context_id
stringlengths
5
9
context
stringlengths
24
8.17k
doc_100
Bệnh đường ruột là loại bệnh phố biến hiện nay, có liên quan đến đường tiêu hóa, ảnh hưởng tới chế độ ăn uống, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu về các bệnh đường ruột và triệu chứng cụ thể, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp. XEM THÊM: Hội chứng kém hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột Nguyên nhân gây bệnh đường ruột Các bệnh đường ruột và triệu chứng Trào ngực axit dạ dày là tình trạng bệnh mà ở đó thức ăn hoặc chất lỏng di chuyển từ dạ dày vào thực quản do cơ vòng thực quản dưới không kín. Triệu chứng của trào ngược axit dạ dày bao gồm: ợ nóng, ợ chua và khó nuốt, buồn nôn và nôn. Nặng hơn, bệnh có thể dẫn đến viêm loét, gây tổn thương ở răng và thực quản. Trào ngược axit dạ dày là một trong những bệnh ở đường tiêu hóa thường gặp Trào ngược axit dạ dày có thể gặp ở hầu hết mọi người nhưng nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao là phụ nữ mang bầu, người thừa cân và người trên 40 tuổi. Loét dạ dày tá tràng là vết loét hình thành từ niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần trên của ruột non). Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng là do vi khuẩn HP – một loại vi khuẩn cư trú trong lớp niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn HP được lây truyền chủ yếu qua ăn uống chung đụng với người mắc bệnh ở dạ dày. Ngoài vi khuẩn này ra thì các yếu tố khác như di truyền, hút thuốc lá, uống rượu, căng thẳng cũng có thể gây loét dạ dày tá tràng. Các loại thuốc kháng viêm không steroid như ibprofen hay axetylsali cũng có thể làm suy yếu niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày. Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau bụng, chán ăn, buồn nôn, sút cân. Đây là một loại bệnh về đường ruột, thường có triệu chứng đau bụng, táo bón, tiêu chảy. Theo nghiên cứu, phụ nữ có khả năng mắc hội chứng ruột kích thích cao gấp 2 lần so với nam giới. Và hội chứng này thường gặp nhiều ở tuổi vị thành niên và giai đoạn bắt đầu trưởng thành. Mời bạn đọc: Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích Người bệnh không được chủ quan khi có bất cứ dấu hiệu gì ở đường ruột Khi cơ thể thiếu hụt loại enzyme lactose sẽ khó hấp thụ được đường lactose có trong sữa và các sản phẩm của sữa. Việc không dung lạp lactose gây ra các biểu hiện ở đường ruột như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn. Theo nghiên cứu, ước tính có khoảng 70% dân số thế giới gặp khó khăn trong việc tiêu hóa lactose. Hội chứng này thường xảy ra trẻ em hoặc cuối thời kỳ dậy thì. Hội chứng này có thể chỉ xảy ra ở một giai đoạn nhất định, và không kéo dài. Cách xử trí các bệnh lý ở đường ruột Có nhiều bệnh xảy ra ở đường ruột nhưng nhiều người còn chủ quan không đi khám và điều trị sớm ngay khi mới xuất hiện triệu chứng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí biến chứng nguy hiểm trong đó có các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe Chính vì thế, khi có vấn đề ở đường ruột, người bệnh cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, loại bệnh cụ thể để từ đó đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp. Ngoài việc dùng thuốc điều trị bệnh, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp cải thiện sớm tình trạng sức khỏe.
doc_101
Hen phế quản hay còn được gọi là bệnh hen suyễn có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là bệnh lý về đường hô hấp gây ra nhiều trở ngại trong đời sống sinh hoạt thường nhật của bệnh nhân. Hiện vẫn chưa có phương pháp giúp điều trị dứt điểm căn bệnh này nên người bệnh cần tuân thủ việc dùng thuốc cũng như các quy tắc điều trị để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng gây nên bệnh hen phế quản. Đó có thể là do sự phản ứng quá mẫn của cơ thể người với các tác nhân gây dị ứng, tác động khác từ môi trường hoặc do di truyền. Ngoài ra hen phế quản khởi phát còn xuất phát từ các yếu tố như sau: Do virus, vi khuẩn tấn công gây nhiễm khuẩn đường hô hấp; Bệnh nhân trải qua cảm xúc mạnh, căng thẳng quá độ; Lao động hoặc vận động thể lực gắng sức; Nhiễm không khí lạnh; Do trào ngược dạ dày thực quản; Do hít phải khói thuốc lá, hóa chất độc hại hay hạt bụi bay trong không khí; Một số loại đồ ăn mà người bệnh ăn phải cũng dẫn đến phản ứng hen đó là: trái cây sấy khô, rượu bia, hải sản,... ; Tác dụng phụ của một số loại thuốc như ibuprofen, naproxen, aspirin, ức chế beta,... Phụ thuộc vào từng trường hợp mà triệu chứng của hen phế quản sẽ thay đổi, ví dụ như có người thường xuyên phải trải qua các cơn hen, cũng có người thường sẽ bộc phát cơn hen sau khi vận động thể lực. Bệnh có các triệu chứng lâm sàng như: Thở dốc, thở nhanh, thở khò khè, thở rít. Dấu hiệu thở rít còn xảy ra vào ban đêm; Người bệnh bị ho, ho có đờm, nghiêm trọng hơn có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp trên; Có cảm giác đau bóp nghẹt ở ngực; Khó thở, rối loạn giấc ngủ, ngáy khi ngủ. Khi bệnh tiến triển càng nặng thì tần suất các cơn hen phế quản xuất hiện sẽ ngày càng nhiều. Người bệnh sẽ thở nặng nề hơn và cần phải dùng đến thuốc đường hít để cắt cơn hen. Sau đây là một số biểu hiện khi bị hen suyễn nặng bệnh nhân và người nhà cần phải đặc biệt lưu ý: Tình trạng thở dốc, thở rít diễn ra nhanh chóng với mức độ nghiêm trọng hơn bình thường; Triệu chứng hen phế quản xuất hiện đột ngột ngay cả khi bệnh nhân chỉ vận động nhẹ hoặc khi đang nghỉ ngơi; Triệu chứng bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà như dùng thuốc tác dụng nhanh bằng đường hít. Về cơ bản phần lớn các triệu chứng hen phế quản đều có thể kiểm soát được. Nhưng mức độ nguy hiểm của bệnh rất cao nếu không được kiểm soát tốt và xử trí kịp thời, nguy cơ biến chứng luôn tiềm ẩn cụ thể như sau: Viêm phổi hoặc nhiễm trùng phổi; Dễ phải nhập viện điều trị nếu lên cơn hen nặng; Bệnh nhân ngủ không ngon, hoạt động thể lực bị hạn chế; Luôn trong trạng thái mệt mỏi, lo âu, căng thẳng, không còn hứng thú làm việc gì; Nếu lên cơn hen nặng không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng; Trẻ chậm phát triển do bị hen suyễn không được kiểm soát tốt; Ảnh hưởng của tác dụng phụ từ các thuốc trị hen phế quản. Một số yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen phế quản. Khi xác định được những yếu tố này sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Cụ thể như sau: Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá (cả chủ động lẫn thụ động); Đã từng mắc bệnh liên quan đến dị ứng như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng,... ; Người thừa cân, béo phì; Hít phải nhiều khói bụi hay hóa chất độc hại trong môi trường sống và môi trường làm việc; So với các bé trai thì các bé gái có tỷ lệ bị hen suyễn thấp hơn. Tuy nhiên tỷ lệ này lại tương đương giữa 2 giới khi bước sang tuổi 20, từ 40 tuổi trở lên phụ nữ dễ bị hen suyễn hơn so với nam giới. 5. Hen phế quản và cách điều trị Rất khó để điều trị dứt điểm bệnh hen phế quản nhưng vẫn có thể kiểm soát được triệu chứng của bệnh. Mục tiêu điều trị bệnh hen suyễn đó là: Xác định, nhận diện và phòng tránh các yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát các cơn hen suyễn; Sử dụng đúng loại thuốc trong điều trị bệnh để đảm bảo kiểm soát tốt cơn hen. Sau đây là một số loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh hen suyễn: Thuốc kháng Leukotriene: thường dùng cho những trường hợp hen nhẹ, ít tác dụng phụ và dùng kết hợp cùng các loại thuốc khác; Thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài: giúp làm giãn phế quản và kiểm soát cơn hen; Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn: công dụng tương tự như thuốc chủ vận beta kéo dài nhưng tác dụng trong thời gian ngắn hơn; Thuốc corticoid dạng hít: đường dùng nhiều cho bệnh nhân hen phế quản do dị ứng; Thuốc Omalizumab: là các thuốc có hiệu quả cho những trường hợp hen suyễn dị ứng do lượng ig E tự do suy giảm; Thuốc Theophylline: hỗ trợ làm giãn phế nang và phế quản nhưng hiện nay ít khi được chỉ định trong điều trị hen suyễn; Thuốc corticosteroid đường uống: cắt cơn hen nhanh chóng, tác dụng trong thời gian ngắn nhưng nếu dùng lâu dài dễ gặp phải nhiều tác dụng phụ; Liệu pháp miễn dịch: giúp kiểm soát tình trạng mẫn cảm của bệnh nhân đối với các dị nguyên gây dị ứng đường thở.
doc_102
Mâm cao cỗ đầy là đặc điểm chung trên bàn ăn của các gia đình Việt vào ngày Tết. Tuy những bữa ăn này giàu chất dinh dưỡng nhưng đối với người bị bệnh xương khớp thì khi không chú ý về vấn đề ăn uống sẽ rất dễ bị tái phát các cơn đau nhức khiến cho họ có một cái Tết kém vui. Để không gặp phải tình trạng đó, bạn nên chú ý đến vấn đề người đau nhức xương khớp không nên ăn gì được đề cập dưới đây. 1. Lý do khiến nhiều người bị tái phát đau nhức xương khớp vào ngày Tết Đau nhức xương khớp là bệnh rất dễ tái phát khi thời tiết thay đổi, Tết là dịp như vậy nên vô hình chung cũng trở thành thời điểm cho nỗi lo về bệnh kéo đến. Người bệnh có thể bị đau ở nhiều khớp trong cùng một thời điểm như: tay, chân, cột sống, gối, cổ, vai,... với tính chất kéo dài, thường xuyên tái phát gây giảm sút chất lượng cuộc sống. Mặt khác, thời điểm giao mùa từ Đông sang Xuân cũng đúng vào dịp Tết nên nhiệt độ dễ xuống thấp làm cho gân cơ bị co rút, độ nhớt của máu và dịch khớp thay đổi,… Đây là nguyên nhân góp phần cho cơn đau khớp xuất hiện. Tết Việt thường diễn ra vào khoảng tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch - khoảng thời gian trời hay mưa, trở lạnh khiến cho khả năng lưu thông máu kém đi, khớp trở nên khô cứng và chân tay dễ bị tê bì. Đặc biệt, nếu ở độ tuổi trung niên hoặc cao tuổi thì cơn đau nhức xương khớp sẽ càng rõ ràng vì lúc này khớp bắt đầu bước sang giai đoạn lão hóa và thoái hóa. Ngày Tết còn là dịp số đông mọi người thả lỏng sự tự do trong chế độ ăn, không chú ý đến vấn đề người đau nhức xương khớp không nên ăn gì nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm gây hại cho xương khớp. Điều này chính là lý do làm cho bệnh xương khớp không thuyên giảm mà thậm chí còn trở nên tệ hơn. Quan tâm đến vấn đề không nên ăn gì trong ngày Tết là điều người bị đau nhức xương khớp nên làm để giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp phải sự khó chịu của các cơn đau làm ảnh hưởng đến không khí vui xuân. Theo đó, ngày Tết, người bị đau nhức xương khớp nên tránh những thực phẩm sau: 2.1. Các loại thịt đỏ Protein động vật trong các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt cừu, thịt dê,... dễ làm cho cơ thể khó hấp thu đồng thời làm tăng nguy cơ bị viêm khớp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn thịt đỏ quá 5 lần/ tuần làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh xương khớp gấp 3 lần so với bình thường. 2.2. Món ăn từ nội tạng động vật Đây cũng là thực phẩm không thể bỏ qua trong danh sách người đau nhức xương khớp không nên ăn gì. Các món ăn từ nội tạng chứa nhiều đạm, sắt, axit uric - tác nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm và bệnh gout. Vì thế những người có tiền sử đau nhức xương khớp không nên ăn nhóm thực phẩm này trong ngày Tết. 2.3. Đồ ăn nhanh và nhiều dầu mỡ Các loại đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh đều có nhiều chất béo bão hòa và cholesterol xấu gây ra bệnh béo phì và làm tăng khả năng viêm khớp từ đó thúc đẩy cơn đau ở người bị bệnh xương khớp. Do đó, vào ngày Tết, những người mắc bệnh này không nên ăn cá hộp, thịt hộp, xúc xích,... cùng các loại đồ ăn chiên rán nhiều lần. 2.4. Món ăn chua hoặc mặn Các khớp của cơ thể cũng không thể chịu được đồ ăn chua và mặn. Đồ ăn mặn làm tăng hàm lượng natri và giảm khả năng hấp thụ canxi, khiến cho các tế bào khớp tích trữ thêm muối urat từ đó dễ bị sưng đau khớp và nguy cơ bị bệnh gout. Các món ăn chua là thực phẩm lên men nên chứa axit oxalic, dễ gây hại đến xương khớp. Vì thế đồ ăn chua hoặc mặn chính là thực phẩm cần kiêng khi tìm hiểu vấn đề người đau nhức xương khớp không nên ăn gì. 2.5. Món ăn từ bột tinh chế, đồ nếp Thực phẩm được làm từ bột tinh chế như: mì ống, ngũ cốc, bánh mì,... góp phần kích thích phản ứng viêm và gây nên bệnh viêm đau khớp với các triệu chứng trầm trọng. Vì thế người bị đau xương khớp không nên ăn nhóm này trong ngày Tết. Thay vào đó có thể chọn ngũ cốc nguyên hạt không chứa Gluten để tránh gây bất lợi cho khớp. Đồ nếp, nhất là bánh chưng vốn không thể thiếu trong dịp Tết Việt nhưng lại là khắc tinh của người bị bệnh xương khớp. Trong chúng có chứa lượng lớn protein và tinh bột dễ gây dị ứng. Do đó, nếu bị đau nhức xương khớp thì cần hạn chế hoặc tránh xa các món ăn làm từ nếp. 3. Một số lưu ý cho người bị bệnh xương khớp vào ngày Tết Bên cạnh việc lưu ý người bị đau nhức xương khớp không nên ăn gì thì trong ngày Tết, những người mắc bệnh này còn nên: - Giữ ấm cho cơ thể để mạch máu được lưu thông, tránh được tình trạng đau nhức, bầm tím hay đông cứng ở khớp. - Tuân thủ chỉ dẫn dùng thuốc của bác sĩ, không nên bỏ qua thuốc trong những ngày Tết. - Tăng cường rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để cải thiện hệ miễn dịch, giúp cho khớp được chắc khỏe hơn. - Hạn chế vận động, đi lại hay mang vác vật nặng để không tạo nhiều áp lực làm cho khớp bị đau nhức. - Nếu có những cơn đau khớp dữ dội và bị nhiều lần trong ngày cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử trí hiệu quả, tránh tự ý lạm dụng thuốc giảm đau tại nhà vì đó chỉ là giải pháp tạm thời, không thể đẩy lùi triệt để cơn đau khớp. Từ chia sẻ trên đây có thể thấy có rất nhiều thực phẩm cần cho vào danh sách người đau nhức xương khớp không nên ăn gì trong dịp Tết. Hầu hết các món ăn ngày Tết đều giàu chất dinh dưỡng nhưng lại bất lợi với khớp. Vì thế nếu biết để lựa chọn đúng loại thực phẩm nên ăn và kiêng kị thực phẩm nên tránh thì bạn có thể yên tâm để đón Tết an vui.
doc_103
Tuổi trung niên phải trải qua rất nhiều vấn đề và các biến cố trong cuộc sống như: cha mẹ già yếu, sự nghiệp chững lại, tình cảm vợ chồng gặp trục trặc, áp lực về chuyện con cái, áp lực kinh tế,… điều này dễ khiến nam, nữ ở độ tuổi trung niên rơi vào tình trạng khủng hoảng, mà một trong những biểu hiện đặc trưng nhất là rối loạn giấc ngủ. Giai đoạn khủng hoảng tuổi trung niên thường rơi vào khoảng 40-60 tuổi. Nếu biết cách nhận biết sớm và có biện pháp điều trị hiệu quả, rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên không quá nguy hiểm. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nhận biết và có cách xử trí tốt tình trạng này. 1. Những vấn đề sức khỏe ở độ tuổi trung niên 1.1 Rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên ở nữ giới Khi cơ thể bước người phụ nữ bước vào độ tuổi trung niên, phải đối diện với rất nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý và nguy cơ bệnh lý cũng tăng cao. Từ 40 tuổi trở đi, phụ nữ phải đối mặt với sự thay đổi nội tiết tố estrogen trong cơ thể. Chính sự mất cân bằng nội tiết tố này, gây ra một loạt các vấn đề khiến chị em phụ nữ: dễ bốc hỏa, cáu gắt, rối loạn giấc ngủ, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý đặc biệt là các bệnh lý về tuyến giáp, tuyến yên, bệnh phụ khoa, mất ngủ, bệnh lý nội tiết – chuyển hóa (đái tháo đường), trầm cảm,… Ngoài vấn đề bệnh lý thì tâm lý của phụ nữ ở độ tuổi trung niên cũng cần được quan tâm. Sự thay đổi về nội tiết tố, cộng với áp lực, stress, căng thẳng, lo lắng từ cuộc sống – gia đình – công việc – các mối quan hệ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh của người bệnh. Một số người cảm thấy mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm,…. điều này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ và dễ ra gây hội chứng rối loạn giấc ngủ. Nếu người bệnh không biết cách điều chỉnh kịp thời, tình trạng này kéo dài sẽ dễ dẫn đến mất ngủ mạn tính (mất ngủ kinh niên), khó khăn cho việc điều trị. Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh dễ bị rối loạn giấc ngủ. 1.2 Rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên ở nam giới Nam giới khi bước vào độ tuổi trung niên, hàm lượng testosterone cũng giảm dần, điều này cũng ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe của phái mạnh. Một số vấn đề về sức khỏe hay bệnh lý mà nam giới thường gặp phải ở độ tuổi trung niên như: rối loạn cương dương, suy giảm sinh lý nam giới, thận suy yếu, rối loạn giấc ngủ (mất ngủ), béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch, trầm cảm, đột quỵ,…. Ngoài ra, với những người đang mắc các bệnh nền sẵn có như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, hen suyễn, béo phì,…. khi bước vào độ tuổi trung niên cần đặc biệt lưu ý về vấn đề sức khỏe. Cần chăm sóc tốt sức khỏe, ngay khi có các biểu hiện khác thường bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, tư vấn và có biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả, tránh để các vấn đề mới phát sinh làm ảnh hưởng không tốt đến các bệnh nền sẵn có. Nam giới tuổi trung với hàm lượng testoterol suy giảm, áp lực từ cuộc sống, công việc dẫn dễ dẫn đến rối loạn giấc ngủ. 2. Nhận biết dấu hiệu rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, trằn trọc khi đi vào giấc ngủ, ngủ hay mơ thấy ác mộng nên giật mình tỉnh giấc và khó ngủ tiếp, ngủ không đủ giấc khó duy trì giấc ngủ và thường thức dậy sớm, sáng hôm sau thấy người mệt mỏi, uể oải,… là các biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ thường hay gặp nhất là dạng mất ngủ và rối loạn nhịp sinh học thức – ngủ (giật mình khi ngủ và khó ngủ tiếp). Nếu bạn có biểu hiện rối loạn giấc ngủ nêu trên, hãy xem xét lại một vài yếu tố sau: – Bạn có đang mắc bệnh lý nền nào có khả năng gây rối loạn giấc ngủ – Việc sử dụng một số loại thuốc nào đó có thể có tác dụng phụ gây mất ngủ – Thời gian vừa qua bạn có bị áp lực, stress, căng thẳng, lo lắng vì một việc gì đó – Bạn có sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe, trà, nước ngọt có gas,… trước khi ngủ. Cách xử trí hiệu quả và an toàn nhất Chúng tôi khuyên bạn không nên tự ý mua thuốc an thần, thuốc hỗ trợ não bộ, khi có biểu hiện rối loạn giấc ngủ, vì mỗi thuốc đều có những mặt lợi và hại khác nhau. Muốn cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, việc tốt nhất bạn nên làm là đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để được kiểm tra, tư vấn. Bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn, giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ và tư vấn phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả, phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Chuyên khoa Nội thần kinh quy tụ các bác sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực thần kinh sẽ thăm khám, chẩn đoán đúng và điều trị hiệu quả chứng rối loạn giấc ngủ. Cơ thể mỗi người chúng ta là hoàn toàn khác nhau, vì vậy bạn cũng không nên nghe theo cách điều trị từ người khác mà chưa được sự tư vấn hay thăm khám từ bác sĩ có chuyên môn. Hiện nay, ở nước ta việc người dân chữa bệnh theo phương pháp “truyền miệng” rất phổ biến: việc xin đơn thuốc từ người có triệu chứng tương tự, tự bắt bệnh cho mình sau đó tự mua thuốc theo đơn của người khác và áp dụng vào tình trạng bệnh lý của mình, điều này là vô cùng rủi ro: “bắt” sai bệnh, tốn kém chi phí, tác dụng phụ từ việc sử dụng thuốc, trì hoãn không điều trị khiến bệnh diễn biến nặng, tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Nhiều trường hợp rối loạn giấc ngủ có thể cải thiện được, người bệnh sau khi điều trị đã lấy lại được giấc ngủ ngon, sức khỏe phục hồi đáng kể. Một số trường hợp rối loạn giấc ngủ cần điều trị lâu dài, tuy nhiên càng điều trị sớm hiệu quả điều trị càng cao, người bệnh cũng hạn chế được các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe do rối loạn giấc ngủ gây ra.
doc_104
Ung thư ruột thừa là một bệnh ít gặp. Ở giai đoạn sớm, bệnh không có những biểu hiện rõ ràng nên rất khó phát hiện. Cũng giống như những bệnh ung thư khác, căn bệnh này rất nguy hiểm và có thể gây những biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ chữa bệnh hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều. 1. Ung thư ruột thừa là bệnh ít gặp và rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm Ruột thừa có hình ống và mỏng, chiều dài của ruột thừa khoảng 5 đến 10cm, nằm ở bên dưới bụng phải. Ruột thừa không có chức năng rõ ràng, chính vì thế, nếu cơ quan này xảy ra tình trạng viêm nhiễm thì thường được cắt bỏ. Vì ruột thừa được nối với ruột già nên nếu ruột già bị cắt bỏ thì phần ruột thừa cũng sẽ được cắt bỏ theo. 1.1. Phân loại bệnh ung thư ruột thừa Bệnh ung thư ruột thừa là tình trạng những tế bào trong mô của cơ quan này phát triển, tăng sinh bất thường, hoặc hình thành khối u ác tính bên trong ruột thừa. Đây là loại ung thư được đánh giá là ít gặp nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan với căn bệnh này. Bệnh có thể chia thành 5 loại như sau: - Ung thư biểu mô tuyến đại tràng: Là các trường hợp mà khối u tuyến bắt đầu hình thành từ lớp niêm mạc của đại tràng. Theo thống kê, tỉ lệ mắc ung thư biểu mô tuyến đại tràng chiếm 10% trong số những trường hợp bệnh nhân ung thư ruột thừa. Bệnh thường xảy ra ở nhóm tuổi từ 60 đến 65 và nam giới có nguy cơ bị bệnh cao hơn nữ giới. - Ung thư tuyến nhầy của ruột thừa: Bệnh xảy ra khi chất nhầy tích tụ bên trong ống ruột thừa và gốc ruột thừa bị tắc nghẽn. Dạng bệnh này khá hiếm gặp và đối tượng từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những nhóm tuổi khác. - Ung thư tế bào Goblet: Dạng ung thư này thường xuất phát từ sự phát triển quá mức của các tế bào trong biểu mô của đường hô hấp và tiêu hóa. - Ung thư thần kinh nội tiết: Đây là dạng ung thư chiếm khoảng 50% trong số những trường hợp mắc bệnh ung thư ruột thừa. Những khối u xuất hiện ở thành ruột và thường phát triển chậm. Những khối u tại vị trí này có thể gây ảnh hưởng đến phần ruột non và trực tràng của bệnh nhân. - Ung thư tế bào Signet: Dạng bệnh này hiếm gặp nhưng lại có thể gây ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan khác, nhất là dạ dày và đại tràng vì khả năng di căn của nó là khá cao. 1.2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư ruột thừa Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột thừa là: - Tình trạng thiếu máu vì thiếu vitamin B12 - Bệnh nhân mắc phải các bệnh lý về dạ dày, đặc biệt là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày thì cũng có thể gây ảnh hưởng đến ruột thừa và tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư. - Mắc hội chứng Zollinger-Ellison đường tiêu hóa. - Một số rối loạn bẩm sinh có thể gây ra các vấn đề ở ruột thừa, trong đó có ung thư ruột thừa. Chính vì thế, căn bệnh này có thể liên quan đến yếu tố di truyền. - Thói quen hút thuốc lá và rượu bia cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày, đường ruột,… 1.3. Triệu chứng của bệnh Như đã nói ở phía trên, rất khó để có thể nhận biết bệnh ung thư ruột thừa ở giai đoạn sớm. Trên thực tế, có nhiều trường hợp bệnh nhân được phát hiện bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa và làm sinh thiết. Dưới đây là một số triệu chứng có thể gặp ở những trường hợp mắc ung thư ruột thừa: Bệnh nhân thường xuyên bị đầy hơi. Mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Đau phần dưới bụng phải dữ dội. Có biểu hiện tắc ruột. Thoát vị bẹn. Tiêu chảy. Ở mỗi bệnh nhân có thể xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Khi bệnh bước sang những giai đoạn muộn thì các triệu chứng sẽ ngày càng rõ ràng hơn. Do đó, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn cũng không nên chủ quan mà cần đi khám sớm để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. 2. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư ruột thừa Trước hết, để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng cho bệnh nhân, xem xét triệu chứng và tìm hiểu tiền sử bệnh lý. Sau đó, tùy từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ có thể chỉ định tiến hành thực hiện một số xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh cần thiết, bao gồm phương pháp chụp X-quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI. Những phương pháp này sẽ giúp các bác sĩ nhận biết được tình trạng khối u, mức độ lây lan của chúng sang các bộ phận khác của cơ thể. Một số trường hơp được tiến hành làm sinh thiết sau khi cắt ruột thừa để xác định có tế bào ung thư hay không. Phương pháp điều trị bệnh ung thư ruột thừa Để xác định được phương pháp điều trị ung thư ruột thừa, các bác sĩ sẽ cần dựa vào loại khối u, giai đoạn của bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Hiện nay, phẫu thuật được đánh giá là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tùy vào từng trường hợp mà các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các phương pháp phẫu thuật khác nhau chẳng hạn như cắt ruột thừa (với những trường hợp có khối u nhỏ), cắt đại tràng phải (với những trường hợp có khối u thần kinh nội tiết lớn hơn 2cm), phẫu thuật cắt bỏ khối u di căn trong ổ bụng,… Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể được áp dụng điều trị kết hợp với hóa trị và xạ trị trước hay sau phẫu thuật.
doc_105
Trẻ bị cảm lạnh nôn đi ngoài là biểu hiện khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Đối với trường hợp này, các bố mẹ nên giữ bình tĩnh và xử trí hợp lý để bé không gặp nguy hiểm. Mời bố mẹ tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm gợi ý xử trí đúng cách, hiệu quả khi bé cảm lạnh có triệu chứng nôn và đi ngoài nhé. Trẻ bị cảm lạnh là bệnh dễ gặp, nhất là vào mùa lạnh, khoảng độ tháng 9 đến tháng 3 hay tháng 4 năm sau. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh và các bé dưới 2 tuổi có thể bị cảm lạnh từ 8 – 10 lần mỗi năm; trẻ độ mẫu giáo có thể bị cảm lạnh khoảng 9 lần mỗi năm; trẻ độ thanh thiếu niên có thể bị cảm lạnh từ 2 – 4 lần mỗi năm. Thông thường, khi mắc cảm lạnh, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng phổ biến gồm: – Hắt hơi, sổ mũi; – Cơ thể mệt mỏi dẫn đến chán ăn và kém chơi hơn bình thường; – Trẻ nhỏ sẽ quấy khóc nhiều hơn và khó dỗ hơn; – Bé bị ho nhiều; – Một số bé cảm lạnh còn nôn trớ hay bị tiêu chảy. Khi mắc cảm lạnh, các bé được chăm sóc đúng cách thường sẽ khỏi bệnh sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu bố mẹ chủ quan, không chăm sóc tốt cho trẻ cảm lạnh, bệnh của bé sẽ lâu khỏi hơn, thậm chí có thể trở nặng và gây biến chứng nguy hiểm. Trẻ bị cảm lạnh không nguy hiểm, nhưng biến chứng của bệnh thì nguy hiểm Như vậy, cảm lạnh ở trẻ là một bệnh thông thường, không nguy hiểm. Thế nhưng, biến chứng của bệnh cảm lạnh có thể để lại hệ quả nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm, tới sức khỏe của bé. Trường hợp bé cảm lạnh bị nôn trớ kèm tiêu chảy cũng là tình trạng báo động, bố mẹ cần xử trí ngay và áp dụng đúng cách để bảo vệ cho sức khỏe của bé. Trẻ bị cảm lạnh nôn đi ngoài có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Theo đó, bé bị cảm xuất hiện triệu chứng nôn trớ có thể do: – Bé ho nhiều. Khi ho, các cơ vùng ngực và vùng bụng của bé cảm lạnh co thắt lại làm tăng áp lực trong ổ bụng, dạ dày bị ép vào. Chính điều này khiến bé có thể bị nôn. – Bé nuốt nhiều nước mũi và đờm vào dạ dày. Đa số các bé dưới 2 tuổi còn chưa biết tự xì mũi hay khạc bỏ đờm nên thường có xu hướng nuốt hết dịch mũi họng vào trong. Dạ dày của trẻ vì thế có thể bị căng, đầy hơi dẫn tới biểu hiện nôn trớ. – Bé khóc quá nhiều hay bị ép ăn quá nhiều khi đang mắc cảm lạnh cũng có thể dẫn tới việc bị nôn. Còn triệu chứng tiêu chảy ở trẻ cảm lạnh có thể do virus Rhinovirus – một trong những tác nhân chính gây cảm lạnh ở trẻ. 3. Trẻ cảm lạnh nôn kèm đi ngoài cần được xử trí sớm và đúng cách Cả triệu chứng nôn và đi ngoài đều khiến bé bị mất nước nhiều, nếu không được khắc phục sớm và xử trí đúng cách, bé dễ bị kiệt sức. Điều này rất nguy hiểm. Do đó, khi trẻ cảm cúm xuất hiện triệu chứng nôn kèm đi ngoài, các bố mẹ cần xử trí ngay và đúng cách. 3.1. Cho bé cảm lạnh đi khám bác sĩ sớm Bé bị cảm lạnh kèm triệu chứng nôn, đi ngoài cần được sớm đi khám bác sĩ Trước tiên, bố mẹ nên cho bé đi khám để được bác sĩ kiểm tra, xác định tình trạng bệnh và lên phác đồ điều trị bệnh phù hợp. Bố mẹ cũng nên hỏi xem bé có cần dùng thêm thuốc điều trị tiêu chảy hay không. 3.2. Bù nước và điện giải cho bé Ngoài tuân thủ uống thuốc điều trị triệu chứng, trẻ cảm lạnh kèm nôn trớ và tiêu chảy sẽ phải bù nước và các chất điện giải bị thiếu hụt. Với trẻ sơ sinh và các bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn bình thường. Không chỉ bù nước và điện giải, sữa mẹ còn chứa nhiều kháng thể giúp bé chống lại virus gây bệnh. Với các bé lớn hơn, mẹ cần duy trì cho bé bú hay uống sữa công thức đủ lượng cần thiết mỗi ngày. Bé cũng nên được uống nhiều nước hơn bình thường. Bên cạnh đó, trẻ cảm lạnh có thể bù nước và chất điện giải bằng Oresol. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả tốt và rất phổ biến. Tuy nhiên khi áp dụng cách này, bố mẹ nên hỏi qua ý kiến bác sĩ, đồng thời pha đúng theo hướng dẫn in trên bao bì của nhà sản xuất. 3.3. Cho bé nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách Trẻ bị cảm lạnh kèm nôn ói, tiêu chảy bị mất sức nhiều, vì thế bố mẹ nên cho con nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Bố mẹ nên quan tâm con nhiều hơn, ở bên và trò chuyện với con để bé cảm thấy thoải mái. Bé không nên vận động quá sức, tránh ra ngoài trời nắng gay gắt để không bị mệt mỏi hơn. Trẻ bị cảm lạnh cần được nghỉ ngơi nhiều và chăm sóc đúng cách Trong thời gian bị cảm lạnh, trẻ nên được uống nước ấm để không làm tình trạng ho, đau họng nặng thêm. Việc uống nhiều nước còn giúp làm loãng đờm, hạn chế nguy cơ tắc nghẽn đường thở và cải thiện cơn ho hiệu quả. Trẻ tuyệt đối không dùng nước uống có ga bởi có thể khiến tình trạng nôn ói của bé nặng hơn. Bên cạnh đó, mẹ nên xây dựng cho bé chế độ ăn uống khoa học, hợp lý với đầy đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Các bữa ăn của trẻ nên được chế biến dạng lỏng để bé cảm lạnh dễ nuốt và tiêu hóa hơn. Mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn cho bé làm nhiều bữa, để bé không bị khó chịu, đầy bụng và hạn chế tình trạng nôn sau ăn. Bố mẹ cũng nên lưu ý không cho bé ăn thức ăn chứa nhiều chất béo hay có gia vị cay nóng. Bởi điều này có thể khiến bé bị khó tiêu và buồn nôn sau ăn nhiều hơn.
doc_106
Dậy thì là giai đoạn đánh dấu sự phát triển ở trẻ cả về mặt thể chất lẫn tâm lý. Trong đó, dậy thì sớm là hiện tượng ở trẻ bắt đầu có những thay đổi về đặc tính sinh dục ở nhiều khía cạnh ở độ tuổi sớm hơn so với bình thường. Bé gái có những dấu hiệu dậy thì trước 8 tuổi hoặc có kinh trước 9 tuổi sẽ được chẩn đoán là dậy thì sớm. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần phân biệt hiện tượng này với rối loạn vú phát triển sớm ở trẻ. Độ tuổi dậy thì ở bé gái đang ngày một sớm hơn và trở thành nỗi lo lắng của nhiều người làm bố mẹ. Vì phần lớn những trẻ dậy thì quá sớm hơn so với bình thường sẽ có chiều cao khá hạn chế khi trưởng thành, kèm theo nhiều hệ lụy. Đồng thời, khi bước sang giai đoạn dậy thì trước bạn bè cùng tuổi, ở trẻ thường xuất hiện tâm lý e ngại, bất an khiến cho khả năng học tập bị suy giảm. Bên cạnh đó, một số trường hợp, bé gái dậy thì nhưng chưa được trang bị các kiến thức liên quan tới giới tính nên dễ bị lạm dụng tình dục. 2. Một vài nguyên nhân khiến dậy thì sớm ở bé gái Theo chia sẻ của các bác sĩ, dậy thì sớm ở trẻ chỉ đơn giản là sự phát triển và trưởng thành trước và sớm hơn so với độ tuổi quy định. Trong đó, phần lớn quá trình dậy thì của các bé không có nhiều sự khác biệt so với những bé dậy thì đúng tuổi. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên chủ quan trước những dấu hiệu ở trẻ vì đôi khi chúng có sự liên quan đến một số bệnh lý khác. Những căn bệnh này khiến mặt thể chất và tâm lý của trẻ bị biến đổi một cách bất thường và thể hiện rõ rệt về sự rối loạn của bộ phận sinh dục. Vì thế, các bác sĩ phân chia sự dậy thì trước tuổi của trẻ thành hai loại. 2.1. Dậy thì trung ương Hiện tượng dậy thì trung ương phát sinh do nồng độ Gn RH trong cơ thể của bé gái tăng quá cao và làm cho sự bài tiết của hormone sinh dục vượt quá mức bình thường. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, phần lớn các trường hợp này thường khó xác định được lý do. Trong đó, một vài trẻ có thể dậy thì quá sớm do những nguyên nhân dưới đây: Hệ thống thần kinh trung ương xuất hiện khối u: có thể là khối u của tủy sống hoặc trong não. Não bộ đã có những bất thường từ khi sinh ra, chẳng hạn như Hamartoma, não úng thủy. Trẻ có bệnh sử nhiễm phóng xạ ở tủy sống hoặc não. Não hoặc tủy sống bị tổn thương, chủ yếu xuất phát do những tác động cơ học. Xuất phát từ một căn bệnh di truyền để lại những hậu quả liên quan đến màu da, xương và một số vấn đề về sự hoạt động của nội tiết tố. Điển hình như hội chứng Mc Cune-Albright. Suy giáp: do tuyến giáp không thể đáp ứng đủ hàm lượng hormone cho cơ thể. Tăng tuyến sản thượng thận: một bệnh lý gây rối loạn trong việc sản xuất hormone khiến tuyến thượng thận bị ảnh hưởng. 2.2. Dậy thì sớm ngoại vi Trường hợp này thường ít gặp hơn và chủ yếu phát sinh do sự thay đổi - tăng cao nồng độ của hormone sinh dục. Bên cạnh đó, một số bệnh lý cũng có thể khiến gia tăng sản sinh estrogen, điển hình như tuyến yên tiết ra nhiều estrogen hoặc tuyến thượng thận xuất hiện khối u, u nang buồng trứng,... Một số trường hợp hiếm gặp xuất phát do những nguyên nhân khác như: Do môi trường: một vài nghiên cứu cho thấy sự tác động của dẫn chất Phtalat ở những bé gái bị nhiễm sẽ khiến trẻ dễ bị dậy thì sớm. Trong đó, những dẫn chất này thường tồn tại trong một số vật dụng như đồ chơi trẻ em, chai, bình sữa,... Trẻ em uống quá nhiều sữa bò hoặc một vài thực phẩm được chế biến từ sữa bò, hay kể cả ăn nhiều thịt gà, thịt heo có hàm lượng hormone tăng trưởng quá lớn. Do lợi ích kinh tế mà có khá nhiều trang trại lạm dụng hormone tăng trưởng để thúc đẩy sự phát triển của các loại động vật lấy thịt. 3. Dấu hiệu nhận biết dậy thì sớm ở bé gái Trước tình trạng dậy thì sớm của trẻ ngày một phổ biến, có khá nhiều ba mẹ cảm thấy lo lắng. Đồng thời, họ cũng mong muốn Thực tế, phụ huynh có thể theo dõi sự phát triển cơ thể trẻ và nhận biết dấu hiệu dậy thì dựa trên một vài biểu hiện như: mọc lông mu, âm vật và ngực phát triển. Nhiều người cho rằng sự dậy thì được đánh dấu từ khi trẻ có hiện tượng kinh nguyệt. Tuy nhiên, đó lại là một suy nghĩ sai lầm vì sự thay đổi cơ thể của trẻ có thể xuất hiện trước khi có kinh khoảng 1 năm đến 1 năm rưỡi. Thông qua quan sát thông thường, bố mẹ cũng có thể nhận thấy chiều cao và cân nặng của trẻ tăng nhanh hơn so với bình thường. Tuy nhiên, ở trẻ dậy thì sớm, thời điểm tăng chiều cao thường đến sớm và cũng kết thúc sớm hơn so với các bạn cùng trang lứa. Mặc dù ở thời điểm dậy thì, trẻ thường cao hơn so với các bạn nhưng khi trường thành, chiều cao của những trẻ này sẽ hạn chế hơn. 4. Các giải pháp phòng ngừa dậy thì sớm cho trẻ Mặc dù, việc phòng ngừa hiện tượng dậy thì sớm cho con trẻ không phải lúc nào cũng đạt được kết quả như ý muốn. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn nên tìm những giải pháp giúp bé gái giảm thiểu khả năng dậy thì quá sớm. Sau đây là một số gợi ý mà phụ huynh có thể tham khảo: Các bữa ăn của trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng vẫn đảm bảo cân bằng. Tránh để trẻ rơi vào tình trạng béo phì, thừa cân quá mức. Tuyệt đối hoặc hạn chế không cho trẻ sử dụng những thực phẩm có chứa hàm lượng hormone cao. Không cho trẻ sử dụng những thực phẩm, sản phẩm chức năng hoặc thuốc có tác dụng hỗ trợ về sức khỏe sinh sản của người trưởng thành. Nếu trẻ mắc phải một số bệnh lý liên quan đến nội tiết thì cần phải thăm khám và điều trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên cho trẻ tiếp xúc nhiều với các loại máy móc, thiết bị điện tử có khả năng phát xạ hoặc từ trường cao. Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bố mẹ cũng hiểu rõ hơn về một vài nguyên nhân thường khiến con trẻ bị dậy thì sớm. Từ đó, hy vọng các bậc phụ huynh luôn hỗ trợ và giúp đỡ con trẻ được sống khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ dậy thì quá sớm. Đồng thời, giúp các bé có thêm kiến thức về giới tình phù hợp với độ tuổi của mình.
doc_107
1.1. Trái cây không chứa axit Khi bị trào ngược người bệnh nên chọn các loại trái cây không chứa axit bởi những loại quả này ít có khả năng gây ra các triệu chứng trào ngược dạ dày hơn so với trái cây có tính axit. Một số loại trái cây phù hợp với người mắc bệnh trào ngược dạ dày mà bạn có thể tham khảo như: dưa hấu, chuối, táo và lê Theo các chuyên gia sức khỏe, người bị trào ngược nên bổ sung thêm gừng vào chế độ ăn hằng ngày. Bởi gừng có tính chống viêm và đồng thời cũng là phương pháp điều trị các chứng ợ nóng cũng như các vấn đề tiêu hóa khác. Bạn có thể sử dụng và chế biến gừng vào trong các món ăn hằng ngày hoặc pha trà gừng để uống giúp giảm nhẹ triệu chứng trào ngược dạ dày. Gừng có tính chống viêm và đồng thời cũng là phương pháp điều trị các chứng ợ nóng cũng như các vấn đề tiêu hóa khác. 3. Yến mạch Yến mạch là một món không thể bỏ qua trong thực đơn của người mắc bệnh trào ngược dạ dày. Yến mạch là món ăn chế biến rất nhanh gọn cũng như nhiều chất xơ. Bên cạnh đó, yến mạch còn có thể hấp thụ axit và giúp ngăn chặn triệu chứng trào ngược dạ dày. Bạn có thể yến mạch vào sữa ấm để uống hoặc trộn yến mạch với sữa chua ăn kèm với trái cây tươi vào mỗi bữa sáng là đã có thể cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa rồi. Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn các thực phẩm có chất xơ khác như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và gạo nguyên cám. 4. Rau củ quả Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày không bao giờ có thể thiếu được các loại rau củ quả. Chúng có tác dụng giảm axit dạ dày nên có thể giúp bạn chữa trào ngược dạ dày rất tốt. Bạn có thể bổ sung một số loại rau củ như: đậu cô ve, bông cải xanh, súp lơ, khoai tây và dưa chuột vào thực đơn hàng ngày. 6. Thịt nạc Các loại thịt nạc như thịt gà, thịt lợn hay thịt bò đều có thể giúp bạn giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Chúng không gây khó tiêu mà còn giúp tăng cơ và khỏe mạnh hơn cho người bệnh. Vì thế, thịt nạc là món ăn được khuyên nên sử dụng trong thực đơn cho người trào ngược dạ dày. Khi chế biến các loại thịt nạc, bạn tránh chiên rán thực phẩm. Thay vào đó bạn có thể chế biến các cách như luộc, hấp,…sẽ là lựa chọn tốt hơn. Các loại thịt nạc có thể giúp bạn giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Lòng trắng trứng là nguồn protein lành mạnh nên người bệnh hoàn toàn có thể dùng trong chế độ ăn của mình. Tuy nhiên, bạn lại nên hạn chế ăn lòng đỏ trứng bởi chúng chứa nhiều chất béo và có thể gây ra các triệu chứng trào ngược dạ dày. 8. Các loại cá Các loại cá cũng là một trong những thực phẩm không thể bỏ qua trong chế độ ăn hằng ngày của người bị trào ngược dạ dày. Cá ít axit, ít chất béo mà lại chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Bạn có thể chọn các loại cá như cá hồi, cá chép, cá ngừ, cá thu… Tuy nhiên, tương tự như thịt thì bạn nên chế biến cá theo các cách như hấp. áp chảo. nấu canh chua,…và hạn chế ăn chiên rán không tốt cho dạ dày lúc này. 9. Sữa chua Sữa chua là một trong những thực phẩm rất tốt dành cho người bị trào ngược dạ dày. Trong sữa chua chứa nhiều protein tốt cho hệ tiêu hóa và lợi khuẩn probiotic hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sức đề kháng. Thói quen ăn sữa chua mỗi ngày sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Khi ăn sữa chua, bạn cũng có thể trộn thêm các loại trái cây cho hấp dẫn hơn. Trong sữa chua chứa nhiều protein tốt cho hệ tiêu hóa và lợi khuẩn probiotic hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sức đề kháng 2. Lời khuyên dành cho người bị trào ngược dạ dày thực quản Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn khoa học, người bệnh cũng cần lưu ý một vài điều dưới đây để khắc phục các triệu chứng một cách hiệu quả. 2.1. Xây dựng lối sống sinh hoạt Lối sống sinh hoạt hằng ngày góp phần rất lớn tới sức khỏe. Vì vậy, bản thân mỗi người bệnh nên xây dựng lối sống khoa học ngay từ hôm nay. Bên cạnh đó, tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Một số bài tập giúp bạn thư giãn, cải thiện bệnh trào ngược dạ dày như: – Tập yoga. – Đi bộ. – Ngồi thiền. 2.2. Ăn uống hợp lý Ngoài những thực phẩm nên ăn. Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh nên tránh các thực phẩm sau: – Đồ chua cay – Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ – Socola. – Các chế phẩm từ sữa. – Đồ uống có cồn – Đồ uống có gas, chất kích thích. – Đu đủ xanh. Việc chia nhỏ bữa ăn cũng rất tốt cho những người bị đau hay trào ngược dạ dày. Bởi khi đó, sẽ tránh được áp lực tạo nên cho cơ quan này. Người bị trào ngược dạ dày nên tránh các thực phẩm chua cay 2.3. Luôn giữ tinh thần thoải mái Nếu tinh thần căng thẳng, áp lực, stress kéo dài sẽ càng dễ gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Do vậy, nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh thì nên giảm áp lực, luôn giữ tinh thần vui vẻ bằng cách nghe nhạc, nghỉ ngơi,…
doc_108
Tìm hiểu nguyên nhân nổi mề đay để có cách điều trị phù hợp là điều cần thiết. Mề đay thực chất là một phản ứng viêm của cơ thể, xảy ra histamine và các hóa chất khác được phóng thích dưới bề mặt da, gây ra những vùng da sẩn đỏ, ngứa và khó chịu. Tìm hiểu nguyên nhân nổi mề đay để có biện pháp điều trị phù hợp. Nguyên nhân nổi mề đay cấp tính Nổi mề đay cấp tính xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ tuổi. Những nguyên nhân nổi mề đay cấp tính thường là: Nguyên nhân nổi mề đay mạn tính Nổi mề đay mạn tính có thể xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô của chính nó. Đây được gọi là phản ứng tự miễn. Khoảng 1/3 số trường hợp mày đay mãn tính được cho là có liên quan đến tự miễn dịch. Nổi mề đay tuy không nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Trong một số trường hợp, nổi mề đay mạn tính kết hợp với các bệnh lý tự miễn khác : Chứng nổi mề đay mạn tính cũng có thể liên quan đến các bệnh lý mạn tính và nhiễm trùng khác như: Mề đay mạn tính có xu hướng xuất hiện rồi biến mất liên tục, tái phát thường xuyên. Theo đó có một số yếu tố tác động khiến mề đay mạn tính xuất hiện trở lại hoặc làm cho các triệu chứng hiện tại trở nên tồi tệ hơn, chẳng hạn như: Tất cả những thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh khi bị nổi mề đay kéo dài, tái phát thường xuyên hoặc các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng, nên tới bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp.
doc_109
Ung thư vú có mấy giai đoạn là quan tâm của nhiều phụ nữ trước thực trạng bệnh ngày càng tiến triển nhanh và khó phát hiện hơn. Ung thư vú khởi phát từ sự phát triển bất thường của các tế bào ác tính tại vú Ung thư vú là bệnh lý ác tính thường gặp nhất ở phụ nữ Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Với đà tăng như hiện tại, ước tính đến năm 2020 sẽ có khoảng trên 40 nghìn nữ giới mắc ung thư vú như nhiều dự đoán trước đó. Để xác định được các giai đoạn ung thư vú, bác sĩ sẽ phải dựa trên các yếu tố: Ung thư vú có 5 giai đoạn, mức độ nguy hiểm tăng dần theo thời gian phát triển của các tế bào ung thư. Giai đoạn 0 Đây là giai đoạn ung thư tuyến vú tại chỗ. Các khối u mới chỉ xuất hiện tại biểu mô tuyến vú và không hề có bất kì sự xâm lấn nào đến các hạch bạch huyết hay các mô lân cận. Giai đoạn I Ung thư vú giai đoạn I Giai đoạn II Ung thư vú giai đoạn II Giai đoạn III Ung thư vú giai đoạn III Giai đoạn IV Ung thư vú di căn Có thể bạn quan tâm: dấu hiệu ung thư vú Tế bào ung thư có kích thước không xác định và di căn tới các hạch bạch huyết, cơ quan xa của cơ thể như gan, não, xương, phổi. Ung thư vú tuy là bệnh lý ác tính nguy hiểm nhưng có tiên lượng sống tốt nếu phát hiện sớm. Theo đó, điều trị ung thư vú ở giai đoạn sớm nhất, bệnh nhân có tới 92% cơ hội sống (trong 5 năm).
doc_110
Thuốc Revole 40 được bào chứa dạng viên nén, có thành phần chính là Esomeprazole 40mg và tá dược vừa đủ. Thuốc được chỉ định dùng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày và hội chứng Zollinger Ellison... Thuốc Revole 40mg có thành phần chính là Esomeprazole (hàm lượng 40mg), thuộc nhóm thuốc chuyên điều trị các bệnh ở hệ thống tiêu hóa.Esomeprazole là một chất tổng hợp, có tác dụng làm giảm sự bài tiết acid dạ dày, ức chế đặc hiệu bơm acid ở các tế bào, qua đó là giảm đi các triệu chứng như ợ nóng, khó nuốt, ho kéo dài và đặc trị một số bệnh liên quan đến dạ dày như trào ngược axit, viêm loét, ....Thuốc Revole 40 có khả năng kìm hãm các vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) ở người bệnh loét dạ dày, viêm thực quản trào ngược axit.Thuốc Revole 40mg thường được chỉ định dùng cho các trường hợp sau:Đối với người lớn: Điều trị viêm thực quản do trào ngược, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, điều trị kéo dài viêm thực quản tái phát và phòng ngừa tái phát, chữa lành vết loét do sử dụng thuốc kháng viêm không chứa Steroid trong thời gian dài; điều trị kéo dài và phòng ngừa xuất huyết dạ dày; điều trị hội chứng Zollinger Ellison.Đối với trẻ vị thành niên trên 12 tuổi: điều trị trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản, phòng ngừa viêm thực quản tái phát, .... 2. Hướng dẫn sử dụng Revole 40 2.1 Cách dùng thuốc Revole 40mg. Thuốc Revole được uống với nước ở nhiệt độ vừa đủ ấm. Để đảm bảo thuốc được hấp thu hiệu quả, người bệnh không nên nhai, cắn hoặc nghiền nát viên thuốc.2.2 Liều dùng thuốc Revole 40mgĐối với người bệnh bị viêm thực quản trào ngược và loét dạ dày: dùng 20mg/ lần/ ngày trong vòng từ 4 - 8 tuần. Nếu bệnh nhân dễ đề kháng với các trị liệu khác: có thể tăng 40 mg/ lần/ 1 ngày, sử dụng liên tục trong vòng 4 tuần. Sau thời gian trên, nếu các triệu chứng viêm thực quản chưa có dấu hiệu lành, bác sĩ có thể chỉ định điều trị thêm 4 tuần.Đối với người bệnh bị loét tá tràng: dùng 20 mg – 40 mg/ lần/ ngày trong vòng từ 2 – 4 tuần.Đối với người bị hội chứng Zollinger Ellison: dùng 60mg/lần/ngày trong vòng từ 4 – 8 tuần, uống cách 1 giờ trước khi ăn. Bệnh nhân có thể dùng 80 – 160mg/ ngày, chia làm 2 cử, tùy vào mức độ bệnh kèm theo chỉ định của bác sĩ. 3. Tác dụng phụ của thuốc Revole 40mg Khi sử dụng thuốc Revole 40mg, người bệnh thường dễ xảy ra một số tác dụng phụ như:Thường gặp: Đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, táo bón hoặc nhức đầu.Ít gặp: Khô miệng, ngứa, viêm da, nổi mề đay hoặc choáng váng.Hiếm gặp:Mẫn cảm với phản ứng phản vệ, tăng men gan, phù mạch;Ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương và ngoại vi như dị cảm, chóng mặt, buồn ngủ, mất ngủ.Đặc biệt ở người mắc bệnh nặng, sẽ gây lú lẫn tâm thần có hồi phục, kích động, nóng nảy, trầm cảm và sinh ra ảo giác.Giảm bạch cầu/ tiểu cầu, mất hạt bạch cầu và giảm toàn bộ tế bào máu.Tăng men gan, bệnh não (đối với các bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh gan nặng, như: viêm gan, suy gan, ...)Các bệnh về cơ, như: yếu cơ, đau cơ, đau khớp.Các bệnh về da, như: nổi mẩn, ngứa, nhạy cảm ánh sáng hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens Johnson hoại tử biểu bì gây độc (TEN), rụng tóc, ... 4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Revole 40 Thuốc Revole chống chỉ định với các trường hợp sau:Mẫn cảm với Esomeprazole. Có tiền sử dị ứng với thuốc thuộc nhóm Benzimidazole. Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Thận trọng khi sử dụng thuốc Revole 40mg:Đối với bệnh nhân bị tổn thương chức năng gan tình trạng nặng không nên dùng quá 20mg mỗi ngày.Người bị bệnh thận nên trao đổi trước với bác sĩ để được tư vấn chỉnh liều dùng phù hợp.Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, không nên sử dụng thuốc Revole 40, ít nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì chất Esomeprazole có trong thuốc có thể gây hại đến trẻ nhỏ thông qua đường sữa mẹ.Người bị dị ứng, mẫn cảm với các thành phần của thuốc, tốt nhất không nên sử dụng thuốc.Người bệnh nên uống đúng theo chỉ định bác sĩ, không nên tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng sử dụng thuốc đột ngột mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. 5. Tương tác thuốc Revole 40 cần lưu ý Do Esomeprazol làm tiết acid dạ dày nên sẽ làm thay đổi sự hấp thụ p. H của dạ dày nên thuốc sẽ bị giảm hấp thụ khi độ p. H tăng cao.Do Esomeprazol ức chế CYP2C19 nên sẽ làm tăng nồng độ trong máu của các chất bị chuyển hóa bởi CYP2C19 như: Diazepam, Phenytoin, Citalopram, ...Dùng Esomeprazol chung với các chất ức chế CYP3A4 như Clarithromycin sẽ làm tăng sinh khả dụng của Esomeprazol.Để đảm bảo hiệu quả của thuốc và tránh được các tác dụng phụ, người dùng nên tìm hiểu rõ nguồn gốc, cách sử dụng và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình dùng thuốc Revole 40. Đặc biệt,nếu thấy có những phản ứng bất thường sau dùng thuốc, người bệnh nên báo ngay với bác sĩ để kịp thời xử lý và ngăn chặn.
doc_111
Ù tai mất ngủ có thể là biểu hiện của bệnh tâm lý, tâm thần cơ năng nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý ác tính. Vậy khi gặp chứng bệnh này, sức khỏe của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng ra sao và cần làm gì để cải thiện, cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Ù tai, mất ngủ là tình trạng người bệnh cảm nhận thấy trong tai mình có tiếng kêu lạ như tiếng huýt sáo, tiếng ve kêu, tiếng gió thổi khiến họ không thể ngủ được. Hiện tượng ù tai có thể xuất hiện ở một bên hay cả hai bên tai, diễn ra liên tục hoặc chỉ trong từng thời điểm nhất định. Chứng ù tai thường được cảm nhận rõ nhất về ban đêm hay những lúc yên tĩnh. Đôi khi, ù tai còn đi kèm với một loạt cảm giác khó chịu như nghe kém, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Hậu quả xảy ra đó là khiến người bệnh bị mất ngủ, khó ngủ, gây suy nhược cơ thể nghiêm trọng. Ù tai kèm theo mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, thức giấc vào nửa đêm và sáng sớm, mệt mỏi khi thức dậy… đều là những dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ. Ù tai và mất ngủ có sự liên quan nhất định với nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy, mức độ ù tai càng nhiều thì người bệnh sẽ càng có nguy cơ cao bị mất ngủ hoặc khó ngủ. Chứng ù tai, khó ngủ gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Người bệnh bị ù tai và mất ngủ thường có những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng về giấc ngủ hoặc tình trạng ù tai đang diễn ra, đặc biệt là khi ở một mình trong phòng yên tĩnh. Điều này khiến sức khỏe và giấc ngủ của họ bị suy giảm một cách nhanh chóng. Nhiều người còn có thể phát triển thành các hành vi né tránh như tránh xa âm thanh, càng làm gia tăng các suy nghĩ tiêu cực và rối loạn cảm xúc. Vòng luẩn quẩn của những suy nghĩ tiêu cực này có thể đe dọa đến sự cân bằng nội môi, khiến tình trạng ù tai và chứng rối loạn giấc ngủ trở nên trầm trọng hơn. Các nghiên cứu cho thấy, những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực làm kích thích hệ thần kinh tự chủ, nếu kéo dài sẽ có thể dẫn đến bệnh trầm cảm. Chứng mất ngủ diễn ra trong thời gian dài còn là tiền đề cho hàng loạt bệnh lý nguy hiểm khác gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh như: – Làm teo não, gia tăng nguy cơ đột quỵ. – Làm gia tăng nguy cơ mắc béo phì. – Da xấu đi nhanh chóng hay khiến tình trạng viêm da cơ địa, viêm da kích ứng và vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn. – Suy giảm sinh lý với các biểu hiện rõ rệt như giảm ham muốn, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm… – Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư đại tràng. Người bị mất ngủ, ù tai có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. 3. Nguyên nhân gây ù tai, khó ngủ ở người bệnh Ù tai, mất ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất đó là: – Do tuổi tác: Bệnh ù tai thường xuất hiện những người trên 60 tuổi. Nguyên nhân là do khi lớn tuổi, cơ thể bị lão hóa nhanh chóng và làm ảnh hưởng tới cơ quan thính giác. – Do môi trường: Âm thanh quá lớn, quá đột đột ngột hoặc âm thanh không to nhưng kéo dài cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng ù tai ở người bệnh. – Do chấn thương: Ù tai, mất ngủ có thể xảy ra do chấn thương tại vùng đầu, mặt, cổ, rách màng nhĩ, chấn thương vỡ xương đá… – Do nhiễm độc thuốc: Một số loại thuốc mà người bệnh sử dụng có thể gây độc cho tai, làm tổn thương tế bào thính giác như streptomycin, aspirin, gentamycin… – Do bệnh về hệ thống mạch máu: Điển hình như tăng huyết áp, phình động mạch khi dùng nhiều chất kích thích như rượu, bia, cà phê thuốc lá… Tình trạng lão hóa do tuổi tác có thể là nguyên nhân gây ù tai và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ Không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, giấc ngủ còn ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng chứng ù tai. Chính vì vậy, ngoài việc tìm ra các phương pháp để có một giấc ngủ ngon hơn thì điều trị nhằm giảm triệu chứng rối loạn giấc ngủ cũng là điều vô cùng cần thiết. Một số lời khuyên đó là: 4.1 Cải thiện chứng ù tai mất ngủ nhờ thăm khám bác sĩ chuyên khoa 4.2 Thay đổi thói quen tốt để cải thiện tình trạng ù tai mất ngủ – Người bệnh không nên tự ý mua thuốc để điều trị hoặc ngoáy tai vì điều này có thể khiến cho tai bị tổn thương, làm cho chứng ù tai, mất ngủ thêm nghiêm trọng. – Sử dụng âm thanh ở mức độ vừa phải khi nghe nhạc, xem tivi, nghe radio… Không nên để âm lượng quá lớn vì sẽ ảnh hưởng không tốt tới thần kinh thính giác. – Người đang mắc bệnh này nên bỏ thuốc lá và hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê. Nguyên nhân là do chất nicotin có trong thuốc lá và caffeine trong các chất kích thích sẽ làm rối loạn sự co giãn mạch máu. Từ đó thay đổi tốc độ luồng máu chạy qua động mạch và tĩnh mạch, khiến cho tình trạng ù tai, khó ngủ nặng thêm. – Rèn luyện thói quen thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày. Tùy vào sức của mình mà người bệnh nên chọn phương pháp tập luyện thích hợp để giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm triệu chứng ù tai và cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Thăm khám bác sĩ chuyên khoa Nội thần để sớm cải thiện chứng ù tai, mất ngủ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Chứng ù tai mất ngủ không gây quá nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe nếu không do một số bệnh lý ác tính. Tuy nhiên, nó vẫn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Vì vậy, cần chú ý theo dõi sức khỏe và xây dựng thói quen sống lành mạnh, khoa học để có được giấc ngủ ngon và hạn chế tối đa nguy cơ mắc chứng ù tai, mất ngủ.
doc_112
Nước mắt đóng vai trò chính trong việc cung cấp độ ẩm, bôi trơn, giúp mắt hoạt động bình thường và thoải mái. Thành phần của nước mắt bao gồm: Nước - cung cấp độ ẩm; Dầu: dùng để bôi trơn; Chất nhầy, kháng thể và các protein đặc biệt giúp ngăn ngừa các nhiễm khuẩn ở mắt. Khô mắt là tình trạng không đủ nước mắt để cung cấp độ ẩm cho nhãn cầu gây cảm giác khô rát, đỏ mắt, khó chịu,... ảnh hưởng đến chức năng nhìn của mắt.Khi tình trạng này xảy ra có nghĩa là hệ thống tuyến lệ bị tắt hoặc cạn nước mắt. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, khô mắt sẽ làm kích thích tiết nước mắt nhiều hơn bình thường được gọi là tình trạng “chảy nước mắt phản xạ” - do khi mắt thiếu ẩm quá mức sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương phát tín hiệu cho tuyến lệ tăng bài tiết nước mắt. Nước mắt trong trường hợp này chủ yếu chỉ có nước nên không có khả năng cung cấp đủ ẩm cho nhãn cầu. Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống. 2. Nguyên nhân gây khô mắt Bất kỳ tổn thương nào trên bề mặt nhãn cầu cũng gây khô mắt. Nguyên nhân chính của hiện tượng khô mắt bao gồm:2.1. Mất cân bằng giữa các thành phần của nước mắt. Thành phần của màng nước mắt bao gồm 3 lớp:Lớp ngoài cùng là chất nhờn (chủ yếu là lipid), xuất phát từ các tuyến Meibomian. Công dụng giữ cho nước mắt lưu lại trên mắt và không bị bốc hơi quá nhanh.Lớp giữa là nước và các protein hòa tan trong nước, xuất phát từ các tuyến chính và tuyến phụ quanh mắt. Công dụng nuôi dưỡng giác mạc và kết mạc, tạo màng nhầy bao phủ toàn bộ mặt trước của nhãn cầu và bên trong mí mắt.Lớp trong là mucin, sản xuất bởi các tế bào ly, liên kết với lớp giữa để đảm bảo mắt luôn ướt.Nếu thiếu hoặc mất cân bằng giữa bất kỳ thành phần nào thì cũng gây ra tình trạng khô mắt.2.2. Giảm sự tiết chế nước mắt. Sự bài tiết quá mức nước mắt không kiểm soát cũng là nguyên nhân làm mất cân đối các thành phần của màng nước mắt gây khô mắt.2.3. Tăng sự bốc hơi của nước mắt. Nếu tuyến Meibomian không tiết đủ dầu để bao phủ lớp nước thì màng nước mắt có thể bay hơi nhanh.Một số nguyên nhân thiếu nước hoặc tắc tuyến lệ của làm thiếu nước mắt.2.4. Một số yếu tố nguy có khác. Các loại thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm, thuốc long đờm, thuốc tránh thai, các loại hormon nội tiết,... có thể gây giảm tiết nước mắt.Bệnh nhân Parkinson, bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị cũng có nguy cơ khô giác mạc.Người cao tuổi, khả năng bài tiết và điều tiết nước mắt cũng suy giảm, dễ gây tình trạng khô mắt.Bệnh lý viêm da (Rosacea) hay viêm bờ mi làm giảm chức năng bài tiết của tuyến Meibomian, làm mất cân đối các thành phần của màng nước mắt.Một số bệnh lý rối loạn tự miễn như lupus ban đỏ, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp và một số rối loạn khác như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, thiếu vitamin A cũng gây khô mắt, dị ứng theo mùa.Thường xuyên để mắt tiếp xúc với màn hình điện tử, môi trường gió, bụi, khói hoặc quá nóng.Phẫu thuật laser để chữa các tật khúc xạ của mắt có thể gây các triệu chứng khô mắt tạm thời. 3. Triệu chứng của bệnh khô mắt Một số triệu chứng có gặp ở bệnh nhân khô mắt:Khó chịu vùng nhãn cầu, cảm giác như có vật lạ trong mắt.Ngứa mắt, nhức mắt, nóng mắt, mỏi nặng trĩu mắt.Tròng trắng có tia màu đỏ không phải do bệnh lý vùng mắt.Nhìn mờ, giảm thị lực.Tăng nhạy cảm với ánh sáng.Tăng tiết nước mắt, ra ghèn trắng ở hốc mắt. 4. Cách chữa chứng khô mắt Một số phương pháp có thể sử dụng để làm giảm chứng khô mắt:Tìm và điều trị nguyên nhân gây khô mắt. Sử dụng các loại dung dịch làm trơn mắt như nước mắt nhân tạo để cung cấp độ ẩm tạm thời cho mắt.Nếu nguyên nhân khô mắt là do công việc phải tiếp xúc với màn hình điện tử thường xuyên thì nên điều chỉnh chế độ làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn 5-10 phút sau 30-45 phút làm việc liên tục. Thư giãn cho mắt bằng cách nhắm mắt hoặc nhìn ra không gian bên ngoài (cây cối, bầu trời,...).Thay đổi độ sáng của màn hình máy tính phù hợp với ánh sáng của môi trường, tránh làm việc trong môi trường quá sáng hoặc quá tối. Thay đổi vị trí đặt máy ngang với tầm nhìn hoặc thấp hơn để giảm điều tiết cho mắt.Vệ sinh mắt nhẹ nhàng hàng ngày bằng khăn sạch với nước ẩm. Tránh dùng tay dụi mắt gây xây xước giác mạc.Đeo kính bảo vệ mắt khi ra đường để tránh nắng nóng, khói bụi.Uống đủ nước, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể đặc biệt là các loại vitamin. Tăng cường các loại rau xanh, trái cây có màu đỏ, omega-3.Thực hiện các bài tập cho mắt như chớp mắt chậm và đều, xoa bóp nhẹ nhàng vùng mắt, các bài tập nhìn, vận động mắt,... Các bài tập vùng mắt giúp nước mắt được dàn đều trên bề mặt nhãn cầu, làm sạch mắt, rửa trôi các dị vật nếu có.Ngủ đủ giấc, không thức khuya để mắt có đủ thời gian để nghỉ ngơi.Chườm khăn ấm lên mắt làm dịu mắt, giảm tình trạng khô rát, tăng tuần hoàn đến vùng mắt, giúp mắt được thư giãn và tăng bài tiết nước mắt.Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng dưa chuột cắt thành miếng mỏng và đắp lên trên 2 mắt trong khoảng 10 phút cũng giúp thư giãn và làm giảm các triệu chứng của khô mắt. Hoặc dùng bông nhúng vào dầu dừa đắp lên mắt cũng giúp giảm khô mắt.Tóm lại, khô mắt là một bệnh lý thường gặp, không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt và làm việc. Để điều trị chứng khô mắt trước tiên cần tìm nguyên nhân gây khô mắt và giải quyết nó, sau đó mới dùng các biện pháp để cải thiện triệu chứng, tăng tuần hoàn đến mắt và tăng độ ẩm vùng nhãn cầu.
