bãi bỏ các chính sách kinh tế thị trường của Lenin và đưa ra một nền kinh tế chỉ huy, nhanh chóng công nghiệp hoá đất nước vẫn còn hầu hết là nông nghiệp, tập thể hoá nền nông nghiệp. Những động thái này đã biến Liên Xô từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới chỉ trong một thời gian rất ngắn, chưa đầy 20 năm. Tuy nhiên, sự chuyển tiếp này cũng đi kèm với hậu quả, hàng triệu người đã phải di cư tới những vùng xa xôi (xem Phi kulak hoá, Di chuyển dân cư tại Liên xô).
Ngày 22 tháng 6 năm 1941, Phát xít Đức xâm lược Liên Xô với lực lượng lớn và mạnh nhất trong lịch sử nhân loại, mở ra mặt trận đẫm máu của Thế chiến II. Dù quân đội Đức có những thắng lợi lớn ở thời điểm ban đầu, cuộc tấn công của họ đã bị chặn lại trong Trận Moskva; sau đó người Đức đã phải chịu nhiều thất bại quan trọng khác, đầu tiên tại Trận Stalingrad mùa đông năm 1942–1943, sau đó tại Trận chiến Vòng cung Kursk vào mùa hè năm 1943. Một nơi khác đánh dấu thất bại của Phát xít Đức trước chủ nghĩa anh hùng Liên Xô là thành phố Leningrad, nơi bị các lực lượng Đức phong tỏa hoàn toàn trên đất liền giai đoạn 1941–44 và phải chịu nạn đói với hàng triệu người chết, nhưng thành phố đã không chịu đầu hàng. Dưới sự lãnh đạo của các vị tướng xuất chúng như Georgy Zhukov và Konstantin Rokossovsky, các lực lượng Liên Xô đã chuyển sang giai đoạn phản công, tiến qua Đông Âu năm 1944–45 và chiếm Berlin tháng 5 năm 1945. Sau đó, quân đội Liên xô đẩy lùi Nhật Bản khỏi vùng Mãn Châu của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, một đóng góp quan trọng vào thắng lợi của Đồng Minh trước Nhật Bản.
Giai đoạn 1941–1945 của Thế chiến II được gọi là Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại tại Nga. Trong cuộc xung đột này, vốn gồm nhiều chiến dịch quân sự có thiệt hại nhân mạng lớn nhất trong lịch sử loài người, con số thiệt mạng của Liên Xô là 8,7 triệu binh sĩ và 15,9 triệu thường dân chiếm khoảng một phần ba tổng số thương vong trong Thế chiến II. Kinh tế và hạ tầng Liên Xô bị phá hủy nặng nề nhưng Liên bang Xô viết đã nổi lên trở thành một siêu cường được công nhận. Hồng quân chiếm Đông Âu sau cuộc chiến, gồm cả nửa phía đông của nước Đức; Stalin đã thiết lập các chính phủ xã hội chủ nghĩa tại các quốc gia vệ tinh này. Trở thành cường quốc hạt nhân số hai thế giới, Liên Xô đã thành lập Khối hiệp ước Warszawa đồng minh và bước vào một cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng trên thế giới với Hoa Kỳ, được gọi là cuộc Chiến tranh Lạnh. Liên Xô đã đưa Chủ nghĩa Cộng sản của mình tới những đồng minh mới giành được độc lập, Trung Quốc cùng với Bắc Triều Tiên, trong khi cũng giúp các nước này thực hiện công nghiệp hoá và phát triển. Sau đó các ý tưởng của Chủ nghĩa Cộng sản cũng đã giành được chỗ đứng tại Cuba và nhiều quốc gia khác.
Sau khi Stalin qua đời, một lãnh đạo mới Nikita Khrushchev lên án sự sùng bái cá nhân với Stalin và khởi động quá trình phi Stalin hoá. Các Gulag bị bãi bỏ và đại đa số tù nhân được thả ra; việc loại bỏ các chính sách của Stalin sau này được gọi là thời kỳ tan băng Khruschev. Liên bang Xô viết phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của thế giới, Sputnik 1, và nhà du hành vũ trụ Nga Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay quanh Trái Đất trên tàu vũ trụ có người điều khiển đầu tiên, Vostok 1. Những căng thẳng với Hoa Kỳ lên cao khi hai đối thủ xung đột về việc Mỹ triển khai các tên lửa Jupiter tại Thổ Nhĩ Kỳ và Liên xô triển khai tên lửa tại Cuba.
Sau khi Khrushchev bị buộc phải từ chức, một giai đoạn cầm quyền tập thể ngắn khác kế tiếp, cho tới khi Leonid Brezhnev lên nắm quyền lãnh đạo chính trị Liên Xô vào đầu thập niên 1970. Thời kỳ cầm quyền của Brezhnev chứng kiến giai đoạn trì trệ kinh tế, bởi những nỗ lực cải cách của Thủ tướng Alexey Kosygin, đã bị dừng lại. Những cuộc cải cách này có mục tiêu chuyển trọng tâm của nền kinh tế Liên Xô từ công nghiệp nặng và sản xuất quân sự sang công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng, tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là việc phi tập trung hoá nền kinh tế và áp dụng các yếu tố kiểu tư bản, và giới lãnh đạo trung thành với Chủ nghĩa cộng sản sẽ không bao giờ chấp nhận nó. Từ năm 1979 cuộc chiến tranh Xô viết tại Afghanistan đã làm hao mòn các nguồn tài nguyên kinh tế mà không mang lại một kết quả có ý nghĩa chính trị nào. Cuối cùng các lực lượng Liên Xô đã rút khỏi Afghanistan năm 1989 vì sự phản đối quốc tế và thiếu sự ủng hộ từ trong nước. Căng thẳng giữa Liên Xô và Mỹ lại gia tăng vào đầu thập niên 1980, được tăng cường bởi tình cảm chống Liên Xô tại Mỹ, đề xuất SDI, và vụ bắn hạ chuyến bay 007 của Korean Air Lines năm 1983 của Liên Xô.
Trước năm 1991, kinh tế Liên Xô luôn là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng trong những năm cuối cùng nó đã bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt hàng hoá, những khoản thâm hụt tài chính và việc tăng nguồn cung tiền đã dẫn tới lạm phát. Từ năm 1985 trở về sau, lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô Mikhail Gorbachev đã đưa ra các chính sách glasnost (mở cửa) và perestroika (tái cơ cấu) trong một nỗ lực nhằm hiện đại hoá đất nước và biến nó thành dân chủ hơn. Tuy nhiên, việc này đã dẫn tới sự trỗi dậy của các phong trào ly khai và sự giải tán Liên Xô. Tháng 8 năm 1991, một cuộc đảo chính quân sự bất thành, chống lại Gorbachev nhằm mục tiêu duy trì Liên Xô, nhưng cuộc đảo chính thất bại và đã dẫn tới sự tan rã của Liên Xô. Tại Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga, Boris Yeltsin lên nắm quyền lực và tuyên bố chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa. Liên Xô tan rã thành 15 nước cộng hoà độc lập và chính thức giải tán tháng 12 năm 1991. Boris Yeltsin được bầu làm Tổng thống Nga tháng 6 năm 1991, cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên trong lịch sử Nga.
Liên bang Nga (1991 tới nay)
Vào giai đoạn giữa và cuối thập niên 1980, tổng bí thư Mikhail Sergeyevich Gorbachov đề ra glasnost (гласность tức "công khai hóa, mở cửa") và perestroika (Перестройка tức "cải tổ") trong cố gắng để hiện đại hóa chủ nghĩa cộng sản. Những sáng kiến của ông đã vô tình giải phóng các lực lượng mà vào tháng 12 năm 1991 đã chia tách Liên Xô thành 15 nước cộng hòa độc lập trong đó Nga là lớn nhất. Kể từ đó, Nga đã cố gắng để xây dựng một hệ thống chính trị đa đảng và kinh tế thị trường theo mô hình tư bản chủ nghĩa nhằm thay thế cho các sự kiểm soát chặt chẽ về xã hội, chính trị, kinh tế trong thời kỳ Liên Xô. Tuy nhiên, quá trình này không diễn ra êm ả. Kinh tế Nga suy sụp đáng kể trong 10 năm cầm quyền của Tổng thống Boris Yeltsin. Kể từ khi Chechnya tuyên bố độc lập vào đầu những năm thập niên 1990, những cuộc chiến tranh du kích (Chiến tranh Chechnya lần 1, Chiến tranh Chechnya lần 2) đã diễn ra giữa các nhóm người Chechen khác nhau với quân đội Nga. Một số các nhóm này đã trở thành những kẻ Hồi giáo cực đoan theo tiến trình của cuộc chiến. Ước tính có trên 200.000 người đã chết trong các cuộc xung đột này. Các cuộc xung đột nhỏ hơn diễn ra ở Bắc Ossetia và Ingushetia.
Sau thời gian làm tổng thống của Boris Yeltsin trong những năm thập niên 1990, Vladimir Vladimirovich Putin đã được bầu làm tổng thống năm 1999. Dưới thời kỳ Putin, một số giá trị và chính sách của Liên Xô được tái áp dụng, sự kiểm duyệt của nhà nước đối với các phương tiện thông tin đại chúng ở Nga tăng lên. Phương Tây luôn chỉ trích về nhân quyền ở Nga trong thời kỳ Vladimir Putin lãnh đạo, nhưng thời kỳ này đã chứng kiến việc Nga thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế và chính trị, và uy tín của Putin với người dân Nga tăng lên rất cao.
Với sự mất đi ảnh hưởng của Nga tại Gruzia (Cách mạng hồng), Ukraina (Cách mạng da cam), Kyrgyzstan (Cách mạng Tulip) và một số quốc gia cựu thành viên Xô viết cũ, cũng như các vấn đề hiện nay về kinh tế và chủ nghĩa ly khai (nổi cộm nhất là ở Chechnya), một số bình luận viên cho rằng có nguy cơ an ninh đối với nước Nga vẫn là rất cao.
Sau cuộc chiến chớp nhoáng (07 - 12/08/2008) nhằm trả đũa việc quân đội Gruzia tấn công những người Nga và lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga ở Nam Ossetia, Nga công nhận độc lập và chủ quyền của 2 vùng tự trị Abkhazia và Nam Ossetia (26/08/2008). Năm 2014, Nga sáp nhập bán đảo Crimea sau cuộc trưng cầu dân ý của người địa phương. Cuối năm 2015, Nga đem quân hỗ trợ chính phủ Syria trong cuộc chiến chống lại các nhóm nổi dậy và nhà nước Hồi giáo IS. Các động thái này cho thấy tham vọng của Nga trong việc lấy lại vị thế và tiếng nói trong khu vực SNG và cao hơn nữa có thể là việc trở lại vị thế siêu cường của Liên bang Xô viết trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới.
Chính phủ và chính trị
Theo hiến pháp Nga sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 12 tháng 12 năm 1993 sau cuộc khủng hoảng hiến pháp Nga năm 1993, Nga là một liên bang và theo chính thức là một nền cộng hoà bán tổng thống, theo đó Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và Thủ tướng là lãnh đạo chính phủ. Nga được cơ cấu theo nền tảng một chế độ dân chủ đại diện. Quyền hành pháp thuộc chính phủ. Quyền lập pháp thuộc hai viện của Quốc hội Liên bang. Chính phủ được điều chỉnh bằng một hệ thống kiểm tra và cân bằng được định nghĩa trong Hiến pháp Liên bang Nga, là tài liệu pháp lý tối cao của đất nước và khế ước xã hội cho người dân Liên bang Nga. Chính phủ Liên bang gồm ba nhánh:
Lập pháp: Quốc hội Liên bang lưỡng viện, gồm Duma Quốc gia và Hội đồng Liên bang thông qua luật liên bang, tuyên chiến, thông qua các hiệp ước, có quyền phê duyệt ngân sách, và có quyền luận tội, theo đó có thể phế truất Tổng thống.
Hành pháp: Tổng thống là tổng tư lệnh quân đội, có thể phủ quyết dự luật trước khi nó có hiệu lực, và chỉ định Nội các và các quan chức khác, những người giám sát và thực hiện các điều luật và chính sách liên bang.
Tư pháp: Toà án Hiến pháp, Toà án Tối cao, Toà án Trọng tài và các toà án liên bang cấp thấp hơn, với các thẩm phán do Hội đồng Liên bang chỉ định theo sự giới thiệu của tổng thống, giải thích pháp luật và có thể bác bỏ các điều luật mà họ cho là vi hiến.
Theo hiến pháp, phán quyết tại toà dựa trên tính bình đẳng của mọi công dân, các thẩm phán là độc lập và chỉ làm theo pháp luật, các phiên toà được mở và người bên bị được quyền có luật sư bào chữa. Từ năm 1996, Nga đã quy định đình hoãn hình phạt tử hình, dù hình phạt tử hình chưa bị pháp luật bãi bỏ.
Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ sáu năm (được tham gia tranh cử nhiệm kỳ hai nhưng bị hiến pháp cấm cầm quyền ba nhiệm kỳ liên tiếp); cuộc bầu cử gần nhất được tổ chức năm 2018. Các bộ của chính phủ gồm thủ tướng và các phó thủ tướng, bộ trưởng và các cá nhân được lựa chọn khác; tất cả đều do tổng thống chỉ định theo sự giới thiệu của Thủ tướng (tuy nhiên việc chỉ định thủ tướng phải được Duma Quốc gia thông qua).
Nhánh lập pháp quốc gia là Quốc hội Liên bang, gồm hai viện; Duma Quốc gia với 450 thành viên và Hội đồng Liên bang 176 thành viên. Các đảng chính trị lớn của Nga gồm Nước Nga Thống nhất, Đảng Cộng sản, Đảng Dân chủ Tự do Nga, và Nước Nga Công bằng.
Quan hệ ngoại giao
Liên bang Nga được luật pháp quốc tế công nhận là nhà nước kế tục của Liên Xô cũ. Nga tiếp tục thực hiện các cam kết quốc tế của Liên Xô, và đã nhận chiếc ghế thường trực của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, tư cách thành viên trong các tổ chức quốc tế khác, các quyền và nghị vụ theo các hiệp ước quốc tế, tài sản và các khoản nợ. Nga có chính sách đối ngoại đa dạng. Ở thời điểm năm 2009, nước này có quan hệ ngoại giao với 173 quốc gia và có 142 đại sứ quán.
Chính sách đối ngoại được Tổng thống Nga vạch ra và được Bộ ngoại giao thực hiện.
Là một trong thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, Nga đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Nước này tham gia vào Nhóm bộ tứ cho Trung Đông và Đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Nga là một thành viên của G8, Hội đồng châu Âu, OSCE và APEC. Nga thường có vai trò lãnh đạo trong các tổ chức cấp vùng như CSI, EurAsEC, CSTO, và SCO. Cựu tổng thống Vladimir Putin đã ủng hộ một đối tác chiến lược với sự hội nhập ở nhiều cấp độ gồm cả việc thành lập bốn không gian chung giữa Nga và EU. Từ khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã phát triển một mối quan hệ thân cận hơn dù không ổn định với NATO. Hội đồng NATO-Nga được thành lập năm 2002 để cho phép 26 nước Đồng minh và Nga cùng làm việc như những đối tác bình đẳng để theo đuổi sự hợp tác chung.
Mối quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ trở nên ngày càng căng thẳng trong những năm gần đây sau những sự kiện như cuộc khủng hoảng ở Ukraina năm 2014 dẫn tới việc Nga sáp nhập Crimea, sự can thiệp quân sự của Nga trong cuộc Nội chiến Syria vào năm 2015, và từ cuối năm 2016 với những nghi ngờ về một sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ.
Quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trong các vấn đề song phương và đa phương thời gian qua. Liên minh Nga – Trung Quốc hoạt động dựa trên nguyên tắc về lợi ích chung nhưng quan hệ chiến lược với Trung Quốc sẽ thực sự là một áp lực trong thập kỷ tiếp theo. Vấn đề trở ngại lớn nhất là sự nới rộng khoảng cách giữa Trung Quốc là nền kinh tế bùng nổ và một nước Nga kém hiện đại hóa đang già cỗi về chính trị. Nga là nạn nhân của sự chuyển hướng toàn cầu sang phương Đông bởi vì nước Nga không thể thích nghi với những đòi hỏi của kỷ nguyên hậu công nghiệp và quan hệ đối tác cân bằng với Trung Quốc trở nên thiếu bền vững và nỗi lo ngại cũ về "mối đe dọa Trung Quốc" sẽ tái hiện. Đối với Trung Quốc, Nga vẫn là một nguồn cung cấp dầu khí hữu ích, tuy kém quan trọng hơn nhiều so với vùng Vịnh và châu Phi.
Theo Ngoại trưởng Sergei Lavrov, Nga cần phải xây dựng "liên minh hiện đại hoá" với các nước châu Âu để tiếp thu những công nghệ cần thiết và "cần tìm cơ hội khai thác tiềm năng công nghệ của Mỹ" khiến cho Mỹ hết sức cảnh giác. Nga coi Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha là những đối tác gần gũi nhất của Nga ở châu Âu.
Trong khi Nga thường được công nhận rộng rãi là một cường quốc, trong những năm gần đây một số nhà lãnh đạo thế giới, học giả, các nhà bình luận và chính trị gia đã nhìn nhận về Nga như một siêu cường đang phục hồi hoặc một siêu cường tiềm năng dù họ đang bị tụt lùi hơn so với phía Trung Quốc.
Nhân quyền
Nga và Phương Tây thường xuyên có những bất đồng xung quanh vấn đề nhân quyền tại Nga. Các nước Phương Tây cáo buộc chính phủ Nga đã nhiều lần có những hành động vi phạm nhân quyền (bao gồm cấm truyền bá về cộng đồng LGBT, hạn chế tự do ngôn luận và ám sát nhà báo có tư tưởng đối lập). Đặc biệt, các tổ chức như Tổ chức Ân xá Quốc tế (Hoa Kỳ) coi Nga là không có đủ các điều kiện của một nhà nước dân chủ và chỉ trích chính phủ Nga về việc hạn chế các quyền chính trị và tự do dân sự đối với công dân của mình . Freedom House, một tổ chức quốc tế được tài trợ bởi Hoa Kỳ, xếp Nga vào nhóm các nước "không tự do", đồng thời cáo buộc rằng các cuộc bầu cử ở Nga đã được dàn xếp một cách tinh vi Tại cuộc họp báo chung với Tổng thống George Bush năm 2005 ở Slovakia, Tổng thống Nga Putin đã trả lời về các cáo buộc của phương Tây về vấn đề nhân quyền tại Nga. Ông cho rằng các quyền con người phải được áp dụng phù hợp với truyền thống văn hóa và quyền lợi quốc gia của Nga chứ không phải sự áp đặt từ phương Tây:
"Nước Nga đã đưa ra lựa chọn của mình theo hướng dân chủ. 14 năm trước, một cách độc lập, không bị bất cứ một sức ép nào từ bên ngoài, nó đã đưa ra quyết định đó trên cơ sở lợi ích của chính mình và lợi ích của người dân - những công dân của nó. Đó chính là lựa chọn cuối cùng của chúng tôi, và chúng tôi không có con đường quay trở lại.
Đầu tiên, chúng tôi không chuẩn bị tạo nên - sáng tạo bất kỳ một kiểu dân chủ đặc biệt nào của Nga; chúng tôi đang chuẩn bị đưa ra các nguyên tắc căn bản của một nền dân chủ từng được thành lập trên thế giới. Nhưng tất nhiên, tất cả các định chế dân chủ hiện đại - các nguyên tắc dân chủ phải tương xứng với tình trạng phát triển hiện tại của nước Nga, với lịch sử và truyền thống của chúng tôi.
Không hề có điều gì bất bình thường ở đây. Về hoạt động của các thể chế dân chủ chính, có thể có một số sự khác biệt, nhưng các nguyên tắc căn bản và nền tảng đang được áp dụng theo cách thức để chúng sẽ được phát triển bởi một xã hội hiện đại và văn minh...
Tôi tin rằng rất nhiều người sẽ đồng ý với tôi, việc áp dụng những nguyên tắc và tiêu chuẩn dân chủ không thể đi liên với sự sụp đổ quốc gia và sự nghèo đói của nhân dân."
Nga được xem như là một trong những quốc gia có thái độ phản đối gay gắt về vấn đề đồng tính luyến ái, với các cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số người Nga không chấp nhận đồng tính luyến ái và đã bày tỏ sự ủng hộ đối với những quy định pháp luật phân biệt đối xử chống lại người đồng tính. Trong một cuộc thăm dò khác, 62,5% trong số 450 bác sĩ tâm thần được hỏi ý kiến ở Vùng Rostov coi đồng tính là một căn bệnh, và tới ba phần tư coi đó là hành vi vô đạo đức.
Mặc dù nhận được sự chỉ trích từ phương Tây đối với tình trạng phân biệt đối xử, tội phạm và bạo lực chống lại người đồng tính, các thành phố lớn của Nga như Moskva và Sankt Peterburg được cho là có một cộng đồng LGBT phát triển mạnh. Năm 2013, nước Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin đã ra bộ luật cấm mọi hình thức tuyên truyền về đồng tính luyến ái và hôn nhân đồng tính Bộ luật cấm những sự kiện cổ vũ cho người đồng tính, quy định việc cung cấp những thông tin "tuyên truyền việc về đồng tính nữ, lưỡng tính và chuyển giới" cho trẻ vị thành niên là phạm pháp, đồng thời các sự kiện cổ vũ cho quan hệ đồng tính cũng bị cấm. Đây là một nỗ lực nhằm tuyên dương những giá trị truyền thống của nước Nga và chống lại trào lưu cổ vũ đồng tính luyến ái, đòi hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính đến từ các nước phương Tây, mà Chính phủ Nga tin rằng đang làm băng hoại giới trẻ và phá hủy nền tảng luân lý gia đình của nước Nga, khiến nước Nga suy yếu 88% người dân Nga được phỏng vấn đã bày tỏ ủng hộ đối với lệnh cấm Tổng thống Putin cho biết chính sách cấm đồng tính luyến ái là vấn đề quan trọng cho việc duy trì dân số đất nước:
"Người châu Âu đang chết dần (do già hóa dân số)... và hôn nhân đồng tính không thể tạo ra trẻ em", "chúng tôi có sự lựa chọn cho riêng chúng tôi (nước Nga), và chúng tôi đã làm thế vì đất nước của chúng tôi".
Bên cạnh đó, từ năm 2015, Chính quyền thành phố Moskva và quốc hội Nga đã đề ra Ngày tình yêu gia đình để tập hợp các chiến dịch tuyên truyền bảo vệ giá trị gia đình truyền thống, ngăn chặn sự truyền bá của các nhóm hoạt động đồng tính, các tổ chức phi chính phủ đòi hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Quân đội
Nga thừa hưởng quyền kiểm soát các tài sản của Liên Xô ở nước ngoài và hầu hết các cơ sở chế tạo và ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô. Quân đội Nga được chia thành Các lực lượng lục quân, Hải quân, và Không quân. Cũng có ba nhánh quân đội độc lập: Các lực lượng tên lửa chiến lược, Các lực lượng quân sự không gian, và Quân nhảy dù. Năm 2014, Nga có 845.000 quân chính quy.
Nga có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Họ có hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo đứng thứ hai và là nước duy nhất ngoài Hoa Kỳ có một lực lượng máy bay ném bom chiến lược hiện đại. Lực lượng xe tăng Nga lớn nhất thế giới, đồng thời có lực lượng không quân và hải quân hùng hậu đứng thứ 3 thế giới.
Nước này có một ngành công nghiệp vũ khí lớn và phát triển thừa kế từ Liên Xô, có thể sản xuất hầu hết các loại trang thiết bị quân sự với chỉ một số ít loại vũ khí phải nhập khẩu. Tuy nhiên việc thiếu kinh phí mua sắm khiến năm 2010, chỉ có khoảng 10% vũ khí trang bị của Nga là được chế tạo mới sau năm 1991, phần lớn các thiết bị còn lại được chế tạo từ thời Xô Viết. Nga nằm trong top các quốc gia cung cấp vũ khí, chiếm 30% thị phần thế giới và có sản phẩm bán tới 80 quốc gia
.
Mọi công dân nam của Nga từ 18–27 tuổi phải đăng ký thực hiện nghĩa vụ một năm trong các lực lượng vũ trang. Hiện nay, quân đội Nga đã trải qua một quá trình nâng cấp thiết bị lớn trị giá khoảng $200 tỷ trong giai đoạn 2006 đến 2015. Bộ trưởng quốc phòng Anatoliy Serdyukov giám sát các cuộc cải cách lớn với mục đích chuyển đổi từ một quân đội tập trung đông đảo thành một lực lượng chuyên nghiệp nhỏ hơn.
Chính phủ Nga công bố ngân sách quốc phòng năm 2014 là 2,49 nghìn tỉ rub (tương đương 69,3 tỉ USD), lớn thứ 3 sau Mỹ và Trung Quốc. Ngân sách này sẽ tăng lên 3,03 nghìn tỉ rub (83,7 tỉ USD) năm 2015, 3,36 nghìn tỉ rub (93,9 tỉ USD) năm 2016.
Phân cấp hành chính
Xem thêm:
Vùng liên bang của Nga (федеральные округа)
Chủ thể liên bang của Nga (федеральные субъекты)
Nước cộng hòa thuộc Nga (федеральные республики)
Tỉnh của Nga (федеральные области)
Vùng của Nga (федеральные края)
Tỉnh tự trị của Nga (автономная область)
Khu tự trị của Nga (автономные округа)
Thành phố liên bang của Nga (города федерального значения).
Liên bang Nga là sự hợp thành của một lượng lớn các chủ thể hành chính cấp liên bang, tổng cộng là 83 đơn vị hợp thành (chủ thể) từ 01 Tháng Ba 2008 như vậy. Sáu loại đối tượng liên bang được phân biệt tại Nga có 22 nước cộng hòa trong phạm vi liên bang có mức độ tự trị cao trong phần lớn các vấn đề và chúng gần như tương ứng với khu vực sinh sống của các bộ tộc người thiểu số ở Nga. Phần còn lại của lãnh thổ bao gồm 9 vùng (krai) và 46 tỉnh (oblast), 3 thành phố trực thuộc trung ương (Moskva, Sankt-Peterburg và Sevastopol), 1 tỉnh tự trị (avtonomnaya oblast) và 4 khu tự trị (avtonomnyi okrug).
Gần đây nhất, 8 vùng liên bang lớn về diện tích (5 vùng ở châu Âu và 3 vùng ở châu Á) đã được bổ sung như một thể chế hành chính giữa các thể chế hành chính nói trên và cấp độ quốc gia.
Ngày 18 tháng ba 2014, Nga và Krym đã ký hiệp ước gia nhập của nước Cộng hoà Krym và thành phố trực thuộc trung ương Sevastopol ở Liên bang Nga của Tổng thống Putin với Quốc hội. Trong giai đoạn chuyển tiếp này sẽ kéo dài đến 01 Tháng 1 năm 2015, hai bên sẽ giải quyết các vấn đề hội nhập các đối tượng mới "trong kinh tế, tài chính, tín dụng và hệ thống pháp luật của Liên bang Nga"
Địa lý
Liên bang Nga trải dài trên phần phía bắc của siêu lục địa Á - Âu. Tuy rằng Nga chiếm phần lớn khu vực Bắc cực và cận Bắc cực nhưng có ít hơn về dân số, hoạt động kinh tế cũng như các sự đa dạng vật lý trên một đơn vị diện tích so với phần lớn các khu vực khác, phần lớn diện tích ở phía nam của khu vực này có phong cảnh và khí hậu đa dạng hơn. Phần lớn đất đai Nga là các đồng bằng rộng lớn, ở cả châu Âu và châu Á, được biết đến như là Siberia. Các đồng bằng này chủ yếu là thảo nguyên về phía nam và rừng rậm về phía bắc, với các tundra (lãnh nguyên) dọc theo bờ biển phía bắc. Các dãy núi chủ yếu nằm ở biên giới phía nam, chẳng hạn như Kavkaz (ở đây có đỉnh Elbrus, là điểm cao nhất thuộc Nga và châu Âu với cao độ 5,633 m) và dãy núi Altai, cũng như ở phần phía đông, chẳng hạn như dãy Verkhoyansk hoặc các núi lửa trên Kamchatka. Dãy Ural, là một dãy núi chạy theo hướng bắc - nam, tạo ra sự phân chia cơ bản giữa châu Âu và châu Á cũng là một dãy núi nổi tiếng.
Nga có đường bờ biển dài trên 37,000 km dọc theo Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương, cũng như dọc theo các biển mang tính trong nội địa ít hay nhiều như biển Baltic, biển Đen và biển Caspi. Một số các biển nhỏ hơn là các phần của các đại dương như biển Barents, Bạch Hải, biển Kara, biển Laptev và biển Đông Siberi là các phần của Bắc Băng Dương, trong khi các biển như biển Bering, biển Okhotsk và biển Nhật Bản thuộc về Thái Bình Dương. Các đảo chính bao gồm Novaya Zemlya, mũi Franz-Josef, quần đảo Tân Siberi, đảo Wrangel, quần đảo Kuril và Sakhalin. (Xem).
Các hồ chính bao gồm hồ Baikal, hồ Ladoga, biển hồ Caspi và hồ Onega.
Biên giới
Cách thức thực tế phổ biến nhất để miêu tả nước Nga là miêu tả phần chính (phần tiếp giáp lớn với các quần đảo hay đảo ngoài biển của nó) và phần tách rời (khu vực Kaliningrad ở phía đông nam của biển Baltic).
Biên giới của phần chính và các bờ biển (bắt đầu từ phần xa nhất về phía tây bắc và tính ngược chiều kim đồng hồ) là:
Biên giới với các quốc gia sau: Na Uy và Phần Lan
Bờ biển ngắn trên biển Baltic, tiếp giáp với 8 quốc gia khác trên biển này, từ Phần Lan tới Estonia và bao gồm cả cảng St. Petersburg.
Biên giới với Estonia, Latvia, Belarus và Ukraina.
Bờ biển trên biển Đen, tiếp giáp với 5 quốc gia khác từ Ukraina tới Gruzia.
Biên giới với Gruzia và Azerbaijan.
Bờ biển trên biển Caspi, tiếp giáp với 4 quốc gia khác từ Azerbaijan tới Kazakhstan.
Biên giới với Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, Trung Quốc một lần nữa và Bắc Triều Tiên.
Đường bờ biển mở rộng cho phép đi lại và giao thương với tất cả các quốc gia có lãnh thổ biển trên toàn thế giới, và kéo dài
Từ bắc Thái Bình Dương bao gồm:
Biển Nhật Bản (trong đó có bờ biển phía tây của Sakhalin thuộc Nga).
Biển Okhotsk (trong đó có bờ biển phía đông của Sakhalin và quần đảo Kuril), và
Biển Bering,
Dọc theo eo biển Bering (trong đó đảo thuộc Nga Diomede Lớn bị chia cắt chỉ vài dặm với Diomede Nhỏ, một phần thuộc Alaska của Hoa Kỳ),
Bắc Băng Dương, bao gồm:
Biển Chukchi (trong đó có bờ biển phía đông và nam của đảo Wrangel),
Biển Đông Siberi (trong đó có bờ biển phía tây của Nga và bờ phía đông của quần đảo Tân Siberi),
Biển Laptev (trong đó có bờ biển phía tây của Nga,
Biển Kara (trong đó có bờ biển phía đông của Novaya Zemlya (Đất mới)),
Biển Barents (trong đó có bờ biển phía tây của Nga, bờ biển phía nam của Mũi Franz-Josef và cảng Murmansk với các thiết chế hàng hải quan trọng nằm ở đó, ở đó Bạch Hải ăn sâu vào đất liền nhất).
Phần tách rời là tỉnh Kaliningrad, tỉnh này có:
Chung biên giới với:
Ba Lan ở phía nam
Litva về phía bắc và đông
Bờ biển phía tây bắc nhìn ra biển Baltic.
Các bờ biển thuộc các biển Baltic và biển Đen của Nga có đường giao lưu ra đại dương ít trực tiếp và rắm rối hơn so với các bờ biển thuộc Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương, nhưng cả hai đều có vai trò quan trọng. Biển Baltic cho phép Nga có giao thương đường biển nhanh chóng với 9 quốc gia có chung bờ biển này cũng như giữa phần lục địa chính của Nga với tỉnh Kaliningrad. Thông qua eo biển nằm trong Đan Mạch, và giữa nó với Thụy Điển thì biển Baltic thông ra biển Bắc và Đại Tây Dương về phía tây và bắc của nó. Biển Đen cho phép Nga có giao thương đường biển nhanh chóng với 5 quốc gia khác có chung bờ biển, thông qua các eo biển Dardanelles và Marmora liền kề với Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để nối vào Địa Trung Hải với nhiều quốc gia có bờ biển ở đó và thông qua kênh đào Suez để sang Ấn Độ Dương và eo biển Gibraltar để sang Đại Tây Dương. Biển Caspi, hồ nước mặn lớn nhất thế giới, không có đường giao thông với biển cả.
Phạm vi không gian
Hai điểm xa nhau nhất tại Nga cách nhau khoảng 8,000 km trên đường trắc địa (geodesic). Một trong hai điểm này nằm trên biên giới với Ba Lan, trên một khoảng đất dài 60 km chia vịnh Gdańsk với phá Vistula. Còn điểm kia nằm tại cực đông - nam của quần đảo Kuril, chỉ vài dặm cạnh đảo Hokkaido của Nhật.
Để diễn tả sự to lớn này, người ta thường nói là Nga bao trùm 11 múi giờ. Tuy nhiên, sự diễn tả này có thể gây nhầm lẫn vì hai điểm xa nhau nhất nếu tính theo kinh tuyến chỉ cách nhau 6,600 km trên đường trắc địa. Một trong hai điểm này nằm trên biên giới với Ba Lan (nói bên trên); còn điểm kia nằm trên đảo Diomede Lớn (đảo Ratmanova). Và hơn nữa, chính phủ Nga đã quyết định giảm số múi giờ từ 11 xuống 9, thậm chí là 5 để phát triển kinh tế.
Khí hậu
Khí hậu Liên bang Nga được hình thành dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố xác định. Diện tích to lớn của đất nước và sự xa tách khỏi biển của nhiều vùng dẫn tới một kiểu khí hậu lục địa ẩm và cận Bắc Cực, là kiểu khí hậu phổ biến ở châu Âu và vùng châu Á của Nga ngoại trừ lãnh nguyên và vùng cực đông nam. Các dãy núi ở phía nam ngăn chặn các khối không khí ấm từ Ấn Độ Dương, trong khi đồng bằng phía tây và phía bắc khiến nước này mở rộng với những ảnh hưởng từ Bắc Cực và Đại Tây Dương.
Trên hầu khắp lãnh thổ chỉ có hai mùa riêng biệt mùa đông và mùa hè, mùa xuân và mùa thu thường chỉ là những giai đoạn thay đổi ngắn giữa thời tiết cực thấp và cực cao. Tháng lạnh nhất là tháng 1 (tháng 2 trên bờ biển), tháng ấm nhất thường vào tháng 7. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn là điều thông thường. Vào mùa đông, nhiệt độ lạnh đi cả từ phía nam tới phía bắc và từ phía tây tới phía đông. Mùa hè có thể khá nóng và ẩm, thậm chí tại Siberia. Một phần nhỏ của bờ Biển Đen quanh Sochi có khí hậu cận nhiệt đới. Những vùng nội địa là những nơi khô nhất.
Động thực vật
Từ bắc xuống nam đồng bằng Đông Âu, cũng được gọi là đồng bằng Nga, bị bao phủ trong lãnh nguyên Bắc Cực, những cánh rừng lá kim (taiga), những cánh rừng hỗn giao, đồng cỏ (thảo nguyên) và bán hoang mạc (bao quanh Biển Caspian), bởi những thay đổi trong thực vật phản ánh những thay đổi trong khí hậu. Siberia cũng có một mô hình tương tự nhưng chủ yếu là taiga. Nga có trữ lượng rừng lớn nhất thế giới, được gọi là "lá phổi của châu Âu", đứng thứ hai chỉ sau rừng mưa Amazon về khối lượng hấp thụ CO2. Những cánh rừng Nga sản xuất ra một khối lượng lớn oxy không chỉ cho châu Âu mà cho toàn thế giới.
Có 266 loài có vú và 780 loài chim tại Nga. Tổng cộng 415 loài thú đã được đưa vào Sách Đỏ Nga vào năm 1997, và hiện đang được bảo vệ.
Kinh tế
Nga có một nền kinh tế hỗn hợp có thu nhập trung bình cao với nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên. Quốc gia này có diện tích lớn nhất trên thế giới và là nhà sản xuất dầu lửa lớn nhất, vào năm 2016 kinh tế Nga đứng hàng thứ 13 trên thế giới và đứng thứ 5 châu Âu theo GDP danh nghĩa hoặc đứng thứ 6 trên thế giới và đứng thứ 2 châu Âu theo GDP theo sức mua tương đương (~3.300 tỷ USD năm 2016)
Hơn hai thập kỷ sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, Nga vẫn còn đang cố gắng để thiết lập một nền kinh tế thị trường và để thu được sự phát triển kinh tế bền vững. Trong 5 năm đầu nền kinh tế Nga đã phát triển không ổn định do các cơ quan hành pháp và lập pháp còn nhiều bất đồng trong việc hoàn thiện công cuộc cải cách và các nền tảng công nghiệp của Nga chịu sự suy thoái nặng nề. Ngoài ra, sự thiếu hụt thực phẩm năm 1997, mà hậu quả của nó là đã phải cần đến sự trợ giúp quốc tế trên bình diện rộng, đã làm tổn thương nghiêm trọng lòng tự hào cũng như nền kinh tế nói chung của nước Nga mới ra đời.
Tuy thế, mặc dù không hiệu quả trong điều kiện kinh tế thị trường và khẩu vị của người tiêu dùng nhưng nền kinh tế cựu Xô viết nói chung đã được chấp nhận là đã tạo cho người dân Nga nói chung có mức sống tiêu chuẩn kể từ sau những năm giữa thập niên 1950 cao hơn so với công dân của nhiều quốc gia đã phát triển theo định hướng tư bản và kinh tế thị trường như México, Brasil, Ấn Độ và Argentina. Tuy thế, các chủng loại hàng tiêu dùng (cụ thể là quần áo và lương thực, thực phẩm) là tương đối đơn giản về mẫu mã, và sự thiếu hụt của hàng tiêu dùng trong gia đình đã bị kêu ca nhiều ở các khu vực thành thị.
Sau sự tan rã của Liên Xô, sự phục hồi nhỏ của Nga dưới ảnh hưởng của kinh tế thị trường lần đầu tiên diễn ra vào khoảng năm 1997. Trong năm đó, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã lên đến điểm đỉnh trong việc phá giá của đồng rúp vào tháng 8 năm 1998, làm cho chính phủ bị vỡ nợ và làm suy giảm trầm trọng mức sống tiêu chuẩn của phần lớn dân chúng. Vì thế, năm 1998 cũng đã được ghi nhận như là năm của suy thoái và sự tăng cường rút vốn ra khỏi nền kinh tế.
Tuy nhiên, nền kinh tế Nga đã phục hồi vừa phải trong năm 1999. Kinh tế Nga đã đi vào trong giai đoạn phát triển nhanh, GDP tăng trưởng trung bình 6,8% trên năm trong giai đoạn 1999-2004 trên cơ sở của giá dầu mỏ cao, đồng rúp yếu, và tăng trưởng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nhưng sự phát triển kinh tế này là không đều: khu vực thủ đô Moskva cung cấp tới 30% GDP của toàn quốc.
Sự phục hồi kinh tế này cùng với cố gắng cải tổ của chính quyền trong các năm 2000-2001 để thúc đẩy cải cách về cấu trúc đang bị thụt lùi, đã làm tăng sự tin cậy của các nhà kinh doanh và đầu tư về triển vọng của nền kinh tế Nga trong thập niên thứ hai của thời kỳ chuyển đổi. Nga vẫn dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng hóa, cụ thể là dầu mỏ, khí đốt, kim loại và gỗ, các mặt hàng này chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu, điều này làm cho Nga dễ bị thương tổn vì các biến động giá cả trên thị trường quốc tế. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Nga đã nhắm nhiều hơn vào nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng trong nước, là lĩnh vực có mức tăng trưởng trên 12% mỗi năm trong giai đoạn 2000-2004, chỉ ra sự lớn mạnh dần lên của thị trường nội địa. Những năm tiếp theo, tiêu thụ nội địa cao hơn và nền chính trị ổn định hơn đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Nga. Từ 1999-2008 kinh tế nước Nga đã liên tục có tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng tăng trưởng đã chậm lại ở vài năm sau đó với sự suy giảm của giá dầu và khí đốt.
Với việc Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và các quốc gia khác áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea bất hợp pháp vào năm 2014 cùng với sự sụt giảm mạnh của giá dầu trong năm đó, nền kinh tế Nga đã lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính sâu sắc . Cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Nga, bao gồm cả người tiêu dùng và các công ty, cũng như có một tác động tiêu cực đến thị trường tài chính toàn cầu. Thực tế đã cho thấy, chính người dân Nga đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng này mang lại. Lệnh cấm vận của Phương Tây cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất và tiêu dùng của Nga. Việc giá cả sẽ tăng do tình trạng thiếu hụt và lạm phát tăng, dẫn đến tiết kiệm giảm, tiền lương giảm và thất nghiệp gia tăng, hệ quả là chất lượng cuộc sống của người dân Nga giảm sút, đặc biệt là các gia đình trung lưu và những người Nga nghèo. Vào năm 2016, mức lương trung bình của người Nga chỉ là 450 $ một tháng (so với mức 967$ một tháng vào năm 2013), thấp hơn cả Trung Quốc và Ba Lan . Tỉ lệ người sống dưới mức nghèo ở Nga đang có chiều hướng gia tăng, từ 16.1 triệu người năm 2015 đã nhảy vọt lên con số 19.2 triệu người năm 2016 . Đổng rúp của Nga cũng liên tục mất giá. Tính đến tháng 3 năm 2016, giá trị của đồng rúp chỉ còn bằng 50% so với thời điểm tháng 7 năm 2014 .
Năm 2016, GDP của Nga đạt 3.300 tỷ USD theo sức mua tương đương, làm cho Nga trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới và thứ 2 ở châu Âu. Năm 2021, GDP của Nga đạt 4.020 tỷ USD theo sức mua tương đương, vẫn là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới và thứ 2 ở châu Âu.
Thách thức lớn nhất đối với Nga là các biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của các xí nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong điều kiện môi trường kinh doanh với hệ thống ngân hàng trẻ và khác thường, được nắm giữ bởi các tài phiệt Nga (oligarkhi). Nhiều ngân hàng Nga là sở hữu của các nhà doanh nghiệp hay các ông trùm, là những người thông thường sử dụng các khoản tiền gửi ở ngân hàng để cho các doanh nghiệp của chính mình vay mượn. Ngân hàng tái thiết và phát triển châu Âu (EBRD) và Ngân hàng thế giới (WB) đã có những cố gắng để kích hoạt khởi động các hoạt động ngân hàng thông thường bằng cách cấp vốn và mua lại các khoản nợ trong một số ngân hàng nhưng thành tựu thu được là không đáng kể.
Các vấn đề khác bao gồm sự phát triển mất cân bằng giữa các khu vực của Nga. Trong khi khu vực thủ đô Moskva là hối hả, có cuộc sống thịnh vượng với thu nhập trên đầu người nhanh chóng đạt tới mức của các nền kinh tế hàng đầu châu Âu thì phần lớn các khu vực còn lại, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và khu vực của người thiểu số ở châu Á, đã bị tụt lại đằng sau rất nhiều. Sự phân hóa thời kinh tế thị trường cũng cảm nhận được ở các thành phố lớn khác như Sankt-Peterburg, Kaliningrad và Ekaterinburg.
Thúc đẩy đầu tư nước ngoài cũng là một thách thức lớn. Ngoài ra, Nga cũng được hưởng lợi từ việc tăng giá dầu mỏ và vì thế có khả năng thanh toán các khoản nợ khổng lồ cũ. Sự phân bổ công bằng các thu nhập từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên này từ công nghiệp cho các lĩnh vực khác cũng là một vấn đề. Việc định hướng cho người tiêu dùng và thúc đẩy chi tiêu vào hàng tiêu dùng là một việc khá khó khăn đối với nhiều khu vực ở các nông thôn, khi mà ở các khu vực này nhu cầu tiêu dùng rất đơn giản, mặc dù đã có nhiều tiến bộ đáng khen ngợi đã được thực hiện ở các thành phố lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực như may mặc, lương thực, thực phẩm, công nghiệp giải trí.
Việc bắt giữ nhà kinh doanh giàu có nhất Nga khi đó là Mikhail Khodorkovsky với các tội quy kết là gian lận và tham nhũng trong quá trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn dưới thời tổng thống Boris Yeltsin đã làm cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài e ngại về tính ổn định của nền kinh tế Nga. Phần lớn những người giàu có nhất ở Nga hiện nay là nhờ việc mua bán các doanh nghiệp nhà nước khi đó với giá rẻ như bèo. Các quốc gia khác cũng bày tỏ sự e ngại và lo lắng với việc áp dụng "có lựa chọn" của luật pháp đối với các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, một số tập đoàn quốc tế đã đầu tư rất lớn vào Nga. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Nga có khoảng 26 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp tích lũy của người nước ngoài trong giai đoạn 2001-2004 (trong đó 11,7 tỷ USD diễn ra trong năm 2004).
Tuy nhiên, chính phủ của ông Putin đã bị chỉ trích rằng đã không tạo ra được một môi trường kinh doanh thân thiện, không đẩy lùi được nạn tham nhũng và không gia tăng đầu tư vào các lĩnh vực có thể đưa nền kinh tế Nga bớt phụ thuộc vào việc xuất khẩu năng lượng. Khu vực dầu mỏ và khí đốt của Nga chiếm tới gần 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và khoảng 30% tổng thu nhập ngân sách quốc gia.
Trong giai đoan 2000-2009, mức tăng trưởng trung bình hằng năm của nền kinh tế Nga đạt 5%; trong giai đoạn 2010-2019, mức tăng trưởng trung bình hằng năm sụt giảm còn 1,8%, trong đó năm 2015 và 2016 đều trải qua suy thoái. Sau năm 2015, mức tăng trưởng trung bình hằng năm của Nga giảm xuống còn 0,4%. Vì những nguyên nhân nói trên, Nga đã chuyển từ một điểm đến đầu tư tốt nhất thế giới trong giai đoạn 2000-2009 thành một nước có rủi ro cao và thiếu sức hấp dẫn. Lý do chính cho sự kém hiệu quả của nền kinh tế Nga trong giai đoạn 2010-2019 là do các động lực tăng trưởng của thập kỷ trước đã cạn kiệt nhưng chính phủ Nga lại lựa chọn tăng quỹ dự trữ thay vì nâng cao hiệu quả kinh tế,
Các nhà kinh tế chỉ ra một vấn đề của Nga là việc chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu thô như những năm 2000, khiến giá cả thị trường phụ thuộc vào biến động của thế giới. Chính quyền Putin đã nhiều lần hứa sẽ biến đổi đất nước từ đơn giản là một nhà xuất khẩu nguyên liệu thô sang một quốc gia đa dạng hơn, dựa trên các sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao, nhưng chưa cho thấy hiệu quả.
Nông nghiệp và lâm nghiệp
Tổng diện tích đất canh tác của Nga ước tính là 1.237.294 km vuông (477.722 sq mi), lớn thứ tư trên thế giới . Từ năm 1999 đến năm 2009, nông nghiệp của Nga tăng trưởng đều đặn , và đất nước chuyển từ một nước phải nhập khẩu ngũ cốc trở thành nước xuất khẩu ngũ cốc lớn thứ ba thế giới sau EU và Hoa Kỳ . Sản lượng thịt đã tăng từ 6,813.000 tấn năm 1999 lên 9.331.000 tấn trong năm 2008 và vẫn tiếp tục tăng . Trong khi các trang trại lớn tập trung chủ yếu vào sản xuất ngũ cốc và các sản phẩm chăn nuôi như sữa hay trứng, các hộ gia đình tư nhân nhỏ đã sản xuất hầu hết lượng khoai tây, rau và trái cây của cả nước . Nga hiện là nước sản xuất lúa mạch, kiều mạch và yến mạch đứng đầu thế giới cũng như là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu lúa mạch đen, hạt hướng dương và lúa mì lớn nhất thế giới.