doc_113
Benprox thuộc nhóm thuốc bôi trị mụn được bào chế ở dạng gel. Thuốc Benprox được chỉ định trong điều trị mụn trứng cá từ nhẹ đến trung bình. Đồng thời có thể sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị mụn trứng cá khác. Tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc Benprox người bệnh nên tìm hiểu kỹ lưỡng đồng thời cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. 1. Cơ chế tác dụng của thuốc Benprox Thuốc Benprox được bào chế ở dạng gel hoặc wax với các hàm lượng tương ứng: 2.7%5, 5.25% và 5.25%. Thuốc hoạt động theo cơ chế như là một chất kháng khuẩn có hoạt tính chống lại vi khuẩn propionibacterium acnes. Trong quá trình hoạt động của hợp chất này, cùng với sự kết hợp của tác dụng tiêu sừng nhẹ sẽ tạo ra sự hữu ích của thuốc Benprox trong điều trị mụn trứng cá. Bên cạnh đó, hợp chất benzoyl peroxide được da hấp thụ khá tốt và chuyển thành acid henzoic, bài tiết ở dạng muối benzoat trong nước tiểu. 2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Benprox Thuốc Benprox được chỉ định trong điều trị mụn trứng cá tại chỗ có mức độ từ nhẹ đến trung bình. Thuốc Benprox có thể sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị mụn trứng cá khác. Khi bôi thuốc lên da thì hoạt chất benzoyl peroxide hoạt động bằng cách làm giảm lượng vi khuẩn gây mụn và làm cho da khô và bong tróc.Tuy nhiên thuốc Benprox cũng có thể chống chỉ định với các trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc. 3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Benprox Thuốc Benprox nên được bôi 2 lần mỗi ngày sau khi đã làm sạch da. Tuy nhiên có thể tùy thuộc vào vùng da bị ảnh hưởng, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể. Lưu ý trước khi bôi cần lắc đều lọ thuốc. Sau khi thoa đều lên da nên massage trong vòng 10 đến 20 giây để có thể thẩm thấu thuốc Benprox vào bên trong mang lại hiệu quả tốt nhất.Trường hợp sử dụng quá liều có thể gây ra triệu chứng ban đỏ, phù nề hoặc nhiều vảy. Khi đó có thể phải ngừng sử dụng thuốc Benprox. Hoặc người bệnh có thể sử dụng phương pháp chườm mát để giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc. Sau khi các triệu chứng này giảm bớt nên thận trọng thử lại thuốc với liều lượng thấp nhất để đánh giá các phản ứng của thuốc Benprox với da. 4. Một số lưu ý trước khi sử dụng thuốc Benprox Thuốc Benprox có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng trường hợp thì mức độ phản ứng phụ sẽ ở trạng thái khác nhau từ nhẹ đến nặng.Một số tác động của thuốc Benprox. Sinh ung thư, sinh đột biến, suy giảm chức năng sinh sản. Thuốc Benprox có chứa thành phần hợp chất benzoyl peroxide được biết đến ra chất gây ung thư. Một vài nghiên cứu áp dụng trên chuột cho thấy khả năng gây ung thư của hợp chất này cho chuột thông qua hoạt động như một chất thúc đẩy khối u. Tuy nhiên, ý nghĩa lâm sàng của phát hiện này vẫn chưa được tìm ra và cần được làm rõ hơn nữa.Trong giai đoạn thai kỳ. Thử nghiệm thuốc Benprox nghiên cứu sinh sản trên động vật với hợp chất benzoyl peroxide cho thấy có khả năng gây hại cho con vật. Mặc dù, chưa có bằng chứng về những ảnh hưởng của thuốc Benprox với hợp chất này ở phụ nữ mang thai hoặc đối với thai nhi. Tuy nhiên, nếu những đối tượng này sử dụng thuốc Benprox cần cân nhắc kỹ lưỡng về lợi ích và rủi ro cũng như những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với cả thai phụ và thai nhi.Đối với bà mẹ đang nuôi con bú thì hiện tại vẫn chưa có bằng chứng nào khẳng định các thành phần trong thuốc Benprox có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Tuy nhiên, bà mẹ cần suy nghĩ và trao đổi với bác sĩ nếu thực sự cần thiết phải sử dụng thuốc Benprox.Với trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 12 tuổi hiện vẫn chưa có bằng chứng nào về những ảnh hưởng của thuốc Benprox. Tuy nhiên, phải thận trọng với đối tượng này khi sử dụng thuốc Benprox.Thuốc Benprox có thể gây ra phản ứng trái ngược như viêm da tiếp xúc dị ứng, khô da... khi điều trị tại chỗ với hợp chất benzoyl peroxide. Vì vậy, nếu gặp tình trạng trên hoặc các dấu hiệu bất thường người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để được can thiệp kịp thời.Thuốc Benprox chỉ được sử dụng ngoài ra nên tránh tiếp xúc trực tiếp với mắt, màng nhầy. Nếu vô tình tiếp xúc ở những vị trí này thì người bệnh nên thực hiện rửa sạch bằng nước. Nếu tình trạng bị kích ứng quá mức thì người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
doc_114
1. Triệu chứng của phù bạch huyết sau ung thư vú Phù bạch huyết sau ung thư vú thường có xu hướng xảy ra ở vùng ngực, vú hoặc cánh tay trong vài ngày điều trị hoặc sau vài năm. Triệu chứng điển hình nhất của phù bạch huyết là sưng tấy bất thường, có thể bắt đầu bằng cảm giác nặng nề trước. Các triệu chứng khác của phù bạch huyết gồm có:Đau tức;Tê bì;Cảm giác yếu, khó sử dụng cánh tay;Cảm giác da dày hơn;Da lở loét, nhiễm trùng, vết thương chậm lành.2. Các yếu tố nguy cơ gây phù bạch huyết sau điều trị ung thư vú. Phù hạch bạch huyết có thể do một số phương pháp điều trị ung thư vú gây ra hoặc các yếu tố nguy cơ khác, cụ thể như sau:Loại bỏ các hạch bạch huyết: L một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra phù bạch huyết sau điều trị ung thư vú. Điều này đặc biệt đúng ở các trường hợp bóc tách toàn bộ hạch bạch huyết ở nách, bao gồm các hạch bạch huyết ở trước, sau và dưới cơ ngực bé hoặc hạch nách ở dưới cánh tay.Xạ trị hạch bạch huyết: Phương pháp xạ trị các hạch bạch huyết dưới cánh tay có thể gây ra sẹo và tắc nghẽn hệ thống bạch huyết dẫn tới phù hạch bạch huyết.Phẫu thuật đoạn nhũ hoặc các phẫu thuật vú khác: Phù bạch huyết có thể xảy ra khi có sự gián đoạn trong lưu thông của bạch huyết như khi các hạch bạch huyết bị loại bỏ trong quá trình phẫu thuật ung thư vú. Phù hạch bạch huyết sau phẫu thuật có thể xảy ra ở cả phẫu thuật bảo tồn vú. Ung thư trong các hạch bạch huyết: Khối u hình thành trong các hạch bạch huyết có thể chặn dòng chảy của chất lỏng bạch huyết.Mô sẹo: Các mô sẹo hình thành ở gần hạch bạch huyết có thể gây cản trở hệ thống bạch huyết. Mô sẹo có thể phát triển do phẫu thuật hoặc xạ trị.Mật độ vú: Mật độ vú thấp cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây ra phù bạch huyết nghiêm trọng.Các yếu tố nguy cơ khác: Béo phì, nghiện thuốc lá, đái tháo đường, phẫu thuật ở vùng nách trước đó. Hiện nay, chưa có cách điều trị đặc hiệu cho phù bạch huyết sau ung thư vú. Tuy nhiên, người bệnh có thể được điều trị để giảm sưng tấy, giảm nhẹ các triệu chứng và giữ cho bệnh không trở nên tồi tệ hơn. Điều trị phù bạch huyết có thể bao gồm các phương pháp sau:Băng thun áp lực: Là 1 dạng ống bọc đặc biệt vừa với cánh tay giúp lưu thông dòng chảy bạch huyết hiệu quả hơn.Tập luyện: Di chuyển cánh tay bị phù có thể làm giảm sưng nhờ việc dòng chảy bạch huyết được lưu thông.Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu, xoa bóp có thể làm giảm sưng do phù bạch huyết.Bơm khí nén: Là một cơ chế bơm làm phồng một ống bọc được đeo trên.Giảm cân: Việc giảm trọng lượng cơ thể cũng có thể hữu ích trong điều trị phù bạch huyết.Các phương pháp phẫu thuật có thể được cân nhắc:Mổ bắc cầu tĩnh mạch bạch huyết: Các mạch bạch huyết khác được kết nối với tĩnh mạch gần đó, từ đó tìm được lối ra cho dịch bạch huyết dư thừa. Chuyển ghép hạch bạch huyết: Các mô sẹo gây cản trở lưu thông bạch huyết sẽ được loại bỏ sau đó các hạch bạch huyết khỏe mạnh được lấy từ Hút mỡ: da thừa và mô dưới da cánh tay sẽ được loại bỏ. Nếu phù bạch huyết do sự ảnh hưởng của khối ung thư thì việc điều trị ung thư vẫn là cần thiết nhất. Ngoài ra, nên tránh sử dụng cánh tay bị phù để đo huyết áp, lấy máu. Cố gắng giữ cho làn da sạch sẽ và chăm sóc ngay cả khi chỉ là những vết thương nhỏ. 4. Phòng ngừa phù hạch bạch huyết sau ung thư vúĐể phòng ngừa phù bạch huyết sau ung thư vú người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý sau:Theo dõi ung thư vú ngay cả khi đã kết thúc điều trị.Tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên và đảm bảo tập thể dục cho phần chi trên.Không sử dụng cánh tay bị ảnh hưởng để tiêm, lấy máu hoặc đo huyết áp.Điều trị ngay các vết bỏng, nhiễm trùng da hoặc vết thương ở tay.Không mặc quần áo quá chật hoặc bó sát vào vùng bị ảnh hưởng.Phù bạch huyết là một tình trạng mãn tính, nếu không điều trị có khả năng tiến triển nguy hiểm. Do đó người bệnh nên đi khám ngay khi có các triệu chứng sau:Cảm giác đầy ở cánh tay;Sưng đáng kể cánh tay;Gặp khó khăn khi cử động cánh tay;Da ở bên bị ảnh hưởng có màu đỏ, ấm hoặc nứt;Thường xuyên bị nhiễm trùng cánh tay;Đau tay không rõ nguyên nhân.com
doc_115
Trước hết, bạn đã đi khám và được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị mỡ máu cao thì cần tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Cũng như các loại thuốc điều trị những bệnh lý khác, thuốc có tác dụng hạ mỡ máu nhưng cũng có thể gây ra các phản ứng phụ. Do đó, trước khi kê đơn thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn làm các xét nghiệm máu. Nếu mỡ máu cao hơn định mức bình thường một chút thì chưa phải điều trị bằng thuốc ngay. Thay vào đó, các bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng chế độ ăn uống, tăng cường vận động... và tái khám theo lịch hẹn, để bác sĩ đánh giá có cải thiện được tình trạng mỡ máu cao của bạn hay không. Trường hợp phương pháp trên không hiệu quả, mới phải điều trị bằng thuốc.Mặt khác, đa số bệnh nhân không tăng mỡ máu toàn phần mà chỉ tăng chất mỡ độc hại triglyceride nên dễ mắc các bệnh lý khác như nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp. Triglyceride là chất béo có nguồn gốc từ gan tổng hợp từ phản ứng sai lệch (thậm chí do bệnh nhân nhịn ăn thái quá dẫn đến thiếu năng lượng). Do đó, khi bạn càng nhịn ăn nhiều thì càng dễ làm tăng triglyceride hoặc có giảm cũng chỉ mang tính chất tạm thời, sau đó lại tăng trở lại.Do vậy, việc chỉ định điều trị bệnh với thuốc hạ mỡ máu là cần thiết (sau khi có kết quả siêu âm và các thông số trong kết quả xét nghiệm máu). Bác sĩ điều trị sẽ không kê đơn thuốc hạ mỡ máu cho bạn khi các chỉ số trong định mức bình thường.Bạn cần chú ý không nên sử dụng lại một loại thuốc trong thời gian dài khác mà không tái khám định kỳ. Việc tái khám có vai trò quan trọng để bác sĩ kiểm tra lại tình trạng của bệnh sau một thời gian dùng thuốc. Đồng thời, bác sĩ điều trị sẽ có biện pháp điều chỉnh thuốc và liều thuốc phù hợp theo tình trạng bệnh của bạn để hạ mỡ máu hiệu quả. 2. Cách uống thuốc hạ mỡ máu hiệu quả đúng chuẩn Khi bạn đang gặp tình trạng rối loạn mỡ máu nhẹ, không mắc kèm theo các bệnh lý tiểu đường, bệnh mạch vành, tăng huyết áp... thì chưa cần sử dụng thuốc hạ mỡ máu ngay mà cần thay đổi thói quen sinh hoạt, lối sống, bằng cách:Thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế;Tăng cường vận động thể lực;Cố gắng bỏ các thói quen gây hại (hút thuốc lá, uống rượu bia...).Sau khi thực hiện chế độ ăn kiêng và vận động thể lực trong một thời gian nhưng kết quả xét nghiệm mỡ máu cao vẫn không hạ tới mức mong muốn thì bạn cần sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.Cách dùng các loại thuốc điều trị mỡ máu cao như sau:Nhóm fibrate nên sử dụng trong hoặc sau bữa ăn chính.Nhóm thuốc statin nên uống vào thời điểm trước hoặc sau ăn.Khi đang điều trị với thuốc hạ mỡ máu vẫn nên duy trì nghiêm túc chế độ ăn và vận động hàng ngày theo khuyến cáo.Cần hạn chế tiêu thụ mỡ động vật và những thực phẩm có chứa nhiều cholesterol; nên ăn bổ sung thêm nhiều loại rau xanh, trái cây, dầu olive, ngũ cốc nguyên cám, các loại quả hạch, các loại đậu đỗ và cá...Không nên ăn bưởi khi đang uống thuốc nhóm statin, vì nước bưởi có chứa một chất hóa học có thể liên kết với các enzyme phá vỡ statin trong hệ thống tiêu hóa.Các loại thuốc như clarithromycin, amiodarone, cyclosporine, itraconazole, gemfibrozil, saquinavir, ritonavir... có thể gây ra tương tác với thuốc nhóm statin, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ không mong muốn. 3. Một số lưu ý khác khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu
doc_116
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh Viêm đường tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến tuy nhiên viêm đường tiết niệu là gì thì nhiều người còn băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thông tin cụ thể về bệnh viêm đường tiết niệu, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Đường tiết niệu bao gồm thận, niệu quản (các ống dài, mảnh nối thận với bàng quang), bàng quang và niệu đạo. Viêm đường tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây nên. Bệnh viêm đường tiết niệu dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm khuẩn qua đường quan hệ tình dục khác, do đó người bệnh cần quan tâm đến sức khỏe của mình hơn và sớm đi thăm khám để được điều trị chính xác và kịp thời. Viêm đường tiết niệu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản 2.Triệu chứng viêm đường tiết niệu Biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm đường tiết niệu đó là tiểu khó, tiểu đau, tiết rắt,..cụ thể là: Đi tiểu nhiều lần, liên tục buồn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu mỗi lần đi rất ít. Cảm giác đau buốt khi đi tiểu, ngứa rát khó chịu Đau âm ỉ vùng bụng dưới và phần lưng, bụng cảm giác nặng và luôn muốn đi tiểu ngay cả khi vừa đi xong. Nước tiểu đổi màu, tiểu rắt, và tiểu đau, tiểu buốt… Trường hợp nặng người bệnh còn có cảm giác ớn lạnh, sốt , buồn nôn, nôn ói,.. Để điều trị viêm đường tiết niệu, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định liệu trình điều trị từ bác sĩ. Bệnh thường được các bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh. Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh nào, liều lượng ra sao, người bệnh cần tuân thủ hoàn toàn theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Tránh tình trạng điều trị không dứt điểm hoặc sai cách khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng chuyển sang mạn tính gây biến chứng nguy hiểm như: tiểu ra mủ, ra máu; vi khuẩn sản sinh xâm nhập vào bàng quang, gây nhiễm trùng thận, nhiễm trùng máu, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Viêm đường tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến nhưng có thể phòng ngừa hiệu quả. Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách: Để phòng viêm đường tiết niệu, nên vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ và đúng cách. Rửa từ trước ra sau và lau khô trước khi mặc quần để tránh mang các vi khuẩn có sẵn ở âm hộ và hậu môn vào đường tiểu,.. Không nhịn tiểu: Nước tiểu trong bàng quang không được thoát ra ngoài sẽ khiến các vi khuẩn có cơ hội phát triển. Cần giữ thói quen đi tiểu khi có nhu cầu để loại bỏ vi khuẩn tốt hơn. Chú ý trong cách chọn đồ lót: Nên chọn đồ lót bằng chất vải cotton thoáng mát, tránh sử dụng đồ lót tổng hợp. Uống đủ nước: Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày là rất cần thiết để rửa bàng quang, tránh sự tăng sinh của mầm bệnh. Khám phụ khoa định kỳ thường xuyên ngăn chặn nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
doc_117
Thuốc Lipisans 160 có thành phần là Fenofibrat 160 mg, là dẫn xuất của acid fibric. Thuốc thuộc nhóm thuốc điều hòa lipid trong huyết tương, có công dụng trong điều trị rối loạn lipoprotein máu các týp IIa, IIb, III, IV, V phối hợp với chế độ ăn hạn chế lipid. Để biết thêm thông tin về thuốc, mời bạn đọc tham khảo thông tin dưới đây: Lipisans 160 là thuốc điều trị rối loạn mỡ máu có thành phần chính là Fenofibrat 160mg, hàm lượng 160mg bào chế dạng viên nén dài bao phim.Fenofibrat là dẫn xuất của acid fibric có tác dụng điều hòa lipid trong huyết tương. Thuốc ức chế sinh tổng hợp cholesterol ở gan làm giảm các thành phần gây xơ vữa: lipoprotein tỷ trọng rất thấp VLDL và lipoprotein tỷ trọng thấp LDL, làm tăng sản xuất lipoprotein tỷ trọng cao ( HDL) và làm giảm triglycerid máu. Vì vậy, thuốc có tác dụng cải thiện đáng kể sự phân bố cholesterol trong huyết tương. Nhận thấy: Fenofibrat có thể làm giảm 20-25% cholesterol toàn phần và 40-50% triglycerid máu. Để điều trị có hiệu quả cần sử dụng Lipisans 160 liên tục.Thuốc Lipisans 160 được hấp thu dễ dàng ở đường tiêu hóa cùng với thức ăn. Sự hấp thu này sẽ giảm nhiều nếu uống sau khi nhịn ăn qua đêm.Nồng độ đỉnh trong huyết tương xuất hiện trong khoảng 5h sau khi uống thuốc. Ở người có chức năng gan thận bình thường thì thời gian bán hủy trong huyết tương khoảng 20h. Thời gian này tăng rất nhiều ở người mắc bệnh thận và acid fenofibric tích lũy đáng kể ở người suy thận uống fenofibrat hàng ngày.Acid fenofibric đào thải chủ yếu qua đường nước tiểu dưới dạng liên hợp glucuronic, ngoài ra còn có acid fenofibric dưới dạng khử và chất liên hợp glucuronic của nó. Lipisans 160 được chỉ định trong điều trị: rối loạn lipoprotein huyết các typ IIa, Iib, III, IV, V phối hợp với chế độ ăn. 3. Chống chỉ định của thuốc Lipisans Chống chỉ định của thuốc Lipisans trong các trường hợp sau đây:Mẫn cảm với thành phần của thuốc Lipisans.Người bị suy gan, suy thận nặng.Trẻ em dưới 10 tuổi không dùng loại thuốc này. 4. Liều dùng - cách dùng của thuốc Lipisans Cách dùng: Bạn nên uống thuốc trong hoặc ngay bữa ăn với một cốc nước đầy, người bệnh uống trọn viên thuốc, không nhai hoặc nghiền thuốc. Phối hợp với chế độ ăn hạn chế lipid.Liều dùng:Người lớn :1 viên/ ngày. Suy thận: liều khởi đầu 54mg/ngày, chỉ tăng liều sau khi đánh giá tác động của thuốc trên chức năng thận và nồng độ lipid trong máu sau liều này.Lưu ý trường hợp bạn dùng quá liều thuốc thì cần thông báo ngay cho bác sĩ của bạn hoặc đến cơ quan y tế gần nhất để được hỗ trợ và xử trí kịp thời. Khi dùng quá liều, bác sĩ có thể sẽ xem xét đến điều trị bằng cách thẩm tách máu và điều trị triệu chứng trong trường hợp này. 5. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Lipisans Các tác dụng không mong muốn trong khi sử dụng thuốc thường nhẹ và ít gặp, bao gồm:Thường gặp:Rối loạn tiêu hóa, đầy chướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy nhẹ. Người bệnh nên dừng thuốc, sau đó báo ngay cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.Nổi ban da, nổi mày đay, ban không đặc hiệu: Nên báo ngay cho bác sĩ để được giải quyết kịp thời.Tăng nồng độ transaminase trong máu, đau nhức cơ.Hiếm gặp:Sỏi đường mật - tình trạng này thường gặp hơn ở bệnh nhân có tiền sử xơ gan, sỏi mật trước đó.Giảm ham muốn tình dục, liệt dương, giảm tinh trùng và bạch cầu.Viêm tụy đã được báo cáo ở bệnh nhân khi dùng fenofibrat. Viêm tụy cũng có thể là hậu quả của việc điều trị không hiệu quả ở bệnh nhân có tăng triglycerid trong máu nặng.Điều trị với các nhóm fibrat hiếm khi kèm theo ly giải cơ vân, thường xảy ra trên bệnh nhân có suy chức năng thận. Bệnh lý cơ nên được nghĩ đến trên bất kỳ bệnh nhân nào khi có đau cơ lan tỏa, yếu cơ và tăng đáng kể nồng độ creatine phosphokinase trong huyết thanh 6. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Lipisans Bạn cần thông báo cho bác sĩ về các bệnh bạn mắc trước đó, tiền sử dị ứng với thuốc, thức ăn; các thuốc bạn đang sử dụng, vì việc sử dụng các thuốc khác trong quá trình sử dụng thuốc Lipisans có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của các thuốc này và Lipisans. Ví dụ các thuốc như: Không dùng kết hợp thuốc độc với gan và fenofibrat như thuốc ức chế MAO, perhexilin maleat,... với fenofibrat; Không nên phối hợp Lipisans 160 với các fibrat khác, các chất ức chế HMG Co-A reductase, cyclosporin, vì sẽ làm tăng tác dụng ngoại ý trên cơ.Đặc biệt nếu bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu thì cần thông báo ngay cho bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng thuốc này, vì Lipisans có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông và làm tăng khả năng xuất huyết. Do đó, bạn cần được theo dõi theo dõi lượng prothombin thường xuyên hơn và điều chỉnh liều thuốc uống chống đông trong suốt thời gian điều trị bằng fenofibrat và sau khi ngừng thuốc 8 ngày. Bạn cần được kiểm tra chức năng gan và thận trước khi quyết định dùng thuốc Lipisans.Trường hợp bạn dùng thuốc ở liều 107-160mg/ngày thuốc này có thể sẽ làm tăng transaminase huyết thanh. Do đó, bạn cần được theo dõi transaminase 03 tháng/ lần trong 12 tháng đầu dùng thuốc, khi SGPT > 1000 UI bạn phải tạm ngưng thuốc.Nếu sau 3-6 tháng điều trị, lipid máu của bạn không giảm có thể được bổ sung hay thay thế các phương pháp trị liệu khác theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.Việc sử dụng các nhóm thuốc fibrat đơn thuần như thuốc Lipisans đôi khi xuất hiện bệnh lý cơ. Bạn cần báo cho bác sĩ ngay khi có bất kỳ tình trạng đau cơ hay yếu cơ không rõ nguyên nhân, đặc biệt có kèm theo mệt mỏi hoặc sốt. Nồng độ CK nên được đánh giá ở bệnh nhân có triệu chứng này và ngừng điều trị fenofibrat nếu có tăng đáng kể nồng độ CK hay bệnh lý cơ đã được chẩn đoán.Phụ nữ có thai không nên dùng trong thời kỳ mang thai.Phụ nữ cho con bú không nên dùng thuốc, vì chưa được kiểm chứng độ an toàn của thuốc khi dùng trên phụ nữ cho con bú.Thuốc không làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh nên bạn vẫn có thể lái xe và thực hiện những công việc cần độ tập trung cao.Thuốc Lipisans là thuốc điều trị rối loạn mỡ máu, vì các tác dụng phụ của thuốc trong quá trình sử dụng có thể xảy ra, do đó bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Trên đây là một số thông tin về thuốc, nếu còn thắc mắc gì có thể liên hệ bác sĩ để biết thêm thông tin.
doc_118
Fareston có thành phần chính là Diosmin (450mg) và Hesperidin (50mg) có tác dụng bảo vệ thành mạch, trong đó:Thành phần Diosmin: Diosmin là hợp chất flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, có rất nhiều trong các loại cây cỏ. Diosmin có tác dụng tăng cường các chức năng mao mạch, tăng sức bền mao mạch và tĩnh mạch ở chi dưới và để điều trị trĩ. Diosmin được chuyển hóa mạnh mẽ sau khi uống sau đó được thải trừ chủ yếu qua phân, phần còn lại thải qua nước tiểu.Thành phần Hesperidin: Là một hợp chất ngoài tác dụng bổ trợ bảo vệ thành mạch còn có khả năng làm hạ đường huyết, giảm cholesterol máu.Phối hợp 2 thành phần Diosmin và Hesperidin trong thuốc Fareston có tác dụng làm tăng trương lực tĩnh mạch, giảm tính thấm mao mạch và tăng sức bền thành mạch. Ngoài ra, Fareston còn kéo dài tác dụng co mạch của noradrenalin trên thành tĩnh mạch. 2. Chỉ định của thuốc Fareston Thuốc Fareston được chỉ định trong các trường hợp bệnh lý sau:Suy tĩnh mạch chi dưới và suy mạch bạch huyết.Bệnh trĩ cấp tính và mãn tính. 3. Chống chỉ định của thuốc Fareston Các trường hợp không được sử dụng thuốc Fareston:Dị ứng với Diosmin, Hesperidin và bất cứ thành phần nào khác của thuốc.Bệnh nhân hiện tại hoặc tiền sử điều trị ung thư, suy gan và suy thận.Phụ nữ có thai.Phụ nữ đang cho con bú.Lưu ý khi sử dụng thuốc Fareston:Fareston chỉ điều trị hỗ trợ ngắn hạn, không thay thế cho các điều trị đặc hiệu của bệnh trĩ.Chưa có đầy đủ các bằng chứng chứng minh tính an toàn khi dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.Trẻ em và người lớn tuổi không nên dùng thuốc Fareston do chưa đảm bảo được tính an toàn.Không dùng chung Fareston với các thuốc kháng sinh khác sẽ làm giảm khả năng tác dụng của thuốc. 4. Liều dùng và cách dùng thuốc Cách dùng: Uống thuốc Fareston nguyên viên với nước. Uống thuốc trong bữa ăn.Liều dùng:Suy giãn tĩnh mạch: 1 viên x2 lần/ ngày. Uống vào buổi trưa và tối.Bệnh trĩ cấp tính: 3 viên x2 lần/ ngày trong 4 ngày đầu, sau đó 2 viên x2 lần/ ngày trong 3 ngày tiếp theo. 5. Tác dụng phụ của thuốc Fareston Khi sử dụng thuốc Fareston có thể gặp một số tác dụng không mong muốn sau:Phản ứng dị ứng, ngứa và viêm đỏ da.Phù mí mắt và phù môi.Thiếu máu tan máu.Rối loạn tiêu hóa, đau âm ỉ thượng vị, buồn nôn, tiêu chảy và viêm ruột.Hoa mắt, chóng mặt và đau đầu.Rối loạn nhịp tim và tim đập nhanh.Rối loạn thần kinh thực vật nhẹ.Co thắt mạch máu ngoại vi, thiếu máu cục bộ.Tóm lại, Fareston là thuốc có tác dụng bảo vệ thành mạch, điều trị các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới, hỗ trợ điều trị trĩ. Ngoài tác dụng điều trị thuốc còn gây một số tác dụng không mong muốn, cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
doc_119
Ung thư cổ tử cung được biết đến là loại bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là đối với nhóm tuổi từ 30 trở lên. Tại Việt Nam vào năm 2018, có đến gần 4200 ca mắc mới bệnh ung thư cổ tử cung và hơn 2400 trường hợp tử vong do loại bệnh “tai quái” này.Bệnh ung thư cổ tử cung có đến 99.7% nguyên nhân đến từ virus HPV - một loại virus gây u nhú trên cơ thể người - có thể lây lan qua đường tình dục. Virus HPV có khoảng hơn 100 loại và khoảng 14 loại gây ra bệnh ung thư cổ tử cung, đặc biệt là chủng virus HPV 16 và 18. Các chủng virus này được tìm thấy ở 70% trường hợp bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung.Theo các chuyên gia sức khỏe, ung thư cổ tử cung được chia thành 5 giai đoạn tiến triển, bao gồm:Giai đoạn 0: Ở giai đoạn này, bệnh nhân hầu như không xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào trên cơ thể, chỉ có thể được phát hiện thông qua hoạt động tầm soát ung thư sớm. Bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung khi được điều trị ngay từ giai đoạn 0 có thể đảm bảo tỷ lệ có thời gian sống trên 5 năm lên đến 96%.Giai đoạn 1: Tế bào ung thư ở cổ tử cung trong giai đoạn này đã có sự phát triển tương đối toàn diện, tuy nhiên vẫn khu trú hoàn toàn ở khu vực cổ tử cung. Nếu điều trị ở giai đoạn này, tỷ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm dao động từ 80% đến 90%.Giai đoạn 2: Khối u bên trong cổ tử cung sẽ bắt đầu lan rộng dần ra các khu vực khác và xâm lấn xuống 1⁄3 âm đạo bên dưới, tuy nhiên chưa xâm lấn đến tiểu khung. Ở giai đoạn II, bệnh nhân điều trị sẽ có tỷ lệ 50% đến 60% sống trên 5 năm.Giai đoạn 3: Tế bào ung thư trong giai đoạn này đã phát triển vô cùng mạnh mẽ, không chỉ xâm lấn đến âm đạo, chúng còn có thể xâm lấn đến khung chậu và niệu quản, khiến cơ hội sống trên 5 năm của bệnh nhân sau điều trị chỉ ở mức 25% đến 30%.Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư cổ tử cung, được chẩn đoán khi các tế bào ung thư đã di căn xa đến bên ngoài khung chậu, thậm chí xâm lấn đến trực tràng, bàng quang... Tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân sau điều trị ở giai đoạn này rất thấp, tối đa là 15%. Dấu hiệu bị ung thư cổ tử cung cần được phát hiện sớm 2. Ung thư cổ tử cung và những dấu hiệu đáng lo ngại Ung thư cổ tử cung ở những giai đoạn đầu thường có rất ít triệu chứng, và điều này cũng khiến bệnh nhân phát sinh tâm lý chủ quan về sức khỏe cá nhân. Vì vậy, việc đọc và ghi nhớ các dấu hiệu bị ung thư cổ tử cung là thật sự cần thiết.Bị chảy máu bất thường ở âm đạo dù không có kinh nguyệtĐây là một trong những dấu hiệu mắc bệnh ung thư cổ tử cung phổ biến: nếu như không phải do bạn đến kỳ kinh nguyệt nhưng thường xuyên bị chảy máu âm đạo, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục, hoặc đang ở giai đoạn mãn kinh... bạn đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.Đau nhiều khi quan hệ tình dục cũng có thể do ung thư cổ tử cung. Việc bị đau và khó chịu trong khi quan hệ có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu bị ung thư cổ tử cung thường bị bỏ qua nhiều nhất. Nếu như tình trạng đau khi quan hệ thường xuyên tái phát, bạn nên kiểm tra về vấn đề sức khỏe phụ khoa.Vùng xương chậu và lưng dưới thường xuyên đau nhức. Các cơn đau tại khu vực xương chậu, lưng dưới thường diễn ra âm ỉ hoặc đau buốt khó chịu ngay cả khi bạn không đến kỳ kinh nguyệt, đây có khả năng cao là dấu hiệu cho biết bạn đang mắc vấn đề về phụ khoa, trong đó bao gồm ung thư cổ tử cung.Chu kỳ kinh nguyệt có sự rối loạn. Bệnh ung thư cổ tử cung cũng gây ra sự rối loạn và mất cân bằng hàng loạt các hormone liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, vì vậy khiến thời gian rụng trứng diễn ra bất thường. Nếu bạn thường bị trễ kinh hoặc máu kinh có màu đen đậm, bạn nên cảnh giác.Đau và sưng ở chân. Chân bị sưng đau có vẻ như không liên quan đến cổ tử cung, tuy nhiên đây lại là một dấu hiệu bị ung thư cổ tử cung cần chú ý. Nếu như khối u ở cổ tử cung phát triển mạnh, nó sẽ bắt đầu chèn ép lên khu vực các dây thần kinh cũng như mạch máu ở khu vực quanh xương chậu, khiến chân bệnh nhân sưng tấy và có cảm giác đau nhức bất thường. Rối loạn chu kì kinh nguyệt là một trong các dấu hiệu bị ung thư cổ tử cung Hiện nay, ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể được phát hiện ngay cả khi đang ở giai đoạn 0 bởi sự tiên tiến và phát triển vượt trội của Y học. Trên thực tế, bệnh ung thư cổ tử cung rất khó phát hiện sớm thông qua triệu chứng. Hầu hết các ca mắc mới khi phát hiện đều đã ở những giai đoạn sau của bệnh, khiến việc điều trị và khả năng sống của bệnh nhân trở nên hạn chế hơn.Tầm soát ung thư cổ tử cung có thể giúp bệnh nhân phát hiện sớm bệnh hoặc nguy cơ có thể mắc bệnh, từ đó có biện pháp điều trị hoặc ngăn ngừa thích hợp.Có thể nói, dấu hiệu mắc bệnh ung thư cổ tử cung tập trung nhiều đối với kinh nguyệt và sức khỏe phụ khoa ở phụ nữ. Bên cạnh việc phát hiện sớm bệnh qua dấu hiệu, bạn nên thực hiện tầm soát ung thư thường xuyên để kiểm soát sức khỏe một cách chắc chắn hơn.
doc_120
Để xác định mang thai một cách chính xác, thường sẽ dựa trên kết quả xét nghiệm máu hoặc siêu âm thai. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nhận biết bản thân đã có bầu chưa qua một số dấu hiệu có thai mà bài viết dưới đây sẽ đề cập. 1. Những dấu hiệu cho thấy bạn đã có bầu trong những tuần thai đầu tiên Do chúng ta không thể xác định được chính xác thời điểm và ngày thụ thai nên tuổi thai sẽ được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt gần nhất. Vì vậy, tuổi thai có thể sẽ có sự chênh lệch do ngày quan hệ và ngày thụ thai là không giống nhau. Bên cạnh việc xét nghiệm thai kỳ và siêu âm, mẹ cũng có thể nhận biết mình có bầu qua 1 số dấu hiệu điển hình sau: 1.1 Dấu hiệu có thai đầu tiên – Trễ kinh Khi bắt đầu mang thai, phôi thai sẽ làm tổ trong tử cung, vì vậy khi đến kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ không thấy kinh nguyệt xuất hiện như bình thường nữa. Thay vào đó, cơ thể sẽ tự động sản sinh ra hormone hCG có tác dụng làm dày niêm mạc tử cung nhằm nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Chậm kinh là một trong những dấu hiệu có thai đầu tiên mà bất kỳ chị em nào cũng đều gặp phải 1.2 Ra máu báo – Một trong những dấu hiệu có thai điển hình Ở một số chị em, khi chuẩn bị đến chu kỳ kinh nguyệt thường có dấu hiệu đau tức vùng bụng dưới, hoặc âm đạo thấy có xuất huyết, nhiều người nhầm tưởng đây là máu kinh. Tuy nhiên, lượng máu báo thai này xuất hiện rất ít, chỉ lưu lại trên quần nhỏ một chút, ngược lại máu báo kinh sẽ xuất hiện ồ ạt với số lượng nhiều hơn. Thông thường máu báo có thai sẽ xuất hiện từ ngày 10 – 14 sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau, mẹ có thể căn thời điểm này so với ngày quan hệ để kiểm tra. Nguyên do ra máu báo thai có thể là do sau quá trình thụ tinh, phôi thai sẽ di chuyển dần vào tử cung và làm tổ tại lớp nội mạc tử cung khiến cho niêm mạc tử cung sẽ bị bong nhẹ, dễ dẫn đến xuất huyết nhẹ ở khu vực âm đạo. 1.3 Đau bụng âm ỉ đặc biệt là vùng bụng dưới Việc xuất hiện các cơn đau bụng âm ỉ xuất phát từ việc trứng sau khi được thụ tinh sẽ di chuyển vào tử cung làm tổ, bên cạnh đó sự xáo trộn về hormone trong cơ thể người phụ nữ cũng làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của nhiều chị em. Những cơn đau bụng dưới do mang thai thường xảy ra sau 6 – 10 ngày kể từ khi trứng được thụ tinh. Song dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng đau bụng do tiêu hóa hoặc đau bụng do chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy mẹ vẫn nên theo dõi thêm một số dấu hiệu khác đi kèm để xác định mình có đang mang thai hay không. 1.4 Kích thước bầu ngực thay đổi Dấu hiệu có thai đa số mẹ nào cũng gặp đó chính là sự thay đổi rõ ràng về kích thước vòng 1. Lý giải cho điều này, các chuyên gia sản phụ khoa cho biết: Sau khi phôi thai đã làm tổ ở tử cung, cơ thể người phụ nữ sẽ có sự xáo trộn lớn về hormone, điều này sẽ khiến cho lưu lượng máu đến bầu ngực tăng lên, đồng thời hormone cũng kích thích tới bầu ngực làm cho kích thước bầu ngực có sự thay đổi. Sự thay đổi kích thước vòng ngực đi kèm các dấu hiệu căng tức cũng là dấu hiệu điển hình của việc mang thai Nhiều chị em khi mang thai giai đoạn đầu cho biết, họ thường gặp hiện tượng bầu ngực sưng lên, cứng hơn và có cảm giác căng tức khó chịu. Ngoài ra, vùng da xung quanh núm vú sẽ ngày càng có màu đậm hơn bình thường. 1.5 Dấu hiệu có thai rõ ràng – Buồn nôn và ốm nghén Dấu hiệu nôn nghén thường xuất hiện khi thai nhi được trên 1 tháng tuổi, thông thường chị em sẽ bắt đầu thấy dấu hiệu này khi thai được 6 – 8 tuần tuổi. Đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy chị em đã mang thai. Lúc này chị em có thể kiểm tra bằng cách dùng que thử thai hoặc xét nghiệm, siêu âm để xác định khả năng mang thai rõ hơn. Các triệu chứng của việc thai nghén có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong ngày, có thể cả ban ngày và ban đêm hoặc khi thai phụ tiếp xúc với mùi lạ hoặc một món ăn lạ. Ốm nghén ở mỗi bà bầu là khác nhau, có người trải qua giai đoạn này khá nhẹ nhàng (chỉ có biểu hiện nghén ở 3 tháng đầu tiên) nhưng cũng có mẹ thời gian nghén do mang thai có thể kéo dài trong suốt 9 tháng, điều này khiến cho sức khỏe của mẹ và bé bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Vì vậy, khi mẹ bầu bị ốm nghén quá nặng, mẹ nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để có cách giảm thiểu cơn nghén. 2. Mẹ cần làm gì khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu mang thai Khi cơ thể mẹ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu có thai, điều cần làm ngay lúc đó là kiểm tra chính xác xem suy đoán của mẹ có đúng hay không. Biện pháp kiểm tra có thai nhanh nhất hiện nay là sử dụng que thử thai. Dựa trên sự phản ứng của mẫu nước tiểu với hormone hCG, nếu kết quả dương tính thì 90% mẹ đã mang thai. Để chuẩn bị một sức khỏe tốt và nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và đầy đủ chất. Đặc biệt, mẹ cần giữ tinh thần thoải mái, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế các công việc nặng như bê vác. Bên cạnh đó, mẹ cần tìm hiểu những kiến thức về mang thai và chăm sóc bé cũng như tham gia các lớp học tiền sản để có thể vượt cạn thuận lợi và nuôi dưỡng em bé phát triển khỏe mạnh, thông minh.
doc_121
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị u xơ tuyến tiền liệt. Tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp. Vì thế người bệnh cần đi khám để được tư vấn cụ thể. U xơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Bệnh thường gây ra sự thay đổi ở thói quen đại tiện như tiểu rắt, tiểu đêm, tiểu khó khăn, tiểu nhiều lần… Vì thế việc phát hiện và điều trị sớm u xơ tuyến tiền liệt rất quan trọng và cần thiết nhằm giảm triệu chứng, cải thiện sức khỏe. U xơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Không phải tất cả các bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến đều phải điều trị. Những người không bị ảnh hưởng nhiều bởi các triệu chứng của bệnh thì thường không điều trị nhưng phải được kiểm tra định kỳ. Tùy vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh, độ tuổi của từng người mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp. Hiện nay có 2 phương pháp điều trị u xơ tuyến tiền liệt là điều trị nội khoa và ngoại khoa. Điều trị nội khoa (sử dụng thuốc) Với u xơ tuyến tiền liệt, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc để điều trị bệnh. Các nhóm thuốc thường được sử dụng như: Người bệnh có thể uống thuốc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả thì người bệnh cần áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ u xơ. Hiện nay, có 2 cách phẫu thuật là: Nhiều trường hợp người bệnh cần phải phẫu thuật để loại bỏ u xơ tuyến tiền liệt Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị u xơ tuyến tiền liệt theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống và sinh hoạt hợp lý để cải thiện sớm sức khỏe.
doc_122
Tai biến mạch máu não là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, nhưng hiện nay căn bệnh này đã có nguy cơ trẻ hóa, thậm chí gặp ở những người ở độ tuổi còn rất trẻ. Có nhiều nguyên nhân gây tai biến mạch máu não, trong đó hẹp động mạch cảnh là nguyên nhân thường gặp nhất. Tai biến mạch máu não hay đột quỵ não là tình trạng máu cung cấp cho một phần não bị gián đoạn hoặc giảm nặng khiến vùng não đó bị thiếu oxy và dinh dưỡng. Vùng tế bào não bị tổn thương nặng hoặc lan rộng, đột quỵ có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề về rối loạn vận động, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác... Động mạch cảnh là động mạch có kích thước khá lớn, nằm ở cổ, gồm có động mạch cảnh trái và động mạch cảnh phải mà ta có thể sờ thấy được nhịp đập của chúng ở hai bên cổ. Động mạch cảnh xuất phát từ động mạch chủ ở trong ngực đi lên 2 bên cổ và sau đó cho nhánh vào não nằm trong sọ, có chức năng đưa máu từ tim lên nuôi dưỡng não. Hẹp động mạch cảnh là nguyên nhân phổ biến gây tai biến mạch máu não Nguyên nhân khiến động mạch cảnh bị hẹp là do mảng vữa xơ bám trên thành mạch, gây huyết khối tắc mạch tại chỗ hoặc di chuyển gây tắc mạch, làm giảm lưu lượng dòng máu lên não. Bệnh hẹp động mạch cảnh là một trong các nguyên nhân phổ biến gây đột quỵ, nhồi máu não và cơn thiếu máu não thoáng qua vì động mạch cảnh là động mạch lớn nhất cung cấp máu cho não.Những yếu tố nguy cơ có liên quan đến sự hình thành và phát triển mảng xơ vữa động mạch cảnh, đó là: tuổi tác (thường gặp sau 50 tuổi), càng lớn tuổi thì nguy cơ hẹp động mạch cảnh càng tăng, tăng huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường, hút thuốc lá, béo phì, lối sống ít vận động, stress. Càng nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng mắc hẹp động mạch cảnh càng cao. 3. Dấu hiệu của hẹp động mạch cảnh Hầu hết người bị bệnh hẹp động mạch cảnh thường không có triệu chứng nào cho đến khi mức độ hẹp của động mạch trở nên trầm trọng hơn hoặc bệnh nhân được phát hiện khi khám sức khỏe tổng quát hoặc khám vì một bệnh lý khác (tim mạch, tuyến giáp...). Người hẹp động mạch cảnh có thể xuất các hiện triệu chứng bất thường và xảy ra đột ngột Với những bệnh nhân hẹp động mạch cảnh có triệu chứng, đó là biểu hiện của thiếu máu não thoáng qua hay nặng hơn là tai biến mạch máu não, với các triệu chứng như sau: yếu hoặc liệt chân tay; mờ hoặc mù một mắt, thường thoáng qua (vài giây, vài phút, vài giờ) sau đó thấy lại bình thường; khó nói hoặc không nói được. Các triệu chứng này thường xảy ra đột ngột. 4. Chẩn đoán hẹp động mạch cảnh Các xét nghiệm thường dùng trong chẩn đoán hẹp động mạch cảnh gồm: siêu âm (đây là lựa chọn hàng đầu trong chẩn đoán hẹp động mạch cảnh), ngoài ra bệnh nhân có thể được yêu cầu thêm chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA) hoặc chụp CT đa lớp cắt (MSCT), chụp mạch số hóa xóa nền DSA để can thiệp điều trị (đây là phương pháp đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng lòng mạch, được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh mạch máu). Phương pháp điều trị tùy thuộc mức độ hẹp của động mạch cảnh, có triệu chứng hay không, tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân. Trong giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị nội khoa và thay đổi lối sống. Nếu bệnh nặng hay tiến triển các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hoặc nong động mạch cảnh và đặt stent. Người bị hẹp động mạch cảnh cần được thăm khám và điều trị sớm Để phòng ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh động mạch cảnh, người bệnh cần áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống như:Ngừng hút thuốc.Duy trì cân nặng hợp lý. Có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, các loại hạt.Giảm lượng muối trong chế độ ăn. Hạn chế sử dụng rượu bia. Tập luyện thể dục thường xuyên. Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng quá mứcĐiều trị và kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính nếu có: đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. Kiểm tra sức khỏe định kỳ.Hẹp động mạch cảnh là một trong các nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh về não, trong đó phổ biến là bệnh tai biến mạch máu não. Bởi động mạch cảnh là động mạch lớn nhất cung cấp máu cho não.Tai biến mạch máu não là một tình trạng bệnh lý nguy cấp cần được phát hiện ngay khi có những dấu hiệu gợi ý bị tai biến. Việc đề phòng và dự báo trước bệnh có thể giúp cho quá trình xử trí tai biến mạch máu não cũng như điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả hơn khi bệnh bắt đầu diễn ra. Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh lý bất thường
doc_123
Trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị tích cực sớm. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc hay điều trị ngoại khoa… 1. Bệnh học trào ngược dạ dày thực quản Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch ở dạ dày trào ngược lên thực quản. Bệnh rất phổ biến ở các nước phương Tây và cũng ngày càng phổ biến ở các quốc gia khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Một trong những triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản phổ biến là ợ nóng. Bên cạnh đó, một số các triệu chứng có thể dễ gây nhầm lẫn của bệnh là đau ngực, ho kéo dài, đau rát họng, viêm họng kéo dài… Không ít trường hợp bệnh nhân không có biểu hiện cho đến khi nội soi hoặc khi có biến chứng mới phát hiện ra. Trào ngược dạ dày dễ nhầm lẫm với tình trạng sinh lý thông thường nên dễ bị bỏ quên. 2. Biến chứng trào ngược dạ dày không được điều trị Viêm thực quản: là biến chứng phổ biến thường gặp ở 50% bệnh nhân trào ngược dạ dày. Được chẩn đoán qua nội soi dạ dày thực quản, bệnh nhân có thể có triệu chứng tương tự trào ngược dạ dày như: ợ nóng, ợ trớ, nghẹn, khó nuốt, tăng tiết nước bọt, đau ngực …. Hẹp thực quản: Trào ngược kéo dài và với tần suất cao sẽ khiến thực quản bị những tổn thương không thể phục hồi, hình thành nên các mô sẹo gây hẹp bên trong thực quản. Nếu không được điều trị đúng cách, hẹp thực quản sẽ kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm phía sau, cụ thể là thực quản Barrett. Biến chứng thực quản Barrett: chỉ xảy ra ở 8-15% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản kéo dài. Người bệnh trào ngược lâu năm cần được điều trị và theo dõi chặt chẽ bởi đây là một biến chứng có nguy cơ phát triển thành ung thư biểu mô tuyến thực quản Điều trị trào ngược dạ dày cần thực hiện sớm để tránh biến chứng nguy hiểm. Ung thư biểu mô tuyến thực quản: thường gặp ở những bệnh nhân trên 50 tuổi và có khả năng gây tử vong cao. Ở giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng cụ thể rõ ràng. Khi đến giai đoạn phát triển, có thể xuất hiện đau ở xương ức sau, khàn tiếng, sụt cân nhanh bất thường, nuốt nghẹn… Bệnh nhân trào ngược dạ dày được khuyến cáo nên thăm khám với các chuyên gia về tiêu hóa để kiểm soát bệnh lý, có phương pháp điều trị sớm và không tạo cơ hội cho bệnh tiến triển phức tạp hơn. 3.1. Sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày Dùng các thuốc ức chế bơm proton là một trong những hướng điều trị trào ngược dạ dày thực quản được các bác sĩ đánh giá cao khi đáp ứng tốt, giảm triệu chứng nhanh, đa số ổn định lâu, liền sẹo loét… Một số loại thuốc phổ biến là Omeprazole có tác dụng ức chế tiết acid mạnh, Lansoprazole liền sẹo loét dạ dày, Pantoprazole có tác dụng liền sẹo nhanh, Rabeprazole có tác dụng ức chế tiết acid mạnh hơn Omeprazole, Esomeprazole ức chế tiết acid kéo dài… Với trường hợp bệnh nhân có nhiễm vi khuẩn HP, bác sĩ có thể chỉ định phác đồ diệt vi khẩn HP sau đó tiếp tục điều trị với thuốc ức chế bơm proton dài ngày. Để việc điều trị thực sự có hiệu quả như mong đợi thì bệnh nhân phải nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ trong khi sử dụng thuốc. 3.2. Điều trị ngoại khoa trào ngược dạ dày trong trường hợp bệnh nặng Điều trị ngoại khoa thường được chỉ định trong trường hợp điều trị nội khoa không đạt kết quả và không tuân thủ chế độ điều trị nội khoa. Một trong những phương pháp điều trị ngoại khoa phổ biến là nội soi xếp nếp đáy vị kiểu Nissen 4. Thay đổi lối sống giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả Bên cạnh phương pháp điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật, thay đổi lối sống có vai trò rất quan trọng trong hỗ trợ đièu trị, giảm đáng kể các triệu chứng. Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản cần chú ý: – Có chế độ ăn khoa học: không ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán, cà phê, các đồ uống có chất kích thích như rượu… – Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, không nên ăn quá no, không ăn đêm, nằm ngay sau khi ăn… – Tích cực luyện tập thể dục đều đặn, đặc biệt với những người thừa cân, béo phì… – Ngủ nằm đầu cao hơn khoảng 15cm so với chân – Tránh để bản thân căng thẳng, luôn giữ tinh thần thoải mái… Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản cần điều trị tích cực để tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm loét thực quản, hẹp thực quản, Barret thực quản hay ung thư thực quản.
doc_124
1. Liệt kê nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột ở người lớn Viêm dạ dày ruột ở người lớn thường do virus gây ra. Có nhiều loại virus gây bệnh như: Adenovirus, Norovirus, Salmonella, E.Coli, Campylobacter,…Chúng xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn, nguồn nước, môi trường bị ô nhiễm. Virus thường hiện diện sau khi đi vệ sinh và dễ lây lan từ người này sang người khác bằng các tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua đồ vật. 2. Một số triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột Viêm dạ dày ruột gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Dù là người lớn hay trẻ nhỏ cũng thường xuất hiện các biểu hiện như: – Tiêu chảy kèm nôn mửa – Phân dạng lỏng có nhiều nước. Bệnh nhân đi ngoài từ 3 tới 10 lần trong ngày. Trường hợp bị nhiễm trùng trong phân của người bệnh thường có xuất hiện máu và chất nhầy – Đau bụng dữ dội hoặc âm ỉ. Sau khi đi ngoài cơn đau sẽ giảm dần và chấm dứt – Một số trường hợp bệnh nhân có thể bị sốt, đau đầu. Nhiệt độ sốt cao hay thấp còn phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm Tiêu chảy và nôn ói nhiều lần kéo dài sẽ gây mất nước của cơ thể. Các dấu hiệu nguy hiểm cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay là: – Chóng mặt, đau đầu – Mệt mỏi – Bí tiểu hoặc đi tiểu rất ít – Lưỡi và miệng khô – Hôn mê – Nhịp tim đập nhanh bất thường – Cơ thể yếu ớt, xanh xao Viêm dạ dày ruột ở người lớn gây ra tình trạng tiêu chảy 3. Phương pháp điều trị viêm dạ dày ruột người lớn Bệnh viêm dạ dày ruột ở người trưởng thành hoặc trẻ nhỏ cũng có cách điều trị tương đối giống nhau. Đối với người lớn có thể sử dụng các loại thuốc mà trẻ em không được dùng. Dưới đây là một số phương pháp giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả. 3.1 Uống nhiều nước khi bị viêm dạ dày ruột ở người lớn – Cần uống bổ sung 200ml nước sau mỗi lần bị tiêu chảy – Nếu bị nôn ói thì cần nghỉ khoảng 5 – 10 phút sau đó mới uống nước. Uống nước chậm rãi – Không nên uống các loại nước có nhiều đường, nước ngọt vì sẽ khiến tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn – Thuốc bù nước được chỉ định cho các bệnh nhân cao tuổi, bệnh nặng. Loại thuốc này cần được pha chế chính xác theo hướng dẫn của nhà sản xuất 3.2 Chế độ ăn uống – Ăn uống đúng giờ, tuyệt đối không bỏ bữa và luôn uống đủ nước mỗi ngày – Thời gian đầu mắc bệnh cần tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ ăn chua cay – Nên ăn các loại bánh mì nguyên cám, gạo để dễ tiêu hóa 3.3 Sử dụng thuốc Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. Người bệnh nên uống đúng theo đơn kê của bác sĩ để bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Không nên tự tiện thay đổi liều lượng thuốc hoặc dừng thuốc khi chưa uống hết đơn. – Sử dụng thuốc chống tiêu chảy cho trường hợp bị đi ngoài quá nhiều lần. Tuy nhiên bệnh nhân không được sử dụng loại thuốc này trên 5 ngày – Sử dụng các loại thuốc giảm viêm, hạ sốt,… Điều trị nội khoa là phương pháp giúp phục hồi hiệu quả 4. Những biến chứng của bệnh viêm dạ dày ruột Bệnh viêm dạ dày ruột ít để lại biến chứng. Tuy nhiên nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. 4.1 Mất dịch và điện giải khi bị viêm dạ dày ruột ở người lớn Khi cơ thể mất quá nhiều nước do tiêu chảy hoặc nôn sẽ gây ra tình trạng thiếu nước. Bệnh nhân cần được bổ sung đủ nước và chất điện giải kịp thời. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới tụt huyết áp, giảm lượng máu cung cấp tới các cơ quan trong cơ thể. Thậm chí bệnh nhân có thể bị suy thận. Vì vậy bệnh nhân cần tới bệnh viện hoặc trung tâm y tế để truyền dung dịch điện giải qua tĩnh mạch. 4.2 Biến chứng ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể – Bệnh gây viêm khớp, đau khớp – Xuất hiện tình trạng viêm da, viêm kết mạc – Ảnh hưởng tới màng não và tủy. Tuy nhiên đây là trường hợp có tỷ lệ xảy ra rất thấp 4.3 Bất dung nạp Lactose Bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột sẽ dẫn tới hiện tượng bất dung nạp Lactose do thành ruột bị tổn thương dẫn tới thiếu men Lactose. Biến chứng này còn gây đau bụng, đầy hơi, tiểu nhiều nước và có khí nếu bệnh nhân uống sữa. 4.4 Hội chứng tán huyết ure máu Đây là một biến chứng hiếm gặp và chỉ xảy ra khi bị viêm dạ dày do chủng E.coli. Biến chứng này gây ra tình trạng thiếu máu, giảm tiểu cầu, suy thận. Trẻ em là đối tượng thường gặp hội chứng này hơn là ở người lớn. Viêm dạ dày ruột gây ra mệt mỏi, suy nhược cơ thể 5. Những cách phòng ngừa bệnh lý viêm dạ dày hiệu quả Phần lớn các bệnh ở hệ tiêu hóa rất dễ mắc phải. Vì vậy để tránh và giảm thiểu nguy cơ bị viêm ruột bạn cần thực hiện một số biện pháp sau: – Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn và chế biến đồ ăn, sau khi đi vệ sinh – Bạn cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Đồng thời các bề mặt của đồ vật có bị bẩn hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn cần được khử trùng – Nên giặt riêng quần áo hoặc đồ dùng bị nhiễm bẩn cùng với nước nóng để tiêu diệt vi khuẩn – Tuyệt đối không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân hoặc khăn tắm với người bệnh – Mọi người nên lựa chọn thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng. Không ăn các thực phẩm đã quá hạn sử dụng, có dấu hiệu ôi thiu – Xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Ưu tiên bổ sung nhiều các loại rau củ tươi, cá, ngũ cốc nguyên hạt,… Bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng giúp nâng cao sức khỏe và hạn chế nguy cơ mắc bệnh Trên đây là tổng hợp các thông tin cơ bản về bệnh viêm dạ dày ruột ở người lớn. Khi thấy xuất hiện các biểu hiện mắc bệnh bạn cần theo dõi và tới các trung tâm y tế hoặc bệnh viện càng sớm càng tốt để thăm khám. Mặc dù bệnh viêm dạ dày ruột không quá nguy hiểm nhưng mọi người không nên chủ quan dù là với bất cứ bệnh lý nào.
doc_125
Đái tháo đường thuộc loại bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính phổ biến trên thế giới bao gồm 2 type thường gặp nhất là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2. Trong đó, dạng đái tháo đường ở trẻ em chủ yếu là đái tháo đường type 1 với các biểu hiện như đái nhiều, uống nhiều và có đến 1/3 số trẻ em nhiễm toan ceton lúc được chẩn đoán. Do đó việc khảo sát sự thay đổi của các kháng thể kháng tiểu đảo tụy ở bệnh nhân đái tháo đường là cần thiết nhằm phát hiện sớm và điều trị. Đái tháo đường type 1 được đặc trưng bởi tình trạng giảm sản xuất hormon insulin do bất thường của tế bào beta đảo langerhans. Từ đó dẫn tới sự thiếu hụt insulin khiến các hoạt động như hấp thu, sử dụng glucose trong máu hay kích thích gan chuyển hóa glucose thành glycogen làm giảm đường huyết bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đái tháo đường type 1 thường có nguyên nhân do di truyền nên xuất hiện sớm ở trẻ em, một số trường hợp xuất hiện tương đối muộn ở người trưởng thành sẽ được xem xét vào đái tháo đường tiềm ẩn tự miễn LADA. 2. Đặc điểm của các tự kháng thể kháng tiểu đảo tụy Tự kháng thể kháng tiểu đảo tụy là định nghĩa dùng chung cho nhóm tự kháng thể trực tiếp chống lại các tiểu đảo Langerhans hoặc chống lại sự bài tiết insulin của tế bào β hậu quả là tế bào β chết gây nên đái tháo đường type 1. Có 4 loại tự kháng thể chính được dùng trong lâm sàng gồm ICA, GADA, IA-2A và IAA. Ngoài ra, còn có Zn. T8A là tự kháng thể mới được phát hiện có giá trị trong chẩn đoán đái tháo đường type 1. Cụ thể như sau:Islet Cell Autoantibodies (ICA): là một trong những kháng thể kháng tiểu đảo tụy thường gặp nhất, phát hiện vào giai đoạn khởi bệnh và ở khoảng 70-80% số bệnh nhân mới bị đái tháo đường type 1.Glutamic Acid Decarboxylase Autoantibodies (GADA): là tự kháng thể chống lại protein tế bào beta thường được thấy ở hầu hết bệnh nhân đái tháo đường type 1 mới phát hiện.Insulinoma- Associated- 2 Autoantibodies (IA- 2A): là tự kháng thể chống kháng nguyên tế bào beta nhưng không đặc hiệu, được phát hiện trên khoảng 60% bệnh nhân đái tháo đường type 1.Insulin Autoantibodies (IAA): tự kháng thể kháng insulin được phát hiện ở khoảng một nửa số bệnh nhân đái tháo đường type 1 và không gặp ở người lớn. Việc xét nghiệm IAA không phân biệt được giữa tự kháng thể kháng insulin có nguồn gốc nội sinh hay ngoại sinh nên chỉ định tìm tự kháng thể IAA không có ở bệnh nhân đã tiêm insulin.Ở trẻ em, tự kháng thể được phát hiện thường khác so với người lớn với IAA là marker đầu tiên xuất hiện. Tuy nhiên chỉ có khoảng 50% trẻ em mới bị đái tháo đường type 1 dương tính với IAA. Sau khi bệnh tiến triển thì tự kháng thể này biến mất và các tự kháng thể khác như ICA, GADA và IA-2A trở nên quan trọng hơn. ICA được phát hiện trong 70 đến 80% các trường hợp đái tháo đường type 1 mới được chẩn đoán 3. Ý nghĩa của việc xét nghiệm tự kháng thể kháng tiểu đảo tụy Nếu xét tự kháng thể như ICA, GADA hay IA-2A cho kết quả dương tính ở bệnh nhân có các biểu hiện đái tháo đường thì chẩn đoán được đưa ra là đái tháo đường type 1. Đối với tự kháng thể IAA dương tính trên bệnh nhân trẻ chưa được tiêm insulin thì mới có giá trị chẩn đoán đái tháo đường type 1.Nếu không có tự kháng thể nào hiện diện (các xét nghiệm cho kết quả âm tính) thì ít có khả năng bệnh nhân bị đái tháo đường type 1. Bởi vì cũng có một tỷ lệ rất hiếm bệnh nhân đái tháo đường type 1 không tìm thấy tự kháng thể trong máu. Các khác mà tự kháng thể cũng có thể xuất hiện gồm có: viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh Addison và một số bệnh nhân đã tiêm insulin.
doc_126
1. Công dụng của thuốc Oxamed Thuốc Oxamed có chứa hoạt chất Oxcarbazepine giúp ổn định màng ở thần kinh tránh hưng phấn quá mạnh. Nhờ đó mà tế bào thần kinh hoạt động ổn định tránh xung điện lớn. Nhờ nguyên lý này, thuốc Oxamed được sử dụng cho điều trị các bệnh lý có mức độ cục bộ đến toàn diện của động kinh.Bệnh nhân động kinh nên xác định rõ tình trạng bản thân trước khi quyết định sử dụng thuốc Oxamed. Lưu ý cần xác định rõ nguyên nhân và trạng thái bệnh như cục bộ hay diện rộng, động kinh nguyên phát hay thứ phát và có biểu hiện co cứng hay run rẩy không. Tình trạng này cần đánh giá chi tiết để có thể sử dụng thuốc hiệu quả và nên dùng cho nhiều lứa tuổi khác nhau.Thông thường, bệnh nhân xác định động kinh chưa chắc được chỉ định dùng Oxamed luôn. Hầu như các chỉ định sẽ ưu tiên thuốc dược tính nhẹ trước. Khi các phương án điều trị trước không mang lại hiệu quả bác sĩ sẽ chỉ định đến thuốc Oxamed để điều trị cho bệnh nhân. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Oxamed Thuốc Oxamed bào chế dưới dạng viên nang sử dụng trước ăn hoặc sau ăn đều được. Đây là thuốc uống nên người bệnh lưu ý khi dùng thuốc hãy uống thêm nước và cố gắng nuốt cả viên thuốc không làm nát hay tan thuốc trước khi nuốt tránh giảm công dụng hoặc ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của cơ thể.Với nhóm thuốc hướng thần thông thường chỉ định sử dụng trên bệnh nhân từ 18 tuổi. Tuy nhiên, ở những trường hợp bắt buộc trẻ nhỏ có thể sử dụng khi bác sĩ cho phép và theo sát. Trẻ em dùng thuốc Oxamed sẽ tuân thủ liều dùng đầu tiên 8 - 10 mg/ kg cho mỗi ngày và chia đôi liều dùng thành 2 lần.Nếu liều dùng đa liệu có ý nghĩa duy trì phòng chống có thể dùng 30 mg/kg mỗi ngày. Nghiên cứu lâm sàng có thể điều chỉnh liều dùng tới 46mg/ kg nhưng cần bác sĩ cho phép. Thông thường, liều dùng Oxamed không được vượt qua 40 mg/ kg mỗi ngày.Bệnh nhân đa trị liệu là người lớn có mức cân nặng theo tiêu chuẩn có thể dùng liều 600mg chia thành 2 lần mỗi ngày. Liều duy trì trong ngày dao động 600- 2400 mg hoặc 1200 mg kéo dài nếu đáp ứng các yêu cầu điều trị lâm sàng. Chỉ điều chỉnh liều dùng cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận khi tốc độ thanh thải creatinin hạ xuống thấp hơn 30 ml/ phút. Liều dùng có thể tăng dần dựa theo nhu cầu điều trị thực tế của bệnh nhân và những theo dõi đến từ bác sĩ. 3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Oxamed Thuốc Oxamed chống chỉ định sử dụng trên bệnh nhân có nguy cơ dị ứng hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần dược lý cấu tạo nào của thuốc Oxamed. Đặc biệt là người bệnh có tiền sử dị ứng hợp chất hóa học nên sàng lọc kiểm tra kỹ lưỡng nguy cơ phản ứng thuốc trước khi uống. Khi xác định nguy cơ dị ứng bác sĩ sẽ yêu bệnh nhân đổi thuốc hoặc đề xuất phương án điều trị thích hợp có công dụng tương đương.Phụ nữ đang có thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ không được chỉ định sử dụng thuốc Oxamed. Những bệnh nhân mắc hội chứng gan thận, đặc biệt là bệnh lý trên thận hãy tham khảo bác sĩ để xác định ảnh hưởng từ thuốc Oxamed trước khi quyết định dùng. Khi đang điều trị bằng thuốc Oxamed bạn không nên làm việc với máy móc hoặc lái xe.Những chỉ định điều chỉnh liều cho bệnh nhân nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng uống thuốc hay thay đổi liều dùng theo cảm nhận của bản thân. Thuốc Oxamed sau khi dùng hãy bảo quản phần còn lại tránh gây biến đổi tính chất hóa lý gây nguy hiểm cho sức khỏe. 4. Phản ứng phụ của thuốc Oxamed Trong quá trình sử dụng thuốc Oxamed, người bệnh có thể gặp một số phản ứng phụ sau đây:Suy nhược cơ thể. Hoa mắt chóng mặt. Trầm cảm. Lo âu. Suy giảm trí nhớ. Buồn ngủĐau đầu. Giảm khả năng tập trung. Mất cân bằng. Rối loạn nhịp tim. Rối loạn chức năng hệ tiêu hóa. Suy giảm số lượng bạch cầu. Tăng men gan. Hạ nồng độ natri máu. Nổi mụn trứng cá. Nổi mẩn đỏ. Hoa mắt. Giảm thị lực. Những biểu hiện được nêu trên khá phổ biến có thể thường xuất hiện và cần được xử lý. Để đảm bảo giảm thiểu tối đa những phản ứng phụ nguy hiểm không biểu hiện nhưng có biến chứng, bệnh nhân hãy thường xuyên kiểm tra xét nghiệm định kỳ. Những kết quả xét nghiệm trong mỗi giai đoạn sẽ giúp bác sĩ nhìn nhận đánh giá chi tiết hơn mức độ thay đổi của người bệnh sau khi điều trị bằng thuốc Oxamed. 5. Tương tác với thuốc Oxamed Thuốc Oxamed không nên dùng cùng thuốc điều trị hướng thần khác. Ngoài ra, người bệnh nên lưu ý tránh cùng lúc dùng thuốc Oxamed chung với thuốc có thể gây rối loạn hormone như thuốc tránh thai. Bất kỳ loại thuốc nào bạn có nhu cầu sử dụng kết hợp hoặc đang dùng trước đó đều cần thông bác cho bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể. Hãy luôn cập nhật tình trạng sức khỏe để phòng tránh ảnh hưởng tương tác do cơ địa người bệnh, khiến công dụng thuốc thay đổi.Thuốc Oxamed nằm trong danh mục thuốc hướng thần chỉ sử dụng khi bác sĩ kê đơn và chỉ định. Hãy thận trọng kiểm tra kỹ liều lượng và liệu trình điều trị thuốc để có thể theo dõi những biến đổi sức khỏe. Mọi vấn đề thắc mắc về thuốc Oxamed, người bệnh hãy báo lại bác sĩ hay chuyên gia y tế để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.
doc_127
Thanh quản là một bộ phận nằm trong cổ họng với chức năng thở và phát ra âm thanh. Nhưng khi thanh quản bị hẹp sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày cũng như chất lượng cuộc sống. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý hẹp thanh quản để có thêm những thông tin bổ ích để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như những người xung quanh nhé. Đây là tình trạng đường thở bị chít hẹp ở các mức độ khác nhau bắt đầu từ nắp thanh quản cho đến khí quản. Khi mắc bệnh lý này, bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Chính vì vậy, nếu bị hẹp thực quản trong thời gian dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng do cơ thể không được đáp ứng đủ chất. Bên cạnh đó, người bệnh cũng gặp các vấn đề về tâm lý, luôn trong trạng thái khó chịu, căng thẳng, lâu dần có thể bị trầm cảm. Hẹp thanh quản gây khó khăn trong ăn uống khiến trẻ chán nản và không muốn ăn 2. Nguyên nhân gây bệnh hẹp thanh quản 2.1 Do bẩm sinh Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Thường những thai nhi bị hẹp dây thanh quản ở mức nặng đều sẽ chết trong giai đoạn sơ sinh, còn nếu bị ở mức nhẹ thì thường thể hiện bằng bệnh tiếng rít bẩm sinh. 2.2 Do chấn thương Những người từng bị tai nạn xe cộ, tai nạn lao động, chấn thương hay cắt cổ tự tử bất thành đều có thể gây nên tổn thương dẫn đến tình trạng hẹp thanh quản. 2.3 Do có bệnh lý nền Khi bệnh nhân đã có bệnh lý nền như ung thư thực quản, hoặc có khối u từ bên ngoài thực quản phát triển to dần chèn ép vào khiến lòng thực phản hẹp hơn. 2.4 Do viêm Hẹp thanh quản có thể bị gây ra bởi nguyên nhân viêm cấp tính và viêm mạn tính. – Viêm cấp tính Bệnh nhân mắc bệnh sởi, bạch hầu, cúm hay thương hàn dẫn đến bị phù nề, loét niêm mạc và hoại tử sụn. – Viêm mạn tính Bệnh nhân mắc giang mai bẩm sinh hoặc giang mai thời kỳ 3 gây nên thâm nhiễm kéo dài hoặc tình trạng loét kèm theo sẹo xơ bị nhăn nhúm, sẹo có tình trạng dính, cứng. 2.5 Nguyên nhân khác – Bị chất hóa học ăn mòn như axit, sút gây nên tình trạng niêm mạc bị bỏng. – Đặt ống khí quản Froin hay ống nội khí quản, đeo ống khí quản Krishaber lâu ngày. 3. Triệu chứng hẹp thanh quản Một số triệu chứng thường gặp của bệnh lý này có thể kể đến như: – Khó nuốt đồ ăn, ăn uống có cảm giác bị nghẹn. – Giọng bị khàn, thở rít, – Mặt nhợt nhạt thiếu sức sống, luôn cảm thấy bồn chồn, không yên. – Có cảm giác đau tức vùng thượng vị. Hẹp thanh quản khiến cơ thể bệnh nhân luôn mệt mỏi, thiếu sức sống Bệnh lý này sẽ gây nên một số biến chứng nguy hiểm như: – Bị giảm cân, suy dinh dưỡng do bị chán ăn, khó khăn trong khí ăn, mất cảm giác ngon miệng khi ăn trong thời gian dài. – Căng thẳng, suy nghĩ nhiều dẫn, nếu kéo dài có thể gây trầm cảm. – Có thể bị nghẹt thở, ngưng thở bất chợt. – Buồn nôn hoặc có cảm giác buồn nôn do bị trào ngược thức ăn. – Bị rò rỉ thực quản, khí quản và ung thư hóa. – Nếu bị hẹp thực quản không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dễ gây nên biến chứng Barrett thực quản. – Bệnh lý này có thể có nguy cơ bị tràn dịch phổi và có thể dẫn đến viêm phổi. – Đặc biệt, việc không điều trị sớm có thể dẫn đến ung thư thực quản. 5. Biện pháp điều trị hẹp thanh quản Trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá các yếu tố để đánh giá mức độ hẹp thanh quản bằng cách chỉ định bệnh nhân chụp X-quang hoặc đánh giá hầu-thực quản bằng phương pháp nội soi thực quản. Sau khi đã có đủ thông tin thì sẽ tiến hành phẫu thuật. Để điều trị hẹp thanh quản hiệu quả, bệnh nhân thường được chỉ định tái tạo thanh quản (LTR) và cắt bỏ cricotracheal (CTR). 5.1 Tái tạo thanh quản (LTR) Bác sĩ tiến hành chèn mảnh sụn (sụn lấy từ xương sườn, tai hoặc thanh quản của bệnh nhân) vào để mở rộng đường thở. Các mảnh ghép này có thể được đặt ở thành trước hoặc thành sau của đường thở hoặc được đặt ở cả hai nơi. 5.2 Cắt bỏ cricotracheal (CTR) Thủ thuật này đòi hỏi kỹ thuật cao hơn Tái tạo thanh quản (LTR) với mục đích loại bỏ phần hẹp đường thở và sau đó sẽ nối với đường kính bình thường còn lại của đường thở. Cắt bỏ cricotracheal được chỉ định với trường hợp bị hẹp thanh quản nghiêm trọng hơn. Bình thường, kỹ thuật này được thực hiện một lần, tuy nhiên với một số trẻ bị bệnh tim phổi và bệnh lý thần kinh thì có thể thực hiện ở hai giai đoạn khác nhau. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng cả hai phương pháp này để việc điều trị hiệu quả. 5.3 Lưu ý về sinh hoạt – Xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày khoa học và lành mạnh, đặc biệt chú ý ăn chậm nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn và giảm bớt số lượng đồ ăn, không nằm ngay sau bữa ăn. – Hạn chế tối đa ăn các đồ chua, cay nóng. – Tránh đồ uống chứa cồn và các chất kích thích. – Tập luyện thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe. – Tuân thủ theo đúng liều lượng theo đơn thuốc của bác sĩ. – Hệ thống máy móc được nhập khẩu từ các nước có nền y học tiên tiến như Đức, Singapore, Mỹ,… – Đội ngũ y bác sĩ giàu y đức, dày kinh nghiệm, luôn tận tâm và chu đáo với bệnh nhân. – Giúp bệnh nhân tiết kiệm tối đa chi phí với BHYT và BH Bảo Lãnh. – Tận hưởng các tiện ích của mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại sang chảnh.
doc_128
Nội soi dạ dày đường mũi là phương pháp thăm dò chức năng dạ dày với mục đích quan sát niêm mạc dạ dày, phát hiện tổn thương nếu có và lấy mẫu xét nghiệm vi khuẩn gây viêm loét và ung thư dạ dày HP… Để thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng loại ống nội soi rất nhỏ, luồn qua đường mũi đã được gây tê, qua ngả hầu họng xuống đến thực quản, dạ dày, hành tá tràng, tá tràng. Phương pháp nội soi dạ dày qua đường mũi mất 15 phút thực hiện, không đau, không buồn nôn Với phương pháp nội soi dạ dày truyền thống, ống nội soi khi đi qua họng sẽ gây kích thích tới lưỡi gà, vòm khẩu cái, đáy lưỡi nên phần lớn người bệnh sẽ cảm thấy nôn nao, khó chịu. Không ít trường hợp bệnh nhân quá nhạy cảm, nhiều lần nội soi đều thất bại. Ngoài ra, bệnh nhân dễ cử động và phản ứng do kích thích trong quá trình nội soi, gây khó khăn cho bác sĩ trong việc quan sát kỹ niêm mạc. Nếu nội soi dạ dày qua đường mũi, người bệnh không bị kích thích lưỡi gà, vòm khẩu cái và đáy lưỡi nên không có cảm giác khó chịu. Đây là ưu điểm lớn nhất khiến phương pháp này được nhiều bệnh nhân và bác sĩ ưa chuộng, dù phải đi đường vòng. Khi gặp các dấu hiệu bất thường như đau thượng vị, giảm cân không rõ nguyên nhân, buồn nôn và nôn… cần đi thăm khám ngay Tham khảo thêm:
doc_129
Ameghadom còn được biết đến với tên gọi phổ biến khác là Motilium, một loại thuốc đối kháng dopamine được sử dụng trong việc điều trị các triệu chứng buồn nôn và nôn, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như chứng liệt dạ dày, kích thích sản xuất sữa mẹ. 1. Tác dụng của thuốc Ameghadom Ameghadom có thành phần chính là Domperidone maleate với hàm lượng 10mg Domperidone. Ameghadom thường được bác sĩ chỉ định sử dụng trong điều trị các bệnh như:Điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn:Nhóm thuốc Domperidone có hoạt tính chống nôn vậy nên nó được chỉ định sử dụng trong việc điều trị chứng buồn nôn liên quan đến đau nửa đầu cấp tính.Điều trị trào ngược dạ dày:Hoạt chất Domperidone có thể được sử dụng để tăng khả năng vận chuyển thức ăn qua dạ dày bằng cách tăng nhu động đường tiêu hóa và do đó có công dụng hiệu quả trong điều trị chứng liệt dạ dày.Thuốc dùng để kích thích sữa mẹ:Để sản xuất sữa mẹ cần có chất kích thích Hormone prolactin, trong khi đó thành phần có trong thuốc Ameghadom giống như một tác nhân chống dopaminergic, dẫn đến tăng tiết prolactin và thúc đẩy tiết sữa.Dùng trong điều trị các triệu chứng của bệnh Parkinson:Domperidone có thể được sử dụng để giảm buồn nôn và các triệu chứng tiêu hóa trong bệnh Parkinson.Thuốc Ameghadom có thể được sử dụng trong chứng khó tiêu và có công dụng hiệu quả trong việc điều trị chứng trào ngược ở trẻ em.Công dụng khác của thuốc:Sử dụng cho một số trường hợp người bệnh bị: Sa dạ dày, các triệu chứng sau cắt dạ dày, viêm dạ dày mạn tính, trào ngược thực quản, đang dùng thuốc chống ung thư hoặc L-dopa.Cơ chế hoạt động:Thành phần chính của thuốc thuộc nhóm hoạt chất domperidon, nó là một chất kháng thụ thể dopamin với đặc tính chống nôn ói, có khả năng kích thích nhu động của ống tiêu hóa, làm tăng trương lực cơ thắt tâm vị, tăng biên độ mở rộng cơ thắt môn vị sau bữa ăn. Hơn nữa, thuốc Ameghadom được đánh giá là an toàn, không ảnh hưởng đến tâm thần và hệ thần kinh. 2. Liều lượng và cách dùng Ameghadom Cách dùng: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén không bao và sử dụng qua đường uống. Để Ameghadom phát huy hiệu quả cao nhất, người bệnh nên uống thuốc trước bữa ăn 30 phút. Do lượng thức ăn trong dạ dày ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể.Liều lượng thuốc:Trong điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn: Người lớn dùng liều lượng thuốc là 10-20mg, mỗi 4-8 giờ; Đối với trẻ em dùng liều thuốc từ 0.2-0.4mg/kg, mỗi 4-8 giờ.Trong điều trị các triệu chứng khó tiêu:Người lớn dùng liều 10-20mg, 3 lần/ngày trước khi ăn và liều 10-20mg vào buổi tối, thời gian dùng không được vượt quá 12 tuần.Lưu ý: Người bệnh không tự ý tăng liều thuốc so với liều bác sĩ kê đơn. Bởi bệnh không những không thuyên giảm mà nguy cơ mắc các tác dụng phụ cũng sẽ tăng lên.Chống chỉ định:Không dùng thuốc ở bệnh nhân bị dị ứng với thành phần Domperidone maleate.Không dùng cho người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột cơ học, thủng ruột.Chống chỉ định dùng thuốc cho bệnh nhân bị u tuyến yên tiết prolactin. 3. Tác dụng phụ của thuốc Ameghadom Tác dụng phụ thường gặp: Khô miệng, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, ngứa, phát ban, nổi mề đay và tăng prolactin máu (các triệu chứng bao gồm phì đại vú, nổi mề đay, đau và căng vú, nữ hóa tuyến vú, thiểu năng sinh dục và kinh nguyệt không đều).Phản ứng ít khi gặp: Làm mức prolactin trong cơ thể tăng cao. Thường các thuốc thuộc nhóm hoạt chất Domperidone sẽ gây tăng prolactin máu, tăng prolactin máu có thể ngăn chặn sự bài tiết hormone giải phóng gonadotropin từ vùng dưới đồi. Do đó ngăn chặn sự bài tiết hormone kích thích nang trứng và hormone tạo hoàng thể, dẫn đến suy sinh dục và lượng hormone sinh dục thấp.Hiện nay theo báo cáo thống kê có tỷ lệ 10 đến 15% phụ nữ gặp hội chứng tăng sản tuyến vú (phì đại tuyến vú), chứng loạn dưỡng cơ (biểu hiện là đau và căng tức vú), ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt khi điều trị bệnh với liệu pháp domperidone.Nam giới có thể gặp phải tình trạng giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương và suy giảm quá trình sinh tinh, chứng xuất huyết, nữ hóa tuyến vú.Phản ứng rất hiếm gặp:Sử dụng Ameghadom có thể làm tăng nguy cơ đột tử do tim nguyên nhân do tác dụng kéo dài khoảng QT tim và rối loạn nhịp thất. Rủi ro này phụ thuộc vào liều lượng thuốc mà người bệnh sử dụng, có thể là liều cao và dùng trong thời gian dài, đặc biệt hay gặp ở người cao tuổi. 4. Thận trọng khi dùng Ameghadom Cần cẩn thận khi sử dụng Domperidone nếu người bệnh đang gặp các vấn đề liên quan đến thận, gan, bệnh tim, rối loạn điện giải, khối u trong tuyến yên và chảy máu hoặc tắc nghẽn trong hệ tiêu hóa.Trước khi sử dụng domperidone, hãy cho bác sĩ biết nếu người bệnh có bất kỳ dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc Ameghadom.Hãy cẩn trọng khi sử dụng Domperidone nếu người bệnh có tiền sử ung thư vú và không dung nạp được Lactose.Hãy báo với bác sĩ nếu sau thời gian sử dụng thuốc nhưng bệnh không có tiến triển hoặc là có dấu hiệu bệnh trở nên trầm trọng hơn.Đối với phụ nữ mang thai: Thuốc Ameghadom được xếp vào danh sách thuốc nhóm C. Các nghiên cứu trên động vật hiện không cho thấy tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi, tuy nhiên các nghiên cứu này chưa đủ để chứng minh thuốc thực sự an toàn. Do đó mà bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc nếu lợi ích mang lại nhiều hơn nguy cơ đối với thai nhi và cần có sự tư vấn của bác sĩ.Với phụ nữ đang cho con bú: Domperidone có khả năng hấp thụ vào sữa mẹ. Nếu người bệnh đang trong thời gian cho con bú, không nên sử dụng thuốc mà chưa hỏi ý kiến ​​bác sĩ. 5. Tương tác thuốc Các nghiên cứu lâm sàng trên người cho thấy, khi sử dụng thuốc Ameghadom kết hợp với nhóm thuốc ức chế CYP3A4 ketoconazole làm tăng nồng độ Cmax và AUC của domperidone từ 3 đến 10 lần.Abametapir: Nồng độ huyết thanh của Domperidone có thể được tăng lên khi nó được kết hợp với Abametapir.Thuốc giảm đau Opioid (ví dụ Morphin) và Antimuscarinics (Atropine), tác dụng của chúng ức chế hiệu quả của thuốc Domperidone.Abatacept: Sự chuyển hóa của Domperidone có thể được tăng lên khi kết hợp với Abatacept.Acalabrutinib: Sự chuyển hóa của Domperidone có thể bị giảm khi kết hợp với Acalabrutinib.Aclidinium: Hiệu quả điều trị của Domperidone có thể giảm khi dùng kết hợp với Aclidinium.Acrivastine: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng kéo dài khoảng QT có thể tăng lên khi kết hợp Acrivastine với Domperidone.Acyclovir: Sự chuyển hóa của Domperidone có thể bị giảm khi kết hợp với Acyclovir.Adenosine: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của kéo dài QTc có thể tăng lên khi Adenosine được kết hợp với Domperidone.Amitriptyline: Hiệu quả điều trị của Domperidone có thể giảm khi dùng kết hợp với Amitriptyline.Anakinra: Sự trao đổi chất của Domperidone có thể được tăng lên khi kết hợp với Anakinra.Những thông tin cơ bản về thuốc Ameghadom trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vì đây là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng Ameghadom, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
doc_130
Trẻ em, đường tiểu dễ bị nhiễm khuẩn do sức đề kháng yếu hoặc có dị tật ở hệ tiết niệu. Bệnh viêm nhiễm đường tiểu ở trẻ em thường diễn tiến âm thầm, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận. Nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng đường tiểu Thông thường, những vi khuẩn trong ruột có thể gây nhiễm trùng một khi chúng xâm nhập vào những cơ quan khác của cơ thể. Một số vi khuẩn nằm xung quanh hậu môn sau khi đại tiện, đôi khi chúng có thể băng qua niệu đạo vào bàng quang. Các vi khuẩn này vào nước tiểu sinh sản nhanh chóng và gây nhiễm trùng đường tiểu. Bệnh hay gặp ở bé gái hơn bé trai vì đường tiểu nữ ngắn, vi khuẩn dễ dàng từ ngoài đi ngược vào niệu đạo lên bàng quang gây viêm bàng quang, rồi từ bàng quang theo niệu quản lên thận gây viêm đài bể thận. Những vi khuẩn trong ruột có thể gây nhiễm trùng đường tiểu do trẻ em sức đề kháng kém Nhiễm trùng vùng âm hộ ở nữ cũng dễ dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiểu vì lỗ tiểu và lỗ âm hộ ở kế bên nhau. Ngoài ra, các bà mẹ khi làm vệ sinh cho con gái thường hay có thói quen lau chùi từ dưới lên trên (khi trẻ ở tư thế nằm), tức là từ sau ra trước. Chính hành động này đã vô tình đem vi khuẩn từ hậu môn ra lỗ tiểu và lỗ âm hộ. Ở bé trai, nhiễm trùng đường tiểu hay gặp trong trường hợp có dị dạng đường tiểu, phần da của bộ phận dẫn tiểu bị túm lai. Khi đi tiểu , nước không ra được ngay mà ứ lại, đầu ra bị phồng lên thành một cục giống bong bóng. Chỉ đến khi nước tiểu căng quá mới xì ra, lúc theo hướng này, lúc theo hướng kia. Ngoài ra, ở những trẻ bị nhiễm giun kim không được điều trị thì chính giun kim là tác nhân đem vi khuẩn từ hậu môn ra phía trước hoặc khi trẻ có hành vi lấy tay gãi ngứa vùng hậu môn và bộ phận sinh dục do bị nhiễm giun kim. Dấu hiệu nhận biết bệnh Những trẻ em nhỏ và trẻ sơ sinh có thể có nhiều triệu chứng như: sốt, nôn hay tiêu chảy, ngủ gà, quấy khóc, ăn kém, đau bụng, đi tiểu ra máu…khi bị viêm nhiễm đường tiểu. Ở trẻ sơ sinh, triệu chứng thường không rõ ràng. Do vậy, khi phát hiện trẻ sốt mà không rõ nguyên nhân, sốt kéo dài, bỏ bú, rối loạn tiêu hóa… thì phải đưa tới bệnh viện để được thăm khám. Bệnh sẽ khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn, sốt, nôn và hay bị tiêu chảy… Ở trẻ lớn hơn, triệu chứng của bệnh thể hiện rõ hơn: trẻ muốn đi tiểu mà không đi được hoặc trẻ thường xuyên tiểu són, tiểu lắt nhắt, tiểu gắt. Kiểm tra nước tiểu của trẻ, phát hiện có màu đục, thậm chí có trẻ tiểu ra máu. Một số trường hợp có thể kèm theo sốt, đau bụng, đau hông lưng. Biến chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh gây nguy hiểm do biến chứng thường gặp là sẹo thận. Nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm bệnh sẽ nặng hơn. Sau mỗi đợt nhiễm trùng đường tiểu nặng hoặc nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần, nhiều trẻ sẽ bị tổn thương ở thận dưới dạng sẹo thận dẫn đến suy thận mạn tính về sau. Để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ em gái thì cần chú ý những phương pháp sau: – Sau mỗi lần đi tiêu, đi tiểu nên vệ sinh và lau chùi đúng cách, không lau từ sau ra trước. Động tác làm vệ sinh phải lau từ trước ra sau để không đưa vi khuẩn từ đường tiêu hóa vào đường niệu. – Thường xuyên kiểm tra tã lót và nên thay tã ngay sau khi bé đi tiêu, đi tiểu. Cho trẻ uống đủ nước hàng ngày sẽ giúp đào thải các chất cặn ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu – Cho trẻ nhỏ uống đủ nước hàng ngày. – Đối với trẻ lớn hơn cần nhắc nhở trẻ không nên nhịn tiểu và nhịn uống nước. Bởi nước tiểu gồm các chất cơ thể cần thải ra ngoài, khi bị ứ trong bàng quang các chất này sẽ là môi trường cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng đường tiểu. – Đối với những trẻ bị nhiễm giun kim cần điều trị ngay để loại bỏ nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiểu. Bệnh nhiễm trùng đường tiểu nếu phát hiện sớm có thể được điều trị khỏi bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Những trẻ có dị dạng đường tiểu, dị dạng bàng quang khiến nước tiểu trào ngược lên thận, có thể phải cần đến can thiệp phẫu thuật để điều chỉnh lại.
doc_131
1. Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ Nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm phế quản chính là sự xâm nhập, tấn công của các loại virus, vi khuẩn gây hại như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, virus cúm,… Trẻ có sức đề kháng yếu hoặc trường hợp cơ thể bị nhiễm lạnh là điều kiện thuận lợi để chúng gây tấn công và gây bệnh viêm phế quản. Trẻ thuộc nhóm các đối tượng sau đây có nguy gặp phải bệnh lý cao hơn so với bình thường. Gồm có: Trẻ nhỏ thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, khói thuốc lá,… Trẻ sống trong không gian ẩm mốc, chật chội, có yếu tố độ ẩm cao. Trẻ nhỏ có người thân trong gia đình có tiền sử bị hen suyễn. Trẻ bị dị ứng đường hô hấp với các tác nhân ngoại lai đến từ môi trường như phân hoa, lông động vật,… Trẻ bị béo phì, thừa cân. 2. Dấu hiệu trẻ nhỏ bị viêm phế quản Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phế quản có thể kể đến như sau: Trẻ có cảm giác đau, nóng rát ở cổ họng. Ho nhiều và kéo dài. Ho khan hoặc ho có đờm. Thở nhanh và ngắn hơn bình thường. Trẻ có biểu hiện sốt cao từ 39 - 40 độ kèm theo dịch mũi, hơi thở khò khè. Dịch mũi của trẻ có màu xanh. Trẻ bị đau tức vùng ngực, biếng ăn, mệt mỏi, nôn trớ. Ở giai đoạn tiền phát, viêm phế quản có triệu chứng gần giống với bệnh viêm họng hay ho sốt thông thường. Do đó, các bậc cha mẹ rất dễ bị nhầm lẫn và khó phát hiện bệnh lý một cách sớm nhất có thể. Điều này có thể khiến tình trạng bệnh lý của trẻ kéo dài và dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phổi,… thậm chí là tử vong. 3. Chăm sóc cho trẻ bị viêm phế quản Trẻ bị viêm phế quản có thể được chữa khỏi nếu như cha mẹ sớm phát hiện bệnh và điều trị đúng cách. Khi trẻ bị viêm phế quản, nên tiến hành chăm sóc trẻ bằng cách: Luôn giữ ấm cho cơ thể của trẻ, tránh để trẻ bị lạnh, khiến bệnh lý phát triển nặng hơn. Cho trẻ uống nhiều nước, có thể thay thế bằng các loại nước ép hoa quả. Thường xuyên vệ sinh tai - mũi - họng của trẻ bằng nước muối sinh lý 0.9% hoặc bằng nước ấm. Khi trẻ bị sốt dưới 38,5°C nên chườm ấm cho trẻ để hạ sốt nhanh hơn. Trường hợp trẻ sốt cao hơn 38,5°C cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý: chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi có sự chỉ định. 4. Chế độ dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ bị viêm phế quản Bên cạnh việc điều trị và chăm sóc cho trẻ, cha mẹ cần chú trọng tới chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ, nhằm đảm bảo sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Trẻ bị viêm phế quản nên ăn: Thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như ngũ cốc, sữa bò, trứng gà, đậu phụ, sữa chua,… Rau xanh và hoa quả tươi chứa nhiều khoáng chất và các loại vitamin A, C, E. Có thể kể đến như cà rốt, rau cải xanh, bí ngô, dâu tây,… Thức ăn dạng lỏng, mềm và dễ nuốt gồm canh, cháo, súp. Cho trẻ uống nhiều nước hơn. Có thể thay bằng nước trái cây, rau củ, nước bù điện giải đề bổ sung phần nước đã bị mất và tăng cường khả năng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong một ngày để tránh việc trẻ bị mệt mỏi, chán ăn, nôn trớ. Khi bị viêm phế quản, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm sau đây: Bánh kẹo ngọt, nước uống có ga. Trẻ cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm - đồ ăn nhanh, có chứa nhiều dầu mỡ như thịt chiên, khoai rán, gà chiên,… Các món có hàm lượng muối cao. Tốt nhất nên giảm lượng muối trong các món ăn dành cho trẻ. Bởi muối dư thừa khiến cơ thể tích trữ nước nhiều hơn bình thường, từ đó, gia tăng sự tạo chất nhầy ở phế quản, khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Các loại thực phẩm có tính chất cay nóng như ớt, hạt tiêu, gừng,… gây kích thích niêm mạc ở phế quản. Các loại trái cây có bị chua và chát như khế, mận, xoài,… Các loại đồ ăn đóng hộp hoặc chế biến sẵn. 5. Phòng ngừa bệnh lý hiệu quả cho trẻ nhỏ Để phòng ngừa hiệu quả viêm phế quản đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên: Giúp cơ thể của bé luôn đủ ấm, đặc biệt là vào mùa lạnh và thời điểm giao mùa. Đối với trẻ dễ bị kích thích bởi các yếu tố dị nguyên như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo,… nên hạn chế khả năng tiếp xúc của trẻ với các tác nhân dị nguyên nói trên. Giữ môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát. Thiết lập chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng nhằm nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho trẻ nhỏ. Thực hiện cách ly trẻ với người đang mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Hạn chế việc cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá, các môi trường ô nhiễm, ẩm mốc. Tiêm vắc xin phòng các bệnh về hô hấp cho trẻ. Kiểm tra sức khỏe của trẻ định kỳ nhằm phát hiện kịp thời bệnh lý (nếu có). Mẹ bầu khi mang thai nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng nhằm giúp thai nhi có sức khỏe và sức đề kháng tốt nhất. Với trẻ sau sinh, nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
doc_132
1. Tìm hiểu chung về vắc xin 5in1 Trước khi giải đáp thắc mắc trẻ bị sốt phát ban sau khi tiêm vắc xin 5in1 có sao không, chúng ta cần hiểu về loại vắc xin này. Ngày nay, với sự phát triển của y học, một mũi tiêm vắc xin có thể tích hợp khả năng phòng nhiều loại bệnh khác nhau. Nhờ sáng chế này, chúng ta có thể tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm tối đa số lần trẻ phải đi tiêm. Một trong những loại Vắc xin tổng hợp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đó là vắc xin 5in1 với tác dụng phòng 5 loại bệnh, đó là bạch cầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm màng não và các vấn đề liên quan tới viêm phổi,… do vi khuẩn Hi B. Vắc xin 5in1 thường được khuyên dùng cho trẻ dưới 24 tháng để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Đối với vắc xin 5in1, trẻ sẽ được tiêm 3 mũi, trong đó mỗi mũi cách nhau 1 tháng. Các bậc phụ huynh hãy lưu ý và cho con trẻ đi tiêm theo đúng lịch mà bác sĩ hướng dẫn nhé! Thông thường, sau khi tiêm phòng vắc xin, chúng ta có thể gặp phải một số phản ứng sau tiêm chủng, vắc xin 5in1 cũng không là ngoại lệ. Sau khi tiêm, một số trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như sốt nhẹ, đau nhức ở chỗ tiêm hoặc quấy khóc nhiều hơn bình thường. Bên cạnh đó, nhiều em bé sau khi đi tiêm phòng sẽ cảm thấy buồn ngủ, chế độ ăn uống và sinh hoạt bị rối loạn. Nếu gặp phải những triệu chứng kể trên, các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng, đây chỉ là một số phản ứng của cơ thể bé sau khi đi tiêm. Biểu hiện trên sẽ nhanh chóng thuyên giảm, trẻ lại sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần theo dõi sát sao biểu hiện của trẻ sau khi đi tiêm vắc xin 5in1 để đảm bảo rằng tình trạng sức khỏe của con vẫn ổn. 3. Một số phản ứng nguy hiểm sau khi tiêm vắc xin 5in1 Nếu nhu sau khi tiêm vắc xin 5in1, trẻ gặp phải những triệu chứng sau đây, cha mẹ cần theo dõi và cho bé đi điều trị càng sớm càng tốt. Đầu tiên, trẻ có biểu hiện mệt mỏi liên tục, tay chân lạnh,… Bên cạnh đó, nhiều bé có phản ứng khó thở cấp tính, thanh quản bắt đầu trở nên phù nề. Đây là triệu chứng các bậc phụ huynh không thể bỏ qua sau khi con đi tiêm vắc xin 5in1. Cuối cùng, phản ứng nghiêm trọng nhất đó là trẻ bị ngưng thở, trụy tim mạch. Nhìn chung, tình trạng sốc phản vệ sau khi tiêm phòng vắc xin khá nguy hiểm, trẻ sẽ mất rất nhiều thời gian điều trị để bình phục, thậm chí chúng đe dọa trực tiếp tới tính mạng. Những phản ứng nguy hiểm trên rất hiếm khi xảy ra, bởi vậy bạn không cần quá lo lắng khi cho con đi tiêm phòng. Trên thực tế, đây là một trong những phản ứng trẻ nhỏ có thể gặp phải sau khi tiêm loại vắc xin 5in1 Pentaxim. Biểu hiện cụ thể đó là bé có thể sốt cao lên đến 38 độ, trên da nổi mề đay và phát ban,… Phản ứng sốt phát ban sau khi tiêm phòng vắc xin không phải là hiện tượng hiếm gặp, chúng có thể xuất hiện với xác suất nhất định, tùy vào cơ địa của em bé. Chính vì thế các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng về vấn đề này. Tốt nhất, bạn nên dành nhiều thời gian để chăm sóc bé, giúp con nhanh bình phục và khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu như con liên tục sốt cao kèm theo co giật, các nốt phát ban xuất hiện dày đặc thì chúng ta không thể chủ quan. Tình trạng sốt phát ban kéo dài liên tục, không có dấu hiệu thuyên giảm sau nhiều ngày tiêm vắc xin 5in1 là vấn đề đáng báo động. Lúc này, cha mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đi kiểm tra và điều trị kịp thời. Đây có thể là phản ứng nghiêm trọng của cơ thể và cần được xử lý sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm hơn. Không chỉ quan tâm tìm hiểu trẻ bị sốt phát ban sau khi tiêm vắc xin 5in1 có sao không, chúng ta nên chủ động chăm sóc bé trước, trong và sau khi tiêm phòng thật cẩn thận. Trước khi tiêm, cha mẹ nên đảm bảo rằng bé đang trong tình trạng sức khỏe ổn định, không bị ốm, sốt. Đối với những trẻ có tiền sử bị dị ứng hoặc phản ứng với vắc xin, bạn hãy báo ngay với bác sĩ để có phương án phù hợp. Sau khi đi tiêm về, bé có thể gặp phải một vài phản ứng phụ không mong muốn, chúng ta nên chăm sóc con đúng cách để sức khỏe nhanh chóng hồi phục. Khi con bị sốt nhẹ, bạn nên thường xuyên chườm mát và lựa chọn trang phục thoải mái để hạ sốt nhanh chóng. Các bác sĩ khuyên rằng cha mẹ chỉ nên cho con uống thuốc nếu bé sốt trên 38 độ C. Nếu con bị sưng ở chỗ tiêm, cách tốt nhất đó là chườm mát và dùng thuốc giảm đau thay vì tự ý bôi, đắp thuốc, lá lên vùng da này. Tương tự với tình trạng dị ứng, phát ban, cha mẹ không nên tự ý điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Thông thường, hiện tượng này sẽ kết thúc sau một vài ngày.
doc_133
Nghẹt thở hóc dị vật là tình huống nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng của nạn nhân nếu không được sơ cứu đúng cách và kịp thời. 1. Nghẹt thở hóc dị vật chỉ vì… ăn uống thông thường Hóc dị vật là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống. Tình trạng này được nhận biết nhanh qua cảm giác vướng mắc, khó nuốt, đau họng, ho nhiều do dị vật. Trong đó, có những trường hợp đặc biệt, hóc dị vật gây khó thở, nghẹt thở hoặc thậm chí tử vong. Chúng ta thường nghĩ vấn đề nghẹt thở do tình huống đặc biệt gây nên. Hoặc, có thể do những hoàn cảnh đặc thù mà hiếm khi gặp phải. Thế nhưng, đôi khi, tình huống đặc biệt ấy lại rất dễ gặp. Nguyên nhân khiến người bệnh nghẹt thở do bị dị vật họng cũng có thể đến rất đơn giản. Đã có những tình huống vô tình bị hóc dị vật buộc phải cấp cứu. Khi đang ăn, bệnh nhân bắt đầu bị ho, mặt tím tái và khó thở. Đây là dấu hiệu điển hình của việc hóc dị vật gây nghẹt thở. Tình trạng này thường được hình thành chủ yếu trong tình trạng người bệnh trong quá trình ăn uống (ăn đồ ăn, uống thuốc viên to,…) nuốt vội, khiến đồ ăn, thuốc men bị mắc lại ở thanh quản, khí quản, làm cản trở đường thở. Một số trường hợp khác có thể gây nghẹt thở do hóc như: Trẻ ngậm đồ chơi và nuốt, học sinh ngậm đầu bút không may nuốt phải,…. 2. Chữa nghẹt thở do hóc dị vật: Hành động ngay, không chậm trễ Lưu ý cần thiết cho mọi trường hợp bị ngạt thở, khó thở do hóc là, việc cứu sống bệnh nhân lúc này chỉ được tính bằng phút, bằng giây. Bệnh nhân trong tình huống bị hóc dị vật trên đây rất may mắn là đang ở cùng với những người khác. Trường hợp này đã được nhanh chóng thông báo đến Trung tâm Cấp cứu 115 và có xử trí kịp thời. Thông qua hướng dễ sơ cứu của nhân viên y tế, những người xung quanh đã thực hiện nghiệm pháp Heimlich và cứu sống được bệnh nhân. 3. Hướng dẫn sơ cứu khi bị tắc nghẽn đường thở do hóc dị vật Trước hết, cần nhớ lưu ý quan trọng khi sơ cứu cho người bị ngạt thở do hóc dị vật: – Sau các bước sơ cứu, kể cả dị vật đã ra, vẫn cần phải đến bệnh viện để kiểm tra sót dị vật cũng như phục hồi sau ca sơ cứu. Ngoài ra, hãy kiểm tra lại để đảm bảo dị vật không gây thương tổn hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe người bệnh. 3.1. Vỗ lưng bệnh nhân 5 lần bằng gót bàn tay – Người hỗ trợ sơ cứu xác định vị trí giữa 2 bả vai của bệnh nhân. – Sau đó, dùng khu vực gót bàn tay (phần cuối bàn tay) vỗ mạnh 5 lần vào vị trí trên. Chú ý để khoảng cách giữa những lần vỗ lưng trên. Thao tác này nhằm đánh vật dị vật khỏi đường thở của bệnh nhân. – Chú ý: Dùng biện pháp này khi dị vật gây tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. Tức là khi người bệnh có biểu hiện nghẹt thở, khó thở, không nói được. Nếu dùng cho tình trạng tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn, phương pháp này có thể khiến dị vật sâu hơn và thành tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. 3.2. Thủ thuật Heimlich – đẩy bụng 5 lần Nghiệm pháp Heimlich là một trong những cách quen thuộc trong điều trị hóc dị vật nói chung và hóc đường ăn uống nói riêng. Để thực hiện cách này, người hỗ trợ và người bị nghẹt thở do hóc cần chú ý: – Người sơ cứu đứng phía sau người bệnh – Hai tay người sơ cứu vòng qua eo, khu vực xương sườn của người bệnh và ôm người bệnh. – Lòng bàn tay nắm đặt ở trung tâm bụng nạn nhân, phía trên rốn và dưới vùng thượng vị. – Tiến hành đẩy bụng người bệnh theo chiều lên trên và hướng vào bên trong. Thực hiện động tác dứt khoát, riêng lẻ từng lần, cho đến khi dị vật được đẩy ra. – Nếu bệnh nhân bất tỉnh, cần dừng động tác này ngay. – Phương pháp trên chỉ áp dụng cho người lớn và trẻ trên 2 tuổi. Thao tác khi chữa ngạt thở gây hóc Thao tác khi chữa ngạt thở gây hóc 3.3. Sơ cứu cho trẻ nhỏ Với trẻ dưới 2 tuổi bị tình trạng ngạt thở vì hóc, cần thực hiện theo cách khác. Do trẻ dưới 2 tuổi còn khá yếu, do đó, người lớn cần chú ý thao tác nhẹ nhàng. Hãy dùng phương pháp vỗ lưng và ấn ngực cho trẻ: – Đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay trái người sơ cứu, đầu trẻ hướng xuống đất. Ở vị trí này, người lớn nên ở tư thế quỳ một chân sẽ dễ dàng thực hiện hơn. – Xác định vị trí lưng giữ 2 xương bả vai của trẻ. – Dùng gót bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào khu vực vừa xác định. – Lật trẻ từ tay trái qua tay phải và kiểm tra tình trạng của trẻ. – Kiểm tra lại tình trạng của trẻ. Xem xét da trẻ hồng hào chưa, hơi thở đã điều độ chưa và dị vật đã ra trong miệng trẻ chưa. – Trường hợp dị vật chưa ra: lấy 2 ngón tay ấn 5 lần liên tiếp vào vùng giao giữa hai xương ức của trẻ. Ấn theo chiều từ trên xuống dưới. Sau đó kiểm tra trẻ.
doc_134
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc chống thấp khớp điều chỉnh bệnh (DMARD) và chất ức chế TNF-Alpha là những phương pháp giúp điều trị hiệu quả bệnh. Để tìm hiểu kỹ hơn và rõ hơn về những phương pháp này thì người bệnh có thể tham khảo thêm những thông tin dưới đây. Từ đó có phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả và tốt nhất. 1. Bệnh viêm khớp dạng thấp Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh do rối loạn tự miễn dịch mãn tính. Nó khiến hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh trong khớp, dẫn đến đau, sưng và cứng khớp.Không giống như các bệnh viêm xương khớp khác thường gặp ở những người lớn tuổi, viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi.Hiện nay, viêm khớp dạng thấp không có cách chữa trị đặc trị triệt để bệnh, nhưng thuốc có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh một cách hiệu quả. Những loại thuốc thường được dùng để kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm: Thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống viêm và corticoid...Trong đó, phương pháp điều trị hiệu quả nhất là sử dụng thuốc chống thấp khớp điều chỉnh bệnh (DMARD) và một loại bao gồm các chất ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF)-alpha. 2. Thuốc chống thấp khớp điều chỉnh bệnh (DMARD) 2.1. DMARD dạng uống. Các bác sĩ chuyên khoa thường kê toa DMARD ngay sau khi chẩn đoán bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Thuốc DMARD có thể tạo ra tác động tích cực trong giai đoạn đầu của bệnh.Những loại thuốc DMARD này hoạt động bằng cách làm suy yếu hệ thống miễn dịch của người bệnh. Từ đó, làm giảm sự tấn công của viêm nhiễm vào các khớp của bệnh nhân, giúp giảm bớt ảnh hưởng của bệnh.Methotrexate DMARD (như: Otrexup, Rasuvo, Redi. Trex, Trexall) là loại thuốc viêm khớp dạng thấp được kê đơn phổ biến nhất.Các DMARD khác đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt để điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm: Azathioprine (Azasan, Imuran), Baricitinib (Olumiant) ở dạng biệt dược, Cyclosporine (Gengraf, Neoral, Sandimmune), Hydroxychloroquine (Plaquenil), Leflunomide (Arava), Sulfasalazine (Azulfidine, Azulfidine EN-tab), Tofacitinib (Xeljanz, Xeljanz XR), Upadacitinib (Rinvoq) ở dạng biệt dược.2.2. DMARD sinh học. Thuốc sinh học là thuốc chống viêm được làm từ những sinh vật sống. Một số sinh học mới hơn cũng hoạt động như DMARD và đã được FDA chấp thuận để điều trị viêm khớp dạng thấp.Sinh học hoạt động bằng cách ngăn chặn các con đường gây viêm cụ thể do các tế bào miễn dịch tạo ra, từ đó giúp làm giảm viêm khớp dạng thấp.Thuốc sinh học được quản lý bằng cách tiêm hoặc truyền khi DMARD không đủ để điều trị các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.Sinh học cho viêm khớp dạng thấp bao gồm: Abatacept (Orencia), Anakinra (Kineret), Rituximab (Rituxan), Tocilizumab (Actemra) và tất cả các chất ức chế TNF-alpha. 3. Chất ức chế TNF-alpha TNF-alpha là một chất xuất hiện tự nhiên ở trong cơ thể. Khi bị viêm khớp dạng thấp, các tế bào của hệ thống miễn dịch sẽ tấn công vào các khớp sẽ tạo ra TNF-alpha ở mức độ cao hơn và nó gây đau, sưng tấy khớp.Có nhiều yếu tố góp phần làm tổn thương khớp của viêm khớp dạng thấp, trong đó TNF-alpha là nhân tố chính trong quá trình này.Bởi vì TNF-alpha là một vấn đề lớn trong viêm khớp dạng thấp, chất ức chế TNF-alpha cũng sẽ là một trong những loại DMARD quan trọng trên thị trường hiện nay.3.1 Chất ức chế TNF- alpha dạng biệt dược. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ đã phê duyệt 6 chất ức chế TNF-alpha cho viêm khớp dạng thấp, bao gồm:Adalimumab (Humira)Pegol certolizumab (Cimzia)Etanercept (Enbrel)Golimumab (Simponi) là một loại thuốc tiêm được cung cấp hàng tháng.Golimumab (Simponi Aria) là một loại thuốc tiêm truyền cuối cùng được dùng 8 tuần một lần.Infliximab (Remicade).Chất ức chế TNF-alpha giúp ngăn chặn hoạt động của TNF-alpha. Chúng sẽ làm hạ thấp mức TNF-alpha trong cơ thể bệnh nhân để giúp giảm các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp.Chất ức chế TNF-alpha bắt đầu sẽ có hoạt động nhanh hơn các DMARD khác, chúng có thể bắt đầu có hiệu lực chỉ sau 2 tuần sử dụng.3.2. Sinh học tương tựBiosimilars không phải là bản sao chính xác của sinh học, nhưng nó được thiết kế để tạo ra kết quả tương tự.Biosimilars cho viêm khớp dạng thấp bao gồm:Adalimumab-adaz (Hyrimoz)Adalimumab-adbm (Cyltezo)Adalimumab-afzb (Abrilada)Adalimumab-atto (Amjevita)Adalimumab-aqvh (Yusimry)Adalimumab-bwwd (Hadlima)Adalimumab-fkjp (Hulio)Etanercept-szzs (Erelzi)Etanercept-ykro (Eticovo)Infliximab-abda (Renflexis)Infliximab-axxq (Avsola)Infliximab-dyyb (Inflectra)Infliximab-qbtx (Ixifi)Rituximab-abbs (Truxima)Rituximab-arrx (Riabni)Các chất tương tự sinh học này cũng được phân loại ra là chất ức chế TNF-alpha hoặc DMARD sinh học.Mặc dù tất cả các loại thuốc tương tự sinh học này cũng đã được FDA chấp thuận, nhưng một số loại thuốc này hiện không có sẵn để mua. 4. DMARD với thuốc giảm đau Nhược điểm chính của DMARD là chúng hoạt động chậm nên hiệu quả chậm, có thể mất vài tháng mới phát huy tác dụng giảm đau.Do đó, các bác sĩ chuyên khoa thường kê đơn thuốc giảm đau có tác dụng nhanh như corticosteroid hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) cùng lúc. Những loại thuốc này có tác dụng giúp giảm đau trong thời gian chờ DMARD có hiệu lực.Một số loại thuốc giảm đau corticosteroid được dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp như: methylprednisolone (Depo-Medrol, Medrol, Solu-Medrol) hoặc Prednisone Intensol, Rayos...Còn thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn thường được bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị bao gồm: Aspirin, Ibuprofen, Natri naproxen Trong khi đó một số thuốc NSAID theo toa điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm: Celecoxib, Nabumetone, Piroxicam (Felden). 5. DMARD và nhiễm trùng DMARD ngăn chặn toàn bộ hệ thống miễn dịch của người bệnh khiến cho bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn.Các bệnh nhiễm trùng phổ biến được tìm thấy ở những người bị viêm khớp dạng thấp là: Nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm phổi và nhiễm trùng đường tiết niệu.Để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, hãy chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh tiếp xúc với những người bị nhiễm các bệnh nhiễm trùng, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, có lối sinh hoạt hợp lý để tăng sức đề kháng, hạn chế viêm nhiễm... 6. Trao đổi với bác sĩ Hầu hết những người bị viêm khớp dạng thấp đáp ứng tốt với chất ức chế TNF-alpha và các DMARD khác.Đối với một số người bệnh nếu không đáp ứng được các biện pháp trên thì hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có thể sẽ kê toa một chất ức chế TNF-alpha khác hoặc có thể đề xuất một loại DMARD khác.Hãy thông báo cho bác sĩ chuyên khoa được biết về cảm giác của bạn và bạn cảm thấy thuốc của mình đang hoạt động tốt như thế nào. Để từ đó, có thể tìm ra kế hoạch điều trị viêm khớp dạng thấp phù hợp nhất cho bạn.Trên đây là toàn bộ thông tin về việc điều trị viêm khớp dạng thấp bằng DMARD và chất ức chế TNF-alpha mà người bệnh có thể tham khảo. Tuy nhiên, cách điều trị bệnh bằng phương pháp nào, thuốc gì là do bác sĩ có chuyên môn chỉ định. Vì thế, người bệnh không được tùy tiện sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà thay vào đó hãy thăm khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, hỗ trợ và nhận được chỉ định tốt nhất.
doc_135
Berinthepharm được chỉ định điều trị trong trường hợp tiêu chảy do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu thuốc Berinthepharm công dụng gì, cách sử dụng và những lưu ý khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người bệnh trong bài viết dưới đây. Berinthepharm chứa thành phần chính Berberin clorid hàm lượng 50mg và các tá dược khác vừa đủ do nhà sản xuất cung cấp. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao đường, cách thức đóng gói hộp gồm 2 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên. 2. Công dụng của thuốc Berinthepharm Thuốc Berinthepharm được chỉ định điều trị trong các trường hợp dưới đây: Điều trị chứng nhiễm trùng đường ruột và tiêu chảy kéo dài. Hội chứng lỵ, lỵ trực trùng. Ngoài ra, thuốc Berinthepharm chống chỉ định trong các trường hợp:Người bệnh dị ứng với hoạt chất Berberin clorid hoặc các tá dược khác có trong thành phần của thuốc.Phụ nữ có thai và cho con bú.Người bệnh đang có tình trạng bệnh lý suy gan thận nặng. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Berinthepharm Thuốc Berinthepharm được bào chế dưới dạng viên nén bao đường. Người bệnh dùng thuốc bằng đường uống. Thuốc nên uống trước bữa ăn. Dưới đây là liều dùng của thuốc Berinthepharm:Người lớn: Dùng với liều từ 4 đến 6 viên mỗi lần, dùng 2 lần mỗi ngày.Trẻ em: Liều dùng sẽ được điều chỉnh phù hợp theo cân nặng của trẻ.Chú ý: Liều dùng thuốc ở trên chỉ là liều dùng khuyến cáo do nhà sản xuất cung cấp. Liều dùng điều trị cụ thể tùy thuộc vào tình trạng và sức khỏe của mỗi người bệnh để bác sĩ chỉ định thích hợp. Vì vậy, không nên tự ý dùng thuốc nếu không được bác sĩ chỉ dẫn. 4. Tác dụng phụ của thuốc Berinthepharm Bác sĩ luôn xem xét giữa lợi ích mà thuốc Berinthepharm đem lại cho bệnh nhân và nguy cơ có thể xảy ra các tác dụng phụ để chỉ định dùng thuốc thích hợp. Thuốc Berinthepharm được dung nạp khá tốt, các tác dụng không mong muốn này thường xuất hiện trong thời gian đầu khi dùng thuốc, thường là các tác dụng phụ mức độ nhẹ và thoáng qua.Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc Berinthepharm bao gồm:Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.Sưng phù, đau đầu, dị ứng, nổi mẩn đỏ.Choáng váng, mệt mỏi, táo bón. Lưu ý: Có thể có những tác dụng phụ khác có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc. Trường hợp người bệnh thấy nghi ngờ với bất kỳ tác dụng phụ nào cần báo ngay bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ ngờ về các tác dụng phụ của thuốc Berinthepharm. 5. Tương tác thuốc Berinthepharm Cho đến nay chưa có nghiên cứu về các phản ứng tương tác khi dùng phối hợp thuốc Berinthepharm với các thuốc khác. Vì vậy, trong quá trình dùng thuốc Berinthepharm có thể xảy ra những tương tác thuốc khi dùng phối hợp với các thuốc khác hoặc thức ăn mà chưa được biết đến. Để hạn chế xảy ra những tương tác có hại cho người bệnh, trước khi được bác sĩ kê đơn dùng thuốc Berinthepharm người bệnh cần thông báo các loại thuốc đang dùng, kể cả thuốc kê đơn hoặc không kê đơn, các thực phẩm chức năng, thuốc nam,... 6. Các lưu ý khi dùng thuốc Berinthepharm Một số lưu ý khi người bệnh dùng thuốc Berinthepharm như sau:Người bệnh nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị. Mặc dù người bệnh có thể thấy triệu chứng đã được cải thiện nhưng không được ngưng sử dụng thuốc. Tuyệt đối không được đưa thuốc Berinthepharm cho người khác uống nếu thấy họ có các triệu chứng tương tự. Người bệnh trước khi dùng thuốc cần kiểm tra hạn dùng có trên bao bì, nếu thuốc đã hết hạn sử dụng thì không nên dùng, vì có thể thuốc có thể làm gây ra các tác dụng phụ có hại khác do sự biến chất của các thành phần của thuốc.Phụ nữ có thai: Trong suốt thai kỳ, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu phụ nữ mang thai không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào. Nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra khi người mẹ dùng các thuốc không theo chỉ định của bác sĩ gây ảnh hưởng đến thai nhi như sảy thai, dị tật,... Mặc dù theo nghiên cứu, thuốc Berinthepharm không gây quái thai ở động vật trong thời kỳ mang thai, nhưng chưa có đầy đủ các nghiên cứu có thể khẳng định không có nguy cơ tiềm ẩn trên thai nhi. Vì vậy, chỉ được sử dụng thuốc khi đã được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và kê đơn thuốc.Phụ nữ cho con bú: Theo nghiên cứu lâm sàng, thuốc Berinthepharm được biết có bài tiết qua sữa mẹ, nên thuốc có thể ảnh hưởng đến trẻ trong thời gian người mẹ cho con bú. Trong trường hợp phải dùng thuốc này cho quá trình điều trị, người mẹ nên ngưng cho con bú. Khi người bệnh quên uống thuốc, hãy uống ngay liều thuốc đó khi nhớ ra. Theo khuyến cáo đa số các thuốc đều được uống trễ khoảng 1 - 2 giờ so với thời gian uống thuốc hàng ngày thì không gây ảnh hưởng đến việc điều trị. Có thể bỏ qua liều đã quên nếu đã tới thời điểm dùng thuốc trong ngày. Tuyệt đối người bệnh tránh uống bù với liều gấp đôi khi đã quên thuốc. Nếu lỡ dùng thuốc quá liều quy định, người bệnh cần tự theo dõi nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ có liên quan. Việc đầu tiên là nên ngừng dùng thuốc và báo cho bác sĩ điều trị để được tham khảo ý kiến. Trường hợp nặng, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được xử trí kịp thời tránh xảy ra các biến chứng nghiêm trọng. Người bệnh khi đi cũng nên nhớ mang theo các thuốc đã sử dụng để bác sĩ nắm thông tin, xử trí nhanh chóng và kịp thời. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông
doc_136
Viêm đường hô hấp là căn bệnh thường gặp mỗi khi thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, để tránh gặp phải tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, nhiều người đã tìm đến các bài thuốc dân gian là các lá cây chữa viêm đường hô hấp. Đây là phương pháp đơn giản, không tốn nhiều chi phí và cũng mang lại những hiệu quả tốt cho người bệnh. Viêm đường hô hấp là những triệu chứng gây ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của con người, bao gồm 2 loại là bệnh viêm đường hô hấp trên với các bộ phận như họng, hầu, mũi, thanh quản và viêm đường hô hấp dưới với các bộ phận như khí quản, phế quản, phế nang.Ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già vì đây là 2 đối tượng có hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị tấn công.Người bị viêm đường hô hấp có những biểu hiện sau:Xoang mũi tắc nghẽn. Nước mũi chảy kéo dài. Ho, đau cổ họng. Toàn thân đau nhức, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Sốt cao. Thở khó, ngất xỉu, chóng mặt.Nguyên nhân gây mắc bệnh viêm đường hô hấp:Do hít phải các chất độc hại: phổ biến như khói thuốc lá, khói thải từ các khu công nghiệp, khói bụi môi trường, hóa chất,... thường có chứa nhiều loại virus, vi khuẩn gây bệnh.Do bị nhiễm trùng máu nặng: là nguyên nhân chính gây ra các tổn thương trong cơ thể con người, đặc biệt là viêm đường hô hấp. Với trường hợp này, người bệnh nên kiểm tra và được điều trị kịp thời.Do bị nhiễm trùng nặng ở phổi: khi phổi hoạt động kém sẽ khiến cho khả năng hô hấp bị hạn chế, do đó người bệnh sẽ phải đối mặt với các trạng thái viêm nhiễm.Sử dụng thuốc an thần quá liều: khi sử dụng quá nhiều thuốc an thần thì các hoạt chất trong thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và khả năng hô hấp. Nếu lạm dụng quá nhiều thì các chất này sẽ tích tụ mỗi ngày và gây ảnh hưởng đến khả năng thở, gây ra bệnh viêm đường hô hấp. 2. Các lá cây chữa viêm đường hô hấp Để tránh gặp nhiều tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tây điều trị bệnh viêm đường hô hấp thì nhiều người thường tìm đến các vị thuốc dân gian. Đặc biệt các loại lá cây sẽ là thuốc trị viêm đường hô hấp cho trẻ rất tốt. Các bài thuốc y học cổ truyền chữa viêm đường hô hấp thường rất lành tính, dễ thực hiện ngay tại nhà và cần người bệnh phải kiên trì để bệnh tình được cải thiện.Dưới đây là một số loại lá cây chữa viêm đường hô hấp hiệu quả:Lá húng chanh. Lá húng chanh hay còn được gọi là tần lá dày, có thành phần chính là cavaron - một loại tinh dầu quý có tác dụng chữa bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả. Theo các bác sĩ đông y thì đây là một loại thảo dược có vị cay, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng trừ ho, bổ phế, tiêu đờm, tiêu độc, giải cảm. Chính vì thế nên lá húng chanh được sử dụng để chữa các triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, ho hen, cảm cúm, sốt cao, sốt không ra mồ hôi.Cách sử dụng: dùng 15-20g lá húng chanh tươi giã chung với muối để vắt được nước cốt uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể đun sôi hoặc hấp cơm húng chanh với đường phèn để lấy nước uống từ 2-3 lần/ngày. Nếu bị cảm lạnh, bạn có thể sử dụng kết hợp lá húng chanh với gừng tươi, vỏ quýt, tía tô để sắc uống hàng ngày sẽ thấy được hiệu quả nhanh chóng.Lá rau họ cải. Với những loại như rau cải bắp, cải canh, cải bẹ trắng, cải xoong, ... không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tăng hệ miễn dịch cho cơ thể mà còn có thể sử dụng để làm các bài thuốc trị chứng viêm đường hô hấp.Lá hành, hẹĐây là 2 loại gia vị trong các món ăn hàng ngày của hầu hết các gia đình. Loại lá này có vị cay ngọt, tính ấm, có tác dụng sát trùng, giải cảm. Cách dùng: sử dụng hành hoặc hẹ tươi sắc lấy nước uống đều đặn mỗi ngày.Lá rẻ quạt. Lá rẻ quạt hay còn được gọi là xạ can, một loại cỏ thân rễ, sống dai, lá mọc thẳng đứng, hình mác và hơi có bẹ, dài từ 20-40cm, rộng từ 15-20 cm. Đây được coi là một vị thuốc có tác dụng điều trị các bệnh viêm đường hô hấp như tiêu đờm, khản tiếng.Cách dùng: sử dụng 3-6g lá rẻ quạt khô hoặc 10-20g lá rẻ quạt tươi cắt nhỏ, đun sôi kỹ với nước và đường phèn để uống. Lưu ý, khi dùng sống thì lá rẻ quạt thường gây nóng rát và đặc biệt là không sử dụng cho những người đang trong quá trình mang thai.Lá sò huyết. Sò huyết cây cao khoảng 30-45cm, được phủ bởi bẹ lá dài 15-30cm, rộng từ 3-5cm, mặt trên lá màu lục và mặt dưới màu tía.Cách dùng: sử dụng lá tươi, đem cắt nhỏ và sắc lấy nước uống. Để dễ uống hơn thì có thể cho thêm một ít đường hoặc đường phèn. Với trường hợp người bệnh bị ho do cảm lạnh thì khi sắc có thể thêm một lát gừng hoặc vỏ quýt.Lưu ý, có một loại cây cảnh cũng rất giống với đặc điểm thân, lá và màu sắc với cây sò huyết nên cần phải để ý điểm khác biệt giữa hai loại cây này là Sò huyết có hoa hình con sò mọc ở nách lá còn loại cây cảnh kia thì không có.Lá sả. Ngoài những loại lá trên, người bệnh còn có thể sử dụng lá sả non kết hợp với mật ong, quế, hạt tiêu, nước cốt chanh và lá bạc hà để giúp thông mũi họng, dễ thở hơn và làm dịu đi các cơn ho nhanh chóng.Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp cho bạn biết thêm được các lá cây chữa viêm đường hô hấp hiệu quả trong quá trình điều trị. Đây là một trong những cách điều trị đơn giản, dễ thực hiện và cũng đạt hiệu quả cao nhưng cần phải kiên trì sử dụng đều đặn. Tuy nhiên, nếu sử dụng một thời gian mà các triệu chứng không thuyên giảm thì bạn cần phải đi khám và điều trị bởi bác sĩ để tránh khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
doc_137
Thuốc Conoges 200mg thuộc danh mục thuốc kháng viêm không steroid. Sau đây là những thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Conoges 200mg. Thuốc Conoges 200mg có thành phần chính là Celecoxib, được bào chế dưới dạng viên nang và quy cách đóng gói là hộp 3 vỉ x 10 viên.Tác dụng của thuốc Conoges 200mg là điều trị các triệu chứng viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp ở người lớn, điều trị đau cấp (sau phẫu thuật, nhổ răng), điều trị thống kinh nguyên phát, hỗ trợ điều trị trong việc làm giảm số lượng polyp trong liệu pháp thông thường điều trị polyp dạng tuyến đại trực tràng có tính chất gia đình. 2. Liều dùng & Cách dùng thuốc Conoges 200mg Liều dùng:Điều trị thoái hóa xương khớp: Thường dùng với liều 200mg/ ngày, dùng 1 lần hoặc chia đôi liều sử dụng 2 lần trong ngày;Điều trị viêm khớp dạng thấp: Dùng liều 100-200mg x 2 lần/ ngày;Điều trị viêm cột sống dính khớp: Dùng liều 200mg/ ngày hoặc 100mg x 2 lần/ ngày;Điều trị polyp đại trực tràng: Dùng liều 400mg/ lần x 2 lần/ ngày;Với tình trạng bị đau nói chung và thống kinh: Thường dùng với liều ở người lớn là 400mg/ lần/ ngày, tiếp tục điều trị với 200mg nếu cần và trong ngày đầu. Muốn tiếp tục giảm đau có thể sử dụng liều 200mg x 2 lần/ ngày.Cách dùng:Điều trị viêm xương khớp: Uống ngày 1 lần hoặc chia làm đôi dùng 2 lần, đều có tác dụng như nhau;Điều trị viêm khớp dạng thấp: Dùng liều chia làm 2 lần/ ngày;Nếu liều dùng tới 200mg/ lần, ngày uống 2 lần, có thể uống cùng với thức ăn hoặc không;Nếu liều dùng tới 400mg/ lần, ngày uống 2 lần, uống vào bữa ăn (cùng với thức ăn). 3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Conoges 200mg Chống chỉ định:Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc;Người có tiền sử dị ứng với sulfonamid;Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú;Người mắc suy tim, thận, gan nặng; viêm ruột, bao gồm cả bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.Tác dụng phụ:Thường gặp:Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn;Gặp vấn đề ở đường hô hấp: Viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên;Ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương: Mất ngủ, chóng mặt, đau đầu;Ảnh hưởng đến da liễu: Xuất hiện ban trên da;Tình trạng chung: Đau lưng, phù ngoại biên.Hiếm gặp:Ảnh hưởng lên hệ tim mạch: Ngất, suy tim sung huyết, rung thất, nghẽn mạch phổi, tai biến mạch máu não, hoại thư ngoại biên, viêm tĩnh mạch huyết khối, viêm mạch;Ảnh hưởng lên đường tiêu hóa: Tắc ruột, thủng ruột, chảy máu đường tiêu hóa, viêm đại tràng chảy máu, thủng thực quản, viêm tụy;Ảnh hưởng đến gan - mật: Mắc sỏi mật, viêm gan,vàng da, suy gan;Rối loạn huyết học: Giảm lượng tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu không tái tạo, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu;Rối loạn chuyển hóa: Giảm glucose huyết;Ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương: Mất điều hòa, hoang tưởng tự sát;Ảnh hưởng đến thận: Mắc suy thận cấp, viêm thận kẽẢnh hưởng đến da liễu: Xuất hiện ban đỏ đa dạng, viêm da tróc, hội chứng Stevens - Johnson;Tình trạng chung: Nhiễm khuẩn, đột tử, phản ứng kiểu phản vệ, phù mạch.Thận trọng khi dùng Celecoxib:Dù thuốc không gây tai biến đường tiêu hóa bởi ức chế có chọn lọc COX-2 nhưng cần thận trọng sử dụng với bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày, tá tràng, hoặc chảy máu đường tiêu hóa;Do dễ gây chảy máu đường tiêu hóa và nguy cơ chức năng thận bị suy giảm tuổi nên cần thận trọng sử dụng với người cao tuổi, người bị suy nhược;Celecoxib có nguy cơ gây độc cho thận, đặc biệt là khi duy trì lưu lượng máu qua thận phải cần đến Prostaglandin thận hỗ ,vì vậy bệnh nhân suy tim, suy gan, suy thận cần thận trọng khi sử dụng;Thuốc có khả năng gây ứ dịch, làm bệnh nặng lên, vì vậy cần thận trong sử dụng ở những người bị phù, giữ nước ở bệnh nhân suy tim, thận;Ở người bị mất nước ngoài tế bào do dùng thuốc lợi tiểu mạnh, cần phải điều trị tình trạng mất nước trước khi dùng Celecoxib;Bệnh nhân mắc polyp dạng tuyến đại - trực tràng có tính chất gia đình cần theo dõi nội soi, cắt bỏ đại - trực tràng dự phòng khi cần. Cần theo dõi nguy cơ biến chứng tim mạch. Ví dụ nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim cục bộ. Trường hợp dùng liều cao kéo dài (400 – 800 mg/ngày), cần đề phòng các tai biến do thiếu máu cơ tim, bởi Celecoxib không có hoạt tính nội tại kháng tiểu cầu.Đối với phụ nữ mang thai: Chỉ sử dụng khi cần và đã cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ. Không dùng thuốc ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, bởi các chất ức chế tổng hợp prostaglandin có thể có tác dụng xấu trên hệ tim mạch của thai nhi;Đối với phụ nữ đang cho con bú: Chỉ sử dụng khi thực sự cần và đã cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ;Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc: Có thể bị chóng mặt khi sử dụng nên thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.Hy vọng với những thông tin về thuốc Celecoxib sẽ giúp quá trình điều trị và sử dụng thuốc ở bệnh nhân được hiệu quả, an toàn. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc gì có thể trao đổi thêm với bác sĩ chuyên môn.