Trải dài từ biển Baltic đến Thái Bình Dương, Nga là quốc gia có diện tích rừng lớn nhất thế giới, chiếm 1/5 diện tích rừng của thế giới . Tuy nhiên, theo một nghiên cứu năm 2012 bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc và Chính phủ Liên bang Nga, tiềm năng to lớn này vẫn chưa được khai thác đúng mức. Nga hiện nay đã trở thành nước dẫn đầu thế giới về tình trạng phá rừng. Hàng loạt nhà máy gỗ của Trung Quốc mọc lên ở Nga mang tới việc làm và thu nhập nhưng đi kèm là nỗi lo tài nguyên rừng bị khai thác quá đà. Dù khai thác ồ ạt tại Nga, tất cả những dây chuyền sản xuất gỗ thành phẩm đều được thực hiện ở Trung Quốc, nơi đang hạn chế chặt chẽ việc khai thác gỗ nhằm bảo tồn rừng. Vấn nạn phá rừng đã tồn tại từ nhiều năm nay và ngày càng khó kiểm soát. Từ năm 2000 đến nay, tổng diện tích rừng bị phá là 40 triệu ha, nhưng chỉ có một nửa diện tích được trồng lại. Rừng bị tàn phá mạnh tại các vùng Viễn Đông, phía Tây Bắc và Siberia. Nạn phá rừng không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà còn ảnh hưởng lớn đến môi trường và tàn phá các hệ sinh thái, làm tăng khí thải gây hiệu ứng nhà kính… Ngoài ra, diện tích rừng bị suy giảm do các nguyên nhân khác như cháy rừng, phát triển công nghiệp và khai thác khoáng sản cùng với việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp, xây dựng nhà ở và giao thông.
Công nghiệp
Nga được thừa hưởng nền tảng công nghiệp rất mạnh của Liên Xô, siêu cường công nghiệp đứng thứ 2 thế giới. Sau khi Liên Xô tan rã, khoảng 60% các cơ sở công nghiệp của Liên Xô thuộc về lãnh thổ Nga, các cơ sở này đảm bảo duy trì được vị thế cường quốc công nghiệp của Nga trên thế giới.
Tuy nhiên, giai đoạn kinh tế trì trệ thập niên 1990 khiến các cơ sở công nghiệp của Nga bị suy yếu đi nhiều. Theo kết quả khảo sát 2013 do Trung tâm nghiên cứu vĩ mô (CMR) của ngân hàng Sberbank của Nga công bố thì nền tảng công nghiệp Nga đang bị lão hóa. Gần 60% các xí nghiệp Nga cần nâng cấp trang thiết bị trong vòng 3 năm tới để duy trì hoạt động cũng như thị phần nội địa. Các mặt hàng công nghiệp nhẹ của Nga có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới tương đối yếu trong tương lai gần. Có tới 36% xí nghiệp được hỏi ý kiến cho biết họ không có kế hoạch mở rộng sản xuất trong vòng 5 năm tới; 38% nói có lẽ họ sẽ mở rộng trên thị trường nội địa; 19% nhắm vào các thị trường gần là các nước thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) và chỉ có 9% có kế hoạch mở rộng kinh doanh ra thị trường thế giới trong dài hạn. Gần 83% xí nghiệp Nga được hỏi ý kiến nói họ chỉ có thể bán sản phẩm trên thị trường trong nước, trong khi 88% nói nguồn cung chủ yếu cho xí nghiệp về nguyên liệu và thiết bị là nguồn cung nội địa
Theo Phó Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Nga Sergei Tsyb thì lĩnh vực công cụ máy móc công nghiệp Nga đang nhập khẩu lên tới 90%, kỹ thuật máy hạng nặng đang nhập khẩu khoảng từ 60-80% và ngành công nghiệp điện tử nhập khẩu từ 80-90%. Để giảm sự phụ thuộc của Nga vào các nhà cung cấp phương Tây trong hầu hết các ngành công nghiệp quan trọng như trên, Nga dự kiến sẽ giảm chỉ số nhập khẩu từ 70-90% xuống còn 50-60% vào năm 2020 nhưng việc thay thế hoàn toàn việc nhập khẩu là điều không thể.
Trong thời Chiến tranh Lạnh, các tổ hợp công nghiệp của Liên Xô đảm bảo duy trì nền quân sự Xô viết mạnh mẽ với nguồn ngân sách thường chiếm từ 10-20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Liên Xô. Công nghiệp vũ khí của Nga là khu vực hiện đại nhất và nằm trong định hướng xuất khẩu của Nga. Xuất khẩu vũ khí của Nga luôn giữ vị trí thứ 2 trên thế giới về giá trị.
Nếu như tại Mỹ, các tổ hợp công nghiệp quốc phòng và các dự án vũ trụ tập trung vào một số tập đoàn khổng lồ độc quyền và một hệ thống dịch vụ hậu cần làm việc dưới sự chỉ đạo của Bộ quốc phòng và NASA thì nền công nghiệp quốc phòng Nga hiện nay phân tán thành rất nhiều các xí nghiệp nhỏ. Với một chu trình sản xuất cồng kềnh và nhiều tầng nấc như vậy khó có thể đạt được một kết quả tích cực và đột phá nào trong ngành công nghiệp quốc phòng vì mâu thuẫn lợi ích của rất nhiều thành viên tham gia vào chu trình sản xuất đó. Độ tuổi trung bình của những người đang làm việc trong các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga là từ 55 đến 57 (số liệu tháng 5/2013). 30% trong số đó đã ngoài 60 trong khi giới trẻ không chịu vào làm việc vì lương thấp. Để khắc phục những vấn đề này, hiện nay, Nga đang tiến hành sáp nhập các nhà máy quốc phòng thành các tổ hợp lớn hơn để khắc phục những điểm yếu trên và nâng cao sức cạnh tranh.
Nước Nga hiện nay được thừa hưởng từ chế độ Xô Viết ba nhóm công nghiệp cơ bản với khả năng cạnh tranh cực cao là các tổ hợp công nghiệp - quốc phòng, ngành công nghệ vũ trụ và chế tạo máy và trang thiết bị công nghệ hạt nhân. Các tổ hợp công nghiệp - quốc phòng và công nghiệp vũ trụ, trong vòng 20 năm từng lâm vào tình trạng suy thoái. Các kỹ sư của các xí ngiệp công nghiệp quốc phòng Nga lớn nhất phải thực tập ở 5 trung tâm công nghệ ở Ý và Đức. Tuy nhiên với sự quan tâm và rót ngân sách từ chính phủ, hiện nay các ngành này đang phát triển trở lại. Từ sau khi Mỹ ngừng sử dụng tàu con thoi năm 2010, Nga là nước duy nhất có thể tự tiến hành việc phóng tên lửa lên vũ trụ để vận chuyển hàng cho trạm vũ trụ quốc tế ISS. Để thay thế tàu con thoi cũ, tên lửa SpaceX của Mỹ đã 9 lần phóng thành công lên quỹ đạo, mục tiêu là có thể tái sử dụng nhiều lần, tuy nhiên SpaceX mới hạ cánh thành công 2 lần và đến cuối 2016 mới thử nghiệm sử dụng tên lửa tái chế. Còn từ đây đến năm 2022, Mỹ vẫn sẽ phải mua 18 động cơ tên lửa RD-180 của Nga để đưa hàng lên vũ trụ
Nga còn thành lập các công ty ở phương Tây để bí mật thu mua, đặt hàng các linh kiện điện tử từ các nhà sản xuất Mỹ rồi đem về đóng gói và xuất chúng sang cho các công ty ở Nga. Các linh kiện này dùng cho Bộ Quốc phòng Nga, Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) và ngay cả các pháp nhân Nga liên quan đến việc thiết kế vũ khí và đầu đạn hạt nhân. Đặc vụ FBI nói rằng hoạt động này đã hủy hoại đáng kể an ninh quốc gia của Mỹ bằng việc thu mua các linh kiện điện tử tối tân, kỹ thuật cao và đưa lậu chúng đến Nga, từ đó các linh kiện điện tử này giúp nâng cao năng lực của cơ quan tình báo Nga, góp phần hiện đại hóa cả quân đội và chương trình vũ khí hạt nhân của Nga. Được biết, linh kiện điện tử mà công ty Nga mỗi năm mua của Mỹ trị giá khoảng 2 tỷ USD.
Khi Nga bị phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt do can thiệp vào cuộc khủng hoảng tại Ukraina thì doanh nghiệp quân sự và hàng không vũ trụ của họ phải lập kế hoạch chuyển sang những đối tác mới. Các công ty này đã mua nhiều linh kiện điện tử với tổng trị giá hàng tỷ USD từ Trung Quốc. Tuy trình độ của Trung Quốc không phải là cao nhất thế giới, nhưng hệ thống sản xuất của nước này rất hoàn chỉnh, khả năng tự cung tự cấp rất mạnh và luôn liên tục phát triển. Hợp tác quy mô lớn với doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc trong lĩnh vực vi điện tử sẽ là bước đầu tiên trong việc hình thành liên minh công nghệ quốc gia BRICS. Với việc Trung Quốc sử dụng hệ thống nghiên cứu sản xuất linh kiện hiện có và kho nhân tài công nghệ, còn Nga phát huy những ưu thế có được trong các dự án nghiên cứu hàng chục năm qua, sự hợp tác công nghệ cao giữa 2 nước có thể phá vỡ được ưu thế của phương Tây trong lĩnh vực linh kiện điện tử. Ngay cả tên lửa đẩy siêu cấp Angara mà Nga đang nghiên cứu cũng có thể đang sử dụng linh kiện nước ngoài, vì vậy một khi phương Tây ngừng cung cấp cho Nga thì Nga có thể chuyển sang mua từ Trung Quốc.. Tuy Trung Quốc có thể giúp Nga giải quyết nhiều vấn đề nhưng không thể giải quyết toàn bộ vấn đề được. Một là tính năng sản phẩm liệu có thể có thể thay thế hoàn toàn sản phẩm tương tự của phương Tây, 2 là chủng loại liệu có đủ hoàn toàn, 3 là linh kiện mới có thể vẫn cần một thời gian hoạt động với nền tảng của Nga. Tuy nhiên, việc mua linh kiện điện tử từ Trung Quốc có một chút lợi thế, một là cung ứng đảm bảo, hai là giá sẽ tương đối ưu đãi.
Sau khi Liên Xô giải thể rất khó nhìn thấy những thương hiệu công nghiệp dân dụng của Nga, thậm chí thương hiệu công nghiệp nhẹ cũng không có. Lĩnh vực có thể thấy hàng Nga phổ biến là thương hiệu Vodka và các sản phẩm quân sự.
Năng lượng
Nga được thừa nhận là một siêu cường năng lượng. Nga là một trong các quốc gia có sản lượng khí đốt hàng đầu thế giới, trữ lượng dầu mỏ đứng thứ tám, thứ hai về trữ lượng than.
Nga là nhà xuất khẩu khí tự nhiên và nhà sản xuất khí tự nhiên hàng đầu thế giới, dù thỉnh thoảng Nga và Ả Rập Xê Út thay đổi vị trí về tiêu chí. Châu Âu hiện nhập khẩu đến 1/3 nhu cầu khí đốt từ Nga, mặc dù thời gian qua châu lục này đã cố gắng giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Hoa Kỳ đã tăng nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 6% lượng nhập khẩu khí đốt của châu Âu là tới từ Hoa Kỳ. Sự phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga ở châu Âu vẫn rất lớn. Ở Italy, khí đốt Nga chiếm 37% lượng nhập khẩu. Ở Đức tỉ lệ này khoảng 28%. Sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu của Slovenia, Hy Lạp và Hungary ở mức từ 41-45%. Không có khí đốt của Nga, họ sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhiên liệu nghiêm trọng sau khoảng 10 ngày. Đặc biệt là Cộng hòa Séc, Slovakia, Phần Lan, Litva, Latvia, Estonia gần như phụ thuộc 100% vào khí đốt Nga. Mặt khác kinh tế Nga cũng lệ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch và năng lượng, chiếm tới 64% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga. Ngành dầu khí chiếm đến 46% tổng chi tiêu của chính phủ Nga và đóng góp tới 30% GDP của nước này.
Nga là nước sản xuất điện hàng thứ 4 thế giới và nhà sản xuất năng lượng tái tạo hàng thứ 5 thế giới, tiêu chí sau nhờ nước này đã phát triển mạnh việc sản xuất thủy điện. Những nhà máy thủy điện lớn đã được xây dựng ở vùng châu Âu của Nga dọc theo các con sông như Volga. Vùng châu Á của Nga cũng có một số nhà máy thủy điện lớn, tuy nhiên, tiềm năng thủy điện vĩ đại của Siberia và Viễn Đông Nga phần lớn vẫn chưa được khai thác.
Nga là nước đầu tiên phát triển lò phản ứng hạt nhân dân sự và xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Hiện tại, Nga là nhà sản xuất điện hạt nhân đứng thứ 4. Rosatom quản lý toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân tại Nga. Năng lượng hạt nhân đang phát triển nhanh chóng tại Nga, với mục tiêu tăng tổng thành phần năng lượng hạt nhân từ mức 16.9% hiện nay lên 23% vào năm 2020. Chính phủ Nga có kế hoạch chi 127 tỷ rubles ($5.42 triệu) cho một chương trình liên bang để phát triển việc sản xuất năng lượng hạt nhân thế hệ tiếp theo. Khoảng 1 nghìn tỷ ruble ($42.7 triệu) đã được chi từ ngân sách liên bang cho việc phát triển năng lượng hạt nhân và phát triển công nghiệp trước năm 2015. Nga vẫn là một trong những nước đứng đầu thế giới về công nghệ hạt nhân và là một thành viên của dự án lò phản ứng hạt nhân quốc tế.
Gazprom, gã khổng lồ khí đốt của Nga đã phải vật lộn để tìm công nghệ cho mỏ ngoài khơi Nam Kirinskoye ở Viễn Đông sau khi các lệnh trừng phạt của Mỹ cấm bất kỳ công ty Mỹ nào cung cấp thiết bị dưới đáy biển. Việc phát triển thêm các dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng đặc biệt dễ bị tổn thương vì Nga thiếu hầu hết các bí quyết, bao gồm cả công nghệ hóa lỏng thương mại quy mô lớn.
Mặc dù các nhà sản xuất dầu trong nước đang theo đuổi chiến lược thay thế nhập khẩu thông qua các trung tâm nghiên cứu và phát triển trong nước nhưng việc phát triển các công nghệ khả thi về mặt thương mại và sản xuất nội địa hóa đầy đủ các thiết bị cần thiết có thể sẽ mất nhiều năm. Bộ năng lượng Nga cảnh báo Nga đã tiếp tục lập kỷ lục sản xuất dầu thời hậu Xô Viết nhưng các quan chức lo ngại sẽ sụt giảm tới 40% trong vòng 15 năm tới (kể từ 2019) nếu không có giải pháp công nghệ hiệu quả nào được đưa ra.
Giao thông vận tải
Vận tải đường sắt ở Nga nằm dưới sự kiểm soát độc quyền của công ty Russian Railways do nhà nước quản lý. Tổng chiều dài các tuyến đường sắt ở Nga là chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Không giống như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, đường ray ở Nga sử dụng khổ rộng , ngoại trừ đường ray trên đảo Sakhalin sử dụng khổ hẹp . Tuyến đường sắt nổi tiếng nhất ở Nga là Tuyến đường sắt xuyên SIberia (Transsib), trải dài trên 7 múi giờ và nắm giữ kỷ lục với các chuyến tàu dài nhất trên thế giới, như các chuyến Moscow- Vladivostok (), Moscow- Bình Nhưỡng ( và Kiev-Vladivostok ).
, Nga có tổng cộng 933.000 km đường bộ, trong đó 755.000 km được trải nhựa. Một số tuyến đường trong số này tạo nên hệ thống đường cao tốc liên bang Nga.
Tổng chiều dài đường thủy nội địa của Nga là 102.000 km, chủ yếu là sông hoặc hồ tự nhiên. Ở phần lãnh thổ châu Âu của đất nước, mạng lưới các kênh đào kết nối lưu vực của các con sông lớn. Các cảng biển lớn của Nga bao gồm cảng Rostov trên Sông Đông ở biển Azov, Novorossiysk ở Biển Đen, Astrakhan và Makhachkala ở biển Caspian, Kaliningrad và St Petersburg ở biển Baltic, Arkhangelsk ở Biển Trắng, Murmansk ở biển Barents, Petropavlovsk -Kamchatsky và Vladivostok ở Thái Bình Dương. Năm 2008, Nga sở hữu 1.448 tàu thương mại. Hạm đội tàu phá băng của Nga là hạm đội tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất trên thế giới, thúc đẩy việc khai thác kinh tế ở thềm lục địa Bắc Cực của Nga và phát triển giao thương đường biển qua tuyến biển Bắc giữa châu Âu và Đông Á.
Về tổng chiều dài đường ống, Nga chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Hiện tại, nhiều dự án đường ống mới đang được thực hiện, bao gồm các đường ống khí đốt tự nhiên Nord Stream và South Stream nối đến châu Âu lục địa, và đường ống dẫn dầu Đông Siberia - Thái Bình Dương (ESPO) đến Viễn Đông và Trung Quốc.
Nga có tổng cộng 1.216 sân bay, bận rộn nhất là các sân bay Sheremetyevo, Domodingovo và Vnukovo ở Moscow và Pulkovo ở St. Petersburg.
Hầu hết các thành phố lớn của Nga có hệ thống giao thông công cộng rất phát triển, với các loại phương tiện giao thông công cộng phổ biến nhất là xe buýt, xe điện bánh hơi và tàu điện. Bảy thành phố của Nga, cụ thể là các thành phố Moscow, Saint Petersburg, Nizhny Novgorod, Novosibirsk, Samara, Yekaterinburg và Kazan có hệ thống tàu điện ngầm. Tổng chiều dài của các tuyến metro ở Nga là . Moscow Metro và Saint Petersburg Metro là hai hệ thống tàu điện ngầm lâu đời nhất ở Nga, được khánh thành lần lượt vào các năm 1935 và 1955. Đây là hai trong số những hệ thống tàu điện ngầm nhanh nhất và bận rộn nhất trên thế giới, nổi tiếng với trang trí phong phú và thiết kế độc đáo tại các sân ga.
Du lịch
Ngành du lịch của Nga đã tăng trưởng nhanh chóng kể từ cuối thời kì Xô viết, đầu tiên là du lịch trong nước và sau đó là du lịch quốc tế, được thúc đẩy bởi di sản văn hóa phong phú và sự đa dạng tự nhiên tuyệt vời của đất nước. Các tuyến du lịch chính ở Nga bao gồm một cuộc hành trình vòng quanh các thành phố cổ ở Golden Ring, du lịch trên các con sông lớn như sông Volga và những chuyến đi dài trên Tuyến đường sắt xuyên Siberia nổi tiếng. Trong năm 2013, đã có tổng cộng 28,4 triệu lượt khách du lịch đến thăm Nga; khiến Nga trở thành nước có số lượng khách du lịch tham quan đứng thứ 9 trên thế giới. Số lượng khách du lịch tới từ phương Tây có sự suy giảm kể từ năm 2014 do lệnh trừng phạt kinh tế của Phương Tây đối với Nga .
Tính đến hết năm 2017, Liên bang Nga đã có 27 di sản thế giới được UNESCO công nhận, trong đó có 16 di sản văn hóa và 11 di sản tự nhiên. Ba di sản thế giới đầu tiên tại Nga được công nhận vào năm 1990 là Trung tâm lịch sử của Saint-Peterburg, Kizhi Pogost, Điện Kremli và Quảng trường Đỏ. Nga có 4 di sản chung với các quốc gia khác là Vòng cung trắc đạc Struve chung với Belarus, Estonia, Phần Lan, Latvia, Lithuania, Moldova, Na Uy, Thụy Điển, Ukraina, Mũi đất Kursh chung với Lithuania), còn Phong cảnh Dauria và Hồ Uvs là hai di sản chung với Mông Cổ. Địa điểm mới nhất được công nhận là Phong cảnh Dauria được công nhận vào năm 2017.
Các điểm đến được thăm nhiều nhất ở Nga là Moskva và Sankt Peterburg, hai thành phố lớn nhất của đất nước. Được công nhận là Thành phố Nhân loại, 2 thành phố này có các bảo tàng nổi tiếng thế giới như Bảo tàng Tretyakov và Bảo tàng Ermitazh, các nhà hát nổi tiếng như Nhà hát Bolshoi và Nhà hát Mariinsky, các nhà thờ như Nhà thờ chính tòa Thánh Vasily, Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Đấng Cứu Độ, Nhà thờ chính tòa Thánh Isaac và Nhà thờ Chúa Cứu thế trên Máu đổ, các công trình đầy ấn tượng như điện Kremli cùng với Pháo đài Thánh Phêrô và Phaolô, những quảng trường và những con phố xinh đẹp như Quảng trường Đỏ, Quảng trường Cung điện, Phố Tverskaya, Phố Nevsky Prospekt và Phố Arbat. Các cung điện và công viên được tìm thấy trong các dinh thự hoàng gia cũ ở ngoại ô Moskva (Kolomenskoye, Tsaritsyno) và St Petersburg (Peterhof, Strelna, Oranienbaum, Gatchina, Pavlovsk và Tsarskoye Selo). Ở Moskva vẫn còn tồn tại nhiều công trình kiến trúc của thời kỳ Liên Xô, cùng với đó là các tòa nhà chọc trời hiện đại mới được xây dựng, trong khi St Petersburg, có biệt danh là "Venice của phương Bắc", tự hào về các công trình kiến trúc cổ điển, những con sông, kênh rạch và cầu.
Các bãi biển ấm áp của Biển Đen đã hình thành nên một số khu du lịch biển nổi tiếng, chẳng hạn như Sochi, thành phố chủ nhà Thế vận hội mùa đông 2014. Những ngọn núi ở Bắc Kavkaz là nơi có các khu trượt tuyết nổi tiếng như Dombay. Điểm đến tự nhiên nổi tiếng nhất ở Nga là Hồ Baikal. Đây là hồ nước lâu đời nhất và sâu nhất trên thế giới, có làn nước trong như pha lê và được bao quanh bởi những ngọn núi. Các điểm du lịch tự nhiên phổ biến khác ở Nga bao gồm Kamchatka với những ngọn núi lửa và mạch nước phun, Karelia với các hồ và đá granit, dãy núi Altai phủ tuyết, và các thảo nguyên hoang dã của Tuva.
Khoa học, kỹ thuật và công nghệ
Từ đầu thế kỷ XVIII những cuộc cải cách của Pyotr Đại đế (người sáng lập Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Đại học Quốc gia Sankt Peterburg) và những đóng góp của những người từng tốt nghiệp tại đây như học giả Mikhail Lomonosov (người sáng lập Đại học Quốc gia Moskva) đã giúp nước Nga có được sự phát triển mạnh trong khoa học và phát minh. Trong thế kỷ XIX và XX nước này đã sản sinh ra một lượng lớn các nhà khoa học và nhà phát minh. Nikolai Lobachevsky, một Copernicus trong hình học, đã phát triển hình học phi Euclid. Dmitri Mendeleev phát minh ra Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, khuôn khổ chính của hoá học hiện đại. Gleb Kotelnikov phát minh ra dù ba lô, trong khi Evgeniy Chertovsky phát minh ra quần áo điều áp. Pavel Yablochkov và Alexander Lodygin là những nhà tiên phong vĩ đại trong kỹ thuật điện và là những nhà phát minh của những đèn điện đầu tiên. Alexander Popov là một trong những người phát minh radio, trong khi Nikolai Basov và Alexander Prokhorov là hai người đồng phát minh ra tia laser và maser. Igor Tamm, Andrei Sakharov và Lev Artsimovich đã phát triển ý tưởng tokamak để kiểm soát phản ứng tổng hợp hạt nhân và tạo ra nguyên mẫu đầu tiên của nó, sau này dẫn tới dự án ITER. Nhiều nhà khoa học và phát minh nổi tiếng của Nga là người di cư, như Igor Sikorsky và Vladimir Zworykin, và nhiều nhà khoa học nước ngoài cũng đã làm việc ở Nga một thời gian dài như Leonard Euler và Alfred Nobel.
Các thành tựu lớn nhất của Nga thuộc lĩnh vực công nghệ vũ trụ và thám hiểm vũ trụ. Konstantin Tsiolkovsky là cha đẻ của lý thuyết hàng không vũ trụ. Các tác phẩm của ông đã tạo cảm hứng cho những kỹ sư tên lửa hàng đầu của Liên xô như Sergey Korolyov, Valentin Glushko và nhiều người khác đóng góp vào sự thành công của Chương trình Vũ trụ Liên xô ở những giai đoạn đầu của cuộc Chạy đua vào không gian. năm 1957 vệ tinh nhân tạo đầu tiên bay quanh Trái Đất, Sputnik 1, được phóng lên; năm 1961 ngày 12 tháng 4 chuyến bay đầu tiên của loài người vào vũ trụ đã được Yuri Gagarin thực hiện thành công; và nhiều người Liên xô và Nga khác đã thực hiện kỷ lục thám hiểm vũ trụ. Từ năm 1999 đến 2009 Nga là nước phóng tên lửa nhiều nhất, 245 tên lửa có tải trọng lên quỹ đạo thành công so với 218 của Mỹ và cũng là nước duy nhất cung cấp các dịch vụ du lịch vũ trụ.
Thủ tướng Dmitry Medvedev đã lên tiếng cảnh báo rằng Nga đang mất dần danh tiếng và tiền của do các dự án vũ trụ thất bại, sau khi không thể đưa 2 vệ tinh lên quỹ đạo tháng 8/2012. Vụ phóng đã thất bại gây tổn thất lớn cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Nga. Một sự cố tương tự năm 2011 đã khiến Nga mất một vệ tinh thông tin trị giá 265 triệu USD. Nga cũng từng thất bại trong vụ phóng tàu thăm dò Sao Hỏa Phobos-Grunt. Ông Medvedev cũng cho rằng: "Chẳng cường quốc không gian nào lại chứng kiến nhiều vụ phóng vệ tinh và phi thuyền hỏng như Nga". Vì thế ông quyết định chấn chỉnh lại ngành công nghiệp vũ trụ của Nga cũng như tiếp tục các chương trình thám hiểm Sao Hỏa khác và đã hoàn thành chương trình Mars-500 để thu thập thêm nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lên Sao Hỏa Đây là dự án quốc tế của Nga, EU (Liên hiệp châu Âu) và Trung Quốc nhằm nghiên cứu khoa học - kỹ thuật và tâm sinh lý của một toán phi hành gia quốc tế 6 người trên một chuyến bay giả định dài 520 ngày lên sao Hỏa và đi bộ trên đó.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, chính sách của Hoa Kỳ khuyến khích các cơ quan chính phủ và các công ty hàng không vũ trụ mua hàng của Nga và giữ cho các kỹ sư Nga bận rộn nhằm ngăn họ làm việc cho các quốc gia thù địch với lợi ích của Hoa Kỳ. Nga hiện đang là một trong số các nhà cung cấp động cơ tên lửa vũ trụ cho Hoa Kỳ. Vì lý do an ninh quốc gia, Hoa Kỳ yêu cầu phải có ít nhất hai hệ thống phóng. Không quân Hoa Kỳ và NASA hiện đang dựa chủ yếu vào ba loại tên lửa là Delta IV và Atlas V được điều hành bởi ULA và Falcon 9 của SpaceX, trong đó riêng tên lửa Atlas V hiện đang sử dụng động cơ được thiết kế và chế tạo từ Nga là RD-180. Bởi vì chi phí hoạt động Atlas V rẻ hơn Delta IV nên Delta IV được dành riêng để sử dụng với các tải trọng và quỹ đạo khó hơn mà Atlas V không thể xử lý được.
Dù đang cố phát triển động cơ riêng nhưng tập đoàn tên lửa vũ trụ của Nga Energomash cho rằng từ khâu thử nghiệm cho đến khi sản xuất thành công là khoảng thời gian rất dài, Hoa Kỳ sẽ cần trên 3 tỷ USD và khoảng thời gian 10 năm để sản xuất thay thế các động cơ Nga. Vì thế họ cho rằng Mỹ vẫn sẽ nhập động cơ tên lửa từ Nga cho dù có bị cấm và mẫu nâng cấp của Antares sẽ được trang bị các động cơ này.
Các công nghệ khác, nơi người Nga có lịch sử phát triển, gồm công nghệ hạt nhân, sản xuất máy bay và công nghệ quốc phòng. Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên cùng các lò phản ứng hạt nhân đầu tiên cho tàu ngầm và tàu hoạt động trên mặt nước nằm dưới sự chỉ đạo của Igor Kurchatov. Một số nhà kỹ thuật hàng không nổi bật của Liên xô, có cảm hứng từ các tác phẩm lý thuyết của Nikolai Zhukovsky, đã giám sát việc chế tạo hàng chục model máy bay quân sự và dân sự và đã thành lập một số KBs (Phòng thiết kế) hiện là thành phần chủ yếu của Liên đoàn Hàng không Hợp nhất. Các máy bay nổi tiếng của Nga gồm máy bay chở khách siêu thanh đầu tiên Tupolev Tu-144 của Alexei Tupolev, loạt máy bay chiến đấu MiG của Artem Mikoyan và Mikhail Gurevich, và loạt máy bay Su của Pavel Sukhoi cùng những người kế tục ông. Những xe tăng chiến trường nổi tiếng của Nga gồm T-34, thiết kế xe tăng theo kênh Discovery là loại tốt nhất của Thế chiến II, và các xe tăng khác thuộc loạt T. Súng AK-47 và AK-74 của Mikhail Kalashnikov là loại súng tấn công được sử dụng rộng rãi nhất tên thế giới - tới mức các khẩu súng thuộc kiểu AK đã được chế tạo nhiều hơn tất cả các loại súng tấn công khác cộng lại.
Dù có những thành tựu công nghệ, từ thời trì trệ Brezhnev, Nga đã tụt hậu so với phương Tây trong một số ngành kỹ thuật, đặc biệt là trong tiết kiệm năng lượng và sản xuất hàng tiêu dùng. Cuộc khủng hoảng kinh tế hồi những năm 1990 đã khiến khoản hỗ trợ cho khoa học của nhà nước sụt giảm mạnh. Nhiều nhà khoa học và những người có trình độ của Nga đã đi sang châu Âu hay Hoa Kỳ; cuộc di cư này được gọi là một cuộc chảy máu chất xám. Những năm 2000, với làn sóng bùng nổ kinh tế, tình hình khoa học và công nghệ ở Nga đã được cải thiện, và chính phủ đã tung ra một chiến dịch với mục tiêu hiện đại hoá và cải tiến. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đưa ra 5 ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển công nghệ của đất nước: hiệu quả năng lượng, IT (gồm cả các sản phẩm thông thường và các sản phẩm kết hợp với công nghệ vũ trụ), năng lượng hạt nhân và dược. Mặc dù là nhà xuất khẩu hàng công nghiệp nặng hàng đầu thế giới và đang đạt được những tiến bộ về phần mềm, nhưng các sản phẩm hàng tiêu dùng của Nga lại thiếu tính cạnh tranh trên trường quốc tế do đơn điệu về mẫu mã. Cải thiện về năng suất sẽ chủ yếu xuất phát từ công nghệ mới và đầu tư vốn hiệu quả, hai điều mà Nga đang thiếu.
Một số thành tựu mới đã xuất hiện, với việc nước Nga đã hoàn thành GLONASS, một trong 4 hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu cùng với GPS của Mỹ, Hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc và Hệ thống định vị Galileo của châu Âu. Trong giai đoạn 2003-2014, 75-80% linh kiện điện tử dùng cho vệ tinh Glonass-M phải mua từ các nước phương Tây. Chính phủ Nga đã phải tính đến khả năng dừng chế tạo vệ tinh GLONASS-K do không có các linh kiện đồng bộ từ nước ngoài sau khi phương Tây cấm xuất khẩu linh kiện cho Nga Năm 2016, Nga đã lập kế hoạch đến năm 2024 sẽ tự sản xuất toàn bộ các linh kiện vệ tinh để tránh việc phải phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu. Năm 2019, Nga bắt đầu sản xuất các vệ tinh Glonass-K2, được phát triển bởi ISS Reshetnev (Hệ thống vệ tinh thông tin Reshetnev). Trong khi GLONASS-K có tới 90% thiết bị điện tử nhập từ nước ngoài thì GLONASS-K2 mới sẽ sử dụng toàn bộ các thành phần làm tại Nga, đồng thời Glonass-K2 sẽ có tuổi thọ hoạt động cao hơn 3 năm. Theo kế hoạch, 20 vệ tinh thế hệ mới "Glonass-K2" sẽ được phóng trong giai đoạn 2020-2031
Nga là nước duy nhất xây dựng nhà máy điện hạt nhân di động và hiện đang là nước đi đầu trong nghiên cứu nhà máy điện hạt nhân thế hệ thứ 5 (loại này có hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu hạt nhân vượt trội so với các nhà máy thế hệ trước, giúp việc sản xuất điện không tạo ra hoặc chỉ tạo ra rất ít chất thải phóng xạ). Nga cũng cho ra đời các thiết kế quân sự mới như máy bay tàng hình Su-57, xe tăng T-14 Armata...
Do sự phân công sản xuất từ thời Liên Xô nên sau khi Liên Xô tan rã, một số nhà máy công nghiệp chủ chốt lại thuộc về nước khác chứ không thuộc về Nga, do vậy Nga bị thiếu khả năng sản xuất trong một số lĩnh vực (ví dụ như các nhà máy đóng tàu lớn thời Liên Xô hiện nay thuộc về Ucraina, nên Nga phải mua động cơ tàu biển từ nước này). Trung Quốc cũng bắt đầu bán cho Nga các sản phẩm phục vụ mục đích quân sự. Tốc độ nhập khẩu tăng trưởng nhanh khi Trung Quốc bán cho Nga không chỉ các động cơ diesel, mà cả những thiết bị dành cho các tàu hỗ trợ quân sự. Đến năm 2017, doanh thu tiếp tục tăng và đó chỉ là sự khởi đầu vì trong tương lai Nga sẽ mua các thiết bị công nghệ từ Trung Quốc nhiều hơn nữa. Nga không thích ý tưởng mua sản phẩm của Trung Quốc mà muốn sản phẩm phương Tây, nhưng ngay khi phương Tây trừng phạt Nga, họ ngay lập tức phải quay sang mua hàng từ Trung Quốc.
Trong lĩnh vực nghiên cứu các nguyên tố siêu nặng, Nga vẫn dẫn đầu thế giới khi lần đầu tiên thực hiện tổng hợp thành công 6 nguyên tố nặng nhất với số nguyên tử từ 113 đến 118. Đó là thành tựu 10 năm nghiên cứu (2000-2010) của các chuyên gia thuộc phòng thí nghiệm vật lý Flerov tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân ở Dubna gần Moscow. Hai nguyên tố trong số đó đã được Hiệp hội Hóa học cơ bản và hóa học ứng dụng Quốc tế (IUPAC) chính thức công nhận với hai cái tên Flerova (114) và Livermore (116).
Năm 2006, các nhà khoa học Nga đã tạo ra sự phát xạ ánh sáng mạnh nhất trên thế giới dựa trên công nghệ PEARL (Petawatt Parametric Laser) được tạo ra trong Viện vật lý ứng dụng Nizhny Novgorod thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, dựa trên kỹ thuật khuếch đại tham số ánh sáng trong các tinh thể quang học phi tuyến. Công nghệ này có thể tạo ra xung động điện mạnh đến 0,56 petawatt, gấp hàng trăm lần công suất của tất cả các nhà máy điện trên thế giới cộng lại (1 petawatt = 1 triệu gigawatt). Các nhà khoa học Nga cũng tạo được từ trường nhân tạo mạnh chưa từng có, đạt đến 28 megagausses, gấp hàng trăm triệu lần so với từ lực của từ trường Trái Đất
Năm 2015, một nhà khoa học Nga là Vladimir Leonov tuyên bố đã thử nghiệm thành công một mẫu thử nghiệm động cơ lượng tử có hiệu suất mạnh gấp 5.000 lần động cơ tên lửa thông thường, sẽ tạo ra cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trong thế kỷ XXI, tương tự cuộc cách mạng công nghệ thông tin trong thế kỷ XX. Động cơ lượng tử có thể đưa khí tài bay chuyển động với tốc độ 1000 km/giây, trong khi tốc độ tên lửa thông thường chỉ đạt tới mức tối đa 18 km/giây, nghĩa là tàu vũ trụ có thể bay tới sao Hỏa trong vòng 42 giờ, và tới Mặt trăng chỉ mất 3,6 giờ. Năng lượng cung cấp cho động cơ đến từ phản ứng nhiệt hạch lạnh (CNF): một kg nickel cho năng lượng tương đương một triệu kg xăng. Dùng động cơ này, máy bay sẽ chỉ cần nạp năng lượng một lần để bay trong vài năm. Thành tựu kỹ thuật này là kết quả vận dụng Lý thuyết siêu liên kết do các nhà khoa học Nga xây dựng nên..
Ngày 11-8 năm 2020, Tổng thống Vladimir Putin đã phê duyệt vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới do Trung tâm Nghiên cứu quốc gia về dịch tễ và vi sinh vật học Gamaleya của Nga phát triển.
Theo tờ báo Kommersant, các cơ quan chính phủ và công ty nhà nước của Nga phải mua 700.000 PC và 300.000 máy chủ mỗi năm, trị giá tương ứng là 500 triệu USD và 300 triệu USD. Trong nỗ lực thúc đẩy năng lực tự sản xuất vi xử lý cho máy tính và máy chủ của các cơ quan nhà nước, Nga sẽ sớm thay thế các vi xử lý của Intel và AMD bằng vi xử lý nội địa Baikal. Tuy nhiên Nga buộc phải đặt hàng sản xuất vi xử lý này tại nhà máy TSMC của Đài Loan do doanh nghiệp Mikron ở Zelenograd, doanh nghiệp phát triển nhất về mặt này ở Nga chỉ có thể sản xuất hàng loạt vi xử lý 90 nm.
Nhân khẩu
Liên bang Nga là một xã hội đa sắc tộc đa dạng, là nơi sinh sống của 160 nhóm sắc tộc và người bản xứ khác nhau. Dù dân số Nga khá lớn, mật độ dân số thấp bởi diện tích vĩ đại của nước này. Dân số tập trung đông nhất tại vùng châu Âu của Nga, gần dãy Ural, và ở phía tây nam Siberia. 73% dân số sống tại các khu vực đô thị. Theo những ước tính sơ bộ, dân số sống thường xuyên tại Liên bang Nga ở thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2009 là 141,903,979 người. Năm 2008, dân số giảm 121,400 người, hay -0.085% (năm 2007 – 212,000 người, hay 0.15% và năm 2006 – 532,600 người, hay 0.37%). Trong năm 2008 nhập cư tiếp tục gia tăng ở mức độ 2.7% với 281,615 người tới Nga, trong số đó 95% tới từ các quốc gia thuộc CIS, đại đa số là người Nga hay người nói tiếng Nga. Số lượng người Nga di cư đã giảm 16% xuống còn 39,508 người, trong số đó 66% tới các quốc gia thuộc CIS. Ước tính có 10 triệu người nhập cư bất hợp pháp từ các quốc gia Xô viết cũ ở Nga. Khoảng 116 triệu người sắc tộc Nga sống ở Nga và khoảng 20 triệu người nữa sống tại các nước cộng hoà cũ của Liên xô, chủ yếu tại Ukraina và Kazakhstan.
Số người nói tiếng Nga đông nhất năm 1991 ở mức 148,689,000 triệu người, nhưng bắt đầu sụt giảm mạnh từ đầu những năm 90. Sự sụt giảm đã chậm lại tới mức gần ồn định trong những năm gần đây vì tỷ lệ tử giảm, tỉ lệ sinh tăng và tăng nhập cư. Số người chết trong năm 2008 là 363,500 lớn hơn số sinh. Nó đã giảm từ 477,700 năm 2007, và 687,100 năm 2006. Theo dữ liệu được Sở Thống kê Nhà nước Liên bang Nga xuất bản, tỷ lệ tử của Nga đã giảm 4% trong năm 2007, so với năm 2006, ở mức khoảng 2 triệu người chết, trong khi tỉ lệ sinh tăng 8.3% hàng năm lên ước tính 1.6 triệu ca sinh. Các nguyên nhân chủ yếu khiến dân số Nga giảm sút là tỷ lệ tử cao và tỉ lệ sinh thấp. Tuy tỉ lệ sinh của Nga ngang bằng với các quốc gia châu Âu (13.3 ca sinh trên 1000 dân năm 2014 so với mức trung bình của Liên minh châu Âu 10.1 trên 1000) dân số của họ lại giảm với tỷ lệ lớn hơn bất kỳ một quốc gia châu Âu nào khác bởi tỷ lệ tử cao hơn nhiều (năm 2014, tỷ lệ tử của Nga là 13.1 trên 1000 dân so sánh với mức trung bình của Liên minh châu Âu là 9.7 trên 1000) . Chính phủ Nga đã và đang thực hiện một số chính sách để tăng tỉ lệ sinh và thu hút người nhập cư. Các khoản trợ cấp hàng tháng của chính phủ dành cho các bậc cha mẹ có con nhỏ đã tăng gấp đôi lên 55 USD và khoản trợ cấp một lần là 9.200 USD đã được cung cấp cho những phụ nữ có con thứ hai kể từ năm 2007 . Tháng 8 năm 2012 đã đánh dấu dân số Nga lần đầu tiên đạt mức tăng trưởng dương kể từ thập niên 90. Tổng thống Putin tuyên bố dân số Nga có thể đạt 146 triệu vào năm 2025, chủ yếu là nhờ kết quả của việc nhập cư .
Khi ông Putin nhậm chức, dân số Nga đã bị thu hẹp gần 1 triệu người mỗi năm. Moscow luôn coi đây là một "mối nguy hiểm cho chính sự tồn tại của Nga", một điều dường như khó để đảo ngược. Tuy nhiên, tỉ lệ sinh tăng lên khi điều kiện kinh tế Nga được cải thiện. Năm 2011, Tổng thống Putin tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng nhân khẩu học đã bị đánh bại. Từ năm 2013 - 2015, dân số Nga có dấu hiệu tăng lần đầu tiên trong thế kỷ XXI. Tuy nhiên, dân số Nga lại một lần nữa giảm và với tốc độ nhanh hơn vào năm 2016. Số ca tử vong vượt qua số ca sinh trong 9 tháng đầu năm 2019 ở mức hơn 250.000 người. Theo cơ quan thống kê nhà nước Rosstat, đây là mức giảm tồi tệ nhất trong 11 năm qua.
Cơ quan thống kê chính thức của Nga là Rosstat công bố năm 2013 đã có 186.382 người Nga rời khỏi đất nước vào năm 2013, tăng đáng kể so với chỉ 122.751 người vào năm 2012. Con số này cũng cho thấy sự gia tăng đáng kể so với 36.774 người trong năm 2011 và 33.578 người vào năm 2010. Một số chuyên gia nghi ngờ tính xác thực của số liệu Rosstat, Cáo buộc rằng con số thực tế có thể cao hơn nhiều. Sự gia tăng số người di cư có thể là do sự cô lập chính trị quốc tế đang gia tăng đối với nước Nga dưới thời Vladimir Putin. Trong số những người rời khỏi nước Nga gần đây có nhiều nhân vật nổi tiếng như Pavel Durov, người sáng lập mạng xã hội VKontakte của Nga, chuyên gia kinh tế Sergei Guriyev và nhà vô địch cờ vua thế giới Garry Kasparov.
Ngôn ngữ
160 nhóm sắc tộc của Nga sử dụng khoảng 100 ngôn ngữ. Theo cuộc điều tra dân số năm 2002, 142.6 triệu người nói tiếng Nga, tiếp sau là tiếng Tatar với 5.3 triệu và tiếng Ukraina với 1.8 triệu. Tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức duy nhất của nhà nước, nhưng Hiến pháp trao cho các nước cộng hoà riêng biệt quyền đưa ngôn ngữ bản địa của mình trở thành ngôn ngữ đồng chính thức bên cạnh tiếng Nga. Dù có sự phân tán mạnh, tiếng Nga là thuần nhất trên toàn bộ nước Nga. Tiếng Nga là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất nếu tính theo diện tích địa lý trên lục địa Âu Á và cũng là ngôn ngữ Slavơ được sử dụng nhiều nhất. Tiếng Nga thuộc ngữ hệ Ấn Âu và là một trong những thành viên còn tồn tại của các ngôn ngữ Đông Slavơ; các ngôn ngữ khác gồm tiếng Belarus và tiếng Ukraina (và có lẽ cả tiếng Rusyn). Những ví dụ văn bản sử dụng chữ Đông Slavơ Cổ (Nga Cổ) được chứng minh có từ thế kỷ thứ X trở về sau.
Theo người Nga thì hơn một phần tư tác phẩm khoa học của thế giới được xuất bản bằng tiếng Nga. Tiếng Nga cũng được sử dụng làm công cụ mã hoá và lưu trữ văn minh thế giới—60–70% của mọi thông tin trên thế giới được xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Nga. Tiếng Nga cũng là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên hiệp quốc.
Giáo dục
Nga có một hệ thống giáo dục miễn phí đảm bảo cho mọi công dân theo hiến pháp, và có tỷ lệ biết chữ 99.7% vào năm 2015. Đầu vào cao học có tính cạnh tranh rất cao. Như một kết quả của sự ưu tiên hàng đầu cho khoa học và kỹ thuật trong giáo dục, y tế, toán học, khoa học và khoa học vũ trụ Nga nói chung có mức độ phát triển cao. Tuy nhiên nạn tảo hôn vẫn khá phổ biến ở các làng mạc nông thôn, và 45% trẻ em Nga đi học muộn hơn độ tuổi quy định
Trước năm 1990 quá trình học tập ở Liên xô dài 10 năm. Nhưng vào cuối năm 1990, thời gian học 11 năm đã được chính thức áp dụng. Giáo dục tại các trường cấp hai của nhà nước là miễn phí; giáo dục đầu cấp ba (mức đại học) cũng là miễn phí với việc dành trước: một phần lớn sinh viên được tuyển được Nhà nước bao cấp hoàn toàn (nhiều định chế nhà nước bắt đầu mở các khoá thương mại từ những năm gần đây). Năm 2004 chi tiêu quốc gia dành cho giáo dục chiếm 3,6% GDP, hay 13% tổng ngân sách nhà nước trong khi ở Mỹ là 7,2% GDP và Nga thua cả Việt Nam (8.3% GDP). Chính phủ bố trí các khoản tiền để trả học phí theo một hạn mức được lập sẵn, hay số lượng sinh viên cho mỗi trường của nhà nước. Điều này được coi là cơ bản bởi nó cung cấp cơ hội tiếp cận cao học cho các sinh viên có khả năng, chứ không phải chỉ cho những người có tiền trả. Ngoài ra, các sinh viên được trả một khoản học bổng nhỏ và được cung cấp nơi ở miễn phí. Ngoài các cơ sở giáo dục cao học của nhà nước, nhiều cơ sở tư nhân cũng đã xuất hiện và cung cấp lực lượng nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới và kinh tế.
Trong các trường đại học Nga có hơn 3 triệu giáo viên và nhân viên nghiên cứu, trong đó gần 45% giáo sư và phó giáo sư. Ngoài ra Nga hiện có gần 2000 trường đại học, học viện và các cơ cấu giáo dục khác. Hệ thống giáo dục còn bao gồm gần 800 cơ quan nghiên cứu, phòng thiết kế thí nghiệm và những xí nghiệp do nhà trường xây dựng. Tuy nhiên đã từ lâu nền giáo dục Nga đã bộc lộ những bất cập nhất định. Các cuộc điều tra dư luận xã hội cho thấy tiền đầu tư cho giáo dục tăng nhưng chất lượng giáo dục lại giảm. Ngoài ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Kỳ thi quốc gia nếu được tổ chức như hiện nay có thể chỉ để tuyển được những học sinh học vẹt mà không khuyến khích các em tư duy một cách khoa học.
Đại học Quốc gia Moskva hiện đang được đánh giá là trường đại học tốt nhất tại Nga.
Y tế
Hiến pháp Nga đảm bảo chăm sóc y tế phổ thông, miễn phí cho mọi công dân. Tuy nhiên, trên thực tế chăm sóc sức khoẻ miễn phí bị giới hạn một phần bởi chế độ propiska.
Tuy Nga có số cơ sở y tế, bệnh viện và nhân viên y tế lớn hơn hầu hết các quốc gia khác khi tính theo đầu người, từ khi Liên xô sụp đổ sức khoẻ dân chúng Nga đã suy giảm nghiêm trọng vì những thay đổi kinh tế, xã hội và phong cách sống. Ở thời điểm năm 2014, tuổi thọ trung bình tại Nga là 65.29 năm cho nam và 76.49 năm cho nữ. Tổng mức tuổi thọ trung bình của người Nga là 67.7 khi sinh, kém 10.8 năm so với con số tổng thể của cả Liên minh châu Âu. Yếu tố lớn nhất dẫn tới mức tuổi thọ khá thấp của nam là tỷ lệ tử cao trong nam giới thuộc tầng lớp lao động vì những nguyên nhân có thể ngăn chặn (như, nhiễm độc rượu, stress, tai nạn giao thông, tội ác bạo lực). Tỷ lệ tử trong nam giới Nga đã tăng 60% từ năm 1991, cao hơn 4 lần của châu Âu. Vì có sự khác biệt lớn giữa tuổi thọ của nam và nữ (nam giới Nga có tuổi thọ thấp hơn nhiều so với nữ do tình trạng lạm dụng rượu) và bởi hiệu ứng còn lại từ Thế chiến II, theo đó Nga có số thiệt hại nhân mạng cao hơn bất kỳ nước nào trên thế giới, sự mất cân bằng giới tính vẫn còn lại tới ngày này và có 85,9 nam trên 100 nữ.