doc_138
1. Giới thiệu chung về thuốc sắt Fogyma Thiếu sắt là vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng, đặc biệt đối với trẻ em và phụ nữ đang mang thai. Chính vì thế, nhiều bệnh nhân được bác sĩ chỉ định điều trị thiếu sắt bằng thuốc Fogyma. Đây là thuốc nằm trong nhóm bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể, dược phẩm này được chỉ định dùng cho người bị thiếu máu, trong đó nguyên nhân chính là do thiếu sắt. Bảng thành phần của thuốc sắt Fogyma chủ yếu là sắt được bào chế dưới dạng phức hơn. Bên cạnh đó, dược phẩm này cũng chứa một số tá dược, có thể kể đến như propylparaben, saccarozơ hoặc methylparaben,… Đặc biệt, sản phẩm được điều chế dưới dạng lỏng, đựng trong ống 10ml. Chính vì thế, trẻ nhỏ hay người trưởng thành đều có thể dễ dàng uống và không cảm thấy sợ khi phải sử dụng loại thuốc bổ sung sắt này. Thông thường, một hộp thuốc sẽ gồm 4 vỉ, mỗi vỉ chứa 5 ống thuốc, các bạn nên kiểm tra tình trạng sản phẩm thật kỹ trước khi mua nhé. Bên cạnh đó, trẻ em bị thiếu máu, phát triển kém cũng có thể sử dụng thuốc Fogyma để bổ sung sắt cho cơ thể. Một số bệnh nhân suy dinh dưỡng, người có sức khỏe yếu, mới trải qua phẫu thuật cũng được bác sĩ kê đơn và dùng thuốc. 2. Một số công dụng của thuốc sắt Fogyma Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, chúng ta cũng cần tìm hiểu và nắm được công dụng. Như vậy, bạn sẽ dùng thuốc trong tình huống phù hợp nhất, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tốt nhất. Sắt Fogyma có tác dụng chính là bổ sung sắt cho cơ thể, giải quyết tình trạng thiếu sắt. Như các bạn đã biết, sắt là một trong những khoáng chất cực kỳ quan trọng, chúng tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hồng cầu. Đồng thời, khoáng chất sắt cũng đem lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển trí não của trẻ nhỏ. Chính vì thế, nếu cơ thể không được bổ sung đủ sắt, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Khi sử dụng thuốc Fogyma, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt sẽ được giải quyết phần nào. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của chúng ta cũng được cải thiện đáng kể, hạn chế nguy cơ vi khuẩn tấn công và gây hại đối với sức khỏe. Trước khi sử dụng sắt Fogyma, các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng với liều lượng thích hợp nhé! 3. Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Fogyma Nếu sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng, các vấn đề sức khỏe của bạn sẽ được giải quyết nhanh chóng. Ngược lại, nếu dùng thuốc quá liều, chúng ta có thể đối mặt với những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình sức khỏe. Đối bệnh nhân ở từng độ tuổi và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ hướng dẫn sử dụng thuốc Fogyma với liều lượng phù hợp. Trong đó, người trường thành sẽ dùng sắt Fogyma 2 lần mỗi ngày, trong đó mỗi lần bạn sẽ uống 1 ống. Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé dưới 12 tuổi, liều dùng thường ít hơn so với người lớn. Thông thường, trẻ sẽ sử dụng thuốc 1 ống/ngày. Thuốc Fogyma có dạng lỏng, chính vì thế chúng ta có thể uống trực tiếp hoặc pha với nước cho dễ uống. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên dùng thuốc sau khi ăn hoặc trong bữa ăn. Điều này giúp bạn dễ uống thuốc hơn, hạn chế cảm giác buồn nôn hoặc khó chịu. Tùy vào tình trạng thiếu máu của từng bệnh nhân, thời gian dùng sắt Fogyma có thể thay đổi. Đối với người thiếu máu nặng, họ thường được chỉ định dùng thuốc trong vòng 3 - 5 tháng. Trong suốt quá trình sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và có điều chỉnh liều lượng trong trường hợp cần thiết. Nếu chẳng may sử dụng thuốc Fogyma quá liều lượng cho phép, chúng ta nên chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe và thông báo với bác sĩ điều trị để xử lý kịp thời. 4. Một số ưu điểm của thuốc sắt Fogyma Khi uống thuốc bổ sung sắt, chúng ta thường lo lắng sẽ gặp phải tình trạng mẩn ngứa người, táo bón (hay còn gọi là nóng trong). Tuy nhiên, khi sử dụng sắt Fogyma, nỗi lo của bạn sẽ được giải quyết. Hầu hết người dùng không gặp phải tình trạng nóng trong hay nổi mụn trứng cá. Đây là ưu điểm vượt trội của thuốc Fogyma so với các loại thuốc bổ sung sắt khác. Bên cạnh đó, sản phẩm này được bào chế dưới dạng lỏng, chính vì thế cơ thể sẽ hấp thu tốt hơn. Đồng thời, trẻ nhỏ sẽ dễ uống hơn, các bậc phụ huynh không phải mất quá nhiều thời gian để dỗ dành con uống thuốc. Hy vọng rằng qua những thông tin trên, chúng ta đã nắm được công dụng cũng như cách sử dụng thuốc sắt Fogyma hiệu quả nhất. Sau một thời gian kiên trì sử dụng theo đơn của bác sĩ, chắc chắn tình trạng thiếu máu của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.
doc_139
Thuốc Degas có thành phần chính chứa hoạt chất Ondansetron (dưới dạng Ondansetron HCl) với hàm lượng 8mg/ 4ml, được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, Degas đóng gói dạng hộp gồm 1 vỉ hoặc 2 vỉ, 1 vỉ 5 ống có dung tích 4ml. 2. Tác dụng của thuốc Degas Tác dụng thuốc Degas:Hoạt chất Ondansetron là một chất đối kháng với thụ thể 5 – HT3 có tính chọn lọc cao giúp ngăn ngừa buồn nôn và nôn. Xạ trị và hóa trị liệu có thể gây ra phản xạ nôn bằng cách hoạt hóa dây thần kinh phế vị thông qua thụ thể 5HT. Hoạt chất Ondansetron trong Degas có tác dụng ức chế sự khởi đầu của phản xạ trên, việc hoạt hóa dây thần kinh phế vị làm thúc đẩy nôn qua cơ chế trung tâm vì gây giải phóng thụ thể 5HT trong vùng postrema ở trên sàn não thất IV.Cơ chế tác dụng chính xác của thuốc Degas trong việc kiểm soát nôn chưa được biết rõ. Tuy nhiên thuốc Degas dùng để phòng buồn nôn và nôn trong điều trị ung thư, tác dụng điều trị nôn và buồn nôn của Ondansetron do đối kháng với các thụ thể 5HT3 trên hệ thần kinh trung ương và dây thần kinh ngoại vi. 3. Chỉ định thuốc Degas Dùng thuốc Degas trong phòng nôn và buồn nôn trong hóa trị ung thư (đặc biệt là Cisplatin) khi người bệnh có nhiều tác dụng phụ hoặc người bệnh đề kháng lại với các liệu pháp chống nôn thông thường khác.Phòng nôn và buồn nôn trong xạ trị ung thư.Ngoài ra, Degas còn dùng để dự phòng nôn hoặc buồn nôn sau phẫu thuật. 4. Chống chỉ định thuốc Degas Thuốc Degas không được dùng cho các trường hợp quá mẫn với hoạt chất Ondansetron, các tá dược có trong thuốc, hoặc với bất kì thuốc nào thuộc nhóm đối kháng thụ thể 5 – HT3. 5. Cách sử dụng và liều dùng thuốc Degas Cách dùng:Thuốc Degas được sử dụng trong tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.Liều dùng để phòng nôn trong điều trị xạ trị và hóa trị liệu:Người lớn: Việc sử dụng các loại hóa chất khác nhau với liều lượng khác nhau, có phối hợp điều trị hay không và tùy thuộc vào độ nhảy cảm đối với từng người bệnh sẽ có khả năng gây nôn khác nhau. Việc chỉ định liều Degas tùy thuộc vào từng cá thể, sử dụng từ 8 đến 32 mg/ngày tiêm tĩnh mạch. Liều thông thường được sử dụng là 8mg, tiêm tĩnh mạch chậm ngay trước khi hóa trị hoặc xạ trị. Đối với người bệnh hóa trị có gây nôn nhiều, có thể dùng các phác đồ có liều lượng trong 24 giờ đầu hóa trị như sau:Ngay trước khi dùng hóa trị, tiêm liều đơn 8mg Degas vào tĩnh mạch, tiêm chậm.Tiêm liều tương tự như trên, sau đó thêm tiêm tĩnh mạch 8mg 2 liều cách nhau từ 2 đến 4 giờ hoặc truyền liên tục cho người bệnh 1mg/ giờ trong 24 giờ. Dung dịch truyền gồm 1 liều đơn 32g Degas pha với 50 – 100ml được truyền cho người bệnh trong khoảng thời gian ít nhất là 15 phút ngay trước khi hóa trị. Tùy vào mức độ gây nôn của các loại thuốc hóa trị mà sẽ lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp.Trên đối tượng là trẻ em từ 4 đến 12 tuổi: Sử dụng 1 liều 0,15mg/ kg cân nặng, tiêm tĩnh mạch ngay trước khi hóa trị, sau đó uống liều 4mg mỗi 12 giờ, dùng không quá 5 ngày.Đối với trẻ em dưới 3 tuổi: Không có chỉ định sử dụng.Phòng buồn nôn và nôn cho bệnh nhân sau phẫu thuật:Người lớn và người cao tuổi: khi gây tiền mê, sử dụng Degas với liều đơn 4mg, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm.Trẻ trên 2 tuổi: Tiêm mỗi 0,1 mg/ kg cân nặng, tiêm tối đa 4mg, tiêm tĩnh mạch chậm trước, trong hoặc sau gây tiền mê.Trên người bệnh có xơ gan hoặc bệnh gan năng dùng liều tối đa ngày 8mg. 6. Tác dụng không mong muốn Khi dùng thuốc Degas, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ thường gặp như sau: sốt, đau đầu, an thần, tiêu chảy, táo bón.Các tác dụng phụ ít gặp hơn như: khô miệng, chóng mặt, cảm thấy yếu, co cứng bụng, tăng men gan thoáng qua.Và các tác dụng phụ khác hiếm gặp hơn nhưng vẫn có khả năng xảy ra khi dùng Degas: Sốc phản vệ, phản ứng quá mẫn, hạ huyết áp, phù mạch, nổi mề đay, khó thở, co thắt phế quản, thở khò khè, thở ngắn, nhịp tim nhanh, đau ngực, loạn nhịp. Ban xuất huyết, nổi ban, giảm kali máu, vàng da, rối loạn men gan.Nếu xảy ra bất cứ tác dụng phụ nào, cần phải thông báo báo cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn để được xử lý kịp thời và hiệu quả. 7. Tương tác thuốc Một số tương tác thuốc đã được báo cáo khi sử dụng thuốc Degas với các thuốc khác như:Hoạt chất Ondansetron do thay đổi chuyển hóa có thể gây tăng độc tính nếu kết hợp thuốc Degas với các chất ức chế cytocrom P450 như: Cimetidine, Disulfiram, Allopurinol.Khi dùng các thuốc gây cảm ứng cytocrom P450 như Carbamazepin, Barbiturat, Phenytoin, Rifampin, Phenylbutazon với Degas, do bị thay đổi thanh thải thuốc nên sẽ làm giảm tác dụng của hoạt chất Ondansetron có trong thuốc.Không trộn Degas với bất cứ dung dịch nào khi chưa xác định được khả năng tương hợp (đặc biệt là các dung dịch kiềm có thể gây tủa).Khuyến cáo người bệnh cần báo cho bác sĩ tất cả các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng đã và đang sử dụng để có những chỉ định điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả. 8. Chú ý sử dụng thuốc Degas Đối với đối tượng phụ nữ đang mang thai và bà mẹ đang cho con bú: không chỉ định sử dụng thuốc Degas, tuy nhiên nếu thực sự cần thiết, sẽ phải tuân theo chỉ định của bác sĩ và cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng.Cần khuyến cáo các tác dụng không mong muốn như đau đầu, chóng mặt có thể làm ảnh hưởng đến khả năng lái xe, vận hành máy móc của người bệnh.Trên đây là công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Degas. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
doc_140
Deacresiod là thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm trùng, kháng virus, chống nấm. Thuốc chứa thành phần chính là Diiodohydroxyquinoline dùng để điều trị tiêu chảy cấp tính và tiêu diệt lỵ amip đường ruột. Thuốc Deacresiod có chứa hoạt chất chính là Diiodohydroxyquinoline, đây là một thuốc có tác dụng diệt amip có trong lòng đường ruột. Cơ chế hoạt động dược lực học chính xác của thuốc chưa được hiểu rõ. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn chống lại vi khuẩn gây bệnh lỵ Entamoeba histolytica. Diiodohydroxyquinoline tác dụng trên cả hai dạng hoạt động và dạng không hoạt động (dạng đóng nang) của amip. Diiodohydroxyquinoline không có tác dụng trị amip ngoài đường ruột nên để điều trị bệnh tận gốc cần phối hợp với các thuốc trị bệnh khác.Khi uống, thuốc Deacresiod được hấp thu kém tại đường tiêu hoá, sau quá trình phân bố, chuyển hoá, thuốc được thải trừ qua đường phân, và nước tiểu. 2. Chỉ định và chống chỉ định trong việc sử dụng thuốc Deacresiod 2.1. Chỉ định Thuốc Deacresiod được chỉ định dùng trong :Bệnh lỵ amip ở đường tiêu hoá (đường ruột): Sử dụng đơn thuần, hoặc bổ sung kết hợp thuốc diệt amip khác.Hiệu quả trong điều trị bệnh lý tiêu chảy cấp tính có dấu hiệu nghi do nhiễm khuẩn, không có hiện tượng xâm lấn bao gồm: Suy giảm toàn trạng, sốt, dấu hiệu nhiễm trùng, dấu hiệu nhiễm độc,... 2.2. Chống chỉ định Không sử dụng thuốc Deacresiod trên người bệnh quá mẫn với thành phần Diiodohydroxyquinoline có trong thuốc, người đang mang thai, trẻ nhỏ còn bú mẹ. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Deacresiod Cách dùng: Thuốc Deacresiod được dùng đường uống, người bệnh nên uống trực tiếp viên thuốc với cốc nước vừa đủ, nên uống sau bữa ăn.Liều dùng: Bệnh amip đường ruột: Người lớn liều lượng uống ngày 3 lần, mỗi lần từ 2 – 3 viên, liệu trình uống kéo dài trong 20 ngày.Bệnh tiêu chảy cấp tính: Người lớn uống ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần 1 viên, sử dụng tối đa 7 ngày.Trẻ em trên 30 tháng tuổi: Uống liều theo công thức 5 – 10mg/ kg/ ngày, chia đều 3 – 4 lần/ ngày. 4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Deacresiod Các tác dụng không mong muốn của thuốc Deacresiod như sau: Các rối loạn về chức năng tuyến giáp, dị ứng ngoài da, các dấu hiệu đường tiêu hoá bao gồm buồn nôn, đau bụng vùng dạ dày.Ngoài tác dụng phụ kể trên, nếu người bệnh có các dấu hiệu khó chịu, bất thường nào khác trên da, trong cơ thể trong thời gian dùng thuốc Deacresiod, hãy thông báo cho bác sĩ. 5. Những lưu ý khi dùng thuốc Deacresiod Những lưu ý chung khi sử dụng thuốc Deacresiod bao gồm:Người bệnh nên tuân thủ liều dùng và thời gian, liệu trình dùng thuốc, không tự ý sử dụng thuốc, thay đổi liều lượng, không dùng thuốc kéo dài quá 4 tuần khi không có ý kiến từ bác sĩ.Người bệnh bị suy gan, suy giảm chức năng của thận nên dùng thuốc thận trọng.Phụ nữ đang thời kỳ mang thai, cho con bú, hay trẻ còn bú mẹ cần được cân nhắc sử dụng thuốc Deacresiod khi thật cần thiết.Người lái tàu xe, tham gia công việc vận hành, điều khiển máy móc có thể sử dụng thuốc do chưa nhận thấy tác dụng bất lợi nào trong khi uống thuốc ảnh hưởng đến công việc.Trên đây là thông tin về thuốc Deacresiod. Thuốc điều trị bệnh đường tiêu hoá, để đảm bảo an toàn khi dùng, tránh dùng thuốc sai cách, bạn cần tham khảo ý kiến thầy thuốc. Nếu còn bất cứ câu hỏi liên quan đến thuốc, bạn nên được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia y tế.
doc_141
1. Vấn đề rạn da sau sinh Sau khi sinh con, chị em thường gặp rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe và sắc đẹp. Trong đó, rạn da là vấn đề thường gặp và phổ biến ở rất nhiều phụ nữ sau sinh. Các vết rạn da sau sinh xuất hiện chủ yếu do các mô cơ không căng giãn theo kịp sự lớn lên quá nhanh của thai nhi. Các vết rạn này ban đầu ửng đỏ, ngứa. Sau khi sinh thì chuyển sang màu thâm đen gây mất thẩm mỹ. Tùy theo cơ địa từng người mà vết rạn nhiều hay ít, kích thước lớn hay bé. Những vết rạn này có thể gây ngứa, khó chịu cho bà bầu và cả sau sinh. Nguyên nhân gây rạn da Nguyên nhân chính gây rạn da là do bà bầu tăng cân quá nhanh dẫn đến hiện tượng rạn da rất thường thấy. Không chỉ phụ nữ mang thai mà những người tăng cân nhanh trong thời gian ngắn đều bị rạn da nhưng trường hợp này vết rạn không quá đáng kể. Thai nhi tăng nhanh về kích thước khiến cơ bụng người mẹ giãn ra không kịp, mất đi sự đàn hồi, Các sợi collagen và elastin dưới da bị đứt gãy nên xuất hiện hiện tượng rạn da. Cũng có nguyên nhân rạn da là do di truyền bởi cấu trúc da bẩm sinh là có khả năng bị rạn cao khi mang thai và sau sinh. Chữa rạn da sau sinh bằng nghệ là cách được nhiều chị em mách nhau sử dụng nếu bị rạn da. Độ tuổi mang thai cũng là nguyên nhân gây rạn da. Mang thai ở độ tuổi còn quá trẻ, cấu trúc da chưa ổn định, rạn da là điều dễ xảy ra. Hoặc mang thai khi tuổi cao, da đàn hồi kém cũng dễ gây rạn da. 2. Cách chữa rạn da sau sinh bằng nghệ Nghệ tươi là bài thuốc dân gian có rất nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe. Trong nghệ có chứa curcumin, một thành phần có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa và tăng cường chức năng của màng tế bào trên da. Kinh nghiệm và nghiên cứu đều cho thấy, nghệ có tác dụng tốt đối với việc dưỡng ẩm, làm mịn da, liền sẹo, chống sạm da, làm lành vết thương, trị mụn, thị thâm,... Vậy nên, chữa rạn da sau sinh bằng nghệ là bài thuốc mà không chị em nào nên bỏ qua. Dưới đây là một số cách chữa rạn da từ nghệ: Hỗn hợp bột nghệ và nước cốt chanh Trộn hỗn hợp 2 muỗng bột nghệ với 2 muỗng nước cốt chanh, bôi hỗn hợp này lên vùng da bị rạn khoảng 15 phút rồi lau sạch. Nước cốt chanh có tác dụng làm mờ vết thâm sạm trên da, bột nghệ giúp làm sáng da, đều màu và tái tạo da rất tốt. Kiên trì áp dụng bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Bột nghệ kết hợp cùng sữa chua Trộn bột nghệ với sữa chua và khuấy đều thành hỗn hợp sền sệt, bôi lên vùng da rạn khoảng 10-20 phút rồi rửa sạch. Nên bôi cả các vùng xung quanh eo để làn da lấy lại màu da ban đầu, giúp da sáng mịn trở lại. Nghệ và dầu dừa Dầu dừa là vốn được các chị em sử dụng ngay từ khi mang thai. Dùng dầu dừa bôi lên da vùng bụng rất an toàn mà sẽ giúp tăng khả năng đàn hồi của da và phòng chống rạn da. Sau khi, nếu bị rạn da, bạn có thể áp dụng cách chữa rạn da sau sinh bằng nghệ kết hợp với dầu dừa. Nên dùng nghệ tươi giã nát lấy nước cốt, trộn với dầu dừa và bôi lên vùng da ở bụng khoảng 30 phút, sau đó dùng khăn lau nhẹ nhàng cho sạch. Hỗn hợp này giúp làm mềm da và sáng da, thu hẹp lại phần rạn sau khi sinh. Nghệ và nước cốt chanh và nhụy hoa nghệ tây Cách làm như sau: ngâm khoảng 2 sợi nhụy hoa nghệ tây trong nước cốt chanh, sau đó giã nhỏ nhụy hoa rồi trộn với một lượng bột nghệ vừa đủ thành hỗn hợp sền sệt. Dùng hỗn hợp này bôi lên da bị rạn khoảng 15 phút rồi lau sạch. Đây là cách chữa rạn da sau sinh bằng nghệ rất hiệu quả, chỉ cần kiên trì áp dụng sẽ thấy vùng da ở bựng sẽ có sự thay đổi rõ rệt sau một thời gian ngắn. 3. Những lưu ý khi chữa rạn da sau sinh bằng nghệ Nghệ là nguyên liệu tốt và rất phổ biến dùng để chữa rạn da sau sinh. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả thì việc áp dụng phương pháp này cần lưu ý những điều sau đây: Không dùng nghệ đối với những người có cơ địa dị ứng với các thành phần trong nghệ. Để biết được điều này thì trước khi sử dụng hỗn hợp nghệ, chị em nên bôi thử lên da tay xem có bị kích ứng hay không. Khi bôi nghệ, da sẽ bị ố vàng và dần mất theo thời gian, không nên chà sát quá mạnh để làm sạch, tránh làm xước da, phản tác dụng. Chữa rạn da sau sinh bằng nghệ phải được áp dụng liên tục và kiên trì. Bởi đây là phương pháp làm đẹp da tự nhiên, không đem lại hiệu quả nhanh chóng mà cần thời gian lâu dài để da thích ứng và phục hồi. 4. Các phương pháp chữa rạn da sau sinh ngoài nghệ Nếu chị em dị ứng hoặc không hợp với chữa rạn da sau sinh bằng nghệ thì có thể tham khảo thêm những phương pháp sau đây: Sử dụng hỗn hợp lòng trắng trứng gà với nước cốt chanh. Chữa rạn da bằng khoai tây, làm mịn da, trắng da. Chữa rạn da bằng dầu oliu, kích thích tái tạo da. Chữa rạn da bằng dầu mù u vừa kháng khuẩn, chống viêm lại làm mịn da. Chữa rạn da sau sinh bằng nha đam giúp cải thiện độ mịn sáng của da. Với những chị em không đáp ứng hiệu quả với chữa rạn da sau sinh bằng nghệ và các phương pháp tự nhiên khác thì có thể tham khảo những phương pháp tác động ngoại khoa. Điển hình là phẫu thuật loại bỏ phần da bị trùng, nhão, mỡ thừa. Hoặc phương pháp lăn kinh để thúc đẩy sản sinh collagen, tái tạo da. Phương pháp ánh sáng Laser làm mờ vết rạn, kích thích sản sinh collagen, săn chắc da.
doc_142
1. Nguyên nhân gây ngứa mình về đêm Bạn có thể gặp phải tình trạng ngứa mình về đêm và có thể chúng không hề liên quan đến bệnh lý. Ở trường hợp này có một số nguyên nhân thường gặp như:Phản ứng tự nhiên của cơ thể. Các hoạt động sinh hoạt hằng ngày có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể và các hoạt động của da như cân bằng dịch, điều hòa thân nhiệt và bảo vệ cơ thể. Khi các chức năng của da có sự thay đổi làm gia tăng nhiệt độ cơ thể và tăng lượng máu đến da vào ban đêm khiến da ấm dần lên. Điều này có thể làm da bị ngứa vào ban đêm.Có sự thay đổi nồng độ hormone. Các hormone của cơ thể giải phóng vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày tùy từng vào từng loại. Đặc biệt vào ban đêm sẽ giải phóng một lượng lớn các cytokine và điều này làm tăng khả năng viêm nhiễm cho cơ thể. Mặc khác, hormone corticosteroid với tác dụng ngăn ngừa quá trình viêm cũng bị giảm đi vào buổi tối.Ban đêm da bị mất nước. Buổi tối chính là lúc làn da dễ bị mất nước. Đặc biệt trong thời tiết hanh khô của mùa đông lại càng khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy.Cơ thể mất tập trung hơn so với ban ngày. Ban ngày là lúc bạn đắm chìm vào trong các hoạt động hoặc trong công việc nên có thể không để ý đến cảm giác khó chịu do những cơn ngứa da gây ra. Ban đêm khi cơ thể nghỉ ngơi và cũng là lúc bạn cảm nhận rõ rệt nhất sự khó chịu này.Chỗ ngủ ẩm thấp, không đảm bảo vệ sinh. Gối, chăn, màn là những vật dụng rất dễ bị bám bụi bẩn nên đây chính là môi trường cho các loại vi khuẩn, nấm, virus sinh sôi phát triển và gây bệnh vào ban đêm. Không chỉ làm da bị ngứa vào ban đêm mà điều kiện vệ sinh như vậy có thể gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta.Ngoài ra, da bị ngứa về đêm cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về một loại bệnh lý mà bạn đang mắc phải:Viêm da dị ứng. Người mắc viêm da dị ứng sẽ có triệu chứng da sưng, ngứa, khô và thậm chí có thể nứt nẻ. Bệnh này có đặc điểm dễ tái phát và thường tiến triển theo đợt. Bệnh nhân có biểu hiện mẩn ngứa khi tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng như thời tiết thay đổi, dị ứng thực phẩm hoặc mỹ phẩm,...Viêm da vảy nến. Bệnh đặc trưng với biểu hiện dày lên da của các tế bào chết kèm theo các nối vẩy như vẩy cá gây ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng sẽ càng nặng hơn vào ban đêm khi đi ngủ và cọ xát da với giường chiếu làm cho bệnh nhân thấy ngứa ngáy khi đang say giấc.Các bệnh xã hội. Các bệnh xã hội hay còn đường gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, sùi mào gà, lậu hay HIV/AIDS là những căn bệnh thường có triệu chứng đầu tiên là ngứa da. Ngoài ra, những bệnh nhân bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục bị ngứa da do tác dụng phụ của thuốc kháng virus và sự gia tăng tụ khuẩn đối với các bệnh nhân bị HIV. Các bệnh xã hội như bệnh giang mai có thể khiến bạn ngứa về đêm Bệnh lý ở gan, thận. Người mắc các bệnh lý về gan sẽ rơi vào tình trạng chức năng thải độc của gan suy yếu khiến các chất độc tích tụ ngày càng nhiều gây ra những cơn ngứa. Đối với bệnh lý ở thận cũng tương tự, các chất cặn bã sẽ không được đào thải và bài tiết ra ngoài và dần dần ứ đọng lại gây hại cho sức khỏe.Bệnh đái tháo đường. Tình trạng ngứa da ở các bệnh nhân tiểu đường là điều mà ít người chú ý đến. Thực tế là khi lượng đường trong máu tăng cao làm cho các mạch máu bên dưới da tổn thương làm quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng bị rối loạn khiến da khô sần và thậm chí ngứa ngáy.Ngoài ra các bệnh như sốt do virus, sốt xuất huyết, sốt phát ban hoặc tay chân miệng cũng làm bệnh nhân bị ngứa da vào ban đêm. Đặc trưng của các bệnh này với triệu chứng điển hình là sốt cao và ngứa xảy ra khi bệnh gần khỏi. 2. Cách xử lý khi bị mề đay ngứa về đêm Mề đay ngứa về đêm tuy không quá nguy hiểm nhưng đây cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của bạn. Một số phương pháp dưới đây có thể sẽ giúp bạn giải quyết tình trạng này:Chườm nước ấm lên daĐây là cách giảm các cơn ngứa nhanh chóng và được cho là hiệu quả nhất. Dưới tác dụng của nhiệt độ, các mao mạch vùng bị nổi mề đay sẽ giãn ra giúp đẩy nhanh tuần hoàn máu và hạn chế các hạt nổi mẩn gây ngứa ngáy.Bạn có thể đun sôi nước nóng rồi cho vào bình giữ nhiệt và đừng quên bọc một miếng vải mỏng ngoài sau đó chườm vào vùng nổi mề đay. Hành động này sẽ giúp cơn ngứa ngáy thuyên giảm rất nhanh chóng.Uống một cốc trà gừng mật ong. Gừng và mật ong được biết đến là những loại thực phẩm có tính giữ ấm và tính kháng khuẩn cao. Vì thế, khi xuất hiện những cơn ngứa ngáy do mề đay, bạn nên uống một tách trà gừng pha với một thìa mật ong để ngăn chặn sự lây lan phát triển của mề đay. Mặc khác, phương pháp này còn giúp tình thần thư thái hơn. Uống một cốc trà gừng mật ong có thể giúp bạn khắc phục tình trạng mề đay ngứa về đêm Sử dụng lá kinh giớiĐây là loại rau không thể thiếu trong đĩa rau sống của nhiều gia đình và được sử dụng phổ biến để làm gia vị. Một công dụng mà ít người biết đến đó là sử dụng để làm giảm cảm giác ngứa ngáy do bị nổi mề đay vào buổi tối. Thành phần của chúng có chứa nhiều tinh dầu có tính hàn nên khi kết hợp với nhiệt độ cao sẽ giúp giảm bớt cảm giác ngứa ngáy do mề đay gây ra. Bạn có thể lấy một nắm lá kinh giới đem sao rồi cho ít muối vào để giữ nhiệt rồi cho vào túi vải để chườm lên vùng bị ngứa. Hoặc đem đun sôi lá kinh giới và thực hiện xông trong 10 phút để giúp đẩy lùi triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, trên đây cũng chỉ là cách điều trị tự nhiên và chỉ là giải pháp tạm thời để loại bỏ ngứa. Nếu chúng vẫn tiếp tục xuất hiện, bạn cần đi khám để các bác sĩ có hướng điều trị thích hợp.Ngoài các phương pháp làm giảm triệu chứng ngứa ở trên, bạn cũng nên chú ý một số điều sau:Vệ sinh giường chiếu sạch sẽ trước khi ngủ, giặt mền gối định kỳ để loại bỏ bụi bẩn.Khi bị nổi mề đay, nên tắm với nước ấm thay vì nước lạnh để làm tăng lưu thông máu và ngủ ngon hơn. Không nên đi tắm sau 8h tối.Đối với bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm thì tránh ăn những loại thực phẩm có tính kích ứng như hải sản, tôm, cua, gỏi sống,...
doc_143
Dị tật thai nhi là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu vô cùng lo lắng, nhất là khi dị tật bẩm sinh và bệnh di truyền tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng. Dưới đây chuyên gia sẽ nêu ra một số nguyên nhân gây dị tật ở thai nhi để giúp chị em hiểu rõ và có phương pháp phòng ngừa hiệu quả. 1. Các nguyên nhân gây dị tật ở thai nhi - Do di truyền Nguyên nhân gây dị tật ở thai nhi rất phổ biến là do những bất thường về nhiễm sắc thể, những bất thường đơn gen hay một số bất thường khác. Cụ thể như sau: + Bất thường nhiễm sắc thể: Có thể là tình trạng thêm, bớt nhiễm sắc thể hoặc cấu trúc nhiễm sắc thể không bình thường. + Các bất thường đơn gen: Những trường hợp này có nguy cơ lặp lại ở những lần mang bầu tiếp theo. Tỉ lệ xảy ra lặp lại sẽ phụ thuộc vào từng loại bệnh, từng gen bị bất thường. Bên cạnh đó, bất thường đơn gen cũng có nhiều dạng di truyền như di truyền liên kết giới tính, di truyền theo kiểu trội hay kiểu lặn trên nhiễm sắc thể thường. + Các yếu tố di truyền khác cũng có thể gây dị tật có thể kể đến như bất thường do biến đổi gen trong nhân hoặc gen của ty thể, những vấn đề bất thường ngoại di truyền hoặc cũng có thể do cùng lúc xảy ra nhiều bất thường gen di truyền kết hợp. - Do tuổi tác của bố mẹ: Chất lượng của trứng và cả tinh trùng đều bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuổi tác. Cụ thể là tuổi càng cao thì chất lượng trứng và tinh trùng sẽ càng giảm, đồng thời quá trình phân chia nhiễm sắc thể sẽ rất dễ xảy ra lỗi và gây ra bất thường về gen di truyền. Mẹ bầu trên 35 tuổi và đàn ông ở tuổi 40 có nguy cơ sinh con dị tật cao hơn những trường hợp sinh con ở đúng lứa tuổi. - Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu: Trong quá trình mang thai, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu, cơ thể mẹ cần được bổ sung dưỡng chất nhiều hơn, thậm chí cần bổ sung lượng dinh dưỡng nhiều gấp đôi so với phụ nữ bình thường. Nếu mẹ bầu bị thiếu chất, đặc biệt là một số chất quan trọng như Canxi, axit folic,... . hoặc bổ sung không đúng cách, chẳng hạn như bổ sung quá nhiều vitamin A sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi và tăng nguy cơ gây dị tật. - Do môi trường sống: Mẹ bầu sống trong môi trường ô nhiễm, có chứa nhiều hóa chất độc hại, chẳng hạn như các chất phóng xạ hay khói thuốc lá,... chính là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. - Mắc bệnh truyền nhiễm trong khi mang thai, chẳng hạn như bệnh giang mai, rubella, herpes,... có thể gây dị tật thai nhi, nguy cơ cao hơn ở những phụ nữ bị bệnh trong 3 tháng đầu tiên. Bên cạnh đó, một số bệnh lý khác cũng có thể là nguyên nhân gây ra dị tật thai nhi như tiểu đường thai kỳ hay lupus ban đỏ. - Dùng thuốc không đúng cách: Mọi đối tượng bệnh nhân đều cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc để có được hiệu quả điều trị cao nhất và tránh những hậu quả không đáng có. Đặc biệt, đối với mẹ bầu, việc sử dụng thuốc lại càng quan trọng hơn. Mẹ bầu dùng thuốc bừa bãi rất dễ sinh ra những đứa trẻ dị tật. Do vậy, trước khi dùng bất cứ những loại thuốc gì, đều cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. - Mẹ bầu bị nhiễm tia X: Nhiễm tia X với nguồn bức xạ cao có thể ảnh hưởng đến thai nhi và làm tăng nguy cơ dị tật. - Do mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, stress kéo dài: Mẹ bầu vui vẻ và suy nghĩ tích cực là yếu tố quan trọng, góp phần giúp thai phát triển tốt. Ngược lại, khi mẹ bầu thường xuyên bị căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ sinh ra một số hormone làm cản trở đến quá trình phát triển lớp tế bào phôi mô của bào thai. Điều này có thể gây ra dị tật thai nhi và thậm chí là sảy thai. 2. Xét nghiệm NIPT giúp sàng lọc dị tật trước sinh hiệu quả và đảm bảo an toàn Từ những nguyên nhân gây dị tật ở thai nhi nêu trên, mẹ bầu có thể phòng ngừa dị tật thai nhi bằng một số cách như hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại, thực hiện chế độ ăn khoa học và đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, thường xuyên tập luyện để tăng cường sức khỏe và phòng tránh bệnh tật,... Tuy nhiên, ngay cả khi đã thực hiện những biện pháp phòng ngừa nêu trên, bất cứ bà bầu nào cũng tiềm ẩn nguy cơ sinh con dị tật do những yếu tố bất thường về gen di truyền. Đây là yếu tố không thể phòng tránh được. Do đó, việc sàng lọc dị tật trước sinh là vô cùng quan trọng. Xét nghiệm NIPT chính là phương pháp sàng lọc trước sinh hiệu quả và được nhiều mẹ bầu lựa chọn trong những năm gần đây. Các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của mẹ để phân tích ADN tự do của thai nhi, qua đó biết được nguy cơ về các bệnh di truyền cho thai. Nhờ có xét nghiệm NIPT, mẹ bầu có thể phát hiện một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi từ rất sớm, chẳng hạn như hội chứng Down và Edwards, một số bất thường về nhiễm sắc thể giới tính, đột biến do mất đoạn nhiễm sắc thể,... Những ưu điểm của xét nghiệm NIPT có thể kể đến như: - Có thể thực hiện rất sớm, từ tuần thai thứ 10. Có nghĩa là nếu thực hiện xét nghiệm NIPT, mẹ bầu có thể phát hiện được nguy cơ dị tật của thai ngay từ tuần thứ 10 của thai kỳ. - Là phương pháp an toàn: Để thực hiện xét nghiệm NIPT, bác sĩ chỉ cần lấy mẫu máu của mẹ và không cần thực hiện xâm lấn như những biện pháp khác chẳng hạn như sinh thiết, chọc ối,... Do đó, giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho cả mẹ bầu và thai nhi. - Tỷ lệ chính xác cao: Phương pháp này được áp dụng công công nghệ giải trình tự gen và kết quả thu được có thể chính xác tới 99%. Đây cũng là những ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các phương pháp sàng lọc khác.
doc_144
1. Kính thuốc: Khái niệm, phân loại và tác hại của việc đeo sai kính thuốc 1.1. Khái niệm kính thuốc Trong quá trình sống, mắt của chúng ta có thể gặp nhiều vấn đề; trong đó, có tật khúc xạ. Tật khúc xạ khiến thị lực người bệnh suy giảm. Và kính thuốc ra đời như một giải pháp toàn diện để cải thiện tình trạng suy giảm thị lực này. Đó là ứng dụng phổ biến nhất của kính thuốc. Ngoài ứng dụng này, kính thuốc cũng có thể được sử dụng để khắc phục tình trạng suy giảm thị lực do các bệnh lý nhãn khoa khác nhưng không nhiều. Để cải thiện tình trạng suy giảm thị lực do tật khúc xạ, kính thuốc ra đời. 1.2. Phân loại kính thuốc Kính thuốc được phân loại theo tật khúc xạ. Theo đó, chúng ta có 4 loại kính thuốc là: Kính cận thị, kính viễn thị, kính loạn thị và kính lão thị. – Kính cận thị: Giúp người bệnh nhìn xa. – Kính viễn thị: Giúp người bệnh nhìn gần. – Kính loạn thị: Giúp người bệnh nhìn sắc nét cả gần và cả xa. – Kính lão thị: Tương tự viễn thị, lão thị cũng khiến người bệnh nhìn xa tốt còn nhìn gần thì không. Tuy nhiên, 2 tật khúc xạ này hoàn toàn khác nhau. Kính lão thị cũng giúp người bệnh nhìn gần 1.3. Tác hại của việc đeo sai kính thuốc Mắt là một thiết kế tinh xảo của tạo hóa. Và tật khúc xạ là một vấn đề phức tạp, phải được cải thiện bằng một giải pháp không đơn giản. Kính thuốc – giải pháp khắc phục tật khúc xạ được coi là toàn diện nhất, nếu không chuẩn như nó cần thiết phải thế, có thể đem đến cho người bệnh nhiều hệ lụy tai hại. Hệ lụy gần là khiến người bệnh đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Và hệ lụy xa là khiến người bệnh tăng độ cận/viễn/loạn/lão và nhược thị. Nên nhớ, độ của tật khúc xạ không được kiểm soát thích đáng có thể làm gia tăng nguy cơ nhiều bệnh lý nhãn khoa nguy hiểm, như tăng nhãn áp, bong võng mạc,… xuất hiện. Đây đều là những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Đeo kính thuốc sai độ, người bệnh có thể đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Mặc dù không gây nguy hiểm cho đôi mắt, kính thuốc đúng độ nhưng không chất lượng lại “gây nguy hiểm” cho trải nghiệm thị giác của chúng ta. Chúng được chế tạo bằng vật liệu không tốt nên độ phản quang không cao, cho hình ảnh kém trong trẻo, chân thật. 2.1. Quy trình thăm khám tiêu chuẩn – Bước 1: Đo thị lực, sử dụng bảng đo thị lực điện tử. – Bước 2: Thăm khám với chuyên gia, sử dụng máy sinh hiển vi. Chuyên gia chỉ định người bệnh chỉnh kính nếu không có bất thường. Nếu có bất thường, chuyên gia chỉ định người bệnh thực hiện các thăm khám cần thiết khác để chẩn đoán bệnh. – Bước 3: Đo độ cận/viễn/loạn/lão, sử dụng máy đo khúc xạ tự động. – Bước 4: Thử kính. – Bước 5: Đo khoảng cách đồng tử hai mắt. – Bước 6: Đeo kính đi lại. – Bước 1: Đo thị lực, sử dụng bảng đo thị lực điện tử. – Bước 2: Đo độ cận/viễn/loạn, sử dụng máy đo khúc xạ tự động. – Bước 3: Nhỏ liệt điều tiết nhanh hoặc chậm, tùy độ tuổi của trẻ. – Bước 4: Trẻ dưới 8 tuổi nhỏ liệt điều tiết chậm, sử dụng Atropin 0.5% trong 5 ngày; ngày thứ 6 tiến hành soi bóng đồng tử. Trẻ trên 8 tuổi nhỏ liệt điều tiết nhanh, sử dụng Cyclogyl 1% 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút; sau 1 giờ tiến hành soi bóng đồng tử. – Bước 5: Đo độ cận/viễn/loạn, sử dụng máy đo khúc xạ tự động. – Bước 6: Thử kính. – Bước 7: Đo khoảng cách đồng tử hai mắt. – Bước 8: Đeo kính đi lại. 2.2. Tròng kính nhập khẩu từ 2 thương hiệu nổi tiếng là Chemi và Fano
doc_145
Viêm gan B mạn tính thường có diễn biến âm thầm, virut nhân lên theo thời gian gây tổn thương gan dẫn đến các biến chứng như xơ gan hoặc ung thư gan. Viêm gan B sở dĩ nguy hiểm và khó điều trị bởi phần lớn người bệnh đều không có triệu chứng biểu hiện trong giai đoạn đầu, và chỉ đến khi bệnh đã tiến triển phức tạp. Virus viêm gan B Viêm gan B là bệnh do virut viêm gan B gây ra. Bệnh lây truyền chủ yếu qua 3 đường: đường máu, đường tình dục và lây truyền từ mẹ sang con. Virut viêm gan xâm nhập vào cơ thể từ máu vào gan và xâm nhập vào các tế bào gan, sinh sôi và nảy nở trong các tế bào gan bị nhiễm đồng thời phóng thích các virut mới ra ngoài để nhiễm cho các tế bào gan khác. Khi bị nhiễm virut viêm gan B, có khoảng 10% bệnh nhân nhiễm viêm gan B cấp là có biểu hiện lâm sàng và có thể được chẩn đoán và điều trị. Một số khác có khả năng chống lại viêm gan B và tự loại bỏ được virut trong cơ thể mà không cần điều trị. Viêm gan B mạn tính nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây xơ gan Khi có kết luận của bác sĩ về bệnh, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ, nhằm đảm bảo thể kiểm soát được diễn biến của bệnh và phòng ngừa lây nhiễm sang cho người khác. Bệnh nhân viêm gan B mạn tính tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc điều trị theo mách bảo mà không có chỉ định của bác sĩ. Viêm gan B mạn tính cần theo dõi và điều trị tích cực Viêm gan B mạn tính tuy không khỏi hoàn toàn, nhưng nếu được điều trị tốt hoàn toàn có thể hạn chế được các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân viêm gan B mạn tính. Phòng ngừa vẫn là phương pháp cần được quan tâm chú trọng, cần thiets thực hiện tiêm phòng viêm gan B. Cần chú ý đến các con đường lây truyền của bệnh để có biện pháp bảo vệ mình đồng thời tránh lây bệnh cho người khác. Viêm gan B lây truyền qua đường máu, vì vậy tránh dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kềm cắt da,…Đối với trẻ sơ sinh được sinh ra từ những bà mẹ bị nhiễm viêm gan B cần tiêm trong vòng 24h đầu sau sinh để có hiệu quả phòng ngừa tốt nhất.
doc_146
Thuốc Detazofol có chứa 2 thành phần chính là Paracetamol hàm lượng 400mg và Clorpheniramin maleat hàm lượng 2mg. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Detazofol sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn. 1. Chỉ định sử dụng thuốc Detazofol Detazofol thuộc nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid. Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt trong các trường hợp sau:Bệnh Gout;Bệnh về xương khớp;Cắt sốt do cảm lạnh, cảm nóng;Đau đầu;Đau mỏi vai gáy;Đau lưng;Nhức cơ;Viêm khớp nhẹ;Viêm mũi dị ứng. 2. Công dụng thuốc Detazofol Paracetamol hay còn được gọi là Acetaminophen hoặc N-P-Aminophenol. Đây là một dạng chuyển hóa đầy đủ các hoạt tính của Phenacetin. Không giống với Aspirin, Paracetamol không được chỉ định trong điều trị kháng viêm.Paracetamol có tác dụng trong điều trị hạ sốt và giảm đau nhanh chóng. Đây là loại thuốc không chứa steroid và có khả năng thay thế Aspirin.Với khả năng giảm đau hạ sốt tương đương với Aspirin, Paracetamol thường được kê với liều lượng bằng Aspirin, tính theo đơn vị khối lượng là gam. Paracetamol chỉ có tác dụng lên Cyclooxygenase hay Prostaglandin thuộc hệ thần kinh trung ương của não bộ, bởi vậy, với liều dùng khuyến cáo, nó sẽ ít ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tuần hoàn tim mạch. Bên cạnh đó, Paracetamol không làm mất cân bằng lượng acid-base và không gây ra hiện tượng kích ứng, chảy máu dạ dày như dùng Salicylat.Theo các chứng minh lâm sàng, Paracetamol không gây ảnh hưởng đến tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu. Paracetamol hỗ trợ điều trị làm hạ thân nhiệt ở người đang sốt, nhưng ít tác động giảm nhiệt ở người bình thường.Clorpheniramin có tác dụng kháng Histamin nhờ cơ chế ngăn chặn cạnh tranh thụ thể H1 do các tế bào tác động, kèm theo ít tác dụng như thuốc an thần. Clorpheniramin Maleat có thêm tác dụng phụ là hạn chế tiết acetylcholin, tuy nhiên tác dụng này sẽ phụ thuộc tuỳ cơ địa mỗi người mà phát huy tác dụng khác nhau. 3. Cách sử dụng và liều lượng nên dùng Thuốc Detazofol được bào chế dưới dạng viên nén nên sẽ được hấp thụ vào cơ thể thông qua đường uống. Thuốc nên được uống cả viên bằng nước đun sôi để nguội thay vì nghiền nát hoặc xay nhỏ.Đối với những người không thể uống trực tiếp thì sẽ dùng dạng thuốc đặt qua trực tràng.Liều lượng khuyên dùng:Người lớn uống từ 1- 2 viên/ lần; chỉ dùng thuốc dưới 10 ngày;Trẻ từ 2 - 6 tuổi uống 1⁄2 viên/ lần; chỉ dùng thuốc dưới 5 ngày;Trẻ từ 7 - 16 tuổi uống 1 viên/ lần; chỉ dùng thuốc dưới 5 ngày.Trong trường hợp muốn tăng liều lượng thì cần có sự chỉ định của bác sĩ điều trị.Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, cần có chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng thuốc. Liều lượng tham khảo sẽ từ 40mg – 100mg, tùy theo số tuổi, uống cách nhau 4 - 6h để tránh tác dụng phụ gây nguy hiểm cho trẻ 4. Một số trường hợp chống chỉ định Không sử dụng thuốc cho người mẫn cảm với Paracetamol và Clorpheniramin cùng các thành phần khác;Những người mắc các bệnh như tim, thận, phổi, gan... hoặc bệnh thiếu máu đang được chữa trị kéo dài;Người mắc bệnh hen cấp tính, hội chứng phì đại tiền liệt tuyến, glocom góc hẹp (nguyên nhân dẫn đến mù lòa do rối loạn giải phẫu của mống mắt ngoại vi) hoặc các tình trạng ảnh hưởng đến khả năng đào thải như tắc nghẽn môn vị, tá tràng;Phụ nữ đang cho con bú bằng sữa mẹ;Người bị thiếu hụt Glucose-6-Phosphate Dehydrogenase (G6PD);Không tự ý dùng thuốc trong trường hợp người lớn hoặc trẻ bị sốt cao (trên 39,5 độ) kéo dài từ 2- 3 ngày. 5. Thận trọng lưu ý khi sử dụng Thuốc đã được chứng minh có gây ảnh hưởng đến người đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ, vì vậy 2 trường hợp này không được sử dụng thuốc;Người từng bị thiếu máu cần cẩn trọng khi dùng thuốc;Lưu ý không cho trẻ uống quá 5 liều được chỉ định trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chỉ tăng liều nếu có sự chỉ định của bác sĩ. 6. Tổng hợp các tác dụng phụ của thuốc Thuốc có khả năng gây buồn ngủ, nổi mề đay, khô miệng, mẩn ngứa;Một số hiếm có thể bị vàng da và mắt, rối loạn hệ tiêu hóa, sốt cao không thuyên giảm, xuất huyết, suy giảm bạch cầu;Trường hợp dùng thuốc lâu dài có thể làm tăng khả năng chống đông cho bệnh nhân đang dùng Coumarin và dẫn chất của Indandion. 7. Một số các tương tác thuốc Khi dùng thuốc Detazofol cùng loại thuốc Phenothiazine hoặc các biện pháp hạ nhiệt cần chú ý đến khả năng giảm sốt nghiêm trọng;Có nguy cơ gây ngộ động gan nếu dùng thuốc chung với bia rượu, chất kích thích...Không nên dùng chung với Atropin hoặc chất gây ức chế thần kinh trung ương;Không dùng chung với Clorpheniramin maleat bởi có nguy cơ dẫn đến tình trạng suy hô hấp, phổi mãn tính, gây tắc đường tiểu chóng mặt, ngủ gà...Bài viết đã cung cấp thông tin về công dụng thuốc Detazofol, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Detazofol. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Detazofol theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng hay giảm liều hoặc đưa đơn thuốc cho người khác sử dụng.
doc_147
1. Tổng quan về thực hiện phương pháp bọc răng sứ Bọc răng sứ là phương pháp nha khoa được áp dụng khá phổ biến. Phương pháp này giúp điều trị trong các trường hợp như: răng bị sứt, vỡ, … khiến cho việc thực hiện ăn uống trở nên khó khăn. Hoặc có những trường hợp bệnh nhân bị răng ố vàng, nhiễm kháng sinh không thể khắc phục bằng tẩy trắng thông thường. Từ đó, tính thẩm mỹ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau khi thực hiện bọc răng sứ, hàm răng sẽ được khắc phục, trả về với nguyên vẹn như ban đầu. Tính thẩm mỹ và cả các chức năng của răng đều sẽ được bảo toàn. 1.2 Những trường hợp cần thực hiện bọc răng sứ thẩm mỹ Một số trường hợp cụ thể nên thực hiện bọc răng sứ khắc phục như: – Răng bị chấn thương dẫn tới nứt, mẻ, … khiến người bệnh khó chịu. Từ đó, quá trình ăn uống và tính thẩm mỹ cũng bị ảnh hưởng. – Bề mặt men răng bị bong tróc, răng nhiễm màu nặng và không thể làm trắng bằng tẩy trắng thông thường. – Răng bị yếu đi do sâu răng quá nhiều. – Kết hợp khi thực hiện phục hình nha khoa bằng Implant. 2. Thực hiện bọc răng sứ có gây đau không và nguyên nhân Thông thường sau khi bọc răng sứ, bệnh nhân sẽ hơi đau nhức 1-2 ngày Quá trình thực hiện bọc răng sứ thường gồm những bước cơ bản: thăm khám – tiến hành lấy dấu răng, chế tác răng sứ – gây tê, mài răng theo tỷ lệ đã tính toán – lấy dấu hàm, thiết kế răng sứ – lắp mão sứ và kiểm tra lại. Nhìn chung, toàn bộ quy trình bọc răng sứ sẽ không làm đau nhức quá mức. Còn cụ thể, điều này sẽ phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ cũng như thiết bị máy móc nha khoa. Nếu như bác sĩ có chuyên môn tốt cùng kinh nghiệm, thực hiện đúng kỹ thuật. Cùng với đó là sự hỗ trợ từ những thiết bị máy móc hiện đại thì quá trình bọc răng sứ sẽ diễn ra nhẹ nhàng, đảm bảo an toàn, hiệu quả hơn. 2.2 Nguyên nhân bị đau kéo dài sau khi bọc răng sứ Thông thường, sau khi bọc răng sứ, ta sẽ có cảm giác đau nhức nhẹ từ 1-2 ngày. Sau đó, tình trạng răng miệng có thể trở lại bình thường, không còn khó chịu. Những trường hợp cơn đau nhức kéo dài không thuyên giảm thường do: – Bệnh lý răng miệng không được điều trị triệt để trước khi bọc răng sứ dẫn tới bệnh nặng hơn, đau nhức răng. Ví dụ như nếu bệnh nhân chưa được loại bỏ toàn bộ phần tủy nhiễm trùng thì bọc răng sứ xong nguy cơ bị nhiễm khuẩn nặng hơn và dẫn tới đau nhức kéo dài. Bác sĩ mài răng thật quá mức có thể làm răng đau nhức sau khi bọc sứ Tay nghề của bác sĩ chưa tốt dẫn tới mài răng quá mức. Từ đó, ngà răng bị lộ gây tình trạng đau buốt sau khi chụp răng sứ. Bên cạnh đó, việc bị đau nhức còn có thể do bác sĩ lắp mão răng sứ không chuẩn. Mão răng lệch lạc sẽ khiến cho lực nhai bị dồn vào răng sứ khiến đau nhức, khó chịu. Chất lượng của vật liệu răng sứ kém, nguồn gốc không rõ ràng. Khi đó, tính dẫn nhiệt của mão sứ không đảm bảo sẽ khiến răng ê buốt sau khi thực hiện làm răng sứ. Chế độ ăn uống chưa phù hợp cộng với cách chăm sóc răng miệng không đúng. Đây chính là những yếu tố để tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành nên. Chúng phát triển và tấn công gây đau nhức. Lựa chọn nha khoa uy tín giúp đảm bảo an toàn, hiệu quả bọc răng sứ hơn Thậm chí, nếu như răng sứ bọc sai kỹ thuật, răng sẽ bị xâm lấn quá nhiều. Khe hở từ đó sẽ tạo ra giữa mão răng và cùi răng. Đây là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển, tấn công của vi khuẩn. Cũng từ đây, nhiều biến chứng nghiêm trọng có thể xảy đến như viêm tủy, viêm nha chu, sâu răng, … 3. Cách để hạn chế tình trạng đau nhức sau khi bọc răng sứ Sau khi thực hiện bọc răng sứ nếu có dấu hiệu đau nướu trong 1-2 ngày là hiện tượng bình thường. Ta có thể áp dụng một số cách sau để làm dịu cơn đau: – Súc miệng với nước muối loãng, ấm: Trong nước muối có thành phần kháng khuẩn tốt. Từ đó, những vi khuẩn gây hại răng sứ sẽ được loại bỏ. – Chườm đá lạnh: Đây là giải pháp giúp răng tạm thời đỡ bị ê buốt, khó chịu. Tuy nhiên, ta cần lưu ý nên chườm đá gần khu vực răng sứ, không nên chườm lên trực tiếp vị trí gắn răng sứ. – Sử dụng thuốc giảm đau: Bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau để giảm bớt tình trạng đau nhức. Thế nhưng, việc uống thuốc giảm đau cần có sự chỉ định của bác sĩ. – Sử dụng hàm bảo vệ răng: Tình trạng ê buốt, đau nhức nếu do nghiến răng thì bệnh nhân nên sử dụng hàm bảo vệ. Điều này sẽ giúp hạn chế được sự va chạm các răng với nhau. Cảm giác đau nhức, ê buốt từ đó cũng sẽ được hạn chế. Tuy nhiên, trên đây chỉ là những biện pháp thuyên giảm đau nhức tạm thời. Nếu sau vài ngày, tình trạng đau nhức vẫn không có dấu hiệu giảm bớt, ta cần nhanh chóng đi kiểm tra. Bác sĩ sẽ xác định rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời.
doc_148
Thuốc Jetry có hoạt chất chính là Clotrimazol, một thuốc kháng nấm tổng hợp và được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm nấm ngoài da. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Jetry. Thuốc Jetry có thành phần là Clotrimazol 1%. Clotrimazole là một thuốc kháng nấm tổng hợp thuộc nhóm imidazole, được dùng điều trị tại chỗ các trường hợp nhiễm nấm trên da. Cơ chế tác dụng của hoạt chất Clotrimazole là liên kết với các phospholipid trong màng tế bào nấm, làm thay đổi tính thấm của màng và gây mất các chất thiết yếu nội bào dẫn đến tiêu hủy tế bào nấm. Ở liều điều trị, thuốc còn ức chế sự tổng hợp ergosterol của màng tế bào, ở nồng độ cao hơn thì thuốc còn có thêm một cơ chế khác nữa là gây hủy hoại màng mà không có liên quan đến sự tổng hợp sterol (đến nay chưa rõ cơ chế đó).Clotrimazole có tác dụng kìm hãm và diệt nấm tùy theo nồng độ đối với các chủng Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes, Epidermophyton floccosum, Microsporum canis và các loài Candida. Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng trên một số vi khuẩn gram dương (ví dụ như Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes), vi khuẩn gram âm (chẳng hạn như Bacteroides, Gardnerella vaginalis) và Trichomonas. 2. Tác dụng thuốc Jetry Thuốc Jetry được chỉ định trong điều trị tại chỗ các bệnh nấm như sau:Bệnh nấm Candida albicans ngoài da, nấm Corynebacterium minutissimum, nấm da thân.Bệnh nấm da đùi do Trichophyton rubrum, T. mentagrophytes, Epidermophyton floccosum và Microsporum canis.Bệnh lang ben do Malassezia furfur gây ra. Bệnh nấm da đầu, nấm móng.Thuốc Jetry 1% chống chỉ định trong các trường hợp mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc. 3. Liều dùng và cách dùng của thuốc Jetry Cách dùng: Đây là loại thuốc bôi ngoài da, bệnh nhân cần rửa sạch vùng da bị bệnh (tốt nhất là rửa bằng xà phòng có tính kiềm), lau khô, rồi thoa một lớp mỏng thuốc, sau đó xoa nhẹ và đều cho thuốc ngấm hoàn toàn.Liều dùng: Liều dùng cụ thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến bệnh. Để có liều thuốc Jetry phù hợp, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế. Liều thuốc tham khảo như sau:Mỗi ngày bệnh nhân nên bôi 2–3 lần. Thời gian điều trị trung bình từ 1 - 3 tuần nếu bị lang ben và từ 2 - 4 tuần đối với các bệnh nấm da khác. Hầu hết bệnh nhân thường đỡ trong vòng 1 tuần, nhưng cũng có trường hợp phải điều trị đến 8 tuần. Để tránh tái phát, bệnh nhân lưu ý giữ gìn vệ sinh cá nhân.Quá liều: Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi bôi quá liều thuốc Jetry. Thông thường, khó có khả năng xảy ra quá liều cấp tính đối với dạng thuốc bôi Clotrimazole do nồng độ hoạt chất thấp và thuốc được dùng theo đường bôi ngoài da. Khi sử dụng thuốc Jetry 1%, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng không mong muốn bao gồm: Các phản ứng tại chỗ gồm nóng rát, kích ứng, viêm da dị ứng do tiếp xúc hoặc đau rát vùng bôi thuốc ở da. Không dùng thuốc Jetry cho điều trị nhiễm nấm toàn thân.Không dùng Clotrimazole đường miệng cho trẻ em dưới 3 tuổi, vì chưa xác định hiệu quả và độ an toàn ở đối tượng này.Bệnh nhân không nên băng kín vùng da bị tổn thương và tránh làm xây xước vùng da bị bệnh trước khi bôi thuốc.Nên giữ cho da sạch sẽ, khô ráo và kết hợp với vệ sinh cá nhân thường xuyên.Nếu bệnh nhân sau khi điều trị 4 tuần mà triệu chứng không thuyên giảm thì nên ngưng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc thay thế.Nếu bệnh nhân có phản ứng kích ứng hoặc mẫn cảm khi dùng Clotrimazole, phải ngừng thuốc và điều trị thích hợp.Phải điều trị đủ thời gian mặc dù các triệu chứng thuyên giảm. Sau 4 tuần điều trị nếu không đỡ thì bệnh nhân cần khám lại.Thông báo với bác sĩ nếu có biểu hiện tăng kích ứng ở vùng da bôi thuốc (ngứa, đỏ, bỏng, mụn nước, sưng), dấu hiệu của sự quá mẫn.Thời kỳ mang thai: Chưa có đủ các số liệu nghiên cứu trên phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Thuốc Jetry chỉ được dùng cho người mang thai trong 3 tháng đầu khi có chỉ định cụ thể của bác sĩ.Thời kỳ cho con bú: Vẫn chưa biết liệu thuốc Jetry có bài tiết qua sữa không, thận trọng khi dùng thuốc cho người đang cho con bú.Bảo quản thuốc Jetry ở nhiệt độ dưới 30o. C và dùng thuốc trong vòng 4 tuần sau khi mở nắp 6. Tương tác thuốc Tương tác thuốc có thể ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và/hoặc gia tăng tác dụng bất lợi của thuốc. Sau đây là một số tương tác thuốc cần lưu ý khi sử dụng thuốc Jetry:Chưa có thông tin về tác dụng hiệp đồng hay đối kháng giữa Clotrimazol và Nystatin, Amphotericin B hoặc Flucytosine trong các loài C. albicans. Nên thận trọng khi dùng đồng thời.Nồng độ thuốc Tacrolimus trong huyết thanh của bệnh nhân ghép gan tăng lên khi dùng đồng thời với Clotrimazole. Do vậy nên cân nhắc giảm liều Tacrolimus theo nhu cầu.Trên đây là các thông tin tổng quan về thuốc Jetry. Bệnh nhân nếu có thắc mắc hoặc cần thêm thông tin về thuốc, hãy liên hệ bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn.
doc_149
Nhiễm trùng là một trong những bệnh lý gây tử vong cao ở trẻ sơ sinh, nó chỉ đứng thứ hai sau hội chứng suy hô hấp. Bài viết sau đây sẽ trình bày về đặc điểm, cách nhận biết và phương thức điều trị bệnh nhiễm trùng sơ sinh Trẻ sơ sinh được tính là những trẻ từ lúc sinh ra cho tới dưới 28 ngày tuổi, ở giai đoạn này trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị các vi khuẩn, virus xâm nhập gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ hoặc có thể gây tử vong.Nhiễm trùng sơ sinh được chia thành 2 nhóm là nhiễm trùng sơ sinh sớm và nhiễm trùng sơ sinh muôn. Trong đó:Nhiễm trùng sơ sinh sớm là những ca trẻ bị nhiễm trùng trong vòng 72 giờ sau sinh.Nhiễm trùng sơ sinh muộn xảy ra từ ngày ngày thứ 5 sau khi trẻ được sinh ra.Ở loại nhiễm trùng sơ sinh sớm thì số lượng các ca nhiễm trùng máu thường rất phổ biến.Nhiễm trùng sơ sinh có thể bị mắc phải khi trẻ nằm trong tử cung qua bánh rau, màng ối, đường sinh sản khi chuyển dạ đẻ hoặc từ các nguồn bên ngoài sau sinh.2. Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng sơ sinh. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus ở các thời điểm như trong bào thai, lúc sinh, hoặc sau khi sinh ra. Đa số trẻ bị nhiễm vi khuẩn là do trẻ hít hoặc nuốt phải vi khuẩn sống trong đường sinh dục của mẹ trong lúc sinh nên vi khuẩn hoặc virus đi vào phổi hoặc vào máu của trẻ.Ngoài ra, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm virus như Herpes hay thủy đậu. Các loại Virus này có thể đi vào máu của trẻ sơ sinh ngay cả khi trẻ còn ở trong bụng mẹ bị nhiễm virus, hoặc nhiễm sau sinh nếu tiếp xúc với người mắc bệnh. Nguy cơ mắc nhiễm trùng trong tử cung và nhiễm trùng sau khi sinh có tỉ lệ nghịch với tuổi thai. 3. Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng sơ sinh Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh bao gồm:Cơ thể trẻ có biểu hiện xanh tím, trẻ thở nhanh, thở rên, bị rối loạn nhịp thở. Đặc biệt nếu trẻ có dấu hiệu ngừng thở đột ngột từng cơn trên 15 giây thì đó là dấu hiệu rất nguy hiểm.Trẻ bị trướng bụng, bỏ bú, bú kém, ứ dịch dạ dày, tiêu chảy,...Trẻ có nhịp tim đập nhanh trên 160 lần/ phút, lạnh đầu chi, hạ huyết áp,...Trẻ bị tăng hoặc giảm trương lực cơ, co giật, giảm phản xạ, tinh thần lơ mơ, dễ bị kích động hoặc hôn mê.Trẻ có thể gặp tình trạng rối loạn điều hòa thân nhiệt.Da trẻ có thể bị xuất huyết dưới da, da tái, phát ban, vàng da sớm, nổi nốt mủ, cứng bì, nổi vân tím,... Da môi nhợt nhạt hoặc tím quanh môi.Trẻ có tình trạng tụ máu dưới da, xuất huyết nhiều, tử ban, gan lách to,...Trẻ ngủ nhiều hơn bình thường hoặc trẻ quấy khóc nhiều...Trẻ bị sưng mắt hoặc mắt chảy ghèn vàng.Đánh giá lâm sàng là bước đầu tiên để chẩn đoán trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh. Sau đó, nhân viên y tế sẽ thực hiện các đánh giá sâu hơn để xác định bệnh như thực hiện xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, chụp Xquang, siêu âm hoặc tiến hành chọc dò tủy sống.4. Điều trị nhiễm trùng sơ sinhĐiều trị tình trạng nhiễm trùng sơ sinh tùy thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ. Đa số các ca nhiễm trùng sơ sinh cần được điều trị bằng kháng sinh. Đối với những trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh sớm thì thường được điều trị bằng các loại kháng sinh Aminosid và Beta Lactamin. Nếu trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn nguy hiểm hơn hoặc không đáp ứng với phác đồ điều trị thì bác sĩ sẽ xem xét phác đồ điều trị với kháng sinh mạnh hơn.Lựa chọn kháng sinh để điều trị các ca nhiễm khuẩn sơ sinh phải dựa trên kết quả nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ. Thông thường là kết hợp của các loại kháng sinh ampicillin và gentamincin hoặc ampicillin và vcefotaxim.Thời gian sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm trùng sơ sinh sớm còn tùy thuộc vào từng loại bệnh, trong đó nhiễm trùng huyết là phổ biến với phác đồ điều trị trong 10 ngày.Liều dùng kháng sinh ở trẻ sơ sinh thường cao hơn so với người lớn vì dịch ngoại bào trong cơ thể trẻ chiếm đến 45% tổng trọng lượng cơ thể. Sự thiếu hụt hoặc giảm chức năng enzyme ở trẻ sơ sinh có thể làm kéo dài thời gian bán hủy của một số loại kháng sinh và tăng nguy cơ nhiễm độc.Nếu tình trạng nhiễm trùng sơ sinh không quá nặng thì bác sĩ có thể cho trẻ sẽ được nằm chung với mẹ và chích thuốc hằng ngày. Nếu trẻ không bú được hoặc bú kém, hoặc cần phải thở oxy thì sẽ được điều trị ở phòng chăm sóc sơ sinh đặc biệt.Trẻ khi điều trị nhiễm trùng sơ sinh sớm sẽ được nằm phòng riêng ngăn ngừa nhiễm trùng tiến triển, hạn chế tiếp xúc với người nhà và được theo dõi điều trị đặc biệt.Tùy vào triệu chứng và biến chứng mà trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh sớm gặp phải, nhân viên y tế sẽ thực hiện các biện pháp điều trị để làm giảm các triệu chứng của bệnh như thực hiện thay máu, điều trị chống rối loạn đông máu, chống suy hô hấp cấp, cân bằng nước, nhiệt, điện giải, toan kiềm và sử dụng thuốc tăng cường miễn dịch.5. Phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh. Các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh sớm cần được chủ động thực hiện trước khi sinh bao gồm:Tiêm đầy đủ các mũi tiêm phòng bệnh uốn ván, viêm gan, tiêm phòng Rubella.Cần thực hiện khám thai định kỳ trước và trong khi mang thai.Tiến hành điều trị tận gốc các bệnh nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng niệu dục khi có bệnh.Đảm bảo chế độ dinh dưỡng an toàn khi mang thai.Chú ý vệ sinh thân thể tốt, hạn chế vận động mạnh để tránh trầy xước, viêm nhiễm khi mang thai.Chủ động phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh sớm trong lúc sinh bằng cáchĐảm bảo vô khuẩn trong khi sinh với tất cả dụng cụ y tế, nước, khăn.Không thăm khám âm đạo nhiều lần với các sản phụ sinh khó, bị vỡ ối sớm hoặc chuyển dạ trong thời gian dài, tránh các biến chứng sản khoa cho trẻ sơ sinh như sinh ngạt, tổn thương vùng đầu, thân trong lúc sinh.Phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh sớm sau sinh bằng cách:Thực hiện vệ sinh phòng ốc, chăn màn, đồ dùng cho trẻ sạch sẽ, sát khuẩn để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại.Vệ sinh da, mắt, tai, rốn cho trẻ sau sinh sạch sẽ.Giữ phòng ngủ cho bé thông thoáng, đầy đủ ánh sáng và sạch sẽ để hạn chế sự phát triển của vi trùng.Người chăm sóc cần vệ sinh tay sạch sẽ, sát khuẩn trước và sau khi chăm sóc trẻ.Tóm lại, nhiễm trùng sơ sinh là bệnh lý có tỉ lệ tử vong cao nhưng có thể chữa trị được nếu được phát hiện và điều trị bệnh sớm. Phụ huynh nên chủ động tìm hiểu đầy đủ kiến thức cũng như các dấu hiệu nhận biết bệnh để phòng ngừa và phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh.
doc_150
Colace hay Docusate nằm trong danh sách thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, được sử dụng trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh táo bón. Bên cạnh công dụng hiệu quả thì người bệnh cũng nên lưu ý đến các tương tác thuốc và phản ứng không mong muốn mà Colace gây ra. Colace có tên gọi phổ biến khác là Docusate, chứa thành phần chính là Docusate natri, thuộc nhóm thuốc nhuận tràng, được sử dụng để điều trị các bệnh như:Táo bón không thường xuyên: Công dụng chính của Docusate natri là để điều trị táo bón. Nó hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng và có khả năng làm mềm phân. Trong các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng như trĩ và nứt hậu môn thì thuốc có thể giúp giảm cảm giác đau do rặn khi đi tiêu.Ngoài ra, Docusate natri đôi khi được sử dụng để làm mềm ráy tai và giúp loại bỏ ráy tai ra ngoài.Cơ chế hoạt động:Docusate là 1 thuốc nhuận tràng làm mềm phân. Nó hoạt động bằng cách giảm sức căng bề mặt của bề mặt phân cách dầu và nước của phân, cho phép nước và lipid đi vào khối phân. Nhờ đó, phân mềm và dễ dàng đi qua đường ruột. Colace không tồn tại trong đường tiêu hóa, sẽ được hấp thụ vào máu và bài tiết qua túi mật 2. Liều lượng và cách dùng Cách dùng: Colace được dùng theo đường uống, để thuốc hấp thụ tốt nhất thì người bệnh nên uống với nhiều nước.Liều lượng: Liều lượng thuốc sẽ được bác sĩ kê dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh và khả năng đáp ứng với liệu pháp.Docusate natri đường uống được dùng một lần mỗi ngày hoặc chia làm nhiều lần, trong khi liều lượng canxi docusate là 1 lần một ngày.Liều thông thường cho người lớn bị táo bón: Dùng liều từ 50 đến 300mg mỗi ngày, chia thành 1 đến 4 liều.Liều thông thường cho trẻ em bị táo bón: Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi dùng liều lượng thuốc từ 50 đến 150mg mỗi ngày, chia thành 1 đến 4 liều.Với trẻ em dưới 2 tuổi cần hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ.Chống chỉ định dùng thuốc trong trường hợp:Người bệnh bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.Người bệnh bị tắc nghẽn đường ruột hay có các triệu chứng của viêm ruột thừa hoặc đau bụng cấp tính.Không sử dụng thuốc lâu hơn 7 ngày.Người bệnh đang có biểu hiện buồn nôn, nôn hoặc đau dạ dày nghiêm trọng.Colace không được khuyến cáo ở những người bị viêm ruột thừa, đau bụng cấp tính hoặc hồi tràng.Quá liều, quên liều và cách xử lý:Quên liều: Nếu người bệnh quên 1 liều Docusate, hãy dùng liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không dùng 2 liều cùng một lúc để bù lại liều thuốc đã quên.Quá liều: Khi người bệnh uống quá liều lượng thuốc Colace có thể sẽ gặp tình trạng tiêu chảy hoặc là đau dạ dày. Khi gặp phản ứng này tốt hơn hết bệnh nhân nên ngừng sử dụng thuốc để cơ thể được trở về trạng thái bình thường, vì thông thường các phản ứng này sẽ hết trong vòng 1 đến 2 ngày. 3. Thận trọng Người bệnh có thể mất cân bằng điện giải khi sử dụng liều lượng thuốc Colace cao và trong thời gian dài.Sử dụng Colace với liều lượng nhiều và trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào thuốc.Tránh sử dụng Colace đồng thời với dầu khoáng vì có thể tăng khả năng hấp thụ dầu.Đi tiêu quá nhiều do sử dụng thuốc nhuận tràng có thể dẫn đến mất chất lỏng và chất điện giải qua đường tiêu hóa. Tình trạng này có thể biểu hiện bằng hạ kali máu, hạ kali máu và nhiễm toan chuyển hóa không anion.Docusate natri được đánh giá là khá an toàn, không gây ra phản ứng phụ nghiêm trọng đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú.Thuốc Colace có thể được dùng cho những người đang dùng thuốc nhóm opioid. Tuy nhiên khi sử dụng kéo dài có thể gây kích ứng đường tiêu hóa. 4. Tác dụng phụ Các tác dụng phụ của thuốc Colace khá phổ biến và nhẹ bao gồm: Đau dạ dày, co thắt bụng hoặc tiêu chảy, buồn nôn, nôn. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể gặp khi sử dụng thuốc Docusate là chảy máu trực tràng.Hướng dẫn xử lý tác dụng phụ:Khi cảm thấy buồn nôn: Người bệnh có thể uống thuốc Colace trong bữa ăn chính hoặc uống cùng với bữa ăn nhẹ, để lượng thức ăn có trong dạ dày giúp làm giảm cảm giác buồn nôn.Khi gặp tình trạng tiêu chảy: Nếu người bệnh bị tiêu chảy hãy ngừng dùng Docusate trong thời gian ngắn và nên uống nhiều nước hoặc nước hoa quả để ngăn tình trạng mất nước và ngăn táo bón quay trở lại.Co thắt dạ dày: Nếu bệnh nhân bị co thắt dạ dày, hãy giảm liều Docusate cho đến khi tình trạng này biến mất.Nếu người bệnh gặp bất kỳ tác dụng nào kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn, hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ ngay lập tức để có biện pháp xử lý phù hợp. 5. Tương tác thuốc Tương tác thuốc là sự thay đổi công dụng hay tác dụng của Colace hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, hãy thông báo với bác sĩ những loại thuốc mà bạn đang sử dụng hoặc đã dùng trong thời gian gần đây nhất trước khi bắt đầu điều trị với Colace để tránh gặp tình trạng tương tác thuốc.Acetazolamide: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của các tác dụng ngoại ý có thể tăng lên khi Acetazolamide được kết hợp với Docusate.Aclidinium: Hiệu quả điều trị của Docusate có thể giảm khi dùng kết hợp với Aclidinium.Alfentanil: Hiệu quả điều trị của Docusate có thể giảm khi dùng kết hợp với Alfentanil.Amiloride: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ có thể tăng lên khi kết hợp Amiloride với Docusate.Amiodarone: Hiệu quả điều trị của Docusate có thể giảm khi dùng kết hợp với Amiodarone.1,8-dihydroxyanthraquinone: Docusate có thể làm tăng tái hấp thu của thuốc này.Zonisamide: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ có thể tăng lên khi Zonisamide được kết hợp với Docusate.Solifenacin: Hiệu quả điều trị của Docusate có thể giảm khi dùng kết hợp với Solifenacin.Amitriptyline: Hiệu quả điều trị của Docusate có thể giảm khi dùng kết hợp với Amitriptyline.Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Colace thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Colace phù hợp.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Colace, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Colace là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
doc_151
1. Hở van tim ba lá và những ảnh hưởng tới thai kỳ Van tim được ví như một chiếc van một chiều, giúp máu được lưu thông từ tĩnh mạch tới tim và tiếp tục được bơm từ tim đến các động mạch. Nếu không có van tim hỗ trợ, máu sẽ chảy theo hai chiều và từ đó không thể được đưa đến các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Tim người có bốn van: Van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi. Van ba lá là van tim nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất bên phải. Tâm nhĩ phải nhận máu của tĩnh mạch tuần hoàn lớn của cơ thể đổ về và tâm thất phải sẽ bơm máu lên phổi. Hở van tim 3 lá là một trong những vấn đề tim mạch mà nhiều người gặp phải Van tim ba lá bị hở sẽ làm cho máu bị dội ngược từ tâm thất phải lên tâm nhĩ phải trong quá trình co bóp tống máu lên phổi. Quy ước trên siêu âm về độ hở của van tim có bốn mức: hở 1/4, hở 2/4, hở 3/4 và hở 4/4. Trong đó, hở van tim mức 1/4 là thuộc mức độ nhẹ. Trường hợp của chị Trương Thị Nguyệt là hở van tim ba lá ở mức 1/4. Với mức độ này, một số người sẽ không có triệu chứng, biểu hiện gì đặc biệt. Tuy nhiên, chị Nguyệt lại nằm ở nhóm có biểu hiện, thường xuyên cảm thấy khó thở, tim đập nhanh và mạnh mỗi khi hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi khi quá sức,… Những triệu chứng này không chỉ khiến các mẹ bị suy nhược trong quá trình mang thai mà còn khiến thai nhi bị thiếu hụt dinh dưỡng, oxy, dễ dẫn tới suy thai, sinh non, thai lưu, suy hô hấp,… Em bé của mẹ Trương Thị Nguyệt chào đời khỏe mạnh, hồng hào, bụ bẫm Trong quá trình sinh mổ, do đã được thực hiện gây tê tủy sống nên chị Nguyệt hoàn toàn tỉnh táo và cảm thấy khá thoải mái. Theo dõi nhịp tim, huyết áp của sản phụ trong suốt thời gian phẫu thuật, ekip Sản đánh giá chị Nguyệt luôn giữ trạng thái ổn định. Bởi vậy, việc sinh nở diễn ra thuận lợi, không có bất cứ vấn đề nào phát sinh. Sau khi đã kiểm tra sức khỏe và xác định em bé không có gì bất thường, các bác sĩ đã nhanh chóng đưa bé về giường sinh để áp da cùng mẹ và đeo vòng định danh cho hai mẹ con. Quá trình sinh của sản phụ bị hở van tim ba lá thành công xuất sắc, đạt được kết quả “mẹ tròn, con vuông”. 3. Lời khuyên dành cho các mẹ bầu bị hở van tim ba lá – Đầu tiên, dù có hay không có bất cứ triệu chứng nào, chị em cũng không nên chủ quan mà cần thực hiện thăm khám, theo dõi sức khỏe thai kỳ thường xuyên. Đặc biệt, bạn cần chú ý tới những mốc tuần thai quan trọng, đánh dấu sự phát triển vượt trội của thai nhi. – Với những trường hợp thường xuyên đau tức ngực, khó thở, tĩnh mạch cổ phồng, tim đập nhanh, mạnh,… cần thông báo ngay cho bác sĩ khi thực hiện khám thai để có phương án điều trị phù hợp. – Bổ sung các loại ngũ cốc, rau xanh, chuối,… vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bạn cũng nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn, rượu, bia, chất kích thích, đồ cay nóng hoặc đồ nhiều gia vị. – Ngoài ra, các mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều, tránh xúc động mạnh, tránh để cơ thể, đầu óc căng thẳng, mệt mỏi
doc_152
Lydosinat 5mg có thành phần chính là Sodium aescinate. Thuốc có tác dụng làm giảm phù nề và chống viêm, đồng thời đẩy mạnh trương lực trong thành mạch máu, làm giảm khả năng thẩm thấu của thành mạch. Lydosinat 5mg có thành phần chính là Sodium aescinate, có tác dụng làm giảm phù nề và chống viêm, đồng thời đẩy mạnh trương lực trong thành mạch máu, làm giảm khả năng thẩm thấu của thành mạch máu.Hiệu quả chống viêm nhiễm và chống phù nề của Lydosinat 5mg là do thuốc có tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của nước và protein qua mao mạch; làm giảm hoạt tính các enzyme ở lysosome bằng cách làm ổn định màng lysosome, đồng thời giới hạn sự phóng thích enzyme. Lydosinat 5mg cũng cải thiện trương lực tĩnh mạch bằng cách tăng cường hiệu quả co thắt của noradrenalin - nhưng không ảnh hưởng đến huyết áp động mạch và huyết áp tâm thu. Các khả năng phức hợp này giúp gia tăng áp lực tế bào thành mạch máu. 2. Chỉ định của thuốc Lydosinat 5mg Thuốc Lydosinat 5mg được chỉ định trong những trường hợp sau:Điều trị phù não.Phòng và điều trị tình trạng tụ máu, viêm, phù nề sau phẫu thuật và chấn thương.Điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới, trĩ, thiểu năng tĩnh mạch mãn tính. Điều trị viêm tĩnh mạch chi dưới. 3. Chống chỉ định của thuốc Lydosinat 5mg Những bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm với Sodium aescinate hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc Lydosinat 5mg.Tuyệt đối không chỉ định Lydosinat 5mg cho những bệnh nhân suy thận cấp. 4. Liều dùng và cách sử dụng của thuốc Lydosinat 5mg 4.1. Cách sử dụng của thuốc Lydosinat 5mg Lydosinat 5mg được bào chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm. Thuốc được dùng qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch nhỏ giọt.Có thể hòa tan 5 - 10mg Sodium aescinate trong 250ml dd glucose 10% hoặc natri clorid 0.9% để tiêm truyền tĩnh mạch hoặc hòa tan 5 - 10mg Sodium aescinate trong 10 - 20ml glucose 10% hoặc natri clorid 0.9% để tiêm tĩnh mạch. 4.2. Liều dùng của thuốc Lydosinat 5mg Người lớn: Dùng liều 0.1 - 0.4mg/ kg cân nặng. Thời gian điều trị kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Đối với các trường hợp nặng cũng không dùng liều thuốc Lydosinat quá 20mg/ ngày.Trẻ em: Không khuyến cáo sử dụng Lydosinat 5mg. 5. Tác dụng không mong muốn của Lydosinat 5mg Người bệnh khi sử dụng Lydosinat 5mg có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:Tại chỗ: Đau, sưng tại vị trí tiêm.Toàn thân và trên da: Phản ứng quá mẫn, bao gồm nổi mề đay, ngứa, nặng thì rối loạn tiêu hóa, phù mặt họng, thanh quản, khó thở, tụt huyết áp.Hệ miễn dịch: Rối loạn hệ thống miễn dịch.Hệ tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa. 6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Lydosinat 5mg Do Lydosinat 5mg có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, do đó, trong suốt thời gian sử dụng thuốc, người bệnh cần phải kiểm tra chức năng thận thường xuyên.Không nên sử dụng Lydosinat 5mg với bệnh nhân có tiền sử bệnh không dung nạp galactose, thiếu hụt lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose.Với bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai, có thể tăng gấp đôi liều dùng Lydosinat 5mg.Lydosinat 5mg có thể làm tăng tác dụng của các thuốc chống đông. Kháng sinh cephalosporin có thể tăng tác dụng của lydosinat 5 mg. Do đó, người bệnh trước khi dùng Lydosinat 5mg cần thông báo với bác sĩ về những loại thuốc mình đang sử dụng để tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.Nên tránh dùng đồng thời Lydosinat với các thuốc kháng sinh nhóm aminoglycosid do khả năng tăng độc tính của kháng sinh nhóm aminoglycosid trên thận.Lưu ý đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Hiện chưa có các dữ liệu lâm sàng nào về việc sử dụng Lydosinat 5mg trên phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó, không nên sử dụng thuốc Lydosinat 5mg cho đối tượng này.Lưu ý đối với người lái xe và vận hành máy móc: Lydosinat 5mg không có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. 7. Quá liều và cách xử trí Liều Lydosinat 5mg tối đa được khuyến cáo sử dụng là 20mg/ ngày. Khi dùng Lydosinat 5mg liều cao có thể gây suy thận. Vì vậy, cần thận trọng khi tăng liều thuốc Lydosinat 5mg. Nếu xảy ra tình trạng suy thận, phải ngay lập tức ngừng thuốc và thực hiện kiểm tra chức năng thận toàn diện. Tùy theo kết quả kiểm tra mà đưa ra liệu pháp điều trị hợp lý.Trên đây là những thông tin về thuốc Lydosinat 5mg để người bệnh có thể tham khảo. Tuy nhiên thuốc Lydosinat 5mg chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý khi dùng để đạt hiệu quả tốt nhất và hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.
doc_153
Thuốc Cefpomax được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Cefpodoxim. Thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh viêm nhiễm gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Cefpodoxim. 1. Công dụng của thuốc Cefpomax 1 viên thuốc Cefpomax 200 có thành phần chính là 200mg Cefpodoxim (dưới dạng Cefpodoxim proxetil) và các tá dược khác. Cefpodoxim thuộc nhóm thuốc kháng sinh cephalosporin thế hệ 3. Tác dụng kháng khuẩn của Cefpodoxim thông qua sự ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn nhờ sự acyl hóa các enzyme transpeptidase gắn kết màng. Điều này ngăn chặn sự liên kết chéo của các chuỗi peptidoglycan cần thiết đối với độ mạnh và độ bền của thành tế bào vi khuẩn.Cefpodoxime proxetil có phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng chống lại các vi khuẩn gram âm và gram dương. Thuốc ổn định đối với beta - lactamase.Chỉ định sử dụng thuốc Cefpomax: Điều trị cho những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn mức độ từ nhẹ tới trung bình, do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây các bệnh sau:Đường hô hấp dưới:Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng, gây ra bởi S. pneumoniae hoặc H. influenzae (kể cả chủng sinh ra beta - lactamase);Đợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mãn gây ra bởi S.pneumoniae, H.influenzae (chỉ gồm những chủng không sinh ra beta - lactamase) hoặc M. catarrhalis;Đường hô hấp trên:Viêm xoang hàm trên cấp tính do H.influenzae (kể cả các chủng sản sinh beta - lactamase), Streptococcus pneumoniae và Moraxella catarrhalis;Viêm tai giữa cấp tính do Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae (kể cả các chủng sinh ra beta - lactamase) hoặc Moraxella (Branhamella) catarrhalis;Viêm họng, viêm amidan do Streptococcus pyogenes;Các bệnh lây truyền qua đường tình dục:Bệnh lậu cổ tử cung và niệu đạo không gây biến chứng, cấp tính do Neisseria gonorrhoeae (kể cả các chủng sản sinh penicillinase);Nhiễm Neisseria gonorrhoeae (kể cả các chủng sản sinh penicillinase) ở hậu môn - trực tràng phụ nữ không có biến chứng, cấp tính;Da và cấu trúc da: Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da không biến chứng do Staphylococcus aureus (kể cả các chủng sản sinh penicillinase) hoặc Streptococcus pyogenes;Đường niệu: Nhiễm khuẩn đường niệu không có biến chứng (viêm bàng quang) do Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli, Proteus mirabilis hoặc Staphylococcus saprophyticus.Chống chỉ định sử dụng thuốc Cefpomax:Người bệnh dị ứng với Cefpodoxime hoặc các kháng sinh nhóm cephalosporin khác.*Lưu ý:Chỉ thuốc penicillin dùng đường tiêm bắp là có hiệu quả trong dự phòng sốt thấp. Cefpodoxime Proxetil có hiệu quả trong điều trị tiêu trừ Streptococcus ở miệng - hầu. Chưa có số liệu xác minh hiệu quả của Cefpodoxime Proxetil trong dự phòng nguy cơ sốt thấp xảy ra sau đó;Chưa xác minh được hiệu quả của Cefpodoxime trong điều trị cho những bệnh nhân nam nhiễm N.gonorrhoeae ở trực tràng. Hiện chưa có số liệu về việc sử dụng Cefpodoxime Proxetil trong điều trị nhiễm khuẩn ở họng do N.gonorrhoeae;Trong các thử nghiệm lâm sàng, hiệu quả điều trị nhiễm khuẩn da và cấu trúc da không biến chứng phụ thuộc vào liều dùng thuốc. Liều điều trị có hiệu quả với nhiễm khuẩn da cao hơn so với liều dùng của các chỉ định khác;Nên thực hiện làm các xét nghiệm vi khuẩn thích hợp nhằm phân lập và xác định vi khuẩn gây bệnh, xác định tính nhạy cảm của chúng đối với Cefpodoxime. Có thể thực hiện điều trị trong khi chờ đợi kết quả các xét nghiệm này. Khi có kết quả, cần điều chỉnh liệu pháp kháng sinh cho phù hợp. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Cefpomax Cách dùng: Đường uống. Bệnh nhân nên uống thuốc cùng với thức ăn để tăng cường sự hấp thu của thuốc.Liều dùng:Với người từ 12 tuổi trở lên:Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng cấp tính: Dùng liều 400mg/200mg mỗi 12 giờ, điều trị trong 14 ngày;Đợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mạn: Dùng liều 400mg/200mg mỗi 12 giờ, điều trị trong 10 ngày;Viêm xoang hàm trên cấp tính: Dùng liều 400mg/200mg mỗi 12 giờ, điều trị trong 10 ngày;Viêm họng, viêm amidan: Dùng liều 200mg/100mg mỗi 12 giờ, điều trị trong 5 - 10 ngày;Bệnh lậu không biến chứng (ở nam và nữ), bệnh nhiễm lậu cầu ở trực tràng (nữ): Dùng 1 liều duy nhất 200mg;Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da không biến chứng: Dùng liều 800mg/400mg mỗi 12 giờ, điều trị trong 7 - 14 ngày;Nhiễm khuẩn đường niệu không biến chứng: Dùng liều 200mg/100mg mỗi 12 giờ, điều trị trong 7 ngày;Với người bệnh rối loạn chức năng gan, thận:Bệnh nhân rối loạn chức năng thận: Ở người bệnh suy thận nặng (độ thanh thải creatinin dưới 30ml/phút) thì nên tăng khoảng cách giữa các liều dùng lên 24 giờ. Với bệnh nhân đang thẩm tách máu, khoảng cách giữa các liều dùng là 3 lần/tuần, uống thuốc sau khi thẩm tách;Bệnh nhân xơ gan: Dược động học của Cefpodoxime Proxetil ở người bệnh xơ gan (có hoặc không có cổ trướng) tương tự người khỏe mạnh. Do đó, không cần điều chỉnh liều dùng thuốc cho nhóm bệnh nhân này.Với trẻ em từ 2 tháng - dưới 12 tuổi:Viêm tai giữa cấp: Dùng liều 10mg/kg/ngày (tối đa 400mg/ngày), 5mg/kg mỗi 12 giờ (tối đa 200mg/liều), điều trị trong 5 ngày;Viêm hầu họng, viêm amidan: Dùng liều 10mg/kg/ngày (tối đa 200mg/ngày), 5mg/kg mỗi 12 giờ (tối đa 100mg/liều), điều trị trong 5 - 10 ngày;Viêm xoang hàm trên cấp: Dùng liều 10mg/kg/ngày (tối đa 400mg/ngày), 5mg/kg mỗi 12 giờ (tối đa 200mg/liều), điều trị trong 10 ngày.Quá liều: Hiện nay chưa có báo cáo về việc sử dụng quá liều Cefpodoxime proxetil. Triệu chứng khi dùng thuốc quá liều có thể bao gồm: Buồn nôn, ói mửa, đau thượng vị và tiêu chảy. Trong trường hợp có phản ứng nhiễm độc nặng do dùng thuốc quá liều, việc thẩm phân máu hoặc thẩm phân phúc mạc có thể giúp loại bỏ Cefpodoxime ra khỏi cơ thể, đặc biệt là khi chức năng thận bị suy giảm. 3. Tác dụng phụ của thuốc Cefpomax Phần lớn các tác dụng phụ của thuốc Cefpomax là ảnh hưởng trên dạ dày - ruột với bản chất nhẹ, thoáng qua. Các tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Cefpomax gồm: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, phân lỏng, đi ngoài nhiều lần, khó tiêu và đầy hơi. Người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ về các tác dụng phụ mà mình gặp phải khi sử dụng thuốc để được tư vấn về cách xử trí phù hợp nhất. 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Cefpomax Một số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi dùng thuốc Cefpomax:Trước khi bắt đầu điều trị với Cefpodoxime proxetil, cần xác định xem người bệnh trước đó từng có phản ứng quá mẫn với Cefpodoxim, các cephalosporin khác, penicillin hoặc với các thuốc khác không;Với người bệnh đang bị giảm niệu tạm thời hoặc kéo dài do bệnh suy thận thì cần giảm tổng liều dùng hằng ngày của Cefpodoxim proxetil;Sử dụng kéo dài Cefpodoxim proxetil có thể làm tăng trưởng quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc. Vì vậy, cần liên tục đánh giá lại tình trạng sức khỏe của bệnh nhân;Thuốc Cefpodoxim proxetil chỉ được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn. Không dùng thuốc này trong điều trị các trường hợp nhiễm virus (như cảm lạnh thông thường). Khi kê đơn điều trị nhiễm khuẩn, cần thông báo cho bệnh nhân là kể cả khi triệu chứng đã thuyên giảm thì vẫn cần tiếp tục lịch dùng thuốc như chỉ định ban đầu;Hiện nay chưa có nghiên cứu đầy đủ về việc sử dụng thuốc Cefpodoxim proxetil ở phụ nữ mang thai. Do đó, chỉ nên dùng thuốc Cefpomax trong thai kỳ khi thực sự cần thiết;Do có khả năng gây những phản ứng nguy hiểm trên trẻ bú mẹ nên cần quyết định ngưng cho con bú hoặc ngưng dùng thuốc Cefpodoxim proxetil ở phụ nữ đang nuôi con bú. 5. Tương tác thuốc Cefpomax Một số tương tác thuốc của Cefpomax gồm:Có tương tác thuốc giữa Cefpomax với các thuốc kháng acid (natri bicarbonat và nhôm hydroxit);Sự thải trừ Cefpodoxim qua thận bị ức chế bởi thuốc probenecid;Có tương tác thuốc giữa Cefpodoxim proxetil và các thuốc gây độc cho thận.Trong quá trình sử dụng thuốc Cefpomax, người bệnh nên tuân thủ đúng theo mọi hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không được tự ý thay đổi cách dùng, liều dùng, thời gian dùng thuốc,... mà chưa được bác sĩ cho phép để tránh gặp phải các phản ứng bất lợi đối với sức khỏe.
doc_154
Cách kiểm soát tăng độ loạn thị Loạn thị có tăng độ không là một băn khoăn lớn với những người đang mắc tật khúc xạ này. Trên thực tế, một số tật khúc xạ khác đã khiến mắt bị tăng độ theo thời gian như cận thị và viễn thị. Khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng và tệ hơn, đe dọa không ít đến khả năng thị lực của người bệnh trong tương lai. Vậy loạn thị có tăng độ không, đeo kính có làm tăng độ loạn thị,… Bạn hãy theo dõi thông tin được phân tích ở bài viết dưới nhé! 1. Tìm hiểu về loạn thị Loạn thị là một bệnh lý về mắt liên quan đến tật khúc xạ. Ở mắt người bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc thì được hội tụ ở đúng một điểm trên võng mạc. Tuy nhiên, ở mắt của người loạn thị các tia hình ảnh lại được hội tụ ở nhiều điểm khác nhau trên võng mạc. Có thể là trước hoặc sau võng mạc khi kết hợp với các bệnh về mắt khác như cận thị và viễn thị. Loạn thị khiến mắt không thể nhìn rõ, bị mờ nhòe ở mọi khoảng cách. Tình trạng này xảy ra là do hình dạng của giác mạc bị biến dạng. Khiến khả năng tập trung ánh sáng trên giác mạc bị giảm. Nguyên nhân phổ biến sinh ra loạn thị là: – Do di truyền, bẩm sinh. Khi mới sinh ra đã có bất thường ở giác mạc, thủy tinh thể bị cong hoặc lệch, nhãn cầu bị phình,… – Do gặp các chấn thương sau khi thực hiện các phương pháp phẫu thuật mắt như: rách giác mạc, sẹo giác mạc, điều chỉnh điểm hội tụ quá mức,.. Tuy nhiên, loạn thị hầu hết là do vấn đề ở giác mạc. Khi giác mạc không còn giữ được hình dạng chỏm cầu với tất cả mọi kinh tuyến ở cùng một bán kính cong, mà nó bị thay đổi theo từng kinh tuyến. Giác mạc của ở mắt loạn thị có hình dáng quả bóng bầu dục và kinh tuyến bị thay đổi. Theo các bác sĩ nhãn khoa xác định, loạn thị hoàn toàn có thể tăng độ theo thời gian, cho đến khi người bệnh trên 18 tuổi mới có dấu hiệu chậm lại hoặc không thay đổi nhiều. Tùy vào mỗi người và độ tuổi sẽ có mức tăng độ loạn thị khác nhau. Hầu hết loạn thị đều được xuất hiện từ khi mới sinh và có thể hình thành do các thói quen sinh hoạt và mức độ sử dụng mắt. Đôi khi loạn thị có thể phát triển sau khi gặp một chấn thương ở mắt. Đặc biệt, nếu trẻ được chẩn đoán loạn thị thì cần duy trì đeo kính thường xuyên để tránh nguy cơ bị nhược thị. Theo các bác sĩ nhãn khoa đã xác định, độ loạn thị có thể thay đổi theo thời gian. Vì vậy, khi phát hiện bị mắc tật loạn thị người bệnh nên đeo kính để mắt có thể nhìn rõ hơn và tránh khỏi việc mắt phải điều tiết quá mức khiến độ loạn thị tăng lên. Thông thường, độ loạn thị phải lớn hơn 1 độ mới gây xáo trộn thị giác nhiều. Nếu như, người mắc tật loạn thị cảm thấy tầm nhìn bị hạn chế và gây khó khăn trong sinh hoạt, tốt nhất nên đeo kính để giúp mắt không phải điều tiết quá nhiều. Trường hợp những người có độ loạn thị thấp, mắt ít khi bị khô và mỏi mà vẫn có thể nhìn rõ thì không nhất thiết phải đeo kính thường xuyên. Còn đối với trường hợp mắt hay thường xuyên bị khô, nhức và mỏi mắt thì tốt nhất nên đeo kính cho dù độ loạn thị có lớn hay nhỏ. 3. Phương pháp chẩn đoán tăng độ loạn thị Khi bị mắc các triệu chứng bất thường ở mắt, người bệnh không nên chủ quan. Hãy đến bệnh viện gặp bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra mắt kỹ càng và toàn diện. Bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua các kiểm tra như: – Kiểm tra thị lực tối đa bằng đo thị lực. – Kiểm tra giác mạc có gặp vấn đề bất thường nào không. – Kiểm tra khúc xạ ở thủy tinh thể. – Kiểm tra mức độ tập trung ánh sáng trên giác mạc. Sau kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Kiểm tra mắt định kỳ để kiểm soát xem loạn thị có tăng không 4. Các lưu ý giúp kiểm soát tăng độ loạn thị Để đảm bảo thị lực luôn hoạt động hiệu quả nhất, người bệnh nên thực hiện các biện pháp sau để kiểm soát tốt loạn thị tăng độ: – Người bệnh loạn thị nên khám sức khỏe và độ mắt định kỳ 6 tháng 1 lần – Nếu gặp các chấn thương ở mắt sau phẫu thuật mổ mắt, khả năng hình thành loạn thị sẽ rất cao. Vì vậy, cần được chẩn đoán và tiếp nhận phương pháp điều trị kịp thời. – Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh để mắt có thể nghỉ ngơi và điều tiết vừa phải. – Bên cạnh đó, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như: thịt, cá, cà chua, cà rốt, gấc… 5. Cách điều trị loạn thị Mục tiêu trong điều trị loạn thị là trung hòa và điều chỉnh lại độ cong không đồng đều ở giác mạc. Lấy lại tầm nhìn cho người bệnh loạn thị. Hai phương pháp an toàn và ít gây biến chứng nhất nhất trong điều trị loạn thị hiện nay là: 5.1. Đeo kính gọng để hiệu chỉnh Người bệnh sẽ được tư vấn sử dụng một thấu kính hình trụ để tập hợp các tia sáng lại một điểm. Lúc này sẽ giúp tia sáng được hội tụ đúng trên võng mạc. Với phương pháp này, người bệnh có thể tùy chọn đeo kính có gọng hoặc kính áp tròng mềm. Lựa chọn đeo kính áp tròng sẽ mang lại sự tự tin và thuận tiện hơn cho người bệnh. Đặc biệt là đối với người làm những công việc yêu cầu không được đeo kính. Tuy nhiên, đeo kính gọng là giải pháp hỗ trợ cải thiện thị lực an toàn nhất. Hạn chế tối đa các các rủi ro khi đeo tháo kính áp tròng không cẩn thận hoặc không đúng cách, gây tổn thương cho giác mạc như: trầy xước giác mạc, viêm kết mạc,.. Đeo kính gọng là giải pháp giúp hỗ trợ cải thiện thị lực cho bệnh nhân loạn thị an toàn nhất 5.2. Điều chỉnh tạm thời hình dạng giác mạc với kính Ortho-K Ortho-K là phương pháp sử dụng kính tiếp xúc cứng để hỗ trợ điều chỉnh tạm thời độ cong không đều của giác mạc về hình dạng bình thường. Dùng kính áp tròng cứng Ortho K vào thời gian ngủ ban đêm khoảng 6 – 8 giờ sẽ giúp mắt người bệnh loạn thị có thể nhìn rõ mà không cần đeo kính vào ngày hôm sau. Ngoài ra, còn có phương pháp phẫu thuật khúc xạ cũng được áp dụng trong điều trị tật loạn thị. Tuy nhiên sẽ có khả năng xảy ra các rủi ro không mong muốn.
doc_155
cần xử lý kịp thời Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính ở người bệnh đái tháo đường nếu không được phát hiện sớm xử trí kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. 1. Triệu chứng cảnh báo bạn bị hạ đường huyết Não cần một nguồn cung cấp ổn định của lượng đường (glucose), bản thân nó không tự lưu trữ, sản xuất, cung cấp năng lượng. Nếu lượng đường quá thấp (hạ đường huyết) có thể gây ảnh hưởng đến não gây nên các triệu chứng cụ thể như: Dấu hiệu hạ đường huyết Những dấu hiệu và triệu chứng không cụ thể hạ đường huyết. Có thể có nguyên nhân khác. Đo lượng đường trong máu tại thời điểm những dấu hiệu và triệu chứng là cách duy nhất để biết chắc chắn rằng là nguyên nhân hạ đường huyết. 2. Các yếu tố nguy cơ gây hạ đường huyết Một số yếu tố làm tăng nguy cơ hạ đường huyết ở người bệnh cần phải cảnh giác cụ thể như: – Dùng liều thuốc hạ đường huyết quá cao, quá lâu. – Người bệnh kiêng khem quá mức; người bệnh không ăn uống nhưng vẫn dùng thuốc hạ đường huyết. – Do uống quá nhiều rượu, nhất là uống rượu mà không ăn gì. – Dùng liều insulin chưa thích hợp. – Người bệnh đang dùng thuốc điều trị các bệnh khác như: cúm, nhiễm khuẩn… hoặc dùng phối hợp nhiều loại thuốc hạ đường huyết với nhau mà theo dõi không kỹ… Sử dụng thuốc quá liều có thể gây hạ huyết áp. 3. Biến chứng hạ đường huyết Trên thực tế tình trạng hạ đường huyết thường xảy ra khi người bệnh đang ở nhà, hoặc đang đi xa hay khi đang ngủ… nên ít khi được người thân phát hiện để đưa đi cấp cứu kịp thời, do đó dễ dẫn tới các biến chứng nặng nề như hôn mê, tử vong do hôn mê, suy hô hấp quá nặng. Nguy hiểm hơn là tình trạng hạ đường huyết khi người bệnh đang lao động hoặc đang điều khiển các phương tiện giao thông nên dễ gây tai nạn. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ hoặc có biểu hiện của hạ đường huyết, người bệnh cần uống ngay một cốc nước đường, sữa, ăn bánh kẹo, hoa quả ngọt để nhanh chóng nâng đường huyết lên. Khi người bệnh đã có biểu hiện hôn mê, không nên cho ăn uống vì rất dễ bị suy hô hấp do sặc, trong trường hợp này phải nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện ngay. Đồng thời ngưng ngay tất cả các loại thuốc điều trị đái tháo đường đang dùng.. Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên. Để ngăn chặn hiệu quả triệu chứng hạ đường huyết, người bệnh nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để được bác sĩ thăm khám, điều trị hiệu quả ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
doc_156
Các nhà khoa học Trung Quốc sẽ thử nghiệm virus M1, được cho là có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây hại tế bào bình thường, trên cơ thể khỉ vào tuần tới. Nhóm nghiên cứu virus M1, đứng đầu là giáo sư Yan Guangmei (đeo kính, giữa) tại Đại học Trung Sơn. Ảnh: Theo , đây là công trình nghiên cứu của nhóm chuyên gia thuộc Đại học Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông, đứng đầu là giáo sư Yan Guanngmei. M1 là một loại alphavirus (oncolytic alphavirus), được lấy từ loài muỗi có ở tỉnh Hải Nam. Virus M1 có thể hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư mà không gây hại đến các tế bào bình thường khác. Trong tuần tới, hoạt động thử nghiệm sẽ được áp dụng đối với khỉ nhằm kiểm tra tác dụng phụ. Yan cùng đồng nghiệp rất lạc quan về kết quả, bởi một virus M1 có thể tiêu diệt 10 tế bào ung thư. Điều đó cho thấy nó có sức mạnh tương đối lớn. "Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện loài muỗi này từ năm 1964. Thành công của chúng tôi là chứng minh được rằng virus từ loài muỗi này có thể được sử dụng trong các phương pháp chữa trị bệnh ung thư", giáo sư Yan nói. Các kết quả đánh giá cho thấy M1 có tác dụng với tế bào ung thư ở gan, bàng quang, ruột kết và trực tràng. Theo Yan, hoạt động kiểm tra trước đó từng được tiến hành trên cơ thể chuột và thỏ. Nhóm nghiên cứu dự định sẽ hoàn thành giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trong vòng ba năm, trước khi có thể áp dụng đối với con người. Trong số liệu báo cáo năm 2013 của tạp chí , tại Trung Quốc, cứ một phút thì có khoảng 6 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Tỷ lệ các ca ung thư mới hàng năm ở quốc gia này là 3,12, dẫn đến con số tử vong hơn hai triệu người mỗi năm.
doc_157
Nguyên nhân gây nên sỏi mật Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của sỏi mật như do các yếu tố thuận lợi thúc đẩy hình thành sỏi mật: tuổi tác (tuổi càng cao khả năng hình thành sỏi mật càng dễ) hoặc do sinh đẻ nhiều (phụ nữ), béo phì hoặc do táo bón kéo dài… nhưng sỏi mật được hình thành chủ yếu do các nguyên nhân sau: Do các thành phần cơ bản trong mật như Cholesterol, Bilirubin… Dư thừa cholesterol (trên 70% lượng dịch mật) hình thành sỏi cholesterol, cholesterol này không được hòa tan bởi dịch mật và kết tinh với các thành phần khác lại thành sỏi. Sỏi dạng này chiếm 60% các dạng sỏi mật hiện nay. Hàm lượng cholesterol chiếm 30-70% dịch mật sẽ gây nên sỏi hỗn hợp. Nhiễm trùng mạn tính đường mật hoặc nhiễm ký sinh trùng (như giun, sán) hoặc mắc các bệnh về máu dẫn đến tăng lượng bilirubin (được tạo thành do hồng cầu bị phá hủy nhiều) gây nên sỏi sắc tố. Nguyên nhân gây sỏi mật Do yếu tố ăn uống Do giảm vận động đường mật Ngoài ra các nhà khoa học còn đề cập đến nguyên nhân do giảm vận động đường mật (ngồi nhiều, ít vận động cơ thể ở người lái xe chuyên nghiệp, nhân viên văn phòng, người cao tuổi…) khiến cho dịch mật bị ứ trệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần ở trong dịch mật lắng đọng và kết tụ thành sỏi. Những nguy hiểm từ bệnh sỏi mật Bệnh sỏi mật thường tiến triển trong thầm lặng, sỏi ẩn nấp bên trong túi mật hoặc nằm ở đường mật với nhiều kích thước từ nhỏ như hạt cát tới lớn như quả mơ. Có nhiều người trong quá trình đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần mới phát hiện sỏi mật. Những nguy hiểm từ bệnh sỏi mật Những biến chứng nguy hiểm của sỏi mật Sự nguy hiểm của sỏi còn phụ thuộc vị trí, tính chất sỏi và khả năng di chuyển của sỏi như: sỏi bùn dễ gây viêm hơn sỏi viên… Nếu không thăm khám và điều trị kịp thời sỏi mật sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Những dấu hiệu cần phải đi khám sỏi mật Mổ nội soi sỏi mật là một trong các phương pháp điều trị sỏi mật hiệu quả
doc_158
Thuốc Monjuvi chứa thành phần Tafasitamab-cxix kháng thể đơn dòng, được tạo để gắn vào các mục tiêu tìm thấy trên các loại thế bào ung thư cụ thể. Các kháng thể này hoạt động theo nhiều cách khác nhau như kích thích hệ thống miễn dịch tiêu diệt tế bào, ngăn sự phát triển của tế bào hoặc các chức năng cần thiết của tế bào. Tuy nhiên sử dụng thuốc Monjuvi cs thể gây ra một số tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh cần xem xét thông tin kỹ lưỡng của thuốc trước khi sử dụng, đồng thời phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. 1. Cơ chế hoạt động của thuốc Monjuvi Thuốc Monjuvi có chứa thành phần Tafasitamab một loại kháng thể đơn dòng biến đổi Fc liên kết với kháng nguyên CD19 tạo nên biểu hiện trên bề mặt tế bào tiền lympho B. Khi tế bào lympho B trưởng thành và trên một số tế bào lympbo B ác tính sẽ bao gồm cả U lympho dòng tế bào B lớn lan toả DLBCL. Khi thực hiện liên kết với CD19, thuốc Monjuvi làm trung giam ly giải tế bào lympho B thông qua quá trình apoptosiss tự chết và cơ chế miễn dịch. 3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Monjuvi Thuốc Monjuvi được sử dụng ở dạng tiêm tĩnh mạch hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch. Liều lượng thuốc Monjuvi được sử dụng dựa trên khối lượng cơ thể của người bệnh và tần suất tiếp nhận thuốc của quá trình triệu liệu, cùng với thời truyền thuốc sẽ quyết định liều lượng thuốc Monjuvi chính xác cho từng trường hợp bệnh nhân.Thuốc Monjuvi được chỉ định điều trị với liều lượng khuyến nghị 12mg /kg cân nặng và thuốc sử dụng kết hợp với 25mg lenalidomide uống trong khoảng tối đa 12 chu kỳ. Sau đó, có thể tiếp tục ử dụng thuốc Monjuvi điều trị đợn liệu cho đến khi bệnh tiến triển.Mỗi chu kỳ trị liệu có thời gian khoảng 28 ngày. Thuốc Monjuvi sẽ được truyền ở lần đầu tiên với tốc độ 70ml/giờ và được thực hiện trong 30 phút đầu tiên, sau đó tiếp tục tăng tốc độ sao cho quá trình truyền được quản lý trong phạm vi từ 1.5 đến 2.5 giờ. Đồng thời người bệnh cần được quản lý trong tất cả quá trình sử dụng thuốc bằng truyền tĩnh mạch trong vòng từ 1.5 đến 2 giờ.Trong quá trình sử dụng thuốc Monjuvi có thể tương tác với một số thuốc kê đơn hoặc không kê đơn hoặc thảo dược. Vì vậy, trước khi quyết định liệu trình điều trị người bệnh cần cung cấp những thông tin này cho bác sĩ để bác sĩ có quyết định và lựa chọn liệu trình phù hợp cho quá trình điều trị. 4. Tác dụng phụ không mong muốn và một số lưu ý sử dụng thuốc Monjuvi Sử dụng thuốc Monjuvi có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn, tuy nhiên múc độ phản ứn phụ này tuỳ thuộc vào từng người bệnh.Nhiễm trùng và giảm số lượng tế bào bạch cầu. Số lượng tế bào bạch cầu thấp gây giảm bạch cầu hoặc giảm bạch cầu trung tính. Tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trong trong chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Khi điều trị với thuốc Tivdak có thẻ làm số lượng bạch cầu giảm xuống đặc biệt các tế bào bạch huyết khiến cho cơ thể người bệnh tăng cao nguy cơ nhiễm trùng. Người bệnh có thể sẽ gặp các triệu chứng như sốt trên 38 độ C, cảm lạnh, đau họng, khó thở, nóng rát khi đi tiểu và các trạng thái đau đều không thuyên giảm... Khi người bệnh gặp các dấu hiệu trên thì cần báo ngay cho bác sĩ điều trị kiểm tra và hỗ trợ y tế kịp thời.Số lượng tiểu cầu thấp và gây ra tình trạng giảm tiểu cầu. Tiểu cầu có chức năng giúp đông máu vì vậy nếu số lượng tiểu cầu giảm thấp có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Vì vậy khi chăm sóc người bệnh nếu phát hiện các có dấu hiệu chảy máu hoặc bầm tím bất thường chảy máu mũi, chảy máu nướu răng hoặc máu trong nước tiểu và phân cần báo ngay cho bác sĩ. Khi tiểu cầu giảm xuống quá thấp thì người bệnh cần được truyền tiểu cầu.Số lượng tế bào hồng cầu thấp dẫn tới tình trạng thiếu máu. Số lượng hồng cầu trong cơ thể có tác dụng vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể. Khi số lượng hồng cầu thấp sẽ khiến cho cơ thể người bệnh mệt, khó thở, đau ngực. Và với trường hợp có số lượng hồng cầu quá thấp cần tiến hành truyền máu.Tiêu chảy:Bệnh tiêu chảy có thể xảy ra đối với trường hợp được điều trị với thuốc này. Vì vậy bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy.Ngoài ra, người bệnh nên ăn những loại thực phẩm ít chất xơ, thịt gà luộc, cơm trắng, để hạn chế tình trạng tiêu chảy. Thêm vào đó, người bệnh nên tránh các loại rau sống, bánh mì nguyên hạt, hạt ngũ cốc...Các chất xơ hoà tan trong một số thực phẩm lỏng có thể giúp giảm tình trạng tiêu chảy. Thực phẩm này bao gồm nước sốt táo, chuối, trái cây đóng hộp, khoai tây luộc, hoặc các sản phẩm làm từ bột yến mạch, kem gạo, kem lúa mì, khoai tây chiên. Người bệnh nên thực hiện uống từ 8 đến 10 ly nước không chứa cồn, chứa cafein mỗi ngày để hạn chế được tình trạng mất nước.Phù ngoại vi. Sưng phù ngoại vi do các chi giữ nước có thể xuất hiện khi sử dụng thuốc Monjuvi. Có thể gây ra sưng bàn tay, cánh tay, bàn chân, mắt cá chân...Những chỗ sưng gây cho người bệnh cảm giác khó chịu.Người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi. Sau quá trình điều trị ung thư thì người bệnh luôn có cảm giác kiệt sức và mệt mỏi đồng thời tình trạng này lâu thuyên giảm.Vì vậy, người bệnh cần được hướng dẫn để điều chỉnh cũng như lập kế hoạch nghỉ ngơi dài ngày đồng thời tiết kiệm năng lượng cho các hoạt động quan trọng.Thêm vào đó, người bệnh có thể thực hiện tập thể dục để cải thiện tình trạng mệt mỏi bằng các bài tập đi bộ, thư giãn...Gây giảm cảm giác thèm ăn. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh và chăm sóc người bệnh. Và khi điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của người bệnh. Và trong một số trường hợp đặc biệt thì tác dụng phụ chủ yếu của quá trình điều trị ung thư có thể gây khó khăn cho người bệnh trong việc ăn uống. Vì thế, người bệnh có thể áp dụng ăn bữa nhỏ và chia thành nhiều bữa, cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hữu ích cho cơ thể. Bổ sung thêm các loại thực phẩm tăng hương vị giúp kích thích ăn uống của người bệnh được tốt hơn.Tác dụng phụ liên quan đến truyền dịch. Trong quá trình điều trị có thể gây ra phản ứng ớn lạnh, sốt, đỏ bừng, khó thở và cao huyết áp. Người bệnh nên cẩn thận ngăn ngừa phản ứng này. Và phản ứng liên quan đến truyền dịch có thể xuất hiện ở những trường hợp lần đầu tiên thực hiện điều trị. Dị tật bẩm sinh. Thuốc Monjuvi tiếp xúc trực tiếp với thai nhi có thể gây ra dị tật bẩm sinh. Vì vậy, phụ nữ đang mang thai hoặc những người đang có kế hoạch có con không nên sử dụng thuốc Monjuvi. Vì vậy, việ kiểm soát sinh sản hiệu quả rất cần thiết cho quá trình điều trị với thuốc Monjuvi và ít nhất sau 3 tháng sau khi thực hiện điều trị với Monjuvi.org
doc_159
Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh như thế nào để phòng tránh các biến chứng đáng tiếc là điều rất quan trọng. Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn bị xoắn giãn một cách bất thường làm cho tinh hoàn chảy xệ. Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng có nhiều ý kiến cho rằng giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể thể gây vô sinh do số lượng và chất lượng tinh trùng giảm sút. Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Nếu người bệnh không đau, không có trở ngại trong vấn đề sinh sản, bác sĩ có thể đề nghị tiếp tục theo dõi. Tuy nhiên nếu giãn tĩnh mạch thừng tinh gây đau, teo tinh hoàn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc người bệnh đang cân nhắc để thực hiện một kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nào đó, điều trị là rất cần thiết. Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. 2. Các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh thường được áp dụng Người bệnh có thể quay trở lại sinh hoạt bình thường khoảng 2 ngày sau phẫu thuật. Miễn là không cảm thấy khó chịu, người bệnh có thể tham gia các hoạt động đòi hỏi nhiều sức lực hơn, chẳng hạn như tập thể dục sau 2 tuần. Đau sau phẫu thuật là tình trạng phổ biến nhưng chỉ ở mức độ nhẹ, kéo dài trong vài ngày hoặc tuần. Để giảm bớt sự khó chịu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau cho người bệnh. Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh. Lưu ý bệnh nhân phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh nên tạm thời tránh quan hệ tình dục. Thông thường sẽ mất khoảng vài tháng để chất lượng tinh dịch được cải thiện sau phẫu thuật. Điều này là bởi vì cần thời gian để tinh trùng mới phát triển. Những phương pháp chẩn đoán và điều trị trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.
doc_160
Suy tim cấp ở trẻ em thường có dấu hiệu lâm sàng kín đáo, bệnh dễ tiến triển nhanh gây biến chứng nặng nề. Vì thế điều trị, chăm sóc và theo dõi liên tục là cách tốt nhất để đảm bảo trẻ bị suy tim cấp có sức khỏe tốt nhất. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy tim cấp rất quan trọng, góp phần kiểm soát bệnh và tăng hiệu quả điều trị. 1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ suy tim cấp Suy tim cấp ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân, nhưng đây là tình trạng nguy hiểm khiến cơ tim giảm chức năng đột ngột dẫn tới giảm cung lượng tim. Triệu chứng bệnh giống như sốc tim, có thể gây tử vong hoặc biến chứng nặng nếu không điều trị, can thiệp y tế kịp thời. Bên cạnh điều trị, kiểm soát bệnh bằng thuốc thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị suy tim ở trẻ thành công. Xây dựng dinh dưỡng cũng cần dựa trên mức độ suy tim cũng như tình trạng sức khỏe của trẻ. Suy tim cấp mức độ càng nghiêm trọng thì kiểm soát chế độ ăn càng nghiêm ngặt. Dưới đây là nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim cấp nói chung và trẻ nhỏ bị suy tim cấp nói riêng: Ưu tiên thực phẩm giàu năng lượng, dễ tiêu hóa (1kcal/ml) để tránh quá tải dịch, đồng thời cần chia nhỏ các bữa ăn để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Hạn chế thực phẩm có thể sinh nhiều khí trong dạ dày, khiến túi hơi căng lên đẩy cơ hoành và ảnh hưởng đến hoạt động của tim. Hạn chế thực phẩm nhiều chất xơ gây táo bón. Hạn chế dịch và nạp quá nhiều muối gây tích dịch, muối cần được kiểm soát chặt chẽ trong chế độ ăn này. Chế độ dinh dưỡng cân bằng, ưu tiên trái cây, củ quả và rau tươi để cung cấp thêm Vitamin và chất điện giải. Chế độ hạn chế nước tùy theo mức độ suy tim cấp của trẻ, với cấp độ nhẹ và vừa không phải hạn chế nước song bệnh nhân cũng không nên uống nhiều nước mỗi ngày. Với bệnh nhân suy tim cấp nặng kèm suy tim nặng, kháng lợi tiểu, suy thận nặng, hạ natri máu,… thì chỉ bổ sung lượng nước bằng nước tiểu thải ra hôm trước cùng nước cơ thể sử dụng cho hoạt động sống. Trẻ em đang độ tuổi phát triển nên việc quản lý chế độ dinh dưỡng sao cho vừa kiểm soát bệnh, vừa đảm bảo sự tăng trưởng thể chất không hề đơn giản. Cha mẹ cần theo dõi cân nặng thường xuyên của trẻ và thay đổi lượng năng lượng cung cấp phù hợp. Trẻ bị suy tim cấp có thể bị thể bị suy nhược và suy dinh dưỡng nếu chế độ ăn uống không tốt. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy tim cấp cần lưu ý cung cấp và kiểm soát những nhóm thực phẩm sau: 2.1. Muối Muối sẽ cung cấp lượng Natri chính cho cơ thể, trung bình khi ăn 1 g muối, cơ thể sẽ nạp vào khoảng 400mg Natri. Cần tính toán lượng muối cung cấp phù hợp với tình trạng suy tim cấp ở trẻ, cụ thể: Suy tim cấp nhẹ (giai đoạn 1 và 2): Nạp vào cơ thể tối đa 2 - 3 g muối mỗi ngày. Suy tim cấp nặng (suy tim giai đoạn 4 không hồi phục) kèm theo phù phổi cấp, suy tim sung huyết: Nạp vào cơ thể lượng muối nhỏ hơn 1g mỗi ngày. Ngoài muối, nhiều loại thực phẩm và phụ gia thực phẩm khác cũng chứa Natri, vì thế cũng cần lưu ý lượng Natri nạp vào từ đó sử dụng thực phẩm phù hợp trong khẩu phần. Hầu hết thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, tương ớt, bánh, snack, đồ đóng hộp,… đều chứa hàm lượng Natri cao, trẻ bị suy tim cấp không nên sử dụng. Thay vào đó là các thức ăn tươi hoặc thực phẩm không dùng muối chế biến (unsalted) hoặc dùng lượng muối ít (Low-Sodium). 2.2. Nước Nạp vào cơ thể quá nhiều dịch có thể gây ra tình trạng suy tim sung huyết, vì thế trẻ bị suy tim cấp cũng cần kiểm soát lượng dịch nạp vào cơ thể. Với nước uống hàng ngày, tùy theo mức độ suy tim mà kiểm soát như sau: Suy tim mức độ vừa và nhẹ: Không quá khắt khe nhưng không nên uống quá nhiều nước mỗi ngày, nạp trung bình từ 1 - 1,2 lít mỗi ngày là phù hợp. Suy tim mức độ nặng hoặc kèm suy thận nặng, hạ natri máu, kháng thuốc lợi tiểu thì chỉ nạp vào lượng nước cơ thể sử dụng và thải ra. Ngoài nước uống, cơ thể cũng nạp dịch qua sữa, hoa quả, các loại canh, súp,… Nếu suy tim cấp ở trẻ nặng, cần theo dõi lượng dịch nạp vào và điều chỉnh phù hợp. 2.3. Năng lượng Nếu ở giai đoạn suy tim sung huyết cấp, viêm cơ tim cấp, suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp,… bệnh nhân chủ yếu được nạp năng lượng qua đường truyền tĩnh mạch cùng với Vitamin và khoáng chất thiết yếu. Khi bệnh đã được kiểm soát sẽ bắt đầu ăn bằng chế độ ít chất béo, thực phẩm lỏng nhẹ dễ tiêu hóa. Năng lượng nạp vào trong 2 - 3 ngày đầu sau hồi phục là khoảng 500 - 800 kcal mỗi ngày, sau đó tăng dần đến 1.000 - 1.200 kcal/ngày. Năng lượng nạp vào nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, ưu tiên thực phẩm dễ tiêu, mềm, hợp khẩu vị. Nếu xảy ra tình trạng suy dinh dưỡng, suy kiệt thì có thể bổ sung thêm qua đường truyền tĩnh mạch. 2.4. Protein Trẻ bị suy tim cấp có nhu cầu Protein thấp hơn bình thường vì nếu bổ sung nhiều, nó thúc đẩy hoạt động của tim và khiến suy tim trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu suy tim nhẹ, xem xét kiểm soát lượng protein cung cấp từ 0.8 - 1g trên mỗi kg cân nặng/ngày. Trẻ có hiện tượng suy dinh dưỡng, suy kiệt thì tăng lượng protein cung cấp từ 1,2 - 1,5/kg cân nặng/ngày. Nên bổ sung Protein từ nguồn thực phẩm dễ hấp thu như: sữa, cá, đậu hũ, thịt trắng,… 2.5. Chất béo Phải đảm bảo cung cấp chất béo nhỏ hơn 25% tổng năng lượng với cholesterol nhỏ hơn 300mg mỗi ngày. Ngoài ra, nhu cầu với omega-3 có trong cá hoặc thực phẩm bổ sung nên đảm bảo khoảng 1,3g mỗi ngày. 2.6. Gluxit Gluxit sẽ là nguồn cung cấp năng lượng chính và nên tăng hơn ở trẻ bị suy tim cấp, đảm bảo từ 55 - 65% tổng năng lượng nạp vào mỗi ngày, tương ứng với khoảng 5 - 7g/kg cân nặng. Ưu tiên bổ sung Gluxit làm năng lượng nhưng cần hạn chế thực phẩm sinh hơi và ảnh hưởng đến hoạt động của tim như: trứng, đậu đỗ, nước uống có gas,… 2.7. Vitamin và khoáng chất Trẻ bị suy tim cấp có nhu cầu với Vitamin và khoáng chất nhiều hơn để đảm bảo chuyển hóa, giảm tình trạng suy dinh dưỡng, suy kiệt kéo dài. Nếu cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng này, tình trạng suy tim sẽ nặng hơn. Nhóm Vitamin cần chú trọng nhất là Vitamin B1, Vitamin C, E bảo vệ và tăng cường hoạt động cơ tim. Cùng với đó là khoáng chất như Kali, Calci, Magie,… Chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy tim cấp khá khác biệt so với trẻ thông thường, cha mẹ cần lưu ý và tuân thủ nguyên tắc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cũng như kiểm soát bệnh tốt hơn.
doc_161
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh ung thư ở vị trí, cơ quan nằm trong hệ tiêu hóa. Ung thư này được chia thành 2 nhóm, gồm có ung thư đường tiêu hóa trên (như ung thư dạ dày, thực quản) và ung thư đường tiêu hóa dưới (như ung thư trực tràng, mật, gan...) Đây là một trong những căn bệnh phát triển âm thầm. Dù hình thành khối u, diễn ra trong một khoảng thời gian dài nhưng hầu như không hề có những dấu hiệu. Hình ảnh ung thư đường tiêu hóa Sẽ không nguy hiểm nếu phát hiện ung thư tiêu hóa sớm Khám sàng lọc, tầm soát ung thư đường tiêu hóa là chìa khóa vàng, phương pháp giúp phát hiện ra bệnh sớm hiệu quả. Từ đó, bác sĩ sẽ nghiên cứu và đưa ra phác đồ điều trị chuẩn xác nhất cho từng bệnh nhân. Hơn nữa, việc chẩn đoán sớm này còn giúp tuổi thọ của người bệnh kéo dài hơn, thậm chí cơ hội chữa khỏi rất cao.Với mức độ phổ biến của bệnh như hiện nay và đang có xu hướng trẻ hóa, ai cũng nên thực hiện tầm soát ung thư đường tiêu hóa định kỳ. Nhất là người thuộc trường hợp sau cần tầm soát, khám sàng lọc càng sớm càng tốt:Người có người thân mắc bệnh này.Chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên ăn đồ muối chua, đồ ăn nhanh, mặn, cay nóng...Người bị viêm loét đại tràng/dạ dày, người nhiễm khuẩn HP...3. Phương pháp tầm soát ung thư đường tiêu hóa hiệu quả nhất Sau điều trị ung thư tiêu hóa, người bệnh sống được bao lâu Cũng tương tự thế, phương pháp điều trị bệnh sẽ khác nhau phụ thuộc vào từng giai đoạn. Do đó, bạn hãy thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán, đưa ra cách điều trị tốt nhất. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên kết hợp thực hiện theo khuyến cáo của bác sĩ để ngăn ngừa, phòng tránh bệnh ung thư này. Ngoài tập luyện thể thao, vận động hàng ngày, mọi người cần chú ý tới chế độ ăn uống phù hợp:Tránh ăn thực phẩm không tốt cho đường tiêu hóa: Dưa muối, thịt nướng, thực phẩm ủ chua, thức ăn đóng hộp...Tránh thực phẩm có chứa nấm mốc như đỗ, lạc, đậu tương...Hạn chế những đồ uống có cồn, chứa chất kích thích.Ăn rau củ, hoa quả thường xuyên mỗi ngày.Uống nhiều nước.Ăn đúng giờ và đủ bữa.Hy vọng với chia sẻ trên đây, các bạn đã giải đáp được ung thư đường tiêu hóa có nguy hiểm không. Nếu như phát hiện sớm, phương pháp điều trị sẽ đơn giản, kịp thời và chính xác hơn. Từ đó chữa khỏi bệnh là điều hoàn toàn có thể.