Bệnh tim chiếm 56.7% tổng số tử vong, với khoảng 30% liên quan tới những người đang ở độ tuổi lao động. Một cuộc nghiên cứu cho thấy rượu chịu trách nhiệm cho hơn một nửa số tử vong (52%) của người dân Nga trong độ tuổi từ 15 tới 54 từ năm 1990 tới năm 2001. Với cùng mô hình nhân khẩu này, mức tử của toàn bộ thế giới vì rượu là 4%. Khoảng 16 triệu người Nga mắc các bệnh tim mạch, khiến Nga đứng hàng thứ hai thế giới, sau Ukraina, trong lĩnh vực này. Các tỷ lệ tử bởi giết người, tự tử và ung thư cũng đặc biệt cao. 52% nam và 15% nữ hút thuốc, hơn 260,000 nhân mạng mất đi hàng năm vì sử dụng thuốc lá. HIV/AIDS, rõ ràng không tồn tại trong thời kỳ Xô viết, đã nhanh chóng lan tràn sau khi Liên xô sụp đổ, chủ yếu bởi sự gia tăng chóng mặt nạn tiêm chích ma tuý. Theo các thống kê chính thức, hiện có hơn 364,000 người Nga có HIV, nhưng những chuyên gia độc lập coi con số thực lớn hơn rất nhiều. Trong những nỗ lực ngày càng gia tăng để chiến đấu với căn bệnh này, chính phủ đã tăng chi tiêu vào các biện pháp kiểm soát HIV gấp 20 lần năm 2006, và ngân sách năm 2007 đã tăng gấp đôi ngân sách năm 2006. Từ khi Liên xô tan rã, cũng có sự gia tăng nhanh chóng về số ca và số tử vong vì bệnh lao, và bệnh này lan đặc biệt nhanh trong cộng đồng tù nhân.
Trong một nỗ lực nhằm cứu vãn cuộc khủng hoảng nhân khẩu tại Nga, chính phủ hiện đang áp dụng một số chương trình được thiết kế để gia tăng tỉ lệ sinh thu hút thêm nhiều người nhập cư. Chính phủ đã tăng gấp đôi khoản trợ cấp hàng tháng cho trẻ em và cấp khoản chi một lần 250,000 Rubles (khoảng US$10,000) cho phụ nữ sinh đứa con thứ hai từ năm 2007. Năm 2007, Nga có tỉ lệ sinh lớn nhất từ khi Liên xô tan rã. Phó thủ tướng thứ nhất cũng đã nói khoảng 20 tỷ Ruble (khoảng US$1 triệu) sẽ được đầu tư vào các trung tâm chăm sóc tiền sinh sản tại Nga trong năm 2008–2009. Nhập cư ngày càng được coi là cần thiết để duy trì mức độ dân số quốc gia.
Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Nga đang diễn ra kể từ năm 2014, các khoản cắt giảm lớn về chi tiêu dành cho lĩnh vực y tế đã dẫn đến sự suy giảm chất lượng dịch vụ của hệ thống y tế trên toàn liên bang. Khoảng 40% các cơ sở y tế phải cắt giảm nhân sự, trong khi một số khác phải đóng cửa. Thời gian chờ điều trị đã tăng lên, và bệnh nhân bị buộc phải trả thêm tiền cho các dịch vụ mà trước đó hoàn toàn miễn phí .
Văn hóa
Văn hoá dân gian
Có hơn 160 nhóm dân tộc khác nhau cùng với người dân bản địa ở Nga tạo nên sự đa dạng văn hóa của quốc gia này. Bên cạnh nền văn hóa Slav Chính thống của Người Nga, còn có văn hóa Hồi giáo của người Tatar và Bashkir, nền văn hóa mang đậm ảnh hưởng Phật giáo của các bộ tộc du mục Buryat và Kalmyk, những người Shaman giáo ở cực Bắc và Siberia, hay nền văn hóa của người Finno-Ugric vùng Tây Bắc của Nga và vùng sông Volga.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, như đồ chơi Dymkovo, tranh gỗ khokhloma, gốm sứ gzhel và tranh sơn mài tiểu họa Palekh chiếm vị trí quan trọng trong nền văn hoá dân gian Nga. Trang phục truyền thống của Nga bao gồm kaftan, kosovorotka và ushanka cho nam giới, sarafan và kokoshnik cho nữ giới, cùng với các loại giày như lapti và valenki. Quần áo của dân Cossacks từ miền Nam nước Nga bao gồm burka và papaha.
Các dân tộc ở Nga có truyền thống đặc biệt về âm nhạc dân gian. Các nhạc cụ truyền thống điển hình của Nga là gusli, balalaika, zhaleika, và garmoshka. Âm nhạc dân gian có ảnh hưởng đáng kể đến các nhà soạn nhạc cổ điển Nga, và trong thời hiện đại, nó là nguồn cảm hứng cho một số ban nhạc dân ca nổi tiếng như Melnitsa.
Người Nga cũng có nhiều truyền thống đặc sắc khác, bao gồm tắm hơi kiểu Nga hay còn gọi là banya. Nhiều truyện cổ tích và các tác phẩm sử thi của Nga đã được chuyển thể thành phim hoạt hình, hoặc các bộ phim nổi bật của những đạo diễn như Aleksandr Ptushko (với các bộ phim như Ilya Muromets, Sadko) và Aleksandr Rou (đạo diễn các phim Morozko, Vasilisa Xinh đẹp). Các nhà thơ Nga, bao gồm Pyotr Yershov và Leonid Filatov, đã chuyển thể các câu chuyện dân gian thành những tác phẩm thơ rất đáng chú ý, trong khi một số nhà thơ kiệt xuất khác như Alexander Pushkin thậm chí đã sáng tác ra cả những bài thơ cổ tích nguyên gốc rất phổ biến.
Ẩm thực
Ẩm thực đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội Nga. Những ảnh hưởng của phương Tây đang có tác động đáng kể đến thói quen ăn uống và khẩu vị của người dân, khi các hãng McDonald's phát triển tràn lan, và các quán cà phê theo phong cách Paris xuất hiện trên các lề phố Moskva hay St.Petersburg. Tuy nhiên, những món ăn truyền thống và các đặc sản của Nga như rượu vodka hay bánh mì "karavai" vẫn giữ nguyên tầm quan trọng của chúng trong các bữa tiệc hay lễ lớn của Nga.
Vào mùa đông, nhiệt độ có thể xuống tới -20 °C tại thủ đô Moskva, vì thế, các thức ăn béo, giàu năng lượng như bánh mì, trứng, bơ hay sữa là rất cần thiết. Ngoài ra còn có những món đặc sản đặc biệt như shchi (súp thịt bò và bắp cải) hay borshch (súp củ cải đỏ với thịt lợn). Đôi khi người ta cũng ăn khoai tây nghiền, rán vào cuối bữa hoặc bliny, một loại bánh kếp ăn kèm với mật ong hoặc trứng cá.
Ngoài thức ăn, người Nga còn có nhiều đồ uống nổi tiếng trên thế giới như rượu vodka thường được làm từ lúa mạch đen hay lúa mỳ. Đôi khi nó còn được pha thêm tiêu, dâu hay chanh. Một đồ uống nổi tiếng khác là sbiten, được làm từ mật ong và thêm một chút hương liệu khác như dâu. Chè cũng là một thứ đồ uống nổi tiếng khác. Nó là một loại đồ uống truyền thống và đôi khi cũng được uống kèm sữa.
Kiến trúc
Kiến trúc Nga thời trung cổ ảnh hưởng chủ yếu bởi kiến trúc Byzantine. Aristotle Fioravanti và kiến trúc sư người Ý khác đã mang xu hướng kiến trúc Phục Hưng vào Nga kể từ cuối thế kỷ 15. Những thiết kế khác của các kiến trúc sư Ý trong thời kì này như cung điện Granovitaya ở Moskva hoặc việc tu sửa và xây dựng lại Điện Kremli vào những năm 1485 – 1492 đã đem lại một sự pha trộn kiến trúc gây ấn tượng rất mạnh. Công trình xây dựng Nhà thờ chính tòa thánh Vasily năm 1555, cùng nhiều nhà thờ khác với kiểu kiến trúc nhiều mái vòm được tiếp tục thực hiện trong kế hoạch xây dựng của nước Nga ở thế kỷ thứ 16. Trong thế kỷ 17, "phong cách bốc lửa" của trang trí phát triển mạnh ở Moskva và Yaroslavl, dần dần mở đường cho phong cách baroque Naryshkin của những năm 1690. Sau những cải cách của Peter Đại đế, phong cách kiến trúc ở Nga dần chịu ảnh hương mạnh mẽ của Tây Âu.
Triều đại của Catherine Đại đế và cháu trai Alexander vào thế kỷ 18 đã chứng kiến sự hưng thịnh của kiến trúc Tân cổ điển, đáng chú ý nhất ở thủ đô Sankt Peterburg với đỉnh cao là công trình Cung điện mùa đông. Vào Thế kỷ thứ 19, lối thiết kế mang phong cách Hy Lạp phục hưng được phát triển và phong cách thiết kế kinh điển của Nga cũng được hồi sinh vào giữa thế kỷ này.
Hầu hết các công trình kiến trúc từ năm 1850 – 1917 không có nét gì nổi bật, thường là thực hiện kém chất lượng và mang sự hỗn độn của các phong cách thiết kế. Vào thế kỷ 20, những kiến trúc sư trẻ đã theo phong trào thiết kế có xu hướng tạo dựng và phong cách thiết kế kiến trúc hiện đại mới.
Tôn giáo
Cơ Đốc giáo, Hồi giáo, Phật giáo và Pagan giáo là các tôn giáo truyền thống của Nga, được cho là một phần của "di sản lịch sử" Nga trong một điều luật được thông qua năm 1997. Những con số ước tính về các tín đồ rất khác biệt tuỳ theo các nguồn, và một số báo cáo đưa ra con số người vô thần ở Nga là 16–48% dân số. Chính thống giáo Nga được coi là quốc giáo và là tôn giáo chiếm đa số ở Nga. 95% xứ đạo có đăng ký thuộc Giáo hội Chính thống Nga trong khi có một số Giáo hội Chính thống nhỏ hơn. Tuy nhiên, đa số tín đồ Chính thống không thường xuyên tới nhà thờ. Tuy thế, Nhà thờ được cả các tín đồ và người vô thần kính trọng và coi nó là một biểu tượng của di sản và văn hoá Nga. Các phái Cơ đốc giáo nhỏ hơn như Công giáo Rôma, và nhiều phái Tin Lành có tồn tại.
Tổ tiên của nhiều người Nga hiện nay đã chấp nhận Cơ Đốc giáo Chính thống ở thế kỷ thứ X. Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2007 do Bộ ngoại giao Mỹ xuất bản đã nói rằng có xấp xỉ 100 triệu công dân coi họ là tín đồ Giáo hội Chính thống Nga. Theo một cuộc điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Công chúng Nga, 63% người tham gia coi họ là tín đồ Chính thống Nga, 6% tự coi mình là tín đồ Hồi giáo và chưa tới 1% coi mình là tín đồ hoặc của Phật giáo, Công giáo, Tin Lành hay Do Thái giáo. 12% khác nói họ tin vào Chúa, nhưng không thực hiện bất kỳ tôn giáo nào và 16% nói họ là người vô thần.
Ước tính Nga là nơi sinh sống của khoảng 15–20 triệu tín đồ Hồi giáo. Tuy nhiên học giả Hồi giáo và nhà hoạt động nhân quyền Roman Silantyev đã tuyên bố rằng chỉ có 7 tới 9 triệu người theo Hồi giáo ở Nga. Nga cũng có ước tính 3 tới 4 triệu người nhập cư Hồi giáo từ các nước cộng hoà hậu Liên xô. Đa số tín đồ Hồi giáo sống ở vùng Volga-Ural, cũng như Bắc Kavkaz, Moskva, Sankt Peterburg và Tây Siberia. Phật giáo là truyền thống của ba vùng thuộc Liên bang Nga: Buryatia, Tuva, và Kalmykia. Một số người sống ở Siberia và vùng Viễn Đông, Yakutia, Chukotka.. thực hiện các nghi thức Shaman, thuyết phiếm thần cùng với các tôn giáo chính. Việc tham gia tôn giáo chủ yếu theo sắc tộc. Đại đa số người Slav theo Cơ Đốc giáo Chính thống. Những người nói tiếng Turk chủ yếu là tín đồ Hồi giáo, dù một số nhóm Turk tại Nga không theo.
Dưới thời Xô Viết, chính phủ đã thực hiện chính sách bài trừ tôn giáo và cùng với đó cố gắng truyền bá chủ nghĩa vô thần. Nhà nước công khai bôi nhọ các tôn giáo cũng như các tín đồ của họ, đồng thời nỗ lực tuyên truyền chủ nghĩa vô thần tại các trường học.
Chủ nghĩa vô thần nhà nước ở Liên Xô được biết đến trong tiếng Nga là gosateizm, được dựa trên hệ tư tưởng của chủ nghĩa Marx-Lenin.Chủ nghĩa Marx-Lenin đã luôn ủng hộ việc kiểm soát, đàn áp và loại bỏ tôn giáo khỏi đời sống xã hội. Trong vòng một năm sau cuộc cách mạng tháng Mười, nhà nước đã chiếm đoạt tất cả tài sản của các nhà thờ, thậm chí chiếm đoạt chính các nhà thờ, và trong giai đoạn từ 1922 đến 1926, 28 giám mục Chính thống Nga và hơn 1.200 linh mục đã bị giết hại
Theo một điều tra gần đây của Trung tâm nghiên cứu Pew Research Center vào năm 2015, 71% dân số Nga tự xưng là tín đồ Chính thống giáo Nga, 15% là những người vô thần, bất khả tri và những người không theo một tôn giáo cụ thể nào. Hồi giáo chiếm 10%, tín đồ các phái Kitô hữu khác chiếm 2%, trong khi 1% thuộc về các tôn giáo khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thời kỳ Xô viết, sự đàn áp tôn giáo của chính phủ đã lan rộng, vào năm 1991 chỉ có 37% dân số Nga là tín đồ Chính thống giáo. Sau khi Liên Xô tan rã, tỉ lệ tín đồ Chính thống giáo ở Nga đã tăng lên đáng kể và năm 2015, khoảng 71% dân số Nga tuyên bố mình là tín đồ Chính thống giáo Nga, trong khi tỷ lệ người không thực hành tôn giáo đã giảm từ 61% trong năm 1991 xuống còn 18% trong năm 2008.
Âm nhạc
Nhạc cổ điển phát triển mạnh ở Nga vào thế kỷ 19. Nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại nhất của Nga là Pyotr Ilyich Tchaikovsky. Sang đến thế kỷ 20, một số nhà soạn nhạc nổi tiếng của Nga là Alexander Scriabin, Igor Stravinsky, Sergei Prokofiev, Dmitri Shostakovich và Alfred Schnittke.
Nhạc viện Nga đã cho ra nhiều thế hệ nghệ sĩ độc tấu nổi tiếng. Trong số những người nổi tiếng nhất là các nghệ sĩ violin Jascha Heifetz, David Oistrakh, Leonid Kogan, Gidon Kremer và Maxim Vengerov; các nghệ sĩ cello Mstislav Rostropovich, Natalia Gutman; các nghệ sĩ dương cầm Vladimir Horowitz, Sviatoslav Richter, Emil Gilels, Vladimir Sofronitsky và Evgeny Kissin; các ca sĩ Fyodor Shalyapin, Mark Reizen, Elena Obraztsova, Tamara Sinyavskaya, Nina Dorliak, Galina Vishnevskaya, Anna Netrebko và Dmitry Hvorostovsky.;
Nửa sau thế kỷ 19, trung tâm thế giới Ballet chuyển từ Pháp sang Nga. Một trong những người tạo ra kỷ nguyên vàng cho Trường Ballet Hoàng gia Nga và đóng vai trò lớn trong việc biến St. Petersburg trở thành kinh đô của ballet thế giới là Marius Petipa. Đoàn Ballet Bolshoi tại Moskva và Mariinsky Ballet tại St Petersburg là nơi đào tạo ra những diễn viên balê vĩ đại nhất của mọi thời đại, trong đó nổi bật lên là hai cái tên Anna Pavlova và Vaslav Nijinsky, ngoài ra thời Xô viết còn có một số nghệ sỹ ballet nổi tiếng như Galina Ulanova, Maya Plisetskaya, Rudolf Nureyev, và Mikhail Baryshnikov.
Nhạc rock hiện đại của Nga chịu ảnh hưởng từ cả nhạc rock and roll và heavy metal của phương Tây cũng như các ban nhạc truyền thống thời kỳ Xô Viết, như Vladimir Vysotsky và Bulat Okudzhava . Các nhóm nhạc rock nổi tiếng của Nga bao gồm Mashina Vremeni, DDT, Aquarium, Alisa, Kino, Kipelov, Nautilus Pompilius, Aria, Grazhdanskaya Oborona, Splean và Korol i Shut. Nhạc pop hiện đại của Nga cũng xuất hiện một số gương mặt đạt được danh tiếng nhất định ở tầm quốc tế chẳng hạn như t.A.T.u, Nu Virgos và Vitas.
Văn học
Thế kỷ 18 được coi là thời kỳ Khai sáng của văn học Nga, sự phát triển của văn học Nga đã được đặt nền móng trong giai đoạn này bởi các tác phẩm của Mikhail Lomonosov và Denis Fonvizin. Vào đầu thế kỷ 19 là thời điểm xuất hiện một số nhà văn, nhà thơ được coi là vĩ đại nhất trong lịch sử Nga. Giai đoạn này còn được gọi là thời hoàng kim của Văn học Nga, mở đầu với Alexander Pushkin, người được coi là đã sáng lập ra ngôn ngữ văn học Nga hiện đại và thường được ca tụng là "Shakespeare của nước Nga" . Tiếp theo là thơ của Mikhail Lermontov và Nikolay Nekrasov, kịch của Alexander Ostrovsky và Anton Chekhov, và văn xuôi của Nikolai Gogol và Ivan Turgenev. Lev Tolstoy và Fyodor Dostoyevsky đã được các nhà phê bình văn học ca ngợi là những tiểu thuyết gia vĩ đại nhất mọi thời đại.
Đến những năm 1880, truyện ngắn và thơ trở thành thể loại thống trị. Các tác giả hàng đầu của thời đại này bao gồm các nhà thơ như Valery Bryusov, Vyacheslav Ivanov, Alexander Blok, Nikolay Gumilev và Anna Akhmatova, và các tiểu thuyết gia như Leonid Andreyev, Ivan Bunin và Maxim Gorky.
Sau cuộc Cách mạng Nga năm 1917, nhiều nhà văn và triết gia nổi tiếng đã rời bỏ đất nước, bao gồm Bunin, Vladimir Nabokov và Nikolay Berdyayev, trong khi một thế hệ các tác giả tài năng mới tham gia cùng nhau trong nỗ lực tạo ra một nền văn hóa riêng biệt. Trong những năm 1930, kiểm duyệt văn học đã được thắt chặt phù hợp với chính sách chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Vào cuối những năm 1950, các hạn chế về văn học đã được nới lỏng, và vào những năm 1970 và 1980, các nhà văn dần thoát khỏi việc bị trói buộc bởi nhà nước trong sáng tác văn học. Các tác giả hàng đầu của thời đại Xô viết bao gồm các tiểu thuyết gia Yevgeny Zamyatin (di cư), Mikhail Bulgakov (bị kiểm duyệt) và Mikhail Sholokhov, cùng với các nhà thơ Vladimir Mayakovsky, Yevgeny Yevtushenko và Andrey Voznesensky. Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn là nhà văn nổi tiếng lên án chế độ khủng bố Stalin qua tác phẩm GULAG quần đảo địa ngục từng đoạt giải thưởng Nobel Văn học.
Điện ảnh và truyền thông
Các phim chiếu rạp của Nga và sau đó là Liên Xô bùng nổ mạnh mẽ giai đoạn sau năm 1917, kết quả là đã cho ra đời một số bộ phim nổi tiếng thế giới như Chiến hạm Potemkin của Sergei Eisenstein. Eisenstein là một sinh viên của nhà làm phim và nhà lý thuyết Lev Kuleshov, người đã phát triển lý thuyết về dựng phim và biên tập phim tại trường điện ảnh đầu tiên trên thế giới, Viện điện ảnh All-Union. Dưới thời Stalin, chính sách chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa của nhà nước đã phần nào hạn chế sự sáng tạo của các nhà làm phim; tuy nhiên, nhiều bộ phim của Liên Xô theo phong cách này đã thành công về mặt nghệ thuật, bao gồm Chapaev, Khi đàn sếu bay qua và Bài ca người lính.
Những năm 1960 và 1970 chứng kiến nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau trong điện ảnh Liên Xô. Các bộ phim hài của Eldar Ryazanov và Leonid Gaidai trong thời gian đó rất phổ biến. Năm 1961–68, Sergey Bondarchuk đạo diễn bộ phim Chiến tranh và Hòa bình dựa trên cuốn tiểu thuyết của Leo Tolstoy và đã đoạt giải Oscar năm 1968, đây cũng là bộ phim đắt nhất từng được sản xuất tại Liên Xô .
Hoạt hình của Nga có niên đại từ thời Đế quốc Nga. Trong thời kỳ Xô viết, xưởng phim Soyuzmultfilm là nhà sản xuất phim hoạt hình lớn nhất. Những đạo diễn nổi tiếng của Nga trong thể loại phim họa hình là Ivan Ivanov-Vano, Fyodor Khitruk và Aleksandr Tatarsky. Nhiều nhân vật hoạt hình như Cheburashka (được coi là gấu Pooh của Nga), Sói và Thỏ trong Hãy đợi đấy! (được coi là Tom và Jerry của Nga), là những hình tượng mang tính biểu tượng ở Nga và nhiều nước xung quanh.
Cuối những năm 1980 và 1990 là một thời kỳ khủng hoảng của điện ảnh và hoạt hình Nga. Mặc dù các nhà làm phim Nga đã được tự do thể hiện tính sáng tạo của bản thân, các khoản trợ cấp của nhà nước đã giảm đáng kể, dẫn đến ít phim được sản xuất hơn. Những năm đầu của thế kỷ 21 đã chứng kiến lượng người xem tăng lên và sự thịnh vượng trở lại của ngành công nghiệp điện ảnh khi nền kinh tế đã có sự hồi phục.
Trong khi có rất ít đài phát thanh hoặc các kênh truyền hình trong thời Liên Xô, từ hai thập kỷ qua, nhiều đài phát thanh và kênh truyền hình do cả nhà nước và tư nhân sở hữu đã xuất hiện. Kiểm duyệt và tự do truyền thông ở Nga luôn là chủ đề chính của truyền thông Nga.
Thể thao
Các vận động viên thể thao của Liên Xô và sau đó là của Nga luôn nằm trong top 4 nước đạt nhiều huy chương vàng nhất tại tất cả các kỳ Thế vận hội mùa hè mà họ từng tham dự. Nga (tính cả Liên Xô) đã 2 lần đăng cai Thế vận hội. Thế vận hội mùa hè 1980 đã được tổ chức tại Moskva trong khi Thế vận hội mùa đông 2014 được tổ chức tại Sochi.
Doping là một vấn đề rất lớn và hết sức tiêu cực của thể thao Nga. Tổng cộng đã có 51 huy chương vàng của các vận động viên Nga bị IOC tước đoạt do sử dụng doping, nhiều nhất trong số tất cả các nước trên thế giới. Từ năm 2011 đến năm 2015, hơn 1000 vận động viên của Nga trong nhiều môn thể thao khác nhau, bao gồm cả các môn mùa hè, mùa đông và các môn thể thao Paralympic (dành cho người khuyết tật), được hưởng lợi từ sự che đậy của nhà nước đối với hành vi sử dụng doping .
Khúc côn cầu trên băng là môn thể thao thế mạnh của Nga. Mặc dù bộ môn này chỉ được giới thiệu trong thời kỳ Xô viết, đội tuyển khúc côn cầu trên băng của Liên Xô đã giành chiến thắng tại hầu hết các kì Thế vận hội và các giải vô địch thế giới mà họ tham dự.
Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất ở nước Nga ngày nay. Đội tuyển bóng đá quốc gia Liên Xô đã trở thành nhà vô địch châu Âu đầu tiên khi lên ngôi tại Euro 1960. Đội tuyển bóng đá quốc gia Liên Xô cũng đã lọt vào chung kết Euro 1988 nhưng đã để thua đội tuyển Hà Lan với tỉ số 0-2. Xuất hiện trong bốn kỳ World Cup liên tiếp từ năm 1958 đến 1970, Lev Yashin của đội tuyển bóng đá Liên Xô được coi là một trong những thủ môn xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá, ông cũng nằm trong Đội hình xuất sắc nhất lịch sử World Cup của FIFA . Liên Xô giành HCV môn bóng đá nam tại các kỳ thế vận hội năm 1956 và 1988. Các câu lạc bộ bóng đá Nga CSKA Moskva và Zenit Sankt Peterburg đã giành cúp UEFA vào năm 2005 và 2008. Một số CLB bóng đá nổi tiếng khác của Nga gồm có Spartak Moskva, Lokomotiv Moskva, Dynamo Moskva và Rubin Kazan. Đội tuyển bóng đá quốc gia Nga đã lọt vào bán kết Euro 2008 trước khi thua nhà vô địch Tây Ban Nha với tỉ số 0–3.
Kể từ khi kết thúc thời Xô Viết, quần vợt đã trở nên phổ biến tại Nga và Nga đã sản sinh một số tay vợt nổi tiếng, chẳng hạn Maria Sharapova. Trong võ thuật, Nga là nước khai sinh ra môn thể thao Sambo cũng như là quê hương của nhiều võ sĩ nổi tiếng như Fedor Emelianenko. Cờ vua là một trò tiêu khiển phổ biến rộng rãi ở Nga; một số kỳ thủ Nga nổi tiếng là Mikhail Botvinnik, Garry Kasparov.
Nga là nước chủ nhà World Cup 2018. Đây là kỳ World Cup bóng đá đầu tiên được tổ chức ở một quốc gia Đông Âu. Đội tuyển bóng đá quốc gia Nga đã lọt được vào vòng tứ kết ở giải đấu này.
Ngày lễ
Ngày năm mới, 1 tháng 1
Giáng sinh chính thống, ngày 7 tháng 1
Lễ hội Maslenitsa, vào tháng 2 hoặc tháng 3, vào tuần trước của Mùa Chay (theo Lịch Julian)
Ngày quốc tế phụ nữ, 8 tháng 3
Ngày quốc tế lao động, 1 tháng 5
Phục sinh chính thống, vào mùa xuân sau Mùa Chay (theo Lịch Julian)
Ngày Chiến thắng, ngày 9 tháng 5 (ngày kỷ niệm chiến thắng trước Đức Quốc xã trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Một cuộc duyệt binh quân sự khổng lồ được tổ chức vào ngày này hàng năm trên Quảng trường Đỏ tại Moskva).
Ngày của bảng chữ cái và văn hóa Slavic, ngày 24 tháng 5
Ngày nước Nga, ngày 12 tháng 6
Ngày Ivan Kupala, ngày 7 tháng 7
Ngày Hải quân, chủ nhật cuối cùng của tháng Bảy (lễ kỷ niệm lớn bao gồm diễu hành hải quân ở St Petersburg và Vladivostok)
Ngày đoàn kết toàn dân, ngày 4 tháng 11
Ngày người bảo vệ Tổ quốc, ngày 23 tháng 2
Các biểu tượng
Biểu tượng nhà nước của Nga là một con đại bàng hai đầu Byzantine kết hợp với hình ảnh của Thánh George, đây là biểu tượng xuất hiện trên quốc huy của Nga. Quốc kỳ của Nga là một lá cờ ba sắc được chia thành ba hình chữ nhật có kích thước bằng nhau: màu trắng ở trên cùng, màu xanh ở giữa, và màu đỏ ở dưới cùng. Quốc ca Nga có cùng giai điệu với Quốc ca của Liên Xô, mặc dù lời bài hát có sự khác biệt. Khẩu hiệu quốc gia có từ thời Đế quốc Nga là Thiên Chúa ở bên chúng ta và khẩu hiệu quốc gia từ thời Liên Xô là Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại! hiện không còn được sử dụng nữa và vẫn chưa có khẩu hiệu nào mới để thay thế. Biểu tượng búa liềm và quốc huy Liên Xô vẫn được nhìn thấy ở một số thành phố của Nga, thường là ở các công trình kiến trúc cũ. Biểu tượng ngôi sao đỏ từ thời Xô viết cũng dễ bắt gặp, thường là xuất hiện trên các thiết bị quân sự hoặc các đài tưởng niệm chiến tranh. Biểu ngữ đỏ tiếp tục được vinh danh, đặc biệt là Biểu ngữ Chiến thắng năm 1945.
Búp bê Matryoshka là một biểu tượng nổi tiếng của Nga. Điện Kremli và nhà thờ thánh Vasily ở Moskva là những biểu tượng kiến trúc của Nga. Cheburashka là linh vật của các đội Olympic quốc gia Nga. Thánh Maria, Thánh Nikolai, Thánh Andrei, Thánh Georgiy, Thánh Alexander Nevsky, Thánh Sergius xứ Radonezh và Thánh Seraphim xứ Sarov là những vị thánh bảo trợ của Nga. Hoa cúc (chamomile) là quốc hoa, còn cây bạch dương là quốc cây của Nga. Gấu Nga là quốc thú và là động vật biểu tượng của nước Nga, mặc dù trên thực tế biểu tượng này được bắt nguồn từ phương Tây và mới chỉ được người Nga chấp nhận gần đây. Nhân cách hóa dân tộc Nga là Mẹ Nga (Mother Russia), tương đương với Uncle Sam của Hoa Kỳ.
Các vấn đề xã hội
Tình trạng tội phạm
Nước Nga là một trong những nước có làn sóng tội phạm cao trên thế giới. Tỷ lệ giết người ở Nga cao gấp bốn lần so với ở Mỹ. Vào năm 2001, 33.500 người đã bị giết hại. Tổng cộng, vào năm 2011, có hơn 3 triệu tội phạm được báo cáo. Từ trộm cắp thông thường đến tham nhũng, cướp và buôn lậu đã khiến làn sóng tội phạm ngày càng tăng. Mặc dù chính phủ Nga đã cam kết mạnh tay với tội phạm, tuy nhiên hành động này vẫn chưa đem lại hiệu quả gì lớn. Theo thống kê của Văn phòng Tội phạm và Ma túy của Liên Hợp Quốc, tỉ lệ giết người cố ý ở Nga vào năm 2016 là 10.82/100.000, cao gấp đôi so với Hoa Kỳ (5.8/100.000) và cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ trung bình của toàn thế giới (6.2/100.000)
Hàng giả
Hàng giả cũng là một vấn đề khác gây đau đầu cho các nhà chức trách. Chính phủ Nga ước tính đến 90% hàng hóa bán lưu thông đều không rõ nguồn gốc rõ ràng. Các thiết bị điện tử chủ yếu được nhập khẩu bất hợp pháp từ Đông Nam Á còn đồ chơi nhập từ Trung Quốc. Còn thực phẩm, thuốc, quần áo và băng đĩa thường có nguồn gốc nội địa. Thuốc giả và rượu giả khiến người tiêu dùng bị đe dọa nghiêm trọng nhất. Hằng năm, hàng ngàn người Nga thiệt mạng do uống phải các chất hóa học chết người làm giả thành rượu vodka.
Khoảng cách giàu - nghèo
Tình trạng cách biệt giàu nghèo đang tăng lên. Nhiều người Nga sống trong những căn nhà xây từ thời Xô Viết nay đã xuống cấp. Một điều tra vào năm ngoái của Hiệp hội các kỹ sư Nga cho biết: 20% người ở thành phố không có nước nóng, 12% không có hệ thống sưởi và phải dùng lò sưởi thủ công. Ở các làng quê, tỷ lệ này còn cao hơn. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện nay có hơn 15 triệu người Nga (khoảng 11% dân số) sống dưới mức 150 USD/người/tháng.
Tham nhũng
Tham nhũng ở Nga cũng được coi là một vấn đề nghiêm trọng tác động đến mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả hành chính công, thực thi pháp luật , chăm sóc sức khỏe và giáo dục . Theo bảng xếp hạng năm 2016 về Chỉ số nhận thức tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Nga xếp thứ 131 trên tổng số 176 quốc gia với số điểm là 29 . Theo Ngân hàng Thế giới, tham nhũng gây thiệt hại lên tới 50% tổng GDP của Nga .
Báo động tình trạng tự tử
Nga hiện là một trong những nước có tỉ lệ tự tử cao nhất thế giới. Theo thống kê của WHO vào năm 2016, tỉ lệ tự tử ở Nga đứng thứ 3 trên toàn cầu (chỉ sau 2 nước là Lesotho và Guyana), với 26,5 vụ trên 100.000 người . Năm 2012, tỷ lệ tự tử ở tuổi vị thành niên tại Nga cao gấp ba lần mức trung bình của thế giới .
Khủng bố, đe doạ an ninh
Tính từ năm 2008 đến năm 2016, đã có 1.088 người chết trong các vụ khủng bố tại Nga , gấp 5 lần so với số lượng người chết trong các vụ khủng bố tại Mỹ cùng khoảng thời gian (235 người chết) .
Một số vụ khủng bố đẫm máu tại Nga kể từ năm 1999
Tháng 9-1999, Các vụ đánh bom ở những tòa chung cư giết gần 300 người tại Moskva, Buynaksk và Volgodonsk trong khoảng thời gian từ ngày 4-9 tới 16-9. Các phần tử cực đoan Chechnya được cho đứng sau những vụ này.
Tháng 10-2002, Nhà hát Dubrovka tại Moskva bị 40 tới 50 tay súng bao vây. Quân đội Nga vào cuộc, kết quả ít nhất 170 người chết bao gồm 130 trong số gần 1.000 con tin.
Tháng 2-2004, Một vụ đánh bom liều chết ở tàu điện ngầm tại Moskva làm 41 người chết và hơn 100 người bị thương.
Tháng 5-2004, vụ tấn công liều chết ở sân vận động Grozny, Cộng hòa Chechnya thuộc Nga, đã giết 24 người trong đó có Akhmad Kadyrov, cha của lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov.
Tháng 8-2004, thêm một vụ khác tại sân bay Domodedovo. Cả 90 hành khách trên chuyến bay bị tấn công đã thiệt mạng. Cơ quan chức năng sau đó phát hiện hai người phụ nữ thực hiện vụ tấn công liều chết ấy đã hối lộ để lên máy bay chỉ với 1.000 rúp, tương đương 34 USD vào lúc đó. Và vài ngày sau, một vụ tấn công khác ở tàu điện ngầm tại Moskva khiến 10 người thiệt mạng.
Tháng 9-2004 được xem là một trong những cuộc tấn công gây sốc nhất lịch sử an ninh Nga đương đại, khi các tay súng đột nhập vào trường học ở Beslan, thuộc tỉnh Bắc Ossetia. Những tay súng bắt học sinh, giáo viên và phụ huynh làm con tin. Sau nhiều ngày bế tắc, quân đội Nga tràn vào trường học dẫn tới cái chết của hơn 300 người, trong đó có nhiều trẻ em.
Tháng 10-2005, các tay súng Hồi giáo thực hiện cuộc tấn công tại thành phố Nalchik, lãnh thổ Kabardino-Balkaria thuộc Nga, gần Chechnya. Cuộc giao tranh tại tòa nhà của lực lượng an ninh Nga làm hơn 100 người chết, bao gồm thường dân.
Tháng 11-2009, tuyến tàu cao tốc từ Moskva đi St Petersburg bị đánh bom khiến 28 người thiệt mạng và 130 người bị thương. Cảnh sát bắt giam 10 người, trong đó có chín người thuộc một gia đình ở khu vực Cộng hòa Ingushetia tự trị, ở Bắc Kavkaz.
Tháng 3-2010, hai vụ đánh bom liều chết ở tàu điện ngầm tại thủ đô Moskva làm 40 người thiệt mạng. Quan chức Nga mô tả đó là vụ tấn công khủng bố chết chóc và tinh vi nhất ở Nga trong vòng 6 năm. Đặc biệt, một trong các địa điểm bị nhắm tới nằm sát tòa nhà của Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB).
Tháng 1-2011, vụ đánh bom liều chết ở sân bay Domodedovo (Moskva) giết chết 37 người và làm 172 người bị thương. Doku Umarov, lãnh đạo nhóm Hồi giáo cực đoan Chechnya có tên Phong trào Tiểu vương quốc Kavkaz nhận trách nhiệm.
Tháng 12/2013. hai vụ đánh bom trong một ngày nhằm vào hệ thống giao thông công cộng ở thành phố Volgograd làm tổng cộng 34 người thiệt mạng. Vụ việc này xảy ra chỉ 2 tháng sau một cuộc đánh bom liều chết khác cũng ở Volgograd trước thềm Thế vận hội Mùa đông năm 2014.
Tương lai
Nga và Belarus đang đàm phán để thống nhất thành một nhà nước liên bang Nga – Belarus, việc đàm phán đã được bắt đầu vào năm 1997 và vẫn tiếp tục cho đến bây giờ. |
Labrador là phần đất liền của tỉnh bang Newfoundland và Labrador; phần còn lại của Newfoundland và Labrador, Newfoundland, là phần nhô ra biển.Đây là vùng địa lý lớn nhất cực bắc, Đại Tây Dương.
Labrador chiếm phần phía đông của Bán đảo Labrador. Phía tây và nam giáp tỉnh Québec của Canada. Labrador cũng có một đường biên giới đất liền với lãnh thổ của Nunavut trên đảo Killiniq của Canada.
Mặc dù Labrador chiếm 71% diện tích đất của tỉnh, nhưng chỉ có 8% dân số của tỉnh. Các thổ dân ở Labrador gồm có người da đỏ miền Bắc của Nunatsiavut, người Inuit miền Nam - Métis của Nunatukavut (NunatuKavut) và Innu . Nhiều người dân không phải là thổ dân ở Labrador đã không định cư lâu dài ở Labrador cho đến khi phát triển tài nguyên thiên nhiên trong những năm 1940 và 1950. Trước những năm 1950, rất ít người không phải là thổ dân sống ở Labrador quanh năm. Một số người nhập cư châu Âu làm việc theo mùa vụ cho thương gia nước ngoài và đưa gia đình họ được gọi là Người định cư. |
Bài viết này trình bày về các hệ điều hành dựa trên Linux và các chủ đề liên quan. Xem hạt nhân Linux để có thêm thông tin về hạt nhân. Linux cũng có nghĩa là một loại bột rửa.
Linux( hay ) là một họ các hệ điều hành tự do nguồn mở tương tự Unix và dựa trên Linux kernel, một hạt nhân hệ điều hành được phát hành lần đầu tiên vào ngày 17 tháng 9 năm 1991, bởi Linus Torvalds. Mặc dù có khá nhiều tranh cãi về việc phát âm Linux, nhưng theo như Linus chia sẻ: "Tôi không quá bận tâm việc mọi người phát âm tên tôi như thế nào, nhưng Linux luôn là Lih-nix". Linux thường được đóng gói thành các bản phân phối Linux. Nó có lẽ là một ví dụ nổi tiếng nhất của phần mềm tự do và của việc phát triển mã nguồn mở.
Các bản phân phối bao gồm nhân Linux và các thư viện và phần mềm hệ thống hỗ trợ, nhiều thư viện được cung cấp bởi GNU Project. Nhiều bản phân phôi Linux sử dụng từ "Linux" trong tên của họ, nhưng Free Software Foundation sử dụng tên GNU/Linux để nhấn mạnh tầm quan trọng của phần mềm GNU, gây ra một số tranh cãi.
Các bản phân phối Linux phổ biến bao gồm Debian, Fedora, và Ubuntu. Các bản phân phối thương mại bao gồm Red Hat Enterprise Linux và SUSE Linux Enterprise Server. Bản phân phối Desktop Linux bao gồm một windowing system như X11 hoặc Wayland, và một môi trường desktop giống như GNOME hay KDE Plasma. Các bản phân phối dành cho máy chủ có thể bỏ qua đồ họa hoàn toàn hoặc bao gồm một ngăn xếp giải pháp như LAMP. Vì Linux có thể phân phối lại miễn phí, bất kỳ ai cũng có thể tạo phân phối cho bất kỳ mục đích nào.
Linux ban đầu được phát triển cho các máy tính cá nhân dựa trên kiến trúc Intel x86, nhưng sau đó đã được ported sang nhiều nền tảng hơn bất kỳ hệ điều hành nào khác. Do sự thống trị của Android trên điện thoại thông minh, Linux cũng có cơ sở được cài đặt lớn nhất trong tất cả các hệ điều hành có mục đích chung. Mặc dù nó chỉ được sử dụng bởi khoảng 2.3% máy tính để bàn, nhưng Chromebook, chạy Chrome OS dựa trên nhân Linux, thống trị thị trường giáo dục K–12 của Mỹ và chiếm gần 20% doanh số notebook dưới 300 đô la ở Mỹ. Linux là hệ điều hành hàng đầu trên các máy chủ (hơn 96,4% trong số 1 triệu hệ điều hành máy chủ web hàng đầu là Linux), dẫn đầu các hệ thống big iron như các hệ thống mainframe, và là hệ điều hành duy nhất được sử dụng trên các siêu máy tính TOP500 (kể từ tháng 11 năm 2017, đã dần dần loại bỏ tất cả các đối thủ cạnh tranh).
Linux cũng chạy trên các hệ thống nhúng, tức là các thiết bị có hệ điều hành thường được tích hợp vào firmware và được thiết kế riêng cho hệ thống. Điều này bao gồm routers, điều khiển tự động hóa, công nghệ nhà thông minh (giống như Google Nest), TV (các smartTv của Samsung và LG dùng Tizen và WebOS, tương ứng), ô tô (ví dụ, Tesla, Audi, Mercedes-Benz, Hyundai, và Toyota đều dựa trên Linux), máy quay video kỹ thuật số, video game consoles, và smartwatches. Hệ thống điện tử của Falcon 9 và Dragon 2 sử dụng phiên bản Linux tùy biến.
Linux là một trong những ví dụ nổi bật nhất của phần mềm tự do nguồn mở và của việc phát triển mã nguồn mở. Mã nguồn có thể được dùng, sửa đổi và phân phối - thương mại hoặc phi thương mại - bởi bất kỳ ai theo các điều khoản của giấy phép tương ứng, ví dụ như GNU General Public License.
Lịch sử
Tiền thân
Hệ điều hành Unix được hình thành và triển khai vào năm 1969, tại Phòng thí nghiệm Bell của AT&T tại Mỹ bởi Ken Thompson, Dennis Ritchie, Douglas McIlroy, và Joe Ossanna. Phát hành lần đầu vào năm 1971, Unix ban đầu được viết bằng hợp ngữ, như thường lệ vào thời điểm đó. Vào năm 1973 theo cách tiếp cận tiên phong, nó đã được viết lại bằng ngôn ngữ lập trình C bởi Dennis Ritchie (trừ nhân (kernel) và I/O). Tính khả dụng của việc triển khai ngôn ngữ cấp cao của Unix đã giúp triển khai việc port của nó sang các nền tảng máy tính khác nhau dễ dàng hơn.
Do một yêu cầu chống độc quyền trước đó cấm tham gia kinh doanh máy tính, AT&T được yêu cầu cấp phép mã nguồn của hệ điều hành cho bất kỳ ai yêu cầu. Do đó, Unix phát triển nhanh chóng và được các tổ chức học thuật và doanh nghiệp áp dụng rộng rãi. Năm 1984, AT&T thoái vốn khỏi Bell Labs; Được giải phóng nghĩa vụ pháp lý yêu cầu cấp phép miễn phí, Bell Labs bắt đầu bán Unix như một sản phẩm độc quyền, nơi người dùng không được phép sửa đổi hợp pháp Unix. Dự án GNU, khởi động năm 1983 bởi Richard Stallman, với mục tiêu tạo ra một "hệ thống phần mềm tương thích Unix hoàn chỉnh", toàn bộ bao gồm phần mềm tự do. Công việc bắt đầu vào năm 1984. sau đó, năm 1985, Stallman khởi động Quỹ Phần mềm Tự do và viết Giấy phép Công cộng GNU (GNU GPL) năm 1989. Đến đầu những năm 1990, nhiều chương trình được yêu cầu trong một hệ điều hành (như các thư viện, trình biên dịch, trình soạn thảo, một Unix shell, và hệ thống quản lý cửa sổ) đã được hoàn thành, nhưng các thành phần cấp thấp cần thiết như trình điều khiển thiết bị, daemon, và nhân được gọi là GNU/Hurd, bị đình trệ và không được hoàn thiện.
Trước Linux người ta đã phát triển 386BSD, tiền thân của NetBSD, OpenBSD và FreeBSD sau này, tuy nhiên vì những lý do pháp lý mà nó không được phát hành cho đến tận 1992. Torvalds đã nói rằng nếu có 386BSD hay GNU/Hurd trước (1991), có lẽ ông đã không tạo ra Linux.
MINIX được phát triển bởi Andrew S. Tanenbaum, một giáo sư khoa học máy tính, và được phát hành năm 1987 như một hệ điều hành tương tự Unix tối thiểu hướng đến sinh viên và những người khác muốn tìm hiểu các nguyên tắc của hệ điều hành. Mặc dù mã nguồn hoàn chỉnh của MINIX có sẵn miễn phí, các điều khoản cấp phép đã ngăn không cho nó trở thành phần mềm tự do cho đến khi giấy phép thay đổi vào tháng 4 năm 2000.
Ra đời
Năm 1991, khi theo học tại Đại học Helsinki, Torvalds trở nên tò mò về hệ điều hành. Thất vọng vì việc cấp phép MINIX, lúc đó chỉ giới hạn sử dụng cho mục đích giáo dục, ông bắt đầu làm việc với nhân hệ điều hành của chính mình, cuối cùng trở thành Linux.
Torvalds đã bắt đầu phát triển nhân Linux trên MINIX và các ứng dụng được viết cho MINIX cũng được sử dụng trên Linux. Sau đó, Linux trưởng thành và việc phát triển nhân Linux được tiếp tục trên các hệ thống Linux. Các ứng dụng GNU cũng thay thế tất cả các thành phần MINIX, vì việc sử dụng mã có sẵn miễn phí từ GNU với một hệ điều hành còn non trẻ có nhiều lợi ích: mã nguồn được cấp phép theo GNU GPL có thể được sử dụng lại trong các chương trình máy tính khác miễn là chúng cũng được phát hành theo cùng một giấy phép hoặc một giấy phép tương thích. Từ một giấy phép cấm phân phối lại thương mại do ông tạo ra ban đầu, Torvalds bắt đầu chuyển sang sử dụng GNU GPL. Các nhà phát triển tích hợp các thành phần GNU với nhân Linux, tạo ra một hệ điều hành đầy đủ chức năng và tự do.
Đặt tên
nhỏ|Đĩa mềm 5,25 inch lưu giữ các phiên bản Linux đầu tiên
Linus Torvalds đã muốn đặt tên cho sáng chế của mình là "Freax", một cách chơi chữ khi ghép các từ "free", "freak", và "x" (một ám chỉ đến Unix). Trong thời gian bắt đầu công việc của mình trên hệ thống, một số makefiles của dự án bao gồm tên "Freax" trong khoảng nửa năm. Torvalds đã từng xem xét cái tên "Linux", nhưng ban đầu bác bỏ nó vì cho rằng như thế là quá tự cao tự đại.
Để tạo điều kiện phát triển, các file đã được tải lên FTP server (ftp.funet.fi) của FUNET vào tháng 9 năm 1991. Ari Lemmke, bạn học của Torvalds tại Helsinki University of Technology (HUT), một trong những quản trị viên tình nguyện của máy chủ FTP tại thời điểm đó, không nghĩ rằng "Freax" là một cái tên hay. Vì vậy, ông đã đặt tên dự án là "Linux" trên máy chủ mà không hỏi ý kiến Torvalds. Tuy nhiên, sau đó, Torvalds chấp thuận với "Linux".
Theo một bài đăng lên newsgroup bởi Torvalds, từ "Linux" nên được phát âm là ( với một âm ‘i’ ngắn như trong ‘print’ và ‘u’ như trong ‘put’. Để mô tả rõ hơn "Linux" nên được phát âm như thế nào, ông đã thêm vào mã nguồn kernel một đoạn ghi âm của mình ().. Tuy nhiên trong bản ghi âm "Linux" lại nghe giống như (.
Tính thương mại và sự phổ biến
phải|nhỏ|Ubuntu, một bản phân phối Linux phổ biến
nhỏ|Nexus 5X đang chạy Android
Việc sử dụng Linux trong môi trường sản xuất, thay vì chỉ được sử dụng bởi những người có sở thích, bắt đầu vào giữa những năm 1990 trong cộng đồng siêu máy tính, nơi các tổ chức như NASA bắt đầu thay thế các máy móc ngày càng đắt tiền của họ bằng các cụm bao gồm các máy tính rẻ tiền chạy Linux. Việc sử dụng thương mại bắt đầu khi Dell và IBM, rồi đến Hewlett-Packard lần lượt cung cấp hỗ trợ Linux để thoát khỏi sự độc quyền của Microsoft trong thị trường hệ điều hành máy tính để bàn.