doc_162
Với thành phần chính là Acyclovir, Mediclovir được dùng trong điều trị viêm giác mạc do virus Herpes simplex gây ra. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Mediclovir sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn. Mediclovir thuộc nhóm thuốc kháng virus dùng tại chỗ, có thành phần chính là Acyclovir hàm lượng 150mg. Acyclovir có tác dụng chống nhiễm virus Herpes simplex ở niêm mạc và da bằng cách tác động chọn lọc đối với những tế bào bị nhiễm virus Herpes simplex. Acyclovir cũng ngăn không cho cơ thể bị tái nhiễm virus Herpes simplex.Thuốc Mediclovir được bào chế dưới dạng thuốc mỡ tra mắt và được đóng gói trong tuýp 5g. Mediclovir được chỉ định dùng trong điều trị bệnh viêm giác mạc do virus Herpes simplex gây ra, để làm giảm các triệu chứng của bệnh như chảy nước mắt, sưng mí mắt, đỏ mắt, cộm trong mắt, vùng mắt bị ngứa rát.2. Cách dùng và liều lượng thuốc Mediclovir Thuốc Mediclovir được dùng theo đường bôi trực tiếp lên vùng bị thương tổn, với các bước sử dụng như sau:Bước 1: Rửa tay thật sạch trước khi dùng thuốc để tránh tình trạng vi khuẩn hoặc các loại vi nấm, virus ở tay tiếp xúc với mắt đang bị bệnh.Bước 2: Mở nắp tuýp thuốc và cho một lượng thuốc phù hợp lên tay hoặc que bông gòn rồi bôi trực tiếp vào chỗ điều trị. Bôi thuốc nhẹ nhàng để không làm tổn thương mắt và bội nhiễm.Bước 3: Lau phần thuốc còn thừa bằng loại giấy vô khuẩn. Đậy nắp lại để bảo vệ tuýp thuốc.Liều dùng thuốc Mediclovir được khuyến cáo là tra khoảng 10mm/ lần vào túi cùng kết mạc, bôi 5 lần/ ngày, mỗi lần bôi cách nhau tối thiểu 4 giờ. Khi vết thương đã lành, cần tiếp tục bôi thuốc thêm 3 ngày để đạt hiệu quả điều trị và phòng ngừa bệnh tái nhiễm. 3. Tác dụng phụ của thuốc Mediclovir Thuốc Mediclovir rất hiếm khi gây ra tác dụng phụ không mong muốn tại vị trí bôi thuốc như kích ứng, khó chịu, viêm mí mắt, viêm kết mạc, viêm giác mạc chấm. Những triệu chứng này thường sẽ tự hết và không để lại bất kỳ di chứng nào. Vì vậy, người bệnh không cần phải ngừng dùng thuốc.4. Một số lưu ý khi dùng thuốc Mediclovir Không dùng thuốc Mediclovir ở người bị quá mẫn với thành phần của thuốc.Người bị suy thận hoặc có tiền sử bị bệnh thận cần thận trọng khi dùng thuốc Mediclovir.Hạn chế các hoạt động cần sử dụng thị lực nhiều sau khi bôi Mediclovir vì thuốc có thể làm mắt bị nhìn mờ.Tránh dùng quá liều để điều trị cho bệnh mau khỏi hoặc tự ý giảm liều. Nên dùng thuốc đúng liều lượng để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.Phụ nữ mang thai nếu muốn dùng thuốc Mediclovir nên hỏi ý kiến bác sĩ và cân nhắc lợi ích và nguy cơ để đảm bảo rằng thuốc không gây nguy hiểm đối với thai nhi.Phụ nữ đang nuôi con cho bú cần thận trọng khi dùng thuốc Mediclovir vì thuốc có bài tiết qua sữa mẹ.Hạn chế lái xe hoặc vận hành, điều khiển máy móc khi đang dùng Mediclovir vì thuốc có thể làm nhòe mắt. Dùng đồng thời Mediclovir với Zidovudin có thể gây ra tình trạng lơ mơ, ngủ lịm; còn với Amphotericin B và Ketoconazol có thể làm tăng hiệu lực kháng virus Herpes simplex của Mediclovir.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Mediclovir, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Mediclovir là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
doc_163
ảnh hưởng nhiều đến chất lượng Bệnh não gan hoặc hôn mê gan được định nghĩa là những rối loạn não thứ phát gây ra do tình trạng suy gan quá nặng. Lúc này, bệnh nhân sẽ mất ý thức về hành vi, lời nói, mắt mờ mất định hướng, mệt mỏi và yếu cơ. Bệnh não gan hoặc hôn mê gan được định nghĩa là những rối loạn não thứ phát gây ra do tình trạng suy gan quá nặng. Nguyên nhân gây bệnh não gan Chức năng cơ bản của gan là giúp chuyển hóa các chất như vitamin, protein… thành các chất đơn giản và thải độc.Tuy nhiên, khi bệnh xơ gan ở giai đoạn cuối, chức năng gan không còn đảm bảo khiến cho độc tố bị tồn lại trong máu nhất là amoniac và gây ra chứng não gan. Não gan rất nguy hiểm. Bệnh có thể khiến bệnh nhân tử vong bất cứ lúc nào nếu không có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ. Não gan rất nguy hiểm. Các giai đoạn của bệnh não gan Bệnh não gan được chia làm 5 giai đoạn. Cụ thể là: -Giai đoạn 1: Không có biểu hiện gì bất thường. -Giai đoạn 2: Bệnh nhân bắt đầu có sự suy giảm nhận thức, lo lắng và mất tập trung. -Giai đoạn 3: Bệnh nhân luôn ở trong tình trạng mất định hướng thời gian, thay đổi tính cách rõ rệt và có những hành vi không thích hợp. -Giai đoạn 4: Bệnh nhân có biểu hiện ngủ gà, lẫn lộn, mất định hướng toàn thể… và có hành vi bất thường. -Giai đoạn 5: Đây là giai đoạn cuối của bệnh. Bệnh nhân bắt đầu bước vào hôn mê, mất ý thức, các kiểm tra thần kinh không đáp ứng. Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội 0936 388 288
doc_164
Phẫu thuật cắt amidan bằng plasma được xem là phương pháp hiệu quả cho các trường hợp mắc amidan nghiêm trọng cần phẫu thuật. Phương pháp này giúp người bệnh ít đau, ít gây chảy máu, được giới chuyên môn đánh giá cao. Ưu điểm phẫu thuật cắt amidan bằng plasma Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt amidan trong đó phẫu thuật cắt amidan bằng plasma được xem là ưu việt nhất. Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt amidan trong đó phẫu thuật cắt amidan bằng plasma được xem là ưu việt nhất. Kỹ thuật sử dụng đầu dò thông minh cùng với nguồn nhiệt thấp plasma kết hợp với kính soi điện tử hiện đại, tiến hành truy tìm, đánh tan ổ dịch và tế bào viêm nhiễm, phương pháp ít gây đau cho người bệnh. Plasma thực hiện dưới ống kính rõ nét, giúp xác định chính xác vùng bệnh, hạn chế tối đa những tổn thương những mô lân cận, bảo vệ niêm mạc khỏe mạnh, giúp việc điều trị hiệu quả, an toàn cao. Phương pháp phẫu thuật cắt amidan bằng plasma có nhiều ưu điểm như: + An toàn, ít gây chảy máu: Hệ thống cầm máu chính xác giúp khống chế lượng máu chảy, đảm bảo quá trình phẫu thuật an toàn. + Ít xâm lấn, tổn thương nhỏ: Phương pháp này có thể trực tiếp tiếp cận các ổ dịch, vùng viêm nhiễm, hạn chế tổn thương ở mô lân cận. + Hồi phục nhanh: Thủ thuật xâm lấn tối thiểu, tính ổn định cao, hạn chế tối đa tình trạng bệnh tái phát. + Thủ thuật nhanh: Phẫu thuật cắt amidan bằng plasma được thực hiện nhanh chóng, người bệnh có thể điều trị trong ngày, đặc biệt ít gây đau đớn cho người bệnh. Phẫu thuật cắt amidan bằng plasma giúp người bệnh ít đau, ít gây chảy máu,… Sau phẫu thuật cắt amidan bằng plasma người bệnh cần kiêng những thực phẩm kích ứng như:: Các món ăn chiên xào – rán Những món ăn này có đặc tính cứng và khô, khi tiếp xúc với những thức ăn này dễ làm vết thương chảy máu. Ngoài ra khi ăn đòi hỏi người bệnh phải dùng nhiều lực để nhai và nuốt chúng. Lúc này người bệnh chỉ nên ăn những món ăn đã được nấu nhuyễn. Tốt nhất chỉ nên ăn cháo và uống sữa. Đồ ăn cay – nóng Những thực phẩm cay nóng thường là: Tỏi, ớt, hạt tiêu, mù tạt…. Nhóm thực phẩm này rất nóng vì vậy dễ gây tăng nhiệt và khiến vết mổ bị kích thích xuất tiết chảy máu. Thực phẩm có chứa chất kích thích Thuốc lá, cà phê, bia rượu, … cũng là những thứ mà sau khi cắt amidan các bạn cần tránh. Kiêng nói Quá trình hậu phẫu, người bệnh cắt amidan cần có một khoảng thời gian nhất định để bình phục sức khỏe, đặc biệt là vùng cổ họng và dây thanh quản. Bởi nếu cơ miệng hoạt động quá nhiều sẽ khiến cho vết cắt bị chảy máu hoặc rách chỉ khâu, gây nhiễm trùng tại vết mổ. Tốt nhất bạn không nên nói nhiều, nói to sau khi cắt amidan.
doc_165
Về bản chất, u xơ tuyến vú là một dạng khối u lành tính, có thể khu trú tại một vị trí nhất định hoặc lan tỏa, bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hoặc tiền mãn kinh. NGUYÊN NHÂN U XƠ TUYẾN VÚ Hiện tại, việc xác định nguyên nhân gây u xơ tuyến vú còn gây nhiều tranh cãi, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do mất cân bằng nội tiết estrogen, progesteron, prolactin. Ngoài ra, sự mất cân bằng nội tiết tố khác như prolactin (kích thích tuyến vú phát triển và bài tiết sữa), insulin, yếu tố tăng trưởng và hormon tuyến giáp. Khi hormon sản xuất trong tế bào vú gửi tín hiệu cho các tế bào lân cận chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng tế bào và phân chia. Nếu quá trình này bị cản trở, sẽ dẫn tới sự tăng trưởng tế bào bị dừng lại và kết quả là gây u xơ tuyến vú. TRIỆU CHỨNG U XƠ TUYẾN VÚ Người bệnh xuất hiện u có hình tròn hoặc bầu dục ở vú, có thể đau hoặc không. Nếu sờ sẽ thấy cục u chắc, xơ, đều, tròn hoặc hình bầu dục, di động dưới da, không đau và không liên quan tới chu kỳ kinh. Kích thước u có thể thay đổi khoảng 2 – 3cm và thường chỉ có một u. Trong các dạng u lành tính ở tuyến vú thì u xơ tuyến vú là loại u dễ chẩn đoán, người bệnh cũng có thể nhận biết đặc điểm khối u một cách dễ dàng qua sờ nắm vú. CHẨN ĐOÁN U XƠ TUYẾN VÚ Thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán như siêu âm, nhũ ảnh và có thể cần sinh thiết giúp khẳng định chẩn đoán và loại trừ ung thư. HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ U XƠ TUYẾN VÚ U xơ tuyến là bệnh lý lành tính và không tạo nên yếu tố nguy cơ gây ung thư, bệnh thường ổn định. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần thăm khám định kỳ, có thể cần phẫu thuật cắt bỏ khối u để làm giải phẫu bệnh khi khối u to và phát triển nhanh, chọc tế bào nghi ngờ hoặc sau 35 tuổi. Quyết định phương pháp hỗ trợ điều trị phải do bác sĩ chuyên khoa sản, căn cứ vào tính chất, mức độ, vị trí và số lượng của khối u để có phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp, có thể phẫu thuật hoặc dùng thuốc điều chỉnh nội tiết để đưa tỷ lệ estradiol/progesteron về mức bình thường. Đối với phương pháp phẫu thuật (tiểu phẫu) nhằm 2 mục đích cắt bỏ khối u đồng thời vừa ngăn ngừa không cho khối u lành tính chuyển thành ác tính. Ngoài ra, phẫu thuật còn nhằm mục đích xét nghiệm tế bào nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn những biến loạn tế bào ở khối u. PHÒNG NGỪA U XƠ TUYẾN VÚ Để ngăn chặn khả năng hình thành u vú từ sớm, chị em nên có chế độ ăn uống sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học; tăng cường hoạt động tập luyện thể dục, thể thao; ngủ đủ giấc. Ngoài ra, chị em cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ (3-6 tháng/lần), thực hiện siêu âm hoặc nhũ ảnh để phát hiện bệnh kịp thời.
doc_166
Kiêng cữ trong ăn uống được xem là một biện pháp điều trị các bệnh tim mạch. Ðối với một số bệnh như cao huyết áp, suy tim, hay tiểu đường, suy thận, chế độ kiêng cữ hợp lý sẽ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh, giảm bớt lượng thuốc cần phải uống hàng ngày, tăng tác dụng của một số thuốc điều trị. Tuy nhiên trên thực tế, biện pháp điều trị này hầu như chưa được thực hiện đúng để đem lại hiệu quả cho bệnh nhân. CHẾ ÐỘ ĂN Trước hết cần phải hiểu rõ quan niệm về kiêng cữ của Tây y. Dân gian ta thường cho rằng kiêng cữ nghĩa là phải tránh dùng một vài loại thức ăn nào đó, chẳng hạn không được ăn thịt bò, cá lóc, trứng vịt, rau muống v. v... Thật ra, Tây y quan tâm nhiều hơn đến loại chất trong thức ăn, chẳng hạn chất đạm (thịt, cá... ), chất béo (dầu, mỡ... ), chất tinh bột (gạo, khoai... ), chất xơ (rau củ), hay potasium (có nhiều trong nho, chuối) v. v... Do đó, nếu bác sĩ khuyên nên kiêng bớt chất đạm nghĩa là bạn phải hạn chế ăn thịt cá, bất kể loại thịt hoặc cá nào. Nếu bạn không ăn thịt nhưng vẫn ăn nhiều cá thì cũng không đạt được hiệu quả gì. Nếu bác sĩ cho biết bạn bị rối loạn mỡ máu hay béo phì, bạn nên hạn chế ăn chất béo như thịt mỡ, phô mai, kem, bơ. Các loại thức ăn này làm tăng lượng cholesterol trong máu, đọng lại trong mạch máu gây nhiều bệnh như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não... Người bệnh tim không cần phải kiêng ăn chất đạm nếu không bị bệnh khác kèm theo (như bệnh thận) vì đây là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Ðặc biệt là các bệnh nhân bị bệnh tim nặng, suy kiệt càng cần phải ăn nhiều chất đạm để tạo đủ năng lượng cho cơ thể. Bạn nên tư vấn bác sĩ về chế độ ăn của mình, loại thức ăn nào cần phải kiêng và loại nào không cần để có một chế độ hợp lý. NƯỚC UỐNG Nhiều người cho rằng uống càng nhiều nước càng tốt vì giúp lọc sạch cơ thể. Thật ra, quan niệm này không hẳn là đúng, nhất là với bệnh tim hay bệnh thận. Ðối với một người khỏe mạnh, khi uống nhiều nước, tim và thận phải tăng hoạt động để thải bớt nước ra ngoài, giữ sự cân bằng trong cơ thể. Ngược lại, ở người đã có bệnh tim hay bệnh thận, hai cơ quan này không còn hoạt động tốt nên nước sẽ bị giữ lại trong cơ thể gây triệu chứng khó thở, phù, thậm chí còn gây ra tình trạng "ngộ độc nước", biểu hiện qua triệu chứng lơ mơ, hôn mê. Nói chung, người bị bệnh tim nên uống nước theo nhu cầu cơ thể, nghĩa là chỉ uống khi cảm thấy khát. Nếu bệnh của bạn chỉ ở mức độ nhẹ, việc hạn chế uống nước là không cần thiết. Những trường hợp suy tim nặng chỉ nên hạn chế uống khoảng 1 lít nước mỗi ngày. Nên nhớ rằng uống quá ít nước cũng rất nguy hiểm vì có thể gây tụt huyết áp, choáng váng, chóng mặt. Bác sĩ sẽ cho biết nhu cầu nước thế nào là phù hợp với mức độ bệnh của bạn. RƯỢU BIA - THUỐC LÁ Còn thuốc lá là thứ cần phải kiêng cữ tuyệt đối khi bị bệnh tim mạch. Thuốc lá ảnh hưởng rất xấu đối với các bệnh do nguyên nhân xơ vữa động mạch như thiếu máu não, thiếu máu cơ tim. Nếu không bỏ thuốc lá, bạn có thể bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim... Và nhất thiết bạn phải cố gắng bằng mọi cách bỏ hút thuốc lá ngay khi biết mình bị bệnh tim mạch.
doc_167
1. Công dụng Hivuladin Thuốc Hivuladin có thành phần chính là Lumivudin – một loại thuốc ức chế men phiên mã ngược tạo nucleosid với hoạt tính kháng virus viêm gan B. Lumivudin có trong Hivuladin giúp biến đổi gen bên trong tế bào theo từng bước hình thành triphosphat. Triphosphat có khả năng ức chế sự tổng hợp DNA của retrovirus thông qua việc ức chế cạnh tranh men phiên mã ngược và hợp nhất vào DNA của virus viêm gan B. Từ đó có thể ức chế virus này một cách có hiệu quả.Thuốc Hivuladin là thuốc được chỉ định cho những đối tượng bị viêm gan B mãn tính có bằng chứng sao chép của virus viêm gan B và viêm gan tiến triển. 2. Cách dùng – liều dùng Hivuladin Hivuladin được dùng theo đường uống trong hoặc ngoài bữa ăn chính theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý, không dùng thuốc chung với các chế phẩm dạng lỏng khác như trà, cà phê, rượu, bia... vì nó có thể gây tương tác, thay đổi thành phần có trong Hivuladin.Liều dùng thuốc Hivuladin theo khuyến cáo của nhà sản xuất là 100mg/ lần/ ngày dành cho người lớn từ 16 – 65 tuổi. Với các đối tượng đặc biệt khác như bệnh nhân suy thận 16 tuổi trở lên thì cần điều chỉnh liều dùng theo chế độ thanh thải creatinin. 3. Chống chỉ định Hivuladin 4. Một số lưu ý, thận trọng khi dùng Hivuladin Thuốc Hivuladin cần thận trọng khi dùng, phải được theo dõi và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Một số lưu ý bạn nên biết khi dùng Hivuladin như:Sau khi dừng thuốc, một số trường hợp có thể bị viêm gan tái phát;Cần giảm liều ở các bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin <50ml/ phút;Bệnh nhân có tổn thương gan cũng cần được điều chỉnh liều phù hợp;Khi dùng thuốc vẫn cần có các biện pháp dự phòng thích hợp để tránh lây nhiễm virus viêm gan B sang người khác;Khuyến cáo không dùng Hivuladin cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu và phụ nữ đang cho con bú.Những thận trọng và lưu ý khi dùng Hivuladin nhằm giúp bạn dùng thuốc an toàn. 5. Tác dụng phụ Hivuladin Hivuladin có thể gây ra các tác dụng phụ như:Nhức đầu ở nhiều cấp độ;Mất ngủ;Mệt mỏi;Chóng mặt;Trầm cảm;Tiêu chảy;Đau bụng;Buồn nôn và nôn;Phan bát;Viêm tuỵ;Viêm dây thần kinh ngoại biên;Các tác dụng phụ này có thể ở nhiều cấp độ khác nhau, hãy thông báo cho bác sĩ các biểu hiện lâm sàng sau khi dùng để được tư vấn xử lý phù hợp. 6. Tương tác Hivuladin Thuốc Hivuladin có thể gây ra các tác dụng phụ, suy giảm tác dụng khi kết hợp với các thuốc khác. Cụ thể:Kết hợp với Zidovudin làm tăng nồng độ Zidovudin trong huyết tương và giảm nồng độ Lamivudin trong huyết tương;Rươu, bia, thuốc lá... có thể làm thay đổi thành phần có trong thuốc Hivuladin;Để đảm bảo an toàn, hiệu quả khi dùng Hivuladin, hãy thông báo cho bác sĩ những loại thuốc, tiền sử uống rượu, bia...
doc_168
Hyace D là thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân theo chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ. Sau đây là một số thông tin chia sẻ giúp bạn hiểu rõ hơn Hyace D là thuốc gì. 1. Công dụng của thuốc Hyace D Thuốc Hyace D được phân nhóm thuốc điều trị bệnh lý tim mạch. Thành phần của thuốc Hyace D có chứa Perindopril và Indapamide. Perindopril là thuốc có công dụng ức chế men chuyển đồng thời tăng khả năng bài tiết Aldosterone ở vỏ thượng thận. Ngoài ra thành phần này còn cải thiện tình trạng huyết áp tăng cao. Trong những trường hợp cần thiết, thuốc Hyace D có thể cải thiện sự đàn hồi của động mạch và giảm kháng lực cho tiểu mạch cùng mạch máu ngoại biên. Nhờ đó cơ thể hạn chế được nguy cơ phì đại thất trái.Thành phần còn lại là Aldosterone được sử dụng với công dụng như một loại thuốc lợi tiểu. Sự kết hợp của 2 thành phần trở thành thuốc Hyace D được bác sĩ chỉ định sử dụng dành cho bệnh nhân mắc hội chứng tăng huyết áp nguyên phát hoặc tình trạng rối loạn huyết áp không thể kiểm soát được. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Hyace D Thuốc Hyace D được bào chế dạng viên sử dụng đường uống. Đây là thuốc kê đơn nên không thể tùy ý mua hay sử dụng nếu không được bác sĩ cho phép. Ngoài ra thuốc thường được sử dụng liều duy nhất 1 viên. Thời gian sử dụng thuốc được khuyến cáo là trước khi ăn sáng.Liều lượng thuốc có thể không cố định hoặc cần thay đổi ở một vài trường hợp cụ thể. Nếu bạn đang có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hay tương tác với thuốc cần báo cho bác sĩ để được kiểm tra điều chỉnh liều dùng đúng với tình trạng bệnh. Hơn nữa, những bệnh nhân sử dụng thuốc Hyace D cần lưu ý luôn kiểm tra trước khi uống thuốc để tránh quá liều xảy ra. 3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Hyace D Trước khi dùng thuốc bạn nên tham khảo những đối tượng chống chỉ định sử dụng thuốc:Người có nguy cơ hay tiền sử dị ứng mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Bệnh nhân có bệnh lý với thuốc ức chế men chuyển do cơ địa hoặc di truyền. Bệnh nhân suy tim đang điều trị. Suy thận cấp độ nặng và vừa. Bệnh nhân hạ kali máu. Phụ nữ mang thai cho con bú và trẻ nhũ nhi.Ở cơ địa bệnh nhân xác định mắc hội chứng suy giảm hệ miễn dịch sẽ hạn chế dùng thuốc có chứa men chuyển. Thuốc này khi sử dụng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe miễn dịch. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn dùng kết hợp với thuốc khác nhưng quá trình sử dụng cần được theo dõi và xét nghiệm chức năng máu và thận.Các dấu hiệu sưng phù ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể cũng ẩn chứa nguy cơ nguy hiểm. Khi phát hiện sưng phù hoặc có nguy cơ sưng phù nên vừa dùng thuốc vừa theo dõi. Nếu không có ảnh hưởng nghiêm trọng có thể sử dụng còn ảnh hưởng lớn nên ngừng thuốc để xem xét.Bệnh nhân lọc máu cần thận trọng với thuốc Hyace D. Thuốc Hyace D là tác nhân có thể dẫn đến sốc phản vệ. Ngoài ra thành phần có công dụng như thuốc lợi tiểu có thể làm ảnh hưởng chức năng gan thận. Nếu bạn phát hiện hãy ngừng dùng thuốc sau đó báo cho bác sĩ để được theo dõi.Các vấn đề về nồng độ khoáng chất trong huyết thanh nên được theo dõi thường xuyên. Nếu chỉ số canxi, kali, natri... có biến động cần được đánh giá kỹ lưỡng nguyên nhân. Luôn lưu ý kiểm tra xét nghiệm kỹ lưỡng nếu bạn chơi thể thao vì thuốc Hyace D có thể dẫn đến dương tính giả cho một số tình huống cụ thể.Người phải lái xe hay làm việc trong dây chuyền máy móc cần cân nhắc trước khi dùng thuốc. Thuốc Hyace D có thể làm thay đổi chỉ số huyết áp nếu dùng thuốc bạn nên sắp xếp giai đoạn ít việc hoặc được nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe và tránh gây ra tai nạn lao động. 4. Phản ứng phụ của thuốc Hyace D Choáng vángĐau đầu. Chuột rút. Rối loạn giấc ngủ. Mệt mỏi. Hạ huyết áp tư thế đứng. Phản ứng phụ thông thường của thuốc Hyace D có thể dễ dàng phát hiện xử lý. Với những phản ứng phụ nguy hiểm có tương tác do bệnh lý nền của người bệnh cần được chú ý hơn. Hãy báo bác sĩ nếu nghi ngờ hoặc đang điều trị một căn bệnh khác. 5. Tương tác với thuốc Hyace D Thuốc Hyace D có thành phần chứa chất giống như thuốc lợi tiểu. Nếu sử dụng thuốc Hyace D nên tránh dùng đồng thời cùng một loại thuốc lợi tiểu khác. Trong quá trình dùng người bệnh nên thường xuyên làm kiểm tra xét nghiệm để đánh giá nồng độ kali huyết giúp ngừa nguy cơ tử vong do kali huyết tăng cao. Với lithium càng cần chú ý vì chất này dễ dẫn độc ngộ độc.Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường đang điều trị bằng thuốc có thể dùng với thuốc Hyace D. Đối với người mắc chứng suy tim xung huyết cần hạ thấp liều dùng.Thuốc Hyace D được sử dụng để kiểm soát chỉ số huyết áp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ở mỗi đối tượng khác nhau khi dùng thuốc sẽ ẩn chứa nhiều nguy cơ tương tác tốt hoặc không tốt. Hãy luôn hỏi kỹ hướng dẫn bác sĩ trước khi sử dụng Hyace D.
doc_169
Thuốc Lezinsan 5 chứa thành phần chính là Levocetirizine, hàm lượng trong mỗi viên nén là 5 gam. Thuốc thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng do bệnh dị ứng gây ra. Hoạt chất Levocetirizine có trong thuốc Lezinsan 5 là một đồng phân quang học dạng R của Cetirizin. Nó có tác dụng phong bế có cạnh tranh các thụ thể H1 của tế bào tác động.Levocetirizine không ảnh hưởng đến quá trình giải phóng histamin của dưỡng bào mà chỉ ngăn cản histamin gắn kết với thụ thể. Từ đó, nó có khả năng làm giảm các triệu chứng dị ứng ở cơ thể người. Levocetirizin không đi qua hàng rào máu não, vì vậy không gây tác dụng an thần, buồn ngủ như các thuốc chống dị ứng thế hệ 1.Thuốc Lazinsan 5 chứa Levocetirizine, thường được chỉ định trong các trường hợp như:Làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc viêm mũi dị ứng dai dẳng như: Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, rát họng, chảy nước mắt, đau đầu,...Làm giảm triệu chứng bệnh mề đay ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. 2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Lezinsan 5 Liều dùng của Lezinsan 5 được khuyến cáo như sau:Đối với người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên: Nên dùng liều 5mg/lần/ngày.Đối với trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Dùng liều 3mg/lần/ngày.Không khuyến cáo dùng Lezinsan 5 cho trẻ dưới 6 tuổi vì chưa có nghiên cứu về độ an toàn của thuốc trên đối tượng này.Bệnh nhân có bệnh lý suy thận đi kèm cần được điều chỉnh liều theo khuyến cáo như sau:Độ thanh thải creatinin >50: Dùng liều 5mg/lần/ngàyĐộ thanh thải creatinin từ 30 - 48: Dùng liều 5mg mỗi 2 ngàyĐộ thanh thải creatinin từ 10 - 30: Dùng liều 5mg mỗi 3 ngàyĐộ thanh thải creatinin dưới 10: Không khuyến cáo sử dụng. Thuốc Lezinsan 5 được sử dụng bằng đường uống. Thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên bệnh nhân có thể uống trước hoặc sau bữa ăn. 3. Tác dụng không mong muốn của Lezinsan 5 Bệnh nhân sử dụng thuốc Lezinsan 5 có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn như:Chóng mặt, đau đầu;Mệt mỏi;Rối loạn vị giác;Rối loạn điều tiết mắt;Tim đập nhanh;Tăng men gan;Tiểu khó;Giảm tiểu cầu;Các phản ứng quá mẫn. 4. Những thận trọng khi sử dụng thuốc Lezinsan 5 Bệnh nhân không nên sử dụng rượu bia khi đang điều trị với thuốc Lezinsan 5. Sự kết hợp này có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh, làm bệnh nhân giảm tỉnh táo, mất tập trung.Thận trọng khi dùng Lezinsan 5 cho bệnh nhân có yếu tố liên quan đến bí tiểu vì thuốc có thể làm trầm trọng hơn tình trạng này.Vì trong thành phần tá dược Lezinsan 5 có chứa lactose, do đó không sử dụng thuốc cho đối tượng có bệnh lý di truyền không dung nạp lactose.Có một vài trường hợp ghi nhận triệu chứng ngứa xảy ra khi ngưng thuốc, ngay cả khi triệu chứng này không xuất hiện trong quá trình điều trị. Hãy báo ngay với bác sĩ để được điều trị trước khi tái sử dụng Lezinsan 5.Hiện nay chưa có nhiều dữ liệu về việc sử dụng Levocetirizin an toàn ở đối tượng mang thai và cho con bú. Do đó, không khuyến cáo dùng Lezinsan 5 ở các bệnh nhân này. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng, cần cân nhắc giữa yếu tố lợi ích và nguy cơ.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Lezinsan 5, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Lezinsan 5 là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.
doc_170
Mọi người chỉ biết hút thuốc và phơi da ngoài ánh nắng mặt trời có thể gây ra bệnh ung thư, tuy nhiên ít người không nhận ra sự nguy hiểm của bệnh ung thư có thể đến từ việc uống rượu bia hoặc cocktail. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng uống rượu gây ra các thay đổi hóa học và vật lý khác nhau trong cơ thể khiến bệnh ung thư dễ bị mắc hơn. Rượu là nguyên nhân cho khoảng 5% trường hợp mắc và tử vong liên quan đến ung thư trên toàn thế giới. Rượu là thuật ngữ phổ biến của ethanol hoặc rượu ethyl, một chất hóa học có trong các loại đồ uống có cồn như bia, rượu táo, rượu mạch nha, rượu vang và rượu chưng cất. Rượu được sản xuất bởi quá trình lên men đường và tinh bột bằng men. Rượu cũng được tìm thấy trong một số loại thuốc, nước súc miệng và các sản phẩm gia dụng (bao gồm chiết xuất Vanilla (Vanilla extract) và các hương liệu khác).Theo Viện Quốc gia về Lạm dụng Chất có cồn và Chứng nghiện các chất có cồn tại Mỹ (National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism), một loại đồ uống có cồn theo tiêu chuẩn ở Hoa Kỳ có chứa 14,0 gram rượu nguyên chất. Nói chung, lượng cồn nguyên chất này được tìm thấy trong:340 ml bia230 - 260 ml rượu mạch nha140 ml rượu. Những lượng này được sử dụng bởi các chuyên gia Y tế trong việc phát triển các hướng dẫn về sức khỏe về lượng tiêu thụ rượu khuyến cáo và để cung cấp cho người dân so sánh lượng rượu mà họ tiêu thụ.Theo Chính phủ Liên bang Hướng dẫn chế độ ăn kiêng dành cho người Mỹ 2015-2020, những người không uống rượu không nên bắt đầu uống vì bất kỳ lý do gì. Bên cạnh đó, khuyến cáo đã nêu rõ rằng nếu uống rượu, nên uống điều độ và xác định lượng uống vừa phải là tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới.Uống rượu nặng được định nghĩa là uống 4 ly trở lên vào bất kỳ ngày nào hoặc 8 ly trở lên trong 01 tuần đối với phụ nữ và 5 ly trở lên vào bất kỳ ngày nào hoặc 15 ly trở lên trong 01 tuần đối với nam giới. Uống rượu đến mức say xỉn được định nghĩa là tiêu thụ 4 ly trở lên cho phụ nữ và 5 ly trở lên cho nam giới trong một lần uống (thường trong khoảng 2 giờ). Rượu làm tăng nguy cơ ung thư Các nhà khoa học trên thế giới đều đồng thuận mạnh về việc uống rượu gây ung thư. Trong Báo cáo về chất gây ung thư, Chương trình nghiên cứu Toxicology Quốc gia thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đã liệt kê tiêu thụ đồ uống có cồn là chất gây ung thư ở người.Có rất nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng một người càng uống nhiều rượu, đặc biệt là người uống càng nhiều rượu nhiều theo thời gian, thì nguy cơ mắc ung thư liên quan đến rượu càng cao. Ngay cả những người uống rượu nhẹ (là những người không uống nhiều hơn một ly mỗi ngày) và những người uống rượu say có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Dựa trên dữ liệu từ năm 2009, ước tính 3,5% ca tử vong do ung thư ở Hoa Kỳ (khoảng 19.500 ca tử vong) có liên quan đến rượu.Sau đây là các bằng chứng về việc tiêu thụ rượu và sự phát triển của một số loại ung thư:Ung thư đầu và cổ: Tiêu thụ rượu từ vừa đến nặng có liên quan mật thiết đến nguy cơ mắc ung thư đầu và cổ. Những người uống rượu vừa phải có nguy cơ mắc bệnh khoang miệng cao hơn 1,8 lần (không bao gồm môi) và ung thư vòm họng, ung thư thanh quản cao gấp 1,4 lần so với những người không uống rượu và những người nghiện rượu nặng có nguy cơ cao gấp 5 lần ung thư khoang miệng và ung thư vòm họng, nguy cơ ung thư thanh quản cao gấp 2,6 lần. Ngoài ra, nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao hơn nữa khi những người uống rượu kết hợp với sử dụng thuốc lá.Ung thư thực quản: Tiêu thụ rượu ở mọi cấp độ có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy. So với người không uống rượu thì người có uống rượu có nguy cơ cao từ 1,3 lần đối với uống nhẹ đến cao hơn gần 5 lần đối với uống nhiều rượu. Ngoài ra, những người bị thiếu hụt enzyme chuyển hóa rượu có nguy cơ tăng đáng kể mắc ung thư biểu mô tế bào vẩy nếu họ uống rượu.Ung thư gan: Tiêu thụ rượu nặng có liên quan đến nguy cơ mắc hai loại ung thư gan tăng gấp 2 lần (gồm ung thư tế bào gan và ung thư đường mật vùng trong gan). Tiêu thụ rượu nặng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan Ung thư vú: Các nghiên cứu dịch tễ học đã liên tục tìm thấy tăng nguy cơ ung thư vú khi tăng lượng rượu tiêu thụ. Dữ liệu được tổng hợp từ 118 nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống rượu ở mức nhẹ, vừa và nặng có nguy cơ mắc ung thư vú tăng từ 1,04 lần, 1,23 lần và 1,6 lần so với người không uống.Ung thư đại trực tràng: Tiêu thụ rượu từ trung bình đến nặng có liên quan đến nguy cơ ung thư đại tràng và trực tràng tăng gấp 1,2 đến 1,5 lần so với người không sử dụng rượu.Nhiều nghiên cứu đã xem xét liệu có mối liên quan giữa tiêu thụ rượu và nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác hay không. Một số bằng chứng cho rằng rượu có liên quan đến tăng nguy cơ u ác tính và ung thư tuyến tiền liệt và tuyến tụy. Tuy nhiên, đối với các bệnh ung thư khác như ung thư buồng trứng, tuyến tiền liệt, dạ dày, tử cung và bàng quang thì không có mối liên hệ nào với việc sử dụng rượu hoặc các bằng chứng đang chưa nhất quán.Tiêu thụ rượu cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư thận và ung thư hạch không Hodgkin trong nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, bất kỳ lợi ích tiềm năng nào của việc tiêu thụ rượu để giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư không thể so với tác hại của việc tiêu thụ rượu gây ra. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây lấy dữ liệu từ hơn 1000 nghiên cứu về rượu và nguồn dữ liệu, cũng như hồ sơ tử vong và khuyết tật từ 195 quốc gia và vùng lãnh thổ từ năm 1990 đến năm 2016, đã kết luận rằng số lượng đồ uống tối ưu để tiêu thụ mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ tổng thể đối với sức khỏe là bằng 0. Nghiên cứu đó không bao gồm dữ liệu về ung thư thận hoặc ung thư hạch không Hodgkin. 3. Cơ chế rượu làm tăng nguy cơ ung thư Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết về nhiều cách mà rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư, bao gồm:Chuyển hóa ethanol trong đồ uống có cồn thành acetaldehyd, đây là một hóa chất độc hại và là chất gây ung thư ở người; acetaldehyd có thể làm hỏng cả ADN của người bệnh và protein.Tạo ra các dạng oxy phản ứng mạnh, có thể làm hỏng ADN, protein và lipid (chất béo) có trong cơ thể thông qua quá trình oxy hóa.Làm suy yếu khả năng phân hủy và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng của có thể có thể liên quan đến nguy cơ ung thư, bao gồm vitamin A; các chất dinh dưỡng trong vitamin B complex, chẳng hạn như folate; vitamin C; vitamin D; vitamin E và carotenoit. Tăng nồng độ estrogen trong máu, một loại hormone giới tính có liên quan đến nguy cơ ung thư vúĐồ uống có cồn cũng có thể chứa nhiều chất bị ô nhiễm gây ung thư được đưa vào trong quá trình lên men và sản xuất, chẳng hạn như nitrosamine, sợi amiăng, phenol và hydrocarbon. Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com; Cancer.gov Hướng dẫn sơ cứu ngộ độc rượu
doc_171
Usapira được biết đến là dung dịch tiêm dùng trong các trường hợp bệnh lý về thần kinh hay rối loạn não bộ. Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch và đóng trong các ống 5ml, mỗi hộp gồm 10 ống.Thành phần chính quyết định chức năng của thuốc Usapira là Piracetam với hàm lượng 1g.Thông tin thành phần Piracetam. Piracetam là một dẫn xuất vòng của acid gamma aminobutyric, GABA, đây là một loại chất gây hưng phấn. Hiểu cách khác, chất Piracetam có tác dụng cải thiện quá trình chuyển hóa của các tế bào thần kinh.Piracetam được đưa vào cơ thể theo đường uống, sau đó hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn ở ống tiêu hoá. Sau khi được hấp thu, piracetam được vận chuyển trong máu dưới dạng tự do, không liên kết với protein và đến tất cả các mô, cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, Piracetam có thể đi qua hàng rào mạch máu não, qua rau thai và cả các màng dùng trong thẩm tích thận.Sau khi thực hiện chức năng của mình, Piracetam sẽ được đào thải qua thận ra ngoài nước tiểu ở trạng thái nguyên dạng. Độ thanh thải piracetam ở thận của người bình thường là 86ml/phút. Hơn 95% thuốc được thải theo nước tiểu sau khi uống 30 phút. Ở người suy thận thì thời gian đào thải sẽ tăng lên do chức năng lọc của thận suy giảm.Trong cơ thể, Piracetam tác động lên một số chất dẫn truyền thần kinh như acetylcholin, noradrenalin, dopamin... Ngoài ra, thuốc còn có thể làm thay đổi một sự dẫn truyền thần kinh và cải thiện môi trường chuyển hoá để tạo điều kiện cho các tế bào thần kinh hoạt động tốt nhất.Mặt khác, Piracetam còn giúp cơ thể chống lại những rối loạn chuyển hoá do thiếu máu cục bộ bằng cách làm tăng sức đề kháng của não đối với tình trạng thiếu oxy. Kích thích sự huy động và sử dụng glucose mà không lệ thuộc vào quá trình cung cấp oxy. Điều này giúp tạo thuận lợi cho quá trình chuyển hóa glucose theo con đường pentose và duy trì tổng hợp năng lượng ở não.Một tác dụng khác rất quan trọng của Piracetam là làm tăng giải phóng dopamin. Đây là một hormon có tác dụng tốt lên sự hình thành trí nhớ. Từ đó làm tăng sự tập trung và tăng cường trí nhớ của cơ thể.Piracetam có khả năng làm giảm sự kết tụ tiểu cầu và làm cho hồng cầu phục hồi khả năng biến dạng, di chuyển qua các mao mạch. Đồng thời, thuốc còn có tác dụng chống giật rung cơ. Với thành phần là Piracetam, thuốc Usapira công dụng để điều trị một số bệnh lý về thần kinh và não bộ, bao gồm:Bệnh lý suy giảm chức năng nhận thức và suy giảm thần kinh cảm giác mãn tính thường gặp ở người cao tuổi.Di chứng của bệnh lý thiếu máu não.Người có triệu chứng chóng mặt.Trẻ em khó học, kém tập trung.Người nghiện rượu lâu năm.Các trường hợp rung giật cơ. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Usapira Thuốc Usapira được đưa vào cơ thể theo đường tiêm tĩnh mạch. Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh lý cũng như tuổi của bệnh nhân mà bác sẽ chỉ định liều lượng khác nhau.Với trường hợp vừa và nhẹ, tiêm 30- 160mg/kg/ngày và chia làm 2, 3 hoặc 4 lần tiêm.Đối với trường hợp nặng, tiêm 12g/ngày và truyền tĩnh mạch.Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất khi dùng thuốc Usapira và hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra, cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ trước khi tiêm thuốc. Đặc biệt, cần kiểm tra các chỉ số sinh tồn (huyết áp, nhịp mạch, nhịp thở, nhiệt độ,...) trước khi tiêm.Việc tiêm thuốc cần được thực hiện bởi nhân viên y tế hay những người có trình độ chuyên môn. Tuyệt đối không tự ý tiêm truyền tại nhà vì khó xử lý khi có tai biến xảy ra sau khi tiêm. Khi bơm thuốc vào tĩnh mạch cần tiến hành từ từ và theo dõi sắc mặt, quan sát xem người bệnh có xuất hiện phản ứng gì không. Ngoài ra, cần có đầy đủ hộp chống shock khi tiến hành tiêm, truyền để xử trí kịp thời khi có phản ứng xảy ra. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Usapira Usapira có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cũng hạn chế trong một số trường hợp, bao gồm:Những trường hợp quá mẫn với Piracetam và các dẫn xuất của nó.Xuất huyết não.Trường hợp suy thận nặng (độ thanh thải creatinin của thận dưới 20ml/phút).Những người mắc bệnh Huntington.Các trường hợp suy gan. 5. Tương tác thuốc Thuốc Usapira có công dụng điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, khi dùng thuốc cần chú ý tránh tình trạng sử dụng nhiều loại thuốc với nhau gây ra sự tương tác. Usapira có thể gây phản ứng với một số loại thuốc sau:Thuốc kích thích thần kinh trung ương.Thuốc hướng thần kinh.Thuốc về hormon giáp trạng.Người bệnh cần thông báo các loại thuốc và thực phẩm chức năng đang sử dụng cho bác sĩ/ dược sĩ. Từ đó bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn nhất. 6. Tác dụng phụ của thuốc Usapira Bên cạnh công dụng trong việc điều trị bệnh. Thuốc Usapira có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Các phản ứng phụ sau khi dùng thuốc Usapira có thể kể đến bao gồm:Cảm giác lo âu và rối loạn giấc ngủ.Mệt mỏi.Rối loạn tiêu hóa. 7. Lưu ý khi sử dụng thuốc Usapira Để tránh những biến chứng có thể xảy ra khi dùng thuốc Usapira, cần chú ý theo dõi đối với người lớn tuổi, bị bệnh động kinh. Đặc biệt là khi điều chỉnh liều ở những người suy thận.Trên đây là các thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Usapira. Lưu ý, Usapira là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.
doc_172
Công dụng của thuốc nhuận tràng là tăng nhu động ruột do tác động trực tiếp đến thần kinh chức năng vận động bài tiết của ruột. Từ đó, thuốc có tác dụng gây co bóp các cơ thành ruột tạo nhu động ruột và tống phân ra ngoài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi uống thuốc nhuận tràng có thể gây ra tình trạng tiêu chảy. 1. Tác dụng phụ của thuốc nhuận tràng Thuốc nhuận tràng là loại thuốc được sử dụng trong điều trị táo bón nguyên nhân là do có tác dụng hỗ trợ nhu động ruột, giúp điều hòa nhanh tình trạng vận chuyển phân trong ruột. Hiện nay, trên thị trường có nhiều nhóm thuốc có công dụng nhuận tràng với chỉ định, cách dùng, liều lượng và thời gian sử dụng thuốc khác nhau.Thuốc nhuận tràng là loại thuốc có tác dụng ngắn hạn và chỉ nên dùng trong thời gian từ 3 đến 4 ngày. Trong trường hợp uống thuốc nhuận tràng trong thời gian kéo dài có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, cụ thể như:Ảnh hưởng không tốt lên màng nhầy ruột: Người bệnh có xu hướng bị lệ thuộc thuốc. Hậu quả là ruột trở nên lười biếng, nhu động ruột kém hoạt động, dẫn đến táo bón nặng hơn.Táo bón mạn tính: Nếu táo bón trong thời gian kéo dài sẽ trở thành mãn tính và sẽ trầm trọng thêm khi tuổi càng cao. Nếu táo bón chỉ xảy ra ở phần thấp do phân đóng cứng ở hậu môn, gây ra những trở ngại việc tống xuất phân ra ngoài thì chỉ cần bơm glycérine tác dụng làm trơn hậu môn thì người bệnh có thể dễ dàng đi ngoài sau thời gian từ 10 đến 15 phút.Gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng: Việc uống thuốc nhuận tràng quá liều khuyến cáo không chỉ dẫn đến mất nước nặng do tiêu chảy kéo dài mà còn làm thay đổi nồng độ các chất điện giải trong máu và gây hại đến các cơ quan trong cơ thể, gây ra tình trạng liệt đại tràng do mất trương lực... Đặc biệt, không được uống thuốc nhuận tràng đối với những người bệnh bị tắc ruột, người bị đau bụng chưa rõ nguyên nhân hoặc nghi ngờ cần can thiệp ngoại khoa cấp cứu.Tiêu chảy: cơ chế sinh lý bệnh khi uống thuốc nhuận tràng liên quan đến tiêu chảy có nguyên nhân do thuốc là tiêu chảy thẩm thấu, kém hấp thu, tiêu chảy xuất tiết hoặc khó tiêu chất béo hay các loại carbohydrate... Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc nước từ 3 lần mỗi ngày trở lên. Trái ngược hoàn toàn với hiện tượng táo bón là tình trạng phân cứng khô và khó đi tiêu. Tiêu chảy có thể có hai dạng là cấp tính hoặc mãn tính tức trong thời gian kéo dài. Nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy, trong đó có tác dụng ngoại ý của việc sử dụng một số loại thuốc, cụ thể là uống thuốc nhuận tràng.Một số loại thuốc có khả năng gây ra tác dụng không mong muốn là tiêu chảy. Nguyên nhân là do đặc tính dược lực học của chúng. Cơ chế sinh lý bệnh liên quan đến tiêu chảy do thuốc là thuốc tiêu chảy thẩm thấu, tiêu chảy xuất tiết, khó tiêu chất béo và carbohydrate hoặc thuốc kém hấp thu...Để giảm tình trạng táo bón, nhiều người uống thuốc nhuận tràng. Nhìn chung, các chất làm mềm phân như docusate không gây ra tác dụng phụ tiêu chảy. Tuy nhiên, các loại thuốc nhuận tràng khác có thể dẫn đến đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước, bao gồm: thuốc nhuận tràng kích thích như bisacodyl kích hoạt các cơn co thắt ruột hay các thuốc nhuận tràng thẩm thấu, ... 3. Một số lưu ý khi uống thuốc nhuận tràng Trong quá trình uống thuốc nhuận tràng thì người bệnh cần lưu ý một số điểm như sau:Về dạng thuốc: Thuốc nhuận tràng được sản xuất dưới nhiều dạng bào chế như viên nén, viên đạn, bột hay dung dịch. Bạn nên cần biết mình đang dùng dạng thuốc nào. Nếu dùng loại viên bao tan trong ruột (được sản xuất để chỉ phân rã ở ruột) thì không được nhai thuốc trước khi uống. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi không nên dùng dạng uống, do phải nuốt cả viên gây ra tình trạng khó nuốt. Khi sử dụng thuốc nhuận tràng dưới dạng viên đạn đặt trực tràng cần có hướng dẫn của bác sĩ.Về tác dụng phụ của thuốc nhuận tràng: Một số tác dụng phụ thường gặp do thuốc gây ra như đau bụng, buồn nôn hay kích ứng trực tràng. Bạn có thể khắc phục các tác dụng không mong muốn như liệt kê ở trên bằng cách giảm liều dùng.Sử dụng đồng thời cùng với các loại thuốc khác: Với những người bệnh mắc nhiều bệnh và phải uống nhiều thuốc điều trị cùng một lúc cần chú ý tới khoảng cách uống các thuốc điều trị này với thuốc nhuận tràng. Trong trường hợp sử dụng thuốc nhuận tràng bisacodyl có thể làm tăng nhu động ruột, nếu uống cùng các thuốc điều trị này thì thuốc chưa kịp có tác dụng đã bị tống ra ngoài. Đối với người bị bệnh về dạ dày nếu dùng phối hợp các thuốc kháng axit, các thuốc đối kháng thụ thể H2 như: famotidin, cimetidin, nizatidin và ranitidin hoặc sữa với bisacodyl trong vòng 1 giờ, sẽ làm cho dạ dày và tá tràng bị kích ứng do thuốc bị tan trong thời gian quá nhanh.Không nên uống thuốc nhuận tràng dài ngày: Sử dụng thuốc nhuận tràng trong thời gian dài ngày có thể dẫn đến đại tràng mất trương lực, không hoạt động và chứng giảm kali máu. Người bệnh có thể gặp tình trạng đau quặn bụng và tiêu chảy. Vì vậy, không nên uống thuốc nhuận tràng quá 7 ngày, trừ khi có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ.Không uống thuốc nhuận tràng cho người bị chảy máu trực tràng, viêm dạ dày- ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa.Bên cạnh việc sử dụng thuốc nhuận tràng có thể dùng phương pháp điều trị hỗ trợ khác như bổ sung chất xơ từ hoa quả và rau xanh, sữa chua, trà thảo dược. Sau khi điều trị bằng thuốc nhuận tràng cần điều chỉnh lại lối sống, chế độ dinh dưỡng, luyện tập như chế độ ăn uống nhiều chất xơ, uống nhiều nước và thói quen đại tiện hàng ngày, tăng cường vận động thể lực cho phù hợp để dự phòng nguy cơ táo bón trở lại.Đối với trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, chỉ uống thuốc nhuận tràng trong trường hợp thật sự cần thiết, do có nguy cơ làm mất phản xạ đi cầu bình thường ở trẻ. Sử dụng liều thấp nhất có tác dụng nhuận tràng, liều cao có tác dụng tẩy xổ. Uống thuốc với nhiều nước để hạn chế tình trạng mất nước.Trong quá trình sử dụng thuốc thì một số người bệnh có thể gặp tình trạng uống thuốc nhuận tràng bị tiêu chảy và đau bụng. Cần ngưng sử dụng thuốc ngay nếu xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.
doc_173
Bé nhét dị vật vào mũi nhiều khi không được phát hiện và trở thành dị vật để quên. Trong khi đó, nhiều dị vật lại rất nguy hiểm. Dị vật mũi còn có thể trở thành dị vật đường thở, dị vật đường tiêu hóa với nhiều nguy hiểm. Chính vì thế, cha mẹ cần cảnh giác với tình huống này. 1. Những đồ vật dễ thấy trong tai nạn dị vật mũi ở trẻ Trong các ca cấp cứu này, dị vật trong mũi khá đa dạng. Đó có thể là: – Các mẩu đồ chơi của bé như mảnh xúc xắc nhỏ, viên bi, mảnh ghép hình, các chi tiết đồ chơi của trẻ,… – Các vật dụng trong nhà như pin đồng hồ, cúc áo, … – Các đồ vật khác như mẩu nilon, mẩu giấy, đầu bút bi,… – Một số loại đồ ăn như hạt ngô, hạt đỗ, … Trẻ có thể nhét các mảnh đồ chơi vào mũi mà cha mẹ không biết Nhìn chung, hầu như các đồ vật trong diện cầm nắm với kích thước nhỏ đều có thể trở thành dị vật mũi với trẻ. Tình trạng dị vật mũi ở trẻ này hiện nay khá phổ biến. Nguyên là là do thói quen của trẻ. Với các bé chưa có ý thức, việc nhét dị vật vào trong mũi như một phản ứng tự nhiên không kiểm soát. Trong khi đó, với các bé lớn hơn, các bé nhét đồ vật vào mũi như một trò chơi nghịch ngợm mà chưa có ý thức. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp trẻ để quên dị vật trong mũi, khiến tình trạng này phải nhiều ngày sau mới được phát hiện, không được xử lý sớm và đúng cách. Dị vật trong mũi trẻ nguy hiểm hay không tùy thuộc rất nhiều vào vấn đề dị vật là gì và việc xử lý dị vật như thế nào. Với nhiều trường hợp, dị vật nhỏ, bề mặt trơn nhẵn có thể không gây hiện tượng kích ứng, khó khăn hay vấn đề gì với người bệnh. Việc xử lý các dị vật này cũng khá đơn giản. Trong khi đó, nhiều dị vật sắc nhọn trẻ nhét vào mũi lại gây xước, tổn thương niêm mạc mũi cho trẻ. Vấn đề bị thương, nhiễm trùng này có thể gây viêm nhiễm tại chỗ cũng như nguy cơ các bệnh lý tai mũi họng sau này. Ngoài ra, với những dị vật đặc biệt đồ điện tử hoặc có thể bị oxy hóa như pin đồng hồ thì nguy hiểm nhiều hơn, đặc biệt là khi dị vật bị để lâu trong cơ thể, có thể bị oxy hóa và tạo những phản ứng tiêu cực cho cơ thể. Đặc biệt, tình trạng dị vật mũi có thể rơi xuống khoang miệng họng, theo đường di chuyển của thức ăn, gây hóc ở các vị trí thuộc đường hô hấp hấp hoặc đường tiêu hóa. Như vật, nguy cơ dị vật rơi xuống phổi, gây bít tắc đường thở và ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nếu không được cấp cứu kịp thời. Hình ảnh thực tế dị vật trong mũi trẻ 3. Làm thế nào để xử trí đúng cách với dị vật trong mũi trẻ Xử lý dị vật trong mũi trẻ cần đảm bảo sự an toàn cho trẻ và hiệu quả với phương thức phù hợp cho trẻ. Với trẻ đã lớn, trong trường hợp dị vật trong mũi trẻ có kích thước nhỏ, không phức tạp và ở khu vực cánh mũi, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ xì mũi để đẩy dị vật ra ngoài. Cha mẹ cũng lưu ý con khi thực hiện cách này không cố hít sâu lấy đà xì mũi. Việc này có thể khiến dị vật vô tình bị hút vào trong, khiến trẻ khó tự xử lý dị vật trong mũi hơn. Với trẻ nhỏ thì việc hướng dẫn trẻ xì mũi sẽ khó hơn. Cha mẹ không thể hướng dẫn con tự xì mũi thì nên nhờ các bác sĩ chuyên khoa xử lý theo cách phù hợp. Đưa trẻ đi khám để xác định dị vật mũi (Ảnh minh họa) 4. Phòng tránh vấn đề trẻ nhét dị vật vào mũi 4.1. Cách hạn chế tình trạng dị vật trong mũi trẻ Trẻ còn bé chưa ý thức được sự nguy hiểm của dị vật mũi nên vẫn vô tình hoặc cố ý nhét đồ vào trong mũi. Để phòng tránh vấn đề này, cha mẹ cần nâng cao ý thức của trẻ về vấn đề này, giúp trẻ ý thức được những nguy hiểm xung quanh bằng hình ảnh hoặc các câu chuyện minh họa phù hợp. Ngoài ra, cần cẩn trọng trong việc trông nom, chăm sóc trẻ. Chú ý để cho các trẻ nhỏ không cầm nắm các đồ vật nguy hiểm hay có khả năng đưa vào mũi, miệng. Cha mẹ cũng kiểm soát vấn đề vệ sinh hằng ngày của bé. Việc này sẽ tránh được tình trạng bé nhét dị vật vào trong mũi nhưng để quên dị vật. Vì thế, xì mũi, rửa mũi hằng này sẽ giúp phát hiện dị vật trong mũi của trẻ. Cha mẹ cũng nên chủ động kiểm tra tai mũi họng của con để xem vấn đề vệ sinh và dị vật mỗi tối cho con. 4.2. Phát hiện sớm vấn đề dị vật mũi của trẻ Điều trị sớm luôn là điều cần thiết cho trẻ để tránh những vấn đề nguy hiểm từ dị vật trong mũi. Vì thế, cha mẹ cần chú ý để phát hiện dị vật trong mũi con đúng lúc, kịp thời: – Biểu hiện hay dụi mũi, ngoáy mũi ở trẻ cho thấy trẻ đang có bất thường trong mũi. Cha mẹ nên kiểm tra để đảm bảo vấn đề này. – Thấy trẻ có hiện tượng chảy dịch bất thường. Dịch mũi thường tiết ra khi mũi có kích ứng bất thường. Điều này có thể là vì dị vật xuất hiện trong mũi trẻ. Vì thế, cha mẹ cần kiểm tra trong tình huống này. – Tình trạng bé bị chảy máu mũi cũng có thể do dị vật.Tình trạng dị vật đâm vào niêm mạc mũi có thể gây ra tình trạng chảy máu mũi. Vì thế, trẻ chảy máu mũi bất thường có thể vì dị vật gây nên. – Trẻ kêu khó chịu trong mũi. Với các trẻ lớn, cha mẹ có thể khai thác điều này và kiểm tra cho con. Như vậy, tình huống bé nhét dị vật vào mũi có thể được biểu hiện bằng nhiều cách. Cha mẹ nên chú ý theo dõi trẻ để có thể chẩn đoán và đưa con đưa điều trị đúng cách. Cũng cần chú ý rằng, các triệu chứng dị vật mũi trong trẻ nhiều khi có thể gây nhầm lẫn với các hiện tượng khác. Vì thế, cha mẹ cần chú ý để không điều trị sai cách với các vấn đề của con.
doc_174
Sốt là một trong những phản ứng phổ biến sau khi thực hiện tiêm vaccine phòng Covid-19. Triệu chứng này biểu thị tinh thần đáp trả của cơ thể khi có một tác nhân lạ xâm nhập vào hệ thống miễn dịch. 1. Khái quát về những biểu hiện sau tiêm vaccine Vaccine phòng ngừa Covid-19 ra đời trước bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-Co V-2 gây ra đang lây lan và gieo rắc hàng triệu ca tử vong trên toàn cầu. Với việc phát minh ra vaccine ngừa Covid-19, con người khi nhiễm virus cũng sẽ bớt trải qua các biến chứng nặng, từ đó giúp làm giảm nguy cơ tử vong hơn trước rất nhiều. Bên cạnh công dụng chính là giúp cơ thể chống lại SARS-Co V-2, vaccine cũng gây ra một số phản ứng phụ cho người được tiêm chủng. Tuy nhiên đó phần lớn là những phản ứng nhẹ và có thể hết trong vòng một vài ngày sau khi tiêm. Các phản ứng sau tiêm chủng có thể bao gồm: sốt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, đau cơ, ớn lạnh, đau khớp, đau, sưng, đỏ, ngứa tại vị trí tiêm,... Trong đó triệu chứng sốt nhẹ (dưới 38 độ C) là phản ứng thường gặp sau khi tiêm khoảng một vài giờ đến một vài ngày. Đó là biểu hiện bình thường của cơ thể đối với vaccine. 2. Giải thích về cơ chế gây sốt sau tiêm vaccine Trên thực tế, sốt là một dấu hiệu biểu thị sự gia tăng của nhiệt độ cơ thể cao hơn mức trạng thái bình thường (khi không sốt nhiệt độ cơ thể con người là khoảng 36,5 - 37 độ C). Trường hợp thứ nhất, triệu chứng sốt xảy ra khi cơ thể đáp trả lại hiện tượng nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập, kéo dài trong khoảng từ 2 - 3 ngày. Trường hợp thứ 2, sốt có thể là do cơ thể tiếp xúc với một chất lạ, ví dụ như khi tiêm vaccine - một kháng nguyên xa lạ nhưng không có khả năng gây hại cho cơ thể chúng ta. Sau khi tiêm vaccine, hệ miễn dịch sẽ nhận thấy đây là một kẻ địch và huy động các kháng thể để chống lại kẻ địch này. Qua cuộc tập trận “nháp", một trí nhớ miễn dịch sẽ được hình thành. Nếu lần sau cơ thể bị tác nhân gây bệnh thực sự từ ngoài môi trường như virus SARS-Co V-2 (có đặc điểm tương tự như vaccine đã được tiêm) tấn công, hệ miễn dịch sẽ “nhớ mặt chỉ tên” và huy động lực lượng lớn các kháng thể để tiêu diệt mầm bệnh. Bộ não con người có một vùng mang tên là vùng hạ đồi. Nhiệm vụ chính của khu vực này là giúp điều chỉnh nhiệt độ cho cơ thể. Đối với người bình thường mức nhiệt sẽ giao động xung quanh 37 độ C. Khi các yếu tố gây bệnh như virus hoặc vi khuẩn xâm nhập, chúng sẽ làm suy yếu cơ thể. Khi đó vùng hạ đồi nhận ra mối đe dọa này sẽ lập tức điều chỉnh mức nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường, gây nên hiện tượng sốt. Đây chính là tín hiệu báo động cho biết cơ thể đang bị nhiễm trùng làm tổn thương. Khi chúng ta tiêm vaccine thì cơ chế sốt cũng diễn ra tương tự như vậy, chứng minh hệ miễn dịch đang hoạt động mạnh mẽ để bảo vệ cơ thể. Phản ứng sau khi tiêm vaccine ở mỗi người có thể khác nhau. Những người bị sốt, thậm chí sốt cao là do phản ứng của hệ miễn dịch diễn ra mạnh mẽ, các chuỗi phản ứng được kích hoạt nhanh chóng và hoạt động mạnh khiến cho cơ thể có những biểu hiện rầm rộ như trên. Ở những người không có biểu hiện sốt không phải là do vaccine không hiệu quả hoặc do hệ miễn dịch không sản sinh ra kháng thể, mà hàng rào bảo vệ này đã chiến đấu theo cách nhẹ nhàng hơn. Bất kể là người được tiêm chủng có bị sốt hay không sau khi tiêm vaccine thì hệ miễn dịch đã ghi nhớ và sẽ phát huy khả năng chống lại virus nếu lần tới chúng tấn công cơ thể. Theo như hướng dẫn của Bộ Y tế, người được tiêm chủng cần theo dõi thân nhiệt thường xuyên. Cụ thể: Nếu sốt dưới 38,5 độ C thì nên áp dụng các cách sau để hạ thân nhiệt: Mặc quần áo mỏng thoáng mát, thấm mồ hôi; Lau, chườm khăn ấm vào các vị trí trán, bẹn, hố nách; Uống đủ nước (1,5 - 2L/ngày): có thể là nước lọc, đan xen nước gạo rang, hoa quả ép, cháo loãng, sữa hoặc Oresol. Uống từ từ không nên uống một lượng quá nhiều trong cùng một lúc; Cứ 30 phút lại kiểm tra thân nhiệt 1 lần; Nằm trong phòng thoáng khí tránh để gió lùa, không để cơ thể bị nhiễm lạnh; Ngủ đủ giấc tầm 7 - 8 tiếng/ngày và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giúp cơ thể hồi phục nhanh và làm tăng sức đề kháng; Thực đơn ăn uống cần đa dạng và lành mạnh: ăn thịt, ngũ cốc nguyên hạt, cá, trứng, sữa, rau xanh giàu chất xơ và trái cây tươi. Những nhóm thực phẩm này chứa nhiều Vitamin A, C, D, E, kẽm, protein,... có tác dụng duy trì thể lực, giảm cảm giác mệt mỏi do sốt gây nên. Nếu bị sốt trên 38,5 độ C mà đã áp dụng những cách trên nhưng vẫn không giảm, người được tiêm chủng có thể dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của cán bộ y tế: Dùng đúng liều, đúng thời điểm và lưu ý khoảng cách giữa 2 các liều. Nếu thuốc hạ sốt là Paracetamol thì mỗi lần sử dụng từ 10 - 15mg/kg, liều sau cách liều trước từ 4 - 6 tiếng. Trong trường hợp dùng Hapacol 650, giữa 2 liều cách nhau trên 4 tiếng và uống không quá 6 viên/ngày; Việc dùng thuốc hạ sốt chỉ giúp làm giảm triệu chứng khó chịu, làm giảm tình trạng mất nước và điện giải, bớt mệt mỏi, không gây ảnh hưởng tới quá trình sinh miễn dịch và hiệu quả của vaccine.
doc_175
Thuốc Sancuso® là một chất đối kháng thụ thể serotonin-3 (5-HT3), có tác dụng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng buồn nôn, nôn. Cùng tìm hiểu thông tin về thuốc thông qua bài viết dưới đây. Sancuso® có thành phần chính là Granisetron, được bào chế dưới dạng miếng dán.Granisetron Transdermal System là một chất đối kháng thụ thể serotonin-3 (5-HT3). Các thụ thể 5-HT3 được tìm thấy trong các khu vực thần kinh trong não và dạ dày có thể kích hoạt phản xạ hầu họng. Thuốc Granisetron ngăn chặn phản xạ này và giúp ngăn ngừa, kiểm soát tình trạng buồn nôn và nôn. 2. Công dụng của thuốc Sancuso® Thuốc Sancuso® được sử dụng cho những bệnh nhân đang dùng thuốc chống ung thư gặp tác dụng phụ gây buồn nôn và nôn nghiêm trọng. 3. Cách dùng và liều dùng thuốc Granisetron Cách dùng: Dán Sancuso lên trên cánh tay trước, trong và sau điều trị ung thư. Khu vực dán không được có kem dưỡng da, kem dưỡng ẩm, phấn hoặc các sản phẩm dùng cho da khác. Không dán miếng dán lên vùng da vừa mới cạo hay vùng da bị mẩn đỏ hoặc bị vỡ.Liều dùng: Dán một miếng dán trước khi điều trị ung thư 24 - 48 giờ. Giữ miếng dán này trong ít nhất 24 giờ sau liều điều trị ung thư cuối cùng trong tuần đó. Miếng dán có độ dính để duy trì trong tối đa 7 ngày. Hỏi ý kiến bác sĩ để biết được thời gian bạn đeo miếng dán 4. Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Sancuso® Tác dụng phụ của thuốc Sancuso® phổ biến có thể gặp là táo bón. Để hạn chế tình trạng táo bón người bệnh nên tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống, uống 8 đến 10 ly nước mỗi ngày và tăng cường hoạt động. Nếu bạn không đi đại tiện trong 2-3 ngày, nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giúp bạn cải thiện tình trạng này.Ngoài ra còn một vài tác dụng phụ ít phổ biến hơn gồm: Tắc ruột, hội chứng serotonin, phản ứng vết mẩn đỏ trên da... 5. Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Sancuso® Chỉ lấy miếng dán Granisetron ra khỏi túi khi bạn đã sẵn sàng sử dụng, ngay trước khi dùng. Không chia nhỏ miếng dán thành nhiều mảnh nhỏ hơn.Rửa tay ngay sau khi dán miếng dán. Nếu miếng dán bắt đầu bong ra bạn có thể dùng băng dính y tế dán quanh các mép của miếng dán để giữ cho miếng dán được chặt. Không quấn hoặc băng toàn bộ miếng dán..Khi bạn tháo miếng dán, hãy gỡ ra từ từ và gấp miếng dán làm đôi, để mặt thuốc vào bên trong. Đảm bảo rằng trẻ em và vật nuôi không tiếp xúc với miếng dán.Sau khi bóc miếng dán, nếu còn dính keo trên da, hãy rửa sạch bằng xà phòng và nước (tránh dùng cồn để tẩy vết dính). Vùng da sau khi bỏ miếng dán có thể hơi đỏ. Nếu tình trạng này không mất đi trong 3 ngày, hãy gọi cho bác sĩ của bạn.Không sử dụng miếng đệm nóng hoặc đèn sưởi gần khu vực miếng dán, vì tiếp xúc lâu với nhiệt có thể làm tăng nồng độ thuốc trong cơ thể.Báo với bác sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc và thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng, tiền sử có hay không bị dị ứng với băng dính hoặc băng dính y tế.Trên đây là một số thông tin về công dụng của thuốc Sancuso®, nếu còn bất kỳ câu hỏi nào thắc mắc bạn nên tham khảo ý kiến trực tiếp của bác dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.org
doc_176
Mô phỏng hình ảnh viêm VA VA là 1 trong 4 hệ thống tế bào bạch huyết vùng hầu họng có chức năng sản sinh các miễn dịch, bắt giữ các vi khuẩn, tác nhân có hại và tiêu diệt chúng để ngăn ngừa những tổn hại cho cơ thể đến từ đường hô hấp. Chính bởi thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân này nên việc VA bị viêm là điều không thể tránh khỏi. Do đặc điểm của VA chủ yếu phát triển khi trẻ còn nhỏ và ngừng phát triển khi trẻ từ 6 tuổi. Đồng thời đề kháng của trẻ yếu hơn nên VA thường xuyên phát hoạt động nhiều hơn. Cũng chính vì thế mà viêm VA thường xuất hiện nhiều hơn ở trẻ em. Tuy nhiên khi lớn, VA không biến mất hoàn toàn mà chỉ bị thu nhỏ nên trường hợp người lớn bị viêm VA tái phát vẫn xảy ra. Trong rất nhiều trường hợp, VA viêm (không có biến chứng) là một trong các cách để giúp cơ thể kích hoạt hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, nếu VA thường xuyên bị viêm, quá phát nhiều lần và có nguy cơ biến chứng thì việc nạo VA thường được cân nhắc. Nạo VA là một tiểu phẫu nhằm loại bỏ các VA viêm mạn tính, quá phát và có nguy cơ biến chứng cao. Việc nạo VA phải được bác sĩ chỉ định thực hiện sau khi thăm khám lâm sàng và nội soi đánh giá. Sau khi nạo VA, tất cả các chức năng bảo vệ từ VA cũng biến mất. Viêm VA có nên nạo không là vấn đề mà nhiều người quan tâm khi bị viêm VA Thực tế, không phải lúc nào viêm VA cũng có thể nạo. Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, việc điều trị viêm VA sẽ ưu tiên sử dụng phương pháp nội khoa là dùng thuốc, nhằm bảo toàn tối đa các VA có thể phục hồi. Tuy nhiên, không ít trường hợp viêm VA vẫn được bác sĩ khuyên nên phẫu thuật loại bỏ. Cụ thể khi: – Tình trạng viêm VA bị tái phát nhiều lần trong năm, cụ thể là từ 5 lần. – Viêm VA không thể điều trị dứt điểm bằng phương pháp nội khoa. Đánh giá tình trạng thấy có thể xuất hiện các biến chứng về viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản,… – Viêm VA bị quá phát, sưng nề làm tắc cuốn mũi sau, gây ra tình trạng nghẹt mũi kéo dài. Trong nhiều trường hợp bệnh nhân có thể gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ nguy hiểm. Vậy để biết viêm VA có nên nạo hay không, cách tốt nhất là người bệnh cần tới chuyên khoa tai mũi họng để thăm khám chính xác mức độ viêm để được chỉ định chính xác nhất. 3. Một số thắc mắc của phụ huynh khi cho trẻ nạo VA Đây là câu hỏi mà rất nhiều phụ huynh thắc mắc trước khi cho trẻ thực hiện nạo VA. Như đã trình bày ở trên, VA là một thành phần trong hệ thống bạch huyết vùng hậu họng có chức năng tiêu diệt virus, vi khuẩn và các tác nhân gây hại thâm nhập qua đường hô hấp. Trên cơ thể chúng ta, ngoài hệ thống bảo vệ vùng hầu họng còn rất nhiều hệ thống bảo vệ khác. Chính vì thế, khi nạo VA, trẻ sẽ gần như không bị ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch, hơn hết còn giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát và biến chứng sang các khu vực xung quanh. Nạo VA là một tiểu phẫu được thực hiện rất nhanh chóng trong khoảng 30- 45 phút và không cần lưu viện sau 24 giờ. Với công nghệ plasma plus, thủ thuật nạo thậm chí còn không gây chảy máu. Tuy nhiên, không vì thế mà người bệnh chủ quan các công tác chuẩn bị trước và sau phẫu thuật. 4.1. Chuẩn bị trước khi phẫu thuật nạo VA Để quá trình phẫu thuật được diễn ra tốt nhất, người bệnh cần: – Không được sử dụng các thuốc chống viêm trong vòng 7 đến 10 ngày trước đó. Đồng thời, hãy nói với bác sĩ điều trị về tất cả các loại thuốc đang dùng. – Nếu người bệnh bị chứng rối loạn đông máu, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim mạch,… cần nói với bác sĩ để quyết định có nên thực hiện nạo VA hay không. – Thăm khám trước phẫu thuật đầy đủ, đặc biệt là khám với bác sĩ gây mê. – Tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt được bác sĩ đưa ra trước khi bắt đầu cuộc phẫu thuật. 4.2. Chăm sóc sau phẫu thuật VA Việc chăm sóc sau phẫu thuật ảnh hưởng rất lớn tới kết quả nạo VA. Trong đó, sau khi nạo VA, người bệnh cần đặc biệt chú ý: – Cảm giác đau sẽ kéo dài khoảng từ 7 – 10 ngày với mức độ giảm dần. – Người bệnh sau phẫu thuật cần uống nhiều nước để tránh khô cổ và mất nước cho cơ thể, đồng thời giúp giảm bớt cảm giác đau. – Thực đơn cần đầy đủ dinh dưỡng, chú ý sử dụng nước ấm, tránh nước lạnh hoặc quá nóng, tránh các thực phẩm chua, cay, quá mặn vì có thể kích thích phản ứng gây ho; nên lựa chọn đồ ăn lỏng, mềm nguội. – Không nên chạy nhảy, nói quá to trong vòng 7 – 10 ngày để vết nạo được phục hồi nhanh. Hi vọng với những thông tin này đã giúp bạn hiểu thêm về thủ thuật điều trị viêm VA và trả lời được thắc mắc viêm VA có nên nạo không. Nạo VA là biện pháp cuối cùng được sử dụng khi tình trạng viêm VA không thể điều trị nội khoa. Chính vì thế, nếu cảm thấy mình không khỏe hay có vấn đề về vùng cổ họng, đừng chần chừ mà hãy đến thăm khám bác sĩ sớm để điều trị kịp thời nhé!
doc_177
Từng có lúc tất cả các chất béo bị coi là độc, là thủ phạm gây tắc nghẽn động mạch và tử vong sớm. Nhưng ngày nay, chúng ta đều thừa nhận có 1 số loại chất béo đặc biệt rất tốt. Và điều cốt yếu là phải ăn đúng loại để không bị ảnh hưởng tới vòng eo và sức khoẻ lâu dài của bạn. Chất béo được chia thành 2 nhóm là chất béo no và chất béo không no. Và ở nhóm thứ 2 được gọi là chất béo có lợi và bao gồm 2 loại khác là không bão hoà đơn và không bão hoà đa. Axit béo Omega thuộc nhóm thứ 2 và tiếp tục chia thành omega 3, 6 và 9. Omega 9 ( axít oleic) thuộc nhóm chất béo không no và không bão hoà đơn. Có thể tìm thấy chất này trong các loại thực vật như quả bơ, ô liu và các loại hạt như óc chó, hạt điều, hạt hồ trăn, hồ đào và hạnh nhân. Chất béo đặc biệt này được chứng minh là giúp cải thiện sức khoẻ tim mạch bằng cách tăng HDL (cholesterol tốt) và giảm LDC (cholesterol xấu). Axít béo omega 3 và omega 6 cũng thuộc nhóm chất béo không no nhưng thuộc nhóm không bão hoà đa. Không như omega 9 được cơ thể tự tổng hợp, 2 loại axít béo này chỉ có thể tổng hợp từ thức ăn. Đó là lý do vì sao chúng ta gọi chúng là dưỡng chất cơ bản. Trong omega 3 lại bao gồm eicosapentaenoic acid (EPA), docosahexanoic acid (DHA) and alpha-linolenic acid (ALA). Trong đó, EPA và DHA2 là có giá trị cao nhất. Chúng đóng vai trò chủ chốt trong cơ thể, bao gồm cả việc hình thành màng tế bào. Do đó việc cung cấp đủ dưỡng chất qua chế độ ăn là rất quan trọng. Đã có rất nhiều nghiên cứu về omega 3 và 6. Và nếu thử tìm trên Google, bạn sẽ có thể tin rằng chúng là thuốc giải độc cho mọi lo lắng về sức khoẻ. Khi đưa vào cơ thể, axít béo omega 3 và omega 6 sẽ tạo ra 1 loạt các phản ứng hoá học, chuyển hoá thành các hợp chất giúp hình thành vai trò sinh lý quan trọng như khả năng kháng viêm, giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm, nguồn gốc của nhiều bệnh mãn tính. Một nghiên cứu lớn khác đã đưa ra những tác dụng tích cực của axít béo này đó là cải thiện sức khoẻ tim mạch vốn chịu ảnh hưởng bởi tình trạng viêm nhiễm - do hệ miễn dịch quá nhạy, làm việc quá tích cực đến mức gây hại cho cơ thể. Một lợi ích sức khoẻ khác của omega 3 là những ảnh hưởng tích cực đến cảm xúc, làn da và tình trạng viêm nhiễm. Nguồn chính của omega 3 là dầu cá nhưng 1 khảo sát về thực phẩm cho thấy số người ăn đủ lượng là rất ít, tức là không đảm bảo như khuyến nghị của chính phủ, điều này có nghĩa lượng omega 3 nạp vào cơ thể rất thấp. DHA (docosahexanoic acid) và EPA (eicosapentaenoic acid) là axit béo omega 3 tìm thấy trong dầu cá và rất thiết yếu bởi cơ thể không thể tổng hợp chúng. Omega 6 cũng rất quan trọng và là nhiên liệu cho các chức năng não bộ thông thường, sự tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, cơ thể chỉ cần 1 lượng rất nhỏ trong khi có nhiều thực phẩm chứa chất này. Vấn đề là làm thế nào để đạt được sự cân bằng giữa omega 3 và 6 khi chúng ta có xu hướng ăn nhiều omega 6 hơn omega 3 và điều này có thể làm tăng nguy cơ bệnh tật. Đó là bởi khi cơ thể thừa omega 6, chúng sẽ bắt đầu chuyển đổi sang 1 dạng khác và kích thích gây viêm cho toàn cơ thể. Nghiên cứu chỉ ra rằng nó sẽ đặt cơ thể vào tình trạng viêm nhẹ, khiến hệ miễn dịch liên tục “bật” và nếu kéo dài sẽ gây hại cho sức khoẻ. Điều đáng nói là bạn không biết điều này đang diễn ra vì bản thân viêm nhiễm kiểu này sẽ không gây ra một triệu chứng rõ ràng nào. Cách đơn giản nhất là bắt đầu cân bằng lại lượng omega nạp vào bằng cách sử dụng đúng loại dầu omega. Nhiều người chọn bơ thực vật không bão hoà đa và dùng dầu hướng dương, vốn rất giàu omega 6 (kết quả của tình trạng tuân thủ hướng dẫn giảm chất béo no trong chế độ ăn) nấu ăn. Tuy nhiên, tốt hơn cả là nên dùng dầu ô liu (hầu hết là omega 9) mỗi ngày và dầu dừa có thể chịu được nhiệt độ cao khi nấu. Ngoài ra, cần hạn chế các thực phẩm chế biễn sẵn và tất nhiên là tăng cường các loại cá béo. Cần nhớ rằng trong khi các thực phẩm như các loại hạt và dầu béo từ hạt như chia, vốn giàu ALA, nhưng lại không đủ EPA và DHA. ALA hay Alpha Linoleic Acid là axit béo omega 3 cuối cùng mà bạn cần và có thể tìm thấy chất này trong rau xanh và các loại hạt. DHA (docosahexanoic acid) và EPA (eicosapentaenoic acid) là axit béo omega 3 có nhiều trong cá béo. Mặc dù ALA có thể chuyển hoá thành EPA và DHA trong cơ thể nhưng khả năng chuyển hoá này rất kém. Vì vậy các thực phẩm như các loại hạt, các dầu hạt thường rất giàu ALA nhưng sẽ không cung cấp đủ DHA và EPA cho cơ thể. Và như vậy đây không phải tin tốt lành cho những người ăn chay hay những người không thích cá béo. Với những người không ăn được cá béo, họ có thể dùng viên bổ sung có chứa EPA và DHA Không có gì tốt bằng thực phẩm tự nhiên nhưng nếu bạn không thể ăn được cá béo thì bổ sung viên dầu cá chứa EPA và DHA sẽ là 1 giải pháp.
doc_178
Bệnh cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường lưu hành khi thời tiết chuyển mùa với các triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau mình, hắt hơi, chảy mũi. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến cúm A bội nhiễm và lây lan dịch cúm A trong cộng đồng. 2. Dấu hiệu lâm sàng của cúm A Thông thường, bệnh cúm A có một số các dấu hiệu đặc trưng điển hình như: sốt, nhức đầu, đau mình, hắt hơi, chảy mũi... Nếu sốt cao hoặc không được xử trí đúng cách, người bệnh sẽ bị mất nước, li bì, rối loạn điện giải. Một số trẻ thậm chí còn có dấu hiệu co giật. Ngoài ra, một số các dấu hiệu đi kèm với sốt do cúm A như viêm họng, hắt hơi và ho. Những trường hợp cúm A trong thời gian kéo dài, diễn biến bệnh nghiêm trọng có thể gây tức ngực, khó chịu và ho khan.Đối với trẻ em bị nhiễm cúm A, triệu chứng sốt thường phổ biến với trẻ dưới 24 tháng tuổi. Khi cúm A ở thể nhẹ, trẻ có thể sốt từ 38 độ trở lên, kèm theo đau nhức đầu, mỏi cơ, lười vận động, ho. Trong một số trường hợp, trẻ có thể nôn trớ nhiều lần hay háo nước,... Trẻ mắc cúm A nghiêm trọng có thể bỏ bú, bỏ ăn, lòng bàn tay, gan bàn chân lạnh, nhịp thở nhanh và li bì. Một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, trẻ có thể bị sốt cao kèm co giật.Rất khó để phân biệt sốt nguyên nhân do cúm A và sốt do nguyên nhân khác. Thông thường, khi bị cảm lạnh, người bệnh thường sốt cao kéo dài hơn so với khi bị cúm A. Người bệnh có thể có cảm giác mệt mỏi nghiêm trọng và đau nhức cơ trong một số trường hợp. Sau một khoảng thời gian sốt cao không hạ, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt kèm theo đi lại khó khăn. 4. Nguy cơ cúm A bội nhiễm với trẻ em Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc cúm và nguy cơ cao gặp cúm A bội nhiễm. Nguyên nhân do hệ miễn dịch còn chưa phát triển toàn diện. Đặc biệt, ở những trẻ có bệnh nền như hen suyễn, có bất thường về thần kinh, trẻ có mắc các bệnh mãn tính, tim mạch, bệnh lý về máu, nội tiết, thận, gan hoặc bệnh lý rối loạn chuyển hóa, thừa cân, sử dụng corticoid, aspirin hoặc hóa trị liệu kéo dài, trẻ bị nhiễm HIV thường có nguy cơ gặp phải những biến chứng cao hơn so với những đứa trẻ bình thường.Một số biến chứng có thể xảy ra khi trẻ mắc cúm A bội nhiễm gồm: suy hô hấp, viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát,... Những biến chứng nguyên nhân do cúm A gây ra nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng và sự phát triển lâu dài của bản thân đứa trẻ.Ba mẹ cần chú ý 4 dấu hiệu cúm A bội nhiễm sau đây để có thể kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện:Sốt cao từ 39 độ trở lên kèm theo không đáp ứng thuốc hạ sốt;Trẻ li bì, mệt mỏi, kém ăn, bỏ ăn, nôn trớ và chân tay lạnh;Co giật;Khó thở, nhịp thở nhanh. 5. Các biện pháp dự phòng mắc bệnh cúm A Để phòng ngừa bệnh cúm A bội nhiễm hiệu quả cho những đối tượng có nguy cơ cao mắc cúm A như trẻ em và người cao tuổi nói riêng và tất cả các đối tượng khác nói chung, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện những biện pháp cụ thể như sau:Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng cúm chủ động, thời điểm tiêm thích hợp là trước lúc giao mùa đông xuân khoảng 3 tháng vào khoảng tháng 7-9 hàng năm. Công dụng là để cơ thể kịp sản sinh những kháng thể cần thiết để chống lại virus gây bệnh. Virus cúm không ngừng biến đổi, sau một năm thì kháng thể cũng dần ít đi, do vậy nên tiêm phòng vắc xin nhắc lại hàng năm.Ngoài ra, cần chủ động nâng cao thể trạng cho trẻ: cho trẻ ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin khoáng chất, vitamin tổng hợp theo lứa tuổi...Tăng cường thực phẩm giàu đạm để bổ sung dinh dưỡng giúp cơ thể nhanh phục hồi. Nguồn thực phẩm giàu đạm tốt bao gồm các loại thịt như thịt, cá, trứng, thịt gia cầm; ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo...Giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà và sau khi đi vệ sinh. Đồng thời, hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng.Thường xuyên vệ sinh không gian sống và những nơi vui chơi của trẻ, đặc biệt là môi trường lớp học, các đồ chơi, các vật dụng trẻ tiếp xúc hàng ngày...Tránh tập trung nơi đông người, đặc biệt là tiếp xúc với những người bị đang cúm và đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để để hạn chế lây nhiễm.Mặt khác, để phòng tránh bệnh, bạn cần hạn chế tiếp xúc với người đang bị cảm cúm, nhất là trong thời gian 3 ngày đầu để tránh bị lây nhiễm. Nếu bạn đang mắc bệnh này thì bạn cũng cần chủ động phòng tránh lây bệnh cho người khác bằng cách che miệng, mũi khi ho, hắt hơi và rửa tay thật sạch bằng các loại xà phòng sát khuẩn ngay sau đó.
doc_179
Cấy que tránh thai bao lâu thì quan hệ được là điều được rất nhiều chị em quan tâm. Đây là phương pháp tránh thai hiện đại, đang được nhiều chị em sử dụng. Đây là phương pháp mà bác sĩ sẽ đưa một hoặc nhiều que chứa Progestins, có kích thước nhỏ như que diêm vào khu vực dưới da của người phụ nữ ở vùng cánh tay. Nhiều chị em sử dụng phương pháp cấy que ngừa mang thai Nhiều chị em sử dụng phương pháp cấy que ngừa mang thai Các que này sau khi được đưa vào cơ thể sẽ phóng thích dần lượng hormone vào cơ thể, từ đó có tác dụng ngừa thai. Phương pháp tránh thai này là phương pháp tránh thai dài hạn. Mỗi lần cấy quen, chị em có thể tránh thai từ 3 – 7 năm tùy loại. Có thể nói, cấy que tránh thai là biện pháp tránh thai khá hiệu quả nhưng chưa quá phổ biến tại Việt Nam. Sau khi cấy que, chị em có thể lấy que cấy ra bất cứ lúc nào muốn mang thai trở lại. Quá trình thụ thai sau khi tháo que thường xảy ra khá nhanh chóng. Tuy nhiên, que tránh thai chỉ có tác dụng ngừa thai, chứ không có tác dụng phòng tránh những bệnh lý lây qua đường tình dục không an toàn. Cấy que tránh thai sau 24 giờ sẽ có tác dụng ngừa thai Cấy que tránh thai sau 24 giờ sẽ có tác dụng ngừa thai – Bị ung thư vú. – Có thai hoặc nghi ngờ có thai. – Chảy máu âm đạo chưa rõ nguyên nhân. – Mắc các bệnh về gan, tĩnh mạc, phổi… Bởi đây là những trường hợp tuyệt đối không được sử dụng biện pháp cấy que tránh thai. Cách tốt nhất, bạn nên tới bệnh viện để thăm khám, kiểm tra trước khi tiến hành cấy que. Sau khi cấy que khoảng 24 giờ, que tránh thai sẽ bắt đầu có tác dụng ngừa thai, vì vậy, bạn nên quan hệ tình dục sau thời gian này. Tuy nhiên, để phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục, bạn vẫn nên sử dụng bao cao su trong quá trình quan hệ.
doc_180
Thuốc Cepimstad 1g có công dụng trong chống nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, da, ổ bụng, đường mật, phụ khoa, tiết niệu, máu; điều trị chứng sốt giảm bạch cầu và viêm màng não vi khuẩn ở trẻ em. Đây là thuốc kê đơn nên người bệnh cần được chỉ dẫn, tư vấn của bác sĩ trước khi dùng. Cepimstad 1g thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ.Thành phần Cefepim trong thuốc Cepimstad 1g là kháng sinh thuộc họ beta lactam, nhóm Cephalosporin thế hệ IV. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. 2. Chỉ định dùng thuốc Cepimstad 1g Thuốc Cepimstad 1g được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:Chống nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, tiết niệu, da, ổ bụng, đường mật, phụ khoa và máu;Người bị sốt giảm bạch cầu;Viêm màng não vi khuẩn ở trẻ em. 3. Liều lượng thuốc Cepimstad 1g Thời gian điều trị bằng thuốc Cepimstad là từ 7 - 10 ngày với liều tham khảo như sau:Liều Cepimstad ở người lớn và trẻ > 40kg:Nhiễm khuẩn ở mức độ nhẹ đến trung bình: Liều Cepimstad 0,5 - 1g/ 12 giờ, tiêm IV/IM;Nhiễm khuẩn nặng: Liều Cepimstad 2g/ 12 giờ, tiêm IV;Nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng: Liều Cepimstad 2g/ 8 giờ, tiêm IV.Liều Cepimstad ở trẻ =/ < 40kg:Dùng liều Cepimstad 50mg/ kg/ 8 - 12 giờ.Liều Cepimstad ở trẻ < 2 tháng tuổi:Sử dụng liều Cepimstad 30mg/ kg mỗi 8 - 12 giờ.Điều chỉnh liều Cepimstad ở bệnh nhân suy thận có Cl. Cr < 50m. L/ phút.Liều dùng thuốc Cepimstad trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Cepimstad phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ. 4. Chống chỉ định thuốc Cepimstad 1g Không sử dụng thuốc Cepimstad 1g cho người quá mẫn với Cefepime hoặc kháng sinh nhóm Cephalosporin, Penicillin hay Beta lactam. 5. Tác dụng phụ của thuốc Cepimstad 1g Thuốc Cepimstad 1g có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:Nổi mẩn, ngứa, mề đay, buồn nôn, nôn;Nhiễm Candida miệng;Tiêu chảy;Viêm đại tràng giả mạc;Viêm, sưng đau tại chỗ tiêm truyền;Đau nhức đầu;Sốt, ban đỏ;Đau bụng;Táo bón;Giãn mạch kèm khó thở;Choáng váng;Dị cảm;Viêm, ngứa bộ phận sinh dục;Vị giác thay đổi;Hiếm gặp hơn là lạnh run, sốc phản vệ và co giật.Trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Cepimstad 1g thì bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời.Bài viết đã cung cấp thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Cepimstad 1g. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Cepimstad 1g theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
doc_181
Trong y học, vắc xin đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, vắc xin giúp nâng cao khả năng phòng chống bệnh của cơ thể con người. Ở quá khứ, mỗi mũi tiêm chỉ có tác dụng với một loại bệnh riêng biệt. Hiện nay, nhờ sự tiến bộ của y học, các mũi tiêm phối hợp phòng ngừa nhiều bệnh ra đời. Tiêu biểu trong số đó là vắc xin 6 trong 1 của Pháp. 1. Tìm hiểu chung về vắc xin 6 in 1 của Pháp Đây là loại vắc xin phối hợp, chúng có thể giúp cơ thể con người phòng ngừa 6 loại bệnh truyền nhiễm chỉ trong 1 mũi tiêm. Những căn bệnh có thể được phòng ngừa bởi vắc xin này cụ thể là: Viêm gan B: bệnh do virus viêm gan B gây ra. Trong trường hợp người bệnh nhiễm loại virus viêm gan B mãn tính, họ có thể bị ảnh hưởng bởi một số biến chứng. Các biến chứng thường gặp đó là: xơ gan, ung thư gan, suy gan,… Bệnh bại liệt: nguyên nhân gây bệnh bại liệt là do virus. Khi mắc bệnh, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng nhẹ và rất khó phát hiện. Đây là các triệu chứng bệnh nhẹ nhàng trong thể bại liệt không điển hình không tổn thương hệ thần kinh trung ương. Ho gà: bệnh này có dấu hiệu là ho kéo dài liên tục. Tình trạng này nếu kéo dài khiến người bệnh có nguy cơ bị lồng ruột, thoát vị ruột. Trong tình trạng nặng hơn, người bệnh có thể bị vỡ phế nang, tràn khí màng phổi,… Ngoài ra, biến chứng rất nghiêm trọng của bệnh đó là ngừng thở. Bệnh bạch hầu: người mắc bệnh thường có triệu chứng đó là: đau họng, sốt, nhịp tim tăng nhanh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ bị biến chứng: suy hô hấp, suy tim. Đây là căn bệnh do vi khuẩn gây ra. Bệnh viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib: đây là những căn bệnh rất dễ để lại biến chứng nặng cho bệnh nhân. Trẻ khi mắc viêm màng não do vi khuẩn Hib có thể bị ảnh hưởng bởi các biến chứng. Một số biến chứng nặng nề như: tổn thương não, rối loạn tâm thần, trí tuệ sa sút. Bệnh uốn ván: người mắc uốn ván thường gặp tình trạng các cơ co cắt, co giật cơ, suy hô hấp. Nghiêm trọng hơn, người bệnh sẽ tử vong rất nhanh nếu không được chữa trị ngay. Trên đây là những căn bệnh có thể được phòng ngừa nếu mọi người tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 của Pháp. 1.2. Những loại vắc xin 6 in 1 phổ biến Hiện nay, có loại 2 vắc xin 6 trong 1 được tin tưởng sử dụng nhiều nhất, đó là Vắc xin Infanrix Hexa là một loại vắc xin được các bác sĩ tin tưởng sử dụng khá nhiều. Đây là vắc xin có xuất xứ từ Bỉ, công ty sản xuất ra nó là Glaxo Smith Kline. Bên cạnh Infanrix Hexa, vắc xin 6 trong 1 của Pháp cũng là lựa chọn của các bác sĩ khi thực hiện tiêm phòng. Vắc xin này được sản xuất do hai công ty liên doanh là Sanofi Pasteur và Merck của quốc gia Pháp. 1.3. Ưu điểm của vắc xin 6 trong 1 Trước kia, mỗi mũi tiêm vắc xin chỉ có khả năng phòng ngừa 1 căn bệnh nhất định. Ngày nay, nhờ sự tiến bộ trong y học, một mũi tiêm vắc xin có thể phòng ngừa được nhiều hơn 1 loại bệnh. Sự ra đời của vắc xin 6 trong 1 của Pháp là minh chứng rõ ràng cho sự tiến bộ trong ngành y. Loại vắc xin phối hợp này đem lại rất nhiều ưu điểm cho người sử dụng. Cùng tìm hiểu những điểm mạnh của vắc xin 6 trong 1 này nhé! Ưu điểm đầu tiên mà ai cũng dễ dàng nhận ra đó là trẻ được giảm số lần tiêm chủng. Nếu muốn ngừa 6 bệnh truyền nhiễm, trẻ phải tiêm 9 lần nếu sử dụng các mũi tiêm vắc xin đơn lẻ. Khi dùng vắc xin 6 trong 1 của Pháp, trẻ chỉ phải tiêm 3 lần. Điều mà các bậc phụ huynh quan tâm khi cho con đi tiêm phòng đó là tính an toàn. Loại vắc xin 6 trong 1 của Pháp đáp ứng tốt yêu cầu trên. Bởi vắc xin này có thành phần ho gà vô bào, thay thế thành phần ho gà nguyên bào. Đồng thời, vắc xin tổng hợp này được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm pha sẵn. Vì vậy, dùng vắc xin 6 trong 1 này rút ngắn thời gian tiêm chủng cho trẻ. Hơn nữa, với việc bào chế kể trên, vắc xin đảm bảo liều lượng đủ cho mỗi lần tiêm và đem lại hiệu quả miễn dịch cao. Và phụ huynh có thể yên tâm về hiệu quả vắc xin 6 trong 1 của Pháp, nó không gây ảnh hưởng, giảm tác dụng của các loại vắc xin khác khi tiêm đồng thời. 2. Đối tượng phù hợp để tiêm vắc xin 6 in 1 của Pháp 2.1. Đối tượng phù hợp Loại vắc xin kể trên có thật nhiều ưu điểm và tiện dụng. Vì vậy, rất nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và cho con trẻ tiêm vắc xin 6 trong 1 của Pháp. Nếu trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng 6 căn bệnh nêu trên, phụ huynh nên tìm hiểu về vắc xin 6 in 1. Nhờ được sản xuất với bảng thành phần an toàn, vắc xin 6 trong 1 của Pháp có thể dùng cho các đối tượng từ 2 tháng tuổi trẻ lên. 2.2. Đối tượng không phù hợp Trước khi tiêm vắc xin, bố mẹ nên tìm hiểu về thông tin của loại vắc xin đó. Với vắc xin 6 trong 1 của Pháp, bác sĩ có đưa một số lưu ý và những đối tượng không nên dùng vắc xin này. Các đối tượng có tiền sử từng bị phản ứng phản vệ sau khi tiêm Hexaxim không được tiêm loại vắc xin này. Đối tượng đó là người quá mẫn với hoạt chất hoặc tá dược có trong thành phần vắc xin. Với người có tổn thương ở não không rõ nguyên nhân, xảy ra trong vòng 7 ngày sau khi tiêm 1 loại vắc xin chứa thành phần ho gà thì nên ngừng tiêm vắc xin ho gà. Ngoài ra, người này vẫn có thể tiếp tục quá trình tiêm các vắc xin uốn ván, viêm gan B, Hib,… Lưu ý là không nên tiêm vắc xin ho gà cho người rối loạn thần kinh không kiểm soát, động kinh không kiểm soát. 3. Những điều cần biết khi tiêm vắc xin 6 in 1 cho trẻ Khi cho trẻ đi tiêm vắc xin 6 trong 1 của Pháp, phụ huynh phải tuân thủ theo đúng phác đồ bác sĩ đã đề ra. Cụ thể là cha mẹ nên cho con tiêm 3 mũi cơ bản khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi. Cách mũi tiêm phải được tiêm cách nhau ít nhất một tháng. Một điều quan trọng đó là, 3 mũi cơ bản này nên được hoàn thành trước khi thời điểm trẻ được 6 tháng tuổi. Khi con được 18 tháng tuổi, cha mẹ nên cho bé đi tiêm mũi nhắc lại. Một lưu ý cực kì quan trọng đó là vắc xin đạt hiệu quả cao nhất khi tiêm mũi đầu tiên khi trẻ 2 tháng tuổi và đi tiêm đúng lịch hẹn của bác sĩ. tiếp theo, cha mẹ nên theo dõi tình hình sức khỏe, nhiệt độ cơ thể con và tình trạng ăn, ngủ của trẻ. Lưu ý nhỏ là phụ huynh cần tránh để chỗ tiêm bị đè, chạm vào. Nếu phát hiện trẻ có triệu chứng bất thường như sốt cao, co giật,… thì cha mẹ phải đưa con đi khám kịp thời. 4. Gợi ý địa điểm tiêm vắc xin uy tín Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, cha mẹ nên tìm hiểu và cho con đi tiêm vắc xin 6 trong 1 của Pháp. Khi sử dụng vắc xin tổng hợp, số lần tiêm chủng sẽ được giảm, trẻ không phải thực hiện tiêm quá nhiều lần. Bên cạnh đó, loại vắc xin của Pháp được đảm bảo về độ an toàn nên cha mẹ có thể yên tâm cho con sử dụng.
doc_182
Thuốc Fedimtast là thành phần chính là hoạt chất Fexofenadin HCl với hàm lượng 60mg, có tác dụng kháng thụ thể H1. Thuốc có tác dụng chống dị ứng. Dạng bào chế là dạng viên nén bao phim thích hợp sử dụng theo đường uống. Thuốc Fedimtast có tác dụng điều trị bệnh viêm mũi dị ứng và các phản ứng dị ứng tự phát. Thuốc Fedimtast là thành phần chính là hoạt chất Fexofenadin HCl với hàm lượng 60mg, có tác dụng kháng thụ thể H1. Thuốc có tác dụng chống dị ứng. Dạng bào chế là dạng viên nén bao phim thích hợp sử dụng theo đường uống.Fexofenadine có chất chuyển hóa là dẫn chất có tác dụng kháng Histamin, đối kháng chọn lọc ở thụ thể H1 ở thần kinh ngoại biên. Ngoài ra, hoạt chất Fexofenadine cũng có tác dụng ức chế sự co thắt của cơ trơn phế quản và ức chế sự tiết Histamin.Thuốc Fedimtast là một thuốc kháng histamin tác dụng kéo dài để điều trị bệnh dị ứng, không có tác dụng an thần gây ngủ. Dựa vào những tác dụng đã được nêu trên, thuốc Fedimtast 60mg được chỉ định trong điều trị các bệnh lý như sau:Điều trị các dấu hiệu triệu chứng của bệnh lý viêm mũi dị ứng thường xuyên xảy ra theo mùa.Điều trị các phản ứng dị ứng tự phát như nổi mề đay cấp tính và mề đay mãn tính.Việc sử dụng và ngừng sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ điều trị, không được tự ý mua thuốc về dùng. 3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Fedimtast 3.1. Liều dùng thuốc FedimtastĐiều trị các dấu hiệu triệu chứng viêm mũi dị ứng thường xuyên xảy ra theo mùa.Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: sử dụng liều điều trị là 60mg x 2 lần/ngày hoặc 180mg x 1 lần/ngày.Đối với trẻ em từ 6 đến 11 tuổi: có thể sử dụng liều điều trị là 30mg x 2 lần/ngày.Đối với người bị suy thận có thể sử dụng liều điều trị khởi đầu là 60mg x 1 lần/ngày.Đối với trẻ em bị suy thận sử dụng liều điều trị khởi đầu là 30mg x 1 lần/ngày.Điều trị dị ứng với dấu hiệu nổi mề đay tự phát mạn tính:Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: sử dụng liều điều trị 60mg x 2 lần/ngày.Đối với trẻ em trong khoảng từ 6 đến 11 tuổi: có thể sử dụng liều điều trị là 30mg x 2 lần/ngày.Đối với người bị suy thận sử dụng liều điều trị khởi đầu là 60mg x 1 lần/ngàyĐối với trẻ em bị suy thận sử dụng liều điều trị khởi đầu là 30mg x 1 lần/ngày.Phác đồ điều trị trên chỉ có tác dụng tham khảo, hiệu quả của thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa, khả năng dung nạp cũng như tình trạng nặng nhẹ của bệnh vì thế bạn cần thăm khám và tư vấn để có phác đồ điều trị mang lại hiệu quả cao nhất.3.2. Cách dùng thuốc Fedimtast hiệu quả. Uống thuốc Fedimtast với nhiều nước tránh ảnh hưởng nhiều đến chức năng của thận.Sử dụng thuốc Fedimtast đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng liều hay giảm liều ảnh hưởng đến kết quả điều trị.Trong trường hợp quên liều: bạn cần uống ngay liều bổ sung nếu phát hiện ra sớm.Trong trường hợp quá liều:Khi bị quá liều, cần có biện pháp chuẩn để loại bỏ bất kỳ lượng thuốc nào không hấp thu. Bác sĩ điều trị sẽ chỉ định điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Thẩm phân máu để loại bỏ hoạt chất Fexofenadine hydrochloride khỏi máu không có hiệu quả. 4. Tác dụng không mong muốn với thuốc Fedimtast Bên cạnh các tác dụng của thuốc, khi điều trị bằng thuốc Fedimtast cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn đó là các rối loạn về thần kinh trung ương như hoa mắt, mệt mỏi, chóng mặt, đau nhức đầu,...Bạn nên đến ngay trung tâm y tế để tham khảo ý kiến của các bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ chuyên môn nếu xuất hiện những biểu hiện lạ được nghi ngờ là do sử dụng thuốc Fedimtast gây ra. 5. Tương tác của thuốc Fedimtast Hoạt chất Fexofenadine hydrochloride không qua chuyển hoá ở gan nên không tương tác với các thuốc khác qua cơ chế gan.Dùng phối hợp thuốc Fedimtast với Erythromycin hoặc Ketoconazole làm tăng nồng độ Fexofenadine hydrochloride trong huyết tương gấp 2-3 lần. Tuy nhiên, sự gia tăng này không đưa đến ảnh hưởng trên khoảng QT, và so sánh với các thuốc trên khi dùng liều điều trị riêng lẻ, cũng không thấy tăng thêm bất cứ phản ứng phụ nào.Những nghiên cứu ở động vật cho thấy nồng độ hoạt chất Fexofenadine hydrochloride tăng lên trong huyết tương khi sử dụng phối hợp với kháng sinh Erythromycin hoặc Ketoconazole. Nguyên nhân là do tăng sự hấp thu đối với dạ dày-ruột và/hoặc giảm sự bài tiết mật hoặc giảm xuất tiết của ruột non.Thuốc kháng acid chứa gel nhôm hay Magie làm giảm độ sinh khả dụng của thuốc Fedimtast. 6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Fedimtast Một số thận trọng lúc dùng thuốc Fedimtast, như sau:Tương tự như hầu hết các loại thuốc mới khác thì những dữ liệu đối với người lớn tuổi, người đang bị bệnh suy thận hoặc người bị bệnh suy gan còn giới hạn, nên thận trọng khi dùng thuốc Fedimtast đối với các nhóm người đặc biệt này.Dùng cho trẻ em: Chưa xác định độ an toàn và hiệu lực của thuốc Fedimtast đối với trẻ em dưới 12 tuổi.Thuốc Fedimtast ít có khả năng ảnh hưởng trên khả năng lái xe và sử dụng máy móc. Những thử nghiệm khách quan cho thấy thuốc Fedimtast không có những ảnh hưởng đáng kể trên chức năng của hệ thần kinh trung ương. Ðiều này có ý nghĩa là bạn hoàn toàn có thể lái xe hoặc làm các công việc đòi hỏi sự tập trung. Tuy nhiên, để phát hiện những người bị nhạy cảm hay mẫn cảm, có phản ứng bất thường với thuốc, nên kiểm tra phản ứng cá nhân trước khi lái xe hoặc thực hiện những loại công việc yêu cầu sự tập trung cao độ.Chưa có kinh nghiệm với việc sử dụng thuốc Fedimtast ở phụ nữ mang thai. Như các thuốc khác, không nên dùng thuốc Fedimtast trong thời kỳ mang thai trừ khi lợi ích mong đợi cho người mẹ vượt trội những nguy cơ có thể gặp đối với thai nhi.Không có dữ liệu nào về thành phần của sữa mẹ sau khi điều trị với thuốc Fedimtast. Tuy nhiên, khi dùng cùng với Terfenadine trong thời kỳ cho con bú thì hoạt chất Fexofenadine hydrochloride được thấy có trong sữa mẹ. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo thuốc Fedimtast không nên dùng trong thời kỳ cho con bú.
doc_183
Rota được biết tới là loại virus gây ra tình trạng viêm dạ dày – ruột cấp dẫn đến tình trạng mất nước do tiêu chảy ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc sử dụng vacxin rotavirus là giải pháp có hiệu quả trong ngăn ngừa sự phát triển và lây nhiễm của loại virus này. Virus Rota lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua đường tiêu hóa, qua sự tiếp xúc với vật thể có chứa virus, chủ yếu bằng đường miệng hoặc hậu môn. Bệnh lý này thường gặp ở đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi, độ tuổi càng ít thì độ nguy hiểm càng lớn do sức đề kháng của trẻ còn yếu. Tiêu chảy do virus Rota là bệnh lý nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, thường ủ bệnh trong khoảng 2 – 3 ngày và kéo dài trong 5 – 7 ngày. Đặc biệt lo ngại là các biện pháp vệ sinh thông thường như rửa tay bằng xà phòng không thể tiêu diệt được loại virus này. Tuy nhiên, dưới sự nghiên cứu thành công của vacxin rotavirus có thể bảo vệ trẻ khỏi tình trạng tiêu chảy cấp từ những năm tháng đầu đời. Virus Rota thường gặp ở đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi, độ tuổi càng ít thì độ nguy hiểm càng lớn 2. Triệu chứng của trẻ khi nhiễm rotavirus Virus Rota có khả năng sống lâu trong môi trường nước nên tốc độ lây nhiễm và tấn công nhanh tới hệ tiêu hóa của trẻ. Sau khi virus này xâm nhập được vào cơ thể sẽ ủ bệnh từ 2 – 3 ngày và sẽ gây ra một số dấu hiệu ở trẻ như: – Nôn mửa: Tình trạng này xuất hiện trước và có thể kéo dài 2 – 3 ngày. Trẻ nôn nhiều vào ngày đầu và giảm dần những ngày sau đó. – Tiêu chảy: Diễn ra sau khoảng 6 – 12 tiếng trước khi xuất hiện triệu chứng nôn. Trẻ đi ngoài ra phân lỏng hoặc toàn nước, không có máu, kéo dài trong 3 – 9 ngày. – Sốt nhẹ (37.7 – 38.5 độ C). – Đau bụng quặn theo từng cơn. – Ho kèm theo chảy nước mũi. Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng mất nước, mất muối, có thể dẫn tới suy dinh dưỡng thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. 3. Phân loại và liều dùng của các loại vắc xin rota Hiện nay có 3 loại vacxin rotavirus được sử dụng phổ biến như: – Nguồn gốc: Là vacxin sống giảm động lực có nguồn gốc xuất xứ tại Bỉ. – Liều dùng: Gồm 2 liều. Liều thứ nhất uống từ 6 tuần tuổi và liều thứ 2 uống cách liều đầu 4 tuần. – Nếu liều đầu tiên uống Rotarix thì bắt buộc liều 2 cũng phải uống Rotarix. – Nguồn gốc: Là vacxin sống giảm động lực có nguồn gốc xuất xứ tại Mỹ – Liều dùng: Gồm 3 liều. Liều đầu uống khi trẻ 7,5 – 12 tuần tuổi và các liều cách nhau 4 tuần. – Lịch uống vắc xin của trẻ phải được kết thúc trước tuần thứ 32. Các loại vắc xin Rotavirus được dùng phổ biến 4. Những lưu ý khi sử dụng vacxin rotavirus 4.1. Thời điểm nên cho trẻ uống vacxin rotavirus Lứa tuổi hay bị nhiễm virus Rota thường rơi vào trẻ nhỏ ở độ tuổi từ 6 – 36 tháng. Lúc này trẻ bắt đầu tiếp xúc nhiều hơn với môi trường xung quanh dễ bị lây nhiễm các mầm bệnh. Vì vậy thời điểm vàng cho trẻ nhỏ uống vacxin rotavirus bắt đầu từ 6 tuần tuổi, giúp tạo ra kháng thể trước giai đoạn trẻ dễ bị nhiễm bệnh nhất. Thời gian tối thiểu cho liều đầu tiên là 6 tuần và liều cuối cùng tối đa là 8 tháng. Sau khoảng thời gian này, đa số trẻ đã bị nhiễm virus Rota tự nhiên. Do vậy, cha mẹ nên lưu ý cho trẻ tiêm đúng lịch để bảo vệ sức đề kháng của trẻ trong những tháng đầu đời. 4.2. Các đối tượng cần chú ý khi sử dụng vắc xin Việc sử dụng vắc xin đúng lịch rất cần thiết để bảo vệ sức đề kháng của trẻ một cách tốt nhất. Tuy nhiên khi sử dụng vacxin rotavirus một số đối tượng cần chú ý: Trường hợp chống chỉ định không dùng vacxin rotavirus: – Trẻ nhỏ mẫn cảm với bất kỳ một thành phần nào trong vắc xin. – Trẻ sau khi uống có phản ứng nặng không nên uống liều 2, 3. – Trẻ có tiền sử lồng ruột không sử dụng loại vắc xin này. – Không sử dụng vắc xin cho trẻ bị dị tật tại đường tiêu hóa. – Chống chỉ định đối với trường hợp bé bị tình trạng rối loạn miễn dịch kết hợp. – Không dùng vắc xin cho trẻ đang bị sốt, nôn hoặc tiêu chảy… Các trường hợp nên cân nhắc khi dùng vacxin: – Trẻ mắc bệnh ác tính hoặc mắc suy giảm miễn dịch/đang điều trị bệnh. – Vacxin này có thể làm tăng nguy cơ lồng ruột ở trẻ nên cần theo dõi sát sao trong vòng 7 giờ sau uống. – Tham khảo ý kiến khi dùng loại vắc xin này cho trẻ sinh non, nhẹ cân. Khi phụ huynh cho trẻ uống vắc xin rotavirus cần lưu ý một số điều sau: – Không cho trẻ ăn quá no hoặc bú quá nhiều sữa để tránh tình trạng nôn ọe khi uống vắc xin. – Sau khi uống vắc xin cần theo dõi cẩn thận trong vòng 2 – 3 ngày. – Nếu trẻ đang sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cần thông báo trước với bác sĩ để ngăn ngừa sự tương tác với vắc xin. – Nếu trẻ vừa được tiêm vắc xin bại liệt cha mẹ không nên cho trẻ tiêm vacxin rotavirus để hạn chế tương tác giữa 2 loại. Không cho trẻ ăn quá no hoặc bú quá nhiều sữa để tránh tình trạng nôn ọe khi uống vắc xin Loại vắc xin này có điểm khác biệt hơn với các loại vắc xin khác là sử dụng theo đường uống. Ngoài ra, vắc xin này sẽ có hiệu quả tốt nhất khi trẻ được 2 tháng tuổi và cần hoàn thành trước 8 tháng tuổi. Nếu sớm hoặc muộn hơn khoảng thời gian này sẽ làm suy giảm hoặc mất hiệu quả của vắc xin. Vì vậy, cha mẹ cần đảm bảo và tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc và thời điểm để vacxin rotavirus phát huy tốt nhất. Đồng thời cần lưu ý tới phản ứng mà trẻ có thể gặp phải khi sử dụng vắc xin rota và cho trẻ kiểm tra nếu có dấu hiệu bất thường nào.
doc_184
Khi đạt tới mốc 1 tuổi, bé phát triển mạnh về cả thể chất và tinh thần. Chế độ ăn cũng cần có sự thay đổi. Lúc này, không chỉ bú sữa mẹ, các bé còn cần tập ăn nhiều loại thực phẩm khác. Dưới đây là những gợi ý cho các bậc cha mẹ về thực đơn cho bé 1 tuổi giúp bé ăn ngon miệng, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo phát triển khỏe mạnh. 1. Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ 1 tuổi Bé 1 tuổi thường nặng trung bình 9-12kg (đối với bé gái), 10 đến 12kg(đối với bé trai). Ở giai đoạn này, bé đã phát triển khá nhiều kỹ năng, chẳng hạn như có thể đứng lên, tập đi, phản ứng hứng thú với những câu chuyện của mọi người xung quanh. Bé thích khám phá thế giới, những kỹ năng như nắm, cầm và nhìn của bé cũng có sự phát triển rất nhanh và rõ rệt. Bé cũng có thể cảm nhận thích thú với mỗi bữa ăn. Những bữa ăn dặm đa dạng món ăn và màu sắc sẽ thu hút trẻ, giúp trẻ ăn ngoan và ăn nhanh hơn. Trước khi lên thực đơn cho bé 1 tuổi, cha mẹ cần hiểu rõ về chế độ dinh dưỡng được khuyến nghị đối với trẻ trong độ tuổi này. Cụ thể, khi đạt mốc 1 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng cao hơn để đảm bảo trẻ có đủ năng lượng, phát triển tốt về trí tuệ và thể chất. Các bữa ăn mỗi ngày của trẻ nên được cung cấp đầy đủ những loại dưỡng chất sau: - Nhóm carbohydrate hay bột đường để giúp trẻ luôn đầy đủ năng lượng và được cung cấp đầy đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể. Một số thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate như khoai, ngũ cốc,... - Nhóm chất béo: Tác dụng của chất béo là giúp làn da của bé luôn mịn màng, giúp cơ thể hấp thụ vitamin tốt hơn và đảm bảo sự phát triển của các tế bào não và thần kinh của trẻ. Những loại thực phẩm có nhiều chất béo mà mẹ có thể bổ sung cho trẻ như dầu ăn, mỡ động vật, phô mai hay bơ,... - Nhóm protein: Tác dụng của loại dưỡng chất này là xây dựng các khối cơ, củng cố da và xương, tổng hợp kháng thể bảo vệ cơ thể. Những loại thực phẩm có chứa nhiều protein có thể kể đến như thịt, cá, cua, tôm, lươn,... - Nhóm vitamin và chất khoáng: Tác dụng của nhóm dưỡng chất này là điều hòa hoạt động cơ thể, đồng thời có chứa nhiều chất xơ, giúp phòng chống táo bón ở trẻ. Những thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất mà mẹ có thể bổ sung cho trẻ có thể kể đến như các loại rau xanh, trái cây chín,... Nhu cầu của mỗi trẻ là khác nhau. Cha mẹ không nên ép trẻ ăn khi con đã có dấu hiệu no và không muốn ăn nữa. Mỗi ngày, mẹ nên cho trẻ ăn khoảng 3 bữa chính và các bữa phụ tùy thuộc vào nhu cầu của từng trẻ. Việc lên thực đơn cho bé 1 tuổi sao cho hợp lý, giúp trẻ ăn ngon miệng mà vẫn đảm bảo phát triển tốt về sức khỏe và thể chất không phải điều đơn giản. Cha mẹ cần tìm hiểu và có thể nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia. Nếu cho trẻ ăn chế độ không khoa học, không phù hợp, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, còi xương,... ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ trong tương lai. Hiện nay, có 2 loại thực đơn đang được nhiều phụ huynh áp dụng đó là thực đơn ăn dặm chỉ huy và thực đơn ăn dặm truyền thống. Cụ thể như sau: - Thực đơn ăn dặm chỉ huy: Mẹ cần cắt nhỏ các loại thức ăn, đặc biệt là rau củ quả để trẻ dễ dàng cầm nắm khi ăn, đồng thời tránh được tình trạng bị hóc khi ăn. Ưu điểm của loại thực đơn này là giúp trẻ cảm nhận rõ hơn về các món ăn và hào hứng hơn mỗi khi giờ ăn đến. - Thực đơn ăn dặm truyền thống: Là thực đơn luôn có những món cháo giúp trẻ ăn dễ dàng hơn. Các bà mẹ có thể đa dạng hóa các món cháo để mỗi bữa ăn của trẻ thêm hấp dẫn. Cha mẹ cũng lưu ý cần lựa chọn những loại thực phẩm từ thiên nhiên, có nguồn gốc rõ ràng, không có chứa hóa chất độc hại,... để đảm bảo cho trẻ có những bữa ăn ngon, bổ và sạch. Ngoài những bữa ăn khoa học, đầy đủ dưỡng chất, trẻ có thể được bổ sung thêm một số vi chất cần thiết khác như vitamin B1, B6, vitamin C, kẽm,... để tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch và giảm nguy cơ gặp phải những vấn đề về đường tiêu hóa. 3. Gợi ý một số món cháo trong thực đơn cho bé 1 tuổi Các món cháo rất phù hợp với trẻ đang trong thời kỳ ăn dặm và thường không thể thiếu trong thực đơn cho bé 1 tuổi. Dưới đây là một số món cháo mà cha mẹ có thể tham khảo để bổ sung cho con: - Cháo ếch: Cần chuẩn bị một số nguyên liệu như ếch, gạo tẻ, nước dashi rau củ, gia vị, cà rốt, hành, rau mùi... Cách thực hiện như sau: + Đầu tiên, hãy rửa sạch và sơ chế các loại nguyên liệu kể trên. Cho các loại gạo và cà rốt thái hạt lựu vào ninh nhừ, cho thêm nước dashi. + Thái nhỏ ếch và rửa sạch sẽ, sau đó ướp cùng với hạt nêm. Phi thơm hành và cho ếch vào xào cùng cho đến khi chín. + Khi cháo đã chín, múc cháo vào bát và cho thịt ếch và rau mùi, hành tươi lên trên. - Cháo hạt sen: Để thực hiện nấu loại cháo này, mẹ cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau: bột gạo, hạt sen, thịt lợn, dầu ăn. Cách thực hiện: + Ngâm, rửa sạch và sau đó xay nhuyễn hạt sen. + Thịt lợn rửa sạch và xay nhuyễn. + Cho hạt sen cùng với bột gạo vào nước và ninh nhừ. + Phi thơm hành và cho thịt vào xào chín. + Khi cháo chín, múc cháo ra bát và cho thịt xào cùng rau thơm lên trên. Mẹ nên thường xuyên đổi món để cung cấp đa dạng dưỡng chất cho trẻ và giúp trẻ hứng thú hơn với mỗi bữa ăn. Lưu ý, cần đảm bảo nấu chín và trước khi nấu cần vệ sinh tay cũng như dụng cụ nấu ăn sạch sẽ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
doc_185
Cường kinh là một trong những hiện tượng hay gặp, xảy ra ở phụ nữ trẻ chưa hình thành chu kỳ rụng trứng và người ở giai đoạn tiền mãn kinh. Vậy cụ thể nó là gì, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và làm sao để điều trị. 1. Tìm hiểu về hiện tượng cường kinh Cường kinh được xếp vào tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp với lượng máu ra nhiều, ồ ạt, liên tục và kéo dài. Việc kinh nguyệt ra nhiều không chỉ dẫn đến những phiền toái và mệt mỏi cho các chị em mà nguy hiểm hơn là cảnh báo các vấn đề sức khỏe cần được khắc phục sớm. Nhiều người chủ quan cho rằng tình trạng này sau khi kết thúc sẽ không gây vấn đề gì. Do đó, không người đến khi bệnh tình nguy hiểm mới tìm đến bác sĩ chuyên khoa. Điều này khiến cho việc điều trị càng trở nên khó khăn và kéo dài thời gian hơn. Bình thường lượng máu mất sau mỗi chu kỳ kinh vào khoảng 50 - 80ml. Lượng máu kinh mất mỗi chu kỳ kinh > 120ml thì được gọi là cường kinh. Những lý do dẫn đến hiện tượng này bao gồm: Thay đổi hormone Những chị em mới bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt hoặc phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh sẽ có sự thay đổi lớn về nội tiết tố nữ. Chính vì những thay đổi này dẫn đến bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt khiến cho lượng máu ra nhiều hơn bình thường. Không chỉ vậy, người thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai hay các loại thuốc khác liên quan đến sự chuyển ra và điều tiết nội tiết tố nữ cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng cường kinh. Polyp ở cổ tử cung Các khối polyp được hình thành ở các vị trí như bề mặt cổ tử cung, ống tử cung,... do vi khuẩn khiến cho nồng độ Estrogen tăng cao. Ngoài ra, khối u còn có thể khiến cho các mạch máu khu trú tại khu vực tử cung sung huyết. Chính những điều này khiến cho chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới bị ảnh hưởng và gây ra hiện tượng cường kinh. Sau khi điều trị loại bỏ được khối polyp, hiện tượng bất thường này sẽ giảm dần. Polyp nội mạc tử cung Sau khi sử dụng các thuốc điều trị bằng hormone hoặc một số thể u buồng trứng có thể làm tăng hàm lượng Estrogen dẫn đến hình thành khối polyp nội mạc tử cung. Một trong những biểu hiện phổ biến hay gặp khi khối polyp hình thành là tình trạng rối loạn kinh nguyệt với lượng máu ra nhiều và kéo dài. Việc điều trị cần được tiến hành sớm để khắc phục các triệu chứng bệnh lý, tránh tình trạng ngày càng nặng hơn. Đồng thời, quá trình điều trị còn nhằm mục đích loại bỏ các khối u ác tính để ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. U xơ tử cung Những phụ nữ ở giai đoạn trung niên máu kinh ra nhiều rất dễ hình thành khối u xơ ở tử cung do rối loạn Estrogen. Đây chính là lý do dẫn khiến cho phụ nữ ở độ tuổi từ 30 - 40 tuổi có hiện tượng cường kinh. Lupus ban đỏ Lupus ban đỏ là căn bệnh tự miễn mạn tính tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Các yếu tố như gen, thuốc kháng sinh, tia cực tím, nhiễm khuẩn, stress,... là những yếu tố nguy cơ có thể khiến bệnh hình thành. Bệnh xuất hiện nhiều ở nữ giới và gây ra các tình trạng rối loạn kinh nguyệt, trong đó có cả cường kinh. Viêm tiểu khung Tình trạng nhiễm khuẩn ở một hoặc nhiều cơ quan trong vùng tiểu khung có thể khiến cho chu kỳ kinh nguyệt diễn biến bất thường, máu ra nhiều và kéo dài. Những trường hợp từng sảy thai, thủ thuật phụ khoa hay mắc các bệnh lây qua đường sinh dục có thể dễ bị viêm tiểu khung. Ung thư cổ tử cung Một trong những biểu hiện phổ biến ở phụ nữ bị ung thư cổ tử cung là hiện tượng cường kinh. Tình trạng các tế bào cổ tử cung phát triển một cách bất thường và mất kiểm soát sẽ dẫn đến ung thư. Khi đó, nhiều bộ phận trong cơ thể sẽ bị tổn thương. Đây là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh. Do đó mà các chuyên gia khuyến cáo người ở độ tuổi từ 9 - 26 chưa quan hệ tình dục nên thực hiện tiêm phòng HPV. Ngoài các nguyên nhân trên, người bị ung thư nội mạc tử cung hoặc đặt dụng cụ tránh thai sai cách, không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cường kinh. Cường kinh gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của không ít chị em. Những trường hợp cường kinh kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu cũng như nhiều bệnh lý liên quan. 3. Những phương pháp điều trị tình trạng cường kinh hiện nay Trước khi điều trị, bạn cần được khám và chẩn đoán một cách chính xác về mức độ cũng như nguyên nhân cường kinh. Tùy vào độ tuổi, tình trạng bệnh lý và những vấn đề liên quan đến sinh sản mà bác sĩ chuyên khoa có thể tiến hành các phương pháp như sau: Điều trị nội khoa với các loại thuốc như kháng sinh, thuốc tránh thai kết hợp với vòng đặt âm đạo, Ulipristal Acetate, thuốc cầm máu,... nhằm kiểm soát lượng máu kinh cũng như ngăn chặn tình trạng bệnh chuyển hướng nặng hơn. Một số trường hợp, khi phương pháp nội khoa không cho hiệu quả cao thì bác sĩ sẽ cho chỉ định phẫu thuật. Phương pháp này có thể kiểm soát hiệu quả hiện tượng cường kinh. Cắt tử cung hoặc đốt điện nội mạc là hai phương pháp ngoại khoa phổ biến được áp dụng cho nhiều bệnh nhân hiện nay.
doc_186
Thuốc Arthledin 750mg là thuốc giảm đau, chống viêm không steroid, có thành phần chính là Nabumetone hàm lượng 750mg. Thuốc Arthledin được dùng trong điều trị kháng viêm, giảm đau xương khớp. 1. Công dụng thuốc Arthledin Arthledin thuộc nhóm thuốc giảm đau không gây nghiện, thuốc chống viêm không steroid, có thành phần chính là Nabumetone hàm lượng 750mg. Nabumetone có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm bằng cách ức chế tổng hợp prostaglandin.Thuốc Arthledin được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và được chỉ định dùng để giảm đau và chống viêm trong viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Arthledin Arthledin được dùng theo đường uống, uống nguyên 1 viên thuốc với nước, có thể uống thuốc trong khi ăn hoặc sau khi ăn.Liều dùng Arthledin thông thường là 1 viên/lần/ngày, uống thuốc trước lúc ngủ. Trường hợp triệu chứng của bệnh viêm xương khớp nặng và kéo dài hoặc cơn đau xương khớp xuất hiện đột ngột, có thể dùng thêm 1 viên vào buổi sáng.Quá liều thuốc Arthledin có thể gây đau đầu, lơ mơ, buồn ngủ, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nôn, đau thượng vị (phục hồi sau chăm sóc hỗ trợ), xuất huyết dạ dày, tăng huyết áp, suy thận cấp, suy hô hấp, hôn mê, co giật (hiếm khi xảy ra), phản ứng phản vệ.Đối với quá liều thuốc Arthledin, cho đến nay vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu, người bệnh cần được chăm sóc, điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Trong trường hợp cần thiết, có thể tiến hành gây nôn, rửa dạ dày, dùng than hoạt tính để giảm hấp thu hoặc tái hấp thu thuốc. Bên cạnh đó, người bệnh cần được theo dõi chức năng gan và thận tối thiểu 4 giờ sau khi dùng thuốc quá liều. Trong trường hợp bị co giật, người bệnh cần được điều trị bằng diazepam theo đường tiêm tĩnh mạch. 3. Tác dụng phụ của thuốc Arthledin Dùng thuốc Arthledin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn với tần suất xuất hiện như sau:Thường gặp: Ù tai, tăng huyết áp, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, viêm dạ dày, buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, ngứa, phát ban, phù nề.Ít gặp: Lú lẫn bồn chồn, mất ngủ, buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu, lo âu. Khó thở, rối loạn hô hấp, chảy máu cam. Loét dạ dày - tá tràng, nôn, khô miệng, viêm miệng. Nổi mày đay, đổ mồ hôi, bệnh về cơ, mệt mỏi, suy nhược, rối loạn chức năng thận.Hiếm gặp: Thuốc Arthledin hiếm khi gây rối loạn thị lực.Rất hiếm gặp: Giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu. Sốc phản vệ, phản ứng phản vệ. Ảo giác, trầm cảm. Hen suyễn, co thắt phế quản, viêm phổi kẽ. Viêm tụy, vàng da, suy gan. Bóng nước, hồng ban đa dạng, hoại tử biểu bì, hội chứng Stevens-Johnson, rụng tóc, phù mạch. Hội chứng thận hư, suy thận, viêm thận kẽ, rong kinh. 4. Một số lưu ý khi dùng thuốc Arthledin Không dùng thuốc Arthledin ở người bị quá mẫn với thành phần của thuốc hoặc có tiền sử phản ứng quá mẫn với aspirin, ibuprofen hoặc các thuốc kháng viêm không steroid khác; người bị suy gan, suy thận, suy tim nặng; người bị bệnh dạ dày - tá tràng, tái phát viêm loét dạ dày hoặc thủng, xuất huyết dạ dày - ruột; phụ nữ đang mang thai 3 tháng cuối hoặc đang nuôi con cho bú.Dùng thuốc Arthledin liều cao có thể làm tăng nguy cơ huyết khối tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Trước khi dùng thuốc Arthledin, người bệnh cần được cảnh báo và đánh giá nguy cơ gặp biến cố tim mạch trong trường hợp không có triệu chứng trước đó. Nên bắt đầu bằng liều thấp nhất để hạn chế ảnh hưởng đến tim mạch.Người bị bệnh hen phế quản hoặc có tiền sử hen phế quản, người có tiền sử mắc bệnh tiêu hóa cần thận trọng khi dùng thuốc Arthledin.Người bị tăng huyết áp, ứ dịch, suy tim cần thận trọng khi dùng Arthledin vì thuốc có thể gây phù ngoại vi.Cân nhắc giảm liều dùng thuốc Arthledin ở bệnh nhân suy thận có độ thanh thải Creatinin dưới 30ml/phút.Bệnh nhân suy gan, người cao tuổi cần thận trọng khi dùng thuốc Arthledin và cần được theo dõi cẩn thận trong quá trình sử dụng thuốc.Hạn chế các hoạt động lái xe hoặc vận hành, điều khiển máy móc khi dùng Arthledin vì thuốc có thể làm ảnh hưởng đến sự tỉnh táo và khả năng tập trung khi thực hiện các hoạt động này.Không dùng Arthledin đồng thời với các loại thuốc kháng viêm không steroid khác.Dùng Arthledin đồng thời với các thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp có thể gây suy thận. Người bệnh cần được theo dõi chức năng thận trong quá trình dùng các loại thuốc này.Dùng Arthledin với thuốc lợi tiểu có thể làm tăng nồng độ Kali trong máu.Dùng đồng thời Arthledin với Glycosid tim có thể khiến tình trạng suy tim trở nên nghiêm trọng hơn, tăng nồng độ Glycosid trong huyết tương và giảm GFR; với Lithium, Methotrexate làm giảm thải trừ Lithium và Methotrexate; với Cyclosporin làm tăng độc tính trên thận.Dùng đồng thời Arthledin với Corticosteroid làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa; với thuốc chống đông máu làm tăng tác dụng chống đông của thuốc; với thuốc kháng sinh thuộc nhóm Quinolon có thể gây co giật.Dùng đồng thời Arthledin với chất chống tiểu cầu và thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin có chọn lọc có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa; với Tacrolimus làm tăng nguy cơ độc tính trên thận; với Zidovudin làm tăng nguy cơ các bệnh về máu.Theo dõi người bệnh trong khi dùng thuốc Arthledin đồng thời với thuốc chống đông máu, thuốc hạ đường huyết Sulfonylurea, thuốc chống co giật Hydantoin và giảm liều trong trường hợp cần thiết.Hiệu quả điều trị của Mifepristone có thể giảm xuống nếu dùng cùng với Arthledin. Vì vậy, trong vòng 8-12 ngày sau khi sử dụng Mifepriston, không nên dùng thuốc Arthledin nói riêng và thuốc kháng viêm không steroid nói chung.Công dụng của thuốc Arthledin là làm giảm đau, chống viêm trong các bệnh lý xương khớp như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp.