Ngày nay, các hệ thống Linux được sử dụng ở mọi nơi trong ngành máy tính,từ các hệ thống nhúng đến hầu như tất cả các siêu máy tính, và có một vị trí vững trãi trong môi trường máy chủ, dưới dạng gói ứng dụng phổ biến LAMP chẳng hạn. Việc sử dụng các bản phân phối Linux trong máy tính để bàn gia đình và doanh nghiệp đang phát triển. Các bản phân phối Linux cũng đã trở nên phổ biến trên thị trường netbook, với nhiều thiết bị được phát hành với các bản phân phối Linux tùy chỉnh được cài đặt và Google đã phát hành Chrome OS của riêng họ được thiết kế cho các netbook.
Thành công lớn nhất của Linux trong thị trường tiêu dùng có lẽ là thị trường thiết bị di động, với Android là một trong những hệ điều hành thống trị nhất trên điện thoại thông minh và rất phổ biến trên máy tính bảng và gần đây hơn là các thiết bị thông minh đeo trên người. Chơi game trên Linux cũng đang gia tăng với Valve cho thấy sự hỗ trợ của họ dành cho Linux và tung ra SteamOS, bản phân phối Linux của riêng dành cho việc chơi game. Các bản phân phối Linux cũng đã trở nên phổ biến với các chính quyền địa phương và quốc gia khác nhau, chẳng hạn như chính phủ liên bang Brazil.
Việc phát triển ở hiện tại
Greg Kroah-Hartman là người đứng đầu việc bảo trì và phát triển của nhân Linux. William John Sullivan là giám đốc điều hành của Free Software Foundation, nơi hỗ trợ các thành phần GNU. Cuối cùng là các cá nhân và tập đoàn phát triển các thành phần không phải GNU của bên thứ ba. Các thành phần của bên thứ ba này bao gồm một khối lượng công việc khổng lồ và có thể bao gồm cả các mô-đun nhân và các ứng dụng người dùng và các thư viện.
Các nhà cung cấp và cộng đồng Linux kết hợp và phân phối kernel, các thành phần GNU và không phải GNU với phần mềm quản lý gói bổ sung tạo thành một bản phân phối Linux.
Thiết kế
Một hệ thống dựa trên Linux là một hệ điều hành tương tự Unix được mô-đun hóa, với phần lớn thiết kế cơ bản của nó dựa trên các nguyên tắc được Unix đề ra trong thập niên 1970 và 1980. Một hệ thống như vậy sử dụng hạt nhân nguyên khối gọi là Linux kernel, có nhiệm vụ kiểm soát các tiến trình, kết nối mạng, truy cập vào các thiết bị ngoại vi và hệ thống file. Các trình điều khiển thiết bị được tích hợp trực tiếp vào nhân hoặc được nạp vào trong lúc hệ thống đang chạy.
GNU userland là một phần quan trọng của hầu hết các hệ thống dựa trên nhân Linux, với Android là ngoại lệ đáng chú ý. Thư viện C của GNU hoạt động như một lớp bọc cho các lời gọi hệ thống của nhân Linux cần thiết cho giao diện không gian người dùng; GNU toolchain là một tập hợp lớn các công cụ lập trình quan trọng đối với sự phát triển của Linux (bao gồm các trình biên dịch được sử dụng để xây dựng nhân Linux); và GNU coreutils (các trình tiện ích lõi) bao gồm nhiều công cụ Unix cơ bản. Dự án cũng phát triển Bash, một shell giao diện dòng lệnh phổ biến. Giao diện đồ họa người dùng (GUI) trong hầu hết các hệ thống Linux được xây dựng dựa trên một triển khai của X Window System. Gần đây, cộng đồng Linux tìm cách tiến tới Wayland như giao thức máy chủ hiển thị mới thay cho X11. Nhiều dự án phần mềm nguồn mở khác đóng góp cho các hệ thống Linux.
Các thành phần được cài đặt trong một hệ thống Linux bao gồm:
Bootloader - như GRUB, LILO, SYSLINUX, hoặc Gummiboot. Đây là chương trình tải Linux kernel vào bộ nhớ chính của máy tính, nó được thực thi sau khi bật máy tính lên và quá trình khởi tạo firmware được thực hiện.
Một chương trình init. chẳng hạn như sysvinit truyền thống và systemd, OpenRC, Upstart mới hơn. Đây là tiến trình đầu tiên được nhân khởi động và là tiến trình gốc trong cây tiến trình, hay nói một cách khác tất cả các tiến trình đều được khởi động thông qua init. Init khởi động các tiến trình như các dịch vụ hệ thống và giao diện đăng nhập (giao diện đồ họa hay dòng lệnh).
Thư viện phần mềm, chứa mã (code) được sử dụng bởi các tiến trình đang chay. Trên các hệ thống Linux sử dụng các tập tin thực thi định dạng ELF, trình liên kết động quản lý việc sử dụng các thư viện động được gọi là ld-linux.so. Nếu hệ thống được thiết lập để người dùng tự biên dịch phần mềm, các file header cũng sẽ được thêm vào để mô tả giao diện của các thư viện đã cài đặt. Bên cạnh các thư viện phần mềm được sử dụng phổ biến nhất trên các hệ thống Linux là GNU C Library (glibc), còn có rất nhiều thư viện khác, chẳng hạn như SDL và Mesa.
Thư viện chuẩn C là một thư viện cần để chạy các chương trình C trên một hệ thống máy tính, với GNU C Library là tiêu chuẩn. Đối với các hệ thống nhúng, các lựa chọn thay thế như musl, EGLIBC (một phân nhánh glibc từng được Debian sử dụng) và uClibc (được thiết kế cho uClinux) đã được phát triển, mặc dù hai cái cuối cùng không còn được duy trì. Android sử dụng thư viện C của riêng mình, Bionic.
Các lệnh Unix cơ bản, với triển khai chuẩn là coreutils. Có các triển khai khác thay thể chẳng hạn như BusyBox được copyleft hay Toybox được cấp phép BSD.
Widget toolkit là các thư viện được sử dụng để xây dựng giao diện người dùng đồ họa (GUI) cho các ứng dụng phần mềm. Có sẵn nhiều widget toolkit bao gồm GTK và Clutter phát triển bởi GNOME project, Qt phát triển bởi The Qt Company và Enlightenment Foundation Libraries (EFL) phát triển bởi nhóm Enlightenment.
Một hệ thống quản lý gói, ví dụ như dpkg và RPM. Ngoài ra các gói còn có thể được biên dịch từ mã nhị phân hoặc mã nguồn trong các tarball.
Các chương trình giao diện người dùng như các shell dòng lệnh hoặc các môi trường cửa sổ.
Giao diện người dùng
Giao diện người dùng hay còn gọi là shell là một giao diện dòng lệnh (CLI shell) hay giao diện đồ họa người dùng (GUI shell), hoặc bộ điều khiển gắn liền với phần cứng (các hệ thống nhúng thường sử dụng). Với các hệ thống để bàn, mặc định giao diện thường là giao diện đồ họa người dùng, mặc dù giao diện dòng lệnh cũng có thể được sử dụng thông qua trình giả lập thiết bị đầu cuối hay các console ảo.
CLI shell là các giao diện người dùng dựa trên văn bản, sử dụng văn bản cho việc xuất và nhập. Linux shell chiếm ưu thế trong sử dụng là Bourne-Again Shell (bash), ban đầu được phát triển cho dự án GNU. Hầu hết các thành phần Linux cấp thấp, kể cả nhiều phần khác nhau của userland, chỉ sử dụng CLI. CLI đặc biệt phù hợp để tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại hoặc bị trì hoãn và cung cấp một kiểu giao tiếp giữa các tiến trình rất đơn giản.
Trên các hệ thống máy để bàn, giao diện người dùng phổ biến là các GUI shell được đóng gói cùng với các môi trường desktop mở rộng như KDE Plasma, GNOME, MATE, Cinnamon, LXDE, Pantheon và Xfce, mặc dù có nhiều giao diện người dùng khác. Hầu hết các giao diện người dùng phổ biến đều dựa trên X Window System, hoặc được gọi tắt là "X" hoặc "X11". Nó cung cấp tính xuyên dụng mạng và cho phép một ứng dụng đồ họa chạy trên một hệ thống được hiển thị trên một hệ thống khác, nơi người dùng có thể tương tác với ứng dụng; tuy nhiên, một số phần mở rộng nhất định của X Window System không có khả năng hoạt động qua mạng. Có một số máy chủ hiển thị X, trong đó khai triển tham chiếu X.Org Server là phổ biến nhất.
Các bản phân phối cho máy chủ có thể cung cấp giao diện dòng lệnh cho nhà phát triển và quản trị viên, nhưng cung cấp giao diện tùy chỉnh cho người dùng cuối, được thiết kế cho trường hợp sử dụng của hệ thống. Giao diện tùy chỉnh này được truy cập thông qua một máy khách cư trú trên một hệ thống khác, không nhất thiết phải dựa trên Linux.
Có vài loại trình quản lý của sổ cho X11 bao gồm tiling, dynamic, stacking và compositing. Trình quản lý cửa sổ cung cấp các phương thức để kiểm soát vị trí và cách trình bày của các cửa sổ ứng dụng riêng lẻ và tương tác với X Window System. Các trình quản lý cửa sổ đơn giản hơn như như dwm, ratpoison hay i3wm chỉ cung cấp một cung cấp các tính năng tối thiểu để điều khiển các cửa sổ, trong khi các trình quản lý cửa sổ phức tạp hơn như FVWM, Enlightenment hay Window Maker cung cấp nhiều tính năng hơn nhưng vẫn nhẹ hơn so với các môi trường desktop. Trình quản lý cửa sổ là một phần của cài đặt tiêu chuẩn của các môi trường desktop, chẳng hạn như Mutter (GNOME), KWin (KDE) hay Xfwm (xfce), mặc dù người dùng có thể chọn một trình quản lý cửa sổ khác nếu muốn.
Wayland là một giao thức máy chủ hiển thị nhằm thay thế cho giao thức X11; tuy nhiên , nó không được tiếp nhận rộng rãi hơn. Không giống X11, Wayland không cần một trình quản lý của sổ phụ và trình quản lý compositing. Do đó, một Wayland compositor đóng vai trò vừa là máy chủ hiển thị, trình quản lý cửa sổ và trình quản lý. Weston là triển khai tham chiếu của Wayland, Trong khi Mutter của GNOME và KWin của KDE đang được ported sang Wayland dưới dạng máy chủ hiển thị độc lập. Enlightenment đã được port thành công kể từ phiên bản 19.
Hạ tầng đầu vào video
Linux hiện có hai API hiện đại giữa kernel và userspace để xử lý các thiết bị đầu vào video: V4L2 API cho video streams và radio, và DVB API cho truyền hình số.
Do sự phức tạp và đa dạng của các thiết bị khác nhau và do số lượng lớn các định dạng và tiêu chuẩn được xử lý bởi các API nói trên, hạ tầng này cần phát triển để phù hợp hơn với các thiết bị khác. Ngoài ra, một thư viện thiết bị userland tốt là chìa khóa thành công để các ứng dụng userland có thể hoạt động với tất cả các định dạng được hỗ trợ bởi các thiết bị đó.
Việc phát triển
Sự khác nhau cơ bản giữa Linux và nhiều hệ điều hành phổ biến đương thời là nhân Linux và các thành phần khác đều là phần mềm tự do mã nguồn mở. Linux không phải là một hệ điều hành duy nhất như vậy, mặc dù cho đến nay nó phổ biến nhất. Vài giấy phép phần mềm tự do nguồn mở dựa trên copyleft: bất cứ sản phẩm nào sử dụng một phần mềm copyleft cũng phải là copyleft. Giấy phép thông dụng nhất của phần mềm tự do là giấy phép công cộng GNU (GNU General Public License - GPL), một dạng của copyleft, và được sử dụng cho nhân Linux và nhiều thành phần từ dự án GNU.
Các bản phân phối của Linux được các nhà phát triển hướng đến khả năng tương tác với các hệ điều hành khác và các tiêu chuẩn trong tính toán. Các hệ thống Linux gắn chặt với các chuẩn POSIX, SUS, LSB, ISO và ANSI trong khả năng có thể, mặc dù cho đến nay chỉ có một bản phân phối Linux đã được chứng nhận POSIX.1, Linux-FT.
Các dự án phần mềm tự do được phát triển thông qua việc cộng tác, nhưng lại thường được sản xuất độc lập với nhau. Tuy nhiên, việc giấy phép phần mềm rõ ràng cho phép phân phối lại cung cấp cơ sở cho các dự án quy mô lớn hơn, bằng cách thu các thập phần mềm được sản xuất bởi các dự án độc lập lại thành dạng một bản phân phối Linux.
Nhiều bản phân phối Linux quản lý tập hợp các gói phần mềm hệ thống và ứng dụng từ xa, có thể tải về và cài đặt thông qua kết nối mạng. Điều này cho phép người dùng thích ứng với hệ điều hành của họ theo những nhu cầu cá nhân. Các bản phân phối đều được duy trì bởi các cá nhân, các nhóm, tổ chức tình nguyền, và các công ty. Một bản phân phối chịu trách nhiệm cho cấu hình mặc định của hạt nhân Linux được sử dụng, bảo mật hệ thống chung, và nhìn chung là sự tích hợp chặt chẽ của các gói phần mềm khác nhau. Các bản phân phối khác nhau sử dụng các trình quản lý gói khác nhau như dpkg, Synaptic, YAST, apt, yum, Portage để cài đặt, xóa bỏ, và cập nhật tất cả các phần mềm trong hệ thống từ một vị trí trung ương.
Cộng đồng
Một bản phân phối chủ yếu được thúc đẩy bởi các nhà phát triển và cộng đồng người dùng. Một số nhà cung cấp phát triển và tài trợ cho các bản phân phối của họ trên cơ sở tình nguyện, Debian là một ví dụ nổi tiếng. Những người khác duy trì phiên bản cộng đồng của các bản phân phối thương mại của họ, như Red Hat đang làm với Fedora, hay SUSE với openSUSE.
Ở nhiều thành phố và khu vực, các hiệp hội địa phương được gọi là Linux User Groups (LUGs) tìm cách thúc đẩy các bản phân phối ưa thích của họ nói riêng và phần mềm miễn phí nói chung. Họ tổ chức các cuộc họp và cung cấp miễn phí các cuộc trình bày, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và cài đặt hệ điều hành cho người dùng mới. Nhiều cộng đồng Internet cũng cung cấp hỗ trợ cho người dùng và nhà phát triển Linux. Hầu hết các bản phân phối và các dự án phần mềm tự do nguồn mở đều có các phòng chat IRC hoặc newsgroup. Các diễn đàn trực truyến là một phương tiện hỗ trợ khác, với các ví dụ đáng chú ý là LinuxQuestions.org và các diễn đàn cộng đồng khác nhau và các diễn đàn hỗ trợ một phân phối cụ thể, chẳng hạn như các diễn đàn cho Ubuntu, Fedora, và Gentoo. Các bản phân phối Linux còn lập các mailing list; thông thường sẽ có một chủ đề cụ thể như sử dụng hoặc phát triển trong mỗi mailing list.
Có một số trang web công nghệ tập trung vào Linux. Các tạp chí in về Linux thường đóng gói các đĩa chứa phần mềm hoặc thậm chí là các bản phân phối Linux hoàn thiện.
Mặc dù các bản phân phối Linux thường miễn phí, một số tập đoàn lớn bán, hỗ trợ và đóng góp phát triển các thành phần của hệ thống và phần mềm tự do. Một phân tích về nhân Linux cho thấy 75% mã nguồn từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 1 năm 2010 được phát triển bởi các lập trình viên làm việc cho các tập đoàn, còn lại khoảng 18% cho các tình nguyện viên và 7% không được phân loại. Các tập đoàn lớn tham gia đóng góp bao gồm Dell, IBM, HP, Oracle, Sun Microsystems (giờ là một phần của Oracle) và Nokia. Một số tập đoàn, đặc biệt là Red Hat, Canonical và SUSE, đã xây dựng một doanh nghiệp quan trọng xung quanh các bản phân phối Linux.
Các gói phần mềm khác nhau trong một bản phân phối Linux dựa trên các giấy phép phần mềm tự do, trong đó nói rõ ràng về việc cho phép và khuyến khích sự thương mại hóa; mối quan hệ giữa một bản phân phối Linux nói chung và các nhà cung cấp riêng lẻ có thể được coi là cộng sinh. Một mô hình kinh doanh phổ biến của các nhà cung cấp thương mại là tính phí hỗ trợ, đặc biệt là đối với người dùng doanh nghiệp. Một số công ty cũng cung cấp một phiên bản doanh nghiệp chuyên biệt cho phân phối của họ, trong đó bổ sung các gói và công cụ hỗ trợ độc quyền để quản lý lượng cài đặt cao hơn hoặc để đơn giản hóa các tác vụ quản trị.
Một mô hình kinh doanh khác là cho đi phần mềm để bán phần cứng. Đây là điều bình thường trong ngành công nghiệp máy tính trước đây, khi các hệ điều hành như CP/M, Apple DOS và các phiên bản Mac OS trước phiên bản 7.6 cho phép sao chép tự do (nhưng không thể sửa đổi). Khi phần cứng máy tính được chuẩn hóa trong suốt những năm 1980, các nhà sản xuất phần cứng trở nên khó khăn hơn để kiếm lợi từ chiến thuật này, vì HĐH sẽ chạy trên máy tính có chung kiến trúc của bất kỳ nhà sản xuất nào khác.
Lập trình trên Linux
Hầu hết các ngôn ngữ lập trình đều hỗ trợ Linux trực tiếp hoặc thông qua các ports bên thứ ba của cộng đồng. Các công cụ phát triển ban đầu được sử dụng để xây dựng cả ứng dụng Linux và chương trình hệ điều hành được tìm thấy trong GNU toolchain, bao gồm GNU Compiler Collection (GCC) và GNU Build System. Trong số đó, GCC cung cấp trình biên dịch cho Ada, C, C++, Go và Fortran. Nhiều ngôn ngữ lập trình có một bản triển khai tham khảo đa nền tảng hỗ trợ Linux, ví dụ như PHP, Perl, Ruby, Python, Java, Go, Rust và Haskell. Phát hành lần đầu năm 2003, dự án LLVM cung cấp một trình biên dịch mã nguồn mở đa nền tảng khác cho nhiều ngôn ngữ. Trình biên dịch độc quyền cho Linux bao gồm Intel C++ Compiler, Sun Studio, và IBM XL C/C++ Compiler. BASIC dưới dạng Visual Basic được hỗ trợ dưới các hình thức như Gambas, FreeBASIC, và XBasic, và BASIC nói chung như QuickBASIC hoặc Turbo BASIC dưới dạng QB64.
Một tính năng phổ biến của các hệ thống tương tự Unix là bao gồm các ngôn ngữ lập trình truyền thống có mục đích cụ thể như scripting, xử lý văn bản hay quản lý và cấu hình hệ thống nói chung. Các bản phân phối Linux hỗ trợ các shell script, awk, sed và make. Nhiều chương trình cũng có ngôn ngữ lập trình nhúng để hỗ trợ việc cấu hình hoặc dùng trong lập trình. Ví dụ, biểu thức chính quy được hỗ trợ trong các chương trình như grep và locate, MTA Sendmail truyền thống trên Unix chứa hệ thống scripting Turing-đầy đủ của riêng nó, và trình soạn thảo văn bản nâng cao GNU Emacs được xây dựng xung quanh trình một thông dịch Lisp thông dụng.
Hầu hết các bản phân phối cũng bao gồm hỗ trợ cho PHP, Perl, Ruby, Python và các ngôn ngữ động khác. Mặc dù không phổ biến bằng, nhưng đôi khi Linux cũng hỗ trợ C# (thông qua Mono), Vala, và Scheme. Guile Scheme đóng vai trò là một ngôn ngữ scripting của các tiện ích hệ thống GNU, tìm cách làm cho các chương trình C nhỏ, tĩnh tuân theo quy tắc Unix có thể được mở rộng nhanh chóng và linh hoạt thông qua một hệ thống scripting với lập trình hàm. Một số máy ảo Java và bộ công cụ phát triển Java trên Linux, bao gồm JVM (HotSpot) nguyên thủy của Sun và Hệ thống J2SE RE của IBM, cũng như nhiều dự án nguồn mở như Kaffe và JikeRVM.
GNOME và KDE là các môi trường desktop phổ biến và cung cấp một framework cho phát triển ứng dụng. Những dự án này dựa trên các widget toolkits tương ưng là GTK và Qt, mặt khác chúng cũng có thể được sử dụng độc lập với framework lớn hơn mình. Cả hai đều hỗ trợ nhiều ngôn ngữ. Có một số môi trường phát triển tích hợp có sẵn bao gồm Anjuta, Code::Blocks, CodeLite, Eclipse, Geany, ActiveState Komodo, KDevelop, Lazarus, MonoDevelop, NetBeans, và Qt Creator, trong khi các trình soạn thảo lâu đời như Vim, nano và Emacs vẫn còn phổ biến.
Hỗ trợ phần cứng
Nhân Linux là nhân hệ điều hành được ported rộng rãi, có sẵn cho hàng loạt các thiết bị từ điện thoại di động cho đến siêu máy tính;nó chạy trên một loạt các kiến trúc máy tính rất độc đáo, bao gồm iPAQ dựa trên ARM và các mainframes System z9 hay System z10 của IBM. Các bản phân phối chuyên biệt và các nhánh nhân tồn tại cho các kiến trúc ít chính thống hơn; ví dụ, nhân ELKS có thể chạy trên bộ vi xử lý 16 bit Intel 8086 hay Intel 80286, trong khi nhân µClinux có thể chạy trên các hệ thống mà không cần đơn vị quản lý bộ nhớ. Hạt nhân này cũng chạy trên các kiến trúc chỉ dành cho sử dụng hệ điều hành do nhà sản xuất tạo ra, chẳng hạn như máy tính Macintosh (với cả vi xử lý PowerPC và Intel), PDA, video game consoles, máy nghe nhạc, điện thoại di động.
Có một số hiệp hội công nghiệp và hội nghị phần cứng dành cho việc duy trì và cải thiện hỗ trợ cho phần cứng đa dạng trong Linux, như là FreedomHEC. Theo thời gian, sự hỗ trợ cho các phần cứng khác nhau đã được cải thiện trong Linux, dẫn đến bất kỳ thiết bị nào cũng có "cơ hội tốt" để tương thích.
Vào năm 2014, một sáng kiến mới đã được đưa ra để tự động thu thập cơ sở dữ liệu của tất cả các cấu hình phần cứng được thử nghiệm.
Sử dụng
Bên cạnh các bản phân phối Linux được thiết kế để sử dụng cho mục đích chung trên máy tính để bàn và máy chủ, các bản phân phối có thể được chuyên dùng cho các mục đích khác nhau bao gồm: hỗ trợ kiến trúc máy tính, hệ thống nhúng, ổn định, bảo mật, bản địa hóa cho một vùng hoặc ngôn ngữ cụ thể, nhắm mục tiêu của các nhóm người dùng cụ thể, hỗ trợ cho các ứng dụng thời gian thực hoặc cam kết với một môi trường desktop nhất định. Hơn nữa, một số bản phân phối có chủ ý chỉ bao gồm phần mềm tự do. Năm 2015, hơn bốn trăm bản phân phối Linux được phát triển tích cực, với khoảng một chục bản phân phối phổ biến nhất cho mục đích sử dụng chung.
Desktop
Sự phổ biến của Linux trên máy tính để bàn và máy tính xách tay tiêu chuẩn đã tăng lên trong những năm qua. Các bản phân phối hiện đại phổ biến nhất bao gồm một môi trường người dùng đồ hoạ, , hai môi trường phổ biến nhất được sử dụng là KDE Plasma Desktop và Xfce.
Không có desktop Linux chính thức nào tồn tại: các môi trường desktop environments và bản phân phối Linux lưaqj chọn các thành phần từ các nhóm phần mềm tự do nguồn mở mà họ xây dựng một GUI triển khai một số hướng dẫn thiết kế ít nhiều nghiêm ngặt. Ví dụ, GNOME có hướng dẫn giao diện con người như một hướng dẫn thiết kế, giúp giao diện người máy đóng vai trò quan trọng, không chỉ khi thực hiện thiết kế đồ họa mà cả khi hỗ trợ người khuyết tật hay khi tập trung vào bảo mật.
Bản chất hợp tác của phát triển phần mềm miễn phí cho phép các nhóm phân phối thực hiện bản địa hóa ngôn ngữ của một số bản phân phối Linux để sử dụng tại các địa phương nơi việc bản địa hóa các hệ thống độc quyền sẽ không hiệu quả về chi phí. Ví dụ, phiên bản tiếng Sinhalese của bản phân phối Knoppix đã có sẵn đáng kể trước khi Microsoft dịch Windows XP sang Sinhalese. Trong trường hợp này, Lanka Linux User Group đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống bản địa hóa bằng cách kết hợp kiến thức của các giáo sư đại học, nhà ngôn ngữ học và nhà phát triển địa phương.
Hiệu năng và ứng dụng
Hiệu năng của Linux trên desktop là một chủ đề gây tranh cãi; ví dụ vào năm 2007 Con Kolivas đã cáo buộc cộng đồng Linux tập trung hiệu năng trên các máy chủ. Ông đã từ bỏ việc phát triển nhân Linux vì thất vọng với sự thiếu tập trung vào desktop, và sau đó trả lời phỏng vấn "nói tất cả" về chủ đề này. Kể từ đó, một lượng phát triển đáng kể đã tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm desktop. Các dự án như systemd và Upstart (đã dừng năm 2014) nhằm mục đích cho thời gian khởi động nhanh hơn; các dự án Wayland và Mir nhằm mục đích thay thế X11 đồng thời tăng cường hiệu năng, bảo mật và giao diện của desktop.
Nhiều ứng dụng phổ biến có sẵn cho nhiều hệ điều hành. Ví dụ, Mozilla Firefox, OpenOffice.org/LibreOffice và Blender có các phiên bản có thể tải xuống cho tất cả các hệ điều hành chính. Thêm vào đó, một số ứng dụng ban đầu được phát triển cho Linux, như Pidgin, và GIMP, đã được ported đến các hệ điều hành khác (bao gồm Windows và macOS) do mức độ phổ biến của chúng. Ngoài ra, ngày càng nhiều ứng dụng desktop độc quyền cũng được hỗ trợ trên Linux, ví dụ như Autodesk Maya và The Foundry's Nuke trong lĩnh vực hoạt hình và hiệu ứng hình ảnh cao cấp. Ngoài ra còn có một số công ty đã ported các trò chơi của riêng họ hoặc của các công ty khác sang Linux, với Linux cũng là một nền tảng được hỗ trợ trên cả hai dịch vụ phân phối kỹ thuật số phổ biến Steam và Desura.
Nhiều loại ứng dụng khác có sẵn cho Microsoft Windows và macOS cũng chạy trên Linux. Thông thường, một ứng dụng tự do sẽ tồn tại với các chức năng của ứng dụng được tìm thấy trên một hệ điều hành khác hoặc ứng dụng đó sẽ có phiên bản hoạt động trên Linux, ví dụ như với Skype và một vài video games như Dota 2 vàTeam Fortress 2. Ngoài ra, dự án Wine cung cấp một lớp tương thích Windows để chạy các dứng dụng Windows chưa sửa đổi trên Linux. Nó được tài trợ bởi các doanh nghiệp thương mại bao gồm CodeWeavers,nơi sản xuất một phiên bản thương mại của phần mềm. Từ 2009, Google cũng đã đóng góp tài chính cho dự án Wine. CrossOver, một giải pháp độc quyền dựa trên dự án Wine nguồn mở, hỗ trợ chạy các phiên bản Windows của Microsoft Office, các ứng dụng Intuit như là Quicken và QuickBooks, Adobe Photoshop CS2, và nhiều game phổ biến như World of Warcraft. Trong các trường hợp khác, khi không có port Linux của một số phần mềm trong các lĩnh vực như xuất bản trên desktop và âm thanh chuyên nghiệp, thì có phần mềm tương đương có sẵn trên. Cũng có thể chạy các ứng dụng được viết cho Android trên các phiên bản của Linux khác bằng Anbox.
Thành phần và cài đặt
Bên cạnh các thành phần có thể nhìn thấy bên ngoài, chẳng hạn như trình quản lý cửa sổ X, một vai trò không rõ ràng nhưng khá trung tâm được triển khai bởi các chương trình được lưu trữ bởi freedesktop.org, như D-Bus hay PulseAudio; cả hai môi trường máy tính để bàn chính (GNOME và KDE) bao gồm chúng,mỗi môi trường cung cấp giao diện đồ họa được viết bằng bộ công cụ tương ứng (GTK hoặc Qt). Một máy chủ hiển thị là một thành phần khác, trong thời gian dài nhất đã giao tiếp trong giao thức máy chủ hiển thị X11 với các máy khách của nó; phần mềm nổi bật kết nối X11 bao gồm X.Org Server và Xlib. Thất vọng về giao thức lõi X11 cồng kềnh, và đặc biệt là qua nhiều phần mở rộng của nó, đã dẫn đến việc tạo ra một giao thức máy chủ hiển thị mới, Wayland.
Việc cài đặt, cập nhật và gỡ bỏ phần mềm trong Linux thường được thực hiện thông qua việc sử dụng các trình quản lý gói như Synaptic Package Manager, PackageKit, và Yum Extender.Mặc dù hầu hết các bản phân phối Linux lớn đều có kho lưu trữ rộng rãi, thường chứa hàng chục nghìn gói, nhưng không phải tất cả phần mềm có thể chạy trên Linux đều có sẵn từ kho chính thức. Ngoài ra, người dùng có thể cài đặt các gói từ kho lưu trữ không chính thức, tải xuống các gói được biên dịch trước trực tiếp từ các trang web hoặc tự biên dịch mã nguồn. Tất cả các phương pháp này đi kèm với mức độ khó khác nhau; Việc biên dịch mã nguồn nói chung được coi là một quá trình đầy thách thức đối với người dùng Linux mới, nhưng hầu như không cần thiết trong các bản phân phối hiện đại và không phải là một phương pháp dành riêng cho Linux.
Netbooks
Các bản phân phối Linux cũng đã trở nên phổ biến trên thị trường netbook, với nhiều thiết bị như Asus Eee PC và Acer Aspire One phân phối với các bản phân phối Linux tùy chỉnh được cài đặt.
Năm 2009, Google đã công bố Chrome OS là một hệ điều hành tối thiểu dựa trên Linux, sử dụng trình duyệt Chrome làm giao diện người dùng chính. Chrome OS ban đầu chỉ chạy các ứng dụng web, ngoại trừ trình quản lý file và trình phát phương tiện đi kèm. Một mức hỗ trợ nhất định cho các ứng dụng Android đã được thêm vào trong các phiên bản sau này. Kể từ năm 2018, Google đã thêm khả năng cài đặt bất kỳ phần mềm Linux nào trong một container,, cho phép Chrome OS được sử dụng như bất kỳ bản phân phối Linux nào khác. Netbooks được bán cùng với hệ điều hành, được gọi là Chromebook, bắt đầu xuất hiện trên thị trường vào tháng 6 năm 2011.
Server, mainframe và siêu máy tính
Các bản phân phối Linux từ lâu đã được sử dụng làm hệ điều hành máy chủ và đã trở nên nổi bật trong lĩnh vực đó; Netcraft đã báo cáo vào tháng 9 năm 2006, rằng tám trong số mười (hai công ty khác là "không rõ" hệ điều hành) công ty lưu trữ internet đáng tin cậy nhất đã chạy các bản phân phối Linux trên các máy chủ web của họ, với Linux ở vị trí hàng đầu. Vào tháng 6 năm 2008, các bản phân phối Linux có 5 trong số 10, FreeBSD 3/10, và Microsoft 2/10; kể từ tháng 2 năm 2010, các bản phân phối Linux chiếm sáu trên mười, FreeBSD 3/10, và Microsoft 1/10, với Linux ở vị trí hàng đầu.
Các bản phân phối Linux là nền tảng của sự kết hợp phần mềm máy chủ LAMP (Linux, Apache, MariaDB/MySQL, Perl/PHP/Python) đã được các nhà phát triển phổ biến và là một trong những nền tảng phổ biến hơn để lưu trữ trang web.
Các bản phân phối Linux đã trở nên ngày càng phổ biến trên các mainframes, một phần do giá cả và mô hình nguồn mở. Vào tháng 12 năm 2009, gã khổng lồ máy tính IBM đã báo cáo rằng họ sẽ chủ yếu tiếp thị và bán Enterprise Linux Server. dựa trên mainframes Tại LinuxCon North America 2015, IBM đã công bố LinuxONE, một loạt các mainframes được thiết kế đặc biệt để chạy Linux và phần mềm nguồn mở.
Các bản phân phối Linux cũng chiếm ưu thế như các hệ điều hành cho siêu máy tính. Kể từ tháng 11 năm 2017, tất cả các siêu máy tính trong danh sách 500 đều chạy một số biến thể của Linux.
Thiết bị thông minh
Một số hệ điều hành cho các thiết bị thông minh, ví dụ như smartphone, máy tính bảng, nhà thông minh (ví như Google Nest), smart TV (Samsung và LG Smart TV dùng Tizen và WebOS, tương ứng), và hệ thống giải trí trên xe hơi (IVI) (ví dụ Automotive Grade Linux), được dựa trên Linux. Các nền tảng chính cho các hệ thống như vậy bao gồm Android, Firefox OS, Mer và Tizen.
Android đã trở thành hệ điều hành di động thống trị cho smartphones, chạy trên 79.3% số thiết bị được bán trên toàn thế giới trong quý II năm 2013. Android cũng là hệ điều hành phổ biến cho tablets, và Android smart TV và hệ thống thông tin giải trí trên xe hơi cũng đã xuất hiện trong thị trường.
Mặc dù Android dựa trên phiên bản sửa đổi của nhân Linux, nhưng các nhà bình luận không đồng ý về việc liệu thuật ngữ "bản phân phối Linux" có nên áp dụng cho nó hay không và liệu đó có phải là "Linux" theo cách sử dụng phổ biến của thuật ngữ này hay không. Android là một bản phân phối Linux theo Linux Foundation, giám đốc nguồn mở của Google Chris DiBona, và một số nhà báo. Những người khác, chẳng hạn như kỹ sư Google Patrick Brady, nói rằng Android không phải là Linux theo nghĩa phân phối Linux tương tự Unix truyền thống; Android không bao gồm GNU C Library (nó dùng Bionic như một thư viện C thay thế) và một số thành phần khác thường được tìm thấy trong các bản phân phối Linux. Ars Technica đã viết rằng "Mặc dù Android được xây dựng dựa trên nhân Linux, nhưng nền tảng này có rất ít điểm chung với ngăn xếp Linux dành cho desktop thông thường".
Điện thoại di động và PDA chạy Linux trên nền tảng nguồn mở trở nên phổ biến hơn từ năm 2007, các ví dụ bao gồm Nokia N810, Openmoko Neo1973, và Motorola ROKR E8. Tiếp tục xu hướng, Palm (sau này được HP mua lại) đã phát triển một hệ điều hành mới có nguồn gốc từ Linux, webOS, được tích hợp vào dòng smartphone Palm Pre.
Maemo của Nokia, một trong những hệ điều hành di động sớm nhất, dựa trên Debian. Nó sau đó được hợp nhất với Moblin của Intel, một hệ điều hành dựa trên Linux khác, để trở thành MeeGo. Dự án này sau đó đã bị chấm dứt có lợi cho Tizen, một hệ điều hành nhắm vào các thiết bị di động cũng như IVI. Tizen là một dự án trong The Linux Foundation. Một vài sản phẩm của Samsung đã chạy Tizen, Samsung Gear 2 là ví dụ quan trọng nhất. Smartphone Samsung Z sẽ sử dụng Tizen thay vì Android.
Do sự chấm dứt của MeeGo, dự án Mer đã phân tách cơ sở mã MeeGo để tạo cơ sở cho các hệ điều hành hướng di động. Vào tháng 7 năm 2012, Jolla đã công bố Sailfish OS, hệ điều hành di động của riêng họ được xây dựng dựa trên công nghệ Mer.
Firefox OS của Mozilla gồm có nhân Linux, một lớp tương thích phần cứng, một runtime environment dựa trên web-standards và giao diện người dùng, web và trình duyệt web tích hợp..
Canonical đã phát hành Ubuntu Touch, nhằm mục đích mang lại sự hội tụ cho trải nghiệm người dùng trên hệ điều hành di động này và đối tác desktop của nó, Ubuntu. Hệ điều hành cũng cung cấp một desktop Ubuntu đầy đủ khi được kết nối với màn hình ngoài.
Hệ thống nhúng
Do chi phí thấp và dễ tùy chỉnh, Linux thường được sử dụng trong các hệ thống nhúng.Trong lĩnh vực thiết bị viễn thông không di động, phần lớn thiết bị cơ sở khách hàng customer-premises equipment (CPE) chạy một số hệ điều hành dựa trên Linux. OpenWrt là một ví dụ dựa vào cộng đồng mà nhiều bản phát hành phần mềm OEM dựa trên.
Ví dụ, máy quay video kỹ thuật số TiVo dùng một bản tuỳ chỉnh của Linux, cũng như một số tường lửa và bộ định tuyến mạng từ các nhà sản xuất như Cisco/Linksys. Các Music workstation như Korg OASYS, Korg KRONOS, Yamaha Motif XS/Motif XF, Yamaha S90XS/S70XS, Yamaha MOX6/MOX8 synthesizers, Yamaha Motif-Rack XS tone generator module,và Roland RD-700GX digital piano cũng chạy Linux. Linuxcũng được sử dụng trong các hệ thống điều khiển ánh sáng sân khấu, như bảng điều khiển WholeHogIII.
Gaming
Trong quá khứ, có rất ít trò chơi có sẵn cho Linux. Trong những năm gần đây, nhiều trò chơi đã được phát hành với sự hỗ trợ cho Linux (đặc biệt là Indie games), ngoại trừ một vài trò chơi tiêu đề AAA title. Android, một nền tảng di động phổ biến sử dụng nhân Linux, đã thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà phát triển và là một trong những nền tảng chính để phát triển trò chơi di động cùng với hệ điều hành iOS của Apple cho các thiết bị iPhone và iPad.
Ngày 14 tháng 2 năm 2013, Valve phát hành phiên bản Linux của Steam, một nền tảng phân phối game phổ biến trên PC. Nhiều game Steam đã được ported đến Linux. Ngày 13 tháng 12 năm 2013, Valve phát hành SteamOS, một hệ điều hành định hướng chơi game dựa trên Debian, để kiểm thử beta và có kế hoạch phát hành Steam Machines như một nền tảng chơi game và giải trí. Valve cũng đã phát triển VOGL, một trình gỡ lỗi OpenGL nhằm hỗ trợ phát triển video game, cũng như porting game engine Source của họ sang desktop Linux. Nhờ nỗ lực của Valve, một số trò chơi nổi bật như DotA 2, Team Fortress 2, Portal, Portal 2 và Left 4 Dead 2 hiện đã có sẵn trên Steam Linux.
Ngày 31 tháng 7 năm 2013, Nvidia phát hành Shield như một nỗ lực sử dụng Android như một nền tảng chơi game chuyên dụng.
Một số người dùng Linux chơi các trò chơi Windows thông qua Wine hoặc CrossOver Linux. Tuy nhiên, vì chạy trên lớp tương thích nên không phải trò chơi nào cũng có thể hoạt động
Ngày 22 tháng 8 năm 2018, Valve đã phát hành một Wineprefix riêng của họ có tên Proton, nhằm mục đích chơi game. Nó có một số cải tiến so với Wine ví dụ như các triển khai DirectX 11 và 12 dựa trên Vulkan, tích hợp Steam, hỗ trợ bộ điều khiển trò chơi và toàn màn hình tốt hơn và cải thiện hiệu suất cho các trò chơi đa luồng.
Chuyên dùng
Do tính linh hoạt, khả năng tùy biến và bản chất nguồn mở và miễn phí của Linux, có thể điều chỉnh cao Linux cho một mục đích cụ thể. Có hai phương pháp chính để tạo phân phối Linux chuyên dụng: xây dựng từ đầu hoặc từ phân phối mục đích chung làm cơ sở. Các bản phân phối thường được sử dụng cho mục đích này bao gồm Debian, Fedora, Ubuntu (bản thân nó dựa trên Debian), Arch Linux, Gentoo, và Slackware. Ngược lại, các bản phân phối Linux được xây dựng từ đầu không có cơ sở mục đích chung; thay vào đó, họ tập trung vào triết lý JeOS bằng cách chỉ bao gồm các thành phần cần thiết và tránh chi phí tài nguyên gây ra bởi các thành phần được coi là dư thừa trong các trường hợp sử dụng của phân phối.
Home theater PC
Một home theater PC (HTPC) là một PC chủ yếu được sử dụng như một hệ thống giải trí, đặc biệt là hệ thống rạp hát tại nhà. Nó thường được kết nối với TV và thường là một hệ thống âm thanh bổ sung.
OpenELEC, một bản phân phối Linux kết hợp với phần mềm trung tâm truyền thông Kodi, là một hệ điều hành được điều chỉnh riêng cho HTPC. Được xây dựng từ đầu tuân thủ nguyên tắc JeOS, OS này rất nhẹ và rất phù hợp với phạm vi sử dụng hạn chế của HTPC.
Ngoài ra còn có các phiên bản phân phối Linux đặc biệt bao gồm phần mềm trung tâm truyền thông MythTV, chẳng hạn như Mythbuntu, một phiên bản đặc biệt của Ubuntu.
Bảo mật kỹ thuật số
Kali Linux là một bản phân phối Linux dựa trên Debian được thiết kế cho kiểm tra pháp y kỹ thuật số và kiểm tra thâm nhập. Nó được cài đặt sẵn một số ứng dụng phần mềm để kiểm tra thâm nhập và xác định các khai thác bảo mật. BackBox phái sinh từ Ubuntu cung cấp các công cụ phân tích mạng và bảo mật được cài đặt sẵn để hack.BlackArch dựa trên Arch bao gồm hơn 2100 công cụ để nghiên cứu pentesting và bảo mật.
Có nhiều bản phân phối Linux được tạo ra với sự riêng tư, bí mật, ẩn danh mạng và bảo mật thông tin, bao gồm Tails, Tin Hat Linux và Tinfoil Hat Linux. Lightweight Portable Security là một bản phân phối dựa trên Arch Linux và được phát triển bởi Bộ Quốc phòng Mỹ. Tor-ramdisk là một bản phân phối tối thiểu được tạo ra chỉ để lưu trữ phần mềm ẩn danh mạng Tor.
Hệ thống cứu hộ
Các Live CD Linux từ lâu đã được sử dụng như một công cụ để khôi phục dữ liệu từ hệ thống máy tính bị hỏng và để sửa chữa hệ thống.Dựa trên ý tưởng đó, một số bản phân phối Linux được thiết kế cho mục đích này đã xuất hiện, hầu hết trong số đó sử dụng GParted làm trình chỉnh sửa phân vùng, với phần mềm sửa chữa dữ liệu và phục hồi hệ thống bổ sung:
GParted Live một bản phân phối dựa trên Debian được phát triên bởi Dự án GParted.
Parted Magic Một bản phân phối Linux thương mại
SystemRescueCD một bản phân phối dựa trên Arch với các hỗ trọ cho việc chỉnh sửa registry của Windows.
Trong không gian
SpaceX sử dụng nhiều máy tính bay dự phòng trong một thiết kế có khả năng chịu lỗi trong tên lửa Falcon 9. Mỗi động cơ Merlin được điều khiển bởi ba máy tính voting, với hai bộ xử lý vật lý trên mỗi máy tính liên tục kiểm tra hoạt động của nhau. Linux vốn không có khả năng chịu lỗi (không có hệ điều hành, vì đây là chức năng của toàn bộ hệ thống bao gồm cả phần cứng), nhưng phần mềm máy tính bay làm cho mục đích của nó. For flexibility, commercial off-the-shelf parts and system-wide "radiation-tolerant" design are used instead of radiation hardened parts. Đến tháng 7 năm 2019, SpaceX đã thực hiện hơn 76 lần phóng Falcon 9 kể từ năm 2010, trong đó có một lần đã chuyển thành công trọng tải chính của mình lên quỹ đạo dự định và đã sử dụng nó để vận chuyển các phi hành gia lên International Space Station. Dragon 2 crew capsule cũng sử dụng Linux kết hợp với Chromium OS cho giao diện người dùng của nó.
Windows đã được triển khai như là hệ điều hành trên các máy tính xách tay quan trọng phi nhiệm vụ được sử dụng trên trạm vũ trụ, nhưng sau đó nó đã được thay thế bằng Linux. Robonaut 2, robot hình người đầu tiên trong không gian, cũng dựa trên Linux.
Jet Propulsion Laboratory đã sử dụng Linux trong một số năm "để trợ giúp các dự án liên quan đến việc xây dựng chuyến bay không gian không người lái và thám hiểm không gian sâu"; NASA sử dụng Linux trong chế tạo robot trong máy bay trên sao Hỏa và Ubuntu Linux để "lưu dữ liệu từ vệ tinh".
Giáo dục
Các bản phân phối Linux đã được tạo để cung cấp trải nghiệm thực hành về mã hóa và mã nguồn cho sinh viên, trên các thiết bị như Raspberry Pi. Ngoài việc sản xuất một thiết bị thực tế, ý định là cho học sinh thấy "cách mọi thứ hoạt động dưới mui xe".
Các dẫn xuất Edubuntu và The Linux Schools Project của Ubuntu, cũng như Skolelinux phái sinh từ Debian, cung cấp các gói phần mềm định hướng giáo dục. Chúng cũng bao gồm các công cụ để quản lý và xây dựng phòng thí nghiệm máy tính của trường và các lớp học dựa trên máy tính, như Linux Terminal Server Project (LTSP).
Khác
Instant WebKiosk và Webconverger là các bản phân phối Linux dựa trên trình duyệt web thường được sử dụng trong các web kiosks và biển hiệu điện tử. Thinstation là một phân phối tối giản được thiết kế cho thin clients. Rocks Cluster Distribution được thiết kế cho các cụm tính toán hiệu năng cao.
Có các bản phân phối Linux có mục đích chung nhắm vào đối tượng cụ thể, chẳng hạn như người dùng của một ngôn ngữ hoặc khu vực địa lý cụ thể. Những ví dụ như vậy bao gồm Ubuntu Kylin cho người dùng ngôn ngữ Trung Quốc và BlankOn nhắm vào người Indonesia. Các bản phân phối dành riêng cho chuyên gia bao gồm Ubuntu Studio để tạo phương tiện truyền thông và DNALinux cho tin sinh học. Ngoài ra còn có một bản phân phối theo định hướng Hồi giáo của tên Sabily do đó cũng cung cấp một số công cụ Hồi giáo. Một số tổ chức sử dụng các bản phân phối Linux chuyên biệt một chút trong nội bộ, bao gồm GendBuntu được sử dụng bởi Hiến binh quốc gia Pháp, Goobuntu được dùng bởi Google, và Astra Linux phát triển riêng cho Quân đội Nga
Thị phần và tăng trưởng
Nhiều nghiên cứu định lượng về phần mềm tự do nguồn mở tập trung vào các chủ đề bao gồm thị phần và độ tin cậy, với nhiều nghiên cứu đặc biệt kiểm tra Linux. Thị phần Linux đang phát triển nhanh chóng và doanh thu của máy chủ, máy tính để bàn và phần mềm đóng gói chạy Linux dự kiến sẽ vượt quá 35,7 tỷ đô la vào năm 2008. Các nhà phân tích và người đề xuất cho rằng sự thành công tương đối của Linux là bảo mật, độ tin cậy, thấp chi phí và tự do từ nhà cung cấp khóa.
Desktop và laptop
Theo thống kê của máy chủ web, (nghĩa là dựa trên những con số được ghi lại từ lượt truy cập vào trang web của các thiết bị khách,) , thị phần ước tính của Linux trên máy tính để bàn là khoảng 2.1%. So sánh với, Microsoft Windows có thị phần khoảng 87%, trong khi macOS chiếm khoảng 9.7%.
Máy chủ Web
W3Cook công bố số liệu thống kê sử dụng top 1,000,000 tên miền của Alexa, trong đó ước có 96.55% máy chủ web chạy Linux, 1.73% chạy Windows, và 1.72% chạy FreeBSD.
W3Techs công bố số liệu thống kê sử dụng top 1,000,000 tên miền của Alexa được cập nhật hàng tháng và tính đến tháng 11 năm 2016 ước tính rằng 66.7% máy chủ web chạy Linux/Unix, và 33.4% chạy Microsoft Windows.
Tháng 9 năm 2008, Steve Ballmer CEO của Microsoft, đã tuyên bố rằng 60% máy chủ web chạy Linux, so với 40% chạy Windows Server.
Báo cáo Q1 2007 của IDC chỉ ra rằng Linux nắm giữ 12,7% thị trường máy chủ nói chung tại thời điểm đó; ước tính này dựa trên số lượng máy chủ Linux được bán bởi các công ty khác nhau và không bao gồm phần cứng máy chủ được mua riêng mà đã cài đặt Linux sau đó.
Thiết bị di động
Android, dựa trên nhân Linux, đã trở thành hệ điều hành thống trị cho smartphones. Trong quý II năm 2013, 79,3% điện thoại thông minh được bán trên toàn thế giới đã sử dụng Android. Android cũng là một hệ điều hành phổ biến cho máy tính bảng, chịu trách nhiệm cho hơn 60% doanh số máy tính bảng tính đến năm 2013. Theo thống kê của máy chủ web, tính toán 12 tháng 3 năm 2014 Android có thị phần khoảng 46%, với iOS nắm giữ 45%, và 9% còn lại được quy cho các nền tảng thích hợp khác nhau.
Sản xuất phim
Trong nhiều năm, Linux là nền tảng được lựa chọn trong ngành công nghiệp điện ảnh. Bộ phim lớn đầu tiên được sản xuất trên máy chủ Linux là Titanic (1997). Kể từ đó, các hãng phim lớn bao gồm DreamWorks Animation, Pixar, Weta Digital, và Industrial Light & Magic đã chuyển sang. Theo Linux Movies Group, hơn 95% máy chủ và máy tính để bàn tại các công ty hoạt hình và hiệu ứng hình ảnh lớn sử dụng Linux.
Dùng trong chính phủ
Các bản phân phối Linux cũng đã trở nên phổ biến với các chính quyền địa phương và quốc gia khác nhau. Chính phủ liên bang Brazil nổi tiếng vì hỗ trợ cho Linux. Tin tức về việc quân đội Nga tạo ra bản phân phối Linux của riêng mình cũng đã xuất hiện và đã trở thành hiện thực với tên gọi Dự án G.H.ost. Bang Kerala của Ấn Độ đã đi đến mức bắt buộc tất cả các trường trung học tiểu bang chạy Linux trên máy tính của họ. Trung Quốc sử dụng Linux làm hệ điều hành cho gia đình bộ xử lý Loongson để đạt được sự độc lập về công nghệ. Ở Tây Ban Nha, một số khu vực đã phát triển các bản phân phối Linux của riêng họ, được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức giáo dục và chính thức, như gnuLinEx tại Extremadura và Guadalinex tại Andalusia. Pháp và Đức cũng đã thực hiện các bước đối với việc áp dụng Linux. Red Star OS của Bắc Triều Tiên, được phát triển từ năm 2002, dựa trên phiên bản Fedora Linux.
Bản quyền, thương hiệu và tên gọi
Nhân Linux được cấp phép theo GNU General Public License (GPL) v2. GPL yêu cầu bất kỳ ai phân phối phần mềm dựa trên mã nguồn theo giấy phép này, phải cung cấp mã nguồn gốc (và mọi sửa đổi) cho người nhận theo cùng điều khoản. Các thành phần chính khác của bản phân phối Linux điển hình cũng chủ yếu được cấp phép theo GPL, nhưng chúng có thể sử dụng các giấy phép khác; nhiều thư viện sử dụng GNU Lesser General Public License (LGPL), một biến thể dễ dàng hơn của GPL, và việc triển khai X.Org của X Window System sử dụng MIT License.
Torvalds tuyên bố rằng nhân Linux sẽ không chuyển từ phiên bản 2 của GPL sang phiên bản 3. Ông đặc biệt không thích một số quy định trong giấy phép mới cấm sử dụng phần mềm trong quản lý quyền kỹ thuật số. Nó cũng sẽ không thực tế để khi yêu cầu được sự cho phép từ tất cả các chủ sở hữu bản quyền, vốn dĩ có hàng ngàn.
Một nghiên cứu năm 2001 về Red Hat Linux 7.1 cho thấy bản phân phối này chứa 30 triệu dòng mã nguồn. Sử dụng mô hình Constructive Cost Model, nghiên cứu ước tính rằng phân phối này cần khoảng tám nghìn năm thời gian phát triển. Theo nghiên cứu, nếu tất cả phần mềm này được phát triển bằng các phương tiện độc quyền thông thường, thì nó sẽ tốn khoảng USD (tỉ giá )để phát triển ở Hoa Kỳ. Hầu hết mã nguồ (71%) được viết bằng ngôn ngữ C, nhưng nhiều ngôn ngữ khác cũng được sử dụng, bao gồm C++, Lisp, Hợp ngữ, Perl, Python, Fortran, và các ngôn ngữ shell scripting khác nhau. Hơn một nửa số dòng mã được cấp phép theo GPL. Bản thân hạt nhân Linux là 2,4 triệu dòng mã, chiếm 8% tổng số.
Trong một nghiên cứu sau đó, phân tích tương tự đã được thực hiện cho phiên bản Debian 4.0 (được phát hành năm 2007). Phân phối này chứa gần 283 triệu dòng mã nguồn, và nghiên cứu ước tính rằng nó sẽ cần khoảng bảy mươi ba nghìn năm nhân lực và tốn 8,84 đô la Mỹ (năm 2020 đô la) để phát triển bằng các phương tiện thông thường.
Tại Hoa Kỳ, tên Linux là nhãn hiệu đã được đăng ký cho Linus Torvalds. Ban đầu, không ai đăng ký nó, nhưng vào ngày 15 tháng 8 năm 1994, William R. Della Croce, Jr. đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Linux và sau đó yêu cầu tiền bản quyền từ các bản phân phối Linux. Năm 1996, Torvalds và một số tổ chức bị ảnh hưởng đã kiện ông ta để thương hiệu được gán cho Torvalds, và, năm 1997, vụ việc đã được giải quyết. Việc cấp phép cho nhãn hiệu đã được xử lý bởi Linux Mark Institute (LMI). Torvalds đã tuyên bố rằng ông chỉ đăng ký tên thương hiệu này để ngăn người khác sử dụng nó. LMI ban đầu đã tính phí cấp phép danh nghĩa cho việc sử dụng tên Linux như một phần của nhãn hiệu, nhưng sau đó đã thay đổi điều này để cung cấp quyền cấp phép miễn phí, vĩnh viễn trên toàn thế giới.
Free Software Foundation (FSF) muốn dùng GNU/Linux làm tên gọi khi đề cập đến toàn bộ hệ điều hành, vì họ coi các bản phân phối Linux là các biến thể của hệ điều hành GNU do Richard Stallman, chủ tịch của FSF khởi xướng năm 1983. Họ rõ ràng không có vấn đề gì đối với tên Android cho Android OS, đây cũng là một hệ điều hành dựa trên nhân Linux, vì GNU không phải là một phần của nó.
Một số ít các nhân vật công cộng và các dự án phần mềm khác ngoài Stallman và FSF, đặc biệt là Debian (được FSF tài trợ cho đến năm 1996), cũng sử dụng GNU/Linux khi nói về toàn bộ hệ điều hành. Tuy nhiên, hầu hết các phương tiện và cách sử dụng phổ biến đều đề cập đến họ hệ điều hành này đơn giản là Linux, cũng như nhiều bản phân phối Linux lớn (ví như, SUSE Linux và Red Hat Enterprise Linux). Ngược lại, các bản phân phối Linux chỉ chứa phần mềm tự do sử dụng "GNU/Linux" hoặc đơn giản là "GNU", ví dụ như Trisquel GNU/Linux, Parabola GNU/Linux-libre, BLAG Linux and GNU, và gNewSense.
, khoảng 8% đến 13% phân phối Linux hiện đại được tạo từ các thành phần GNU (phạm vi tùy thuộc vào việc liệu Gnome có được coi là một phần của GNU hay không), như được xác định bằng cách đếm các dòng mã nguồn tạo nên bản phát hành "Natty" của Ubuntu; trong khi đó, 6% được lấy bởi nhân Linux, tăng lên 9% khi bao gồm các phụ thuộc trực tiếp của nó.
Tài liệu học tập nghiên cứu
Trên thế giới có rất nhiều các website riêng về Linux. Dưới đây là một trong những trang phổ biến:
Linux Weekly News: Cung cấp những thông tin hàng đầu về cộng đồng mã nguồn mở
Slash Dot: Những thông tin được cập nhật hàng ngày về phần mềm tự do
Up Ubuntu: Trang web với những bài hướng dẫn, mẹo vặt về cài đặt hay nâng cấp phần mềm trong ubuntu. Ngoài ra còn cung cấp hệ thống lựa chọn các chuyên mục như Tips, System, General, Themes, Gnome Shell,...
Make Teche Easies: Một nguồn thông tin đáng tham khảo về nhiều hệ thống điều hành như Linux, Mac hay Windows, ngoài ra còn có những bài hướng đẫn về các trình duyệt web nổi tiếng.
OMG Ubuntu: Chứa nhiều bài viết, tin tức cập nhật mỗi ngày về hệ điều hành Ubuntu - một trong những distro Linux nổi tiếng
Linux From Scrath: Một dự án cung cấp những chỉ dẫn từng bược giúp người dùng tự xây dựng một thống Linux cho riêng mình
Wikipedia: Bách khoa toàn thư mở, chứa nhiều cần thiết về Linux
Sourceforge: SourceForge là một hệ thống quản lý các phiên bản trong quá trình phát triển phần mềm theo mô hình cộng tác. SourceForge cung cấp một phần mềm giao diện mặt trước dùng để quản lý chu kỳ phát triển phần mềm và có khả năng hợp nhất với đa số các ứng dụng mã nguồn mở như Apache, PostgreSQL, Subversion v.v...
Distro Watch: Trang web cho phép tra cứu những thông tin mới nhất về các hệ thống Unix-like cũng như các bản distro của Linux. Tại đây người người có thể xem những thông tin như: kiểu hệ thống, hệ thống dựa trên distro nào, môi trường desktop chạy distro. Trang web còn giới thiệu những sách mới viết về các hệ thống Unix-like, lập trình,...
Sandra Henry Stocker's Blog: Blog của một quản trị viên hệ thống Unix lâu năm. Do đó mà blog này chứa nhiều các bài hướng dẫn, các mẹo vặt và các nhận xét theo kinh nghiệm. Nhưng không phải vì thế mà các bài viết đều quá chuyên sâu, khó đọc hay khó hiểu, mà phần lớn chúng đều cung cấp một các kiến thức cơ bản cho việc tự học hay nghiên cứu linux của người mới bắt đầu.
Linux[dot]com: Một nguồn thông tin phong phú về Linux, bao gồm các thông tin được cập nhật thường xuyên về phần mềm, phần cứng, các thiết bị nhúng,... Nhiều bài hướng dẫn, tài liệu, hay video học Linux. Trang web còn chứa một "thư mục" về sách, phần mềm, ứng dụng hay các thiết bị cầm tay chạy Linux hoặc liên quan đến Linux.
WebUpd8 là một blog về Ubuntu/Linux. Nó chủ yế cung cấp các tin tức hằng này, các mẹo, những bình phẩm về phần mềm. Đây là một blog có một lượng đọc giả đông đảo: gần 14,500 người thêm họ vào Google+, 27,000 người thích WebUupd8 trên facebook, hơn 700,000 khách viếng thăm mỗi tháng. Blog gồm hơn 4,000,000 trang. Hơn nữa webupd8 còn có một kho PPA riêng cho các hệ điều hành dựa trên Debian, chứa nhiều phần mềm được cập nhật mới nhất.
How-To-Geek: Là một tập chí về công nghệ online, có nhiều bài viết, hướng dẫn hữu ích với nỗ lực làm cho nội dung dễ hiểu cho cả những người đọc bình thường chứ không riêng gì những người có kinh nghiệm. Tuy nhiên tạp chí này không chỉ về Linux mà còn có các cataloge về Windows, Mac OS X, Ứng dụng văn phòng, tin tức, bộ sưu tập ảnh nền,...
Noobslab on Ubuntu, Mint and Debian: Một trang tin tức về các distro nổi tiếng như Ubuntu, Linux, Debian, OpenSUSE... Bao gồm nhiều bài báo, bài hướng dẫn, danh mục các theme đẹp cho Gnome-Shell hay Conky, thích hợp cho những người có nhu cầu trang hoàn cho giao diện hệ thống của họ. Như How-To-Geek trang web này cũng có một bộ sưu tập ảnh nền
Linux&Life: Bắt đầu vào khoảng năm 2011, Linux&Life là một website riêng về Linux và mã nguồn mở. Trang web chứa hàng trăm bài viết về các ứng dụng, các distro, các mẹo vặt hay các công cụ trang trí Desktop
How to force: Diễn đàn hỏi đáp và hướng dẫn về Linux - Linux Tutorial
Các forum về mã nguồn mở ở Việt Nam:
Ubuntu Việt Nam: Diễn đàn về distro ubuntu ở Việt Nam
Cộng đồng Linux VN: Diễn đàn thảo luận về Quản trị, thủ thuật Linux ở Việt Nam
Các bản phân phối Linux
Linux hiện nay có nhiều bản phân phối khác nhau, một phần là bởi vì tính chất nguồn mở của nó. Sau đây là một số bản phân phối chủ yếu, danh sách được cập nhật vào 26/10/2017: |
Huế là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Huế từng là kinh đô (cố đô Huế) của Việt Nam dưới triều Tây Sơn (1788–1801) và triều Nguyễn (1802–1945). Hiện nay, thành phố là một trong những trung tâm về văn hóa – du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Những địa danh nổi bật là sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Thành phố có năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). Ngoài ra, Huế còn là một trong những địa phương có di sản hát bài chòi đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Lịch sử và tên gọi
Thuận Hóa
Năm 1306, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông và Hoàng đế Trần Anh Tông của Đại Việt gả Công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân theo lời hứa của Trần Nhân Tông khi đi thăm Chiêm Thành thời gian trước đó. Chế Mân dâng sính lễ gồm có hai Châu Ô và Châu Lý (từ Nam Quảng Trị đến Thừa Thiên - Huế ngày nay).
Năm 1307, vua Trần Anh Tông tiếp quản vùng đất mới và đổi tên là châu Thuận và châu Hóa. Việc kết hợp hai châu này làm một và đặt tên phủ là Thuận Hóa (chữ Hán: 順化) được thực hiện dưới thời thuộc Nhà Minh. Đến đời Nhà Hậu Lê, châu Thuận và châu Hóa hợp thành Thuận Hóa và trở thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Năm 1604, Nguyễn Hoàng đã bỏ cấp huyện Điện Bàn thuộc trấn Thuận Hóa, nâng lên thành cấp phủ, sáp nhập vào trấn Quảng Nam. Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn, (thế kỷ 17 – 18) là vùng đất trải dài từ phía nam sông Gianh cho tới đèo Hải Vân.
Phú Xuân
Năm 1626, để chuẩn bị cho việc chống lại nhà họ Trịnh, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên dời dinh đến làng Phước Yên (Phúc An) thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên và đổi dinh thành phủ. Năm 1636, Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chọn làng Kim Long, thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, làm nơi đặt Phủ. Năm 1687, Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái, dời Phủ chúa về làng Phú Xuân (chữ Hán: 富春), thuộc huyện Hương Trà vào năm 1712, chúa Minh Nguyễn Phúc Chu dời phủ về làng Bác Vọng, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên làm nơi đặt phủ mới. Đến khi Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát lên cầm quyền năm 1738 thì phủ chúa mới trở về lại vị trí Phú Xuân và yên vị từ đó cho đến ngày thất thủ về tay quân họ Trịnh.
Năm 1802, sau khi thống nhất Việt Nam, vua Gia Long đã "đóng đô ở Phú Xuân, mới gọi là Kinh sư" .
Sự xuất hiện của tên địa danh Huế
Hiện chưa có nguồn thông tin nào khẳng định địa danh "Huế" chính thức xuất hiện lúc nào, theo một số thông tin thì:
Vua Lê Thánh Tông có lẽ là người đầu tiên nói đến địa danh Huế trong bài văn nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn. Trong đó có câu: "Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế,thuyền tám tầm chở đã vạy then".
Những tài liệu sử học cũ ngoại trừ Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế.
Bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim là bộ sử đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ, ngoài nguồn sử liệu truyền thống, tác giả đã sử dụng nguồn sử liệu của phương Tây, và tên Huế xuất hiện.
Trong hồi ký của Pierre Poivre, một thương nhân Pháp đến Phú Xuân vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng hoàn chỉnh là Hué.
Năm 1787, Le Floch de la Carrière đã vẽ bản đồ duyên hải Đàng Trong cho Bộ Hải Quân Pháp, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một cách khá rõ và cái tên Huế đã được ghi như cách người Pháp thường viết về sau: HUÉ.
Trong một lá thư viết tại Sài Gòn ngày 15 tháng 7 năm 1789 của Olivvier de Puynamel gởi cho Létodal ở Macao, hai lần cái tên Hué được nhắc đến khi nói về tình hình nơi này.
Triều Nguyễn
Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh (sau này là Hoàng đế Gia Long) đã thành công trong việc thiết lập việc kiểm soát của mình trên toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam. Ông đặt Phú Xuân làm Kinh thành, đồng thời đặt dinh Quảng Đức làm vùng phụ cận bao bọc Kinh thành. Sau khi Minh Mạng lên ngôi, đã đổi dinh Quảng Đức thành phủ Thừa Thiên. Trong đợt cải cách hành chính 1831-1832, các đơn vị hành chính lớn như dinh, trấn được đổi thành tỉnh, trực thuộc thẳng triều đình. Riêng phủ Thừa Thiên do có vị trí kinh sư nên vẫn giữ cấp phủ, nhưng có địa vị ngang cấp tỉnh.
Nhận xét về địa thế và lý do chọn Huế làm kinh đô, Minh Mạng cho rằng:Mậu tý, năm Minh Mệnh thứ 9 [1828],
Vua lại bảo thị thần rằng: "Người có nước [vua] có hai việc là sửa đức và thiết hiểm đều không thể thiếu được. Nay trẫm chế tạo tàu đồng là muốn giữ những chỗ yếu hại ven biển, làm xưởng chứa sẵn đấy, để lúc có việc dùng đến. Vả lại chỗ yếu lại không đâu bằng vụng Trà Sơn. Tàu ngoại quốc đến chỉ có thể đỗ ở đấy, mà chướng khí rất dữ, giếng độc hơn 10 cái. Trước có tàu Tây dương tránh gió đến đấy, cuối cùng bị nước độc làm hại, do đấy mà nói rằng người ngoại quốc dù có muốn dòm ngó cũng không sao làm được. Hơn nữa do đó ta lại giữ được chỗ hiểm để có thể vận dụng tàu thuyền kia mà. Vả lại lấy hình thế nước ta mà nói, Gia Định thì dòng sông quanh co, Bắc Thành thì đồng nội bằng phẳng, đều không có chỗ hiểm yếu đáng cậy được. Bình Định địa thế hơi mạnh nhưng lại chật hẹp; Quảng Nam non nước cũng tốt, nhưng lại lệch xiêu; cả đến Quảng Bình, Thanh Hoa đều không phải là chỗ đóng kinh đô được. Tóm lại không đâu bằng Phú Xuân, đất cát cao sáng, núi sông yên lặng; đường thủy thì có Thuận An, Tư Dung là nơi hiểm yếu, đường bộ thì có Quảng Bình, Hải Vân, ngăn che sông lớn quanh quất ở đằng trước, đèo cao giữ ở bên hữu, rồng lượn hổ ngồi, thế khoẻ hình mạnh. Đó là trời đất đặt ra để làm chỗ cho Liệt thánh ta đóng đô mà để lại cho con cháu đến ức muôn năm mãi mãi. Hoặc có kẻ nói Kinh sư đất nhiều đá sỏi người ta thường xem là nơi củi quế gạo châu. Nhưng giáp biển dựa núi, các thứ cá các thứ gỗ, dùng không thể hết, vốn các trấn không so sánh được; huống chi đô thành ở đấy, thấm nhuần đức trạch đã lâu. Trẫm lại tha thuế giảm thuế cho kinh kỳ trước nhất, đời sống của dân há chẳng thừa thãi hay sao? Đó thực là nơi kinh đô tốt nhất của đế vương, muôn đời không thể đổi được vậy".Cho đến thời kỳ đầu Pháp thuộc, Huế là một tên gọi dân gian để chỉ Kinh thành. Mãi đến ngày 12 tháng 7 năm 1899, dưới tác động của chính quyền thực dân muốn đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, vua Thành Thái đã ban Dụ thành lập thị xã Huế (Centre urbain de Hué), với ranh giới được xác lập xen giữa Kinh thành bao gồm các vùng phụ cận quanh kinh thành và dải đất dọc theo bờ nam sông Hương, tức là trục đường Lê Lợi nối từ cầu Ga đến Đập Đá ngày nay. Dụ này được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y vào ngày 30 tháng 8 năm 1899. Từ đó, địa danh Huế trở thành địa danh chính thức cho đến tận ngày nay.
Cho đến năm 1902, bộ máy quản lý thị xã Huế gồm Công sứ Thừa Thiên Le Marchant de Trigon, kế toán Dejoux, thư ký kế toán Vanez
Những năm sau đó, thị xã Huế có ba lần mở rộng ranh giới về phía Nam sông Hương theo các Dụ ngày 22 tháng 6 năm 1903 của vua Thành Thái, ngày 9 tháng 5 năm 1908 của vua Duy Tân và ngày 21 tháng 11 năm 1921 của vua Khải Định. Bấy giờ, thị xã Huế được phân làm 9 phường gồm: Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ, Đệ Ngũ, Đệ Lục, Đệ Thất, Đệ Bát và Đệ Cửu. Mặc dù vậy, việc phân chia này chỉ trên danh nghĩa, vì các phần đất đai và dân cư ngoài kinh thành Huế vốn thuộc địa phận làng nào của huyện Hương Trà, Hương Thủy thì đều do các huyện ấy cai quản.
Mãi đến ngày 12 tháng 12 năm 1929, cựu Khâm sứ Trung Kỳ, Toàn quyền Đông Dương Pierre Marie Antoine Pasquier là quyết định công nhận thị xã Huế là thành phố đô thị loại 3 (Commune de Hué), đồng thời xác lập bộ máy hành chính của thành phố đứng đầu là một viên Đốc lý do Công sứ Pháp ở phủ Thừa Thiên kiêm nhiệm, điều hành mọi công việc quản trị hành chính. Giúp việc cho Đốc lý có Phó đốc lý đồng thời là Phó công sứ. Ngoài ra còn có một Hội đồng thành phố được thành lập, cũng do viên Đốc lý người Pháp làm Chủ tịch. Đốc lý đầu tiên là Maurice-Arsène Devé (1929 - 1930), thư ký thành phố là Labbey
Năm 1933, Bảo Đại ra Sắc lệnh số 41, chuẩn y việc chỉnh đốn công tác quản lý và điều hành thành phố Huế. Chức danh đứng đầu thành phố gọi là Bang tá, ngang hàng Tri huyện trong phẩm hàm quan lại người Việt, nhưng trên thực tế, mọi việc vẫn phụ thuộc vào viên đốc lý là Công sứ Pháp ở Thừa Thiên.
Kể từ năm 1935, thành phố Huế mới chính thức trở thành đơn vị hành chính độc lập, không còn tình trạng nhập nhằng địa giới xen với các huyện Hương Trà, Hương Thủy; phần đất nào thuộc các phường thì sáp nhập hẳn vào thành phố quản lý. Vào thời điểm đó, trong Thành nội tức khu vực kinh thành (trừ Đại nội) gồm có 10 phường: Tây Lộc, Tây Linh, Trung Hậu, Phú Nhơn, Vĩnh An, Thái Trạch, Trung Tích, Huệ An, Thuận Cát, Tri Vụ. Ngoài kinh thành và nam sông Hương có 11 phường gồm: phường Phú Bình, Phú Thịnh, Phú Hòa, Phú Hội, Phú Nhuận, Phú Vĩnh, Phú Ninh, Phú Cát, Phú Mỹ, Phú Thọ và Phú Hậu. Tổng cộng thành phố Huế có 21 phường.
Như vậy, kể từ năm 1929 đến 1945, vùng đất Thừa Thiên Huế cùng một lúc có ba tổ chức hành chính gồm Kinh sư do Đề đốc Kinh thành của triều đình trông coi, phủ Thừa Thiên có Phủ doãn cai quản và thành phố Huế đứng đầu là Đốc lý thành phố do Công sứ Pháp ở Thừa Thiên kiêm nhiệm. Trên thực tế, trừ khu vực Kinh thành, Công sứ Pháp ở Thừa Thiên mới thực sự là người nắm quyền cai trị hành chính trong toàn phủ Thừa Thiên.
Chiến tranh Việt Nam
Năm 1945, lực lượng Việt Minh giành được chính quyền trên cả nước, lập chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt thủ đô tại Hà Nội. Hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn là Bảo Đại tuyên bố thoái vị và trở thành Cố vấn cho chính phủ mới. Từ đó, Huế mất đi địa vị kinh đô. Ngay cả khi Cựu hoàng Bảo Đại sau thời gian lưu vong trở lại Việt Nam với sự giúp đỡ của thực dân Pháp vào năm 1949, đã tuyên bố mình là "Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam", với đô thành là Sài Gòn,. Mặc dù vậy, Quốc gia Việt Nam chỉ tồn tại trên danh nghĩa và Quốc trưởng Bảo Đại lại dành hầu hết thời gian của mình ở Đà Lạt. Ông hầu như rất ít khi về lại cố đô Huế, nơi thường diễn ra tranh chấp ác liệt giữa quân đội Pháp và lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, vị trí của trung tâm thành phố Huế rất gần khu vực giới tuyến giữa 2 miền Nam Bắc, đặt nó ở một vị trí rất dễ bị tấn công trong chiến tranh Việt Nam. Trong Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968, trong trận Huế, thành phố đã bị thiệt hại nặng nề nhưng các danh lam thắng cảnh của thành phố vẫn đang trong tình trạng tốt.
Thị xã Huế
Vào cuối thế kỷ 19, xứ Huế và cả Trung Kỳ là nơi chậm phát triển kinh tế công-thương nghiệp so với Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Một trong những giải pháp có thể đáp ứng tích cực những yêu cầu ấy là xúc tiến việc thiết lập các khu hành chính đô thị.
Ngày 6 tháng 9 năm Thành Thái thứ 10 (ngày 20 tháng 10 năm 1898), dưới sự chỉ đạo và phê duyệt của Khâm sứ Trung Kỳ Boulloché, Cơ Mật Viện triều đình Huế đã làm tờ trình dâng lên Thành Thái yêu cầu nhà vua cho phép "những nơi nào Khâm sứ Trung Kỳ và Cơ Mật Viện xét thấy cần thiết, sẽ thiết lập ở nơi đó một đô thị".
Ngày 5 tháng 6 năm Thành Thái thứ 11 (ngày 12 tháng 7 năm 1899), vua Thành Thái xuống Dụ công bố thành lập thị xã Huế với nội dung: "Chiểu theo kết quả tốt đẹp của những biện pháp mà Cơ Mật Viện đã đề xuất vào ngày 6 tháng 9 năm Thành Thái thứ 10 về vấn đề thành lập các đô thị ở An Nam, nay trẫm quyết định bổ khuyết các biện pháp đó bằng một tổ chức hẳn hoi. Tổ chức này được áp dụng ở các thị xã là Thanh Hóa, Vinh, Huế, Hội An, Quy Nhơn và Phan Thiết"
Ngày 13 tháng 7 năm 1899, Khâm sứ Trung Kỳ Boulloché phê duyệt tờ Dụ của vua Thành Thái, và đến ngày 30 tháng 8 năm 1899 Toàn quyền Đông Dương ra quyết định chuẩn y thành lập "thị xã Huế" (cùng 5 thị xã trên) .
Thành phố Huế
Sau ngày tuyên bố độc lập (ngày 2 tháng 9 năm 1945), Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành kiện toàn lại bộ máy quản lý nhà nước, sắp xếp lại lại các đơn vị hành chính trong cả nước. Sắc lệnh số 77 ngày 21 tháng 12 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam quy định Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Sài Gòn đều đặt làm thành phố. Thành phố Hà Nội được đặt trực tiếp dưới quyền của Chính phủ Trung ương, còn các thành phố khác đều thuộc quyền của các Kỳ. Ở mỗi thành phố đặt cơ quan Hội đồng nhân dân thành phố, Uỷ ban hành chính thành phố, Uỷ ban hành chính khu phố... Đầu năm 1946, Chính phủ Việt Nam giải tán các cấp hành chính châu, quận, phủ, tổng; thành lập chính quyền bốn cấp từ bộ đến tỉnh- thành phố, huyện, xã (bãi bỏ cấp kỳ, thay vào đó là cấp bộ).
Lịch sử hành chính thành phố Huế từ năm 1954
Giai đoạn từ năm 1954-1975: sau khi thành lập chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và ban hành hiến pháp, tổng thống Ngô Đình Diệm đã tiến hành xây dựng bộ máy hành chính từ trung ương đến cơ sở, đồng thời tiến hành cải tổ nền hành chính ở các địa phương. Theo tinh thần tờ Dụ số 57A ngày 24 tháng 10 năm 1956 với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, thị xã Huế là đơn vị hành chính ngang cấp với tỉnh Thừa Thiên, tuy tỉnh lị Thừa Thiên đặt ở Huế. Mô hình này chỉ tồn tại đến năm 1975.
Sau năm 1975, thành phố Huế được chọn làm tỉnh lỵ tỉnh Bình Trị Thiên. Lúc này, cấp quận bị bãi bỏ, toàn thành phố được chia thành 11 phường: Phú An, Phú Cát, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Thuận, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Vĩnh Lợi và Vĩnh Ninh. Năm 1976, bốn xã: Thủy Phú, Thủy Phước, Thủy Trường, Thủy Xuân thuộc huyện Hương Thủy; xã Hương Lưu thuộc huyện Phú Vang và xã Xuân Long thuộc huyện Hương Trà được sáp nhập vào thành phố Huế.
Ngày 13 tháng 3 năm 1979, giải thể phường Phú An, dân và đất của của phường này giao cho phường Phú Cát quản lý. Phường Phú An (trước năm 1976 là khu phố Phú An) vốn là đơn vị hành chính quản lý cư dân vạn đò trên sông Hương và các sông đào.
Ngày 11 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 64-HĐBT. Theo đó:
Sáp nhập 8 xã: Hương Hải, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Sơ, Hương Long, Hương Hồ, Hương Bình, Hương Thọ (trừ thôn Dương Hòa) và các thôn Thanh Chữ, Cổ Bưu, Bổn Trì, Bổn Phổ, An Lưu của xã Hương Chữ thuộc huyện Hương Điền vào thành phố Huế
Sáp nhập 9 xã: Thủy Bằng, Thủy Biều, Thủy An, Thủy Dương, Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Tân và các xóm Cồn Trâu, Cổ Thành, Vườn Trầu, Đồng Giáp của xã Thủy Vân thuộc huyện Hương Phú vào thành phố Huế.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Huế có 10 phường và 23 xã.
Ngày 17 tháng 9 năm 1981, chia xã Hương Hồ thành 2 xã: Hương Hồ và Hương An.
Ngày 6 tháng 1 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 03-HĐBT. Theo đó:
Chia xã Hương Hải thành 2 xã Thuận An và Hải Dương
Thành lập 2 xã Bình Điền và Bình Thành tại các khu kinh tế mới
Chia phường Phú Thuận thành 2 phường Phú Thuận và Phú Bình
Thành lập phường An Cựu trên cơ sở tách một phần diện tích, dân số của phường Vĩnh Lợi và xã Thủy An
Thành lập phường Phường Đúc trên cơ sở tách một phần diện tích, dân số của phường Vĩnh Ninh và xã Thủy Xuân
Chuyển xã Xuân Long thành phường Kim Long
Chuyển xã Hương Lưu thành phường Vỹ Dạ
Chuyển xã Thủy Phú thành phường Xuân Phú
Chuyển xã Thủy Phước thành phường Phước Vĩnh
Chuyển xã Thủy Trường thành phường Trường An.
Cuối năm 1988, thành phố Huế có 18 phường: An Cựu, Kim Long, Phú Bình, Phú Cát, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Thuận, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Trường An, Vỹ Dạ, Vĩnh Lợi, Vĩnh Ninh, Xuân Phú và 22 xã: Bình Điền, Bình Thành, Hải Dương, Hương An, Hương Bình, Hương Hồ, Hương Long, Hương Phong, Hương Sơ, Hương Thọ, Hương Vinh, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Tân, Phú Thanh, Phú Thượng, Thuận An, Thủy An, Thủy Bằng, Thủy Biều, Thủy Dương, Thủy Xuân.
Ngày 30 tháng 6 năm 1989, sau khi chia tách tỉnh Bình Trị Thiên, thành phố Huế trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày 29 tháng 9 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 345-HĐBT. Theo đó:
Chuyển 2 xã Thủy Bằng và Thủy Dương về huyện Hương Thủy quản lý
Chuyển 6 xã: Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Tân, Thuận An về huyện Phú Vang quản lý
Chuyển 9 xã: Bình Thành, Bình Điền, Hương Bình, Hương Hồ, Hương An, Hương Vinh, Hương Thọ, Hương Phong, Hải Dương về huyện Hương Trà quản lý.
Thành phố Huế còn lại 18 phường và 5 xã trực thuộc.
Ngày 24 tháng 9 năm 1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 355-CT về việc công nhận thành phố Huế là đô thị loại II.
Ngày 22 tháng 11 năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị định 80/CP. Theo đó:
Chia phường Vĩnh Lợi thành 2 phường Phú Hội và Phú Nhuận
Chia phường Phú Hiệp thành 2 phường Phú Hiệp và Phú Hậu.
Ngày 24 tháng 8 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 209/2005/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Huế là đô thị loại I.
Ngày 27 tháng 3 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 44/2007/NĐ-CP. Theo đó:
Chia xã Hương Sơ thành 2 phường: An Hòa và Hương Sơ
Chia xã Thủy An thành 2 phường: An Đông và An Tây.
Ngày 25 tháng 3 năm 2010, chuyển 3 xã: Hương Long, Thủy Xuân và Thủy Biều thành 3 phường có tên tương ứng.
Cuối năm 2020, thành phố Huế có 27 phường: An Cựu, An Đông, An Hòa, An Tây, Hương Long, Hương Sơ, Kim Long, Phú Bình, Phú Cát, Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Hội, Phú Nhuận, Phú Thuận, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Thủy Biều, Thủy Xuân, Trường An, Vĩnh Ninh, Vỹ Dạ và Xuân Phú.
Ngày 27 tháng 4 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2021). Theo đó:
Hợp nhất phường Phú Cát và phường Phú Hiệp thành phường Gia Hội
Sáp nhập phường Phú Bình vào phường Thuận Lộc
Hợp nhất phường Phú Hòa và phường Thuận Thành thành phường Đông Ba
Giải thể phường Phú Thuận, địa bàn nhập vào phường Tây Lộc và phường Thuận Hòa
Chuyển 2 xã: Thủy Bằng, Thủy Vân thuộc thị xã Hương Thủy; 2 phường: Hương An, Hương Hồ và 4 xã: Hải Dương, Hương Phong, Hương Thọ, Hương Vinh thuộc thị xã Hương Trà; thị trấn Thuận An và 4 xã: Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Thượng thuộc huyện Phú Vang về thành phố Huế quản lý
Chuyển thị trấn Thuận An và 3 xã: Hương Vinh, Phú Thượng, Thủy Vân thành 4 phường có tên tương ứng.
Thành phố Huế có 29 phường và 7 xã như hiện nay.
Địa lý
Vị trí địa lý
Thành phố Huế nằm ở trung tâm tỉnh Thừa Thiên Huế, địa bàn nằm trải dài theo dòng sông Hương và có vị trí địa lý:
Phía đông giáp biển Đông
Phía tây giáp thị xã Hương Trà
Phía nam giáp thị xã Hương Thủy
Phía bắc giáp huyện Quảng Điền và biển Đông.
Thành phố có diện tích 265,99 km², dân số năm 2020 là 652.572 người, mật độ dân số đạt 2.453 người/km².
Thành phố nằm cách thủ đô Hà Nội 668 km về phía nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1039 km về phía bắc và cách Đà Nẵng 95 km về phía bắc.
Nằm gần dãy núi Trường Sơn, khu vực thành phố Huế là đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hương và sông Bồ, có độ cao trung bình khoảng 3 – 4 m so với mực nước biển và thường bị ngập lụt khi đầu nguồn của sông Hương (trên Dãy Trường Sơn) xảy ra mưa vừa và lớn. Khu vực đồng bằng này tương đối bằng phẳng, tuy trong đó có xen kẽ một số đồi, núi thấp như núi Ngự Bình, Đồi Vọng Cảnh...
Khí hậu
Thành phố Huế có sự ngoại lệ về khí hậu so với Bắc Bộ và Nam Bộ, vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các vùng và khu vực trong toàn tỉnh. Huế có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc Phân loại khí hậu Köppen. Mùa khô từ tháng Ba đến tháng Tám, với nhiệt độ khá cao từ 35 đến 40 °C (95 đến 104 °F). Mùa mưa từ tháng Tám đến tháng Giêng, với một mùa lũ từ tháng Mười, trở đi. Nhiệt độ trung bình mùa mưa là 20 °C (68 °F), đôi khi thấp nhất là 9 °C (48 °F). Mùa xuân kéo dài từ tháng giêng đến cuối tháng Hai.
Hành chính
Thành phố Huế có 36 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 29 phường: An Cựu, An Đông, An Hòa, An Tây, Đông Ba, Gia Hội, Hương An, Hương Hồ, Hương Long, Hương Sơ, Hương Vinh, Kim Long, Phú Hậu, Phú Hội, Phú Nhuận, Phú Thượng, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận An, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thủy Biều, Thủy Vân, Thủy Xuân, Trường An, Vĩnh Ninh, Vỹ Dạ, Xuân Phú và 7 xã: Hải Dương, Hương Phong, Hương Thọ, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Thủy Bằng.
Hiện nay, Huế là thành phố thuộc tỉnh có nhiều đơn vị hành cấp xã nhất Việt Nam với 36 đơn vị, đồng thời là thành phố thuộc tỉnh có số phường nhiều thứ hai ở Việt Nam (sau thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa với 30 phường và có cùng 29 phường như thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Kinh tế
Huế có nhiều trung tâm thương mại lớn và toạ lạc ở hai bên bờ sông Hương như: chợ Đông Ba, chợ Tây Lộc, chợ An Cựu. Cùng những trung tâm thương mại, siêu thị như CoopMart, Go!, Vincom, The Manor Crown, Nguyễn Kim. Và có 4 rạp chiếu phim lớn ở trung tâm Thành phố Huế như CineStar, BHD, Starlight và Lotte Cinema
Kinh tế thành phố phát triển chủ yếu ở ngành du lịch.
Hiện tại trên địa bàn thành phố đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như khu đô thị An Đông Villas, khu đô thị An Cựu Villas, khu đô thị Phú Mỹ An, The Manor Crown...,
Tình hình sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2016 duy trì ở mức ổn định; GTSX CN-TTCN trên địa bàn thành phố ước đạt 6.502 tỷ đồng (giá hiện hành) tăng 13% so với cùng kỳ. Các mặt hàng trọng điểm như dệt may, da giày vẫn giữ được tốc độ tăng khá, xuất khẩu đạt tăng trưởng cao. Các mặt hàng tiêu dùng nội tỉnh tiếp tục duy trì mức tiêu thụ ổn định.
Văn hóa
Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ (tính từ năm 1306), trong tiến trình hình thành văn hóa Huế có sự tác động của văn hóa Đông Sơn do các lớp cư dân từ phía Bắc mang vào trước thế kỷ 2 và sau thế kỷ 13 hỗn dung với thành phần văn hóa Sa Huỳnhtạo nên nền văn hóa Việt - Chăm. Trong quá trình phát triển, chuyển biến có ảnh hưởng của các luồng văn hóa khác các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây...
Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống,..
Huế còn được gọi là Đất Thần Kinh hay Xứ thơ, là một trong những thành phố được nhắc tới nhiều trong thơ văn và âm nhạc Việt Nam vì nét lãng mạn và thơ mộng..
Kiến trúc
Kiến trúc ở Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại... Những công trình kiến trúc công phu, đồ sộ nhất chính là Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế. Đó là những di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.
Một loại hình kiến trúc dân gian độc đáo ở Huế là nhà rường xứ Huế, với những cột, kèo chống hoàn toàn làm từ gỗ, với những nét chạm trổ, vào mộng cực kỳ tinh xảo và khéo léo. Hiện còn khoảng trên dưới 100 nhà rường như thế (chỉ tính riêng nhà ở gia đình, không bào gồm đình làng, nhà thờ họ...) ở thành phố Huế và các huyện, thị xã có tuổi đời trên dưới 100 năm, cá biệt có nhà gần 200 năm.
Trang phục
Các thiết kế hiện đại của áo dài, một trang phục truyền thống của người Việt, phát triển từ một bộ trang phục của triều đình Chúa Nguyễn tại Huế ở thế kỷ 18. Một khoảng thời gian trong lịch sử, triều đình nhà Nguyễn đựa ra các quy tắc ăn mặc như sau:
Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Chỉ duy nhất khi đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn có ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép.
Trang phục này phát triển thành áo dài ngũ thân, một năm loại áo choàng phổ biến của các quý tộc mặc trong thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20. Lấy cảm hứng từ thời trang của Paris, Nguyễn Cát Tường và các nghệ sĩ khác đã kết hợp với Trường Đại học Hà Nội thiết kế lại áo dài ngũ thân như là trang phục hiện đại trong những năm 1920 và 1930. Áo dài và nón lá thường được xem như là một biểu tượng của Việt Nam, sự kết hợp giữa áo dài và nón lá được công nhận bởi người Việt là xuất phát từ Huế. Màu tím đặc trưng của áo dài phổ biến ở Huế, màu sắc đặc biệt đó đã làm áo dài trở thành di sản của thành phố, một cố đô.
Âm nhạc và nghệ thuật
Âm nhạc và nghệ thuật Huế mang đậm nét lịch sử, cổ kính.
Nhã nhạc cung đình
Bắt nguồn từ tám loại lễ nhạc cung đình thời Lê là giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, cửu nhật nguyệt giao trùng nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, đại yến cửu tấu nhạc, cung trung nhạc, đến triều Nguyễn lễ nhạc cung đình Việt Nam đã phát triển thành hai loại hình Đại nhạc và Nhã nhạc (tiểu nhạc) với một hệ thống các bài bản lớn.
Vũ khúc cung đình
Với trên 15 vở múa lớn, từ múa tế lễ, múa chúc tụng, múa tiếp sứ, múa yến tiệc, múa trình diễn tích tuồng. Nhiều vở múa có tính hoành tráng, quy mô diễn viên đông, phô diễn được vẻ đẹp rộn ràng, lấp lánh và kỹ thuật, kỹ xảo của múa hát cung đình Việt Nam thể hiện được sự phát triển nâng cao múa hát cổ truyền của người Việt.
Ca Huế
Ca Huế là một hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán. Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền.
Kỹ thuật đàn và hát Ca Huế đặc biệt tinh tế nhưng Ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của người Huế nên gần gũi với Hò Huế, Lý Huế; là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian.
Nghệ thuật tuồng
Phát triển sớm từ thế kỷ 17 dưới thời các chúa Nguyễn. Đến triều Nguyễn, tuồng được xem là quốc kịch và triều đình Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tuồng phát triển. Trong Đại Nội Huế có nhà hát Duyệt Thị Đường, Tĩnh Quang Viện, Thông Minh Đường. Tại Khiêm Lăng, có Minh Khiêm Đường. Thời Minh Mạng đã thành lập Thanh Bình Thự làm nơi dạy diễn viên tuồng. Thời Minh Tự Đức đã thành lập Ban Hiệu Thư chuyên nhuận sắc, chỉnh lý, hiệu đính và sáng tác tuồng.
Mỹ thuật và mỹ nghệ
Với những kiểu thức trang trí bắt nguồn từ những mẫu mực của Trung Hoa, các nghệ nhân Việt Nam đã tạo nên một bản sắc nghệ thuật trang trí với những nét độc đáo mang cá tính Huế. Nghệ thuật trang trí mỹ thuật Huế còn tiếp thu những tinh hoa của nghệ thuật Chăm, đặc biệt là tiếp thu nghệ thuật trang trí Tây Phương. Trang trí cung đình Huế còn tiếp nhận và nâng cao nghệ thuật dân gian Việt Nam. Nhiều loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam như chạm khắc gỗ, cẩn xà cừ, cẩn tam khí ngũ khí, sơn son thếp vàng, chạm khắc xương và ngọc ngà, khảm sành sứ, làm vàng bạc, dệt, thêu, đan...đã được các tượng cục triều Nguyễn nâng lên thành những nghệ thuật tinh xảo, sang trọng. Về hội họa nhiều họa sĩ nổi tiếng về tranh thủy mặc sơn thủy, trúc lan, tranh gương, các ấn phẩm nhất thi nhất họa đặc sắc. Đặc biệt, từ Huế xuất hiện người họa sĩ vẽ tranh sơn dầu đầu tiên ở Việt Nam là họa sĩ Lê Văn Miên (1870-1912)...Về điêu khắc, cố đô Huế đã đánh dấu một thời kỳ phát triển mới, thể hiện bằng các tác phẩm điêu khắc trên đá, trên đồng, trên gỗ. Trong điêu khắc gỗ, phần khắc chạm gỗ trang trí với những bức chạm nổi, chạm lộng trên các chi tiết công trình kiến trúc đạt đến sự tinh xảo và có tính thẩm mỹ cao. Về mỹ thuật ứng dụng, ngoài việc nâng cao các loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam, Huế còn một thời sản xuất đồ mỹ nghệ pháp lam cao cấp.
Nghệ thuật khác
Huế tạo nhiều cảm hứng trong các bài hát như: Ai ra xứ huế (Duy Khánh), Gửi em chiếc nón bài thơ (Lê Việt Hòa), Tặng đời chiếc nón bài thơ (Tràn Phán), Nón bài thơ (Trần Trịnh), Huế xưa (Anh Bằng), Huế đã xa rồi (Anh Bằng), Huế khóc (Anh Bằng), Huế nhớ o (Anh Bằng), Huế bây giờ (phổ nhạc bài thơ Huế bây giờ của Tôn Nữ Thụy Khương)..., các bài thơ như: Chiếc nón bài thơ (Lưu Vĩnh Hạ), Chiếc nón bài thơ (Hoàng Thanh), Ai ra xứ Huế (Chử Văn Hòa), Huế thương (Hồng Hoa), Huế bây giờ (Tôn Nữ Thụy Khương)...và nhiều nghệ thuật hiện đại khác
Lễ hội
Có hai loại lễ hội: lễ hội cung đình và lễ hội dân gian. Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về "lễ" hơn "hội". Lễ hội dân gian gồm nhiều loại rất phong phú, tiêu biểu như: lễ hội Huệ Nam ở điện Hòn Chén hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Thiên y A na theo tín ngưỡng của người Chăm pa, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng. Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích như đua thuyền, kéo co, đấu vật... còn được tổ chức và thu hút đông người xem.
Festival Huế
Tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000, đến nay Festival Huế tổ chức được 10 lần (2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012, 2014, 2016 và 2018). Đây là sự kiện văn hóa lớn có quy mô quốc gia và tầm cỡ quốc tế, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân Huế. Là điều kiện quan trọng để xây dựng Huế thành thành phố Festival của Việt Nam.
Ẩm thực
Huế còn lưu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế, có cả những món ăn ngự thiện của các vua triều Nguyễn. Bản thực đơn ngự thiện có trên vài chục món thuộc loại cao lương mỹ vị, được chuẩn bị và tổ chức rất công phu, tỉ mỉ, cầu kỳ. Các món ăn dân dã rất phổ biến trong quần chúng với bản thực đơn phong phú hàng trăm món được chế biến khéo léo, hương vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn lượng; nghệ thuật bày biện các món ăn đẹp mắt, nghệ thuật thưởng thức tinh tế.
Võ thuật
Huế hiện có rất nhiều hệ phái võ, có những phái võ nỗi danh truyền tụng cũng có những phái âm thầm như chính vùng đất cố đô. Tuy vậy, tất cả đều mang những đặc trưng đặc biệt riêng có của xứ Huế. Võ thuật Huế có nhiều nguồn gốc, từ Ấn Độ, Trung quốc, Thái Lan, Lào, miến điện, Hàn Quốc, Nhật Bản,... tất cả quyền thuật năm châu đến Huế rồi hội ngộ với những môn phái dân dã tạo nên đặc trưng riêng của mảnh đất kinh kỳ. Bên cạnh đó cũng có nhiều môn phái sản sinh ra tại trên chính mảnh đất này cùng với lịch sử của nó và mang những tên gọi dân gian như Áo Vải, Bạch hổ, Thiếu lâm,...
Du lịch
Huế có nhiều di tích lịch sử đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Ngày nay, một khu vực nhỏ của thành phố vẫn còn bị cấm, mặc dù các nỗ lực tái thiết đang được tiến hành để duy trì nó như là một địa điểm lịch sử thu hút khách du lịch.
Dọc theo sông Hương từ Huế còn vô số các di tích khác, bao gồm cả những lăng mộ của một số hoàng đế, trong đó có Minh Mạng, Khải Định và Tự Đức. Một ngôi chùa của Huế là chùa Thiên Mụ, ngôi chùa lớn nhất ở Huế và là biểu tượng chính thức của thành phố.
Một số tòa nhà kiểu Pháp nằm dọc theo bờ phía nam của sông Hương. Trong số đó là Trường Quốc học và Trường Hai Bà Trưng, là các trường trung học phổ thông lâu đời nhất ở Việt Nam, khách sạn Saigon Morin, một trong những khách sạn lâu đời nhất Việt Nam.
Viện bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế nằm ở số 3 đường Lê Trực cũng trưng bày một bộ sưu tập các hiện vật khác nhau từ thành phố.
Làng Dương Nỗ, xã Phú Dương là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sinh sống và học tập thời niên thiếu trong những năm ở Huế từ 1898 - 1900. Nơi đây vẫn còn lưu lại di tích.