doc_187
Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây cảm giác đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến việc đi lại, sinh hoạt của người bệnh. Bài viết dưới đây trả lời những thắc mắc của bạn đọc xung quanh chứng bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Đau dây thần kinh liên sườn là những cơn đau kéo dài hoặc từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn. Đau dây thần kinh liên sườn là biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau có nguyên nhân hoặc không có nguyên nhân.Đau dây thần kinh liên sườn là những cơn đau kéo dài hoặc từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn. Bệnh đau dây thần kinh liên sườn có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, những người ở tuổi trung niên, người hoạt động thể thao quá mức, người lao động chân tay nặng nhoc có tỷ lệ mắc bệnh cao. Có nhiều nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn. Có thể kể đến các nguyên nhân như: – Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát: Nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng, có thể là do lạnh hoặc do vận động sai tư thế hoặc quá sức. -Đau dây thần kinh liên sườn thứ phát: Do bệnh lý tổn thương ở đốt sống (thoái hóa cột sống, lao cột sống hoặc ung thư cột sống). Do bệnh lý tổn thương tủy sống( u rễ thần kinh, u ngoại tủy). Do chấn thương cột sống (gãy cột sống, trật cột sống…). Do nhiễm khuẩn như cúm, lao, thấp khớp mà thường gặp nhất là bị nhiễm vi-rút Herpes Simplex gây nên bệnh zona thần kinh. Ngoài các nguyên nhân gây bệnh kể trên, đau dây thần kinh liên sườn còn do các bệnh bên trong (phổi, màng phổi, tim, gan) và một số nguyên nhân khác như đái tháo đường, nhiễm độc một số kim loại như chì, viêm đa dây thần kinh…(Ảnh minh họa) Đau dây thần kinh liên sườn có các biểu hiện như: Những cơn đau kéo dài xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn; đau ngực từ vùng ngực, xương ức trở vào cột sống, cảm giác đau tăng khi ho, hắt hơi hay thay đổi tư thế; người bệnh thường chỉ đau ở một bên, trái hoặc phải, có thể có điểm đau; người bệnh cảm thấy mệt, sốt nhẹ, đau hạch nách, phát ban đỏ, mụn nước ở vùng da có dây thần kinh liên sườn đi qua… Ngày nay, y học đã tìm ra phương pháp chữa trị bệnh đau dây thần kinh liên sườn và việc thực hiện khá dễ dàng. Điều trị đau dây thần kinh liên sườn cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh để có phác đồ điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý như ăn uống đầy đủ chất đạm, đường, béo, hoa quả chín… Đau dây thần kinh liên sườn là những cơn đau kéo dài hoặc từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn. (Ảnh minh họa)
doc_188
1. Nguyên nhân ngủ muộn Thường xuyên thức khuya, ngủ muộn sẽ khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu tỉnh táo, minh mẫn, sức đề kháng giảm sút. Việc ngủ muộn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể kể đến như: Thói quen Một số người có thói quen thức khuya và ngủ muộn do các lý do như làm việc trễ, xem phim, chơi game hoặc hoạt động giải trí khác vào ban đêm. Tình trạng sức khỏe Một số bệnh như lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ hoặc bệnh lý giúp giảm động lực của cơ thể có thể dẫn đến việc ngủ muộn. Tác động của chất kích thích Caffeine, nicotine và các loại thuốc kích thích khác có thể làm cho cơ thể bị kích thích và giảm khả năng ngủ vào ban đêm. Thay đổi hormone Các thay đổi hormone do stress, chu kỳ kinh nguyệt hoặc sử dụng các loại thuốc khác có thể dẫn đến việc ngủ muộn. Tác động của ánh sáng Các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh, ánh sáng từ đèn đường hoặc ánh sáng nhiều trong phòng làm việc có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ và dẫn đến việc ngủ muộn. Tác động của môi trường Tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, cảm giác thoải mái trong phòng ngủ có thể ảnh hưởng đến khả năng ngủ của một người. Thói quen ăn uống Ăn quá nhiều, ăn trễ hoặc ăn nhiều đạm, đồ xào, rán trước khi đi ngủ có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và dẫn đến việc ngủ muộn. Yếu tố di truyền Có những người có tính cách hoạt động ban đêm nhiều hơn so với ban ngày do yếu tố di truyền. 2. Tác hại của việc ngủ muộn Mệt mỏi, đau đầu, khó tập trung, mất trí nhớ và suy giảm năng suất làm việc. Ngủ muộn có thể làm giảm sự thoải mái và làm tăng cảm giác lo lắng và trầm cảm. Sức khỏe tổng thể bị ảnh hưởng, bao gồm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì. Ngủ muộn có thể làm giảm khả năng cảm nhận của cơ thể và gây ra các vấn đề liên quan đến cảm giác, chẳng hạn như đau lưng, đau cổ, đau vai. Ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ thể dễ mắc bệnh hơn. Tác động tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe tinh thần của con người, gây ra lo lắng, stress, trầm cảm, cảm giác căng thẳng, không thể thư giãn. Ngủ muộn có thể ảnh hưởng đến việc sản sinh hormone, gây ra các vấn đề liên quan đến tình dục và các vấn đề về sinh sản. Ngủ muộn có thể làm giảm chức năng mắt và gây ra các vấn đề về thị lực. Ngủ muộn có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề liên quan đến đường hô hấp, chẳng hạn như khó thở và suy dinh dưỡng. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và mối quan hệ xã hội, làm cho con người cảm thấy cô đơn. 3. Cách để ngủ sớm Ngủ muộn nếu đã là một thói quen thì rất khó để thay đổi. Nhưng không phải là không có cách, dưới đây là một số cách để ngủ sớm: Tạo môi trường yên tĩnh và thoải mái Có một phòng ngủ yên tĩnh, mát mẻ và thoải mái sẽ giúp bạn dễ dàng tập trung vào việc ngủ sớm hơn. Hạn chế ánh sáng và tiếng ồn bên ngoài bằng cách sử dụng rèm cửa và tai nghe chống ồn. Xây dựng thói quen ngủ đúng giờ Bạn nên thiết lập một lịch trình ngủ cố định và cố gắng duy trì thật tốt. Điều này giúp cơ thể của bạn định hình lại chu kỳ giấc ngủ tự nhiên và giúp bạn ngủ sớm hơn. Giảm thiểu tác động của ánh sáng xanh Tắt tất cả các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kính chống ánh sáng xanh để giảm thiểu tác động của ánh sáng từ các thiết bị điện tử. Tập thể dục thường xuyên Tập thể dục đều đặn sẽ giúp cơ thể của bạn mệt mỏi và cần nghỉ ngơi sớm hơn. Tạo thói quen thư giãn trước khi ngủ Đọc sách, tắm nước ấm, uống một tách trà hoặc tập yoga là những cách tuyệt vời để giúp bạn thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ. Hạn chế sử dụng chất kích thích Hạn chế sử dụng caffeine, nicotine và các loại thuốc kích thích khác vào buổi tối vì chúng có thể làm cho bạn khó ngủ. Cải thiện chế độ ăn uống Hạn chế ăn quá no hoặc ăn trễ vào buổi tối. Ăn một bữa ăn nhẹ và giàu chất dinh dưỡng trước khi đi ngủ có thể giúp bạn ngủ sớm hơn. Giảm thiểu stress Thực hiện các hoạt động giảm stress như yoga, tập thở, nghe nhạc hoặc đọc sách trước khi đi ngủ. Nếu cần sử dụng, hãy sử dụng chúng ở phòng khác và tránh mang vào phòng ngủ. Hạn chế giấc ngủ ban ngày Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, hãy hạn chế giấc ngủ ban ngày hoặc chỉ giấc ngủ trong khoảng thời gian ngắn. Thời gian nên đi ngủ vào buổi tối phụ thuộc vào độ tuổi và thói quen của từng người. Tuy nhiên, theo các chuyên gia giấc ngủ, thời gian thích hợp để đi ngủ cho người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) là khoảng từ 7-9 giờ tối và tối đa là 10 giờ tối. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, thời gian nên đi ngủ sớm hơn và thường nằm trong khoảng từ 7-9 giờ tối.
doc_189
Tiểu đường thai kỳ là vấn đề sức khỏe khá thường gặp ở thai phụ. Nguyên nhân là do khi mang thai, nội tiết tố của người mẹ thay đổi, ảnh hưởng đến hoạt động insulin của cơ thể, dẫn đến bệnh tiểu đường. Nắm được các chú ý khi mắc tiểu đường thai kỳ sẽ giúp thai phụ hạn chế tối đa biến chứng của bệnh. Tiểu đường thai kỳ có thể gặp ở mọi thai phụ. Tuy nhiên, những phụ nữ sau có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn: Mang thai muộn, trên 35 tuổi. Tiền sử tiểu đường thai kỳ hoặc con to trên 4kg. Thừa cân, béo phì. Bị buồng trứng đa nang. Trong gia đình có người bị tiểu đường. Khi khám thai, các bác sĩ sẽ tư vấn thai phụ nên tầm soát tiểu đường thai kỳ vào những tuần đầu của thai kỳ và vào tuần thai thứ 24 - 28. Tuy nhiên, nếu rơi vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao thì nên tầm soát sớm hơn để có hướng kiểm soát và điều trị kịp thời. Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi. Cụ thể: 2.1. Với thai phụ Nếu không được điều trị kịp thời, thai phụ bị tiểu đường có nguy cơ sảy thai, đa ối, đẻ non, thai lưu,... cao hơn so với các thai phụ khác. Một số tai biến khi mắc tiểu đường thai kỳ thường gặp là: Huyết áp cao So với các thai phụ bình thường khác, thai phụ bị tiểu đường sẽ dễ bị tăng huyết áp hơn. Huyết áp của thai phụ nếu không được kiểm soát tốt có nguy cơ dẫn đến tiền sản giật, suy gan, thai chậm phát triển, tai biến mạch máu não,... Theo một số nghiên cứu, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ tiền sản giật cao hơn 12% so với các thai phụ khác. Vì thế, theo dõi huyết áp và chỉ số đường huyết là việc cần thiết với tất cả mẹ bầu, nhất là các mẹ bầu đang bị đái tháo đường. Đa ối Hiện tượng đa ối cũng làm tăng nguy cơ sinh non ở thai phụ. Sảy thai, thai lưu Tỷ lệ sảy thai, thai lưu ở thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cao hơn các thai phụ khác và kiểm tra đường huyết thường quy thường được chỉ định với các mẹ bầu thường bị sảy thai tự nhiên liên tiếp. Đẻ non TIểu đường thai kỳ có thể dẫn tới đa ối, huyết áp cao, nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ sinh non. Các ảnh hưởng khác Nếu không được điều trị kịp thời, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị các bệnh lý khác như nhiễm trùng tiết niệu, béo phì, tiểu đường thai kỳ diễn tiến thành đái tháo đường tuýp 2 sau sinh. 2.2 Ảnh hưởng đối với thai nhi Tiểu đường thai kỳ có thể gây các ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển của thai nhi. Những ảnh hưởng này chủ yếu xuất hiện ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Cụ thể: Thai lưu, sảy thai Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu, thường xảy ra vào tuần thai thứ 6 - 7. Thai to Thai nhi tăng trưởng quá mức bắt nguồn như nguyên nhân tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai, từ đó kích thích thai sản xuất insulin, làm tăng nhu cầu năng lượng và kích thích thai phát triển. Vàng da Trẻ sơ sinh có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ bị vàng da cao hơn các trẻ khác. Theo một số nghiên cứu cho thấy, nếu bị tiểu đường thai kỳ thì tỷ lệ trẻ sinh ra bị vàng da là 25%. Các ảnh hưởng khác Đái tháo đường thai kỳ còn có thể gây ra một số ảnh hưởng nguy hiểm khác tới sức khỏe của thai như tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp, bệnh lý chuyển hóa. Ngoài ra, trẻ cũng dễ bị béo phì, đái tháo đường và cao huyết áp. 3. Chú ý khi mắc tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nào cũng cần nhớ Nếu được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, mẹ cần lưu ý tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường mẹ bầu cần thay đổi chế độ ăn, luyện tập hợp lý khoa học và dùng thuốc. 3.1. Thay đổi chế độ ăn Có tới 75 - 80% mẹ bầu có thể đưa đường huyết về ngưỡng bình thường bằng thay đổi chế độ dinh dưỡng. Một số lưu ý về chế độ ăn uống cho thai phụ tiểu đường thai kỳ như sau: Nên chia bữa ăn thành các bữa nhỏ trong ngày, khoảng 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Nên ưu tiên dùng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như rau xanh, hoa quả. Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu protein và chất béo bởi các loại thực phẩm này ít ảnh hưởng đến chỉ số đường máu, đồng thời giúp thai phụ no lâu, giảm cảm giác đói, thèm ăn. Tránh các thực phẩm nhiều đường như nước ngọt, kẹo bánh, kem,... Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất. 3.2. Chế độ luyện tập Cơ thể sẽ tiêu thụ glucose mà không cần sản xuất thêm insulin nếu bạn tập thể dục thường xuyên, giúp tránh tình trạng kháng insulin ở phụ nữ tiểu đường thai kỳ. Một số bộ môn mà thai phụ có thể tham gia như đi bộ, yoga,... Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để lựa chọn các bài tập hợp lý, tránh gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. 3.3. Sử dụng thuốc Việc dùng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Thường sau khi áp dụng các cách trên mà chỉ số đường huyết không cải thiện thì thai phụ cần dùng thêm thuốc. Một chú ý khi mắc tiểu đường thai kỳ mẹ nào cũng nên nhớ đó là thử đường huyết thường xuyên để kiểm soát tốt tình trạng cơ thể, tránh các biến chứng nguy hiểm như hạ đường huyết,... Khám thai định kỳ. Các xét nghiệm cần thiết. Chế độ dinh dưỡng và tập luyện.
doc_190
Điều trị khúc xạ ở trẻ an toàn Hiện nay, tỷ lệ trẻ em bị mắc các tật khúc xạ ngày càng cao, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe thị lực của trẻ và có thể dẫn tới mù lòa nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, kết quả học tập và lựa chọn nghề của trẻ trong tương lai. Vậy tật khúc xạ là gì, điều trị tật khúc xạ ở trẻ em an toàn bằng phương pháp nào,…bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé. Tật khúc xạ là tình trạng ánh sáng sau khi đi vào mắt không thể hội tụ được vị trí đúng trên võng mạc, khiến hình ảnh thu được ở mắt bị mờ, nhòe hoặc méo mó. Ở trẻ em có các loại tật khúc xạ thường gặp sau: – Cận thị: là tật khúc xạ phổ biến nhất, thường xuất hiện ở độ tuổi đi học. Xảy ra do ánh sáng được hội tụ ở trước võng mạc, gây khó khăn hay nhìn mờ khi quan sát các vật ở xa. – Loạn thị: là hiện tượng ánh sáng được hội tụ tại nhiều nhiều khác nhau trên võng mạc, khiến hình ảnh bị mờ nhòe và méo mó khi quan sát vật thể ở mọi khoảng cách Các loại tật khúc xạ xảy ra do hình ảnh được hội tụ không đúng trên võng mạc 2.. – Thường xuyên học tập trong điều kiện ánh sáng không đảm bảo, và sử dụng các thiết bị điện tử trong nhiều giờ liên tục. – Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng, thiếu vitamin A. – Do di truyền từ bố mẹ. – Do cấu trúc bất thường giác mạc và thủy tinh thể. 3. Biểu hiện trẻ em bị tật khúc xạ Trẻ em hầu như chưa thể tự nhận biết được bản thân bị mắc các tật khúc xạ, vì vậy phụ huynh có thể phát hiện con có bị mắc tật khúc xạ thông qua các biểu hiện phổ biến như: – Khi nhìn thường nheo mắt và nghiêng đầu sang một bên. – Không thể nhìn rõ chữ viết ở trên bảng, cần đưa sách sát gần mắt để nhìn,… – Chép bài hay nhầm, đọc nhầm chữ. – Hay dụi mắt, chảy nước mắt và kêu đau đầu. Nhiều trường hợp biểu hiện tật khúc xạ ở trẻ không rõ ràng, vì vậy phụ huynh có thể theo dõi sát sao thị lực của con bằng cách thực hiện khám mắt định kỳ. Trẻ thường hay dụi mắt kể cả khi không buồn ngủ là biểu hiện của tật khúc xạ. 4. Điều trị tật khúc xạ an toàn với trẻ em Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị tật khúc xạ giúp lấy lại thị lực. Tuy nhiên phương pháp điều trị bằng kính gọng và Ortho K là hai phương pháp hiệu quả, an toàn và phù hợp nhất đối với trẻ em. 4.1. Sử dụng kính gọng Từ lâu kính gọng đã được ứng dụng trong hỗ trợ điều chỉnh tật khúc xạ để cải thiện tầm nhìn cho người bệnh mà không cần tác động đến cấu trúc của mắt, tránh được tối đa các tổn thương cho giác mạc. Kính gọng là lựa chọn tối ưu cho trẻ em bị mắc tật khúc xạ bởi khả năng cải thiện tầm nhìn hiệu quả, an toàn và sự tiện lợi, dễ sử dụng cho đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên sử dụng kính gọng cũng có những nhược điểm nhất định như là tầm nhìn bị ảnh hưởng khi đi trời mưa, đi buổi tối, hoặc không thuận tiện khi đi bơi và có các hoạt động thể thao. 4.2. Chỉnh hình giác mạc bằng kính áp tròng cứng Ortho K Ortho K là kính áp tròng cứng được thiết kế sử dụng đeo qua đêm khi ngủ nhằm điều chỉnh lại tạm thời hình dáng của giác mạc về hình dạng bình thường, giúp mắt nhìn rõ vào sáng ngay hôm sau khi tháo kính mà không cần sự hỗ trợ của kính gọng trong suốt cả ngày. Sử dụng kính chỉnh giác mạc tạm thời Ortho K là giải pháp tối ưu trong điều chỉnh cận thị và hạn chế tăng độ cận thị ở trẻ em. Khi dùng kính Ortho K vào ban đêm sẽ giúp khắc phục những nhược điểm của kính gọng. Tuy nhiên để biết trẻ có thực sự phù hợp với phương pháp này hay không, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến những bệnh viện có chuyên khoa mắt uy tín để thăm khám. Sử dụng kính chỉnh giác mạc Ortho K là giải pháp hiệu quả trong điều chỉnh cận thị trẻ em 5. Cách phòng ngừa tật khúc xạ ở trẻ em Để phòng ngừa tật khúc xạ ở trẻ, phụ huynh cần chú ý quan tâm hơn nữa đến việc bảo vệ mắt, vệ sinh mắt hàng ngày và thực hiện khám mắt thường xuyên cho trẻ, cụ thể: – Phụ huynh nên hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh các nhân sạch sẽ: sử dụng khăn mặt riêng, rửa mắt bằng nước sạch, không dùng tay bẩn dụi vào mắt,.. để phòng bệnh ở mắt. – Không cho trẻ chơi các trò nguy hiểm như: bắn bi, đánh khăng, bắn ná thun,.. để tránh trúng vào mắt gây tổn thương đến mắt. – Cần hướng dẫn trẻ tư thế ngồi học thẳng lưng, ngay ngắn, không cúi sát xuống bàn, bàn ghế đúng với kích thước cơ thể của trẻ, để mắt cách mặt chữ 30 – 40cm. – Phòng học phải đủ ánh sáng, có đèn bàn và đèn nên để phía đối diện với tay cầm bút. – Sau 1 giờ đọc sách hoặc sử dụng các thiết bị điện tử cần cho mắt nghỉ 5 – 10 phút và xoa nhẹ mi mắt. – Cần có chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ từ 8 – 10 tiếng một ngày, ăn nhiều trái cây và rau xanh bổ sung vitamin tốt cơ thể. – Cho trẻ đi khám mắt ngay nếu có các biểu hiện bất thường như: dụi mắt, nghiêng đầu, cúi sát sách vở, hay đọc nhầm chữ,… hoặc cho trẻ đi khám mắt định kỳ 6 tháng/1 lần để phát hiện sớm và điều chỉnh kịp thời tật khúc xạ ở trẻ. – Hội tụ đội ngũ bác sĩ là các chuyên gia Nhãn khoa giỏi, có 30 – 40 năm trong khám, điều trị và chăm sóc mắt toàn diện cho trẻ em. – Sở hữu trang thiết bị chẩn đoán hiện đại, tân tiến nhất trong nhãn khoa giúp phát hiện chính xác tật khúc xạ ở trẻ cũng như nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. – Đội ngũ bác sĩ luôn tận tình chia sẻ các phương pháp chăm sóc mắt hiệu. – Không gian phòng khám sạch sẽ, thoáng mát, luôn được vệ sinh và khử khuẩn liên tục nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho khách hàng. – Được áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế, bảo lãnh theo quy định.
doc_191
Thoái hóa khớp gối có thể ảnh hưởng đến mọi cử động của bạn như đi bộ, leo cầu thang,... và thậm chí là ngồi hoặc nằm. Phẫu thuật có thể giúp điều trị nhưng các bác sĩ hầu như luôn khuyên bạn nên thử các phương pháp điều trị khác như sử dụng thuốc, tập vật lý trị liệu,... Tuy nhiên, nếu các phương pháp điều trị nội khoa không đáp ứng thì có thể cân nhắc phẫu thuật thoái hóa khớp gối. 1. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối Thoái hóa khớp gối có thể ảnh hưởng đến mọi hoạt động hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang, thậm chí ngồi hoặc nằm. Phẫu thuật có thể giúp giảm bớt, nhưng các bác sĩ hầu như luôn khuyên bạn nên thử các phương pháp điều trị khác trước bao gồm:Thuốc dùng bằng đường uống: Các lựa chọn không kê đơn bao gồm acetaminophen (Tylenol) cũng như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc naproxen (Aleve). Thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng chống lại chứng viêm, tuy nhiên thuốc kháng viêm không steroid với liều lượng mạnh hơn được bán theo toa.Kem hoặc thuốc mỡ thoa lên da: Các loại thuốc này có thể dễ dàng mua tại hiệu thuốc.Thuốc tiêm khớp: Tiêm corticosteroid hay còn được gọi là tiêm cortisone, chống lại chứng viêm và có thể giảm đau nhanh chóng, có thể kéo dài đến vài tháng. Tiêm axit hyaluronic tăng cường chất lỏng khớp tự nhiên giúp đầu gối vận động trơn tru. Chúng có thể mất đến vài tháng để phát huy hết tác dụng nhưng có thể kéo dài đến 6 tháng hoặc hơn.Tập thể dục và vật lý trị liệu: Tập thể dục tăng cường các cơ hỗ trợ đầu gối của bạn. Vật lý trị liệu cũng là một trong những biện pháp có lợi cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Bác sĩ vật lý trị liệu có thể thiết kế chương trình cho bạn và xem bạn có cần nẹp, hoặc gậy hỗ trợ hay không. Nếu bạn cần giảm cân, chế độ ăn kiêng và tập thể dục có thể giúp bạn giảm cân và giảm bớt áp lực cho đầu gối.Giảm cân: Mỗi cân nặng bạn tăng lên sẽ tạo thêm áp lực lên đầu gối của bạn gấp 3 lần. Nếu bạn phải phẫu thuật thay thế đầu gối, cơ hội thành công trong cuộc phẫu thuật sẽ lớn hơn nhiều lần nếu có cân nặng phù hợp.Bổ sung dinh dưỡng: Một số người dùng glucosamine và chondroitin để điều trị viêm khớp. Các nghiên cứu về cách chúng hoạt động có kết quả khác nhau. Một chất bổ sung khác được gọi là SAMe, đã được chứng minh là hoạt động tốt như thuốc giảm đau không kê đơn và có thể có ít tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, nó mất nhiều thời gian hơn để cảm nhận được tác dụng trên cơ thể. Trước khi bạn bắt đầu dùng bất kỳ chất bổ sung nào, ngay cả khi chúng tự nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để họ có thể kiểm tra bất kỳ tác dụng phụ nào.Những lựa chọn điều trị này có thể giúp bạn giảm đau đủ để bạn đi lại thoải mái. Nếu không, chúng trở nên kém hiệu quả hơn theo thời gian hoặc bạn không thể chịu đựng được, bác sĩ có thể đề nghị xem xét phẫu thuật. Hai loại phẫu thuật thường được đề nghị nhất đối với thoái hóa khớp gối là phẫu thuật nội soi khớp và phẫu thuật thay khớp gối. Một số loại thuốc có thể được chỉ định trong điều trị thoái hóa khớp gối Phẫu thuật thoái hóa khớp gối cần được cân nhắc sau khi các phương pháp điều trị khác thất bại Tóm lại, phẫu thuật thoái hóa khớp gối là một trong những biện pháp điều trị thoái hóa khớp gối được áp dụng khi các biện pháp điều trị khác không áp ứng. Tuy nhiên, phẫu thuật thoái hóa khớp gối mang lại nhiều rủi ro và cần phải cân nhắc dựa trên tình trạng bệnh cũng như mong muốn của bệnh nhân.com
doc_192
Viêm xoang mạn tính là một tình trạng phổ biến trong đó các khoang xung quanh hốc mũi (xoang) bị viêm và sưng lên – kéo dài ít nhất 8 tuần mặc dù có thể đã áp dụng nhiều biện pháp điều trị. Tìm hiểu về nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh qua bài viết sau. 1. Các triệu chứng của viêm xoang mạn tính Đau và sưng ở vùng xung quanh mắt, má, mũi và trán là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm xoang mạn tính. Viêm xoang mạn tính và viêm xoang cấp tính có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự nhau, tuy nhiên viêm xoang cấp tính chỉ là một bệnh nhiễm trùng tạm thời thường đi kèm với cảm lạnh. Để chẩn đoán một người mắc bị viêm xoang mạn tính phải có mặt ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau: Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm: Nhìn chung các dấu hiệu và triệu chứng của viêm xoang mạn tính tương tự như viêm xoang cấp tính nhưng kéo dài và gây mệt mỏi nhiều hơn. Sốt không phải là một dấu hiệu thường gặp của viêm xoang mạn tính mà có thể là biểu hiện của viêm xoang cấp tính. Nên tới bệnh viện để kiểm tra khi đã bị viêm xoang nhiều lần và không đáp ứng với điều trị. Tới bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức nếu có những triệu chứng cảnh báo nghiêm trọng sau: 3. Nguyên nhân gây viêm xoang mạn tính Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới viêm xoang mạn tính. Nguyên nhân thường gặp của viêm xoang mãn tính bao gồm:
doc_193
Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng dưới ở phụ nữ trước hoặc trong mỗi kỳ hành kinh. Tùy theo cơ địa và nguyên nhân, mà hiện tượng đau ở mỗi người mỗi khác. Có người chỉ bị đau nhẹ trước kỳ kinh 1 -2 ngày nhưng có người lại bị đau dữ dội kèm theo các hiện tượng bất thường khác như buồn nôn, nôn, chân tay lạnh, hạ huyết áp, ngất xỉu… Triệu chứng của đau bụng kinh phụ thuộc vào cơ địa và nguyên nhân gây đau. Các triệu chứng của đau bụng kinh Như đã nói ở trên, tùy theo cơ địa và nguyên nhân gây đau các triệu chứng của đau bụng kinh sẽ biểu hiện khác nhau. Dưới đây là các triệu chứng của đau bụng kinh thường gặp: – Đau âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng bụng dưới. Cảm giác đau có thể lan xuống vùng đùi, xương mu và bẹn trong. – Ngực căng tức và đầu ngực đau nhẹ. – Đau đầu, lưng, toát mồ hôi lạnh, hoa mắt, chóng mặt và mệt mỏi. Thậm chí có thể sốt nhẹ. – Đầy bụng, buồn nôn và ói mửa, đôi khi có kèm theo tiêu chảy. – Tinh thần và tâm trạng thay đổi, nóng tính và hay cáu giận vô cớ. – Da nổi nhiều mụn và nhờn hơn bình thường. Đau bụng kinh nặng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý phụ khoa khác nhau. -Đau bụng kinh nguyên phát thường có các triệu chứng, như: Cơn đau xuất hiện trước ngày hành kinh hoặc trong ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, kéo dài trong vài giờ, thậm chí 1 – 2 ngày. Cơn đau thường xảy ra ở vùng bụng dưới và thắt lưng, ngực và xương mu, có thể kèm theo hiện tượng buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, đau đầu, tiêu chảy, đi tiểu nhiều lần… Nếu đau nhiều, bệnh nhân sẽ toát mồ hôi, mặt mũi tái nhợt, tay chân lạnh ngắt, hạ đường huyết, thậm chí là ngất. Đau bụng kinh cần theo dõi và đi khám nếu có hiện tượng bất thường. Đau bụng kinh thứ phát: Đau bụng dưới, đau lưng, ngực và xương mu, mệt mỏi, toạt mồ hôi…Đau bụng kinh thứ phát còn kèm theo triệu chứng đau bụng dữ dội, bụng dưới căn cứng, xuất huyết giữa chu kỳ, chuột rút kinh nguyệt, máu kinh có màu sắc và tính chất bất thường…
doc_194
Senitram có thành phần chính thuộc nhóm thuốc kháng sinh, kháng khuẩn. Thuốc được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như: nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm màng não, nhiễm khuẩn salmonella và viêm nội tâm mạc. Senitram có thành phần chính là Ampicillin (dưới dạng Ampicilin natri) 2 g; Sulbactam (dưới dạng Sulbactam natri) 1g, thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm. Được bác sĩ chỉ định sử dụng việc điều trị bệnh nhiễm trùng do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra bao gồm:Điều trị các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấpĐiều trị bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệuĐiều trị bệnh viêm màng não do trực khuẩn Gram âmĐiều trị bệnh nhiễm khuẩn phụ khoaĐiều trị bệnh viêm phế quản mãn tính đợt cấp tínhĐiều trị bệnh nhiễm khuẩn máuĐiều trị bệnh nhiễm khuẩn daĐiều trị bệnh nhiễm khuẩn xương và khớpĐiều trị bệnh nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. Sulbactam kết hợp với thành phần ampicillin dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng đường niệu đạo, mô mềm, ổ bụng...nguyên nhân do các vi khuẩn nhạy cảm, nhất là các chủng sinh beta lactamase. Cơ chế hoạt động:Thành phần Ampicilline có khả năng ngăn chặn quá trình nhân lên của vi khuẩn, ức chế sự tổng hợp mucopeptid của màng tế bào vi khuẩn. Sulbactam thuốc nhóm thuốc kháng sinh nhóm beta - lactam có tác dụng ức chế vi khuẩn gây bệnh nhưng có hoạt tính kháng khuẩn yếu hơn, do đó không dùng đơn độc trong lâm sàng mà kết hợp với nhóm thuốc penicillin để tăng cường hoạt tính của thuốc. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Senitram Cách dùng: Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm nên có thể dùng tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp. Thời gian điều trị: Phụ thuộc vào mức độ và tình trạng nhiễm khuẩn, thời gian sử dụng thuốc phổ biến nhất kéo dài ít nhất 48 - 72 giờ sau khi người bệnh hết triệu chứng. Với những người bệnh dùng thuốc điều trị quá 2-3 tuần thì ngay sau đó cần kiểm tra chức năng gan và thận.Liều lượng:Đối với người lớn sử dụng liều lượng cụ thể sau:Đường tiêm: Dùng lọ 3.0g/ lần cách nhau 6-8 giờ. Tổng liều dùng thuốc Sulbactam không vượt quá 4g/ngày. Đường tiêm tĩnh mạch: Dùng tiêm tĩnh mạch trong thời gian từ 5-10 phút, pha loãng với dung môi trong hộp thuốc. Đường truyền tĩnh mạch: Dùng lọ 3.0g pha loãng với 100ml của các dung dịch truyền tĩnh mạch tương hợp như dung dịch Nacl 0,9%, dung dịch Nacl lactate, dung dịch Ringer lactate, dextrose 5%.Với người bệnh bị suy thận: Liều lượng thuốc phụ thuộc vào tốc độ thanh thải creatinin. Hệ số thanh thải creatinin từ 10-30ml/phút dùng liều 1g, sau thời gian điều trị liều đầu có thể giảm liều lượng xuống 500mg/12 giờ.Hệ số thanh thải cretinine < 10ml/phút dùng liều 1g, sau đó giảm liều lượng xuống 250mg/12 giờ.Đối với trẻ em và trẻ còn bú: Sử dụng liều lượng thuốc là 300mg/kg/ngày. Chia đều các liều thuốc ra dùng trong 6 giờ.Đối với trẻ em:Trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc ngoài da: Với trẻ từ 40kg sử dụng liều thuốc là 25 - 50 mg/kg/ngày chia đều nhau, cách 6 giờ/lần.Trong điều trị bệnh viêm đường tiết niệu sử dụng liều từ 50 - 100 mg/kg/ngày, cách 6 giờ/lần.Trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm màng não nhiễm khuẩn dùng liều từ 100 - 200 mg/kg/ngày chia thành nhiều liều nhỏ cách 3 - 4 giờ/lần, bắt đầu bằng tiêm tĩnh mạch trong 3 ngày và sau đó dùng để tiêm bắp.Chống chỉ định:Không dùng Senitram cho các bệnh nhân có tiền sử phản ứng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thuốc thuộc kháng sinh nhóm Penicillin và Cephalosporin.Ampicillin được chống chỉ định ở những người quá mẫn với nhóm thuốc penicillin, vì có thể gây phản ứng phản vệ gây tử vong. Các phản ứng quá mẫn khác có thể bao gồm giảm hồng cầu và bạch cầu, phát ban và phát ban trên da thường xuyên, viêm da tróc vảy, hồng ban đa dạng. 3. Tác dụng phụ thuốc Senitram Các tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp trong quá trình sử dụng thuốc:Phản ứng dị ứng bao gồm các biểu hiện như sốt, nổi mề đay, tăng bạch cầu, phù Quinck, tỷ lệ bệnh nhân gặp phản ứng sốc phản vệ khá ít.Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Rối loạn tiêu hoá với biểu hiện phổ biến buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.Ảnh hưởng đến huyết học như thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.Tác dụng phụ trên da: Mẩn đỏ ngoài da dạng nốt sần do nguyên nhân dị ứng hay không.Viêm thận kẽ cấp tính.Phản ứng phụ hiếm khi gặp như nóng rát vùng thượng vị, viêm đại tràng và viêm đại tràng giả mạc. Các tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm co giật và bệnh huyết thanh. 4. Thận trọng dùng thuốc Senitram Khi dùng ampicillin với các trường hợp bệnh nhân có tình trạng tăng bạch cầu đơn nhân thì tỷ lệ lớn sẽ gặp phản ứng bị phát ban da. Do vậy, không nên dùng kháng sinh nhóm Ampicillin cho bệnh nhân bị tăng bạch cầu đơn.Trong quá trình điều trị bằng phối hợp Ampicillin/ Sulbactam cần chú ý đến khả năng bội nhiễm nấm và vi khuẩn. Nếu xảy ra bội nhiễm cần ngừng sử dụng thuốc và thay thế bằng các phương pháp khác điều trị thích hợp hơn.Với phụ nữ mang thai và cho con bú: Cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc nên có sự chỉ định của bác sĩ. 5. Tương tác thuốc Senitram Tương tác thuốc là có nghĩa là sự thay đổi về công dụng của thuốc Senitram hoặc khả năng làm tăng phản ứng phụ không mong muốn của thuốc do việc sử dụng đồng thời thuốc Senitram với thực phẩm, đồ uống, thực phẩm bổ sung hoặc các loại thuốc khác. Cụ thể như sau:Ampicillin phản ứng với probenecid và methotrexate làm giảm bài tiết qua thận.Liều lượng lớn ampicillin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi sử dụng đồng thời warfarin và các thuốc chống đông máu đường uống khác, có thể do ức chế kết tập tiểu cầu.Ampicillin được cho là làm cho thuốc tránh thai uống kém hiệu quả hơn, tuy nhiên tương tác này mới chỉ là chuẩn đoán chưa đưa ra kết luận khẳng định.Làm giảm công dụng của các thuốc kháng sinh khác như chloramphenicol , erythromycin , cephalosporin và tetracycline.Ampicillin gây phát ban da thường xuyên hơn khi dùng chung với allopurinol.Cả vắc-xin tả sống và vắc-xin thương hàn sống đều có thể mất tác dụng nếu được tiêm cùng với thuốc chứa thành phần ampicillin.Trên đây là những công dụng thuốc Senitram người bệnh nên chủ động tìm hiểu, đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng để có được kết quả điều trị bệnh tốt nhất.
doc_195
Khi bạn ngủ mơ não bộ gần như đang rơi vào trạng thái tâm thần. Ngủ mơ chủ yếu đến từ một giai đoạn mà những nhà khoa học gọi đó là giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM). Khi giấc ngủ đã đạt tới trạng thái REM, mắt của con người sẽ chuyển động rất nhanh và liên tục để chạm tới những giấc mơ, cơ thể khi đó tạm thời rơi vào trạng thái tê liệt cơ. Giấc mơ được diễn ra trong khoảng thời gian mà não bộ của chúng ta gần như ở trạng thái "tâm thần". Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách để theo dõi tâm trí của bạn đang làm gì khi suy nghĩ bắt đầu đi lang thang cùng với mối liên hệ giữa não bộ và giấc ngủ. Sử dụng điện não đồ (EEG) để đo hoạt động của não trong khi hơn hai chục người tham gia nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ chú ý thông thường, các nhà nghiên cứu đã xác định các tín hiệu não khi ngủ mơ liên quan đến tâm trí mơ mộng. Họ phát hiện ra rằng những người tham gia đã tăng sóng não alpha trong vỏ não trước khi suy nghĩ của họ chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác. Sóng alpha là nhịp não chậm với tần số dao động từ 9 đến 14 chu kỳ mỗi giây.Theo các nhà nghiên cứu, những phát hiện này cung cấp một dấu hiệu điện sinh lý cho những suy nghĩ tự do, tự phát. Họ cũng phát hiện ra rằng những người tham gia có tín hiệu não yếu hơn được gọi là P3 trong vỏ não đỉnh khi họ không chú ý đến nhiệm vụ đang làm. Nghiên cứu đã được công bố và đăng tải trên Tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia. "Lần đầu tiên, chúng tôi có bằng chứng sinh lý học thần kinh giúp phân biệt các kiểu suy nghĩ bên trong khác nhau, cho phép chúng tôi hiểu các loại suy nghĩ trung tâm đối với nhận thức của con người và so sánh giữa suy nghĩ lành mạnh và suy nghĩ rối loạn", tác giả cao cấp Robert Knight, giáo sư tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học California, Berkeley, cho biết trong một thông cáo báo chí của trường đại học. Ngủ mơ chủ yếu đến từ một giai đoạn mà những nhà khoa học gọi đó là giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM). Khi giấc ngủ đã đạt tới trạng thái REM, mắt của con người sẽ chuyển động rất nhanh và liên tục để chạm tới những giấc mơ, cơ thể khi đó tạm thời rơi vào trạng thái tê liệt cơ. Dù vậy, giấc ngủ REM vẫn đem lại ít nhất hai lợi ích. Khi bạn ngủ mơ sẽ có những lợi ích nhất định cho não bộ Đầu tiên là ngủ mơ giúp tăng cường sự sáng tạo, bởi vì trong giấc ngủ REM não của bạn bắt đầu phân tích, đồng thời xử lý tất cả những thông tin mà bạn có sẵn trong não bộ gần đây, kết hợp với tất cả những thông tin trước đây để xây dựng thành một chuỗi thông tin lưu trữ trong não. Bộ não cũng bắt đầu kết nối và phân tích những thông tin về các vấn đề chưa được giải quyết trước đó, để bạn thức dậy vào sáng hôm sau với các giải pháp mới. Đó cũng chính là lý do mà không ai nói với bạn rằng bạn nên thức suy nghĩ khi gặp phải bất kỳ một vấn đề khó khăn nào đó. Thay vào đó, mọi người thường khuyên bạn hãy ngủ một giấc thoải mái, sau đó bạn sẽ có đủ sự sáng suốt để giải quyết vấn đề. Chúng ta cũng có bằng chứng rõ ràng rằng sự ngủ mơ sẽ mang lại cho bạn những ý tưởng thông minh chứ không đơn giản chỉ là kiến thức.Lợi ích thứ hai là ngủ lơ mơ giống như một hình thức trị liệu qua đêm. Não bộ và giấc ngủ có liên quan mật thiết với nhau, giấc mơ là nơi bạn có thể cảm thấy mình thoát ra khỏi những khó khăn, thậm chí vượt qua những cảm xúc đau thương mà bạn từng phải trải qua trước đó. Giấc mơ hầu như có thể tách chúng ta ra khỏi lớp vỏ cảm xúc hay những đau buồn từ những trải nghiệm còn tồn tại trong trí nhớ. Một giấc ngủ đủ các giai đoạn sẽ giúp bạn thức dậy vào sáng hôm sau với cảm giác thoải mái và sảng khoái hơn so với thời điểm trước khi nghỉ ngơi. Vì vậy, có thể nói rằng giấc mơ là giải pháp đầu tiên về mặt tâm lý, nó giống như một loại tinh dầu thơm nhẹ giúp làm dịu những vết thương sau những trải nghiệm khó khăn. Tuy nhiên giấc mơ không thể nào chữa lành được hết mọi vết thương, nhưng bạn cũng cần ưu tiên cho mình những giấc ngủ đầy đủ, đúng giờ để có một tinh thần minh mẫn và cơ thể khỏe mạnh. Ngủ mơ có thể giúp bạn vượt qua cảm xúc khó khăn và tỉnh dậy với tinh thần sảng khoái Tóm lại, bộ não của bạn sẽ rơi vào trạng thái tâm thần khi bạn ngủ mơ. Ngủ mơ chủ yếu đến từ một giai đoạn mà những nhà khoa học gọi đó là giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM). Khi giấc ngủ đã đạt tới trạng thái REM, mắt của con người sẽ chuyển động rất nhanh và liên tục để chạm tới những giấc mơ, cơ thể khi đó tạm thời rơi vào trạng thái tê liệt cơ. Tuy nhiên, giấc ngủ mơ đem lại tinh thần thoải mái và tỉnh táo có thể giúp bạn dễ dàng giải quyết được những vấn đề đang gặp phải. Vì vậy, hãy giữ cho mình một thói quen tốt như ngủ đúng giờ và đủ giấc để có một cơ thể khỏe mạnh và minh mẫn.com, healthline.com
doc_196
Vinphatex có thành phần chính là Cimetidin hàm lượng 200 mg, thuộc nhóm thuốc kháng thụ thể Histamin H2. Thuốc Vinphatex được sử dụng phổ biến trong các trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng và các triệu chứng hay bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Các thông tin cần thiết như thành phần, công dụng, liều dùng và tác dụng phụ của thuốc Vinphatex sẽ giúp bệnh nhân nâng cao được hiệu quả điều trị. Thuốc Vinphatex được bào chế dưới viên nén, với thành phần chính bao gồm:Hoạt chất: Cimetidin hàm lượng 200mg.Tá dược: Tinh bột ngô, Avicel PH101, Lactose, Magnesium stearat, Bột Talc, Aerosil, Natri lauryl sulfat vừa đủ 1 viên nén 200 mg,Cơ chế tác dụng. Hoạt chất Cimetidin là một chất đối kháng thụ thể Histamin H2 ở tế bào thành dạ dày, từ đó làm giảm bài tiết và giảm nồng độ Acid của dạ dày cả ở điều kiện cơ bản (khi đói) và khi được kích thích bởi Histamin, Pentagastrin, thức ăn, Insulin và Caffeine. Ngoài ra, hoạt chất này còn gián tiếp làm giảm bài tiết Pepsin nhờ việc giảm thể tích dịch dạ dày. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây chỉ ra thuốc ức chế bơm proton thường có hiệu quả hơn các thuốc kháng thụ thể Histamin H2. 2. Chỉ định của thuốc Vinphatex Thuốc Vinphatex được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:Làm liền vết loét dạ dày lành tính tiến triển và loét tá tràng tiến triển do dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) hay do stress.Điều trị duy trì loét tá tràng sau khi ổ loét đã lành để phòng ngừa tái phát.Viêm loét thực quản ở những bệnh nhân bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.Dự phòng chảy máu tiêu hóa trên ở người mắc các bệnh như sốc nhiễm khuẩn, chấn thương nặng, suy hô hấp, suy gan, bỏng nặng...Hội chứng Zollinger-Ellison, bệnh tăng tế bào bón (dưỡng bào) toàn thân, bệnh đa u tuyến nội tiết.Khó tiêu dai dẳng không phải do ung thư dạ dày.Dự phòng nguy cơ hít phải dịch vị acid dạ dày khi sinh đẻ (hội chứng Mendelson) hoặc khi gây mê toàn thân.Giảm tình trạng kém hấp thu hoặc mất dịch ở những bệnh nhân bị hội chứng ruột ngắn.Giảm giáng hóa Enzym tụy ở những bệnh nhân cần bổ sung Enzym này. 3. Chống chỉ định của thuốc Vinphatex: Dị ứng với bất cứ thành phần của thuốc Vinphatex.Tiền sử dị ứng với các loại thuốc khác có chứa Cimetidin.Tiền sử dị ứng với các thuốc thuộc nhóm kháng Histamin H2. 4. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Vinphatex Liều dùng ở người lớn:Điều trị loét dạ dày tá tràng:Liều khởi đầu: Uống 4 viên (800mg)/lần liều duy nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ, hoặc uống 2 viên (400mg)/lần x 2 lần/ngày vào bữa ăn sáng hoặc buổi tối.Liều duy trì: Uống 2 viên (400mg)/lần vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc uống 1 viên (200mg)/lần x 2 lần/ngày vào bữa ăn sáng hoặc buổi tối.Thời gian điều trị đối với loét dạ dày là ít nhất 6 tuần, đối với loét tá tràng là ít nhất 4 tuần, đối với loét do dùng nhóm thuốc NSAIDs là ít nhất 8 tuần.Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản:Liều thông thường: Uống 2 viên (400mg)/lần x 4 lần/ngày vào bữa ăn và trước khi đi ngủ, hoặc uống 4 viên (800mg)/lần x 2 lần/ngày.Thời gian điều trị từ 4 đến 8 tuần.Hội chứng Zollinger-Ellison:Liều thông thường: Uống 2 viên (400mg)/lần x 4 lần/ngày. Liều tối đa có thể dùng đến 12 viên (2,4 g)/ngày.Dự phòng loét ống tiêu hóa do Stress:Liều thông thường: Uống 1 – 2 viên (200 – 400mg)/lần x 4 – 5 lần/ngày.Dự phòng hít phải dịch vị Acid dạ dày:Trong sản khoa: Uống 2 viên (400mg)/lần lúc bắt đầu đau đẻ. Sau đó uống 2 viên (400mg) mỗi 4 giờ khi cần. Liều tối đa có thể dùng đến 12 viên (2,4g)/ngày.Trong phẫu thuật: Uống 2 viên (400mg)/ lần trước khi tiền mê.Khó tiêu không do loét:Liều thông thường: Uống 1 viên (200 mg)/lần x 1 – 2 lần/ngày.Hội chứng ruột ngắn:Liều thông thường: Uống 2 viên (400mg)/lần x 2 lần/ngày vào bữa ăn sáng hoặc trước khi đi ngủ.Giảm giáng hóa Enzym tụy ở những bệnh nhân cần bổ sung Enzym này:Liều thông thường: Uống 1 - 2 viên (200 - 400mg)/lần x 4 lần/ngày trước bữa ăn 60 – 90 phút.Liều dùng ở trẻ em:Trẻ em > 1 tuổi: Uống 25 – 30mg/kg/ngày chia thành nhiều lần uống.Trẻ em < 1 tuổi: Uống 20mg/kg/ngày chia thành nhiều lần uống.Liều dùng ở bệnh nhân suy thận được điều chỉnh dựa vào hệ số thanh thải Creatinin (Cr. Cl):Cr. Cl 0 – 15ml/phút: Uống 1 viên (200mg)/lần x 2 lần/ngày.Cr. Cl 15 – 30ml/phút: Uống 1 viên (200mg)/lần x 3 lần/ngày.Cr. Cl 30 – 50ml/phút: Uống 1 viên (200mg)/lần x 4 lần/ngày.Cr. Cl > 50ml/phút: Sử dụng liều như người bình thường. 5. Lưu ý khi sử dụng Vinphatex Điều trị bằng thuốc Vinphatex với liều cao hoặc kéo dài, có thể gây ra các tác dụng phụ như:Thường gặp: Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy. Các triệu chứng thần kinh như chóng mặt, ngủ gà, mệt mỏi, đau đầu. Nổi ban da, vú to ở đàn ông.Ít gặp: Chứng bất lực, ban dạng trứng cá, mày đay, dát sần, tăng men gan tạm thời, tăng Creatinin máu.Hiếm gặp: Triệu chứng tim mạch như nghẽn dẫn truyền nhĩ – thất, tăng hoặc giảm nhịp tim. Bất thường về máu như giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu không tái tạo, giảm bạch cầu đa nhân trung tính, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu. Dấu hiệu thần kinh như lú lẫn hồi phục được, trầm cảm, kích động, ảo giác, bồn chồn, mất phương hướng. Dấu hiệu quá mẫn như hội chứng Stevens-Johnson, dị ứng (kể cả sốc phản vệ), sốt, viêm mạch, hoại tử biểu bì nhiễm độc. Triệu chứng trên da như viêm da tróc vẩy, ban đỏ, hồng ban đa dạng, hói đầu, rụng tóc. Các dấu hiệu khác như vàng da, rối loạn chức năng gan, viêm gan ứ mật, viêm tụy cấp, viêm thận kẽ, đau cơ, đau khớp, tăng nguy cơ viêm phổi bệnh viện, viêm phổi cộng đồng.Nên ngừng sử dụng thuốc khi phát hiện những tác dụng phụ trên sau khi uống thuốc Vinphatex.Lưu ý sử dụng thuốc Vinphatex ở các đối tượng sau:Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Vinphatex trên những người bị ung thư dạ dày vì có thể làm che lấp triệu chứng gây khó khăn cho việc chẩn đoán.Thận trọng khi sử dụng thuốc Vinphatex ở những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị suy giảm chức năng gan thận nặng, không dung nạp dược Galactose, kém hấp thu Glucose Galactose hay các Lapp thiếu lactase.Phụ nữ có thai: Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) hoạt chất Cimetidin trong Vinphatex được phân loại an toàn nhóm B, không có bằng chứng về nguy cơ trên thai kỳ. Ngoài ra, hoạt chất Cimetidin có thể đi qua nhau thai, tuy nhiên tác hại của nó trên thai nhi vẫn chưa được hiểu rõ. Vì thế, cần thận trọng khi quyết định điều trị Vinphatex trên đối tượng này.Phụ nữ đang cho con bú: Hiện nay có một số nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt chất Cimetidin trong Vinphatex có thể bài tiết qua sữa mẹ, nhưng chưa rõ tác dụng có hại của thuốc trên trẻ sơ sinh. Vì thế, khuyến cáo sử dụng thuốc Vinphatex ở phụ nữ có thai khi thật sự cần thiết.Người làm nghề lái xe hay công nhân vận hành máy móc không nên sử dụng Vinphatex trước và trong khi làm việc vì các tác dụng phụ có thể gặp phải như chóng mặt, ngủ gà, mệt mỏi, đau đầu. 6. Tương tác thuốc Vinphatex Tương tác với các thuốc khác:Ketoconazol, Itraconazol làm giảm hấp thu của thuốc Vinphatex. Nên sử dụng các thuốc này cách ít nhất 2 giờ trước khi uống Vinphatex.Vinphatex làm tăng nồng độ của các thuốc sau trong máu:Thuốc chống đông Coumarin như Warfarin.Thuốc chống trầm cảm ba vòng như Amitriptylin.Thuốc chống loạn nhịp như Lidocain.Thuốc chẹn Calci như Nifedipin hay Diltiazem.Sulfonylurea đường uống như Glipizid.Phenytoin. Theophyllin. Metoprolol. Procainamid. Metformin. Ciclosporin. Tacrolimus. Vinphatex làm tăng tác dụng ức chế tủy của các thuốc sau:Carmustin. Fluorouracil. Epirubicin. Trên đây là thông tin khái quát và những lưu ý khi sử dụng thuốc Vinphatex. Nhằm mang lại kết quả điều trị tốt nhất cho bản thân và gia đình, người dùng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc Vinphatex, đồng thời tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
doc_197
Thuốc Helirab 20 được sử dụng trong điều trị loét dạ dày, loét tá tràng, loét miệng, viêm thực quản hồi lưu với thành phần chính trong thuốc là Rabeprazole 20mg. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dòng thuốc Helirab 20 qua bài viết sau đây. Thuốc Helirab 20 thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được sử dụng trong điều trị loét dạ dày, loét miệng, hội chứng Zollinger-Ellison. Thuốc Helirab 20 được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột với thành phần chính là Rabeprazole hàm lượng 20mg và các thành phần tá dược khác. Thuốc được nghiên cứu và sản xuất tại Micro Labs., Ltd - ẤN ĐỘ, đóng gói theo hộp 3 vỉ x 10 viên. Thuốc Helirab 20 được sử dụng trong các trường hợp sau:Loét dạ dày - tá tràng. Loét miệng nối. Viêm thực quản hồi lưu. Hội chứng Zollinger-Ellison. 3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Helirab 20 Thuốc Helirab 20 được bào chế dưới dạng viên nén sử dụng cho đường uống với nước.Liều dùng thuốc Helirab 20 tham khảo như sau:Người lớn: Liều dùng thông thường 10mg/ngày, có thể điều chỉnh tăng liều lên 20mg/ngày tùy theo mức độ bệnh của mỗi người bệnh.Thời gian điều trị đối với loét tá tràng từ 4 - 8 tuần và loét dạ dày hoặc viêm thực quản hồi lưu thời gian từ 6 - 12 tuần.Người bệnh hãy tuân thủ đúng theo chỉ định dùng thuốc Helirab 20 của bác sĩ, không tự ý thêm hoặc tăng liều dùng thuốc Helirab 20 khi chưa có chỉ định. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Helirab 20 Thuốc Helirab 20 không được sử dụng cho người bệnh quá mẫn cảm hoặc có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. 5. Tương tác thuốc Helirab 20 Đã có báo cáo thuốc Helirab 20 làm gia tăng nồng độ digoxin trong máu. Thuốc Helirab 20 có thể kéo dài chuyển hóa và bài tiết phenytoin.Để đảm bảo an toàn, người bệnh hãy liệt kê các dược phẩm bảo vệ sức khỏe hoặc các loại thuốc điều trị khác đang sử dụng cho bác sĩ. 6. Tác dụng phụ của thuốc Helirab 20 Trong quá trình điều trị với thuốc Helirab 20, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn được báo cáo như:Nổi mẩn, mề đay. Thay đổi huyết họcẢnh hưởng đến chức năng gan. Táo bón, tiêu chảy, nặng bụng, cảm giác chướng bụng.Nhức đầu.Người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ/dược sĩ biết tất cả những tác dụng phụ mình gặp phải trong thời gian điều trị với thuốc Helirab 20 để có hướng xử trí kịp thời, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 7. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Helirab 20 điều trị Người bệnh cần tham khảo kỹ tất cả thông tin hướng dẫn dùng thuốc Helirab 20, theo tờ kê đơn của bác sĩ hoặc tham khảo một số lưu ý sau đây:Phải loại trừ khả năng ác tính của loét dạ dày trước khi điều trị với thuốc Helirab 20.Không dùng thuốc Helirab 20 cho phụ nữ có thai & cho con bú.Người suy gan không dùng thuốc Helirab 20.Thuốc Helirab 20 được kê theo đơn thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.
doc_198
Dấu hiệu viêm tai ngoài rất dễ để nhận ra và sẽ tự khỏi nếu chăm sóc đúng cách. Nhưng với một số trường hợp, viêm tai ngoài có thể tiến triển theo chiều hướng xấu, dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Do đó, bài viết này sẽ chỉ ra cách nhận biết viêm tai ngoài cũng như lựa chọn cách thức điều trị hiệu quả, triệt để nhất. 1. Những dấu hiệu dễ nhận biết của viêm tai ngoài Viêm tai ngoài là vấn đề thường gặp và ít trầm trọng hơn so với viêm tai giữa. Xuất hiện khi có nhiễm trùng da ở khoang tai ngoài, gây cảm giác đau và ngứa rát. Các dấu hiệu viêm tai ngoài có thể dễ dàng nhận ra gồm: – Đau tai: cảm thấy đau nhức ở tai, mức độ đau tăng lên khi ấn vào tai. – Luôn có cảm giác ngứa trong tai. – Có mủ chảy ra từ trong tai. – Xuất hiện các nốt mụn với kích thước nhỏ trong tai. – Gặp vấn đề về thính lực: do chất nhầy mủ trong tai ứ đọng, không được xử lý kịp thời khiến khả năng nghe trở nên kém đi . – Có thể có sốt, kèm theo mệt mỏi, ăn uống kém đi nếu tình trạng nặng thêm. Viêm tai ngoài xuất hiện với dấu hiệu phổ biến như đau nhức, ngứa và có dịch mủ chảy ra Viêm tai ngoài nảy sinh do nguyên nhân chủ yếu là bơi lộ trong môi trường nước không sạch. Việc tiếp xúc nước quá mức trong tai là cơ hội cho nước lọt vào trong tai, khu vực da tại đó trở nên ẩm hơn và trở thành điều kiện phát triển cho vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, một số yếu tố gây nên viêm tai ngoài như là: – Thói quen lấy ráy tai mạnh làm trầy xước tai. Vi khuẩn từ ráy tai từ đó xâm nhập vào gây ra viêm tai ngoài. – Gãi tai quá mạnh. – Sử dụng các sản phẩm như dầu gội, xịt gôm, thuốc nhuộm tóc, nước hoa,… Các hóa chất vô tình bám vào mảng tai ngoài và không được làm sạch kịp thời. Từ đó gây nên kích ứng và nhiễm trùng tai. – Đeo tai nghe thường xuyên, phụ kiện đeo tai nghe không được vệ sinh sạch sẽ cũng là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào trong tai. – Người mắc bệnh viêm da, vảy nến cũng không tránh khỏi nguy cơ mắc viêm tai ngoài. Người bơi lội thường xuyên là đối tượng viêm tai ngoài nhiều nhất 2. Biến chứng của viêm tai ngoài Các biến chứng có thể xảy ra từ viêm tai ngoài, không thể chủ quan: – Áp xe tai: có thể lây lan sang các khu vực lân cận, do đó cần đến bệnh viện hút mủ ra bên ngoài. – Viêm nhiễm ống tai kéo dài dẫn tới thu hẹp ống tai. Nguy cơ giảm khả năng nghe khá lớn, thậm chí có thể bị điếc. – Rách, thủng màng nhĩ. – Viêm tai ngoài ác tính: tuy ít gặp phải nhưng được đánh giá là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất. Triệu chứng cụ thể gồm đau đầu, đau tai hoặc liệt dây thần kinh ở mặt. Những biến chứng trên sẽ dễ xảy đến với người bị suy giảm miễn dịch. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Bằng cách kiểm tra với dụng cụ y tế chuyên dụng, bác sĩ sẽ soi tai và lấy mẫu thử của mủ trong tai để tìm ra loại vi khuẩn gây nên. Qua đó có kết luận chẩn đoán chính xác về tình trạng viêm tai ngoài của bạn và đưa ra những tư vấn điều trị phù hợp. Với mỗi tình trạng, bác sĩ sẽ có những tư vấn điều trị khác nhau. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị cho viêm tai ngoài có thể bao gồm: – Thuốc kháng sinh nếu tình trạng nhiễm trùng lan rộng ở tai – Thuốc corticosteroid để giảm viêm ngứa tại ống tai. Hiệu quả rõ rệt đó là vùng sưng đau giảm, bớt đỏ da và không còn cảm giác ngứa. – Thuốc giảm đau acetaminophen nếu mức độ đau tăng lên. – Dùng khăn ngâm vào nước ấm rồi chườm tại vùng tai đau để làm dịu bớt mức độ. Người bệnh nên đi thăm khám để được các bác sĩ chuyên môn điều trị sớm, tránh để bệnh tiến triển nặng, có thể dẫn tới các biến chứng không mong muốn. Đặc biệt, cần đi khám ngay khi có dấu hiệu nguy hiểm như: phần tai bị viêm đau quá mức, sốt cao, người mỏi mệt. Bằng dụng cụ nội soi chuyên dụng, bác sĩ sẽ phát hiện những điểm bất thường ở trong tai Phòng ngừa là điều cần thiết nếu bạn không muốn bản thân rơi vào tình trạng viêm tai ngoài. Vệ sinh sạch sẽ và giữ khô ráo đôi tai sẽ giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm ống tai ngoài. Bên cạnh đó, cũng cần kết hợp với những việc làm, thói quen nhỏ nhất thường ngày như: – Không cố gắng làm sạch sâu bên trong tai bằng cách đưa bông ngoáy tai vào quá sâu, thực hiện với lực mạnh. – Sau mỗi lần tắm nên nghiêng đầu cho nước chảy ra ngoài rồi lấy khăn khô thấm sạch nước ở ống tai. – Đối với người thường xuyên bơi lội, cần đảm bảo bơi trong môi trường nước sạch. Nên sử dụng nút tai khi bơi để hạn chế nước chảy vào tai. Cần vệ sinh tai sạch sẽ một cách nhẹ nhàng, không ngoáy tai mạnh và sâu bên trong Viêm tai ngoài là vấn đề sức khỏe thường gặp nên không cần quá lo lắng. Thiết lập cho bản thân những thói quen tốt, giữ vệ sinh tai sạch sẽ là cách ngăn ngừa viêm tai tái phát. Nếu thấy dấu hiệu viêm tai ngoài có chiều hướng nguy hiểm, bạn cần đi khám kịp thời để có thể kiểm soát và thuyên giảm triệu chứng. Hãy bảo vệ đôi tai của mình ngay từ những việc làm nhỏ nhất nhé!
doc_199
(SK&ĐS) - Viêm phế quản mạn tính (VPQMT) là một bệnh thuộc đường hô hấp dưới. Bệnh hay gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi mà trong đó chủ yếu ở người cao tuổi (NCT), nam giới gặp nhiều hơn nữ giới. Nguyên nhân của bệnh VPQMT Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh VPQMT ở NCT, trong đó do sự giảm chức năng đề kháng của cơ thể. Sức khỏe nói chung bị sa sút bởi tuổi tác cao và sự xâm nhiễm của vi sinh vật gây bệnh đóng vai trò hết sức quan trọng. Một số nguyên nhân thuận lợi như: nghiện thuốc lá, thuốc lào; sống trong môi trường có nhiều bụi, dùng bếp than lâu ngày như: đun than tổ ong, than củi, rơm rạ; cơ địa hay bị dị ứng đường hô hấp như: hen suyễn, viêm phế quản nhiễm khuẩn mạn tính, kéo dài ngay từ lúc còn nhỏ tuổi; hoặc có một số dị dạng về khung xương sườn, cột sống như: gù vẹo cột sống… Biểu hiện của VPQMT ở NCT Trong bệnh VPQMT thường có 3 hiện tượng: ho, khạc đờm nhầy hoặc mủ và khó thở. Giai đoạn đầu của bệnh VPQMT là người bệnh ho và khạc ra đờm vào buổi sáng. Ho thường xảy ra từng đợt, nhất là khi thời tiết thay đổi (nóng, lạnh đột ngột, chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại), mỗi đợt kéo dài từ một tuần đến vài tuần, mỗi năm có khi xảy ra ho đến 5 - 6 lần. Tính chất của đờm thường có màu trắng, lỏng hoặc đặc quánh, đôi khi có bọt. Bệnh càng kéo dài thì gây ho càng nhiều, đờm ngày càng đặc hơn và đổi màu (thường là màu vàng). Khối lượng đờm do ho, khạc ra trong một ngày có khi lên tới 100ml hoặc hơn thế nữa. Những tháng sau, năm sau ho ngày càng tăng lên và số lượng đờm cũng tăng dần lên và bệnh cũng càng nặng hơn: mỗi đợt ho sẽ kéo dài hơn vài tuần và số lần ho cũng tăng lên một cách đáng kể. Ở giai đoạn muộn hơn của VPQMT thường có khó thở. Lúc đầu người bệnh chỉ mới cảm thấy nặng ngực, dần dần là khó thở thực sự. Bệnh càng lâu và càng nặng thì sự thiếu hụt không khí càng nhiều, gây rối loạn chức năng hô hấp một cách đáng kể. Do đó, người bệnh luôn thiếu dưỡng khí gây nên mệt mỏi, sụt cân, ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể, nhất là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương (tim đập nhanh, mệt mỏi, buồn ngủ…). VPQMT ở NCT thường có 2 loại: loại lành tính và loại ác tính. VPQMT lành tính là loại chỉ xảy ra ở phần thân của các phế quản lớn (khí quản, phế quản gốc, thùy và phân thùy) nếu hiện tượng viêm nhẹ thì ít khi gây suy hô hấp, loại VPQMT lành tính chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 90%). VPQMT thể ác tính chiếm tỷ lệ thấp hơn rất nhiều (khoảng 10%) thường xảy ra ở các tiểu phế quản và gây nên hội chứng tắc nghẽn thở ra dẫn đến suy thở và rất dễ dẫn đến tâm phế mạn ở NCT. Khám thực thể khi nghe phổi sẽ thấy có ran rít và ran ẩm nhỏ hạt ở 2 phế trường. Trong những đợt tiến triển cấp tính thì khi nghe phổi có thể thấy nhiều ran hơn khắp 2 phế trường. Khi bệnh có xu hướng tiến triển xấu đi (hình thành bệnh khí phế thũng) thì khám thấy rì rào phế nang giảm rõ rệt. Các loại cận lâm sàng như xét nghiệm công thức máu sẽ thấy đa hồng cầu (một thời gian vài năm sau khi bị VPQMT); lưu lượng hô hấp khi gắng sức sẽ giảm; dung tích sống, thể tích thở ra tối đa giảm; Pa02 và Pa C02 giảm (khi đo khí trong máu). X-quang có thể thấy mạng lưới phế - huyết quản tăng đậm. Phòng bệnh VPQMT ở NCT Một số thói quen như nghiện thuốc lá hoặc thuốc lào nên bỏ càng sớm càng tốt. Nếu chưa có điều kiện dùng bếp ga, bếp điện thì cần cải thiện việc dùng bếp than, củi, rơm rạ bằng cách dùng loại bếp ít khói. Nhà ở cần thông thoáng để tránh hiện tượng khói bếp ứ đọng nhiều giờ, không khí không được lưu thông. Cùng với cộng đồng tích cực tham gia hoặc vận động mọi người trong gia đình, làng xóm, dân phố vệ sinh môi trường sống càng sạch, càng ít bụi càng tốt. Nếu bị viêm đường hô hấp (hô hấp trên và hô hấp dưới) cần được khám và điều trị dứt điểm không để bệnh trở thành mạn tính. Cần tập thể dục thường xuyên để điều hòa nhịp thở như: hít thở, đi bộ, chơi thể thao. Tập thể dục và chơi thể thao là phải tùy theo sức của mình, không nên gắng sức tập quá khả năng hoặc quá sức lực của mình và phải tập theo bài bản. PGS. TS. Bùi Khắc Hậu &#160;