Ngoài những điểm thu hút du lịch khác nhau tại Huế, thành phố cũng cung cấp một vùng đất rộng lớn cho khu phi quân sự, nằm cách khoảng 70 km (43 dặm) về phía bắc, cho thiết lập các thiết bị chiến đấu khác nhau như The Rockpile, Căn cứ Khe Sanh hay Địa đạo Vịnh Mốc.
Trong 11 tháng đầu năm 2012, thành phố Huế đã nhận được 2,4 triệu lượt khách du lịch, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2011. Tất cả 803.000 khách trong 2,4 triệu khách là khách nước ngoài, tăng 25,7%.
Mặc dù du lịch đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố, nó cũng có tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ như các dịch vụ gắn với du lịch, sự phát triển của cơ sở hạ tầng và sự hoạt động của nó, việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, là tất cả nguyên nhân có thể gây ô nhiễm môi trường.
Những danh lam thắng cảnh
Thiên nhiên
Núi Ngự Bình, Đồi Vọng Cảnh, Núi Bạch Mã, Sông Hương, Bãi biển Thuận An, Phá Tam Giang, Hồ Khe Ngang, Núi Kim Phụng, Rừng ngập mặn Rú Chá.
Kiến trúc cổ
Hổ Quyền (nơi voi cọp đấu nhau), Văn Miếu, Điện Hòn Chén, Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học, Đan viện Biển Đức Thiên An, Văn Thánh Huế.
Chùa
Chùa Thiên Mụ, Chùa Diệu Đế, Chùa Từ Đàm, Chùa Từ Hiếu, Huyền Không Sơn Thượng, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân.
Nhà thờ
Nhà thờ chính tòa Phủ Cam, Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, Đan viện Thiên An
Thánh thất
Thánh thất Cao Đài, Vĩnh Lợi
Giáo dục
Trường Đại học và Cao đẳng
Đại học Huế, tiền thân là Viện Đại học Huế (1957-1975), có lịch sử hơn 60 năm phát triển và tồn tại. Đây là nơi đào tạo nhân lực cho miền Trung - Tây Nguyên. Là đại học cấp vùng cùng với bốn đại học: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp.HCM, Đại học Đà Nẵng và Đại học Thái Nguyên. Đại học Huế bao gồm các trường, khoa, viện: Trường Đại học Nghệ thuật Huế, Trường Đại học Sư phạm Huế, Trường Đại học Khoa học Huế,Trường Đại học Y Dược Huế, Trường Đại học Nông lâm Huế, Trường Đại học Ngoại ngữ Huế, Trường Đại học Kinh tế Huế, Trường Đại học Luật, Khoa Giáo dục thể chất, Khoa Quốc tế, Khoa Kĩ thuật và Công nghệ, Trường Du lịch...
Một số cơ sở giáo dục khác (bậc đại học và cao đẳng): Phân viện Hành chính Quốc gia tại Huế, Học viện Âm nhạc Huế, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, Trường Đại học Phú Xuân, Trường Cao đẳng Y tế Huế, Trường Cao đẳng Sư phạm Huế, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, Trường Cao đẳng Du lịch Huế, Trường Cao đẳng Giao thông Huế, Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh, Phân hiệu Trường nghiệp vụ Thuế (thuộc Tổng cục Thuế), Phân hiệu Đại học Tài chính - Kế toán (Bộ Tài chính)...
Trường THPT
Tính đến tháng 7/2021, thành phố Huế có 12 trường trung học phổ thông công lập thuộc Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế:
1. Trường THPT chuyên Quốc Học
2. Trường THPT Hai Bà Trưng (trường Nữ sinh Đồng Khánh cũ).
3. Trường THPT Nguyễn Huệ (trường Nữ sinh Thành Nội cũ).
4. Trường THPT Phan Đăng Lưu (trường cấp 3 Phú Vang cũ).
5. Trường THPT Nguyễn Trường Tộ.
6. Trường THPT Cao Thắng.
7. Trường THPT Gia Hội.
8. Trường THPT Bùi Thị Xuân.
9. Trường THPT Đặng Trần Côn.
10. Trường THPT Hương Vinh.
11. Trường THPT Thuận An.
12. Trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh.
Ngoài ra, còn có:
Trường THPT Chuyên Khoa Học Huế (thuộc Đại học Khoa học - Đại học Huế)
Trường THPT Thuận Hóa (thuộc Đại học Sư phạm - Đại học Huế)
Trường THPT Tư thục Chi Lăng.
Hệ THPT trong Trung tâm GDNN-GDTX thành phố Huế.
Trường THCS
Tính đến tháng 7/2021, thành phố có 38 trường THCS công lập:
Có 3 phường (Phú Hội, Vĩnh Ninh và An Tây) không có trường THCS.
Có 5 phường (Xuân Phú, Đông Ba, Gia Hội, Tây Lộc và Thuận An) có 2 trường THCS.
Và 28 phường, xã còn lại có 1 trường THCS.
Chi tiết:
Trường THCS Nguyễn Tri Phương (phường Xuân Phú)
Trường THCS Chu Văn An (phường Xuân Phú)
Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng (phường Đông Ba)
Trường THCS Thống Nhất (phường Đông Ba)
Trường THCS Nguyễn Du (phường Gia Hội)
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (phường Gia Hội)
Trường THCS Phan Sào Nam (phường Tây Lộc)
Trường THCS Hàm Nghi (phường Tây Lộc)
Trường THCS Thuận An (phường Thuận An)
Trường THCS Phú Tân (phường Thuận An)
Trường THCS Trần Cao Vân (phường Thuận Hòa)
Trường THCS Tố Hữu (phường Thuận Lộc)
Trường THCS Nguyễn Văn Linh (phường Hương Sơ)
Trường THCS Nguyễn Cư Trinh (phường An Hòa)
Trường THCS Lý Tự Trọng (phường Phú Hậu)
Trường THCS Đặng Vinh (phường Hương Vinh)
Trường THCS Nguyễn Chí Diểu (phường Phú Nhuận)
Trường THCS Trần Phú (phường Phước Vĩnh)
Trường THCS Duy Tân (phường An Cựu)
Trường THCS Đặng Văn Ngữ (phường An Đông)
Trường THCS Hùng Vương (phường Trường An)
Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai (phường Thủy Xuân)
Trường THCS Tôn Thất Tùng (phường Phường Đúc)
Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (phường Thủy Biều)
Trường THCS Nguyễn Hoàng (phường Kim Long)
Trường THCS Lê Hồng Phong (phường Hương Long)
Trường THCS Huỳnh Đình Túc (phường Hương Hồ)
Trường THCS Nguyễn Đăng Thịnh (phường Hương An)
Trường THCS Tôn Thất Bách (xã Hương Thọ)
Trường THCS Thủy Bằng (xã Thủy Bằng)
Trường THCS Thủy Vân (phường Thủy Vân)
Trường THCS Phạm Văn Đồng (phường Vĩ Dạ)
Trường THCS Phú Thượng (phường Phú Thượng)
Trường THCS Phú Dương (xã Phú Dương)
Trường THCS Phú Mậu (xã Phú Mậu)
Trường THCS Phú Thanh (xã Phú Thanh)
Trường THCS Nguyễn Khoa Thuyên (xã Hương Phong)
Trường TH và THCS Hoàng Kim Hoán (xã Hải Dương)
Trong đó, trường THCS Nguyễn Tri Phương trực thuộc Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế, trường tuyển sinh trên địa bàn toàn tỉnh. Là một ngôi trường có bề dày về truyền thống và chất lượng với hơn 80 năm hình thành và phát triển.
Trường Tiểu học và Mầm non
Được xây dựng và phát triển đồng bộ ở tất cả 36 phường, xã của thành phố.
Cơ sở hạ tầng
Y tế
Bệnh viện Trung ương Huế được thành lập vào năm 1894, là bệnh viện phương Tây đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh viện cung cấp 2078 giường và rộng 120.000 mét vuông, một trong những bệnh viện lớn tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Giao thông vận tải
Có quốc lộ 1A, quốc lộ 49, đường cao tốc Cam Lộ – La Sơn và đường sắt Bắc Nam đi qua.
Huế có ga Huế là ga đường sắt với đường tàu kết nối đến tất cả các thành phố lớn của Việt Nam. Sân bay quốc tế Phú Bài nằm ở phía nam thành phố.
Đường thủy có sông Hương chảy qua.
Thay đổi tên đường của Huế so với trước năm 1975
Đường Lê Văn Duyệt là đường Tăng Bạt Hổ (từ 1965 trở đi).
Đường Tăng Bạt Hổ trở thành đường Lê Văn Duyệt (từ 1965 đến 1976) nay là đường Nhật Lệ và Thạch Hãn.
Đường Trần Bình Trọng nay là đường Đặng Trần Côn.
Đường Triệu Ẩu nay là đường Bà Triệu
Đường Độc Lập nay là đường 23 Tháng 8.
Đường Thống Nhất và Trịnh Minh Thế nay là đường Lê Duẩn.
Đường Hùng Vương nay là đường Nguyễn Chí Diểu.
Đường Phan Bội Châu nay là đường Phan Đăng Lưu.
Đường Nguyễn Hiệu nay là đường Lê Thánh Tôn.
Đường Nguyễn Thành nay là đường Xuân 68.
Đường Đinh Bộ Lĩnh nay là đường Đinh Tiên Hoàng.
Đường Võ Tánh nay là đường Nguyễn Chí Thanh.
Một phần đường Huỳnh Thúc Kháng từ sông Ngự Hà đến sông Cửa Hậu nay là đường Đào Duy Anh.
Đường Hòa Bình nay là đường Đặng Thái Thân.
Đường Cường Để nay là đường Nguyễn Trãi.
Đường Lê Đình Đàn nay là đường Trần Nguyên Đán.
Đường Ngô Ký nay là đường Nguyễn Cư Trinh.
Đường Đặng Nghi nay là đường Hoàng Diệu
Đường Huyền Trân Công Chúa nay là đường Bùi Thị Xuân.
Đường Nguyễn Hoàng nay là đường Phan Bội Châu.
Đường Nguyễn Trãi và Trưng Trắc nay là đường Hai Bà Trưng.
Đường Lê Đình Dương nay là đường Phạm Hồng Thái.
Đường Phạm Phú Thứ nay là đường Lương Thế Vinh.
Đường Lê Thánh Tôn nay là đường Hà Nội.
Đường Duy Tân nay là đường Hùng Vương.
Đường Lê Quý Đôn nay là đường Bà Huyện Thanh Quan.
Đường Phạm Hồng Thái nay là đường Bến Nghé.
Đường Trần Văn Nhung nay là đường Trần Quang Khải.
Đường Nguyễn Thị Giang nay là đường Võ Thị Sáu.
Đường Phan Thanh Giản nay là đường Lê Quý Đôn.
Đường Quỳnh Lưu nay là đường Nguyễn Khuyến.
Đường Lam Sơn nay là đường Điện Biên Phủ.
Thành phố kết nghĩa
Bandar-e Anzali, Iran
Honolulu, Hawaii, Hoa Kỳ
New Haven, Connecticut, Hoa Kỳ
Hình ảnh |
Võ Nguyên Giáp (25 tháng 8 năm 19114 tháng 10 năm 2013), tên khai sinh là Võ Giáp, còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, là một nhà lãnh đạo quân sự và chính trị gia người Việt Nam. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng Tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, một trong những thành viên sáng lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chính phủ Việt Nam đánh giá là "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh", là chỉ huy trưởng của các chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954), Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) và Chiến tranh biên giới Việt – Trung (1979).
Xuất thân là một giáo viên dạy lịch sử, ông được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Thân thế
Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 ở làng An Xá, tổng Đại Phong Lộc, huyện Lệ Thủy, phủ Quảng Ninh (nay là xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân), một nhà nho đức độ và mẹ là bà Nguyễn Thị Kiên.
Về họ ngoại, ông ngoại Võ Nguyên Giáp quê ở thôn Mỹ Đức, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy, đầu nguồn sông Cẩm Ly, một vùng sơn cước, dưới dãy Trường Sơn; từng tham gia Phong trào Văn Thân và Phong trào Cần Vương, làm đến chức Đề đốc coi đại đồn tiền vệ, sau bị quân Pháp bắt, tra tấn dã man, nhưng một mực trung thành, không một lời khai báo.
Về họ nội, Võ Nguyên Giáp sinh trưởng trong một dòng họ lớn, có tiếng tăm tại làng An Xá. Ông nội ông cũng từng tham gia phò tá vua Hàm Nghi trong Phong trào Cần Vương. Cha ông, Võ Quang Nghiêm, là một nho sinh thi cử bất thành về nhà làm hương sư và thầy thuốc Đông y trong làng. Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, cụ Võ Quang Nghiêm bị người Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù (sau này, con cháu đã tìm thấy và bốc mộ ông đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Lệ Thủy).
Gia đình Võ Nguyên Giáp có 7 anh chị em, nhưng người anh cả và chị cả mất sớm vì bệnh và thiên tai, 2 người khác cũng mất trước chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 1954, gia đình chỉ còn 2 người con trai là Võ Nguyên Giáp và Võ Thuần Nho, sau này là Thứ trưởng Bộ Giáo dục, và người em gái là bà Võ Thị Lài.
Thời niên thiếu
Gia đình cụ Nghiêm thuộc diện nghèo trong làng, quanh năm phải vay nợ nặng lãi của các nhà giàu như nhà Khóa Uy, một Hoa kiều giàu có ở làng Tuy Lộc kề bên. Võ Nguyên Giáp đã có lần theo mẹ chèo thuyền chở thóc đi trả nợ. Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng những câu chuyện đêm đêm mẹ kể cho cậu nghe về tướng quân Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi các sĩ phu và dân chúng đứng lên chống Pháp bảo vệ non sông, còn cha nói về phong trào đánh Pháp qua bài vè "Thất thủ kinh đô" đầy cảm động, đã gieo vào lòng cậu bé những ấn tượng không bao giờ phai mờ, góp phần nuôi dưỡng ý chí cho sự nghiệp cách mạng sau này.
Cha ông là một nhà Nho nên dạy dỗ con cái rất nghiêm cẩn trong sinh hoạt gia đình và học hành, giữ gìn nề nếp gia phong của đạo Khổng. Ông khuyên dạy con: "Chữ Nho là chữ của Thánh hiền, là nho sinh, các con không được nghịch ngợm, dẫm đạp lên sách vở chữ Nho". Ông dạy đám học trò cùng hai con ông: Tam thiên tự, Ngũ thiên tự và cả Ấu học tân thư. Năm tháng học chữ Nho không nhiều, nhưng những đạo lý học được trong các sách của Thánh hiền Nho gia, đặc biệt là Ấu học tân thư, đã trở thành nền tảng cơ bản có ảnh hưởng sâu sắc trong cả cuộc đời ông. Trong thế giới quan Nho giáo, cả ba yếu tố: cá nhân, gia đình và dân tộc đều hòa quyện chặt chẽ với nhau. Qua sách Ấu học tân thư, cậu Giáp được biết tới nhiều tấm gương quên mình để bảo vệ Tổ quốc, hình thành trong cậu niềm tự hào về các chiến công của cha ông trong quá khứ. Những giá trị đạo đức, nề nếp gia phong của đạo Khổng thấm nhuần trong con người cậu: lối sống giản dị và đức hiếu học, sự kính trọng tổ tiên và ông bà cha mẹ, sự kính trên nhường dưới, đạo hiếu của con cái với cha mẹ, nghĩa vụ của con người với gia đình, xã hội và đất nước.
Học xong lớp 3, cậu phải xuống thị xã Đồng Hới học tiếp, Đồng Hới thuộc tỉnh lỵ Quảng Bình, cách làng An Xá của cậu trên 20 km, nằm bên bờ Nhật Lệ trong xanh lung linh soi bóng Lũy thầy, với thành cổ bao quanh từ thời Gia Long năm thứ 10 (1812) và được xây lại bằng gạch năm Minh Mạng thứ sáu (1825).
Những năm học ở thị xã Đồng Hới, cậu Giáp ở trọ nhà người quen của cụ Nghiêm. Cậu được gia chủ quý mến coi như con cháu trong nhà, không lấy tiền trọ, cậu được học với nhà sư phạm có tiếng, thầy giáo Đào Duy Anh. Hai năm học ở tiểu học Đồng Hới, hàng tháng cậu luôn đứng đầu lớp. Tại kỳ thi tốt nghiệp bậc sơ học, cậu đỗ đầu toàn tỉnh. Hồi đó, đạt được trình độ ấy là không dễ, vì thực dân Pháp hạn chế mở trường học và muốn duy trì nạn mù chữ để dễ cai trị. Về làng cậu được dân làng nể trọng, gia đình rất tự hào về cậu.
Năm 13 tuổi (1923-1924), Võ Nguyên Giáp thi trượt trường Quốc học Huế. Trường này chỉ tuyển 90 học sinh cho 12 tỉnh miền Trung Việt Nam.
Năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế (ông đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào). Trong 2 năm học, ông luôn đứng đầu lớp trừ 1 tháng bị rớt xuống hạng nhì. Trong thời gian này, cậu Giáp có vài lần đến thăm nhà yêu nước Phan Bội Châu để nghe thuyết giảng về lý tưởng Cách mạng. Trên tường nhà Cụ Châu có treo những nhà tư tưởng nổi bật mà cụ tôn kính là Tôn Dật Tiên, Vladimir Ilyich Lenin và Đức Phật Thích Ca, điều đó khiến cậu càng say mê theo đuổi chân lý của lịch sử.
Năm 1927, ông bị đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), Phan Bôi sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa. Ông về quê và được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung Việt Nam. Nguyễn Chí Diểu cũng giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào làm việc ở Huế, tại nhà xuất bản Quan hải tùng thư do Đào Duy Anh sáng lập và ở báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng. Tại đây, Võ Nguyên Giáp bắt đầu học nghề làm báo, chuẩn bị cho giai đoạn hoạt động báo chí trong thời Mặt trận Bình dân Pháp.
Thời thanh niên
Tháng 4 năm 1927, tại Trường Quốc học Huế lại diễn ra một cuộc bãi khóa rầm rộ với quy mô lớn. Nguyễn Chí Diểu bị tên giám thị Pháp chú ý, coi là kẻ cầm đầu những cuộc đấu tranh bãi khóa ở trường, nên đuổi học. Võ Nguyên Giáp liền bàn với Nguyễn Khoa Văn tiếp tục tổ chức bãi khóa để phản đối việc Diểu bị đuổi học. Cuộc bãi khóa của học sinh Trường Quốc học Huế lan rộng ra khắp các trường ở Huế và phát triển thành cuộc tổng bãi khóa. Võ Nguyên Giáp bị bắt rồi bị đuổi học, phải trở về quê nhà. Bỗng nhiên một hôm Nguyễn Chí Diểu lặn lội từ Huế về làng An Xá tìm gặp Võ Nguyên Giáp. Nguyễn Chí Diểu mang theo một tập tài liệu về "Liên đoàn các dân tộc bị áp bức trên thế giới" và một số văn kiện cuộc họp của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu, trong đó có 2 bài phát biểu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Võ Nguyên Giáp đọc rất xúc động: "Bài luận văn của Nguyễn Ái Quốc đã gây cho chúng tôi một lòng căm phẫn sâu sắc như một luồng điện giật". Đó là sợi dây đầu tiên nối liền số mệnh của Võ Nguyên Giáp với Hồ Chí Minh và sự nghiệp Cách mạng Việt Nam.
Mùa hè năm 1928, Võ Nguyên Giáp trở lại Huế, bước vào đời của một chiến sĩ cách mạng. Tại Huế, Nguyễn Chí Diểu giới thiệu Võ Nguyên Giáp đến làm việc ở Quan Hải Tùng thư, một nhà xuất bản do Tổng bộ Tân Việt chủ trương, trụ sở đặt ở phố Đông Sa. Sáng lập viên là Đào Duy Anh. Tại đây Võ Nguyên Giáp có điều kiện tiếp xúc với những học thuyết kinh tế, xã hội, dân tộc, cách mạng. Đặc biệt là cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp" và tờ báo "Người cùng khổ" (Le Paria) do Nguyễn Ái Quốc viết từ Pháp gửi về.
Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng... Sau này Nguyễn Thị Quang Thái trở thành vợ đầu tiên của Võ Nguyên Giáp và sinh cho ông một con gái tên là Võ Hồng Anh. Nguyễn Thị Quang Thái hẹn với ông rằng khi con cứng cáp sẽ đi thoát ly hoạt động. Nhưng cả hai không ngờ lần chia tay năm 1940 cũng là lần vĩnh biệt, Nguyễn Thị Quang Thái bị Pháp bắt giam và chết ngay trong ngục tù. Bà qua đời khi còn rất trẻ, nhiều người biết đến bà như một hình tượng người phụ nữ mẫu mực, kiên trung, yêu nước.
Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế. Ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ. Ông nhận bằng cử nhân luật năm 1937 (Licence en Droit). Do bận rộn hoạt động cách mạng, vào năm 1938, ông bỏ dở học chương trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư.
Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng.
Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường. Học sinh của ông mô tả rằng: ông có thể vẽ lên bảng đen sơ đồ từng trận đánh của Napoléon, ông sôi nổi kể về Công xã Paris, về cái chết của những nhà Cách mạng như Danton và Robespierre, "ông không chỉ là nhà sử học đơn thuần, ông còn là một trạng sư say mê, luôn bênh vực tính chính nghĩa của lịch sử". Học trò của Võ Nguyên Giáp là Bùi Diễm, sau này trở thành đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ, nhớ về ông như một người bị "quỷ thần ám ảnh về cách mạng và các trận chiến". Người ta kể lại khi một giáo viên khác hỏi ông "Không chơi kiểu Napoleon à?", ông đã trả lời "Mình sẽ là một Napoleon". Sau này, khi trả lời phỏng vấn, ông hay có điệu bộ như hoàng đế Napoleon đang độc thoại trước các nhà báo.
Bắt đầu sự nghiệp quân sự
Kháng chiến chống Pháp, Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai
Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam () cùng Phạm Văn Đồng lên Lào Cai rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh.
Chỉ sau một thời gian ngắn, Hồ Chí Minh đã thấy Võ Nguyên Giáp là người triển vọng nên liên hệ với Đảng cộng sản Trung Quốc và cử anh đi học quân sự tại căn cứ địa Diên An. Trên đường tới Diên An, anh được Hồ Chí Minh gọi quay lại vì tình hình thế giới có nhiều thay đổi lớn. Ở châu Âu, phát xít Đức đã xâm chiếm Pháp. Hồ Chí Minh nhận định tình hình Đông Dương sẽ chuyển biến nhanh, cần gấp rút trở về nước chuẩn bị đón thời cơ.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương trong năm này và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Năm 1941 đúng dịp tết Nguyên đán Tân Tỵ, Võ Nguyên Giáp cùng Hồ Chí Minh trở về Cao Bằng. Trong thời gian ở hang Pác Bó, Hồ Chí Minh tiên đoán cách mạng sẽ thành công vào năm 1945, một dự đoán chuẩn xác: "Trong 5 năm nữa (tính từ 1941) cách mạng sẽ thành công, điều chúng ta mong đợi sẽ tỏa sáng". Niềm tin sắt đá đó đã giúp Võ Nguyên Giáp và các đồng chí có thêm niềm tin vào tương lai.
Đời sống ở Việt Bắc rất cực khổ, ông kể: "Tìm được cái ăn đã là chiến công. Chúng tôi phải chia nhau từng củ sắn, từng bắp ngô". Nhiều người bối rối dao động, có người e ngại: làm sao Cách mạng thành công khi không có súng và lấy đâu ra súng? Những lúc ấy, ông không bao giờ quên lời dạy của Hồ Chủ tịch: "Chúng ta sẽ dựa vào sức mình là chính cùng với một ít viện trợ từ nước ngoài. Mọi việc đều do nhân dân mà nên. Người trước súng sau, có nhân dân là có tất cả.".
Ông tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng. Trong thời gian này, Pháp tăng cường càn quét Việt Bắc, ai mang tài liệu Việt Minh sẽ bị bắn ngay. Võ Nguyên Giáp nhớ lại: trong thời gian này, ông thường mang theo một quả lựu đạn để nếu bị bắt thì sẽ cho nổ để vừa chết nhanh chóng vừa kéo theo được vài tên địch.
Thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngày 25 tháng 12 năm 1944, ông đã chỉ huy đội quân này lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần.
Ngày 14 tháng 8 năm 1945, ông trở thành uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
Tham gia thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Cách mạng Tháng Tám thành công, quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (Thứ trưởng thường trực) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ năm 1946.
Ngay sau khi thành lập, Võ Nguyên Giáp thay mặt Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng Lâm thời, ban hành các sắc lệnh giải tán một số đảng phái, với lý do các đảng này "tư thông với ngoại quốc", làm "phương hại đến nền độc lập Việt Nam" (như Việt Nam Quốc xã, Đại Việt Quốc dân đảng...) nhằm kịp thời trừng trị "bọn phản cách mạng", bảo vệ chính quyền non trẻ, đồng thời "giáo dục ý thức về tinh thần cảnh giác" cho nhân dân, đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cho phép Ty Liêm phóng có thể bắt những hạng người bị quy là nguy hiểm cho nền Dân chủ cộng hoà Việt Nam. Cùng với đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh giải tán các nghiệp đoàn để kiểm soát nền kinh tế, thống nhất các tổ chức thanh niên (vào Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam). Đồng thời Chính phủ cũng ban hành sắc lệnh thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính địa phương các cấp.
Ở miền Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch theo sự phân công của phe Đồng Minh tiến vào miền Bắc Việt Nam để giải giáp quân Nhật. Theo Việt Minh, đội quân này mang theo kế hoạch Diệt Cộng Cầm Hồ. Đội quân Quốc dân Đảng Trung Quốc "chạy trốn" Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động cướp bóc trên đường xuống phía Nam đến Hà Nội. Trong hồi ký Những năm tháng không thể nào quên Võ Nguyên Giáp mô tả: quân đoàn 62 của Vũ Kim Thành (đi cùng là Việt Cách) tàn phá suốt dọc miền Đông Bắc Bắc Kỳ; lực lượng của Vũ Hồng Khanh (Việt Nam Quốc dân Đảng) và của Nguyễn Tường Tam (Đại Việt) đi theo quân đoàn 93 Vân Nam, cũng tiến hành những bài bản cướp bóc tương tự, dọc theo hành lang Tây Bắc từ Lào Cai đến Yên Bái, Phú Thọ. Võ Nguyên Giáp mô tả lãnh đạo Việt Quốc, Việt Cách như những người đã bỏ xứ sở mà đi, tự cho mình là những người yêu nước phụng sự cho Chủ nghĩa Quốc gia nhưng thực tế chỉ là "một nhóm phản động đang ra sức thu vén làm giàu cho bản thân" nhờ vào sự giúp đỡ của Trung Quốc, và rằng Trung Hoa Quốc dân Đảng đã tô vẽ cho nhiều "tên phản bội người Việt".
Trong hai ngày 18 và 19 tháng 9 năm 1945, Việt Minh họp bí mật với Việt Cách (ngày 18 tháng 9 năm 1945) và Việt Quốc (ngày 19 tháng 9 năm 1945). Trong hai cuộc họp này, Nguyễn Hải Thần đại diện Việt Cách và Nguyễn Tường Tam đại diện Việt Nam Quốc dân Đảng đề nghị Hồ Chí Minh đồng ý hợp nhất Việt Minh với Việt Cách và Việt Nam Quốc dân Đảng. Đối với lời đề nghị này, trong nội bộ Việt Minh có nhiều ý kiến khác nhau. Hoàng Minh Giám nghĩ rằng việc hợp nhất Việt Minh với các đảng phái Quốc gia sẽ làm giảm bớt sự đối lập và tăng cường thế lực cho Việt Minh, làm người Trung Quốc yên lòng còn Pháp phải lo ngại, quan trọng nhất là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong con mắt của Đồng Minh, đặc biệt là Mỹ, là chính phủ thật sự dân chủ. Võ Nguyên Giáp thì dứt khoát không đồng ý, theo ông, những đề nghị đó không có giá trị và không thật thà, nó chẳng khác gì thay thế chủ nghĩa thực dân Pháp bằng ách thống trị của Trung Quốc, và nhân dân Việt Nam sẽ "chẳng bao giờ chịu bán rẻ sự nghiệp chính nghĩa của họ để đổi lấy đô la Trung Quốc". Cuối cùng Việt Minh đã từ chối hợp nhất với Việt Cách và Đại Việt Quốc dân Đảng.
Ngày 1 tháng 1 năm 1946, sau một hội nghị hòa giải có Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội và Việt Minh tham gia do tướng Tiêu Văn tổ chức, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời được thành lập thay thế Chính phủ Cách mạng Lâm thời với sự tham gia của một số đảng phái đối lập (Việt Cách, Việt Quốc...) hoạt động ở Trung Quốc với sự bảo trợ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Tuy nhiên chức trách các Bộ cũng thay đổi. Bộ trưởng Quốc phòng trở thành người lo về tài chính mà không được xem xét danh sách nhân sự, quân số, súng đạn còn các Bộ trưởng khác của các đảng phái Quốc gia chẳng có chức trách cụ thể gì, không bao giờ được tham dự bất cứ buổi họp nào của nội các.
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tổ chức cuộc Tổng tuyển cử trên toàn quốc, lần đầu tiên đã bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp. Nhiều đảng phái không có quyền tham gia Tổng tuyển cử đã tìm cách phá hoại. Các đảng này cho là trúng cử chỉ là Việt Minh cộng sản, chính quyền trong tay nên Việt Minh muốn ai trúng cũng được. Võ Nguyên Giáp cho rằng các đảng phái này tẩy chay bầu cử vì họ biết rằng mình không có uy tín trong nhân dân như Hồ Chí Minh, nếu ứng cử thì chắc chắn sẽ thua.Theo Báo Đại đoàn kết, mặc dù bị nhiều đảng phái tuyên truyền vận động dân chúng tẩy chay cuộc bầu cử và ngăn cản việc tổ chức bầu cử ở một số nơi, nhưng tại các địa phương, ở đâu cũng có người tự ứng cử, các cuộc tiếp xúc tranh cử công khai, tự do diễn ra ở khắp mọi nơi. Theo Việt Minh, cuộc bầu cử diễn ra công bằng. Tuy nhiên, lá phiếu không bí mật và theo quan sát của sử gia Trần Trọng Kim thì có nơi người dân bị cưỡng bách bầu cho Việt Minh.
Sau khi kết quả bầu cử được công bố, sự thật hoàn toàn không như các đảng phái tuyên truyền. Nhiều đại biểu có uy tín của các giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, dân tộc đều trúng cử tại Quốc hội khóa I hầu hết chưa là đảng viên. Ông được bầu làm đại biểu quốc hội khóa đầu tiên và liên tiếp 6 kỳ sau.
Sau khi Quốc hội được bầu, ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến được thành lập để thay thế Chính phủ Liên hiệp Lâm thời. Ở các địa phương, các cấp chính quyền liên hiệp được thành lập trong năm 1946. Theo thỏa thuận với Việt Minh, phe đối lập bao gồm một số tổ chức như Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội và Việt Nam Quốc dân Đảng được Trung Hoa Dân quốc ủng hộ, không tham gia Tổng tuyển cử nhưng vẫn được nắm 70 ghế Quốc hội cùng nhiều vị trí trong chính quyền trung ương do chính sách hòa hợp các đảng phái của Chính phủ. Trong hồi ký Những năm tháng không thể nào quên, đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định các đảng phái này lo sợ thất bại trước sức ủng hộ lớn của cử tri với mặt trận Việt Minh nên không tham gia bầu cử. Thay vào đó, các đàng phái này dùng sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc để gây sức ép nhằm giành ghế trong quốc hội mà không cần qua bầu cử.
Cũng trong năm 1946, ông kết hôn với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai).
Trấn áp các đảng phái chống Chính phủ
Trong thời gian hoạt động, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến tiếp tục thực hiện các biện pháp, chính sách để giữ vững nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ non trẻ. Về đối nội đã kêu gọi các đảng phái đoàn kết phụng sự quốc gia, thực hiện các chính sách kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục...
Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân đảng đã tổ chức các đội vũ trang như "Thần lôi đoàn", "Thiết huyết đoàn", "Hùm xám"... Các đội này đã tổ chức nhiều vụ cướp có vũ trang, bắt cóc, tống tiền, tổ chức ám sát những người theo Việt Minh và cả những người trung lập như ông Ba Viên (Ba Viên bị Quốc dân Đảng nghi ngờ là gián điệp của Pháp, sau khi gặp Hồ Chí Minh, Ba Viên quay về Hà Giang, bắt giữ và hành quyết một số đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng) rồi tuyên truyền đổ lỗi cho Việt Minh đã không đảm bảo được an ninh trật tự ở Hà nội và một số đô thị ở Bắc Bộ.
Điều tệ hại nhất là quân Trung Hoa Dân Quốc gây sức ép để thành viên Việt Nam Quốc dân Đảng được nắm những ghế quan trọng trong chính phủ. Theo Võ Nguyên Giáp kể lại: "Bọn chúng (Việt Nam Quốc dân đảng) đội lốt chủ nghĩa quốc gia nhưng chính là một bọn phản động lệ thuộc vào Trung Hoa Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch, và sức mạnh quân sự của chúng chỉ để nhặt nhạnh chút cơm thừa canh cặn". Thiếu tá Mỹ thuộc OSS và là bạn của tướng Giáp, Al Patti cũng cùng quan điểm. Sau khi thảo luận với các đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng, ông cho rằng họ không biết phải làm gì để đáp ứng nhu cầu của nhân dân, không một ai có khái niệm về công việc sẽ làm mà chỉ chăm chăm mục tiêu tranh giành quyền lãnh đạo với Việt Minh. Ông ta nhận xét: "Họ (Việt Nam Quốc dân Đảng) là những kẻ lạc hướng về chính trị, có lẽ vì sống quá lâu ở Trung Quốc".
Hồ Chí Minh giao cho Võ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hoàn, sau này trở thành Bộ trưởng Công an, nhiệm vụ vô hiệu hóa các cuộc biểu tình do Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội tổ chức nhằm chấm dứt hoạt động tuyên truyền của các đảng này trong dân chúng. Võ Nguyên Giáp kể lại: "Chúng tôi phải trừng trị bọn phá hoại... Nhưng bằng mọi giá phải tránh khiêu khích và đảm bảo không xảy ra xung đột lớn". Võ Nguyên Giáp dùng lực lượng tự vệ và các hội viên Hội Cứu Quốc phá các cuộc biểu tình này. Khi có lộn xộn, lính Trung Quốc bắn chỉ thiên, xông vào giải tán đám biểu tình để vãn hồi trị an. Việt Nam Quốc dân Đảng hoảng hốt khi người Trung Hoa không giúp được gì nhiều trong việc chống lại Việt Minh như họ mong đợi. Ông Nguyễn Duy Thanh, một người theo chủ nghĩa quốc gia buồn rầu nhớ lại: "Không có Trung Hoa ủng hộ, những đảng phái theo chủ nghĩa quốc gia chẳng thể đối phó được với những người Cộng sản"
Sự chống đối của các đảng phái khiến Võ Nguyên Giáp rất tức giận vì nó làm cản trở các nỗ lực của Chính phủ để đối phó với Pháp, cũng như khiến chính phủ phải liên tục đề phòng quân đội Trung Hoa. Có những lần các đơn vị tự vệ thu nhặt những tờ truyền đơn do các đảng đối lập thân Trung Hoa rải trên phố phường, lập tức Hồ Chí Minh bị quân đội Trung Hoa gọi đến trụ sở và bị răn đe. Võ Nguyên Giáp đề nghị dẹp bỏ sự chống đối để Chính phủ có thể loại trừ nguy cơ đảo chính và yên tâm đối phó với Pháp, nhưng Hồ Chí Minh khuyên ông kiên nhẫn vì "ném chuột phải tránh vỡ bình quý", chẳng có gì phải sợ các nhóm đối lập này vì họ quá yếu kém, "nhưng họ có quan thầy chống lưng" (hàm ý là phải nín nhịn các đảng phái đối lập thân Trung Hoa để tránh xung đột).
Sau khi Hiệp định sơ bộ được ký với Pháp vào tháng 3 năm 1946, quân Pháp sẽ ra miền Bắc thay thế quân Trung Hoa. Các nhóm đối lập thân Trung Hoa (bao gồm Việt Nam Quốc dân đảng) sợ bị mất chỗ dựa. Theo Jean Sainteny, các nhóm này đã cài người vào đám đông để kích động nhân dân gây bạo loạn nhằm tìm cách phá bỏ hiệp định, kích động xung đột Việt - Pháp, một kẻ giấu mặt thậm chí đã ném một quả lựu đạn vào đám đông, may mắn là kẻ này quên rút chốt lựu đạn.
Sự có mặt của quân đội Tưởng Giới Thạch cho tới lúc đó đã đảm bảo sự tồn tại của Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội. Hai đảng này không có một chương trình gắn kết với nhau để tranh thủ dân chúng như Việt Minh. Những người lãnh đạo Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội thì còn xa mới có được những phẩm chất có thể so sánh với Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và những người có trách nhiệm khác của Việt Minh. Khi quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam ngày 15 tháng 6 năm 1946, những đảng phái theo chủ nghĩa quốc gia mất chỗ dựa. Võ Nguyên Giáp quyết định Việt Minh phải hoàn toàn điều khiển bộ máy chính quyền, loại bỏ những kẻ chống đối trong nội bộ để tập trung đối phó với Pháp. Ông hối hả hành động ngay với mục tiêu rải khắp: Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội được Trung Hoa Quốc dân Đảng ủng hộ, Việt Nam Quốc dân Đảng (theo Cecil B. Currey tổ chức này chỉ mượn danh cách mạng của Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1930 do Nguyễn Thái Học sáng lập còn theo David G. Marr thì đến cuối năm 1945 nhiều người dân vẫn không tin rằng Việt Nam Quốc dân Đảng đã phản bội lại sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Thái Học năm 1930 như Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên truyền), nhóm quốc gia thân Nhật Đại Việt, những người Trotskyist, những người quốc gia chống Pháp, nhóm Công giáo mang tên "chiến sĩ Công giáo". Võ Nguyên Giáp đã từng bước tìm cách loại bỏ dần các đảng phái này.
Ngày 19 tháng 6 năm 1946, Báo Cứu Quốc của Tổng bộ Việt Minh đăng xã luận kịch liệt chỉ trích "bọn phản động phá hoại Hiệp định sơ bộ Pháp Việt mùng 6 tháng 3". Ngay sau đó Võ Nguyên Giáp bắt đầu chiến dịch truy quét các đảng phái đối lập bằng lực lượng công an và quân đội do Việt Minh kiểm soát với sự giúp đỡ của Pháp. Ông cũng sử dụng các binh lính, sĩ quan Nhật Bản tình nguyện ở lại Việt Nam và một số vũ khí do Pháp cung cấp (ở Hòn Gai quân Pháp cung cấp cho Việt Minh những khẩu pháo để diệt một số vị trí do quân Đại Việt chiếm giữ) trong chiến dịch này. Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến được thành lập nhằm tạo khối đại đoàn kết giữa các đảng phái, sau Vụ án phố Ôn Như Hầu đã mất đi ý nghĩa của nó.
Chiến tranh Đông Dương lần 1
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự tái chiếm Việt Nam của quân Pháp (1945-1954) trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ.
Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam
Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi. Sau này, trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng, Hồ Chí Minh đã nói: "Đánh thắng đại tá phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng phong thiếu tướng, thắng trung tướng phong trung tướng, thắng đại tướng phong đại tướng". Cùng đợt phong hàm có Nguyễn Bình được phong Trung tướng; Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng. Tháng 7-1948, Võ Nguyên Giáp giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam. Tháng 8 năm 1948, ông là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập.
Từ tháng 8 năm 1945 Võ Nguyên Giáp là một trong 5 ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành ủy viên Bộ Chính trị (thay thế Ban Thường vụ Trung ương) Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951.
Như các danh tướng Việt Nam trong lịch sử, Võ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông có tên gọi là Chiến tranh nhân dân kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Ông nói:
Trong 9 năm trường kỳ đánh Pháp, Võ Nguyên Giáp đã có những sáng kiến quan trọng để phát huy sức mạnh quân sự và đã trở thành những kinh nghiệm quý báu như: "Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung". Với chuyên gia quân sự Trung Quốc sang giúp huấn luyện quân đội, ông chỉ đạo chiến sĩ học tập, tiếp thu, nghiên cứu kỹ phương pháp của nước bạn, đồng thời nhắc nhở cán bộ, sĩ quan phải ghi nhớ việc tiết kiệm sinh mạng bộ đội do Việt Nam là nước nhỏ không thể nuôi nhiều quân.
Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi ra trận, Hồ Chí Minh đã dặn dò: "Cho chú toàn quyền chỉ huy. Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết vốn". Ông lên kế hoạch và chỉ huy 5 trong 6 sư đoàn bộ binh chủ lực khi đó của Quân đội nhân dân Việt Nam là 308, 304, 312, 316 và Đại đoàn sơn pháo 351 tấn công Điện Biên Phủ. Sau 56 ngày đêm, đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của Liên hiệp Pháp bị đánh bại. Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương sau 83 năm, và đã đưa Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự Việt Nam, một người hùng của các nước Thế giới thứ ba đang bị thực dân châu Âu đô hộ.
Sau chiến thắng này, những người dân bị nô dịch đã xem Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp là thần tượng để hạ quyết tâm lật đổ chế độ thực dân xây dựng nền độc lập của riêng mình. Năm 1962, trong lời đề tựa cuốn "Đêm thực dân" (La Nuit Coloniale), nhà lãnh đạo giải phóng dân tộc Ferhat Abbas, sau này trở thành tổng thống đầu tiên của Algerie, đã viết: "Điện Biên Phủ không chỉ là một chiến thắng quân sự. Đó là khẳng định của người dân châu Á và châu Phi trước người châu Âu. Đó là xác nhận về nhân quyền quy mô toàn cầu. Tại Điện Biên Phủ, nước Pháp đã đánh mất sự hiện diện hợp lý duy nhất, đó là lý lẽ của kẻ mạnh". Năm 2013, Tổng thống Algérie - Abdelaziz Bouteflika - đã gọi Võ Nguyên Giáp là người anh hùng quân đội của nền độc lập Việt Nam, là nhà chiến lược vĩ đại đã khiến cho thực dân Pháp phải kinh hoàng ở Điện Biên Phủ, và tên tuổi ông "sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ký ức của nhân dân Algeria."
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổng kết:
"Dân tộc ta có thể tự hào rằng: Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, chúng ta đã chứng minh một chân lý vĩ đại. Chân lý đó là trong thời đại ngày nay một dân tộc thuộc địa bị áp bức, khi đã biết đứng dậy đoàn kết đấu tranh, kiên quyết chiến đấu cho độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội thì có đầy đủ khả năng để chiến thắng quân đội xâm lược hùng mạnh của một nước đế quốc chủ nghĩa".
Các chiến dịch
Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch - Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp cùng với Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm tham mưu trưởng chiến dịch:
Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)
Chiến dịch Biên giới (tháng 9 - 10, năm 1950)
Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950)
Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951)
Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951)
Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951)
Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952)
Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953)
Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 - 5 năm 1954)
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.
Chiến tranh Đông Dương lần 2
Từ năm 1954 đến năm 1976, Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông còn là Phó Thủ tướng Chính phủ, sau là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (từ năm 1955 đến năm 1991).
Từ tháng 3 năm 1960, Võ Nguyên Giáp làm việc dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị và nhà lãnh đạo mới là Lê Duẩn, Bí thư Thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam, một người đường lối cứng rắn đã trải qua những nhà tù khắc nghiệt nhất, tận mắt chứng kiến những người Việt Minh ở miền nam sau Hiệp định Geneve trong Phong trào Tố cộng - Diệt cộng do Ngô Đình Diệm phát động. Lê Duẩn chủ trương dùng đấu tranh quân sự để "đánh đuổi quân Mỹ, tiêu diệt chế độ tay sai để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước".
Dù có thói quen viết hồi ký, Võ Nguyên Giáp vẫn chưa xuất bản cuốn nào về giai đoạn 1954-1971. Đây là thời kỳ Lê Duẩn từ vị trí lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam tiến đến điều hành Bộ Chính trị. Theo các sử gia phương Tây, Lê Duẩn xem trọng tài năng của Võ Nguyên Giáp, mặt khác, ông giữ ấn tượng xấu về việc lãnh đạo Việt Minh đồng ý rút quân ra bắc theo Hiệp định Geneve với Pháp, khiến những cán bộ chính trị Việt Minh còn ở lại miền Nam bị Mỹ tàn sát nghiêm trọng do không còn lực lượng vũ trang bảo vệ.
Theo Pierre Asselin, thời gian cuộc chiến chống Mỹ tại miền Nam Việt Nam nổ ra vào năm 1964, Võ Nguyên Giáp trở thành "một khuôn mặt của các nỗ lực chiến tranh chống Mỹ, một công cụ "tiếp thị" hỗ trợ cho những người khác trong Đảng, những người thiếu danh tiếng, uy tín và tính hấp dẫn trên trường quốc tế (so với Võ Nguyên Giáp)". Cũng theo quan điểm của ông này, chiến lược Tổng tấn công Mậu Thân năm 1968 là do Lê Duẩn xây dựng, ông Giáp chỉ góp ý chứ không đóng vai trò lớn trong chủ trương này. Chính Lê Duẩn là người chỉ đạo chính trong cuộc chiến tranh này, là kiến trúc sư của chiến thắng của những người cộng sản vào năm 1975.
Tuy nhiên khi nghiên cứu các tài liệu của Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc cho rằng Võ Nguyên Giáp không hề có những tranh cãi với những thành viên Bộ Chính trị khác trong giai đoạn cuộc chiến tranh Việt Nam. Các tài liệu cho thấy rằng không hề có một sự phân chia ê-kíp trong nội bộ Bộ Chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như các nhà sử học phương Tây hoặc một số dư luận vẫn đồn đoán, mà theo đó Tướng Giáp được cho là thuộc phái "chủ hoà".
Theo điều lệ Đảng quy định thì Tổng Bí thư Đảng Lao động (tức Lê Duẩn) sẽ được kiêm luôn chức danh Bí thư Quân ủy Trung ương, nắm quyền chỉ đạo lớn nhất về quân sự, Bộ trưởng quốc phòng (tức Võ Nguyên Giáp) sẽ chỉ có thể được làm Phó Bí thư. Như vậy, theo đúng quy định thì Lê Duẩn hoàn toàn có thể yêu cầu Võ Nguyên Giáp trao lại chức vụ này cho mình. Tuy nhiên, Lê Duẩn đã không đòi hỏi chức vụ này và vẫn ủng hộ Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Quân ủy Trung ương trong suốt thời gian 20 năm chiến tranh, điều này cho thấy giữa hai người có sự tin tưởng lẫn nhau chứ không hề có chia rẽ, mâu thuẫn. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng viết trong hồi ký cho biết quan hệ giữa ông và Lê Duẩn rất tốt, giữa hai người không hề có bất đồng gì lớn:
"Với tôi, những năm công tác trong Bộ Chính trị, Anh (tức Lê Duẩn) đã thường xuyên trao đổi ý kiến, thường là nhanh chóng đi đến nhất trí trong những vấn đề lớn; khi có ý kiến khác nhau thì tranh luận thẳng thắn, những điều chưa nhất trí thì chờ thực tiễn kiểm nghiệm. Lúc mới ra Bắc, Anh thường tâm sự với tôi những khó khăn trong công việc... Từ sau Đại hội III và Đại hội IV, tôi đã ba lần đề nghị Anh là Tổng Bí thư kiêm luôn Bí thư Quân ủy Trung ương, nhưng Anh nói với tôi: "Anh (tức Võ Nguyên Giáp) là Tổng chỉ huy lâu năm nên tiếp tục làm Bí thư Quân ủy Trung ương, như vậy có lợi cho lãnh đạo"."
Từ 1954 đến 1964
Từ năm 1954 đến năm 1956, Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa chủ trương đấu tranh hòa bình, yêu cầu chế độ Việt Nam Cộng hòa thực hiện Hiệp định Geneve vì một Việt Nam thống nhất, không chia rẽ về tình cảm và chính trị. Tuy nhiên, Ngô Đình Diệm đã thẳng thừng bác bỏ đề nghị này và đẩy mạnh Chính sách tố Cộng diệt Cộng.
Từ năm 1957 đến năm 1958, Đảng Lao động đã có những cuộc họp bàn về cách mạng Miền Nam nhưng chủ trương, biện pháp đấu tranh vẫn chưa thay đổi, phong trào cách mạng tiếp tục bị đàn áp và tổn thất nặng nề.
Tháng 1-1959, khi hy vọng thi hành Hiệp định Genève không còn, tại cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị (mở rộng) lần thứ 15, Võ Nguyên Giáp giúp Bộ Chính trị và các cán bộ Việt Minh mới từ miền nam ra (do Lê Duẩn đứng đầu) ban hành Nghị quyết 15 Bộ Chính trị, khẳng định việc giải phóng miền nam bằng đấu tranh vũ trang, cho phép những cán bộ kháng chiến còn lại ở miền nam được tổ chức hoạt động vũ trang.
Năm 1959, được Bộ Chính trị đồng ý, Võ Nguyên Giáp đã quyết định thành lập Đoàn 559 mở đường mòn dọc dãy Trường Sơn để tiếp ứng phong trào cách mạng miền nam Việt Nam. Nhờ việc mở đường Trường Sơn, phong trào cách mạng và hoạt động du kích miền Nam phát triển rất mạnh. Sau 4 năm, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã thành lập được một số đơn vị cấp trung đoàn.
Năm 1964, được Bộ Chính trị đồng ý, Võ Nguyên Giáp đã bí mật cử Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn vào chiến trường Đông Nam Bộ chỉ huy quân giải phóng miền Nam đánh lớn tại Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Đồng Xoài... tạo chuyển biến chiến trường và thành lập các Sư đoàn 1, 2, 3, 5, 7, 9 nổi tiếng. Trong đó, Sư đoàn 1 trấn thủ Tây Nguyên, Sư đoàn 2 trấn thủ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sư đoàn 3 Sao Vàng trấn thủ Bình Định, trung đoàn 10 trấn thủ Phú Yên, trung đoàn 20 trấn thủ Khánh Hòa, Sư đoàn 5 trấn thủ khu vực Sài Gòn - Gia Định, Sư đoàn 7 cơ động chiến đấu khắp Quân khu 7 gồm Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Phước và Sư đoàn 9 di chuyển chiến đấu khắp Tây Ninh và Quân khu 9.
Từ 1965 đến 1972
Năm 1965, chia lửa với Nam Bộ, Hoàng Minh Thảo, người từng là học trò của Võ Nguyên Giáp ở trường Thăng Long được cử vào Mặt trận Tây Nguyên làm Phó Tư lệnh rồi Tư lệnh Mặt trận B3 thay Chu Huy Mân chuyển sang chỉ huy Mặt trận duyên hải Nam Trung Bộ đến khi chiến tranh kết thúc.
Năm 1965, Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ. Quy mô quân viễn chinh Mỹ đã lên tới hơn 50 vạn vào cuối năm 1967, cùng với đó là hàng ngàn máy bay, trực thăng và xe thiết giáp. Đối phó với Mỹ, Võ Nguyên Giáp vấn kiên trì đường lối chiến tranh nhân dân - "trường kỳ kháng chiến" như Chiến tranh Đông Dương trước đó. Kết quả là hai cuộc tiến công mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 của Mỹ đã thất bại, họ đã không thể tiêu diệt được quân Giải phóng và bình định miền Nam Việt Nam trong 18 tháng như kế hoạch ban đầu, và quân Mỹ bắt đầu sa lầy vào một cuộc chiến hao tổn, mệt mỏi và không có dấu hiệu kết thúc. Ký giả James Fox nhận xét: tướng Giáp đã thi hành một đường lối không quá khác biệt (so với thời kỳ chống Pháp) nhưng vô cùng hiệu quả, mà quân Mỹ rút ra được rất ít bài học từ người Pháp trước đó.
Năm 1968, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương tại Hà Nội phát động cuộc Tổng Tấn công và Nổi dậy Tết Mậu Thân. Một số nguồn tin từ nước ngoài cho rằng Võ Nguyên Giáp không tán thành chủ trương tổng tấn công trên toàn chiến trường miền Nam, nhưng các tài liệu lịch sử ghi chép về hoạt động của Bộ Chính trị cho thấy Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp tham gia vào việc lập kế hoạch và chỉ đạo chiến dịch này, tuy có một số thời điểm ông phải đi chữa bệnh ở Hungary nên không thể dự họp. Ngày 25 tháng 1 năm 1968, trên đường từ Hungary về, Võ Nguyên Giáp ghé qua Bắc Kinh xin chỉ thị của Hồ Chí Minh về chiến dịch Mậu Thân. Hai người cùng chờ đợi đài phát thanh thông báo về việc mở màn chiến dịch Tết Mậu Thân vào đêm giao thừa (31 tháng 1 năm 1968). Sau khi biết tin cuộc tiến công đã diễn ra đúng thời gian đã định, ông về nước vào đầu tháng 2 năm 1968 Hội nghị Trung ương lần thứ 14 vào tháng 1 năm 1968 thông qua quyết định của Bộ Chính trị quyết định Tổng tiến công.
Sau khi trở về, Võ Nguyên Giáp trên cương vị tổng tư lệnh tối cao của Các Lực lượng Vũ trang và bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ông đã chỉ đạo đợt tấn công Tết cũng như Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh. Chiến dịch Mậu Thân đã làm cho quân đội Hoa Kỳ bất ngờ và chịu nhiều tổn thất, thúc đẩy phong trào phản chiến ở Mỹ và trên khắp thế giới. Tuy nhiên, cuộc tổng tiến công này có những tổn thất lớn và có nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm về chiến thuật.
Năm 1990, ông chia sẻ với nhà sử học Stanley Karnow về mục đích chiến lược của chiến dịch Mậu Thân: "Chúng tôi muốn chứng minh cho người Mỹ thấy rằng chúng tôi không hề kiệt sức, chúng tôi có thể tấn công kho vũ khí, thông tin liên lạc, các đơn vị tinh nhuệ và thậm chí cả trụ sở, đầu não cuộc chiến của họ". Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1994, đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết: so sánh tương quan lực lượng hai bên ở Khe Sanh là quá chênh lệch, hỏa lực của không quân Mỹ mạnh hơn Pháp hàng chục lần nên ông nhận thấy việc diệt gọn cứ điểm Khe Sanh (giống như trận Điện Biên Phủ) là không thể. Mục tiêu thực tế mà phía Việt Nam theo đuổi là bao vây, tập kích nhỏ nhưng liên tục để khiến quân Mỹ chịu thương vong lớn, dần suy sụp ý chí và cuối cùng phải rút chạy khỏi đó.
Tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ các cương vị lãnh đạo trong Bộ Chính trị và các lực lượng vũ trang cho tới khi chiến tranh kết thúc năm 1975, và ông đóng một vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch và tiến hành cuộc tấn công cuối cùng vào tháng 4 năm 1975.
Từ 1972 đến 1975
Cuốn hồi ức mang tên "Tổng hành dinh trong Mùa xuân đại thắng" do Võ Nguyên Giáp xuất bản lần đầu năm 2001 đã thuật lại những hoạt động của ông vào giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1972 đến năm 1975.
Năm 1972, sau đại thắng tại Chiến dịch Đường 9 Nam Lào, với binh lực liên tục được bổ sung, Võ Nguyên Giáp chủ trương khuếch trương chiến quả bằng một kế hoạch quân sự ở Tây Nguyên, nơi có khả năng triển khai lực lượng lớn, đánh lớn, gây những khó khăn lớn hơn cho quân đội Sài Gòn. Kế hoạch này đã bị Quân ủy trung ương bác bỏ do Tổng cục tình báo 2 nhận được thông tin là Mỹ và quân đội Sài Gòn đã sớm biết và đã đón lõng tại Tây Nguyên. Đồng thời do ở gần nên mặt trận Trị-Thiên cũng dễ bổ sung đạn dược, quân số hơn, lại có 2 mục tiêu cực kỳ quan trọng là Huế và Đà Nẵng.
Một phương án mới được đưa ra. Quân Giải phóng sẽ chia quân mở 3 chiến dịch tại Trị-Thiên, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Sau 2 tháng, trước những thắng lợi lớn trong Chiến dịch Trị Thiên và quân Giải phóng đã áp sát Huế, các lực lượng bổ sung được tiếp tục đưa vào đây, còn mặt trận Tây Nguyên thì buộc phải ngừng tiến công do thiếu nhiên liệu, đạn dược dự trữ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề xuất vòng qua phía tây Huế, chia lực lượng và hỏa lực đánh vào Vùng Chiến thuật I. Tuy nhiên các đơn vị công binh mở đường do thiếu phương tiện nên thực hiện quá chậm, không kịp phục vụ mục tiêu chiến dịch (con đường này sau đó đã phát huy tác dụng vào chiến dịch mùa xuân năm 1975) 6 sư đoàn tham gia chiến dịch Trị Thiên gồm 312, 308, 324, 325, 320, 341 đã hành quân đánh trực diện từ phía bắc xuống Vùng Chiến thuật I, nơi có Quân đoàn I và lực lượng tổng trù bị của quân đội Sài Gòn gồm các Lữ đoàn Biệt động quân, Sư đoàn Dù và Sư đoàn Thủy quân Lục chiến, được không quân và Hải quân Mỹ chi viện tối đa.
Cuối năm 1972, Võ Nguyên Giáp tham gia chỉ huy chiến dịch 12 ngày đêm chống lại cuộc ném bom oanh tạc miền Bắc bằng B-52 của không quân Mỹ. Cuối tháng 11 năm 1972, phương án tác chiến đã được Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng và tập thể lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu trực tiếp thông qua, sau đó được Đại tướng Võ Nguyên Giáp phê chuẩn. Thất bại trong chiến dịch này buộc Mỹ phải chấp nhận ký Hiệp định Paris với những điều khoản nhân nhượng mà chính Mỹ trước đó đã từ chối ký. Đêm 26 tháng 12 năm 1972, 8 máy bay Mỹ đã bị quân và dân miền Bắc bắn rơi, riêng Hà Nội bắn rơi 5 chiếc, trong đó có 4 chiếc rơi tại chỗ. Từ sở chỉ huy tối cao, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã biểu dương các đơn vị lập công và ra lời kêu gọi: "Kẻ địch thua đau và nhất định sẽ bị thất bại hoàn toàn. Nhưng, chúng vẫn ngoan cố kéo dài cuộc tập kích. Các đơn vị hãy bắn rơi nhiều B 52 nữa, hãy giáng cho quân Mỹ một đòn "Điện Biên Phủ" ngay trên bầu trời Hà Nội, Thủ đô thân yêu của chúng ta." Tên gọi "Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không" xuất hiện từ đó.
Năm 1974, để nắm vững tình hình thực tế chiến trường và có quyết sách đúng đắn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Tư lệnh trưởng Đoàn 559 Đồng Sĩ Nguyên và chính ủy Đặng Tính đã vượt hàng trăm cây số đi thăm bộ đội Trường Sơn trên đường mòn Hồ Chí Minh và kiểm tra sự chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy dự kiến vào mùa Xuân 1975.
Cuối năm 1974, tại bản "Kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà", các ý kiến bổ sung của Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp đã chỉ rõ: "Mặc dù các năm 1975 và 1976 đều quan trọng nhưng năm 1975 là năm bản lề tạo điều kiện quyết định để năm 1976 đạt mục tiêu cuối cùng. Nếu thời cơ đến vào năm 1975 thì lập tức tiến hành tổng tấn công, giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975".
Năm 1975, Võ Nguyên Giáp đã tán thành đề xuất của Trung tướng Hoàng Minh Thảo chọn địa bàn Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược, xin ý kiến Bộ Chính trị và cử Đại tướng Văn Tiến Dũng vào Nam chỉ đạo đánh đòn "điểm huyệt" vào hệ thống phòng ngự của quân đội Sài Gòn tại Buôn Mê Thuột. Chính ông nhân đà thắng trận Buôn Ma Thuột, trực tiếp ra lệnh Trung tướng Lê Trọng Tấn gấp rút giải phóng Đà Nẵng trong 3 ngày. Chính ông đề xuất và ra quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh mà trong đó Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh, chỉ huy 5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Mệnh lệnh nổi tiếng nhất của ông chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh là "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng".
Võ Nguyên Giáp giải thích chiến lược đánh Mỹ của ông:
Trong thời gian diễn ra chiến tranh, Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa nhiều lần loan báo các thông tin về Võ Nguyên Giáp nhằm làm lung lay tinh thần đối phương. Thỉnh thoảng báo chí Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa lại loan tin về "đảo chính ở miền Bắc", "tướng Giáp bị ám sát hoặc bị bắt giam"... Trong chiến dịch Linebacker II, ngày 24 tháng 12 năm 1972, trên trang nhất tờ The Sunday Times (Mỹ) còn đăng tin: "Tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng Bắc Việt Nam, đã thiệt mạng trong một vụ nổ ngày hôm qua khi thị sát những tổn thất sau các đợt ném bom tại Hải Phòng, theo nguồn tin tình báo Nam Việt Nam. Nguồn tin này cho biết một quả "mìn nổ chậm" đã phát nổ khi Tướng Giáp thị sát kho quân sự Trần Hưng Đạo tại thành phố cảng. Không có thêm chi tiết về vụ việc..." Thông tin này sau đó vài ngày được chứng minh là bịa đặt, và Võ Nguyên Giáp vẫn sống khỏe mạnh cho tới hàng chục năm sau chiến tranh.
Chiến tranh Đông Dương lần 3
Trong một thời gian ngắn từ tháng 7 năm 1960 đến tháng 1 năm 1963, ông kiêm thêm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước. Năm 1978, ông thôi chức Bí thư quân ủy Trung ương, Lê Duẩn trở thành Bí thư và Văn Tiến Dũng làm Phó Bí thư Quân ủy Trung ương.
Đất nước mới vừa thống nhất ngày 30 tháng 4 năm 1975, đã bị quân Khmer Đỏ vượt biên giới Tây Nam tiến vào Việt Nam và xung đột với Việt Nam trong một thời gian dài, Khmer Đỏ được hậu thuẫn từ Trung Quốc và sau đó có Thái Lan một phần gây xung đột biên giới với Việt Nam từ năm 1975 mãi đến năm 1990 mới chấm dứt, đỉnh điểm là cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979. Tại thời điểm này ông giữ cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Sau khi cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc kết thúc, không có thay đổi lãnh thổ đáng kể giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Giai đoạn làm Phó Thủ tướng phụ trách các lĩnh vực dân sự
Ngày 7 tháng 2 năm 1980, ông thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng vẫn tiếp tục giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị (đến năm 1982) và Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật. Người thay thế ông ở Bộ Quốc phòng là Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Văn Tiến Dũng là một trong những lãnh đạo quân đội lâu năm nhất cùng thời với Võ Nguyên Giáp, và cũng là chỉ huy trực tiếp của Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975.
Từ cuối thập niên 1970, Việt Nam đứng trước nguy cơ bùng nổ dân số. Tư tưởng cho rằng phải sinh đẻ thật nhiều để bù đắp sự tổn thất về người trong chiến tranh vẫn tồn tại dù chiến tranh đã kết thúc, cùng với hàng triệu nam thanh niên xuất ngũ trở về lập gia đình đã khiến dân số Việt Nam tăng nhanh. Đây là một vấn đề nghiêm trọng với Việt Nam lúc bấy giờ. Lần đầu tiên, các chỉ tiêu về dân số được đưa vào Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng năm 1981. Nhận thức rõ tầm quan trọng cùng với sự khó khăn, phức tạp của công tác này, năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng quyết định thành lập Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch với mục tiêu kiểm soát mức sinh tại Việt Nam. Võ Nguyên Giáp khi đó là Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật được phân công kiêm nhiệm chức chủ tịch ủy ban này (cùng với 3 Bộ trưởng các Bộ và Tổ chức khác làm phó cho ông).
Trong văn hóa Việt Nam khi đó, chuyện sinh đẻ bị coi là chuyện tế nhị của riêng phụ nữ, việc đàn ông tham gia phụ trách công tác này bị nhiều người Việt Nam khi đó coi là "mất thể diện". Cũng vì thế mà có những dư luận khi đó đồn thổi rằng các lãnh đạo khác "ghen tị" với tài năng và công lao của Võ Nguyên Giáp nên đã chuyển ông sang làm phụ trách ủy ban sinh đẻ có kế hoạch nhằm "hạ uy tín" ông. Lời đồn thổi đó lan truyền dai dẳng tới hàng chục năm sau, có người còn làm bài vè để châm biếm chuyện này. Nhưng thực ra những lời đồn thổi này là không có căn cứ. Dư luận khi ấy chỉ chú ý đến Tướng Giáp mà bỏ qua một loạt các thành viên quan trọng khác như 01 Phó Thủ tướng, 10 Bộ trưởng, lãnh đạo các ban ngành cũng tham gia ủy ban này. Ngoài ra, không chỉ Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà cả hai Thủ tướng khác của Việt Nam là Phạm Văn Đồng và Võ Văn Kiệt cũng từng phụ trách công tác sinh đẻ kế hoạch này (Phạm Văn Đồng phụ trách giai đoạn 1961-1975, Võ Văn Kiệt phụ trách giai đoạn 1987-1991, ngay sau Võ Nguyên Giáp). Việc có tới 2 thủ tướng trực tiếp phụ trách cho thấy tầm quan trọng của công tác kế hoạch hóa gia đình khi đó.
Ông Trần Văn Thìn, người trợ lý thân cận của Đại tướng Võ Nguyên Giáp suốt 21 năm, kể lại "Lúc sang Ủy ban Dân số kế hoạch hóa gia đình, dư luận bàn ra tán vào chuyện đó thế nào, Đại tướng biết cả. Ông nói với chúng tôi trong sinh hoạt chi bộ: Đảng đã phân công, mình là Đảng viên thì phải cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ..." Trong một lần nói chuyện, Đại tướng cũng đã từng cho hay: "Tôi đã cống hiến một cách tự nguyện, đã thanh thản trong mọi thử thách, thế là tôi sống vui, sống lâu... Như vậy, tôi đã làm theo lời dạy và noi theo tấm gương của Bác Hồ là "Dĩ công vi thượng". Tôi nhận nhiệm vụ và tôi hoàn thành nhiệm vụ. Ngay cả việc phụ trách công tác sinh đẻ có kế hoạch cũng là nhiệm vụ"
Nhà sử học Dương Trung Quốc từng mạnh dạn hỏi Đại tướng Võ Nguyên Giáp về những lời đồn thổi rằng việc giao cho ông phụ trách ủy ban sinh đẻ kế hoạch là để "hạ uy tín" ông. Đáp lại thắc mắc của ông Dương Trung Quốc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cười và nói đó là do Thủ tướng Phạm Văn Đồng (người từng làm trưởng ban sinh đẻ kế hoạch suốt 15 năm trước đó) quá bận việc nên trực tiếp nhờ cậy ông làm giúp, chứ chẳng hề có "âm mưu" nào như dư luận đồn thổi cả:
Nghỉ hưu đến khi qua đời
Nghỉ hưu
Năm 1991, ông thôi chức ủy viên Trung ương, Phó Thủ tướng, nghỉ hưu ở tuổi 80. Theo tiểu sử tóm tắt khi ông mất, ông đảm nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến tháng 12 năm 1986.
Thời gian cuối đời, ông vẫn quan tâm và đưa ra một số lời bình luận trên mặt báo về tình hình đất nước như có bài báo yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản X về Vụ PMU18, hay cuộc gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khẩu nông sản.
Vào ngày 1 tháng 11 năm 2007 ông gửi thư trong đó bày tỏ sự phản đối chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu. Ông cũng có bài viết thực trạng và kiến nghị 6 vấn đề "cơ bản và cấp bách" nhằm triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay. Vào đầu năm 2009, ông góp ý về Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, ông đã viết 3 bức thư đề nghị thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xem xét lại cẩn thận dự án này vì lý do an ninh quốc gia và vấn đề môi trường.
Đại thọ 100 tuổi
Ngày 25 tháng 8 năm 2011, Võ Nguyên Giáp đã mừng đại thọ tròn 100 tuổi.
Trong dịp ông bước sang tuổi 100 và 71 năm tuổi đảng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phát biểu "Một vị đại tướng mà đã vào sinh ra tử, chiến đấu ở những chiến trường hết sức khó khăn, là thế hệ cận vệ học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh nay đã sống trên 100 tuổi, đây là điều hết sức vui mừng..."
Đại tướng cũng thường xuyên được các chính khách hàng đầu trên thế giới đến thăm hỏi tại tư dinh của Đại tướng. Đại tướng được coi là một tượng đài sống và có ảnh hưởng sâu rộng đến Việt Nam, tầm ảnh hưởng lớn trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Sau 100 tuổi, sức khỏe của ông yếu hơn trước. Ngày 22 tháng 5 năm 2011, Đài Truyền hình Việt Nam đã phát sóng chương trình thời sự với hình ảnh ông đang thực hiện việc bỏ phiếu thực hiện quyền công dân của mình trong cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, xóa đi những đồn đoán về sức khỏe của ông trên những phương tiện thông tin không chính thống. Trong dịp Ngày Thương binh Liệt sĩ 27 tháng 7 năm 2011, Truyền hình Quân đội nhân dân phát sóng hình ảnh Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Hữu Đức đến thăm hỏi một số tướng lĩnh cao cấp đang nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Qua theo dõi trong hình ảnh thì sức khỏe Đại tướng đã tốt lên nhiều.
Qua đời
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua đời vào hồi 18 giờ 9 phút ngày 4 tháng 10 năm 2013, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, nơi ông thường xuyên tới điều trị từ năm 2009, đại thọ 103 tuổi (âm lịch) và là tướng lĩnh Việt Nam sống thọ nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước tới nay.
Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông báo lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 12 và 13 tháng 10 năm 2013. Ông được an táng tại quê hương Quảng Bình, theo ý nguyện của ông và gia đình. Địa điểm an táng là khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc xã Quảng Đông, Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình, nằm cách đèo Ngang khoảng 4 cây số. Nơi an nghỉ cuối cùng của ông đã được xây dựng thành một quần thể kiến trúc để phục vụ người dân tới viếng.
Các giải thưởng và danh hiệu
Huân chương
70x70px Huân chương Sao Vàng (20/08/1992).
70x70px 2 Huân chương Hồ Chí Minh (1950, 1979).
70x70px 2 Huân chương Quân công hạng Nhất.
70x70px Huân chương Kháng chiến hạng Nhất.
70x70px 6 Huân chương Chiến thắng hạng Nhất.
70x70px Huy chương Quân kỳ quyết thắng.
70x70px Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba.
Huy hiệu
Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng (27/10/2010)
Các danh hiệu khác
Chủ tịch danh dự Hội Sử học Việt Nam trong 4 kỳ đại hội, từ đại hội lần thứ II tháng 5 năm 1988 đến đại hội V năm 2005.
Chủ tịch danh dự Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Chủ tịch danh dự Hội Khuyến học Việt Nam.
Chủ tịch danh dự Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam.
Chủ tịch danh dự Hội Cựu giáo chức Việt Nam.
Các bí danh và bút danh
Bí danh
"Võ Giáp": Tên ghi trên bằng cử nhân Luật năm 1935.
"Dương Hoài Nam": Bí danh hoạt động tại Trung Quốc từ ngày 3 tháng 5 năm 1940.
"Văn": Do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt.Trong quân đội, ông thường được gọi thân mật là "Anh Văn". Bí danh "Văn" này được dùng phổ biến nhất, được ký dưới "Mệnh lệnh khởi nghĩa của Ủy ban chỉ huy lâm thời khu Giải phóng" ngày 12 tháng 8 năm 1945 và Mệnh lệnh số 1371/TK ngày 7 tháng 4 năm 1975.
"Hưng": Bí danh ký trong bức thư ngày 30 tháng 1 năm 1954 của ông gửi Hồ Chí Minh, Trường Chinh và Chính trị bộ để trình bày về chủ trương tác chiến mới tại Điện Biên Phủ khi ông chuyển từ chiến thuật "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, thắng chắc".
"Chiến": Bí danh trên điện đài vô tuyến dùng trong Chiến dịch Mùa Xuân 1975.
Bút danh
"Vân Đình" và "Hải Thanh": Dùng khi viết bài trên các tờ báo tiếng Việt "Hồn trẻ" và tiếng Pháp "Notre Voix" (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động) giai đoạn 1929-1930 và cuốn sách "Vấn đề dân cày" (viết chung với Trường Chinh năm 1938)
"Hồng Nam": Dùng khi viết một số bài báo sau Cách mạng tháng Tám.
"Chính Nghĩa": Bút danh tại một số bài bình luận quan trọng mang ý nghĩa chỉ đạo toàn quân của Bộ chỉ huy chiến dịch và Bộ Tổng tham mưu đọc trên Đài tiếng nói Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954.
Đánh giá
Tại Việt Nam
Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị, trong đó có 30 năm là Tổng tư lệnh Quân đội, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Thông tin chính thống gần đây cho biết: "Tất cả các ý kiến của anh Văn đều được Bộ Chính trị tiếp thu và tán thành trong suốt thời kỳ chiến tranh". Thượng tướng Trần Văn Trà đã từng gọi Đại tướng Võ Nguyễn Giáp là "tư lệnh của tư lệnh, chính uỷ của chính uỷ". Thượng tướng Giáo sư Hoàng Minh Thảo khi được hỏi về trình độ đánh trận của các tướng lĩnh Việt Nam đã trả lời:
Nhà giáo Hồ Cơ nhận xét về Đại tướng Võ Nguyên Giáp như sau: "Đất nước này nên cơ nên nghiệp, thứ nhất là do công của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, thì công của Đại tướng là công đầu. Nguy nan gì ông cũng xông vào. Khi lâm trận thì ông nghĩ làm thế nào để chiến thắng mà quân dân hy sinh ít nhất. Cái đó là con người vĩ đại. Tôi ca ngợi một con người xứng đáng là anh hùng của Việt Nam"; và ông cũng có nhiều câu đối ca ngợi Đại tướng, được nhiều tài liệu đề cập đến:
Từ bên ngoài
Võ Nguyên Giáp đã xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. Ông đã chỉ huy quân đội tốt trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ cùng với nỗi hổ thẹn của Quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam, với học thuyết "Chiến tranh nhân dân", với toàn bộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước Việt Nam. Nhà sử học Derek Frisby gọi ông là kiến trúc sư của quân đội nhân dân Việt Nam, hoặc thậm chí có thể là của nước Việt Nam tồn tại như ngày nay.
Ký giả nổi tiếng Oriana Fallaci, trong bài phỏng vấn nhan đề "Mỹ sẽ thua, tướng Giáp khẳng định" (Americans will lose, says General Giap), đăng trên báo Washington Post, ngày 6 tháng 4 năm 1969, mô tả Võ Nguyên Giáp như sau: "Đôi mắt của Giáp! Hẳn đây là đôi mắt thông minh nhất mà tôi từng được thấy. Sắc sảo, linh lợi, tươi vui, dữ dội – tất thảy mọi thứ. Một đôi mắt long lanh như hai tia sáng, xuyên thấu người ta tựa như hai lưỡi kiếm, ánh mắt đầy quyết đoán, uy nghi". Fallaci cho rằng, dù ông Giáp đã khóc khi có tin Hồ Chí Minh từ trần (tin giả, khoảng năm 1943, khi Hồ Chí Minh bị Quốc dân đảng Trung Quốc cầm tù), "nhưng không một điều gì trên thế giới có thể buộc được cặp mắt ấy đẫm lệ một lần nữa". Võ Nguyên Giáp tin chắc rằng quân Mỹ sẽ phải rút dần khỏi Việt Nam, rồi họ sẽ phải từ bỏ cuộc chiến tranh vì nó ngày càng ngốn nhiều nguồn lực, đẩy Hoa Kỳ đến bờ vực thẳm của lạm phát. Tháng 11 năm 1972, khi được Henry Kissinger cho phép phỏng vấn, Fallaci viết: "Câu hỏi đầu tiên của Kissinger là về tướng Giáp, "như đã bảo cô, tôi không bao giờ cho phỏng vấn riêng. Lý do tôi cho phép cô phỏng vấn là do tôi đã đọc bài phỏng vấn tướng Giáp của cô. Rất hay. Ông Giáp là người thế nào nhỉ?" Bà trả lời: "Ông Giáp là một kẻ sĩ theo phong cách Gô loa… Giọng đều đều như đọc bài giảng… Tuy nhiên, những điều ông Giáp nói (vào năm 1969) bây giờ đã trở thành sự thật"
Nhà sử học quân sự Cecil Currey, trong quyển tiểu sử Victory at Any Cost (Chiến thắng bằng mọi giá), có nhận xét về tính cách của ông. Tướng Giáp dành trọn tình cảm của ông đến đất nước và toàn bộ sự hiến dâng đến Đảng Cộng sản, khát vọng lớn nhất cuộc đời ông là 2 mục tiêu: giải phóng Việt Nam ra khỏi sự đô hộ của nước ngoài và thống nhất đất nước, do đó ông đã "dành trọn khát vọng và niềm kiêu hãnh vô bờ bến của mình vào hai mục tiêu này", và "bề ngoài lạnh buốt của ông che đậy một tính khí rất nóng nên người Pháp đã miêu tả ông là một núi lửa được tuyết che phủ".
Ngay cả sau này khi chiến tranh đã kết thúc, nhiều người phương Tây cho rằng ông là người vô cảm, bất chấp tổn thất để đạt được mục tiêu. Tướng Mỹ William Westmoreland - đối phương của ông trong chiến tranh Việt Nam đã chỉ trích ông rằng "Bất cứ tướng Mỹ nào chịu tổn thất nhiều như thế sẽ không giữ được chức trong vòng ba tuần. Sự coi thường mạng người như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối thủ ghê gớm, nhưng không tạo nên một thiên tài quân sự". Nhưng sau đó nhận xét của Westmoreland đã bị nhà sử học nổi tiếng Stanley Karnow phản bác. Trước hết, Westmoreland đã bỏ qua sự vượt trội về trang bị và hỏa lực của quân đội Mỹ so với quân đội Việt Nam (nếu quân đội Mỹ trang bị thiếu thốn như phía Việt Nam, thì tổn thất của họ sẽ còn cao hơn nhiều). Stanley Karnow cũng chỉ ra điểm khác biệt cơ bản giữa tướng Giáp và các tướng Mỹ: ông không phải là một người Mỹ đang đối đầu với một dân tộc xa lạ ở một xứ sở xa lạ. Bộ đội của ông, và những thường dân hỗ trợ họ, chiến đấu trên đất đai quê hương mình; họ tin tưởng rằng cuộc kháng chiến trường kỳ cuối cùng sẽ quét sạch lòng kiên nhẫn của quân thù và đưa họ đến mục đích cuối cùng là thống nhất tổ quốc. Chiến lược này đã giúp ông Giáp đánh bại người Pháp và nó sẽ lại phát huy hiệu quả trong cuộc chiến chống lại người Mỹ.
Nhà sử học Derek Frisby chỉ ra: tướng Giáp thừa hiểu một cuộc chiến kéo dài chắc chắn sẽ mang lại nhiều tổn thất nhưng điều đó không có nghĩa là một phe nào đó chắc chắn sẽ thắng hay thua; và chỉ cần quân đội Việt Nam còn tồn tại để tiếp tục chiến đấu thì ý niệm về Việt Nam sẽ tiếp tục sống trong tâm khảm của những người ủng hộ nó. Đó là bản chất của một cuộc chiến tranh cách mạng. Những lời chỉ trích của Westmoreland dành cho tướng Giáp lại chính là chìa khóa để hiểu tại sao viên tướng Mỹ đã không thể đánh bại Võ Nguyên Giáp. Theo Frisby, Võ Nguyên Giáp đã lợi dụng sự ỷ lại của người phương Tây vào ưu thế vũ khí để đánh bại họ bằng những chiến thuật không ai ngờ tới. Một ví dụ tiêu biểu là trận Điện Biên Phủ, khi Võ Nguyên Giáp sử dụng những phương tiện thô sơ để đưa đại bác và pháo phòng không đi xuyên qua những vùng địa hình tưởng chừng không thể vượt qua được, và điều này đã khiến quân Pháp "chết điếng người".
Đối với những chỉ trích từ phương Tây rằng ông là người vô cảm, chính bản thân Võ Nguyên Giáp đã từng trả lời một nhà báo Ý rằng: "Người phương Đông chúng tôi khác người phương Tây các ông. Chúng tôi đặt sự tồn vong của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Mỗi phút có hàng trăm, hàng ngàn người chết trên trái đất này. Sự sống hoặc cái chết của hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn con người, đối với đồng bào của chúng tôi, cũng là không đáng kể (đối với sự nghiệp giành độc lập dân tộc)". Ông cho biết: người Việt Nam sẽ sẵn sàng chịu bất kỳ hy sinh nào và chiến đấu tới cùng để giải phóng đất nước của họ từ quân đội nước ngoài, và ông cũng không ngoại lệ. Trong hồi ký của mình, Võ Nguyên Giáp chia sẻ: phải chỉ huy một đội quân trang bị nghèo nàn chống lại những đội quân trang bị tối tân, không thể nào giành chiến thắng mà không cần phải hy sinh, ông không thể thay đổi điều đó mà chỉ có thể tìm cách hạn chế tối đa mức độ hy sinh. Ông đã ra quyết định ngừng Chiến dịch Điện Biên Phủ thêm 2 tháng để thay đổi phương án tác chiến do e ngại việc đánh nhanh thắng nhanh sẽ gây nhiều tổn thất. Sau một đêm lo lắng mất ngủ, ông kết luận "sẽ là tự sát nếu đưa bộ đội vào trận đánh mà không chuẩn bị chống pháo binh, xe tăng và máy bay địch", và ông kiên quyết ra lệnh ngừng tấn công dù rằng khi đó áp lực rất lớn và ông coi đó là "quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời". Thượng tướng Trần Văn Trà nói rằng tướng Giáp "là một tổng tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh"
Giáo sư Fredrik Logevall nhận định, việc đánh bại 2 quân đội mạnh như Pháp và Mỹ không chỉ đơn giản là chấp nhận đánh đổi bằng tổn thất lớn. Võ Nguyên Giáp đã thành công trong việc tận dụng các lợi thế sẵn có như địa hình và sự ủng hộ của người dân để khắc chế ưu thế về hỏa lực và vũ khí của Pháp và Mỹ, ngoài ra ông và các đồng sự cũng tranh thủ được sự ủng hộ của những người dân Pháp, Mỹ phản đối chiến tranh. Nếu không có đường lối quân sự đúng đắn này thì dù Việt Nam có hy sinh nhiều tới đâu cũng chỉ là vô ích trước những kẻ thù mạnh như Pháp và Mỹ. Cecil B. Currey nhận xét: các tướng Pháp và Mỹ đều ỷ vào sự áp đảo của xe tăng, máy bay, pháo binh với suy nghĩ là cứ chiếm thật nhiều vùng đất thì sẽ thắng, họ đã không nắm được yếu tố căn bản của chiến tranh như Võ Nguyên Giáp. Ông có thể thua trong một số trận đánh, nhưng kết quả chung cuộc thì ông luôn thắng. Tư tưởng quân sự của Võ Nguyên Giáp vừa đúc rút từ lịch sử của Việt Nam, vừa chấm phá bằng những màu sắc từ Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, của Tôn Tử, Napoleon, của Thomas Lawrence và nhiều người khác. Ông tạo nên những nét sáng tạo của chính mình trên tấm vải là Đảng và nhân dân của ông. Bức tranh hoàn toàn là của riêng ông - một kiệt tác nghệ thuật.
Các đánh giá khác:
Nếu như tiêu chí chọn tướng của Hồ Chủ tịch là "Đánh thắng Đại tướng được phong Đại tướng" thì suốt cuộc đời mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lần lượt đọ sức và đánh thắng 10 đại tướng của Pháp và Mỹ (4 Pháp và 6 Mỹ), chưa kể đến nhiều viên đại tướng của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Các tướng lĩnh Mỹ khi nhắc đến ông vẫn thường gọi ông là "Đại tướng 5 sao", William Westmoreland gọi ông là "Tướng huyền thoại" (Legendary Giap)... Trong bách khoa toàn thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như là một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.
Kỷ niệm 60 năm ngày phát hành số đầu tiên, Thời báo châu Á (Time Asia) đã ra số đặc biệt giới thiệu các "Anh hùng châu Á", gồm các nhân vật làm thay đổi cục diện châu lục trong những thập kỷ gần đây. Những nhân vật được giới thiệu gồm Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiền sư Thích Nhất Hạnh,...
Trong một cuốn sách được xuất bản tại Anh năm 2008 mang tựa đề Great Military Leaders and Their Campaigns (Những nhà lãnh đạo quân sự lớn và những chiến dịch của họ). Sách dày hơn 300 trang khổ lớn, với hơn 500 tấm ảnh màu minh hoạ của Nhà xuất bản Thames & Hudson dành để giới thiệu 59 nhân vật danh tiếng nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh của thế giới trong 2.500 năm qua, thứ tự được xếp theo trình tự thời gian từ cổ đến kim. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được lựa chọn là nhân vật thứ 59, tức là nhân vật nổi bật nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho tới hiện nay (xếp thứ 58 là Đô đốc Nimitz của Hoa Kỳ, người chỉ huy mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II), và Võ Nguyên Giáp cũng là người duy nhất trong 59 nhân vật vẫn còn sống khi cuốn sách được xuất bản.
Danh tiếng của ông không chỉ bó hẹp ở Việt Nam mà các nước trên thế giới khi nhắc đến tên Võ Nguyên Giáp đều bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc, các dân tộc châu Phi và Mỹ La-tinh tin rằng chiến thắng Điện Biên Phủ do ông chỉ huy là khởi nguồn cho nền độc lập ngày nay của họ. Khi ông mất, hàng chục chính phủ các nước đã gửi điện chia buồn. Tổng thống Uruguay, Jose Mujica gọi ông là "vị tướng huyền thoại", người đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh chống áp bức và "gieo niềm tin rằng yếu tố con người chính là chìa khóa của thắng lợi". Bộ Ngoại giao Venezuela ra thông cáo khẳng định việc Đại tướng ra đi cũng là một tổn thất đối với người dân quốc gia Nam Mỹ này. Tổng thống Algérie - Abdelaziz Bouteflika - gọi ông là người anh hùng quân đội của nền độc lập Việt Nam, là nhà chiến lược vĩ đại đã khiến cho thực dân Pháp phải kinh hoàng ở Điện Biên Phủ, và tên tuổi ông "sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ký ức của nhân dân Algeria."
Các tác phẩm chính
Một số tác phẩm chính của Đại tướng như:
Tổng tập hồi ký"
Vấn đề dân cày (đồng tác giả với Trường Chinh), 1938;
Đội quân giải phóng, 1950
Chiến tranh giải phóng và quân đội nhân dân, ba giai đoạn chiến lược, 1950
Từ nhân dân mà ra, 1964;
Điện Biên Phủ, 1964;
Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng, 1970;
Những năm tháng không thể nào quên, 1970
Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân, 1972;
Những chặng đường lịch sử (gồm 2 tác phẩm đã in trước đó là Từ nhân dân mà ra và Những năm tháng không thể nào quên), 1977;
Chiến đấu trong vòng vây, 1995;
Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, 1979;
Đường tới Điện Biên Phủ;
Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử;
Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng, 2000.
Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, 2000
Unforgettable Days, Vo Nguyen Giap, Nhà xuất bản Thế giới, 2003;
Dien Bien Phu, Vo Nguyen Giap, Nhà xuất bản Thế giới, 2004;
Fighting under Siege, Vo Nguyen Giap, Nhà xuất bản Thế giới, 2004;
Gia đình riêng
Năm 1934, Võ Nguyên Giáp kết hôn lần đầu với bà Nguyễn Thị Quang Thái (1915-1944, em gái bà Nguyễn Thị Minh Khai) và có với nhau một người con gái là Võ Hồng Anh (1939-2009). Võ Hồng Anh là một giáo sư, tiến sĩ khoa học ngành Toán-lý đã từng đoạt giải thưởng Kovalevskaia năm 1988.
Hai năm sau khi bà Nguyễn Thị Quang Thái hy sinh, năm 1946, Võ Nguyên Giáp tái hôn với giáo sư Đặng Bích Hà (1927-), con gái của giáo sư Đặng Thai Mai (1902-1984). Võ Nguyên Giáp và Đặng Bích Hà có bốn người con, 2 gái và 2 trai
Võ Hòa Bình (1951-), con gái.
Võ Hạnh Phúc (10 tháng 8 năm 1952-), con gái, vợ đầu tiên của Trương Gia Bình nay đã li hôn. Hiện là Ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn HIPT.
Võ Điện Biên (1954-), con trai. Hiện là Giám đốc Công ty Cổ phần Đông Sơn.
Võ Hồng Nam (1956-), con trai. Hiện là Giám đốc Công ty Cổ phần Máy tính Truyền thông Hồng Nam.
Vinh danh
Tên ông được đặt cho nhiều đường, phố và các trường học ở nhiều nơi tại Việt Nam, đặc biệt, từ ngày 12 tháng 8 năm 2014, trường trung học phổ thông chuyên Quảng Bình đổi tên thành Trường trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp.
Ngày 25 tháng 8 năm 2014, nhân kỷ niệm 104 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tỉnh ủy Thái Nguyên quyết định đổi tên Quảng trường 20/08 thành Quảng Trường Võ Nguyên Giáp với diện tích 21ha.
Ngày 7 tháng 2 năm 2015, đường cao tốc Nhật Tân - Nội Bài được đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp. Đây là tuyến đường huyết mạch nối trung tâm thủ đô với Sân bay quốc tế Nội Bài.
Ngày 8 tháng 11 năm 2015, UBND tỉnh Trà Vinh long trọng tổ chức lễ công bố nghị quyết của HĐND tỉnh Trà Vinh về đặt tên ông cho tuyến đường hai chiều từ cửa ngõ đi vào trung tâm nội ô Thành phố Trà Vinh.
Ngày 22 tháng 7 năm 2020, Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐND. Theo đó, trục đường Hồ Sen - Cầu Rào 2 được đặt tên là đường Võ Nguyên Giáp, đồng thời cầu Rào 2 cũng được đổi tên thành cầu Võ Nguyên Giáp như hiện nay.
Sáng ngày 12 tháng 7 năm 2023, với đa số đại biểu tán thành, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thông qua nghị quyết về đổi tên Xa lộ Hà Nội đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức (TP Thủ Đức) có chiều dài 7,79km thành đường Võ Nguyên Giáp.
Chú thích
Tham khảo
Danh mục
Liên kết ngoài
GIAP VÔ NGUYÊN (1911-2013) trên Encyclopædia Universalis
Vô Nguyên Giap trên Grand Larousse encyclopédique
Bài tham luận của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho Hội thảo khoa học: Đại thắng mùa Xuân 1975 – Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam'' do Bộ Quốc phòng, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương tổ chức ngày 14 và 15-4-2005: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thắng lợi vĩ đại, bài học lịch sử
Lời kêu gọi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chống bành trướng Bắc Kinh năm 1979: Nhân dân Việt Nam nhất định thắng lợi, giặc Trung Quốc xâm lược nhất định thất bại
Currey Cecil B, [http://thecarthaginiansolution.files.wordpress.com/2011/09/senior-general-vo-nguyen-giap-remembers.pdf Senior General Vo Nguyen Giap Remembers], Cecil B Currey, Journal of Third World Studies, Fall 2003
Sinh tại Lệ Thủy, Quảng Bình
Nhà cách mạng Việt Nam
Phó Thủ tướng Việt Nam
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa II
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa III
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa IV
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa V
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa II Quảng Bình
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa III Quảng Bình
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa IV Quảng Bình
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa V Quảng Bình
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI Quảng Bình
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII Quảng Bình
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Học sinh Quốc học Huế
Huân chương Sao Vàng
Huân chương Hồ Chí Minh
Huân chương Quân công hạng Nhất
Huân chương Chiến thắng
Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng Cộng sản Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam
Tân Việt Cách mệnh Đảng
Người thọ bách niên Việt Nam
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa I
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa II
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa V
Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa I
Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa II
Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III
Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV
Chiến dịch Điện Biên Phủ
Quân nhân trong Chiến tranh Việt Nam
Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà dân tộc chủ nghĩa Việt Nam
Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam thụ phong thập niên 1940
Tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam người Quảng Bình
Cựu học sinh Trung học Albert Sarraut
G |
Chữ Nôm (𡨸喃), còn được gọi là Chữ Hán Nôm (𡨸漢喃), Quốc âm (國音) hay Quốc ngữ (國語) là loại văn tự ngữ tố - âm tiết dùng để viết tiếng Việt. Đây là bộ chữ được người Việt tạo ra dựa trên chữ Hán, các bộ thủ, âm đọc và nghĩa từ vựng trong tiếng Việt.
Chữ Nôm bắt đầu hình thành và phát triển từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 20. Sơ khởi, chữ Nôm thường dùng ghi chép tên người, địa danh, sau đó được dần dần phổ cập, tiến vào sinh hoạt văn hóa của quốc gia. Vào thời Nhà Trần ở thế kỷ 14 và Nhà Tây Sơn ở thế kỷ 18, xuất hiện khuynh hướng dùng chữ Nôm trong văn thư hành chính. Đối với văn học Việt Nam, chữ Nôm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi là công cụ xây dựng nền văn học cổ truyền kéo dài nhiều thế kỷ.
Định nghĩa và tên gọi
Cả hai từ chữ và Nôm trong chữ Nôm đều có gốc Hán. Từ chữ bắt nguồn từ cách phát âm trong tiếng Hán thượng cổ của chữ “tự” 字 (trong "văn tự"). Nôm nghĩa là Nam 南 (trong "phía nam"). Ý của tên gọi chữ Nôm là đây là thứ chữ dùng để ghi chép tiếng nói của người phương Nam (tức người Việt, xưa kia người Việt tự xem mình là người phương Nam, còn người Trung Quốc là người phương Bắc).
Tên gọi chữ Nôm khi viết bằng chữ Nôm có thể viết bằng rất nhiều chữ khác nhau:
Từ chữ: 字,𪧚,𡨸,茡,芓,𡦂,佇,宁
Từ Nôm: 喃,諵
Tên gọi Quốc âm (國音) được các thi hào sử dụng để đặt tên cho các tác phẩm bằng chữ Nôm như Quốc âm Thi tập, Hồng Đức Quốc âm Thi tập. Chữ âm 音 có nghĩa là "tiếng" như trong từ âm thanh, âm giọng, liên tưởng đến "tiếng nói" hay "ngôn ngữ", nên có thể Quốc âm còn có nghĩa là "tiếng nói của đất nước", ám chỉ tới tiếng Việt. Một tác phẩm bằng chữ Nôm khác là Bạch Vân quốc ngữ thi tập, sử dụng từ "Quốc ngữ" (國語). Do vậy từ lâu chữ Nôm đã được người đương thời coi là ”chữ viết tiếng Việt”, hay chính là ”chữ Quốc ngữ” của tiếng Việt lúc đó (khác với "chữ Quốc ngữ" hiện nay là chữ Latinh).
Lịch sử phát triển
Các quan điểm về sự hình thành
Trong một số nghiên cứu vào thập niên 1990, các học giả căn cứ vào đặc điểm cấu trúc nội tại của chữ Nôm, dựa vào cứ liệu ngữ âm lịch sử tiếng Hán và tiếng Việt, so sánh đối chiếu hệ thống âm tiếng Hán và tiếng Hán Việt đã đi tới kết luận rằng âm Hán Việt (âm của người Việt đọc chữ Hán) ngày nay bắt nguồn từ thời nhà Đường-nhà Tống thế kỷ 8-9. Và nếu âm Hán Việt có từ thời Đường, Tống thì chữ Nôm không thể ra đời trước khi cố định cách đọc Hán Việt (nếu xét chữ Nôm với tư cách hệ thống văn tự) và chỉ có thể ra đời sau khoảng thế kỷ thứ 10 khi người Việt thoát khỏi nghìn năm Bắc thuộc với chiến thắng của Ngô Quyền vào năm 938.
Về văn bản thì khi tìm chứng tích trước thời nhà Lý, văn tịch hoàn toàn không lưu lại dấu vết chữ Nôm nào cả. Sang thời Lý thì mới có một số chữ Nôm như trên quả chuông chùa Vân Bản, Hải Phòng (đúc năm 1076), bài bi ký ở chùa xã Hương Nộn, huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ (tạc năm 1173 niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 11) hay bia chùa Tháp Miếu, huyện Yên Lãng (nay thuộc Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (tạc năm 1210 triều vua Lý Cao Tông).
Trước tác thì phải sang thời nhà Trần mới có dấu tích rõ ràng. Hàn Thuyên là người có công lớn phát triển thơ Nôm thời kỳ này với việc mở đầu thể Hàn luật. Ông cũng đặt ra quy luật bằng trắc (平/仄) cho các thanh tiếng Việt trong thơ.
Phát triển
Ban đầu khi mới xuất hiện, chữ Nôm thuần túy mượn dạng chữ Hán y nguyên để ghi âm tiếng Việt cổ (mượn âm Hán để chép tiếng Quốc âm). Phép đó gọi là chữ "giả tá" (假借). Dần dần phép ghép hai chữ Hán lại với nhau, một phần gợi âm, một phần gợi ý được dùng ngày càng nhiều và có hệ thống hơn. Phép này gọi là "hài thanh" hoặc "hình thanh" (形聲) để cấu tạo chữ mới.
Ví dụ về giả tá: từ 别 âm Hán Việt là biệt, nghĩa phân biệt, ly biệt nhưng được dùng để ghi âm từ biết.
Kể từ thời Lê về sau số lượng sáng tác bằng chữ Nôm tăng dần trong suốt 500 năm từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19. Dồi dào nhất là các áng thi văn có tính cách cảm hứng, tiêu khiển, và nặng phần tình cảm. Những tác phẩm Nôm này rất đa dạng: từ Hàn luật (thơ Nôm (tiếng Việt) theo luật Đường), đến văn tế, truyện thơ lục bát, song thất lục bát, phú, hát nói, tuồng, chèo. Thi ca chữ Nôm đã diễn tả đầy đủ mọi tình cảm của dân tộc Việt, khi thì hào hùng, khi bi ai; khi thì trang nghiêm, khi bỡn cợt. Song sử liệu, nhất là chính sử cùng các văn bản hành chính của triều đình thì gần như toàn phần đều bằng chữ Hán. Ngoại lệ là những năm tồn tại ngắn ngủi của nhà Hồ (thế kỷ 15) và nhà Tây Sơn (thế kỷ 18).
Trước thế kỷ 15
Một số di tích còn lưu lại dấu vết chữ Nôm trước thế kỷ 15 nhưng số lượng không nhiều ngoài một ít văn bia và ghi chép của người đời sau chép lại những bài tương truyền sáng tác từ thời Lý Trần. Một tác phẩm quan trọng là tập Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh (Kinh đại báo phụ mẫu trọng ân) đã ra đời vào thời nhà Lý khoảng thế kỷ 12. Đây cũng là đặc điểm vì tập này là văn xuôi, một thể văn ít khi dùng chữ Nôm.
Nhà Trần cũng để lại một số tác phẩm chữ Nôm như mấy bài phú của vua Trần Nhân Tông: "Cư trần lạc đạo phú" (居塵樂道賦) và "Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca" (得趣林泉成道歌).
Thời Trần tương truyền cũng có lệ làm phú bằng chữ Nôm trong kỳ thi Hội. Lê Tắc ghi lại trong An Nam chí lược rằng đời vua Trần Anh Tông một số bài hát được soạn bằng Nôm.
Sang thời nhà Hồ thì một số sách vở kinh điển Nho học được dịch ra chữ Nôm như thiên Vô dật trong Kinh Thư năm 1395. Nhà vua cũng cho soạn cuốn Thi nghĩa bằng Nôm để giảng giải Kinh Thi.
Thế kỷ 15–17
Thời kỳ này phần lớn thi văn lưu truyền biết tới nay là thơ Hàn luật bát cú hoặc tứ tuyệt. Một số là trước tác cảm hứng riêng như: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông và hội Tao đàn Nhị thập bát Tú), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Ngự đề hoà danh bách vịnh (Chúa Trịnh Căn), Tứ thời khúc vịnh (Hoàng Sĩ Khải), Ngọa long cương (Đào Duy Từ); nhưng cũng không thiếu những tác phẩm theo dạng sử ký như: Thiên Nam Minh giám, Thiên Nam ngữ lục. Thơ lục bát cũng xuất hiện với tác phẩm "Cảm tác" của Nguyễn Hy Quang, được sáng tác năm 1674.
Trong chính sử thì ghi lại một số văn kiện quan trọng bằng chữ Nôm trong đó có tờ sắc chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng soạn nhân danh vua Lê Thần Tông gửi cho chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 đòi đất Thuận Hóa nộp thuế. Dụng ý dùng Nôm là để dễ bề diễn tả tình gia tộc của kẻ cả vì Trịnh Tráng với Nguyễn Phúc Nguyên là anh em con cô con cậu.
Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa là cuốn từ điển chữ Hán giải thích bằng chữ Nôm thuộc loại sớm nhất.
Thế kỷ 17 cũng chứng kiến sự xuất hiện nhưng đã sớm nở rộ của văn học Nôm Công giáo, với những tác giả tên tuổi như nhà truyền giáo Girolamo Maiorica (chủ trì biên soạn hơn 45 tác phẩm nhiều thể loại), thầy giảng Gioan Thanh Minh (viết tiểu sử các danh nhân và thánh nhân), thầy giảng Lữ-y Đoan (viết Sấm truyền ca, truyện thơ lục bát phỏng tác từ Ngũ Thư).
Thế kỷ 18–19
Thơ Hàn luật của những thế kỷ kế tiếp càng uyển chuyển, lối dùng chữ càng tài tình, hóm hỉnh như thơ của Hồ Xuân Hương hay Bà Huyện Thanh Quan. Ngược lại thể thơ dài như Ai tư vãn của Ngọc Hân Công chúa cùng thể song thất lục bát trong Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm lưu danh những nữ sĩ biệt tài thời trước. Riêng Chinh phụ ngâm được xem là một tuyệt tác, có phần trội hơn nguyên bản chữ Nho.
Thể song thất lục bát cũng lưu lại tác phẩm Cung oán ngâm khúc, lời văn cầu kỳ, hoa mỹ nhưng thể thơ phổ biến nhất là truyện thơ lục bát, trong đó phải kể Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu). Văn từ truyện thơ bình dị hơn nhưng lối hành văn và ý tứ không kém sâu sắc và khéo léo. Những tác phẩm truyện Nôm khuyết danh khác như Thạch Sanh, Trê Cóc, Nhị độ mai, Phan Trần, Tấm Cám, Lưu Bình Dương Lễ, Ngư tiều y thuật vấn đáp, Nữ tú tài, Tô Công phụng sứ, tất cả được phổ biến rộng rãi khiến không mấy người Việt lại không biết vài câu, nhất là Truyện Kiều.
Dưới triều đại nhà Tây Sơn, do sự hậu thuẫn của Quang Trung hoàng đế, toàn bộ các văn kiện hành chính bắt buộc phải viết bằng chữ Nôm trong 14 năm, từ 1788 đến 1802.
Thời kỳ cuối của chữ Nôm xuất hiện nhiều tác phẩm thi ca theo thể hát nói như của Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Tú Xương v.v. Những thể cũ song thất lục bát và lục bát (các truyện Nôm) vẫn góp mặt song thêm vào đó là những vở tuồng hoặc chèo dân gian cũng được soạn bằng chữ Nôm như Kim Thạch kỳ duyên, Chàng Lía (Văn Doan diễn ca), Quan Âm Thị Kính.
Đối ngược lại tài liệu văn học thì triết học, sử học, luật pháp, y khoa và ngữ học tuy có được ghi lại bằng chữ Nôm nhưng tương đối ít. Văn vần thì có Đại Nam Quốc sử Diễn ca (thời Nguyễn). Đặc biệt là cuốn từ điển song ngữ Hán Nôm Đại Nam Quốc ngữ do Văn Đa Nguyễn Văn San soạn năm Tự Đức thứ 30 (1877). Trong những văn bản hành chính thường nhật như sổ sách, công văn, giấy tờ, thư từ, khế ước, địa bạ v.v. chỉ đôi khi xen chữ Nôm nếu không thể tìm được một chữ Hán đồng nghĩa để chỉ các danh từ riêng (như tên đất, tên làng, tên người), nhưng tổng thể vẫn là văn bản Hán Việt.
Nam Việt–Dương Hiệp Tự vị là từ điển chữ Nôm đầu tiên, được phiên ra chữ Quốc ngữ và giải thích bằng tiếng Latinh.
Suy giảm
Dưới chính quyền thuộc địa và bảo hộ của Pháp, vào cuối thế kỷ 19 tại Nam Kỳ và đầu thế kỷ 20 tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ, vị thế của chữ Hán và chữ Nôm bắt đầu giảm sút. Chữ Quốc ngữ được chính quyền thuộc địa bảo hộ qua các nghị định được người Pháp ban ra với mục đích xóa bỏ chữ Hán và chữ Nôm, để tiếng Việt đồng văn tự với tiếng Pháp, giúp phổ biến tiếng Pháp và dễ bề cai trị. Kỳ thi Hương cuối cùng tại Nam Kỳ được tổ chức vào năm 1864, tại Bắc Kỳ là năm 1915, tại Trung Kỳ là năm 1918 và kỳ thi Hội sau cùng được tổ chức vào năm 1919. Trong chừng mực nào đó, chữ Hán vẫn tiếp tục được dạy trong thời Pháp thuộc. Học chính Tổng quy (Règlement général de l'Instruction publique) do Toàn quyền Albert Sarraut ban hành năm 1917 quy định ở cấp tiểu học, mỗi tuần dạy Hán tự một giờ rưỡi và dạy tiếng Pháp (lớp nhì và lớp nhất) ít nhất 12 giờ. Ở cấp trung học, mỗi tuần quốc văn (gồm Hán tự và quốc ngữ) dạy 3 giờ trong khi Pháp văn và lịch sử Pháp dạy 12 giờ. Bên cạnh bộ Quốc-văn giáo-khoa thư của nhóm Trần Trọng Kim, Nha Học chính Đông Pháp còn tổ chức và cho sử dụng bộ Hán-văn tân giáo-khoa thư xuất bản lần đầu năm 1928 do Lê Thước và Nguyễn Hiệt Chi biên soạn, đều được dùng rộng rãi cho tới trước năm 1949.
Tại miền Nam, Giáo dục Việt Nam Cộng hòa quy định dạy chữ Hán cho học sinh trung học đệ nhất cấp. Tại miền Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chủ trương dạy chữ Hán và chữ Nôm, nhưng có sử dụng chữ Hán với chữ Nôm ở một số thời điểm (đồng tiền lưu hành của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có in chữ Hán). Khi đất nước thống nhất, chương trình giáo dục phổ thông của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không giảng dạy chữ Hán và chữ Nôm.
Hiện tại
Chữ Nôm và chữ Hán hiện nay không được giảng dạy đại trà trong hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam, tuy nhiên nó vẫn được giảng dạy và nghiên cứu trong các chuyên ngành về Hán-Nôm tại bậc đại học. Chữ Nôm và chữ Hán cũng được một số hội phong trào tự dạy và tự học, chủ yếu là học cách đọc bằng tiếng Việt hiện đại, cách viết bằng bút lông kiểu thư pháp, học nghĩa của chữ, học đọc và viết tên người Việt, các câu thành ngữ, tục ngữ và các kiệt tác văn học như Truyện Kiều.
Để giúp chữ Nôm cũng được hiển thị trên máy tính và di động như chữ Hán, các nhà ngôn ngữ học về Hán Nôm đã và đang cố gắng chuẩn hoá chữ Nôm toàn diện hơn về mặt chữ, cách viết và âm đọc, đồng thời nỗ lực đưa chữ Nôm được mã hoá lên bộ mã Unicode. Điều này giúp cho chữ Nôm được bảo tồn lâu dài, dễ dàng tìm kiếm, tra cứu và thông hiểu hơn. Tính đến nay, đã có gần 12.000 chữ Nôm được cấp mã Unicode.
Người Kinh ở Trung Quốc hiện nay vẫn sử dụng chữ Hán và chữ Nôm làm văn tự chính thức cho dạng tiếng Việt mà họ đang nói hàng ngày (tiếng Kinh Trung Quốc) thay vì chữ Latinh mà tại Việt Nam gọi là chữ Quốc ngữ.
Do các vấn đề chính trị nhạy cảm về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc (như thời kỳ bắc thuộc, những cuộc chiến tranh trong hàng nghìn năm của lịch sử, tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa,...), khiến nhiều người Việt hiện nay mang tư tưởng của Chủ nghĩa bài Trung Quốc, không phân biệt được chữ Nôm, chữ Hán với tiếng Trung (tức không phân biệt được "chữ viết" và "tiếng nói"), nên thường có hành động đả kích vô cớ những người học chữ Nôm, chữ Hán hay người viết các văn tự ngữ tố này trong tiếng Việt (ví dụ như đả kích người viết thư pháp chữ Hán Nôm thay vì viết chữ Latinh/ chữ Quốc ngữ, vì cho rằng viết chữ Hán Nôm là viết tiếng Trung). Điều này gây khó khăn lớn trong thời hiện đại cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị mà chữ Nôm cũng như chữ Hán đã mang lại cho tiếng Việt và văn học cổ truyền Việt Nam.
Chữ Nôm, chữ Hán và chữ Quốc ngữ
Chữ Quốc ngữ Latinh và chữ Nôm cùng chữ Hán là hai hệ chữ dùng để viết tiếng Việt, chúng có vai trò khác nhau nhưng bổ trợ cho nhau trong dòng lịch sử và văn hóa Việt Nam. Chữ Quốc ngữ được các nhà truyền giáo Dòng Tên tại Việt Nam sáng chế dựa trên ký tự Latinh vào nửa đầu thế kỷ 17 và cho tới cuối thế kỷ 19 chỉ được lưu hành trong giới Công giáo. Tuy nhiên, trái với nhiều người lầm tưởng, trong thời kỳ này lượng văn thư Kitô giáo chữ Nôm vượt xa chữ Quốc ngữ, và sách chữ Nôm vẫn được người Công giáo sử dụng cho đến giữa thế kỷ 20. Việc sử dụng chữ Quốc ngữ trong giai đoạn này cũng được đặt trong mối liên hệ với chữ Nôm và văn chương tiếng Việt nói chung.
Đến thời Pháp thuộc, chính quyền thuộc địa muốn tăng cường ảnh hưởng của tiếng Pháp (cũng dùng chữ Latinh) và hạn chế ảnh hưởng của Hán học cùng với chữ Hán. Chính quyền thuộc địa ban hành các nghị định để bảo hộ cho việc sử dụng chữ Quốc ngữ:
Ngày 22 tháng 2 năm 1869, Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier ký nghị định "bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán" trong các công văn ở Nam Kỳ.
Ngày 6 Tháng 4 năm 1878, nghị định 82 được ký bởi Thống đốc Nam Kỳ Louis Charles Georges Jules Lafont, đề ra trong vòng bốn năm (tức tới năm 1882) thì phải chuyển hẳn sang chữ Quốc ngữ.
Ngày 1 Tháng 1 năm 1879, có lệnh khẳng định các văn kiện chính thức phải dùng chữ Quốc ngữ. Cũng trong năm này, chính quyền thuộc địa đưa chữ Quốc ngữ vào ngành giáo dục, bắt các thôn xã ở Nam Kỳ phải dạy chữ này.
Nghị định Ngày 14 Tháng 6 năm 1880, giảm hoặc miễn thuế thân và miễn sưu dịch cho các "thân hào hương lý" (người thân của Hương trưởng và Lý trưởng) nếu họ biết viết chữ Quốc ngữ.
Như vậy, chính sách của thực dân Pháp có tác động lớn đến sự phổ biến chữ Quốc ngữ. Nhưng việc chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức có phải thuần túy do người Pháp áp đặt hay không là một chủ đề còn bỏ ngỏ. Theo sử gia Liam C. Kelly, sắc lệnh năm 1906 của vua Thành Thái bổ sung chương trình giáo dục Nam âm (chữ Quốc ngữ Latinh) bên cạnh chữ Hán cho thấy có những cải cách ngôn ngữ học và trí thức tới từ nhà Nguyễn.
Trên thực tế, chính quyền thực dân Pháp vốn bất đồng về việc phổ biến chữ Quốc ngữ; trong đó có ý kiến cho rằng việc thúc đẩy chữ Quốc ngữ là "nguy hiểm cho người Pháp". Người Pháp chê bai chữ Quốc ngữ, do các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha chế tạo, là hệ chữ "vô tích sự vì đã không giúp ích gì trong việc truyền bá chữ Pháp", nhưng bất đắc dĩ vẫn phải chấp nhận hệ chữ này. Kế tiếp đó, các sĩ phu vận động ủng hộ chữ Quốc ngữ trong công cuộc phổ biến tân học và lan truyền tư tưởng yêu nước. Các phong trào cải cách như Hội Trí Tri, phong trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục và ngành báo chí mới hình thành đã góp phần quan trọng vào việc truyền bá chữ Quốc ngữ.
Những cách tạo chữ Nôm
Từ Hán Việt: tương đồng về âm và nghĩa (âm đọc)
Mượn cả âm đọc (âm Hán Việt) và nghĩa của chữ Hán để ghi lại các từ từ Hán Việt. Âm Hán Việt có ba loại là:
Âm Hán Việt tiêu chuẩn: bắt nguồn từ ngữ âm tiếng Hán thời Đường. Ví dụ: "ông" 翁, "bà" 婆, "thuận lợi" 順利, "công thành danh toại" 功成名遂.
Âm Hán Việt cổ: bắt nguồn từ ngữ âm tiếng Hán trước thời Đường. Ví dụ: "mùa" 務 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là"vụ"), "bay" 飛 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "phi"), "buồng" 房 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "phòng").
Âm Hán Việt Việt hoá: là các âm gốc Hán bị biến đổi cách đọc do ảnh hưởng của quy luật ngữ âm tiếng Việt. Ví dụ: "thêm" 添 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "thiêm"), "nhà" 家 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "gia"), "khăn" 巾 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "cân"), "ghế" 几 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "kỉ").
Ba loại âm Hán Việt kể trên đều được dùng trong chữ Nôm.
Một số từ Hán Việt cổ như "thấy", xuất phát từ chữ gốc là 睇 nhưng không dùng từ gốc để ghi Nôm mà ghi bằng từ ghép 𫌠. Từ "sông" vốn bắt nguồn từ âm Hán cổ của từ "giang" (江) , vốn có gốc Proto-Vietic , nhưng khi ghi Nôm được ghi bằng chữ hình thanh là 滝. Một số âm Hán Việt đọc trại như huê-hoa, trường-tràng thì không có chữ Nôm bổ sung mà vẫn dùng chữ Hán để ghi.
Dùng âm chữ Hán, không dùng nghĩa (giả tá)
Mượn chữ Hán đồng âm hoặc cận âm để ghi âm tiếng Việt. Âm mượn có thể là âm Hán Việt tiêu chuẩn, âm Hán Việt cổ hoặc âm Hán Việt Việt hoá. Khi đọc có thể đọc giống với âm mượn hoặc đọc chệch đi. Ví dụ:
Đọc giống như âm Hán Việt tiêu chuẩn: chữ "một" 沒 có nghĩa là "chìm" được mượn dùng để ghi từ "một" trong "một mình", chữ "tốt" 卒 có nghĩa là "binh lính" được mượn dùng để ghi từ "tốt" trong "tốt xấu", chữ "xương" 昌 có nghĩa là "hưng thịnh" được mượn dùng để ghi từ "xương" trong "xương thịt", chữ "qua" 戈 là tên gọi của một loại binh khí được mượn dùng để ghi từ "qua" trong "hôm qua".
Đọc chệch âm Hán Việt tiêu chuẩn: "gió" 這 (mượn âm "giá"), "cửa" 舉 (mượn âm "cử"), "đêm" 店 (mượn âm "điếm"), "chạy" 豸 (mượn âm "trãi").
Đọc giống như âm Hán Việt cổ: chữ "keo" 膠 ("keo" trong "keo dán", âm Hán Việt tiêu chuẩn là "giao") được dùng để ghi lại từ "keo" trong "keo kiệt", chữ "búa" 斧 ("búa" trong "cái búa", âm Hán Việt tiêu chuẩn là "phủ") được dùng để ghi lại từ "búa" trong "chợ búa" ("búa" trong "chợ búa" là âm Hán Việt cổ của chữ "phố" 鋪).
Dùng nghĩa chữ Hán, không dùng âm (huấn đọc)
Mượn chữ Hán đồng nghĩa hoặc cận nghĩa để ghi lại âm tiếng Việt. Ví dụ: chữ "dịch" 腋 có nghĩa nghĩa là "nách" được dùng để ghi lại từ "nách" trong "hôi nách", chữ "năng" 能 có nghĩa là "có tài, có năng lực" được dùng để ghi lại từ "hay" trong "văn hay chữ tốt".
Chữ ghép (tạo tự)
Chữ ghép, còn gọi chữ là chữ hợp thể, là chữ được tạo ra bằng cách ghép hai hoặc nhiều hơn chữ khác thành một chữ. Các chữ cấu thành nên chữ ghép có thể đóng vai trò là thanh phù (bộ phận biểu thị âm đọc của chữ ghép) hoặc nghĩa phù (bộ phận biểu thị ý nghĩa của chữ ghép) hoặc vừa là thanh phù vừa là nghĩa phù hoặc dùng làm phù hiệu chỉnh âm chỉ báo cho người đọc biết chữ này cần phải đọc chệch đi. Chúng có thể được viết nguyên dạng hoặc bị viết tỉnh lược mất một phần hoặc thay bằng chữ giản hóa. Thanh phù luôn có âm đọc giống hoặc gần giống với âm đọc của chữ ghép. Phù hiệu chỉnh âm được dùng trong chữ Nôm là bộ "khẩu" 口 (đặt ở bên trái chữ ghép), dấu "cá" 亇 (bắt nguồn từ chữ "cá" 个 viết theo thể thảo thư, đặt ở bên phải chữ ghép), dấu nháy "𡿨" (đặt ở bên phải chữ ghép), bộ "tư" 厶 (đặt ở bên trên hoặc bên phải chữ ghép), dấu "冫" (đặt bên trái chữ ghép, chỉ thấy dùng trong các bản văn bản Nôm ở vùng Nam Bộ Việt Nam).
Một số ví dụ về chữ ghép:
"chân" 蹎 ("chân" trong "chân tay"): chữ này được cấu thành từ chữ "túc" 足 và chữ "chân" 真. "Túc" 足 có nghĩa là "chân" được dùng làm "nghĩa phù" biểu thị ý nghĩa của chữ ghép. Trong chữ ghép chữ "túc" 足 khi đứng ở bên trái phải viết dưới dạng biến thể gọi là "bàng chữ túc" ⻊. Chữ "chân" 真 ("chân" trong "chân thành") đồng âm với "chân" trong "chân tay" được dùng làm thanh phù biểu thị âm đọc của chữ ghép.
"gạch" 𥗳 ("gạch" trong "gạch ngói"): chữ này được cấu thành từ chữ "thạch" 石 và chữ "ngạch" 額. "Thạch" 石 có nghĩa là "đá" được dùng làm nghĩa phù, ý là gạch thì được làm bằng đất đá. "Ngạch" 額 dùng làm thanh phù.
"khói" 𤌋: chữ này được cấu thành từ chữ "hỏa" 火 và chữ "khối" 塊 bị tỉnh lược một phần (tỉnh lược bộ "thổ" 土 ở bên trái chữ "khối" 塊). "Hỏa" 火 có nghĩa là lửa, gợi ý nghĩa của chữ ghép (lửa cháy tạo ra khói), "khối" 塊 gợi âm đọc của chữ ghép.
"ra" 𦋦: chữ này được cấu thành từ chữ "la" 羅 giản hóa và chữ "xuất" 出. "Xuất" 出 có nghĩa là "ra" biểu thị ý nghĩa của chữ ghép.
"trời" 𡗶: chữ này được cấu thành từ chữ "thiên" 天 có nghĩa là "trời" và chữ "thượng" 上 có nghĩa là "trên", ý là "trời" thì nằm ở trên cao.
"lử" 𠢬 ("lử" trong "mệt lử") gồm chữ "vô" 無 có nghĩa là "không có" và chữ "lực" 力 có nghĩa là "sức, sức lực", ý là "lử" là không còn sức lực gì nữa.
Tiếng Việt hiện đại không có phụ âm kép nhưng trong tiếng Việt từ giai đoạn trung đại trở về trước thì lại có phụ âm kép. Trong chữ Nôm hợp thể để biểu thị các phụ âm kép người ta dùng một hoặc hai chữ làm thanh phù. Nếu dùng hai chữ làm thanh phù thì một chữ sẽ dùng để biểu thị phụ âm thứ nhất của phụ âm kép, chữ còn lại biểu thị phụ âm thứ hai của phụ âm kép. Ví dụ:
"blăng" 𣎞: "Blăng" hiện nay đã biến đổi thành "trăng, giăng". Chữ "blăng" 𣎞 được cấu thành từ chữ "ba" 巴, chữ "lăng" 夌 và chữ "nguyệt" 月. "Ba" 巴 biểu thị phụ âm thứ nhất "b" của phụ âm kép "bl", "lăng" 夌 biểu thị phụ âm thứ hai "l" và phần vần của từ "blăng", "nguyệt" 月 có nghĩa là "mặt trăng" biểu thị ý nghĩa của chữ ghép này.
"mlời" 𠅜: "Mlời" hiện nay đã biến đổi thành "lời, nhời" ("lời" trong "lời nói"). Chữ "mlời" 𠅜 được cấu thành từ chữ "ma" 麻 (bị tỉnh lược thành "亠") và chữ "lệ" 例. "Ma" 麻 biểu thị phụ âm thứ nhất "m" của phụ âm kép "ml", "lệ" 例 biểu thị phụ âm thứ hai "l" và phần vần cửa từ "mlời".
"tlòn" 𧷺: "Tlòn" hiện nay đã biến đổi thành "tròn". Chữ này được cấu thành từ chữ "viên" 圓 (bị tỉnh lược bộ "vi" 囗 ở phía ngoài thành "員") và chữ "lôn" 侖. "Viên" 圓 có nghĩa là "tròn" được dùng làm nghĩa phù. "Lôn" 侖 là thanh phù, biểu thị phụ âm thứ hai "l" của phụ âm kép "tl" và phần vần của từ "tlòn".
"krông" 滝: "Krông" hiện nay đã biến đổi thành "sông". Chữ này được cấu thành từ bộ "thủy" 水 và chữ "long" 竜. "Thủy" có nghĩa là "sông" biểu thị ý nghĩa của chữ ghép. "Long" 竜 biểu thị phụ âm thứ hai "r" của phụ âm kép "kr" và phần vần của từ "krông".
"sláu" 𦒹: "sláu" hiện nay đã biến đổi thành "sáu". Chữ này được cấu thành từ chữ "lão" và chữ "lục". "Lục" 六 là nghĩa phù, có nghĩa là "sáu". "Lão" 老 là thanh phù, biểu thị phụ âm thứ hai "l" của phụ âm kép "sl" và phần vần của từ "sláu".
Lược bớt nét của chữ Hán để biểu thị phải đọc chệch đi
Lược bớt ít nhất là một nét của một chữ Hán nào đó để gợi ý cho người đọc biết rằng chữ này phải đọc chệch đi. Ví dụ:
chữ "ấy" 𧘇: lược nét chấm "丶" trên đầu chữ "ý" 衣. Việc lược bớt nét bút này gợi ý cho người đọc biết rằng chữ này không đọc là "y" hay "ý" (chữ 衣 có hai âm đọc là "y" và "ý") mà cần đọc chệch đi.
"khệnh khạng" 𠀗𠀖: chữ "khệnh 𠀗 là chữ "cộng" 共 bị lược bớt nét phẩy "㇒", chữ "khạng" 𠀖 là chữ "cộng" 共 bị lược bớt nét chấm "㇔".
"khề khà" 𠀫𠀪: chữ "khề" 𠀫 là chữ "kỳ" bị lược bớt nét phẩy "㇒", chữ "khà" 𠀪 là chữ "kỳ" bị lược bớt nét chấm "㇔".
Mượn âm của chữ Nôm có sẵn
Dùng chữ Nôm có sẵn để ghi lại từ tiếng Việt đồng âm hoặc cận âm nhưng khác nghĩa hoặc đồng nghĩa nhưng khác âm với chữ được mượn. Khi đọc có thể đọc giống với âm đọc của chữ được mượn hoặc đọc chệch đi. Ví dụ:
Đọc giống với âm đọc của chữ được mượn: chữ "chín" 𠃩 ("chín" trong "chín người mười ý") được dùng để ghi từ "chín" trong "nấu chín".
Đọc chệch âm: chữ "đá" 𥒥 ("đá" trong "hòn đá") được dùng để ghi từ "đứa" trong "đứa bé".
Ký tự đặc biệt
Dấu "ヌ" hoặc "ㄡ" (lại):
Có thể có nguồn gốc từ chữ "" (hựu) (có nghĩa là "lại") hoặc chữ "" (lại) (có nghĩa là "quan lại"). Nó có tác dụng làm lặp lại âm tiết trong từ láy, tương tự như dấu "々" trong tiếng Nhật.
Dấu "𖿱" (cá/nháy):
Có thể có nguồn gốc từ chữ "" (cá) (có nghĩa là "cái"). Nó có tác dụng làm thay đổi âm đọc của chữ Hán từ âm Hán (được coi là cách phát âm đúng của chữ Hán, tương tự Go-on và Kan-on tiếng Nhật) thành âm Nôm (cách phát âm sai của chữ Hán, tương tự Kan'yō-on tiếng Nhật).
Kiểu viết
Cũng giống như các kiểu chữ của tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật, chữ Nôm là dạng ký tự mà mỗi chữ chỉ cần viết trong một phạm vi ô vuông không đổi, nên vừa có thể viết dọc kiểu truyền thống và viết ngang kiểu phương tây.
Viết dọc
Kiểu viết dọc truyền thống Đông Á gọi là Tung Thư (縱書), viết từ trên xuống dưới, hàng đọc từ phải sang trái, là kiểu viết mà người Việt xưa sử dụng. Có thể thấy ở các văn bản hay di tích cổ xưa như Bia tiến sĩ, Truyện Kiều bản gốc,... hay các biển hiệu xưa như Văn Miếu Môn (dựng ngang nên viết từ phải sang trái). Kiểu viết này giống kiểu viết của tiếng Nhật trong manga (nguyên nhân chính khiến manga có bản quyền ở Việt Nam đọc từ phải sang trái) và truyện chữ như light novel. Một bộ sớ cầu siêu rất dài bằng chữ Nôm được viết năm 1953 được tìm thấy ở Kon Tum, cho thấy rõ kiểu viết này.
Tuy nhiên vì đứt gãy với văn hóa cổ cũng như quen đọc viết chữ Quốc ngữ, nhiều người Việt Nam hiện nay không hiểu rõ kiểu viết truyền thống này, nên khi viết dọc cho chữ Hán và chữ Nôm lại hay xếp ngược hàng từ trái sang phải.
Lợi điểm của kiểu viết dọc cho chữ Nôm là không chiếm nhiều diện tích ngang nên dễ treo câu đối hay biển hiệu (vì mô men trọng lực ít); không cần phải xoay chữ hay tách chữ (điều mà chữ Quốc ngữ bắt buộc phải làm nếu muốn viết dọc); và do kích thước vuông cố định, chữ Nôm khi viết dọc sẽ thẳng đều hai bên và đẹp hơn chữ Quốc ngữ, khi số lượng và kích cỡ ký tự latinh trong mỗi từ là khác nhau nên chắc chắn sẽ bị lệch hàng.
Viết ngang
Kiểu viết ngang gọi là Hoành Thư (橫書), viết từ trái sang phải, hàng xếp từ trên xuống dưới, giống như kiểu viết của chữ Quốc ngữ. Đây là kiểu viết du nhập từ kiểu viết chữ Latin của phương tây.
Dấu chấm câu trong văn bản chữ Nôm cổ
Thư tịch tiếng Hán và tiếng Việt viết bằng chữ Nôm thời xưa thường không có dấu chấm câu. Nếu trong sách in có dấu chấm câu thì thường là do người đọc sách viết thêm vào. Trong văn bản, ở những chữ nào mà người xưa cảm thấy cần phải dừng lại một chút khi đọc đến chữ đó thì chữ đó cùng những chữ đứng trước nó được xem là một “câu” 句. “Câu” theo quan niệm thời xưa nhiều khi không xem được là câu theo quan niệm về câu thời nay. Việc thêm ký hiệu vào trong văn bản để chỉ ra ranh giới của các “câu” gọi là chấm câu 點句. Việc chấm câu cho sách gọi là chấm sách 點冊.
Hai loại dấu chấm câu thường dùng trong thư tịch cổ tiếng Hán và tiếng Việt viết bằng chữ Nôm là vòng “。” và dấu chấm “、”. Khi vòng và dấu chấm được dùng cùng nhau để chấm câu thì vòng được dùng tương tự như dấu chấm “.” trong chữ Quốc ngữ, dấu chấm “、” được dùng tương tự như dấu phẩy “,” trong chữ Quốc ngữ. Cũng có khi chỉ có vòng “。” hoặc dấu chấm “、” được dùng để chấm câu. Việc chấm câu bằng vòng gọi là vòng câu 𥿺句. Trong thư tịch cổ tiếng Việt viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, chữ được viết kiểu Tung Thư (viết dọc từ phải sang trái) chứ không viết theo hàng ngang như chữ Latinh, vòng và dấu chấm thường nằm ngoài hàng chữ, bên phải chữ cuối cùng của “câu”.
Chuẩn hóa
Năm 1867, nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ đã đề xuất chuẩn hóa chữ Nôm (cùng với việc bãi bỏ Hán văn), nhưng hệ thống mới mà ông gọi là Quốc âm Hán tự (國音漢字) đã bị vua Tự Đức bác bỏ.
Năm 2022, Ủy ban Phục sinh Hán Nôm Việt Nam đã công bố Bảng chữ Hán Nôm Chuẩn Thường dùng, với tổng số 5.524 ký tự chuẩn, chiếm khoảng 98% lượng sử dụng hàng ngày của tiếng Việt hiện đại.
Ưu và nhược điểm
Nhược điểm
Được tạo ra dựa trên chữ Hán, các bộ thủ, âm đọc và nghĩa từ vựng trong tiếng Việt, do vậy chữ Nôm không phải là bộ chữ đơn giản cho người mới học (không tính trẻ em học vỡ lòng).
Với việc viết chữ, nếu đã quen các nét và cách viết chữ Hán (ít nhất là Hành thư hoặc Khải thư), việc viết chữ Nôm không phải là điều khó khăn. Tuy nhiên sẽ cần phải lưu ý kích thước các nét chữ do chữ Nôm thường nhiều nét hơn chữ Hán, nên nếu không định lượng được kích thước nét chữ, sẽ dễ làm cho chữ Nôm to hơn so với chữ Hán cùng dòng. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc khai triển thư pháp, đảm bảo tính mỹ thuật.
Với việc đọc hiểu, về cơ bản để đọc được chữ Nôm thì đòi hỏi người đọc phải có sự hiểu biết chữ Hán và vốn từ vựng tiếng Việt ở một mức độ nhất định. Am hiểu chữ Hán về nghĩa và âm Hán-Việt sẽ giúp ghi nhớ và đọc hiểu chữ Nôm dễ hơn.
Hệ chữ Nôm cũng không có sự thống nhất do chưa được quan tâm chuẩn hoá toàn diện: có thể có nhiều chữ dùng để ghi cùng một âm tiết, hoặc ngược lại, một chữ có thể có nhiều cách đọc khác nhau. Tình trạng này còn do "tam sao thất bản", phần vì trình độ người thợ khắc chữ ngày xưa, phần vì khâu in mộc bản có chất lượng không cao (chữ bị nhòe, mất nét). Do đó có người nói "chữ Nôm phải vừa đọc vừa đoán", "nôm na là cha mách qué".
Về mặt ngữ âm thì số âm tiết của tiếng Việt nhiều hơn số âm tiết của âm Hán Việt của chữ Hán nên người viết phải dùng dấu nháy [»] hoặc chữ khẩu [口] đặt cạnh một chữ để biểu thị những chữ cận âm. Người đọc vì vậy phải giỏi mà đoán cho trúng âm, khiến chữ Nôm khá khó đọc.
Ưu điểm
Tuy không tiện dụng như chữ Quốc ngữ (chữ Latinh) về khả năng viết và phát âm, chữ Nôm cũng có ưu điểm riêng mà chữ Quốc ngữ không thể có được:
Cũng giống như chữ Hán, chữ Nôm là chữ biểu ý, có khả năng biểu nghĩa rõ ràng hơn, tránh đồng âm khác nghĩa và hiểu sai nghĩa do chữ Quốc ngữ chỉ có thể biểu âm (đặc biệt là tên người Việt hay địa danh ở Việt Nam). Ví dụ: "năm" viết theo chữ Nôm có hai chữ là 𢆥 ("năm" trong "ngày tháng năm", chữ 南 (nam) gợi âm, chữ 年 (niên) gợi nghĩa) và 𠄼 ("năm" trong "số 5", chữ 南 (nam) gợi âm, chữ 五 (ngũ) gợi nghĩa).
Khả năng viết dọc lẫn viết ngang tốt và thẳng đều. Ví dụ bên dưới là 4 câu thơ trong Truyện Kiều, có thể thấy chữ Nôm được xếp thẳng hàng hơn và đẹp hơn (do mỗi chữ của dạng ký tự này đều có kích thước vuông giống nhau), trong khi chữ Quốc ngữ bị lệch hàng (do kích cỡ và số lượng ký tự hay chữ cái của mỗi từ là khác nhau). Ứng với khi tự tay viết trên giấy thì việc căn lề của chữ Nôm là dễ dàng hơn nhiều so với chữ Quốc ngữ. Khi viết dọc, chữ Nôm cũng không cần phải xoay chữ để viết, còn chữ Quốc ngữ thì nếu có từ nhiều ký tự như "nghiêng", việc buộc phải xoay chữ hay tách ký tự là có thể xảy ra. Điều này mang lợi ích cho chữ Nôm ở việc có thể viết dọc ở không gian bề ngang cực hẹp như lề vở hay kẹp dọc vở mà không cần lo sẽ có chữ hay từ vựng bị quá kích thước dự tính như chữ Quốc ngữ. Đồng thời so về kích thước tổng thể, với cùng số lượng âm tiết (4 câu lục bát là 28 âm tiết) và cùng một kích cỡ chữ (font-size) thì chữ Nôm ngắn gọn hơn chữ Quốc ngữ, nên cùng một bài thơ hay một bài văn thì viết bằng chữ Nôm sẽ gọn gàng hơn và tốn ít giấy hơn viết bằng chữ Quốc ngữ.
Vấn đề lưu trữ vào máy tính của chữ Nôm cũng đã được giải quyết một phần nhờ có bộ mã Unicode, và cũng nhờ Unicode cung cấp cho mỗi chữ Nôm có một mã số tương tự như một ký tự Latinh, với cùng một nội dung thì viết bằng chữ Nôm dùng ít ký tự hơn và tốn ít bộ nhớ để lưu văn bản hơn so với viết bằng chữ Quốc ngữ. Như trong 4 câu thơ của Truyện Kiều ở trên, với 28 âm tiết thì viết bằng chữ Nôm chỉ tốn đúng 28 ký tự không cần khoảng trống (vì mỗi âm tiết đã là một chữ và không cần khoảng trống để ngăn cách chữ), còn viết bằng chữ Quốc ngữ sẽ phải tốn 118 ký tự bao gồm cả khoảng trống (vì trừ chữ "ả" thì các âm tiết khác cần có hai ký tự Latinh trở lên và cần khoảng trống ngăn cách ký tự cuối của âm tiết trước với ký tự đầu của âm tiết sau, chưa kể có những câu có nhiều ký tự hơn). Do vậy chắc chắn viết toàn bộ Truyện Kiều bằng chữ Nôm trong máy tính sẽ tốn ít bộ nhớ lưu trữ hơn viết bằng chữ Quốc ngữ. Điều này tuy không phải là vấn đề hay gặp nhưng nó cũng có sức ảnh hưởng nhất định trong xã hội công nghệ thông tin. Ví dụ như một trang web yêu cầu đặt tên người dùng không quá 10 ký tự bất kể ngôn ngữ, sẽ không thể viết đầy đủ "Nguyễn Văn Năm" bằng chữ Quốc ngữ được vì cần tốn 14 ký tự cả khoảng trống, nhưng có thể viết bằng chữ Hán và chữ Nôm với chỉ 3 ký tự là 阮文𠄼 (tất nhiên 3 chữ này vẫn được đọc là "Nguyễn Văn Năm" và là tên tiếng Việt, không phải tiếng Trung Quốc, điều này cũng giống như người Nhật viết tên bằng Kanji thay vì viết bằng Kana hay Romaji do các dạng chữ này chiếm số lượng ký tự nhiều hơn dù cùng âm đọc).
Chữ Nôm của các dân tộc khác
Ở Việt Nam, không chỉ có dân tộc Kinh chế tạo ra chữ Nôm, một vài dân tộc thiểu số khác như Tày, Dao,...và cả người Tráng ở Trung Quốc cũng tạo ra chữ Nôm dựa trên chữ Hán để lưu lại ngôn ngữ của họ.
Chữ Nôm Tày
Chữ Nôm Tày là một sáng tạo tập thể của nhiều thế hệ trí thức người Tày, được ra đời từ khoảng thế kỷ XV - XVI, phát triển mạnh trong thời kỳ nhà Mạc cát cứ ở Cao Bằng và tồn tại cho đến ngày nay. Cũng như những dân tộc khác hiện đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, cư dân Tày Bắc Kạn từ lâu đời đã biết sử dụng hệ thống ký tự chữ Hán để ghi âm tiếng Tày và được các nhà nghiên cứu gọi là chữ Nôm Tày.
Về loại hình, chữ Nôm Tày là chữ khối vuông, thuộc thể loại chữ tượng hình, kế tục và phát triển từ chữ Hán của dân tộc Hán ở phương Bắc. Là thể chữ tượng hình, chữ khối vuông nên trong cách viết, chữ Nôm Tày cũng phải tuân thủ trình tự, cách thức viết chữ của chữ Hán đó là: Trên trước, dưới sau; trong trước, ngoài sau; trái trước, phải sau; viết từ trái sang phải, từ trên xuống dưới (theo hàng dọc); sử dụng bộ thủ chữ Hán để nhận biết ngữ nghĩa, mặt chữ.
Chữ Nôm Ngạn
Người Ngạn là một nhóm cư dân ở tỉnh Cao Bằng được xếp vào nhóm dân tộc Tày nhưng về mặt ngôn ngữ thì gần với người Giáy, từng sử dụng chữ Nôm Ngạn trộn với chữ Hán trong các bài mo (khấn cúng).
"Chữ Nôm" của các nước khác
Do 喃 nôm = 口 khẩu + 南 nam nên chữ "喃 nôm" trong tên gọi "chữ Nôm" thường được hiểu với ý nghĩa là "ngôn ngữ của người Nam". Tuy nhiên, nếu mở rộng khái niệm "chữ nôm" ra cho tất cả các hệ chữ được sáng tạo dựa trên chữ Hán thì có người còn gọi những chữ được các dân tộc phương bắc như Nhật Bản, Triều Tiên là "chữ nôm Nhật", "chữ nôm Triều", hay gọi những hệ thống chữ của các dân tộc thuộc Trung Quốc như Tráng, Đồng, v.v. là "chữ nôm Choang", "chữ nôm Đồng", v.v.
Kokuji (国字 Quốc tự) trong hệ thống Kanji của người Nhật cũng được tạo thành từ chữ Hán để ghi lại những từ và khái niệm riêng trong tiếng Nhật. Ví dụ: 畑 hatake = 火 hoả + 田 điền, nghĩa là cánh đồng khô, để phân biệt với 田 là ruộng trồng lúa nước; 鮭 sake = 魚 ngư + 圭 khuê, nghĩa là cá hồi Nhật Bản; 瓩 kiloguramu = 瓦 ngoã + 千 thiên, nghĩa là kílô-gam. Trong hệ thống Kanji hiện đại, cũng có nhiều chữ không có trong các tự điển Trung Quốc nhưng không phải là Kokuji vì đó chỉ là cách đơn giản hoá những chữ Hán đã có sẵn theo kiểu của người Nhật. Ví dụ: 円 là giản thể của 圓 viên; 売 là giản thể của 賣 mại.
Tương tự như Kokuji của người Nhật, người Triều Tiên cũng dùng chữ Hán để tạo thành một số chữ biểu ý riêng trong hệ thống Hanja của họ. Ví dụ: 畓 dap = 水 thủy + 田 điền, nghĩa là ruộng nước, để phân biệt với 田 là đồng khô; 巭 bu = 功 công + 夫 phu, nghĩa là người lao động.
Chữ Choang vuông Sawndip của người Tráng ở cực nam Trung Quốc được phát triển dựa trên chữ Hán và thường được so sánh với chữ Nôm của dân tộc Kinh ở Việt Nam do có nhiều điểm tương đồng giữa hai hệ thống chữ viết này. Tuy nhiên, ngoài những cách tạo chữ tương tự với cách tạo chữ Nôm là giả tá, hình-thanh và hội ý, còn có những chữ vuông Choang được tạo ra bởi những cách sơ khai hơn là tượng hình và chỉ sự (xem Lục thư).
Tuy nhiên, cũng nên phân biệt những "chữ nôm" này với những bộ chữ biểu âm như Kana và Hangul trong tiếng Nhật và tiếng Hàn hiện đại.
Bộ gõ chữ Nôm và chữ Hán bằng chữ Quốc ngữ
Có nhiều phần mềm máy tính tạo ra ký tự chữ Nôm và chữ Hán bằng cách gõ chữ Quốc ngữ.
HanNomIME là phần mềm chạy trên Windows hỗ trợ cả chữ Hán và chữ nôm.
Vietnamese Keyboard Set hỗ trợ gõ chữ Nôm và chữ Hán trên Mac OS X.
WinVNKey là bộ gõ đa ngôn ngữ trên Windows hỗ trợ gõ chữ Hán và chữ Nôm bằng âm Quốc ngữ.
Weasel Hannom là bộ gõ của Ủy ban phục sinh Hán Nôm được xây dựng trên cơ sở bộ gõ Weasel.
Phông chữ Nôm nằm trong cơ sở dữ liệu Unihan. VietUnicode là phông Unicode chứa các ký tự chữ Nôm. Nó là một dự án trên SourceForge . Phông TrueType có thể tải về từ .
Một số từ điển chữ Nôm trên mạng Internet có Từ điển ở Viện Việt học (tiếng Việt) Nom character index (Tiếng Anh). |
Tháng 2 năm 2004
Thứ 5, ngày 19 tháng 2
Năm người Anh bị nghi ngờ giúp khủng bố đang giữ ở Vịnh Guantanamo không được ra toà sẽ được thả ra, theo bộ trưởng bộ ngoại giao Anh Jack Straw. Lên tới chín người Anh đã ở với 660 người ngăn cản ở căn cứ Mỹ trong Cu-ba, bị giữ hai năm nay như người chiến đấu thuộc về Al-Qaida hoặc Taliban.
Người thay thế Gurgen Markarian, sĩ quan Ác-mê-ni-a (Armenia?) đang dự một chương trình của NATO Hội cho Hoà Bình bị đốn (hack?) giết với cái rìu với con dao. Người thay thế Ramil Safarov, một người tham gia Azerbaijan, giết ông. Hai ông đó đang dự một khoá dạy tiếng Anh ở Trường đại học quân đội Hungary trong chương trình Hội cho Hoà Bình, cố gắng tăng hợp tác giữa những nước cũ trong khối xô-viết với NATO thuộc vụ duy trì hoà bình với thuộc những gì khác.
Báo theo chủ nghĩa cải lương Shargh với Yas-e-no bị đóng theo ý định của các quan toà Ba Tư, chỉ là một ngày trước bầu cử nghị viện.
Thứ 4, ngày 18 tháng 2
Thư nội tại nói là Apple Computer đã trả lại 3.000.000 Mỹ kim nợ với bây giờ không có nợ nữa với 4.8 tỉ Mỹ kim (billion dollars?) lại.
Ít nhất 200 người bị chết trong Iran song xe lửa đựng lưu huỳnh, xăng với chất cho cây cối mọc lên (fertilizer?) trật bánh sau nỏ lên. Tai nạn này xảy ra gần thành phố Neyshabur trong tỉnh Khorasan.
Chiếm giữ Iraq: Người nỏ bom muốn tự tử trong hai xe giết 11 người Iraq với thương 58 người lính từ nước ngoài với 44 người Iraq gần lối vào căn cứ của liên hiệp cung cấp người Ba-lan gần thành phố Hilla trong vùng trong cúa Iraq phía nam của Baghdad.
Tổng thống Mỹ 2004: Ông Howard Dean kết thúc chính thức cuộc vận động của ông cho Tổng thống Hoa Kỳ, sau bị xếp thứ ba bỏ xa trong tổng thống sơ cấp của đảng Dân chủ ở Wisconsin ngày 17 tháng 2 năm 2004. Ông loan báo, "Tôi không tiếp tục đuổi theo chức tổng thống nữa."
Thứ 3, ngày 10 tháng 2
Quốc hội Pháp chấp nhận (494 đối với 36) cấm mặc hijab (choàng khăn trùm đầu Hồi Giáo) với cả đồ tượng trưng (symbol?) tôn giáo rõ ràng trong tất cả trường học của nhà nước (state-run?).
Chủ nhật, ngày 8 tháng 2
Bảy người biểu diễn leo dây Trung quốc, hết mọi người Uighur theo Hồi giáo, đào ngũ đang khi họ đi đóng một vai ở Canada. Họ nói là họ là người tị nạn, nói là họ bị hành hạ với bị đối xử phân biệt trong Trung quốc.
Thứ 7, ngày 7 tháng 2
Tổng thống Sri Lanka Chandrika Kumaratunga giải tán nghị viện.
Cuộc diễu hành Krewe du Vieux xuyên qua khu Marigny với Khu Pháp (French Quarter) trong New Orleans (Ngọc Lân), Louisiana, bắt đầu mùa diễu hành "Mardi Gras" trong thành phố đấy.
Thứ 4, ngày 4 tháng 2
European Space Agency loan báo là sẽ gửi người với rô-bô ra Trăng với sao Hoả trong vòng 30 năm nữa.
Thứ 3, ngày 3 tháng 2
Người thiên văn học nhận thấy khí Oxy với khí cacbon trong quyển khí của hành tinh ở ngoài hệ mặt trời. Hành tinh này, gọi tạm là Osiris. Osiris nổi tiếng vì thả khí ra vũ trụ.
Chủ nhật, ngày 1 tháng 2
Một đội người khoa học Nga ở Dubna (Viện Chung về Nghiên cứu Hạt Nhân), với người khoa học Mỹ ở Phóng Thí Nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore loan báo về kiếm hai nguyên tố mới, gọi nguyên tố nặng thật vì khối lượng (atomic mass?). Theo tiêu chuẩn quốc tế về bảng tuần hoàn nguyên tố, nguyên tố số 113 sẽ gọi tên tạm ununtrium (Uut) và nguyên tố số 115 sẽ gọi ununpentium (Uup). Vẫn phải xác nhận điều kiếm này. |